SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------------------
NGÔ THỊ THÙY GIANG
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI
NHÁNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. BÙI ĐỨC TÍNH
Huế, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quảng Trị cung cấp và do cá nhân tôi thu
thập từ các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, các kết quả nghiên cứu có liên quan
đến đề tài đã được công bố, các trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Huế, tháng 03 năm 2018
Người thực hiện
Ngô Thị Thùy Giang
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Chi
nhánh Quảng Trị”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều
cá nhân và tập thể.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với PGS.TS Bùi Đức Tính, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Huế,
Phòng Đào tạo Sau Đại học, các Giảng viên đã tham gia giảng dạy khóa học và đã
trang bị cho tôi những kiến thức quý báu về Quản lý kinh tế.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam Thịnh Vượng - Chi n ánh Quảng Trị, các anh chị đồng nghiệp, các bạn học
viên Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị đã độngviên và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ
tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý chân t ành của quý thầy cô giáo, đồng
chí và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 03 năm 2018
Người thực hiện
Ngô Thị Thùy Giang
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGÔ THỊ THÙY GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.BÙI ĐỨC TÍNH
Tên đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất phát từ thực trạng hoạt động cho vay và công tác quản trị rủi ro tín dụng
tại VPBank CN Quảng Trị, đồng thời xác định được tính cấp thiết của việc phòng
ngừa và hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi
nhánh Quảng Trị”để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ. Kết quả nghiên cứu sẽ thể
hiện tình hình tín dụng doanh nghiệp hiện nay của ngân hàng, nguyên nhân dẫn đến
rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp,
đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả nhất.
2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ
liệu và thông tin; phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích dữ liệu để nghiên
cứu.
3. Kết quả nghiên cứu chính: Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận
và thực tiễn về công tác quản trị rủi ro tín dụ g trong Ngân hàng. Đánh giá thực
trạng về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank chi nhánh Quảng Trị. Để hoàn
thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cần thực hiện các giải pháp: Hoàn thiện và
tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay; Phân tán rủi ro trong cho vay DN; Thành
lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo rủi ro; Hoàn thiện công tác thẩm định
trong cho vay DN; Tăng cường hiệu quả công cụ bảo đảm tiền vay; oàn thiện công
tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng; Tăng cường kiểm tra, giám sát sau cho
vay đối với DN, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng; Thực hiện tốt việc phân loại nợ và sử dụng dự phòng RRTD để tài trợ
RRTD trong cho vay DN; Tăng cường xử lý nợ có vấn đề, áp dụng các công cụ mới
trong xử lý RRTD; Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất
lượng cán bộ làm công tác cho vay DN.
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
CN : Chi nhánh
CBTD : Cán bộ tín dụng
CVQHKH : Chuyên viên quan hệ khách hàng
DN : Doanh nghiệp
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
KH : Khách hàng
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
KHCN : Khách hàng cá nhân
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân àng thương mại
QHKH : Quan ệ khách hàng
RRTD : Rủi ro tín dụng
TAND : Tòa án nhân dân
TCTD : Tổ chức tín dụng
TGCKH : Tiền gửi có kỳ hạn
TSĐB : Tài sản đảm bảo
VPBank : Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
XHTDNB : Xếp hạng tín dụng nội bộ
XLRR : Xử lý rủi ro
iv
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................4
5. Kết cấu của luận văn............................................................................................................................5
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................................6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ6
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.........................................................................................................................................6
1.1.Rủi ro tín dụng trong c o vay của NHTM...............................................................................6
1.1.1.Khái niệm...........................................................................................................................................6
1.1.2.Phân loại rủi ro tín dụng..............................................................................................................7
1.1.3.Tác động của rủi ro tín dụng.....................................................................................................8
1.2.Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mạ....................................................................9
1.2.1.Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng..........................................................................................9
1.2.2.Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM.............................................................10
1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM......................26
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng..........................................................31
1.3.1.Nhân tố bên trong ngân hàng..................................................................................................31
1.3.2.Nhân tố bên ngoài ngân hàng.................................................................................................33
1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại.............35
1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Citibank..............................................................................35
1.4.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn ngân hàng ING...................................................................36
1.4.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam............................36
1.4.4. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam...................................38
1.5. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng đối với NHTM..............................39
v
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAYDOANH NGHIỆP TẠI VPBANK CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 41
2.1. Tổng quan về VPBank CN Quảng Trị 41
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của VPBank CN Quảng Trị 41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của VPBank CN Quảng Trị 43
2.1.3. Tình hình hoạt động của VPBank CN Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 47
2.2.Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng
Trị qua 3 năm 2014 - 2016 53
2.2.1. Bối cảnh môi trường của hoạt động cho vay DN tại VPBank CN Quảng Trị
ảnh hưởng đến tình hình RRTD của NH 53
2.2.3.Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng
Trị 57
2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại
VPBank CN Quảng Trị 60
2.3.1.Nhận dạng rủi ro tín dụng 60
2.3.2.Đo lường và lượng hóa rủi ro tín dụng 63
2.3.3.Phát hiện, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 67
2.3.4.Kiểm soát rủi ro tín dụng 72
2.3.5.Tài trợ rủi ro tín dụng73
2.3.6. Giám sát và kiểm tra công tác quản trị rủi ro tín dụng 76
2.4. Đánh giá chung về tình hình quản trị RRTD trong cho vay DN của VPBankCN
Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 77
2.4.1. Những kết quả đạt được 77
2.4.2. Một số hạn chế 78
2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 84
vi
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VPBANKCHI
NHÁNH QUẢNG TRỊ.......................................................................................................................85
3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và hoàn thiện quản trị rủi ro tín
dụng của VPBank CN Quảng Trị.....................................................................................................85
3.1.1.Định hướng chung.......................................................................................................................85
3.1.2.Định hướng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DN của ngân hàng trong
thời gian tới................................................................................................................................................85
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại
VPBank CN Quảng Trị.........................................................................................................................86
3.2.1. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay.............................................86
3.2.2. Phân tán rủi ro trong cho vay DN.......................................................................................89
3.2.3. Thành lập bộ phận ng iên cứu, phân tích và dự báo rủi ro.......................................90
3.2.4. Hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vayDN........................................................91
3.2.5. Tăng cường hiệu quả công cụ bảo đảm tiền vay..........................................................91
3.2.6. Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng.....................................92
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát sau cho vay đối với DN; nâng cao hiệu quả
hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng.....................................................93
3.2.8. Thực hiện tốt việc phân loại nợ và sử dụ g dự p òng RRTD để tài trợ RRTD
trong cho vay DN....................................................................................................................................93
3.2.9. Tăng cường xử lý nợ có vấn đề, áp dụng các công cụ mới trong xử lý RRTD94
3.2.10. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cán bộ
làm công tác cho vay DN.....................................................................................................................94
KẾT LUẬN chương 3...........................................................................................................................96
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................97
I. Kết luận....................................................................................................................................................97
II. Kiến nghị...............................................................................................................................................98
2.1. Kiến nghị với Chính phủ.............................................................................................................98
2.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam..................................................................98
vii
2.3. Kiến nghị với Hội sở chính VPBank 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN
XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC
NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Xếp hạng rủi ro tín dụng 19
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của VPBank
CN Quảng Trị 46
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại VPBank CN Quảng Trị
qua 3 năm 2014 - 2016 48
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng tại VPBank CN
Quảng Trị qua 3 năm 2014 - 2016 51
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh
tại VPBank CN Quảng Trị 52
Bảng 2.5: Tình hình huy động – cho vay
khách hàng doanh nghiệp 54
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng phân theo loại hình doanh nghiệptại VPBank CN
Quảng Trị qua 3 năm 2014 - 2016 55
Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng phân theo quy mô doanh nghiệptại VPBank CN
Quảng Trị qua 3 năm 2014 - 2016 56
Bảng 2.8: Phân loại dư nợ của khách hàng
doanh nghiệp 58
Bảng 2.9: Nợ quá hạn và nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp theo
thời hạn vay 59
Bảng 2.10: Nợ quá hạn của nhóm KHDN
phân theo ngành nghề kinh tế 60
Bảng 2.11: Tổng hợp xếp loại khách hàng
năm 2016 66
Bảng 2.12: Số lượng khách hàng doanh
nghiệp mua bảo hiểm 68
Bảng 2.13: Giá trị tài sản đảm bảo và tỷ lệ
so với dư nợ vay 69
Bảng 2.14: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị
qua 3 năm 2014-2016 72
Bảng 2.15: Kết quả của Phương án xử lý nợ
xấu đến thời điểm 2016 75
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 10
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VPBank CN Quảng Trị 44
Sơ đồ 2.2: Quy trình chấm điểm cho khách hàng doanh nghiệp 63
x
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế
giới. Trong đó, nổi bật lên là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các ngân hàng
thương mại (NHTM) để đáp ứng nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh của các tổ chức và cá nhân.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một
trong những ngân hàng TMCP có tỷ trọng cho vay doanh nghiệp khá cao. Trong
những năm qua, hoạt động cho vay doanh nghiệpđã có nhiềuđóng góp to lớn vào
tổng thu nhập cũng như hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Trong tổng các nguồn
thu, thì thu nhập từ lãi cho vay và các loại phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cho
vay thường chiếm từ 70% - 80%. Bên cạnh những đóng góp to lớn đó, cho vay
doanh nghiệpcũng là mảng hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tàn phá mạnh nhất lợi
nhuận của Ngân hàng và là nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ của các NHTM. Vì
vậy, quản trị rủi ro là công việc chủ đạo của hoạt động quản trị tại VPBank.
VPBank đã và đang từng bước thực hiện các nội dung công việc của quản trị
rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, công tác này hiện chưa thực sự hiệu quả, còn thiếu tính
bền vững, lâu dài, thiên về xử lý hậu quả mà tí h p òng ngừa còn kém, thiên về các
yếu tố định tính mà chưa có khả năng lượng hóa cụ hể rủi ro. Để hoàn thiện quy
trình quản trị rủi ro, hiện nay, VPBank đã có những bước đi căn bản để xây dựng và
cơ cấu lại toàn bộ khuôn khổ và hạ tầng quản trị rủi ro tín dụng.
Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 8
huyện. Nằm trên trục giao thông quan trọng của quốc gia, có quốc lộ 9 nằm trên
hành lang kinh tế Đông Tây qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, thuận lợi cho các ngành
giao thông, thương mại, du lịch và hợp tác đầu tư với các nước Asean. Chính phủ đã
đồng ý bổ sung Quảng Trị vào các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Cửa
khẩu quốc tế Lao Bảo được đưa vào danh sách 9 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm.
Cửa khẩu La Lay được nâng cấp từ cửa khẩu quốc gia lên cửa khẩu quốc tế La Lay,
1
tạo điều kiện hình thành hành lang kinh tế song song, đó là tuyến đường nối Cửa
khẩu La Lay (huyện Đakrông) về khu kinh tế Đông Nam và Cảng biển Mỹ Thủy
hoàn thành.
Tỉnh Quảng Trị tập trung phát triển vào hai mảng trọng tâm đó là sản xuất
công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Về mảng sản xuất công nghiệp: Các sản
phẩm công nghiệp chủ yếu là vật liệu xây dựng, cơ khí, khai khoáng và chế biến
nông lâm thủy hải sản. Về mảng sản xuất nông nghiệp: thế mạnh là sản xuất cây
lương thực, cây công nghiệp dài ngày: cao su, cà phê, hồ tiêu. Dựa trên chủ trương
định hướng và tiềm năng thế mạnh của tỉnh đã tạo điều kiện cơ hội cho VPBank chi
nhánh Quảng Trị trong hoạt động cho vay và tập trung vào một số lĩnh vực như gỗ,
xây dựng, kinh do nh vật liệu xây dựng, cao su, cà phê…
Bên cạnh những lợi thế có được thì Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn
như: Quy mô thị trường nhỏ, số lượng tổ chức tín dụng nhiều nên cạnh tranh thị
phần rất khốc liệt, xét thị phần trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo số liệu thì Chi
nhánh chỉ chiếm tỷ trọng 13,8%/tổng dư nợ cho vay trên địa bàn; tình hình kinh tế
khó khăn chung ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, một số doanh
nghiệp do quản trị điều hành kém, năng lự tài chính yếu dẫn đến rủi ro lớn.
Chất lượng tín dụng của Chi nhánh chưa cao, nợ quá hạncó xu hướng gia tăng
trong tổng dư nợ Chi nhánh. Thời gian qua khó khăn chung của nền kinh tế làm ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp do đó có nhiều khoản vay phải cơ cấu lại nợ và nhiều
khoản nợ ở nhóm 1 đang tiềm ẩn rủi ro cao. Tốc độ thu hồi nợ nhóm 2, nợ xấuchậm
do một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh,chưa thu hồi được
công nợ, một số doanh nghiệp ngừng hoạt động, tài sản đảm bảo là nhà xưởng, có
tính đặc thù, khả năng thanh lý thấp, việc xử lý TSĐB không thoả thuận được do
vậy phải qua thủ tục khởi kiện và thi hành án làm kéo dài thời gian xử lý TSĐB để
thu hồi nợ. Vì vậy, việc quản lý, giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro tín dụng vẫn là
một vấn đề cấp bách đối với VPBank CN Quảng Trị hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng hoạt động cho vay và công tác quản lý rủi ro tín dụng
tại VPBank CN Quảng Trị, đồng thời xác định được tính cấp thiết của việc phòng
2
ngừa và hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi
nhánh Quảng Trị”để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ. Kết quả nghiên cứu sẽ thể
hiện tình hình tín dụng doanh nghiệp hiện nay của ngân hàng, nguyên nhân dẫn đến
rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp,
đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả nhất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong
cho vay doanh nghiệp tại VPBank chi nhánh Quả g Trị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến
công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại NHTM và thực tiễn
quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung trọng tâm: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị.
Không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại VPBank CN Quảng Trị.
Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng quản trị rủi ro
tín dụng trong cho vay doanh nghiệp từ năm 2014 đến 2016, giải pháp đề xuất đến
năm 2020.
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Phần hệ thống hóa cơ sở lý luận:
Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin (giáo trình, sách, các tạp
chí nghiên cứu...); thực hiện đối chiếu, phân tích...
Phương pháp phân tích tổng hợp: Tổng hợp toàn bộ những vấn đề cơ bản về
cơ sở lý luận và tài liệu có liên quan để vận dụng, đánh giá trong hoạt động quản trị
rủi ro tín dụng trong cho vay tại NHTM.
Phần phân tích, đánh giá thực trạng trong hoạt động công tác quản trị rủi ro
tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị, tác giả sử dụng
các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin:
Thông qua thu thập các báo cáo tài chính nội bộ của Ngân hàng (NH); tình
hình huy động vốn, cho vay và hoạt động kinh doanh của VPBank CN Quảng Trị;
tình hình cho vay doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016; kết quả phân loại nợ của
khách hàng (KH) doanh nghiệp; tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu năm 2014-2016; các quy
trình chính sách về cho vay; thông qua trao đổi thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ
giữa những người trự tiếp thực hiện công tác quản lý tín dụng.
Thu thập thông tin từ giáo trình, báo chí, tài liệu liên quan đến công tác quản
trị rủi ro tín dụng trong cho vay, các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến
doanh nghiệp, cho vay; báo cáo về tình ình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị; báo
cáo tình hình hoạt động ngành NH tỉnh Quảng Trị...
Phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích dữ liệu: Dựa trên dữ liệu thu
thập được để tổng hợp, mô tả, phân tích về tình hình cho vay doanh nghiệp của
NHTM, từ đó đưa ra kết luận, rút kinh nghiệm qua thực tiễn. Để so sánh được các
chỉ tiêu với nhau thì số liệu cần phải thống nhất về nội d ng kinh tế, thống nhất về
phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường. Các phương pháp chủ yếu
được sử dụng là so sánh số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân; đồng thời nghiên
cứu để thấy rõ được thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị như kết quả đạt được, nguyên nhân, tồn tại.
4
Phần kiến nghị: Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, suy luận logic,
tổng kết để kiểm chứng thực tiễn, thể hiện tính nhất quán giữa kiến thức lý luận,
kiến thức thực tiễn. Trên cơ sở đó xác định những định hướng, mục tiêu và đề ra các
kiến nghị đối với VPBank CN Quảng Trị nói riêng và các cơ quan Nhà nước, Hội
sở VPBank nói chung.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương:
 Chương 1: Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng trong cho vay tại ngân hàng thương mại.
 Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại
VPBank CN Quảng Trị.
 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị.
5
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG TRONG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM
1.1.1. Khái niệm
Theo hai nhà kinh tế A. Saunder và H. Lange [Financial Institutions
Management – A Modern Perpective] thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là “khoản
lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các
luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được
thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian”.
Theo quan niệm của Ủy ban Basel: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách
hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa
thuận” [Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Principal for
the Management of Credit Risk]. Theo khái niệm ày thì rủi ro tín dụng có phạm vi
khá rộng, không chỉ trong quan hệ tín dụng giữa k ách hàng với ngân hàng mà trong
cả các hoạt động khác như đầu tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện. Tuy nhiên,
như đã giới thiệu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ nghiên cứu rủi
ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, vì vậy rủi ro tín dụng có thể
hiểu đơn giản là sự vi phạm không hoàn trả nợ từ phía khách hàng vay.
Theo cách hiểu tại các ngân hàng Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của Tổ chức tín dụng
(TCTD), chi nhánh NH nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có
khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” [Thông
tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013].
Như vậy, từ nhiều định nghĩa khác nhau, đa dạng, có thể tóm lược nội dung về
rủi ro tín dụng như sau:
6
Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối
tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa
vụ của mình theo cam kết.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng bao gồmRủi ro giao dịch (Transaction Risk) và Rủi ro danh mục
(Portfolio Risk) [Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê].
1.1.2.1. Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng.
Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro
nghiệp vụ.
+ Rủi ro lự chọn là rủi ro liên quan đến quá trình thẩm định, phân tích tín
dụng của ngân hàng để lựa chọn khách hàng cấp tín dụng. Trong quá trình này,
ngân hàng rất dễ mắc phải sự lựa chọn sai lầm do hiện tượng “thông tin bất cân
xứng” xuất hiện.
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ ác tiêu chuẩn bảo đảm cho giao dịch giữa
ngân hàng và khách hàng được diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn cho ngân hàng.
Các quy định hoặc tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm, vốn tự có đối ứng, các thỏa thuận
trên hợp đồng tín dụng là nhằm hạn chế rủi ro tro g giai đoạn này.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến các hao tác trong quá trình thực
hiện khoản tín dụng. Ở đây những sai sót của nhân viên cấp tín dụng trong quá trình
giải ngân, giám sát theo dõi khoản tín dụng có thể là xuất phát điểm cho các rủi ro
từ đạo đức của khách hàng nảy sinh. Chẳng hạn việc lơ là không thực hiện giám sát
sau khi giải ngân, có thể khiến người vay nảy sinh ý đồ sử dụng sai mục đích, làm
thất thoát tiền vay, việc bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi giải ngân cũng
có thể là nguyên nhân dẫn đến việc chiếm dụng vốn từ phía khách hàng.
1.1.2.2. Rủi ro danh mục
Rủi ro danh mục là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do
những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia
7
thành hai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic Risk) và rủi ro tập trung (Concentration
Risk).
+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể
đi vay hoặc ngành kinh tế. Chẳng hạn như biến cố từ rủi ro thiên tai, mất mùa đặc
trưng trong ngành nông nghiệp, hoặc yếu tố tồn kho ứ đọng trong ngành công
nghiệp, xây dựng…Vì gắn liền với chủ thể/đối tượng được cấp tín dụng nên rủi ro
nội tại là yếu tố không thể triệt tiêu được.
+ Rủi ro tập trung xuất phát từ việc dồn vốn cho một số ít khách hàng, một
số ngành kinh tế hẹp, một số loại hình cho vay hoặc một khu vực địa lý, đi ngược
lại với nguyên tắc đa dạng hóa để phân tán rủi ro. Cũng vì sự xuất hiện của rủi ro
nội tại và đặc tính không thể triệt tiêu của rủi ro nội tại nên việc đa dạng hóa để hạn
chế và kiểm soát rủi ro tập trung là vấn đề cần thiết đối với các ngân hàng trong quá
trình cấp tín dụng.
1.1.3. Tác động của rủi ro tín dụng
- Đối với khách hàng
Nếu RRTD xảy ra từ phía NH, khá h hàng có thể mất đi kênh cung ứng vốn,
dẫn đến sản xuất bị trì trệ.
Nếu RRTD xảy ra từ chính bản thân DN, với tình hình tài chính không lành
mạnh, kèm theo đó là các khoản nợ quá hạn có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến mối quan
hệ giữa DN với NH.
- Đối với Ngân hàng bị rủi ro
Khi RRTD xảy ra, NH không thu được lãi và gốc, buộc NH phải sử dụng
nguồn trích lập dự phòng để bù đắp khoản lãi và gốc không thu được đó. Bên cạnh
việc thu nhập giảm sút NH còn gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản... Và nếu
không giải quyết được thì NH có thể đứng trước bờ vực phá sản.
- Đối với hệ thống Ngân hàng
Hoạt động của một NH trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống NH và
các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy nếu một NH có kết
quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có
8
những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các NH và các bộ phận kinh tế khác.
Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền
sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM làm
cho các NH khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Đối với nền kinh tế
Với chức năng trung gian tài chính, NH quan hệ trực tiếp đến mọi thành phần
kinh tế, điều hòa các nguồn vốn trong nền kinh tế. Khi RRTD xảy ra tại một NH
đầu tiên sẽ làm giảm lợi nhuận của NH đó, giảm khả năng cung cấp vốn cho khách
hàng, gây hoang mang trong dân chúng và gây ra việc rút tiền ồ ạt tại NH. Khi đó,
NH bị suy yếu đến mức phá sản sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền đối với các NH và
định chế tài chính khác. Từ đó, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các DN sản xuất kinh doanh, kìm hãm sự phát triển
kinh tế, lạm phát, thất nghiệp gia tăng, an ninh chính trị bất ổn… gây suy thoái nền
kinh tế.
Tóm lại, RRTD gây ảnh hưởng ở ác mức độ khác nhau: nhẹ nhất là NH bị
giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, hông thu hồi được lãi vay, nặng nhất khi
NH không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến NH bị lỗ
và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, NH sẽ bị phá sản,
gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói c ung và hệ thống NH nói riêng.
Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị NH phải hết sức thận trọng và có những biện
pháp thích hợp nhằm giảm thiểu RRTD.
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Như đã đề cập ở phần trên, rủi ro tín dụng có thể mang lại những hậu quả rất
nguy hiểm đối với ngân hàng thương mại. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng được xem
là công việc có ý nghĩa sống còn đối với tất cả các NHTM, dù quy mô lớn hay nhỏ,
phạm vi hoạt động rộng hay hẹp. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
gắn chặt với hoạt động cấp tín dụng, nó thể hiện sự vận dụng các nguyên tắc quản
9
trị nói chung vào hoạt động có tính đặc thù của quá trình cấp tín dụng. Xuất phát từ
cách hiểu như vậy, khái niệm quản trị rủi ro tín dụng có thể được trình bày như sau:
Quản trị rủi ro tín dụng là tiến trình của nhà quản trị bao gồm nhận dạng, đánh
giá mức độ rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng phải đối mặt đồng thời lựa chọn và thực thi
những biện pháp/công cụ thích hợp nhằm đối phó với rủi ro trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng thương mại. [Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo
trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội].
Mục đích cao nhất của quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảo rủi ro tín dụng được
kiểm soát trong khả năng ngân hàng có thể chấp nhận được, đồng thời với việc tối
đa hóa giá trị mà ngân hàng kỳ vọng đạt được trong điều kiện biến động của môi
trường kinh doanh.
1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM
Tiếp cận theo các nội dung quản trị rủi ro của lý thuyết quản trị rủi ro, nội
dung của hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: nhận dạng rủi ro tín dụng, đo
lường và lượng hóa rủi ro tín dụng, phòng ngừa rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín
dụng và tài trợ rủi ro tín dụng nhằm đạt được mục tiêu tối thiểu hóa rủi ro tín dụng
ứng với các mục tiêu kinh doanh của NH trong từng thờikỳ.
NHẬN DẠNG RỦI RO TÍN DỤNG
ĐO LƯỜNG VÀ LƯỢNG HÓA RRTD
PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TÀI TRỢ RỦI RO TÍN DỤNG
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
10
1.2.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng
Nhận dạng rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi
ro của một tổ chức. Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi
ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa và nguy cơ rủi ro. [Đinh Xuân Hạng, Nguyễn
Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
lao động, Hà Nội].
Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước:theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi
trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng, nguyên
nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro
tíndụng.
Một số phương pháp nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp
- Phân tích báo cáo tài chính
Mục đích khi phân tích báo cáo tài chính: Đánh giá tình hình tài chính hiện
tại của công ty, từ đó đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Bằng cách
sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra
đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của một công ty, dựa trên phân
tích tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng tài
chính trong tươnglai.
- Phương pháp check– list
Phương pháp check – list là phương pháp thông qua các câu hỏi về những
vấn đề có thể xảy ra, để từ đó nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của từng loại
rủi ro.
- Phương pháp lưu đồ
Phương pháp lưu đồ là một phương pháp giúp chúng ta liệt kê trình tự các
bước đối với một quy trình đầu tư tài chính. Từ những bước liệt kê này, chúng ta có
thể dễ dàng xác định rủi ro khi thực hiện từng bước, từ đó để có những biện pháp
khắc phục nhất định
- Phương pháp thanh tra hiện trường
11
Thanh tra hiện trường là một việc phải làm đối với nhà quản trị rủi ro.Bằng
cách quan sát các bộ phận của tổ chức và các hoạt động tiếp sau đó của nó, nhà
quản trị có thể học được rất nhiều về rủi ro mà tổ chức có thể gặp.
- Phân tích hợp đồng
Có nhiều rủi ro phát sinh từ các mối quan hệ hợp đồng với người khác, nhà
quản trị rủi ro nên nghiên cứu kỹ các hợp đồng để xem rủi ro có tăng hay giảm qua
các hợp đồng.
- Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ
Các số liệu thống kê cho phép nhà quản trị rủi ro đánh giá các xu hướng của
các tổn thất mà tổ chức đã trải qua và so sánh kinh nghiệm này với các tổ chức
khác. Hơn nữa các số liệu này còn cho phép nhà quản trị rủi ro phân tích các vấn đề
như nguyên nhân, thời điểm, vị trí của rủi ro, tất cả các yếu tố hiểm họa hoặc các
yếu tố đặc biệt nào đó ảnh ưởng đến rủi ro. Khi có một số đủ lớn các dữ liệu về tổn
thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dùng các thông tin này dự báo các chi phí tổn
thất và lập quỹ dự phòng rủi ro bằngnguồn vốn tự có của ngân hàng.
- Phương pháp thông qua tư vấn
Từ các nhà tư vấn như chuyên viên ế toán – kiểm toán, các tổ chức tư vấn
chuyên nghiệp, … các nhà quản trị rủi ro có thể ắm bắt thêm những thông tin cần
thiết về nguy cơ rủi ro đối với tổ chức từ nguồn tin bên ngoài.
Một số biểu hiện nhận biết rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp
Nhóm 1: Dấu hiệu liên quan đến quan hệ với Ngân hàng.
Ngân hàng cần xem xét các biểu hiện của doanh nghiệp như không thanh toán,
thanh toán chậm hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản lãi và nợ gốc khi đến hạn,
xin ngân hàng kéo dài kỳ hạn nợ, xin gia hạn nợ, chu kỳ vay thường xuy n gia tăng,
có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng, lập nhiều công ty ma, có hiện tượng lừa
đảo nợ từ ngân hàng này sang ngân hàng khác.
Nhóm 2: Dấu hiệu liên quan đến quản lý và tổ chức của khách hàng.
12
Gồm các biểu hiện như không có sự thống nhất trong hoạt động quản trị hay
ban điều hành về quan điểm, mục đích, cách thức quản lý, nội bộ không đoàn kết,
có sự mâu thuẫn, tranh giành quyền lực, quản lý nhân sự kém, cơ cấu tổ chức không
hợp lý, dùng người không hiệu quả, nhân viên thường xuyên bỏ việc (đặc biệt là ở
vị trí cấp cao), phát sinh những khoản chi phí không rõ ràng, không hợp lý.
Nhóm 3: Dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Biểu hiện của nhóm dấu hiệu này gồm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp
không đạt được như dự kiến về kế hoạch, hệ số vòng quay vốn thấp, khả năng thanh
toán giảm, các khoản nợ của doanh nghiêp tăng một cách bất thường.
Nhóm 4: Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính kế toán
Biểu hiện như chậm trễ hay trì hoãn nộp báo cáo tài chính, các số liệu trong
báo cáo tài chính có dấu hiệu bị làm giả.
Nhóm 5: Nhóm dấu hiệu thuộc về thương mại
Biểu hiện như doanh ng iệp mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực không thuộc
ngành nghề chuyên môn của mình, đặc biệt là các ngành nghề kinh doanh có độ rủi
ro cao. Các yếu tố thị trường không thuận lợi, cơ cấu vốn không hợp lý, sử dụng
vốn không đúng mục đích.
1.2.2.2. Đo lường, lượng hóa rủi ro tíndụng
Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dự g mô hình thích hợp để lượng hóa mức
độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn
tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủiro.[Đinh Xuân
Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại,
Nhà xuất bản lao động, Hà Nội].
Phương pháp: sử dụng các mô hình để đo lường rủi ro.
Mục đích của các mô hình này là nhằm:
- Thiết lập về mặt số lượng các nhân tố quan trọng đối với việc giải thích rủi
ro vỡ nợ.
- Đánh giá cấp độ hoặc tầm quan trọng tương đối của các nhân tố này.
- Hoàn thiện việc định giá rủi ro vỡ nợ.
13
- Cơ sở cho việc sàng lọc các người vay.
- Tính toán nhu cầu dự trữ cần thiết cho các thiệt hại tín dụng trong tương lai.
+ Mô hình điểm số Z
Người phát minh ra mô hình điểm số Z là giáo sư Edward.I.Altman, trường
kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trườngĐại học NewYork. Đại lượng Z được
xác định phụ thuộc vào giá trị các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và hệ số
tương quan của các chỉ tiêu tài chính với đại lượng Z. Công thức xác định đại lượng
Z áp dụng cho ba loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã được cổ phần
hóa, doanh nghiệp sản xuất chưa cổ phần hóa và doanh nghiệp khác.
* Đối với doanh nghiệp sản xuất đã cổ phần hóa:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5
Trong đó:
X1: Chỉ tiêu vốn ngắn ạn ròng trên tổng tài sản
X2 : Chỉ tiêu lợi nhuận để lại trên tổng tài sản
X3 : Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản
X4 : Chỉ tiêu thị giá cổ phiếu trên nợ dài hạn
X5 : Chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản
Nếu Z> 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vù g an toàn, chưa có nguy cơ phá
sản.
Nếu Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z< 1,8: Doanh nghiệp trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao.
* Đối với doanh nghiệp sản xuất chưa cổ phần hóa:
Z = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5
Trong đó:
X1: Chỉ tiêu vốn ngắn hạn ròng trên tổng tài sản
X2 : Chỉ tiêu lợi nhuận để lại trên tổng tài sản
X3 : Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản
X4 : Chỉ tiêu thị giá cổ phiếu trên nợ dài hạn
X5 : Chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản
14
Nếu Z> 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z< 1,23: Doanh nghiệp trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao.
* Đối với doanh nghiệp khác:
Z = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
Trong đó:
X1: Chỉ tiêu vốn ngắn hạn ròng trên tổng tài sản
X2 : Chỉ tiêu lợi nhuận để lại trên tổng tài sản
X3 : Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản
X4 : Chỉ tiêu thị giá cổ phiếu trên nợ dài hạn
Nếu Z> 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
Nếu 1,2<Z < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có thể có nguy cơ
phá sản.
Nếu Z< 1,1: Doanh ng iệp tr ng vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao. Dựa
vào kết quả chấm điểm nói trên, Ngân hàng sẽ có thể dễ dàng sàng lọc
và phân loại khách hàng, từ đó giảm thiểu được RRTD ở mức cho phép. Kết quả
chấm điểm tín dụng cũng sẽ được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để xác định
mức giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hà g, áp dụng lức lãi suất cho vay và
các quy định về tài sản đảm bảo.
Có thể thấy, mô hình điểm số Z là một mô ình có độ tin cậy khá cao được thực
hiện dựa trên công cụ định lượng cụ thể với các nhân tốảnh hưởng. Mô hình này có
những nhiều điểm nổi trội như:Phương pháp triển khai đơn giản; Việc sử dụng
phương pháp phân tích khác biệt đa nhân tố để lượng hóa xác xuất vỡ nợ của người
vay đã khắc phục được những được điểm của mô hình định tính mang nhiều tính
chủ quan, nhờ đó góp phần tích cực vào việc kiểm soát rủi ro tín dụng của các ngân
hàng.Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy kết quả của mô hình sẽ phụ thuộc nhiều
vào tính chính xác và cập nhật của hệ thống thông tin mà khách hàng cung cấp cho
ngân hàng. Yêu cầu này đôi khi rất khó thực hiện trong điều kiện kinh tế thị trường
không đầy đủ.
15
+ Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ
Công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp thông thường bao
gồm 6 bước:
Bước 1: Thu thập thông tin
Để phân tích tài chính của doanh nghiệp cho công tác chấm điểm tín dụng thì
các cán bộ tín dụng phải thu thập và sử dụng mọi nguồn thông tin. Thông tin có tầm
quan trọng rất lớn, do đó yêu cầu phải thu thập thông tin không chỉ chính xác mà
còn phải đầy đủ và toàn diện.
Để đánh giá một cách cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể
sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như một nguồn thông tin quan
trọng bậc nhất. Bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm thu thập các thông tin chung
như các thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách
thuế,….
Bước 2: Xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có mức
vốn, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp trong nền kinh
tế là khác nhau. Các ngành nghề, lĩnh vự hác nhau sẽ có nhu cầu vốn, khả năng sinh
lời khác nhau, vì vậy nó có ảnh hưởng lớn đế quyết định về hạn mức tín dụng và lãi
suất,… Vì vậy hệ thống chấm điểm tín dụ g quan tâm đến yếu tố ngành nghề, lĩnh
vực là cần thiết.
Bước 3: Xác định quy mô của doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, khả năng sinh lời,
khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đối với ngân hàng, một doanh nghiệp có quy mô
lớn sẽ được đánh giá cao hơn so với một doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Để có sự chính xác và hợp lý trong đánh giá, các cán bộ tín dụng phải biết kết
hợp phân tích các chỉ tiêu quy mô như: Vốn, lao động, doanh thu thuần, giá trị nộp
sổ sách,….
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Ở Việt Nam, các NHTM thường áp dụng 4 nhóm chỉ tiêu tài chính:
16
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Gồm hai chỉ tiêu:
+ Khả năng thanh toán hiện hành: Cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn của
chủ nợ được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong giai đoạn
tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Khả năng thanh khoản =
Nợ ngắn hạn
+ Khả năng thanh toán nhanh: Cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn
hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ.
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho
Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Nhóm chỉ tiêu hoạt động: là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài
nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp; nó được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử
dụng tài sản của doanh nghiệp. Nhóm này gồm 3 chỉ tiêu:
+ Vòng quay hàng tồn kh : Giá trị tồn kho bao gồm nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
G á trị hàng tồn kho bình quân
+ Kỳ thu tiền bình quân: Dùng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán
trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân mộ ngày.
Giá trị các khoản phải thu bình quân x 360
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu thuần
+ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Cho biết một đồng tài sản mang lại bao
nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần
Doanh thu trên tổng tài sản =
Tổng tài sản
17
Nhóm chỉ tiêu cân nợ: phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như
khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Nhóm này gồm 3 chỉ tiêu:
ROA =
ROE =
+ Hệ số nợ: Cho biết một đồng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng
hình thành từ đi vay. Hệ số nợ càng cao, rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh
nghiệp càng lớn.
Nợ phải trả
Hệ số nợ =
Tổng tài sản
+ Hệ số tự trả nợ: Phản ánh khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số này càng nhỏ, giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng lớn.
Nợ phải trả
Hệ số tự trả nợ =
Vốn chủ sở hữu
+ Nợ quá hạn/ tổng dư nợ ngân hàng: Cho biết việc hoàn vốn vay ngân hàng
của doanh nghiệp.
Nhóm chỉ tiêu thu nhập: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất
của một doanh nghiệp. Nhóm này gồm ba hỉ tiêu:
+ Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: Phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm
đồng doanh thu.
Lợi nhuận sau thuế
ROS =
Doanh thu
+ Doanh lợi vốn chủ sở hữu: Phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
+ Doanh lợi tài sản: là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư.
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
18
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu khác
Các chỉ tiêu phi tài chính cũng đóng góp quan trọng trong việc đánh giá tình
hình tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng đối với các khoản tín dụng
ngắn hạn.
Thông thường ngân hàng thường xem xét các chỉ tiêu sau: Lưu chuyển tiền tệ,
Trình độ quản lý; Tình hình giao dịch; Các yếu tố bên ngoài; và các đặc điểm khác.
Các chỉ tiêu phi tài chính này nhằm đánh giá khả năng đứng vững trên thị trường
của doanh nghiệp. Từ đó có được sự đánh giá cao từ phía ngân hàng.
Bước 6: Tổng hợp điểm cuối cùng và xếp hạng
Cán bộ tín dụng sẽ tổng hợp điểm cuối cùng bằng cách cộng điểm các chỉ tiêu
tài chính và điểm các chỉ tiêu phi tài chính.
Sau khi đã tổng hợp điểm cuối cùng, ngân hàng sẽ tiến hành xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp. Kết quả sẽ được phân loại thành 10 mức độ tín nhiệm như bảng sau:
Bảng 1.1: Xếp hạng rủi ro tín dụng
Điểm Xếp hạng Mức độ rủi ro Quyết định cho vay
> 92,4 AAA Thấp Cho vay
84,8 – 92,3 AA Thấp Cho vay
77,2 – 84,7 A Thấp Cho vay
69,6 – 77,1 BBB Trung bình Cho vay
62,0 – 69,5 BB Trung bình Không nên cho vay
54,4 – 61,9 B Trên trung bình Không nên cho vay
46,8 – 54,3 CCC Cao Không nên cho vay
39,2 – 46,7 CC Cao Không nên cho vay
31,6- 39,1 C Cao Không nên cho vay
< 31,6 D Đặc biệt cao Không cho vay
1.2.2.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
Mặc dù quyết định cho vay phải trải qua các khâu như phân tích, thẩm định,
chấm điểm và xếp loại tín dụng nhưng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn sai sót,
nghĩa là vẫn còn tiềm ẩn RRTD. Do vậy, biện pháp quản lý RRTD tiếp theo để
phòng ngừa RRTD có thể xảy ra là xem xét đến các hình thức trích lập quỹ dự
phòng RRTD, bảo hiểm tín dụng, bảo đảm tín dụng.
19
Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Đây là biện pháp được các NH sử dụng chủ yếu, là biện pháp tự khắc phục rủi
ro trong hoạt động tín dụng của NH. NH thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng đối với các khoản nợ theo quy định của NHNN. Việc trích lập dự
phòng sẽ làm giảm lợi nhuận của NH (do khoản trích lập được tính vào chi phí,
khoản đầu tư không sinh lợi, bịđưa vào quỹ phong tỏa của NHNN) nhưng mặt khác
nó giúp NH ý thức được việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng một cách
chặt chẽ hơn.
Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có
thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Số tiền dự
phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm
1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau đây:
- Tiền gửi quy định tạ điểm i, Khoản 1, Điều 1 Thông tư 02/2013/TT-NHNN
ngày 21/01/2013 của Ngân àng Nhà nước Việt Nam.
- Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với TCTD, chi nhánh Ngân
hàng nước ngoài khác tại Việt Nam.
Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có
thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo
công thức sau: =
Trong đó:
∑R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
:Tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến
thứ n;
Ri: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ
gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:
20
Ri = (Ai – Ci) x r
Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc thứ I;
Ci: giá trị khấu trừ của TSĐB, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi
chung là TSĐB) của khoản nợ thứ i;
R: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau:
Nợ nhóm 1: Trích 0%
Nợ nhóm 2: Trích 5%
Nợ nhóm 3: Trích 20%
Nợ nhóm 4: Trích 50%
Nợ nhóm 5: Trích 100%
Quỹ DPRR được trích lập từ thu nhập của Ngân hàng trước khi nộp thuế.
Trong trường hợp xảy ra khoản tín dụng không thể thu hồi, Ngân hàng có thể sử
dụng quỹ dự phòng này để bù đắp khắc phục rủi ro.
Mua bảo hiểm tín dụng
Trong nhiều trường hợp khách hàng vay vố , đặc biệt là khách hàng cá nhân,
không có tài sản thế chấp hoặc cầm cố nhưng họ vẫn có nhu cầu vay vốn. Phần lớn
các khoản vay tiêu dùng và cho vay bất động sản chỉ dựa vào thu nhập của khách
hàng để xem xét cho vay. Thế nhưng, thu nhập thì hoàn toàn lệ thuộc vào tình hình
việc làm của khách hàng. Những khách hàng nào có việc làm không ổn định thường
xuyên hoặc công việc quá phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế thì không thể
đảm bảo có thu nhập để trả nợ vay mua bất động sản trong một thời gian dài đến 15
hoặc 20 năm. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng thường cho khách hàng
vay với điều kiện là khách hàng mua bảo hiểm tín dụng. Khi khách hàng rơi vào
tình trạng thất nghiệp không có đủ thu nhập trả nợ vay cho ngân hàng thì công ty
bảo hiểm sẽ chi trả. Đây cũng là biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cần quan tâm, đặc
biệt trong điều kiện hoạt động của các NHTM Việt Nam.
21
Bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng (bảo đảm tiền vay) là việc TCTD áp dụng các biện pháp
nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ
đã cho khách hàng vay. Các hình thức bảo đảm tín dụng bao gồm: thế chấp tài sản,
cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình
thức bảo lãnh. Bảo đảm tín dụng thường được xem là biện pháp quan trọng nhằm
giúp ngân hàng thu hồi khoản vay có vấn đề. Tuy nhiên, nếu quyết định cho vay quá
chú trọng đến việc dựa vào bảo đảm tín dụng thì dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và mắc sai
lầm chủ quan. Bảo đảm tín dụng cũng chưa hẳn loại bỏ hoàn toàn RRTD. Thực tế
cho thấy nhiều trường hợp khách hàng không trả được nợ vay và Tòa án đã phán
quyết thanh lý TSĐB để thu hồi nợ, nhưng việc thanh lý tài sản đôi khi vẫn không
thể thực hiện hoặc thực hiện quá chậm và giá trị tài sản sau khi thanh lý thu về thấp
hơn giá trị nợ phải thu hồi.
1.2.2.4. Kiểm soát rủi ro tíndụng
Kiểm soát rủi ro tín dụng là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược và
những quá trình nhằm biến đổi rủi ro ủa một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn
ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất.
* Các phương thức kiểm soát rủi ro tín dụ g
- Kiểm soát bằng việc tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ
+ Thiết lập các chính sách, quy trình cho những mục i u kiểm soát phải đảm
bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, đáp ứng được y u cầu quản lý nhằm: giảm
thiểu rủi ro, chống gian lận đem lại an toàn hiệu quả cho hoạtđộng tín dụng. Các
chính sách, quy trình kiểm soát phải gắn kết với hoạt động tín dụng hàng ngày, và
trong quy trình đó đã được cài đặt các chốt kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro ở mức
thấp nhất: từ việc chấp hành các văn bản pháp quy đến việc ban hành các chính
sách, quy chế, quy trình nội bộ phù hợp.
+ Thực hiện các thủ tục kiểm soát tương ứng với các chính sách đã đề ra.
Trong đó, vấn đề cần được coi trọng nhất là mọi thành viên trong ngân hàng cần
phải nhận thức đúng tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ, ý thức được trách nhiệm
22
của mình trong vai trò kiểm soát viên để tuân thủ tuyệt đối những quy định của pháp
luật, của chính sách nội bộ đã đề ra.
+ Xác minh đánh giá việc thực hiện các chính sách này có được tuân thủ hay
không; đồng thời đánh giá sự phù hợp, hiệu quả của các chính sách đó có cần bổ
sung chỉnh sửa haykhông.
- Kiểm soát quá trình thẩm định và giải ngân
Tuân thủ các văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình thẩm định và xét duyệt
tín dụng để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng.
Tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện tại, lựa chọn, duy trì những
khách hàng tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời, thu hẹp các khoản tín dụng được xem là
có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho ngân hàng.
- Né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là v ệc né tránh những đối tượng, những hoạt động hoặc những
nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra. Thông qua hoạt động
thẩm định, xếp loại và sàng lọckhách hàng: đối với những khách hàng đã thấy rõ
ràng là có chứa rủi ro lớn, không phùhợp với chính sách cho vay thì biện pháp tốt
nhất là né tránh, từ chối cho vay.
- Ngăn ngừa rủi ro
Bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủiro, đối với những khoản vay
mà yếu tố rủi ro được xác định nhưng có thể khắc phục được thì ngân hàng có thể
xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằm không xảy ra các
nguy cơ gây ra rủi ro như: sử dụngvốn sai mục đích, không đảm bảo vốn tự có tham
gia phương án sản suất kinh doanh/dự án đầu tư, tiến độ thực hiện và ng ồn thanh
toán, tuân thủ việc thực hiện hợp đồng với đối tác…
- Giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra
Đây là biện pháp nhằm làm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó
xảy ra. Các biện pháp giảm thiểu tổnthất:
+ Giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay: trong quá trình cho
vay và giám sát vốn vay nếu phát hiện nguy cơ rủi ro cao thì ngân hàng cho vay có
23
thể áp dụng các biện pháp như giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho
vay nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra.
+ Hạn chế tổn thất bằng việc áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng
tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay: là việc ngân hàng đưa các điều khoản mang
tính ràng buộc đối với khách hàng vay vốn nhằm hạn chế rủi ro như các điều khoản
về lãi suất, điều kiện và hình thức thanh toán, đánh giá lại tài sản đảm bảo, mục đích
sử dụng vốn vay, các trường hợp giảm hạn mức, ngừng cho vay, các biện pháp bổ
sung điều kiện vayvốn.
+ Định giá cho vay: Đây là lãi suất cho vay, trong lãi suất cho vay phải bao
gồm cả phần bù rủi ro. Phần bù rủi ro được áp dụng tùy theo mức độ rủi ro của từng
khoản vay và mục đích là tạo nguồn thu để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. Bất kỳ
một ngân hàng nào cũng mong muốn bảo đảm rằng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất
đã được điều chỉnh t eo rủi ro và bao gồm các khoản chiphí.
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của
bên thứ ba là một trong những hình thức ho vay phổ biến của tất cả các ngân hàng.
Việc gắn tài sản bảo đảm với nợ vay được thực hiện nhằm đáp ứng hai mục tiêu của
ngân hàng là: Tài sản đảm bảo là nguồn thức hai khi rủi ro xảy ra; nâng cao trách
nhiệm, ý chí trả nợ của bên vay.
- Trích lập dự phòng rủi ro
Đây là phương pháp thông qua việc lưu giữ tổn thất, việc lưu giữ được thực
hiện một cáchchủ động, có kế hoạch thông qua việc định kỳ phân loại nợ và trích
lập dự phòng rủi ro. Việc làm này sẽ tạo cho ngân hàng có ý thức kiểm soát rủi ro
chặt chẽ vì khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng là người chịu tổn thất, dự phòng rủi ro
chính là chi phí trích trước do vậy sẽ làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận
của ngân hàng. Trích lập dự phòng rủi ro tại các ngân hàng mang tính chất như hình
thức tự bảo hiểm rủi ro.
- Chuyển giao rủi ro
Là việc sắp xếp để một vài đối tượng gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn
24
thất xảy ra. Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, người kinh doanh rủi ro hoặc
cho ngân sách nhà nước.
- Đa dạng hóa trong đầu tư tín dụng:
Là việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay, thực hiện cho vay với nhiều
loại sản phẩm, nhiều khách hàng, không tập trung cho vay quá nhiều vào một số ít
ngành nghề, lĩnh vực, hình thức cấp vốn, một ít khách hàng hoặc nhóm khách hàng
nhằm mục đích phân tán rủi ro. Bản chất của đa dạng hóa là hạn chế rủi ro đặc thù
(Unsystematic Risk), rủi ro dao động phụ thuộc theo một vài công ty, một ngành
công nghiệp, một lĩnh vực hoạt động…
1.2.2.5. Tài trợ rủi ro tíndụng
Tài trợ rủi ro tín dụnglà việc ngân hàng dùng các nguồn tài chính trong và
ngoài ngân hàng bù đắp tổn thất các khoản cho vay khi rủi ro xảy ra. Nợ rủi ro sau
khi được xử lý sẽ được thu ồi oặc được chuyển qua theo dõi ngoại bảng.
Các nguồn tài trợ rủi ro tín dụng:
+ Nguồn từ ngân hàng:
- Từ quỹ dự phòng rủi ro đã trí h: khi rủi ro xảy ra ngân hàng sử dụng quỹ
này để bù đắp rủi ro, khoản nợ được xử lý rủi ro này sẽ được chuyển sang theo dõi
ngoạibảng.
- Trích thẳng trực tiếp vào chi phí hoặc lợi nhuận của ngân hàng: Trong
trường hợp này khi xảy ra tổn thất ngân hàng sẽ trích chi phí hoặc lợi nhuận của
mình để xử lý, nợ vay bị rủi ro được mang sang tài khoản ngoạibảng.
Về bản chất cả hai loại hình thức tài trợ rủi ro nêu trên đều ảnh dưởng đến
tình hình tài chính của ngân hàng, làm giảm lợi nhuận hoạt động. T y nhiên hình
thức bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro có tính chủ động hơn dochiphí đã được trích
trước, ngân hàng sẽ khắc phục kịp thời hơn, ít tác động đột ngột hơn so với việc bù
đắp rủi ro từ hình thức trích thẳng vào chi phí hoặc lợi nhuận.
+ Nguồn từ bên ngoài ngân hàng:
- Phương án thu hồi nợ xấu: là toàn bộ quá trình kiểm tra giám sát và các biện
pháp xử lý nhằm thu hồi một phần hoặc toàn bộ đối với các khoản nợ xấu. Để
25
thực hiện phương án thu hồi nợ xấu, công việc cần chú trọng là tư vấn cho khách
hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh có thể do cách điều hành, chiến lược
kinh doanh không hợp lý, chậm thích nghi với thay đổi môi trường, mô hình không
phù hợp, cơ cấu lại thời hạn trả nợ,…
- Xử lý tài sản đảm bảo nợ vay: bán tài sản đảm bảo, nhận chính tài sản đảm
bảo nợ vay để sử dụng khai thác, nhận trực tiếp các tài sản của bên thứ ba.
- Từ thanh lý doanh nghiệp: Tổ chức hội đồng chủ nợ, kiến nghị giải thể phá
sản doanh nghiệp để thu hồinợ.
- Từ bán nợ: Tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ rủi ro với một tỷ
lệ nhất định để thu hồinợ.
- Từ nguồn đền bù của nhà kinh doanh rủi ro, bảo hiểm để bù đắp tổn thất khi
rủi ro xảyra.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM
1.2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chính cho
các ngân hàng thương mại nhưng đây ũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì
vậy, đo lường rủi ro tín dụng và hoàn thiện các phương thức đo lường rủi ro tín
dụng tại các ngân hàng thương mại là một yêu cầu bắt buộc đối với kinh doanh
ngân hàng nói chung và hoạt động cấp tín dụng ói riêng. Để đánh giá hoạt động tín
dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, các ngân hàng thường sử dụng
các nhóm chỉ tiêu định lượng sau:
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoả
thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn x 100
Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ này gián tiếp cho thấy quy mô của các khoản vay có vấn đề của ngân hàng.
Nếu tỷ lệ này lớn, chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là kém, ngân hàng phải
xem xét lại khả năng đánh giá lại các khoản cho vay của mình, đánh giá lại quy trình
26
thủ tục cho vay, đặc biệt xem xét khả năng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tín dụng
trong công tác cho vay cũng như thu hồi nợ.
Theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Thông tư 36/2014/TT-
NHNN,các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ quá hạn trên 7% thì là các ngân hàng yếu kém.
Ngân hàng có tỷ lệ dư nợ quá hạn nhỏ hơn 5% là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng
tốt, chất lượng cho vay cao.
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Về phương diện lý thuyết, khái niệm Nợ xấu (Non-performing loans) được
dùng để chỉ các khoản nợ không có khả năng trả cả gốc lẫn lãi (default) hoặc sắp rơi
vào tình trạng này. Thông thường, một khoản cấp tín dụng mà thời gian chi trả quá
hạn từ 3 tháng trở lên được xem là một khoản nợ xấu. Tuy nhiên, điều này còn phụ
thuộc vào những điều khoản cụ thể của hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và người
vay. Ngoài ra, thời gian quá ạn mặc dù được xem xét như một tiêu chí chủ yếu
nhưng cũng chỉ là một trong những tiêu chí để đánh giá một khoản nợ là nợ xấu.
Những tiêu chí định tính khác cũng được các ngân hàng sử dụng kết hợp với thời
gian quá hạn để phân loại nợ xấu.
Nợ xấu theo Thông tư 02/2013/TT -NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng
Nhà nướclà nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi
ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Đây là những khoản nợ rất khó có khả
năng hoàn trả. Căn cứ vào khái niệm nợ xấu như trên, có hể thấy, tỷ lệ nợ xấu trên
dư nợ là một chỉ tiêu đánh giá được khá chuẩn xác mức độ rủi ro tín dụng hiện tại
của một Ngân hàng, vì nó tập trung chú ý các khoản nợ đã có biểu hiệnrủiro tín
dụng ở mức cao.
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ nguy cơ tổn thất trong hoạt động tín dụng
của NH càng lớn. Hai chỉ tiêu Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5, tỷ lệ nợ xấu (tr n dư nợ)
nếu có xu hướng giảm là biểu hiện tốt trong công tác hạn chế RRTD và ngược lại.
Tuy nhiên, vì nợ xấu bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ RRTD khác nhau nên
cần xem xét kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ
thể hơn mức độ RRTD.
27
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu x 100
Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của
TCTD. Hiện nay, NHNN đang khống chế tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các
TCTD ở mức tối đa là 3% trên tổng dư nợ.
- Biến động trong cơ cấu nhómnợ
Tuy chỉ tiêu tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 cho phép đánh giá toàn bộ các biểu
hiện của rủi ro tín dụng nhưng do các nhóm nợ lại có mức rủi ro khác nhau chứ
không đồng nhất, nên nếu tỷ lệ này ở hai ngân hàng giống nhau hoặc giữa cùng một
NH ở 2 thời kỳ giống nhau thì mức độ rủi ro tín dụng chưa hẳn đã đồng nhất. Do
đó, để đánh giá chuẩn xác hơn mức độ rủi ro tín dụng cần phân tích thêm về cơ cấu
các nhómnợ.
Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có mức rủi ro thấp giảm, có thể đánh giá mức độ rủi
ro tín dụng của NH giảm, kết quả hạn chế rủi ro tín dụng tốt hơn và ngược lại, nếu
tỷ trọng của các nhóm nợ có mức độ rủi ro tín dụng cao tăng thì là một biểu hiện
của công tác hạn chế rủi ro tín dụng có hiều hướng tiêu cực.
- Dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để
dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của ngân
hàng và các TCTD.
Dự phòng rủi ro tín dụng gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
Công thức tính:
Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ - Giá trị khấ trừ của tài
sản đảm bảo)
Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng
nhóm nợ được Ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ, hiện tại quy định
tại Khoản 1 Điều 13 Mức trích lập dự phòng chung tại Thông tư 02/2013/TT-
NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước.
28
Nhóm nợ Dự phòng cụ thể Dự phòng chung
(Specific provision) ( General provision)
1– Nợ đủ tiêu chuẩn (Current) 0%
2– Nợ cần chú ý (Special mentioned) 5% 0,75%
3– Nợ dưới tiêu chuẩn (Sub-standard) 20%
4– Nợ nghi ngờ (Doubtful) 50%
5– Nợ có khả năng mất vốn (Bad) 100%
- Tỷ lệ xóa nợ ròng so với tổng dư nợ
Là tỷ số giữa các khoản cho vay được ngân hàng tuyên bố không còn giá trị
được đưa ra ngoài bảng theo dõi và tổng dư nợ. Khi chỉ tiêu này tăng, rủi ro của
ngân hàng cũng gia tăng, ngân hàng có thể đứng bên bờ vực phá sản.
Tỷ lệ xóa nợ ròng = Giá trị xóa nợ ròng x 100
Tổng dư nợ
Trong đó:
Giá trị xóa nợ ròng = Dư nợ xóa trong bảng – số tiền đã thu hồi được
Nợ xóa là những khoản nợ đã được xử lý rủi ro từ trích lập dự phòng rủi ro
tín dụng và đã được xuất toán trong bảng để chuyển sang theo dõi ngoại bảng.
Những khoản nợ đã xuất toán trong bảng là những khoản nợ đã được xác định là tổn
thất, kể cả đã được xử lý từ dự phòng. Bởi vì, bản c ất của việc trích lập dự phòng
rủi ro tín dụng là việc trích trước vào chi phí các k oản ổn thất có thể phát sinh do
rủi ro tín dụng. Do đó, xử lý từ dự phòng chỉ là tất oán một khoản chi phí trích
trước. Tuy nhiên, số tiền thu hồi được từ việc khai thác, thanh lý khoản nợ, phát mãi
tài sản bảo đảm... phải được xem là khoản khấu trừ của tổnthất.
Do những ý nghĩa nói trên, đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ tổn thất thực sự
do RRTD của NH. Chỉ tiêu này cũng đánh giá khả năng thu các khoản nợ đã xử lý
rủi ro (tức là đã xuất ngoại bảng). Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng tương quan nghịch
với RRTD và thể hiện kết quả tốt hơn của công tác hạn chế rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu
này còn có ý nghĩa trong việc kết hợp với chỉtiêunợ xấu. Bởi vì, một NH có thể
giảm tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách bằng cách xuất các khoản nợ này ra ngoại bảng.
29
1.2.3.2. Các chỉ tiêu định tính
Để nhìn nhận một cách toàn diện công tác quản trị rủi ro tín dụng ở từng
ngân hàng, ngoài các chỉ tiêu định lượng nêu trên, còn phải đánh giá thông qua các
chỉ tiêu định tính.
- Đánh giá môi trường quản trị rủi ro tín dụng
Cần xem xét môi trường quản trị rủi ro tín dụng hình thành tại ngân hàng có
đảm bảo tính thích hợp hay không? Một cách cụ thể hơn, môi trường quản trị rủi ro
tín dụng phải:
+ Phù hợp với cơ cấu tổ chức của ngân hàng.
+ Phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng.
- Đánh giá hiệu quả của tiến trình cấp tín dụng
Quy trình cấp tín dụng đã được thiết lập và thực hiện như thế nào? Có đảm
bảo tuân thủ các nguyên tắc của kiểm soát nội bộ hay không? Việc thiết lập các nội
dung của tiến trình cấp tín dụng có thể không giống nhau giữa các ngân hàng do sự
khác biệt về quy mô hoạt động, cơ cấu quản trị…của mỗi ngân hàng, tuy nhiên đều
phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định nhằm kiểm soát được rủi ro ngay từ khi
nó xuất hiện. Ngân hàng cũng cần phải phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của
từng cá nhân, phòng ban tham gia vào tiến trình cấp tín dụng của ngân hàng.
- Đánh giá sự phù hợp của quá trình theo dõi, đo lường và quản lý rủi ro
tín dụng
Ngân hàng có thiết lập và thực hiện được quá trình theo dõi giám sát các
khoản tín dụng trên danh mục một cách thường xuyên liên tục hay không. Ngân
hàng có sử dụng phương pháp đo lường hoặc xây dựng được mô hình đo lường rủi
ro danh mục thích hợp không. Ngân hàng đã hình thành hệ thống xếp hạng tín dụng
nội bộ để hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro đối với từng khách hàng, hệ thống này hoạt
động có hiệu quả không. Quá trình giám sát đòi hỏi ngân hàng phải đồng thời quan
tâm đến cả rủi ro cá biệt cũng như rủi ro toàn danh mục, vì vậy ngân hàng cần phải
xây dựng được bản hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm của khoản nợ
có vấn đề, cũng như nhận biết danh mục cho vay bất ổn.
30
- Đánh giá hiệu quả của môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát rủi ro tại mỗi ngân hàng cần phải có tính hệ thống,
hoạt động thường xuyên liên tục và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với nhà quản
trị cấp cao để có những quyết sách kịp thời. Cũng cần phải xem xét tính độc lập của
bộ phận kiểm soát (yêu cầu tách biệt với hoạt động điều hành và hoạch định xây
dựng chiến lược), đảm bảo tính hiệu quả của môi trường kiểm soát tại ngân hàng.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng
1.3.1. Nhân tố bên trong ngân hàng
* Chính sách tín dụng của NHTM
Là một hệ thống các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong hoạt động
tín dụng của NH, đồng thời đảm bảo giới hạn rủi ro trong hoạt động tín dụng ở mức
cho phép. Nó là một hướng dẫn có tính bắt buộc và nhất quán của NH về các vấn đề
sau: Quy mô cấp tín dụng tối đa, các giới hạn tín dụng; các loại hình mà NH có thể
lựa chọn để cấp tín dụng; lĩnh vực có thể cấp tín dụng; kỳ hạn cấp tín dụng; chính
sách đảm bảo tín dụng; cách thức xác định giá cả tín dụng (lãi suất).
* Quy trình tín dụng
Là biểu hiện cụ thể nhất của các hoạt động tác nghiệp của ngân hàng trong
quá trình giao dịch giữa ngân hàng và khách hà g có quan hệ tín dụng. Một quy
trình tín dụng tốt phải bảo đảm yêu cầu giải quyết được mâu thuẫn giữa nâng cao
chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng với yêu cầu an toàn tài sản, giảm
thiểu rủi ro của ngân hàng.
Khi vay vốn, doanh nghiệp thường phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến
nhiều bộ phận khác nhau, vì vậy để đảm bảo phục vụ khách hàng vừa nhanh chóng
thuận tiện, vừa đảm bảo an toàn rủi ro thì ngân hàng cần phải có quy trình tín dụng
rõ ràng, quy chuẩn.
Một quy trìnhtíndụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động
quản trị, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Các bước
trong quy trình cấp tín dụng nếu xảy ra vấn đề là nguyên nhân gây ra RRTD, trong
đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định, theo dõi và giám sát tín dụng.
31
* Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động tín dụng
Chính sách và quy trình tín dụng được thực hiện thông qua tác nghiệp của
các cán bộ tín dụng. Do đó, số lượng và chất lượng của nhân viên tín dụng là nhân
tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng. Số lượng
của các cán bộ tín dụng phải bảo đảm đáp ứng quy mô tín dụng trong từng thời kỳ.
Chất lượng của các cán bộ tín dụng, phải được đảm bảo hai yếu tố năng lực và đạo
đức. Có thể thấy từ thực tiễn tín dụng của các NH, số lượng và chất lượng của đội
ngũ cán bộ tín dụng quyết định một phần rất lớn đến vấn đề rủi ro tín dụng trong
cho vay nói chung và trong cho vay doanh nghiệp nói riêng.
* Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp của NHTM
Mỗi NHTM có những thế mạnh riêng để phát triển và NH đó sẽ có các định
hướng, mục tiêu để khai thác những thế mạnh của mình. Điều này tạo nên tỷ trọng
trong các sản phẩm dịch vụ của mỗi NHTM một khác nhau. Có những NHTM
mạnh về mảng bán lẻ, có những NH mạnh về cho vay doanh nghiệp, có những NH
chuyên về thanh toán quốc tế hay có những NH mạnh phát triển về thẻ và trả lương
qua tài khoản… Tuy nhiên, đi đôi với việ phát triển theo thế mạnh của từng NH là
vấn đề rủi ro trong lĩnh vực có thế mạnh đó càng gia tăng. Nếu tỷ trọng dư nợ trong
cho vay doanh nghiệp của một NH càng lớn thì rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp của NH đó sẽ càng tăng. Vậy tỷ trọng cho vay doanh nghiệp của NHTM là
một nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của
NHTM đó.
* Tình trạng thông tin bất đối xứng
“Thông tin bất đối xứng” là tình trạng chính dẫn đến rủi ro tín dụng của
NHTM vì thông tin về khách hàng là cơ sở cho ngân hàng đánh giá và đưa ra các
quyết định tín dụng. Tuy nhiên, nếu thông tin sai lệch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
việc cấp tín dụng và kéo theo hệ quả về lâu về dài sau đó.
Trong hoạt động tín dụng, thông tin liên quan đến người vay được sử dụng ở
tất cả các giai đoạn: giai đoạn thẩm định người vay, giai đoạn giám sát sau vay, giai
đoạn xử lý rủi ro tín dụng... Vì vậy, NH cần phải biết lựa chọn, sắp xếp, kiểm chứng
32
thông tin. Bằng công nghệ hiện đại như hiện nay có thể hỗ trợ ngân hàng rất nhiều
trong việc cập nhật thông tin, hay áp dụng các phần mềm tiên tiến để hệ thống thông
tin ngân hàng một cách logic, hợp lý, từ đó có thể trợ giúp nhiều khâu trong quản lý
RRTD trên toàn hàng.
1.3.2. Nhân tố bên ngoài ngân hàng
* Nhân tố từ phía khách hàng doanh nghiệp
Những doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng hoặc không có thực lực tài
chính thực sự nhưng luôn quảng cáo, phô trương thân thế, xây dựng mối quan hệ
thân thiết, tạo uy tín với ngân hàng. Để khi quan hệ tín dụng với ngân hàng, DN
cung cấp hồ sơ, thông tin sai lệch, hoặc kê khai tài sản thế chấp gian dối, làm giả
báo cáo tài chính… để vay những khoản tiền lớn, sẽ tiềm ẩn rủi ro tín dụng ngay khi
ngân hàng phát v y, lâu dài nếu DN có sẵn ý định chây ỳ trả nợ, quỵt nợ thì rủi ro tín
dụng rất dễ xảy ra.
Năng lực quản lý kinh d anh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng
quản lý, dần dần dẫn đến thua lỗ kéo dài nhưng doanh nghiệp không có hướng giải
quyết và còn cố tình che dấu, lừa đảo ngân hàng, thì khả năng không thanh toán các
khoản nợ vay cao, rủi ro tín dụng luôn rình rập.
* Sự tác động của môi trường tự nhiên
Thiên tai, dịch bệnhxảy ra bất ngờ gây khó k ăn cho quá trình sản xuất kinh
doanh, quá trình tiêu thụ hàng hóa hay thu hồi công nợ của các khách hàng doanh
nghiệp đang vay vốn, ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp như làm giảm lợi
nhuận, mức thiệt hại nhẹ thì dẫn đến việc trả nợ gốc và lãi vay không đúng hạn;
nhưng nếu thiệt hại lớn có thể dẫn đến rủi ro tín dụng nghiêm trọng cho NHTM.
* Sự tác động của môi trường kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đóng
vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực
kinh doanh tiền tệ, tín dụng của NHTM nói riêng. Nếu chính sách kinh tế vĩ mô của
Chính phủ đúng đắn phù hợp với thực tiễn thì nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp,
không có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có hiệu quả, mang
33
lại lợi nhuận cao, từ đó hoàn trả đầy đủ vốn vay cho NH, nên hoạt động cho vay của
NH phát triển, chất lượng khoản vay được nâng cao, nhưng ngược lại cũng sẽ kìm
hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn thậm
chí thua lỗ, phá sản, lúc đó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân
hàng, các loại rủi ro gia tăng, trong đó rủi ro tín dụng của NHTM cũng rất nghiêm
trọng.
* Sự tác động của môi trường pháp lý
Trong hoạt động kinh doanh, yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo hàng đầu,
nhất là cho sự phức tạp, đa dạng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của các
NHTM. Tính pháp lý thể hiện ở các hoạt động kinh doanh luôn tiến hành dựa trên
các quy định pháp luật, hay nói cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật.
Nếu môi trường pháp lý tốt, đầy đủ, đồng bộ sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công
bằng cho các chủ thể trong nền kinh tế. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý không
đồng bộ, không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện tại sẽ tạo môi trường cạnh
tranh không lành mạnh, nhiều sơ hở để các DN làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau
và lừa đảo chính NH, làm gia tăng rủi ro tín dụng tại NHTM.
* Sự tác động của các chính sá h vi mô
Tại mỗi thời điểm, Chính phủ cùng các bộ, ban, ngành sẽ ban hành các chính
sách vi mô sao cho phù hợp với hoàn cảnh từng vù g, thúc đẩy phát triển kinh tế từ
trung ương đến địa phương. Những chính sách này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.
Nếu Chính phủ ban hành những chính sách khuyến khích hỗ trợ cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa thì những doanh nghiệp này có nhiều thuận lợi hơn để kinh
doanh và ngày càng mở rộng hơn. Khi đó, các NHTM cũng sẽ cung cấp các sản
phẩm đa dạng, linh hoạt để phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và tỷ
trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa được đẩy mạnh. Tỷ trọng tăng cao đi kèm
với rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp cũng gia tăng.
Vậy, sự tác động của các chính sách kinh tế vi mô có ảnh hưởng lớn đến rủi
ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM.
34
* Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng
Hiện nay, có rất nhiều các TCTD đang hoạt động trên toàn quốc, ngoài sự
tham gia của các NH trong nước thì sự xuất hiện của các NH có vốn đầu tư nước
ngoài đã tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các TCTD. Vì vậy, các
NHTM phải luôn đổi mới, cải tiến công nghệ, cách thức để phục vụ khách hàng một
cách tốt nhất. Bên cạnh đó, có nhiều NHTM bất chấp chạy theo khách hàng để
giành giật thị phần, tăng trưởng tín dụng nóng, làm cho thị trường cạnh tranh không
lành mạnh, tạo nên các khe hở để khách hàng có thể thao túng thực hiện hành vi xấu
của mình. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD dẫn đến rủi ro tín dụng gia tăng
mặc dù tổng quan tăng trưởng tín dụng của xã hội có thể không thay đổi.
1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại
1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Citibank
Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá
cao trên thế giới là Citigroup, tr ng đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên
một nguồn thu lớn cho Citigr up. Đây là một tập đoàn hàng đầu không chỉ về quy
mô mà còn là đối thủ có sức mạnh trên thương trường nhờ chính sách quản lý rủi ro
của tập đoàn. Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một
khung quản trị rủi ro, trong đó bao gồm các chí h sách tín dụng được tuyên bố một
cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra
quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biế , một ngôn ngữ chung, trách
nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này được hội tụ
một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa tín dụng hiệu quả.
Mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai
đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba
giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành
chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo
thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể
hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:
35
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

More Related Content

What's hot

Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...https://www.facebook.com/garmentspace
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...NOT
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại AgribankLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng LongBáo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
 
Khoá Luận Nghiệp Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp.docx
Khoá Luận Nghiệp Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp.docxKhoá Luận Nghiệp Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp.docx
Khoá Luận Nghiệp Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp.docx
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
 
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên PhongLuận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc TếLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, HAYLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, HAY
 
Đề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng VietinbankĐề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Phân tích công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Vietinbank
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
 

Similar to LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - TẢI FREE ZALO: 093 45...
TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - TẢI FREE ZALO: 093 45...TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - TẢI FREE ZALO: 093 45...
TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - TẢI FREE ZALO: 093 45...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo ...
Các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo ...Các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo ...
Các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ c...
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ c...Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ c...
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại (20)

lv: Hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng TMCP công thương
lv: Hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng TMCP công thươnglv: Hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng TMCP công thương
lv: Hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng TMCP công thương
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt NamLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vayLuận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
 
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANKLV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
 
lv:Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châu
lv:Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châulv:Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châu
lv:Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châu
 
lv: Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông...
lv: Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông...lv: Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông...
lv: Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông...
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
 
LV: Phát triển DV thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàngTMCP ngoại thương
LV: Phát triển DV thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàngTMCP ngoại thươngLV: Phát triển DV thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàngTMCP ngoại thương
LV: Phát triển DV thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàngTMCP ngoại thương
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doan...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doan...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doan...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cho vay khách hàng doan...
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIB
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIBLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIB
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIB
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
 
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt NamLV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
LV: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển Việt Nam
 
TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - TẢI FREE ZALO: 093 45...
TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - TẢI FREE ZALO: 093 45...TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - TẢI FREE ZALO: 093 45...
TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG - TẢI FREE ZALO: 093 45...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9đ
Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9đNhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9đ
Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9đ
 
Các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo ...
Các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo ...Các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo ...
Các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo ...
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ c...
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ c...Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ c...
Luận văn thạc sĩ kinh tế Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ c...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàngLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------------------- NGÔ THỊ THÙY GIANG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. BÙI ĐỨC TÍNH Huế, năm 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quảng Trị cung cấp và do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố, các trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, tháng 03 năm 2018 Người thực hiện Ngô Thị Thùy Giang i
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Quảng Trị”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với PGS.TS Bùi Đức Tính, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Huế, Phòng Đào tạo Sau Đại học, các Giảng viên đã tham gia giảng dạy khóa học và đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu về Quản lý kinh tế. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Chi n ánh Quảng Trị, các anh chị đồng nghiệp, các bạn học viên Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị đã độngviên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý chân t ành của quý thầy cô giáo, đồng chí và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 03 năm 2018 Người thực hiện Ngô Thị Thùy Giang ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: NGÔ THỊ THÙY GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.BÙI ĐỨC TÍNH Tên đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ. 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất phát từ thực trạng hoạt động cho vay và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị, đồng thời xác định được tính cấp thiết của việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quảng Trị”để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ. Kết quả nghiên cứu sẽ thể hiện tình hình tín dụng doanh nghiệp hiện nay của ngân hàng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả nhất. 2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin; phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích dữ liệu để nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu chính: Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản trị rủi ro tín dụ g trong Ngân hàng. Đánh giá thực trạng về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank chi nhánh Quảng Trị. Để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cần thực hiện các giải pháp: Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay; Phân tán rủi ro trong cho vay DN; Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo rủi ro; Hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vay DN; Tăng cường hiệu quả công cụ bảo đảm tiền vay; oàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng; Tăng cường kiểm tra, giám sát sau cho vay đối với DN, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng; Thực hiện tốt việc phân loại nợ và sử dụng dự phòng RRTD để tài trợ RRTD trong cho vay DN; Tăng cường xử lý nợ có vấn đề, áp dụng các công cụ mới trong xử lý RRTD; Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác cho vay DN. iii
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CIC : Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước CN : Chi nhánh CBTD : Cán bộ tín dụng CVQHKH : Chuyên viên quan hệ khách hàng DN : Doanh nghiệp DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa KH : Khách hàng KHDN : Khách hàng doanh nghiệp KHCN : Khách hàng cá nhân NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân àng thương mại QHKH : Quan ệ khách hàng RRTD : Rủi ro tín dụng TAND : Tòa án nhân dân TCTD : Tổ chức tín dụng TGCKH : Tiền gửi có kỳ hạn TSĐB : Tài sản đảm bảo VPBank : Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng XHTDNB : Xếp hạng tín dụng nội bộ XLRR : Xử lý rủi ro iv
  • 6. MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................4 5. Kết cấu của luận văn............................................................................................................................5 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................................6 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ6 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.........................................................................................................................................6 1.1.Rủi ro tín dụng trong c o vay của NHTM...............................................................................6 1.1.1.Khái niệm...........................................................................................................................................6 1.1.2.Phân loại rủi ro tín dụng..............................................................................................................7 1.1.3.Tác động của rủi ro tín dụng.....................................................................................................8 1.2.Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mạ....................................................................9 1.2.1.Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng..........................................................................................9 1.2.2.Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM.............................................................10 1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM......................26 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng..........................................................31 1.3.1.Nhân tố bên trong ngân hàng..................................................................................................31 1.3.2.Nhân tố bên ngoài ngân hàng.................................................................................................33 1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại.............35 1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Citibank..............................................................................35 1.4.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn ngân hàng ING...................................................................36 1.4.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam............................36 1.4.4. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam...................................38 1.5. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng đối với NHTM..............................39 v
  • 7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAYDOANH NGHIỆP TẠI VPBANK CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 41 2.1. Tổng quan về VPBank CN Quảng Trị 41 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của VPBank CN Quảng Trị 41 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của VPBank CN Quảng Trị 43 2.1.3. Tình hình hoạt động của VPBank CN Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 47 2.2.Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị qua 3 năm 2014 - 2016 53 2.2.1. Bối cảnh môi trường của hoạt động cho vay DN tại VPBank CN Quảng Trị ảnh hưởng đến tình hình RRTD của NH 53 2.2.3.Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị 57 2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị 60 2.3.1.Nhận dạng rủi ro tín dụng 60 2.3.2.Đo lường và lượng hóa rủi ro tín dụng 63 2.3.3.Phát hiện, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 67 2.3.4.Kiểm soát rủi ro tín dụng 72 2.3.5.Tài trợ rủi ro tín dụng73 2.3.6. Giám sát và kiểm tra công tác quản trị rủi ro tín dụng 76 2.4. Đánh giá chung về tình hình quản trị RRTD trong cho vay DN của VPBankCN Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 77 2.4.1. Những kết quả đạt được 77 2.4.2. Một số hạn chế 78 2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 84 vi
  • 8. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VPBANKCHI NHÁNH QUẢNG TRỊ.......................................................................................................................85 3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng của VPBank CN Quảng Trị.....................................................................................................85 3.1.1.Định hướng chung.......................................................................................................................85 3.1.2.Định hướng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DN của ngân hàng trong thời gian tới................................................................................................................................................85 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị.........................................................................................................................86 3.2.1. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay.............................................86 3.2.2. Phân tán rủi ro trong cho vay DN.......................................................................................89 3.2.3. Thành lập bộ phận ng iên cứu, phân tích và dự báo rủi ro.......................................90 3.2.4. Hoàn thiện công tác thẩm định trong cho vayDN........................................................91 3.2.5. Tăng cường hiệu quả công cụ bảo đảm tiền vay..........................................................91 3.2.6. Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng.....................................92 3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát sau cho vay đối với DN; nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng.....................................................93 3.2.8. Thực hiện tốt việc phân loại nợ và sử dụ g dự p òng RRTD để tài trợ RRTD trong cho vay DN....................................................................................................................................93 3.2.9. Tăng cường xử lý nợ có vấn đề, áp dụng các công cụ mới trong xử lý RRTD94 3.2.10. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác cho vay DN.....................................................................................................................94 KẾT LUẬN chương 3...........................................................................................................................96 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................97 I. Kết luận....................................................................................................................................................97 II. Kiến nghị...............................................................................................................................................98 2.1. Kiến nghị với Chính phủ.............................................................................................................98 2.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam..................................................................98 vii
  • 9. 2.3. Kiến nghị với Hội sở chính VPBank 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN viii
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Xếp hạng rủi ro tín dụng 19 Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của VPBank CN Quảng Trị 46 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại VPBank CN Quảng Trị qua 3 năm 2014 - 2016 48 Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị qua 3 năm 2014 - 2016 51 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại VPBank CN Quảng Trị 52 Bảng 2.5: Tình hình huy động – cho vay khách hàng doanh nghiệp 54 Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng phân theo loại hình doanh nghiệptại VPBank CN Quảng Trị qua 3 năm 2014 - 2016 55 Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng phân theo quy mô doanh nghiệptại VPBank CN Quảng Trị qua 3 năm 2014 - 2016 56 Bảng 2.8: Phân loại dư nợ của khách hàng doanh nghiệp 58 Bảng 2.9: Nợ quá hạn và nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn vay 59 Bảng 2.10: Nợ quá hạn của nhóm KHDN phân theo ngành nghề kinh tế 60 Bảng 2.11: Tổng hợp xếp loại khách hàng năm 2016 66 Bảng 2.12: Số lượng khách hàng doanh nghiệp mua bảo hiểm 68 Bảng 2.13: Giá trị tài sản đảm bảo và tỷ lệ so với dư nợ vay 69 Bảng 2.14: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 72 Bảng 2.15: Kết quả của Phương án xử lý nợ xấu đến thời điểm 2016 75
  • 11. ix
  • 12. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 10 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VPBank CN Quảng Trị 44 Sơ đồ 2.2: Quy trình chấm điểm cho khách hàng doanh nghiệp 63 x
  • 13. PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong đó, nổi bật lên là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) để đáp ứng nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các tổ chức và cá nhân. Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một trong những ngân hàng TMCP có tỷ trọng cho vay doanh nghiệp khá cao. Trong những năm qua, hoạt động cho vay doanh nghiệpđã có nhiềuđóng góp to lớn vào tổng thu nhập cũng như hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Trong tổng các nguồn thu, thì thu nhập từ lãi cho vay và các loại phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay thường chiếm từ 70% - 80%. Bên cạnh những đóng góp to lớn đó, cho vay doanh nghiệpcũng là mảng hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tàn phá mạnh nhất lợi nhuận của Ngân hàng và là nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ của các NHTM. Vì vậy, quản trị rủi ro là công việc chủ đạo của hoạt động quản trị tại VPBank. VPBank đã và đang từng bước thực hiện các nội dung công việc của quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, công tác này hiện chưa thực sự hiệu quả, còn thiếu tính bền vững, lâu dài, thiên về xử lý hậu quả mà tí h p òng ngừa còn kém, thiên về các yếu tố định tính mà chưa có khả năng lượng hóa cụ hể rủi ro. Để hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro, hiện nay, VPBank đã có những bước đi căn bản để xây dựng và cơ cấu lại toàn bộ khuôn khổ và hạ tầng quản trị rủi ro tín dụng. Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Nằm trên trục giao thông quan trọng của quốc gia, có quốc lộ 9 nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, thuận lợi cho các ngành giao thông, thương mại, du lịch và hợp tác đầu tư với các nước Asean. Chính phủ đã đồng ý bổ sung Quảng Trị vào các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được đưa vào danh sách 9 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm. Cửa khẩu La Lay được nâng cấp từ cửa khẩu quốc gia lên cửa khẩu quốc tế La Lay, 1
  • 14. tạo điều kiện hình thành hành lang kinh tế song song, đó là tuyến đường nối Cửa khẩu La Lay (huyện Đakrông) về khu kinh tế Đông Nam và Cảng biển Mỹ Thủy hoàn thành. Tỉnh Quảng Trị tập trung phát triển vào hai mảng trọng tâm đó là sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Về mảng sản xuất công nghiệp: Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là vật liệu xây dựng, cơ khí, khai khoáng và chế biến nông lâm thủy hải sản. Về mảng sản xuất nông nghiệp: thế mạnh là sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày: cao su, cà phê, hồ tiêu. Dựa trên chủ trương định hướng và tiềm năng thế mạnh của tỉnh đã tạo điều kiện cơ hội cho VPBank chi nhánh Quảng Trị trong hoạt động cho vay và tập trung vào một số lĩnh vực như gỗ, xây dựng, kinh do nh vật liệu xây dựng, cao su, cà phê… Bên cạnh những lợi thế có được thì Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn như: Quy mô thị trường nhỏ, số lượng tổ chức tín dụng nhiều nên cạnh tranh thị phần rất khốc liệt, xét thị phần trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo số liệu thì Chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng 13,8%/tổng dư nợ cho vay trên địa bàn; tình hình kinh tế khó khăn chung ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, một số doanh nghiệp do quản trị điều hành kém, năng lự tài chính yếu dẫn đến rủi ro lớn. Chất lượng tín dụng của Chi nhánh chưa cao, nợ quá hạncó xu hướng gia tăng trong tổng dư nợ Chi nhánh. Thời gian qua khó khăn chung của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp do đó có nhiều khoản vay phải cơ cấu lại nợ và nhiều khoản nợ ở nhóm 1 đang tiềm ẩn rủi ro cao. Tốc độ thu hồi nợ nhóm 2, nợ xấuchậm do một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh,chưa thu hồi được công nợ, một số doanh nghiệp ngừng hoạt động, tài sản đảm bảo là nhà xưởng, có tính đặc thù, khả năng thanh lý thấp, việc xử lý TSĐB không thoả thuận được do vậy phải qua thủ tục khởi kiện và thi hành án làm kéo dài thời gian xử lý TSĐB để thu hồi nợ. Vì vậy, việc quản lý, giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro tín dụng vẫn là một vấn đề cấp bách đối với VPBank CN Quảng Trị hiện nay. Xuất phát từ thực trạng hoạt động cho vay và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị, đồng thời xác định được tính cấp thiết của việc phòng 2
  • 15. ngừa và hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quảng Trị”để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ. Kết quả nghiên cứu sẽ thể hiện tình hình tín dụng doanh nghiệp hiện nay của ngân hàng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả nhất. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank chi nhánh Quả g Trị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại NHTM và thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị. - Phạm vi nghiên cứu: Nội dung trọng tâm: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị. Không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại VPBank CN Quảng Trị. Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp từ năm 2014 đến 2016, giải pháp đề xuất đến năm 2020. 3
  • 16. 4. Phương pháp nghiên cứu Phần hệ thống hóa cơ sở lý luận: Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin (giáo trình, sách, các tạp chí nghiên cứu...); thực hiện đối chiếu, phân tích... Phương pháp phân tích tổng hợp: Tổng hợp toàn bộ những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận và tài liệu có liên quan để vận dụng, đánh giá trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại NHTM. Phần phân tích, đánh giá thực trạng trong hoạt động công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị, tác giả sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin: Thông qua thu thập các báo cáo tài chính nội bộ của Ngân hàng (NH); tình hình huy động vốn, cho vay và hoạt động kinh doanh của VPBank CN Quảng Trị; tình hình cho vay doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016; kết quả phân loại nợ của khách hàng (KH) doanh nghiệp; tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu năm 2014-2016; các quy trình chính sách về cho vay; thông qua trao đổi thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ giữa những người trự tiếp thực hiện công tác quản lý tín dụng. Thu thập thông tin từ giáo trình, báo chí, tài liệu liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay, các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp, cho vay; báo cáo về tình ình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị; báo cáo tình hình hoạt động ngành NH tỉnh Quảng Trị... Phương pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích dữ liệu: Dựa trên dữ liệu thu thập được để tổng hợp, mô tả, phân tích về tình hình cho vay doanh nghiệp của NHTM, từ đó đưa ra kết luận, rút kinh nghiệm qua thực tiễn. Để so sánh được các chỉ tiêu với nhau thì số liệu cần phải thống nhất về nội d ng kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng là so sánh số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân; đồng thời nghiên cứu để thấy rõ được thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị như kết quả đạt được, nguyên nhân, tồn tại. 4
  • 17. Phần kiến nghị: Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, suy luận logic, tổng kết để kiểm chứng thực tiễn, thể hiện tính nhất quán giữa kiến thức lý luận, kiến thức thực tiễn. Trên cơ sở đó xác định những định hướng, mục tiêu và đề ra các kiến nghị đối với VPBank CN Quảng Trị nói riêng và các cơ quan Nhà nước, Hội sở VPBank nói chung. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương:  Chương 1: Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng thương mại.  Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị.  Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị. 5
  • 18. PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM 1.1.1. Khái niệm Theo hai nhà kinh tế A. Saunder và H. Lange [Financial Institutions Management – A Modern Perpective] thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là “khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian”. Theo quan niệm của Ủy ban Basel: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận” [Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Principal for the Management of Credit Risk]. Theo khái niệm ày thì rủi ro tín dụng có phạm vi khá rộng, không chỉ trong quan hệ tín dụng giữa k ách hàng với ngân hàng mà trong cả các hoạt động khác như đầu tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện. Tuy nhiên, như đã giới thiệu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ nghiên cứu rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, vì vậy rủi ro tín dụng có thể hiểu đơn giản là sự vi phạm không hoàn trả nợ từ phía khách hàng vay. Theo cách hiểu tại các ngân hàng Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của Tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh NH nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” [Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013]. Như vậy, từ nhiều định nghĩa khác nhau, đa dạng, có thể tóm lược nội dung về rủi ro tín dụng như sau: 6
  • 19. Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng bao gồmRủi ro giao dịch (Transaction Risk) và Rủi ro danh mục (Portfolio Risk) [Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê]. 1.1.2.1. Rủi ro giao dịch Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. + Rủi ro lự chọn là rủi ro liên quan đến quá trình thẩm định, phân tích tín dụng của ngân hàng để lựa chọn khách hàng cấp tín dụng. Trong quá trình này, ngân hàng rất dễ mắc phải sự lựa chọn sai lầm do hiện tượng “thông tin bất cân xứng” xuất hiện. + Rủi ro bảo đảm phát sinh từ ác tiêu chuẩn bảo đảm cho giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng được diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn cho ngân hàng. Các quy định hoặc tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm, vốn tự có đối ứng, các thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng là nhằm hạn chế rủi ro tro g giai đoạn này. + Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến các hao tác trong quá trình thực hiện khoản tín dụng. Ở đây những sai sót của nhân viên cấp tín dụng trong quá trình giải ngân, giám sát theo dõi khoản tín dụng có thể là xuất phát điểm cho các rủi ro từ đạo đức của khách hàng nảy sinh. Chẳng hạn việc lơ là không thực hiện giám sát sau khi giải ngân, có thể khiến người vay nảy sinh ý đồ sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền vay, việc bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi giải ngân cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc chiếm dụng vốn từ phía khách hàng. 1.1.2.2. Rủi ro danh mục Rủi ro danh mục là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia 7
  • 20. thành hai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic Risk) và rủi ro tập trung (Concentration Risk). + Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế. Chẳng hạn như biến cố từ rủi ro thiên tai, mất mùa đặc trưng trong ngành nông nghiệp, hoặc yếu tố tồn kho ứ đọng trong ngành công nghiệp, xây dựng…Vì gắn liền với chủ thể/đối tượng được cấp tín dụng nên rủi ro nội tại là yếu tố không thể triệt tiêu được. + Rủi ro tập trung xuất phát từ việc dồn vốn cho một số ít khách hàng, một số ngành kinh tế hẹp, một số loại hình cho vay hoặc một khu vực địa lý, đi ngược lại với nguyên tắc đa dạng hóa để phân tán rủi ro. Cũng vì sự xuất hiện của rủi ro nội tại và đặc tính không thể triệt tiêu của rủi ro nội tại nên việc đa dạng hóa để hạn chế và kiểm soát rủi ro tập trung là vấn đề cần thiết đối với các ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng. 1.1.3. Tác động của rủi ro tín dụng - Đối với khách hàng Nếu RRTD xảy ra từ phía NH, khá h hàng có thể mất đi kênh cung ứng vốn, dẫn đến sản xuất bị trì trệ. Nếu RRTD xảy ra từ chính bản thân DN, với tình hình tài chính không lành mạnh, kèm theo đó là các khoản nợ quá hạn có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa DN với NH. - Đối với Ngân hàng bị rủi ro Khi RRTD xảy ra, NH không thu được lãi và gốc, buộc NH phải sử dụng nguồn trích lập dự phòng để bù đắp khoản lãi và gốc không thu được đó. Bên cạnh việc thu nhập giảm sút NH còn gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản... Và nếu không giải quyết được thì NH có thể đứng trước bờ vực phá sản. - Đối với hệ thống Ngân hàng Hoạt động của một NH trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống NH và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy nếu một NH có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có 8
  • 21. những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các NH và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM làm cho các NH khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. - Đối với nền kinh tế Với chức năng trung gian tài chính, NH quan hệ trực tiếp đến mọi thành phần kinh tế, điều hòa các nguồn vốn trong nền kinh tế. Khi RRTD xảy ra tại một NH đầu tiên sẽ làm giảm lợi nhuận của NH đó, giảm khả năng cung cấp vốn cho khách hàng, gây hoang mang trong dân chúng và gây ra việc rút tiền ồ ạt tại NH. Khi đó, NH bị suy yếu đến mức phá sản sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền đối với các NH và định chế tài chính khác. Từ đó, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các DN sản xuất kinh doanh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, lạm phát, thất nghiệp gia tăng, an ninh chính trị bất ổn… gây suy thoái nền kinh tế. Tóm lại, RRTD gây ảnh hưởng ở ác mức độ khác nhau: nhẹ nhất là NH bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, hông thu hồi được lãi vay, nặng nhất khi NH không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến NH bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, NH sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói c ung và hệ thống NH nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị NH phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu RRTD. 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Như đã đề cập ở phần trên, rủi ro tín dụng có thể mang lại những hậu quả rất nguy hiểm đối với ngân hàng thương mại. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng được xem là công việc có ý nghĩa sống còn đối với tất cả các NHTM, dù quy mô lớn hay nhỏ, phạm vi hoạt động rộng hay hẹp. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng gắn chặt với hoạt động cấp tín dụng, nó thể hiện sự vận dụng các nguyên tắc quản 9
  • 22. trị nói chung vào hoạt động có tính đặc thù của quá trình cấp tín dụng. Xuất phát từ cách hiểu như vậy, khái niệm quản trị rủi ro tín dụng có thể được trình bày như sau: Quản trị rủi ro tín dụng là tiến trình của nhà quản trị bao gồm nhận dạng, đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng phải đối mặt đồng thời lựa chọn và thực thi những biện pháp/công cụ thích hợp nhằm đối phó với rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. [Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội]. Mục đích cao nhất của quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảo rủi ro tín dụng được kiểm soát trong khả năng ngân hàng có thể chấp nhận được, đồng thời với việc tối đa hóa giá trị mà ngân hàng kỳ vọng đạt được trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh. 1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM Tiếp cận theo các nội dung quản trị rủi ro của lý thuyết quản trị rủi ro, nội dung của hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: nhận dạng rủi ro tín dụng, đo lường và lượng hóa rủi ro tín dụng, phòng ngừa rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và tài trợ rủi ro tín dụng nhằm đạt được mục tiêu tối thiểu hóa rủi ro tín dụng ứng với các mục tiêu kinh doanh của NH trong từng thờikỳ. NHẬN DẠNG RỦI RO TÍN DỤNG ĐO LƯỜNG VÀ LƯỢNG HÓA RRTD PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TÀI TRỢ RỦI RO TÍN DỤNG Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 10
  • 23. 1.2.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng Nhận dạng rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro của một tổ chức. Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa và nguy cơ rủi ro. [Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội]. Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước:theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tíndụng. Một số phương pháp nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp - Phân tích báo cáo tài chính Mục đích khi phân tích báo cáo tài chính: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại của công ty, từ đó đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Bằng cách sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của một công ty, dựa trên phân tích tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng tài chính trong tươnglai. - Phương pháp check– list Phương pháp check – list là phương pháp thông qua các câu hỏi về những vấn đề có thể xảy ra, để từ đó nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của từng loại rủi ro. - Phương pháp lưu đồ Phương pháp lưu đồ là một phương pháp giúp chúng ta liệt kê trình tự các bước đối với một quy trình đầu tư tài chính. Từ những bước liệt kê này, chúng ta có thể dễ dàng xác định rủi ro khi thực hiện từng bước, từ đó để có những biện pháp khắc phục nhất định - Phương pháp thanh tra hiện trường 11
  • 24. Thanh tra hiện trường là một việc phải làm đối với nhà quản trị rủi ro.Bằng cách quan sát các bộ phận của tổ chức và các hoạt động tiếp sau đó của nó, nhà quản trị có thể học được rất nhiều về rủi ro mà tổ chức có thể gặp. - Phân tích hợp đồng Có nhiều rủi ro phát sinh từ các mối quan hệ hợp đồng với người khác, nhà quản trị rủi ro nên nghiên cứu kỹ các hợp đồng để xem rủi ro có tăng hay giảm qua các hợp đồng. - Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ Các số liệu thống kê cho phép nhà quản trị rủi ro đánh giá các xu hướng của các tổn thất mà tổ chức đã trải qua và so sánh kinh nghiệm này với các tổ chức khác. Hơn nữa các số liệu này còn cho phép nhà quản trị rủi ro phân tích các vấn đề như nguyên nhân, thời điểm, vị trí của rủi ro, tất cả các yếu tố hiểm họa hoặc các yếu tố đặc biệt nào đó ảnh ưởng đến rủi ro. Khi có một số đủ lớn các dữ liệu về tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dùng các thông tin này dự báo các chi phí tổn thất và lập quỹ dự phòng rủi ro bằngnguồn vốn tự có của ngân hàng. - Phương pháp thông qua tư vấn Từ các nhà tư vấn như chuyên viên ế toán – kiểm toán, các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, … các nhà quản trị rủi ro có thể ắm bắt thêm những thông tin cần thiết về nguy cơ rủi ro đối với tổ chức từ nguồn tin bên ngoài. Một số biểu hiện nhận biết rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp Nhóm 1: Dấu hiệu liên quan đến quan hệ với Ngân hàng. Ngân hàng cần xem xét các biểu hiện của doanh nghiệp như không thanh toán, thanh toán chậm hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản lãi và nợ gốc khi đến hạn, xin ngân hàng kéo dài kỳ hạn nợ, xin gia hạn nợ, chu kỳ vay thường xuy n gia tăng, có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng, lập nhiều công ty ma, có hiện tượng lừa đảo nợ từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Nhóm 2: Dấu hiệu liên quan đến quản lý và tổ chức của khách hàng. 12
  • 25. Gồm các biểu hiện như không có sự thống nhất trong hoạt động quản trị hay ban điều hành về quan điểm, mục đích, cách thức quản lý, nội bộ không đoàn kết, có sự mâu thuẫn, tranh giành quyền lực, quản lý nhân sự kém, cơ cấu tổ chức không hợp lý, dùng người không hiệu quả, nhân viên thường xuyên bỏ việc (đặc biệt là ở vị trí cấp cao), phát sinh những khoản chi phí không rõ ràng, không hợp lý. Nhóm 3: Dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Biểu hiện của nhóm dấu hiệu này gồm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp không đạt được như dự kiến về kế hoạch, hệ số vòng quay vốn thấp, khả năng thanh toán giảm, các khoản nợ của doanh nghiêp tăng một cách bất thường. Nhóm 4: Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính kế toán Biểu hiện như chậm trễ hay trì hoãn nộp báo cáo tài chính, các số liệu trong báo cáo tài chính có dấu hiệu bị làm giả. Nhóm 5: Nhóm dấu hiệu thuộc về thương mại Biểu hiện như doanh ng iệp mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực không thuộc ngành nghề chuyên môn của mình, đặc biệt là các ngành nghề kinh doanh có độ rủi ro cao. Các yếu tố thị trường không thuận lợi, cơ cấu vốn không hợp lý, sử dụng vốn không đúng mục đích. 1.2.2.2. Đo lường, lượng hóa rủi ro tíndụng Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dự g mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủiro.[Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội]. Phương pháp: sử dụng các mô hình để đo lường rủi ro. Mục đích của các mô hình này là nhằm: - Thiết lập về mặt số lượng các nhân tố quan trọng đối với việc giải thích rủi ro vỡ nợ. - Đánh giá cấp độ hoặc tầm quan trọng tương đối của các nhân tố này. - Hoàn thiện việc định giá rủi ro vỡ nợ. 13
  • 26. - Cơ sở cho việc sàng lọc các người vay. - Tính toán nhu cầu dự trữ cần thiết cho các thiệt hại tín dụng trong tương lai. + Mô hình điểm số Z Người phát minh ra mô hình điểm số Z là giáo sư Edward.I.Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trườngĐại học NewYork. Đại lượng Z được xác định phụ thuộc vào giá trị các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và hệ số tương quan của các chỉ tiêu tài chính với đại lượng Z. Công thức xác định đại lượng Z áp dụng cho ba loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã được cổ phần hóa, doanh nghiệp sản xuất chưa cổ phần hóa và doanh nghiệp khác. * Đối với doanh nghiệp sản xuất đã cổ phần hóa: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 Trong đó: X1: Chỉ tiêu vốn ngắn ạn ròng trên tổng tài sản X2 : Chỉ tiêu lợi nhuận để lại trên tổng tài sản X3 : Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản X4 : Chỉ tiêu thị giá cổ phiếu trên nợ dài hạn X5 : Chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản Nếu Z> 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vù g an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có thể có nguy cơ phá sản. Nếu Z< 1,8: Doanh nghiệp trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao. * Đối với doanh nghiệp sản xuất chưa cổ phần hóa: Z = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5 Trong đó: X1: Chỉ tiêu vốn ngắn hạn ròng trên tổng tài sản X2 : Chỉ tiêu lợi nhuận để lại trên tổng tài sản X3 : Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản X4 : Chỉ tiêu thị giá cổ phiếu trên nợ dài hạn X5 : Chỉ tiêu doanh thu trên tổng tài sản 14
  • 27. Nếu Z> 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có thể có nguy cơ phá sản. Nếu Z< 1,23: Doanh nghiệp trong vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao. * Đối với doanh nghiệp khác: Z = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 Trong đó: X1: Chỉ tiêu vốn ngắn hạn ròng trên tổng tài sản X2 : Chỉ tiêu lợi nhuận để lại trên tổng tài sản X3 : Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản X4 : Chỉ tiêu thị giá cổ phiếu trên nợ dài hạn Nếu Z> 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,2<Z < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có thể có nguy cơ phá sản. Nếu Z< 1,1: Doanh ng iệp tr ng vùng nguy hiểm có nguy cơ phá sản cao. Dựa vào kết quả chấm điểm nói trên, Ngân hàng sẽ có thể dễ dàng sàng lọc và phân loại khách hàng, từ đó giảm thiểu được RRTD ở mức cho phép. Kết quả chấm điểm tín dụng cũng sẽ được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để xác định mức giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hà g, áp dụng lức lãi suất cho vay và các quy định về tài sản đảm bảo. Có thể thấy, mô hình điểm số Z là một mô ình có độ tin cậy khá cao được thực hiện dựa trên công cụ định lượng cụ thể với các nhân tốảnh hưởng. Mô hình này có những nhiều điểm nổi trội như:Phương pháp triển khai đơn giản; Việc sử dụng phương pháp phân tích khác biệt đa nhân tố để lượng hóa xác xuất vỡ nợ của người vay đã khắc phục được những được điểm của mô hình định tính mang nhiều tính chủ quan, nhờ đó góp phần tích cực vào việc kiểm soát rủi ro tín dụng của các ngân hàng.Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy kết quả của mô hình sẽ phụ thuộc nhiều vào tính chính xác và cập nhật của hệ thống thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Yêu cầu này đôi khi rất khó thực hiện trong điều kiện kinh tế thị trường không đầy đủ. 15
  • 28. + Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ Công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp thông thường bao gồm 6 bước: Bước 1: Thu thập thông tin Để phân tích tài chính của doanh nghiệp cho công tác chấm điểm tín dụng thì các cán bộ tín dụng phải thu thập và sử dụng mọi nguồn thông tin. Thông tin có tầm quan trọng rất lớn, do đó yêu cầu phải thu thập thông tin không chỉ chính xác mà còn phải đầy đủ và toàn diện. Để đánh giá một cách cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm thu thập các thông tin chung như các thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế,…. Bước 2: Xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có mức vốn, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp trong nền kinh tế là khác nhau. Các ngành nghề, lĩnh vự hác nhau sẽ có nhu cầu vốn, khả năng sinh lời khác nhau, vì vậy nó có ảnh hưởng lớn đế quyết định về hạn mức tín dụng và lãi suất,… Vì vậy hệ thống chấm điểm tín dụ g quan tâm đến yếu tố ngành nghề, lĩnh vực là cần thiết. Bước 3: Xác định quy mô của doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đối với ngân hàng, một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ được đánh giá cao hơn so với một doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Để có sự chính xác và hợp lý trong đánh giá, các cán bộ tín dụng phải biết kết hợp phân tích các chỉ tiêu quy mô như: Vốn, lao động, doanh thu thuần, giá trị nộp sổ sách,…. Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Ở Việt Nam, các NHTM thường áp dụng 4 nhóm chỉ tiêu tài chính: 16
  • 29. Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Gồm hai chỉ tiêu: + Khả năng thanh toán hiện hành: Cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn của chủ nợ được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Khả năng thanh khoản = Nợ ngắn hạn + Khả năng thanh toán nhanh: Cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Nhóm chỉ tiêu hoạt động: là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp; nó được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nhóm này gồm 3 chỉ tiêu: + Vòng quay hàng tồn kh : Giá trị tồn kho bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = G á trị hàng tồn kho bình quân + Kỳ thu tiền bình quân: Dùng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân mộ ngày. Giá trị các khoản phải thu bình quân x 360 Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu thuần + Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Cho biết một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu thuần Doanh thu trên tổng tài sản = Tổng tài sản 17
  • 30. Nhóm chỉ tiêu cân nợ: phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Nhóm này gồm 3 chỉ tiêu: ROA = ROE =
  • 31. + Hệ số nợ: Cho biết một đồng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng hình thành từ đi vay. Hệ số nợ càng cao, rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng lớn. Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng tài sản + Hệ số tự trả nợ: Phản ánh khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này càng nhỏ, giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng lớn. Nợ phải trả Hệ số tự trả nợ = Vốn chủ sở hữu + Nợ quá hạn/ tổng dư nợ ngân hàng: Cho biết việc hoàn vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu thu nhập: phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp. Nhóm này gồm ba hỉ tiêu: + Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: Phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế ROS = Doanh thu + Doanh lợi vốn chủ sở hữu: Phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu + Doanh lợi tài sản: là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản 18
  • 32. Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu khác Các chỉ tiêu phi tài chính cũng đóng góp quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng đối với các khoản tín dụng ngắn hạn. Thông thường ngân hàng thường xem xét các chỉ tiêu sau: Lưu chuyển tiền tệ, Trình độ quản lý; Tình hình giao dịch; Các yếu tố bên ngoài; và các đặc điểm khác. Các chỉ tiêu phi tài chính này nhằm đánh giá khả năng đứng vững trên thị trường của doanh nghiệp. Từ đó có được sự đánh giá cao từ phía ngân hàng. Bước 6: Tổng hợp điểm cuối cùng và xếp hạng Cán bộ tín dụng sẽ tổng hợp điểm cuối cùng bằng cách cộng điểm các chỉ tiêu tài chính và điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Sau khi đã tổng hợp điểm cuối cùng, ngân hàng sẽ tiến hành xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Kết quả sẽ được phân loại thành 10 mức độ tín nhiệm như bảng sau: Bảng 1.1: Xếp hạng rủi ro tín dụng Điểm Xếp hạng Mức độ rủi ro Quyết định cho vay > 92,4 AAA Thấp Cho vay 84,8 – 92,3 AA Thấp Cho vay 77,2 – 84,7 A Thấp Cho vay 69,6 – 77,1 BBB Trung bình Cho vay 62,0 – 69,5 BB Trung bình Không nên cho vay 54,4 – 61,9 B Trên trung bình Không nên cho vay 46,8 – 54,3 CCC Cao Không nên cho vay 39,2 – 46,7 CC Cao Không nên cho vay 31,6- 39,1 C Cao Không nên cho vay < 31,6 D Đặc biệt cao Không cho vay 1.2.2.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng Mặc dù quyết định cho vay phải trải qua các khâu như phân tích, thẩm định, chấm điểm và xếp loại tín dụng nhưng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn sai sót, nghĩa là vẫn còn tiềm ẩn RRTD. Do vậy, biện pháp quản lý RRTD tiếp theo để phòng ngừa RRTD có thể xảy ra là xem xét đến các hình thức trích lập quỹ dự phòng RRTD, bảo hiểm tín dụng, bảo đảm tín dụng. 19
  • 33. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Đây là biện pháp được các NH sử dụng chủ yếu, là biện pháp tự khắc phục rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH. NH thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng đối với các khoản nợ theo quy định của NHNN. Việc trích lập dự phòng sẽ làm giảm lợi nhuận của NH (do khoản trích lập được tính vào chi phí, khoản đầu tư không sinh lợi, bịđưa vào quỹ phong tỏa của NHNN) nhưng mặt khác nó giúp NH ý thức được việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng một cách chặt chẽ hơn. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau đây: - Tiền gửi quy định tạ điểm i, Khoản 1, Điều 1 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân àng Nhà nước Việt Nam. - Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau: = Trong đó: ∑R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng; :Tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n; Ri: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức: 20
  • 34. Ri = (Ai – Ci) x r Trong đó: Ai: Số dư nợ gốc thứ I; Ci: giá trị khấu trừ của TSĐB, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là TSĐB) của khoản nợ thứ i; R: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm. Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau: Nợ nhóm 1: Trích 0% Nợ nhóm 2: Trích 5% Nợ nhóm 3: Trích 20% Nợ nhóm 4: Trích 50% Nợ nhóm 5: Trích 100% Quỹ DPRR được trích lập từ thu nhập của Ngân hàng trước khi nộp thuế. Trong trường hợp xảy ra khoản tín dụng không thể thu hồi, Ngân hàng có thể sử dụng quỹ dự phòng này để bù đắp khắc phục rủi ro. Mua bảo hiểm tín dụng Trong nhiều trường hợp khách hàng vay vố , đặc biệt là khách hàng cá nhân, không có tài sản thế chấp hoặc cầm cố nhưng họ vẫn có nhu cầu vay vốn. Phần lớn các khoản vay tiêu dùng và cho vay bất động sản chỉ dựa vào thu nhập của khách hàng để xem xét cho vay. Thế nhưng, thu nhập thì hoàn toàn lệ thuộc vào tình hình việc làm của khách hàng. Những khách hàng nào có việc làm không ổn định thường xuyên hoặc công việc quá phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế thì không thể đảm bảo có thu nhập để trả nợ vay mua bất động sản trong một thời gian dài đến 15 hoặc 20 năm. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng thường cho khách hàng vay với điều kiện là khách hàng mua bảo hiểm tín dụng. Khi khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp không có đủ thu nhập trả nợ vay cho ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả. Đây cũng là biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cần quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hoạt động của các NHTM Việt Nam. 21
  • 35. Bảo đảm tín dụng Bảo đảm tín dụng (bảo đảm tiền vay) là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Các hình thức bảo đảm tín dụng bao gồm: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh. Bảo đảm tín dụng thường được xem là biện pháp quan trọng nhằm giúp ngân hàng thu hồi khoản vay có vấn đề. Tuy nhiên, nếu quyết định cho vay quá chú trọng đến việc dựa vào bảo đảm tín dụng thì dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và mắc sai lầm chủ quan. Bảo đảm tín dụng cũng chưa hẳn loại bỏ hoàn toàn RRTD. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp khách hàng không trả được nợ vay và Tòa án đã phán quyết thanh lý TSĐB để thu hồi nợ, nhưng việc thanh lý tài sản đôi khi vẫn không thể thực hiện hoặc thực hiện quá chậm và giá trị tài sản sau khi thanh lý thu về thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi. 1.2.2.4. Kiểm soát rủi ro tíndụng Kiểm soát rủi ro tín dụng là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro ủa một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất. * Các phương thức kiểm soát rủi ro tín dụ g - Kiểm soát bằng việc tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ + Thiết lập các chính sách, quy trình cho những mục i u kiểm soát phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, đáp ứng được y u cầu quản lý nhằm: giảm thiểu rủi ro, chống gian lận đem lại an toàn hiệu quả cho hoạtđộng tín dụng. Các chính sách, quy trình kiểm soát phải gắn kết với hoạt động tín dụng hàng ngày, và trong quy trình đó đã được cài đặt các chốt kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất: từ việc chấp hành các văn bản pháp quy đến việc ban hành các chính sách, quy chế, quy trình nội bộ phù hợp. + Thực hiện các thủ tục kiểm soát tương ứng với các chính sách đã đề ra. Trong đó, vấn đề cần được coi trọng nhất là mọi thành viên trong ngân hàng cần phải nhận thức đúng tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ, ý thức được trách nhiệm 22
  • 36. của mình trong vai trò kiểm soát viên để tuân thủ tuyệt đối những quy định của pháp luật, của chính sách nội bộ đã đề ra. + Xác minh đánh giá việc thực hiện các chính sách này có được tuân thủ hay không; đồng thời đánh giá sự phù hợp, hiệu quả của các chính sách đó có cần bổ sung chỉnh sửa haykhông. - Kiểm soát quá trình thẩm định và giải ngân Tuân thủ các văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng. Tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện tại, lựa chọn, duy trì những khách hàng tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời, thu hẹp các khoản tín dụng được xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho ngân hàng. - Né tránh rủi ro Né tránh rủi ro là v ệc né tránh những đối tượng, những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra. Thông qua hoạt động thẩm định, xếp loại và sàng lọckhách hàng: đối với những khách hàng đã thấy rõ ràng là có chứa rủi ro lớn, không phùhợp với chính sách cho vay thì biện pháp tốt nhất là né tránh, từ chối cho vay. - Ngăn ngừa rủi ro Bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủiro, đối với những khoản vay mà yếu tố rủi ro được xác định nhưng có thể khắc phục được thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằm không xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro như: sử dụngvốn sai mục đích, không đảm bảo vốn tự có tham gia phương án sản suất kinh doanh/dự án đầu tư, tiến độ thực hiện và ng ồn thanh toán, tuân thủ việc thực hiện hợp đồng với đối tác… - Giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra Đây là biện pháp nhằm làm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra. Các biện pháp giảm thiểu tổnthất: + Giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay: trong quá trình cho vay và giám sát vốn vay nếu phát hiện nguy cơ rủi ro cao thì ngân hàng cho vay có 23
  • 37. thể áp dụng các biện pháp như giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra. + Hạn chế tổn thất bằng việc áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay: là việc ngân hàng đưa các điều khoản mang tính ràng buộc đối với khách hàng vay vốn nhằm hạn chế rủi ro như các điều khoản về lãi suất, điều kiện và hình thức thanh toán, đánh giá lại tài sản đảm bảo, mục đích sử dụng vốn vay, các trường hợp giảm hạn mức, ngừng cho vay, các biện pháp bổ sung điều kiện vayvốn. + Định giá cho vay: Đây là lãi suất cho vay, trong lãi suất cho vay phải bao gồm cả phần bù rủi ro. Phần bù rủi ro được áp dụng tùy theo mức độ rủi ro của từng khoản vay và mục đích là tạo nguồn thu để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng mong muốn bảo đảm rằng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất đã được điều chỉnh t eo rủi ro và bao gồm các khoản chiphí. - Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay Cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là một trong những hình thức ho vay phổ biến của tất cả các ngân hàng. Việc gắn tài sản bảo đảm với nợ vay được thực hiện nhằm đáp ứng hai mục tiêu của ngân hàng là: Tài sản đảm bảo là nguồn thức hai khi rủi ro xảy ra; nâng cao trách nhiệm, ý chí trả nợ của bên vay. - Trích lập dự phòng rủi ro Đây là phương pháp thông qua việc lưu giữ tổn thất, việc lưu giữ được thực hiện một cáchchủ động, có kế hoạch thông qua việc định kỳ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Việc làm này sẽ tạo cho ngân hàng có ý thức kiểm soát rủi ro chặt chẽ vì khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng là người chịu tổn thất, dự phòng rủi ro chính là chi phí trích trước do vậy sẽ làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Trích lập dự phòng rủi ro tại các ngân hàng mang tính chất như hình thức tự bảo hiểm rủi ro. - Chuyển giao rủi ro Là việc sắp xếp để một vài đối tượng gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn 24
  • 38. thất xảy ra. Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, người kinh doanh rủi ro hoặc cho ngân sách nhà nước. - Đa dạng hóa trong đầu tư tín dụng: Là việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay, thực hiện cho vay với nhiều loại sản phẩm, nhiều khách hàng, không tập trung cho vay quá nhiều vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực, hình thức cấp vốn, một ít khách hàng hoặc nhóm khách hàng nhằm mục đích phân tán rủi ro. Bản chất của đa dạng hóa là hạn chế rủi ro đặc thù (Unsystematic Risk), rủi ro dao động phụ thuộc theo một vài công ty, một ngành công nghiệp, một lĩnh vực hoạt động… 1.2.2.5. Tài trợ rủi ro tíndụng Tài trợ rủi ro tín dụnglà việc ngân hàng dùng các nguồn tài chính trong và ngoài ngân hàng bù đắp tổn thất các khoản cho vay khi rủi ro xảy ra. Nợ rủi ro sau khi được xử lý sẽ được thu ồi oặc được chuyển qua theo dõi ngoại bảng. Các nguồn tài trợ rủi ro tín dụng: + Nguồn từ ngân hàng: - Từ quỹ dự phòng rủi ro đã trí h: khi rủi ro xảy ra ngân hàng sử dụng quỹ này để bù đắp rủi ro, khoản nợ được xử lý rủi ro này sẽ được chuyển sang theo dõi ngoạibảng. - Trích thẳng trực tiếp vào chi phí hoặc lợi nhuận của ngân hàng: Trong trường hợp này khi xảy ra tổn thất ngân hàng sẽ trích chi phí hoặc lợi nhuận của mình để xử lý, nợ vay bị rủi ro được mang sang tài khoản ngoạibảng. Về bản chất cả hai loại hình thức tài trợ rủi ro nêu trên đều ảnh dưởng đến tình hình tài chính của ngân hàng, làm giảm lợi nhuận hoạt động. T y nhiên hình thức bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro có tính chủ động hơn dochiphí đã được trích trước, ngân hàng sẽ khắc phục kịp thời hơn, ít tác động đột ngột hơn so với việc bù đắp rủi ro từ hình thức trích thẳng vào chi phí hoặc lợi nhuận. + Nguồn từ bên ngoài ngân hàng: - Phương án thu hồi nợ xấu: là toàn bộ quá trình kiểm tra giám sát và các biện pháp xử lý nhằm thu hồi một phần hoặc toàn bộ đối với các khoản nợ xấu. Để 25
  • 39. thực hiện phương án thu hồi nợ xấu, công việc cần chú trọng là tư vấn cho khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh có thể do cách điều hành, chiến lược kinh doanh không hợp lý, chậm thích nghi với thay đổi môi trường, mô hình không phù hợp, cơ cấu lại thời hạn trả nợ,… - Xử lý tài sản đảm bảo nợ vay: bán tài sản đảm bảo, nhận chính tài sản đảm bảo nợ vay để sử dụng khai thác, nhận trực tiếp các tài sản của bên thứ ba. - Từ thanh lý doanh nghiệp: Tổ chức hội đồng chủ nợ, kiến nghị giải thể phá sản doanh nghiệp để thu hồinợ. - Từ bán nợ: Tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ rủi ro với một tỷ lệ nhất định để thu hồinợ. - Từ nguồn đền bù của nhà kinh doanh rủi ro, bảo hiểm để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảyra. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM 1.2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chính cho các ngân hàng thương mại nhưng đây ũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, đo lường rủi ro tín dụng và hoàn thiện các phương thức đo lường rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại là một yêu cầu bắt buộc đối với kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động cấp tín dụng ói riêng. Để đánh giá hoạt động tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, các ngân hàng thường sử dụng các nhóm chỉ tiêu định lượng sau: - Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn x 100 Tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ này gián tiếp cho thấy quy mô của các khoản vay có vấn đề của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này lớn, chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là kém, ngân hàng phải xem xét lại khả năng đánh giá lại các khoản cho vay của mình, đánh giá lại quy trình 26
  • 40. thủ tục cho vay, đặc biệt xem xét khả năng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tín dụng trong công tác cho vay cũng như thu hồi nợ. Theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Thông tư 36/2014/TT- NHNN,các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ quá hạn trên 7% thì là các ngân hàng yếu kém. Ngân hàng có tỷ lệ dư nợ quá hạn nhỏ hơn 5% là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao. - Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu Về phương diện lý thuyết, khái niệm Nợ xấu (Non-performing loans) được dùng để chỉ các khoản nợ không có khả năng trả cả gốc lẫn lãi (default) hoặc sắp rơi vào tình trạng này. Thông thường, một khoản cấp tín dụng mà thời gian chi trả quá hạn từ 3 tháng trở lên được xem là một khoản nợ xấu. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào những điều khoản cụ thể của hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và người vay. Ngoài ra, thời gian quá ạn mặc dù được xem xét như một tiêu chí chủ yếu nhưng cũng chỉ là một trong những tiêu chí để đánh giá một khoản nợ là nợ xấu. Những tiêu chí định tính khác cũng được các ngân hàng sử dụng kết hợp với thời gian quá hạn để phân loại nợ xấu. Nợ xấu theo Thông tư 02/2013/TT -NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nướclà nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Đây là những khoản nợ rất khó có khả năng hoàn trả. Căn cứ vào khái niệm nợ xấu như trên, có hể thấy, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ là một chỉ tiêu đánh giá được khá chuẩn xác mức độ rủi ro tín dụng hiện tại của một Ngân hàng, vì nó tập trung chú ý các khoản nợ đã có biểu hiệnrủiro tín dụng ở mức cao. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ nguy cơ tổn thất trong hoạt động tín dụng của NH càng lớn. Hai chỉ tiêu Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5, tỷ lệ nợ xấu (tr n dư nợ) nếu có xu hướng giảm là biểu hiện tốt trong công tác hạn chế RRTD và ngược lại. Tuy nhiên, vì nợ xấu bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ RRTD khác nhau nên cần xem xét kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ RRTD. 27
  • 41. Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu x 100 Tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD. Hiện nay, NHNN đang khống chế tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các TCTD ở mức tối đa là 3% trên tổng dư nợ. - Biến động trong cơ cấu nhómnợ Tuy chỉ tiêu tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 cho phép đánh giá toàn bộ các biểu hiện của rủi ro tín dụng nhưng do các nhóm nợ lại có mức rủi ro khác nhau chứ không đồng nhất, nên nếu tỷ lệ này ở hai ngân hàng giống nhau hoặc giữa cùng một NH ở 2 thời kỳ giống nhau thì mức độ rủi ro tín dụng chưa hẳn đã đồng nhất. Do đó, để đánh giá chuẩn xác hơn mức độ rủi ro tín dụng cần phân tích thêm về cơ cấu các nhómnợ. Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có mức rủi ro thấp giảm, có thể đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của NH giảm, kết quả hạn chế rủi ro tín dụng tốt hơn và ngược lại, nếu tỷ trọng của các nhóm nợ có mức độ rủi ro tín dụng cao tăng thì là một biểu hiện của công tác hạn chế rủi ro tín dụng có hiều hướng tiêu cực. - Dự phòng rủi ro tín dụng Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của ngân hàng và các TCTD. Dự phòng rủi ro tín dụng gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Công thức tính: Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ - Giá trị khấ trừ của tài sản đảm bảo) Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ được Ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ, hiện tại quy định tại Khoản 1 Điều 13 Mức trích lập dự phòng chung tại Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước. 28
  • 42. Nhóm nợ Dự phòng cụ thể Dự phòng chung (Specific provision) ( General provision) 1– Nợ đủ tiêu chuẩn (Current) 0% 2– Nợ cần chú ý (Special mentioned) 5% 0,75% 3– Nợ dưới tiêu chuẩn (Sub-standard) 20% 4– Nợ nghi ngờ (Doubtful) 50% 5– Nợ có khả năng mất vốn (Bad) 100% - Tỷ lệ xóa nợ ròng so với tổng dư nợ Là tỷ số giữa các khoản cho vay được ngân hàng tuyên bố không còn giá trị được đưa ra ngoài bảng theo dõi và tổng dư nợ. Khi chỉ tiêu này tăng, rủi ro của ngân hàng cũng gia tăng, ngân hàng có thể đứng bên bờ vực phá sản. Tỷ lệ xóa nợ ròng = Giá trị xóa nợ ròng x 100 Tổng dư nợ Trong đó: Giá trị xóa nợ ròng = Dư nợ xóa trong bảng – số tiền đã thu hồi được Nợ xóa là những khoản nợ đã được xử lý rủi ro từ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và đã được xuất toán trong bảng để chuyển sang theo dõi ngoại bảng. Những khoản nợ đã xuất toán trong bảng là những khoản nợ đã được xác định là tổn thất, kể cả đã được xử lý từ dự phòng. Bởi vì, bản c ất của việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là việc trích trước vào chi phí các k oản ổn thất có thể phát sinh do rủi ro tín dụng. Do đó, xử lý từ dự phòng chỉ là tất oán một khoản chi phí trích trước. Tuy nhiên, số tiền thu hồi được từ việc khai thác, thanh lý khoản nợ, phát mãi tài sản bảo đảm... phải được xem là khoản khấu trừ của tổnthất. Do những ý nghĩa nói trên, đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ tổn thất thực sự do RRTD của NH. Chỉ tiêu này cũng đánh giá khả năng thu các khoản nợ đã xử lý rủi ro (tức là đã xuất ngoại bảng). Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng tương quan nghịch với RRTD và thể hiện kết quả tốt hơn của công tác hạn chế rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu này còn có ý nghĩa trong việc kết hợp với chỉtiêunợ xấu. Bởi vì, một NH có thể giảm tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách bằng cách xuất các khoản nợ này ra ngoại bảng. 29
  • 43. 1.2.3.2. Các chỉ tiêu định tính Để nhìn nhận một cách toàn diện công tác quản trị rủi ro tín dụng ở từng ngân hàng, ngoài các chỉ tiêu định lượng nêu trên, còn phải đánh giá thông qua các chỉ tiêu định tính. - Đánh giá môi trường quản trị rủi ro tín dụng Cần xem xét môi trường quản trị rủi ro tín dụng hình thành tại ngân hàng có đảm bảo tính thích hợp hay không? Một cách cụ thể hơn, môi trường quản trị rủi ro tín dụng phải: + Phù hợp với cơ cấu tổ chức của ngân hàng. + Phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng. - Đánh giá hiệu quả của tiến trình cấp tín dụng Quy trình cấp tín dụng đã được thiết lập và thực hiện như thế nào? Có đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của kiểm soát nội bộ hay không? Việc thiết lập các nội dung của tiến trình cấp tín dụng có thể không giống nhau giữa các ngân hàng do sự khác biệt về quy mô hoạt động, cơ cấu quản trị…của mỗi ngân hàng, tuy nhiên đều phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định nhằm kiểm soát được rủi ro ngay từ khi nó xuất hiện. Ngân hàng cũng cần phải phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban tham gia vào tiến trình cấp tín dụng của ngân hàng. - Đánh giá sự phù hợp của quá trình theo dõi, đo lường và quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng có thiết lập và thực hiện được quá trình theo dõi giám sát các khoản tín dụng trên danh mục một cách thường xuyên liên tục hay không. Ngân hàng có sử dụng phương pháp đo lường hoặc xây dựng được mô hình đo lường rủi ro danh mục thích hợp không. Ngân hàng đã hình thành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro đối với từng khách hàng, hệ thống này hoạt động có hiệu quả không. Quá trình giám sát đòi hỏi ngân hàng phải đồng thời quan tâm đến cả rủi ro cá biệt cũng như rủi ro toàn danh mục, vì vậy ngân hàng cần phải xây dựng được bản hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm của khoản nợ có vấn đề, cũng như nhận biết danh mục cho vay bất ổn. 30
  • 44. - Đánh giá hiệu quả của môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát rủi ro tại mỗi ngân hàng cần phải có tính hệ thống, hoạt động thường xuyên liên tục và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với nhà quản trị cấp cao để có những quyết sách kịp thời. Cũng cần phải xem xét tính độc lập của bộ phận kiểm soát (yêu cầu tách biệt với hoạt động điều hành và hoạch định xây dựng chiến lược), đảm bảo tính hiệu quả của môi trường kiểm soát tại ngân hàng. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng 1.3.1. Nhân tố bên trong ngân hàng * Chính sách tín dụng của NHTM Là một hệ thống các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong hoạt động tín dụng của NH, đồng thời đảm bảo giới hạn rủi ro trong hoạt động tín dụng ở mức cho phép. Nó là một hướng dẫn có tính bắt buộc và nhất quán của NH về các vấn đề sau: Quy mô cấp tín dụng tối đa, các giới hạn tín dụng; các loại hình mà NH có thể lựa chọn để cấp tín dụng; lĩnh vực có thể cấp tín dụng; kỳ hạn cấp tín dụng; chính sách đảm bảo tín dụng; cách thức xác định giá cả tín dụng (lãi suất). * Quy trình tín dụng Là biểu hiện cụ thể nhất của các hoạt động tác nghiệp của ngân hàng trong quá trình giao dịch giữa ngân hàng và khách hà g có quan hệ tín dụng. Một quy trình tín dụng tốt phải bảo đảm yêu cầu giải quyết được mâu thuẫn giữa nâng cao chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng với yêu cầu an toàn tài sản, giảm thiểu rủi ro của ngân hàng. Khi vay vốn, doanh nghiệp thường phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau, vì vậy để đảm bảo phục vụ khách hàng vừa nhanh chóng thuận tiện, vừa đảm bảo an toàn rủi ro thì ngân hàng cần phải có quy trình tín dụng rõ ràng, quy chuẩn. Một quy trìnhtíndụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Các bước trong quy trình cấp tín dụng nếu xảy ra vấn đề là nguyên nhân gây ra RRTD, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định, theo dõi và giám sát tín dụng. 31
  • 45. * Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động tín dụng Chính sách và quy trình tín dụng được thực hiện thông qua tác nghiệp của các cán bộ tín dụng. Do đó, số lượng và chất lượng của nhân viên tín dụng là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng. Số lượng của các cán bộ tín dụng phải bảo đảm đáp ứng quy mô tín dụng trong từng thời kỳ. Chất lượng của các cán bộ tín dụng, phải được đảm bảo hai yếu tố năng lực và đạo đức. Có thể thấy từ thực tiễn tín dụng của các NH, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng quyết định một phần rất lớn đến vấn đề rủi ro tín dụng trong cho vay nói chung và trong cho vay doanh nghiệp nói riêng. * Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp của NHTM Mỗi NHTM có những thế mạnh riêng để phát triển và NH đó sẽ có các định hướng, mục tiêu để khai thác những thế mạnh của mình. Điều này tạo nên tỷ trọng trong các sản phẩm dịch vụ của mỗi NHTM một khác nhau. Có những NHTM mạnh về mảng bán lẻ, có những NH mạnh về cho vay doanh nghiệp, có những NH chuyên về thanh toán quốc tế hay có những NH mạnh phát triển về thẻ và trả lương qua tài khoản… Tuy nhiên, đi đôi với việ phát triển theo thế mạnh của từng NH là vấn đề rủi ro trong lĩnh vực có thế mạnh đó càng gia tăng. Nếu tỷ trọng dư nợ trong cho vay doanh nghiệp của một NH càng lớn thì rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NH đó sẽ càng tăng. Vậy tỷ trọng cho vay doanh nghiệp của NHTM là một nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM đó. * Tình trạng thông tin bất đối xứng “Thông tin bất đối xứng” là tình trạng chính dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM vì thông tin về khách hàng là cơ sở cho ngân hàng đánh giá và đưa ra các quyết định tín dụng. Tuy nhiên, nếu thông tin sai lệch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp tín dụng và kéo theo hệ quả về lâu về dài sau đó. Trong hoạt động tín dụng, thông tin liên quan đến người vay được sử dụng ở tất cả các giai đoạn: giai đoạn thẩm định người vay, giai đoạn giám sát sau vay, giai đoạn xử lý rủi ro tín dụng... Vì vậy, NH cần phải biết lựa chọn, sắp xếp, kiểm chứng 32
  • 46. thông tin. Bằng công nghệ hiện đại như hiện nay có thể hỗ trợ ngân hàng rất nhiều trong việc cập nhật thông tin, hay áp dụng các phần mềm tiên tiến để hệ thống thông tin ngân hàng một cách logic, hợp lý, từ đó có thể trợ giúp nhiều khâu trong quản lý RRTD trên toàn hàng. 1.3.2. Nhân tố bên ngoài ngân hàng * Nhân tố từ phía khách hàng doanh nghiệp Những doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng hoặc không có thực lực tài chính thực sự nhưng luôn quảng cáo, phô trương thân thế, xây dựng mối quan hệ thân thiết, tạo uy tín với ngân hàng. Để khi quan hệ tín dụng với ngân hàng, DN cung cấp hồ sơ, thông tin sai lệch, hoặc kê khai tài sản thế chấp gian dối, làm giả báo cáo tài chính… để vay những khoản tiền lớn, sẽ tiềm ẩn rủi ro tín dụng ngay khi ngân hàng phát v y, lâu dài nếu DN có sẵn ý định chây ỳ trả nợ, quỵt nợ thì rủi ro tín dụng rất dễ xảy ra. Năng lực quản lý kinh d anh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý, dần dần dẫn đến thua lỗ kéo dài nhưng doanh nghiệp không có hướng giải quyết và còn cố tình che dấu, lừa đảo ngân hàng, thì khả năng không thanh toán các khoản nợ vay cao, rủi ro tín dụng luôn rình rập. * Sự tác động của môi trường tự nhiên Thiên tai, dịch bệnhxảy ra bất ngờ gây khó k ăn cho quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình tiêu thụ hàng hóa hay thu hồi công nợ của các khách hàng doanh nghiệp đang vay vốn, ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp như làm giảm lợi nhuận, mức thiệt hại nhẹ thì dẫn đến việc trả nợ gốc và lãi vay không đúng hạn; nhưng nếu thiệt hại lớn có thể dẫn đến rủi ro tín dụng nghiêm trọng cho NHTM. * Sự tác động của môi trường kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của NHTM nói riêng. Nếu chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đúng đắn phù hợp với thực tiễn thì nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, không có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có hiệu quả, mang 33
  • 47. lại lợi nhuận cao, từ đó hoàn trả đầy đủ vốn vay cho NH, nên hoạt động cho vay của NH phát triển, chất lượng khoản vay được nâng cao, nhưng ngược lại cũng sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn thậm chí thua lỗ, phá sản, lúc đó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng, các loại rủi ro gia tăng, trong đó rủi ro tín dụng của NHTM cũng rất nghiêm trọng. * Sự tác động của môi trường pháp lý Trong hoạt động kinh doanh, yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo hàng đầu, nhất là cho sự phức tạp, đa dạng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của các NHTM. Tính pháp lý thể hiện ở các hoạt động kinh doanh luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay nói cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Nếu môi trường pháp lý tốt, đầy đủ, đồng bộ sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho các chủ thể trong nền kinh tế. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý không đồng bộ, không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện tại sẽ tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, nhiều sơ hở để các DN làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo chính NH, làm gia tăng rủi ro tín dụng tại NHTM. * Sự tác động của các chính sá h vi mô Tại mỗi thời điểm, Chính phủ cùng các bộ, ban, ngành sẽ ban hành các chính sách vi mô sao cho phù hợp với hoàn cảnh từng vù g, thúc đẩy phát triển kinh tế từ trung ương đến địa phương. Những chính sách này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Nếu Chính phủ ban hành những chính sách khuyến khích hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì những doanh nghiệp này có nhiều thuận lợi hơn để kinh doanh và ngày càng mở rộng hơn. Khi đó, các NHTM cũng sẽ cung cấp các sản phẩm đa dạng, linh hoạt để phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa được đẩy mạnh. Tỷ trọng tăng cao đi kèm với rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp cũng gia tăng. Vậy, sự tác động của các chính sách kinh tế vi mô có ảnh hưởng lớn đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM. 34
  • 48. * Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng Hiện nay, có rất nhiều các TCTD đang hoạt động trên toàn quốc, ngoài sự tham gia của các NH trong nước thì sự xuất hiện của các NH có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các TCTD. Vì vậy, các NHTM phải luôn đổi mới, cải tiến công nghệ, cách thức để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, có nhiều NHTM bất chấp chạy theo khách hàng để giành giật thị phần, tăng trưởng tín dụng nóng, làm cho thị trường cạnh tranh không lành mạnh, tạo nên các khe hở để khách hàng có thể thao túng thực hiện hành vi xấu của mình. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD dẫn đến rủi ro tín dụng gia tăng mặc dù tổng quan tăng trưởng tín dụng của xã hội có thể không thay đổi. 1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại 1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Citibank Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, tr ng đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigr up. Đây là một tập đoàn hàng đầu không chỉ về quy mô mà còn là đối thủ có sức mạnh trên thương trường nhờ chính sách quản lý rủi ro của tập đoàn. Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản trị rủi ro, trong đó bao gồm các chí h sách tín dụng được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biế , một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa tín dụng hiệu quả. Mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau: 35