SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bền Vững Thành Phố Nha
Trang
Quản trị quá trình kinh doanh (Đại học Kinh tế Quốc dân)
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
lOMoAR cPSD|23555289
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
ĐÀO THỦY TIÊN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH PHỐ NHA TRANG,
TỈNH KHÁNH HÒA
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0932 091 562
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANPANDA.COM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2022
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
gành:
Quyết định giao đề
Quyết định thành lập
hội đồng: Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa
TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS NGUYỄN THỊ
KIM ANH Phòng Đào tạo Sau Đại
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
ĐÀO THỦY TIÊN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH PHỐ NHA TRANG,
TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Kinh tế phát triển
8310105
525/QĐ-ĐHNT ngày 12/6/2017
1419/QĐ-ĐHNT ngày 28/11/2022
12/12/2108
KHÁNH HÒA - 2022
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Phát triển du lịch bền vững thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa” Là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự hướng dẫn của TS.
Trần Đình Chất trên cơ sở các lý thuyết đã học và tìm hiểu thực tế tại địa phương.Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chính xác. Chưa công bố
trong các công trình nghiên cứu nào khác.
Luận văn tham khảo tư liệu và sử dụng thông tin được đăng tải trong danh mục
tài liệu tham khảo.
Khánh Hòa, tháng 10 năm
2022
Tác giả luận văn
Đào Thủy Tiên
iii
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập nghiêm túc tại khóa Cao học Quản trị Kinh doanh của trường
Đại Học Nha Trang, luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu thực tiễnvà lý
thuyết nghiêm túc của tác giả.
Không có thành công nào mà không gắn với những hổ trợ, giúp đỡ của người khác,
trong suốt thời gian từ khi bắt đầu quá trình học tập tại trường Đại Học Nha Trang, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ của quý Thầy Cô, gia đình và bè
bạn.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến quý Thầy Cô của trường Đại học Nha
Trang đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến TS. Trần Đình Chất, đã tận tình hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Với kiến thức và thời gian hạn chế, đề tài còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự
quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Khánh Hòa, tháng 10 năm 2022
Tác giả luận văn
Đào Thủy Tiên
iv
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Hoạt động du lịch đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Những năm
gần đây du lịch phát triển nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Đối với nhiều quốc gia, du
lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, nguồn thu ngoại tệ lớn.
(Tổ chức du lịch Thế
Theo Tổ chức World Tourism Organization (2002)
giới): “Du lịchbao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục
đích thamquan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí,
thưgiãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liêntục
nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loạitrừcác du
hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơinăng động
trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư” .
Theo điều 10, Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có
liênquan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đápứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí và nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhấtđịnh”. Từ những khái niệm trên, có thể rút ra bốn luận điểm cơ bản về dulịch
như sau:
Thứ nhất, du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên. Thứ
hai,chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn. Thứ ba, mục
đích của chuyến du lịch là thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đidu
lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trường, nhưngkhông
vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập ở nơi đến, nơiviếng thăm.
Thứ tư, du lịch là thiết lập mối quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ
du lịch, chính quyền địa phương và dân cư địa phương.
1.1.2. Quan điểm về phát triển du lịch
Theo Chương trình nghị sự 21 Việt Nam (2012) phát triển du lịch có thể được
nhận thức đầy đủ khi nghiên cứu 5 nội dung sau:
Thứ nhất, là sự tăng trưởng. Những chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện sự tăng
trưởng là: Mức gia tăng lượng khách du lịch; mức tăng thu nhập từ du lịch; mức tăng
quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật; số lượng việc làm tăng thêm từ phát triển du lịch.
9
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Thứ hai, mức độ thay đổi phương thức tiến hành các hoạt động du lịch theo
hướng ngày càng hiện đại nhờ hiệu quả đem lại từ các hoạt động du lịch đó. Cụ thể là
những sản phẩm du lịch, công nghệ, phương thức phục vụ hiện đại, cơ sở hạ tầng cho
phát triển du lịch.
Thứ ba, Mức độ và chất lượng tham gia của du khách, dân cư, chính quyền địa
phương cũng như các nhà kinh doanh du lịch ngày càng tự giác, tích cực trên cơ sở tinh
thần cộng đồng và sự hài hòa về lợi ích.
Thứ tư, Phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại đến khả năng hưởng thụ du
lịch của các thế hệ tương lai.
Thứ năm, phát triển du lịch phải bảo đảm sự hài hòa giữa 3 mục tiêu: kinh tế-xã
hội và môi trường. Về kinh tế phải bảo đảm duy trì nhịp tăng trưởng theo thời gian và
sự tăng trưởng phải dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động và hiệu quả cao chứ không
phải chỉ dựa trên sự gia tăng của các yếu tố đầu vào. Về mặt xã hội, được hiểu trên cơ
sở quan điểm toàn diện và bình đẳng giữa những người, giữa các bên tham gia vào quá
trình hoạt động du lịch, quan tâm đến sự bình đẳng giữa các thế hệ. Mở rộng cơ hội lựa
chọn hưởng thụ các sản phẩm du lịch của thế hệ hôm nay, nhưng không làm tổnhại
đến cơ hội lựa chọn của thế hệ mai sau. Về mặt môi trường, chứa đựng tư tưởng cơbản
sau: các quyết định khai thác tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên phải
bảo tồn, tái sinh các hệ sinh thái, bảo đảm chất lượng môi trường cho hiện tại và cho
tương lai; bảo đảm sự phối hợp giữa các hoạt động kinh doanh du lịch với các hoạt
động kinh tế, xã hội khác; đảm bảo an ninh quốc phòng...
1.1.3. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
 Đối với phát triển kinh tế
Sự phát triển của ngành du lịch ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế và biến
đổi theo thị hiếu của du khách cũng như cơ cấu của nền kinh tế. Du lịch là một trong
những ngành kinh doanh đạt hiệu quả cao so với nhiều ngành kinh tế khác do ngành
du lịch có tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư ít, kỹ thuật không quá phức tạp và thời
gian thu hồi vốn nhanh. Cứ mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2
việc làm cho các ngành khác. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội so
với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai
khoáng, và gấp 3 lần ngành tài chính. Vì vậy, du lịch được các quốc gia, các nhà kinh
tế coi là một trong những phương thức hữu hiệu để giải quyết nạn thất nghiệp hiện nay
(Phạm Quang Hưng, 2012).
10
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
 Vai trò du lịch trong lĩnh vực văn hoá - xã hội
Nhiều hoạt động phong phú của ngành du lịch sẽ tạo ra các cơ hội phát triển cho
cộng đồng cư dân sở tại như giải quyết việc làm, tạo thu nhập từ việc kinh doanh hàng
hóa, tiêu thụ những sản phẩm do họ sản xuất ra. Du lịch sẽ cung cấp cho họ kỹ năng
sống, kỹ năng làm việc phục vụ cho ngành du lịch. Du lịch là cầu nối quan trọng để các
dân tộc giao lưu văn hoá với nhau. Sự giao lưu giữa các nền văn minh, văn hoá nhân
loại sẽ giúp các nhân tộc ở nhiều vùng miền xích lại gần nhau hơn. Thông qua việc tiêu
thụ các sản phẩm du lịch, du khách được mở rộng kiến thức, hiểu biết thêm được nhiều
điều mới lạ về văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống… của các
địa phương, của các quốc gia (Nguyễn Thu Phương, 2016).
 Vai trò của du lịch trong hội nhập quốc tế
Du lịch trong nền kinh tế hội nhập hướng đến chất lượng quốc tế về dịch vụ, về
cơ sở hạ tầng phục vụ, trình độ quản lý và năng lực tổ chức. Chính vì vậy, hội nhập đòi
hỏi du lịch phải từng bước hiện đại hóa, hệ thống hóa và chất lượng hóa. Đến lượt nó,
du lịch phát triển làm cho hội nhập của các quốc gia càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và
giảm dần khoảng cách phát triển.
1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển du lịch bền vững
1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de
Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ
chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định: “Phát triển bền vững
là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát
triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo
vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi
trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên”).
Ngoài ra, còn có một số tác giả cho rằng: “phát triển bền vững bên cạnh yếu tố
là bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cần phải có cả sự bền vững về an ninh,
chính trị và bảo đảm công bằng xã hội”. Khái niệm phát triển bền vững mang tính
chất toàn cầu nên không thể hiểu phát triển bền vững chỉ trong phạm vi một nước mà
11
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
12
phải tính đến những yếu tố hợp tác quốc tế, yếu tố phối hợp phát triển giữa các quốc
gia, nhất là những ảnh hưởng trong lĩnh vực môi trường.
Ngày nay, tất cả các quốc gia đều đề cập đến “phát triển bền vững” trong quá
trình hoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế với ý muốn nhấn mạnh phương
thức và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển.
Tuy hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, song
tựu chung lại, tất cả đều thống nhất ở các nội dung sau: “Phát triển bền vững là sự phát
triển hài hòa cả về 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường để đáp ứng những nhu cầu về
đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tồn hại, gây
trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không
làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai”.
Hình 1.1. Mô hình phát triến bền vững của ngân hàng Thế giới World Bank
Nguồn: World Bank (1992)
Như vậy, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện ba mục
tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng
cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; (3) Cải thiện môi trường môi sinh,
bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau (Hình 1.2).
1.2.2. Khái niệm phát triển du lịch bền vững
Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro
năm 1992, Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) đã đưa ra một định
nghĩa về du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động
du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa
trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát
triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người
trong khi đó vãn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự pháttriển
của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.
Phát triển du lịch bền vững và phát triển bền vững có mối quan hệ rất chặt chẽ.
Trên thực tế, phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững đều liên quan đến môi
trường. Trong du lịch, môi trường mang một hàm ý rất rộng. Đó là môi trường tự nhiên,
kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội; là yếu tố rất quan trọng để tạo nên các sản phẩm du
lịch đa dạng, độc đáo. Rõ ràng, nếu không có bảo vệ môi trường thì sự phát triển sẽ suy
giảm; nhưng nếu không có phát triển thì việc bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Chính vì
vậy, chúng ta cần phát triển du lịch nhưng không được làm tổn hại đến tàinguyên, không
làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Hay nói một cách khác, dulịch bền vững
phải là xu thế phát triển của ngành du lịch. Ngoài sự phát triển thânthiện với môi
trường, khái niệm bền vững còn bao hàm cách tiếp cận du lịch thừa nhậnvai trò của cộng
đồng địa phương, phương thức đối xử với lao động và mong muốn tốiđa hóa lợi ích kinh
tế của du lịch cho cộng đồng địa phương. Nói cách khác, du lịch bền vững không chỉ có
bảo vệ môi trường, mà còn quan tâm tới khả năng duy trì kinh tế dài hạn và công bằng
xã hội. Du lịch bền vững không thể tách rời phát triển bền vững (Tổng cục Du lịch,
2005).
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững
Chương trình nghị sự 21 Việt Nam (2012) đưa ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển bền vững gồm:
- Nhân tố con người: Nhân tố con người gồm lãnh đạo các cấp chính quyền, các
nhà quản lý kinh doanh du lịch, đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành du lịch, cộng
đồng dân cư, du khách
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ khác: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật bao gồm cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, cơ sở văn hóa thể thao, thông tin văn hóa...
- Trình độ công nghệ và khả năng ứng dụng: Công nghệ lựa chọn ứng dụng
trong phát triển du lịch có đảm bảo hài hoà, thân thiện và gắn với môi trường.
- Môi trường du lịch: Môi trường du lịch là các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã
hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển.
- Cơ chế phân chia lợi ích trong chuỗi giá trị du lịch: Phát triển du lịch có bền vững
hay không còn phụ thuộc vào cơ chế phân chia lợi ích được hình thành một cách tự phát
hay có sự kiểm soát và đảm bảo lợi ích của các thành phần tham gia hay không.
13
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
1.3. Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững
Căn cứ vào bản chất và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững của Chương trình
môi trường của Liên hiệp quốc và Tổ chức du lịch thế giới đã đề xuất Bộ tiêu chuẩn
đánh giả mức độ bền vững của phát triển du lịch như sau:
- Quản lý bền vững, gồm: (1) Thực thi hệ thống quản lý bền vững phù hợp với
thực tế, quan tâm đến chất lượng, môi trường, văn hóa - xã hội, sức khỏe và các vấn đề
an toàn; (2) Tuân thủ pháp luật và các quy định quốc gia và quốc tế (sức khỏe, môi
trường); (3) Người du lịch được giáo dục định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi
trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và sự an toàn; (4) Đo lường sự thỏa mãn của khách
hàng và có hành động điều chỉnh phù hợp; (5) Hoạt động xúc tiến chính xác, hoàn chỉnh
và không hứa quá những gì có thể cung cấp; (6) Thiết kế và xây dựng công trình, cơ sở
hạ tầng theo quy hoạch của địa phương; (7) Quan tâm các di sản tự nhiên, văn hóa và
khu vực phụ cận trong thiết kế, thi công; tôn trọng quyền tiếp cận và sử dụng đất; (8)
Áp dụng các nguyên tắc của địa phương về xây dựng bền vững; (9) Cungcấp thông tin
diễn giải về các di sản văn hóa, tự nhiên và hướng dẫn hành vi tích cực của du khách tại
các điểm này.
- Lợi ích xã hội và kinh tế cho cộng đồng địa phương: (1) Cổ vũ những sáng kiến
phát triển cơ sở hạ tầng, xã hội và cộng động; (2) Sử dụng lao động địa phương và huấn
luyện; (3) Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán các sản phẩm dựa vào văn hóa, lịch
sử và tự nhiên của địa phương và cung cấp dịch vụ cho du khách; (4) Có quy tắc xử sự
phù hợp với các hoạt động của cộng đồng bản xứ; (5) Không khai thác lao động trẻ vị
thành niên kể cả khai thác tình dục; (6) Bình đẳng trong sử dụng lao động nữ và cộng
đồng thiểu số địa phương; (7) Tôn trọng các bảo hộ của Luật quốc gia, luậtpháp quốc tế
về lao động và mức lương tối thiểu; (8) Các hoạt động không gây tổn hại các nguồn dự
trữ cơ bản và vệ sinh cho cộng đồng.
- Bảo tồn văn hóa: (1) Tuân thủ các hướng dẫn và quy tắc ứng xử khi tham quan các
điểm văn hóa, lịch sử nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách; (2) Đồ tạo tác khảo cổ,
lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được phép; (3) Đóng góp chobảo
tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt
đối không cản trở việc tiếp cận của cư dân địa phương; (4) Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ
của cộng đồng địa phương khi sử dụng các tác phẩm nghệ thuật, kiến trúc hoặc các di sản
văn hóa trong kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực.
14
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
- Lợi ích cho môi trường: (1) Đánh giá hiệu ứng nhà kính từ các nguồn và tiến
hành các thủ tục nhằm hạn chế; (2) Xử lý nước thải hiệu quả và sử dụng lại nếu có thể;
(3) Quản lý chất thải rắn theo hướng cực tiểu loại thải nếu không sử dụng lại hoặc tái
sinh; (4) Quản lý việc sử dụng hóa chất độc hại như thuộc trừ sâu, sơn, vật liệu chùi rửa,
dùng các vật liệu thay thế hoặc vô hại nếu có thể; (5) Giảm ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng,
không khí và đất đai; (6) Nghiêm cấm tiêu thụ, mua bán các loại động vật hoang dã; (7)
Không có động vật hoang dã bị giam giữ trừ khi có quy định khác; (8) Bảo tồn đa dạng
sinh học; (9) Tương tác với các loài hoang dã không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến số
lượng, cực tiểu vi phạm về sinh thái tự nhiên, đóng góp cho việc khôi phục và bảo tồn.
Cho đến nay, vẫn chưa có một bộ tiêu chuẩn thống nhất mang tính quốc tế về du lịch
bền vững, nhất là ở cấp độ địa phương. Các tiêu chuẩn được thiết lập chủ yếu dựa trênsự
thỏa thuận tự nguyện của bên tham gia và họ sử dụng chúng trong kiểm định và cấp chứng
nhận cho các doanh nghiệp hoặc các địa phương làm du lịch. Bộ tiêu chuẩn đượcđề cập
ở trên có ưu điểm là đề cập toàn diện các mặt hoạt động của du lịch bền vững nhưng có trở
ngại lớn trong áp dụng vì có quá nhiều chỉ tiêu, trong khi đó năng lực đo lường và đánh giá
của cán bộ các địa phương còn nhiều hạn chế và bất cập.
Với lập luận như vậy, theo tác giả cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá theo
hướng đơn giản hơn, ít chỉ tiêu hơn và dễ đo lường và đánh giá hơn. Theo hướng này,
Bộ tiêu chuẩn đánh giá gồm 4 nhóm như sau:
√. Nhóm kinh tế
+ Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch
+ Tốc độ tăng trưởng số lượng khách du lịch
+ Tốc độ tăng trưởng các cơ sở kinh doanh du lịch
+ Chất lượng dịch vụ các cơ sở kinh doanh du lịch
√ Nhóm xã hội
+ Hiện trạng các di tích văn hóa, lịch sử
+ Du lịch với việc bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể
+ Du lịch với việc bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể
+ Thái độ của cộng đồng tại điểm đến đối với du khách
+ Mức độ hưởng lợi từ dịch vụ du lịch của các tầng lớp dân cư
+ Du lịch đối với công tác giải quyết việc làm cho người dân
15
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
√ Nhóm môi trường
+ Lượng chất thải được thu gom và xử lý
+ Mức độ tham gia của người dân liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên, môi
trường du lịch
+ Sự duy trì, cải thiện chất lượng môi trường nước, không khí, tiếng ồn
+ Mức độ ô nhiễm môi trường
+ Hệ thống công trình vệ sinh công cộng
√ Nhóm thể chế
+ Cơ chế chính sách liên quan đến phát triển du lịch bền vững
+ Quản lý Nhà nước liên quan đến phát triển du lịch bền vững
+ Vấn đề an ninh trật tự.
Bên cạnh đó, Machado (2003) cho rằng “Du lịch bền vững là sự phát triển du
lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch đồng thời giảm
thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hóa – xã hội
nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách và điểm du lịch mà không làm phương hại
đến nhu cầu của tương lai”. Như vậy, quan điểm của Machado đã bám sát chiến lược
“kiềng 3 chân” của phát triển bền vững nói chung để đưa ra các mục tiêu cho phát triển
bền vững trong du lịch:
- Thân thiện môi trường: du lịch bền vững có tác động thấp nhất đến nguồn lợi tự
nhiên, bằng cách sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu để những tài nguyên này
tạo thành một yếu tố quan trọng trong sản phẩm du lịch; duy trì quá trình sinh thái thiết yếu
và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Gần gũi về xã hội và văn hóa: du lịch bền vững không gây hại đến các cấu
trúc xã hội hoặc văn hóa của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó, nó
lại tôn trọng bản sắc văn hóa – xã hội của các cộng đồng ở các điểm đến, bảo tồn di
sản văn hóa và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của người dân địa phương;
tham gia vào quá trình hiểu biết và chấp thuận các nền văn hóa khác.
- Tăng trưởng kinh tế: du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng
và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho người dân địa phương cũng như
càng nhiều bên liên quan khác càng tốt, nó mang lại lợi ích cho người chủ, cho nhân
viên và cả những người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó
sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn.
16
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Để đạt được các mục tiêu trên, Machado và cộng sự đã đưa ra một danh mục
các yếu tố quyết định sự phát triển của hoạt động du lịch tại một địa phương. Từ đó,
bằng các phương pháp so sánh, đánh giá, việc phân biệt sự phát triển bền vững và không
bền vững được hình thành như sau:
Bảng 2.1: Phân biệt phát triển du lịch bền vững và du lịch không bền vững
TT Các yếu tố đánh giá Du lịch bền vững Du lịch không bền vững
1 Tốc độ phát triển Chậm Nhanh
2 Mức độ kiểm soát Có Không
3 Quy mô Phù hợp Không phù hợp
4 Mục tiêu Dài hạn Ngắn hạn
5 Phương pháp tiếp cận Theo chất lượng Theo số lượng
6 Phương thức Tìm kiếm sự cân bằng Tìm kiếm sự tối đa
7 Đối tượng tham gia kiểm soát Địa phương Trung ương
8 Chiến lược Quy hoạch trước, triển Không có quy hoạch,
khai sau triển khai tùy tiện
9 Kế hoạch Theo quan điểm Theo dự án
10 Mức độ quan tâm Toàn bộ Vùng trọng điểm
11 Áp lực và lợi ích Phân tán Tập trung
12 Quản lý Quanh năm, cân bằng Thời vụ, cao điểm
13 Nhân lực sử dụng Địa phương Bên ngoài
14 Quy hoạch kiến trúc Bản địa Theo thị hiếu của du khách
15 Maketing Tập trung, theo đối tượng Tràn lan
16 Sử dụng nguồn lực Vừa phải, tiết kiệm Lãng phí
17 Tái sinh nguồn lực Có Không
18 Hàng hóa Sản xuất tại địa phương Nhập khẩu
19 Nguồn nhân lực Có chất lượng Kém chất lượng
20 Du khách Số lượng ít Số lượng nhiều
21 Học tiếng địa phương Có Không
22 Du lịch tình dục Không Có
23 Thái độ du khách Thông cảm và lịch thiệp Không ý tứ
24 Sự trung thành của du khách Trở lại tham quan Không trở lại tham quan
Nguồn: Machado (2003)
1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững
1.4.1. Kinh nghiệm thế giới
Một số quốc gia trên thế giới đã thu được nhiều thành quả tốt trong việc phát
triển ngành du lịch, một phần của chính sách phát triển bền vững tại những nơi là di
tích lịch sử, trung tâm văn hoá của quốc gia. Đó là:
1.4.1.1. Thành phố Kyoto - Nhật Bản
Kyoto trước kia là thủ đô của Nhật Bản, nay là một thành phố của tỉnh Kyoto
với số dân hơn 1,5 triệu người, 11 khu hành chính và diện tích là 827,9 km2.
17
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Kyoto là một thành phố lớn, là trung tâm văn hoá, kinh tế, thể thao, khoa học
công nghệ và là địa điểm du lịch với nhiều di sản văn hoá đựoc UNESCO xếp hạng.
Tuy nhiên, quá trình hiện đại hoá nước Nhật, quy hoạch phát triển Kyoto đang bị phá
vỡ một số cảnh quan, di tích. Phát triển bền vững đã được chính quyền thành phố thực
hiện thông qua các chính sách và mục tiêu sau:
(1). Tu bổ và bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá
Mặc dù Nhật Bản bị chiến tranh, động đất tàn phá trong suốt 11 thế kỷ qua nhưng
Kyoto vẫn không bị bom đạn chiến tranh tàn phá. Với 2000 ngôi đền đạo Phật và đền
Shinto, cung điện, vườn thượng uyển, các công trình kiến trúc khác còn nguyênvẹn.
Kyoto được đánh giá là một thành phố được bảo tồn tốt nhất Nhật Bản.
Hoạt động bảo tồn di tích văn hoá bị hư hại, đang được chính quyền thành phố
rất quan tâm. Cùng với các tổ chức tư nhân tham gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực
bảo tồn đã đưa hàng chục các công trình bị hư hại đến trung tâm bảo tồn Minh Trị thôn
để phục dựng lại như nguyên trạng. Những công trình được lựa chọn phục dựng lại rất
phong phú, đó là kiến trúc cung đình, công sở, thư viện, nhà tù, công trình giao thông,
nhà hát, phòng trà, xưởng nấu rượu Sake, thánh đường công giáo. Những người kiến
tạo các khu bảo tàng không chỉ khôi phục nguyên các công trình mà còn tái hiện các
khu vườn, lối đi, đồ vật môi trường kiến trúc xung quanh đúng với thời Minh Trị.
(2). Tổ chức các lễ hội thu hút khách du lịch
Các lễ hội là một phần quan trọng trong các ngày nghỉ ở Kyoto. Đầu tiên là lễ
hội Aoi Matsuri 15-5 đây là một trong ba lễ hội lớn nhất tại Kyoto. Tiếp theo là lễ hội
Gion Matsuri, vào 14-7, lễ hội Bon vào 16-8, lễ hội Jidai 22-10 đều là những lễ hội lớn
của thành phố để kỷ niệm quá khứ vinh quang với các cuộc diễu binh hơn 2000 người
tham gia, trong các bộ trang phục cổ từ thời Heian cho tới thời Minh Trị. Cùng với các
ngày lễ hội, những bữa tiệc, trà, những buổi liên hoan với nhiều món ăn truyền thống
với cách chế biến phong phú, lễ hội đấu vật, võ thuật Sumo, diễn kịch No đã thu hút
hàng triệu khách trong và ngoài nước tới Kyoto vào những ngày lễ trọng đại này. Các
trang Website quảng cáo du lịch được phổ biến rộng khắp trên các phương tiện thông
tin đại chúng, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, quảng cáo du lịch là một hoạt động có
tính chuyên nghiệp.
(3). Phát triển hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của Kyoto rất hiện đại bao gồm tàu điện ngầm, xe buýt kết
nối đường cao tốc trung tâm thành phố với các đường cao tốc địa phương. Khách du
18
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
lịch có thể tham gia giao thông trên các tuyến xe buýt công cộng, xe buýt du lịch hoặc
taxi. Mạng lưới xe buýt được trải rộng tới những nơi không có tàu điện ngầm. Tàu cao
tốc tại Kyoto có thể phục vụ khách đi từ thành phố này tới các thành phố Nagoya, Tokyo
và Osaka, và đến sân bay quốc tế Kensai. Ngoài ra cũng có các tuyến tàu khác của các
công ty tư nhân, vận chuyển khách từ Kyoto tới các thành phố khác lân cận vùng Kansai.
Đi xe đạp, cũng là một cách tham gia giao thông của khách du lịch và người dân trong
thành phố. Du lịch tham quan bằng cách đi xe đạp, đi bộ được coi nhưlà một biểu tượng
văn hoá của cố đô Kyoto.
(4). Phát triển kinh tế
Ngành du lịch được xem là nền tảng cơ bản của kinh tế Kyoto. Du khách tới tham
quan cảnh đẹp, di sản văn hoá, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã tạo ra nguồn thu rất
lớn cho Kyoto. Chính quyền thành phố chủ trương không phát triển các ngành công
nghiệp nặng bởi vì lo sợ phát triển công nghiệp sẽ gây ô nhiễm môi trường. Côngnghiệp
được chính quyền cho phép phát triển là công nghiệp điện tử. Do sự tăng trưởng của
các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao là rất chậm, nên chínhquyền ưu tiên
phát triển các ngành nghề truyền thống, phát triển các doanh nghiệp nhỏ,ví dụ như sản
xuất áo Kimono xuất khẩu, điêu khắc, chế tác kim loại chạm khảm.
Mối liên hệ giữa các trường đại học và các doanh nghiệp của thành phố là một
trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng. Kyoto có 37 trường đại học và viện nghiên
cứu, trong đó có ba trường đại học nổi tiếng Nhật Bản là đại học Doshisha, Kyoto và
Ritsumeikan. Trong đó, đại học Kyoto được xem là đại học hàng đầu của Nhật Bản, với
sáu nhà khoa học được giải Nobel. Nhiều thành quả khoa học về điện tử, y - sinh học đã
ra đời từ trường đại học Kyoto. Đặc biệt là các kết quả nghiên cứu xử lý hình ảnh giữa
tập đoàn Canon với đại học Kyoto đã góp phần giảm thiểu ngân sách chăm sóc sức khoẻ
đối với những người già gặp các căn bệnh hiểm nghèo
1.4.1.2. Thành phố Madrid - Tây Ban Nha
Madrid là thủ đô của Tây Ban Nha vào năm 1561, là một trong những thành
phố lớn của các nước Tây Âu chỉ đứng sau Lonđon và Paris. Diện tích thủ đô Madrid
là 1020 km2, số dân hơn 3 triệu người. Thành phố được biết đến như là một địa điểm
rất nổi tiếng của châu Âu, kết hợp một cách hài hoà kiến trúc hiện đại với kiến trúc cổ
thế kỷ 17, 18.
19
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Đặc điểm nổi bật của thành phố Madrid là có nhiều bảo tàng nghệ thuật, công
viên cây xanh, quảng trường lớn. Nằm giữa nơi giao lưu của các dòng văn hoá châu Âu
và Đạo Hồi, Madrid hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp kiến trúc tương phản và nền văn
hoá đa dạng rất nhiều lễ hội.
Thứ nhất, Madrid là thành phố có nhiều công trình kiến trúc Gothic cổ đẹp nổi
tiếng thế giới, đó là nhà thờ chính, cung điện Hoàng gia, đài tượng niệm Paseo del Prado,
tháp Debo, quảng trường Palacio Real, cổng mặt trời. Trong quá trình phát triển, kiến
trúc thành phố đã có nhiều thay đổi, một số công trình lớn đã được xây dựng, thí dụ
khách sạn Plaza Sol de Madrid, trụ sở cơ quan không lực Tây Ban Nha, phi trường
Madrid, các trung tâm buôn bán, sân vận động. Tuy nhiên, những côngtrình mới
mọc lên không làm mất đi vẻ đẹp cổ kính và huyền bí của Madrid. Đó là những công
trình mới được giải thưởng kiến trúc quốc tế.
Thứ hai, Madrid là trung tâm của nghệ thuật thế giới, là thành phố có nhiều bảo
tàng nhất châu Âu. Trong đó có những bảo tàng nổi tiếng thế giới như Prado, Thyssen
Bornemisza, Reina Sofia… trưng bày các tranh của Goya, Diego Velazquez, Picasso.
Ngoài các bảo tàng tranh, Madrid còn có hơn chục bảo tàng nghệ thuật, lịch sử nổi tiếng
khác. Chính quyền Madrid rất quan tâm tới bảo vệ môi trường, thành phố được xem
như là một công viên cây xanh khổng lồ. Số lượng cây xanh tại các công viên khoảng
500 nghìn cây. Nếu như so với Tokyo của Nhật Bản thì diện tích cây xanh tínhbình quân
đầu người của Madrid gấp hơn 3 lần.
Thứ ba, Madrid là một trung tâm kinh tế lớn của châu Âu, với tỷ lệ tăng trưởng
cao nhờ vào hoạt động dịch vụ, du lịch và công nghiệp sạch. Để bảo đảm cho các mục
tiêu phát triển bền vững, chính quyền địa phương không chủ trương phát triển các ngành
công nghiệp nặng, mà biến Madrid thành trung tâm tài chính, trung tâm kinh doanh quy
mô lớn của châu Âu và quốc tế. Suốt cả thời kỳ 1992 - 2006, Madrid đã đạtđược tỷ lệ
tăng trưởng ngoạn mục cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước 1,4% (tỷ lệ trung bình cả
nước là 3,2%), do có đóng góp của khu vực dịch vụ. Nhờ đó mà tỷ lệthất nghiệp của
thành phố này đã giảm và đời sống của người dân được nâng cao hơn với GDP bình
quân đầu người năm 2005 là 62.000 USD một năm và GDP của Madrid chiếm 16%
GDP của cả nước.
Thứ tư, Madrid là thành phố tổ chức nhiều nhất các lễ hội lớn so với các thành
phố khác của châu Âu. Những lễ hội thu hút số lượng lớn người xem là đấu bò, bò
20
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
rượt, ném cà chua, vũ hội, âm nhạc thâu đêm suốt sáng với những điệu nhảy cuồng nhiệt.
Cùng với các thành phố đẹp nổi tiếng khác của Tây Ban Nha như Barcelona, Valence,
cố đô Aragon, hàng năm Tây Ban Nha đã thu hút lượng khách du lịch đạt kỷ lục hơn 50
triệu lượt người và năm 2006 thu hút được 58,5 triệu lượt người, đứng thứ hai thế giới
về thu hút khách du lịch.
1.4.2. Kinh nghiệm trong nước
1.4.2.1. Thành phố Hội An - Quảng Nam
Từ thế kỉ XVI – XVII, Hội An đã từng được mệnh danh là một trong những
thương cảng phồn thịnh nhất Việt Nam với sự giao lưu buôn bán của nhiều đoàn thương
nhân nước ngoài như Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Nhật Bản… Hội
An là nơi “hội văn, hội thủy, hội nhân”. Ngày nay, nhắc đến Hội An, ai cũng nghĩ ngay
đến một di sản văn hóa thế giới, một điểm đến lí tưởng và yên bình trong hành trình du
lịch. Hội An, được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào 4/12/1999. Nhờ đó, Hội An
trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng, nằm trên con đường di sản miền Trung. Trước
khi được công nhận năm 1999, chính quyền Hội An đã có các quy định về du lịch để
bảo tồn khu phố cổ. Các quy định về thương mại – dulịch – dịch vụ lần lượt ra đời và
có những điều chỉnh đến nay cho phù hợp với tìnhhình thực tế của địa phương. Quyết
định tạm ngừng giấy phép hoạt động karaoke trongkhu phố cổ có hiệu lực từ năm 1997.
Một số quy định trong dự án “Đêm phố cổ” ra đời năm 1998, “Phố không có tiếng động
cơ” năm 2004, Quy chế quản lí hoạt động quảng cáo, viết đặt bảng hiệu trên địa bàn thị
xã Hội An (nay là thành phố) năm 2006, Quy chế quản lí hoạt động tham quan du lịch
trên địa bàn thị xã Hội An (nay là thành phố) năm 2007 và Quy chế quản lí hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trong khu phố cổ và một số vùng phụ
cận năm 2008. Các quy chế này chỉ áp dụng trong phạm vi khu phố cổ và một số khu
vực phụ cận, nơi có hệ thống các công trình kiến trúc cổ cần được bảo tồn, không áp
dụng cho toàn thành phố.
Nói chung, du lịch đã giúp cho kinh tế Hội An phát triển mạnh mẽ. Người dân
khu phố cổ được hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp nhất từ những du khách tham quan
và mua sắm, sử dụng các dịch vụ trong phố. Số hộ nghèo giảm đi nhanh chóng từ năm
1999. Các quy định về thương mại - dịch vụ và tham quan du lịch hướng tới mục tiêu
bảo tồn di tích và bảo tồn yếu tố truyền thống đã thiết lập và củng cố trật tự kinh doanh
du lịch trong khu phố cổ. Những quy định này giúp cho các đơn vị kinh doanh
21
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
có định hướng đúng về trách nhiệm bảo tồn của mình cùng với chính quyền địa phương.
Các quy định này góp phần giúp cho kinh tế du lịch khu phố cổ nói riêng và Hội An nói
chung phát triển bền vững theo định hướng đã vạch ra, tạo nguồn thu nhậpổn định và
ngày càng tăng cho người dân và cả chính quyền (qua vé tham quan).
Dân phố được tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với các du khách từ nhiều nền văn
hóa khác nhau. Họ hiểu biết thêm về trang phục, ngôn ngữ, thói quen, cách ứng xử của
các du khách tứ phương.
Người dân theo thời gian ngày càng quen với những quy định “cấm xe” của Hội
An. Một số người lại tỏ ra thích không gian yên tĩnh của phố nhờ việc cấm xe.
Chính quyền đã có quy hoạch khu dân cư mới ở ngoại vi thành phố để giãn bớt dân
số trong khu phố cổ. Một số hộ nhiều nhân khẩu, thiếu chỗ ở có hoàn cảnh khó khăn được
giải quyết cấp đất với giá sàn (không phải giá thị trường) để ổn định cuộc sống.
1.4.2.2. Du lịch cộng đồng Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
Bản Lác - Mai Châu là nơi in đậm bản sắc văn hóa người Thái trắng, với năm
dòng họ sinh sống là Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc. Tới nay bản đã tồn tại được 700 năm. Trước
đây dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ đẹp tiềm
ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Và cũng từ đó mọi người trong bản
đều làm du lịch và cái tên bản Lác là một trong những vùng trọng điểm vềdu lịch ở
Mai Châu, rộng hơn nữa nhiều người ví nơi đây như một “điểm sáng” trên bản đồ du
lịch Việt Nam.
Những năm trở lại đây, khách du lịch đến Mai Châu mỗi ngày một đông, chính
vì thế dân bản thường bảo nhau sửa sang nhà cửa, như xây dựng nhà sàn và sử dụng các
nguyên vật liệu cho ngôi nhà cũng được cải tiến (sàn gỗ công nghiệp, chân nhà có ốp xi
măng…), các trang thiết bị trong nhà cũng hiện đại hơn, với mục đích để làm cho khách
đến sống thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên, những ngôi nhà sàn hiện nay không bị thay
đổi quá nhiều mà vẫn giữ được cái “mộc” của nó.
Bên cạnh đó, người dân ở bản Lác cũng quan tâm hơn đến ẩm thực truyền
thống của bản, thành lập những đội văn nghệ chuyên phục vụ khách tham quan. Từ
chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã tự làm
nhiều đồ lưu niệm bán cho khách như dệt khăn quàng cổ, váy xòe Thái, vải treo tường
có trang trí, dây đeo tay và những chiếc ví xinh xắn.
Hiện tại ở bản Lác có 25 ngôi nhà sàn làm “khách sạn” được xây cất theo quy
hoạch, mỗi “khách sạn” đều được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 25. Du lịch gần như là
22
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
nguồn thu chính của bà con nơi đây. Nhà sàn ở bản Lác được dát bằng tre rộng mênh
mông, cao ráo, sạch sẽ và giữ được truyền thống kiến trúc cổ. Bên trong có đầy đủ chăn,
đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng. Sát cạnh sàn ngủ - nghỉ là sàn ngồi để ăncơm
và uống trà.
Chính quyền địa phương Mai Châu đã đầu tư vào hạ tầng cơ sở, hoạt động du
lịch do các công ty du lịch ở Hà Nội thâu tóm. Mỗi hộ gia đình làm du lịch đều có mối
quan hệ mật thiết với một số công ty du lịch nhất định ở Hà Nội để cung cấp khách. Thu
nhập của các hộ làm du lịch là từ dịch vụ ăn uống, lưu trú và bán hàng thổ cẩm. Mô hình
du lịch cộng đồng tại đây chủ yếu do người dân tự tổ chức và tiến hành là chính. Chính
quyền và cộng đồng làng bản có hỗ trợ nhưng không trực tiếp đứng ra tổ chức điều phối
các hoạt động thu hút và phục vụ du khách.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm thành công rút ra từ các mô hình phát triển du lịch
bền vững
√. Thành phố Kyoto - Nhật Bản
- Công tác tu bổ, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hoá là quyết định
thành công đến phát triển du lịch của thành phố này. Chính quyền sở tại quan tâm đến
việc tổ chức các lễ hội để thu hút du khách, cùng với đó là những bữa tiệc trà, những
buổi liên hoan với nhiều món ăn truyền thống với cách chế biến phong phú.
- Chính quyền thành phố chủ trương không phát triển các ngành công nghiệp
nặng bởi vì lo sợ sẽ gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền
thống, điêu khắc, chế tác kim loại chạm khảm... phục vụ khách du lịch.
- Kết nối hệ thống giao thông trong nội thành phố và với các thành phố khác rất
thuận tiện và hiện đại như: tàu điện ngầm, xe buýt công cộng, xe buýt du lịch hoặc
taxi. Đi xe đạp, cũng là một cách tham gia giao thông của khách du lịch và người dân
trong thành phố được chính quyền quan tâm.
√.Thành phố Madrid - Tây Ban Nha: Thành công của thành phố này là chính
quyền rất quan tâm tới bảo vệ môi trường, thành phố được xem như là một công viên
cây xanh khổng lồ, rất thân thiện với môi trường.
√ Thành phố Hội An - Quảng Nam: Chính quyền Hội An đã có những quy định
nhằm bảo tồn di tích kiến trúc, giữ gìn cảnh quan phố cổ. Những quy định này cũng cản
trở việc tự do buôn bán và đi lại của các hộ kinh doanh và người dân rất nhiều. Nhưng
về lâu dài, sẽ tạo niềm thích thú cho du khách khi có một khu phố cổ trật tự,văn minh,
hài hòa cổ kính. Vì vậy, việc hạn chế bớt một số tự do để hướng tới lợi ích lâu dài cho
cư dân cũng rất cần thiết.
23
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
√ Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình: Thành công của du lịch cộng đồng Bản
Lác là người dân tộc bản địa trực tiếp làm du lịch tại ngôi nhà của mình, dưới sự quản
lý chung của cộng đồng, du khách được thưởng thức các tiết mục văn nghệ truyền thống
do chính người dân tộc địa phương biểu diễn và mua những món hàng lưu niệm do
người địa phương làm ra như: khăn quàng cổ, áo thổ cẩm, váy xòe Thái, vải treo tường
có trang trí, dây đeo tay... khách du lịch rất thích thú với mô hình du lịch này.
24
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HÒA
2.1. Tổng quan về thành phố Nha Trang
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Sau ngày giải phóng năm 1975, Nha Trang được chia thành 3 đơn vị hành chính:
Quận 1, Quận 2 và Quận Vĩnh Xương; sau đó hợp nhất Quận 1 và Quận 2 thànhthị xã
Nha Trang. Năm 1977, thị xã Nha Trang được Hội đồng Chính phủ nâng cấp thành
thành phố trực thuộc tỉnh. Đến nay Nha Trang đã trở thành thành phố tỉnh lỵ củatỉnh
Khánh Hòa, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của tỉnh, là thành phố du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng trong nước và quốc tế, và là một trong những trung tâm khoa họckỹ
thuật, giao lưu thương mại của vùng.
Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22
tháng 4 năm 2009. Đây là một trong các đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm
Thành.Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang.Nha Trang được
mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp
cũng như khí hậu của nó.Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa.
Phía bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía nam giáp thành phố Cam Ranh, phía tây giáp huyện
Diên Khánh, phía đông tiếp giáp với biển.
Thành phố Nha Trang có tổng diện tích đất tự nhiên là 252,6km2
, với 27 đơn vị
hành chính cơ sở: 19 phường và 08 xã với dân số trên 414.577 người (số liệu 31/12/2015).
Nha Trang có nhiều lợi thế về địa lý, thuận tiện về đường bộ, đường sắt, đường
hàng không, đường biển trong nước và quốc tế, là cửa ngõ Nam trung bộ và Nha Trang
nên Nha Trang có nhiều điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu và phát triển.Nha Trang
cách Thủ đô Hà Nội 1.280km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448km, Cố đô Huế 630km,
Phan Rang 105km, Phan Thiết 260km, Cần Thơ 620km.
Về đường hàng không, thành phố Nha Trang và vùng phụ cận có thời tiết thuậnlợi
để phát triển ngành hàng không, đồng thời là, một trạm tiếp vận thuận lợi cho cácđường
bay trong và ngoài nước.
Nha Trang nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước: tuyến quốc lộ1A,
đường sắt Bắc Nam nối liền Nha Trang với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; cách
25
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
khôngxa sân bay quốc tế Cam Ranh khoảng 30 km về phía Nam; có cảng Nha Trang là
cảng dulịch và vận chuyển hàng hóa ... tạo nên một mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh.
Nha Trang có nhiều trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu, các trường Cao
đẳng, trường dạy nghề, các trung tâm triển khai các tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành tương
đối đồng bộ. Chính vì vậy thành phố Nha Trang đã trở thành một trung tâm đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Khánh hòa và của vùng Nam Trung Bộ.
2.1.3. Tài nguyên du lịch
Tại Đại hội lần thứ hai Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới tổ chức tại Tadoussac
(Quesbec, Canada), tháng 6/2003, vịnh Nha Trang đã được công nhân là thành viên
chính thức của Câu lạc bộ, mở ra một cơ hội lớn để quảng bá Nha Trang – Khánh Hòa.
Vịnh Nha Trang được biết đến với hệ thống các đảo lớn nhỏ, là một trong
những điểm hấp dẫn, thu hút du khách đến với Nha Trang. Vịnh Nha Trang, với diện
tích trên 500km2
, có 19 hòn đảo lớn, nhỏ nằm rải rác xa, gần tạo nên cảnh quan vừa kỳ
vĩ, vừa thơ mộng.
Hệ thống các đảo nhỏ trong vịnh Nha Trang rất đa dạng, với nhiều đảo lớn nhỏ
như Hòn Mun, Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Miễu, Hòn Hố, Hòn Đụn, Hòn Một. Đây là
những hòn đảo không chỉ có những cảnh đẹp trên bờ mà còn có những cảnh đẹp dưới
nước. Những hòn đảo này cũng là nơi cư trú và làm tổ của loài chim yến, tổ của loài
chim Yến là một đặc sản nổi tiếng của Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung,
rất bổ dưỡng cho sức khỏe, có giá trị kinh tế rất cao. Yến Sào Nha Trang, Khánh Hòa
là một món quà vô cùng ý nghĩa, rất được du khách ưu chuộng.Đảo Hòn Mun là nơi
thiết lập khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam có những rạn san hô với một quần thể
sinh vật biển còn nguyên sơ, gần như độc nhất vô nhị không chỉ của Việt Nam mà còn
của cả Đông Nam Á.
Bên cạnh tài nguyên du lịch biển đảo, Nha Trang còn có tài nguyên du lịch
nhân văn phong phú, nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá. Trong quá trình phát triển,
các thế hệ người dân Nha Trang, Khánh Hòa đã sáng tạo di sản văn hóa vật thể vô
cùng quý giá, đó là các công trình kiến trúc độc đáo, những di tích lịch sử văn hóa có
giá trị với hệ thống các đình, đền, chùa, tháp, miếu ... vẫn còn tồn tại đến ngày nay như:
Tháp Bà Ponagar, Đình Phương Sài, Đình Phú Vinh, Đền Hùng Vương, Đền TrầnHưng
Đạo, Chùa Long Sơn, Nhà thờ Chánh tòa Nha Trang (nhà thờ Núi) ...
26
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Song song đó là những di sản văn hóa phi vật thể rất đặc sắc, thể hiện tâm tư,
nguyện vọng, tính cách, lối sống của con người Nha Trang. Đó là những lễ hội dân gian,
mà tiêu biểu là Lễ hội Tháp Bà, lễ hội cầu ngư của các ngư dân, lễ hội cúng đình.Với
những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài sản phong phú về di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể cùng sự quan tâm trong việc xây dựng chính sách phát triển đầu tư cho du lịch,
hiện nay thành phố Nha Trang là một điểm sáng trong ngành du lịch Việt Nam, trở thành
một trong những trung tâm du lịch của cả nước và đang vươn lên xứng tầm quốc tế.
Nha Trang có rất nhiều điểm tham quan vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng hấp dẫn như
Vinpear land, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Tháp bà Ponagar, Viện
Hải dương học, Khu bảo tồn làng Bảo Đại ... nhiều khu Spa Resot nổi tiếng như:Khu
Du lịch Vinpear land, Khu Du lịch và giải trí Diamond Bay, Trung tâm Du lịch suối khoáng
nóng Tháp Bà Nha Trang, Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng I-Resort Nha Trang,Khu Du
lịch tắm khoáng bùn Trăm Trứng và các trung tâm mua sắm như: Chợ Đầm, Nha Trang
Center, Siêu thị Maximark, Coop.mark. Siêu thị Metro.
Các danh lam thắng cảnh, các điểm tham quan vui chơi, giải tri, mua sắm nằm
tương đối gần nhau, rất thuận tiện cho việc di chuyển và có thể di chuyển bằng nhiều
phương tiện khác nhau: đi bộ, đi xe đạp, xe buýt, ô tô, ca-nô ... Chính vì vậy, Nha Trang
được biết đến như là một thiên đường để tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng vàchữa
bệnh.
2.1.4. Hệ thống giao thông vận tải
Nha Trang – Khánh Hòa là địa phương có đầy đủ tất cả các loại hình giao thông
để kết nối với các địa phương khác trong nước và trên thế giới. Khánh Hòa có đầy đủ4
loại hình giao thông là đường không, đường bộ, đường sắt, đường biển.
Hiện tại Khánh Hòa có các cảng Nha Trang, Cam Ranh, Hòn Khói, Vân Phong
nhưng, trong đó cảng Nha Trang là càng đa chức năng phục vụ du lịch, vận tải hành
khách vàchuyển tải hàng hoá các loại. Thành phố Nha Trang còn có 2 cảng phục vụ cho
hoạt động du lịch là bến tàu du lịch Cầu Đá phục vụ du khách tham quan các đảo
ở khu vực phía Nam thành phố và bến tàu du lịch của công ty Long Phú phục vụ khách
du lịch ở các đảo khu vực phía Bắc.
Sân bay Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách TP. Nha Trang
khoảng 30 km, có 4 đường băng dài 3.040m, đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu
27
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Năm
Tổng số khách
2012 2013 2014 2015 2016 2017
du lịch
Trong đó:
Khách quốc tế
năm 2004. Cảng hàng không Sân bay Cam Ranh là sân bay phục vụ cho nhu cầu bay
của người dân khu vực Nam Trung bộ và là sân bay có khả năng tiếp nhận tất cả các
loại máy bay chở khách lớn hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia mở đường bay
thẳng tới Cam Ranh như Nga và một số nước Đông Âu khác. Hiện tại sân bay Cam
Ranh có khả năng phục vụ các hoạt động bay đêm và là sân bay lớn thứ 4 của Việt Nam
sau các sân bay như Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng và là sân bay có mức tăng
trưởng khách lớn nhất hiện nay của cả nước.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hòa, dài khoảng 149,2 km, qua
thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện trong tỉnh. Trong thời gian tới ga Nha Trang
được quy hoạch di chuyển ra khỏi thành phố để đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa
của người dân cao hơn đồng thời giảm thiểu tình trạng ô nhiễm cho khu vực nội thị. Đồng
thời chính phủ cũng quy hoạch tuyến đường sắt cao tốc thí điểm Nha Trang – Tp Hồ Chí
Minh từ đây có thể rút ngắn thời gian đi tàu của 2 địa phương xuống.
Quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài của tỉnh, Quốc lộ 26 nối với Đăk lăk và các tỉnh
khu vực Nha Trang. Tuyến đường mới nối Nha Trangvới Đà Lạt đã rút ngắn khoảng
cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km tuyến đường nàyvới mục đích gắn kết giữa hai
địa phương có điểm mạnh là du lịch nhằm thu hút kháchtới với biển và rừng.
2.2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững thành phố Nha Trang
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững
2.2.1.1. Khách du lịch
Nha Trang là một trong những địa điểm du lịch - đặc biệt là du lịch biển hàng
đầu của Việt Nam hiện nay. Du khách trong và ngoài nước tới ViệtNam du lịch thì Nha
Trang luôn là lựa chọn hàng đầu của họ. Được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan khí hậu
quanh năm nắng ấm nên mùa du lịch và thu hút du khách của Nha Trang hầu như là
quanh năm.
Bảng 2.1. Số lượng khách du lịch đến Nha Trang giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: người
2.165.833 2.851.950 3.402.033 3.708.465 4.231.244 5.453.146
530.660 633.496 840.024 893.754 1.045.066 1.276.535
(Nguồn: Chi cục Thống kê TP. Nha Trang)
28
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Hình 2.1: Thống kê lượng khách du lịch đến Nha Trang
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của chi cục thống kê Tp. Nha Trang
Qua các năm thì lượng khách đến với Khánh Hòa luôn luôn tăng, đặc biệt là năm
2016 và 2017 được đánh giá là năm thành công của du lịch Nha Trang khi thu hútđược
trên 4,2 và gần 5,5 triệu lượt du khách. Năm 2016 lượng khách du lịch tăng thêmhơn
500.000 lượt khách so với năm 2015. Việc tăng trưởng này là do nền kinh tế đã dần
phục hồi nên mức chi tiêu cho du lịch của du khách tăng lên cùng với nhiều chương
trình để thu hút du khách về với Khánh Hòa. Mức tăng trưởng đạt được nhờ một phần
đóng góp của lượng khách nội địa và đặc biệt là lượng khách quốc tê đến Khánh Hòa
tăng trên 17%. Năm 2017, mức tăng khách du lịch khá ngoạn mục với khoảng 1,2 triệu
lượt khách. Đây là mức tăng trưởng lớn nhất từ trước tới nay của du lịch Nha Trang.
Trong đó, khách du lịch quốc tế duy trì mức tăng trưởng ổn định với trên 200 nghìn lượt
khách mỗi năm.
Từ năm 2012 trở lại đây, Việt Nam là thị trường mới nổi của khách du lịch đến
từ Nga và hiện nay là Trung Quốc. Nhờ lợi thế là nước khí hậu nhiệt đới, quanh năm
nắng ấm cùng với môi trường chính trị ổn định, Việt Nam với Nga có mối quan hệ tốt
qua thời gian dài nên lượng khách Nga đến Việt Nam càng ngày càng tăng. Riêng Khánh
Hòa hàng năm thu hút ½ số khách Nga đến Việt Nam. Trong 3 năm từ 2012 đến2014
lượng khách Nga đến với Khánh Hòa tăng với tý lệ xấp xỉ 50%. Hiện tại sân bay quốc
tế Cam Ranh tiếp nhận trung bình 1 tuần khoảng 30 chuyến bay thẳng từ các địa phương
của Nga đến Cam Ranh. Đồng thời, lượng khách Trung Quốc cũng có xuhướng tăng lên
theo từng năm. Theo nhận định của các chuyên gia thì lượng khách
29
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Nga, Trung càng ngày càng tăng đặc biệt là ở Khánh Hòa vì có những chuyến bay thẳng
từ Nga, Trung Quốc tới Cam Ranh. Đây vừa là cơ hội cho việc tăng doanh thudulịch
nhưng đồng thời tạo ra sức ép không nhỏ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng,nâng cao
chất lượng dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.
Nhìn chung, tình hình du khách đến Khánh Hòa nói chung và Tp Nha Trang nói
chung đã có những mức tăng trưởng rất ngoạn mục. Theo định hướng du lịch của ủy
ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 thì du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn
của Khánh Hòa, là trung tâm du lịch lớn của cả nước và của cả khu vực. Khánh Hòa
phần đấu đón 5,2 triệu lượt khách lưu trú,trong đó có 1,4 triệu lượt khách quốc tế với
tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 15%/năm. Tuy nhiên, chỉ đến năm 2017 tổng số
khách đến Khánh Hòa đã vượt con số kỳ vọng 5,2 triệu lượt với trên 5,4 triệu lượt khách
năm 2017. Trong đó, khách quốc tế cũng đã đạt được được hơn 91% mục tiêuđề ra
đến năm 2020. Với tình hình tăng trưởng lượng khách như hiện nay, Nha Trang
– Khánh Hòa hoàn toàn có thể vượt qua các mục tiêu định hướng về thu hút du khách
ở năm 2020.
Tuy nhiên, ngoài những thành tự kể trên, có một thực trạng đáng lo ngại là tình
hình du khách quốc tế đến Nha Trang không thực sự bền vững. Bảng dưới đây mô tả
các thị trường khách du lịch quốc tế trong những năm gần đây sẽ cho thấy rõ hơn vấn
đề này.
Bảng 2.2. Thống kê các thị trường du khách tại Nha Trang giai đoạn 2014 - 2017
Đơn vị tính: người
Năm 2014 2015 2016 2017
Khách quốc tế 840.024 893.754 1.045.066 1.276.353
Trung Quốc 84.002 151.938 282.168 510.541
Hàn Quốc 109.203 134.063 167.211 178.689
Nga 201.606 223.439 209.013 229.744
Nhật bản 67.202 80.438 83.605 89.345
Châu Âu 117.603 71.500 83.605 76.581
Mỹ 50.401 44.688 41.803 51.054
Thị trường khác 210.006 187.688 177.661 140.399
Nguồn: Trung tâm xúc tiến du lịch Khánh Hòa
30
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Hình 2.2. Xu hướng biến động du khách của các thị trường quốc tế
Nguồn: tính toán của tác giả từ dữ liệu của Trung tâm xúc tiến du lịch Khánh Hòa
Hình 2.3. Thị phần du khách quốc tế năm 2017
Nguồn: tính toán của tác giả từ dữ liệu của Trung tâm xúc tiến du lịch Khánh Hòa
Kết quả thống kê cho thấy, mức tăng trưởng của du khách quốc tế phụ thuộc
vào thị trường du khách Trung quốc. Trong giai đoạn 2014 – 2017, du khách Trung
Quốc đến Nha Trang – Khánh Hòa tăng đột biến. Nếu như ở năm 2014, lượng khách
Trung quốc chỉ xếp thứ 4 trong các thị trường du khách quốc tế thì đến năm 2017
31
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
lượng du khách Trung Quốc chiếm gần một nửa trong tổng lượng khách quốc tế. Ngược
lại, các thị trường du khách chất lượng cao như thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản có
xu hướng giảm dần. Trong đó, thị trường du khách Châu Âu giảm mạnh nhất. Các thị
trường được xem là trọng điểm khác như thị trường du khách Hàn Quốc và Nhật Bản
có tăng trưởng nhưng mức tăng trưởng khá khiêm tốn, không đáp ứng được kỳ vọng
cũng như nỗ lực xúc tiến du lịch của chính quyền địa phương tại các thị trường này.
Có thể thấy rằng, việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường du khách khách
là hạn chế rất lớn của của du lịch Nha Trang – Khánh Hòa. Với chỉ một thị trường chiếm
đến gần ½ tổng nguồn du khách sẽ kìm hãm sự phát triển về lâu dài của du lịch Khánh
Hòa. Đầu tiên, phải kể đến là sự khó khăn trong việc đa dạng hóa các sản phẩmdu lịch;
khi phụ thuộc quá nhiều vào 1 thị trường, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chỉ tập trung vào
các sản phẩm để phục vụ thị trường đó mà không đầu tư vào các sản phẩm phục vụ các
thị trường có thị phần thấp hơn. Hơn nữa, như đã biết, du khách đến từ thịtrường Trung
Quốc có thị hiếu khá đơn giản, nhu cầu chính của họ là ăn uống, mua sắm. Với thị hiếu
như vậy, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chỉ tập trung vào phát triển cácdịch vụ mua sắm
và dịch vụ ăn uống. Các sản phẩm du lịch chất lượng cao như “nghỉ dưỡng”, “khám
phá”, “nhân văn”… sẽ ít được chú trọng. Về lâu dài, đây là một yếu tốcó tác động tiêu
cực đến việc phát triển du lịch bền vững cho Nha Trang – Khánh Hòa.Thứ hai, với việc
phụ thuộc vào 1 thị trường du khách, việc duy trì ổn định của thị trường quốc tế sẽ gặp
rất nhiều khó khăn. Nói cách khác, rủi ro về suy giảm đột ngột nguồn khách quốc tế là
rất lớn nếu có biến động. Việc không đa dạng hóa được thị trường du khách mà phụ
thuộc vào một thị trường cụ thể cũng giống như hoạt động kinh doanh chỉ tập trung vào
1 sản phẩm hay còn gọi với khái niệm trừu tượng là “bỏ trứng vào một rổ” sẽ tại ra
không ít rủi ro cho các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại NhaTrang – Khánh Hòa. Thứ
ba, du khách từ các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản có xu hướng chũng
lại hoặc suy giảm sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ du
lịch và hình ảnh du lịch Nha Trang – Khánh Hòa. Khi những du khách khó tính rời đi,
thì các dịch vụ cung cấp cho họ cũng sẽ bị cắt giảm đân ở các nhà cung cấp. Theo thời
gian, chất lượng dịch vụ du lịch sẽ đi xuống. Ngoài ra, cũng phải kể đến những tác động
về văn hóa du lịch và văn hóa phục vụ du khách của các nhà cung cấp cũng như người
dân địa phương khi ít được tiếp xúc với các du khách đến từ những nền văn hóa tiên tiến
trên thế giới.
32
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Năm
Tổng ngày
khách lưu trú
T/đó quốc tế
2017
11.842.807
2.833.135
Như vậy, có thể nhận thất rằng, tình hình tăng trưởng du khách quốc tế chỉ đạt
được ở số lượng, còn chất lượng là một vấn đề rất đáng được các nhà quản lý, các nhà
cung cấp dịch vụ du lịch tại Nha Trang Khánh Hòa quan tâm trong thời gian tới nếu
muốn phát triển du lịch của địa phương theo hướng bền vững trong tương lai.
2.2.1.2. Tình hình lưu trú và thu nhập du lịch thành phố Nha Trang
Bảng 2.3: Tình hình lưu trú của du khách tại Nha Trang, giai đoạn 2012 - 2017
Đơn vị tính: ngày
2012 2013 2014 2015 2016
5.011.915 6.329.264 7.682.862 8.418.914 9.778.555
1.477.470 1.886.277 2.504.744 2.726.908 2.339.500
(Nguồn: Chi cục Thống kê TP. Nha Trang)
Hình 2.4: Xu hướng biến động số ngày khách lưu trú tại thành phố Nha Trang
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của chi cục thống kê Tp. Nha Trang
Hình 2.5. Thị phần số ngày lưu trú của du khách tại Nha Trang năm 2017
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của chi cục thống kê Tp. Nha Trang
33
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Qua biểu đồ trên nhận thấy, cùng với sự tăng trưởng của lượng khách du lịch thì
số ngày khách lưu trú cũng tăng đều qua các năm, với tỷ lệ tăng trung bình mỗi năm là
18%. Năm 2012, số ngày khách lưu trú la hơn 5 triệu ngày, trong đó số ngày khách quôc
tế lưu trú là 1,4 triệu ngày. Đến năm 2017, số ngày khách lưu trú đã tăng lên thành gần
12 triệu ngày, tương đương tăng gần 2,5 lần, trong đó số ngày khách quốc tếlưu trú là
trên 2,8 triệu ngày.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy xu hướng biến động về thời gian lưu trú chủ yếu đến
từ du khách trong nước. Nếu năm 2012, thời gian lưu trú của du khách trong nước chiếm
khoảng 70% tổng thời gian lưu trú thì đến năm 2017 đã chiếm tới 75% tổngthời gian
lưu trú. Trong khi số ngày lưu trú của du khách trong nước có xu hướng tăngmạnh từ
năm 2015 thì tổng thười gian lưu trú của du khách quốc tế có rất ít thay đổi trong giai
đoạn này. Như vậy, có thể thấy rằng, việc giữ chân du khách quốc tế trong thời gian họ
đến Nha Trang – Khánh Hòa là rất hạn chế. Điều này sẽ rất lãng phí cho du lịch Nha
Trang bởi nếu du khách quốc tế không lưu trú dài ngày tại Nha Trang thì các cơ sở du
lịch có ít cơ hội để khai thác chi tiêu của họ. Như đã biết, du khách quốc tế luôn có mức
chi tiêu cao hơn rất nhiều so với du khách nội địa. Trong khi đó, thời gian lưu trú của
khách quốc tế không tăng nhiều trong suốt hơn 5 năm qua là một trong những hạn chế
đáng kể của diu lịch Nha Tranhg. Có thể lý giải điều này bởi sản phẩm du lịch của Nha
Trang vẫn còn rất đơn giản, phần lớn chỉ xoay quanh nghỉdưỡng và tham quan.
Chính những hạn chế này khiến thời gian lưu trú của du khách quốc tế tại Nha Trang
rất ngắn ngủi. Bên cạnh đó, thời gian lưu trú của du khách nội địa tăng trưởng mạnh là
nhờ mức tăng trưởng của lượng du khách nội địa. Kết quả nàycho thấy, việc khai thác
các dịch vụ du lịch tại Nha Trang vẫn còn khá hạn chế, khiến cho doanh thu từ ngành
du lịch vẫn chư đạt được như kỳ vọng.
Bảng 2.4. Thống kê doanh thu du lịch của ngành Du lịch Nha Trang, gai đoạn
2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng.
(Nguồn: Chi cục Thống kê TP. Nha Trang)
34
Năm
Doanh thu
du lịch
2012 2013 2014 2015 2016 2017
4.691.850 6.477.269 8.361.981 9.982.927 12.009.963 17.303.850
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Hình 2.6. Xu hướng biến động doanh thu ngành du lịch
Nguồn: tính toán từ số liệu của Chi cục Thống kê TP. Nha Trang
Qua các năm thì lượng khách đến với Khánh Hòa luôn luôn tăng, đặc biệt là năm
2016 được đánh giá là năm thành công của du lịch Nha Trang khi thu hút được trên 4,2
triệu lượt du khách, tổng doanh thu mà ngành du lịch đem lại là hơn 12.000 tỷ Đồng.
Năm 2016 lượng khách du lịch tăng thêm hơn 500.000 lượt khách so với năm 2015,
doanh thu du lịch năm 2016 tăng 33,3% so với năm 2015. Năm 2017 ghi nhận mức tăng
kỷ lục về doanh thu du lịch của Khánh Hòa, đạt mức trên 17 nghìn tỷ đồng, cao gấp gần
4 lần so với năm 2012. Việc tăng trưởng này là do nền kinh tế đã dần phụchồi nên mức
chi tiêu cho du lịch của du khách tăng lên cùng với nhiều chương trình đểthu hút du
khách về với Khánh Hòa. Mức tăng trưởng đạt được nhờ một phần đónggóp của
lượng khách nội địa và đặc biệt là lượng khách quốc tê đến Khánh Hòa tăng trên 17%.
Từ năm 2012 trở lại đây, Việt Nam là thị trường mới nổi của khách du lịch đến từ Nga
và hiện nay là Trung Quốc. Nhờ lợi thế là nước khí hậu nhiệt đới, quanh năm nắng ấm
cùng với môi trường chính trị ổn định, Việt Nam với Nga có mối quanhệ tốt qua thời
gian dài nên lượng khách Nga đến Việt Nam càng ngày càng tăng. Riêng Khánh Hòa
hàng năm thu hút ½ số khách Nga đến Việt Nam. Trong 3 năm từ 2012 đến 2014 lượng
khách Nga đến với Khánh Hòa tăng với tý lệ xấp xỉ 50%. Hiện tại sân bay quốc tế Cam
Ranh tiếp nhận trung bình 1 tuần khoảng 30 chuyến bay thẳngtừ các địa phương của
Nga đến Cam Ranh. Đồng thời, lượng khách Trung Quốc cũng có xuhướng tăng lên
theo từng năm. Theo nhận định của các chuyên gia thì lượng khách Nga, Trung càng
ngày càng tăng đặc biệt là ở Khánh Hòa vì có những chuyến bay thẳng từ Nga, Trung
Quốc tới Cam Ranh. Đây vừa là cơ hội cho việc tăng doanh thu du lịch nhưng đồng
thời tạo ra sức ép không nhỏ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng
dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.Theo định hướng du lịch
của ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 thì
35
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa, là trung tâm du lịch lớn của cả
nước và của cả khu vực. Khánh Hòa phần đấu đón 5,2 triệu lượt khách lưu trú,trong đó
có 1,4 triệu lượt khách quốc tế với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 15%/năm.
2.2.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất du lịch
a. Các cơ sở lưu trú
Bảng 2.5. thống kê số lượng cơ sở lưu trú và số lượng phòng lưu trú tại Nha Trang,
giai đoạn 2012 - 2017
STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017
1 Cơ sở lưu trú 488 493 498 534 575 650
2 Tổng số phòng 11.745 12.050 12.275 15.559 22.923 28.353
Nguồn: Chi cục Thống kê TP. Nha Trang
Hình 2.7. Mức độ tăng trưởng số lượng cơ sở và số phòng lưu trú
Nguồn: tính từ dữ liệu của Chi cục Thống kê TP. Nha Trang
Trong giai đoạn 2012 – 2014, số lượng cơ sở lưu trú tăng tương đối chậm với tốc
độ tăng trung bình mỗi năm là khoảng 4%. Trong những năm này, lượng du khách đến
Nha Trang chưa tăng đột biến, tổng lượng khách năm 2014 mới chỉ đạt 3,4 triệu lượt.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2015, lượng khách đến Nha Trang đã tăng lên rất nhanh.
Năm bắt được nhu cầu này, các nhà đâu tư đã tiến hành xây dựng rất nhiều các cơ sở
lưu trú để phục vụ du khách. Riêng về số phòng, năm 2016 số phòng tăng 95% so với
năm 2012. Tương tự như vậy, năm 2017 cũng ghi nhận mức tăng trên 30% so với năm
2016. Đến năm 2017, trên địa bàn thành phố Nha Trang có 650 cơ sở lưu trú có đăng
ký, trong đó có 1 khách sạn tiêu chuẩn 6 sao, 6 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4sao…và
hàng trăm khách sạn từ 3 sao trở xuống. Nếu so với thời điểm năm 2012, đến năm 2017
số cơ sở lưu trú tại Nha Trang đã tăng hơn 33%, số phòng phục vụ đã tăng gần 1,5 lần
(140%).
36
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Có thể nhận thấy, Nha Trang – Khánh Hòa có nhiều điểm mạnh về năng lực cung
cấp dịch vụ lưu trú khi có đến gần 30 nghìn phòng. Tuy nhiên, nếu thực hiện mộtphép
so sanh đơn giản về số phòng và số cơ sở lưu trú có thể nhận thấy một điểm đánglưu
tâm sau: trong khi số cơ sở lưu trú chỉ tăng 33% thì tổng số phòng đã tăng đến 140%
trong cùng thời kỳ. Kết quả này cho thấy các cơ sở lưu trú với số lượng phòng lớn là rất
nhiều, mà để đảm bảo được điều này chỉ có thể xây dựng những khách sạn cao tầng mới
đảm bảo được tốc độ tăng trưởng như trên. Thực tế cho thấy, ở Nha Trang hiện có khá
nhiều cơ sở lưu trú có chiều cao trên 30 tầng. Bảng dưới đây cung cấp dữ liệu về các cơ
trở lưu trú tại Nha Trang – Khánh Hòa.
Bảng 2.6. Chiều cao của các cơ sở lưu trú tại Nha Trang - Khánh Hòa giai đoạn
2012 - 2017
Co sở lưu trú 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số cơ sở 488 493 498 534 575 650
Cơ sở dưới 10 tầng 296 298 299 317 321 353
Cơ sở từ 10 - dưới 20 tầng 158 160 160 168 179 194
Cơ sở từ 20 - dưới 30 tầng 31 32 35 41 57 69
Cơ sở từ 30 - dưới 40 tầng 3 3 4 7 14 27
Cơ sở trên 40 tầng 0 0 0 1 4 7
Nguồn: Thống kê từ báo cáo của Sở xây dựng Khánh Hòa
Hình 2.8. Sự thay đổi chiều cao (theo tầng) của các cơ sở lưu trú
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở xây dựng Khánh Hòa
37
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
Hình 2.9. So sánh sự thay đổi cơ sở lưu trú năm 2012 và năm 2017
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở xây dựng Khánh Hòa
Có thể nhận thấy rằng, các có sở lưu trú tại Nha Trang có sự thay đổi đáng kể.
Ở thời điểm năm 2012 các cơ sở lưu trú dưới 10 tầng chiếm khoảng 2/3 tổng số cơ sở,
thì đến năm 2017, số cơ sở lưu trú dưới 10 tầng chỉ chiếm khoảng hơn 1/2 tổng số cơ
sở lưu trú trên địa bàn. Trong đó, số cơ sở lưu trú từ 20 đến dưới 30 tầng tăng hơn 2 lần;
số cơ sở từ 30 đến dưới 40 tầng tăng 9 lần; và số cơ sở trên 40 tầng cũng tăng từ 0lên 7
cơ sở vào năm 2017. Việc gia tăng các cơ sở lưu trú cao tầng đã làm thay đổi đáng kể
bộ mặt đo thị của Nha Trang, làm tăng dáng vẻ hiện đại của đô thị Nha Trang.Tuy nhiên,
về lâu dài, việc gia tăng các cơ sở lưu trú cao tầng dọc bờ biển Vịnh Nha Trang mang
lại nhiều thách thức cho phát triển du lịch bền vững của địa phương. Thứ nhất, sự phát
triển của các tòa nhà cao tầng dọc bờ biển ngắn và hẹp của Nha Trang sẽ làm mất cân
bằng (nếu không muốn nói là phá vỡ) về cảnh quan tổng thể của vịnh NhaTrang. Như
đã biết, Nha Trang được biết đến là 1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, tuy nhiên đặc
trưng của ven bờ vịnh Nha Trang là ngăn và hẹp được bao bọc bởi các dãy núi; do đó,
việc có quá nhiều các tòa nhà cao tầng san sát nhau ngay cạnh bãi biển làmcho cảnh
quan tự nhiên bị phá vỡ. Khi cảnh quan tự nhiên mất cân đối, vẻ đẹp của Vịnh Nha
Trang cũng giảm đi. Trong khi đó du khách quốc tế, đặc biệt là du kháchđến từ các
thị trường du lịch khó tính rất quan tâm đến yếu tố môi trường và cảnh quantự nhiên.
Bên cạnh đó, việc các tòa nhà cao tầng được xây dựng quanh bờ biển sẽ tạo ra rất nhiều
khó khăn trong việc phát triển đo thị, và phát triển các cơ sở lưu tru về phía tây thành
phố do các tòa nha cao tầng giống như bức tường chắn gió, đã ngăn cản
38
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
hết gió và không khí trong lành từ phía biển. Thứ hai, việc tập trung quá nhiều khách
sạn cao tầng xung quanh khu vực trung tâm sẽ tạo ra áp lực cực lớn lên hạ tầng giao
thông. Thực tế cho thấy, trong khung giờ cao điểm từ 18 giớ đến 20 giờ tuyến đường
biển Trần Phu luôn xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, gần đây chính quyền thành
phố đã phải ban bố lệnh cấm lưu thông xe khách từ trên 16 chỗ ngồi lưu thông trên tuyến
đường này. Việc tắc nghẽn giao thông, và cấm các xe chở khách du lịch cỡ lớn làmột
yếu điểm rất lớn của Nha Trang hiện nay.
Với việc xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương,
thị việc để xảy ra tình trạng phát triển quá nóng các cơ sở lưu trú cao tầng dọc bờ biển
như hiện nay đang tạo ra thách thức lớn với việc phát triển bền vững du lịch Nha Trang
– Khánh Hòa.
b. Cơ sở vui chơi giải trí
Trên địa bàn thành phố Nha Trang có rất nhiều loại hình dịch vụ vui chơi giải trí
đặc biệt là các loại hình giải trí phục vụ cho khách du lịch.
Toàn thành phố có 2 sân golf tiêu chuẩn quốc tế tại đảo Hòn Tre và khu du lịch
Diamond bay. Khu vui chơi giải trí phức hợp lớn nhất nước tại Vinpearl, tại đây du
khách có thể chơi các trò chơi trong nhà, cảm giác mạnh ngoài trời, công viên nước…
Đến nay, dọc bờ biển có khoảng 50 cơ sở đăng ký phục vụ các hoạt động các trò chơi
trên biển như dù kéo, moto nước, lặn biển, lướt ván… có thể đáp ứng tối đa
nhu cầu về vui chơi trên biển của du khách trong và ngoài nước.
2.2.2. Về xã hội
2.2.2.1. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử
a. Di tích lịch sử, văn hoá
Thành phố Nha Trang có 3 di tích cấp quốc gia (Hòn Chồng – Hòn Đỏ, Vịnh Nha
Trang, Tháp bà Ponagar Nha Trang) và 11 di tích cấp tỉnh. Hàng năm, Phòng Vănhoá
Thông tin đều thực hiện kiểm tra các di tích trên địa bàn thành phố. Đồng thời, tham
mưu Lãnh đạo thành phố phê duyệt kinh phí tu bổ các di tích đã xuống cấp. Ngoài ra,
thành phố còn quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến nhận thức cho người dân
về giá trị của các di tích trên địa bàn. Trong năm 2012, Phòng Văn hoá Thông tin đã
phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố; Trung tâm Quản lý di tích - Danh
lam thắng cảnh Khánh Hòa tổ chức Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa cho các trường
THCS trên địa bàn thành phố.
39
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
- Di tích Hòn Chồng – Hòn Đỏ
Phường Vĩnh Phước và Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang. Danh thắng gồm: Hòn
Chồng, Hòn Đỏ, và Hội quán vịnh Nha Trang. Năm 1998, danh thắng được xếp hạng di
tích Quốc gia.
Danh thắng Hòn Chồng – Hòn Đỏ hình thành do sự kiến tạo của tự nhiên. Đó là
những khối đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau thành nhiều tầng nhiều lớp trải dài từ chân
đồi La San ra biển Đông tạo thành bố cục khá ấn tượng trong cảnh sắc thiên nhiên
vịnh Nha Trang. Ở đó tạo nên những hình tượng kỳ thú và những bãi tắm tự nhiên đẹp
và kín gió.
Nhóm đá phía Bắc gọi là Hòn Chồng và nhóm đá nhỏ, thấp hơn ở phía Nam gọi
là Hòn Vợ. Tạo hóa khéo sắp đặt bãi đá lô nhô thành những hình tượng kỳ thú như
“Cổng trời”, “Cánh tay bám đá”, “Nụ hôn của biển”, “Tiên ông” … đã hình thành nên
những truyền thuyết dân gian lôi cuốn, hấp dẫn và đậm chất nhân văn.
Cách Hòn Chồng khoảng 300m về phía Đông Nam là Hòn Đỏ. Tên gọi Hòn Đỏ bắt
nguồn từ hiện tượng có những phiến đá ánh lên sắc đỏ mỗi khi ánh nắng mặt trời chiếu rọi
xuống đây. Trên Hòn đảo nhỏ vẫn còn lưu giữ những cảnh sắc thiên nhiên còn nguyên sơ,
thơ mộng. Đó là những sắc đỏ của những cảnh hoa ti gôn, sắc trắng của hoa sứbên những
vách đá lớn. Trong tương lai đây sẽ là điểm đến hấp dẫn quý khách khi đến Nha Trang,
được dạo chơi trên hòn đảo nhỏ chỉ cách đất liền vài trăm mét.
Năm 2005, nhân dịp Nha Trang tổ chức Hội nghị chuyên đề của CLB các vịnh
biển đẹp nhất thế giới, tỉnh Khánh Hòa xây dựng Hội quán vịnh Nha Trang để chào
mừng sự kiện trên. Danh thắng Hòn Chồng đã được chọn là địa điểm xây dựng hội quán.
Từ tháng 12/2004 đến 3/2005 Hội quán được xây dựng, lắp ghép từ 15 ngôi nhà cổ dân
gian truyền thống của Huế, còn gọi là nhà Rường.
Hội quán vịnh Nha Trang được xây dựng theo hướng từ đường ra biển, tuần tự:
cổng Tam quan, sân trước nối nhà chính và hai dãy nhà Tả vu, Hữu vu bao quanh hòn
giả sơn. Hai gian nhà Tả vu và Hữu vu trưng bày một số tác phẩm mỹ nghệ do các nghệ
nhân của Nha Trang – Khánh Hòa tạo nên, đó là những bức tranh cát làm từ cát tự nhiên,
những bức tranh đá quý, trầm hương… Những tác phẩm nghệ thuật về các cảnh đẹp của
Nha Trang – Khánh Hòa… Bên cạnh có trưng bày triển lãm giới thiệu những tác phẩm
nghệ thuật về nhiếp ảnh, hội họa.. của các tác giả giới thiệu những di
40
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
tích, danh thắng tiêu biểu của Khánh Hòa. Qua đó góp phần quảng bá hình ảnh, con
người Nha Trang – Khánh Hòa và đất nước Việt Nam đến bạn bè mọi miền và khắp
năm châu. Đó là những con người giàu lòng mến khách, yêu hòa bình, tài hoa và đầy
lòng sáng tạo.
- Tháp bà Ponagar
Dưới vương triều Panduranga, người Chăm xây dựng các đền tháp trên đồi Cù
Lao ở xứ Kauthara, để thờ Nữ thần Ponagar là Mẹ Xứ sở của người Chăm, tên thường
gọi là Tháp Bà Ponagar. Di tích có niên đại xây dựng khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế
kỷ XIII. Khu đền tháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tôn giáo, tinh thần của
dân tộc Chăm. Mỗi công trình chứa đựng những tinh hoa nghệ thuật của văn hóa
Chămpa. Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật tiêu biểu, năm 1979
Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Tháp
Bà Ponagar là di tích Quốc gia.
Tháp Bà Ponagar thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, là một quần
thể kiến trúc lớn và được phân bố trên 3 mặt bằng: Tháp Cổng, Mandapa và khu đền
tháp. Do biến động của lịch sử, hiện nay khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở hai
mặt bằng: Gồm Mandapa (tiền đình) và Khu đền Tháp ở phía trên. Từ nhiều năm nay,
kỹ thuật xây dựng các đền tháp Chăm và phương pháp chế tạo những viên gạch để xây
các đền tháp được nhiều người quan tâm.Kỹ thuật xây dựng tháp Chăm hết sức độc đáo.
Gạch xây tháp Chăm là gạch loại lớn (có kích thước 0,40m x 0,18m x 0,05m).Đặc
điểm của gạch xây tháp là xốp, nhẹ, mềm, dễ tạo hình và không thấm nước nên hầu như
không có hiện tượng rêu bám, mà các viên gạch chỉ bị bào mòn theo thời gian,phô ra lõi
màu đen, thể hiện những viên gạch được nung ở nhiệt độ cao. Trong khi đó, các viên
gạch chúng ta sử dụng trùng tu nặng hơn, dễ thấm nước và giữ nước, tạo môi trường
cho thực vật ký sinh dễ sinh sôi, phát triển, như: rêu, dương xỉ… Cho đến nay, dù có
nhiều lý giải khác nhau, nhưng cách thức sản xuất gạch, chất liệu gạch, chất liên kết, kỹ
thuật xây dựng tháp Chăm vẫn là điều bí ẩn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu,
kiến trúc sư, du khách trong và ngoài nước.
Các công trình kiến trúc ở đây đã trải qua hơn nghìn năm và chịu nhiều sự tác
động của tự nhiên và con người, của chiến tranh. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, Tháp Bà
Ponagar đã trải qua một số lần trùng tu tôn tạo. Lần thứ nhất người Pháp tu bổ vào
41
lOMoAR cPSD|23555289
Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
những năm 30 của thế kỷ XX. Dấu ấn rõ nhất của đợt tu bổ này là những chỗ gạch trát
xi măng. Sau đó, những năm 90 của thế kỷ XX, chúng ta đã tiếp tục tu bổ để bảo tồn
những ngôi tháp cổ. Lần tu bổ gần đây nhất là năm 2010 ở tháp Nam.
- Di tích luôn được quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể; công tác tu bổ được thực hiện thường xuyên và trở thành trung tâm sinh hoạt
tín ngưỡng của nhân dân khu vực Nam Trung bộ và Nha Trang, nhất là mỗi dịp Lễ hội
Tháp Bà Ponagar diễn ra từ ngày 21 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm khách hành hương
về dự lễ rất đông. Lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể
Quốc gia năm 2012.
- Vịnh Nha Trang
Vịnh Nha Trang nằm trong toạ độ 12 0
08’33” đến 120
25’18” vĩ độ Bắc và
1090
07’16” đến 109 14’30” kinh độ Đông, bao gồm vòng cung bờ biển phía Đông thành
phố Nha Trang (từ mũi Kê Gà giáp xã Vĩnh Lương và phường Vĩnh Hòa đến mũi Cù
Hin, đèo Cù Hin giáp huyện Cam Lâm ) ra ngoài khơi vịnh Nha Trang nối các đảo Hòn
Câu, Hòn Nọc, Hòn Mun tạo thành ranh giới vịnh Nha Trang. Chu vi vịnh
39,82 km, khoảng 21,50 hải lý; tổng diện tích 249,65 km2
. Năm 2003 tổ chức “Câu lạc
bộ những vịnh đẹp nhất thế giới” đã kết nạp làm thành viên thứ 29 và ngày 25/3/2005
Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạngdanh lam
thắng cảnh Quốc gia.
Vịnh Nha Trang có nét đẹp bao la của biển trời mênh mông với những đảo lớn nhỏ
nổi bật lên trên mặt biển trong xanh và những bãi cát trắng, mịn màng dưới ánh mặt trời
trải dài trên các vòng cung bờ vịnh. Đặc biệt, một số đảo có chim yến làm tổ là nguồn lợi
vô giá, đầy bổ dưỡng và được coi là “vàng trắng” của Việt Nam. Dưới lòng vịnh, ngoài
lượng hải sản phong phú, còn có các rạn san hô ở khu vực đảo hòn Mun hình thành những
thuỷ cung đầy màu sắc sinh động mà du khách không thể bỏ qua khi lặn biển Nha Trang.
Thêm vào đó, di chỉ khảo cổ học tại làng đảo Bích Đầm thuộc văn hóa Xóm Cồn cũng
góp phần nâng tầm giá trị di sản văn hoá cho vịnh Nha Trang.
b. Văn hóa phi vật thể
Nha Trang – Khánh Hoà có 02 di sản phi vật thể được công nhận là di sản phi
vật thể cấp quốc gia là Lễ hội Tháp bà Ponagar Nha Trang và Lễ hội Cầu Ngư.
- Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang:
Diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch, tại di tích Tháp Bà
Ponagar, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài
42
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx
luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx

More Related Content

Similar to luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx

Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội AnCác Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội AnChau Duong
 
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du LịchLuận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du LịchNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãiti2li119
 
Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...
Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...
Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...Chau Duong
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristPhân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristIceCy Min
 
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.docLuận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.docsividocz
 
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Man_Ebook
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.docsividocz
 

Similar to luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx (20)

Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
 
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình ThuậnLuận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận
 
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội AnCác Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
 
Định hướng phát triển marketing của công ty du lịch
Định hướng phát triển marketing của công ty du lịchĐịnh hướng phát triển marketing của công ty du lịch
Định hướng phát triển marketing của công ty du lịch
 
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du LịchLuận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
 
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..doc
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..docLuân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..doc
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..doc
 
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Huyện Cần Giờ, Tp.Hcm Đến Nă...
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Huyện Cần Giờ, Tp.Hcm Đến Nă...Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Huyện Cần Giờ, Tp.Hcm Đến Nă...
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Huyện Cần Giờ, Tp.Hcm Đến Nă...
 
Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...
Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...
Đẩy Mạnh Hoạt Động Khai Thác Thị Trường Khách Du Lịch Mỹ Tại Công Ty Lữ Hành ...
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristPhân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristPhân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
 
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.docLuận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2020.doc
 
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAYLuận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
Luận án: Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tại Huế, HAY
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
 

luan-van-phat-trien-du-lich-ben-vung-thanh-pho-nha-trang.docx

  • 1. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bền Vững Thành Phố Nha Trang Quản trị quá trình kinh doanh (Đại học Kinh tế Quốc dân) Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
  • 2. lOMoAR cPSD|23555289 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐÀO THỦY TIÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0932 091 562 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANPANDA.COM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2022 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
  • 3. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
  • 4. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) gành: Quyết định giao đề Quyết định thành lập hội đồng: Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT Chủ tịch Hội Đồng: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH Phòng Đào tạo Sau Đại BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  • 5. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) ĐÀO THỦY TIÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Kinh tế phát triển 8310105 525/QĐ-ĐHNT ngày 12/6/2017 1419/QĐ-ĐHNT ngày 28/11/2022 12/12/2108 KHÁNH HÒA - 2022
  • 6. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
  • 7. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Phát triển du lịch bền vững thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” Là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự hướng dẫn của TS. Trần Đình Chất trên cơ sở các lý thuyết đã học và tìm hiểu thực tế tại địa phương.Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chính xác. Chưa công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác. Luận văn tham khảo tư liệu và sử dụng thông tin được đăng tải trong danh mục tài liệu tham khảo. Khánh Hòa, tháng 10 năm 2022 Tác giả luận văn Đào Thủy Tiên iii
  • 8. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập nghiêm túc tại khóa Cao học Quản trị Kinh doanh của trường Đại Học Nha Trang, luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu thực tiễnvà lý thuyết nghiêm túc của tác giả. Không có thành công nào mà không gắn với những hổ trợ, giúp đỡ của người khác, trong suốt thời gian từ khi bắt đầu quá trình học tập tại trường Đại Học Nha Trang, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ của quý Thầy Cô, gia đình và bè bạn. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến quý Thầy Cô của trường Đại học Nha Trang đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn chân thành đến TS. Trần Đình Chất, đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Với kiến thức và thời gian hạn chế, đề tài còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Khánh Hòa, tháng 10 năm 2022 Tác giả luận văn Đào Thủy Tiên iv
  • 9. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
  • 10. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)
  • 11. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch Hoạt động du lịch đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Những năm gần đây du lịch phát triển nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Đối với nhiều quốc gia, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, nguồn thu ngoại tệ lớn. (Tổ chức du lịch Thế Theo Tổ chức World Tourism Organization (2002) giới): “Du lịchbao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích thamquan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thưgiãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liêntục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loạitrừcác du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơinăng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư” . Theo điều 10, Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liênquan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đápứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí và nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhấtđịnh”. Từ những khái niệm trên, có thể rút ra bốn luận điểm cơ bản về dulịch như sau: Thứ nhất, du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên. Thứ hai,chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn. Thứ ba, mục đích của chuyến du lịch là thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đidu lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trường, nhưngkhông vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập ở nơi đến, nơiviếng thăm. Thứ tư, du lịch là thiết lập mối quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư địa phương. 1.1.2. Quan điểm về phát triển du lịch Theo Chương trình nghị sự 21 Việt Nam (2012) phát triển du lịch có thể được nhận thức đầy đủ khi nghiên cứu 5 nội dung sau: Thứ nhất, là sự tăng trưởng. Những chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện sự tăng trưởng là: Mức gia tăng lượng khách du lịch; mức tăng thu nhập từ du lịch; mức tăng quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật; số lượng việc làm tăng thêm từ phát triển du lịch. 9
  • 12. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Thứ hai, mức độ thay đổi phương thức tiến hành các hoạt động du lịch theo hướng ngày càng hiện đại nhờ hiệu quả đem lại từ các hoạt động du lịch đó. Cụ thể là những sản phẩm du lịch, công nghệ, phương thức phục vụ hiện đại, cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch. Thứ ba, Mức độ và chất lượng tham gia của du khách, dân cư, chính quyền địa phương cũng như các nhà kinh doanh du lịch ngày càng tự giác, tích cực trên cơ sở tinh thần cộng đồng và sự hài hòa về lợi ích. Thứ tư, Phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại đến khả năng hưởng thụ du lịch của các thế hệ tương lai. Thứ năm, phát triển du lịch phải bảo đảm sự hài hòa giữa 3 mục tiêu: kinh tế-xã hội và môi trường. Về kinh tế phải bảo đảm duy trì nhịp tăng trưởng theo thời gian và sự tăng trưởng phải dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động và hiệu quả cao chứ không phải chỉ dựa trên sự gia tăng của các yếu tố đầu vào. Về mặt xã hội, được hiểu trên cơ sở quan điểm toàn diện và bình đẳng giữa những người, giữa các bên tham gia vào quá trình hoạt động du lịch, quan tâm đến sự bình đẳng giữa các thế hệ. Mở rộng cơ hội lựa chọn hưởng thụ các sản phẩm du lịch của thế hệ hôm nay, nhưng không làm tổnhại đến cơ hội lựa chọn của thế hệ mai sau. Về mặt môi trường, chứa đựng tư tưởng cơbản sau: các quyết định khai thác tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên phải bảo tồn, tái sinh các hệ sinh thái, bảo đảm chất lượng môi trường cho hiện tại và cho tương lai; bảo đảm sự phối hợp giữa các hoạt động kinh doanh du lịch với các hoạt động kinh tế, xã hội khác; đảm bảo an ninh quốc phòng... 1.1.3. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội  Đối với phát triển kinh tế Sự phát triển của ngành du lịch ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế và biến đổi theo thị hiếu của du khách cũng như cơ cấu của nền kinh tế. Du lịch là một trong những ngành kinh doanh đạt hiệu quả cao so với nhiều ngành kinh tế khác do ngành du lịch có tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư ít, kỹ thuật không quá phức tạp và thời gian thu hồi vốn nhanh. Cứ mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các ngành khác. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng, và gấp 3 lần ngành tài chính. Vì vậy, du lịch được các quốc gia, các nhà kinh tế coi là một trong những phương thức hữu hiệu để giải quyết nạn thất nghiệp hiện nay (Phạm Quang Hưng, 2012). 10
  • 13. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com)  Vai trò du lịch trong lĩnh vực văn hoá - xã hội Nhiều hoạt động phong phú của ngành du lịch sẽ tạo ra các cơ hội phát triển cho cộng đồng cư dân sở tại như giải quyết việc làm, tạo thu nhập từ việc kinh doanh hàng hóa, tiêu thụ những sản phẩm do họ sản xuất ra. Du lịch sẽ cung cấp cho họ kỹ năng sống, kỹ năng làm việc phục vụ cho ngành du lịch. Du lịch là cầu nối quan trọng để các dân tộc giao lưu văn hoá với nhau. Sự giao lưu giữa các nền văn minh, văn hoá nhân loại sẽ giúp các nhân tộc ở nhiều vùng miền xích lại gần nhau hơn. Thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch, du khách được mở rộng kiến thức, hiểu biết thêm được nhiều điều mới lạ về văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống… của các địa phương, của các quốc gia (Nguyễn Thu Phương, 2016).  Vai trò của du lịch trong hội nhập quốc tế Du lịch trong nền kinh tế hội nhập hướng đến chất lượng quốc tế về dịch vụ, về cơ sở hạ tầng phục vụ, trình độ quản lý và năng lực tổ chức. Chính vì vậy, hội nhập đòi hỏi du lịch phải từng bước hiện đại hóa, hệ thống hóa và chất lượng hóa. Đến lượt nó, du lịch phát triển làm cho hội nhập của các quốc gia càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và giảm dần khoảng cách phát triển. 1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển du lịch bền vững 1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên”). Ngoài ra, còn có một số tác giả cho rằng: “phát triển bền vững bên cạnh yếu tố là bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cần phải có cả sự bền vững về an ninh, chính trị và bảo đảm công bằng xã hội”. Khái niệm phát triển bền vững mang tính chất toàn cầu nên không thể hiểu phát triển bền vững chỉ trong phạm vi một nước mà 11
  • 14. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) 12 phải tính đến những yếu tố hợp tác quốc tế, yếu tố phối hợp phát triển giữa các quốc gia, nhất là những ảnh hưởng trong lĩnh vực môi trường. Ngày nay, tất cả các quốc gia đều đề cập đến “phát triển bền vững” trong quá trình hoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế với ý muốn nhấn mạnh phương thức và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển. Tuy hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, song tựu chung lại, tất cả đều thống nhất ở các nội dung sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả về 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tồn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai”. Hình 1.1. Mô hình phát triến bền vững của ngân hàng Thế giới World Bank Nguồn: World Bank (1992) Như vậy, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện ba mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; (3) Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau (Hình 1.2). 1.2.2. Khái niệm phát triển du lịch bền vững Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) đã đưa ra một định nghĩa về du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các
  • 15. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vãn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự pháttriển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. Phát triển du lịch bền vững và phát triển bền vững có mối quan hệ rất chặt chẽ. Trên thực tế, phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững đều liên quan đến môi trường. Trong du lịch, môi trường mang một hàm ý rất rộng. Đó là môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội; là yếu tố rất quan trọng để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo. Rõ ràng, nếu không có bảo vệ môi trường thì sự phát triển sẽ suy giảm; nhưng nếu không có phát triển thì việc bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Chính vì vậy, chúng ta cần phát triển du lịch nhưng không được làm tổn hại đến tàinguyên, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Hay nói một cách khác, dulịch bền vững phải là xu thế phát triển của ngành du lịch. Ngoài sự phát triển thânthiện với môi trường, khái niệm bền vững còn bao hàm cách tiếp cận du lịch thừa nhậnvai trò của cộng đồng địa phương, phương thức đối xử với lao động và mong muốn tốiđa hóa lợi ích kinh tế của du lịch cho cộng đồng địa phương. Nói cách khác, du lịch bền vững không chỉ có bảo vệ môi trường, mà còn quan tâm tới khả năng duy trì kinh tế dài hạn và công bằng xã hội. Du lịch bền vững không thể tách rời phát triển bền vững (Tổng cục Du lịch, 2005). 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Chương trình nghị sự 21 Việt Nam (2012) đưa ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững gồm: - Nhân tố con người: Nhân tố con người gồm lãnh đạo các cấp chính quyền, các nhà quản lý kinh doanh du lịch, đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành du lịch, cộng đồng dân cư, du khách - Cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ khác: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, cơ sở văn hóa thể thao, thông tin văn hóa... - Trình độ công nghệ và khả năng ứng dụng: Công nghệ lựa chọn ứng dụng trong phát triển du lịch có đảm bảo hài hoà, thân thiện và gắn với môi trường. - Môi trường du lịch: Môi trường du lịch là các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. - Cơ chế phân chia lợi ích trong chuỗi giá trị du lịch: Phát triển du lịch có bền vững hay không còn phụ thuộc vào cơ chế phân chia lợi ích được hình thành một cách tự phát hay có sự kiểm soát và đảm bảo lợi ích của các thành phần tham gia hay không. 13
  • 16. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) 1.3. Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững Căn cứ vào bản chất và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững của Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc và Tổ chức du lịch thế giới đã đề xuất Bộ tiêu chuẩn đánh giả mức độ bền vững của phát triển du lịch như sau: - Quản lý bền vững, gồm: (1) Thực thi hệ thống quản lý bền vững phù hợp với thực tế, quan tâm đến chất lượng, môi trường, văn hóa - xã hội, sức khỏe và các vấn đề an toàn; (2) Tuân thủ pháp luật và các quy định quốc gia và quốc tế (sức khỏe, môi trường); (3) Người du lịch được giáo dục định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và sự an toàn; (4) Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng và có hành động điều chỉnh phù hợp; (5) Hoạt động xúc tiến chính xác, hoàn chỉnh và không hứa quá những gì có thể cung cấp; (6) Thiết kế và xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng theo quy hoạch của địa phương; (7) Quan tâm các di sản tự nhiên, văn hóa và khu vực phụ cận trong thiết kế, thi công; tôn trọng quyền tiếp cận và sử dụng đất; (8) Áp dụng các nguyên tắc của địa phương về xây dựng bền vững; (9) Cungcấp thông tin diễn giải về các di sản văn hóa, tự nhiên và hướng dẫn hành vi tích cực của du khách tại các điểm này. - Lợi ích xã hội và kinh tế cho cộng đồng địa phương: (1) Cổ vũ những sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng, xã hội và cộng động; (2) Sử dụng lao động địa phương và huấn luyện; (3) Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán các sản phẩm dựa vào văn hóa, lịch sử và tự nhiên của địa phương và cung cấp dịch vụ cho du khách; (4) Có quy tắc xử sự phù hợp với các hoạt động của cộng đồng bản xứ; (5) Không khai thác lao động trẻ vị thành niên kể cả khai thác tình dục; (6) Bình đẳng trong sử dụng lao động nữ và cộng đồng thiểu số địa phương; (7) Tôn trọng các bảo hộ của Luật quốc gia, luậtpháp quốc tế về lao động và mức lương tối thiểu; (8) Các hoạt động không gây tổn hại các nguồn dự trữ cơ bản và vệ sinh cho cộng đồng. - Bảo tồn văn hóa: (1) Tuân thủ các hướng dẫn và quy tắc ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa, lịch sử nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách; (2) Đồ tạo tác khảo cổ, lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được phép; (3) Đóng góp chobảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp cận của cư dân địa phương; (4) Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng các tác phẩm nghệ thuật, kiến trúc hoặc các di sản văn hóa trong kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực. 14
  • 17. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) - Lợi ích cho môi trường: (1) Đánh giá hiệu ứng nhà kính từ các nguồn và tiến hành các thủ tục nhằm hạn chế; (2) Xử lý nước thải hiệu quả và sử dụng lại nếu có thể; (3) Quản lý chất thải rắn theo hướng cực tiểu loại thải nếu không sử dụng lại hoặc tái sinh; (4) Quản lý việc sử dụng hóa chất độc hại như thuộc trừ sâu, sơn, vật liệu chùi rửa, dùng các vật liệu thay thế hoặc vô hại nếu có thể; (5) Giảm ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, không khí và đất đai; (6) Nghiêm cấm tiêu thụ, mua bán các loại động vật hoang dã; (7) Không có động vật hoang dã bị giam giữ trừ khi có quy định khác; (8) Bảo tồn đa dạng sinh học; (9) Tương tác với các loài hoang dã không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng, cực tiểu vi phạm về sinh thái tự nhiên, đóng góp cho việc khôi phục và bảo tồn. Cho đến nay, vẫn chưa có một bộ tiêu chuẩn thống nhất mang tính quốc tế về du lịch bền vững, nhất là ở cấp độ địa phương. Các tiêu chuẩn được thiết lập chủ yếu dựa trênsự thỏa thuận tự nguyện của bên tham gia và họ sử dụng chúng trong kiểm định và cấp chứng nhận cho các doanh nghiệp hoặc các địa phương làm du lịch. Bộ tiêu chuẩn đượcđề cập ở trên có ưu điểm là đề cập toàn diện các mặt hoạt động của du lịch bền vững nhưng có trở ngại lớn trong áp dụng vì có quá nhiều chỉ tiêu, trong khi đó năng lực đo lường và đánh giá của cán bộ các địa phương còn nhiều hạn chế và bất cập. Với lập luận như vậy, theo tác giả cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá theo hướng đơn giản hơn, ít chỉ tiêu hơn và dễ đo lường và đánh giá hơn. Theo hướng này, Bộ tiêu chuẩn đánh giá gồm 4 nhóm như sau: √. Nhóm kinh tế + Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch + Tốc độ tăng trưởng số lượng khách du lịch + Tốc độ tăng trưởng các cơ sở kinh doanh du lịch + Chất lượng dịch vụ các cơ sở kinh doanh du lịch √ Nhóm xã hội + Hiện trạng các di tích văn hóa, lịch sử + Du lịch với việc bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể + Du lịch với việc bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể + Thái độ của cộng đồng tại điểm đến đối với du khách + Mức độ hưởng lợi từ dịch vụ du lịch của các tầng lớp dân cư + Du lịch đối với công tác giải quyết việc làm cho người dân 15
  • 18. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) √ Nhóm môi trường + Lượng chất thải được thu gom và xử lý + Mức độ tham gia của người dân liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch + Sự duy trì, cải thiện chất lượng môi trường nước, không khí, tiếng ồn + Mức độ ô nhiễm môi trường + Hệ thống công trình vệ sinh công cộng √ Nhóm thể chế + Cơ chế chính sách liên quan đến phát triển du lịch bền vững + Quản lý Nhà nước liên quan đến phát triển du lịch bền vững + Vấn đề an ninh trật tự. Bên cạnh đó, Machado (2003) cho rằng “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hóa – xã hội nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách và điểm du lịch mà không làm phương hại đến nhu cầu của tương lai”. Như vậy, quan điểm của Machado đã bám sát chiến lược “kiềng 3 chân” của phát triển bền vững nói chung để đưa ra các mục tiêu cho phát triển bền vững trong du lịch: - Thân thiện môi trường: du lịch bền vững có tác động thấp nhất đến nguồn lợi tự nhiên, bằng cách sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu để những tài nguyên này tạo thành một yếu tố quan trọng trong sản phẩm du lịch; duy trì quá trình sinh thái thiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. - Gần gũi về xã hội và văn hóa: du lịch bền vững không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hóa của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó, nó lại tôn trọng bản sắc văn hóa – xã hội của các cộng đồng ở các điểm đến, bảo tồn di sản văn hóa và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của người dân địa phương; tham gia vào quá trình hiểu biết và chấp thuận các nền văn hóa khác. - Tăng trưởng kinh tế: du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho người dân địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt, nó mang lại lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả những người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn. 16
  • 19. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Để đạt được các mục tiêu trên, Machado và cộng sự đã đưa ra một danh mục các yếu tố quyết định sự phát triển của hoạt động du lịch tại một địa phương. Từ đó, bằng các phương pháp so sánh, đánh giá, việc phân biệt sự phát triển bền vững và không bền vững được hình thành như sau: Bảng 2.1: Phân biệt phát triển du lịch bền vững và du lịch không bền vững TT Các yếu tố đánh giá Du lịch bền vững Du lịch không bền vững 1 Tốc độ phát triển Chậm Nhanh 2 Mức độ kiểm soát Có Không 3 Quy mô Phù hợp Không phù hợp 4 Mục tiêu Dài hạn Ngắn hạn 5 Phương pháp tiếp cận Theo chất lượng Theo số lượng 6 Phương thức Tìm kiếm sự cân bằng Tìm kiếm sự tối đa 7 Đối tượng tham gia kiểm soát Địa phương Trung ương 8 Chiến lược Quy hoạch trước, triển Không có quy hoạch, khai sau triển khai tùy tiện 9 Kế hoạch Theo quan điểm Theo dự án 10 Mức độ quan tâm Toàn bộ Vùng trọng điểm 11 Áp lực và lợi ích Phân tán Tập trung 12 Quản lý Quanh năm, cân bằng Thời vụ, cao điểm 13 Nhân lực sử dụng Địa phương Bên ngoài 14 Quy hoạch kiến trúc Bản địa Theo thị hiếu của du khách 15 Maketing Tập trung, theo đối tượng Tràn lan 16 Sử dụng nguồn lực Vừa phải, tiết kiệm Lãng phí 17 Tái sinh nguồn lực Có Không 18 Hàng hóa Sản xuất tại địa phương Nhập khẩu 19 Nguồn nhân lực Có chất lượng Kém chất lượng 20 Du khách Số lượng ít Số lượng nhiều 21 Học tiếng địa phương Có Không 22 Du lịch tình dục Không Có 23 Thái độ du khách Thông cảm và lịch thiệp Không ý tứ 24 Sự trung thành của du khách Trở lại tham quan Không trở lại tham quan Nguồn: Machado (2003) 1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững 1.4.1. Kinh nghiệm thế giới Một số quốc gia trên thế giới đã thu được nhiều thành quả tốt trong việc phát triển ngành du lịch, một phần của chính sách phát triển bền vững tại những nơi là di tích lịch sử, trung tâm văn hoá của quốc gia. Đó là: 1.4.1.1. Thành phố Kyoto - Nhật Bản Kyoto trước kia là thủ đô của Nhật Bản, nay là một thành phố của tỉnh Kyoto với số dân hơn 1,5 triệu người, 11 khu hành chính và diện tích là 827,9 km2. 17
  • 20. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Kyoto là một thành phố lớn, là trung tâm văn hoá, kinh tế, thể thao, khoa học công nghệ và là địa điểm du lịch với nhiều di sản văn hoá đựoc UNESCO xếp hạng. Tuy nhiên, quá trình hiện đại hoá nước Nhật, quy hoạch phát triển Kyoto đang bị phá vỡ một số cảnh quan, di tích. Phát triển bền vững đã được chính quyền thành phố thực hiện thông qua các chính sách và mục tiêu sau: (1). Tu bổ và bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá Mặc dù Nhật Bản bị chiến tranh, động đất tàn phá trong suốt 11 thế kỷ qua nhưng Kyoto vẫn không bị bom đạn chiến tranh tàn phá. Với 2000 ngôi đền đạo Phật và đền Shinto, cung điện, vườn thượng uyển, các công trình kiến trúc khác còn nguyênvẹn. Kyoto được đánh giá là một thành phố được bảo tồn tốt nhất Nhật Bản. Hoạt động bảo tồn di tích văn hoá bị hư hại, đang được chính quyền thành phố rất quan tâm. Cùng với các tổ chức tư nhân tham gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đã đưa hàng chục các công trình bị hư hại đến trung tâm bảo tồn Minh Trị thôn để phục dựng lại như nguyên trạng. Những công trình được lựa chọn phục dựng lại rất phong phú, đó là kiến trúc cung đình, công sở, thư viện, nhà tù, công trình giao thông, nhà hát, phòng trà, xưởng nấu rượu Sake, thánh đường công giáo. Những người kiến tạo các khu bảo tàng không chỉ khôi phục nguyên các công trình mà còn tái hiện các khu vườn, lối đi, đồ vật môi trường kiến trúc xung quanh đúng với thời Minh Trị. (2). Tổ chức các lễ hội thu hút khách du lịch Các lễ hội là một phần quan trọng trong các ngày nghỉ ở Kyoto. Đầu tiên là lễ hội Aoi Matsuri 15-5 đây là một trong ba lễ hội lớn nhất tại Kyoto. Tiếp theo là lễ hội Gion Matsuri, vào 14-7, lễ hội Bon vào 16-8, lễ hội Jidai 22-10 đều là những lễ hội lớn của thành phố để kỷ niệm quá khứ vinh quang với các cuộc diễu binh hơn 2000 người tham gia, trong các bộ trang phục cổ từ thời Heian cho tới thời Minh Trị. Cùng với các ngày lễ hội, những bữa tiệc, trà, những buổi liên hoan với nhiều món ăn truyền thống với cách chế biến phong phú, lễ hội đấu vật, võ thuật Sumo, diễn kịch No đã thu hút hàng triệu khách trong và ngoài nước tới Kyoto vào những ngày lễ trọng đại này. Các trang Website quảng cáo du lịch được phổ biến rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, quảng cáo du lịch là một hoạt động có tính chuyên nghiệp. (3). Phát triển hệ thống giao thông Hệ thống giao thông của Kyoto rất hiện đại bao gồm tàu điện ngầm, xe buýt kết nối đường cao tốc trung tâm thành phố với các đường cao tốc địa phương. Khách du 18
  • 21. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) lịch có thể tham gia giao thông trên các tuyến xe buýt công cộng, xe buýt du lịch hoặc taxi. Mạng lưới xe buýt được trải rộng tới những nơi không có tàu điện ngầm. Tàu cao tốc tại Kyoto có thể phục vụ khách đi từ thành phố này tới các thành phố Nagoya, Tokyo và Osaka, và đến sân bay quốc tế Kensai. Ngoài ra cũng có các tuyến tàu khác của các công ty tư nhân, vận chuyển khách từ Kyoto tới các thành phố khác lân cận vùng Kansai. Đi xe đạp, cũng là một cách tham gia giao thông của khách du lịch và người dân trong thành phố. Du lịch tham quan bằng cách đi xe đạp, đi bộ được coi nhưlà một biểu tượng văn hoá của cố đô Kyoto. (4). Phát triển kinh tế Ngành du lịch được xem là nền tảng cơ bản của kinh tế Kyoto. Du khách tới tham quan cảnh đẹp, di sản văn hoá, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã tạo ra nguồn thu rất lớn cho Kyoto. Chính quyền thành phố chủ trương không phát triển các ngành công nghiệp nặng bởi vì lo sợ phát triển công nghiệp sẽ gây ô nhiễm môi trường. Côngnghiệp được chính quyền cho phép phát triển là công nghiệp điện tử. Do sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao là rất chậm, nên chínhquyền ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống, phát triển các doanh nghiệp nhỏ,ví dụ như sản xuất áo Kimono xuất khẩu, điêu khắc, chế tác kim loại chạm khảm. Mối liên hệ giữa các trường đại học và các doanh nghiệp của thành phố là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng. Kyoto có 37 trường đại học và viện nghiên cứu, trong đó có ba trường đại học nổi tiếng Nhật Bản là đại học Doshisha, Kyoto và Ritsumeikan. Trong đó, đại học Kyoto được xem là đại học hàng đầu của Nhật Bản, với sáu nhà khoa học được giải Nobel. Nhiều thành quả khoa học về điện tử, y - sinh học đã ra đời từ trường đại học Kyoto. Đặc biệt là các kết quả nghiên cứu xử lý hình ảnh giữa tập đoàn Canon với đại học Kyoto đã góp phần giảm thiểu ngân sách chăm sóc sức khoẻ đối với những người già gặp các căn bệnh hiểm nghèo 1.4.1.2. Thành phố Madrid - Tây Ban Nha Madrid là thủ đô của Tây Ban Nha vào năm 1561, là một trong những thành phố lớn của các nước Tây Âu chỉ đứng sau Lonđon và Paris. Diện tích thủ đô Madrid là 1020 km2, số dân hơn 3 triệu người. Thành phố được biết đến như là một địa điểm rất nổi tiếng của châu Âu, kết hợp một cách hài hoà kiến trúc hiện đại với kiến trúc cổ thế kỷ 17, 18. 19
  • 22. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Đặc điểm nổi bật của thành phố Madrid là có nhiều bảo tàng nghệ thuật, công viên cây xanh, quảng trường lớn. Nằm giữa nơi giao lưu của các dòng văn hoá châu Âu và Đạo Hồi, Madrid hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp kiến trúc tương phản và nền văn hoá đa dạng rất nhiều lễ hội. Thứ nhất, Madrid là thành phố có nhiều công trình kiến trúc Gothic cổ đẹp nổi tiếng thế giới, đó là nhà thờ chính, cung điện Hoàng gia, đài tượng niệm Paseo del Prado, tháp Debo, quảng trường Palacio Real, cổng mặt trời. Trong quá trình phát triển, kiến trúc thành phố đã có nhiều thay đổi, một số công trình lớn đã được xây dựng, thí dụ khách sạn Plaza Sol de Madrid, trụ sở cơ quan không lực Tây Ban Nha, phi trường Madrid, các trung tâm buôn bán, sân vận động. Tuy nhiên, những côngtrình mới mọc lên không làm mất đi vẻ đẹp cổ kính và huyền bí của Madrid. Đó là những công trình mới được giải thưởng kiến trúc quốc tế. Thứ hai, Madrid là trung tâm của nghệ thuật thế giới, là thành phố có nhiều bảo tàng nhất châu Âu. Trong đó có những bảo tàng nổi tiếng thế giới như Prado, Thyssen Bornemisza, Reina Sofia… trưng bày các tranh của Goya, Diego Velazquez, Picasso. Ngoài các bảo tàng tranh, Madrid còn có hơn chục bảo tàng nghệ thuật, lịch sử nổi tiếng khác. Chính quyền Madrid rất quan tâm tới bảo vệ môi trường, thành phố được xem như là một công viên cây xanh khổng lồ. Số lượng cây xanh tại các công viên khoảng 500 nghìn cây. Nếu như so với Tokyo của Nhật Bản thì diện tích cây xanh tínhbình quân đầu người của Madrid gấp hơn 3 lần. Thứ ba, Madrid là một trung tâm kinh tế lớn của châu Âu, với tỷ lệ tăng trưởng cao nhờ vào hoạt động dịch vụ, du lịch và công nghiệp sạch. Để bảo đảm cho các mục tiêu phát triển bền vững, chính quyền địa phương không chủ trương phát triển các ngành công nghiệp nặng, mà biến Madrid thành trung tâm tài chính, trung tâm kinh doanh quy mô lớn của châu Âu và quốc tế. Suốt cả thời kỳ 1992 - 2006, Madrid đã đạtđược tỷ lệ tăng trưởng ngoạn mục cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước 1,4% (tỷ lệ trung bình cả nước là 3,2%), do có đóng góp của khu vực dịch vụ. Nhờ đó mà tỷ lệthất nghiệp của thành phố này đã giảm và đời sống của người dân được nâng cao hơn với GDP bình quân đầu người năm 2005 là 62.000 USD một năm và GDP của Madrid chiếm 16% GDP của cả nước. Thứ tư, Madrid là thành phố tổ chức nhiều nhất các lễ hội lớn so với các thành phố khác của châu Âu. Những lễ hội thu hút số lượng lớn người xem là đấu bò, bò 20
  • 23. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) rượt, ném cà chua, vũ hội, âm nhạc thâu đêm suốt sáng với những điệu nhảy cuồng nhiệt. Cùng với các thành phố đẹp nổi tiếng khác của Tây Ban Nha như Barcelona, Valence, cố đô Aragon, hàng năm Tây Ban Nha đã thu hút lượng khách du lịch đạt kỷ lục hơn 50 triệu lượt người và năm 2006 thu hút được 58,5 triệu lượt người, đứng thứ hai thế giới về thu hút khách du lịch. 1.4.2. Kinh nghiệm trong nước 1.4.2.1. Thành phố Hội An - Quảng Nam Từ thế kỉ XVI – XVII, Hội An đã từng được mệnh danh là một trong những thương cảng phồn thịnh nhất Việt Nam với sự giao lưu buôn bán của nhiều đoàn thương nhân nước ngoài như Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Nhật Bản… Hội An là nơi “hội văn, hội thủy, hội nhân”. Ngày nay, nhắc đến Hội An, ai cũng nghĩ ngay đến một di sản văn hóa thế giới, một điểm đến lí tưởng và yên bình trong hành trình du lịch. Hội An, được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào 4/12/1999. Nhờ đó, Hội An trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng, nằm trên con đường di sản miền Trung. Trước khi được công nhận năm 1999, chính quyền Hội An đã có các quy định về du lịch để bảo tồn khu phố cổ. Các quy định về thương mại – dulịch – dịch vụ lần lượt ra đời và có những điều chỉnh đến nay cho phù hợp với tìnhhình thực tế của địa phương. Quyết định tạm ngừng giấy phép hoạt động karaoke trongkhu phố cổ có hiệu lực từ năm 1997. Một số quy định trong dự án “Đêm phố cổ” ra đời năm 1998, “Phố không có tiếng động cơ” năm 2004, Quy chế quản lí hoạt động quảng cáo, viết đặt bảng hiệu trên địa bàn thị xã Hội An (nay là thành phố) năm 2006, Quy chế quản lí hoạt động tham quan du lịch trên địa bàn thị xã Hội An (nay là thành phố) năm 2007 và Quy chế quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trong khu phố cổ và một số vùng phụ cận năm 2008. Các quy chế này chỉ áp dụng trong phạm vi khu phố cổ và một số khu vực phụ cận, nơi có hệ thống các công trình kiến trúc cổ cần được bảo tồn, không áp dụng cho toàn thành phố. Nói chung, du lịch đã giúp cho kinh tế Hội An phát triển mạnh mẽ. Người dân khu phố cổ được hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp nhất từ những du khách tham quan và mua sắm, sử dụng các dịch vụ trong phố. Số hộ nghèo giảm đi nhanh chóng từ năm 1999. Các quy định về thương mại - dịch vụ và tham quan du lịch hướng tới mục tiêu bảo tồn di tích và bảo tồn yếu tố truyền thống đã thiết lập và củng cố trật tự kinh doanh du lịch trong khu phố cổ. Những quy định này giúp cho các đơn vị kinh doanh 21
  • 24. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) có định hướng đúng về trách nhiệm bảo tồn của mình cùng với chính quyền địa phương. Các quy định này góp phần giúp cho kinh tế du lịch khu phố cổ nói riêng và Hội An nói chung phát triển bền vững theo định hướng đã vạch ra, tạo nguồn thu nhậpổn định và ngày càng tăng cho người dân và cả chính quyền (qua vé tham quan). Dân phố được tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với các du khách từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Họ hiểu biết thêm về trang phục, ngôn ngữ, thói quen, cách ứng xử của các du khách tứ phương. Người dân theo thời gian ngày càng quen với những quy định “cấm xe” của Hội An. Một số người lại tỏ ra thích không gian yên tĩnh của phố nhờ việc cấm xe. Chính quyền đã có quy hoạch khu dân cư mới ở ngoại vi thành phố để giãn bớt dân số trong khu phố cổ. Một số hộ nhiều nhân khẩu, thiếu chỗ ở có hoàn cảnh khó khăn được giải quyết cấp đất với giá sàn (không phải giá thị trường) để ổn định cuộc sống. 1.4.2.2. Du lịch cộng đồng Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình Bản Lác - Mai Châu là nơi in đậm bản sắc văn hóa người Thái trắng, với năm dòng họ sinh sống là Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc. Tới nay bản đã tồn tại được 700 năm. Trước đây dân bản chỉ sống dựa và nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá. Và cũng từ đó mọi người trong bản đều làm du lịch và cái tên bản Lác là một trong những vùng trọng điểm vềdu lịch ở Mai Châu, rộng hơn nữa nhiều người ví nơi đây như một “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam. Những năm trở lại đây, khách du lịch đến Mai Châu mỗi ngày một đông, chính vì thế dân bản thường bảo nhau sửa sang nhà cửa, như xây dựng nhà sàn và sử dụng các nguyên vật liệu cho ngôi nhà cũng được cải tiến (sàn gỗ công nghiệp, chân nhà có ốp xi măng…), các trang thiết bị trong nhà cũng hiện đại hơn, với mục đích để làm cho khách đến sống thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên, những ngôi nhà sàn hiện nay không bị thay đổi quá nhiều mà vẫn giữ được cái “mộc” của nó. Bên cạnh đó, người dân ở bản Lác cũng quan tâm hơn đến ẩm thực truyền thống của bản, thành lập những đội văn nghệ chuyên phục vụ khách tham quan. Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã tự làm nhiều đồ lưu niệm bán cho khách như dệt khăn quàng cổ, váy xòe Thái, vải treo tường có trang trí, dây đeo tay và những chiếc ví xinh xắn. Hiện tại ở bản Lác có 25 ngôi nhà sàn làm “khách sạn” được xây cất theo quy hoạch, mỗi “khách sạn” đều được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 25. Du lịch gần như là 22
  • 25. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) nguồn thu chính của bà con nơi đây. Nhà sàn ở bản Lác được dát bằng tre rộng mênh mông, cao ráo, sạch sẽ và giữ được truyền thống kiến trúc cổ. Bên trong có đầy đủ chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng. Sát cạnh sàn ngủ - nghỉ là sàn ngồi để ăncơm và uống trà. Chính quyền địa phương Mai Châu đã đầu tư vào hạ tầng cơ sở, hoạt động du lịch do các công ty du lịch ở Hà Nội thâu tóm. Mỗi hộ gia đình làm du lịch đều có mối quan hệ mật thiết với một số công ty du lịch nhất định ở Hà Nội để cung cấp khách. Thu nhập của các hộ làm du lịch là từ dịch vụ ăn uống, lưu trú và bán hàng thổ cẩm. Mô hình du lịch cộng đồng tại đây chủ yếu do người dân tự tổ chức và tiến hành là chính. Chính quyền và cộng đồng làng bản có hỗ trợ nhưng không trực tiếp đứng ra tổ chức điều phối các hoạt động thu hút và phục vụ du khách. 1.4.3. Bài học kinh nghiệm thành công rút ra từ các mô hình phát triển du lịch bền vững √. Thành phố Kyoto - Nhật Bản - Công tác tu bổ, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hoá là quyết định thành công đến phát triển du lịch của thành phố này. Chính quyền sở tại quan tâm đến việc tổ chức các lễ hội để thu hút du khách, cùng với đó là những bữa tiệc trà, những buổi liên hoan với nhiều món ăn truyền thống với cách chế biến phong phú. - Chính quyền thành phố chủ trương không phát triển các ngành công nghiệp nặng bởi vì lo sợ sẽ gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống, điêu khắc, chế tác kim loại chạm khảm... phục vụ khách du lịch. - Kết nối hệ thống giao thông trong nội thành phố và với các thành phố khác rất thuận tiện và hiện đại như: tàu điện ngầm, xe buýt công cộng, xe buýt du lịch hoặc taxi. Đi xe đạp, cũng là một cách tham gia giao thông của khách du lịch và người dân trong thành phố được chính quyền quan tâm. √.Thành phố Madrid - Tây Ban Nha: Thành công của thành phố này là chính quyền rất quan tâm tới bảo vệ môi trường, thành phố được xem như là một công viên cây xanh khổng lồ, rất thân thiện với môi trường. √ Thành phố Hội An - Quảng Nam: Chính quyền Hội An đã có những quy định nhằm bảo tồn di tích kiến trúc, giữ gìn cảnh quan phố cổ. Những quy định này cũng cản trở việc tự do buôn bán và đi lại của các hộ kinh doanh và người dân rất nhiều. Nhưng về lâu dài, sẽ tạo niềm thích thú cho du khách khi có một khu phố cổ trật tự,văn minh, hài hòa cổ kính. Vì vậy, việc hạn chế bớt một số tự do để hướng tới lợi ích lâu dài cho cư dân cũng rất cần thiết. 23
  • 26. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) √ Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình: Thành công của du lịch cộng đồng Bản Lác là người dân tộc bản địa trực tiếp làm du lịch tại ngôi nhà của mình, dưới sự quản lý chung của cộng đồng, du khách được thưởng thức các tiết mục văn nghệ truyền thống do chính người dân tộc địa phương biểu diễn và mua những món hàng lưu niệm do người địa phương làm ra như: khăn quàng cổ, áo thổ cẩm, váy xòe Thái, vải treo tường có trang trí, dây đeo tay... khách du lịch rất thích thú với mô hình du lịch này. 24
  • 27. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG – TỈNH KHÁNH HÒA 2.1. Tổng quan về thành phố Nha Trang 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Sau ngày giải phóng năm 1975, Nha Trang được chia thành 3 đơn vị hành chính: Quận 1, Quận 2 và Quận Vĩnh Xương; sau đó hợp nhất Quận 1 và Quận 2 thànhthị xã Nha Trang. Năm 1977, thị xã Nha Trang được Hội đồng Chính phủ nâng cấp thành thành phố trực thuộc tỉnh. Đến nay Nha Trang đã trở thành thành phố tỉnh lỵ củatỉnh Khánh Hòa, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của tỉnh, là thành phố du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong nước và quốc tế, và là một trong những trung tâm khoa họckỹ thuật, giao lưu thương mại của vùng. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong các đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành.Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang.Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó.Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa. Phía bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía nam giáp thành phố Cam Ranh, phía tây giáp huyện Diên Khánh, phía đông tiếp giáp với biển. Thành phố Nha Trang có tổng diện tích đất tự nhiên là 252,6km2 , với 27 đơn vị hành chính cơ sở: 19 phường và 08 xã với dân số trên 414.577 người (số liệu 31/12/2015). Nha Trang có nhiều lợi thế về địa lý, thuận tiện về đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển trong nước và quốc tế, là cửa ngõ Nam trung bộ và Nha Trang nên Nha Trang có nhiều điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu và phát triển.Nha Trang cách Thủ đô Hà Nội 1.280km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448km, Cố đô Huế 630km, Phan Rang 105km, Phan Thiết 260km, Cần Thơ 620km. Về đường hàng không, thành phố Nha Trang và vùng phụ cận có thời tiết thuậnlợi để phát triển ngành hàng không, đồng thời là, một trạm tiếp vận thuận lợi cho cácđường bay trong và ngoài nước. Nha Trang nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước: tuyến quốc lộ1A, đường sắt Bắc Nam nối liền Nha Trang với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; cách 25
  • 28. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) khôngxa sân bay quốc tế Cam Ranh khoảng 30 km về phía Nam; có cảng Nha Trang là cảng dulịch và vận chuyển hàng hóa ... tạo nên một mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh. Nha Trang có nhiều trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu, các trường Cao đẳng, trường dạy nghề, các trung tâm triển khai các tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành tương đối đồng bộ. Chính vì vậy thành phố Nha Trang đã trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Khánh hòa và của vùng Nam Trung Bộ. 2.1.3. Tài nguyên du lịch Tại Đại hội lần thứ hai Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới tổ chức tại Tadoussac (Quesbec, Canada), tháng 6/2003, vịnh Nha Trang đã được công nhân là thành viên chính thức của Câu lạc bộ, mở ra một cơ hội lớn để quảng bá Nha Trang – Khánh Hòa. Vịnh Nha Trang được biết đến với hệ thống các đảo lớn nhỏ, là một trong những điểm hấp dẫn, thu hút du khách đến với Nha Trang. Vịnh Nha Trang, với diện tích trên 500km2 , có 19 hòn đảo lớn, nhỏ nằm rải rác xa, gần tạo nên cảnh quan vừa kỳ vĩ, vừa thơ mộng. Hệ thống các đảo nhỏ trong vịnh Nha Trang rất đa dạng, với nhiều đảo lớn nhỏ như Hòn Mun, Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Miễu, Hòn Hố, Hòn Đụn, Hòn Một. Đây là những hòn đảo không chỉ có những cảnh đẹp trên bờ mà còn có những cảnh đẹp dưới nước. Những hòn đảo này cũng là nơi cư trú và làm tổ của loài chim yến, tổ của loài chim Yến là một đặc sản nổi tiếng của Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung, rất bổ dưỡng cho sức khỏe, có giá trị kinh tế rất cao. Yến Sào Nha Trang, Khánh Hòa là một món quà vô cùng ý nghĩa, rất được du khách ưu chuộng.Đảo Hòn Mun là nơi thiết lập khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam có những rạn san hô với một quần thể sinh vật biển còn nguyên sơ, gần như độc nhất vô nhị không chỉ của Việt Nam mà còn của cả Đông Nam Á. Bên cạnh tài nguyên du lịch biển đảo, Nha Trang còn có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá. Trong quá trình phát triển, các thế hệ người dân Nha Trang, Khánh Hòa đã sáng tạo di sản văn hóa vật thể vô cùng quý giá, đó là các công trình kiến trúc độc đáo, những di tích lịch sử văn hóa có giá trị với hệ thống các đình, đền, chùa, tháp, miếu ... vẫn còn tồn tại đến ngày nay như: Tháp Bà Ponagar, Đình Phương Sài, Đình Phú Vinh, Đền Hùng Vương, Đền TrầnHưng Đạo, Chùa Long Sơn, Nhà thờ Chánh tòa Nha Trang (nhà thờ Núi) ... 26
  • 29. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Song song đó là những di sản văn hóa phi vật thể rất đặc sắc, thể hiện tâm tư, nguyện vọng, tính cách, lối sống của con người Nha Trang. Đó là những lễ hội dân gian, mà tiêu biểu là Lễ hội Tháp Bà, lễ hội cầu ngư của các ngư dân, lễ hội cúng đình.Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài sản phong phú về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cùng sự quan tâm trong việc xây dựng chính sách phát triển đầu tư cho du lịch, hiện nay thành phố Nha Trang là một điểm sáng trong ngành du lịch Việt Nam, trở thành một trong những trung tâm du lịch của cả nước và đang vươn lên xứng tầm quốc tế. Nha Trang có rất nhiều điểm tham quan vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng hấp dẫn như Vinpear land, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Tháp bà Ponagar, Viện Hải dương học, Khu bảo tồn làng Bảo Đại ... nhiều khu Spa Resot nổi tiếng như:Khu Du lịch Vinpear land, Khu Du lịch và giải trí Diamond Bay, Trung tâm Du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang, Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng I-Resort Nha Trang,Khu Du lịch tắm khoáng bùn Trăm Trứng và các trung tâm mua sắm như: Chợ Đầm, Nha Trang Center, Siêu thị Maximark, Coop.mark. Siêu thị Metro. Các danh lam thắng cảnh, các điểm tham quan vui chơi, giải tri, mua sắm nằm tương đối gần nhau, rất thuận tiện cho việc di chuyển và có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau: đi bộ, đi xe đạp, xe buýt, ô tô, ca-nô ... Chính vì vậy, Nha Trang được biết đến như là một thiên đường để tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng vàchữa bệnh. 2.1.4. Hệ thống giao thông vận tải Nha Trang – Khánh Hòa là địa phương có đầy đủ tất cả các loại hình giao thông để kết nối với các địa phương khác trong nước và trên thế giới. Khánh Hòa có đầy đủ4 loại hình giao thông là đường không, đường bộ, đường sắt, đường biển. Hiện tại Khánh Hòa có các cảng Nha Trang, Cam Ranh, Hòn Khói, Vân Phong nhưng, trong đó cảng Nha Trang là càng đa chức năng phục vụ du lịch, vận tải hành khách vàchuyển tải hàng hoá các loại. Thành phố Nha Trang còn có 2 cảng phục vụ cho hoạt động du lịch là bến tàu du lịch Cầu Đá phục vụ du khách tham quan các đảo ở khu vực phía Nam thành phố và bến tàu du lịch của công ty Long Phú phục vụ khách du lịch ở các đảo khu vực phía Bắc. Sân bay Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách TP. Nha Trang khoảng 30 km, có 4 đường băng dài 3.040m, đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu 27
  • 30. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Năm Tổng số khách 2012 2013 2014 2015 2016 2017 du lịch Trong đó: Khách quốc tế năm 2004. Cảng hàng không Sân bay Cam Ranh là sân bay phục vụ cho nhu cầu bay của người dân khu vực Nam Trung bộ và là sân bay có khả năng tiếp nhận tất cả các loại máy bay chở khách lớn hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia mở đường bay thẳng tới Cam Ranh như Nga và một số nước Đông Âu khác. Hiện tại sân bay Cam Ranh có khả năng phục vụ các hoạt động bay đêm và là sân bay lớn thứ 4 của Việt Nam sau các sân bay như Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng và là sân bay có mức tăng trưởng khách lớn nhất hiện nay của cả nước. Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hòa, dài khoảng 149,2 km, qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện trong tỉnh. Trong thời gian tới ga Nha Trang được quy hoạch di chuyển ra khỏi thành phố để đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa của người dân cao hơn đồng thời giảm thiểu tình trạng ô nhiễm cho khu vực nội thị. Đồng thời chính phủ cũng quy hoạch tuyến đường sắt cao tốc thí điểm Nha Trang – Tp Hồ Chí Minh từ đây có thể rút ngắn thời gian đi tàu của 2 địa phương xuống. Quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài của tỉnh, Quốc lộ 26 nối với Đăk lăk và các tỉnh khu vực Nha Trang. Tuyến đường mới nối Nha Trangvới Đà Lạt đã rút ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km tuyến đường nàyvới mục đích gắn kết giữa hai địa phương có điểm mạnh là du lịch nhằm thu hút kháchtới với biển và rừng. 2.2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững thành phố Nha Trang 2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững 2.2.1.1. Khách du lịch Nha Trang là một trong những địa điểm du lịch - đặc biệt là du lịch biển hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Du khách trong và ngoài nước tới ViệtNam du lịch thì Nha Trang luôn là lựa chọn hàng đầu của họ. Được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan khí hậu quanh năm nắng ấm nên mùa du lịch và thu hút du khách của Nha Trang hầu như là quanh năm. Bảng 2.1. Số lượng khách du lịch đến Nha Trang giai đoạn 2012-2016 Đơn vị tính: người 2.165.833 2.851.950 3.402.033 3.708.465 4.231.244 5.453.146 530.660 633.496 840.024 893.754 1.045.066 1.276.535 (Nguồn: Chi cục Thống kê TP. Nha Trang) 28
  • 31. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Hình 2.1: Thống kê lượng khách du lịch đến Nha Trang Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của chi cục thống kê Tp. Nha Trang Qua các năm thì lượng khách đến với Khánh Hòa luôn luôn tăng, đặc biệt là năm 2016 và 2017 được đánh giá là năm thành công của du lịch Nha Trang khi thu hútđược trên 4,2 và gần 5,5 triệu lượt du khách. Năm 2016 lượng khách du lịch tăng thêmhơn 500.000 lượt khách so với năm 2015. Việc tăng trưởng này là do nền kinh tế đã dần phục hồi nên mức chi tiêu cho du lịch của du khách tăng lên cùng với nhiều chương trình để thu hút du khách về với Khánh Hòa. Mức tăng trưởng đạt được nhờ một phần đóng góp của lượng khách nội địa và đặc biệt là lượng khách quốc tê đến Khánh Hòa tăng trên 17%. Năm 2017, mức tăng khách du lịch khá ngoạn mục với khoảng 1,2 triệu lượt khách. Đây là mức tăng trưởng lớn nhất từ trước tới nay của du lịch Nha Trang. Trong đó, khách du lịch quốc tế duy trì mức tăng trưởng ổn định với trên 200 nghìn lượt khách mỗi năm. Từ năm 2012 trở lại đây, Việt Nam là thị trường mới nổi của khách du lịch đến từ Nga và hiện nay là Trung Quốc. Nhờ lợi thế là nước khí hậu nhiệt đới, quanh năm nắng ấm cùng với môi trường chính trị ổn định, Việt Nam với Nga có mối quan hệ tốt qua thời gian dài nên lượng khách Nga đến Việt Nam càng ngày càng tăng. Riêng Khánh Hòa hàng năm thu hút ½ số khách Nga đến Việt Nam. Trong 3 năm từ 2012 đến2014 lượng khách Nga đến với Khánh Hòa tăng với tý lệ xấp xỉ 50%. Hiện tại sân bay quốc tế Cam Ranh tiếp nhận trung bình 1 tuần khoảng 30 chuyến bay thẳng từ các địa phương của Nga đến Cam Ranh. Đồng thời, lượng khách Trung Quốc cũng có xuhướng tăng lên theo từng năm. Theo nhận định của các chuyên gia thì lượng khách 29
  • 32. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Nga, Trung càng ngày càng tăng đặc biệt là ở Khánh Hòa vì có những chuyến bay thẳng từ Nga, Trung Quốc tới Cam Ranh. Đây vừa là cơ hội cho việc tăng doanh thudulịch nhưng đồng thời tạo ra sức ép không nhỏ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng,nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Nhìn chung, tình hình du khách đến Khánh Hòa nói chung và Tp Nha Trang nói chung đã có những mức tăng trưởng rất ngoạn mục. Theo định hướng du lịch của ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 thì du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa, là trung tâm du lịch lớn của cả nước và của cả khu vực. Khánh Hòa phần đấu đón 5,2 triệu lượt khách lưu trú,trong đó có 1,4 triệu lượt khách quốc tế với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 15%/năm. Tuy nhiên, chỉ đến năm 2017 tổng số khách đến Khánh Hòa đã vượt con số kỳ vọng 5,2 triệu lượt với trên 5,4 triệu lượt khách năm 2017. Trong đó, khách quốc tế cũng đã đạt được được hơn 91% mục tiêuđề ra đến năm 2020. Với tình hình tăng trưởng lượng khách như hiện nay, Nha Trang – Khánh Hòa hoàn toàn có thể vượt qua các mục tiêu định hướng về thu hút du khách ở năm 2020. Tuy nhiên, ngoài những thành tự kể trên, có một thực trạng đáng lo ngại là tình hình du khách quốc tế đến Nha Trang không thực sự bền vững. Bảng dưới đây mô tả các thị trường khách du lịch quốc tế trong những năm gần đây sẽ cho thấy rõ hơn vấn đề này. Bảng 2.2. Thống kê các thị trường du khách tại Nha Trang giai đoạn 2014 - 2017 Đơn vị tính: người Năm 2014 2015 2016 2017 Khách quốc tế 840.024 893.754 1.045.066 1.276.353 Trung Quốc 84.002 151.938 282.168 510.541 Hàn Quốc 109.203 134.063 167.211 178.689 Nga 201.606 223.439 209.013 229.744 Nhật bản 67.202 80.438 83.605 89.345 Châu Âu 117.603 71.500 83.605 76.581 Mỹ 50.401 44.688 41.803 51.054 Thị trường khác 210.006 187.688 177.661 140.399 Nguồn: Trung tâm xúc tiến du lịch Khánh Hòa 30
  • 33. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Hình 2.2. Xu hướng biến động du khách của các thị trường quốc tế Nguồn: tính toán của tác giả từ dữ liệu của Trung tâm xúc tiến du lịch Khánh Hòa Hình 2.3. Thị phần du khách quốc tế năm 2017 Nguồn: tính toán của tác giả từ dữ liệu của Trung tâm xúc tiến du lịch Khánh Hòa Kết quả thống kê cho thấy, mức tăng trưởng của du khách quốc tế phụ thuộc vào thị trường du khách Trung quốc. Trong giai đoạn 2014 – 2017, du khách Trung Quốc đến Nha Trang – Khánh Hòa tăng đột biến. Nếu như ở năm 2014, lượng khách Trung quốc chỉ xếp thứ 4 trong các thị trường du khách quốc tế thì đến năm 2017 31
  • 34. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) lượng du khách Trung Quốc chiếm gần một nửa trong tổng lượng khách quốc tế. Ngược lại, các thị trường du khách chất lượng cao như thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản có xu hướng giảm dần. Trong đó, thị trường du khách Châu Âu giảm mạnh nhất. Các thị trường được xem là trọng điểm khác như thị trường du khách Hàn Quốc và Nhật Bản có tăng trưởng nhưng mức tăng trưởng khá khiêm tốn, không đáp ứng được kỳ vọng cũng như nỗ lực xúc tiến du lịch của chính quyền địa phương tại các thị trường này. Có thể thấy rằng, việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường du khách khách là hạn chế rất lớn của của du lịch Nha Trang – Khánh Hòa. Với chỉ một thị trường chiếm đến gần ½ tổng nguồn du khách sẽ kìm hãm sự phát triển về lâu dài của du lịch Khánh Hòa. Đầu tiên, phải kể đến là sự khó khăn trong việc đa dạng hóa các sản phẩmdu lịch; khi phụ thuộc quá nhiều vào 1 thị trường, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chỉ tập trung vào các sản phẩm để phục vụ thị trường đó mà không đầu tư vào các sản phẩm phục vụ các thị trường có thị phần thấp hơn. Hơn nữa, như đã biết, du khách đến từ thịtrường Trung Quốc có thị hiếu khá đơn giản, nhu cầu chính của họ là ăn uống, mua sắm. Với thị hiếu như vậy, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chỉ tập trung vào phát triển cácdịch vụ mua sắm và dịch vụ ăn uống. Các sản phẩm du lịch chất lượng cao như “nghỉ dưỡng”, “khám phá”, “nhân văn”… sẽ ít được chú trọng. Về lâu dài, đây là một yếu tốcó tác động tiêu cực đến việc phát triển du lịch bền vững cho Nha Trang – Khánh Hòa.Thứ hai, với việc phụ thuộc vào 1 thị trường du khách, việc duy trì ổn định của thị trường quốc tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nói cách khác, rủi ro về suy giảm đột ngột nguồn khách quốc tế là rất lớn nếu có biến động. Việc không đa dạng hóa được thị trường du khách mà phụ thuộc vào một thị trường cụ thể cũng giống như hoạt động kinh doanh chỉ tập trung vào 1 sản phẩm hay còn gọi với khái niệm trừu tượng là “bỏ trứng vào một rổ” sẽ tại ra không ít rủi ro cho các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại NhaTrang – Khánh Hòa. Thứ ba, du khách từ các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản có xu hướng chũng lại hoặc suy giảm sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và hình ảnh du lịch Nha Trang – Khánh Hòa. Khi những du khách khó tính rời đi, thì các dịch vụ cung cấp cho họ cũng sẽ bị cắt giảm đân ở các nhà cung cấp. Theo thời gian, chất lượng dịch vụ du lịch sẽ đi xuống. Ngoài ra, cũng phải kể đến những tác động về văn hóa du lịch và văn hóa phục vụ du khách của các nhà cung cấp cũng như người dân địa phương khi ít được tiếp xúc với các du khách đến từ những nền văn hóa tiên tiến trên thế giới. 32
  • 35. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Năm Tổng ngày khách lưu trú T/đó quốc tế 2017 11.842.807 2.833.135 Như vậy, có thể nhận thất rằng, tình hình tăng trưởng du khách quốc tế chỉ đạt được ở số lượng, còn chất lượng là một vấn đề rất đáng được các nhà quản lý, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại Nha Trang Khánh Hòa quan tâm trong thời gian tới nếu muốn phát triển du lịch của địa phương theo hướng bền vững trong tương lai. 2.2.1.2. Tình hình lưu trú và thu nhập du lịch thành phố Nha Trang Bảng 2.3: Tình hình lưu trú của du khách tại Nha Trang, giai đoạn 2012 - 2017 Đơn vị tính: ngày 2012 2013 2014 2015 2016 5.011.915 6.329.264 7.682.862 8.418.914 9.778.555 1.477.470 1.886.277 2.504.744 2.726.908 2.339.500 (Nguồn: Chi cục Thống kê TP. Nha Trang) Hình 2.4: Xu hướng biến động số ngày khách lưu trú tại thành phố Nha Trang Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của chi cục thống kê Tp. Nha Trang Hình 2.5. Thị phần số ngày lưu trú của du khách tại Nha Trang năm 2017 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của chi cục thống kê Tp. Nha Trang 33
  • 36. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Qua biểu đồ trên nhận thấy, cùng với sự tăng trưởng của lượng khách du lịch thì số ngày khách lưu trú cũng tăng đều qua các năm, với tỷ lệ tăng trung bình mỗi năm là 18%. Năm 2012, số ngày khách lưu trú la hơn 5 triệu ngày, trong đó số ngày khách quôc tế lưu trú là 1,4 triệu ngày. Đến năm 2017, số ngày khách lưu trú đã tăng lên thành gần 12 triệu ngày, tương đương tăng gần 2,5 lần, trong đó số ngày khách quốc tếlưu trú là trên 2,8 triệu ngày. Tuy nhiên, có thể nhận thấy xu hướng biến động về thời gian lưu trú chủ yếu đến từ du khách trong nước. Nếu năm 2012, thời gian lưu trú của du khách trong nước chiếm khoảng 70% tổng thời gian lưu trú thì đến năm 2017 đã chiếm tới 75% tổngthời gian lưu trú. Trong khi số ngày lưu trú của du khách trong nước có xu hướng tăngmạnh từ năm 2015 thì tổng thười gian lưu trú của du khách quốc tế có rất ít thay đổi trong giai đoạn này. Như vậy, có thể thấy rằng, việc giữ chân du khách quốc tế trong thời gian họ đến Nha Trang – Khánh Hòa là rất hạn chế. Điều này sẽ rất lãng phí cho du lịch Nha Trang bởi nếu du khách quốc tế không lưu trú dài ngày tại Nha Trang thì các cơ sở du lịch có ít cơ hội để khai thác chi tiêu của họ. Như đã biết, du khách quốc tế luôn có mức chi tiêu cao hơn rất nhiều so với du khách nội địa. Trong khi đó, thời gian lưu trú của khách quốc tế không tăng nhiều trong suốt hơn 5 năm qua là một trong những hạn chế đáng kể của diu lịch Nha Tranhg. Có thể lý giải điều này bởi sản phẩm du lịch của Nha Trang vẫn còn rất đơn giản, phần lớn chỉ xoay quanh nghỉdưỡng và tham quan. Chính những hạn chế này khiến thời gian lưu trú của du khách quốc tế tại Nha Trang rất ngắn ngủi. Bên cạnh đó, thời gian lưu trú của du khách nội địa tăng trưởng mạnh là nhờ mức tăng trưởng của lượng du khách nội địa. Kết quả nàycho thấy, việc khai thác các dịch vụ du lịch tại Nha Trang vẫn còn khá hạn chế, khiến cho doanh thu từ ngành du lịch vẫn chư đạt được như kỳ vọng. Bảng 2.4. Thống kê doanh thu du lịch của ngành Du lịch Nha Trang, gai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: nghìn đồng. (Nguồn: Chi cục Thống kê TP. Nha Trang) 34 Năm Doanh thu du lịch 2012 2013 2014 2015 2016 2017 4.691.850 6.477.269 8.361.981 9.982.927 12.009.963 17.303.850
  • 37. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Hình 2.6. Xu hướng biến động doanh thu ngành du lịch Nguồn: tính toán từ số liệu của Chi cục Thống kê TP. Nha Trang Qua các năm thì lượng khách đến với Khánh Hòa luôn luôn tăng, đặc biệt là năm 2016 được đánh giá là năm thành công của du lịch Nha Trang khi thu hút được trên 4,2 triệu lượt du khách, tổng doanh thu mà ngành du lịch đem lại là hơn 12.000 tỷ Đồng. Năm 2016 lượng khách du lịch tăng thêm hơn 500.000 lượt khách so với năm 2015, doanh thu du lịch năm 2016 tăng 33,3% so với năm 2015. Năm 2017 ghi nhận mức tăng kỷ lục về doanh thu du lịch của Khánh Hòa, đạt mức trên 17 nghìn tỷ đồng, cao gấp gần 4 lần so với năm 2012. Việc tăng trưởng này là do nền kinh tế đã dần phụchồi nên mức chi tiêu cho du lịch của du khách tăng lên cùng với nhiều chương trình đểthu hút du khách về với Khánh Hòa. Mức tăng trưởng đạt được nhờ một phần đónggóp của lượng khách nội địa và đặc biệt là lượng khách quốc tê đến Khánh Hòa tăng trên 17%. Từ năm 2012 trở lại đây, Việt Nam là thị trường mới nổi của khách du lịch đến từ Nga và hiện nay là Trung Quốc. Nhờ lợi thế là nước khí hậu nhiệt đới, quanh năm nắng ấm cùng với môi trường chính trị ổn định, Việt Nam với Nga có mối quanhệ tốt qua thời gian dài nên lượng khách Nga đến Việt Nam càng ngày càng tăng. Riêng Khánh Hòa hàng năm thu hút ½ số khách Nga đến Việt Nam. Trong 3 năm từ 2012 đến 2014 lượng khách Nga đến với Khánh Hòa tăng với tý lệ xấp xỉ 50%. Hiện tại sân bay quốc tế Cam Ranh tiếp nhận trung bình 1 tuần khoảng 30 chuyến bay thẳngtừ các địa phương của Nga đến Cam Ranh. Đồng thời, lượng khách Trung Quốc cũng có xuhướng tăng lên theo từng năm. Theo nhận định của các chuyên gia thì lượng khách Nga, Trung càng ngày càng tăng đặc biệt là ở Khánh Hòa vì có những chuyến bay thẳng từ Nga, Trung Quốc tới Cam Ranh. Đây vừa là cơ hội cho việc tăng doanh thu du lịch nhưng đồng thời tạo ra sức ép không nhỏ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.Theo định hướng du lịch của ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 thì 35
  • 38. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa, là trung tâm du lịch lớn của cả nước và của cả khu vực. Khánh Hòa phần đấu đón 5,2 triệu lượt khách lưu trú,trong đó có 1,4 triệu lượt khách quốc tế với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 15%/năm. 2.2.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất du lịch a. Các cơ sở lưu trú Bảng 2.5. thống kê số lượng cơ sở lưu trú và số lượng phòng lưu trú tại Nha Trang, giai đoạn 2012 - 2017 STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Cơ sở lưu trú 488 493 498 534 575 650 2 Tổng số phòng 11.745 12.050 12.275 15.559 22.923 28.353 Nguồn: Chi cục Thống kê TP. Nha Trang Hình 2.7. Mức độ tăng trưởng số lượng cơ sở và số phòng lưu trú Nguồn: tính từ dữ liệu của Chi cục Thống kê TP. Nha Trang Trong giai đoạn 2012 – 2014, số lượng cơ sở lưu trú tăng tương đối chậm với tốc độ tăng trung bình mỗi năm là khoảng 4%. Trong những năm này, lượng du khách đến Nha Trang chưa tăng đột biến, tổng lượng khách năm 2014 mới chỉ đạt 3,4 triệu lượt. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2015, lượng khách đến Nha Trang đã tăng lên rất nhanh. Năm bắt được nhu cầu này, các nhà đâu tư đã tiến hành xây dựng rất nhiều các cơ sở lưu trú để phục vụ du khách. Riêng về số phòng, năm 2016 số phòng tăng 95% so với năm 2012. Tương tự như vậy, năm 2017 cũng ghi nhận mức tăng trên 30% so với năm 2016. Đến năm 2017, trên địa bàn thành phố Nha Trang có 650 cơ sở lưu trú có đăng ký, trong đó có 1 khách sạn tiêu chuẩn 6 sao, 6 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4sao…và hàng trăm khách sạn từ 3 sao trở xuống. Nếu so với thời điểm năm 2012, đến năm 2017 số cơ sở lưu trú tại Nha Trang đã tăng hơn 33%, số phòng phục vụ đã tăng gần 1,5 lần (140%). 36
  • 39. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Có thể nhận thấy, Nha Trang – Khánh Hòa có nhiều điểm mạnh về năng lực cung cấp dịch vụ lưu trú khi có đến gần 30 nghìn phòng. Tuy nhiên, nếu thực hiện mộtphép so sanh đơn giản về số phòng và số cơ sở lưu trú có thể nhận thấy một điểm đánglưu tâm sau: trong khi số cơ sở lưu trú chỉ tăng 33% thì tổng số phòng đã tăng đến 140% trong cùng thời kỳ. Kết quả này cho thấy các cơ sở lưu trú với số lượng phòng lớn là rất nhiều, mà để đảm bảo được điều này chỉ có thể xây dựng những khách sạn cao tầng mới đảm bảo được tốc độ tăng trưởng như trên. Thực tế cho thấy, ở Nha Trang hiện có khá nhiều cơ sở lưu trú có chiều cao trên 30 tầng. Bảng dưới đây cung cấp dữ liệu về các cơ trở lưu trú tại Nha Trang – Khánh Hòa. Bảng 2.6. Chiều cao của các cơ sở lưu trú tại Nha Trang - Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2017 Co sở lưu trú 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số cơ sở 488 493 498 534 575 650 Cơ sở dưới 10 tầng 296 298 299 317 321 353 Cơ sở từ 10 - dưới 20 tầng 158 160 160 168 179 194 Cơ sở từ 20 - dưới 30 tầng 31 32 35 41 57 69 Cơ sở từ 30 - dưới 40 tầng 3 3 4 7 14 27 Cơ sở trên 40 tầng 0 0 0 1 4 7 Nguồn: Thống kê từ báo cáo của Sở xây dựng Khánh Hòa Hình 2.8. Sự thay đổi chiều cao (theo tầng) của các cơ sở lưu trú Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở xây dựng Khánh Hòa 37
  • 40. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) Hình 2.9. So sánh sự thay đổi cơ sở lưu trú năm 2012 và năm 2017 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở xây dựng Khánh Hòa Có thể nhận thấy rằng, các có sở lưu trú tại Nha Trang có sự thay đổi đáng kể. Ở thời điểm năm 2012 các cơ sở lưu trú dưới 10 tầng chiếm khoảng 2/3 tổng số cơ sở, thì đến năm 2017, số cơ sở lưu trú dưới 10 tầng chỉ chiếm khoảng hơn 1/2 tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn. Trong đó, số cơ sở lưu trú từ 20 đến dưới 30 tầng tăng hơn 2 lần; số cơ sở từ 30 đến dưới 40 tầng tăng 9 lần; và số cơ sở trên 40 tầng cũng tăng từ 0lên 7 cơ sở vào năm 2017. Việc gia tăng các cơ sở lưu trú cao tầng đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt đo thị của Nha Trang, làm tăng dáng vẻ hiện đại của đô thị Nha Trang.Tuy nhiên, về lâu dài, việc gia tăng các cơ sở lưu trú cao tầng dọc bờ biển Vịnh Nha Trang mang lại nhiều thách thức cho phát triển du lịch bền vững của địa phương. Thứ nhất, sự phát triển của các tòa nhà cao tầng dọc bờ biển ngắn và hẹp của Nha Trang sẽ làm mất cân bằng (nếu không muốn nói là phá vỡ) về cảnh quan tổng thể của vịnh NhaTrang. Như đã biết, Nha Trang được biết đến là 1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, tuy nhiên đặc trưng của ven bờ vịnh Nha Trang là ngăn và hẹp được bao bọc bởi các dãy núi; do đó, việc có quá nhiều các tòa nhà cao tầng san sát nhau ngay cạnh bãi biển làmcho cảnh quan tự nhiên bị phá vỡ. Khi cảnh quan tự nhiên mất cân đối, vẻ đẹp của Vịnh Nha Trang cũng giảm đi. Trong khi đó du khách quốc tế, đặc biệt là du kháchđến từ các thị trường du lịch khó tính rất quan tâm đến yếu tố môi trường và cảnh quantự nhiên. Bên cạnh đó, việc các tòa nhà cao tầng được xây dựng quanh bờ biển sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn trong việc phát triển đo thị, và phát triển các cơ sở lưu tru về phía tây thành phố do các tòa nha cao tầng giống như bức tường chắn gió, đã ngăn cản 38
  • 41. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) hết gió và không khí trong lành từ phía biển. Thứ hai, việc tập trung quá nhiều khách sạn cao tầng xung quanh khu vực trung tâm sẽ tạo ra áp lực cực lớn lên hạ tầng giao thông. Thực tế cho thấy, trong khung giờ cao điểm từ 18 giớ đến 20 giờ tuyến đường biển Trần Phu luôn xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, gần đây chính quyền thành phố đã phải ban bố lệnh cấm lưu thông xe khách từ trên 16 chỗ ngồi lưu thông trên tuyến đường này. Việc tắc nghẽn giao thông, và cấm các xe chở khách du lịch cỡ lớn làmột yếu điểm rất lớn của Nha Trang hiện nay. Với việc xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, thị việc để xảy ra tình trạng phát triển quá nóng các cơ sở lưu trú cao tầng dọc bờ biển như hiện nay đang tạo ra thách thức lớn với việc phát triển bền vững du lịch Nha Trang – Khánh Hòa. b. Cơ sở vui chơi giải trí Trên địa bàn thành phố Nha Trang có rất nhiều loại hình dịch vụ vui chơi giải trí đặc biệt là các loại hình giải trí phục vụ cho khách du lịch. Toàn thành phố có 2 sân golf tiêu chuẩn quốc tế tại đảo Hòn Tre và khu du lịch Diamond bay. Khu vui chơi giải trí phức hợp lớn nhất nước tại Vinpearl, tại đây du khách có thể chơi các trò chơi trong nhà, cảm giác mạnh ngoài trời, công viên nước… Đến nay, dọc bờ biển có khoảng 50 cơ sở đăng ký phục vụ các hoạt động các trò chơi trên biển như dù kéo, moto nước, lặn biển, lướt ván… có thể đáp ứng tối đa nhu cầu về vui chơi trên biển của du khách trong và ngoài nước. 2.2.2. Về xã hội 2.2.2.1. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử a. Di tích lịch sử, văn hoá Thành phố Nha Trang có 3 di tích cấp quốc gia (Hòn Chồng – Hòn Đỏ, Vịnh Nha Trang, Tháp bà Ponagar Nha Trang) và 11 di tích cấp tỉnh. Hàng năm, Phòng Vănhoá Thông tin đều thực hiện kiểm tra các di tích trên địa bàn thành phố. Đồng thời, tham mưu Lãnh đạo thành phố phê duyệt kinh phí tu bổ các di tích đã xuống cấp. Ngoài ra, thành phố còn quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến nhận thức cho người dân về giá trị của các di tích trên địa bàn. Trong năm 2012, Phòng Văn hoá Thông tin đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố; Trung tâm Quản lý di tích - Danh lam thắng cảnh Khánh Hòa tổ chức Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa cho các trường THCS trên địa bàn thành phố. 39
  • 42. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) - Di tích Hòn Chồng – Hòn Đỏ Phường Vĩnh Phước và Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang. Danh thắng gồm: Hòn Chồng, Hòn Đỏ, và Hội quán vịnh Nha Trang. Năm 1998, danh thắng được xếp hạng di tích Quốc gia. Danh thắng Hòn Chồng – Hòn Đỏ hình thành do sự kiến tạo của tự nhiên. Đó là những khối đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau thành nhiều tầng nhiều lớp trải dài từ chân đồi La San ra biển Đông tạo thành bố cục khá ấn tượng trong cảnh sắc thiên nhiên vịnh Nha Trang. Ở đó tạo nên những hình tượng kỳ thú và những bãi tắm tự nhiên đẹp và kín gió. Nhóm đá phía Bắc gọi là Hòn Chồng và nhóm đá nhỏ, thấp hơn ở phía Nam gọi là Hòn Vợ. Tạo hóa khéo sắp đặt bãi đá lô nhô thành những hình tượng kỳ thú như “Cổng trời”, “Cánh tay bám đá”, “Nụ hôn của biển”, “Tiên ông” … đã hình thành nên những truyền thuyết dân gian lôi cuốn, hấp dẫn và đậm chất nhân văn. Cách Hòn Chồng khoảng 300m về phía Đông Nam là Hòn Đỏ. Tên gọi Hòn Đỏ bắt nguồn từ hiện tượng có những phiến đá ánh lên sắc đỏ mỗi khi ánh nắng mặt trời chiếu rọi xuống đây. Trên Hòn đảo nhỏ vẫn còn lưu giữ những cảnh sắc thiên nhiên còn nguyên sơ, thơ mộng. Đó là những sắc đỏ của những cảnh hoa ti gôn, sắc trắng của hoa sứbên những vách đá lớn. Trong tương lai đây sẽ là điểm đến hấp dẫn quý khách khi đến Nha Trang, được dạo chơi trên hòn đảo nhỏ chỉ cách đất liền vài trăm mét. Năm 2005, nhân dịp Nha Trang tổ chức Hội nghị chuyên đề của CLB các vịnh biển đẹp nhất thế giới, tỉnh Khánh Hòa xây dựng Hội quán vịnh Nha Trang để chào mừng sự kiện trên. Danh thắng Hòn Chồng đã được chọn là địa điểm xây dựng hội quán. Từ tháng 12/2004 đến 3/2005 Hội quán được xây dựng, lắp ghép từ 15 ngôi nhà cổ dân gian truyền thống của Huế, còn gọi là nhà Rường. Hội quán vịnh Nha Trang được xây dựng theo hướng từ đường ra biển, tuần tự: cổng Tam quan, sân trước nối nhà chính và hai dãy nhà Tả vu, Hữu vu bao quanh hòn giả sơn. Hai gian nhà Tả vu và Hữu vu trưng bày một số tác phẩm mỹ nghệ do các nghệ nhân của Nha Trang – Khánh Hòa tạo nên, đó là những bức tranh cát làm từ cát tự nhiên, những bức tranh đá quý, trầm hương… Những tác phẩm nghệ thuật về các cảnh đẹp của Nha Trang – Khánh Hòa… Bên cạnh có trưng bày triển lãm giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật về nhiếp ảnh, hội họa.. của các tác giả giới thiệu những di 40
  • 43. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) tích, danh thắng tiêu biểu của Khánh Hòa. Qua đó góp phần quảng bá hình ảnh, con người Nha Trang – Khánh Hòa và đất nước Việt Nam đến bạn bè mọi miền và khắp năm châu. Đó là những con người giàu lòng mến khách, yêu hòa bình, tài hoa và đầy lòng sáng tạo. - Tháp bà Ponagar Dưới vương triều Panduranga, người Chăm xây dựng các đền tháp trên đồi Cù Lao ở xứ Kauthara, để thờ Nữ thần Ponagar là Mẹ Xứ sở của người Chăm, tên thường gọi là Tháp Bà Ponagar. Di tích có niên đại xây dựng khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Khu đền tháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tôn giáo, tinh thần của dân tộc Chăm. Mỗi công trình chứa đựng những tinh hoa nghệ thuật của văn hóa Chămpa. Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật tiêu biểu, năm 1979 Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Tháp Bà Ponagar là di tích Quốc gia. Tháp Bà Ponagar thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, là một quần thể kiến trúc lớn và được phân bố trên 3 mặt bằng: Tháp Cổng, Mandapa và khu đền tháp. Do biến động của lịch sử, hiện nay khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở hai mặt bằng: Gồm Mandapa (tiền đình) và Khu đền Tháp ở phía trên. Từ nhiều năm nay, kỹ thuật xây dựng các đền tháp Chăm và phương pháp chế tạo những viên gạch để xây các đền tháp được nhiều người quan tâm.Kỹ thuật xây dựng tháp Chăm hết sức độc đáo. Gạch xây tháp Chăm là gạch loại lớn (có kích thước 0,40m x 0,18m x 0,05m).Đặc điểm của gạch xây tháp là xốp, nhẹ, mềm, dễ tạo hình và không thấm nước nên hầu như không có hiện tượng rêu bám, mà các viên gạch chỉ bị bào mòn theo thời gian,phô ra lõi màu đen, thể hiện những viên gạch được nung ở nhiệt độ cao. Trong khi đó, các viên gạch chúng ta sử dụng trùng tu nặng hơn, dễ thấm nước và giữ nước, tạo môi trường cho thực vật ký sinh dễ sinh sôi, phát triển, như: rêu, dương xỉ… Cho đến nay, dù có nhiều lý giải khác nhau, nhưng cách thức sản xuất gạch, chất liệu gạch, chất liên kết, kỹ thuật xây dựng tháp Chăm vẫn là điều bí ẩn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư, du khách trong và ngoài nước. Các công trình kiến trúc ở đây đã trải qua hơn nghìn năm và chịu nhiều sự tác động của tự nhiên và con người, của chiến tranh. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, Tháp Bà Ponagar đã trải qua một số lần trùng tu tôn tạo. Lần thứ nhất người Pháp tu bổ vào 41
  • 44. lOMoAR cPSD|23555289 Downloaded by Hi?u Lê (ledonghieu130199@gmail.com) những năm 30 của thế kỷ XX. Dấu ấn rõ nhất của đợt tu bổ này là những chỗ gạch trát xi măng. Sau đó, những năm 90 của thế kỷ XX, chúng ta đã tiếp tục tu bổ để bảo tồn những ngôi tháp cổ. Lần tu bổ gần đây nhất là năm 2010 ở tháp Nam. - Di tích luôn được quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; công tác tu bổ được thực hiện thường xuyên và trở thành trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân khu vực Nam Trung bộ và Nha Trang, nhất là mỗi dịp Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra từ ngày 21 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm khách hành hương về dự lễ rất đông. Lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012. - Vịnh Nha Trang Vịnh Nha Trang nằm trong toạ độ 12 0 08’33” đến 120 25’18” vĩ độ Bắc và 1090 07’16” đến 109 14’30” kinh độ Đông, bao gồm vòng cung bờ biển phía Đông thành phố Nha Trang (từ mũi Kê Gà giáp xã Vĩnh Lương và phường Vĩnh Hòa đến mũi Cù Hin, đèo Cù Hin giáp huyện Cam Lâm ) ra ngoài khơi vịnh Nha Trang nối các đảo Hòn Câu, Hòn Nọc, Hòn Mun tạo thành ranh giới vịnh Nha Trang. Chu vi vịnh 39,82 km, khoảng 21,50 hải lý; tổng diện tích 249,65 km2 . Năm 2003 tổ chức “Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới” đã kết nạp làm thành viên thứ 29 và ngày 25/3/2005 Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạngdanh lam thắng cảnh Quốc gia. Vịnh Nha Trang có nét đẹp bao la của biển trời mênh mông với những đảo lớn nhỏ nổi bật lên trên mặt biển trong xanh và những bãi cát trắng, mịn màng dưới ánh mặt trời trải dài trên các vòng cung bờ vịnh. Đặc biệt, một số đảo có chim yến làm tổ là nguồn lợi vô giá, đầy bổ dưỡng và được coi là “vàng trắng” của Việt Nam. Dưới lòng vịnh, ngoài lượng hải sản phong phú, còn có các rạn san hô ở khu vực đảo hòn Mun hình thành những thuỷ cung đầy màu sắc sinh động mà du khách không thể bỏ qua khi lặn biển Nha Trang. Thêm vào đó, di chỉ khảo cổ học tại làng đảo Bích Đầm thuộc văn hóa Xóm Cồn cũng góp phần nâng tầm giá trị di sản văn hoá cho vịnh Nha Trang. b. Văn hóa phi vật thể Nha Trang – Khánh Hoà có 02 di sản phi vật thể được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia là Lễ hội Tháp bà Ponagar Nha Trang và Lễ hội Cầu Ngư. - Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang: Diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch, tại di tích Tháp Bà Ponagar, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài 42