SlideShare a Scribd company logo
1 of 241
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________3
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________4
Luật sư TÔN THẤT QUỲNH BẰNG
CÔNG TY
tổ chức, quản lý
và giải quyết tranh chấp
theo Luật doanh nghiệp 2005
Huế, 2013
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________5
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________6
___________________________
Chương thứ nhất
___________________________
TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY
___________________________
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________7
1._ Ngày nay khó có thể hình dung trong xã hội lại có thể thiếu bóng dáng công ty
(Société) vì nhu cầu của con người buộc họ tham gia vào các hoạt động kinh tế1. Sự
ra đời của công ty gắn liền với sự phát triển kinh tế khi nền kinh tế chuyển hướng từ
“tự cung tự cấp” hay “có người tiêu thụ mới sản xuất hàng hóa” sang “sản xuất
trước tìm thị trường tiêu thụ sau” hay theo các lý thuyết gia “khi các hoạt động kinh
tế chuyển từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp sang khu vực công nghiệp, thương
mại và dịch vụ” cần đòi hỏi yêu cầu tập trung cao về vốn (Capital) mới đáp ứng
được yêu cầu sản xuất. Sự tập trung cao này buộc phải có sự liên kết không những
về “tài sản góp vốn- Apport” từ nhiều nguồn khác nhau thành phần “vốn của công
ty- Capitale social” mà còn là sự tin tưởng lẫn nhau giữa những “người sáng lập-
Fondateur” để tiến đến việc tạo lập/hình thành, duy trì và phát triển một loại hình
doanh nghiệp nào đó phù hợp với điều kiện về vốn và/hoặc khả năng kinh doanh của
các người sáng lập với mục đích chia nhau tiền lãi hay lợi nhuận (Bénéfice) kiếm
được thông qua các hoạt động kinh doanh2. Sự liên kết này còn bao hàm khía cạnh
tiêu cực đó là “những người đồng hội đồng thuyền” dù ở cương vị nào phải cùng
nhau chia sẽ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác3 phát sinh từ hoạt động kinh
doanh của công ty vì nếu xét theo bản chất các hoạt động kinh doanh luôn luôn hàm
chứa tiềm tàng mọi rủi ro. Yếu tố liên kết là yếu tố chủ đạo trong việc tạo lập công
ty mặc dù trong bối cảnh pháp lý kinh tế hiện nay người ta vẫn thừa nhận một loại
hình công ty không có sự liên kết; đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
(Entreprise unipersonnelle à responsabilité limitée- EURL) dù trước đó các nhà lý
luận cho rằng thật khó giải thích một công ty được thành lập chỉ có một người vừa là
người sáng lập, vừa là thành viên vừa là chủ sở hữu tài sản của công ty4. Sự liên kết
giữa các thành viên trong công ty (Associé/Actionnaire) được thể hiện tại Hợp đồng
thành lập công ty (Contrat de société) hay Điều lệ công ty (Constitution/Statut de
société- Statut social).
2._ Trong bối cảnh luật viết Việt Nam, văn bản điều chỉnh tổ chức hoạt động của các
công ty được gọi là Luật công ty được ban hành vào năm 1990 trước đây không đưa
ra một định nghĩa chính thức về công ty mà chỉ nói “ Công ty trách nhiệm hữu hạn
và công ty cổ phần; gọi chung là công ty, là doanh nghiệp trong đó các thành viên
cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của
mình vào công ty”5. Luật công ty được thay thế bởi Luật doanh nghiệp 2000, được
hoàn thiện bởi Luật doanh nghiệp 2005 (sau đây gọi tắt là Luật doanh nghiệp) nhưng
các văn bản này đều không đưa ra bất cứ khái niệm nào về công ty mà chỉ đưa ra
khái niệm doanh nghiệp6 để ám chỉ các tổ chức có hoạt động kinh doanh. Nhìn sang
luật viết của các nước khác ta thấy nhà làm luật đã định nghĩa/giải thích khá rõ ràng
về công ty trong đó nhấn mạnh đến mục đích khi hình thành công ty- đó là được
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________8
chia lợi nhuận. Điều 1832 Bộ luật dân sự Pháp định nghĩa “Công ty là một hợp đồng
thông qua đó hai hay nhiều người thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hoặc khả
năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận hoặc kiếm lời có thể
thu được qua hoạt động đó. Công ty có thể được thành lập trong những trường hợp
do luật định bằng hành vi tự nguyện của một người. Các thành viên công ty cam kết
cùng chịu lỗ”. Điều 25 Bộ luật dân sự Đức qui định “Việc thành lập một hội có tư
cách pháp nhân, trong chừng mực mà không dựa vào các qui định dưới đây, được
điều chỉnh bởi khế ước lập hội”. Điều 2247 Bộ luật dân sự Ý viết “Thông qua hợp
đồng công ty, hai hay nhiều người góp tài sản hay dịch vụ nhằm thực hiện chung
một hoạt động kinh tế với mục đích chia xẻ lợi nhuận kiếm được từ hoạt động đó”.
Cùng với những tư tưởng đó điều 1264 Bộ luật dân sự 1972 của chế độ cũ ở Việt
Nam cũng đã ghi “Khế ước lập hội là khế ước theo đó hai hay nhiều người đồng ý
góp công, góp của để hoạt động với mục đích kiếm được lời cùng chia, nhưng nếu
thua lỗ cùng chịu”.
3._ Tất cả quy định nêu trên đều xác định rõ bản chất pháp lý của công ty là hợp
đồng7. Tuy nhiên ở góc độ lý luận, công ty là một hợp đồng (Contrat) hay là một
định chế (Institution) vẫn là một câu hỏi được đặt ra từ lâu đối với các nhà luật học
phương tây dù luật viết của Pháp cũng như của một số nước đã khẳng định công ty
là một hợp đồng như ta đã có dịp viện dẫn ở phần trên. Nhưng theo đà tiến hóa và
phát triển của xã hội nhất là về mặt kinh tế, hình như người ta lại có khuynh hướng
xem công ty là một định chế vì càng ngày càng có sự can thiệp của cơ quan lập pháp
(thông qua luật tổ chức điều hành công ty), cơ quan hành pháp (những thủ tục bó
buộc đăng ký trước cơ quan Nhà nước) cũng như cơ quan tư pháp (giải quyết các
tranh chấp giữa các thành viên với công ty với nhau hay giữa công ty với người thứ
ba). Hơn thế nữa khi xem công ty là kết quả của hợp đồng là ta nghĩa đến tự do và
toàn quyền của các thành viên sáng lập trong việc ấn định các quyền và nghĩa vụ
miễn sao không trái với luật pháp trong khi với định chế thì họ chỉ có quyền chấp
nhận hay không chấp nhận những quy định mà nhà làm luật đã đặt ra cho mỗi loại
hình công ty. Các sáng lập viên cũng không có thể lựa chọn cho mình một loại hình
khác với các loại hình công ty đã được dự kiến trong luật8.
____________________________________
1 Hợp đồng thành lập công ty- http:/www.doko.vn/luan-van/Hop-dong-thanh-lap-cong-ty-o-Viet-Nam-90005.
2 Điều 4.2 LDN “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi ”.
3 Điều 1832 BLDS Pháp “Các thành viên công ty cam kết cùng chịu lỗ”. Rất khó hình dung một công ty trong
đó các thành viên được hưởng những khoản lãi nhưng không phải gánh nhận các khoản lỗ phát sinh từ hoạt
động kinh doanh của công ty. Điều 1844-1 BLDS pháp quy định “…quy định chia cho một hội viên toàn bộ
số lãi của công ty hoặc miễn cho một hội viên toàn bộ những phần thua lỗ hay quy định không cho một hội
viên được hưởng lãi hoặc bắt một hội viên phải chịu toàn bộ tiền lỗ đều vô hiệu”.
4 Luật thương mại Việt Nam dẫn giải-quyển 2- Lê Tài Triển- Kim Lai ấn quán- Sài Gòn 1973-tr.685.
5 Điều 2 Luật công ty 1990.
6 Điều 3.2 Luật công ty 1990 “Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là
thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Điều 4.1 LDN “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh”.
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________9
7 Công ty: từ bản chất pháp lý tới các loại hinh- Ngô Huy Cương- http://opac.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/31/1-
congty.htm
8 Précis de Droit- G.Krafft và P.Simon, Nxb Bréal- France 1994, tr.30; Droit des Affaires- Yves Guyon, Nxb
Economica-France- 1982, tr.92.
_____________________________
Đoạn thứ nhất
________________________________
NHỮNG BƯỚC KHỞI ĐẦU
________________________________
CHO SỰ THÀNH LẬP CÔNG TY
________________________________
I. Ý CHÍ THÀNH LẬP CÔNG TY-CHỌN LOẠI HÌNH CÔNG TY
4._ Ý chí thành lập và chọn loại hình công ty xuất phát từ suy nghĩ và quyết định,
được gọi là ý chí của những người sáng lập . Cũng như tất cả mọi giao dịch dân sự
khác nhà làm luật đòi hỏi một số điều kiện liên quan đến ý chí được thể hiện tại Hợp
đồng sáng lập công ty hay Điều lệ công ty. Về ngôn từ, Bộ luật dân sự Việt Nam lẫn
Luật doanh nghiệp đều không có một điều khoản nào nói về hợp đồng thành lập
công ty như là một văn bản viết ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên nhằm thiết lập
một loại hình doanh nghiệp thích ứng. Luật viết Việt Nam dường như dùng cụm từ
“Hợp đồng” đầu tiên khi ám chỉ cơ cấu hình thành của một xí nghiệp liên doanh
trong đó có sự đầu tư của cá nhân, tổ chức nước ngoài1. Luật doanh nghiệp hiện
đang điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế thì lại sử dụng
cụm từ “Điều lệ” để ám chỉ các sự thỏa thuận mà các thành viên sáng lập công ty đã
đạt được trong việc hình thành, tổ chức, điều hành, giải thể công ty và trở thành văn
bản cơ bản lẫn bó buộc khi đăng ký thành lập2. Dù là Hợp đồng thành lập công ty
hay Điều lệ công ty, các văn bản này đều toát lên hai ý chí chủ đạo “ý chí tự do lập,
chọn loại hình công ty” và “ý chí tự do kinh doanh”. Cả hai ý chí chủ đạo này đều là
hệ quả của “nguyên tắc tự do ý chí- Principe d’autonomie de la volonté”3 trong đó
bao hàm ý chí tự do thiết lập các giao dịch dân sự của cá nhân hay tổ chức miễn sao
các giao dịch này không trái với những điều luật cấm4. Ở quan hệ hổ tương, người ta
cũng có thể nói quyền tự do lập công ty cũng như chọn loại hình tổ chức công ty là
một trong những quyền thuộc lĩnh vực và gắn liền với quyền tự do kinh doanh, là
yếu tố sống còn của một nền kinh tế minh bạch và phát triển đã được luật pháp thừa
nhận5.
I.1. Người sáng lập công ty
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________10
5._ Tôn trọng nguyên tắc ý chí tự do lập công ty, bất cứ cá nhân hay tổ chức nào
cũng có thể trở thành “người sáng lập” công ty. Điều này đã được tái khẳng định tại
Luật doanh nghiệp6 ngay cả hai vợ chồng7 ngoại trừ một số tổ chức, cá nhân sau đây
không được quyền thành lập công ty tại Việt Nam8:
1.Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản
nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan,
đơn vị mình;
2.Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
3.Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
4.Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà
nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp
của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
5. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự vì những người này không thể tự mình xác lập các giao dịch
dân sự9;
6. Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh
doanh;
7. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc
/Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên
của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố
phá sản không được quyền thành lập công ty trong thời hạn từ một đến ba năm, kể
từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản ngoại trừ trường hợp doanh
nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng10.
Việc ngăn cấm này không phải là vi phạm nguyên tắc tự do kinh doanh nhưng xuất
phát từ công việc mà họ đang đảm nhận với bản chất nghề nghiệp, công việc của họ
không thể hành sử với tính kiêm nhiệm một công việc khác (trường hợp 1 đến
trường hợp 4) hay xuất pháp từ những quy định liên quan đến hành vi dân sự của cá
nhân (trường hợp 5) hay được xem như là một chế tài (trường hợp 6 và 7).
6._ Các người sáng lập công ty- được gọi là thành viên sáng lập đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần11
trước hết là những người đã có sáng kiến hình thành doanh nghiệp trên cơ sở liên kết
vốn lẫn niềm tin. Một trong số họ được gọi là “hạt nhân sáng lập” phải xác định
mục tiêu hoạt động của công ty; dự kiến vốn hoạt động, các hoạt động kinh doanh
cũng như những phương thức kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh
doanh, thị trường tiêu thụ để đạt một lợi nhuận tối đa nhằm thuyết phục các người
khác đạt được sự thống nhất cuối cùng. Chính những hạt nhân sáng lập này là người
phát thảo Điều lệ công ty. Những phát thảo ban đầu này nếu có sức thuyết phục cao
thì việc huy động vốn lẫn lời mời gọi người tham gia sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.
Mỗi khi đạt được sự thống nhất chính toàn bộ các người sáng lập sẽ là những người
ký vào văn bản đánh dấu bước khởi đầu thành lập doanh nghiệp. Với quá trình như
trên có tác giả đã cho rằng sự liên kết giữa các người sáng lập sẽ trải qua ba bước:
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________11
thứ nhất phát hiện ra cơ hội kinh doanh; thứ hai điều tra nhằm xác định tính khả thi
của hoạt động kinh doanh dự kiến và thứ ba hội họp cùng nhau góp sức người, sức
của để tổ chức hoạt động kinh doanh và cuối cùng thể hiện tại Hợp đồng thành lập
công ty/Điều lệ công ty12. Một công việc không thể tách rời nhiệm vụ của họ trong
giai đoạn này là sau khi văn bản thỏa thuận nói trên đã được ký thì họ phải tiến hành
đăng ký hoạt động kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền13.
7._ Vì công ty chỉ có tư cách pháp nhân đồng nghĩa công ty chỉ có năng lực hành vi
dân sự kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên trước thời
điểm này tất cả các hợp đồng, thỏa thuận được ký giữa những người sáng lập công
ty với các người thứ ba là những hợp đồng chỉ ràng buộc trách nhiệm của những
người này chứ không ràng buộc trách nhiệm công ty nếu không được công ty chấp
nhận về sau. Vấn đề này đã được Luật doanh nghiệp quy định rõ theo đó thành viên,
cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền được ký các loại hợp đồng phục
vụ cho việc thành lập và hoạt động của công ty trước khi đăng ký kinh doanh.
Trường hợp công ty được thành lập thì công ty sẽ là người tiếp nhận quyền và nghĩa
vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết; trong trường hợp ngược lại thì người ký kết hợp
đồng chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản về việc thực hiện hợp
đồng đó14.
__________________________________
1 Điều 2.9 và 2.10 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2 Điều 17.2, 18.2, 19.2 LDN.
3 Nguyên tắc tự do ý chí đã được học lý phương Tây đưa ra và chỉ dừng ở mức độ lý luận vì không được đưa
vào một cách chính thức có hệ thống tại các bộ luật viết. Đây là nguyên tắc cơ bản trong luật hợp đồng the o
đó cá nhân được hoàn toàn tự do thiết lập các giao dịch theo ý chí của mình. Lý thuyết này dựa trên cơ sở
“mọi người chỉ ràng buộc nghĩa vụ thông qua giao kết chỉ khi người đó muốn và muốn theo cách người đó ”.
Vì vậy tất cả mọi chủ thể được:
- Tự do giao kết hay không giao kết một hợp đồng;
- Tự do chọn lựa người giao kết;
- Toàn quyền xác định phương thức thể hiện sự đồng thuận cũng như xác định nội dung, điều kiện mà mỗi
bên phải tuân thủ trong hợp đồng ngoại trừ một số hợp đồng luật bó buộc phải tuân thủ làmtheo hình thức
công chứng thư.
4 Điều 122.1.b, 127 BLDS. Điều 1833 BLDS Pháp “Mọi công ty phải có mục đích hợp pháp và được thành
lập vì lợi ích chung của các hội viên”.
5 Điều 57 Hiến pháp 1992; điều 50 BLDS; điều 7.1, 7.2 LDN. Xem thêm “Về mối quan hệ giữa quyền tự do
kinh doanh và trật tự công cộng hay các nguyên tắc cơ bản của pháp luật”- Phan Huy Hồng, Nguyễn Thanh
Tú- Tạp chí khoa học pháp lý số 68/tháng 01-2012.
6 Điều 13.1, 18.3.b, 19.b LDN; điều 5.1 NĐ 43/2010/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên đối với loại
hình công ty hợp danh thì LDN không thừa nhận tổ chức là thành viên nên cũng không thể là thành viên sáng
lập vì một công ty với số vốn hữu hạn không thể trở thành thành viên có trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động
của một công ty khác.
7 LDN không có một điều khoản nào quy định vấn đề này. Điều 1832-1 BLDS Pháp “Dù chỉ dùng tài sản
chung của vợ chồng để góp vốn vào công ty hoặc để mua cổ phần thì chỉ hai vợ chồng hoặc hai vợ chồng
cùng với những người khác có thể là hội viên trong một công ty và cùng tham gia hoặc không tham gia vào
việc điều hành”.
8 Điều 13.2 LDN.
9 Điều 20, 22, 23 BLDS.
10 Điều 94.2, 94.3 Luật phá sản.
11 Điều 4.10, 4.11 LDN.
12 Hợp đồng thành lập công ty- http:/www.doko.vn/luan-van/Hop-dong-thanh-lap-cong-ty-o-Viet-Nam-90005.
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________12
13 Điều 15 LDN.
14 Điều 14 LDN. Điều 1843 BLDS Pháp “Những người đã hành động nhân danh một công ty đang quá trình
thành lập và trước khi được đăng ký phải chịu trách nhiệm liên đới về những nghĩa vụ phát sinh từ những
hành vi đã làm, nếu công ty đó là công ty thương mại, nhưng không phải chịu trách nhiệm liên đới trong
những trường hợp khác. Công ty đã được đăng ký hợp lệ thì có thể tiếp tục những cam kết đã ký kết, những
cam kết này được xem như đã được công ty ký kết từ khi thành lập”.
I.2. Thỏa thuận thành lập công ty
8._ Luật doanh nghiệp không đưa ra bất cứ điều khoản nào nói đến điều kiện về thỏa
thuận của những người sáng lập công ty được thể hiện tại Điều lệ nên chúng ta phải
quy chiếu vào các quy định liên quan tại Bộ luật dân sự. Dù mang tên gọi là gì thì
nội dung của văn bản này vẫn thể hiện và mang tính chất của một hành vi pháp lý
nhằm tạo ra một giao dịch và giao dịch này ràng buộc quyền và nghĩa vụ những
người giao kết. Để giao dịch này phát sinh hiệu lực pháp luật ngay cả giữa những
người ký kết, điều kiện cơ bản và cần thiết là cần có sự tự nguyện của các người
sáng lập; mỗi khi sự tự nguyện này bị khiếm khuyết thì văn bản nói trên trở thành vô
hiệu1. Những khiếm khuyết của sự tự nguyện có thể do:
- Nhầm lẫn (nhầm lẫn về mục đích thành lập)- ví dụ mục đích thành lập một tổ chức
hoạt động cũng có sinh lời nhưng lợi nhuận này không đem chia cho các thành viên
trong khi người sáng lập lại mong muốn ngược lại2; nhầm lẫn về người (nhân thân)
đối với loại hình công ty hợp danh vì những thành viên của loại hình công ty này
cần có mức độ tin cậy cao; nhầm lẫn vì không biết thuộc trường hợp không thể tham
gia thành lập doanh nghiệp như ta đã đề cập ở phần trên; nhầm lẫn về nội dung giao
dịch...
___________________________________
* Tài liệu
Sự nhầm lẫn về người trong hợp đồng hợp tác
Bản án số / 2007/KDTM-ST Ngày : 18 / 10 / 2007
V/v tranh chấp giữa thành viên Công ty về hợp đồng góp vốn
(Trích)
……………………………..
XÉT THẤY
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên Tòa và căn cứ
vào kết qủa hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định :
Về quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết: Xét quan hệ tranh chấp phát sinh giữa
nguyên đơn và bị đơn là tranh chấp giữa các thành viên của Công ty với nhau liên quan đến
việc thành lập, hoạt động và giải thể công ty và Công ty cổ phần đầu tư thẩm mỹ Xuân
Trường có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy căn cứ vào khoản 3, điều 29 và khoản
1 điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự quy định Tòa Kinh Tế TAND thành phố Hồ Chí Minh giải
quyết vụ án này theo thủ tục sơ thẩm.
………………
Xét, đại diện nguyên đơn thừa nhận trước khi hợp tác kinh doanh với bị đơn ông Trường đã
hoạt động hành nghề phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại Trung tâm chăm sóc sắc đẹp Xuân
Phương ở số 55 Trương Định quận 1 thành phố Hồ chí Minh và khi thực hiện việc hành
nghề này nguyên đơn chưa được cấp chứng chỉ hành nghề nêu trên, việc này được thể hiện
trong công văn số 78 ngày 29/82006 của Thanh tra Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh có nội
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________13
dung thể hiện ông Trường hành nghề không có bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù
hợp nên đã bị phạt theo quy định, như vậy, việc bị đơn cho rằng đã bị lừa dối khi ký hợp
đồng hợp tác là có cơ sở, bởi lẽ, tại điều 3 trong hợp đồng ghi rõ ông Đỗ Xuân Trường chịu
trách nhiệmvề chuyên môn phẫu thuật. Tại phiên Toà ý kiến của đại diện nguyên đơn nại
ra rằng hai bên thỏa thuận trong hợp đồng ông Trường chịu trách nhiệmchuyên môn phẩu
thuật, tuyển nhân sự có nghĩa là ông Trường không phải là người trực tiếp phẫu thuật mà
sẽ tuyển người có bằng cấp hành nghề này, xét ý kiến này là không thể chấp nhận, bởi lẽ,
trong các nội dung quảng cáo về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thẩm
mỹ Xuân Trường đã thể hiện ông Trường phụ trách khâu phẫu thuật thẩmmỹ, tạo hình.. và
Công ty cũng không có người nào khác thực hiện chuyên môn này, do đó, căn cứ theo điều
131 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định có cơ sở để xác định hợp đồng hợp tác ngày
21/4/2006 bị vô hiệu toàn bộ do bị nhầmlẫn ngay từ thời điểmxác lập vì nguyên đơn đã cố
ý làm cho bị đơn nhầmlẫn về nội dung giao dịch mà xác lập việc giao dịch trên với nguyên
đơn, vì vậy, căn cứ điều 137 Bộ luật dân sự quy định thì giao dịch dân sự vô hiệu không
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, do đó, các bên
khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả
được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền.
……………………………..
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ điều 29, 34, 35, khoản 1 điều 131 và điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi
hành ngày 01 tháng 01 năm 2005; điều 9 và 11 Luật doanh nghiệp năm 2005; Nghị định
139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh
nghiệp; điều 128, 132, 136 và 137 Bộ luật dân sự năm 2005, khỏan 2 điều 15, khoản 1 điều
19 Nghị định 70/CP của Chính phủ quy định về án phí, lệ phí của Tòa án ngày 12 tháng 06
năm 1997; tuyên xử :
1. Tuyên bố hợp đồng thỏa thuận hợp tác lập ngày 21/4/2006 ký giữa ông Đỗ Xuân
Trường và bà Phạm Thị Kiều Thu bị vô hiệu toàn bộ.
……………………………….
http://e-
lawreview.com/Default.aspx?tabid=213&ctl=Detail&mid=695&ArticleID=ARTICLE08020028
- Bị lừa dối bởi những người sáng lập khác khi họ tô vẽ lên hình ảnh tích cực của
công ty mỗi khi tham gia hợp tác kinh doanh đối với những ngành nghề mà luật
pháp đòi hỏi những điều kiện nghiêm khắc trong khi thực chất những người này
không hội đủ điều kiện yêu cầu.
I.3. Mục đích thành lập công ty
9._ Trên lý thuyết công ty được thành lập với mục đích kinh doanh để kiếm và chia
lợi nhuận nhưng hoạt động kinh doanh này phải hợp pháp. Luật doanh nghiệp ngăn
cấm những hoạt động kinh doanh không hợp pháp (ví dụ lập công ty để khai thác
sòng bạc, nhà chứa, buôn hàng hóa bị cấm tiêu thụ như thuốc phiện, ma túy…) hoặc
chỉ cho phép kinh doanh những ngành nghề nếu đủ điều kiện kinh doanh3.
__________________________________
1 Điều 4, 122.1.c, 127, 131, 132 BLDS.
2 Theo án lệ Pháp, thẩm phán xử về nội dung có toàn quyền thẩmđịnh đó là một hợp đồng thành lập công ty
hay chỉ là một hội đoàn dân sự trên cơ sở xemxét mục đích lẫn hoạt động của hội đoàn nhất là việc các thành
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________14
viên có được chia lợi nhuận có được từ những hoạt động của hội đoàn hay không?- Phần chú thích điều 1832
BLDS Pháp- Code civil- Dalloz 1995-1996, tr.1280.
3 Điều 7.2, 7.3 LDN; điều 7, 8 NĐ 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của LDN.
II. ĐIỀU LỆ CÔNG TY
II.1. Những nội dung cơ bản của Điều lệ công ty
10._ Điều lệ của công ty là văn bản ghi nhận thoả thuận của các người sáng lập liên
quan đến việc thành lập, tổ chức, điều hành và giải thể công ty được thông qua với
nguyên tắc nhất trí của tất cả người sáng lập. Nói cách khác Điều lệ ấn định quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên góp vốn cũng như của các cơ quan quản
trị, các người quản lý cũng như mối tương quan của những người này với các tổ
chức quản lý liên quan của công ty. Vì vậy về tác dụng, Điều lệ điều chỉnh các hoạt
động nội bộ của công ty; về pháp lý, tập tục ở các nước phát triển coi nó là một bản
hợp đồng giữa công ty với các thành viên góp vốn và giữa các thành viên góp vốn
với nhau1. Mặc dầu Luật doanh nghiệp không đề cập đến mục đích cũng như bản
chất pháp lý của Điều lệ mà chỉ xem đây là một thành phần trong hồ sơ xin thành lập
công ty nhưng về mặt thực tiễn khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt
động công ty người ta vẫn xem Điều lệ là “hiến pháp” là “luật”2 chi phối các quan
hệ giữa công ty và các thành viên sáng lập kể cả các thành viên gia nhập về sau-
cũng như đối với người thứ ba nhằm bổ sung cho các quy định đã được ghi trong Bộ
luật dân sự, Luật doanh nghiệp hay các luật liên quan khác nếu những quy định này
không trái với các bộ luật/luật nói trên. Theo quy định Điều lệ công ty phải bao hàm
những nội dung chủ yếu sau3:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ;
- Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp
danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh
giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty
cổ phần;
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần;
- Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội
bộ;
- Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý
và thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
- Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________15
- Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Họ, tên, chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người
đại diện theo pháp luật, của chủ sở hữu công ty, của các thành viên hoặc người đại
diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của người đại diện theo
pháp luật, của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng
lập đối với công ty cổ phần;
- Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận (giải quyết tranh chấp, thời
hạn hoạt động, việc sát nhập công ty…) nhưng không được trái với quy định của
pháp luật.
11._ Trong toàn bộ văn kiện cấu thành công ty thì Điều lệ đóng vai trò quan trọng
nhất khi công ty hoạt động. Thành viên góp vốn/cổ đông mới sẽ nhìn vào đó để biết
quyền và nghĩa vụ của họ. Người thứ ba nhìn vào đó để biết công ty được làm gì, đại
diện theo pháp luật là ai, thẩm quyền trong công ty được ấn định ra sao để kết ước
với công ty mà không sợ ký kết sai đối tượng. Muốn được trở thành cổ đông, muốn
được chuyển nhượng cổ phần- hãy nhìn vào Điều lệ. Muốn đánh giá một quyết định
của công ty có trái luật, hãy nhin vào Điều lệ. Muốn ngăn cản một quyết định của
công ty không thể ban hành- hãy nhìn vào Điều lệ về thủ tục biểu quyết. Khi có
tranh chấp nhằm tìm hướng giải quyết, cũng phải căn cứ vào Điều lệ4.
12._ Tuy Điều lệ được xem như là “luật” với các người đã ký nhưng luật viết Việt
Nam vẫn dành một sự can thiệp nào đó đối với văn bản này vì trong hồ sơ đăng ký
kinh doanh của các loại hình công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần luật vẫn xác định là “dự thảo Điều lệ”5; điều này đồng nghĩa với việc cơ
quan đăng ký kinh doanh có thể không chấp nhận dự thảo này nếu xét thấy văn bản
này trái pháp luật.
__________________________________
* Tài liệu
Các vấn đề cơ bản phải có trong Điều lệ theo quy định tại điều 22 Luật doanh nghiệp 2005 có
một số điểm chưa hợp lý. Ví dụ, Luật doanh nghiệp 2005 quy định chữ ký người đại diện theo
pháp luật.
Tình huống
Công ty cổ phần S là một công ty niêm yết, có Điều lệ công ty tương tự như Điều lệ mẫu
được ban hành kèm theo Quyết định 15/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Theo Điều lệ
công ty thì Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Tháng 10/2007, Chủ tịch Hội
đồng quản trị công ty lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản về việc bãi
miễn Tổng giám đốc cũ và bổ nhiệm Tổng giám đốc mới. (Tổng giám đốc cũ là một trong 5
thành viên Hội đồng quản trị). Kết quả kiểm phiếu cho thấy có 3/4 phiếu biểu quyết đồng ý,
1/4 phiếu không có ý kiến (theo khoản 5 điều 31 Điều lệ mẫu thì việc bãi miễn Tổng giám
đốc cũ phải được ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng quản trị biểu quyết tán thành và trong
trường hợp này không tính biểu quyết của Tổng giám đốc). Sau khi có kết quả lấy ý kiến,
Chủ tịch Hội đồng quản trị thay mặt Hội đồng quản trị ký quyết định bãi miễn Tổng giám
đốc cũ và bổ nhiệm Tổng giám đốc mới.
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________16
Tổng giám đốc cũ tuyên bố việc bổ nhiệm Tổng giám đốc mới chưa có hiệu lực vì: Theo
quy định tại điểm e khoản 2 điều 14 Điều lệ mẫu thì việc bổ nhiệm Tổng giám đốc mới của
Hội đồng quản trị phải được Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn. Do đó, chưa có ai để bàn
giao nên Tổng giám đốc cũ vẫn tiếp tục làm việc cho đến khi Tổng giám đốc mới được Đại
hội đồng cổ đông phê chuẩn. Ngoài ra, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, mà
việc thay đổi người đại diện theo pháp luật theo khoản 3 điều 29 Nghị định 88/2006/NĐ-CP
cần phải có Biên bản và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Dựa vào các căn cứ pháp lý
trên, Tổng giám đốc cũ nhất định không chịu bàn giao công việc, sổ sách, con dấu công ty
(thậm chí còn mua một két sắt cho đặt tại Phòng Tổ chức hành chính để cất con dấu còn
bản thân mình thì giữ chìa khóa và mã mở két)
Chủ tịch Hội đồng quản trị lập luận rằng theo quy định tại điểm i khoản 3 điều 25 Điều lệ
mẫu và điểm h khoản 2 điều 108 Luật doanh nghiệp 2005 thì Hội đồng quản trị có toàn
quyền bãi miễn Tổng giám đốc cũ và việc bãi miễn này không cần phải phê chuẩn của Đại
hội đồng cổ đông nên người bị bãi miễn không còn là Tổng giám đốc nữa. Còn đối với việc
bổ nhiệm Tổng giám đốc mới cần phải có sự phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông mới có
hiệu lực thì trong thời gian chờ phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông, người được bổ nhiệm
giữ chức vụ Quyền Tổng giám đốc. Việc Tổng giám đốc cũ không bàn giao công việc, sổ
sách, con dấu là không đúng quy định.
Câu hỏi được đặt ra: Quyết định bãi miễn Tổng giám đốc cũ và bổ nhiệm Tổng giám đốc
mới có hiệu lực khi nào?a
Theo quy định tại Điều lệ công ty thì Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật nên
việc thay đổi Tổng giám đốc đồng thời làm thay đổi người đại diện theo pháp luật. Nhưng
theo quy định tại khoản 3 điều 29 Nghị định 88/2006/NĐ-CP thì việc thay đổi người đại
diện theo pháp luật phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua nên việc thay đổi Tổng giám
đốc cũng phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Ngoài ra, theo quy định tại diểm e
khoản 2 điều 14 Điều lệ Công ty thì việc bổ nhiệm Tổng giám đốc mới của Hội đồng quản
trị phải được Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn. Do đó, quyết định bãi miễn Tổng giám đốc
cũ và bổ nhiệm Tổng giám đốc mới chỉ có hiệu lực khi được Đại hội đồng cổ đông thông
qua.
Như vậy, quy định tại khoản 3 điều 29 Nghị định 88/2006/NĐ-CP và điểm e khoản 2 điều
14 Điều lệ mẫu hiện nay rất bất cập và gây ảnh hưởng lớn đến quản trị công ty. Câu hỏi đặt
ra là nếu Đại hội đồng cổ đông không phê chuẩn việc bổ nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc
của Hội đồng quản trị thì sao? Lúc này sẽ có tình trạng công ty không bổ nhiệm được Giám
đốc/Tổng giám đốc do sự không đồng thuận giữa Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ
đông dẫn đến gián đoạn hoạt động kinh doanh do phải chờ Hội đồng quản trị giới thiệu
người khác và đợi xin ý kiến cổ đông bằng văn bản hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
(nếu Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông không đồng thuận thì quá trình này kéo dài
không xác định). Trường hợp, Giám đốc/Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật
việc hậu quả còn nặng nề hơn nữa.
Theo quy định tại khoản 3 điều 29 Nghị định 88/2006/NĐ-CP, hồ sơ thay đổi người đại
diện theo pháp luật phải có bản sao biên bản, quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc
thay thế người đại diện theo pháp luật. Đối chiếu với quy định của Luật doanh nghiệp ta
thấy chỉ có hai trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật do Đại hội đồng cổ đông
quyết định: (i)Thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thành
Giám đốc/Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật và ngược lại; (ii)Chủ tịch Hội
đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp và là người đại diện theo pháp luật.
Các trường hợp khác, việc thay đổi người đại diện theo pháp luật đều là thay đổi Chủ tịch
Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc đều thuộc thẩm quyền quyết định của Hội
đồng quản trị.
Nhưng cơ quan đăng kinh kinh doanh lập luận rằng khoản 3 điều 29 Nghị định
88/2006/NĐ-CP phù hợp với khoản 15 điều 22 Luật doanh nghiệp. Khoản 15 điều 22 Luật
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________17
doanh nghiệp 2005 quy định rằng chữ ký của người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần
là một phần nội dung Điều lệ công ty cho nên nếu công ty cổ phần thay đổi người đại diện
theo pháp luật thì chữ ký của người đại diện theo pháp luật trong Điều lệ công ty sẽ phải
thay đổi theo. Do đó, cơ quan đăng ký kinh doanh cho rằng việc thay đổi người đại diện
theo pháp luật sẽ kéo theo việc thay đổi nội dung Điều lệ công ty vì chữ ký của người đại
diện theo pháp luật cũng là một nội dung của Điều lệ, mà thay đổi nội dung Điều lệ công ty
phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua với tỷ lệ tối thiểu là 75% số cổ phần có quyền
biểu quyết có mặt tại cuộc họp thông qua.
Như vậy, quy định chữ ký người đại diện theo pháp luật là một phần nội dung Điều lệ công
ty tạo ra những hệ quả pháp lý rất nghiêm trọng. Lúc này, Hội đồng quản trị chỉ có quyền
tiến cử/ đề cử Giám đốc/Tổng giám đốc chứ không còn quyền bổ nhiệm.
Cao Bá Khoát, Bùi Ngọc Tủng.
http://www.vibonline.com.vn/Hoidap/3558/Noi-dung-co-ban-cua-Dieu-le-gom-nhung-van-de-
gi.aspx
a
Ghi chú: Về sau Chính phủ ban hành Nghị định 102/2010/NĐ-CP theo đó “Nếu Điều lệ công ty
không quy định khác, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội
đồng quản trị có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi rõ
trong nghị quyết, quyết định đó”- điều 27.
II.2. Sự công bố, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
13._ Không có một điều khoản nào của Luật doanh nghiêp buộc phải công bố Điều lệ
công ty mà luật chỉ quy định khi làm thủ tục hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm
theo dự thảo Điều lệ đã được các người sáng lập thông qua. Chỉ sau khi công ty
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty mới công bố một số chi tiết
đã được ghi nhận tại Điều lệ: tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng
đại diện của công ty, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ/công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được
quyền phát hành đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp
tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải
có vốn pháp định; họ và tên người đại diện theo pháp luật của công ty...Việc công
bố các thông tin trên phải được thực hiện trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên mạng thông tin doanh nghiệp
của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử
trong ba số liên tiếp6.
Điều lệ tuy được đồng hóa như là “luật” ràng buộc các người kết ước nhưng trên
nguyên tắc tự do ý chí mà chúng ta đã có dịp đề cập; Điều lệ trong bất cứ thời điểm
nào cũng có thể được sửa đổi, bổ sung. Thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ tùy
thuộc vào loại hình công ty:
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên- Hội đồng thành viên
có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ7;
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên- Chủ sở hữu công ty (có thể là
cá nhân hay tổ chức) có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ8;
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________18
- Đối với công ty cổ phần- Đại hội đồng cổ đông có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ
công ty trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm
vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ9;
- Đối với công ty hợp danh- Hội đồng thành viên có quyền sửa đổi, bổ sung Điều
lệ10.
Mỗi khi Điều lệ đã được sửa đổi, bổ sung; công ty có trách nhiệm thông báo cho cơ
quan đăng ký kinh doanh việc thay đổi này cũng như phải công bố nội dung thay đổi
theo thời hạn và phương thức khi thành lập công ty nhưng Luật doanh nghiệp cũng
như các văn bản hướng dẫn chỉ đề cập đến những thay đổi sau đây “Khi thay đổi tên,
địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, mục tiêu và ngành, nghề kinh
doanh, vốn điều lệ hoặc số cổ phần được quyền chào bán, vốn đầu tư của chủ doanh
nghiệp, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác
trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan
đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay
đổi”11. Như vậy nếu có những thay đổi, bổ sung nhưng không liên quan đến vấn đề
trên- ví dụ Điều lệ có quy định các hợp đồng giao dịch phải thông qua Hội đồng
thành viên hay tỷ lệ cần đạt được đối với một số nội dung được thảo luận tại Đại hội
đồng cổ đông12- thì liệu các thay đổi này nếu không được công bố có ảnh hưởng hay
không đến quyền lợi của người thứ ba khi đứng ra giao kết với người đại diện theo
pháp luật của công ty? Sự giới hạn về các nội dung bó buộc công bố nhất là về
quyền các người lãnh đạo công ty, quan hệ giữa Hội đồng thành viên/Hội đồng quản
trị với Tổng giám đốc/Giám đốc công ty…nếu không được công bố cũng không phải
không gây khó khăn cho các đối tác kết ước của công ty.
II.3. Điều lệ vô hiệu
14._ Về phương diện pháp lý cũng như có tính lý luận, Điều lệ là văn bản thể hiện sự
đồng thuận của các người kết ước nhằm thiết lập một giao dịch và được Nhà nước
công nhận thông qua việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên văn bản này
có thể xem như là bản hợp đồng và có thể bị tuyên bố vô hiệu vì các nguyên nhân
khác nhau như ta đã có dịp đề cập ở trên khi nói về sự thỏa thuận của các người sáng
lập công ty. Điều lệ cũng trở nên vô hiệu nếu có những quy định trái với Luật doanh
nghiệp hoặc các văn bản liên quan khác mà trong quá trình thụ lý hồ sơ đăng ký
kinh doanh không phát hiện được hoặc vì chính công ty không sửa đổi bổ sung Điều
lệ mỗi khi những quy định của Luật doanh nghiệp có sửa đổi bổ sung. Tuy nhiên
Luật doanh nghiệp lại không có điều khoản nào nói về sự vô hiệu của Điều lệ dẫn
đến sự giải thể (Dissolution) công ty cũng như tính hồi tố hay không hồi tố của
quyết định giải thể này nhất là trường hợp Điều lệ bị cơ quan tư pháp tuyên xử vô
hiệu. Trong trường hợp này ắt hẳn phải viện dẫn những quy định liên quan của Bộ
luật dân sự. Theo lý thuyết mỗi khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu thì giao
dịch này được xem như chưa bao giờ được thành hình; có nghĩa là quyết định của cơ
quan tài phán tuyên xử vô hiệu có hiệu lực hồi tố. Tại Pháp nếu xét vào trường hợp
công ty thì quyết định trên lại không có hiệu lực hồi tố vì hệ quả chính của quyết
định này là giải thể công ty13.
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________19
___________________________________
* Tài liệu
Điều lệ công ty vô hiệu
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm sản T.T. được thành lập ngày 1-2-1992 theo Quyết
định số 38/GP-UB của UBND thành phố Hồ Chí Minh có tám thành viên sáng lập. Điều lệ
được xây dựng dựa trên Luật công ty năm 1990. Đến ngày 8-10-1997 công ty đã có bốn
lần thay đổi các thành viên công ty, giảm số lượng thành viên xuống còn hai (bà NTBĐ và
ông LQC), mỗi thành viên góp 50% vốn điều lệ nhưng Điều lệ, vốn điều lệ của công ty vẫn
không thay đổi.
- Trong quá trình hoạt động đến năm 2003, giữa các thành viên với công ty phát sinh mâu
thuẫn về việc phân chia lợi nhuận, sau đó các bên không tự giải quyết được, phát sinh tranh
chấp và bà NTBĐ đã khởi kiện công ty ra Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để yêu
cầu được rút phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cho thành viên khác theo giá thỏa thuận,
nếu không chuyển nhượng được thì giải thể công ty.
- Ông LQC thành viên còn lại của công ty không đồng ý cho bà NTBĐ chuyển nhượng cho
người ngoài công ty, cũng không mua và không giới thiệu ai mua.
- Tại bản án kinh tế sơ thẩm số 243/XX-KTST ngày 28-9-2004, TAND thành phố Hồ Chí
Minh chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố có
trách nhiệm thực hiện việc thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp theo quyết định
của Tòa án.
- Ông LQC có đơn kháng cáo. Bản án kinh tế phúc thẩm số 72/KTPT ngày 24-12-2004,
Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định bác đơn yêu
cầu của bà NTBĐ do căn cứ vào Điều lệ công ty (điểm b, điều 7, quy định: việc
chuyển nhượng phần hùn vốn được ưu tiên thực hiện giữa các thành viên, nếu chuyển
nhượng cho người ngoài công ty thì phải được đa số thành viên tiêu biểu ít nhất là 80% vốn
công ty ưng thuận).
- Ngày 12-9-2005, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị
số 04/KN-AKT kháng nghị bản án phúc thẩm.
- Ngày 4-4-2006, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra Quyết định giám đốc
thẩm số 01/2006/KDTM-GĐT tuyên điều 7 Điều lệ Công ty Toàn Thịnh vô hiệu do: (i)
không còn phù hợp với Luật doanh nghiệp 1999 về quy định việc chuyển nhượng phần vốn
góp kể từ ngày 12-6-2001 và (ii) quy định này không còn khả thi. Quyết định giám đốc
thẩm cũng tuyên phần phán quyết của bản án sơ thẩm về việc thay đổi danh sách thành viên
góp vốn và yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm thực
hiện việc thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo quyết định của tòa án là
không có căn cứ vì tòa án chỉ giải quyết việc được hay không được chuyển nhượng vốn ra
ngoài công ty, còn chuyển nhượng cho ai, thủ tục chuyển nhượng, thay đổi thành viên là
việc của các thành viên với nhau và thuộc thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Dùng luật để phân tích: Xét về tính hợp pháp của điều 7 Điều lệ Công ty Toàn Thịnh:
- Theo khoản 2, điều 25 Luật công ty năm 1990 quy định: “Việc chuyển nhượng phần vốn
góp giữa các thành viên được thực hiện tự do. Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho
người khác không phải là thành viên phải được sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện cho
ít nhất ba phần tư số vốn điều lệ của công ty”. Vào thời điểm được thông qua, điều 7 Điều
lệ của Công ty Toàn Thịnh là phù hợp với Luật công ty. Tuy nhiên, năm 1999 Luật doanh
nghiệp đã thay thế Luật công ty, việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên được
thực hiện theo các điều 26, 32 của Luật doanh nghiệp 1999. Theo đó, Luật doanh nghiệp
1999 không còn hạn chế việc chuyển nhượng vốn ra ngoài công ty phải có sự đồng ý của
nhóm thành viên công ty đại diện cho ba phần tư số vốn Điều lệ nữa.
- Về thực tế Công ty Toàn Thịnh hiện chỉ còn hai thành viên, vốn góp mỗi người ngang
nhau (50/50), quy định của Điều lệ liên quan đến tỷ lệ 80% là không thể thực hiện được.
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________20
Công ty Toàn Thịnh đã có nhiều thay đổi về thành viên, về tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của
mỗi thành viên, thay đổi về đăng ký kinh doanh nhưng công ty vẫn không sửa đổi Điều lệ
cho phù hợp với thực tế và quy định mới của pháp luật.
- Hơn nữa, điều 123 Luật doanh nghiệp 1999 cũng đã có quy định: “Đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có Điều lệ không phù hợp với quy định của luật này, thì
công ty đó phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ trong thời hạn hai năm, kể từ ngày luật này có hiệu
lực. Trường hợp quá thời hạn này mà Điều lệ công ty không được sửa đổi, bổ sung, thì Điều
lệ đó bị coi là không hợp lệ”.
Do vậy, giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty về việc thay đổi thành viên
và chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty Toàn Thịnh phải căn cứ vào Luật doanh
nghiệp 1999, chứ không thể căn cứ vào Điều lệ của công ty.
Như vậy, quan điểm của Tòa án Việt Nam là khi các thành viên (cổ đông) của một công ty
tranh chấp thì phải căn cứ vào bản Điều lệ của công ty trước, nếu Điều lệ chưa quy định thì
áp dụng các quy định của Luật doanh nghiệp nói riêng và pháp luật nói chung. Tuy nhiên,
nếu Điều lệ của công ty trái với quy định của Luật doanh nghiệp (pháp luật) hiện hành thì
áp dụng quy định tại Luật doanh nghiệp.
http://sunlaw.com.vn/thanh-lap/dieu-le-cong-ty-vo-hieu.aspx
1 Công ty- vốn, quản lý và tranh chấp theo LDN 2005- Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung; Nxb Tri Thức
2009, tr.95.
2 Điều 1134 BLDS Pháp “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết”.
3 Điều 88 BLDS; điều 22 LDN.
4 Công ty- vốn, quản lý và tranh chấp theo LDN 2005- Sđd- tr 98.
5 Điều 19.2 LDN; điều 20 và các điều kế tiếp NĐ 43/2010/NĐ-CP đã dẫn.
6 Điều 28 LDN. Luật của Pháp bó buộc công ty phải đăng ký toàn bộ nội dung của Điều lệ tại cơ quan thuế,
tại Công báo và một số tờ báo chuyên ngành khác-
http://fr.wikipedia.org/wiki/Soci%C3%A9t%C3%A9_%C3%A0_responsabilit%C3%A9_limit%C3%A9e#Co
nstitution_d.27une_SARL
7 Điều 47.2.k LDN.
8 Điều 64.1.a LDN.
9 Điều 96.2.đ LDN.
10 Điều 135.3.b LDN
11 Điều 26.1 LDN.
12 Điều 52.2.a, 104.3.a LDN.
13 Précis de Droit- Guilaume KRAFFT và Patrick SIMON- Nxb Bréal 1994- tr. 33
______________________
Đoạn thứ hai
______________________
PHÂN LOẠI CÔNG TY
______________________
15._ Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại công ty: ví dụ những công ty có tư
cách pháp nhân (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…) và công ty không
có tư cách pháp nhân (công ty hợp danh- theo luật của nhiều nước); công ty hoàn
toàn vốn trong nước và công ty có sự vốn góp nước ngoài; công ty hoàn toàn vốn
của nhà nước và công ty hoàn toàn vốn của tư nhân; công ty chỉ hoạt động trong một
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________21
quốc gia và công ty hoạt động tại nhiều quốc gia… Trong phạm vi của bài viết tác
giả chỉ đề cập đến tiêu chí phân loại dựa trên sự liên kết về trách nhiệm mà rất nhiều
tác giả đã đề cập.
I. THEO TIÊU CHÍ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GÓP VỐN
I.1. Những công ty mà các thành viên chịu trách nhiệm giới hạn
16._ Với những công ty loại này, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong giới hạn của số vốn cam kết góp vào
công ty. Những loại hình công ty này theo Luật doanh nghiệp bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Công ty cổ phần.
I.2. Những công ty mà các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn
17._ Với những công ty loại này, các thành viên bằng toàn bộ tài sản của chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Những loại hình công
ty này bao gồm: công ty hợp danh; công ty dự phần (Société en participation)1.
II. THEO TIÊU CHÍ VỐN GÓP HAY NHÂN THÂN CỦA THÀNH VIÊN
II.1. Công ty đối vốn
18._ Công ty đối vốn (Société de capitaux) là loại công ty có cùng các đặc điểm sau:
- Sự liên kết giữa các thành viên chủ yếu dựa trên yếu tố vốn góp chứ không dựa
trên yếu tố nhân thân;
- Số lượng thành viên đông;
- Các thành viên chịu trách nhiệm chỉ trong phạm vi vốn góp;
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện dễ dàng;
- Tài sản của thành viên và tài sản của công ty được tách bạch rõ ràng.
Với tiêu chí này công ty cổ phần được xếp vào loại công ty đối vốn.
II.2. Công ty đối nhân
19._ Công ty đối nhân2 (Société de personne) là loại công ty có cùng các đặc điểm
sau:
- Sự liên kết giữa các thành viên có tính chặt chẽ và dựa trên mức độ tin cậy về nhân
thân, sự hùn vốn là thứ yếu;
- Số lượng thành viên thường hạn chế. Công ty thường được thành lập giữa các
thành viên có quan hệ huyết thống hay mức độ quen biết cao; ví dụ anh em, vợ
chồng, bạn bè…
- Sự chuyển nhượng vốn cho người thứ ba tương đối khó khăn;
- Các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn;
- Không có sự tách bạch về tài sản của thành viên và tài sản của công ty.
Với tiêu chí này công ty hợp danh được xếp vào loại công ty đối nhân. Công ty trách
nhiệm hữu hạn mang tính hỗn hợp vừa có tính đối nhân (cũng có mức độ tin cậy
giữa các thành viên) vừa có tính đối vốn (thành viên chịu trách nhiệm giới hạn).
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________22
II.3. Từ công ty đối nhân sang công ty đối vốn
20._ Xét về lịch sử hình thành, công ty hợp danh là loại hình công ty ra đời đầu tiên
trên cơ sở liên kết kinh doanh giữa các thành viên trong gia đình hay bạn bè hoạt
động trong cùng một ngành nghề, lĩnh vực. Sự liên kết giữa những đối tượng này tạo
nên tính đối nhân của công ty hợp danh. Trên cơ sở đó, vấn đề hoạt động và tổ chức
quản lý của công ty hợp danh dựa trên chủ yếu sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau giữa
các thành viên, những “chiến hữu đồng hội đồng thuyền” theo nguyên tắc “cùng làm
cùng chịu” với trách nhiệm vô hạn đối với nhau và đối với nghĩa vụ của công ty.
Cho nên, các quy định của pháp luật về tổ chức, quản lý của loại hình công ty này là
khá đơn giản.
Công ty cổ phần là loài hình công ty ra đời muộn nhất và mang tính đại chúng. Tính
ưu việt của nó là tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế giúp cho
những chủ thể có những ý tư tưởng kinh doanh thực hiện được ý tưởng của mình,
tạo ra hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế có thể tạo nên
sự phân hoá các chủ thể góp vốn trong công ty cổ phần thành hai: đối tượng góp vốn
và đối tượng trực tiếp sử dụng vốn. Cơ chế tập trung vốn của công ty cổ phần được
thực hiện theo phương thức chia vốn điều lệ thành nhiều phần bằng nhau (cổ phần)
và phát hành rộng rãi ra công chúng. Những chủ thể mua cổ phần (cổ đông) sẽ trở
thành đồng sở hữu của công ty với số lượng cổ phần mua không hạn chế. Mối quan
hệ giữa các đồng sở hữu chỉ dựa duy nhất vào tỷ lệ vốn góp (cổ phần) của họ trong
công ty với một trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp này. Điều này tạo nên tính
đối vốn của công ty cổ phần. Chính tính đối vốn trong mối quan hệ giữa các đồng sở
hữu trong công ty và chính việc có sự phân hoá giữa người góp vốn và người sử
dụng vốn đã đòi hỏi những ràng buộc chặt chẽ về mặt tổ chức, quản lý của pháp luật
đối với công ty cổ phần. Mục đích của việc này là nhằm bảo vệ lợi ích cho chủ thể
góp vốn, tránh (hạn chế) tình trạng nguồn vốn góp bị chủ thể sử dụng lạm dụng (sử
dụng không hiệu quả). Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, đây là loại hình trung
gian của hai loại hình trên. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn vừa tồn tại tính đối
nhân, vừa tồn tại tính đối vốn3.
____________________________________
1
Công ty dự phần là loại công ty được thành lập khi hai người bỏ vốn kinh doanh nhưng một người
ẩn mặt để người kia ra mặt giao dịch và chịu trách nhiệm với người thứ ba.
2
Tại Pháp người ta còn gọi công ty đối nhân là lại công ty Intuitus personnae (Intuitus: nhắm vào,
nhìn vào, chủ tâm vào…; personnae:người). Trong lĩnh vực hợp đồng người ta gọi Contrat conclu
intitus personnae là “hợp đồng nhân vì” là loại hợp đồng được giao kết vì những mối quan tâm đặc
biệt và họ chỉ ký vì những mối quan tâm này.
3.
http://www.vatgia.com/hoidap/4441/77691/phan-biet-cong-ty-doi-von-va-cong-tu-doi-nhan.htm
________________________________
Đoạn thứ ba
___________________________
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________23
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY
___________________________
21._ Như chúng ta đã có dịp đề cập ở phần trên công ty được hình thành là nhắm
mục đích sinh lợi và khoản lợi nhuận này được đem chia các thành viên theo tỷ lệ
vốn góp của họ. Một hội đoàn dân sự (Société civil) vẫn có thể có những hoạt động
sinh lời nhưng hội đoàn này không thể được đồng hóa như một công ty vì khoản lợi
nhuận này không được chia cho các hội viên1. Đó là sự khác biệt giữa một hội đoàn
dân sự và một hội đoàn mang tính kinh doanh. Ngoài mục đích sinh lợi được xem
như là một đặc điểm cơ bản và chính yếu của bất cứ loại hình công ty nào; thông
qua sự hình thành và hoạt động ta có thể tìm thấy công ty có những đặc điểm cơ bản
và chủ yếu sau.
I. CÔNG TY CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN
22._ Tất cả các công ty bị điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp đều có tư cách pháp
nhân (Personne moral) có nghĩa là công ty có khả năng hưởng quyền dân sự đồng
thời gánh chịu nghĩa vụ dân sự kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh2. Vì vậy những tranh chấp giữa các thành viên trong việc sử dụng vốn
góp trước ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ là những
tranh chấp dân sự không thuộc thẩm quyền của Tòa kinh tế. Bản án số
51/2009/KDTM-PT ngày 28/4/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại
thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án về “tranh chấp đòi tiền góp vốn thành lập công
ty” đã xét xử theo hướng “…vì công ty chưa tồn tại, pháp nhân chưa được thành lập
nên những người góp vốn chưa thể là thành viên công ty….tranh chấp giữa những
người góp vốn chỉ là tranh chấp hợp đồng dân sự chứ không phải là tranh chấp
giữa các thành viên trong công ty3.
Cũng cần lưu ý trái với luật pháp nhiều nước không thừa nhận công ty hợp danh có
tư cách pháp nhân thì Luật doanh nghiệp thừa nhận công ty hợp danh có tư cách
pháp nhân. Vấn đề này đã đặt ra nhiều tranh luận4.
23._ Pháp nhân của công ty không những là yếu tố bất di dịch mà còn cần thiết để
mọi hoạt động của công ty phát sinh hiệu lực pháp luật. Pháp nhân này tồn tại từ khi
công ty được thừa nhận cho đến khi công ty chấm dứt hoạt động. Pháp nhân được
đại diện bởi “người đại diện theo pháp luật” và được ghi rõ trong Điều lệ công ty.
Trường hợp công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn có sự chia, tách, hợp
nhất hay sát nhập thì vấn đề pháp nhân của công ty liên quan được giải quyết như
sau:
1. Nếu có sự chia công ty chính thành nhiều công ty mới thì pháp nhân của công ty
này (gọi là công ty bị chia) chấm dứt vào thời điểm các công ty mới được thành lập
được đăng ký kinh doanh nhưng các công ty mới phải liên đới chịu trách nhiệm về
các nghĩa vụ tài sản mà công ty bị chia chưa thực hiện với người thứ ba5.
2. Nếu có sự tách công ty chính bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện
có (gọi là công ty bị tách) để thành lập một hay nhiều công ty cùng loại (được gọi là
công ty được tách) thì pháp nhân của công ty bị tách vẫn tồn tại bên cạnh pháp nhân
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________24
mới của công ty được tách được đăng ký kinh doanh nhưng các công ty bị tách và
công ty được tách phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản mà công ty
bị tách chưa thực hiện với người thứ ba6.
3. Nếu có sự hợp nhất các công ty cùng loại (được gọi là công ty bị hợp nhất) để trở
thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn phần tài sản của công ty hiện có để
thành lập công ty mới cùng loại (được gọi là công ty hợp nhất) thì pháp nhân của
công ty bị hợp nhất bị chấm dứt vào thời điểm công ty hợp nhất được đăng ký kinh
doanh nhưng công ty hợp nhất phải kế thừa các nghĩa vụ tài sản mà các công ty bị
hợp nhất chưa thực hiện với người thứ ba7.
4. Nếu có sự sát nhập các công ty cùng loại (được gọi là công ty bị sát nhập) vào
một công ty khác cùng loại (được gọi là công ty nhận sát nhập) để trở thành một
công ty duy nhất bằng cách chuyển toàn phần tài sản của công ty bị sát nhập sang
công ty nhận sát nhập) thì pháp nhân của công ty bị sát nhập bị chấm dứt vào thời
điểm công ty nhận sát nhập được thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh nhưng công
ty nhận sát nhập phải kế thừa các nghĩa vụ tài sản mà các công ty bị sát nhập chưa
thực hiện với người thứ ba8.
___________________________________
1
Tại Pháp các hội đoàn dân sự được thành lập theo Luật số 004/2001 ngày 20/7/2001 điều chỉnh
các hoạt động của các hội doàn này trong đó ghi rõ hoạt động không nhắm mục đích chia các lợi
nhuận vật chất cho các thành viên (điều 01). Droit des Affaires- Yves Guyon, sđd. tr.110.
2
Điều 103.1 BLDS; điều 38.2, 63.2, 77.2, 130.2 LDN.
3
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&arti
cle_details=1&item_id=6917734. Điều 1842 BLDS Pháp “Cho đến ngày đăng ký,mọi quan hệ giữa
các hội viên được điều chỉnh bằng hợp đồng công ty và theo những nguyên tắc pháp lý chung áp
dụng cho các hợp đồng và nghĩa vụ hợp đồng”.
4
Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh- Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 113, tháng 01/2008.
5
Điều 96, 99 BLDS; điều 150.3 LDN.
6
Điều 97 BLDS; điều 151.3 LDN.
7
Điều 94, 99 BLDS; điều 152.4 LDN.
8
Điều 95, 99 BLDS; điều 153.2.c LDN.
II. CÔNG TY CÓ TÀI SẢN RIÊNG
24._ Như mọi pháp nhân, công ty có tài sản riêng1 được thể hiện tại Điều lệ công ty.
Tài sản này có được từ sự tập hợp các tài sản góp vốn của các thành viên/cổ đông.
Thông qua hành vi góp vốn, các thành viên/cổ đông đã tự nguyện đưa tài sản hoặc
các quyền khác thuộc quyền sở hữu của mình chuyển sang cho công ty. Hệ quả của
việc chuyển quyền này là :
- Công ty trở thành chủ thể sở hữu duy nhất đối với các tài sản, các quyền đã được
chuyển giao. Vì vậy mọi giao dịch về tài sản của công ty chỉ dựa và được bảo đảm
trên/bởi khối tài sản này.
- Các thành viên/cổ đông góp vốn trở thành (đồng) chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ vốn
góp. Vì các thành viên/cổ đông không phải/không thể trở thành các chủ sở hữu
chung đối với tài sản công ty cho nên họ chỉ có quyền đối nhân (Droit personnel)
với công ty chứ không có quyền đối vật (Droit réel) trên tài sản của công ty. Nói
cách khác họ gần như là chủ nợ của công ty2. Vì vậy tuy được hình thành từ tài sản
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________25
góp vốn của các thành viên/cổ đông nhưng về mặt pháp lý phần tài sản này đã được
tách rời khỏi khối tài sản của người góp vốn để nhập vào khối tài sản của công ty và
đây là hai khối tài sản có tính độc lập và thuộc sản nghiệp3 (Patrimoine) của hai chủ
thể khác nhau. Vì vậy về nguyên tắc nếu công ty có các khoản nợ (Dettes socials)
thì các chủ nợ chỉ có quyền lấy nợ trên phần tài sản của công ty (Biens sociaux) mà
không thể lấy trên phần tài sản của các thành viên hay cổ đông vì trách nhiệm của
các người này có tính giới hạn ngoại trừ trường hợp các công ty thuộc loại hình hợp
danh với trách nhiệm vô hạn của các thành viên. Vì hoạt động của công ty hoàn toàn
độc lập đối với các người góp vốn nên các chủ nợ của người góp vốn cũng vậy; họ
không thể lấy nợ trên phần tài sản của công ty4 mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp
kê biên đối với phần góp vốn của con nợ tuy việc kê biên không phải không gặp các
khó khăn trong thực tiễn5 nhưng lại không nằm trong phạm vi bài viết này.
Với pháp nhân được luật pháp thừa nhận, chính công ty chứ không phải là các người
góp vốn được quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình6 cũng như là
chủ nợ hay con nợ đối với người thứ ba. Trong trường hợp sau, ngoại trừ công ty
hợp danh thì chính tài sản của công ty trở thành tài sản bảo đảm và cũng là tài sản
bảo đảm duy nhất cho mọi nghĩa vụ về tài sản của công ty đối với người thứ ba
trong quá trình kinh doanh7. Sự tách bạch này dẫn đến hệ quả: một người thứ ba vừa
là con nợ của công ty vừa là chủ nợ của một thành viên, cổ đông thì không có thể
viện dẫn sự bù trừ nghĩa vụ (Compension) để từ chối việc thực hiện nghĩa vụ tài sản
đối với công ty.
____________________________________
1 Điều 84, 103.1 BLDS; điều 29.1, 132.1 LDN.
2 Droit des Affaires- Yves Guyon, Sđd. tr.184.
3 Trong ngôn ngữ thông thường, sản nghiệp được hiểu là tài sản của một người. Trong ngôn ngữ pháp lý, sản
nghiệp là tất cả những tài sản có (tích sản- Actif ) cùng những nghĩa vụ (tiêu sản- Passif) của một người có thể
được tính bằng tiền. Sản nghiệp là một khái niệm của các nhà luật học của Pháp nhưng không được các nhà
làm luật Việt Nam đưa vào bộ luật dân sự. Sản nghiệp có những đặc tính sau:
Sản nghiệp là một khối có tính tổng thể (Universabilité) bao gồmnhững quyền và nghĩa vụ và chúng không
thể tách rời ra được. Vì được quan niệm như vậy nên sản nghiệp còn được xem là một tổng thể pháp lý
(Universabilité de droit)
Sản nghiệp gắn liền với nhân thân của một người; điều này dẫn đến các hệ quả sau:
- Bất cứ người nào cũng đều có sản nghiệp và mỗi người chỉ có một sản nghiệp mà thôi.
- Sản nghiệp không thể chuyển nhượng giữa những người còn sống, chỉ có những thành phần cụ thể của sản
nghiệp mới có thể chuyển nhượng được.
- Khi một người chết sản nghiệp người này được chuyển sang thừa kế hay các đồng thừa kế. Chính các thừa
kế khi tiếp nhận sản nghiệp của người chết sẽ đồng thời thanh toán các món nợ của người này.
Đối với công ty, sản nghiệp của công ty được hiểu bao gồmvốn của công ty lẫn những quyền có được (Actif
social) và nghĩa vụ (Passif) mà công ty phải thực hiện trong quá trình hoạt động.
4 Luật thương mại Việt Nam dẫn giải-quyển 2- Lê Tài Triển- sđd tr. 724.
5 Luật thương mại Việt Nam dẫn giải-quyển 2- Lê Tài Triển- sđd tr. 841. Điều 92 Luật thi hành án dân sự quy
định: “Chấp hành viên yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án có vốn góp cung cấp
thông tin về phần vốn góp của người phải thi hành án để kê biên phần vốn góp đó. Trong trường hợp cần
thiết, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải thi hành án;
trưng cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần giá trị vốn góp của người phải thi hành án để
cưỡng chế thi hành án. Đương sự có quyền yêu cầu Toà án xác định phần vốn góp của người phải thi hành
án”. Nhưng việc cho phép kê biên phần vốn góp lại đi ngược với nguyên tắc chính công ty là người chủ sở
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________26
hữu của phần này vì tài sản góp vốn đã thoát ra ngoài sản nghiệp của người- Xem“Một số vấn đề về kê biên
phần vốn góp theo điều 92 Luật thi hành án dân sự” của Hồ Quân Chính.
http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=2815.
6 Điều 103.3 BLDS; điều 8.8 LDN.
7 Droit des Affaires- Yves Guyon, Sđd. tr.183, 185.
II.1. Tài sản góp vốn
25._ Tài sản riêng của công ty được thành hình từ sự tập hợp các tài sản góp vốn của
các thành viên thông qua việc góp vốn1 vì không thể hình dung một công ty ra đời
mà không có tài sản2. Luật viết Việt Nam đã liệt kê một số hình thức góp vốn như
sau:
- Góp vốn bằng đồng tiền (Apports en numéraire) như đồng tiền Việt Nam, ngoại tệ
tự do chuyển đổi, vàng3. Hình thức góp vốn này là đơn giản và thông dụng nhất.
- Góp vốn bằng hiện vật (Apports en nature) như nhà xưởng, công cụ sản xuất…
- Góp vốn bằng hình thức khác: giá trị quyền sử dụng đất4, giá trị quyền sở hữu trí
tuệ5, công nghệ, bí quyết kỹ thuật...và “các tài sản khác”. Điều này cho thấy luật
không hạn chế các loại tài sản đã được liệt kê mà mở một khoản rộng để các người
sáng lập có thể thỏa thuận xác định những loại tài sản khác nếu “loại tài sản này”
được ghi trong Điều lệ6. Các tài sản khác có thể là uy tín của một cá nhân nào đó
hay các yếu tố vô hình của cửa hàng thương mại (Fonds de commerce) như biển
hiệu, tên thương mại7, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá…nhưng chỉ cá nhân, tổ chức là
chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp
vốn.
26._ Trong thực tiễn tùy theo loại hình tổ chức của công ty, vì tính đa dạng của tài
sản góp vốn nên “giá trị, tính hữu dụng đối với hoạt động kinh doanh tại từng thời
điểm…là khác nhau…Do vậy, việc công ty có nhận loại tài sản nào là tài sản góp
vốn hay không và nhận vào thời điểm nào…còn phụ thuộc vào quyết định của chính
công ty”8. Tính đa dạng này được Luật doanh nghiệp chấp nhận như chúng ta đã đề
cập ở phần trên nhưng theo luật của Pháp thì tài sản góp vốn nếu liên quan đến kiến
thức kỹ thuật chuyên môn, liên quan đến uy tín của một người hay thương hiệu đã
có của một sản phẩm thì sẽ bị ngăn cấm đối với các công ty có tính đối vốn và chỉ
được chấp nhận với các công ty có tính đối nhân. Các tài sản loại này không thể bị
kê biên bởi các chủ nợ hay chuyển nhượng cho người thứ ba9. Liên quan đến trái
quyền (Créance) Luật doanh nghiệp không nói có được xem là một loại tài sản góp
vốn không?
II.2. Việc định giá tài sản góp vốn
27._ Trong trường hợp tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi và vàng thì phải được định giá bởi các thành viên, cổ đông sáng lập.
Việc định giá được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí. Nếu việc định giá được thực
hiện bởi người thứ ba do các bên chọn và ủy quyền định giá thì thường là tổ chức
định giá chuyên nghiệp. Người thứ ba phải thực hiện công việc một cách độc lập,
không chịu sự chi phối của bất kỳ bên góp vốn nào trong việc định giá. Trong
trường hợp tài sản góp vốn do tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________27
sản góp vốn phải được người góp vốn và công ty chấp thuận10 nhưng luật lại không
chỉ rõ cơ quan nào hay cá nhân lãnh đạo nào của công ty đảm nhận việc này: Hội
đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, Tổng giám đốc công ty,
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị…
Trường hợp giá trị tài sản cố định do đơn vị tự định giá không phù hợp so với giá
thực tế của tài sản cố định cùng loại hoặc tương đương trên thị trường thì đơn vị
phải xác định lại giá trị hợp lý của tài sản cố định; nếu giá trị tài sản cố định vẫn
chưa phù hợp với giá trị thực tế trên thị trường, cơ quan thuế có quyền yêu cầu đơn
vị xác định lại giá trị tài sản cố định thông qua Hội đồng định giá ở địa phương hoặc
tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật11. Việc cố ý định tài
sản góp vốn không đúng giá trị thực tế là hành vi bị Luật doanh nghiệp cấm12.
II.3. Thời điểm định giá và người định giá tài sản góp vốn
28._ Trong quá trình hoạt động và phát triển, việc tiếp tục mở rộng thành viên góp
vốn hay tăng vốn của công ty là các sự kiện bình thường. Vì vậy thời điểm định giá
và người định giá tài sản góp vốn cũng tùy thuộc vào quá trình thành lập và phát
triển hoạt động của công ty:
Tại thời điểm thành lập công ty: việc định giá tài sản góp vốn do các thành viên, cổ
đông sáng lập quyết định. Quy định này là phù hợp vì mọi thoả thuận về thành lập
công ty đều phải được các thành viên sáng lập viên nhất trí theo nguyên tắc tự do ý
chí trong việc thiết lập các giao dịch dân sự…
Tại thời điểm công ty đang hoạt động: việc định giá tài sản góp vốn do công ty và
người góp vốn quyết định hoặc qua trung gian của một tổ chức định giá chuyên
nghiệp. Trong trường hợp sau thì giá trị tài sản góp vốn vẫn phải được công ty lẫn
người góp vốn chấp thuận.
II.4. Ý nghĩa của việc định giá
29._ Định giá tài sản góp vốn mang một ý nghĩa quan trọng vì sau khi được định giá,
người góp vốn được nhận phần vốn góp có giá trị tương ứng với giá trị tài sản góp
vốn. Giá trị này được sử dụng như là tiêu chí để phân định quyền (số phiếu biểu
quyết tại các phiên họp), quyền lợi (phân chia lợi nhuận), trách nhiệm của thành
viên/cổ đông (thanh toán nợ và thực hiện nghĩa vụ tài sản khác) đối với hoạt động
kinh doanh của công ty cũng như thu hồi lại vốn góp trong trường hợp công ty giải
thể hay bị tuyên bố phá sản. Đối với người thứ ba, việc định giá tài sản góp vốn
nhằm hình thành giá trị tài sản có của công ty và đây là tiêu chí để họ quyết định các
giao dịch tài sản nằm trong giới hạn của giá trị này vì chính các tài sản này được
dùng để bảo đảm các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong việc thực hiện
các giao dịch này.
II.5. Hệ quả của việc góp vốn
II.5.1. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
30._ Hành vi góp vốn là hành vi pháp lý mang tính chuyển quyền sở hữu từ người
góp vốn sang công ty13 để đổi lấy những quyền mà có họ được trong việc quản lý
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________28
công ty cũng như quyền hưởng được những lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh
doanh của công ty. Trong khía cạnh chuyển quyền, đứng ở góc độ người chuyển
quyền thì dường như người góp vốn có những nghĩa vụ tương tự như người bán
trong một hợp đồng mua bán14 (nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu, quyền sử dụng đối
với tài sản góp vốn chống người thứ ba quấy nhiễu; nghĩa vụ bảo đảm chất tài sản
góp vốn không bị những khiếm khuyết che dấu). Nhưng mặt khác chúng ta cũng
thấy rõ những quyền của người góp vốn lại khác với quyền của người bán. Người
bán có quyền đòi hỏi và buộc người mua phải thanh toán đúng giá trị vật bán. Trong
trường hợp góp vốn thì ngược lại; nếu người góp vốn chắc chắn biết được giá trị của
tài sản góp vốn nhưng họ lại không biết giá trị đã được ghi nhận tại Giấy chứng
nhận phần góp vốn hay cổ phiếu mà công ty giao lại cho họ có đúng với giá trị thực
tế mà họ có được trong gia sản của công ty tính theo tỷ lệ trên tổng tài sản của công
ty hay không vì điều này hoàn toàn lệ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty
không những trong tương lai mà còn trong quá khứ. Nói cách khác hành vi góp vốn
luôn luôn mang tính rủi ro.
31._ Luật doanh nghiệp quy định rằng đối với các tài sản có đăng ký hoặc giá trị
quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản
đó hoặc chuyển quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đối với tài sản thuộc loại không phải đăng ký quyền sở hữu, nghĩa vụ chuyển quyền
sở hữu được thực hiện bằng cách giao tài sản góp vốn có xác nhận bằng văn bản15.
Nhưng đối với loại tài sản góp vốn là bằng sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp thì
Luật doanh nghiệp lại không đề cập đến hình thức chuyển quyền. Quy định chuyển
quyền sở hữu các loại tài sản buộc phải đăng ký quyền sở hữu mang hai ý nghĩa: ý
nghĩa chuyển quyền thực sự về pháp lý kèm theo ý nghĩa công bố cho người thứ ba
biết rằng tài sản góp vốn đã được chuyển dịch từ khối sản nghiệp của người góp vốn
sang sản nghiệp của công ty.
32._ Một vấn đề khác cần được tiếp tục quan tâm giải quyết đó là thời điểm chuyển
giao quyền bởi vì thời điểm chuyển giao quyền liên quan tới thời điểm chịu rủi ro
đối với tài sản góp vốn. Có tác giả cho rằng việc góp vốn vào công ty phải được hiểu
như là một hợp đồng góp vốn (giữa người góp vốn và công ty) vì cần sự thỏa thuận
không những về loại tài sản góp vốn mà còn về giá trị tài sản góp vốn. Hợp đồng
góp vốn và hợp đồng mua bán đều là các hợp đồng có tác dụng chuyển quyền sở
hữu và xác lập quyền sở hữu (tài sản góp vốn- tài sản bán) từ một chủ thể này
(người góp vốn) sang một chủ thể khác (công ty). Bởi vậy tương tự như hợp đồng
mua bán, hợp đồng góp vốn vào công ty là một hợp đồng chuyển nhượng tài sản có
đền bù. Đối với hợp đồng mua bán, người mua được quyền nhận tài sản mua bán để
đổi lấy việc đã chi trả tiền cho người bán. Đối với hợp đồng góp vốn, với tư cách là
thành viên/cổ đông, người góp vốn có các quyền trực tiếp hay gián tiếp liên quan
đến việc điều hành, giám sát điều hành công ty, quyền được chia lợi nhuận để đổi
lấy việc góp vốn. Một cách hợp lý, ta có thể áp dụng các quy định về thời điểm
chuyển quyền sở hữu và chịu rủi ro đối với tài sản của hợp đồng mua bán cho
trường hợp góp vốn vào công ty cũng như các quy định liên quan đến việc bảo đảm
Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________29
chất lượng của tài sản góp vốn như việc bảo đảm chất lượng của vật bán trong hợp
đồng mua bán16 . Kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn chính thức
ra đi khỏi khối tài sản của người góp vốn và sát nhập vào tài sản của công ty nhận
vốn góp. Với tư cách là chủ sở hữu, công ty có quyền khai thác công dụng và định
đoạt đối với tài sản đó ngay cả việc đem thế chấp để bảo đảm các khoản tín dụng mà
công ty di vay. Ngược lại dưới con mắt của bất cứ chủ nợ nào của công ty, các tài
sản góp vốn cũng có thể là đối tượng bị kê biên để đảm bảo việc thực hiện các nghĩa
vụ của công ty đối với họ.
33._ Một lưu ý nhỏ cũng cần được nêu lên; trong khi tài sản vốn góp thoát ra khối
sản nghiệp của thành viên công ty thì các lợi nhuận có được từ các hoạt động kinh
doanh của công ty về nguyên tắc lại nằm trong sản nghiệp của người góp vốn; vì vậy
họ có quyền công ty chia khoản lợi nhuận hằng năm kiếm được17.
II.5.2. Xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
34._ Đối với chủ sở hữu tài sản góp vốn: Giá trị của tài sản góp vốn là chỉ số để chủ
sở hữu có quyền đòi hỏi mức độ tham gia vào việc điều hành hay kiểm soát hoạt
động của công ty đồng thời cũng là chỉ số để hưởng được các lợi ích tài chính trong
việc phân chia lợi nhuận hay phải gánh chịu các nghĩa vụ tài chính của công ty khi
công ty bị giải thể hay bị tuyên bố phá sản18. Chúng ta sẽ có dịp đi sâu vấn đề này
khi đề cập đến quyền của các thành viên góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn hay của cổ đông đối với công ty cổ phần trong các chương sau.
35._ Đối với chủ nợ của pháp nhân công ty: Tài sản khi được các thành viên đem
góp vốn sẽ trở thành tài sản của công ty, nằm trong khối tài sản có của công ty và
được dùng để đảm bảo cho các hoạt động của công ty. Nếu tài sản góp vốn được
định giá cao hơn so với giá trị thực tế, các chủ nợ của công sẽ bị thiệt hại do giá trị
của tài sản đảm bảo không tương xứng với giá trị của nghĩa vụ một công ty phải
thực hiện. Nhìn chung các hành vi nhằm cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng
giá trị thực tế đều bị liệt kê là các hành vi bị cấm trong quá trình kê khai đăng ký
kinh doanh của công ty19.
II.6. Hậu quả của việc xác định sai giá trị tài sản góp vốn
36._ Việc định giá tài sản góp vốn có thể diễn ra tại hai thời điểm khác nhau:
- Khi thành lập công ty: Nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị
thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách
nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch
giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc
định giá bằng tài sản riêng của các người liên quan chứ không phải trên tài sản của
công ty20. Vì Luật doanh nghiệp không đưa ra tiêu chí để ấn định tỷ lệ mà mỗi cá
nhân phải chịu trách nhiệm nên phải chăng chúng ta có thể căn cứ vào một số quy
định về thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới theo quy định của Bộ luật dân sự trong đó
các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đóng
góp bằng tài sản riêng của mình vì trong trường hợp này lợi nhuận thu được dựa trên
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)

More Related Content

What's hot

8 điểm cần biết về công ty cổ phần 2019
8 điểm cần biết về công ty cổ phần 20198 điểm cần biết về công ty cổ phần 2019
8 điểm cần biết về công ty cổ phần 2019LuatVietnam
 
Luat doanh nghiep
Luat doanh nghiepLuat doanh nghiep
Luat doanh nghiepsindarkness
 
Luật doanh nghiệp 2014
Luật doanh nghiệp 2014Luật doanh nghiệp 2014
Luật doanh nghiệp 2014Tam Long Hoàng
 
Luat doanh nghiep
Luat doanh nghiepLuat doanh nghiep
Luat doanh nghiepQuoc Nguyen
 
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếĐề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếBee Bee
 
Luật phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Luật phá sản doanh nghiệp, hợp tác xãLuật phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Luật phá sản doanh nghiệp, hợp tác xãNguyen Dai Duong
 
Pháp Luật Doanh Nghiệp
Pháp Luật Doanh NghiệpPháp Luật Doanh Nghiệp
Pháp Luật Doanh NghiệpKhoa Phan
 
Luật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNam
Luật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNamLuật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNam
Luật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNamLuatVietnam
 
Luat doanh nghiep 2014
Luat doanh nghiep 2014Luat doanh nghiep 2014
Luat doanh nghiep 2014Hung Nguyen
 
đề Cương luật kinh tế
đề Cương luật kinh tếđề Cương luật kinh tế
đề Cương luật kinh tếBee Bee
 
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viênCat Tuong
 
CONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANHCONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANHTran Huong
 

What's hot (20)

8 điểm cần biết về công ty cổ phần 2019
8 điểm cần biết về công ty cổ phần 20198 điểm cần biết về công ty cổ phần 2019
8 điểm cần biết về công ty cổ phần 2019
 
Luat doanh nghiep
Luat doanh nghiepLuat doanh nghiep
Luat doanh nghiep
 
Chu the 1
Chu the 1Chu the 1
Chu the 1
 
Luật doanh nghiệp 2014
Luật doanh nghiệp 2014Luật doanh nghiệp 2014
Luật doanh nghiệp 2014
 
Luat doanh nghiep_2005_9361
Luat doanh nghiep_2005_9361Luat doanh nghiep_2005_9361
Luat doanh nghiep_2005_9361
 
Luat doanh nghiep
Luat doanh nghiepLuat doanh nghiep
Luat doanh nghiep
 
Luatdoanhnghiep
LuatdoanhnghiepLuatdoanhnghiep
Luatdoanhnghiep
 
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếĐề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
 
Luật phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Luật phá sản doanh nghiệp, hợp tác xãLuật phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Luật phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
 
Pháp Luật Doanh Nghiệp
Pháp Luật Doanh NghiệpPháp Luật Doanh Nghiệp
Pháp Luật Doanh Nghiệp
 
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
 
Luật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNam
Luật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNamLuật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNam
Luật doanh nghiệp 2014 của Quốc hội - LuatVietNam
 
Luat doanh nghiep 2014
Luat doanh nghiep 2014Luat doanh nghiep 2014
Luat doanh nghiep 2014
 
Luat doanh nghiep_68_2014_qh13
Luat doanh nghiep_68_2014_qh13Luat doanh nghiep_68_2014_qh13
Luat doanh nghiep_68_2014_qh13
 
Luật doanh nghiệp
Luật doanh nghiệpLuật doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp
 
đề Cương luật kinh tế
đề Cương luật kinh tếđề Cương luật kinh tế
đề Cương luật kinh tế
 
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
 
CONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANHCONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANH
 
68 2014 qh13_quy dinh moi luat doanh nghiep
68 2014 qh13_quy dinh moi luat doanh nghiep68 2014 qh13_quy dinh moi luat doanh nghiep
68 2014 qh13_quy dinh moi luat doanh nghiep
 
31574 l60 qh
31574 l60 qh31574 l60 qh
31574 l60 qh
 

Viewers also liked

Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015Hung Nguyen
 
Luat hang khong dan dung sua doi 2014
Luat hang khong dan dung sua doi 2014Luat hang khong dan dung sua doi 2014
Luat hang khong dan dung sua doi 2014Hung Nguyen
 
Du thao bo luat hinh su 2015
Du thao bo luat hinh su 2015Du thao bo luat hinh su 2015
Du thao bo luat hinh su 2015Hung Nguyen
 
Luat si quan quan doi 2000 sua doi 2008
Luat si quan quan doi 2000   sua doi 2008Luat si quan quan doi 2000   sua doi 2008
Luat si quan quan doi 2000 sua doi 2008Hung Nguyen
 
Giao trinh luat to tung hinh su
Giao trinh luat to tung hinh suGiao trinh luat to tung hinh su
Giao trinh luat to tung hinh suHung Nguyen
 
Tuyen ngon quoc te nhan quyen 1948
Tuyen ngon quoc te nhan quyen 1948Tuyen ngon quoc te nhan quyen 1948
Tuyen ngon quoc te nhan quyen 1948Hung Nguyen
 
Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014
Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014
Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014Hung Nguyen
 
Tai lieu sở hữu trí tuệ
Tai lieu sở hữu trí tuệTai lieu sở hữu trí tuệ
Tai lieu sở hữu trí tuệHung Nguyen
 
luật sư và nghề luật sư
luật sư và nghề luật sưluật sư và nghề luật sư
luật sư và nghề luật sưHung Nguyen
 
Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi
Luật sở hữu trí tuệ sửa đổiLuật sở hữu trí tuệ sửa đổi
Luật sở hữu trí tuệ sửa đổiHung Nguyen
 
Binh luan an lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khac
Binh luan an   lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khacBinh luan an   lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khac
Binh luan an lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khacHung Nguyen
 
Giao trinh luat hanh chinh viet nam
Giao trinh luat hanh chinh viet namGiao trinh luat hanh chinh viet nam
Giao trinh luat hanh chinh viet namHung Nguyen
 
Giao trinh luat ngan sach nha nuoc
Giao trinh luat ngan sach nha nuocGiao trinh luat ngan sach nha nuoc
Giao trinh luat ngan sach nha nuocHung Nguyen
 
Incoterms 2010 english
Incoterms 2010 englishIncoterms 2010 english
Incoterms 2010 englishHung Nguyen
 
Mien trach nhiem hinh su
Mien trach nhiem hinh suMien trach nhiem hinh su
Mien trach nhiem hinh suHung Nguyen
 
Luat dau tu 2014
Luat dau tu 2014Luat dau tu 2014
Luat dau tu 2014Hung Nguyen
 

Viewers also liked (16)

Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015
 
Luat hang khong dan dung sua doi 2014
Luat hang khong dan dung sua doi 2014Luat hang khong dan dung sua doi 2014
Luat hang khong dan dung sua doi 2014
 
Du thao bo luat hinh su 2015
Du thao bo luat hinh su 2015Du thao bo luat hinh su 2015
Du thao bo luat hinh su 2015
 
Luat si quan quan doi 2000 sua doi 2008
Luat si quan quan doi 2000   sua doi 2008Luat si quan quan doi 2000   sua doi 2008
Luat si quan quan doi 2000 sua doi 2008
 
Giao trinh luat to tung hinh su
Giao trinh luat to tung hinh suGiao trinh luat to tung hinh su
Giao trinh luat to tung hinh su
 
Tuyen ngon quoc te nhan quyen 1948
Tuyen ngon quoc te nhan quyen 1948Tuyen ngon quoc te nhan quyen 1948
Tuyen ngon quoc te nhan quyen 1948
 
Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014
Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014
Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014
 
Tai lieu sở hữu trí tuệ
Tai lieu sở hữu trí tuệTai lieu sở hữu trí tuệ
Tai lieu sở hữu trí tuệ
 
luật sư và nghề luật sư
luật sư và nghề luật sưluật sư và nghề luật sư
luật sư và nghề luật sư
 
Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi
Luật sở hữu trí tuệ sửa đổiLuật sở hữu trí tuệ sửa đổi
Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi
 
Binh luan an lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khac
Binh luan an   lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khacBinh luan an   lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khac
Binh luan an lao dong nuoc ngoai khong co giay phep va cac nghien cuu khac
 
Giao trinh luat hanh chinh viet nam
Giao trinh luat hanh chinh viet namGiao trinh luat hanh chinh viet nam
Giao trinh luat hanh chinh viet nam
 
Giao trinh luat ngan sach nha nuoc
Giao trinh luat ngan sach nha nuocGiao trinh luat ngan sach nha nuoc
Giao trinh luat ngan sach nha nuoc
 
Incoterms 2010 english
Incoterms 2010 englishIncoterms 2010 english
Incoterms 2010 english
 
Mien trach nhiem hinh su
Mien trach nhiem hinh suMien trach nhiem hinh su
Mien trach nhiem hinh su
 
Luat dau tu 2014
Luat dau tu 2014Luat dau tu 2014
Luat dau tu 2014
 

Similar to Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)

NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdfNGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdfririri9320
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Namhieu anh
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Namhieu anh
 
TL Luật phá sản
TL Luật phá sảnTL Luật phá sản
TL Luật phá sảnHan Nguyen
 
Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggChương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggNguyễn Thảo Phương
 
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

Similar to Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang) (20)

Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docxCơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN.docx
 
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdfNGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
 
Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
 
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docxCơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công TyBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
 
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOTLuận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
 
TL Luật phá sản
TL Luật phá sảnTL Luật phá sản
TL Luật phá sản
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luậtLuận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
 
Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggChương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
 
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
 
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...
 
Quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp
Quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệpQuyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp
Quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp
 
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công tyGiải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
 
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Theo Pháp Luật.
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty  Theo Pháp Luật.Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty  Theo Pháp Luật.
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Theo Pháp Luật.
 

Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)

  • 1. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________3
  • 2. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________4 Luật sư TÔN THẤT QUỲNH BẰNG CÔNG TY tổ chức, quản lý và giải quyết tranh chấp theo Luật doanh nghiệp 2005 Huế, 2013
  • 3. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________5
  • 4. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________6 ___________________________ Chương thứ nhất ___________________________ TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY ___________________________
  • 5. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________7 1._ Ngày nay khó có thể hình dung trong xã hội lại có thể thiếu bóng dáng công ty (Société) vì nhu cầu của con người buộc họ tham gia vào các hoạt động kinh tế1. Sự ra đời của công ty gắn liền với sự phát triển kinh tế khi nền kinh tế chuyển hướng từ “tự cung tự cấp” hay “có người tiêu thụ mới sản xuất hàng hóa” sang “sản xuất trước tìm thị trường tiêu thụ sau” hay theo các lý thuyết gia “khi các hoạt động kinh tế chuyển từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp sang khu vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ” cần đòi hỏi yêu cầu tập trung cao về vốn (Capital) mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Sự tập trung cao này buộc phải có sự liên kết không những về “tài sản góp vốn- Apport” từ nhiều nguồn khác nhau thành phần “vốn của công ty- Capitale social” mà còn là sự tin tưởng lẫn nhau giữa những “người sáng lập- Fondateur” để tiến đến việc tạo lập/hình thành, duy trì và phát triển một loại hình doanh nghiệp nào đó phù hợp với điều kiện về vốn và/hoặc khả năng kinh doanh của các người sáng lập với mục đích chia nhau tiền lãi hay lợi nhuận (Bénéfice) kiếm được thông qua các hoạt động kinh doanh2. Sự liên kết này còn bao hàm khía cạnh tiêu cực đó là “những người đồng hội đồng thuyền” dù ở cương vị nào phải cùng nhau chia sẽ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác3 phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty vì nếu xét theo bản chất các hoạt động kinh doanh luôn luôn hàm chứa tiềm tàng mọi rủi ro. Yếu tố liên kết là yếu tố chủ đạo trong việc tạo lập công ty mặc dù trong bối cảnh pháp lý kinh tế hiện nay người ta vẫn thừa nhận một loại hình công ty không có sự liên kết; đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Entreprise unipersonnelle à responsabilité limitée- EURL) dù trước đó các nhà lý luận cho rằng thật khó giải thích một công ty được thành lập chỉ có một người vừa là người sáng lập, vừa là thành viên vừa là chủ sở hữu tài sản của công ty4. Sự liên kết giữa các thành viên trong công ty (Associé/Actionnaire) được thể hiện tại Hợp đồng thành lập công ty (Contrat de société) hay Điều lệ công ty (Constitution/Statut de société- Statut social). 2._ Trong bối cảnh luật viết Việt Nam, văn bản điều chỉnh tổ chức hoạt động của các công ty được gọi là Luật công ty được ban hành vào năm 1990 trước đây không đưa ra một định nghĩa chính thức về công ty mà chỉ nói “ Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; gọi chung là công ty, là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình vào công ty”5. Luật công ty được thay thế bởi Luật doanh nghiệp 2000, được hoàn thiện bởi Luật doanh nghiệp 2005 (sau đây gọi tắt là Luật doanh nghiệp) nhưng các văn bản này đều không đưa ra bất cứ khái niệm nào về công ty mà chỉ đưa ra khái niệm doanh nghiệp6 để ám chỉ các tổ chức có hoạt động kinh doanh. Nhìn sang luật viết của các nước khác ta thấy nhà làm luật đã định nghĩa/giải thích khá rõ ràng về công ty trong đó nhấn mạnh đến mục đích khi hình thành công ty- đó là được
  • 6. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________8 chia lợi nhuận. Điều 1832 Bộ luật dân sự Pháp định nghĩa “Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hoặc khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận hoặc kiếm lời có thể thu được qua hoạt động đó. Công ty có thể được thành lập trong những trường hợp do luật định bằng hành vi tự nguyện của một người. Các thành viên công ty cam kết cùng chịu lỗ”. Điều 25 Bộ luật dân sự Đức qui định “Việc thành lập một hội có tư cách pháp nhân, trong chừng mực mà không dựa vào các qui định dưới đây, được điều chỉnh bởi khế ước lập hội”. Điều 2247 Bộ luật dân sự Ý viết “Thông qua hợp đồng công ty, hai hay nhiều người góp tài sản hay dịch vụ nhằm thực hiện chung một hoạt động kinh tế với mục đích chia xẻ lợi nhuận kiếm được từ hoạt động đó”. Cùng với những tư tưởng đó điều 1264 Bộ luật dân sự 1972 của chế độ cũ ở Việt Nam cũng đã ghi “Khế ước lập hội là khế ước theo đó hai hay nhiều người đồng ý góp công, góp của để hoạt động với mục đích kiếm được lời cùng chia, nhưng nếu thua lỗ cùng chịu”. 3._ Tất cả quy định nêu trên đều xác định rõ bản chất pháp lý của công ty là hợp đồng7. Tuy nhiên ở góc độ lý luận, công ty là một hợp đồng (Contrat) hay là một định chế (Institution) vẫn là một câu hỏi được đặt ra từ lâu đối với các nhà luật học phương tây dù luật viết của Pháp cũng như của một số nước đã khẳng định công ty là một hợp đồng như ta đã có dịp viện dẫn ở phần trên. Nhưng theo đà tiến hóa và phát triển của xã hội nhất là về mặt kinh tế, hình như người ta lại có khuynh hướng xem công ty là một định chế vì càng ngày càng có sự can thiệp của cơ quan lập pháp (thông qua luật tổ chức điều hành công ty), cơ quan hành pháp (những thủ tục bó buộc đăng ký trước cơ quan Nhà nước) cũng như cơ quan tư pháp (giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên với công ty với nhau hay giữa công ty với người thứ ba). Hơn thế nữa khi xem công ty là kết quả của hợp đồng là ta nghĩa đến tự do và toàn quyền của các thành viên sáng lập trong việc ấn định các quyền và nghĩa vụ miễn sao không trái với luật pháp trong khi với định chế thì họ chỉ có quyền chấp nhận hay không chấp nhận những quy định mà nhà làm luật đã đặt ra cho mỗi loại hình công ty. Các sáng lập viên cũng không có thể lựa chọn cho mình một loại hình khác với các loại hình công ty đã được dự kiến trong luật8. ____________________________________ 1 Hợp đồng thành lập công ty- http:/www.doko.vn/luan-van/Hop-dong-thanh-lap-cong-ty-o-Viet-Nam-90005. 2 Điều 4.2 LDN “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi ”. 3 Điều 1832 BLDS Pháp “Các thành viên công ty cam kết cùng chịu lỗ”. Rất khó hình dung một công ty trong đó các thành viên được hưởng những khoản lãi nhưng không phải gánh nhận các khoản lỗ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty. Điều 1844-1 BLDS pháp quy định “…quy định chia cho một hội viên toàn bộ số lãi của công ty hoặc miễn cho một hội viên toàn bộ những phần thua lỗ hay quy định không cho một hội viên được hưởng lãi hoặc bắt một hội viên phải chịu toàn bộ tiền lỗ đều vô hiệu”. 4 Luật thương mại Việt Nam dẫn giải-quyển 2- Lê Tài Triển- Kim Lai ấn quán- Sài Gòn 1973-tr.685. 5 Điều 2 Luật công ty 1990. 6 Điều 3.2 Luật công ty 1990 “Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Điều 4.1 LDN “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
  • 7. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________9 7 Công ty: từ bản chất pháp lý tới các loại hinh- Ngô Huy Cương- http://opac.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/31/1- congty.htm 8 Précis de Droit- G.Krafft và P.Simon, Nxb Bréal- France 1994, tr.30; Droit des Affaires- Yves Guyon, Nxb Economica-France- 1982, tr.92. _____________________________ Đoạn thứ nhất ________________________________ NHỮNG BƯỚC KHỞI ĐẦU ________________________________ CHO SỰ THÀNH LẬP CÔNG TY ________________________________ I. Ý CHÍ THÀNH LẬP CÔNG TY-CHỌN LOẠI HÌNH CÔNG TY 4._ Ý chí thành lập và chọn loại hình công ty xuất phát từ suy nghĩ và quyết định, được gọi là ý chí của những người sáng lập . Cũng như tất cả mọi giao dịch dân sự khác nhà làm luật đòi hỏi một số điều kiện liên quan đến ý chí được thể hiện tại Hợp đồng sáng lập công ty hay Điều lệ công ty. Về ngôn từ, Bộ luật dân sự Việt Nam lẫn Luật doanh nghiệp đều không có một điều khoản nào nói về hợp đồng thành lập công ty như là một văn bản viết ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên nhằm thiết lập một loại hình doanh nghiệp thích ứng. Luật viết Việt Nam dường như dùng cụm từ “Hợp đồng” đầu tiên khi ám chỉ cơ cấu hình thành của một xí nghiệp liên doanh trong đó có sự đầu tư của cá nhân, tổ chức nước ngoài1. Luật doanh nghiệp hiện đang điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế thì lại sử dụng cụm từ “Điều lệ” để ám chỉ các sự thỏa thuận mà các thành viên sáng lập công ty đã đạt được trong việc hình thành, tổ chức, điều hành, giải thể công ty và trở thành văn bản cơ bản lẫn bó buộc khi đăng ký thành lập2. Dù là Hợp đồng thành lập công ty hay Điều lệ công ty, các văn bản này đều toát lên hai ý chí chủ đạo “ý chí tự do lập, chọn loại hình công ty” và “ý chí tự do kinh doanh”. Cả hai ý chí chủ đạo này đều là hệ quả của “nguyên tắc tự do ý chí- Principe d’autonomie de la volonté”3 trong đó bao hàm ý chí tự do thiết lập các giao dịch dân sự của cá nhân hay tổ chức miễn sao các giao dịch này không trái với những điều luật cấm4. Ở quan hệ hổ tương, người ta cũng có thể nói quyền tự do lập công ty cũng như chọn loại hình tổ chức công ty là một trong những quyền thuộc lĩnh vực và gắn liền với quyền tự do kinh doanh, là yếu tố sống còn của một nền kinh tế minh bạch và phát triển đã được luật pháp thừa nhận5. I.1. Người sáng lập công ty
  • 8. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________10 5._ Tôn trọng nguyên tắc ý chí tự do lập công ty, bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể trở thành “người sáng lập” công ty. Điều này đã được tái khẳng định tại Luật doanh nghiệp6 ngay cả hai vợ chồng7 ngoại trừ một số tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập công ty tại Việt Nam8: 1.Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; 2.Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; 3.Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; 4.Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; 5. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự vì những người này không thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự9; 6. Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh; 7. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc /Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập công ty trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng10. Việc ngăn cấm này không phải là vi phạm nguyên tắc tự do kinh doanh nhưng xuất phát từ công việc mà họ đang đảm nhận với bản chất nghề nghiệp, công việc của họ không thể hành sử với tính kiêm nhiệm một công việc khác (trường hợp 1 đến trường hợp 4) hay xuất pháp từ những quy định liên quan đến hành vi dân sự của cá nhân (trường hợp 5) hay được xem như là một chế tài (trường hợp 6 và 7). 6._ Các người sáng lập công ty- được gọi là thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần11 trước hết là những người đã có sáng kiến hình thành doanh nghiệp trên cơ sở liên kết vốn lẫn niềm tin. Một trong số họ được gọi là “hạt nhân sáng lập” phải xác định mục tiêu hoạt động của công ty; dự kiến vốn hoạt động, các hoạt động kinh doanh cũng như những phương thức kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thị trường tiêu thụ để đạt một lợi nhuận tối đa nhằm thuyết phục các người khác đạt được sự thống nhất cuối cùng. Chính những hạt nhân sáng lập này là người phát thảo Điều lệ công ty. Những phát thảo ban đầu này nếu có sức thuyết phục cao thì việc huy động vốn lẫn lời mời gọi người tham gia sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Mỗi khi đạt được sự thống nhất chính toàn bộ các người sáng lập sẽ là những người ký vào văn bản đánh dấu bước khởi đầu thành lập doanh nghiệp. Với quá trình như trên có tác giả đã cho rằng sự liên kết giữa các người sáng lập sẽ trải qua ba bước:
  • 9. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________11 thứ nhất phát hiện ra cơ hội kinh doanh; thứ hai điều tra nhằm xác định tính khả thi của hoạt động kinh doanh dự kiến và thứ ba hội họp cùng nhau góp sức người, sức của để tổ chức hoạt động kinh doanh và cuối cùng thể hiện tại Hợp đồng thành lập công ty/Điều lệ công ty12. Một công việc không thể tách rời nhiệm vụ của họ trong giai đoạn này là sau khi văn bản thỏa thuận nói trên đã được ký thì họ phải tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền13. 7._ Vì công ty chỉ có tư cách pháp nhân đồng nghĩa công ty chỉ có năng lực hành vi dân sự kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên trước thời điểm này tất cả các hợp đồng, thỏa thuận được ký giữa những người sáng lập công ty với các người thứ ba là những hợp đồng chỉ ràng buộc trách nhiệm của những người này chứ không ràng buộc trách nhiệm công ty nếu không được công ty chấp nhận về sau. Vấn đề này đã được Luật doanh nghiệp quy định rõ theo đó thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của công ty trước khi đăng ký kinh doanh. Trường hợp công ty được thành lập thì công ty sẽ là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết; trong trường hợp ngược lại thì người ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản về việc thực hiện hợp đồng đó14. __________________________________ 1 Điều 2.9 và 2.10 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 2 Điều 17.2, 18.2, 19.2 LDN. 3 Nguyên tắc tự do ý chí đã được học lý phương Tây đưa ra và chỉ dừng ở mức độ lý luận vì không được đưa vào một cách chính thức có hệ thống tại các bộ luật viết. Đây là nguyên tắc cơ bản trong luật hợp đồng the o đó cá nhân được hoàn toàn tự do thiết lập các giao dịch theo ý chí của mình. Lý thuyết này dựa trên cơ sở “mọi người chỉ ràng buộc nghĩa vụ thông qua giao kết chỉ khi người đó muốn và muốn theo cách người đó ”. Vì vậy tất cả mọi chủ thể được: - Tự do giao kết hay không giao kết một hợp đồng; - Tự do chọn lựa người giao kết; - Toàn quyền xác định phương thức thể hiện sự đồng thuận cũng như xác định nội dung, điều kiện mà mỗi bên phải tuân thủ trong hợp đồng ngoại trừ một số hợp đồng luật bó buộc phải tuân thủ làmtheo hình thức công chứng thư. 4 Điều 122.1.b, 127 BLDS. Điều 1833 BLDS Pháp “Mọi công ty phải có mục đích hợp pháp và được thành lập vì lợi ích chung của các hội viên”. 5 Điều 57 Hiến pháp 1992; điều 50 BLDS; điều 7.1, 7.2 LDN. Xem thêm “Về mối quan hệ giữa quyền tự do kinh doanh và trật tự công cộng hay các nguyên tắc cơ bản của pháp luật”- Phan Huy Hồng, Nguyễn Thanh Tú- Tạp chí khoa học pháp lý số 68/tháng 01-2012. 6 Điều 13.1, 18.3.b, 19.b LDN; điều 5.1 NĐ 43/2010/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên đối với loại hình công ty hợp danh thì LDN không thừa nhận tổ chức là thành viên nên cũng không thể là thành viên sáng lập vì một công ty với số vốn hữu hạn không thể trở thành thành viên có trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động của một công ty khác. 7 LDN không có một điều khoản nào quy định vấn đề này. Điều 1832-1 BLDS Pháp “Dù chỉ dùng tài sản chung của vợ chồng để góp vốn vào công ty hoặc để mua cổ phần thì chỉ hai vợ chồng hoặc hai vợ chồng cùng với những người khác có thể là hội viên trong một công ty và cùng tham gia hoặc không tham gia vào việc điều hành”. 8 Điều 13.2 LDN. 9 Điều 20, 22, 23 BLDS. 10 Điều 94.2, 94.3 Luật phá sản. 11 Điều 4.10, 4.11 LDN. 12 Hợp đồng thành lập công ty- http:/www.doko.vn/luan-van/Hop-dong-thanh-lap-cong-ty-o-Viet-Nam-90005.
  • 10. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________12 13 Điều 15 LDN. 14 Điều 14 LDN. Điều 1843 BLDS Pháp “Những người đã hành động nhân danh một công ty đang quá trình thành lập và trước khi được đăng ký phải chịu trách nhiệm liên đới về những nghĩa vụ phát sinh từ những hành vi đã làm, nếu công ty đó là công ty thương mại, nhưng không phải chịu trách nhiệm liên đới trong những trường hợp khác. Công ty đã được đăng ký hợp lệ thì có thể tiếp tục những cam kết đã ký kết, những cam kết này được xem như đã được công ty ký kết từ khi thành lập”. I.2. Thỏa thuận thành lập công ty 8._ Luật doanh nghiệp không đưa ra bất cứ điều khoản nào nói đến điều kiện về thỏa thuận của những người sáng lập công ty được thể hiện tại Điều lệ nên chúng ta phải quy chiếu vào các quy định liên quan tại Bộ luật dân sự. Dù mang tên gọi là gì thì nội dung của văn bản này vẫn thể hiện và mang tính chất của một hành vi pháp lý nhằm tạo ra một giao dịch và giao dịch này ràng buộc quyền và nghĩa vụ những người giao kết. Để giao dịch này phát sinh hiệu lực pháp luật ngay cả giữa những người ký kết, điều kiện cơ bản và cần thiết là cần có sự tự nguyện của các người sáng lập; mỗi khi sự tự nguyện này bị khiếm khuyết thì văn bản nói trên trở thành vô hiệu1. Những khiếm khuyết của sự tự nguyện có thể do: - Nhầm lẫn (nhầm lẫn về mục đích thành lập)- ví dụ mục đích thành lập một tổ chức hoạt động cũng có sinh lời nhưng lợi nhuận này không đem chia cho các thành viên trong khi người sáng lập lại mong muốn ngược lại2; nhầm lẫn về người (nhân thân) đối với loại hình công ty hợp danh vì những thành viên của loại hình công ty này cần có mức độ tin cậy cao; nhầm lẫn vì không biết thuộc trường hợp không thể tham gia thành lập doanh nghiệp như ta đã đề cập ở phần trên; nhầm lẫn về nội dung giao dịch... ___________________________________ * Tài liệu Sự nhầm lẫn về người trong hợp đồng hợp tác Bản án số / 2007/KDTM-ST Ngày : 18 / 10 / 2007 V/v tranh chấp giữa thành viên Công ty về hợp đồng góp vốn (Trích) …………………………….. XÉT THẤY Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên Tòa và căn cứ vào kết qủa hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định : Về quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết: Xét quan hệ tranh chấp phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn là tranh chấp giữa các thành viên của Công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động và giải thể công ty và Công ty cổ phần đầu tư thẩm mỹ Xuân Trường có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy căn cứ vào khoản 3, điều 29 và khoản 1 điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự quy định Tòa Kinh Tế TAND thành phố Hồ Chí Minh giải quyết vụ án này theo thủ tục sơ thẩm. ……………… Xét, đại diện nguyên đơn thừa nhận trước khi hợp tác kinh doanh với bị đơn ông Trường đã hoạt động hành nghề phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại Trung tâm chăm sóc sắc đẹp Xuân Phương ở số 55 Trương Định quận 1 thành phố Hồ chí Minh và khi thực hiện việc hành nghề này nguyên đơn chưa được cấp chứng chỉ hành nghề nêu trên, việc này được thể hiện trong công văn số 78 ngày 29/82006 của Thanh tra Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh có nội
  • 11. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________13 dung thể hiện ông Trường hành nghề không có bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp nên đã bị phạt theo quy định, như vậy, việc bị đơn cho rằng đã bị lừa dối khi ký hợp đồng hợp tác là có cơ sở, bởi lẽ, tại điều 3 trong hợp đồng ghi rõ ông Đỗ Xuân Trường chịu trách nhiệmvề chuyên môn phẫu thuật. Tại phiên Toà ý kiến của đại diện nguyên đơn nại ra rằng hai bên thỏa thuận trong hợp đồng ông Trường chịu trách nhiệmchuyên môn phẩu thuật, tuyển nhân sự có nghĩa là ông Trường không phải là người trực tiếp phẫu thuật mà sẽ tuyển người có bằng cấp hành nghề này, xét ý kiến này là không thể chấp nhận, bởi lẽ, trong các nội dung quảng cáo về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thẩm mỹ Xuân Trường đã thể hiện ông Trường phụ trách khâu phẫu thuật thẩmmỹ, tạo hình.. và Công ty cũng không có người nào khác thực hiện chuyên môn này, do đó, căn cứ theo điều 131 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định có cơ sở để xác định hợp đồng hợp tác ngày 21/4/2006 bị vô hiệu toàn bộ do bị nhầmlẫn ngay từ thời điểmxác lập vì nguyên đơn đã cố ý làm cho bị đơn nhầmlẫn về nội dung giao dịch mà xác lập việc giao dịch trên với nguyên đơn, vì vậy, căn cứ điều 137 Bộ luật dân sự quy định thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, do đó, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. …………………………….. QUYẾT ĐỊNH Căn cứ điều 29, 34, 35, khoản 1 điều 131 và điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2005; điều 9 và 11 Luật doanh nghiệp năm 2005; Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp; điều 128, 132, 136 và 137 Bộ luật dân sự năm 2005, khỏan 2 điều 15, khoản 1 điều 19 Nghị định 70/CP của Chính phủ quy định về án phí, lệ phí của Tòa án ngày 12 tháng 06 năm 1997; tuyên xử : 1. Tuyên bố hợp đồng thỏa thuận hợp tác lập ngày 21/4/2006 ký giữa ông Đỗ Xuân Trường và bà Phạm Thị Kiều Thu bị vô hiệu toàn bộ. ………………………………. http://e- lawreview.com/Default.aspx?tabid=213&ctl=Detail&mid=695&ArticleID=ARTICLE08020028 - Bị lừa dối bởi những người sáng lập khác khi họ tô vẽ lên hình ảnh tích cực của công ty mỗi khi tham gia hợp tác kinh doanh đối với những ngành nghề mà luật pháp đòi hỏi những điều kiện nghiêm khắc trong khi thực chất những người này không hội đủ điều kiện yêu cầu. I.3. Mục đích thành lập công ty 9._ Trên lý thuyết công ty được thành lập với mục đích kinh doanh để kiếm và chia lợi nhuận nhưng hoạt động kinh doanh này phải hợp pháp. Luật doanh nghiệp ngăn cấm những hoạt động kinh doanh không hợp pháp (ví dụ lập công ty để khai thác sòng bạc, nhà chứa, buôn hàng hóa bị cấm tiêu thụ như thuốc phiện, ma túy…) hoặc chỉ cho phép kinh doanh những ngành nghề nếu đủ điều kiện kinh doanh3. __________________________________ 1 Điều 4, 122.1.c, 127, 131, 132 BLDS. 2 Theo án lệ Pháp, thẩm phán xử về nội dung có toàn quyền thẩmđịnh đó là một hợp đồng thành lập công ty hay chỉ là một hội đoàn dân sự trên cơ sở xemxét mục đích lẫn hoạt động của hội đoàn nhất là việc các thành
  • 12. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________14 viên có được chia lợi nhuận có được từ những hoạt động của hội đoàn hay không?- Phần chú thích điều 1832 BLDS Pháp- Code civil- Dalloz 1995-1996, tr.1280. 3 Điều 7.2, 7.3 LDN; điều 7, 8 NĐ 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của LDN. II. ĐIỀU LỆ CÔNG TY II.1. Những nội dung cơ bản của Điều lệ công ty 10._ Điều lệ của công ty là văn bản ghi nhận thoả thuận của các người sáng lập liên quan đến việc thành lập, tổ chức, điều hành và giải thể công ty được thông qua với nguyên tắc nhất trí của tất cả người sáng lập. Nói cách khác Điều lệ ấn định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên góp vốn cũng như của các cơ quan quản trị, các người quản lý cũng như mối tương quan của những người này với các tổ chức quản lý liên quan của công ty. Vì vậy về tác dụng, Điều lệ điều chỉnh các hoạt động nội bộ của công ty; về pháp lý, tập tục ở các nước phát triển coi nó là một bản hợp đồng giữa công ty với các thành viên góp vốn và giữa các thành viên góp vốn với nhau1. Mặc dầu Luật doanh nghiệp không đề cập đến mục đích cũng như bản chất pháp lý của Điều lệ mà chỉ xem đây là một thành phần trong hồ sơ xin thành lập công ty nhưng về mặt thực tiễn khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động công ty người ta vẫn xem Điều lệ là “hiến pháp” là “luật”2 chi phối các quan hệ giữa công ty và các thành viên sáng lập kể cả các thành viên gia nhập về sau- cũng như đối với người thứ ba nhằm bổ sung cho các quy định đã được ghi trong Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp hay các luật liên quan khác nếu những quy định này không trái với các bộ luật/luật nói trên. Theo quy định Điều lệ công ty phải bao hàm những nội dung chủ yếu sau3: - Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện; - Ngành, nghề kinh doanh; - Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ; - Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; - Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần; - Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần; - Cơ cấu tổ chức quản lý; - Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; - Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; - Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên; - Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần; - Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • 13. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________15 - Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; - Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; - Họ, tên, chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của chủ sở hữu công ty, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; - Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận (giải quyết tranh chấp, thời hạn hoạt động, việc sát nhập công ty…) nhưng không được trái với quy định của pháp luật. 11._ Trong toàn bộ văn kiện cấu thành công ty thì Điều lệ đóng vai trò quan trọng nhất khi công ty hoạt động. Thành viên góp vốn/cổ đông mới sẽ nhìn vào đó để biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người thứ ba nhìn vào đó để biết công ty được làm gì, đại diện theo pháp luật là ai, thẩm quyền trong công ty được ấn định ra sao để kết ước với công ty mà không sợ ký kết sai đối tượng. Muốn được trở thành cổ đông, muốn được chuyển nhượng cổ phần- hãy nhìn vào Điều lệ. Muốn đánh giá một quyết định của công ty có trái luật, hãy nhin vào Điều lệ. Muốn ngăn cản một quyết định của công ty không thể ban hành- hãy nhìn vào Điều lệ về thủ tục biểu quyết. Khi có tranh chấp nhằm tìm hướng giải quyết, cũng phải căn cứ vào Điều lệ4. 12._ Tuy Điều lệ được xem như là “luật” với các người đã ký nhưng luật viết Việt Nam vẫn dành một sự can thiệp nào đó đối với văn bản này vì trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của các loại hình công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần luật vẫn xác định là “dự thảo Điều lệ”5; điều này đồng nghĩa với việc cơ quan đăng ký kinh doanh có thể không chấp nhận dự thảo này nếu xét thấy văn bản này trái pháp luật. __________________________________ * Tài liệu Các vấn đề cơ bản phải có trong Điều lệ theo quy định tại điều 22 Luật doanh nghiệp 2005 có một số điểm chưa hợp lý. Ví dụ, Luật doanh nghiệp 2005 quy định chữ ký người đại diện theo pháp luật. Tình huống Công ty cổ phần S là một công ty niêm yết, có Điều lệ công ty tương tự như Điều lệ mẫu được ban hành kèm theo Quyết định 15/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Theo Điều lệ công ty thì Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Tháng 10/2007, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản về việc bãi miễn Tổng giám đốc cũ và bổ nhiệm Tổng giám đốc mới. (Tổng giám đốc cũ là một trong 5 thành viên Hội đồng quản trị). Kết quả kiểm phiếu cho thấy có 3/4 phiếu biểu quyết đồng ý, 1/4 phiếu không có ý kiến (theo khoản 5 điều 31 Điều lệ mẫu thì việc bãi miễn Tổng giám đốc cũ phải được ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng quản trị biểu quyết tán thành và trong trường hợp này không tính biểu quyết của Tổng giám đốc). Sau khi có kết quả lấy ý kiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị thay mặt Hội đồng quản trị ký quyết định bãi miễn Tổng giám đốc cũ và bổ nhiệm Tổng giám đốc mới.
  • 14. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________16 Tổng giám đốc cũ tuyên bố việc bổ nhiệm Tổng giám đốc mới chưa có hiệu lực vì: Theo quy định tại điểm e khoản 2 điều 14 Điều lệ mẫu thì việc bổ nhiệm Tổng giám đốc mới của Hội đồng quản trị phải được Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn. Do đó, chưa có ai để bàn giao nên Tổng giám đốc cũ vẫn tiếp tục làm việc cho đến khi Tổng giám đốc mới được Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn. Ngoài ra, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, mà việc thay đổi người đại diện theo pháp luật theo khoản 3 điều 29 Nghị định 88/2006/NĐ-CP cần phải có Biên bản và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Dựa vào các căn cứ pháp lý trên, Tổng giám đốc cũ nhất định không chịu bàn giao công việc, sổ sách, con dấu công ty (thậm chí còn mua một két sắt cho đặt tại Phòng Tổ chức hành chính để cất con dấu còn bản thân mình thì giữ chìa khóa và mã mở két) Chủ tịch Hội đồng quản trị lập luận rằng theo quy định tại điểm i khoản 3 điều 25 Điều lệ mẫu và điểm h khoản 2 điều 108 Luật doanh nghiệp 2005 thì Hội đồng quản trị có toàn quyền bãi miễn Tổng giám đốc cũ và việc bãi miễn này không cần phải phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông nên người bị bãi miễn không còn là Tổng giám đốc nữa. Còn đối với việc bổ nhiệm Tổng giám đốc mới cần phải có sự phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông mới có hiệu lực thì trong thời gian chờ phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông, người được bổ nhiệm giữ chức vụ Quyền Tổng giám đốc. Việc Tổng giám đốc cũ không bàn giao công việc, sổ sách, con dấu là không đúng quy định. Câu hỏi được đặt ra: Quyết định bãi miễn Tổng giám đốc cũ và bổ nhiệm Tổng giám đốc mới có hiệu lực khi nào?a Theo quy định tại Điều lệ công ty thì Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật nên việc thay đổi Tổng giám đốc đồng thời làm thay đổi người đại diện theo pháp luật. Nhưng theo quy định tại khoản 3 điều 29 Nghị định 88/2006/NĐ-CP thì việc thay đổi người đại diện theo pháp luật phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua nên việc thay đổi Tổng giám đốc cũng phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Ngoài ra, theo quy định tại diểm e khoản 2 điều 14 Điều lệ Công ty thì việc bổ nhiệm Tổng giám đốc mới của Hội đồng quản trị phải được Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn. Do đó, quyết định bãi miễn Tổng giám đốc cũ và bổ nhiệm Tổng giám đốc mới chỉ có hiệu lực khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Như vậy, quy định tại khoản 3 điều 29 Nghị định 88/2006/NĐ-CP và điểm e khoản 2 điều 14 Điều lệ mẫu hiện nay rất bất cập và gây ảnh hưởng lớn đến quản trị công ty. Câu hỏi đặt ra là nếu Đại hội đồng cổ đông không phê chuẩn việc bổ nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc của Hội đồng quản trị thì sao? Lúc này sẽ có tình trạng công ty không bổ nhiệm được Giám đốc/Tổng giám đốc do sự không đồng thuận giữa Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông dẫn đến gián đoạn hoạt động kinh doanh do phải chờ Hội đồng quản trị giới thiệu người khác và đợi xin ý kiến cổ đông bằng văn bản hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông (nếu Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông không đồng thuận thì quá trình này kéo dài không xác định). Trường hợp, Giám đốc/Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật việc hậu quả còn nặng nề hơn nữa. Theo quy định tại khoản 3 điều 29 Nghị định 88/2006/NĐ-CP, hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật phải có bản sao biên bản, quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc thay thế người đại diện theo pháp luật. Đối chiếu với quy định của Luật doanh nghiệp ta thấy chỉ có hai trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật do Đại hội đồng cổ đông quyết định: (i)Thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thành Giám đốc/Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật và ngược lại; (ii)Chủ tịch Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp và là người đại diện theo pháp luật. Các trường hợp khác, việc thay đổi người đại diện theo pháp luật đều là thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc đều thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị. Nhưng cơ quan đăng kinh kinh doanh lập luận rằng khoản 3 điều 29 Nghị định 88/2006/NĐ-CP phù hợp với khoản 15 điều 22 Luật doanh nghiệp. Khoản 15 điều 22 Luật
  • 15. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________17 doanh nghiệp 2005 quy định rằng chữ ký của người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần là một phần nội dung Điều lệ công ty cho nên nếu công ty cổ phần thay đổi người đại diện theo pháp luật thì chữ ký của người đại diện theo pháp luật trong Điều lệ công ty sẽ phải thay đổi theo. Do đó, cơ quan đăng ký kinh doanh cho rằng việc thay đổi người đại diện theo pháp luật sẽ kéo theo việc thay đổi nội dung Điều lệ công ty vì chữ ký của người đại diện theo pháp luật cũng là một nội dung của Điều lệ, mà thay đổi nội dung Điều lệ công ty phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua với tỷ lệ tối thiểu là 75% số cổ phần có quyền biểu quyết có mặt tại cuộc họp thông qua. Như vậy, quy định chữ ký người đại diện theo pháp luật là một phần nội dung Điều lệ công ty tạo ra những hệ quả pháp lý rất nghiêm trọng. Lúc này, Hội đồng quản trị chỉ có quyền tiến cử/ đề cử Giám đốc/Tổng giám đốc chứ không còn quyền bổ nhiệm. Cao Bá Khoát, Bùi Ngọc Tủng. http://www.vibonline.com.vn/Hoidap/3558/Noi-dung-co-ban-cua-Dieu-le-gom-nhung-van-de- gi.aspx a Ghi chú: Về sau Chính phủ ban hành Nghị định 102/2010/NĐ-CP theo đó “Nếu Điều lệ công ty không quy định khác, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi rõ trong nghị quyết, quyết định đó”- điều 27. II.2. Sự công bố, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty 13._ Không có một điều khoản nào của Luật doanh nghiêp buộc phải công bố Điều lệ công ty mà luật chỉ quy định khi làm thủ tục hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo dự thảo Điều lệ đã được các người sáng lập thông qua. Chỉ sau khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty mới công bố một số chi tiết đã được ghi nhận tại Điều lệ: tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ/công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền phát hành đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định; họ và tên người đại diện theo pháp luật của công ty...Việc công bố các thông tin trên phải được thực hiện trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp6. Điều lệ tuy được đồng hóa như là “luật” ràng buộc các người kết ước nhưng trên nguyên tắc tự do ý chí mà chúng ta đã có dịp đề cập; Điều lệ trong bất cứ thời điểm nào cũng có thể được sửa đổi, bổ sung. Thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ tùy thuộc vào loại hình công ty: - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên- Hội đồng thành viên có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ7; - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên- Chủ sở hữu công ty (có thể là cá nhân hay tổ chức) có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ8;
  • 16. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________18 - Đối với công ty cổ phần- Đại hội đồng cổ đông có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ9; - Đối với công ty hợp danh- Hội đồng thành viên có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ10. Mỗi khi Điều lệ đã được sửa đổi, bổ sung; công ty có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh việc thay đổi này cũng như phải công bố nội dung thay đổi theo thời hạn và phương thức khi thành lập công ty nhưng Luật doanh nghiệp cũng như các văn bản hướng dẫn chỉ đề cập đến những thay đổi sau đây “Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ hoặc số cổ phần được quyền chào bán, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi”11. Như vậy nếu có những thay đổi, bổ sung nhưng không liên quan đến vấn đề trên- ví dụ Điều lệ có quy định các hợp đồng giao dịch phải thông qua Hội đồng thành viên hay tỷ lệ cần đạt được đối với một số nội dung được thảo luận tại Đại hội đồng cổ đông12- thì liệu các thay đổi này nếu không được công bố có ảnh hưởng hay không đến quyền lợi của người thứ ba khi đứng ra giao kết với người đại diện theo pháp luật của công ty? Sự giới hạn về các nội dung bó buộc công bố nhất là về quyền các người lãnh đạo công ty, quan hệ giữa Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị với Tổng giám đốc/Giám đốc công ty…nếu không được công bố cũng không phải không gây khó khăn cho các đối tác kết ước của công ty. II.3. Điều lệ vô hiệu 14._ Về phương diện pháp lý cũng như có tính lý luận, Điều lệ là văn bản thể hiện sự đồng thuận của các người kết ước nhằm thiết lập một giao dịch và được Nhà nước công nhận thông qua việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên văn bản này có thể xem như là bản hợp đồng và có thể bị tuyên bố vô hiệu vì các nguyên nhân khác nhau như ta đã có dịp đề cập ở trên khi nói về sự thỏa thuận của các người sáng lập công ty. Điều lệ cũng trở nên vô hiệu nếu có những quy định trái với Luật doanh nghiệp hoặc các văn bản liên quan khác mà trong quá trình thụ lý hồ sơ đăng ký kinh doanh không phát hiện được hoặc vì chính công ty không sửa đổi bổ sung Điều lệ mỗi khi những quy định của Luật doanh nghiệp có sửa đổi bổ sung. Tuy nhiên Luật doanh nghiệp lại không có điều khoản nào nói về sự vô hiệu của Điều lệ dẫn đến sự giải thể (Dissolution) công ty cũng như tính hồi tố hay không hồi tố của quyết định giải thể này nhất là trường hợp Điều lệ bị cơ quan tư pháp tuyên xử vô hiệu. Trong trường hợp này ắt hẳn phải viện dẫn những quy định liên quan của Bộ luật dân sự. Theo lý thuyết mỗi khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu thì giao dịch này được xem như chưa bao giờ được thành hình; có nghĩa là quyết định của cơ quan tài phán tuyên xử vô hiệu có hiệu lực hồi tố. Tại Pháp nếu xét vào trường hợp công ty thì quyết định trên lại không có hiệu lực hồi tố vì hệ quả chính của quyết định này là giải thể công ty13.
  • 17. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________19 ___________________________________ * Tài liệu Điều lệ công ty vô hiệu - Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm sản T.T. được thành lập ngày 1-2-1992 theo Quyết định số 38/GP-UB của UBND thành phố Hồ Chí Minh có tám thành viên sáng lập. Điều lệ được xây dựng dựa trên Luật công ty năm 1990. Đến ngày 8-10-1997 công ty đã có bốn lần thay đổi các thành viên công ty, giảm số lượng thành viên xuống còn hai (bà NTBĐ và ông LQC), mỗi thành viên góp 50% vốn điều lệ nhưng Điều lệ, vốn điều lệ của công ty vẫn không thay đổi. - Trong quá trình hoạt động đến năm 2003, giữa các thành viên với công ty phát sinh mâu thuẫn về việc phân chia lợi nhuận, sau đó các bên không tự giải quyết được, phát sinh tranh chấp và bà NTBĐ đã khởi kiện công ty ra Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để yêu cầu được rút phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cho thành viên khác theo giá thỏa thuận, nếu không chuyển nhượng được thì giải thể công ty. - Ông LQC thành viên còn lại của công ty không đồng ý cho bà NTBĐ chuyển nhượng cho người ngoài công ty, cũng không mua và không giới thiệu ai mua. - Tại bản án kinh tế sơ thẩm số 243/XX-KTST ngày 28-9-2004, TAND thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố có trách nhiệm thực hiện việc thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án. - Ông LQC có đơn kháng cáo. Bản án kinh tế phúc thẩm số 72/KTPT ngày 24-12-2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định bác đơn yêu cầu của bà NTBĐ do căn cứ vào Điều lệ công ty (điểm b, điều 7, quy định: việc chuyển nhượng phần hùn vốn được ưu tiên thực hiện giữa các thành viên, nếu chuyển nhượng cho người ngoài công ty thì phải được đa số thành viên tiêu biểu ít nhất là 80% vốn công ty ưng thuận). - Ngày 12-9-2005, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị số 04/KN-AKT kháng nghị bản án phúc thẩm. - Ngày 4-4-2006, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra Quyết định giám đốc thẩm số 01/2006/KDTM-GĐT tuyên điều 7 Điều lệ Công ty Toàn Thịnh vô hiệu do: (i) không còn phù hợp với Luật doanh nghiệp 1999 về quy định việc chuyển nhượng phần vốn góp kể từ ngày 12-6-2001 và (ii) quy định này không còn khả thi. Quyết định giám đốc thẩm cũng tuyên phần phán quyết của bản án sơ thẩm về việc thay đổi danh sách thành viên góp vốn và yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm thực hiện việc thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo quyết định của tòa án là không có căn cứ vì tòa án chỉ giải quyết việc được hay không được chuyển nhượng vốn ra ngoài công ty, còn chuyển nhượng cho ai, thủ tục chuyển nhượng, thay đổi thành viên là việc của các thành viên với nhau và thuộc thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Dùng luật để phân tích: Xét về tính hợp pháp của điều 7 Điều lệ Công ty Toàn Thịnh: - Theo khoản 2, điều 25 Luật công ty năm 1990 quy định: “Việc chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên được thực hiện tự do. Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác không phải là thành viên phải được sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất ba phần tư số vốn điều lệ của công ty”. Vào thời điểm được thông qua, điều 7 Điều lệ của Công ty Toàn Thịnh là phù hợp với Luật công ty. Tuy nhiên, năm 1999 Luật doanh nghiệp đã thay thế Luật công ty, việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên được thực hiện theo các điều 26, 32 của Luật doanh nghiệp 1999. Theo đó, Luật doanh nghiệp 1999 không còn hạn chế việc chuyển nhượng vốn ra ngoài công ty phải có sự đồng ý của nhóm thành viên công ty đại diện cho ba phần tư số vốn Điều lệ nữa. - Về thực tế Công ty Toàn Thịnh hiện chỉ còn hai thành viên, vốn góp mỗi người ngang nhau (50/50), quy định của Điều lệ liên quan đến tỷ lệ 80% là không thể thực hiện được.
  • 18. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________20 Công ty Toàn Thịnh đã có nhiều thay đổi về thành viên, về tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của mỗi thành viên, thay đổi về đăng ký kinh doanh nhưng công ty vẫn không sửa đổi Điều lệ cho phù hợp với thực tế và quy định mới của pháp luật. - Hơn nữa, điều 123 Luật doanh nghiệp 1999 cũng đã có quy định: “Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có Điều lệ không phù hợp với quy định của luật này, thì công ty đó phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ trong thời hạn hai năm, kể từ ngày luật này có hiệu lực. Trường hợp quá thời hạn này mà Điều lệ công ty không được sửa đổi, bổ sung, thì Điều lệ đó bị coi là không hợp lệ”. Do vậy, giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty về việc thay đổi thành viên và chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty Toàn Thịnh phải căn cứ vào Luật doanh nghiệp 1999, chứ không thể căn cứ vào Điều lệ của công ty. Như vậy, quan điểm của Tòa án Việt Nam là khi các thành viên (cổ đông) của một công ty tranh chấp thì phải căn cứ vào bản Điều lệ của công ty trước, nếu Điều lệ chưa quy định thì áp dụng các quy định của Luật doanh nghiệp nói riêng và pháp luật nói chung. Tuy nhiên, nếu Điều lệ của công ty trái với quy định của Luật doanh nghiệp (pháp luật) hiện hành thì áp dụng quy định tại Luật doanh nghiệp. http://sunlaw.com.vn/thanh-lap/dieu-le-cong-ty-vo-hieu.aspx 1 Công ty- vốn, quản lý và tranh chấp theo LDN 2005- Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung; Nxb Tri Thức 2009, tr.95. 2 Điều 1134 BLDS Pháp “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết”. 3 Điều 88 BLDS; điều 22 LDN. 4 Công ty- vốn, quản lý và tranh chấp theo LDN 2005- Sđd- tr 98. 5 Điều 19.2 LDN; điều 20 và các điều kế tiếp NĐ 43/2010/NĐ-CP đã dẫn. 6 Điều 28 LDN. Luật của Pháp bó buộc công ty phải đăng ký toàn bộ nội dung của Điều lệ tại cơ quan thuế, tại Công báo và một số tờ báo chuyên ngành khác- http://fr.wikipedia.org/wiki/Soci%C3%A9t%C3%A9_%C3%A0_responsabilit%C3%A9_limit%C3%A9e#Co nstitution_d.27une_SARL 7 Điều 47.2.k LDN. 8 Điều 64.1.a LDN. 9 Điều 96.2.đ LDN. 10 Điều 135.3.b LDN 11 Điều 26.1 LDN. 12 Điều 52.2.a, 104.3.a LDN. 13 Précis de Droit- Guilaume KRAFFT và Patrick SIMON- Nxb Bréal 1994- tr. 33 ______________________ Đoạn thứ hai ______________________ PHÂN LOẠI CÔNG TY ______________________ 15._ Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại công ty: ví dụ những công ty có tư cách pháp nhân (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…) và công ty không có tư cách pháp nhân (công ty hợp danh- theo luật của nhiều nước); công ty hoàn toàn vốn trong nước và công ty có sự vốn góp nước ngoài; công ty hoàn toàn vốn của nhà nước và công ty hoàn toàn vốn của tư nhân; công ty chỉ hoạt động trong một
  • 19. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________21 quốc gia và công ty hoạt động tại nhiều quốc gia… Trong phạm vi của bài viết tác giả chỉ đề cập đến tiêu chí phân loại dựa trên sự liên kết về trách nhiệm mà rất nhiều tác giả đã đề cập. I. THEO TIÊU CHÍ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GÓP VỐN I.1. Những công ty mà các thành viên chịu trách nhiệm giới hạn 16._ Với những công ty loại này, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong giới hạn của số vốn cam kết góp vào công ty. Những loại hình công ty này theo Luật doanh nghiệp bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; - Công ty cổ phần. I.2. Những công ty mà các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn 17._ Với những công ty loại này, các thành viên bằng toàn bộ tài sản của chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Những loại hình công ty này bao gồm: công ty hợp danh; công ty dự phần (Société en participation)1. II. THEO TIÊU CHÍ VỐN GÓP HAY NHÂN THÂN CỦA THÀNH VIÊN II.1. Công ty đối vốn 18._ Công ty đối vốn (Société de capitaux) là loại công ty có cùng các đặc điểm sau: - Sự liên kết giữa các thành viên chủ yếu dựa trên yếu tố vốn góp chứ không dựa trên yếu tố nhân thân; - Số lượng thành viên đông; - Các thành viên chịu trách nhiệm chỉ trong phạm vi vốn góp; - Việc chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện dễ dàng; - Tài sản của thành viên và tài sản của công ty được tách bạch rõ ràng. Với tiêu chí này công ty cổ phần được xếp vào loại công ty đối vốn. II.2. Công ty đối nhân 19._ Công ty đối nhân2 (Société de personne) là loại công ty có cùng các đặc điểm sau: - Sự liên kết giữa các thành viên có tính chặt chẽ và dựa trên mức độ tin cậy về nhân thân, sự hùn vốn là thứ yếu; - Số lượng thành viên thường hạn chế. Công ty thường được thành lập giữa các thành viên có quan hệ huyết thống hay mức độ quen biết cao; ví dụ anh em, vợ chồng, bạn bè… - Sự chuyển nhượng vốn cho người thứ ba tương đối khó khăn; - Các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn; - Không có sự tách bạch về tài sản của thành viên và tài sản của công ty. Với tiêu chí này công ty hợp danh được xếp vào loại công ty đối nhân. Công ty trách nhiệm hữu hạn mang tính hỗn hợp vừa có tính đối nhân (cũng có mức độ tin cậy giữa các thành viên) vừa có tính đối vốn (thành viên chịu trách nhiệm giới hạn).
  • 20. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________22 II.3. Từ công ty đối nhân sang công ty đối vốn 20._ Xét về lịch sử hình thành, công ty hợp danh là loại hình công ty ra đời đầu tiên trên cơ sở liên kết kinh doanh giữa các thành viên trong gia đình hay bạn bè hoạt động trong cùng một ngành nghề, lĩnh vực. Sự liên kết giữa những đối tượng này tạo nên tính đối nhân của công ty hợp danh. Trên cơ sở đó, vấn đề hoạt động và tổ chức quản lý của công ty hợp danh dựa trên chủ yếu sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên, những “chiến hữu đồng hội đồng thuyền” theo nguyên tắc “cùng làm cùng chịu” với trách nhiệm vô hạn đối với nhau và đối với nghĩa vụ của công ty. Cho nên, các quy định của pháp luật về tổ chức, quản lý của loại hình công ty này là khá đơn giản. Công ty cổ phần là loài hình công ty ra đời muộn nhất và mang tính đại chúng. Tính ưu việt của nó là tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế giúp cho những chủ thể có những ý tư tưởng kinh doanh thực hiện được ý tưởng của mình, tạo ra hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế có thể tạo nên sự phân hoá các chủ thể góp vốn trong công ty cổ phần thành hai: đối tượng góp vốn và đối tượng trực tiếp sử dụng vốn. Cơ chế tập trung vốn của công ty cổ phần được thực hiện theo phương thức chia vốn điều lệ thành nhiều phần bằng nhau (cổ phần) và phát hành rộng rãi ra công chúng. Những chủ thể mua cổ phần (cổ đông) sẽ trở thành đồng sở hữu của công ty với số lượng cổ phần mua không hạn chế. Mối quan hệ giữa các đồng sở hữu chỉ dựa duy nhất vào tỷ lệ vốn góp (cổ phần) của họ trong công ty với một trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp này. Điều này tạo nên tính đối vốn của công ty cổ phần. Chính tính đối vốn trong mối quan hệ giữa các đồng sở hữu trong công ty và chính việc có sự phân hoá giữa người góp vốn và người sử dụng vốn đã đòi hỏi những ràng buộc chặt chẽ về mặt tổ chức, quản lý của pháp luật đối với công ty cổ phần. Mục đích của việc này là nhằm bảo vệ lợi ích cho chủ thể góp vốn, tránh (hạn chế) tình trạng nguồn vốn góp bị chủ thể sử dụng lạm dụng (sử dụng không hiệu quả). Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, đây là loại hình trung gian của hai loại hình trên. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn vừa tồn tại tính đối nhân, vừa tồn tại tính đối vốn3. ____________________________________ 1 Công ty dự phần là loại công ty được thành lập khi hai người bỏ vốn kinh doanh nhưng một người ẩn mặt để người kia ra mặt giao dịch và chịu trách nhiệm với người thứ ba. 2 Tại Pháp người ta còn gọi công ty đối nhân là lại công ty Intuitus personnae (Intuitus: nhắm vào, nhìn vào, chủ tâm vào…; personnae:người). Trong lĩnh vực hợp đồng người ta gọi Contrat conclu intitus personnae là “hợp đồng nhân vì” là loại hợp đồng được giao kết vì những mối quan tâm đặc biệt và họ chỉ ký vì những mối quan tâm này. 3. http://www.vatgia.com/hoidap/4441/77691/phan-biet-cong-ty-doi-von-va-cong-tu-doi-nhan.htm ________________________________ Đoạn thứ ba ___________________________
  • 21. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________23 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ___________________________ 21._ Như chúng ta đã có dịp đề cập ở phần trên công ty được hình thành là nhắm mục đích sinh lợi và khoản lợi nhuận này được đem chia các thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ. Một hội đoàn dân sự (Société civil) vẫn có thể có những hoạt động sinh lời nhưng hội đoàn này không thể được đồng hóa như một công ty vì khoản lợi nhuận này không được chia cho các hội viên1. Đó là sự khác biệt giữa một hội đoàn dân sự và một hội đoàn mang tính kinh doanh. Ngoài mục đích sinh lợi được xem như là một đặc điểm cơ bản và chính yếu của bất cứ loại hình công ty nào; thông qua sự hình thành và hoạt động ta có thể tìm thấy công ty có những đặc điểm cơ bản và chủ yếu sau. I. CÔNG TY CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN 22._ Tất cả các công ty bị điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân (Personne moral) có nghĩa là công ty có khả năng hưởng quyền dân sự đồng thời gánh chịu nghĩa vụ dân sự kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh2. Vì vậy những tranh chấp giữa các thành viên trong việc sử dụng vốn góp trước ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ là những tranh chấp dân sự không thuộc thẩm quyền của Tòa kinh tế. Bản án số 51/2009/KDTM-PT ngày 28/4/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án về “tranh chấp đòi tiền góp vốn thành lập công ty” đã xét xử theo hướng “…vì công ty chưa tồn tại, pháp nhân chưa được thành lập nên những người góp vốn chưa thể là thành viên công ty….tranh chấp giữa những người góp vốn chỉ là tranh chấp hợp đồng dân sự chứ không phải là tranh chấp giữa các thành viên trong công ty3. Cũng cần lưu ý trái với luật pháp nhiều nước không thừa nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân thì Luật doanh nghiệp thừa nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Vấn đề này đã đặt ra nhiều tranh luận4. 23._ Pháp nhân của công ty không những là yếu tố bất di dịch mà còn cần thiết để mọi hoạt động của công ty phát sinh hiệu lực pháp luật. Pháp nhân này tồn tại từ khi công ty được thừa nhận cho đến khi công ty chấm dứt hoạt động. Pháp nhân được đại diện bởi “người đại diện theo pháp luật” và được ghi rõ trong Điều lệ công ty. Trường hợp công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn có sự chia, tách, hợp nhất hay sát nhập thì vấn đề pháp nhân của công ty liên quan được giải quyết như sau: 1. Nếu có sự chia công ty chính thành nhiều công ty mới thì pháp nhân của công ty này (gọi là công ty bị chia) chấm dứt vào thời điểm các công ty mới được thành lập được đăng ký kinh doanh nhưng các công ty mới phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản mà công ty bị chia chưa thực hiện với người thứ ba5. 2. Nếu có sự tách công ty chính bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (gọi là công ty bị tách) để thành lập một hay nhiều công ty cùng loại (được gọi là công ty được tách) thì pháp nhân của công ty bị tách vẫn tồn tại bên cạnh pháp nhân
  • 22. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________24 mới của công ty được tách được đăng ký kinh doanh nhưng các công ty bị tách và công ty được tách phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản mà công ty bị tách chưa thực hiện với người thứ ba6. 3. Nếu có sự hợp nhất các công ty cùng loại (được gọi là công ty bị hợp nhất) để trở thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn phần tài sản của công ty hiện có để thành lập công ty mới cùng loại (được gọi là công ty hợp nhất) thì pháp nhân của công ty bị hợp nhất bị chấm dứt vào thời điểm công ty hợp nhất được đăng ký kinh doanh nhưng công ty hợp nhất phải kế thừa các nghĩa vụ tài sản mà các công ty bị hợp nhất chưa thực hiện với người thứ ba7. 4. Nếu có sự sát nhập các công ty cùng loại (được gọi là công ty bị sát nhập) vào một công ty khác cùng loại (được gọi là công ty nhận sát nhập) để trở thành một công ty duy nhất bằng cách chuyển toàn phần tài sản của công ty bị sát nhập sang công ty nhận sát nhập) thì pháp nhân của công ty bị sát nhập bị chấm dứt vào thời điểm công ty nhận sát nhập được thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh nhưng công ty nhận sát nhập phải kế thừa các nghĩa vụ tài sản mà các công ty bị sát nhập chưa thực hiện với người thứ ba8. ___________________________________ 1 Tại Pháp các hội đoàn dân sự được thành lập theo Luật số 004/2001 ngày 20/7/2001 điều chỉnh các hoạt động của các hội doàn này trong đó ghi rõ hoạt động không nhắm mục đích chia các lợi nhuận vật chất cho các thành viên (điều 01). Droit des Affaires- Yves Guyon, sđd. tr.110. 2 Điều 103.1 BLDS; điều 38.2, 63.2, 77.2, 130.2 LDN. 3 http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&arti cle_details=1&item_id=6917734. Điều 1842 BLDS Pháp “Cho đến ngày đăng ký,mọi quan hệ giữa các hội viên được điều chỉnh bằng hợp đồng công ty và theo những nguyên tắc pháp lý chung áp dụng cho các hợp đồng và nghĩa vụ hợp đồng”. 4 Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh- Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 113, tháng 01/2008. 5 Điều 96, 99 BLDS; điều 150.3 LDN. 6 Điều 97 BLDS; điều 151.3 LDN. 7 Điều 94, 99 BLDS; điều 152.4 LDN. 8 Điều 95, 99 BLDS; điều 153.2.c LDN. II. CÔNG TY CÓ TÀI SẢN RIÊNG 24._ Như mọi pháp nhân, công ty có tài sản riêng1 được thể hiện tại Điều lệ công ty. Tài sản này có được từ sự tập hợp các tài sản góp vốn của các thành viên/cổ đông. Thông qua hành vi góp vốn, các thành viên/cổ đông đã tự nguyện đưa tài sản hoặc các quyền khác thuộc quyền sở hữu của mình chuyển sang cho công ty. Hệ quả của việc chuyển quyền này là : - Công ty trở thành chủ thể sở hữu duy nhất đối với các tài sản, các quyền đã được chuyển giao. Vì vậy mọi giao dịch về tài sản của công ty chỉ dựa và được bảo đảm trên/bởi khối tài sản này. - Các thành viên/cổ đông góp vốn trở thành (đồng) chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ vốn góp. Vì các thành viên/cổ đông không phải/không thể trở thành các chủ sở hữu chung đối với tài sản công ty cho nên họ chỉ có quyền đối nhân (Droit personnel) với công ty chứ không có quyền đối vật (Droit réel) trên tài sản của công ty. Nói cách khác họ gần như là chủ nợ của công ty2. Vì vậy tuy được hình thành từ tài sản
  • 23. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________25 góp vốn của các thành viên/cổ đông nhưng về mặt pháp lý phần tài sản này đã được tách rời khỏi khối tài sản của người góp vốn để nhập vào khối tài sản của công ty và đây là hai khối tài sản có tính độc lập và thuộc sản nghiệp3 (Patrimoine) của hai chủ thể khác nhau. Vì vậy về nguyên tắc nếu công ty có các khoản nợ (Dettes socials) thì các chủ nợ chỉ có quyền lấy nợ trên phần tài sản của công ty (Biens sociaux) mà không thể lấy trên phần tài sản của các thành viên hay cổ đông vì trách nhiệm của các người này có tính giới hạn ngoại trừ trường hợp các công ty thuộc loại hình hợp danh với trách nhiệm vô hạn của các thành viên. Vì hoạt động của công ty hoàn toàn độc lập đối với các người góp vốn nên các chủ nợ của người góp vốn cũng vậy; họ không thể lấy nợ trên phần tài sản của công ty4 mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp kê biên đối với phần góp vốn của con nợ tuy việc kê biên không phải không gặp các khó khăn trong thực tiễn5 nhưng lại không nằm trong phạm vi bài viết này. Với pháp nhân được luật pháp thừa nhận, chính công ty chứ không phải là các người góp vốn được quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình6 cũng như là chủ nợ hay con nợ đối với người thứ ba. Trong trường hợp sau, ngoại trừ công ty hợp danh thì chính tài sản của công ty trở thành tài sản bảo đảm và cũng là tài sản bảo đảm duy nhất cho mọi nghĩa vụ về tài sản của công ty đối với người thứ ba trong quá trình kinh doanh7. Sự tách bạch này dẫn đến hệ quả: một người thứ ba vừa là con nợ của công ty vừa là chủ nợ của một thành viên, cổ đông thì không có thể viện dẫn sự bù trừ nghĩa vụ (Compension) để từ chối việc thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với công ty. ____________________________________ 1 Điều 84, 103.1 BLDS; điều 29.1, 132.1 LDN. 2 Droit des Affaires- Yves Guyon, Sđd. tr.184. 3 Trong ngôn ngữ thông thường, sản nghiệp được hiểu là tài sản của một người. Trong ngôn ngữ pháp lý, sản nghiệp là tất cả những tài sản có (tích sản- Actif ) cùng những nghĩa vụ (tiêu sản- Passif) của một người có thể được tính bằng tiền. Sản nghiệp là một khái niệm của các nhà luật học của Pháp nhưng không được các nhà làm luật Việt Nam đưa vào bộ luật dân sự. Sản nghiệp có những đặc tính sau: Sản nghiệp là một khối có tính tổng thể (Universabilité) bao gồmnhững quyền và nghĩa vụ và chúng không thể tách rời ra được. Vì được quan niệm như vậy nên sản nghiệp còn được xem là một tổng thể pháp lý (Universabilité de droit) Sản nghiệp gắn liền với nhân thân của một người; điều này dẫn đến các hệ quả sau: - Bất cứ người nào cũng đều có sản nghiệp và mỗi người chỉ có một sản nghiệp mà thôi. - Sản nghiệp không thể chuyển nhượng giữa những người còn sống, chỉ có những thành phần cụ thể của sản nghiệp mới có thể chuyển nhượng được. - Khi một người chết sản nghiệp người này được chuyển sang thừa kế hay các đồng thừa kế. Chính các thừa kế khi tiếp nhận sản nghiệp của người chết sẽ đồng thời thanh toán các món nợ của người này. Đối với công ty, sản nghiệp của công ty được hiểu bao gồmvốn của công ty lẫn những quyền có được (Actif social) và nghĩa vụ (Passif) mà công ty phải thực hiện trong quá trình hoạt động. 4 Luật thương mại Việt Nam dẫn giải-quyển 2- Lê Tài Triển- sđd tr. 724. 5 Luật thương mại Việt Nam dẫn giải-quyển 2- Lê Tài Triển- sđd tr. 841. Điều 92 Luật thi hành án dân sự quy định: “Chấp hành viên yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án có vốn góp cung cấp thông tin về phần vốn góp của người phải thi hành án để kê biên phần vốn góp đó. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải thi hành án; trưng cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần giá trị vốn góp của người phải thi hành án để cưỡng chế thi hành án. Đương sự có quyền yêu cầu Toà án xác định phần vốn góp của người phải thi hành án”. Nhưng việc cho phép kê biên phần vốn góp lại đi ngược với nguyên tắc chính công ty là người chủ sở
  • 24. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________26 hữu của phần này vì tài sản góp vốn đã thoát ra ngoài sản nghiệp của người- Xem“Một số vấn đề về kê biên phần vốn góp theo điều 92 Luật thi hành án dân sự” của Hồ Quân Chính. http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?ItemID=2815. 6 Điều 103.3 BLDS; điều 8.8 LDN. 7 Droit des Affaires- Yves Guyon, Sđd. tr.183, 185. II.1. Tài sản góp vốn 25._ Tài sản riêng của công ty được thành hình từ sự tập hợp các tài sản góp vốn của các thành viên thông qua việc góp vốn1 vì không thể hình dung một công ty ra đời mà không có tài sản2. Luật viết Việt Nam đã liệt kê một số hình thức góp vốn như sau: - Góp vốn bằng đồng tiền (Apports en numéraire) như đồng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng3. Hình thức góp vốn này là đơn giản và thông dụng nhất. - Góp vốn bằng hiện vật (Apports en nature) như nhà xưởng, công cụ sản xuất… - Góp vốn bằng hình thức khác: giá trị quyền sử dụng đất4, giá trị quyền sở hữu trí tuệ5, công nghệ, bí quyết kỹ thuật...và “các tài sản khác”. Điều này cho thấy luật không hạn chế các loại tài sản đã được liệt kê mà mở một khoản rộng để các người sáng lập có thể thỏa thuận xác định những loại tài sản khác nếu “loại tài sản này” được ghi trong Điều lệ6. Các tài sản khác có thể là uy tín của một cá nhân nào đó hay các yếu tố vô hình của cửa hàng thương mại (Fonds de commerce) như biển hiệu, tên thương mại7, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá…nhưng chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. 26._ Trong thực tiễn tùy theo loại hình tổ chức của công ty, vì tính đa dạng của tài sản góp vốn nên “giá trị, tính hữu dụng đối với hoạt động kinh doanh tại từng thời điểm…là khác nhau…Do vậy, việc công ty có nhận loại tài sản nào là tài sản góp vốn hay không và nhận vào thời điểm nào…còn phụ thuộc vào quyết định của chính công ty”8. Tính đa dạng này được Luật doanh nghiệp chấp nhận như chúng ta đã đề cập ở phần trên nhưng theo luật của Pháp thì tài sản góp vốn nếu liên quan đến kiến thức kỹ thuật chuyên môn, liên quan đến uy tín của một người hay thương hiệu đã có của một sản phẩm thì sẽ bị ngăn cấm đối với các công ty có tính đối vốn và chỉ được chấp nhận với các công ty có tính đối nhân. Các tài sản loại này không thể bị kê biên bởi các chủ nợ hay chuyển nhượng cho người thứ ba9. Liên quan đến trái quyền (Créance) Luật doanh nghiệp không nói có được xem là một loại tài sản góp vốn không? II.2. Việc định giá tài sản góp vốn 27._ Trong trường hợp tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và vàng thì phải được định giá bởi các thành viên, cổ đông sáng lập. Việc định giá được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí. Nếu việc định giá được thực hiện bởi người thứ ba do các bên chọn và ủy quyền định giá thì thường là tổ chức định giá chuyên nghiệp. Người thứ ba phải thực hiện công việc một cách độc lập, không chịu sự chi phối của bất kỳ bên góp vốn nào trong việc định giá. Trong trường hợp tài sản góp vốn do tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài
  • 25. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________27 sản góp vốn phải được người góp vốn và công ty chấp thuận10 nhưng luật lại không chỉ rõ cơ quan nào hay cá nhân lãnh đạo nào của công ty đảm nhận việc này: Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, Tổng giám đốc công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị… Trường hợp giá trị tài sản cố định do đơn vị tự định giá không phù hợp so với giá thực tế của tài sản cố định cùng loại hoặc tương đương trên thị trường thì đơn vị phải xác định lại giá trị hợp lý của tài sản cố định; nếu giá trị tài sản cố định vẫn chưa phù hợp với giá trị thực tế trên thị trường, cơ quan thuế có quyền yêu cầu đơn vị xác định lại giá trị tài sản cố định thông qua Hội đồng định giá ở địa phương hoặc tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật11. Việc cố ý định tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế là hành vi bị Luật doanh nghiệp cấm12. II.3. Thời điểm định giá và người định giá tài sản góp vốn 28._ Trong quá trình hoạt động và phát triển, việc tiếp tục mở rộng thành viên góp vốn hay tăng vốn của công ty là các sự kiện bình thường. Vì vậy thời điểm định giá và người định giá tài sản góp vốn cũng tùy thuộc vào quá trình thành lập và phát triển hoạt động của công ty: Tại thời điểm thành lập công ty: việc định giá tài sản góp vốn do các thành viên, cổ đông sáng lập quyết định. Quy định này là phù hợp vì mọi thoả thuận về thành lập công ty đều phải được các thành viên sáng lập viên nhất trí theo nguyên tắc tự do ý chí trong việc thiết lập các giao dịch dân sự… Tại thời điểm công ty đang hoạt động: việc định giá tài sản góp vốn do công ty và người góp vốn quyết định hoặc qua trung gian của một tổ chức định giá chuyên nghiệp. Trong trường hợp sau thì giá trị tài sản góp vốn vẫn phải được công ty lẫn người góp vốn chấp thuận. II.4. Ý nghĩa của việc định giá 29._ Định giá tài sản góp vốn mang một ý nghĩa quan trọng vì sau khi được định giá, người góp vốn được nhận phần vốn góp có giá trị tương ứng với giá trị tài sản góp vốn. Giá trị này được sử dụng như là tiêu chí để phân định quyền (số phiếu biểu quyết tại các phiên họp), quyền lợi (phân chia lợi nhuận), trách nhiệm của thành viên/cổ đông (thanh toán nợ và thực hiện nghĩa vụ tài sản khác) đối với hoạt động kinh doanh của công ty cũng như thu hồi lại vốn góp trong trường hợp công ty giải thể hay bị tuyên bố phá sản. Đối với người thứ ba, việc định giá tài sản góp vốn nhằm hình thành giá trị tài sản có của công ty và đây là tiêu chí để họ quyết định các giao dịch tài sản nằm trong giới hạn của giá trị này vì chính các tài sản này được dùng để bảo đảm các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong việc thực hiện các giao dịch này. II.5. Hệ quả của việc góp vốn II.5.1. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn 30._ Hành vi góp vốn là hành vi pháp lý mang tính chuyển quyền sở hữu từ người góp vốn sang công ty13 để đổi lấy những quyền mà có họ được trong việc quản lý
  • 26. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________28 công ty cũng như quyền hưởng được những lợi nhuận phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khía cạnh chuyển quyền, đứng ở góc độ người chuyển quyền thì dường như người góp vốn có những nghĩa vụ tương tự như người bán trong một hợp đồng mua bán14 (nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản góp vốn chống người thứ ba quấy nhiễu; nghĩa vụ bảo đảm chất tài sản góp vốn không bị những khiếm khuyết che dấu). Nhưng mặt khác chúng ta cũng thấy rõ những quyền của người góp vốn lại khác với quyền của người bán. Người bán có quyền đòi hỏi và buộc người mua phải thanh toán đúng giá trị vật bán. Trong trường hợp góp vốn thì ngược lại; nếu người góp vốn chắc chắn biết được giá trị của tài sản góp vốn nhưng họ lại không biết giá trị đã được ghi nhận tại Giấy chứng nhận phần góp vốn hay cổ phiếu mà công ty giao lại cho họ có đúng với giá trị thực tế mà họ có được trong gia sản của công ty tính theo tỷ lệ trên tổng tài sản của công ty hay không vì điều này hoàn toàn lệ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty không những trong tương lai mà còn trong quá khứ. Nói cách khác hành vi góp vốn luôn luôn mang tính rủi ro. 31._ Luật doanh nghiệp quy định rằng đối với các tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc chuyển quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đối với tài sản thuộc loại không phải đăng ký quyền sở hữu, nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu được thực hiện bằng cách giao tài sản góp vốn có xác nhận bằng văn bản15. Nhưng đối với loại tài sản góp vốn là bằng sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp thì Luật doanh nghiệp lại không đề cập đến hình thức chuyển quyền. Quy định chuyển quyền sở hữu các loại tài sản buộc phải đăng ký quyền sở hữu mang hai ý nghĩa: ý nghĩa chuyển quyền thực sự về pháp lý kèm theo ý nghĩa công bố cho người thứ ba biết rằng tài sản góp vốn đã được chuyển dịch từ khối sản nghiệp của người góp vốn sang sản nghiệp của công ty. 32._ Một vấn đề khác cần được tiếp tục quan tâm giải quyết đó là thời điểm chuyển giao quyền bởi vì thời điểm chuyển giao quyền liên quan tới thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản góp vốn. Có tác giả cho rằng việc góp vốn vào công ty phải được hiểu như là một hợp đồng góp vốn (giữa người góp vốn và công ty) vì cần sự thỏa thuận không những về loại tài sản góp vốn mà còn về giá trị tài sản góp vốn. Hợp đồng góp vốn và hợp đồng mua bán đều là các hợp đồng có tác dụng chuyển quyền sở hữu và xác lập quyền sở hữu (tài sản góp vốn- tài sản bán) từ một chủ thể này (người góp vốn) sang một chủ thể khác (công ty). Bởi vậy tương tự như hợp đồng mua bán, hợp đồng góp vốn vào công ty là một hợp đồng chuyển nhượng tài sản có đền bù. Đối với hợp đồng mua bán, người mua được quyền nhận tài sản mua bán để đổi lấy việc đã chi trả tiền cho người bán. Đối với hợp đồng góp vốn, với tư cách là thành viên/cổ đông, người góp vốn có các quyền trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến việc điều hành, giám sát điều hành công ty, quyền được chia lợi nhuận để đổi lấy việc góp vốn. Một cách hợp lý, ta có thể áp dụng các quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu và chịu rủi ro đối với tài sản của hợp đồng mua bán cho trường hợp góp vốn vào công ty cũng như các quy định liên quan đến việc bảo đảm
  • 27. Công ty- tổ chức, quản lý và giải quyết tranhchấp___________________________________________________________29 chất lượng của tài sản góp vốn như việc bảo đảm chất lượng của vật bán trong hợp đồng mua bán16 . Kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn chính thức ra đi khỏi khối tài sản của người góp vốn và sát nhập vào tài sản của công ty nhận vốn góp. Với tư cách là chủ sở hữu, công ty có quyền khai thác công dụng và định đoạt đối với tài sản đó ngay cả việc đem thế chấp để bảo đảm các khoản tín dụng mà công ty di vay. Ngược lại dưới con mắt của bất cứ chủ nợ nào của công ty, các tài sản góp vốn cũng có thể là đối tượng bị kê biên để đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của công ty đối với họ. 33._ Một lưu ý nhỏ cũng cần được nêu lên; trong khi tài sản vốn góp thoát ra khối sản nghiệp của thành viên công ty thì các lợi nhuận có được từ các hoạt động kinh doanh của công ty về nguyên tắc lại nằm trong sản nghiệp của người góp vốn; vì vậy họ có quyền công ty chia khoản lợi nhuận hằng năm kiếm được17. II.5.2. Xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên 34._ Đối với chủ sở hữu tài sản góp vốn: Giá trị của tài sản góp vốn là chỉ số để chủ sở hữu có quyền đòi hỏi mức độ tham gia vào việc điều hành hay kiểm soát hoạt động của công ty đồng thời cũng là chỉ số để hưởng được các lợi ích tài chính trong việc phân chia lợi nhuận hay phải gánh chịu các nghĩa vụ tài chính của công ty khi công ty bị giải thể hay bị tuyên bố phá sản18. Chúng ta sẽ có dịp đi sâu vấn đề này khi đề cập đến quyền của các thành viên góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hay của cổ đông đối với công ty cổ phần trong các chương sau. 35._ Đối với chủ nợ của pháp nhân công ty: Tài sản khi được các thành viên đem góp vốn sẽ trở thành tài sản của công ty, nằm trong khối tài sản có của công ty và được dùng để đảm bảo cho các hoạt động của công ty. Nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế, các chủ nợ của công sẽ bị thiệt hại do giá trị của tài sản đảm bảo không tương xứng với giá trị của nghĩa vụ một công ty phải thực hiện. Nhìn chung các hành vi nhằm cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế đều bị liệt kê là các hành vi bị cấm trong quá trình kê khai đăng ký kinh doanh của công ty19. II.6. Hậu quả của việc xác định sai giá trị tài sản góp vốn 36._ Việc định giá tài sản góp vốn có thể diễn ra tại hai thời điểm khác nhau: - Khi thành lập công ty: Nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá bằng tài sản riêng của các người liên quan chứ không phải trên tài sản của công ty20. Vì Luật doanh nghiệp không đưa ra tiêu chí để ấn định tỷ lệ mà mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm nên phải chăng chúng ta có thể căn cứ vào một số quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới theo quy định của Bộ luật dân sự trong đó các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình vì trong trường hợp này lợi nhuận thu được dựa trên