SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
HÀ MINH DẢO
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở TỈNH TÂY NINH
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2014
2
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
HÀ MINH DẢO
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở TỈNH TÂY NINH
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNGĐẢNGVÀCHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN QUANG PHÁT
HÀ NỘI - 2014
3
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Chính trị quốc gia
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Nhà xuất bản
Quốc phòng an ninh
Trung học phổ thông
Trung ương
Xã hội chủ nghĩa
CTQG
CNXH
CNH, HĐH
Nxb
QPAN
THPT
TW
XHCN
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 03
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn xây dựng
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh TâyNinh
13
1.1. Đội ngũcán bộ chủchốt và những vấn đềcơ bản về xâydựng
độingũ cán bộ chủchốtcấp xãở tỉnhTây Ninh
13
1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ
chủ chốtcấp xãở tỉnhTây Ninh
34
Chương 2: Yêu cầu, giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ
chủ chốtcấpxã ở tỉnh TâyNinh trong giaiđoạnhiệnnay
55
2.1. Sựphát triển củatình hình, nhiệm vụ và yêu cầu xâydựngđội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn
hiện nay
55
2.2. Giảipháp tăng cường xây dựng độingũ cán bộ chủ chốtcấp
xã ở tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn hiện nay
63
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọnđề tài
Cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận dân cư sinh sống, là
đơn vị hành chính cấp cơ sở, cấp thấp nhất trong hệ thống hành chính của nước
ta; là nơi diễn ra mọi hoạt động về kinh tế, văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng,
an ninh. Xã là cầu nối trực tiếp giữa hệ thống chính trị với nhân dân, hàng ngày
tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường đoàn kết các
tầng lớp nhân dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có vị trí, vai trò quan trọng, là cầu nối
giữa đảng với nhân dân ở cơ sở, là những người trực tiếp quán triệt, tổ chức thực
hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tiến hành
công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vừa hồng, vừa chuyên, vừa đủ
phẩm chất, năng lực, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới là nội dung quan
trọng trong công tác tổ chức của Đảng, luôn được đề cập sâu sắc trong các nghị
quyết củaĐảng.
Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành
phố Hồ Chí Minh và thủ đô PhnômPênh (Vương quốc Campuchia) và là một
trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nhận thức rõ
tầm quan trọng của Tây Ninh, quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là khâu then chốt, trong những năm qua
cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh,
cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương đã luôn
quan tâm chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp,
đặc biệt xây dựng độingũ cánbộ cơ sở, cánbộ chủchốtcấp xã nóiriêng.
Trong những năm gầnđây, công tác xây dựngđội ngũ cán bộ chủchốt cấp
xã ở Tây Ninh đã có sự đổi mới trên nhiều mặt cả về nội dung, hình thức,
6
phươngpháp, từ khâu tạo nguồn đến đào tạo, tuyển chọn, bồi dưởng, sắp xếp, bố
trí, sử dụng. Nhìn chung đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn có sự chuyển
biến cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ bước đầu khẳng định được vị
trí, vai trò trách nhiệm trong quản lý điều hành, góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Tây Ninh ngày càng giàu đẹp.
Song bên cạnh những thành tựu, ưu điểm, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã ở Tây Ninh trong những năm qua còn nhiều hạn chế, bất cập; trình
độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt nói riêng còn chưa
đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Khả năng cụ thể hóa
những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng chưa sát; quản lý điều hành
phát triển kinh tế, văn hóa xã hộichưa phù hợp với đặc điểm của từng cơ sở, địa
phương. Ở một số nơi còn tình trạng mất dân chủ, làm giảm sút lòng tin của
nhân dân. Đây là mảnh đất để các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo quần chúng,
làm mất ổn định chínhtrị ở cơ sở, chia rẽ khối đạiđoànkết toàn dân.
Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, mở cửa,
hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, đòi hỏi phải tiếp tục giữ vững ổn định
chính trị, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hộicông
bằng, dân chủ, văn minh”, đồng thờiphải luônđềcao cảnh giác, đánh bại âm mưu
thủ đoạn“diễn biến hòabình”bạo loạn lật đổ củachủ nghĩa đếquốc vàcác thế lực
thù địch. Nhiệm vụ to lớn này đòi hỏi phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đặc
biệt là phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Trong những nămqua, Đảng tađãcó nhiều chủ trương, quyếtsáchđúngđắn, sáng
tạo trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Nghị quyết TW3 (Khóa VIII) về
chiến lược cán bộ trong thời ký CNH, HĐH là cơ sở quan trọng để xây dựng đội
ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cánbộ cơ sở nói riêng. Yêucầu khách quancủa sự
nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi tỉnh Tây Ninh phảicó bước chuyển biến mạnh mẽ về
phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng đã và đang đặt ra yêu cầu
7
cao đối với đội ngũ cán bộ nóichung, cán bộ chủ chốtcấp xãphường, thị trấn nói
riêng.
Vì vậy vấn đề: “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây
Ninh giai đoạn hiện nay” vừa có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, là vấn đề
cấp báchhiên nay để pháttriển Tây Ninh giàu đẹp.
2. Tìnhhình nghiêncứuliên quanđến đề tài
Do tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu nên nhiều học giả, các nhà
nghiên cứu cả ở nước ngoài và trong nước đã đi sâu bàn luận nhiều vấn đề liên
quan về xây dựng, pháthuy vai trò của cánbộ ở các góc độ khác nhau.
Trong cuốn “Thúc đẩy cải cách, tiến lên trước” của hai nhà nghiên cứu
Tăng Ngọc Thành và Chu La Canh do Phạm Ngọc Hạnh, Trần Văn Bình và
Phạm Văn Lan dịch và giới thiệu, Nxb CTQG xuất bản năm 1997, đã tổng kết
những kinh nghiệm và thành tựu trong công cuộc cải cách, mở cửa của Trung
Quốc. Một trong những vấn đề nghiên cứu được tác giả cuốn sách đề cập là cần
phải quân tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng, năng động, sáng tạo. Một
kinh nghiệm cốt tử là công tác cán bộ phải đặc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng
phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cho cả hệ thống chính trị; kiên trì phương
châm “bốn hóa” trong xây dựng đội ngũ cán bộ, bao gồm: Cách mạng hóa, trẻ
hóa, tri thức hóa, chuyên môn hóa. Trung Quốc coi đó là một khái niệm hoàn
chỉnh, trong đó cách mạng hóa là tiền đề quyết định tính chất của phương châm
này. Thực hiện phương châm “bốn hóa” là yêu cầu tất yếu của sự nghiệp cải
cách mở cửa hiện nay. Về tiêu chuẩn cán bộ Trung Quốc duy trì nguyên tắc “tài
đức song toàn” gắn chặt với nguyên tắc “thực tiễn là số một” và nguyên tắc
“được nhân dân công nhận”. Về đánh giá cán bộ, Trung Quốc thực hiện xem xét
một cách toàn diện cả “đức, năng, cần, tích” để quyết định lấy hay không lấy,
dùng hay không dùng. Một trong những kinh nghiệm quý giá mà Trung Quốc
đúc kết là phải coi trong bồi dưỡng cán bộ mới và cốt cán cách mạng, coi việc
bồi dưỡng người kế tục sự nghiệp cách mạng là việc quan trọng trong công tác
8
cách mạng của Đảng; tập trung cảicách việc dạy và học ở các trường Đảng, Học
viện Hành chính, coi trọng đưa người ra nước ngoài đào tạo (phần lớn là trung,
thanh niên), đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tăng cường tính thực tiễn.
Thường xuyên quan tâm cải cách chế độ tiền lương và tạo môi trường thuận lợi
cho cán bộ trẻ, ưu tú xuất hiện ngày càng nhiều. Đối với cán bộ hương trấn (như
xã, phường, thị trấn) ngoài việc trả lương từ ngân sách nhà nước, coi trọng việc
khuyến khích cán bộ nâng cao năng lực, trí thức, phát triển sản xuất kinh doanh
và hưởng một phần lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp hương
trấn.
Kinh nghiệm trong xây dựngđội ngũ cánbộ của Trung Quốc là những gợi
ý để tác giả luận văn nghiên cứu xây dựng giải pháp trongluận văn của mình.
Đối với các công trình nghiên cứu ở trong nước, những năm qua nhiều
nhà nghiên cứu lý luận và cán bộ chỉ đạo thực tiễn ở các địa phương đã có những
bài viết đi sâu nghiên cứu và đề xuất những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ
cơ sở xã, phường, thị trấn. Gần đây nhiều công trình, đề tài khoa học, các luận
văn, luận án đềcập vấn đềnày ở những góc độ khác nhau.
Trong cuốn “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt
trong hệ thống chính trị đổimới” do PGS.TS Trần Xuân Sầm chủ biên năm 1998
đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định tiêu chuẩn cán bộ; thực
trạng việc thực hiện tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ
thống chính trị; xác định tiêu chuẩn cán bộ trong những năm tới và phương
hướng, giải pháp xây dựngđộingũ cánbộ theo tiêu chuẩn xác định.
Công trình “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” của PGS.TS. Nguyễn Phú
Trọng và PGS.TS. Trần Xuân Sầm đề cập đến cơ sở lý luận của việc sử dụng
tiêu chuẩn cán bộ trong công tác cán bộ; những kinh nghiệm xây dựng tiêu
chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; quan điểm,
phương hướng nâng cao chất lượng công tác cán bộ, trong đó có “tiêu chí xây
9
dựngcán bộ”.
Tài liệu Bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ do Ban
Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện CTQG Hồ Chí Minh biên soạn,
phần những vấn đề nghiệp vụ, trong đó: Bài 4 - Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ -
trình bày những vấn đề chủ yếu về xây dựng tiêu chuẩn cán bộ và quy trình xây
dựng tiêu chuẩn cán bộ; Bài 5, Bài 6 đề cập đến yêu cầu của việc sử dụng tiêu
chuẩn cán bộ làm cơ sở cho công tác đánh giá, lựa chọn, bổ nhiệm, đánh giá,
điều động, luân chuyển, đào tạo… cán bộ và Bài 9 - đổi mới và nâng cao chất
lượng tổ chức chính quyền và đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn, trong đó
có phầnxây dựngđộingũ cán bộ cơ sở.
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng “xây dựng đội ngũ cấp ủy viên quận,
huyện, của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay” của Trương Thị Bạch
Yến, bảo vệ năm 2006 tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
Đề tài Luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng “Xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc
diện thành ủy, huyện ủy quản lý ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay” của
Nguyễn Chí Cường, bảo vệnăm 2007 tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
Những công trình, đề tài trên đã làm rõ những luận cứ khoa học về xây
dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới, cả ở tầm vĩ mô, cả ở một số địa phương
cụ thể, giúp cho tác giả luận văn có thêm cơ sở khoa học cả lý luận và thực tiển
đểhoàn thiện luận văn.
Nhóm côngtrìnhđềcập đến vai trò của độingũ cánbộ cơ sở gồm có:
“Vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ gìn ổn định chính
trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay”. Đây là công trình nghiên cứu của TS
Mai Đức Ngọc, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2008. Bằng lý luận và thực tiễn tác giả
đã chứng minh cánbộ cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn ổn định
chính trị ở nông thôn nước ta. Tác giả cuốn sách đãđi sâu luận giải tính cấp thiết
và vai trò cán bộ chủ chốt trong giữ vững ổn định ở nông thôn. Tác giả cho rằng
“Ổn định chính trị xã hội ở nông thôn là tiền đề để phát triển xã hội. Không có
10
sự ổn định chính trị xã hội không thể phát triển”. Đồng thời, tác giả khẳng định
cán bộ cấp xã, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt là chủ thể trực tiếp quyết định
thực hiện có hiệu quả chức năng của hệ thống chính trị cơ sở, bảo đảm cho
đướng lối chínhsách của Đảng và Nhà nước được thực hiện mộtcách sinh động,
sáng tạo ở cơ sở. Hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã góp phần trực
tiếp phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trên cơ sở đó tác
giả đã kiến nghị một số giải pháp để nâng cao vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt
trong giữ vững ổn định chính trị ở nông thôn hiện nay như: Tạo nguồn cán bộ cơ
sở, tăng cường giáo dục rèn luyện, phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra
giám sát cán bộ, hoàn thiện thể chế, môi trường làm việc. Cuốn sách đãcung cấp
cho tác giả luận án những cơ sở lý luận và thực tiễn có sức thuyết phục để xác
định vai trò của độingũ cánbộ cơ sở xã, phường, thị trấn ở TâyNinh hiện nay.
Sách chuyên khảo “Luận cứ khoa học và một số biện pháp xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay” do TS Nguyễn Duy Hùng chủ biên, nhà
xuất bản CTQG, Hà Nội, năm 2008. Tác giả đã đi sâu tổng kết thực tiễn, phân
tích, làm rõ những căn cứ khoa học để khẳng định vai trò đội ngũ lãnh đạo
phường. Khẳng định xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường có vai trò đặc
biệt quan trọngtrong giai đoạnhiện nay đốivới sự nghiệp CNH, NĐH đấtnước.
Nhóm côngtrìnhvề đào tạo, bồidưỡngcán bộ cơ sở:
Luận án tiến sĩ lịch sử “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nông
thôn Đồng bằng sông Cửu Long” của Phạm Công Khâm bảo vệ tại Học viện
CTQG Hồ Chí Minh năm 2002 là công trình nghiên cứucông phucủa tác giả, đề
cập rất sâu sắc vai trò, thực trạng, chỉ ra những mục tiêu, giải pháp xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Đồng bằng sông Cửu Long. Một trong các giải
pháp được tác giả luận án đặc biệt quan tâm là nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã. Theo tác giả cần đổi mới mạnh mẽ nội dung, đa
dạng hóa các loại hình đào tạo, vận dụng linh hoạt các hình thức, tạo môi trường
11
thuận lợi cho cán bộ chủ chốt cấp xã phấn đấu rèn luyện đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp CNH, HĐH ở Đồngbằng sôngCửuLong.
“Đào tạo, bồidưỡng cán bộ chính quyền cơ sở vấn đề và giải pháp”. Tác
giả Lê Chí Mai; Tạp chí cộng sản số 20/2002. Bài viết đánh giá khá rõ nét thực
trạng ưu khuyết điểm về đề xuất những giải pháp vừa mang tính cấp thiết, vừa
mang tính lâu dài để đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở có chất lượng,
hiệu quả phục vụ sựnghiệp CNH, HĐH đấtnước.
Đề tài khoa học cấp bộ “Đổi mới chính sách đối với cán bộ chính quyền
cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính” (2001) do TS Trần Hữu Thắng làm
chủ nhiệm đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận thực tiễn, thực trạng của việc thực
hiện chính sách đối với cán bộ chính quyền cơ sở. Trên cơ sở đó các tác giả đề
cập khásâu sắc những giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới chínhsách đối vớicán bộ
chínhquyềncơ sở, đáp ứng yêu cầu cảicáchnền hành chínhNhà nước hiện nay.
Trongsách chuyên khảo “Pháp luật về cán bộ công chức chính quyền cấp
xã ở Việt Nam hiện nay – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb CTQG 2009,
Tiến sĩ Nguyễn Minh Sản đã luận giải cơ cở lý luận hoàn thiện hệ thống pháp
luật về cán bộ công chức chính quyền cấp xã, đánh giá và phân tích khá rõ về vị
trí vai trò cán bộ, công chức cấp xã nêu lên phương hướng yêucầu và những giải
pháp hoànthiện pháp luật về côngchức chínhquyềncấp xãở nước ta hiện nay.
Sách chuyên khảo “Tiếp tục hoàn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ,
công chức cơ sở” do ThS Nguyễn Thế Vịnh và ThS Đinh Ngọc Giang đồng chủ
biên (Nxb CTQG 2009 gồm 3 chương đề cập khá sâu sắc những vấn đề cơ bản về
cán bộ, công chức cấp xã, thực trạng thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ
côngchức cấp xã trong thời gian gần đây. Tác giả cho rằng những năm gầnđây việc
thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở đã có nhiều chuyển biến tiến
bộ, chuyển từ việc hưởngchế độ phụcấp theo chức danhsang hưởng lương từ ngân
sách nhà nước. Điều này đã góp phần nâng cao trách nhiệm, xây dựng độingũ cán
bộ cơ sở. Tuy nhiên các tác giả cũng chỉ ra nhiều bất hợp lý trong các chế độ chính
12
sách đã ban hành. Trên cơ sở đó đề xuất những giảipháp tiếp tục hoàn thiện chế độ
chính sách đối với cán bộ công chức cơ sở. Đáng chú ý là các giải pháp như thực
hiện tốt chính sách đãi ngộ, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan, hoàn thiện chế độ bầu cử, tuyển dụng, sử dụng công chức…vv.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã ở các cấp độ khác nhau, từ vĩ mô đến từng vùng, từng địa phương,
góp phần làm rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, một số công
trình đã đề xuất những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ xã ở các mức độ khác
nhau.
Ngoài ra nhiều bài viết trên các tạp chí đãđề cập xây dựngđội ngũ cán bộ
cơ sở xã, phường, thị trấn ở những mức độ khác nhau, tiêu biểu như:
“Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở”, Tác giả
Vũ Đức Đán, Tạp chí quản lý Nhà nước số 5/2002, đã làm rõ thực trạng vấn đề
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp cơ sở, đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở
hiện nay; “Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, phường” tác
giả Thái Vĩnh Thắng, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4/2003 đã luận giải yêu
cầu cấp thiết đổi mới hoạt động của chính quyền cấp xã, phường và kiến nghị
những giải pháp đổi mới hoạt động của chính quyền cấp xã, phường trong thời
kỳ CNH, HĐH đấtnước.
“Bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thực hiện
quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân” Bài viết của Lê Tư Duyến, Tạp chí Tổ
chức Nhà nước, Số 4-2005. Bài báo bàn khá toàn diện về cơ chế, cách thức để
pháthuy quyền làm chủ của nhân dân, bầu cửtrực tiếp Chủ tịch UBND cấp xã.
Tác giả Thúy Hằng trong bài “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở là giải
pháp “trước mắt” và “lâu dài” cho quá trình đô thị hóa nông thôn Điện Bàn”,
(đăng trên Báo Điện Bàn ngày 31/3/2013) đã đề cập trực tiếp đến vấn đề phát
huy hiệu quả nguồn lực cán bộ cấp xã thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế
13
hoạch, rà soát, luân chuyển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, đồng thờicó cơ chế,
chínhsáchsửdụnghợp lý độingũ này.
Luận văn Thạc sĩ “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà
Mau hiện nay” (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - 2012)
đã đisâu nghiên cứu vềđặc điểm, quan niệm, vị trí, vai trò và thực trạng đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau, từ đó xác định mục tiêu và các giải
pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau đến năm
2015…
Các công trình nghiên cứu trên tuy đãđề cập vấnđề xây dựngđội ngũ cán
bộ các cấp dưới các góc độ khác nhau, song chưa có công trình nào nghiên cứu,
đề cập một cách cụ thể, có hệ thống về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, một vùng đấtcó vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng
về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh của vùng và của đất nước. Luận văn
của tác giả đã kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình đã công bố để
phân tích, luận giải những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở xã ở
địa bàn TâyNinh hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiêncứu
Mụcđíchnghiên cứu
Nghiên cứu góp phần làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn,
xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốtcấp xã ở Tây Ninh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Nhiệm vụ nghiêncứu
- Làm rõ những vấn đề cơ bản về cán bộ chủ chốt cấp xã và xây dựng đội
ngũ cánbộ chủchốtcấp xã ở Tây Ninh.
- Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm và
rút ra mộtsố kinh nghiệm xây dựngđộingũ cán bộ chủchốtcấp xãở Tây Ninh.
- Xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp tăngcường xâydựng đội ngũ cán bộ
chủ chốtcấp xãở TâyNinh giai đoạnhiện nay.
14
4. Đốitượng và phạm vi nghiêncứu
Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây
Ninh là đốitượngnghiên cứucủa luận văn.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những hoạt động cơ bản trong công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã trên địa bàn Tây Ninh; điều tra khảo sát
chủ yếu ở các huyện thuộc tỉnhTây Ninh; tư liệu, số liệu từ năm 2010 đếnnay.
5. Cơ sở lýluận, thực tiễnvà phương pháp nghiêncứu
Cơsở lýluận
Đề tàiđược nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tây Ninh về công tác
cán bộ.
Cơsở thực tiễn
Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây
Ninh trong những năm gần đây, thông qua điều tra xã hội học, nghiên cứu các
báo cáo, tổng kết về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở ở các địa phương của tỉnh và
trao đổi, tọa đàm với cán bộ chủ trì cấp huyện, thành phố và cơ quan chức năng
thuộc tỉnhTâyNinh.
Phương phápnghiêncứu
Trên cơ sở phương pháp lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, chú trọng vận
dụng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành, chủ yếu là các phương pháp
phân tích, tổng hợp, kết hợp lôgic - lịch sử, tổng kết thực tiễn, điều tra, thống kê
và sử dụngphương pháp chuyêngia.
6. Ý nghĩa của luậnvăn
Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp cấp
ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở Tây Ninh vận dụng trong quá trình
xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; góp phần xây dựng Tây Ninh vững
15
mạnh về kinh tế, chínhtrị, an ninh, quốc phòng.
Luận văn có thểsử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy tại
các trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị các quận, huyện, thành
phố thuộc tỉnh.
7. Kết cấucủa luậnvăn
Gồm phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, 2 chương (4 tiết), kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục.
16
Chương I
NHỮNGVẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở TỈNH TÂY NINH
1.1. Đội ngũ cán bộ chủ chốt và những vấn đề cơ bản về xây dựng
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh TâyNinh
1.1.1. Quan niệm, đặc điểm, vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
ở tỉnh TâyNinh
* Vài nétvềtỉnhTâyNinh
Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố
Hồ Chí Minh và Thủ đô PhnômPênh (Campuchia) và là một trong những tỉnh
nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Bình
Dươngvà Bình Phước, phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí
Minh và tỉnh Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay Riêng và Kampong
ChamcủaCampuchia với 02 Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, các cửa
khẩu quốc gia: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và Tống Lê Chân và nhiều cửa
khẩu tiểu ngạch Tỉnh có Thành phố Tây Ninh nằm cáchThành phố Hồ Chí
Minh khoảng 99 km theo đường quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về
phíaTâyNinh.
Vùng đất Tây Ninh từ thời xưa vốn là một vùng đất thuộc Thủy Chân
Lạp, với tên gọi là Romdum Ray, có nghĩa là "Chuồng Voi" vì nơi đây chỉ có
rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn... cư ngụ. Những người thổ
dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việtđến khai hoang
thì vùng đất này mới trở nên phát triển. Sau hơn 25 năm đổi mới bộ mặt xã,
phường, thị trấn ở Tây Ninh đã có những thay đổi về nhiều mặt. Kinh tế có bước
tăng trưởng, tình hình chính trị xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ
vững, đời sống nhân dân được cải thiện. Hiện nay Tây Ninh có 08 huyện, 01
Thành Phố, 95 xã, phường, thị trấn, trong đó có 05 huyện, 20 xã biên giới tiếp
17
giáp với 03 tỉnh, 07 huyện, 20 xã của Vương quốc Campuchia với 240 km
đườngbiên giới.
Về phân loại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị định 159/2009/NĐ-CP:
95/95 xã, phường, thị trấn của Tây Ninh đã được phân loại, trong đó xã loại 1:
63, xã loại 2: 29 và xã loại 3: 3.
Tính đến thời điểm 30/12/2013, tỉnh Tây Ninh có 533 ấp, khu phố (trong
đó có 469 ấp và 64 khu phố;tăng 29 ấp, 9 khu phố so vớithời điểm 31/12/2011).
Tỉnh Tây Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát
triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Khí hậuTây Ninh tương
đối ôn hoà, nhiệt độ tương đối ổn định, có địa hình cao núp saudãy Trường Sơn,
chính vì vậy ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố thuận lợi khác. Với lợi
thế đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Tây
Ninh có hồ Dầu Tiếng giúp cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông
nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản
xuất công nghiệp. Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh phân bố rộng khắp trên địa bàn,
bảo đảmchất lượng cho sảnxuất và đờisốngcủangười dân.
* Quan niệm vềđội ngũcán bộchủ chốt cấp xã ởtỉnhTâyNinh
Từ trước đến nay, trong công tác cán bộ, trong các văn bản, nghị quyết
của Đảng đề cập nhiều đến khái niệm cán bộ lãnh đạo chủchốt. Tuy nhiên, chưa
có một quan niệm thống nhất và những tiêu chí cụ thể để xác định trong bộ máy
tổ chức của xã thì ai được gọi là cán bộ chủ chốt và ai không phải là cán bộ chủ
chốt. Để nhận thức một cách đúng đắn vấn đề cán bộ chủ chốt, cần nghiên cứu
một số khái niệm cán bộ, cánbộ chủchốt, độingũ cán bộ chủchốt.
Về cán bộ, Đại từ điển Tiếng Việt do tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên có
đưa ra khái niệm cán bộ như sau: Cán bộ là “Người làm việc trong cơ quan nhà
nước”;“Người giữ chức vụ, phânbiệt với người bình thường, không giữ chức vụ
trongcác cơ quan, tổ chức nhà nước đó”[50, tr.249].
Theo Từ điển Tiếng Việt, cán bộ là “Người làm công tác có nghiệp vụ
18
chuyên môn trong cơ quan nhà nước”; “Người làm công tác có chức vụ trong
một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường không có chức vụ” [49,
tr.109].
Từ điển Bách khoa toàn thư (tại Website www.bachkhoatoanthu.gov.vn)
định nghĩa: Cán bộ là thuật ngữ thường dùng ở Việt Nam và một số nước trên
thế giới, chỉ “những người được bầu hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong các
tổ chức (đảng, nhà nước, đoàn thể nhân dân) thuộc hệ thống chính trị của quốc
gia, ở các cấp từtrung ương tới cơ sở”.
Từđó, có haicáchhiểu cơ bản về cán bộ:
Một là, Cán bộ bao gồm những người trong biên chế nhà nước, làm việc
trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp
nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đếncơ sở.
Hai là, Cán bộ là những người giữ chức vụ trong một tổ chức hay một cơ
quan, để phânbiệt với ngườikhông có chức vụ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một định nghĩa vềcán bộ hếtsức giản dị
và dễ hiểu: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích
cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình dân chúng báo cáo
cho Đảng, cho chínhphủhiểu rõ để đặtchínhsáchcho đúng”[28, tr.269].
Về cán bộ chủ chốt, Theo Từ điển tiếng Việt - 2000, ”Chủ chốt” có nghĩa
là “quantrọngnhất, có tác dụng làm nòngcốt”[49, tr.174].
Mỗi cơ quan, tổ chức, dù ở cấp trung ương, địa phương hay cơ sở đều có
người lãnh đạo quản lý, có tổ chức có tập thể lãnh đạo, nhưng trong tập thể
lãnh đạo đó có một người đứng đầu. Người đứng đầu đó là người lãnh đạo chủ
chốt, có quyền ra quyết định về các chủ trương, có trách nhiệm và quyền điều
hành một đơn vị, một tổ chức, một tập thể… để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị,
tổ chức, tập thể đó.
Vậy, cán bộ chủ chốt được hiểu là người có chức vụ cao, nắm giữ các vị
trí quan trọng nhất, có quyền quyết định, điều hành, chịu trách nhiệm chính của
19
một tổ chức, đơn vị hoặc một địa phương… với tư cách là nhân tố then chốt,
chủ yếu, có tác dụng làm nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức,
đơn vị, địa phươngđó.
Việc xác định cán bộ chủ chốt hay không chủ chốt cần căn cứ vào chức
trách cụ thể của mỗi ngườicán bộ vàđược đặt trong mốiquan hệ với hệ thống tổ
chức. Có cán bộ ở cương vị này và trong tổ chức này là chủ chốt, nhưng trong
mối quan hệ khác, vị trí khác thì không còn là chủ chốt nữa. Vì vậy, nói cán bộ
chủ chốtchỉ là tương đối.
Về đội ngũ: Theo Sách tra cứu các mục từ về tổ chức, đội ngũ là “Nhóm
đông người được tập hợp lại thành một lực lượng để thực hiện một công việc
nào đó” (chẳng hạn như: đội ngũ binh sĩ tập luyện quân sự tại thao trường hoặc
chiến đấu chống quân thù tại mặt trận). Đội ngũ cũng được quan niệm là “Tập
hợp gồm số đông người có chung lý tưởng, mục tiêu phấn đấu, hoặc cùng nghề
nghiệp, giai cấp, tầng lớp xã hội…” (ví dụ: đội ngũ đảng viên, đội ngũ đoàn viên,
độingũ những người viết báo, độingũ giai cấp côngnhân, độingũ trí thức).
Như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt của một địa phương, một đơn vị… là
tập hợp số đông cán bộ lãnh đạo chủ chốt (không phải một vài chức danh riêng
lẻ) của các tổ chức trụ cột trong một hệ thống bộ máy tổ chức của địa phương,
đơn vị đó, cùng nhau lãnhđạo, điều hành tổ chức của mìnhđể hoàn thành nhiệm vụ
chung.
Hiện nay có khá nhiều quan niệm khác nhau khi xác định về đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủchốtphường, xã, thị trấn:
Loại ý kiến thứ nhất: xác định đội ngũ cán bộ chủchốt cấp xã gồm một số
chức danhchính trong hệ thốngchính trị. Đó là những cán bộ lãnh đạo, nhưng là
lãnh đạo toàn diện, có trọng trách nặng nề nhất, có quyền thay mặt tập thể lãnh
đạo giải quyết các vấn đề và chịu trách nhiệm trước tập thể. Do đó, “đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã gồm: bí thư đảng ủy, chủ tịch uỷ ban nhân dân, chủ
tịch hộiđồng nhân dân, phó bí thư thường trực đảng ủy, chủ tịch hội nông dân (ở
20
xã) hay chủ tịch liên đoànlao động(ở phường)”.
Loại ý kiến thứ hai: xác định đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã gắn với
chức năng lãnh đạo, thường gọi là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, vì vậy bao gồm
các ủy viên ban thường vụ đảng ủy xã. Ý kiến này cho rằng: lãnh đạo chính
trị là chức năng riêng biệt của Đảng, những cán bộ trong tổ chức đảng (ủy
viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ đảng ủy) chính là đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chính trị. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán bộ lãnh đạo chủ chốt
của Đảng cũng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị, là những
người giữ vị trí then chốt nhất, quan trọng nhất vừa trong phạm vi tổ chức
đảng vừa trong các tổ chức của hệ thống chính trị, đó chính là các ủy viên ban
thường vụ đảng ủy. Do đó, “cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã là ban thường vụ
đảng ủy xã, trong đó ít nhất gồm có các chức danh bí thư đảng ủy, phó bí thư
đảng ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, chủ tịch mặt trận, xã
đội trưởng, trưởng công an”.
Khác với hai loại ý kiến trên, còn có ý kiến xuất phát từ quan niệm hệ
thống chínhtrịđể xác định cánbộ chủ chốt.
Theo quan niệm chung nhất, hệ thống chính trị là một tổng thể những tổ
chức, thiết chế chính trị - xã hội và các mối quan hệ giữa chúng với nhau, hợp
thành thể chế chính trị của một chế độ xã hội. Thể chế đó bảo đảm việc thực
hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị trong quan hệ với các giai cấp,
tầng lớp và các nhóm xã hội khác. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam thể hiện theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân lao
động làm chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức nằm trong hệ thống
chính trị, có sứ mệnh lãnh đạo toàn xã hội thông qua Nhà nước và các đoàn
thể nhân dân. Bộ máy nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân có chức năng quản lý
mọi mặt của đời sống xã hội. Các đoàn thể nhân dân được đề cập ở đây là các
tổ chức chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc và là bộ phận hợp
21
thành của hệ thống chính trị, gồm: Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh
và Liên đoàn Lao động; có chức năng tập hợp các tầng lớp xã hội thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Từ cách tiếp cận trên, đối chiếu với tình hình thực tế, bước đầu xác định:
Đội ngũ cánbộ chủ chốtcấp xã là tập hợp những người đứng đầuquan trọng nhất
của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở xã; đó là những người có trọng trách
giải quyết hoặc góp phần giải quyết các mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp
nhân dân trong cộng đồng xã hội. Trong đó, quan trọng nhất là mối quan hệ giữa
Đảng, Nhà nước và nhân dân trong quá trình lãnh đạo giải quyết các mối quan hệ
ở cơ sở, quản lý kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc
phòng-an ninh ở địa phương, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam vàbảo vệ vững chắc xã hộichủ nghĩa. Đội ngũ này vừa tiêu biểu cho hệ
thống tổ chức đảng, tổ chức chính quyền ở cấp xã, vừa có quyền thay mặt tập thể
lo toan, định đoạt giải quyết các nhiệm vụ, tình huống diễn ra có quan hệ đến tổ
chức, lĩnh vực mà họ đứng đầu, không trái với pháp luật, trái với chủ trương của
tổ chức.
Từ những căn cứ trên, đặc biệt là quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất
lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị định
114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã,
phường, thị trấn và xuất phát từ tình hình thực tế ở tỉnh Tây Ninh, có thể quan
niệm: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh là tập hợp những cán bộ
đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị
- xã hội của hệ thống chính trị cấp xã và tương đương, có quyền quyết định, chi
phối việc lãnh đạo, quản lý điều hành thực hiện chủ trương, nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có vai trò then chốt trong xây dựng,
củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc
22
phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã ở tỉnh Tây Ninh bao gồm các chức danh: Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân,
Trưởng Cộng an, Xã Đội trưởng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông
dân, Chủ tịch Hội CựuChiến binh.
*Đặcđiểm,vaitròcủa độingũcánbộchủ chốt cấpxãởtỉnhTâyNinh
* Đặcđiểm của độingũ cán bộchủ chốtcấp xã ở tỉnh TâyNinh
Một là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh mang đậm phong
cách người miền Đông Nam Bộ luôn khảng khái, phóng khoáng, năng động
nhạy bén trong sản xuất kinh doanh, song thường dể dãi, nể nang trong ứng xử,
đôilúc giản đơn, thiếucẩn trọngtrong công việc.
Là những người sinh ra, lớn lên và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bản sắc
văn hóa, mang đậm phong cách của người Miền Đông Nam Bộ khảng khái,
chuộng nghĩa, khinh tài, bộc trực, hồ hởi, lạc quan, phóng khoáng, hay gánh vác
việc đời, vì đại sự dám bỏ tư gia, ít bị suy tính thông thường ràng buộc là nếp
sống tinh thần được năm tháng khắc họa, là luân lý dân gian, là tiêu chuẩn đánh
giá phong cách người miền Đông Nam Bộ. Chính phong cách đó đã làm cơ sở
cho việc tạo nên những người cán bộ trung thành với Đảng, với dân, biết đặt lợi
ích chung lên trên lợi ích riêng, sẵn sàng chấp nhận hy sinh, gian khổ để hoàn
thành nhiệm vụ, mạnh dạn đấu tranh phê phán sự yếu hèn, chủ nghĩa cá nhân.
Tuy nhiên, những tính cách tốt đẹp đó cũng dễ bị thể hiện thái quá thành những
tính không tốt như: hào phóng quá mức dễ dẫn đến lãng phí trong giao tiếp,
trong chi tiêu; trọng nghĩa anh em gắn bó trong gian khó dễ dẫn đến cục bộ, bè
phái, nễ nang; lạc quan quá mức dễ dẫn đến khinh xuất, thiếu cẩn trọng trong
côngviệc.
Ngoài những tính cách chung của người Đông Nam bộ, do đan xen và kết
tụ nhiều phong tục, tập quán của miền Bắc, miền Trung, của người Việt, người
23
Hoa, cùng vớisự hình thành lâu đời, sự xuất hiện sớm của sản xuất hàng hóa nên
nhu cầu mở rộng giao tiếp, tinh thần dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tiếp thu cái
mới, nhạy bén với thị trường, năng động trong cách làm ăn,.. đã được dần hình
thành rõ nét phong cách con người Tây Ninh. Nó tạo điều kiện cho sự xuất hiện
những cánbộ năng động, tháo vát, biết quản lý, nhạy bén với cơ chếthị trường.
Dù mỗicán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã gắn với một tổ chức và chức danh
cụ thể, nhưng họ có điểm chung, đó là những người rất tiêu biểu trong các tầng
lớp dân cư, có vai trò quyết định, chịu trách nhiệm chính trong việc cụ thể hóa,
triển khai, tổ chức thực hiện mọichủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước và của cấp trên, có uy tín cao trong phạm vi địa phương, tổ chức của mình;
là người tiếp xúc trực tiếp với quần chúng nhân dân thường xuyên nhất; họ vừa
giải quyết các mối quan hệ theo chiều dọc với Trung ương - tỉnh - huyện, đồng
thời giải quyết mốiquan hệ theo chiều ngang với mọiđối tượng trong phường (xã)
mình và vớicác phường (xã) khác trong tỉnh. Song do cán bộ chủ chốt chủ yếu là
người địa phương nên quan hệ thâm tình anh em, họ hàng luôn chi phối, dẫn đến
giản đơn, dễdãitrongứngxử, đôikhi khôngcẩntrọngtrongcôngviệc.
Hai là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh sinh ra, trưởng
thành trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, song chủ yếu xuất thân từ
nông dân,gắnbóvớinông thôn và sản xuấtnôngnghiệp.
Đội ngũ cánbộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh sinh ra, trưởng thành
trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, kiên cường, bất khuất… Cho nên,
họ thừa hưởng những giá trị tốt đẹp đó, luôn chú trọng giữ gìn và phát huy trong
công tác cũng như rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình. Trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ, cán bộ, đảng viên của Tây Ninh luôn thể hiện rõ ý
chí kiên cường, bất khuất. Ngày nay kế thừa và phát huy truyền thống cách
mạng, đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Tây Ninh luôn gương mẫu đi đầu trong các
phong trào cách mạng của quần chúng, một lòng, một dạ hy sinh phấn đấu, tích
cực hăng hái trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quêhương, đấtnước.
24
Tuy nhiên, phần lớn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đều là người ở địa
phương, có nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ nông dân, dân nghèo thành thị, bộ
đội xuất ngũ,… sống và làm việc gắn bó với nông thôn và sản xuất nông nghiệp.
Cho nên, một mặt họ vừa là lực lượng thể hiện sinh động của mối quan hệ giữa
các yếu tố trong liên minh công - nông - trí, vừa là lượng trực tiếp chịu ảnh
hưởng ít nhiều những hạn chế của giai cấp nông dân, tiểu tư sản của thói quen
sảnxuất nhỏ,… sựtác độngcủaphongtục tập quánvà thóiquen lạc hậu.
Cán bộ chủ chốt cấp xã trực tiếp tiếp xúc, giải quyết các công việc hằng
ngày với nông dân, nông thôn và sản xuất nông nghiệp không chỉ với tư cách
vừa là người lãnh đạo, quản lý vừa là người đại diện cho nhân dân, do nhân dân
“ủy thác” trách nhiệm… mà còn có quan hệ thân tộc, xóm giềng lâu đời, chứa
đựng cả những tập quán tốt, lẫn những thói quen lạc hậu. Mặt khác, trong quan
hệ gần gũi ở địa phương, mọi người rất hiểu về nhau, nhân dân hiểu rõ vềcán bộ,
cho nên, việc phát huy vai trò của nhân dân nhất là nông dân ở các vùng nông
thôn tham gia xây dựng độingũ cánbộ củngcó những thuận lợi.
Ba là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh hầu hết trưởng thành từ
cán bộ thôn, bản và phong trào quần chúng ở địa phương, ít có điều kiện đào
tạo cơ bản theo đúng chuyên ngành công tác, đời sống vật chất, tinh thần còn
nhiều khókhăn.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh đa số là người trưởng
thành từ cán bộ thôn, bản và cán bộ đoàn thể quần chúng ở địa phương. Đội ngũ
này từng bước được rèn luyện, thử tháchqua thực tiễn, nên ngàycàng trưởng thành,
có tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có tư duy đổi mới, được quần chúng nhân
dân quý mến. Họ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, gắn bó và am
hiểu tình hình thực tế của địa phương. Tuy nhiên, về mặt trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế của đội ngũ
cánbộ lãnhđạo chủchốt cấp xãở Tây Ninh khôngđồngđều;ítcó điều kiệnđào tạo
cơ bảnchuyênsâu. Đasố được đào tạo tạichức, vừa học vừa làm, được tuyểndụng
25
làm trước rồi đào tạo sau.
Đờisống vật chất và tinh thầncủa đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã
mặt dùđược nâng lên so với trước đây, nhưng nhìnchung vẫncòn nhiều khó khăn.
Là những người công tác ở cấp cơ sở trong nền hành chính bốn cấp ở nước ta,
nhưng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt phường, xã, thị trấn vẫn chưa được xem
là công chức nhà nước. Vì vậy, về mặt chế độ, chính sách đãi ngộ còn thiếu đồng
bộ và nhiều bất cập, chưa tương xứng, chưa thể sống nổi bằng thu nhập từ lương.
Mặt khác, địa phương cơ sở ở Tây Ninh còn nhiều khó khăn, cán bộ chủ chốt cấp
xã vừa là người lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trịcơ sở, vừa là người trực
tiếp tham gia lao động, sản xuất, buôn bán,… để có thêm thu nhập ở gia đình (có
khi là lao động chính trong hộ gia đình ở nông thôn); cho nên, ít nhiều ảnh hưởng
đếnchấtlượng quảnlý, lãnh đạo cũngnhưtính“chuyênnghiệp”củađộingũnày.
* Vaitrò của độingũ cán bộchủ chốtcấp xã ở tỉnh TâyNinh
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh là lực lượng quan
trọng giữ vai trò then chốt trong lãnh đạo, điều hành hoạt động của hệ thống
chính trị cấp xã ở Tây Ninh; vừa thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa thực hiện
quản lý nhà nước ở địa phương, pháthuy quyềnlàm chủ củanhân dânở cơ sở.
Vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trước hết
là xuất phát từ vị trí và vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Cán bộ
cách mạng là người lãnh đạo, phát động quần chúng đấu tranh cách mạng; là lực
lượng tổ chức điều hành công việc, là hạt nhân của hệ thống tổ chức, là nòng cốt
của các phong trào. Vì thế, ở bất kỳ thời kỳ cách mạng nào, ở bất kỳ lĩnh vực
nào, địa phương nào, "cánbộ cũnglà cáigốc củamọi côngviệc".
C.Mác và Ph.Ăngghen là người đầu tiên đưa ra quan điểm khoa học về vai
trò của cán bộ lãnh đạo, theo hai ông “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những
con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [25, tr.181]. Vì tư tưởng dù có vĩ đại đến
đâu cũng chỉ có thể đưa người ta vượt qua khỏi phạm vi tư tưởng của trật tự thế
giới cũ, về căn bản tư tưởng không thể thực hiện được cái gì hết. Con người sử
26
dụng lực lượng thực tiễn ở đây chính là ngườicán bộ, người lãnh đạo quần chúng,
là nhân tố tích cực để thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển theo con đường tự
giác.
Kế thừa và phát triển những tư tưởng của chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin luôn
đánh giá cao vai trò của cán bộ, theo V.I.Lênin: “Trong lịch sử, chưa hề có một
giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong
hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ
khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [24, tr.473]. Vai trò quan trọng của
đội ngũ cán bộ trước hết là đảm bảo tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối
chính trị của đảng. Tùy theo cương vị của mình, cán bộ là người xây dựng
đường lối, lựa chọn phương pháp và chỉ đạo quá trình vận động cách mạng,
hướng tới mục tiêu đã đặt ra. Trong điều kiện đảng cầm quyền, V.I.Lênin xem
việc “nghiên cứu con người, tìm ra những cán bộ bản lĩnh” đóng vai trò là
người tổ chức các quá trình thực tiễn một cách có hiệu quả là vấn đề “then
chốt” nhất, có vậy Đảng của giai cấp công nhân mới có thể tổ chức thực hiện
có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội nhằm xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Đề cập về vai trò của cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát “Cán bộ là
người đem chính sách của Chính phủ, Đoàn thể thi hành trong nhân dân”; do đó,
“nếu cánbộ dở thì chínhsáchhay cũngkhông thể thực hiện được".
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”
[28, tr.269]. Theo Người, cây phải có gốc, “gốc” ở đây hiểu là từ đó sinh ra, làm
cho cây mạnh khỏe, tốt tươi hay ngược lại thì cây héo. Vì vậy, trong mọi công
việc mà không có cán bộ thì không thể hoàn thành và “công việc thành công hay
thất bại đềudo cánbộ tốthay kém” [28, tr.273].
Đối với quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là những
người đem chính sách củaĐảng, củaChính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ
và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho
27
Chính phủ hiểu rõ đểđặt chínhsách cho đúng” [28, tr.269]. Như vậy, theo Người
cán bộ không những chỉ là người có vai trò giác ngộ và hướng dẫn, lãnh đạo
quần chúng mà còn là “chiếc cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là
“công bộc” của nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII, cho rằng: “Có đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực
xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối
đó là vấn đề cốttử củalãnh đạo, là sinh mệnh của Đảngcầm quyền” [17, tr.27].
Do vậy, dù ở thời kỳ nào, ở cấp nào, địa phương nào thì đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốtcũngcó vai trò rất quan trọngđốivới sựnghiệp cáchmạng.
Vaitrò quan trọng củađội ngũ cánbộ lãnh đạo chủchốtcấp xã còn xuấtphát
từ vị trí và vai trò trọng của cấp xã. Xã là nơicó đầy đủ các tổ chức trong hệ thống
chính trị. Nơi trực tiếp tổ chức thực hiện, biến mọichủ trương đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội thành hiện thực
trongcuộc sống và là nơi kiểm nghiệm tínhđúngsai, sự thànhcông hay thấtbạicủa
các chủ trương, chính sách đó. Nói về vai trò quan trọng của cấp cơ sở phường, xã,
thị trấn Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của
hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi hết” [28, tr.371].
Từ những phân tích trên đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
có vai trò rất quantrọng, thể hiện trên những mặt sau:
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh giữ vai trò
then chốt trong việc quán triệt, triển khai, tổ chức thựchiện thắng lợi chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh ; góp phần quan trọng trong việc thắt chặt mối quan hệ “máu thịt” giữa
Đảngvớinhândân.
Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
muốn đi vào đời sống xã hội đều phải triển khai xuống cơ sở cho quần chúng
nhân dân thông hiểu và thực hiện. Để làm được điều đó, ngoài những cán bộ cấp
trên thì cần phải có một lực lượng ở cơ sở có khả năng nắm rõ chủ trương,
28
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước làm nòng cốt, có nhiệm vụ làm “cầu
nối” giữa Đảng, nhà nước với quần chúng nhân dân. Lực lượng nòng cốt đó
không ai khác mà chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở xã. Họ là
người gần dân nhất, thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, họ là “tai
mắt” của Đảng bộ và Chính quyền trong việc lãnh đạo nhân dân phát triển các
mặt trong đời sống xã hội, là “cầu nối” quan trọng nối liền sự lãnh đạo của Đảng
với nhân dân.
Khác với cán bộ chủ chốt cấp trên, cán bộ chủ chốt cấp xã vừa là người
triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nóichung,
của tỉnh nói riêng; vừa là người có trách nhiệm chính trong việc cụ thể hóa
những chủ trương đường lối đó thành những chương trình hành động, kế hoạch
thực hiện sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trực tiếp lãnh
đạo điều hành tổ chức thực hiện những chương trình kế hoạch đó đạt hiệu quả
cao. Những chương trình, kế hoạch đó không những phải đáp ứng yêu cầu phát
triển của địa phương mình mà phải gắn với yêu cầu phát triển chung của tỉnh.
Mặt khác, họ cũng chính là người phản ánh những tâm tư, ý kiến của nhân dân
giúp Đảng và Nhà nước kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chủ trương, đường
lối, chính sách đã ban hành để kịp thời điều chỉnh cho sát với thực tiễn. Thông
qua đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã mà ý Đảng - lòng dân được thống nhất,
làm cho Đảng và Nhà nước có cơ sở ăn sâu, bám rễ trong quần chúng, tạo nên
mối liên hệ “máu thịt” và trực tiếp củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng
và chế độ.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh có vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững
sự ổn định và pháttriển chungcủa toàntỉnh và đấtnước.
Cấp phường, xã, thị trấn không chỉ là điểm “dừng chân” của mọi công tác
Đảng, Nhà nước và các ngành khác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội,… đó còn là nơi phản ảnh trực tiếp
29
tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân lên cấp trên; là nơi thường xuyên
xuất hiện những nhân tố, mô hình, sáng kiến mới; những kinh nghiệm, cách làm
hay trong sản xuất, trong xây dựng đời sống văn hóa, xã hội. Do đó, muốn thực
hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế nhiều thành phần, chú trọng phát triển sản
xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; thực hiện đạt và
vượt các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội; đảm bảo ổn định và cải thiện đời sống nhân
dân; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng nếp sống văn hóa; giữ gìn an ninh,
trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, ngăn chặn có hiệu quả và hạn chế thấp nhất
các tệ nạn xã hội thì đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã có
đủ đức, đủ tài mới có thể đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Điều đó
gắn liền với vai trò, tráchnhiệm của độingũ cánbộ lãnh đạo chủ chốtở xã.
Thực tế hiện nay, các chủ trương, nghị quyết, chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước khi được triển khai ở xã nào mà đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ tốt, năng độngsáng tạo, thì những chủ
trương, nghị quyết, chính sách đó sẽ được tổ chức thực hiện nhanh chóng và
phát huy hiệu quả cao. Ngược lại, ở một số phường có đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt có trình độ chuyên môn không đồng đều, năng lực tổ chức thực tiễn
kém, thì ở địa phương đó các chủ trương, nghị quyết, chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước thường được triển khai và tổ chức thực hiện qua loa, không
đến nơi, đến chốn, thậm chí có lúc còn vi phạm dẫn đến gây hậu quả nghiêm
trọng.
Từ đó cho thấy, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có đến
được với dân hay không, tâm tư nguyện vọng của dân có được Đảng xem xét
giải quyết kịp thời hay không,… phần lớn đều do đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp xã. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốtcấp xã có đủ năng lực, phẩm chất
đạo đức cách mạng sẽ là điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc ổn định an ninh
trật tự, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở cấp xã phát triển. Đó cũng là cơ sở cho sự ổn
định và phát triển chung củatỉnh.
30
Thứ ba, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh giữ vai trò nòng cốt
trong xây dựng củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn
tỉnh TâyNinhngàycàngvững mạnh.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là những trụ cột, là trung tâm đoàn kết, tổ
chức, sắp xếp, tập hợp lực lượng, có vai quyết định đến năng lực lãnh đạo vàsức
chiến đấu của đảng bộ cơ sở, đến năng lực và hiệu quả quản lý của chính quyền
và hoạt động của các đoàn thể quần chúng của địa phương. Các tổ chức này có
hoàn thành nhiệm vụ hay không, trước hết tùy thuộc vào chất lượng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã “tốt” sẽ là nhân tố quan
trọng thúc đẩy tổ chức hoạt động có hiệu quả. Ngược lại cán bộ lãnh đạo chủ
chốt “kém” sẽ kìm hãm hoạt động của tổ chức đó. Đồng thời làm ảnh hưởng
chung đếncả hệ thống chínhtrị.
Đối vớiphong trào quầnchúng, đội ngũ cánbộ lãnh đạo chủchốtcấp xã vừa
là người khởi xướngchủ trương, thúc đẩy phong trào vừa là ngườichủchốt tổ chức
thực hiện phong trào đó ở địa phương. Họ không những là người dẫn dắt, định
hướng và duy trì các phong trào mà còn tổng kết rút kinh nghiệm, nhân các điển
hình tiên tiến trong lao độngsản xuất, xâydựng văn hóa và nhiềuphong trào khác ở
địa phương. Thực tế cũng cho thấy, ở những xã có phong trào quần chúng mạnh là
do cóđội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt có năng lực, có tâm huyết với phong trào.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh là một trong những
nguồn quan trọng để lựa chọn, bổ sung phát triển đội ngũ cán bộ Đảng, chính
quyền và cácđoàn thểchínhtrị- xã hội cấp huyện,cấp tỉnh.
Họ là những người được rèn luyện trong môi trường thực tiễn ở cơ sở, có
kiến thức thực tế và bềdày kinh nghiệm, năng động, nhanh nhạy trong xử lý công
việc, gần gũi nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ chủ chốt ở cơ sở
“không những là cái khâu liên hệ, mà còn là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm
lực lượng mới. Nếu đội ngũ này phát triển và củng cố thì Đảng sẽ phát triển và
củng cố; bằng không Đảng sẽ khô héo” [29, tr.273-274]. Người nhấn mạnh: “Bất
31
kỳ người lãnh đạo nào nếu không học tập nổi những việc thiết thực, những người
thiết thực và những bộ phận thiết thực của cấp dưới, để rút kinh nghiệm thì nhất
định không biết chỉ đạo chung cho tất cả các bộ phận” [28, tr.289]. Thực tế cho
thấy, đa số cán bộ đã từng trải qua chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở,
khi bổ nhiệm, bầu cử giữ chức lãnh đạo ở cấp huyện, cấp tỉnh thì thường thể hiện
được bản lĩnh, sự nhạybén, sáng tạo trong giảiquyết công việc và có chiều hướng
phát triển tốt. Trong khiđó, một số cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo mà chưa
kinh qua cấp cơ sở thường chậm thích nghi và gặp nhiều khó khăn khi thực hiện
nhiệm vụ.
Vì vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh có vai trò đặc biệt quan
trọng, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại trong tổ chức thực hiện
thắng lợi mọichủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế,
văn hóa, xãhộiở từng xã nóiriêng và trênđịa bàntỉnhTâyNinh nóichung.
1.1.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và những vấn đề có tính nguyên
tắc về xây dựng đội ngũcánbộ chủchốtcấpxã ở tỉnh TâyNinh
* Quanniệm xâydựng đội ngũcán bộchủ chốt cấp xãởtỉnh TâyNinh
Để có quan niệm khoa học về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở
Tây Ninh, trước hết cần tìm hiểu thuật ngữ “xây dựng” dưới góc độ chính trị xã
hội. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “xây dựng” dưới góc độ chính trị xã
hội được hiểu là “làm cho hình thành một tổ chức haymột chỉnh thể về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hộitheomột phươngthứcnhấtđịnh”.
Theo quan niệm trên, thì xây dựng là sự tác động của chủ thể đến đối
tượng mà kết quả của sự tác động đó làm cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
được hình thành, phát triển theo đúng mục đích, yêu cầu mà chủ thể đã xác định
với số lượng đủ, cơ cấu hợp lý và chấtlượng cao.
Từ những luận giải trênđây, bước đầu quan niệm: Xâydựng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh là tổng thể những chủ trương, biện pháp, cách
thức mà cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể
32
địa phương ở tỉnh Tây Ninh tiến hành, cùng với sự nỗ lực của từng người và cả
độingũ, làm chođộingũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh được hình thành
trên thực tế, ngày càng trưởng thành, vững mạnh, đủ về số lượng, có cơ cấu hợp
lý và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế,
chính tri, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
TâyNinh.
Mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh:
Làm cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã được hình thành và ngày càng phát
triển trên thực tế, có đủsố lượng, cơ cấu hợp lý, có chất lượng cao, đủphẩm chất,
năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội xây dựng
hệ thống chính trị, giữ vững quốc phòng- an ninh ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh.
Chủ thể xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh: là hệ
thống cấp ủy tổ chức Đảng, hệ thống chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ
trung ương đến địa phương, trong đó tỉnh ủy, huyện ủy và đảng ủy xã là chủ thể
lãnh đạo trực tiếp. UBND tỉnh, UBND huyện mặt trậnTổ quốc và các ban ngành,
đoàn thể chính trị xã hội trong tỉnh có vai trò quan trọng đối với quá trình xây
dựngđộingũ cánbộ chủchốtcấp xã ở Tây Ninh.
Lực lượng tham gia: là các tổ chức, lực lượng, cánbộ, đảng viên, nhân dân ở
các xã cùng các cơ quan, nhà trường, lực lượng vũ trang trên địa bàn Tây Ninh.
Đối tượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh: bao gồm cả cán bộ Đảng,
chính quyền, mặt trận, các ban, ngành đoàn thể ở xã (phường, thị trấn) là đối
tượng của công tác xây dựng, đồng thời mỗi cán bộ và cả đội ngũ còn là chủ thể
của quátrìnhtự học tập, rènluyện phấn đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ.
Nội dung biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh
được tiến hành trên tấtcả các khâu, từ quy hoạch, tạo nguồn, tuyểnchọn, đào tạo
bồi dưỡng, quản lý, bố trí sử dụng và thực hiện các chế độ chính sách. Trong mỗi
khâu, mỗi bước phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng với công tác tổ
33
chức và chínhsách.
Quy hoạch tạo nguồn, tuyển chọn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã: là tổng
thể các chủ trương, biện pháp nghiên cứu, hoạch định, xây dựng đề án thiết lập
mô hình, mục tiêu, yêu cầu số lượng, cơ cấu chất lượng, hoàn thiện hệ thống kế
hoạch tạo nguồn, tuyểnchọn, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt, bảo đảm
cho toànbộ hoạtđộngnày có tínhchủ động, có tầmnhìn xa, đi vào nề nếp.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã ở Tây Ninh: là quá trình tiến hành đào
tạo bồi dưởng có tổ chức chặt chẻ tại các cơ sở đào tạo các trung tâm bồi dưởng
và tại địa phương nhằm hình thành, hoàn thiện, phát triển những phẩm chất và
năng lực cần thiết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt đảm bảo cho họ hoàn thành mọi
nhiệm vụ chức tráchđược giao.
Công tác quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã: là vấn đề hết sức quan
trọng bảo đảmcho quá trình xâydựng đội ngủ cánbộ chủ chốtcấp xã có sự lãnh
đạo, quản lý chặt chẽ, thống nhất, có tínhchủ động, sát hợp với điều kiện và tình
hình thực tế. Cán bộ chủ chốt đa dạng về cương vị chức trách, trình độ chuyên
môn củng như hoàn cảnh cá nhân cần có sự quản lý khoa học. Việc quản lý,
đánh gia thường xuyên, chặt chẽ, chính xác sẽ khơi dậy và phát huy được tinh
thần trách nhiệm, tiềm năng thế mạnh của từng người, kịp thời ngăn chặn những
biểu hiện lệch lạc, tiêu cực nẩysinh trongđộingũ cán bộ chủchốtcấp xã.
Bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã: là kết quả tổng hợp của các
mặt công tác trongquy trình công tác cánbộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ việc
dùng người như dùng mộc và phải "khéo dùng cán bộ", để phát huy sở trường,
khắc phục sở đoản của từng người. Quản lý tốt, đào tạo bồi dưỡng công phu
nhưng bố trí sử dụng không phù hợp sẽ gây ra những tác động tiêu cực, làm giảm
súc nhiệt tình, trách nhiệm, khôngphát huyđược sở trường, thậm chí làm mai một
kiến thức đã được đào tạo, không đáp ứng được cương vị, chức trách dễ dấn đến
mất cánbộ. Vì vậy bố trí, sửdụngphảidự trêncơ sở quy hoạchphảibảo đảm tính
dânchủ, côngkhai, rõ ràng, minh bạch, phảicótínhkếthừa, pháttriển.
34
Thực hiện các chếđộ chính sáchđối với đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã: là
mặt công tác quan trọng không thể thiếu trong công tác cán bộ và xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt. Đó quá trình quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần,
tạo điều kiện làm việc đồng thời khích lệ, động viên cán bộ chủ chốt ra sức học
tập, nângcao trìnhđộ,nănglực côngtác hoànthànhtốtnhiệm vụ được giao.
*TiêuchíđánhgiáxâydựngđộingũcánbộchủchốtcấpxãởtỉnhTâyNinh
Theo Từđiển Tiếng Việt, tiêu chí là “những đặc trưng, dấu hiệu làm cơ sở,
căn cứđểnhận biết, sắp xếp các sựvật, các khái niệm” [49, tr.773].
Tiêu chí thực hiện ở các chỉ số, thông số thường dùng làm thước đo, Căn
cứ vào tiêu chí để đánh giá chất lượng hiệu quả của một hoạt động nào đó. Do
vậy các chỉ số, thông số, dấu hiệu càng cụ thể, tỉ mỉ, chính xác thì việc đánh giá
đó càng đầy đủ và chính xác. Với cách tiếp cận như trên, tác giả xây dựng tiêu
chí xây dựngđộingũ cánbộ chủchốtcấp xã ở Tây Ninh bao gồm:
Một là, tiêu chí đánh giá nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ
thể, lực lượng xâydựng độingũcánbộchủ chốtcấp xã ở TâyNinh.
Đánh giá nhận thức, trách nhiệm, năng lực của cấp ủy, tổ chức đảng các
cấp, trước hết xem xét tính đúng đắn củacác chủ trương, giải pháp xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong các nghị quyết đại hội, nghị quyết chuyên đề,
nghị quyếtlãnh đạo thườngkỳ củacấp ủy, tổ chức đảng.
Đánh giá nhận thức, trách nhiệm, trình độ năng lực của cấp ủy, tổ chức
đảng cùng xem xét các chủ trương biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt quan
điểm, nguyên tắc, xây dựng chương trình, đề án, tổ chức triển khai thực hiện
nghị quyết, đề án qua từng thời kỳ gắn với kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh
nghiệm về xây dựngđộingũ cán bộ chủchốtcấp xã ở Tây Ninh.
Cùng với đánh giá chủ thể lãnh đạo, cần đánh giá tính tích cực, chủ
động của các ban ngành đoàn thể trong tham mưu đề xuất, quán triệt, triển
khai, tổ chức thực hiện theo phạm vi chức năng, góp phần xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốtcấp xã ở Tây Ninh theo đúng mô hình, mục tiêu đã xác định.
35
Hai là, tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện nội dung, quy trình, hình thức
biện phápxâydựngđộingũcánbộchủ chốtcấp xã ở TâyNinh.
Đánh giá mức độ phù hợp, tính đúng đắn sáng tạo của công tác quy
hoạch, tạo nguồn, tuyển chọn đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Tây Ninh, tính đúng
đắn, khoa học của công tác xây dựng đề án quy hoạch tổng thể, kế hoạch xây
dựng, củng cố kiện toàn phát triển cán bộ chủ chốt gắn với xây dựng hệ thống
chính trị trên từng địa bàn, từng xã ở Tây Ninh. Đánh giá tính chủ động, sáng
tạo của công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ
cán bộ chủ chốt; mức độ phù hợp của nộidung đào tạo, bồidưỡng, sự vận dụng
linh hoạt, sáng tạo các hình thức phương pháp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ chủ chốtcấp xã ở Tây Ninh.
Đánh giá mức độ, tính chất, hiệu quảcông tác quản lý, giáo dục, rèn luyện
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, nhất là việc thực hiện phâncấp quản lý, đánh giá
nhận xét cán bộ chủ chốt hàng năm, gắn với việc quản lý giáo dục, rèn luyện đội
ngũ đảngviên, xây dựngđộingũ cấp ủy các xã trên địa bàn tỉnhTâyNinh.
Đánh giá kết quả, mức độ đạt được của công tác bố trí, sắp xếp, điều động,
bổ nhiệm gắn với luân chuyểncán bộ chủchốt theo đúng quan điểm, nguyên tắc,
quy trình, hướngdẫn của cấp có thẩmquyền.
Đánh giá mức độ, kếtquả thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ
chủ chốt, tạo điệu kiện thuận lợi cho từng người và cả đội ngũ yên tâm phấn
khởi học tập, rèn luyện, phấn đấu, hoànthành chức trách, nhiệm vụ.
Ba là, tiêu chí đánh giá mức độ chuyển biến về số lượng, cơ cấu, chất
lượng cán bộ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ gắn với kết quả xây dựng hệ thống
chính trịở cơ sở trên địa bàntỉnh TâyNinh.
Đánh giá số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã so với nhu cầu biên chế cùng
với mức độ chuyển biến về cơ cấu các mặt, mức độ cân đối phù hợp về cơ cấu
đào tạo, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính, dân tộc… Vấn đề quan trọng hàng đầu
là mức độ chuyển biến, phát triển về phẩm chất, trình độ năng lực, phương pháp
36
tác phong công tác của đội ngũ cán bộ chủchốt cấp xã ở Tây Ninh. Kết quả thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị,
củng cố quốc phòng, an ninh trên từng xã và cả địa bàn Tây Ninh là thước đo
quan trọngnhất đểđánh giá độingũ cán bộ chủchốtcấp xãở Tây Ninh.
* Những vấn đề có tính nguyên tắc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã ởtỉnhTâyNinh
Một là, quán triệt sâu sắc quan điểm, nguyên tắc, phương hướng, mục
tiêu trong chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nắm vững
quan điểm giai cấp của Đảng, phát huy truyền thống tốt đẹp của mỗi địa phương
trong xâydựng độingũ cánbộchủ chốtcấp xã ở TâyNinh.
Đây là vấn đề có tính nguyên tắc quan trọng nhất, thể hiện quan điểm,
đường lối nguyên tắc của Đảng trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp.
Cần phải quán triệt sâusắc quan điểm, nguyên tắc, phương hướng, mục tiêu trong
chiến lược cánbộ theo Nghịquyết Trung ương 3 (khóa VIII) và kết luận số 37của
Hội nghị Trung ương 9 (khóa X). Nắm vững tiêu chuẩn, chủ trương giải pháp lựa
chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồidưỡng; quán triệt quan điểm giai cấp của Đảng
trong xác định cụ thể hóa tiêu chuẩn; chú ý các đối tượng ưu tú trong giai cấp
công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức, con em gia đình có công với cách mạng,
con em đồng báo dân tộc thiểu số; quan tâm hàng đầu đến bồi dưỡng, rèn luyện
phẩmchấtchính trị, đạo đức; giữ vững định hướng chính trị, quanđiểm trong mọi
khâu, mọi bước của quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây
Ninh.
Tây Ninh là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, do vậy trong xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã phảibiết khơi dậy và phát huy truyền thống
yêu nước của từng địa phương, truyền thống đoàn kết, kiên cường bất khuất của
Tây Ninh; đề cao tính tích cực chủ động sáng tạo của từng xã, từng huyện trong
quá trình tạo nguồn, tuyển chọn, bồi dưỡng, ren luyện cán bộ chủ chốt, đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ trongtình hìnhmới.
37
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh phải xuất
phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, gắn với xây dựng củng cố nâng cao chất
lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế,
xã hội, củng cốquốcphòng, anninhtrên địa bàncả trướcmắtvà lâu dài.
Nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ công tác cán bộ có mối quan hệ chặt chẽ.
Nhiệm vụ chính trị của các xã ở Tây Ninh đặt ra yêu cầu đối với nhiệm vụ xây
dựng đội ngũ cán bộ cấp xã trong đó có cán bộ chủ chốt. Quá trình xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, bám
sát yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng cố quốc phòng an
ninh để quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồidưỡng và sắp xếp sử dụng, để đội ngũ
này có đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày càng cao, đủ sức hoàn thành
thắng lợi mọinhiệm vụ.
Đội ngũcánbộ chủ chốt cấp xãcó mốiquan hệ chặt chẽ với hệ thốngchính
trọ ở cơ sở. Họ vừa là thành viên chủ chốt, có vai trò then chốt trong tổ chức và
hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và đoàn thể quần
chúng cấp xã, vừa phải tuân thủ nguyên tắc, chịu sự chi phối của cả tập thể. Quá
trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phải gắn chặt với xây dựng, củng
cố, kiên trì nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị của cơ sở, đảm bảo cho
từng người và cả đội ngũ đều có sự trưởng thành và phát huy tốt nhất khả năng
của mình trong môi trường dân chủ, đoàn kết. Từ yêu cầu xây dựng, củng cố hệ
thống chính trị ở cơ sở mà xác định chủ trương biện pháp quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, gắn xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng đội ngũ cấp ủy, xây dựng bộ
máy chính quyền và ban chấp hành Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ cấp xã; chăm lo
xây dựng đội ngũ cán bộ công an xã và xã đội bảo đảm cho đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã ở Tây Ninh có sự chuyển biến đồng bộ và vững chắc cả trước mắt và
lâu dài.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh cần tích cực
chủ động bám sát tình hình thực tiển ở từng địa phương, vận dụng linh hoạt
38
sáng tạo các hình thức, phương pháp, kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với
công táctổ chức và chính sách.
Quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở địa bàn nào cũng
chịu chi phối về các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với tình hình thực tế
về nguồn lực con người và điều kiện bảo đảm trên địa bàn đó. Điều đó đòi hỏi
phải tích cực chủ động nắm vững tình hình thực tế, bám sát yêu cầu thực tiển,
tính toán chặt chẽ khả năng, điều kiện cụ thể để có chủ trương, biện pháp lãnh
đạo, chỉ đạo cụ thể đối với xây dựng đội ngũ cán bộ chú chốt cấp xã, bảo đảm
tínhthiết thực và có chấtlượng hiệu quảtrên thực tế.
Mỗi địa bàn nông thôn, đồng bằng, miền núi, biên giới có tình đặc thù
riêng, cần linh hoạt, sáng tạo trong xác định tiêu chuẩn, điều kiện, tổ chức tạo
nguồn, bồi dưỡng, tuyển chọn cho phù hợp. Cần phải đề cao tính chủ động quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán
bộ chủchốtcấp xã.
Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh phải đặt
dưới sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy đảng, phát huy tốt vai trò của người đứng
đầu, đềcaotrách nhiệmcủacáctổ chứcvà đoàn thểquầnchúng.
Công tác cán bộ là công tác của Đảng. Đảng thống nhất lãnh đạo, quản
lý đội ngũ cán bộ cho cả hệ thống chính trị. Mọi hoạt động xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh đều phải đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý
của cấp ủy có thẩm quyền. Trên cơ sở lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, tổ chức
đảng phải luôn đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong hệ
thống tổ chức đảng, tổ chức chính quyền, tổ chức đoàn thể quần chúng ở địa
phương. Người đứng đầu của các tổ chức phải chủ động nghiên cứu đề xuất
chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đối với cấp ủy, tổ chức đảng; quán
lý, điều hành các lược lượng thực hiện tốt các chủ trương, biện pháp lãnh
đạo đã được cấp ủy bàn bạc, thống nhất; tích cực bồi dưỡng, giúp đỡ cán bộ
cấp dưới nâng cao trình độ mọi mặt; quan tâm động viên và tạo điều kiện để
39
từng người và cả đội ngũ trưởng thành, phát triển, cống hiến nhiều nhất cho
sự nghiệp cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, các đoàn
thể quần chúng cần đề cao vai trò trách nhiệm trong xây dựng, rèn luyện,
động viên đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; tích cực đóng góp ý kiến với cán
bộ chủ chốt, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ rèn luyện, phấn đấu phát huy
ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, bảo đảm cho từng người và cả
đội ngũ luôn trưởng thành, phát triển, được nhân dân tin tưởng và quý mến.
1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốtcấpxã ở tỉnh TâyNinh
1.2.1.Thựctrạng xây dựng độingũ cánbộ chủ chốtcấpxã ởtỉnh TâyNinh
* Những mặtmạnhvà ưu điểm
Một là, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì và các ban ngành đoàn thể
các cấp đã có sựđổi mới tư duy nhận thức, có nhiều chủ trương biện pháp đúng
đắn, sángtạotrong xâydựng độingũcánbộchủ chốtcấp xã ở TâyNinh.
Tỉnh uỷ đã đề ra và triển khai rộng rãi chủ trương xây dựng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt phường, xã, thị trấn. Các cấp ủy, các ngành, các cấp đã
từng bước nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Đã
huy động được các ngành, đoàn thể các cấp cùng tham gia thực hiện công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt phường, xã, thị trấn. Khuyến khích
được tinh thần tự học tập, tự xây dựng trongđộingũ cán bộ phường, xã, thị trấn.
Tỉnh uỷ quan tâm xác định và phổ biến tiêu chuẩn cán bộ để làm cơ sở,
căn cứ cho việc đánh giá, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
phường, xã, thị trấn. Các cấp ủy làm tốt việc rà soát đội ngũ cán bộ; chú trọng
xây dựng quy hoạch, các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, điều động, luân chuyển,
bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ,… Các Đảng uỷ phường, xã, thị trấn chú trọng hơn
thực hiện việc căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ để sắp xếp, bố trí cán bộ; cơ bản
khắc phục được tình trạng bố trí cán bộ theo cảm tính. Phần lớn nhân sự giới
thiệu để bầu cử giữ các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt đều đảm bảo được
40
tiêu chuẩn cán bộ. Từng bước đưa ra được những cán bộ cao tuổi, có năng lực
không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ thoái hóa, biến chất. Và thay thế bằng
những cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ.
Trên cơ sở quán triệt những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị
quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước, Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động số 32-CTr/TU với
mục tiêu tổng quát là “phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ
sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị,
lập trường giai cấp công nhân vững vàng; đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,
đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôncủa Tỉnh”. Ban Thường
vụ Tỉnh ủy xây dựng Chương trình hành động, trong đó đề ra mục tiêu “Phấn
đấu đến năm 2020 số người trong tỉnh (tính cả cán bộ công chức, viên chức và
trong nhân dân) có trình độ cao đẳng trở lên bằng khoảng 5-6% và 100% cán bộ
chủ chốt cấp tỉnh và cơ sở có trình độ đại học trở lên”. Đồng thời, xác định “để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước tình hình mới” cần “Mạnh dạn bố trí, giao
nhiệm vụ cho số cán bộ có đủ tiêu chuẩn, đã được đào tạo bồi dưỡng” và “Việc
bố trí cán bộ phải căn cứ ngành nghề được đào tạo, sự am hiểu công việc và sở
trường của từng người, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý… của mỗi lĩnh vực hoạt
động. Mạnh dạn thay đổi những cán bộ yếu về năng lực, kém về chuyên môn
không đảm đương được công việc, đồng thời bổ sung những cán bộ hội đủ “đức
và tài” có triển vọngđảm đươngtốtcôngviệc”.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu Huyện ủy và các Đảng ủy phường, xã,
thị trấn căn cứ nội dung Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII), Chương trình
hành động thực hiện nghị quyết số của Tỉnh uỷ để tiến hành triển khai quán triệt
trong địa phương mình; “tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ
và công tác cán bộ ở địa phương mình trong thời gian qua”. Và “phải xây dựng
41
kế hoạch cụ thể phù hợp vớiđiều kiện và nhiệm vụ của cấp và ngành mình trong
việc thực hiện từng nội dung của nghị quyết. Trong kế hoạch, cần làm rõ nội
dung công việc phải thực hiện trong từng thời gian, phân công trách nhiệm cho
mỗi cấp uỷ viên và các ngành, đoàn thể liên quan sớm đi vào thực hiện”. Ngoài
kế hoạch chung các đơn vị xã, phường, thị trấn “cần có kế hoạch thực hiện các
kế hoạch chuyên đềcán bộ và công tác cán bộ. Chủ động việc tổ chức thực hiện,
không chờ cấp trên nhằm tạo chuyển biến tích cực và thiết thực về công tác cán
bộ”.
Cũng theo Chương trình hành động Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu
Huyện ủy và các Đảng ủy phường, xã, thị trấn khi xây dựng quy hoạch phải
“làm sao mỗi chức danh đều có 02, 03 người kế cận và dự bị có đủ điều kiện và
tiêu chuẩn để thay thế. Tránh tình trạng bố trí, đề bạt rồi mới đưa đi đào tạo”. Kế
hoạch đào tạo phải “Phấn đấu đến năm 2020 trở đi, cán bộ chủ chốt… cấp xã,
phường dưới 40 tuổi phải có trình độ cao đẳng trở lên và phải qua cử nhân về lý
luận chính trị. Riêng cán bộ tuổi đời dưới 40 phải kiên quyết gởi đi đào tạo tập
trung ở Trung ương vàThành phố kể cảcán bộ cơ sở”. Khi đánh giá, tuyển chọn,
bổ nhiệm cán bộ,… phảicăncứ, “đảmbảo theo tiêu chuẩn cánbộ”.
Trên cơ sở Quy định về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Đề án về thực hiện chế độ học tập lý luận chính trị
và chuyên môn nghiệp vụ trong tỉnh đến năm 2010, trong đó đưa rađiều kiện bắt
buộc đến năm 2015: “Bí thư, Phó Bí thư và cấp ủy cơ sở phải học xong chương
trình lý luận trung cấp, riêng Bí thư phải phấn đấu tốt nghiệp cử nhân chính trị
hoặc cao cấp chính trị. Đối với Chủ tịch UBND xã - phường phải có trình độ lý
luận chính trị từ cao cấp trở lên và trung cấp quản lý Nhà nước” và “tất cả đảng
viên và cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải được học tập quán triệt các nghị
quyết củaĐảng”.
Quán triệt Chỉ thịcủa BanThường vụTỉnh ủy về tiếp tục thực hiệnQuy chế
đánh giá cán bộ và bổ nhiệm cán bộ theo tinh thần các Quyết định số 50,
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh

More Related Content

What's hot

Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpLuận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (10)

Luận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOT
Luận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOTLuận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOT
Luận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOT
 
Đề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sát
Đề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sátĐề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sát
Đề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sát
 
Luận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số
Luận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu sốLuận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số
Luận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAYLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực hành chính ở tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực hành chính ở tỉnh Quảng NamLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực hành chính ở tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực hành chính ở tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpLuận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, HOT
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, HOTLuận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, HOT
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, HOT
 
Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an thành...
Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an thành...Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an thành...
Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an thành...
 
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAYĐề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
 

Similar to Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh

Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...sividocz
 
Đề tài chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi đưỡng Chính trị cấ...
Đề tài chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi đưỡng Chính trị cấ...Đề tài chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi đưỡng Chính trị cấ...
Đề tài chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi đưỡng Chính trị cấ...HanaTiti
 

Similar to Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh (20)

Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOTLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
 
Luận văn Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn hi...
Luận văn Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn hi...Luận văn Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn hi...
Luận văn Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn hi...
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC.docLUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC.doc
 
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpChất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOTĐề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu, HOT
 
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình DươngNâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAY
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAYLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAY
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAY
 
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xãBồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOTĐề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
 
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nayXây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây NinhLuận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
 
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
 
Đề tài chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi đưỡng Chính trị cấ...
Đề tài chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi đưỡng Chính trị cấ...Đề tài chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi đưỡng Chính trị cấ...
Đề tài chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi đưỡng Chính trị cấ...
 
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện BànLuận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đLuận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
 
LV: Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy
LV: Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủyLV: Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy
LV: Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy
 
Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng bộ TPHCM
Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng bộ TPHCMChính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng bộ TPHCM
Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng bộ TPHCM
 
Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Công an tỉnh Bạc Liêu
Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Công an tỉnh Bạc LiêuTác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Công an tỉnh Bạc Liêu
Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Công an tỉnh Bạc Liêu
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀ MINH DẢO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2014
  • 2. 2 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀ MINH DẢO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNGĐẢNGVÀCHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC MÃ SỐ: 60 31 02 03 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN QUANG PHÁT HÀ NỘI - 2014
  • 3. 3 BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Chính trị quốc gia Chủ nghĩa xã hội Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nhà xuất bản Quốc phòng an ninh Trung học phổ thông Trung ương Xã hội chủ nghĩa CTQG CNXH CNH, HĐH Nxb QPAN THPT TW XHCN
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 03 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh TâyNinh 13 1.1. Đội ngũcán bộ chủchốt và những vấn đềcơ bản về xâydựng độingũ cán bộ chủchốtcấp xãở tỉnhTây Ninh 13 1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xãở tỉnhTây Ninh 34 Chương 2: Yêu cầu, giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấpxã ở tỉnh TâyNinh trong giaiđoạnhiệnnay 55 2.1. Sựphát triển củatình hình, nhiệm vụ và yêu cầu xâydựngđội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn hiện nay 55 2.2. Giảipháp tăng cường xây dựng độingũ cán bộ chủ chốtcấp xã ở tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn hiện nay 63 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
  • 5. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọnđề tài Cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận dân cư sinh sống, là đơn vị hành chính cấp cơ sở, cấp thấp nhất trong hệ thống hành chính của nước ta; là nơi diễn ra mọi hoạt động về kinh tế, văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Xã là cầu nối trực tiếp giữa hệ thống chính trị với nhân dân, hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường đoàn kết các tầng lớp nhân dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có vị trí, vai trò quan trọng, là cầu nối giữa đảng với nhân dân ở cơ sở, là những người trực tiếp quán triệt, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tiến hành công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vừa hồng, vừa chuyên, vừa đủ phẩm chất, năng lực, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới là nội dung quan trọng trong công tác tổ chức của Đảng, luôn được đề cập sâu sắc trong các nghị quyết củaĐảng. Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô PhnômPênh (Vương quốc Campuchia) và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nhận thức rõ tầm quan trọng của Tây Ninh, quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là khâu then chốt, trong những năm qua cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương đã luôn quan tâm chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt xây dựng độingũ cánbộ cơ sở, cánbộ chủchốtcấp xã nóiriêng. Trong những năm gầnđây, công tác xây dựngđội ngũ cán bộ chủchốt cấp xã ở Tây Ninh đã có sự đổi mới trên nhiều mặt cả về nội dung, hình thức,
  • 6. 6 phươngpháp, từ khâu tạo nguồn đến đào tạo, tuyển chọn, bồi dưởng, sắp xếp, bố trí, sử dụng. Nhìn chung đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn có sự chuyển biến cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ bước đầu khẳng định được vị trí, vai trò trách nhiệm trong quản lý điều hành, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Tây Ninh ngày càng giàu đẹp. Song bên cạnh những thành tựu, ưu điểm, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh trong những năm qua còn nhiều hạn chế, bất cập; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt nói riêng còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Khả năng cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng chưa sát; quản lý điều hành phát triển kinh tế, văn hóa xã hộichưa phù hợp với đặc điểm của từng cơ sở, địa phương. Ở một số nơi còn tình trạng mất dân chủ, làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Đây là mảnh đất để các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo quần chúng, làm mất ổn định chínhtrị ở cơ sở, chia rẽ khối đạiđoànkết toàn dân. Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, đòi hỏi phải tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh”, đồng thờiphải luônđềcao cảnh giác, đánh bại âm mưu thủ đoạn“diễn biến hòabình”bạo loạn lật đổ củachủ nghĩa đếquốc vàcác thế lực thù địch. Nhiệm vụ to lớn này đòi hỏi phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt. Trong những nămqua, Đảng tađãcó nhiều chủ trương, quyếtsáchđúngđắn, sáng tạo trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Nghị quyết TW3 (Khóa VIII) về chiến lược cán bộ trong thời ký CNH, HĐH là cơ sở quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cánbộ cơ sở nói riêng. Yêucầu khách quancủa sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi tỉnh Tây Ninh phảicó bước chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng đã và đang đặt ra yêu cầu
  • 7. 7 cao đối với đội ngũ cán bộ nóichung, cán bộ chủ chốtcấp xãphường, thị trấn nói riêng. Vì vậy vấn đề: “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn hiện nay” vừa có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, là vấn đề cấp báchhiên nay để pháttriển Tây Ninh giàu đẹp. 2. Tìnhhình nghiêncứuliên quanđến đề tài Do tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu nên nhiều học giả, các nhà nghiên cứu cả ở nước ngoài và trong nước đã đi sâu bàn luận nhiều vấn đề liên quan về xây dựng, pháthuy vai trò của cánbộ ở các góc độ khác nhau. Trong cuốn “Thúc đẩy cải cách, tiến lên trước” của hai nhà nghiên cứu Tăng Ngọc Thành và Chu La Canh do Phạm Ngọc Hạnh, Trần Văn Bình và Phạm Văn Lan dịch và giới thiệu, Nxb CTQG xuất bản năm 1997, đã tổng kết những kinh nghiệm và thành tựu trong công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Một trong những vấn đề nghiên cứu được tác giả cuốn sách đề cập là cần phải quân tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng, năng động, sáng tạo. Một kinh nghiệm cốt tử là công tác cán bộ phải đặc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cho cả hệ thống chính trị; kiên trì phương châm “bốn hóa” trong xây dựng đội ngũ cán bộ, bao gồm: Cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa, chuyên môn hóa. Trung Quốc coi đó là một khái niệm hoàn chỉnh, trong đó cách mạng hóa là tiền đề quyết định tính chất của phương châm này. Thực hiện phương châm “bốn hóa” là yêu cầu tất yếu của sự nghiệp cải cách mở cửa hiện nay. Về tiêu chuẩn cán bộ Trung Quốc duy trì nguyên tắc “tài đức song toàn” gắn chặt với nguyên tắc “thực tiễn là số một” và nguyên tắc “được nhân dân công nhận”. Về đánh giá cán bộ, Trung Quốc thực hiện xem xét một cách toàn diện cả “đức, năng, cần, tích” để quyết định lấy hay không lấy, dùng hay không dùng. Một trong những kinh nghiệm quý giá mà Trung Quốc đúc kết là phải coi trong bồi dưỡng cán bộ mới và cốt cán cách mạng, coi việc bồi dưỡng người kế tục sự nghiệp cách mạng là việc quan trọng trong công tác
  • 8. 8 cách mạng của Đảng; tập trung cảicách việc dạy và học ở các trường Đảng, Học viện Hành chính, coi trọng đưa người ra nước ngoài đào tạo (phần lớn là trung, thanh niên), đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tăng cường tính thực tiễn. Thường xuyên quan tâm cải cách chế độ tiền lương và tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ trẻ, ưu tú xuất hiện ngày càng nhiều. Đối với cán bộ hương trấn (như xã, phường, thị trấn) ngoài việc trả lương từ ngân sách nhà nước, coi trọng việc khuyến khích cán bộ nâng cao năng lực, trí thức, phát triển sản xuất kinh doanh và hưởng một phần lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp hương trấn. Kinh nghiệm trong xây dựngđội ngũ cánbộ của Trung Quốc là những gợi ý để tác giả luận văn nghiên cứu xây dựng giải pháp trongluận văn của mình. Đối với các công trình nghiên cứu ở trong nước, những năm qua nhiều nhà nghiên cứu lý luận và cán bộ chỉ đạo thực tiễn ở các địa phương đã có những bài viết đi sâu nghiên cứu và đề xuất những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn. Gần đây nhiều công trình, đề tài khoa học, các luận văn, luận án đềcập vấn đềnày ở những góc độ khác nhau. Trong cuốn “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổimới” do PGS.TS Trần Xuân Sầm chủ biên năm 1998 đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định tiêu chuẩn cán bộ; thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị; xác định tiêu chuẩn cán bộ trong những năm tới và phương hướng, giải pháp xây dựngđộingũ cánbộ theo tiêu chuẩn xác định. Công trình “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” của PGS.TS. Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS. Trần Xuân Sầm đề cập đến cơ sở lý luận của việc sử dụng tiêu chuẩn cán bộ trong công tác cán bộ; những kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; quan điểm, phương hướng nâng cao chất lượng công tác cán bộ, trong đó có “tiêu chí xây
  • 9. 9 dựngcán bộ”. Tài liệu Bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ do Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện CTQG Hồ Chí Minh biên soạn, phần những vấn đề nghiệp vụ, trong đó: Bài 4 - Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ - trình bày những vấn đề chủ yếu về xây dựng tiêu chuẩn cán bộ và quy trình xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; Bài 5, Bài 6 đề cập đến yêu cầu của việc sử dụng tiêu chuẩn cán bộ làm cơ sở cho công tác đánh giá, lựa chọn, bổ nhiệm, đánh giá, điều động, luân chuyển, đào tạo… cán bộ và Bài 9 - đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức chính quyền và đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn, trong đó có phầnxây dựngđộingũ cán bộ cơ sở. Luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng “xây dựng đội ngũ cấp ủy viên quận, huyện, của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay” của Trương Thị Bạch Yến, bảo vệ năm 2006 tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Đề tài Luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng “Xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc diện thành ủy, huyện ủy quản lý ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Chí Cường, bảo vệnăm 2007 tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Những công trình, đề tài trên đã làm rõ những luận cứ khoa học về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới, cả ở tầm vĩ mô, cả ở một số địa phương cụ thể, giúp cho tác giả luận văn có thêm cơ sở khoa học cả lý luận và thực tiển đểhoàn thiện luận văn. Nhóm côngtrìnhđềcập đến vai trò của độingũ cánbộ cơ sở gồm có: “Vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ gìn ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay”. Đây là công trình nghiên cứu của TS Mai Đức Ngọc, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2008. Bằng lý luận và thực tiễn tác giả đã chứng minh cánbộ cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn ổn định chính trị ở nông thôn nước ta. Tác giả cuốn sách đãđi sâu luận giải tính cấp thiết và vai trò cán bộ chủ chốt trong giữ vững ổn định ở nông thôn. Tác giả cho rằng “Ổn định chính trị xã hội ở nông thôn là tiền đề để phát triển xã hội. Không có
  • 10. 10 sự ổn định chính trị xã hội không thể phát triển”. Đồng thời, tác giả khẳng định cán bộ cấp xã, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt là chủ thể trực tiếp quyết định thực hiện có hiệu quả chức năng của hệ thống chính trị cơ sở, bảo đảm cho đướng lối chínhsách của Đảng và Nhà nước được thực hiện mộtcách sinh động, sáng tạo ở cơ sở. Hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã góp phần trực tiếp phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trên cơ sở đó tác giả đã kiến nghị một số giải pháp để nâng cao vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong giữ vững ổn định chính trị ở nông thôn hiện nay như: Tạo nguồn cán bộ cơ sở, tăng cường giáo dục rèn luyện, phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra giám sát cán bộ, hoàn thiện thể chế, môi trường làm việc. Cuốn sách đãcung cấp cho tác giả luận án những cơ sở lý luận và thực tiễn có sức thuyết phục để xác định vai trò của độingũ cánbộ cơ sở xã, phường, thị trấn ở TâyNinh hiện nay. Sách chuyên khảo “Luận cứ khoa học và một số biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay” do TS Nguyễn Duy Hùng chủ biên, nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, năm 2008. Tác giả đã đi sâu tổng kết thực tiễn, phân tích, làm rõ những căn cứ khoa học để khẳng định vai trò đội ngũ lãnh đạo phường. Khẳng định xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường có vai trò đặc biệt quan trọngtrong giai đoạnhiện nay đốivới sự nghiệp CNH, NĐH đấtnước. Nhóm côngtrìnhvề đào tạo, bồidưỡngcán bộ cơ sở: Luận án tiến sĩ lịch sử “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long” của Phạm Công Khâm bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh năm 2002 là công trình nghiên cứucông phucủa tác giả, đề cập rất sâu sắc vai trò, thực trạng, chỉ ra những mục tiêu, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Đồng bằng sông Cửu Long. Một trong các giải pháp được tác giả luận án đặc biệt quan tâm là nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã. Theo tác giả cần đổi mới mạnh mẽ nội dung, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, vận dụng linh hoạt các hình thức, tạo môi trường
  • 11. 11 thuận lợi cho cán bộ chủ chốt cấp xã phấn đấu rèn luyện đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở Đồngbằng sôngCửuLong. “Đào tạo, bồidưỡng cán bộ chính quyền cơ sở vấn đề và giải pháp”. Tác giả Lê Chí Mai; Tạp chí cộng sản số 20/2002. Bài viết đánh giá khá rõ nét thực trạng ưu khuyết điểm về đề xuất những giải pháp vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài để đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở có chất lượng, hiệu quả phục vụ sựnghiệp CNH, HĐH đấtnước. Đề tài khoa học cấp bộ “Đổi mới chính sách đối với cán bộ chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính” (2001) do TS Trần Hữu Thắng làm chủ nhiệm đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận thực tiễn, thực trạng của việc thực hiện chính sách đối với cán bộ chính quyền cơ sở. Trên cơ sở đó các tác giả đề cập khásâu sắc những giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới chínhsách đối vớicán bộ chínhquyềncơ sở, đáp ứng yêu cầu cảicáchnền hành chínhNhà nước hiện nay. Trongsách chuyên khảo “Pháp luật về cán bộ công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb CTQG 2009, Tiến sĩ Nguyễn Minh Sản đã luận giải cơ cở lý luận hoàn thiện hệ thống pháp luật về cán bộ công chức chính quyền cấp xã, đánh giá và phân tích khá rõ về vị trí vai trò cán bộ, công chức cấp xã nêu lên phương hướng yêucầu và những giải pháp hoànthiện pháp luật về côngchức chínhquyềncấp xãở nước ta hiện nay. Sách chuyên khảo “Tiếp tục hoàn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở” do ThS Nguyễn Thế Vịnh và ThS Đinh Ngọc Giang đồng chủ biên (Nxb CTQG 2009 gồm 3 chương đề cập khá sâu sắc những vấn đề cơ bản về cán bộ, công chức cấp xã, thực trạng thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ côngchức cấp xã trong thời gian gần đây. Tác giả cho rằng những năm gầnđây việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, chuyển từ việc hưởngchế độ phụcấp theo chức danhsang hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Điều này đã góp phần nâng cao trách nhiệm, xây dựng độingũ cán bộ cơ sở. Tuy nhiên các tác giả cũng chỉ ra nhiều bất hợp lý trong các chế độ chính
  • 12. 12 sách đã ban hành. Trên cơ sở đó đề xuất những giảipháp tiếp tục hoàn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ công chức cơ sở. Đáng chú ý là các giải pháp như thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, hoàn thiện chế độ bầu cử, tuyển dụng, sử dụng công chức…vv. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở các cấp độ khác nhau, từ vĩ mô đến từng vùng, từng địa phương, góp phần làm rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, một số công trình đã đề xuất những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ xã ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra nhiều bài viết trên các tạp chí đãđề cập xây dựngđội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn ở những mức độ khác nhau, tiêu biểu như: “Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở”, Tác giả Vũ Đức Đán, Tạp chí quản lý Nhà nước số 5/2002, đã làm rõ thực trạng vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp cơ sở, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở hiện nay; “Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, phường” tác giả Thái Vĩnh Thắng, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4/2003 đã luận giải yêu cầu cấp thiết đổi mới hoạt động của chính quyền cấp xã, phường và kiến nghị những giải pháp đổi mới hoạt động của chính quyền cấp xã, phường trong thời kỳ CNH, HĐH đấtnước. “Bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân” Bài viết của Lê Tư Duyến, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Số 4-2005. Bài báo bàn khá toàn diện về cơ chế, cách thức để pháthuy quyền làm chủ của nhân dân, bầu cửtrực tiếp Chủ tịch UBND cấp xã. Tác giả Thúy Hằng trong bài “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở là giải pháp “trước mắt” và “lâu dài” cho quá trình đô thị hóa nông thôn Điện Bàn”, (đăng trên Báo Điện Bàn ngày 31/3/2013) đã đề cập trực tiếp đến vấn đề phát huy hiệu quả nguồn lực cán bộ cấp xã thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế
  • 13. 13 hoạch, rà soát, luân chuyển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, đồng thờicó cơ chế, chínhsáchsửdụnghợp lý độingũ này. Luận văn Thạc sĩ “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay” (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - 2012) đã đisâu nghiên cứu vềđặc điểm, quan niệm, vị trí, vai trò và thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau, từ đó xác định mục tiêu và các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau đến năm 2015… Các công trình nghiên cứu trên tuy đãđề cập vấnđề xây dựngđội ngũ cán bộ các cấp dưới các góc độ khác nhau, song chưa có công trình nào nghiên cứu, đề cập một cách cụ thể, có hệ thống về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, một vùng đấtcó vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh của vùng và của đất nước. Luận văn của tác giả đã kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình đã công bố để phân tích, luận giải những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở xã ở địa bàn TâyNinh hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiêncứu Mụcđíchnghiên cứu Nghiên cứu góp phần làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn, xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã ở Tây Ninh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Nhiệm vụ nghiêncứu - Làm rõ những vấn đề cơ bản về cán bộ chủ chốt cấp xã và xây dựng đội ngũ cánbộ chủchốtcấp xã ở Tây Ninh. - Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm và rút ra mộtsố kinh nghiệm xây dựngđộingũ cán bộ chủchốtcấp xãở Tây Ninh. - Xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp tăngcường xâydựng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xãở TâyNinh giai đoạnhiện nay.
  • 14. 14 4. Đốitượng và phạm vi nghiêncứu Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh là đốitượngnghiên cứucủa luận văn. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những hoạt động cơ bản trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã trên địa bàn Tây Ninh; điều tra khảo sát chủ yếu ở các huyện thuộc tỉnhTây Ninh; tư liệu, số liệu từ năm 2010 đếnnay. 5. Cơ sở lýluận, thực tiễnvà phương pháp nghiêncứu Cơsở lýluận Đề tàiđược nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tây Ninh về công tác cán bộ. Cơsở thực tiễn Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh trong những năm gần đây, thông qua điều tra xã hội học, nghiên cứu các báo cáo, tổng kết về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở ở các địa phương của tỉnh và trao đổi, tọa đàm với cán bộ chủ trì cấp huyện, thành phố và cơ quan chức năng thuộc tỉnhTâyNinh. Phương phápnghiêncứu Trên cơ sở phương pháp lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, chú trọng vận dụng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành, chủ yếu là các phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp lôgic - lịch sử, tổng kết thực tiễn, điều tra, thống kê và sử dụngphương pháp chuyêngia. 6. Ý nghĩa của luậnvăn Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở Tây Ninh vận dụng trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; góp phần xây dựng Tây Ninh vững
  • 15. 15 mạnh về kinh tế, chínhtrị, an ninh, quốc phòng. Luận văn có thểsử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy tại các trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh. 7. Kết cấucủa luậnvăn Gồm phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục.
  • 16. 16 Chương I NHỮNGVẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở TỈNH TÂY NINH 1.1. Đội ngũ cán bộ chủ chốt và những vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh TâyNinh 1.1.1. Quan niệm, đặc điểm, vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh TâyNinh * Vài nétvềtỉnhTâyNinh Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô PhnômPênh (Campuchia) và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dươngvà Bình Phước, phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay Riêng và Kampong ChamcủaCampuchia với 02 Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, các cửa khẩu quốc gia: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và Tống Lê Chân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch Tỉnh có Thành phố Tây Ninh nằm cáchThành phố Hồ Chí Minh khoảng 99 km theo đường quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phíaTâyNinh. Vùng đất Tây Ninh từ thời xưa vốn là một vùng đất thuộc Thủy Chân Lạp, với tên gọi là Romdum Ray, có nghĩa là "Chuồng Voi" vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn... cư ngụ. Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việtđến khai hoang thì vùng đất này mới trở nên phát triển. Sau hơn 25 năm đổi mới bộ mặt xã, phường, thị trấn ở Tây Ninh đã có những thay đổi về nhiều mặt. Kinh tế có bước tăng trưởng, tình hình chính trị xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân được cải thiện. Hiện nay Tây Ninh có 08 huyện, 01 Thành Phố, 95 xã, phường, thị trấn, trong đó có 05 huyện, 20 xã biên giới tiếp
  • 17. 17 giáp với 03 tỉnh, 07 huyện, 20 xã của Vương quốc Campuchia với 240 km đườngbiên giới. Về phân loại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị định 159/2009/NĐ-CP: 95/95 xã, phường, thị trấn của Tây Ninh đã được phân loại, trong đó xã loại 1: 63, xã loại 2: 29 và xã loại 3: 3. Tính đến thời điểm 30/12/2013, tỉnh Tây Ninh có 533 ấp, khu phố (trong đó có 469 ấp và 64 khu phố;tăng 29 ấp, 9 khu phố so vớithời điểm 31/12/2011). Tỉnh Tây Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Khí hậuTây Ninh tương đối ôn hoà, nhiệt độ tương đối ổn định, có địa hình cao núp saudãy Trường Sơn, chính vì vậy ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố thuận lợi khác. Với lợi thế đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng giúp cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh phân bố rộng khắp trên địa bàn, bảo đảmchất lượng cho sảnxuất và đờisốngcủangười dân. * Quan niệm vềđội ngũcán bộchủ chốt cấp xã ởtỉnhTâyNinh Từ trước đến nay, trong công tác cán bộ, trong các văn bản, nghị quyết của Đảng đề cập nhiều đến khái niệm cán bộ lãnh đạo chủchốt. Tuy nhiên, chưa có một quan niệm thống nhất và những tiêu chí cụ thể để xác định trong bộ máy tổ chức của xã thì ai được gọi là cán bộ chủ chốt và ai không phải là cán bộ chủ chốt. Để nhận thức một cách đúng đắn vấn đề cán bộ chủ chốt, cần nghiên cứu một số khái niệm cán bộ, cánbộ chủchốt, độingũ cán bộ chủchốt. Về cán bộ, Đại từ điển Tiếng Việt do tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên có đưa ra khái niệm cán bộ như sau: Cán bộ là “Người làm việc trong cơ quan nhà nước”;“Người giữ chức vụ, phânbiệt với người bình thường, không giữ chức vụ trongcác cơ quan, tổ chức nhà nước đó”[50, tr.249]. Theo Từ điển Tiếng Việt, cán bộ là “Người làm công tác có nghiệp vụ
  • 18. 18 chuyên môn trong cơ quan nhà nước”; “Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường không có chức vụ” [49, tr.109]. Từ điển Bách khoa toàn thư (tại Website www.bachkhoatoanthu.gov.vn) định nghĩa: Cán bộ là thuật ngữ thường dùng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, chỉ “những người được bầu hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong các tổ chức (đảng, nhà nước, đoàn thể nhân dân) thuộc hệ thống chính trị của quốc gia, ở các cấp từtrung ương tới cơ sở”. Từđó, có haicáchhiểu cơ bản về cán bộ: Một là, Cán bộ bao gồm những người trong biên chế nhà nước, làm việc trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đếncơ sở. Hai là, Cán bộ là những người giữ chức vụ trong một tổ chức hay một cơ quan, để phânbiệt với ngườikhông có chức vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một định nghĩa vềcán bộ hếtsức giản dị và dễ hiểu: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chínhphủhiểu rõ để đặtchínhsáchcho đúng”[28, tr.269]. Về cán bộ chủ chốt, Theo Từ điển tiếng Việt - 2000, ”Chủ chốt” có nghĩa là “quantrọngnhất, có tác dụng làm nòngcốt”[49, tr.174]. Mỗi cơ quan, tổ chức, dù ở cấp trung ương, địa phương hay cơ sở đều có người lãnh đạo quản lý, có tổ chức có tập thể lãnh đạo, nhưng trong tập thể lãnh đạo đó có một người đứng đầu. Người đứng đầu đó là người lãnh đạo chủ chốt, có quyền ra quyết định về các chủ trương, có trách nhiệm và quyền điều hành một đơn vị, một tổ chức, một tập thể… để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức, tập thể đó. Vậy, cán bộ chủ chốt được hiểu là người có chức vụ cao, nắm giữ các vị trí quan trọng nhất, có quyền quyết định, điều hành, chịu trách nhiệm chính của
  • 19. 19 một tổ chức, đơn vị hoặc một địa phương… với tư cách là nhân tố then chốt, chủ yếu, có tác dụng làm nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị, địa phươngđó. Việc xác định cán bộ chủ chốt hay không chủ chốt cần căn cứ vào chức trách cụ thể của mỗi ngườicán bộ vàđược đặt trong mốiquan hệ với hệ thống tổ chức. Có cán bộ ở cương vị này và trong tổ chức này là chủ chốt, nhưng trong mối quan hệ khác, vị trí khác thì không còn là chủ chốt nữa. Vì vậy, nói cán bộ chủ chốtchỉ là tương đối. Về đội ngũ: Theo Sách tra cứu các mục từ về tổ chức, đội ngũ là “Nhóm đông người được tập hợp lại thành một lực lượng để thực hiện một công việc nào đó” (chẳng hạn như: đội ngũ binh sĩ tập luyện quân sự tại thao trường hoặc chiến đấu chống quân thù tại mặt trận). Đội ngũ cũng được quan niệm là “Tập hợp gồm số đông người có chung lý tưởng, mục tiêu phấn đấu, hoặc cùng nghề nghiệp, giai cấp, tầng lớp xã hội…” (ví dụ: đội ngũ đảng viên, đội ngũ đoàn viên, độingũ những người viết báo, độingũ giai cấp côngnhân, độingũ trí thức). Như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt của một địa phương, một đơn vị… là tập hợp số đông cán bộ lãnh đạo chủ chốt (không phải một vài chức danh riêng lẻ) của các tổ chức trụ cột trong một hệ thống bộ máy tổ chức của địa phương, đơn vị đó, cùng nhau lãnhđạo, điều hành tổ chức của mìnhđể hoàn thành nhiệm vụ chung. Hiện nay có khá nhiều quan niệm khác nhau khi xác định về đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủchốtphường, xã, thị trấn: Loại ý kiến thứ nhất: xác định đội ngũ cán bộ chủchốt cấp xã gồm một số chức danhchính trong hệ thốngchính trị. Đó là những cán bộ lãnh đạo, nhưng là lãnh đạo toàn diện, có trọng trách nặng nề nhất, có quyền thay mặt tập thể lãnh đạo giải quyết các vấn đề và chịu trách nhiệm trước tập thể. Do đó, “đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã gồm: bí thư đảng ủy, chủ tịch uỷ ban nhân dân, chủ tịch hộiđồng nhân dân, phó bí thư thường trực đảng ủy, chủ tịch hội nông dân (ở
  • 20. 20 xã) hay chủ tịch liên đoànlao động(ở phường)”. Loại ý kiến thứ hai: xác định đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã gắn với chức năng lãnh đạo, thường gọi là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, vì vậy bao gồm các ủy viên ban thường vụ đảng ủy xã. Ý kiến này cho rằng: lãnh đạo chính trị là chức năng riêng biệt của Đảng, những cán bộ trong tổ chức đảng (ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ đảng ủy) chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng cũng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị, là những người giữ vị trí then chốt nhất, quan trọng nhất vừa trong phạm vi tổ chức đảng vừa trong các tổ chức của hệ thống chính trị, đó chính là các ủy viên ban thường vụ đảng ủy. Do đó, “cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã là ban thường vụ đảng ủy xã, trong đó ít nhất gồm có các chức danh bí thư đảng ủy, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, chủ tịch mặt trận, xã đội trưởng, trưởng công an”. Khác với hai loại ý kiến trên, còn có ý kiến xuất phát từ quan niệm hệ thống chínhtrịđể xác định cánbộ chủ chốt. Theo quan niệm chung nhất, hệ thống chính trị là một tổng thể những tổ chức, thiết chế chính trị - xã hội và các mối quan hệ giữa chúng với nhau, hợp thành thể chế chính trị của một chế độ xã hội. Thể chế đó bảo đảm việc thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị trong quan hệ với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội khác. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức nằm trong hệ thống chính trị, có sứ mệnh lãnh đạo toàn xã hội thông qua Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Bộ máy nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân có chức năng quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Các đoàn thể nhân dân được đề cập ở đây là các tổ chức chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc và là bộ phận hợp
  • 21. 21 thành của hệ thống chính trị, gồm: Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Liên đoàn Lao động; có chức năng tập hợp các tầng lớp xã hội thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Từ cách tiếp cận trên, đối chiếu với tình hình thực tế, bước đầu xác định: Đội ngũ cánbộ chủ chốtcấp xã là tập hợp những người đứng đầuquan trọng nhất của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở xã; đó là những người có trọng trách giải quyết hoặc góp phần giải quyết các mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp nhân dân trong cộng đồng xã hội. Trong đó, quan trọng nhất là mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong quá trình lãnh đạo giải quyết các mối quan hệ ở cơ sở, quản lý kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh ở địa phương, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vàbảo vệ vững chắc xã hộichủ nghĩa. Đội ngũ này vừa tiêu biểu cho hệ thống tổ chức đảng, tổ chức chính quyền ở cấp xã, vừa có quyền thay mặt tập thể lo toan, định đoạt giải quyết các nhiệm vụ, tình huống diễn ra có quan hệ đến tổ chức, lĩnh vực mà họ đứng đầu, không trái với pháp luật, trái với chủ trương của tổ chức. Từ những căn cứ trên, đặc biệt là quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và xuất phát từ tình hình thực tế ở tỉnh Tây Ninh, có thể quan niệm: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh là tập hợp những cán bộ đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của hệ thống chính trị cấp xã và tương đương, có quyền quyết định, chi phối việc lãnh đạo, quản lý điều hành thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có vai trò then chốt trong xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc
  • 22. 22 phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh bao gồm các chức danh: Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Trưởng Cộng an, Xã Đội trưởng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội CựuChiến binh. *Đặcđiểm,vaitròcủa độingũcánbộchủ chốt cấpxãởtỉnhTâyNinh * Đặcđiểm của độingũ cán bộchủ chốtcấp xã ở tỉnh TâyNinh Một là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh mang đậm phong cách người miền Đông Nam Bộ luôn khảng khái, phóng khoáng, năng động nhạy bén trong sản xuất kinh doanh, song thường dể dãi, nể nang trong ứng xử, đôilúc giản đơn, thiếucẩn trọngtrong công việc. Là những người sinh ra, lớn lên và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bản sắc văn hóa, mang đậm phong cách của người Miền Đông Nam Bộ khảng khái, chuộng nghĩa, khinh tài, bộc trực, hồ hởi, lạc quan, phóng khoáng, hay gánh vác việc đời, vì đại sự dám bỏ tư gia, ít bị suy tính thông thường ràng buộc là nếp sống tinh thần được năm tháng khắc họa, là luân lý dân gian, là tiêu chuẩn đánh giá phong cách người miền Đông Nam Bộ. Chính phong cách đó đã làm cơ sở cho việc tạo nên những người cán bộ trung thành với Đảng, với dân, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, sẵn sàng chấp nhận hy sinh, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ, mạnh dạn đấu tranh phê phán sự yếu hèn, chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên, những tính cách tốt đẹp đó cũng dễ bị thể hiện thái quá thành những tính không tốt như: hào phóng quá mức dễ dẫn đến lãng phí trong giao tiếp, trong chi tiêu; trọng nghĩa anh em gắn bó trong gian khó dễ dẫn đến cục bộ, bè phái, nễ nang; lạc quan quá mức dễ dẫn đến khinh xuất, thiếu cẩn trọng trong côngviệc. Ngoài những tính cách chung của người Đông Nam bộ, do đan xen và kết tụ nhiều phong tục, tập quán của miền Bắc, miền Trung, của người Việt, người
  • 23. 23 Hoa, cùng vớisự hình thành lâu đời, sự xuất hiện sớm của sản xuất hàng hóa nên nhu cầu mở rộng giao tiếp, tinh thần dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tiếp thu cái mới, nhạy bén với thị trường, năng động trong cách làm ăn,.. đã được dần hình thành rõ nét phong cách con người Tây Ninh. Nó tạo điều kiện cho sự xuất hiện những cánbộ năng động, tháo vát, biết quản lý, nhạy bén với cơ chếthị trường. Dù mỗicán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã gắn với một tổ chức và chức danh cụ thể, nhưng họ có điểm chung, đó là những người rất tiêu biểu trong các tầng lớp dân cư, có vai trò quyết định, chịu trách nhiệm chính trong việc cụ thể hóa, triển khai, tổ chức thực hiện mọichủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của cấp trên, có uy tín cao trong phạm vi địa phương, tổ chức của mình; là người tiếp xúc trực tiếp với quần chúng nhân dân thường xuyên nhất; họ vừa giải quyết các mối quan hệ theo chiều dọc với Trung ương - tỉnh - huyện, đồng thời giải quyết mốiquan hệ theo chiều ngang với mọiđối tượng trong phường (xã) mình và vớicác phường (xã) khác trong tỉnh. Song do cán bộ chủ chốt chủ yếu là người địa phương nên quan hệ thâm tình anh em, họ hàng luôn chi phối, dẫn đến giản đơn, dễdãitrongứngxử, đôikhi khôngcẩntrọngtrongcôngviệc. Hai là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh sinh ra, trưởng thành trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, song chủ yếu xuất thân từ nông dân,gắnbóvớinông thôn và sản xuấtnôngnghiệp. Đội ngũ cánbộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh sinh ra, trưởng thành trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, kiên cường, bất khuất… Cho nên, họ thừa hưởng những giá trị tốt đẹp đó, luôn chú trọng giữ gìn và phát huy trong công tác cũng như rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cán bộ, đảng viên của Tây Ninh luôn thể hiện rõ ý chí kiên cường, bất khuất. Ngày nay kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Tây Ninh luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào cách mạng của quần chúng, một lòng, một dạ hy sinh phấn đấu, tích cực hăng hái trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quêhương, đấtnước.
  • 24. 24 Tuy nhiên, phần lớn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đều là người ở địa phương, có nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ nông dân, dân nghèo thành thị, bộ đội xuất ngũ,… sống và làm việc gắn bó với nông thôn và sản xuất nông nghiệp. Cho nên, một mặt họ vừa là lực lượng thể hiện sinh động của mối quan hệ giữa các yếu tố trong liên minh công - nông - trí, vừa là lượng trực tiếp chịu ảnh hưởng ít nhiều những hạn chế của giai cấp nông dân, tiểu tư sản của thói quen sảnxuất nhỏ,… sựtác độngcủaphongtục tập quánvà thóiquen lạc hậu. Cán bộ chủ chốt cấp xã trực tiếp tiếp xúc, giải quyết các công việc hằng ngày với nông dân, nông thôn và sản xuất nông nghiệp không chỉ với tư cách vừa là người lãnh đạo, quản lý vừa là người đại diện cho nhân dân, do nhân dân “ủy thác” trách nhiệm… mà còn có quan hệ thân tộc, xóm giềng lâu đời, chứa đựng cả những tập quán tốt, lẫn những thói quen lạc hậu. Mặt khác, trong quan hệ gần gũi ở địa phương, mọi người rất hiểu về nhau, nhân dân hiểu rõ vềcán bộ, cho nên, việc phát huy vai trò của nhân dân nhất là nông dân ở các vùng nông thôn tham gia xây dựng độingũ cánbộ củngcó những thuận lợi. Ba là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh hầu hết trưởng thành từ cán bộ thôn, bản và phong trào quần chúng ở địa phương, ít có điều kiện đào tạo cơ bản theo đúng chuyên ngành công tác, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khókhăn. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh đa số là người trưởng thành từ cán bộ thôn, bản và cán bộ đoàn thể quần chúng ở địa phương. Đội ngũ này từng bước được rèn luyện, thử tháchqua thực tiễn, nên ngàycàng trưởng thành, có tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có tư duy đổi mới, được quần chúng nhân dân quý mến. Họ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, gắn bó và am hiểu tình hình thực tế của địa phương. Tuy nhiên, về mặt trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế của đội ngũ cánbộ lãnhđạo chủchốt cấp xãở Tây Ninh khôngđồngđều;ítcó điều kiệnđào tạo cơ bảnchuyênsâu. Đasố được đào tạo tạichức, vừa học vừa làm, được tuyểndụng
  • 25. 25 làm trước rồi đào tạo sau. Đờisống vật chất và tinh thầncủa đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã mặt dùđược nâng lên so với trước đây, nhưng nhìnchung vẫncòn nhiều khó khăn. Là những người công tác ở cấp cơ sở trong nền hành chính bốn cấp ở nước ta, nhưng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt phường, xã, thị trấn vẫn chưa được xem là công chức nhà nước. Vì vậy, về mặt chế độ, chính sách đãi ngộ còn thiếu đồng bộ và nhiều bất cập, chưa tương xứng, chưa thể sống nổi bằng thu nhập từ lương. Mặt khác, địa phương cơ sở ở Tây Ninh còn nhiều khó khăn, cán bộ chủ chốt cấp xã vừa là người lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trịcơ sở, vừa là người trực tiếp tham gia lao động, sản xuất, buôn bán,… để có thêm thu nhập ở gia đình (có khi là lao động chính trong hộ gia đình ở nông thôn); cho nên, ít nhiều ảnh hưởng đếnchấtlượng quảnlý, lãnh đạo cũngnhưtính“chuyênnghiệp”củađộingũnày. * Vaitrò của độingũ cán bộchủ chốtcấp xã ở tỉnh TâyNinh Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh là lực lượng quan trọng giữ vai trò then chốt trong lãnh đạo, điều hành hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã ở Tây Ninh; vừa thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương, pháthuy quyềnlàm chủ củanhân dânở cơ sở. Vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trước hết là xuất phát từ vị trí và vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Cán bộ cách mạng là người lãnh đạo, phát động quần chúng đấu tranh cách mạng; là lực lượng tổ chức điều hành công việc, là hạt nhân của hệ thống tổ chức, là nòng cốt của các phong trào. Vì thế, ở bất kỳ thời kỳ cách mạng nào, ở bất kỳ lĩnh vực nào, địa phương nào, "cánbộ cũnglà cáigốc củamọi côngviệc". C.Mác và Ph.Ăngghen là người đầu tiên đưa ra quan điểm khoa học về vai trò của cán bộ lãnh đạo, theo hai ông “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [25, tr.181]. Vì tư tưởng dù có vĩ đại đến đâu cũng chỉ có thể đưa người ta vượt qua khỏi phạm vi tư tưởng của trật tự thế giới cũ, về căn bản tư tưởng không thể thực hiện được cái gì hết. Con người sử
  • 26. 26 dụng lực lượng thực tiễn ở đây chính là ngườicán bộ, người lãnh đạo quần chúng, là nhân tố tích cực để thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển theo con đường tự giác. Kế thừa và phát triển những tư tưởng của chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin luôn đánh giá cao vai trò của cán bộ, theo V.I.Lênin: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [24, tr.473]. Vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trước hết là đảm bảo tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị của đảng. Tùy theo cương vị của mình, cán bộ là người xây dựng đường lối, lựa chọn phương pháp và chỉ đạo quá trình vận động cách mạng, hướng tới mục tiêu đã đặt ra. Trong điều kiện đảng cầm quyền, V.I.Lênin xem việc “nghiên cứu con người, tìm ra những cán bộ bản lĩnh” đóng vai trò là người tổ chức các quá trình thực tiễn một cách có hiệu quả là vấn đề “then chốt” nhất, có vậy Đảng của giai cấp công nhân mới có thể tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đề cập về vai trò của cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát “Cán bộ là người đem chính sách của Chính phủ, Đoàn thể thi hành trong nhân dân”; do đó, “nếu cánbộ dở thì chínhsáchhay cũngkhông thể thực hiện được". Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [28, tr.269]. Theo Người, cây phải có gốc, “gốc” ở đây hiểu là từ đó sinh ra, làm cho cây mạnh khỏe, tốt tươi hay ngược lại thì cây héo. Vì vậy, trong mọi công việc mà không có cán bộ thì không thể hoàn thành và “công việc thành công hay thất bại đềudo cánbộ tốthay kém” [28, tr.273]. Đối với quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là những người đem chính sách củaĐảng, củaChính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho
  • 27. 27 Chính phủ hiểu rõ đểđặt chínhsách cho đúng” [28, tr.269]. Như vậy, theo Người cán bộ không những chỉ là người có vai trò giác ngộ và hướng dẫn, lãnh đạo quần chúng mà còn là “chiếc cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là “công bộc” của nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, cho rằng: “Có đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó là vấn đề cốttử củalãnh đạo, là sinh mệnh của Đảngcầm quyền” [17, tr.27]. Do vậy, dù ở thời kỳ nào, ở cấp nào, địa phương nào thì đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốtcũngcó vai trò rất quan trọngđốivới sựnghiệp cáchmạng. Vaitrò quan trọng củađội ngũ cánbộ lãnh đạo chủchốtcấp xã còn xuấtphát từ vị trí và vai trò trọng của cấp xã. Xã là nơicó đầy đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị. Nơi trực tiếp tổ chức thực hiện, biến mọichủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội thành hiện thực trongcuộc sống và là nơi kiểm nghiệm tínhđúngsai, sự thànhcông hay thấtbạicủa các chủ trương, chính sách đó. Nói về vai trò quan trọng của cấp cơ sở phường, xã, thị trấn Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi hết” [28, tr.371]. Từ những phân tích trên đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh có vai trò rất quantrọng, thể hiện trên những mặt sau: Thứ nhất, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh giữ vai trò then chốt trong việc quán triệt, triển khai, tổ chức thựchiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ; góp phần quan trọng trong việc thắt chặt mối quan hệ “máu thịt” giữa Đảngvớinhândân. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước muốn đi vào đời sống xã hội đều phải triển khai xuống cơ sở cho quần chúng nhân dân thông hiểu và thực hiện. Để làm được điều đó, ngoài những cán bộ cấp trên thì cần phải có một lực lượng ở cơ sở có khả năng nắm rõ chủ trương,
  • 28. 28 đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước làm nòng cốt, có nhiệm vụ làm “cầu nối” giữa Đảng, nhà nước với quần chúng nhân dân. Lực lượng nòng cốt đó không ai khác mà chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở xã. Họ là người gần dân nhất, thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, họ là “tai mắt” của Đảng bộ và Chính quyền trong việc lãnh đạo nhân dân phát triển các mặt trong đời sống xã hội, là “cầu nối” quan trọng nối liền sự lãnh đạo của Đảng với nhân dân. Khác với cán bộ chủ chốt cấp trên, cán bộ chủ chốt cấp xã vừa là người triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nóichung, của tỉnh nói riêng; vừa là người có trách nhiệm chính trong việc cụ thể hóa những chủ trương đường lối đó thành những chương trình hành động, kế hoạch thực hiện sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trực tiếp lãnh đạo điều hành tổ chức thực hiện những chương trình kế hoạch đó đạt hiệu quả cao. Những chương trình, kế hoạch đó không những phải đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương mình mà phải gắn với yêu cầu phát triển chung của tỉnh. Mặt khác, họ cũng chính là người phản ánh những tâm tư, ý kiến của nhân dân giúp Đảng và Nhà nước kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chủ trương, đường lối, chính sách đã ban hành để kịp thời điều chỉnh cho sát với thực tiễn. Thông qua đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã mà ý Đảng - lòng dân được thống nhất, làm cho Đảng và Nhà nước có cơ sở ăn sâu, bám rễ trong quần chúng, tạo nên mối liên hệ “máu thịt” và trực tiếp củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Thứ hai, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững sự ổn định và pháttriển chungcủa toàntỉnh và đấtnước. Cấp phường, xã, thị trấn không chỉ là điểm “dừng chân” của mọi công tác Đảng, Nhà nước và các ngành khác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội,… đó còn là nơi phản ảnh trực tiếp
  • 29. 29 tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân lên cấp trên; là nơi thường xuyên xuất hiện những nhân tố, mô hình, sáng kiến mới; những kinh nghiệm, cách làm hay trong sản xuất, trong xây dựng đời sống văn hóa, xã hội. Do đó, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế nhiều thành phần, chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội; đảm bảo ổn định và cải thiện đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng nếp sống văn hóa; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, ngăn chặn có hiệu quả và hạn chế thấp nhất các tệ nạn xã hội thì đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã có đủ đức, đủ tài mới có thể đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Điều đó gắn liền với vai trò, tráchnhiệm của độingũ cánbộ lãnh đạo chủ chốtở xã. Thực tế hiện nay, các chủ trương, nghị quyết, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước khi được triển khai ở xã nào mà đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ tốt, năng độngsáng tạo, thì những chủ trương, nghị quyết, chính sách đó sẽ được tổ chức thực hiện nhanh chóng và phát huy hiệu quả cao. Ngược lại, ở một số phường có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt có trình độ chuyên môn không đồng đều, năng lực tổ chức thực tiễn kém, thì ở địa phương đó các chủ trương, nghị quyết, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước thường được triển khai và tổ chức thực hiện qua loa, không đến nơi, đến chốn, thậm chí có lúc còn vi phạm dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng. Từ đó cho thấy, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có đến được với dân hay không, tâm tư nguyện vọng của dân có được Đảng xem xét giải quyết kịp thời hay không,… phần lớn đều do đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốtcấp xã có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức cách mạng sẽ là điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở cấp xã phát triển. Đó cũng là cơ sở cho sự ổn định và phát triển chung củatỉnh.
  • 30. 30 Thứ ba, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn tỉnh TâyNinhngàycàngvững mạnh. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là những trụ cột, là trung tâm đoàn kết, tổ chức, sắp xếp, tập hợp lực lượng, có vai quyết định đến năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu của đảng bộ cơ sở, đến năng lực và hiệu quả quản lý của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể quần chúng của địa phương. Các tổ chức này có hoàn thành nhiệm vụ hay không, trước hết tùy thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã “tốt” sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy tổ chức hoạt động có hiệu quả. Ngược lại cán bộ lãnh đạo chủ chốt “kém” sẽ kìm hãm hoạt động của tổ chức đó. Đồng thời làm ảnh hưởng chung đếncả hệ thống chínhtrị. Đối vớiphong trào quầnchúng, đội ngũ cánbộ lãnh đạo chủchốtcấp xã vừa là người khởi xướngchủ trương, thúc đẩy phong trào vừa là ngườichủchốt tổ chức thực hiện phong trào đó ở địa phương. Họ không những là người dẫn dắt, định hướng và duy trì các phong trào mà còn tổng kết rút kinh nghiệm, nhân các điển hình tiên tiến trong lao độngsản xuất, xâydựng văn hóa và nhiềuphong trào khác ở địa phương. Thực tế cũng cho thấy, ở những xã có phong trào quần chúng mạnh là do cóđội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt có năng lực, có tâm huyết với phong trào. Thứ tư, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh là một trong những nguồn quan trọng để lựa chọn, bổ sung phát triển đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền và cácđoàn thểchínhtrị- xã hội cấp huyện,cấp tỉnh. Họ là những người được rèn luyện trong môi trường thực tiễn ở cơ sở, có kiến thức thực tế và bềdày kinh nghiệm, năng động, nhanh nhạy trong xử lý công việc, gần gũi nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ chủ chốt ở cơ sở “không những là cái khâu liên hệ, mà còn là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm lực lượng mới. Nếu đội ngũ này phát triển và củng cố thì Đảng sẽ phát triển và củng cố; bằng không Đảng sẽ khô héo” [29, tr.273-274]. Người nhấn mạnh: “Bất
  • 31. 31 kỳ người lãnh đạo nào nếu không học tập nổi những việc thiết thực, những người thiết thực và những bộ phận thiết thực của cấp dưới, để rút kinh nghiệm thì nhất định không biết chỉ đạo chung cho tất cả các bộ phận” [28, tr.289]. Thực tế cho thấy, đa số cán bộ đã từng trải qua chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở, khi bổ nhiệm, bầu cử giữ chức lãnh đạo ở cấp huyện, cấp tỉnh thì thường thể hiện được bản lĩnh, sự nhạybén, sáng tạo trong giảiquyết công việc và có chiều hướng phát triển tốt. Trong khiđó, một số cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo mà chưa kinh qua cấp cơ sở thường chậm thích nghi và gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại trong tổ chức thực hiện thắng lợi mọichủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế, văn hóa, xãhộiở từng xã nóiriêng và trênđịa bàntỉnhTâyNinh nóichung. 1.1.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và những vấn đề có tính nguyên tắc về xây dựng đội ngũcánbộ chủchốtcấpxã ở tỉnh TâyNinh * Quanniệm xâydựng đội ngũcán bộchủ chốt cấp xãởtỉnh TâyNinh Để có quan niệm khoa học về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, trước hết cần tìm hiểu thuật ngữ “xây dựng” dưới góc độ chính trị xã hội. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “xây dựng” dưới góc độ chính trị xã hội được hiểu là “làm cho hình thành một tổ chức haymột chỉnh thể về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hộitheomột phươngthứcnhấtđịnh”. Theo quan niệm trên, thì xây dựng là sự tác động của chủ thể đến đối tượng mà kết quả của sự tác động đó làm cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã được hình thành, phát triển theo đúng mục đích, yêu cầu mà chủ thể đã xác định với số lượng đủ, cơ cấu hợp lý và chấtlượng cao. Từ những luận giải trênđây, bước đầu quan niệm: Xâydựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh là tổng thể những chủ trương, biện pháp, cách thức mà cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể
  • 32. 32 địa phương ở tỉnh Tây Ninh tiến hành, cùng với sự nỗ lực của từng người và cả độingũ, làm chođộingũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh được hình thành trên thực tế, ngày càng trưởng thành, vững mạnh, đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính tri, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở cơ sở trên địa bàn tỉnh TâyNinh. Mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh: Làm cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã được hình thành và ngày càng phát triển trên thực tế, có đủsố lượng, cơ cấu hợp lý, có chất lượng cao, đủphẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững quốc phòng- an ninh ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Chủ thể xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh: là hệ thống cấp ủy tổ chức Đảng, hệ thống chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương, trong đó tỉnh ủy, huyện ủy và đảng ủy xã là chủ thể lãnh đạo trực tiếp. UBND tỉnh, UBND huyện mặt trậnTổ quốc và các ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội trong tỉnh có vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựngđộingũ cánbộ chủchốtcấp xã ở Tây Ninh. Lực lượng tham gia: là các tổ chức, lực lượng, cánbộ, đảng viên, nhân dân ở các xã cùng các cơ quan, nhà trường, lực lượng vũ trang trên địa bàn Tây Ninh. Đối tượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh: bao gồm cả cán bộ Đảng, chính quyền, mặt trận, các ban, ngành đoàn thể ở xã (phường, thị trấn) là đối tượng của công tác xây dựng, đồng thời mỗi cán bộ và cả đội ngũ còn là chủ thể của quátrìnhtự học tập, rènluyện phấn đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ. Nội dung biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh được tiến hành trên tấtcả các khâu, từ quy hoạch, tạo nguồn, tuyểnchọn, đào tạo bồi dưỡng, quản lý, bố trí sử dụng và thực hiện các chế độ chính sách. Trong mỗi khâu, mỗi bước phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng với công tác tổ
  • 33. 33 chức và chínhsách. Quy hoạch tạo nguồn, tuyển chọn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã: là tổng thể các chủ trương, biện pháp nghiên cứu, hoạch định, xây dựng đề án thiết lập mô hình, mục tiêu, yêu cầu số lượng, cơ cấu chất lượng, hoàn thiện hệ thống kế hoạch tạo nguồn, tuyểnchọn, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt, bảo đảm cho toànbộ hoạtđộngnày có tínhchủ động, có tầmnhìn xa, đi vào nề nếp. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã ở Tây Ninh: là quá trình tiến hành đào tạo bồi dưởng có tổ chức chặt chẻ tại các cơ sở đào tạo các trung tâm bồi dưởng và tại địa phương nhằm hình thành, hoàn thiện, phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt đảm bảo cho họ hoàn thành mọi nhiệm vụ chức tráchđược giao. Công tác quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã: là vấn đề hết sức quan trọng bảo đảmcho quá trình xâydựng đội ngủ cánbộ chủ chốtcấp xã có sự lãnh đạo, quản lý chặt chẽ, thống nhất, có tínhchủ động, sát hợp với điều kiện và tình hình thực tế. Cán bộ chủ chốt đa dạng về cương vị chức trách, trình độ chuyên môn củng như hoàn cảnh cá nhân cần có sự quản lý khoa học. Việc quản lý, đánh gia thường xuyên, chặt chẽ, chính xác sẽ khơi dậy và phát huy được tinh thần trách nhiệm, tiềm năng thế mạnh của từng người, kịp thời ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực nẩysinh trongđộingũ cán bộ chủchốtcấp xã. Bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã: là kết quả tổng hợp của các mặt công tác trongquy trình công tác cánbộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ việc dùng người như dùng mộc và phải "khéo dùng cán bộ", để phát huy sở trường, khắc phục sở đoản của từng người. Quản lý tốt, đào tạo bồi dưỡng công phu nhưng bố trí sử dụng không phù hợp sẽ gây ra những tác động tiêu cực, làm giảm súc nhiệt tình, trách nhiệm, khôngphát huyđược sở trường, thậm chí làm mai một kiến thức đã được đào tạo, không đáp ứng được cương vị, chức trách dễ dấn đến mất cánbộ. Vì vậy bố trí, sửdụngphảidự trêncơ sở quy hoạchphảibảo đảm tính dânchủ, côngkhai, rõ ràng, minh bạch, phảicótínhkếthừa, pháttriển.
  • 34. 34 Thực hiện các chếđộ chính sáchđối với đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã: là mặt công tác quan trọng không thể thiếu trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Đó quá trình quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần, tạo điều kiện làm việc đồng thời khích lệ, động viên cán bộ chủ chốt ra sức học tập, nângcao trìnhđộ,nănglực côngtác hoànthànhtốtnhiệm vụ được giao. *TiêuchíđánhgiáxâydựngđộingũcánbộchủchốtcấpxãởtỉnhTâyNinh Theo Từđiển Tiếng Việt, tiêu chí là “những đặc trưng, dấu hiệu làm cơ sở, căn cứđểnhận biết, sắp xếp các sựvật, các khái niệm” [49, tr.773]. Tiêu chí thực hiện ở các chỉ số, thông số thường dùng làm thước đo, Căn cứ vào tiêu chí để đánh giá chất lượng hiệu quả của một hoạt động nào đó. Do vậy các chỉ số, thông số, dấu hiệu càng cụ thể, tỉ mỉ, chính xác thì việc đánh giá đó càng đầy đủ và chính xác. Với cách tiếp cận như trên, tác giả xây dựng tiêu chí xây dựngđộingũ cánbộ chủchốtcấp xã ở Tây Ninh bao gồm: Một là, tiêu chí đánh giá nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, lực lượng xâydựng độingũcánbộchủ chốtcấp xã ở TâyNinh. Đánh giá nhận thức, trách nhiệm, năng lực của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, trước hết xem xét tính đúng đắn củacác chủ trương, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong các nghị quyết đại hội, nghị quyết chuyên đề, nghị quyếtlãnh đạo thườngkỳ củacấp ủy, tổ chức đảng. Đánh giá nhận thức, trách nhiệm, trình độ năng lực của cấp ủy, tổ chức đảng cùng xem xét các chủ trương biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt quan điểm, nguyên tắc, xây dựng chương trình, đề án, tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết, đề án qua từng thời kỳ gắn với kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về xây dựngđộingũ cán bộ chủchốtcấp xã ở Tây Ninh. Cùng với đánh giá chủ thể lãnh đạo, cần đánh giá tính tích cực, chủ động của các ban ngành đoàn thể trong tham mưu đề xuất, quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện theo phạm vi chức năng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã ở Tây Ninh theo đúng mô hình, mục tiêu đã xác định.
  • 35. 35 Hai là, tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện nội dung, quy trình, hình thức biện phápxâydựngđộingũcánbộchủ chốtcấp xã ở TâyNinh. Đánh giá mức độ phù hợp, tính đúng đắn sáng tạo của công tác quy hoạch, tạo nguồn, tuyển chọn đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Tây Ninh, tính đúng đắn, khoa học của công tác xây dựng đề án quy hoạch tổng thể, kế hoạch xây dựng, củng cố kiện toàn phát triển cán bộ chủ chốt gắn với xây dựng hệ thống chính trị trên từng địa bàn, từng xã ở Tây Ninh. Đánh giá tính chủ động, sáng tạo của công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt; mức độ phù hợp của nộidung đào tạo, bồidưỡng, sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức phương pháp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã ở Tây Ninh. Đánh giá mức độ, tính chất, hiệu quảcông tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, nhất là việc thực hiện phâncấp quản lý, đánh giá nhận xét cán bộ chủ chốt hàng năm, gắn với việc quản lý giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảngviên, xây dựngđộingũ cấp ủy các xã trên địa bàn tỉnhTâyNinh. Đánh giá kết quả, mức độ đạt được của công tác bố trí, sắp xếp, điều động, bổ nhiệm gắn với luân chuyểncán bộ chủchốt theo đúng quan điểm, nguyên tắc, quy trình, hướngdẫn của cấp có thẩmquyền. Đánh giá mức độ, kếtquả thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ chủ chốt, tạo điệu kiện thuận lợi cho từng người và cả đội ngũ yên tâm phấn khởi học tập, rèn luyện, phấn đấu, hoànthành chức trách, nhiệm vụ. Ba là, tiêu chí đánh giá mức độ chuyển biến về số lượng, cơ cấu, chất lượng cán bộ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ gắn với kết quả xây dựng hệ thống chính trịở cơ sở trên địa bàntỉnh TâyNinh. Đánh giá số lượng cán bộ chủ chốt cấp xã so với nhu cầu biên chế cùng với mức độ chuyển biến về cơ cấu các mặt, mức độ cân đối phù hợp về cơ cấu đào tạo, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính, dân tộc… Vấn đề quan trọng hàng đầu là mức độ chuyển biến, phát triển về phẩm chất, trình độ năng lực, phương pháp
  • 36. 36 tác phong công tác của đội ngũ cán bộ chủchốt cấp xã ở Tây Ninh. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh trên từng xã và cả địa bàn Tây Ninh là thước đo quan trọngnhất đểđánh giá độingũ cán bộ chủchốtcấp xãở Tây Ninh. * Những vấn đề có tính nguyên tắc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ởtỉnhTâyNinh Một là, quán triệt sâu sắc quan điểm, nguyên tắc, phương hướng, mục tiêu trong chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nắm vững quan điểm giai cấp của Đảng, phát huy truyền thống tốt đẹp của mỗi địa phương trong xâydựng độingũ cánbộchủ chốtcấp xã ở TâyNinh. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc quan trọng nhất, thể hiện quan điểm, đường lối nguyên tắc của Đảng trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp. Cần phải quán triệt sâusắc quan điểm, nguyên tắc, phương hướng, mục tiêu trong chiến lược cánbộ theo Nghịquyết Trung ương 3 (khóa VIII) và kết luận số 37của Hội nghị Trung ương 9 (khóa X). Nắm vững tiêu chuẩn, chủ trương giải pháp lựa chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồidưỡng; quán triệt quan điểm giai cấp của Đảng trong xác định cụ thể hóa tiêu chuẩn; chú ý các đối tượng ưu tú trong giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức, con em gia đình có công với cách mạng, con em đồng báo dân tộc thiểu số; quan tâm hàng đầu đến bồi dưỡng, rèn luyện phẩmchấtchính trị, đạo đức; giữ vững định hướng chính trị, quanđiểm trong mọi khâu, mọi bước của quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh. Tây Ninh là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, do vậy trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp xã phảibiết khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của từng địa phương, truyền thống đoàn kết, kiên cường bất khuất của Tây Ninh; đề cao tính tích cực chủ động sáng tạo của từng xã, từng huyện trong quá trình tạo nguồn, tuyển chọn, bồi dưỡng, ren luyện cán bộ chủ chốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trongtình hìnhmới.
  • 37. 37 Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, gắn với xây dựng củng cố nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, củng cốquốcphòng, anninhtrên địa bàncả trướcmắtvà lâu dài. Nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ công tác cán bộ có mối quan hệ chặt chẽ. Nhiệm vụ chính trị của các xã ở Tây Ninh đặt ra yêu cầu đối với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã trong đó có cán bộ chủ chốt. Quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, bám sát yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng cố quốc phòng an ninh để quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồidưỡng và sắp xếp sử dụng, để đội ngũ này có đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày càng cao, đủ sức hoàn thành thắng lợi mọinhiệm vụ. Đội ngũcánbộ chủ chốt cấp xãcó mốiquan hệ chặt chẽ với hệ thốngchính trọ ở cơ sở. Họ vừa là thành viên chủ chốt, có vai trò then chốt trong tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và đoàn thể quần chúng cấp xã, vừa phải tuân thủ nguyên tắc, chịu sự chi phối của cả tập thể. Quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phải gắn chặt với xây dựng, củng cố, kiên trì nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị của cơ sở, đảm bảo cho từng người và cả đội ngũ đều có sự trưởng thành và phát huy tốt nhất khả năng của mình trong môi trường dân chủ, đoàn kết. Từ yêu cầu xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở mà xác định chủ trương biện pháp quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, gắn xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng đội ngũ cấp ủy, xây dựng bộ máy chính quyền và ban chấp hành Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ cấp xã; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ công an xã và xã đội bảo đảm cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh có sự chuyển biến đồng bộ và vững chắc cả trước mắt và lâu dài. Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh cần tích cực chủ động bám sát tình hình thực tiển ở từng địa phương, vận dụng linh hoạt
  • 38. 38 sáng tạo các hình thức, phương pháp, kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với công táctổ chức và chính sách. Quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở địa bàn nào cũng chịu chi phối về các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với tình hình thực tế về nguồn lực con người và điều kiện bảo đảm trên địa bàn đó. Điều đó đòi hỏi phải tích cực chủ động nắm vững tình hình thực tế, bám sát yêu cầu thực tiển, tính toán chặt chẽ khả năng, điều kiện cụ thể để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể đối với xây dựng đội ngũ cán bộ chú chốt cấp xã, bảo đảm tínhthiết thực và có chấtlượng hiệu quảtrên thực tế. Mỗi địa bàn nông thôn, đồng bằng, miền núi, biên giới có tình đặc thù riêng, cần linh hoạt, sáng tạo trong xác định tiêu chuẩn, điều kiện, tổ chức tạo nguồn, bồi dưỡng, tuyển chọn cho phù hợp. Cần phải đề cao tính chủ động quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ chủchốtcấp xã. Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh phải đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy đảng, phát huy tốt vai trò của người đứng đầu, đềcaotrách nhiệmcủacáctổ chứcvà đoàn thểquầnchúng. Công tác cán bộ là công tác của Đảng. Đảng thống nhất lãnh đạo, quản lý đội ngũ cán bộ cho cả hệ thống chính trị. Mọi hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh đều phải đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy có thẩm quyền. Trên cơ sở lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, tổ chức đảng phải luôn đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong hệ thống tổ chức đảng, tổ chức chính quyền, tổ chức đoàn thể quần chúng ở địa phương. Người đứng đầu của các tổ chức phải chủ động nghiên cứu đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đối với cấp ủy, tổ chức đảng; quán lý, điều hành các lược lượng thực hiện tốt các chủ trương, biện pháp lãnh đạo đã được cấp ủy bàn bạc, thống nhất; tích cực bồi dưỡng, giúp đỡ cán bộ cấp dưới nâng cao trình độ mọi mặt; quan tâm động viên và tạo điều kiện để
  • 39. 39 từng người và cả đội ngũ trưởng thành, phát triển, cống hiến nhiều nhất cho sự nghiệp cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, các đoàn thể quần chúng cần đề cao vai trò trách nhiệm trong xây dựng, rèn luyện, động viên đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; tích cực đóng góp ý kiến với cán bộ chủ chốt, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ rèn luyện, phấn đấu phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, bảo đảm cho từng người và cả đội ngũ luôn trưởng thành, phát triển, được nhân dân tin tưởng và quý mến. 1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốtcấpxã ở tỉnh TâyNinh 1.2.1.Thựctrạng xây dựng độingũ cánbộ chủ chốtcấpxã ởtỉnh TâyNinh * Những mặtmạnhvà ưu điểm Một là, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì và các ban ngành đoàn thể các cấp đã có sựđổi mới tư duy nhận thức, có nhiều chủ trương biện pháp đúng đắn, sángtạotrong xâydựng độingũcánbộchủ chốtcấp xã ở TâyNinh. Tỉnh uỷ đã đề ra và triển khai rộng rãi chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt phường, xã, thị trấn. Các cấp ủy, các ngành, các cấp đã từng bước nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Đã huy động được các ngành, đoàn thể các cấp cùng tham gia thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt phường, xã, thị trấn. Khuyến khích được tinh thần tự học tập, tự xây dựng trongđộingũ cán bộ phường, xã, thị trấn. Tỉnh uỷ quan tâm xác định và phổ biến tiêu chuẩn cán bộ để làm cơ sở, căn cứ cho việc đánh giá, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt phường, xã, thị trấn. Các cấp ủy làm tốt việc rà soát đội ngũ cán bộ; chú trọng xây dựng quy hoạch, các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ,… Các Đảng uỷ phường, xã, thị trấn chú trọng hơn thực hiện việc căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ để sắp xếp, bố trí cán bộ; cơ bản khắc phục được tình trạng bố trí cán bộ theo cảm tính. Phần lớn nhân sự giới thiệu để bầu cử giữ các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt đều đảm bảo được
  • 40. 40 tiêu chuẩn cán bộ. Từng bước đưa ra được những cán bộ cao tuổi, có năng lực không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ thoái hóa, biến chất. Và thay thế bằng những cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trên cơ sở quán triệt những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động số 32-CTr/TU với mục tiêu tổng quát là “phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp công nhân vững vàng; đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôncủa Tỉnh”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng Chương trình hành động, trong đó đề ra mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020 số người trong tỉnh (tính cả cán bộ công chức, viên chức và trong nhân dân) có trình độ cao đẳng trở lên bằng khoảng 5-6% và 100% cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và cơ sở có trình độ đại học trở lên”. Đồng thời, xác định “để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước tình hình mới” cần “Mạnh dạn bố trí, giao nhiệm vụ cho số cán bộ có đủ tiêu chuẩn, đã được đào tạo bồi dưỡng” và “Việc bố trí cán bộ phải căn cứ ngành nghề được đào tạo, sự am hiểu công việc và sở trường của từng người, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý… của mỗi lĩnh vực hoạt động. Mạnh dạn thay đổi những cán bộ yếu về năng lực, kém về chuyên môn không đảm đương được công việc, đồng thời bổ sung những cán bộ hội đủ “đức và tài” có triển vọngđảm đươngtốtcôngviệc”. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu Huyện ủy và các Đảng ủy phường, xã, thị trấn căn cứ nội dung Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII), Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số của Tỉnh uỷ để tiến hành triển khai quán triệt trong địa phương mình; “tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ ở địa phương mình trong thời gian qua”. Và “phải xây dựng
  • 41. 41 kế hoạch cụ thể phù hợp vớiđiều kiện và nhiệm vụ của cấp và ngành mình trong việc thực hiện từng nội dung của nghị quyết. Trong kế hoạch, cần làm rõ nội dung công việc phải thực hiện trong từng thời gian, phân công trách nhiệm cho mỗi cấp uỷ viên và các ngành, đoàn thể liên quan sớm đi vào thực hiện”. Ngoài kế hoạch chung các đơn vị xã, phường, thị trấn “cần có kế hoạch thực hiện các kế hoạch chuyên đềcán bộ và công tác cán bộ. Chủ động việc tổ chức thực hiện, không chờ cấp trên nhằm tạo chuyển biến tích cực và thiết thực về công tác cán bộ”. Cũng theo Chương trình hành động Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Huyện ủy và các Đảng ủy phường, xã, thị trấn khi xây dựng quy hoạch phải “làm sao mỗi chức danh đều có 02, 03 người kế cận và dự bị có đủ điều kiện và tiêu chuẩn để thay thế. Tránh tình trạng bố trí, đề bạt rồi mới đưa đi đào tạo”. Kế hoạch đào tạo phải “Phấn đấu đến năm 2020 trở đi, cán bộ chủ chốt… cấp xã, phường dưới 40 tuổi phải có trình độ cao đẳng trở lên và phải qua cử nhân về lý luận chính trị. Riêng cán bộ tuổi đời dưới 40 phải kiên quyết gởi đi đào tạo tập trung ở Trung ương vàThành phố kể cảcán bộ cơ sở”. Khi đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ,… phảicăncứ, “đảmbảo theo tiêu chuẩn cánbộ”. Trên cơ sở Quy định về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Đề án về thực hiện chế độ học tập lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ trong tỉnh đến năm 2010, trong đó đưa rađiều kiện bắt buộc đến năm 2015: “Bí thư, Phó Bí thư và cấp ủy cơ sở phải học xong chương trình lý luận trung cấp, riêng Bí thư phải phấn đấu tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp chính trị. Đối với Chủ tịch UBND xã - phường phải có trình độ lý luận chính trị từ cao cấp trở lên và trung cấp quản lý Nhà nước” và “tất cả đảng viên và cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải được học tập quán triệt các nghị quyết củaĐảng”. Quán triệt Chỉ thịcủa BanThường vụTỉnh ủy về tiếp tục thực hiệnQuy chế đánh giá cán bộ và bổ nhiệm cán bộ theo tinh thần các Quyết định số 50,