SlideShare a Scribd company logo
1 of 142
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐỖ TẤT ĐẠT
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA LỢN MẮC
VIÊM PHỔI DO ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE,
PASTEURELLA MULTOCIDA, STREPTOCOCCUS SUIS VÀ
SỬ DỤNG VACXIN PHÒNG BỆNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐỖ TẤT ĐẠT
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA LỢN MẮC
VIÊM PHỔI DO ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE,
PASTEURELLA MULTOCIDA, STREPTOCOCCUS SUIS VÀ
SỬ DỤNG VACXIN PHÒNG BỆNH
Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi
Mã số: 9 64 01 02
Người hướng dẫn khoa học:
HÀ NỘI, 2021
1. PGS.TS. NGUYỄN BÁ HIÊN
2. PGS.TS. CÙ HỮU PHÚ
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án
Đỗ Tất Đạt
i
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên và
PGS.TS. Cù Hữu Phú đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Vi sinh vật Truyền nhiễm, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Bộ môn Vi trùng, Viện Thú
y, Viện Công nghệ sinh học- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Công ty CP thuốc thú
y Marphavet đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và các cơ
quan đoàn thể đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên tôi hoàn
thành luận án./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án
Đỗ Tất Đạt
ii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
MỤC LỤC
Lời cam đoan .....................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục ..............................................................................................................................i
Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................................v
Danh mục bảng ...............................................................................................................vii
Danh mục hình.................................................................................................................ix
Trích yếu luận án ..............................................................................................................x
Thesis abstract.................................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3
1.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................4
1.5.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................4
Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................5
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về bệnh viêm phổi ở lợn và vacxin
phòng bệnh............................................................................................................5
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về bệnh viêm phổi ở lợn và vacxin
phòng bệnh..........................................................................................................12
2.3. Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi ở lợn...............14
2.3.1. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae...........................................................................14
2.3.2. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra ở lợn........................17
2.4. Vi khuẩn Pasteurella multocida và bệnh viêm phổi ở lợn..................................19
2.4.1. Vi khuẩn P. multocida.........................................................................................19
2.4.2. Bệnh viêm phổi lợn do vi khuẩn P. multocida gây ra.........................................21
i
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
2.5. Vi khuẩn Streptococcus suis và bệnh do vi khuẩn gây ra ở lợn..........................25
2.5.1. Vi khuẩn S. suis...................................................................................................25
2.5.2. Bệnh do vi khuẩn S. suis gây ra ở lợn.................................................................29
2.6. Các chất bổ trợ thường dùng trong sản xuất vacxin............................................30
2.6.1. Chất bổ trợ của vacxin.........................................................................................30
2.6.2. Muối khoáng .......................................................................................................33
2.6.3. Chất nhũ tương....................................................................................................33
2.6.4. Cytokine ..............................................................................................................35
2.6.5. Saponin................................................................................................................35
2.6.6. Các chất cao phân tử ...........................................................................................35
Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...........................................36
3.1. Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................................36
3.2. Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................36
3.3. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................36
3.4. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................37
3.4.1. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn mắc bệnh do
vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra..........................37
3.4.2. Nghiên cứu đánh giá khả năng ổn định đặc tính sinh học của bộ giống sản
xuất vacxin phòng bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae,
P. multocida và S. suis gây ra .............................................................................37
3.4.3. Nghiên cứu quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh
viêm phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis
gây ra...................................................................................................................37
3.5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................38
3.5.1. Phương pháp nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn
mắc bệnh do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. mutocida và S. suis gây ra......38
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu đánh giá khả năng ổn định đặc tính sinh học của
giống sản xuất vacxin phòng bệnh do vi khuẩn A. pleuropneumoniae,
P. multocida và S. suis gây ra .............................................................................41
3.5.3. Phương pháp nghiên cứu quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu
phòng bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae,
P. multocida và S. suis gây ra .............................................................................43
ii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................50
Phần 4. Kết quả và thảo luận.......................................................................................51
4.1. Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn mắc
bệnh do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra............51
4.1.1. Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn mắc
bệnh do vi khuẩn A. pneumoniae gây ra.............................................................51
4.1.2. Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn mắc
bệnh do vi khuẩn P. multocida gây ra.................................................................54
4.1.3. Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn mắc
bệnh do vi khuẩn S. suis gây ra...........................................................................56
4.2. Kết quả đánh giá khả năng ổn định đặc tính sinh học của giống sản xuất
vacxin phòng bệnh do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và
S. suis gây ra .......................................................................................................59
4.2.1. Kết quả đánh giá khả năng ổn định đặc tính sinh học của giống sản xuất
vacxin phòng bệnh do vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra............................59
4.2.2. Kết quả đánh giá khả năng ổn định đặc tính sinh học của giống sản xuất
vacxin phòng bệnh do vi khuẩn P. multocida gây ra..........................................65
4.2.3. Kết quả đánh giá khả năng ổn định đặc tính sinh học của giống sản xuất
vacxin phòng bệnh do vi khuẩn S. suis gây ra....................................................70
4.3. Nghiên cứu quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh
viêm phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và
S. suis gây ra .......................................................................................................75
4.3.1. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu phòng
bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis
gây ra...................................................................................................................75
4.3.2. Kết quả đánh giá chất lượng vacxin bán thành phẩm...........................................77
4.3.3. Kết quả so sánh khả năng sinh miễn dịch của vacxin đa giá bổ trợ keo phèn và
vacxin đa giá bổ trợ nhũ dầu chống lại vi khuẩn A. pleuropneumoniae,
P. multocida và S. suis........................................................................................83
4.3.4. Kết quả xác định liều tiêm vacxin viêm phổi lợn................................................90
4.3.5. Kết quả xây dựng quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt bổ trợ nhũ dầu
phòng bệnh viêm phổi ở lợn ...............................................................................92
iii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
4.3.6. Kết quả xây dựng quy trình sử dụng vacxin đa giá vô hoạt bổ trợ nhũ dầu
phòng bệnh viêm phổi cho lợn............................................................................99
Phần 5. Kết luận và đề nghị .......................................................................................103
5.1. Kết luận .............................................................................................................103
5.2. Đề nghị..............................................................................................................104
Danh mục công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án...........................105
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................106
Phụ lục ............................................................................................................................................. 117
iv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
aa
A. pleuropneumoniae
BHI
BNNPTNT
Bp
CI
CHLB
cs
DNA
dNTP
ELISA
FAO
HT
KHKT
M. hyopneumoniae
NAD
NXB
OIE
P. multocida
PCR
PLLO
RNA
RT-PCR
S. suis
TCVN
THB
TN
TSB
TT
Amino acid
Actinobacillus pleuropneumoniae
Brain Heart Infusion
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Base pair
Confidence Interval
Cộng hòa liên bang
Cộng sự
Deoxyribonucleic acide
Deoxyribonucleoside triphosphate
Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay
Food and Agriculture Organization
Huyết thanh
Khoa học kỹ thuật
Mycoplasma hyopneumoniae
Nicotinamide adenine dinucleotide
Nhà xuất bản
Office International des Epizooties
Pasteurella multocida
Polymerase Chain Reaction
Pleuropneumonia-like organism
Ribonucleic acid
Reverse transcription polymerase chain reaction
Streptococcus suis
Tiêu chuẩn Việt Nam
Todd Hewitt Broth
Thí nghiệm
Tryptic Soy Broth
Thông tư
v
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
TYE
TW
USA
USD
VNUA
Tryptone Yeast Extract Broth
Tryptone water
United States of America
United States dollar
Vietnam National University of Agriculture
vi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
DANH MỤC BẢNG
Thứ tự Tên bảng Trang
3.1. Trình tự mồi dùng để xác định gen omlA của A. pleuropneumoniae...................39
3.2. Trình tự các cặp mồi dùng để xác định serotype A, D của Pasteurella
multocida ..............................................................................................................40
3.3. Trình tự mồi dùng để xác định gen gdh của Streptococcus suis theo tiêu
chuẩn quốc gia- TCVN 8400-2:2010 ...................................................................40
3.4. Thành phần phản ứng............................................................................................40
3.5. Chu trình nhiệt ......................................................................................................40
3.6. Trình tự các cặp mồi dùng để xác định gen quy định sản sinh ba loại độc tố
Apx của A. pleuropneumoniae .............................................................................41
3.7. Trình tự các cặp mồi dùng để xác định một số gen mã hoá các yếu tố độc
lực của Streptococcus suis....................................................................................42
3.8. Trình tự các mồi dùng để xác định các serotype 1, 2, 7, 9 của Streptococcus
suis........................................................................................................................42
4.1. Kết quả đánh giá khả năng gây bệnh ở lợn của vi khuẩn A. pleuropneumoniae..51
4.2. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của lợn được gây nhiễm
A. pleuropneumoniae............................................................................................52
4.3. Kết quả đánh giá khả năng gây bệnh ở lợn của vi khuẩn P. multocida................54
4.4. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của lợn được gây nhiễm
P. multocida..........................................................................................................55
4.5. Kết quả đánh giá khả năng gây bệnh ở lợn của vi khuẩn S. suis .........................56
4.6. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của lợn được gây nhiễm S. suis ........58
4.7. Kết quả kiểm tra đặc tính sinh hóa của giống sản xuất A. pleuropneumoniae .....61
4.8. Kết quả xác định gen sản sinh độc tố của giống sản xuất A. pleuropneumoniae .62
4.9. Kết quả đánh giá khả năng gây bệnh ở chuột của vi khuẩn A. pleuropneumoniae
65
4.10. Kết quả kiểm tra đặc tính sinh hóa của giống sản xuất P. multocida ...................67
4.11. Kết quả xác định yếu tố độc lực của giống sản xuất P. multocida .......................68
4.12. Kết quả đánh giá khả năng gây bệnh ở chuột của vi khuẩn P.multocida .............70
4.13. Kết quả kiểm tra đặc tính sinh hóa của giống sản xuất S. suis .............................72
4.14. Kết quả xác định yếu tố độc lực của giống sản xuất S. suis..................................73
4.15. Kết quả xác định serotype của các chủng S. suis..................................................74
vii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
4.16. Kết quả đánh giá khả năng gây bệnh ở chuột của vi khuẩn S. suis.......................74
4.17. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn bằng phương pháp lên men sục khí ...........................76
4.18. Kết quả kiểm tra đậm độ, thuần khiết và vô trùng của lô giống đơn giá..............77
4.19. Kết quả kiểm tra thuần khiết và vô trùng của vacxin đa giá bán thành phẩm ......78
4.20. Kết quả kiểm tra an toàn của vacxin bán thành phẩm trên chuột nhắt trắng ........79
4.21. Kết quả kiểm tra an toàn của vacxin bán thành phẩm trên lợn.............................79
4.22. Kết quả thử hiệu lực của vacxin trên chuột nhắt trắng bằng phương pháp
thay thế .................................................................................................................80
4.23. Kết quả kiểm tra hiệu lực vacxin trên lợn bằng phương pháp trọng tài ...............82
4.24. Kết quả kiểm tra kháng thể trên lợn tiêm vacxin vô hoạt nhũ dầu phòng viêm
phổi lợn kháng lại vi khuẩn A. pleuropneumoniae (serotype 2, serotype 5a,
serotype 5b), P. multocida (serotype A, serotype B), và S. suis serotype 2.........84
4.25. Kết quả so sánh hình thành kháng thể kháng vi khuẩn A. pleuropneumoniae
của vacxin đa giá bổ trợ keo phèn và vacxin đa giá bổ trợ nhũ dầu bằng
phương pháp ELISA.............................................................................................86
4.26. Kết quả so sánh hiệu giá kháng thể kháng vi khuẩn P. multocida của vacxin
đa giá bổ trợ keo phèn và vacxin đa giá bổ trợ nhũ dầu.......................................88
4.27. Kết quả so sánh hiệu giá kháng thể kháng vi khuẩn S. suis của vacxin đa giá
bổ trợ keo phèn và vacxin đa giá bổ trợ nhũ dầu..................................................89
4.28. Kết quả xác định kháng thể ở lợn tiêm vacxin với liều tiêm khác nhau...............90
4.29. Kết quả thử hiệu lực của vacxin bảo quản ở nhiệt độ 18 - 25o
C trên chuột
nhắt trắng bằng phương pháp thay thế (Canh trùng tiêm: A.pp + P. multocida
+ S. suis).............................................................................................................101
4.30. Kết quả thử hiệu lực của vacxin bảo quản ở nhiệt độ 4o
- 8o
C trên chuột nhắt
trắng bằng phương pháp thay thế. ......................................................................102
viii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
3.1. Tóm tắt quy trình sản xuất vacxin viêm phổi đa giá bổ trợ nhũ dầu ....................44
4.1. Một số bệnh tích đại thể của lợn được gây nhiễm A.pleuropneumoniae..............52
4.2. Sản phẩm của kỹ thuật PCR xác định vi khuẩn A. pleuropneumoniae.................53
4.3. Một số bệnh tích đại thể của lợn được gây nhiễm P. multocida..........................55
4.4. Sản phẩm của kỹ thuật PCR xác định vi khuẩn P. multocida...............................56
4.5. Một số triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn được gây nhiễm S. suis .58
4.6. Sản phẩm của kỹ thuật PCR xác định S. suis........................................................59
4.7. Khuẩn lạc A. pleuropneumoniae và thái vi khuẩn khi soi trên kính hiển vi.........60
4.8. Sản phẩm PCR xác định độc tố Apx của A. pleuropneumoniae...........................63
4.9. Vi khuẩn A1 là A. pleuropneumoniae và có chứa gen apxIICA, apxIIICA,
apxIBD và apxIIIBD ............................................................................................63
4.10. Vi khuẩn A2 là A. peuropneumoniae và có chứa gen apxICA, apxIICA và
apxIBD..................................................................................................................63
4.11. Vi khuẩn A3 là A. pleuropneumoniae và có chứa gen apxIIICA, apxIBD và
apxIIIBD...............................................................................................................64
4.12. Khuẩn lạc P. multocida và thái vi khuẩn khi soi trên kính hiển vi.......................66
4.13. Sản phẩm của phản ứng PCR xác định serotype của P. multocida ......................68
4.14. Mẫu P4 là vi khuẩn P. multocida thuộc Serotype A.............................................69
4.15. Mẫu P5 là vi khuẩn P. multocida thuộc Serotype D.............................................69
4.16. Khuẩn lạc S. suis và thái vi khuẩn khi soi trên kính hiển vi ................................71
4.17. Vi khuẩn St là vi khuẩn S. suis và có chứa gen sly, mrp và arcA........................73
ix
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Đỗ Tất Đạt
Tên luận án: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mắc viêm phổi do
Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida, Streptococcus suis và sử dụng
vacxin phòng bệnh
Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mã số: 9.64.01.02
Mục đích nghiên cứu
Xác định được đặc điểm biến đổi bệnh lý của lợn mắc bệnh viêm phổi do vi khuẩn
Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và Streptococcus suis gây ra.
Xây dựng quy trình sản xuất và quy trình sử dụng vacxin đa giá vô hoạt có bổ trợ
nhũ dầu đạt hiệu quả cao trong phòng bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn Actinobacillus
pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và Streptococcus suis gây ra.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn và giám định đặc tính sinh hóa.
Phương pháp PCR xác định Actinobacillus pleuropneumoniaevà các độc tố của
khuẩn.
Phương pháp PCR xác định Pasteurella multocida và các serotype của vi khuẩn.
Phương pháp PCR xác định Streptococcus suis serotype 2 và các độc tố của
khuẩn.
Phương pháp đánh giá độc lực vi khuẩn trên chuột và lợn.
Phương pháp chế tạo vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu.
Phương pháp kiểm nghiệm vacxin.
Phương pháp xử lý số liệu.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn mắc bệnh
viêm phổi do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và
Streptococcus suis gây ra
Các chủng vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và
Streptococcus suis được lựa chọn để gây bệnh thực nghiệm trên lợn đều có độc lực cao,
gây chết lợn trong thời gian ngắn. Các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của lợn
gây nhiễm Actinobacillus pleuropneumoniae bao gồm: sốt, khó thở, ho, hắt hơi, bỏ ăn,
x
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
viêm dính phổi và thành ngực, bọt khí nhầy lẫn máu nhiều trong khí quản. Các triệu
chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của lợn gây nhiễm Pasteurella multocida bao gồm:
sốt, ho, thở khó, da đỏ tím và viêm phổi thùy. Các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại
thể của lợn gây nhiễm Streptococcus suis bao gồm: sốt, ho, thở khó, có triệu chứng thần
kinh, viêm phổi, viêm khớp, viêm màng não.
Kết quả đánh giá khả năng ổn định đặc tính sinh học của giống sản xuất
vacxin phòng bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae,
Pasteurella multocida và Streptococcus suis gây ra
Giống sản xuất của các chủng vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella
multocida và Streptococcus suis được kiểm tra sự ổn định về đặc tính sinh học và đều đạt
tiêu chuẩn về đặc điểm nuôi cấy, hình thái, sinh hóa cũng như yếu tố độc lực.
Kết quả nghiên cứu quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu phòng
bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella
multocida và Streptococcus suis gây ra
Quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt bao gồm các bước như sau:
Sản xuất kháng nguyên Actinobacillus pleuropneumoniae
Sản xuất kháng nguyên Pasteurella multocida
Sản xuất kháng nguyên vi khuẩn Streptococcus suis serotype 2
Pha trộn các loại kháng nguyên với nhũ dầu IMS để chế tạo bán thành phẩm
Kiểm nghiệm bán thành phẩm với các chỉ tiêu vô trùng, an toàn, hiệu lực
Quy trình sử dụng vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi ở lợn như
sau:
Lợn từ 21 ngày tuổi, sau cai sữa: tiêm 1 mũi 1 duy nhất: 2 ml/con cho lợn 21 đến
28 ngày tuổi.
Lợn nái chửa: 1 năm tiêm 2 lần, mỗi 1 lần tiêm cần tiêm 2 mũi khác nhau:
Mũi 1: 2 ml/con, tiêm cho lợn nái chửa trước khi đẻ 1 tháng
Mũi 2: 2 ml/con, sau mũi 1: 7 đến 10 ngày
Lợn đực giống: 1 năm tiêm 2 lần, mỗi 1 lần tiêm cần tiêm 2 mũi khác
nhau: + Mũi 1: 2 ml/con
Mũi 2: 2 ml/con cách mũi tiêm 1 từ 7 đến 10 ngày.
xi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Do Tat Dat
Thesis title: Study on pathological features of swine pneumonia caused by
Actinobaccilus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida, Streptococcus suis and
vaccine development. Major: Veterinary pathology and therapeutics of the diseases of
domestic animals Code: 9.64.01.02
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Identify pathological characteristics of pigs infected with Actinobacillus
pleuropneumoniae, Pasteurella multocida and Streptococcus suis.
Building the process of producing and using inactivated multiple oil-emulsion
vaccine with oil emulsions, which are the most effective.
Materials and Methods
Bacterial culturing and biochemical characterization tests
PCR for determining Actinobacillus pleuropneumoniaeand bacterial toxins
PCR for determining Pasteurella multocida and bacterial serotypes
PCR for determining Streptococcus suis serotype 2 and bacterial toxins
Virulent tests in mice and pigs
Producing inactivated multiple vaccine with oil emulsifiers
Vaccine testing method
Data analysis
Main findings and conclusions
Research results of clinical symptoms, gross lesions of pigs infected by
Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida and Streptococcus suis
The strains of Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida and
Streptococcus suis selected to cause experimental disease in pigs are highly pathogenic and
cause death in a short time. Clinical symptoms and general lesions of pigs infected with
Actinobacillus pleuropneumoniaeinclude: Fever, breathing difficulty, cough, sneezing,
anorexia, pleurisy, mucous and blood bubbles in the trachea. Clinical symptoms and general
lesions of pigs infected with Pasteurella multocida include fever, cough, breathing
difficulty, purple-red skin and lobar pneumonia. Clinical symptoms and general
xii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
lesions of pigs infected with Streptococcus suis include fever, cough, breathing difficulty,
neurological symptoms, pneumonia, arthritis, meningitis.
Results of evaluating the stability of biological properties of the working seeds of
Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida and Streptococcus suis
Working seeds of Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida and
Streptococcus suis tested for biological stability all met the criteria of culture,
morphology, biochemistry as well as virulence factors.
Results of research on process of producing inactivated oil-emulsion polyvalent
vaccine to prevent respiratory disease in pigs caused by Actinobacillus
pleuropneumoniae, Pasteurella multocida and Streptococcus suis
The process of manufacturing inactivated multiple vaccines includes the following
steps:
Producing antigen of Actinobacillus pleuropneumoniae
Producing antigen of Pasteurella multocida
Producing antigen of Streptococcus suis serotype 2
Mix antigens with IMS oil emulsion to make semi-finished products
Testing of semi-finished products for sterility, purity, safety and potency
The process of using inactivated oil emulsion multiple vaccines to prevent
pneumonia in pigs is as follows:
Pigs from 21 days of age, after weaning: Only onetime injection: 2ml/pig of 21
to 28 days old.
Pregnant sows: 2 injections a year, each is seperated into 2 different injections:
+ The 1st
injection: 2 ml/pig, give pregnant sows a month before farrowing
+ The 2nd
injection: 2 ml/pig after 7 - 10 days
Boars: 2 injections a year, each is seperated into 2 different shots:
The 1st
injection: 2 ml/pig
The 2nd
injection: 2 ml/pig after 7 - 10 days
xiii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong ngành công nghiệp chăn nuôi ở Việt Nam thì chăn nuôi lợn đóng vai
trò quan trọng. Tính đến đầu năm 2020, mặc dù ngành chăn nuôi lợn nước ta đã
phải trải qua đợt dịch tả lợn Châu Phi gây thiệt hại nặng nề, tổng số lợn trong cả
nước vẫn còn khoảng 20 triệu lợn (Tổng cục Thống kê, 2020). Tuy nhiên, ngành
chăn nuôi lợn vẫn luôn phải gánh chịu nhiều thiệt hại do những bệnh truyền
nhiễm khác gây ra, vì vậy việc phòng chống bệnh nhằm giảm thiệt hại, nâng cao
năng suất chăn nuôi luôn cần được coi trọng, phòng bệnh bằng vacxin là một
trong những giải pháp quan trọng.
Trong các bệnh thường gặp trên lợn, những bệnh về đường hô hấp được xếp
vào nhóm bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế. Bệnh đường hô hấp ở lợn hiện nay
nguyên nhân do nhiều mầm bệnh gây ra, trong đó có cả sự kết hợp của virus và vi
khuẩn gây bệnh, khiến việc điều trị bệnh gặp không ít khó khăn. Trong số những
khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở lợn, vi khuẩn Actinobacillus
pleuropneumoniae (A. pleuropneumoniae), Pasteurella multocida (P. multocida)
và Streptococcus suis (S. suis) thường gây viêm phổi kế phát, giết chết rất nhiều
lợn ở các lứa tuổi, đặc biệt quan trọng là lợn sau cai sữa, gây tổn thất nặng nề cho
ngành chăn nuôi lợn ở nước ta (Cù Hữu Phú & cs., 2005).
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công ty khác nhau nghiên cứu chế tạo
vacxin phòng bệnh viêm phổi cho lợn do vi khuẩn gây ra, như vacxin Porcilis
phòng bệnh phổi cho lợn do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae (M.
hyopneumoniae), P. multocida serotype A, D và Bordetella bronchiseptica (B.
bronchiseptica) gây ra của Intervet sản xuất, vacxin M+ PAC và vacxin Myco
Shield phòng bệnh do vi khuẩn M. hyopneumoniae gây ra của Intervet sản xuất,
vacxin Bayovac SuiShot của hãng Bayer chế tạo là vacxin vô hoạt phòng bệnh
viêm phổi cho lợn trên 5 tuần tuổi đã sử dụng 2 chủng A.pleuropneumoniae
serotype 2, 5 và 1 chủng P. multocida serotype D; Vacxin Coglapix phòng bệnh
viêm phổi cho lợn do A. pleuropneumoniae nhưng không ghi rõ là serotype sử
dụng chế vacxin; vacxin Hyogen phòng viêm phổi địa phương do M.
hyopneumoniae ... vv. Như vậy, các vacxin nhập ngoại đã và đang được sử dụng
tại các trang trại chăn nuôi lợn ở nước ta là vacxin phòng bệnh viêm phổi ở lợn
1
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
được chế tạo từ chủng vi khuẩn Actinobacillus hoặc M. hyopneumoniae,
multocida nhưng các chủng vi khuẩn sử dụng chế vacxin chưa hoàn toàn phù
hợp với những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở lợn tại thực địa, đồng thời
vacxin nhập ngoại lại có giá thành cao.
Tại Việt Nam vacxin đa giá vô hoạt có bổ trợ keo phèn phòng bệnh viêm
phổi cho lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, S. suis và P.multocida gây ra là
kế thừa và phát triển từ đề tài cấp Nhà nước kết quả nghiên cứu của Dự án SXTN
đã được nghiệm thu năm 2014 và đưa vào sản xuất của Viện Thú y. Hiện nay ở
nước ta duy nhất có công ty Marphavet sản xuất và được phép lưu hành vacxin
đa giá vô hoạt với bổ trợ keo phèn để phòng viêm phổi cho lợn từ 4 tuần tuổi trở
lên trên phạm vi cả nước. Vacxin được chế tạo là vacxin đa giá vô hoạt bao gồm
cả 3 loại vi khuẩn A. pleuropneumoniae, S. suis và P. multocida là nguyên nhân
chủ yếu chủ yếu gây bệnh viêm phổi ở lợn. Tuy nhiên việc sử dụng bổ trợ keo
phèn trong chế tạo vacxin vẫn có những hạn chế nhất định về hiệu lực, khả năng
gây đáp ứng và độ dài miễn dịch chưa cao.
Hiện nay tại Việt Nam chưa có vacxin viêm phổi đa giá vô hoạt có bổ trợ
nhũ dầu phòng bệnh cho lợn được chế tạo gồm cả 3 loại vi khuẩn
pleuropneumoniae, P.multocida và S. suis. Vacxin đa giá có bổ trợ nhũ dầu sẽ
làm tăng hiệu lực phòng bệnh của vacxin, liều vacxin tiêm giảm, đặc biệt là thời
gian miễn dịch của vacxin được kéo dài hơn nhiều nhờ phức hợp nhũ kháng
nguyên. Trong quá trình điều tra nghiên cứu vi khuẩn gây viêm phổi ở lợn của
tác giả Cù Hữu Phú (2011), Nguyễn Thị Thu Hằng & cs. (2009), Lê Văn Dương
(2013) đã xác định được những vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở
lợn tại nước ta chủ yếu là do những vi khuẩn sau: (1) vi khuẩn
pleuropneumoniae gồm 3 chủng: 2, 5a, 5b; (2) vi khuẩn P. multocida gồm 2
chủng A, D và (3) vi khuẩn S. suis serotype 2.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của sản xuất, đáp ứng được cơ sở khoa học
cho việc phòng chống bệnh viêm phổi ở lợn, việc nghiên cứu một số đặc điểm
bệnh lý của lợn mắc viêm phổi do A. pleuropneumoniae, P. multocida và
suis và sử dụng vacxin phòng chống bệnh là yêu cầu cần thiết, nhằm đưa ra
các giải pháp phòng trị bệnh viêm phổi ở lợn hiệu quả cao, giảm thiệt hại cho
nghành chăn nuôi lợn.
2
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý và xây dựng giải pháp phòng chống
bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis
bằng vacxin đa giá vô hoạt có bổ trợ nhũ dầu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định được đặc điểm biến đổi bệnh lý chủ yếu của lợn mắc bệnh viêm
phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra.
Xây dựng quy trình sản xuất và quy trình sử dụng, bảo quản vacxin viêm
phổi đa giá vô hoạt có bổ trợ nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi có hiệu quả cao trên
đàn lợn cho người chăn nuôi.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bộ giống vi khuẩn A. pleuropneumoniae serotype 2, 5a và 5b ; vi khuẩn
P. multocida serotype A và D; vi khuẩn S. suis serotype 2 được sử dụng làm
giống gốc (Master seed) lưu giữ tại Trung tâm nghiên cứu phát triển vacxin Công
ty Marphavet.
Lợn mắc bệnh viêm phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida
và S. suis gây ra.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu các đặc tính vi sinh vật hóa học, cấu trúc
kháng nguyên, độc lực và khả năng sử dụng làm chủng giống sản xuất vacxin của
các vi khuẩn A. pleuropneumoniae serotype 2, 5a và 5b; vi khuẩn P. multocida
serotype A và D; vi khuẩn S. suis serotype 2 được lưu giữ tại Trung tâm nghiên
cứu phát triển vacxin Công ty Marphavet.
Địa điểm nghiên cứu gồm: Bộ môn Vi trùng - Viện Thú y Quốc gia; Viện
Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; Phòng thí nghiệm trọng
điểm khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Trung tâm nghiên cứu phát
triển vacxin; nhà máy sản xuất vacxin theo tiêu chuẩn GMP WHO thuộc Công ty
CP thuốc thú y Marphavet và một số cơ sở chăn nuôi lợn.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2020
3
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Chế tạo thành công vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi
lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae serotype 2, 5a, 5b; P. multocida serotype
A, D và S. suis serotype 2 gây ra tại Việt Nam ở quy mô phòng thí nghiệm.
Xây dựng được quy trình sản xuất, sử dụng và bảo quản vacxin đa giá vô
hoạt nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi ở lợn lần đầu tiên tại Việt Nam ở quy mô
phòng thí nghiệm. Vacxin đa giá phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn
pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra trên lợn, có chất bổ trợ nhũ dầu
đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, giúp tăng hiệu quả phòng bệnh, kéo dài thời
gian miễn dịch và khả năng bảo hộ so với vacxin cùng loại có bổ trợ keo phèn.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần bổ sung thêm các thông tin về
quy trình sản xuất, sử dụng và bảo quản vacxin đa giá nhũ dầu phòng bệnh viêm
phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra tại
Việt Nam tại quy mô phòng thí nghiệm. Kết quả này đồng thời là cơ sở cho việc
nghiên cứu sản xuất vacxin đa giá có chất bổ trợ nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi
ở lợn trên dây chuyền sản xuất vacxin quy mô công nghiệp.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả gây bệnh thực nghiệm với các vi khuẩn A. pleuropneumoniae,
P. multocida và S. suis cùng với bệnh tích lâm sàng của lợn mắc bệnh được sử
dụng là phương pháp chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm phổi do vi khuẩn A.
pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra cho lợn nhanh chóng, có hiệu
quả kinh tế cao.
Vacxin vô hoạt đa giá nhũ dầu sản xuất thành công sẽ được sử dụng rộng
rãi trong thực tế sản xuất, góp phần khống chế hiệu quả bệnh viêm phổi do vi khuẩn
A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra ở lợn nuôi tại Việt Nam.
4
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ BỆNH VIÊM PHỔI
Ở LỢN VÀ VACXIN PHÒNG BỆNH
Bệnh viêm phổi - màng phổi được Pattison phát hiện lần đầu tiên vào năm
1957 (Pattison & cs., 1957) và đã được Shope (1964) mô tả ca bệnh cấp tính với các
triệu chứng tương tự ở đàn lợn nuôi tại một trang trại thuộc Argentina và gọi tên
mầm bệnh là Haemophilus pleuroneumonia. Về sau, với kết quả nghiên cứu ADN,
Haemophilus pleuroneumonia được xếp vào giống Actinobacillus và được đặt tên là
Acitinobacillus pleuropneumoniae. Đây là một cầu trực khuẩn gram âm, có giáp mô.
Hiện có 15 serotype được phân bố theo từng vùng. Mỗi serotype có thể tạo ra ngoại
độc tố Apx I, II hoặc III. Các ngoại độc tố này chính là tác nhân chính gây thương
tổn trên phổi và làm giảm năng suất của lợn (Herczeg & cs., 2014). Các serotype có
độc lực cao là 1, 5, 9, 11 và 12 và các serotype có độc thấp là 3 và 6. Vi khuẩn A.
pleuropneumoniae gây ra thiệt hại rất lớn. Trong trường hợp cấp tính, tỉ lệ chết có
thể lên đến 15% (Krejci & cs., 2011). Trong trường hợp mãn tính, A.
pleuropneumoniae làm giảm 84g tăng trọng/ngày, tăng tiêu tốn thức ăn, đồng thời
tăng thời gian xuất chuồng thêm 6 ngày (Rohrbach & cs., 1993). Trên thế giới,
phòng chống và kiểm soát bệnh viêm phổi - màng phổi cho lợn có thể được thực
hiện theo một số phương thức khác nhau. Các vacxin đã được nghiên cứu và phát
triển cho căn bệnh này chủ yếu ở hai nhóm chính là vacxin chứa vi sinh vật chết (vô
hoạt) và vacxin tiểu đơn vị. Tiêm chủng bằng các vi sinh vật chết cá biệt có thể cho
miễn dịch và phản ứng chéo với các kiểu huyết thanh (Nielsen, 1985). Hầu hết các
nghiên cứu đã được thử nghiệm trên lợn con, tuy nhiên tiêm chủng cho lợn nái và
lợn cái hậu bị cũng đã được thực hiện và cho hiệu quả ở mức nhất định (Torremorell
& cs., 1997). Các loại bổ trợ sử dụng trong vacxin có thể tạo ra các tổn thương u hạt
không mong muốn tại vị trí tiêm (Straw & cs., 1985). Vacxin sống dựa trên việc sử
dụng một đột biến không vỏ bọc của vi khuẩn
pleuropneumoniae đã được thương mại hóa tại Hoa Kỳ trong những năm 1990
(Inzana & cs., 1993). Vào những năm đầu của thế kỷ 21, một thế hệ vacxin mới,
vacxin tiểu đơn vị bao gồm ba ngoại độc tố RTX chính (ApxI, ApxII, và ApxIII)
và một protein 42 kDa bên ngoài màng của A. pleuropneumoniae đã được nghiên
cứu cho thấy có khả năng bảo vệ cao chống lại tất cả 12 kiểu huyết thanh chính
(kiểu huyết thanh 1-12) trong điều kiện thí nghiệm cũng như trong các thử
nghiệm thực tế (Van Den Bosch & Frey, 2003).
5
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
Bệnh viêm phổi do Pasteurella gây ra là kết quả của sự lây nhiễm của vi
khuẩn P. multocida cho phổi. Bệnh thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh viêm
phổi cục bộ hay ở những bệnh ghép ở đường hô hấp ở lợn (PRDC). Hội chứng
này là một trong những bệnh gây thiệt hại cho lợn đặc biệt khi chúng sản sinh
tăng lên. Những tài liệu đã công bố thừa nhận rằng những tổn thương ở bệnh
viêm phổi khi giết mổ rất điển hình, thậm chí cả ở những đàn lợn được quản lý
tốt. Những báo cáo qua nghiên cứu nhiều năm tập chung ở lợn với những bệnh
tích viêm phổi tại lúc mổ khám dao động từ thấp là 30% đến cao nhất là 80%.
Những số liệu gần đây tại Mỹ cho thấy trong 6634 mẫu lấy từ lợn để kiểm tra
phổ biến là 74% lợn bị viêm phổi và 13 % với chứng viêm màng phổi.
Theo Bahnson (1994) với tất cả những đàn đã được nghiên cứu cho thấy một
số những con vật với những bệnh tích nổi bật ở dạng viêm phổi khi giết mổ. Bệnh
viêm phổi ở lợn trên thực tế là một bệnh gây thiệt hại về kinh tế mặc dù hiện nay
việc tính toán những tổn thất gây ra thật khó khăn và đã có nhiều những kết quả đã
được công bố trên diện rộng. Noyes & cs. (1990), đã thực hiện một nghiên cứu chụp
ảnh X quang phổi lợn trong đàn lợn thương mại để đánh giá quá trình mang bệnh
viêm phổi và đã tìm ra một sự tương giao quan trọng giữa phạm vi của thời gian tồn
tại những tổn thương ở phổi và trọng lượng của những con vật đó ở
ngày tuổi. Bahnson (1994) đã so sánh những lô lợn đã đến hạn giết mổ được
chuyển để giết thịt, lô mà được đánh giá cao nhất về bệnh viêm phổi đã có 7,8%
thấp hơn tỷ lệ thực tế, sự khác biệt này có thể xem như sự tác động kinh tế.
Bệnh viêm phổi do Pasteurella xuất hiện rộng khắp trên thế giới và ở tất
cả các điều kiện khí hậu và chăn nuôi. Hệ thống không mầm bệnh đặc biệt (SPF)
ở cấp quốc gia đã đạt được mức độ kiểm soát triệt để loài Mycoplasma
hyopneumoniae. Tuy nhiên vi khuẩn P. multocida thường cư trú ở đường hô hấp
(mũi) của lợn do vậy thực sự rất khó tiêu diệt và nó có thể tìm thấy trong các đàn
lợn có tình trạng sức khoẻ khá tốt, như vậy bằng SPF hay những đàn mắc bệnh
thâp nhất. Từ đó vi khuẩn P. multocida gây bệnh kết hợp với những tác nhân
khác, sự tiêu diệt tận gốc vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae cũng không
mang lại điều kiện khống chế bệnh viêm phổi hoàn toàn.
Đức và Hà Lan, P. multocida được coi là tác nhân gây bệnh khởi đầu quan
trọng ở PAR (viêm teo mũi tiến triển). Điều trị bằng thuốc và vacxin, với những
vacxin phòng Bordetella trong các đàn lợn bị PAR sẽ làm giảm B. bronchiseptica
nhưng lại ảnh hưởng đến bệnh PAR. ở những đàn này P. multocida được tìm thấy
6
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
như là một tác nhân chính. Khi làm giảm P. multocida trong những đàn này là
giảm bệnh PAR.
multocida phát triển trong chất nhầy bán dung dịch trên thành màng
nhầy của mũi chứ không phải trên các biểu mô của mũi, bởi vậy những nghiên
cứu này trực tiếp nghiên cứu từ việc gây bệnh. Gây bệnh thuần khiết của cả hai
serotype A và D của P. multocida làm cho mũi yếu dần đi với nhiều con lợn thí
nghiệm. Nhỏ dịch gây bệnh thuần khiết P. multocida vào mũi và nhỏ nhắc lại 4
ngày để tạo ra P. multocida mà đã cho kết quả PAR. Độc tố P. multocida vẫn gây
ra bệnh teo, bao gồm cả những ảnh hưởng với lợn 12 và 16 tuần tuổi. Sự khác về
sự tổn thương mũi làm giảm sự tăng trưởng của độc tố P. multocida.
Những ghi nhận đầu tiên về bệnh do S. suis gây ra ở lợn được Jansen và
Van Dorssen mô tả ở Hà Lan vào năm 1951 và tại Anh vào năm 1954 (Field &
cs., 1954). De Moor (1963) lần đầu tiên đã phân lập được vi khuẩn Streptococcus
gây dung huyết dạng alpha, dựa vào kết quả giám định đặc tính sinh hóa và định
serotype đã xếp vào nhóm Lancefield R, S, RS và T. Elliott & cs. (1966) thấy
rằng các vi khuẩn nhóm S do Moor phân lập giống với PM Streptococcus mà ông
phân lập đều thuộc nhóm Lancefield D và đề nghị gọi là S. suis serotype 1.
Windsor & Elliott (1975) đã phân lập chủng S. suis tương ứng với nhóm R do
Moor phân lập và đề nghị gọi là S. suis serotype 2. Clifton-Hadley (1984) thông
báo phân lập được vi khuẩn S. suis thuộc nhóm T từ hạch amidan, dịch âm đạo và
bao quy đầu của lợn và được Gottschalk & cs. (1989) gọi là S. suis serotype 15.
Theo Thacker (2006) dịch viêm phổi địa phương là kết quả của sự nhiễm vi
khuẩn M. hyopneumoniae và những vi khuẩn cộng phát khác như P. multocida, S.
suis, Haemophilus parasuis hay A. pleuropneumoniae. Vi khuẩn M. hyopneumoniae
được tìm thấy chủ yếu trên bề mặt màng nhầy của khí quản, phế quản và phế nang.
Dấu hiệu ban đầu của sự nhiễm bệnh chính là vi khuẩn này bám trên biểu mô nhung
mao. Zhang & cs. (1995) đã xác định protein P97 của vi khuẩn là yếu tố bám dính
vào vi nhung mao. Các yếu tố bám dính khác có thể kể đến gồm: glycoprotein 110
kDa, protein P159 được tách sau khi đồng hoán với các protein kDa 27, 51, và 110
và một protein 146kDa. M. hyopneumoniae tác động lên hệ thống làm sạch trên
màng nhầy bằng cách phá vỡ hệ thống nhung mao trên bề mặt biểu mô, và làm biến
đổi hệ miễn dịch trên đường hô hấp. Vì thế, M. hyopneumoniae khiến cho lợn dễ bị
nhiễm các bệnh hô hấp khác như các vi khuẩn, kí sinh trùng và
rút. Trên thế giới đã có một số nước sản xuất được vacxin phòng bệnh suyễn lợn
như vacxin vô hoạt bổ trợ dầu Respisure của hãng Pfizer; vacxin M+
PAC của hãng
7
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
Schering Plough Animal Health - Anh quốc và vacxin HYORESP của hãng
Merial là loại vacxin vô hoạt bổ trợ Aluminium.
Cho đến nay, hầu hết các loại vacxin được sử dụng trong lĩnh vực thú y để
chống lại các bệnh nhiễm khuẩn S. suis ở lợn là những chất bacterin thương mại
đều cho những kết quả chưa cao (Reams & cs., 1996; Torremorell & cs., 1997;
Halbur & cs., 2000). Nguyên nhân đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy
nhiên các nhà khoa học cho rằng có thể là do sự thay đổi của các kháng nguyên
bảo vệ hoặc mất tính kháng nguyên của vi khuẩn gây ra bởi nhiệt hoặc do xử lý
bằng formalin (Holt & cs., 1990) và tính miễn dịch yếu của vi khuẩn có vỏ bọc
(Del Campo Sepulveda & cs., 1996). Sự khác biệt về mức kháng thể có trong lợn
con ở các nhóm tuổi có thể là do sự khác biệt về mức kháng thể từ mẹ và tỷ lệ
hấp thu các kháng thể từ mẹ của lợn con. Ngoài ra, tá dược sử dụng cũng đóng
một vai trò quan trọng (Wisselink & cs., 2001) cho thấy một bacterin với chất
nhũ tương nước, trong dầu như một tá dược đã cho các kết quả tốt hơn so với
cùng bacterin nhưng với tá dược là hydroxide nhôm.
Các nhà khoa học cũng đã chế tạo thử nghiệm nhiều loại vacxin khác nhau như
vacxin toàn khuẩn, vacxin sống nhược độc, vacxin tiểu phần (chế từ kháng nguyên
giáp mô hoặc các protein thành tế bào). Tuy nhiên, kết quả cho miễn dịch bảo hộ ở
chuột hoặc lợn thí nghiệm được tiêm các loại vacxin này cũng rất thất thường và
không ổn định. Trong trường hợp cần khống chế dịch bệnh lây lan thì việc lựa chọn
dùng vacxin vẫn là phương thức tối ưu nhất để bảo vệ đàn lợn. Tại Trung Quốc, năm
1994 đã dùng vacxin đông khô chế từ chủng nhược độc của vi khuẩn S. suis chủng
ST171, tiêm cho lợn từ cai sữa đến trưởng thành và nái có chửa ở thời kỳ đầu cho
kết quả phòng bệnh cao. Khi sử dụng cho thêm nước muối sinh lý có bổ trợ keo
phèn 20% hòa thành huyễn dịch tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với liều 1ml/con. Sau
khi tiêm 7 ngày đã sinh miễn dịch, miễn dịch cao nhất sau
ngày và thời gian miễn dịch kéo dài được 6 tháng. Sau đó vào năm 2005, tại
Trung Quốc cũng đã kiểm soát được bệnh do S. suis gây ra ở lợn bằng vacxin vô
hoạt chế từ các chủng S. suis serotype 2.
Do tầm quan trọng gây tổn thất kinh tế cao của bệnh viêm phổi - màng phổi
trong ngành chăn nuôi lợn công nghiệp, đã kích thích các nhà khoa học nghiên cứu
chuyên sâu trong những năm qua nhằm phát triển vacxin A. pleuropneumoniae để
phòng bệnh. Nhiều nghiên cứu đã được thông báo và một số vacxin đã được đưa ra
thị trường. Sự phát triển vacxin A. pleuropneumoniae bắt đầu từ vacxin vô hoạt toàn
khuẩn, tiếp theo là vacxin tiểu phần (vacxin subunit), vacxin sống nhược độc
8
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
và hiện nay các nhà nghiên cứu đang phát triển vacxin ADN.
* Vacxin vô hoạt toàn khuẩn:
Vacxin A. pleuropneumoniae vô hoạt toàn khuẩn được coi là một vacxin
thương mại “thế hệ đầu tiên” chống lại nhiễm trùng A. pleuropneumoniae, bao
gồm vi khuẩn bị bất hoạt bằng nhiệt hoặc formalin. Vacxin vô hoạt có lợi thế là
trình diện hết được các yếu tố quyết định kháng nguyên cho hệ thống miễn dịch
và không có trường hợp bị cường độc hóa trở lại như vacxin nhược độc. Tuy
nhiên, việc sử dụng vacxin A. pleuropneumoniae vô hoạt toàn khuẩn bị hạn chế
khi công cường độc và vacxin chỉ có tác dụng bảo vệ được một phần và vẫn còn
một tỷ lệ tử vong thấp (Jolie & cs., 1995; Furesz & cs., 1997). Hơn nữa, vacxin
vô hoạt toàn khuẩn có miễn dịch bảo hộ chéo kém (Jolie & cs., 1995) và gần như
không ngăn được tình trạng mang trùng ở lợn khỏe. Một trong những vấn đề lớn
gặp phải trong việc sử dụng vacxin vô hoạt là chỉ có miễn dịch với các serotype
tương đồng và thường không bảo vệ được với serotype khác khi công cường độc
(Higgins & cs., 1985; Thacker & Mulks, 1988). Hiệu quả thấp của vacxin vô hoạt
cũng có thể có liên quan đến miễn dịch dịch thể (Furesz & cs., 1997) và các tế
bào bạch cầu hiển thị (Appleyard & cs., 2002; Fenwick & Henry, 1994). Trong
thực tế, vacxin toàn khuẩn vô hoạt không để lại vi khuẩn trên đường hô hấp, một
vị trí có tầm quan trọng trong kích thích miễn dịch.
* Vacxin vô hoạt toàn khuẩn không vật chất di truyền:
Một phát triển mới đối với vacxin vô hoạt toàn khuẩn đã mở ra một triển
vọng cho vacxin A. pleuropneumoniae trên lĩnh vực miễn dịch kháng nguyên đó
là vacxin "bóng" được bất hoạt di truyền học, chỉ còn vỏ tế bào trống rỗng, sản
sinh bởi chiết xuất có điều khiển của thực khuẩn thể PhiX174 phân hủy gen E.
Biểu hiện của gen này từ một plasmid ở vi khuẩn Gram âm dẫn đến việc hình
thành một đường hầm E protein cụ thể mà sau đó kết quả là tế bào chất bên trong
tế bào thoát ra mà không có bất kỳ một tác động vật lý hay hóa học làm biến đổi
cấu trúc bề mặt của vi khuẩn (Witte & cs., 1992).
Vacxin A. pleuropneumoniae tiểu phần
Các yếu tố độc lực và thành phần của vacxin tiểu phần
Vỏ vi khuẩn (capsule) và thành tế bào vi khuẩn (lipopolysaccharide) có
tính không đồng nhất cao giữa các serotype theo Perry (1990); Dubreuil & cs.
(2000). Vì vậy, tiêm phòng bằng các thành phần này của vi khuẩn không thể bảo
hộ tốt chống lại các serotype khác. Do đó, việc nghiên cứu vacxin tiểu phần chủ
9
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
yếu tập trung vào việc tìm kháng nguyên bảo tồn như OMPs và lipoprotein. Tuy
nhiên, các thí nghiệm đánh giá năng lực tiềm năng của OMPs và lipoprotein để
gây miễn dịch bảo vệ cho thấy khả năng miễn dịch bị giới hạn khi phân tích bằng
miễn dịch đánh dấu với huyết thanh đã miễn dịch theo Cruz & cs. (1996).
Vacxin tiểu phần với các thành phần là các protein trong hệ thống thu nạp
sắt của A. pleuropneumoniae đã được chú ý và đánh giá cao như là vacxin tiểu
phần (Pleurostar Novartis) có chứa transferin-binding protein B của
pleuropneumoniae serotype 7. Kết quả thử nghiệm cho thấy lợn được tiêm
vacxin, được bảo hộ một phần khi công cường độc bằng A. pleuropneumoniae
serotype 9 (Van Overbeke & cs., 2001). Vacxin chứa FhuA và HgbA là protein bề
mặt màng tế bào hấp thụ cho ferrichrome và hemoglobin tương ứng, đã được chứng
minh cũng có khả năng bảo hộ miễn dịch với tất cả serotype và bioserotype của
pleuropneumoniae (Mikael & cs., 2002; Srikumar & cs., 2004; Shakarji & cs.,
2006). Ở những lợn gây bệnh thí nghiệm, HgbA đã được xác định như là một yếu
tố quan trọng mà độc tính của chúng được quan tâm như một vacxin tiểu phần
tiềm năng (Shakarji & cs., 2006).
Vacxin tiểu phần với các ngoại độc tố Apx: Apx là ngoại độc tố do
pleuropneumoniae sản sinh ra trong quá trình sống, thuộc thành viên của họ độc
tố RTX. Apx đại diện cho các yếu tố độc tính chính của A. pleuropneumoniae và
được coi là yếu tố miễn dịch mạnh nhất. Tầm quan trọng của độc tố Apx trong miễn
dịch bảo vệ chống lại viêm phổi - màng phổi đã được chứng minh trong nhiều
nghiên cứu như Inzana & cs. (1991). Kết quả thí nghiệm đã chứng minh lợn đã có
miễn dịch trung hòa đối với độc tố Apx sau khi được tiêm Apx vacxin của tác giả
Cruijsen Tl & cs. (1992); Jansen & cs. (1994). Hiện nay trên thị trường thế giới, hầu
như tất cả các vacxin A. pleuropneumoniae với mục đích thương mại đều là vacxin
tiểu phần được gọi là vacxin “thế hệ thứ hai” và có độc tố Apx (Chiers & cs., 1998;
Van Overbeke & cs., 2001; Habrun & cs., 2002; Van Den Bosch & Frey, 2003;
Tumamao & cs., 2004; Meeusen & cs., 2007).
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì vacxin tiểu phần có chứa độc tố có
nhược điểm là có yếu tố độc tính rất nhiều (ví dụ như các chất độc ApxIV) và đôi
khi chỉ được bộc lộ trong điều kiện in vivo (Schaller & cs., 1999). Các nghiên
cứu hiện nay vẫn đang tiếp tục tìm kiếm mới trong tự nhiên (in vivo) biểu hiện
kháng nguyên miễn dịch sử dụng công cụ mạnh mẽ về di truyền.
Vacxin A. pleuropneumoniae sống nhược độc
Việc sử dụng các vi khuẩn sống nhược độc sản xuất vacxin có thể dẫn tới
10
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
việc vi khuẩn lây sang vật chủ trong cùng đàn không được tiêm vacxin, sự lưu
hành của vi khuẩn nhược độc trong thực tế là khó kiểm soát và vì thế nếu đặc
tính nhược độc không ổn định, vi sinh vật có thể trở lại cường độc hoặc đột biến.
Cho dù có một số nhược điểm nhưng vacxin sống nhược độc và vacxin tiểu phần
vẫn đại diện cho hướng nghiên cứu hứa hẹn nhất trong lĩnh vực phòng bệnh do A.
pleuropneumoniae gây nên.
Lý do chủ yếu sử dụng vacxin nhược độc sống là một tiếp cận tốt trong phòng
chống bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn vì lợn bị nhiễm bệnh sống sót trong tự
nhiên có khả năng bảo vệ chống nhiễm trùng cùng loại và một phần với A.
pleuropneumoniae khác loại (Nielsen, 1984; Cruijsen & cs., 1995; Haesebrouck
cs., 1996). Điều này cho thấy chỉ có vi khuẩn sống mới có khả năng miễn dịch
bảo vệ chéo thông qua điều kiện tự nhiên sản sinh miễn dịch bảo vệ. Theo nghiên
cứu của Prideaux & cs. (1998) khi sử dụng chủng A. pleuropneumoniae HS93C
Amp sống (thuộc serotype 7 được chèn gen apxIIC bất hoạt) đã phát hiện thấy tiết ra
độc tố ApxII không hoạt động và những lợn thí nghiệm đã được bảo hộ chéo với các
serotype trước các thí nghiệm công cường độc. Susan & cs. (2005) đã tiến hành
nghiên cứu việc tiêm phòng vacxin nhược độc sống đã bất hoạt sản sinh ApxII và
đột biến các gen napA, hlyX, fur, tatA. Vacxin được đưa qua đường mũi, kết quả là
các lợn thí nghiệm có đáp ứng miễn dịch cao. Park & cs. (2009) cũng sử dụng
vacxin sống đã bất hoạt hai gen bài xuất độc tố là apxIIIB và apxIIID với
pleuropneumoniae 1536 thuộc serotype 2 thành chủng đột biến
(1536DeltaBDeltaD) cho lợn thí nghiệm, sau đó công cường độc bằng chủng độc
ban đầu chưa gây đột biến. Kết quả lợn thí nghiệm có miễn dịch chống lại sau khi
công. Như vậy, khi độc tố Apx bị bất hoạt bài xuất có thể làm giảm độc tính của
pleuropneumoniae và đây có thể là chiến lược hiệu quả cho sự phát triển
vacxin nhược độc sống cho A. pleuropneumoniae.
Nghiên cứu về hiệu quả của tiêm phòng vacxin, Ramjeet & cs. (2008b) đã
cho thấy hiệu quả của tiêm phòng vacxin sống nhược độc A. pleuropneumoniae
an toàn, hiệu quả, ổn định và chi phí sản xuất thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng các
khuẩn sống trong tiêm chủng thường mới chỉ được giới hạn trong các thử
nghiệm. Chủng vi khuẩn dùng tiêm phòng thường vẫn tồn tại trong vật chủ cho
đến khi giết mổ. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo nhằm tăng tính an toàn của
vacxin với mục đích cải thiện hiệu quả của vacxin tiểu phần hoặc ADN, sẽ đáp
ứng cho nhu cầu của thị trường.
Vacxin ADN và triển vọng phát triển
11
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
Với các dữ liệu gen và công nghệ ADN microarray của Ramjeet & cs. (2008a)
đã tiến hành nghiên cứu xác định nhiều gen có trong A. pleuropneumoniae nhằm xác
định nhân tố mới tiềm năng cho vacxin. Kết quả nghiên cứu gen cho phép xử lý một
cách hiệu quả một trong những vấn đề khó khăn nhất gặp phải đối
với A. pleuropneumoniae là sự tồn tại của 15 serotype khác biệt. Sử dụng DNA
microarrays, các tác giả đã xác định gen được biểu hiện trong điều kiện sao chép
giống hệt trong môi trường tự nhiên. Với những kết quả thu được, các tác giả đã
xác định mục tiêu tiềm năng mới với serotype và bioserotype trong điều kiện tự
nhiên, tiến tới có một vacxin thế hệ mới hoàn thiện cho việc phòng bệnh viêm
phổi - màng phổi do A. pleuropneumoniae gây nên trong tương lai gần.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM VỀ BỆNH VIÊM PHỔI
Ở LỢN VÀ VACXIN PHÒNG BỆNH
Việt Nam là một nước có số đầu lợn đứng trong top 10 của thế giới, với đà
tăng trưởng trong những năm gần đây tương đối khả quan. Tuy nhiên, chúng ta
đang phải đối mặt với những vấn đề thách thức như ô nhiễm môi trường chăn
nuôi, dịch bệnh… ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi
lợn. Trong đó có các bệnh viêm phổi do các loại vi khuẩn A. pleuropneumoniae,
P. multocida và S. suis gây ra.
Các nghiên cứu ở trong nước cho thấy, khi lợn mắc hội chứng rối loạn hô
hấp và sinh sản thường gặp các loại vi khuẩn gây bệnh kế phát trong đường hô
hấp như A. pleuropneumoniae, P. multocida, S. suis serotype 2, Bordetella
bronchiseptica (Nguyễn Hữu Nam & Nguyễn Thị Lan 2007; Bùi Quang Anh &
cs. 2008; Nguyễn Thị Kim Lan & cs. 2017; Cù Hữu Phú 2005) đã làm cho dịch
trầm trọng với bệnh lý nặng, kéo dài và tỷ lệ chết cao. Theo Lê Văn Dương
(2013) tại các ổ dịch lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tại tỉnh Bắc
Giang đã phân lập được các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida,
S. suis, trong đó cao nhất là S. suis (55,10%), tiếp sau là A. pleuropneumoniae
(19,59%) và thấp nhất là P. multocida (17,44%). Các tác giả đã nghiên cứu chế
tạo Autovaccine từ các chủng vi khuẩn trên phân lập được dùng để phòng bệnh
viêm phổi cho lợn, kết quả cho thấy Autovaccine thử nghiệm có khả năng phòng
bệnh viêm phổi cho lợn, cho đáp ứng miễn dịch trên bốn tháng và hiệu lực bảo
hộ là 93,33%.
Bệnh do P. multocida gây ra thường được gọi là bệnh tụ huyết trùng ở lợn.
Bệnh hay xảy ra ở thể cấp tính với biểu hiện sốt rất cao, khó thở, thở thể bụng,
kiệt sức. Ở lợn chết và sắp chết có hiện tượng đỏ tím vùng bụng do trúng nội độc
12
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
tố (Nguyễn Bá Hiên & cs., 2013). Theo Nguyễn Thị Kim Lan & cs. (2017), vi
khuẩn P. multocida phân lập tại Bắc Ninh thuộc serotype A và D, có khả năng
mẫn cảm với các kháng sinh Ceftiofur, Amoxicillin và Flofeincol. Tại Việt Nam
hiện đang lưu hành một số loại vacxin phòng bệnh này như vacxin tụ huyết trùng
lợn vô hoạt (Công ty Vetvaco), vacxin tụ huyết trùng lợn (Công ty Hanvet) và
vacxin kép tụ huyết trùng-phó thương hàn lợn của Phân viện Thú y miền Trung.
Bệnh viêm phổi - màng phổi gây tổn thất kinh tế nặng nề trong ngành công
nghiệp chăn nuôi lợn. Tại Việt Nam, bệnh vẫn chưa được kiểm soát và vẫn xuất hiện
ở nhiều nơi trong cả nước. Năm 2018, trong một nghiên cứu về bệnh tại tỉnh Bến
Tre, các nhà khoa học đã phân lập được A. pleuropneumoniae với tỷ lệ dương tính là
24,62% thuộc các serotype 4, 6, 9, 10 và 11 (Phan Kim Thanh & cs., 2018). Tại Bắc
Ninh theo Nguyễn Thị Kim Lan & cs. (2017) đã phân lập được A.
pleuropneumoniae với tỷ lệ dương tính là 63,63% (serotype 2) và 36,36% (serotype
5). Trong những năm qua các nhà khoa học đã nghiên cứu chuyên sâu nhằm phát
triển vacxin phòng bệnh này ra thị trường. Hiện đã có một số loại vacxin được
nghiên cứu sản xuất gồm các vacxin vô hoạt và vacxin có chứa một số thành phần
cấu tạo của vi khuẩn. Vacxin vô hoạt toàn khuẩn đặc hiệu theo chủng huyết thanh,
có thể có miễn dịch chéo với các chủng huyết thanh khác. Các vacxin thử nghiệm
chủ yếu là vacxin chuồng đơn giá được chế tạo từ vi khuẩn
pleuropneumoniae bị làm yếu, giảm độc lực, hoặc các vi khuẩn đã chết hoặc
các thành phần cấu tạo của chúng dùng theo đường khí dung hoặc đường uống đã
cho thấy có tác dụng bảo vệ nhất định. Vacxin dùng tiêm cho lợn con khi kháng
thể thụ động nhận được từ lợn mẹ đã giảm đi giúp đàn lợn giảm tỷ lệ tử vong,
giảm thuốc điều trị và cải thiện hiệu quả chuyển hoá thức ăn, chất lượng thịt cũng
được nâng cao, lợn ít bị viêm phổi. Tại Việt Nam đang lưu hành một số loại
vacxin phòng bệnh viêm phổi - màng phổi như Polypleurosin (của hãng Bioveta);
vacxin Pleurostar APP và Parapleuro Shield P (của hãng Novartis); vacxin
Porcilis APP (của hãng Intervet).
Bệnh liên cầu ở lợn do S. suis gây ra được quan tâm nhiều do vi khuẩn có
khả năng lây sang và gây bệnh cho người. Tại Thừa Thiên Huế Bùi Thị Hiền &
cs. (2015) đã đánh giá sự lưu hành của liên cầu khuẩn lợn và thấy có 65,83% lợn
khỏe mang trùng vi khuẩn Streptococcus và có 17,31% dương tính với S. suis.
hiện nay chưa có vacxin đặc hiệu để tiêm phòng cho lợn. Hầu hết các loại vacxin
vô hoạt được sản xuất trên thế giới là vacxin chuồng và hiệu quả bảo hộ của các
loại vacxin này cũng chưa được xác định một cách rõ ràng. Có thể liệt kê ra một
13
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
số nguyên nhân của hiện tượng này như sự thoái hoá của kháng nguyên bảo hộ
hoặc vi khuẩn bị mất tính kháng nguyên do quá trình xử lý bằng nhiệt hoặc
formalin, do sự sản sinh kháng thể đối với các kháng nguyên mà không có liên
quan đến độc lực của vi khuẩn và sự thiếu hụt các chủng S. suis hay serotype liên
quan đến quá trình sinh bệnh. Ở Việt Nam, từ các kết quả nghiên cứu về bệnh do
cầu khuẩn gây ra ở lợn, Khương Thị Bích Ngọc (1996) đã chế tạo vacxin cầu
khuẩn chết có bổ trợ keo phèn tiêm phòng cho lợn nái, đạt hiệu quả bảo hộ tương
đối cao 70-80%. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng vacxin liên cầu khuẩn để tiêm
phòng cho đàn lợn ở nước ta chưa được phổ biến rộng rãi, bệnh liên cầu khuẩn
vẫn thường xuyên xảy ra ở lợn gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công ty khác nhau nghiên cứu chế tạo
vacxin phòng viêm phổi cho lợn do vi khuẩn gây ra. Các vacxin nhập ngoại đã và
đang được sử dụng tại các trang trại chăn nuôi lợn tại nước ta nhưng chưa hoàn
toàn phù hợp với những nguyên nhân gây viêm phổi ở lợn tại thực địa mà giá
thành lại cao. Trong quá trình điều tra nghiên cứu vi khuẩn gây viêm phổi ở lợn
của tác giả Cù Hữu Phú (2005); Nguyễn Thị Thu Hằng (2009); Lê Văn Dương
(2013) đã xác định được những vi khuẩn gây bệnh hô hấp phức hợp ở lợn tại
nước ta chủ yếu là do những vi khuẩn sau: (1) vi khuẩn A. pleuropneumoniae
gồm 3 chủng: 2, 5a, 5b; (2) vi khuẩn P. multocida gồm 2 chủng A, D và (3) vi
khuẩn S. suis serotype 2.
nước ta hiện tại duy nhất có công ty Marphavet sản xuất và được phép
lưu hành vacxin đa giá vô hoạt với bổ trợ keo phèn để phòng viêm phổi cho lợn
từ 4 tuần tuổi trở lên trên phạm vi cả nước. Vacxin được chế tạo là vacxin đa giá
bao gồm cả 3 loại vi khuẩn A. pleuropneumoniae serotype 2, 5a, 5b, P. multocida
serotype A và D và S. suis serotype 2 chủ yếu gây viêm phổi ở lợn. Tuy nhiên
dùng bổ trợ keo phèn vẫn có những hạn chế nhất định vì hiệu lực và khả năng
gây đáp ứng và độ dài miễn dịch chưa cao. Để khắc phục những nhược
điểm chủ yếu này việc nghiên cứu quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt dùng
bổ trợ nhũ dầu thay vì bổ trợ keo phèn là vấn đề đòi hỏi cần thiết hiện nay của
sản xuất.
2.3. VI KHUẨN ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE VÀ BỆNH
VIÊM PHỔI Ở LỢN
2.3.1. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae là một tác nhân quan trọng gây bệnh viêm
phổi - màng phổi ở lợn. Theo Quinn & cs. (2015), bệnh viêm phổi - màng phổi
14
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
thường xuất hiện ở lợn giai đoạn dưới 6 tháng tuổi. Từ năm 1978, Kilian & cs. (1978)
đã đặt tên là Haemophilus pleuropneumoniae, nhưng về sau đã được xếp vào giống
Actinobacillus và đặt tên là A. pleuropneumoniae do đã xác định được chúng có sự
tương đồng về ADN giữa H. pleuropneumoniae và A. ligrieressi (Pohl & cs., 1983).
pleuropneumoniae là loại cầu trực khuẩn nhỏ, gram âm, có vỏ, không có
khả năng di động, có tới 95% vi khuẩn này gây dung huyết thạch máu, dung
huyết dạng . Vi khuẩn A. pleuropneumoniae không mọc trên môi trường thạch
máu thông thường trừ khi thạch máu được bổ sung NAD và chúng mọc xung
quanh các khuẩn lạc của tụ cầu do Staphylococcus aureus (S. aureus trong quá
trình phát triển trên thạch máu đã phá huỷ hồng cầu có trong máu và sản sinh ra
chất NAD). Vi khuẩn A. pleuropneumoniae hình thành khuẩn lạc 0,5 – 1 mm sau
24 h nuôi cấy trên thạch máu có cấy kèm tụ cầu và hình thành vùng dung huyết ,
nhất là khi sử dụng máu cừu.
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae có 12 serotype, riêng serotype 5 lại được chia
thành 5a và 5b. Một số serotype có tính tương đồng kháng nguyên như serotype 1
9 và 11, serotype 3, 6 và 8; serotype 4 và 7 (Perry, 1990). Sự phân bố các serotype
ở các nước có sự khác nhau: serotype 2 thường gặp ở Thuỵ Điển, Đan Mạch;
serotype 1, 5 ở Mỹ và Canada; serotype 1 - 9 ở Mexico; serotype 2, 9, 11 ở
Newzealand. Các serotype khác nhau có độc lực khác nhau phụ thuộc vào khả năng
sản sinh giáp mô, khả năng dung huyết và yếu tố gây độc tế bào. Các serotype
1, 2, 5, 9, 10 và 11 có độc lực cao hơn các serotype khác.
Ba sản phẩm ngoại tế bào được biết đến nhiều nhất là ba loại độc tố tế bào
thuộc họ RTX của độc tố và được Frey & cs. (1993) đặt tên:
ApX I có khả năng gây dung huyết mạnh có trọng lượng phân tử 105-110
kDa, có ở các chủng thuộc serotype 1, 5, 9, 10 và 11 và được mã hoá bởi nhóm
gen apx bao gồm apX IC, apX IIA, apX IB và apX ID cho gen hoạt hoá, cấu trúc và
2 gen bài xuất.
ApX II là chất dung huyết có trọng lượng phân tử 103 - 105 kDa được thấy
các chủng trên trừ serotype 10 và được điều khiển bằng những gen tương tự.
Các gen bài suất protein được điều khiển bởi ApX I.
ApX III là độc tố không gây dung huyết có trọng lượng phân tử 120 kDa
được thấy ở chủng thuộc serotype 2, 3, 4, 6 và 8 và quyết định bởi nhóm gen
ApX III. Người ta đã xác định được nhiều gen và nhóm gen (ví dụ nhóm gen apx
III).
15
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
Về dịch tễ học: bệnh viêm phổi truyền nhiễm của lợn có phân bố rộng rãi.
Nó ngày càng trở nên quan trọng do việc chăn nuôi lợn ngày một phát triển. Bệnh
có mặt và lan truyền ở hầu hết các nước châu Âu và một phần ở Mỹ, Canada,
Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Mặc dù chỉ một vài chủng huyết thanh là
thịnh hành trên những nước nhất định, như chủng huyết thanh 2 ở Thụy Điển,
Đức và Thụy Sĩ và chủng huyết thanh 1 và 5 ở Mỹ và Canada nhưng cũng có thể
thấy một số chủng huyết thanh ở cùng một nước. Một số chủng huyết thanh
(serotype) được coi là ít độc (ví dụ: serotype 3) có độc lực rất thấp và về dịch tễ
chúng không quan trọng ở một số nước nhất định nhưng lại có thể gây nên dịch ở
một số nước khác (Desrosiers & cs., 1984; Brandreth & Smith, 1985). Mối liên
quan quốc tế của các chủng huyết thanh có một ý nghĩa đặc biệt vì nó chỉ ra sự
lan truyền bệnh trong quá trình xuất khẩu động vật.
Hofer & cs. (1996) đã tìm thấy ở Áo thường có các chủng huyết thanh 4 - 6
và 10. Clota & cs. (1996) đã thấy rằng một số khu vực của một số nước như
Catalonia, Tây Ban Nha có 11 chủng huyết thanh nhưng phần nhiều là 1, 2, 4, 7,
9 và 11.
Thiệt hại kinh tế quan trọng của bệnh chủ yếu là do lợn chết, năng xuất giảm
và giá thành cao trong các đợt bệnh bùng nổ. Ở các đàn lợn bị nhiễm khuẩn mãn
tính, Hunneman (1996) thấy tốc độ tăng trọng hàng ngày không bị ảnh hưởng, mặc
dù một nghiên cứu tiến hành bởi Harley & cs. (1988) cho thấy rằng sự viêm màng
phổi khi giết thịt thấy ở các con lợn già hơn 1 ngày tuổi và những con lợn có biểu
hiện lâm sàng được giết thịt chậm hơn 8 ngày. Rohrbach & cs. (1993) đã cho thấy
rằng sự nhiễm khuẩn ở 1 đàn làm chậm 5,64 ngày sự mổ thịt ở cân nặng 113,6 kg.
pleuropneumoniae ký sinh ở đường hô hấp có tính đặc hiệu lớn với lợn.
Trong nhiễm trùng tối cấp tính và cấp tính vi khuẩn không chỉ thấy ở các tổn thương
ở phổi và ở máu mà còn ở chất tiết đường mũi. Các trường hợp sống sót sau nhiễm
khuẩn cấp tính trở thành lợn lành mang bệnh, tác nhân gây bệnh thường thấy ở
những vùng hoại tử ở phổi, amidan và ở mũi (Kume & cs., 1984). Thời gian
bệnh có thể hoàn toàn đa dạng, người ta thấy rằng tiếp xúc với số lượng lớn của
vi khuẩn dẫn đến gây chết động vật sau một vài giờ hoặc sau vài ngày. Sự nhiễm
trùng ở mức độ thấp có thể dẫn tới thể bệnh ẩn trên lâm sàng.
Tất cả lợn ở các lứa tuổi đều bị cảm nhiễm, nhưng nhờ có kháng thể trung
hoà độc tố nên có sự thay đổi thể bệnh ở những đàn có tính chất bệnh dịch. Trong
trường hợp cấp tính của bệnh thì tỷ lệ chết thường cao. Tỷ lệ chết cũng
16
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn và sự lưu hành bệnh trong môi trường nhưng
thường là cao.
Cả thể bệnh và tỷ lệ tử vong sẽ bị trầm trọng hơn khi có mặt của các bệnh
khác như bệnh Aujeszky và hội chứng sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS), mặc dù
có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc nhiễm trùng đồng thời
pleuropneumoniae và PRRSV không phải lúc nào cũng luôn làm bệnh trầm
trọng hơn so với khi nhiễm trùng riêng rẽ (Pol & cs., 1997).
Con đường chính của lan tràn bệnh là do không khí và bệnh được truyền từ con
lợn bệnh sang con lợn lành qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các hạt nhỏ ở những
khoảng cách gần. Trong trường hợp bệnh bùng nổ cấp tính, bệnh không nhất thiết
xảy ra ở mọi chuồng trại, bởi vì vai trò của các hạt khí dung đã di chuyển theo không
khí trong việc lan truyền bệnh ở các khoảng cách dài hơn trong những chuồng trại
hoặc sự lây gián tiếp với các chất tiết bị nhiễm trùng từ các con lợn bị ốm cấp tính
qua trung gian các công nhân làm việc ở trang trại. Chưa xác định được chắc chắn
vai trò trong việc lây truyền bệnh qua các loài gặm nhấm nhỏ hoặc chim. Vi khuẩn
này sống sót ở môi trường tự nhiên trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi được
bảo vệ bởi chất nhầy hoặc các chất hữu cơ khác thì nó có thể sống trong ít ngày và
nó có thể sống được 30 ngày ở nước sạch với nhiệt độ 4°C.
2.3.2. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra ở lợn
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae là một tác nhân chính gây bệnh viêm phổi -
màng phổi ở lợn.
Viêm phổi - màng phổi là một bệnh nhiễm trùng quan trọng ở đường hô hấp
của lợn và xảy ra ở hầu hết các nước có nền công nghiệp chăn nuôi lợn. Bệnh này
quan trọng ở chỗ nó có thể gây viêm phổi mà kết quả là lợn bị chết hoặc có thể
trở thành bệnh mãn tính hoặc các thể nhẹ trên nhiều lứa lợn dẫn đến thiệt hại do
lợn chết hay giảm năng suất, tăng giá thành do việc dùng thuốc hoặc vacxin.
Thể quá cấp tính và cấp tính của bệnh có gây nên hiệu ứng toàn thân tương
tự như nhiễm khuẩn máu ở trên người. Có sự khác nhau về độc lực giữa các
serotype và thậm chí ở cùng một serotype. Sự khác nhau đó là do sự khác nhau ở
cấu trúc vỏ, khác nhau về thành phần LPS hoặc chủng loại dung huyết. Trên thực
tế những serotype 1, 5, 9, 10 và 11 có độc lực mạnh hơn các serotype khác.
Bệnh lý học của viêm phổi - màng phổi đã được nghiên cứu một cách kỹ
lưỡng về cả vấn đề phát triển của các tổn thương lẫn mối liên quan giữa vi khuẩn
và tổn thương tổ chức ở mức độ phân tử. Sự nhiễm trùng thường xảy ra do mầm
17
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
bệnh trong không khí hoặc do tiếp xúc, những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
rằng vi khuẩn thường tồn tại ở các amidan, và dính bám vào biểu mô phế nang.
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae ở phổi nhanh chóng bị thực bào hoặc dính
lên đại thực bào của phế nang và sản sinh ra độc tố Apx I, Apx II, và Apx III.
Hầu hết các độc tố có khả năng gây độc cho đại thực bào của phế nang, các tế
bào nội mô, tế bào biểu mô phế nang, tế bào nội mô của mao mạch ở thành phế
nang, nhất là Apx III rất có hoạt tính chống lại đại thực bào của phế nang. Các vi
khuẩn có vỏ có khả năng chống lại được sự thực bào và dường như cũng kháng
lại sự hoạt động của bổ thể. Sự hư hại do các độc tố và cytokines đi kèm với hiện
tượng nhiễm trùng là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện và tăng tổn thương.
Những tổn thương ở phổi là hậu quả của những sự thay đổi độc tố có thể được
nhìn thấy sau 3 giờ nhiễm trùng thử nghiệm và trở nên dần dần rõ ràng hơn. Vách
phế nang trở nên phù thũng và sự xung huyết các mao quản tăng lên. Mạch bạch
huyết dãn ra cùng với dịch phù, fibrin và các tế bào viêm. Sự ngưng tập tiểu cầu và
sự tập trung các tế bào bạch cầu trung tính cũng có thể được thấy ở vách phế nang bị
tổn thương và cả huyết khối động mạch cùng sự hoại tử thành mạch có thể phát triển
gây nhồi huyết. Những vi khuẩn có thể thấy ở các vách phế nang bị nhiễm trùng và
cũng có thể xuất hiện nhiễm vi khuẩn huyết. Bờ của tổn thương trở lên bị lấp đầy bởi
xác chết hoặc đại thực bào bị tổn thương hoặc những mảnh vụn của tế bào và nhanh
chóng phân ranh giới rõ với vùng phổi xung quanh sau
ngày nhiễm bệnh. Có dịch mủ với những vi khuẩn ở các phế quản. Với thời
gian những tổn thương ở vùng trung tâm trở lên hoại tử và sự lành bệnh xảy đến
với sự xơ hóa.
Nhiễm trùng thực nghiệm hay nhiễm trùng tự nhiên đều kích thích tạo đáp
ứng miễn dịch, kháng thể sản sinh và có hiệu quả sau khoảng 10 - 14 ngày nhiễm
bệnh. Những kháng thể này ở mức cao trong vòng 4 - 6 tuần nhiễm bệnh và có
thể tồn tại ở mức thấp sau một vài tháng hoặc thậm chí biến mất sau khi trị liệu
vi khuẩn.
Các miễn dịch này sẽ được truyền thụ động cho con cái và kháng thể này có
thể tồn tại khoảng 5 - 9 tuần nhưng sự phòng chống bệnh có thể chỉ ở khoáng dưới
tuần ở một vài trường hợp. Các kháng thể chống lại nhiều thành phần cấu trúc và
sản phẩm của vi khuẩn, bao gồm vỏ, LPS kháng nguyên, độc tố (chúng có thể bị
trung hoà), các thành phần Protein màng ngoài, Superoxide Dismustase và proteine
mang sắt. Cả hai loại kháng thể tại chỗ IgA và kháng thể trong huyết thanh
IgG đều được tạo thành.
18
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
2.4. VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA VÀ BỆNH VIÊM PHỔI Ở
LỢN
2.4.1. Vi khuẩn P. multocida
Vi khuẩn P. multocida là loại cầu trực khuẩn nhỏ, ngắn, có hình trứng, bầu dục
hay hình cầu, bắt màu gram âm, không lông, không di động, không hình thành nha
bào. Rất nhiều nhóm vi khuẩn P. multocida tồn tại nội sinh trong động vật và gây
bệnh khi động vật bị suy giảm sức đề kháng (Quinn & cs., 2015). Kích thước
khuẩn 0,25 - 0,4 m x 0,4 - 1,5 m, vi khuẩn thường đứng riêng lẻ, đôi khi ghép
đôi hoặc tạo thành chuỗi ngắn. Vi khuẩn phân lập từ lợn thì có dạng tròn hơn 0,8-
1,0 m. P. multocida là vi sinh vật yếm khí tuỳ tiện, mọc tốt trên hầu hết các môi
trường thông thường giàu dinh dưỡng. Phản ứng Oxydaza, Indol dương tính,
không di động, Ureaza âm tính, không mọc trên môi trường thạch MacConkey,
không dung huyết và không đòi hỏi nhân tố X và V. Những đặc điểm này giúp
phân biệt vi khuẩn P. multocida với các vi khuẩn cùng nhóm mà những nhóm
này có liên quan trong những bệnh về phổi lợn có tên như: P. haemolytica,
Actinobacillus suis và A. pleuropneumoniae.
Vi khuẩn P. multocida phát triển tốt ở nhiệt độ 370
C với pH là 7,2- 7,6. Vi
khuẩn mọc kém ở nhiệt độ phòng, pH< 6 và pH > 8,5. Vi khuẩn mọc tốt hơn nếu
cho thêm 5 - 10% huyết thanh động vật.
Trong quá trình nuôi cấy vi khuẩn ở môi trường lỏng, người ta có thể dùng
phương pháp sục khí để tăng cường sự phát triển của vi khuẩn P. multocida. Khi
so sánh phương pháp nuôi cấy sục khí và nuôi cấy tĩnh thấy số lượng vi khuẩn
tăng gấp 20 lần ở cùng loại môi trường. Người ta đã áp dụng phương pháp sục
khí để tăng cường sự phát triển của vi khuẩn P. multocida và rút ngắn thời gian
nuôi cấy trong sản xuất vacxin phòng bệnh.
Carter (1955) đã phân P. multocida thành 5 serotype kháng nguyên giáp mô
khác nhau là serotype A, B, D, E và F. Theo Carter (1967) giáp mô của chủng
serotype A có cấu tạo bởi axit Hyaluronic nhưng có một sự liên quan mật thiết
với các thành phần khác như Polysaccharit, Protein và Lipit.
multocida có kháng nguyên rất phức tạp và cấu trúc từng loại kháng nguyên
cũng luôn thay đổi. Kháng nguyên của P. multocida có 2 loại chính là kháng nguyên
vỏ (K) và kháng nguyên thân (O). P. multocida có 5 serotype kháng nguyên vỏ A, B,
D, E và F. Trong đó A, B và D đã được xác định gây bệnh cho lợn, tuy nhiên
serotype B cũng không phải là nguyên nhân chính ở những ổ dịch
19
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
cho lợn ngoài tự nhiên ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Serotype phổ biến nhất được phân
lập trong bệnh viêm phổi lợn là serotype A.
P. multocida cũng có 16 serotype kháng nguyên thân. Những chủng thuộc
serotype 3 và 5 cũng đã được phát hiện là rất phổ biến ở lợn. Với những chủng A:3,
A:5, D:5 và D:3. Việc xác định serotype của P. multocida gồm 2 hệ thống là: hệ
thống dựa vào kháng nguyên giáp mô và hệ thống dựa vào kháng nguyên thân
- Yếu tố độc lực:
Độc tố của P. multocida không chiết tách được, đây là độc tố chủ yếu gây
viêm teo mũi ở lợn. Độc lực của các chủng P. multocida từ phổi đã được Pijoan
& cs. (1984) phát hiện lần đầu tiên vào năm 1984. Kielstein (1986) đã phát hiện
ra rằng những chủng có độc lực thường được tìm thấy khi phân lập vi khuẩn từ
các ca bệnh cấp tính chứ không phải từ phổi lấy ở lò giết mổ.
Kháng nguyên vỏ là nhân tố rất quan trọng trong yếu tố gây bệnh, đặc biệt
ở serotype A. Điều này giúp vi khuẩn tránh được sự thực bào trong quá trình đại
thực bào ở phổi. Theo Pijoan & Fuentes (1987), một số chủng
multocida có thể gây ra chứng viêm màng phổi và các ổ áp xe trong thí
nghiệm gây nhiễm ở lợn. Maheswaran & Thies (1979) đã thông báo rằng P.
multocida bị hấp thu trong quá trình đại thực bào tại phổi lợn xảy ra rất chậm
thậm chí trong sự hiện diện của Opsonin, tương tự như những kết quả đã tìm
được của Fuentes & Pijoan (1987).
Gần đây có giả thuyết cho rằng kháng nguyên Capsule đã được bộc lộ khi vi
khuẩn phát triển dưới điều kiện nghèo sắt (Jacques & cs., 1994). Những sự phát
triển ở điều kiện này gần giống như những thí nghiệm đã được chứng minh trong
phòng thí nghiệm. Vì thế sự liên quan của kháng nguyên capsule đến độc lực có
thể đã được đánh giá cao từ trước kia.
Các yếu tố độc lực này khác nhau ở các chủng, ở những chủng có độc lực
yếu trong phổi không xác định rõ tính chất. Tuy nhiên Iwamatsu & cs. (1991) đã
tìm thấy những chủng thuộc serotype D hay những chủng gây độc (của cả 2
serotype) ở những ổ áp xe nhưng không có trong bệnh viêm màng phổi.
- Sự cư trú ở màng nhày:
Sự cư trú của vi khuẩn P. multocida là vấn đề quan trọng để hiểu được sự phát
sinh bệnh của vi khuẩn này. Jacques & Foiry (1987) đã tìm được cả 2 serotype
và D cư trú rất ít khi phân lập ở tế bào biểu mô thuộc ống khí quản, nhưng chủng
thuộc serotype A thì cư trú nhiều hơn. Sau đó ông chỉ ra rằng chủng thuộc serotype
20
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
A hầu hết đều bám ở lớp lông mao của tế bào biểu mô.
Pijoan & Trigo (1990) cũng đã phát hiện thấy sự bám rải rác của các chủng
thuộc serotype A và D nhưng nhận thấy rằng những chủng serotype D thường bám
những tế bào không có lông mao và sau đó đã thấy ở một số chủng gây độc đặc
biệt phát hiện có lông trên bề mặt của chúng, tuy nhiên vai trò của những cấu trúc
này trong việc bám dính vẫn là vấn đề phải xem xét từ trước đến nay. Ngược lại
với sự gắn kết yếu với bề mặt tế bào biểu mô, vi khuẩn P. multocida đã thực sự
gắn kết chặt chẽ ở niêm dịch nhầy ở mũi, nhiều câu hỏi được đặt ra như nơi gắn
kết thông thường ở đâu và điểm nào là nơi cư trú.
Sự cư trú tại dịch nhày ở lợn con còn đang bú mẹ đang là vấn đề rất quan
trọng trong các chương trình tách đàn cai sữa sớm (SEW). Pijoan (1995) đã giả
định rằng những lợn mới được cai sữa sớm (ở 15 ngày tuổi hay ít hơn) thì không
khu trú đồng nhất với những vi khuẩn như P. multocida, M. hyoneumoniae, kết
quả là ở những lợn đã cai sữa được chia vào khu chăn nuôi các đàn đã nuôi lâu
thì thấy rằng ở những đàn này có sự khác nhau về tỷ lệ mang trùng của những gia
súc trong các đàn, những đàn có tỷ lệ mang trùng thấp thì có nguy cơ phát triển
những triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng bởi vì một số lợn trong đàn đã có lây
nhiễm rất muộn, đồng thời lúc đó gia súc không có sẵn kháng thể thụ động từ lợn
mẹ. Điều này có thể giải thích tại sao trong hệ thống tách đàn cai sữa sớm (SEW)
đôi khi vẫn thấy sự phát ra hội chứng bệnh đường hô hấp (PRDC) muộn.
2.4.2. Bệnh viêm phổi lợn do vi khuẩn P. multocida gây ra
Bệnh viêm phổi do Pasteurella gây ra là kết quả của sự lây nhiễm của vi
khuẩn P. multocida cho phổi. Bệnh thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh viêm
phổi cục bộ hay ở những bệnh ghép ở đường hô hấp ở lợn. Hội chứng này là một
trong những bệnh gây thiệt hại cho lợn đặc biệt khi chúng sản sinh tăng lên.
Nhiều nghiên cứu đã cho biết: ở đàn lợn bệnh, bệnh tích viêm phổi khi mổ khám
dao động từ 30% đến 80%. Những số liệu gần đây tại Mỹ cho thấy trong 6634
mẫu lấy từ lợn để kiểm tra phổ biến là 74% lợn bị viêm phổi và 13 % với chứng
viêm màng phổi.
Dịch tễ học của P. multocida đã không được hiểu cặn kẽ, hiện nay vi khuẩn
này vẫn phát hiện thấy trong tất cả các đàn và có thể phân lập từ mũi và hạch hầu
của những cá thể khoẻ mạnh bình thường. Sự lây truyền bệnh đã được giả định là
qua không khí, nhưng dường như nó không quan trọng, Backbo & Nielsen (1988)
đã cho rằng sự lây nhiễm P. multocida là qua không khí. Trong đàn đang bị mắc
21
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc

More Related Content

Similar to Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc

Similar to Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc (20)

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Trải Nghiệm Mua Sắm Tại Siêu Thị Co.Opmart Huế.docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Trải Nghiệm Mua Sắm Tại Siêu Thị Co.Opmart Huế.docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Trải Nghiệm Mua Sắm Tại Siêu Thị Co.Opmart Huế.docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Trải Nghiệm Mua Sắm Tại Siêu Thị Co.Opmart Huế.docx
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh N...
Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh N...Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh N...
Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh N...
 
Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...
Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...
Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên ở ...
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
 
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
 
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Dịch Tễ Học Của Bệnh Tiêu Chảy Thành Dịch Ở Lợn (P...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Dịch Tễ Học Của Bệnh Tiêu Chảy Thành Dịch Ở Lợn (P...Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Dịch Tễ Học Của Bệnh Tiêu Chảy Thành Dịch Ở Lợn (P...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Dịch Tễ Học Của Bệnh Tiêu Chảy Thành Dịch Ở Lợn (P...
 
Nâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Của Agribank Chi Nhánh Thành Phố Tuyên Quang.doc
Nâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Của Agribank Chi Nhánh Thành Phố Tuyên Quang.docNâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Của Agribank Chi Nhánh Thành Phố Tuyên Quang.doc
Nâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Của Agribank Chi Nhánh Thành Phố Tuyên Quang.doc
 
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Suy Thoái Cam Sành Trồng Tại Bắc Quang, Hà Giang...
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Suy Thoái Cam Sành Trồng Tại Bắc Quang, Hà Giang...Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Suy Thoái Cam Sành Trồng Tại Bắc Quang, Hà Giang...
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Suy Thoái Cam Sành Trồng Tại Bắc Quang, Hà Giang...
 
Nhu Cầu Tham Vấn Tâm Lý Học Đường Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở.doc
Nhu Cầu Tham Vấn Tâm Lý Học Đường Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở.docNhu Cầu Tham Vấn Tâm Lý Học Đường Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở.doc
Nhu Cầu Tham Vấn Tâm Lý Học Đường Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở.doc
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
 
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễnLuận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
 
Chọn Lọc Nâng Cao Năng Suất Sinh Trưởng Của Gà Mía Bằng Chỉ Thị Phân Tử.doc
Chọn Lọc Nâng Cao Năng Suất Sinh Trưởng Của Gà Mía Bằng Chỉ Thị Phân Tử.docChọn Lọc Nâng Cao Năng Suất Sinh Trưởng Của Gà Mía Bằng Chỉ Thị Phân Tử.doc
Chọn Lọc Nâng Cao Năng Suất Sinh Trưởng Của Gà Mía Bằng Chỉ Thị Phân Tử.doc
 
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
 
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi ...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi ...Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi ...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi ...
 
Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Lợn.doc
Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Lợn.docNghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Lợn.doc
Nghiên Cứu Chế Tạo Kit Chẩn Đoán Nhanh Streptococcus Suis Type 2 Lợn.doc
 
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Hạ Glucose Máu Của Viên Andiabet Trê...
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Hạ Glucose Máu Của Viên Andiabet Trê...Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Hạ Glucose Máu Của Viên Andiabet Trê...
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Hạ Glucose Máu Của Viên Andiabet Trê...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Viêm Phổi Do Actinobacillus Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida, Streptococcus Suis Và Sử Dụng Vacxin Phòng Bệnh.doc

  • 1. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỖ TẤT ĐẠT NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA LỢN MẮC VIÊM PHỔI DO ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE, PASTEURELLA MULTOCIDA, STREPTOCOCCUS SUIS VÀ SỬ DỤNG VACXIN PHÒNG BỆNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
  • 2. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỖ TẤT ĐẠT NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA LỢN MẮC VIÊM PHỔI DO ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE, PASTEURELLA MULTOCIDA, STREPTOCOCCUS SUIS VÀ SỬ DỤNG VACXIN PHÒNG BỆNH Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Mã số: 9 64 01 02 Người hướng dẫn khoa học: HÀ NỘI, 2021 1. PGS.TS. NGUYỄN BÁ HIÊN 2. PGS.TS. CÙ HỮU PHÚ
  • 3. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Đỗ Tất Đạt i
  • 4. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên và PGS.TS. Cù Hữu Phú đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Vi sinh vật Truyền nhiễm, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Bộ môn Vi trùng, Viện Thú y, Viện Công nghệ sinh học- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Công ty CP thuốc thú y Marphavet đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và các cơ quan đoàn thể đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Đỗ Tất Đạt ii
  • 5. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com MỤC LỤC Lời cam đoan .....................................................................................................................i Lời cảm ơn........................................................................................................................ii Mục lục ..............................................................................................................................i Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................................v Danh mục bảng ...............................................................................................................vii Danh mục hình.................................................................................................................ix Trích yếu luận án ..............................................................................................................x Thesis abstract.................................................................................................................xii Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung......................................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3 1.3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................4 1.5.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................4 Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................5 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về bệnh viêm phổi ở lợn và vacxin phòng bệnh............................................................................................................5 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về bệnh viêm phổi ở lợn và vacxin phòng bệnh..........................................................................................................12 2.3. Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi ở lợn...............14 2.3.1. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae...........................................................................14 2.3.2. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra ở lợn........................17 2.4. Vi khuẩn Pasteurella multocida và bệnh viêm phổi ở lợn..................................19 2.4.1. Vi khuẩn P. multocida.........................................................................................19 2.4.2. Bệnh viêm phổi lợn do vi khuẩn P. multocida gây ra.........................................21 i
  • 6. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 2.5. Vi khuẩn Streptococcus suis và bệnh do vi khuẩn gây ra ở lợn..........................25 2.5.1. Vi khuẩn S. suis...................................................................................................25 2.5.2. Bệnh do vi khuẩn S. suis gây ra ở lợn.................................................................29 2.6. Các chất bổ trợ thường dùng trong sản xuất vacxin............................................30 2.6.1. Chất bổ trợ của vacxin.........................................................................................30 2.6.2. Muối khoáng .......................................................................................................33 2.6.3. Chất nhũ tương....................................................................................................33 2.6.4. Cytokine ..............................................................................................................35 2.6.5. Saponin................................................................................................................35 2.6.6. Các chất cao phân tử ...........................................................................................35 Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...........................................36 3.1. Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................................36 3.2. Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................36 3.3. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................36 3.4. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................37 3.4.1. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn mắc bệnh do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra..........................37 3.4.2. Nghiên cứu đánh giá khả năng ổn định đặc tính sinh học của bộ giống sản xuất vacxin phòng bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra .............................................................................37 3.4.3. Nghiên cứu quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra...................................................................................................................37 3.5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................38 3.5.1. Phương pháp nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn mắc bệnh do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. mutocida và S. suis gây ra......38 3.5.2. Phương pháp nghiên cứu đánh giá khả năng ổn định đặc tính sinh học của giống sản xuất vacxin phòng bệnh do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra .............................................................................41 3.5.3. Phương pháp nghiên cứu quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra .............................................................................43 ii
  • 7. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................50 Phần 4. Kết quả và thảo luận.......................................................................................51 4.1. Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn mắc bệnh do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra............51 4.1.1. Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn mắc bệnh do vi khuẩn A. pneumoniae gây ra.............................................................51 4.1.2. Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn mắc bệnh do vi khuẩn P. multocida gây ra.................................................................54 4.1.3. Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn mắc bệnh do vi khuẩn S. suis gây ra...........................................................................56 4.2. Kết quả đánh giá khả năng ổn định đặc tính sinh học của giống sản xuất vacxin phòng bệnh do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra .......................................................................................................59 4.2.1. Kết quả đánh giá khả năng ổn định đặc tính sinh học của giống sản xuất vacxin phòng bệnh do vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra............................59 4.2.2. Kết quả đánh giá khả năng ổn định đặc tính sinh học của giống sản xuất vacxin phòng bệnh do vi khuẩn P. multocida gây ra..........................................65 4.2.3. Kết quả đánh giá khả năng ổn định đặc tính sinh học của giống sản xuất vacxin phòng bệnh do vi khuẩn S. suis gây ra....................................................70 4.3. Nghiên cứu quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra .......................................................................................................75 4.3.1. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra...................................................................................................................75 4.3.2. Kết quả đánh giá chất lượng vacxin bán thành phẩm...........................................77 4.3.3. Kết quả so sánh khả năng sinh miễn dịch của vacxin đa giá bổ trợ keo phèn và vacxin đa giá bổ trợ nhũ dầu chống lại vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis........................................................................................83 4.3.4. Kết quả xác định liều tiêm vacxin viêm phổi lợn................................................90 4.3.5. Kết quả xây dựng quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt bổ trợ nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi ở lợn ...............................................................................92 iii
  • 8. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 4.3.6. Kết quả xây dựng quy trình sử dụng vacxin đa giá vô hoạt bổ trợ nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi cho lợn............................................................................99 Phần 5. Kết luận và đề nghị .......................................................................................103 5.1. Kết luận .............................................................................................................103 5.2. Đề nghị..............................................................................................................104 Danh mục công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án...........................105 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................106 Phụ lục ............................................................................................................................................. 117 iv
  • 9. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ aa A. pleuropneumoniae BHI BNNPTNT Bp CI CHLB cs DNA dNTP ELISA FAO HT KHKT M. hyopneumoniae NAD NXB OIE P. multocida PCR PLLO RNA RT-PCR S. suis TCVN THB TN TSB TT Amino acid Actinobacillus pleuropneumoniae Brain Heart Infusion Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Base pair Confidence Interval Cộng hòa liên bang Cộng sự Deoxyribonucleic acide Deoxyribonucleoside triphosphate Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay Food and Agriculture Organization Huyết thanh Khoa học kỹ thuật Mycoplasma hyopneumoniae Nicotinamide adenine dinucleotide Nhà xuất bản Office International des Epizooties Pasteurella multocida Polymerase Chain Reaction Pleuropneumonia-like organism Ribonucleic acid Reverse transcription polymerase chain reaction Streptococcus suis Tiêu chuẩn Việt Nam Todd Hewitt Broth Thí nghiệm Tryptic Soy Broth Thông tư v
  • 10. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ TYE TW USA USD VNUA Tryptone Yeast Extract Broth Tryptone water United States of America United States dollar Vietnam National University of Agriculture vi
  • 11. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com DANH MỤC BẢNG Thứ tự Tên bảng Trang 3.1. Trình tự mồi dùng để xác định gen omlA của A. pleuropneumoniae...................39 3.2. Trình tự các cặp mồi dùng để xác định serotype A, D của Pasteurella multocida ..............................................................................................................40 3.3. Trình tự mồi dùng để xác định gen gdh của Streptococcus suis theo tiêu chuẩn quốc gia- TCVN 8400-2:2010 ...................................................................40 3.4. Thành phần phản ứng............................................................................................40 3.5. Chu trình nhiệt ......................................................................................................40 3.6. Trình tự các cặp mồi dùng để xác định gen quy định sản sinh ba loại độc tố Apx của A. pleuropneumoniae .............................................................................41 3.7. Trình tự các cặp mồi dùng để xác định một số gen mã hoá các yếu tố độc lực của Streptococcus suis....................................................................................42 3.8. Trình tự các mồi dùng để xác định các serotype 1, 2, 7, 9 của Streptococcus suis........................................................................................................................42 4.1. Kết quả đánh giá khả năng gây bệnh ở lợn của vi khuẩn A. pleuropneumoniae..51 4.2. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của lợn được gây nhiễm A. pleuropneumoniae............................................................................................52 4.3. Kết quả đánh giá khả năng gây bệnh ở lợn của vi khuẩn P. multocida................54 4.4. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của lợn được gây nhiễm P. multocida..........................................................................................................55 4.5. Kết quả đánh giá khả năng gây bệnh ở lợn của vi khuẩn S. suis .........................56 4.6. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của lợn được gây nhiễm S. suis ........58 4.7. Kết quả kiểm tra đặc tính sinh hóa của giống sản xuất A. pleuropneumoniae .....61 4.8. Kết quả xác định gen sản sinh độc tố của giống sản xuất A. pleuropneumoniae .62 4.9. Kết quả đánh giá khả năng gây bệnh ở chuột của vi khuẩn A. pleuropneumoniae 65 4.10. Kết quả kiểm tra đặc tính sinh hóa của giống sản xuất P. multocida ...................67 4.11. Kết quả xác định yếu tố độc lực của giống sản xuất P. multocida .......................68 4.12. Kết quả đánh giá khả năng gây bệnh ở chuột của vi khuẩn P.multocida .............70 4.13. Kết quả kiểm tra đặc tính sinh hóa của giống sản xuất S. suis .............................72 4.14. Kết quả xác định yếu tố độc lực của giống sản xuất S. suis..................................73 4.15. Kết quả xác định serotype của các chủng S. suis..................................................74 vii
  • 12. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 4.16. Kết quả đánh giá khả năng gây bệnh ở chuột của vi khuẩn S. suis.......................74 4.17. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn bằng phương pháp lên men sục khí ...........................76 4.18. Kết quả kiểm tra đậm độ, thuần khiết và vô trùng của lô giống đơn giá..............77 4.19. Kết quả kiểm tra thuần khiết và vô trùng của vacxin đa giá bán thành phẩm ......78 4.20. Kết quả kiểm tra an toàn của vacxin bán thành phẩm trên chuột nhắt trắng ........79 4.21. Kết quả kiểm tra an toàn của vacxin bán thành phẩm trên lợn.............................79 4.22. Kết quả thử hiệu lực của vacxin trên chuột nhắt trắng bằng phương pháp thay thế .................................................................................................................80 4.23. Kết quả kiểm tra hiệu lực vacxin trên lợn bằng phương pháp trọng tài ...............82 4.24. Kết quả kiểm tra kháng thể trên lợn tiêm vacxin vô hoạt nhũ dầu phòng viêm phổi lợn kháng lại vi khuẩn A. pleuropneumoniae (serotype 2, serotype 5a, serotype 5b), P. multocida (serotype A, serotype B), và S. suis serotype 2.........84 4.25. Kết quả so sánh hình thành kháng thể kháng vi khuẩn A. pleuropneumoniae của vacxin đa giá bổ trợ keo phèn và vacxin đa giá bổ trợ nhũ dầu bằng phương pháp ELISA.............................................................................................86 4.26. Kết quả so sánh hiệu giá kháng thể kháng vi khuẩn P. multocida của vacxin đa giá bổ trợ keo phèn và vacxin đa giá bổ trợ nhũ dầu.......................................88 4.27. Kết quả so sánh hiệu giá kháng thể kháng vi khuẩn S. suis của vacxin đa giá bổ trợ keo phèn và vacxin đa giá bổ trợ nhũ dầu..................................................89 4.28. Kết quả xác định kháng thể ở lợn tiêm vacxin với liều tiêm khác nhau...............90 4.29. Kết quả thử hiệu lực của vacxin bảo quản ở nhiệt độ 18 - 25o C trên chuột nhắt trắng bằng phương pháp thay thế (Canh trùng tiêm: A.pp + P. multocida + S. suis).............................................................................................................101 4.30. Kết quả thử hiệu lực của vacxin bảo quản ở nhiệt độ 4o - 8o C trên chuột nhắt trắng bằng phương pháp thay thế. ......................................................................102 viii
  • 13. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Tóm tắt quy trình sản xuất vacxin viêm phổi đa giá bổ trợ nhũ dầu ....................44 4.1. Một số bệnh tích đại thể của lợn được gây nhiễm A.pleuropneumoniae..............52 4.2. Sản phẩm của kỹ thuật PCR xác định vi khuẩn A. pleuropneumoniae.................53 4.3. Một số bệnh tích đại thể của lợn được gây nhiễm P. multocida..........................55 4.4. Sản phẩm của kỹ thuật PCR xác định vi khuẩn P. multocida...............................56 4.5. Một số triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn được gây nhiễm S. suis .58 4.6. Sản phẩm của kỹ thuật PCR xác định S. suis........................................................59 4.7. Khuẩn lạc A. pleuropneumoniae và thái vi khuẩn khi soi trên kính hiển vi.........60 4.8. Sản phẩm PCR xác định độc tố Apx của A. pleuropneumoniae...........................63 4.9. Vi khuẩn A1 là A. pleuropneumoniae và có chứa gen apxIICA, apxIIICA, apxIBD và apxIIIBD ............................................................................................63 4.10. Vi khuẩn A2 là A. peuropneumoniae và có chứa gen apxICA, apxIICA và apxIBD..................................................................................................................63 4.11. Vi khuẩn A3 là A. pleuropneumoniae và có chứa gen apxIIICA, apxIBD và apxIIIBD...............................................................................................................64 4.12. Khuẩn lạc P. multocida và thái vi khuẩn khi soi trên kính hiển vi.......................66 4.13. Sản phẩm của phản ứng PCR xác định serotype của P. multocida ......................68 4.14. Mẫu P4 là vi khuẩn P. multocida thuộc Serotype A.............................................69 4.15. Mẫu P5 là vi khuẩn P. multocida thuộc Serotype D.............................................69 4.16. Khuẩn lạc S. suis và thái vi khuẩn khi soi trên kính hiển vi ................................71 4.17. Vi khuẩn St là vi khuẩn S. suis và có chứa gen sly, mrp và arcA........................73 ix
  • 14. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Đỗ Tất Đạt Tên luận án: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mắc viêm phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida, Streptococcus suis và sử dụng vacxin phòng bệnh Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mã số: 9.64.01.02 Mục đích nghiên cứu Xác định được đặc điểm biến đổi bệnh lý của lợn mắc bệnh viêm phổi do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và Streptococcus suis gây ra. Xây dựng quy trình sản xuất và quy trình sử dụng vacxin đa giá vô hoạt có bổ trợ nhũ dầu đạt hiệu quả cao trong phòng bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và Streptococcus suis gây ra. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn và giám định đặc tính sinh hóa. Phương pháp PCR xác định Actinobacillus pleuropneumoniaevà các độc tố của khuẩn. Phương pháp PCR xác định Pasteurella multocida và các serotype của vi khuẩn. Phương pháp PCR xác định Streptococcus suis serotype 2 và các độc tố của khuẩn. Phương pháp đánh giá độc lực vi khuẩn trên chuột và lợn. Phương pháp chế tạo vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu. Phương pháp kiểm nghiệm vacxin. Phương pháp xử lý số liệu. Kết quả chính và kết luận Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của lợn mắc bệnh viêm phổi do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và Streptococcus suis gây ra Các chủng vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và Streptococcus suis được lựa chọn để gây bệnh thực nghiệm trên lợn đều có độc lực cao, gây chết lợn trong thời gian ngắn. Các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của lợn gây nhiễm Actinobacillus pleuropneumoniae bao gồm: sốt, khó thở, ho, hắt hơi, bỏ ăn, x
  • 15. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com viêm dính phổi và thành ngực, bọt khí nhầy lẫn máu nhiều trong khí quản. Các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của lợn gây nhiễm Pasteurella multocida bao gồm: sốt, ho, thở khó, da đỏ tím và viêm phổi thùy. Các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của lợn gây nhiễm Streptococcus suis bao gồm: sốt, ho, thở khó, có triệu chứng thần kinh, viêm phổi, viêm khớp, viêm màng não. Kết quả đánh giá khả năng ổn định đặc tính sinh học của giống sản xuất vacxin phòng bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và Streptococcus suis gây ra Giống sản xuất của các chủng vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và Streptococcus suis được kiểm tra sự ổn định về đặc tính sinh học và đều đạt tiêu chuẩn về đặc điểm nuôi cấy, hình thái, sinh hóa cũng như yếu tố độc lực. Kết quả nghiên cứu quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và Streptococcus suis gây ra Quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt bao gồm các bước như sau: Sản xuất kháng nguyên Actinobacillus pleuropneumoniae Sản xuất kháng nguyên Pasteurella multocida Sản xuất kháng nguyên vi khuẩn Streptococcus suis serotype 2 Pha trộn các loại kháng nguyên với nhũ dầu IMS để chế tạo bán thành phẩm Kiểm nghiệm bán thành phẩm với các chỉ tiêu vô trùng, an toàn, hiệu lực Quy trình sử dụng vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi ở lợn như sau: Lợn từ 21 ngày tuổi, sau cai sữa: tiêm 1 mũi 1 duy nhất: 2 ml/con cho lợn 21 đến 28 ngày tuổi. Lợn nái chửa: 1 năm tiêm 2 lần, mỗi 1 lần tiêm cần tiêm 2 mũi khác nhau: Mũi 1: 2 ml/con, tiêm cho lợn nái chửa trước khi đẻ 1 tháng Mũi 2: 2 ml/con, sau mũi 1: 7 đến 10 ngày Lợn đực giống: 1 năm tiêm 2 lần, mỗi 1 lần tiêm cần tiêm 2 mũi khác nhau: + Mũi 1: 2 ml/con Mũi 2: 2 ml/con cách mũi tiêm 1 từ 7 đến 10 ngày. xi
  • 16. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com THESIS ABSTRACT PhD candidate: Do Tat Dat Thesis title: Study on pathological features of swine pneumonia caused by Actinobaccilus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida, Streptococcus suis and vaccine development. Major: Veterinary pathology and therapeutics of the diseases of domestic animals Code: 9.64.01.02 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Identify pathological characteristics of pigs infected with Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida and Streptococcus suis. Building the process of producing and using inactivated multiple oil-emulsion vaccine with oil emulsions, which are the most effective. Materials and Methods Bacterial culturing and biochemical characterization tests PCR for determining Actinobacillus pleuropneumoniaeand bacterial toxins PCR for determining Pasteurella multocida and bacterial serotypes PCR for determining Streptococcus suis serotype 2 and bacterial toxins Virulent tests in mice and pigs Producing inactivated multiple vaccine with oil emulsifiers Vaccine testing method Data analysis Main findings and conclusions Research results of clinical symptoms, gross lesions of pigs infected by Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida and Streptococcus suis The strains of Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida and Streptococcus suis selected to cause experimental disease in pigs are highly pathogenic and cause death in a short time. Clinical symptoms and general lesions of pigs infected with Actinobacillus pleuropneumoniaeinclude: Fever, breathing difficulty, cough, sneezing, anorexia, pleurisy, mucous and blood bubbles in the trachea. Clinical symptoms and general lesions of pigs infected with Pasteurella multocida include fever, cough, breathing difficulty, purple-red skin and lobar pneumonia. Clinical symptoms and general xii
  • 17. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com lesions of pigs infected with Streptococcus suis include fever, cough, breathing difficulty, neurological symptoms, pneumonia, arthritis, meningitis. Results of evaluating the stability of biological properties of the working seeds of Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida and Streptococcus suis Working seeds of Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida and Streptococcus suis tested for biological stability all met the criteria of culture, morphology, biochemistry as well as virulence factors. Results of research on process of producing inactivated oil-emulsion polyvalent vaccine to prevent respiratory disease in pigs caused by Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida and Streptococcus suis The process of manufacturing inactivated multiple vaccines includes the following steps: Producing antigen of Actinobacillus pleuropneumoniae Producing antigen of Pasteurella multocida Producing antigen of Streptococcus suis serotype 2 Mix antigens with IMS oil emulsion to make semi-finished products Testing of semi-finished products for sterility, purity, safety and potency The process of using inactivated oil emulsion multiple vaccines to prevent pneumonia in pigs is as follows: Pigs from 21 days of age, after weaning: Only onetime injection: 2ml/pig of 21 to 28 days old. Pregnant sows: 2 injections a year, each is seperated into 2 different injections: + The 1st injection: 2 ml/pig, give pregnant sows a month before farrowing + The 2nd injection: 2 ml/pig after 7 - 10 days Boars: 2 injections a year, each is seperated into 2 different shots: The 1st injection: 2 ml/pig The 2nd injection: 2 ml/pig after 7 - 10 days xiii
  • 18. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong ngành công nghiệp chăn nuôi ở Việt Nam thì chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng. Tính đến đầu năm 2020, mặc dù ngành chăn nuôi lợn nước ta đã phải trải qua đợt dịch tả lợn Châu Phi gây thiệt hại nặng nề, tổng số lợn trong cả nước vẫn còn khoảng 20 triệu lợn (Tổng cục Thống kê, 2020). Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn vẫn luôn phải gánh chịu nhiều thiệt hại do những bệnh truyền nhiễm khác gây ra, vì vậy việc phòng chống bệnh nhằm giảm thiệt hại, nâng cao năng suất chăn nuôi luôn cần được coi trọng, phòng bệnh bằng vacxin là một trong những giải pháp quan trọng. Trong các bệnh thường gặp trên lợn, những bệnh về đường hô hấp được xếp vào nhóm bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế. Bệnh đường hô hấp ở lợn hiện nay nguyên nhân do nhiều mầm bệnh gây ra, trong đó có cả sự kết hợp của virus và vi khuẩn gây bệnh, khiến việc điều trị bệnh gặp không ít khó khăn. Trong số những khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở lợn, vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae (A. pleuropneumoniae), Pasteurella multocida (P. multocida) và Streptococcus suis (S. suis) thường gây viêm phổi kế phát, giết chết rất nhiều lợn ở các lứa tuổi, đặc biệt quan trọng là lợn sau cai sữa, gây tổn thất nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn ở nước ta (Cù Hữu Phú & cs., 2005). Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công ty khác nhau nghiên cứu chế tạo vacxin phòng bệnh viêm phổi cho lợn do vi khuẩn gây ra, như vacxin Porcilis phòng bệnh phổi cho lợn do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae (M. hyopneumoniae), P. multocida serotype A, D và Bordetella bronchiseptica (B. bronchiseptica) gây ra của Intervet sản xuất, vacxin M+ PAC và vacxin Myco Shield phòng bệnh do vi khuẩn M. hyopneumoniae gây ra của Intervet sản xuất, vacxin Bayovac SuiShot của hãng Bayer chế tạo là vacxin vô hoạt phòng bệnh viêm phổi cho lợn trên 5 tuần tuổi đã sử dụng 2 chủng A.pleuropneumoniae serotype 2, 5 và 1 chủng P. multocida serotype D; Vacxin Coglapix phòng bệnh viêm phổi cho lợn do A. pleuropneumoniae nhưng không ghi rõ là serotype sử dụng chế vacxin; vacxin Hyogen phòng viêm phổi địa phương do M. hyopneumoniae ... vv. Như vậy, các vacxin nhập ngoại đã và đang được sử dụng tại các trang trại chăn nuôi lợn ở nước ta là vacxin phòng bệnh viêm phổi ở lợn 1
  • 19. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com được chế tạo từ chủng vi khuẩn Actinobacillus hoặc M. hyopneumoniae, multocida nhưng các chủng vi khuẩn sử dụng chế vacxin chưa hoàn toàn phù hợp với những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở lợn tại thực địa, đồng thời vacxin nhập ngoại lại có giá thành cao. Tại Việt Nam vacxin đa giá vô hoạt có bổ trợ keo phèn phòng bệnh viêm phổi cho lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, S. suis và P.multocida gây ra là kế thừa và phát triển từ đề tài cấp Nhà nước kết quả nghiên cứu của Dự án SXTN đã được nghiệm thu năm 2014 và đưa vào sản xuất của Viện Thú y. Hiện nay ở nước ta duy nhất có công ty Marphavet sản xuất và được phép lưu hành vacxin đa giá vô hoạt với bổ trợ keo phèn để phòng viêm phổi cho lợn từ 4 tuần tuổi trở lên trên phạm vi cả nước. Vacxin được chế tạo là vacxin đa giá vô hoạt bao gồm cả 3 loại vi khuẩn A. pleuropneumoniae, S. suis và P. multocida là nguyên nhân chủ yếu chủ yếu gây bệnh viêm phổi ở lợn. Tuy nhiên việc sử dụng bổ trợ keo phèn trong chế tạo vacxin vẫn có những hạn chế nhất định về hiệu lực, khả năng gây đáp ứng và độ dài miễn dịch chưa cao. Hiện nay tại Việt Nam chưa có vacxin viêm phổi đa giá vô hoạt có bổ trợ nhũ dầu phòng bệnh cho lợn được chế tạo gồm cả 3 loại vi khuẩn pleuropneumoniae, P.multocida và S. suis. Vacxin đa giá có bổ trợ nhũ dầu sẽ làm tăng hiệu lực phòng bệnh của vacxin, liều vacxin tiêm giảm, đặc biệt là thời gian miễn dịch của vacxin được kéo dài hơn nhiều nhờ phức hợp nhũ kháng nguyên. Trong quá trình điều tra nghiên cứu vi khuẩn gây viêm phổi ở lợn của tác giả Cù Hữu Phú (2011), Nguyễn Thị Thu Hằng & cs. (2009), Lê Văn Dương (2013) đã xác định được những vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở lợn tại nước ta chủ yếu là do những vi khuẩn sau: (1) vi khuẩn pleuropneumoniae gồm 3 chủng: 2, 5a, 5b; (2) vi khuẩn P. multocida gồm 2 chủng A, D và (3) vi khuẩn S. suis serotype 2. Xuất phát từ tình hình thực tiễn của sản xuất, đáp ứng được cơ sở khoa học cho việc phòng chống bệnh viêm phổi ở lợn, việc nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của lợn mắc viêm phổi do A. pleuropneumoniae, P. multocida và suis và sử dụng vacxin phòng chống bệnh là yêu cầu cần thiết, nhằm đưa ra các giải pháp phòng trị bệnh viêm phổi ở lợn hiệu quả cao, giảm thiệt hại cho nghành chăn nuôi lợn. 2
  • 20. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý và xây dựng giải pháp phòng chống bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis bằng vacxin đa giá vô hoạt có bổ trợ nhũ dầu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định được đặc điểm biến đổi bệnh lý chủ yếu của lợn mắc bệnh viêm phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra. Xây dựng quy trình sản xuất và quy trình sử dụng, bảo quản vacxin viêm phổi đa giá vô hoạt có bổ trợ nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi có hiệu quả cao trên đàn lợn cho người chăn nuôi. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Bộ giống vi khuẩn A. pleuropneumoniae serotype 2, 5a và 5b ; vi khuẩn P. multocida serotype A và D; vi khuẩn S. suis serotype 2 được sử dụng làm giống gốc (Master seed) lưu giữ tại Trung tâm nghiên cứu phát triển vacxin Công ty Marphavet. Lợn mắc bệnh viêm phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu các đặc tính vi sinh vật hóa học, cấu trúc kháng nguyên, độc lực và khả năng sử dụng làm chủng giống sản xuất vacxin của các vi khuẩn A. pleuropneumoniae serotype 2, 5a và 5b; vi khuẩn P. multocida serotype A và D; vi khuẩn S. suis serotype 2 được lưu giữ tại Trung tâm nghiên cứu phát triển vacxin Công ty Marphavet. Địa điểm nghiên cứu gồm: Bộ môn Vi trùng - Viện Thú y Quốc gia; Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; Phòng thí nghiệm trọng điểm khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Trung tâm nghiên cứu phát triển vacxin; nhà máy sản xuất vacxin theo tiêu chuẩn GMP WHO thuộc Công ty CP thuốc thú y Marphavet và một số cơ sở chăn nuôi lợn. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2020 3
  • 21. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Chế tạo thành công vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae serotype 2, 5a, 5b; P. multocida serotype A, D và S. suis serotype 2 gây ra tại Việt Nam ở quy mô phòng thí nghiệm. Xây dựng được quy trình sản xuất, sử dụng và bảo quản vacxin đa giá vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi ở lợn lần đầu tiên tại Việt Nam ở quy mô phòng thí nghiệm. Vacxin đa giá phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra trên lợn, có chất bổ trợ nhũ dầu đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, giúp tăng hiệu quả phòng bệnh, kéo dài thời gian miễn dịch và khả năng bảo hộ so với vacxin cùng loại có bổ trợ keo phèn. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần bổ sung thêm các thông tin về quy trình sản xuất, sử dụng và bảo quản vacxin đa giá nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra tại Việt Nam tại quy mô phòng thí nghiệm. Kết quả này đồng thời là cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất vacxin đa giá có chất bổ trợ nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi ở lợn trên dây chuyền sản xuất vacxin quy mô công nghiệp. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả gây bệnh thực nghiệm với các vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis cùng với bệnh tích lâm sàng của lợn mắc bệnh được sử dụng là phương pháp chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra cho lợn nhanh chóng, có hiệu quả kinh tế cao. Vacxin vô hoạt đa giá nhũ dầu sản xuất thành công sẽ được sử dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất, góp phần khống chế hiệu quả bệnh viêm phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra ở lợn nuôi tại Việt Nam. 4
  • 22. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ BỆNH VIÊM PHỔI Ở LỢN VÀ VACXIN PHÒNG BỆNH Bệnh viêm phổi - màng phổi được Pattison phát hiện lần đầu tiên vào năm 1957 (Pattison & cs., 1957) và đã được Shope (1964) mô tả ca bệnh cấp tính với các triệu chứng tương tự ở đàn lợn nuôi tại một trang trại thuộc Argentina và gọi tên mầm bệnh là Haemophilus pleuroneumonia. Về sau, với kết quả nghiên cứu ADN, Haemophilus pleuroneumonia được xếp vào giống Actinobacillus và được đặt tên là Acitinobacillus pleuropneumoniae. Đây là một cầu trực khuẩn gram âm, có giáp mô. Hiện có 15 serotype được phân bố theo từng vùng. Mỗi serotype có thể tạo ra ngoại độc tố Apx I, II hoặc III. Các ngoại độc tố này chính là tác nhân chính gây thương tổn trên phổi và làm giảm năng suất của lợn (Herczeg & cs., 2014). Các serotype có độc lực cao là 1, 5, 9, 11 và 12 và các serotype có độc thấp là 3 và 6. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra thiệt hại rất lớn. Trong trường hợp cấp tính, tỉ lệ chết có thể lên đến 15% (Krejci & cs., 2011). Trong trường hợp mãn tính, A. pleuropneumoniae làm giảm 84g tăng trọng/ngày, tăng tiêu tốn thức ăn, đồng thời tăng thời gian xuất chuồng thêm 6 ngày (Rohrbach & cs., 1993). Trên thế giới, phòng chống và kiểm soát bệnh viêm phổi - màng phổi cho lợn có thể được thực hiện theo một số phương thức khác nhau. Các vacxin đã được nghiên cứu và phát triển cho căn bệnh này chủ yếu ở hai nhóm chính là vacxin chứa vi sinh vật chết (vô hoạt) và vacxin tiểu đơn vị. Tiêm chủng bằng các vi sinh vật chết cá biệt có thể cho miễn dịch và phản ứng chéo với các kiểu huyết thanh (Nielsen, 1985). Hầu hết các nghiên cứu đã được thử nghiệm trên lợn con, tuy nhiên tiêm chủng cho lợn nái và lợn cái hậu bị cũng đã được thực hiện và cho hiệu quả ở mức nhất định (Torremorell & cs., 1997). Các loại bổ trợ sử dụng trong vacxin có thể tạo ra các tổn thương u hạt không mong muốn tại vị trí tiêm (Straw & cs., 1985). Vacxin sống dựa trên việc sử dụng một đột biến không vỏ bọc của vi khuẩn pleuropneumoniae đã được thương mại hóa tại Hoa Kỳ trong những năm 1990 (Inzana & cs., 1993). Vào những năm đầu của thế kỷ 21, một thế hệ vacxin mới, vacxin tiểu đơn vị bao gồm ba ngoại độc tố RTX chính (ApxI, ApxII, và ApxIII) và một protein 42 kDa bên ngoài màng của A. pleuropneumoniae đã được nghiên cứu cho thấy có khả năng bảo vệ cao chống lại tất cả 12 kiểu huyết thanh chính (kiểu huyết thanh 1-12) trong điều kiện thí nghiệm cũng như trong các thử nghiệm thực tế (Van Den Bosch & Frey, 2003). 5
  • 23. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com Bệnh viêm phổi do Pasteurella gây ra là kết quả của sự lây nhiễm của vi khuẩn P. multocida cho phổi. Bệnh thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh viêm phổi cục bộ hay ở những bệnh ghép ở đường hô hấp ở lợn (PRDC). Hội chứng này là một trong những bệnh gây thiệt hại cho lợn đặc biệt khi chúng sản sinh tăng lên. Những tài liệu đã công bố thừa nhận rằng những tổn thương ở bệnh viêm phổi khi giết mổ rất điển hình, thậm chí cả ở những đàn lợn được quản lý tốt. Những báo cáo qua nghiên cứu nhiều năm tập chung ở lợn với những bệnh tích viêm phổi tại lúc mổ khám dao động từ thấp là 30% đến cao nhất là 80%. Những số liệu gần đây tại Mỹ cho thấy trong 6634 mẫu lấy từ lợn để kiểm tra phổ biến là 74% lợn bị viêm phổi và 13 % với chứng viêm màng phổi. Theo Bahnson (1994) với tất cả những đàn đã được nghiên cứu cho thấy một số những con vật với những bệnh tích nổi bật ở dạng viêm phổi khi giết mổ. Bệnh viêm phổi ở lợn trên thực tế là một bệnh gây thiệt hại về kinh tế mặc dù hiện nay việc tính toán những tổn thất gây ra thật khó khăn và đã có nhiều những kết quả đã được công bố trên diện rộng. Noyes & cs. (1990), đã thực hiện một nghiên cứu chụp ảnh X quang phổi lợn trong đàn lợn thương mại để đánh giá quá trình mang bệnh viêm phổi và đã tìm ra một sự tương giao quan trọng giữa phạm vi của thời gian tồn tại những tổn thương ở phổi và trọng lượng của những con vật đó ở ngày tuổi. Bahnson (1994) đã so sánh những lô lợn đã đến hạn giết mổ được chuyển để giết thịt, lô mà được đánh giá cao nhất về bệnh viêm phổi đã có 7,8% thấp hơn tỷ lệ thực tế, sự khác biệt này có thể xem như sự tác động kinh tế. Bệnh viêm phổi do Pasteurella xuất hiện rộng khắp trên thế giới và ở tất cả các điều kiện khí hậu và chăn nuôi. Hệ thống không mầm bệnh đặc biệt (SPF) ở cấp quốc gia đã đạt được mức độ kiểm soát triệt để loài Mycoplasma hyopneumoniae. Tuy nhiên vi khuẩn P. multocida thường cư trú ở đường hô hấp (mũi) của lợn do vậy thực sự rất khó tiêu diệt và nó có thể tìm thấy trong các đàn lợn có tình trạng sức khoẻ khá tốt, như vậy bằng SPF hay những đàn mắc bệnh thâp nhất. Từ đó vi khuẩn P. multocida gây bệnh kết hợp với những tác nhân khác, sự tiêu diệt tận gốc vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae cũng không mang lại điều kiện khống chế bệnh viêm phổi hoàn toàn. Đức và Hà Lan, P. multocida được coi là tác nhân gây bệnh khởi đầu quan trọng ở PAR (viêm teo mũi tiến triển). Điều trị bằng thuốc và vacxin, với những vacxin phòng Bordetella trong các đàn lợn bị PAR sẽ làm giảm B. bronchiseptica nhưng lại ảnh hưởng đến bệnh PAR. ở những đàn này P. multocida được tìm thấy 6
  • 24. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com như là một tác nhân chính. Khi làm giảm P. multocida trong những đàn này là giảm bệnh PAR. multocida phát triển trong chất nhầy bán dung dịch trên thành màng nhầy của mũi chứ không phải trên các biểu mô của mũi, bởi vậy những nghiên cứu này trực tiếp nghiên cứu từ việc gây bệnh. Gây bệnh thuần khiết của cả hai serotype A và D của P. multocida làm cho mũi yếu dần đi với nhiều con lợn thí nghiệm. Nhỏ dịch gây bệnh thuần khiết P. multocida vào mũi và nhỏ nhắc lại 4 ngày để tạo ra P. multocida mà đã cho kết quả PAR. Độc tố P. multocida vẫn gây ra bệnh teo, bao gồm cả những ảnh hưởng với lợn 12 và 16 tuần tuổi. Sự khác về sự tổn thương mũi làm giảm sự tăng trưởng của độc tố P. multocida. Những ghi nhận đầu tiên về bệnh do S. suis gây ra ở lợn được Jansen và Van Dorssen mô tả ở Hà Lan vào năm 1951 và tại Anh vào năm 1954 (Field & cs., 1954). De Moor (1963) lần đầu tiên đã phân lập được vi khuẩn Streptococcus gây dung huyết dạng alpha, dựa vào kết quả giám định đặc tính sinh hóa và định serotype đã xếp vào nhóm Lancefield R, S, RS và T. Elliott & cs. (1966) thấy rằng các vi khuẩn nhóm S do Moor phân lập giống với PM Streptococcus mà ông phân lập đều thuộc nhóm Lancefield D và đề nghị gọi là S. suis serotype 1. Windsor & Elliott (1975) đã phân lập chủng S. suis tương ứng với nhóm R do Moor phân lập và đề nghị gọi là S. suis serotype 2. Clifton-Hadley (1984) thông báo phân lập được vi khuẩn S. suis thuộc nhóm T từ hạch amidan, dịch âm đạo và bao quy đầu của lợn và được Gottschalk & cs. (1989) gọi là S. suis serotype 15. Theo Thacker (2006) dịch viêm phổi địa phương là kết quả của sự nhiễm vi khuẩn M. hyopneumoniae và những vi khuẩn cộng phát khác như P. multocida, S. suis, Haemophilus parasuis hay A. pleuropneumoniae. Vi khuẩn M. hyopneumoniae được tìm thấy chủ yếu trên bề mặt màng nhầy của khí quản, phế quản và phế nang. Dấu hiệu ban đầu của sự nhiễm bệnh chính là vi khuẩn này bám trên biểu mô nhung mao. Zhang & cs. (1995) đã xác định protein P97 của vi khuẩn là yếu tố bám dính vào vi nhung mao. Các yếu tố bám dính khác có thể kể đến gồm: glycoprotein 110 kDa, protein P159 được tách sau khi đồng hoán với các protein kDa 27, 51, và 110 và một protein 146kDa. M. hyopneumoniae tác động lên hệ thống làm sạch trên màng nhầy bằng cách phá vỡ hệ thống nhung mao trên bề mặt biểu mô, và làm biến đổi hệ miễn dịch trên đường hô hấp. Vì thế, M. hyopneumoniae khiến cho lợn dễ bị nhiễm các bệnh hô hấp khác như các vi khuẩn, kí sinh trùng và rút. Trên thế giới đã có một số nước sản xuất được vacxin phòng bệnh suyễn lợn như vacxin vô hoạt bổ trợ dầu Respisure của hãng Pfizer; vacxin M+ PAC của hãng 7
  • 25. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com Schering Plough Animal Health - Anh quốc và vacxin HYORESP của hãng Merial là loại vacxin vô hoạt bổ trợ Aluminium. Cho đến nay, hầu hết các loại vacxin được sử dụng trong lĩnh vực thú y để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn S. suis ở lợn là những chất bacterin thương mại đều cho những kết quả chưa cao (Reams & cs., 1996; Torremorell & cs., 1997; Halbur & cs., 2000). Nguyên nhân đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng có thể là do sự thay đổi của các kháng nguyên bảo vệ hoặc mất tính kháng nguyên của vi khuẩn gây ra bởi nhiệt hoặc do xử lý bằng formalin (Holt & cs., 1990) và tính miễn dịch yếu của vi khuẩn có vỏ bọc (Del Campo Sepulveda & cs., 1996). Sự khác biệt về mức kháng thể có trong lợn con ở các nhóm tuổi có thể là do sự khác biệt về mức kháng thể từ mẹ và tỷ lệ hấp thu các kháng thể từ mẹ của lợn con. Ngoài ra, tá dược sử dụng cũng đóng một vai trò quan trọng (Wisselink & cs., 2001) cho thấy một bacterin với chất nhũ tương nước, trong dầu như một tá dược đã cho các kết quả tốt hơn so với cùng bacterin nhưng với tá dược là hydroxide nhôm. Các nhà khoa học cũng đã chế tạo thử nghiệm nhiều loại vacxin khác nhau như vacxin toàn khuẩn, vacxin sống nhược độc, vacxin tiểu phần (chế từ kháng nguyên giáp mô hoặc các protein thành tế bào). Tuy nhiên, kết quả cho miễn dịch bảo hộ ở chuột hoặc lợn thí nghiệm được tiêm các loại vacxin này cũng rất thất thường và không ổn định. Trong trường hợp cần khống chế dịch bệnh lây lan thì việc lựa chọn dùng vacxin vẫn là phương thức tối ưu nhất để bảo vệ đàn lợn. Tại Trung Quốc, năm 1994 đã dùng vacxin đông khô chế từ chủng nhược độc của vi khuẩn S. suis chủng ST171, tiêm cho lợn từ cai sữa đến trưởng thành và nái có chửa ở thời kỳ đầu cho kết quả phòng bệnh cao. Khi sử dụng cho thêm nước muối sinh lý có bổ trợ keo phèn 20% hòa thành huyễn dịch tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với liều 1ml/con. Sau khi tiêm 7 ngày đã sinh miễn dịch, miễn dịch cao nhất sau ngày và thời gian miễn dịch kéo dài được 6 tháng. Sau đó vào năm 2005, tại Trung Quốc cũng đã kiểm soát được bệnh do S. suis gây ra ở lợn bằng vacxin vô hoạt chế từ các chủng S. suis serotype 2. Do tầm quan trọng gây tổn thất kinh tế cao của bệnh viêm phổi - màng phổi trong ngành chăn nuôi lợn công nghiệp, đã kích thích các nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu trong những năm qua nhằm phát triển vacxin A. pleuropneumoniae để phòng bệnh. Nhiều nghiên cứu đã được thông báo và một số vacxin đã được đưa ra thị trường. Sự phát triển vacxin A. pleuropneumoniae bắt đầu từ vacxin vô hoạt toàn khuẩn, tiếp theo là vacxin tiểu phần (vacxin subunit), vacxin sống nhược độc 8
  • 26. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com và hiện nay các nhà nghiên cứu đang phát triển vacxin ADN. * Vacxin vô hoạt toàn khuẩn: Vacxin A. pleuropneumoniae vô hoạt toàn khuẩn được coi là một vacxin thương mại “thế hệ đầu tiên” chống lại nhiễm trùng A. pleuropneumoniae, bao gồm vi khuẩn bị bất hoạt bằng nhiệt hoặc formalin. Vacxin vô hoạt có lợi thế là trình diện hết được các yếu tố quyết định kháng nguyên cho hệ thống miễn dịch và không có trường hợp bị cường độc hóa trở lại như vacxin nhược độc. Tuy nhiên, việc sử dụng vacxin A. pleuropneumoniae vô hoạt toàn khuẩn bị hạn chế khi công cường độc và vacxin chỉ có tác dụng bảo vệ được một phần và vẫn còn một tỷ lệ tử vong thấp (Jolie & cs., 1995; Furesz & cs., 1997). Hơn nữa, vacxin vô hoạt toàn khuẩn có miễn dịch bảo hộ chéo kém (Jolie & cs., 1995) và gần như không ngăn được tình trạng mang trùng ở lợn khỏe. Một trong những vấn đề lớn gặp phải trong việc sử dụng vacxin vô hoạt là chỉ có miễn dịch với các serotype tương đồng và thường không bảo vệ được với serotype khác khi công cường độc (Higgins & cs., 1985; Thacker & Mulks, 1988). Hiệu quả thấp của vacxin vô hoạt cũng có thể có liên quan đến miễn dịch dịch thể (Furesz & cs., 1997) và các tế bào bạch cầu hiển thị (Appleyard & cs., 2002; Fenwick & Henry, 1994). Trong thực tế, vacxin toàn khuẩn vô hoạt không để lại vi khuẩn trên đường hô hấp, một vị trí có tầm quan trọng trong kích thích miễn dịch. * Vacxin vô hoạt toàn khuẩn không vật chất di truyền: Một phát triển mới đối với vacxin vô hoạt toàn khuẩn đã mở ra một triển vọng cho vacxin A. pleuropneumoniae trên lĩnh vực miễn dịch kháng nguyên đó là vacxin "bóng" được bất hoạt di truyền học, chỉ còn vỏ tế bào trống rỗng, sản sinh bởi chiết xuất có điều khiển của thực khuẩn thể PhiX174 phân hủy gen E. Biểu hiện của gen này từ một plasmid ở vi khuẩn Gram âm dẫn đến việc hình thành một đường hầm E protein cụ thể mà sau đó kết quả là tế bào chất bên trong tế bào thoát ra mà không có bất kỳ một tác động vật lý hay hóa học làm biến đổi cấu trúc bề mặt của vi khuẩn (Witte & cs., 1992). Vacxin A. pleuropneumoniae tiểu phần Các yếu tố độc lực và thành phần của vacxin tiểu phần Vỏ vi khuẩn (capsule) và thành tế bào vi khuẩn (lipopolysaccharide) có tính không đồng nhất cao giữa các serotype theo Perry (1990); Dubreuil & cs. (2000). Vì vậy, tiêm phòng bằng các thành phần này của vi khuẩn không thể bảo hộ tốt chống lại các serotype khác. Do đó, việc nghiên cứu vacxin tiểu phần chủ 9
  • 27. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com yếu tập trung vào việc tìm kháng nguyên bảo tồn như OMPs và lipoprotein. Tuy nhiên, các thí nghiệm đánh giá năng lực tiềm năng của OMPs và lipoprotein để gây miễn dịch bảo vệ cho thấy khả năng miễn dịch bị giới hạn khi phân tích bằng miễn dịch đánh dấu với huyết thanh đã miễn dịch theo Cruz & cs. (1996). Vacxin tiểu phần với các thành phần là các protein trong hệ thống thu nạp sắt của A. pleuropneumoniae đã được chú ý và đánh giá cao như là vacxin tiểu phần (Pleurostar Novartis) có chứa transferin-binding protein B của pleuropneumoniae serotype 7. Kết quả thử nghiệm cho thấy lợn được tiêm vacxin, được bảo hộ một phần khi công cường độc bằng A. pleuropneumoniae serotype 9 (Van Overbeke & cs., 2001). Vacxin chứa FhuA và HgbA là protein bề mặt màng tế bào hấp thụ cho ferrichrome và hemoglobin tương ứng, đã được chứng minh cũng có khả năng bảo hộ miễn dịch với tất cả serotype và bioserotype của pleuropneumoniae (Mikael & cs., 2002; Srikumar & cs., 2004; Shakarji & cs., 2006). Ở những lợn gây bệnh thí nghiệm, HgbA đã được xác định như là một yếu tố quan trọng mà độc tính của chúng được quan tâm như một vacxin tiểu phần tiềm năng (Shakarji & cs., 2006). Vacxin tiểu phần với các ngoại độc tố Apx: Apx là ngoại độc tố do pleuropneumoniae sản sinh ra trong quá trình sống, thuộc thành viên của họ độc tố RTX. Apx đại diện cho các yếu tố độc tính chính của A. pleuropneumoniae và được coi là yếu tố miễn dịch mạnh nhất. Tầm quan trọng của độc tố Apx trong miễn dịch bảo vệ chống lại viêm phổi - màng phổi đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu như Inzana & cs. (1991). Kết quả thí nghiệm đã chứng minh lợn đã có miễn dịch trung hòa đối với độc tố Apx sau khi được tiêm Apx vacxin của tác giả Cruijsen Tl & cs. (1992); Jansen & cs. (1994). Hiện nay trên thị trường thế giới, hầu như tất cả các vacxin A. pleuropneumoniae với mục đích thương mại đều là vacxin tiểu phần được gọi là vacxin “thế hệ thứ hai” và có độc tố Apx (Chiers & cs., 1998; Van Overbeke & cs., 2001; Habrun & cs., 2002; Van Den Bosch & Frey, 2003; Tumamao & cs., 2004; Meeusen & cs., 2007). Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì vacxin tiểu phần có chứa độc tố có nhược điểm là có yếu tố độc tính rất nhiều (ví dụ như các chất độc ApxIV) và đôi khi chỉ được bộc lộ trong điều kiện in vivo (Schaller & cs., 1999). Các nghiên cứu hiện nay vẫn đang tiếp tục tìm kiếm mới trong tự nhiên (in vivo) biểu hiện kháng nguyên miễn dịch sử dụng công cụ mạnh mẽ về di truyền. Vacxin A. pleuropneumoniae sống nhược độc Việc sử dụng các vi khuẩn sống nhược độc sản xuất vacxin có thể dẫn tới 10
  • 28. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com việc vi khuẩn lây sang vật chủ trong cùng đàn không được tiêm vacxin, sự lưu hành của vi khuẩn nhược độc trong thực tế là khó kiểm soát và vì thế nếu đặc tính nhược độc không ổn định, vi sinh vật có thể trở lại cường độc hoặc đột biến. Cho dù có một số nhược điểm nhưng vacxin sống nhược độc và vacxin tiểu phần vẫn đại diện cho hướng nghiên cứu hứa hẹn nhất trong lĩnh vực phòng bệnh do A. pleuropneumoniae gây nên. Lý do chủ yếu sử dụng vacxin nhược độc sống là một tiếp cận tốt trong phòng chống bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn vì lợn bị nhiễm bệnh sống sót trong tự nhiên có khả năng bảo vệ chống nhiễm trùng cùng loại và một phần với A. pleuropneumoniae khác loại (Nielsen, 1984; Cruijsen & cs., 1995; Haesebrouck cs., 1996). Điều này cho thấy chỉ có vi khuẩn sống mới có khả năng miễn dịch bảo vệ chéo thông qua điều kiện tự nhiên sản sinh miễn dịch bảo vệ. Theo nghiên cứu của Prideaux & cs. (1998) khi sử dụng chủng A. pleuropneumoniae HS93C Amp sống (thuộc serotype 7 được chèn gen apxIIC bất hoạt) đã phát hiện thấy tiết ra độc tố ApxII không hoạt động và những lợn thí nghiệm đã được bảo hộ chéo với các serotype trước các thí nghiệm công cường độc. Susan & cs. (2005) đã tiến hành nghiên cứu việc tiêm phòng vacxin nhược độc sống đã bất hoạt sản sinh ApxII và đột biến các gen napA, hlyX, fur, tatA. Vacxin được đưa qua đường mũi, kết quả là các lợn thí nghiệm có đáp ứng miễn dịch cao. Park & cs. (2009) cũng sử dụng vacxin sống đã bất hoạt hai gen bài xuất độc tố là apxIIIB và apxIIID với pleuropneumoniae 1536 thuộc serotype 2 thành chủng đột biến (1536DeltaBDeltaD) cho lợn thí nghiệm, sau đó công cường độc bằng chủng độc ban đầu chưa gây đột biến. Kết quả lợn thí nghiệm có miễn dịch chống lại sau khi công. Như vậy, khi độc tố Apx bị bất hoạt bài xuất có thể làm giảm độc tính của pleuropneumoniae và đây có thể là chiến lược hiệu quả cho sự phát triển vacxin nhược độc sống cho A. pleuropneumoniae. Nghiên cứu về hiệu quả của tiêm phòng vacxin, Ramjeet & cs. (2008b) đã cho thấy hiệu quả của tiêm phòng vacxin sống nhược độc A. pleuropneumoniae an toàn, hiệu quả, ổn định và chi phí sản xuất thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng các khuẩn sống trong tiêm chủng thường mới chỉ được giới hạn trong các thử nghiệm. Chủng vi khuẩn dùng tiêm phòng thường vẫn tồn tại trong vật chủ cho đến khi giết mổ. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo nhằm tăng tính an toàn của vacxin với mục đích cải thiện hiệu quả của vacxin tiểu phần hoặc ADN, sẽ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Vacxin ADN và triển vọng phát triển 11
  • 29. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com Với các dữ liệu gen và công nghệ ADN microarray của Ramjeet & cs. (2008a) đã tiến hành nghiên cứu xác định nhiều gen có trong A. pleuropneumoniae nhằm xác định nhân tố mới tiềm năng cho vacxin. Kết quả nghiên cứu gen cho phép xử lý một cách hiệu quả một trong những vấn đề khó khăn nhất gặp phải đối với A. pleuropneumoniae là sự tồn tại của 15 serotype khác biệt. Sử dụng DNA microarrays, các tác giả đã xác định gen được biểu hiện trong điều kiện sao chép giống hệt trong môi trường tự nhiên. Với những kết quả thu được, các tác giả đã xác định mục tiêu tiềm năng mới với serotype và bioserotype trong điều kiện tự nhiên, tiến tới có một vacxin thế hệ mới hoàn thiện cho việc phòng bệnh viêm phổi - màng phổi do A. pleuropneumoniae gây nên trong tương lai gần. 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM VỀ BỆNH VIÊM PHỔI Ở LỢN VÀ VACXIN PHÒNG BỆNH Việt Nam là một nước có số đầu lợn đứng trong top 10 của thế giới, với đà tăng trưởng trong những năm gần đây tương đối khả quan. Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề thách thức như ô nhiễm môi trường chăn nuôi, dịch bệnh… ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn. Trong đó có các bệnh viêm phổi do các loại vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra. Các nghiên cứu ở trong nước cho thấy, khi lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản thường gặp các loại vi khuẩn gây bệnh kế phát trong đường hô hấp như A. pleuropneumoniae, P. multocida, S. suis serotype 2, Bordetella bronchiseptica (Nguyễn Hữu Nam & Nguyễn Thị Lan 2007; Bùi Quang Anh & cs. 2008; Nguyễn Thị Kim Lan & cs. 2017; Cù Hữu Phú 2005) đã làm cho dịch trầm trọng với bệnh lý nặng, kéo dài và tỷ lệ chết cao. Theo Lê Văn Dương (2013) tại các ổ dịch lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tại tỉnh Bắc Giang đã phân lập được các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida, S. suis, trong đó cao nhất là S. suis (55,10%), tiếp sau là A. pleuropneumoniae (19,59%) và thấp nhất là P. multocida (17,44%). Các tác giả đã nghiên cứu chế tạo Autovaccine từ các chủng vi khuẩn trên phân lập được dùng để phòng bệnh viêm phổi cho lợn, kết quả cho thấy Autovaccine thử nghiệm có khả năng phòng bệnh viêm phổi cho lợn, cho đáp ứng miễn dịch trên bốn tháng và hiệu lực bảo hộ là 93,33%. Bệnh do P. multocida gây ra thường được gọi là bệnh tụ huyết trùng ở lợn. Bệnh hay xảy ra ở thể cấp tính với biểu hiện sốt rất cao, khó thở, thở thể bụng, kiệt sức. Ở lợn chết và sắp chết có hiện tượng đỏ tím vùng bụng do trúng nội độc 12
  • 30. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com tố (Nguyễn Bá Hiên & cs., 2013). Theo Nguyễn Thị Kim Lan & cs. (2017), vi khuẩn P. multocida phân lập tại Bắc Ninh thuộc serotype A và D, có khả năng mẫn cảm với các kháng sinh Ceftiofur, Amoxicillin và Flofeincol. Tại Việt Nam hiện đang lưu hành một số loại vacxin phòng bệnh này như vacxin tụ huyết trùng lợn vô hoạt (Công ty Vetvaco), vacxin tụ huyết trùng lợn (Công ty Hanvet) và vacxin kép tụ huyết trùng-phó thương hàn lợn của Phân viện Thú y miền Trung. Bệnh viêm phổi - màng phổi gây tổn thất kinh tế nặng nề trong ngành công nghiệp chăn nuôi lợn. Tại Việt Nam, bệnh vẫn chưa được kiểm soát và vẫn xuất hiện ở nhiều nơi trong cả nước. Năm 2018, trong một nghiên cứu về bệnh tại tỉnh Bến Tre, các nhà khoa học đã phân lập được A. pleuropneumoniae với tỷ lệ dương tính là 24,62% thuộc các serotype 4, 6, 9, 10 và 11 (Phan Kim Thanh & cs., 2018). Tại Bắc Ninh theo Nguyễn Thị Kim Lan & cs. (2017) đã phân lập được A. pleuropneumoniae với tỷ lệ dương tính là 63,63% (serotype 2) và 36,36% (serotype 5). Trong những năm qua các nhà khoa học đã nghiên cứu chuyên sâu nhằm phát triển vacxin phòng bệnh này ra thị trường. Hiện đã có một số loại vacxin được nghiên cứu sản xuất gồm các vacxin vô hoạt và vacxin có chứa một số thành phần cấu tạo của vi khuẩn. Vacxin vô hoạt toàn khuẩn đặc hiệu theo chủng huyết thanh, có thể có miễn dịch chéo với các chủng huyết thanh khác. Các vacxin thử nghiệm chủ yếu là vacxin chuồng đơn giá được chế tạo từ vi khuẩn pleuropneumoniae bị làm yếu, giảm độc lực, hoặc các vi khuẩn đã chết hoặc các thành phần cấu tạo của chúng dùng theo đường khí dung hoặc đường uống đã cho thấy có tác dụng bảo vệ nhất định. Vacxin dùng tiêm cho lợn con khi kháng thể thụ động nhận được từ lợn mẹ đã giảm đi giúp đàn lợn giảm tỷ lệ tử vong, giảm thuốc điều trị và cải thiện hiệu quả chuyển hoá thức ăn, chất lượng thịt cũng được nâng cao, lợn ít bị viêm phổi. Tại Việt Nam đang lưu hành một số loại vacxin phòng bệnh viêm phổi - màng phổi như Polypleurosin (của hãng Bioveta); vacxin Pleurostar APP và Parapleuro Shield P (của hãng Novartis); vacxin Porcilis APP (của hãng Intervet). Bệnh liên cầu ở lợn do S. suis gây ra được quan tâm nhiều do vi khuẩn có khả năng lây sang và gây bệnh cho người. Tại Thừa Thiên Huế Bùi Thị Hiền & cs. (2015) đã đánh giá sự lưu hành của liên cầu khuẩn lợn và thấy có 65,83% lợn khỏe mang trùng vi khuẩn Streptococcus và có 17,31% dương tính với S. suis. hiện nay chưa có vacxin đặc hiệu để tiêm phòng cho lợn. Hầu hết các loại vacxin vô hoạt được sản xuất trên thế giới là vacxin chuồng và hiệu quả bảo hộ của các loại vacxin này cũng chưa được xác định một cách rõ ràng. Có thể liệt kê ra một 13
  • 31. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com số nguyên nhân của hiện tượng này như sự thoái hoá của kháng nguyên bảo hộ hoặc vi khuẩn bị mất tính kháng nguyên do quá trình xử lý bằng nhiệt hoặc formalin, do sự sản sinh kháng thể đối với các kháng nguyên mà không có liên quan đến độc lực của vi khuẩn và sự thiếu hụt các chủng S. suis hay serotype liên quan đến quá trình sinh bệnh. Ở Việt Nam, từ các kết quả nghiên cứu về bệnh do cầu khuẩn gây ra ở lợn, Khương Thị Bích Ngọc (1996) đã chế tạo vacxin cầu khuẩn chết có bổ trợ keo phèn tiêm phòng cho lợn nái, đạt hiệu quả bảo hộ tương đối cao 70-80%. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng vacxin liên cầu khuẩn để tiêm phòng cho đàn lợn ở nước ta chưa được phổ biến rộng rãi, bệnh liên cầu khuẩn vẫn thường xuyên xảy ra ở lợn gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công ty khác nhau nghiên cứu chế tạo vacxin phòng viêm phổi cho lợn do vi khuẩn gây ra. Các vacxin nhập ngoại đã và đang được sử dụng tại các trang trại chăn nuôi lợn tại nước ta nhưng chưa hoàn toàn phù hợp với những nguyên nhân gây viêm phổi ở lợn tại thực địa mà giá thành lại cao. Trong quá trình điều tra nghiên cứu vi khuẩn gây viêm phổi ở lợn của tác giả Cù Hữu Phú (2005); Nguyễn Thị Thu Hằng (2009); Lê Văn Dương (2013) đã xác định được những vi khuẩn gây bệnh hô hấp phức hợp ở lợn tại nước ta chủ yếu là do những vi khuẩn sau: (1) vi khuẩn A. pleuropneumoniae gồm 3 chủng: 2, 5a, 5b; (2) vi khuẩn P. multocida gồm 2 chủng A, D và (3) vi khuẩn S. suis serotype 2. nước ta hiện tại duy nhất có công ty Marphavet sản xuất và được phép lưu hành vacxin đa giá vô hoạt với bổ trợ keo phèn để phòng viêm phổi cho lợn từ 4 tuần tuổi trở lên trên phạm vi cả nước. Vacxin được chế tạo là vacxin đa giá bao gồm cả 3 loại vi khuẩn A. pleuropneumoniae serotype 2, 5a, 5b, P. multocida serotype A và D và S. suis serotype 2 chủ yếu gây viêm phổi ở lợn. Tuy nhiên dùng bổ trợ keo phèn vẫn có những hạn chế nhất định vì hiệu lực và khả năng gây đáp ứng và độ dài miễn dịch chưa cao. Để khắc phục những nhược điểm chủ yếu này việc nghiên cứu quy trình sản xuất vacxin đa giá vô hoạt dùng bổ trợ nhũ dầu thay vì bổ trợ keo phèn là vấn đề đòi hỏi cần thiết hiện nay của sản xuất. 2.3. VI KHUẨN ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE VÀ BỆNH VIÊM PHỔI Ở LỢN 2.3.1. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae Vi khuẩn A. pleuropneumoniae là một tác nhân quan trọng gây bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn. Theo Quinn & cs. (2015), bệnh viêm phổi - màng phổi 14
  • 32. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com thường xuất hiện ở lợn giai đoạn dưới 6 tháng tuổi. Từ năm 1978, Kilian & cs. (1978) đã đặt tên là Haemophilus pleuropneumoniae, nhưng về sau đã được xếp vào giống Actinobacillus và đặt tên là A. pleuropneumoniae do đã xác định được chúng có sự tương đồng về ADN giữa H. pleuropneumoniae và A. ligrieressi (Pohl & cs., 1983). pleuropneumoniae là loại cầu trực khuẩn nhỏ, gram âm, có vỏ, không có khả năng di động, có tới 95% vi khuẩn này gây dung huyết thạch máu, dung huyết dạng . Vi khuẩn A. pleuropneumoniae không mọc trên môi trường thạch máu thông thường trừ khi thạch máu được bổ sung NAD và chúng mọc xung quanh các khuẩn lạc của tụ cầu do Staphylococcus aureus (S. aureus trong quá trình phát triển trên thạch máu đã phá huỷ hồng cầu có trong máu và sản sinh ra chất NAD). Vi khuẩn A. pleuropneumoniae hình thành khuẩn lạc 0,5 – 1 mm sau 24 h nuôi cấy trên thạch máu có cấy kèm tụ cầu và hình thành vùng dung huyết , nhất là khi sử dụng máu cừu. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae có 12 serotype, riêng serotype 5 lại được chia thành 5a và 5b. Một số serotype có tính tương đồng kháng nguyên như serotype 1 9 và 11, serotype 3, 6 và 8; serotype 4 và 7 (Perry, 1990). Sự phân bố các serotype ở các nước có sự khác nhau: serotype 2 thường gặp ở Thuỵ Điển, Đan Mạch; serotype 1, 5 ở Mỹ và Canada; serotype 1 - 9 ở Mexico; serotype 2, 9, 11 ở Newzealand. Các serotype khác nhau có độc lực khác nhau phụ thuộc vào khả năng sản sinh giáp mô, khả năng dung huyết và yếu tố gây độc tế bào. Các serotype 1, 2, 5, 9, 10 và 11 có độc lực cao hơn các serotype khác. Ba sản phẩm ngoại tế bào được biết đến nhiều nhất là ba loại độc tố tế bào thuộc họ RTX của độc tố và được Frey & cs. (1993) đặt tên: ApX I có khả năng gây dung huyết mạnh có trọng lượng phân tử 105-110 kDa, có ở các chủng thuộc serotype 1, 5, 9, 10 và 11 và được mã hoá bởi nhóm gen apx bao gồm apX IC, apX IIA, apX IB và apX ID cho gen hoạt hoá, cấu trúc và 2 gen bài xuất. ApX II là chất dung huyết có trọng lượng phân tử 103 - 105 kDa được thấy các chủng trên trừ serotype 10 và được điều khiển bằng những gen tương tự. Các gen bài suất protein được điều khiển bởi ApX I. ApX III là độc tố không gây dung huyết có trọng lượng phân tử 120 kDa được thấy ở chủng thuộc serotype 2, 3, 4, 6 và 8 và quyết định bởi nhóm gen ApX III. Người ta đã xác định được nhiều gen và nhóm gen (ví dụ nhóm gen apx III). 15
  • 33. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com Về dịch tễ học: bệnh viêm phổi truyền nhiễm của lợn có phân bố rộng rãi. Nó ngày càng trở nên quan trọng do việc chăn nuôi lợn ngày một phát triển. Bệnh có mặt và lan truyền ở hầu hết các nước châu Âu và một phần ở Mỹ, Canada, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Mặc dù chỉ một vài chủng huyết thanh là thịnh hành trên những nước nhất định, như chủng huyết thanh 2 ở Thụy Điển, Đức và Thụy Sĩ và chủng huyết thanh 1 và 5 ở Mỹ và Canada nhưng cũng có thể thấy một số chủng huyết thanh ở cùng một nước. Một số chủng huyết thanh (serotype) được coi là ít độc (ví dụ: serotype 3) có độc lực rất thấp và về dịch tễ chúng không quan trọng ở một số nước nhất định nhưng lại có thể gây nên dịch ở một số nước khác (Desrosiers & cs., 1984; Brandreth & Smith, 1985). Mối liên quan quốc tế của các chủng huyết thanh có một ý nghĩa đặc biệt vì nó chỉ ra sự lan truyền bệnh trong quá trình xuất khẩu động vật. Hofer & cs. (1996) đã tìm thấy ở Áo thường có các chủng huyết thanh 4 - 6 và 10. Clota & cs. (1996) đã thấy rằng một số khu vực của một số nước như Catalonia, Tây Ban Nha có 11 chủng huyết thanh nhưng phần nhiều là 1, 2, 4, 7, 9 và 11. Thiệt hại kinh tế quan trọng của bệnh chủ yếu là do lợn chết, năng xuất giảm và giá thành cao trong các đợt bệnh bùng nổ. Ở các đàn lợn bị nhiễm khuẩn mãn tính, Hunneman (1996) thấy tốc độ tăng trọng hàng ngày không bị ảnh hưởng, mặc dù một nghiên cứu tiến hành bởi Harley & cs. (1988) cho thấy rằng sự viêm màng phổi khi giết thịt thấy ở các con lợn già hơn 1 ngày tuổi và những con lợn có biểu hiện lâm sàng được giết thịt chậm hơn 8 ngày. Rohrbach & cs. (1993) đã cho thấy rằng sự nhiễm khuẩn ở 1 đàn làm chậm 5,64 ngày sự mổ thịt ở cân nặng 113,6 kg. pleuropneumoniae ký sinh ở đường hô hấp có tính đặc hiệu lớn với lợn. Trong nhiễm trùng tối cấp tính và cấp tính vi khuẩn không chỉ thấy ở các tổn thương ở phổi và ở máu mà còn ở chất tiết đường mũi. Các trường hợp sống sót sau nhiễm khuẩn cấp tính trở thành lợn lành mang bệnh, tác nhân gây bệnh thường thấy ở những vùng hoại tử ở phổi, amidan và ở mũi (Kume & cs., 1984). Thời gian bệnh có thể hoàn toàn đa dạng, người ta thấy rằng tiếp xúc với số lượng lớn của vi khuẩn dẫn đến gây chết động vật sau một vài giờ hoặc sau vài ngày. Sự nhiễm trùng ở mức độ thấp có thể dẫn tới thể bệnh ẩn trên lâm sàng. Tất cả lợn ở các lứa tuổi đều bị cảm nhiễm, nhưng nhờ có kháng thể trung hoà độc tố nên có sự thay đổi thể bệnh ở những đàn có tính chất bệnh dịch. Trong trường hợp cấp tính của bệnh thì tỷ lệ chết thường cao. Tỷ lệ chết cũng 16
  • 34. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn và sự lưu hành bệnh trong môi trường nhưng thường là cao. Cả thể bệnh và tỷ lệ tử vong sẽ bị trầm trọng hơn khi có mặt của các bệnh khác như bệnh Aujeszky và hội chứng sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS), mặc dù có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc nhiễm trùng đồng thời pleuropneumoniae và PRRSV không phải lúc nào cũng luôn làm bệnh trầm trọng hơn so với khi nhiễm trùng riêng rẽ (Pol & cs., 1997). Con đường chính của lan tràn bệnh là do không khí và bệnh được truyền từ con lợn bệnh sang con lợn lành qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các hạt nhỏ ở những khoảng cách gần. Trong trường hợp bệnh bùng nổ cấp tính, bệnh không nhất thiết xảy ra ở mọi chuồng trại, bởi vì vai trò của các hạt khí dung đã di chuyển theo không khí trong việc lan truyền bệnh ở các khoảng cách dài hơn trong những chuồng trại hoặc sự lây gián tiếp với các chất tiết bị nhiễm trùng từ các con lợn bị ốm cấp tính qua trung gian các công nhân làm việc ở trang trại. Chưa xác định được chắc chắn vai trò trong việc lây truyền bệnh qua các loài gặm nhấm nhỏ hoặc chim. Vi khuẩn này sống sót ở môi trường tự nhiên trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi được bảo vệ bởi chất nhầy hoặc các chất hữu cơ khác thì nó có thể sống trong ít ngày và nó có thể sống được 30 ngày ở nước sạch với nhiệt độ 4°C. 2.3.2. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra ở lợn Vi khuẩn A. pleuropneumoniae là một tác nhân chính gây bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn. Viêm phổi - màng phổi là một bệnh nhiễm trùng quan trọng ở đường hô hấp của lợn và xảy ra ở hầu hết các nước có nền công nghiệp chăn nuôi lợn. Bệnh này quan trọng ở chỗ nó có thể gây viêm phổi mà kết quả là lợn bị chết hoặc có thể trở thành bệnh mãn tính hoặc các thể nhẹ trên nhiều lứa lợn dẫn đến thiệt hại do lợn chết hay giảm năng suất, tăng giá thành do việc dùng thuốc hoặc vacxin. Thể quá cấp tính và cấp tính của bệnh có gây nên hiệu ứng toàn thân tương tự như nhiễm khuẩn máu ở trên người. Có sự khác nhau về độc lực giữa các serotype và thậm chí ở cùng một serotype. Sự khác nhau đó là do sự khác nhau ở cấu trúc vỏ, khác nhau về thành phần LPS hoặc chủng loại dung huyết. Trên thực tế những serotype 1, 5, 9, 10 và 11 có độc lực mạnh hơn các serotype khác. Bệnh lý học của viêm phổi - màng phổi đã được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về cả vấn đề phát triển của các tổn thương lẫn mối liên quan giữa vi khuẩn và tổn thương tổ chức ở mức độ phân tử. Sự nhiễm trùng thường xảy ra do mầm 17
  • 35. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com bệnh trong không khí hoặc do tiếp xúc, những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng vi khuẩn thường tồn tại ở các amidan, và dính bám vào biểu mô phế nang. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae ở phổi nhanh chóng bị thực bào hoặc dính lên đại thực bào của phế nang và sản sinh ra độc tố Apx I, Apx II, và Apx III. Hầu hết các độc tố có khả năng gây độc cho đại thực bào của phế nang, các tế bào nội mô, tế bào biểu mô phế nang, tế bào nội mô của mao mạch ở thành phế nang, nhất là Apx III rất có hoạt tính chống lại đại thực bào của phế nang. Các vi khuẩn có vỏ có khả năng chống lại được sự thực bào và dường như cũng kháng lại sự hoạt động của bổ thể. Sự hư hại do các độc tố và cytokines đi kèm với hiện tượng nhiễm trùng là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện và tăng tổn thương. Những tổn thương ở phổi là hậu quả của những sự thay đổi độc tố có thể được nhìn thấy sau 3 giờ nhiễm trùng thử nghiệm và trở nên dần dần rõ ràng hơn. Vách phế nang trở nên phù thũng và sự xung huyết các mao quản tăng lên. Mạch bạch huyết dãn ra cùng với dịch phù, fibrin và các tế bào viêm. Sự ngưng tập tiểu cầu và sự tập trung các tế bào bạch cầu trung tính cũng có thể được thấy ở vách phế nang bị tổn thương và cả huyết khối động mạch cùng sự hoại tử thành mạch có thể phát triển gây nhồi huyết. Những vi khuẩn có thể thấy ở các vách phế nang bị nhiễm trùng và cũng có thể xuất hiện nhiễm vi khuẩn huyết. Bờ của tổn thương trở lên bị lấp đầy bởi xác chết hoặc đại thực bào bị tổn thương hoặc những mảnh vụn của tế bào và nhanh chóng phân ranh giới rõ với vùng phổi xung quanh sau ngày nhiễm bệnh. Có dịch mủ với những vi khuẩn ở các phế quản. Với thời gian những tổn thương ở vùng trung tâm trở lên hoại tử và sự lành bệnh xảy đến với sự xơ hóa. Nhiễm trùng thực nghiệm hay nhiễm trùng tự nhiên đều kích thích tạo đáp ứng miễn dịch, kháng thể sản sinh và có hiệu quả sau khoảng 10 - 14 ngày nhiễm bệnh. Những kháng thể này ở mức cao trong vòng 4 - 6 tuần nhiễm bệnh và có thể tồn tại ở mức thấp sau một vài tháng hoặc thậm chí biến mất sau khi trị liệu vi khuẩn. Các miễn dịch này sẽ được truyền thụ động cho con cái và kháng thể này có thể tồn tại khoảng 5 - 9 tuần nhưng sự phòng chống bệnh có thể chỉ ở khoáng dưới tuần ở một vài trường hợp. Các kháng thể chống lại nhiều thành phần cấu trúc và sản phẩm của vi khuẩn, bao gồm vỏ, LPS kháng nguyên, độc tố (chúng có thể bị trung hoà), các thành phần Protein màng ngoài, Superoxide Dismustase và proteine mang sắt. Cả hai loại kháng thể tại chỗ IgA và kháng thể trong huyết thanh IgG đều được tạo thành. 18
  • 36. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 2.4. VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA VÀ BỆNH VIÊM PHỔI Ở LỢN 2.4.1. Vi khuẩn P. multocida Vi khuẩn P. multocida là loại cầu trực khuẩn nhỏ, ngắn, có hình trứng, bầu dục hay hình cầu, bắt màu gram âm, không lông, không di động, không hình thành nha bào. Rất nhiều nhóm vi khuẩn P. multocida tồn tại nội sinh trong động vật và gây bệnh khi động vật bị suy giảm sức đề kháng (Quinn & cs., 2015). Kích thước khuẩn 0,25 - 0,4 m x 0,4 - 1,5 m, vi khuẩn thường đứng riêng lẻ, đôi khi ghép đôi hoặc tạo thành chuỗi ngắn. Vi khuẩn phân lập từ lợn thì có dạng tròn hơn 0,8- 1,0 m. P. multocida là vi sinh vật yếm khí tuỳ tiện, mọc tốt trên hầu hết các môi trường thông thường giàu dinh dưỡng. Phản ứng Oxydaza, Indol dương tính, không di động, Ureaza âm tính, không mọc trên môi trường thạch MacConkey, không dung huyết và không đòi hỏi nhân tố X và V. Những đặc điểm này giúp phân biệt vi khuẩn P. multocida với các vi khuẩn cùng nhóm mà những nhóm này có liên quan trong những bệnh về phổi lợn có tên như: P. haemolytica, Actinobacillus suis và A. pleuropneumoniae. Vi khuẩn P. multocida phát triển tốt ở nhiệt độ 370 C với pH là 7,2- 7,6. Vi khuẩn mọc kém ở nhiệt độ phòng, pH< 6 và pH > 8,5. Vi khuẩn mọc tốt hơn nếu cho thêm 5 - 10% huyết thanh động vật. Trong quá trình nuôi cấy vi khuẩn ở môi trường lỏng, người ta có thể dùng phương pháp sục khí để tăng cường sự phát triển của vi khuẩn P. multocida. Khi so sánh phương pháp nuôi cấy sục khí và nuôi cấy tĩnh thấy số lượng vi khuẩn tăng gấp 20 lần ở cùng loại môi trường. Người ta đã áp dụng phương pháp sục khí để tăng cường sự phát triển của vi khuẩn P. multocida và rút ngắn thời gian nuôi cấy trong sản xuất vacxin phòng bệnh. Carter (1955) đã phân P. multocida thành 5 serotype kháng nguyên giáp mô khác nhau là serotype A, B, D, E và F. Theo Carter (1967) giáp mô của chủng serotype A có cấu tạo bởi axit Hyaluronic nhưng có một sự liên quan mật thiết với các thành phần khác như Polysaccharit, Protein và Lipit. multocida có kháng nguyên rất phức tạp và cấu trúc từng loại kháng nguyên cũng luôn thay đổi. Kháng nguyên của P. multocida có 2 loại chính là kháng nguyên vỏ (K) và kháng nguyên thân (O). P. multocida có 5 serotype kháng nguyên vỏ A, B, D, E và F. Trong đó A, B và D đã được xác định gây bệnh cho lợn, tuy nhiên serotype B cũng không phải là nguyên nhân chính ở những ổ dịch 19
  • 37. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com cho lợn ngoài tự nhiên ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Serotype phổ biến nhất được phân lập trong bệnh viêm phổi lợn là serotype A. P. multocida cũng có 16 serotype kháng nguyên thân. Những chủng thuộc serotype 3 và 5 cũng đã được phát hiện là rất phổ biến ở lợn. Với những chủng A:3, A:5, D:5 và D:3. Việc xác định serotype của P. multocida gồm 2 hệ thống là: hệ thống dựa vào kháng nguyên giáp mô và hệ thống dựa vào kháng nguyên thân - Yếu tố độc lực: Độc tố của P. multocida không chiết tách được, đây là độc tố chủ yếu gây viêm teo mũi ở lợn. Độc lực của các chủng P. multocida từ phổi đã được Pijoan & cs. (1984) phát hiện lần đầu tiên vào năm 1984. Kielstein (1986) đã phát hiện ra rằng những chủng có độc lực thường được tìm thấy khi phân lập vi khuẩn từ các ca bệnh cấp tính chứ không phải từ phổi lấy ở lò giết mổ. Kháng nguyên vỏ là nhân tố rất quan trọng trong yếu tố gây bệnh, đặc biệt ở serotype A. Điều này giúp vi khuẩn tránh được sự thực bào trong quá trình đại thực bào ở phổi. Theo Pijoan & Fuentes (1987), một số chủng multocida có thể gây ra chứng viêm màng phổi và các ổ áp xe trong thí nghiệm gây nhiễm ở lợn. Maheswaran & Thies (1979) đã thông báo rằng P. multocida bị hấp thu trong quá trình đại thực bào tại phổi lợn xảy ra rất chậm thậm chí trong sự hiện diện của Opsonin, tương tự như những kết quả đã tìm được của Fuentes & Pijoan (1987). Gần đây có giả thuyết cho rằng kháng nguyên Capsule đã được bộc lộ khi vi khuẩn phát triển dưới điều kiện nghèo sắt (Jacques & cs., 1994). Những sự phát triển ở điều kiện này gần giống như những thí nghiệm đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm. Vì thế sự liên quan của kháng nguyên capsule đến độc lực có thể đã được đánh giá cao từ trước kia. Các yếu tố độc lực này khác nhau ở các chủng, ở những chủng có độc lực yếu trong phổi không xác định rõ tính chất. Tuy nhiên Iwamatsu & cs. (1991) đã tìm thấy những chủng thuộc serotype D hay những chủng gây độc (của cả 2 serotype) ở những ổ áp xe nhưng không có trong bệnh viêm màng phổi. - Sự cư trú ở màng nhày: Sự cư trú của vi khuẩn P. multocida là vấn đề quan trọng để hiểu được sự phát sinh bệnh của vi khuẩn này. Jacques & Foiry (1987) đã tìm được cả 2 serotype và D cư trú rất ít khi phân lập ở tế bào biểu mô thuộc ống khí quản, nhưng chủng thuộc serotype A thì cư trú nhiều hơn. Sau đó ông chỉ ra rằng chủng thuộc serotype 20
  • 38. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com A hầu hết đều bám ở lớp lông mao của tế bào biểu mô. Pijoan & Trigo (1990) cũng đã phát hiện thấy sự bám rải rác của các chủng thuộc serotype A và D nhưng nhận thấy rằng những chủng serotype D thường bám những tế bào không có lông mao và sau đó đã thấy ở một số chủng gây độc đặc biệt phát hiện có lông trên bề mặt của chúng, tuy nhiên vai trò của những cấu trúc này trong việc bám dính vẫn là vấn đề phải xem xét từ trước đến nay. Ngược lại với sự gắn kết yếu với bề mặt tế bào biểu mô, vi khuẩn P. multocida đã thực sự gắn kết chặt chẽ ở niêm dịch nhầy ở mũi, nhiều câu hỏi được đặt ra như nơi gắn kết thông thường ở đâu và điểm nào là nơi cư trú. Sự cư trú tại dịch nhày ở lợn con còn đang bú mẹ đang là vấn đề rất quan trọng trong các chương trình tách đàn cai sữa sớm (SEW). Pijoan (1995) đã giả định rằng những lợn mới được cai sữa sớm (ở 15 ngày tuổi hay ít hơn) thì không khu trú đồng nhất với những vi khuẩn như P. multocida, M. hyoneumoniae, kết quả là ở những lợn đã cai sữa được chia vào khu chăn nuôi các đàn đã nuôi lâu thì thấy rằng ở những đàn này có sự khác nhau về tỷ lệ mang trùng của những gia súc trong các đàn, những đàn có tỷ lệ mang trùng thấp thì có nguy cơ phát triển những triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng bởi vì một số lợn trong đàn đã có lây nhiễm rất muộn, đồng thời lúc đó gia súc không có sẵn kháng thể thụ động từ lợn mẹ. Điều này có thể giải thích tại sao trong hệ thống tách đàn cai sữa sớm (SEW) đôi khi vẫn thấy sự phát ra hội chứng bệnh đường hô hấp (PRDC) muộn. 2.4.2. Bệnh viêm phổi lợn do vi khuẩn P. multocida gây ra Bệnh viêm phổi do Pasteurella gây ra là kết quả của sự lây nhiễm của vi khuẩn P. multocida cho phổi. Bệnh thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh viêm phổi cục bộ hay ở những bệnh ghép ở đường hô hấp ở lợn. Hội chứng này là một trong những bệnh gây thiệt hại cho lợn đặc biệt khi chúng sản sinh tăng lên. Nhiều nghiên cứu đã cho biết: ở đàn lợn bệnh, bệnh tích viêm phổi khi mổ khám dao động từ 30% đến 80%. Những số liệu gần đây tại Mỹ cho thấy trong 6634 mẫu lấy từ lợn để kiểm tra phổ biến là 74% lợn bị viêm phổi và 13 % với chứng viêm màng phổi. Dịch tễ học của P. multocida đã không được hiểu cặn kẽ, hiện nay vi khuẩn này vẫn phát hiện thấy trong tất cả các đàn và có thể phân lập từ mũi và hạch hầu của những cá thể khoẻ mạnh bình thường. Sự lây truyền bệnh đã được giả định là qua không khí, nhưng dường như nó không quan trọng, Backbo & Nielsen (1988) đã cho rằng sự lây nhiễm P. multocida là qua không khí. Trong đàn đang bị mắc 21