SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ HẢI
ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN CHIẾN THẮNG
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong Luận văn này là do bản thân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Chiến Thắng.
Mọi tài liệu tham khảo được dùng trong luận văn đều được trích dẫn
nguồn gốc rõ ràng.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2018
Người thực hiện
Trần Thị Hải
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG
MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
ĐỊA PHƯƠNG..................................................................................................9
1.1. Khái niệm, loại hình và đặc điểm Marketing điện tử......................................9
1.2. Xu hướng ứng dụng Marketing điện tử trong hoạt động du lịch và quản lý
phát triển du lịch...................................................................................................15
1.3. Các nhân tố tác động đến ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát
triển du lịch địa phương .......................................................................................20
1.4. Một số kinh nghiệm quốc tế ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát
triển du lịch...........................................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ
TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH............................32
2.1. Tổng quan tiềm năng du lịch tỉnh Hà Tĩnh...................................................32
2.2. Tổng quan về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp du lịch tại Hà Tĩnh
trong thời gian qua ...............................................................................................35
2.3. Chính sách ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà
Tĩnh ......................................................................................................................48
2.4. Thực trạng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà
Tĩnh ......................................................................................................................50
2.5. Đánh giá chung..............................................................................................58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG
MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ
TĨNH...............................................................................................................68
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến du lịch Hà Tĩnh.....................68
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát
triển du lịch Hà Tĩnh ............................................................................................72
KẾT LUẬN.....................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á,
Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CNTT Công nghệ thông tin
DL Du lịch
DNDL Doanh nghiệp du lịch
GDP Tổng sản phẩm nội địa
HĐND Hội đồng nhân dân
NQ Nghị quyết
SEO Tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm
TMĐT Thương mại điện tử
TV Ti vi
UBND Ủy ban nhân dân
VH - TT - DL Văn hóa - Thể thao - Du lịch
VITA Hiệp hội du lịch Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng lượt khách du lịch giai đoạn 2013 - 2017 ..................................37
Bảng 2.2: Các khách sạn nổi bật ở Hà Tĩnh.........................................................40
Bảng 2.3: Trang chủ của một số doanh nghiệp du lịch tiêu biểu.........................42
Bảng 2.4: Khách quốc tế đến Hà Tĩnh trong những năm 2013 - 2017................44
Bảng 2.5: Doanh thu du lịch dịch vụ giai đoạn 2013 - 2017 ...............................48
Sơ đồ 2.1: Mô hình website của các doanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh ...................53
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhất là từ sau khi Việt
Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, các hình thức doanh nghiệp,
tiếp thị trong tất cả các ngành nghề ở nước ta ngày càng trở nên đa dạng và
phong phú hơn. Cùng với đó, từ khi ra đời mạng Internet cũng thể hiện những ưu
điểm của nó như nhanh, gọn, dễ dàng phục vụ 24/24.
Sự bùng nổ mạnh mẽ của internet và các ứng dụng công nghệ thông tin
mới đã và đang đem lại những thay đổi chưa từng có trong lĩnh vực công
nghiệp du lịch. Thông tin trực tuyến hiện là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng hàng đầu đối với các quyết định của du khách.
Sự xuất hiện của Thương mại điện tử được coi là hệ quả lớn nhất khi cuộc
cách mạng công nghệ thông tin tác động vào nền kinh tế toàn cầu, đó là sự kết
hợp của hai trong số những phát minh lớn nhất thế kỷ XX - máy tính và Internet.
Tuy mới chỉ hình thành vào thập niên cuối thế kỷ hai mươi, chỉ mới phát triển
mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, nhưng thương mại điện tử đã thâm nhập sâu
vào hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến tất cả các hoạt
động của con người, và hơn nữa đây không phải là một hiện tượng kinh tế nhất
thời, mà là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Hoạt động Marketing cũng
không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Những hình thức Marketing thông qua
Internet dần xuất hiện và trở thành công cụ hữu hiệu giúp các nhà kinh doanh
tìm hiểu thị trường. Hoạt động Marketing điện tử được ứng dụng trong hầu hết
các ngành nghề kinh doanh từ kinh doanh những sản phẩm hàng hoá hữu hình
đến những sản phẩm hàng hoá vô hình - dịch vụ. Các đại lý lữ hành, các công ty
du lịch cũng không thể bỏ qua một cách thức Marketing hiệu quả đến vậy.
Sự kết hợp giữa những phương pháp Marketing, tiếp thị truyền thống với
việc sử dụng Internet làm công cụ đang ngày càng trở nên phổ biến. Ngày nay,
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp sử dụng
2
Marketing điện tử là công cụ hữu ích để quảng bá hình ảnh công ty và sản phẩm
của mình tới các cư dân trong và ngoài biên giới không còn là điều xa lạ, thậm
chí đó còn là hình thức quảng cáo mang lại doanh thu lớn với chi phí thấp và
hiệu quả cao, đặc biệt đối với một ngành cần thiết sự quảng bá những ngành du
lịch Hà Tĩnh. Chính vì vậy, việc tìm ra những hướng đi, những ứng dụng, những
giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng dụng Marketing điện tử vào hoạt động
kinh doanh là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh.
Trên thực tế cho thấy, Hà Tĩnh rất có tiềm năng triển vọng phát triển ngành
dịch vụ này, đặc biệt là các loại hình du lịch văn hoá, sinh thái và một số loại
hình du lịch: Vui chơi giải trí, kỳ nghỉ, thể thao. Hơn nữa là một người sinh ra và
lớn lên ở vùng đất này, tôi cảm thấy rất tự hào. Từ những điều kiện thuận lợi,
tỉnh Hà Tĩnh đã xác định: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
với tỷ trọng của du lịch ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và theo
hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên khai thác thị
trường nội địa; phát triển du lịch bền vững, gắn với việc bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh; đồng
thời phải kết hợp hài hòa, hợp lý giữa các khu vực của tỉnh, chú trọng khai thác
các giá trị di sản văn hóa, du lịch sinh thái, tâm linh; đẩy mạnh xã hội hóa phát
triển du lịch; tăng cường liên kết các hoạt động du lịch, các điểm du lịch trong
tỉnh và với các tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác và phát triển du lịch ở Hà Tĩnh
hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập và hạn chế nên đến nay vẫn chưa thật sự đạt
được mục tiêu mong muốn. Thực trạng tình hình du lịch nói chung và du lịch tại
Hà Tĩnh nói riêng vẫn đang còn nhiều hạn chế cần có giải pháp khắc phục và
chưa khai thác một cách triệt để những tiềm năng sẵn có. Chính vì thế để du lịch
Hà Tĩnh có thể phát triển một cách bền vững, chúng ta cần nghiên cứu sâu và kỹ
hơn, ứng dụng thêm các học thuyết Marketing điện tử, marketing dịch vụ vào
các quá trình triển khai và thực hiện. Luận văn thực hiện xây dựng chiến lược,
đưa ra các giải pháp dựa trên góc độ Marketing điện tử bao gồm việc phân tích
3
những thế mạnh, những hạn chế, đồng thời nhận diện được giá trị cốt lõi, từ đó
xây dựng được phương hướng phù hợp cho phát triển du lịch của tỉnh.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng Marketing điện tử
trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Trong đó, một
số công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn như sau:
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Vận dụng nguyên lý marketing để phát triển địa phương có các tác giả tiêu
biểu như Philip Kotler (1993), Marketing Places; Matlovicova, K. (2008), Place
marketing process - theoretical aspects of realization; Rainisto, Seppo K. (2003),
Success factors of place marketing: a study of place marketing practices in
Northern Europe and the United States. Các nghiên cứu đã chỉ ra những thành phần
của Marketing điện tử gồm chủ thể thực hiện marketing, các yếu tố của Marketing
để tạo sản phẩm có giá trị cung ứng, khách hàng mục tiêu; qui trình thực hiện
Marketing; các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của Marketing. Các phương
pháp nghiên cứu được sử dụng là tổng hợp lý thuyết và thực tiễn, hệ thống hoá,.
Mặc dù các nghiên cứu trên đã đề cập tới việc thu hút các thị trường nhà kinh
doanh, nhà đầu tư, khách DL và dân cư mới để phát triển địa phương, nhưng nội
dung MKTĐT chưa được đề cập một cách rõ nét.
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch có các
nghiên cứu tiêu biểu như Xavier Font and Benjamin Carey (2005), Marketing
sustainable tourism products; Victor T.C Middleton (1998), Sustainable tourism
- a Marketing perspective; Youcheng Wang, Abraham Pizam (2011),
Destination Marketing and Management: Theories and Applications; Gregory
Ashworth, Brian Goodall (2012), Marketing Tourism Places; Alan Pomering
(2009), Sustainable tourism marketing: what should be in the mix, Ứng dụng
Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch ở Sirubari – Nepal, Ứng dụng
Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch ở Huay Hee - Thái Lan. Các tác
4
giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết và thực tiễn, hệ
thống hoá, trừu tượng hoá để vận dụng marketing cho một điểm đến, các bước
marketing cho SP DL; phân tích các công cụ marketing hỗn hợp cho DL. Mặc dù
vậy, các tác giả chưa làm rõ vai trò quan trọng của chính quyền địa phương trong
việc sử dụng các công cụ marketing điện tử, chưa chỉ ra vai trò nhiệm vụ cụ thể
của cộng đồng DN và dân cư địa phương trong qui trình ứng dụng MKTĐT trong
quản lý phát triển du lịch.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về marketing điện tử có các tác giả tiêu biểu như Hồ Đức
Hùng (2005), ứng dụng Marketing điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn
Hải Hà (2011), Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Lào
Cai. Vũ Trí Dũng (2015), Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du
lịch Đà Nẵng; Nguyễn Hoàng Việt (2014), Ứng dụng Marketing điện tử với thu
hút đầu tư vào các khu du lịch sinh thái Việt Nam. Các tác giả đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết và thực tiễn, điều tra khảo sát qua
bảng hỏi, phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm, thống kê mô tả... Các nghiên
cứu đã đưa ra những cơ sở lý luận, chỉ ra nguyên lý cơ bản, qui trình, chiến lược,
công cụ Marketing điện tử trên phương diện tổng thể. Đa phần các tác giả tập
trung nghiên cứu ứng dụng MKTĐT vào lĩnh vực quản lý phát triển du lịch vào
các địa phương của Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đề cập sâu
và rõ nét việc ứng dụng MKTĐT trong lĩnh vực quản lý phát triển du lịch.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng
Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh trong bối cảnh hội
nhập quốc tế hiện nay.
Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về: Marketing điện tử, các yếu tố của
Marketing điện tử; các ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du
lịch Hà Tĩnh.
5
Phân tích thực trạng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển
du lịch Hà Tĩnh. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, bên trong việc
ứng dụng Marketing điên tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh;
Qua đó phân tích các việc làm đã làm được và chưa làm được, các nguyên
nhân tồn tại. Đưa ra các giải pháp cụ thể ứng dụng Marketing điện tử trong quản
lý phát triển du lịch Hà Tĩnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, Hệ thống hóa cơ sở khoa học về ứng dụng Marketing điện tử trong
quản lý phát triển du lịch địa phương.
Hai là, Đánh giá thực trạng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát
triển du lịch tại Hà Tĩnh, chỉ ra những điểm tích cực, những hạn chế và nguyên
nhân của hạn chế.
Ba là, Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Marketing điện tử trong quản
lý phát triển du lịch Hà Tĩnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung, công cụ, phương
pháp thực hiện marketing điện tử; tiêu chí đánh giá hiệu suất marketing điện tử;
các yếu tố ảnh hưởng đến marketing điện tử với quản lý phát triển du lịch tại
tỉnh Hà Tĩnh.
Về không gian: Marketing điện tử với quản lý phát triển du lịch tại tỉnh Hà
Tĩnh, trong đó tập trung nghiên cứu về quản lý của bộ, ban ngành, sở Văn hóa
thể theo và du lịch về ứng dụng Marketing điện tử.
Về thời gian: Các dữ liệu, số liệu và phân tích của luận án tập trung chủ
yếu trong giai đoạn 2010 đến 2017; các giải pháp đề xuất có phạm vi áp dụng
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, các phương pháp tổng hợp dưới đây sẽ được áp dụng:
5.1. Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, thống kê tài liệu
Căn cứ vào những dữ liệu đã có về DL Hà Tĩnh để phân tích các hiện
tượng, sự việc, đánh giá thực trạng hoạt động marketing điện tử với phát triển
DL trong những năm qua và định hướng tương lai. Các loại dữ liệu thứ cấp thu
thập gồm: thống kê về lượt khách, doanh thu từ DL, chi tiêu bình quân, nguồn
nhân lực DL, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ DL, hoạt động đầu tư vào lĩnh
vực DL, quy hoạch DL, quan điểm và mục tiêu phát triển DL Hà Tĩnh.
Các nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp: Báo cáo hàng năm về hoạt động DL
của Ban chỉ đạo phát triển DL Hà Tĩnh, Sở VH, TT&DL, Trung tâm Thông tin
và Xúc tiến DL tỉnh Hà Tĩnh, niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Hà
Tĩnh; các ấn phẩm, công trình nghiên cứu đã công bố, sách, tạp chí, các trang
web, các bài viết về DL Hà Tĩnh; các văn bản, chính sách liên quan đến phát
triển DL Hà Tĩnh, các báo cáo về tình hình kinh tế, VH-XH của tỉnh Hà Tĩnh.
Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thu thập được
phân loại, sắp xếp thành những tập tài liệu, đánh máy có chọn lọc những nội
dung liên quan đến luận văn; các tệp file mềm thu thập được lưu trữ vào những
thư mục trong máy tính. Các dữ liệu được xử lý bằng các phần mềm như
word, excel, được tập hợp thành các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ để làm cơ sở
thống kê mô tả, so sánh, phân tích và đánh giá những hoạt động marketing điện
tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh.
5.2. Phương pháp so sánh
So sánh các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trong và ngoài
nước liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn như các giáo trình, sách chuyên
khảo, luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, bài báo khoa học được
thu thập tại thư viện Quốc gia, thư viện tỉnh Hà Tĩnh, thư viện trường Đại học
Thương mại, thư viện trường Đại học Hà Tĩnh để hình thành cơ sở lý luận của
luận văn.
7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
* Về lý luận:
- Thông qua tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài,
luận văn đã chỉ ra 04 khoảng trống trong nghiên cứu, xác định đối tượng và
nhiệm vụ nghiên cứu nhằm ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du
lịch Hà Tĩnh.
- Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về Marketing điện tử; làm rõ nội
dung và mối quan hệ giữa qui trình, các công cụ Marketing điện tử (sản phẩm,
giá cả, phân phối, xúc tiến, chính quyền, cộng đồng DN và dân cư).
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu suất ứng dụng Marketing điện tử
trong quản lý và phát triển du lịch phù hợp với điều kiện Hà Tĩnh gồm: Quảng
bá hình ảnh các điểm du lịch và con người Hà Tĩnh, bảo vệ môi trường và tài
nguyên du lịch, phát triển thị trường du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến du
lịch; chỉ ra nhóm yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến ứng dụng
Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh.
* Về thực tiễn:
- Qua việc lựa chọn và nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương ở nước
ngoài và trong nước có điều kiện tương đồng với tỉnh Hà Tĩnh, tác giả đã rút ra 04
bài học kinh nghiệm cho ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý và phát triển du
lịch Hà Tĩnh nói riêng và tại các địa phương ở Việt Nam nói chung.
- Bằng phương pháp nghiên cứu cụ thể, phân tích, đánh giá thực trạng và
hiệu suất ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh,
tác giả luận văn đã chỉ ra những ưu điểm, phát hiện ra những hạn chế và nguyên
nhân, xác định vấn đề cần phải giải quyết để hoàn thiện ứng dụng Marketing
điện tử trong quản lý và phát triển du lịch Hà Tĩnh.
- Dựa vào những định hướng, quan điểm phát triển du lịch Hà Tĩnh, tác giả
đã đề xuất 03 nhóm giải pháp ở cấp độ từ cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội du
lịch Việt Nam, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam để hoàn thiện ứng dụng
Marketing điện tử phù hợp trong thời gian tới của môi trường kinh doanh Việt
Nam và phù hợp với điều kiện, trình độ và kỳ vọng phát triển của tỉnh Hà Tĩnh.
8
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng Marketing điện tử trong
quản lý phát triển du lịch địa phương
Chương 2. Thực trạng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển
du lịch Hà Tĩnh
Chương 3. Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Marketing điện tử trong
quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG MARKETING
ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái niệm, loại hình và đặc điểm Marketing điện tử
1.1.1. Khái niệm Marketing điện tử
Để diễn đạt nội dung của các hoạt động Marketing trong môi trường điện tử
quốc tế, các tài liệu khác nhau sử dụng một số thuật ngữ khác nhau như
CyberMarketing, E-Marketing, WebMarketing... Nhưng dù sử dụng thuật ngữ
nào thì Marketing điện tử cũng bao hàm hai ý tưởng chính: về mặt thực tiễn, đó
là sự khai thác các phương tiện và công cụ tin học - viễn thông nhằm đạt các
mục tiêu đã đề ra; còn về mặt ngữ nghĩa, đó là tổng hợp các phương pháp và kỹ
thuật Marketing áp dụng lên các hệ thống mạng, nhất là mạng Internet. Như vậy,
Marketing điện tử mang tính kế thừa từ Marketing truyền thống và là sự ứng
dụng của Marketing trong môi trường kinh doanh thương mại điện tử. Một mặt,
Marketing điện tử thừa hưởng những nguyên lý cơ bản nhất của Marketing cũng
như một số kỹ năng Marketing khác đã được phát triển mạng như các công cụ
Marketing trực tuyến (Online Marketing), Marketing trực tiếp (Direct
Marketing), Marketing tương tác (Interactive Marketing), Marketing thích ứng
(Adaptive Marketing) đang được sử dụng phổ biến. Mặt khác, từ các kinh
nghiệm thực tiễn, các doanh nghiệp cùng các nhà nghiên cứu cũng vẫn đang còn
tiếp tục tìm hiểu thêm các nguyên lý mới, các phương pháp và mô hình mới nhằm
tận dụng ở mức tốt nhất những cơ hội mà môi trường kinh doanh hoàn toàn mới
này đem lại.
Trong mọi trường hợp Marketing trong TMĐT không nhằm, và cũng không
thể thay thế được Marketing truyền thống. Mục đích của Marketing trong TMĐT
chính là nhằm bổ sung thêm những nguyên tắc mới với những phương tiện hiện nay
đã sẵn có và trong tương lai không xa sẽ trở nên phổ cập.
10
Chính bởi vậy những khái niệm về Marketing điện tử cũng không hề xa rời
định nghĩa về Marketing truyền thống mà nó được xây dựng dựa trên những khái
niệm về Marketing truyền thống. Xin được đưa ra một số khái niệm thường gặp.
Theo Philip Kotler: Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản
phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng
nhu cầu của tổ chức và cá nhân- dựa trên các phương tiện điện tử và internet.
Nếu P.Kotler đứng trên quan điểm một nhà nghiên cứu về Marketing để
đưa ra định nghĩa trên thì Joel Reedy lại có một khái niệm khác, đơn giản hơn và
dựa trên quan điểm một một người hoạt động trong lĩnh vực này: Marketing điện
tử bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách
hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử.
(Nguồn: Joel Reedy, Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman, 2000)
Một định nghĩa khác có vẻ đầy đủ hơn được đăng trên trang web
http://www.davechaffey.com/Internet-Marketing có đại ý như sau: Marketing
điện tử là hoạt động ứng dụng mạng internet và các phương tiện điện tử (web, e-
mail, cơ sở dữ liệu, multimedia,...) Để tiến hành các hoạt động marketing nhằm
đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ khách hàng thông qua
nâng cao hiểu biết về khách hàng (thông tin, hành vi, giá trị, mức độ trung
thành...), các hoạt động xúc tiến hướng mục tiêu và các dịch vụ qua mạng hướng
tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Ghosh Shikhar và Toby Bloomburg (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ AMA) cũng
đưa ra một định nghĩa khác: Marketing điện tử là lĩnh vực tiến hành hoạt động kinh
doanh gắn liền với dòng vận chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu
dùng, dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin Internet.
Mặc dù đã có những khái niệm khác nhau dưới những cách nhìn khác nhau
nhưng hầu hết các khái niệm đó đều đều có những điểm chung khi nói về
Marketing điện tử. Đó là:
- Hoạt động Marketing diễn ra trong một môi trường mới-môi trường internet.
11
- Sử dụng phương tiện là internet và các thiết bị thông tin được kết nối vào
internet.
- Vẫn giữ nguyên bản chất của Marketing truyền thống là thoả mãn nhu cầu
người tiêu dùng, tuy nhiên người tiêu dùng trong thời đại công nghệ thông tin sẽ
có những đặc điểm khác với người tiêu dùng truyền thống, họ có thói quen tiếp
cận thông tin khác, đánh giá dựa trên những nguồn thông tin mới, hoạt động mua
hàng cũng khác.
1.1.2. Các loại hình Marketing điện tử hiện nay
Ngày nay, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ bởi tốc độ sử dụng
internet cùng với nhiều các công nghệ hiện đại ra đời. Con người ngày càng ưu
thích giao dịch dưới hình thức này bởi những thuận lợi mà nó mang lại. Có rất
nhiều hình thức thương mại điện tử khác nhau, dưới đây là một số loại hình
thương mại điện tử điển hình đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
1.1.2.1. Hình thức B2B (Business To Business)
Thương mại điện tử B2B được định nghĩa đơn giản là thương mại điện tử
giữa các công ty. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa
các công ty với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và
phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát
triển nhanh hơn B2C. Thị trường B2B có hai thành phần chủ yếu: hạ tầng ảo và
thị trường ảo.
1.1.2.2. Hình thức B2C (Business to Customers)
Thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các công ty và người tiêu
dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực
(hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc
hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện
tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử.
Đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu: Thương mại điện tử B2C là việc một
doanh nghiệp dựa trên mạng internet để trao đổi các hang hóa dịch vụ do mình
12
tạo ra hoặc do mình phân phối. Các trang web khá thành công với hình thức này
trên thế giới phải kể đến Amazon.com, Drugstore.com, Beyond.com.
Tại Việt Nam hình thức buôn bán này đang rất "ảm đạm" vì nhiều lý do nhưng
lý do chủ quan nhất là ý thức của các doanh nghiệp, họ không quan tâm, không để ý
và tệ nhất là không chăm sóc nổi website cho chính doanh nghiệp mình.
1.1.2.3. Hình thức thương mại điện tử C2C
Thương mại điện tử khách hàng tới khách hàng C2C đơn giản là thương
mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng.
Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị
trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các
công ty/ doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung
cấp khác nhau. Có lẽ đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường
mới. Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng:
Đấu giá trên một trang web xác định
Hệ thống hai đầu P2P, Forum, IRC, các phần mềm nói chuyện qua mạng
như Yahoo, Skype, Window Messenger, AO...
Quảng cáo phân loại tại một cổng (rao vặt)
Giao dịch khách hàng tới doanh nghiệp C2B bao gồm đấu giá ngược,
trongđó khách hàng là người điều khiển giao dịch.
Tại các trang web của nước ngoài có thể nhận ra ngay Ebay là website
đứng đầu danh sách các website C2C trên thế giới đây la một tượng đài về kinh
doanh theo hình thức đấu giá mà các doanh nghiệp Việt Nam nào cũng muốn
"trở thành". Tại Việt Nam thì chưa tất các các hình thức này ở mọi loại dạng, đi
đến đâu cũng thấy quảng cáo rao vặt, rao bán, rao mua, trao đổi...
1.1.2.4. Hình thức thương mại điện tử B2G
Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định
nghĩa chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm
việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác
13
liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại điện tử có hai đặc tính:
thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc.
Thiết lập thương mại điện tử, thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có
nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn.
Các chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình
mua hàng (và giảm rủi ro của việc không đúng quy cách). Tuy nhiên, tới nay,
kích cỡ của thị trường thương mại điện tử B2G như là một thành tố của của tổng
thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ
còn chưa phát triển. Còn một số loại hình thương mại điện tử khác nhưng sự
xuất hiện ở Việt Nam chưa cao như:
Thương mại điện tử M-Commerece (Buôn bán qua các thiết bị di động cầm tay)
Thương mại điện tử sử dụng tiền ảo (VTC với Vcoin)
Nguồn: Các loại hình thương mại điện tử điển hình Công ty thiết kế
website chuyên nghiệp ADC
1.1.3. Đặc điểm của Marketing điện tử
Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát
triển của công nghệ thông tin và truyền thông. Thương mại điện tử là việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà
sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển
nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi
mở nhiều lĩnh vực của công nghệ thông tin và truyền thông như phần cứng và
phần mềm chuyển dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán
cho thương mại điện tử, cũng như đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và truyền thông như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng.
Về hình thức: giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng.
Trong hoạt động thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp
để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng. Còn trong hoạt
động thương mại điện tử nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối
14
với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng internet, mà giờ đây các bên
tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm
phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ở bất
cứ quốc gia nào.
Phạm vi hoạt động: trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại
điện tử là thị trường phi biên giới. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả
các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà
vẫn có thể tham gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào các website
thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội.
Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tối thiểu ba
chủ thể tham gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được tham
gia của bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng
thực, đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử.
Nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực
có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch
Thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin
trong giao dịch Thương mại điện tử.
Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện
tử đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày
liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết
nối với các mạng này, đây là các phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp
đẩy nhanh quá trình giao dịch.
Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường. Trong
thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm
phán, giao dịch và ký kết hợp đồng. Còn trong thương mại điện tử các bên
không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp
đồng. Để làm được điều này các bên phải truy cập vào hệ thống thông tin của
nhau hay hệ thống thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng internet,
15
mạng extranet… để tìm hiểu thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán kí kết
hợp đồng.
1.2. Xu hướng ứng dụng Marketing điện tử trong hoạt động du lịch và
quản lý phát triển du lịch
1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về du lịch
Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách
mang tính đồng bộ, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về Du lịch, góp phần đưa Du lịch Việt Nam ngày càng hấp dẫn
và cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, công tác quản lý
nhà nước về Du lịch tại trung ương và một số địa phương còn gặp những bất
cập trong công tác quản lý điểm đến, duy trì chất lượng dịch vụ chưa thường
xuyên, công tác xúc tiến quảng bá còn thiếu chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch
chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng và thiếu bền vững.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch khác với quản lý kinh doanh ở
chỗ quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, đặt các đơn vị kinh doanh
vào các mối quan hệ và điều chỉnh các mối quan hệ đó bằng nhiều công cụ khác
nhau (chủ yếu là công cụ pháp luật). Nằm trong cơ cấu bộ máy Nhà nước, cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch hoạt động theo nguyên tắc của bộ máy nhà
nước. Các nguyên tắc đó xuất phát từ việc Nhà nước nắm quyền lực chính trị,
thông qua quyền lực chính trị Nhà nước sẽ nắm và bảo toàn quyền lực kinh tế,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước quản lý nền kinh tế nói chung và
ngành du lịch nói riêng theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ,
phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý quản
trực tiếp sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm kết hợp chúng
tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Nằm trong hệ thống quyền
lực Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch được trao những thẩm quyền
nhất định, chủ yếu là những thẩm quyền chuyên môn, hoạt động theo các nguyên
tắc nêu trên. Nằm trung gian giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và hệ
16
thống kinh doanh du lịch, quản lý nhà nước về du lịch có chức năng quan trọng
nhất là kết hợp thẩm quyền mà Nhà nước giao cho với những nhiệm vụ mà hệ
thống kinh doanh du lịch đặt ra. Chức năng của toàn bộ cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch chính là chức năng quản lý nhà nước về du lịch. Song, chức năng của
từng bộ phận của nó, chẳng hạn chức năng của Tổng cục du lịch, chức năng của
Ủy ban Hợp tác và Đầu tư…đối với ngành chỉ là một bộ phận của chức năng quản
lý nhà nước về du lịch. Chúng ta có thể hệ thống một cách tương đối chức năng
quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh thành các chức năng cụ thể như sau:
- Tổ chức tuyên truyền, thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước
liên quan đến hoạt động du lịch.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính
sách phát triển du lịch
- Tổ chức quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
- Quản lý các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch.
- Quản lý tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về hoạt động du lịch.
Ngành kinh doanh du lịch giống như một cơ thể sống và luôn đòi hỏi sự
sáng tạo, năng động để duy trì và phát triển, việc thành công thay thất bại của
ngành du lịch cũng như các ngành kinh tế khác phụ thuộc rất nhiều vào việc xây
dựng nên những chính sách quản lý thích hợp. Bởi vậy, vấn đề quản lý nhà nước
về du lịch là một vấn đề cấp thiết được đặt lên hàng đầu trong việc phát triển
ngành du lịch.
1.2.2. Những lợi ích của việc ứng dụng Marketing điện tử vào hoạt động
kinh doanh du lịch
1.2.2.1. Đối với nhà nước
Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch,
không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh
17
nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau
hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch. quản lý nhà nước về du lịch là nhằm đưa
du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển đất nước.
1.2.2.2. Đối với các doanh nghiệp
Trong hoạt động du lịch cung du lịch thường mang tính cố định không thể
di chuyển còn cầu du lịch lại phân tán ở khắp mọi nơi. Các tài nguyên du lịch và
phần lớn những cơ sở kinh doanh du lịch như khách sạn, nhà hàng, các cơ sở vui
chơi giải trí không thể cống hiến giá trị của mình đến tận nơi ở của khách du
lịch. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là cầu nối giữa giữa cung du lịch và
cầu du lịch. Các doanh nghiệp này phải vượt qua những khó khăn về không gian
để thực hiện được nhiệm vụ của mình. Và Internet đã đem lại cho họ nhiều lợi
ích trong quá trình thực hiện công việc của mình.
Thứ nhất, ứng dụng Marketing điện tử sẽ giúp cho các doanh nghiệp du lịch
có được các thông tin về thị trường và đối tác nhanh nhất và rẻ nhất nhằm xây dựng
được chiến lược Marketing tối ưu, khai thác mọi cơ hội của thị trường trong nước,
khu vực và quốc tế. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, thông tin đóng vai trò vô
cùng quan trọng, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch không những cần
những thông tin về thị trường, về đối tác mà những thông tin về điểm đến cùng rất
quan trọng trong quá trình xây dựng các chương trình du lịch. Nếu trước kia các
nhà làm Marketing du lịch phải trực tiếp đến các điểm đến để có được thông tin thì
giờ đây với internet họ chỉ cần ngồi 1 chỗ với chiếc máy tính được nối mạng họ vẫn
có thể có được bất cứ thông tin gì về điểm đến, liên hệ với các đối tác, các nhà cung
cấp mà không mất chút chi phí nào, vượt qua những khó khăn về mặt thời gian,
không gian.
Thứ hai, Marketing điện tử giúp cho quá trình chia sẻ thông tin giữa người
mua và người bán diễn ra dễ dàng hơn. Đối với doanh nghiệp du lịch, điều cần thiết
nhất là làm cho khách hàng hướng đến sản phẩm du lịch của mình. Điều đó đồng
18
nghĩa với việc quảng cáo và marketing các sản phẩm du lịch đó, đồng nghĩa với
việc cung cấp dữ liệu cho quá trình thu thập thông tin của khách hàng. Trong quá
trình này, khách hàng có được thông tin về các doanh nghiệp và các sản phẩm du
lịch thông qua các website, và bản thân doanh nghiệp cũng tìm hiểu được nhiều hơn
về thị trường, tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Thứ ba, Marketing điện tử giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí
Trước hết là các chi phí văn phòng. Với việc ứng dụng Internet, các văn
phòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí
tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần vì không giấy tờ, không in ấn. Như
vậy, các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn giấy tờ, có
thể tập trung vào khâu nghiên cứu và phát triển, đưa đến các lợi ích to lớn lâu dài
cho doanh nghiệp.
Marketing điện tử còn giảm thiểu các chi phí bán hàng và giao dịch. Các
catalog điện tử (electronic catalog) trên web phong phú hơn nhiều và thường
xuyên được cập nhật, trong khi các catalog in ấn có khuôn khổ bị giới hạn và
rất nhanh lỗi thời. Theo thống kê, chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng
khoảng 5% chi phí qua giao dịch chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử
qua Internet chỉ bằng khoảng 10% đến 2% chi phí thanh toán thông thường.
Marketing điện tử còn giúp doanh nghiệp xây dựng một chiến lược
Marketing toàn cầu với chi phí thấp vì giảm thiểu được các phí quảng cáo.
Thứ tư, Marketing điện tử đã loại bỏ những trở ngại về mặt không gian và
thời gian, do đó giúp thiết lập và củng cố các quan hệ với các đối tác và các
nhà cung cấp. Thông qua mạng Internet, các thành viên tham gia có thể giao
dịch một cách trực tiếp (liên lạc “trực tuyến”) và liên tục với nhau như không
có khoảng cách về mặt địa lý và thời gian nữa. Nhờ đó, sự hợp tác và quản lý
đều được tiến hành một cách nhanh chóng và liên tục. Các khách hàng mới, các
cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc,
toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp lựa chọn.
19
Để thu hút đông đảo khách hàng hướng tới các sản phẩm, các phòng chat,
các cuộc thảo luận nhiều bên, các nhóm tin (Newsgroups)... thường được doanh
nghiệp áp dụng để khuyến khích sự quan tâm về doanh nghiệp và sản phẩm du
lịch. Đương nhiên, các trang Web cũng được phát huy hiệu quả để tiếp xúc với
cộng đồng khách hàng.
1.2.2.3. Đối với khách du lịch
Bên cạnh các lợi ích như trên về giảm chi phí và tiết kiệm thời gian trong
quá trình tìm kiếm thông tin về điểm đến cũng như tìm kiếm thông tin về các sản
phẩm du lịch, Marketing điện tử còn giúp người tiêu dùng tiếp cận được nhiều
sản phẩm du lịch hơn để so sánh và lựa chọn. Sản phẩm du lịch là sản phẩm
không thể đánh giá được trước khi tiêu dùng, bởi vậy khách du lịch thường rất
đắn đo trong việc lựa chọn chương trình du lịch nào cho phù hợp, họ luôn cố
gắng tìm được càng nhiều thông tin về sản phẩm du lịch càng tốt. Nhờ internet,
người tiêu dùng có thể tìm kiếm các thông tin nhanh chóng, dễ dàng, không tốn
kém thời gian và tiền của, hơn nữa họ dễ dàng tìm cho mình được “bộ sưu tập”
các lựa chọn cho kì nghỉ của mình thông qua các thông tin trên internet và cũng
dễ dàng đánh giá các phương án đó cũng nhờ vào các thông tin tìm được.
Marketing điện tử còn giúp khách du lịch có thể đặt tour, đặt phòng khách sạn,
mua vé máy bay, thuê ô tô qua mạng với những lựa chọn tốt nhất, họ không cần
phải đến tận nơi để làm những điều đó như thời tiền internet. Hiện nay trên thế
giới các website phục vụ việc mua sắm các sản phẩm du lịch trực tuyến đang rất
phát triển với nhiều hình thái khác nhau như Travellocity.com, lastminute.com…
1.2.2.4. Đối với ngành du lịch và đối với xã hội
Rõ ràng thông qua Marketing điện tử ngành du lịch Việt Nam đã tìm ra được
phương thức tốt nhất, hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam tới các nước trên thế giới. Các hoạt động thương mại điện tử tạo ra môi trường
để làm việc, mua sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. Đồng
thời nâng cao mức sống cho con người vì có nhiều nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung
20
cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao
mức sống của mọi người.
1.2.3. Những lợi ích của việc ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý
phát triển du lịch
Du lịch là ngành công nghiệp không khói đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế. Trong phát triển du lịch, việc quảng bá hình ảnh có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong thu hút khách và nâng cao sự cạnh tranh. Lợi ích của việc ứng dụng
Marketing điện tử mang lại nhiều tiện ích đối với phát triển kinh tế du lịch là
không thể phủ nhận, đặc biệt trong công tác quản lý, nó mang lại nhiều lợi ích cụ
thể: Chi phí phân phối thấp; Chi phí truyền thông thấp; Chi phí lao động thấp;
Giảm thiểu chất thải; Người hỗ trợ tính giá linh hoạt. Bên cạnh đó là những tiện
ích cho du khách như: Đáp ứng nhu cầu rất tốt; Linh hoạt trong thời gian hoạt
động; Hỗ trợ chuyên môn hóa và sự khác biệt; Cung cấp các giao dịch phút chót;
Thông tin chính xác; Hỗ trợ tiếp thị mối quan hệ; Phản ứng nhanh với nhu cầu
dao động; Nhiều sản phẩm/tích hợp; Nghiên cứu thị trường.
1.3. Các nhân tố tác động đến ứng dụng Marketing điện tử trong quản
lý phát triển du lịch địa phương
1.3.1. Các nhân tố tác động đến ứng dụng Marketing điện tử trong quản
lý nhà nước phát triển du lịch
Thứ nhất: Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin của tỉnh đồng bộ, hiện đại
- Chỉ đạo phát triển hạ tầng mạng Bưu chính Viễn thông.
- Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống máy tính, mạng nội bộ của các Sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu quan trọng về dân cư, đất đai, tài nguyên, môi
trường, kinh tế - xã hội, doanh nghiệp, cán bộ công chức, viên chức...
- Tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng, băng thông các tuyến cáp quang,
băng rộng đến các xã, phường, thị trấn, thôn, bản trên toàn tỉnh;
21
- Xây dựng trung tâm dữ liệu của tỉnh đạt chuẩn quốc gia để lưu trữ hệ
thống thông tin số của tỉnh và tạo cơ sở kết nối các hệ thống thông tin của tỉnh
với quốc gia, quốc tế.
Thứ hai: phát triển công nghiệp CNTT
- Tập trung các nguồn lực xây dựng thành công Khu CNTT tập trung của
tỉnh, trở thành thành phần của chuỗi CNTT tập trung quốc gia; tiếp tục hoàn
thiện cơ chế chính sách và tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư phát triển công
nghiệp CNTT, đặc biệt là thu hút nguồn FDI từ các tập đoàn CNTT lớn;
- Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ phụ trợ phục vụ cho phát
triển công nghiệp CNTT, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động, sức
cạnh tranh cho các doanh nghiệp CNTT vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh có khả
năng tham gia thị trường công nghiệp CNTT;
- Ưu tiên, hỗ trợ áp dụng các công nghệ, chuẩn kỹ thuật và quy trình quản
lý, sản xuất tiên tiến; đầu tư nghiên cứu, phối hợp, liên kết sản xuất và phát triển
các sản phẩm CNTT mang thương hiệu Hà Tĩnh.
Thứ ba: Ứng dụng Marketing điện tử rộng rãi, thiết thực và hiệu quả
- Xây dựng có hiệu quả Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh cung
cấp DVC TT mức độ cao (mức độ 3 và mức độ 4) ở hầu hết các lĩnh vực,
gắn kết chặt chẽ với chương trình cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2015-2020;
- Chú trọng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch
vận hành hệ thống thông tin kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh như du lịch,
giáo dục, y tế, giao thông, điện, nông nghiệp và nông thôn, tài nguyên và môi
trường, thông tin và truyền thông,...
- Tăng cường hỗ trợ và thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh và quản trị hoạt động của doanh nghiệp, trong đó chú trọng thúc đẩy
phát triển thương mại điện tử, phát huy tối đa Sàn giao dịch thương mại điện tử,
gắn hoạt động của Sàn giao dịch thương mại điện tử với hoạt động sản xuất kinh
22
doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của
các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ra thị trường trong nước và quốc tế;
- Chú trọng phổ biến và ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát
triển du lịch từng bước hiện đại hóa, góp phần hỗ trợ tái cấu trúc du lịch, thúc
đẩy phát triển các doanh nghiệp trong tỉnh.
1.3.2. Các nhân tố tác động đến ứng dụng Marketing điện tử trong quản
lý phát triển du lịch địa phương.
Khi nói đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, người ta hay nhấn
mạnh đến các nhân tố sau: môi trường chính trị - pháp luật; môi trường kinh tế;
môi trường địa lý - khí hậu; môi trường văn hoá - xã hội; môi trường nhân khẩu
học; môi trường kỹ thuật công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Trong Thương mại điện tử, những nhân tố này vẫn tiếp tục tồn tại và đòi
hỏi doanh nghiệp phải xem xét một cách thích đáng.
Chính trị - pháp luật: Có thể kể đến những luật được ban hành về thương
mại điện tử, những luật liên quan đến du lịch, đây một số văn bản luật được áp
dụng ở Việt Nam: Luật giao dịch điện tử, Luật công nghệ thông tin, Luật thương
mại (sửa đổi), Luật du lịch (2004), Luật hải quan, Pháp lệnh quảng cáo (2001)…
Kinh tế: Nhân tố này mang tính kinh tế như thu nhập bình quân đầu người,
sự chênh lệch thu nhập bình quân đầu người cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động
Marketing điện tử của doanh nghiệp.
Địa lý khí hậu: Hoạt động Marketing điện tử không bị ảnh hưởng nhiều bởi
môi trường địa lý khí hậu đặc biệt nếu được áp dụng với những sản phẩm vô hình,
tuy nhiên sản phẩm du lịch lại chịu tác động nhiều của nhân tố này, bởi vậy các nhà
hoạt động Marketing vẫn không thể bỏ qua nhân tố này.
Văn hoá, xã hội, nhân khẩu học: Trong Thương mại điện tử, những trở ngại
về ngôn ngữ, những dị biệt về văn hoá... đôi khi tác động rất lớn đến hiệu quả
kinh doanh và đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu thận trọng trình độ học
23
vấn, thói quen sử dụng ngoại ngữ, mức độ cởi mở trong giao tiếp... của từng
nhóm dân cư có liên quan.
Kĩ thuật công nghệ: Đây là nhân tố rất quan trọng mà các nhà làm Marketing
điện tử cần phải tính đến. Vì hoạt động Marketing điện tử được thực hiện hoàn
toàn thông qua internet, bởi vậy môi trường kinh doanh của doanh nghiệp phải là
trong một môi trường có nhiều người sử dụng internet. Hoạt động Marketing điện
tử đã được thực hiện ngay từ khi internet mới bắt đầu xuất hiện ở các nước phát
triển bởi họ có một cơ sở vật chất kĩ thuật tốt phục vụ cho hoạt động này đặc biệt
trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm du lịch thì hoạt động này đóng một vai
trò lớn tạo ra một loại hình dịch vụ trực tuyến rất phát triển. Còn ở Việt Nam hoạt
động Thương mại điện tử mới chỉ bắt đầu trong những năm gần đây do internet
chỉ mới vào Việt Nam và bắt đầu được ứng dụng nhiều.
Cơ sở vật chất kĩ thuật: Đối với các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ thì
việc tham gia thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ có thể bắt đầu với hệ
thống máy tính văn phòng, kết nối Internet để trao đổi thư điện tử, khai thác
thông tin trên mạng, tiến tới thiết lập website để giới thiệu công ty, sản phẩm
dịch vụ.
Nguồn nhân lực: Hiện nay nguồn nhân lực cho hoạt động thương mại điện
tử nói chung và hoạt động marketing điện tử nói riêng đang ở trong tình trạng
vừa thừa vừa thiếu. Thường thì họ không có đủ những kiến thức đáp ứng được
những yêu cầu của hoạt động thương mại điện tử. Trong hoạt động Marketing
điện tử áp dụng trong du lịch thì nguồn nhân lực cần đáp ứng được các yêu cầu
hiểu biết về du lịch, về Marketing, về thương mại điện tử, có trình độ ngoại ngữ
tốt, sử dụng máy tính thành thạo...Mở các lớp về CNTT cho cán bộ nhân viên,
người dân có nhu cầu tham gia.
24
1.3.3. Một số phương thức Marketing điện tử được áp dụng trong một
công ty du lịch
Các phương tiện Marketing điện tử bao gồm nhiều phương thức khác nhau
mà các công ty du lịch có thể sử dụng để giới thiệu về các sản phẩm du lịch của
mình đến các doanh nghiệp và cá nhân tiêu dùng. Tuy nhiên, việc ứng dụng các
phương tiện Marketing điện tử thường khác so với việc sử dụng các phương tiện
truyền thống. Một số phương thức thông dụng trong Marketing điện tử như sau:
Quảng cáo qua website: Là hình thức các doanh nghiệp xây dựng các trang
web nhằm mục đích chính là quảng cáo giới thiệu sản phẩm tới những người tiêu
dùng. Đây là hình thức Marketing điện tử được dùng nhiều nhất. Đối với các
công ty du lịch thì hình thức xây dựng website để giới thiệu về các tour du lịch
ngày càng phổ biến. Các website ngoài việc giới thiệu về các chương trình du
lịch của công ty còn cung cấp một số thông tin hữu ích khác nhằm thu hút nhiều
người truy cập vào website.
Danh mục hàng điện tử: Công ty để đưa mẫu sản phẩm về du lịch lên
mạng. Đó là tất cả các sản phẩm cho phép khách hàng nhìn thấy, tìm kiếm thông
tin về các chương trình du lịch cụ thể từ ngày giờ đến giá cả. Danh mục hàng
điện tử được áp dụng rất nhiều trong ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý
và phát triển của các công ty du lịch.
Có ba loại marketing bằng thư điện tử
Loại thứ nhất: Liên quan đến thư điện tử được gửi đi từ công ty du lịch tới
những khách hàng thường xuyên của công ty cũng như những người chưa từng
sử dụng dịch vụ của công ty nhưng email của họ nằm trong danh sách email mà
công ty có nhằm mục đích quảng bá sản phẩm - dịch vụ, thúc đẩy khả năng sử
dụng dịch vụ du lịch. Loại này có 2 hình thức
Hình thức email marketing: Là một trong các hình thức marketing tốt nhất
để tạo cho công việc kinh doanh của bạn phát triển, mang lại lợi nhuận nhanh
chóng nhất với chi phí thấp nhất vì:
25
Việc gửi email cho những người có quan tâm đến sản phẩm du lịch của
công ty và họ sẽ cảm ơn công ty vì điều này.
Có thể bắt đầu nhận được những yêu cầu đặt tour trực tuyến của khách
hàng chỉ trong vòng vài phút sau khi gửi thư chào hàng.
Có thể nhanh chóng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng thông
qua việc gửi cho họ các bản tin, thông tin cập nhật về sản phẩm, khuyến mại sau
các khoảng thời gian khác nhau, hoàn toàn tự động.
Nhược điểm duy nhất của hình thức này là phải được sự cho phép của
người nhận.
Hình thức gửi email marketing: Là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Tuy
nhiên, rất nhiều người không tin rằng có sự khác biệt giữa hai hình thức email
marketing trên. Nếu sử dụng hình thức email marketing không cho phép này ở
các nước phát triển thì sẽ gặp rất nhiều rắc rối vì chủ nhân của hộp thư đó có thể
kiện và người bị kiện sẽ bị phạt vì hành vi này. Tuy nhiên, spam không phải là
luôn gặp rắc rối nếu biết áp dụng nó một cách khôn ngoan để bổ trợ cho hình
thức marketing cho phép. Đó là việc gửi kèm các món quà nho nhỏ đến và kèm
theo là một mẫu đăng ký danh sách gửi thư. Có thể sử dụng hình thức email
marketing này để quảng bá sản phẩm và nhiều thứ khác nữa nhưng cần biết nên
sử dụng nó như thế nào để không gây khó chịu cho người nhận và họ có thể vui
vẻ tiếp nhận thư.
Loại thứ hai: Email là các kênh ngược lại; từ người sử dụng đến công ty.
Người sử dụng mong muốn nhận được một sự gợi ý và những câu trả lời đầy đủ
cho những đòi hỏi của họ. Theo Amazon.com, chức năng này rất quan trọng để
phát triển quan hệ khách hàng và họ đã đưa một số nhân viên có tài năng vào
trong dịch vụ khách hàng. Trong du lịch phương thức này càng quan trọng hơn,
bởi nó giúp doanh nghiệp quản lý chất lượng sản phẩm của mình, từ đó có những
giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, chức năng này còn giúp
26
doanh nghiệp tạo được mối quan hệ tương tác 2 chiều với khách hàng, điều này
rất quan trọng trong việc tạo lòng tin và xây dựng uy tín với khách hàng.
Loại thứ ba: Thư tín điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng được
sử dụng để hỗ trợ các công ty marketing chuyên nghiệp.
Search Engines (công cụ tìm kiếm): Là một công cụ cơ bản dùng để tìm
kiếm các địa chỉ trang web theo những chủ đề xác định. Khi người sử dụng đến
một công cụ tìm kiếm và gõ vào đó một từ khoá hay một câu về chủ đề bạn cần
tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm đó sẽ liệt kê cho bạn một danh sách các trang web
thích hợp nhất với từ khoá mà họ tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm được coi là sự
lựa chọn đầu tiên để truy nhập tin tức hay thông tin về một sản phẩm và dịch
vụ nào đó không chỉ đối với những người mới truy cập vào mạng Internet mà
ngay cả những nhà marketing chuyên nghiệp. Hiện nay tại Việt Nam, cuộc đua
tranh thứ hạng của các website trên các công cụ tìm kiếm đang rất gay cấn và
các công cụ tìm kiếm đang hỗ trợ rất đắc lực cho hoạt động Marketing điện tử
tại Việt Nam.
1.4. Một số kinh nghiệm quốc tế ứng dụng Marketing điện tử trong
quản lý phát triển du lịch
1.4.1. Một số kinh nghiệm ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý
phát triển du lịch quốc tế.
1.4.1.1.Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch ở
Sirubari - Nepal
Làng Sirubari thuộc huyện Syangja, tỉnh Ghandruk, cách Pokhara 25 km
đường bộ và nằm trên đường cao tốc Siddhartha - là con đường nối những điểm
DL nổi tiếng khu vực phía Tây Nepal. Với độ cao ở 1.700 mét, từ đây có thể nhìn
thấy một số đỉnh núi thuộc dãy Himalaya như Machhapure, Dhaulagiri và
Annapura. Chương trình du lịch nơi đây mang lại cho du khách cơ hội hòa nhập
vào cuộc sống cộng đồng nông thôn thông qua các chương trình văn hóa truyền
thống. Khách du lịch được thưởng thức cùng chủ nhà những món ăn đặc trưng
27
của người Nepal, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ vào buổi tối, lên ngọn
đồi cao nhất làng để ngắm dãy Himalaya từ phía Bắc; đi quanh làng để tham quan
cuộc sống, công việc, môi trường xã hội, văn hóa, đời sống tinh thần, những tục lệ
của dân làng. Người dân làng Sirubari đã thể hiện những nguyên tắc đoàn kết
trong cộng đồng, tin tưởng nhau, gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống, quản
lý tài sản công và tạo công ăn việc làm.
Một số bài học thành công của Marketing điện tử như sau:
- Phát triển sản phẩm du lịch chủ lực là du lịch cộng đồng, tạo giá trị cung
ứng bền vững cho du khách dựa trên văn hoá truyền thống đặc sắc.
- Chính quyền triển khai đồng bộ, kiểm soát chặt chẽ quá trình ứng dụng
marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch, tổ chức phối hợp tốt các bên
đoàn kết cùng tham gia cung cấp dịch vụ như ẩm thực, hướng dẫn viên, lưu trú,
biểu diễn văn nghệ tạo nên chuỗi giá trị du lịch.
- Truyền thông marketing điện tử về DL có trách nhiệm ngay từ đầu.
Hướng dẫn nhận thức hành vi cho cả người dân và du khách ứng xử có trách
nhiệm với môi trường, tài nguyên văn hóa và xã hội.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên thành thạo công nghệ thông tin
1.4.1.2. Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch ở Huay
Hee - Thái Lan
Huay Hee là một địa phương miền núi, nằm trên ngọn Doi Pui thuộc
vườn quốc gia Mã Hồng Sơn. Đây là nơi cư trú của các đồng bào dân tộc
thiểu số người Karen. Khi vườn quốc gia mới thành lập và bắt đầu có khách
du lịch đến thăm quan, mâu thuẫn giữa dân cư với Ban quản lý Vườn thường
xuyên xảy ra, đặc biệt là sau lần Ban quản lý có ý định di dời toàn bộ dân bản
ra khỏi vườn quốc gia. Kế hoạch di dời dân không thực hiện được do cộng
đồng dân cư không đồng ý, có các phản ứng tiêu cực như đốt phá rừng, săn
bắt các động vật quý hiếm... Khi số lượng khách đến thăm vườn quốc gia và
thăm bản ngày càng đông, thì mức độ tác động tới lối sống bản địa và tài
28
nguyên tăng lên. Vì vậy, các nhà quản lý và các tổ chức phi Chính phủ về bảo
tồn thiên nhiên đã hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển DL gồm các thành
phần: Dự án DL trách nhiệm, Ban quản lý Vườn, Tổng cục DL Thái Lan, Quỹ
Hỗ trợ, các công ty lữ hành, cộng đồng người Karen. Các tổ chức đã đầu tư về
CSHT, CSVC kỹ thuật DL, quảng bá tài nguyên và các SP DL của vùng; cộng
đồng địa phương tham gia sản xuất, cung cấp các SP, DV DL cho du khách.
Ứng dụng Marketing điện tử rộng rải ở Huay Hee để du khách và nhà quản lý
sử dụng hiệu quả.
Một số bài học thất bại về ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát
triển du lịch cần tránh:
- Chính quyền không phân tích thực trạng địa phương nên không hiểu rõ
tâm tư và mong muốn của cộng đồng người dân địa phương.
- Không thiết lập tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược marketing điện tử
nhằm đạt được mục đích bền vững rộng lớn hơn. Do vậy, khi chính quyền yêu
cầu di dời thì người dân phản ứng tiêu cực đốt rừng, săn bắt động vật quý hiếm.
Sau khi thay đổi, một số bài học thành công về ứng dụng Marketing điện tử
trong quản lý phát triển du lịch là:
- Sự phối hợp của các bên tham gia cùng xây dựng mô hình du lịch,
gồm: chính phủ, tổ chức phi chính phủ, quỹ hỗ trợ, DN và cộng đồng dân cư;
chia sẻ lợi ích kinh tế công bằng giữa các bên tham gia.
- Phát triển sản phẩm du lịch chủ lực dựa trên tài nguyên, vườn quốc gia
và phong tục tập quán địa phương.
1.4.2. Một số kinh nghiệm ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý
phát triển du lịch trong nước
1.4.2.1. Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý và phát triển du lịch
Đà Nẵng
Hiện nay Đà Nẵng cũng đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô
thị, các công trình công cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch; đẩy
29
mạnh các dự án đầu tư du lịch; mở rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; xây dựng
hàng loạt sản phẩm du lịch mới, có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch; triển
khai các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước; đẩy mạnh
liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng
Nam... Bên cạnh đó, việc các đường bay quốc tế và các đường bay thuê chuyến
từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Úc, Mỹ,… đến Đà Nẵng ngày
càng được mở rộng khiến lượng khách du lịch từ các thị trường này tăng dần...
Phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015, ngành du lịch Đà Nẵng đã
xác định 3 đích cụ thể là: phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái;
phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề; và phát triển du
lịch công vụ mua sắm, hội nghị, hội thảo. Ngành du lịch Đà Nẵng năm 2015 đón
được 4 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế và 3 triệu
lượt khách nội địa; tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân hàng năm đạt 18%.
Thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm của Đà Nẵng là các nước khu vực
Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc); Đông Nam Á (Singapore,
Malaysia, Thái Lan); Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan…); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada);
Úc và Đông Âu (Nga). Doanh thu du lịch đạt 3.420 tỷ đồng, tăng bình quân 23%,
nâng tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố từ 5,12% lên 7%.
Một số bài học thành công của Marketing điện tử trong quản lý và phát
triển du lịch Đà Nẵng:
- Xác định được tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng thể hiện qua quy hoạch.
Quy hoạch còn có thể phát huy trong vài thập kỉ nữa, không phải đối mặt với sự
lạc hậu.
- Phát triển SP và DV DL theo cặp SP - thị trường. Sản phẩm du lịch nghỉ
dưỡng cao cấp dành cho người có thu nhập cao và khách quốc tế. Các sản
phẩm du lịch và DV đa dạng vừa khác biệt, vừa hỗ trợ lẫn nhau: có biển, có núi,
có trung tâm thành phố, có mua sắm, có tâm linh, có giải trí. Tất cả những cái
đó, đã mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm, thời gian lưu trú dài hơn, chi
30
tiêu nhiều hơn.
- Tạo dựng SP dành cho nhà đầu tư DL với môi trường và chính sách đầu
tư hấp dẫn. Đã thu hút được nhà đầu tư chiến lược tiềm lực mạnh như tập
đoàn Sun Group. Hệ thống DN KD DL lữ hành phát triển mạnh, cuối năm
2014, trên địa bàn thành phố có 183 DN KD lữ hành, trong đó có 108 DN lữ
hành quốc tế.
- Ứng dụng Marketing điện tử quảng bá các hình ảnh một cách rõ ràng -
một "thành phố đáng sống". Bảo đảm môi trường DL trong sạch về môi
trường tự nhiên và xã hội.
- Xử lý dứt điểm tình trạng bán hàng rong, chèo kéo khách DL. Quyết liệt
trong chỉ đạo quản lý điểm đến, bảo đảm an ninh, an toàn. Người dân thân thiện,
hưởng ứng hoạt động DL.
- Tận dụng lợi thế vị trí, là một trung tâm của miền Trung, có sân bay quốc
tế, liên kết với các đối tác DL tạo tour kết nối với các di sản phía bắc như Huế,
Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Trị, phía Nam là Hội An, Mỹ Sơn...
- Sử dụng những chứng nhận, giải thưởng về DL để thu hút khách quốc
tế. Đà Nẵng liên tiếp được nhiều tổ chức DL quốc tế có uy tín bình chọn là
điểm đến hấp dẫn. Đà Nẵng đứng đầu danh sách top 10 điểm đến mới nổi trên
thế giới năm 2015 theo kết quả bình chọn trên trang thông tin điện tử DL uy
tín Trip Advisor.
1.4.2.2. Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh miền núi có chỉ số PCI đứng thứ nhất năm 2011, với
khẩu hiệu “Doanh nghiệp phát tài Lào Cai phát triển”. Kết quả hoạt động DL
năm 2014 tổng lượng khách đến Lào Cai đạt 1.470 nghìn lượt khách, trong đó
khách quốc tế đạt trên 545 nghìn lượt, doanh thu DL 3.276 tỷ đồng, tăng 28,5%
so với cùng kì, đạt 105% kế hoạch.
Một số bài học thành công ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát
triển du lịch Lào Cai.
31
Sản phẩm du lịch đặc trưng dựa vào bản sắc văn hoá độc đáo của đồng
bào các dân tộc. Những nét văn hoá nơi đây còn được lưu giữ, bảo tồn khá
nguyên vẹn, tạo ra sức hấp dẫn lớn với du khách.
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Lào Cai, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, doanh nghiệp và người dân hợp tác triển
khai loại hình du lịch cộng đồng. Người dân bản địa được khuyến khích tham
gia vào hoạt động DL và được tự chủ, tự quản lý hoạt động phát triển DL, chính
quyền đóng vai trò hỗ trợ đào tạo, các DN lữ hành DL đưa khách đến. Các đội
văn nghệ dân gian biểu diễn phục vụ du khách đến thăm các làng văn hóa DL
qua việc khai thác vốn dân ca, dân vũ đặc sắc.
Chính quyền hỗ trợ người dân làm DL cộng đồng thông qua các hình thức
như ưu đãi vay vốn ngân hàng, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, làm nhà
vệ sinh, thiết lập và duy trì số điện thoại đường dây nóng, ban hành các kế
hoạch về bảo vệ các di tích, môi trường trong hoạt động DL, thường xuyên
kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.
Bên cạnh thành công, một số thất bại của ứng dụng Marketing điện tử
trong quản lý phát triển du lịch cần tránh:
- Công tác truyền thông marketing điện tử đến khách DL chưa tốt nên
xảy ra trường hợp du khách cho tiền các trẻ em, dẫn đến tình trạng trẻ em ở
các làng là điểm DL không đi học hoặc bỏ học nhiều hơn các làng không
nằm trong tuyến DL. Hành động mang tính từ thiện đó lại trở thành nguyên
nhân trẻ em bỏ học đi xin tiền.
- Chính quyền chưa ban hành bộ quy tắc ứng xử DL cho người dân nên
có nhiều phụ nữ người dân tộc bán hàng rong, đeo bám khách, chèo kéo, ép
mua đồ lưu niệm, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thuần phác của người dân nơi
đây, tạo nên hình ảnh tiêu cực về DL địa phương.
32
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ
TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH
2.1. Tổng quan tiềm năng du lịch tỉnh Hà Tĩnh
Là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp Nghệ An
(với chiều dài 88 km), phía Nam giáp Quảng Bình bởi dãy Hoành Sơn và Đèo
Ngang (với chiều dài 130km), phía Tây giáp Lào bởi dãy Trường Sơn với chiều
dài 170 km, phía Đông giáp Biển Đông, với hơn 137 km đường bờ biển, Hà Tĩnh
có điều kiện tự nhiên, có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng và đặc
sắc thuận lợi cho phát triển du lịch. Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không
chỉ với cả nước mà còn với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan - là
cầu nối của hai miền Nam, Bắc và là điểm đầu mối giao thông quan trọng trên
trục hành lang Đông - Tây, với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua: Quốc lộ
1A, đường sắt, Đường Hồ Chí Minh, đường biển (trục giao thông Bắc - Nam);
Quốc lộ 8 và Quốc lộ 12 (trục hành lang Đông - Tây). Đây là vị trí rất thuận lợi
trong giao lưu phát triển kinh tế, thương mại và dịch vụ du lịch.
Với vị trí địa lý thuận lợi như trên, Hà Tĩnh được xác định là một điểm
dừng quan trọng, có tính chất trung chuyển trên tuyến du lịch xuyên Việt. Ngoài
việc tham quan và thưởng thức các thắng cảnh thiên nhiên đặc sắc, thăm các di
tích lịch sử, thưởng thức nét ẩm thực của Hà Tĩnh..., du khách còn có thể ngược
ra Bắc, hoặc xuôi vào Nam tham quan Huế, Đà Nẵng, Hội An... và xa hơn nữa.
Du khách cũng có thể theo quốc lộ 8 qua cửa khẩu Cầu Treo tham quan Lào và
các nước khác trong khu vực.
Hà Tĩnh là tỉnh có nguồn nước mặt lớn. Lượng mưa hàng năm khá cao,
cùng với nguồn nước từ các con sông lớn, nhỏ trong tỉnh (tổng chiều dài trên
400 km, quanh năm có nước) đã tạo cho Hà Tĩnh nguồn tài nguyên nước khoảng
11-13 tỷ m3
/năm. Trung bình có 13.840m3
nước/ha đất tự nhiên.
33
Hệ thống sông, suối, hồ của Hà Tĩnh có giá trị thủy lợi và giao thông thủy
trong địa bàn tỉnh. Một số sông suối ở đây kết hợp với địa hình núi tạo nên
những khu vực cảnh quan rất đẹp, có giá trị cao trong việc xây dựng các khu du
lịch nghỉ dưỡng và sinh thái.
Tính từ phía Bắc đến phía Nam tỉnh Hà Tĩnh có 12 sông chính, trong đó có
nhiều sông để phát triển du lịch như sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, sông La,
sông Nghèn, sông Rào Cái, sông Trí.
Ngoài những sông kể trên, Hà Tĩnh còn có một hệ thống các hồ tự nhiên và
nhân tạo có giá trị lớn đối với đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong
tỉnh. Trong đó có một số hồ rất có giá trị đối với hoạt động du lịch như hồ Kẻ Gỗ,
hồ Thượng Tuy (huyện Cẩm Xuyên), hồ Mộc Hương, hồ Sông Rác, hồ Rào Trổ
(huyện Kỳ Anh), hồ Cù Lây, Cửa Thờ-Trại Tiểu (huyện Can Lộc)...
Hà Tĩnh có 302.763 ha đất có rừng (gồm rừng tự nhiên 217.480 ha, rừng
trồng 85.283 ha) và 68.489 ha đất chưa có rừng.
Rừng Hà Tĩnh phong phú, có nhiều loại thực, động vật quý hiếm: có trên
86 họ và 500 loại cây dạng thân gỗ, trong đó có nhiều loại cây có giá trị như lim,
sến, táu, mật, đinh, gõ, pơ mu và nhiều loại động vật quý hiếm như voi, báo, hổ,
vượn đen, sao la. Đặc biệt, Hà Tĩnh có khu rừng nguyên sinh Vũ Quang, khu
bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ có nhiều loài động, thực vật quý hiếm có giá trị cho
du lịch và nghiên cứu khoa học, khu sinh thái Rào Rồng như một nàng tiên đang
ngủ hay những ngọn núi gắn với những truyền thuyết đã đi vào đời sống văn hóa
của mọi người dân. Hà Tĩnh còn có những cảnh quan tuyệt đẹp như Núi Hồng,
Đèo Ngang. Núi Hồng không chỉ đẹp ở sự kỳ vĩ, nổi tiếng bởi những huyền
thoại cổ tích mà còn được biết đến bởi một hệ thống chùa chiền như Chùa Thiên
Tượng, Chùa Chân Tiên, Chùa Hương Tích...
Đèo Ngang hấp dẫn vì có các công trình nhân tạo đồ sộ như Hoành Sơn
Quan, một di tích được xây dựng ở đỉnh đèo từ năm 1883, dưới thời vua Minh
34
Mạng hay luỹ Lâm Ấp dài hơn 30km từ mũi Độc Ngưu đến Xuân Sơn - Vọng
Liệu được xây dựng từ thời vua Lâm Ấp để chống quân Tần.
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km, với 4 cửa sông lớn là cửa Hội, cửa Sót, cửa
Nhượng và cửa Khẩu, tạo ra vùng nước lợ và bãi ngập mặn khoảng 6.000 ha, có
cấu trúc đất đai, độ mặn thích hợp, có thể nuôi tôm, cua, trồng rau câu... Đồng
thời, các cửa lạch cũng là những địa điểm thích hợp để xây dựng các bến, cảng cá.
Dọc theo vùng biển Hà Tĩnh có một số đảo nhỏ có cảnh quan đẹp, rất thuận lợi
cho tàu thuyền đánh cá, du khách cư trú và thưởng ngoạn.
Nước biển Hà Tĩnh thường xuyên ấm áp, là nơi cư trú tốt cho các loài tôm,
cua và cá. Trên vùng biển Hà Tĩnh có khoảng 267 loài cá kinh tế và hải sản sinh
sống. Trữ lượng cá vào khoảng 85,8 nghìn tấn (chiếm 3% trữ lượng cá Vịnh Bắc
bộ). Trữ lượng mực vùng lộng: 3.000 - 3.500 tấn. Ven biển có nhiều tiềm năng
về khoáng sản như cát, quặng, lại có điều kiện xây dựng cảng biển, mở rộng giao
lưu quốc tế như cảng Xuân Hải, cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương cho tàu
có trọng tải từ 4,5 - 30 vạn tấn cập bến thuận lợi, tạo ra tiềm năng lớn trong việc
phát triển toàn diện kinh tế biển (giao thông vận tải biển, du lịch và nuôi trồng,
đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu)... Ngoài ra, Hà Tĩnh có
một số bãi biển đẹp đã được quy hoạch và bước đầu được đầu tư trở thành các khu
nghỉ dưỡng như: Thiên Cầm, Xuân Thành, Đèo Con, Xuân Hải,Thạch Hải…
Nồng độ muối của nước biển thay đổi theo mùa và vị trí của từng vùng. Từ tháng
4 đến tháng 8, nồng độ muối biến động từ 20 - 32‰; từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau nồng độ muối biến động từ 10 - 32‰, bãi cát mịn và sạch rất phù hợp cho
việc tắm biển của du khách.
Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Tĩnh có giá trị to lớn và
là nguồn tài nguyên vô giá cho phát triển du lịch.
Qua kiểm kê bước đầu, Hà Tĩnh hiện nay có trên 400 di tích, danh thắng
(trong đó có 72 di tích cấp Quốc gia và 260 di tích cấp tỉnh (tính đến tháng 7-
2011), với đủ các loại hình: di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích
35
khảo cổ và di tích danh thắng. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có nhiều di vật, cổ vật có
giá trị và danh lam thắng cảnh độc đáo. Hệ thống di tích ấy vừa được phân bố
khá đồng đều trên địa bàn 12 huyện, thị, thành vừa có tính tập trung vào một số
vùng, vốn là những cái nôi văn hóa như: Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân... lại
vừa có khả năng gắn kết với các tuyến du lịch trong tỉnh, trong nước.
Số lượng các loại hình di tích lịch sử văn hóa phân bổ theo địa bàn các
huyện, thị, thành phố: Nghi Xuân: 51; Đức Thọ: 51; Hương Sơn: 33; Vũ Quang:
08; Hương Khê: 13; Thị xã Hồng Lĩnh: 12; Can Lộc: 44; Lộc Hà: 36; Thạch Hà:
38; Cẩm Xuyên: 18; Thành phố Hà Tĩnh: 13; Kỳ Anh: 14.
Theo thống kê bước đầu, Hà Tĩnh có hơn 45 làng nghề, trong đó có một
số làng nghề nổi tiếng như: Mộc Thái Yên, Rèn Trung Lương, Nón Phù
Việt, Gốm Cẩm Trang...; 108 lễ hội dân gian với các loại hình: lễ hội nông
nghiệp, lễ hội tôn giáo và lễ hội văn hóa khác. Nhiều làn điệu dân ca có bản
sắc riêng: hát ví dặm, hò đồng dao...; một số làn điệu có không gian diễn
xướng độc đáo, tiêu biểu: ca trù, ví Phường vải, ví đò đưa, hò Chèo cạn Cẩm
Nhượng, sắc bùa Kỳ Anh... Sân khấu có tuồng, chèo, cải lương (đã mai
một). Mỹ thuật có: tạc tượng dân gian, trang trí dân gian với lối kiến trúc cổ
truyền đa dạng và có bản sắc riêng của Hà Tĩnh. Truyện kể với nhiều thể
loại, như: truyện cười, truyện ngụ ngôn... thấm đẫm triết lý nhân sinh bình
dân. Bên cạnh đó là tri thức dân gian, ẩm thực... Nói tóm lại, kho tàng văn
hóa phi vật thể Hà Tĩnh với bản sắc riêng độc đáo là một nguồn tài nguyên
quý báu cho du lịch.
2.2. Tổng quan về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp du lịch tại
Hà Tĩnh trong thời gian qua
2.2.1. Vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế Hà Tĩnh
Du lịch được coi là một trong số những ngành kinh tế mới, còn non trẻ của
Hà Tĩnh song vai trò của nó đối với nền kinh tế Hà Tĩnh lại vô cùng to lớn. Du
lịch góp phần giúp nền kinh tế trong tỉnh cũng như đất nước chuyển dịch cơ cấu
36
theo hướng hiện đại, tăng nguồn thu ngoại tệ, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và
tăng cường hội nhập quốc tế. Nhìn chung, tỷ trọng ngành của một nền kinh tế thể
hiện tình trạng của nền kinh tế đó. Nền kinh tế trong tỉnh được coi là một nền
kinh tế đang phát triển. Trong cơ cấu GDP của tỉnh hiện nay, ngành nông nghiệp
đang có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hà Tĩnh ngày càng
nhiều hơn, doanh thu của ngành du lịch ngày càng tăng lên; do vậy, cơ cấu kinh
tế của Hà Tĩnh đang có những bước chuyển biến đáng kể. Có thể thấy, tỉ trọng
của ngành dịch vụ du lịch ngày càng tăng, tỉ trọng của ngành nông nghiệp ngày
càng giảm. Từ đó, có thể khẳng định rằng du lịch có vai trò lớn trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà. Không chỉ giúp nền kinh tế Hà Tĩnh chuyển
dịch cơ cấu mà còn phát triển mạnh mẽ. Đẩy mạnh hoạt động du lịch đã và đang
đem lại những hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế. Theo số liệu của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch lượng khách du lịch đến Hà Tĩnh có xu hướng tăng nhanh
trong những năm gần đây. Giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 7 năm 2017, tổng
lượt khách đến Hà Tĩnh là 8.098.698 lượt, trong đó khách quốc tế: 126.694 lượt
và khách nội địa: 7.972.004 lượt. Riêng năm 2016, số lượt khách du lịch sụt
giảm do tác động của sự cố môi trường biển. Tổng lượt khách lĩnh vực du lịch
năm 2016 là 1,1 triệu lượt khách, giảm 31% so với năm 2015. Năm 2017, Du
lịch Hà Tĩnh đã có bắt đầu phục hồi, lượng khách du lịch, nhất là khách nội địa
đến các điểm tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí trong dịp nghỉ lễ trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh tăng cao so với cùng kỳ năm 2016. Tổng lượt khách du lịch 6 tháng đầu
năm 2017 đạt 790.000 lượt, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó
khách nội địa đạt 775.300 lượt, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016, khách
quốc tế đạt 14.700 lượt, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2016.
- Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch giai đoạn năm 2010 đến tháng 7
năm 2017 đạt gần 5.000 tỷ đồng.
37
Bảng 2.1: Tổng lượt khách du lịch giai đoạn 2013 - 2017
Chỉ tiêu ĐV
Năm
2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số lượt khách KL 1.093.759 1.382.000 1.600.000 1.100.000 1.382.000
+ Khách quốc tế 17.857 21.870 23.000 18.000 21.870
+ Khách nội địa 1.075.902 1.360.130 1.577.000 1.082.000 1.360.130
Chia theo khu vực 1.093.759 1.382.000 1.600.000 1.100.000 1.382.000
- Thành phố Hà Tĩnh 400.000 450.000 600.000 500.000 500.000
- Bãi biển Thiên Cầm 500.000 650.000 750.000 100.000 400.000
- Các huyện khác 193.759 282.000 250.000 500.000 482.000
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Có thể thấy rằng, du lịch thực sự là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn, quan trọng, mang về một lượng lớn doanh thu cho tỉnh, thúc đẩy nền kinh
tế phát triển và rút ngắn khoảng cách của nền kinh tế Hà Tĩnh với các tỉnh trong
cả nước. Ngoài ra, du lịch còn có vai trò là cầu nối văn hóa, đưa nền văn hóa của
Hà Tĩnh đi xa hơn. Mục đích của phát triển du lịch không chỉ là lợi nhuận kinh
tế, điều quan trọng và căn bản hơn là du lịch cần trực tiếp góp phần nâng cao vị
thế, hình ảnh của Hà Tĩnh đối với đất nước. Qua du lịch, khách muôn phương có
dịp hiểu hơn về con người, đất nước, kinh tế, văn hóa Hà Tĩnh. Do đó, du lịch là
cách thức đưa Hà Tĩnh tiếp cận với cả nước và quốc tế. Đây cũng được coi là
một vai trò vô cùng quan trọng của du lịch. Làm thế nào để xây dựng được một
ngành du lịch phát triển, thân thiện, biến du lịch thành sứ giả của hòa bình và
hữu nghị cũng chính là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của ngành
du lịch Hà Tĩnh. Ngành du lịch, với những vai trò của mình đang ngày càng trở
thành một ngành kinh tế quan trọng của Hà Tĩnh. Sự phát triển du lịch tác động
trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ phát
triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, khôi phục được nhiều
nghề truyền thống, và đưa hình ảnh Hà Tĩnh đến gần hơn với quốc tế.
38
2.2.2. Cơ cấu dịch vụ ngành du lịch
Với những vai trò quan trọng đã được đề cập ở trên, ngành du lịch cũng
phải xây dựng cho mình những dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất cho khách du
lịch trong và ngoài nước. Các dịch vụ chăm lo cho du khách từ lúc bắt đầu
cho tới ngày kết thúc chuyến đi chính là những dịch vụ thuộc cơ cấu của
ngành du lịch. Cơ cấu dịch vụ ngành du lịch bao gồm rất nhiều những phân
ngành khác nhau và cũng có rất nhiều cách thức phân chia cơ cấu dịch vụ của
ngành du lịch.
Đó là 4 nhóm dịch vụ tiêu biểu:
- Các phương tiện vận chuyển
- Hệ thống nhà hàng khách sạn
- Các ngành nghề truyền thống phục vụ cho ngành du lịch
- Công ty kinh doanh dịch vụ du lịch.
2.2.2.1. Nhóm các phương tiện vận chuyển:
Trước hết, có thể khẳng định rằng các phương tiện vận chuyển là một trong
những dịch vụ hỗ trợ tích cực nhất cho ngành du lịch. Đó là phương tiện giao
thông đường bộ như tàu hỏa, ôtô, xe khách, xe buýt, xích lô; các phương tiện
giao thông đường thủy như tàu biển, ca nô... Các phương tiện vận chuyển đóng
vai trò rất quan trọng bởi vì đó chính là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ trong
nước và quốc tế, giữa các thành phố trong một quốc gia… Chất lượng của các
phương tiện vận chuyển và sự phát triển của ngành du lịch có mối quan hệ với
nhau. Các phương tiện vận chuyển nếu có thể phục vụ được nhu cầu đi lại của
khách du lịch, tạo cho khách du lịch cảm giác an toàn, thoải mái thì sẽ kích thích
được sự phát triển của ngành du lịch; nếu không đáp ứng được nhu cầu trên thì
sẽ cản trở sự phát triển của ngành du lịch. Trong thời gian vừa qua, ngành du
lịch Hà Tĩnh cũng đã ra sức phát triển chất lượng của các phương tiện vận
chuyển để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách du lịch trong nước và nước ngoài.
Các phương tiện giao thông đường bộ như tàu hỏa, xe khách cũng được nâng
39
cấp với các dịch vụ mới như xe buýt có giường nằm, xe buýt hai tầng, phục vụ
khăn lạnh miễn phí, cung cấp đồ uống miễn phí… cũng nhằm mục đích hỗ trợ
khách hàng một cách tối đa. Hệ thống xích lô ở một số điểm như Thành Phố Hà
Tĩnh, các bãi biển Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, Thạch Bằng, khu du lịch
sinh thái Hải Thượng Lãn Ông, cũng đã được qui hoạch và phát triển một cách
hợp lý nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch mà lại không làm ảnh hưởng tới
giao thông và trật tự. Về các phương tiện đường thủy, hệ thống thuyền và tàu của
chúng ta cũng không ngừng được nâng cấp ngày một hiện đại hơn. Phải nói rằng,
hệ thống phương tiện vận chuyển an toàn, đem lại thoải mái cho du khách chính là
một phần không thể thiếu và rất cần được quan tâm trong cơ cấu dịch vụ du lịch.
2.2.2.2. Nhóm các nhà hàng khách sạn
Hệ thống nhà hàng, khách sạn cũng là một bộ phận thuộc cơ cấu dịch vụ
của ngành du lịch. Khách du lịch khi đến thăm bất cứ vùng nào cũng cần có
nơi để ăn uống nghỉ ngơi, nên trong nhiều năm vừa qua hệ thống khách sạn đã
được đầu tư, nâng cấp và xây mới. Rất nhiều khách sạn chất lượng cao đã được
xây dựng khắp Hà Tĩnh, đặc biệt là hệ thống các khu nghỉ dưỡng cao cấp (resort)
và các khách sạn 4 sao; có thể kể đến như khách sạn Mường Thanh Hà Tĩnh,
Vinpeard Hà Tĩnh, Hà Huy hotel, Bình Minh Hotel, Hải Thượng Eco reort, Hoanh
Sơn Hotel, Thái Bình Hotel, Ngân Hà Hotel, White Hotel, Hanvet Xuân Thành
Hotel… Sự phát triển của các hệ thống nhà hàng, khách sạn cũng có mối quan hệ
với sự phát triển của ngành du lịch. Hệ thống nhà hàng khách sạn chất lượng cao,
phục vụ tốt sẽ kích thích du lịch phát triển, hệ thống nhà hàng kém chất lượng sẽ
kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch.
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh

More Related Content

What's hot

Hanh vi ntd victory bài tập th
Hanh vi ntd victory bài tập thHanh vi ntd victory bài tập th
Hanh vi ntd victory bài tập ththophng379785
 
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...luanvantrust
 
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịch
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịchTài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịch
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịchnataliej4
 
PR trong xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt Nam
PR trong xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt NamPR trong xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt Nam
PR trong xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt Namluanvantrust
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...nataliej4
 
3.2 nhan xanh asean & nhan du lich ben vung bsx
3.2 nhan xanh asean & nhan du lich ben vung bsx3.2 nhan xanh asean & nhan du lich ben vung bsx
3.2 nhan xanh asean & nhan du lich ben vung bsxduanesrt
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh kim chi Hàn Quốc Tại Nhà Hàng Kiều Giang
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh kim chi Hàn Quốc Tại Nhà Hàng Kiều GiangĐề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh kim chi Hàn Quốc Tại Nhà Hàng Kiều Giang
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh kim chi Hàn Quốc Tại Nhà Hàng Kiều GiangViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Hanh vi ntd victory bài tập th
Hanh vi ntd victory bài tập thHanh vi ntd victory bài tập th
Hanh vi ntd victory bài tập th
 
Luận văn: Giải pháp Marketing trực tuyến tại Công ty du lịch, 9đ
Luận văn: Giải pháp Marketing trực tuyến tại Công ty du lịch, 9đLuận văn: Giải pháp Marketing trực tuyến tại Công ty du lịch, 9đ
Luận văn: Giải pháp Marketing trực tuyến tại Công ty du lịch, 9đ
 
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...
Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội...
 
Đề tài: Hoàn thiện chính sách bán hàng tại doanh nghiệp tư nhân
Đề tài: Hoàn thiện chính sách bán hàng tại doanh nghiệp tư nhânĐề tài: Hoàn thiện chính sách bán hàng tại doanh nghiệp tư nhân
Đề tài: Hoàn thiện chính sách bán hàng tại doanh nghiệp tư nhân
 
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOTĐề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác truyền thông - cổ động tại công ty, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác truyền thông - cổ động tại công ty, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác truyền thông - cổ động tại công ty, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác truyền thông - cổ động tại công ty, HAY
 
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAYKhóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
 
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịch
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịchTài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịch
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịch
 
Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn tinh - duanviet.com.vn
Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn tinh - duanviet.com.vnXây dựng nhà máy chế biến thức ăn tinh - duanviet.com.vn
Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn tinh - duanviet.com.vn
 
Tiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công ty
Tiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công tyTiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công ty
Tiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công ty
 
PR trong xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt Nam
PR trong xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt NamPR trong xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt Nam
PR trong xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt Nam
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
 
3.2 nhan xanh asean & nhan du lich ben vung bsx
3.2 nhan xanh asean & nhan du lich ben vung bsx3.2 nhan xanh asean & nhan du lich ben vung bsx
3.2 nhan xanh asean & nhan du lich ben vung bsx
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Eurowindow
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty EurowindowLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Eurowindow
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Eurowindow
 
Truyền thông marketing tích hợp cho thương hiệu Vinfast tại Việt Nam.doc
Truyền thông marketing tích hợp cho thương hiệu Vinfast tại Việt Nam.docTruyền thông marketing tích hợp cho thương hiệu Vinfast tại Việt Nam.doc
Truyền thông marketing tích hợp cho thương hiệu Vinfast tại Việt Nam.doc
 
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịchĐề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
Đề tài: Nghệ thuật múa rối Hải Phòng và khả năng phát triển du lịch
 
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.docLuận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAYLuận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ở Huế, HAY
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh kim chi Hàn Quốc Tại Nhà Hàng Kiều Giang
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh kim chi Hàn Quốc Tại Nhà Hàng Kiều GiangĐề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh kim chi Hàn Quốc Tại Nhà Hàng Kiều Giang
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh kim chi Hàn Quốc Tại Nhà Hàng Kiều Giang
 
Đề tài: Phát triển du lịch tại Khu du lịch Tam Cốc, Ninh Bình, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại Khu du lịch Tam Cốc, Ninh Bình, HAYĐề tài: Phát triển du lịch tại Khu du lịch Tam Cốc, Ninh Bình, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại Khu du lịch Tam Cốc, Ninh Bình, HAY
 

Similar to Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh

Đề tài Hoạt động xúc tiến du lịch ở Đồ Sơn sau suy thoái kinh tế sdt/ ZALO 09...
Đề tài Hoạt động xúc tiến du lịch ở Đồ Sơn sau suy thoái kinh tế sdt/ ZALO 09...Đề tài Hoạt động xúc tiến du lịch ở Đồ Sơn sau suy thoái kinh tế sdt/ ZALO 09...
Đề tài Hoạt động xúc tiến du lịch ở Đồ Sơn sau suy thoái kinh tế sdt/ ZALO 09...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa ViệtHoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việtanh hieu
 
Đề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Đề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa ViệtĐề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Đề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa ViệtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdfQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdfNuioKila
 
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...NuioKila
 
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt  Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt anh hieu
 
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020jackjohn45
 
Hoàn Thiện Cộng Tác Marketing Online Tại Công Ty, ĐIỂM CAO
Hoàn Thiện Cộng Tác Marketing Online Tại Công Ty, ĐIỂM CAOHoàn Thiện Cộng Tác Marketing Online Tại Công Ty, ĐIỂM CAO
Hoàn Thiện Cộng Tác Marketing Online Tại Công Ty, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
[Nckh]social media quang cao mang xa hoi sua
[Nckh]social media quang cao mang xa hoi sua[Nckh]social media quang cao mang xa hoi sua
[Nckh]social media quang cao mang xa hoi suaHa Le Hiep
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).docNguyễn Công Huy
 

Similar to Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh (20)

Đề tài Hoạt động xúc tiến du lịch ở Đồ Sơn sau suy thoái kinh tế sdt/ ZALO 09...
Đề tài Hoạt động xúc tiến du lịch ở Đồ Sơn sau suy thoái kinh tế sdt/ ZALO 09...Đề tài Hoạt động xúc tiến du lịch ở Đồ Sơn sau suy thoái kinh tế sdt/ ZALO 09...
Đề tài Hoạt động xúc tiến du lịch ở Đồ Sơn sau suy thoái kinh tế sdt/ ZALO 09...
 
Phân tích hoạt động marketing của dịch vụ lữ hành Saigontourist, HAY!
Phân tích hoạt động marketing của dịch vụ lữ hành Saigontourist, HAY!Phân tích hoạt động marketing của dịch vụ lữ hành Saigontourist, HAY!
Phân tích hoạt động marketing của dịch vụ lữ hành Saigontourist, HAY!
 
Một số giải pháp marketing du lịch lữ hành tại công ty Saigontourist!
Một số giải pháp marketing du lịch lữ hành tại công ty Saigontourist!Một số giải pháp marketing du lịch lữ hành tại công ty Saigontourist!
Một số giải pháp marketing du lịch lữ hành tại công ty Saigontourist!
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
 
LV:Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
LV:Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...LV:Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
LV:Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
 
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa ViệtHoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 
Đề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Đề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa ViệtĐề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Đề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdfQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
 
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
 
Đề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đ
Đề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đĐề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đ
Đề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đ
 
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái NguyênPhát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
 
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt  Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.docCác giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
Các giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.doc
 
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
 
Hoàn Thiện Cộng Tác Marketing Online Tại Công Ty, ĐIỂM CAO
Hoàn Thiện Cộng Tác Marketing Online Tại Công Ty, ĐIỂM CAOHoàn Thiện Cộng Tác Marketing Online Tại Công Ty, ĐIỂM CAO
Hoàn Thiện Cộng Tác Marketing Online Tại Công Ty, ĐIỂM CAO
 
[Nckh]social media quang cao mang xa hoi sua
[Nckh]social media quang cao mang xa hoi sua[Nckh]social media quang cao mang xa hoi sua
[Nckh]social media quang cao mang xa hoi sua
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, HAY!, 9 ĐIỂM!
Luận văn:  Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, HAY!, 9 ĐIỂM!Luận văn:  Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, HAY!, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, HAY!, 9 ĐIỂM!
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 
Luân Văn Phát triển loại hình du lịch Nice trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luân Văn Phát triển loại hình du lịch Nice trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.docLuân Văn Phát triển loại hình du lịch Nice trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luân Văn Phát triển loại hình du lịch Nice trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (23).doc
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HẢI ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN CHIẾN THẮNG HÀ NỘI, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Những nội dung trong Luận văn này là do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Chiến Thắng. Mọi tài liệu tham khảo được dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2018 Người thực hiện Trần Thị Hải
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG..................................................................................................9 1.1. Khái niệm, loại hình và đặc điểm Marketing điện tử......................................9 1.2. Xu hướng ứng dụng Marketing điện tử trong hoạt động du lịch và quản lý phát triển du lịch...................................................................................................15 1.3. Các nhân tố tác động đến ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch địa phương .......................................................................................20 1.4. Một số kinh nghiệm quốc tế ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch...........................................................................................................26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH............................32 2.1. Tổng quan tiềm năng du lịch tỉnh Hà Tĩnh...................................................32 2.2. Tổng quan về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp du lịch tại Hà Tĩnh trong thời gian qua ...............................................................................................35 2.3. Chính sách ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh ......................................................................................................................48 2.4. Thực trạng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh ......................................................................................................................50 2.5. Đánh giá chung..............................................................................................58 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH...............................................................................................................68 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến du lịch Hà Tĩnh.....................68 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh ............................................................................................72 KẾT LUẬN.....................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á, Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNTT Công nghệ thông tin DL Du lịch DNDL Doanh nghiệp du lịch GDP Tổng sản phẩm nội địa HĐND Hội đồng nhân dân NQ Nghị quyết SEO Tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm TMĐT Thương mại điện tử TV Ti vi UBND Ủy ban nhân dân VH - TT - DL Văn hóa - Thể thao - Du lịch VITA Hiệp hội du lịch Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới
  • 5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng lượt khách du lịch giai đoạn 2013 - 2017 ..................................37 Bảng 2.2: Các khách sạn nổi bật ở Hà Tĩnh.........................................................40 Bảng 2.3: Trang chủ của một số doanh nghiệp du lịch tiêu biểu.........................42 Bảng 2.4: Khách quốc tế đến Hà Tĩnh trong những năm 2013 - 2017................44 Bảng 2.5: Doanh thu du lịch dịch vụ giai đoạn 2013 - 2017 ...............................48 Sơ đồ 2.1: Mô hình website của các doanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh ...................53
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, các hình thức doanh nghiệp, tiếp thị trong tất cả các ngành nghề ở nước ta ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Cùng với đó, từ khi ra đời mạng Internet cũng thể hiện những ưu điểm của nó như nhanh, gọn, dễ dàng phục vụ 24/24. Sự bùng nổ mạnh mẽ của internet và các ứng dụng công nghệ thông tin mới đã và đang đem lại những thay đổi chưa từng có trong lĩnh vực công nghiệp du lịch. Thông tin trực tuyến hiện là một trong những yếu tố có ảnh hưởng hàng đầu đối với các quyết định của du khách. Sự xuất hiện của Thương mại điện tử được coi là hệ quả lớn nhất khi cuộc cách mạng công nghệ thông tin tác động vào nền kinh tế toàn cầu, đó là sự kết hợp của hai trong số những phát minh lớn nhất thế kỷ XX - máy tính và Internet. Tuy mới chỉ hình thành vào thập niên cuối thế kỷ hai mươi, chỉ mới phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, nhưng thương mại điện tử đã thâm nhập sâu vào hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của con người, và hơn nữa đây không phải là một hiện tượng kinh tế nhất thời, mà là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Hoạt động Marketing cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Những hình thức Marketing thông qua Internet dần xuất hiện và trở thành công cụ hữu hiệu giúp các nhà kinh doanh tìm hiểu thị trường. Hoạt động Marketing điện tử được ứng dụng trong hầu hết các ngành nghề kinh doanh từ kinh doanh những sản phẩm hàng hoá hữu hình đến những sản phẩm hàng hoá vô hình - dịch vụ. Các đại lý lữ hành, các công ty du lịch cũng không thể bỏ qua một cách thức Marketing hiệu quả đến vậy. Sự kết hợp giữa những phương pháp Marketing, tiếp thị truyền thống với việc sử dụng Internet làm công cụ đang ngày càng trở nên phổ biến. Ngày nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp sử dụng
  • 7. 2 Marketing điện tử là công cụ hữu ích để quảng bá hình ảnh công ty và sản phẩm của mình tới các cư dân trong và ngoài biên giới không còn là điều xa lạ, thậm chí đó còn là hình thức quảng cáo mang lại doanh thu lớn với chi phí thấp và hiệu quả cao, đặc biệt đối với một ngành cần thiết sự quảng bá những ngành du lịch Hà Tĩnh. Chính vì vậy, việc tìm ra những hướng đi, những ứng dụng, những giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng dụng Marketing điện tử vào hoạt động kinh doanh là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh. Trên thực tế cho thấy, Hà Tĩnh rất có tiềm năng triển vọng phát triển ngành dịch vụ này, đặc biệt là các loại hình du lịch văn hoá, sinh thái và một số loại hình du lịch: Vui chơi giải trí, kỳ nghỉ, thể thao. Hơn nữa là một người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, tôi cảm thấy rất tự hào. Từ những điều kiện thuận lợi, tỉnh Hà Tĩnh đã xác định: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tỷ trọng của du lịch ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên khai thác thị trường nội địa; phát triển du lịch bền vững, gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh; đồng thời phải kết hợp hài hòa, hợp lý giữa các khu vực của tỉnh, chú trọng khai thác các giá trị di sản văn hóa, du lịch sinh thái, tâm linh; đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch; tăng cường liên kết các hoạt động du lịch, các điểm du lịch trong tỉnh và với các tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác và phát triển du lịch ở Hà Tĩnh hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập và hạn chế nên đến nay vẫn chưa thật sự đạt được mục tiêu mong muốn. Thực trạng tình hình du lịch nói chung và du lịch tại Hà Tĩnh nói riêng vẫn đang còn nhiều hạn chế cần có giải pháp khắc phục và chưa khai thác một cách triệt để những tiềm năng sẵn có. Chính vì thế để du lịch Hà Tĩnh có thể phát triển một cách bền vững, chúng ta cần nghiên cứu sâu và kỹ hơn, ứng dụng thêm các học thuyết Marketing điện tử, marketing dịch vụ vào các quá trình triển khai và thực hiện. Luận văn thực hiện xây dựng chiến lược, đưa ra các giải pháp dựa trên góc độ Marketing điện tử bao gồm việc phân tích
  • 8. 3 những thế mạnh, những hạn chế, đồng thời nhận diện được giá trị cốt lõi, từ đó xây dựng được phương hướng phù hợp cho phát triển du lịch của tỉnh. Với lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Trong đó, một số công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn như sau: 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Vận dụng nguyên lý marketing để phát triển địa phương có các tác giả tiêu biểu như Philip Kotler (1993), Marketing Places; Matlovicova, K. (2008), Place marketing process - theoretical aspects of realization; Rainisto, Seppo K. (2003), Success factors of place marketing: a study of place marketing practices in Northern Europe and the United States. Các nghiên cứu đã chỉ ra những thành phần của Marketing điện tử gồm chủ thể thực hiện marketing, các yếu tố của Marketing để tạo sản phẩm có giá trị cung ứng, khách hàng mục tiêu; qui trình thực hiện Marketing; các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của Marketing. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tổng hợp lý thuyết và thực tiễn, hệ thống hoá,. Mặc dù các nghiên cứu trên đã đề cập tới việc thu hút các thị trường nhà kinh doanh, nhà đầu tư, khách DL và dân cư mới để phát triển địa phương, nhưng nội dung MKTĐT chưa được đề cập một cách rõ nét. Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch có các nghiên cứu tiêu biểu như Xavier Font and Benjamin Carey (2005), Marketing sustainable tourism products; Victor T.C Middleton (1998), Sustainable tourism - a Marketing perspective; Youcheng Wang, Abraham Pizam (2011), Destination Marketing and Management: Theories and Applications; Gregory Ashworth, Brian Goodall (2012), Marketing Tourism Places; Alan Pomering (2009), Sustainable tourism marketing: what should be in the mix, Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch ở Sirubari – Nepal, Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch ở Huay Hee - Thái Lan. Các tác
  • 9. 4 giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết và thực tiễn, hệ thống hoá, trừu tượng hoá để vận dụng marketing cho một điểm đến, các bước marketing cho SP DL; phân tích các công cụ marketing hỗn hợp cho DL. Mặc dù vậy, các tác giả chưa làm rõ vai trò quan trọng của chính quyền địa phương trong việc sử dụng các công cụ marketing điện tử, chưa chỉ ra vai trò nhiệm vụ cụ thể của cộng đồng DN và dân cư địa phương trong qui trình ứng dụng MKTĐT trong quản lý phát triển du lịch. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu về marketing điện tử có các tác giả tiêu biểu như Hồ Đức Hùng (2005), ứng dụng Marketing điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Hải Hà (2011), Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Lào Cai. Vũ Trí Dũng (2015), Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Đà Nẵng; Nguyễn Hoàng Việt (2014), Ứng dụng Marketing điện tử với thu hút đầu tư vào các khu du lịch sinh thái Việt Nam. Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết và thực tiễn, điều tra khảo sát qua bảng hỏi, phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm, thống kê mô tả... Các nghiên cứu đã đưa ra những cơ sở lý luận, chỉ ra nguyên lý cơ bản, qui trình, chiến lược, công cụ Marketing điện tử trên phương diện tổng thể. Đa phần các tác giả tập trung nghiên cứu ứng dụng MKTĐT vào lĩnh vực quản lý phát triển du lịch vào các địa phương của Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đề cập sâu và rõ nét việc ứng dụng MKTĐT trong lĩnh vực quản lý phát triển du lịch. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về: Marketing điện tử, các yếu tố của Marketing điện tử; các ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh.
  • 10. 5 Phân tích thực trạng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, bên trong việc ứng dụng Marketing điên tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh; Qua đó phân tích các việc làm đã làm được và chưa làm được, các nguyên nhân tồn tại. Đưa ra các giải pháp cụ thể ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, Hệ thống hóa cơ sở khoa học về ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch địa phương. Hai là, Đánh giá thực trạng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch tại Hà Tĩnh, chỉ ra những điểm tích cực, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Ba là, Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung, công cụ, phương pháp thực hiện marketing điện tử; tiêu chí đánh giá hiệu suất marketing điện tử; các yếu tố ảnh hưởng đến marketing điện tử với quản lý phát triển du lịch tại tỉnh Hà Tĩnh. Về không gian: Marketing điện tử với quản lý phát triển du lịch tại tỉnh Hà Tĩnh, trong đó tập trung nghiên cứu về quản lý của bộ, ban ngành, sở Văn hóa thể theo và du lịch về ứng dụng Marketing điện tử. Về thời gian: Các dữ liệu, số liệu và phân tích của luận án tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2010 đến 2017; các giải pháp đề xuất có phạm vi áp dụng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
  • 11. 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, các phương pháp tổng hợp dưới đây sẽ được áp dụng: 5.1. Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, thống kê tài liệu Căn cứ vào những dữ liệu đã có về DL Hà Tĩnh để phân tích các hiện tượng, sự việc, đánh giá thực trạng hoạt động marketing điện tử với phát triển DL trong những năm qua và định hướng tương lai. Các loại dữ liệu thứ cấp thu thập gồm: thống kê về lượt khách, doanh thu từ DL, chi tiêu bình quân, nguồn nhân lực DL, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ DL, hoạt động đầu tư vào lĩnh vực DL, quy hoạch DL, quan điểm và mục tiêu phát triển DL Hà Tĩnh. Các nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp: Báo cáo hàng năm về hoạt động DL của Ban chỉ đạo phát triển DL Hà Tĩnh, Sở VH, TT&DL, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến DL tỉnh Hà Tĩnh, niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh; các ấn phẩm, công trình nghiên cứu đã công bố, sách, tạp chí, các trang web, các bài viết về DL Hà Tĩnh; các văn bản, chính sách liên quan đến phát triển DL Hà Tĩnh, các báo cáo về tình hình kinh tế, VH-XH của tỉnh Hà Tĩnh. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thu thập được phân loại, sắp xếp thành những tập tài liệu, đánh máy có chọn lọc những nội dung liên quan đến luận văn; các tệp file mềm thu thập được lưu trữ vào những thư mục trong máy tính. Các dữ liệu được xử lý bằng các phần mềm như word, excel, được tập hợp thành các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ để làm cơ sở thống kê mô tả, so sánh, phân tích và đánh giá những hoạt động marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh. 5.2. Phương pháp so sánh So sánh các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trong và ngoài nước liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn như các giáo trình, sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, bài báo khoa học được thu thập tại thư viện Quốc gia, thư viện tỉnh Hà Tĩnh, thư viện trường Đại học Thương mại, thư viện trường Đại học Hà Tĩnh để hình thành cơ sở lý luận của luận văn.
  • 12. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn * Về lý luận: - Thông qua tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận văn đã chỉ ra 04 khoảng trống trong nghiên cứu, xác định đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu nhằm ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh. - Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về Marketing điện tử; làm rõ nội dung và mối quan hệ giữa qui trình, các công cụ Marketing điện tử (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, chính quyền, cộng đồng DN và dân cư). - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu suất ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý và phát triển du lịch phù hợp với điều kiện Hà Tĩnh gồm: Quảng bá hình ảnh các điểm du lịch và con người Hà Tĩnh, bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, phát triển thị trường du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch; chỉ ra nhóm yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh. * Về thực tiễn: - Qua việc lựa chọn và nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương ở nước ngoài và trong nước có điều kiện tương đồng với tỉnh Hà Tĩnh, tác giả đã rút ra 04 bài học kinh nghiệm cho ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý và phát triển du lịch Hà Tĩnh nói riêng và tại các địa phương ở Việt Nam nói chung. - Bằng phương pháp nghiên cứu cụ thể, phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu suất ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh, tác giả luận văn đã chỉ ra những ưu điểm, phát hiện ra những hạn chế và nguyên nhân, xác định vấn đề cần phải giải quyết để hoàn thiện ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý và phát triển du lịch Hà Tĩnh. - Dựa vào những định hướng, quan điểm phát triển du lịch Hà Tĩnh, tác giả đã đề xuất 03 nhóm giải pháp ở cấp độ từ cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam để hoàn thiện ứng dụng Marketing điện tử phù hợp trong thời gian tới của môi trường kinh doanh Việt Nam và phù hợp với điều kiện, trình độ và kỳ vọng phát triển của tỉnh Hà Tĩnh.
  • 13. 8 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch địa phương Chương 2. Thực trạng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh Chương 3. Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Hà Tĩnh
  • 14. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Khái niệm, loại hình và đặc điểm Marketing điện tử 1.1.1. Khái niệm Marketing điện tử Để diễn đạt nội dung của các hoạt động Marketing trong môi trường điện tử quốc tế, các tài liệu khác nhau sử dụng một số thuật ngữ khác nhau như CyberMarketing, E-Marketing, WebMarketing... Nhưng dù sử dụng thuật ngữ nào thì Marketing điện tử cũng bao hàm hai ý tưởng chính: về mặt thực tiễn, đó là sự khai thác các phương tiện và công cụ tin học - viễn thông nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra; còn về mặt ngữ nghĩa, đó là tổng hợp các phương pháp và kỹ thuật Marketing áp dụng lên các hệ thống mạng, nhất là mạng Internet. Như vậy, Marketing điện tử mang tính kế thừa từ Marketing truyền thống và là sự ứng dụng của Marketing trong môi trường kinh doanh thương mại điện tử. Một mặt, Marketing điện tử thừa hưởng những nguyên lý cơ bản nhất của Marketing cũng như một số kỹ năng Marketing khác đã được phát triển mạng như các công cụ Marketing trực tuyến (Online Marketing), Marketing trực tiếp (Direct Marketing), Marketing tương tác (Interactive Marketing), Marketing thích ứng (Adaptive Marketing) đang được sử dụng phổ biến. Mặt khác, từ các kinh nghiệm thực tiễn, các doanh nghiệp cùng các nhà nghiên cứu cũng vẫn đang còn tiếp tục tìm hiểu thêm các nguyên lý mới, các phương pháp và mô hình mới nhằm tận dụng ở mức tốt nhất những cơ hội mà môi trường kinh doanh hoàn toàn mới này đem lại. Trong mọi trường hợp Marketing trong TMĐT không nhằm, và cũng không thể thay thế được Marketing truyền thống. Mục đích của Marketing trong TMĐT chính là nhằm bổ sung thêm những nguyên tắc mới với những phương tiện hiện nay đã sẵn có và trong tương lai không xa sẽ trở nên phổ cập.
  • 15. 10 Chính bởi vậy những khái niệm về Marketing điện tử cũng không hề xa rời định nghĩa về Marketing truyền thống mà nó được xây dựng dựa trên những khái niệm về Marketing truyền thống. Xin được đưa ra một số khái niệm thường gặp. Theo Philip Kotler: Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân- dựa trên các phương tiện điện tử và internet. Nếu P.Kotler đứng trên quan điểm một nhà nghiên cứu về Marketing để đưa ra định nghĩa trên thì Joel Reedy lại có một khái niệm khác, đơn giản hơn và dựa trên quan điểm một một người hoạt động trong lĩnh vực này: Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử. (Nguồn: Joel Reedy, Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman, 2000) Một định nghĩa khác có vẻ đầy đủ hơn được đăng trên trang web http://www.davechaffey.com/Internet-Marketing có đại ý như sau: Marketing điện tử là hoạt động ứng dụng mạng internet và các phương tiện điện tử (web, e- mail, cơ sở dữ liệu, multimedia,...) Để tiến hành các hoạt động marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ khách hàng thông qua nâng cao hiểu biết về khách hàng (thông tin, hành vi, giá trị, mức độ trung thành...), các hoạt động xúc tiến hướng mục tiêu và các dịch vụ qua mạng hướng tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Ghosh Shikhar và Toby Bloomburg (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ AMA) cũng đưa ra một định nghĩa khác: Marketing điện tử là lĩnh vực tiến hành hoạt động kinh doanh gắn liền với dòng vận chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng, dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin Internet. Mặc dù đã có những khái niệm khác nhau dưới những cách nhìn khác nhau nhưng hầu hết các khái niệm đó đều đều có những điểm chung khi nói về Marketing điện tử. Đó là: - Hoạt động Marketing diễn ra trong một môi trường mới-môi trường internet.
  • 16. 11 - Sử dụng phương tiện là internet và các thiết bị thông tin được kết nối vào internet. - Vẫn giữ nguyên bản chất của Marketing truyền thống là thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, tuy nhiên người tiêu dùng trong thời đại công nghệ thông tin sẽ có những đặc điểm khác với người tiêu dùng truyền thống, họ có thói quen tiếp cận thông tin khác, đánh giá dựa trên những nguồn thông tin mới, hoạt động mua hàng cũng khác. 1.1.2. Các loại hình Marketing điện tử hiện nay Ngày nay, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ bởi tốc độ sử dụng internet cùng với nhiều các công nghệ hiện đại ra đời. Con người ngày càng ưu thích giao dịch dưới hình thức này bởi những thuận lợi mà nó mang lại. Có rất nhiều hình thức thương mại điện tử khác nhau, dưới đây là một số loại hình thương mại điện tử điển hình đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. 1.1.2.1. Hình thức B2B (Business To Business) Thương mại điện tử B2B được định nghĩa đơn giản là thương mại điện tử giữa các công ty. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C. Thị trường B2B có hai thành phần chủ yếu: hạ tầng ảo và thị trường ảo. 1.1.2.2. Hình thức B2C (Business to Customers) Thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các công ty và người tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử. Đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu: Thương mại điện tử B2C là việc một doanh nghiệp dựa trên mạng internet để trao đổi các hang hóa dịch vụ do mình
  • 17. 12 tạo ra hoặc do mình phân phối. Các trang web khá thành công với hình thức này trên thế giới phải kể đến Amazon.com, Drugstore.com, Beyond.com. Tại Việt Nam hình thức buôn bán này đang rất "ảm đạm" vì nhiều lý do nhưng lý do chủ quan nhất là ý thức của các doanh nghiệp, họ không quan tâm, không để ý và tệ nhất là không chăm sóc nổi website cho chính doanh nghiệp mình. 1.1.2.3. Hình thức thương mại điện tử C2C Thương mại điện tử khách hàng tới khách hàng C2C đơn giản là thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng. Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty/ doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Có lẽ đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới. Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng: Đấu giá trên một trang web xác định Hệ thống hai đầu P2P, Forum, IRC, các phần mềm nói chuyện qua mạng như Yahoo, Skype, Window Messenger, AO... Quảng cáo phân loại tại một cổng (rao vặt) Giao dịch khách hàng tới doanh nghiệp C2B bao gồm đấu giá ngược, trongđó khách hàng là người điều khiển giao dịch. Tại các trang web của nước ngoài có thể nhận ra ngay Ebay là website đứng đầu danh sách các website C2C trên thế giới đây la một tượng đài về kinh doanh theo hình thức đấu giá mà các doanh nghiệp Việt Nam nào cũng muốn "trở thành". Tại Việt Nam thì chưa tất các các hình thức này ở mọi loại dạng, đi đến đâu cũng thấy quảng cáo rao vặt, rao bán, rao mua, trao đổi... 1.1.2.4. Hình thức thương mại điện tử B2G Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định nghĩa chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác
  • 18. 13 liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc. Thiết lập thương mại điện tử, thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn. Các chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng (và giảm rủi ro của việc không đúng quy cách). Tuy nhiên, tới nay, kích cỡ của thị trường thương mại điện tử B2G như là một thành tố của của tổng thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển. Còn một số loại hình thương mại điện tử khác nhưng sự xuất hiện ở Việt Nam chưa cao như: Thương mại điện tử M-Commerece (Buôn bán qua các thiết bị di động cầm tay) Thương mại điện tử sử dụng tiền ảo (VTC với Vcoin) Nguồn: Các loại hình thương mại điện tử điển hình Công ty thiết kế website chuyên nghiệp ADC 1.1.3. Đặc điểm của Marketing điện tử Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông. Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của công nghệ thông tin và truyền thông như phần cứng và phần mềm chuyển dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử, cũng như đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng. Về hình thức: giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng. Trong hoạt động thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng. Còn trong hoạt động thương mại điện tử nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối
  • 19. 14 với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng internet, mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ở bất cứ quốc gia nào. Phạm vi hoạt động: trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện tử là thị trường phi biên giới. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội. Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tối thiểu ba chủ thể tham gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được tham gia của bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch Thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch Thương mại điện tử. Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này, đây là các phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch. Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường. Trong thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng. Còn trong thương mại điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng. Để làm được điều này các bên phải truy cập vào hệ thống thông tin của nhau hay hệ thống thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng internet,
  • 20. 15 mạng extranet… để tìm hiểu thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng. 1.2. Xu hướng ứng dụng Marketing điện tử trong hoạt động du lịch và quản lý phát triển du lịch 1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về du lịch Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mang tính đồng bộ, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về Du lịch, góp phần đưa Du lịch Việt Nam ngày càng hấp dẫn và cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về Du lịch tại trung ương và một số địa phương còn gặp những bất cập trong công tác quản lý điểm đến, duy trì chất lượng dịch vụ chưa thường xuyên, công tác xúc tiến quảng bá còn thiếu chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng và thiếu bền vững. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch khác với quản lý kinh doanh ở chỗ quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, đặt các đơn vị kinh doanh vào các mối quan hệ và điều chỉnh các mối quan hệ đó bằng nhiều công cụ khác nhau (chủ yếu là công cụ pháp luật). Nằm trong cơ cấu bộ máy Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch hoạt động theo nguyên tắc của bộ máy nhà nước. Các nguyên tắc đó xuất phát từ việc Nhà nước nắm quyền lực chính trị, thông qua quyền lực chính trị Nhà nước sẽ nắm và bảo toàn quyền lực kinh tế, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước quản lý nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý quản trực tiếp sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm kết hợp chúng tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Nằm trong hệ thống quyền lực Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch được trao những thẩm quyền nhất định, chủ yếu là những thẩm quyền chuyên môn, hoạt động theo các nguyên tắc nêu trên. Nằm trung gian giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và hệ
  • 21. 16 thống kinh doanh du lịch, quản lý nhà nước về du lịch có chức năng quan trọng nhất là kết hợp thẩm quyền mà Nhà nước giao cho với những nhiệm vụ mà hệ thống kinh doanh du lịch đặt ra. Chức năng của toàn bộ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chính là chức năng quản lý nhà nước về du lịch. Song, chức năng của từng bộ phận của nó, chẳng hạn chức năng của Tổng cục du lịch, chức năng của Ủy ban Hợp tác và Đầu tư…đối với ngành chỉ là một bộ phận của chức năng quản lý nhà nước về du lịch. Chúng ta có thể hệ thống một cách tương đối chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh thành các chức năng cụ thể như sau: - Tổ chức tuyên truyền, thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động du lịch. - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch - Tổ chức quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. - Quản lý các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch. - Quản lý tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động du lịch. Ngành kinh doanh du lịch giống như một cơ thể sống và luôn đòi hỏi sự sáng tạo, năng động để duy trì và phát triển, việc thành công thay thất bại của ngành du lịch cũng như các ngành kinh tế khác phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nên những chính sách quản lý thích hợp. Bởi vậy, vấn đề quản lý nhà nước về du lịch là một vấn đề cấp thiết được đặt lên hàng đầu trong việc phát triển ngành du lịch. 1.2.2. Những lợi ích của việc ứng dụng Marketing điện tử vào hoạt động kinh doanh du lịch 1.2.2.1. Đối với nhà nước Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh
  • 22. 17 nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch. quản lý nhà nước về du lịch là nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển đất nước. 1.2.2.2. Đối với các doanh nghiệp Trong hoạt động du lịch cung du lịch thường mang tính cố định không thể di chuyển còn cầu du lịch lại phân tán ở khắp mọi nơi. Các tài nguyên du lịch và phần lớn những cơ sở kinh doanh du lịch như khách sạn, nhà hàng, các cơ sở vui chơi giải trí không thể cống hiến giá trị của mình đến tận nơi ở của khách du lịch. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là cầu nối giữa giữa cung du lịch và cầu du lịch. Các doanh nghiệp này phải vượt qua những khó khăn về không gian để thực hiện được nhiệm vụ của mình. Và Internet đã đem lại cho họ nhiều lợi ích trong quá trình thực hiện công việc của mình. Thứ nhất, ứng dụng Marketing điện tử sẽ giúp cho các doanh nghiệp du lịch có được các thông tin về thị trường và đối tác nhanh nhất và rẻ nhất nhằm xây dựng được chiến lược Marketing tối ưu, khai thác mọi cơ hội của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch không những cần những thông tin về thị trường, về đối tác mà những thông tin về điểm đến cùng rất quan trọng trong quá trình xây dựng các chương trình du lịch. Nếu trước kia các nhà làm Marketing du lịch phải trực tiếp đến các điểm đến để có được thông tin thì giờ đây với internet họ chỉ cần ngồi 1 chỗ với chiếc máy tính được nối mạng họ vẫn có thể có được bất cứ thông tin gì về điểm đến, liên hệ với các đối tác, các nhà cung cấp mà không mất chút chi phí nào, vượt qua những khó khăn về mặt thời gian, không gian. Thứ hai, Marketing điện tử giúp cho quá trình chia sẻ thông tin giữa người mua và người bán diễn ra dễ dàng hơn. Đối với doanh nghiệp du lịch, điều cần thiết nhất là làm cho khách hàng hướng đến sản phẩm du lịch của mình. Điều đó đồng
  • 23. 18 nghĩa với việc quảng cáo và marketing các sản phẩm du lịch đó, đồng nghĩa với việc cung cấp dữ liệu cho quá trình thu thập thông tin của khách hàng. Trong quá trình này, khách hàng có được thông tin về các doanh nghiệp và các sản phẩm du lịch thông qua các website, và bản thân doanh nghiệp cũng tìm hiểu được nhiều hơn về thị trường, tiếp cận khách hàng tốt hơn. Thứ ba, Marketing điện tử giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí Trước hết là các chi phí văn phòng. Với việc ứng dụng Internet, các văn phòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần vì không giấy tờ, không in ấn. Như vậy, các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn giấy tờ, có thể tập trung vào khâu nghiên cứu và phát triển, đưa đến các lợi ích to lớn lâu dài cho doanh nghiệp. Marketing điện tử còn giảm thiểu các chi phí bán hàng và giao dịch. Các catalog điện tử (electronic catalog) trên web phong phú hơn nhiều và thường xuyên được cập nhật, trong khi các catalog in ấn có khuôn khổ bị giới hạn và rất nhanh lỗi thời. Theo thống kê, chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng khoảng 5% chi phí qua giao dịch chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng khoảng 10% đến 2% chi phí thanh toán thông thường. Marketing điện tử còn giúp doanh nghiệp xây dựng một chiến lược Marketing toàn cầu với chi phí thấp vì giảm thiểu được các phí quảng cáo. Thứ tư, Marketing điện tử đã loại bỏ những trở ngại về mặt không gian và thời gian, do đó giúp thiết lập và củng cố các quan hệ với các đối tác và các nhà cung cấp. Thông qua mạng Internet, các thành viên tham gia có thể giao dịch một cách trực tiếp (liên lạc “trực tuyến”) và liên tục với nhau như không có khoảng cách về mặt địa lý và thời gian nữa. Nhờ đó, sự hợp tác và quản lý đều được tiến hành một cách nhanh chóng và liên tục. Các khách hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp lựa chọn.
  • 24. 19 Để thu hút đông đảo khách hàng hướng tới các sản phẩm, các phòng chat, các cuộc thảo luận nhiều bên, các nhóm tin (Newsgroups)... thường được doanh nghiệp áp dụng để khuyến khích sự quan tâm về doanh nghiệp và sản phẩm du lịch. Đương nhiên, các trang Web cũng được phát huy hiệu quả để tiếp xúc với cộng đồng khách hàng. 1.2.2.3. Đối với khách du lịch Bên cạnh các lợi ích như trên về giảm chi phí và tiết kiệm thời gian trong quá trình tìm kiếm thông tin về điểm đến cũng như tìm kiếm thông tin về các sản phẩm du lịch, Marketing điện tử còn giúp người tiêu dùng tiếp cận được nhiều sản phẩm du lịch hơn để so sánh và lựa chọn. Sản phẩm du lịch là sản phẩm không thể đánh giá được trước khi tiêu dùng, bởi vậy khách du lịch thường rất đắn đo trong việc lựa chọn chương trình du lịch nào cho phù hợp, họ luôn cố gắng tìm được càng nhiều thông tin về sản phẩm du lịch càng tốt. Nhờ internet, người tiêu dùng có thể tìm kiếm các thông tin nhanh chóng, dễ dàng, không tốn kém thời gian và tiền của, hơn nữa họ dễ dàng tìm cho mình được “bộ sưu tập” các lựa chọn cho kì nghỉ của mình thông qua các thông tin trên internet và cũng dễ dàng đánh giá các phương án đó cũng nhờ vào các thông tin tìm được. Marketing điện tử còn giúp khách du lịch có thể đặt tour, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, thuê ô tô qua mạng với những lựa chọn tốt nhất, họ không cần phải đến tận nơi để làm những điều đó như thời tiền internet. Hiện nay trên thế giới các website phục vụ việc mua sắm các sản phẩm du lịch trực tuyến đang rất phát triển với nhiều hình thái khác nhau như Travellocity.com, lastminute.com… 1.2.2.4. Đối với ngành du lịch và đối với xã hội Rõ ràng thông qua Marketing điện tử ngành du lịch Việt Nam đã tìm ra được phương thức tốt nhất, hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới các nước trên thế giới. Các hoạt động thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. Đồng thời nâng cao mức sống cho con người vì có nhiều nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung
  • 25. 20 cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người. 1.2.3. Những lợi ích của việc ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Du lịch là ngành công nghiệp không khói đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong phát triển du lịch, việc quảng bá hình ảnh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thu hút khách và nâng cao sự cạnh tranh. Lợi ích của việc ứng dụng Marketing điện tử mang lại nhiều tiện ích đối với phát triển kinh tế du lịch là không thể phủ nhận, đặc biệt trong công tác quản lý, nó mang lại nhiều lợi ích cụ thể: Chi phí phân phối thấp; Chi phí truyền thông thấp; Chi phí lao động thấp; Giảm thiểu chất thải; Người hỗ trợ tính giá linh hoạt. Bên cạnh đó là những tiện ích cho du khách như: Đáp ứng nhu cầu rất tốt; Linh hoạt trong thời gian hoạt động; Hỗ trợ chuyên môn hóa và sự khác biệt; Cung cấp các giao dịch phút chót; Thông tin chính xác; Hỗ trợ tiếp thị mối quan hệ; Phản ứng nhanh với nhu cầu dao động; Nhiều sản phẩm/tích hợp; Nghiên cứu thị trường. 1.3. Các nhân tố tác động đến ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch địa phương 1.3.1. Các nhân tố tác động đến ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý nhà nước phát triển du lịch Thứ nhất: Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin của tỉnh đồng bộ, hiện đại - Chỉ đạo phát triển hạ tầng mạng Bưu chính Viễn thông. - Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống máy tính, mạng nội bộ của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã; - Xây dựng các cơ sở dữ liệu quan trọng về dân cư, đất đai, tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội, doanh nghiệp, cán bộ công chức, viên chức... - Tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng, băng thông các tuyến cáp quang, băng rộng đến các xã, phường, thị trấn, thôn, bản trên toàn tỉnh;
  • 26. 21 - Xây dựng trung tâm dữ liệu của tỉnh đạt chuẩn quốc gia để lưu trữ hệ thống thông tin số của tỉnh và tạo cơ sở kết nối các hệ thống thông tin của tỉnh với quốc gia, quốc tế. Thứ hai: phát triển công nghiệp CNTT - Tập trung các nguồn lực xây dựng thành công Khu CNTT tập trung của tỉnh, trở thành thành phần của chuỗi CNTT tập trung quốc gia; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư phát triển công nghiệp CNTT, đặc biệt là thu hút nguồn FDI từ các tập đoàn CNTT lớn; - Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ phụ trợ phục vụ cho phát triển công nghiệp CNTT, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động, sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp CNTT vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh có khả năng tham gia thị trường công nghiệp CNTT; - Ưu tiên, hỗ trợ áp dụng các công nghệ, chuẩn kỹ thuật và quy trình quản lý, sản xuất tiên tiến; đầu tư nghiên cứu, phối hợp, liên kết sản xuất và phát triển các sản phẩm CNTT mang thương hiệu Hà Tĩnh. Thứ ba: Ứng dụng Marketing điện tử rộng rãi, thiết thực và hiệu quả - Xây dựng có hiệu quả Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh cung cấp DVC TT mức độ cao (mức độ 3 và mức độ 4) ở hầu hết các lĩnh vực, gắn kết chặt chẽ với chương trình cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2015-2020; - Chú trọng ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch vận hành hệ thống thông tin kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh như du lịch, giáo dục, y tế, giao thông, điện, nông nghiệp và nông thôn, tài nguyên và môi trường, thông tin và truyền thông,... - Tăng cường hỗ trợ và thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản trị hoạt động của doanh nghiệp, trong đó chú trọng thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, phát huy tối đa Sàn giao dịch thương mại điện tử, gắn hoạt động của Sàn giao dịch thương mại điện tử với hoạt động sản xuất kinh
  • 27. 22 doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ra thị trường trong nước và quốc tế; - Chú trọng phổ biến và ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch từng bước hiện đại hóa, góp phần hỗ trợ tái cấu trúc du lịch, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp trong tỉnh. 1.3.2. Các nhân tố tác động đến ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch địa phương. Khi nói đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, người ta hay nhấn mạnh đến các nhân tố sau: môi trường chính trị - pháp luật; môi trường kinh tế; môi trường địa lý - khí hậu; môi trường văn hoá - xã hội; môi trường nhân khẩu học; môi trường kỹ thuật công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong Thương mại điện tử, những nhân tố này vẫn tiếp tục tồn tại và đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét một cách thích đáng. Chính trị - pháp luật: Có thể kể đến những luật được ban hành về thương mại điện tử, những luật liên quan đến du lịch, đây một số văn bản luật được áp dụng ở Việt Nam: Luật giao dịch điện tử, Luật công nghệ thông tin, Luật thương mại (sửa đổi), Luật du lịch (2004), Luật hải quan, Pháp lệnh quảng cáo (2001)… Kinh tế: Nhân tố này mang tính kinh tế như thu nhập bình quân đầu người, sự chênh lệch thu nhập bình quân đầu người cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động Marketing điện tử của doanh nghiệp. Địa lý khí hậu: Hoạt động Marketing điện tử không bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường địa lý khí hậu đặc biệt nếu được áp dụng với những sản phẩm vô hình, tuy nhiên sản phẩm du lịch lại chịu tác động nhiều của nhân tố này, bởi vậy các nhà hoạt động Marketing vẫn không thể bỏ qua nhân tố này. Văn hoá, xã hội, nhân khẩu học: Trong Thương mại điện tử, những trở ngại về ngôn ngữ, những dị biệt về văn hoá... đôi khi tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh và đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu thận trọng trình độ học
  • 28. 23 vấn, thói quen sử dụng ngoại ngữ, mức độ cởi mở trong giao tiếp... của từng nhóm dân cư có liên quan. Kĩ thuật công nghệ: Đây là nhân tố rất quan trọng mà các nhà làm Marketing điện tử cần phải tính đến. Vì hoạt động Marketing điện tử được thực hiện hoàn toàn thông qua internet, bởi vậy môi trường kinh doanh của doanh nghiệp phải là trong một môi trường có nhiều người sử dụng internet. Hoạt động Marketing điện tử đã được thực hiện ngay từ khi internet mới bắt đầu xuất hiện ở các nước phát triển bởi họ có một cơ sở vật chất kĩ thuật tốt phục vụ cho hoạt động này đặc biệt trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm du lịch thì hoạt động này đóng một vai trò lớn tạo ra một loại hình dịch vụ trực tuyến rất phát triển. Còn ở Việt Nam hoạt động Thương mại điện tử mới chỉ bắt đầu trong những năm gần đây do internet chỉ mới vào Việt Nam và bắt đầu được ứng dụng nhiều. Cơ sở vật chất kĩ thuật: Đối với các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ thì việc tham gia thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ có thể bắt đầu với hệ thống máy tính văn phòng, kết nối Internet để trao đổi thư điện tử, khai thác thông tin trên mạng, tiến tới thiết lập website để giới thiệu công ty, sản phẩm dịch vụ. Nguồn nhân lực: Hiện nay nguồn nhân lực cho hoạt động thương mại điện tử nói chung và hoạt động marketing điện tử nói riêng đang ở trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Thường thì họ không có đủ những kiến thức đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động thương mại điện tử. Trong hoạt động Marketing điện tử áp dụng trong du lịch thì nguồn nhân lực cần đáp ứng được các yêu cầu hiểu biết về du lịch, về Marketing, về thương mại điện tử, có trình độ ngoại ngữ tốt, sử dụng máy tính thành thạo...Mở các lớp về CNTT cho cán bộ nhân viên, người dân có nhu cầu tham gia.
  • 29. 24 1.3.3. Một số phương thức Marketing điện tử được áp dụng trong một công ty du lịch Các phương tiện Marketing điện tử bao gồm nhiều phương thức khác nhau mà các công ty du lịch có thể sử dụng để giới thiệu về các sản phẩm du lịch của mình đến các doanh nghiệp và cá nhân tiêu dùng. Tuy nhiên, việc ứng dụng các phương tiện Marketing điện tử thường khác so với việc sử dụng các phương tiện truyền thống. Một số phương thức thông dụng trong Marketing điện tử như sau: Quảng cáo qua website: Là hình thức các doanh nghiệp xây dựng các trang web nhằm mục đích chính là quảng cáo giới thiệu sản phẩm tới những người tiêu dùng. Đây là hình thức Marketing điện tử được dùng nhiều nhất. Đối với các công ty du lịch thì hình thức xây dựng website để giới thiệu về các tour du lịch ngày càng phổ biến. Các website ngoài việc giới thiệu về các chương trình du lịch của công ty còn cung cấp một số thông tin hữu ích khác nhằm thu hút nhiều người truy cập vào website. Danh mục hàng điện tử: Công ty để đưa mẫu sản phẩm về du lịch lên mạng. Đó là tất cả các sản phẩm cho phép khách hàng nhìn thấy, tìm kiếm thông tin về các chương trình du lịch cụ thể từ ngày giờ đến giá cả. Danh mục hàng điện tử được áp dụng rất nhiều trong ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý và phát triển của các công ty du lịch. Có ba loại marketing bằng thư điện tử Loại thứ nhất: Liên quan đến thư điện tử được gửi đi từ công ty du lịch tới những khách hàng thường xuyên của công ty cũng như những người chưa từng sử dụng dịch vụ của công ty nhưng email của họ nằm trong danh sách email mà công ty có nhằm mục đích quảng bá sản phẩm - dịch vụ, thúc đẩy khả năng sử dụng dịch vụ du lịch. Loại này có 2 hình thức Hình thức email marketing: Là một trong các hình thức marketing tốt nhất để tạo cho công việc kinh doanh của bạn phát triển, mang lại lợi nhuận nhanh chóng nhất với chi phí thấp nhất vì:
  • 30. 25 Việc gửi email cho những người có quan tâm đến sản phẩm du lịch của công ty và họ sẽ cảm ơn công ty vì điều này. Có thể bắt đầu nhận được những yêu cầu đặt tour trực tuyến của khách hàng chỉ trong vòng vài phút sau khi gửi thư chào hàng. Có thể nhanh chóng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng thông qua việc gửi cho họ các bản tin, thông tin cập nhật về sản phẩm, khuyến mại sau các khoảng thời gian khác nhau, hoàn toàn tự động. Nhược điểm duy nhất của hình thức này là phải được sự cho phép của người nhận. Hình thức gửi email marketing: Là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, rất nhiều người không tin rằng có sự khác biệt giữa hai hình thức email marketing trên. Nếu sử dụng hình thức email marketing không cho phép này ở các nước phát triển thì sẽ gặp rất nhiều rắc rối vì chủ nhân của hộp thư đó có thể kiện và người bị kiện sẽ bị phạt vì hành vi này. Tuy nhiên, spam không phải là luôn gặp rắc rối nếu biết áp dụng nó một cách khôn ngoan để bổ trợ cho hình thức marketing cho phép. Đó là việc gửi kèm các món quà nho nhỏ đến và kèm theo là một mẫu đăng ký danh sách gửi thư. Có thể sử dụng hình thức email marketing này để quảng bá sản phẩm và nhiều thứ khác nữa nhưng cần biết nên sử dụng nó như thế nào để không gây khó chịu cho người nhận và họ có thể vui vẻ tiếp nhận thư. Loại thứ hai: Email là các kênh ngược lại; từ người sử dụng đến công ty. Người sử dụng mong muốn nhận được một sự gợi ý và những câu trả lời đầy đủ cho những đòi hỏi của họ. Theo Amazon.com, chức năng này rất quan trọng để phát triển quan hệ khách hàng và họ đã đưa một số nhân viên có tài năng vào trong dịch vụ khách hàng. Trong du lịch phương thức này càng quan trọng hơn, bởi nó giúp doanh nghiệp quản lý chất lượng sản phẩm của mình, từ đó có những giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, chức năng này còn giúp
  • 31. 26 doanh nghiệp tạo được mối quan hệ tương tác 2 chiều với khách hàng, điều này rất quan trọng trong việc tạo lòng tin và xây dựng uy tín với khách hàng. Loại thứ ba: Thư tín điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng được sử dụng để hỗ trợ các công ty marketing chuyên nghiệp. Search Engines (công cụ tìm kiếm): Là một công cụ cơ bản dùng để tìm kiếm các địa chỉ trang web theo những chủ đề xác định. Khi người sử dụng đến một công cụ tìm kiếm và gõ vào đó một từ khoá hay một câu về chủ đề bạn cần tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm đó sẽ liệt kê cho bạn một danh sách các trang web thích hợp nhất với từ khoá mà họ tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm được coi là sự lựa chọn đầu tiên để truy nhập tin tức hay thông tin về một sản phẩm và dịch vụ nào đó không chỉ đối với những người mới truy cập vào mạng Internet mà ngay cả những nhà marketing chuyên nghiệp. Hiện nay tại Việt Nam, cuộc đua tranh thứ hạng của các website trên các công cụ tìm kiếm đang rất gay cấn và các công cụ tìm kiếm đang hỗ trợ rất đắc lực cho hoạt động Marketing điện tử tại Việt Nam. 1.4. Một số kinh nghiệm quốc tế ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch 1.4.1. Một số kinh nghiệm ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch quốc tế. 1.4.1.1.Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch ở Sirubari - Nepal Làng Sirubari thuộc huyện Syangja, tỉnh Ghandruk, cách Pokhara 25 km đường bộ và nằm trên đường cao tốc Siddhartha - là con đường nối những điểm DL nổi tiếng khu vực phía Tây Nepal. Với độ cao ở 1.700 mét, từ đây có thể nhìn thấy một số đỉnh núi thuộc dãy Himalaya như Machhapure, Dhaulagiri và Annapura. Chương trình du lịch nơi đây mang lại cho du khách cơ hội hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng nông thôn thông qua các chương trình văn hóa truyền thống. Khách du lịch được thưởng thức cùng chủ nhà những món ăn đặc trưng
  • 32. 27 của người Nepal, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ vào buổi tối, lên ngọn đồi cao nhất làng để ngắm dãy Himalaya từ phía Bắc; đi quanh làng để tham quan cuộc sống, công việc, môi trường xã hội, văn hóa, đời sống tinh thần, những tục lệ của dân làng. Người dân làng Sirubari đã thể hiện những nguyên tắc đoàn kết trong cộng đồng, tin tưởng nhau, gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống, quản lý tài sản công và tạo công ăn việc làm. Một số bài học thành công của Marketing điện tử như sau: - Phát triển sản phẩm du lịch chủ lực là du lịch cộng đồng, tạo giá trị cung ứng bền vững cho du khách dựa trên văn hoá truyền thống đặc sắc. - Chính quyền triển khai đồng bộ, kiểm soát chặt chẽ quá trình ứng dụng marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch, tổ chức phối hợp tốt các bên đoàn kết cùng tham gia cung cấp dịch vụ như ẩm thực, hướng dẫn viên, lưu trú, biểu diễn văn nghệ tạo nên chuỗi giá trị du lịch. - Truyền thông marketing điện tử về DL có trách nhiệm ngay từ đầu. Hướng dẫn nhận thức hành vi cho cả người dân và du khách ứng xử có trách nhiệm với môi trường, tài nguyên văn hóa và xã hội. - Đào tạo đội ngũ nhân viên thành thạo công nghệ thông tin 1.4.1.2. Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch ở Huay Hee - Thái Lan Huay Hee là một địa phương miền núi, nằm trên ngọn Doi Pui thuộc vườn quốc gia Mã Hồng Sơn. Đây là nơi cư trú của các đồng bào dân tộc thiểu số người Karen. Khi vườn quốc gia mới thành lập và bắt đầu có khách du lịch đến thăm quan, mâu thuẫn giữa dân cư với Ban quản lý Vườn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là sau lần Ban quản lý có ý định di dời toàn bộ dân bản ra khỏi vườn quốc gia. Kế hoạch di dời dân không thực hiện được do cộng đồng dân cư không đồng ý, có các phản ứng tiêu cực như đốt phá rừng, săn bắt các động vật quý hiếm... Khi số lượng khách đến thăm vườn quốc gia và thăm bản ngày càng đông, thì mức độ tác động tới lối sống bản địa và tài
  • 33. 28 nguyên tăng lên. Vì vậy, các nhà quản lý và các tổ chức phi Chính phủ về bảo tồn thiên nhiên đã hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển DL gồm các thành phần: Dự án DL trách nhiệm, Ban quản lý Vườn, Tổng cục DL Thái Lan, Quỹ Hỗ trợ, các công ty lữ hành, cộng đồng người Karen. Các tổ chức đã đầu tư về CSHT, CSVC kỹ thuật DL, quảng bá tài nguyên và các SP DL của vùng; cộng đồng địa phương tham gia sản xuất, cung cấp các SP, DV DL cho du khách. Ứng dụng Marketing điện tử rộng rải ở Huay Hee để du khách và nhà quản lý sử dụng hiệu quả. Một số bài học thất bại về ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch cần tránh: - Chính quyền không phân tích thực trạng địa phương nên không hiểu rõ tâm tư và mong muốn của cộng đồng người dân địa phương. - Không thiết lập tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược marketing điện tử nhằm đạt được mục đích bền vững rộng lớn hơn. Do vậy, khi chính quyền yêu cầu di dời thì người dân phản ứng tiêu cực đốt rừng, săn bắt động vật quý hiếm. Sau khi thay đổi, một số bài học thành công về ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch là: - Sự phối hợp của các bên tham gia cùng xây dựng mô hình du lịch, gồm: chính phủ, tổ chức phi chính phủ, quỹ hỗ trợ, DN và cộng đồng dân cư; chia sẻ lợi ích kinh tế công bằng giữa các bên tham gia. - Phát triển sản phẩm du lịch chủ lực dựa trên tài nguyên, vườn quốc gia và phong tục tập quán địa phương. 1.4.2. Một số kinh nghiệm ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch trong nước 1.4.2.1. Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý và phát triển du lịch Đà Nẵng Hiện nay Đà Nẵng cũng đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình công cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch; đẩy
  • 34. 29 mạnh các dự án đầu tư du lịch; mở rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; xây dựng hàng loạt sản phẩm du lịch mới, có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch; triển khai các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước; đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam... Bên cạnh đó, việc các đường bay quốc tế và các đường bay thuê chuyến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Úc, Mỹ,… đến Đà Nẵng ngày càng được mở rộng khiến lượng khách du lịch từ các thị trường này tăng dần... Phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015, ngành du lịch Đà Nẵng đã xác định 3 đích cụ thể là: phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái; phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề; và phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị, hội thảo. Ngành du lịch Đà Nẵng năm 2015 đón được 4 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế và 3 triệu lượt khách nội địa; tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân hàng năm đạt 18%. Thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm của Đà Nẵng là các nước khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc); Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan); Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan…); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); Úc và Đông Âu (Nga). Doanh thu du lịch đạt 3.420 tỷ đồng, tăng bình quân 23%, nâng tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố từ 5,12% lên 7%. Một số bài học thành công của Marketing điện tử trong quản lý và phát triển du lịch Đà Nẵng: - Xác định được tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng thể hiện qua quy hoạch. Quy hoạch còn có thể phát huy trong vài thập kỉ nữa, không phải đối mặt với sự lạc hậu. - Phát triển SP và DV DL theo cặp SP - thị trường. Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp dành cho người có thu nhập cao và khách quốc tế. Các sản phẩm du lịch và DV đa dạng vừa khác biệt, vừa hỗ trợ lẫn nhau: có biển, có núi, có trung tâm thành phố, có mua sắm, có tâm linh, có giải trí. Tất cả những cái đó, đã mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm, thời gian lưu trú dài hơn, chi
  • 35. 30 tiêu nhiều hơn. - Tạo dựng SP dành cho nhà đầu tư DL với môi trường và chính sách đầu tư hấp dẫn. Đã thu hút được nhà đầu tư chiến lược tiềm lực mạnh như tập đoàn Sun Group. Hệ thống DN KD DL lữ hành phát triển mạnh, cuối năm 2014, trên địa bàn thành phố có 183 DN KD lữ hành, trong đó có 108 DN lữ hành quốc tế. - Ứng dụng Marketing điện tử quảng bá các hình ảnh một cách rõ ràng - một "thành phố đáng sống". Bảo đảm môi trường DL trong sạch về môi trường tự nhiên và xã hội. - Xử lý dứt điểm tình trạng bán hàng rong, chèo kéo khách DL. Quyết liệt trong chỉ đạo quản lý điểm đến, bảo đảm an ninh, an toàn. Người dân thân thiện, hưởng ứng hoạt động DL. - Tận dụng lợi thế vị trí, là một trung tâm của miền Trung, có sân bay quốc tế, liên kết với các đối tác DL tạo tour kết nối với các di sản phía bắc như Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Trị, phía Nam là Hội An, Mỹ Sơn... - Sử dụng những chứng nhận, giải thưởng về DL để thu hút khách quốc tế. Đà Nẵng liên tiếp được nhiều tổ chức DL quốc tế có uy tín bình chọn là điểm đến hấp dẫn. Đà Nẵng đứng đầu danh sách top 10 điểm đến mới nổi trên thế giới năm 2015 theo kết quả bình chọn trên trang thông tin điện tử DL uy tín Trip Advisor. 1.4.2.2. Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Lào Cai Lào Cai là một tỉnh miền núi có chỉ số PCI đứng thứ nhất năm 2011, với khẩu hiệu “Doanh nghiệp phát tài Lào Cai phát triển”. Kết quả hoạt động DL năm 2014 tổng lượng khách đến Lào Cai đạt 1.470 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 545 nghìn lượt, doanh thu DL 3.276 tỷ đồng, tăng 28,5% so với cùng kì, đạt 105% kế hoạch. Một số bài học thành công ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Lào Cai.
  • 36. 31 Sản phẩm du lịch đặc trưng dựa vào bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc. Những nét văn hoá nơi đây còn được lưu giữ, bảo tồn khá nguyên vẹn, tạo ra sức hấp dẫn lớn với du khách. Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch Lào Cai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, doanh nghiệp và người dân hợp tác triển khai loại hình du lịch cộng đồng. Người dân bản địa được khuyến khích tham gia vào hoạt động DL và được tự chủ, tự quản lý hoạt động phát triển DL, chính quyền đóng vai trò hỗ trợ đào tạo, các DN lữ hành DL đưa khách đến. Các đội văn nghệ dân gian biểu diễn phục vụ du khách đến thăm các làng văn hóa DL qua việc khai thác vốn dân ca, dân vũ đặc sắc. Chính quyền hỗ trợ người dân làm DL cộng đồng thông qua các hình thức như ưu đãi vay vốn ngân hàng, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, làm nhà vệ sinh, thiết lập và duy trì số điện thoại đường dây nóng, ban hành các kế hoạch về bảo vệ các di tích, môi trường trong hoạt động DL, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách. Bên cạnh thành công, một số thất bại của ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý phát triển du lịch cần tránh: - Công tác truyền thông marketing điện tử đến khách DL chưa tốt nên xảy ra trường hợp du khách cho tiền các trẻ em, dẫn đến tình trạng trẻ em ở các làng là điểm DL không đi học hoặc bỏ học nhiều hơn các làng không nằm trong tuyến DL. Hành động mang tính từ thiện đó lại trở thành nguyên nhân trẻ em bỏ học đi xin tiền. - Chính quyền chưa ban hành bộ quy tắc ứng xử DL cho người dân nên có nhiều phụ nữ người dân tộc bán hàng rong, đeo bám khách, chèo kéo, ép mua đồ lưu niệm, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thuần phác của người dân nơi đây, tạo nên hình ảnh tiêu cực về DL địa phương.
  • 37. 32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH 2.1. Tổng quan tiềm năng du lịch tỉnh Hà Tĩnh Là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp Nghệ An (với chiều dài 88 km), phía Nam giáp Quảng Bình bởi dãy Hoành Sơn và Đèo Ngang (với chiều dài 130km), phía Tây giáp Lào bởi dãy Trường Sơn với chiều dài 170 km, phía Đông giáp Biển Đông, với hơn 137 km đường bờ biển, Hà Tĩnh có điều kiện tự nhiên, có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng và đặc sắc thuận lợi cho phát triển du lịch. Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nước mà còn với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan - là cầu nối của hai miền Nam, Bắc và là điểm đầu mối giao thông quan trọng trên trục hành lang Đông - Tây, với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua: Quốc lộ 1A, đường sắt, Đường Hồ Chí Minh, đường biển (trục giao thông Bắc - Nam); Quốc lộ 8 và Quốc lộ 12 (trục hành lang Đông - Tây). Đây là vị trí rất thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, thương mại và dịch vụ du lịch. Với vị trí địa lý thuận lợi như trên, Hà Tĩnh được xác định là một điểm dừng quan trọng, có tính chất trung chuyển trên tuyến du lịch xuyên Việt. Ngoài việc tham quan và thưởng thức các thắng cảnh thiên nhiên đặc sắc, thăm các di tích lịch sử, thưởng thức nét ẩm thực của Hà Tĩnh..., du khách còn có thể ngược ra Bắc, hoặc xuôi vào Nam tham quan Huế, Đà Nẵng, Hội An... và xa hơn nữa. Du khách cũng có thể theo quốc lộ 8 qua cửa khẩu Cầu Treo tham quan Lào và các nước khác trong khu vực. Hà Tĩnh là tỉnh có nguồn nước mặt lớn. Lượng mưa hàng năm khá cao, cùng với nguồn nước từ các con sông lớn, nhỏ trong tỉnh (tổng chiều dài trên 400 km, quanh năm có nước) đã tạo cho Hà Tĩnh nguồn tài nguyên nước khoảng 11-13 tỷ m3 /năm. Trung bình có 13.840m3 nước/ha đất tự nhiên.
  • 38. 33 Hệ thống sông, suối, hồ của Hà Tĩnh có giá trị thủy lợi và giao thông thủy trong địa bàn tỉnh. Một số sông suối ở đây kết hợp với địa hình núi tạo nên những khu vực cảnh quan rất đẹp, có giá trị cao trong việc xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái. Tính từ phía Bắc đến phía Nam tỉnh Hà Tĩnh có 12 sông chính, trong đó có nhiều sông để phát triển du lịch như sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, sông La, sông Nghèn, sông Rào Cái, sông Trí. Ngoài những sông kể trên, Hà Tĩnh còn có một hệ thống các hồ tự nhiên và nhân tạo có giá trị lớn đối với đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh. Trong đó có một số hồ rất có giá trị đối với hoạt động du lịch như hồ Kẻ Gỗ, hồ Thượng Tuy (huyện Cẩm Xuyên), hồ Mộc Hương, hồ Sông Rác, hồ Rào Trổ (huyện Kỳ Anh), hồ Cù Lây, Cửa Thờ-Trại Tiểu (huyện Can Lộc)... Hà Tĩnh có 302.763 ha đất có rừng (gồm rừng tự nhiên 217.480 ha, rừng trồng 85.283 ha) và 68.489 ha đất chưa có rừng. Rừng Hà Tĩnh phong phú, có nhiều loại thực, động vật quý hiếm: có trên 86 họ và 500 loại cây dạng thân gỗ, trong đó có nhiều loại cây có giá trị như lim, sến, táu, mật, đinh, gõ, pơ mu và nhiều loại động vật quý hiếm như voi, báo, hổ, vượn đen, sao la. Đặc biệt, Hà Tĩnh có khu rừng nguyên sinh Vũ Quang, khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ có nhiều loài động, thực vật quý hiếm có giá trị cho du lịch và nghiên cứu khoa học, khu sinh thái Rào Rồng như một nàng tiên đang ngủ hay những ngọn núi gắn với những truyền thuyết đã đi vào đời sống văn hóa của mọi người dân. Hà Tĩnh còn có những cảnh quan tuyệt đẹp như Núi Hồng, Đèo Ngang. Núi Hồng không chỉ đẹp ở sự kỳ vĩ, nổi tiếng bởi những huyền thoại cổ tích mà còn được biết đến bởi một hệ thống chùa chiền như Chùa Thiên Tượng, Chùa Chân Tiên, Chùa Hương Tích... Đèo Ngang hấp dẫn vì có các công trình nhân tạo đồ sộ như Hoành Sơn Quan, một di tích được xây dựng ở đỉnh đèo từ năm 1883, dưới thời vua Minh
  • 39. 34 Mạng hay luỹ Lâm Ấp dài hơn 30km từ mũi Độc Ngưu đến Xuân Sơn - Vọng Liệu được xây dựng từ thời vua Lâm Ấp để chống quân Tần. Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km, với 4 cửa sông lớn là cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng và cửa Khẩu, tạo ra vùng nước lợ và bãi ngập mặn khoảng 6.000 ha, có cấu trúc đất đai, độ mặn thích hợp, có thể nuôi tôm, cua, trồng rau câu... Đồng thời, các cửa lạch cũng là những địa điểm thích hợp để xây dựng các bến, cảng cá. Dọc theo vùng biển Hà Tĩnh có một số đảo nhỏ có cảnh quan đẹp, rất thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá, du khách cư trú và thưởng ngoạn. Nước biển Hà Tĩnh thường xuyên ấm áp, là nơi cư trú tốt cho các loài tôm, cua và cá. Trên vùng biển Hà Tĩnh có khoảng 267 loài cá kinh tế và hải sản sinh sống. Trữ lượng cá vào khoảng 85,8 nghìn tấn (chiếm 3% trữ lượng cá Vịnh Bắc bộ). Trữ lượng mực vùng lộng: 3.000 - 3.500 tấn. Ven biển có nhiều tiềm năng về khoáng sản như cát, quặng, lại có điều kiện xây dựng cảng biển, mở rộng giao lưu quốc tế như cảng Xuân Hải, cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương cho tàu có trọng tải từ 4,5 - 30 vạn tấn cập bến thuận lợi, tạo ra tiềm năng lớn trong việc phát triển toàn diện kinh tế biển (giao thông vận tải biển, du lịch và nuôi trồng, đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu)... Ngoài ra, Hà Tĩnh có một số bãi biển đẹp đã được quy hoạch và bước đầu được đầu tư trở thành các khu nghỉ dưỡng như: Thiên Cầm, Xuân Thành, Đèo Con, Xuân Hải,Thạch Hải… Nồng độ muối của nước biển thay đổi theo mùa và vị trí của từng vùng. Từ tháng 4 đến tháng 8, nồng độ muối biến động từ 20 - 32‰; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nồng độ muối biến động từ 10 - 32‰, bãi cát mịn và sạch rất phù hợp cho việc tắm biển của du khách. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Hà Tĩnh có giá trị to lớn và là nguồn tài nguyên vô giá cho phát triển du lịch. Qua kiểm kê bước đầu, Hà Tĩnh hiện nay có trên 400 di tích, danh thắng (trong đó có 72 di tích cấp Quốc gia và 260 di tích cấp tỉnh (tính đến tháng 7- 2011), với đủ các loại hình: di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích
  • 40. 35 khảo cổ và di tích danh thắng. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có nhiều di vật, cổ vật có giá trị và danh lam thắng cảnh độc đáo. Hệ thống di tích ấy vừa được phân bố khá đồng đều trên địa bàn 12 huyện, thị, thành vừa có tính tập trung vào một số vùng, vốn là những cái nôi văn hóa như: Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân... lại vừa có khả năng gắn kết với các tuyến du lịch trong tỉnh, trong nước. Số lượng các loại hình di tích lịch sử văn hóa phân bổ theo địa bàn các huyện, thị, thành phố: Nghi Xuân: 51; Đức Thọ: 51; Hương Sơn: 33; Vũ Quang: 08; Hương Khê: 13; Thị xã Hồng Lĩnh: 12; Can Lộc: 44; Lộc Hà: 36; Thạch Hà: 38; Cẩm Xuyên: 18; Thành phố Hà Tĩnh: 13; Kỳ Anh: 14. Theo thống kê bước đầu, Hà Tĩnh có hơn 45 làng nghề, trong đó có một số làng nghề nổi tiếng như: Mộc Thái Yên, Rèn Trung Lương, Nón Phù Việt, Gốm Cẩm Trang...; 108 lễ hội dân gian với các loại hình: lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo và lễ hội văn hóa khác. Nhiều làn điệu dân ca có bản sắc riêng: hát ví dặm, hò đồng dao...; một số làn điệu có không gian diễn xướng độc đáo, tiêu biểu: ca trù, ví Phường vải, ví đò đưa, hò Chèo cạn Cẩm Nhượng, sắc bùa Kỳ Anh... Sân khấu có tuồng, chèo, cải lương (đã mai một). Mỹ thuật có: tạc tượng dân gian, trang trí dân gian với lối kiến trúc cổ truyền đa dạng và có bản sắc riêng của Hà Tĩnh. Truyện kể với nhiều thể loại, như: truyện cười, truyện ngụ ngôn... thấm đẫm triết lý nhân sinh bình dân. Bên cạnh đó là tri thức dân gian, ẩm thực... Nói tóm lại, kho tàng văn hóa phi vật thể Hà Tĩnh với bản sắc riêng độc đáo là một nguồn tài nguyên quý báu cho du lịch. 2.2. Tổng quan về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp du lịch tại Hà Tĩnh trong thời gian qua 2.2.1. Vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế Hà Tĩnh Du lịch được coi là một trong số những ngành kinh tế mới, còn non trẻ của Hà Tĩnh song vai trò của nó đối với nền kinh tế Hà Tĩnh lại vô cùng to lớn. Du lịch góp phần giúp nền kinh tế trong tỉnh cũng như đất nước chuyển dịch cơ cấu
  • 41. 36 theo hướng hiện đại, tăng nguồn thu ngoại tệ, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và tăng cường hội nhập quốc tế. Nhìn chung, tỷ trọng ngành của một nền kinh tế thể hiện tình trạng của nền kinh tế đó. Nền kinh tế trong tỉnh được coi là một nền kinh tế đang phát triển. Trong cơ cấu GDP của tỉnh hiện nay, ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hà Tĩnh ngày càng nhiều hơn, doanh thu của ngành du lịch ngày càng tăng lên; do vậy, cơ cấu kinh tế của Hà Tĩnh đang có những bước chuyển biến đáng kể. Có thể thấy, tỉ trọng của ngành dịch vụ du lịch ngày càng tăng, tỉ trọng của ngành nông nghiệp ngày càng giảm. Từ đó, có thể khẳng định rằng du lịch có vai trò lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà. Không chỉ giúp nền kinh tế Hà Tĩnh chuyển dịch cơ cấu mà còn phát triển mạnh mẽ. Đẩy mạnh hoạt động du lịch đã và đang đem lại những hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế. Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lượng khách du lịch đến Hà Tĩnh có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 7 năm 2017, tổng lượt khách đến Hà Tĩnh là 8.098.698 lượt, trong đó khách quốc tế: 126.694 lượt và khách nội địa: 7.972.004 lượt. Riêng năm 2016, số lượt khách du lịch sụt giảm do tác động của sự cố môi trường biển. Tổng lượt khách lĩnh vực du lịch năm 2016 là 1,1 triệu lượt khách, giảm 31% so với năm 2015. Năm 2017, Du lịch Hà Tĩnh đã có bắt đầu phục hồi, lượng khách du lịch, nhất là khách nội địa đến các điểm tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí trong dịp nghỉ lễ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tăng cao so với cùng kỳ năm 2016. Tổng lượt khách du lịch 6 tháng đầu năm 2017 đạt 790.000 lượt, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó khách nội địa đạt 775.300 lượt, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016, khách quốc tế đạt 14.700 lượt, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2016. - Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch giai đoạn năm 2010 đến tháng 7 năm 2017 đạt gần 5.000 tỷ đồng.
  • 42. 37 Bảng 2.1: Tổng lượt khách du lịch giai đoạn 2013 - 2017 Chỉ tiêu ĐV Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số lượt khách KL 1.093.759 1.382.000 1.600.000 1.100.000 1.382.000 + Khách quốc tế 17.857 21.870 23.000 18.000 21.870 + Khách nội địa 1.075.902 1.360.130 1.577.000 1.082.000 1.360.130 Chia theo khu vực 1.093.759 1.382.000 1.600.000 1.100.000 1.382.000 - Thành phố Hà Tĩnh 400.000 450.000 600.000 500.000 500.000 - Bãi biển Thiên Cầm 500.000 650.000 750.000 100.000 400.000 - Các huyện khác 193.759 282.000 250.000 500.000 482.000 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Có thể thấy rằng, du lịch thực sự là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng, mang về một lượng lớn doanh thu cho tỉnh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và rút ngắn khoảng cách của nền kinh tế Hà Tĩnh với các tỉnh trong cả nước. Ngoài ra, du lịch còn có vai trò là cầu nối văn hóa, đưa nền văn hóa của Hà Tĩnh đi xa hơn. Mục đích của phát triển du lịch không chỉ là lợi nhuận kinh tế, điều quan trọng và căn bản hơn là du lịch cần trực tiếp góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Hà Tĩnh đối với đất nước. Qua du lịch, khách muôn phương có dịp hiểu hơn về con người, đất nước, kinh tế, văn hóa Hà Tĩnh. Do đó, du lịch là cách thức đưa Hà Tĩnh tiếp cận với cả nước và quốc tế. Đây cũng được coi là một vai trò vô cùng quan trọng của du lịch. Làm thế nào để xây dựng được một ngành du lịch phát triển, thân thiện, biến du lịch thành sứ giả của hòa bình và hữu nghị cũng chính là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của ngành du lịch Hà Tĩnh. Ngành du lịch, với những vai trò của mình đang ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Hà Tĩnh. Sự phát triển du lịch tác động trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, khôi phục được nhiều nghề truyền thống, và đưa hình ảnh Hà Tĩnh đến gần hơn với quốc tế.
  • 43. 38 2.2.2. Cơ cấu dịch vụ ngành du lịch Với những vai trò quan trọng đã được đề cập ở trên, ngành du lịch cũng phải xây dựng cho mình những dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất cho khách du lịch trong và ngoài nước. Các dịch vụ chăm lo cho du khách từ lúc bắt đầu cho tới ngày kết thúc chuyến đi chính là những dịch vụ thuộc cơ cấu của ngành du lịch. Cơ cấu dịch vụ ngành du lịch bao gồm rất nhiều những phân ngành khác nhau và cũng có rất nhiều cách thức phân chia cơ cấu dịch vụ của ngành du lịch. Đó là 4 nhóm dịch vụ tiêu biểu: - Các phương tiện vận chuyển - Hệ thống nhà hàng khách sạn - Các ngành nghề truyền thống phục vụ cho ngành du lịch - Công ty kinh doanh dịch vụ du lịch. 2.2.2.1. Nhóm các phương tiện vận chuyển: Trước hết, có thể khẳng định rằng các phương tiện vận chuyển là một trong những dịch vụ hỗ trợ tích cực nhất cho ngành du lịch. Đó là phương tiện giao thông đường bộ như tàu hỏa, ôtô, xe khách, xe buýt, xích lô; các phương tiện giao thông đường thủy như tàu biển, ca nô... Các phương tiện vận chuyển đóng vai trò rất quan trọng bởi vì đó chính là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước và quốc tế, giữa các thành phố trong một quốc gia… Chất lượng của các phương tiện vận chuyển và sự phát triển của ngành du lịch có mối quan hệ với nhau. Các phương tiện vận chuyển nếu có thể phục vụ được nhu cầu đi lại của khách du lịch, tạo cho khách du lịch cảm giác an toàn, thoải mái thì sẽ kích thích được sự phát triển của ngành du lịch; nếu không đáp ứng được nhu cầu trên thì sẽ cản trở sự phát triển của ngành du lịch. Trong thời gian vừa qua, ngành du lịch Hà Tĩnh cũng đã ra sức phát triển chất lượng của các phương tiện vận chuyển để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách du lịch trong nước và nước ngoài. Các phương tiện giao thông đường bộ như tàu hỏa, xe khách cũng được nâng
  • 44. 39 cấp với các dịch vụ mới như xe buýt có giường nằm, xe buýt hai tầng, phục vụ khăn lạnh miễn phí, cung cấp đồ uống miễn phí… cũng nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng một cách tối đa. Hệ thống xích lô ở một số điểm như Thành Phố Hà Tĩnh, các bãi biển Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, Thạch Bằng, khu du lịch sinh thái Hải Thượng Lãn Ông, cũng đã được qui hoạch và phát triển một cách hợp lý nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch mà lại không làm ảnh hưởng tới giao thông và trật tự. Về các phương tiện đường thủy, hệ thống thuyền và tàu của chúng ta cũng không ngừng được nâng cấp ngày một hiện đại hơn. Phải nói rằng, hệ thống phương tiện vận chuyển an toàn, đem lại thoải mái cho du khách chính là một phần không thể thiếu và rất cần được quan tâm trong cơ cấu dịch vụ du lịch. 2.2.2.2. Nhóm các nhà hàng khách sạn Hệ thống nhà hàng, khách sạn cũng là một bộ phận thuộc cơ cấu dịch vụ của ngành du lịch. Khách du lịch khi đến thăm bất cứ vùng nào cũng cần có nơi để ăn uống nghỉ ngơi, nên trong nhiều năm vừa qua hệ thống khách sạn đã được đầu tư, nâng cấp và xây mới. Rất nhiều khách sạn chất lượng cao đã được xây dựng khắp Hà Tĩnh, đặc biệt là hệ thống các khu nghỉ dưỡng cao cấp (resort) và các khách sạn 4 sao; có thể kể đến như khách sạn Mường Thanh Hà Tĩnh, Vinpeard Hà Tĩnh, Hà Huy hotel, Bình Minh Hotel, Hải Thượng Eco reort, Hoanh Sơn Hotel, Thái Bình Hotel, Ngân Hà Hotel, White Hotel, Hanvet Xuân Thành Hotel… Sự phát triển của các hệ thống nhà hàng, khách sạn cũng có mối quan hệ với sự phát triển của ngành du lịch. Hệ thống nhà hàng khách sạn chất lượng cao, phục vụ tốt sẽ kích thích du lịch phát triển, hệ thống nhà hàng kém chất lượng sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch.