SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM HỒNG ĐỨC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM HỒNG ĐỨC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình
nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Phạm Hồng Đức
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến Viện Hàn lâm khoa học xã
hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện tôt nhất để tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Xuân Dũng, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài và những gì đạt
được hôm nay, tôi không thể quên được công lao giảng dạy và hướng dẫn của
quý thầy, cô giáo Khoa Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội.
Tôi xin được gởi lời cảm ơn đến các cơ quan: Viện Nghiên cứu phát
triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, Chi cục
Thống kê quận Cẩm Lệ, Văn phòng Quận ủy Cẩm Lệ, Văn phòng Ủy ban
nhân dân quận, Phòng Kinh tế quận Cẩm Lệ, phòng Tài chính kế hoạch quận
Cẩm Lệ, Hội Nông dân quận Cẩm Lệ đã cung cấp tài liệu, cũng như tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin được nói lòng biết ơn sâu sắc đến các anh chị đã luôn bên cạnh,
động viên, giúp đỡ tôi và cùng tôi vượt qua mọi khó khăn. Và tôi xin cảm ơn
các anh chị, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn chia sẽ, giúp đỡ tôi học tập,
nghiên cứu, và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
Phạm Hồng Đức
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...... 8
1.1. Một số khái niệm liên quan........................................................................ 8
1.2. Nội dung của chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình...........................11
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế
hộ gia đình.......................................................................................................16
1.4. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ và bài học rút
ra có thể áp dụng cho quận Cẩm lệ, Thành phố Đà Nẵng ..............................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH QUA THỰC TIỄN QUẬN CẨM LỆ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.............................................................................27
2.1. Khái quát về quận Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng.......................................27
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa
bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng...........................................................29
2.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình
tại Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng............................................................42
2.4. Đánh giá chung ........................................................................................45
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...........................................................52
3.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia
đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng......................................52
3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình tại quận
Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng...........................................................................64
KẾT LUẬN....................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
1 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
2 CNH –HĐH
Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa
3 FDI Foreign Direct Investment
Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
5 GNP Tổng sản lượng quốc gia
6 KT-XH Kinh tế – Xã hội
7 NXB Nhà xuất bản
8 NHNoPTNT
Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn
9 ODA
Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính
thức
10 PCI
Provincial Competitiveness
Index
Quy mô sản lượng quốc
gia tính bình quân
11 UBND Ủy ban nhân dân
12 UBMTTQVN
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
13 VIETGAP
Vietnamese Good
Agricultural Practices
14 WTO World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế
giới
15 XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1
Tổng số hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bànquận Cẩm
lệ giai đoạn 2013-2017
31
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia
đình, trong đó các thành viên sở hữu chung, cùng đóng góp công sức để hoạt
động kinh tế chung trong quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một
số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định. Kinh tế hộ gia đình là loại
hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Sự trường tồn của hình thức này đang tự chuyển mình để trở thành một thành
phần kinh tế của xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình lại càng có ý nghĩa to
lớn, bởi nước ta bước vào nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với khoảng gần 80% dân
số đang sinh sống ở nông thôn. Nông thôn lại là điểm xuất phát tạo cơ sở vật
chất tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó kinh tế hộ gia
đình là mô hình kinh tế có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
nền kinh tế vĩ mô.
Kinh tế hộ gia đình không phải là một thành phần kinh tế nhưng là một
loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Một trong các
thành viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt động kinh
tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản
xuất. Chủ hộ điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu
trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của mình. Các cá nhân và nhóm kinh
doanh trong các lĩnh vực như vận tải, xây dựng, thương mại dịch vụ và các
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh… trên thực tế các hoạt động
kinh tế hộ gia đình và được điều chỉnh theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
ngày 14/9/2015. Chủ hộ chịu trách nhiệm vô hạn về vốn và kết quả kinh
2
doanh của mình. Mặt khác, Nhà nước cũng có những chính sách tạo điều kiện
thuận lợi để hộ kinh doanh có số vốn phù hợp với qui mô để hộ gia đình có
thể chuyển thành doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và các hoạt động theo
Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 8 thông qua vào
ngày 26 tháng 11 năm 2014.
Mặc dù vậy, trong nhiều năm qua lĩnh vực kinh tế hộ trên địa bàn quận
Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng - một quận vùng ven của thành phố Đà Nẵng
đang trong quá trình đô thị hóa cao, qua sự chuyển đổi từ một khu vực kinh tế
nông nghiệp là chủ yếu chuyển sang phát triển kinh tế công nghiệp, thương
mại, dịch vụ và nông nghiệp nên quy mô kinh doanh nhỏ, công nghệ còn lạc
hậu, chất lượng sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao, đồng thời đối mặt với
nhiều thách thức khó khăn về vốn, lao động, mặt bằng kinh doanh,… đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thế giới, khu vực và trong nước có
nhiều biến động, sức mua giảm làm cho một số hộ kinh doanh có nguy cơ phá
sản. Nhà nước chỉ mới có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa,
chưa có chính sách riêng để hỗ trợ cho kinh tế hộ.
Từ thực tế đó, để đưa ra các đề xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện
chính sách phát triển kinh tế nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng phù
hợp với định hướng phát triển kinh tế của quận Cẩm Lệ trong giai đoạn đến
năm 2023, đề tài “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình trên
địa bàn Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” được chọn để viết luận văn tốt
nghiệp chuyên ngành Chính sách Công là hết sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay đã có nhiều tác giả trong nước có công trình nghiên cứu hay
bài viết về chính sách phát triển kinh tế ở khu vực nông nghiệp nông thôn
Việt Nam, tiêu biểu một số nghiên cứu dưới đây:
- Bài viết “Phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam” của nhóm tác giả
3
Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Thu Hiền đăng trên Tạp chí Khoa học Đại
học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 3 (2013). Nghiên
cứu này căn cứ chủ yếu vào thu thập từ những số liệu thứ cấp ở phạm vi quốc
gia những năm 2001, năm 2006 và năm 2011 (của Tổng điều tra nông thôn,
nông nghiệp và thủy sản) để đánh giá các thành quả cơ bản và các hạn chế đặt
ra cùng nguyên nhân dẫn đến trong phát triển kinh tế hộ; qua đó đưa ra các
giải phápđối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế hộ ở nông thôn theo hướng
bền vững.
- Luận án tiến sỹ năm 2017 chuyên ngành Kinh tế phát triển “Phát
triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tình Bắc Kạn” của
tác giả Nguyễn Văn Công, Học viện KHXH - Viện Hàn lâm khoa học xã hội
Việt Nam, Hà Nội. Luận án này trình bày cơ sở lý luận về sự phát triển kinh
tế hộ nông dân làm chỗ dựa để đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông
dân ở tỉnh Bắc Kạn. Từ đó, Luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát
triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn trong
bối cảnh hiện nay.
- Luận án tiến sỹ năm 2017 chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp “Kinh
tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái
Nguyên” của tác giả Hồ Lương Xinh, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Hà Nội. Luận án này trình bày mô hình
Hồi quy Binary Logistic để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ
nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái
Nguyên; qua đó làm cơ sở đánh giá thực trạng kinh tế hộ nông dân sau thu hồi
đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, Luận
án đề xuất quan điểm và các giải pháp giai đoạn hiện nay để phát triển kinh tế
hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp.
- Luận án tiến sỹ ngành Xã hội học năm 2018 “Vai trò của phụ nữ dân
4
tộc Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình vùng Đông Bắc Việt Nam
(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thái Nguyên)” của tác giả Nguyễn Đỗ Hương
Giang, Học viện KHXH - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
Ở Luận án này xuất phát từ việc hệ thống hóa khung lý thuyết và hướng tiếp
cận về vai trò phụ nữ Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình để phân tích
và đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ và nam giới Sán Dìu trong phát triển
kinh tế hộ gia đình ở Thái Nguyên, những nhân tố ảnh hưởng vai trò của phụ
nữ Sán Dìu trong quá trình tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình cũng như
chỉ ra những khó khăn thách thức trong công cuộc phát triển kinh tế hộ gia
đình của người Sán Dìu ở Thái Nguyên. Qua đó, Luận án này đề xuất các
quan điểm và những nhóm giải pháp để gia tăng vai trò, vị thế của phụ nữ
người Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương tầm nhìn
2030.
Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu khác có liên quan, như: "Ảnh
hưởng của chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa" của PGS.TS Ngô Đức Cát, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân; "Về một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta
trong thời kỳ mới" của PGS.TS Đặng Văn Thanh, Bộ Tài chính; "Hoàn thiện
các chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa" của ThS. Vũ Thị Thảo, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân; Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Tiến Dĩnh, năm 2003:
"Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại
thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa"...
Nhưng đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào về thực hiện chính sách
phát triển kinh tế hộ gia đình ở một đô thị mới phát triển như quận Cẩm Lệ,
thành phố Đà Nẵng, nhất là các nghiên cứu tiếp cận từ chuyên ngành Chính
sách công. Vì thế có thể nói đây là khoảng trống nghiên cứu cần được tiếp tục
5
nghiên cứu. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ ở
nông thôn đã có, tác giả tập trung phân tích những khó khăn, thách thức trong
quá trình hoàn thiện chính sách kinh tế hộ gia đình ở thành thị nói chung và
quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng nói riêng trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chính sách
phát triển kinh tế hộ gia đình; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình
trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ
nghiên cứu của luận văn được xác định là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển kinh
tế hộ gia đình;
- Đánh giá thực trạng chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình qua thực
tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát
triển kinh tế hộ gia đình ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong thời gian
tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đó là thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình
ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Trong đó, tập trung nghiên cứu 6 chính
sách kinh tế chủ yếu trong phát triển kinh tế hộ đó là: Chính sách phát triển cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội; Chính sách khoa học công nghệ; Chính sách thuế
và vốn tín dụng; Chính sách tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo; Chính sách
6
thị trường và hỗ trợ kinh tế hộ tiêu thụ sản phẩm; Chính sách đất và SDĐ.
- Về không gian: địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
- Về thời gian: từ năm 2013 đến năm 2023.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển
kinh tế, nhất là kinh tế hộ. Đồng thời, luận văn vận dụng các học thuyết kinh
tế hiện đại, gắn với đặc thù của địa phương theo quan điểm toàn diện, lịch sử
và cụ thể.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khác nhau, bao gồm các phương pháp kết hợp giữa lôgic và lịch
sử, toàn diện và cụ thể để hệ thống hóa quá trình và các quan điểm, lý thuyết
trong phát triển kinh tế; phân tích, so sánh…. cũng như kết hợp với thực tiễn,
kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở các địa phương trong nước. Từ đó tiến
hành phân tích, đánh giá, chọn lọc rút ra nhận xét, kết luận và đề xuất giải
pháp hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển kinh tế hộ trên địa bàn quận
Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách
kinh tế hộ, cung cấp thêm những luận cứ khoa học nhằm đánh giá khách quan
khoa học về thực trạng xây dựng và phát triển chính sách kinh tế hộ ở một địa
phương cụ thể
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách kinh tế hộ và một số
giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình của quận Cẩm
7
Lệ thành phố Đà Nẵng trong những năm tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển kinh tế
hộ gia đình
Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình từ thực
tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng hiện nay
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh
tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm liên quan
- Khái niệm chính sách
Thuật ngữ “chính sách” vốn hàm ý một sự đối xử ưu đãi của nhà nước
đối với một nhóm tổ chức, cá nhân nhất định. Chính sách được hiểu chung
nhất là chủ trương và các biện pháp của một Đảng phái, một Chính phủ trong
các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội.
Có thể hệ thống hoá một số định nghĩa về “chính sách” (hay chính xác
hơn về mặt học thuật gọi là “chính sách công”) được một số học giả sử dụng
như sau:
- Theo James Anderson định nghĩa, chính sách là một quá trình hành
động có mục đích được theo đuổi do một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải
quyết những vấn đề mà họ quan tâm.[33;tr.5]
- Theo William Jenkin, chính sách công là một tập hợp những quyết
định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hoặc một nhóm các nhà
chính trị gắn liền trong việc lựa chọn các mục tiêu và giải pháp để đạt các
mục tiêu đó.[34]
- Với Thomas R. Dye xác định, chính sách công là cái mà Chính phủ
lựa chọn làm hay không làm.[35]
Tác giả Vũ Cao Đàm đưa ra định nghĩa: Chính sách là tập hợp biện
pháp được thể chế hóa mà một chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý
nhằm thúc đẩy đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý vạch
ra trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội.[15]
Nhiều học giả ở các nước phát triển cho rằng một chính sách (của nhà
9
nước) có 5 đặc điểm cơ bản là: (1) tính có mục đích; (2) được ban hành bởi
chủ thể công quyền; (3) đó có thể là chuỗi hành động (hành động thực tiễn
được thi hành, chứ không dừng lại những văn bản tuyên bố); (4) được sinh ra
để giải quyết một hoặc một nhóm vấn đề nhất định; (5) được bảo đảm thực
hiện bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
Như vậy, chính sách công ở tầm khái quát nhất chính là công cụ để
Đảng cầm quyền và chính quyền thể hiện thái độ, hành vi ứng xử của mình về
việc giải quyết các vấn đề của đất nước, của thực tiễn đời sống cộng đồng
thông qua chương trình hành động với các giải pháp can thiệp nhằm đạt được
mục tiêu quản lý của mình.
Trên cơ sở các quan niệm trên, có thể nhận thấy, có 3 thành tố mà trong
định nghĩa về chính sách được các học giả, nhà nghiên cứu đề cập tới là: (1)
vấn đề cần giải quyết; (2) mức độ giải quyết vấn đề (hay còn gọi là mục tiêu
của chính sách hay mục tiêu chính sách); (3) các phương án hành động cụ thể
của nhà nước/chính quyền cần thực hiện (với nguồn lực về tổ chức bộ máy,
con người, nguồn kinh phí kèm theo) để giải quyết vấn đề. Như vậy, chính
sách, vì thế, là một trong những công cụ giao tiếp tương tác quan trọng giữa
Nhà nước và Đảng cầm quyền đối với xã hội. Hoạch định chính sách và thực
thi chính sách là một trong những phương thức tồn tại cơ bản của Nhà nước
và Đảng cầm quyền, thông qua đó, những “áp lực/đòi hỏi/vấn đề” của xã hội
được bộc lộ, ghi nhận, đáp ứng và giải quyết.
- Kinh tế hộ gia đình
Kể từ Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 05/4/1988 của Ban chấp hành
TW Đảng (khoá VI) về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, với mục đích
giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao đất đai và
các tư liệu sản xuất khác cho hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, hộ nông
dân (hộ gia đình) đã trở thành đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, có tư
10
cách là đơn vị kinh tế cơ sở (kinh tế hộ gia đình). Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 của Việt Nam cũng đã xác định kinh tế hộ gia
đình là một đơn vị sản xuất cơ sở, cần thiết cho quyền chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế vĩ mô nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước.
Kinh tế hộ gia đình là một loại hình tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu
của hộ gia đình, mà ở đó các thành viên có tài sản chung và cùng đóng góp
các nguồn lực vốn, đất đai, công sức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do luật định.
Các cá nhân và nhóm kinh doanh trong các lĩnh vực như vận tải, xây
dựng, thương mại dịch vụ và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh
doanh… trên thực tế là các hoạt động kinh tế hộ gia đình và được điều chỉnh
theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ.
Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình là một loại hình để phân biệt với các
hình thức tổ chức kinh tế khác. Sự tồn tại của kinh tế hộ chủ yếu dựa vào lao
động gia đình để khai thác đất đai và tài nguyên khác để phát triển sản xuất và
làm giàu chính đáng. Kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở nông thôn,
thường gọi là kinh tế hộ gia đình nông dân, ở thành thị gọi là các hộ tiểu thủ
công nghiệp. Hộ gia đình ở nông thôn phần lớn hộ sản xuất, kinh doanh đa
dạng, kết hợp giữa chăn nuôi với trồng trọt, giữa ngành tiểu thủ công nghiệp
và kinh doanh nghề phụ.
Từ các quan điểm về chính sách và kinh tế hộ gia đình, có thể xác định
khái niệm về chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình như sau: Chính sách
phát triển kinh tế hộ gia đình là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải
pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế hộ, góp phần phát huy và nâng cao hiệu quả cho kinh tế hộ,
nhằm phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
11
Như vậy: Thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình được hiểu
là toàn bộ hoạt động của quá trình mà các chủ thể tham gia vào việc tổ chức
triển khai chương trình hành động bằng những giải pháp lựa chọn đã được
xác định trong các quyết định về phát triển kinh tế hộ gia đình, nhằm hiện
thực hóa nội dung chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình theo các mục tiêu
đã đề ra một cách hiệu quả, nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng và hợp pháp
trong phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc
sống của hộ gia đình.
1.2. Nội dung của chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình
Nhà nước và chính quyền các cấp có nhiệm vụ ban hành chính sách
phát triển kinh tế hộ gia đình bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội:
Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội bao gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật, các
công trình, phương tiện tồn tại trên một không gian lãnh thổ nhất định, chúng
được sử dụng làm điều kiện sản xuất và sinh hoạt đời sống để đảm bảo sự vận
hành thông suốt các luồng của cải vật chất, thông tin và dịch vụ nhằm đáp
ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội được chia
thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
gồm hệ thống giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng,
chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công
trình khác. Hạ tầng cơ sở xã hội gồm các cơ sở giáo dục đào tạo, các bệnh
viện, công trình vệ sinh môi trường...
Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được chính quyền
áp dụng phù hợp với vị trí địa lý, địa hình, thời tiết khí hậu… nhằm đảm bảo
cung cấp đầy đủ, có hiệu quả các yếu tố điều kiện phục vụ, các dịch vụ cơ sở
hạ tầng cho quá trình phát triển kinh tế ở địa phương. Nội dung của chính
sách này là hỗ trợ đầu tư các công trình thiết yếu: đường giao thông, thủy lợi,
12
cấp điện, cấp nước, viễn thông v.v... Mục tiêu của chính sách này sẽ tác động
xúc tiến đầu tư, tạo động lực thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư vào lĩnh
vực cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các hộ dân hoạt động kinh tế hiện tại ở địa phương.
- Chính sách về khoa học công nghệ:
Do quá trình sản xuất kinh tế hộ gia đình chủ yếu dựa vào sức lao động
thủ công và công cụ truyền thống, nên phần lớn có năng suất lao động thấp.
Hơn nữa, trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của chủ hộ rất hạn chế,
chủ yếu là phương thức truyền thống, theo kinh nghiệm từ đời trước truyền lại
cho đời sau. Vì vậy, nhận thức của chủ hộ về luật pháp, về kinh doanh, cũng
như về kinh tế thị trường rất hạn chế.
Nên nội dung của chính sách về khoa học công nghệ đối với kinh tế hộ
gia đình bao gồm: (i) Phổ biến, ứng dụng công nghệ mới cho sản xuất chế
biến; cung cấp dịch vụ vật tư; (ii) Chương trình đào tạo nghề, dạy nghề cho
nông dân về mặt kỹ thuật sản xuất và quản lý kinh tế, kiến thức về pháp luật,
thị trường và hội nhập quốc tế....
- Chính sách đất đai:
Vì tài nguyên đất đai là tư liệu sản xuất chính của hộ gia đình không
chỉ đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, mà còn đối với cả sản xuất phi
nông nghiệp. Do đó, việc các hộ dân có dễ tiếp cận được yếu tố đất đai là rất
quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.
Chính sách đất đai đối với kinh tế hộ gia đình cần tính toán khả dụng là
cốt lõi trong quá trình tổ chức bố trí sản xuất, kinh doanh của hộ dân, gồm:
(i) Chính sách hạn điền để ưu đãi về sử dụng đất (điều chỉnh định mức
hạn điền, định mức giao đất cho các hộ dân, hỗ trợ ưu đãi các điều kiện trong
quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch; cho thuê đất, giá
thuê đất và thời gian thuê đất; hạn mức thời gian sử dụng đất,...); giao quyền
13
sử dụng đất cho hộ nông dân để tích tụ và tập trung đất đai;
(ii) Quy hoạch sử dụng đất đối với từng loại ruộng đất cụ thể, diện tích,
chất đất,… để cho các hộ gia đình hoạt động kinh tế có thể tiếp cận được đất
đai phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chính sách thuế và vốn tín dụng:
Vốn là điều kiện cần rất quan trọng để tiến hành sản xuất và các hoạt
động kinh tế đổi với các hộ. Tuy vậy, đối với các chủ thể kinh tế thì sự chênh
lệch là phổ biến giữa khả năng và nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh đang là
thực trạng hiện hữu. Theo đó, dịch vụ của các tổ chức tín dụng có vai trò đảm
bảo tính liên tục và sự phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ
thể kinh tế. Đế phát triển sản xuất, nhất là sản xuất kinh doanh ở mức quy mô
đủ lớn đòi hỏi các hộ dân phải có vốn và hiện nay, các hộ gia đình phụ thuộc
chủ yếu vào hai nguồn vốn là vốn vay và vốn tích lũy.Vấn đề phải bàn, đó là
lãi vay cao/ thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động quá trình sản xuất,
kinh doanh của họ. Đây là cơ sở cho chính sách hỗ trợ tín dụng trong hệ thống
chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình của địa phương. Cùng với chính sách
thuế, chính sách hỗ trợ tín dụng mà chính quyền áp dụng cần hướng vào đảm
bảo cung cấp nguồn tài chính giá rẻ cho phát triển kinh tế hộ gia đình của địa
phương nhằm giảm chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, để góp phần gia
tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo lợi nhuận trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
Trên thực tế, do quy mô sản xuất của kinh tế hộ gia đình có đặc điểm
thường là nhỏ, vốn đầu tư ít, nên cần miễn giảm thuế ưu đãi trong sử dụng đất
và hỗ trợ về vốn vay tín dụng ưu đãi để huy động nguồn lực tài chính cho phát
triển sản xuất. Chính sách này cần tính toán khả năng hỗ trợ (hỗ trợ lãi suất tín
dụng ngân hàng; hỗ trợ lãi suất tín dụng của các tổ chức tín dụng khác) để
thực hiện mục tiêu trên cơ sở các nguồn lực (đất đai, vốn liếng, tài sản…)
14
trong nhân dân ở địa phương nhằm khuyến khích hỗ trợ đầu tư cho nông
nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh có số vốn phù hợp với qui
mô hộ gia đình, hộ có trang trại có thế chuyển thành doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh và các hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội khóa
XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.
- Chính sách thị trường và hỗ trợ kinh tế hộ gia đình tiêu thụ sản phẩm:
Trong bối cảnh cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế, cạnh tranh ngày
càng trở nên gay gắt. Do đó, vai trò của việc phát triển thị trường càng quan
trọng hơn bao giờ hết. Nếu phát triển sản xuất mà không gắn với phát triển thị
trường để giải quyết “đầu ra” tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thì sẽ đối diện với
những hậu quả rủi ro khôn lường cho các chủ thể kinh tế.
Xuất phát điểm của sản xuất kinh tế hộ gia đình đại bộ phận là còn
mang nặng tính tự cung tự cấp, hướng tới mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trực tiếp của hộ là chủ yếu. Trong khi thị trường là nhân tố quyết định
hướng khai thác các tiềm năng của hộ; việc hướng sản xuất kinh tế hộ gia
đình vào đáp ứng nhu cầu thị trường thì khả năng mang lại lợi ích cho hộ dân
từ các hoạt động sản xuất càng lớn.
Nên việc Nhà nước có chính sách hỗ trợ tìm kiếm và mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại là cần thiết và
cấp bách khi quy mô sản suất đang trên đà gia tăng. Chính sách hỗ trợ phát
triển thị trường mà chính quyền địa phương sử dụng để hỗ trợ cho kinh tế hộ
gia đình về việc tìm kiếm đối tác, thị trường đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ của
họ. Chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động (triển lãm hội chợ, diễn
đàn,...) để tạo cơ hội quảng bá sản phẩm, dịch vụ của kinh tế hộ gia đình đến
với khách hàng tiềm năng trong và ngoài địa phương.
Nói cách khác, vai trò chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung
cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho hộ dân về những biến động của thị
15
trường sẽ giúp hộ nắm bắt được các cơ hội kinh doanh mới nhằm giảm thiểu
rủi ro “được mùa mất giá”; đồng thời giúp hộ dễ dàng tiêu thụ các sản phẩm
của mình sản xuất ra… Qua chính sách thị trường và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
của Nhà nước tác động để giúp cho kinh tế hộ gia đình thích ứng với cơ chế
thị trường đóng góp vào nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải
quyết việc làm ở nông thôn; cũng như kích thích hộ gia đình sản xuất theo
phương thức trang trại gia đình, trong các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp...
- Chính sách tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo:
Lao động và việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó
không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ các thành phần kinh tế, là vấn
đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế và xã hội. Một khi có
việc làm là đi đôi với có thu nhập để xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền
vững. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi nhà
nước phải có chính sách thích hợp về lao động việc làm.
Nên nội dung của chính sách tạo việc làm bao hàm: việc tái tổ chức
phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và ngành nghề của các hộ
từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, hình thành những hộ vừa sản xuất hàng
hóa, vừa kinh doanh dịch vụ, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở
nông thôn nhằm tạo việc làm mới khắc phục tình trạng thất nghiệp… Cùng
với đó, nội dung chính sách xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân gồm: ưu đãi
tín dụng cho người nghèo; hỗ trợ sản xuất, cung cấp dịch vụ khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư; hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu
lao động; hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ nghèo; trợ giúp
pháp lý cho người nghèo; trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ giảm
nghèo đặc thù…
Ngoài các chính sách bảo hộ quyền và nghĩa vụ, Nhà nước còn có các
chính sách khác hướng tới: khuyến khích hỗ trợ phát triển dưới hình thức hợp
16
tác xã và các hình thức liên kết khác; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội
ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật… nhằm thực hiện phát triển một cách
hợp lý các hình thức sản xuất và kinh doanh đối với loại hình kinh tế phổ biến
này ở nước ta ở giai đoạn hiện nay; cũng như góp phần kinh tế hộ gia đình,
nhất là ở khu vực nông thôn được thực hiện quyền tự chủ và được quan tâm.
Các chính sách này đòi hỏi tiến hành đồng chiều, giải quyết đồng bộ để
kích thích và đảm bảo lợi ích cho chủ thể là các hộ dân tham gia phát triển
kinh tế hộ gia đình.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát
triển kinh tế hộ gia đình
Thực hiện chính sách nói chung và thực hiện chính sách phát triển
kinh tế hộ gia đình nói riêng luôn chịu sự tác động, chi phối của nhiều nhân tố
về:
1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan
- Điều kiện tự nhiên:
Địa lý tự nhiên và khả năng hiện có của địa phương về thổ nhưỡng,
nguồn nước, khí hậu, đất đai (nhất là mức độ tích tụ ruộng đất)… Nó ảnh
hưởng khách quan đến quá trình triển khai chính sách phát triển kinh tế hộ gia
đình.
- Tình hình khách quan về kinh tế - xã hội của địa phương:
Ở khía cạnh kinh tế, một khi tăng trưởng kinh tế ở địa phương đủ lớn,
nguồn tài chính đủ mạnh để triển khai chính sách phát triển kinh tế hộ gia
đình, chính quyền cấp địa phương sẽ tập trung đưa ra các biện pháp mang tính
quy mô, tác động mạnh hơn nhằm giải quyết những vấn đề chính sách đặt ra
đối với phát triển kinh tế hộ gia đình.
Ở khía cạnh xã hội, nếu trong điều kiện dân trí thấp, không đồng đều
cùng với phong tục tập quán người dân ở các vùng miền khác nhau cũng ảnh
17
hưởng đến kìm hãm việc thay đổi cơ cấu sở hữu hay cơ cấu kinh doanh…
Một khi trình độ dân trí càng cao thì nhận thức và hiểu biết của người dân
càng tiến bộ; cùng với hình thành kỹ năng lao động sẽ càng thuận lợi cho việc
triển khai chính sách phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình.
Những thách thức bởi đe dọa về ô nhiễm môi trường sinh thái ảnh
hưởng do các tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
hiện nay đang là vấn đề cấp bách đang tác động đáng kể đến việc tổ chức thực
hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở cấp địa phương, bởi các vấn
đề chính sách nảy sinh từ nó.
- Nhân tố cạnh tranh và hội nhập kinh tế, sự biến động thị trường:
Xu hướng cạnh tranh và hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng có tác động
nhiều chiều làm ảnh hưởng đáng kể đến việc tổ chức thực hiện chính sách
phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương. Ngoài ra, sự biến động thị trường
với giá đầu vào tăng do khan hiếm; hoặc các hợp đồng của các cơ quan với
các đối tác nước ngoài bị phá vỡ hoặc chèn ép sẽ ảnh hưởng tới sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm của người dân; hay có quá nhiều hộ sản xuất ra sản phẩm
cùng loại đương nhiên giá bán ra sẽ thấp dẫn đến ảnh hưởng thu nhập và sinh
kế của hộ gia đình...
Các tác động này cần được hạch toán kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị nhằm
giảm thiểu các bất lợi của nó gây ra trong quá trình vận hành chính sách để
đảm bảo khả năng cạnh tranh và hội nhập và phù hợp với xu thế phát triển
bền vững.
- Đối tượng thụ hưởng của chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình:
Đối tượng thụ hưởng của chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa
phương chủ yếu là hộ dân tham gia vào sản xuất, kinh doanh ở các ngành
kinh tế. Đây là yếu tố nội sinh của bản thân hộ gia đình. Sự hiểu biết của
nhóm đối tượng này (nhất là kiến thức về sự đa dạng hoá các hoạt động, vai
18
trò truyền thống của những lao động trong gia đình), thói quen tuân thủ của
họ đối với các quy định, quy tắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; cũng
như khả năng thực tế của các hộ dân tham gia thực hiện chính sách này và
năng lực của họ khi tận dụng các lợi ích mà chính sách phát triển kinh tế hộ
gia đình mang lại trong sự công bằng đối với mọi đối tượng thụ hưởng chính
sách. Cùng với nhu cầu và nguyện vọng của các hộ gia đình sở tại thường dẫn
đến nảy sinh các vấn đề chính sách này. Đây là các yếu tố khách quan không
kém phần quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả trong quá trình
thực hiện chính sách phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình ở địa phương.
Ở bối cảnh cạnh tranh thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày
nay, đối tượng hưởng lợi từ quá trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế
hộ gia đình còn có sự tham gia của nhiều đối tác là: các hiệp hội, các tổ chức
đào tạo - nghiên cứu chuyển giao công nghệ kỹ thuật và cộng đồng doanh
nghiệp (cả trong và ngoài nước) đầu tư vào lĩnh vực này theo diện thu hút môi
trường ưu đãi của chính sách.
1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan
- Thể chế chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình. Hoàn thiện thể chế
chính sách này nhằm tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều kiện cơ chế, môi trường
cạnh tranh bình đẳng, minh bạch để thuận lợi giải phóng lực lượng sản xuất,
giải phóng sức dân thông qua phát triển kinh tế hộ gia đình để huy động và sử
dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.
- Bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức tổ chức vận hành chính sách:
Chất lượng và hiệu quả thực hiện chính sách cũng như mức độ thành
công của chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương phụ thuộc rất
lớn vào các chủ thể tổ chức thực hiện chính sách này, nhất là phụ thuộc vào
khả năng vận hành hoạt động của các cơ quan Nhà nước (từ Trung ương tới
địa phương các cấp) và năng lực, đạo đức và trách nhiệm công vụ của đội
19
ngũ nhân sự là cán bộ, công chức trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách
phát triển kinh tế hộ gia đình. Và do đó, tính chất của vấn đề chính sách và
việc giải quyết các vấn đề chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình chịu tác
động rất mạnh và trực tiếp bởi khả năng vận hành nhanh hay chậm, thuận lợi
hay khó khăn của hệ thống bộ máy hoạt động của các cơ quan Nhà nước và
đội ngũ cán bộ, công chức. Đây phải là nhóm chủ thể phải chịu trách nhiệm
chính trong tổ chức thực thi chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình.
Nếu một khi hệ thống bộ máy cồng kềnh hoặc quan liêu, thiếu minh
bạch trong hoạt động, hoặc hoạt động kém linh hoạt, hiệu lực hiệu quả thấp;
nếu đội ngũ cán bộ, công chức yếu về năng lực, thiếu trách nhiệm và sự
không trong sạch thì đều sẽ gây cản trở cho việc thực hiện chính sách phát
huy tác dụng trên thực tế hoặc làm ngược lại hoàn toàn ý đồ của chính sách,
bóp méo hệ mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình.
Chẳng hạn, việc tổ chức thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu lao
động nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành lĩnh vực thông qua
khả năng vận hành hoạt động của các cơ quan Nhà nước cùng với đội ngũ cán
bộ, công chức trong điều kiện xu thế của một xã hội phát triển là giảm cơ cấu
về mặt tương đối của nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ. Muốn vậy, phải có sự dịch chuyển lao động. Sự dịch
chuyển này bằng hai cách: hoặc là dịch chuyển tuyệt đối, tức là đưa về các
Khu công nghiệp, đưa đi xuất khẩu lao động, đưa về thành phố - quy luật
không thể tránh khỏi; thứ hai, dịch chuyển tại chỗ, nghĩa là đưa công
nghiệpvề nông thôn, phát triển mạnh mẽ hơn các làng nghề truyền thống...
làng nghề mới. Trên thực tế ở nước ta hiện nay, khả năng vận hành chính sách
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đã góp phần tạo nên khoảng 79,6%
lao động nông, lâm, thủy sản; 7,4% lao động công nghiệp và xây dựng; 11,5%
lao động trong khu vực dịch vụ khác.
20
Hoặc với việc triển khai chính sách phát triển khoa học - công nghệ
thông qua năng lực vận hành chính sách của bộ máy và đội ngũ cán bộ công
chức là rất quan trọng và cấp thiết, nhất là đẩy mạnh vào việc nghiên cứu ứng
dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất thông qua hệ thống
khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm – ngư nghiệp (đây là một khâu đột
phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình sản xuất nông
nghiệp và kinh tế nông thôn). Vì việc thiếu kiến thức, công nghệ sản xuất lạc
hậu của kinh tế hộ gia đình trên thực tế đang là thực trạng đáng báo động mà
đại bộ phận nông dân gặp phải.
Việc quản lý quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành
kinh tế, nhất là liên quan lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn (quản lý, cập nhật,
thông tin và kịp thời điều chỉnh quy hoạch) phụ thuộc một cách chủ yếu và
trực tiếp vào năng lực của bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức để định hướng
và điều hành chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình một cách bền
vững.
- Sự nỗ lực cam kết chính trị hành động của giới chức lãnh đạo, quản
lý điều hành chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình:
Mức độ thành bại của chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa
phương đòi hỏi tiên quyết về sự đồng lòng nỗ lực cam kết chính trị hành động
của giới chức lãnh đạo, quản lý điều hành chính sách phát triển kinh tế hộ gia
đình nhằm có thể tận dụng tối đa về thế mạnh cua địa phương trong quá trình
tổ chức thực hiện chính sách này.
- Kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của các thành viên gia đình, kiến
thức trong sử dụng các nguồn lực của hộ gia đình.
21
1.4. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ và
bài học rút ra có thể áp dụng cho quận Cẩm lệ, Thành phố Đà Nẵng
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về thực hiện chính sách
phát triển kinh tế hộ nông dân
* Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách phát triển kinh
tế hộ nông dân:
Lào Cai có diện tích tự nhiên 6.357 km2, là một trong những tỉnh miền
núi biên giới (trong đó, diện tích đất nông nghiệp 84.181ha tương đối lớn).
Tuy nhiên, đây là địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn nhất trong toàn
quốc, bởi sản xuất nông nghiệp của địa phương này chủ yếu là dựa vào lao
động thủ công và công cụ canh tác truyền thống, đơn thuần dựa vào các kinh
nghiệm từ thế hệ trước truyền lại nên hiệu quả sử dụng đất thấp. Toàn tỉnh có
25 dân tộc anh em, dân số hơn 67 vạn người, cư trú tại 8 huyện, 01 thành phố,
164 xã, phường, thị trấn trong đó có 139 xã đặc biệt khó khăn, với 2.123 tổ,
thôn, bản. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua với sự nỗ lực của các cấp ủy
và chính quyền địa phương trong triển khai chính sách phát triển kinh tế hộ
gia đình, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số thành
tựu khởi sắc trong phát triển. Đời sống người dân từng bước được cải thiện.
Theo Báo cáo “Tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội giai
đoạn 2002-2017 và định hướng hoạt động đến năm 2020” – UBND tỉnh Lào
Cai, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 5% - 8%, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn
tỉnh còn 27,41%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 10,52% (tính đến 31/12/2016).
Để khai thác sử dụng hiệu quả các lợi thế và tiềm năng về đất đai và
khí hậu, chính quyền tỉnh Lào Cai đã thiết lập nhiều đề án chương trình về
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở lĩnh vực sản xuất hàng hóa
nông nghiệp theo hướng tìm hiểu nắm bắt nhu cầu thị trường để cung ứng,
không chỉ chủ động trong sản xuất mà còn cung cấp giống tốt, chú trọng về
22
giá trị thu nhập gia tăng trên một đơn vị sản xuất canh tác. Đồng thời, tập
trung khai thác tốt các lợi thế và tiềm năng đất đai và khí hậu; phát triển mạnh
những loại vật nuôi, cây trồng bản địa và tạo lập vùng tập trung khối lượng
nguyên liệu lớn (các loại vật nuôi và cây trồng được tập trung ưu tiên trong
phát triển là: cây dược liệu, hoa cao cấp, cây ăn quả, rau sạch mang đặc trưng
khí hậu vùng ôn đới); chú trọng vào áp dụng công nghệ sau thu hoạch để phát
triển công nghiệp chế biến nhằm tạo các sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng có
thương hiệu Lào Cai, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, đi vào
chú trọng thực hiện mô hình 'liên kết 4 nhà' nhằm tối đa hóa hiệu quả sản xuất
hàng hóa ở lĩnh vực nông nghiệp…
* Kinh nghiệm của tỉnh Cao Bằng:
Cũng là một địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn của cả nước.
Trước đây, do thiếu vốn sản xuất nên người dân nơi đây chỉ sản xuất quy mô
nhỏ, các sản phẩm đơn giản, chủ yếu là lao động thủ công nên hiệu quả kinh
tế không cao. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín
dụng chính sách xã hội, các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã góp phần tạo những bước chuyển biến tích cực
trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ nông dân. Để duy trì và phát
triển, chính quyền Cao Bằng đã đẩy mạnh tuyên truyền chính sách và tạo điều
kiện cho các hộ được vay vốn đầu tư để xây dựng thương hiệu sản phẩm;
đồng thời vận động người dân thực hiện tốt các chính sách vay vốn, nhất là
vốn tín dụng chính sách xã hội để đầu tư, mở rộng sản xuất. Qua 5 năm triển
khai Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tổng nguồn vốn tín dụng
chính sách xã hội được huy động trên toàn tỉnh Cao Bằng đạt hơn 2.500 tỷ
đồng (tăng 920 tỷ đồng so với năm 2014); trong đó, vốn ngân sách địa
phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho hộ nghèo và các
23
đối tượng chính sách vay đến hết ngày 30/6/2019 đạt 22,5 tỷ đồng (tăng 16,4
tỷ đồng so với năm 2014) để phát triển kinh tế hộ, góp phần thực hiện hiệu
quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông
thôn mới.
Từ các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, một số mô hình với cách
làm phù hợp được phát huy, nhất là phát triển các mô hình sản xuất – kinh
doanh có giá trị gia tăng theo hướng phát huy chuỗi giá trị, phù hợp với điều
kiện đặc điểm thổ nhưỡng của địa phương. Đặc biệt trong đó đáng kể đến, có
mô hình sản xuất thịt bò Mông Cao Bằng được đặt trong sự liên hệ gắn kết
chặt chẽ của mô hình "5 nhà” cùng tham gia: hộ gia đình người nông dân,
Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học kỹ thuật và các nhà tài trợ… Về
phát triển làng nghề, có mô hình làng nghề truyền thống ở Phúc Sen, huyện
Quảng Uyên với khoảng 200/461 hộ, thuộc 6 xóm làm nghề rèn truyền thống
với gần 150 lò rèn chuyên sản xuất các sản phẩm như nông cụ, dao, búa.., mỗi
lò trung bình có từ 2 - 3 lao động nông thôn; với mức thu nhập khoảng 8 - 10
triệu đồng/người/tháng … Nhờ đó góp phần đưa kinh tế của tỉnh phát triển ổn
định.
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng cho quận
Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng
- Một là, nâng cao khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học
công nghệ, kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp. Có
các chương trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đặc thù cho địa
bàn cụ thể, với mục đích phục vụ hộ nông dân. Thay đổi cơ chế hoạt động của
hệ thống khuyến nông, tạo động lực vật chất và gắn quyền lợi của khuyến
nông viên với hiệu quả phục vụ sản xuất tại địa bàn. Đẩy mạnh mối quan hệ
giữa nhà khoa học – hộ gia đình – doanh nghiệp trong chuyển giao ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất và tiêu thụ hàng hóa (liên kết sản xuất và
24
tiêu thụ sản phẩm). Xây dựng và thực thi chính sách huy động cơ chế thị
trường để kinh tế hộ gia đình có thể chủ động và bền vững.
- Hai là, chính sách đất đai đối với kinh tế hộ gia đình cần tính toán khả
dụng là cốt lõi trong quá trình tổ chức bố trí sản xuất, kinh doanh của hộ dân.
Đối với địa bàn cấp quận/huyện có cơ cấu kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sản
xuất nông nghiệp, cần thực hiện các chính sách tích tụ ruộng đất nhằm tăng
cường quy mô sản xuất. Đối với các quận/huyện đất đai nông nghiệp chuyển
sang sử dụng cho mục đích công nghiệp và đô thị: một mặt phải xác định rõ
mức giới hạn được phép chuyển đổi ở mỗi địa phương để đảm bảo an ninh
lương thực và cân bằng sản xuất nông nghiệp; mặt khác, định ra tiến độ
chuyển đổi hợp lý hàng năm, xác định tiêu chuẩn loại đất được chuyển để bảo
vệ quĩ đất phù hợp sản xuất nông nghiệp, bảo vệ đầu tư thuỷ lợi. Khi bồi hoàn
đất đai, phải tăng tỷ lệ điều tiết và có cơ chế chia sẻ thích hợp để địa phương,
các hộ dân có điều kiện thụ hưởng lợi ích của quá trình thay đổi, tham gia
được vào môi trường sống và làm việc công nghiệp, đô thị mới một cách
vững bền (góp vốn, chia cổ phần, tạo nghề nghiệp, tạo tư liệu sản xuất
mới,…).
Đối với các quận/huyện có cơ cấu phi nông nghiệp chiếm ưu thế, cần
nghiên cứu xây dựng chính sách trao quyền sử dụng đất đai lâu dài từ 50 năm
trở lên cho các hộ gia đình. Bên cạnh đó, trong điều kiện đất đai canh tác ngày
càng hạn chế, thu nhập lao động nông nghiệp thấp, không thể đáp ứng được
nhu cầu đời sống ngày càng cao, cần có chính sách dịch chuyển phát triển
kinh tế hộ gia đình theo hướng làm tiểu thủ công nghiệp hay buôn bán, dịch
vụ. Chú ý chính sách tái tổ chức phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu lao
động và ngành nghề của các hộ.
- Ba là, xây dựng và thực thi chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình
dựa trên phát huy năng lực quản lý và nội lực chủ động của cư dân, cộng
25
đồng, chính quyền địa phương (giao quyền cho cộng đồng nhân dân quản lý
hoạt động phát triển nông thôn). Trong quá trình chuyển nhanh sang kinh tế
thị trường và hội nhập kinh tế phải nhanh chóng xây dựng và thực thi chính
sách hỗ trợ cho việc hình thành các tổ chức kinh tế xã hội của nông dân để
tăng vị thế của hộ nông dân trong các hoạt động (đàm phán, hợp đồng, tiếp
nhận dịch vụ, đấu tranh trên thị trường, đóng góp chính sách,…). Chú trọng
phát huy dân chủ từ cơ sở, hình thành chủ thể có uy tín, năng lực đại diện cho
hộ nông dân. Thực hiện phân cấp những trách nhiệm không thuộc phạm vi và
khó có thể thực hiện hiệu quả từ tay cơ quan hành chính cấp xã sang tổ chức
cộng đồng của các hộ dân.
Đẩy mạnh đầu tư nâng cao trình độ thông qua thông qua chính sách hỗ
trợ, khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo
điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ để
nâng cao năng suất lao động của các hộ gia đình. Thường xuyên tổ chức các
buổi tập huấn kĩ thuật và tăng cường đầu tư mở rộng các cơ sở đào tạo nghề
cho thanh niên, nhất là khu vực nông thôn.
- Bốn là, cần có các chính sách khuyến khích vay vốn cho phát triển
sản xuất, kinh doanh và khởi nghiệp. Đa dạng hóa các hoạt động tín dụng,
hình thành quỹ vay vốn tích kiệm, quỹ đất, tạo sự tương hỗ, giúp đỡ gắn kết
trong cộng đồng, hình thành các điểm giao dịch, chuỗi các cửa hàng tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư
ngoài nhà nước như vốn đầu tư nước ngoài, vốn huy động từ các thị trường tài
chính (cổ phiếu, trái phiếu) và các nguốn vốn đối ứng khác.
26
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã tập trung trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan đến
chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, như: khái niệm, nội dung, vai trò của
chính sách kinh tế hộ, các nhân tố tác động đến chính sách phát triển kinh tế
hộ gia đình. Đồng thời, chương này cũng dành một dung lượng phù hợp để
trình bày kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ, theo đó rút
ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với quận Cẩm lệ, thành phố Đà
Nẵng.
27
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ GIA ĐÌNH QUA THỰC TIỄN QUẬN CẨM LỆ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát về quận Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng
Quận Cẩm Lệ (gồm 6 phường: Khuê Trung, Hòa Thọ Tây, Hòa Thọ
Đông, Hòa Phát, Hòa An, Hòa Xuân) được thành lập vào năm 2005 có vị trí
địa lý nằm ở của ngõ Tây Nam của thành phố Đà Nẵng, tiếp giáp với 5/7 quận
huyện còn lại của thành phố: phía Đông giáp với quận Hải Châu và Ngũ Hành
Sơn; phía Tây giáp với quận Liên Chiểu và Hòa Vang; phía Nam giáp với
huyện Hòa Vang; và phía Bắc giáp với quận Thanh Khê. Với diện tích đất tự
nhiên là 3.530 ha bằng 2,63% diện tích toàn thành phố (trong đó đất sản xuất
nông nghiệp là 228 ha, đất ở 883 ha). Quận Cẩm Lệ nằm trong khu vực khí
hậu nhiệt đới điển hình, mang tính đặc thù ven biển miền Trung. Trung bình
hàng năm: nhiệt độ 25°6C; độ ẩm không khí 82%; lượng mưa 2.066mm.
Quận Cẩm Lệ có hai nhánh sông bao bọc phía Đông Nam của quận và chảy
giữa 3 phường Hoà Xuân, Hoà Thọ Đông và Hoà Thọ Tây với chiều dài:
16km, có các bãi bồi tự nhiên có thể kết hợp thuỷ thổ trong việc khai thác đầu
tư các công trình, dự án dịch vụ, sinh thái, du lịch như: Đồng Nò, Đảo Nổi,
bãi La Hường gắn kết với với đường sông Cẩm Lệ - Làng sinh thái Hoà Xuân
- Các dịch vụ dọc tuyến Sông Hàn - Đảo Xanh - Tuyên Sơn - Cẩm Lệ - Túy
Loan.
Đất đai hầu hết là đất nông nghiệp chiếm hơn 70% diện tích. Qua gần
15 năm xây dựng và phát triển kể từ khi thành lập, tốc độ đô thị hóa hạ tầng
chỉnh trang được đẩy nhanh (mật độ đô thị hóa >70%), tạo nên quận Cẩm Lệ
có diện mạo đô thị khởi sắc, hàng loạt công trình hiện đại đã được xây dựng
28
như: cầu Cẩm Lệ, cầu Nguyễn Tri Phương, cầu vượt Hòa Cầm, cầu vượt Ngã
ba Huế, Bến xe Trung tâm, Trung tâm Hội chợ-triển lãm quốc tế thành phố,
đường ven sông Cẩm Lệ-Túy Loan, Khu công nghiệp Hòa Cầm và các khu
dân cư mới khang trang, hiện đại. Cùng với hệ thống giao thông được tập
trung đầu tư như: đường từ Hòa Thọ Tây đi Hòa Nhơn, đường Nguyễn Phú
Hường, đường Hòa Thọ Tây nối quốc lộ 1A, đường Tôn Đản nối quốc lộ
14B, đường Lê Trọng Tấn, Nguyễn Công Hoan, cầu Nguyễn Tri Phương,
đường Võ Chí Công... tạo kết nối trong chuỗi đô thị khu vực trung tâm nội
thành, góp phần vào mục tiêu phát triển chung của thành phố Đà Nẵng, cũng
như đã tạo nên nhiều cơ hội để Cẩm Lệ phát triển.
Dân số của quận Cẩm Lệ 114.560 người, mật độ dân số 3.100
người/km2, lao động trong độ tuổi chiếm trên 65% dân số, tốc độ tăng dân số
bình quân hàng năm trên 2,5% trong đó tăng cơ học cao hơn so với tăng tự
nhiên. Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp, tỷ lệ lao động trong ngành nông
nghiệp giảm; lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Kinh tế
của quận Cẩm Lệ có tốc độ tăng trưởng hàng năm khá dự kiến giai đoạn
2016-2020 là 11,8 %. Năm 2017 tăng so với 2016 là 12% trong đó tốc độ tăng
của ngành dịch vụ cao hơn so với ngành CN-XD., với sản phẩm giá trị sản
xuất công nghiệp và dịch vụ ngày càng đa dạng. Cơ cấu kinh tế (tính theo
GDP) chuyển dịch đúng định hướng: công nghiệp – xây dựng, thương mại –
dịch vụ, nông nghiệp. Tăng thu ngân sách Nhà nước bình quân hàng năm đạt
15-20%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 hơn 43 triệu đồng. Đề án
giảm nghèo giai đoạn 2013 – 2017 về đích sớm (giai đoạn 2010-2015, quận
Cẩm Lệ đã giảm được 2.737 hộ nghèo, trung bình mỗi năm giảm gần 550 hộ).
Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế được quan tâm đầu tư, chất lượng ngày
càng được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được
đảm bảo.
29
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình
trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Về thực hiện chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội
Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là nhân tố ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quận nói chung và kinh tế hộ gia đình
nói riêng. Ngay từ khi mới thành lập quận chỉ là một vùng nông thôn đang
trong quá trình đô thị hóa. Việc tổ chức triển khai chính sách phát triển cơ sở
hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Cẩm Lệ đã từng bước được chú
trọng cùng với đẩy mạnh cải cách hành chính đã tác động tạo động lực
khuyến khích xúc tiến đầu tư của doanh nghiệp vào cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội quận Cẩm Lệ, góp phần khớp nối và tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đô thị hình thành nhanh chóng, đáp ứng các yêu cầu chung về phát triển đô thị
và kinh tế. Triển khai sâu rộng Nghị quyết số 13-NQ/TW (Khoá XI) của Ban
chấp hành Trung ương Đảng và các chủ trương của thành phố Đà Nẵng về
đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trên địa bàn. Nhờ
vậy, tốc độ đô thị hóa ở quận Cẩm Lệ rất mạnh. Việc triển khai công tác quy
hoạch đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị trên địa
bàn quận Cẩm Lệ song hành gắn liền với công tác giải tỏa đền bù, bố trí tái
định cư để thực hiện các dự án phát triển và chỉnh trang không gian đô thị,
nhằm đẩy nhanh sự phát triển và tăng trưởng kinh tế- xã hội của quận. Tính từ
năm 2005 đến 2017 trên địa bàn quận Cẩm Lệ có 109 dự án quy hoạch lớn,
nhỏ trong đó có 47 dự án đã hoàn thành và 55 dự án đang triển khai, với hơn
10.000 hộ ảnh hưởng chiếm 43,8% hộ dân, đặc biệt phường Hòa Xuân là
phường giải tỏa trắng với 3.210 hộ chiếm đến 32,1% số hộ giải tỏa toàn quận.
Triển khai nghiêm túc, đúng luật, kiên trì về chính sách hỗ trợ giải tỏa đền bù,
bố trí tái định cư ở khu vực Trung Lương và Cồn Dầu (phường Hòa Xuân)
30
đối với người dân trong vùng giải tỏa; cùng với vận động bà con cùng chung
sức với thành phố trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố. Trong
nhiều năm chính quyền quận đều lấy chủ đề “Năm giải tỏa, đền bù, tái định
cư và an sinh xã hội” để thực hiện. Phát huy thế mạnh tại các khu đô thị hoàn
chỉnh hạ tầng để phát triển thương mại-dịch vụ, phối hợp với các cơ quan
chức năng của thành phố, kêu gọi, xúc tiến đầu tư triển khai xây dựng dự án
“Làng ẩm thực quốc tế” tại phường Hòa Thọ Đông. Mở cơ chế chính sách thu
hút đầu tư vào các ngành dịch vụ, nhất là các khu ẩm thực trên đường Thăng
Long, khu vui chơi giải trí về đêm, khu thể thao tại Công viên Tuổi Trẻ gắn
với khai thác có hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hội nghị Quốc tế tại
phường Khuê Trung; xây dựng đề án phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên
địa bàn quận gắn với tuyến du lịch sinh thái đường sông Cẩm Lệ-Túy Loan;
sưu tầm và phục dựng, hỗ trợ phát triển một số sản phẩm đã có thương hiệu
để phục vụ du lịch. Khuyến khích mở rộng dịch vụ nhà hàng, khách sạn ở khu
vực Bến xe Trung tâm, các tuyến đường trọng điểm. Tạo điều kiện cho doanh
nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thông qua hoạt
động du lịch, hội chợ. Khuyến khích phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ
vận tải, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm và các loại dịch vụ mới theo hướng xã hội hoá. Khuyến khích các thành
phần kinh tế đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ, như: sản phẩm cơ khí,
thiết bị điện, điện tử, các mặt hàng phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may,
bao bì. Điển hình, các dự án đã hoàn thành đã làm thay đổi kinh tế của quận,
nhất là khu vực Hòa Xuân trước đây hộ dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp
và số lượng này giảm dần nhưng thay vào đó là hộ tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng, thương mại và dịch vụ tăng lên, đời sống của người dân cũng tăng lên;
khu công nghiệp Hòa Cầm, chợ văn minh thương mại đã hình thành các dịch
vụ ăn theo cùng hình thành số hộ gia đình kinh doanh phòng trọ cho công
31
nhân, nuôi dạy trẻ phát triển, và các dịch vụ ăn uống cũng hình thành từ sự
đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế,…
Nhờ vậy, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo ra
các điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ dân
hoạt động kinh tế hiện tại ở quận Cẩm Lệ. Số lượng doanh nghiệp tăng mới
năm 2017 là 712 doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể; tăng bình quân qua các
năm trên 300 hộ/năm. Tính đến tháng 6/2017 trên địa bàn quận có hơn 5.500
hộ kinh doanh cá thể, tăng gấp đôi so với đầu năm 2010; góp phần đem lại giá
trị kinh tế và giải quyết vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn quận. Cơ cấu lao
động chuyển dịch phù hợp, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm; lao
động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên, cụ thể:
Bảng 2.1. Tổng số hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Cẩm lệ giai
đoạn 2013-2017
Đơn vị tính: hộ
Số hộ sản xuất, kinh
doanh
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Tổng hộ kinh doanh 5.157 5.109 5.237 5.436 5.562
Hộ kinh doanh CN 1735 1749 1765 1779 1793
Hộ thương mại – dịch vụ 2854 2991 2857 3012 3050
Hộ Nông nghiệp 568 575 562 554 501
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê Quận Cẩm Lệ từ các năm
2013, 2014, 2015, 2016, 2017
Tuy vậy, khoảng cách giữa chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế -
xã hội và thực tế mong muốn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp còn khá lớn,
phần lớn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vẫn chưa bị hấp dẫn bởi các chính
sách ưu đãi, hỗ trợ hiện tại. Vốn đầu tư so với các quận, huyện trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng, quận Cẩm Lệ vẫn là một trong những khu vực khó khăn
32
với tổng vốn huy động đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2010-2017 đạt khoảng
16.500 tỷ đồng, tăng gấp nhiều lần so với năm 2010, nhưng chiếm tỷ trọng
lớn vẫn là nguồn vốn của nhà nước, đầu tư vào hạ tầng các khu dân cư và hệ
thống đường giao thông trên địa bàn; vốn đầu tư từ các hộ kinh doanh không
đáng kể. Nguồn vốn huy động cho phát triển kinh tế hộ gia đình chủ yếu là
nguồn Ngân hàng chính sách xã hội, vốn quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế, vốn
huy động trong nhân dân từ các tổ chức đoàn thể xã hội quận vận động. Ở
khía cạnh ứng dụng công nghệ thông tin so với các quận huyện khác trên địa
bàn Đà Nẵng, hiện nay quận Cẩm Lệ còn đứng cuối bảng. Mặt khác, bản thân
trên địa bàn quận hiện còn có nhiều dự án phải di dời, giải tỏa; công tác giải
tỏa, đền bù, bố trí tái định cư ở một số dự án còn gặp nhiều khó khăn, tình
trạng khiếu kiện, khiếu nại kéo dài chưa xử lý dứt điểm cùng với tình trạng
ngập úng, ô nhiễm môi trường… gây bức xúc trong nhân dân.
2.2.2. Về thực hiện chính sách khoa học công nghệ
Việc triển khai chính sách này trên địa bàn quận Cẩm Lệ đã từng bước
quan tâm đến phát triển kinh tế hộ gia đình trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng
khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến thông qua hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ
phương tiện sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ pháp lý để các hộ kinh tế
gia đình dần chuyển sang doanh nghiệp, hợp tác xã. Hình thành các khu phố
chợ, khu buôn bán tập chung, đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm nông
nghiệp sạch theo hướng phục vụ đô thị, chú trọng tăng năng suất, chất lượng,
hiệu quả. Tăng cường đầu tư và có chính sách hỗ trợ cho vùng La Hường sản
xuất rau chuyên canh theo tiêu chuẩn VietGap; khai thác hợp lý, hiệu quả diện
tích đất nông nghiệp ở phường Hòa Thọ Tây, hộ sản xuất rau tại vùng rau
được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật công nghệ mới, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị kỹ
thuật khoa học để phát triển nên từ vùng đất bị bỏ hoang các hộ dân đã bắt
đầu sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Củng cố nâng cao
33
hiệu quả hoạt động các hợp tác xã, Hội làm vườn-sinh vật cảnh. Mặt khác,
chính sách này cũng hướng vào đầu tư hỗ trợ đẩy mạnh cơ giới hóa nông
nghiệp, trang bị máy cày đất, máy gặt đập liên hợp, máy sấy lúa cho các hợp
tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, hộ nông dân giúp giảm lao động, tăng năng
suất và hiệu quả sản xuất, giảm hao hụt trong khâu thu hoạch… Với ngành
thủy sản, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cho các hộ dân trên địa
bàn quận chủ yếu được áp dụng trong việc đưa vào nuôi trồng các giống thủy
sản nước ngọt có giá trị thương phẩm cao như cá trắm cỏ, cá diêu hồng, cá rô
đơn tính, tôm thẻ chân trắng...; cung cấp hệ thống giàn sục khí, sử dụng công
nghệ men vi sinh xử lý môi trường, tăng tỉ lệ tiêu hóa, phòng trị bệnh để hỗ
trợ nuôi thâm canh, bán thâm canh. Trong những năm gần đây, Trung tâm
Khuyến ngư nông lâm đã chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng
công nghệ trong nuôi thủy sản nước ngọt như triển khai mô hình nuôi cá an
toàn sinh học. Hằng năm Hội nông dân quận Cẩm Lệ phối hợp với phòng
kinh tế, Trung tâm khuyến nông hỗ trợ nông dân tổ chức hơn 50 lớp tập huấn
chuyển giao khoa học kỹ thuật và xây dựng các mô hình sản xuất mới.
Bên cạnh đó, bản thân các chủ hộ cũng rất ý thức được hiệu quả của
việc đầu tư cho khoa học kỹ thuật, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn tự đầu tư
cho khoa học kỹ thuật, đưa giống mới, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, trang bị
máy móc thiết bị, ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến v.v.
Song vì là một địa phương trong quá trình đô thị hóa, nên việc kêu gọi
hỗ trợ đầu tư cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế hộ
gia đình còn tự phát, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương còn hạn chế chỉ
dừng lại ở hỗ trợ kỹ thuật mà hình thức phổ biến là tập huấn. Việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật, công nghệ chỉ dừng lại trên lĩnh vực sản xuất, còn lĩnh vực
bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch hầu như chưa được
áp dụng, người dân chủ yếu dùng các biện pháp bảo quản, chế biến thủ công
34
thô sơ đối với sản phẩm sau thu hoạch. Hơn nữa, đối với các hộ sản xuất phi
nông nghiệp thì chính quyền chưa có chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ.
2.2.3. Về thực hiện chính sách đất đai
Các hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và phi nông nghiệp có đăng
ký kinh doanh và không đăng ký kinh doanh trên địa bàn quận Cẩm Lệ đều
chịu sự tác động của chính sách đất đai. Với những áp lực và hiện trạng sử
dụng đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan
hiếm và có giới hạn, dân số gia tăng nhanh, do đó đòi hỏi phải có sự đối chiếu
hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối
đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được hệ
sinh thái cây trồng và môi trường sống của con người. Bên cạnh đó, trong quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay sẽ kèm theo đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ, phát triển đô thị ngày càng mở rộng. Cùng với sự phát triển kinh tế,
nhu cầu sử dụng đất đô thị ngày càng tăng. Việc sử dụng đất một cách tiết
kiệm, hợp lý, có hiệu quả là yêu cầu hàng đầu.
Từ khi triển khai Luật Đất đai năm 2013 cho đến nay, trên địa bàn Đà
Nẵng nói chung và quận Cẩm Lệ nói riêng, việc cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân đạt được các kết quả đáng kể, đến nay, trên địa bàn quận
Cẩm Lệ hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận cho hơn 96% số hộ dân
đang sử dụng đất. Chính quyền thành phố và quận Cẩm Lệ thường xuyên rà
soát quy hoạch đất đai, công bố điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án quy hoạch
kém khả thi; có chủ trương cho phép cấp Giấy chứng nhận cho các hộ dân
nằm trong các dự án chậm triển khai, các dự án sau khi điều chỉnh quy hoạch
để lại chỉnh trang. Điểm đáng chú ý là những trường hợp hộ gia đình, cá nhân
đang sử dụng đất có một phần diện tích đất tăng thêm không nằm trong giấy
tờ sẽ được xem xét hợp thức hóa. Điều này hướng đến giải quyết vướng mắc
35
cho các hộ gia đình, cá nhân khi diện tích đất thực tế và trên giấy tờ không
trùng khớp. Đây là một trong những điều kiện phát huy nội lực thúc đẩy phát
triển kinh tế hộ gia đình.
Vấn đề đang còn bất cập là, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất trên địa bàn vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết triệt để
trong khi áp lực lớn hiện nay là diện tích đất nông nghiệp đang mất vào các
khu công nghiệp, khu đô thị và giao thông với tốc độ quá nhanh. Theo số liệu
thống kê từ Báo cáo của UBND quận Cẩm Lệ tháng 5-2016 Về tình hình thực
hiện chương trình, chính sách tái định cư dự án ở quận Cẩm Lệ, trong 5 năm
qua toàn quận đã có khoảng 50% số hộ nông dân bị mất đất, mà lý do chính là
bị thu hồi do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Diện tích lúa gieo trồng
năm 2015 hiện còn 64 ha, năng suất bình quân 53tạ/ha. Trong khi đó, nhiều
hộ khác tuy đã năng động chuyển đổi ngành nghề, nhưng vẫn không đủ "can
đảm" để nhượng ruộng cho người khác canh tác hay thuê người làm – vì tính
chắc chắn của nghề mới chưa bảo đảm cho các hộ chuyển nghề. Phần lớn là
giữ đất hay có chăng cũng là cho con cháu làm để vừa đủ mức nộp thuế sử
dụng đất. Bởi vậy, tốc độ tích tụ, hoặc dồn điền, đổi thửa diễn ra quá chậm so
với nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa.
Nguyên nhân của một số vướng mắc trong chính sách đất đai chủ yếu
là do tình trạng cấp đất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất công, chuyển mục đích
sử dụng đất sai quy định; tự ý chia tách, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp;
vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, quản lý quy hoạch nhưng
chưa được xử lý, giải quyết dứt điểm. Tình trạng lãng phí sử dụng tài nguyên
đất diễn ra khá phổ biến do dự án chậm triển khai, đầu cơ đất phát triển mạnh
trên địa bàn quận vì thế số lô đất trống bị bỏ hoang không sử dụng. Có đến
10.600 hộ nông dân mất đất, làm cho 21.000 lao động không có việc làm,
nhưng diện tích thu hồi lại bỏ hoang, chờ dự án, hoặc chỉ sử dụng khoảng
36
45% cùng với triệu chứng ô nhiễm môi trường (Báo cáo của UBND quận
Cẩm Lệ tháng 5-2016 Về tình hình thực hiện chương trình, chính sách tái
định cư dự án ở quận Cẩm Lệ).
2.2.4. Về thực hiện chính sách thuế và vốn tín dụng
Việc triển khai chính sách miễn thuế được thực hiện nhất quán đối với
nông nghiệp nhằm tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, đồng thời
hỗ trợ những hộ nông nghiệp phát triển kinh tế trang trại cũng được hưởng
lợi. Cụ thể là, quận Cẩm Lệ đã thực hiện tốt chính sách thuế đối với người
dân, miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, chưa thu thuế thu nhập với các
trang trại có thu nhập cao. Qua đó khuyến khích các hộ đẩy mạnh sản xuất,
đầu tư phát triển kinh tế trang trại.
Tuy vậy, một số vấn đề đặt ra: do kinh tế hộ tự chủ về nguồn vốn đầu
tư và kinh doanh không kiểm soát nguồn thu nhập của các hộ kinh doanh nên
không thể đánh giá mức thuế đúng với thực chất kinh doanh của hộ kinh
doanh. Ngoài ra, các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp chưa được hưởng
những chính sách ưu đãi về thuế như doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể là:
chưa được hưởng chế độ ưu đãi từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất
nhập khẩu, không có tư cách pháp nhân điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến ký
kết đầu tư.
Với chính sách về vốn, ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước thông
qua các chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giống và chính sách ưu đãi
về thuế, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, và ngành nghề phi nông nghiệp còn
được ngân sách các thành phố hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư. Chính sách hỗ
trợ này thể hiện rất rõ khi nông dân vay vốn ngân hàng (Ngân hàng chính
sách, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNoPTNT), Quỹ hỗ
trợ Phát triển) để mua sắm máy móc, trang bị cơ giới hoá nông nghiệp, hàng
hóa dịch vụ. Người vay không phải thực hiện thủ tục phức tạp, lãi suất thấp.
37
Quận còn thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tín dụng, vận động góp vốn quay
vòng trong nhân dân để đẩy mạnh sản xuất, nắm thời cơ. Trong hoạt động
này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đóng góp vai trò lớn đối
với hộ kinh doanh, sản xuất nông nghiệp; nguồn vốn quỹ hỗ trợ phát triển của
địa phương và vốn góp quay vòng trong nhân dân để phát triển kinh tế hộ gia
đình trên địa bàn quận. Với trên 15 năm thực hiện chính sách cho vay tới hộ,
tổng doanh số cho vay của NHNoPTNT đối với kinh tế hộ hơn 4 nghìn tỷ
đồng với hơn 2 ngàn hộ đang có dư nợ ngân hàng; vốn ngân hàng chính sách
dư nợ trên 200 tỷ với hơn 10 ngàn hộ; dư nợ Quỹ hỗ trợ Nông dân và Phụ nữ
trên 7 tỷ đồng cho hơn 300 hộ [7]. Nhờ các nguồn vốn vay này, nhiều hộ gia
đình đã trở nên giàu có. Ngoài ra, các hộ kinh doanh, sản xuất trên địa bàn
quận được tạo điều kiện bởi chính sách tín dụng từ Ngân hàng chính sách về
giải quyết việc làm đối với các hộ giải tỏa, hộ khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo
bằng lãi suất ưu đãi. Nhờ vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình
phát triển nhằm giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo, tăng nguồn thu cho ngân
sách địa phương. Cụ thể, từ khi thực hiện chính sách tín dụng trên, số vốn đầu
tư của hơn 5.500 hộ kinh doanh cá thể tăng lên, nhiều hộ vươn lên thoát
nghèo và thoát nghèo bền vững, cùng nhau giúp đỡ sản xuất kinh doanh.
Nhiều gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh
giỏi giúp nhau thoát nghèo được vinh danh.
Tuy vậy, đối với các hộ kinh doanh phi nông nghiệp về đa số họ có quy
mô vốn đầu tư còn rất nhỏ, nhiều ngành nghề ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh của các hộ dân như kinh doanh phế liệu, mộc, cơ khí,...
2.2.5. Về thực hiện chính sách thị trường và hỗ trợ kinh tế hộ gia
đình tiêu thụ sản phẩm
Việc triển khai chính sách thị trường và hỗ trợ kinh tế hộ tiêu thụ sản
phẩm trên toàn thành phố Đà Nẵng và địa bàn quận Cẩm Lệ nói riêng hướng
38
vào quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, Hội Nông dân quận phối hợp với phòng Kinh tế, phòng Tư pháp
quận tuyên truyền vận động, hỗ trợ pháp lý khuyến khích hộ dân tiêu thụ hàng
hóa theo hợp đồng. Bước đầu liên kết hoạt động kinh tế giữa các hộ dân đi
vào hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo quy hoạch; xuất
hiện nhiều mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Đối với
việc tiêu thụ sản phẩm của các hộ hoạt động phi nông nghiệp chủ yếu cũng do
hộ thực hiện, nhưng đang xuất hiện xu hướng kinh tế hộ phát triển các họat
động phi nông nghiệp hướng về xuất khẩu, thực hiện liên doanh liên kết với
các đơn vị xuất khẩu, sản xuất gia công cho các đơn vị này. Và để có tư cách
pháp nhân, thuận tiện hơn trong các giao dịch thương mại và cũng để được
hưởng các ưu đãi đối với doanh nghiệp nhiều hộ kinh doanh đã đăng ký để trở
thành doanh nghiệp. Quận đã thành lập được Câu lạc bộ Hội doanh nhân tạo
điều kiện giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp với nhau đồng
thời hỗ trợ các cở sở kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ phát triển như làm cầu nối
để các cở sở hộ gia đình nhận hợp đồng gia công may mặc, giày dép, hàng thủ
công mỹ nghệ,…
Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đối với phát triển sản xuất
hàng hóa của hộ nhưng hiện đang là khâu yếu nhất. Mặc dầu chính sách được
triển khai chính thức từ 2002 nhưng đến nay việc vận dụng chưa được nhiều.
Tình trạng thiếu lồng ghép về chiến lược, và thiếu liên kết công cụ chính sách
còn khá phổ biến. Điền hình, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chưa gắn với
Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua
hợp đồng, Quyết định 63/2010/ QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg về cơ chế,
chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản
hoặc các cơ chế hỗ trợ tài chính, tín dụng để kết nối chuỗi… Nên một số vấn
đề đặt ra trên địa bàn Quận Cẩm Lệ là:
39
Hiện vẫn còn tình trạng chưa có sự gắn kết trong sản xuất giữa nhà
khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông dẫn đến đang còn lúng
túng/ bị động trong quá trình tổ chức sản xuất; sản xuất sản phẩm chưa gắn
với thị trường tiêu thụ, nhu cầu của thị trường dẫn đến tình trạng mất cân
bằng cung cầu, “được mùa thì mất giá” - vì phần lớn các hộ sản xuất sản
phẩm nông nghiệp theo kiểu truyền thống (tự tiêu thụ sản phẩm), thiếu thông
tin thị trường, nên không dám đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất do sợ
rủi ro; thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, hầu hết các sản phẩm do hộ tự tiêu
thụ trên thị trường địa phương hoặc qua trung gian thương mại; tình trạng vi
phạm hợp đồng đối với cả hai bên đã có xảy ra, nhất là đối với các hàng nông
sản sự ký kết hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp gặp rất nhiều khó
khăn (do đa số hàng nông sản của quận chủ yếu cung cấp theo thời vụ nên đã
xuất hiện tình trạng ký hợp đồng rồi phải thương lượng do thời gian sản xuất
hàng nông sản của quận chỉ làm được 9 tháng trong một năm, do bị ngập lụt
và sản xuất phụ thuộc vào thời tiết nước trời). Tổ chức đảm bảo thông tin thị
trường, thông tin kinh tế, quảng bá chưa chú trọng, công tác kiểm tra giám sát
thị trường làm chưa tốt. Mặt khác, các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận
chưa thật sự đầu tư vào công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa.
Thông qua hội chợ làng nghề bằng phương pháp thủ công để người sản xuất
nông nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình, chưa xây dựng được nhãn hiệu,
thương hiệu hàng hóa riêng để giới thiệu ra thị trường. Bản thân người nông
dân chưa có ý thức về thị trường.
2.2.6. Về triển khai chính sách tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo
Để đảm bảo việc làm cho người dân, quận đã tập trung cả hệ thống
chính trị từ quận xuống phường tuyên truyền các chủ trương của Trung ương,
thành phố đặc biệt cụ thể hóa chủ trương “5 không 3 có” của thành phố Đà
Nẵng. Đối với quận Cẩm Lệ có 108 dự án quy hoạch giải tỏa, hơn 10.000 hộ
40
dân bị ảnh hưởng, chiếm gần 50% hộ dân trên toàn quận (Báo cáo của UBND
quận Cẩm Lệ tháng 5-2016 Về tình hình thực hiện chương trình, chính sách
tái định cư dự án ở quận Cẩm Lệ). Chính vì thế chính sách giải quyết việc
làm được Quận ưu tiên trong các vấn đề an sinh cho người dân nhất là các hộ
sau khi giải tỏa như: chính sách đền bù, giải quyết việc làm và đào tạo nghề,
điều kiện sống khi chuyển đến nơi ở mới...; tạo tâm lý yên tâm cho người dân
và sự đồng thuận. Đồng thời, quận cũng đã thành lập tổ vận động, điều tra
khảo sát giúp việc cho mỗi dự án nhằm nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của
người dân sau khi giải tỏa để cho vay vốn sản xuất kinh doanh, đào tạo nghề
phân theo độ tuổi (18-30; 31-40...) đặc biệt là lao động thuần nông là nam
giới, kịp thời chọn cho họ một nghề thích hợp với khả năng nguyện vọng của
mỗi người dân. Bên cạnh đó, quận phối hợp với các sở, ban, ngành, các khu
công nghiệp, Hội Doanh nghiệp... làm cầu nối giữa người lao động với doanh
nghiệp, đặc biệt là thông qua các phiên chợ việc làm. Xây dựng Đề án chuyển
đổi ngành nghề và giải quyết việc làm cho nông dân tại khu đô thị sinh thái
Hòa Xuân, Quận đã tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân tại 6 điểm. Từ
năm 2011 đến nay, đã có 1.768 lao động đăng ký việc làm (giải quyết được
1.205 lao động có việc làm ổn định) và đào tạo nghề cho 972 người (Báo cáo
của UBND quận Cẩm Lệ tháng 5-2016 Về tình hình thực hiện chương trình,
chính sách tái định cư dự án ở quận Cẩm Lệ). Quận đã làm cầu nối giữa
người dân với doanh nghiệp trên địa bàn quận như: Công ty Dệt may Hòa
Thọ, Công ty Phước Tường, Khu công nghiệp Hòa Cầm..., giới thiệu cho hơn
2.670 lao động vào làm việc. Ngoài ra, Quận phối hợp với Sở Lao động-
Thương binh và Xã hội, Trung tâm Giới thiệu việc làm Đà Nẵng tổ chức 5
phiên chợ việc làm thu hút hơn 2000 người tham gia, giải quyết 410 lao động.
Đặc biệt tổ chức 1 phiên tại phường Hòa Xuân - nơi có 3.210 hộ dân di dời
thu hút hơn 1.000 người tham gia, giải quyết 298 lao động.
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ

More Related Content

What's hot

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệpBài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệpViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...PinkHandmade
 

What's hot (20)

BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
 
Luận văn: Phát triển cây hồ tiêu huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Phát triển cây hồ tiêu huyện Đăk Song tỉnh Đăk NôngLuận văn: Phát triển cây hồ tiêu huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Phát triển cây hồ tiêu huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
 
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đLuận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
 
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú ThọBáo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
 
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
 
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệpBài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
 

Similar to Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ

Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ (20)

Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng NamChính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy XuyênLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng NgãiLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đChính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
Báo cáo tốt nghiệp Những chuyển biến về kinh tế - xã hội xã Định Hiệp, huyện ...
 
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú NinhLuận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An LãoLuận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
 
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAYLuận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư JútLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
 
Phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng NamPhát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa VangLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
 
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải DươngLuận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
 
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng NinhĐề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM HỒNG ĐỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM HỒNG ĐỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Hồng Đức
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện tôt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài và những gì đạt được hôm nay, tôi không thể quên được công lao giảng dạy và hướng dẫn của quý thầy, cô giáo Khoa Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội. Tôi xin được gởi lời cảm ơn đến các cơ quan: Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, Chi cục Thống kê quận Cẩm Lệ, Văn phòng Quận ủy Cẩm Lệ, Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, Phòng Kinh tế quận Cẩm Lệ, phòng Tài chính kế hoạch quận Cẩm Lệ, Hội Nông dân quận Cẩm Lệ đã cung cấp tài liệu, cũng như tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và nghiên cứu đề tài. Tôi xin được nói lòng biết ơn sâu sắc đến các anh chị đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi và cùng tôi vượt qua mọi khó khăn. Và tôi xin cảm ơn các anh chị, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn chia sẽ, giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu, và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Phạm Hồng Đức
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...... 8 1.1. Một số khái niệm liên quan........................................................................ 8 1.2. Nội dung của chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình...........................11 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình.......................................................................................................16 1.4. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ và bài học rút ra có thể áp dụng cho quận Cẩm lệ, Thành phố Đà Nẵng ..............................21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH QUA THỰC TIỄN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.............................................................................27 2.1. Khái quát về quận Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng.......................................27 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng...........................................................29 2.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình tại Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng............................................................42 2.4. Đánh giá chung ........................................................................................45 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...........................................................52 3.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng......................................52 3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng...........................................................................64 KẾT LUẬN....................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt 1 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng 2 CNH –HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 5 GNP Tổng sản lượng quốc gia 6 KT-XH Kinh tế – Xã hội 7 NXB Nhà xuất bản 8 NHNoPTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 9 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức 10 PCI Provincial Competitiveness Index Quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 13 VIETGAP Vietnamese Good Agricultural Practices 14 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 15 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tổng số hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bànquận Cẩm lệ giai đoạn 2013-2017 31
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên sở hữu chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định. Kinh tế hộ gia đình là loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Sự trường tồn của hình thức này đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình lại càng có ý nghĩa to lớn, bởi nước ta bước vào nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với khoảng gần 80% dân số đang sinh sống ở nông thôn. Nông thôn lại là điểm xuất phát tạo cơ sở vật chất tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó kinh tế hộ gia đình là mô hình kinh tế có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô. Kinh tế hộ gia đình không phải là một thành phần kinh tế nhưng là một loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Một trong các thành viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt động kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất. Chủ hộ điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của mình. Các cá nhân và nhóm kinh doanh trong các lĩnh vực như vận tải, xây dựng, thương mại dịch vụ và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh… trên thực tế các hoạt động kinh tế hộ gia đình và được điều chỉnh theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015. Chủ hộ chịu trách nhiệm vô hạn về vốn và kết quả kinh
  • 9. 2 doanh của mình. Mặt khác, Nhà nước cũng có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh có số vốn phù hợp với qui mô để hộ gia đình có thể chuyển thành doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và các hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 8 thông qua vào ngày 26 tháng 11 năm 2014. Mặc dù vậy, trong nhiều năm qua lĩnh vực kinh tế hộ trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng - một quận vùng ven của thành phố Đà Nẵng đang trong quá trình đô thị hóa cao, qua sự chuyển đổi từ một khu vực kinh tế nông nghiệp là chủ yếu chuyển sang phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp nên quy mô kinh doanh nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức khó khăn về vốn, lao động, mặt bằng kinh doanh,… đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thế giới, khu vực và trong nước có nhiều biến động, sức mua giảm làm cho một số hộ kinh doanh có nguy cơ phá sản. Nhà nước chỉ mới có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có chính sách riêng để hỗ trợ cho kinh tế hộ. Từ thực tế đó, để đưa ra các đề xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của quận Cẩm Lệ trong giai đoạn đến năm 2023, đề tài “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” được chọn để viết luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chính sách Công là hết sức cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đến nay đã có nhiều tác giả trong nước có công trình nghiên cứu hay bài viết về chính sách phát triển kinh tế ở khu vực nông nghiệp nông thôn Việt Nam, tiêu biểu một số nghiên cứu dưới đây: - Bài viết “Phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam” của nhóm tác giả
  • 10. 3 Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Thu Hiền đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 3 (2013). Nghiên cứu này căn cứ chủ yếu vào thu thập từ những số liệu thứ cấp ở phạm vi quốc gia những năm 2001, năm 2006 và năm 2011 (của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản) để đánh giá các thành quả cơ bản và các hạn chế đặt ra cùng nguyên nhân dẫn đến trong phát triển kinh tế hộ; qua đó đưa ra các giải phápđối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế hộ ở nông thôn theo hướng bền vững. - Luận án tiến sỹ năm 2017 chuyên ngành Kinh tế phát triển “Phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tình Bắc Kạn” của tác giả Nguyễn Văn Công, Học viện KHXH - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. Luận án này trình bày cơ sở lý luận về sự phát triển kinh tế hộ nông dân làm chỗ dựa để đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở tỉnh Bắc Kạn. Từ đó, Luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hiện nay. - Luận án tiến sỹ năm 2017 chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp “Kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Hồ Lương Xinh, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Hà Nội. Luận án này trình bày mô hình Hồi quy Binary Logistic để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên; qua đó làm cơ sở đánh giá thực trạng kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, Luận án đề xuất quan điểm và các giải pháp giai đoạn hiện nay để phát triển kinh tế hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp. - Luận án tiến sỹ ngành Xã hội học năm 2018 “Vai trò của phụ nữ dân
  • 11. 4 tộc Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình vùng Đông Bắc Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thái Nguyên)” của tác giả Nguyễn Đỗ Hương Giang, Học viện KHXH - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. Ở Luận án này xuất phát từ việc hệ thống hóa khung lý thuyết và hướng tiếp cận về vai trò phụ nữ Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình để phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ và nam giới Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở Thái Nguyên, những nhân tố ảnh hưởng vai trò của phụ nữ Sán Dìu trong quá trình tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình cũng như chỉ ra những khó khăn thách thức trong công cuộc phát triển kinh tế hộ gia đình của người Sán Dìu ở Thái Nguyên. Qua đó, Luận án này đề xuất các quan điểm và những nhóm giải pháp để gia tăng vai trò, vị thế của phụ nữ người Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương tầm nhìn 2030. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu khác có liên quan, như: "Ảnh hưởng của chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của PGS.TS Ngô Đức Cát, Trường Đại học Kinh tế quốc dân; "Về một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời kỳ mới" của PGS.TS Đặng Văn Thanh, Bộ Tài chính; "Hoàn thiện các chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của ThS. Vũ Thị Thảo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Tiến Dĩnh, năm 2003: "Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa"... Nhưng đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào về thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở một đô thị mới phát triển như quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, nhất là các nghiên cứu tiếp cận từ chuyên ngành Chính sách công. Vì thế có thể nói đây là khoảng trống nghiên cứu cần được tiếp tục
  • 12. 5 nghiên cứu. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ ở nông thôn đã có, tác giả tập trung phân tích những khó khăn, thách thức trong quá trình hoàn thiện chính sách kinh tế hộ gia đình ở thành thị nói chung và quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng nói riêng trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn được xác định là: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình; - Đánh giá thực trạng chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình qua thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất giải pháp chủ yếu hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đó là thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Trong đó, tập trung nghiên cứu 6 chính sách kinh tế chủ yếu trong phát triển kinh tế hộ đó là: Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; Chính sách khoa học công nghệ; Chính sách thuế và vốn tín dụng; Chính sách tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo; Chính sách
  • 13. 6 thị trường và hỗ trợ kinh tế hộ tiêu thụ sản phẩm; Chính sách đất và SDĐ. - Về không gian: địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng - Về thời gian: từ năm 2013 đến năm 2023. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, nhất là kinh tế hộ. Đồng thời, luận văn vận dụng các học thuyết kinh tế hiện đại, gắn với đặc thù của địa phương theo quan điểm toàn diện, lịch sử và cụ thể. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm các phương pháp kết hợp giữa lôgic và lịch sử, toàn diện và cụ thể để hệ thống hóa quá trình và các quan điểm, lý thuyết trong phát triển kinh tế; phân tích, so sánh…. cũng như kết hợp với thực tiễn, kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở các địa phương trong nước. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá, chọn lọc rút ra nhận xét, kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển kinh tế hộ trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách kinh tế hộ, cung cấp thêm những luận cứ khoa học nhằm đánh giá khách quan khoa học về thực trạng xây dựng và phát triển chính sách kinh tế hộ ở một địa phương cụ thể 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách kinh tế hộ và một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình của quận Cẩm
  • 14. 7 Lệ thành phố Đà Nẵng trong những năm tới. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng hiện nay Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
  • 15. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Một số khái niệm liên quan - Khái niệm chính sách Thuật ngữ “chính sách” vốn hàm ý một sự đối xử ưu đãi của nhà nước đối với một nhóm tổ chức, cá nhân nhất định. Chính sách được hiểu chung nhất là chủ trương và các biện pháp của một Đảng phái, một Chính phủ trong các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội. Có thể hệ thống hoá một số định nghĩa về “chính sách” (hay chính xác hơn về mặt học thuật gọi là “chính sách công”) được một số học giả sử dụng như sau: - Theo James Anderson định nghĩa, chính sách là một quá trình hành động có mục đích được theo đuổi do một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết những vấn đề mà họ quan tâm.[33;tr.5] - Theo William Jenkin, chính sách công là một tập hợp những quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hoặc một nhóm các nhà chính trị gắn liền trong việc lựa chọn các mục tiêu và giải pháp để đạt các mục tiêu đó.[34] - Với Thomas R. Dye xác định, chính sách công là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm.[35] Tác giả Vũ Cao Đàm đưa ra định nghĩa: Chính sách là tập hợp biện pháp được thể chế hóa mà một chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm thúc đẩy đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý vạch ra trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội.[15] Nhiều học giả ở các nước phát triển cho rằng một chính sách (của nhà
  • 16. 9 nước) có 5 đặc điểm cơ bản là: (1) tính có mục đích; (2) được ban hành bởi chủ thể công quyền; (3) đó có thể là chuỗi hành động (hành động thực tiễn được thi hành, chứ không dừng lại những văn bản tuyên bố); (4) được sinh ra để giải quyết một hoặc một nhóm vấn đề nhất định; (5) được bảo đảm thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Như vậy, chính sách công ở tầm khái quát nhất chính là công cụ để Đảng cầm quyền và chính quyền thể hiện thái độ, hành vi ứng xử của mình về việc giải quyết các vấn đề của đất nước, của thực tiễn đời sống cộng đồng thông qua chương trình hành động với các giải pháp can thiệp nhằm đạt được mục tiêu quản lý của mình. Trên cơ sở các quan niệm trên, có thể nhận thấy, có 3 thành tố mà trong định nghĩa về chính sách được các học giả, nhà nghiên cứu đề cập tới là: (1) vấn đề cần giải quyết; (2) mức độ giải quyết vấn đề (hay còn gọi là mục tiêu của chính sách hay mục tiêu chính sách); (3) các phương án hành động cụ thể của nhà nước/chính quyền cần thực hiện (với nguồn lực về tổ chức bộ máy, con người, nguồn kinh phí kèm theo) để giải quyết vấn đề. Như vậy, chính sách, vì thế, là một trong những công cụ giao tiếp tương tác quan trọng giữa Nhà nước và Đảng cầm quyền đối với xã hội. Hoạch định chính sách và thực thi chính sách là một trong những phương thức tồn tại cơ bản của Nhà nước và Đảng cầm quyền, thông qua đó, những “áp lực/đòi hỏi/vấn đề” của xã hội được bộc lộ, ghi nhận, đáp ứng và giải quyết. - Kinh tế hộ gia đình Kể từ Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 05/4/1988 của Ban chấp hành TW Đảng (khoá VI) về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, với mục đích giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao đất đai và các tư liệu sản xuất khác cho hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, hộ nông dân (hộ gia đình) đã trở thành đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, có tư
  • 17. 10 cách là đơn vị kinh tế cơ sở (kinh tế hộ gia đình). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 của Việt Nam cũng đã xác định kinh tế hộ gia đình là một đơn vị sản xuất cơ sở, cần thiết cho quyền chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Kinh tế hộ gia đình là một loại hình tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, mà ở đó các thành viên có tài sản chung và cùng đóng góp các nguồn lực vốn, đất đai, công sức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do luật định. Các cá nhân và nhóm kinh doanh trong các lĩnh vực như vận tải, xây dựng, thương mại dịch vụ và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh… trên thực tế là các hoạt động kinh tế hộ gia đình và được điều chỉnh theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ. Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình là một loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Sự tồn tại của kinh tế hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và tài nguyên khác để phát triển sản xuất và làm giàu chính đáng. Kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở nông thôn, thường gọi là kinh tế hộ gia đình nông dân, ở thành thị gọi là các hộ tiểu thủ công nghiệp. Hộ gia đình ở nông thôn phần lớn hộ sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp giữa chăn nuôi với trồng trọt, giữa ngành tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh nghề phụ. Từ các quan điểm về chính sách và kinh tế hộ gia đình, có thể xác định khái niệm về chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình như sau: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ, góp phần phát huy và nâng cao hiệu quả cho kinh tế hộ, nhằm phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
  • 18. 11 Như vậy: Thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình được hiểu là toàn bộ hoạt động của quá trình mà các chủ thể tham gia vào việc tổ chức triển khai chương trình hành động bằng những giải pháp lựa chọn đã được xác định trong các quyết định về phát triển kinh tế hộ gia đình, nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình theo các mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả, nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng và hợp pháp trong phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của hộ gia đình. 1.2. Nội dung của chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình Nhà nước và chính quyền các cấp có nhiệm vụ ban hành chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội bao gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật, các công trình, phương tiện tồn tại trên một không gian lãnh thổ nhất định, chúng được sử dụng làm điều kiện sản xuất và sinh hoạt đời sống để đảm bảo sự vận hành thông suốt các luồng của cải vật chất, thông tin và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội được chia thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác. Hạ tầng cơ sở xã hội gồm các cơ sở giáo dục đào tạo, các bệnh viện, công trình vệ sinh môi trường... Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được chính quyền áp dụng phù hợp với vị trí địa lý, địa hình, thời tiết khí hậu… nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, có hiệu quả các yếu tố điều kiện phục vụ, các dịch vụ cơ sở hạ tầng cho quá trình phát triển kinh tế ở địa phương. Nội dung của chính sách này là hỗ trợ đầu tư các công trình thiết yếu: đường giao thông, thủy lợi,
  • 19. 12 cấp điện, cấp nước, viễn thông v.v... Mục tiêu của chính sách này sẽ tác động xúc tiến đầu tư, tạo động lực thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ dân hoạt động kinh tế hiện tại ở địa phương. - Chính sách về khoa học công nghệ: Do quá trình sản xuất kinh tế hộ gia đình chủ yếu dựa vào sức lao động thủ công và công cụ truyền thống, nên phần lớn có năng suất lao động thấp. Hơn nữa, trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của chủ hộ rất hạn chế, chủ yếu là phương thức truyền thống, theo kinh nghiệm từ đời trước truyền lại cho đời sau. Vì vậy, nhận thức của chủ hộ về luật pháp, về kinh doanh, cũng như về kinh tế thị trường rất hạn chế. Nên nội dung của chính sách về khoa học công nghệ đối với kinh tế hộ gia đình bao gồm: (i) Phổ biến, ứng dụng công nghệ mới cho sản xuất chế biến; cung cấp dịch vụ vật tư; (ii) Chương trình đào tạo nghề, dạy nghề cho nông dân về mặt kỹ thuật sản xuất và quản lý kinh tế, kiến thức về pháp luật, thị trường và hội nhập quốc tế.... - Chính sách đất đai: Vì tài nguyên đất đai là tư liệu sản xuất chính của hộ gia đình không chỉ đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, mà còn đối với cả sản xuất phi nông nghiệp. Do đó, việc các hộ dân có dễ tiếp cận được yếu tố đất đai là rất quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Chính sách đất đai đối với kinh tế hộ gia đình cần tính toán khả dụng là cốt lõi trong quá trình tổ chức bố trí sản xuất, kinh doanh của hộ dân, gồm: (i) Chính sách hạn điền để ưu đãi về sử dụng đất (điều chỉnh định mức hạn điền, định mức giao đất cho các hộ dân, hỗ trợ ưu đãi các điều kiện trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch; cho thuê đất, giá thuê đất và thời gian thuê đất; hạn mức thời gian sử dụng đất,...); giao quyền
  • 20. 13 sử dụng đất cho hộ nông dân để tích tụ và tập trung đất đai; (ii) Quy hoạch sử dụng đất đối với từng loại ruộng đất cụ thể, diện tích, chất đất,… để cho các hộ gia đình hoạt động kinh tế có thể tiếp cận được đất đai phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Chính sách thuế và vốn tín dụng: Vốn là điều kiện cần rất quan trọng để tiến hành sản xuất và các hoạt động kinh tế đổi với các hộ. Tuy vậy, đối với các chủ thể kinh tế thì sự chênh lệch là phổ biến giữa khả năng và nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh đang là thực trạng hiện hữu. Theo đó, dịch vụ của các tổ chức tín dụng có vai trò đảm bảo tính liên tục và sự phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Đế phát triển sản xuất, nhất là sản xuất kinh doanh ở mức quy mô đủ lớn đòi hỏi các hộ dân phải có vốn và hiện nay, các hộ gia đình phụ thuộc chủ yếu vào hai nguồn vốn là vốn vay và vốn tích lũy.Vấn đề phải bàn, đó là lãi vay cao/ thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động quá trình sản xuất, kinh doanh của họ. Đây là cơ sở cho chính sách hỗ trợ tín dụng trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình của địa phương. Cùng với chính sách thuế, chính sách hỗ trợ tín dụng mà chính quyền áp dụng cần hướng vào đảm bảo cung cấp nguồn tài chính giá rẻ cho phát triển kinh tế hộ gia đình của địa phương nhằm giảm chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, để góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo lợi nhuận trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trên thực tế, do quy mô sản xuất của kinh tế hộ gia đình có đặc điểm thường là nhỏ, vốn đầu tư ít, nên cần miễn giảm thuế ưu đãi trong sử dụng đất và hỗ trợ về vốn vay tín dụng ưu đãi để huy động nguồn lực tài chính cho phát triển sản xuất. Chính sách này cần tính toán khả năng hỗ trợ (hỗ trợ lãi suất tín dụng ngân hàng; hỗ trợ lãi suất tín dụng của các tổ chức tín dụng khác) để thực hiện mục tiêu trên cơ sở các nguồn lực (đất đai, vốn liếng, tài sản…)
  • 21. 14 trong nhân dân ở địa phương nhằm khuyến khích hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh có số vốn phù hợp với qui mô hộ gia đình, hộ có trang trại có thế chuyển thành doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và các hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014. - Chính sách thị trường và hỗ trợ kinh tế hộ gia đình tiêu thụ sản phẩm: Trong bối cảnh cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Do đó, vai trò của việc phát triển thị trường càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu phát triển sản xuất mà không gắn với phát triển thị trường để giải quyết “đầu ra” tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thì sẽ đối diện với những hậu quả rủi ro khôn lường cho các chủ thể kinh tế. Xuất phát điểm của sản xuất kinh tế hộ gia đình đại bộ phận là còn mang nặng tính tự cung tự cấp, hướng tới mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của hộ là chủ yếu. Trong khi thị trường là nhân tố quyết định hướng khai thác các tiềm năng của hộ; việc hướng sản xuất kinh tế hộ gia đình vào đáp ứng nhu cầu thị trường thì khả năng mang lại lợi ích cho hộ dân từ các hoạt động sản xuất càng lớn. Nên việc Nhà nước có chính sách hỗ trợ tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại là cần thiết và cấp bách khi quy mô sản suất đang trên đà gia tăng. Chính sách hỗ trợ phát triển thị trường mà chính quyền địa phương sử dụng để hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình về việc tìm kiếm đối tác, thị trường đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ của họ. Chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động (triển lãm hội chợ, diễn đàn,...) để tạo cơ hội quảng bá sản phẩm, dịch vụ của kinh tế hộ gia đình đến với khách hàng tiềm năng trong và ngoài địa phương. Nói cách khác, vai trò chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho hộ dân về những biến động của thị
  • 22. 15 trường sẽ giúp hộ nắm bắt được các cơ hội kinh doanh mới nhằm giảm thiểu rủi ro “được mùa mất giá”; đồng thời giúp hộ dễ dàng tiêu thụ các sản phẩm của mình sản xuất ra… Qua chính sách thị trường và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của Nhà nước tác động để giúp cho kinh tế hộ gia đình thích ứng với cơ chế thị trường đóng góp vào nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn; cũng như kích thích hộ gia đình sản xuất theo phương thức trang trại gia đình, trong các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp... - Chính sách tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo: Lao động và việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ các thành phần kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế và xã hội. Một khi có việc làm là đi đôi với có thu nhập để xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi nhà nước phải có chính sách thích hợp về lao động việc làm. Nên nội dung của chính sách tạo việc làm bao hàm: việc tái tổ chức phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và ngành nghề của các hộ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, hình thành những hộ vừa sản xuất hàng hóa, vừa kinh doanh dịch vụ, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn nhằm tạo việc làm mới khắc phục tình trạng thất nghiệp… Cùng với đó, nội dung chính sách xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân gồm: ưu đãi tín dụng cho người nghèo; hỗ trợ sản xuất, cung cấp dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động; hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ nghèo; trợ giúp pháp lý cho người nghèo; trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ giảm nghèo đặc thù… Ngoài các chính sách bảo hộ quyền và nghĩa vụ, Nhà nước còn có các chính sách khác hướng tới: khuyến khích hỗ trợ phát triển dưới hình thức hợp
  • 23. 16 tác xã và các hình thức liên kết khác; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật… nhằm thực hiện phát triển một cách hợp lý các hình thức sản xuất và kinh doanh đối với loại hình kinh tế phổ biến này ở nước ta ở giai đoạn hiện nay; cũng như góp phần kinh tế hộ gia đình, nhất là ở khu vực nông thôn được thực hiện quyền tự chủ và được quan tâm. Các chính sách này đòi hỏi tiến hành đồng chiều, giải quyết đồng bộ để kích thích và đảm bảo lợi ích cho chủ thể là các hộ dân tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình Thực hiện chính sách nói chung và thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng luôn chịu sự tác động, chi phối của nhiều nhân tố về: 1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan - Điều kiện tự nhiên: Địa lý tự nhiên và khả năng hiện có của địa phương về thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, đất đai (nhất là mức độ tích tụ ruộng đất)… Nó ảnh hưởng khách quan đến quá trình triển khai chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình. - Tình hình khách quan về kinh tế - xã hội của địa phương: Ở khía cạnh kinh tế, một khi tăng trưởng kinh tế ở địa phương đủ lớn, nguồn tài chính đủ mạnh để triển khai chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, chính quyền cấp địa phương sẽ tập trung đưa ra các biện pháp mang tính quy mô, tác động mạnh hơn nhằm giải quyết những vấn đề chính sách đặt ra đối với phát triển kinh tế hộ gia đình. Ở khía cạnh xã hội, nếu trong điều kiện dân trí thấp, không đồng đều cùng với phong tục tập quán người dân ở các vùng miền khác nhau cũng ảnh
  • 24. 17 hưởng đến kìm hãm việc thay đổi cơ cấu sở hữu hay cơ cấu kinh doanh… Một khi trình độ dân trí càng cao thì nhận thức và hiểu biết của người dân càng tiến bộ; cùng với hình thành kỹ năng lao động sẽ càng thuận lợi cho việc triển khai chính sách phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình. Những thách thức bởi đe dọa về ô nhiễm môi trường sinh thái ảnh hưởng do các tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa hiện nay đang là vấn đề cấp bách đang tác động đáng kể đến việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở cấp địa phương, bởi các vấn đề chính sách nảy sinh từ nó. - Nhân tố cạnh tranh và hội nhập kinh tế, sự biến động thị trường: Xu hướng cạnh tranh và hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng có tác động nhiều chiều làm ảnh hưởng đáng kể đến việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương. Ngoài ra, sự biến động thị trường với giá đầu vào tăng do khan hiếm; hoặc các hợp đồng của các cơ quan với các đối tác nước ngoài bị phá vỡ hoặc chèn ép sẽ ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của người dân; hay có quá nhiều hộ sản xuất ra sản phẩm cùng loại đương nhiên giá bán ra sẽ thấp dẫn đến ảnh hưởng thu nhập và sinh kế của hộ gia đình... Các tác động này cần được hạch toán kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị nhằm giảm thiểu các bất lợi của nó gây ra trong quá trình vận hành chính sách để đảm bảo khả năng cạnh tranh và hội nhập và phù hợp với xu thế phát triển bền vững. - Đối tượng thụ hưởng của chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình: Đối tượng thụ hưởng của chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương chủ yếu là hộ dân tham gia vào sản xuất, kinh doanh ở các ngành kinh tế. Đây là yếu tố nội sinh của bản thân hộ gia đình. Sự hiểu biết của nhóm đối tượng này (nhất là kiến thức về sự đa dạng hoá các hoạt động, vai
  • 25. 18 trò truyền thống của những lao động trong gia đình), thói quen tuân thủ của họ đối với các quy định, quy tắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; cũng như khả năng thực tế của các hộ dân tham gia thực hiện chính sách này và năng lực của họ khi tận dụng các lợi ích mà chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình mang lại trong sự công bằng đối với mọi đối tượng thụ hưởng chính sách. Cùng với nhu cầu và nguyện vọng của các hộ gia đình sở tại thường dẫn đến nảy sinh các vấn đề chính sách này. Đây là các yếu tố khách quan không kém phần quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả trong quá trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình ở địa phương. Ở bối cảnh cạnh tranh thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, đối tượng hưởng lợi từ quá trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình còn có sự tham gia của nhiều đối tác là: các hiệp hội, các tổ chức đào tạo - nghiên cứu chuyển giao công nghệ kỹ thuật và cộng đồng doanh nghiệp (cả trong và ngoài nước) đầu tư vào lĩnh vực này theo diện thu hút môi trường ưu đãi của chính sách. 1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan - Thể chế chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình. Hoàn thiện thể chế chính sách này nhằm tháo gỡ mọi cản trở, tạo điều kiện cơ chế, môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch để thuận lợi giải phóng lực lượng sản xuất, giải phóng sức dân thông qua phát triển kinh tế hộ gia đình để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển. - Bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức tổ chức vận hành chính sách: Chất lượng và hiệu quả thực hiện chính sách cũng như mức độ thành công của chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương phụ thuộc rất lớn vào các chủ thể tổ chức thực hiện chính sách này, nhất là phụ thuộc vào khả năng vận hành hoạt động của các cơ quan Nhà nước (từ Trung ương tới địa phương các cấp) và năng lực, đạo đức và trách nhiệm công vụ của đội
  • 26. 19 ngũ nhân sự là cán bộ, công chức trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình. Và do đó, tính chất của vấn đề chính sách và việc giải quyết các vấn đề chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình chịu tác động rất mạnh và trực tiếp bởi khả năng vận hành nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn của hệ thống bộ máy hoạt động của các cơ quan Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức. Đây phải là nhóm chủ thể phải chịu trách nhiệm chính trong tổ chức thực thi chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình. Nếu một khi hệ thống bộ máy cồng kềnh hoặc quan liêu, thiếu minh bạch trong hoạt động, hoặc hoạt động kém linh hoạt, hiệu lực hiệu quả thấp; nếu đội ngũ cán bộ, công chức yếu về năng lực, thiếu trách nhiệm và sự không trong sạch thì đều sẽ gây cản trở cho việc thực hiện chính sách phát huy tác dụng trên thực tế hoặc làm ngược lại hoàn toàn ý đồ của chính sách, bóp méo hệ mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình. Chẳng hạn, việc tổ chức thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành lĩnh vực thông qua khả năng vận hành hoạt động của các cơ quan Nhà nước cùng với đội ngũ cán bộ, công chức trong điều kiện xu thế của một xã hội phát triển là giảm cơ cấu về mặt tương đối của nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Muốn vậy, phải có sự dịch chuyển lao động. Sự dịch chuyển này bằng hai cách: hoặc là dịch chuyển tuyệt đối, tức là đưa về các Khu công nghiệp, đưa đi xuất khẩu lao động, đưa về thành phố - quy luật không thể tránh khỏi; thứ hai, dịch chuyển tại chỗ, nghĩa là đưa công nghiệpvề nông thôn, phát triển mạnh mẽ hơn các làng nghề truyền thống... làng nghề mới. Trên thực tế ở nước ta hiện nay, khả năng vận hành chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đã góp phần tạo nên khoảng 79,6% lao động nông, lâm, thủy sản; 7,4% lao động công nghiệp và xây dựng; 11,5% lao động trong khu vực dịch vụ khác.
  • 27. 20 Hoặc với việc triển khai chính sách phát triển khoa học - công nghệ thông qua năng lực vận hành chính sách của bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức là rất quan trọng và cấp thiết, nhất là đẩy mạnh vào việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm – ngư nghiệp (đây là một khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn). Vì việc thiếu kiến thức, công nghệ sản xuất lạc hậu của kinh tế hộ gia đình trên thực tế đang là thực trạng đáng báo động mà đại bộ phận nông dân gặp phải. Việc quản lý quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, nhất là liên quan lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn (quản lý, cập nhật, thông tin và kịp thời điều chỉnh quy hoạch) phụ thuộc một cách chủ yếu và trực tiếp vào năng lực của bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức để định hướng và điều hành chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình một cách bền vững. - Sự nỗ lực cam kết chính trị hành động của giới chức lãnh đạo, quản lý điều hành chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình: Mức độ thành bại của chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương đòi hỏi tiên quyết về sự đồng lòng nỗ lực cam kết chính trị hành động của giới chức lãnh đạo, quản lý điều hành chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm có thể tận dụng tối đa về thế mạnh cua địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách này. - Kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của các thành viên gia đình, kiến thức trong sử dụng các nguồn lực của hộ gia đình.
  • 28. 21 1.4. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ và bài học rút ra có thể áp dụng cho quận Cẩm lệ, Thành phố Đà Nẵng 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ nông dân * Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ nông dân: Lào Cai có diện tích tự nhiên 6.357 km2, là một trong những tỉnh miền núi biên giới (trong đó, diện tích đất nông nghiệp 84.181ha tương đối lớn). Tuy nhiên, đây là địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn nhất trong toàn quốc, bởi sản xuất nông nghiệp của địa phương này chủ yếu là dựa vào lao động thủ công và công cụ canh tác truyền thống, đơn thuần dựa vào các kinh nghiệm từ thế hệ trước truyền lại nên hiệu quả sử dụng đất thấp. Toàn tỉnh có 25 dân tộc anh em, dân số hơn 67 vạn người, cư trú tại 8 huyện, 01 thành phố, 164 xã, phường, thị trấn trong đó có 139 xã đặc biệt khó khăn, với 2.123 tổ, thôn, bản. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua với sự nỗ lực của các cấp ủy và chính quyền địa phương trong triển khai chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số thành tựu khởi sắc trong phát triển. Đời sống người dân từng bước được cải thiện. Theo Báo cáo “Tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội giai đoạn 2002-2017 và định hướng hoạt động đến năm 2020” – UBND tỉnh Lào Cai, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 5% - 8%, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn 27,41%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 10,52% (tính đến 31/12/2016). Để khai thác sử dụng hiệu quả các lợi thế và tiềm năng về đất đai và khí hậu, chính quyền tỉnh Lào Cai đã thiết lập nhiều đề án chương trình về thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở lĩnh vực sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo hướng tìm hiểu nắm bắt nhu cầu thị trường để cung ứng, không chỉ chủ động trong sản xuất mà còn cung cấp giống tốt, chú trọng về
  • 29. 22 giá trị thu nhập gia tăng trên một đơn vị sản xuất canh tác. Đồng thời, tập trung khai thác tốt các lợi thế và tiềm năng đất đai và khí hậu; phát triển mạnh những loại vật nuôi, cây trồng bản địa và tạo lập vùng tập trung khối lượng nguyên liệu lớn (các loại vật nuôi và cây trồng được tập trung ưu tiên trong phát triển là: cây dược liệu, hoa cao cấp, cây ăn quả, rau sạch mang đặc trưng khí hậu vùng ôn đới); chú trọng vào áp dụng công nghệ sau thu hoạch để phát triển công nghiệp chế biến nhằm tạo các sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng có thương hiệu Lào Cai, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, đi vào chú trọng thực hiện mô hình 'liên kết 4 nhà' nhằm tối đa hóa hiệu quả sản xuất hàng hóa ở lĩnh vực nông nghiệp… * Kinh nghiệm của tỉnh Cao Bằng: Cũng là một địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn của cả nước. Trước đây, do thiếu vốn sản xuất nên người dân nơi đây chỉ sản xuất quy mô nhỏ, các sản phẩm đơn giản, chủ yếu là lao động thủ công nên hiệu quả kinh tế không cao. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã góp phần tạo những bước chuyển biến tích cực trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ nông dân. Để duy trì và phát triển, chính quyền Cao Bằng đã đẩy mạnh tuyên truyền chính sách và tạo điều kiện cho các hộ được vay vốn đầu tư để xây dựng thương hiệu sản phẩm; đồng thời vận động người dân thực hiện tốt các chính sách vay vốn, nhất là vốn tín dụng chính sách xã hội để đầu tư, mở rộng sản xuất. Qua 5 năm triển khai Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội được huy động trên toàn tỉnh Cao Bằng đạt hơn 2.500 tỷ đồng (tăng 920 tỷ đồng so với năm 2014); trong đó, vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho hộ nghèo và các
  • 30. 23 đối tượng chính sách vay đến hết ngày 30/6/2019 đạt 22,5 tỷ đồng (tăng 16,4 tỷ đồng so với năm 2014) để phát triển kinh tế hộ, góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Từ các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, một số mô hình với cách làm phù hợp được phát huy, nhất là phát triển các mô hình sản xuất – kinh doanh có giá trị gia tăng theo hướng phát huy chuỗi giá trị, phù hợp với điều kiện đặc điểm thổ nhưỡng của địa phương. Đặc biệt trong đó đáng kể đến, có mô hình sản xuất thịt bò Mông Cao Bằng được đặt trong sự liên hệ gắn kết chặt chẽ của mô hình "5 nhà” cùng tham gia: hộ gia đình người nông dân, Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học kỹ thuật và các nhà tài trợ… Về phát triển làng nghề, có mô hình làng nghề truyền thống ở Phúc Sen, huyện Quảng Uyên với khoảng 200/461 hộ, thuộc 6 xóm làm nghề rèn truyền thống với gần 150 lò rèn chuyên sản xuất các sản phẩm như nông cụ, dao, búa.., mỗi lò trung bình có từ 2 - 3 lao động nông thôn; với mức thu nhập khoảng 8 - 10 triệu đồng/người/tháng … Nhờ đó góp phần đưa kinh tế của tỉnh phát triển ổn định. 1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng cho quận Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng - Một là, nâng cao khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp. Có các chương trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ đặc thù cho địa bàn cụ thể, với mục đích phục vụ hộ nông dân. Thay đổi cơ chế hoạt động của hệ thống khuyến nông, tạo động lực vật chất và gắn quyền lợi của khuyến nông viên với hiệu quả phục vụ sản xuất tại địa bàn. Đẩy mạnh mối quan hệ giữa nhà khoa học – hộ gia đình – doanh nghiệp trong chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và tiêu thụ hàng hóa (liên kết sản xuất và
  • 31. 24 tiêu thụ sản phẩm). Xây dựng và thực thi chính sách huy động cơ chế thị trường để kinh tế hộ gia đình có thể chủ động và bền vững. - Hai là, chính sách đất đai đối với kinh tế hộ gia đình cần tính toán khả dụng là cốt lõi trong quá trình tổ chức bố trí sản xuất, kinh doanh của hộ dân. Đối với địa bàn cấp quận/huyện có cơ cấu kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, cần thực hiện các chính sách tích tụ ruộng đất nhằm tăng cường quy mô sản xuất. Đối với các quận/huyện đất đai nông nghiệp chuyển sang sử dụng cho mục đích công nghiệp và đô thị: một mặt phải xác định rõ mức giới hạn được phép chuyển đổi ở mỗi địa phương để đảm bảo an ninh lương thực và cân bằng sản xuất nông nghiệp; mặt khác, định ra tiến độ chuyển đổi hợp lý hàng năm, xác định tiêu chuẩn loại đất được chuyển để bảo vệ quĩ đất phù hợp sản xuất nông nghiệp, bảo vệ đầu tư thuỷ lợi. Khi bồi hoàn đất đai, phải tăng tỷ lệ điều tiết và có cơ chế chia sẻ thích hợp để địa phương, các hộ dân có điều kiện thụ hưởng lợi ích của quá trình thay đổi, tham gia được vào môi trường sống và làm việc công nghiệp, đô thị mới một cách vững bền (góp vốn, chia cổ phần, tạo nghề nghiệp, tạo tư liệu sản xuất mới,…). Đối với các quận/huyện có cơ cấu phi nông nghiệp chiếm ưu thế, cần nghiên cứu xây dựng chính sách trao quyền sử dụng đất đai lâu dài từ 50 năm trở lên cho các hộ gia đình. Bên cạnh đó, trong điều kiện đất đai canh tác ngày càng hạn chế, thu nhập lao động nông nghiệp thấp, không thể đáp ứng được nhu cầu đời sống ngày càng cao, cần có chính sách dịch chuyển phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng làm tiểu thủ công nghiệp hay buôn bán, dịch vụ. Chú ý chính sách tái tổ chức phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và ngành nghề của các hộ. - Ba là, xây dựng và thực thi chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình dựa trên phát huy năng lực quản lý và nội lực chủ động của cư dân, cộng
  • 32. 25 đồng, chính quyền địa phương (giao quyền cho cộng đồng nhân dân quản lý hoạt động phát triển nông thôn). Trong quá trình chuyển nhanh sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế phải nhanh chóng xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ cho việc hình thành các tổ chức kinh tế xã hội của nông dân để tăng vị thế của hộ nông dân trong các hoạt động (đàm phán, hợp đồng, tiếp nhận dịch vụ, đấu tranh trên thị trường, đóng góp chính sách,…). Chú trọng phát huy dân chủ từ cơ sở, hình thành chủ thể có uy tín, năng lực đại diện cho hộ nông dân. Thực hiện phân cấp những trách nhiệm không thuộc phạm vi và khó có thể thực hiện hiệu quả từ tay cơ quan hành chính cấp xã sang tổ chức cộng đồng của các hộ dân. Đẩy mạnh đầu tư nâng cao trình độ thông qua thông qua chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ để nâng cao năng suất lao động của các hộ gia đình. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kĩ thuật và tăng cường đầu tư mở rộng các cơ sở đào tạo nghề cho thanh niên, nhất là khu vực nông thôn. - Bốn là, cần có các chính sách khuyến khích vay vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh và khởi nghiệp. Đa dạng hóa các hoạt động tín dụng, hình thành quỹ vay vốn tích kiệm, quỹ đất, tạo sự tương hỗ, giúp đỡ gắn kết trong cộng đồng, hình thành các điểm giao dịch, chuỗi các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước như vốn đầu tư nước ngoài, vốn huy động từ các thị trường tài chính (cổ phiếu, trái phiếu) và các nguốn vốn đối ứng khác.
  • 33. 26 Tiểu kết chương 1 Chương 1 đã tập trung trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan đến chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, như: khái niệm, nội dung, vai trò của chính sách kinh tế hộ, các nhân tố tác động đến chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình. Đồng thời, chương này cũng dành một dung lượng phù hợp để trình bày kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ, theo đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với quận Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng.
  • 34. 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH QUA THỰC TIỄN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Khái quát về quận Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng Quận Cẩm Lệ (gồm 6 phường: Khuê Trung, Hòa Thọ Tây, Hòa Thọ Đông, Hòa Phát, Hòa An, Hòa Xuân) được thành lập vào năm 2005 có vị trí địa lý nằm ở của ngõ Tây Nam của thành phố Đà Nẵng, tiếp giáp với 5/7 quận huyện còn lại của thành phố: phía Đông giáp với quận Hải Châu và Ngũ Hành Sơn; phía Tây giáp với quận Liên Chiểu và Hòa Vang; phía Nam giáp với huyện Hòa Vang; và phía Bắc giáp với quận Thanh Khê. Với diện tích đất tự nhiên là 3.530 ha bằng 2,63% diện tích toàn thành phố (trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 228 ha, đất ở 883 ha). Quận Cẩm Lệ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới điển hình, mang tính đặc thù ven biển miền Trung. Trung bình hàng năm: nhiệt độ 25°6C; độ ẩm không khí 82%; lượng mưa 2.066mm. Quận Cẩm Lệ có hai nhánh sông bao bọc phía Đông Nam của quận và chảy giữa 3 phường Hoà Xuân, Hoà Thọ Đông và Hoà Thọ Tây với chiều dài: 16km, có các bãi bồi tự nhiên có thể kết hợp thuỷ thổ trong việc khai thác đầu tư các công trình, dự án dịch vụ, sinh thái, du lịch như: Đồng Nò, Đảo Nổi, bãi La Hường gắn kết với với đường sông Cẩm Lệ - Làng sinh thái Hoà Xuân - Các dịch vụ dọc tuyến Sông Hàn - Đảo Xanh - Tuyên Sơn - Cẩm Lệ - Túy Loan. Đất đai hầu hết là đất nông nghiệp chiếm hơn 70% diện tích. Qua gần 15 năm xây dựng và phát triển kể từ khi thành lập, tốc độ đô thị hóa hạ tầng chỉnh trang được đẩy nhanh (mật độ đô thị hóa >70%), tạo nên quận Cẩm Lệ có diện mạo đô thị khởi sắc, hàng loạt công trình hiện đại đã được xây dựng
  • 35. 28 như: cầu Cẩm Lệ, cầu Nguyễn Tri Phương, cầu vượt Hòa Cầm, cầu vượt Ngã ba Huế, Bến xe Trung tâm, Trung tâm Hội chợ-triển lãm quốc tế thành phố, đường ven sông Cẩm Lệ-Túy Loan, Khu công nghiệp Hòa Cầm và các khu dân cư mới khang trang, hiện đại. Cùng với hệ thống giao thông được tập trung đầu tư như: đường từ Hòa Thọ Tây đi Hòa Nhơn, đường Nguyễn Phú Hường, đường Hòa Thọ Tây nối quốc lộ 1A, đường Tôn Đản nối quốc lộ 14B, đường Lê Trọng Tấn, Nguyễn Công Hoan, cầu Nguyễn Tri Phương, đường Võ Chí Công... tạo kết nối trong chuỗi đô thị khu vực trung tâm nội thành, góp phần vào mục tiêu phát triển chung của thành phố Đà Nẵng, cũng như đã tạo nên nhiều cơ hội để Cẩm Lệ phát triển. Dân số của quận Cẩm Lệ 114.560 người, mật độ dân số 3.100 người/km2, lao động trong độ tuổi chiếm trên 65% dân số, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trên 2,5% trong đó tăng cơ học cao hơn so với tăng tự nhiên. Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm; lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Kinh tế của quận Cẩm Lệ có tốc độ tăng trưởng hàng năm khá dự kiến giai đoạn 2016-2020 là 11,8 %. Năm 2017 tăng so với 2016 là 12% trong đó tốc độ tăng của ngành dịch vụ cao hơn so với ngành CN-XD., với sản phẩm giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ ngày càng đa dạng. Cơ cấu kinh tế (tính theo GDP) chuyển dịch đúng định hướng: công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, nông nghiệp. Tăng thu ngân sách Nhà nước bình quân hàng năm đạt 15-20%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 hơn 43 triệu đồng. Đề án giảm nghèo giai đoạn 2013 – 2017 về đích sớm (giai đoạn 2010-2015, quận Cẩm Lệ đã giảm được 2.737 hộ nghèo, trung bình mỗi năm giảm gần 550 hộ). Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế được quan tâm đầu tư, chất lượng ngày càng được nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo.
  • 36. 29 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 2.2.1. Về thực hiện chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quận nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng. Ngay từ khi mới thành lập quận chỉ là một vùng nông thôn đang trong quá trình đô thị hóa. Việc tổ chức triển khai chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Cẩm Lệ đã từng bước được chú trọng cùng với đẩy mạnh cải cách hành chính đã tác động tạo động lực khuyến khích xúc tiến đầu tư của doanh nghiệp vào cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quận Cẩm Lệ, góp phần khớp nối và tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị hình thành nhanh chóng, đáp ứng các yêu cầu chung về phát triển đô thị và kinh tế. Triển khai sâu rộng Nghị quyết số 13-NQ/TW (Khoá XI) của Ban chấp hành Trung ương Đảng và các chủ trương của thành phố Đà Nẵng về đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trên địa bàn. Nhờ vậy, tốc độ đô thị hóa ở quận Cẩm Lệ rất mạnh. Việc triển khai công tác quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận Cẩm Lệ song hành gắn liền với công tác giải tỏa đền bù, bố trí tái định cư để thực hiện các dự án phát triển và chỉnh trang không gian đô thị, nhằm đẩy nhanh sự phát triển và tăng trưởng kinh tế- xã hội của quận. Tính từ năm 2005 đến 2017 trên địa bàn quận Cẩm Lệ có 109 dự án quy hoạch lớn, nhỏ trong đó có 47 dự án đã hoàn thành và 55 dự án đang triển khai, với hơn 10.000 hộ ảnh hưởng chiếm 43,8% hộ dân, đặc biệt phường Hòa Xuân là phường giải tỏa trắng với 3.210 hộ chiếm đến 32,1% số hộ giải tỏa toàn quận. Triển khai nghiêm túc, đúng luật, kiên trì về chính sách hỗ trợ giải tỏa đền bù, bố trí tái định cư ở khu vực Trung Lương và Cồn Dầu (phường Hòa Xuân)
  • 37. 30 đối với người dân trong vùng giải tỏa; cùng với vận động bà con cùng chung sức với thành phố trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố. Trong nhiều năm chính quyền quận đều lấy chủ đề “Năm giải tỏa, đền bù, tái định cư và an sinh xã hội” để thực hiện. Phát huy thế mạnh tại các khu đô thị hoàn chỉnh hạ tầng để phát triển thương mại-dịch vụ, phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố, kêu gọi, xúc tiến đầu tư triển khai xây dựng dự án “Làng ẩm thực quốc tế” tại phường Hòa Thọ Đông. Mở cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào các ngành dịch vụ, nhất là các khu ẩm thực trên đường Thăng Long, khu vui chơi giải trí về đêm, khu thể thao tại Công viên Tuổi Trẻ gắn với khai thác có hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hội nghị Quốc tế tại phường Khuê Trung; xây dựng đề án phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn quận gắn với tuyến du lịch sinh thái đường sông Cẩm Lệ-Túy Loan; sưu tầm và phục dựng, hỗ trợ phát triển một số sản phẩm đã có thương hiệu để phục vụ du lịch. Khuyến khích mở rộng dịch vụ nhà hàng, khách sạn ở khu vực Bến xe Trung tâm, các tuyến đường trọng điểm. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thông qua hoạt động du lịch, hội chợ. Khuyến khích phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các loại dịch vụ mới theo hướng xã hội hoá. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ, như: sản phẩm cơ khí, thiết bị điện, điện tử, các mặt hàng phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may, bao bì. Điển hình, các dự án đã hoàn thành đã làm thay đổi kinh tế của quận, nhất là khu vực Hòa Xuân trước đây hộ dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp và số lượng này giảm dần nhưng thay vào đó là hộ tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ tăng lên, đời sống của người dân cũng tăng lên; khu công nghiệp Hòa Cầm, chợ văn minh thương mại đã hình thành các dịch vụ ăn theo cùng hình thành số hộ gia đình kinh doanh phòng trọ cho công
  • 38. 31 nhân, nuôi dạy trẻ phát triển, và các dịch vụ ăn uống cũng hình thành từ sự đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế,… Nhờ vậy, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo ra các điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ dân hoạt động kinh tế hiện tại ở quận Cẩm Lệ. Số lượng doanh nghiệp tăng mới năm 2017 là 712 doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể; tăng bình quân qua các năm trên 300 hộ/năm. Tính đến tháng 6/2017 trên địa bàn quận có hơn 5.500 hộ kinh doanh cá thể, tăng gấp đôi so với đầu năm 2010; góp phần đem lại giá trị kinh tế và giải quyết vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn quận. Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm; lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên, cụ thể: Bảng 2.1. Tổng số hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Cẩm lệ giai đoạn 2013-2017 Đơn vị tính: hộ Số hộ sản xuất, kinh doanh Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng hộ kinh doanh 5.157 5.109 5.237 5.436 5.562 Hộ kinh doanh CN 1735 1749 1765 1779 1793 Hộ thương mại – dịch vụ 2854 2991 2857 3012 3050 Hộ Nông nghiệp 568 575 562 554 501 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê Quận Cẩm Lệ từ các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 Tuy vậy, khoảng cách giữa chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và thực tế mong muốn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp còn khá lớn, phần lớn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vẫn chưa bị hấp dẫn bởi các chính sách ưu đãi, hỗ trợ hiện tại. Vốn đầu tư so với các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, quận Cẩm Lệ vẫn là một trong những khu vực khó khăn
  • 39. 32 với tổng vốn huy động đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2010-2017 đạt khoảng 16.500 tỷ đồng, tăng gấp nhiều lần so với năm 2010, nhưng chiếm tỷ trọng lớn vẫn là nguồn vốn của nhà nước, đầu tư vào hạ tầng các khu dân cư và hệ thống đường giao thông trên địa bàn; vốn đầu tư từ các hộ kinh doanh không đáng kể. Nguồn vốn huy động cho phát triển kinh tế hộ gia đình chủ yếu là nguồn Ngân hàng chính sách xã hội, vốn quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế, vốn huy động trong nhân dân từ các tổ chức đoàn thể xã hội quận vận động. Ở khía cạnh ứng dụng công nghệ thông tin so với các quận huyện khác trên địa bàn Đà Nẵng, hiện nay quận Cẩm Lệ còn đứng cuối bảng. Mặt khác, bản thân trên địa bàn quận hiện còn có nhiều dự án phải di dời, giải tỏa; công tác giải tỏa, đền bù, bố trí tái định cư ở một số dự án còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng khiếu kiện, khiếu nại kéo dài chưa xử lý dứt điểm cùng với tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường… gây bức xúc trong nhân dân. 2.2.2. Về thực hiện chính sách khoa học công nghệ Việc triển khai chính sách này trên địa bàn quận Cẩm Lệ đã từng bước quan tâm đến phát triển kinh tế hộ gia đình trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến thông qua hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ phương tiện sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ pháp lý để các hộ kinh tế gia đình dần chuyển sang doanh nghiệp, hợp tác xã. Hình thành các khu phố chợ, khu buôn bán tập chung, đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch theo hướng phục vụ đô thị, chú trọng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tăng cường đầu tư và có chính sách hỗ trợ cho vùng La Hường sản xuất rau chuyên canh theo tiêu chuẩn VietGap; khai thác hợp lý, hiệu quả diện tích đất nông nghiệp ở phường Hòa Thọ Tây, hộ sản xuất rau tại vùng rau được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật công nghệ mới, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị kỹ thuật khoa học để phát triển nên từ vùng đất bị bỏ hoang các hộ dân đã bắt đầu sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Củng cố nâng cao
  • 40. 33 hiệu quả hoạt động các hợp tác xã, Hội làm vườn-sinh vật cảnh. Mặt khác, chính sách này cũng hướng vào đầu tư hỗ trợ đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, trang bị máy cày đất, máy gặt đập liên hợp, máy sấy lúa cho các hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, hộ nông dân giúp giảm lao động, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, giảm hao hụt trong khâu thu hoạch… Với ngành thủy sản, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cho các hộ dân trên địa bàn quận chủ yếu được áp dụng trong việc đưa vào nuôi trồng các giống thủy sản nước ngọt có giá trị thương phẩm cao như cá trắm cỏ, cá diêu hồng, cá rô đơn tính, tôm thẻ chân trắng...; cung cấp hệ thống giàn sục khí, sử dụng công nghệ men vi sinh xử lý môi trường, tăng tỉ lệ tiêu hóa, phòng trị bệnh để hỗ trợ nuôi thâm canh, bán thâm canh. Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm đã chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ trong nuôi thủy sản nước ngọt như triển khai mô hình nuôi cá an toàn sinh học. Hằng năm Hội nông dân quận Cẩm Lệ phối hợp với phòng kinh tế, Trung tâm khuyến nông hỗ trợ nông dân tổ chức hơn 50 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và xây dựng các mô hình sản xuất mới. Bên cạnh đó, bản thân các chủ hộ cũng rất ý thức được hiệu quả của việc đầu tư cho khoa học kỹ thuật, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn tự đầu tư cho khoa học kỹ thuật, đưa giống mới, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, trang bị máy móc thiết bị, ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến v.v. Song vì là một địa phương trong quá trình đô thị hóa, nên việc kêu gọi hỗ trợ đầu tư cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế hộ gia đình còn tự phát, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương còn hạn chế chỉ dừng lại ở hỗ trợ kỹ thuật mà hình thức phổ biến là tập huấn. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ chỉ dừng lại trên lĩnh vực sản xuất, còn lĩnh vực bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch hầu như chưa được áp dụng, người dân chủ yếu dùng các biện pháp bảo quản, chế biến thủ công
  • 41. 34 thô sơ đối với sản phẩm sau thu hoạch. Hơn nữa, đối với các hộ sản xuất phi nông nghiệp thì chính quyền chưa có chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ. 2.2.3. Về thực hiện chính sách đất đai Các hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và phi nông nghiệp có đăng ký kinh doanh và không đăng ký kinh doanh trên địa bàn quận Cẩm Lệ đều chịu sự tác động của chính sách đất đai. Với những áp lực và hiện trạng sử dụng đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, dân số gia tăng nhanh, do đó đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường sống của con người. Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay sẽ kèm theo đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, phát triển đô thị ngày càng mở rộng. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng đất đô thị ngày càng tăng. Việc sử dụng đất một cách tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả là yêu cầu hàng đầu. Từ khi triển khai Luật Đất đai năm 2013 cho đến nay, trên địa bàn Đà Nẵng nói chung và quận Cẩm Lệ nói riêng, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đạt được các kết quả đáng kể, đến nay, trên địa bàn quận Cẩm Lệ hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận cho hơn 96% số hộ dân đang sử dụng đất. Chính quyền thành phố và quận Cẩm Lệ thường xuyên rà soát quy hoạch đất đai, công bố điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án quy hoạch kém khả thi; có chủ trương cho phép cấp Giấy chứng nhận cho các hộ dân nằm trong các dự án chậm triển khai, các dự án sau khi điều chỉnh quy hoạch để lại chỉnh trang. Điểm đáng chú ý là những trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một phần diện tích đất tăng thêm không nằm trong giấy tờ sẽ được xem xét hợp thức hóa. Điều này hướng đến giải quyết vướng mắc
  • 42. 35 cho các hộ gia đình, cá nhân khi diện tích đất thực tế và trên giấy tờ không trùng khớp. Đây là một trong những điều kiện phát huy nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Vấn đề đang còn bất cập là, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết triệt để trong khi áp lực lớn hiện nay là diện tích đất nông nghiệp đang mất vào các khu công nghiệp, khu đô thị và giao thông với tốc độ quá nhanh. Theo số liệu thống kê từ Báo cáo của UBND quận Cẩm Lệ tháng 5-2016 Về tình hình thực hiện chương trình, chính sách tái định cư dự án ở quận Cẩm Lệ, trong 5 năm qua toàn quận đã có khoảng 50% số hộ nông dân bị mất đất, mà lý do chính là bị thu hồi do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Diện tích lúa gieo trồng năm 2015 hiện còn 64 ha, năng suất bình quân 53tạ/ha. Trong khi đó, nhiều hộ khác tuy đã năng động chuyển đổi ngành nghề, nhưng vẫn không đủ "can đảm" để nhượng ruộng cho người khác canh tác hay thuê người làm – vì tính chắc chắn của nghề mới chưa bảo đảm cho các hộ chuyển nghề. Phần lớn là giữ đất hay có chăng cũng là cho con cháu làm để vừa đủ mức nộp thuế sử dụng đất. Bởi vậy, tốc độ tích tụ, hoặc dồn điền, đổi thửa diễn ra quá chậm so với nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa. Nguyên nhân của một số vướng mắc trong chính sách đất đai chủ yếu là do tình trạng cấp đất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất công, chuyển mục đích sử dụng đất sai quy định; tự ý chia tách, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp; vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, quản lý quy hoạch nhưng chưa được xử lý, giải quyết dứt điểm. Tình trạng lãng phí sử dụng tài nguyên đất diễn ra khá phổ biến do dự án chậm triển khai, đầu cơ đất phát triển mạnh trên địa bàn quận vì thế số lô đất trống bị bỏ hoang không sử dụng. Có đến 10.600 hộ nông dân mất đất, làm cho 21.000 lao động không có việc làm, nhưng diện tích thu hồi lại bỏ hoang, chờ dự án, hoặc chỉ sử dụng khoảng
  • 43. 36 45% cùng với triệu chứng ô nhiễm môi trường (Báo cáo của UBND quận Cẩm Lệ tháng 5-2016 Về tình hình thực hiện chương trình, chính sách tái định cư dự án ở quận Cẩm Lệ). 2.2.4. Về thực hiện chính sách thuế và vốn tín dụng Việc triển khai chính sách miễn thuế được thực hiện nhất quán đối với nông nghiệp nhằm tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, đồng thời hỗ trợ những hộ nông nghiệp phát triển kinh tế trang trại cũng được hưởng lợi. Cụ thể là, quận Cẩm Lệ đã thực hiện tốt chính sách thuế đối với người dân, miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, chưa thu thuế thu nhập với các trang trại có thu nhập cao. Qua đó khuyến khích các hộ đẩy mạnh sản xuất, đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Tuy vậy, một số vấn đề đặt ra: do kinh tế hộ tự chủ về nguồn vốn đầu tư và kinh doanh không kiểm soát nguồn thu nhập của các hộ kinh doanh nên không thể đánh giá mức thuế đúng với thực chất kinh doanh của hộ kinh doanh. Ngoài ra, các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp chưa được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế như doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể là: chưa được hưởng chế độ ưu đãi từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, không có tư cách pháp nhân điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến ký kết đầu tư. Với chính sách về vốn, ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giống và chính sách ưu đãi về thuế, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, và ngành nghề phi nông nghiệp còn được ngân sách các thành phố hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư. Chính sách hỗ trợ này thể hiện rất rõ khi nông dân vay vốn ngân hàng (Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNoPTNT), Quỹ hỗ trợ Phát triển) để mua sắm máy móc, trang bị cơ giới hoá nông nghiệp, hàng hóa dịch vụ. Người vay không phải thực hiện thủ tục phức tạp, lãi suất thấp.
  • 44. 37 Quận còn thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tín dụng, vận động góp vốn quay vòng trong nhân dân để đẩy mạnh sản xuất, nắm thời cơ. Trong hoạt động này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đóng góp vai trò lớn đối với hộ kinh doanh, sản xuất nông nghiệp; nguồn vốn quỹ hỗ trợ phát triển của địa phương và vốn góp quay vòng trong nhân dân để phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận. Với trên 15 năm thực hiện chính sách cho vay tới hộ, tổng doanh số cho vay của NHNoPTNT đối với kinh tế hộ hơn 4 nghìn tỷ đồng với hơn 2 ngàn hộ đang có dư nợ ngân hàng; vốn ngân hàng chính sách dư nợ trên 200 tỷ với hơn 10 ngàn hộ; dư nợ Quỹ hỗ trợ Nông dân và Phụ nữ trên 7 tỷ đồng cho hơn 300 hộ [7]. Nhờ các nguồn vốn vay này, nhiều hộ gia đình đã trở nên giàu có. Ngoài ra, các hộ kinh doanh, sản xuất trên địa bàn quận được tạo điều kiện bởi chính sách tín dụng từ Ngân hàng chính sách về giải quyết việc làm đối với các hộ giải tỏa, hộ khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo bằng lãi suất ưu đãi. Nhờ vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình phát triển nhằm giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Cụ thể, từ khi thực hiện chính sách tín dụng trên, số vốn đầu tư của hơn 5.500 hộ kinh doanh cá thể tăng lên, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững, cùng nhau giúp đỡ sản xuất kinh doanh. Nhiều gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi giúp nhau thoát nghèo được vinh danh. Tuy vậy, đối với các hộ kinh doanh phi nông nghiệp về đa số họ có quy mô vốn đầu tư còn rất nhỏ, nhiều ngành nghề ảnh hưởng đến môi trường xung quanh của các hộ dân như kinh doanh phế liệu, mộc, cơ khí,... 2.2.5. Về thực hiện chính sách thị trường và hỗ trợ kinh tế hộ gia đình tiêu thụ sản phẩm Việc triển khai chính sách thị trường và hỗ trợ kinh tế hộ tiêu thụ sản phẩm trên toàn thành phố Đà Nẵng và địa bàn quận Cẩm Lệ nói riêng hướng
  • 45. 38 vào quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, Hội Nông dân quận phối hợp với phòng Kinh tế, phòng Tư pháp quận tuyên truyền vận động, hỗ trợ pháp lý khuyến khích hộ dân tiêu thụ hàng hóa theo hợp đồng. Bước đầu liên kết hoạt động kinh tế giữa các hộ dân đi vào hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo quy hoạch; xuất hiện nhiều mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Đối với việc tiêu thụ sản phẩm của các hộ hoạt động phi nông nghiệp chủ yếu cũng do hộ thực hiện, nhưng đang xuất hiện xu hướng kinh tế hộ phát triển các họat động phi nông nghiệp hướng về xuất khẩu, thực hiện liên doanh liên kết với các đơn vị xuất khẩu, sản xuất gia công cho các đơn vị này. Và để có tư cách pháp nhân, thuận tiện hơn trong các giao dịch thương mại và cũng để được hưởng các ưu đãi đối với doanh nghiệp nhiều hộ kinh doanh đã đăng ký để trở thành doanh nghiệp. Quận đã thành lập được Câu lạc bộ Hội doanh nhân tạo điều kiện giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp với nhau đồng thời hỗ trợ các cở sở kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ phát triển như làm cầu nối để các cở sở hộ gia đình nhận hợp đồng gia công may mặc, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ,… Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đối với phát triển sản xuất hàng hóa của hộ nhưng hiện đang là khâu yếu nhất. Mặc dầu chính sách được triển khai chính thức từ 2002 nhưng đến nay việc vận dụng chưa được nhiều. Tình trạng thiếu lồng ghép về chiến lược, và thiếu liên kết công cụ chính sách còn khá phổ biến. Điền hình, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chưa gắn với Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, Quyết định 63/2010/ QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản hoặc các cơ chế hỗ trợ tài chính, tín dụng để kết nối chuỗi… Nên một số vấn đề đặt ra trên địa bàn Quận Cẩm Lệ là:
  • 46. 39 Hiện vẫn còn tình trạng chưa có sự gắn kết trong sản xuất giữa nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông dẫn đến đang còn lúng túng/ bị động trong quá trình tổ chức sản xuất; sản xuất sản phẩm chưa gắn với thị trường tiêu thụ, nhu cầu của thị trường dẫn đến tình trạng mất cân bằng cung cầu, “được mùa thì mất giá” - vì phần lớn các hộ sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo kiểu truyền thống (tự tiêu thụ sản phẩm), thiếu thông tin thị trường, nên không dám đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất do sợ rủi ro; thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, hầu hết các sản phẩm do hộ tự tiêu thụ trên thị trường địa phương hoặc qua trung gian thương mại; tình trạng vi phạm hợp đồng đối với cả hai bên đã có xảy ra, nhất là đối với các hàng nông sản sự ký kết hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn (do đa số hàng nông sản của quận chủ yếu cung cấp theo thời vụ nên đã xuất hiện tình trạng ký hợp đồng rồi phải thương lượng do thời gian sản xuất hàng nông sản của quận chỉ làm được 9 tháng trong một năm, do bị ngập lụt và sản xuất phụ thuộc vào thời tiết nước trời). Tổ chức đảm bảo thông tin thị trường, thông tin kinh tế, quảng bá chưa chú trọng, công tác kiểm tra giám sát thị trường làm chưa tốt. Mặt khác, các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận chưa thật sự đầu tư vào công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa. Thông qua hội chợ làng nghề bằng phương pháp thủ công để người sản xuất nông nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình, chưa xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa riêng để giới thiệu ra thị trường. Bản thân người nông dân chưa có ý thức về thị trường. 2.2.6. Về triển khai chính sách tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo Để đảm bảo việc làm cho người dân, quận đã tập trung cả hệ thống chính trị từ quận xuống phường tuyên truyền các chủ trương của Trung ương, thành phố đặc biệt cụ thể hóa chủ trương “5 không 3 có” của thành phố Đà Nẵng. Đối với quận Cẩm Lệ có 108 dự án quy hoạch giải tỏa, hơn 10.000 hộ
  • 47. 40 dân bị ảnh hưởng, chiếm gần 50% hộ dân trên toàn quận (Báo cáo của UBND quận Cẩm Lệ tháng 5-2016 Về tình hình thực hiện chương trình, chính sách tái định cư dự án ở quận Cẩm Lệ). Chính vì thế chính sách giải quyết việc làm được Quận ưu tiên trong các vấn đề an sinh cho người dân nhất là các hộ sau khi giải tỏa như: chính sách đền bù, giải quyết việc làm và đào tạo nghề, điều kiện sống khi chuyển đến nơi ở mới...; tạo tâm lý yên tâm cho người dân và sự đồng thuận. Đồng thời, quận cũng đã thành lập tổ vận động, điều tra khảo sát giúp việc cho mỗi dự án nhằm nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của người dân sau khi giải tỏa để cho vay vốn sản xuất kinh doanh, đào tạo nghề phân theo độ tuổi (18-30; 31-40...) đặc biệt là lao động thuần nông là nam giới, kịp thời chọn cho họ một nghề thích hợp với khả năng nguyện vọng của mỗi người dân. Bên cạnh đó, quận phối hợp với các sở, ban, ngành, các khu công nghiệp, Hội Doanh nghiệp... làm cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp, đặc biệt là thông qua các phiên chợ việc làm. Xây dựng Đề án chuyển đổi ngành nghề và giải quyết việc làm cho nông dân tại khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, Quận đã tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân tại 6 điểm. Từ năm 2011 đến nay, đã có 1.768 lao động đăng ký việc làm (giải quyết được 1.205 lao động có việc làm ổn định) và đào tạo nghề cho 972 người (Báo cáo của UBND quận Cẩm Lệ tháng 5-2016 Về tình hình thực hiện chương trình, chính sách tái định cư dự án ở quận Cẩm Lệ). Quận đã làm cầu nối giữa người dân với doanh nghiệp trên địa bàn quận như: Công ty Dệt may Hòa Thọ, Công ty Phước Tường, Khu công nghiệp Hòa Cầm..., giới thiệu cho hơn 2.670 lao động vào làm việc. Ngoài ra, Quận phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Trung tâm Giới thiệu việc làm Đà Nẵng tổ chức 5 phiên chợ việc làm thu hút hơn 2000 người tham gia, giải quyết 410 lao động. Đặc biệt tổ chức 1 phiên tại phường Hòa Xuân - nơi có 3.210 hộ dân di dời thu hút hơn 1.000 người tham gia, giải quyết 298 lao động.