SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
Chương I.
Những vấn đề lý luận cơ bản về
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .
I. Công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có trong đó các cổ đông đóng góp vốn
kinh doanh và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mỡnh trờn
cơ sở tự nguyện để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có trong đó các cổ đông đóng góp vốn
kinh doanh và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mình trên cơ
sở tự nguyện để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
Công ty cổ phần ra đời từ thế kỷ XVI ở các nước phát triển, đến nay đã
có lịch sử phát triển mấy trăm năm. Công ty cổ phần là sự hình thành một
kiểu tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nó ra đời không nằm
trong ý muốn chủ quan của bất cứ lực lượng nào mà là một quá trình kinh tế
khách quan.
Cùng với sự phát triển của xã hội ở mỗi thồi kỳ cũng như ở mỗi quốc
gia có quan niệm về công ty cổ phần khác nhau. Theo luật doanh nghiệp công
ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: Vốn điều lệ được chia làm nhiều phần
bằng nhau gọi là cổ. Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp. Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình
cho người khác, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối
thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
1. Vai trò và đặc điểm của công ty cổ phần trong sự phát triển nền kinh
tế thị trường.
1.1. Vai trò của công ty cổ phần.
Công ty cổ phần đã đóng vai trò lịch sử hết sức to lớn trong sự phát
triển nền kinh tế thị trường. Có thể hình dung vai trò của nó ở một số đặc
điểm.
1
- Công ty cổ phần là sản phẩm của xã hội hoá sở hữu, phản ánh quá trình
tích tụ và tập trung tư bản. Công ty cổ phần ra đời góp phần đẩy nhanh quá
trình này về tốc độ và quy mô, làm xuất hiện những xí nghiệp mà với tư
bản riêng lẻ không thể nào thiết lập được. Mỏc đó đỏnh giỏ:” Nếu chưa
phải chờ cho đến khi tích luỹ làm cho một số tư bản riêng lẻ lớn lên đến
mức có thể đảm đương được việc xây dựng đường sắt, thì có lẽ đến ngày
nay thế giới vẫn chưa có đường sắt. Ngược lại , qua các công ty cổ phần sự
tập trung đã thực hiện việc đó trong nháy mắt ”
- Công ty cổ phần là kết quả của sự vận động tách biệt hai mặt của sở hữu
thể hiện ở mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh. Công ty
cổ phần ra đời cho phép mở rộng quy mô sản xuất nhanh chóng mà không
bị gới hạn bởi tích luỹ của từng tư bản riêng biệt, tạo điều kiện đẩy nhanh
quá trình xã hội hoá sản xuất và như thế nó làm cho xã hội phải tiếp nhận
những yêu cầu phát triển của nó và làm cho hệ thống ngân hàng, thị trường
chứng khoán và nhà nước trở thành một bộ máy kinh tế hoạt động và thực
hiện các chức năng quản lý mà lâu nay vẫn nằm trong tay các tư bản cá
biệt. Mỏc đó viết như sau “ Công ty cổ phần là điểm quá độ để biết tất cả
các chức năng trong quá trình tái sản xuất cho đến nay vẫn gắn liền với
quyền sở hữu tư bản đơn thuần thành những chức năng của những người
sản xuất liên hiệp”
- Việc thành lập những công ty cổ phần theo Mỏc đó “ Trực tiếp mang hình
thái tư bản xã hội ( tư bản của những cá nhân trực tiếp liên hiệp lại với
nhau ) đối lập với tư bản tư nhân, cũn cỏc xí nghiệp của nó biểu hiện ra lò
những xí nghiệp xã hội đối lập với những xí nghiệp tư nhân. Đó là sự thủ
tiêu tư bản với tư cách là sở hữu tư nhân trong khuôn khổ của bản thân
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
1.2. Đặc điểm của công ty cổ phần .
Những sự đánh giá của Mác về vai trò của công ty cổ phần cho thấy mô
hình kinh doanh này đã mang nững đặc điểm mơớ, cho phép thích ứng với
những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế thị trường mà những hình thái
không thể đáp ứng được.
+ Xét về mặt pháp lý :
2
Công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân mà
vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần. Các cổ
đông, người cấp vốn cho công ty chỉ có trách nhiệm với các cam kết tài chính
của công ty trong gới hạn số tiền mà họ góp dưới hình thức mua cổ phiếu,
nghĩa là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số tiền mà họ đã bỏ ra.Trong trường hợp công ty bị phá sản thì họ
cũng chỉ mất số tiền đã đầu tư vào công ty mà thôi. Nhờ đặc điểm này nú đó
khắc phục được trở ngại quan trọng mà hình thái doanh nghiệp khác không
mấy khi dám mạo hiểm để thực hiện các dự án kinh doanh lớn. Bằng cách
bỏn cỏc cổ phiếu, trái phiếu cho những người có vốn muốn đầu tư để tăng thu
nhập, nó làm cho những người này không phải e ngại những hậu quả tài chính
có thể xẩy ra với toàn bộ gia sản của họ.
Mệnh giá cổ phiếu của công ty thường định giá rất thấp để có khả năng
khai thác được ngay cả những số tiền tiết kiệm nhỏ nhất trong cụng chúng .
+ Xét về mặt huy động vốn .
Về mặt này công ty cổ phần đã giải quyết hết sức thành công. Bởi vì
những số tiền nhỏ dành dụm của nhiều gia đình nếu để riêng không đủ để
thành lập một doanh nghiệp nhỏ và do đó không thể đem ra kinh doanh được
thì rõ ràng sự có mặt của công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho họ có cơ hội .
Các khoản tiền nhỏ có thể gửi ở ngân hàng hay mua trái phiếu. Song
hình thức cổ phần có sức hấp dẫn riêng mà các hình thức khác khác không
thể thay thế được.
Thứ nhất: Việc mua cổ phiếu không những đem lại cho cổ đông lợi tức cổ
phần ( bằng hoặc cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng) mà còn hứa hẹn mang
lại cho cổ đông một khoản thu nhập “ngầm” nhờ việc gia tăng trị giá cổ phiếu
khi công ty làm ăn có hiệu quả.
Thứ hai: Các cổ đông có quyền được tham gia quản lý theo điều lệ của
công ty và được pháp luật bảo đảm điều đó trở nên cụ thể và có sức hấp dẫn
hơn .
Hình thái công ty cổ phần đã thực hiện được việc tách quan hệ sở hữu khỏi
quá trình kinh doanh, tách quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng tạo
3
nên một hình thái xã hội hoá sở hữu của đông đảo công chúng một bên, còn
bên kia là tầng lớp cỏc nhà quản trị kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng tư bản
xã hội cho các công cuộc kinh doanh quy mô lớn. Hình thái công ty cổ phần
đã thực hiện được việc tách quan hệ sở hữu khỏi quá trình kinh doanh, tách
quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng tạo nên một hình thái xã hội hoá
sở hữu của đông đảo công chúng một bên, còn bên kia là tầng lớp các nhà
quản trị kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng tư bản xã hội cho các công cuộc
kinh doanh quy mô lớn.
Những người đóng vai trò sở hữu trong công ty cổ phần không trực tiếp
đứng ra kinh doanh mà uỷ thác chức năng đó cho bộ máy quản lý của công ty.
Bản thân công ty được pháp luật thừa nhận như một pháp nhân đọc lập tách
rời với các cá nhân góp vốn và kiểm soát nó. Nhờ đó Công ty cổ phần tiến
hành được tất cả các hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa của chính mình
và nhận trách nhiệm đến cùng về trách nhiệm tài chính của công ty.
Trong cơ cấu tổ chức của một công ty cổ phần, phản ánh rõ đặc điểm
và sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền sở hữu kinh doanh. Luật công ty
của nhiều nước nêu ra hai tổ chức chính đại diện cho quyền sở hữu của các cổ
đông trong công ty. Đại hội cổ đông và hội đồng quản trị. Quyền sở hữu tối
cao đối với công ty thuộc đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông thường được tổ
chức mỗi năm một lần để lùa chọn và bãi miễn. Hội đồng quản trị được bầu ra
có trách nhiệm bảo toàn và phát triển giá trị các khoản vốn đầu tư của cổ
đông. Chức năng chủ yếu của nó là đưa ra những chỉ dẫn mang tính chiến
lược bao gồm những kế hoạch tài chính và những quyết định đầu tư lớn. Bên
cạnh đó Đại hội cổ đông cũng bầu ra ban kiểm sát thực hiện việc kiểm tra
giám soát hoạt động của công ty để bảo vệ lợi Ých của người góp vốn.
Các cổ phiếu và trái phiếu thông thường của Công ty cổ phần có thể
được chuyển nhượng dễ dàng trên thị trường chứng khoán .
Các cổ đông có thể rút lại vốn của mình để đầu tư vào công cuộc kinh
doanh khác bằng cách bỏn cỏc cổ phiếu, trái phiếu và các cổ phiếu trái phiếu
ở các công ty mà mình muốn. Mặt khác các cổ phiếu ở một công ty cổ phần
chỉ được thanh lý khi công ty bị phá sản vì thế bất kể có bao nhiêu cổ đông
bán cổ phiếu hoặc chết đi và bất kể cổ phiếu được chuyển chủ bao nhiêu lần
4
do bán hoặc thừa kế, cuộc sống doanh nghiệp vẫn tiếp tục một cách bình
thường mà không bị ảnh hưởng.
Nhờ vai trò và những đặc điểm ưu việt của hình thái công ty cổ phần
trong nền kinh tế thị trường nờn nú là con đường hữu hiệu nhất để cải tổ cách
doanh nghiệp nhà nước đồng thời vẫn cũng cố được vai trò của khu vực kinh
tế nhà nước bằng cách di chuyển các nguồn vốn linh hoạt, các nguồn vốn cổ
phần của mình vào các công ty cổ phần ở các lĩnh vực cần thiết có sự điều tiết
và kiểm soát của nhà nước.
II. Doanh nghiệp nhà nước.
1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước.
Theo báo cáo tình hình xã hội thế giới , năm 1985 của liên hợp quốc ,
kinh tế quốc doanh ( hay còn gọi là kinh tế nhà nước) được hiểu là khu vực
kinh tế bao gồm “ Những doanh nghiệp do nhà nước nắm toàn bộ hoặc một
phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quá trình ra
quyết định của doanh nghiệp ”. Ở mỗi nước đều có quy định khác nhau về
doanh nghiệp nhà nước .
Theo luật doanh nghiệp nhà nước ở nước ta ( ngày 20 /04/95). Quy định :
“doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập
và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công Ých, nhằm
thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao Theo luật doanh
nghiệp nhà nước ở nước ta ( ngày 20 /04/95). Quy định : “doanh nghiệp nhà
nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý,
hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công Ých, nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế - xã hội do nhà nước giao
Định nghĩa trên cho thấy doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm
sau:
Một là: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế được nhà
nướcthành lập để thực hiện những mục tiêu do nhà nước giao.
5
Hai là: Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đầu tư vốn nên tài sản
trong doanh nghiệp là thuộc sở hữu của nhà nước, doanh nghiệp quản lý sử
dụng tài sản theo quy định của chủ sở hữu là nhà nước.
Ba là: Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân vì có đủ các điều
kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật.
Bốn là: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp chịu trách nhiệm
hữu hạn, nghĩa là nó tự chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản trong
phạm vi số tài sản doanh nghiệp quản lý .
Doanh nghiệp nhà nước có thể phân loại theo các tiêu chí sau
.
- Theo mục đích hoạt động:
Doanh nghiệp nhà nước được chia thành: doanh nghiệp nhà nước hoạt
động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công Ých .
+ Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước
hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận .
+ Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công Ých là doanh nghiệp nhà nước hoạt
động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của nhà nước
hoặc trực tiếp nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
- Theo phần vốn góp :
Doanh nghiệp nhà nước được chia thành: doanh nghiệp 100% vốn của
nhà nước, doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước và doanh nghiệp có
cổ phần đặc biệt của nhà nước …
+ Doanh nghiệp 100% vốn góp của nhà nước, vốn nhà nước giao cho doanh
nghiệp quản lý và sử dụng bao gồm vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc
ngân sách và vốn của doanh nghiệp nhà nước tự tích luỹ.
+ Doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước bao gồm :
Cổ phần của nhà nước chiếm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp, cổ
phần của nhà nước Ýt nhất gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong
doanh nghiệp
6
+ Doanh nghiệp có cổ phần đặc biệt của nhà nước không có cổ phần chi phối,
nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo
thoả thuận trong điều lệ doanh nghiệp .
- Theo hình thức tổ chức sản xuất:
Doanh nghiệp nhà nước được chia ra thành doanh nghiệp nhà nước độc
lập và tổng công ty nhà nước.
+ Doanh nghiệp nhà nước độc lập là doanh nghiệp nhà nước đơn nhất không
ở trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp khác, dưới sự quản lý trực tiếp
của nhà nước đây là loại doanh nghiệp nhà nước truyền thống.
+ Tổng công ty nhà nước là doanh nghiệp nhà nước được thành lập và hoạt
động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với
nhau về lợi Ých kinh tế công nghệ cung tiêu, dịch vụ và thông tin …
Hoạt động trong một số ngành chính nhằm tăng cường khả năng kinh
doanh của các đơn vị thành viên (Đơn vị hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán
phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp )và thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
Hình thành các tổng công ty nhà nước nhằm mục đích thúc đẩy quá
trình tích tụ, tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất để tạo ra
những tập đoàn kinh tế lớn.Tổng công ty nhà nước được hình thành trong quá
trình tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, giải thể các xí nghiệp liên
hợp và liên hiệp các xí nghiệp. Tổng công ty nhà nước được phân thành 2
loại: thành lập theo quyết định 90/TTG ngày 7-3-1994 của thủ tướng chính
phủ gọi tắt là tổng công ty 90, loại thành lập theo quyết định 91/TTG ngày 6-
4-1994 của thủ tướng chính phủ thường gọi tắt là tổng công ty 91 .
- Theo hình thức tổ chức quản lý:
Doanh nghiệp nhà nước được chia ra thành: Doanh nghiệp nhà nước được
chia ra thành:
+ Doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị, ban giám sát tổng giám đốc
hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc.
7
+ Doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị là doanh nghiệp mà
trong cơ cấu tổ trức quản lý không có Hội đồng quản trị, chỉ có giám đốc với
bộ máy giúp việc.
2. Tính cấp thiết của cải cách doanh nghiệp nhà nước .
Trước đây, nước ta cũng như các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện mô
hình kế hoạch hoá tập trung, lấy mở rộng và phát triển khu vực kinh tế nhà
nước bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân là mục tiêu cho công cuộc cải tạo
và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, các doanh nghiệp nhà nước đã được
phát triển một cách rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực cơ bản với tỷ trọng
tuyệt đối trong nền kinh tế quốc dân, bất chấp hiệu quả đích thực mà chúng
mang lại.
Sở hữu nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và Chủ nghĩa xã hội được
đồng nhất với nhau. Nhiều dự án, kế hoạch và một số lượng rất lớn vốn đầu tư
của Nhà nước được dành cho những công trình đồ sộ về xây dựng các doanh
nghiệp nhà nước trong các nghành khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo…
Đây là những công trình tốn kém nhiều tiền của có thời gian xây dựng lâu dài,
chậm thu hồi vốn và mang lại lợi nhuận. Nhà nước vừa là chủ thể hành chính
vừa là chủ thể kinh tế làm chủ điều hành và can thiệp vào các hoạt động của
các doanh nghiệp nhà nước.
Trên thực tế khu vực kinh tế nhà nước bên cạnh những tác động tích
cực không thể phủ nhận thì đây là khu vực kinh tế hoạt động kém hiệu quả
nhất gây ra những tổn thất to lớn về các nguồn lực phát triển đất nước đòi hỏi
phải được đổi mới một cách cấp thiết.
Một là, các doanh nghiệp nhà nước được sinh ra và trưởng thành trong
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài hàng chục năm. Với chính sách cấp
phát, giao nộp, cỏc doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong điều kiện vốn
được nhà nước bao cấp, vật tư được nhận theo chỉ tiêu kế hoạch, sản phẩm
làm ra được giao nép theo địa chỉ quy định các điều kiện vật chất được nhà
nước cân đối theo chỉ tiêu định mức, trong thực tế doanh nghiệp đơn thuần là
đơn vị “gia cụng” hàng hoá cho nhà nước. Chính vì vậy, doanh nghiệp không
còn là một đơn vị tự chủ, khi chuyển sang cơ chế thị trường, nó bộc lé yếu
8
kém của mình về hiệu quả sản xuất – kinh doanh cơ cấu chắp vá, không đồng
bộ và xơ cứng trong thích ứng với cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường.
Hai là, các doanh nghiệp nhà nước đã từ lâu không đặt trong môi
trường cạnh tranh không gắn với thị trường, không chú trọng đổi mới trang
thiết bị, công nghệ. Điều tất yếu xảy ra là vốn liếng không được bảo toàn và
phát triển, thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu hàng chục năm so với mức trung
bình của thế giới. Nói chung sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp nhà nước
còn yếu, một bộ phận không nhỏ sản phẩm làm ra không tiêu thụ được phần
vì giá thành cao, chất lượng thấp, phần vì không phù hợp với nhu cầu thị hiếu
người tiêu dùng.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo nguyên tắc độc quyền,
không phụ thuộc vào lợi nhuận mà nó mang lại dẫn đến làm mất tác dụng của
cơ chế cạnh tranh kích thích tính hiệu quả của doanh nghiệp.
Ba là, quan niệm không rõ ràng về chế độ sở hữu trong các doanh
nghiệp nhà nước đã làm cho bộ máy quản lý của chúng trở nên cồng kềnh
chồng chéo, xơ cứng không thích nghi với những biến động của nền kinh tế
thị trường. Tình trạng làm chủ chung chung mà thực chất là vô chính phủ tồn
tại một cách phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp nhà nước.
Mặc dù với số lượng nhân viên nhiều hơn hẳn các doanh nghiệp tư
nhân, công tác thông tin từ doanh nghiệp nhà nước cho chính phủ thường với
chất lượng thấp, làm tăng tính chủ quan của nhà nước trong việc can thiệp vào
hoạt động chính của doanh nghiệp kết hợp giữa quản lý yếu kém với công
nghệ lạc hậu của các doanh nghiệp nhà nước, đã làm cho năng suất lao động
và hiệu quả sản xuất chỉ đạt ở mức thấp .
Bốn là, phân phối khụng dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động mà
chủ yếu nhằm phục vụ chính sách xã hội mang nặng tính bình quân chủ
nghĩa, không có tác dụng kích thích cán bộ quản lý và công nhân trong các
doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu suất lao động. Thêm vào đó, một bộ
phận cán bộ quản lý lỏng các doanh nghiệp nhà nước không thạo kinh doanh,
không đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết về quản lý nền kinh tế thị
trường, thiếu năng động và khụng giỏm mạo hiểm trong kinh doanh để giành
thắng lợi nhanh chóng.
9
III Giải pháp tài chính thúc đẩy tiến tình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .
1 . Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Nhờ vai trò tính ưu việt của hình thái công ty cổ phần trong nền kinh tế
thị trường mà xem cổ phần hoá là con đường hữu hiệu nhất để cải tổ khu vực
doanh nghiệp nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của nó bằng cách di
chuyển các nguồn vốn cổ phần của mình vào các công ty cổ phần ở các lĩnh
vực cần thiết phải có sự điều tiết và kiểm soát của nhà nước.
Cổ phần hoá theo nghĩa rộng là quá trình chuyển một doanh nghiệp từ các
hình thức tổ chức kinh doanh khác sang hình thái công ty cổ phần. Còn khái
niệm cổ phần hoá thông thường ở nước ta hiện nay được dùng để chỉ quá
trình chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Nhiều
người quan niệm đồng nhất cổ phần hoá và tư nhân hoá nhưng về thực chất
thì đây là hai khái niệm có khác biệt nhất định. Quá trình tư nhân hoỏ cú hai
cách hiểu là tư nhân hoá theo nghĩa rộng và tư nhân hoá theo nghĩa hẹp về tư
nhân hoá theo nghĩa rộng liên hợp quốc đưa ra định nghĩa:
Tư nhân hoá là biến đổi tương quan giữa nhà nước và thị trường trong
đời sống kinh tế của nhà nước theo hướng ưu tiên thị trường. Theo cách hiểu
này thì toàn bộ những chính sách, luật lệ, thể chế nhằm khuyến khích, mở
rộng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân hoặc các thành phần kinh tế phi
quốc doanh. Giảm thiểu can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh doanh
của các đơn vị kinh tế cơ sở, dành cho thị trường, vai trò điều tiết đáng kể
thông qua tù do hoá giá cả. Đều có thể coi như là các biện pháp phát triển tư
nhân.
Tư nhân hoá theo nghĩa hẹp là: quá trình giảm thiểu quyền sở hữu nhà
nước hoặc kiểm soát của chính phủ trong doanh nghiệp thông qua nhiều
phương thức và biện pháp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là cổ phần hóa.
Về hình thức, cổ phần hoá tức là nhà nước bán một phần hoặc toàn bộ
giá trị cổ phần của mình trong doanh nghiệp cho các đối tượng, tổ chức hoặc
tư nhân trong và ngoài nước, hay cho các cán bộ quản lý và công nhân viên
chức của doanh nghiệp bằng đấu giá công khai hoặc thông qua thị trường
chứng khoán để hình thành các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ
phần .
10
Về thực chất: cổ phần hoá là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu,
chuyển hình thức kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nước duy nhất trong
doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu nhằm tạo ra mét
doanh nghiệp hiện đại thích ứng với yêu cầu của kinh doanh hiện đại trong
nền kinh tế hiện đại.
Ở nước ta hiện nay, cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước không
phải là tư nhân hoá nền kinh tế. mà là quỏ trình giảm bớt sở hữu nhà nước
trong các doanh nghiệp nhà nước và đa dạng hóa sở hữu.
1.1. Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Mục tiêu cổ phần hoá của nhiều nước trên thế giới là “ Nâng cao hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước” và “ Giảm thâm hụt ngân sách nhà
nước” là hai mục tiêu đầu tiên và trực tiếp. Thực hiện hai mục tiêu này sẽ góp
phần đạt được các mục tiêu của cải cách kinh tế và nâng cao hiệu quả của
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi nước
mà có quan điểm bổ sung.
Ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển bổ sung thờm cỏc chỉ tiêu :
- Xoá bỏ độc quyền được nhà nước quy định cho một số doanh nghiệp nhà
nước.
- Tạo điều kiện để nhà nước tập trung vào những nghành then chốt mòi nhọn
đòi hỏi lượng vốn lớn và trình độ khoa học công nghệ cao nâng cao sức
cạnh tranh của các sản phẩm quan trọng của đất nước trên thị trường thế
giới.
- Thực hiện phân phối có lợi cho những người có thu nhập thấp tạo lập ổn
định xã hội trong giai đoạn nền kinh tế đang lâm vào giai đoạn trì trệ,
khủng hoảng
Ở các nước đang phát triển ngoài hai mục tiêu trên cần phải bổ sung
thêm :
- Giảm các khoản nợ nước ngoài đang ngày càng tăng do phải bù đắp vào các
khoản thâm hụt ngân sách để trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước.
11
- Thu hút cỏc nguồn đầu tư nước ngoài , đổi mới kỹ thuật và học tập quản lý,
tạo ra nền kinh tế mở cửa tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà
nước nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ trong nước.
- Tạo dựng và phát triển một thị trường tài chính trong nước hoàn chỉnh, bao
gồm thị trường tư bản tài chính chứng khoán và tài chính tiền tệ.
Còn ở nước ta chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
nhằm các mục tiêu sau ( Theo nghị định số 44/1998/NĐ-C P ngày 29-6
1998 của chính phủ ) :
- Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, tổ chức kinh tế tổ chức xã
hội trong và ngoài nước để đầu tư và đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm,
phát triển doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước.
- Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và người
góp vốn được làm chủ thực sự thay đổi phương thức quản lý tạo động lực
thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản nhà nước nâng
cao thu nhập của người lao động góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
1.2. Phương hướng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
1.2.1. Đối tượng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Để xác định đối tượng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, chính phủ
các nước thường xuất phát từ tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân
đem phân toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước thành bốn loại.
- Các doanh nghiệp nhà nước không hoặc chưa cổ phần hoá. Đây là các
doanh nghiệp nhà nước toàn phần do nhà nước thành lập và đầu tư vốn
100%, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công Ých và các
doanh nghiệp sản xuất, cung ứng những sản phẩm hoặc dịch vụ có quan hệ
lớn đến quốc tế dân sinh và an ninh quốc phòng mà nhà nước cần phải độc
quyền kinh doanh .
- Các doanh nghiệp nhà nước được đưa vào diện cổ phần hoá để chuyển thành
các công ty cổ phần hỗn hợp nhà nước tư nhân, trong đó nhà nước vẫn cần
nắm giữ quyền chi phối hoặc kiểm soát với mức độ khác nhau tuỳ theo tỷ lệ
12
cổ phần của nhà nước trong công ty. Đây là bộ phận doanh nghiệp nhà nước
chủ yếu cần phải tiến hành cổ phần hoá .
- Các doanh nghiệp nhà nước cần tiến hành cổ phần hoá để chuyển thành các
công ty cổ phần tư nhân. Nhà nước không cần nắm quyền chi phối hoặc
kiểm soát các công ty tư nhân, các công ty tự chủ trong kinh doanh hoạt
động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
- Các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài nhiều năm không còn
khả năng khôi phục hoạt động trong các ngành nghề không thật cần thiết
cho quốc tế dân sinh, cần kiên quyết cho giải thể, phá sản hoặc sát nhập vào
các công ty cổ phần tư nhân nhằm giảm nhẹ cho ngân sách nhà nước.
1.2.2. Hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .
Hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được đề ra căn cứ vào mục
tiêu của chiến lược cải cách khu vực kinh tế nhà nước nhằm phát triển nền
kinh tế thị trường hỗn hợp cho phép đạt hiệu quả kinh tế –xó hội cao. Chủ yếu
có :
- Bán đấu giá hoặc bán trực tiếp các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ
hoạt động trong các nghành thương nghiệp và dịch vô.
- Giữ nguyên phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phát triển cổ phiếu và
bán cho tất cả ai muốn mua thông qua cơ sở giao dịch chứng khoán. Qua
đó thu hút thờm vốn để đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Hình thức
này được sử dụng để cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước có quy mô
lớn.
- Bán một phần vốn cố định của doanh nghiệp nhà nước cho một nhóm cá
nhân hoặc công ty mà họ có khả năng tài chính để cải cách hoạt động của
doanh nghiệp để cho có hiệu quả hơn.
- Bán với giá thấp hơn giá thị trường cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước
cho cán bộ, công nhân viên chức làm việc tại các doanh nghiệp đó hoặc
cho những người nghèo khó có thu nhập thấp nhằm giải quyết những vấn
đề xã hội.
Ở Việt Nam cổ phần hoá được tiến hành theo các hình thức sau đây.
13
1. Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp phát hành
cổ phiếu thu hót thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.
2. Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp
3. Tỏch mét bộ phận hiện có tại doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá .
4. Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển
thành công ty cổ phần .
1.2.3 Những nhân tố tác động đến quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước ở nước ta .
a. Yếu tố thuận lợi .
Điều kiện và môi trường pháp lý về cơ bản đã được xác lập tại tất cả các
doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Việc thực hiện “ thương mại
hoỏ” cỏc hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, là tiền đề cơ bản
và cần thiết để từng bước thực hiện cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước.
- Chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cổ phần hoỏ cỏc
doanh nghiệp nhà nước và quyết tâm thực hiện. Điều này thể hiện ở việc
ban hành các văn bản dưới luật nhằm thực hiện chương trình cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước như luật doanh nghiệp. Nghị định số 28 CP của
chính phủ “ về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ
phần” Nghị định 44/1998 NĐ- CP “ về chuyển một số doanh nghiệp nhà
nước thành công ty cổ phần …”
Cụ thể hoá việc thực hiện vấn đề này. Điều này góp phần xác định góp
phần xác định rõ quan điểm và phương hướng chỉ đạo thống nhất ở mọi cấp
mọi ngành cho đến từng doanh nghiệp để triển khai thực hiện .
- Tình hình kinh tế của đất nước đã có nhiều biến đổi theo hướng tớch cự. .
Giá cả thị trường đã được duy trì tương đối ổn định mức lạm phát đã được
kiềm chế, đồng tiền Việt Nam đã giữ được giá, lãi suất ở mức khuyến khích
các hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh … Điều này đã tạo điều kiện
thuận lợi về tâm lý cho mọi người muốn đầu tư thông qua hình thức mua cổ
phiếu trong các doanh nghiệp được cổ phần hoá.
14
- Nhờ những đổi mới trong chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần của nhà nước mấy năm qua thu nhập của dân cư được nâng cao. Số
người khá giả ở thành thị và nông thôn ngày càng nhiều. Đây là lượng cầu
tiềm năng có thể đáp ứng cho các chứng khoán phát hành ở những doanh
nghiệp được cổ phần hoá.
- Hoạt động trong cơ chế thị trường với thời gian chưa lâu nhưng đã xuất
hiện đội ngũ cỏc nhà quản lý doanh nghiệp có khả năng kinh doanh lớn,
người lao động trong các doanh nghiệp đã thích ứng được về ý thức tác
phong và hiệu quả công việc trong điều kiện cạnh tranh về năng suất chất
lượng và hiệu quả. Điều này sẽ làm cho người đầu tư yên tâm bỏ vốn góp
phần thuận lợi cho việc cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước
- Với luật đầu tư nước ngoài và sự xuất hiện của nhiều chi nhánh ngân hàng
kinh doanh của nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần tạo môi trường và
điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bằng cổ phiếu và
các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành cổ phần hoá.
- Ngoài ra, những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của các nước trên thế giới
trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ là những bài học bổ
Ých và quý giá để nhà nước tiến hành hoạch định chính sách và tổ chức
thực hiện công việc cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam .
b. Các yếu tố khó khăn và cản trở .
- Khó khăn và cản trở lớn nhất trong quá trình tư nhân hoá và cổ phần hoá
ở nhiều nước đang phát triển là khu vực tư nhân nhỏ bé và yếu ớt. Điều này
cũng đúng với Việt Nam, sự nhỏ bé yếu ớt của khu vực kinh tế tư nhân phản
ánh trình độ chậm phát triển của kinh tế thị trường trong đó hình thái doanh
nghiệp một chủ tự mình đứng ra kinh doanh là phổ biến . Hình thái công ty
cổ phần còn xa lạ với hầu hết mọi người. Điều này gây ra sự bỡ ngỡ cho cả
người đầu tư lẫn người sử dụng vốn đầu tư dưới hình thái cổ phiếu và do đó,
làm cho việc tiến hành chương trình cổ phần hoá ở nước ta phải thực hiện
trong một thời gian dài song song với sự hình thành và phát triển hình thái
công ty cổ phần cũng như xác lập môi trường pháp lý tương ứng
15
- Sự thiếu vắng một thị trường tài chính thực sự trong đó có thị trường
chính khoán ( thị trường chính khoán là trung tâm phản ánh trạng thái hoạt
động của các công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường ). Ở nước ta sở
giao dịch chứng khoán đã đi vào hoạt động hơn một năm, nhưng vẫn còn
non nít và chưa phát huy hết tác dụng của nó dẫn đến việc định giá doanh
nghiệp để cổ phần hoá phát hành và lưu thông cổ phiếu, việc mua bán cổ
phiếu còn gặp nhiều khó khăn.
- Sự chưa ổn định trong chính sách vĩ mô của nhà nước về luật pháp, thuế
khoá, tiền tệ …Chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro cho người muốn đầu tư lâu
dài. Nhiều chính sách ra đời chồng chéo mâu thuẫn lẫn nhau và thay đổi đột
ngột .
- Các doanh nghiệp nhà nước hầu hết có trang bị máy móc cũ kỹ ,công
nghệ lạc hậu, biên chế cồng kềnh, khả năng cạnh tranh thấp ... Do đó khó có
thể tiến hành cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp này, số doanh nghiệp có mức
lợi nhuận đủ sức hấp dẫn để cổ phần hoá. Điều này sẽ gây khó khăn cho
việc lùa chọn các doanh nghiệp cổ phần hoá cũng như thu hót sự hưởng ứng
của đông đảo người có vốn đầu tư bằng cổ phần .
- Về tư tưởng, tâm lý của đa số mọi người trong xã hội còn chưa quen với
vấn đề mới mẻ này, thậm chí cũn cú những phản ứng nhất định ở những
người đang sống yên ổn trong khu vực nhà nước .
- Nhà nước thiếu một nguồn tài chính cần thiết để giải quyết hàng loạt các
vấn đề liên quan đến chương trình cổ phần hoá như các khoản trợ cấp cho
ngưũi lao động thất nghiệp, chi phí đào tạo lại nghề mới và thời gian tìm
việc …
- Hệ thống kiểm toán chưa trở thành một hoạt động phổ biến và thống nhất
. Điều này trở ngại cho việc đánh giá, giá trị doanh nghiệp tình hình và triển
vọng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được cổ phần hoá …và do
đó gây khó khăn cho việc cung cấp thông tin trung thực tin cậy cho những
người có nhu cầu đầu tư bằng cổ phiếu với những doanh nghiệp này.
2. Vấn đề tài chính trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
16
Bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức hay một cá nhân muốn tiến hành
kinh doanh cũng đò hỏi có một lượng vốn nhất định để hình thành nên tài sản
doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau gọi là
nguồn vốn. Như vậy tài sản và nguồn vốn chỉ là hai mặt khác nhau của vốn.
Một tài sản có thể được tài trợ từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Chẳng hạn bên
cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, tài sản có thể được hình thành bằng nguồn vốn
vay hoặc thu mua. Ngược lại, một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên
nhiều tài sản.Về mặt lượng tổng tài sản bao giê cũng bằng tổng nguồn vốn
hình thành tài sản bởi chúng là hai mặt khác nhau của cùng một lượng vốn
Tài sản = Nguồn vốn hay Tài sản = Vốn sở hữu + công nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ, vốn chủ sở hữu chính là
số vốn để cổ phần hoá. Quy mô của vốn chủ sỡ hữu này phụ thuộc vào giá trị
của tài sản và quy mô vốn công nợ. Vấn đề đặt ra trong quá trình cổ phần hoá
là xác định giá trị tài sản và quy mô công nợ để từ đó xác định giá trị của vốn
chủ sở hữu hay chính là giá trị phần vốn nhà nước trong cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước.
Giá trị doanh nghiệp đem cổ phần hoá phải là giá trị hữu dụng của
doanh nghiệp tức là số thực huy động được vào trong kinh doanh.Với ý đú
cỏc khoản tổn thất do kinh doanh thua lỗ, nợ nần dây dưa, vật tư, hàng hoá
tồn kho, kém phẩm chất, tài sản cố định không cần dùng đang chờ thanh lý
…. Không được đưa vào giá trị doanh nghiệp để bán cổ phần.
Người bán cổ phần thường có xu hướng định giá doanh nghiệp cao để
tránh mất vốn trong khi người mua cổ phần thường có xu hướng định giá
doanh nghiệp thấp để tránh rủi ro. Hai nhu cầu đối kháng này đòi hỏi phải có
giải pháp dung hòa bằng việc xác định cho một mức giá hợp lý sau khi đã giải
quyết các tồn đọng về tài sản và công nợ nhằm tăng tính hấp dẫn với người
mua đồng thời phải có giải pháp đảm bảo khả năng phát triển của doanh
nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hoá.
Do đó các vấn đề tài chính có thể chia làm hai nhóm: Vấn đề cổ phần
hoá bao gồm xử lý tồn tại về tài sản, vốn, đặc biệt là công nợ của doanh
nghiệp CPH và định giá doanh nghiệp; Vấn đề sau khi CPH bao gồm cơ cấu
17
vốn và khả năng tăng giảm vốn sau khi doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ
phần .
2.1. Xử lý vấn đề tài chính trước và sau khi doanh nghiệp nhà nước
chuyển sang công ty cổ phần.
2.1.1 Xử lý tồn tại về tài sản, vốn trước và sau khi doanh nghiệp nhà nước
chuyển sang công ty cổ phần.
• Về tài sản:
Tài sản không cần dùng cần được nhượng bán và thanh lý ngay. Nếu
như chưa xong thì sau khi cổ phần hoá công ty cổ phần kế thừa và tiếp tục xử
lý.
Các tài sản, vật tư tiền vốn mất mát, thiếu hụt xác định rõ nguyên nhân,
nếu trách nhiệm thuộc về cá nhân thì cá nhân đó phải đền bù số còn lại doanh
nghiệp phải dùng quỹ để bù đắp nếu không đủ thỡ tớnh giảm phần vốn nhà
nước trong doanh nghiệp.
Nguyên tắc và thủ tục nhượng bán và thanh lý tài sản phải theo chế độ
hiện hành
• Về vốn
Những khoản vốn hay giá trị tài sản và vốn của doanh nghiệp nhận liên
doanh liên kết thuê mướn trước khi cổ phần hoá cần xác định phân loại rõ
ràng để Công ty cổ phần tiếp nhận và có phương án xử lý.
Các khoản chênh lệch giá vật tư chênh lệch tỷ giá tuỳ trường hợp cụ thể
để xử lý tăng vốn hoặc lãi theo chế độ hiện hành
• Về công nợ
Công nợ là vấn đề phát sinh thường xuyên của quá trình sản xuất kinh
doanh nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán phản ánh trách nhiệm của doanh
nghiệp nhà nước đối với các chủ nợ .
Các chủ nợ có thể là: Nhà nước (trong trường hợp nợ thuế và các khoản
phải nép ngân sách nhà nước), các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp khác, ngân
18
hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác..) cá nhân (cán bộ nhân viên
người bán hàng, khách hàng khác cá nhân khác)
Ngược lại, nợ phải thu trên bảng cân đối kế toán phản ánh trách nhiệm
các con nợ đối với doanh nghiệp nhà nước. Trách nhiệm được đề cập đến ở
đây là việc bắt buộc phải thanh toán trả nợ đúng thời hạn. Đây là nguyên tắc
quan trọng để giữ gìn mối quan hệ giữa bên đầu tư vốn và bên nhận vốn đầu
tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vì quyền sở hữu thuộc về
các chủ nợ, khách nợ vay vốn chỉ có quyền sử dụng vốn vay phải hoàn trả gốc
vay đúng thời gian.
Trước khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước phải thanh toán hết công
nợ, thanh lý mọi hợp đồng đã ký hoặc phải các quyền lợi và nghĩa vụ cũ sang
công ty cổ phần mới .
Với vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn, nợ phải trả luôn là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến giỏ trị doanh nghiệp.
công nợ là một yếu tố thuộc tài sản, nợ phải thu cũng ảnh hưởng đến giá
trị doanh nghiệp
Nếu không xác định được nợ còn lại thì không thể tính được giá trị
doanh nghiệp.
Mục đích của việc xử lý nợ là phân loại các khoản nợ để thu hồi hoặc
thanh lý để có biện pháp loại trừ ra khỏi bảng cân đối, làm lành mạnh tình
hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó xác định giá trị doanh nghiệp
Đối với các khoản phải thu khú đũi cú nguyên nhân khách quan được xử
lý theo nguyên tắc:
- Đối với các khoản nợ đã có đủ chứng cớ xác định là các khoản nợ không
đòi được như con nợ bị giải thể, phá sản, con nợ bỏ trèn, con nợ thi hành án
và mất khả năng thanh toỏn… thỡ được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh
doanh ( nếu có lãi) hoặc giảm giá trị doanh nghiệp trước khi thực hiện
chuyển đổi sở hữu ( nếu không có lãi).
- Đối với các khoản nợ chưa đủ căn cứ để xử lý như nguyên tắc trên nhưng
là những khoản công nợ dây dưa đã phát sinh trên 5 năm mà con nợ còn
đang tồn tại, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng nhiều giải pháp ( bao gồm cả
19
giải pháp đề nghị toà án giải quyết phá sản con nợ như quy định tại điều 7
luật phá sản doanh nghiệp ) nhưng vẫn không thu hồi được nợ thì hạch toán
vào kết quả kinh doanh, giảm lãi trước khi thực hiện chuyển đổi (nếu doanh
nghiệp cú lói) hoặc được giảm giá trị doanh nghiệp (phần vốn Nhà nước)
trước khi chuyển đổi doanh nghiệp với mức tối đa không vượt quá phần vốn
Nhà nước tại doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp không có lãi hoặc bị lỗ )
Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá vẫn tiếp tục có trách nhiệm theo
dõi, thu hồi các khoản nợ đã được xử lý theo nguyên tắc trên và nép vào ngân
sách nhà nước.
Đối với các khoản nợ do chủ quan đã quy được trách nhiệm cá nhân
hoặc tập thể thì phải xử lý trách nhiệm bồi thường vật chất. Phần tổn thất sau
khi đã xử lý trách nhiệm được xử lý như đối với các khoản nợ khú đũi cú
nguyên nhân khách quan.
Đối với các khoản nợ đọng ngân sách.
Về nguyên tắc, các doanh nghiệp phải có biện pháp thanh toán các
khoản nợ đọng ngân sách trước khi thực hiện cổ phần hoá.
Trường hợp doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả nhưng khó khăn về tài chính do đầu tư tài sản cố định thì doanh
nghiệp phải lập phương án xử lý nợ, huy động hết các nguồn hiện có ( như
quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn khấu hao, thu hồi công nợ…) Để bù đắp các
khoản chiếm dụng của ngân sách để đầu tư. Trường hợp đã huy động hết
nguồn hiện có nhưng vẫn đủ nguồn bù đắp thì doanh nghiệp phải báo cáo cơ
quan có thẩm quyền để thực hiện ghi thu ghi chi tăng vốn Nhà nước cho
doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán do bị thua lỗ
thì doanh nghiệp báo cáo cơ quan có thẫm quyền xem xét, cho phép xoá nợ
ngân sách với mức tối đa bằng số luỹ kế của doanh nghiệp tại thời điểm có
quyết định thực hiện cổ phần hoá.
Đối với các khoản nợ vay ngân hàng thương mại quốc doanh.
20
Việc khoanh nợ, xoá nợ ngân hàng là nhằm hỗ trợ những doanh nghiệp
nhà nước thực hiện cổ phần hoỏ cú khó khăn về tài chính, hoạt động kinh
doanh có thể bị lỗ nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản theo nguyên tắc:
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn trong thanh toán, không
cân đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn… thì được xem xét
khoanh các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm quyết định triển khai cổ
phần hoá trong thời hạn từ 3-5 năm.
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ, mất khả năng thanh toán thì
cho phép xoá nợ lãi vay ngân hàng mà doanh nghiệp chưa thanh toán với
mức không vượt quá số lỗ còn lại sau khi xử lý nợ ngân sách. Phần nợ gốc
quá hạn còn lại doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh khoanh nợ trong 5 năm để
giảm bớt khó khăn về tài chính. Các khoản tổn thất của ngân hàng thương
mại quốc doanh do khoanh nợ hoặc xoá nợ cho doanh nghiệp nhà nước
trước khi thực hiện cổ phần hoá được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh
doanh, quỹ bù đắp rủi ro của ngân hàng, giảm trừ vào nợ vay của ngân hàng
nhà nước hoặc được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần khi các ngân hàng
thương mại không đủ nguồn để bù đắp theo hướng dẫn của bộ tài chính.
- Đối với nợ bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp mất khả năng thanh toỏn.Về
nguyên tắc, trước khi thực hiện cổ phần hoá, doanh nghiệp có trách nhiệm
thanh toán dứt điểm các khoản nợ đối với công ty bảo hiểm xã hội.Trường
hợp doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán thì khoản nợ đối với công
ty bảo hiểm xã hội được giảm trừ vào giá trị doanh nghiệp trước khi thực
hiện chuyển đổi.
2.1.2 .Định giá doanh nghiệp
• Khái niệm:
Giá doanh nghiệp được quan niệm là giá cả thực tế mà người mua trả
cho người bán khi nhận quyền sở hữu một phần hay toàn bộ doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp theo kinh tế học hiện đại có thể hiểu là mức độ thoã
dụng hay lợi Ých mà một doanh nghiệp sẽ mang lại trong suy nghĩ của các
đối tượng tham gia mua bán.
21
Định giá doanh nghiệp là các hoạt động có phương pháp mang tính đơn
phương của từng bên liờn quan nhằm đưa ra một mức giá mà họ cho là gần
nhất với giá trị doanh nghiệp.
Định giá doanh nghiệp một cách chính xác sẽ tránh được thiệt hại cho
bên mua hoặc bên bán khi doanh nghiệp được xác định thấp hơn giá trị thực
thì có thể làm mất vốn nhà nước. Ngược lại, khi giá doanh nghiệp được xác
định cao hơn giá trị thực sẽ làm thiệt hại cho bên mua.
• Các nhân tố xác định giá trị doanh nghiệp .
- Giá trị tài sản doanh nghiệp.
Giá trị tài sản doanh nghiệp là chỉ tiêu dễ thấy nhất thể hiện giá trị doanh
nghiệp, được theo dõi hết sức chặt chẽ trong toàn bộ quá trình vận hành
doanh nghiệp bằng hệ thống hoạch toán kế toán .
Tài sản của doanh nghiệp gồm:
+ Tài sản hữu hình: Đất đai doanh nghiệp đã sử dụng vào sản xuất kinh
doanh, máy móc thiết bị.
+ Tài sản vô hình: quyền sử dụng đất, chi phí thành lập bằng phát minh
sáng chế, chi phí nghiên cứu phát triển, lợi thế thương mại.
- Khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Mức lợi nhuận là chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp
thể hiện lợi Ých mà doanh nghiệp mang lại cho chủ sở hữu, nên là nhân tố
quan trọng để xác định giá trị của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp chính là
giá trị hiện tại hoỏ dũng lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi bán doanh
nghiệp.
- Quan hệ cung cầu về doanh nghiệp.
Trong ngắn hạn, độ co giãn của cung cầu thường giả định không thay
đổi. Khi đó, biến động của giá doanh nghiệp theo quy luật cung cầu thường
giả định không thay đổi. Khi đó, biến động của giá doanh nghiệp theo quy
luật cung cầu phụ thuộc chủ yếu vào lượng cung, lượng cầu về doanh nghiệp.
Đôi khi cung cầu về doanh nghiệp gây ra sự chênh lệch lớn giữa giá trị doanh
22
nghiệp và giá cả doanh nghiệp tạo nên các cú sốc cung cầu giả tạo trong ngắn
hạn. Sự tăng giảm như vậy chứng tỏ cung cầu doanh nghiệp là một nhân tố
khách quan không thể bỏ qua trong xác định giá doanh nghiệp .
- Tình hình kinh tế, tài chính quốc gia.
Nếu những dự đoán về tình hình kinh tế, tài chính quốc gia trong tương
lai được coi là bất ổn định thì giá doanh nghiệp sẽ được đánh giá thấp xuống.
Ngược lại thì giá doanh nghiệp sẽ được định giá cao hơn. Sự chênh lệch giữa
hai mức giá này do mức độ rủi ro mà nhà đầu tư dự đoán phải được lưu tâm
đến khi đến khi định giá doanh nghiệp.
• Các phương pháp định giá doanh nghiệp
- Phương pháp giá trị tài sản thuần.
Phương pháp giỏ trị tái sản thuần xác định giá trị doanh nghiệp đưa trên giá trị
thị trường của trị trường của các loại tài sản đó của nã. Phương pháp
giá trị tái sản thuần xác định giá trị doanh nghiệp đưa trên giá trị thị trường
của trị trường của các loại tài sản đó của nó.
Theo phương pháp nào, giá trị thị trường của tài sản được tớnh dựa trờn bảng
cân đối tài sản và tham khảo giá trị thị trường của tài sản tương tù hoặc cùng
loại giá trị của vốn cổ phần được tính toán như sau: Theo phương
pháp nào, giá trị thị trường của tài sản được tính dựa trên bảng cân đối tài sản
và tham khảo giá trị thị trường của tài sản tương tự hoặc cùng loại giá trị của
vốn cổ phần được tính toán như sau:
VE=VA-VD.
V VE : giá trị thị trường của vốn cổ phần .
VA : giá trị thị trường của toàn bộ tài sản.
VD : giá trị trường cửa nợ.
- Phương pháp định giá theo khả năng sinh lời.
Phương pháp này dựa trờn cơ sở xem xét doanh nghiệp không phải đơn
thuần là tổng sè sè học giá trị các tài sản hiện có mà là một hệ thống phức tạp
các giá trị kinh tế được đo bằng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Điều mà
người đầu tư trông đợi là lợi nhuận, là khả năng sinh lời của doanh nghiệp
23
trong tương lai và chính nó là cơ sở để định giá doanh nghiệp. Với cách nhìn
nhận đó ta có 2 phương pháp định giá sau:
+ Phương pháp lợi nhuận.
Giá trị doanh nghiệp theo phương pháp lợi nhuận được xác định theo
công thức:
Để xác định lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm dự tính thu được
người ta có thể căn cứ vào số liệu thống kê cuả các năm gần nhất với thời
điểm định giá và được tính theo phương pháp bình quân số học. Công thức
tính như sau:
Trong khi tính toán cũng cần xem xét để loại trừ các ảnh hưởng đột
biến đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đồng thời cũng cần phân tích,
dự đoán tình hình sắp tới để điều chỉnh lợi nhuận sau thuế bình quân đã tính
toán cho phù hợp.
Đối với việc lùa chọn tỷ suất vốn hoá cũng còn nhiều ý kiến khác nhau.
Nhưng có thể thấy nên chọn tỷ suất lợi tức trái phiếu dài hạn làm tỷ suất vốn
hoá là có cơ sở và hợp lý hơn, bởi vỡ nú phản ánh khả năng thu được lợi
nhuận ở mức trung bình mà người đầu tư có thể đạt được trên thị trường.
Về bản chất phương pháp lợi nhuận là phương pháp hiện tại hoá lợi
nhuận sau thuế bình quân thu được hàng năm. Thật vậy, nếu gọi lợi nhuận sau
thuế hàng năm là P với tỷ suất hiện tại hoá là "i", số năm có khoản thu về lợi
nhuận sau thuế là "n", ta có giá trị doanh nghiệp V là:
(Ghi công thức )
Nếu lợi nhuận P là cố định và n+ thì
(Ghi công thức )
24
i
Pr
V =
n
n
k
kP
P
∑=
= 1
Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp không có nhiều tài sản
cố định phải khấu hao, khả năng tích luỹ vốn từ khấu hao hạn chế; mặt khác
cũng đòi hỏi lợi nhuận sau thuế hành năm là tương đối ổn định. Trong trường
hợp lợi nhuận sau thuế không ổn định hoặc đối với doanh nghiệp mới thành
lập, chưa có số liệu quá khứ để xem xét thì việc dự đoán lợi nhuận sau thuế
bình quân thu được hàng năm sẽ khó khăn hơn nhiều.
2.2. Cơ cấu vốn và khả năng tăng giảm vốn sau khi doanh nghiệp nhà
nước chuyển sang công ty cổ phần .
Trong công ty cổ phần, nguồn hình thành vốn được chia làm 3 loại:
- vốn cổ phần
- vốn vay
- lợi nhuận tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Khi doanh nghiệp mới chuyển sang công ty cổ phần, nguồn tài chính chỉ
bao gồm vốn cổ phần và vốn vay. Sau một thời gian hoạt động, thì công ty cổ
phần cú thờm một nguồn vốn bổ sung là lợi nhuận thu được
Tỷ trọng của vốn cổ phần, vốn vay lợi nhuận trong nguồn vốn của công
ty phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố: danh tiếng của công ty trên thị trường
tiền tệ, mức độ và tính chất mất ổn định của lợi nhuận công ty, hệ thống thuế
thu nhập doanh nghiệp hiện hành đối với công ty, lãi xuất tiền vay, tình hình
kinh tế chung của đất người nước…
- Khả năng tăng giảm vốn cổ phần.
• Tăng vốn cổ phần của công ty.
+ Phát hành cổ phiếu mới: các loại cổ phiếu có thể phát hành là cổ phiếu
thường và cổ phiếu ưu đãi.
+ Chuyển quỹ dự trữ vào vốn của công ty:
Quỹ dự trữ của CTCP là một loại quỹ bắt buộc công ty phải trích lập theo luật
định. Đây là một nguồn tài chính dự phòng nhằm bù đắp những rủi ro trong
kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tăng vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, khi có nhu cầu bổ sung tăng vốn điều lệ của CTCP có thể chuyển một
phần quỹ dự trữ vào vốn của công ty.
25
+ Chuyển trái phiếu thành cổ phiếu.
Trước hết, được áp dụng với những trái phiếu có khả năng chuyển đổi
thành cổ phần đã được quy định khi phát hành trái phiếu. Sau đó, nếu công ty
vẫn có nhu cầu tăng vốn điều lệ theo phương thức này thì mới áp dụng
chuyển đổi đối với các loại trái phiếu khác.
• Giảm vốn cổ phần của công ty.
+ Giảm vốn do kinh doanh thua lỗ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh do trình độ quản lý kinh doanh yếu
kém hoặc do rủi ro công ty lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài không có khả
năng khắc phục làm cho vốn cổ phần của công ty đương nhiên bị giảm xuống.
Trong trường hợp này công ty bắt buộc phải xử theo mét trong hai cách sau:
- Giảm giá trị danh nghĩa ghi trên cổ phiếu của các cổ đông theo tỷ lệ
giảm vốn.
- Huy động các cổ đông gúp thờm vốn bằng tiền mặt.
+ Giảm vốn do hoàn trả một phần cho các cổ đông.
Ở một số CTCP tuy hoạt động kinh doanh không bị thua lỗ nhưng hiệu
quả kinh tế thấp, công ty có nhu cầu thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh dẫn
đến sự thừa vốn trong công ty. Trường hợp này nếu cứ kéo dài thì sẽ dẫn đến
sự lãng phí về vốn, một bộ phận vốn bị ứ đọng không sử dụng và không sinh
lời làm cho tỷ suất lợi nhuận của công tu ngày càng giảm thấp. Để khắc phục
tình trạng thừa vốn, công ty có thể giải quyết bằng cách hoàn trả cho các cổ
đông theo tỷ lệ vốn cổ phần của họ.
+ Giảm vốn do chuyển một phần vào công ty khác.
Trong thực tế nhiều công ty cổ phần làm ăn có lãi song tỷ suất lợi
nhuận không cao bằng một số ngành nghề kinh doanh khác. Khi đó, công ty
có thể rút bớt một phần vốn của mình để đầu tư vào những ngành nghề khác
có khả năng mang lại mức doanh lợi cao hơn như thành lập công ty mới hoặc
góp vốn liên doanh, cổ phần vào những công ty khác.
• Khả năng tăng giảm vốn vay.
26
- Vay vốn bằng các hợp đồng tín dụng.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hầu như không một doanh
nghiệp nào chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn tự có mà phải
hoạt động bằng nhiều nguồn trong đó vốn vay chiếm tỷ lệ đáng kể. Vốn vay
không chỉ có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở khả năng tài trợ các nhu cầu bổ
sung cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty mà còn
tạo điều kiện linh hoạt trong việc thu hẹp quy mô kinh doanh bằng việc hoàn
trả các khoản nợ đến hạn và giảm số lượng vốn vay.
Đối với DNNN, ngoài nguồn vốn Nhà nước giao, các doanh nghiệp còn
hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn vay như vay ngân hàng, các
công ty tài chính, vay của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước… Trong
quá trình cổ phần hoỏ, Cỏc DNNN chuyển sang các CTCP không được phép
ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho nên trên thực tế các khoản vay nợ
về vốn ( vay ngắn hạn, vay dài hạn) của DNNN đương nhiên được chuyển nợ
sang các CTCP.
- Vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu.
công ty cổ phần muốn phát hành trái phiếu phải được Đại hội đồng cổ
đông quyết định số tiền dự định vay bằng trái phiếu, giá trị của mỗi trái phiếu,
lãi suất của trái phiếu, thời hạn vay và thời hạn thanh toán hoàn trả trái phiếu
và khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu nếu luật pháp sau này cho phép. Việc
phát hành trái phiếu là một phương thức vay vốn không làm tăng vốn cổ phần
của công ty.
• Khả năng tăng giảm vốn từ lợi nhuận.
Lợi nhuận thu được từ kết quả sản xuất kinh doanh của mọi loại hình
doanh nghiệp. Đối với CTCP, khối lượng lợi nhuận lớn và tỷ suất lợi nhuận
cao không chỉ là niềm mơ ước của các cổ đông, của các nhà đầu tư mà của cả
những người lao động bởi vì thu nhập của họ phụ thuộc trực tiếp vào kết quả
kinh doanh. Khối lượng lợi nhuận lớn cùng với tỷ lệ lợi nhuận để lại cao là
điều kiện để tăng cường khả năng tài trợ vốn bổ sung cho công ty.
27
Khả năng tăng vốn của công ty từ lợi nhuận không chỉ phụ thuộc vào
chính sách miễn giảm thuế của Nhà nước đối với CTCP.
28
Chương II.
Thực trạng về vấn đề tài chính trong
cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước tại
Tổng công ty chè Việt Nam .
I. Vài nét về Tổng công ty chè Việt Nam.
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt
Nam.
Cùng với một số mặt hàng khác như cà phê, điều, lạc…chố là một sản
phẩm chiế lược có ưu thế mạnh ở nước ta. Nhằm tăng cường, tập trung,đỏp
ứng nhu cầu trong và ngoài nước, thoó món thị hiếu của người tiêu dùng, phù
hợp với chiến lược phát triển lâu dài của đất nước, năm 1974, Liên hiệp các xí
nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất
các nhà máy chè xuất khẩu của Trung ương và một số xí nghiệp chè hương ở
miền Bắc. Nhiệm vụ của liên hiệp xí nghiệp này, chế biến chè xuất khẩu theo
kế hoạch nhà nước giao.
Năm 1979 Chính phủ ra quyết định 75/TTg và 224/TTG về thống nhất
tổ chức ngành chè, hợp nhất hai khâu trồng trọt và chế biến, giao cho các
Nông trường chè ở địa phương trên cơ sở Trung ương quản lý thống nhất.
Tháng 3 năm 1987 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực
phẩm ra quyết định số 283/ NN-TCCB/QĐ thành lập công ty xuất nhập khẩu
chè thuộc liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chố Viờt Nam .
Căn cứ văn bản số 5826/ĐMDN ngày 13/10/1995 của Thủ Tướng
Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước
thuộc Bộ Nông nghiệp và công nghệ thực phẩm ( nay là Bộ NN & PTNT ) và
uỷ quyền ký quyết định thành lập các Tổng công ty theo quyết định số
90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ Tướng Chính phủ. Ngày29/12/1995 Bộ
trưởng Bộ NN & PTNT ra quyết định số 394/Nhà nước- TCCB/QD thành lập
Tổng công ty chè Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc
Liên hợp các xí nghiệp nông công nghiệp chè Việt Nam
29
Tổng công ty chè Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam
National Tea Corporation (Vinatea Corp) trụ sở chính đặt tại 46 Tăng Bạt Hổ
– Hai Bà Trưng – Hà nội. Tài khoản VND sè 361-111004020, tài khoản ngoại
tệ số 362-111004 tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Tổng công ty chè Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào tháng
6/1996 với quy mô ban đầu có :
- 28 đơn vị thành viên
- Tổng số lao động là :22500 cán bộ công nhân viên 22500 cán bộ
công nhân viên
- Vốn pháp định: 101.868,5 triệu đồng 101.868,5 triệu
đồng
- Vốn kinh doanh: 101.867,5 triệu đồng 101.867,5 triệu đồng
+ Vốn cố định : 68.163,6 triệu đồng 68.163,6
triệu đồng
+ Vốn xây dựng cơ bản: 5.601 triệu đồng 5.601 triệu
đồng
Như vậy, Tổng công ty chè Việt Nam đó cú thời gian hoạt động trên 20
năm. Trong quá trình hoạt động Êy, Tổng công ty đã đạt được những thành
tích đáng kể.
Tổng công ty là một đơn vị quốc doanh và là công ty cấp quốc gia duy
nhất hoạt động trong lĩnh vực chè. Cho đến nay đây là công ty chè lớn nhất ở
Việt Nam, là một đối tác duy nhất và quan trọng nhất ở Việt Nam cho các
công ty và khách hàng nước ngoài .
Trong việc nhận thức về môi trường đầu tư thỡ Tụng công ty đã bắt đầu
thành lập các liên doanh và hợp tác với cỏc hóng nước ngoài để cải thiện chất
lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất của các nhà máy lớn.
Việc thành lập Tổng công ty chè Việt Nam đã tạo nên một sức mạnh
mới, đó là tập trung hoạt động, tập trung vốn, được quyền quản lý điều hành,
30
nhất là về giá cả để đảm bảo sức cạnh tranh của chè Việt Nam trên thị trường
quốc tế.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty .
Tổng công ty chè Việt Nam chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quy
hoạch, kế hoạch, về các dự án đầu tư phát triển chè, nhận và cung ứng vốn
cho tất cả các đối tượng được đầu tư, là chủ đầu tư, nghiên cứu cải tạo giống
chè, trồng trọt, chế biến tiêu thụ, xuất nhập khẩu sản phẩm chè, vật tư thiết bị
ngành chè, tiến hành hoạt động kinh doanh đúng với pháp luật, cùng với
chính quyền địa phương chăm lo phát triển kinh tế – xã hội ở cỏc vựng trồng
chè, đặc biệt với cỏc vựng dõn tộc Ýt người, vùng kinh tế mới, vựng sõu
vựng xa có nhiều khó khăn, xây dựng các mối quan hệ kinh tế và hợp tác đầu
tư khuyến nông, khuyến lâm với các thành phần kinh tế để phát triển trồng
chè góp phần thực hiện xoỏ đúi giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
cải thiện môi sinh.
Tổng công ty làm chủ đầu mối trong việc khảo sát, khai thác và chiếm
lĩnh thị trường nhất là thị trường quốc tế, bao gồm thị trường xuất khẩu chè,
thị trường nhập khẩu và thị trường vốn, đây là những vấn đề mà hiện nay và
những năm tới, tầng đơn vị thành viên không có điều kiện hoặc nếu làm thì
không có hiệu quả. Tổng công ty trực tiếp giao dịch ký hợp đồng tiêu thụ sản
phẩm và liên doanh liên kết với nước ngoài, đảm bảo cho việc thống nhất giá
cả, gọi vốn nước ngoài cho việc phát triển sản xuất cho toàn ngành.
Tổng công ty làm đầu mối nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên dùng và
các hàng tiêu dùng khác cho các đơn vị thành viên với giá nhập khẩu có lợi
nhất, thiết bị và công nghệ hiện đại nhất để tầng bước đưa công nghệ chế biến
chè ở Việt Nam tiến kịp trình độ thế giới.
Tổ chức và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, làm đầu mối cho
việc chuyển nhượng kỹ thuật chè thế giới vào Việt Nam, nghiên cứu giống
chè, quy trình canh tác, thu hái, quy trình công nghệ chế biến và bảo quản sản
phẩm nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chè. Đồng thời
nghiên cứu tạo sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, có bao bì mẫu mã, tem
nhãn đa dạng đáp ứng thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.
31
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của ngành chè.
3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty
- Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và các nông lâm sản khác.
- Công nghiệp chế biến thực phẩm: các sản phẩm chè, sản phẩm các đồ
uống nhà nước giải khỏt…
- Sản xuất gạch ngãi, vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón các loại phục
vụ vùng nguyên liệu.
- Sản xuất bao bì các loại.
- Chế biến các sản phẩm cơ khí, phụ tùng, thiết bị, máy móc phục vụ
chuyên ngành chè và đồ gia dông.
- Dịch vụ kỹ thuật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè.
- Xây dựng cơ bản và tư vấn đầu tư, xây lắp phát triển ngành trồng chè,
dân dụng.
- Dịch vô du lịch, khách sạn, nhà hàng.
- Bán buôn, bán lẻ, đại lý các sản phẩm của ngành công nghiệp và nông
nghiệp thực phẩm; vật tư, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, phương tiện
vận tải, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống.
- Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật Nhà nước
- Xuất nhập khẩu:
+ Xuất khẩu trực tiếp: các sản phẩm chè, các mặt hàng nông lâm
sản…
+ Nhập khẩu trực tiếp: nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng.
4. Đặc điểm tổ chức quản lý
Tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo
luật doanh nghiệp Nhà nước,Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của bộ,
cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc Chính Phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành
phố trực thuộc Trung ương, đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ
32
quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền chủ sở hửu đối với DNNN
theo luật DNNN và các quy định khác của pháp luật.
Tổng công ty hoạt động theo cơ chế:
Hội đồng quản trị thực hiện các chức năng quản lý hoạt động của Tổng
công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của tổng công ty theo nhiệm vụ của
nhà nước giao.
Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, do Bộ trưởng
Bộ NN & PTNT bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của
HĐQT. Tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động và là người có quyền
hành cao nhất trong tổng công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ
trưởng Bộ NN & PTNT, hội đồng quản trị.s
Tổng công ty áp dụng mô hình quản lý trực tuyến( sơ đồ 1)
Ba phó tổng giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc, điều hành
một hay một số lĩnh vực hoạt động của tổng công ty theo sự phân công của
tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và nhiệm vụ được tổng
giám đốc phân công thực hiện.
Kế toán trưởng Tổng công ty giúp Tổng công ty chỉ đạo, tổ chức thực
hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty.
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao về việc
kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của tổng giám đốc, bộ máy giúp việc
và các đơn vị thành viên tổng công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành
pháp luật, điều lệ tổng công ty, các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản
trị.
Văn phòng và cỏc phũng ban hoặc ban chuyên môn, nghiệp vụ của
Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và
Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
Quan hệ giữa các phòng ban là quan hệ phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lẫn
nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tổng công ty cú cỏc đơn vị thành viên, đơn vị hạch toán độc lập, công
ty hạch toán hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp(Cú danh sách kèm
33
theo) Tổng công ty giao vốn, tài nguyên và các nguồn lực khác cho các đơn vị
thành viên trên cơ sở vốn và nguồn lực Nhà nước giao cho Tổng công ty, phù
hợp với nhiệm vụ kinh doanh của tầng đơn vị thành viên chịu trách nhiệm
trước Tổng công ty và Nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực
được giao.
Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Tổng công ty là tổng hợp doanh thu,
chi phí, lợi nhuận của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập và từ phần hạch
toán tập trung của Tổng công ty .
Kinh phí kinh doanh của bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công
ty đã được huy động từ các đơn vị thành viên và một phần từ kinh doanh trực
tiếp của Tổng công ty. Các đơn vị thành viên được hạch toán khoản kinh phí
này vào trong giá thành sản phẩm và chi phí lưu thông.
Tổng công ty được quyền trích lập tối đa 10% các quỹ của đơn vị thành
viên để lập các quỹ của Tổng công ty.
Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập hàng tháng, quý phải báo cáo
thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch, 6 tháng và hàng năm phải lập báo
cáo quyết toán tài chính gửi về Tổng công ty và cơ quan quản lý tài chính
theo quy định. Các doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc thực hiện
quyền và nghĩa vụ theo phân cấp của Tổng công ty
Danh sách các đơn vị thành viên của Tổng công ty chè Việt Nam :
+ Tám đơn vị thành viên hạch toán độc lập
1) Công ty Xõy Lắp
2) Công ty chố Mộc Chõu
3) Công ty chố Nụng Phỳ
4) Công ty chố Yờn Bỏi
5) Công ty chố Thỏi Nguyờn
6) Công ty chố Sụng Cầu
7) Công ty chè Hà Tĩnh
8) Trung tâm kiểm tra chất lượng KCS
34
+ Ba đơn vị hạch toán phụ thuộc: + Ba đơn vị hạch toán phụ thuộc:
9) Công ty chè Hải Phòng
10) Công ty chè Sài Gòn
11) Công ty chè Cổ Loa
+ Hai liên doanh:
12) Công ty liên doanh Phú Đa
13) Công ty liên doanh Phú Bền
+ Sáu công ty cổ phần
14) Công ty chè Kim Anh
15) Công ty chè Trần Phú
16) Công ty chố Quõn Chu
17) Công ty chè Nghĩa Lé
18) Công ty chố Liờn Sơn
+ Hai đơn vị hạch toán sự nghiệp:
19) Viện điều dưỡng Đồ Sơn
20) Viện nghiên cứu chè.
5. Đặc điểm về sản phẩm.
Chè là một sản phẩm được sản xuất, chế biến bằng100% nguyên liệu
chố bỳp tươi trong nước. Sản phẩm chè được sản xuất theo mét quy trình
công nghệ nghiêm ngặt và tương đối phức tạp. Tuỳ theo ý muốn chủ quan của
con người, chè được chế biến theo các quy trình công nghệ khác nhau sẽ cho
ra các sản phẩm khác nhau.
- Chè đen là sản phẩm thu được sau khi chế biến chè tươi theo sơ đồ công
nghệ: Diệt men, sấy nhẹ, vò, làm tơi chố vũ, sấy hoặc sao khô và phân
loại.
- Chè đen Chè xanh là sản phẩm thu được từ chế biến chè tươi theo sơ đồ
công nghệ: Làm hộo, vũ, lên men, sấy khô, phân loại.
35
Sản phẩm chè của các doanh nghiệp trong Tổng công ty bao gồm các loại
chủ yếu sau:
+ Chè đen OTD, chiếm tỷ trọng lớn nhất 58,2%
+ Chè đen CTC, chiếm tỷ trọng 27,5%
+ Chè xanh Nhật Bản, chiếm tỷ trọng7,4%
+ Chè xanh Đài Loan chiếm tỷ trọng 6,9%
Chè xanh sau khi sau khi sản xuất được chia thành 7 loại phẩm cấp sản
phẩm như sau:
+ Chố cánh gồm có : OP, P,PS
+ Chè mảnh gồm có: FBOP, BPS
+ Chè vụn gồm có :F,D
Ngoài ra, cũn cú một số sản phẩm khác như chè xanh Việt Nam, chè
Olong, chè vàng, chè ướp hương… Các sản phẩm này chủ yếu để tiêu dùng
trong nước, số lượng xuất khẩu không đáng kể. Đến nay sản phẩm chè của
các doanh nghiệp thành viên khá đa dạng và phong phú, có hơn 200 loại sản
phẩm. Phản ánh sự cố gắng lớn của các doanh nghiệp thành viên trong việc đa
dạng hoá sản phẩm nhằm tầng bước chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài
nước. Nâng cao chất lượng và thanh đổi mẫu mã là một mục tiêu lớn của toàn
Tổng công ty. Song ngành chè vẫn không còn Ýt việc khó khăn, đó là sản
phẩm còn đơn điệu, mẫu mã nghèo nàn, chất lượng thấp, chưa hấp dẫn được
người tiêu dùng. Để khắc phục tình trạng sản phẩm sản xuất ra không đều, giá
trị xuất khẩu thấp .Tổng công ty cần một lượng vốn rất lớn để đầu tư trồng
mới các vườn chè cũng như xây dựng các nhà máy có công nghệ mới. Năm
vừa rồi, Tổng công ty đã đầu tư ba nhà máy trộn chè ở 3 thành phố lớn là Hà
Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ba đầu mối xuất khẩu
chính của ngành chè. Sản phẩm chố cỏc công ty thành viên sản xuất ra, bán
cho Tổng công ty, ba công ty này có nhiệm vụ là pha trộn tất cả các loại chè
để đưa ra các sản phẩm đồng đều, có giá trị xuất khẩu và tiờu dùng cao. Chất
lượng chè của các công ty thành viên không đều nờn khõu pha trộn rất phức
tạp và khó đưa ra một sản phẩm có chất lượng đồng bộ, có những sản phẩm
36
có lượng độc tố trong chè rất cao, chất tanin nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ
của người tiờu dựng.
6. Thị trường tiêu thụ
Có thể nói Tổng công ty chè Việt Nam là “con chim đầu đàn” của
ngành chè Việt Nam. Sản phẩm chè của Tổng công ty chiếm đại bộ phận
dành cho xuất khẩu, cũn chố nội tiêu chiếm tỷ trọng rất thấp (khoảng 10%
tổng sản phẩm tiêu thụ của Tổng công ty).
Thị trường nước ngoài, ngoài các bạn hàng truyền thống là Liờn Xụ cũ
và Đông Âu , Tổng công ty đã tầng xuất khẩu chè đi sang các nước Pháp,
Anh, Pakistan, Hà Lan, Hồng Kụng, Singapore…Nhưng đến năm 1988, do sự
sụp đổ của Liờn Xụ cũ và những biến động chính trị ở các nước Đông Âu, thị
trường xuất khẩu chè của Tổng công ty hết sức bấp bênh.
Hiện nay, bạn hàng quan trọng nhất là Irắc. Tổng công ty đã xuất khẩu
chè sang Irắc trên 15 năm, năm 1999 đã đạt tỷ trọng cao nhất, chiếm 86,1%
tổng kim nghạch xuất khẩu. Ngoài ra, cũn cú thị trường Mỹ, thị trường Châu
Âu…
Gần đây, do có sự thay đổi nhiều mặt nên sản phẩm chè của Tổng công
ty ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng. Tổng công ty đã mở
rộng thị phần cho mình: trong nước tăng thêm một số đại lý bán buôn, bán lẻ,
các cửa hàng chuyên bán sản phẩm chè. Và tất nhiên sản phẩm chè cũng đã,
đang và tiếp tục được xuất khấu sang nhiều nước trên thế giới với chất lượng
tốt hơn, chủng loại phong phú hơn, mẫu mã bao bì đẹp hơn trước đây. Điều
này có ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty .
7. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty chè
Việt Nam .
Kể từ ngày thành lập đến nay mặc dù gặp nhiều khó khăn, phải cạnh
tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng với sự nỗ lực vượt
bậc của toàn bộ cán bộ, công nhân viên, Tổng công ty chè Việt Nam đã đạt
được kết quả đáng khích lệ, biểu hiện ở :
Tổng tài sản cố định của toàn Tổng công ty tính đến31/12/2001 là
1.140 tỷ đồng, trong đó vốn ngõn sách Nhà nước là 247,9 tỷ đồng, chỉ chiếm
37
21,7%. Theo báo cáo tổng kết của Tổng công ty thì hiệu quả sử dụng tổng tài
sản cố định năm 2001là một đồng tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh
làm ra 4,5 đồng doanh thu ( năm 2,18) nguyên nhân do năm 2001 TSCĐ giảm
trong khi doanh thu thuần tăng mạnh.
Với hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính như sau :
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng
TSCĐ
=
TSCĐ
Còn về hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu năm 2001 một đồng vốn chủ sỏ
hữu tạo ra được 0,011 đồng lợi nhuận, trong khi năm 2000 tạo ra được 0,0333
đồng lợi nhuận, năm 1999 tạo ra được 0,051đồng lợi nhuận. Càng về sau hiệu
quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng giảm, ngoài nguyên nhân biến động của thị
trường chố trờn thế giới còn do cơ chế quản lý không còn phù hợp.
Lợi nhuận sau thuế
Hệ sè sinh lợi vốn chủ
sở hữu
=
Vốn chủ sở hữu
Biểu 1. Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 1999-2001
STT Nội dung Đơn vị 1999 2000 2001
1 Doanh thu Tỷ đồng 310,8 613,7 439
2 Lợi nhuận Tỷ đồng 7,430 8,269 2,316
3 Xuất khẩu Tỷ đồng 282 348 322
4 Nép ngân sách Tỷ đồng 22,973 20,023 29,384
5 Thu nhập bq 1000đ/1 ng 572 693 642
(Nguồn phòng Kế toán – tài chính )
Từ bảng trên ta thấy, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chiếm phần
lớn, năm 1999 chiếm 90,7% tổng doanh thu, sang năm 2000 chiếm 56,7% ,
sang năm 2000, thu nhập tiêu thụ nội địa đã tăng lên rất nhiều 34%. Còn năm
2001 chiếm 72,3%.
38
Doanh thu cũng như lợi nhuận năm 2000 cao hơn năm 1999, doanh thu
tăng 97,4%, lợi nhuận tăng 11,29% đó là do năm 2000 có nhiều thuận lợi cho
ngành chè, giá cả tăng, sản lượng tiêu thụ tăng.
Nhưng năm 2001 doanh thu của Tổng công ty giảm mạnh so với năm
2000, chỉ bằng 71,6%, giảm 28,4%. Dẫn đến, lợi nhuận giảm chỉ bằng 28%,
thu nhập bình quân đầu người giảm còn 92,6% so với năm 2000. Do các
nguyên nhân sau:
- Giỏ chè xuất khẩu sang thị trường IRAQ giảm và biến động của đồng DM
giảm làm doanh thu giảm 16% so với năm 2000 nhưng Tổng công ty vẫn
giữ mức giá thu mua chố bỳp tươi cho các hộ gia đình công nhân và nông
dân như mức giá năm 2000 theo chỉ đạo của Chính phủ ( giá bình quân
1.950 đồng/kg) để người trồng chè có điều kiện thâm canh vườn chè và ổn
định đời sống tương ứng giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh 46,8 tỷ đồng
- Hiệp hội Hàng hải đã đồng loạt thu phí chiến tranh 600USD/Cont 40’, ( do
chiến tranh tại Afganistan ) nên Tổng công ty chè Việt Nam phải tăng
thêm chi phí, làm giảm lãi 4,6 tỷ đồng.
- Do khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm chè, làm số dự trữ nguyên liệu và
thành phẩm tồn kho lớn và khi xuất hàng không thu được tiền ngay, Tổng
công ty phải vay ngân hàng tới 450 tỷ. Số lãi vay tăng
- Chi phí bảo quản do hàng tồn kho tiêu thụ chậm phải tồn kho năm 2001
tăng…
Từ khi hoạt đông đến nay Tổng công ty luôn chú trọng đến việc ổn
định và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Hiện nay có 209 CBCNV
làm việc tại cỏc phũng, ban, đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty.
Mét trong những mục tiêu hành đầu của Tổng công ty là bảo toàn vốn,
kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước. Trong những năm
qua Tổng công ty luôn thực hiện đựoc mục tiêu này
II. Thực trạng vấn đề tài chính trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
tại Tổng công ty chè Việt Nam.
1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà
nước tại Tổng công ty chè Việt Nam .
39
Thuận lợi:
1) Tổng công ty có một đội ngò cán bộ lãnh đạo có trình độ cao và đã nhận
thức một cách đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa vủa vấn đề cổ phần hoá. Vì thế đã
tập trung nghiên cứu chỉ đạo các đơn vị có điều kiện tiến hành cổ phần hoá
một cách có hệ thống và khoa học, từ khâu tuyên truyền vận động cán bộ,
công nhân viên đến khâu tổ chức chuyển đổi. Các cơ quan Nhà nước như :
Bé Tài Chính, Bộ NN & PTNT cử cán bộ trực tiếp đến tận các doanh
nghiệp cùng với Tổng công ty và đội ngũ cỏn bộ chủ chốt của các doanh
nghiệp, triển khai việc cổ phần hoá .
2) Sau khi chuyển đổi lãnh đạo Tổng công ty trực tiếp tham gia quản lý phần
vốn của Tổng công ty ở các doanh nghiệp đã chuyển sang cổ phần . Tổng
công ty vẫn đối xử với các công ty cổ phần như với các thành viên của
mình. Giúp đỡ về việc chỉ đạo tổ chức bộ máy, quản lý tổ chức sản xuất,
hướng dẫn kỹ thuật, giúp đỡ về vốn, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hoặc
ứng vốn và bao tiêu toàn bộ sản phẩm xuất khẩu.
3) Công nhân viên chức trong ngành chè chủ yếu sống dùa vào chè. Do đó
tuyệt đại bộ phận CNVC đều mua cổ phần và gắn bó với công việc. Trong
trường hợp những người không có khả năng về tài chính để mua cổ phần
thỡ cỏc doanh nghiệp điều tạo điều kiện cho họ được vay vốn để mua cổ
phần. Mua hết số cổ phần ưu đãi và thậm chí cả cổ phiếu phổ thông.
Khó khăn:
1) Chè là một ngành kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Cũng như các
nông sản khác, tỷ suất lợi nhuận thường là rất thấp. Do đó, các cổ đông
không muốn mua cổ phần, nhất là những người ngoài doanh nghiệp.
2) Cán bộ, công nhân trong ngành chè là những người lao động có thu nhập
chủ yếu từ chố, khụng cao, đời sống còn thấp. Họ không có tiền tích luỹ để
mua cổ phần, số người nghốo cũn đụng so với ngành khác.
3) Các doanh nghiệp chè được phân bố tại cỏc vựng trung du và miền núi,
vựng sõu vựng xa, vùng kinh tế mới. Ở những nơi này, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ sản xuất và đời sống còn rất thấp, đời sống dân trí cũn kộm
so với vựng khỏc, nhất là kiến thức về kinh tế thị trường còn nhiều mới
40
mẻ. Do đó, nhận thức trong đội ngò cán bộ, công nhân về cổ phần còn
chưa đầy đủ.
4) Tâm lý của nhiều năm kinh doanh trong môi trường bao cấp của những
người lãnh đạo các doanh nghiệp cộng với việc các sản phẩm xuất khẩu
được Tổng công ty bao tiêu toàn bộ. Cho nên các doanh nghiệp không
muốn ra khỏi Tổng công ty.
5) Các doanh nghiệp chè sử dụng một lượng đất đai và lượng lao động rất
lớn, hầu hết là vay vốn ngân hàng để đầu tư, tỷ lệ vốn nhà nước không cao.
Do đó, khi cổ phần hoá quyền lợi của người lao động không đảm bảo được
chế độ ưu đãi như các lĩnh vực kinh doanh khỏc. Cỏc doanh nghiệp chè
được xây dựng trên cơ sở cỏc vựng kinh tế mới. Do đó phải đảm nhiệm cả
hệ thống về trồng rừng phòng hộ, trồng cây lương thực, đập nước giử độ
Èm cho toàn vùng …Cũng như việc Tổng công ty phải đảm bảo các công
trình phóc lợi cho công nhân như : đường, điện, nhà trẻ, trường học, trạm
xỏ…Những tài sản này không có giá trị sinh lời trực tiếp cho bản thân
doanh nghiệp mà phục vô chung cho toàn vùng. Khi chuyển sang cổ phần
hoá xử lý phức tạp khó khăn.
6) Vấn đề định giá còn gặp nhiều khó khăn. Đó là do:
- Phương pháp tớnh cũn nhiều bất cập, chủ yếu dùa vào giá trị sổ sách
kế toán, mà không tính đến giá trị sainh lời của toàn doanh nghiệp
- Công nợ lớn
- Công trình phóc lợi nhiều
- Hệ thống các nhà xưởng, nhà làm việc, nhà ở của công nhân, máy
móc thiết bị được sử dụng nhiều năm, nhiều cái đã hư háng, lạc hậu.
Nhưng trong thực tế tốc độ khấu hao không đảm bảo theo quy định
Nhà nước. Giá trị sổ sách của tài sản lớn hơn nhiều so với giá trị thực
tế, khi chuyển sang công ty cổ phần nó không tạo ra giá trị mới, phải
chuyển sang những tài sản không cần dùng phải thanh lý hoặc phải
nhượng bán.
7) Tổng công ty là một doanh nghiệp được cấu thành bởi hệ thống các doanh
nghiệp thành viên có liên quan mật thiết với nhau về công nghệ sản xuất,
41
khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Nếu cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp
riêng lẻ thì hoạt động của Tổng công ty có những đảo lộn nhất định. Trong
lúc đó chính phủ yêu cầu phát triển Tổng công ty thành doanh nghiệp mẹ,
đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong quá trình hội nhập với nền
kinh tế khu vực và thế giới.
2. Quá trình triển khai
Quá trình tiến cổ phần hoá là chủ trương lớn của Đảng và chính phủ, là
hướng phát triển tất yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh
doanh, tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp của
mình .
Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và tư liệu sản xuất đã được Tổng
công ty chè Việt Nam bắt đầu thực hiện từ năm 1998 khi tiến hành thí điểm
giao đất giao và vườn chè cho người lao động ở công ty Long Phó – mét trong
những đơn vị khó khăn nhất của Tổng công ty. Vườn chè nguyên là đất trồng
cỏ chăn nuôi bò của nông trương Phỳ Món. Do tầng đất mỏng lại bị đá ong
hoá. Công tác quản lý còn nhiều tồn tại nên cỏ đã không phát triển được, nông
trường có nguy cơ phá sản. Tổng công ty đã tiếp nhận nông trường Phỳ Món,
sát nhập vào Xí nghiệp chè Long Phú và chuyển từ trồng cỏ sang trồng chè.
Tổng công ty hỗ trợ vốn bằng giống chè, phân bón, làm đất, xây dựng hạ tầng
cơ sở và kỹ thuật sản xuất. Các hộ gia đình đóng góp bằng sức lao động và
một phần vật tư, vật liệu phụ. Sau 3 năm công ty chè Long Phỳ đó trồng được
300 ha chè, năng suất bình quân đạt trên 5 tấn / ha. Sau khi tổng kết rút kinh
nghiệm, phương thức này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều đơn vị. Đến nay,
100% diện tích vườn chố đó được giao lâu dài (50 năm ) cho người lao động.
với sự hỗ trợ của doanh nghiệp về hạ tầng cơ sở, về giống, về kỹ thuật canh
tác và giá mua nguyên liệu thoó đỏng, cỏc vườn chố đó được phục hồi và
thâm canh cao độ. Có thể nói việc tăng năng suất chố bỳp tươi của Tổng công
ty có sự đóng góp của việc giao vườn chè cho người lao động. Thực tế vườn
chè đã là tài sản có sở hữu chung của công nhân và các hộ gia đình, đó là hình
thức sơ khai của tiến trình cổ phần hoá.
42
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam

More Related Content

What's hot

Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Vcoi Vit
 
LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
LUẬT DOANH NGHIỆP 2014LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
LUẬT DOANH NGHIỆP 2014Happy Man
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
8 điểm cần biết về công ty cổ phần 2019
8 điểm cần biết về công ty cổ phần 20198 điểm cần biết về công ty cổ phần 2019
8 điểm cần biết về công ty cổ phần 2019LuatVietnam
 
Giới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phầnGiới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phầnTrần Hiền
 
Quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước
Quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nướcQuản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước
Quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nướcMaiNguyen358
 
Pháp Luật Doanh Nghiệp
Pháp Luật Doanh NghiệpPháp Luật Doanh Nghiệp
Pháp Luật Doanh NghiệpKhoa Phan
 
Dia vi phap ly cua giam doc cong ty
Dia vi phap ly cua giam doc cong tyDia vi phap ly cua giam doc cong ty
Dia vi phap ly cua giam doc cong tyVũ Minh
 
CONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANHCONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANHTran Huong
 
Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggChương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggNguyễn Thảo Phương
 
Luat 2
Luat 2Luat 2
Luat 2Pe Yen
 
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệpGiáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệpnataliej4
 
New microsoft office power point presentation
New microsoft office power point presentationNew microsoft office power point presentation
New microsoft office power point presentationTít Hoàng
 
Phap Luat Dn Lien Quan Den Ck Ttck
Phap Luat Dn Lien Quan Den Ck TtckPhap Luat Dn Lien Quan Den Ck Ttck
Phap Luat Dn Lien Quan Den Ck TtckLe Le
 

What's hot (18)

Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
 
LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
LUẬT DOANH NGHIỆP 2014LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
 
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty máy tính Dương Thư
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty máy tính Dương ThưĐề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty máy tính Dương Thư
Đề tài: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty máy tính Dương Thư
 
8 điểm cần biết về công ty cổ phần 2019
8 điểm cần biết về công ty cổ phần 20198 điểm cần biết về công ty cổ phần 2019
8 điểm cần biết về công ty cổ phần 2019
 
Giới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phầnGiới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phần
 
Quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước
Quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nướcQuản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước
Quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước
 
Pháp Luật Doanh Nghiệp
Pháp Luật Doanh NghiệpPháp Luật Doanh Nghiệp
Pháp Luật Doanh Nghiệp
 
Dia vi phap ly cua giam doc cong ty
Dia vi phap ly cua giam doc cong tyDia vi phap ly cua giam doc cong ty
Dia vi phap ly cua giam doc cong ty
 
CONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANHCONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANH
 
Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggChương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
 
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
 
Luat 2
Luat 2Luat 2
Luat 2
 
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệpGiáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
 
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOTLuận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
Luận văn: Xây dựng chế định công ty cổ phần một thành viên, HOT
 
New microsoft office power point presentation
New microsoft office power point presentationNew microsoft office power point presentation
New microsoft office power point presentation
 
Phap Luat Dn Lien Quan Den Ck Ttck
Phap Luat Dn Lien Quan Den Ck TtckPhap Luat Dn Lien Quan Den Ck Ttck
Phap Luat Dn Lien Quan Den Ck Ttck
 
Tài chính doanh nghiệp học phần I
Tài chính doanh nghiệp học phần ITài chính doanh nghiệp học phần I
Tài chính doanh nghiệp học phần I
 

Viewers also liked

Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánCác nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánThanh Hoa
 
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Thanh Hoa
 
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...Thanh Hoa
 
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnTiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnThanh Hoa
 
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...Thanh Hoa
 
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...Thanh Hoa
 
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chứcđề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chứcThanh Hoa
 
Quy trình sản xuất bún khô
Quy trình sản xuất bún khôQuy trình sản xuất bún khô
Quy trình sản xuất bún khôThanh Hoa
 
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt namLuận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt namThanh Hoa
 
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thanh Hoa
 
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Thanh Hoa
 
Luận văn tỷ giá hối đoái mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
Luận văn tỷ giá hối đoái   mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...Luận văn tỷ giá hối đoái   mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
Luận văn tỷ giá hối đoái mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...Thanh Hoa
 
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựđề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựThanh Hoa
 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Thanh Hoa
 
Atiso và các sản phẩm từ atiso
Atiso và các sản phẩm từ atisoAtiso và các sản phẩm từ atiso
Atiso và các sản phẩm từ atisoThanh Hoa
 
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam docLạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam docThanh Hoa
 
Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123
Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123
Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123Thanh Hoa
 
Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...
Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...
Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...Thanh Hoa
 
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...Thanh Hoa
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhThanh Hoa
 

Viewers also liked (20)

Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánCác nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
 
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
 
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
 
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnTiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
 
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
 
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
 
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chứcđề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
 
Quy trình sản xuất bún khô
Quy trình sản xuất bún khôQuy trình sản xuất bún khô
Quy trình sản xuất bún khô
 
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt namLuận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
 
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
 
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
 
Luận văn tỷ giá hối đoái mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
Luận văn tỷ giá hối đoái   mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...Luận văn tỷ giá hối đoái   mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
Luận văn tỷ giá hối đoái mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
 
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựđề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
 
Atiso và các sản phẩm từ atiso
Atiso và các sản phẩm từ atisoAtiso và các sản phẩm từ atiso
Atiso và các sản phẩm từ atiso
 
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam docLạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
 
Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123
Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123
Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123
 
Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...
Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...
Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...
 
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
 

Similar to Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam

Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Cat Love
 
Noi dung tieu luan kinh te tu ban tu nhân
Noi dung tieu luan kinh te tu ban tu nhânNoi dung tieu luan kinh te tu ban tu nhân
Noi dung tieu luan kinh te tu ban tu nhânHoàng Võ
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.ssuser499fca
 
Đẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Đẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt NamĐẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Đẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
C1 tổng quan
C1  tổng quanC1  tổng quan
C1 tổng quanNgoc Tu
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP nataliej4
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam (20)

Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
 
Địa vị pháp lý của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phần
Địa vị pháp lý của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phầnĐịa vị pháp lý của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phần
Địa vị pháp lý của công ty cổ phần trong nền kinh tế nhiều thành phần
 
Noi dung tieu luan kinh te tu ban tu nhân
Noi dung tieu luan kinh te tu ban tu nhânNoi dung tieu luan kinh te tu ban tu nhân
Noi dung tieu luan kinh te tu ban tu nhân
 
Cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docx
Cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docxCơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docx
Cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docx
 
Tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam.docx
Tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam.docxTổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam.docx
Tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam.docx
 
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_656712890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
2890 vxht5oqbmr 20140322093350_65671
 
Cơ sở pháp lý cơ bản về công ty cổ phần.docx
Cơ sở pháp lý cơ bản về công ty cổ phần.docxCơ sở pháp lý cơ bản về công ty cổ phần.docx
Cơ sở pháp lý cơ bản về công ty cổ phần.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN.docx
 
Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoánNâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.
 
Đẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Đẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt NamĐẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Đẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
 
C1 tổng quan
C1  tổng quanC1  tổng quan
C1 tổng quan
 
Luận văn: Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam
Luận văn: Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước Việt NamLuận văn: Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam
Luận văn: Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam
 
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docxCơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật.Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật.
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
 
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 

More from Thanh Hoa

Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcXử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcThanh Hoa
 
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namThanh Hoa
 
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...Thanh Hoa
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thanh Hoa
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThanh Hoa
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThanh Hoa
 
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhTổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhThanh Hoa
 
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Thanh Hoa
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavThanh Hoa
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingThanh Hoa
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoThanh Hoa
 
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namThanh Hoa
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Thanh Hoa
 
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptTài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptThanh Hoa
 
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt namTác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt namThanh Hoa
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnThanh Hoa
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnThanh Hoa
 
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...Thanh Hoa
 
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải phápQuản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải phápThanh Hoa
 

More from Thanh Hoa (20)

Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcXử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
 
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
 
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt nam
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
 
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhTổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
 
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketing
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
 
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
 
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptTài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
 
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt namTác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
 
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải phápQuản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
 

Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tổng công ty chè việt nam

  • 1. Chương I. Những vấn đề lý luận cơ bản về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . I. Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp có trong đó các cổ đông đóng góp vốn kinh doanh và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mỡnh trờn cơ sở tự nguyện để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Công ty cổ phần là doanh nghiệp có trong đó các cổ đông đóng góp vốn kinh doanh và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mình trên cơ sở tự nguyện để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Công ty cổ phần ra đời từ thế kỷ XVI ở các nước phát triển, đến nay đã có lịch sử phát triển mấy trăm năm. Công ty cổ phần là sự hình thành một kiểu tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nó ra đời không nằm trong ý muốn chủ quan của bất cứ lực lượng nào mà là một quá trình kinh tế khách quan. Cùng với sự phát triển của xã hội ở mỗi thồi kỳ cũng như ở mỗi quốc gia có quan niệm về công ty cổ phần khác nhau. Theo luật doanh nghiệp công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: Vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ. Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. 1. Vai trò và đặc điểm của công ty cổ phần trong sự phát triển nền kinh tế thị trường. 1.1. Vai trò của công ty cổ phần. Công ty cổ phần đã đóng vai trò lịch sử hết sức to lớn trong sự phát triển nền kinh tế thị trường. Có thể hình dung vai trò của nó ở một số đặc điểm. 1
  • 2. - Công ty cổ phần là sản phẩm của xã hội hoá sở hữu, phản ánh quá trình tích tụ và tập trung tư bản. Công ty cổ phần ra đời góp phần đẩy nhanh quá trình này về tốc độ và quy mô, làm xuất hiện những xí nghiệp mà với tư bản riêng lẻ không thể nào thiết lập được. Mỏc đó đỏnh giỏ:” Nếu chưa phải chờ cho đến khi tích luỹ làm cho một số tư bản riêng lẻ lớn lên đến mức có thể đảm đương được việc xây dựng đường sắt, thì có lẽ đến ngày nay thế giới vẫn chưa có đường sắt. Ngược lại , qua các công ty cổ phần sự tập trung đã thực hiện việc đó trong nháy mắt ” - Công ty cổ phần là kết quả của sự vận động tách biệt hai mặt của sở hữu thể hiện ở mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh. Công ty cổ phần ra đời cho phép mở rộng quy mô sản xuất nhanh chóng mà không bị gới hạn bởi tích luỹ của từng tư bản riêng biệt, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất và như thế nó làm cho xã hội phải tiếp nhận những yêu cầu phát triển của nó và làm cho hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán và nhà nước trở thành một bộ máy kinh tế hoạt động và thực hiện các chức năng quản lý mà lâu nay vẫn nằm trong tay các tư bản cá biệt. Mỏc đó viết như sau “ Công ty cổ phần là điểm quá độ để biết tất cả các chức năng trong quá trình tái sản xuất cho đến nay vẫn gắn liền với quyền sở hữu tư bản đơn thuần thành những chức năng của những người sản xuất liên hiệp” - Việc thành lập những công ty cổ phần theo Mỏc đó “ Trực tiếp mang hình thái tư bản xã hội ( tư bản của những cá nhân trực tiếp liên hiệp lại với nhau ) đối lập với tư bản tư nhân, cũn cỏc xí nghiệp của nó biểu hiện ra lò những xí nghiệp xã hội đối lập với những xí nghiệp tư nhân. Đó là sự thủ tiêu tư bản với tư cách là sở hữu tư nhân trong khuôn khổ của bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. 1.2. Đặc điểm của công ty cổ phần . Những sự đánh giá của Mác về vai trò của công ty cổ phần cho thấy mô hình kinh doanh này đã mang nững đặc điểm mơớ, cho phép thích ứng với những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế thị trường mà những hình thái không thể đáp ứng được. + Xét về mặt pháp lý : 2
  • 3. Công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân mà vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần. Các cổ đông, người cấp vốn cho công ty chỉ có trách nhiệm với các cam kết tài chính của công ty trong gới hạn số tiền mà họ góp dưới hình thức mua cổ phiếu, nghĩa là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số tiền mà họ đã bỏ ra.Trong trường hợp công ty bị phá sản thì họ cũng chỉ mất số tiền đã đầu tư vào công ty mà thôi. Nhờ đặc điểm này nú đó khắc phục được trở ngại quan trọng mà hình thái doanh nghiệp khác không mấy khi dám mạo hiểm để thực hiện các dự án kinh doanh lớn. Bằng cách bỏn cỏc cổ phiếu, trái phiếu cho những người có vốn muốn đầu tư để tăng thu nhập, nó làm cho những người này không phải e ngại những hậu quả tài chính có thể xẩy ra với toàn bộ gia sản của họ. Mệnh giá cổ phiếu của công ty thường định giá rất thấp để có khả năng khai thác được ngay cả những số tiền tiết kiệm nhỏ nhất trong cụng chúng . + Xét về mặt huy động vốn . Về mặt này công ty cổ phần đã giải quyết hết sức thành công. Bởi vì những số tiền nhỏ dành dụm của nhiều gia đình nếu để riêng không đủ để thành lập một doanh nghiệp nhỏ và do đó không thể đem ra kinh doanh được thì rõ ràng sự có mặt của công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho họ có cơ hội . Các khoản tiền nhỏ có thể gửi ở ngân hàng hay mua trái phiếu. Song hình thức cổ phần có sức hấp dẫn riêng mà các hình thức khác khác không thể thay thế được. Thứ nhất: Việc mua cổ phiếu không những đem lại cho cổ đông lợi tức cổ phần ( bằng hoặc cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng) mà còn hứa hẹn mang lại cho cổ đông một khoản thu nhập “ngầm” nhờ việc gia tăng trị giá cổ phiếu khi công ty làm ăn có hiệu quả. Thứ hai: Các cổ đông có quyền được tham gia quản lý theo điều lệ của công ty và được pháp luật bảo đảm điều đó trở nên cụ thể và có sức hấp dẫn hơn . Hình thái công ty cổ phần đã thực hiện được việc tách quan hệ sở hữu khỏi quá trình kinh doanh, tách quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng tạo 3
  • 4. nên một hình thái xã hội hoá sở hữu của đông đảo công chúng một bên, còn bên kia là tầng lớp cỏc nhà quản trị kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng tư bản xã hội cho các công cuộc kinh doanh quy mô lớn. Hình thái công ty cổ phần đã thực hiện được việc tách quan hệ sở hữu khỏi quá trình kinh doanh, tách quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng tạo nên một hình thái xã hội hoá sở hữu của đông đảo công chúng một bên, còn bên kia là tầng lớp các nhà quản trị kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng tư bản xã hội cho các công cuộc kinh doanh quy mô lớn. Những người đóng vai trò sở hữu trong công ty cổ phần không trực tiếp đứng ra kinh doanh mà uỷ thác chức năng đó cho bộ máy quản lý của công ty. Bản thân công ty được pháp luật thừa nhận như một pháp nhân đọc lập tách rời với các cá nhân góp vốn và kiểm soát nó. Nhờ đó Công ty cổ phần tiến hành được tất cả các hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa của chính mình và nhận trách nhiệm đến cùng về trách nhiệm tài chính của công ty. Trong cơ cấu tổ chức của một công ty cổ phần, phản ánh rõ đặc điểm và sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền sở hữu kinh doanh. Luật công ty của nhiều nước nêu ra hai tổ chức chính đại diện cho quyền sở hữu của các cổ đông trong công ty. Đại hội cổ đông và hội đồng quản trị. Quyền sở hữu tối cao đối với công ty thuộc đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông thường được tổ chức mỗi năm một lần để lùa chọn và bãi miễn. Hội đồng quản trị được bầu ra có trách nhiệm bảo toàn và phát triển giá trị các khoản vốn đầu tư của cổ đông. Chức năng chủ yếu của nó là đưa ra những chỉ dẫn mang tính chiến lược bao gồm những kế hoạch tài chính và những quyết định đầu tư lớn. Bên cạnh đó Đại hội cổ đông cũng bầu ra ban kiểm sát thực hiện việc kiểm tra giám soát hoạt động của công ty để bảo vệ lợi Ých của người góp vốn. Các cổ phiếu và trái phiếu thông thường của Công ty cổ phần có thể được chuyển nhượng dễ dàng trên thị trường chứng khoán . Các cổ đông có thể rút lại vốn của mình để đầu tư vào công cuộc kinh doanh khác bằng cách bỏn cỏc cổ phiếu, trái phiếu và các cổ phiếu trái phiếu ở các công ty mà mình muốn. Mặt khác các cổ phiếu ở một công ty cổ phần chỉ được thanh lý khi công ty bị phá sản vì thế bất kể có bao nhiêu cổ đông bán cổ phiếu hoặc chết đi và bất kể cổ phiếu được chuyển chủ bao nhiêu lần 4
  • 5. do bán hoặc thừa kế, cuộc sống doanh nghiệp vẫn tiếp tục một cách bình thường mà không bị ảnh hưởng. Nhờ vai trò và những đặc điểm ưu việt của hình thái công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường nờn nú là con đường hữu hiệu nhất để cải tổ cách doanh nghiệp nhà nước đồng thời vẫn cũng cố được vai trò của khu vực kinh tế nhà nước bằng cách di chuyển các nguồn vốn linh hoạt, các nguồn vốn cổ phần của mình vào các công ty cổ phần ở các lĩnh vực cần thiết có sự điều tiết và kiểm soát của nhà nước. II. Doanh nghiệp nhà nước. 1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước. Theo báo cáo tình hình xã hội thế giới , năm 1985 của liên hợp quốc , kinh tế quốc doanh ( hay còn gọi là kinh tế nhà nước) được hiểu là khu vực kinh tế bao gồm “ Những doanh nghiệp do nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quá trình ra quyết định của doanh nghiệp ”. Ở mỗi nước đều có quy định khác nhau về doanh nghiệp nhà nước . Theo luật doanh nghiệp nhà nước ở nước ta ( ngày 20 /04/95). Quy định : “doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công Ých, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao Theo luật doanh nghiệp nhà nước ở nước ta ( ngày 20 /04/95). Quy định : “doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công Ých, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao Định nghĩa trên cho thấy doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm sau: Một là: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế được nhà nướcthành lập để thực hiện những mục tiêu do nhà nước giao. 5
  • 6. Hai là: Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đầu tư vốn nên tài sản trong doanh nghiệp là thuộc sở hữu của nhà nước, doanh nghiệp quản lý sử dụng tài sản theo quy định của chủ sở hữu là nhà nước. Ba là: Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân vì có đủ các điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật. Bốn là: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, nghĩa là nó tự chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số tài sản doanh nghiệp quản lý . Doanh nghiệp nhà nước có thể phân loại theo các tiêu chí sau . - Theo mục đích hoạt động: Doanh nghiệp nhà nước được chia thành: doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công Ých . + Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận . + Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công Ých là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của nhà nước hoặc trực tiếp nhiệm vụ quốc phòng, an ninh - Theo phần vốn góp : Doanh nghiệp nhà nước được chia thành: doanh nghiệp 100% vốn của nhà nước, doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần đặc biệt của nhà nước … + Doanh nghiệp 100% vốn góp của nhà nước, vốn nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng bao gồm vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn của doanh nghiệp nhà nước tự tích luỹ. + Doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước bao gồm : Cổ phần của nhà nước chiếm trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp, cổ phần của nhà nước Ýt nhất gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp 6
  • 7. + Doanh nghiệp có cổ phần đặc biệt của nhà nước không có cổ phần chi phối, nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo thoả thuận trong điều lệ doanh nghiệp . - Theo hình thức tổ chức sản xuất: Doanh nghiệp nhà nước được chia ra thành doanh nghiệp nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước. + Doanh nghiệp nhà nước độc lập là doanh nghiệp nhà nước đơn nhất không ở trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp khác, dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước đây là loại doanh nghiệp nhà nước truyền thống. + Tổng công ty nhà nước là doanh nghiệp nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi Ých kinh tế công nghệ cung tiêu, dịch vụ và thông tin … Hoạt động trong một số ngành chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên (Đơn vị hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp )và thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ. Hình thành các tổng công ty nhà nước nhằm mục đích thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất để tạo ra những tập đoàn kinh tế lớn.Tổng công ty nhà nước được hình thành trong quá trình tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, giải thể các xí nghiệp liên hợp và liên hiệp các xí nghiệp. Tổng công ty nhà nước được phân thành 2 loại: thành lập theo quyết định 90/TTG ngày 7-3-1994 của thủ tướng chính phủ gọi tắt là tổng công ty 90, loại thành lập theo quyết định 91/TTG ngày 6- 4-1994 của thủ tướng chính phủ thường gọi tắt là tổng công ty 91 . - Theo hình thức tổ chức quản lý: Doanh nghiệp nhà nước được chia ra thành: Doanh nghiệp nhà nước được chia ra thành: + Doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị, ban giám sát tổng giám đốc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc. 7
  • 8. + Doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng quản trị là doanh nghiệp mà trong cơ cấu tổ trức quản lý không có Hội đồng quản trị, chỉ có giám đốc với bộ máy giúp việc. 2. Tính cấp thiết của cải cách doanh nghiệp nhà nước . Trước đây, nước ta cũng như các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện mô hình kế hoạch hoá tập trung, lấy mở rộng và phát triển khu vực kinh tế nhà nước bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân là mục tiêu cho công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, các doanh nghiệp nhà nước đã được phát triển một cách rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực cơ bản với tỷ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế quốc dân, bất chấp hiệu quả đích thực mà chúng mang lại. Sở hữu nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và Chủ nghĩa xã hội được đồng nhất với nhau. Nhiều dự án, kế hoạch và một số lượng rất lớn vốn đầu tư của Nhà nước được dành cho những công trình đồ sộ về xây dựng các doanh nghiệp nhà nước trong các nghành khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo… Đây là những công trình tốn kém nhiều tiền của có thời gian xây dựng lâu dài, chậm thu hồi vốn và mang lại lợi nhuận. Nhà nước vừa là chủ thể hành chính vừa là chủ thể kinh tế làm chủ điều hành và can thiệp vào các hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Trên thực tế khu vực kinh tế nhà nước bên cạnh những tác động tích cực không thể phủ nhận thì đây là khu vực kinh tế hoạt động kém hiệu quả nhất gây ra những tổn thất to lớn về các nguồn lực phát triển đất nước đòi hỏi phải được đổi mới một cách cấp thiết. Một là, các doanh nghiệp nhà nước được sinh ra và trưởng thành trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài hàng chục năm. Với chính sách cấp phát, giao nộp, cỏc doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong điều kiện vốn được nhà nước bao cấp, vật tư được nhận theo chỉ tiêu kế hoạch, sản phẩm làm ra được giao nép theo địa chỉ quy định các điều kiện vật chất được nhà nước cân đối theo chỉ tiêu định mức, trong thực tế doanh nghiệp đơn thuần là đơn vị “gia cụng” hàng hoá cho nhà nước. Chính vì vậy, doanh nghiệp không còn là một đơn vị tự chủ, khi chuyển sang cơ chế thị trường, nó bộc lé yếu 8
  • 9. kém của mình về hiệu quả sản xuất – kinh doanh cơ cấu chắp vá, không đồng bộ và xơ cứng trong thích ứng với cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường. Hai là, các doanh nghiệp nhà nước đã từ lâu không đặt trong môi trường cạnh tranh không gắn với thị trường, không chú trọng đổi mới trang thiết bị, công nghệ. Điều tất yếu xảy ra là vốn liếng không được bảo toàn và phát triển, thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu hàng chục năm so với mức trung bình của thế giới. Nói chung sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn yếu, một bộ phận không nhỏ sản phẩm làm ra không tiêu thụ được phần vì giá thành cao, chất lượng thấp, phần vì không phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo nguyên tắc độc quyền, không phụ thuộc vào lợi nhuận mà nó mang lại dẫn đến làm mất tác dụng của cơ chế cạnh tranh kích thích tính hiệu quả của doanh nghiệp. Ba là, quan niệm không rõ ràng về chế độ sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước đã làm cho bộ máy quản lý của chúng trở nên cồng kềnh chồng chéo, xơ cứng không thích nghi với những biến động của nền kinh tế thị trường. Tình trạng làm chủ chung chung mà thực chất là vô chính phủ tồn tại một cách phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù với số lượng nhân viên nhiều hơn hẳn các doanh nghiệp tư nhân, công tác thông tin từ doanh nghiệp nhà nước cho chính phủ thường với chất lượng thấp, làm tăng tính chủ quan của nhà nước trong việc can thiệp vào hoạt động chính của doanh nghiệp kết hợp giữa quản lý yếu kém với công nghệ lạc hậu của các doanh nghiệp nhà nước, đã làm cho năng suất lao động và hiệu quả sản xuất chỉ đạt ở mức thấp . Bốn là, phân phối khụng dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động mà chủ yếu nhằm phục vụ chính sách xã hội mang nặng tính bình quân chủ nghĩa, không có tác dụng kích thích cán bộ quản lý và công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu suất lao động. Thêm vào đó, một bộ phận cán bộ quản lý lỏng các doanh nghiệp nhà nước không thạo kinh doanh, không đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết về quản lý nền kinh tế thị trường, thiếu năng động và khụng giỏm mạo hiểm trong kinh doanh để giành thắng lợi nhanh chóng. 9
  • 10. III Giải pháp tài chính thúc đẩy tiến tình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . 1 . Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Nhờ vai trò tính ưu việt của hình thái công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường mà xem cổ phần hoá là con đường hữu hiệu nhất để cải tổ khu vực doanh nghiệp nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của nó bằng cách di chuyển các nguồn vốn cổ phần của mình vào các công ty cổ phần ở các lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết và kiểm soát của nhà nước. Cổ phần hoá theo nghĩa rộng là quá trình chuyển một doanh nghiệp từ các hình thức tổ chức kinh doanh khác sang hình thái công ty cổ phần. Còn khái niệm cổ phần hoá thông thường ở nước ta hiện nay được dùng để chỉ quá trình chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Nhiều người quan niệm đồng nhất cổ phần hoá và tư nhân hoá nhưng về thực chất thì đây là hai khái niệm có khác biệt nhất định. Quá trình tư nhân hoỏ cú hai cách hiểu là tư nhân hoá theo nghĩa rộng và tư nhân hoá theo nghĩa hẹp về tư nhân hoá theo nghĩa rộng liên hợp quốc đưa ra định nghĩa: Tư nhân hoá là biến đổi tương quan giữa nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của nhà nước theo hướng ưu tiên thị trường. Theo cách hiểu này thì toàn bộ những chính sách, luật lệ, thể chế nhằm khuyến khích, mở rộng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân hoặc các thành phần kinh tế phi quốc doanh. Giảm thiểu can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, dành cho thị trường, vai trò điều tiết đáng kể thông qua tù do hoá giá cả. Đều có thể coi như là các biện pháp phát triển tư nhân. Tư nhân hoá theo nghĩa hẹp là: quá trình giảm thiểu quyền sở hữu nhà nước hoặc kiểm soát của chính phủ trong doanh nghiệp thông qua nhiều phương thức và biện pháp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là cổ phần hóa. Về hình thức, cổ phần hoá tức là nhà nước bán một phần hoặc toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong doanh nghiệp cho các đối tượng, tổ chức hoặc tư nhân trong và ngoài nước, hay cho các cán bộ quản lý và công nhân viên chức của doanh nghiệp bằng đấu giá công khai hoặc thông qua thị trường chứng khoán để hình thành các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần . 10
  • 11. Về thực chất: cổ phần hoá là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển hình thức kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nước duy nhất trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu nhằm tạo ra mét doanh nghiệp hiện đại thích ứng với yêu cầu của kinh doanh hiện đại trong nền kinh tế hiện đại. Ở nước ta hiện nay, cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước không phải là tư nhân hoá nền kinh tế. mà là quỏ trình giảm bớt sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước và đa dạng hóa sở hữu. 1.1. Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Mục tiêu cổ phần hoá của nhiều nước trên thế giới là “ Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước” và “ Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước” là hai mục tiêu đầu tiên và trực tiếp. Thực hiện hai mục tiêu này sẽ góp phần đạt được các mục tiêu của cải cách kinh tế và nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi nước mà có quan điểm bổ sung. Ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển bổ sung thờm cỏc chỉ tiêu : - Xoá bỏ độc quyền được nhà nước quy định cho một số doanh nghiệp nhà nước. - Tạo điều kiện để nhà nước tập trung vào những nghành then chốt mòi nhọn đòi hỏi lượng vốn lớn và trình độ khoa học công nghệ cao nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm quan trọng của đất nước trên thị trường thế giới. - Thực hiện phân phối có lợi cho những người có thu nhập thấp tạo lập ổn định xã hội trong giai đoạn nền kinh tế đang lâm vào giai đoạn trì trệ, khủng hoảng Ở các nước đang phát triển ngoài hai mục tiêu trên cần phải bổ sung thêm : - Giảm các khoản nợ nước ngoài đang ngày càng tăng do phải bù đắp vào các khoản thâm hụt ngân sách để trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. 11
  • 12. - Thu hút cỏc nguồn đầu tư nước ngoài , đổi mới kỹ thuật và học tập quản lý, tạo ra nền kinh tế mở cửa tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ trong nước. - Tạo dựng và phát triển một thị trường tài chính trong nước hoàn chỉnh, bao gồm thị trường tư bản tài chính chứng khoán và tài chính tiền tệ. Còn ở nước ta chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu sau ( Theo nghị định số 44/1998/NĐ-C P ngày 29-6 1998 của chính phủ ) : - Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, tổ chức kinh tế tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư và đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. - Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và người góp vốn được làm chủ thực sự thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản nhà nước nâng cao thu nhập của người lao động góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. 1.2. Phương hướng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 1.2.1. Đối tượng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Để xác định đối tượng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, chính phủ các nước thường xuất phát từ tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân đem phân toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước thành bốn loại. - Các doanh nghiệp nhà nước không hoặc chưa cổ phần hoá. Đây là các doanh nghiệp nhà nước toàn phần do nhà nước thành lập và đầu tư vốn 100%, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công Ých và các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng những sản phẩm hoặc dịch vụ có quan hệ lớn đến quốc tế dân sinh và an ninh quốc phòng mà nhà nước cần phải độc quyền kinh doanh . - Các doanh nghiệp nhà nước được đưa vào diện cổ phần hoá để chuyển thành các công ty cổ phần hỗn hợp nhà nước tư nhân, trong đó nhà nước vẫn cần nắm giữ quyền chi phối hoặc kiểm soát với mức độ khác nhau tuỳ theo tỷ lệ 12
  • 13. cổ phần của nhà nước trong công ty. Đây là bộ phận doanh nghiệp nhà nước chủ yếu cần phải tiến hành cổ phần hoá . - Các doanh nghiệp nhà nước cần tiến hành cổ phần hoá để chuyển thành các công ty cổ phần tư nhân. Nhà nước không cần nắm quyền chi phối hoặc kiểm soát các công ty tư nhân, các công ty tự chủ trong kinh doanh hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. - Các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài nhiều năm không còn khả năng khôi phục hoạt động trong các ngành nghề không thật cần thiết cho quốc tế dân sinh, cần kiên quyết cho giải thể, phá sản hoặc sát nhập vào các công ty cổ phần tư nhân nhằm giảm nhẹ cho ngân sách nhà nước. 1.2.2. Hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . Hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được đề ra căn cứ vào mục tiêu của chiến lược cải cách khu vực kinh tế nhà nước nhằm phát triển nền kinh tế thị trường hỗn hợp cho phép đạt hiệu quả kinh tế –xó hội cao. Chủ yếu có : - Bán đấu giá hoặc bán trực tiếp các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ hoạt động trong các nghành thương nghiệp và dịch vô. - Giữ nguyên phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phát triển cổ phiếu và bán cho tất cả ai muốn mua thông qua cơ sở giao dịch chứng khoán. Qua đó thu hút thờm vốn để đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Hình thức này được sử dụng để cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn. - Bán một phần vốn cố định của doanh nghiệp nhà nước cho một nhóm cá nhân hoặc công ty mà họ có khả năng tài chính để cải cách hoạt động của doanh nghiệp để cho có hiệu quả hơn. - Bán với giá thấp hơn giá thị trường cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước cho cán bộ, công nhân viên chức làm việc tại các doanh nghiệp đó hoặc cho những người nghèo khó có thu nhập thấp nhằm giải quyết những vấn đề xã hội. Ở Việt Nam cổ phần hoá được tiến hành theo các hình thức sau đây. 13
  • 14. 1. Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thu hót thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. 2. Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp 3. Tỏch mét bộ phận hiện có tại doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá . 4. Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần . 1.2.3 Những nhân tố tác động đến quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta . a. Yếu tố thuận lợi . Điều kiện và môi trường pháp lý về cơ bản đã được xác lập tại tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Việc thực hiện “ thương mại hoỏ” cỏc hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, là tiền đề cơ bản và cần thiết để từng bước thực hiện cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước. - Chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước và quyết tâm thực hiện. Điều này thể hiện ở việc ban hành các văn bản dưới luật nhằm thực hiện chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước như luật doanh nghiệp. Nghị định số 28 CP của chính phủ “ về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần” Nghị định 44/1998 NĐ- CP “ về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần …” Cụ thể hoá việc thực hiện vấn đề này. Điều này góp phần xác định góp phần xác định rõ quan điểm và phương hướng chỉ đạo thống nhất ở mọi cấp mọi ngành cho đến từng doanh nghiệp để triển khai thực hiện . - Tình hình kinh tế của đất nước đã có nhiều biến đổi theo hướng tớch cự. . Giá cả thị trường đã được duy trì tương đối ổn định mức lạm phát đã được kiềm chế, đồng tiền Việt Nam đã giữ được giá, lãi suất ở mức khuyến khích các hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh … Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi về tâm lý cho mọi người muốn đầu tư thông qua hình thức mua cổ phiếu trong các doanh nghiệp được cổ phần hoá. 14
  • 15. - Nhờ những đổi mới trong chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của nhà nước mấy năm qua thu nhập của dân cư được nâng cao. Số người khá giả ở thành thị và nông thôn ngày càng nhiều. Đây là lượng cầu tiềm năng có thể đáp ứng cho các chứng khoán phát hành ở những doanh nghiệp được cổ phần hoá. - Hoạt động trong cơ chế thị trường với thời gian chưa lâu nhưng đã xuất hiện đội ngũ cỏc nhà quản lý doanh nghiệp có khả năng kinh doanh lớn, người lao động trong các doanh nghiệp đã thích ứng được về ý thức tác phong và hiệu quả công việc trong điều kiện cạnh tranh về năng suất chất lượng và hiệu quả. Điều này sẽ làm cho người đầu tư yên tâm bỏ vốn góp phần thuận lợi cho việc cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước - Với luật đầu tư nước ngoài và sự xuất hiện của nhiều chi nhánh ngân hàng kinh doanh của nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bằng cổ phiếu và các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành cổ phần hoá. - Ngoài ra, những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của các nước trên thế giới trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ là những bài học bổ Ých và quý giá để nhà nước tiến hành hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện công việc cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam . b. Các yếu tố khó khăn và cản trở . - Khó khăn và cản trở lớn nhất trong quá trình tư nhân hoá và cổ phần hoá ở nhiều nước đang phát triển là khu vực tư nhân nhỏ bé và yếu ớt. Điều này cũng đúng với Việt Nam, sự nhỏ bé yếu ớt của khu vực kinh tế tư nhân phản ánh trình độ chậm phát triển của kinh tế thị trường trong đó hình thái doanh nghiệp một chủ tự mình đứng ra kinh doanh là phổ biến . Hình thái công ty cổ phần còn xa lạ với hầu hết mọi người. Điều này gây ra sự bỡ ngỡ cho cả người đầu tư lẫn người sử dụng vốn đầu tư dưới hình thái cổ phiếu và do đó, làm cho việc tiến hành chương trình cổ phần hoá ở nước ta phải thực hiện trong một thời gian dài song song với sự hình thành và phát triển hình thái công ty cổ phần cũng như xác lập môi trường pháp lý tương ứng 15
  • 16. - Sự thiếu vắng một thị trường tài chính thực sự trong đó có thị trường chính khoán ( thị trường chính khoán là trung tâm phản ánh trạng thái hoạt động của các công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường ). Ở nước ta sở giao dịch chứng khoán đã đi vào hoạt động hơn một năm, nhưng vẫn còn non nít và chưa phát huy hết tác dụng của nó dẫn đến việc định giá doanh nghiệp để cổ phần hoá phát hành và lưu thông cổ phiếu, việc mua bán cổ phiếu còn gặp nhiều khó khăn. - Sự chưa ổn định trong chính sách vĩ mô của nhà nước về luật pháp, thuế khoá, tiền tệ …Chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro cho người muốn đầu tư lâu dài. Nhiều chính sách ra đời chồng chéo mâu thuẫn lẫn nhau và thay đổi đột ngột . - Các doanh nghiệp nhà nước hầu hết có trang bị máy móc cũ kỹ ,công nghệ lạc hậu, biên chế cồng kềnh, khả năng cạnh tranh thấp ... Do đó khó có thể tiến hành cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp này, số doanh nghiệp có mức lợi nhuận đủ sức hấp dẫn để cổ phần hoá. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc lùa chọn các doanh nghiệp cổ phần hoá cũng như thu hót sự hưởng ứng của đông đảo người có vốn đầu tư bằng cổ phần . - Về tư tưởng, tâm lý của đa số mọi người trong xã hội còn chưa quen với vấn đề mới mẻ này, thậm chí cũn cú những phản ứng nhất định ở những người đang sống yên ổn trong khu vực nhà nước . - Nhà nước thiếu một nguồn tài chính cần thiết để giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan đến chương trình cổ phần hoá như các khoản trợ cấp cho ngưũi lao động thất nghiệp, chi phí đào tạo lại nghề mới và thời gian tìm việc … - Hệ thống kiểm toán chưa trở thành một hoạt động phổ biến và thống nhất . Điều này trở ngại cho việc đánh giá, giá trị doanh nghiệp tình hình và triển vọng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được cổ phần hoá …và do đó gây khó khăn cho việc cung cấp thông tin trung thực tin cậy cho những người có nhu cầu đầu tư bằng cổ phiếu với những doanh nghiệp này. 2. Vấn đề tài chính trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 16
  • 17. Bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức hay một cá nhân muốn tiến hành kinh doanh cũng đò hỏi có một lượng vốn nhất định để hình thành nên tài sản doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau gọi là nguồn vốn. Như vậy tài sản và nguồn vốn chỉ là hai mặt khác nhau của vốn. Một tài sản có thể được tài trợ từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Chẳng hạn bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, tài sản có thể được hình thành bằng nguồn vốn vay hoặc thu mua. Ngược lại, một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên nhiều tài sản.Về mặt lượng tổng tài sản bao giê cũng bằng tổng nguồn vốn hình thành tài sản bởi chúng là hai mặt khác nhau của cùng một lượng vốn Tài sản = Nguồn vốn hay Tài sản = Vốn sở hữu + công nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ, vốn chủ sở hữu chính là số vốn để cổ phần hoá. Quy mô của vốn chủ sỡ hữu này phụ thuộc vào giá trị của tài sản và quy mô vốn công nợ. Vấn đề đặt ra trong quá trình cổ phần hoá là xác định giá trị tài sản và quy mô công nợ để từ đó xác định giá trị của vốn chủ sở hữu hay chính là giá trị phần vốn nhà nước trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Giá trị doanh nghiệp đem cổ phần hoá phải là giá trị hữu dụng của doanh nghiệp tức là số thực huy động được vào trong kinh doanh.Với ý đú cỏc khoản tổn thất do kinh doanh thua lỗ, nợ nần dây dưa, vật tư, hàng hoá tồn kho, kém phẩm chất, tài sản cố định không cần dùng đang chờ thanh lý …. Không được đưa vào giá trị doanh nghiệp để bán cổ phần. Người bán cổ phần thường có xu hướng định giá doanh nghiệp cao để tránh mất vốn trong khi người mua cổ phần thường có xu hướng định giá doanh nghiệp thấp để tránh rủi ro. Hai nhu cầu đối kháng này đòi hỏi phải có giải pháp dung hòa bằng việc xác định cho một mức giá hợp lý sau khi đã giải quyết các tồn đọng về tài sản và công nợ nhằm tăng tính hấp dẫn với người mua đồng thời phải có giải pháp đảm bảo khả năng phát triển của doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hoá. Do đó các vấn đề tài chính có thể chia làm hai nhóm: Vấn đề cổ phần hoá bao gồm xử lý tồn tại về tài sản, vốn, đặc biệt là công nợ của doanh nghiệp CPH và định giá doanh nghiệp; Vấn đề sau khi CPH bao gồm cơ cấu 17
  • 18. vốn và khả năng tăng giảm vốn sau khi doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần . 2.1. Xử lý vấn đề tài chính trước và sau khi doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần. 2.1.1 Xử lý tồn tại về tài sản, vốn trước và sau khi doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần. • Về tài sản: Tài sản không cần dùng cần được nhượng bán và thanh lý ngay. Nếu như chưa xong thì sau khi cổ phần hoá công ty cổ phần kế thừa và tiếp tục xử lý. Các tài sản, vật tư tiền vốn mất mát, thiếu hụt xác định rõ nguyên nhân, nếu trách nhiệm thuộc về cá nhân thì cá nhân đó phải đền bù số còn lại doanh nghiệp phải dùng quỹ để bù đắp nếu không đủ thỡ tớnh giảm phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Nguyên tắc và thủ tục nhượng bán và thanh lý tài sản phải theo chế độ hiện hành • Về vốn Những khoản vốn hay giá trị tài sản và vốn của doanh nghiệp nhận liên doanh liên kết thuê mướn trước khi cổ phần hoá cần xác định phân loại rõ ràng để Công ty cổ phần tiếp nhận và có phương án xử lý. Các khoản chênh lệch giá vật tư chênh lệch tỷ giá tuỳ trường hợp cụ thể để xử lý tăng vốn hoặc lãi theo chế độ hiện hành • Về công nợ Công nợ là vấn đề phát sinh thường xuyên của quá trình sản xuất kinh doanh nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán phản ánh trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước đối với các chủ nợ . Các chủ nợ có thể là: Nhà nước (trong trường hợp nợ thuế và các khoản phải nép ngân sách nhà nước), các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp khác, ngân 18
  • 19. hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác..) cá nhân (cán bộ nhân viên người bán hàng, khách hàng khác cá nhân khác) Ngược lại, nợ phải thu trên bảng cân đối kế toán phản ánh trách nhiệm các con nợ đối với doanh nghiệp nhà nước. Trách nhiệm được đề cập đến ở đây là việc bắt buộc phải thanh toán trả nợ đúng thời hạn. Đây là nguyên tắc quan trọng để giữ gìn mối quan hệ giữa bên đầu tư vốn và bên nhận vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vì quyền sở hữu thuộc về các chủ nợ, khách nợ vay vốn chỉ có quyền sử dụng vốn vay phải hoàn trả gốc vay đúng thời gian. Trước khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước phải thanh toán hết công nợ, thanh lý mọi hợp đồng đã ký hoặc phải các quyền lợi và nghĩa vụ cũ sang công ty cổ phần mới . Với vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn, nợ phải trả luôn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến giỏ trị doanh nghiệp. công nợ là một yếu tố thuộc tài sản, nợ phải thu cũng ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp Nếu không xác định được nợ còn lại thì không thể tính được giá trị doanh nghiệp. Mục đích của việc xử lý nợ là phân loại các khoản nợ để thu hồi hoặc thanh lý để có biện pháp loại trừ ra khỏi bảng cân đối, làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó xác định giá trị doanh nghiệp Đối với các khoản phải thu khú đũi cú nguyên nhân khách quan được xử lý theo nguyên tắc: - Đối với các khoản nợ đã có đủ chứng cớ xác định là các khoản nợ không đòi được như con nợ bị giải thể, phá sản, con nợ bỏ trèn, con nợ thi hành án và mất khả năng thanh toỏn… thỡ được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh ( nếu có lãi) hoặc giảm giá trị doanh nghiệp trước khi thực hiện chuyển đổi sở hữu ( nếu không có lãi). - Đối với các khoản nợ chưa đủ căn cứ để xử lý như nguyên tắc trên nhưng là những khoản công nợ dây dưa đã phát sinh trên 5 năm mà con nợ còn đang tồn tại, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng nhiều giải pháp ( bao gồm cả 19
  • 20. giải pháp đề nghị toà án giải quyết phá sản con nợ như quy định tại điều 7 luật phá sản doanh nghiệp ) nhưng vẫn không thu hồi được nợ thì hạch toán vào kết quả kinh doanh, giảm lãi trước khi thực hiện chuyển đổi (nếu doanh nghiệp cú lói) hoặc được giảm giá trị doanh nghiệp (phần vốn Nhà nước) trước khi chuyển đổi doanh nghiệp với mức tối đa không vượt quá phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp không có lãi hoặc bị lỗ ) Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá vẫn tiếp tục có trách nhiệm theo dõi, thu hồi các khoản nợ đã được xử lý theo nguyên tắc trên và nép vào ngân sách nhà nước. Đối với các khoản nợ do chủ quan đã quy được trách nhiệm cá nhân hoặc tập thể thì phải xử lý trách nhiệm bồi thường vật chất. Phần tổn thất sau khi đã xử lý trách nhiệm được xử lý như đối với các khoản nợ khú đũi cú nguyên nhân khách quan. Đối với các khoản nợ đọng ngân sách. Về nguyên tắc, các doanh nghiệp phải có biện pháp thanh toán các khoản nợ đọng ngân sách trước khi thực hiện cổ phần hoá. Trường hợp doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng khó khăn về tài chính do đầu tư tài sản cố định thì doanh nghiệp phải lập phương án xử lý nợ, huy động hết các nguồn hiện có ( như quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn khấu hao, thu hồi công nợ…) Để bù đắp các khoản chiếm dụng của ngân sách để đầu tư. Trường hợp đã huy động hết nguồn hiện có nhưng vẫn đủ nguồn bù đắp thì doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để thực hiện ghi thu ghi chi tăng vốn Nhà nước cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán do bị thua lỗ thì doanh nghiệp báo cáo cơ quan có thẫm quyền xem xét, cho phép xoá nợ ngân sách với mức tối đa bằng số luỹ kế của doanh nghiệp tại thời điểm có quyết định thực hiện cổ phần hoá. Đối với các khoản nợ vay ngân hàng thương mại quốc doanh. 20
  • 21. Việc khoanh nợ, xoá nợ ngân hàng là nhằm hỗ trợ những doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoỏ cú khó khăn về tài chính, hoạt động kinh doanh có thể bị lỗ nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản theo nguyên tắc: - Đối với các doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn trong thanh toán, không cân đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn… thì được xem xét khoanh các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm quyết định triển khai cổ phần hoá trong thời hạn từ 3-5 năm. - Đối với các doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ, mất khả năng thanh toán thì cho phép xoá nợ lãi vay ngân hàng mà doanh nghiệp chưa thanh toán với mức không vượt quá số lỗ còn lại sau khi xử lý nợ ngân sách. Phần nợ gốc quá hạn còn lại doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh khoanh nợ trong 5 năm để giảm bớt khó khăn về tài chính. Các khoản tổn thất của ngân hàng thương mại quốc doanh do khoanh nợ hoặc xoá nợ cho doanh nghiệp nhà nước trước khi thực hiện cổ phần hoá được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, quỹ bù đắp rủi ro của ngân hàng, giảm trừ vào nợ vay của ngân hàng nhà nước hoặc được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần khi các ngân hàng thương mại không đủ nguồn để bù đắp theo hướng dẫn của bộ tài chính. - Đối với nợ bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp mất khả năng thanh toỏn.Về nguyên tắc, trước khi thực hiện cổ phần hoá, doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán dứt điểm các khoản nợ đối với công ty bảo hiểm xã hội.Trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán thì khoản nợ đối với công ty bảo hiểm xã hội được giảm trừ vào giá trị doanh nghiệp trước khi thực hiện chuyển đổi. 2.1.2 .Định giá doanh nghiệp • Khái niệm: Giá doanh nghiệp được quan niệm là giá cả thực tế mà người mua trả cho người bán khi nhận quyền sở hữu một phần hay toàn bộ doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp theo kinh tế học hiện đại có thể hiểu là mức độ thoã dụng hay lợi Ých mà một doanh nghiệp sẽ mang lại trong suy nghĩ của các đối tượng tham gia mua bán. 21
  • 22. Định giá doanh nghiệp là các hoạt động có phương pháp mang tính đơn phương của từng bên liờn quan nhằm đưa ra một mức giá mà họ cho là gần nhất với giá trị doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp một cách chính xác sẽ tránh được thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán khi doanh nghiệp được xác định thấp hơn giá trị thực thì có thể làm mất vốn nhà nước. Ngược lại, khi giá doanh nghiệp được xác định cao hơn giá trị thực sẽ làm thiệt hại cho bên mua. • Các nhân tố xác định giá trị doanh nghiệp . - Giá trị tài sản doanh nghiệp. Giá trị tài sản doanh nghiệp là chỉ tiêu dễ thấy nhất thể hiện giá trị doanh nghiệp, được theo dõi hết sức chặt chẽ trong toàn bộ quá trình vận hành doanh nghiệp bằng hệ thống hoạch toán kế toán . Tài sản của doanh nghiệp gồm: + Tài sản hữu hình: Đất đai doanh nghiệp đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh, máy móc thiết bị. + Tài sản vô hình: quyền sử dụng đất, chi phí thành lập bằng phát minh sáng chế, chi phí nghiên cứu phát triển, lợi thế thương mại. - Khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Mức lợi nhuận là chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp thể hiện lợi Ých mà doanh nghiệp mang lại cho chủ sở hữu, nên là nhân tố quan trọng để xác định giá trị của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp chính là giá trị hiện tại hoỏ dũng lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi bán doanh nghiệp. - Quan hệ cung cầu về doanh nghiệp. Trong ngắn hạn, độ co giãn của cung cầu thường giả định không thay đổi. Khi đó, biến động của giá doanh nghiệp theo quy luật cung cầu thường giả định không thay đổi. Khi đó, biến động của giá doanh nghiệp theo quy luật cung cầu phụ thuộc chủ yếu vào lượng cung, lượng cầu về doanh nghiệp. Đôi khi cung cầu về doanh nghiệp gây ra sự chênh lệch lớn giữa giá trị doanh 22
  • 23. nghiệp và giá cả doanh nghiệp tạo nên các cú sốc cung cầu giả tạo trong ngắn hạn. Sự tăng giảm như vậy chứng tỏ cung cầu doanh nghiệp là một nhân tố khách quan không thể bỏ qua trong xác định giá doanh nghiệp . - Tình hình kinh tế, tài chính quốc gia. Nếu những dự đoán về tình hình kinh tế, tài chính quốc gia trong tương lai được coi là bất ổn định thì giá doanh nghiệp sẽ được đánh giá thấp xuống. Ngược lại thì giá doanh nghiệp sẽ được định giá cao hơn. Sự chênh lệch giữa hai mức giá này do mức độ rủi ro mà nhà đầu tư dự đoán phải được lưu tâm đến khi đến khi định giá doanh nghiệp. • Các phương pháp định giá doanh nghiệp - Phương pháp giá trị tài sản thuần. Phương pháp giỏ trị tái sản thuần xác định giá trị doanh nghiệp đưa trên giá trị thị trường của trị trường của các loại tài sản đó của nã. Phương pháp giá trị tái sản thuần xác định giá trị doanh nghiệp đưa trên giá trị thị trường của trị trường của các loại tài sản đó của nó. Theo phương pháp nào, giá trị thị trường của tài sản được tớnh dựa trờn bảng cân đối tài sản và tham khảo giá trị thị trường của tài sản tương tù hoặc cùng loại giá trị của vốn cổ phần được tính toán như sau: Theo phương pháp nào, giá trị thị trường của tài sản được tính dựa trên bảng cân đối tài sản và tham khảo giá trị thị trường của tài sản tương tự hoặc cùng loại giá trị của vốn cổ phần được tính toán như sau: VE=VA-VD. V VE : giá trị thị trường của vốn cổ phần . VA : giá trị thị trường của toàn bộ tài sản. VD : giá trị trường cửa nợ. - Phương pháp định giá theo khả năng sinh lời. Phương pháp này dựa trờn cơ sở xem xét doanh nghiệp không phải đơn thuần là tổng sè sè học giá trị các tài sản hiện có mà là một hệ thống phức tạp các giá trị kinh tế được đo bằng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Điều mà người đầu tư trông đợi là lợi nhuận, là khả năng sinh lời của doanh nghiệp 23
  • 24. trong tương lai và chính nó là cơ sở để định giá doanh nghiệp. Với cách nhìn nhận đó ta có 2 phương pháp định giá sau: + Phương pháp lợi nhuận. Giá trị doanh nghiệp theo phương pháp lợi nhuận được xác định theo công thức: Để xác định lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm dự tính thu được người ta có thể căn cứ vào số liệu thống kê cuả các năm gần nhất với thời điểm định giá và được tính theo phương pháp bình quân số học. Công thức tính như sau: Trong khi tính toán cũng cần xem xét để loại trừ các ảnh hưởng đột biến đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đồng thời cũng cần phân tích, dự đoán tình hình sắp tới để điều chỉnh lợi nhuận sau thuế bình quân đã tính toán cho phù hợp. Đối với việc lùa chọn tỷ suất vốn hoá cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng có thể thấy nên chọn tỷ suất lợi tức trái phiếu dài hạn làm tỷ suất vốn hoá là có cơ sở và hợp lý hơn, bởi vỡ nú phản ánh khả năng thu được lợi nhuận ở mức trung bình mà người đầu tư có thể đạt được trên thị trường. Về bản chất phương pháp lợi nhuận là phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận sau thuế bình quân thu được hàng năm. Thật vậy, nếu gọi lợi nhuận sau thuế hàng năm là P với tỷ suất hiện tại hoá là "i", số năm có khoản thu về lợi nhuận sau thuế là "n", ta có giá trị doanh nghiệp V là: (Ghi công thức ) Nếu lợi nhuận P là cố định và n+ thì (Ghi công thức ) 24 i Pr V = n n k kP P ∑= = 1
  • 25. Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp không có nhiều tài sản cố định phải khấu hao, khả năng tích luỹ vốn từ khấu hao hạn chế; mặt khác cũng đòi hỏi lợi nhuận sau thuế hành năm là tương đối ổn định. Trong trường hợp lợi nhuận sau thuế không ổn định hoặc đối với doanh nghiệp mới thành lập, chưa có số liệu quá khứ để xem xét thì việc dự đoán lợi nhuận sau thuế bình quân thu được hàng năm sẽ khó khăn hơn nhiều. 2.2. Cơ cấu vốn và khả năng tăng giảm vốn sau khi doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần . Trong công ty cổ phần, nguồn hình thành vốn được chia làm 3 loại: - vốn cổ phần - vốn vay - lợi nhuận tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh Khi doanh nghiệp mới chuyển sang công ty cổ phần, nguồn tài chính chỉ bao gồm vốn cổ phần và vốn vay. Sau một thời gian hoạt động, thì công ty cổ phần cú thờm một nguồn vốn bổ sung là lợi nhuận thu được Tỷ trọng của vốn cổ phần, vốn vay lợi nhuận trong nguồn vốn của công ty phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố: danh tiếng của công ty trên thị trường tiền tệ, mức độ và tính chất mất ổn định của lợi nhuận công ty, hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đối với công ty, lãi xuất tiền vay, tình hình kinh tế chung của đất người nước… - Khả năng tăng giảm vốn cổ phần. • Tăng vốn cổ phần của công ty. + Phát hành cổ phiếu mới: các loại cổ phiếu có thể phát hành là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. + Chuyển quỹ dự trữ vào vốn của công ty: Quỹ dự trữ của CTCP là một loại quỹ bắt buộc công ty phải trích lập theo luật định. Đây là một nguồn tài chính dự phòng nhằm bù đắp những rủi ro trong kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tăng vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, khi có nhu cầu bổ sung tăng vốn điều lệ của CTCP có thể chuyển một phần quỹ dự trữ vào vốn của công ty. 25
  • 26. + Chuyển trái phiếu thành cổ phiếu. Trước hết, được áp dụng với những trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phần đã được quy định khi phát hành trái phiếu. Sau đó, nếu công ty vẫn có nhu cầu tăng vốn điều lệ theo phương thức này thì mới áp dụng chuyển đổi đối với các loại trái phiếu khác. • Giảm vốn cổ phần của công ty. + Giảm vốn do kinh doanh thua lỗ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh do trình độ quản lý kinh doanh yếu kém hoặc do rủi ro công ty lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài không có khả năng khắc phục làm cho vốn cổ phần của công ty đương nhiên bị giảm xuống. Trong trường hợp này công ty bắt buộc phải xử theo mét trong hai cách sau: - Giảm giá trị danh nghĩa ghi trên cổ phiếu của các cổ đông theo tỷ lệ giảm vốn. - Huy động các cổ đông gúp thờm vốn bằng tiền mặt. + Giảm vốn do hoàn trả một phần cho các cổ đông. Ở một số CTCP tuy hoạt động kinh doanh không bị thua lỗ nhưng hiệu quả kinh tế thấp, công ty có nhu cầu thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh dẫn đến sự thừa vốn trong công ty. Trường hợp này nếu cứ kéo dài thì sẽ dẫn đến sự lãng phí về vốn, một bộ phận vốn bị ứ đọng không sử dụng và không sinh lời làm cho tỷ suất lợi nhuận của công tu ngày càng giảm thấp. Để khắc phục tình trạng thừa vốn, công ty có thể giải quyết bằng cách hoàn trả cho các cổ đông theo tỷ lệ vốn cổ phần của họ. + Giảm vốn do chuyển một phần vào công ty khác. Trong thực tế nhiều công ty cổ phần làm ăn có lãi song tỷ suất lợi nhuận không cao bằng một số ngành nghề kinh doanh khác. Khi đó, công ty có thể rút bớt một phần vốn của mình để đầu tư vào những ngành nghề khác có khả năng mang lại mức doanh lợi cao hơn như thành lập công ty mới hoặc góp vốn liên doanh, cổ phần vào những công ty khác. • Khả năng tăng giảm vốn vay. 26
  • 27. - Vay vốn bằng các hợp đồng tín dụng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hầu như không một doanh nghiệp nào chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn tự có mà phải hoạt động bằng nhiều nguồn trong đó vốn vay chiếm tỷ lệ đáng kể. Vốn vay không chỉ có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở khả năng tài trợ các nhu cầu bổ sung cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty mà còn tạo điều kiện linh hoạt trong việc thu hẹp quy mô kinh doanh bằng việc hoàn trả các khoản nợ đến hạn và giảm số lượng vốn vay. Đối với DNNN, ngoài nguồn vốn Nhà nước giao, các doanh nghiệp còn hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn vay như vay ngân hàng, các công ty tài chính, vay của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước… Trong quá trình cổ phần hoỏ, Cỏc DNNN chuyển sang các CTCP không được phép ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho nên trên thực tế các khoản vay nợ về vốn ( vay ngắn hạn, vay dài hạn) của DNNN đương nhiên được chuyển nợ sang các CTCP. - Vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu. công ty cổ phần muốn phát hành trái phiếu phải được Đại hội đồng cổ đông quyết định số tiền dự định vay bằng trái phiếu, giá trị của mỗi trái phiếu, lãi suất của trái phiếu, thời hạn vay và thời hạn thanh toán hoàn trả trái phiếu và khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu nếu luật pháp sau này cho phép. Việc phát hành trái phiếu là một phương thức vay vốn không làm tăng vốn cổ phần của công ty. • Khả năng tăng giảm vốn từ lợi nhuận. Lợi nhuận thu được từ kết quả sản xuất kinh doanh của mọi loại hình doanh nghiệp. Đối với CTCP, khối lượng lợi nhuận lớn và tỷ suất lợi nhuận cao không chỉ là niềm mơ ước của các cổ đông, của các nhà đầu tư mà của cả những người lao động bởi vì thu nhập của họ phụ thuộc trực tiếp vào kết quả kinh doanh. Khối lượng lợi nhuận lớn cùng với tỷ lệ lợi nhuận để lại cao là điều kiện để tăng cường khả năng tài trợ vốn bổ sung cho công ty. 27
  • 28. Khả năng tăng vốn của công ty từ lợi nhuận không chỉ phụ thuộc vào chính sách miễn giảm thuế của Nhà nước đối với CTCP. 28
  • 29. Chương II. Thực trạng về vấn đề tài chính trong cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam . I. Vài nét về Tổng công ty chè Việt Nam. 1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam. Cùng với một số mặt hàng khác như cà phê, điều, lạc…chố là một sản phẩm chiế lược có ưu thế mạnh ở nước ta. Nhằm tăng cường, tập trung,đỏp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, thoó món thị hiếu của người tiêu dùng, phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của đất nước, năm 1974, Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất các nhà máy chè xuất khẩu của Trung ương và một số xí nghiệp chè hương ở miền Bắc. Nhiệm vụ của liên hiệp xí nghiệp này, chế biến chè xuất khẩu theo kế hoạch nhà nước giao. Năm 1979 Chính phủ ra quyết định 75/TTg và 224/TTG về thống nhất tổ chức ngành chè, hợp nhất hai khâu trồng trọt và chế biến, giao cho các Nông trường chè ở địa phương trên cơ sở Trung ương quản lý thống nhất. Tháng 3 năm 1987 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm ra quyết định số 283/ NN-TCCB/QĐ thành lập công ty xuất nhập khẩu chè thuộc liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chố Viờt Nam . Căn cứ văn bản số 5826/ĐMDN ngày 13/10/1995 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và công nghệ thực phẩm ( nay là Bộ NN & PTNT ) và uỷ quyền ký quyết định thành lập các Tổng công ty theo quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ Tướng Chính phủ. Ngày29/12/1995 Bộ trưởng Bộ NN & PTNT ra quyết định số 394/Nhà nước- TCCB/QD thành lập Tổng công ty chè Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc Liên hợp các xí nghiệp nông công nghiệp chè Việt Nam 29
  • 30. Tổng công ty chè Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Tea Corporation (Vinatea Corp) trụ sở chính đặt tại 46 Tăng Bạt Hổ – Hai Bà Trưng – Hà nội. Tài khoản VND sè 361-111004020, tài khoản ngoại tệ số 362-111004 tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Tổng công ty chè Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6/1996 với quy mô ban đầu có : - 28 đơn vị thành viên - Tổng số lao động là :22500 cán bộ công nhân viên 22500 cán bộ công nhân viên - Vốn pháp định: 101.868,5 triệu đồng 101.868,5 triệu đồng - Vốn kinh doanh: 101.867,5 triệu đồng 101.867,5 triệu đồng + Vốn cố định : 68.163,6 triệu đồng 68.163,6 triệu đồng + Vốn xây dựng cơ bản: 5.601 triệu đồng 5.601 triệu đồng Như vậy, Tổng công ty chè Việt Nam đó cú thời gian hoạt động trên 20 năm. Trong quá trình hoạt động Êy, Tổng công ty đã đạt được những thành tích đáng kể. Tổng công ty là một đơn vị quốc doanh và là công ty cấp quốc gia duy nhất hoạt động trong lĩnh vực chè. Cho đến nay đây là công ty chè lớn nhất ở Việt Nam, là một đối tác duy nhất và quan trọng nhất ở Việt Nam cho các công ty và khách hàng nước ngoài . Trong việc nhận thức về môi trường đầu tư thỡ Tụng công ty đã bắt đầu thành lập các liên doanh và hợp tác với cỏc hóng nước ngoài để cải thiện chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất của các nhà máy lớn. Việc thành lập Tổng công ty chè Việt Nam đã tạo nên một sức mạnh mới, đó là tập trung hoạt động, tập trung vốn, được quyền quản lý điều hành, 30
  • 31. nhất là về giá cả để đảm bảo sức cạnh tranh của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty . Tổng công ty chè Việt Nam chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, về các dự án đầu tư phát triển chè, nhận và cung ứng vốn cho tất cả các đối tượng được đầu tư, là chủ đầu tư, nghiên cứu cải tạo giống chè, trồng trọt, chế biến tiêu thụ, xuất nhập khẩu sản phẩm chè, vật tư thiết bị ngành chè, tiến hành hoạt động kinh doanh đúng với pháp luật, cùng với chính quyền địa phương chăm lo phát triển kinh tế – xã hội ở cỏc vựng trồng chè, đặc biệt với cỏc vựng dõn tộc Ýt người, vùng kinh tế mới, vựng sõu vựng xa có nhiều khó khăn, xây dựng các mối quan hệ kinh tế và hợp tác đầu tư khuyến nông, khuyến lâm với các thành phần kinh tế để phát triển trồng chè góp phần thực hiện xoỏ đúi giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh. Tổng công ty làm chủ đầu mối trong việc khảo sát, khai thác và chiếm lĩnh thị trường nhất là thị trường quốc tế, bao gồm thị trường xuất khẩu chè, thị trường nhập khẩu và thị trường vốn, đây là những vấn đề mà hiện nay và những năm tới, tầng đơn vị thành viên không có điều kiện hoặc nếu làm thì không có hiệu quả. Tổng công ty trực tiếp giao dịch ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và liên doanh liên kết với nước ngoài, đảm bảo cho việc thống nhất giá cả, gọi vốn nước ngoài cho việc phát triển sản xuất cho toàn ngành. Tổng công ty làm đầu mối nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên dùng và các hàng tiêu dùng khác cho các đơn vị thành viên với giá nhập khẩu có lợi nhất, thiết bị và công nghệ hiện đại nhất để tầng bước đưa công nghệ chế biến chè ở Việt Nam tiến kịp trình độ thế giới. Tổ chức và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, làm đầu mối cho việc chuyển nhượng kỹ thuật chè thế giới vào Việt Nam, nghiên cứu giống chè, quy trình canh tác, thu hái, quy trình công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chè. Đồng thời nghiên cứu tạo sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, có bao bì mẫu mã, tem nhãn đa dạng đáp ứng thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. 31
  • 32. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của ngành chè. 3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty - Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và các nông lâm sản khác. - Công nghiệp chế biến thực phẩm: các sản phẩm chè, sản phẩm các đồ uống nhà nước giải khỏt… - Sản xuất gạch ngãi, vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón các loại phục vụ vùng nguyên liệu. - Sản xuất bao bì các loại. - Chế biến các sản phẩm cơ khí, phụ tùng, thiết bị, máy móc phục vụ chuyên ngành chè và đồ gia dông. - Dịch vụ kỹ thuật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè. - Xây dựng cơ bản và tư vấn đầu tư, xây lắp phát triển ngành trồng chè, dân dụng. - Dịch vô du lịch, khách sạn, nhà hàng. - Bán buôn, bán lẻ, đại lý các sản phẩm của ngành công nghiệp và nông nghiệp thực phẩm; vật tư, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống. - Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật Nhà nước - Xuất nhập khẩu: + Xuất khẩu trực tiếp: các sản phẩm chè, các mặt hàng nông lâm sản… + Nhập khẩu trực tiếp: nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng. 4. Đặc điểm tổ chức quản lý Tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước,Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc Chính Phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ 32
  • 33. quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền chủ sở hửu đối với DNNN theo luật DNNN và các quy định khác của pháp luật. Tổng công ty hoạt động theo cơ chế: Hội đồng quản trị thực hiện các chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của tổng công ty theo nhiệm vụ của nhà nước giao. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, do Bộ trưởng Bộ NN & PTNT bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của HĐQT. Tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động và là người có quyền hành cao nhất trong tổng công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ NN & PTNT, hội đồng quản trị.s Tổng công ty áp dụng mô hình quản lý trực tuyến( sơ đồ 1) Ba phó tổng giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc, điều hành một hay một số lĩnh vực hoạt động của tổng công ty theo sự phân công của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và nhiệm vụ được tổng giám đốc phân công thực hiện. Kế toán trưởng Tổng công ty giúp Tổng công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty. Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên tổng công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, điều lệ tổng công ty, các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị. Văn phòng và cỏc phũng ban hoặc ban chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc. Quan hệ giữa các phòng ban là quan hệ phối hợp, cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tổng công ty cú cỏc đơn vị thành viên, đơn vị hạch toán độc lập, công ty hạch toán hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp(Cú danh sách kèm 33
  • 34. theo) Tổng công ty giao vốn, tài nguyên và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên trên cơ sở vốn và nguồn lực Nhà nước giao cho Tổng công ty, phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của tầng đơn vị thành viên chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực được giao. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Tổng công ty là tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập và từ phần hạch toán tập trung của Tổng công ty . Kinh phí kinh doanh của bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty đã được huy động từ các đơn vị thành viên và một phần từ kinh doanh trực tiếp của Tổng công ty. Các đơn vị thành viên được hạch toán khoản kinh phí này vào trong giá thành sản phẩm và chi phí lưu thông. Tổng công ty được quyền trích lập tối đa 10% các quỹ của đơn vị thành viên để lập các quỹ của Tổng công ty. Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập hàng tháng, quý phải báo cáo thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch, 6 tháng và hàng năm phải lập báo cáo quyết toán tài chính gửi về Tổng công ty và cơ quan quản lý tài chính theo quy định. Các doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo phân cấp của Tổng công ty Danh sách các đơn vị thành viên của Tổng công ty chè Việt Nam : + Tám đơn vị thành viên hạch toán độc lập 1) Công ty Xõy Lắp 2) Công ty chố Mộc Chõu 3) Công ty chố Nụng Phỳ 4) Công ty chố Yờn Bỏi 5) Công ty chố Thỏi Nguyờn 6) Công ty chố Sụng Cầu 7) Công ty chè Hà Tĩnh 8) Trung tâm kiểm tra chất lượng KCS 34
  • 35. + Ba đơn vị hạch toán phụ thuộc: + Ba đơn vị hạch toán phụ thuộc: 9) Công ty chè Hải Phòng 10) Công ty chè Sài Gòn 11) Công ty chè Cổ Loa + Hai liên doanh: 12) Công ty liên doanh Phú Đa 13) Công ty liên doanh Phú Bền + Sáu công ty cổ phần 14) Công ty chè Kim Anh 15) Công ty chè Trần Phú 16) Công ty chố Quõn Chu 17) Công ty chè Nghĩa Lé 18) Công ty chố Liờn Sơn + Hai đơn vị hạch toán sự nghiệp: 19) Viện điều dưỡng Đồ Sơn 20) Viện nghiên cứu chè. 5. Đặc điểm về sản phẩm. Chè là một sản phẩm được sản xuất, chế biến bằng100% nguyên liệu chố bỳp tươi trong nước. Sản phẩm chè được sản xuất theo mét quy trình công nghệ nghiêm ngặt và tương đối phức tạp. Tuỳ theo ý muốn chủ quan của con người, chè được chế biến theo các quy trình công nghệ khác nhau sẽ cho ra các sản phẩm khác nhau. - Chè đen là sản phẩm thu được sau khi chế biến chè tươi theo sơ đồ công nghệ: Diệt men, sấy nhẹ, vò, làm tơi chố vũ, sấy hoặc sao khô và phân loại. - Chè đen Chè xanh là sản phẩm thu được từ chế biến chè tươi theo sơ đồ công nghệ: Làm hộo, vũ, lên men, sấy khô, phân loại. 35
  • 36. Sản phẩm chè của các doanh nghiệp trong Tổng công ty bao gồm các loại chủ yếu sau: + Chè đen OTD, chiếm tỷ trọng lớn nhất 58,2% + Chè đen CTC, chiếm tỷ trọng 27,5% + Chè xanh Nhật Bản, chiếm tỷ trọng7,4% + Chè xanh Đài Loan chiếm tỷ trọng 6,9% Chè xanh sau khi sau khi sản xuất được chia thành 7 loại phẩm cấp sản phẩm như sau: + Chố cánh gồm có : OP, P,PS + Chè mảnh gồm có: FBOP, BPS + Chè vụn gồm có :F,D Ngoài ra, cũn cú một số sản phẩm khác như chè xanh Việt Nam, chè Olong, chè vàng, chè ướp hương… Các sản phẩm này chủ yếu để tiêu dùng trong nước, số lượng xuất khẩu không đáng kể. Đến nay sản phẩm chè của các doanh nghiệp thành viên khá đa dạng và phong phú, có hơn 200 loại sản phẩm. Phản ánh sự cố gắng lớn của các doanh nghiệp thành viên trong việc đa dạng hoá sản phẩm nhằm tầng bước chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng và thanh đổi mẫu mã là một mục tiêu lớn của toàn Tổng công ty. Song ngành chè vẫn không còn Ýt việc khó khăn, đó là sản phẩm còn đơn điệu, mẫu mã nghèo nàn, chất lượng thấp, chưa hấp dẫn được người tiêu dùng. Để khắc phục tình trạng sản phẩm sản xuất ra không đều, giá trị xuất khẩu thấp .Tổng công ty cần một lượng vốn rất lớn để đầu tư trồng mới các vườn chè cũng như xây dựng các nhà máy có công nghệ mới. Năm vừa rồi, Tổng công ty đã đầu tư ba nhà máy trộn chè ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ba đầu mối xuất khẩu chính của ngành chè. Sản phẩm chố cỏc công ty thành viên sản xuất ra, bán cho Tổng công ty, ba công ty này có nhiệm vụ là pha trộn tất cả các loại chè để đưa ra các sản phẩm đồng đều, có giá trị xuất khẩu và tiờu dùng cao. Chất lượng chè của các công ty thành viên không đều nờn khõu pha trộn rất phức tạp và khó đưa ra một sản phẩm có chất lượng đồng bộ, có những sản phẩm 36
  • 37. có lượng độc tố trong chè rất cao, chất tanin nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiờu dựng. 6. Thị trường tiêu thụ Có thể nói Tổng công ty chè Việt Nam là “con chim đầu đàn” của ngành chè Việt Nam. Sản phẩm chè của Tổng công ty chiếm đại bộ phận dành cho xuất khẩu, cũn chố nội tiêu chiếm tỷ trọng rất thấp (khoảng 10% tổng sản phẩm tiêu thụ của Tổng công ty). Thị trường nước ngoài, ngoài các bạn hàng truyền thống là Liờn Xụ cũ và Đông Âu , Tổng công ty đã tầng xuất khẩu chè đi sang các nước Pháp, Anh, Pakistan, Hà Lan, Hồng Kụng, Singapore…Nhưng đến năm 1988, do sự sụp đổ của Liờn Xụ cũ và những biến động chính trị ở các nước Đông Âu, thị trường xuất khẩu chè của Tổng công ty hết sức bấp bênh. Hiện nay, bạn hàng quan trọng nhất là Irắc. Tổng công ty đã xuất khẩu chè sang Irắc trên 15 năm, năm 1999 đã đạt tỷ trọng cao nhất, chiếm 86,1% tổng kim nghạch xuất khẩu. Ngoài ra, cũn cú thị trường Mỹ, thị trường Châu Âu… Gần đây, do có sự thay đổi nhiều mặt nên sản phẩm chè của Tổng công ty ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng. Tổng công ty đã mở rộng thị phần cho mình: trong nước tăng thêm một số đại lý bán buôn, bán lẻ, các cửa hàng chuyên bán sản phẩm chè. Và tất nhiên sản phẩm chè cũng đã, đang và tiếp tục được xuất khấu sang nhiều nước trên thế giới với chất lượng tốt hơn, chủng loại phong phú hơn, mẫu mã bao bì đẹp hơn trước đây. Điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty . 7. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam . Kể từ ngày thành lập đến nay mặc dù gặp nhiều khó khăn, phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng với sự nỗ lực vượt bậc của toàn bộ cán bộ, công nhân viên, Tổng công ty chè Việt Nam đã đạt được kết quả đáng khích lệ, biểu hiện ở : Tổng tài sản cố định của toàn Tổng công ty tính đến31/12/2001 là 1.140 tỷ đồng, trong đó vốn ngõn sách Nhà nước là 247,9 tỷ đồng, chỉ chiếm 37
  • 38. 21,7%. Theo báo cáo tổng kết của Tổng công ty thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản cố định năm 2001là một đồng tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh làm ra 4,5 đồng doanh thu ( năm 2,18) nguyên nhân do năm 2001 TSCĐ giảm trong khi doanh thu thuần tăng mạnh. Với hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính như sau : Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ = TSCĐ Còn về hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu năm 2001 một đồng vốn chủ sỏ hữu tạo ra được 0,011 đồng lợi nhuận, trong khi năm 2000 tạo ra được 0,0333 đồng lợi nhuận, năm 1999 tạo ra được 0,051đồng lợi nhuận. Càng về sau hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng giảm, ngoài nguyên nhân biến động của thị trường chố trờn thế giới còn do cơ chế quản lý không còn phù hợp. Lợi nhuận sau thuế Hệ sè sinh lợi vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Biểu 1. Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 1999-2001 STT Nội dung Đơn vị 1999 2000 2001 1 Doanh thu Tỷ đồng 310,8 613,7 439 2 Lợi nhuận Tỷ đồng 7,430 8,269 2,316 3 Xuất khẩu Tỷ đồng 282 348 322 4 Nép ngân sách Tỷ đồng 22,973 20,023 29,384 5 Thu nhập bq 1000đ/1 ng 572 693 642 (Nguồn phòng Kế toán – tài chính ) Từ bảng trên ta thấy, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chiếm phần lớn, năm 1999 chiếm 90,7% tổng doanh thu, sang năm 2000 chiếm 56,7% , sang năm 2000, thu nhập tiêu thụ nội địa đã tăng lên rất nhiều 34%. Còn năm 2001 chiếm 72,3%. 38
  • 39. Doanh thu cũng như lợi nhuận năm 2000 cao hơn năm 1999, doanh thu tăng 97,4%, lợi nhuận tăng 11,29% đó là do năm 2000 có nhiều thuận lợi cho ngành chè, giá cả tăng, sản lượng tiêu thụ tăng. Nhưng năm 2001 doanh thu của Tổng công ty giảm mạnh so với năm 2000, chỉ bằng 71,6%, giảm 28,4%. Dẫn đến, lợi nhuận giảm chỉ bằng 28%, thu nhập bình quân đầu người giảm còn 92,6% so với năm 2000. Do các nguyên nhân sau: - Giỏ chè xuất khẩu sang thị trường IRAQ giảm và biến động của đồng DM giảm làm doanh thu giảm 16% so với năm 2000 nhưng Tổng công ty vẫn giữ mức giá thu mua chố bỳp tươi cho các hộ gia đình công nhân và nông dân như mức giá năm 2000 theo chỉ đạo của Chính phủ ( giá bình quân 1.950 đồng/kg) để người trồng chè có điều kiện thâm canh vườn chè và ổn định đời sống tương ứng giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh 46,8 tỷ đồng - Hiệp hội Hàng hải đã đồng loạt thu phí chiến tranh 600USD/Cont 40’, ( do chiến tranh tại Afganistan ) nên Tổng công ty chè Việt Nam phải tăng thêm chi phí, làm giảm lãi 4,6 tỷ đồng. - Do khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm chè, làm số dự trữ nguyên liệu và thành phẩm tồn kho lớn và khi xuất hàng không thu được tiền ngay, Tổng công ty phải vay ngân hàng tới 450 tỷ. Số lãi vay tăng - Chi phí bảo quản do hàng tồn kho tiêu thụ chậm phải tồn kho năm 2001 tăng… Từ khi hoạt đông đến nay Tổng công ty luôn chú trọng đến việc ổn định và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Hiện nay có 209 CBCNV làm việc tại cỏc phũng, ban, đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty. Mét trong những mục tiêu hành đầu của Tổng công ty là bảo toàn vốn, kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước. Trong những năm qua Tổng công ty luôn thực hiện đựoc mục tiêu này II. Thực trạng vấn đề tài chính trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam. 1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam . 39
  • 40. Thuận lợi: 1) Tổng công ty có một đội ngò cán bộ lãnh đạo có trình độ cao và đã nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa vủa vấn đề cổ phần hoá. Vì thế đã tập trung nghiên cứu chỉ đạo các đơn vị có điều kiện tiến hành cổ phần hoá một cách có hệ thống và khoa học, từ khâu tuyên truyền vận động cán bộ, công nhân viên đến khâu tổ chức chuyển đổi. Các cơ quan Nhà nước như : Bé Tài Chính, Bộ NN & PTNT cử cán bộ trực tiếp đến tận các doanh nghiệp cùng với Tổng công ty và đội ngũ cỏn bộ chủ chốt của các doanh nghiệp, triển khai việc cổ phần hoá . 2) Sau khi chuyển đổi lãnh đạo Tổng công ty trực tiếp tham gia quản lý phần vốn của Tổng công ty ở các doanh nghiệp đã chuyển sang cổ phần . Tổng công ty vẫn đối xử với các công ty cổ phần như với các thành viên của mình. Giúp đỡ về việc chỉ đạo tổ chức bộ máy, quản lý tổ chức sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, giúp đỡ về vốn, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hoặc ứng vốn và bao tiêu toàn bộ sản phẩm xuất khẩu. 3) Công nhân viên chức trong ngành chè chủ yếu sống dùa vào chè. Do đó tuyệt đại bộ phận CNVC đều mua cổ phần và gắn bó với công việc. Trong trường hợp những người không có khả năng về tài chính để mua cổ phần thỡ cỏc doanh nghiệp điều tạo điều kiện cho họ được vay vốn để mua cổ phần. Mua hết số cổ phần ưu đãi và thậm chí cả cổ phiếu phổ thông. Khó khăn: 1) Chè là một ngành kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Cũng như các nông sản khác, tỷ suất lợi nhuận thường là rất thấp. Do đó, các cổ đông không muốn mua cổ phần, nhất là những người ngoài doanh nghiệp. 2) Cán bộ, công nhân trong ngành chè là những người lao động có thu nhập chủ yếu từ chố, khụng cao, đời sống còn thấp. Họ không có tiền tích luỹ để mua cổ phần, số người nghốo cũn đụng so với ngành khác. 3) Các doanh nghiệp chè được phân bố tại cỏc vựng trung du và miền núi, vựng sõu vựng xa, vùng kinh tế mới. Ở những nơi này, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống còn rất thấp, đời sống dân trí cũn kộm so với vựng khỏc, nhất là kiến thức về kinh tế thị trường còn nhiều mới 40
  • 41. mẻ. Do đó, nhận thức trong đội ngò cán bộ, công nhân về cổ phần còn chưa đầy đủ. 4) Tâm lý của nhiều năm kinh doanh trong môi trường bao cấp của những người lãnh đạo các doanh nghiệp cộng với việc các sản phẩm xuất khẩu được Tổng công ty bao tiêu toàn bộ. Cho nên các doanh nghiệp không muốn ra khỏi Tổng công ty. 5) Các doanh nghiệp chè sử dụng một lượng đất đai và lượng lao động rất lớn, hầu hết là vay vốn ngân hàng để đầu tư, tỷ lệ vốn nhà nước không cao. Do đó, khi cổ phần hoá quyền lợi của người lao động không đảm bảo được chế độ ưu đãi như các lĩnh vực kinh doanh khỏc. Cỏc doanh nghiệp chè được xây dựng trên cơ sở cỏc vựng kinh tế mới. Do đó phải đảm nhiệm cả hệ thống về trồng rừng phòng hộ, trồng cây lương thực, đập nước giử độ Èm cho toàn vùng …Cũng như việc Tổng công ty phải đảm bảo các công trình phóc lợi cho công nhân như : đường, điện, nhà trẻ, trường học, trạm xỏ…Những tài sản này không có giá trị sinh lời trực tiếp cho bản thân doanh nghiệp mà phục vô chung cho toàn vùng. Khi chuyển sang cổ phần hoá xử lý phức tạp khó khăn. 6) Vấn đề định giá còn gặp nhiều khó khăn. Đó là do: - Phương pháp tớnh cũn nhiều bất cập, chủ yếu dùa vào giá trị sổ sách kế toán, mà không tính đến giá trị sainh lời của toàn doanh nghiệp - Công nợ lớn - Công trình phóc lợi nhiều - Hệ thống các nhà xưởng, nhà làm việc, nhà ở của công nhân, máy móc thiết bị được sử dụng nhiều năm, nhiều cái đã hư háng, lạc hậu. Nhưng trong thực tế tốc độ khấu hao không đảm bảo theo quy định Nhà nước. Giá trị sổ sách của tài sản lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế, khi chuyển sang công ty cổ phần nó không tạo ra giá trị mới, phải chuyển sang những tài sản không cần dùng phải thanh lý hoặc phải nhượng bán. 7) Tổng công ty là một doanh nghiệp được cấu thành bởi hệ thống các doanh nghiệp thành viên có liên quan mật thiết với nhau về công nghệ sản xuất, 41
  • 42. khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Nếu cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp riêng lẻ thì hoạt động của Tổng công ty có những đảo lộn nhất định. Trong lúc đó chính phủ yêu cầu phát triển Tổng công ty thành doanh nghiệp mẹ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. 2. Quá trình triển khai Quá trình tiến cổ phần hoá là chủ trương lớn của Đảng và chính phủ, là hướng phát triển tất yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp của mình . Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và tư liệu sản xuất đã được Tổng công ty chè Việt Nam bắt đầu thực hiện từ năm 1998 khi tiến hành thí điểm giao đất giao và vườn chè cho người lao động ở công ty Long Phó – mét trong những đơn vị khó khăn nhất của Tổng công ty. Vườn chè nguyên là đất trồng cỏ chăn nuôi bò của nông trương Phỳ Món. Do tầng đất mỏng lại bị đá ong hoá. Công tác quản lý còn nhiều tồn tại nên cỏ đã không phát triển được, nông trường có nguy cơ phá sản. Tổng công ty đã tiếp nhận nông trường Phỳ Món, sát nhập vào Xí nghiệp chè Long Phú và chuyển từ trồng cỏ sang trồng chè. Tổng công ty hỗ trợ vốn bằng giống chè, phân bón, làm đất, xây dựng hạ tầng cơ sở và kỹ thuật sản xuất. Các hộ gia đình đóng góp bằng sức lao động và một phần vật tư, vật liệu phụ. Sau 3 năm công ty chè Long Phỳ đó trồng được 300 ha chè, năng suất bình quân đạt trên 5 tấn / ha. Sau khi tổng kết rút kinh nghiệm, phương thức này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều đơn vị. Đến nay, 100% diện tích vườn chố đó được giao lâu dài (50 năm ) cho người lao động. với sự hỗ trợ của doanh nghiệp về hạ tầng cơ sở, về giống, về kỹ thuật canh tác và giá mua nguyên liệu thoó đỏng, cỏc vườn chố đó được phục hồi và thâm canh cao độ. Có thể nói việc tăng năng suất chố bỳp tươi của Tổng công ty có sự đóng góp của việc giao vườn chè cho người lao động. Thực tế vườn chè đã là tài sản có sở hữu chung của công nhân và các hộ gia đình, đó là hình thức sơ khai của tiến trình cổ phần hoá. 42