SlideShare a Scribd company logo
1 of 166
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Sisouk PHONGPHICHIT
N¢NG CAO N¡NG LùC T¦ DUY Lý LUËN
CHO C¸N Bé CHñ CHèT CÊP TØNH ë MIÒN NAM
N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Sisouk PHONGPHICHIT
N¢NG CAO N¡NG LùC T¦ DUY Lý LUËN
CHO C¸N Bé CHñ CHèT CÊP TØNH ë MIÒN NAM
N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. TRẦN THÀNH
2. PGS. TS LÊ THỊ THANH HÀ
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Sisouk PHONGPHICHIT
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1. Tổng quan những công trình đã nghiên cứu về nâng cao năng lực tư duy lý
luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh 6
1.2. Tổng quan những công trình đã nghiên cứu liên quan đến thực trạng nâng
cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh 15
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến các giải pháp nâng cao
năng lực tư duy lý luận của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh 22
1.4. Đánh giá khái quát các công trình liên quan và định hướng những nội
dung cần triển khai giải quyết trong luận án 31
Chương 2: NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CHO CÁN BỘ CHỦ
CHỐT CẤP TỈNH Ở MIỀN NAM NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 36
2.1. Tư duy lý luận và năng lực tư duy lý luận 36
2.2. Cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với cán
bộ chủ chốt cấp tỉnh 47
2.3. Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh - nội dung
và các nhân tố ảnh hưởng 60
Chương 3: NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CHO CÁN BỘ CHỦ
CHỐT CẤP TỈNH Ở MIỀN NAM LÀO HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ
NGUYÊN NHÂN 84
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các tỉnh miền Nam Lào hiện nay 84
3.2. Thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở
miền Nam Lào hiện nay 88
3.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao năng lực tư
duy lý luận của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở miền Nam Lào hiện nay 104
Chương 4: MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở
MIỀN NAM LÀO HIỆN NAY 121
4.1. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, đào tạo cán bộ
theo hướng chú trọng nâng cao năng lực tư duy lý luận 121
4.2. Nâng cao tính hiệu quả của công tác tổng kết thực tiễn cho cán bộ chủ
chốt cấp tỉnh ở miền Nam Lào 129
4.3. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện chính sách pháp luật
của Nhà nước trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ
chốt cấp tỉnh miền Nam Lào hiện nay 134
4.4. Tạo động lực kích thích cán bộ chủ chốt cấp tỉnh rèn luyện nâng cao năng
lực tư duy lý luận 143
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước Lào đã và đang thực hiện sự nghiệp đổi mới. Trong sự nghiệp
đổi mới, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khẳng định rằng: trước hết phải đổi
mới tư duy, đặc biệt là tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội để trên cơ sở đó bổ
sung đường lối, chủ trương phát triển đất nước.
Trong quá trình đổi mới, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào luôn khẳng
định rằng: cán bộ có vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của
việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, quy định pháp luật của
Nhà nước. Mọi công việc thành công hay thất bại được quyết định bởi người
cán bộ. Thực tế đã chỉ ra: nếu không có đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực,
có sự trung thành, có sự vững chắc về mặt lý tưởng và là tấm gương tiên phong
cũng không thể hoàn thành công cuộc cách mạng dân chủ trước đây và sự
nghiệp bảo vệ, xây dựng phát triển đất nước hiện nay. Như chủ tịch Cay Xỏn
Phôn Vi Hản đã có ý kiến trong Hội nghị công tác tổ chức toàn quốc lần thứ
VII rằng: "Dù đường lối chính sách của Đảng có đúng thế nào đi chăng nữa,
nếu cán bộ thiếu trình độ, năng lực về các mặt để lãnh đạo tổ chức thực hiện
được đơm hoa kết trái trong thực tế thì đường lối chính sách nêu trên cũng chỉ
đúng ở trên mặt giấy mà thôi" [103, tr.6].
Sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn bảo vệ và xây dựng phát triển đất
nước rất cần có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ về số lượng và mạnh về
chất lượng. Đặc biệt, trong cơ chế phát triển kinh tế thị trường càng yêu cầu có
đội ngũ cán bộ chủ chốt có trình độ, có năng lực, kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực
khác nhau. Bởi, cán bộ chủ chốt là người giữ vị trí quan trọng trong cơ quan,
đơn vị. Họ là người giữ vai trò quyết định trong việc xác định chương trình,
mục tiêu, kế hoạch công tác, hoạt động của đơn vị họ lãnh đạo. Ngoài ra, họ
thường xuyên phải kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quyết định, nếu có
lệch lạc phải uốn nắn những biểu hiện đó; Trên cơ sở đó bổ sung, điều chỉnh
kịp thời những tình huống phát sinh mới; đúc rút kinh nghiệm, tổng kết thực
2
tiễn để bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu, phương hướng hành động. Đồng thời,
cán bộ chủ chốt còn là người được tập thể suy tôn nên họ giữ vai trò quy tụ sức
mạnh của quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và xây dựng nội
bộ tổ chức vững mạnh.
Để có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, mang tầm chiến lược, yêu
cầu họ phải có rất nhiều tiêu chuẩn như chuyên môn giỏi, ngoại ngữ tốt, bản
lĩnh chính trị phải vững vàng, có nhiệt huyết với công việc, tận tâm, tận lực với
dân, với nước... Nhưng trong điều kiện nước Lào đang đi lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội thì yêu cầu cán bộ lãnh đạo quản lý cần có tư duy lý luận, đặc biệt
là tư duy lý luận khoa học có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là yêu
cầu của tổng thể của các yêu cầu về cán bộ lãnh đạo chủ chốt.
Tư duy lý luận là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của
người cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, điều này được xem như là chìa khóa
giúp cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt nhận thức cũng như chỉ đạo
thực tiễn đem lại hiệu quả cao. Một đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước có đi vào cuộc sống được hay không phụ thuộc rất lớn vào
năng lực và trình độ tư duy lý luận của cán bộ chủ chốt. Tại Đại hội lần thứ IX
của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng khẳng định:
Trong điều kiện mới, Đảng ta mới cần thiết có đội ngũ cán bộ có
trình độ năng lực, có đạo đức, có phẩm chất về lập trường chính trị
vững vàng, có sự trung thành tuyệt đối với đất nước và sự nghiệp của
Đảng, có tinh thần phục vụ đất nước và phục vụ nhân dân bằng sự
trong sáng, có nếp sống lành mạnh và tiến bộ, có ý chí rèn luyện
chính mình và không ngừng chăm chỉ học tập nghiên cứu nâng cao
về mọi mặt, có ý thức đối với tổ chức và kỷ luật, tôn trọng, thực hiện
nghiêm túc pháp luật và quy định của Đảng [113, tr.53].
Muốn đi theo hướng xã hội chủ nghĩa thì phải nâng cao trình độ tư duy
lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt. Để giải quyết vấn đề đó, yêu cầu cấp bách
là đội ngũ cán bộ chủ chốt phải khắc phục được tư duy cũ lạc hậu, trì trệ, chủ
3
quan duy ý chí, giáo điều, không phản ánh quy luật khách quan, phải làm cho
các đội ngũ cán bộ chốt có tư duy mới phù hợp với nhu cầu khách quan của
thời đại, đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên.
Các tỉnh miền Nam Lào có một vị trí địa chính trị quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, hoạt động
lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào đã thực
hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội góp phần giữ vững ổn định và phát
triển đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan mà
năng lực tư duy lý luận vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nhiều cán bộ lãnh đạo,
quản lý chưa có được tầm nhìn xa, trông rộng, thiếu tư duy chiến lược, tư duy
sáng tạo. Giải quyết công việc chủ yếu vẫn dựa trên tư duy kinh nghiệm. Bên
cạnh đó, các tỉnh miền Nam Lào là nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi lại
bị tàn phá nặng nề bởi cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ để giải phóng dân tộc
làm cho kinh tế chậm phát triển hơn so với các vùng kinh tế khác trong cả nước.
Chính vì vậy, mặc dù vấn đề này đã được khá nhiều sự quan tâm, nghiên cứu
của nhiều nhà khoa học, nhưng với mong muốn đóng góp vào việc nâng cao
năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nước Lào, tôi chọn đề tài:
Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở miền Nam
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay làm luận án tiến sĩ triết học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về năng lực tư duy lý luận của cán bộ chủ chốt cấp
tỉnh, luận án phân tích thực trạng và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng năng
lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào, từ đó đề xuất
một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ
chốt cấp tỉnh miền Nam Lào hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát tình hình nghiên cứu về tư duy lý luận, nâng cao năng lực tư
duy lý luận cho cán bộ chủ chốt ở Việt Nam và Lào.
4
- Khái quát vai trò, nội dung nâng cao năng lực tư duy lý luận của cán bộ
chủ chốt cấp tỉnh.
- Phân tích thực trạng và nguyên nhân hạn chế của việc nâng cao năng
lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư duy lý
luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về nâng cao năng lực lý luận cho cán bộ chủ chốt
cấp tỉnh ở miền Nam Lào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Luận án tập trung làm rõ thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ
cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh miền Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
trong điều kiện hiện nay. Tập trung khảo sát trên địa bàn bốn tỉnh (tỉnh Chăm
Pa Sắc, tỉnh Xa La Văn, tỉnh Xê Công, và tỉnh Át Ta Pư).
3.2.2. Phạm vi thời gian
Tập trung nghiên cứu và sử dụng số liệu từ đổi mới (1986) đến nay nhất
là số liệu những năm gần đây.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin. Đồng thời, luận án cũng dựa trên các quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào, tư tưởng của chủ tịch Cay Xỏn
Phôn Vi Hản về lĩnh vực tư duy lý luận.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng các phương pháp như lịch sử và lôgic, trừu tượng, và
cụ thể, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, điều tra, thống kê…
- Luận án còn sử dụng những tài liệu của các cấp ủy đảng và chính
quyền các tỉnh miền Nam Lào.
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng các phương pháp như lịch sử và lôgic, trừu tượng,
và cụ thể, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, điều tra,
thống kê…
- Luận án còn sử dụng những tài liệu của các cấp ủy đảng và chính
quyền các tỉnh miền Nam Lào.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
- Luận án chỉ ra nội dung của năng lực tư duy lý luận - một năng lực cơ
bản trong năng lực của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh; làm rõ vai trò
của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh.
- Luận án vạch ra thực trạng nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp tỉnh miền Nam Lào, những hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra một số giải pháp chủ
yếu nhằm năng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Những kết luận rút ra trong luận án sẽ góp phần năng
cao trình độ tư duy lý luận và cách nhìn nhận đúng đắn vai trò của tư duy lý
luận trong hoạt động thực tiễn, khắc phục những khuyết điểm của tư duy cũ
trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong quá trình xây dựng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước
về nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Đồng thời,
luận án cũng được sử dụng cho các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy lý luận ở
các trường Đảng, trường Đại học và trong các cơ quan nghiên cứu lý luận.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án được kết cấu gồm 4 chương, 14 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU VỀ NÂNG
CAO NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH
1.1.1. Về khái niệm tư duy lý luận
Trong giáo trình cao cấp lý luận chính trị của Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, tác giả Trần Văn Phòng đã khẳng định: "lý luận khoa học là
hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh
những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện t-
ượng được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù" [61]. Có
nhiều loại lý luận, nhưng lý luận mà chúng ta nghiên cứu ở đây là lý luận khoa
học và tư duy lý luận là quá trình con người phản ánh hiện thực khách quan
một cách gián tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát cao bằng hệ thống các
khái niệm, phạm trù, quy luật. Trong quá trình khái quát tư duy lý luận, chủ thể
nhận thức sử dụng các công cụ nhận thức như khái niệm, phán đoán, suy luận
để nắm bắt các mối liên hệ mang tính bản chất, tìm ra các quy luật vận động
của tự nhiên xã hội và tư duy con người.
Trong bài: "Đổi mới tư duy lý luận - khâu đột phá trong sự nghiệp đổi
mới của Đảng ta" của Trần Sỹ Phán [55] cho rằng: Tư duy lý luận là hình
thức cao nhất của tư duy, nó chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan
một cách gián tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát cao bằng các khái
niệm, phạm trù, quy luật. Quá trình tư duy là quá trình chủ thể nhận thức sử
dụng ngôn ngữ và các công cụ khái niệm để nắm bắt các mối liên hệ bên
trong, bản chất, nhằm tìm ra các quy luật vận động nội tại tiềm ẩn trong khách
thể nhận thức.
Theo nhóm tác giả trong đề tài: "Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán
bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh hiện nay" của Nguyễn Đình Trãi [87] đã quan
7
niệm: Tư duy lý luận là hình thức cao nhất của tư duy, nó chính là quá trình
tiếp cận, nắm bắt, nhận thức và tái tạo hiện thực khách quan bằng lý luận, bằng
hệ thống các khái niệm, phạm trù, qui luật.
Trong cuốn sách: "Tư duy lý luận với hoạt động của người cán bộ lãnh
đạo, chỉ đạo thực tiễn" của Trần Thành [80] cho rằng: Tư duy lý luận (được
hiểu theo là cái "phủ định biện chứng" của tư duy kinh nghiệm) là tư duy dựa
trên tri thức lý luận và phương pháp nhận thức khoa học.
Trong bài: "Đổi mới tư duy lý luận - khâu đột phá và cơ bản trong quá
trình đổi mới ở nước ta" của tác giả Lê Thị Thanh Hà [24] đã cho rằng: Tư duy
lý luận là hình thức cao nhất của tư duy, nó là quá trình tổng kết những tri thức
kinh nghiệm, trên cơ sở của thực tiễn và tái tạo hiện thực khách quan bằng lý
luận, bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật.
Trong bài: "Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho sinh viên thông qua
giảng dạy triết học" của tác giả Nguyễn Thị Bạch Vân [91] cho rằng: Tư duy
lý luận được hình thành trên cơ sở của tư duy kinh nghiệm; đó là sự phản ánh
được các mối liên hệ "trong tính tất yếu của nó, trong những quan hệ toàn diện
của nó, trong sự vận động mâu thuẫn của nó" [34, tr.277]. Tư duy lý luận có
thể phân thành nhiều loại khác nhau. Mỗi môn khoa học là một hệ thống tri
thức lý luận (khác với tri thức kinh nghiệm) về bản chất bởi tư duy lý luận dựa
trên cơ sở tri thức kinh nghiệm thực tiễn điển hình cùng với sự tham gia nghiên
cứu của các nhà khoa học, các nhà lý luận.
Trong bài: "Tư duy lý luận chính trị của cán bộ lãnh đạo và quản lý ở
Việt Nam hiện nay" của tác giả Đặng Nguyên Hà [25] cho rằng: Tư duy lý luận
là sự hiểu biết ở trình độ lý luận (chứ không phải ở trình độ kinh nghiệm) về
thế giới nói chung và về các vấn đề xã hội nói riêng. Để đạt được kết quả cao
trong hoạt động thực tiễn, mọi người nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói
riêng cần có tư duy lý luận.
Luận án: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt
cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay" của Dương Minh Đức [22] đã
8
cho rằng, nói đến tư duy lý luận là là nói đến tư duy ở trình độ khái quát hóa,
trừu tượng hóa, phản ánh gián tiếp nhưng sâu sắc về mối liên hệ bản chất, tính
tất yếu, tính quy luật của các sự vật, hiện tượng.
Trong bài: "Ph.Ăngghen bàn về những điều kiện hình thành tư duy lý
luận" của tác giả Ngô Đình Xây [93] đã cho rằng có 6 điều kiện hình thành tư
duy lý luận là: Tư duy lý luận phải được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm.
Điểm xuất phát của tư duy lý luận là kinh nghiệm. Không có kinh nghiệm thì
không có sự khám phá thực sự về nhưng quy luật tất yếu, nội tại của sự vật,
hiện tượng; Phải có giả thuyết và sử dụng giả thuyết trong quá trình hình
thành tư duy lý luận. Phương pháp biện chứng duy vật như là điều kiện không
thể thiếu để hình thành tư duy lý luận. Tư duy biện chứng là hình thức cao nhất
của tư duy lý luận. Do đó một cách tất yếu là trong quá trình hình thành quan
điểm duy vật về lịch sử, thì song song và cùng với nó là cần phải sử dụng
phương pháp nào để có thể hình thành được tư duy biện chứng duy vật; Tư duy
lý luận phải được gắn liền với sự phát triển của khoa học bởi việc gắn với sự
phát triển của khoa học sẽ giúp cho tư duy nắm được các mối liên hệ bên trong
của các sự vật hiện tượng; Tư duy lý luận phải có "bà đỡ" là thực tiễn xã hội;
Muốn có tư duy lý luận, phải có sự nghiên cứu nghiêm túc toàn bộ lịch sử triết
học. Bởi vì tư duy lý luận, ở mỗi người chúng ta, chỉ tồn tại dưới dạng năng lực
tiềm tàng và chính việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học toàn bộ tư
tưởng triết học của nhân loại sẽ giúp cho năng lực "ấy trở thành hiện thực". Tư
duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà
thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, mà muốn hoàn thiện nó
thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết
học thời trước.
Hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học đều cho rằng tư duy là vấn
đề cốt lõi, mấu chốt của lý luận nhận thức, nếu không làm rõ được bản chất tư
duy, nhận thức luận sẽ chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cảm tính về những
thuộc tính, những mặt bên ngoài của các đối tượng nhận thức. Còn tư duy lý
9
luận là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, là sự phủ định của tư duy kinh
nghiệm. Quá trình hình thành tư duy lý luận gắn liền với sự phát triển của
khoa học, của thực tiễn lịch sử - xã hội.
1.1.2 Về vai trò của tư duy lý luận
Ph.Ăngghen cho rằng: "Dù người ta tỏ ra khinh thường tư duy lý luận
như thế nào đi nữa, nhưng không có tư duy lý luận thì người ta không thể liên
kết hai sự kiện trong giới tự nhiên với nhau được, hay không thể hiểu được mối
liên hệ giữa hai sự liên kết đó" [41, tr.508]. Theo Ph.Ăngghen, tư duy lý luận
có một vai trò đặc biệt quan trọng, vì một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh
cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận. Đồng thời, trong khi
nhấn mạnh tới vai trò của nó, Ph.Ăngghen cũng lưu ý ngay rằng:
Tư duy lý luận của mỗi một thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đại
chúng ta, là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác
nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất
khác nhau. Thế cho nên cũng như bất kỳ khoa học nào khác, khoa
học về tư duy là một khoa học lịch sử, là khoa học về sự phát triển
lịch sử của tư duy con người [41, tr.487].
Trong cuốn: "Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến
nay" của Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt và Lê ngọc Tòng [72],
các tác giả đã cho rằng: tư duy lý luận có vai trò to lớn trong quá trình đổi mới
và phát triển đất nước. Do vậy, để đổi mới xã hội, trước hết phải đổi mới tư
duy lý luận, đặc biệt là tư duy kinh tế. Đây là tiền đề nhận thức của đổi mới.
Hình thành nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam trong những hoàn cảnh, điều kiện mới của tình hình trong
nước và thế giới là điểm cốt lõi, căn bản nhất của lý luận đổi mới ở nước ta từ
giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX cho đến nay. Thực tiễn xã hội đã khách quan hoá
vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của lý luận và tư duy lý luận đối với sự phát
triển của đất nước và dân tộc ta. Đổi mới tư duy lý luận của Đảng, do đó là vấn
đề cấp bách, bức xúc đối với sự lãnh đạo của Đảng đồng thời là vấn đề cơ bản,
10
lâu dài, có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng nước ta. Ở vị trí Đảng cầm
quyền, có trọng trách lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo xã hội đi tới chủ nghĩa xã
hội, thực hiện lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng
phải thường xuyên tự đổi mới chính mình để thúc đẩy đổi mới xã hội, mà trước
hết là đổi mới tư duy lý luận để nâng cao trình độ và năng lực lý luận của Đảng
cầm quyền.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng thời kỳ
đổi mới đã nhấn mạnh: "Nói đổi mới tư duy, điều căn bản là phải đổi mới tư
duy lý luận" [36, tr.95]. Bởi, tư duy lý luận là tư duy ở cấp độ cao, dựa trên
các công cụ là khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận, hướng tới phân tích,
tổng hợp, khái quát để tìm ra bản chất, quy luật của hiện thực khách quan, từ
đó định hướng, hướng dẫn hoạt động thực tiễn của con người và sáng tạo tri
thức mới.
Trong bài: "Đổi mới tư duy lý luận - khâu đột phá và cơ bản trong quá
trình đổi mới ở nước ta" của tác giả Lê Thị Thanh Hà [24] cho rằng: tư duy lý
luận có vai trò: nắm bắt, tái tạo hiện thực khách quan không phải bằng những
khái niệm thông thường mà bằng những khái niệm khoa học trên cơ sở tổng kết
thực tiễn điển hình. Do đó, những khái niệm này giúp tư duy con người có thể
đi sâu vào bản chất sự vật, vạch ra qui luật và tính qui luật của các sự vật, hiện
tượng và dĩ nhiên quá trình này không phải là hành động giản đơn, bất chợt,
vụn vặt, rời rạc mà có quy trình, có hệ thống, mang tính chỉnh thể và tính khái
quát cao, tính lô gic chặt chẽ. Vì vậy, sản phẩm của tư duy lý luận đạt tới trình
độ lý luận. Do vậy, tư duy lý luận không những giúp cho nhận thức của con
người trở thành nhận thức lý luận khoa học mà còn chỉ ra những phương hướng
mới cho hoạt động thực tiễn của con người, làm cho hoạt động đó mang tính
chủ động, tự giác, sáng tạo hơn.
Theo Nguyễn Mạnh Cương [12] thì tư duy lý luận sản sinh ra các tri thức
gián tiếp có nội dung là những quy định tất yếu, bản chất và phản ảnh khách
thể dưới hình thức cái phổ biến. Những tri thức lý luận được duy trì và hoạt
11
động thông qua các hình thức logic như khái niệm, phán đoán và suy lý... Tư
duy lý luận là cấp độ nhận thức cao nhất của con người, có vai trò quan trọng
vượt hẳn so với tư duy kinh nghiệm trong việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn của
con người. Với khả năng thâm nhập vô hạn vào bản chất và quy luật của thế
giới đối tượng, tư duy lý luận chỉ đạo có hiệu quả nhất đối với thực tiễn của con
người trong hiện tại và cả tương lai. Về lâu dài tư duy lý luận có thể tạo ra
những mô hình lý luận phù hợp với hiện thực khách quan chỉ đạo thực tiễn
ngày càng có hiệu quả.
Theo tác giả Nguyễn Thị Bạch Vân [91] thì: Tư duy lý luận có vai trò rất
quan trọng đối với hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy, để cải tạo thế
giới, làm chủ tự nhiên và xã hội thì con người cần phải có và không ngừng
nâng cao trình độ tư duy lý luận. Lý luận, các chủ trương, chính sách không ra
đời một cách trực tiếp mà là kết quả của những sự trừu tượng khoa học dựa
trên cơ sở thực tiễn.
Trong cuốn: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý
luận Mác- Lênin ở trường chính trị tỉnh" của Trần Viết Quang [68]. Tác giả
dẫn lời cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói: Cuộc sống ngày càng phức
tạp, nhiệm vụ khó khăn, thời đại diễn ra nhanh chóng thì lý luận càng trở nên
thiết yếu như cơm ăn và nước uống hằng ngày.
Trong cuốn: "Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới" của Trần Nhâm [49]
đã khẳng định: quá trình đổi mới ở Việt Nam trong những năm qua bắt đầu từ
tư duy lý luận. Đồng thời, đổi mới cũng giúp Đảng ta đã trưởng thành về tư
duy lý luận. Do vậy, tư duy lý luận có vai trò vô cùng quan trọng trong quá
trình đổi mới. Theo đó, để đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao
của thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
Đảng ta phải tiếp tục nâng cao hơn nữa tư duy lý luận, năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của mình, xây dựng và chỉnh đốn Đảng ta thành một Đảng trí tuệ, đủ
sức giải quyết thành công những vấn đề do cuộc sống đặt ra, xứng đáng là
12
người cầm lái, dẫn đường, vững vàng trước mọi thử thách, tiếp tục đưa sự
nghiệp đổi mới đi vào thế kỷ XXI với quyết tâm không gì lay chuyển nổi.
- Trong cuốn: "Đổi mới phong cách tư duy" của Phạm Như Cương [13].
Cuốn sách đã chỉ ra vai trò to lớn của tư duy lý luận và khẳng định rằng: trong
quá trình đổi mới tư duy mấy năm nay mà chúng ta đang thực hiện, chính đang
đòi hỏi một sự đột phá lớn về lý luận. Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh đã
nhiều lần nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của lý luận tiền phong, về
những yêu cầu nghiêm khắc về trí tuệ và đạo đức của người làm công tác khoa
học, làm lý luận, đặc biệt là phải rèn luyện được phong cách tư duy biện chứng,
bám sát thực tiễn để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, phát triển lý luận.
1.1.3. Nâng cao năng lực tư duy lý luận
Năng lực tư duy lý luận là một trong những phạm trù quan trọng của nhận
thức luận được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình,
những bài viết đề cập đến bản chất, cấu trúc và vai trò của năng lực tư duy lý
luận, từ đó làm sâu sắc thêm lý luận nhận thức và làm cơ sở lý luận cho việc
nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay.
Năng lực được hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất, "khả năng, điều kiện chủ
quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó"; thứ hai, "phẩm
chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt
động nào đó với chất lượng cao" [52, tr.656]. Tư duy là giai đoạn cao của quá
trình nhận thức, đi sâu vào bản chất, phát hiện ra những quy luật của sự vật,
hiện tượng. Cho nên, năng lực tư duy chính là khả năng, tập hợp những phẩm
chất sinh lý và tâm lý của chủ thể đáp ứng cho nhu cầu nhận thức thế giới của
con người.
Trong bài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp huyện ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Đức Quyền [71] cho rằng:
"Năng lực tư duy lý luận là khả năng tư duy về những vấn đề chung, tổng thể,
toàn vẹn, nắm bắt đối tượng trong tính chỉnh thể của sự tồn tại, vận động và
phát triển; đó là khả năng tư duy khoa học, sáng tạo trong sử dụng các khái
13
niệm, phạm trù để phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá
nhằm đem lại những tri thức mới mang tính chính xác, sâu sắc, chặt chẽ, lôgíc
và có hệ thống..., phù hợp với quy luật khách quan của hiện thực. Năng lực tư
duy lý luận có sức mạnh đưa lý luận vào cuộc sống, cụ thể hoá lý luận thành
mục tiêu, phương hướng, giải pháp khả thi để giải quyết các vấn đề của cuộc
sống một cách có hiệu quả".
Trong bài: "Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi mới tư duy" của
tác giả Nguyễn Ngọc Long [38] đã phân tích về năng lực tư duy lý luận và vai
trò của nó trong đổi mới tư duy, thông qua việc nâng cao năng lực tư duy là sự
ảnh hưởng đến hiệu quả công việc thực tế. Đất nước ta bắt đầu bước vào thời
kỳ đổi mới, tiến lên xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa thì việc nâng cao năng lực tư duy lý luận có ý nghĩa rất quan trọng đối
với các chủ thể kinh tế trong việc đưa ra những định hướng, chiến lược phát
triển của mình. Bài viết là tài liệu quan trọng có ý nghĩa và giá trị tham khảo
khi nghiên cứu đề tài.
Trong bài: "Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
hiện nay" của tác giả Hồ Bá Thâm [84] đã cho rằng: năng lực tư duy thuộc về
tư chất của chủ thể tư duy, đồng thời do môi trường kinh tế - xã hội, chính trị
xã hội, nền tảng văn hóa, khoa học của xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến
năng lực tư duy lý luận của con người. Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn là yếu tố
cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy lý luận của con người.
Luận án: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ giảng viên các
trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay" của Cao
Thị Hà [23] đề cập tới năng lực tư duy lý luận là năng lực đặc trưng riêng có ở
con người. Vì thế khi nói về tư duy thường người ta cũng quan tâm đến năng
lực và trình độ tư duy của các chủ thể. Năng lực là khả năng, điều kiện chủ
quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động tâm lý nào đó; là phẩm
chất đạo đức, là quá trình tâm sinh lý tạo khả năng để hoàn thành một hoạt
động nào đó với một chất lượng cao. Năng lực tư duy còn thể hiện ở năng lực
14
nhận thức và vận dụng lý luận vào thực tiễn đời sống; ngoài ra năng lực tư duy
của chủ thể hoạt động còn biểu hiện ở chỗ biết tổng kết kinh nghiệm, khái quát
hóa kinh nghiệm thực tiễn thành lý luận và xây dựng mô hình lý luận mới phù
hợp với sự vận động và phát triển của thực tiễn.
Luận án: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay" của Dương Minh Đức
[22]. Năng lực tư duy chính là khả năng, tổng hợp những phẩm chất sinh lý và
tâm lý, trí tuệ của chủ thể đáp ứng cho nhu cầu nhận thức thế giới của con
người. Hoạt động tư duy không chỉ dừng lại ở mức độ chép lại, chụp lại mà tư
duy còn mang tính sáng tạo. Đây không những là cơ sở giúp con người có thể
hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả, mà còn giúp cho con người tạo ra
những cái không có sẵn, hình thành tự nhiên thứ hai của mình thông qua hoạt
động thực tiễn. Phương pháp tiếp cận vấn đề khác nhau chính là biểu hiện trình
độ khác nhau của năng lực tư duy.
Đề tài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
quận Dương Kinh, Thành phố Hải phòng hiện nay" của Nguyễn Thành
Nguyên [51]. Tác giả cho rằng, năng lực tư duy còn thể hiện ở năng lực lựa
chọn các vấn đề có liên quan để liên kết các hình thức tư duy để trên cơ sở đó
chỉ ra một hoặc một số suy luận nhất định.
Luận án: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ giảng
dạy ở các trường chính trị tỉnh" của Nguyễn Đình Trãi [87]. Công trình cũng
nêu bật các đặc trưng cơ bản của tư duy kinh nghiệm, sự khác nhau của nó với
tư duy lý luận khoa học, năng lực tư duy lý luận và trình độ tư duy lý luận. Từ
sự phân tích sâu sắc những yếu tố cấu thành năng lực tư duy lý luận, những yếu
tố ảnh hưởng tới năng lực tư duy lý luận như tác động về mặt sinh học và
những tác động về mặt xã hội, tác giả khẳng định rằng: Năng lực tư duy nói
chung, năng lực tư duy lý luận nói riêng, chủ yếu là sản phẩm của lịch sử xã
hội, sản phẩm của môi trường hoạt động, của sự học tập và rèn luyện của chủ
thể tư duy.
15
1.2. TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CHO CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP TỈNH
Cuốn sách: "Tư duy lý luận với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, chỉ
đạo thực tiễn" của Trần Thành [80] cho rằng: thực trạng hiện nay là cán bộ
lãnh đạo quản lý bị ảnh hưởng bởi tư duy kinh nghiệm, tư duy bao cấp "Ảnh
hưởng của tư duy kinh nghiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh hiện
nay biểu hiện ở chỗ một số người chưa có tầm nhìn xa trông rộng, khi đề ra kế
hoạch không có một chiến lược lâu dài" [80, tr.42]. "Ảnh hưởng của lối tư duy
này đối với tầng lớp cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh hiện nay được biểu hiện
ở lối suy nghĩ, cách làm ăn đại khái; tác phong công tác luộm thuộm; đánh giá
cán bộ còn mang nặng cảm tính; tuyển người theo quen biết, họ hàng; lối sống
còn nặng về tình cảm" [80, tr.43].
Trong cuốn: "Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến
nay" của Tô Huy Rứa và các cộng sự [72] đã chỉ ra thực trạng và yêu cầu của
tư duy lý luận ở Việt Nam: việc đổi mới tư duy lý luận của Đảng những năm
vừa qua vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới vừa
chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng, sâu sắc của thực tiễn đất nước và của
thế giới trong thời đại ngày nay. Còn không ít vấn đề lý luận hết sức cơ bản của
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta chưa có câu trả lời thật sự sáng
rõ. Chẳng hạn, thời kỳ quá độ ở nước ta gồm mấy chặng, là những chặng nào,
nội dung và thời gian của mỗi chặng ra sao, tiêu chuẩn kết thúc thời kỳ quá độ
là gì; các tiêu thức để đánh giá hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nội
dung cơ bản của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của
nước ta là gì; ở nước ta có hình thành giai cấp tư sản không?... Thậm chí, một
vấn đề cụ thể là đảng viên có được làm kinh tế tư bản tư nhân không được đặt
ra đã 15 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ. Vẫn biết rằng các
vấn đề đã nêu và nhiều vấn đề khác không dễ trả lời, rằng nếu vội vàng đưa ra
kết luận sai thì còn tai hại hơn là chưa đưa ra câu trả lời, nhưng để quá chậm
16
chưa đưa ra được câu trả lời là một sự bất cập, yếu kém hiển nhiên, không thể
bào chữa [72, tr.482]. Nguyên nhân của thực trạng yếu kém về tư duy lý luận,
các tác giả trong cuốn sách cũng đã chỉ ra: Về sự chậm trễ của tư duy lý luận,
có ý kiến cho rằng phải chờ thực tiễn vận động đến mức chín muồi nhất định,
sự vật bộc lộ hết những đặc điểm cơ bản của nó mới có cơ sở để tổng kết, khái
quát thành lý luận. Nói như vậy là không có sức thuyết phục, bởi nếu như vậy
thì còn đâu vai trò hướng dẫn, soi đường của lý luận; hơn nữa, chẳng phải Mác
và Ăngghen đã từng đưa ra những kết luận lý luận nổi tiếng về cách mạng vô
sản ngay trong những ngày cuộc nội chiến ở Pháp, Công xã Pa-ri đang diễn ra;
Lênin đã rút ra nhiều kết luận vĩ đại chỉ từ một ngày lao động thứ bảy cộng sản;
những kết luận của Đảng ta về khoán sản phẩm trong nông nghiệp cũng được
rút ra khá nhanh khi thực tiễn mới diễn ra ở một số địa phương, ý kiến còn khá
khác nhau [72, tr.482].
Trong bài: "Vai trò của Triết học Mác - Lênin trong đổi mới tư duy lý
luận ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Lê Văn Quang [67] đã chỉ ra thực trạng
"tư duy lý luận Việt Nam bước đầu đã phản ánh được những phát triển mới của
thế giới, như sự phát triển của sản xuất vật chất, sự xuất hiện của kinh tế tri
thức, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại;
quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra, sự thích nghi và phát triển cao của chủ
nghĩa tư bản, sự trì trệ và xuất hiện khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện
thực. Nhờ phân tích cụ thể tình hình cụ thể trong sự vận động, phát triển không
ngừng của thế giới đương đại, chúng ta đã bổ sung cho mình sự hiểu biết mới
và từng bước điều chỉnh chủ trương, chính sách phát triển cho phù hợp với
thực tiễn".
Trong bài: "Tổng kết thực tiễn - một nhiệm vụ trọng yếu của công tác lý
luận hiện nay" của Nguyễn Phú Trọng [88] cho rằng: hiện nay: "công tác lý
luận vẫn còn lạc hậu, việc tổng kết thực tiễn vẫn còn yếu kém, chưa theo kịp sự
phát triển và yêu cầu của cách mạng... phương pháp tư duy vẫn chưa vươn tới
tầm biện chứng, còn dừng lại ở trình độ cảm tính, ở chủ nghĩa kinh nghiệm
17
hoặc phần nào còn mang tính thực dụng. Rất nhiều vấn đề chúng ta vẫn chưa
kết luận được". Vì vậy, đòi hỏi phải tiếp tục có những đổi mới mang tính bước
ngoặt về tư duy lý luận.
Trong bài: "Tư duy lý luận chính trị của cán bộ lãnh đạo và quản lý ở
Việt Nam hiện nay" của tác giả Đặng Nguyên Hà [25]. Ở Việt Nam hiện nay,
đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý (cán bộ lãnh đạo và quản lý thuộc hệ thống
chính trị) được hình thành từ nhiều nguồn, nhưng đều trưởng thành từ công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ được tuyển chọn và bổ nhiệm vào các
chức vụ lãnh đạo và quản lý thuộc hệ thống chính trị theo quy định chặt chẽ và
nghiêm ngặt, trên cơ sở tham gia ý kiến của nhiều tổ chức chính trị, tổ chức xã
hội và nhân dân. Đa số họ có hiểu biết nhất định về một chuyên môn nghề
nghiệp nào đó, đồng thời có hiểu biết ở trình độ cơ bản về lý luận chính trị
(trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ về lý luận chính
trị). Họ được trang bị kiến thức ở trình độ cơ bản về lý luận chính trị tại các
khóa học của các trường chính trị các cấp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, trình độ tư duy lý luận chính trị của nhiều cán
bộ lãnh đạo và quản lý cũng còn những hạn chế như sau: Thứ nhất, nhiều cán
bộ thiếu hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới nói
chung, ở trong nước nói riêng. Ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo và quản lý, tư
duy chủ yếu là tư duy kinh nghiệm (trực quan, cảm tính); tư duy lý luận còn
hạn chế. Do đó, tuy có bằng cấp, nhưng họ vẫn lúng túng trong việc hoạch định
kế hoạch công tác cũng như tổ chức thực tiễn ở địa phương mà mình phụ trách,
tức là họ có bằng cấp nhưng không có thực học; Thứ hai, nhiều cán bộ không
nắm bắt đầy đủ và chính xác tình hình thực tiễn đất nước. Yêu cầu quan trọng
và cần thiết đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp là phải hiểu biết
các mặt, lĩnh vực của đất nước và địa phương; Thứ ba, nhiều cán bộ còn yếu
kém trong việc tổng kết thực tiễn.
Luận án: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý
luận Mác - Lênin ở các trường Chính trị tỉnh" của Nguyễn Đình Trãi [87].
18
Luận án đã phân tích thực trạng về năng lực tư duy lý luận của cán bộ giảng
viên giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trương chính trị tỉnh một cách cụ thể,
thực tế trên cơ sở khảo sát qua những nội dung như: những điểm mạnh chủ yếu
trong năng lực tư duy lý luận của cán bộ giảng viên giảng dạy lý luận Mác -
Lênin ở các trương chính trị tỉnh hiện nay; một số biểu hiện yếu kém về năng
lực tư duy lý luận; nguyên nhân yếu kém về tư duy lý luận. Qua đó, tác giả
luận án đã khẳng định nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng viên
giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trương chính trị tỉnh là một yêu cầu tất yếu
của sự nghiệp đổi mới.
Trong tác phẩm: "Thực trạng tư duy lý luận của lãnh đạo quản lý nước
ta hiện nay. Trong quá trình học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh" của
Nguyễn Thế Kiệt [31]. Thực tế những năm qua cho thấy, cán bộ lãnh đạo, quản
lý ở nước ta đã năng động triển khai Nghị quyết của Trung ương cũng như tổng
kết kinh nghiệm thực tiễn, góp phần khuyến nghị với trung ương kịp thời bổ
sung, phát triển lý luận và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý vẫn
còn trông chờ sự chỉ đạo của trung ương, chưa mạnh dạn đề xuất những biện
pháp sáng tạo, phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương. Vì thế, nhiều vấn đề
nảy sinh từ thực tế chưa được giải quyết kịp thời khiến họ lúng túng, bị động.
Trong khi đó, sự nghiệp đổi mới của đất nước đòi hỏi phải kịp thời tổng kết
thực tiễn, đề xuất được những giải pháp góp phần chỉ đạo hoạt động thực tiễn.
Trong công trình khoa học: "Tiếp tục đổi mới công tác lý luận trong tình
hình hiện nay - vấn đề và giải pháp" của tác giả Phạm Ngọc Quang [66] đã
khẳng định:
Không thể phủ nhận thực tế là, qua thực tiễn đổi mới và học tập lý
luận, năng lức lý luận của Đảng, của dân tộc ta đã được nâng lên;
quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta ngày càng được làm rõ hơn. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý của Đảng và Nhà nước ta đã có bước trưởng thành về nhiều mặt,
19
chẳng những đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị,
mà còn góp phần hoạch định ra đường lối, chủ trương đổi mới đúng
đắn. Song cũng không thể không thấy rằng để đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng một nước nghèo,
đạt mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh" trong khung cảnh đầy những biến động mạnh mẽ đang diễn ra
hiện nay, không ít vấn đề mới dã xuất hiện mà việc giải đáp chúng
còn rất chậm trễ. Một nguyên nhân quan tọng dẫn tới tình trạng đó là
nhiều vấn đề cấp bách trong lý luận và thực tiễn chưa được tổng kết,
giải đáp đến nơi đến chốn; những chủ trương, chính sách đúng đắn đã
được đề ra, song chưa được nhận thức sâu sắc, chưa thật sự thống
nhất, thậm chí chưa thông suốt, chậm được triển khai, tổ chức thực
hiện hoặc thực hiện một cách sai, kém hiệu quả... [66, tr.42-43].
Theo đó, công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu, càng nhiều vấn đề cần
phải lý giải từ mặt lý luận, theo đó, cần nâng cao năng lực tư duy lý luận cho
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp trong quá
trình đổi mới.
Luận án: "Phát triển năng lực tư duy lý luận của cán bộ chính trị cấp
trung đoàn quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Văn Dũng
[15]. Luận án đã tìm hiểu thực trạng năng lực tư duy lý luận của cán bộ chính
trị cấp trung đoàn hiện nay, ảnh hưởng đến năng lực tư duy lý luận như: biểu
hiện bị động trước các tình huống phức tạp của thực tiễn về lãnh đạo, quản lý,
chỉ huy đơn vị; những khuyết điểm về kỷ luật, đoàn kết, quan hệ quân dân của
đơn vị là những khuyết điểm thường lặp lại nhưng thiếu bài học kinh nghiệm
để khắc phục triệt để, những bài học thành công chưa được phát huy và nhân
rộng; năng lực tổng kết thực tiễn xây dựng đơn vị, tổ chức cơ sở đảng, tổng kết
kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị, kinh nghiệm vận động quần
chúng và đoàn kết quân dân... còn có lĩnh vực chưa được quan tâm đồng đều,
20
thiếu tính chủ động tổng kết kinh nghiệm, phát hiện vấn đề... mà thiên về máy
móc theo hướng dẫn của cấp trên, theo các đợt tổng kết của cấp trên.
Luận án: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay" của Dương Minh Đức
[22]. Tác giả luận án đã chỉ ra thực trạng năng lực tư duy lý luận của cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở vùng Sông Hồng hiện nay có năng lực tư duy
chính trị nhạy bén. Cùng với đó, họ còn là những người có thế mạnh về kinh
nghiệm chỉ đạo thực tiễn. Đa số họ là những người có quá trình lăn lộn và
trưởng thành từ hoạt động thực tiễn tại địa phương và do vậy, ở họ luôn có
những năng lực nhất định trong việc vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào
xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trên địa
bàn của mình. Với năng lực này, họ có khả năng dự báo xu hướng phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương để từ đó đề ra được những phương hướng, giải
pháp cụ thể cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên,
năng lực tư duy lý luận của đội ngũ này cũng còn một số hạn chế. Đó là bệnh
kinh nghiệm chủ nghĩa, giáo điều, chủ quan, tư duy lôgíc yếu. Về cơ bản, có
thể nói, một phần đội ngũ cán bộ này còn mang nặng lối tư duy theo đường
mòn, duy ý chí trong suy nghĩ và hành động, có tâm lý ngại thay đổi, ngại va
chạm và khi gặp khó khăn thì thường đổ lỗi cho khách quan, nhanh chóng
quay lại cách làm cũ; lấy các mong muốn cá nhân áp đặt cho thực tế, lấy nhu
cầu, nguyện vọng chủ quan thay cho khả năng hiện thực, lấy ý muốn, ý chí của
người lãnh đạo làm điểm xuất phát, bất chấp quy luật khách quan.
"Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận
chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các tỉnh phía Bắc Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào" của Khăm Phủi Chăn Thavadi [30] đã chỉ ra thực trạng nâng
cao trình độ nhận thức, lý luận chính trị cho cán bộ đảng viên, cán bộ chủ chốt
của các cơ quan đảng, chính quyền các cấp và các cơ quan đơn vị trong ở các
tỉnh phía Bắc Lào. Theo số liệu thống kê từ các ban tổ chức tỉnh ủy của 8 tỉnh
phía Bắc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
21
trình độ lý luận chính trị được tiến hành đồng bộ ở cả 3 chương trình: đào tạo,
bồi dưỡng lý luận chính trị thời gian 45 ngày cho cán bộ cơ sở tuyến huyện,
bản và cụm bản; học tập tại các trường chính trị và hành chính tỉnh và Học viện
Chính trị quốc gia Lào theo chương trình trung cấp và cao cấp lý luận chính trị
(đối với các tỉnh phía Bắc được đào tạo ở Trường Chính trị và Hành chính tỉnh
Luông Pha Băng và Trường Chính trị và Hành chính tỉnh U Đôm Xay). Trong
các năm 2015-2017, đã có 27.730 cán bộ các cấp được tham gia các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (trong đó có 2.630 cán bộ nữ); 2.847
cán bộ (457 cán bộ nữ) tham gia các khóa bồi dưỡng và học cao cấp lý luận
chính trị; 3.160 cán bộ (621 cán bộ nữ) được bồi dưỡng và đào tạo trình độ
trung cấp lý luận chính trị; 2.772 cán bộ (619 cán bộ nữ) hoàn thành chương
trình bồi dưỡng và đào tạo trình độ sơ cấp lý luận chính trị. Đây được coi là
một kết quả quan trọng trong tổng thể công tác cán bộ của Đảng, đặc biệt là
trong đào tạo cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị của Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào nói chung và với các tỉnh phía Bắc Lào nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó những kết quả đạt cũng cho thấy còn nhiều hạn
chế, bất cập. Ở một số tỉnh và huyện, việc tổ chức các khóa học, các lớp bồi
dưỡng còn chưa chặt chẽ về kế hoạch, việc cử cán bộ đi học chưa gắn với quy
hoạch cán bộ của cấp ủy; hệ thống quy chế, quy định về đào tạo bồi dưỡng
trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ theo phân cấp có nơi còn chưa rõ rang, cụ
thể. Trong công tác giảng dạy và học tập, chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo
viên còn chưa đồng đều, nhiều đồng chí còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh
nghiệm, chưa đủ năng lực để giải đáp các vấn đề mới về lý luận và thực tiễn
cho học viên. Ở một số lớp học, tinh thần phấn đấu tự rèn luyện, tự học tập của
cán bộ còn thấp, chưa thực sự cầu thị. Việc bảo đảm ngân sách cho các chương
trình đào tạo cũng như chính sách cho cán bộ đi học còn thấp, chưa đáp ứng
đúng, đủ theo nhu cầu thực tế đặt ra
Luận án: "Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ đảng viên Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào trong giai đoạn cách mạng hiện nay" của Bun Phết
22
Xu Ly Vông Xắc [6]. Luận án đã chỉ ra thực trạng năng cao trình độ tư duy lý
luận cho cán bộ đảng viên Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong giai đoạn
cách mạng hiện nay là còn ảnh hưởng của tư duy truyền thống, "tư duy truyền
thống toát lên một đặc điểm đó là tư duy mang đậm mầu sắc kinh nghiệm".
"Ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh
hiện nay biểu hiện ở chỗ một số người chưa có tầm nhìn xa trông rộng, khi đề
ra kế hoạch không có một chiến lược lâu dài. Chẳng hạn xét trên bình diện vĩ
mô của tỉnh, thành phố, chúng ta thấy xây dựng, thiết kế, quy hoạch… chỉ được
vài năm đã thấy bất cập, bất hợp lý và thế là lại sửa gây nên biết bao lãng phí
về của cải, thời gian, công sức"; Ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ dẫn đến lối
tư duy siêu hình vụn vặt; Ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan
liêu bao cấp trước năm 1986.
Luận án tiến sĩ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh
phía Nam Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay"
của Bun Xợt Thăm Ma Vông [4] tác giả phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp huyện ở Nam Lào là còn bị ảnh hưởng nặng nề của tư duy kinh
nghiệm, tư duy giáo điều. Đặc biệt, Miền Nam Lào bị ảnh hưởng của chiến
tranh, do đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở đây chủ yếu vẫn dùng tư
duy kinh nghiệm để giải quyết công việc, ít học tập và vận dụng tư duy lý luận.
1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA CÁN BỘ CHỦ
CHỐT CẤP TỈNH
Về giải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp
tỉnh có một số những công trình nghiên cứu sau:
Theo tác giả Trần Văn Phòng trong bài: "Giải pháp nâng cao năng lực
tư duy biện chứng, chống bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm và chủ quan duy ý
chí" [59] cho rằng, để nâng cao năng lực tư duy biện chứng, tư duy lý luận cần
chống bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều và bệnh chủ quan duy ý chí. Bởi đây
là căn bệnh của chế độ cũ, căn bệnh trước đây của thời kỳ chưa đổi mới, nó cản
23
trở việc nâng cao năng lực tư duy biện chứng, tư duy lý luận. Và để nâng cao
năng lực tư duy biện chứng, tư duy lý luận cần tăng cường tổng kết kinh
nghiệm, đặc biệt phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
trong nhận thức cũng như trong hành động.
Trong bài: "Ph.Ăngghen bàn về những điều kiện hình thành tư duy lý
luận" của tác giả Ngô Đình Xây [93] đã cho rằng: Muốn có tư duy lý luận, phải
có sự nghiên cứu nghiêm túc toàn bộ lịch sử triết học. Bởi vì tư duy lý luận, ở
mỗi người chúng ta, chỉ tồn tại dưới dạng năng lực tiềm tàng và chính việc
nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học toàn bộ tư tưởng triết học của nhân
loại sẽ giúp cho năng lực "ấy trở thành hiện thực".
Trong công trình khoa học: "Tiếp tục đổi mới công tác lý luận trong tình
hình hiện nay - vấn đề và giải pháp" của Phạm Ngọc Quang [66] cho rằng: để
nâng cao năng lực tư duy lý luận cần: đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận,
tổng kết thực tiễn nhằm tiếp tục làm sáng tỏ hơn nữa lý luận về chủ nghĩa xã
hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội; Trên cơ sở Luật khoa học, hình
thành quy chế dân chủ trong nghiên cứu lý luận; Hoàn thiện cơ chế về mối
quan hệ giữa cơ quan lý luận với các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
để tạo thị trường cho công tác lý luận, cho người là công tác lý luận; Phát huy
vai trò của các cơ quan lý luận, của các tổ chức hội những người làm công tác
lý luận trong việc quy tụ lực lượng, tổ chức nghiên cứu lý luận và tổng kết thực
tiễn; Đổi mới công tác giáo dục trong Đảng và trong xã hội về chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Tổ chức lại một cách căn bản hệ thống đào
tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng và cán bộ quản lý của Nhà nước theo hướng tập
trung đầu mối, tránh trùng lặp trong nội dung đào tạo, tạo sự liên thông về
chứng chỉ học tập. Phát huy vai trò trung tâm nghiên cứu và giảng dạy lý luận
của học viện CTQG Hồ Chí Minh; Đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ
làm công tác lý luận. Nâng cao trình độ phương pháp luận duy vật biện chứng,
hiện đại hóa các phương pháp tiếp cận cụ thể để nâng cao chất lượng nghiên
cứu lý luận; Đổi mới chính sách đối với cán bộ làm công tác lý luận, tạo điều
24
kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ này tiếp cận sâu sắc với thực tiễn cuộc sống;
Tăng cường đầu tư ngân sách cho hoạt động lý luận; Mở rộng hoạt động quốc
tế và tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác lý luận.
Trong bài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp huyện ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Đức Quyền [71] muốn nâng
cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện cần: "Tiếp
tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo bước chuyển biến tích cực về
đời sống vật chất, văn hoá, trình độ dân trí cho cán bộ và nhân dân; Đặc biệt
quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục và đào tạo nhằm không ngừng nâng cao
trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận, khả năng
nắm bắt, xử lý thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp huyện; đồng thời, nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho họ; Cần
thực hiện việc bố trí, sử dụng cán bộ dựa trên tiêu chuẩn về năng lực tư duy lý
luận. Và muốn vậy, phải động viên, khuyến khích họ thường xuyên trau dồi và
rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Năng lực tư duy lý luận của
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện cần phải được trau dồi, rèn luyện thường
xuyên và phải thông qua hoạt động thực tiễn ở cơ sở để rèn luyện, biến tri thức
và phương pháp tư duy thành sức mạnh vật chất. Chỉ có như thế mới tạo ra cho
họ thói quen tư duy khoa học, tính linh hoạt, nhạy cảm, chính xác trong suy
nghĩ cũng như trong hành động".
Trong bài: "Tư duy lý luận chính trị của cán bộ lãnh đạo và quản lý ở
Việt Nam hiện nay" của tác giả Đặng Nguyên Hà [25]. Để nâng cao năng lực tư
duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cần: tăng cường giáo dục tư duy lý
luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý; phải đổi mới nội dung giáo dục tư
duy lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý theo hướng thực
học; phải đổi mới phương pháp giáo dục tư duy lý luận chính trị cho đội ngũ
cán bộ lãnh đạo và quản lý.
Trong bài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay" của Nguyễn Thành Chung [9] cho
25
rằng, để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ này, cần tiến hành đồng
thời, đồng bộ một số giải pháp chủ yếu, khả thi và thiết thực như: nâng cao
trình độ học vấn tạo ra cơ sở nền tảng để đối tượng được đào tạo nâng cao năng
lực tư duy lý luận, muốn nâng cao năng lực tư duy lý luận thì không thể không
nâng cao trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật. Tri thức và năng lực tư duy lý
luận có liên hệ và sự tác động biện chứng với nhau. Phải dựa trên một lượng tri
thức nhất định, con người mới có một năng lực tư duy lý luận thực sự. Chỉ có
đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo thì đội ngũ cán bộ mới nghiên cứu, học
tập nắm chắc quan điểm của lý luận mác xít, trong đó tinh thần cốt lõi là
phương pháp tư duy biện chứng duy vật, chỉ có giáo dục mới trang bị những
kiến thức cần thiết cho họ, giúp họ hoàn thiện nhân cách cá nhân, nâng cao
năng lực tư duy và phẩm chất đạo đức để làm chủ và xây dựng xã hội mới.
Trong cuốn: "Triết học và đổi mới" của tác giả Dương Phú Hiệp [28] đã
cho rằng, để nâng cao tư duy, đặc biệt là tư duy lý luận, nhiệm vụ của các nhà
triết học là vô cùng quan trọng. Do vậy, cần phải học tập và vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng trong việc nâng cao
năng lực tư duy lý luận. Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân của sự lạc hậu về
nhận thức lý luận ở nước ta hiện nay là phải khắc phục tư duy kinh nghiệm
chứ không được dừng lại ở trình độ tư duy kinh nghiệm, phải đạt tới trình độ
tư duy lý luận.
Trong bài: "Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho sinh viên thông qua
giảng dạy triết học" của Nguyễn Thị Bạch Vân [91] cho rằng: Có nhiều con
đường để con người nâng cao trình độ tư duy lý luận. Một trong những con
đường đó là giáo dục triết học, bởi vì triết học là thế giới quan và phương
pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Giáo dục triết
học có vai trò quan trọng để góp phần hình thành tư duy lý luận cho con
người nói chung và cho sinh viên nói riêng. Đương nhiên, triết học mà chúng
ta cần giáo dục cho sinh viên là triết học đúng đắn, chứ không phải là bất kỳ
triết học nào. Triết học đúng đắn là triết học duy vật biện chứng (triết học
26
Mác - Lênin); đó là sự xem xét giới tự nhiên cũng như xã hội và tư duy con
người một cách khoa học.
Trong bài: "Vai trò của Triết học Mác - Lênin trong đổi mới tư duy lý
luận ở Việt Nam hiện nay" của Lê Văn Quang [67] đã chỉ ra: lý luận triết học
có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ,
đảng viên, công chức Nhà nước. Tư duy triết học không chỉ là cơ sở để nâng
cao tư duy lý luận cho cán bộ của Đảng, công chức của Nhà nước, mà còn góp
phần xây dựng các đề án trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng để ngang tầm với
nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Quá trình hoàn
thiện lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam không thể không có sự tham gia của lý luận triết học. Do vậy, việc
nâng cao năng lực nhận thức các vấn đề cơ bản của triết học mácxít và không
ngừng hoàn thiện phương pháp tư duy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đổi
mới nhận thức, đổi mới tư duy lý luận.
Trong bài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý
luận Mác - Lênin ở các trường Chính trị tỉnh" của Nguyễn Đình Trãi [87].
Luận án đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu: Trau rồi và rèn luyện phương
pháp tư duy biện chứng duy vật; Tăng cường tổng kết thực tiễn; Tiếp tục đổi
mới công tác đào tạo, bố trí, sử dụng giảng viên đông thời phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo trong việc tự phấn đấu, rèn luyện nâng cao năng lực tư
duy lý luận.
Trong bài: "Chống bệnh kinh nghiệm, giáo điều, đổi mới tư duy lý luận"
của Nguyễn Ngọc Long [38]. Tác giả đã đưa ra một số nguyên tắc phát triển tư
duy lý luận như: Nâng cao năng lực tư duy lý luận phải từng bước gắn với sự
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí cho cán bộ, đảng viên và nhân dân;
Nâng cao năng lực tư duy lý luận gắn liền với việc nâng cao trình độ học vấn,
chuyên môn nghiệp vụ và tăng cường rèn luyện đạo đức cách mạng. Qua đó
giúp cho việc kế thừa một cách có chọn lọc quan điểm về tư duy lý luận để đi
27
sâu vào nghiên cứu năng lực tư duy lý luận của đội ngũ giảng viên các trường
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Đề tài: "Nâng cao trình độ lý luận chính cho cán bộ ở Tổng cục chính trị
Bộ quốc phòng Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện
nay" của Si Sôm Phu Tha Vi Xay [73] đã đề xuất một giải pháp như sau: thứ
nhất, đổi mới căn bản nội dung, chương trình đào tạo, bổi dưỡng; thứ hai, tiếp
tục xây dựng đội ngũ giảng viên bảo đảm về số lượng và chất lượng, thứ ba,
tiếp tục xây dựng đội ngũ giảng viên bảo đảm về số lượng và chất lượng; thứ
tư, phát huy tính tự giác, tích cực học tập của học viên; thứ năm, tăng cường
công tác quản lý, tổng kết, đánh giá chất lượng đào tạo và đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất. Để nâng cao năng lực tư duy lý luận thì điều cơ bản là con người
phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách đầy đủ, có hệ thống tri thức khoa học
và được rèn luyện trong thực tiễn đời sống. Đối với một cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở, có năng lực tư duy, nhất là tư duy lý luận thì dễ nhận biết được "tình huống
có vấn đề", có khả năng xử lý nhanh nhạy một cách có hiệu quả những nảy
sinh trong quá trình diễn biến thực tiễn địa phương.
Nguyễn Thành Nguyên [51] cho rằng: muốn phát triển tư duy lý luận
không thể không quan tâm, không coi trọng đến chủ thể tư duy. Vị trí, tầm
quan trọng và vai trò của tư duy lý luận không thể tách rời vị trí, vai trò, tầm
quan trọng của chủ thể tư duy. Do vậy, với tư cách là chủ thể tư duy, người cán
bộ lãnh đạo cần nắm vững nguyên tắc của phép biện chứng, quán triệt nguyên
tắc đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong quá trình tiếp tục sự
nghiệp đổi mới hiện nay, cần phải nắm vững phép biện chứng giữa đổi mới và
kế thừa, nguyên tắc và sáng tạo, tập trung và dân chủ, tính Đảng và tính khoa
học, kinh tế và chính trị...
Theo tác giả Nguyễn Văn Hùng [27] để có tư duy lý luận trong điều kiện
hiện nay, cần kết hợp phương pháp tư duy biện chứng với hiện thực khách
quan, mới có khả năng đạt được chân lý khách quan, hoạt động của con người
mới có được đảm bảo định hướng đúng đắn, chủ động, trở nên tự giác và đạt
28
được những kết quả nhất định. Cùng với việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa
Mác - Lênin, học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là phong
cách và phương pháp tư duy Hồ Chí Minh, là một phương hướng rèn luyện và
phát triển tư duy biện chứng của người cán bộ chủ chốt. Đó là một nội dung cơ
bản trong việc nghiên cứu Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương của Bác,
một di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.
Trong luận án: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay" của tác giả
Dương Minh Đức [22]. Để nâng cao năng lực và trình độ tư duy lý luận của đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh vùng Đồng Bằng sông Hồng, cùng với việc nâng
cao kiến thức văn hóa, xã hội, khoa học, trình độ lý luận thì việc nghiên cứu về
lôgíc học, về phép biện chứng và việc vận dụng, rèn luyện phương pháp tư duy
biện chứng là có ý nghĩa trực tiếp. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ cấp tỉnh là giải pháp cơ bản và quan trọng, mang tích quyết định
đến việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ cấp tỉnh đáp ứng
yêu cầu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
Trong bài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay qua thực tế ở tỉnh Kiên Giang" của
Vũ Đình Chuyên [10] cho rằng, các giải pháp đổi mới tư duy và quá trình đào
tạo nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện qua
khảo sát, thực tế tại Kiên Giang là phải được bồi dưỡng toàn diện, trước hết là
đường lối chính trị, quản lý nhà nước, về kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức
và kỹ năng quản lý nền kinh tế thị trường, xây dựng tư duy kinh tế mới trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường và trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh
tế quốc tế, kết hợp với việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý
luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước mở rộng đối tượng đào tạo tới đội
ngũ cán bộ là công chức cấp huyện. Tiến hành cải cách, đổi mới nội dung,
chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phù hợp với yêu cầu của quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với điều kiện nền kinh tế và bối cảnh
29
hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp
huyện cần dựa trên huyện nhiệm vụ cụ thể của từng chức danh cán bộ, xuất
phát từ mục tiêu, căn cứ vào đặc điểm của đối tượng mà đưa ra chương trình,
nội dung đào tạo thích hợp tránh tình trạng đào tạo tràn lan, lấy thành tích về số
lượng; chú trọng xây dựng chương trình đào tạo, kế thừa những mặt ưu điểm
của các chương trình đã và đang được sử dụng, bổ sung vào chương trình
những kiến thức mới phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo; khắc phục những
hạn chế, trước hết là khắc phục sự trùng lặp, dàn trải về nội dung trong chương
trình đào tạo, bồi dưỡng; đào tạo theo hướng tập trung vào nâng cao kỹ năng
tác nghiệp, thực hành cho cán bộ giảm bớt lý luận thuần tuý trong đào tạo….
Trong bài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng hiện nay" của Nguyễn Văn
Phúc [64] cho rằng, giải pháp khải thi là: nâng cao năng lực tư duy lý luận với
chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế xã hội bền vững tại địa phương hay
gắn việc đổi mới năng lực tư duy lý luận với công tác luân chuyển cán bộ, nâng
cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt. Cũng theo tác giả,
kinh tế - xã hội phát triển cũng sẽ tạo điều kiện để nâng cao dân trí cho cán bộ
và nhân dân. Khi đời sống được nâng lên, con người sẽ có điều kiện phát triển
cả về thể chất và trí tuệ. Như thế, kinh tế - xã hội phát triển là điều kiện khách
quan để phát triển, hoàn thiện cơ sở sinh học của tư duy, tạo tiền đề cho việc
phát triển năng lực trí tuệ, tư duy của chủ thể. Nếu nhân dân trên địa bàn được
nâng lên về trình độ học vấn thì đó là cơ sở để cán bộ lãnh đạo nâng năng lực
tư duy lý luận lên. Kinh tế - xã hội phát triển tạo điều kiện để cán bộ lãnh đạo
có điều kiện học tập, rèn luyện, phát triển nâng cao về mọi mặt một cách có hệ
thống. Mặt khác, kinh tế - xã hội phát triển đặt người cán bộ trước yêu cầu phải
nắm chắc thực tiễn đang phát triển, đòi hỏi cần phải lãnh đạo nó thế nào cho
đúng hướng. Từ đó mà họ có cơ hội trau dồi, rèn luyện phát triển năng lực tư
duy lý luận của mình. Chính vì vậy phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối
đổi mới của Đảng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc nâng cao năng lực tư
30
duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở. Ngược lại, chính việc nâng
cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở lại làm cho
tư duy lý luận của chúng ta thêm sắc bén, năng động và sáng tạo hơn trong quá
trình phản ánh hiện thực, kịp thời phát hiện những vấn đề đặt ra và có những đề
xuất sắc bén, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người.
Phạm Kim Thành [78] nêu lên một số giải pháp nổi bật như: trên cơ sở hệ
thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm
của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
huyện cụ thể hoá vào các chính sách của địa phương mình. Công việc đó
không đơn thuần là chỉ vận dụng một cách rập khuôn, máy móc, mà trong lãnh
đạo, người cán bộ còn phải cập nhật kịp thời những thông tin từ đời sống thực
tiễn, xử lý các thông tin ấy một cách nhanh chóng, chính xác.
"Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính
trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các tỉnh phía Bắc Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào" của Khăm Phủi Chăn Thavadi [30] cho rằng, nâng cao trình độ lý
luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp ở các tỉnh
phía Bắc cần tập trung vào các giải pháp sau: Một là, giữ vững quan điểm của
Đảng về mục tiêu, phương châm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của các cấp ủy tổ chức đảng đối với công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ. Hai là, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Hệ thống
giáo án, giáo trình phải được xây dựng khoa học, thường xuyên cập nhật các
vấn đề mới trong lý luận và thực tiễn. Đội ngũ giảng viên, giáo viên phải
thường xuyên được tập huấn về phương pháp và tư duy lý luận. Ba là, các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phải được thực hiện theo
phân cấp, ưu tiên phát triển năng lực tư duy, trình độ lý luận chính trị cho đội
ngũ cán bộ chủ chốt và đội ngũ cán bộ trong nguồn quy hoạch. Bốn là, phải có
những đổi mới chế độ chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Các công trình nghiên cứu trên đây đã có nhiều đóng góp quan trọng về
mặt khoa học, làm sáng tỏ trên nhiều phương diện về giải pháp nhằm nâng cao
31
năng tư duy lý cho đội ngũ cán bộ, nhân tài, đội ngũ trí thức và nguồn nhân
lực: phân tích làm rõ vị trí, vai trò của tư duy con người, là giữ vai trò quyết
định tất cả các tư duy khác, đặc biệt đã làm rõ vai trò quan trọng của đội ngũ trí
thức - bộ phận tinh túy nhất của tư duy lý luận trong cuộc đổi mới và sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các tác giả đã phân tích làm rõ mặt tích cực và hạn chế của việc phát
huy tư duy lý luận, phát triển (đào tạo, sử dụng, quản lý) và chỉ ra nguyên nhân
cơ bản của những hạn chế, yếu kém đó. Một số nhà khoa học đã đưa ra dược
những phương hướng cơ bản, những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển tư duy
con người, đội ngũ trí thức - nhân tài. Đặc biệt, đã có một số tác giả đã làm rõ
giải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý, đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Tóm lại: Những công trình, đề tài nghiên cứu về tư duy lý luận trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu trên trong thời gian qua, đã có
nhiều đóng góp quan trọng về mặt khoa học giúp cho tác giả luận án tiếp cận,
nghiên cứu, tham khảo, phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
1.4. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN VÀ ĐỊNH
HƯỚNG NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRIỂN KHAI GIẢI QUYẾT TRONG LUẬN ÁN
1.4.1. Khái quát các công trình đã nghiên cứu
Khảo sát các công trình đã nên trên có nội dung liên quan đến đề tài, tác
giả luận án nhận thấy các công trình nghiên cứu đều cho rằng:
Một là, tư duy lý luận mà chúng ta đang nghiên cứu ở đây là lý luận khoa
học và tư duy lý luận khoa học là hình thức cao nhất của tư duy, tư duy lý luận
không chỉ là tư duy bằng tri thức lý luận, mà còn là tư duy bằng phương pháp
khoa học. Tư duy lý luận khoa học được hình thành trên cơ sở tri thức kinh
nghiệm điểm hình. Con người trao đổi với giới tự nhiên bằng những hoạt động
thực tiễn, thông qua đó, con người hình thành nên tri thức kinh nghiệm. Nều
chỉ dừng lại ở những tri thức kinh nghiệm nhỏ lẻ, vụn vặt thì chưa thế lý giải
32
được nhiều vấn đề cũng như chưa thể chỉ ra được bản chất của sự vật. Nhưng
trên cơ sở những tri thức kinh nghiệm đó, trong quá trình tiếp tục tư duy cùng
với hoạt động thực tiễn của mình con người dần hình thành tư duy lý luận, đặc
biệt trên cơ sở của kinh nghiệm khoa học, kinh nghiệm thực tiễn điển hình, con
người dần hình thành tư duy lý luận.
Hai là, tư duy lý luận thay đổi cùng với sự thay đổi và phát triển của xã
hội, của thực tiễn. Khi tri thức của con người càng hoàn thiện và phát triển thì
đó là cơ sở để tư duy lý luận ngày càng sâu sắc hơn. Trong giai đoạn hiện nay,
tư duy lý luận khoa học nhất đó là tư duy lý luận mácxít. Bởi chủ nghĩa Mác -
Lênin được ra đời trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn điển hình đó là
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trên toàn thế giới cùng với sự
tham gia nghiên cứu của C.Mác, Ph.Ăngghen và V I Lênin. Nói cách khác, tư
duy lý luận mácxít là sản phẩm của sự kết tinh tư duy nhân loại và nó không
chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên mà còn duy vật trong cả lĩnh vực xã hội. Nó
là thế giới quan cho giai cấp công nhân trên toàn thế giới, đặc biệt triết học
Mác - Lênin cung cấp phương pháp luận cho quá trình tư duy, trong đó có tư
duy lý luận.
Ba là, các công trình khoa học đều khẳng định năng lực tư duy lý luận là
khả năng tư duy về những vấn đề chung, nắm bắt bản chất và quy luận vận
đọng của các sự vật hiện tượng, để trên cơ sở đó chỉ ra xu hướng vận động của
chúng. Quá trình tư duy là sự kết hợp của chủ nghĩa duy vật và phép bienj
chứng duy vật. Năng lực tư duy chính là năng lực lựa chọn các vấn đề có liên
quan để đưa ra những suy luận nhất định. Theo đó, năng lực tư duy là khả năng
sử dụng một cách thành thạo, nhuần nhuyễn các công cụ tư duy như khái niệm,
phán đoán, suy luận trên lập trường của chủ nghĩa duy vật bienj chứng để giải
quyết vấn đề mà nó đang quan tâm.
Bốn là, xét theo cấp độ phát triển của năng lực tư duy có thể phân ra thành
năng lực tư duy kinh nghiệm và năng lực tư duy lý luận. Nói đến tư duy lý luận
là nói đến tư duy ở trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa, phản ánh gián tiếp
33
nhưng sâu sắc về mối liên hệ bản chất, tính tất yếu, tính quy luật của sự vật,
hiện tượng. Bên cạnh đó, năng lực tư duy lý luận còn có sức mạnh đưa lý luận
vào cuộc sống, cụ thể hóa lý luận thành mục tiêu, phương hướng, giải pháp cụ
thể để giải quyết các vấn đề của cuộc sống có hiệu quả cao. Năng lực tư duy lý
luận còn được thể hiện ở khả năng xác lập tri thức, khả năng xác lập quan hệ
giữa các tri thức và khả năng đối tượng hóa tri thức. Một cách khái quát, năng
lực tư duy lý luận là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của chủ thể đáp ứng yêu
cầu phát hiện, nhận thức nhạy bén, đúng đắn đối với hiện thực ở trình độ lý
luận, từ đó, có những đề xuất sắc bén, sáng tạo, thiết thực góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Năm là, các công trình khi khảo sát thực trạng trình độ tư duy của người
cán bộ lãnh đạo chủ chốt sau 30 năm đổi mới đã có một sự chuyển biến tích
cực. Đó là kết quả của sự đổi mới về lý luận, về công tác giáo dục lý luận; là
kết quả sự chuyển đổi cơ chế quản lý đã tạo ra môi trường thực tiễn sống động
và là kết quả của ý thức chủ động trong học tập và rèn luyện tư duy của chính
bản thân người cán bộ. Tuy nhiên, các công trình khoa học cũng thấy được
rằng, trong thực tế vẫn có những hiện tượng học lý luận nhưng không tin vào lý
luận, hoặc còn "lười học, lười nghiên cứu, một số học lướt chỉ cốt lấy được
bằng cấp" [18, tr.68] - những người học kiểu đó rõ ràng không có tác dụng.
Cũng có người do phương pháp học không đúng, học thuộc từng câu, từng chữ
nhưng thiếu sự suy ngẫm, nghiền ngẫm, trăn trở trong ý thức của mình, biến
những kiến thức lý luận thu nhận được thành mớ giáo điều, trống rỗng. Cũng
có người học lý luận, nghiên cứu lý luận nhưng hiểu biết mới dừng lại ở lý
thuyết, những cái trừu tượng, những nguyên lý, qui luật trừu tượng không vận
dụng được, hoặc còn rất lúng túng khi vận dụng vào thực tế, vào tư duy và
hành động. Còn những hiện tượng học tập và nghiên cứu lý luận như vậy thì dù
có tốt nghiệp "lý luận chính trị cao cấp" hay "cử nhân chính trị", tư duy của họ
về thực chất vẫn là kinh nghiệm, giáo điều còn tư duy lý luận chỉ là hình thức.
34
Sáu là, các công trình khoa học đã đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt các cấp. Đặc biệt, các
công trình khoa học nêu trên đều cho rằng, để nâng cao năng lực tư duy lý
luận khoa học cần hạn chế bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều, bệnh chủ quan
duy ý chí. Đồng thời, cần tăng cường năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Gắn giáo dục đào tào tạo với thực hành trong quá
trình công tác.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đây đã khái quát cũng như đi
sâu vào hầu hết các vấn đề của tư duy, năng lực tư duy lý luận, nâng cao năng
lực tư duy lý luận cho người cán bộ chủ chốt. Các giá trị khoa học của các công
trình khoa học nêu trên sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho nghiên cứu sinh
trong quá trình hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của luận án.
1.4.2. Định hướng những nội dung cần tiếp tục triển khai
Một là, các công trình khoa học đã tiếp cận theo nhiều khía cạnh, góc độ
nghiên cứu khác nhau về tư duy lý luận, nâng cao năng lực tư duy lý luận,
nhưng các công trình trên chưa đưa ra những tiêu chí, nội dung cụ thể để nâng
cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào. Do
vậy, đây là điểm luận án tiếp tục làm rõ.
Hai là, đã có nhiều đề tài, công trình khoa học nghiên cứu về thực trạng
nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, nhưng nâng cao
năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào, trên cơ sở
đó đánh giá những thành tựu và hạn chế là chưa có. Vì vậy, nghiên cứu sinh sẽ
phân tích thực trạng nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp
tỉnh miền nam Lào trong thời kỳ đổi mới, chỉ ra những thành tựu và hạn chế
của thực trạng này.
Ba là, nhiều công trình khoa học đã đề xuất được nhiều giải pháp để nâng
cao chất lượng tư duy lý luận. Song, theo quan điểm của tác giả luận án, những
giải pháp đó cần gắn với đặc điểm cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở miền nam Lào để
35
trên cơ sở đó khắc phục tình trạng sự yếu kém tư duy lý luận ở cán bộ chủ chốt
các tỉnh miền nam Lào trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, phải khẳng định rằng, luận án không chỉ kế thừa kết quả nghiên
cứu trước đó về vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt
cấp tỉnh mà còn tiếp tục nghiên cứu, triển khai những vấn đề đặt ra với việc
nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào
trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả luận án đã khảo sát một số các công trình khoa
học xoay quanh các vấn đề như khái niệm tư duy lý luận, vai trò của tư duy lý
luận, năng lực tư duy lý luận, nâng cao năng lực tư duy lý luận, thực trạng nâng
cao năng lực tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý; nguyên nhân của
những thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng
lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp.
Trong quá trình khảo sát tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy, ở Việt
Nam đã có rất nhiều tác giả, các nhà khoa học đã đi nghiên cứu và tìm hiểu về
tư duy lý luận, vai trò của tư duy lý luận, nâng cao năng lực tư duy lý luận cho
cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nhưng ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào,
chưa có nhiều công trình khoa học đi nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, nghiên
cứu sinh sẽ kế thừa chủ yếu những công trình khoa học của Việt Nam về tư duy
lý luận, nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh.
Đồng thời, nghiên cứu sinh sẽ cố gắng bổ sung những hạn chế trong nghiên
cứu về tư duy lý luận, vai trò của tư duy lý luận và nâng cao năng lực tư duy lý
luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở miền Nam nước Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào hiện nay.
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào
Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào

More Related Content

What's hot

Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (17)

Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thứcLuận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
Luận án: Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức
 
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâmLuận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
 
Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an thành...
Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an thành...Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an thành...
Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an thành...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
 
Luận án: Nâng cao tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo nước ta
Luận án: Nâng cao tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo nước taLuận án: Nâng cao tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo nước ta
Luận án: Nâng cao tư duy chiến lược cho cán bộ lãnh đạo nước ta
 
Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...
Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...
Nâng cao trình độ tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiệ...
 
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội LàoLuận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa LưĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
 
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Bình Định
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Bình ĐịnhLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Bình Định
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Bình Định
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế Đắk Lắk, HAYLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế Đắk Lắk, HAY
 
LV: Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở trường đại học Trần Đ...
LV: Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở trường đại học Trần Đ...LV: Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở trường đại học Trần Đ...
LV: Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở trường đại học Trần Đ...
 
Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...
Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...
Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAYLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủyLuận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
 
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
 

Similar to Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào

Similar to Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào (20)

Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpChất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
 
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAYLuận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
 
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò VấpLuận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...
 
xây dựn cán bộ cấp tỉnh của lào.pdf
xây dựn cán bộ cấp tỉnh của lào.pdfxây dựn cán bộ cấp tỉnh của lào.pdf
xây dựn cán bộ cấp tỉnh của lào.pdf
 
Tiểu luận Xử lý sai phạm về thu chi tài chính trong nhà trường.doc
Tiểu luận Xử lý sai phạm về thu chi tài chính trong nhà trường.docTiểu luận Xử lý sai phạm về thu chi tài chính trong nhà trường.doc
Tiểu luận Xử lý sai phạm về thu chi tài chính trong nhà trường.doc
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
 
Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò VấpNâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
 
Chuyên đề NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ QUYẾT VỀ TẬP TRUNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ ...
Chuyên đề NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ QUYẾT VỀ TẬP TRUNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ ...Chuyên đề NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ QUYẾT VỀ TẬP TRUNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ ...
Chuyên đề NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ QUYẾT VỀ TẬP TRUNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ ...
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...
 
Hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan
Hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho QuanHiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan
Hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan
 
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quanNăng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
 
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình DươngNâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
 
Đề tài: Tác động phong cách lãnh đạo tích hợp đến động lực phụng sự công của ...
Đề tài: Tác động phong cách lãnh đạo tích hợp đến động lực phụng sự công của ...Đề tài: Tác động phong cách lãnh đạo tích hợp đến động lực phụng sự công của ...
Đề tài: Tác động phong cách lãnh đạo tích hợp đến động lực phụng sự công của ...
 
Chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Lào
Chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc LàoChất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Lào
Chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Lào
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOTLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
 
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay  xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào
Luận án: Xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ ở LàoLuận án: Xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào
Luận án: Xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ ở Lào
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện
Luận án: Xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyệnLuận án: Xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện
Luận án: Xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...
Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...
Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Luận án: Nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Sisouk PHONGPHICHIT N¢NG CAO N¡NG LùC T¦ DUY Lý LUËN CHO C¸N Bé CHñ CHèT CÊP TØNH ë MIÒN NAM N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Sisouk PHONGPHICHIT N¢NG CAO N¡NG LùC T¦ DUY Lý LUËN CHO C¸N Bé CHñ CHèT CÊP TØNH ë MIÒN NAM N¦íC CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. TRẦN THÀNH 2. PGS. TS LÊ THỊ THANH HÀ HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Sisouk PHONGPHICHIT
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Tổng quan những công trình đã nghiên cứu về nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh 6 1.2. Tổng quan những công trình đã nghiên cứu liên quan đến thực trạng nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh 15 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến các giải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh 22 1.4. Đánh giá khái quát các công trình liên quan và định hướng những nội dung cần triển khai giải quyết trong luận án 31 Chương 2: NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở MIỀN NAM NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 36 2.1. Tư duy lý luận và năng lực tư duy lý luận 36 2.2. Cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với cán bộ chủ chốt cấp tỉnh 47 2.3. Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh - nội dung và các nhân tố ảnh hưởng 60 Chương 3: NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở MIỀN NAM LÀO HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 84 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các tỉnh miền Nam Lào hiện nay 84 3.2. Thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở miền Nam Lào hiện nay 88 3.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở miền Nam Lào hiện nay 104 Chương 4: MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở MIỀN NAM LÀO HIỆN NAY 121 4.1. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, đào tạo cán bộ theo hướng chú trọng nâng cao năng lực tư duy lý luận 121 4.2. Nâng cao tính hiệu quả của công tác tổng kết thực tiễn cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở miền Nam Lào 129 4.3. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào hiện nay 134 4.4. Tạo động lực kích thích cán bộ chủ chốt cấp tỉnh rèn luyện nâng cao năng lực tư duy lý luận 143 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước Lào đã và đang thực hiện sự nghiệp đổi mới. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khẳng định rằng: trước hết phải đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội để trên cơ sở đó bổ sung đường lối, chủ trương phát triển đất nước. Trong quá trình đổi mới, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào luôn khẳng định rằng: cán bộ có vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước. Mọi công việc thành công hay thất bại được quyết định bởi người cán bộ. Thực tế đã chỉ ra: nếu không có đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, có sự trung thành, có sự vững chắc về mặt lý tưởng và là tấm gương tiên phong cũng không thể hoàn thành công cuộc cách mạng dân chủ trước đây và sự nghiệp bảo vệ, xây dựng phát triển đất nước hiện nay. Như chủ tịch Cay Xỏn Phôn Vi Hản đã có ý kiến trong Hội nghị công tác tổ chức toàn quốc lần thứ VII rằng: "Dù đường lối chính sách của Đảng có đúng thế nào đi chăng nữa, nếu cán bộ thiếu trình độ, năng lực về các mặt để lãnh đạo tổ chức thực hiện được đơm hoa kết trái trong thực tế thì đường lối chính sách nêu trên cũng chỉ đúng ở trên mặt giấy mà thôi" [103, tr.6]. Sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước rất cần có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ về số lượng và mạnh về chất lượng. Đặc biệt, trong cơ chế phát triển kinh tế thị trường càng yêu cầu có đội ngũ cán bộ chủ chốt có trình độ, có năng lực, kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi, cán bộ chủ chốt là người giữ vị trí quan trọng trong cơ quan, đơn vị. Họ là người giữ vai trò quyết định trong việc xác định chương trình, mục tiêu, kế hoạch công tác, hoạt động của đơn vị họ lãnh đạo. Ngoài ra, họ thường xuyên phải kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quyết định, nếu có lệch lạc phải uốn nắn những biểu hiện đó; Trên cơ sở đó bổ sung, điều chỉnh kịp thời những tình huống phát sinh mới; đúc rút kinh nghiệm, tổng kết thực
  • 6. 2 tiễn để bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu, phương hướng hành động. Đồng thời, cán bộ chủ chốt còn là người được tập thể suy tôn nên họ giữ vai trò quy tụ sức mạnh của quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và xây dựng nội bộ tổ chức vững mạnh. Để có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, mang tầm chiến lược, yêu cầu họ phải có rất nhiều tiêu chuẩn như chuyên môn giỏi, ngoại ngữ tốt, bản lĩnh chính trị phải vững vàng, có nhiệt huyết với công việc, tận tâm, tận lực với dân, với nước... Nhưng trong điều kiện nước Lào đang đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội thì yêu cầu cán bộ lãnh đạo quản lý cần có tư duy lý luận, đặc biệt là tư duy lý luận khoa học có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là yêu cầu của tổng thể của các yêu cầu về cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Tư duy lý luận là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của người cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, điều này được xem như là chìa khóa giúp cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt nhận thức cũng như chỉ đạo thực tiễn đem lại hiệu quả cao. Một đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có đi vào cuộc sống được hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực và trình độ tư duy lý luận của cán bộ chủ chốt. Tại Đại hội lần thứ IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng khẳng định: Trong điều kiện mới, Đảng ta mới cần thiết có đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực, có đạo đức, có phẩm chất về lập trường chính trị vững vàng, có sự trung thành tuyệt đối với đất nước và sự nghiệp của Đảng, có tinh thần phục vụ đất nước và phục vụ nhân dân bằng sự trong sáng, có nếp sống lành mạnh và tiến bộ, có ý chí rèn luyện chính mình và không ngừng chăm chỉ học tập nghiên cứu nâng cao về mọi mặt, có ý thức đối với tổ chức và kỷ luật, tôn trọng, thực hiện nghiêm túc pháp luật và quy định của Đảng [113, tr.53]. Muốn đi theo hướng xã hội chủ nghĩa thì phải nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt. Để giải quyết vấn đề đó, yêu cầu cấp bách là đội ngũ cán bộ chủ chốt phải khắc phục được tư duy cũ lạc hậu, trì trệ, chủ
  • 7. 3 quan duy ý chí, giáo điều, không phản ánh quy luật khách quan, phải làm cho các đội ngũ cán bộ chốt có tư duy mới phù hợp với nhu cầu khách quan của thời đại, đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên. Các tỉnh miền Nam Lào có một vị trí địa chính trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào đã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan mà năng lực tư duy lý luận vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa có được tầm nhìn xa, trông rộng, thiếu tư duy chiến lược, tư duy sáng tạo. Giải quyết công việc chủ yếu vẫn dựa trên tư duy kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các tỉnh miền Nam Lào là nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi lại bị tàn phá nặng nề bởi cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ để giải phóng dân tộc làm cho kinh tế chậm phát triển hơn so với các vùng kinh tế khác trong cả nước. Chính vì vậy, mặc dù vấn đề này đã được khá nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhưng với mong muốn đóng góp vào việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nước Lào, tôi chọn đề tài: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở miền Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay làm luận án tiến sĩ triết học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về năng lực tư duy lý luận của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, luận án phân tích thực trạng và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát tình hình nghiên cứu về tư duy lý luận, nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt ở Việt Nam và Lào.
  • 8. 4 - Khái quát vai trò, nội dung nâng cao năng lực tư duy lý luận của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. - Phân tích thực trạng và nguyên nhân hạn chế của việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về nâng cao năng lực lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở miền Nam Lào. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian Luận án tập trung làm rõ thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh miền Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong điều kiện hiện nay. Tập trung khảo sát trên địa bàn bốn tỉnh (tỉnh Chăm Pa Sắc, tỉnh Xa La Văn, tỉnh Xê Công, và tỉnh Át Ta Pư). 3.2.2. Phạm vi thời gian Tập trung nghiên cứu và sử dụng số liệu từ đổi mới (1986) đến nay nhất là số liệu những năm gần đây. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, luận án cũng dựa trên các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào, tư tưởng của chủ tịch Cay Xỏn Phôn Vi Hản về lĩnh vực tư duy lý luận. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng các phương pháp như lịch sử và lôgic, trừu tượng, và cụ thể, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, điều tra, thống kê… - Luận án còn sử dụng những tài liệu của các cấp ủy đảng và chính quyền các tỉnh miền Nam Lào.
  • 9. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng các phương pháp như lịch sử và lôgic, trừu tượng, và cụ thể, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, điều tra, thống kê… - Luận án còn sử dụng những tài liệu của các cấp ủy đảng và chính quyền các tỉnh miền Nam Lào. 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Luận án chỉ ra nội dung của năng lực tư duy lý luận - một năng lực cơ bản trong năng lực của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh; làm rõ vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. - Luận án vạch ra thực trạng nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp tỉnh miền Nam Lào, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra một số giải pháp chủ yếu nhằm năng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Những kết luận rút ra trong luận án sẽ góp phần năng cao trình độ tư duy lý luận và cách nhìn nhận đúng đắn vai trò của tư duy lý luận trong hoạt động thực tiễn, khắc phục những khuyết điểm của tư duy cũ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Đồng thời, luận án cũng được sử dụng cho các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy lý luận ở các trường Đảng, trường Đại học và trong các cơ quan nghiên cứu lý luận. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương, 14 tiết.
  • 10. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH 1.1.1. Về khái niệm tư duy lý luận Trong giáo trình cao cấp lý luận chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tác giả Trần Văn Phòng đã khẳng định: "lý luận khoa học là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện t- ượng được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù" [61]. Có nhiều loại lý luận, nhưng lý luận mà chúng ta nghiên cứu ở đây là lý luận khoa học và tư duy lý luận là quá trình con người phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát cao bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật. Trong quá trình khái quát tư duy lý luận, chủ thể nhận thức sử dụng các công cụ nhận thức như khái niệm, phán đoán, suy luận để nắm bắt các mối liên hệ mang tính bản chất, tìm ra các quy luật vận động của tự nhiên xã hội và tư duy con người. Trong bài: "Đổi mới tư duy lý luận - khâu đột phá trong sự nghiệp đổi mới của Đảng ta" của Trần Sỹ Phán [55] cho rằng: Tư duy lý luận là hình thức cao nhất của tư duy, nó chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát cao bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật. Quá trình tư duy là quá trình chủ thể nhận thức sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khái niệm để nắm bắt các mối liên hệ bên trong, bản chất, nhằm tìm ra các quy luật vận động nội tại tiềm ẩn trong khách thể nhận thức. Theo nhóm tác giả trong đề tài: "Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh hiện nay" của Nguyễn Đình Trãi [87] đã quan
  • 11. 7 niệm: Tư duy lý luận là hình thức cao nhất của tư duy, nó chính là quá trình tiếp cận, nắm bắt, nhận thức và tái tạo hiện thực khách quan bằng lý luận, bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, qui luật. Trong cuốn sách: "Tư duy lý luận với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn" của Trần Thành [80] cho rằng: Tư duy lý luận (được hiểu theo là cái "phủ định biện chứng" của tư duy kinh nghiệm) là tư duy dựa trên tri thức lý luận và phương pháp nhận thức khoa học. Trong bài: "Đổi mới tư duy lý luận - khâu đột phá và cơ bản trong quá trình đổi mới ở nước ta" của tác giả Lê Thị Thanh Hà [24] đã cho rằng: Tư duy lý luận là hình thức cao nhất của tư duy, nó là quá trình tổng kết những tri thức kinh nghiệm, trên cơ sở của thực tiễn và tái tạo hiện thực khách quan bằng lý luận, bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật. Trong bài: "Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho sinh viên thông qua giảng dạy triết học" của tác giả Nguyễn Thị Bạch Vân [91] cho rằng: Tư duy lý luận được hình thành trên cơ sở của tư duy kinh nghiệm; đó là sự phản ánh được các mối liên hệ "trong tính tất yếu của nó, trong những quan hệ toàn diện của nó, trong sự vận động mâu thuẫn của nó" [34, tr.277]. Tư duy lý luận có thể phân thành nhiều loại khác nhau. Mỗi môn khoa học là một hệ thống tri thức lý luận (khác với tri thức kinh nghiệm) về bản chất bởi tư duy lý luận dựa trên cơ sở tri thức kinh nghiệm thực tiễn điển hình cùng với sự tham gia nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà lý luận. Trong bài: "Tư duy lý luận chính trị của cán bộ lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Đặng Nguyên Hà [25] cho rằng: Tư duy lý luận là sự hiểu biết ở trình độ lý luận (chứ không phải ở trình độ kinh nghiệm) về thế giới nói chung và về các vấn đề xã hội nói riêng. Để đạt được kết quả cao trong hoạt động thực tiễn, mọi người nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng cần có tư duy lý luận. Luận án: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay" của Dương Minh Đức [22] đã
  • 12. 8 cho rằng, nói đến tư duy lý luận là là nói đến tư duy ở trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa, phản ánh gián tiếp nhưng sâu sắc về mối liên hệ bản chất, tính tất yếu, tính quy luật của các sự vật, hiện tượng. Trong bài: "Ph.Ăngghen bàn về những điều kiện hình thành tư duy lý luận" của tác giả Ngô Đình Xây [93] đã cho rằng có 6 điều kiện hình thành tư duy lý luận là: Tư duy lý luận phải được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm. Điểm xuất phát của tư duy lý luận là kinh nghiệm. Không có kinh nghiệm thì không có sự khám phá thực sự về nhưng quy luật tất yếu, nội tại của sự vật, hiện tượng; Phải có giả thuyết và sử dụng giả thuyết trong quá trình hình thành tư duy lý luận. Phương pháp biện chứng duy vật như là điều kiện không thể thiếu để hình thành tư duy lý luận. Tư duy biện chứng là hình thức cao nhất của tư duy lý luận. Do đó một cách tất yếu là trong quá trình hình thành quan điểm duy vật về lịch sử, thì song song và cùng với nó là cần phải sử dụng phương pháp nào để có thể hình thành được tư duy biện chứng duy vật; Tư duy lý luận phải được gắn liền với sự phát triển của khoa học bởi việc gắn với sự phát triển của khoa học sẽ giúp cho tư duy nắm được các mối liên hệ bên trong của các sự vật hiện tượng; Tư duy lý luận phải có "bà đỡ" là thực tiễn xã hội; Muốn có tư duy lý luận, phải có sự nghiên cứu nghiêm túc toàn bộ lịch sử triết học. Bởi vì tư duy lý luận, ở mỗi người chúng ta, chỉ tồn tại dưới dạng năng lực tiềm tàng và chính việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học toàn bộ tư tưởng triết học của nhân loại sẽ giúp cho năng lực "ấy trở thành hiện thực". Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, mà muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước. Hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học đều cho rằng tư duy là vấn đề cốt lõi, mấu chốt của lý luận nhận thức, nếu không làm rõ được bản chất tư duy, nhận thức luận sẽ chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cảm tính về những thuộc tính, những mặt bên ngoài của các đối tượng nhận thức. Còn tư duy lý
  • 13. 9 luận là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, là sự phủ định của tư duy kinh nghiệm. Quá trình hình thành tư duy lý luận gắn liền với sự phát triển của khoa học, của thực tiễn lịch sử - xã hội. 1.1.2 Về vai trò của tư duy lý luận Ph.Ăngghen cho rằng: "Dù người ta tỏ ra khinh thường tư duy lý luận như thế nào đi nữa, nhưng không có tư duy lý luận thì người ta không thể liên kết hai sự kiện trong giới tự nhiên với nhau được, hay không thể hiểu được mối liên hệ giữa hai sự liên kết đó" [41, tr.508]. Theo Ph.Ăngghen, tư duy lý luận có một vai trò đặc biệt quan trọng, vì một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận. Đồng thời, trong khi nhấn mạnh tới vai trò của nó, Ph.Ăngghen cũng lưu ý ngay rằng: Tư duy lý luận của mỗi một thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đại chúng ta, là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất khác nhau. Thế cho nên cũng như bất kỳ khoa học nào khác, khoa học về tư duy là một khoa học lịch sử, là khoa học về sự phát triển lịch sử của tư duy con người [41, tr.487]. Trong cuốn: "Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay" của Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt và Lê ngọc Tòng [72], các tác giả đã cho rằng: tư duy lý luận có vai trò to lớn trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Do vậy, để đổi mới xã hội, trước hết phải đổi mới tư duy lý luận, đặc biệt là tư duy kinh tế. Đây là tiền đề nhận thức của đổi mới. Hình thành nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những hoàn cảnh, điều kiện mới của tình hình trong nước và thế giới là điểm cốt lõi, căn bản nhất của lý luận đổi mới ở nước ta từ giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX cho đến nay. Thực tiễn xã hội đã khách quan hoá vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của lý luận và tư duy lý luận đối với sự phát triển của đất nước và dân tộc ta. Đổi mới tư duy lý luận của Đảng, do đó là vấn đề cấp bách, bức xúc đối với sự lãnh đạo của Đảng đồng thời là vấn đề cơ bản,
  • 14. 10 lâu dài, có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng nước ta. Ở vị trí Đảng cầm quyền, có trọng trách lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo xã hội đi tới chủ nghĩa xã hội, thực hiện lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới chính mình để thúc đẩy đổi mới xã hội, mà trước hết là đổi mới tư duy lý luận để nâng cao trình độ và năng lực lý luận của Đảng cầm quyền. Theo đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng thời kỳ đổi mới đã nhấn mạnh: "Nói đổi mới tư duy, điều căn bản là phải đổi mới tư duy lý luận" [36, tr.95]. Bởi, tư duy lý luận là tư duy ở cấp độ cao, dựa trên các công cụ là khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận, hướng tới phân tích, tổng hợp, khái quát để tìm ra bản chất, quy luật của hiện thực khách quan, từ đó định hướng, hướng dẫn hoạt động thực tiễn của con người và sáng tạo tri thức mới. Trong bài: "Đổi mới tư duy lý luận - khâu đột phá và cơ bản trong quá trình đổi mới ở nước ta" của tác giả Lê Thị Thanh Hà [24] cho rằng: tư duy lý luận có vai trò: nắm bắt, tái tạo hiện thực khách quan không phải bằng những khái niệm thông thường mà bằng những khái niệm khoa học trên cơ sở tổng kết thực tiễn điển hình. Do đó, những khái niệm này giúp tư duy con người có thể đi sâu vào bản chất sự vật, vạch ra qui luật và tính qui luật của các sự vật, hiện tượng và dĩ nhiên quá trình này không phải là hành động giản đơn, bất chợt, vụn vặt, rời rạc mà có quy trình, có hệ thống, mang tính chỉnh thể và tính khái quát cao, tính lô gic chặt chẽ. Vì vậy, sản phẩm của tư duy lý luận đạt tới trình độ lý luận. Do vậy, tư duy lý luận không những giúp cho nhận thức của con người trở thành nhận thức lý luận khoa học mà còn chỉ ra những phương hướng mới cho hoạt động thực tiễn của con người, làm cho hoạt động đó mang tính chủ động, tự giác, sáng tạo hơn. Theo Nguyễn Mạnh Cương [12] thì tư duy lý luận sản sinh ra các tri thức gián tiếp có nội dung là những quy định tất yếu, bản chất và phản ảnh khách thể dưới hình thức cái phổ biến. Những tri thức lý luận được duy trì và hoạt
  • 15. 11 động thông qua các hình thức logic như khái niệm, phán đoán và suy lý... Tư duy lý luận là cấp độ nhận thức cao nhất của con người, có vai trò quan trọng vượt hẳn so với tư duy kinh nghiệm trong việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Với khả năng thâm nhập vô hạn vào bản chất và quy luật của thế giới đối tượng, tư duy lý luận chỉ đạo có hiệu quả nhất đối với thực tiễn của con người trong hiện tại và cả tương lai. Về lâu dài tư duy lý luận có thể tạo ra những mô hình lý luận phù hợp với hiện thực khách quan chỉ đạo thực tiễn ngày càng có hiệu quả. Theo tác giả Nguyễn Thị Bạch Vân [91] thì: Tư duy lý luận có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy, để cải tạo thế giới, làm chủ tự nhiên và xã hội thì con người cần phải có và không ngừng nâng cao trình độ tư duy lý luận. Lý luận, các chủ trương, chính sách không ra đời một cách trực tiếp mà là kết quả của những sự trừu tượng khoa học dựa trên cơ sở thực tiễn. Trong cuốn: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác- Lênin ở trường chính trị tỉnh" của Trần Viết Quang [68]. Tác giả dẫn lời cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói: Cuộc sống ngày càng phức tạp, nhiệm vụ khó khăn, thời đại diễn ra nhanh chóng thì lý luận càng trở nên thiết yếu như cơm ăn và nước uống hằng ngày. Trong cuốn: "Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới" của Trần Nhâm [49] đã khẳng định: quá trình đổi mới ở Việt Nam trong những năm qua bắt đầu từ tư duy lý luận. Đồng thời, đổi mới cũng giúp Đảng ta đã trưởng thành về tư duy lý luận. Do vậy, tư duy lý luận có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đổi mới. Theo đó, để đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta phải tiếp tục nâng cao hơn nữa tư duy lý luận, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình, xây dựng và chỉnh đốn Đảng ta thành một Đảng trí tuệ, đủ sức giải quyết thành công những vấn đề do cuộc sống đặt ra, xứng đáng là
  • 16. 12 người cầm lái, dẫn đường, vững vàng trước mọi thử thách, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đi vào thế kỷ XXI với quyết tâm không gì lay chuyển nổi. - Trong cuốn: "Đổi mới phong cách tư duy" của Phạm Như Cương [13]. Cuốn sách đã chỉ ra vai trò to lớn của tư duy lý luận và khẳng định rằng: trong quá trình đổi mới tư duy mấy năm nay mà chúng ta đang thực hiện, chính đang đòi hỏi một sự đột phá lớn về lý luận. Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của lý luận tiền phong, về những yêu cầu nghiêm khắc về trí tuệ và đạo đức của người làm công tác khoa học, làm lý luận, đặc biệt là phải rèn luyện được phong cách tư duy biện chứng, bám sát thực tiễn để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, phát triển lý luận. 1.1.3. Nâng cao năng lực tư duy lý luận Năng lực tư duy lý luận là một trong những phạm trù quan trọng của nhận thức luận được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình, những bài viết đề cập đến bản chất, cấu trúc và vai trò của năng lực tư duy lý luận, từ đó làm sâu sắc thêm lý luận nhận thức và làm cơ sở lý luận cho việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay. Năng lực được hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất, "khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó"; thứ hai, "phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao" [52, tr.656]. Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất, phát hiện ra những quy luật của sự vật, hiện tượng. Cho nên, năng lực tư duy chính là khả năng, tập hợp những phẩm chất sinh lý và tâm lý của chủ thể đáp ứng cho nhu cầu nhận thức thế giới của con người. Trong bài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Đức Quyền [71] cho rằng: "Năng lực tư duy lý luận là khả năng tư duy về những vấn đề chung, tổng thể, toàn vẹn, nắm bắt đối tượng trong tính chỉnh thể của sự tồn tại, vận động và phát triển; đó là khả năng tư duy khoa học, sáng tạo trong sử dụng các khái
  • 17. 13 niệm, phạm trù để phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá nhằm đem lại những tri thức mới mang tính chính xác, sâu sắc, chặt chẽ, lôgíc và có hệ thống..., phù hợp với quy luật khách quan của hiện thực. Năng lực tư duy lý luận có sức mạnh đưa lý luận vào cuộc sống, cụ thể hoá lý luận thành mục tiêu, phương hướng, giải pháp khả thi để giải quyết các vấn đề của cuộc sống một cách có hiệu quả". Trong bài: "Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi mới tư duy" của tác giả Nguyễn Ngọc Long [38] đã phân tích về năng lực tư duy lý luận và vai trò của nó trong đổi mới tư duy, thông qua việc nâng cao năng lực tư duy là sự ảnh hưởng đến hiệu quả công việc thực tế. Đất nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, tiến lên xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc nâng cao năng lực tư duy lý luận có ý nghĩa rất quan trọng đối với các chủ thể kinh tế trong việc đưa ra những định hướng, chiến lược phát triển của mình. Bài viết là tài liệu quan trọng có ý nghĩa và giá trị tham khảo khi nghiên cứu đề tài. Trong bài: "Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã hiện nay" của tác giả Hồ Bá Thâm [84] đã cho rằng: năng lực tư duy thuộc về tư chất của chủ thể tư duy, đồng thời do môi trường kinh tế - xã hội, chính trị xã hội, nền tảng văn hóa, khoa học của xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực tư duy lý luận của con người. Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn là yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy lý luận của con người. Luận án: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ giảng viên các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay" của Cao Thị Hà [23] đề cập tới năng lực tư duy lý luận là năng lực đặc trưng riêng có ở con người. Vì thế khi nói về tư duy thường người ta cũng quan tâm đến năng lực và trình độ tư duy của các chủ thể. Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động tâm lý nào đó; là phẩm chất đạo đức, là quá trình tâm sinh lý tạo khả năng để hoàn thành một hoạt động nào đó với một chất lượng cao. Năng lực tư duy còn thể hiện ở năng lực
  • 18. 14 nhận thức và vận dụng lý luận vào thực tiễn đời sống; ngoài ra năng lực tư duy của chủ thể hoạt động còn biểu hiện ở chỗ biết tổng kết kinh nghiệm, khái quát hóa kinh nghiệm thực tiễn thành lý luận và xây dựng mô hình lý luận mới phù hợp với sự vận động và phát triển của thực tiễn. Luận án: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay" của Dương Minh Đức [22]. Năng lực tư duy chính là khả năng, tổng hợp những phẩm chất sinh lý và tâm lý, trí tuệ của chủ thể đáp ứng cho nhu cầu nhận thức thế giới của con người. Hoạt động tư duy không chỉ dừng lại ở mức độ chép lại, chụp lại mà tư duy còn mang tính sáng tạo. Đây không những là cơ sở giúp con người có thể hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả, mà còn giúp cho con người tạo ra những cái không có sẵn, hình thành tự nhiên thứ hai của mình thông qua hoạt động thực tiễn. Phương pháp tiếp cận vấn đề khác nhau chính là biểu hiện trình độ khác nhau của năng lực tư duy. Đề tài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở quận Dương Kinh, Thành phố Hải phòng hiện nay" của Nguyễn Thành Nguyên [51]. Tác giả cho rằng, năng lực tư duy còn thể hiện ở năng lực lựa chọn các vấn đề có liên quan để liên kết các hình thức tư duy để trên cơ sở đó chỉ ra một hoặc một số suy luận nhất định. Luận án: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường chính trị tỉnh" của Nguyễn Đình Trãi [87]. Công trình cũng nêu bật các đặc trưng cơ bản của tư duy kinh nghiệm, sự khác nhau của nó với tư duy lý luận khoa học, năng lực tư duy lý luận và trình độ tư duy lý luận. Từ sự phân tích sâu sắc những yếu tố cấu thành năng lực tư duy lý luận, những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tư duy lý luận như tác động về mặt sinh học và những tác động về mặt xã hội, tác giả khẳng định rằng: Năng lực tư duy nói chung, năng lực tư duy lý luận nói riêng, chủ yếu là sản phẩm của lịch sử xã hội, sản phẩm của môi trường hoạt động, của sự học tập và rèn luyện của chủ thể tư duy.
  • 19. 15 1.2. TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Cuốn sách: "Tư duy lý luận với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn" của Trần Thành [80] cho rằng: thực trạng hiện nay là cán bộ lãnh đạo quản lý bị ảnh hưởng bởi tư duy kinh nghiệm, tư duy bao cấp "Ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh hiện nay biểu hiện ở chỗ một số người chưa có tầm nhìn xa trông rộng, khi đề ra kế hoạch không có một chiến lược lâu dài" [80, tr.42]. "Ảnh hưởng của lối tư duy này đối với tầng lớp cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh hiện nay được biểu hiện ở lối suy nghĩ, cách làm ăn đại khái; tác phong công tác luộm thuộm; đánh giá cán bộ còn mang nặng cảm tính; tuyển người theo quen biết, họ hàng; lối sống còn nặng về tình cảm" [80, tr.43]. Trong cuốn: "Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay" của Tô Huy Rứa và các cộng sự [72] đã chỉ ra thực trạng và yêu cầu của tư duy lý luận ở Việt Nam: việc đổi mới tư duy lý luận của Đảng những năm vừa qua vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới vừa chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng, sâu sắc của thực tiễn đất nước và của thế giới trong thời đại ngày nay. Còn không ít vấn đề lý luận hết sức cơ bản của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta chưa có câu trả lời thật sự sáng rõ. Chẳng hạn, thời kỳ quá độ ở nước ta gồm mấy chặng, là những chặng nào, nội dung và thời gian của mỗi chặng ra sao, tiêu chuẩn kết thúc thời kỳ quá độ là gì; các tiêu thức để đánh giá hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nội dung cơ bản của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta là gì; ở nước ta có hình thành giai cấp tư sản không?... Thậm chí, một vấn đề cụ thể là đảng viên có được làm kinh tế tư bản tư nhân không được đặt ra đã 15 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ. Vẫn biết rằng các vấn đề đã nêu và nhiều vấn đề khác không dễ trả lời, rằng nếu vội vàng đưa ra kết luận sai thì còn tai hại hơn là chưa đưa ra câu trả lời, nhưng để quá chậm
  • 20. 16 chưa đưa ra được câu trả lời là một sự bất cập, yếu kém hiển nhiên, không thể bào chữa [72, tr.482]. Nguyên nhân của thực trạng yếu kém về tư duy lý luận, các tác giả trong cuốn sách cũng đã chỉ ra: Về sự chậm trễ của tư duy lý luận, có ý kiến cho rằng phải chờ thực tiễn vận động đến mức chín muồi nhất định, sự vật bộc lộ hết những đặc điểm cơ bản của nó mới có cơ sở để tổng kết, khái quát thành lý luận. Nói như vậy là không có sức thuyết phục, bởi nếu như vậy thì còn đâu vai trò hướng dẫn, soi đường của lý luận; hơn nữa, chẳng phải Mác và Ăngghen đã từng đưa ra những kết luận lý luận nổi tiếng về cách mạng vô sản ngay trong những ngày cuộc nội chiến ở Pháp, Công xã Pa-ri đang diễn ra; Lênin đã rút ra nhiều kết luận vĩ đại chỉ từ một ngày lao động thứ bảy cộng sản; những kết luận của Đảng ta về khoán sản phẩm trong nông nghiệp cũng được rút ra khá nhanh khi thực tiễn mới diễn ra ở một số địa phương, ý kiến còn khá khác nhau [72, tr.482]. Trong bài: "Vai trò của Triết học Mác - Lênin trong đổi mới tư duy lý luận ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Lê Văn Quang [67] đã chỉ ra thực trạng "tư duy lý luận Việt Nam bước đầu đã phản ánh được những phát triển mới của thế giới, như sự phát triển của sản xuất vật chất, sự xuất hiện của kinh tế tri thức, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại; quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra, sự thích nghi và phát triển cao của chủ nghĩa tư bản, sự trì trệ và xuất hiện khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Nhờ phân tích cụ thể tình hình cụ thể trong sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới đương đại, chúng ta đã bổ sung cho mình sự hiểu biết mới và từng bước điều chỉnh chủ trương, chính sách phát triển cho phù hợp với thực tiễn". Trong bài: "Tổng kết thực tiễn - một nhiệm vụ trọng yếu của công tác lý luận hiện nay" của Nguyễn Phú Trọng [88] cho rằng: hiện nay: "công tác lý luận vẫn còn lạc hậu, việc tổng kết thực tiễn vẫn còn yếu kém, chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu của cách mạng... phương pháp tư duy vẫn chưa vươn tới tầm biện chứng, còn dừng lại ở trình độ cảm tính, ở chủ nghĩa kinh nghiệm
  • 21. 17 hoặc phần nào còn mang tính thực dụng. Rất nhiều vấn đề chúng ta vẫn chưa kết luận được". Vì vậy, đòi hỏi phải tiếp tục có những đổi mới mang tính bước ngoặt về tư duy lý luận. Trong bài: "Tư duy lý luận chính trị của cán bộ lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Đặng Nguyên Hà [25]. Ở Việt Nam hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý (cán bộ lãnh đạo và quản lý thuộc hệ thống chính trị) được hình thành từ nhiều nguồn, nhưng đều trưởng thành từ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ được tuyển chọn và bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo và quản lý thuộc hệ thống chính trị theo quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt, trên cơ sở tham gia ý kiến của nhiều tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và nhân dân. Đa số họ có hiểu biết nhất định về một chuyên môn nghề nghiệp nào đó, đồng thời có hiểu biết ở trình độ cơ bản về lý luận chính trị (trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ về lý luận chính trị). Họ được trang bị kiến thức ở trình độ cơ bản về lý luận chính trị tại các khóa học của các trường chính trị các cấp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trình độ tư duy lý luận chính trị của nhiều cán bộ lãnh đạo và quản lý cũng còn những hạn chế như sau: Thứ nhất, nhiều cán bộ thiếu hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới nói chung, ở trong nước nói riêng. Ở một bộ phận cán bộ lãnh đạo và quản lý, tư duy chủ yếu là tư duy kinh nghiệm (trực quan, cảm tính); tư duy lý luận còn hạn chế. Do đó, tuy có bằng cấp, nhưng họ vẫn lúng túng trong việc hoạch định kế hoạch công tác cũng như tổ chức thực tiễn ở địa phương mà mình phụ trách, tức là họ có bằng cấp nhưng không có thực học; Thứ hai, nhiều cán bộ không nắm bắt đầy đủ và chính xác tình hình thực tiễn đất nước. Yêu cầu quan trọng và cần thiết đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp là phải hiểu biết các mặt, lĩnh vực của đất nước và địa phương; Thứ ba, nhiều cán bộ còn yếu kém trong việc tổng kết thực tiễn. Luận án: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường Chính trị tỉnh" của Nguyễn Đình Trãi [87].
  • 22. 18 Luận án đã phân tích thực trạng về năng lực tư duy lý luận của cán bộ giảng viên giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trương chính trị tỉnh một cách cụ thể, thực tế trên cơ sở khảo sát qua những nội dung như: những điểm mạnh chủ yếu trong năng lực tư duy lý luận của cán bộ giảng viên giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trương chính trị tỉnh hiện nay; một số biểu hiện yếu kém về năng lực tư duy lý luận; nguyên nhân yếu kém về tư duy lý luận. Qua đó, tác giả luận án đã khẳng định nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng viên giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trương chính trị tỉnh là một yêu cầu tất yếu của sự nghiệp đổi mới. Trong tác phẩm: "Thực trạng tư duy lý luận của lãnh đạo quản lý nước ta hiện nay. Trong quá trình học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh" của Nguyễn Thế Kiệt [31]. Thực tế những năm qua cho thấy, cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta đã năng động triển khai Nghị quyết của Trung ương cũng như tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, góp phần khuyến nghị với trung ương kịp thời bổ sung, phát triển lý luận và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý vẫn còn trông chờ sự chỉ đạo của trung ương, chưa mạnh dạn đề xuất những biện pháp sáng tạo, phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương. Vì thế, nhiều vấn đề nảy sinh từ thực tế chưa được giải quyết kịp thời khiến họ lúng túng, bị động. Trong khi đó, sự nghiệp đổi mới của đất nước đòi hỏi phải kịp thời tổng kết thực tiễn, đề xuất được những giải pháp góp phần chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Trong công trình khoa học: "Tiếp tục đổi mới công tác lý luận trong tình hình hiện nay - vấn đề và giải pháp" của tác giả Phạm Ngọc Quang [66] đã khẳng định: Không thể phủ nhận thực tế là, qua thực tiễn đổi mới và học tập lý luận, năng lức lý luận của Đảng, của dân tộc ta đã được nâng lên; quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được làm rõ hơn. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước ta đã có bước trưởng thành về nhiều mặt,
  • 23. 19 chẳng những đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, mà còn góp phần hoạch định ra đường lối, chủ trương đổi mới đúng đắn. Song cũng không thể không thấy rằng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng một nước nghèo, đạt mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" trong khung cảnh đầy những biến động mạnh mẽ đang diễn ra hiện nay, không ít vấn đề mới dã xuất hiện mà việc giải đáp chúng còn rất chậm trễ. Một nguyên nhân quan tọng dẫn tới tình trạng đó là nhiều vấn đề cấp bách trong lý luận và thực tiễn chưa được tổng kết, giải đáp đến nơi đến chốn; những chủ trương, chính sách đúng đắn đã được đề ra, song chưa được nhận thức sâu sắc, chưa thật sự thống nhất, thậm chí chưa thông suốt, chậm được triển khai, tổ chức thực hiện hoặc thực hiện một cách sai, kém hiệu quả... [66, tr.42-43]. Theo đó, công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu, càng nhiều vấn đề cần phải lý giải từ mặt lý luận, theo đó, cần nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp trong quá trình đổi mới. Luận án: "Phát triển năng lực tư duy lý luận của cán bộ chính trị cấp trung đoàn quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Văn Dũng [15]. Luận án đã tìm hiểu thực trạng năng lực tư duy lý luận của cán bộ chính trị cấp trung đoàn hiện nay, ảnh hưởng đến năng lực tư duy lý luận như: biểu hiện bị động trước các tình huống phức tạp của thực tiễn về lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đơn vị; những khuyết điểm về kỷ luật, đoàn kết, quan hệ quân dân của đơn vị là những khuyết điểm thường lặp lại nhưng thiếu bài học kinh nghiệm để khắc phục triệt để, những bài học thành công chưa được phát huy và nhân rộng; năng lực tổng kết thực tiễn xây dựng đơn vị, tổ chức cơ sở đảng, tổng kết kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị, kinh nghiệm vận động quần chúng và đoàn kết quân dân... còn có lĩnh vực chưa được quan tâm đồng đều,
  • 24. 20 thiếu tính chủ động tổng kết kinh nghiệm, phát hiện vấn đề... mà thiên về máy móc theo hướng dẫn của cấp trên, theo các đợt tổng kết của cấp trên. Luận án: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay" của Dương Minh Đức [22]. Tác giả luận án đã chỉ ra thực trạng năng lực tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở vùng Sông Hồng hiện nay có năng lực tư duy chính trị nhạy bén. Cùng với đó, họ còn là những người có thế mạnh về kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn. Đa số họ là những người có quá trình lăn lộn và trưởng thành từ hoạt động thực tiễn tại địa phương và do vậy, ở họ luôn có những năng lực nhất định trong việc vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trên địa bàn của mình. Với năng lực này, họ có khả năng dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để từ đó đề ra được những phương hướng, giải pháp cụ thể cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, năng lực tư duy lý luận của đội ngũ này cũng còn một số hạn chế. Đó là bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, giáo điều, chủ quan, tư duy lôgíc yếu. Về cơ bản, có thể nói, một phần đội ngũ cán bộ này còn mang nặng lối tư duy theo đường mòn, duy ý chí trong suy nghĩ và hành động, có tâm lý ngại thay đổi, ngại va chạm và khi gặp khó khăn thì thường đổ lỗi cho khách quan, nhanh chóng quay lại cách làm cũ; lấy các mong muốn cá nhân áp đặt cho thực tế, lấy nhu cầu, nguyện vọng chủ quan thay cho khả năng hiện thực, lấy ý muốn, ý chí của người lãnh đạo làm điểm xuất phát, bất chấp quy luật khách quan. "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các tỉnh phía Bắc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào" của Khăm Phủi Chăn Thavadi [30] đã chỉ ra thực trạng nâng cao trình độ nhận thức, lý luận chính trị cho cán bộ đảng viên, cán bộ chủ chốt của các cơ quan đảng, chính quyền các cấp và các cơ quan đơn vị trong ở các tỉnh phía Bắc Lào. Theo số liệu thống kê từ các ban tổ chức tỉnh ủy của 8 tỉnh phía Bắc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
  • 25. 21 trình độ lý luận chính trị được tiến hành đồng bộ ở cả 3 chương trình: đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị thời gian 45 ngày cho cán bộ cơ sở tuyến huyện, bản và cụm bản; học tập tại các trường chính trị và hành chính tỉnh và Học viện Chính trị quốc gia Lào theo chương trình trung cấp và cao cấp lý luận chính trị (đối với các tỉnh phía Bắc được đào tạo ở Trường Chính trị và Hành chính tỉnh Luông Pha Băng và Trường Chính trị và Hành chính tỉnh U Đôm Xay). Trong các năm 2015-2017, đã có 27.730 cán bộ các cấp được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (trong đó có 2.630 cán bộ nữ); 2.847 cán bộ (457 cán bộ nữ) tham gia các khóa bồi dưỡng và học cao cấp lý luận chính trị; 3.160 cán bộ (621 cán bộ nữ) được bồi dưỡng và đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị; 2.772 cán bộ (619 cán bộ nữ) hoàn thành chương trình bồi dưỡng và đào tạo trình độ sơ cấp lý luận chính trị. Đây được coi là một kết quả quan trọng trong tổng thể công tác cán bộ của Đảng, đặc biệt là trong đào tạo cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và với các tỉnh phía Bắc Lào nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó những kết quả đạt cũng cho thấy còn nhiều hạn chế, bất cập. Ở một số tỉnh và huyện, việc tổ chức các khóa học, các lớp bồi dưỡng còn chưa chặt chẽ về kế hoạch, việc cử cán bộ đi học chưa gắn với quy hoạch cán bộ của cấp ủy; hệ thống quy chế, quy định về đào tạo bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ theo phân cấp có nơi còn chưa rõ rang, cụ thể. Trong công tác giảng dạy và học tập, chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên còn chưa đồng đều, nhiều đồng chí còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm, chưa đủ năng lực để giải đáp các vấn đề mới về lý luận và thực tiễn cho học viên. Ở một số lớp học, tinh thần phấn đấu tự rèn luyện, tự học tập của cán bộ còn thấp, chưa thực sự cầu thị. Việc bảo đảm ngân sách cho các chương trình đào tạo cũng như chính sách cho cán bộ đi học còn thấp, chưa đáp ứng đúng, đủ theo nhu cầu thực tế đặt ra Luận án: "Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ đảng viên Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong giai đoạn cách mạng hiện nay" của Bun Phết
  • 26. 22 Xu Ly Vông Xắc [6]. Luận án đã chỉ ra thực trạng năng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ đảng viên Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong giai đoạn cách mạng hiện nay là còn ảnh hưởng của tư duy truyền thống, "tư duy truyền thống toát lên một đặc điểm đó là tư duy mang đậm mầu sắc kinh nghiệm". "Ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh hiện nay biểu hiện ở chỗ một số người chưa có tầm nhìn xa trông rộng, khi đề ra kế hoạch không có một chiến lược lâu dài. Chẳng hạn xét trên bình diện vĩ mô của tỉnh, thành phố, chúng ta thấy xây dựng, thiết kế, quy hoạch… chỉ được vài năm đã thấy bất cập, bất hợp lý và thế là lại sửa gây nên biết bao lãng phí về của cải, thời gian, công sức"; Ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ dẫn đến lối tư duy siêu hình vụn vặt; Ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp trước năm 1986. Luận án tiến sĩ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay" của Bun Xợt Thăm Ma Vông [4] tác giả phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Nam Lào là còn bị ảnh hưởng nặng nề của tư duy kinh nghiệm, tư duy giáo điều. Đặc biệt, Miền Nam Lào bị ảnh hưởng của chiến tranh, do đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở đây chủ yếu vẫn dùng tư duy kinh nghiệm để giải quyết công việc, ít học tập và vận dụng tư duy lý luận. 1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Về giải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh có một số những công trình nghiên cứu sau: Theo tác giả Trần Văn Phòng trong bài: "Giải pháp nâng cao năng lực tư duy biện chứng, chống bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm và chủ quan duy ý chí" [59] cho rằng, để nâng cao năng lực tư duy biện chứng, tư duy lý luận cần chống bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều và bệnh chủ quan duy ý chí. Bởi đây là căn bệnh của chế độ cũ, căn bệnh trước đây của thời kỳ chưa đổi mới, nó cản
  • 27. 23 trở việc nâng cao năng lực tư duy biện chứng, tư duy lý luận. Và để nâng cao năng lực tư duy biện chứng, tư duy lý luận cần tăng cường tổng kết kinh nghiệm, đặc biệt phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận thức cũng như trong hành động. Trong bài: "Ph.Ăngghen bàn về những điều kiện hình thành tư duy lý luận" của tác giả Ngô Đình Xây [93] đã cho rằng: Muốn có tư duy lý luận, phải có sự nghiên cứu nghiêm túc toàn bộ lịch sử triết học. Bởi vì tư duy lý luận, ở mỗi người chúng ta, chỉ tồn tại dưới dạng năng lực tiềm tàng và chính việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học toàn bộ tư tưởng triết học của nhân loại sẽ giúp cho năng lực "ấy trở thành hiện thực". Trong công trình khoa học: "Tiếp tục đổi mới công tác lý luận trong tình hình hiện nay - vấn đề và giải pháp" của Phạm Ngọc Quang [66] cho rằng: để nâng cao năng lực tư duy lý luận cần: đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhằm tiếp tục làm sáng tỏ hơn nữa lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội; Trên cơ sở Luật khoa học, hình thành quy chế dân chủ trong nghiên cứu lý luận; Hoàn thiện cơ chế về mối quan hệ giữa cơ quan lý luận với các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước để tạo thị trường cho công tác lý luận, cho người là công tác lý luận; Phát huy vai trò của các cơ quan lý luận, của các tổ chức hội những người làm công tác lý luận trong việc quy tụ lực lượng, tổ chức nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn; Đổi mới công tác giáo dục trong Đảng và trong xã hội về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Tổ chức lại một cách căn bản hệ thống đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng và cán bộ quản lý của Nhà nước theo hướng tập trung đầu mối, tránh trùng lặp trong nội dung đào tạo, tạo sự liên thông về chứng chỉ học tập. Phát huy vai trò trung tâm nghiên cứu và giảng dạy lý luận của học viện CTQG Hồ Chí Minh; Đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác lý luận. Nâng cao trình độ phương pháp luận duy vật biện chứng, hiện đại hóa các phương pháp tiếp cận cụ thể để nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận; Đổi mới chính sách đối với cán bộ làm công tác lý luận, tạo điều
  • 28. 24 kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ này tiếp cận sâu sắc với thực tiễn cuộc sống; Tăng cường đầu tư ngân sách cho hoạt động lý luận; Mở rộng hoạt động quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác lý luận. Trong bài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Đức Quyền [71] muốn nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện cần: "Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo bước chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, văn hoá, trình độ dân trí cho cán bộ và nhân dân; Đặc biệt quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục và đào tạo nhằm không ngừng nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận, khả năng nắm bắt, xử lý thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện; đồng thời, nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho họ; Cần thực hiện việc bố trí, sử dụng cán bộ dựa trên tiêu chuẩn về năng lực tư duy lý luận. Và muốn vậy, phải động viên, khuyến khích họ thường xuyên trau dồi và rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện cần phải được trau dồi, rèn luyện thường xuyên và phải thông qua hoạt động thực tiễn ở cơ sở để rèn luyện, biến tri thức và phương pháp tư duy thành sức mạnh vật chất. Chỉ có như thế mới tạo ra cho họ thói quen tư duy khoa học, tính linh hoạt, nhạy cảm, chính xác trong suy nghĩ cũng như trong hành động". Trong bài: "Tư duy lý luận chính trị của cán bộ lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Đặng Nguyên Hà [25]. Để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cần: tăng cường giáo dục tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý; phải đổi mới nội dung giáo dục tư duy lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý theo hướng thực học; phải đổi mới phương pháp giáo dục tư duy lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý. Trong bài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay" của Nguyễn Thành Chung [9] cho
  • 29. 25 rằng, để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ này, cần tiến hành đồng thời, đồng bộ một số giải pháp chủ yếu, khả thi và thiết thực như: nâng cao trình độ học vấn tạo ra cơ sở nền tảng để đối tượng được đào tạo nâng cao năng lực tư duy lý luận, muốn nâng cao năng lực tư duy lý luận thì không thể không nâng cao trình độ học vấn và khoa học kỹ thuật. Tri thức và năng lực tư duy lý luận có liên hệ và sự tác động biện chứng với nhau. Phải dựa trên một lượng tri thức nhất định, con người mới có một năng lực tư duy lý luận thực sự. Chỉ có đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo thì đội ngũ cán bộ mới nghiên cứu, học tập nắm chắc quan điểm của lý luận mác xít, trong đó tinh thần cốt lõi là phương pháp tư duy biện chứng duy vật, chỉ có giáo dục mới trang bị những kiến thức cần thiết cho họ, giúp họ hoàn thiện nhân cách cá nhân, nâng cao năng lực tư duy và phẩm chất đạo đức để làm chủ và xây dựng xã hội mới. Trong cuốn: "Triết học và đổi mới" của tác giả Dương Phú Hiệp [28] đã cho rằng, để nâng cao tư duy, đặc biệt là tư duy lý luận, nhiệm vụ của các nhà triết học là vô cùng quan trọng. Do vậy, cần phải học tập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận. Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân của sự lạc hậu về nhận thức lý luận ở nước ta hiện nay là phải khắc phục tư duy kinh nghiệm chứ không được dừng lại ở trình độ tư duy kinh nghiệm, phải đạt tới trình độ tư duy lý luận. Trong bài: "Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho sinh viên thông qua giảng dạy triết học" của Nguyễn Thị Bạch Vân [91] cho rằng: Có nhiều con đường để con người nâng cao trình độ tư duy lý luận. Một trong những con đường đó là giáo dục triết học, bởi vì triết học là thế giới quan và phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Giáo dục triết học có vai trò quan trọng để góp phần hình thành tư duy lý luận cho con người nói chung và cho sinh viên nói riêng. Đương nhiên, triết học mà chúng ta cần giáo dục cho sinh viên là triết học đúng đắn, chứ không phải là bất kỳ triết học nào. Triết học đúng đắn là triết học duy vật biện chứng (triết học
  • 30. 26 Mác - Lênin); đó là sự xem xét giới tự nhiên cũng như xã hội và tư duy con người một cách khoa học. Trong bài: "Vai trò của Triết học Mác - Lênin trong đổi mới tư duy lý luận ở Việt Nam hiện nay" của Lê Văn Quang [67] đã chỉ ra: lý luận triết học có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên, công chức Nhà nước. Tư duy triết học không chỉ là cơ sở để nâng cao tư duy lý luận cho cán bộ của Đảng, công chức của Nhà nước, mà còn góp phần xây dựng các đề án trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng để ngang tầm với nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Quá trình hoàn thiện lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không thể không có sự tham gia của lý luận triết học. Do vậy, việc nâng cao năng lực nhận thức các vấn đề cơ bản của triết học mácxít và không ngừng hoàn thiện phương pháp tư duy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy lý luận. Trong bài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường Chính trị tỉnh" của Nguyễn Đình Trãi [87]. Luận án đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu: Trau rồi và rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng duy vật; Tăng cường tổng kết thực tiễn; Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bố trí, sử dụng giảng viên đông thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tự phấn đấu, rèn luyện nâng cao năng lực tư duy lý luận. Trong bài: "Chống bệnh kinh nghiệm, giáo điều, đổi mới tư duy lý luận" của Nguyễn Ngọc Long [38]. Tác giả đã đưa ra một số nguyên tắc phát triển tư duy lý luận như: Nâng cao năng lực tư duy lý luận phải từng bước gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; Nâng cao năng lực tư duy lý luận gắn liền với việc nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và tăng cường rèn luyện đạo đức cách mạng. Qua đó giúp cho việc kế thừa một cách có chọn lọc quan điểm về tư duy lý luận để đi
  • 31. 27 sâu vào nghiên cứu năng lực tư duy lý luận của đội ngũ giảng viên các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đề tài: "Nâng cao trình độ lý luận chính cho cán bộ ở Tổng cục chính trị Bộ quốc phòng Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay" của Si Sôm Phu Tha Vi Xay [73] đã đề xuất một giải pháp như sau: thứ nhất, đổi mới căn bản nội dung, chương trình đào tạo, bổi dưỡng; thứ hai, tiếp tục xây dựng đội ngũ giảng viên bảo đảm về số lượng và chất lượng, thứ ba, tiếp tục xây dựng đội ngũ giảng viên bảo đảm về số lượng và chất lượng; thứ tư, phát huy tính tự giác, tích cực học tập của học viên; thứ năm, tăng cường công tác quản lý, tổng kết, đánh giá chất lượng đào tạo và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Để nâng cao năng lực tư duy lý luận thì điều cơ bản là con người phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách đầy đủ, có hệ thống tri thức khoa học và được rèn luyện trong thực tiễn đời sống. Đối với một cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, có năng lực tư duy, nhất là tư duy lý luận thì dễ nhận biết được "tình huống có vấn đề", có khả năng xử lý nhanh nhạy một cách có hiệu quả những nảy sinh trong quá trình diễn biến thực tiễn địa phương. Nguyễn Thành Nguyên [51] cho rằng: muốn phát triển tư duy lý luận không thể không quan tâm, không coi trọng đến chủ thể tư duy. Vị trí, tầm quan trọng và vai trò của tư duy lý luận không thể tách rời vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chủ thể tư duy. Do vậy, với tư cách là chủ thể tư duy, người cán bộ lãnh đạo cần nắm vững nguyên tắc của phép biện chứng, quán triệt nguyên tắc đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong quá trình tiếp tục sự nghiệp đổi mới hiện nay, cần phải nắm vững phép biện chứng giữa đổi mới và kế thừa, nguyên tắc và sáng tạo, tập trung và dân chủ, tính Đảng và tính khoa học, kinh tế và chính trị... Theo tác giả Nguyễn Văn Hùng [27] để có tư duy lý luận trong điều kiện hiện nay, cần kết hợp phương pháp tư duy biện chứng với hiện thực khách quan, mới có khả năng đạt được chân lý khách quan, hoạt động của con người mới có được đảm bảo định hướng đúng đắn, chủ động, trở nên tự giác và đạt
  • 32. 28 được những kết quả nhất định. Cùng với việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là phong cách và phương pháp tư duy Hồ Chí Minh, là một phương hướng rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng của người cán bộ chủ chốt. Đó là một nội dung cơ bản trong việc nghiên cứu Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương của Bác, một di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hiện đại. Trong luận án: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay" của tác giả Dương Minh Đức [22]. Để nâng cao năng lực và trình độ tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh vùng Đồng Bằng sông Hồng, cùng với việc nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội, khoa học, trình độ lý luận thì việc nghiên cứu về lôgíc học, về phép biện chứng và việc vận dụng, rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng là có ý nghĩa trực tiếp. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp tỉnh là giải pháp cơ bản và quan trọng, mang tích quyết định đến việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Trong bài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay qua thực tế ở tỉnh Kiên Giang" của Vũ Đình Chuyên [10] cho rằng, các giải pháp đổi mới tư duy và quá trình đào tạo nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện qua khảo sát, thực tế tại Kiên Giang là phải được bồi dưỡng toàn diện, trước hết là đường lối chính trị, quản lý nhà nước, về kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức và kỹ năng quản lý nền kinh tế thị trường, xây dựng tư duy kinh tế mới trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp với việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước mở rộng đối tượng đào tạo tới đội ngũ cán bộ là công chức cấp huyện. Tiến hành cải cách, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với điều kiện nền kinh tế và bối cảnh
  • 33. 29 hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện cần dựa trên huyện nhiệm vụ cụ thể của từng chức danh cán bộ, xuất phát từ mục tiêu, căn cứ vào đặc điểm của đối tượng mà đưa ra chương trình, nội dung đào tạo thích hợp tránh tình trạng đào tạo tràn lan, lấy thành tích về số lượng; chú trọng xây dựng chương trình đào tạo, kế thừa những mặt ưu điểm của các chương trình đã và đang được sử dụng, bổ sung vào chương trình những kiến thức mới phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo; khắc phục những hạn chế, trước hết là khắc phục sự trùng lặp, dàn trải về nội dung trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng; đào tạo theo hướng tập trung vào nâng cao kỹ năng tác nghiệp, thực hành cho cán bộ giảm bớt lý luận thuần tuý trong đào tạo…. Trong bài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng hiện nay" của Nguyễn Văn Phúc [64] cho rằng, giải pháp khải thi là: nâng cao năng lực tư duy lý luận với chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế xã hội bền vững tại địa phương hay gắn việc đổi mới năng lực tư duy lý luận với công tác luân chuyển cán bộ, nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt. Cũng theo tác giả, kinh tế - xã hội phát triển cũng sẽ tạo điều kiện để nâng cao dân trí cho cán bộ và nhân dân. Khi đời sống được nâng lên, con người sẽ có điều kiện phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Như thế, kinh tế - xã hội phát triển là điều kiện khách quan để phát triển, hoàn thiện cơ sở sinh học của tư duy, tạo tiền đề cho việc phát triển năng lực trí tuệ, tư duy của chủ thể. Nếu nhân dân trên địa bàn được nâng lên về trình độ học vấn thì đó là cơ sở để cán bộ lãnh đạo nâng năng lực tư duy lý luận lên. Kinh tế - xã hội phát triển tạo điều kiện để cán bộ lãnh đạo có điều kiện học tập, rèn luyện, phát triển nâng cao về mọi mặt một cách có hệ thống. Mặt khác, kinh tế - xã hội phát triển đặt người cán bộ trước yêu cầu phải nắm chắc thực tiễn đang phát triển, đòi hỏi cần phải lãnh đạo nó thế nào cho đúng hướng. Từ đó mà họ có cơ hội trau dồi, rèn luyện phát triển năng lực tư duy lý luận của mình. Chính vì vậy phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc nâng cao năng lực tư
  • 34. 30 duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở. Ngược lại, chính việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở lại làm cho tư duy lý luận của chúng ta thêm sắc bén, năng động và sáng tạo hơn trong quá trình phản ánh hiện thực, kịp thời phát hiện những vấn đề đặt ra và có những đề xuất sắc bén, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người. Phạm Kim Thành [78] nêu lên một số giải pháp nổi bật như: trên cơ sở hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện cụ thể hoá vào các chính sách của địa phương mình. Công việc đó không đơn thuần là chỉ vận dụng một cách rập khuôn, máy móc, mà trong lãnh đạo, người cán bộ còn phải cập nhật kịp thời những thông tin từ đời sống thực tiễn, xử lý các thông tin ấy một cách nhanh chóng, chính xác. "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các tỉnh phía Bắc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào" của Khăm Phủi Chăn Thavadi [30] cho rằng, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp ở các tỉnh phía Bắc cần tập trung vào các giải pháp sau: Một là, giữ vững quan điểm của Đảng về mục tiêu, phương châm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy tổ chức đảng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Hai là, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Hệ thống giáo án, giáo trình phải được xây dựng khoa học, thường xuyên cập nhật các vấn đề mới trong lý luận và thực tiễn. Đội ngũ giảng viên, giáo viên phải thường xuyên được tập huấn về phương pháp và tư duy lý luận. Ba là, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phải được thực hiện theo phân cấp, ưu tiên phát triển năng lực tư duy, trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và đội ngũ cán bộ trong nguồn quy hoạch. Bốn là, phải có những đổi mới chế độ chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Các công trình nghiên cứu trên đây đã có nhiều đóng góp quan trọng về mặt khoa học, làm sáng tỏ trên nhiều phương diện về giải pháp nhằm nâng cao
  • 35. 31 năng tư duy lý cho đội ngũ cán bộ, nhân tài, đội ngũ trí thức và nguồn nhân lực: phân tích làm rõ vị trí, vai trò của tư duy con người, là giữ vai trò quyết định tất cả các tư duy khác, đặc biệt đã làm rõ vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức - bộ phận tinh túy nhất của tư duy lý luận trong cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các tác giả đã phân tích làm rõ mặt tích cực và hạn chế của việc phát huy tư duy lý luận, phát triển (đào tạo, sử dụng, quản lý) và chỉ ra nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém đó. Một số nhà khoa học đã đưa ra dược những phương hướng cơ bản, những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển tư duy con người, đội ngũ trí thức - nhân tài. Đặc biệt, đã có một số tác giả đã làm rõ giải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tóm lại: Những công trình, đề tài nghiên cứu về tư duy lý luận trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu trên trong thời gian qua, đã có nhiều đóng góp quan trọng về mặt khoa học giúp cho tác giả luận án tiếp cận, nghiên cứu, tham khảo, phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 1.4. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRIỂN KHAI GIẢI QUYẾT TRONG LUẬN ÁN 1.4.1. Khái quát các công trình đã nghiên cứu Khảo sát các công trình đã nên trên có nội dung liên quan đến đề tài, tác giả luận án nhận thấy các công trình nghiên cứu đều cho rằng: Một là, tư duy lý luận mà chúng ta đang nghiên cứu ở đây là lý luận khoa học và tư duy lý luận khoa học là hình thức cao nhất của tư duy, tư duy lý luận không chỉ là tư duy bằng tri thức lý luận, mà còn là tư duy bằng phương pháp khoa học. Tư duy lý luận khoa học được hình thành trên cơ sở tri thức kinh nghiệm điểm hình. Con người trao đổi với giới tự nhiên bằng những hoạt động thực tiễn, thông qua đó, con người hình thành nên tri thức kinh nghiệm. Nều chỉ dừng lại ở những tri thức kinh nghiệm nhỏ lẻ, vụn vặt thì chưa thế lý giải
  • 36. 32 được nhiều vấn đề cũng như chưa thể chỉ ra được bản chất của sự vật. Nhưng trên cơ sở những tri thức kinh nghiệm đó, trong quá trình tiếp tục tư duy cùng với hoạt động thực tiễn của mình con người dần hình thành tư duy lý luận, đặc biệt trên cơ sở của kinh nghiệm khoa học, kinh nghiệm thực tiễn điển hình, con người dần hình thành tư duy lý luận. Hai là, tư duy lý luận thay đổi cùng với sự thay đổi và phát triển của xã hội, của thực tiễn. Khi tri thức của con người càng hoàn thiện và phát triển thì đó là cơ sở để tư duy lý luận ngày càng sâu sắc hơn. Trong giai đoạn hiện nay, tư duy lý luận khoa học nhất đó là tư duy lý luận mácxít. Bởi chủ nghĩa Mác - Lênin được ra đời trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn điển hình đó là phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trên toàn thế giới cùng với sự tham gia nghiên cứu của C.Mác, Ph.Ăngghen và V I Lênin. Nói cách khác, tư duy lý luận mácxít là sản phẩm của sự kết tinh tư duy nhân loại và nó không chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên mà còn duy vật trong cả lĩnh vực xã hội. Nó là thế giới quan cho giai cấp công nhân trên toàn thế giới, đặc biệt triết học Mác - Lênin cung cấp phương pháp luận cho quá trình tư duy, trong đó có tư duy lý luận. Ba là, các công trình khoa học đều khẳng định năng lực tư duy lý luận là khả năng tư duy về những vấn đề chung, nắm bắt bản chất và quy luận vận đọng của các sự vật hiện tượng, để trên cơ sở đó chỉ ra xu hướng vận động của chúng. Quá trình tư duy là sự kết hợp của chủ nghĩa duy vật và phép bienj chứng duy vật. Năng lực tư duy chính là năng lực lựa chọn các vấn đề có liên quan để đưa ra những suy luận nhất định. Theo đó, năng lực tư duy là khả năng sử dụng một cách thành thạo, nhuần nhuyễn các công cụ tư duy như khái niệm, phán đoán, suy luận trên lập trường của chủ nghĩa duy vật bienj chứng để giải quyết vấn đề mà nó đang quan tâm. Bốn là, xét theo cấp độ phát triển của năng lực tư duy có thể phân ra thành năng lực tư duy kinh nghiệm và năng lực tư duy lý luận. Nói đến tư duy lý luận là nói đến tư duy ở trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa, phản ánh gián tiếp
  • 37. 33 nhưng sâu sắc về mối liên hệ bản chất, tính tất yếu, tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Bên cạnh đó, năng lực tư duy lý luận còn có sức mạnh đưa lý luận vào cuộc sống, cụ thể hóa lý luận thành mục tiêu, phương hướng, giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề của cuộc sống có hiệu quả cao. Năng lực tư duy lý luận còn được thể hiện ở khả năng xác lập tri thức, khả năng xác lập quan hệ giữa các tri thức và khả năng đối tượng hóa tri thức. Một cách khái quát, năng lực tư duy lý luận là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của chủ thể đáp ứng yêu cầu phát hiện, nhận thức nhạy bén, đúng đắn đối với hiện thực ở trình độ lý luận, từ đó, có những đề xuất sắc bén, sáng tạo, thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Năm là, các công trình khi khảo sát thực trạng trình độ tư duy của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt sau 30 năm đổi mới đã có một sự chuyển biến tích cực. Đó là kết quả của sự đổi mới về lý luận, về công tác giáo dục lý luận; là kết quả sự chuyển đổi cơ chế quản lý đã tạo ra môi trường thực tiễn sống động và là kết quả của ý thức chủ động trong học tập và rèn luyện tư duy của chính bản thân người cán bộ. Tuy nhiên, các công trình khoa học cũng thấy được rằng, trong thực tế vẫn có những hiện tượng học lý luận nhưng không tin vào lý luận, hoặc còn "lười học, lười nghiên cứu, một số học lướt chỉ cốt lấy được bằng cấp" [18, tr.68] - những người học kiểu đó rõ ràng không có tác dụng. Cũng có người do phương pháp học không đúng, học thuộc từng câu, từng chữ nhưng thiếu sự suy ngẫm, nghiền ngẫm, trăn trở trong ý thức của mình, biến những kiến thức lý luận thu nhận được thành mớ giáo điều, trống rỗng. Cũng có người học lý luận, nghiên cứu lý luận nhưng hiểu biết mới dừng lại ở lý thuyết, những cái trừu tượng, những nguyên lý, qui luật trừu tượng không vận dụng được, hoặc còn rất lúng túng khi vận dụng vào thực tế, vào tư duy và hành động. Còn những hiện tượng học tập và nghiên cứu lý luận như vậy thì dù có tốt nghiệp "lý luận chính trị cao cấp" hay "cử nhân chính trị", tư duy của họ về thực chất vẫn là kinh nghiệm, giáo điều còn tư duy lý luận chỉ là hình thức.
  • 38. 34 Sáu là, các công trình khoa học đã đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt các cấp. Đặc biệt, các công trình khoa học nêu trên đều cho rằng, để nâng cao năng lực tư duy lý luận khoa học cần hạn chế bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều, bệnh chủ quan duy ý chí. Đồng thời, cần tăng cường năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Gắn giáo dục đào tào tạo với thực hành trong quá trình công tác. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đây đã khái quát cũng như đi sâu vào hầu hết các vấn đề của tư duy, năng lực tư duy lý luận, nâng cao năng lực tư duy lý luận cho người cán bộ chủ chốt. Các giá trị khoa học của các công trình khoa học nêu trên sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho nghiên cứu sinh trong quá trình hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của luận án. 1.4.2. Định hướng những nội dung cần tiếp tục triển khai Một là, các công trình khoa học đã tiếp cận theo nhiều khía cạnh, góc độ nghiên cứu khác nhau về tư duy lý luận, nâng cao năng lực tư duy lý luận, nhưng các công trình trên chưa đưa ra những tiêu chí, nội dung cụ thể để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào. Do vậy, đây là điểm luận án tiếp tục làm rõ. Hai là, đã có nhiều đề tài, công trình khoa học nghiên cứu về thực trạng nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, nhưng nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào, trên cơ sở đó đánh giá những thành tựu và hạn chế là chưa có. Vì vậy, nghiên cứu sinh sẽ phân tích thực trạng nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền nam Lào trong thời kỳ đổi mới, chỉ ra những thành tựu và hạn chế của thực trạng này. Ba là, nhiều công trình khoa học đã đề xuất được nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng tư duy lý luận. Song, theo quan điểm của tác giả luận án, những giải pháp đó cần gắn với đặc điểm cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở miền nam Lào để
  • 39. 35 trên cơ sở đó khắc phục tình trạng sự yếu kém tư duy lý luận ở cán bộ chủ chốt các tỉnh miền nam Lào trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, phải khẳng định rằng, luận án không chỉ kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó về vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh mà còn tiếp tục nghiên cứu, triển khai những vấn đề đặt ra với việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh miền Nam Lào trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, tác giả luận án đã khảo sát một số các công trình khoa học xoay quanh các vấn đề như khái niệm tư duy lý luận, vai trò của tư duy lý luận, năng lực tư duy lý luận, nâng cao năng lực tư duy lý luận, thực trạng nâng cao năng lực tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý; nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp. Trong quá trình khảo sát tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy, ở Việt Nam đã có rất nhiều tác giả, các nhà khoa học đã đi nghiên cứu và tìm hiểu về tư duy lý luận, vai trò của tư duy lý luận, nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nhưng ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, chưa có nhiều công trình khoa học đi nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, nghiên cứu sinh sẽ kế thừa chủ yếu những công trình khoa học của Việt Nam về tư duy lý luận, nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Đồng thời, nghiên cứu sinh sẽ cố gắng bổ sung những hạn chế trong nghiên cứu về tư duy lý luận, vai trò của tư duy lý luận và nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở miền Nam nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.