SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Luận văn
Một số giải pháp hoàn thiện các
quy định của pháp luật về quản
trị công ty cổ phần
2
2
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị công ty cổ phần.............................. 3
I. Quan niệm về quản trị công ty cổ phần .............................................................................. 3
II. Quản trị công ty cổ phần xét theo phương diện kết hợp hài hòa lợi ích của các bên .......... 4
III. Các yếu tố chủ yếu của quản trị công ty cổ phần.............................................................. 6
1.3.1. Về quyền của các cổ đông ........................................................................................... 6
1.3.2. Về Hội đồng quản trị ................................................................................................. 6
1.3.3. Về quản trị điều hành, thù lao và hiệu quả hoạt động................................................... 7
1.3.4. Về công khai hóa thông tin và sự minh bạch................................................................ 8
Chương 2: Thực trạng điều chỉnh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ....................... 9
I. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về quyền của cổ đông ...................................................... 9
1. Các quyền của cổ đông nói chung theo quy định của pháp luật.......................................... 9
2. Về vấn đề bảo vệ các cổ đông thiểu số ............................................................................. 9
II. Thực trạng điều chỉnh pháp luật Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty........... 10
1. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Hội đồng quản trị...................................................... 10
2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Ban kiểm soát........................................................... 12
3. Về quản trị điều hành, thù lao và hiệu quả hoạt động....................................................... 13
4. Đảm bảo minh bạch và công khai thông tin trong CTCP ................................................. 15
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công
ty cổ phần .......................................................................................................................... 17
1. Những yêu cầu về tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ
phần.................................................................................................................................... 17
2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị
công ty cổ phần................................................................................................................... 18
Phụ lục................................................................................................................................ 20
Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 24
3
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LDN : Luật Doanh nghiệp
CTCP : Công ty cổ phần
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
HĐQT : Hội đồng quản trị
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PMRC : Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
CIEM : Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
GTZ : Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
UNDP : Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
4
4
Chương I.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
I. Quan niệm về quản trị công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển trong
những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của CTCP gắn liền
với sự hình thành của thị trường vốn, thị trường tiền tệ. CTCP là một trong những loại hình tổ
chức kinh doanh phổ biến hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay
của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc
gia phát triển [4, tr.18]. Từ góc độ pháp lý, ta có thể khái quát một số đặc trưng cơ bản của
một công ty cổ phần như sau:
Một là, công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập.
Hai là, công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ bằng tài sản riêng
của công ty.
Ba là, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần.
Bốn là, quản lý ủy quyền theo cơ cấu hội đồng và tách biệt với chủ sở hữu.
Trước một vấn đề như vậy, nhiệm vụ của pháp luật công ty là đưa ra những hình thức
tổ chức hoạt động có thể tạo điều kiện bảo vệ các nhóm quyền lợi sau đây một cách hài hòa
và ổn định:
- Nhóm quyền lợi của những người trực tiếp kinh doanh
- Quyền lợi của những nhà đầu tư vốn, những người muốn trực tiếp tham gia vào
thành quả kinh doanh, mà bản thân không trực tiếp kinh doanh.
- Quyền lợi của những người cho vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư,
người sở hữu các loại trái phiếu), người cung ứng hàng hoá, người lao động.
Chính vì thế, vấn đề làm sao tạo ra sự tự do không quá lớn, sự giám sát không quá yếu
để khuyến khích người quản trị (khái niệm người quản trị được dùng dưới đây để chỉ những
người có quyền quản lý và kiểm soát công ty, thường là thành viên ban giám đốc, HĐQT hoặc
những cổ đông đa số, chiếm cổ phần chi phối trong công ty) hành động một cách năng động,
sáng tạo, linh hoạt vì lợi ích của chủ sở hữu công ty là một bài toán khó từ hàng trăm năm nay
– một bài toán của nhiều thế kỷ [21, tr.364].
Corporate governance, tạm dịch là quản trị công ty, tiếp cận công ty từ phương diện
phân quyền và chế ước giữa các tác nhân ảnh hưởng tới sự điều hành của một doanh nghiệp.
Quản trị công ty trước hết không phải là khái niệm được hiểu giống nhau. Có nhiều
định nghĩa khác nhau về quản trị công ty.
- Theo Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), "quản trị công ty là một hệ thống các cơ
chế, các hành vi quản lý. Cơ chế này xác định việc phân chia các quyền và nghĩa vụ giữa cổ
đông, hội đồng quản trị, các chức danh quản lý và những người có lợi ích liên quan, quy định
trình tự ban hành các quyết định kinh doanh. Bằng cách này, công ty tạo ra một cơ chế xác lập
mục tiêu hoạt động, tạo ra phương tiện thực thi và giám sát việc thực hiện các mục tiêu đó".
[47]
- Quản trị doanh nghiệp còn được hiểu theo hai nghĩa, "quản trị doanh nghiệp theo
nghĩa hẹp được hiểu là cơ chế quản lý – giám sát của chủ sở hữu với người quản lý công ty
theo những mục tiêu và định hướng của chủ sở hữu. Theo nghĩa rộng hơn, quản trị doanh
nghiệp gắn chặt với quyền lợi của chủ sở hữu cũng như các chủ nợ, người cung cấp, người lao
động, thậm chí khách hàng của công ty. Về mặt tổ chức, quản trị công ty là tập hợp các mối
quan hệ giữa chủ sở hữu, HĐQT và các bên liên quan nhằm: xác định mục tiêu, hình thành
các công cụ để đạt đạt được mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của công ty" [49,
13/12/2004,11:15]
5
5
- Theo Ngân hàng thế giới (WB), "quản trị công ty là một hệ thống các yếu tố pháp
luật, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty. Nó cho phép công ty có thể thu hút được các
nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động có hiệu quả, và nhờ đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài
cho các cổ đông, trong khi vẫn tôn trọng quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và
của xã hội. Đặc điểm cơ bản nhất của một hệ thống quản trị công ty là: (i) tính minh bạch của
các thông tin tài chính, kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý, (ii)
bảo đảm thực thi các quyền của tất cả các cổ đông, (iii) các thành viên trong hội đồng quản trị
có thể hoàn toàn độc lập trong việc thông qua các quyết định, phê chuẩn kế hoạch kinh doanh,
tuyển dụng người quản lý, trong việc giám sát tính trung thực và hiệu quả của hoạt động quản
lý và trong việc miễn nhiệm người quản lý khi cần thiết".
II. Quản trị công ty cổ phần xét theo phương diện kết hợp hài hòa lợi ích của các
bên
Mỗi công ty là tổng hoà các mối quan hệ phức tạp, vì vậy, luôn tiềm ẩn những xung
đột về lợi ích có thể nảy sinh sau các quyết định cụ thể của công ty. Trong nội bộ doanh
nghiệp, người quản lý, người lao động và cổ đông đều mong muốn công ty kinh doanh có
hiệu quả và phát triển bền vững. Tuy nhiên, do sự khác biệt về lợi ích giữa các cổ đông, sự
tách biệt giữa người quản lý và quyền sở hữu đã tạo nên những xung đột về lợi ích.
Một là: xung đột về lợi ích giữa cổ đông thiểu số với nhóm cổ đông sở hữu đa số cổ
phần nắm quyền kiểm soát công ty
Hai là: xung đột giữa cổ đông với những người quản lý doanh nghiệp
Tuy nhiên, sự xung đột quyền lợi của các nhóm người này không gay gắt đến mức
chúng chỉ có thể được giải quyết bằng pháp luật, mà cơ chế của thị trường luôn tác động góp
phần vào sự giải quyết các xung đột đó. Bởi vì, tất cả những người tham gia đều cần sự thành
công của doanh nghiệp và những người tham gia này cần một cách thức nào đó để dung hòa
các mối quan tâm về lợi ích, kết hợp hiệu quả các nguồn lực và mở rộng khả năng phát triển.
Lịch sử công ty trên thế giới được biết đến ba loại mô hình quản lý công ty là: Mô
hình Anh - Mỹ, mô hình châu Âu lục địa và mô hình Nhật Bản. Mỗi mô hình đều có đặc điểm
chung và đặc điểm riêng, nhưng đều có mục tiêu là tạo khả năng để chủ sở hữu (cổ đông) có
thể quản lý được những người điều hành công ty một cách tốt nhất.
Như đã phân tích ở trên, CTCP là một chủ thể pháp luật, có cơ cấu tổ chức độc lập đối
với các cổ đông; là chủ sở hữu tài sản của công ty, là nguyên đơn, bị đơn trong tố tụng. Các
cổ đông không có quyền trực tiếp đối với tài sản trong công ty. Cổ đông thực hiện quyền cổ
đông bằng cách biểu quyết trong cuộc họp ĐHĐCĐ. Việc điều hành kinh doanh giao cho
HĐQT – những người có khả năng kinh doanh và các giám đốc điều hành.
Xem xét từ các nước trên có thể thấy được một số đặc trưng sau về cơ cấu tổ chức của
một công ty ngày nay bao gồm chủ yếu là: Chủ sở hữu (cổ đông); HĐQT hoặc Hội đồng giám
sát; Giám đốc điều hành [26, tr.187-188].
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận này như sau:
* Chủ sở hữu công ty (cổ đông) là người cung cấp vốn đầu tư hoặc vốn cổ phần, có
một số quyền cơ bản sau:
- Bầu và bãi nhiệm HĐQT hoặc Hội đồng giám sát.
- Thông qua hoặc không thông qua một số vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc của công
ty như thay đổi Điều lệ; sáp nhập, tăng giảm vốn công ty.
- Quyết định mức lãi cổ tức và hưởng thụ lãi.
* Hội đồng quản trị là cơ quan thay mặt chủ sở hữu (cổ đông) thực hiện việc quản lý
công ty thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc điều hành;
- Giám sát hoạt động quản lý điều hành của giám đốc điều hành;
- Xem xét và thông qua các quyết định quan trọng khác không trực tiếp do chủ sở hữu
(cổ đông) quyết định.
6
6
* Giám đốc điều hành của công ty thường không phải là một người mà là một số
người do HĐQT lựa chọn và bổ nhiệm. Thực chất được gọi là bộ máy điều hành công ty hoặc
các quản trị gia của công ty. Giám đốc điều hành thực hiện chức năng điều hành các hoạt
động hàng ngày của công ty.
Tất cả các mô hình trên đây có thể dễ dàng nhận thấy rằng bằng cơ chế phân quyền đã
định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các thành viên, cơ quan trong công ty như các cổ đông,
HĐQT, Giám đốc điều hành. Các cơ quan này có sự độc lập tương đối trong hoạt động và chi
phối lẫn nhau. Đồng thời, đảm bảo cho cổ đông quản lý giám sát một cách tốt nhất với các
nhà quản trị điều hành công ty.
Mô hình quản lý, điều hành kiểu Anh, Mỹ có nền tảng là sự tách biệt giữa quản lý với
sở hữu vốn trong CTCP. Trong mô hình quản lý, điều hành kiểu Anh, Mỹ, dựa trên ba nguyên
tắc sau:
Thứ nhất, sử dụng các thành viên HĐQT độc lập (independent directors) để kiềm chế
quyền lực của ban giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.
Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm giới kế toán để trình báo cáo tài chính có tính xác thực
nhằm giúp cổ đông có thông tin đầy đủ khi đầu tư vào công ty.
Thứ ba, sử dụng và tín nhiệm các nhà phân tích tài chính để xem xét và phân tích các
triển vọng kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của các công ty dự kiến phát hành
cũng như đang phát hành chứng khoán ra công chúng, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho
công chúng muốn đầu tư. Khi một CTCP hoạt động kém hơn mức trong ngành hay của thị
trường, hoặc thiếu cơ chế quản trị thích đáng, các nhà đầu tư sẽ phản ứng bằng cách bán cổ
phần của họ, là một hình thức áp đặt kỷ luật của thị trường lên ban giám đốc công ty.
Ở Việt Nam, quan hệ giữa cổ đông trong nhiều công ty hiện nay thường thu hẹp trong
phạm vi quan hệ gia đình, xã hội như họ hàng, dòng tộc, bạn bè, đồng hương. Theo báo cáo
tổng kết của Tổ công tác thi hành LDN, thì đại bộ phận CTCP ở nước ta có quy mô nhỏ,
mang tính gia đình; người chủ sở hữu thường đồng thời là người quản lý, giám đốc, quản đốc,
cán bộ kỹ thuật… của công ty. Người chủ sở hữu trong công ty (đặc biệt là các CTCP thuộc
sở hữu tư nhân) cùng một lúc thực hiện hàng loạt các chức năng và vai trò khác nhau trong tổ
chức kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài quan hệ góp vốn cùng kinh doanh, họ còn có quan
hệ huyết thống, họ hàng, bạn bè hết sức thân thiết… Vì vậy, trong quản lý nội bộ và tổ chức
kinh doanh rất khó phân biệt rõ ràng về mặt pháp lý quyền lợi và nghĩa vụ của người chủ,
người quản lý và người lao động; "tính phi chính thức" trong quá trình ra quyết định… đang
chi phối quản lý, điều hành của phần lớn các CTCP.
Mô hình quản lý, điều hành kiểu châu Âu lục địa được đặc trưng bởi sự tham gia đáng
kể của các định chế tài chính trung gian: các ngân hàng vừa là chủ nợ, vừa là cổ đông và thực
hiện quyền do các cổ đông khác ủy nhiệm, bởi vậy ảnh hưởng của họ trong quản trị các công
ty là rất đáng kể.
Mô hình quản lý, điều hành kiểu Nhật Bản có đặc điểm khá nổi bật là vai trò của các
cổ đông pháp nhân (ngân hàng, các quỹ, các công ty…) rất lớn, có thể xem là đóng vai trò
trung tâm. Trên thực tế, ở Nhật, các ngân hàng lớn thường được uỷ quyền thay mặt cổ đông
giám sát, quản lý các công ty, xem xét các kế hoạch của công ty, trong trường hợp công ty
làm ăn kém thì những ngân hàng này thường can thiệp và sẽ buộc công ty phải thay bộ máy
điều hành quản lý công ty hoặc buộc phải đưa ra các chiến lược kinh doanh mới.
Trong mô hình quản trị công ty của Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam, các mối
quan hệ gia đình, các cổ đông ẩn, ảnh hưởng của Nhà nước và các thiết chế khác cũng có thể
tác động đáng kể tới quản trị công ty [25, tr.6-7].
Trong bất kỳ mô hình nào, việc minh bạch hóa thông tin liên quan đến công ty và
giám sát những người quản trị cũng là những công cụ chính nhằm giúp cổ đông bảo vệ quyền
lợi của mình.
7
7
III. Các yếu tố chủ yếu của quản trị công ty
1. Về quyền của các cổ đông
Sự tách biệt quyền sở hữu với quyền quản lý kinh doanh đã làm nảy sinh những rủi ro
được nhận thức từ lâu về sự khác nhau về lợi ích giữa cổ đông với các nhóm người quản trị
nắm bắt quyền lực chi phối và khống chế công ty.
Để củng cố lòng tin của cổ đông và theo đó tăng nguồn vốn đầu tư tư nhân cho lĩnh
vực kinh doanh cần được đảm bảo khi nhà đầu tư hiểu rõ thông tin về công ty và hệ thống
pháp luật, các cơ chế quản lý nội bộ công ty có khả năng ngăn chặn được khả năng trục lợi
của người điều hành hoặc các cổ đông chi phối. Do đó, quy định về quản trị công ty cần phải
bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền của cổ đông.
Những quyền lợi cơ bản của cổ đông bao gồm quyền: (i) chọn phương thức đăng ký
quyền sở hữu; (ii) chuyển nhượng cổ phần; (iii) mỗi cổ phần được một phiếu bầu; (iv) Được
cung cấp những thông tin quan trọng và cần thiết về công ty một cách thường xuyên và kịp
thời; (v) tham dự họp và bỏ phiếu biểu quyết tại ĐHĐCĐ; (vi) bầu chọn và bãi nhiệm các
thành viên trong HĐQT; (vii) Được chia lợi nhuận của công ty; (viii) các cổ đông cần được
nhận phần thu nhập của mình từ lợi nhuận còn lại của công ty; (ix) các cổ đông thiểu số cần
phải được bảo vệ.
Các cổ đông cần có quyền tham gia và được thông tin một cách đầy đủ và thích đáng
về các quyết định liên quan đến các thay đổi quan trọng của công ty như: (i) thay đổi, sửa
chữa điều lệ và các tài liệu quan trọng khác của công ty; (ii) cho phép phát hành thêm cổ
phần; iii) các giao dịch đặc biệt;
Các cổ đông cần được tạo điều kiện tham gia một cách hiệu quả và bỏ phiếu tại cuộc
họp ĐHĐCĐ và cần được thông báo về quy chế họp ĐHĐCĐ, bao gồm những thủ tục bỏ
phiếu:
- Các cổ đông cần được cung cấp các thông tin cần thiết và kịp thời về thời gian, địa
điểm và chương trình của cuộc họp ĐHĐCĐ, cũng như các thông tin đầy đủ và kịp thời về
các vấn đề sẽ được thảo luận và quyết định tại cuộc họp.
- Các cổ đông có cơ hội để chất vấn HĐQT và có quyền đưa ra các vấn đề vào chương
trình của cuộc họp, tùy thuộc vào những hạn chế nhất định.
- Cổ đông cần được tham gia một cách có hiệu quả vào các quyết định quan trọng về
quản trị công ty, như đề cử và bầu chọn thành viên HĐQT.
- Các cổ đông có quyền bỏ phiếu trực tiếp hoặc vắng mặt (qua ủy quyền) và có hiệu
lực như nhau.
Quy định về quản trị công ty cần được bảo đảm đối xử công bằng với tất cả các cổ
đông, kể cả cổ đông thiểu số và cổ đông người nước ngoài. Tất cả các cổ đông đều được tạo
cơ hội được hưởng những đền bù hợp lý nếu quyền của họ bị xâm hại. Cổ đông của cùng loại
cổ phần phải có quyền biểu quyết như nhau và tất cả cổ đông sở hữu cùng loại cổ phần phải
được đối xử công bằng như nhau. Các cổ đông thiểu số cần được bảo vệ khỏi sự lạm dụng của
các cổ đông nắm quyền kiểm soát một cách gián tiếp hay trực tiếp, đồng thời, cần có cơ chế
đền bù thiệt hại có hiệu quả. Thành viên HĐQT và các chức danh quản lý quan trọng phải
thông báo cho HĐQT về việc họ trực tiếp, gián tiếp hoặc đại diện cho một bên thứ ba, có lợi
ích liên quan đến các giao dịch hoặc các vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến công ty. [47]
2. Về Hội đồng quản trị
Để đổi lấy những lợi ích như trách nhiệm hữu hạn, thời gian hoạt động vô thời hạn và
khả năng chuyển nhượng cổ phiếu, nhà đầu tư trao quyền quản lý công ty cổ phần cho một
nhóm người được ủy thác nhiệm vụ ra những quyết định vì lợi ích cao nhất của công ty và
mọi nhà đầu tư vào công ty chứ không vì một bộ phận nhà đầu tư nào đó. Nhóm người được
ủy thác này, được các cổ đông bầu chọn, được gọi là HĐQT.
HĐQT hoạt động theo chế độ tập thể, tức là từng thành viên HĐQT không có thẩm
quyền của HĐQT. Các thành viên HĐQT cũng thực thi quyền của mình thông qua các cuộc
họp, các quyết định thường ghi nhận trong các biên bản họp HĐQT. Mỗi thành viên HĐQT
8
8
có một phiếu bầu, không kể số cổ phần nắm giữ, không thể ủy quyền để bỏ phiếu như cổ
đông.
Phần lớn pháp luật điều chỉnh các CTCP liên quan đến HĐQT, với nhiều quy định cụ
thể được xây dựng nhằm củng cố lòng tin của nhà đầu tư rằng các thành viên HĐQT sẽ làm
những điều đúng đắn. HĐQT chịu trách nhiệm quản lý hoặc định hướng cho các hoạt động
của công ty.
Nhưng các lợi ích của cổ đông, thành viên HĐQT và người quản lý đôi khi có thể
xung đột. Chẳng hạn, một số cổ đông có thể muốn nhận cổ tức, trong khi các cổ đông khác và
những người điều hành lại muốn tái đầu tư lợi nhuận và thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh
nghiệp. HĐQT phải giải quyết những lợi ích xung đột này thông qua những quyết định vì lợi
ích cao nhất cho công ty và mọi cổ đông của công ty.
Do đó, quy định về quản trị công ty phải đảm bảo HĐQT có vai trò lãnh đạo chiến
lược trong công ty và giám sát có hiệu quả đối với công tác quản lý công ty cũng như trách
nhiệm của HĐQT trước công ty và các cổ đông.
Đối với các thành viên HĐQT phải có trách nhiệm, bổn phận chính sau:
- Trung thành: Bổn phận chính của các thành viên HĐQT là trung thành với lợi ích
của các cổ đông. HĐQT phải thông báo cho các cổ đông những thông tin có thể ảnh hưởng
đến lợi ích của họ một cách đầy đủ, không được thu lợi cá nhân qua các giao dịch của công ty,
phải thông báo rõ, công khai và không được tham gia bỏ phiếu đối với các vấn đề làm ăn,
giao dịch mà cá nhân thành viên đó có lợi ích liên quan.
- Mẫn cán và thận trọng: Đây là bổn phận chung của các thành viên HĐQT. Các thành
viên HĐQT cần phải mẫn cán và thận trọng cho lợi ích tối cao của công ty và cổ đông .
"HĐQT là công cụ gây sức ép cân bằng quyền chủ sở hữu của cổ đông với sự tuỳ
nghi, hay tự do của các nhà quản lý trong điều hành doanh nghiệp. Do đó, HĐQT cần thực
hiện giám sát có tầm chiến lược đối với hoạt động kinh doanh, đồng thời, trực tiếp giám sát,
đánh giá và khen thưởng đối với hoạt động quản lý. HĐQT còn phải đảm bảo tính thống nhất
của hệ thống kế toán và báo cáo tài chính và theo dõi quá trình công khai hoá và trao đổi
thông tin.
Vai trò và nhiệm vụ của các thành viên HĐQT phụ thuộc vào luật quốc gia cũng như vào
Điều lệ công ty. Tầm quan trọng của quyền sở hữu khác nhau giữa các nước. Ở Mỹ, nhiệm vụ
của HĐQT là hành động vì lợi ích của cổ đông, trong khi ở Hà Lan mục tiêu lại là đạt được sự
cân bằng hợp lý trong ảnh hưởng của tất cả các cổ đông; ở Đức, các thành viên HĐQT có
nhiệm vụ không chỉ đối với cổ đông của công ty, luật pháp bắt buộc các doanh nghiệp lớn
phải có đại diện người lao động trong HĐQT" [21, tr.88].
3. Về quản trị điều hành, thù lao và hiệu quả hoạt động
Khung khổ quản trị công ty phải đảm bảo rằng các quyền của những người có liên
quan được pháp luật bảo hộ và các quyền này phải được tôn trọng. Khung khổ quản trị doanh
nghiệp phải đưa ra được các biện pháp hữu hiệu xử lý vi phạm các quyền nói trên. Đồng thời,
nó cũng cần khích lệ những người có liên quan thực hiện vai trò của họ trong công ty nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty và của thị trường. Để hạn chế hành động tư lợi của
người điều hành hoặc cổ đông chi phối, các thông tin về thu nhập và các giao dịch liên quan
tới lợi ích cá nhân của họ đều cần được công khai.
Theo khoản 17 Điều 4 LDN năm 2005, thì người có liên quan là tổ chức, cá nhân có
quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người
quản lý đó đối với công ty con;
b) Công ty con đối với công ty mẹ;
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của
doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp;
d) Người quản lý doanh nghiệp;
9
9
đ) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người
quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi
phối;
e) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và
đ khoản này;
g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản
này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp
đó;
h) Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi
ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.
Thù lao cho cán bộ quản lý phải gắn với mức lợi nhuận và hiệu quả hoạt động chung
của toàn công ty. Toàn bộ mức thù lao, thu nhập cần phải được công khai hóa trong báo cáo
tài chính. Các trình tự xác định mức thù lao cũng cần được công khai hóa.
4. Về công khai hóa thông tin và sự minh bạch
Để giám sát các nhà điều hành, các biện pháp minh bạch hoá tình hình tài chính và
kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Như vậy các quy chế tiết lộ thông
tin, báo cáo tài chính và sự giám sát bởi các cơ quan kiểm toán ngày càng trở thành một yếu
tố định hướng quản trị doanh nghiệp, vì lợi ích của cổ đông và lợi ích công cộng.
Công khai thông tin là đòi hỏi đầu tiên để nhà đầu tư có thể đánh giá hoạt động của
doanh nghiệp. Tiếp theo đó là các quyền liên quan tới khả năng kiểm soát của nhà đầu tư đối
với các hoạt động của doanh nghiệp. Các hành vi trục lợi từ người điều hành và cổ đông chi
phối phải có cơ chế để kiểm soát bằng pháp luật và tự nguyện một cách hiệu quả để nhà đầu
tư có thể yên tâm về tài sản của mình.
Quy định về quản trị công ty phải đảm bảo việc công khai hóa một cách kịp thời và
chính xác những thông tin về tất cả các vấn đề quan trọng của công ty.
Các thông tin cần được chuẩn bị, được kiểm toán và công bố thống nhất theo các tiêu
chuẩn về kế toán, tài chính. Các cuộc kiểm toán hàng năm cần được thực hiện bởi các kiểm
toán độc lập nhằm đảm bảo tính khách quan của quá trình xây dựng và nội dung báo cáo tài
chính của công ty.
10
10
Chương II.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
I. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về quyền của cổ đông
1. Các quyền của cổ đông nói chung theo quy định của pháp luật
Hoạt động cổ đông bao gồm: Giám sát về hoạt động của công ty; thực hiện quyền cổ
đông; tham dự hội nghị cổ đông; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Do đó, quy định về quản trị công ty tốt sẽ đảm bảo được lợi ích cho các cổ đông và tất
cả các bên có quyền và lợi ích liên quan, tạo ra môi trường minh bạch và thuận lợi cho đầu tư,
kinh doanh.
Xét về khía cạnh quản trị công ty, LDN năm 2005 đã phát triển thêm những đổi mới
và tiến bộ về bảo vệ quyền lợi của cổ đông so với LDN năm 1999. Trong Luật có các quy
định bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền hạn chính đáng của các chủ sở hữu;
bảo đảm đối xử công bằng giữa các chủ sở hữu; công khai thông tin và minh bạch hoá cơ chế
quản trị công ty; các quyền của HĐQT và cơ chế giám sát HĐQT của chủ sở hữu trong cơ chế
quản trị công ty... Đó là cơ sở pháp lý quan trọng và cụ thể nhất cho hoạt động của quản trị
doanh nghiệp hiện nay.
Cụ thể, LDN năm 2005 đã thiết lập được những cơ chế hợp lý để bảo vệ cổ đông phổ
thông (bao gồm cả cổ đông sáng lập), thừa nhận các quyền cơ bản của cổ đông phổ thông, cụ
thể:
- Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của ĐHĐCĐ
- Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không
phải là cổ đông, trừ trường hợp cổ đông phổ thông của cổ đông sáng lập chỉ có thể chuyển
nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự
chấp thuận của ĐHĐCĐ.
- Quyền nhận và cung cấp thông tin
- Quyền của cổ đông không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông: i) quyền yêu cầu
tòa án xem xét và hủy bỏ các quyết định của ĐHĐCĐ; ii) Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ
phần khi biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền và
nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ; iii). Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận
một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty
- Bảo vệ cổ đông lớn, như bảo đảm cho họ quyền tham gia quản lý, điều hành và chi
phối công ty.
- Quy định về kiểm soát giao dịch tư lợi, như hợp đồng, giao dịch phải được ĐHĐCĐ
hoặc HĐQT chấp thuận (Điều 120).
- Các quyền tham gia vào hoạt động quản lý của công ty
2. Về vấn đề bảo vệ các cổ đông thiểu số
Bên cạnh việc tạo cơ sở pháp lý cho các cổ đông có điều kiện và cơ hội thực hiện đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, thì LDN năm 2005 cũng bảo vệ mạnh hơn
quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số như:
- Cổ đông có quyền xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên
bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ (điểm e khoản 1 Điều 79); nhóm cổ đông sở
hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ
lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây: Xem xét và trích lục sổ
biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của
hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát; yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ;
yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động
của công ty khi xét thấy cần thiết.
- Một số cơ chế khá hiệu quả nhằm bảo vệ quyền của cổ đông đã được áp dụng rộng
rãi trên thế giới được thừa nhận trong LDN năm 2005.
11
11
- Quy định cho phép cổ đông ủy quyền bằng văn bản cho bên thứ ba để chủ thể này
biểu quyết thay mình tại các cuộc họp ĐHĐCĐ.
- Quy định cho phép nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong
thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có
quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ cho người triệu tập họp ĐHĐCĐ.
Người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải chấp nhận và đưa kiến nghị này vào dự kiến chương trình
và nội dung cuộc họp (trừ trường hợp kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc
không đủ, không đúng nội dung; vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của
ĐHĐCĐ; và các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty). Kiến nghị được chính
thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được ĐHĐCĐ chấp thuận.
Với trường hợp cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty
hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu
công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ
của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu
cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày ĐHĐCĐ thông
qua quyết định. Đây là một công cụ hữu hiệu mà tất cả các cổ đông đều có quyền sử dụng để
bảo vệ lợi ích của mình theo các điều kiện quy định.
II. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của
công ty
1. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Hội đồng quản trị
Theo thông lệ quốc tế, HĐQT là một cơ quan có quyền lực cao nhất của doanh nghiệp
- nơi vạch ra những chiến lược và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
HĐQT được xác định là "cơ quan quản lý công ty" và "có toàn quyền nhân danh công
ty để giải quyết tất cả các vấn đề, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ", khoản 2
Điều 108 LDN năm 2005 đã quy định khá đầy đủ quyền và nhiệm vụ của HĐQT. So với
quyền và nhiệm vụ được quy định trong LDN năm 1999 thì quyền và nhiệm vụ của HĐQT
được quy định ở LDN năm 2005 (khoản 2 Điều 108) có quy định thêm thẩm quyền về giám
sát của HĐQT, cụ thể: giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
Tuy nhiên, các quy định về quyền và nhiệm vụ của HĐQT vẫn nghiêng về khía cạnh
quản lý trực tiếp và còn mờ nhạt về vấn đề giám sát. So với LDN năm 1999, thì LDN
năm 2005 quy định về cách thức tổ chức và vận hành của cơ quan này đã có một số thay đổi
cơ bản theo hướng cởi mở, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư trong phần vốn của mình bỏ ra
để kinh doanh và tiếp cận gần hơn với các qui tắc được thừa nhận rộng rãi, cụ thể:
Về HĐQT, LDN năm 1999 không quy định tiêu chuẩn của thành viên HĐQT. Trong
điều kiện và thực tế ở Việt Nam, điều này là hoàn toàn phù hợp với các công ty cổ phần khu
vực tư nhân. Tuy nhiên đối với các CTCP lớn, CTCP có sự tham gia vốn của đối tác nước
ngoài hoặc CTCP có sự tham gia vốn của Nhà nước, nhất là vốn đa số thì nảy sinh nhiều vấn
đề không thể kiểm soát được. Vấn đề này, LDN năm 2005 áp dụng thống nhất cho bốn loại
hình cơ bản của doanh nghiệp (đại bộ phận số doanh nghiệp hiện nay), gồm công ty trách
nhiệm hữu hạn, CTCP, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, không phân biệt tính chất
sở hữu và thành phần kinh tế (khác với LDN năm 1999), vì thế sẽ có các CTCP có sự tham
gia vốn của đối tác nước ngoài hoặc CTCP có sự tham gia vốn của Nhà nước, nhất là vốn đa
số. Do đó, để tránh những vấn đề nảy sinh không thể kiểm soát được, LDN năm 2005 đã quy
định rõ tiêu chuẩn của thành viên HĐQT.
"1. Thành viên HĐQT phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo
quy định của Luật này;
12
12
b) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình
độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh
chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
2. Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì
thành viên Hội đồng quản trị không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm
quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ" (Điều 110)
Về nhiệm kỳ và số lượng thành viên HĐQT, Luật quy định cụ thể như sau: (i) HĐQT
có không ít hơn 3 thành viên, không quá 11 thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy
định khác. Số thành viên HĐQT phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định.
Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm; thành viên
HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. (ii) HĐQT của nhiệm kỳ vừa kết
thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi HĐQT mới được bầu và tiếp quản công việc. (iii) Trường
hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong
thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ HĐQT.
(iv) Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông của công ty. Quy định như trên là
hợp lý và phù hợp với đặc thù của mỗi doanh nghiệp, ĐHĐCĐ được tự quyền quyết định số
thành viên HĐQT phải thường trú tại Việt Nam và được thể hiện cụ thể trong Điều lệ công ty.
Để tạo áp lực cho các thành viên HĐQT phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực
hiện đúng các nghĩa vụ và trách nhiệm theo luật định, LDN năm 2005 đưa ra quy định
"…thành viên HĐQT có thể bị miễn nhiệm bất cứ lúc nào theo quyết định của ĐHĐCĐ mà
không cần nêu lý do" (khoản 2 Điều 115). [khoản 1 Điều 84 LDN năm 1999 quy định hai trường
hợp theo đó thành viên HĐQT bị miễn nhiệm (bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc từ
chức); còn các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định. Như vậy, kết quả là thành viên HĐQT
chỉ có thể bị thay thế khi hết nhiệm kỳ, không phụ thuộc vào năng lực, hiệu quả và mức độ hoàn thành
các nghĩa vụ của họ. Sự thiếu vắng quy định thay thế thành viên HĐQT của cổ đông, nhóm cổ đông đa
số sẽ gây tổn thất cho nhóm này, khi thành viên HĐQT có những quyết định không phù hợp trái với ý
định của "ông chủ lớn". Rõ ràng cơ cấu này chưa tạo đủ áp lực buộc thành viên HĐQT phải hoạt
động với hiệu năng cao nhất, thực hiện đầy đủ nhất các nghĩa vụ và trách nhiệm của họ].
Liên quan đến thành viên HĐQT độc lập, thực tế hoạt động của các CTCP thời gian
qua cho thấy, thành viên HĐQT đều tham gia điều hành; không có thành viên “độc lập” như
thường thấy trong các công ty cổ phần ở các nước theo trường phái Thông luật. Chính vì vậy,
khả năng của HĐQT giám sát ban điều hành thông qua một uỷ ban giám sát, hay thông qua
đơn vị kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp, là vấn đề rất yếu kém, thậm chí, HĐQT chưa làm
được việc đó.
Tránh vết xe đổ PJICO bằng quản trị tốt
Một trong những bài học mà các chủ sở hữu PJICO rút ra sau vụ việc Tổng giám đốc bị
bắt là do HĐQT và ban kiểm soát đều làm việc kiêm nhiệm, thời gian dành cho công ty
quá ít dẫn đến sai phạm cũng không biết. Vấn đề này đang được nhiều công ty cổ phần
Việt Nam rút kinh nghiệm. [46, 20/6/2005, 11:20 GMT+7]
Nhằm giám sát sự lạm quyền của ban giám đốc, khoản 4 Điều 109 LDN năm 2005
quy định: "Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty". Thành
viên HĐQT độc lập là những người không có liên quan gì đến các thành viên HĐQT giữ chức
vụ điều hành, họ không có quan hệ kinh doanh hay quan hệ gì khác với công ty, quan chức
công ty. Do không tham gia trực tiếp vào việc quản lý nên họ không có cơ hội như ban giám
đốc để lạm dụng chức vụ vì lợi ích riêng. Tuy nhiên họ phải là những người “có trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định
tại điều lệ công ty” (khoản 1 Điều 110).
Luật mới còn quy định “cuộc họp của HĐQT được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng
số thành viên trở lên” (khoản 8 Điều 112), là cao hơn luật cũ (chỉ cần hai phần ba). Đồng thời,
một số yêu cầu liên quan đến họp HĐQT nay đã được nâng lên thành luật, gồm các đề nghị
của Ban kiểm soát, tổng giám đốc, của năm người quản lý và của hai thành viên HĐQT. Vậy,
dù HĐQT có 11 người thì cũng chỉ cần hai người yêu cầu là phải họp. (Trong các quy định
13
13
của LDN năm 1999, ngoài Chủ tịch HĐQT thì không nhắc gì đến các đối tượng khác được
quyền triệu tập cuộc họp HĐQT. Vì vậy, trong thời gian qua có nhiều vấn đề lộn xộn ở các
CTCP, hiện tượng phổ biến là Chủ tịch đã trì hoãn hoặc từ chối triệu tập họp HĐQT ngay cả
khi có yêu cầu từ các thành viên khác. Hậu quả tiềm ẩn là các thành viên không có cùng quan
điểm với Chủ tịch HĐQT nên không thể hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo luật
định, ảnh hưởng tiêu cực đến quản trị công ty).
Luật mới cũng quy định việc bầu HĐQT theo thể thức bầu dồn phiếu (điểm c khoản 3
Điều 104).
2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Ban kiểm soát
Theo thông lệ quốc tế chung, thì giám sát công tác quản lý điều hành là chức năng của
HĐQT; còn Ban kiểm soát nếu có là “tai mắt” của chủ sở hữu với chức năng giám sát HĐQT,
Tổng Giám đốc và của những người quản lý điều hành khác.
Trước khi có LDN năm 2005, thực tế cho thấy vai trò thực sự của Ban kiểm soát còn
yếu hơn cả trong quy định của pháp luật. Trong hoạt động, Ban kiểm soát thường mới chỉ
thực hiện những yêu cầu, đề nghị của HĐQT, chưa thật sự khẳng định được tính độc lập trong
quá trình công tác thực tế. Ban kiểm soát thường bị HĐQT chi phối. Bởi vì, thành viên HĐQT
đều đồng thời là những cổ đông lớn; và cũng chính họ đã lựa chọn và bầu các thành viên Ban
kiểm soát; đồng thời, quyết định cả về công ăn việc làm, về địa vị của thành viên Ban kiểm
soát trong công ty, về tiền lương và thu nhập khác của các thành viên Ban kiểm soát [xem phụ
lục 2].
Theo LDN năm 2005, CTCP có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là
tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. Về địa vị pháp
lý, Ban kiểm soát là "cơ quan" của ĐHĐCĐ, được các cổ đông ủy nhiệm giám sát, đánh giá
hoạt động của HĐQT. Ban kiểm soát thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong thực hiện
các nhiệm vụ được giao.
Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau: (Điều 123)
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài
chính.
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng
của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT.
Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hằng năm
của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT lên ĐHĐCĐ tại cuộc họp
thường niên.
- Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành
hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của ĐHĐCĐ
hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ
thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều
lệ công ty.
- Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần
phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại
Điều lệ công ty, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban
kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến HĐQT và cổ
đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu.
Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động
bình thường của HĐQT, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
- Kiến nghị HĐQT hoặc ĐHĐCĐ các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ
chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
14
14
- Khi phát hiện có thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm nghĩa vụ
của người quản lý công ty quy định tại Điều 119 của Luật này thì phải thông báo ngay bằng
văn bản với HĐQT, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải
pháp khắc phục hậu quả.
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty
và quyết định của ĐHĐCĐ.
- Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và
kiến nghị lên ĐHĐCĐ.
Liên quan đến qui trình hoạt động của Ban kiểm soát, LDN năm 2005 có quy định
Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến
nghị lên ĐHĐCĐ (khác với LDN năm 1999 quy định bắt buộc là yêu cầu Ban kiểm soát phải thường
xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của cơ quan này trước khi trình
các báo cáo, kết luận, kiến nghị lên ĐHĐCĐ). Bên cạnh đó, để tạo ra cơ chế giám sát HĐQT,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty có hiệu quả đối với
hoạt động kinh doanh của công ty, LDN năm 2005 quy định "Ban kiểm soát có quyền sử dụng
tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao"
Về cung cấp thông tin cho Ban kiểm soát, LDN năm 2005 quy định: "1. Thông báo
mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị và các tài liệu kèm theo phải được gửi
đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội
đồng quản trị; 2. Báo cáo của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị hoặc tài
liệu khác do công ty phát hành được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo
phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị; 3. Thành viên Ban kiểm soát có quyền
tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có
quyền đến các địa điểm nơi người quản lý và nhân viên của công ty làm việc; 4. Hội đồng
quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác
phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành
và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát" (Điều 124).
Để bảo đảm cho HĐQT, Tổng giám đốc/Giám đốc thực hiện đúng các nghĩa vụ mà
ĐHĐCĐ đề ra cũng như tránh sự lạm dụng quyền lực, vị thế để trục lợi, LDN năm 2005 đã
quy định tương đối chi tiết về Ban kiểm soát, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban
kiểm soát (Điều 90 LDN năm 1999 quy định những người không được làm thành viên Ban kiểm soát
nhưng không quy định tiêu chuẩn của thành viên Ban kiểm soát), cụ thể: thành viên của Ban kiểm
soát phải là những người độc lập với các thành viên của HĐQT, Giám đốc/tổng giám đốc và
người quản lý khác trong công ty; không được giữ các chức vụ quản lý trong công ty; thành
viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty. Ban
kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là kế toán hoặc kiểm toán viên. (Điều 121, 122).
3. Về quản trị điều hành, thù lao và hiệu quả hoạt động
Sự phát triển của các CTCP phụ thuộc rất lớn vào đạo đức kinh doanh, kiến thức và
khả năng cũng như tinh thần trách nhiệm của đội ngũ những người quản lý, điều hành doanh
nghiệp. LDN năm 2005 đã có những quy định gắn trách nhiệm của người quản lý, điều hành
doanh nghiệp với số phận của CTCP cũng như tạo ra cơ chế để các thành viên công ty hoặc
chủ sở hữu giám sát các hoạt động quản lý và điều hành. Cụ thể:
Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý,
nhất là đối với thành viên HĐQT và Giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và
cẩn trọng (LDN năm 1999 chưa có cơ chế pháp lý nào buộc những người quản lý phải tuân thủ
những nghĩa vụ này). Đó chính là tiền đề cho việc xem xét đến hành vi vượt quá phạm vi của sự
ủy quyền. Thực tiễn hoạt động kinh doanh ở nước ta đã có những vụ việc có khuynh hướng
cần tới các quy định như vậy. Chẳng hạn các vụ án sau:
1. Tranh chấp tại CTCP Hàm Long
15
15
Bà Nguyễn Thị Minh Hà, nguyên là thành viên HĐQT kiêm phó Giám đốc công ty
Hàm Long được công ty giao trực tiếp phụ trách kinh doanh tại Trung tâm Thương mại Hàm
Long, trong quá trình điều hành đã để trung tâm thua lỗ nặng.
Ngày 13/4/2002, CTCP Hàm Long đã tiến hành họp ĐHĐCĐ thường kỳ và ra quyết
định bãi nhiệm chức danh thành viên HĐQT của bà Hà và đề ra phương án xử lý số cổ phần
của bà để thu hồi nợ. Nghị quyết của ĐHĐCĐ đã giao cho HĐQT tiến hành bán cổ phần của
bà Hà trong công ty. Tiếp đó HĐQT đã mang toàn bộ 2950 cổ phiếu gốc của bà Hà ra bán cho
người nhà của Chủ tịch HĐQT với giá 170.000 đồng/cổ phiếu.
Bà đã khởi kiện ra TAND thành phố Hà Nội. Tòa cho rằng, việc CTCP Hàm Long
đem bán cổ phần của bà Hà để trừ nợ trong tình trạng không có phiếu gốc, không có sự đồng
ý của người có tài sản là tước đi quyền làm cổ đông của bà Hà, trái với LDN. Còn việc bà Hà
nợ công ty, theo Tòa, công ty có thể sử dụng các quyết định hành chính buộc bà Hà phải trả
nợ hoặc khởi kiện ra Tòa chứ không thể xiết nợ bằng cổ phần như việc công ty Hàm Long đã
làm như trên [24, tr.45]
2. Tranh chấp tại công ty Nhiếp ảnh Hà Nội
Một số cổ đông của CTCP Nhiếp ảnh Hà Nội đã kiện Chủ tịch HĐQT (kiêm Giám đốc
CTCP) Phạm Thị Minh Ngọc vì bà đã có nhiều sai phạm trong điều hành, vi phạm Điều lệ
công ty và LDN như: Tổ chức thu mua cổ phiếu để thâu tóm quyền lực; tự ý giải tán và cho
thuê với giá thấp hai cửa hàng tại 18 Hàng Gai và 22 Tràng Thi; không thông qua ĐHĐCĐ
khi mua sắm máy phóng ảnh cỡ lớn hơn 1 tỷ đồng…Ngoài ra, bà Ngọc còn bị kiện về nội
dung bản Nghị quyết của ĐHĐCĐ do một mình bà dựng lên [24, tr.47].
Bên cạnh đó, LDN năm 2005 cũng đưa ra quy định giám sát đối với các giao dịch tư
lợi, nhằm hạn chế việc người quản lý, điều hành công ty lợi dụng các vị trí trong doanh
nghiệp để trục lợi cá nhân, làm hại cho công ty.
Ngoài ra, LDN năm 2005 cũng thiết lập chế độ thù lao, tiền lương gắn với kết quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. LDN quy định thẩm quyền quyết định lương và thù lao
cho HĐQT và Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ quyết định; còn lương của Giám đốc (Tổng giám
đốc) do HĐQT quyết định (khoản 2 Điều 117). Luật cũng quy định cụ thể nguyên tắc xác
định hợp lý tiền lương và các lợi ích khác mà những người quản lý được hưởng. Đây sẽ là
động lực mạnh mẽ cho họ phát huy hết tài năng, sáng kiến, hết lòng và tận tâm quản lý công
ty. Điều đó kết hợp với việc công khai hóa tiền lương và thu nhập hàng năm sẽ là công cụ
giám sát hiệu quả hoạt động của họ; ngăn ngừa được họ lạm dụng quyền lực thu vén cho lợi
ích cá nhân. Điều này đặc biệt cần thiết, khi những người quản lý tách biệt độc lập khỏi chủ
sở hữu; và tiền lương trở thành động lực vật chất cơ bản thúc đẩy ứng xử của họ, cụ thể:
"1. Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương cho thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc
Tổng Giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
2. Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thù lao, tiền lương và
lợi ích khác của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc được trả theo quy định sau
đây:
a) Thành viên HĐQT được hưởng thù lao công việc và tiền thưởng. Thù lao công việc
được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên HĐQT và mức thù
lao mỗi ngày. HĐQT dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng
mức thù lao của HĐQT do ĐHĐCĐ quyết định tại cuộc họp thường niên;
b) Thành viên HĐQT có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp
lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương của
Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc do HĐQT quyết định.
3. Thù lao của thành viên HĐQT và tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và
người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật
về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính
hằng năm của công ty, phải báo cáo ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên". (Điều 117)
16
16
Tuy vậy, làm được việc này trong bối cảnh hiện nay ở nước ta là hoàn toàn không dễ.
Khác với các nước khác, nhất là các nước phát triển, các doanh nghiệp không thể đồng thời
tuân thủ đúng pháp luật và duy trì, phát triển được hoạt động kinh doanh. Họ thường phải đút
lót, thông đồng với một số công chức trong bộ máy nhà nước có liên quan; họ phải lập hai
thậm chí ba loại chứng từ, sổ sách kế toán, phải khai báo sai lệch về doanh thu, chi phí và lợi
nhuận.v.v…Trong bối cảnh nói trên, mọi thước đo hay căn cứ để xác định tiền lương và thu
nhập của người quản lý đều có thể phản ánh không đúng sự thực.
4. Đảm bảo minh bạch và công khai thông tin trong CTCP
Minh bạch và công khai thông tin là đòi hỏi đầu tiên để nhà đầu tư có thể đánh giá
hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo đó là các quyền liên quan tới khả năng kiểm soát của
nhà đầu tư đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Các hành vi trục lợi từ người điều hành
và cổ đông chi phối phải có cơ chế để kiểm soát bằng pháp luật và tự nguyện một cách hiệu
quả để nhà đầu tư có thể yên tâm về tài sản của mình.
Vấn đề minh bạch hóa và công khai thông tin trong CTCP được thực hiện thông qua
các hoạt động của Ban kiểm soát với tính chất là một cơ quan chuyên môn và chủ yếu qua các
cơ chế cung cấp, báo cáo hay tiếp cận các thông tin trong CTCP. Việc tiếp cận hay cung cấp
thông tin không chỉ đơn thuần là vấn đề minh bạch; quan trọng hơn thế, phạm vi và chất
lượng thông tin được cung cấp hay tiếp cận sẽ có tác động không nhỏ đến việc thực hiện
quyền của mỗi chủ thể (đặc biệt là quyền ra quyết định).
Về minh bạch thông tin: theo đánh giá của World Bank, nếu thang điểm đánh giá mức
độ công khai thông tin qua điều tra môi trường kinh doanh tại 157 quốc gia là từ 1 tới 6 (càng
cao thì càng minh bạch) thì Việt Nam được xếp hạng 1, thấp hơn tất cả các nước trong khu
vực trừ Campuchia (hạng 0). Chỉ số của một số nước khác như Malaysia (hạng 5), Thái Lan
(6), Đài Loan (6), Indonesia (4), Trung Quốc (4), Singapore (5), Ấn Độ (4).
Chỉ số về phổ biến thông tin
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Hoa
Ky
Thai Lan
Hong
Kong
Nhat Ban
Singapo
Trung
Q
uoc
Viet Nam
Cam
puchia
Nguồn: Cơ sở dữ liệu nghiên cứu hoạt động kinh doanh
Thực tiễn hoạt động công khai thông tin đối với cổ đông trong thời gian qua (trước khi
LDN năm 2005 có hiệu lực) mặc dù cũng được thực hiện song chúng không được phổ biến
rộng rãi và công khai, hoặc trong các trường hợp được phổ biến thì khả năng tiếp cận của các
nhà đầu tư khác nhau cũng không giống nhau, dẫn đến tình trạng mất đối xứng thông tin và
bất bình đẳng về khả năng tiếp cận các thông tin này giữa các nhà đầu tư. Điều này có thể
được lý giải bởi những lý do sau: Một là, chính sách thuế thường xuyên phải thay đổi, không
rõ ràng và phụ thuộc quá nhiều vào cán bộ thuế; hai là, cơ chế quản lý xã hội chưa có cơ chế
17
17
khuyến khích, thúc đẩy và bảo hộ cho những doanh nghiệp cố gắng nâng cao tính minh bạch
trong quản lý; ba là, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty chưa được
phát triển; bốn là, yếu tố tâm lý - nhiều nhà quản lý không muốn công khai tài chính doanh
nghiệp vì sợ các đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng thông tin công bố để gây bất lợi cho họ; năm
là, các công ty tư nhân thường xuyên phải đối mặt với tệ quan liêu quá lớn; sáu là, đại đa số
người quản lý chưa hiểu được giá trị và tầm quan trọng của quản trị minh bạch đối với sự tồn
tại, phát triển và nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp … Trong một môi
trường như vậy, các công ty đã tự co mình lại và việc này đã cản trở mức độ công khai và tính
minh bạch. Việc này làm tăng thêm rủi ro cho các nhà đầu tư do báo cáo tài chính thiếu chính
xác và có khi gian lận trong công ty thì các cổ đông khó mà nhận biết được.
Về vấn đề này, LDN năm 2005 cũng đã có sự quan tâm nhất định thông qua việc dự
liệu các cơ chế thông tin khác nhau, cụ thể:
- Cơ chế thông tin cho cổ đông;
- Cơ chế thông tin cho các cơ quan quản lý trong công ty cổ phần;
- Cơ chế thông tin cho các chủ thể bên ngoài công ty (cơ chế công khai báo cáo tài
chính hàng năm cho cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh); quy định về việc kiểm
soát các hợp đồng với người có liên quan.
18
18
Chương III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Những yêu cầu về việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản trị công ty cổ
phần
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có
những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong nhiều năm góp phần
cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp đáng kể
của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là sự tác động của hàng loạt cơ chế và chính sách
khuyến khích đầu tư, thúc đẩy kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc
tất cả các thành phần kinh tế phát triển và khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước. Thực tế những năm qua cho thấy, việc xây dựng hành lang pháp lý
ngày càng hoàn thiện, đầy đủ và ổn định, phù hợp với các cam kết quốc tế của Nhà nước Việt
Nam là cơ sở quan trọng để hình thành các cơ chế quản trị doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
cao và bền vững. Yêu cầu lớn nhất hiện nay trong việc đề ra các cơ chế quản trị doanh nghiệp
là xác định đúng những vấn đề cấp thiết đặt ra trong việc hoàn thiện hệ thống các quy định về
quản trị doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, góp phần huy động tối đa
các nguồn lực cho đầu tư phát triển, phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế mà Việt
Nam đã ký kết.
Xét về khía cạnh quản trị doanh nghiệp, LDN năm 2005 đã xác định nền tảng cho cơ
chế quản trị công ty. So với LDN năm 1999, LDN năm 2005 quy định đầy đủ, toàn diện hơn,
có nhiều quy định tương đối rõ, phù hợp và góp phần tạo lập khung pháp lý để hình thành một
cơ chế quản trị có hiệu quả cho các doanh nghiệp, nhất là đối với loại hình công ty phổ biến
hiện nay là CTCP. Cụ thể, trong Luật có các quy định bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực
hiện các quyền hạn chính đáng của các chủ sở hữu; bảo đảm đối xử công bằng giữa các chủ
sở hữu; công khai thông tin và minh bạch hoá cơ chế quản trị công ty; các quyền của HĐQT
và cơ chế giám sát HĐQT của chủ sở hữu trong cơ chế quản trị công ty... Đó là cơ sở pháp lý
quan trọng và cụ thể nhất cho hoạt động của quản trị doanh nghiệp hiện nay, đồng thời quy
định cụ thể về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan như cổ đông, HĐQT,
giám đốc điều hành trong đó đã chú ý bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số...
Đi đôi với quyền lợi thì LDN cũng xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý,
nhất là đối với thành viên HĐQT và Giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và
cẩn trọng; thiết lập chế độ thù lao, tiền lương gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp; yêu cầu công khai và minh bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý...
Tuy vậy, kiến thức về quản trị doanh nghiệp cũng như thực tế triển khai về quản trị
doanh nghiệp vẫn còn rất mới mẻ. Nhiều CTCP (cả Nhà nước và dân doanh) đã và đang gặp
phải các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Thực tế thi hành cho thấy, trong thời
gian qua đã xảy ra không ít vi phạm các quyền cơ bản của cổ đông. Một số công ty không
niêm yết, vì một số lý do thực tiễn, có xu hướng hạn chế việc các cổ đông nắm giữ một lượng
nhỏ cổ phiếu tham gia vào ĐHĐCĐ thường niên, thông qua việc qui định số lượng cổ phiếu
tối thiểu. Điều lệ không ít công ty, kể cả công ty niêm yết, đã qui định cổ đông, nhóm cổ đông
có sở hữu ít nhất 1% (hoặc có lượng giá trị tuyệt đối như 50, 100 hoặc 500 triệu đồng) số cổ
phần mới có quyền dự họp ĐHĐCĐ,… Việc phần lớn cổ đông không tiếp cận được với thông
tin của công ty hoặc không tiếp cận được thông tin đầy đủ, chính xác và trung thực là hiện
tượng phổ biến. Cổ đông thiểu số hầu như không nhận được thông báo về các quyết định của
ĐHĐCĐ, không nhận được tóm tắt báo cáo tài chính hàng năm, không nhận được cả thông
báo về việc trả cổ tức, [xem phụ lục 3]… Bên cạnh các quyền cơ bản của cổ đông đang bị vi
phạm, thì còn hiện tượng lạm dụng quyền cổ đông. Có hai hiện tượng lạm dụng khá phổ biến.
Một là, khi diễn biến đại hội cổ đông không tiến triển như ý muốn, một số cổ đông thiểu số
19
19
đã quấy rối, cản trở tiến trình đại hội cổ đông bằng cả những cách không liên quan đến quyền
cổ đông (như giật micro, vứt tài liệu, giật giấy tờ của chủ tọa, cản trở chủ tọa điều khiển họp
đại hội, quấy rối đại hội từ bên ngoài và bên trong phòng họp). Hiện tượng thứ hai, liên quan
đến cổ đông là Nhà nước, khi một số cán bộ, cơ quan nhà nước có liên quan không phân biệt
rạch ròi quyền cổ đông, quyền quản lý hành chính, đã can thiệp trực tiếp vào các công việc
quản trị nội bộ của công ty như không cho phép triệu tập ĐHĐCĐ, hoặc chỉ đạo triệu tập
ĐHĐCĐ, chỉ định bổ nhiệm, thay thế thành viên HĐQT...
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp trong nước cần nghiên cứu và tiến
tới áp dụng những chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp trong hoạt động của mình, bởi những
lý do sau: thứ nhất, quản trị doanh nghiệp theo kiểu “công ty gia đình” hay theo “sự thuận
tiện” khá phổ biến trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện không còn phù hợp, không thể
đáp ứng yêu cầu phát triển và cạnh tranh trong thời gian tới; Thứ hai, hệ thống luật pháp Việt
Nam đang phát triển theo hướng hoàn thiện thể chế thị trường, phù hợp các cam kết và luật
pháp, thông lệ quốc tế. Hệ thống này chỉ phát huy hiệu lực và hiệu quả khi bộ máy nhà nước
và doanh nghiệp đều có tinh thần và thói quen tuân thủ cao. Thói quen hành xử dựa vào quan
hệ phải được thay thế bằng thói quen hành xử theo pháp luật; thứ ba, trước ngưỡng cửa WTO,
doanh nghiệp trong nước cần hiểu những quy định pháp lý, những thông lệ, tập quán được áp
dụng ở các nước bạn hàng để làm ăn với họ, đồng thời ứng dụng dần những tập quán tốt, nâng
dần trình độ và năng lực nhằm tạo vị thế cạnh tranh.
Về phương diện lý luận, sự hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty
luôn có tính tương đối, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc
xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty phải được xác định là một
quá trình liên tục, lâu dài với những bước đi và giải pháp thích hợp. Việc hoàn thiện các quy
định của pháp luật về quản trị công ty một mặt nhằm khắc phục kịp thời những khó khăn cho
việc tổ chức vận hành doanh nghiệp, mặt khác phải hướng tới việc tạo dựng hành lang pháp lí
đầy đủ và phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định lâu dài của loại hình CTCP. Với cách
tiếp cận như vậy, từ những cơ sở lí luận và thực tiễn ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng việc
hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cần được thực hiện theo những định
hướng sau:
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị CTCP phải căn cứ vào những đặc
điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam.
- Các quy định của pháp luật về quản trị CTCP phải phù hợp với đặc điểm văn hóa
kinh doanh của người Việt Nam.
- Các quy định về quản trị công ty phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Việc hoàn thiện các quy định về quản trị công ty cần được đặt trong giải pháp tổng
thể hoàn thiện pháp luật kinh tế.
2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản
trị công ty cổ phần
Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1/7/2006; Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định thành lập ban công tác thi hành LDN và Luật Đầu tư nhằm đẩy mạnh
việc triển khai Luật này trong thực tế. Tuy chưa có đủ cơ sở để tổng kết một cách đầy đủ các
vướng mắc đã và đang nảy sinh trong quá trình thực hiện Luật này (vì thời gian mà LDN năm
2005 đi vào thực tế chưa nhiều), xong sau khi nghiên cứu các vướng mắc đã được trình bày ở
chương II và dựa trên những định hướng cơ bản trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
Một là, về quyền tiếp cận thông tin
Hai là, quyền mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông (Điều 90)
Ba là, cần sửa đổi, bổ sung hoặc làm rõ liên quan đến ĐHĐCĐ để cơ quan này thực sự
là công cụ quyền lực của cổ đông trong công ty đồng thời đóng góp vào sự vận hành chung
của công ty.
Bốn là, để tăng cường chức năng giám sát của HĐQT, đảm bảo sự cân bằng về quyền
lực, nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cá nhân trong quản lý, điều hành công ty bằng cách
20
20
phân tách rõ ràng vai trò của Chủ tịch HĐQT và Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành để
không một ai trong hai người trên bị hạn chế về quyền lực trong việc ra quyết định.
Năm là, tăng cường tính minh bạch trong các thoả thuận giữa cổ đông và công ty
thông qua Điều lệ công ty
21
21
PHỤ LỤC 1
Tranh quyền lãnh đạo, cổ đông bị thiệt
Ngày 15-5-2006, Công ty cổ phần Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại đay Sài Gòn
(Sajuco) tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường. Việc bãi nhiệm (trước thời hạn) HĐQT và
ban kiểm soát đã được đại hội đồng cổ đông thông qua, nhưng khâu bầu cử lại gặp rắc rối.
Một số cổ đông cho rằng, đại hội chưa thông qua (đánh giá năng lực) danh sách ứng cử mà
tiến hành bỏ phiếu bầu là vi phạm quy chế tổ chức và điều lệ của doanh nghiệp.
Chủ tọa đại hội thừa nhận sai sót nên quyết định tạm dừng và dời đại hội vào ngày 22-
5-2006 để tiếp tục bầu HĐQT và ban kiểm soát mới. Nhưng ông Nguyễn Văn Khảm, Phó
Chủ tịch HĐQT, cho rằng đã có danh sách ứng cử thì đại hội cần được tiếp tục. Khi ban tổ
chức, chủ tọa, thư ký... ra về (hơn 20 giờ), nhóm cổ đông ủng hộ ông Khảm (chiếm 51,3 cổ
phần) tiếp tục tổ chức đại hội đến khuya...
Ông Khảm đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT (mới) nên đã giành quyền kiểm soát
Sajuco bằng cách thuê lực lượng vệ sĩ đến chiếm giữ trụ sở. Thế là ông Trần Hải Âu, Chủ tịch
HĐQT (cũ) và nhóm cổ đông ủng hộ ông đã khởi kiện ông Khảm ra tòa yêu cầu hủy kết quả
đại hội cổ đông do nhóm ông Khảm tổ chức. Ngược lại, ông Khảm cũng đã khởi kiện ông Âu,
yêu cầu trao quyền kiểm soát công ty.
Cuộc tranh chấp quyền kiểm soát doanh nghiệp giữa các cổ đông ủng hộ ông Nguyễn
Văn Khảm, Phó Chủ tịch HĐQT và các cổ đông ủng hộ ông Trần Hải Âu, Chủ tịch HĐQT
Công ty cổ phần Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại đay Sài Gòn (Sajuco) tại cuộc họp đại hội
đồng cổ đông bất thường hôm 15-5-2006 đã làm cho uy tín của công ty này giảm sút, hoạt
động kinh doanh ngưng trệ, cơ hội làm ăn bị bỏ lỡ...
Theo ông Trương Kế Châu, Phó tổng Giám đốc Sajuco, dự kiến trong tháng 6 này
Sajuco khởi công xây dựng bốn lô chung cư 16 tầng nhưng phải dừng lại, nhiều hợp đồng
khác cũng không thể triển khai... Cụ thể, kết quả kinh doanh trong tháng 5-2006 cho thấy: nửa
tháng đầu (chưa xảy ra tranh chấp) doanh thu của công ty gần 2 tỉ đồng; nửa tháng sau (đã xảy
ra tranh chấp) doanh thu của công ty chỉ trên 500 triệu đồng.
(http://www.vneconomy.com.vn, 15/6/2006)
22
22
PHỤ LỤC 2
Không thấy "mặt mũi" của Ban kiểm soát
Về những sai phạm tại CTCP AUDV Du lịch Ba Đình, ông Nguyễn Đình Cung,
Trưởng ban Nghiên cứu chính sách vĩ mô (Viện Quản lý Kinh tế Trung ương) cho rằng, 3
năm mà công ty không đại hội cổ đông là sự việc rất bất thường, vì luật lệ quy định ít nhất là
một năm phải đại hội một lần. Ông Cung nhận xét, trong trường hợp này các cổ đông cũng đã
sai sót. Họ đã không nhận thức được quyền lợi của mình.
Việc ông Giám đốc Lương Tuấn Hải đem tài sản của công ty cho thuê lại để hưởng
chênh lệch, theo ông Cung, là có dấu hiệu của giao dịch tư lợi. Theo LDN, bất cứ hoạt động
nào của doanh nghiệp liên quan đến bên có liên quan với doanh nghiệp cần phải xin phép
HĐQT hoặc ĐHĐCĐ, để xem giá giao dịch ở đây có đúng với giá thị trường hay không.
Trong trường hợp có vi phạm (tức giá giao dịch thấp hơn so quy định của Nhà nước),
cổ đông có quyền: 1/kiện ra tòa án về việc HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền hạn của mình,
gây thiệt hại cho công ty, phải bồi hoàn lại cho công ty; 2/ triệu tập ĐHĐCĐ bãi miễn HĐQT.
Trong trường hợp HĐQT đồng thời là cổ đông đa số thì phải kiện ra tòa án kinh tế đòi bồi
thường thiệt hại cho công ty và cổ đông thiểu số.
Ông Nguyễn Đình Cung thắc mắc, trước những sai phạm rành rành như vậy đã không
nhìn thấy "mặt mũi" của Ban kiểm soát trong công ty đâu cả. Cổ đông hoàn toàn có quyền yêu
cầu Ban kiểm soát kiểm tra xem tình hình tài chính công ty như thế nào để ngăn chặn những
hành vi gian lận, vì để càng lâu, sự việc càng trở nên nghiêm trọng. Áp lực của cổ đông đối
với HĐQT sẽ ngày càng giảm và người ta có cảm nhận rằng, cổ đông đã không làm gì cả.
[vnexpress.net, 14:43' 06/10/2005 (GMT + 7)]
23
23
PHỤ LỤC 3
Ví dụ 1:
CTCP Đại Dương là một doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, kinh doanh trong lĩnh
vực dịch vụ, du lịch và khách sạn.
Ngày 1/9/1999, Ủy ban nhân dân thành phố K có quyết định cho phép chuyển doanh
nghiệp nhà nước Đại Dương thành CTCP Đại Dương. Ngày 25/9/1999, công ty triệu tập cuộc
họp ĐHĐCĐ đầu tiên, 150 cổ đông (100% số cổ đông này là cổ đông phổ thông và là công
nhân viên của công ty) đã tiến hành bầu ra HĐQT (gồm 7 người) và thông qua Điều lệ.
Ngày 1/11/1999, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố K cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh cho CTCP Đại Dương với số vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng và số cổ phần phát
hành là 15000 cổ phần (mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng và 100% cổ phần được bán
hết cho công nhân viên của công ty).
Là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, do vậy, giống như trước đây, hàng năm
(năm 2000 và 2001) công ty thường tổ chức cuộc họp tổng kết cuối năm với sự tham gia của
tất cả cán bộ, công nhân viên của công ty (kể cả những người đã nghỉ hưu). Tại những cuộc
họp này, Ban Giám đốccông ty và HĐQT trình bày về tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty năm qua và phương hướng kinh doanh của công ty năm tới cũng như trao phần
thưởng cho những nhân viên xuất sắc.
Nhằm phát hành thêm cổ phần mới, tăng vốn điều lệ, tiến hành sửa đổi Điều lệ cho
phù hợp với LDN và thông qua báo cáo tài chính năm 2001 và kế hoạch kinh doanh năm
2002, CTCP Đại Dương quyết định triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ (đây là cuộc họp ĐHĐCĐ lần
thứ hai sau cuộc họp ĐHĐCĐ đầu tiên ngày 25/9/1999).
Do CTCP Đại Dương có rất nhiều đơn vị kinh doanh trực thuộc nên ngày 8/3/2002,
HĐQT của công ty gửi cho quản lý trưởng các đơn vị trên thông báo về kế hoạch cuộc họp
ĐHĐCĐ và yêu cầu mỗi đơn vị kinh doanh tiến hành họp để cử đại biểu đi dự cuộc họp của
ĐHĐCĐ toàn công ty. Đồng thời, HĐQT cũng đã gửi cho mỗi quản lý trưởng của các đơn vị
đó một bản dự thảo Điều lệ sửa đổi mới của công ty để các đơn vị kinh doanh tổ chức thảo
luận trước. Ngày 12/3/2002, công ty đã có văn bản thông báo đến các đơn vị về việc "triệu tập
Đại hội đại biểu cổ đông" toàn công ty vào ngày 15/3/2002.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 15/3/2002, chủ tọa cuộc họp đã đọc báo cáo tổng kết năm
2001, phương hướng kinh doanh năm 2002, bản Điều lệ sửa đổi và kế hoạch phát hành cổ
phiếu mới. Sau đó, chủ tọa cuộc họp đã tiến hành lấy biểu quyết của các cổ đông tham dự
cuộc họp một lần về tất cả các vấn đề được nêu trên.
Theo Nghị quyết được công bố tại cuộc họp và đã được biểu quyết thông qua, vốn
điều lệ công ty được nâng từ 1,5 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng, tất cả các cổ phiếu chỉ được chào bán
nội bộ cho các cổ đông trong công ty. Các cổ đông được mua thêm cổ phiếu cao nhất là bằng
hoặc nhỏ hơn số cổ phần hiện có của cổ đông đó (theo tỷ lệ 1-1). Mỗi thành viên HĐQT được
quyền mua số cổ phiếu tương đương 6% vốn điều lệ.
Bản Điều lệ (được cuộc họp ngày 15/3/2002 thông qua) có một số điểm sửa đổi. Điều
17 Điều lệ quy định: "ĐHĐCĐ hoặc Đại hội đại biểu cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất
của công ty". Điều 20 của Điều lệ công ty quy định "Trong trường hợp công ty tổ chức đại hội
đại biểu cổ đông thì cổ đông sở hữu cổ phần chiếm ít nhất 1% vốn điều lệ là đại biểu đương
nhiên. Các cổ đông khác tự tập hợp thành một nhóm để có phiếu đủ tiêu chuẩn 1% vốn điều lệ
để cử người đi họp".
Do bất đồng với HĐQT trong điều hành, quản lý công ty, không đồng hành với kế
hoạch phát hành cổ phiếu mới và bản Điều lệ sửa đổi, cho nên một nhóm 10 cổ đông của
CTCP Đại Dương đã gửi đơn đến Tòa án nhân dân thành phố K kiện HĐQT CTCP Đại
Dương về các vấn đề sau:
1. HĐQT đã vi phạm LDN và Điều lệ công ty về việc triệu tập, thủ tục tiến hành và
thông qua các quyết định tại ĐHĐCĐ ngày 15/3/2002.
24
24
2. Bản Điều lệ mới của công ty có nhiêu quy định trái với LDN, vi phạm quyền và lợi
ích của cổ đông phổ thông của công ty.
Trên cơ sở đó, nhóm cổ đông trên đã yêu cầu Tòa án bác bỏ kết quả cuộc họp
ĐHĐCĐ ngày 15/3/2002 và bản Điều lệ mới của công ty.
Tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân thành phố K đã thụ lý hồ sơ và đưa vụ án ra xét xử [28,
Tr.57-61].
Ví dụ 2:
Cổ đông nhỏ bất mãn về cách điều hành của công ty cổ phần
Những Đại hội cổ đông để báo cáo về tình hình lời - lỗ hoặc để bầu lại Hội đồng quản trị
khiến nhiều cổ đông bất mãn và nghi ngờ về cách điều hành và tổ chức của công ty. Lý do là
vì nhiều công ty cổ phần đã "tự biên, tự diễn" nhiều điều mà luật lệ không quy định.
Hội đồng quản trị được các cổ đông bầu bằng hình thức bỏ phiếu. Hội đồng này có 5
người, 7 người hoặc 9 người. Theo đúng luật và nghiệp vụ thì cổ đông có một cổ phiếu cũng
được bầu, dù đó chỉ là một lá phiếu. Điều này có nghĩa là cổ đông có nhiều hay ít cổ phiếu
vẫn bình đẳng trong việc bỏ phiếu. Tuy nhiên trong thực tế, một số công ty đã đặt ra quy định,
cổ đông nào có trên 1.000 cổ phần mới được phép đi họp đại hội (1.000 cổ phần tương đương
với 1.000 cổ phiếu trên sàn giao dịch). Vấn đề phân biệt cổ đông "giàu" với cổ đông "nghèo"
đã làm nhiều cổ đông thắc mắc và bất mãn.
Hơn thế nữa, đã xảy ra những trường hợp phân biệt đối xử với các cổ đông nhỏ (dưới
100 triệu đồng) muốn xin một tập cáo bạch (prospectus) cũng bị công ty từ chối một cách
thẳng thừng. [vnExpress, Thứ bảy, 19/5/2001, 11:23 (GMT+7)]
25
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
VĂN BẢN PHÁP LUẬT:
1. Luật Công ty năm 1990.
2. Luật Doanh nghiệp năm 1999.
3. Luật Doanh nghiệp năm 2005.
TÀI LIỆU TRONG NƯỚC:
4. Nguyễn Ngọc Bích (2003), "Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ
phần", Nxb Trẻ.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (11/2003), "Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật Doanh
nghiệp", Hà Nội.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (5/2005), "Tờ trình về Dự án Luật Doanh nghiệp (thống
nhất)", Hà Nội.
7. CIEM, GTZ, UNDP (11/2004), "Thời điểm cho sự thay đổi - Đánh giá Luật Doanh
nghiệp và kiến nghị", Hà Nội.
8. Maurice Cozian & Alain Viandier (12/1998), "Tổ chức công ty", Viện Nghiên cứu
khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.
9. Nguyễn Đình Cung, Tư tưởng chỉ đạo, cơ sở lý luận và thực tiễn của Luật Doanh
nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tài liệu hội thảo tháng
9/2000.
10. Trần Tiến Cường (1997), "Cơ sở khoa học của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước
kinh doanh sang hoạt động theo mô hình công ty của nền kinh tế thị trường", Bộ Kế
hoạch và Đầu tư - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.
11. Kim Dung, Quản trị công ty tốt và thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam, Tạp chí
chứng khoán, số 11/2001.
12. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Nguyễn Hoa Khôi (2003), "Giáo trình Quản trị
kinh doanh", Trung tâm Đào tạo Từ xa, Huế.
13. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), "Nhìn nhận của xã hội với thị
trường và kinh doanh", Nxb Thống kê, Hà Nội.
14. Nguyễn Hưng, Quản trị công ty: tiến tới lành mạnh hóa môi trường hoạt động và
phát triển doanh nghiệp, Tạp chí chứng khoán, số 5,6/2001.
15.Cao Đình Lành, Minh bạch và công khai hóa thông tin trong công ty cổ phần theo
Luật Doanh nghiệp năm 2005, Tạp chí Khoa học, số 2 (36)/2007, tr.115.
16.Cao Đình Lành, Xung đột các nhóm lợi ích trong công ty cổ phần, Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật, số 3/2007, tr.22.
17. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2001), "Luật doanh nghiệp – Những điểm mới và một
số vấn đề đặt ra trong cơ chế thi hành", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. "Luật Nhật Bản, Tập II: 1997-1998" (2000), Nxb Thanh Niên.
19. Đinh Thị Hiền Minh, Đằng sau sự sụp đỗ hàng loạt công ty Mỹ, Thời báo kinh tế
Sài Gòn, số 28 ngày 4/7/2002.
20. Ngân hàng phát triển Châu Á, "Bộ hướng dẫn thông lệ tốt nhất về quản trị công ty ở
Việt Nam", Bản trình lên Chính phủ Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 2001, Dự án
TA 3353-VIE.
21. Ngân hàng thế giới (2002), "Báo cáo phát triển thế giới - Xây dựng thể chế hỗ trợ
thị trường", Nxb Chính trị Quốc gia.
22. Phạm Duy Nghĩa, Buôn có bạn, bán có phường: Vai trò của truyền thống văn hóa
Phương Đông đối với liên kết doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, số
2/2003.
23. Phạm Duy Nghĩa (2004), "Chuyên khảo về Luật Kinh tế", Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
26
26
24. Phạm Duy Nghĩa (2004), "Đề cương chi tiết môn học Luật kinh tế", Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
25. Phạm Duy Nghĩa (chủ biên), "So sánh pháp luật về quản trị doanh nghiệp của một số
nước trên thế giới - Bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật
công ty ở Việt Nam", Đề tài đặc biệt cấp Quốc gia, Mã số: QG 04.23.
26. Nguyễn Như Phát, Phạm Hữu Nghị (2004), "Giáo trình Luật kinh tế", Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
27. Ngô Viễn Phú (2004), "Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", Luận án
tiến sĩ luật học, Hà Nội.
28. Ngô Viễn Phú, Bàn về tính chất của quyền cổ đông, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số
12/2003.
29. PMRC, UNDP, "Báo cáo tổng hợp - Nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật về thành
lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp với các tư tưởng chỉ đạo xây dựng Luật
Doanh nghiệp thống nhất và Luật Đầu tư chung", trong khuôn khổ Dự án VIE
01/025.
30. Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp (2003), "Một số tranh chấp điển hình phát
sinh trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp", Nxb Thống kê.
31. Đậu Anh Tuấn (2004), "Quản lý, điều hành trong Công ty cổ phần ở Việt Nam",
Luận văn Thạc sỹ luật học, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Thu Vân (1998), "Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp luật về
công ty ở Việt Nam hiện nay", Nxb Chính trị Quốc gia.
33. Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý (2000), "Một số điểm mới cơ bản của Luật doanh
nghiệp" Thông tin Khoa học pháp lý.
34. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1/1999), "Báo cáo nghiên cứu so sánh
luật công ty ở bốn quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và
Philippine", Hà Nội.
35. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, "Các doanh nghiệp cổ phần hoá của
Việt Nam: nghiên cứu so sánh trước và sau cổ phần hoá về hiệu quả hoạt động,
những khó khăn và kiến nghị chính sách", Tài liệu hội thảo “Cổ phần hóa và hậu cổ
phần hoá – Thực trạng và giải pháp”, Hà Nội, 29-30/8/2002.
36. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2003), "Quản trị công ty: Nâng cao
năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường toàn cầu", sách do CIEM
dịch với sự tài trợ của GTZ, Nxb Giao thông vận tải.
TAØI LIEÄU NÖÔÙC NGOAØI
37. Henrry Hansmann, Reinier Kraakman, "The Essential Role of Organizational Law";
Berkeley Program in Law and Economics, 1999.
38. Henry Hansmann, Reinier Kraakman, The End of History for Corporate Law,
Georgetown Law Journal, january 2001.
39. Henrry Hansmann, Reinier Kraakman, Richard Squire, "What is Corporate Law";
Havard, 2002.
40. OECD, OECD Principles of corporate governance, 2000.
41. George Shenoy and Pearlie Koh (2001), Corporate Governance in Asia: Some
Developments, Asia Business Law Review, No 31, January 2001).
42. ; "Russian Privatization and Corporate Governance: What went wrong?" của Bernal
Black, Reinier Kraakman và Anna Tarassova; "A self-enforcing model of Corporate
Law" của Bernal Black và Reinier Kraakman; "Separation of ownership and
control" của Eugene F.Fama và Michael C. Jensen
WEBSITES:
27
27
43. http://www.ciem.org.vn
44. http://www.vcci.com.vn
45. http://www.vir.com
46. http://vnexpress.net
47. http://www.oecd.org
48. http://www.fetp.edu.vn
49. http://www.mof.gov.vn
50. http://www.vneconomy.com.vn

More Related Content

What's hot

LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...KhoTi1
 
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và quản lý trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệ...
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và quản lý trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệ...Đề tài: Cơ cấu tổ chức và quản lý trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệ...
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và quản lý trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HOT
Luận văn: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HOTLuận văn: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HOT
Luận văn: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HOT
 
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỪ THỰC TIỄN...
 
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt NamLuận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và quản lý trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệ...
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và quản lý trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệ...Đề tài: Cơ cấu tổ chức và quản lý trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệ...
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và quản lý trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệ...
 
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sựLuận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
 
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOTChế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sảnLuận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
 
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
 
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 
Luận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viên
Luận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viênLuận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viên
Luận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viên
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Công ...
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
 
Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệpChế định người đại diện của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đaiLuận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
 
Báo cáo thực tập công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
Báo cáo thực tập công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đấtBáo cáo thực tập công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
Báo cáo thực tập công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
 

Similar to Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty

Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Namhieu anh
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Namhieu anh
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.ssuser499fca
 
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...HanaTiti
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Namhieu anh
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)Hung Nguyen
 
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Thanh Hoa
 

Similar to Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty (20)

Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...
Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Cổ...
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.
 
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam...
 
Cơ sở lý luận về quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ...
Cơ sở lý luận về quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ...Cơ sở lý luận về quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ...
Cơ sở lý luận về quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ...
 
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_656712890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
 
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_656712890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
 
Quy che hoat_dong_cty
Quy che hoat_dong_ctyQuy che hoat_dong_cty
Quy che hoat_dong_cty
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
 
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOTLuận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
 
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAYLuận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
 
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
 
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
 
Quản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đ
Quản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đQuản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đ
Quản trị công ty TNHH một thành viên theo Luật doanh nghiệp, 9đ
 
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
 
Luận văn: Sự phát triển của chế định công ty TNHH, HOT
Luận văn: Sự phát triển của chế định công ty TNHH, HOTLuận văn: Sự phát triển của chế định công ty TNHH, HOT
Luận văn: Sự phát triển của chế định công ty TNHH, HOT
 
Quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp
Quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệpQuyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp
Quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công TyBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty

  • 1. Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần
  • 2. 2 2 MỤC LỤC Trang Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị công ty cổ phần.............................. 3 I. Quan niệm về quản trị công ty cổ phần .............................................................................. 3 II. Quản trị công ty cổ phần xét theo phương diện kết hợp hài hòa lợi ích của các bên .......... 4 III. Các yếu tố chủ yếu của quản trị công ty cổ phần.............................................................. 6 1.3.1. Về quyền của các cổ đông ........................................................................................... 6 1.3.2. Về Hội đồng quản trị ................................................................................................. 6 1.3.3. Về quản trị điều hành, thù lao và hiệu quả hoạt động................................................... 7 1.3.4. Về công khai hóa thông tin và sự minh bạch................................................................ 8 Chương 2: Thực trạng điều chỉnh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ....................... 9 I. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về quyền của cổ đông ...................................................... 9 1. Các quyền của cổ đông nói chung theo quy định của pháp luật.......................................... 9 2. Về vấn đề bảo vệ các cổ đông thiểu số ............................................................................. 9 II. Thực trạng điều chỉnh pháp luật Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty........... 10 1. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Hội đồng quản trị...................................................... 10 2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Ban kiểm soát........................................................... 12 3. Về quản trị điều hành, thù lao và hiệu quả hoạt động....................................................... 13 4. Đảm bảo minh bạch và công khai thông tin trong CTCP ................................................. 15 Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần .......................................................................................................................... 17 1. Những yêu cầu về tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần.................................................................................................................................... 17 2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần................................................................................................................... 18 Phụ lục................................................................................................................................ 20 Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 24
  • 3. 3 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LDN : Luật Doanh nghiệp CTCP : Công ty cổ phần ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông HĐQT : Hội đồng quản trị OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PMRC : Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ CIEM : Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương GTZ : Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức WTO : Tổ chức Thương mại thế giới UNDP : Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
  • 4. 4 4 Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN I. Quan niệm về quản trị công ty cổ phần Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Sự hình thành và phát triển của CTCP gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn, thị trường tiền tệ. CTCP là một trong những loại hình tổ chức kinh doanh phổ biến hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển [4, tr.18]. Từ góc độ pháp lý, ta có thể khái quát một số đặc trưng cơ bản của một công ty cổ phần như sau: Một là, công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập. Hai là, công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ bằng tài sản riêng của công ty. Ba là, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Bốn là, quản lý ủy quyền theo cơ cấu hội đồng và tách biệt với chủ sở hữu. Trước một vấn đề như vậy, nhiệm vụ của pháp luật công ty là đưa ra những hình thức tổ chức hoạt động có thể tạo điều kiện bảo vệ các nhóm quyền lợi sau đây một cách hài hòa và ổn định: - Nhóm quyền lợi của những người trực tiếp kinh doanh - Quyền lợi của những nhà đầu tư vốn, những người muốn trực tiếp tham gia vào thành quả kinh doanh, mà bản thân không trực tiếp kinh doanh. - Quyền lợi của những người cho vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, người sở hữu các loại trái phiếu), người cung ứng hàng hoá, người lao động. Chính vì thế, vấn đề làm sao tạo ra sự tự do không quá lớn, sự giám sát không quá yếu để khuyến khích người quản trị (khái niệm người quản trị được dùng dưới đây để chỉ những người có quyền quản lý và kiểm soát công ty, thường là thành viên ban giám đốc, HĐQT hoặc những cổ đông đa số, chiếm cổ phần chi phối trong công ty) hành động một cách năng động, sáng tạo, linh hoạt vì lợi ích của chủ sở hữu công ty là một bài toán khó từ hàng trăm năm nay – một bài toán của nhiều thế kỷ [21, tr.364]. Corporate governance, tạm dịch là quản trị công ty, tiếp cận công ty từ phương diện phân quyền và chế ước giữa các tác nhân ảnh hưởng tới sự điều hành của một doanh nghiệp. Quản trị công ty trước hết không phải là khái niệm được hiểu giống nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị công ty. - Theo Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), "quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế, các hành vi quản lý. Cơ chế này xác định việc phân chia các quyền và nghĩa vụ giữa cổ đông, hội đồng quản trị, các chức danh quản lý và những người có lợi ích liên quan, quy định trình tự ban hành các quyết định kinh doanh. Bằng cách này, công ty tạo ra một cơ chế xác lập mục tiêu hoạt động, tạo ra phương tiện thực thi và giám sát việc thực hiện các mục tiêu đó". [47] - Quản trị doanh nghiệp còn được hiểu theo hai nghĩa, "quản trị doanh nghiệp theo nghĩa hẹp được hiểu là cơ chế quản lý – giám sát của chủ sở hữu với người quản lý công ty theo những mục tiêu và định hướng của chủ sở hữu. Theo nghĩa rộng hơn, quản trị doanh nghiệp gắn chặt với quyền lợi của chủ sở hữu cũng như các chủ nợ, người cung cấp, người lao động, thậm chí khách hàng của công ty. Về mặt tổ chức, quản trị công ty là tập hợp các mối quan hệ giữa chủ sở hữu, HĐQT và các bên liên quan nhằm: xác định mục tiêu, hình thành các công cụ để đạt đạt được mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của công ty" [49, 13/12/2004,11:15]
  • 5. 5 5 - Theo Ngân hàng thế giới (WB), "quản trị công ty là một hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty. Nó cho phép công ty có thể thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động có hiệu quả, và nhờ đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông, trong khi vẫn tôn trọng quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và của xã hội. Đặc điểm cơ bản nhất của một hệ thống quản trị công ty là: (i) tính minh bạch của các thông tin tài chính, kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý, (ii) bảo đảm thực thi các quyền của tất cả các cổ đông, (iii) các thành viên trong hội đồng quản trị có thể hoàn toàn độc lập trong việc thông qua các quyết định, phê chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng người quản lý, trong việc giám sát tính trung thực và hiệu quả của hoạt động quản lý và trong việc miễn nhiệm người quản lý khi cần thiết". II. Quản trị công ty cổ phần xét theo phương diện kết hợp hài hòa lợi ích của các bên Mỗi công ty là tổng hoà các mối quan hệ phức tạp, vì vậy, luôn tiềm ẩn những xung đột về lợi ích có thể nảy sinh sau các quyết định cụ thể của công ty. Trong nội bộ doanh nghiệp, người quản lý, người lao động và cổ đông đều mong muốn công ty kinh doanh có hiệu quả và phát triển bền vững. Tuy nhiên, do sự khác biệt về lợi ích giữa các cổ đông, sự tách biệt giữa người quản lý và quyền sở hữu đã tạo nên những xung đột về lợi ích. Một là: xung đột về lợi ích giữa cổ đông thiểu số với nhóm cổ đông sở hữu đa số cổ phần nắm quyền kiểm soát công ty Hai là: xung đột giữa cổ đông với những người quản lý doanh nghiệp Tuy nhiên, sự xung đột quyền lợi của các nhóm người này không gay gắt đến mức chúng chỉ có thể được giải quyết bằng pháp luật, mà cơ chế của thị trường luôn tác động góp phần vào sự giải quyết các xung đột đó. Bởi vì, tất cả những người tham gia đều cần sự thành công của doanh nghiệp và những người tham gia này cần một cách thức nào đó để dung hòa các mối quan tâm về lợi ích, kết hợp hiệu quả các nguồn lực và mở rộng khả năng phát triển. Lịch sử công ty trên thế giới được biết đến ba loại mô hình quản lý công ty là: Mô hình Anh - Mỹ, mô hình châu Âu lục địa và mô hình Nhật Bản. Mỗi mô hình đều có đặc điểm chung và đặc điểm riêng, nhưng đều có mục tiêu là tạo khả năng để chủ sở hữu (cổ đông) có thể quản lý được những người điều hành công ty một cách tốt nhất. Như đã phân tích ở trên, CTCP là một chủ thể pháp luật, có cơ cấu tổ chức độc lập đối với các cổ đông; là chủ sở hữu tài sản của công ty, là nguyên đơn, bị đơn trong tố tụng. Các cổ đông không có quyền trực tiếp đối với tài sản trong công ty. Cổ đông thực hiện quyền cổ đông bằng cách biểu quyết trong cuộc họp ĐHĐCĐ. Việc điều hành kinh doanh giao cho HĐQT – những người có khả năng kinh doanh và các giám đốc điều hành. Xem xét từ các nước trên có thể thấy được một số đặc trưng sau về cơ cấu tổ chức của một công ty ngày nay bao gồm chủ yếu là: Chủ sở hữu (cổ đông); HĐQT hoặc Hội đồng giám sát; Giám đốc điều hành [26, tr.187-188]. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận này như sau: * Chủ sở hữu công ty (cổ đông) là người cung cấp vốn đầu tư hoặc vốn cổ phần, có một số quyền cơ bản sau: - Bầu và bãi nhiệm HĐQT hoặc Hội đồng giám sát. - Thông qua hoặc không thông qua một số vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc của công ty như thay đổi Điều lệ; sáp nhập, tăng giảm vốn công ty. - Quyết định mức lãi cổ tức và hưởng thụ lãi. * Hội đồng quản trị là cơ quan thay mặt chủ sở hữu (cổ đông) thực hiện việc quản lý công ty thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc điều hành; - Giám sát hoạt động quản lý điều hành của giám đốc điều hành; - Xem xét và thông qua các quyết định quan trọng khác không trực tiếp do chủ sở hữu (cổ đông) quyết định.
  • 6. 6 6 * Giám đốc điều hành của công ty thường không phải là một người mà là một số người do HĐQT lựa chọn và bổ nhiệm. Thực chất được gọi là bộ máy điều hành công ty hoặc các quản trị gia của công ty. Giám đốc điều hành thực hiện chức năng điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty. Tất cả các mô hình trên đây có thể dễ dàng nhận thấy rằng bằng cơ chế phân quyền đã định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các thành viên, cơ quan trong công ty như các cổ đông, HĐQT, Giám đốc điều hành. Các cơ quan này có sự độc lập tương đối trong hoạt động và chi phối lẫn nhau. Đồng thời, đảm bảo cho cổ đông quản lý giám sát một cách tốt nhất với các nhà quản trị điều hành công ty. Mô hình quản lý, điều hành kiểu Anh, Mỹ có nền tảng là sự tách biệt giữa quản lý với sở hữu vốn trong CTCP. Trong mô hình quản lý, điều hành kiểu Anh, Mỹ, dựa trên ba nguyên tắc sau: Thứ nhất, sử dụng các thành viên HĐQT độc lập (independent directors) để kiềm chế quyền lực của ban giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm giới kế toán để trình báo cáo tài chính có tính xác thực nhằm giúp cổ đông có thông tin đầy đủ khi đầu tư vào công ty. Thứ ba, sử dụng và tín nhiệm các nhà phân tích tài chính để xem xét và phân tích các triển vọng kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của các công ty dự kiến phát hành cũng như đang phát hành chứng khoán ra công chúng, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng muốn đầu tư. Khi một CTCP hoạt động kém hơn mức trong ngành hay của thị trường, hoặc thiếu cơ chế quản trị thích đáng, các nhà đầu tư sẽ phản ứng bằng cách bán cổ phần của họ, là một hình thức áp đặt kỷ luật của thị trường lên ban giám đốc công ty. Ở Việt Nam, quan hệ giữa cổ đông trong nhiều công ty hiện nay thường thu hẹp trong phạm vi quan hệ gia đình, xã hội như họ hàng, dòng tộc, bạn bè, đồng hương. Theo báo cáo tổng kết của Tổ công tác thi hành LDN, thì đại bộ phận CTCP ở nước ta có quy mô nhỏ, mang tính gia đình; người chủ sở hữu thường đồng thời là người quản lý, giám đốc, quản đốc, cán bộ kỹ thuật… của công ty. Người chủ sở hữu trong công ty (đặc biệt là các CTCP thuộc sở hữu tư nhân) cùng một lúc thực hiện hàng loạt các chức năng và vai trò khác nhau trong tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài quan hệ góp vốn cùng kinh doanh, họ còn có quan hệ huyết thống, họ hàng, bạn bè hết sức thân thiết… Vì vậy, trong quản lý nội bộ và tổ chức kinh doanh rất khó phân biệt rõ ràng về mặt pháp lý quyền lợi và nghĩa vụ của người chủ, người quản lý và người lao động; "tính phi chính thức" trong quá trình ra quyết định… đang chi phối quản lý, điều hành của phần lớn các CTCP. Mô hình quản lý, điều hành kiểu châu Âu lục địa được đặc trưng bởi sự tham gia đáng kể của các định chế tài chính trung gian: các ngân hàng vừa là chủ nợ, vừa là cổ đông và thực hiện quyền do các cổ đông khác ủy nhiệm, bởi vậy ảnh hưởng của họ trong quản trị các công ty là rất đáng kể. Mô hình quản lý, điều hành kiểu Nhật Bản có đặc điểm khá nổi bật là vai trò của các cổ đông pháp nhân (ngân hàng, các quỹ, các công ty…) rất lớn, có thể xem là đóng vai trò trung tâm. Trên thực tế, ở Nhật, các ngân hàng lớn thường được uỷ quyền thay mặt cổ đông giám sát, quản lý các công ty, xem xét các kế hoạch của công ty, trong trường hợp công ty làm ăn kém thì những ngân hàng này thường can thiệp và sẽ buộc công ty phải thay bộ máy điều hành quản lý công ty hoặc buộc phải đưa ra các chiến lược kinh doanh mới. Trong mô hình quản trị công ty của Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam, các mối quan hệ gia đình, các cổ đông ẩn, ảnh hưởng của Nhà nước và các thiết chế khác cũng có thể tác động đáng kể tới quản trị công ty [25, tr.6-7]. Trong bất kỳ mô hình nào, việc minh bạch hóa thông tin liên quan đến công ty và giám sát những người quản trị cũng là những công cụ chính nhằm giúp cổ đông bảo vệ quyền lợi của mình.
  • 7. 7 7 III. Các yếu tố chủ yếu của quản trị công ty 1. Về quyền của các cổ đông Sự tách biệt quyền sở hữu với quyền quản lý kinh doanh đã làm nảy sinh những rủi ro được nhận thức từ lâu về sự khác nhau về lợi ích giữa cổ đông với các nhóm người quản trị nắm bắt quyền lực chi phối và khống chế công ty. Để củng cố lòng tin của cổ đông và theo đó tăng nguồn vốn đầu tư tư nhân cho lĩnh vực kinh doanh cần được đảm bảo khi nhà đầu tư hiểu rõ thông tin về công ty và hệ thống pháp luật, các cơ chế quản lý nội bộ công ty có khả năng ngăn chặn được khả năng trục lợi của người điều hành hoặc các cổ đông chi phối. Do đó, quy định về quản trị công ty cần phải bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền của cổ đông. Những quyền lợi cơ bản của cổ đông bao gồm quyền: (i) chọn phương thức đăng ký quyền sở hữu; (ii) chuyển nhượng cổ phần; (iii) mỗi cổ phần được một phiếu bầu; (iv) Được cung cấp những thông tin quan trọng và cần thiết về công ty một cách thường xuyên và kịp thời; (v) tham dự họp và bỏ phiếu biểu quyết tại ĐHĐCĐ; (vi) bầu chọn và bãi nhiệm các thành viên trong HĐQT; (vii) Được chia lợi nhuận của công ty; (viii) các cổ đông cần được nhận phần thu nhập của mình từ lợi nhuận còn lại của công ty; (ix) các cổ đông thiểu số cần phải được bảo vệ. Các cổ đông cần có quyền tham gia và được thông tin một cách đầy đủ và thích đáng về các quyết định liên quan đến các thay đổi quan trọng của công ty như: (i) thay đổi, sửa chữa điều lệ và các tài liệu quan trọng khác của công ty; (ii) cho phép phát hành thêm cổ phần; iii) các giao dịch đặc biệt; Các cổ đông cần được tạo điều kiện tham gia một cách hiệu quả và bỏ phiếu tại cuộc họp ĐHĐCĐ và cần được thông báo về quy chế họp ĐHĐCĐ, bao gồm những thủ tục bỏ phiếu: - Các cổ đông cần được cung cấp các thông tin cần thiết và kịp thời về thời gian, địa điểm và chương trình của cuộc họp ĐHĐCĐ, cũng như các thông tin đầy đủ và kịp thời về các vấn đề sẽ được thảo luận và quyết định tại cuộc họp. - Các cổ đông có cơ hội để chất vấn HĐQT và có quyền đưa ra các vấn đề vào chương trình của cuộc họp, tùy thuộc vào những hạn chế nhất định. - Cổ đông cần được tham gia một cách có hiệu quả vào các quyết định quan trọng về quản trị công ty, như đề cử và bầu chọn thành viên HĐQT. - Các cổ đông có quyền bỏ phiếu trực tiếp hoặc vắng mặt (qua ủy quyền) và có hiệu lực như nhau. Quy định về quản trị công ty cần được bảo đảm đối xử công bằng với tất cả các cổ đông, kể cả cổ đông thiểu số và cổ đông người nước ngoài. Tất cả các cổ đông đều được tạo cơ hội được hưởng những đền bù hợp lý nếu quyền của họ bị xâm hại. Cổ đông của cùng loại cổ phần phải có quyền biểu quyết như nhau và tất cả cổ đông sở hữu cùng loại cổ phần phải được đối xử công bằng như nhau. Các cổ đông thiểu số cần được bảo vệ khỏi sự lạm dụng của các cổ đông nắm quyền kiểm soát một cách gián tiếp hay trực tiếp, đồng thời, cần có cơ chế đền bù thiệt hại có hiệu quả. Thành viên HĐQT và các chức danh quản lý quan trọng phải thông báo cho HĐQT về việc họ trực tiếp, gián tiếp hoặc đại diện cho một bên thứ ba, có lợi ích liên quan đến các giao dịch hoặc các vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến công ty. [47] 2. Về Hội đồng quản trị Để đổi lấy những lợi ích như trách nhiệm hữu hạn, thời gian hoạt động vô thời hạn và khả năng chuyển nhượng cổ phiếu, nhà đầu tư trao quyền quản lý công ty cổ phần cho một nhóm người được ủy thác nhiệm vụ ra những quyết định vì lợi ích cao nhất của công ty và mọi nhà đầu tư vào công ty chứ không vì một bộ phận nhà đầu tư nào đó. Nhóm người được ủy thác này, được các cổ đông bầu chọn, được gọi là HĐQT. HĐQT hoạt động theo chế độ tập thể, tức là từng thành viên HĐQT không có thẩm quyền của HĐQT. Các thành viên HĐQT cũng thực thi quyền của mình thông qua các cuộc họp, các quyết định thường ghi nhận trong các biên bản họp HĐQT. Mỗi thành viên HĐQT
  • 8. 8 8 có một phiếu bầu, không kể số cổ phần nắm giữ, không thể ủy quyền để bỏ phiếu như cổ đông. Phần lớn pháp luật điều chỉnh các CTCP liên quan đến HĐQT, với nhiều quy định cụ thể được xây dựng nhằm củng cố lòng tin của nhà đầu tư rằng các thành viên HĐQT sẽ làm những điều đúng đắn. HĐQT chịu trách nhiệm quản lý hoặc định hướng cho các hoạt động của công ty. Nhưng các lợi ích của cổ đông, thành viên HĐQT và người quản lý đôi khi có thể xung đột. Chẳng hạn, một số cổ đông có thể muốn nhận cổ tức, trong khi các cổ đông khác và những người điều hành lại muốn tái đầu tư lợi nhuận và thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp. HĐQT phải giải quyết những lợi ích xung đột này thông qua những quyết định vì lợi ích cao nhất cho công ty và mọi cổ đông của công ty. Do đó, quy định về quản trị công ty phải đảm bảo HĐQT có vai trò lãnh đạo chiến lược trong công ty và giám sát có hiệu quả đối với công tác quản lý công ty cũng như trách nhiệm của HĐQT trước công ty và các cổ đông. Đối với các thành viên HĐQT phải có trách nhiệm, bổn phận chính sau: - Trung thành: Bổn phận chính của các thành viên HĐQT là trung thành với lợi ích của các cổ đông. HĐQT phải thông báo cho các cổ đông những thông tin có thể ảnh hưởng đến lợi ích của họ một cách đầy đủ, không được thu lợi cá nhân qua các giao dịch của công ty, phải thông báo rõ, công khai và không được tham gia bỏ phiếu đối với các vấn đề làm ăn, giao dịch mà cá nhân thành viên đó có lợi ích liên quan. - Mẫn cán và thận trọng: Đây là bổn phận chung của các thành viên HĐQT. Các thành viên HĐQT cần phải mẫn cán và thận trọng cho lợi ích tối cao của công ty và cổ đông . "HĐQT là công cụ gây sức ép cân bằng quyền chủ sở hữu của cổ đông với sự tuỳ nghi, hay tự do của các nhà quản lý trong điều hành doanh nghiệp. Do đó, HĐQT cần thực hiện giám sát có tầm chiến lược đối với hoạt động kinh doanh, đồng thời, trực tiếp giám sát, đánh giá và khen thưởng đối với hoạt động quản lý. HĐQT còn phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống kế toán và báo cáo tài chính và theo dõi quá trình công khai hoá và trao đổi thông tin. Vai trò và nhiệm vụ của các thành viên HĐQT phụ thuộc vào luật quốc gia cũng như vào Điều lệ công ty. Tầm quan trọng của quyền sở hữu khác nhau giữa các nước. Ở Mỹ, nhiệm vụ của HĐQT là hành động vì lợi ích của cổ đông, trong khi ở Hà Lan mục tiêu lại là đạt được sự cân bằng hợp lý trong ảnh hưởng của tất cả các cổ đông; ở Đức, các thành viên HĐQT có nhiệm vụ không chỉ đối với cổ đông của công ty, luật pháp bắt buộc các doanh nghiệp lớn phải có đại diện người lao động trong HĐQT" [21, tr.88]. 3. Về quản trị điều hành, thù lao và hiệu quả hoạt động Khung khổ quản trị công ty phải đảm bảo rằng các quyền của những người có liên quan được pháp luật bảo hộ và các quyền này phải được tôn trọng. Khung khổ quản trị doanh nghiệp phải đưa ra được các biện pháp hữu hiệu xử lý vi phạm các quyền nói trên. Đồng thời, nó cũng cần khích lệ những người có liên quan thực hiện vai trò của họ trong công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty và của thị trường. Để hạn chế hành động tư lợi của người điều hành hoặc cổ đông chi phối, các thông tin về thu nhập và các giao dịch liên quan tới lợi ích cá nhân của họ đều cần được công khai. Theo khoản 17 Điều 4 LDN năm 2005, thì người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con; b) Công ty con đối với công ty mẹ; c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp; d) Người quản lý doanh nghiệp;
  • 9. 9 9 đ) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối; e) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này; g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó; h) Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty. Thù lao cho cán bộ quản lý phải gắn với mức lợi nhuận và hiệu quả hoạt động chung của toàn công ty. Toàn bộ mức thù lao, thu nhập cần phải được công khai hóa trong báo cáo tài chính. Các trình tự xác định mức thù lao cũng cần được công khai hóa. 4. Về công khai hóa thông tin và sự minh bạch Để giám sát các nhà điều hành, các biện pháp minh bạch hoá tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Như vậy các quy chế tiết lộ thông tin, báo cáo tài chính và sự giám sát bởi các cơ quan kiểm toán ngày càng trở thành một yếu tố định hướng quản trị doanh nghiệp, vì lợi ích của cổ đông và lợi ích công cộng. Công khai thông tin là đòi hỏi đầu tiên để nhà đầu tư có thể đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo đó là các quyền liên quan tới khả năng kiểm soát của nhà đầu tư đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Các hành vi trục lợi từ người điều hành và cổ đông chi phối phải có cơ chế để kiểm soát bằng pháp luật và tự nguyện một cách hiệu quả để nhà đầu tư có thể yên tâm về tài sản của mình. Quy định về quản trị công ty phải đảm bảo việc công khai hóa một cách kịp thời và chính xác những thông tin về tất cả các vấn đề quan trọng của công ty. Các thông tin cần được chuẩn bị, được kiểm toán và công bố thống nhất theo các tiêu chuẩn về kế toán, tài chính. Các cuộc kiểm toán hàng năm cần được thực hiện bởi các kiểm toán độc lập nhằm đảm bảo tính khách quan của quá trình xây dựng và nội dung báo cáo tài chính của công ty.
  • 10. 10 10 Chương II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN I. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về quyền của cổ đông 1. Các quyền của cổ đông nói chung theo quy định của pháp luật Hoạt động cổ đông bao gồm: Giám sát về hoạt động của công ty; thực hiện quyền cổ đông; tham dự hội nghị cổ đông; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Do đó, quy định về quản trị công ty tốt sẽ đảm bảo được lợi ích cho các cổ đông và tất cả các bên có quyền và lợi ích liên quan, tạo ra môi trường minh bạch và thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh. Xét về khía cạnh quản trị công ty, LDN năm 2005 đã phát triển thêm những đổi mới và tiến bộ về bảo vệ quyền lợi của cổ đông so với LDN năm 1999. Trong Luật có các quy định bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền hạn chính đáng của các chủ sở hữu; bảo đảm đối xử công bằng giữa các chủ sở hữu; công khai thông tin và minh bạch hoá cơ chế quản trị công ty; các quyền của HĐQT và cơ chế giám sát HĐQT của chủ sở hữu trong cơ chế quản trị công ty... Đó là cơ sở pháp lý quan trọng và cụ thể nhất cho hoạt động của quản trị doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể, LDN năm 2005 đã thiết lập được những cơ chế hợp lý để bảo vệ cổ đông phổ thông (bao gồm cả cổ đông sáng lập), thừa nhận các quyền cơ bản của cổ đông phổ thông, cụ thể: - Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của ĐHĐCĐ - Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp cổ đông phổ thông của cổ đông sáng lập chỉ có thể chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ. - Quyền nhận và cung cấp thông tin - Quyền của cổ đông không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông: i) quyền yêu cầu tòa án xem xét và hủy bỏ các quyết định của ĐHĐCĐ; ii) Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần khi biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ; iii). Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty - Bảo vệ cổ đông lớn, như bảo đảm cho họ quyền tham gia quản lý, điều hành và chi phối công ty. - Quy định về kiểm soát giao dịch tư lợi, như hợp đồng, giao dịch phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận (Điều 120). - Các quyền tham gia vào hoạt động quản lý của công ty 2. Về vấn đề bảo vệ các cổ đông thiểu số Bên cạnh việc tạo cơ sở pháp lý cho các cổ đông có điều kiện và cơ hội thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, thì LDN năm 2005 cũng bảo vệ mạnh hơn quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số như: - Cổ đông có quyền xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ (điểm e khoản 1 Điều 79); nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây: Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát; yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ; yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. - Một số cơ chế khá hiệu quả nhằm bảo vệ quyền của cổ đông đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới được thừa nhận trong LDN năm 2005.
  • 11. 11 11 - Quy định cho phép cổ đông ủy quyền bằng văn bản cho bên thứ ba để chủ thể này biểu quyết thay mình tại các cuộc họp ĐHĐCĐ. - Quy định cho phép nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ cho người triệu tập họp ĐHĐCĐ. Người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải chấp nhận và đưa kiến nghị này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp (trừ trường hợp kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung; vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ; và các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty). Kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được ĐHĐCĐ chấp thuận. Với trường hợp cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày ĐHĐCĐ thông qua quyết định. Đây là một công cụ hữu hiệu mà tất cả các cổ đông đều có quyền sử dụng để bảo vệ lợi ích của mình theo các điều kiện quy định. II. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty 1. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Hội đồng quản trị Theo thông lệ quốc tế, HĐQT là một cơ quan có quyền lực cao nhất của doanh nghiệp - nơi vạch ra những chiến lược và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. HĐQT được xác định là "cơ quan quản lý công ty" và "có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết tất cả các vấn đề, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ", khoản 2 Điều 108 LDN năm 2005 đã quy định khá đầy đủ quyền và nhiệm vụ của HĐQT. So với quyền và nhiệm vụ được quy định trong LDN năm 1999 thì quyền và nhiệm vụ của HĐQT được quy định ở LDN năm 2005 (khoản 2 Điều 108) có quy định thêm thẩm quyền về giám sát của HĐQT, cụ thể: giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Tuy nhiên, các quy định về quyền và nhiệm vụ của HĐQT vẫn nghiêng về khía cạnh quản lý trực tiếp và còn mờ nhạt về vấn đề giám sát. So với LDN năm 1999, thì LDN năm 2005 quy định về cách thức tổ chức và vận hành của cơ quan này đã có một số thay đổi cơ bản theo hướng cởi mở, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư trong phần vốn của mình bỏ ra để kinh doanh và tiếp cận gần hơn với các qui tắc được thừa nhận rộng rãi, cụ thể: Về HĐQT, LDN năm 1999 không quy định tiêu chuẩn của thành viên HĐQT. Trong điều kiện và thực tế ở Việt Nam, điều này là hoàn toàn phù hợp với các công ty cổ phần khu vực tư nhân. Tuy nhiên đối với các CTCP lớn, CTCP có sự tham gia vốn của đối tác nước ngoài hoặc CTCP có sự tham gia vốn của Nhà nước, nhất là vốn đa số thì nảy sinh nhiều vấn đề không thể kiểm soát được. Vấn đề này, LDN năm 2005 áp dụng thống nhất cho bốn loại hình cơ bản của doanh nghiệp (đại bộ phận số doanh nghiệp hiện nay), gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, CTCP, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế (khác với LDN năm 1999), vì thế sẽ có các CTCP có sự tham gia vốn của đối tác nước ngoài hoặc CTCP có sự tham gia vốn của Nhà nước, nhất là vốn đa số. Do đó, để tránh những vấn đề nảy sinh không thể kiểm soát được, LDN năm 2005 đã quy định rõ tiêu chuẩn của thành viên HĐQT. "1. Thành viên HĐQT phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
  • 12. 12 12 b) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. 2. Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ" (Điều 110) Về nhiệm kỳ và số lượng thành viên HĐQT, Luật quy định cụ thể như sau: (i) HĐQT có không ít hơn 3 thành viên, không quá 11 thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Số thành viên HĐQT phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định. Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm; thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. (ii) HĐQT của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi HĐQT mới được bầu và tiếp quản công việc. (iii) Trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ HĐQT. (iv) Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông của công ty. Quy định như trên là hợp lý và phù hợp với đặc thù của mỗi doanh nghiệp, ĐHĐCĐ được tự quyền quyết định số thành viên HĐQT phải thường trú tại Việt Nam và được thể hiện cụ thể trong Điều lệ công ty. Để tạo áp lực cho các thành viên HĐQT phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng các nghĩa vụ và trách nhiệm theo luật định, LDN năm 2005 đưa ra quy định "…thành viên HĐQT có thể bị miễn nhiệm bất cứ lúc nào theo quyết định của ĐHĐCĐ mà không cần nêu lý do" (khoản 2 Điều 115). [khoản 1 Điều 84 LDN năm 1999 quy định hai trường hợp theo đó thành viên HĐQT bị miễn nhiệm (bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc từ chức); còn các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định. Như vậy, kết quả là thành viên HĐQT chỉ có thể bị thay thế khi hết nhiệm kỳ, không phụ thuộc vào năng lực, hiệu quả và mức độ hoàn thành các nghĩa vụ của họ. Sự thiếu vắng quy định thay thế thành viên HĐQT của cổ đông, nhóm cổ đông đa số sẽ gây tổn thất cho nhóm này, khi thành viên HĐQT có những quyết định không phù hợp trái với ý định của "ông chủ lớn". Rõ ràng cơ cấu này chưa tạo đủ áp lực buộc thành viên HĐQT phải hoạt động với hiệu năng cao nhất, thực hiện đầy đủ nhất các nghĩa vụ và trách nhiệm của họ]. Liên quan đến thành viên HĐQT độc lập, thực tế hoạt động của các CTCP thời gian qua cho thấy, thành viên HĐQT đều tham gia điều hành; không có thành viên “độc lập” như thường thấy trong các công ty cổ phần ở các nước theo trường phái Thông luật. Chính vì vậy, khả năng của HĐQT giám sát ban điều hành thông qua một uỷ ban giám sát, hay thông qua đơn vị kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp, là vấn đề rất yếu kém, thậm chí, HĐQT chưa làm được việc đó. Tránh vết xe đổ PJICO bằng quản trị tốt Một trong những bài học mà các chủ sở hữu PJICO rút ra sau vụ việc Tổng giám đốc bị bắt là do HĐQT và ban kiểm soát đều làm việc kiêm nhiệm, thời gian dành cho công ty quá ít dẫn đến sai phạm cũng không biết. Vấn đề này đang được nhiều công ty cổ phần Việt Nam rút kinh nghiệm. [46, 20/6/2005, 11:20 GMT+7] Nhằm giám sát sự lạm quyền của ban giám đốc, khoản 4 Điều 109 LDN năm 2005 quy định: "Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty". Thành viên HĐQT độc lập là những người không có liên quan gì đến các thành viên HĐQT giữ chức vụ điều hành, họ không có quan hệ kinh doanh hay quan hệ gì khác với công ty, quan chức công ty. Do không tham gia trực tiếp vào việc quản lý nên họ không có cơ hội như ban giám đốc để lạm dụng chức vụ vì lợi ích riêng. Tuy nhiên họ phải là những người “có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại điều lệ công ty” (khoản 1 Điều 110). Luật mới còn quy định “cuộc họp của HĐQT được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên” (khoản 8 Điều 112), là cao hơn luật cũ (chỉ cần hai phần ba). Đồng thời, một số yêu cầu liên quan đến họp HĐQT nay đã được nâng lên thành luật, gồm các đề nghị của Ban kiểm soát, tổng giám đốc, của năm người quản lý và của hai thành viên HĐQT. Vậy, dù HĐQT có 11 người thì cũng chỉ cần hai người yêu cầu là phải họp. (Trong các quy định
  • 13. 13 13 của LDN năm 1999, ngoài Chủ tịch HĐQT thì không nhắc gì đến các đối tượng khác được quyền triệu tập cuộc họp HĐQT. Vì vậy, trong thời gian qua có nhiều vấn đề lộn xộn ở các CTCP, hiện tượng phổ biến là Chủ tịch đã trì hoãn hoặc từ chối triệu tập họp HĐQT ngay cả khi có yêu cầu từ các thành viên khác. Hậu quả tiềm ẩn là các thành viên không có cùng quan điểm với Chủ tịch HĐQT nên không thể hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo luật định, ảnh hưởng tiêu cực đến quản trị công ty). Luật mới cũng quy định việc bầu HĐQT theo thể thức bầu dồn phiếu (điểm c khoản 3 Điều 104). 2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Ban kiểm soát Theo thông lệ quốc tế chung, thì giám sát công tác quản lý điều hành là chức năng của HĐQT; còn Ban kiểm soát nếu có là “tai mắt” của chủ sở hữu với chức năng giám sát HĐQT, Tổng Giám đốc và của những người quản lý điều hành khác. Trước khi có LDN năm 2005, thực tế cho thấy vai trò thực sự của Ban kiểm soát còn yếu hơn cả trong quy định của pháp luật. Trong hoạt động, Ban kiểm soát thường mới chỉ thực hiện những yêu cầu, đề nghị của HĐQT, chưa thật sự khẳng định được tính độc lập trong quá trình công tác thực tế. Ban kiểm soát thường bị HĐQT chi phối. Bởi vì, thành viên HĐQT đều đồng thời là những cổ đông lớn; và cũng chính họ đã lựa chọn và bầu các thành viên Ban kiểm soát; đồng thời, quyết định cả về công ăn việc làm, về địa vị của thành viên Ban kiểm soát trong công ty, về tiền lương và thu nhập khác của các thành viên Ban kiểm soát [xem phụ lục 2]. Theo LDN năm 2005, CTCP có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. Về địa vị pháp lý, Ban kiểm soát là "cơ quan" của ĐHĐCĐ, được các cổ đông ủy nhiệm giám sát, đánh giá hoạt động của HĐQT. Ban kiểm soát thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau: (Điều 123) - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. - Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT. Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hằng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT lên ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên. - Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của ĐHĐCĐ hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. - Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến HĐQT và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu. Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của HĐQT, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. - Kiến nghị HĐQT hoặc ĐHĐCĐ các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
  • 14. 14 14 - Khi phát hiện có thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty quy định tại Điều 119 của Luật này thì phải thông báo ngay bằng văn bản với HĐQT, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. - Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và quyết định của ĐHĐCĐ. - Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên ĐHĐCĐ. Liên quan đến qui trình hoạt động của Ban kiểm soát, LDN năm 2005 có quy định Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên ĐHĐCĐ (khác với LDN năm 1999 quy định bắt buộc là yêu cầu Ban kiểm soát phải thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của cơ quan này trước khi trình các báo cáo, kết luận, kiến nghị lên ĐHĐCĐ). Bên cạnh đó, để tạo ra cơ chế giám sát HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty có hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của công ty, LDN năm 2005 quy định "Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao" Về cung cấp thông tin cho Ban kiểm soát, LDN năm 2005 quy định: "1. Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị; 2. Báo cáo của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị hoặc tài liệu khác do công ty phát hành được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị; 3. Thành viên Ban kiểm soát có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm nơi người quản lý và nhân viên của công ty làm việc; 4. Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát" (Điều 124). Để bảo đảm cho HĐQT, Tổng giám đốc/Giám đốc thực hiện đúng các nghĩa vụ mà ĐHĐCĐ đề ra cũng như tránh sự lạm dụng quyền lực, vị thế để trục lợi, LDN năm 2005 đã quy định tương đối chi tiết về Ban kiểm soát, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát (Điều 90 LDN năm 1999 quy định những người không được làm thành viên Ban kiểm soát nhưng không quy định tiêu chuẩn của thành viên Ban kiểm soát), cụ thể: thành viên của Ban kiểm soát phải là những người độc lập với các thành viên của HĐQT, Giám đốc/tổng giám đốc và người quản lý khác trong công ty; không được giữ các chức vụ quản lý trong công ty; thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty. Ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là kế toán hoặc kiểm toán viên. (Điều 121, 122). 3. Về quản trị điều hành, thù lao và hiệu quả hoạt động Sự phát triển của các CTCP phụ thuộc rất lớn vào đạo đức kinh doanh, kiến thức và khả năng cũng như tinh thần trách nhiệm của đội ngũ những người quản lý, điều hành doanh nghiệp. LDN năm 2005 đã có những quy định gắn trách nhiệm của người quản lý, điều hành doanh nghiệp với số phận của CTCP cũng như tạo ra cơ chế để các thành viên công ty hoặc chủ sở hữu giám sát các hoạt động quản lý và điều hành. Cụ thể: Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên HĐQT và Giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng (LDN năm 1999 chưa có cơ chế pháp lý nào buộc những người quản lý phải tuân thủ những nghĩa vụ này). Đó chính là tiền đề cho việc xem xét đến hành vi vượt quá phạm vi của sự ủy quyền. Thực tiễn hoạt động kinh doanh ở nước ta đã có những vụ việc có khuynh hướng cần tới các quy định như vậy. Chẳng hạn các vụ án sau: 1. Tranh chấp tại CTCP Hàm Long
  • 15. 15 15 Bà Nguyễn Thị Minh Hà, nguyên là thành viên HĐQT kiêm phó Giám đốc công ty Hàm Long được công ty giao trực tiếp phụ trách kinh doanh tại Trung tâm Thương mại Hàm Long, trong quá trình điều hành đã để trung tâm thua lỗ nặng. Ngày 13/4/2002, CTCP Hàm Long đã tiến hành họp ĐHĐCĐ thường kỳ và ra quyết định bãi nhiệm chức danh thành viên HĐQT của bà Hà và đề ra phương án xử lý số cổ phần của bà để thu hồi nợ. Nghị quyết của ĐHĐCĐ đã giao cho HĐQT tiến hành bán cổ phần của bà Hà trong công ty. Tiếp đó HĐQT đã mang toàn bộ 2950 cổ phiếu gốc của bà Hà ra bán cho người nhà của Chủ tịch HĐQT với giá 170.000 đồng/cổ phiếu. Bà đã khởi kiện ra TAND thành phố Hà Nội. Tòa cho rằng, việc CTCP Hàm Long đem bán cổ phần của bà Hà để trừ nợ trong tình trạng không có phiếu gốc, không có sự đồng ý của người có tài sản là tước đi quyền làm cổ đông của bà Hà, trái với LDN. Còn việc bà Hà nợ công ty, theo Tòa, công ty có thể sử dụng các quyết định hành chính buộc bà Hà phải trả nợ hoặc khởi kiện ra Tòa chứ không thể xiết nợ bằng cổ phần như việc công ty Hàm Long đã làm như trên [24, tr.45] 2. Tranh chấp tại công ty Nhiếp ảnh Hà Nội Một số cổ đông của CTCP Nhiếp ảnh Hà Nội đã kiện Chủ tịch HĐQT (kiêm Giám đốc CTCP) Phạm Thị Minh Ngọc vì bà đã có nhiều sai phạm trong điều hành, vi phạm Điều lệ công ty và LDN như: Tổ chức thu mua cổ phiếu để thâu tóm quyền lực; tự ý giải tán và cho thuê với giá thấp hai cửa hàng tại 18 Hàng Gai và 22 Tràng Thi; không thông qua ĐHĐCĐ khi mua sắm máy phóng ảnh cỡ lớn hơn 1 tỷ đồng…Ngoài ra, bà Ngọc còn bị kiện về nội dung bản Nghị quyết của ĐHĐCĐ do một mình bà dựng lên [24, tr.47]. Bên cạnh đó, LDN năm 2005 cũng đưa ra quy định giám sát đối với các giao dịch tư lợi, nhằm hạn chế việc người quản lý, điều hành công ty lợi dụng các vị trí trong doanh nghiệp để trục lợi cá nhân, làm hại cho công ty. Ngoài ra, LDN năm 2005 cũng thiết lập chế độ thù lao, tiền lương gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. LDN quy định thẩm quyền quyết định lương và thù lao cho HĐQT và Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ quyết định; còn lương của Giám đốc (Tổng giám đốc) do HĐQT quyết định (khoản 2 Điều 117). Luật cũng quy định cụ thể nguyên tắc xác định hợp lý tiền lương và các lợi ích khác mà những người quản lý được hưởng. Đây sẽ là động lực mạnh mẽ cho họ phát huy hết tài năng, sáng kiến, hết lòng và tận tâm quản lý công ty. Điều đó kết hợp với việc công khai hóa tiền lương và thu nhập hàng năm sẽ là công cụ giám sát hiệu quả hoạt động của họ; ngăn ngừa được họ lạm dụng quyền lực thu vén cho lợi ích cá nhân. Điều này đặc biệt cần thiết, khi những người quản lý tách biệt độc lập khỏi chủ sở hữu; và tiền lương trở thành động lực vật chất cơ bản thúc đẩy ứng xử của họ, cụ thể: "1. Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương cho thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh. 2. Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc được trả theo quy định sau đây: a) Thành viên HĐQT được hưởng thù lao công việc và tiền thưởng. Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên HĐQT và mức thù lao mỗi ngày. HĐQT dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao của HĐQT do ĐHĐCĐ quyết định tại cuộc họp thường niên; b) Thành viên HĐQT có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao; c) Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc do HĐQT quyết định. 3. Thù lao của thành viên HĐQT và tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty, phải báo cáo ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên". (Điều 117)
  • 16. 16 16 Tuy vậy, làm được việc này trong bối cảnh hiện nay ở nước ta là hoàn toàn không dễ. Khác với các nước khác, nhất là các nước phát triển, các doanh nghiệp không thể đồng thời tuân thủ đúng pháp luật và duy trì, phát triển được hoạt động kinh doanh. Họ thường phải đút lót, thông đồng với một số công chức trong bộ máy nhà nước có liên quan; họ phải lập hai thậm chí ba loại chứng từ, sổ sách kế toán, phải khai báo sai lệch về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.v.v…Trong bối cảnh nói trên, mọi thước đo hay căn cứ để xác định tiền lương và thu nhập của người quản lý đều có thể phản ánh không đúng sự thực. 4. Đảm bảo minh bạch và công khai thông tin trong CTCP Minh bạch và công khai thông tin là đòi hỏi đầu tiên để nhà đầu tư có thể đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp theo đó là các quyền liên quan tới khả năng kiểm soát của nhà đầu tư đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Các hành vi trục lợi từ người điều hành và cổ đông chi phối phải có cơ chế để kiểm soát bằng pháp luật và tự nguyện một cách hiệu quả để nhà đầu tư có thể yên tâm về tài sản của mình. Vấn đề minh bạch hóa và công khai thông tin trong CTCP được thực hiện thông qua các hoạt động của Ban kiểm soát với tính chất là một cơ quan chuyên môn và chủ yếu qua các cơ chế cung cấp, báo cáo hay tiếp cận các thông tin trong CTCP. Việc tiếp cận hay cung cấp thông tin không chỉ đơn thuần là vấn đề minh bạch; quan trọng hơn thế, phạm vi và chất lượng thông tin được cung cấp hay tiếp cận sẽ có tác động không nhỏ đến việc thực hiện quyền của mỗi chủ thể (đặc biệt là quyền ra quyết định). Về minh bạch thông tin: theo đánh giá của World Bank, nếu thang điểm đánh giá mức độ công khai thông tin qua điều tra môi trường kinh doanh tại 157 quốc gia là từ 1 tới 6 (càng cao thì càng minh bạch) thì Việt Nam được xếp hạng 1, thấp hơn tất cả các nước trong khu vực trừ Campuchia (hạng 0). Chỉ số của một số nước khác như Malaysia (hạng 5), Thái Lan (6), Đài Loan (6), Indonesia (4), Trung Quốc (4), Singapore (5), Ấn Độ (4). Chỉ số về phổ biến thông tin 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Hoa Ky Thai Lan Hong Kong Nhat Ban Singapo Trung Q uoc Viet Nam Cam puchia Nguồn: Cơ sở dữ liệu nghiên cứu hoạt động kinh doanh Thực tiễn hoạt động công khai thông tin đối với cổ đông trong thời gian qua (trước khi LDN năm 2005 có hiệu lực) mặc dù cũng được thực hiện song chúng không được phổ biến rộng rãi và công khai, hoặc trong các trường hợp được phổ biến thì khả năng tiếp cận của các nhà đầu tư khác nhau cũng không giống nhau, dẫn đến tình trạng mất đối xứng thông tin và bất bình đẳng về khả năng tiếp cận các thông tin này giữa các nhà đầu tư. Điều này có thể được lý giải bởi những lý do sau: Một là, chính sách thuế thường xuyên phải thay đổi, không rõ ràng và phụ thuộc quá nhiều vào cán bộ thuế; hai là, cơ chế quản lý xã hội chưa có cơ chế
  • 17. 17 17 khuyến khích, thúc đẩy và bảo hộ cho những doanh nghiệp cố gắng nâng cao tính minh bạch trong quản lý; ba là, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty chưa được phát triển; bốn là, yếu tố tâm lý - nhiều nhà quản lý không muốn công khai tài chính doanh nghiệp vì sợ các đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng thông tin công bố để gây bất lợi cho họ; năm là, các công ty tư nhân thường xuyên phải đối mặt với tệ quan liêu quá lớn; sáu là, đại đa số người quản lý chưa hiểu được giá trị và tầm quan trọng của quản trị minh bạch đối với sự tồn tại, phát triển và nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp … Trong một môi trường như vậy, các công ty đã tự co mình lại và việc này đã cản trở mức độ công khai và tính minh bạch. Việc này làm tăng thêm rủi ro cho các nhà đầu tư do báo cáo tài chính thiếu chính xác và có khi gian lận trong công ty thì các cổ đông khó mà nhận biết được. Về vấn đề này, LDN năm 2005 cũng đã có sự quan tâm nhất định thông qua việc dự liệu các cơ chế thông tin khác nhau, cụ thể: - Cơ chế thông tin cho cổ đông; - Cơ chế thông tin cho các cơ quan quản lý trong công ty cổ phần; - Cơ chế thông tin cho các chủ thể bên ngoài công ty (cơ chế công khai báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh); quy định về việc kiểm soát các hợp đồng với người có liên quan.
  • 18. 18 18 Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN 1. Những yêu cầu về việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản trị công ty cổ phần Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong nhiều năm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp đáng kể của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là sự tác động của hàng loạt cơ chế và chính sách khuyến khích đầu tư, thúc đẩy kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển và khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thực tế những năm qua cho thấy, việc xây dựng hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, đầy đủ và ổn định, phù hợp với các cam kết quốc tế của Nhà nước Việt Nam là cơ sở quan trọng để hình thành các cơ chế quản trị doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Yêu cầu lớn nhất hiện nay trong việc đề ra các cơ chế quản trị doanh nghiệp là xác định đúng những vấn đề cấp thiết đặt ra trong việc hoàn thiện hệ thống các quy định về quản trị doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, góp phần huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Xét về khía cạnh quản trị doanh nghiệp, LDN năm 2005 đã xác định nền tảng cho cơ chế quản trị công ty. So với LDN năm 1999, LDN năm 2005 quy định đầy đủ, toàn diện hơn, có nhiều quy định tương đối rõ, phù hợp và góp phần tạo lập khung pháp lý để hình thành một cơ chế quản trị có hiệu quả cho các doanh nghiệp, nhất là đối với loại hình công ty phổ biến hiện nay là CTCP. Cụ thể, trong Luật có các quy định bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền hạn chính đáng của các chủ sở hữu; bảo đảm đối xử công bằng giữa các chủ sở hữu; công khai thông tin và minh bạch hoá cơ chế quản trị công ty; các quyền của HĐQT và cơ chế giám sát HĐQT của chủ sở hữu trong cơ chế quản trị công ty... Đó là cơ sở pháp lý quan trọng và cụ thể nhất cho hoạt động của quản trị doanh nghiệp hiện nay, đồng thời quy định cụ thể về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan như cổ đông, HĐQT, giám đốc điều hành trong đó đã chú ý bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số... Đi đôi với quyền lợi thì LDN cũng xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên HĐQT và Giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng; thiết lập chế độ thù lao, tiền lương gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; yêu cầu công khai và minh bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý... Tuy vậy, kiến thức về quản trị doanh nghiệp cũng như thực tế triển khai về quản trị doanh nghiệp vẫn còn rất mới mẻ. Nhiều CTCP (cả Nhà nước và dân doanh) đã và đang gặp phải các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Thực tế thi hành cho thấy, trong thời gian qua đã xảy ra không ít vi phạm các quyền cơ bản của cổ đông. Một số công ty không niêm yết, vì một số lý do thực tiễn, có xu hướng hạn chế việc các cổ đông nắm giữ một lượng nhỏ cổ phiếu tham gia vào ĐHĐCĐ thường niên, thông qua việc qui định số lượng cổ phiếu tối thiểu. Điều lệ không ít công ty, kể cả công ty niêm yết, đã qui định cổ đông, nhóm cổ đông có sở hữu ít nhất 1% (hoặc có lượng giá trị tuyệt đối như 50, 100 hoặc 500 triệu đồng) số cổ phần mới có quyền dự họp ĐHĐCĐ,… Việc phần lớn cổ đông không tiếp cận được với thông tin của công ty hoặc không tiếp cận được thông tin đầy đủ, chính xác và trung thực là hiện tượng phổ biến. Cổ đông thiểu số hầu như không nhận được thông báo về các quyết định của ĐHĐCĐ, không nhận được tóm tắt báo cáo tài chính hàng năm, không nhận được cả thông báo về việc trả cổ tức, [xem phụ lục 3]… Bên cạnh các quyền cơ bản của cổ đông đang bị vi phạm, thì còn hiện tượng lạm dụng quyền cổ đông. Có hai hiện tượng lạm dụng khá phổ biến. Một là, khi diễn biến đại hội cổ đông không tiến triển như ý muốn, một số cổ đông thiểu số
  • 19. 19 19 đã quấy rối, cản trở tiến trình đại hội cổ đông bằng cả những cách không liên quan đến quyền cổ đông (như giật micro, vứt tài liệu, giật giấy tờ của chủ tọa, cản trở chủ tọa điều khiển họp đại hội, quấy rối đại hội từ bên ngoài và bên trong phòng họp). Hiện tượng thứ hai, liên quan đến cổ đông là Nhà nước, khi một số cán bộ, cơ quan nhà nước có liên quan không phân biệt rạch ròi quyền cổ đông, quyền quản lý hành chính, đã can thiệp trực tiếp vào các công việc quản trị nội bộ của công ty như không cho phép triệu tập ĐHĐCĐ, hoặc chỉ đạo triệu tập ĐHĐCĐ, chỉ định bổ nhiệm, thay thế thành viên HĐQT... Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp trong nước cần nghiên cứu và tiến tới áp dụng những chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp trong hoạt động của mình, bởi những lý do sau: thứ nhất, quản trị doanh nghiệp theo kiểu “công ty gia đình” hay theo “sự thuận tiện” khá phổ biến trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện không còn phù hợp, không thể đáp ứng yêu cầu phát triển và cạnh tranh trong thời gian tới; Thứ hai, hệ thống luật pháp Việt Nam đang phát triển theo hướng hoàn thiện thể chế thị trường, phù hợp các cam kết và luật pháp, thông lệ quốc tế. Hệ thống này chỉ phát huy hiệu lực và hiệu quả khi bộ máy nhà nước và doanh nghiệp đều có tinh thần và thói quen tuân thủ cao. Thói quen hành xử dựa vào quan hệ phải được thay thế bằng thói quen hành xử theo pháp luật; thứ ba, trước ngưỡng cửa WTO, doanh nghiệp trong nước cần hiểu những quy định pháp lý, những thông lệ, tập quán được áp dụng ở các nước bạn hàng để làm ăn với họ, đồng thời ứng dụng dần những tập quán tốt, nâng dần trình độ và năng lực nhằm tạo vị thế cạnh tranh. Về phương diện lý luận, sự hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty luôn có tính tương đối, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty phải được xác định là một quá trình liên tục, lâu dài với những bước đi và giải pháp thích hợp. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty một mặt nhằm khắc phục kịp thời những khó khăn cho việc tổ chức vận hành doanh nghiệp, mặt khác phải hướng tới việc tạo dựng hành lang pháp lí đầy đủ và phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định lâu dài của loại hình CTCP. Với cách tiếp cận như vậy, từ những cơ sở lí luận và thực tiễn ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cần được thực hiện theo những định hướng sau: - Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị CTCP phải căn cứ vào những đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam. - Các quy định của pháp luật về quản trị CTCP phải phù hợp với đặc điểm văn hóa kinh doanh của người Việt Nam. - Các quy định về quản trị công ty phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. - Việc hoàn thiện các quy định về quản trị công ty cần được đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật kinh tế. 2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1/7/2006; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định thành lập ban công tác thi hành LDN và Luật Đầu tư nhằm đẩy mạnh việc triển khai Luật này trong thực tế. Tuy chưa có đủ cơ sở để tổng kết một cách đầy đủ các vướng mắc đã và đang nảy sinh trong quá trình thực hiện Luật này (vì thời gian mà LDN năm 2005 đi vào thực tế chưa nhiều), xong sau khi nghiên cứu các vướng mắc đã được trình bày ở chương II và dựa trên những định hướng cơ bản trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: Một là, về quyền tiếp cận thông tin Hai là, quyền mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông (Điều 90) Ba là, cần sửa đổi, bổ sung hoặc làm rõ liên quan đến ĐHĐCĐ để cơ quan này thực sự là công cụ quyền lực của cổ đông trong công ty đồng thời đóng góp vào sự vận hành chung của công ty. Bốn là, để tăng cường chức năng giám sát của HĐQT, đảm bảo sự cân bằng về quyền lực, nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cá nhân trong quản lý, điều hành công ty bằng cách
  • 20. 20 20 phân tách rõ ràng vai trò của Chủ tịch HĐQT và Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành để không một ai trong hai người trên bị hạn chế về quyền lực trong việc ra quyết định. Năm là, tăng cường tính minh bạch trong các thoả thuận giữa cổ đông và công ty thông qua Điều lệ công ty
  • 21. 21 21 PHỤ LỤC 1 Tranh quyền lãnh đạo, cổ đông bị thiệt Ngày 15-5-2006, Công ty cổ phần Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại đay Sài Gòn (Sajuco) tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường. Việc bãi nhiệm (trước thời hạn) HĐQT và ban kiểm soát đã được đại hội đồng cổ đông thông qua, nhưng khâu bầu cử lại gặp rắc rối. Một số cổ đông cho rằng, đại hội chưa thông qua (đánh giá năng lực) danh sách ứng cử mà tiến hành bỏ phiếu bầu là vi phạm quy chế tổ chức và điều lệ của doanh nghiệp. Chủ tọa đại hội thừa nhận sai sót nên quyết định tạm dừng và dời đại hội vào ngày 22- 5-2006 để tiếp tục bầu HĐQT và ban kiểm soát mới. Nhưng ông Nguyễn Văn Khảm, Phó Chủ tịch HĐQT, cho rằng đã có danh sách ứng cử thì đại hội cần được tiếp tục. Khi ban tổ chức, chủ tọa, thư ký... ra về (hơn 20 giờ), nhóm cổ đông ủng hộ ông Khảm (chiếm 51,3 cổ phần) tiếp tục tổ chức đại hội đến khuya... Ông Khảm đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT (mới) nên đã giành quyền kiểm soát Sajuco bằng cách thuê lực lượng vệ sĩ đến chiếm giữ trụ sở. Thế là ông Trần Hải Âu, Chủ tịch HĐQT (cũ) và nhóm cổ đông ủng hộ ông đã khởi kiện ông Khảm ra tòa yêu cầu hủy kết quả đại hội cổ đông do nhóm ông Khảm tổ chức. Ngược lại, ông Khảm cũng đã khởi kiện ông Âu, yêu cầu trao quyền kiểm soát công ty. Cuộc tranh chấp quyền kiểm soát doanh nghiệp giữa các cổ đông ủng hộ ông Nguyễn Văn Khảm, Phó Chủ tịch HĐQT và các cổ đông ủng hộ ông Trần Hải Âu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sản xuất - Dịch vụ - Thương mại đay Sài Gòn (Sajuco) tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường hôm 15-5-2006 đã làm cho uy tín của công ty này giảm sút, hoạt động kinh doanh ngưng trệ, cơ hội làm ăn bị bỏ lỡ... Theo ông Trương Kế Châu, Phó tổng Giám đốc Sajuco, dự kiến trong tháng 6 này Sajuco khởi công xây dựng bốn lô chung cư 16 tầng nhưng phải dừng lại, nhiều hợp đồng khác cũng không thể triển khai... Cụ thể, kết quả kinh doanh trong tháng 5-2006 cho thấy: nửa tháng đầu (chưa xảy ra tranh chấp) doanh thu của công ty gần 2 tỉ đồng; nửa tháng sau (đã xảy ra tranh chấp) doanh thu của công ty chỉ trên 500 triệu đồng. (http://www.vneconomy.com.vn, 15/6/2006)
  • 22. 22 22 PHỤ LỤC 2 Không thấy "mặt mũi" của Ban kiểm soát Về những sai phạm tại CTCP AUDV Du lịch Ba Đình, ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách vĩ mô (Viện Quản lý Kinh tế Trung ương) cho rằng, 3 năm mà công ty không đại hội cổ đông là sự việc rất bất thường, vì luật lệ quy định ít nhất là một năm phải đại hội một lần. Ông Cung nhận xét, trong trường hợp này các cổ đông cũng đã sai sót. Họ đã không nhận thức được quyền lợi của mình. Việc ông Giám đốc Lương Tuấn Hải đem tài sản của công ty cho thuê lại để hưởng chênh lệch, theo ông Cung, là có dấu hiệu của giao dịch tư lợi. Theo LDN, bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp liên quan đến bên có liên quan với doanh nghiệp cần phải xin phép HĐQT hoặc ĐHĐCĐ, để xem giá giao dịch ở đây có đúng với giá thị trường hay không. Trong trường hợp có vi phạm (tức giá giao dịch thấp hơn so quy định của Nhà nước), cổ đông có quyền: 1/kiện ra tòa án về việc HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền hạn của mình, gây thiệt hại cho công ty, phải bồi hoàn lại cho công ty; 2/ triệu tập ĐHĐCĐ bãi miễn HĐQT. Trong trường hợp HĐQT đồng thời là cổ đông đa số thì phải kiện ra tòa án kinh tế đòi bồi thường thiệt hại cho công ty và cổ đông thiểu số. Ông Nguyễn Đình Cung thắc mắc, trước những sai phạm rành rành như vậy đã không nhìn thấy "mặt mũi" của Ban kiểm soát trong công ty đâu cả. Cổ đông hoàn toàn có quyền yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra xem tình hình tài chính công ty như thế nào để ngăn chặn những hành vi gian lận, vì để càng lâu, sự việc càng trở nên nghiêm trọng. Áp lực của cổ đông đối với HĐQT sẽ ngày càng giảm và người ta có cảm nhận rằng, cổ đông đã không làm gì cả. [vnexpress.net, 14:43' 06/10/2005 (GMT + 7)]
  • 23. 23 23 PHỤ LỤC 3 Ví dụ 1: CTCP Đại Dương là một doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch và khách sạn. Ngày 1/9/1999, Ủy ban nhân dân thành phố K có quyết định cho phép chuyển doanh nghiệp nhà nước Đại Dương thành CTCP Đại Dương. Ngày 25/9/1999, công ty triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ đầu tiên, 150 cổ đông (100% số cổ đông này là cổ đông phổ thông và là công nhân viên của công ty) đã tiến hành bầu ra HĐQT (gồm 7 người) và thông qua Điều lệ. Ngày 1/11/1999, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố K cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho CTCP Đại Dương với số vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng và số cổ phần phát hành là 15000 cổ phần (mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng và 100% cổ phần được bán hết cho công nhân viên của công ty). Là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, do vậy, giống như trước đây, hàng năm (năm 2000 và 2001) công ty thường tổ chức cuộc họp tổng kết cuối năm với sự tham gia của tất cả cán bộ, công nhân viên của công ty (kể cả những người đã nghỉ hưu). Tại những cuộc họp này, Ban Giám đốccông ty và HĐQT trình bày về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm qua và phương hướng kinh doanh của công ty năm tới cũng như trao phần thưởng cho những nhân viên xuất sắc. Nhằm phát hành thêm cổ phần mới, tăng vốn điều lệ, tiến hành sửa đổi Điều lệ cho phù hợp với LDN và thông qua báo cáo tài chính năm 2001 và kế hoạch kinh doanh năm 2002, CTCP Đại Dương quyết định triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ (đây là cuộc họp ĐHĐCĐ lần thứ hai sau cuộc họp ĐHĐCĐ đầu tiên ngày 25/9/1999). Do CTCP Đại Dương có rất nhiều đơn vị kinh doanh trực thuộc nên ngày 8/3/2002, HĐQT của công ty gửi cho quản lý trưởng các đơn vị trên thông báo về kế hoạch cuộc họp ĐHĐCĐ và yêu cầu mỗi đơn vị kinh doanh tiến hành họp để cử đại biểu đi dự cuộc họp của ĐHĐCĐ toàn công ty. Đồng thời, HĐQT cũng đã gửi cho mỗi quản lý trưởng của các đơn vị đó một bản dự thảo Điều lệ sửa đổi mới của công ty để các đơn vị kinh doanh tổ chức thảo luận trước. Ngày 12/3/2002, công ty đã có văn bản thông báo đến các đơn vị về việc "triệu tập Đại hội đại biểu cổ đông" toàn công ty vào ngày 15/3/2002. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 15/3/2002, chủ tọa cuộc họp đã đọc báo cáo tổng kết năm 2001, phương hướng kinh doanh năm 2002, bản Điều lệ sửa đổi và kế hoạch phát hành cổ phiếu mới. Sau đó, chủ tọa cuộc họp đã tiến hành lấy biểu quyết của các cổ đông tham dự cuộc họp một lần về tất cả các vấn đề được nêu trên. Theo Nghị quyết được công bố tại cuộc họp và đã được biểu quyết thông qua, vốn điều lệ công ty được nâng từ 1,5 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng, tất cả các cổ phiếu chỉ được chào bán nội bộ cho các cổ đông trong công ty. Các cổ đông được mua thêm cổ phiếu cao nhất là bằng hoặc nhỏ hơn số cổ phần hiện có của cổ đông đó (theo tỷ lệ 1-1). Mỗi thành viên HĐQT được quyền mua số cổ phiếu tương đương 6% vốn điều lệ. Bản Điều lệ (được cuộc họp ngày 15/3/2002 thông qua) có một số điểm sửa đổi. Điều 17 Điều lệ quy định: "ĐHĐCĐ hoặc Đại hội đại biểu cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty". Điều 20 của Điều lệ công ty quy định "Trong trường hợp công ty tổ chức đại hội đại biểu cổ đông thì cổ đông sở hữu cổ phần chiếm ít nhất 1% vốn điều lệ là đại biểu đương nhiên. Các cổ đông khác tự tập hợp thành một nhóm để có phiếu đủ tiêu chuẩn 1% vốn điều lệ để cử người đi họp". Do bất đồng với HĐQT trong điều hành, quản lý công ty, không đồng hành với kế hoạch phát hành cổ phiếu mới và bản Điều lệ sửa đổi, cho nên một nhóm 10 cổ đông của CTCP Đại Dương đã gửi đơn đến Tòa án nhân dân thành phố K kiện HĐQT CTCP Đại Dương về các vấn đề sau: 1. HĐQT đã vi phạm LDN và Điều lệ công ty về việc triệu tập, thủ tục tiến hành và thông qua các quyết định tại ĐHĐCĐ ngày 15/3/2002.
  • 24. 24 24 2. Bản Điều lệ mới của công ty có nhiêu quy định trái với LDN, vi phạm quyền và lợi ích của cổ đông phổ thông của công ty. Trên cơ sở đó, nhóm cổ đông trên đã yêu cầu Tòa án bác bỏ kết quả cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 15/3/2002 và bản Điều lệ mới của công ty. Tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân thành phố K đã thụ lý hồ sơ và đưa vụ án ra xét xử [28, Tr.57-61]. Ví dụ 2: Cổ đông nhỏ bất mãn về cách điều hành của công ty cổ phần Những Đại hội cổ đông để báo cáo về tình hình lời - lỗ hoặc để bầu lại Hội đồng quản trị khiến nhiều cổ đông bất mãn và nghi ngờ về cách điều hành và tổ chức của công ty. Lý do là vì nhiều công ty cổ phần đã "tự biên, tự diễn" nhiều điều mà luật lệ không quy định. Hội đồng quản trị được các cổ đông bầu bằng hình thức bỏ phiếu. Hội đồng này có 5 người, 7 người hoặc 9 người. Theo đúng luật và nghiệp vụ thì cổ đông có một cổ phiếu cũng được bầu, dù đó chỉ là một lá phiếu. Điều này có nghĩa là cổ đông có nhiều hay ít cổ phiếu vẫn bình đẳng trong việc bỏ phiếu. Tuy nhiên trong thực tế, một số công ty đã đặt ra quy định, cổ đông nào có trên 1.000 cổ phần mới được phép đi họp đại hội (1.000 cổ phần tương đương với 1.000 cổ phiếu trên sàn giao dịch). Vấn đề phân biệt cổ đông "giàu" với cổ đông "nghèo" đã làm nhiều cổ đông thắc mắc và bất mãn. Hơn thế nữa, đã xảy ra những trường hợp phân biệt đối xử với các cổ đông nhỏ (dưới 100 triệu đồng) muốn xin một tập cáo bạch (prospectus) cũng bị công ty từ chối một cách thẳng thừng. [vnExpress, Thứ bảy, 19/5/2001, 11:23 (GMT+7)]
  • 25. 25 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT: 1. Luật Công ty năm 1990. 2. Luật Doanh nghiệp năm 1999. 3. Luật Doanh nghiệp năm 2005. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC: 4. Nguyễn Ngọc Bích (2003), "Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần", Nxb Trẻ. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (11/2003), "Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật Doanh nghiệp", Hà Nội. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (5/2005), "Tờ trình về Dự án Luật Doanh nghiệp (thống nhất)", Hà Nội. 7. CIEM, GTZ, UNDP (11/2004), "Thời điểm cho sự thay đổi - Đánh giá Luật Doanh nghiệp và kiến nghị", Hà Nội. 8. Maurice Cozian & Alain Viandier (12/1998), "Tổ chức công ty", Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. 9. Nguyễn Đình Cung, Tư tưởng chỉ đạo, cơ sở lý luận và thực tiễn của Luật Doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tài liệu hội thảo tháng 9/2000. 10. Trần Tiến Cường (1997), "Cơ sở khoa học của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sang hoạt động theo mô hình công ty của nền kinh tế thị trường", Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội. 11. Kim Dung, Quản trị công ty tốt và thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam, Tạp chí chứng khoán, số 11/2001. 12. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Nguyễn Hoa Khôi (2003), "Giáo trình Quản trị kinh doanh", Trung tâm Đào tạo Từ xa, Huế. 13. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), "Nhìn nhận của xã hội với thị trường và kinh doanh", Nxb Thống kê, Hà Nội. 14. Nguyễn Hưng, Quản trị công ty: tiến tới lành mạnh hóa môi trường hoạt động và phát triển doanh nghiệp, Tạp chí chứng khoán, số 5,6/2001. 15.Cao Đình Lành, Minh bạch và công khai hóa thông tin trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, Tạp chí Khoa học, số 2 (36)/2007, tr.115. 16.Cao Đình Lành, Xung đột các nhóm lợi ích trong công ty cổ phần, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3/2007, tr.22. 17. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2001), "Luật doanh nghiệp – Những điểm mới và một số vấn đề đặt ra trong cơ chế thi hành", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. "Luật Nhật Bản, Tập II: 1997-1998" (2000), Nxb Thanh Niên. 19. Đinh Thị Hiền Minh, Đằng sau sự sụp đỗ hàng loạt công ty Mỹ, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 28 ngày 4/7/2002. 20. Ngân hàng phát triển Châu Á, "Bộ hướng dẫn thông lệ tốt nhất về quản trị công ty ở Việt Nam", Bản trình lên Chính phủ Việt Nam ngày 19 tháng 10 năm 2001, Dự án TA 3353-VIE. 21. Ngân hàng thế giới (2002), "Báo cáo phát triển thế giới - Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường", Nxb Chính trị Quốc gia. 22. Phạm Duy Nghĩa, Buôn có bạn, bán có phường: Vai trò của truyền thống văn hóa Phương Đông đối với liên kết doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, số 2/2003. 23. Phạm Duy Nghĩa (2004), "Chuyên khảo về Luật Kinh tế", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • 26. 26 26 24. Phạm Duy Nghĩa (2004), "Đề cương chi tiết môn học Luật kinh tế", Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Phạm Duy Nghĩa (chủ biên), "So sánh pháp luật về quản trị doanh nghiệp của một số nước trên thế giới - Bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Nam", Đề tài đặc biệt cấp Quốc gia, Mã số: QG 04.23. 26. Nguyễn Như Phát, Phạm Hữu Nghị (2004), "Giáo trình Luật kinh tế", Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 27. Ngô Viễn Phú (2004), "Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội. 28. Ngô Viễn Phú, Bàn về tính chất của quyền cổ đông, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 12/2003. 29. PMRC, UNDP, "Báo cáo tổng hợp - Nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp với các tư tưởng chỉ đạo xây dựng Luật Doanh nghiệp thống nhất và Luật Đầu tư chung", trong khuôn khổ Dự án VIE 01/025. 30. Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp (2003), "Một số tranh chấp điển hình phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp", Nxb Thống kê. 31. Đậu Anh Tuấn (2004), "Quản lý, điều hành trong Công ty cổ phần ở Việt Nam", Luận văn Thạc sỹ luật học, Hà Nội. 32. Nguyễn Thị Thu Vân (1998), "Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp luật về công ty ở Việt Nam hiện nay", Nxb Chính trị Quốc gia. 33. Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý (2000), "Một số điểm mới cơ bản của Luật doanh nghiệp" Thông tin Khoa học pháp lý. 34. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1/1999), "Báo cáo nghiên cứu so sánh luật công ty ở bốn quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippine", Hà Nội. 35. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, "Các doanh nghiệp cổ phần hoá của Việt Nam: nghiên cứu so sánh trước và sau cổ phần hoá về hiệu quả hoạt động, những khó khăn và kiến nghị chính sách", Tài liệu hội thảo “Cổ phần hóa và hậu cổ phần hoá – Thực trạng và giải pháp”, Hà Nội, 29-30/8/2002. 36. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2003), "Quản trị công ty: Nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường toàn cầu", sách do CIEM dịch với sự tài trợ của GTZ, Nxb Giao thông vận tải. TAØI LIEÄU NÖÔÙC NGOAØI 37. Henrry Hansmann, Reinier Kraakman, "The Essential Role of Organizational Law"; Berkeley Program in Law and Economics, 1999. 38. Henry Hansmann, Reinier Kraakman, The End of History for Corporate Law, Georgetown Law Journal, january 2001. 39. Henrry Hansmann, Reinier Kraakman, Richard Squire, "What is Corporate Law"; Havard, 2002. 40. OECD, OECD Principles of corporate governance, 2000. 41. George Shenoy and Pearlie Koh (2001), Corporate Governance in Asia: Some Developments, Asia Business Law Review, No 31, January 2001). 42. ; "Russian Privatization and Corporate Governance: What went wrong?" của Bernal Black, Reinier Kraakman và Anna Tarassova; "A self-enforcing model of Corporate Law" của Bernal Black và Reinier Kraakman; "Separation of ownership and control" của Eugene F.Fama và Michael C. Jensen WEBSITES:
  • 27. 27 27 43. http://www.ciem.org.vn 44. http://www.vcci.com.vn 45. http://www.vir.com 46. http://vnexpress.net 47. http://www.oecd.org 48. http://www.fetp.edu.vn 49. http://www.mof.gov.vn 50. http://www.vneconomy.com.vn