SlideShare a Scribd company logo
1 of 161
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
DƯƠNG THỊ DUYÊN
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BÌM BÌM
(PHARBITIS NIL (L.) CHOISY) PHỤC VỤ SẢN XUẤT
DƯỢC LIỆU CHẤT LƯỢNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
DƯƠNG THỊ DUYÊN
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BÌM
BÌM (PHARBITIS NIL (L.) CHOISY) PHỤC VỤ
SẢN XUẤTDƯỢC LIỆU CHẤT LƯỢNG
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số : 9 62 01 10
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Ninh Thị Phíp
PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh
HÀ NỘI – 2019
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2019
Tác giả luận án
Dương Thị Duyên
i
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ninh Thị Phíp
và PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện, động viên tinh thần về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình học tập
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô, các bạn sinh viên tại Bộ
môn Cây công nghiệp và cây thuốc, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã hết sức hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Mai Thơm - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Hải Hà - Học Viện Nông nghiệp Việt
Nam; Ông Trần Văn Đăng - Chủ tịch UBND xã Sao Mai, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc
Giang; cảm ơn các thầy cô bạn bè tại Trường Đại học Dược Hà Nội và Viện Quy
hoạch & Thiết kế Nông nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Traphaco, các anh
chị em Phòng Nghiên cứu và Phát triển đã đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành tốt luận án.
Cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ hai bên, cảm ơn các anh chị em trong nhà,
đặc biệt Chồng và Các con luôn là nguồn năng lượng khích lệ, chia sẻ, động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện thực hiện luận án. Cảm ơn bạn bè đồng nghiệp, đồng
học các cấp luôn động viên, khuyến khích tôi hoàn thành luận án./.
Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2019
Nghiên cứu sinh
Dương Thị Duyên
ii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
MỤC LỤC
Lời cam đoan..................................................................................................................................i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................................ii
Mục lục..........................................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................................vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................................vii
Danh mục hình.............................................................................................................................xi
Trích yếu luận án ........................................................................................................................xii
Thesis abstract............................................................................................................................xiv
Phần 1. Mở đầu...........................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát...........................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................2
1.3.3. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................................3
1.4. Những đóng góp mới của luận án................................................................................3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................................3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................................4
Phần 2. Tổng quan tài liệu.......................................................................................................5
2.1. Giới thiệu chung về chi ipomoea và cây bìm bìm....................................................5
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại và phân bố của chi Ipomoea........................................5
2.1.2. Đặc điểm chung của chi Ipomoea.................................................................................5
2.2. Một số kết quả nghiên cứu của cây bìm bìm Ipomoea nil trên thế giới và
Việt Nam...........................................................................................................................8
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trên một số cây trồng và
cây dược liệu..................................................................................................................16
2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về tuyển chọn giống.....................................................17
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về thời vụ trồng.............................................................17
2.3.3. Một số kết quả nghiên cứu về mật độ trồng.............................................................19
iii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
2.3.4. Một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật ngắt ngọn........................................................24
2.3.5. Một số kết quả nghiên cứu về kiểu giàn leo.............................................................25
2.3.6. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón....................................................................27
2.4. Nhận xét chung ..............................................................................................................31
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu...............................................................33
3.1. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................................33
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu......................................................Error! Bookmark not defined.
3.2. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................................33
3.2.1. Nội dung 1: Thu thập và đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống
bìm bìm ...........................................................................................................................33
3.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng cúa các biện pháp kỹ thuật đến năng suất,
chất lượng dược liệu Bìm bìm....................................................................................34
3.2.3. Nội dung 3.......................................................................................................................34
3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................34
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu các thí nghiệm..................................................................35
3.3.2. Phương pháp tiến hánh theo dõi các chỉ tiêu............................................................39
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và xử lí số liệu........................................................................42
Phần 4. Kết quả nghiên cứu..................................................................................................43
4.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống bìm bìm ....................43
4.1.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái rễ, thân, lá của các mẫu bìm bìm ...........43
4.1.2. Hình thái các bộ phận sinh sản của các mẫu bìm bìm............................................47
4.1.3. Đặc điểm giải phẫu của các mẫu giống bìm bìm ....................................................51
4.1.4. Mật độ nhiễm sâu hại của các mẫu giống bìm bìm ................................................64
4.1.5. Kết quả định tính đúng của các mẫu bìm bìm so với chất chuẩn a.Cafeic và mẫu
chuẩn bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM)......................................................................65
4.1.6. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền dựa trên các đặc điểm hình thái, sinh trưởng
của các mẫu giống bìm bìm ........................................................................................66
4.1.7. Kết quả giám định tên khoa học.....................................................................67
4.1.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất...........................................................69
4.1.9. Phân tích tương quan của một số chỉ tiêu với năng suất các mẫu giống bìm bìm
........................................................................................................................................................73
4.1.10. Chất lượng dược liệu của các mẫu giống bìm bìm................................................75
4.1.11. Nhận xét nội dung nghiên cứu ...................................................................................77
iv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
4.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất
lượng dược liệu bìm bìm .............................................................................................78
4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và chất lượng dược liệu mẫu
giống bìm bìm IP3 và IP6............................................................................................78
4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến năng suất và chất lượng dược
liệu bìm bìm mẫu giống IP3 .......................................................................................86
4.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu giàn và mật độ đến năng suất và chất lượng
dược liệu bìm bìm.........................................................................................................94
4.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kỹ thuật ngắt ngọn đến năng suất và chất
lượng dược liệu bìm bìm IP3....................................................................................102
4.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ và liều lượng của N-P-K đến năng suất và chất
lượng dược liệu bìm bìm IP3....................................................................................110
4.2.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến năng suất và chất lượng dược
liệu bìm bìm IP3..........................................................................................................118
4.2.7. Nội dung quy trình được bổ sung cải tiến sau khi nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật................................................................................................................................126
4.3. Triển khai thử nghiệm mô hình trồng bìm bìm.....................................................126
4.3.1. Kết quả về thời gian sinh trưởng của bìm bìm khi thử nghiệm mô hình .........126
4.3.2. Kết quả về các chỉ tiêu phát triển rễ thân và lá của bìm bìm khi thử nghiệm mô
hình.................................................................................................................................127
4.3.3. Chỉ số LAI, SPAD và khả năng tích lũy chất khô của cây bìm bìm tại các mô
hình thử nghiệm...........................................................................................................128
4.3.4. Kết quả về các chỉ tiêu về cấu thành năng suất khi thử nghiệm mô hình........129
4.3.5. Kết quả về các chỉ tiêu năng suất khi thử nghiệm mô hình ................................130
4.3.6. Kết quả về chỉ tiêu chất lượng dược liệu bìm bìm khi thử nghiệm mô hình...130
4.3.7. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng..................................................................131
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................133
5.1. Kết luận..........................................................................................................................133
5.2. Kiến nghị và đề xuất...................................................................................................133
Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án...........................................135
Tài liệu tham khảo....................................................................................................................136
Phục lục ......................................................................................................................................145
v
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BVTV
CK
cs
CT
CV(%)
Đ/C
DĐTQ
DĐVN IV
ĐVT
Edo
FAO
Bảo vệ thực vật
Chất khô
Cộng sự
Công thức
Hệ số biến động (Coefficient of variation) hay còn gọi là sai số thí nghiệm
Đối chứng
Dược điển Trung Quốc
Dược điển Việt Nam IV
Đơn vị tính
Là một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản từ năm 1603 đến năm 1868
Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization)
h Giờ
LAI
LSD0,05
MH
NN&PTNT
NSCT
NSLT
NSTT
NTSYS
NXB
P1000
R mm
Sgiờ
SKLM
SPAD
TB
UBND
VSSG
Σ (t0C)
Chỉ số diện tích lá
Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05
(Least Significant Difference)
Mô hình
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năng suất cá thể
Năng suất lý thyết
Năng suất thực thu
Phần mềm thống kê đặc điểm di truyền
NXB
Khối lượng 1000 hạt
Tổng lượng mưa (mm)
Tổng số giờ nắng (giờ)
Sắc kí lớp mỏng
Chỉ số hàm lượng chất diệp lục
Trung bình
Ủy ban Nhân dân
Vi sinh sông Gianh
Tổng nhiệt độ (0C)
vi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1. Đặc điểm đài hoa của một số loài mang tên bìm bìm..............................................6
2.2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng đa lượng của cây......................................................28
3.1. Thông tin các mẫu giống sử dụng trong nghiên cứu..............................................33
3.2. Nội dung cải tiến của quy trình nghiên cứu so với quy trình đối chứng ...........38
4.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái rễ, thân, lá của các mẫu bìm bìm...........44
4.2. Đặc điểm hình thái các cơ quan sinh sản của các mẫu bìm bìm .........................47
4.3. Cấu tạo giải phẫu rễ của các mẫu giống bìm bìm...................................................52
4.4. Kết quả giải phẫu thân của các mẫu giống bìm bìm ..............................................54
4.5. Kết quả giải phẫu gân chính của lá các mẫu giống bìm bìm................................56
4.6. Cấu tạo giải phẫu phiến lá của các mẫu giống bìm bìm........................................58
4.7. Thời gian của giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống bìm bìm ..59
4.8. Đặc điểm sinh trưởng rễ, thân, lá, hoa của các mẫu giống bìm bìm (theo dõi
tại 90 ngày sau trồng)...................................................................................................61
4.9. Chỉ số LAI, SPAD và khả năng tích lũy chất khô qua 3 giai đoạn sinh
trưởng của các mẫu giống bìm bìm...........................................................................63
4.10. Mật độ nhiễm sâu hại của các mẫu giống bìm bìm................................................65
4.11. Kết quả giám định tên hoa khọc của các mẫu bìm bìm.........................................68
4.12. Các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống của các mẫu bìm bìm
trong vụ xuân và vụ thu năm 2012 - 2013...............................................................70
4.13. Năng suất cá thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các mẫu
giống giống bìm bìm ....................................................................................................72
4.14. Chất lượng dược liệu của các mẫu giống bìm bìm.................................................76
4.15. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của hai mẫu
giống bìm bìm IP3 và IP6............................................................................................78
4.16. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chỉ số LAI, SPAD, tích lũy chất khô
của hai mẫu giống bìm bìm IP3 và IP6 ....................................................................81
4.17. Thời vụ gieo trồng ảnh hưởng đến mật độ nhiễm một số sâu hại trên mẫu
giống IP3 và IP6............................................................................................................82
vii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
4.18. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của
hai mẫu giống bìm bìm IP3 và IP6............................................................................83
4.19. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất của của hai mẫu giống bìm bìm IP3
và IP6...............................................................................................................................84
4.20. Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu giống
bìm bìm ...........................................................................................................................85
4.21. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trồng đến thời gian, tỷ lệ mọc mầm và
thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của mẫu giống IP3................................87
4.22. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trồng đến chỉ số LAI, SPAD, tích lũy chất
khô qua các giai đoạn của mẫu giống IP3................................................................89
4.23. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ đến mật độ nhiễm sâu, bệnh của mẫu
giống bìm bìm IP3 ........................................................................................................90
4.24. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của
mẫu giống bìm bìm IP3 ...............................................................................................91
4.25. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trồng đến năng suất của mẫu giống bìm
bìm IP3 ............................................................................................................................92
4.26. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến chất lượng dược liệu bìm bìm mẫu
giống IP3.........................................................................................................................93
4.27. Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ trồng đến thời gian qua các giai
đoạn sinh trưởng phát triển .........................................................................................94
4.28. Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ trồng đến chỉ số LAI , SPAD và khả
năng tích lũy chất khô qua 3 giai đoạn sinh trưởng...............................................96
4.29. Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ trồng đến mức độ nhiễm một số loại
sâu hại chính...................................................................................................................97
4.30. Ảnh hưởng mật độ trồng và kiểu giàn leo đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cây bìm bìm biếc ...................................................................98
4.31. Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ trồng đến năng suất cây bìm bìm ....100
4.32. Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ đến một số chỉ tiêu chất lượng của
giống bìm bìm..............................................................................................................101
4.33. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến thời gian qua các
giai đoạn sinh trưởng của mẫu giống bìm bìm .....................................................102
viii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
4.34. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến chỉ số LAI, SPAD
và khả năng tích lũy chất khô của mẫu giống bìm bìm IP3...............................104
4.35. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất của cây bìm bìm........................................................................................106
4.36. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến năng suất của mẫu
giống bìm bìm..............................................................................................................108
4.37. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến chất lượng
dược liệu........................................................................................................................109
4.38. Kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm......................................................110
4.39. Ảnh hưởng của tỉ lệ và liều lượng phân bón N:P:K đến thời gian của các
giai đoạn sinh trưởng, phát triển..............................................................................111
4.40. Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến chỉ số LAI, SPAD và khả
năng tích lũy chất khô ................................................................................................112
4.41. Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến mật độ nhiễm sâu hại của
IP3 ..................................................................................................................................113
4.42. Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến các yếu tố cấu thành
năng suất .......................................................................................................................114
4.43. Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến năng suất ................................115
4.44. Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến chất lượng dược liệu............116
4.45. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân cây bìm bìm...............................117
4.46. Kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm......................................................118
4.47. Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến thời gian sinh của cây bìm bìm...........120
4.48. Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến chỉ số diện tích lá (LAI), chỉ số SPAD
và khả năng tích lũy chất khô...................................................................................121
4.49. Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến mật độ nhiễm sâu bệnh.........................121
4.50. Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến các yếu tố cấu thành năng suất của
bìm bìm IP3..................................................................................................................122
4.51. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón N:P:K đến năng suất hạt bìm bìm.........123
4.52. Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến chất lượng dược liệu..............................124
4.53. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân.......................................................125
4.54. Kết quả về thời gian sinh trưởng ở mỗi giai đoạn của cây bìm bìm khi thử
nghiệm mô hình...........................................................................................................127
ix
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
4.55. Khả năng sinh trưởng của cây bìm bìm tại các mô hình thử nghiệm...............128
4.56. Kết quả về các chỉ tiêu về chỉ số LAI, SPAD và khả năng tích lũy chất khô
khi thử nghiệm mô hình.............................................................................................128
4.57. Kết quả về chỉ tiêu cấu thành năng suất của bìm bìm khi thử nghiệm
mô hình..........................................................................................................................129
4.58. Kết quả về năng suất khi áp thử nghiệm mô hình ................................................130
4.59. Kết quả về chất lượng khi áp thử nghiệm mô hình ..............................................131
4.60. Hiệu quả kinh tế sau áp dụng quy trình trồng nghiên cứu và quy trình trồng
đối chứng với cây bìm bìm .......................................................................................132
x
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang
4.1. Đặc điểm hình thái các cơ quan sinh dưỡng và hình thái hoa nở của các mẫu
bìm bìm ...........................................................................................................................46
4.2. Đặc điểm hình thái các cơ quan sinh sản của các mẫu giống bìm bìm..............50
4.3. Cấu tạo giải phẫu rễ bìm bìm IP3 ..............................................................................51
4.4. Cấu tạo giải phẫu thân bìm bìm IP3..........................................................................54
4.5. Cấu tạo giải phẫu gân lá chính của bìm bìm IP3 ....................................................56
4.6. Cấu tạo giải phẫu phiến lá của bìm bìm IP3............................................................58
4.7. Kết quả chạy sắc ký lớp mỏng....................................................................................66
4.8. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền của các mẫu giống bìm bìm .......................67
4.9. Phân tích tương quan của một số chỉ tiêu sinh trưởng với năng suất các mẫu
giống bìm bìm................................................................................................................73
4.10. Tương quan giải phẫu rễ, thân và lá với năng suất các mẫu giống.....................74
xi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Dương Thị Duyên
Tên Luận án: Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm
bìm (Pharbitits nil (L.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9 62 01 10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu góp phần tuyển chọn giống bìm bìm cho năng suất và chất lượng,
phù hợp với vùng sản xuất. Xác định các biện pháp kỹ thuật (thời vụ, phân bón, mật
độ, kiểu giàn leo, ngắt ngọn) phù hợp cho cây bìm bìm góp phần hoàn thiện quy trình
kỹ thuật trồng bìm bìm làm nguyên liệu cho ngành dược.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng 10 mẫu giống bìm bìm (Pharbitis sp) đang được sử dụng làm dược liệu,
thu thập từ các địa phương ở Việt Nam và Trung Quốc được ký hiệu từ IP1 đến IP10,
trong quá trình làm thí nghiệm 3 mẫu giống không mọc mầm nên không tiếp tục theo dõi
từ thí nghiệm 2. Thực hiện nghiên cứu các thí nghiệm về xác định giống và các thí nghiệm
về các biện pháp kỹ thuật (thời vụ, phân bón, mật độ, giàn leo, ngắt ngọn). Các thí nghiệm
1 nhân tố hoặc 2 nhân tố đều bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ 3
lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm được bố trí từ 5 – 10 m2
. Phương pháp phân tích
chất lượng dược liệu hạt bìm bìm theo Dược điển Trung Quốc 2010 tại Khoa công nghệ
thực phẩm Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Phân tích dinh dưỡng đất trước và sau thí
nghiệm: Chất hữu cơ – phương pháp Walkey –Back, đạm tổng số - Phương pháp
Kjieldahl tại Viện Quy Hoạch Nông nghiệp.
Phân tích giám định tên khoa học tại bộ môn Thực vật Trường Đại học Dược;
Giải phẫu tại Bộ môn Thực vật Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Đánh giá đa dạng di truyền của các mẫu giống bìm bìm bằng chương trình
NTSYS 2.1, đánh giá hệ số tương quan phần mềm R.
Địa điểm thí nghiệm được thực hiện tại Hà Nội, Bắc Giang.
Thời gian thực hiện từ năm 2012 – 2017.
Kết quả chính và kết luận
Đánh giá đa dạng di truyền và giám định tên khoa học của các mẫu giống bìm
bìm trong thí nghiệm thuộc 3 loài khác nhau: loài Ipomoea nil (L.) Roth gồm IP1; IP3;
xii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
IP5; IP6, loài Ipomoea purpurea (L.) Roth gồm IP4; IP7 và loài Ipomoea indica
(Burm.) Merr. gồm IP2. Các đặc điểm khác biệt giữa các nhóm giống là thời gian sinh
trưởng, màu sắc tràng hoa, màu sắc hạt và khối lượng hạt.
Đã xác định được 2 mẫu giống bìm bìm, thuộc loài Ipomoea nil (L.): IP3; IP6,
trong đó IP6 cho năng suất cao nhất đạt 13,96 tạ/ha, hàm lượng chất chiết đứng thứ 2
đạt 22,04 %, IP3 cho năng suất đứng thứ 3 đạt 13,85 tạ/ha, hàm lượng chất chiết cao
nhất đạt 23,39 %.
Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc bìm bìm: Thời vụ
trồng bìm bìm trong vụ thu từ 1/7 đến 1/8 với mật độ trồng 150.000 cây/ha, sử dụng
kiểu giàn leo khung hình chữ H, không ngắt ngọn cho cây bìm bìm và áp dụng chế độ
phân bón phù hợp: Công thức bón phân cho năng suất cao nhất đới với bìm bìm là: 2
tấn phân vi sinh Sông Gianh + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha, năng suất và
chất lượng bìm bìm đạt cao nhất.
xiii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Duong Thi Duyen
Thesis title : Research on determining varieties and some techniques of planting
Morning glory accessions (Pharbitis nil (L.) Choisy) for qualitatively medicinal
material production.
Major: Crop science Code: 9 62 01 10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Research on contributing to select the variety of glory morning with high
productivity and quality for medicinal material production and suitable for the
ecological areas. Identifying of optimal techniques (season, fertilizer, density,
trellising, topping) to improve the technical process of planting Morning glory using
medicinal materials for pharmaceutical industry.
Materials and Methods
Using 10 accessions of Pharbitis sp collected from locals in Vietnam and China,
which were marked from IP1 to IP10, during the experiment 1, of 3 accessions without
germinating so discontinue from experiment 2. Conducting on experiments of assessing
accessions and planting techniques (seasonal, fertilizer, density, trellising, topping). One-
factor or two-factor experiments is conducted following the Randomized Complete Block
Design with 3 replications. The area of each plot is arranged from 5 - 10 m2
. Analysis of
quality of seed by China Pharmacopoeia 2010 at the Faculty of Food Technology,
Vietnam National University of Agriculture. Analysis of soil nutrients before and after
experiment: Organic matter - Walkey method - Total protein - Kjieldahl method at
Institute of Agricultural Planning Identifying the scientific names in the Botanical
Department University Pharmacy; anatomy at the Botanical Department of Plant Sciences,
Vietnam National University of Agriculture.
Evaluating the genetic diversity of accessions by using the NTSYS 2.1
Program, evaluating the selectivity coefficient with the software R.
Experimental location were conducted in Hanoi, Bac Giang.
The implementation period is from 2012 - 2017.
Main findings and conclusions
Results of evaluation of genetic diversity and of identification of scientific name of
7 morning glory accessions were classified 3 different species: Ipomoea nil (L.) Roth
xiv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
(synonym: Ipomoea nil (L.) Choisy): IP1; IP3; IP5; IP6; Ipomoea purpurea (L.) Roth:
IP4; IP7 and Ipomoea indica (Burm.) Merr. (synonym: Ipomoea congesta R. Br.): IP2.
The different characteristics between accession groups are growth time, corolla color,
seed color and seed weight.
Identifying 3 Morning glory accessions (Ipomoea nil (L.) ) were : IP1; IP3;
IP6, in which IP6 has the highest yield of 13.96 quintals/ha, the second extracted
subtance content was 22.04%, IP3 has the third yield with 13.85 quintals / ha,the
highest extracted subtance content reached 23.39%.
Identifying some techniques for planting and taking care Morning glory
accessions 150,000 plants per hectare, using the H-shape climbing technique, no
cutting the branches of Morning glory and applying the appropriate fertilizer is: 2 tons
of fertilizer Song giang microbiology + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha
obtained the highest of productivity and quality.
xv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam, họ Khoai lang (Convolvulaceae) có 20 chi với khoảng 100
loài. Trong đó, chi Ipomoea là chi lớn nhất, phân bố rộng khắp cả nước với khoảng
35 loài, bao gồm một số loài là cây trồng như cây rau muống, khoai lang..., còn lại
đều là cây mọc tự nhiên. (Nguyễn Tiến Bân, 1997; Viện Dược liệu, 2004). Tại
Việt Nam gồm có 5117 loài, thuộc 1823 chi, 360 họ, của 8 ngành Thực vật bậc cao
có mạch cùng với một số loài thuộc nhóm Tảo lớn, Rêu và Nấm lớn có công dụng
làm thuốc (Viện Dược liệu, 2017). Một số loài được phát hiện và sử dụng làm
thuốc chữa bệnh như: Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis), Đinh lăng (Polyscias
fruticosa), Ba kích (Gynochthodes officinalis), bìm bìm biếc (Pharbitis nil)…
Cây bìm bìm biếc (Pharbitis nil (L.) Choisy hoặc gọi tên đồng danh là
Ipomoea nil (L.), thuộc chi Ipomoea, họ Khoai Lang (Convolvulaceae) là cây thân
thảo, phân bố rộng rãi ở khắp các vùng trong cả nước (Nguyễn Tiến Bân, 1997;
Viện Dược liệu, 2004). Trong Y học cổ truyền, hạt bìm bìm biếc được sử dụng với
tác dụng điều trị viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; táo bón; giun đũa, sán xơ
mít và hen suyễn có đờm (Võ Văn Chi, 2004; Đỗ Tất Lợi, 2004). Trong Y học
hiện đại, hạt Bìm bìm biếc được sử dụng trong các chế phẩm có tác dụng nhuận
gan, lợi mật, thông tiểu, giải độc.
Hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội ngày càng được quan tâm
và chú trọng. Với hoạt động cuộc sống ăn nhanh, uống vội, lao động căng thẳng
như thực tại, con người đã phải đối mặt với nhiều biểu hiện suy giảm sức khỏe,
suy giảm một số chức năng. Trong đó, cần kể đến sự suy giảm các chức năng về
gan, mật, giải độc... Và cây bìm bìm biếc có tác dụng rất tốt trong việc điều trị này.
Tuy nhiên, trên thực tế hạt bìm bìm là nguyên liệu sản xuất thuốc (boganic, bổ
gan...) chủ yếu được khai thác từ tự nhiên hoặc nhập từ Trung Quốc dẫn đến chất
lượng dược liệu không đồng đều, không ổn định, khó kiểm soát. Điều đó sẽ làm
ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu đầu vào, ảnh hưởng đến hiệu quả trong điều trị
bệnh. Do đó, việc nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu về số
1
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
lượng cũng như chất lượng dược liệu là rất cần thiết. Nghiên cứu đưa cây bìm bìm
vào trồng trọt là một trong những giải pháp có tính bền vững, đem lại hiệu quả cao
trong việc trồng và phát triển nguồn dược liệu chất lượng, góp phần chủ động
nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lượng dược liệu. Trong khi đó, việc nghiên
cứu về nguồn gen này ở Việt Nam còn chưa được quan tâm. Cũng chính vì vậy
việc chọn lựa giống và xác định biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho cây bìm bìm là
rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu góp phần tuyển chọn giống bìm bìm năng suất và chất lượng dược
liệu phù hợp với vùng sản xuất. Xác định các biện pháp kỹ thuật (thời vụ, phân bón,
mật độ, kiểu giàn leo, kỹ thuật ngắt ngọn) phù hợp cho cây bìm bìm góp phần hoàn
thiện quy trình kỹ thuật trồng bìm bìm làm nguyên liệu cho ngành dược.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thu thập và đánh giá được đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống
trong nghiên cứu, tuyển chọn mẫu giống cho năng suất và chất lượng dược liệu tối
ưu.
- Đánh giá được ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật: thời vụ trồng; mật
độ, khoảng cách gieo trồng; phương pháp làm giàn leo; kỹ thuật ngắt ngọn và chế
độ bón phân từ đó xác định các biện pháp kỹ thuật trồng bìm bìm năng suất cao,
chất lượng dược liệu ổn định.
- Thử nghiệm mô hình trồng bìm bìm năng suất, chất lượng tại Gia Lâm –
Hà Nội và TP. Bắc Giang – Bắc Giang.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các mẫu hạt giống bìm bìm được thu thập từ các địa phương của Việt
Nam được đối chứng với mẫu giống thu từ Trung Quốc.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 12 năm 2017.
2
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
1.3.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu các nội dung tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ,
Gia Lâm, Hà Nội: thực hiện thí nghiệm, phân tích hình thái vi phẫu.
Giám định tên khoa học tại Trường Đại học Dược Hà Nội.
Phân tích chất lượng dược liệu tại Khoa Công nghệ thực phẩm - Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam.
Phân tích đất tại Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.
Thử nghiệm mô hình trồng tại huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội và TP. Bắc
Giang.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thông qua đánh giá đa dạng di truyền và giám định tên khoa học đã xác
định được các mẫu giống bìm bìm trong thí nghiệm thuộc 3 loài khác nhau:
Ipomoea nil (L.) Roth (synonym: Pharbitis nil (L.) Choisy): IP1; IP3; IP5; IP6;
Ipomoea purpurea (L.) Roth: IP4; IP7; Ipomoea indica (Burm.) Merr. (synonym:
Ipomoea congesta R. Br.): IP2. Các đặc điểm khác biệt giữa các nhóm giống là
thời gian sinh trưởng, màu sắc tràng hoa, màu sắc hạt và khối lượng hạt.
Đã xác định được mẫu giống bìm bìm IP3 của Việt Nam và IP6 của Trung
Quốc, đều thuộc loài Ipomoea nil (L.). Trong đó IP3 cho năng suất đạt 13,85 tạ/ha,
hàm lượng chất chiết đạt 23,39 % và IP6 cho năng suất đạt 13,96 tạ/ha, hàm lượng
chất chiết đạt 22,04 %.
Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng chăm sóc bìm bìm: Thời
vụ trồng bìm bìm trong vụ thu – đầu tháng 7 (1/7) với mật độ trồng 150.000
cây/ha, sử dụng kiểu giàn leo khung hình chữ H, không ngắt ngọn cho cây bìm
bìm và áp dụng chế độ phân bón phù hợp: Công thức bón phân cho năng suất cao
nhất đối với bìm bìm là: 2 tấn phân VSSG + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O,
năng suất và chất lượng bìm bìm đạt cao nhất.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Đây là một nghiên cứu khoa học có hệ thống đối với cây bìm bìm tại Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài là các dẫn liệu khoa học có giá trị để xác định
loài, giống bìm bìm, cũng như các biện pháp kỹ thuật trong việc cải tiến quy trình
trồng Bìm bìm cho năng suất và chất lượng.
3
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
- Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho công tác giảng dạy,
nghiên cứu về cây dược liệu nói chung và cây Bìm bìm nói riêng.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc giám định được tên khoa học, xác định được một số mẫu giống bìm
bìm tiềm năng và một số biện pháp kỹ thuật canh tác cơ bản phù hợp cho cây bìm
bìm sinh trưởng phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao trong vụ thu sẽ góp phần
vào việc hoàn thiện qui trình canh tác, mở rộng diện tích trồng bìm bìm phục vụ
sản xuất dược liệu chất lượng.
4
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI IPOMOEA VÀ CÂY BÌM BÌM
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại và phân bố của chi Ipomoea
Theo tài liệu ghi chép được từ đông y Trung Quốc cách đây hơn 1000 năm,
Ipomoea nil được ghi nhận đầu tiên khi được sử dụng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu
quả. Sau đó Ipomoea nil du nhập sang Nhật bản và được dùng làm cảnh. Cách đây
khoảng 200 năm, vào thời kì Edo, bìm bìm Ipomoea nil được coi là cây trồng đóng
vai trò quan trọng trong làm vườn (Lee, 2015).
Theo Lê Đình Bích (2005), họ Khoai lang (Convolvulaceae) gồm hơn 100
chi phân bố rông khắp trên thế giới với hơn 1600 loài. Chi Ipomoea là một chi lớn
gồm khoảng 500 loài, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,
tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi và châu Mỹ (Viện Dược liệu, 2004).
Cây bìm bìm thuộc chi Ipomoea, họ Khoai lang Convolvulaceae.
Trên thế giới, cây bìm bìm biếc mọc ở Ấn độ, Indonesia, Thái Lan,
Philippin, Trung Quốc... Ở Việt Nam, họ Khoai lang gồm 20 chi với khoảng 100
loài. Trong đó, chi Ipomoea chiếm số loài lớn nhất với khoảng 35 loài. Một số loài
là cây trồng như rau muống, khoai lang, còn lại mọc tự nhiên, mọc hoang ở nhiều
tỉnh, thường mọc ở vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, mọc hoang dại ở các bờ
rào trong vườn, ven đường đi, phân bố rộng khắp tại các vùng trong cả nước như:
Tam Đảo, Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội (chủ yếu Hà Tây cũ) và một số nơi khác (Đỗ
Huy Bích và cs., 2004).
2.1.2. Đặc điểm chung của chi Ipomoea
Đặc điểm hình thái của chi Ipomoea
Theo thực vật chí Đông Dương, các loài thuộc chi Ipomoea có một số đặc
điểm chung sau đây: Cây thảo hoặc dây leo, có tua cuốn, bò sát đất, hiếm khi đứng
thẳng. Lá mọc so le, mép lá nguyên hoặc chia thùy, gốc lá hình tim. Cụm hoa xim,
có chồi nách, một hoặc nhiều hoa; có lá bắc, rụng sớm hoặc vĩnh viễn. Hoa màu
tím, trắng hoặc vàng. Lá đài ở bên thường lớn hơn, hiếm khi nhỏ hoặc tất cả bằng
nhau. Tràng hoa hình chuông, hình phễu hoặc hình ống hẹp hoặc không hẹp; phiến
hoa có 5 nếp, chia thùy ngắn. Nhị hoa bằng nhau hoặc không, hiếm khi đính ở giữa
ống hay bên trên mà thường dính phía đáy ống, gần như luôn thụt vào. Bao phấn
5
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
thẳng hoặc cong, hoặc cuộn lại thành hình xoắn ốc sau khi mở. Chỉ nhị luôn nhú,
đính với bầu nhụy ở bên trên. Đĩa mật có hình ống, ngắn, nằm ở đáy bầu. Bầu
nhụy 2 ô, mỗi ô 2 lá noãn, hiếm khi 3-4 ô; vòi nhụy mảnh như sợi chỉ. Quả nang,
hình cầu hoặc ovan. Hạt hình tròn, nhẵn hoặc có nhiều lông (Devall, 1992).
Một số loài mang tên bìm bìm thuộc chi Ipomoea
Theo khóa phân loại của Trung Quốc của Wu (1995) các loài mang tên bìm
bìm gồm: I. indica, I. purpurea, I. nil, I. hederacea khác nhau về đặc điểm của đài
hoa.
Bảng 2.1. Đặc điểm đài hoa của một số loài mang tên bìm bìm
I. Indica I. Purpurea I. Nil I. Hederacea
Đặc Lông Lông cứng, gốc
điểm mềm đài hoa phình lên
đài hoặc
Lá đài hình mũi Lá đài hình mũi mác, màu xanh, có đỉnh kéo
lông tơ,
hoa mác rộng có đỉnh dài hơn so với toàn bộ hoa
hoặc
thu hẹp, màu
nhẵn Đỉnh lá đài thu hẹp Đỉnh lá đài thu hẹp
xanh, ngắn hoặc
dần dần, gần thẳng, đột ngột, gần như lan
dài hơn hoa.
không lan rộng rộng hoặc gần tròn
Nguồn: Wu (1995)
Đặc điểm hình thái loài bìm bìm biếc (Ipomoea nil (L.) Roth):
Theo Đỗ Huy Bích và cs. (2004), bìm bìm biếc có đăc điểm: Thân mảnh,
dây leo quấn, có những điểm lông hình sao, lá mọc so le, hình tim, phiến lá nguyên
hay xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới; cuống lá
dài 5 – 9 cm, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hoặc lam nhạt, lớn, mọc thành xim 1 –
3 hoa ở kẽ lá. Đài có 5 răng đều, hẹp nhọn. Tràng hình phễu, ống màu trắng, 4
cánh mỏng hàn liền. Nhị 5, không đều, dính ở gốc tràng, không thò ra ngoài. Chỉ
nhị phồng, có lông ở gốc. Bao phấn hình mũi tên. Bầu giữa, 3 ô, mỗi ô 2 lá noãn.
Vòi nhụy mảnh như sợi chỉ, đính noãn trung tâm. Quả nang, hình cầu, nhẵn, đường
kính 8 mm, 3 ngăn. Hạt 2 – 4, hình 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹt, nhẵn, màu đen
hoặc trắng, dài 5 – 8 mm, rộng 3 – 5 mm. Mùa hoa quả kéo dài từ tháng 4 đến
tháng 6, quả chín vào các tháng 7 – 10, nông dân hái về đập lấy hạt phơi khô.
6
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
Cây bìm bìm biếc ưa ẩm, ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm.
Trong một năm, thân và cành có thể vươn dài đến 10 m. Cây có khả năng đẻ nhánh
khỏe từ các chồi ở kẽ lá. Cây ra hoa quả nhiều hằng năm. Số cây con mọc từ hạt
xung quanh cây mẹ cũng thấy nhiều. Khi cây bị chặt phá nhiều trong năm, phần
còn lại vẫn có khả năng tái sinh được (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
Thành phần hóa học:
Theo Võ Văn Chi (2004), thành phần hoá học của hạt bìm bìm biếc gồm có
glucosid, nhựa 14,2 – 15,3%. Các thành phần hoá học khác của hạt cây bìm bìm
biếc (Ipomoea nil (L.) Choisy.) được nêu trong cuốn Encyclopedia of Traditional
Chinese Medicines (2010), gồm có: Chanoclavine, Elymoclavine, Acid Gallic,
Gibberellin A3, Gibberellin A5, Gibberellin A20, Isopenniclavine, Lysergol, Acid
Nilic, Penniclavine, Acid Pentanic.
Công dụng
Hạt bìm bìm biếc hay còn gọi là khiên ngưu tử được sử dụng để điều trị
viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; táo bón; giun đũa, sán xơ mít và hen suyễn
có đờm (Đỗ Tất Lợi, 2004).
Một số đơn thuốc có hạt bìm bìm biếc:
Chữa các chứng phù thũng, chướng:
Bài 1: Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong
ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn tùy theo
bệnh, có thể uống tới 40g. Bài thuốc này có tác dụng chữa phù thũng, nằm ngồi
không được.
Bài 2: (Châu xa hoàn): Khiên ngưu 40g, đại hoàng 20g, cam toại 10g, đại
kích 10g, nguyên hoa 10g, thanh bì 10g, trần bì 10g, mộc hương 5g, khinh phấn
1g. Tất cả tán mịn, trộn đều, hoàn thành viên, ngày uống 1 lần, mỗi lần 3g. Có tác
dụng lợi thủy, hành khí. Dùng trong trường hợp bụng trướng, chân tay phù nề,
ngực bụng đầy tức, khó thở, đại tiện bí, tiểu tiện ít.
Bài 3: Trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mãn tính: Khiên ngưu tử
80g, hồi hương 40g. Tât cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 8g,
uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục trong 2 – 3 ngày.
Bài 4: Chữa phù do viêm thận: Khiên ngưu tử 100g, nghiền mịn: táo tàu
80g, hấp chín, bỏ hột, giã nát, gừng tươi 500g, giã nát vắt lấy nước, bỏ bã. Tất cả
7
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
đem trộn đều thành một thứ bột nhão, cho vào nồi hấp 30 phút, trộn đều, lại hấp
thêm 30 phút nữa là được. Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3
lần: sáng – trưa – chiều, mỗi lần uống 1 phần, sau 2 – 5 ngày thì hết; kiêng muối
trong 3 tháng (Đỗ Tất Lợi, 2004).
Bài thuốc sử dụng vị thuốc Khiên ngưu tử sử dụng tại Việt Nam như:
Thuốc BOGANIC là sản phẩm của công ty dược phẩm Traphaco- một trong
những công ty dược phẩm hàng đầu Việt Nam. Thuốc BOGANIC giúp phòng và
hỗ trợ điều trị viêm gan do thuốc, hóa chất, tăng cường chức năng gan
– giải độc – mát gan. Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến và cũng được bán
rộng rãi trên các nhà thuốc trong cả nước. Với thành phần và liều dùng như sau: 1
viên nang mềm: Cao Actiso 200mg, Cao rau đắng đất 150mg, Cao bìm bìm 16mg,
tá dược vừa đủ, dùng cho người lớn: mỗi lần 1-2 viên, ngày 3 lần, dùng cho trẻ em
trên 8 tuổi: mỗi lần 1 viên, ngày 2-3 lần. với 1 viên bao đường/ 1 viên bao phim:
Cao Actiso 100mg, Cao rau đắng đất 75mg, cao bìm bìm 7,5g, tá dược vừa đủ,
dùng cho người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 – 4 viên, dùng cho trẻ em: Ngày
uống 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên.
2.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÂY BÌM BÌM IPOMOEA
NIL TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện sinh thái tới sinh trưởng và phát
triển của cây bìm bìm Ipomoea nil
Cây bìm bìm Ipomoea nil phản ứng với quang chu kì rất chặt chẽ, đặc biệt
là trong điều kiện thiếu ánh sáng. Một số nghiên cứu về cây bìm bìm Ipomoea nil
trên dòng Violet cho rằng ở nhiệt độ tối ưu từ 25 - 30o
C, thời gian cảm ứng tối
thích hợp nhất là 16h, cây bìm bìm IP.nil sẽ cho hoa nhiều nhất (Takimoto, 1964).
Tác giả cũng tiến hành thí nghiệm trong các nhiệt độ khác nhau với các khoảng
thời gian cảm ứng tối khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng để cây có thể ra hoa
ở nhiệt độ càng thấp thì thời gian cảm ứng tối yêu cầu cũng cần phải nhiều hơn.
Nếu cây bìm bìm Ipomoea nil được liên tục chiếu sáng trước thời kỳ cảm ứng
trong tối thì sự ra hoa tăng gần như tuyến tính trong thời gian cảm ứng tối. Nếu
cây được kích thích bằng 8 hoặc 12 giờ chiếu sáng trước 8 giờ cảm ứng tối thì sự
ra hoa tăng từng bước, chứng tỏ một nhịp sinh học đã được thay đổi để đáp ứng
với chu kỳ ánh sáng (quang kỳ) và nhịp này bắt đầu hình thành khi được chiếu
sáng. Tuy nhiên, thời gian tác động ngắt quãng bởi ánh sáng đỏ thì không thay
8
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
đổi ở bất kỳ nhiệt độ nào. Như vậy, đối với cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth, có
ít nhất 3 kiểu thời gian tác động lên sự ra hoa theo quang chu kỳ: thứ nhất là
khoảng thời gian mà sự ra hoa tăng theo thời gian trong tối, thời kỳ này rất nhạy
cảm với nhiệt độ; thứ hai là thời gian bắt đầu nhịp sinh học (được tính từ khi cây
được chiếu sáng); thứ 3 là khoảng thời gian không nhạy cảm với nhiệt độ nhưng
nhạy cảm với ánh sáng, tối đa trong 8h đầu khi bắt đầu cảm ứng tối. Để có được
khoảng thứ 3, cây cần được chiếu sáng ít nhất 4 giờ trước khi đưa vào cảm ứng tối
(Takimoto, 1964).
Cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth dòng Violet cũng thường được sử dụng
như là cây mô hình cho các nghiên cứu về quang chu kì vì các đặc tính tốt của nó
như: (1) cây có thể ra hoa ngay sau một chu kỳ chiếu sáng ngày đêm (Imamura
and Marushige, 1976); (2) lá mầm rất nhạy cảm với quang chu kì (Vince-Prue and
Gressel, 1985); (3) hạt Mọc mầm nhanh (sau 2 ngày ở khoảng nhiệt độ 25o
C)
(Vince-Prue and Gressel, 1985); (4) hoa phát triển rất nhanh và cho phép thu thập
số liệu trong khoảng từ sau khi hoa nở từ 3 - 4 tuần. Nghiên cứu về sự ra hoa trên
tác động của chênh lệch thời gian chiếu sáng và nhiệt độ ngày đêm của Cheryl and
John (1997) trên cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth dòng Violet, khẳng định tỉ lệ
giữa thời gian chiếu sáng ngày và đêm cũng như nhiệt độ ảnh hưởng đến tỷ lệ nở
hoa trên cây và tỷ lệ cây cho hoa ở chồi và nách. Tỷ lệ nở hoa tăng khi nhiệt độ
ban ngày tăng từ 12 tới 30o
C, nhiệt độ ban đêm tăng từ 24 tới 30o
C và đạt cao nhất
khi tỉ lệ nhiệt độ ngày và đêm là 24/30 hoặc 30/30. Tuy nhiên, Ikeda (1965) lại cho
rằng cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth chỉ ra hoa trong điều kiện 16h cảm ứng tối
tại 25o
C và không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban ngày. Có sự khác nhau như
vậy là do điều kiện thí nghiệm ở độ tuổi cây khác nhau và chất lượng ánh sáng
khác nhau. Cùng với đó, theo King et al. (1978), Shinozaki (1972), Ikeda (1959)
and Cheryl (1997) đều khẳng định bức xạ không ảnh hưởng tới sự ra hoa trên cây
Bìm bìm.
Đỗ Huy Bích và cs. (2004) cho rằng cây bìm bìm biếc ưa ẩm, ưa sáng, sinh
trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Cây bìm bìm thích nghi với đất ẩm, giàu dinh
dưỡng, nhưng có thể thích nghi rộng với điều kiện ngoại cảnh (Bryson and
DeFelice 2009, 2010; USDA 2011) cho rằng điều kiện thích hợp nhất để hạt bìm
bìm mọc mầm là nhiệt độ ngày đêm 20/12,5o
C đến 35/25 o
C, hạt có thể mọc mầm
tới 89% khi ở nhiệt độ 30/20o
C. Nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá đều ảnh hưởng
đến tỷ lệ mọc mầm hạt Bìm bìm. Về chế độ ánh sáng, thay đổi thời gian chiếu
9
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
sáng không ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm của hạt Bìm bìm. Về độ ẩm, bìm
bìm có thể mọc mầm 10% ở độ ẩm thấp tương đương 20,3 và 20,4 Mpa và trên
mức đó, hạt không mọc mầm. Tác giả cũng cho rằng, hạt bìm bìm có khả năng
chống chịu với mặn khá tốt. Hạt có thể mọc mầm được 40% tại nồng độ muối là
50mM và 10% ở nồng độ 200 mM. pH đất cũng ảnh hưởng đến khả năng mọc
mầm của hạt Bìm bìm, tỷ lệ mọc mầm cao nhất ở pH = 6, cao hơn và thấp hơn, tỷ
lệ mọc mầm giảm. Tỷ lệ mọc mầm đạt cao nhất 94% khi gieo ở độ sâu từ 0 – 2 cm.
Tỷ lệ mọc mầm giảm mạnh 76% khi gieo ở độ sâu 4 cm hoặc sâu hơn. Tác giả kết
luận, môi trường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng mảy mầm của hạt Bìm bìm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy quá trình ra hoa của cây bìm bìm Ipomoea nil
(L.) Roth có thể bị điều chỉnh bởi GA tùy thuộc vào loại GA, liều lượng và thời
gian sử dụng có liên quan đến giai đoạn cảm ứng tối. Nếu bón GAs trong khoảng
thời gian từ 11 đến 17 giờ trước giai đoạn cảm ứng tối có thể kích thích ra hoa
nhưng nếu bón 24 giờ sau giai đoạn cảm ứng tối lại làm kìm hãm sự ra hoa. Khi sử
dụng các loại GA khác nhau với nồng độ khác nhau cho thấy rằng hiệu quả kéo dài
thân như sau: 2,2-dimethyl GA4 > GA32> GA3> GA5> GA7 >GA4 và tác dụng
của GA4 là thấp hơn so với 2,2-dimethyl GA4 khoảng 50-100 lần. Tuy nhiên, hiệu
quả của GAs đối với kéo dài gốc và ra hoa của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth
là trái ngược nhau. Một lượng lớn GAs gấp 10-50 lần so với lượng cần cho ra hoa
để tối đa chiều dài thân được sử dụng và không bị ảnh hưởng bởi thời gian cảm
ứng tối. Vì thế, cần phải có thời gian bón và hàm lượng thích hợp (ví dụ sử dụng
GA3) để cây vừa tối đa hóa dài thân và kích thích ra hoa. Mặt khác, các GAs cũng
được khẳng định là có tác động làm kéo dài cuống lá, thân mầm và diện tích lá
mầm, sự thay đổi có thể thấy được từ ngày thứ 2 và kết thúc trong 9 ngày
(Roderick et al., 1987).
Theo Ogawa (1981) cho rằng liều kích thích sự ra hoa có thể lên tới 0,1µg/
cây. Khi sử dụng liều GA3 nồng độ 10µg/cây, cho dù hòa tan trong cồn hay nước
đều gây ức chế khả năng ra hoa của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth. Xét riêng
về tác động của GA3, trong nghiên cứu của Ogawa (1981) nhận thấy việc sử dụng
GA3 với liều 2,5x10-2
µg/ cây là đủ để gây ra tác dụng rõ rệt trong việc kích thích
sự ra hoa, đồng thời cũng làm dài ngọn cây, tuy nhiên nếu sử dụng cho lá mầm thì
không có tác động kích thích ra hoa hay kéo dài ngọn. Sự thúc đẩy ra hoa của GA3
lả mạnh nhất khi nó được sử dụng ngay trước khoảng
10
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
thời gian cảm ứng với bóng tối và không nhận thấy tác dụng nào của GA3 nếu sử
dụng nó ngay sau, sau vài giờ hoặc cuối thời gian cảm ứng bởi bóng tối. Bên cạnh
đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự tác động làm dài thân của GA3 là
không phụ thuộc vào thời gian sử dụng (Ogawa, 1981).
Tuy nhiên tới năm 1996, giả thuyết của Takeno cho rằng GA3 không phải
là yếu tố quyết định của bìm bìm với phản ứng quang chu kì. Trong lá mầm của
cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth cũng chứa một lượng lớn GAs, trong khi đó,
ở lá đầu tiên thì hàm lượng GAs lại nhỏ hơn và thường không xác định được.
Nghiên cứu của Takeno trên chủng Violet đã xác định được vai trò của GAs với
phản ứng quang chu kì trong cây thông qua của chất ức chế tổng hợp GAs là (2-
chloroethyl) trimethyl ammonium chloride (CCC). Khi lá đầu tiên của cây đạt kích
thước 10mm hoặc rộng hơn, lá bắt đầu có phản ứng với quang chu kì tối và bắt đầu
ra hoa. Tuy nhiên, với cây con không có lá mầm, tác động của CCC không làm
ảnh hưởng tới việc cây ra hoa. Ngược lại, với cây con có lá mầm, tác động của
CCC làm ức chế ra hoa. Takeno tiếp tục tiến hành bón GA3 thông qua chồi non và
qua lá của cây con không có lá mầm, kết quả là cây vẫn cho hoa. Điều này đã
chứng rỏ rằng GAs không phải là yếu tố quyết định cho việc ra hoa trên nách lá,
nhưng nó có tác dụng kích thích ra hoa ở chồi non (Takeno, 1996).
Nghiên cứu về các chất điều hòa sinh trưởng kích thích ra hoa trên cây bìm
bìm gồm có Gibberellins (Galoch et al., 2002; King et al., 1987; Wijayanti et al.,
1997), cytokinins (Friedman et al., 1990; Galoch et al.,1996; Halevy et al., 1991)
và prostaglandins (Groenewald et al., 2001) và các chất ức chế ra hoa trên cây bìm
bìm bao gồm: auxins (Kulikowska-Gulewska et al., 1995; Wijayanti et al., 1997),
ethylene (Amagasa and Suge, 1987; Kesy et al., 2008), jasmonic acid
(Maciejewska and Kopcewicz, 2003), abscisic acid (Wijayanti et al., 1997;
Wilmowicz et al., 2008) và brassinosteroids (Wilmowicz et al., 2013). Trong số
đó, auxin và ethylene là hai chất có tác dụng ức chế sự ra hoa mạnh nhất trên cây
Bìm bìm. Tác động hiệu quả nhất của auxin là khi tác dụng trực tiếp trên lá mầm
ngay trước hoặc trong thời gian cảm ứng tối (Amagasa and Suge, 1987; Friedman
et al., 1990; Kulikowska-Gulewska et al., 1995; Ogawa and Zeevaart, 1967). Cùng
với đó, hàm lượng auxin nội sinh ở lá mầm của cây bìm bìm con luôn duy trì ở
mức thấp trong suốt khoảng đầu thời gian cảm ứng tối, và chỉ tăng trong khoảng từ
8 đến 12h cảm ứng tối (Bodson, 1985). Việc bón đồng thời auxin với AVG (chất
ức chế tổng hợp Ethylene) phục hồi hiệu quả tác động của
11
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
cảm ứng tối. Điều đó cho thấy vai trò ức chế ra hoa của auxin đối với bìm bìm chỉ
hiệu quả khi được kết hợp với ethylene.
Nghiên cứu tác động của acid indole-3-acetic (IAA), acid abscisic (ABA)
và ethylen (ET) trên sự ra hoa theo quang kỳ của giống ngắn ngày cây bìm bìm
Ipomoea nil (L.) Roth. cho thấy sử dụng IAA hoặc ABA ngoại sinh nồng độ 1
mM/cây ngay trước hoặc trong nửa thời gian đầu của khoảng 16h cảm ứng trong
bóng tối sẽ ức chế sự nở hoa của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth. (tỷ lệ nở hoa
giảm 83% so với nhóm đối chứng), trong khi ET chỉ gây tác dụng ức chế nếu sử
dụng vào nửa sau của khoảng thời gian cảm ứng trong tối. Việc sử dụng IAA sẽ
làm giảm hàm lượng ABA nội sinh trong lá mầm chỉ trong ½ giờ đầu trong
khoảng thời gian cảm ứng, mặt khác, cây sử dụng IAA cho số hoa nhiều hơn cây
sử dụng ABA. Tuy nhiên nếu sử dụng IAA và ABA cùng thời gian thì tác dụng ức
chế là tương đương. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu sử dụng cả ABA và
IAA trong 4h của thời gian cảm ứng trong tối sẽ cho sự ức chế ra hoa là như nhau.
Nếu sử dụng đồng thời cả IAA và ABA thì số nụ hoa trên cây giảm và không có sự
hình thành hoa ở ngọn. Người ta cũng sử dụng AVG trên bìm bìm thì thấy có sự
ức chế cục bộ tác dụng của IAA và ABA trên sự ra hoa với số lượng hoa khi sử
dụng đồng thời IAA, ABA và AVG cao hơn 475% so với việc chỉ sử dụng đồng
thời IAA và ABA (Frankowski, 2013).
Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng và phát triển của
cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth.
Chất dinh dưỡng thiết yếu là chất mà cây phải được cung cấp đầy đủ, nếu
thiếu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Những chất
này tham gia vào thành phần các chất hữu cơ chủ yếu của cây (Protein, lipid,
glucid, chất điều hòa sinh trưởng, các men...) hoặc xúc tác cần thiết cho sự tổng
hợp vật chất và các quá trình sinh lý trong cây, giữ vai trò quan trọng trong đời
sống của cây. Các chất dinh dưỡng thiết yếu một phần có trong tự nhiên (không
khí, đất, nước), phân còn lại được cung cấp qua phân bón.
Bourke et al. (1985) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của đạm (N) và Kali
(K) tới sinh trưởng và phát triển của cây Khoai lang (Ipomoea batatas). Thí
nghiệm 2 nhân tố bao gồm 4 mức bón đạm và 4 mức bón Kali được thực hiện tại
vùng đất trũng với khí hậu gió mùa nhiệt đới Keravat. Kết quả cho thấy đạm đem
lại ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất tốt hơn là với Kali. Bón đạm cao tới
12
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
225kg/ha làm tăng năng suất củ, khối lượng trung bình củ, khối lượng chất khô
tích lũy, diện tích lá, số lá và tỉ lệ sinh trưởng của cây… Đạm cũng làm giảm số
lượng củ trên cây vào thời kì ban đầu. Trong khi đó, bón Kali tới mức 375 kg/ha
làm tăng năng suất củ, số lượng củ trên cây, khối lượng trung bình củ, khối lượng
chất khô tích lũy, diện tích lá trung bình và chỉ số năng suất thu hoạch. Bourke cho
rằng đạm làm tăng năng suất bởi việc tăng diện tích lá, sẽ làm tăng khối lượng
trung bình củ và cuối cùng là tăng năng suất của củ, trong khi Kali làm tăng tỉ lệ
chất khô tích lũy trên củ và làm tăng số lượng củ/cây. Bourke nhấn mạnh ảnh
hưởng của Kali là vào khoảng 7 tuần sau bón, do đó nên bón Kali vào thời điểm
sớm của cây Khoai lang.
Ukom et al. (2009) thực hiện nghiên cứu trên 4 loại Khoai lang khác nhau
(Ipomoea batatas (L.) Lam) White-fleshed TIS87/0087 và TIS8164, Orange-
fleshed Ex-Igbariam và CIP Tanzania với các mức bón đạm khác nhau 0 kgN/ha,
40 kgN/ha, 80 kgN/ha và 120 kgN/ha sử dụng HPLC (sắc ký lỏng) để đánh giá
thành phần và hàm lượng chất khoáng có trong cây. Phân đạm có mối quan hệ tỉ lệ
thuận với hàm lượng B-carotene và protein của tất cả các loài Khoai lang trừ CIP
Tanzania. Nhìn chung, khi so sánh với các giống đối chứng, TIS87/0087 và Ex-
Igbariam cho lượng B-carotene cao nhất ở múc 40-80 kg N/ha. Năng suất củ thô
cao nhất ở 3 loài TIS87/0087, CIP Tanzania và Ex-Igbariam được cho là ở giống
đối chứng (0 kg N/ha), trừ loài TIS8164 cho năng suất củ thô cao nhất đạt được là
ở mức bón 40 kg N/ha. Bón đạm cao quá mức 80 kg N/ha không làm tăng hàm
lượng của hầu hết các chất dinh dưỡng (B-carotene và protein). Tóm lại, việc bón
phân đạm từ 40 – 80 kg N/ha làm tăng hàm lượng chất khoáng có trong Khoai lang
ở hầu hết các giống.
Nghiên cứu trồng cây invitro cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth trong môi
trường dinh dưỡng MS ở các nồng độ Nitơ khác nhau. Khi nồng độ N trong môi
trường cao tới 60mM thì không có nụ hoa được hình thành. Ở trường hợp này, cho
dù có loại bỏ NH4Cl cũng không gây ra sự ra hoa. Với nồng độ N khoảng 30 mM
hay 15 mM, việc loại bỏ NH4Cl cho thấy hiệu quả trong việc tạo hoa. Trong các
môi trường có nồng độ N thấp và/ hoặc không có NH4Cl thì tỷ lệ ra hoa cao. Hay
nói cách khác, NH4Cl là tác nhân gây ức chế sự hình thành hoa trên cây bìm bìm
Ipomoea nil (L.) Roth (Nahoko et al., 1991). Cùng với đó, ảnh hưởng nồng độ của
Sucrose (C) đối với sự ra hoa của bìm bìm biếc Ipomoea nil (L.) Roth cũng được
nghiên cứu trong điều kiện nuôi cấy môi trường MS có chứa
13
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
Sucrose và không có cảm ứng bóng tối. Hàm lượng Sucrose từ 1%-5% không cho
bất kì sự khác biệt hình thành hoa nào, trong khi đó, với điều kiện MS 7% Sucrose,
có một vài nụ được hình thành, và khi nồng độ Sucrose cao hơn 7%, một vài nụ
hoa đã bị phá hủy.
Nahoko et al. (1991) cũng thực hiện thí nghiệm nghiên cứu khả năng hình
thành hoa cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth trong điều kiện nuôi cấy môi trường
MS với hai nhân tố Nitơ và Sucrose (hàm lượng Nitơ là 15 mM ở tất cả các thí
nghiệm). Kết quả cho thấy khả năng hình thành hoa cao nhất được thấy ở công
thức không có NH4Cl. Khả năng hình thành hoa cũng giảm khi giảm nồng độ
Sucrose từ 83,6% (5% Sucrose) xuống còn 36,5 % (3% Sucrose). Ngược lại, khi
tăng nồng độ Sucrose lên tới 7% thì khả năng hình thành hoa cũng tăng (thí
nghiệm được thực hiện với điều kiện không có NH4Cl). Nahoko cho rằng tỉ lệ C/N
cao là điều kiện lí tưởng cho khả năng ra hoa cao của cây invitro bìm bìm biếc
Ipomoea nil (L.) Roth.
Theo Hashemi (2016), một nghiên cứu sử dụng nước tiểu có thêm vi khuẩn
Nitrosomonas europaea (một loại vi khuẩn có khả năng chuyển NH4+ thành NO3-
để đánh giá sự tác động của nồng độ Nitơ đến khả năng phát triển của cây. Kết quả
nghiên cứu trên cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth. thấy rằng cây sau 20 ngày có
sự phát triển mạnh mẽ, đã leo giàn trong khi với cùng thời gian nghiên cứu nếu chỉ
sử dụng nước thì cây mới lên mầm, sử dụng đơn thuần nước tiểu không thêm vi
khuẩn thì cây có 4 - 5 lá thật.
Deke et al. (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của việc thiếu chất dinh dưỡng tới
khả năng quang hợp và tích lũy đạm (N) và lân (P) ở ba cây leo: cây bìm bìm
Ipomoea nil (L.) Roth, Lonicera japonica Thunb và Parthenocissus tricuspidata
(Sieb.et Zucc.) trên 6 mức (dung dịch Hoagland đối chứng, 1/2, 1/4, 1/8, 1/16, 1/32
dung dịch Hoagland) trong 30 ngày. Khả năng quang hợp được xác định bởi hàm
lượng huỳnh quang diệp lục (chlorophyll fluorescence) trên lá, hàm lượng diệp
dục, trao đổi khí CO2, đồng hóa cacbon. Bằng cách đo hàm lượng của N và P trong
mô tế bào, xác định được lượng tích lũy của đạm và lân. Thiếu chất dinh dưỡng
làm giảm khả năng quang hợp của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth trong khi L.
japonica và P. tricuspidata không bị ảnh hưởng. L. japonica và P. tricuspidata có
khả năng chống chịu trong điều kiện thiếu chất dinh dưỡng cao hơn cây bìm bìm
Ipomoea nil (L.) Roth. Cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth phát
14
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
triển nhanh, sử dụng một lượng lớn đạm và lân, nếu thiếu lân (P) dễ ảnh hưởng
đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Mặc dù L. japonica cũng sẽ bị ảnh
hưởng trong điều kiện thiếu chất dinh dưỡng, nhưng nó không quá nặng nề cho
cây, trừ công thức 1/32 dung dịch Hoagland. P. tricuspidata phát triển chậm hơn,
yêu cầu dinh dưỡng của N và P cũng ít hơn cả. kể cả trong điều kiện thiếu lân, cây
vẫn có thể phát triển tốt.
Cùng với đó, tỷ lệ quang hợp có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân phụ
thuộc vào enzym nội sinh, bộ máy quang hợp và chuyển hóa cơ bản. Cây bìm bìm
biếc là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nghiên cứu đặc điểm hình thái, điều
kiện ngoại cảnh là cần thiết phục vụ trong công tác tuyển chọn giống và xây dựng
các biện pháp kỹ thuật phù hợp. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, bìm bìm biếc
khá đa dạng về hình thái đồng thời là cây phản ứng mạnh mẽ với điều kiện ngoại
cảnh, đặc biệt là yếu tố ánh sáng. Cây bìm bìm rất nhạy cảm khi thay đổi điều kiện
chiếu sáng. Đồng thời các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra cây bìm bìm có khả năng
thích nghi rộng với điều kiện môi trường, là cây có khả năng chịu mặn khá tốt, đặc
biệt giai đoạn Mọc mầm. Cùng với đó, việc bón tỷ lệ cân đối giữa N: P: K là kỹ
thuật bón hiệu quả nhất đối với các cây trồng. Nghiên cứu trồng cây invitro cây
bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth trong môi trường dinh dưỡng MS ở các nồng độ
Nitơ khác nhau, NH4Cl là tác nhân gây ức chế sự hình thành hoa trên cây bìm bìm
Ipomoea nil (L.) Roth. Tỉ lệ C/N cao là điều kiện lí tưởng cho khả năng ra hoa cao
của cây invitro bìm bìm biếc Ipomoea nil (L.) Roth. Thiếu chất dinh dưỡng làm
giảm khả năng quang hợp của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth. Cây bìm bìm
Ipomoea nil (L.) Roth có khả năng duy trì dài hạn sự đồng hóa C vô cơ với hiệu
suất cao, ngay cả khi nồng độ P là 0mM. Có thể coi các kết quả nghiên cứu này là
cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu về phân bón và khoảng cách trồng có ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển của cây, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế khi trồng
cây bìm bìm biếc. Trồng cây ở khoảng cách 40 × 40 cm với mức phân bón: 2000
kg PVS Sông Gianh + 90 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O cho năng suất cá thể cao
nhất. Trồng ở khoảng cách 20 × 20 cm với mức phân bón: 2000 kg PVS Sông
Gianh + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O cho năng suất thực thu cao nhất (48,33
tạ/ha), chi phí đầu tư vừa phải đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất 95.920.000
đồng (Ninh Thị Phíp, 2013).
15
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRÊN
MỘT SỐ CÂY TRỒNG VÀ CÂY DƯỢC LIỆU
Để nâng cao năng suất cây trồng, trước hết phải nâng cao năng suất sinh vật
học. Tính bình quân trong cả chu kỳ sinh trưởng của cây và với các loài khác nhau,
khoảng 0,5 – 2% năng lượng tới được sử dụng để tổng hợp chất hữu cơ, tạo thành
năng suất sinh vật học của cây. Vì vậy mà hệ số sử dựng quang năng của quần thể
cây trồng càng cao thì năng suất sinh vật học càng cao. Những biện pháp nâng cao
năng suất sinh vật học cũng chính là biện pháp nâng cao hệ số sử dụng quang năng
của quần thể cây trồng.
Để nâng cao năng suất sinh vật học cần giải quyết 3 vấn đề lớn: (1) Nâng
cao diện tích lá của quần thể cây trồng: Để sử dụng hiệu quả năng lượng ánh sáng
thì ở thời kỳ diện tích lá tối đa quần thể cây trồng phải có chỉ số diện tích lá (LAI)
tối ưu. Nếu LAI thấp hơn LAI tốí ưu, ánh sáng không được hấp thụ hết gây lãng
phí. Nếu LAI cao hơn LAI tối ưu, các lá che khuất nhau làm cho cường độ ánh
sáng của các tầng lá dưới sẽ ở dưới điểm bù nên giảm lượng chất khô tích lũy. Để
có LAI tối ưu người ta có thể dùng các biện pháp kỹ thuật nông học như mật độ
hợp lí, phân bón, chế độ nước,... (2) Đảm bảo thời gian làm việc tối đa của bộ máy
quang hợp: Trên thực tế đồng ruộng để nâng cao năng suất quang hợp cần phải
làm cho LAI sớm đạt tối ưu và kéo dài thời kỳ tối ưu này bằng các biện pháp kỹ
thuật như mật độ hợp lý, thời vụ hợp lý (nhất là đối với cây phản ứng với quang
chu kỳ), chế độ nước, phân bón và phòng trừ sâu hại để kéo dài tuổi thọ của lá. (3)
Nâng cao hiệu suất quang hợp của quần thể cây trồng: Để nâng cao hiệu suất
quang hợp cân phải nâng cao cường độ quang hợp, giảm hô hấp vô hiệu. Để làm
được điều đó ngoài việc đặt cây trồng vào điều kiện sinh thái tối ưu (nhiệt độ, ánh
sáng, độ ẩm...) cần phải nâng cao hàm lượng diệp lục trong lá (bón phân hợp lý),
chọn giống có cường độ quang hợp cao. Để giảm hô hấp vô hiệu cần dùng các biện
pháp kỹ thuật như mật độ, thời vụ, chế độ nước, chế độ phân bón hợp lý và phòng
trừ sâu hại tốt, giải quyết mối quan hệ giữa LAI, cường độ hô hấp và cường độ
quang hợp để có chỉ số hệ số quang hợp thích hợp nhằm tạo năng suất sinh vật học
cao nhất.
Ngoài việc nâng cao năng suất sinh vật học còn phải nâng cao năng suất
kinh tế, phải chọn giống có hệ số kinh tế cao và phải có biện pháp kỹ thuật hợp lý
để cây hình thành các cơ quan có giá trị kinh tế và tăng cường sự vận chuyển, tích
lũy các chất đồng hóa vào những cơ quan này. Các biện pháp kỹ thuật đó là
16
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
mật độ hợp lí, thời vụ hợp lý, chế độ nước, chế độ phân bón hợp lý và phòng trừ
sâu hại tốt.
2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về tuyển chọn giống
Giống bìm bìm biếc Ipomoea nil (L.) Roth được chọn lọc từ cây mẹ có đặc
điểm cây dây leo bằng thân quấn. Thân, cành mảnh, có lông rải rác. Lá mọc so le,
có cuống dài, chia 3 thùy nông, gốc hình tim, đầu nhọn, dài 14 cm, rộng 12 cm,
mặt trên nhẵn, màu lục, mặt dưới nhạt, có lông ở gân; gân gốc 5 -7 cm; cuống dài
5 - 9 cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, thành xim 1-3 hoa to màu tím hoặc lam nhạt;
cuống hoa ngắn, có lông và mang hai lá bắc mọc đối; đài hình chuông, có 5 răng
đều, hẹp nhọn, mặt ngoài có lông; tràng hình phễu có ống dài khoảng 5 cm, 5 cánh
hoa hàn liền; nhị 5 không đều, chỉ nhị phồng và có lông ở gốc, bao phấn hình mũi
tên; bầu 3 ô, mỗi ô đựng hai noãn. Quả nang, hình cầu nhẵn, đường kính 8 mm,
bao bọc trong đài đồng trưởng; mỗi quả có từ 1 – 4 hạt, đa số là 3 hạt, mỗi hạt có 3
cạnh, màu đen (hắc sửu), mặt ngoài có lông mềm. Vỏ cứng, mặt cắt ngang màu lá
mạ đến nâu nhạt, ngâm hạt vào nước vỏ hạt sẽ nứt và tách ra.
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về thời vụ trồng
Thời vụ gieo trồng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất Bìm bìm. bìm bìm
sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ cao và đủ độ ẩm. Bố trí thời vụ gieo trồng
thích hợp, tạo điều kiện cho các yếu tố khí hậu, thời tiết bên ngoài phù hợp với yêu
cầu sinh trưởng ở từng thời kì mới đảm bảo cho bìm bìm cho năng suất, chất lượng
cao. Việc xác định đúng thời vụ gieo trồng, từng chất đất, từng chế độ canh tác,
phù hợp với điều kiện khí hậu cụ thể ở từng địa phương là điều rất quan trọng.
Chọn thời vụ trồng thích hợp là một trong những yêu cầu cần phải chú trọng bởi vì
đảm bảo thời vụ là đảm bảo điều kiện tự nhiên tương tự như điều kiện của chính
nơi quê hương của loại cây trồng đó. Theo tác giả Lê Quang Huỳnh (1982) cho
rằng: yếu tố tự nhiên (bao gồm các yếu tố ngoại cảnh theo thời gian, không gian)
có vai trò quyết định đó là: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và đặc biệt là độ dài chiếu
sáng đã giúp cho sự phát triển và tích lũy vật chất tối đa đối với cây trồng kể cả khi
thời tiết khô ráo và nhiệt độ cao phù hợp cho hạt chín và thu hoạch. Tuy nhiên,
điều kiện khí hậu cũng có rất nhiều hiện tượng bất lợi cho sinh trưởng của cây
trồng: hạn hán, lũ lụt, mưa bão, nắng nóng, rét đậm, rét hại….nên cần phải nghiên
cứu bố trí thời vụ hợp lý.
17
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
Nghiên cứu thời vụ trồng Xuyên khung (Ligusticum wallichii) cho thấy thời
vụ trồng Xuyên Khung tại Tam Đảo từ 20/1 đến 20/2 cho năng suất dược liệu cao
nhất từ 31,56 tạ củ /ha đến 34,78 tạ củ/ha. Nhưng nếu trồng muộn từ 20/3 đến 10/4
năng suất dược liệu chỉ đạt 22,14 tạ củ/ha đến 28,90 tạ củ/ha (Phạm Anh Thắng,
1994).
Theo Đoàn Thanh Nhàn và cs. (1996), thời vụ trồng lạc tốt nhất của các
tỉnh từ Nghệ An – Hà Tĩnh trở ra Bắc là trong tháng 2 dương lịch. Ở thời vụ này,
khi gieo gặp nhiệt độ tương đối ổn định (>200
C), lạc ra hoa vào tháng 4 – bắt đầu
mùa mưa, nhiệt độ cao và nắng nhiều, thu hoạch vào cuối tháng 6, trước khi bước
sang tháng 7 – tháng bắt đầu có mưa lớn.
Theo Lê Minh Tân (2008), trong điều kiên có che phủ nilon, gieo ngày 20
tháng 1 thì năng suất giống lạc lai L14 đạt 32,33 tạ hạt/ha, gieo ngày 30 tháng 1
đạt 37,0 tạ hạt/ha, gieo ngày 9 tháng 2 năng suất đạt 35,33 tạ hạt/ha và gieo ngày
19/2 là 34 tạ/ hạt ha. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra kết luận thời vụ gieo
trồng có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc L14.
Thời vụ gieo ngày 30 tháng 1 sẽ cho năng suất cao nhất 37 tạ/ha. Theo Vũ Đình
Chính (2008), thời vụ gieo từ 10-20/2 ở vụ xuân, 1 – 20/8 ở vụ thu là thích hợp
nhất cho giống L14. Gieo ngày 10 tháng 2 tỉ lệ mọc mầm của giống L14 đạt 98%,
năng suất đạt 31 tạ hạt /ha; gieo ngày 20 tháng 2 tỷ lệ mọc đạt 99% năng suất đạt
31,6 tạ hạt /ha. Trong khi thời vụ gieo ngày 21 tháng 1 tỷ lệ mọc chỉ đạt 93% và
năng suất đạt 28,4 tạ hạt /ha.
Đối với cây đậu tương, thời vụ gieo trồng được xác định căn cứ vào giống,
hệ thống luân canh, điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ (Lưu Thị Xuyến,
2011). Theo Hesketh et al. (1973) khoảng nhiệt độ cho đậu tương sinh trưởng phát
triển là từ 20-30o
C. Khi gặp nhiệt độ cao nếu đủ ẩm các giống đậu tương thường
sinh trưởng sinh dưỡng tốt nhưng sinh trưởng sinh thực lại kém do nhiệt độ cao đã
ảnh hưởng không thuận lợi cho quá trình hình thành hạt phấn và kéo dài vòi của
hạt phấn (Salem et al., 2007). Theo Lobell and Asner (2003), nhiệt độ trong vụ
gieo trồng đậu tương cao ảnh hưởng xấu đến năng suất hạt và có thể giảm đến 17%
khi nhiệt độ tăng lên 1o
C từ mức 38o
C. Salem et al. (2007) cũng cho rằng trong
điều kiện nhiệt độ cao, các giống đậu tương khác nhau có phản ứng khác nhau về
chiều cao cây, chỉ số diện tích lá, tổng sinh khối, khả năng quang hợp và mức độ
tổn thương.
18
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
Giống đậu tương mới chỉ phát huy tiềm năng năng suất khi được trồng
trong thời vụ thích hợp. Mỗi giống đậu tương thích hợp trong một thời vụ gieo
trồng nhất định. Nếu gieo không đúng thời vụ, năng suất hạt sẽ bị giảm nghiêm
trọng, thậm chí không được thu hoạch. Theo Bell et al. (1991), điều chỉnh các mối
quan hệ tương tác giữa thời vụ gieo với mật độ là một biện pháp rất hữu hiệu nhằm
tăng năng suất và sản lượng cây họ đậu ở vùng nhiệt đới. Nghiên cứu về thời vụ và
vùng sinh thái, Jason and Pederseen (2008) cho biết, năng suất đậu tương ở thời vụ
gieo sớm tăng 10%. Việc xác định thời vụ nào sớm hay muộn phụ thuộc vào giống
đậu tương có thời gian sinh trưởng dài hay ngắn và các yếu tố môi trường. Thời vụ
gieo trồng của cây đậu tương vụ thu đông khi nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ
tháng 9 đến tháng 12 sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển của cây đậu
tương. Nghiên cứu 4 thời vụ khác nhau trong vụ Đông 2012 cho thấy thời gian
sinh trưởng của giống ĐT26 biến động từ 93-97 ngày. Thời vụ gieo 5/10, do giai
đoạn quả phát triển và chín gặp lạnh, nên thời gian sinh trưởng kéo dài 3- 4 ngày
so với thời vụ gieo sớm. Chiều cao cây của giống ĐT26 giảm dần từ 45,1 cm ở
thời vụ gieo 19/9 xuống 41,2 cm ở thời vụ gieo 5/10/2012. Thời vụ gieo trồng ảnh
hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ĐT26 trong vụ
đông. Số quả chắc/cây giảm từ 21,2 quả/cây
ở thời vụ gieo19/9 xuống 17,1 quả/cây ở thời vụ gieo 5/10. Tỷ lệ hạt/quả cũng
giảm từ 2,4 hạt/quả ở thời vụ gieo 19/9 xuống còn 2,2 hạt/quả ở thời vụ gieo 5/10.
Khối lượng 100 hạt và năng suất thực thu của ĐT26 cũng giảm dần khi gieo muộn.
Thời vụ gieo 19/9/2012, giống ĐT26 đạt năng suất 22,34 tạ/ha, thời vụ gieo 25/9,
năng suất đạt 20,87 tạ hạt/ha, thời vụ gieo 30/9, năng suất ĐT26 đạt 18,16 tạ hạt
/ha, thời vụ gieo 5/10, năng suất ĐT26 là 15,35 tạ hạt /ha, giảm 29% so với thời vụ
gieo 19/9 (Trần Thanh Bình, 2011).
Từ những kết quả trên đây, việc xác định thời vụ trồng phù hợp, đóng vai
trò quan trọng, quyết định năng suất của cây Bìm bìm. Theo kết quả nghiên cứu
của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng với Công ty Traphaco (2013) về thời vụ
tại khu thí nghiệm Khoa Nông học cho thấy bìm bìm biếc trồng tại vụ xuân hè
(tháng 4 đạt 25,33 tạ/ha) và hè thu (tháng 7) cho năng suất cao nhất đạt 30,32
tạ/ha.
2.3.3. Một số kết quả nghiên cứu về mật độ trồng
Để cây trồng sinh trưởng, phát trển tốt, cho năng suất chất lượng cao cần có
những biện pháp kỹ thuật phù hợp tác động vào cây nhằm đáp ứng nhu cầu
19
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
cần thiết của từng loại cây trồng. Mật độ gieo trồng với khoảng cách nhất định có
liên quan tới các yếu tố cấu thành năng suất. Ở mật độ thích hợp tạo điều kiện
đồng đều cho các cá thể phát huy hết khả năng sinh trưởng, phát triển thuận lợi cho
năng suất cao. Điều này được quyết định bởi quang hợp của quần thể. Cường độ
quang hợp của quần thể chịu sự chi phối của cường độ ánh sáng. Vì vậy việc quyết
định mật độ gieo trồng có ý nghĩa trong việc sử dụng ánh sáng. Do đó, trong quá
trình trồng trọt con người cần điều khiển hoạt động quang hợp bằng cách bố trí
mật độ trồng một cách hợp lý (Hà Thị Thanh Bình và cs., 2002).
Bố trí mật độ khoảng cách hợp lý, bên cạnh là biện pháp kĩ thuật giúp cây
trồng sử dụng hiệu quả nhất về đất đai, dinh dưỡng và ánh sáng để đạt năng suất
cao nhất, nó còn tạo được mối quan hệ tốt giữa các cá thể và quần thể cây trồng.
Nếu gieo trồng dày quá dẫn đến hiện tượng che khuất giữa các tầng lá, cạnh tranh
dinh dưỡng, cây sẽ phải tăng trưởng chiều cao một cách tối đa chính vì vậy sẽ làm
cho thân nhỏ, cây yếu, lá nhỏ thậm chí cây bị vóng, lốp, số lượng hoa quả ít, là
điều kiện cho sâu hại phát triển dẫn đến năng suất thấp. Ngược lại nếu trồng thưa
quá cây không phải cạnh tranh với các cây khác, có điều kiện phát triển tốt cho
năng suất cá thể cao nhưng không đảm bảo số cây trên đơn vị diện tích, năng suất
quần thể giảm, cây bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh do tính quần thể
giảm, gây lãng phí đất đai, dinh dưỡng, ánh sáng cuối cùng năng suất không cao.
Việc xác định mật độ khoảng cách hợp lý phải dựa vào đặc điểm của giống, loài và
thời vụ.
Theo Tạ Thị Thu Cúc (2007), để xác định mật độ cho mỗi loại cây trồng,
trước hết phải xác định diện tích dinh dưỡng cho một cây hay một cá thể. Tác giả
cho rằng khoảng cách, mật độ của mỗi loại cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước
hết phụ thuộc vào đặc tính của giống, đặc trưng hình thái của cây, khí hậu thời tiết
và kĩ thuật trồng trọt. Nhìn chung khi muốn tăng mật độ (mật độ hợp lí) cho một
loại cây nào đó cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp kĩ thuật khác như tăng
cường bón phân, tưới nước, phòng trừ bệnh hại, điều khiển sự sinh trưởng phát
triển của cây để nâng cao năng suất cây trồng.
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn (2001), mật độ trồng của một số cây thuốc còn
phụ thuộc vào độ phì của đất. Ví dụ đối với cây Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana), đất
có độ phì trung bình thì khoảng cách hợp lí là 30 × 15 cm (20 cây/m2
), đất có độ
phì cao thì khoảng cách là 30 × 20 cm, 40 × 15 cm, 20 × 25 cm tùy theo trồng theo
hàng dọc, hàng ngang hoặc nanh sấu. Trong kĩ thuật trồng trọt ngày nay, các
20
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
nhà khoa học và người sản xuất chú trọng nghiên cứu các biện pháp khoa học để
tăng mật độ của các loại cây trồng đáp ứng nhu cầu thâm canh cao, quỹ đất trồng
thu hẹp. Tuy nhiên phải tăng một cách hợp lí vì “các tác giả sinh thái học đã
nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và quần thể ruộng cây trồng và đều thống
nhất rằng: các giống khác nhau phản ứng với các mật độ khác nhau, việc tăng mật
độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăng còn tăng quá dày năng suất có thể
giảm xuống” (Yoshida, 1981).
Bên cạnh những nghiên cứu về thời vụ, giống, phân bón,...đã có nhiều
nghiên cứu khoa học nhằm xác định mật độ trồng thích hợp cho từng loại cây
trồng để có thể đạt được sự sinh trưởng phát triển tốt nhất cũng như năng suất cao
nhất với tiềm năng của giống. Mật độ cấy là một biện pháp kĩ thuật quan trọng, nó
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống,...
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ và khả năng đẻ nhánh của lúa lai, Yoshida
(1981) đã khẳng định: Trong ruộng cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh
khỏe và sớm thay đổi từ 20 × 20 cm đến 30 × 30 cm. Theo ông việc đẻ nhánh chỉ
xảy ra đến mật độ 300 cây/m2
, nếu tăng số dành cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh
chính cho bông. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182 - 242 dảnh/m2
.
Kết quả thí nghiệm về mật độ cây đậu tương của Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Viện cây công nghiệp Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp cho thấy:
Trong vụ xuân, đối với các giống đậu tương chín sớm (xanh lơ, cúc...) gieo mật độ
với 55 cây/m2
là vừa, với khoảng cách 30 - 35 × 5 - 6cm/ lcây. Đối với các giống
trung bình (ĐT74, ĐT78) nên gieo mật độ 40 - 45cây/m2
, với khoảng cách 30 - 40
× 5 - 7cm/ l cây. Đối với giống chín muộn (xanh lục khu, vàng Lạng Sơn) thường
gieo mật độ: 20 - 25cây/m2
, với khoảng cách 40 – 45 cm × 10 – 12 cm (Đoàn Thị
Thanh Nhàn và cs., 1996).
Đối với cây dược liệu, bộ phận thu hoạch đa dạng hơn (thân, rễ, lá, hoa,
quả, hạt,...) thì việc nghiên cứu mật độ hay khoảng cách trồng hợp lí cũng được
tiến hành trên nhiều loại cây khác nhau để đạt năng suất, phẩm chất dược liệu là
tốt nhất. Kết quả cho thấy mật độ và khoảng cách gieo trồng cây thuốc là rất phong
phú và đa dạng, mỗi một loại cây thuốc khác nhau cần có mật độ và khoảng cách
khác nhau.
Theo Phạm Văn Ý và cs. (2000), khi nghiên cứu về mật độ gieo trồng cây
Đương quy (Angelica sinensis) cho thấy: ở khoảng cách trồng dày thì cây trồng
21
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc

More Related Content

What's hot

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ - TẢI FREE TẠ...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ - TẢI FREE TẠ...ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ - TẢI FREE TẠ...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ - TẢI FREE TẠ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NƯỚC ÉP TRÁI CÂY NHẬP KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG THÀ...
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NƯỚC ÉP TRÁI CÂY NHẬP KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG THÀ...XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NƯỚC ÉP TRÁI CÂY NHẬP KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG THÀ...
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NƯỚC ÉP TRÁI CÂY NHẬP KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG THÀ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...giomaudich
 

What's hot (20)

Khóa Luận Tốt Nghiệp Năng Cao Hiệu Quả Bán Hàng Fpt Viễn Thông.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năng Cao Hiệu Quả Bán Hàng Fpt Viễn Thông.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Năng Cao Hiệu Quả Bán Hàng Fpt Viễn Thông.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Năng Cao Hiệu Quả Bán Hàng Fpt Viễn Thông.docx
 
Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY
Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY
Luận án: Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, HAY
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ - TẢI FREE TẠ...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ - TẢI FREE TẠ...ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ - TẢI FREE TẠ...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ - TẢI FREE TẠ...
 
Luận văn: Nâng cao trải nghiệm khách hàng sử dụng dịch vụ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nâng cao trải nghiệm khách hàng sử dụng dịch vụ, 9 ĐIỂMLuận văn: Nâng cao trải nghiệm khách hàng sử dụng dịch vụ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nâng cao trải nghiệm khách hàng sử dụng dịch vụ, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
 
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAYLuận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
 
Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.
Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.
Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.
 
Rèn Kỹ Năng Viết Chính Tả Của Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Lớp 2 Trường Tiểu Học.
Rèn Kỹ Năng Viết Chính Tả Của Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Lớp 2 Trường Tiểu Học.Rèn Kỹ Năng Viết Chính Tả Của Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Lớp 2 Trường Tiểu Học.
Rèn Kỹ Năng Viết Chính Tả Của Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Lớp 2 Trường Tiểu Học.
 
Khóa luận: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, HAY
Khóa luận: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, HAYKhóa luận: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, HAY
Khóa luận: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, HAY
 
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAYLuận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NƯỚC ÉP TRÁI CÂY NHẬP KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG THÀ...
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NƯỚC ÉP TRÁI CÂY NHẬP KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG THÀ...XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NƯỚC ÉP TRÁI CÂY NHẬP KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG THÀ...
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NƯỚC ÉP TRÁI CÂY NHẬP KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG THÀ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4 thông qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4 thông qua dạ...Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4 thông qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh lớp 4 thông qua dạ...
 
Phân tích thuốc bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid trong rau, HOT
Phân tích thuốc bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid trong rau, HOTPhân tích thuốc bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid trong rau, HOT
Phân tích thuốc bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid trong rau, HOT
 
Ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đ
Ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đỨng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đ
Ứng dụng mô hình ARIMA để dự báo lượng mưa vụ đông xuân, 9đ
 
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêuLuận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
 
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân ...
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân ...Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân ...
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...
 
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
 
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAYLuận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
 

Similar to Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc

Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Và Cải Tiến Hệ Thống Cây Trồng Trên Vùng Đất Ven Biển T...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Và Cải Tiến Hệ Thống Cây Trồng Trên Vùng Đất Ven Biển T...Nghiên Cứu Hiện Trạng Và Cải Tiến Hệ Thống Cây Trồng Trên Vùng Đất Ven Biển T...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Và Cải Tiến Hệ Thống Cây Trồng Trên Vùng Đất Ven Biển T...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...
Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...
Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Nghiên Cứu Cải Thiện Sinh Kế Trong Khai Thác Hải Sản Đối Với Ngư Dân Vùng Ven...
Nghiên Cứu Cải Thiện Sinh Kế Trong Khai Thác Hải Sản Đối Với Ngư Dân Vùng Ven...Nghiên Cứu Cải Thiện Sinh Kế Trong Khai Thác Hải Sản Đối Với Ngư Dân Vùng Ven...
Nghiên Cứu Cải Thiện Sinh Kế Trong Khai Thác Hải Sản Đối Với Ngư Dân Vùng Ven...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...
Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...
Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019hanhha12
 
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...nataliej4
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Của Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản.doc
Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Của Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản.docGiải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Của Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản.doc
Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Của Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản.docDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc (20)

Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Một Số Gen Kháng Bệnh Bạc Lá Nhằm Phát Triển Lúa Lai Ở Cá...
 
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.docPhát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
 
Nghiên Cứu Rủi Ro Trong Chăn Nuôi Lợn Của Hộ Nông Dân Tỉnh Hưng Yên.doc
Nghiên Cứu Rủi Ro Trong Chăn Nuôi Lợn Của Hộ Nông Dân Tỉnh Hưng Yên.docNghiên Cứu Rủi Ro Trong Chăn Nuôi Lợn Của Hộ Nông Dân Tỉnh Hưng Yên.doc
Nghiên Cứu Rủi Ro Trong Chăn Nuôi Lợn Của Hộ Nông Dân Tỉnh Hưng Yên.doc
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Và Cải Tiến Hệ Thống Cây Trồng Trên Vùng Đất Ven Biển T...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Và Cải Tiến Hệ Thống Cây Trồng Trên Vùng Đất Ven Biển T...Nghiên Cứu Hiện Trạng Và Cải Tiến Hệ Thống Cây Trồng Trên Vùng Đất Ven Biển T...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Và Cải Tiến Hệ Thống Cây Trồng Trên Vùng Đất Ven Biển T...
 
Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...
Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...
Nghiên Cứu Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Trong Các Chươn...
 
Nghiên Cứu Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Ở Vùng Ven Thành Phố Nam Định.doc
Nghiên Cứu Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Ở Vùng Ven Thành Phố Nam Định.docNghiên Cứu Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Ở Vùng Ven Thành Phố Nam Định.doc
Nghiên Cứu Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Ở Vùng Ven Thành Phố Nam Định.doc
 
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa.docPhát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa.doc
 
Nghiên Cứu Cải Thiện Sinh Kế Trong Khai Thác Hải Sản Đối Với Ngư Dân Vùng Ven...
Nghiên Cứu Cải Thiện Sinh Kế Trong Khai Thác Hải Sản Đối Với Ngư Dân Vùng Ven...Nghiên Cứu Cải Thiện Sinh Kế Trong Khai Thác Hải Sản Đối Với Ngư Dân Vùng Ven...
Nghiên Cứu Cải Thiện Sinh Kế Trong Khai Thác Hải Sản Đối Với Ngư Dân Vùng Ven...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
 
Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...
Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...
Giải Pháp Tăng Cường Tiếp Cận Thị Trường Cho Các Hộ Nông Dân Nghèo Tỉnh Phú T...
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
 
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
 
Đặc Điểm Dân Cư, Dân Tộc Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái.doc
Đặc Điểm Dân Cư, Dân Tộc Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái.docĐặc Điểm Dân Cư, Dân Tộc Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái.doc
Đặc Điểm Dân Cư, Dân Tộc Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái.doc
 
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học Và Biện Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất, P...
 
Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Của Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản.doc
Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Của Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản.docGiải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Của Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản.doc
Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Rau Quả Của Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản.doc
 
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
 
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 

Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pharbitis nil (l.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.doc

  • 1. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DƯƠNG THỊ DUYÊN NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BÌM BÌM (PHARBITIS NIL (L.) CHOISY) PHỤC VỤ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU CHẤT LƯỢNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
  • 2. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DƯƠNG THỊ DUYÊN NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BÌM BÌM (PHARBITIS NIL (L.) CHOISY) PHỤC VỤ SẢN XUẤTDƯỢC LIỆU CHẤT LƯỢNG Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Mã số : 9 62 01 10 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Ninh Thị Phíp PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh HÀ NỘI – 2019
  • 3. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2019 Tác giả luận án Dương Thị Duyên i
  • 4. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ninh Thị Phíp và PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện, động viên tinh thần về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô, các bạn sinh viên tại Bộ môn Cây công nghiệp và cây thuốc, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hết sức hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Mai Thơm - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Hải Hà - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam; Ông Trần Văn Đăng - Chủ tịch UBND xã Sao Mai, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; cảm ơn các thầy cô bạn bè tại Trường Đại học Dược Hà Nội và Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Traphaco, các anh chị em Phòng Nghiên cứu và Phát triển đã đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận án. Cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ hai bên, cảm ơn các anh chị em trong nhà, đặc biệt Chồng và Các con luôn là nguồn năng lượng khích lệ, chia sẻ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện thực hiện luận án. Cảm ơn bạn bè đồng nghiệp, đồng học các cấp luôn động viên, khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2019 Nghiên cứu sinh Dương Thị Duyên ii
  • 5. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com MỤC LỤC Lời cam đoan..................................................................................................................................i Lời cảm ơn .....................................................................................................................................ii Mục lục..........................................................................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................................vi Danh mục bảng ...........................................................................................................................vii Danh mục hình.............................................................................................................................xi Trích yếu luận án ........................................................................................................................xii Thesis abstract............................................................................................................................xiv Phần 1. Mở đầu...........................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát...........................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................2 1.3.3. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................................3 1.4. Những đóng góp mới của luận án................................................................................3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................3 1.5.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................................3 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................................4 Phần 2. Tổng quan tài liệu.......................................................................................................5 2.1. Giới thiệu chung về chi ipomoea và cây bìm bìm....................................................5 2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại và phân bố của chi Ipomoea........................................5 2.1.2. Đặc điểm chung của chi Ipomoea.................................................................................5 2.2. Một số kết quả nghiên cứu của cây bìm bìm Ipomoea nil trên thế giới và Việt Nam...........................................................................................................................8 2.3. Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trên một số cây trồng và cây dược liệu..................................................................................................................16 2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về tuyển chọn giống.....................................................17 2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về thời vụ trồng.............................................................17 2.3.3. Một số kết quả nghiên cứu về mật độ trồng.............................................................19 iii
  • 6. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 2.3.4. Một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật ngắt ngọn........................................................24 2.3.5. Một số kết quả nghiên cứu về kiểu giàn leo.............................................................25 2.3.6. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón....................................................................27 2.4. Nhận xét chung ..............................................................................................................31 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu...............................................................33 3.1. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................................33 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu......................................................Error! Bookmark not defined. 3.2. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................................33 3.2.1. Nội dung 1: Thu thập và đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống bìm bìm ...........................................................................................................................33 3.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng cúa các biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng dược liệu Bìm bìm....................................................................................34 3.2.3. Nội dung 3.......................................................................................................................34 3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................34 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu các thí nghiệm..................................................................35 3.3.2. Phương pháp tiến hánh theo dõi các chỉ tiêu............................................................39 3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và xử lí số liệu........................................................................42 Phần 4. Kết quả nghiên cứu..................................................................................................43 4.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống bìm bìm ....................43 4.1.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái rễ, thân, lá của các mẫu bìm bìm ...........43 4.1.2. Hình thái các bộ phận sinh sản của các mẫu bìm bìm............................................47 4.1.3. Đặc điểm giải phẫu của các mẫu giống bìm bìm ....................................................51 4.1.4. Mật độ nhiễm sâu hại của các mẫu giống bìm bìm ................................................64 4.1.5. Kết quả định tính đúng của các mẫu bìm bìm so với chất chuẩn a.Cafeic và mẫu chuẩn bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM)......................................................................65 4.1.6. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền dựa trên các đặc điểm hình thái, sinh trưởng của các mẫu giống bìm bìm ........................................................................................66 4.1.7. Kết quả giám định tên khoa học.....................................................................67 4.1.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất...........................................................69 4.1.9. Phân tích tương quan của một số chỉ tiêu với năng suất các mẫu giống bìm bìm ........................................................................................................................................................73 4.1.10. Chất lượng dược liệu của các mẫu giống bìm bìm................................................75 4.1.11. Nhận xét nội dung nghiên cứu ...................................................................................77 iv
  • 7. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 4.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm .............................................................................................78 4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và chất lượng dược liệu mẫu giống bìm bìm IP3 và IP6............................................................................................78 4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm mẫu giống IP3 .......................................................................................86 4.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu giàn và mật độ đến năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm.........................................................................................................94 4.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kỹ thuật ngắt ngọn đến năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm IP3....................................................................................102 4.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ và liều lượng của N-P-K đến năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm IP3....................................................................................110 4.2.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm IP3..........................................................................................................118 4.2.7. Nội dung quy trình được bổ sung cải tiến sau khi nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật................................................................................................................................126 4.3. Triển khai thử nghiệm mô hình trồng bìm bìm.....................................................126 4.3.1. Kết quả về thời gian sinh trưởng của bìm bìm khi thử nghiệm mô hình .........126 4.3.2. Kết quả về các chỉ tiêu phát triển rễ thân và lá của bìm bìm khi thử nghiệm mô hình.................................................................................................................................127 4.3.3. Chỉ số LAI, SPAD và khả năng tích lũy chất khô của cây bìm bìm tại các mô hình thử nghiệm...........................................................................................................128 4.3.4. Kết quả về các chỉ tiêu về cấu thành năng suất khi thử nghiệm mô hình........129 4.3.5. Kết quả về các chỉ tiêu năng suất khi thử nghiệm mô hình ................................130 4.3.6. Kết quả về chỉ tiêu chất lượng dược liệu bìm bìm khi thử nghiệm mô hình...130 4.3.7. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng..................................................................131 Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................133 5.1. Kết luận..........................................................................................................................133 5.2. Kiến nghị và đề xuất...................................................................................................133 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án...........................................135 Tài liệu tham khảo....................................................................................................................136 Phục lục ......................................................................................................................................145 v
  • 8. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVTV CK cs CT CV(%) Đ/C DĐTQ DĐVN IV ĐVT Edo FAO Bảo vệ thực vật Chất khô Cộng sự Công thức Hệ số biến động (Coefficient of variation) hay còn gọi là sai số thí nghiệm Đối chứng Dược điển Trung Quốc Dược điển Việt Nam IV Đơn vị tính Là một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản từ năm 1603 đến năm 1868 Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization) h Giờ LAI LSD0,05 MH NN&PTNT NSCT NSLT NSTT NTSYS NXB P1000 R mm Sgiờ SKLM SPAD TB UBND VSSG Σ (t0C) Chỉ số diện tích lá Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05 (Least Significant Difference) Mô hình Nông nghiệp và phát triển nông thôn Năng suất cá thể Năng suất lý thyết Năng suất thực thu Phần mềm thống kê đặc điểm di truyền NXB Khối lượng 1000 hạt Tổng lượng mưa (mm) Tổng số giờ nắng (giờ) Sắc kí lớp mỏng Chỉ số hàm lượng chất diệp lục Trung bình Ủy ban Nhân dân Vi sinh sông Gianh Tổng nhiệt độ (0C) vi
  • 9. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Đặc điểm đài hoa của một số loài mang tên bìm bìm..............................................6 2.2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng đa lượng của cây......................................................28 3.1. Thông tin các mẫu giống sử dụng trong nghiên cứu..............................................33 3.2. Nội dung cải tiến của quy trình nghiên cứu so với quy trình đối chứng ...........38 4.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái rễ, thân, lá của các mẫu bìm bìm...........44 4.2. Đặc điểm hình thái các cơ quan sinh sản của các mẫu bìm bìm .........................47 4.3. Cấu tạo giải phẫu rễ của các mẫu giống bìm bìm...................................................52 4.4. Kết quả giải phẫu thân của các mẫu giống bìm bìm ..............................................54 4.5. Kết quả giải phẫu gân chính của lá các mẫu giống bìm bìm................................56 4.6. Cấu tạo giải phẫu phiến lá của các mẫu giống bìm bìm........................................58 4.7. Thời gian của giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống bìm bìm ..59 4.8. Đặc điểm sinh trưởng rễ, thân, lá, hoa của các mẫu giống bìm bìm (theo dõi tại 90 ngày sau trồng)...................................................................................................61 4.9. Chỉ số LAI, SPAD và khả năng tích lũy chất khô qua 3 giai đoạn sinh trưởng của các mẫu giống bìm bìm...........................................................................63 4.10. Mật độ nhiễm sâu hại của các mẫu giống bìm bìm................................................65 4.11. Kết quả giám định tên hoa khọc của các mẫu bìm bìm.........................................68 4.12. Các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống của các mẫu bìm bìm trong vụ xuân và vụ thu năm 2012 - 2013...............................................................70 4.13. Năng suất cá thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các mẫu giống giống bìm bìm ....................................................................................................72 4.14. Chất lượng dược liệu của các mẫu giống bìm bìm.................................................76 4.15. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của hai mẫu giống bìm bìm IP3 và IP6............................................................................................78 4.16. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chỉ số LAI, SPAD, tích lũy chất khô của hai mẫu giống bìm bìm IP3 và IP6 ....................................................................81 4.17. Thời vụ gieo trồng ảnh hưởng đến mật độ nhiễm một số sâu hại trên mẫu giống IP3 và IP6............................................................................................................82 vii
  • 10. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 4.18. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của hai mẫu giống bìm bìm IP3 và IP6............................................................................83 4.19. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất của của hai mẫu giống bìm bìm IP3 và IP6...............................................................................................................................84 4.20. Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu giống bìm bìm ...........................................................................................................................85 4.21. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trồng đến thời gian, tỷ lệ mọc mầm và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của mẫu giống IP3................................87 4.22. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trồng đến chỉ số LAI, SPAD, tích lũy chất khô qua các giai đoạn của mẫu giống IP3................................................................89 4.23. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ đến mật độ nhiễm sâu, bệnh của mẫu giống bìm bìm IP3 ........................................................................................................90 4.24. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của mẫu giống bìm bìm IP3 ...............................................................................................91 4.25. Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trồng đến năng suất của mẫu giống bìm bìm IP3 ............................................................................................................................92 4.26. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến chất lượng dược liệu bìm bìm mẫu giống IP3.........................................................................................................................93 4.27. Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ trồng đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển .........................................................................................94 4.28. Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ trồng đến chỉ số LAI , SPAD và khả năng tích lũy chất khô qua 3 giai đoạn sinh trưởng...............................................96 4.29. Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ trồng đến mức độ nhiễm một số loại sâu hại chính...................................................................................................................97 4.30. Ảnh hưởng mật độ trồng và kiểu giàn leo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây bìm bìm biếc ...................................................................98 4.31. Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ trồng đến năng suất cây bìm bìm ....100 4.32. Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ đến một số chỉ tiêu chất lượng của giống bìm bìm..............................................................................................................101 4.33. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của mẫu giống bìm bìm .....................................................102 viii
  • 11. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 4.34. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến chỉ số LAI, SPAD và khả năng tích lũy chất khô của mẫu giống bìm bìm IP3...............................104 4.35. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây bìm bìm........................................................................................106 4.36. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến năng suất của mẫu giống bìm bìm..............................................................................................................108 4.37. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến chất lượng dược liệu........................................................................................................................109 4.38. Kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm......................................................110 4.39. Ảnh hưởng của tỉ lệ và liều lượng phân bón N:P:K đến thời gian của các giai đoạn sinh trưởng, phát triển..............................................................................111 4.40. Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến chỉ số LAI, SPAD và khả năng tích lũy chất khô ................................................................................................112 4.41. Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến mật độ nhiễm sâu hại của IP3 ..................................................................................................................................113 4.42. Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến các yếu tố cấu thành năng suất .......................................................................................................................114 4.43. Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến năng suất ................................115 4.44. Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến chất lượng dược liệu............116 4.45. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân cây bìm bìm...............................117 4.46. Kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm......................................................118 4.47. Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến thời gian sinh của cây bìm bìm...........120 4.48. Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến chỉ số diện tích lá (LAI), chỉ số SPAD và khả năng tích lũy chất khô...................................................................................121 4.49. Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến mật độ nhiễm sâu bệnh.........................121 4.50. Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến các yếu tố cấu thành năng suất của bìm bìm IP3..................................................................................................................122 4.51. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón N:P:K đến năng suất hạt bìm bìm.........123 4.52. Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến chất lượng dược liệu..............................124 4.53. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân.......................................................125 4.54. Kết quả về thời gian sinh trưởng ở mỗi giai đoạn của cây bìm bìm khi thử nghiệm mô hình...........................................................................................................127 ix
  • 12. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 4.55. Khả năng sinh trưởng của cây bìm bìm tại các mô hình thử nghiệm...............128 4.56. Kết quả về các chỉ tiêu về chỉ số LAI, SPAD và khả năng tích lũy chất khô khi thử nghiệm mô hình.............................................................................................128 4.57. Kết quả về chỉ tiêu cấu thành năng suất của bìm bìm khi thử nghiệm mô hình..........................................................................................................................129 4.58. Kết quả về năng suất khi áp thử nghiệm mô hình ................................................130 4.59. Kết quả về chất lượng khi áp thử nghiệm mô hình ..............................................131 4.60. Hiệu quả kinh tế sau áp dụng quy trình trồng nghiên cứu và quy trình trồng đối chứng với cây bìm bìm .......................................................................................132 x
  • 13. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 4.1. Đặc điểm hình thái các cơ quan sinh dưỡng và hình thái hoa nở của các mẫu bìm bìm ...........................................................................................................................46 4.2. Đặc điểm hình thái các cơ quan sinh sản của các mẫu giống bìm bìm..............50 4.3. Cấu tạo giải phẫu rễ bìm bìm IP3 ..............................................................................51 4.4. Cấu tạo giải phẫu thân bìm bìm IP3..........................................................................54 4.5. Cấu tạo giải phẫu gân lá chính của bìm bìm IP3 ....................................................56 4.6. Cấu tạo giải phẫu phiến lá của bìm bìm IP3............................................................58 4.7. Kết quả chạy sắc ký lớp mỏng....................................................................................66 4.8. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền của các mẫu giống bìm bìm .......................67 4.9. Phân tích tương quan của một số chỉ tiêu sinh trưởng với năng suất các mẫu giống bìm bìm................................................................................................................73 4.10. Tương quan giải phẫu rễ, thân và lá với năng suất các mẫu giống.....................74 xi
  • 14. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Dương Thị Duyên Tên Luận án: Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (Pharbitits nil (L.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng. Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9 62 01 10 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu góp phần tuyển chọn giống bìm bìm cho năng suất và chất lượng, phù hợp với vùng sản xuất. Xác định các biện pháp kỹ thuật (thời vụ, phân bón, mật độ, kiểu giàn leo, ngắt ngọn) phù hợp cho cây bìm bìm góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng bìm bìm làm nguyên liệu cho ngành dược. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng 10 mẫu giống bìm bìm (Pharbitis sp) đang được sử dụng làm dược liệu, thu thập từ các địa phương ở Việt Nam và Trung Quốc được ký hiệu từ IP1 đến IP10, trong quá trình làm thí nghiệm 3 mẫu giống không mọc mầm nên không tiếp tục theo dõi từ thí nghiệm 2. Thực hiện nghiên cứu các thí nghiệm về xác định giống và các thí nghiệm về các biện pháp kỹ thuật (thời vụ, phân bón, mật độ, giàn leo, ngắt ngọn). Các thí nghiệm 1 nhân tố hoặc 2 nhân tố đều bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm được bố trí từ 5 – 10 m2 . Phương pháp phân tích chất lượng dược liệu hạt bìm bìm theo Dược điển Trung Quốc 2010 tại Khoa công nghệ thực phẩm Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Phân tích dinh dưỡng đất trước và sau thí nghiệm: Chất hữu cơ – phương pháp Walkey –Back, đạm tổng số - Phương pháp Kjieldahl tại Viện Quy Hoạch Nông nghiệp. Phân tích giám định tên khoa học tại bộ môn Thực vật Trường Đại học Dược; Giải phẫu tại Bộ môn Thực vật Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đánh giá đa dạng di truyền của các mẫu giống bìm bìm bằng chương trình NTSYS 2.1, đánh giá hệ số tương quan phần mềm R. Địa điểm thí nghiệm được thực hiện tại Hà Nội, Bắc Giang. Thời gian thực hiện từ năm 2012 – 2017. Kết quả chính và kết luận Đánh giá đa dạng di truyền và giám định tên khoa học của các mẫu giống bìm bìm trong thí nghiệm thuộc 3 loài khác nhau: loài Ipomoea nil (L.) Roth gồm IP1; IP3; xii
  • 15. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com IP5; IP6, loài Ipomoea purpurea (L.) Roth gồm IP4; IP7 và loài Ipomoea indica (Burm.) Merr. gồm IP2. Các đặc điểm khác biệt giữa các nhóm giống là thời gian sinh trưởng, màu sắc tràng hoa, màu sắc hạt và khối lượng hạt. Đã xác định được 2 mẫu giống bìm bìm, thuộc loài Ipomoea nil (L.): IP3; IP6, trong đó IP6 cho năng suất cao nhất đạt 13,96 tạ/ha, hàm lượng chất chiết đứng thứ 2 đạt 22,04 %, IP3 cho năng suất đứng thứ 3 đạt 13,85 tạ/ha, hàm lượng chất chiết cao nhất đạt 23,39 %. Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc bìm bìm: Thời vụ trồng bìm bìm trong vụ thu từ 1/7 đến 1/8 với mật độ trồng 150.000 cây/ha, sử dụng kiểu giàn leo khung hình chữ H, không ngắt ngọn cho cây bìm bìm và áp dụng chế độ phân bón phù hợp: Công thức bón phân cho năng suất cao nhất đới với bìm bìm là: 2 tấn phân vi sinh Sông Gianh + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha, năng suất và chất lượng bìm bìm đạt cao nhất. xiii
  • 16. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com THESIS ABSTRACT PhD candidate: Duong Thi Duyen Thesis title : Research on determining varieties and some techniques of planting Morning glory accessions (Pharbitis nil (L.) Choisy) for qualitatively medicinal material production. Major: Crop science Code: 9 62 01 10 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Research on contributing to select the variety of glory morning with high productivity and quality for medicinal material production and suitable for the ecological areas. Identifying of optimal techniques (season, fertilizer, density, trellising, topping) to improve the technical process of planting Morning glory using medicinal materials for pharmaceutical industry. Materials and Methods Using 10 accessions of Pharbitis sp collected from locals in Vietnam and China, which were marked from IP1 to IP10, during the experiment 1, of 3 accessions without germinating so discontinue from experiment 2. Conducting on experiments of assessing accessions and planting techniques (seasonal, fertilizer, density, trellising, topping). One- factor or two-factor experiments is conducted following the Randomized Complete Block Design with 3 replications. The area of each plot is arranged from 5 - 10 m2 . Analysis of quality of seed by China Pharmacopoeia 2010 at the Faculty of Food Technology, Vietnam National University of Agriculture. Analysis of soil nutrients before and after experiment: Organic matter - Walkey method - Total protein - Kjieldahl method at Institute of Agricultural Planning Identifying the scientific names in the Botanical Department University Pharmacy; anatomy at the Botanical Department of Plant Sciences, Vietnam National University of Agriculture. Evaluating the genetic diversity of accessions by using the NTSYS 2.1 Program, evaluating the selectivity coefficient with the software R. Experimental location were conducted in Hanoi, Bac Giang. The implementation period is from 2012 - 2017. Main findings and conclusions Results of evaluation of genetic diversity and of identification of scientific name of 7 morning glory accessions were classified 3 different species: Ipomoea nil (L.) Roth xiv
  • 17. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com (synonym: Ipomoea nil (L.) Choisy): IP1; IP3; IP5; IP6; Ipomoea purpurea (L.) Roth: IP4; IP7 and Ipomoea indica (Burm.) Merr. (synonym: Ipomoea congesta R. Br.): IP2. The different characteristics between accession groups are growth time, corolla color, seed color and seed weight. Identifying 3 Morning glory accessions (Ipomoea nil (L.) ) were : IP1; IP3; IP6, in which IP6 has the highest yield of 13.96 quintals/ha, the second extracted subtance content was 22.04%, IP3 has the third yield with 13.85 quintals / ha,the highest extracted subtance content reached 23.39%. Identifying some techniques for planting and taking care Morning glory accessions 150,000 plants per hectare, using the H-shape climbing technique, no cutting the branches of Morning glory and applying the appropriate fertilizer is: 2 tons of fertilizer Song giang microbiology + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha obtained the highest of productivity and quality. xv
  • 18. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, họ Khoai lang (Convolvulaceae) có 20 chi với khoảng 100 loài. Trong đó, chi Ipomoea là chi lớn nhất, phân bố rộng khắp cả nước với khoảng 35 loài, bao gồm một số loài là cây trồng như cây rau muống, khoai lang..., còn lại đều là cây mọc tự nhiên. (Nguyễn Tiến Bân, 1997; Viện Dược liệu, 2004). Tại Việt Nam gồm có 5117 loài, thuộc 1823 chi, 360 họ, của 8 ngành Thực vật bậc cao có mạch cùng với một số loài thuộc nhóm Tảo lớn, Rêu và Nấm lớn có công dụng làm thuốc (Viện Dược liệu, 2017). Một số loài được phát hiện và sử dụng làm thuốc chữa bệnh như: Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis), Đinh lăng (Polyscias fruticosa), Ba kích (Gynochthodes officinalis), bìm bìm biếc (Pharbitis nil)… Cây bìm bìm biếc (Pharbitis nil (L.) Choisy hoặc gọi tên đồng danh là Ipomoea nil (L.), thuộc chi Ipomoea, họ Khoai Lang (Convolvulaceae) là cây thân thảo, phân bố rộng rãi ở khắp các vùng trong cả nước (Nguyễn Tiến Bân, 1997; Viện Dược liệu, 2004). Trong Y học cổ truyền, hạt bìm bìm biếc được sử dụng với tác dụng điều trị viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; táo bón; giun đũa, sán xơ mít và hen suyễn có đờm (Võ Văn Chi, 2004; Đỗ Tất Lợi, 2004). Trong Y học hiện đại, hạt Bìm bìm biếc được sử dụng trong các chế phẩm có tác dụng nhuận gan, lợi mật, thông tiểu, giải độc. Hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội ngày càng được quan tâm và chú trọng. Với hoạt động cuộc sống ăn nhanh, uống vội, lao động căng thẳng như thực tại, con người đã phải đối mặt với nhiều biểu hiện suy giảm sức khỏe, suy giảm một số chức năng. Trong đó, cần kể đến sự suy giảm các chức năng về gan, mật, giải độc... Và cây bìm bìm biếc có tác dụng rất tốt trong việc điều trị này. Tuy nhiên, trên thực tế hạt bìm bìm là nguyên liệu sản xuất thuốc (boganic, bổ gan...) chủ yếu được khai thác từ tự nhiên hoặc nhập từ Trung Quốc dẫn đến chất lượng dược liệu không đồng đều, không ổn định, khó kiểm soát. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu đầu vào, ảnh hưởng đến hiệu quả trong điều trị bệnh. Do đó, việc nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu về số 1
  • 19. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com lượng cũng như chất lượng dược liệu là rất cần thiết. Nghiên cứu đưa cây bìm bìm vào trồng trọt là một trong những giải pháp có tính bền vững, đem lại hiệu quả cao trong việc trồng và phát triển nguồn dược liệu chất lượng, góp phần chủ động nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lượng dược liệu. Trong khi đó, việc nghiên cứu về nguồn gen này ở Việt Nam còn chưa được quan tâm. Cũng chính vì vậy việc chọn lựa giống và xác định biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho cây bìm bìm là rất cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu góp phần tuyển chọn giống bìm bìm năng suất và chất lượng dược liệu phù hợp với vùng sản xuất. Xác định các biện pháp kỹ thuật (thời vụ, phân bón, mật độ, kiểu giàn leo, kỹ thuật ngắt ngọn) phù hợp cho cây bìm bìm góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng bìm bìm làm nguyên liệu cho ngành dược. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Thu thập và đánh giá được đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống trong nghiên cứu, tuyển chọn mẫu giống cho năng suất và chất lượng dược liệu tối ưu. - Đánh giá được ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật: thời vụ trồng; mật độ, khoảng cách gieo trồng; phương pháp làm giàn leo; kỹ thuật ngắt ngọn và chế độ bón phân từ đó xác định các biện pháp kỹ thuật trồng bìm bìm năng suất cao, chất lượng dược liệu ổn định. - Thử nghiệm mô hình trồng bìm bìm năng suất, chất lượng tại Gia Lâm – Hà Nội và TP. Bắc Giang – Bắc Giang. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Là các mẫu hạt giống bìm bìm được thu thập từ các địa phương của Việt Nam được đối chứng với mẫu giống thu từ Trung Quốc. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 12 năm 2017. 2
  • 20. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 1.3.3. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu các nội dung tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội: thực hiện thí nghiệm, phân tích hình thái vi phẫu. Giám định tên khoa học tại Trường Đại học Dược Hà Nội. Phân tích chất lượng dược liệu tại Khoa Công nghệ thực phẩm - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Phân tích đất tại Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. Thử nghiệm mô hình trồng tại huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội và TP. Bắc Giang. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Thông qua đánh giá đa dạng di truyền và giám định tên khoa học đã xác định được các mẫu giống bìm bìm trong thí nghiệm thuộc 3 loài khác nhau: Ipomoea nil (L.) Roth (synonym: Pharbitis nil (L.) Choisy): IP1; IP3; IP5; IP6; Ipomoea purpurea (L.) Roth: IP4; IP7; Ipomoea indica (Burm.) Merr. (synonym: Ipomoea congesta R. Br.): IP2. Các đặc điểm khác biệt giữa các nhóm giống là thời gian sinh trưởng, màu sắc tràng hoa, màu sắc hạt và khối lượng hạt. Đã xác định được mẫu giống bìm bìm IP3 của Việt Nam và IP6 của Trung Quốc, đều thuộc loài Ipomoea nil (L.). Trong đó IP3 cho năng suất đạt 13,85 tạ/ha, hàm lượng chất chiết đạt 23,39 % và IP6 cho năng suất đạt 13,96 tạ/ha, hàm lượng chất chiết đạt 22,04 %. Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng chăm sóc bìm bìm: Thời vụ trồng bìm bìm trong vụ thu – đầu tháng 7 (1/7) với mật độ trồng 150.000 cây/ha, sử dụng kiểu giàn leo khung hình chữ H, không ngắt ngọn cho cây bìm bìm và áp dụng chế độ phân bón phù hợp: Công thức bón phân cho năng suất cao nhất đối với bìm bìm là: 2 tấn phân VSSG + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O, năng suất và chất lượng bìm bìm đạt cao nhất. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Đây là một nghiên cứu khoa học có hệ thống đối với cây bìm bìm tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài là các dẫn liệu khoa học có giá trị để xác định loài, giống bìm bìm, cũng như các biện pháp kỹ thuật trong việc cải tiến quy trình trồng Bìm bìm cho năng suất và chất lượng. 3
  • 21. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com - Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu về cây dược liệu nói chung và cây Bìm bìm nói riêng. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc giám định được tên khoa học, xác định được một số mẫu giống bìm bìm tiềm năng và một số biện pháp kỹ thuật canh tác cơ bản phù hợp cho cây bìm bìm sinh trưởng phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao trong vụ thu sẽ góp phần vào việc hoàn thiện qui trình canh tác, mở rộng diện tích trồng bìm bìm phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng. 4
  • 22. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI IPOMOEA VÀ CÂY BÌM BÌM 2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại và phân bố của chi Ipomoea Theo tài liệu ghi chép được từ đông y Trung Quốc cách đây hơn 1000 năm, Ipomoea nil được ghi nhận đầu tiên khi được sử dụng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Sau đó Ipomoea nil du nhập sang Nhật bản và được dùng làm cảnh. Cách đây khoảng 200 năm, vào thời kì Edo, bìm bìm Ipomoea nil được coi là cây trồng đóng vai trò quan trọng trong làm vườn (Lee, 2015). Theo Lê Đình Bích (2005), họ Khoai lang (Convolvulaceae) gồm hơn 100 chi phân bố rông khắp trên thế giới với hơn 1600 loài. Chi Ipomoea là một chi lớn gồm khoảng 500 loài, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi và châu Mỹ (Viện Dược liệu, 2004). Cây bìm bìm thuộc chi Ipomoea, họ Khoai lang Convolvulaceae. Trên thế giới, cây bìm bìm biếc mọc ở Ấn độ, Indonesia, Thái Lan, Philippin, Trung Quốc... Ở Việt Nam, họ Khoai lang gồm 20 chi với khoảng 100 loài. Trong đó, chi Ipomoea chiếm số loài lớn nhất với khoảng 35 loài. Một số loài là cây trồng như rau muống, khoai lang, còn lại mọc tự nhiên, mọc hoang ở nhiều tỉnh, thường mọc ở vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, mọc hoang dại ở các bờ rào trong vườn, ven đường đi, phân bố rộng khắp tại các vùng trong cả nước như: Tam Đảo, Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội (chủ yếu Hà Tây cũ) và một số nơi khác (Đỗ Huy Bích và cs., 2004). 2.1.2. Đặc điểm chung của chi Ipomoea Đặc điểm hình thái của chi Ipomoea Theo thực vật chí Đông Dương, các loài thuộc chi Ipomoea có một số đặc điểm chung sau đây: Cây thảo hoặc dây leo, có tua cuốn, bò sát đất, hiếm khi đứng thẳng. Lá mọc so le, mép lá nguyên hoặc chia thùy, gốc lá hình tim. Cụm hoa xim, có chồi nách, một hoặc nhiều hoa; có lá bắc, rụng sớm hoặc vĩnh viễn. Hoa màu tím, trắng hoặc vàng. Lá đài ở bên thường lớn hơn, hiếm khi nhỏ hoặc tất cả bằng nhau. Tràng hoa hình chuông, hình phễu hoặc hình ống hẹp hoặc không hẹp; phiến hoa có 5 nếp, chia thùy ngắn. Nhị hoa bằng nhau hoặc không, hiếm khi đính ở giữa ống hay bên trên mà thường dính phía đáy ống, gần như luôn thụt vào. Bao phấn 5
  • 23. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com thẳng hoặc cong, hoặc cuộn lại thành hình xoắn ốc sau khi mở. Chỉ nhị luôn nhú, đính với bầu nhụy ở bên trên. Đĩa mật có hình ống, ngắn, nằm ở đáy bầu. Bầu nhụy 2 ô, mỗi ô 2 lá noãn, hiếm khi 3-4 ô; vòi nhụy mảnh như sợi chỉ. Quả nang, hình cầu hoặc ovan. Hạt hình tròn, nhẵn hoặc có nhiều lông (Devall, 1992). Một số loài mang tên bìm bìm thuộc chi Ipomoea Theo khóa phân loại của Trung Quốc của Wu (1995) các loài mang tên bìm bìm gồm: I. indica, I. purpurea, I. nil, I. hederacea khác nhau về đặc điểm của đài hoa. Bảng 2.1. Đặc điểm đài hoa của một số loài mang tên bìm bìm I. Indica I. Purpurea I. Nil I. Hederacea Đặc Lông Lông cứng, gốc điểm mềm đài hoa phình lên đài hoặc Lá đài hình mũi Lá đài hình mũi mác, màu xanh, có đỉnh kéo lông tơ, hoa mác rộng có đỉnh dài hơn so với toàn bộ hoa hoặc thu hẹp, màu nhẵn Đỉnh lá đài thu hẹp Đỉnh lá đài thu hẹp xanh, ngắn hoặc dần dần, gần thẳng, đột ngột, gần như lan dài hơn hoa. không lan rộng rộng hoặc gần tròn Nguồn: Wu (1995) Đặc điểm hình thái loài bìm bìm biếc (Ipomoea nil (L.) Roth): Theo Đỗ Huy Bích và cs. (2004), bìm bìm biếc có đăc điểm: Thân mảnh, dây leo quấn, có những điểm lông hình sao, lá mọc so le, hình tim, phiến lá nguyên hay xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới; cuống lá dài 5 – 9 cm, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hoặc lam nhạt, lớn, mọc thành xim 1 – 3 hoa ở kẽ lá. Đài có 5 răng đều, hẹp nhọn. Tràng hình phễu, ống màu trắng, 4 cánh mỏng hàn liền. Nhị 5, không đều, dính ở gốc tràng, không thò ra ngoài. Chỉ nhị phồng, có lông ở gốc. Bao phấn hình mũi tên. Bầu giữa, 3 ô, mỗi ô 2 lá noãn. Vòi nhụy mảnh như sợi chỉ, đính noãn trung tâm. Quả nang, hình cầu, nhẵn, đường kính 8 mm, 3 ngăn. Hạt 2 – 4, hình 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹt, nhẵn, màu đen hoặc trắng, dài 5 – 8 mm, rộng 3 – 5 mm. Mùa hoa quả kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6, quả chín vào các tháng 7 – 10, nông dân hái về đập lấy hạt phơi khô. 6
  • 24. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com Cây bìm bìm biếc ưa ẩm, ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Trong một năm, thân và cành có thể vươn dài đến 10 m. Cây có khả năng đẻ nhánh khỏe từ các chồi ở kẽ lá. Cây ra hoa quả nhiều hằng năm. Số cây con mọc từ hạt xung quanh cây mẹ cũng thấy nhiều. Khi cây bị chặt phá nhiều trong năm, phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh được (Đỗ Huy Bích và cs., 2004). Thành phần hóa học: Theo Võ Văn Chi (2004), thành phần hoá học của hạt bìm bìm biếc gồm có glucosid, nhựa 14,2 – 15,3%. Các thành phần hoá học khác của hạt cây bìm bìm biếc (Ipomoea nil (L.) Choisy.) được nêu trong cuốn Encyclopedia of Traditional Chinese Medicines (2010), gồm có: Chanoclavine, Elymoclavine, Acid Gallic, Gibberellin A3, Gibberellin A5, Gibberellin A20, Isopenniclavine, Lysergol, Acid Nilic, Penniclavine, Acid Pentanic. Công dụng Hạt bìm bìm biếc hay còn gọi là khiên ngưu tử được sử dụng để điều trị viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; táo bón; giun đũa, sán xơ mít và hen suyễn có đờm (Đỗ Tất Lợi, 2004). Một số đơn thuốc có hạt bìm bìm biếc: Chữa các chứng phù thũng, chướng: Bài 1: Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn tùy theo bệnh, có thể uống tới 40g. Bài thuốc này có tác dụng chữa phù thũng, nằm ngồi không được. Bài 2: (Châu xa hoàn): Khiên ngưu 40g, đại hoàng 20g, cam toại 10g, đại kích 10g, nguyên hoa 10g, thanh bì 10g, trần bì 10g, mộc hương 5g, khinh phấn 1g. Tất cả tán mịn, trộn đều, hoàn thành viên, ngày uống 1 lần, mỗi lần 3g. Có tác dụng lợi thủy, hành khí. Dùng trong trường hợp bụng trướng, chân tay phù nề, ngực bụng đầy tức, khó thở, đại tiện bí, tiểu tiện ít. Bài 3: Trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mãn tính: Khiên ngưu tử 80g, hồi hương 40g. Tât cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục trong 2 – 3 ngày. Bài 4: Chữa phù do viêm thận: Khiên ngưu tử 100g, nghiền mịn: táo tàu 80g, hấp chín, bỏ hột, giã nát, gừng tươi 500g, giã nát vắt lấy nước, bỏ bã. Tất cả 7
  • 25. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com đem trộn đều thành một thứ bột nhão, cho vào nồi hấp 30 phút, trộn đều, lại hấp thêm 30 phút nữa là được. Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3 lần: sáng – trưa – chiều, mỗi lần uống 1 phần, sau 2 – 5 ngày thì hết; kiêng muối trong 3 tháng (Đỗ Tất Lợi, 2004). Bài thuốc sử dụng vị thuốc Khiên ngưu tử sử dụng tại Việt Nam như: Thuốc BOGANIC là sản phẩm của công ty dược phẩm Traphaco- một trong những công ty dược phẩm hàng đầu Việt Nam. Thuốc BOGANIC giúp phòng và hỗ trợ điều trị viêm gan do thuốc, hóa chất, tăng cường chức năng gan – giải độc – mát gan. Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến và cũng được bán rộng rãi trên các nhà thuốc trong cả nước. Với thành phần và liều dùng như sau: 1 viên nang mềm: Cao Actiso 200mg, Cao rau đắng đất 150mg, Cao bìm bìm 16mg, tá dược vừa đủ, dùng cho người lớn: mỗi lần 1-2 viên, ngày 3 lần, dùng cho trẻ em trên 8 tuổi: mỗi lần 1 viên, ngày 2-3 lần. với 1 viên bao đường/ 1 viên bao phim: Cao Actiso 100mg, Cao rau đắng đất 75mg, cao bìm bìm 7,5g, tá dược vừa đủ, dùng cho người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 – 4 viên, dùng cho trẻ em: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên. 2.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÂY BÌM BÌM IPOMOEA NIL TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện sinh thái tới sinh trưởng và phát triển của cây bìm bìm Ipomoea nil Cây bìm bìm Ipomoea nil phản ứng với quang chu kì rất chặt chẽ, đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng. Một số nghiên cứu về cây bìm bìm Ipomoea nil trên dòng Violet cho rằng ở nhiệt độ tối ưu từ 25 - 30o C, thời gian cảm ứng tối thích hợp nhất là 16h, cây bìm bìm IP.nil sẽ cho hoa nhiều nhất (Takimoto, 1964). Tác giả cũng tiến hành thí nghiệm trong các nhiệt độ khác nhau với các khoảng thời gian cảm ứng tối khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng để cây có thể ra hoa ở nhiệt độ càng thấp thì thời gian cảm ứng tối yêu cầu cũng cần phải nhiều hơn. Nếu cây bìm bìm Ipomoea nil được liên tục chiếu sáng trước thời kỳ cảm ứng trong tối thì sự ra hoa tăng gần như tuyến tính trong thời gian cảm ứng tối. Nếu cây được kích thích bằng 8 hoặc 12 giờ chiếu sáng trước 8 giờ cảm ứng tối thì sự ra hoa tăng từng bước, chứng tỏ một nhịp sinh học đã được thay đổi để đáp ứng với chu kỳ ánh sáng (quang kỳ) và nhịp này bắt đầu hình thành khi được chiếu sáng. Tuy nhiên, thời gian tác động ngắt quãng bởi ánh sáng đỏ thì không thay 8
  • 26. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com đổi ở bất kỳ nhiệt độ nào. Như vậy, đối với cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth, có ít nhất 3 kiểu thời gian tác động lên sự ra hoa theo quang chu kỳ: thứ nhất là khoảng thời gian mà sự ra hoa tăng theo thời gian trong tối, thời kỳ này rất nhạy cảm với nhiệt độ; thứ hai là thời gian bắt đầu nhịp sinh học (được tính từ khi cây được chiếu sáng); thứ 3 là khoảng thời gian không nhạy cảm với nhiệt độ nhưng nhạy cảm với ánh sáng, tối đa trong 8h đầu khi bắt đầu cảm ứng tối. Để có được khoảng thứ 3, cây cần được chiếu sáng ít nhất 4 giờ trước khi đưa vào cảm ứng tối (Takimoto, 1964). Cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth dòng Violet cũng thường được sử dụng như là cây mô hình cho các nghiên cứu về quang chu kì vì các đặc tính tốt của nó như: (1) cây có thể ra hoa ngay sau một chu kỳ chiếu sáng ngày đêm (Imamura and Marushige, 1976); (2) lá mầm rất nhạy cảm với quang chu kì (Vince-Prue and Gressel, 1985); (3) hạt Mọc mầm nhanh (sau 2 ngày ở khoảng nhiệt độ 25o C) (Vince-Prue and Gressel, 1985); (4) hoa phát triển rất nhanh và cho phép thu thập số liệu trong khoảng từ sau khi hoa nở từ 3 - 4 tuần. Nghiên cứu về sự ra hoa trên tác động của chênh lệch thời gian chiếu sáng và nhiệt độ ngày đêm của Cheryl and John (1997) trên cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth dòng Violet, khẳng định tỉ lệ giữa thời gian chiếu sáng ngày và đêm cũng như nhiệt độ ảnh hưởng đến tỷ lệ nở hoa trên cây và tỷ lệ cây cho hoa ở chồi và nách. Tỷ lệ nở hoa tăng khi nhiệt độ ban ngày tăng từ 12 tới 30o C, nhiệt độ ban đêm tăng từ 24 tới 30o C và đạt cao nhất khi tỉ lệ nhiệt độ ngày và đêm là 24/30 hoặc 30/30. Tuy nhiên, Ikeda (1965) lại cho rằng cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth chỉ ra hoa trong điều kiện 16h cảm ứng tối tại 25o C và không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban ngày. Có sự khác nhau như vậy là do điều kiện thí nghiệm ở độ tuổi cây khác nhau và chất lượng ánh sáng khác nhau. Cùng với đó, theo King et al. (1978), Shinozaki (1972), Ikeda (1959) and Cheryl (1997) đều khẳng định bức xạ không ảnh hưởng tới sự ra hoa trên cây Bìm bìm. Đỗ Huy Bích và cs. (2004) cho rằng cây bìm bìm biếc ưa ẩm, ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Cây bìm bìm thích nghi với đất ẩm, giàu dinh dưỡng, nhưng có thể thích nghi rộng với điều kiện ngoại cảnh (Bryson and DeFelice 2009, 2010; USDA 2011) cho rằng điều kiện thích hợp nhất để hạt bìm bìm mọc mầm là nhiệt độ ngày đêm 20/12,5o C đến 35/25 o C, hạt có thể mọc mầm tới 89% khi ở nhiệt độ 30/20o C. Nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mọc mầm hạt Bìm bìm. Về chế độ ánh sáng, thay đổi thời gian chiếu 9
  • 27. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com sáng không ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm của hạt Bìm bìm. Về độ ẩm, bìm bìm có thể mọc mầm 10% ở độ ẩm thấp tương đương 20,3 và 20,4 Mpa và trên mức đó, hạt không mọc mầm. Tác giả cũng cho rằng, hạt bìm bìm có khả năng chống chịu với mặn khá tốt. Hạt có thể mọc mầm được 40% tại nồng độ muối là 50mM và 10% ở nồng độ 200 mM. pH đất cũng ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm của hạt Bìm bìm, tỷ lệ mọc mầm cao nhất ở pH = 6, cao hơn và thấp hơn, tỷ lệ mọc mầm giảm. Tỷ lệ mọc mầm đạt cao nhất 94% khi gieo ở độ sâu từ 0 – 2 cm. Tỷ lệ mọc mầm giảm mạnh 76% khi gieo ở độ sâu 4 cm hoặc sâu hơn. Tác giả kết luận, môi trường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng mảy mầm của hạt Bìm bìm. Nhiều nghiên cứu cho thấy quá trình ra hoa của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth có thể bị điều chỉnh bởi GA tùy thuộc vào loại GA, liều lượng và thời gian sử dụng có liên quan đến giai đoạn cảm ứng tối. Nếu bón GAs trong khoảng thời gian từ 11 đến 17 giờ trước giai đoạn cảm ứng tối có thể kích thích ra hoa nhưng nếu bón 24 giờ sau giai đoạn cảm ứng tối lại làm kìm hãm sự ra hoa. Khi sử dụng các loại GA khác nhau với nồng độ khác nhau cho thấy rằng hiệu quả kéo dài thân như sau: 2,2-dimethyl GA4 > GA32> GA3> GA5> GA7 >GA4 và tác dụng của GA4 là thấp hơn so với 2,2-dimethyl GA4 khoảng 50-100 lần. Tuy nhiên, hiệu quả của GAs đối với kéo dài gốc và ra hoa của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth là trái ngược nhau. Một lượng lớn GAs gấp 10-50 lần so với lượng cần cho ra hoa để tối đa chiều dài thân được sử dụng và không bị ảnh hưởng bởi thời gian cảm ứng tối. Vì thế, cần phải có thời gian bón và hàm lượng thích hợp (ví dụ sử dụng GA3) để cây vừa tối đa hóa dài thân và kích thích ra hoa. Mặt khác, các GAs cũng được khẳng định là có tác động làm kéo dài cuống lá, thân mầm và diện tích lá mầm, sự thay đổi có thể thấy được từ ngày thứ 2 và kết thúc trong 9 ngày (Roderick et al., 1987). Theo Ogawa (1981) cho rằng liều kích thích sự ra hoa có thể lên tới 0,1µg/ cây. Khi sử dụng liều GA3 nồng độ 10µg/cây, cho dù hòa tan trong cồn hay nước đều gây ức chế khả năng ra hoa của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth. Xét riêng về tác động của GA3, trong nghiên cứu của Ogawa (1981) nhận thấy việc sử dụng GA3 với liều 2,5x10-2 µg/ cây là đủ để gây ra tác dụng rõ rệt trong việc kích thích sự ra hoa, đồng thời cũng làm dài ngọn cây, tuy nhiên nếu sử dụng cho lá mầm thì không có tác động kích thích ra hoa hay kéo dài ngọn. Sự thúc đẩy ra hoa của GA3 lả mạnh nhất khi nó được sử dụng ngay trước khoảng 10
  • 28. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com thời gian cảm ứng với bóng tối và không nhận thấy tác dụng nào của GA3 nếu sử dụng nó ngay sau, sau vài giờ hoặc cuối thời gian cảm ứng bởi bóng tối. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự tác động làm dài thân của GA3 là không phụ thuộc vào thời gian sử dụng (Ogawa, 1981). Tuy nhiên tới năm 1996, giả thuyết của Takeno cho rằng GA3 không phải là yếu tố quyết định của bìm bìm với phản ứng quang chu kì. Trong lá mầm của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth cũng chứa một lượng lớn GAs, trong khi đó, ở lá đầu tiên thì hàm lượng GAs lại nhỏ hơn và thường không xác định được. Nghiên cứu của Takeno trên chủng Violet đã xác định được vai trò của GAs với phản ứng quang chu kì trong cây thông qua của chất ức chế tổng hợp GAs là (2- chloroethyl) trimethyl ammonium chloride (CCC). Khi lá đầu tiên của cây đạt kích thước 10mm hoặc rộng hơn, lá bắt đầu có phản ứng với quang chu kì tối và bắt đầu ra hoa. Tuy nhiên, với cây con không có lá mầm, tác động của CCC không làm ảnh hưởng tới việc cây ra hoa. Ngược lại, với cây con có lá mầm, tác động của CCC làm ức chế ra hoa. Takeno tiếp tục tiến hành bón GA3 thông qua chồi non và qua lá của cây con không có lá mầm, kết quả là cây vẫn cho hoa. Điều này đã chứng rỏ rằng GAs không phải là yếu tố quyết định cho việc ra hoa trên nách lá, nhưng nó có tác dụng kích thích ra hoa ở chồi non (Takeno, 1996). Nghiên cứu về các chất điều hòa sinh trưởng kích thích ra hoa trên cây bìm bìm gồm có Gibberellins (Galoch et al., 2002; King et al., 1987; Wijayanti et al., 1997), cytokinins (Friedman et al., 1990; Galoch et al.,1996; Halevy et al., 1991) và prostaglandins (Groenewald et al., 2001) và các chất ức chế ra hoa trên cây bìm bìm bao gồm: auxins (Kulikowska-Gulewska et al., 1995; Wijayanti et al., 1997), ethylene (Amagasa and Suge, 1987; Kesy et al., 2008), jasmonic acid (Maciejewska and Kopcewicz, 2003), abscisic acid (Wijayanti et al., 1997; Wilmowicz et al., 2008) và brassinosteroids (Wilmowicz et al., 2013). Trong số đó, auxin và ethylene là hai chất có tác dụng ức chế sự ra hoa mạnh nhất trên cây Bìm bìm. Tác động hiệu quả nhất của auxin là khi tác dụng trực tiếp trên lá mầm ngay trước hoặc trong thời gian cảm ứng tối (Amagasa and Suge, 1987; Friedman et al., 1990; Kulikowska-Gulewska et al., 1995; Ogawa and Zeevaart, 1967). Cùng với đó, hàm lượng auxin nội sinh ở lá mầm của cây bìm bìm con luôn duy trì ở mức thấp trong suốt khoảng đầu thời gian cảm ứng tối, và chỉ tăng trong khoảng từ 8 đến 12h cảm ứng tối (Bodson, 1985). Việc bón đồng thời auxin với AVG (chất ức chế tổng hợp Ethylene) phục hồi hiệu quả tác động của 11
  • 29. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com cảm ứng tối. Điều đó cho thấy vai trò ức chế ra hoa của auxin đối với bìm bìm chỉ hiệu quả khi được kết hợp với ethylene. Nghiên cứu tác động của acid indole-3-acetic (IAA), acid abscisic (ABA) và ethylen (ET) trên sự ra hoa theo quang kỳ của giống ngắn ngày cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth. cho thấy sử dụng IAA hoặc ABA ngoại sinh nồng độ 1 mM/cây ngay trước hoặc trong nửa thời gian đầu của khoảng 16h cảm ứng trong bóng tối sẽ ức chế sự nở hoa của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth. (tỷ lệ nở hoa giảm 83% so với nhóm đối chứng), trong khi ET chỉ gây tác dụng ức chế nếu sử dụng vào nửa sau của khoảng thời gian cảm ứng trong tối. Việc sử dụng IAA sẽ làm giảm hàm lượng ABA nội sinh trong lá mầm chỉ trong ½ giờ đầu trong khoảng thời gian cảm ứng, mặt khác, cây sử dụng IAA cho số hoa nhiều hơn cây sử dụng ABA. Tuy nhiên nếu sử dụng IAA và ABA cùng thời gian thì tác dụng ức chế là tương đương. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu sử dụng cả ABA và IAA trong 4h của thời gian cảm ứng trong tối sẽ cho sự ức chế ra hoa là như nhau. Nếu sử dụng đồng thời cả IAA và ABA thì số nụ hoa trên cây giảm và không có sự hình thành hoa ở ngọn. Người ta cũng sử dụng AVG trên bìm bìm thì thấy có sự ức chế cục bộ tác dụng của IAA và ABA trên sự ra hoa với số lượng hoa khi sử dụng đồng thời IAA, ABA và AVG cao hơn 475% so với việc chỉ sử dụng đồng thời IAA và ABA (Frankowski, 2013). Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng và phát triển của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth. Chất dinh dưỡng thiết yếu là chất mà cây phải được cung cấp đầy đủ, nếu thiếu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Những chất này tham gia vào thành phần các chất hữu cơ chủ yếu của cây (Protein, lipid, glucid, chất điều hòa sinh trưởng, các men...) hoặc xúc tác cần thiết cho sự tổng hợp vật chất và các quá trình sinh lý trong cây, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cây. Các chất dinh dưỡng thiết yếu một phần có trong tự nhiên (không khí, đất, nước), phân còn lại được cung cấp qua phân bón. Bourke et al. (1985) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của đạm (N) và Kali (K) tới sinh trưởng và phát triển của cây Khoai lang (Ipomoea batatas). Thí nghiệm 2 nhân tố bao gồm 4 mức bón đạm và 4 mức bón Kali được thực hiện tại vùng đất trũng với khí hậu gió mùa nhiệt đới Keravat. Kết quả cho thấy đạm đem lại ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất tốt hơn là với Kali. Bón đạm cao tới 12
  • 30. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 225kg/ha làm tăng năng suất củ, khối lượng trung bình củ, khối lượng chất khô tích lũy, diện tích lá, số lá và tỉ lệ sinh trưởng của cây… Đạm cũng làm giảm số lượng củ trên cây vào thời kì ban đầu. Trong khi đó, bón Kali tới mức 375 kg/ha làm tăng năng suất củ, số lượng củ trên cây, khối lượng trung bình củ, khối lượng chất khô tích lũy, diện tích lá trung bình và chỉ số năng suất thu hoạch. Bourke cho rằng đạm làm tăng năng suất bởi việc tăng diện tích lá, sẽ làm tăng khối lượng trung bình củ và cuối cùng là tăng năng suất của củ, trong khi Kali làm tăng tỉ lệ chất khô tích lũy trên củ và làm tăng số lượng củ/cây. Bourke nhấn mạnh ảnh hưởng của Kali là vào khoảng 7 tuần sau bón, do đó nên bón Kali vào thời điểm sớm của cây Khoai lang. Ukom et al. (2009) thực hiện nghiên cứu trên 4 loại Khoai lang khác nhau (Ipomoea batatas (L.) Lam) White-fleshed TIS87/0087 và TIS8164, Orange- fleshed Ex-Igbariam và CIP Tanzania với các mức bón đạm khác nhau 0 kgN/ha, 40 kgN/ha, 80 kgN/ha và 120 kgN/ha sử dụng HPLC (sắc ký lỏng) để đánh giá thành phần và hàm lượng chất khoáng có trong cây. Phân đạm có mối quan hệ tỉ lệ thuận với hàm lượng B-carotene và protein của tất cả các loài Khoai lang trừ CIP Tanzania. Nhìn chung, khi so sánh với các giống đối chứng, TIS87/0087 và Ex- Igbariam cho lượng B-carotene cao nhất ở múc 40-80 kg N/ha. Năng suất củ thô cao nhất ở 3 loài TIS87/0087, CIP Tanzania và Ex-Igbariam được cho là ở giống đối chứng (0 kg N/ha), trừ loài TIS8164 cho năng suất củ thô cao nhất đạt được là ở mức bón 40 kg N/ha. Bón đạm cao quá mức 80 kg N/ha không làm tăng hàm lượng của hầu hết các chất dinh dưỡng (B-carotene và protein). Tóm lại, việc bón phân đạm từ 40 – 80 kg N/ha làm tăng hàm lượng chất khoáng có trong Khoai lang ở hầu hết các giống. Nghiên cứu trồng cây invitro cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth trong môi trường dinh dưỡng MS ở các nồng độ Nitơ khác nhau. Khi nồng độ N trong môi trường cao tới 60mM thì không có nụ hoa được hình thành. Ở trường hợp này, cho dù có loại bỏ NH4Cl cũng không gây ra sự ra hoa. Với nồng độ N khoảng 30 mM hay 15 mM, việc loại bỏ NH4Cl cho thấy hiệu quả trong việc tạo hoa. Trong các môi trường có nồng độ N thấp và/ hoặc không có NH4Cl thì tỷ lệ ra hoa cao. Hay nói cách khác, NH4Cl là tác nhân gây ức chế sự hình thành hoa trên cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth (Nahoko et al., 1991). Cùng với đó, ảnh hưởng nồng độ của Sucrose (C) đối với sự ra hoa của bìm bìm biếc Ipomoea nil (L.) Roth cũng được nghiên cứu trong điều kiện nuôi cấy môi trường MS có chứa 13
  • 31. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com Sucrose và không có cảm ứng bóng tối. Hàm lượng Sucrose từ 1%-5% không cho bất kì sự khác biệt hình thành hoa nào, trong khi đó, với điều kiện MS 7% Sucrose, có một vài nụ được hình thành, và khi nồng độ Sucrose cao hơn 7%, một vài nụ hoa đã bị phá hủy. Nahoko et al. (1991) cũng thực hiện thí nghiệm nghiên cứu khả năng hình thành hoa cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth trong điều kiện nuôi cấy môi trường MS với hai nhân tố Nitơ và Sucrose (hàm lượng Nitơ là 15 mM ở tất cả các thí nghiệm). Kết quả cho thấy khả năng hình thành hoa cao nhất được thấy ở công thức không có NH4Cl. Khả năng hình thành hoa cũng giảm khi giảm nồng độ Sucrose từ 83,6% (5% Sucrose) xuống còn 36,5 % (3% Sucrose). Ngược lại, khi tăng nồng độ Sucrose lên tới 7% thì khả năng hình thành hoa cũng tăng (thí nghiệm được thực hiện với điều kiện không có NH4Cl). Nahoko cho rằng tỉ lệ C/N cao là điều kiện lí tưởng cho khả năng ra hoa cao của cây invitro bìm bìm biếc Ipomoea nil (L.) Roth. Theo Hashemi (2016), một nghiên cứu sử dụng nước tiểu có thêm vi khuẩn Nitrosomonas europaea (một loại vi khuẩn có khả năng chuyển NH4+ thành NO3- để đánh giá sự tác động của nồng độ Nitơ đến khả năng phát triển của cây. Kết quả nghiên cứu trên cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth. thấy rằng cây sau 20 ngày có sự phát triển mạnh mẽ, đã leo giàn trong khi với cùng thời gian nghiên cứu nếu chỉ sử dụng nước thì cây mới lên mầm, sử dụng đơn thuần nước tiểu không thêm vi khuẩn thì cây có 4 - 5 lá thật. Deke et al. (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của việc thiếu chất dinh dưỡng tới khả năng quang hợp và tích lũy đạm (N) và lân (P) ở ba cây leo: cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth, Lonicera japonica Thunb và Parthenocissus tricuspidata (Sieb.et Zucc.) trên 6 mức (dung dịch Hoagland đối chứng, 1/2, 1/4, 1/8, 1/16, 1/32 dung dịch Hoagland) trong 30 ngày. Khả năng quang hợp được xác định bởi hàm lượng huỳnh quang diệp lục (chlorophyll fluorescence) trên lá, hàm lượng diệp dục, trao đổi khí CO2, đồng hóa cacbon. Bằng cách đo hàm lượng của N và P trong mô tế bào, xác định được lượng tích lũy của đạm và lân. Thiếu chất dinh dưỡng làm giảm khả năng quang hợp của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth trong khi L. japonica và P. tricuspidata không bị ảnh hưởng. L. japonica và P. tricuspidata có khả năng chống chịu trong điều kiện thiếu chất dinh dưỡng cao hơn cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth. Cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth phát 14
  • 32. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com triển nhanh, sử dụng một lượng lớn đạm và lân, nếu thiếu lân (P) dễ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Mặc dù L. japonica cũng sẽ bị ảnh hưởng trong điều kiện thiếu chất dinh dưỡng, nhưng nó không quá nặng nề cho cây, trừ công thức 1/32 dung dịch Hoagland. P. tricuspidata phát triển chậm hơn, yêu cầu dinh dưỡng của N và P cũng ít hơn cả. kể cả trong điều kiện thiếu lân, cây vẫn có thể phát triển tốt. Cùng với đó, tỷ lệ quang hợp có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân phụ thuộc vào enzym nội sinh, bộ máy quang hợp và chuyển hóa cơ bản. Cây bìm bìm biếc là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nghiên cứu đặc điểm hình thái, điều kiện ngoại cảnh là cần thiết phục vụ trong công tác tuyển chọn giống và xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, bìm bìm biếc khá đa dạng về hình thái đồng thời là cây phản ứng mạnh mẽ với điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là yếu tố ánh sáng. Cây bìm bìm rất nhạy cảm khi thay đổi điều kiện chiếu sáng. Đồng thời các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra cây bìm bìm có khả năng thích nghi rộng với điều kiện môi trường, là cây có khả năng chịu mặn khá tốt, đặc biệt giai đoạn Mọc mầm. Cùng với đó, việc bón tỷ lệ cân đối giữa N: P: K là kỹ thuật bón hiệu quả nhất đối với các cây trồng. Nghiên cứu trồng cây invitro cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth trong môi trường dinh dưỡng MS ở các nồng độ Nitơ khác nhau, NH4Cl là tác nhân gây ức chế sự hình thành hoa trên cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth. Tỉ lệ C/N cao là điều kiện lí tưởng cho khả năng ra hoa cao của cây invitro bìm bìm biếc Ipomoea nil (L.) Roth. Thiếu chất dinh dưỡng làm giảm khả năng quang hợp của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth. Cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth có khả năng duy trì dài hạn sự đồng hóa C vô cơ với hiệu suất cao, ngay cả khi nồng độ P là 0mM. Có thể coi các kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu về phân bón và khoảng cách trồng có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế khi trồng cây bìm bìm biếc. Trồng cây ở khoảng cách 40 × 40 cm với mức phân bón: 2000 kg PVS Sông Gianh + 90 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O cho năng suất cá thể cao nhất. Trồng ở khoảng cách 20 × 20 cm với mức phân bón: 2000 kg PVS Sông Gianh + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O cho năng suất thực thu cao nhất (48,33 tạ/ha), chi phí đầu tư vừa phải đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất 95.920.000 đồng (Ninh Thị Phíp, 2013). 15
  • 33. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com 2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG VÀ CÂY DƯỢC LIỆU Để nâng cao năng suất cây trồng, trước hết phải nâng cao năng suất sinh vật học. Tính bình quân trong cả chu kỳ sinh trưởng của cây và với các loài khác nhau, khoảng 0,5 – 2% năng lượng tới được sử dụng để tổng hợp chất hữu cơ, tạo thành năng suất sinh vật học của cây. Vì vậy mà hệ số sử dựng quang năng của quần thể cây trồng càng cao thì năng suất sinh vật học càng cao. Những biện pháp nâng cao năng suất sinh vật học cũng chính là biện pháp nâng cao hệ số sử dụng quang năng của quần thể cây trồng. Để nâng cao năng suất sinh vật học cần giải quyết 3 vấn đề lớn: (1) Nâng cao diện tích lá của quần thể cây trồng: Để sử dụng hiệu quả năng lượng ánh sáng thì ở thời kỳ diện tích lá tối đa quần thể cây trồng phải có chỉ số diện tích lá (LAI) tối ưu. Nếu LAI thấp hơn LAI tốí ưu, ánh sáng không được hấp thụ hết gây lãng phí. Nếu LAI cao hơn LAI tối ưu, các lá che khuất nhau làm cho cường độ ánh sáng của các tầng lá dưới sẽ ở dưới điểm bù nên giảm lượng chất khô tích lũy. Để có LAI tối ưu người ta có thể dùng các biện pháp kỹ thuật nông học như mật độ hợp lí, phân bón, chế độ nước,... (2) Đảm bảo thời gian làm việc tối đa của bộ máy quang hợp: Trên thực tế đồng ruộng để nâng cao năng suất quang hợp cần phải làm cho LAI sớm đạt tối ưu và kéo dài thời kỳ tối ưu này bằng các biện pháp kỹ thuật như mật độ hợp lý, thời vụ hợp lý (nhất là đối với cây phản ứng với quang chu kỳ), chế độ nước, phân bón và phòng trừ sâu hại để kéo dài tuổi thọ của lá. (3) Nâng cao hiệu suất quang hợp của quần thể cây trồng: Để nâng cao hiệu suất quang hợp cân phải nâng cao cường độ quang hợp, giảm hô hấp vô hiệu. Để làm được điều đó ngoài việc đặt cây trồng vào điều kiện sinh thái tối ưu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...) cần phải nâng cao hàm lượng diệp lục trong lá (bón phân hợp lý), chọn giống có cường độ quang hợp cao. Để giảm hô hấp vô hiệu cần dùng các biện pháp kỹ thuật như mật độ, thời vụ, chế độ nước, chế độ phân bón hợp lý và phòng trừ sâu hại tốt, giải quyết mối quan hệ giữa LAI, cường độ hô hấp và cường độ quang hợp để có chỉ số hệ số quang hợp thích hợp nhằm tạo năng suất sinh vật học cao nhất. Ngoài việc nâng cao năng suất sinh vật học còn phải nâng cao năng suất kinh tế, phải chọn giống có hệ số kinh tế cao và phải có biện pháp kỹ thuật hợp lý để cây hình thành các cơ quan có giá trị kinh tế và tăng cường sự vận chuyển, tích lũy các chất đồng hóa vào những cơ quan này. Các biện pháp kỹ thuật đó là 16
  • 34. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com mật độ hợp lí, thời vụ hợp lý, chế độ nước, chế độ phân bón hợp lý và phòng trừ sâu hại tốt. 2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về tuyển chọn giống Giống bìm bìm biếc Ipomoea nil (L.) Roth được chọn lọc từ cây mẹ có đặc điểm cây dây leo bằng thân quấn. Thân, cành mảnh, có lông rải rác. Lá mọc so le, có cuống dài, chia 3 thùy nông, gốc hình tim, đầu nhọn, dài 14 cm, rộng 12 cm, mặt trên nhẵn, màu lục, mặt dưới nhạt, có lông ở gân; gân gốc 5 -7 cm; cuống dài 5 - 9 cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, thành xim 1-3 hoa to màu tím hoặc lam nhạt; cuống hoa ngắn, có lông và mang hai lá bắc mọc đối; đài hình chuông, có 5 răng đều, hẹp nhọn, mặt ngoài có lông; tràng hình phễu có ống dài khoảng 5 cm, 5 cánh hoa hàn liền; nhị 5 không đều, chỉ nhị phồng và có lông ở gốc, bao phấn hình mũi tên; bầu 3 ô, mỗi ô đựng hai noãn. Quả nang, hình cầu nhẵn, đường kính 8 mm, bao bọc trong đài đồng trưởng; mỗi quả có từ 1 – 4 hạt, đa số là 3 hạt, mỗi hạt có 3 cạnh, màu đen (hắc sửu), mặt ngoài có lông mềm. Vỏ cứng, mặt cắt ngang màu lá mạ đến nâu nhạt, ngâm hạt vào nước vỏ hạt sẽ nứt và tách ra. 2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về thời vụ trồng Thời vụ gieo trồng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất Bìm bìm. bìm bìm sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ cao và đủ độ ẩm. Bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp, tạo điều kiện cho các yếu tố khí hậu, thời tiết bên ngoài phù hợp với yêu cầu sinh trưởng ở từng thời kì mới đảm bảo cho bìm bìm cho năng suất, chất lượng cao. Việc xác định đúng thời vụ gieo trồng, từng chất đất, từng chế độ canh tác, phù hợp với điều kiện khí hậu cụ thể ở từng địa phương là điều rất quan trọng. Chọn thời vụ trồng thích hợp là một trong những yêu cầu cần phải chú trọng bởi vì đảm bảo thời vụ là đảm bảo điều kiện tự nhiên tương tự như điều kiện của chính nơi quê hương của loại cây trồng đó. Theo tác giả Lê Quang Huỳnh (1982) cho rằng: yếu tố tự nhiên (bao gồm các yếu tố ngoại cảnh theo thời gian, không gian) có vai trò quyết định đó là: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và đặc biệt là độ dài chiếu sáng đã giúp cho sự phát triển và tích lũy vật chất tối đa đối với cây trồng kể cả khi thời tiết khô ráo và nhiệt độ cao phù hợp cho hạt chín và thu hoạch. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu cũng có rất nhiều hiện tượng bất lợi cho sinh trưởng của cây trồng: hạn hán, lũ lụt, mưa bão, nắng nóng, rét đậm, rét hại….nên cần phải nghiên cứu bố trí thời vụ hợp lý. 17
  • 35. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com Nghiên cứu thời vụ trồng Xuyên khung (Ligusticum wallichii) cho thấy thời vụ trồng Xuyên Khung tại Tam Đảo từ 20/1 đến 20/2 cho năng suất dược liệu cao nhất từ 31,56 tạ củ /ha đến 34,78 tạ củ/ha. Nhưng nếu trồng muộn từ 20/3 đến 10/4 năng suất dược liệu chỉ đạt 22,14 tạ củ/ha đến 28,90 tạ củ/ha (Phạm Anh Thắng, 1994). Theo Đoàn Thanh Nhàn và cs. (1996), thời vụ trồng lạc tốt nhất của các tỉnh từ Nghệ An – Hà Tĩnh trở ra Bắc là trong tháng 2 dương lịch. Ở thời vụ này, khi gieo gặp nhiệt độ tương đối ổn định (>200 C), lạc ra hoa vào tháng 4 – bắt đầu mùa mưa, nhiệt độ cao và nắng nhiều, thu hoạch vào cuối tháng 6, trước khi bước sang tháng 7 – tháng bắt đầu có mưa lớn. Theo Lê Minh Tân (2008), trong điều kiên có che phủ nilon, gieo ngày 20 tháng 1 thì năng suất giống lạc lai L14 đạt 32,33 tạ hạt/ha, gieo ngày 30 tháng 1 đạt 37,0 tạ hạt/ha, gieo ngày 9 tháng 2 năng suất đạt 35,33 tạ hạt/ha và gieo ngày 19/2 là 34 tạ/ hạt ha. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra kết luận thời vụ gieo trồng có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc L14. Thời vụ gieo ngày 30 tháng 1 sẽ cho năng suất cao nhất 37 tạ/ha. Theo Vũ Đình Chính (2008), thời vụ gieo từ 10-20/2 ở vụ xuân, 1 – 20/8 ở vụ thu là thích hợp nhất cho giống L14. Gieo ngày 10 tháng 2 tỉ lệ mọc mầm của giống L14 đạt 98%, năng suất đạt 31 tạ hạt /ha; gieo ngày 20 tháng 2 tỷ lệ mọc đạt 99% năng suất đạt 31,6 tạ hạt /ha. Trong khi thời vụ gieo ngày 21 tháng 1 tỷ lệ mọc chỉ đạt 93% và năng suất đạt 28,4 tạ hạt /ha. Đối với cây đậu tương, thời vụ gieo trồng được xác định căn cứ vào giống, hệ thống luân canh, điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ (Lưu Thị Xuyến, 2011). Theo Hesketh et al. (1973) khoảng nhiệt độ cho đậu tương sinh trưởng phát triển là từ 20-30o C. Khi gặp nhiệt độ cao nếu đủ ẩm các giống đậu tương thường sinh trưởng sinh dưỡng tốt nhưng sinh trưởng sinh thực lại kém do nhiệt độ cao đã ảnh hưởng không thuận lợi cho quá trình hình thành hạt phấn và kéo dài vòi của hạt phấn (Salem et al., 2007). Theo Lobell and Asner (2003), nhiệt độ trong vụ gieo trồng đậu tương cao ảnh hưởng xấu đến năng suất hạt và có thể giảm đến 17% khi nhiệt độ tăng lên 1o C từ mức 38o C. Salem et al. (2007) cũng cho rằng trong điều kiện nhiệt độ cao, các giống đậu tương khác nhau có phản ứng khác nhau về chiều cao cây, chỉ số diện tích lá, tổng sinh khối, khả năng quang hợp và mức độ tổn thương. 18
  • 36. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com Giống đậu tương mới chỉ phát huy tiềm năng năng suất khi được trồng trong thời vụ thích hợp. Mỗi giống đậu tương thích hợp trong một thời vụ gieo trồng nhất định. Nếu gieo không đúng thời vụ, năng suất hạt sẽ bị giảm nghiêm trọng, thậm chí không được thu hoạch. Theo Bell et al. (1991), điều chỉnh các mối quan hệ tương tác giữa thời vụ gieo với mật độ là một biện pháp rất hữu hiệu nhằm tăng năng suất và sản lượng cây họ đậu ở vùng nhiệt đới. Nghiên cứu về thời vụ và vùng sinh thái, Jason and Pederseen (2008) cho biết, năng suất đậu tương ở thời vụ gieo sớm tăng 10%. Việc xác định thời vụ nào sớm hay muộn phụ thuộc vào giống đậu tương có thời gian sinh trưởng dài hay ngắn và các yếu tố môi trường. Thời vụ gieo trồng của cây đậu tương vụ thu đông khi nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ tháng 9 đến tháng 12 sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương. Nghiên cứu 4 thời vụ khác nhau trong vụ Đông 2012 cho thấy thời gian sinh trưởng của giống ĐT26 biến động từ 93-97 ngày. Thời vụ gieo 5/10, do giai đoạn quả phát triển và chín gặp lạnh, nên thời gian sinh trưởng kéo dài 3- 4 ngày so với thời vụ gieo sớm. Chiều cao cây của giống ĐT26 giảm dần từ 45,1 cm ở thời vụ gieo 19/9 xuống 41,2 cm ở thời vụ gieo 5/10/2012. Thời vụ gieo trồng ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ĐT26 trong vụ đông. Số quả chắc/cây giảm từ 21,2 quả/cây ở thời vụ gieo19/9 xuống 17,1 quả/cây ở thời vụ gieo 5/10. Tỷ lệ hạt/quả cũng giảm từ 2,4 hạt/quả ở thời vụ gieo 19/9 xuống còn 2,2 hạt/quả ở thời vụ gieo 5/10. Khối lượng 100 hạt và năng suất thực thu của ĐT26 cũng giảm dần khi gieo muộn. Thời vụ gieo 19/9/2012, giống ĐT26 đạt năng suất 22,34 tạ/ha, thời vụ gieo 25/9, năng suất đạt 20,87 tạ hạt/ha, thời vụ gieo 30/9, năng suất ĐT26 đạt 18,16 tạ hạt /ha, thời vụ gieo 5/10, năng suất ĐT26 là 15,35 tạ hạt /ha, giảm 29% so với thời vụ gieo 19/9 (Trần Thanh Bình, 2011). Từ những kết quả trên đây, việc xác định thời vụ trồng phù hợp, đóng vai trò quan trọng, quyết định năng suất của cây Bìm bìm. Theo kết quả nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng với Công ty Traphaco (2013) về thời vụ tại khu thí nghiệm Khoa Nông học cho thấy bìm bìm biếc trồng tại vụ xuân hè (tháng 4 đạt 25,33 tạ/ha) và hè thu (tháng 7) cho năng suất cao nhất đạt 30,32 tạ/ha. 2.3.3. Một số kết quả nghiên cứu về mật độ trồng Để cây trồng sinh trưởng, phát trển tốt, cho năng suất chất lượng cao cần có những biện pháp kỹ thuật phù hợp tác động vào cây nhằm đáp ứng nhu cầu 19
  • 37. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com cần thiết của từng loại cây trồng. Mật độ gieo trồng với khoảng cách nhất định có liên quan tới các yếu tố cấu thành năng suất. Ở mật độ thích hợp tạo điều kiện đồng đều cho các cá thể phát huy hết khả năng sinh trưởng, phát triển thuận lợi cho năng suất cao. Điều này được quyết định bởi quang hợp của quần thể. Cường độ quang hợp của quần thể chịu sự chi phối của cường độ ánh sáng. Vì vậy việc quyết định mật độ gieo trồng có ý nghĩa trong việc sử dụng ánh sáng. Do đó, trong quá trình trồng trọt con người cần điều khiển hoạt động quang hợp bằng cách bố trí mật độ trồng một cách hợp lý (Hà Thị Thanh Bình và cs., 2002). Bố trí mật độ khoảng cách hợp lý, bên cạnh là biện pháp kĩ thuật giúp cây trồng sử dụng hiệu quả nhất về đất đai, dinh dưỡng và ánh sáng để đạt năng suất cao nhất, nó còn tạo được mối quan hệ tốt giữa các cá thể và quần thể cây trồng. Nếu gieo trồng dày quá dẫn đến hiện tượng che khuất giữa các tầng lá, cạnh tranh dinh dưỡng, cây sẽ phải tăng trưởng chiều cao một cách tối đa chính vì vậy sẽ làm cho thân nhỏ, cây yếu, lá nhỏ thậm chí cây bị vóng, lốp, số lượng hoa quả ít, là điều kiện cho sâu hại phát triển dẫn đến năng suất thấp. Ngược lại nếu trồng thưa quá cây không phải cạnh tranh với các cây khác, có điều kiện phát triển tốt cho năng suất cá thể cao nhưng không đảm bảo số cây trên đơn vị diện tích, năng suất quần thể giảm, cây bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh do tính quần thể giảm, gây lãng phí đất đai, dinh dưỡng, ánh sáng cuối cùng năng suất không cao. Việc xác định mật độ khoảng cách hợp lý phải dựa vào đặc điểm của giống, loài và thời vụ. Theo Tạ Thị Thu Cúc (2007), để xác định mật độ cho mỗi loại cây trồng, trước hết phải xác định diện tích dinh dưỡng cho một cây hay một cá thể. Tác giả cho rằng khoảng cách, mật độ của mỗi loại cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết phụ thuộc vào đặc tính của giống, đặc trưng hình thái của cây, khí hậu thời tiết và kĩ thuật trồng trọt. Nhìn chung khi muốn tăng mật độ (mật độ hợp lí) cho một loại cây nào đó cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp kĩ thuật khác như tăng cường bón phân, tưới nước, phòng trừ bệnh hại, điều khiển sự sinh trưởng phát triển của cây để nâng cao năng suất cây trồng. Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn (2001), mật độ trồng của một số cây thuốc còn phụ thuộc vào độ phì của đất. Ví dụ đối với cây Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana), đất có độ phì trung bình thì khoảng cách hợp lí là 30 × 15 cm (20 cây/m2 ), đất có độ phì cao thì khoảng cách là 30 × 20 cm, 40 × 15 cm, 20 × 25 cm tùy theo trồng theo hàng dọc, hàng ngang hoặc nanh sấu. Trong kĩ thuật trồng trọt ngày nay, các 20
  • 38. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com nhà khoa học và người sản xuất chú trọng nghiên cứu các biện pháp khoa học để tăng mật độ của các loại cây trồng đáp ứng nhu cầu thâm canh cao, quỹ đất trồng thu hẹp. Tuy nhiên phải tăng một cách hợp lí vì “các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và quần thể ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: các giống khác nhau phản ứng với các mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăng còn tăng quá dày năng suất có thể giảm xuống” (Yoshida, 1981). Bên cạnh những nghiên cứu về thời vụ, giống, phân bón,...đã có nhiều nghiên cứu khoa học nhằm xác định mật độ trồng thích hợp cho từng loại cây trồng để có thể đạt được sự sinh trưởng phát triển tốt nhất cũng như năng suất cao nhất với tiềm năng của giống. Mật độ cấy là một biện pháp kĩ thuật quan trọng, nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống,... Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mật độ và khả năng đẻ nhánh của lúa lai, Yoshida (1981) đã khẳng định: Trong ruộng cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và sớm thay đổi từ 20 × 20 cm đến 30 × 30 cm. Theo ông việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2 , nếu tăng số dành cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chính cho bông. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182 - 242 dảnh/m2 . Kết quả thí nghiệm về mật độ cây đậu tương của Học viện Nông nghiệp Việt Nam Viện cây công nghiệp Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp cho thấy: Trong vụ xuân, đối với các giống đậu tương chín sớm (xanh lơ, cúc...) gieo mật độ với 55 cây/m2 là vừa, với khoảng cách 30 - 35 × 5 - 6cm/ lcây. Đối với các giống trung bình (ĐT74, ĐT78) nên gieo mật độ 40 - 45cây/m2 , với khoảng cách 30 - 40 × 5 - 7cm/ l cây. Đối với giống chín muộn (xanh lục khu, vàng Lạng Sơn) thường gieo mật độ: 20 - 25cây/m2 , với khoảng cách 40 – 45 cm × 10 – 12 cm (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996). Đối với cây dược liệu, bộ phận thu hoạch đa dạng hơn (thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt,...) thì việc nghiên cứu mật độ hay khoảng cách trồng hợp lí cũng được tiến hành trên nhiều loại cây khác nhau để đạt năng suất, phẩm chất dược liệu là tốt nhất. Kết quả cho thấy mật độ và khoảng cách gieo trồng cây thuốc là rất phong phú và đa dạng, mỗi một loại cây thuốc khác nhau cần có mật độ và khoảng cách khác nhau. Theo Phạm Văn Ý và cs. (2000), khi nghiên cứu về mật độ gieo trồng cây Đương quy (Angelica sinensis) cho thấy: ở khoảng cách trồng dày thì cây trồng 21