SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
ISO 9001:2015
TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Người HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Mã lớp: CH21TC_TV10_2
Học viên: Nguyễn Thị Phương Thảo
Mã số học viên: 911521016
TRÀ VINH, NĂM 2023
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 3
2. Kết cấu của tiểu luận ................................................................................................. 3
PHẦN NỘI DUNG............................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM .............................................. Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm về Bảo hiểm bắt buộc............................................................................... 5
1.2.Khái niệm về Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự Bắt buộc của chủ xe cơ giới.........Error!
Bookmark not defined.
1.3.Nguyên tắc tham gia Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự Bắt buộc của chủ xe cơ
giới...................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Mức trách nhiệm Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự Bắt buộc của chủ xe cơ giới..Error!
Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI.................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động kinh doanh ngân hàng (NH) luôn chứa đựng nhiều rủi ro, nó tiềm ẩn
trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh. Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là
tiền tệ- loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro, tính dễ lây lan rủi ro giữa các
ngân hàng với nhau. Muốn tồn tại và phát triển bền vững, các ngân hàng phải có
năng lực quản lý rủi ro, nếu không sẽ khó có thể hoạt động kinh doanh trên thị
trường. Trong các loại rủi ro có thể xảy ra tại NH, rủi ro thanh khoản đặc biệt
nguy hiểm có thể gây lên hàng loạt những tác hại nghiêm trọng cho hoạt động
ngân hàng. Malcolm D Knight, Tổng giám đốc công ty BIS đã từng nói: “Thanh
khoản chính là dầu bôi trơn các bánh răng trong cỗ máy tài chính” do khi rủi ro
thanh khoản (RRTK) xảy ra, tùy vào mức độ và sức lan truyền, có thể làm ngưng
trệ hoạt động của một hay nhiều ngân hàng, kéo theo cả cỗ máy tài chính tại một
hay nhiều quốc gia. Chính vì ảnh hưởng lớn, vừa mang tính cục bộ vừa mang
tính toàn cầu của loại rủi ro này nên quản trị rủi ro thanh khoản trở thành một
vấn đề thường trực mang tính sống còn cho ngành ngân hàng cũng như cả nền
kinh tế.
Ở Việt Nam đã xảy ra các vụ rủi ro thanh khoản, tiêu biểu là ngân hàng thương
mại cổ phần (NHTMCP) Á Châu năm 2003 và năm 2013 hay NHTMCP Ninh
Bình và NHTMCP Phương Nam năm 2005, tình trạng căng thẳng thanh khoản
năm 2008, cùng với những biến động trên thị trường nửa cuối 2010 cho đến nay
đã cho thấy tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng
thương mại (NHTM). Việc tăng cường nhận thức, đổi mới và phát triển hệ thống
quản lý rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng đã trở nên vô cùng cấp
bách. Một thực tế hiện nay các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều đã nhận
thấy tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản, tuy nhiên phương pháp thực
hiện vẫn còn nhiều bất cập và chưa theo kịp trình độ công nghệ, quản lý của hệ
thống ngân hàng hiện đại.
Công tác quản lý rủi ro thanh khoản (QLRRTK) vẫn còn một số tồn tại nhất
định, môi trường kinh tế chưa ổn định, việc thực hiện quản lý thanh khoản đang
ngày càng khó khăn trước xu hướng phát triển và yêu cầu hội nhập kinh tế khu
vực, thế giới. Thông thường khi những sự việc này xảy ra lãnh đạo các NH
thường gặp lúng túng và bị động trong việc giải quyết vấn đề, bộ phận quản lý
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
4
rủi ro không phát huy được vai trò của mình. Việc tăng cường nhận thức, đổi
mới và phát triển hệ thống quản lý rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói
riêng đã trở nên vô cùng cấp bách. Chính vì lý do này tôi đã lựa chọn đề tài:
“Quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa
bàn thành phố Trà Vinh”
2. Bố cục của tiểu luận:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân
hàng thương mại cổ phần
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng
thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Chương 4: Giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản và nâng cao năng lực
quản lý thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2018 -2025
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại
Từ trước đến nay đã có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro thanh khoản.
Theo Duttweiler (2009), rủi ro thanh khoản có thể được hiểu là rủi ro khi NHTM
không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các
nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do các nguyên
nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán của NHTM, theo đó nó sẽ kéo
theo những hậu quả không mong muốn. Nghĩa là, RRTK sẽ xảy ra khi NH rơi vào
tình trạng thiếu hoặc không đủ khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính thường
xuyên. Như vậy RRTK là loại rủi ro khi NH không có khả năng cung ứng đầy đủ
lượng tiền cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí
cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp NH thiếu khả
năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không thể vay
mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. (Phan Thị Cúc, 2009)
Theo định nghĩa của Ủy ban Basel, “RRTK là rủi ro mà một định chế tài
chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến
hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không
gây tác động đến tình hình tài chính” (Basel, 2008). Cần lưu ý trong rủi ro thanh
khoản của ngân hàng thương mại, cần phân biệt rõ hai loại rủi ro thanh khoản là:
- Rủi ro thanh khoản nguồn vốn: là rủi ro mà ngân hàng không đủ
năng chi trả cho các dòng tiền dự đoán được hoặc không dự đoán được
trước bằng cách sử dụng nguồn tiền sẵn có hoặc nguồn tiền vay được thông
qua việc thế chấp các tài sản của mình mà không ảnh hưởng đến hoạt động
bình thường hoặc điều kiện tài chính của ngân hàng (Antonio Castagna and
Francesco Fede, 2013).
- Rủi ro thanh khoản thị trường: là rủi ro mà ngân hàng không thể
dễ dàng đóng hoặc loại bỏ trạng thái mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến
giá thị trường bởi thị trường không đủ thanh khoản hoặc do những trục trặc
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
6
khác trên thị trường cản trở (Antonio Castagna and Francesco Fede, 2013).
Trong nội dung quản lý rủi ro thanh khoản của một ngân hàng thương mại
mà đề tài nghiên cứu, rủi ro thanh khoản được hiểu với nội dung nghiêng về rủi ro
thanh khoản nguồn vốn tại kỳ hạn ngắn hạn vì đối với các kỳ hạn trung hoặc dài
hạn các NH có thể có đủ thời gian để ứng phó, xoay chuyển tình trạng mất cân đối
giữa phải thu và phải trả.
1.1.2. Khái niệm về quản lý rủi ro thanh khoản trong ngân hàng
thương mại
Trong qua trình hoạt động kinh doanh, các NH luôn ưa thích có được trạng
thái thanh khoản ròng thích hợp sao cho vừa đảm bảo an toàn và vừa có lợi nhuận
tối đa. Tuy nhiên điều này không hề dễ thực hiện, RRTK luôn tiềm ẩn trong hoạt
động thường ngày của NH. Chính vì vậy, quản lý thanh khoản vào cuộc. Về mặt
khoa học quản lý, quản lý RRTK là qua trình tác động liên tục, có chủ đích của
các nhà quản lý NH lên các nguồn cung và nguồn cầu thanh khoản nhằm đạt được
các mục tiêu an toàn thanh khoản và mục tiêu lợi nhuận của mỗi NHTM trong
những thời kì cụ thể. Như vậy, “QLRRTK là qúa trình nhận dạng, đo lường, kiểm
soát và tài trợ những nguy cơ rủi ro về việc NH không thể đáp ứng kịp thời và đầy
đủ các nhu cầu thanh khoản cho khách hàng” (Nguyễn Thị Mùi, 2006). Quản lý rủi
ro không có nghĩa là né tránh mà là đối diện với rủi ro để lựa chọn mức giới hạn
rủi ro có thể chấp nhận được nhằm tăng khả năng sinh lợi cho NH.
Trong quá trình thực hiện QLRRTK bao gồm hai nội dung chính là: thu hẹp
độ lệch thanh khoản trong điều kiện hoạt động bình thường bằng cách quản lý cấu
trúc nguồn vốn - sử dụng vốn và quản lý thanh khoản trong điều kiện khủng hoảng
thanh khoản: Trong điều kiện kinh doanh bình thường, ngân hàng phải luôn thực
hiện công việc thu hẹp độ lệch thanh khoản bằng quản lý cấu trúc nguồn vốn - sử
dụng vốn bao gồm quy định và giám sát về thành phần và thời hạn của các khoản
mục của ngân hàng, đáp ứng mục tiêu cân bằng giữa an toàn và lợi ích. Trong đó,
quy trình quản lý phải đảm bảo kiểm soát được rủi ro phát sinh cả nội bảng lẫn
ngoại bảng (Nguyễn Minh Sáng, 2013). Bên cạnh đó, khi NH đối mặt với nguy cơ
khủng hoảng thanh khoản, hoạt động QLRRTK bao gồm các kế hoạch ứng phó
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
7
với khủng hoảng nhằm đưa ngân hàng về điều kiện bình thường. Lúc này, sự sống
còn của ngân hàng được đặt cao hơn hẳn yếu tố lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu không
chuẩn bị kĩ, ngân hàng có thể rơi vào một trong hai nguy cơ: (1) đánh giá thấp
khủng hoảng hoặc không có/không kịp thời đưa ra các biện pháp ứng phó dẫn tới
tình trạng nặng nề hơn hoặc thậm chí phá sản, (2) đánh giá tình trạng trầm trọng
hơn thực tế dẫn tới sử dụng các biện pháp quá mức cần thiết, gây thiệt hại lớn về
mặt tài chính cho NH. Dù nguy cơ nào xảy ra, ngân hàng cũng sẽ gánh tổn thất
nặng nề sau khủng hoảng, do vậy QLRRTK trong thời kỳ hiện tại ngày càng quan
trọng.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của
các NHTM
Từ lúc thanh khoản trở thành vấn đề cần được quan tâm của các ngân hàng
thương mại đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả đề cập đến những yếu tố có
thể ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, những nghiên cứu cho kết
quả đáng tin cậy nhất đa số tập trung vào các nghiên cứu về ngân hàng ở châu Âu
và Bắc Mỹ. Những nghiên cứu trên tập trung vào hai nhóm yếu tố chính có thể
ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại:
1.2.1 Nhóm yếu tố chủ quan
Thứ nhất, chiến lược và phương pháp quản lý thanh khoản. Mỗi NH có đủ
vốn, chất lượng tín dụng tốt, nhưng nếu không quan tâm đến quản lý thanh khoản
thi không thể hoạt động kinh doanh vững vàng và an toàn. Năng lực QLRRTK
trước hết thể hiện ở khía cạnh liệu nhà quản lý có xây dựng được chiến lược quản
lý thanh khoản và lựa chọn phương pháp quản lý thanh khoản phù hợp với tinh
hinh hoạt động của NH mình hay không. Khi xây dựng được chiến lược thanh
khoản, cần đề ra các mục tiêu cụ thể cũng như các công việc tác nghiệp để điều
hành công việc theo định hướng đã đề ra cũng như lựa chọn được phương pháp
quản lý thích hợp.
Thứ hai, quan điểm và trình độ của nhà quản lý. Sự nhận thức đúng đắn và
quan điểm rõ ràng về vai trò của công tác quản lý RRTK sẽ giúp nhà quản lý có
cái nhìn khoa học đối với hoạt động này. Xác định điều hành thanh khoản theo
hướng cẩn trọng sẽ buộc nhà quản lý đánh đổi một mức sinh lời trong khối lượng
vốn khả dụng của NH.
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
8
Thứ ba, trình độ công nghệ thông tin của bản thân NH. Một hệ thống thông
tin hiệu quả là không thể thiếu trong việc quản lý thanh khoản. Hệ thống thông tin
quản lý sẽ kết nối các chi nhánh NH với trụ sở chính. Một hệ thống thông tin bao
gồm 2 bộ phận chính: các hệ thống máy tính được nối mạng với nhau và việc báo
cáo quản lí. Đối với những NH có mạng lưới chi nhánh rộng thì hệ thống máy tính
được nối mạng trực tuyến là điều vô cùng cần thiết. Trình độ công nghệ thông tin
hiện đại cung cấp những thông tin có chất lượng sẽ là điều kiện cần để nhà quản
trị đưa ra những quyết định về thanh khoản chính xác nhất.
Thứ tư, khả năng xác lập tính cân bằng giữa luồng tiền ra và luồng tiền vào
NH. Khả năng này được hiểu là khả năng cân đối nguồn thanh khoản với nhu cầu
thanh khoản. Để thoả mãn nhu cầu thanh khoản, NH phải lựa chọn giữa rất nhiều
loại tài sản có, tài sản nợ và những nguồn thanh khoản mới khác nhau. Phạm vi
lựa chọn những nguồn thanh khoản này hết sức đa dạng và rộng lớn. Vì vậy, đòi
hỏi các nhà quản trị cần có những căn cứ để lựa chọn nguồn thanh khoản. Có thể
đưa ra một số tiêu chí để lựa chọn như: Tính cấp thiết của yêu cầu thanh khoản, Kì
hạn của yêu cầu thanh khoản, Khả năng tiếp cận thị trường đáp ứng yêu cầu vốn
thanh khoản, Tương quan về chi phí và rủi ro giữa các nguồn vốn, Triển vọng của
lãi suất và đường thu nhập, Triển vọng trong chính sách tiền tệ và trong hoạt động
vay nợ của Chính phủ, Các quy định áp dụng với nguồn thanh khoản…
1.2.2 Nhóm yếu tố khách quan
Thứ nhất, yếu tố liên quan tới chính sách tiền tệ của NH Trung ương. NH
Trung ương sử dụng các công cụ thông qua những chính sách (trực tiếp và gián
tiếp) để tác động vào thị trường tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Một
trong những công cụ đó là dự trữ bắt buộc. Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ
làm thay đổi về yêu cầu vốn dự trữ và sẽ tác động tới khả năng thanh khoản của
NH. Cụ thể, khi NHTW định hướng điều hành chính sách tiền tệ theo hướng
mở rộng để tăng trưởng kinh tế, thì (i) NHTW sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các
NH có thể giảm khối lượng tiền dự trữ bắt buộc, làm thay đổi cầu thanh khoản của
NH; (ii) Nền kinh tế sẽ tăng trưởng cao, điều này sẽ tác động tới từng NH, phản
ánh thông qua tốc độ tăng trưởng tiền gửi chậm lại hoặc có thể giảm, trong khi đó
nhu cầu tín dụng tăng, tạo áp lực về thanh khoản đối với NH; (iii) Tác động tới
trạng thái tiền mặt của NH. Khi dự trữ bắt buộc giảm thì vốn khả dụng của NH
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
9
tăng.
Thứ hai, sự biến động của luồng tiền. Sự biến động của luồng tiền có ảnh
hưởng rất lớn tới tình hình thanh khoản của NH. Ở đây, luồng tiền cần xác định cả
hai khía cạnh: luồng tiền chảy vào NH và luồng tiền chảy ra. Luồng tiền vào sẽ
ảnh hưởng lớn tới nguồn cung thanh khoản và luồng tiền ra sẽ quyết định tới nhu
cầu thanh khoản của NH. Nói chung thi cả luồng tiền vào và luồng tiền ra đều bị
tác động mạnh bởi những yếu tố như: tính thời vụ, chu kỳ và xu hướng. Ngoài ra,
từng dòng tiền trong luồng tiền lại bị chi phối bởi các yếu tố khác.
Thứ ba, xuất hiện các biến cố bất thường. Các biến cố bất thường có thể
tác động rất lớn đến cầu thanh khoản của NH. Nếu người gửi tiền mất niềm
tin về khả năng chi trả của NH, họ sẽ rút tiền khỏi NH ngay lập tức. Trong
trường hợp này, nhu cầu thanh khoản tăng một cách đột biến và NH không thể
đáp ứng được và khoản vay cứu cánh từ NH Trung ương sẽ là một giải pháp cuối
cùng để giúp NH có thể thoát khỏi viễn cảnh phá sản của mình. Thứ tư, hiệu ứng
rút tiền dây chuyền trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Trong giai đoạn
khủng hoảng tài chính, NH có nhiều khả năng bị mất khả năng thanh toán. Do
hoạt động NH có tính hệ thống nên một NH rủi ro sẽ dẫn đến hiệu ứng dây
chuyền đối với hoạt động của các NH khác. Và như vậy, hậu quả có thể là hàng
loạt NH phá sản chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, hiệu ứng xấu này có thể
được cải thiện nếu NH tham gia bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng.
Thứ năm, sự biến động thanh khoản do ảnh hưởng trực tiếp từ các loại rủi ro
khác. Rủi ro tín dụng được coi là loại rủi ro có ảnh hưởng lớn nhất tới tình trạng
thanh khoản của NH. Nợ quá hạn, tổn thất tín dụng ở mức độ cao sẽ làm giảm
nguồn thanh khoản của NH và dẫn đến khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền của
khách hàng bị hạn chế theo. Ngoài ra, rủi ro ngoại hối, rủi ro thị trường cũng gây
ảnh hưởng tới thanh khoản, tuy nhiên, ảnh hưởng đó không sâu sắc như đối với rủi
ro tín dụng.
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
1
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO
THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
3.1.1. Thực trạng quản lý RRTK của các ngân hàng trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên thông qua các chỉ tiêu phân tích
3.2.2.1. Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanh của NH. Tỉ lệ an toàn vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I
và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của NH.
CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%
Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của NH thanh toán
các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với cac loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng,
rủi ro vận hành. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành NH các nước luôn xác
định rõ và giám sát các NH phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Giai đoạn
2012 - 2017, hệ số an toàn vốn tối thiểu theo của Thông tư số 3/2010/TT-NHNN
là 9%. Nếu nhìn vào mức tính toán cho toàn hệ thống, hệ thống NHTM Việt Nam
đã đảm bảo được hệ số an toàn vốn tối thiểu 9%, tuy vậy bức tranh về đảm bảo an
toàn vốn là khá phức tạp.
Bảng 3.1: Hệ số CAR của các hệ thống NH tính đến 30/9/2017
Các loại hình TCTD Hệ số CAR (%)
NHTMNN 9,28
NHTMCP 13,31
NH liên doanh, nước ngoài 34,17
Toàn hệ thống 13,32
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN)
Nếu xét theo tiêu chí hệ số CAR 9%, tính đến cuối năm 2010 hầu hết các
NHTM đã đạt được (Bảng 3.2); nhưng cần lưu ý là: cùng với việc nâng tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% thì hệ số rủi ro của một số tài sản “Có” cũng được
nâng lên, mức cao nhất là 250%. Do vậy, để đáp ứng quy định hệ số CAR 9%, các
NH phải duy trì mức vốn cao hơn khá nhiều so với trước đây. Số liệu ở bảng 2
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
1
cho thấy, giai đoạn 2012-2017, hệ số CAR trung bình của hệ thống NHTM Việt
Nam và các NHTMCP niêm yết đều đảm bảo quy định, lớn hơn 9%. Đồng thời, hệ
số CAR của các NHTM có xu hướng tăng lên. Hệ số CAR tại của các NHTM Việt
Nam có sự phân hóa rõ nét tại các NHTM lớn và các NHTM nhỏ. Các NHTM lớn
có hệ số CAR thấp hơn, các NHTM nhỏ có hệ số CAR cao hơn, có một số trường
hợp cá biệt có giá trị CAR quá cao như: NCB và EIB có hệ số CAR gần 20%;
Dong A Bank, Oceanbank và Saigonbank…có hệ số CAR trên 20%. Trong khi đó,
các NHTM lớn như BIDV, CTG có hệ số CAR chỉ quanh mức yêu cầu 9%.
Bảng 3.2: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NH giai đoạn 2012-2017
Đơn vị tính:
%
Năm
Ngân hàng
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nông nghiệp PTNT(Agribank) 9.3 9.21 9.34 9.45 9.53 9.6
Đầu tư & PT (BIDV) 9.65 10,23 9.27 9.81 9.5 9.72
Công thương (CTG) 10.33 13.2 10.4 10.6 10.4 10.55
Ngoại thương (VCB) 14.63 13.13 11.61 11.04 13 12.64
Sài Gòn Thương tín (STB ) 9.53 10.22 10.4 10.96 9.61 9.32
Sacombank (SCB) 10.35 9.95 9.39 10.1 9.67 9.54
Quân đội (MB) 11.15 12.91 12.11 12.85 12.5 12.33
Á Châu (ACB) 16.78 17.35 17.87 15.3 14.56 14.1
Kỹ thương (TCB) 12.6 14.03 15.65 15.94 16.01 16.86
Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 14.18 12.38 11.33 11.4 13 13.5
Xuất nhập khẩu (EIB) 16.38 14.47 13.62 16.52 17.12 17.23
VN thịnh vượng (VPB) 15.42 14.74 13.38 12.2 12.93 14.11
Đại Dương (OCB) 22.6 19.1 18.43 17.9 17.34 16.74
Hàng hải (MSB) 19.4 18 17.45 17.02 18 16.95
Quốc tế (VIB) 14.36 15.23 16.32 18 16.27 15.87
Đông Á (DongABank ) 10.85 10.42 11.2 11.85 10.96 10.1
Quốc dân (NCB) 19.09 16.03 10.83 11.08 11.3 11.67
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tổng hợp của tác giả)
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
1
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc tính CAR của Việt Nam hiện tại khác xa
so với Basel II (thấp hơn), vì thế nếu áp theo chuẩn mới với 3 trụ cột được thực hiện
đầy đủ thì tỷ tỷ lệ CAR sẽ giảm khoảng 15 -20%, nghĩa là với mức 9% của ngân hàng
sẽ chỉ còn khoảng 7,5%, thậm chí có những ngân hàng có thể giảm CAR tới 25-30%.
Do vậy, để đảm bảo được CAR, các ngân hàng buộc phải nâng vốn tự có, hoặc là vốn
cấp 1 (nòng cốt - gồm vốn điều lệ, lợi nhuận để lại và các quỹ) hoặc vốn cấp 2 (vốn bổ
sung - gồm trái phiếu chuyển đổi, giá trị tăng thêm của tài sản cố định, các loại chứng
khoán được định giá lại, các công cụ nợ khác có thời hạn dài…), trong đó vốn cấp 1
được coi là có độ tin cậy và an toàn cao hơn, song song với chặt chẽ hơn trong việc
quản lý tài sản.
Trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính toàn cầu và hệ lụy
lâu dài của chúng đối với hệ thống tài chính NH toàn thế giới, Ủy ban Basel một lần
nữa lại dự thảo và thông qua phiên bản thứ 3 (Basel 3) về các tiêu chuẩn an toàn vốn tối
thiểu. Theo NH thanh toán quốc tế (BIS), tính đến tháng 10/2013, 14 thành viên hội
đồng Basel đã thông qua các quy định về vốn dựa trên Basel 3 bao gồm Úc, Canada,
Trung Quốc, Đặc khu kinh tế Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Mê-hi-cô, Ả Rập Saudi,
Singapore, Nam Phi và Thụy Sỹ. 13 quốc gia thành viên còn lại, dù đã trễ thời hạn ngày
1/1/2013, vẫn đang tiếp tục ban hành cấc quy định theo chuẩn Basel 3. Các nước này
gồm có 9 nước thành viên Liên minh châu Âu, Indonesia, Hàn quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và
Mỹ. Hiệp ước Basel 3 đưa ra nhiều điểm mới so với Basel 2 với việc giới thiệu lần đầu
cac yêu cầu về thanh khoản, nâng mức vốn yêu cầu tối thiểu và những cải tiến ở các cột
trụ còn lại. Như vậy nếu so với Thông tư 13/TT- NHNN thì các NH ở nước ta chỉ phải
điều chỉnh từ 2017 trở đi để đạt được tỷ lệ vốn tối thiểu 10,5% kể cả phần vốn đệm dự
phòng tài chính. Điều này sẽ thực hiện được khi các ngân hàng có những định hướng cụ
thể cho những chi nhánh trên cả nước để đáp ứng được quy định trên.
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
1
Bảng 3.3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel 3
Đơn vị tính: %
Năm
Chỉ tiêu
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
tối thiểu
3,5 4 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5
Vốn đệm dự phòng 0,625 1,25 1,875 2,5
Vốn chủ sở hữu tối
thiểu cộng vốn đệm
dự phòng
3,5 4 4,5 5,125 5,75 6,375 7
Loại trừ khỏi vốn
chủ sở hữu các
khoản vốn không đủ
tiêu chuẩn
20 40 60 80 100 100
Tỷ lệ vốn cấp 1 tối
thiểu
4,5 5,5 6 6 6 6 6
Tỷ lệ tổng vốn tối
thiểu
8 8 8 8 8 8 8
Tổng vốn tối thiểu
cộng vốn đệm dự
phòng bắt buộc
8 8 8 8,625 9,25 9,875 10,5
Loại trừ khỏi vốn
cấp 1 và cấp 2 các
khoản không đủ tiêu
chuẩn
Thực hiện
theo lộ trình
10 năm bắt
đầu từ năm
2013
Vốn dự phòng chống
hiệu ứng chu ki
Tùy theo
điều kiện của
quốc gia:
mức từ 0%-
2,5%
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
1
3.2.2.2. Chỉ số trạng thái tiền mặt
Chỉ số trạng thái tiền mặt chỉ ra khả năng thanh khoản tức thời của NH trong
bất cứ thời điểm nào khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt. Nhu cầu này của khách hàng
hiện nay không còn như trước kia, khi NH làm việc chỉ theo giờ hành chính và mọi giao
dịch kết thúc trước 15 giờ 30 hàng ngày, với yêu cầu hiện đại hóa NH và sự đa dạng
trong các gói sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng,
các nhu cầu rút tiền của khách hàng có thể được đáp ứng ngay lập tức thông qua dịch
vụ ATM, internet banking, mobile banking...Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 117
máy rút tiền tự động ATM và 276 máy POS được kết nối liên thông với nhau của các
ngân hàng. Điều này đòi hỏi NH cần xác định được nhu cầu sử dụng tiền mặt bình quân
của khách hàng, đồng thời kết hợp với những biến động mang tính thời vụ, chu kỳ hay
xu hướng của khách hàng để đưa ra tỉ lệ tồn quỹ cho hợp lí mà không ảnh hưởng tới
yếu tố sinh lời của tài sản. Tỉ lệ tiền mặt trên tổng tài sản co biết nếu tỉ lệ này càng cao
thi khả năng thanh khoản của NH là càng tốt. Trong giai đoạn 2008 -2012 là thời kỳ
chạy đua lãi suất tiền gửi của các NHTM, dẫn đến các chi nhánh NH tại Thái Nguyên
cũng đưa ra mức lãi suất rất cao nhằm thu hút lượng tiền càng nhiều càng tốt trên. Mục
tiêu cuối cùng của các NH không có gì khác là đảm bảo khả năng thanh khoản đang có
nguy cơ suy giảm. Giai đoạn từ 2012 - 2017, với nhiều chính sách kinh tế vĩ mô của
Chính phủ liên quan đến kìm chế lạm phát và thúc đẩy sản xuất kinh doanh nên lãi suất
giảm, nhu cầu thanh khoản của NH giảm xuống, tính đến tháng 12 năm 2017 lãi suất
huy động bình quân của ngân hàng dao động trong khoảng 5%. Do đó, chỉ số trạng
thái tiền mặt của các ngân hàng hầu hết đều giảm sút.
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
1
Bảng 3.4: Chỉ số trạng thái tiền mặt của các chi nhánh
Đơn vị tính: %
Năm
Ngân hàng
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nông nghiệp PTNT(Agribank) 3.05 3.28 3.30 3.32 3.41 3.46
Đầu tư & PT (BIDV) 6.18 6.77 6.29 6.34 6.41 6.53
Công thương (CTG) 4.75 10.77 10.86 10.06 9.78 9.55
Ngoại thương (VCB) 15.98 19.15 16.83 16.11 15.75 15.06
Sài Gòn Thương tín (STB ) 8.53 5.85 4.39 4.41 4.52 4.8
Sacombank (SCB) 3.27 5.75 4.94 5.11 5.23 5.29
Quân đội (MB) 10.95 4.26 5.96 6.21 6.47 7.01
Á Châu (ACB) 15.96 4.76 3.51 3.59 3.75 3.87
Kỹ thương (TCB) 14.43 9.00 6.99 6.75 7.01 7.12
Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 18.32 12.68 14.90 14.67 15.04 15.33
Xuất nhập khẩu (EIB) 29.11 18.71 21.64 21.89 21.07 20.85
VN thịnh vượng (VPB) 17.50 4.01 1.84 2.56 3.75 3.86
Quốc dân (NCB) 1.14 15.51 11.89 11.54 11.96 12.02
Oceanbank (OCB) 21.84 8.83 9.01 8.66 9.1 9.23
An Bình (ABB) 14.49 4.54 4.93 5.12 5.23 5.64
Quốc tế (VIB) 10.64 9.55 4.62 4.95 5.11 5.32
Bắc Á (BacABank) 2.77 1.94 1.77 1.89 2.13 2.84
Đông Á (DongABank ) 9.23 6.47 8.06 8.45 8.67 8.79
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả)
Một điều dễ nhận thấy các chi nhánh NHTM nhà nước thường được người dân
yên tâm khi gửi tiền mặc dù lãi suất luôn thấp hơn các chi nhánh khác nhưng vì uy tín
nên vẫn luôn có lượng tiền mặt cao. Vậy lý do gì hệ số này luôn thấp hơn các chi nhánh
NHTM cổ phần? Đó là vì, huy động tốt thì tín dụng cũng phát triển tốt, doanh nghiệp
vay vốn tại các chi nhánh luôn cao hơn, lượng tiền vay lớn hơn nên thông thường khoản
tiền mặt tại chi nhánh luôn thấp.
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
1
3.2.2.3. Chỉ số chứng khoán thanh khoản
Hiện nay các ngân hàng đã tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, chỉ
số này được tổng hợp tại Hội sở chính đồng nghĩa tại các chi nhánh không phản ánh giá
trị Chỉ số chứng khoán thanh khoản. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh
khoản của NH càng tốt hay hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh trên cả nước thuận
lợi.
Bảng 3.5. Chỉ số chứng khoán thanh khoản của các ngân hàng
Đơn vị tính: %
Năm
Ngân hàng
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nông nghiệp PTNT(Agribank) 8.69 9.24 12.61 12.97 13.34 14.18
Đầu tư & PT (BIDV) 9.72 10.51 12.54 13.01 13.96 14.56
Công thương (CTG) 13.94 13.88 13.56 13.97 14.1 14.35
Ngoại thương (VCB) 17.80 12.53 8.10 9.21 9.97 10.34
Sài Gòn Thương tín (STB ) 13.90 13.93 14.83 14.54 15.01 15.48
Sacombank (SCB) 2.94 4.02 10.88 8.46 9.37 9.84
Quân đội (MB) 21.61 25.10 27.33 27.97 26.86 25.56
Á Châu (ACB) 2.59 4.68 13.73 12.56 13.41 14.01
Kỹ thương (TCB) 25.01 29.80 29.00 28.68 28.02 27.23
Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 7.13 5.66 3.43 4.12 4.85 5.07
Xuất nhập khẩu (EIB) 0.59 0.59 2.25 2.85 3.14 3.45
VN thịnh vượng (VPB) 23.75 31.54 30.27 29.71 29.05 28.46
Quốc dân (NCB) 3.75 5.66 10.01 10.75 10.24 11.02
Oceanbank (OCB) 21.44 22.44 22.01 21.45 22.78 23.04
An Bình (ABB) 3.52 9.08 16.12 16.75 15.94 16.48
Quốc tế (VIB) 21.86 28.35 31.99 31.03 30.74 29.68
Bắc Á (BacABank) 6.19 26.33 24.27 23.85 23.05 22.95
Đông Á (DongABank ) 6.08 7.14 10.99 11.35 11.86 12.07
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả)
Kết quả tính toán ở bảng 3.5 cho thấy, hầu hết các NH đều nắm giữ chứng khoán
với tỷ lệ thấp. Đặc biệt, có NH dự trữ loại tài sản này cho nhu cầu thanh khoản rất thấp
như NH Sài Gòn Hà Nội, NH An Bình, NH Eximbank…Điều này chứng tỏ các NH
không quan tâm lắm đến dự trữ thứ
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
1
cấp, chỉ đầu tư một tỷ trọng rất ít cho dự trữ này, còn lại chủ yếu tập trung vào dự trữ sơ
cấp, điều này đã khiến cho hoạt động quản lý thanh khoản của NH kém hiệu quả. Vì
chúng ta đã biết thị trường chứng khoán Việt Nam 3 năm qua hoạt động sôi nổi, nếu
NH chú trọng nâng cao giá trị chứng khoán của mình lượng tiền thu được sẽ rất lớn,
tăng khả năng thanh khoản của NH.
3.2.2.4. Chỉ số năng lực cho vay
Chỉ số năng lực cho vay (Dư nợ/Tổng tài sản “Có”) phản ánh năng lực cho vay
của NH. Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản
thấp nhất mà NH nắm giữ.
Bảng 3.6. Chỉ số năng lực cho vay của các chi nhánh NHTM
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Đơn vị tính: %
Năm
Ngân hàng
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nông nghiệp PTNT(Agribank) 76.42 75.13 69.69 70.45 72.96 74.01
Đầu tư & PT (BIDV) 69.61 71.05 68.46 69.75 70.11 70.5
Công thương (CTG) 65.97 65.05 66.38 66.96 67.56 68.45
Ngoại thương (VCB) 57.88 68.53 47.31 49.02 50.65 51.85
Sài Gòn Thương tín (STB ) 62.19 67.33 66.03 65.78 66.81 67.05
Sacombank (SCB) 59.08 49.17 55.32 54.54 55.98 56.45
Quân đội (MB) 42.87 49.36 50.69 51.12 51.75 52.23
Á Châu (ACB) 58.12 63.84 64.12 64.97 65.34 66.01
Kỹ thương (TCB) 38.36 44.70 46.14 46.89 47.23 48.11
Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 49.05 53.48 61.70 61.45 62.11 63.01
Xuất nhập khẩu (EIB) 44.02 49.05 54.07 53.56 54.36 55.1
VN thịnh vượng (VPB) 37.39 45.70 47.22 48.56 49.04 49.98
Quốc dân (NCB) 59.70 46.35 45.17 45.76 46.23 47.21
Oceanbank (OCB) 40.71 42.46 42.13 43.34 43.87 44.56
An Bình (ABB) 40.63 40.92 38.65 39.01 39.68 40.23
Quốc tế (VIB) 54.08 48.89 48.13 49.02 49.56 50.11
Bắc Á (BacABank) 64.98 58.49 63.58 63.23 64.12 64.65
Đông Á (DongABank ) 73.18 70.90 59.61 59.12 60.23 60.75
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả)
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
1
Qua bảng 3.6 ta có thể thấy hoạt động chủ yếu của các chi nhánh NHTM trên địa
bàn thành phố vẫn là hoạt động tín dụng, chỉ số năng lực cho vay luôn trên 50% (Ngoại
trừ MB và Oceanbank). Như vậy, rủi ro dễ thấy nhất là rủi ro lãi suất. Khi NHNN thực
thi chính sách tiền tệ thắt chặt, để đảm bảo khả năng thanh khoản các NH buộc phải
tăng lãi suất tiền gửi trong lúc đó lãi suất ghi trên các hợp đồng tín dụng không đổi. Kết
quả là thu nhập của NH giảm đi. Chưa kể việc một số NH sử dụng vốn ngắn hạn để cho
vay trung dài hạn, tạo nên rủi ro về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Hai rủi
ro này sẽ tạo áp lực thanh khoản lên các NHTM.
3.2.2.5. Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
Trước hết, có thể khẳng định một cách chắc chắn với độ tin cậy 100% rằng tỉ lệ
cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là một trong những tỉ lệ an toàn được nhiều
nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Ở các quốc gia, tỉ lệ này được sử dụng dưới
hình thức mối quan hệ giữa cho vay so với tiền gửi (loan-to-deposit ratio - LDR). Tỉ lệ
LDR, đúng như tên gọi của nó, bằng tổng các khoản cho vay chia cho tổng tiền gửi -
biểu hiện % các khoản cho vay của NH được tài trợ thông qua tiền gửi. Việc sử dụng
mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản dựa trên tiền đề
cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của NH. Vì
thế, khi tỉ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của NH giảm đi một cách tương ứng. Trong
bối cảnh NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, đã có dấu hiệu của RRTK trên hệ
thống NH. Hiện tượng lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất trên thị trường liên NH liên
tục tăng nhanh cho thấy rõ điều này. Sự thiếu hụt thanh khoản xuất phát từ một số NH
cho vay vượt qua khả năng huy động tiền gửi cho thấy những NH này đang phụ thuộc
khá nhiều vào lượng vốn vay trên thị trường liên NH. Điều này có thể nhận thấy khá rõ
ràng trong giai đoạn 2008 - 2012 có thời điểm lãi suất vay qua đêm trên thị trường tiền
tệ liên NH lên mức “kỷ lục”: 40%/năm. 5 năm trở lại đây, nhờ có chính sách vĩ mô
của
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
1
Chính phủ nhằm kìm chế lạm phát nên độ “nóng” đã có xu hướng hạ nhiệt. Trên đại
bàn thành phố hiện nay, một số ngân hàng có lượng huy động vốn lớn như: BIDV,
Viettinbank, Vietcombank, MB nên các NH này chủ động hơn trong hoạt động cho vay
của Chi nhánh. Tuy vậy, vì là những NH có uy tín nên hoạt động tín dụng cũng phát
triển, điều này lại gây ra áp lực trong việc thanh khoản.
Bảng 3.7. Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tại các chi nhánh
Đơn vị tính: %
Năm
Ngân hàng
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nông nghiệp PTNT
(Agribank)
90.40 89.45 83.90 84.76 85.12 84.23
Đầu tư & PT (BIDV) 101.68 104.28 96.15 95.12 93.45 91.65
Công thương (CTG) 104.29 98.35 102.03 100.54 98.35 96.23
Ngoại thương (VCB) 83.51 95.78 64.12 67.45 70.34 71.67
Sài Gòn Thương tín (STB ) 81.91 81.75 76.65 75.12 73.97 72.34
Sacombank (SCB) 96.72 60.51 67.51 65.12 68.01 70.21
Quân đội (MB) 61.45 63.65 59.18 61.04 62.34 63.1
Á Châu (ACB) 70.14 74.95 72.77 73.56 72.23 74.01
Kỹ thương (TCB) 56.42 56.13 58.63 57.96 59.02 60.11
Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 69.31 70.97 81.95 80.34 81.56 82.23
Xuất nhập khẩu (EIB) 90.93 95.53 83.41 85.67 87.34 86.15
VN thịnh vượng (VPB) 59.10 58.85 63.18 64.45 65.87 66.05
Quốc dân (NCB) 75.45 65.72 68.07 69.87 68.12 70.34
Oceanbank (OCB) 60.68 54.85 53.12 55.43 55.97 56.09
An Bình (ABB) 55.88 57.96 57.20 58.12 59.23 60.11
Quốc tế (VIB) 84.42 81.95 77.15 78.34 76.69 75.12
Bắc Á (BacABank) 75.54 69.34 77.62 75.12 76.23 77.45
Đông Á (DongABank ) 91.67 81.31 66.82 70.45 69.12 70.78
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả)
Trong giai đoạn 2012 - 2017, Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tại
chi nhánh của các ngân hàng lớn mặc dù đã giảm hơn so với thời
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
2
gian trước những vẫn ở mức cao luôn trên 80%. Mà theo Thông tư 13/2010/TT NHNN
đã ban hành quy định tỷ lệ cho vay trên huy động ở mức tối đa 80% cho các NH và
85% cho các TCTD khác nhưng cho đến nay tỷ lệ này vẫn chưa giảm và vấn đề này vẫn
chưa được giải quyết triệt để. Các NHTM lớn như Agribank, BIDV, VCB, Vietinbank,
Eximbank…vẫn không đảm bảo được tỉ lệ cho vay trên huy động theo như quy định
của NHNN. Kết hợp với việc phân tích chỉ số năng lực cho vay ở trên ta có thể thấy tài
sản “Có” sinh lời là các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản “Có” của
các NH, mà cho vay là tài sản “Có” có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản “Có”
sinh lời khác. Bên cạnh đó, toàn bộ tiền gửi của khách hàng đều được sử dụng vào mục
đích cho vay, Trong trường hợp này tỷ lệ cao như vậy, các NH buộc phải vay tổ chức
tín dụng (TCTD) khác để đảm bảo dự trữ bắt buộc và đảm bảo khả năng thanh khoản.
Một cách các chi nhánh thường thực hiện đó là đi vay trên thị trường 2 để cho vay thị
trường 1, điều này dẫn đến vấn đề rủi ro trong thanh khoản tăng.
3.2.2.6. Vị thế ròng của các NH trên thị trường 2
Những nhận định khi phân tích 2 chỉ số năng lực cho vay và LDR sẽ được minh
chứng thêm khi xét vị thế ròng của các NH trên thị trường 2. Phân tích vị thế ròng của
các NHTM trên thị trường 2 sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn khả năng quản lý thanh khoản
của các NH. Thị trường 2 là thị trường giao dịch với NHNN và các TCTD khác, thông
thường các giao dịch này thường xuyên, đều đặn chỉ là các giao dịch tiền gửi tại NHNN
nhằm mục đích dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán và giao dịch tiền gửi tại cac
TCTD khác nhằm phục vụ mục tiêu thanh toán vốn lẫn nhau. Ngoài ra số dư trên thị
trường này còn bao gồm những giao dịch từ vay và cho vay lẫn nhau nhằm mục đích bù
đắp thanh khoản. Do vậy, phân tích chỉ tiêu này cũng phần nào cho thấy khả năng quản
lý RRTK của các NHTM như thế nào.
Vị thế ròng = Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
2
Như vậy, chỉ tiêu này lớn hơn 1 thể hiện NH này là NH cho vay nhiều hơn trên
thị trường 2, và nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thể hiện NH này là NH đang đi vay nhiều
hơn trên thị trường 2.
Bảng 3.8: Vị thế ròng của các NH trên thị trường 2
Đơn vị tính: %
Năm
Ngân hàng
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nông nghiệp PTNT(Agribank) 2.20 4.00 4.41 4.78 5.01 4.65
Đầu tư & PT (BIDV) 1.42 1.03 0.59 0.79 1.05 1.23
Công thương (CTG) 0.60 0.91 0.73 0.85 0.76 0.69
Ngoại thương (VCB) 1.94 2.10 3.40 3.27 3.69 4.01
Sài Gòn Thương tín (STB ) 1.71 1.68 1.10 0.97 0.76 1.05
Sacombank (SCB) 0.10 0.51 0.43 0.56 0.78 0.88
Quân đội (MB) 1.41 1.24 5.39 4.23 4.41 3.79
Á Châu (ACB) 1.64 1.03 0.93 0.86 0.81 0.72
Kỹ thương (TCB) 0.80 1.02 0.97 1.23 1.97 2.31
Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 1.36 1.46 1.04 1.18 1.69 1.97
Xuất nhập khẩu (EIB) 0.99 0.88 0.96 0.78 0.84 0.65
VN thịnh vượng (VPB) 1.01 0.90 0.49 0.56 0.78 0.89
Quốc dân (NCB) 3.88 0.99 0.77 0.65 0.86 0.79
Oceanbank (OCB) 1.16 1.74 0.95 0.84 0.71 0.62
An Bình (ABB) 1.55 1.56 1.28 1.14 1.34 1.02
Quốc tế (VIB) 0.63 0.42 0.38 0.45 0.67 0.74
Bắc Á (BacABank) 2.14 0.53 0.32 0.45 0.65 0.76
Đông Á (DongABank ) 0.44 1.99 3.30 2.97 2.56 2.01
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả)
Qua bảng số liệu ta thấy, một số chi nhánh NHTM chuyên là các NH cho vay
trên thị trường 2 như: BIDV, VCB, STB, MB…Có 2 cách giải thích
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
2
kết quả trên: thứ nhất, các chi nhánh này có khả năng thanh khoản tốt nhờ vào uy tín,
thương hiệu cuả NH. Thứ hai, có thể có những chi nhánh mà khả năng huy động vốn
rất tốt nhưng khả năng mở rộng tín dụng không tốt bằng khiến dư thừa vốn và cho vay
lại trên thị trường 2. Với lý do thứ 2 này, tác giả là không cùng quan điểm vì theo tính
toán các chi nhánh trên đều là những NH có doanh thu cao của nhóm NH trên địa bàn
thành phố. Ngược lại một số chi nhánh trong 1 khoảng thời gian dài là NH đi vay trên
thị trường 2 là chủ yếu, ví dụ: ngân hàng SCB, NCB, VIB, OCB, SCB. Điều này cho
thấy việc mở rộng tín dụng của các NH này là qua cao so với tăng trưởng nguồn vốn
huy động trong thời gian qua. Bên cạnh đó cũng có sự chuyển hướng đối với các NH
như: Vietinbank, ACB, Eximbank, VIB khi các NH này chuyển từ vị thế người cho vay
sang vị thế người đi vay trên thị trường 2 vào thời điểm 2012 - 2104. Điều này cũng có
thể lý giải vì sao Techcombank lại là NH “châm ngòi” cho việc tăng lãi suất đột biến
vào thời điểm đó. Trong khi đó lại có một số NH chuyển từ vị thế người đi vay sang vị
thế người cho vay trên thị trường 2 như Agribank, TCB, Oceanbank…
3.2.2.7. Tỷ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn
Theo thông lệ quốc tế thì cơ quan quản lý nhà nước không ban hành quy định
giới hạn tối đa để kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các TCTD. Bởi lẽ, việc sử dụng
nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn ở mức bao nhiêu thuộc về chiến lược và
khả năng kiểm soát rủi ro của mỗi đơn vị. Ngân hàng trung ương chỉ kiểm soát rủi ro
thông qua hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR - Capital Adequacy Ratio). Bên cạnh đó,
trên thực tế, trong thời gian qua, các TCTD của Việt Nam đã và đang nỗ lực để giảm tỷ
trọng này xuống thông qua rất nhiều giải pháp khác nhau, đặc biệt là nhóm các NHTM
cổ phần. Theo đó, mặc dù toàn hệ thống ngân hàng luôn trong trạng thái dư thừa thanh
khoản nhưng các ngân hàng vẫn chủ động tăng lãi suất huy động đối với các khoản tiền
gửi kỳ hạn trên 12 tháng. Nhờ vậy mà đường cong lãi
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
2
suất của Việt Nam hiện đã dần tuân theo thông lệ quốc tế, khi mà kỳ hạn càng dài thì
lãi suất càng cao thay vì ngược lại như diễn biến của giai đoạn 2008-2012. Việc “lỏng
tay” của NHNN ở đây rõ ràng là để tạo điều kiện cho các TCTD có thể tiếp tục duy trì
tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, khoảng 17-18% trong năm 2018. Cần lưu ý,
giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là chỉ tiêu đảm bảo cho các
TCTD không qua chạy theo sự chuyển hóa kỳ hạn để hưởng chênh lệch lãi ròng cao mà
bỏ qua sự cân nhắc tới yếu tố RRTK. Nhìn chung, các chi nhánh NH trên địa bàn thành
phố đều đảm bảo đúng chỉ tiêu an toàn về giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay
trung và dài hạn là dưới 40% và đến cuối năm 2016 là 30%. Đến năm 2017, các khoản
cho vay tại các chi nhánh trên địa bàn được phân chia theo kỳ hạn gồm các khoản vay
ngắn hạn (59%), vay trung hạn (14%), vay dài hạn (27%). Nguồn vốn của chi nhánh
chủ yếu là từ tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi
ngắn hạn. Tỷ trọng các khoản huy động trung và dài hạn chỉ chiếm 16% tổng huy động.
Như vậy, rõ ràng toàn bộ hệ thống NH phải sử dụng khoảng 25% nguồn vốn ngắn hạn
cho các khoản vay trung và dài hạn. Số liệu này hiện còn khá xa so với mức trần quy
định trước đó là 40%. Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đề cho vay trung dài hạn qua
lớn sẽ dẫn đến nguy cơ RRTK. Như vậy, thay vì áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay
trung và dài hạn 40% vào năm 2018, NHNN quyết định giãn thời gian áp dụng tỷ lệ này
sang năm 2019. Năm 2018 sẽ áp dụng tỷ lệ 45%. Phía NHNN lý giải, việc điều chỉnh
này là trên cơ sở đánh giá tác động số liệu giám sát của NHNN và số liệu kinh tế vĩ
mô, tình hình kinh tế các tháng đầu năm 2017, cũng như định hướng điều hành chính
sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ trong những tháng cuối năm. Trước đó, phát biểu tại
Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 17/5, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng
cho biết điều bất cập. Hiện nay là tín dụng trung dài hạn vẫn chiếm 53-55%, trong khi
vốn huy động trung dài hạn chỉ chiếm
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
2
13-15%. Đây là rủi ro rất lớn cho hoạt động ngân hàng khi mất cân đối về tỷ lệ vốn
ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Theo lộ trình, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài
hạn tối đa trong năm 2017 là 50% và đầu năm 2018 sẽ là 40%, vì lẽ ra cung ứng vốn
trung dài hạn phải thực hiện qua kênh chứng khoán, nhưng do đặc thù của Việt Nam
nên nguồn vốn này hiện chủ yếu vẫn huy động qua kênh ngân hàng. Như vậy, sự sửa
đổi theo hướng “lỏng tay” của NHNN trong Thông tư 19 sẽ làm cho tất cả các bên,
cả người cho vay và người đi vay, đều vui. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của toàn hệ
thống thì việc sửa đổi này có lẽ lại là tín hiệu lo nhiều hơn mừng. Bởi lẽ, nó sẽ tạo
ra rủi ro tiềm ẩn cho cả hệ thống trong tương lai vì cho vay kỳ hạn càng dài thì rủi
ro càng cao, trong khi công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn
rất nhiều vấn đề cần cải thiện. Ngoài ra, nó cũng tạo ra sức ỳ và sự lệ thuộc của các
doanh nghiệp khi không tự nâng cao mình để có thể tiếp cận được với nguồn vốn rất
dài hạn trên thị trường chứng khoán, nhưng cũng là một nguồn vốn rất “thông minh”
và cũng đầy “khắt khe”.
Bảng 3.9: Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn được dùng cho vay trung dài
hạn của các hệ thống NH giai đoạn 2015 - 2017
Các loại hình TCTD
Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn cho vay trung dài hạn
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
NHTM Nhà nước 21,45 22,28 29,66
NHTM cổ phần 17,60 18,39 28,97
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
2
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Rủi ro và quản lý rủi ro đang là vấn đề nóng hổi trong công tác quản trị ngân
hàng và là mối quan tâm của không chỉ các nhà quản lý ngân hàng mà còn của NHNN
và Chính phủ. Trong đó, với tầm ảnh hưởng sâu rộng và nhanh chóng của RRTK, hoạt
động QLRRTK đóng vai trò quan trọng trong xây dựng cơ chế và khung quản lý rủi ro
tại các ngân hàng thương mại hiện nay. Trên cơ sở vận dụng, tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu, những nghiên cứu liên quan đề tài đã thực hiện được những nội dung
sau đây:
Giới thiệu được hệ thống lý luận về quản lý RRTK, đồng thời nghiên cứu các
phương pháp quản lý RRTK tại một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam trên cơ sở
đó làm rõ những nội dung quan trọng mà một ngân hàng cần quan tâm để nâng cao
năng lực quản lý thanh khoản.
Phân tích thực trạng RRTK của các chi nhánh NHTM cổ phần trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên, đánh giá một cách khách quan các yếu tố tác động đến hoạt động
quản lý RRTK của các NH trên địa bàn thành phố.
Đề xuất những giải pháp nhằm phòng ngừa hạn chế RRTK, nâng cao năng lực
quản lý thanh khoản cũng như các giải pháp xử lý khi RRTK
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Trước hết, NHNN cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho
các ngân hàng thương mại thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin
thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học để các ngân
hàng thương mại có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách
thanh khoản của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi
ro.
Tiếp đó, NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
Cuối cùng, cần phải hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra NH theo ngành
dọc từ Trung ương đến địa phương và sự độc lập tương đối về điều hành, hoạt động
nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám
sát hiệu quả hoạt động NH của uỷ ban Basel, tuân thủ những nguyên tắc thận trọng
trong công tác thanh tra.
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aspachs, O., Nier, E., Tiesset, M. (2005), "Liquidity, Banking Regulation
and macroeconomics. Proof of shares, bank liquidity from a panel the
bank's UK-resident", Bank of England working paper.
2. Bank for International Settlement (2009), International framework for
liquydity risk measurement, Standards and monitoring.
3. Basel (2008), Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản.
4. Báo cáo tài chính thường niên, báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ của
các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Sacombank, ACB, Vietcombank,
Agribank, Eximbank, SCB, MB, Maritimebank.
5. Báo cáo kết quả kinh doanh thường niên của ngân hàng HSBC năm2008.
6. Báo cáo kết quả kinh doanh thường niên của NH Maritime Bank năm 2012.
7. Báo cáo kết quả kinh doanh thường niên của NH Techcombank năm 2010.
8. Bonfim, D., Kim, M. (2008), “Liquidity risk in banking: Is there
herding?”, International Economic Journal, vol. 22, no. 3, pp. 361-386.
9. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao
thông vận tải, Hà Nội.
10. Huỳnh Thế Du (2013), Nghịch lý ngân hàng Việt Nam, Thời báo Kinh tế
Sài Gòn 16/5/2013
11. Trần Thị Phước Hà (2016), Hoàn thiện quản lý rủi ro thanh khoản tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Luận văn thạc sĩ kinh tế Đại học
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
12. Trần Huy Hoàng (2011), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà
xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.
13. Vũ Thị Hồng (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các
ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 23
(33), trang 32 - 49, Hà Nội.
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
2
14. Trần Huy Hoàng, 2011, Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà
xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.
15. Nguyễn Bảo Huyền (2016), Rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam,
Luận án tiến sỹ Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
16. Nguyễn Đắc Hưng (2008), “Trao đổi về quản trị rủi ro thanh khoản các
ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng, 24, tr 25 -30, Hà Nội.
17. Nguyễn Đức Hưởng (2009), Khủng hoảng thanh khoản tài chính toàn cầu
- thách thức với Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
18. IIF (2007), Principles of Liquidity Risk Management, http://www.iif.com.
19. Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, Nhà xuất bản Lao
động xã hội, Hà Nội.
20. Leonard Matz and Peter Neu, eds (2007), Liquidity Risk Measuremen and
Management - A practitioner’s guide to global best practices. Singapore:
John Wiley & Sons (Asia) Pte Ltd.
21. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,
Nhà xuất bản Tài chính.
22. Cấn Văn Lực (2016), Cơ hội và thách thức đối với ngành Ngân hàng Việt
Nam trong giai đoạn 2016-2020, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Banking
Vietnam 2016”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Trang 3-5
23. Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Lan Hương, 2013, Hoạt động ngoại bảng
và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại VN, Phát triển &
hội nhập, số 9, trang 40-47.
24. Nguyễn Hồng Sơn, Trịnh Thị Thanh Mai, Trần Thị Thanh Tú (2015),
Phát triển bền vững ngân hàng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Trang
92-100
25. Trương Quang Thông, 2013. Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản
của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế,
số 276, trang 50-62.
Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc
Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
2
26. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Tiến (2012), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội.
28. Rudolf Duttweiler (2010), Quản lý thanh khoản ngân hàng, NXB Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh.
29. Valla, N., Saes-Escorbiac, B. (2006), “Bank liquidity and financial
stability”, Banque de Francefinancial stability review, pp.89-104.
30. Vodová,P. (2011),“Liquidity of Czech Commercial Banks and its
determinants”, International Journal of mathematical models and
methods in applied sciences, vol. 5, pp. 1060 - 1067.
31. Vodová, P. (2013a), “Determinants of Commercial Banks’ Liquidity in
Hungary”, working paper.
32. Vodová, P. (2013a), “Determinants of Commercial Banks’ Liquidity in
Poland”, procedings of the 30th International Journal of Mathematical
Methods in conomics.

More Related Content

Similar to thao lam bao hiem.docx

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆPTÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆPGốm Sứ Minh Long
 
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docxBai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docxThanhTramDo
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Trần Đức Anh
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Nam Hương
 
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...ngocxit_ifa3
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...nataliej4
 

Similar to thao lam bao hiem.docx (20)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆPTÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
 
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
Giải pháp đảm bảo an ninh trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại việt ...
 
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
Khoá Luận Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank.
 
Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
 
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docxBai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
Bai bao Thanh Tram Anh Thu 2022 Vietinbank.docx
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng.docQuản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đNâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vi...
 
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
 
Nh132
Nh132Nh132
Nh132
 
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
 
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ...
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đLuận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
 
Đề tài nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAYĐề tài  nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, RẤT HAY
 
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mạiLuận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
Luận văn tốt nghiệp thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại
 

Recently uploaded

Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 

Recently uploaded (14)

Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 

thao lam bao hiem.docx

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2015 TIỂU LUẬN QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Ngành: Tài chính – Ngân hàng Người HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Mã lớp: CH21TC_TV10_2 Học viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Mã số học viên: 911521016 TRÀ VINH, NĂM 2023
  • 2. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 3 2. Kết cấu của tiểu luận ................................................................................................. 3 PHẦN NỘI DUNG............................................................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM .............................................. Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái niệm về Bảo hiểm bắt buộc............................................................................... 5 1.2.Khái niệm về Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự Bắt buộc của chủ xe cơ giới.........Error! Bookmark not defined. 1.3.Nguyên tắc tham gia Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự Bắt buộc của chủ xe cơ giới...................................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.4. Mức trách nhiệm Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự Bắt buộc của chủ xe cơ giới..Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI.................................................. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3. NỘI DUNG................................................. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................ Error! Bookmark not defined.
  • 3. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động kinh doanh ngân hàng (NH) luôn chứa đựng nhiều rủi ro, nó tiềm ẩn trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh. Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ- loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro, tính dễ lây lan rủi ro giữa các ngân hàng với nhau. Muốn tồn tại và phát triển bền vững, các ngân hàng phải có năng lực quản lý rủi ro, nếu không sẽ khó có thể hoạt động kinh doanh trên thị trường. Trong các loại rủi ro có thể xảy ra tại NH, rủi ro thanh khoản đặc biệt nguy hiểm có thể gây lên hàng loạt những tác hại nghiêm trọng cho hoạt động ngân hàng. Malcolm D Knight, Tổng giám đốc công ty BIS đã từng nói: “Thanh khoản chính là dầu bôi trơn các bánh răng trong cỗ máy tài chính” do khi rủi ro thanh khoản (RRTK) xảy ra, tùy vào mức độ và sức lan truyền, có thể làm ngưng trệ hoạt động của một hay nhiều ngân hàng, kéo theo cả cỗ máy tài chính tại một hay nhiều quốc gia. Chính vì ảnh hưởng lớn, vừa mang tính cục bộ vừa mang tính toàn cầu của loại rủi ro này nên quản trị rủi ro thanh khoản trở thành một vấn đề thường trực mang tính sống còn cho ngành ngân hàng cũng như cả nền kinh tế. Ở Việt Nam đã xảy ra các vụ rủi ro thanh khoản, tiêu biểu là ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Á Châu năm 2003 và năm 2013 hay NHTMCP Ninh Bình và NHTMCP Phương Nam năm 2005, tình trạng căng thẳng thanh khoản năm 2008, cùng với những biến động trên thị trường nửa cuối 2010 cho đến nay đã cho thấy tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại (NHTM). Việc tăng cường nhận thức, đổi mới và phát triển hệ thống quản lý rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng đã trở nên vô cùng cấp bách. Một thực tế hiện nay các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều đã nhận thấy tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản, tuy nhiên phương pháp thực hiện vẫn còn nhiều bất cập và chưa theo kịp trình độ công nghệ, quản lý của hệ thống ngân hàng hiện đại. Công tác quản lý rủi ro thanh khoản (QLRRTK) vẫn còn một số tồn tại nhất định, môi trường kinh tế chưa ổn định, việc thực hiện quản lý thanh khoản đang ngày càng khó khăn trước xu hướng phát triển và yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực, thế giới. Thông thường khi những sự việc này xảy ra lãnh đạo các NH thường gặp lúng túng và bị động trong việc giải quyết vấn đề, bộ phận quản lý
  • 4. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 4 rủi ro không phát huy được vai trò của mình. Việc tăng cường nhận thức, đổi mới và phát triển hệ thống quản lý rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng đã trở nên vô cùng cấp bách. Chính vì lý do này tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Trà Vinh” 2. Bố cục của tiểu luận: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Chương 4: Giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản và nâng cao năng lực quản lý thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2018 -2025
  • 5. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Từ trước đến nay đã có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro thanh khoản. Theo Duttweiler (2009), rủi ro thanh khoản có thể được hiểu là rủi ro khi NHTM không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán của NHTM, theo đó nó sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn. Nghĩa là, RRTK sẽ xảy ra khi NH rơi vào tình trạng thiếu hoặc không đủ khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính thường xuyên. Như vậy RRTK là loại rủi ro khi NH không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp NH thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. (Phan Thị Cúc, 2009) Theo định nghĩa của Ủy ban Basel, “RRTK là rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính” (Basel, 2008). Cần lưu ý trong rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại, cần phân biệt rõ hai loại rủi ro thanh khoản là: - Rủi ro thanh khoản nguồn vốn: là rủi ro mà ngân hàng không đủ năng chi trả cho các dòng tiền dự đoán được hoặc không dự đoán được trước bằng cách sử dụng nguồn tiền sẵn có hoặc nguồn tiền vay được thông qua việc thế chấp các tài sản của mình mà không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường hoặc điều kiện tài chính của ngân hàng (Antonio Castagna and Francesco Fede, 2013). - Rủi ro thanh khoản thị trường: là rủi ro mà ngân hàng không thể dễ dàng đóng hoặc loại bỏ trạng thái mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá thị trường bởi thị trường không đủ thanh khoản hoặc do những trục trặc
  • 6. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 6 khác trên thị trường cản trở (Antonio Castagna and Francesco Fede, 2013). Trong nội dung quản lý rủi ro thanh khoản của một ngân hàng thương mại mà đề tài nghiên cứu, rủi ro thanh khoản được hiểu với nội dung nghiêng về rủi ro thanh khoản nguồn vốn tại kỳ hạn ngắn hạn vì đối với các kỳ hạn trung hoặc dài hạn các NH có thể có đủ thời gian để ứng phó, xoay chuyển tình trạng mất cân đối giữa phải thu và phải trả. 1.1.2. Khái niệm về quản lý rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại Trong qua trình hoạt động kinh doanh, các NH luôn ưa thích có được trạng thái thanh khoản ròng thích hợp sao cho vừa đảm bảo an toàn và vừa có lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên điều này không hề dễ thực hiện, RRTK luôn tiềm ẩn trong hoạt động thường ngày của NH. Chính vì vậy, quản lý thanh khoản vào cuộc. Về mặt khoa học quản lý, quản lý RRTK là qua trình tác động liên tục, có chủ đích của các nhà quản lý NH lên các nguồn cung và nguồn cầu thanh khoản nhằm đạt được các mục tiêu an toàn thanh khoản và mục tiêu lợi nhuận của mỗi NHTM trong những thời kì cụ thể. Như vậy, “QLRRTK là qúa trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ những nguy cơ rủi ro về việc NH không thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nhu cầu thanh khoản cho khách hàng” (Nguyễn Thị Mùi, 2006). Quản lý rủi ro không có nghĩa là né tránh mà là đối diện với rủi ro để lựa chọn mức giới hạn rủi ro có thể chấp nhận được nhằm tăng khả năng sinh lợi cho NH. Trong quá trình thực hiện QLRRTK bao gồm hai nội dung chính là: thu hẹp độ lệch thanh khoản trong điều kiện hoạt động bình thường bằng cách quản lý cấu trúc nguồn vốn - sử dụng vốn và quản lý thanh khoản trong điều kiện khủng hoảng thanh khoản: Trong điều kiện kinh doanh bình thường, ngân hàng phải luôn thực hiện công việc thu hẹp độ lệch thanh khoản bằng quản lý cấu trúc nguồn vốn - sử dụng vốn bao gồm quy định và giám sát về thành phần và thời hạn của các khoản mục của ngân hàng, đáp ứng mục tiêu cân bằng giữa an toàn và lợi ích. Trong đó, quy trình quản lý phải đảm bảo kiểm soát được rủi ro phát sinh cả nội bảng lẫn ngoại bảng (Nguyễn Minh Sáng, 2013). Bên cạnh đó, khi NH đối mặt với nguy cơ khủng hoảng thanh khoản, hoạt động QLRRTK bao gồm các kế hoạch ứng phó
  • 7. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 7 với khủng hoảng nhằm đưa ngân hàng về điều kiện bình thường. Lúc này, sự sống còn của ngân hàng được đặt cao hơn hẳn yếu tố lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị kĩ, ngân hàng có thể rơi vào một trong hai nguy cơ: (1) đánh giá thấp khủng hoảng hoặc không có/không kịp thời đưa ra các biện pháp ứng phó dẫn tới tình trạng nặng nề hơn hoặc thậm chí phá sản, (2) đánh giá tình trạng trầm trọng hơn thực tế dẫn tới sử dụng các biện pháp quá mức cần thiết, gây thiệt hại lớn về mặt tài chính cho NH. Dù nguy cơ nào xảy ra, ngân hàng cũng sẽ gánh tổn thất nặng nề sau khủng hoảng, do vậy QLRRTK trong thời kỳ hiện tại ngày càng quan trọng. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM Từ lúc thanh khoản trở thành vấn đề cần được quan tâm của các ngân hàng thương mại đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả đề cập đến những yếu tố có thể ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, những nghiên cứu cho kết quả đáng tin cậy nhất đa số tập trung vào các nghiên cứu về ngân hàng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Những nghiên cứu trên tập trung vào hai nhóm yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại: 1.2.1 Nhóm yếu tố chủ quan Thứ nhất, chiến lược và phương pháp quản lý thanh khoản. Mỗi NH có đủ vốn, chất lượng tín dụng tốt, nhưng nếu không quan tâm đến quản lý thanh khoản thi không thể hoạt động kinh doanh vững vàng và an toàn. Năng lực QLRRTK trước hết thể hiện ở khía cạnh liệu nhà quản lý có xây dựng được chiến lược quản lý thanh khoản và lựa chọn phương pháp quản lý thanh khoản phù hợp với tinh hinh hoạt động của NH mình hay không. Khi xây dựng được chiến lược thanh khoản, cần đề ra các mục tiêu cụ thể cũng như các công việc tác nghiệp để điều hành công việc theo định hướng đã đề ra cũng như lựa chọn được phương pháp quản lý thích hợp. Thứ hai, quan điểm và trình độ của nhà quản lý. Sự nhận thức đúng đắn và quan điểm rõ ràng về vai trò của công tác quản lý RRTK sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn khoa học đối với hoạt động này. Xác định điều hành thanh khoản theo hướng cẩn trọng sẽ buộc nhà quản lý đánh đổi một mức sinh lời trong khối lượng vốn khả dụng của NH.
  • 8. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 8 Thứ ba, trình độ công nghệ thông tin của bản thân NH. Một hệ thống thông tin hiệu quả là không thể thiếu trong việc quản lý thanh khoản. Hệ thống thông tin quản lý sẽ kết nối các chi nhánh NH với trụ sở chính. Một hệ thống thông tin bao gồm 2 bộ phận chính: các hệ thống máy tính được nối mạng với nhau và việc báo cáo quản lí. Đối với những NH có mạng lưới chi nhánh rộng thì hệ thống máy tính được nối mạng trực tuyến là điều vô cùng cần thiết. Trình độ công nghệ thông tin hiện đại cung cấp những thông tin có chất lượng sẽ là điều kiện cần để nhà quản trị đưa ra những quyết định về thanh khoản chính xác nhất. Thứ tư, khả năng xác lập tính cân bằng giữa luồng tiền ra và luồng tiền vào NH. Khả năng này được hiểu là khả năng cân đối nguồn thanh khoản với nhu cầu thanh khoản. Để thoả mãn nhu cầu thanh khoản, NH phải lựa chọn giữa rất nhiều loại tài sản có, tài sản nợ và những nguồn thanh khoản mới khác nhau. Phạm vi lựa chọn những nguồn thanh khoản này hết sức đa dạng và rộng lớn. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị cần có những căn cứ để lựa chọn nguồn thanh khoản. Có thể đưa ra một số tiêu chí để lựa chọn như: Tính cấp thiết của yêu cầu thanh khoản, Kì hạn của yêu cầu thanh khoản, Khả năng tiếp cận thị trường đáp ứng yêu cầu vốn thanh khoản, Tương quan về chi phí và rủi ro giữa các nguồn vốn, Triển vọng của lãi suất và đường thu nhập, Triển vọng trong chính sách tiền tệ và trong hoạt động vay nợ của Chính phủ, Các quy định áp dụng với nguồn thanh khoản… 1.2.2 Nhóm yếu tố khách quan Thứ nhất, yếu tố liên quan tới chính sách tiền tệ của NH Trung ương. NH Trung ương sử dụng các công cụ thông qua những chính sách (trực tiếp và gián tiếp) để tác động vào thị trường tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Một trong những công cụ đó là dự trữ bắt buộc. Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm thay đổi về yêu cầu vốn dự trữ và sẽ tác động tới khả năng thanh khoản của NH. Cụ thể, khi NHTW định hướng điều hành chính sách tiền tệ theo hướng mở rộng để tăng trưởng kinh tế, thì (i) NHTW sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các NH có thể giảm khối lượng tiền dự trữ bắt buộc, làm thay đổi cầu thanh khoản của NH; (ii) Nền kinh tế sẽ tăng trưởng cao, điều này sẽ tác động tới từng NH, phản ánh thông qua tốc độ tăng trưởng tiền gửi chậm lại hoặc có thể giảm, trong khi đó nhu cầu tín dụng tăng, tạo áp lực về thanh khoản đối với NH; (iii) Tác động tới trạng thái tiền mặt của NH. Khi dự trữ bắt buộc giảm thì vốn khả dụng của NH
  • 9. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 9 tăng. Thứ hai, sự biến động của luồng tiền. Sự biến động của luồng tiền có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình thanh khoản của NH. Ở đây, luồng tiền cần xác định cả hai khía cạnh: luồng tiền chảy vào NH và luồng tiền chảy ra. Luồng tiền vào sẽ ảnh hưởng lớn tới nguồn cung thanh khoản và luồng tiền ra sẽ quyết định tới nhu cầu thanh khoản của NH. Nói chung thi cả luồng tiền vào và luồng tiền ra đều bị tác động mạnh bởi những yếu tố như: tính thời vụ, chu kỳ và xu hướng. Ngoài ra, từng dòng tiền trong luồng tiền lại bị chi phối bởi các yếu tố khác. Thứ ba, xuất hiện các biến cố bất thường. Các biến cố bất thường có thể tác động rất lớn đến cầu thanh khoản của NH. Nếu người gửi tiền mất niềm tin về khả năng chi trả của NH, họ sẽ rút tiền khỏi NH ngay lập tức. Trong trường hợp này, nhu cầu thanh khoản tăng một cách đột biến và NH không thể đáp ứng được và khoản vay cứu cánh từ NH Trung ương sẽ là một giải pháp cuối cùng để giúp NH có thể thoát khỏi viễn cảnh phá sản của mình. Thứ tư, hiệu ứng rút tiền dây chuyền trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, NH có nhiều khả năng bị mất khả năng thanh toán. Do hoạt động NH có tính hệ thống nên một NH rủi ro sẽ dẫn đến hiệu ứng dây chuyền đối với hoạt động của các NH khác. Và như vậy, hậu quả có thể là hàng loạt NH phá sản chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, hiệu ứng xấu này có thể được cải thiện nếu NH tham gia bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng. Thứ năm, sự biến động thanh khoản do ảnh hưởng trực tiếp từ các loại rủi ro khác. Rủi ro tín dụng được coi là loại rủi ro có ảnh hưởng lớn nhất tới tình trạng thanh khoản của NH. Nợ quá hạn, tổn thất tín dụng ở mức độ cao sẽ làm giảm nguồn thanh khoản của NH và dẫn đến khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng bị hạn chế theo. Ngoài ra, rủi ro ngoại hối, rủi ro thị trường cũng gây ảnh hưởng tới thanh khoản, tuy nhiên, ảnh hưởng đó không sâu sắc như đối với rủi ro tín dụng.
  • 10. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 1 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1.1. Thực trạng quản lý RRTK của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thông qua các chỉ tiêu phân tích 3.2.2.1. Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của NH. Tỉ lệ an toàn vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của NH. CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100% Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của NH thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với cac loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành NH các nước luôn xác định rõ và giám sát các NH phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Giai đoạn 2012 - 2017, hệ số an toàn vốn tối thiểu theo của Thông tư số 3/2010/TT-NHNN là 9%. Nếu nhìn vào mức tính toán cho toàn hệ thống, hệ thống NHTM Việt Nam đã đảm bảo được hệ số an toàn vốn tối thiểu 9%, tuy vậy bức tranh về đảm bảo an toàn vốn là khá phức tạp. Bảng 3.1: Hệ số CAR của các hệ thống NH tính đến 30/9/2017 Các loại hình TCTD Hệ số CAR (%) NHTMNN 9,28 NHTMCP 13,31 NH liên doanh, nước ngoài 34,17 Toàn hệ thống 13,32 (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN) Nếu xét theo tiêu chí hệ số CAR 9%, tính đến cuối năm 2010 hầu hết các NHTM đã đạt được (Bảng 3.2); nhưng cần lưu ý là: cùng với việc nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% thì hệ số rủi ro của một số tài sản “Có” cũng được nâng lên, mức cao nhất là 250%. Do vậy, để đáp ứng quy định hệ số CAR 9%, các NH phải duy trì mức vốn cao hơn khá nhiều so với trước đây. Số liệu ở bảng 2
  • 11. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 1 cho thấy, giai đoạn 2012-2017, hệ số CAR trung bình của hệ thống NHTM Việt Nam và các NHTMCP niêm yết đều đảm bảo quy định, lớn hơn 9%. Đồng thời, hệ số CAR của các NHTM có xu hướng tăng lên. Hệ số CAR tại của các NHTM Việt Nam có sự phân hóa rõ nét tại các NHTM lớn và các NHTM nhỏ. Các NHTM lớn có hệ số CAR thấp hơn, các NHTM nhỏ có hệ số CAR cao hơn, có một số trường hợp cá biệt có giá trị CAR quá cao như: NCB và EIB có hệ số CAR gần 20%; Dong A Bank, Oceanbank và Saigonbank…có hệ số CAR trên 20%. Trong khi đó, các NHTM lớn như BIDV, CTG có hệ số CAR chỉ quanh mức yêu cầu 9%. Bảng 3.2: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NH giai đoạn 2012-2017 Đơn vị tính: % Năm Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nông nghiệp PTNT(Agribank) 9.3 9.21 9.34 9.45 9.53 9.6 Đầu tư & PT (BIDV) 9.65 10,23 9.27 9.81 9.5 9.72 Công thương (CTG) 10.33 13.2 10.4 10.6 10.4 10.55 Ngoại thương (VCB) 14.63 13.13 11.61 11.04 13 12.64 Sài Gòn Thương tín (STB ) 9.53 10.22 10.4 10.96 9.61 9.32 Sacombank (SCB) 10.35 9.95 9.39 10.1 9.67 9.54 Quân đội (MB) 11.15 12.91 12.11 12.85 12.5 12.33 Á Châu (ACB) 16.78 17.35 17.87 15.3 14.56 14.1 Kỹ thương (TCB) 12.6 14.03 15.65 15.94 16.01 16.86 Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 14.18 12.38 11.33 11.4 13 13.5 Xuất nhập khẩu (EIB) 16.38 14.47 13.62 16.52 17.12 17.23 VN thịnh vượng (VPB) 15.42 14.74 13.38 12.2 12.93 14.11 Đại Dương (OCB) 22.6 19.1 18.43 17.9 17.34 16.74 Hàng hải (MSB) 19.4 18 17.45 17.02 18 16.95 Quốc tế (VIB) 14.36 15.23 16.32 18 16.27 15.87 Đông Á (DongABank ) 10.85 10.42 11.2 11.85 10.96 10.1 Quốc dân (NCB) 19.09 16.03 10.83 11.08 11.3 11.67 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tổng hợp của tác giả)
  • 12. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 1 Theo đánh giá của các chuyên gia, việc tính CAR của Việt Nam hiện tại khác xa so với Basel II (thấp hơn), vì thế nếu áp theo chuẩn mới với 3 trụ cột được thực hiện đầy đủ thì tỷ tỷ lệ CAR sẽ giảm khoảng 15 -20%, nghĩa là với mức 9% của ngân hàng sẽ chỉ còn khoảng 7,5%, thậm chí có những ngân hàng có thể giảm CAR tới 25-30%. Do vậy, để đảm bảo được CAR, các ngân hàng buộc phải nâng vốn tự có, hoặc là vốn cấp 1 (nòng cốt - gồm vốn điều lệ, lợi nhuận để lại và các quỹ) hoặc vốn cấp 2 (vốn bổ sung - gồm trái phiếu chuyển đổi, giá trị tăng thêm của tài sản cố định, các loại chứng khoán được định giá lại, các công cụ nợ khác có thời hạn dài…), trong đó vốn cấp 1 được coi là có độ tin cậy và an toàn cao hơn, song song với chặt chẽ hơn trong việc quản lý tài sản. Trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính toàn cầu và hệ lụy lâu dài của chúng đối với hệ thống tài chính NH toàn thế giới, Ủy ban Basel một lần nữa lại dự thảo và thông qua phiên bản thứ 3 (Basel 3) về các tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu. Theo NH thanh toán quốc tế (BIS), tính đến tháng 10/2013, 14 thành viên hội đồng Basel đã thông qua các quy định về vốn dựa trên Basel 3 bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, Đặc khu kinh tế Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Mê-hi-cô, Ả Rập Saudi, Singapore, Nam Phi và Thụy Sỹ. 13 quốc gia thành viên còn lại, dù đã trễ thời hạn ngày 1/1/2013, vẫn đang tiếp tục ban hành cấc quy định theo chuẩn Basel 3. Các nước này gồm có 9 nước thành viên Liên minh châu Âu, Indonesia, Hàn quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Hiệp ước Basel 3 đưa ra nhiều điểm mới so với Basel 2 với việc giới thiệu lần đầu cac yêu cầu về thanh khoản, nâng mức vốn yêu cầu tối thiểu và những cải tiến ở các cột trụ còn lại. Như vậy nếu so với Thông tư 13/TT- NHNN thì các NH ở nước ta chỉ phải điều chỉnh từ 2017 trở đi để đạt được tỷ lệ vốn tối thiểu 10,5% kể cả phần vốn đệm dự phòng tài chính. Điều này sẽ thực hiện được khi các ngân hàng có những định hướng cụ thể cho những chi nhánh trên cả nước để đáp ứng được quy định trên.
  • 13. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 1 Bảng 3.3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel 3 Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5 4 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5 Vốn đệm dự phòng 0,625 1,25 1,875 2,5 Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng 3,5 4 4,5 5,125 5,75 6,375 7 Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn 20 40 60 80 100 100 Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5 5,5 6 6 6 6 6 Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8 8 8 8 8 8 8 Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng bắt buộc 8 8 8 8,625 9,25 9,875 10,5 Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản không đủ tiêu chuẩn Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013 Vốn dự phòng chống hiệu ứng chu ki Tùy theo điều kiện của quốc gia: mức từ 0%- 2,5%
  • 14. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 1 3.2.2.2. Chỉ số trạng thái tiền mặt Chỉ số trạng thái tiền mặt chỉ ra khả năng thanh khoản tức thời của NH trong bất cứ thời điểm nào khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt. Nhu cầu này của khách hàng hiện nay không còn như trước kia, khi NH làm việc chỉ theo giờ hành chính và mọi giao dịch kết thúc trước 15 giờ 30 hàng ngày, với yêu cầu hiện đại hóa NH và sự đa dạng trong các gói sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các nhu cầu rút tiền của khách hàng có thể được đáp ứng ngay lập tức thông qua dịch vụ ATM, internet banking, mobile banking...Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 117 máy rút tiền tự động ATM và 276 máy POS được kết nối liên thông với nhau của các ngân hàng. Điều này đòi hỏi NH cần xác định được nhu cầu sử dụng tiền mặt bình quân của khách hàng, đồng thời kết hợp với những biến động mang tính thời vụ, chu kỳ hay xu hướng của khách hàng để đưa ra tỉ lệ tồn quỹ cho hợp lí mà không ảnh hưởng tới yếu tố sinh lời của tài sản. Tỉ lệ tiền mặt trên tổng tài sản co biết nếu tỉ lệ này càng cao thi khả năng thanh khoản của NH là càng tốt. Trong giai đoạn 2008 -2012 là thời kỳ chạy đua lãi suất tiền gửi của các NHTM, dẫn đến các chi nhánh NH tại Thái Nguyên cũng đưa ra mức lãi suất rất cao nhằm thu hút lượng tiền càng nhiều càng tốt trên. Mục tiêu cuối cùng của các NH không có gì khác là đảm bảo khả năng thanh khoản đang có nguy cơ suy giảm. Giai đoạn từ 2012 - 2017, với nhiều chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ liên quan đến kìm chế lạm phát và thúc đẩy sản xuất kinh doanh nên lãi suất giảm, nhu cầu thanh khoản của NH giảm xuống, tính đến tháng 12 năm 2017 lãi suất huy động bình quân của ngân hàng dao động trong khoảng 5%. Do đó, chỉ số trạng thái tiền mặt của các ngân hàng hầu hết đều giảm sút.
  • 15. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 1 Bảng 3.4: Chỉ số trạng thái tiền mặt của các chi nhánh Đơn vị tính: % Năm Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nông nghiệp PTNT(Agribank) 3.05 3.28 3.30 3.32 3.41 3.46 Đầu tư & PT (BIDV) 6.18 6.77 6.29 6.34 6.41 6.53 Công thương (CTG) 4.75 10.77 10.86 10.06 9.78 9.55 Ngoại thương (VCB) 15.98 19.15 16.83 16.11 15.75 15.06 Sài Gòn Thương tín (STB ) 8.53 5.85 4.39 4.41 4.52 4.8 Sacombank (SCB) 3.27 5.75 4.94 5.11 5.23 5.29 Quân đội (MB) 10.95 4.26 5.96 6.21 6.47 7.01 Á Châu (ACB) 15.96 4.76 3.51 3.59 3.75 3.87 Kỹ thương (TCB) 14.43 9.00 6.99 6.75 7.01 7.12 Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 18.32 12.68 14.90 14.67 15.04 15.33 Xuất nhập khẩu (EIB) 29.11 18.71 21.64 21.89 21.07 20.85 VN thịnh vượng (VPB) 17.50 4.01 1.84 2.56 3.75 3.86 Quốc dân (NCB) 1.14 15.51 11.89 11.54 11.96 12.02 Oceanbank (OCB) 21.84 8.83 9.01 8.66 9.1 9.23 An Bình (ABB) 14.49 4.54 4.93 5.12 5.23 5.64 Quốc tế (VIB) 10.64 9.55 4.62 4.95 5.11 5.32 Bắc Á (BacABank) 2.77 1.94 1.77 1.89 2.13 2.84 Đông Á (DongABank ) 9.23 6.47 8.06 8.45 8.67 8.79 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả) Một điều dễ nhận thấy các chi nhánh NHTM nhà nước thường được người dân yên tâm khi gửi tiền mặc dù lãi suất luôn thấp hơn các chi nhánh khác nhưng vì uy tín nên vẫn luôn có lượng tiền mặt cao. Vậy lý do gì hệ số này luôn thấp hơn các chi nhánh NHTM cổ phần? Đó là vì, huy động tốt thì tín dụng cũng phát triển tốt, doanh nghiệp vay vốn tại các chi nhánh luôn cao hơn, lượng tiền vay lớn hơn nên thông thường khoản tiền mặt tại chi nhánh luôn thấp.
  • 16. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 1 3.2.2.3. Chỉ số chứng khoán thanh khoản Hiện nay các ngân hàng đã tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, chỉ số này được tổng hợp tại Hội sở chính đồng nghĩa tại các chi nhánh không phản ánh giá trị Chỉ số chứng khoán thanh khoản. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của NH càng tốt hay hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh trên cả nước thuận lợi. Bảng 3.5. Chỉ số chứng khoán thanh khoản của các ngân hàng Đơn vị tính: % Năm Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nông nghiệp PTNT(Agribank) 8.69 9.24 12.61 12.97 13.34 14.18 Đầu tư & PT (BIDV) 9.72 10.51 12.54 13.01 13.96 14.56 Công thương (CTG) 13.94 13.88 13.56 13.97 14.1 14.35 Ngoại thương (VCB) 17.80 12.53 8.10 9.21 9.97 10.34 Sài Gòn Thương tín (STB ) 13.90 13.93 14.83 14.54 15.01 15.48 Sacombank (SCB) 2.94 4.02 10.88 8.46 9.37 9.84 Quân đội (MB) 21.61 25.10 27.33 27.97 26.86 25.56 Á Châu (ACB) 2.59 4.68 13.73 12.56 13.41 14.01 Kỹ thương (TCB) 25.01 29.80 29.00 28.68 28.02 27.23 Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 7.13 5.66 3.43 4.12 4.85 5.07 Xuất nhập khẩu (EIB) 0.59 0.59 2.25 2.85 3.14 3.45 VN thịnh vượng (VPB) 23.75 31.54 30.27 29.71 29.05 28.46 Quốc dân (NCB) 3.75 5.66 10.01 10.75 10.24 11.02 Oceanbank (OCB) 21.44 22.44 22.01 21.45 22.78 23.04 An Bình (ABB) 3.52 9.08 16.12 16.75 15.94 16.48 Quốc tế (VIB) 21.86 28.35 31.99 31.03 30.74 29.68 Bắc Á (BacABank) 6.19 26.33 24.27 23.85 23.05 22.95 Đông Á (DongABank ) 6.08 7.14 10.99 11.35 11.86 12.07 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả) Kết quả tính toán ở bảng 3.5 cho thấy, hầu hết các NH đều nắm giữ chứng khoán với tỷ lệ thấp. Đặc biệt, có NH dự trữ loại tài sản này cho nhu cầu thanh khoản rất thấp như NH Sài Gòn Hà Nội, NH An Bình, NH Eximbank…Điều này chứng tỏ các NH không quan tâm lắm đến dự trữ thứ
  • 17. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 1 cấp, chỉ đầu tư một tỷ trọng rất ít cho dự trữ này, còn lại chủ yếu tập trung vào dự trữ sơ cấp, điều này đã khiến cho hoạt động quản lý thanh khoản của NH kém hiệu quả. Vì chúng ta đã biết thị trường chứng khoán Việt Nam 3 năm qua hoạt động sôi nổi, nếu NH chú trọng nâng cao giá trị chứng khoán của mình lượng tiền thu được sẽ rất lớn, tăng khả năng thanh khoản của NH. 3.2.2.4. Chỉ số năng lực cho vay Chỉ số năng lực cho vay (Dư nợ/Tổng tài sản “Có”) phản ánh năng lực cho vay của NH. Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà NH nắm giữ. Bảng 3.6. Chỉ số năng lực cho vay của các chi nhánh NHTM trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Đơn vị tính: % Năm Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nông nghiệp PTNT(Agribank) 76.42 75.13 69.69 70.45 72.96 74.01 Đầu tư & PT (BIDV) 69.61 71.05 68.46 69.75 70.11 70.5 Công thương (CTG) 65.97 65.05 66.38 66.96 67.56 68.45 Ngoại thương (VCB) 57.88 68.53 47.31 49.02 50.65 51.85 Sài Gòn Thương tín (STB ) 62.19 67.33 66.03 65.78 66.81 67.05 Sacombank (SCB) 59.08 49.17 55.32 54.54 55.98 56.45 Quân đội (MB) 42.87 49.36 50.69 51.12 51.75 52.23 Á Châu (ACB) 58.12 63.84 64.12 64.97 65.34 66.01 Kỹ thương (TCB) 38.36 44.70 46.14 46.89 47.23 48.11 Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 49.05 53.48 61.70 61.45 62.11 63.01 Xuất nhập khẩu (EIB) 44.02 49.05 54.07 53.56 54.36 55.1 VN thịnh vượng (VPB) 37.39 45.70 47.22 48.56 49.04 49.98 Quốc dân (NCB) 59.70 46.35 45.17 45.76 46.23 47.21 Oceanbank (OCB) 40.71 42.46 42.13 43.34 43.87 44.56 An Bình (ABB) 40.63 40.92 38.65 39.01 39.68 40.23 Quốc tế (VIB) 54.08 48.89 48.13 49.02 49.56 50.11 Bắc Á (BacABank) 64.98 58.49 63.58 63.23 64.12 64.65 Đông Á (DongABank ) 73.18 70.90 59.61 59.12 60.23 60.75 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả)
  • 18. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 1 Qua bảng 3.6 ta có thể thấy hoạt động chủ yếu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn thành phố vẫn là hoạt động tín dụng, chỉ số năng lực cho vay luôn trên 50% (Ngoại trừ MB và Oceanbank). Như vậy, rủi ro dễ thấy nhất là rủi ro lãi suất. Khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, để đảm bảo khả năng thanh khoản các NH buộc phải tăng lãi suất tiền gửi trong lúc đó lãi suất ghi trên các hợp đồng tín dụng không đổi. Kết quả là thu nhập của NH giảm đi. Chưa kể việc một số NH sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tạo nên rủi ro về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Hai rủi ro này sẽ tạo áp lực thanh khoản lên các NHTM. 3.2.2.5. Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động Trước hết, có thể khẳng định một cách chắc chắn với độ tin cậy 100% rằng tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là một trong những tỉ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Ở các quốc gia, tỉ lệ này được sử dụng dưới hình thức mối quan hệ giữa cho vay so với tiền gửi (loan-to-deposit ratio - LDR). Tỉ lệ LDR, đúng như tên gọi của nó, bằng tổng các khoản cho vay chia cho tổng tiền gửi - biểu hiện % các khoản cho vay của NH được tài trợ thông qua tiền gửi. Việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của NH. Vì thế, khi tỉ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của NH giảm đi một cách tương ứng. Trong bối cảnh NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, đã có dấu hiệu của RRTK trên hệ thống NH. Hiện tượng lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất trên thị trường liên NH liên tục tăng nhanh cho thấy rõ điều này. Sự thiếu hụt thanh khoản xuất phát từ một số NH cho vay vượt qua khả năng huy động tiền gửi cho thấy những NH này đang phụ thuộc khá nhiều vào lượng vốn vay trên thị trường liên NH. Điều này có thể nhận thấy khá rõ ràng trong giai đoạn 2008 - 2012 có thời điểm lãi suất vay qua đêm trên thị trường tiền tệ liên NH lên mức “kỷ lục”: 40%/năm. 5 năm trở lại đây, nhờ có chính sách vĩ mô của
  • 19. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 1 Chính phủ nhằm kìm chế lạm phát nên độ “nóng” đã có xu hướng hạ nhiệt. Trên đại bàn thành phố hiện nay, một số ngân hàng có lượng huy động vốn lớn như: BIDV, Viettinbank, Vietcombank, MB nên các NH này chủ động hơn trong hoạt động cho vay của Chi nhánh. Tuy vậy, vì là những NH có uy tín nên hoạt động tín dụng cũng phát triển, điều này lại gây ra áp lực trong việc thanh khoản. Bảng 3.7. Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tại các chi nhánh Đơn vị tính: % Năm Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nông nghiệp PTNT (Agribank) 90.40 89.45 83.90 84.76 85.12 84.23 Đầu tư & PT (BIDV) 101.68 104.28 96.15 95.12 93.45 91.65 Công thương (CTG) 104.29 98.35 102.03 100.54 98.35 96.23 Ngoại thương (VCB) 83.51 95.78 64.12 67.45 70.34 71.67 Sài Gòn Thương tín (STB ) 81.91 81.75 76.65 75.12 73.97 72.34 Sacombank (SCB) 96.72 60.51 67.51 65.12 68.01 70.21 Quân đội (MB) 61.45 63.65 59.18 61.04 62.34 63.1 Á Châu (ACB) 70.14 74.95 72.77 73.56 72.23 74.01 Kỹ thương (TCB) 56.42 56.13 58.63 57.96 59.02 60.11 Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 69.31 70.97 81.95 80.34 81.56 82.23 Xuất nhập khẩu (EIB) 90.93 95.53 83.41 85.67 87.34 86.15 VN thịnh vượng (VPB) 59.10 58.85 63.18 64.45 65.87 66.05 Quốc dân (NCB) 75.45 65.72 68.07 69.87 68.12 70.34 Oceanbank (OCB) 60.68 54.85 53.12 55.43 55.97 56.09 An Bình (ABB) 55.88 57.96 57.20 58.12 59.23 60.11 Quốc tế (VIB) 84.42 81.95 77.15 78.34 76.69 75.12 Bắc Á (BacABank) 75.54 69.34 77.62 75.12 76.23 77.45 Đông Á (DongABank ) 91.67 81.31 66.82 70.45 69.12 70.78 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả) Trong giai đoạn 2012 - 2017, Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tại chi nhánh của các ngân hàng lớn mặc dù đã giảm hơn so với thời
  • 20. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 2 gian trước những vẫn ở mức cao luôn trên 80%. Mà theo Thông tư 13/2010/TT NHNN đã ban hành quy định tỷ lệ cho vay trên huy động ở mức tối đa 80% cho các NH và 85% cho các TCTD khác nhưng cho đến nay tỷ lệ này vẫn chưa giảm và vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Các NHTM lớn như Agribank, BIDV, VCB, Vietinbank, Eximbank…vẫn không đảm bảo được tỉ lệ cho vay trên huy động theo như quy định của NHNN. Kết hợp với việc phân tích chỉ số năng lực cho vay ở trên ta có thể thấy tài sản “Có” sinh lời là các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản “Có” của các NH, mà cho vay là tài sản “Có” có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản “Có” sinh lời khác. Bên cạnh đó, toàn bộ tiền gửi của khách hàng đều được sử dụng vào mục đích cho vay, Trong trường hợp này tỷ lệ cao như vậy, các NH buộc phải vay tổ chức tín dụng (TCTD) khác để đảm bảo dự trữ bắt buộc và đảm bảo khả năng thanh khoản. Một cách các chi nhánh thường thực hiện đó là đi vay trên thị trường 2 để cho vay thị trường 1, điều này dẫn đến vấn đề rủi ro trong thanh khoản tăng. 3.2.2.6. Vị thế ròng của các NH trên thị trường 2 Những nhận định khi phân tích 2 chỉ số năng lực cho vay và LDR sẽ được minh chứng thêm khi xét vị thế ròng của các NH trên thị trường 2. Phân tích vị thế ròng của các NHTM trên thị trường 2 sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn khả năng quản lý thanh khoản của các NH. Thị trường 2 là thị trường giao dịch với NHNN và các TCTD khác, thông thường các giao dịch này thường xuyên, đều đặn chỉ là các giao dịch tiền gửi tại NHNN nhằm mục đích dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán và giao dịch tiền gửi tại cac TCTD khác nhằm phục vụ mục tiêu thanh toán vốn lẫn nhau. Ngoài ra số dư trên thị trường này còn bao gồm những giao dịch từ vay và cho vay lẫn nhau nhằm mục đích bù đắp thanh khoản. Do vậy, phân tích chỉ tiêu này cũng phần nào cho thấy khả năng quản lý RRTK của các NHTM như thế nào. Vị thế ròng = Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD
  • 21. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 2 Như vậy, chỉ tiêu này lớn hơn 1 thể hiện NH này là NH cho vay nhiều hơn trên thị trường 2, và nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thể hiện NH này là NH đang đi vay nhiều hơn trên thị trường 2. Bảng 3.8: Vị thế ròng của các NH trên thị trường 2 Đơn vị tính: % Năm Ngân hàng 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nông nghiệp PTNT(Agribank) 2.20 4.00 4.41 4.78 5.01 4.65 Đầu tư & PT (BIDV) 1.42 1.03 0.59 0.79 1.05 1.23 Công thương (CTG) 0.60 0.91 0.73 0.85 0.76 0.69 Ngoại thương (VCB) 1.94 2.10 3.40 3.27 3.69 4.01 Sài Gòn Thương tín (STB ) 1.71 1.68 1.10 0.97 0.76 1.05 Sacombank (SCB) 0.10 0.51 0.43 0.56 0.78 0.88 Quân đội (MB) 1.41 1.24 5.39 4.23 4.41 3.79 Á Châu (ACB) 1.64 1.03 0.93 0.86 0.81 0.72 Kỹ thương (TCB) 0.80 1.02 0.97 1.23 1.97 2.31 Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 1.36 1.46 1.04 1.18 1.69 1.97 Xuất nhập khẩu (EIB) 0.99 0.88 0.96 0.78 0.84 0.65 VN thịnh vượng (VPB) 1.01 0.90 0.49 0.56 0.78 0.89 Quốc dân (NCB) 3.88 0.99 0.77 0.65 0.86 0.79 Oceanbank (OCB) 1.16 1.74 0.95 0.84 0.71 0.62 An Bình (ABB) 1.55 1.56 1.28 1.14 1.34 1.02 Quốc tế (VIB) 0.63 0.42 0.38 0.45 0.67 0.74 Bắc Á (BacABank) 2.14 0.53 0.32 0.45 0.65 0.76 Đông Á (DongABank ) 0.44 1.99 3.30 2.97 2.56 2.01 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính toán của tác giả) Qua bảng số liệu ta thấy, một số chi nhánh NHTM chuyên là các NH cho vay trên thị trường 2 như: BIDV, VCB, STB, MB…Có 2 cách giải thích
  • 22. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 2 kết quả trên: thứ nhất, các chi nhánh này có khả năng thanh khoản tốt nhờ vào uy tín, thương hiệu cuả NH. Thứ hai, có thể có những chi nhánh mà khả năng huy động vốn rất tốt nhưng khả năng mở rộng tín dụng không tốt bằng khiến dư thừa vốn và cho vay lại trên thị trường 2. Với lý do thứ 2 này, tác giả là không cùng quan điểm vì theo tính toán các chi nhánh trên đều là những NH có doanh thu cao của nhóm NH trên địa bàn thành phố. Ngược lại một số chi nhánh trong 1 khoảng thời gian dài là NH đi vay trên thị trường 2 là chủ yếu, ví dụ: ngân hàng SCB, NCB, VIB, OCB, SCB. Điều này cho thấy việc mở rộng tín dụng của các NH này là qua cao so với tăng trưởng nguồn vốn huy động trong thời gian qua. Bên cạnh đó cũng có sự chuyển hướng đối với các NH như: Vietinbank, ACB, Eximbank, VIB khi các NH này chuyển từ vị thế người cho vay sang vị thế người đi vay trên thị trường 2 vào thời điểm 2012 - 2104. Điều này cũng có thể lý giải vì sao Techcombank lại là NH “châm ngòi” cho việc tăng lãi suất đột biến vào thời điểm đó. Trong khi đó lại có một số NH chuyển từ vị thế người đi vay sang vị thế người cho vay trên thị trường 2 như Agribank, TCB, Oceanbank… 3.2.2.7. Tỷ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn Theo thông lệ quốc tế thì cơ quan quản lý nhà nước không ban hành quy định giới hạn tối đa để kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các TCTD. Bởi lẽ, việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn ở mức bao nhiêu thuộc về chiến lược và khả năng kiểm soát rủi ro của mỗi đơn vị. Ngân hàng trung ương chỉ kiểm soát rủi ro thông qua hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR - Capital Adequacy Ratio). Bên cạnh đó, trên thực tế, trong thời gian qua, các TCTD của Việt Nam đã và đang nỗ lực để giảm tỷ trọng này xuống thông qua rất nhiều giải pháp khác nhau, đặc biệt là nhóm các NHTM cổ phần. Theo đó, mặc dù toàn hệ thống ngân hàng luôn trong trạng thái dư thừa thanh khoản nhưng các ngân hàng vẫn chủ động tăng lãi suất huy động đối với các khoản tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng. Nhờ vậy mà đường cong lãi
  • 23. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 2 suất của Việt Nam hiện đã dần tuân theo thông lệ quốc tế, khi mà kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao thay vì ngược lại như diễn biến của giai đoạn 2008-2012. Việc “lỏng tay” của NHNN ở đây rõ ràng là để tạo điều kiện cho các TCTD có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, khoảng 17-18% trong năm 2018. Cần lưu ý, giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là chỉ tiêu đảm bảo cho các TCTD không qua chạy theo sự chuyển hóa kỳ hạn để hưởng chênh lệch lãi ròng cao mà bỏ qua sự cân nhắc tới yếu tố RRTK. Nhìn chung, các chi nhánh NH trên địa bàn thành phố đều đảm bảo đúng chỉ tiêu an toàn về giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là dưới 40% và đến cuối năm 2016 là 30%. Đến năm 2017, các khoản cho vay tại các chi nhánh trên địa bàn được phân chia theo kỳ hạn gồm các khoản vay ngắn hạn (59%), vay trung hạn (14%), vay dài hạn (27%). Nguồn vốn của chi nhánh chủ yếu là từ tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn. Tỷ trọng các khoản huy động trung và dài hạn chỉ chiếm 16% tổng huy động. Như vậy, rõ ràng toàn bộ hệ thống NH phải sử dụng khoảng 25% nguồn vốn ngắn hạn cho các khoản vay trung và dài hạn. Số liệu này hiện còn khá xa so với mức trần quy định trước đó là 40%. Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đề cho vay trung dài hạn qua lớn sẽ dẫn đến nguy cơ RRTK. Như vậy, thay vì áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn 40% vào năm 2018, NHNN quyết định giãn thời gian áp dụng tỷ lệ này sang năm 2019. Năm 2018 sẽ áp dụng tỷ lệ 45%. Phía NHNN lý giải, việc điều chỉnh này là trên cơ sở đánh giá tác động số liệu giám sát của NHNN và số liệu kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế các tháng đầu năm 2017, cũng như định hướng điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ trong những tháng cuối năm. Trước đó, phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 17/5, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết điều bất cập. Hiện nay là tín dụng trung dài hạn vẫn chiếm 53-55%, trong khi vốn huy động trung dài hạn chỉ chiếm
  • 24. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 2 13-15%. Đây là rủi ro rất lớn cho hoạt động ngân hàng khi mất cân đối về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Theo lộ trình, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tối đa trong năm 2017 là 50% và đầu năm 2018 sẽ là 40%, vì lẽ ra cung ứng vốn trung dài hạn phải thực hiện qua kênh chứng khoán, nhưng do đặc thù của Việt Nam nên nguồn vốn này hiện chủ yếu vẫn huy động qua kênh ngân hàng. Như vậy, sự sửa đổi theo hướng “lỏng tay” của NHNN trong Thông tư 19 sẽ làm cho tất cả các bên, cả người cho vay và người đi vay, đều vui. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của toàn hệ thống thì việc sửa đổi này có lẽ lại là tín hiệu lo nhiều hơn mừng. Bởi lẽ, nó sẽ tạo ra rủi ro tiềm ẩn cho cả hệ thống trong tương lai vì cho vay kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng cao, trong khi công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề cần cải thiện. Ngoài ra, nó cũng tạo ra sức ỳ và sự lệ thuộc của các doanh nghiệp khi không tự nâng cao mình để có thể tiếp cận được với nguồn vốn rất dài hạn trên thị trường chứng khoán, nhưng cũng là một nguồn vốn rất “thông minh” và cũng đầy “khắt khe”. Bảng 3.9: Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn được dùng cho vay trung dài hạn của các hệ thống NH giai đoạn 2015 - 2017 Các loại hình TCTD Tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn cho vay trung dài hạn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 NHTM Nhà nước 21,45 22,28 29,66 NHTM cổ phần 17,60 18,39 28,97 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
  • 25. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 2 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Rủi ro và quản lý rủi ro đang là vấn đề nóng hổi trong công tác quản trị ngân hàng và là mối quan tâm của không chỉ các nhà quản lý ngân hàng mà còn của NHNN và Chính phủ. Trong đó, với tầm ảnh hưởng sâu rộng và nhanh chóng của RRTK, hoạt động QLRRTK đóng vai trò quan trọng trong xây dựng cơ chế và khung quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại hiện nay. Trên cơ sở vận dụng, tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, những nghiên cứu liên quan đề tài đã thực hiện được những nội dung sau đây: Giới thiệu được hệ thống lý luận về quản lý RRTK, đồng thời nghiên cứu các phương pháp quản lý RRTK tại một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam trên cơ sở đó làm rõ những nội dung quan trọng mà một ngân hàng cần quan tâm để nâng cao năng lực quản lý thanh khoản. Phân tích thực trạng RRTK của các chi nhánh NHTM cổ phần trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, đánh giá một cách khách quan các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý RRTK của các NH trên địa bàn thành phố. Đề xuất những giải pháp nhằm phòng ngừa hạn chế RRTK, nâng cao năng lực quản lý thanh khoản cũng như các giải pháp xử lý khi RRTK 2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Trước hết, NHNN cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các ngân hàng thương mại thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học để các ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách thanh khoản của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro. Tiếp đó, NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn. Cuối cùng, cần phải hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra NH theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương và sự độc lập tương đối về điều hành, hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động NH của uỷ ban Basel, tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra.
  • 26. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 2 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aspachs, O., Nier, E., Tiesset, M. (2005), "Liquidity, Banking Regulation and macroeconomics. Proof of shares, bank liquidity from a panel the bank's UK-resident", Bank of England working paper. 2. Bank for International Settlement (2009), International framework for liquydity risk measurement, Standards and monitoring. 3. Basel (2008), Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản. 4. Báo cáo tài chính thường niên, báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ của các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Sacombank, ACB, Vietcombank, Agribank, Eximbank, SCB, MB, Maritimebank. 5. Báo cáo kết quả kinh doanh thường niên của ngân hàng HSBC năm2008. 6. Báo cáo kết quả kinh doanh thường niên của NH Maritime Bank năm 2012. 7. Báo cáo kết quả kinh doanh thường niên của NH Techcombank năm 2010. 8. Bonfim, D., Kim, M. (2008), “Liquidity risk in banking: Is there herding?”, International Economic Journal, vol. 22, no. 3, pp. 361-386. 9. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. 10. Huỳnh Thế Du (2013), Nghịch lý ngân hàng Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn 16/5/2013 11. Trần Thị Phước Hà (2016), Hoàn thiện quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Luận văn thạc sĩ kinh tế Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 12. Trần Huy Hoàng (2011), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội. 13. Vũ Thị Hồng (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 23 (33), trang 32 - 49, Hà Nội.
  • 27. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 2 14. Trần Huy Hoàng, 2011, Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội. 15. Nguyễn Bảo Huyền (2016), Rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, Luận án tiến sỹ Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 16. Nguyễn Đắc Hưng (2008), “Trao đổi về quản trị rủi ro thanh khoản các ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng, 24, tr 25 -30, Hà Nội. 17. Nguyễn Đức Hưởng (2009), Khủng hoảng thanh khoản tài chính toàn cầu - thách thức với Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội. 18. IIF (2007), Principles of Liquidity Risk Management, http://www.iif.com. 19. Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội. 20. Leonard Matz and Peter Neu, eds (2007), Liquidity Risk Measuremen and Management - A practitioner’s guide to global best practices. Singapore: John Wiley & Sons (Asia) Pte Ltd. 21. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. 22. Cấn Văn Lực (2016), Cơ hội và thách thức đối với ngành Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Banking Vietnam 2016”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Trang 3-5 23. Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Lan Hương, 2013, Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại VN, Phát triển & hội nhập, số 9, trang 40-47. 24. Nguyễn Hồng Sơn, Trịnh Thị Thanh Mai, Trần Thị Thanh Tú (2015), Phát triển bền vững ngân hàng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Trang 92-100 25. Trương Quang Thông, 2013. Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 276, trang 50-62.
  • 28. Tiểu luận HDKH: TS. Lê Huyền Ngọc Môn: Bảo hiểm Ngành: Tài Chính – Ngân hàng 2 26. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 27. Nguyễn Văn Tiến (2012), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 28. Rudolf Duttweiler (2010), Quản lý thanh khoản ngân hàng, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 29. Valla, N., Saes-Escorbiac, B. (2006), “Bank liquidity and financial stability”, Banque de Francefinancial stability review, pp.89-104. 30. Vodová,P. (2011),“Liquidity of Czech Commercial Banks and its determinants”, International Journal of mathematical models and methods in applied sciences, vol. 5, pp. 1060 - 1067. 31. Vodová, P. (2013a), “Determinants of Commercial Banks’ Liquidity in Hungary”, working paper. 32. Vodová, P. (2013a), “Determinants of Commercial Banks’ Liquidity in Poland”, procedings of the 30th International Journal of Mathematical Methods in conomics.