SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------
VÕ NHỊ YẾN TRANG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HCM – Tháng 10/ 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------
VÕ NHỊ YẾN TRANG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS-TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN
TP.HCM – Tháng 10/ 2008
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục bảng biểu
Phần mở đầu
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1
1.1.Khái niệm và những đặc trưng cơ bản về tín dụng chính sách 1
1.1.1. Chính sách tín dụng 1
1.1.2.Tín dụng chính sách 2
1.2. Vai trò của tín dụng chính sách 2
1.3. Đặc thù hoạt động tín dụng của NHCSXH 5
1.3.1.Đặc thù về nguồn vốn 5
1.3.2.Đặc thù về hoạt động cho vay 6
1.4. Chất lượng tín dụng chính sách 7
1.4.1.Chất lượng tín dụng chính sách 7
1.4.2. Hiệu quả tín dụng chính sách 10
1.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chính sách 13
1.4.3.1. Nhóm nhân tố khách quan 13
1.4.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan 14
1.5. Bài học kinh nghiệm một số nước 18
Kết luận chương 1 24
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2008 25
2.1.Đánh giá chung hoàn cảnh hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính
sách xã hội Việt Nam 25
2.1.1. Đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại trong thực hiện chính
sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước giai đoạn 1990-2002 phục vụ xoá
đói giảm nghèo 25
2.1.1.1. Kết quả đạt được 25
2.1.1.2 .Những mặt tồn tại 26
2.1.2.Sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội và mục tiêu hướng tới 27
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính
sách xã hội Việt Nam sau 5 năm hoạt động 28
2.2.1.Những kết quả đạt được 28
2.2.1.1. Về nguồn vốn 28
2.2.1.2. Về mô hình cấp tín dụng 30
2.2.1.3. Đối tượng và quy mô cấp tín dụng chính sách 37
2.2.1.4. Về lãi suất cho vay 43
2.2.1.5. Cơ sở hạ tầng 44
2.2.2.Những tồn tại và nguyên nhân hạn chế năng lực tiếp cận và
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính thức của người
nghèo nông thôn Việt Nam 46
2.2.2.1. Trở ngại về thể chế, chính sách tín dụng và hệ thống tín dụng
nông thôn 47
2.2.2.2 . Trở ngại từ phía chính quyền địa phương 52
2.2.2.3 Hạn chế, trở ngại từ bản thân người nghèo 54
Kết luận chương 2 57
Chương 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 58
3.1. Chương trình quốc gia về mục tiêu giảm nghèo và việc làm
giai đoạn 2006-2010 58
3.2. Định hướng về chính sách tín dụng ưu đãi NHCSXH
giai đoạn 2006 – 2010 59
3.2.1. Về tầm nhìn chiến lược 59
3.2.2. Về nhận thức 59
3.2.3. Về mô hình tổ chức mạng lưới và hoạt động 60
3.2.4. Hướng đổi mới chính sách tín dụng, hoạt động kinh doanh và
Sản phẩm dịch vụ 60
3.3.Các giải pháp và một số kiến nghị 62
3.3.1. Đối với Chính phủ 62
3.3.2.Đối với liên bộ: Bộ lao động Thương binh và Xã hội – Bộ tài chính
– Bộ kế hoạch đầu tư 63
3.3.3. Đối với các tổ chức Chính trị - Xã hội 63
3.3.4. Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp 64
3.3.5. Đối với Ban đại diện hội đồng quản trị các cấp và NHCSXH 64
3.3.5.1. Về mô hình tổ chức mạng lưới và hoạt động 64
3.3.5.2. Về hoạt động kinh doanh, sản phẩm dịch vụ và quản lý rủi ro 65
3.3.5.3. Về hệ thống công nghệ thông tin 68
Kết luận chương 3 70
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội
TK & VV : Tiết kiệm và vay vốn
TC CT-XH: Tổ chức chính trị - xã hội
XĐGN : Xoá đói giảm nghèo
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng số 1: Kết quả thực hiện uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã
hội đến 31/12/2007.
Bảng số 2: Tổng dư nợ các chương trình cho vay đến 31/12/2007.
Bảng số 3: Mức lãi suất áp dụng cho từng chương trình.
Biểu đồ 1: Kết cấu dư nợ theo chương trình cho vay.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Xoá đói giảm nghèo là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, là một
trong những nội dung quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của thế giới hiện đại.
Ở Việt Nam, đi đôi với tăng trưởng kinh tế luôn phải chú trọng đến sự công bằng
xã hội. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã và đang được cụ thể
hoá bằng nhiều chương trình lớn của Chính phủ và đã đạt được những thành tựu rất
đáng khích lệ, được nhân dân tích cực hưởng ứng và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Trong đó, việc thành lập và hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm tách bạch
tín dụng ưu đãi với tín dụng thương mại; đóng vai trò vừa là trung gian tài chính, vừa
là trung gian xã hội tạo ra kênh tín dụng ưu đãi giúp cho người nghèo được tiếp cận dễ
dàng, từng bước thoát nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, khác với các kênh tài trợ khác, tài trợ vốn thông qua kênh tín dụng ưu
đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là hỗ trợ
và đúng theo nguyên tắc tín dụng với đối tượng khách hàng chủ yếu là người nghèo -
những người ít được tiếp cận với dịch vụ tài chính và thiếu kinh nghiệm sản xuất. Vấn
đề quan tâm nhất hiện nay của Ngân hàng Chính sách xã hội là sự bền vững, có hiệu
quả và đủ vốn để cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Xuất phát qua 5 năm hoạt động thực tiễn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt
Nam, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của Ngân hàng
Chính sách xã hội Việt nam” làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tổng hợp hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách tín dụng, tín
dụng chính sách, vai trò của kênh tín dụng chính sách.
Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng chính sách.
Qua nghiên cứu mô hình hoạt động tài chính vi mô của các nước và thông qua hoạt
động thực tiễn của Ngân hàng Chính sách xã hội 5 năm qua, đưa ra những giải pháp và
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo tính bền vững và phát triển của
kênh tín dụng chính sách trong công cuộc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
và việc làm giai đoạn 2006-2010.
3. Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu: Quá trình thực hiện tín dụng chính sách tại Ngân hàng
Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn 2003-2008.
5. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng và phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp
thông kê kết hợp với khảo sát thực tế.
6. Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng
chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, học tập kinh nghiệm các nước.
Từ đó tác giả đưa ra các định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo tính bền
vững và phát triển của kênh tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt
Nam.
7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách
xã hội Việt Nam giai đoạn 2003-2008.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của Ngân hàng
Chính sách xã hội Việt Nam.
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
1
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Khái niệm và những đặc trưng cơ bản về tín dụng chính sách
1.1.1. Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là một bộ phận hợp thành của chính sách kinh tế, phục vụ
chính sách kinh tế và chịu sự chi phối của chính sách kinh tế. Đảng và Nhà nước chúng
ta đã có nhiều nghị quyết đề cập đến vấn đề cũng cố và tăng cường công tác tín dụng.
Vấn đề đặt ra là phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước
ta.
Nhà nước có chính sách động viên các nguồn lực trong nước là chính và tranh thủ
tối đa nguồn lực nước ngoài; mở rộng đầu tư tín dụng, góp phần giải phóng năng lực
sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, bảo đảm cho doanh
nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền
quốc gia; bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia; mở rộng hợp tác quốc tế
và hội nhập quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời
sống của nhân dân [7,tr2]. Nói cách khác, chính sách tín dụng bao gồm việc đưa ra
quan điểm có cơ sở khoa học về việc tổ chức các quan hệ tín dụng và đề ra các nhiệm
vụ trong lĩnh vực cho vay nền kinh tế quốc dân và dân cư. Việc kết hợp các phương
pháp tài chính và tín dụng trong việc phân phối và phân phối lại tiền vốn, các liên hệ
lẫn nhau của việc cho vay với việc tổ chức chu chuyển tiền tệ, các nguyên tắc chủ yếu
của cho vay, tương quan của các phương pháp kinh tế và tổ chức trong hoạt động tín
dụng.
Đối với một ngân hàng thương mại, chính sách tín dụng là một hệ thống các biện
pháp liên quan đến việc khuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
2
mục tiêu đã hoạch định của ngân hàng thương mại đó và hạn chế rủi ro, bảo đảm an
toàn trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng.
Đối với NHCSXH là ngân hàng của Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi
nhuận, chính sách tín dụng là để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách
khác nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội nhất định của quốc gia.
1.1.2.Tín dụng chính sách
Tín dụng chính sách là công cụ tài chính quan trọng, là hệ thống các biện pháp liên
quan đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ để thực hiện
các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và XĐGN. Hiện nay NHCSXH được giao nhiệm
vụ thực hiện chương trình cho tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác.
1.2. Vai trò của tín dụng
Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội
Vai trò quan trọng của tín dụng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu
sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế trong xã hội. Nhờ đó mà các chủ thể này
có thể đẩy mạnh tốc độ sản xuất cũng như tốc độ tiêu thụ sản xuất.
Một hệ thống các hình thức tín dụng đa dạng không những thoả mãn nhu cầu đa
dạng về vốn của nền kinh tế mà còn làm cho sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở
nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn cho các chủ
thể kinh doanh.
Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức tín dụng sẽ tạo sự chủ động cho
các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh khi nó không phải
phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản thân. Điều này giúp cho các nhà sản
xuất tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao hiệu lực sản xuất của xã hội.
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
3
Các nguồn vốn tín dụng được cung ứng luôn kèm theo các điều kiện tín dụng để
hạn chế rủi ro đạo đức và rủi ro lựa chọn đối nghịch buộc những người đi vay phải
quan tâm thực sự đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo mối quan hệ lâu dài với các tổ
chức cung ứng tín dụng.
Tín dụng là kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô
Các mục tiêu vĩ mô bao gồm ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc
làm. Việc đảm bảo đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô hài hoà một phần phụ thuộc vào
khối lượng và cơ cấu tín dụng xét cả về mặt thời hạn cũng như đối tượng tín dụng. Vấn
đề này, đến lượt nó, lại phụ thuộc vào các điều kiện tín dụng như lãi suất; điều kiện
vay; yêu cầu thế chấp, bảo lãnh và chủ trương mở rộng tín dụng được quy định trong
chính sách tín dụng từng thời kỳ. Như vậy thông qua việc thay đổi, điều chỉnh các điều
kiện tín dụng, Nhà nước có thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động
của nguồn vốn tín dụng, nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế cả về quy
mô cũng như kết cấu. Sự thay đổi của tổng cầu dưới dạng tác động của chính sách tín
dụng sẽ tác động ngược lại với tổng cung và các điều kiện sản xuất khác. Điểm cân
bằng cuối cùng giữa tổng cung và tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ
cho phép đạt được các mục tiêu vĩ mô cần thiết.
Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội
Các chính sách xã hội, về bản chất được đáp ứng bằng nguồn tài trợ không hoàn lại
từ Ngân sách Nhà nước. Song phương thức tài trợ không hoàn lại thường bị hạn chế về
quy mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, phương thức tài trợ không hoàn
lại có xu hướng thay bởi phương thức tài trợ có hoàn lại của tín dụng nhằm duy trì
nguồn cung cấp tài chính và có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng chính sách. Thông
qua phương thức tài trợ này, các mục tiêu chính sách được đáp ứng một cách chủ động
và hiệu quả hơn. Khi đó các đối tượng chính sách buộc phải quan tâm đến hiệu quả sử
dụng vốn để đảm bảo hoàn trả đúng thời hạn thì kỹ năng lao động của họ cũng sẽ được
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
4
cải thiện từng bước. Đây là sự bảo đảm chắc chắn cho sự ổn định tài chính của các đối
tượng chính sách và từng bước làm cho họ có thể tồn tại độc lập với nguồn tài trợ. Đó
chính là mục đích của việc sử dụng phương thức tài trợ các mục tiêu chính sách thông
qua con đường tín dụng.
Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế
Tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh
tế đối ngoại, mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín dụng không những ở phạm
vi quốc nội, mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ đó mà thúc đẩy mở rộng và phát
triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau
trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại
gần nhau hơn và cùng phát triển.
Ngoài những vai trò chung của tín dụng nêu trên, tín dụng chính sách còn có vai trò
riêng của nó như:
Cho vay chính sách có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, góp phần làm cho chính
sách của Chính phủ thành công, tạo sự phát triển kinh tế đúng hướng và ổn định xã hội.
Thông qua phương thức tín dụng nhằm tập trung tốt hơn các nguồn lực để hỗ trợ tài
chính đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cho vay chính sách có hiệu
quả hơn so với phương thức cấp phát vốn. Bởi vì, việc hỗ trợ vốn theo phương thức
hoàn trả nên nguồn vốn được sử dụng nhiều lần, giúp nhiều người hưởng lợi.
Tạo các tác động tích cực đến người vay, người vay vốn tìm cách sử dụng vốn sao
cho có hiệu quả nhất, tạo ra thu nhập để cải thiện đời sống và trả được nợ. Giúp người
vay cảm thấy tự tin khi nhận vốn vay, tin tưởng vào khả năng sử dụng vốn để sản xuất
kinh doanh của mình, xoá bỏ tư tưởng ỷ lại.
Góp phần quan trọng vào việc xoá bỏ cho vay nặng lãi ở nông thôn.
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
5
Tín dụng chính sách góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội góp phần xây dựng
nông thôn mới.
Tín dụng chính sách vừa có vai trò trung gian tài chính, vừa có vai trò trung gian xã
hội. Thực hiện những vai trò đó sẽ từng bước xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Khẳng định một chủ trương, giải pháp đúng đắn
của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc XĐGN.
1.3. Đặc thù hoạt động tín dụng của NHCSXH
Hiện nay ở nước ta đã thành lập NHCSXH để thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính
sách theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng
Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.[phụ lục
1.1]
1.3.1.Đặc thù về nguồn vốn
Đặc thù của NHCSXH thường là cho vay theo mục tiêu chính sách, lãi suất cho vay
thường thấp hơn lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, hoạt động phi lợi
nhuận nên vốn huy động phải có lãi suất thấp. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc,
nhưng đó cũng là thách thức trong hoạt động tạo vốn của NHCSXH.
Trong khi hoạt động đặc trưng của các ngân hàng thương mại là “ đi vay” để cho
vay, hay nói các khác là đi huy động các nguồn vốn nhàn rỗi, hoạt động bằng các hoạt
động kinh doanh vốn trên thị trường tiền tệ để cho vay, đầu tư… đáp ứng vốn cho sự
phát triển kinh tế thì nguồn vốn của NHCSXH lại được tạo lập chủ yếu từ Ngân sách
Nhà nước theo các hình thức như:
- Cấp vốn điều lệ và hàng năm được ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương
cấp vốn để thực hiện chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách theo vùng,
theo đối tượng, theo mục tiêu và theo cơ chế cụ thể.
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
6
- Nguồn vốn ODA dành cho chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ.
- Nguồn vốn của Chính phủ vay dân dưới các hình thức phát hành trái phiếu, công
trái hoặc từ quỹ tiết kiệm bưu điện,… để chuyển cho NHCSXH cho vay theo chỉ định
thực hiện chương trình tín dụng chính sách.
- Nguồn vốn huy động vốn trên thị trường. Tuy nhiên, khối lượng nguồn vốn huy
động phụ thuộc vào khối lượng và kế hoạch cấp bù lãi suất tín dụng chính sách sách từ
Ngân sách Nhà nước.
Do đặc điểm cơ cấu nguồn vốn có nguồn gốc hoặc phụ thuộc vào Ngân sách Nhà
nước nên khối lượng nguồn vốn của NHCSXH tăng trưởng xác định theo kế hoạch
được Chính phủ phê duyệt.
1.3.2.Đặc thù về hoạt động cho vay
NHCSXH thực hiện cho vay các đối tượng khách hàng, các dự án phát triển, các
đối tượng đầu tư theo chỉ định của Chính phủ. Cụ thể có một số đặc trưng cơ bản sau:
- Đối tượng khách hàng là hộ gia đình nghèo; hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở vùng khó khăn; các dự án cho vay giải quyết việc làm, các đối tượng đi xuất khẩu lao
động, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập, đồng bào dân tộc thiểu số đặc
biệt khó khăn,…. Đây là những khách hàng rất ít có các điều kiện để tiếp cận với dịch
vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại; là các khách hàng dễ bị tổn thương, cần có
sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và cộng đồng để vươn lên tự cải thiện điều kiện sống
của chính họ.
- Món vay nhỏ, chi phí quản lý cao.
- Vốn tín dụng đầu tư mang tính rủi ro cao. Chẳng hạn các hộ gia đình nghèo thiếu
vốn sản xuất, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi môi trường thiên
nhiên bị tàn phá, thường xuyên xảy ra bảo lụt, hạn hán. Mặt khác, bản thân họ dân trí
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
7
thấp, thiếu kiến thức làm ăn, trong sản xuất kinh doanh dễ bị thua lỗ. Vì vậy, việc sử
dụng vốn tín dụng dễ gặp rủi ro.
- Các quy định về đảm bảo tiền vay, các quy trình về thẩm định dự án, các thủ tục
và quy trình vay vốn, quy định mức đầu tư tối đa, thời hạn vay vốn, quy định về trích
lập và xử lý rủi ro, quy trình xử lý nghiệp vụ có những khác biệt so với các quy định
của Ngân hàng thương mại.
- Thực thi các chính sách tín dụng có ưu đãi như: ưu đãi về các điều kiện vay vốn,
ưu đãi về lãi suất cho vay…
- Thường áp dụng phương thức giải ngân tín dụng chính sách uỷ thác qua các tổ
chức trung gian như: Các tổ chức tín dụng, các TC CT-XH…
1.4. Chất lượng tín dụng chính sách
1.4.1. Chất lượng tín dụng chính sách
Đối với ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng phải mang lại lợi ích kinh
doanh ngân hàng, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của ngân hàng một cách bền
vững ít rủi ro. Nói chung là, đảm bảo bù đắp được chi phí, có lãi và được bảo toàn vốn,
dư nợ quá hạn thấp.
Đối với NHCSXH, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng vì hộ nghèo đa
phần là những người thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, cho nên tìm giải
pháp hỗ trợ cho họ thoát nghèo là một yêu cầu cần thiết - nhất là với nước ta, đi đôi với
tăng trưởng kinh tế phải chú ý đến sự công bằng xã hội. Việc hỗ trợ cho hộ nghèo có
thể thông qua các con đường khác nhau, một trong những cách thức hỗ trợ có hiệu quả
nhất là thông qua kênh tín dụng chính sách.
Khác với các kênh tài trợ khác, tài trợ vốn thông qua kênh tín dụng của NHCSXH
phải đồng thời đáp ứng được 2 yêu cầu cơ bản, đó là:
- Yêu cầu hỗ trợ: để đáp ứng yêu cầu này thì vốn tín dụng phải hỗ trợ tích cực cho
các hộ nghèo giúp họ từng bước thoát nghèo. Nhưng bản thân hộ nghèo lại do nhiều
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
8
nguyên nhân, vì vậy yêu cầu cần thiết phải biết phân loại chính xác hộ nghèo để đưa ra
các cách hỗ trợ có hiệu quả. Đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác do
nguyên nhân thiếu vốn nhưng khó tiếp cận vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại,
thì cách thức hỗ trợ chủ yếu thông qua việc đáp ứng đủ vốn cho đối tượng này theo yêu
cầu sản xuất kinh doanh. Nhưng đối với các đối tượng nghèo do nguyên nhân thiếu
kinh nghiệm trong kinh doanh thì vấn đề hỗ trợ phải được thực hiện đồng bộ mới có
hiệu quả. Việc cấp vốn phải gắn liền với dự án, có sự tư vấn của các tổ chức chuyên
môn, sự phối hợp chặt chẽ giữa đầu vào và đầu ra của các dự án. Nếu các yêu cầu này
không được thoả mãn thì sự hỗ trợ vốn tín dụng sẽ gần như mất tác dụng, thậm chí
người nghèo lại càng nghèo do tích tụ thêm các nghĩa vụ nợ với ngân hàng.
- Yêu cầu thực hiện theo đúng nguyên tắc tín dụng: Nguyên tắc tín dụng đòi hỏi các
khoản tín dụng được cấp ra luôn phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Để thực hiện được
yêu cầu này đòi hỏi khách hàng là các hộ nghèo sản xuất kinh doanh phải có lãi.
Nhưng vì các hộ nghèo do thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, nên để đáp ứng
được yêu cầu này quả là rất khó khăn.
Từ đó cho thấy, việc nâng cao chất lượng tín dụng ở NHCSXH cần đặt ra một cách
nghiêm túc sẽ đem lại kết quả tích cực trên các mặt sau đây:
- Thông qua con đường trợ giúp vốn tín dụng sẽ từng bước giúp người nghèo làm
quen với kinh tế thị trường. Một bộ phận người nghèo sẽ vươn lên trở thành giàu có.
Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã
hội ở các vùng nông thôn nước ta hiện nay, nơi mà người nghèo luôn chiếm tỷ lệ khá
cao và ở nhiều nơi còn mang tính chất của một nền kinh tế tự nhiên.
- Nâng cao chất lượng tín dụng là con đường duy nhất để NHCSXH phát triển bền
vững. Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thì tín dụng luôn là bộ phận chủ
chốt, ngay cả với những ngân hàng thương mại của các nước phát triển, tỷ trọng thu
nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm khoảng trên dưới 60% tổng thu nhập từ hoạt
động kinh doanh. Với NHCSXH cũng không nằm ngoài tình hình chung này. Hơn nữa,
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
9
việc nâng cao chất lượng tín dụng chính là biện pháp từng bước khẳng định “thương
hiệu” của NHCSXH trong hệ thống hoạt động của các ngân hàng trong nền kinh tế thị
trường. Một thương hiệu tốt luôn là lực hấp dẫn các khách hàng trong nền kinh tế tìm
đến với ngân hàng, không chỉ trong quan hệ tín dụng, mà còn trong nhiều hoạt động
dịch vụ khác gắn với hoạt động kinh doanh trong kinh tế thị trường.
Trên cơ sở chất lượng tín dụng ngân hàng nêu trên, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng
tín dụng chính sách phải thể hiện qua các tiêu chí sau:
- Đối với ngân hàng:
Đối với NHCSXH điều đầu tiên để đánh giá chất lượng tín dụng phải đề cập là góp
phần thực hiện mục tiêu của chính sách; thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ chế
tín dụng đối với từng chương trình về đối tượng, điều kiện, mức cho vay, thời hạn, lãi
suất và phương thức cho vay… việc đánh giá chất lượng tín dụng chính sách phải đánh
giá việc chấp hành cơ chế đã được quy định cho từng chương trình.
Quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng chính sách: Thể hiện ở mức độ đáp ứng nhu
cầu về vốn của ngân hàng. Cơ cấu của chương trình tín dụng ưu đãi thể hiện được
chính sách đầu tư tín dụng đối với các đối tượng vay vốn.
Cũng như các tổ chức tín dụng khác, hoạt động tín dụng của NHCSXH phải bảo tồn
được vốn, phải thu được gốc và lãi đúng hạn được đánh giá qua chỉ tiêu doanh số cho
vay, thu nợ.
Tiêu chí bền vững đánh giá qua chỉ tiêu quy mô thu nhập, chi phí của ngân hàng.
Sự bền vững về tài chính là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo rằng người nghèo được
tiếp cận với dịch vụ tài chính công bằng, đáng tin cậy và như vậy có nghĩa là họ không
còn phải phụ thuộc vào sự bao cấp mang tính chất chính trị hay những hoạt động trợ
giúp rất hay thay đổi của các nhà tài trợ.
Rủi ro tín dụng trong đầu tư tín dụng cho các đối dượng chính sách. Chỉ tiêu rủi ro
tín dụng càng thấp thì phản ánh tính hiệu quả của tín dụng càng cao và ngược lại. Các
chỉ tiêu cơ bản gồm: nợ xấu như nợ quá hạn, nợ khoanh và tổn thất tín dụng.
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
10
- Đối với khách hàng:
Vốn vay phải thực sự đến đúng với các đối tượng được vay thông qua các chương
trình cho vay (Các chương trình này thể hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ)
trên nguyên tắc dân chủ, công khai, hay nói cách khác là tiền vay phải đến được tận
người vay, không qua cầu cấp trung gian và được tập thể tổ viên bình xét nhất trí.
Việc vay vốn của đối tượng vay phải gắn chặt với các chương trình khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư. Vốn đang là yếu tố thúc đẩy việc áp dụng kiến thức và tiến
bộ của khoa học vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Ngoài các yếu tố cốt lõi là cung ứng vốn cho khách hàng, chất lượng tín dụng còn
phải đảm bảo được các yếu tố phụ trợ như: tiết kiệm chi phí đi lại, giao dịch thuận tiện,
điều kiện vay vốn hợp lý,…. Để khách hàng dễ dàng đáp ứng, nhưng vẫn đảm bảo chặt
chẽ về việc sử dụng vốn có hiệu quả.
- Đối với phát triển kinh tế- xã hội:
Ngoài việc phục vụ khâu sản xuất và lưu thông hàng hóa góp phần giải quyết công
ăn việc làm cho người dân, khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế, tín dụng ngân
hàng còn có vai trò kích thích, giải phóng lực lượng sản xuất trong việc tham gia vào
quá trình sản xuất. Đồng thời còn là công cụ để thực hiện chính sách kinh tế xã hội của
Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện việc phát triển các vùng kinh tế
trọng điểm, nền kinh tế kém phát triển, cũng như các vùng sâu, vùng xa. Nhằm đạt đến
mục đích cuối cùng là gắn sự tăng trưởng tín dụng trong mối quan hệ với sự tăng
trưởng của nền kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Thể hiện ở các tiêu chí: Số hộ
thoát nghèo, số lao động được giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thời
gian sử dụng lao động ở nông thôn; ổn định trật tự tại địa phương, thực hiện các chính
sách của nhà nước, tạo được niềm tin của nhân dân vào chính sách của Nhà nước. Góp
phần thực hiện mục tiêu: “xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
1.4.2. Hieäu quaû cuûa tín duïng chính saùch
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
11
Hieäu quaû tín duïng chính saùch moät maët caàn phaûi ñaùnh giaù baèng vieäc duy trì ñöôïc
quan heä tín duïng laâu daøi, tin töôûng, ñaûm baûo tuaân thuû nguyeân taéc tín duïng; maët khaùc,
caàn ñöôïc ñaùnh giaù treân phöông dieän hieäu quaû maø voán tín duïng mang laïi ñoái vôùi ngaân
haøng (ngöôøi cho vay), khaùch haøng (ngöôøi ñi vay) vaø hieäu quaû kinh teá – xaõ hoäi.
1.4.2.1. Hieäu quaû trong moái quan heä nguyeân taéc tín duïng
Hoaøn traû ñaày ñuû, ñuùng haïn caû goác vaø laõi: ñaây laø nguyeân taéc cô baûn xuyeân suoát
hoaït ñoäng tín duïng duø laø tín duïng thöông maïi hay tín duïng chính saùch. Ngaân haøng
chính saùch laø moät toå chöùc tín duïng cuûa Nhaø nöôùc, nhaèm taïo ra keânh tín duïng öu ñaõi
moät phaàn laõi suaát vaø caùc ñieàu kieän tín duïng khaùc ñeå hoã trôï hoä ngheøo vaø caùc ñoái
töôïng chính saùch chöù khoâng phaûi laø moät toå chöùc taøi trôï bao caáp. Ngaân haøng thöïc hieän
caùc chöông trình tín duïng chính saùch phaûi ñöôïc toå chöùc vaø hoaït ñoäng theo nhöõng
chuaån möïc cuûa moät toå chöùc tín duïng coù hieäu quaû kinh teá – xaõ hoäi, an toaøn vaø phaùt
trieån ñuùng höôùng, laø toå chöùc ñöôïc Nhaø nöôùc giao quaûn lyù voán cuûa nhaø nöôùc, phaûi coù
traùch nhieäm baûo toaøn voán vaø thu laõi vay ñeå trang traõi moät phaàn chi phí hoaït ñoäng
theo quy ñònh.
Söû duïng voán ñuùng muïc ñích: Voán vay phaûi ñöôïc söû duïng ñuùng muïc ñích theo
töøng chöông trình tín duïng öu ñaõi. Ví duï nhö chöông trình cho vay hoïc sinh sinh vieân
coù hoaøn caûnh khoù khaên, tieàn vay ñöôïc söû duïng ñeå noäp hoïc phí, caùc chi phí hoïc taäp;
cho vay xuaát khaåu lao ñoäng duøng ñeå chi traû leä phí, tieàn veù maùy bay…ñeå ñi lao ñoäng
nöôùc ngoaøi; hoä ngheøo vay voán duøng ñeå saûn xuaát kinh doanh…
Baûo ñaûm tieàn vay: Theo Luaät caùc toå chöùc tín duïng naêm 1997 ñöôïc Quoác hoäi
thoâng qua ngaøy 12/12/1997 vaø ñöôïc söûa ñoåi, boå sung theo Luaät söûa ñoåi, boå sung moät
soá ñieàu cuûa Luaät caùc toå chöùc tín duïng ñöôïc Quoác hoäi thoâng qua ngaøy 15/06/2004 thì
NHCSXH laø moät trong caùc ngaân haøng chính saùch hoaït ñoäng khoâng vì muïc ñích lôïi
nhuaän, phuïc vuï ngöôøi ngheøo vaø caùc ñoái töôïng chính saùch khaùc, phuïc vuï mieàn nuùi haûi
ñaûo, vuøng saâu vuøng xa, vuøng coù ñieàu kieän kinh teá xaõ hoäi khoù khaên, phuïc vuï noâng
nghieäp, noâng thoân vaø noâng daân. Taïi Ñieàu 52, Khoaûn 4 cuûa Luaät quy ñònh: “Toå chöùc
tín duïng ñöôïc cho vay khoâng coù taøi saûn baûo ñaûm theo chæ ñònh cuûa Chính phuû. Toån
thaát do nguyeân nhaân khaùch quan cuûa caùc khoaûn vay naøy ñöôïc Chính phuû xöû lyù”.
Ñieàu 22 Nghò ñònh 178/1999/NÑ-CP ngaøy 29/12/1999 cuûa Chính phuû quy ñònh: “Toå
chöùc tín duïng nhaø nöôùc cho vay khoâng coù baûo ñaûm ñoái vôùi khaùch haøng vay ñeå thöïc
hieän caùc döï aùn ñaàu tö thuoäc chöông trình kinh teá troïng ñieåm cuûa nhaø nöôùc, chöông
trình kinh teá xaõ hoäi vaø ñoái vôùi moät soá khaùch haøng thuoäc ñoái töôïng ñöôïc höôûng caùc
chính saùch tín duïng öu ñaõi veà ñieàu kieän vay voán theo quy ñònh taïi caùc vaên baûn quy
phaïm phaùp luaät cuûa Chính phuû hoaëc Thuû töôùng chính phuû”. Caùc chöông trình tín
duïng öu ñaõi do NHCSXH thöïc hieän haàu heát laø cho vay khoâng coù baûo ñaûm.
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
12
1.4.2.2.Hieäu quaû trong moái quan heä ruûi ro tín duïng
Ruûi ro tín duïng laø khi ngöôøi ñi vay sai heïn trong thöïc hieän nghóa vuï traû nôï
theo hôïp ñoàng bao goàm voán goác vaø/hoaëc laõi. Söï sai heïn coù theå laø treã haïn hoaëc khoâng
thanh toaùn. Ruûi ro tín duïng seõ daãn ñeán toån thaát veà taøi chính, töùc laø giaûm thu nhaäp
roøng vaø giaûm giaù trò thò tröôøngcuûa voán. Trong tröôøng hôïp nghieâm troïng coù theå daãn
ñeán thua loã, hoaëc ôû möùc ñoä cao hôn coù theå daãn ñeán phaù saûn. Ñoái vôùi ngaân haøng
chính saùch, tín duïng laø dòch vuï ñem laïi nguoàn thu gaàn nhö duy nhaát. Moät soá chæ tieâu
ñöôïc söû duïng ñeå ñaùnh giaù chaát löôïng tín duïng nhö sau:
Trong ñoù: Toång dö nôï xaáu baèng toång dö nôï quaù haïn coäng vôùi nôï khoanh. Neáu
tyû leä nôï quaù haïn, nôï xaáu cao, thì hieäu quaû kinh doanh thaáp, ñoä ruûi ro cao. Neáu tyû leä
nôï quaù haïn, nôï xaáu thaáp, hieäu quaû kinh doanh cao, ñoä ruûi ro thaáp.
1.4.2.3. Hieäu quaû trong moái quan heä kinh teá xaõ hoäi
Ñaùnh giaù hieäu quaû tín duïng veà khía caïnh kinh teá – xaõ hoäi nghóa laø ñaùnh giaù
xem voán tín duïng chính saùch ñaõ mang laïi giaù trò hay coù yù nghóa nhö theá naøo xeùt treân
caùc maët sau:
Moät laø, thoâng qua voán tín duïng chính saùch ñaõ giaûi quyeát ñöôïc vieäc laøm cho bao
nhieâu lao ñoäng; giuùp hoä noâng daân taêng thôøi gian söû duïng lao ñoäng nhaøn roãi ôû noâng
thoân; giuùp cho bao nhieâu hoä thoaùt ngheøo; taïo ñieàu kieän cho bao nhieâu hoïc sinh sinh
vieân coù hoaøn caûnh khoù khaên coù tieàn ñeå trang traõi kinh phí hoïc taäp; bao nhieâu ngöôøi
ñöôïc giaûi quyeát vieäc laøm thoâng qua chöông trình cho vay giaûi quyeát vieäc laøm…töø ñoù
goùp phaàn oån ñònh traät töï xaõ hoäi, taïo nguoàn nhaân löïc cho phaùt trieån kinh teá, xaây döïng
xaõ hoäi coâng baèng, taïo ñieàu kieän ñeå phaùt trieån kinh teá vuøng saâu, vuøng xa, vuøng coù
ñieàu kieän kinh teá khoù khaên, vuøng ñoàng baøo daân toäc thieåu soá, thu heïp khoaûng caùch
giaøu ngheøo trong xaõ hoäi.
Hai laø, tín duïng chính saùch laø chieác caàu noái ñöa ngöôøi daân ñeán vôùi kinh teá thò tröôøng,
goùp phaàn thuùc ñaåy quaù trình chuyeån dòch cô caáu kinh teá, môû roäng saûn xuaát coâng
nghieäp dòch vuï, ñaëc bieät laø thay ñoåi cô caáu troàng troït, chaên nuoâi, ngaønh ngheà, phaùt
trieån coâng nghieäp cheá bieán noâng saûn, thöïc phaåm vaø caùc ngaønh coâng nghieäp khaùc,
phaùt trieån khu vöïc saûn xuaát phi noâng nghieäp vaø dòch vuï.
Tyû leä nôï quaù haïn (%) = Toång dö nôï quaù haïn x 100
Toång dö nôï
Tyû leä nôï xaáu (%) = Toång dö nôï xaáu x 100
Toång dö nôï
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
13
Ba laø, tín duïng chính saùch goùp phaàn taïo theâm soá ñoâng vieäc laøm môùi cho ngöôøi lao
ñoäng, naâng cao thu nhaäp cho ngöôøi lao ñoäng vaø caùc thaønh vieân gia ñình hoï, cuõng coù
yù nghóa thuùc ñaåy taêng tröôûng kinh teá moät caùch beàn vöõng.
Boán laø, söï tham gia cuûa voán tín duïng öu ñaõi ñaõ goùp phaàn laøm giaûm vaø xoùa daàn naïn
cho vay naëng laõi, vieäc baùn non saûn phaåm noâng nghieäp ôû vuøng noâng thoân; giuùp cho
caùc hoä ngheøo laøm quen vôùi vieäc tính toaùn nhu caàu voán cho saûn xuaát, tính toaùn lôïi ích
kinh teá maø ñoàng voán mang laïi, tieát kieäm chi tieâu ñeå taïo laäp nguoàn voán töï coù vaø quen
daàn vôùi saûn xuaát haøng hoùa, hoaït ñoäng tín duïng, taøi chính.
Naêm laø, beân caïnh nhöõng hieäu quaû vaät chaát, caùc hoaït ñoäng cho vay chính saùch ñaõ
giuùp ngöôøi daân taêng theâm loøng tin vaøo Ñaûng, Chính phuû; goùp phaàn tích cöïc vaøo söï
thaønh coâng trong chính saùch kinh teá cuûa Chính phuû.
1.4.2.4. Hieäu quaû trong moái quan heä xoùa ñoùi giaûm ngheøo
Tyû leä hoä ngheøo ôû nöôùc ta so vôùi chuaån quoác teá coøn khaù cao. XÑGN vaø thöïc
hieän coâng baèng xaõ hoäi luoân laø moät trong nhöõng nhieäm vuï vaø chính saùch kinh teá – xaõ
hoäi cô baûn, ñöôïc Ñaûng vaø Nhaø nöôùc quan taâm. Giaûi quyeát vaán ñeà ngheøo ñoùi ôû nöôùc
ta, khoâng chæ ñoøi hoûi veà maët xaõ hoäi (bao goàm chính trò, xaõ hoäi, ñaïo ñöùc) maø coøn ñoøi
hoûi veà vaán ñeà kinh teá. Chính vì vaäy söï ra ñôøi, toàn taïi vaø phaùt trieån cuûa NHCSXH ñeå
taïo laäp keânh tín duïng chính saùch laø taát yeáu khaùch quan theå hieän roõ baûn chaát öu vieät
cuûa cheá ñoä ta: xaây döïng xaõ hoäi coâng baèng, daân chuû, vaên minh; theå hieän chuû tröông
ñuùng ñaén cuûa Ñaûng vaø Nhaø nöôùc, hôïp vôùi loøng daân. Hoä ngheøo vaø caùc ñoái töôïng
chính saùch ñöôïc tieáp caän vôùi caùc chöông trình tín duïng öu ñaõi moät caùch thuaän tieän ñeå
coù voán saûn xuaát kinh doanh, taêng thu nhaäp, caûi thieän cuoäc soáng. Hoã trôï voán giuùp
ngöôøi ngheøo phaùt trieån saûn xuaát kinh doanh ñöôïc xem laø coâng cuï then choát trong xoùa
ñoùi giaûm ngheøo.
1.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chính sách.
1.4.3.1. Nhóm nhân tố khách quan.
Đây là nhân tố rất quan trọng, tác động mạnh tới hoạt động chất lượng hoạt động
tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chích sách khác. Thuộc nhóm này bao gồm
nhiều nhân tố, chủ yếu bao gồm:
- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: Khi Đảng và Nhà nước có những
quyết sách và chủ trương giúp đỡ hộ nghèo thì vốn hoạt động của NHCSXH sẽ được
hỗ trợ tích cực, từ đó giúp ngân hàng mở rộng cho vay và ngược lại.
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
14
- Môi trường kinh tế: Nếu ở một nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao thì mặc dù mức cho vay
tăng cao, nhưng rất có thể chất lượng tín dụng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong một môi
trường phát triển kinh tế lành mạnh thì chất lượng các khoản cho vay hộ nghèo của
ngân hàng có xu hướng tăng lên và ngược lại.
- Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên tác động mạnh tới những rủi ro trong
sản xuất kinh doanh của hộ nghèo. Nếu điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo.
- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý là nền tảng để mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh diễn ra an toàn. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống
ngân hàng nói chung, thì đòi hỏi môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện; đặc
biệt đối với sự hoạt động của NHCSXH do đối tượng khách hàng chủ yếu là hộ nghèo,
nhận thức chung về luật pháp còn ít nhiều bị hạn chế, điều này tất yếu sẽ tác động tiêu
cực tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Môi trường pháp lý ở đây không chỉ là hệ
thống pháp luật về hoạt động ngân hàng đồng bộ và hoàn thiện, mà còn ở khả năng
nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp của người dân, để làm được điều này đòi hỏi
công tác giáo dục ý thức chấp hành luật pháp là rất quan trọng.
- Năng lực và nhận thức của khách hàng: Năng lực kinh doanh của khách hàng là
nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng của NHCSXH. Nếu
năng lực kinh doanh của người nghèo bị hạn chế thì vốn cho vay rất khó phát huy hiệu
quả, thậm chí là bị nghèo thêm do mất vốn, tích tụ thêm khoản nợ ngân hàng.
Nhận thức của người nghèo về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay cũng
rất quan trọng, bởi nếu người nghèo vẫn coi các khoản vay vốn từ NHCSXH như là
“lộc trời cho” hay “của chùa” thì tất yếu họ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay
rất có thể sẽ bị thất thoát, sử dụng sai mục đích.
1.4.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan.
Các nhân tố chủ quan thuộc về nội tại của bản thân NHCSXH bao gồm:
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
15
- Chiến lược hoạt động của ngân hàng: Đây là một nhân tố ảnh hưởng có tính
quyết định tới chất lượng tín dụng đối với người nghèo của NHCSXH. Bởi vì, nếu như
ngân hàng chỉ hoạt động mang tính chất tình thế, không định hướng một cách cụ thể và
khoa học chiến lược hoạt động của mình thì tất yếu ngân hàng không thể toàn tâm toàn
ý nâng cao chất lượng hoạt động của mình, trong đó có hoạt động tín dụng; một khi
chất lượng của lĩnh vực hoạt động chính không được chú ý thì hoạt động của ngân
hàng càng nhanh chóng trở nên bế tắc. Điều này có nghĩa là trước hết ngân hàng cần
chú ý hoạch định một cách khoa học và khả thi chiến lược phát triển, từ đó mới có thể
đưa ra các phương án thích hợp để hướng tới các đối tượng khách hàng của mình, trong
ngắn hạn cũng như trong dài hạn, chất lượng tín dụng mới ngày càng được hoàn thiện.
- Mô hình tổ chức của ngân hàng: Chúng ta biết rằng, đối tượng khách hàng chính
của NHCSXH là các hộ nghèo, các hộ này lại tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn,
phân bố rải rác trên một địa bàn rộng lớn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, cho nên việc
thiết lập mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH cũng phải thích ứng với điều kiện
này. Có như vậy thì việc đưa vốn tín dụng đến với hộ nghèo mới đạt được mục tiêu và
yêu cầu đề ra là hỗ trợ tích cực người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng
bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Nhưng nếu việc bố trí mạng lưới chi nhánh
cắm đến từng huyện, xã, thậm chí đến từng thôn bản như vậy sẽ phát sinh những bất
cập lớn, chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao, thậm chí vượt vốn hoạt động của
ngân hàng. Hơn nữa, việc bố trí mạng lưới chi nhánh rộng khắp như vậy đòi hỏi khả
năng quản trị của toàn bộ hệ thống phải rất khoa học, nếu không nhiều hoạt động của
chi nhánh trong hệ thống sẽ không được kiểm soát chặt chẽ, vốn tín dụng ưu đãi rất có
thể bị sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, thậm chí bị bòn rút bất hợp pháp. Không bố
trí mạng lưới rộng khắp như vậy, chẳng hạn chỉ bố trí mạng lưới chi nhánh đến cấp
tỉnh, thì khả năng sâu sát các đối tượng khách hàng là các hộ nghèo sẽ bị hạn chế, dẫn
đến tình trạng thoát ly khách hàng. Hậu quả của tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn.
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
16
Giải quyết mâu thuẫn trên sẽ là tiền đề để hoạt động của NHCSXH phát huy tác
dụng tích cực trong thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho
vay đối với từng đối tượng cho vay, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các
loại cho vay được thực hiện, sự bảo đảm và khả năng thanh toán nợ của khách hàng…
chính sách tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động tín dụng. Toàn bộ hoạt
động cho vay diễn ra như thế nào phần lớn tuân theo hướng dẫn của chính sách tín
dụng đề ra. Cho nên, chính sách tín dụng cần phải được xây dựng hợp lý, có sự linh
hoạt, vì nếu cứng nhắc sẽ ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng tín dụng. Vẫn biết rằng tín
dụng ưu đãi của NHCSXH thực hiện chủ yếu thông qua vốn ngân sách, nhưng khách
hàng là các hộ nghèo lại khá đa dạng, nguồn gốc nghèo khó của họ lại hoàn toàn không
giống nhau. Sự linh hoạt là rất cần thiết trong hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo trên
các phương diện:
+ Đáp ứng nhu cầu về sự hỗ trợ: Thực tế có những hộ nghèo chỉ cần hỗ trợ đủ vốn
theo đúng lãi suất thị trường, nhưng cũng có những hộ nghèo cần được hỗ trợ vốn với
lãi suất cực kỳ ưu đãi. Có những hộ cần trợ giúp vốn lớn để họ không những thoát
nghèo mà còn vươn lên làm giàu, nhưng cũng có những hộ không thể cho vay lớn vì
khả năng sử dụng vốn của loại đối tượng này bị hạn chế. Có những loại hình cho vay
trong thời gian ngắn, nhưng cũng có loại hình kinh doanh cần vốn trong thời gian rất
dài. Rõ ràng một sự linh hoạt là rất cần thiết trong công tác tín dụng đối với hộ nghèo.
Bởi vì nếu không có sự linh hoạt cả về mức vốn hỗ trợ, lãi suất, thời hạn cho vay… thì
có thể dẫn đến vốn tín dụng không thể phát huy hiệu quả. Rất nhiều hộ nghèo đã không
những không thể thoát nghèo nhờ vốn tín dụng ưu đãi, mà thậm chí còn bị nghèo hơn
chỉ bởi lý do vốn vay chưa thể phát huy hiệu quả, nhưng NHCSXH đã thu hồi nợ, dẫn
đến các hộ nghèo đã phải đi vay nóng để trả nợ với lãi suất cho vay nặng lãi.
+ Đảm bảo một sự bình đẳng trong tiếp cận vốn ưu đãi: Thực ra quan niệm về một
sự bình đẳng trong tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cần phải được hiểu một cách biện
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
17
chứng. Bởi vì trong mỗi vùng thì mức giá chung là khác nhau, cơ hội tạo việc làm để
thoát nghèo đòi hỏi nhu cầu về vốn khác nhau, chuẩn nghèo ở mỗi vùng cần có sự phân
biệt cho phù hợp. Tất cả những điều đó cho thấy vấn đề quy định về mức vốn cho vay
tối đa, lãi suất cho vay các đối tượng cần phải được linh hoạt mới có thể đảm bảo được
sự bình đẳng trong tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi có nguồn gốc chủ yếu từ ngân sách.
- Cơ sở vật chất: Trong điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động được hoàn hảo sẽ
tạo tiền đề để ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Nếu cơ sở
vật chất trang thiết bị thiếu vốn thì ngay bản thân việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân
vốn tín dụng ưu đãi đã là khó khăn, bản thân nó cũng không kích thích cán bộ nhân
viên thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Như ta đã biết, trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng có rất nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ nhau. Việc thực hiện đồng thời các loại
hình dịch vụ này sẽ cho phép ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín đối với
khách hàng. Nhưng việc mở ra một loại hình dịch vụ mới đòi hỏi chi phí cao, thậm chí
là rất cao. Điều này đặt ra một vấn đề là, nếu Chính phủ muốn duy trì sự hoạt động bền
vững của NHCSXH để giải quyết có hiệu quả hơn các vấn đề thuộc về chính sách xã
hội thì trước hết cần đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngân hàng
hoạt động hiệu quả. Đó cũng là cơ sở tăng niềm tin cho các đối tượng chính sách về
một sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong cuộc chiến chống đói nghèo song hành
với chiến lược tăng tốc nền kinh tế.
- Phẩm chất, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng:
Trong nhãn quan của các hộ nghèo thì tín dụng là hình ảnh của ngân hàng. Do vậy
phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên trong ngân hàng tác động đến tâm lý của
khách hàng. Nhìn chung, người nghèo hay dễ mặc cảm, cho nên tạo một sự quan tâm
gần gũi hơn với các khách hàng là rất cần thiết để người nghèo coi NHCSXH thực sự
là người bạn gần gũi và họ muốn thực sự giữ chữ “tín” với ngân hàng. Điều này rất
quan trọng cho vay đối với hộ nghèo, một sự cho vay nhưng tính đảm bảo trong tín
dụng rất thấp. Hơn nữa cho vay các hộ nghèo chứa đựng rủi ro rất cao - do đa số người
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
18
nghèo thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trình độ nhận thức nhìn chung cũng bị
hạn chế. Do vậy hoạt động tín dụng lại càng đòi hỏi cán bộ có trình độ cũng như năng
lực chuyên môn cao mới có thể giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Cho nên, bồi dưỡng
nâng cao trình độ, năng lực cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán
bộ, nhân viên trong ngân hàng là rất cần thiết. Nếu cán bộ, nhân viên thiếu tư cách đạo
đức, hay hạch sách, vòi vĩnh khách hàng thì quả là rất khó đối với NHCSXH để thực
hiện mục tiêu tồn tại và phát triển bền vững của mình.
1.5. Bài học kinh nghiệm một số nước
Nghèo đói luôn là vấn đề lớn đối với nhiều nước, kể cả nước có nền kinh tế phát
triển và đang phát triển. Do vậy, tìm các biện pháp góp phần giải quyết nghèo đói luôn
là vấn đề có tính thời sự hiện nay trên thế giới. Do điều kiện và hoàn cảnh của mỗi
nước là khác nhau, nguyên nhân nghèo đói cũng không giống nhau, nên cách thức xử
lý vấn đề nghèo đói của mỗi nước không thể áp dụng theo một khuôn mẫu thống nhất.
Tuy nhiên, việc tìm hiểu những kinh nghiệm từ các nước trong cuộc chiến chống đói
nghèo là việc làm hết sức cần thiết nhằm rút ra những bài học giúp Việt Nam tránh đi
vào những “ vết xe đổ”.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là kinh nghiệm Trung Quốc,
Bănglađét, Ấn Độ, Pakistan, Braxin ( các nước đang phát triển) và Mỹ, Anh, Cộng hoà
liên bang Đức, Italia, Ireland, Ustralia, Hà lan (các nước phát triển) cho thấy, để góp
phần nâng cao chất lượng tín dụng trong hỗ trợ người nghèo, cần chú ý việc thiết lập
các quỹ đầu tư hỗ trợ vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Việc đầu tư
vốn thường được thực hiện thông qua kênh các tổ chức tín dụng vi mô. Nguồn vốn cho
các tổ chức tín dụng vi mô này hoạt động thông thường được lấy từ Ngân sách Nhà
nước hoặc gián tiếp thông qua nguồn vốn góp từ thiện. Quan điểm chung của các nước
đều cho rằng, nếu như không có nguồn vốn khởi động này thì chắc chắn các tổ chức tín
dụng vi mô không thể tồn tại được.
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
19
- Về cách thức thành lập các tổ chức tín dụng vi mô để cấp tín dụng cho người
nghèo: Để vốn tín dụng hỗ trợ một cách có hiệu quả cho đối tượng người nghèo thì tạo
ra phương thức hỗ trợ hợp lý là rất quan trọng ở mỗi nước, việc hình thành một loại
hình tín dụng vi mô để cấp vốn không giống nhau, chẳng hạn:
+ Ireland, Cộng hoà Liên bang Đức: Việc hỗ trợ được thực hiện thông qua hình
thức các hợp tác xã tín dụng.
+ Anh: Việc cấp tín dụng được thực hiện thông qua tổ chức từ thiện. Các tổ chức
này cũng hầu như không có khách hàng gửi tiền, sự hoạt động của chúng chủ yếu
thông qua huy động vốn đóng góp từ thiện.
+ Bănglađét: Nước này cấp tín dụng hỗ trợ người nghèo thông qua mô hình Ngân
hàng làng xã (Grameen Bank). Thực chất hoạt động của mô hình này là một loại hình
cấp tín dụng theo dự án. Mô hình Grameen Bank được một số nước nghiên cứu vận
dụng, như: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia…
+ Ấn Độ: Việc cấp tín dụng cho người nghèo thông qua Ngân hàng Nông nghiệp
với một mạng lưới chi nhánh khổng lồ với khoản 14.000 chi nhánh ở 375 huyện trong
toàn quốc. Trung Quốc mô hình cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo cũng tương tự
như ở Ấn Độ, tức là cấp tín dụng thông qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp.
+ Australia: Việc cấp tín dụng cho người nghèo, bao gồm tiểu thương và những
người nông dân canh tác nhỏ, được thực hiện thông qua Liên minh tín dụng….
- Về mô hình cấp tín dụng: hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển ở
Châu Á, việc cấp tín dụng cho người nghèo đều được thực hiện thông qua các “ tổ tự
lực”.
+ Ở Bănglađét: Cấp tín dụng được thực hiện với các nhóm 5 thành viên, nhóm này
mỗi tuần tập hợp nhau lại một lần để xem xét tính bảo đảm trong khoản vay của các
thành viên trong nhóm. Nếu như có một thành viên trong nhóm không bảo đảm trả nợ
khoản vay, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khả năng tiếp cận tín dụng của cả nhóm.
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
20
+ Ở Trung Quốc: Việc cấp tín dụng được thực hiện thông qua tổ nhóm từ 10 đến
15 thành viên và bầu ra trưởng nhóm. Mọi hoạt động của tổ nhóm này đều phải được
thông qua Uỷ ban quản lý. Mỗi nhóm được tài trợ số tiền tương ứng với số thành viên
và mỗi thành viên sẽ được cấp 25 Nhân dân tệ. Các thành viên trong tổ được tự đưa ra
qui chế hoạt động của Quỹ và cũng được tự quyết định cách thức sử dụng Quỹ.
+ Ở Ấn Độ: Việc giải ngân vốn tín dụng ưu đãi được thực hiện thông qua các “ tổ
tự lực” mỗi tổ này khoảng từ 10 đến 20 người, đến từ các gia đình khác nhau và tổ viên
sẽ quyết định số tiền hàng tháng mà mỗi thành viên phải góp vào quĩ tổ là bao nhiêu.
Thông thường số này ban đầu là từ 10 đến 20 Rupi. Số tiền này sẽ được gởi ở tài khoản
tiết kiệm của một ngân hàng thương mại (thông thường là Ngân hàng Nông nghiệp) và
hàng tháng số tiền góp sẽ được bổ sung vào tài khoản tiết kiệm này. Hiện nay, Ngân
hàng Nông nghiệp của Ấn Độ đóng vai trò là tổ chức xúc tiến tự lực, hỗ trợ thành lập
và quản lý các tổ này.
+ Ở Mỹ: Tổ chức tư nhân Accion lúc đầu thực hiện cấp tín dụng ưu đãi tới từng cá
nhân, nhưng sau đó họ nhận thấy rằng các nhóm từ 3 đến 5 người hữu hiệu hơn cả. Các
thành viên trong nhóm đều được nhận khoản vay của mình cùng một lúc, chứ không
phải ngồi đợi những người khác trả nợ xong như đối với Grameen Bank.
- Về lãi suất cho vay ưu đãi: Nhìn chung, lãi suất cho vay ở đối tượng người nghèo
các nước đều thực hiện với một sự ưu đãi nhất định, mặc dù mức độ ưu đãi hoàn toàn
không như nhau giữa các nước. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, nếu khống chế mức lãi suất
tiền gửi và cho vay của tổ chức tín dụng vi mô sẽ hạn chế các tổ chức này mở rộng quy
mô và do vậy, mức lãi suất ưu đãi nên do từng tổ chức tín dụng vi mô của địa phương
quyết định, chứ không phải do một cơ quan quản lý nhà nước không trực tiếp điều
hành chỉ đạo, nghĩa là mức lãi suất cần phải được linh hoạt để phản ứng có hiệu quả
với mức lãi suất của thị trường. Điều này là cần thiết nhằm đảm bảo cho các tổ chức tài
chính vi mô hoạt động bền vững và tránh những tác động bất lợi từ cho vay với lãi suất
quá ưu đãi tạo ra (như tình trạng lạm dụng tín dụng ưu đãi để hưởng lợi từ chênh lệch
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
21
lãi suất ưu đãi so lãi suất thị trường; làm giảm hiệu lực của công cụ lãi suất, tạo ra cách
nghĩ lệch lạc về tín dụng ưu đãi …. ).
Thực tiễn trong hoạt động của một số tổ chức vi mô các nước đã chỉ ra rằng: lãi
suất ưu đãi chưa hẳn đã hiệu quả đối với người nghèo và bản thân tổ chức tín dụng; đòi
hỏi lãi suất cho vay theo thị trường không hẳn là bất lợi cho những người nghèo.
Chẳng hạn, các tổ chức tín dụng vi mô của Ireland hoạt động thông qua nguồn vốn tài
trợ từ Chính phủ. Họ áp dụng lãi suất hoàn toàn ưu đãi trong cho vay người nghèo, khả
năng huy động vốn từ thị trường của họ khá thấp, bởi do lãi suất huy động lẫn cho vay
đều bị khống chế, khi mức lãi suất thị trường tăng lên thì hàng loạt khoản tiền gửi từ
các quĩ này bị rút ra và hoạt động của quĩ giảm sút đáng kể. Điều này tất yếu ảnh
hưởng xấu đến tính bền vững trong hoạt động các quĩ này. Trong khi đó, các hợp tác xã
Tín dụng của Cộng hoà liên bang Đức lại có quyền tự do đặt mức lãi suất đối với từng
khoản cho vay và từng khoản tiền gửi. Chính điều này đã giúp họ cạnh tranh hiệu quả
với các ngân hàng khác và đã tạo nên hoạt động hiệu quả của các Hợp tác xã Tín dụng
ở Cộng hoà Liên bang Đức những năm qua.
Có thể nói, việc các tổ chức tín dụng vi mô nếu được tự do trong quyết định các
mức lãi suất cho vay lẫn huy động sẽ là tiền đề cho hoạt động bền vững của các tổ chức
này. Nghiên cứu của các chuyên gia về mô hình Grameen Bank- một mô hình được
xem là mẫu mực về cho vay vốn người nghèo, cho thấy rằng, mô hình này vẫn không
mấy khả quan bởi lý do ngân hàng này vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào cấp bù. Điều
này đe doạ tính bền vững trong hoạt động của nó.
- Về quy mô cấp tín dụng ưu đãi: Nhìn chung các tổ chức tín dụng vi mô các nước
đều áp dụng mức cho vay nhỏ. Lý do để giải thích đơn giản vì cho vay người nghèo
không áp dụng các hình thức đảm bảo tiền vay như áp dụng trong cho vay thương mại
nên rủi ro sẽ cao; hơn nữa, người nghèo thường không có khả năng đầu tư vốn trong
các dự án lớn; một lý do quan trọng khác là nguồn vốn để cho vay theo diện ưu đãi
luôn khan hiếm, nên mức cho vay cần được khống chế ở mức thấp là phù hợp. Tuy
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
22
nhiên, một số nước như Cộng hoà Liên bang Đức, không giới hạn các khoản vay đối
với người nghèo. Lập luận của họ đơn giản là sức mạnh tài chính có mối liên hệ mật
thiết với sự giàu có của các thành viên, vì vậy nếu hạn chế khoản vay tức là hạn chế
những thành viên khá giả hơn tham gia và do vậy sẽ khó huy động tiết kiệm hơn.
Thực tế đã chỉ ra rằng, mặc dù các tổ chức tín dụng vi mô đều có xu hướng cho
khách hàng vay thấp hơn nhiều so mức tối đa cho phép. Tuy nhiên ở các nước quy định
khống chế mức cho vay tối đa thì các tổ chức này vẫn gặp khó khăn về nguồn vốn.
Trong khi đó, các Hợp tác xã tín dụng của Cộng hoà Liên bang Đức không giới hạn các
khoản vay nhưng ngày càng phục vụ được nhiều người nghèo vay vốn hơn.
- Về cơ sở hạ tầng tài chính: Cơ sở hạ tầng tài chính là nhân tố quan trọng có tính
quyết định sự phát triển của một tổ chức. Nếu cơ sở hạ tầng kém phát triển sẽ hạn chế
sự phát triển các dịch vụ tín dụng vi mô. Cơ sở hạ tầng tài chính được nâng cấp sẽ góp
phần phát triển toàn bộ tín dụng vi mô, chứ không phải chỉ riêng một tổ chức. Chính vì
thế, các nước đều chú ý tập trung hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng tài chính vi mô bao
gồm hệ thống thông tin, các điều kiện về đào tạo, hệ thống pháp luật.
- Một mô hình tổng quát của Tập đoàn Rabo – Hà Lan, xuất phát từ một Ngân hàng
hợp tác xã nông nghiệp được thành lập từ cuối thế kỷ XIX với sự tập hợp các Ngân
hàng nông thôn nhỏ, Rabo là một trong những Tập đoàn tài chính lớn nhất Hà lan hiện
nay. Một trong những bí quyết thành công của Tập đoàn này là đã biết áp dụng linh
hoạt các quy tắc “ Raiffeisen”: Tổ chức hợp tác xã; sự liên kết giữa các thành viên; giới
hạn lĩnh vực hoạt động; chi phí quản lý thấp; bổ sung lợi nhuận cho các quỹ. Hiện nay,
Rabobank dẫn đầu trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho Hà lan như
cầm cố, tiết kiệm, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành nông nghiệp và thực phẩm, đóng
góp đáng kể trong thị trường doanh nghiệp. Các hoạt động kinh doanh chính của
Rabobank bao gồm kinh doanh bán lẻ trong nước, bán buôn và bán lẻ quốc tế, quản lý
tài sản có và vốn đầu tư, cho thuê tài chính, buôn bán bất động sản, bảo hiểm…
Bài học rút ra đối với NHCSXH Việt Nam:
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
23
Từ những kinh nghiệm của các nước trong việc cấp tín dụng ưu đãi cho người
nghèo, NHCSXH Việt Nam có thể nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm sau đây và
tìm cách vận dụng:
- Về cách thức giải ngân vốn tín dụng ưu đãi: Thực tế ở các nước cho thấy xuất
phát điểm tương đồng với NHCSXH Việt Nam là thị trường chủ yếu tập trung vào các
đối tượng có thu nhập thấp ở khu vực nông thôn. Từng bước tập hợp sức mạnh của
người nông dân thông qua việc xây dựng mạng lưới liên đới các nhóm trách nhiệm,
tiến tới các ngân hàng làng xã và ngân hàng địa phương. Việc cho vay theo các tổ,
nhóm liên đới trách nhiệm nhỏ có tác động lớn là gắn kết trách nhiệm của cả nhóm
trong thụ hưởng tín dụng ưu đãi; Đồng thời, cho phép các nhóm quyết định cách thức
giải ngân vốn. Điều này có tác động tích cực là khuyến khích sự hoạt động và trách
nhiệm của trưởng nhóm, tạo ra cơ chế ràng buộc trách nhiệm cao hơn trong mỗi nhóm,
vốn ưu đãi đến đúng địa chỉ người nghèo. Tuy nhiên, quy mô cả các tổ nhóm vay vốn
lại có sự khác biệt giữa các nước. Việc hỗ trợ thành lập cũng như quản lý các tổ vay
vốn này cũng được đặt ra - bởi vì qua đó mới có thể sâu sát được hoạt động của các
nhóm và chấp hành tốt các nguyên tắc cấp tín dụng.
- Về lãi suất cho vay: Kinh nghiệm các nước cho thấy, lãi suất cho vay ưu đãi
không đồng nhất giữa các nước. Có những nước lãi suất ưu đãi khá thấp, nhưng có
những nước áp dụng mức lãi suất linh hoạt theo thị trường.
- Về sản phẩm, dịch vụ và qui mô cấp tín dụng:
Từ kinh nghiệm các nước cho thấy, cần cung cấp một mạng lưới rộng lớn các sản
phẩm và dịch vụ đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Qui mô cấp tín dụng không nên khống chế mức tối đa mà nên căn cứ theo nhu cầu
vốn của khách hàng để thu hút thêm đối tượng khách hàng, bảo đảm một sự phát triển
bền vững của ngân hàng.
- Về cơ sở hạ tầng tài chính: là yếu tố không thể thiếu quyết định sự phát triển của
một tổ chức.
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
24
Kết luận chương 1:
Trong chương 1, luận văn đã nêu lên được những nội dung sau:
- Nêu những cơ sở lí luận về chính sách tín dụng, tín dụng chính sách.Vai trò của
kênh tín dụng chính sách.
- Đặc thù hoạt động tín dụng của NHCSXH
- Chất lượng tín dụng chính sách, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng
chính sách và những tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng chính sách. Những nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của tín dụng chính sách.
- Nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm từ một số nước nhằm góp phần nâng
cao chất lượng tín dụng của NHCSXH nói riêng và mục tiêu XĐGN nói chung.
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
25
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2003-2008
2.1.Đánh giá chung hoàn cảnh hoạt động tín dụng của NHCSXH Việt Nam.
2.1.1. Đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại trong thực hiện chính sách
tín dụng ưu đãi của Nhà nước giai đoạn 1990-2002 phục vụ XĐGN.
2.1.1.1. Kết quả đạt được:
Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực kinh tế, góp phần phát triển kinh tế -
xã hội. Nếu như trước năm 1990, hầu như không có nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư
thì trong giai đoạn 1991-1995, vốn tín dụng đạt khoảng 7,5% và giai đoạn 1996-2000,
đạt khoảng 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, do vậy, đã có điều kiện tập trung vốn đầu
tư và hoàn thành nhiều công trình, dự án quan trọng và then chốt của nền kinh tế.
Chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đã cung ứng một lượng vốn đầu tư đáng kể
cho công cuộc đổi mới kinh tế.
Việc triển khai các chương trình mục tiêu đã góp phần XĐGN, tạo thêm công ăn
việc làm cho xã hội, bảo vệ môi trường, giúp đỡ đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi,
hải đảo, vùng sâu, vùng xa có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện chính
sách định canh định cư.
Chính sách tín dụng ưu đãi đã làm thay đổi đối tượng và phạm vi sử dụng vốn theo
hướng xoá dần bao cấp, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng
vốn.
Chính sách tín dụng ưu đãi đã góp phần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn
đầu tư thông qua việc thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, thúc đẩy
hoạt động huy động vốn, đặt biệt là huy động dài hạn trong mọi thành phần kinh tế và
tầng lớp dân cư nhằm thực hiện chủ trương. Huy động nội lực cho phát triển kinh tế.
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
26
2.1.1.2 .Những mặt tồn tại:
Sau 12 năm thực hiện cơ chế tín dụng ưu đãi của Nhà nước, bên cạnh những kết
quả đạt được đã bộc lộ những hạn chế sau:
- Đối tượng ưu đãi còn rộng, làm tăng tính bao cấp của nhà nước. Đối tượng được
vay vốn tín dụng đầu tư tuy được quy định cụ thể trong từng năm, nhưng mỗi năm một
khác, có năm đến 20 lĩnh vực, có năm chỉ 10 lĩnh vực, gây lung túng, bị động trong
việc chuẩn bị dự án đầu tư và xử lý vốn khi không được bố trí kế hoạch.
- Có nhiều đầu mối, nhiều định chế tham gia, cụ thể:
+ Tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước do 04 ngân hàng thương mại Nhà nước
và quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện.
+ Chương trình cho vay XĐGN được thực hiện thông qua ngân hàng phục vụ người
nghèo và các chương trình lồng ghép khác do các Bộ, ngành, TC CT-XH cùng thực
hiện.
+ Chương trình cho vay giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống đồi trọc, hỗ trợ
vùng sâu, vùng xa do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội quản lý và Kho bạc nhà
nước thực hiện cho vay.
+ Chương trình cho vay tôn nền và làm sàn nhà trên cọc, khắc phục hậu quả thiên
tai; cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho vay giảm lãi suất khu vực
II, III lại do 04 ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện. Các cơ chế từ huy động
vốn, lãi suất cho vay đến phương thức thẩm định, quản lý đầu tư không đồng nhất nên
hiệu quả tín dụng ưu đãi của Nhà nước chưa cao; việc điều chỉnh, điều hoà vốn không
có tổ chức nào lo chung.
+ Việc giao nhiệm vụ cho vay chính sách cho các ngân hàng thương mại đã tạo nên
khối lượng lớn các khoản vay không sinh lời, làm sụt giảm sức mạnh tài chính và làm
rối các chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng thương mại Nhà nước, đồng thời giảm
trách nhiệm và năng lực kinh doanh của đội ngũ cán bộ nhân viên, tạo cho ngân hàng
thương mại tính ỷ lại và tìm cách để được bao cấp. Mặc dù có yêu cầu hạch toán, quản
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
27
lý riêng nhưng vì hoạt động cho vay chính sách nằm trong hệ thống ngân hàng thương
mại Nhà nước, do bộ máy ngân hàng thương mại Nhà nước điều hành và thực hiện,
cùng chung bản cân đối tài chính nên không thể có sự quản lý rạch ròi. Điều này tạo
khả năng cho ngân hàng thương mại đẩy mạnh những khoản nợ khó khăn, yếu kém và
những chi phí liên quan vào cho vay chính sách để Chính phủ phải chịu.
Những tồn tại trên rõ ràng đã cản trở hoạt động của cả kinh doanh và cho vay chính
sách. Chính vì vậy, tách bạch cho vay chính sách khỏi hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại Nhà nước và thành lập Ngân hàng chính sách là một trong các nội
dung cơ bản của chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến năm 2010.
2.1.2.Sự ra đời của NHCSXH và mục tiêu hướng tới [5]
Để khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện tín dụng ưu đãi của Nhà nước
giai đoạn 1990 – 2002, nhằm nâng cao hiệu quả chương trình mục tiêu XĐGN và tạo
việc làm; do yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010
nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo việc làm và cơ bản xoá đói
giảm số hộ nghèo, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tách biệt tín dụng chính sách ra khỏi
tín dụng thương mại, từng bước lành mạnh hoá hoạt động của hệ thống ngân hàng.
NHCSXH được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày
04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu không vì lợi nhuận, thông qua
phương thức tín dụng nhằm tập trung tốt hơn các nguồn lực để hỗ trợ tài chính đối với
người nghèo và các đối tượng các chính sách khác, tạo điều kiện cho họ có điều kiện tự
cải thiện cuộc sống, từng bước xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh; khẳng định một chủ trương, giải pháp đúng đắn của Đảng và
Nhà nước ta trong công cuộc XĐGN. Cùng với định chế tài chính này là các tổ chức tài
chính vi mô vẫn hoạt động cung cấp vốn cho các đối tượng cụ thể cũng với mục tiêu
XĐGN.
- Về mô hình mạng lưới:
Sơ đồ tổ chức hệ thống NHCSXH [ xem phụ lục 2.1]
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
28
Sau 5 năm thành lập và đi vào hoạt động, NHCSXH đã kế thừa, xây dựng và phát
triển trên nền tảng của mô hình tổ chức Ngân hàng Phục vụ người nghèo.Có thể thấy
mô hình tổ chức của NHCSXH là mô hình đặc thù, khác biệt các ngân hàng thương
mại và các nước với những ưu điểm sau:
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội phục vụ cho sự nghiệp xóa đói giảm
nghèo, thể hiện được bản chất tốt đẹp của người Việt Nam đối với người nghèo và các
đối tượng chính sách, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
- Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ, phương thức cho vay uỷ thác từng
phần qua các Tổ chức chính trị - xã hội đã tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lực cho
NHCSXH và người vay vốn.
- Thực hiện được cơ chế xã hội hoá tín dụng chính sách. Đối tượng thụ hưởng
được cấp vốn kịp thời ngay tại nơi cư trú, đúng chế độ chính sách, đúng pháp luật,
tiết kiệm chi phí quản lý ngành, giảm chi cho ngân sách Nhà nước và người vay vốn.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH Việt Nam sau 5
năm hoạt động.
2.2.1.Những kết quả đạt được
2.2.1.1. Về nguồn vốn
- Đã tập trung huy động nguồn vốn đáp ứng tương đối đủ nhu cầu giải ngân cho vay
hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ tiêu kế hoạch được Thủ tướng
Chính phủ giao.
Để đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao
hàng năm. Hội đồng quản trị, Ban điều hành đã chủ động có nhiều Văn bản và trực tiếp
làm việc, báo cáo với Chính phủ, các Bộ, Ngành để có nguồn vốn và cơ chế tạo lập
nguồn vốn phù hợp với đặc thù của NHCSXH. Kết quả, Thủ tướng Chính phủ đã có
các Văn bản chỉ đạo các Bộ, Ngành quan tâm giải quyết tạo nguồn vốn lãi suất thấp, ổn
định, bền vững cho NHCSXH từ các nguồn vốn ODA; vốn tồn ngân Kho bạc Nhà
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
29
nước; vốn vay Ngân hàng Nhà Nước…. Vốn điều lệ được cấp bổ sung hàng năm (năm
2003 tăng 500 tỷ đồng; năm 2004 tăng 800 tỷ đồng; năm 2005 tăng 882 tỷ đồng; năm
2006 tăng 1.591 tỷ đồng; và năm 2007 tăng 1.200 tỷ đồng), đưa tổng số vốn điều lệ
NHCSXH lên 5.988 tỷ đồng, tăng 4.973 tỷ đồng; vốn vay Kho bạc Nhà nước tăng
2.515 tỷ đồng; vốn vay Ngân hàng Nhà Nước tăng 3.660 tỷ đồng; NHCSXH đã tiếp
xúc và làm việc với các tổ chức quốc tế lớn như: Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Tài
chính Nhật Bản, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Cơ quan phát triển Pháp
(AFD), Ngân hàng tái thiết Đức (KFW), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB). Các tổ
chức hợp tác song phương nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nhằm mục đích
giới thiệu hoạt động của NHCSXH và đề xuất, tìm kiếm khả năng hợp tác giữa
NHCSXH và các tổ chức này để tranh thủ nguồn vốn vay và hỗ trợ kỹ thuật. Kết quả
bước đầu vốn nhận cho vay của các chương trình tăng 3.673 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn NHCSXH sau 5 năm hoạt động đã đạt
36.052 tỷ đồng, tăng 26.313 tỷ đồng, gấp 5,1 lần so với năm 2002. Đây là sự tăng
trưởng vượt bậc về nguồn vốn đáp ứng tăng trưởng dư nợ hàng năm được Thủ tướng
Chính phủ giao, và năm 2007 là một năm có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm
hoạt động của NHCSXH (tăng 10.647 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 42% so với năm 2006), hàng
năm đều đạt 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Về cơ cấu nguồn vốn đến cuối năm 2007, nguồn vốn không phải trả lãi và lãi suất
thấp có tỷ trọng tăng so với năm 2002 là 16,6% (từ 40,9% năm 2002 tăng lên 57,5%
năm 2007), với số tuyệt đối tăng là 15.179 tỷ đồng. Ngoài vốn ngân sách Nhà nước
Trung ương, vốn ngân sách các địa phương chuyển cho NHCSXH trong 5 năm qua
cũng tăng 768 tỷ đồng.
- Việc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch: Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,
Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Ngay từ những tháng đầu năm, Tổng giám đốc đã
giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố, đồng thời
yêu cầu các chi nhánh NHCSXH báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và trình Ban đại
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
30
diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đến các huyện, các
xã để tổ chức triển khai thực hiện ngay. Việc phân bổ vốn đã tập trung cho các tỉnh có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, số hộ nghèo theo tiêu chí có tỷ lệ cao, các tỉnh
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và các tỉnh miền núi, Tây Nguyên.
Thông qua việc phân bổ vốn tín dụng ưu đãi tập trung cho các vùng khó khăn, đã
góp phần nâng độ đồng đều phát triển kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước. Đồng
thời, cũng chú trọng đến việc phân bổ vốn đầu tư cho vay theo dự án nằm trong quy
hoạch của địa phương.
- Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu kế hoạch: đã chấp hành
quỹ dự trữ thanh toán một cách linh hoạt, chuyển vốn kịp thời cho các chi nhánh để
cho vay theo kế hoạch. Đồng thời, rất coi trọng duy trì sự đảm bảo cân đối thường
xuyên giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, quan tâm đến việc thực hiện định mức Quỹ an
toàn chi trả, tiết kiệm tối đa cho NHCSXH, đảm bảo theo quy định của Bộ Tài chính
không vượt quá 7% trên tổng nguồn vốn hoạt động và hệ số sử dụng vốn toàn ngành
luôn đạt bình quân trên 95%.
2.2.1.2. Về mô hình cấp tín dụng:
Hiện nay NHCSXH đang thực hiện 02 phương thức cho vay: Phương thức cho vay
uỷ thác qua các Tổ chức chính trị - xã hội và phương thức cho vay trực tiếp đến khách
hàng.
a) Phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội:
NHCSXH uỷ thác cho vay qua 04 TC CT-XH (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông
dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) thông qua việc ký
kết văn bản liên tịch giữa NHCSXH với TC CT-XH từ cấp trung ương đến cấp huyện
về việc uỷ thác cho vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Các chương trình tín dụng đang áp dụng như: Cho vay hộ nghèo; Cho vay học sinh
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn; Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; Cho
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
31
vay hộ gia đình dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Dự án phát triển ngành lâm nghiệp
4 tỉnh miền Trung; Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số di cư thực hiện định canh
định cư giai đoạn 2007-2010. Cho vay tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý,
Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và một số dự
án khác.
Bảng số 1: Kết quả thực hiện uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội
đến 31/12/2007:
STT Tổ chức chính trị - xã hội
nhận uỷ thác
Sô tiền
(tỷ đồng)
Số tổ nhóm
( ngàn tổ)
Số hộ vay
(ngàn hộ)
1 Hội liên hiệp phụ nữ 16.359 84 2.400
2 Hội nông dân 11.426 75 1.977
3 Hội cựu chiến binh 3.199 30 519
4 Đoàn thanh niên 1.765 13 275
Cộng 32.749 202 5.171
Nguồn: Báo cáo tổng Tổng kết 5 năm hoạt động NHCSXH (2003-2008)
Tính đến 31/12/2007, NHCSXH đã uỷ thác 10 chương trình tín dụng cho các tổ
chức hội.
- Nội dung uỷ thác là 6/9 công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH, cụ thể là:
Một là, Tổ chức họp các đối tượng vay vốn thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín
dụng có ưu đãi của Chính phủ. Thông báo và phổ biến các chương trình chính sách tín
dụng có ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; Hướng
dẫn việc thành lập Tổ TK & VV. Chỉ đạo và hướng dẫn Tổ, tổ chức họp Tổ để kết nạp
Tổ viên, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy ước hoạt động của Tổ, bình xét công khai
các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay trình Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận và đề
nghị ngân hàng cho vay.
Hai là, Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn
cho Tổ để thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn.
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
32
Ba là, Kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các Tổ thuộc phạm vi của tổ chức hội quản
lý; Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ. Phối hợp với Ban quản lý Tổ đôn
đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận. Thông báo kịp thời cho Ngân
hàng nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro để có biện pháp xử lý
thích hợp, kịp thời. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các
trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi
ro do nguyên nhân khách quan (nếu có)
Bốn là, Chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ trong việc, đôn đốc các tổ viên đem
tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả
thuận, thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm
Năm là, theo dõi hoạt động của Tổ, đôn đốc Ban quản lý Tổ thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm
đã ký với NHCSXH.
Sáu là, Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức hội, Ban quản lý Tổ để
hoàn thành công việc uỷ thác cho vay.
- Về phí dịch vụ uỷ thác cho vay:
Mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho tổ chức hội từng thời kỳ phù hợp với mức phí uỷ
thác do Bộ Tài chính quy định. Hiện nay, mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho các tổ chức
hội tối đa là 0,06%/tháng tính trên dư nợ có thu được lãi. Tuy nhiên, ở một số chương
trình có quy định riêng. Việc chi trả mức phí dịch vụ uỷ thác còn phụ thuộc vào chất
lượng dư nợ tín dụng uỷ thác.
Việc phân bổ mức phí dịch vụ uỷ thác cho từng cấp hội do các tổ chức hội bàn bạc,
thống nhất và quy định phù hợp với mức phí dịch vụ uỷ thác từng thời kỳ và công việc
uỷ thác mỗi cấp đảm nhiệm. Cụ thể: mức phí uỷ thác 0,06%/tháng được coi là 100% và
được phân bổ cho từng cấp hội như sau:
- Hội cấp Trung ương là: 5%
- Hội cấp huyện là: 15%
- Hội cấp tỉnh là: 10%
Trang ___________________________________
___________________________________________________________________________
33
- Hội cấp xã là: 70%
NHCSXH thanh toán phí uỷ thác cho các cấp hội theo thoả thuận. Việc trả phí uỷ
thác có thể theo tháng, quý, hoặc 6 tháng. Số tiền trả phí uỷ thác được căn cứ vào số lãi
thực thu và chất lượng tín dụng.
- Về cách thức giải ngân vốn tín dụng ưu đãi: được thực hiện chủ yếu qua tổ tiết
kiệm và vay vốn.
Tổ được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện gồm từ 05 đến 50 thành viên có nhu
cầu vay vốn là người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Việc thành lập Tổ nhằm
tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của
NHCSXH để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; cùng tương trợ giúp đỡ nhau
trong sản xuất và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ
Ngân hàng; Các tổ viên trong tổ giúp đỡ nhau từng bước có thói quen dành tiền tiết
kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hoá, hoạt động tín dụng
và tài chính; Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng
đảm bảo duy trì và an toàn được vốn vay của mỗi thành viên trong tổ.
Tổ được thành lập phải có quy ước hoạt động và phải được Uỷ ban nhân dân cấp
xã chấp thuận. Tổ sinh hoạt định kỳ theo quy ước hoạt động của tổ được xây dựng khi
thành lập tổ. Nội dung sinh hoạt từng lần do tổ trưởng chuẩn bị để đưa ra tập thể bàn
bạc và biểu quyết, kết hợp những vấn đề liên quan đến quản lý tổ và trao đổi kinh
nghiệm làm ăn để giúp đỡ những người chưa biết cách quản lý đồng vốn cũng như
thiếu kinh nghiệm làm ăn; tạo tính cộng đồng cao và sự tự tin cho các tổ viên trong tổ;
kết nạp tổ viên mới hoặc cho tổ viên ra khỏi tổ.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý Tổ: Triển khai, thực hiện quy ước hoạt
động của tổ. Tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích cho các tổ viên về mục tiêu thành lập
tổ, chủ trương chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với người nghèo và quy định,
thủ tục vay vốn của NHCSXH; Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên. Tiến hành
họp tổ để bình xét công khai. Sau khi được tổ thống nhất bình xét các hộ được vay vốn,
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf
Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf

More Related Content

Similar to Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf

Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
quoctrungtrans
 
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...
vietlod.com
 

Similar to Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf (20)

La0119
La0119La0119
La0119
 
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đLuận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Chính Sách Xã HộiBáo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
 
Chuyên đề mẫu
Chuyên đề mẫuChuyên đề mẫu
Chuyên đề mẫu
 
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và phát t...
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và phát t...Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và phát t...
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và phát t...
 
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT ...
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sáchLuận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
 
Đề tài: Xúc tiến hỗn hợp vào phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng
Đề tài: Xúc tiến hỗn hợp vào phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùngĐề tài: Xúc tiến hỗn hợp vào phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng
Đề tài: Xúc tiến hỗn hợp vào phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
 
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội, ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội,  ĐIỂM CAOĐề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội,  ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội, ĐIỂM CAO
 
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ... Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
 
Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...
Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...
Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...
 
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 

More from HanaTiti

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------------- VÕ NHỊ YẾN TRANG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HCM – Tháng 10/ 2008
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------------- VÕ NHỊ YẾN TRANG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN TP.HCM – Tháng 10/ 2008
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục bảng biểu Phần mở đầu Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1 1.1.Khái niệm và những đặc trưng cơ bản về tín dụng chính sách 1 1.1.1. Chính sách tín dụng 1 1.1.2.Tín dụng chính sách 2 1.2. Vai trò của tín dụng chính sách 2 1.3. Đặc thù hoạt động tín dụng của NHCSXH 5 1.3.1.Đặc thù về nguồn vốn 5 1.3.2.Đặc thù về hoạt động cho vay 6 1.4. Chất lượng tín dụng chính sách 7 1.4.1.Chất lượng tín dụng chính sách 7 1.4.2. Hiệu quả tín dụng chính sách 10 1.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chính sách 13 1.4.3.1. Nhóm nhân tố khách quan 13 1.4.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan 14 1.5. Bài học kinh nghiệm một số nước 18 Kết luận chương 1 24
  • 4. Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2008 25 2.1.Đánh giá chung hoàn cảnh hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 25 2.1.1. Đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước giai đoạn 1990-2002 phục vụ xoá đói giảm nghèo 25 2.1.1.1. Kết quả đạt được 25 2.1.1.2 .Những mặt tồn tại 26 2.1.2.Sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội và mục tiêu hướng tới 27 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam sau 5 năm hoạt động 28 2.2.1.Những kết quả đạt được 28 2.2.1.1. Về nguồn vốn 28 2.2.1.2. Về mô hình cấp tín dụng 30 2.2.1.3. Đối tượng và quy mô cấp tín dụng chính sách 37 2.2.1.4. Về lãi suất cho vay 43 2.2.1.5. Cơ sở hạ tầng 44 2.2.2.Những tồn tại và nguyên nhân hạn chế năng lực tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính thức của người nghèo nông thôn Việt Nam 46 2.2.2.1. Trở ngại về thể chế, chính sách tín dụng và hệ thống tín dụng nông thôn 47 2.2.2.2 . Trở ngại từ phía chính quyền địa phương 52 2.2.2.3 Hạn chế, trở ngại từ bản thân người nghèo 54 Kết luận chương 2 57
  • 5. Chương 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 58 3.1. Chương trình quốc gia về mục tiêu giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2006-2010 58 3.2. Định hướng về chính sách tín dụng ưu đãi NHCSXH giai đoạn 2006 – 2010 59 3.2.1. Về tầm nhìn chiến lược 59 3.2.2. Về nhận thức 59 3.2.3. Về mô hình tổ chức mạng lưới và hoạt động 60 3.2.4. Hướng đổi mới chính sách tín dụng, hoạt động kinh doanh và Sản phẩm dịch vụ 60 3.3.Các giải pháp và một số kiến nghị 62 3.3.1. Đối với Chính phủ 62 3.3.2.Đối với liên bộ: Bộ lao động Thương binh và Xã hội – Bộ tài chính – Bộ kế hoạch đầu tư 63 3.3.3. Đối với các tổ chức Chính trị - Xã hội 63 3.3.4. Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp 64 3.3.5. Đối với Ban đại diện hội đồng quản trị các cấp và NHCSXH 64 3.3.5.1. Về mô hình tổ chức mạng lưới và hoạt động 64 3.3.5.2. Về hoạt động kinh doanh, sản phẩm dịch vụ và quản lý rủi ro 65 3.3.5.3. Về hệ thống công nghệ thông tin 68 Kết luận chương 3 70 Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội TK & VV : Tiết kiệm và vay vốn TC CT-XH: Tổ chức chính trị - xã hội XĐGN : Xoá đói giảm nghèo
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng số 1: Kết quả thực hiện uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội đến 31/12/2007. Bảng số 2: Tổng dư nợ các chương trình cho vay đến 31/12/2007. Bảng số 3: Mức lãi suất áp dụng cho từng chương trình. Biểu đồ 1: Kết cấu dư nợ theo chương trình cho vay.
  • 8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Xoá đói giảm nghèo là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, là một trong những nội dung quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thế giới hiện đại. Ở Việt Nam, đi đôi với tăng trưởng kinh tế luôn phải chú trọng đến sự công bằng xã hội. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã và đang được cụ thể hoá bằng nhiều chương trình lớn của Chính phủ và đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, được nhân dân tích cực hưởng ứng và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong đó, việc thành lập và hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm tách bạch tín dụng ưu đãi với tín dụng thương mại; đóng vai trò vừa là trung gian tài chính, vừa là trung gian xã hội tạo ra kênh tín dụng ưu đãi giúp cho người nghèo được tiếp cận dễ dàng, từng bước thoát nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khác với các kênh tài trợ khác, tài trợ vốn thông qua kênh tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là hỗ trợ và đúng theo nguyên tắc tín dụng với đối tượng khách hàng chủ yếu là người nghèo - những người ít được tiếp cận với dịch vụ tài chính và thiếu kinh nghiệm sản xuất. Vấn đề quan tâm nhất hiện nay của Ngân hàng Chính sách xã hội là sự bền vững, có hiệu quả và đủ vốn để cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Xuất phát qua 5 năm hoạt động thực tiễn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu: Tổng hợp hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách tín dụng, tín dụng chính sách, vai trò của kênh tín dụng chính sách. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng chính sách.
  • 9. Qua nghiên cứu mô hình hoạt động tài chính vi mô của các nước và thông qua hoạt động thực tiễn của Ngân hàng Chính sách xã hội 5 năm qua, đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo tính bền vững và phát triển của kênh tín dụng chính sách trong công cuộc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2006-2010. 3. Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: Quá trình thực hiện tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn 2003-2008. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp thông kê kết hợp với khảo sát thực tế. 6. Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, học tập kinh nghiệm các nước. Từ đó tác giả đưa ra các định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo tính bền vững và phát triển của kênh tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận. - Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn 2003-2008. - Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
  • 10. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Khái niệm và những đặc trưng cơ bản về tín dụng chính sách 1.1.1. Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng là một bộ phận hợp thành của chính sách kinh tế, phục vụ chính sách kinh tế và chịu sự chi phối của chính sách kinh tế. Đảng và Nhà nước chúng ta đã có nhiều nghị quyết đề cập đến vấn đề cũng cố và tăng cường công tác tín dụng. Vấn đề đặt ra là phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta. Nhà nước có chính sách động viên các nguồn lực trong nước là chính và tranh thủ tối đa nguồn lực nước ngoài; mở rộng đầu tư tín dụng, góp phần giải phóng năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, bảo đảm cho doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia; mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân [7,tr2]. Nói cách khác, chính sách tín dụng bao gồm việc đưa ra quan điểm có cơ sở khoa học về việc tổ chức các quan hệ tín dụng và đề ra các nhiệm vụ trong lĩnh vực cho vay nền kinh tế quốc dân và dân cư. Việc kết hợp các phương pháp tài chính và tín dụng trong việc phân phối và phân phối lại tiền vốn, các liên hệ lẫn nhau của việc cho vay với việc tổ chức chu chuyển tiền tệ, các nguyên tắc chủ yếu của cho vay, tương quan của các phương pháp kinh tế và tổ chức trong hoạt động tín dụng. Đối với một ngân hàng thương mại, chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được
  • 11. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 2 mục tiêu đã hoạch định của ngân hàng thương mại đó và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Đối với NHCSXH là ngân hàng của Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, chính sách tín dụng là để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội nhất định của quốc gia. 1.1.2.Tín dụng chính sách Tín dụng chính sách là công cụ tài chính quan trọng, là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ để thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và XĐGN. Hiện nay NHCSXH được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình cho tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. 1.2. Vai trò của tín dụng Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội Vai trò quan trọng của tín dụng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế trong xã hội. Nhờ đó mà các chủ thể này có thể đẩy mạnh tốc độ sản xuất cũng như tốc độ tiêu thụ sản xuất. Một hệ thống các hình thức tín dụng đa dạng không những thoả mãn nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà còn làm cho sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn cho các chủ thể kinh doanh. Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức tín dụng sẽ tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh khi nó không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản thân. Điều này giúp cho các nhà sản xuất tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao hiệu lực sản xuất của xã hội.
  • 12. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 3 Các nguồn vốn tín dụng được cung ứng luôn kèm theo các điều kiện tín dụng để hạn chế rủi ro đạo đức và rủi ro lựa chọn đối nghịch buộc những người đi vay phải quan tâm thực sự đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo mối quan hệ lâu dài với các tổ chức cung ứng tín dụng. Tín dụng là kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô Các mục tiêu vĩ mô bao gồm ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Việc đảm bảo đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô hài hoà một phần phụ thuộc vào khối lượng và cơ cấu tín dụng xét cả về mặt thời hạn cũng như đối tượng tín dụng. Vấn đề này, đến lượt nó, lại phụ thuộc vào các điều kiện tín dụng như lãi suất; điều kiện vay; yêu cầu thế chấp, bảo lãnh và chủ trương mở rộng tín dụng được quy định trong chính sách tín dụng từng thời kỳ. Như vậy thông qua việc thay đổi, điều chỉnh các điều kiện tín dụng, Nhà nước có thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín dụng, nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế cả về quy mô cũng như kết cấu. Sự thay đổi của tổng cầu dưới dạng tác động của chính sách tín dụng sẽ tác động ngược lại với tổng cung và các điều kiện sản xuất khác. Điểm cân bằng cuối cùng giữa tổng cung và tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ cho phép đạt được các mục tiêu vĩ mô cần thiết. Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội Các chính sách xã hội, về bản chất được đáp ứng bằng nguồn tài trợ không hoàn lại từ Ngân sách Nhà nước. Song phương thức tài trợ không hoàn lại thường bị hạn chế về quy mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, phương thức tài trợ không hoàn lại có xu hướng thay bởi phương thức tài trợ có hoàn lại của tín dụng nhằm duy trì nguồn cung cấp tài chính và có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng chính sách. Thông qua phương thức tài trợ này, các mục tiêu chính sách được đáp ứng một cách chủ động và hiệu quả hơn. Khi đó các đối tượng chính sách buộc phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo hoàn trả đúng thời hạn thì kỹ năng lao động của họ cũng sẽ được
  • 13. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 4 cải thiện từng bước. Đây là sự bảo đảm chắc chắn cho sự ổn định tài chính của các đối tượng chính sách và từng bước làm cho họ có thể tồn tại độc lập với nguồn tài trợ. Đó chính là mục đích của việc sử dụng phương thức tài trợ các mục tiêu chính sách thông qua con đường tín dụng. Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế Tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín dụng không những ở phạm vi quốc nội, mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ đó mà thúc đẩy mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng phát triển. Ngoài những vai trò chung của tín dụng nêu trên, tín dụng chính sách còn có vai trò riêng của nó như: Cho vay chính sách có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, góp phần làm cho chính sách của Chính phủ thành công, tạo sự phát triển kinh tế đúng hướng và ổn định xã hội. Thông qua phương thức tín dụng nhằm tập trung tốt hơn các nguồn lực để hỗ trợ tài chính đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cho vay chính sách có hiệu quả hơn so với phương thức cấp phát vốn. Bởi vì, việc hỗ trợ vốn theo phương thức hoàn trả nên nguồn vốn được sử dụng nhiều lần, giúp nhiều người hưởng lợi. Tạo các tác động tích cực đến người vay, người vay vốn tìm cách sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, tạo ra thu nhập để cải thiện đời sống và trả được nợ. Giúp người vay cảm thấy tự tin khi nhận vốn vay, tin tưởng vào khả năng sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh của mình, xoá bỏ tư tưởng ỷ lại. Góp phần quan trọng vào việc xoá bỏ cho vay nặng lãi ở nông thôn.
  • 14. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 5 Tín dụng chính sách góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội góp phần xây dựng nông thôn mới. Tín dụng chính sách vừa có vai trò trung gian tài chính, vừa có vai trò trung gian xã hội. Thực hiện những vai trò đó sẽ từng bước xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Khẳng định một chủ trương, giải pháp đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc XĐGN. 1.3. Đặc thù hoạt động tín dụng của NHCSXH Hiện nay ở nước ta đã thành lập NHCSXH để thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.[phụ lục 1.1] 1.3.1.Đặc thù về nguồn vốn Đặc thù của NHCSXH thường là cho vay theo mục tiêu chính sách, lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, hoạt động phi lợi nhuận nên vốn huy động phải có lãi suất thấp. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc, nhưng đó cũng là thách thức trong hoạt động tạo vốn của NHCSXH. Trong khi hoạt động đặc trưng của các ngân hàng thương mại là “ đi vay” để cho vay, hay nói các khác là đi huy động các nguồn vốn nhàn rỗi, hoạt động bằng các hoạt động kinh doanh vốn trên thị trường tiền tệ để cho vay, đầu tư… đáp ứng vốn cho sự phát triển kinh tế thì nguồn vốn của NHCSXH lại được tạo lập chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước theo các hình thức như: - Cấp vốn điều lệ và hàng năm được ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương cấp vốn để thực hiện chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách theo vùng, theo đối tượng, theo mục tiêu và theo cơ chế cụ thể.
  • 15. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 6 - Nguồn vốn ODA dành cho chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ. - Nguồn vốn của Chính phủ vay dân dưới các hình thức phát hành trái phiếu, công trái hoặc từ quỹ tiết kiệm bưu điện,… để chuyển cho NHCSXH cho vay theo chỉ định thực hiện chương trình tín dụng chính sách. - Nguồn vốn huy động vốn trên thị trường. Tuy nhiên, khối lượng nguồn vốn huy động phụ thuộc vào khối lượng và kế hoạch cấp bù lãi suất tín dụng chính sách sách từ Ngân sách Nhà nước. Do đặc điểm cơ cấu nguồn vốn có nguồn gốc hoặc phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước nên khối lượng nguồn vốn của NHCSXH tăng trưởng xác định theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt. 1.3.2.Đặc thù về hoạt động cho vay NHCSXH thực hiện cho vay các đối tượng khách hàng, các dự án phát triển, các đối tượng đầu tư theo chỉ định của Chính phủ. Cụ thể có một số đặc trưng cơ bản sau: - Đối tượng khách hàng là hộ gia đình nghèo; hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng khó khăn; các dự án cho vay giải quyết việc làm, các đối tượng đi xuất khẩu lao động, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập, đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn,…. Đây là những khách hàng rất ít có các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại; là các khách hàng dễ bị tổn thương, cần có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và cộng đồng để vươn lên tự cải thiện điều kiện sống của chính họ. - Món vay nhỏ, chi phí quản lý cao. - Vốn tín dụng đầu tư mang tính rủi ro cao. Chẳng hạn các hộ gia đình nghèo thiếu vốn sản xuất, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi môi trường thiên nhiên bị tàn phá, thường xuyên xảy ra bảo lụt, hạn hán. Mặt khác, bản thân họ dân trí
  • 16. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 7 thấp, thiếu kiến thức làm ăn, trong sản xuất kinh doanh dễ bị thua lỗ. Vì vậy, việc sử dụng vốn tín dụng dễ gặp rủi ro. - Các quy định về đảm bảo tiền vay, các quy trình về thẩm định dự án, các thủ tục và quy trình vay vốn, quy định mức đầu tư tối đa, thời hạn vay vốn, quy định về trích lập và xử lý rủi ro, quy trình xử lý nghiệp vụ có những khác biệt so với các quy định của Ngân hàng thương mại. - Thực thi các chính sách tín dụng có ưu đãi như: ưu đãi về các điều kiện vay vốn, ưu đãi về lãi suất cho vay… - Thường áp dụng phương thức giải ngân tín dụng chính sách uỷ thác qua các tổ chức trung gian như: Các tổ chức tín dụng, các TC CT-XH… 1.4. Chất lượng tín dụng chính sách 1.4.1. Chất lượng tín dụng chính sách Đối với ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng phải mang lại lợi ích kinh doanh ngân hàng, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của ngân hàng một cách bền vững ít rủi ro. Nói chung là, đảm bảo bù đắp được chi phí, có lãi và được bảo toàn vốn, dư nợ quá hạn thấp. Đối với NHCSXH, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng vì hộ nghèo đa phần là những người thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, cho nên tìm giải pháp hỗ trợ cho họ thoát nghèo là một yêu cầu cần thiết - nhất là với nước ta, đi đôi với tăng trưởng kinh tế phải chú ý đến sự công bằng xã hội. Việc hỗ trợ cho hộ nghèo có thể thông qua các con đường khác nhau, một trong những cách thức hỗ trợ có hiệu quả nhất là thông qua kênh tín dụng chính sách. Khác với các kênh tài trợ khác, tài trợ vốn thông qua kênh tín dụng của NHCSXH phải đồng thời đáp ứng được 2 yêu cầu cơ bản, đó là: - Yêu cầu hỗ trợ: để đáp ứng yêu cầu này thì vốn tín dụng phải hỗ trợ tích cực cho các hộ nghèo giúp họ từng bước thoát nghèo. Nhưng bản thân hộ nghèo lại do nhiều
  • 17. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 8 nguyên nhân, vì vậy yêu cầu cần thiết phải biết phân loại chính xác hộ nghèo để đưa ra các cách hỗ trợ có hiệu quả. Đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác do nguyên nhân thiếu vốn nhưng khó tiếp cận vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, thì cách thức hỗ trợ chủ yếu thông qua việc đáp ứng đủ vốn cho đối tượng này theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Nhưng đối với các đối tượng nghèo do nguyên nhân thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh thì vấn đề hỗ trợ phải được thực hiện đồng bộ mới có hiệu quả. Việc cấp vốn phải gắn liền với dự án, có sự tư vấn của các tổ chức chuyên môn, sự phối hợp chặt chẽ giữa đầu vào và đầu ra của các dự án. Nếu các yêu cầu này không được thoả mãn thì sự hỗ trợ vốn tín dụng sẽ gần như mất tác dụng, thậm chí người nghèo lại càng nghèo do tích tụ thêm các nghĩa vụ nợ với ngân hàng. - Yêu cầu thực hiện theo đúng nguyên tắc tín dụng: Nguyên tắc tín dụng đòi hỏi các khoản tín dụng được cấp ra luôn phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi khách hàng là các hộ nghèo sản xuất kinh doanh phải có lãi. Nhưng vì các hộ nghèo do thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, nên để đáp ứng được yêu cầu này quả là rất khó khăn. Từ đó cho thấy, việc nâng cao chất lượng tín dụng ở NHCSXH cần đặt ra một cách nghiêm túc sẽ đem lại kết quả tích cực trên các mặt sau đây: - Thông qua con đường trợ giúp vốn tín dụng sẽ từng bước giúp người nghèo làm quen với kinh tế thị trường. Một bộ phận người nghèo sẽ vươn lên trở thành giàu có. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở các vùng nông thôn nước ta hiện nay, nơi mà người nghèo luôn chiếm tỷ lệ khá cao và ở nhiều nơi còn mang tính chất của một nền kinh tế tự nhiên. - Nâng cao chất lượng tín dụng là con đường duy nhất để NHCSXH phát triển bền vững. Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thì tín dụng luôn là bộ phận chủ chốt, ngay cả với những ngân hàng thương mại của các nước phát triển, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm khoảng trên dưới 60% tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Với NHCSXH cũng không nằm ngoài tình hình chung này. Hơn nữa,
  • 18. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 9 việc nâng cao chất lượng tín dụng chính là biện pháp từng bước khẳng định “thương hiệu” của NHCSXH trong hệ thống hoạt động của các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Một thương hiệu tốt luôn là lực hấp dẫn các khách hàng trong nền kinh tế tìm đến với ngân hàng, không chỉ trong quan hệ tín dụng, mà còn trong nhiều hoạt động dịch vụ khác gắn với hoạt động kinh doanh trong kinh tế thị trường. Trên cơ sở chất lượng tín dụng ngân hàng nêu trên, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng chính sách phải thể hiện qua các tiêu chí sau: - Đối với ngân hàng: Đối với NHCSXH điều đầu tiên để đánh giá chất lượng tín dụng phải đề cập là góp phần thực hiện mục tiêu của chính sách; thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ chế tín dụng đối với từng chương trình về đối tượng, điều kiện, mức cho vay, thời hạn, lãi suất và phương thức cho vay… việc đánh giá chất lượng tín dụng chính sách phải đánh giá việc chấp hành cơ chế đã được quy định cho từng chương trình. Quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng chính sách: Thể hiện ở mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. Cơ cấu của chương trình tín dụng ưu đãi thể hiện được chính sách đầu tư tín dụng đối với các đối tượng vay vốn. Cũng như các tổ chức tín dụng khác, hoạt động tín dụng của NHCSXH phải bảo tồn được vốn, phải thu được gốc và lãi đúng hạn được đánh giá qua chỉ tiêu doanh số cho vay, thu nợ. Tiêu chí bền vững đánh giá qua chỉ tiêu quy mô thu nhập, chi phí của ngân hàng. Sự bền vững về tài chính là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo rằng người nghèo được tiếp cận với dịch vụ tài chính công bằng, đáng tin cậy và như vậy có nghĩa là họ không còn phải phụ thuộc vào sự bao cấp mang tính chất chính trị hay những hoạt động trợ giúp rất hay thay đổi của các nhà tài trợ. Rủi ro tín dụng trong đầu tư tín dụng cho các đối dượng chính sách. Chỉ tiêu rủi ro tín dụng càng thấp thì phản ánh tính hiệu quả của tín dụng càng cao và ngược lại. Các chỉ tiêu cơ bản gồm: nợ xấu như nợ quá hạn, nợ khoanh và tổn thất tín dụng.
  • 19. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 10 - Đối với khách hàng: Vốn vay phải thực sự đến đúng với các đối tượng được vay thông qua các chương trình cho vay (Các chương trình này thể hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ) trên nguyên tắc dân chủ, công khai, hay nói cách khác là tiền vay phải đến được tận người vay, không qua cầu cấp trung gian và được tập thể tổ viên bình xét nhất trí. Việc vay vốn của đối tượng vay phải gắn chặt với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Vốn đang là yếu tố thúc đẩy việc áp dụng kiến thức và tiến bộ của khoa học vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Ngoài các yếu tố cốt lõi là cung ứng vốn cho khách hàng, chất lượng tín dụng còn phải đảm bảo được các yếu tố phụ trợ như: tiết kiệm chi phí đi lại, giao dịch thuận tiện, điều kiện vay vốn hợp lý,…. Để khách hàng dễ dàng đáp ứng, nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ về việc sử dụng vốn có hiệu quả. - Đối với phát triển kinh tế- xã hội: Ngoài việc phục vụ khâu sản xuất và lưu thông hàng hóa góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân, khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế, tín dụng ngân hàng còn có vai trò kích thích, giải phóng lực lượng sản xuất trong việc tham gia vào quá trình sản xuất. Đồng thời còn là công cụ để thực hiện chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, nền kinh tế kém phát triển, cũng như các vùng sâu, vùng xa. Nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là gắn sự tăng trưởng tín dụng trong mối quan hệ với sự tăng trưởng của nền kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Thể hiện ở các tiêu chí: Số hộ thoát nghèo, số lao động được giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn; ổn định trật tự tại địa phương, thực hiện các chính sách của nhà nước, tạo được niềm tin của nhân dân vào chính sách của Nhà nước. Góp phần thực hiện mục tiêu: “xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 1.4.2. Hieäu quaû cuûa tín duïng chính saùch
  • 20. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 11 Hieäu quaû tín duïng chính saùch moät maët caàn phaûi ñaùnh giaù baèng vieäc duy trì ñöôïc quan heä tín duïng laâu daøi, tin töôûng, ñaûm baûo tuaân thuû nguyeân taéc tín duïng; maët khaùc, caàn ñöôïc ñaùnh giaù treân phöông dieän hieäu quaû maø voán tín duïng mang laïi ñoái vôùi ngaân haøng (ngöôøi cho vay), khaùch haøng (ngöôøi ñi vay) vaø hieäu quaû kinh teá – xaõ hoäi. 1.4.2.1. Hieäu quaû trong moái quan heä nguyeân taéc tín duïng Hoaøn traû ñaày ñuû, ñuùng haïn caû goác vaø laõi: ñaây laø nguyeân taéc cô baûn xuyeân suoát hoaït ñoäng tín duïng duø laø tín duïng thöông maïi hay tín duïng chính saùch. Ngaân haøng chính saùch laø moät toå chöùc tín duïng cuûa Nhaø nöôùc, nhaèm taïo ra keânh tín duïng öu ñaõi moät phaàn laõi suaát vaø caùc ñieàu kieän tín duïng khaùc ñeå hoã trôï hoä ngheøo vaø caùc ñoái töôïng chính saùch chöù khoâng phaûi laø moät toå chöùc taøi trôï bao caáp. Ngaân haøng thöïc hieän caùc chöông trình tín duïng chính saùch phaûi ñöôïc toå chöùc vaø hoaït ñoäng theo nhöõng chuaån möïc cuûa moät toå chöùc tín duïng coù hieäu quaû kinh teá – xaõ hoäi, an toaøn vaø phaùt trieån ñuùng höôùng, laø toå chöùc ñöôïc Nhaø nöôùc giao quaûn lyù voán cuûa nhaø nöôùc, phaûi coù traùch nhieäm baûo toaøn voán vaø thu laõi vay ñeå trang traõi moät phaàn chi phí hoaït ñoäng theo quy ñònh. Söû duïng voán ñuùng muïc ñích: Voán vay phaûi ñöôïc söû duïng ñuùng muïc ñích theo töøng chöông trình tín duïng öu ñaõi. Ví duï nhö chöông trình cho vay hoïc sinh sinh vieân coù hoaøn caûnh khoù khaên, tieàn vay ñöôïc söû duïng ñeå noäp hoïc phí, caùc chi phí hoïc taäp; cho vay xuaát khaåu lao ñoäng duøng ñeå chi traû leä phí, tieàn veù maùy bay…ñeå ñi lao ñoäng nöôùc ngoaøi; hoä ngheøo vay voán duøng ñeå saûn xuaát kinh doanh… Baûo ñaûm tieàn vay: Theo Luaät caùc toå chöùc tín duïng naêm 1997 ñöôïc Quoác hoäi thoâng qua ngaøy 12/12/1997 vaø ñöôïc söûa ñoåi, boå sung theo Luaät söûa ñoåi, boå sung moät soá ñieàu cuûa Luaät caùc toå chöùc tín duïng ñöôïc Quoác hoäi thoâng qua ngaøy 15/06/2004 thì NHCSXH laø moät trong caùc ngaân haøng chính saùch hoaït ñoäng khoâng vì muïc ñích lôïi nhuaän, phuïc vuï ngöôøi ngheøo vaø caùc ñoái töôïng chính saùch khaùc, phuïc vuï mieàn nuùi haûi ñaûo, vuøng saâu vuøng xa, vuøng coù ñieàu kieän kinh teá xaõ hoäi khoù khaên, phuïc vuï noâng nghieäp, noâng thoân vaø noâng daân. Taïi Ñieàu 52, Khoaûn 4 cuûa Luaät quy ñònh: “Toå chöùc tín duïng ñöôïc cho vay khoâng coù taøi saûn baûo ñaûm theo chæ ñònh cuûa Chính phuû. Toån thaát do nguyeân nhaân khaùch quan cuûa caùc khoaûn vay naøy ñöôïc Chính phuû xöû lyù”. Ñieàu 22 Nghò ñònh 178/1999/NÑ-CP ngaøy 29/12/1999 cuûa Chính phuû quy ñònh: “Toå chöùc tín duïng nhaø nöôùc cho vay khoâng coù baûo ñaûm ñoái vôùi khaùch haøng vay ñeå thöïc hieän caùc döï aùn ñaàu tö thuoäc chöông trình kinh teá troïng ñieåm cuûa nhaø nöôùc, chöông trình kinh teá xaõ hoäi vaø ñoái vôùi moät soá khaùch haøng thuoäc ñoái töôïng ñöôïc höôûng caùc chính saùch tín duïng öu ñaõi veà ñieàu kieän vay voán theo quy ñònh taïi caùc vaên baûn quy phaïm phaùp luaät cuûa Chính phuû hoaëc Thuû töôùng chính phuû”. Caùc chöông trình tín duïng öu ñaõi do NHCSXH thöïc hieän haàu heát laø cho vay khoâng coù baûo ñaûm.
  • 21. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 12 1.4.2.2.Hieäu quaû trong moái quan heä ruûi ro tín duïng Ruûi ro tín duïng laø khi ngöôøi ñi vay sai heïn trong thöïc hieän nghóa vuï traû nôï theo hôïp ñoàng bao goàm voán goác vaø/hoaëc laõi. Söï sai heïn coù theå laø treã haïn hoaëc khoâng thanh toaùn. Ruûi ro tín duïng seõ daãn ñeán toån thaát veà taøi chính, töùc laø giaûm thu nhaäp roøng vaø giaûm giaù trò thò tröôøngcuûa voán. Trong tröôøng hôïp nghieâm troïng coù theå daãn ñeán thua loã, hoaëc ôû möùc ñoä cao hôn coù theå daãn ñeán phaù saûn. Ñoái vôùi ngaân haøng chính saùch, tín duïng laø dòch vuï ñem laïi nguoàn thu gaàn nhö duy nhaát. Moät soá chæ tieâu ñöôïc söû duïng ñeå ñaùnh giaù chaát löôïng tín duïng nhö sau: Trong ñoù: Toång dö nôï xaáu baèng toång dö nôï quaù haïn coäng vôùi nôï khoanh. Neáu tyû leä nôï quaù haïn, nôï xaáu cao, thì hieäu quaû kinh doanh thaáp, ñoä ruûi ro cao. Neáu tyû leä nôï quaù haïn, nôï xaáu thaáp, hieäu quaû kinh doanh cao, ñoä ruûi ro thaáp. 1.4.2.3. Hieäu quaû trong moái quan heä kinh teá xaõ hoäi Ñaùnh giaù hieäu quaû tín duïng veà khía caïnh kinh teá – xaõ hoäi nghóa laø ñaùnh giaù xem voán tín duïng chính saùch ñaõ mang laïi giaù trò hay coù yù nghóa nhö theá naøo xeùt treân caùc maët sau: Moät laø, thoâng qua voán tín duïng chính saùch ñaõ giaûi quyeát ñöôïc vieäc laøm cho bao nhieâu lao ñoäng; giuùp hoä noâng daân taêng thôøi gian söû duïng lao ñoäng nhaøn roãi ôû noâng thoân; giuùp cho bao nhieâu hoä thoaùt ngheøo; taïo ñieàu kieän cho bao nhieâu hoïc sinh sinh vieân coù hoaøn caûnh khoù khaên coù tieàn ñeå trang traõi kinh phí hoïc taäp; bao nhieâu ngöôøi ñöôïc giaûi quyeát vieäc laøm thoâng qua chöông trình cho vay giaûi quyeát vieäc laøm…töø ñoù goùp phaàn oån ñònh traät töï xaõ hoäi, taïo nguoàn nhaân löïc cho phaùt trieån kinh teá, xaây döïng xaõ hoäi coâng baèng, taïo ñieàu kieän ñeå phaùt trieån kinh teá vuøng saâu, vuøng xa, vuøng coù ñieàu kieän kinh teá khoù khaên, vuøng ñoàng baøo daân toäc thieåu soá, thu heïp khoaûng caùch giaøu ngheøo trong xaõ hoäi. Hai laø, tín duïng chính saùch laø chieác caàu noái ñöa ngöôøi daân ñeán vôùi kinh teá thò tröôøng, goùp phaàn thuùc ñaåy quaù trình chuyeån dòch cô caáu kinh teá, môû roäng saûn xuaát coâng nghieäp dòch vuï, ñaëc bieät laø thay ñoåi cô caáu troàng troït, chaên nuoâi, ngaønh ngheà, phaùt trieån coâng nghieäp cheá bieán noâng saûn, thöïc phaåm vaø caùc ngaønh coâng nghieäp khaùc, phaùt trieån khu vöïc saûn xuaát phi noâng nghieäp vaø dòch vuï. Tyû leä nôï quaù haïn (%) = Toång dö nôï quaù haïn x 100 Toång dö nôï Tyû leä nôï xaáu (%) = Toång dö nôï xaáu x 100 Toång dö nôï
  • 22. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 13 Ba laø, tín duïng chính saùch goùp phaàn taïo theâm soá ñoâng vieäc laøm môùi cho ngöôøi lao ñoäng, naâng cao thu nhaäp cho ngöôøi lao ñoäng vaø caùc thaønh vieân gia ñình hoï, cuõng coù yù nghóa thuùc ñaåy taêng tröôûng kinh teá moät caùch beàn vöõng. Boán laø, söï tham gia cuûa voán tín duïng öu ñaõi ñaõ goùp phaàn laøm giaûm vaø xoùa daàn naïn cho vay naëng laõi, vieäc baùn non saûn phaåm noâng nghieäp ôû vuøng noâng thoân; giuùp cho caùc hoä ngheøo laøm quen vôùi vieäc tính toaùn nhu caàu voán cho saûn xuaát, tính toaùn lôïi ích kinh teá maø ñoàng voán mang laïi, tieát kieäm chi tieâu ñeå taïo laäp nguoàn voán töï coù vaø quen daàn vôùi saûn xuaát haøng hoùa, hoaït ñoäng tín duïng, taøi chính. Naêm laø, beân caïnh nhöõng hieäu quaû vaät chaát, caùc hoaït ñoäng cho vay chính saùch ñaõ giuùp ngöôøi daân taêng theâm loøng tin vaøo Ñaûng, Chính phuû; goùp phaàn tích cöïc vaøo söï thaønh coâng trong chính saùch kinh teá cuûa Chính phuû. 1.4.2.4. Hieäu quaû trong moái quan heä xoùa ñoùi giaûm ngheøo Tyû leä hoä ngheøo ôû nöôùc ta so vôùi chuaån quoác teá coøn khaù cao. XÑGN vaø thöïc hieän coâng baèng xaõ hoäi luoân laø moät trong nhöõng nhieäm vuï vaø chính saùch kinh teá – xaõ hoäi cô baûn, ñöôïc Ñaûng vaø Nhaø nöôùc quan taâm. Giaûi quyeát vaán ñeà ngheøo ñoùi ôû nöôùc ta, khoâng chæ ñoøi hoûi veà maët xaõ hoäi (bao goàm chính trò, xaõ hoäi, ñaïo ñöùc) maø coøn ñoøi hoûi veà vaán ñeà kinh teá. Chính vì vaäy söï ra ñôøi, toàn taïi vaø phaùt trieån cuûa NHCSXH ñeå taïo laäp keânh tín duïng chính saùch laø taát yeáu khaùch quan theå hieän roõ baûn chaát öu vieät cuûa cheá ñoä ta: xaây döïng xaõ hoäi coâng baèng, daân chuû, vaên minh; theå hieän chuû tröông ñuùng ñaén cuûa Ñaûng vaø Nhaø nöôùc, hôïp vôùi loøng daân. Hoä ngheøo vaø caùc ñoái töôïng chính saùch ñöôïc tieáp caän vôùi caùc chöông trình tín duïng öu ñaõi moät caùch thuaän tieän ñeå coù voán saûn xuaát kinh doanh, taêng thu nhaäp, caûi thieän cuoäc soáng. Hoã trôï voán giuùp ngöôøi ngheøo phaùt trieån saûn xuaát kinh doanh ñöôïc xem laø coâng cuï then choát trong xoùa ñoùi giaûm ngheøo. 1.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chính sách. 1.4.3.1. Nhóm nhân tố khách quan. Đây là nhân tố rất quan trọng, tác động mạnh tới hoạt động chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chích sách khác. Thuộc nhóm này bao gồm nhiều nhân tố, chủ yếu bao gồm: - Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: Khi Đảng và Nhà nước có những quyết sách và chủ trương giúp đỡ hộ nghèo thì vốn hoạt động của NHCSXH sẽ được hỗ trợ tích cực, từ đó giúp ngân hàng mở rộng cho vay và ngược lại.
  • 23. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 14 - Môi trường kinh tế: Nếu ở một nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao thì mặc dù mức cho vay tăng cao, nhưng rất có thể chất lượng tín dụng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong một môi trường phát triển kinh tế lành mạnh thì chất lượng các khoản cho vay hộ nghèo của ngân hàng có xu hướng tăng lên và ngược lại. - Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên tác động mạnh tới những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của hộ nghèo. Nếu điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo. - Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý là nền tảng để mọi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra an toàn. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung, thì đòi hỏi môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện; đặc biệt đối với sự hoạt động của NHCSXH do đối tượng khách hàng chủ yếu là hộ nghèo, nhận thức chung về luật pháp còn ít nhiều bị hạn chế, điều này tất yếu sẽ tác động tiêu cực tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Môi trường pháp lý ở đây không chỉ là hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng đồng bộ và hoàn thiện, mà còn ở khả năng nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp của người dân, để làm được điều này đòi hỏi công tác giáo dục ý thức chấp hành luật pháp là rất quan trọng. - Năng lực và nhận thức của khách hàng: Năng lực kinh doanh của khách hàng là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng của NHCSXH. Nếu năng lực kinh doanh của người nghèo bị hạn chế thì vốn cho vay rất khó phát huy hiệu quả, thậm chí là bị nghèo thêm do mất vốn, tích tụ thêm khoản nợ ngân hàng. Nhận thức của người nghèo về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay cũng rất quan trọng, bởi nếu người nghèo vẫn coi các khoản vay vốn từ NHCSXH như là “lộc trời cho” hay “của chùa” thì tất yếu họ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay rất có thể sẽ bị thất thoát, sử dụng sai mục đích. 1.4.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan. Các nhân tố chủ quan thuộc về nội tại của bản thân NHCSXH bao gồm:
  • 24. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 15 - Chiến lược hoạt động của ngân hàng: Đây là một nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định tới chất lượng tín dụng đối với người nghèo của NHCSXH. Bởi vì, nếu như ngân hàng chỉ hoạt động mang tính chất tình thế, không định hướng một cách cụ thể và khoa học chiến lược hoạt động của mình thì tất yếu ngân hàng không thể toàn tâm toàn ý nâng cao chất lượng hoạt động của mình, trong đó có hoạt động tín dụng; một khi chất lượng của lĩnh vực hoạt động chính không được chú ý thì hoạt động của ngân hàng càng nhanh chóng trở nên bế tắc. Điều này có nghĩa là trước hết ngân hàng cần chú ý hoạch định một cách khoa học và khả thi chiến lược phát triển, từ đó mới có thể đưa ra các phương án thích hợp để hướng tới các đối tượng khách hàng của mình, trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, chất lượng tín dụng mới ngày càng được hoàn thiện. - Mô hình tổ chức của ngân hàng: Chúng ta biết rằng, đối tượng khách hàng chính của NHCSXH là các hộ nghèo, các hộ này lại tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, phân bố rải rác trên một địa bàn rộng lớn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, cho nên việc thiết lập mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH cũng phải thích ứng với điều kiện này. Có như vậy thì việc đưa vốn tín dụng đến với hộ nghèo mới đạt được mục tiêu và yêu cầu đề ra là hỗ trợ tích cực người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Nhưng nếu việc bố trí mạng lưới chi nhánh cắm đến từng huyện, xã, thậm chí đến từng thôn bản như vậy sẽ phát sinh những bất cập lớn, chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao, thậm chí vượt vốn hoạt động của ngân hàng. Hơn nữa, việc bố trí mạng lưới chi nhánh rộng khắp như vậy đòi hỏi khả năng quản trị của toàn bộ hệ thống phải rất khoa học, nếu không nhiều hoạt động của chi nhánh trong hệ thống sẽ không được kiểm soát chặt chẽ, vốn tín dụng ưu đãi rất có thể bị sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, thậm chí bị bòn rút bất hợp pháp. Không bố trí mạng lưới rộng khắp như vậy, chẳng hạn chỉ bố trí mạng lưới chi nhánh đến cấp tỉnh, thì khả năng sâu sát các đối tượng khách hàng là các hộ nghèo sẽ bị hạn chế, dẫn đến tình trạng thoát ly khách hàng. Hậu quả của tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn.
  • 25. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 16 Giải quyết mâu thuẫn trên sẽ là tiền đề để hoạt động của NHCSXH phát huy tác dụng tích cực trong thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. - Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với từng đối tượng cho vay, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các loại cho vay được thực hiện, sự bảo đảm và khả năng thanh toán nợ của khách hàng… chính sách tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động tín dụng. Toàn bộ hoạt động cho vay diễn ra như thế nào phần lớn tuân theo hướng dẫn của chính sách tín dụng đề ra. Cho nên, chính sách tín dụng cần phải được xây dựng hợp lý, có sự linh hoạt, vì nếu cứng nhắc sẽ ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng tín dụng. Vẫn biết rằng tín dụng ưu đãi của NHCSXH thực hiện chủ yếu thông qua vốn ngân sách, nhưng khách hàng là các hộ nghèo lại khá đa dạng, nguồn gốc nghèo khó của họ lại hoàn toàn không giống nhau. Sự linh hoạt là rất cần thiết trong hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo trên các phương diện: + Đáp ứng nhu cầu về sự hỗ trợ: Thực tế có những hộ nghèo chỉ cần hỗ trợ đủ vốn theo đúng lãi suất thị trường, nhưng cũng có những hộ nghèo cần được hỗ trợ vốn với lãi suất cực kỳ ưu đãi. Có những hộ cần trợ giúp vốn lớn để họ không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu, nhưng cũng có những hộ không thể cho vay lớn vì khả năng sử dụng vốn của loại đối tượng này bị hạn chế. Có những loại hình cho vay trong thời gian ngắn, nhưng cũng có loại hình kinh doanh cần vốn trong thời gian rất dài. Rõ ràng một sự linh hoạt là rất cần thiết trong công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Bởi vì nếu không có sự linh hoạt cả về mức vốn hỗ trợ, lãi suất, thời hạn cho vay… thì có thể dẫn đến vốn tín dụng không thể phát huy hiệu quả. Rất nhiều hộ nghèo đã không những không thể thoát nghèo nhờ vốn tín dụng ưu đãi, mà thậm chí còn bị nghèo hơn chỉ bởi lý do vốn vay chưa thể phát huy hiệu quả, nhưng NHCSXH đã thu hồi nợ, dẫn đến các hộ nghèo đã phải đi vay nóng để trả nợ với lãi suất cho vay nặng lãi. + Đảm bảo một sự bình đẳng trong tiếp cận vốn ưu đãi: Thực ra quan niệm về một sự bình đẳng trong tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cần phải được hiểu một cách biện
  • 26. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 17 chứng. Bởi vì trong mỗi vùng thì mức giá chung là khác nhau, cơ hội tạo việc làm để thoát nghèo đòi hỏi nhu cầu về vốn khác nhau, chuẩn nghèo ở mỗi vùng cần có sự phân biệt cho phù hợp. Tất cả những điều đó cho thấy vấn đề quy định về mức vốn cho vay tối đa, lãi suất cho vay các đối tượng cần phải được linh hoạt mới có thể đảm bảo được sự bình đẳng trong tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi có nguồn gốc chủ yếu từ ngân sách. - Cơ sở vật chất: Trong điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động được hoàn hảo sẽ tạo tiền đề để ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Nếu cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu vốn thì ngay bản thân việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn tín dụng ưu đãi đã là khó khăn, bản thân nó cũng không kích thích cán bộ nhân viên thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Như ta đã biết, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có rất nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ nhau. Việc thực hiện đồng thời các loại hình dịch vụ này sẽ cho phép ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín đối với khách hàng. Nhưng việc mở ra một loại hình dịch vụ mới đòi hỏi chi phí cao, thậm chí là rất cao. Điều này đặt ra một vấn đề là, nếu Chính phủ muốn duy trì sự hoạt động bền vững của NHCSXH để giải quyết có hiệu quả hơn các vấn đề thuộc về chính sách xã hội thì trước hết cần đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngân hàng hoạt động hiệu quả. Đó cũng là cơ sở tăng niềm tin cho các đối tượng chính sách về một sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong cuộc chiến chống đói nghèo song hành với chiến lược tăng tốc nền kinh tế. - Phẩm chất, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng: Trong nhãn quan của các hộ nghèo thì tín dụng là hình ảnh của ngân hàng. Do vậy phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên trong ngân hàng tác động đến tâm lý của khách hàng. Nhìn chung, người nghèo hay dễ mặc cảm, cho nên tạo một sự quan tâm gần gũi hơn với các khách hàng là rất cần thiết để người nghèo coi NHCSXH thực sự là người bạn gần gũi và họ muốn thực sự giữ chữ “tín” với ngân hàng. Điều này rất quan trọng cho vay đối với hộ nghèo, một sự cho vay nhưng tính đảm bảo trong tín dụng rất thấp. Hơn nữa cho vay các hộ nghèo chứa đựng rủi ro rất cao - do đa số người
  • 27. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 18 nghèo thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trình độ nhận thức nhìn chung cũng bị hạn chế. Do vậy hoạt động tín dụng lại càng đòi hỏi cán bộ có trình độ cũng như năng lực chuyên môn cao mới có thể giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Cho nên, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng là rất cần thiết. Nếu cán bộ, nhân viên thiếu tư cách đạo đức, hay hạch sách, vòi vĩnh khách hàng thì quả là rất khó đối với NHCSXH để thực hiện mục tiêu tồn tại và phát triển bền vững của mình. 1.5. Bài học kinh nghiệm một số nước Nghèo đói luôn là vấn đề lớn đối với nhiều nước, kể cả nước có nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Do vậy, tìm các biện pháp góp phần giải quyết nghèo đói luôn là vấn đề có tính thời sự hiện nay trên thế giới. Do điều kiện và hoàn cảnh của mỗi nước là khác nhau, nguyên nhân nghèo đói cũng không giống nhau, nên cách thức xử lý vấn đề nghèo đói của mỗi nước không thể áp dụng theo một khuôn mẫu thống nhất. Tuy nhiên, việc tìm hiểu những kinh nghiệm từ các nước trong cuộc chiến chống đói nghèo là việc làm hết sức cần thiết nhằm rút ra những bài học giúp Việt Nam tránh đi vào những “ vết xe đổ”. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là kinh nghiệm Trung Quốc, Bănglađét, Ấn Độ, Pakistan, Braxin ( các nước đang phát triển) và Mỹ, Anh, Cộng hoà liên bang Đức, Italia, Ireland, Ustralia, Hà lan (các nước phát triển) cho thấy, để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trong hỗ trợ người nghèo, cần chú ý việc thiết lập các quỹ đầu tư hỗ trợ vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Việc đầu tư vốn thường được thực hiện thông qua kênh các tổ chức tín dụng vi mô. Nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng vi mô này hoạt động thông thường được lấy từ Ngân sách Nhà nước hoặc gián tiếp thông qua nguồn vốn góp từ thiện. Quan điểm chung của các nước đều cho rằng, nếu như không có nguồn vốn khởi động này thì chắc chắn các tổ chức tín dụng vi mô không thể tồn tại được.
  • 28. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 19 - Về cách thức thành lập các tổ chức tín dụng vi mô để cấp tín dụng cho người nghèo: Để vốn tín dụng hỗ trợ một cách có hiệu quả cho đối tượng người nghèo thì tạo ra phương thức hỗ trợ hợp lý là rất quan trọng ở mỗi nước, việc hình thành một loại hình tín dụng vi mô để cấp vốn không giống nhau, chẳng hạn: + Ireland, Cộng hoà Liên bang Đức: Việc hỗ trợ được thực hiện thông qua hình thức các hợp tác xã tín dụng. + Anh: Việc cấp tín dụng được thực hiện thông qua tổ chức từ thiện. Các tổ chức này cũng hầu như không có khách hàng gửi tiền, sự hoạt động của chúng chủ yếu thông qua huy động vốn đóng góp từ thiện. + Bănglađét: Nước này cấp tín dụng hỗ trợ người nghèo thông qua mô hình Ngân hàng làng xã (Grameen Bank). Thực chất hoạt động của mô hình này là một loại hình cấp tín dụng theo dự án. Mô hình Grameen Bank được một số nước nghiên cứu vận dụng, như: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia… + Ấn Độ: Việc cấp tín dụng cho người nghèo thông qua Ngân hàng Nông nghiệp với một mạng lưới chi nhánh khổng lồ với khoản 14.000 chi nhánh ở 375 huyện trong toàn quốc. Trung Quốc mô hình cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo cũng tương tự như ở Ấn Độ, tức là cấp tín dụng thông qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp. + Australia: Việc cấp tín dụng cho người nghèo, bao gồm tiểu thương và những người nông dân canh tác nhỏ, được thực hiện thông qua Liên minh tín dụng…. - Về mô hình cấp tín dụng: hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển ở Châu Á, việc cấp tín dụng cho người nghèo đều được thực hiện thông qua các “ tổ tự lực”. + Ở Bănglađét: Cấp tín dụng được thực hiện với các nhóm 5 thành viên, nhóm này mỗi tuần tập hợp nhau lại một lần để xem xét tính bảo đảm trong khoản vay của các thành viên trong nhóm. Nếu như có một thành viên trong nhóm không bảo đảm trả nợ khoản vay, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khả năng tiếp cận tín dụng của cả nhóm.
  • 29. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 20 + Ở Trung Quốc: Việc cấp tín dụng được thực hiện thông qua tổ nhóm từ 10 đến 15 thành viên và bầu ra trưởng nhóm. Mọi hoạt động của tổ nhóm này đều phải được thông qua Uỷ ban quản lý. Mỗi nhóm được tài trợ số tiền tương ứng với số thành viên và mỗi thành viên sẽ được cấp 25 Nhân dân tệ. Các thành viên trong tổ được tự đưa ra qui chế hoạt động của Quỹ và cũng được tự quyết định cách thức sử dụng Quỹ. + Ở Ấn Độ: Việc giải ngân vốn tín dụng ưu đãi được thực hiện thông qua các “ tổ tự lực” mỗi tổ này khoảng từ 10 đến 20 người, đến từ các gia đình khác nhau và tổ viên sẽ quyết định số tiền hàng tháng mà mỗi thành viên phải góp vào quĩ tổ là bao nhiêu. Thông thường số này ban đầu là từ 10 đến 20 Rupi. Số tiền này sẽ được gởi ở tài khoản tiết kiệm của một ngân hàng thương mại (thông thường là Ngân hàng Nông nghiệp) và hàng tháng số tiền góp sẽ được bổ sung vào tài khoản tiết kiệm này. Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp của Ấn Độ đóng vai trò là tổ chức xúc tiến tự lực, hỗ trợ thành lập và quản lý các tổ này. + Ở Mỹ: Tổ chức tư nhân Accion lúc đầu thực hiện cấp tín dụng ưu đãi tới từng cá nhân, nhưng sau đó họ nhận thấy rằng các nhóm từ 3 đến 5 người hữu hiệu hơn cả. Các thành viên trong nhóm đều được nhận khoản vay của mình cùng một lúc, chứ không phải ngồi đợi những người khác trả nợ xong như đối với Grameen Bank. - Về lãi suất cho vay ưu đãi: Nhìn chung, lãi suất cho vay ở đối tượng người nghèo các nước đều thực hiện với một sự ưu đãi nhất định, mặc dù mức độ ưu đãi hoàn toàn không như nhau giữa các nước. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, nếu khống chế mức lãi suất tiền gửi và cho vay của tổ chức tín dụng vi mô sẽ hạn chế các tổ chức này mở rộng quy mô và do vậy, mức lãi suất ưu đãi nên do từng tổ chức tín dụng vi mô của địa phương quyết định, chứ không phải do một cơ quan quản lý nhà nước không trực tiếp điều hành chỉ đạo, nghĩa là mức lãi suất cần phải được linh hoạt để phản ứng có hiệu quả với mức lãi suất của thị trường. Điều này là cần thiết nhằm đảm bảo cho các tổ chức tài chính vi mô hoạt động bền vững và tránh những tác động bất lợi từ cho vay với lãi suất quá ưu đãi tạo ra (như tình trạng lạm dụng tín dụng ưu đãi để hưởng lợi từ chênh lệch
  • 30. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 21 lãi suất ưu đãi so lãi suất thị trường; làm giảm hiệu lực của công cụ lãi suất, tạo ra cách nghĩ lệch lạc về tín dụng ưu đãi …. ). Thực tiễn trong hoạt động của một số tổ chức vi mô các nước đã chỉ ra rằng: lãi suất ưu đãi chưa hẳn đã hiệu quả đối với người nghèo và bản thân tổ chức tín dụng; đòi hỏi lãi suất cho vay theo thị trường không hẳn là bất lợi cho những người nghèo. Chẳng hạn, các tổ chức tín dụng vi mô của Ireland hoạt động thông qua nguồn vốn tài trợ từ Chính phủ. Họ áp dụng lãi suất hoàn toàn ưu đãi trong cho vay người nghèo, khả năng huy động vốn từ thị trường của họ khá thấp, bởi do lãi suất huy động lẫn cho vay đều bị khống chế, khi mức lãi suất thị trường tăng lên thì hàng loạt khoản tiền gửi từ các quĩ này bị rút ra và hoạt động của quĩ giảm sút đáng kể. Điều này tất yếu ảnh hưởng xấu đến tính bền vững trong hoạt động các quĩ này. Trong khi đó, các hợp tác xã Tín dụng của Cộng hoà liên bang Đức lại có quyền tự do đặt mức lãi suất đối với từng khoản cho vay và từng khoản tiền gửi. Chính điều này đã giúp họ cạnh tranh hiệu quả với các ngân hàng khác và đã tạo nên hoạt động hiệu quả của các Hợp tác xã Tín dụng ở Cộng hoà Liên bang Đức những năm qua. Có thể nói, việc các tổ chức tín dụng vi mô nếu được tự do trong quyết định các mức lãi suất cho vay lẫn huy động sẽ là tiền đề cho hoạt động bền vững của các tổ chức này. Nghiên cứu của các chuyên gia về mô hình Grameen Bank- một mô hình được xem là mẫu mực về cho vay vốn người nghèo, cho thấy rằng, mô hình này vẫn không mấy khả quan bởi lý do ngân hàng này vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào cấp bù. Điều này đe doạ tính bền vững trong hoạt động của nó. - Về quy mô cấp tín dụng ưu đãi: Nhìn chung các tổ chức tín dụng vi mô các nước đều áp dụng mức cho vay nhỏ. Lý do để giải thích đơn giản vì cho vay người nghèo không áp dụng các hình thức đảm bảo tiền vay như áp dụng trong cho vay thương mại nên rủi ro sẽ cao; hơn nữa, người nghèo thường không có khả năng đầu tư vốn trong các dự án lớn; một lý do quan trọng khác là nguồn vốn để cho vay theo diện ưu đãi luôn khan hiếm, nên mức cho vay cần được khống chế ở mức thấp là phù hợp. Tuy
  • 31. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 22 nhiên, một số nước như Cộng hoà Liên bang Đức, không giới hạn các khoản vay đối với người nghèo. Lập luận của họ đơn giản là sức mạnh tài chính có mối liên hệ mật thiết với sự giàu có của các thành viên, vì vậy nếu hạn chế khoản vay tức là hạn chế những thành viên khá giả hơn tham gia và do vậy sẽ khó huy động tiết kiệm hơn. Thực tế đã chỉ ra rằng, mặc dù các tổ chức tín dụng vi mô đều có xu hướng cho khách hàng vay thấp hơn nhiều so mức tối đa cho phép. Tuy nhiên ở các nước quy định khống chế mức cho vay tối đa thì các tổ chức này vẫn gặp khó khăn về nguồn vốn. Trong khi đó, các Hợp tác xã tín dụng của Cộng hoà Liên bang Đức không giới hạn các khoản vay nhưng ngày càng phục vụ được nhiều người nghèo vay vốn hơn. - Về cơ sở hạ tầng tài chính: Cơ sở hạ tầng tài chính là nhân tố quan trọng có tính quyết định sự phát triển của một tổ chức. Nếu cơ sở hạ tầng kém phát triển sẽ hạn chế sự phát triển các dịch vụ tín dụng vi mô. Cơ sở hạ tầng tài chính được nâng cấp sẽ góp phần phát triển toàn bộ tín dụng vi mô, chứ không phải chỉ riêng một tổ chức. Chính vì thế, các nước đều chú ý tập trung hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng tài chính vi mô bao gồm hệ thống thông tin, các điều kiện về đào tạo, hệ thống pháp luật. - Một mô hình tổng quát của Tập đoàn Rabo – Hà Lan, xuất phát từ một Ngân hàng hợp tác xã nông nghiệp được thành lập từ cuối thế kỷ XIX với sự tập hợp các Ngân hàng nông thôn nhỏ, Rabo là một trong những Tập đoàn tài chính lớn nhất Hà lan hiện nay. Một trong những bí quyết thành công của Tập đoàn này là đã biết áp dụng linh hoạt các quy tắc “ Raiffeisen”: Tổ chức hợp tác xã; sự liên kết giữa các thành viên; giới hạn lĩnh vực hoạt động; chi phí quản lý thấp; bổ sung lợi nhuận cho các quỹ. Hiện nay, Rabobank dẫn đầu trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho Hà lan như cầm cố, tiết kiệm, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành nông nghiệp và thực phẩm, đóng góp đáng kể trong thị trường doanh nghiệp. Các hoạt động kinh doanh chính của Rabobank bao gồm kinh doanh bán lẻ trong nước, bán buôn và bán lẻ quốc tế, quản lý tài sản có và vốn đầu tư, cho thuê tài chính, buôn bán bất động sản, bảo hiểm… Bài học rút ra đối với NHCSXH Việt Nam:
  • 32. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 23 Từ những kinh nghiệm của các nước trong việc cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo, NHCSXH Việt Nam có thể nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm sau đây và tìm cách vận dụng: - Về cách thức giải ngân vốn tín dụng ưu đãi: Thực tế ở các nước cho thấy xuất phát điểm tương đồng với NHCSXH Việt Nam là thị trường chủ yếu tập trung vào các đối tượng có thu nhập thấp ở khu vực nông thôn. Từng bước tập hợp sức mạnh của người nông dân thông qua việc xây dựng mạng lưới liên đới các nhóm trách nhiệm, tiến tới các ngân hàng làng xã và ngân hàng địa phương. Việc cho vay theo các tổ, nhóm liên đới trách nhiệm nhỏ có tác động lớn là gắn kết trách nhiệm của cả nhóm trong thụ hưởng tín dụng ưu đãi; Đồng thời, cho phép các nhóm quyết định cách thức giải ngân vốn. Điều này có tác động tích cực là khuyến khích sự hoạt động và trách nhiệm của trưởng nhóm, tạo ra cơ chế ràng buộc trách nhiệm cao hơn trong mỗi nhóm, vốn ưu đãi đến đúng địa chỉ người nghèo. Tuy nhiên, quy mô cả các tổ nhóm vay vốn lại có sự khác biệt giữa các nước. Việc hỗ trợ thành lập cũng như quản lý các tổ vay vốn này cũng được đặt ra - bởi vì qua đó mới có thể sâu sát được hoạt động của các nhóm và chấp hành tốt các nguyên tắc cấp tín dụng. - Về lãi suất cho vay: Kinh nghiệm các nước cho thấy, lãi suất cho vay ưu đãi không đồng nhất giữa các nước. Có những nước lãi suất ưu đãi khá thấp, nhưng có những nước áp dụng mức lãi suất linh hoạt theo thị trường. - Về sản phẩm, dịch vụ và qui mô cấp tín dụng: Từ kinh nghiệm các nước cho thấy, cần cung cấp một mạng lưới rộng lớn các sản phẩm và dịch vụ đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Qui mô cấp tín dụng không nên khống chế mức tối đa mà nên căn cứ theo nhu cầu vốn của khách hàng để thu hút thêm đối tượng khách hàng, bảo đảm một sự phát triển bền vững của ngân hàng. - Về cơ sở hạ tầng tài chính: là yếu tố không thể thiếu quyết định sự phát triển của một tổ chức.
  • 33. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 24 Kết luận chương 1: Trong chương 1, luận văn đã nêu lên được những nội dung sau: - Nêu những cơ sở lí luận về chính sách tín dụng, tín dụng chính sách.Vai trò của kênh tín dụng chính sách. - Đặc thù hoạt động tín dụng của NHCSXH - Chất lượng tín dụng chính sách, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và những tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng chính sách. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của tín dụng chính sách. - Nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm từ một số nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH nói riêng và mục tiêu XĐGN nói chung.
  • 34. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 25 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2008 2.1.Đánh giá chung hoàn cảnh hoạt động tín dụng của NHCSXH Việt Nam. 2.1.1. Đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước giai đoạn 1990-2002 phục vụ XĐGN. 2.1.1.1. Kết quả đạt được: Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như trước năm 1990, hầu như không có nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư thì trong giai đoạn 1991-1995, vốn tín dụng đạt khoảng 7,5% và giai đoạn 1996-2000, đạt khoảng 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, do vậy, đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư và hoàn thành nhiều công trình, dự án quan trọng và then chốt của nền kinh tế. Chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đã cung ứng một lượng vốn đầu tư đáng kể cho công cuộc đổi mới kinh tế. Việc triển khai các chương trình mục tiêu đã góp phần XĐGN, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, bảo vệ môi trường, giúp đỡ đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện chính sách định canh định cư. Chính sách tín dụng ưu đãi đã làm thay đổi đối tượng và phạm vi sử dụng vốn theo hướng xoá dần bao cấp, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn. Chính sách tín dụng ưu đãi đã góp phần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đầu tư thông qua việc thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, thúc đẩy hoạt động huy động vốn, đặt biệt là huy động dài hạn trong mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư nhằm thực hiện chủ trương. Huy động nội lực cho phát triển kinh tế.
  • 35. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 26 2.1.1.2 .Những mặt tồn tại: Sau 12 năm thực hiện cơ chế tín dụng ưu đãi của Nhà nước, bên cạnh những kết quả đạt được đã bộc lộ những hạn chế sau: - Đối tượng ưu đãi còn rộng, làm tăng tính bao cấp của nhà nước. Đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư tuy được quy định cụ thể trong từng năm, nhưng mỗi năm một khác, có năm đến 20 lĩnh vực, có năm chỉ 10 lĩnh vực, gây lung túng, bị động trong việc chuẩn bị dự án đầu tư và xử lý vốn khi không được bố trí kế hoạch. - Có nhiều đầu mối, nhiều định chế tham gia, cụ thể: + Tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước do 04 ngân hàng thương mại Nhà nước và quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện. + Chương trình cho vay XĐGN được thực hiện thông qua ngân hàng phục vụ người nghèo và các chương trình lồng ghép khác do các Bộ, ngành, TC CT-XH cùng thực hiện. + Chương trình cho vay giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống đồi trọc, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội quản lý và Kho bạc nhà nước thực hiện cho vay. + Chương trình cho vay tôn nền và làm sàn nhà trên cọc, khắc phục hậu quả thiên tai; cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho vay giảm lãi suất khu vực II, III lại do 04 ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện. Các cơ chế từ huy động vốn, lãi suất cho vay đến phương thức thẩm định, quản lý đầu tư không đồng nhất nên hiệu quả tín dụng ưu đãi của Nhà nước chưa cao; việc điều chỉnh, điều hoà vốn không có tổ chức nào lo chung. + Việc giao nhiệm vụ cho vay chính sách cho các ngân hàng thương mại đã tạo nên khối lượng lớn các khoản vay không sinh lời, làm sụt giảm sức mạnh tài chính và làm rối các chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng thương mại Nhà nước, đồng thời giảm trách nhiệm và năng lực kinh doanh của đội ngũ cán bộ nhân viên, tạo cho ngân hàng thương mại tính ỷ lại và tìm cách để được bao cấp. Mặc dù có yêu cầu hạch toán, quản
  • 36. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 27 lý riêng nhưng vì hoạt động cho vay chính sách nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước, do bộ máy ngân hàng thương mại Nhà nước điều hành và thực hiện, cùng chung bản cân đối tài chính nên không thể có sự quản lý rạch ròi. Điều này tạo khả năng cho ngân hàng thương mại đẩy mạnh những khoản nợ khó khăn, yếu kém và những chi phí liên quan vào cho vay chính sách để Chính phủ phải chịu. Những tồn tại trên rõ ràng đã cản trở hoạt động của cả kinh doanh và cho vay chính sách. Chính vì vậy, tách bạch cho vay chính sách khỏi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Nhà nước và thành lập Ngân hàng chính sách là một trong các nội dung cơ bản của chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến năm 2010. 2.1.2.Sự ra đời của NHCSXH và mục tiêu hướng tới [5] Để khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện tín dụng ưu đãi của Nhà nước giai đoạn 1990 – 2002, nhằm nâng cao hiệu quả chương trình mục tiêu XĐGN và tạo việc làm; do yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010 nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo việc làm và cơ bản xoá đói giảm số hộ nghèo, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tách biệt tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, từng bước lành mạnh hoá hoạt động của hệ thống ngân hàng. NHCSXH được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu không vì lợi nhuận, thông qua phương thức tín dụng nhằm tập trung tốt hơn các nguồn lực để hỗ trợ tài chính đối với người nghèo và các đối tượng các chính sách khác, tạo điều kiện cho họ có điều kiện tự cải thiện cuộc sống, từng bước xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; khẳng định một chủ trương, giải pháp đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc XĐGN. Cùng với định chế tài chính này là các tổ chức tài chính vi mô vẫn hoạt động cung cấp vốn cho các đối tượng cụ thể cũng với mục tiêu XĐGN. - Về mô hình mạng lưới: Sơ đồ tổ chức hệ thống NHCSXH [ xem phụ lục 2.1]
  • 37. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 28 Sau 5 năm thành lập và đi vào hoạt động, NHCSXH đã kế thừa, xây dựng và phát triển trên nền tảng của mô hình tổ chức Ngân hàng Phục vụ người nghèo.Có thể thấy mô hình tổ chức của NHCSXH là mô hình đặc thù, khác biệt các ngân hàng thương mại và các nước với những ưu điểm sau: - Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội phục vụ cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, thể hiện được bản chất tốt đẹp của người Việt Nam đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ, phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các Tổ chức chính trị - xã hội đã tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lực cho NHCSXH và người vay vốn. - Thực hiện được cơ chế xã hội hoá tín dụng chính sách. Đối tượng thụ hưởng được cấp vốn kịp thời ngay tại nơi cư trú, đúng chế độ chính sách, đúng pháp luật, tiết kiệm chi phí quản lý ngành, giảm chi cho ngân sách Nhà nước và người vay vốn. 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH Việt Nam sau 5 năm hoạt động. 2.2.1.Những kết quả đạt được 2.2.1.1. Về nguồn vốn - Đã tập trung huy động nguồn vốn đáp ứng tương đối đủ nhu cầu giải ngân cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ tiêu kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Để đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm. Hội đồng quản trị, Ban điều hành đã chủ động có nhiều Văn bản và trực tiếp làm việc, báo cáo với Chính phủ, các Bộ, Ngành để có nguồn vốn và cơ chế tạo lập nguồn vốn phù hợp với đặc thù của NHCSXH. Kết quả, Thủ tướng Chính phủ đã có các Văn bản chỉ đạo các Bộ, Ngành quan tâm giải quyết tạo nguồn vốn lãi suất thấp, ổn định, bền vững cho NHCSXH từ các nguồn vốn ODA; vốn tồn ngân Kho bạc Nhà
  • 38. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 29 nước; vốn vay Ngân hàng Nhà Nước…. Vốn điều lệ được cấp bổ sung hàng năm (năm 2003 tăng 500 tỷ đồng; năm 2004 tăng 800 tỷ đồng; năm 2005 tăng 882 tỷ đồng; năm 2006 tăng 1.591 tỷ đồng; và năm 2007 tăng 1.200 tỷ đồng), đưa tổng số vốn điều lệ NHCSXH lên 5.988 tỷ đồng, tăng 4.973 tỷ đồng; vốn vay Kho bạc Nhà nước tăng 2.515 tỷ đồng; vốn vay Ngân hàng Nhà Nước tăng 3.660 tỷ đồng; NHCSXH đã tiếp xúc và làm việc với các tổ chức quốc tế lớn như: Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Tài chính Nhật Bản, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng tái thiết Đức (KFW), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB). Các tổ chức hợp tác song phương nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nhằm mục đích giới thiệu hoạt động của NHCSXH và đề xuất, tìm kiếm khả năng hợp tác giữa NHCSXH và các tổ chức này để tranh thủ nguồn vốn vay và hỗ trợ kỹ thuật. Kết quả bước đầu vốn nhận cho vay của các chương trình tăng 3.673 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn NHCSXH sau 5 năm hoạt động đã đạt 36.052 tỷ đồng, tăng 26.313 tỷ đồng, gấp 5,1 lần so với năm 2002. Đây là sự tăng trưởng vượt bậc về nguồn vốn đáp ứng tăng trưởng dư nợ hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao, và năm 2007 là một năm có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm hoạt động của NHCSXH (tăng 10.647 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 42% so với năm 2006), hàng năm đều đạt 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Về cơ cấu nguồn vốn đến cuối năm 2007, nguồn vốn không phải trả lãi và lãi suất thấp có tỷ trọng tăng so với năm 2002 là 16,6% (từ 40,9% năm 2002 tăng lên 57,5% năm 2007), với số tuyệt đối tăng là 15.179 tỷ đồng. Ngoài vốn ngân sách Nhà nước Trung ương, vốn ngân sách các địa phương chuyển cho NHCSXH trong 5 năm qua cũng tăng 768 tỷ đồng. - Việc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch: Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Ngay từ những tháng đầu năm, Tổng giám đốc đã giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố, đồng thời yêu cầu các chi nhánh NHCSXH báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và trình Ban đại
  • 39. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 30 diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đến các huyện, các xã để tổ chức triển khai thực hiện ngay. Việc phân bổ vốn đã tập trung cho các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, số hộ nghèo theo tiêu chí có tỷ lệ cao, các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và các tỉnh miền núi, Tây Nguyên. Thông qua việc phân bổ vốn tín dụng ưu đãi tập trung cho các vùng khó khăn, đã góp phần nâng độ đồng đều phát triển kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước. Đồng thời, cũng chú trọng đến việc phân bổ vốn đầu tư cho vay theo dự án nằm trong quy hoạch của địa phương. - Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu kế hoạch: đã chấp hành quỹ dự trữ thanh toán một cách linh hoạt, chuyển vốn kịp thời cho các chi nhánh để cho vay theo kế hoạch. Đồng thời, rất coi trọng duy trì sự đảm bảo cân đối thường xuyên giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, quan tâm đến việc thực hiện định mức Quỹ an toàn chi trả, tiết kiệm tối đa cho NHCSXH, đảm bảo theo quy định của Bộ Tài chính không vượt quá 7% trên tổng nguồn vốn hoạt động và hệ số sử dụng vốn toàn ngành luôn đạt bình quân trên 95%. 2.2.1.2. Về mô hình cấp tín dụng: Hiện nay NHCSXH đang thực hiện 02 phương thức cho vay: Phương thức cho vay uỷ thác qua các Tổ chức chính trị - xã hội và phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng. a) Phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội: NHCSXH uỷ thác cho vay qua 04 TC CT-XH (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) thông qua việc ký kết văn bản liên tịch giữa NHCSXH với TC CT-XH từ cấp trung ương đến cấp huyện về việc uỷ thác cho vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các chương trình tín dụng đang áp dụng như: Cho vay hộ nghèo; Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; Cho
  • 40. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 31 vay hộ gia đình dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Dự án phát triển ngành lâm nghiệp 4 tỉnh miền Trung; Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số di cư thực hiện định canh định cư giai đoạn 2007-2010. Cho vay tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý, Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và một số dự án khác. Bảng số 1: Kết quả thực hiện uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội đến 31/12/2007: STT Tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác Sô tiền (tỷ đồng) Số tổ nhóm ( ngàn tổ) Số hộ vay (ngàn hộ) 1 Hội liên hiệp phụ nữ 16.359 84 2.400 2 Hội nông dân 11.426 75 1.977 3 Hội cựu chiến binh 3.199 30 519 4 Đoàn thanh niên 1.765 13 275 Cộng 32.749 202 5.171 Nguồn: Báo cáo tổng Tổng kết 5 năm hoạt động NHCSXH (2003-2008) Tính đến 31/12/2007, NHCSXH đã uỷ thác 10 chương trình tín dụng cho các tổ chức hội. - Nội dung uỷ thác là 6/9 công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH, cụ thể là: Một là, Tổ chức họp các đối tượng vay vốn thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ. Thông báo và phổ biến các chương trình chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; Hướng dẫn việc thành lập Tổ TK & VV. Chỉ đạo và hướng dẫn Tổ, tổ chức họp Tổ để kết nạp Tổ viên, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy ước hoạt động của Tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay trình Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận và đề nghị ngân hàng cho vay. Hai là, Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ để thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn.
  • 41. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 32 Ba là, Kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các Tổ thuộc phạm vi của tổ chức hội quản lý; Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ. Phối hợp với Ban quản lý Tổ đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận. Thông báo kịp thời cho Ngân hàng nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có) Bốn là, Chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ trong việc, đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả thuận, thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm Năm là, theo dõi hoạt động của Tổ, đôn đốc Ban quản lý Tổ thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH. Sáu là, Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức hội, Ban quản lý Tổ để hoàn thành công việc uỷ thác cho vay. - Về phí dịch vụ uỷ thác cho vay: Mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho tổ chức hội từng thời kỳ phù hợp với mức phí uỷ thác do Bộ Tài chính quy định. Hiện nay, mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho các tổ chức hội tối đa là 0,06%/tháng tính trên dư nợ có thu được lãi. Tuy nhiên, ở một số chương trình có quy định riêng. Việc chi trả mức phí dịch vụ uỷ thác còn phụ thuộc vào chất lượng dư nợ tín dụng uỷ thác. Việc phân bổ mức phí dịch vụ uỷ thác cho từng cấp hội do các tổ chức hội bàn bạc, thống nhất và quy định phù hợp với mức phí dịch vụ uỷ thác từng thời kỳ và công việc uỷ thác mỗi cấp đảm nhiệm. Cụ thể: mức phí uỷ thác 0,06%/tháng được coi là 100% và được phân bổ cho từng cấp hội như sau: - Hội cấp Trung ương là: 5% - Hội cấp huyện là: 15% - Hội cấp tỉnh là: 10%
  • 42. Trang ___________________________________ ___________________________________________________________________________ 33 - Hội cấp xã là: 70% NHCSXH thanh toán phí uỷ thác cho các cấp hội theo thoả thuận. Việc trả phí uỷ thác có thể theo tháng, quý, hoặc 6 tháng. Số tiền trả phí uỷ thác được căn cứ vào số lãi thực thu và chất lượng tín dụng. - Về cách thức giải ngân vốn tín dụng ưu đãi: được thực hiện chủ yếu qua tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổ được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện gồm từ 05 đến 50 thành viên có nhu cầu vay vốn là người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Việc thành lập Tổ nhằm tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của NHCSXH để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ Ngân hàng; Các tổ viên trong tổ giúp đỡ nhau từng bước có thói quen dành tiền tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hoá, hoạt động tín dụng và tài chính; Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng đảm bảo duy trì và an toàn được vốn vay của mỗi thành viên trong tổ. Tổ được thành lập phải có quy ước hoạt động và phải được Uỷ ban nhân dân cấp xã chấp thuận. Tổ sinh hoạt định kỳ theo quy ước hoạt động của tổ được xây dựng khi thành lập tổ. Nội dung sinh hoạt từng lần do tổ trưởng chuẩn bị để đưa ra tập thể bàn bạc và biểu quyết, kết hợp những vấn đề liên quan đến quản lý tổ và trao đổi kinh nghiệm làm ăn để giúp đỡ những người chưa biết cách quản lý đồng vốn cũng như thiếu kinh nghiệm làm ăn; tạo tính cộng đồng cao và sự tự tin cho các tổ viên trong tổ; kết nạp tổ viên mới hoặc cho tổ viên ra khỏi tổ. + Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý Tổ: Triển khai, thực hiện quy ước hoạt động của tổ. Tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích cho các tổ viên về mục tiêu thành lập tổ, chủ trương chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với người nghèo và quy định, thủ tục vay vốn của NHCSXH; Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên. Tiến hành họp tổ để bình xét công khai. Sau khi được tổ thống nhất bình xét các hộ được vay vốn,