SlideShare a Scribd company logo
1 of 177
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ HUÊ
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ HUÊ
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 9310102
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS An Như Hải
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Phan Thị Huê
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP 7
1.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước có liên quan đến kinh tế tư nhân trong
nông nghiệp 7
1.2. Những công trình ở trong nước có liên quan đến kinh tế tư nhân trong
nông nghiệp 12
1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu liên quan đến kinh tế tư nhân trong nông
nghiệp đã công bố và nhiệm vụ của đề tài luận án 20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG NÔNG NGHIỆP 23
2.1. Bản chất, hình thức, vai trò và xu hướng vận động của kinh tế tư nhân
trong nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam 23
2.2. Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế tư nhân trong
nông nghiệp 50
2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở một số tỉnh
và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hải Dương 63
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP
TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2008-2017 71
3.1. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến kinh tế tư nhân trong nông
nghiệp ở tỉnh Hải Dương 71
3.2. Thực trạng của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương và
kết quả đạt được 76
3.3. Hạn chế của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương và
nguyên nhân 100
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN
NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 113
4.1. Dự báo và phương hướng phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp
tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn 2030 113
4.2. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
đến năm 2025, tầm nhìn 2030 129
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMKT : Chuyên môn kỹ thuật
CN & XD : Công nghiệp và xây dựng
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CIEM : Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
DN : Doanh nghiệp
DV : Dịch vụ
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
FDI: : Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
GAP : Good Agriculture Production - Thực hành NN tốt
GlobalGAP : Global Good Agricultural Practice - Tiêu chuẩn Quốc tế
GRDP
:
Gross Regional Domestic Product - Tổng sản phẩm trên địa
bàn tỉnh
HTX : Hợp tác xã
KTTN : Kinh tế tư nhân
LĐBQ : Lao động bình quân
NN : Nông nghiệp
NLTS : Nông, lâm, thủy sản
NN&PTNT : NN và phát triển nông thôn
TNBQ : Thu nhập bình quân
TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TT : Trang trại
UNDP
:
United Nations Development Programme - Chương trình
phát triển của Liên Hợp Quốc
UBND : Ủy ban nhân dân
VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices - Tiêu chuẩn Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Trang
Bảng 3.1: Số lượng và cơ cấu hộ ở nông thôn tỉnh Hải Dương 77
Bảng 3.2: Số hộ và cơ cấu hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Hải Dương
qua ba kỳ tổng điều tra 78
Bảng 3.3: Số lượng trang trại ở Hải Dương phân theo lĩnh vực hoạt động 79
Bảng 3.4: Số trang trại phân theo địa bàn hoạt động qua các năm 82
Bảng 3.5: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải
Dương phân theo nhóm ngành kinh tế 84
Bảng 3.6: Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản tỉnh Hải
Dương phân theo loại hình doanh nghiệp 85
Bảng 3.7: Lao động trong các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản tỉnh Hải
Dương qua các năm 86
Bảng 3.8: Tổng nguồn vốn trong doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản tỉnh Hải
Dương tính đến 31/12 hàng năm 87
Bảng 3.9: Doanh thu của doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản tỉnh Hải Dương
qua các năm 89
Bảng 3.10: Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản
tỉnh Hải Dương 90
Bảng 3.11: Vốn đầu tư phát triển theo giá hiện hành 97
Bảng 3.12: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương (GRDP) theo giá
hiện hành 98
Hình 3.1: Sự biến động của các loại trang trại qua các năm 81
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế tư nhân (KTTN) là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế Việt Nam.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngày càng nhận thức rõ hơn
vai trò của khu vực kinh tế này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ XII đã chủ trương “Hoàn thiện cơ chế,
chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân”, và đặt mục
tiêu “KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” [28, tr.108]. Với quan điểm và chủ trương trên, KTTN ở
Việt Nam được hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển trong tất cả các ngành
nghề theo quy đinh của pháp luật. Đã hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân
quy mô lớn, hoạt động đa ngành, khẳng định khẳ năng cạnh tranh trên thị trường
trong và ngoài nước.
Trong ngành nông nghiệp (NN), từ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5/4/1988
của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế, là “cú hích” mạnh mẽ cho sản xuất
NN. Theo đó chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân trong nông, lâm, ngư
nghiệp “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá
thể, tư nhân trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội; thừa nhận tư cách pháp nhân,
bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo hộ quyền làm ăn
chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể, tư nhân và quyền thừa kế sử
dụng doanh nghiệp của con cái họ; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các
thành phần này phát triển trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng, khai thác
thuỷ, hải sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp và mở
mang ngành nghề ở nông thôn” [31, tr.13]. Điều này đã thổi luồng gió mới làm cho
năng suất lao động, hiệu quả sản xuất NN không ngừng gia tăng. Từ đó, Đảng và
Nhà nước đã chủ trương tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho KTTN phát triển
trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản, chế biến nông,
lâm, thuỷ sản, kinh doanh dịch vụ NN và mở mang ngành nghề ở nông thôn. Đến
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng
định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
2
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững”, với mục tiêu “ Xây dựng nền NN
phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng
suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài” [29, tr.2]. Nhờ được khơi thông về lý
luận và mở đường về đường lối, cơ chế, chính sách mà KTTN trong NN ở Việt
Nam vốn có sức sống bền bỉ, năng động, nay có điều kiện để phát huy vai trò của
nó đối với phát triển nông, lâm, thủy sản (NLTS) nói riêng và các ngành kinh tế
quốc dân nói chung. Góp phần quan trọng đối với phát huy các nguồn lực, tạo việc
làm, duy trì và bảo đảm sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trước
những “cú sốc” kinh tế từ bên ngoài.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, về phương diện quản lý Nhà
nước vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách khuyến
khích kinh tế tư nhân phát triển chưa đồng bộ, kinh tế tư nhân vẫn chưa thực sự trở
thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có
xu hướng giảm trong nhưng năm gần đây, quy mô của khu vực KTTN trong NN vẫn
phổ biến là sản xuất nhỏ, việc ứng dụng máy móc, khoa học và công nghệ tiên tiến
vào sản xuất còn hạn chế; Sản phẩm làm ra nhiều nhưng chất lượng chưa được kiểm
soát tốt, người tiêu dùng hoang mang trước loạn “thực phẩm bẩn” tràn lan; Sản xuất
tự phát nên rủi ro luôn thường trực, hiện tượng “được mùa rớt giá” vẫn là bài toán
chưa có lời giải; Hiệu quả sản xuất còn thấp và không ổn định, người làm nông
nghiệp không sống được với nghề, nhiều nông dân bỏ ruộng …; Trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, hoạt động của KTTN trong
NN đang phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt. Hiện trạng này đang diễn ra trên
cả nước, trong đó có tỉnh Hải Dương và đây là vấn đề cần có lời giải. Làm thế nào để
người làm NN có thể giàu lên từ NN, để KTTN trong NN tỉnh Hải Dương phát triển
mạnh mẽ góp phần phát triển nền NN Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững, từ đó
thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước phát triển.
Để góp phần vào lời giải, tác giả chọn đề tài: “Kinh tế tư nhân trong nông
nghiệp ở tỉnh Hải Dương” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế
chính trị học.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án nghiên cứu KTTN trong NN, nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
cho sự tồn tại và phát triển của KTTN trong NN ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra điểm
mạnh và hạn chế của KTTN trong lĩnh vực NN trong tiến trình xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó xây dựng định hướng và giải pháp
phát triển khu vực kinh tế này trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đó, Luận án phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài Luận
án, từ đó kế thừa và làm sáng tỏ thêm vấn đề đặt ra chưa được nghiên cứu.
- Hệ thống hóa lý luận về bản chất, vai trò, xu hướng vận động của KTTN
trong NN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số tỉnh về KTTN trong NN để
tỉnh Hải Dương có thể tham khảo.
- Phân tích thực trạng KTTN trong NN ở tỉnh Hải Dương từ 2008 đến 2017,
đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển khu vực
kinh tế này ở tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu KTTN trong ngành NN bao gồm các hình thức tổ chức: hộ nông
nghiệp, trang trại (TT) và các DN thuộc KTTN hoạt động trong tất cả các phân
ngành NLTS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: KTTN trong NN bao gồm nhiều hình thức như: Kinh tế
hộ, kinh tế TT, DN sản xuất và chế biến, dịch vụ NLTS. Luận án chỉ tập trung
nghiên cứu các hình thức cụ thể như: Hộ nông nghiệp, TT và DN sản xuất và dịch
vụ liên quan đến NLTS. Không bao gồm các hộ hoạt động trong lĩnh vực công
4
nghiệp, dịch vụ, các DN chế biến. Phân tích thực trạng, những mặt đạt được và hạn
chế còn tồn tại. Từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm phát triển khu
vực kinh tế này trong thời gian tới.
- Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Hải Dương bao gồm 11 huyện và 2
thành phố.
- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu giới hạn thời gian từ năm 2008 đến
năm 2017, tức là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 26-
NQ/TW ngày 5/8/2008 về NN, nông dân, nông thôn. Dự báo phương hướng, đề
xuất giải pháp phát triển khu vực kinh tế này đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận
- Cơ sở lý luận: Toàn bộ nội dung luận án, đặc biệt là chương 2, được nghiên
cứu dựa trên quan điểm và phương pháp luận về chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
- Phương pháp tiếp cận: Để làm rõ mục đích nghiên cứu, nghiên cứu sinh
tiếp cận theo các hướng sau:
+ Tiếp cận từ cơ sở lý luận về kinh tế tư nhân trong nông nghiệp dưới góc độ
kinh tế chính trị
+ Tiếp cận từ thực tiễn khảo cứu, phân tích thực trạng KTTN trong NN trên
quan điểm phát triển NN bền vững đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa NN, nông thôn trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và thúc đẩy hội
nhập kinh tế quốc tế.
+ Tiếp cận từ những định hướng, chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế tư
nhân trong lĩnh vực nông nghiệp của cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp: trừu tượng hóa khoa học, lôgic
kết hợp với lịch sử, thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp, tổng kết thực tiễn.
Trong đó:
5
- Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê - so sánh ở Chương 1, điều
tra ở Chương 3 để thu thập thông tin và các số liệu chính thức nhằm đánh giá đúng
thực trạng KTTN trong NN tỉnh Hải Dương.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp, lôgic - lịch sử, tổng kết thực tiễn được
sử dụng từ Chương 2 đến Chương 4, nhưng nhiều nhất là ở Chương 3 nhằm đưa ra
những nhận xét, đánh giá sát thực trạng KTTN trong NN tỉnh Hải Dương, thành tựu
đạt được, và hạn chế còn tồn tại, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, làm cơ sở
cho xây dựng giải pháp hoàn thiện KTTN trong NN tỉnh Hải Dương ở Chương 4.
- Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, văn bản về chủ
trương, chính sách và pháp luật trong và ngoài tỉnh Hải Dương; thu thập thông tin
từ các đề án, báo cáo, bài viết trên các trang thông tin chính thức có liên quan.
+ Khảo sát, điều tra xã hội học bằng bảng hỏi với 2 đối tượng là TT và hộ
NLTS. Quy mô mẫu được sử dụng phương pháp của Yamane Taro để tính cỡ mẫu,
với công thức: n = N/(1+N*e²). Trong đó: n là cỡ mẫu cần xác định cho nghiên cứu;
N là kích thước tổng thể; e là mức sai số chấp nhận. Căn cứ từ số liệu của báo cáo
sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, NN và thủy sản tỉnh Hải Dương 2016 của
Cục Thống kê tỉnh Hải Dương; từ công thức tính mẫu trên, có kết quả với mẫu của
hộ NLTS độ tin cậy 95,5%, mức sai số là 4,5%; mẫu của TT độ tin cậy 90%, sai số
10% ta có kết quả như sau:
Quy mô hộ NLTS: n = 117.663/(1 + 117.663*0,045²) = 491
Quy mô mẫu TT: n = 1138/(1+ 1138*0,1²) = 92
Từ đó, tác giả xây dựng và tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi, tác giả làm tròn
với quy mô 500 phiếu cho hộ gia đình, 100 phiếu cho TT để thu thập số liệu định
tính cũng như định lượng về các vấn đề quan tâm. Mẫu được chọn ngẫu nhiên trên
cơ sở danh sách hộ và TT trên địa bàn tỉnh Hải Dương
+ Khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp một số cơ sở KTTN điển hình trên
địa bàn tỉnh.
5. Những đóng góp về khoa học
- Về lý luận:
+ Bản chất, hình thức, vai trò, xu hướng vận động của KTTN trong NN trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
6
+ Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN trong NN.
+ Kinh nghiệm về KTTN trong NN ở một số tỉnh và bài học kinh nghiệm
cho tỉnh Hải Dương.
- Về thực tiễn:
+ Phân tích, đánh giá thực trạng của KTTN trong NN ở tỉnh Hải Dương giai
đoạn 2008 - 2017, dưới nhiều thức thức đa dạng như hộ NN, TT, DN.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển KTTN trong NN ở tỉnh Hải
Dương đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án bao gồm 4 chương, 11 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KINH
TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Nghiên cứu về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, nghiên cứu về KTTN trong NN,
tuy chưa đưa ra khái niệm về KTTN, nhưng đã nhìn nhận KTTN trong NN dưới
hình thức cụ thể là kinh tế hộ gia đình, kinh tế tiểu nông dựa trên sở hữu tư nhân và
lao động của bản thân. Trong tác phẩm Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức [2, tr.715-
740], theo Ph.Ăngghen hộ gia đình hoạt động hiệu quả, có sức sống bền vững nên
sự tồn tại của nó là khách quan. Tiểu nông là người sở hữu nhỏ hoặc đi thuê một
mảnh ruộng đất không lớn hơn số ruộng đất mà họ thường có thể cày cấy cùng với
gia đình họ. Họ là người lao động, họ khác người vô sản hiện đại ở chỗ anh ta còn
sở hữu tư liệu lao động. Cùng với lao động trong gia đình và bằng những nguyên
liệu tự sản xuất ra, anh ta đã sản xuất được phần lớn nhất trong số những sản phẩm
NN cần dùng. Trong quá trình chuyển từ chế độ nông nô sang nền sản xuất lớn Tư
bản chủ nghĩa ở Châu Âu, số phận người nông dân, chủ yếu là tiểu nông sẽ bị phá
sản và bần cùng. Đó là một quy luật, nó diễn ra rất mau chóng và không ai ngăn cản
được. Từ thực tế đó, Ph.Ăngghen đưa ra khuyến cáo với những người cộng sản về
lập trường của họ đối với tiểu nông khi đã có chính quyền là: Phải hướng quyền sở
hữu cá thể và nền kinh doanh cá thể của họ vào con đường kinh doanh hợp tác,
bằng những biện pháp dứt khoát không phải bằng bạo lực mà là bằng những tấm
gương và sự giúp đỡ của xã hội.
Theo V.I.Lênin (1978), Toàn tập để phát triển kinh tế nông thôn và xây
dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại không chỉ dựa vào nông dân sản xuất
nhỏ, vì vậy, cần làm cho người nông dân hiểu rằng “không thể làm ăn theo lối
cũ”, lối sản xuất nhỏ tự cung tự cấp mà “phải tiến hành những công tác mới mẻ
trên quy mô rộng lớn” [47, tr.62], để đưa NN và kinh tế nông thôn trở thành một
8
ngành, một khu vực sản xuất hàng hóa lớn, để bộ mặt nông thôn thay đổi theo
hướng tiến bộ, không còn tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và những hủ tục chi phối
đời sống tinh thần người dân.
Như vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đều khẳng định vai
trò quan trọng của KTTN trong NN với hình thức cụ thể là kinh tế hộ. Và bằng tư
duy nhạy bén, các ông đều thấy được xu hướng vận động của KTTN trong NN
trong nền sản xuất xã hội mà đến trăm năm sau, với chúng ta nó vẫn còn là bài học
giá trị.
Hongliang Zheng và Yang Yang (2012), trong tác phẩm Chinese private
sector development in the past 30 years: retrospect and prospect (Sự phát triển của
khu vực tư nhân Trung Quốc trong 30 năm qua: nhìn lại và triển vọng) [100], đã
phân tích sự khác biệt của KTTN thời cải cách, mở cửa so với giai đoạn trước đó ở
Trung Quốc. Khẳng định sự tồn tại và phát triển của KTTN hiện nay là hợp pháp, là
sự bổ sung cần thiết cho nền kinh tế thị trường ở Trung Quốc. Vì nó có ví trí quan
trọng, có lợi cho việc thúc đẩy sản xuất, kích thích thị trường cạnh tranh, tăng việc
làm và đáp ứng các nhu cầu cần thiết khác nhau trong đời sống xã hội.
Erich Sahan & Monique Mikhail (2012), trong ấn phẩm Private Investment
in Agriculture (KTTN đầu tư vào NN) [96], đã luận giải vì sao KTTN cần đầu tư
vào lĩnh vực NN? Một mặt, do nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng,
do sức ép của sự gia tăng dân số, do diện tích đất có hạn, NN là ngành luôn chịu
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nên đây là ngành luôn nhận được sự quan tâm
của các chính phủ. Các đơn vị kinh tế tư nhân hầu hết là các DN nhỏ và vừa, vì
vậy nên tập trung đầu tư vào cây lương thực, hướng đến thị trường trong nước và
thị trường khu vực. Mặt khác, tác giả cho rằng đầu tư vào NN là hết sức cần thiết
nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng
trưởng toàn diện của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo
và phát triển bền vững về môi trường. Dù không thể thay thế được khu vực nhà
nước nhưng nếu thiếu việc đầu tư của khu vực tư nhân cũng gây ra những báo
động trong sản xuất NN.
9
Madhvi Sally (2017), trong bài How private sector is helping cultivators
with technology, buyback and improving their social standards (Khu vực tư nhân
đang giúp người trồng trọt với công nghệ, mua lại và cải thiện các tiêu chuẩn xã
hội của họ như thế nào?) [109]. Tác giả khẳng định: Cùng với việc phát triển các
sản phẩm NN, tất yếu có sự phát triển các dịch vụ do khu vực tư nhân đảm nhiệm.
KTTN ngày càng có vai trò quan trọng trong tiêu thụ nông sản. Nó không chỉ là
một lực lượng tham gia phát triển thị trường trong nước mà còn là bộ phận quan
trọng tham gia thị trường xuất khẩu hàng nông sản. Ở Ấn Độ, có khoảng 80% sản
phẩm NN được thúc đẩy bởi các công ty tư nhân với sự tham gia của 138 triệu gia
đình nông dân. Tư nhân là một lực lượng tích cực tham gia vào thị trường nông
sản xuất khẩu. Nhờ đó, phạm vi và cơ hội nắm bắt thị trường nước ngoài được mở
rộng và cho phép các nhà sản xuất kiếm được giá và thu nhập cao hơn cho hàng
nông sản.
Marco Ferroni, Yuan Zhou (2017), trong bài The Private Sector and India's
Agricultural Transformation (Khu vực tư nhân và chuyển đổi nông nghiệp của Ấn
Độ) [107, tr.28-37]. Các tác giả khẳng định: Những tăng trưởng và chuyển đổi NN
thành công là không thể tưởng tượng được nếu không có một khu vực tư nhân
năng động phục vụ và thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản. Khu vực tư nhân đóng vai
trò quyết định trong chuyển đổi nền NN của Ấn Độ ngày nay, thúc đẩy cải thiện
năng suất và tạo ra việc làm và nâng cao giá trị trong chuỗi cung ứng từ nông trại
đến bàn ăn.
Các nghiên cứu trên đã đánh giá cao vai trò của KTTN trong NN, khẳng
định rằng sự phát triển của khu vực này với tính năng động của nó có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của KTTN không chỉ đối với an ninh
lương thực quốc gia mà còn thấy được vai trò của KTTN trong thúc đẩy NN hàng
hóa phát triển.
1.1.2. Nghiên cứu về xu hướng và kinh nghiệm phát triển kinh tế tư
nhân trong nông nghiệp
Về xu hướng phát triển KTTN trong NN, có công trình của: Hongliang
Zheng và Yang Yang (2009), trong ấn phẩm Chinese private sector development
10
in the past 30 years: retrospect and prospect (Sự phát triển của khu vực tư nhân
Trung Quốc trong 30 năm qua: nhìn lại và triển vọng) [100], dự báo về xu hướng
phát triển khu vực KTTN ở Trung Quốc trên các khía cạnh: mức tăng trưởng tổng
sản phẩm trong nước (GDP) của khu vực kinh tế này; xu hướng đa dạng hóa trong
cấu trúc DN, hợp lý hóa trong cấu trúc quản trị, tối ưu hóa công nghệ được lựa
chọn; và xu hướng các DN tư nhân tăng cường tham gia vào các trách nhiệm xã
hội, đóng vai trò tích cực hơn vào xây dựng quỹ phúc lợi xã hội, xây dựng xã hội
hài hòa dưới sự dẫn dắt của nhà nước.
Về kinh nghiệm phát triển KTTN trong NN, có nghiên cứu của Ministry of
Agriculture in Kenya (2013), Private sector development in agriculture (Phát triển
KTTN trong NN) [106] ở Kenya. Tác giả đã phân tích để vượt qua những hạn chế
về điều kiện tự nhiên, trình độ thấp kém của nông dân và nạn tham nhũng của
quan chức nhà nước, Bộ NN Kenya đã thực thi một dự án dưới sự ủy quyền của
bộ Liên bang Đức về hợp tác và phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển sản
xuất NN gắn sản xuất với hoạt động của các DN chế biến thực phẩm ở nước này
nhằm khai thác hết thị trường tiềm năng, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên theo hướng bền vững.
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp để phát
triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp
Johanna Nesseth Tuttle (2012), nghiên cứu Private-Sector Engagement in
Food Security and Agricultural Development (Sự tham gia của KTTN trong an
ninh lương thực và phát triển NN) [101], tác giả đã phân tích thực trạng và giải
pháp phát triển KTTN trong mối quan hệ với những thách thức về an ninh lương
thực toàn cầu. Từ đó, cho rằng các thách thức đó có thể được giải quyết thông qua
việc khơi dậy tiềm năng của KTTN trong NN bằng các cam kết hỗ trợ của chính
phủ và tài trợ của các cơ quan, tổ chức phát triển quốc tế trong tất cả các khâu sản
xuất, sau thu hoạch, phân loại nông sản, tiếp thị, đóng gói. Từ đó khẳng định việc
thúc đẩy phát triển các hình thức KTTN trở thành tập đoàn kinh tế lớn (như
Monsanto, Syngenta, DuPot, PepsiCo, Walmart) là cần thiết để thúc đẩy sản xuất
NN của nông dân các nước trên thế giới.
11
USAID (2012), tại Hội thảo Attracting Private Sector Investment to Rural
and Agricultural Markets (Thu hút KTTN đầu tư vào NN và nông thôn) [111], tổ
chức ngày 25/9/2012 ở Washington DC với sự tham dự của 270 thành viên là
những doanh nhân đến từ 41 quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm các công ty
đa quốc gia, các nhà đầu tư, nhà tài trợ, các viện nghiên cứu NN, các nhà hoạch
định chính sách và cả những doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Unilever, Cheraon
Wallmart. Trong đó, hầu hết các thành viên đều nhất trí việc đề xuất phát triển các
hiệp định đối tác công tư để thúc đẩy quan hệ hợp tác sáng tạo giữa khu vực KTTN
với các tổ chức để khuyến khích và thu hút đầu tư của khu vực KTTN vào NN, góp
phần xóa đói giảm nghèo.
Dan Acquaye and Frimpong - Manso (2012), trong ấn phẩm The roles and
opportunities for the Private sector in Africa’s agro-food industry (Vai trò và cơ hội
của KTTN trong ngành chế biến nông sản của Châu Phi) [95]. Tác giả đánh giá:
Chương trình Phát triển hội nhập thị trường của Châu Phi sẽ mang lại lợi ích cho
hàng nghìn công ty có quy mô vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực NN, công nghiệp thực
phẩm nhằm tạo nhiều việc làm cho phụ nữ và thanh niên ở các khu vực nông thôn.
Chương trình có thể thu hút sự tham gia của nông dân, và biến họ thành chủ của các
DN NN tồn tại độc lập trên thị trường. Các công ty chế biến nông sản trở thành đòn
bẩy phát triển ngành NN thực phẩm đang đầu tư hạ tầng cả phần cứng và phần
mềm, DV khuyến nông và tiếp cận thị trường trực tiếp cho những người nông dân.
Các DN tư nhân có thể lựa chọn chiến lược nhằm phát huy lợi thế để tập trung đầu
tư sản xuất một loại nông sản đã thông qua chiến lược hàng hóa được xác định bởi
lợi thế kinh tế khu vực cho các khoản đầu tư mục tiêu. Chúng bao gồm ngô, gạo,
lúa, đậu tương, mía, trái cây, rau quả, các loại trà thảo dược và cây khác như hạt
điều và hạt Macca.
Liên quan đến chủ đề này, các tác giả nước ngoài đã đánh giá khá sâu sắc vai
trò và cơ hội của KTTN trong NN, đặc biệt là chế biến nông sản, đặt ra vấn đề làm
thế nào để thu hút KTTN đầu tư vào NN và thị trường nông thôn, đồng thời cũng đề
xuất các giải pháp nhằm phát triển khu vực kinh tế này. Đây là những cứ liệu quan
trọng mà nghiên cứu sinh có thể tham khảo.
12
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH Ở TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KINH
TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Quan niệm về kinh tế tư nhân, vai trò và xu hướng vận động của
kinh tế tư nhân trong nông nghiệp
- Quan niệm về kinh tế tư nhân:
Đến nay, việc nhận thức về khu vực KTTN ở Việt Nam chưa có sự thống
nhất trong các công trình khoa học đã công bố. Nguyễn Thanh Tuyền (2006), trong
cuốn Sở hữu tư nhân và Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam cho rằng “KTTN là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình
sở hữu tư nhân, trong đó các chủ thể của nó tự chủ tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh vì lợi ích trực tiếp của các cá nhân hoặc tập thể cá nhân hoạt động dưới
những hình thức khác nhau dù có thuê hay không thuê lao động” [86, tr.24]. Mai
Tết và cộng sự (2006), trong cuốn Sự vận động, phát triển của kinh tế tư nhân trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta lại đưa ra quan niệm
KTTN với ngoại diên quá rộng, như: "KTTN là một loại hình kinh tế phát triển dựa
trên sở hữu tư nhân về toàn bộ các yếu tố sản xuất được đưa vào sản xuất kinh
doanh" [70, tr.28]. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (2007), trong Phát triển khu
vực kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì cho rằng, KTTN là một khu
vực kinh tế, bao gồm tất cả các DN, các tổ chức kinh doanh của người Việt Nam
không thuộc sở hữu nhà nước (hoặc Nhà nước có góp vốn nhưng không giữ vai trò
chi phối), không do nước ngoài đầu tư (hoặc nước ngoài có góp vốn nhưng không
giữ vai trò chi phối), không thuộc thành phần kinh tế tập thể (các HTX) [46]. Phạm
Thị Lương Diệu (2012) trong luận án tiến sĩ của mình cho rằng, “KTTN là loại hình
kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó các chủ thể
của nó tự chủ tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh vì lợi ích trực tiếp của cá
nhân hoạt động dưới những hình thức kinh tế khác nhau dù có thuê hay không thuê
lao động” [20, tr.25]. Thực tiễn đã đặt ra cần có một quan niệm thống nhất về
KTTN làm cơ sở cho việc nghiên cứu và hoạch định chính sách.
- Nghiên cứu vai trò của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp cũng được nhiều
tác giả quan tâm:
Nguyễn Văn Huân (1995), trong luận án tiến sĩ Kinh tế nông hộ - vị trí vai
trò trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở Việt Nam [42]. Tác giả
13
phân tích tiến trình phát triển của kinh tế hộ qua các giai đoạn lịch sử để thấy được
vai trò của nó trong phát triển NN nông thôn. Phân tích định lượng và định tính các
yếu tố tác động đến kinh tế hộ kể từ sau khi đổi mới cơ chế kinh tế đất nước. Đề
xuất phương hướng và giải pháp cơ bản tác động đến quá trình phát triển kinh tế hộ.
Đinh Thị Thơm (2005), trong cuốn Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ
đổi mới, thực trạng và những vấn đề [73, tr.154-163], cho rằng KTTN hoạt động
dưới hình thức kinh tế TT và hộ nông dân sản xuất trên quy mô lớn đang mang lại
hiệu quả cao cho nền kinh tế, giúp khai thác hiệu quả các nguồn lực hiện có hơn rất
nhiều so với cơ chế cũ khi kinh tế tập thể, kinh tế HTX đóng vai trò chủ đạo trong
lĩnh vực NN; đây còn là khu vực này tạo thêm nhiều việc làm, nhất là ở khu vực
NN và nông thôn
Sự vận động, phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta [70] của Mai Tết và cộng sự (2006), đánh giá
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, KTTN tạo nên sự biến
đổi sâu sắc trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, huy động và khơi dậy được nguồn
lực còn tiềm ẩn trong dân cư vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, thúc đẩy
tăng trưởng. Sự tồn tại và phát triển của KTTN khiến cho kinh tế nhà nước phải tự
đổi mới vươn lên, khẳng định vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế. Khu vực
kinh tế này còn là cầu nối quan trọng thu hút vốn, công nghệ, trí tuệ vào Việt Nam,
đưa nước ta hội nhập gần hơn với thị trường khu vực và thế giới. Ngoài ra, phát
triển KTTN tức là phát triển kinh tế của toàn dân, là cơ sở để thực hiện dân chủ về
kinh tế và xã hội, cải cách hành chính.
Vũ Hùng Cường (2011), trong cuốn Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng
trưởng [12, tr.26-31] khẳng định đã đến lúc cần có sự thay đổi cách nhìn nhận, đánh
giá về vị trí, vai trò của các khu vực kinh tế theo hình thức sở hữu đối với tăng
trưởng kinh tế, đặc biêt là khu vực KTTN. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại và
đầy đủ, KTTN không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế mà còn trở
thành động lực kinh tế cơ bản có ý nghĩa chính trị toàn cầu, nó là một phương tiện
hiệu quả nhất để phát triển kinh tế. Sự phát triển của KTTN cũng tạo cơ hội để phát
triển năng lực con người và phát triển các quyền cá nhân.
14
- Nghiên cứu về xu hướng của KTTN trong NN, có:
Nguyễn Thị Phương Thảo (2000), trong Luận án Tiến sĩ Kinh tế của mình có
bàn về Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ miền Đông Nam bộ trong giai đoạn
hiện nay [71]. Luận án tập trung làm rõ quá trình và xu hướng phát triển của kinh tế
nông hộ ở 6 tỉnh, thành phố miền Đông Nam bộ, trong thập kỷ 1990, tác giả rút ra
kết luận: xu hướng chung của kinh tế nông hộ vùng Đông Nam bộ là chuyển từ tự
cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa phát triển từ thấp đến cao, từ thuần nông sang
sản xuất đa dạng; từ kinh tế hộ sang TT và HTX; từ kinh tế nông hộ sản xuất đơn
canh sang đa canh đi liền với chuyên môn hóa, hiệp tác hóa.
Tiến sĩ khoa học Lương Đình Hải (2005) trong Xu hướng phát triển của kinh
tế tư nhân ở nước ta hiện nay [35, tr.5-10] trong đó khẳng định: Theo quy luật của
nền kinh tế thị trường, trong kinh tế cá thể và tiểu chủ, nói rộng hơn là trong kinh tế
tư nhân, luôn diễn ra quá trình tập trung và tích tụ các nguồn lực. Quá trình ấy tất
yếu sẽ sinh ra những cơ sở kinh tế tư nhân phát triển cao hơn, tạo thành kinh tế tư
bản tư nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa. Ở các nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, nó phải trở thành kinh tế tư nhân xã hội chủ nghĩa, hoặc một loại hình
nào đó tương tự. Sự phát triển tiếp theo của quá trình tích tụ và tập trung sẽ dẫn đến
hình thành kinh tế tư bản nhà nước và tương ứng là kinh tế tư nhân - nhà nước xã
hội chủ nghĩa. Xét về lôgíc phát triển và xuất phát điểm hiện nay của nền kinh tế
nước ta, con đường phát triển của kinh tế cá thể và tiểu chủ là kinh tế tư nhân xã hội
chủ nghĩa › kinh tế tư nhân - nhà nước xã hội chủ nghĩa › kinh tế xã hội chủ nghĩa.
KTTN được đảm bảo bằng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.
Đây cũng là hai "dây cương" đặc biệt quan trọng đảm bảo nền kinh tế vận động
theo mục tiêu đã lựa chọn.
Sự vận động, phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta [70] của Mai Tết và cộng sự (2006), tính xu
hướng của KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên các
khía cạnh: sức phát triển, sức đa dạng hóa hình thức tổ chức, ngành nghề và sản
phẩm, vai trò “đầu tàu” trong nền kinh tế, triển vọng liên kết, xu hướng tích tụ và
15
tập trung. Những dự báo này có thể hỗ trợ để nghiên cứu sinh nghiên cứu triển vọng
của KTTN trong NN.
Nguyễn Văn Sáng (2009), trong luận án tiến sĩ kinh tế Xu hướng phát triển
kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình Hội nhập KT
quốc tế [68], phân tích thực trạng KTTN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đưa
ra 7 xu hướng vận động và phát triển của nó, gồm: theo đuổi tối đa hóa lợi nhuận;
số lượng các đơn vị kinh tế cá thể giảm trong khi số DN tăng, quy mô thị trường
mở rộng; hợp tác và cạnh tranh giữa các DN tăng lên thúc đẩy đa dạng hóa sản
phẩm; đóng góp ngày càng lớn vào tổng giá trị sản lượng của nền kinh tế; mở
rộng kinh doanh đa ngành; gia tăng hoạt động trên thị trường quốc tế; và phát triển
các hiệp hội của DN.
Đặng Thị Thu Hiền (2015), trong Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ lên
sản xuất lớn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [41].
Phân tích các xu hướng chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Phát triển kinh tế nông
hộ theo hướng hình thành TT gia đình, phát triển kinh tế nông hộ theo hướng hình
thành các hình thức liên kết kinh tế (giữa các hộ nông dân với nhau, hình thành các
tổ hợp tác và HTX - liên kết ngang; hoặc giữa các hộ nông dân với DN, hình thành
chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản - liên kết dọc).
1.2.2. Những nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp nhằm
phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp
Vũ Văn Yên (1994), trong Luận án tiến sĩ Kinh tế hộ nông dân trong sự phát
triển nền kinh tế hàng hóa ở nước ta hiện nay [94], khẳng định kinh tế hộ nông dân
là một đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn, tồn tại lâu dài và có vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân; là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông sản hàng hóa, với
cơ cấu ngành nghề đa dạng, nhạy bén và dễ thích ứng với biến động của thị trường.
Từ nghiên cứu thực trạng kinh tế hộ ở nông thôn Việt Nam, tác giả rút ra những vấn
đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân cần phải giải quyết như:
ruộng đất manh mún, phương thức hoạt động của hợp tác xã, tình trạng phân hóa
16
giàu nghèo. Từ đó, đề xuất những biện pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ nông
dân ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Minh Thọ (2000), nghiên cứu Thực trạng và giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân vùng cao Bắc Thái [72]. Luận án đã làm sáng
tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hộ nông dân nói chung và đặc thù của kinh tế
hộ nông dân các tỉnh vùng cao phía Đông Bắc Việt Nam, trong đó có vùng cao Bắc
Thái. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ vùng cao Bắc Thái,
chỉ ra được những nguyên nhân tác động đến sự phát triển kinh tế nông hộ trong
vùng nghiên cứu. Nghiên cứu những bài học về phát triển kinh tế hộ nông dân vùng
núi trên thế giới từ đó áp dụng vào thực tiễn vùng cao Bắc Thái. Đề xuất một số giải
pháp hữu hiệu nhằm phát triển kinh tế nông hộ trong vùng góp phần vào sự nghiệp
phát triển nông thôn toàn diện, bền vững ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
Đỗ Quang Quý (2001), trong Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh
tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá ở vùng ven thành phố Thái Nguyên [63].
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất
hàng hoá. Đặc điểm vùng Thái Nguyên, thực trạng phát triển kinh kinh tế nông hộ ở
vùng này. Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản
xuất hàng hoá ở ven thành phố Thái Nguyên như: Nâng cao trình độ và năng lực
của người lao động, giải pháp về vấn đề đất đại, giải pháp về đầu tư, tín dụng, giải
pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ, giải pháp về thực thi chính sách, giải pháp đối
với từng nhóm hộ cụ thể.
Tạ Thị Lệ Yên (2003), nghiên cứu Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với
phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam [93]. Luận án khẳng định tính tất yếu của sự
phát triển kinh tế TT trong NN hàng hóa và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với
sự phát triển của kinh tế TT. Trên cơ sở phân tích thực trạng tín dụng ngân hàng cho
phát triển kinh tế TT, đánh giá mặt mạnh đạt được, hạn chế còn tồn tại và vướng
mắc cần giải quyết. Tác giả đề xuất các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát
triển kinh tế TT, trong đó có tăng cường vốn đầu tư cho TT, đặc biệt nhấn mạnh
vốn trung và dài hạn, mở rộng đối tượng cho vay, thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng.
17
Trịnh Thị Hoa Mai (2005), trong cuốn Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến
trình hội nhập [55] có những đánh giá khá sâu sắc cho rằng, KTTN xuất hiện một
cách khách quan và tự nhiên, phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa
và cơ chế thị trường; với những ưu thế vượt trội so với kinh tế nhà nước như: sức
sống tự phát và mãnh liệt, có khả năng lựa chọn quy mô phù hợp và tổ chức sản
xuất tối ưu, với sự đa dạng về quy mô nên KTTN có thể len lỏi vào những nơi mà
xã hội cần, đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu phong phú của xã hội. Tuy nhiên,
trong quá trình hoạt động, KTTN cũng có những hạn chế nhất định. Bởi vậy, một
trong những giải pháp quan trọng nhất là: Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh
lành mạnh thông qua việc bổ sung sửa đổi cụ thể hóa cơ chế chính sách, hoàn thiện
hệ thống các văn bản pháp luật, phát huy vai trò quản lý hiệu quả của chính quyền
địa phương; tạo lập quan hệ hợp lý giữa Nhà nước và DN, hạn chế sự can thiệp
thường xuyên của nhà nước vào họat động của DN; có chính sách hỗ trợ DN về
vốn, đào tạo nguồn nhân lực, tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho DN. Trong
cuốn sách, tác giả cũng đề cập đến KTTN trong NN tiếp cận từ góc nhìn lịch sử.
Đào Hữu Hoà (2008), trong Luận án tiến sĩ, đề tài Phát triển kinh tế trang
trại trên địa bàn Duyên hải Nam Trung bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa [37]. Nghiên cứu về phát triển kinh tế TT trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH, HĐH). Tác giả đã bổ xung lý luận về phát triển kinh tế TT
trong điều kiện CNH, HĐH; Phân tích thực trạng phát triển kinh tế TT trên địa bàn
vùng Duyên hải Nam Trung bộ, chỉ ra được điểm khác biệt trong quá trình phát
triển kinh tế TT ở Duyên hải miền trung so với các vùng miền khác trong nước,
những tồn tại, mâu thuẫn trong quá trình phát triển và nguyên nhân kìm hãm; Xây
dựng những tiền đề làm cơ sở đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển kinh tế TT
vùng Duyên hải miền Trung trên 3 giác độ: vùng, địa phương và TT.
Chu Tiến Quang, Lưu Đức Khải (2010), trong cuốn Kinh tế hộ gia đình ở
nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải pháp pháp triển [45, tr27-58], khẳng định
tầm quan trọng của kinh tế hộ trong NN. Từ kết quả điều tra, tác giả phân tích, đánh
giá thực trạng của khu vực kinh tế này; nêu dự báo, kinh tế hộ đang vận động theo
hướng giảm dần hộ NN và tăng dần tỷ trọng hộ lâm nghiệp và thủy sản. Kinh tế hộ
18
có quy mô nhỏ cả về vốn, đất, lao động, kỹ thuật lạc hậu năng xuất lao động thấp,
năng lực tích lũy vốn thấp. Kinh tế hộ phát triển theo hướng hình thành các TT sản
xuất hàng hóa. Đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế hộ.
Lê Xuân Lãm (2012), trong: Phát triển kinh tế trang trại ở Gia Lai theo
hướng bền vững [49]. Dưới góc độ quản lý kinh tế, Luận án đã bổ xung những lý
luận cơ bản về phát triển kinh tế TT theo hướng bền vững; Tìm hiểu kinh nghiệm
phát triển kinh tế TT theo hướng bền vững ở một số quốc gia và địa phương, rút ra
bài 5 học kinh nghiệm để vận dụng phát triển kinh tế TT ở Gia Lai; Phân tích tiêu
chí đánh giá phát triển kinh tế TT trên ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường;
Phân tích thực trạng phát triển kinh tế TT ở Gia Lai, kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân; Đề xuất 3 nhóm giải pháp gồm quy hoạch, đầu tư và cơ chế chính
sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế TT theo hướng bền vững.
Ngoài các sách, công trình khoa học và luận án tiến sĩ, còn có các nghiên cứu
được công bố trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan đến KTTN trong NN, tiêu
biểu như: Đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Việt Nam [23, tr.48-51] của
tác giả Nguyễn Xuân Đương (2014), Hà Nội cần tập trung phát triển kinh tế tư
nhân trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và hội nhập [6] của Trang
An (2015); Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải
pháp [8] của Đỗ Thị Dinh, Tạ Thị Bẩy (2016). Các nghiên cứu trên đã hướng vào
phân tích thực trạng KTTN trong NN với các đối tượng cụ thể khác nhau, khi là các
DN tư nhân, các DN nhà nước, hoặc khi là các đơn vị kinh tế cá thể, hộ gia đình hay
TT để đề xuất giải pháp cụ thể theo đối tượng được quan tâm mà chưa có những
nghiên cứu tổng thể về KTTN trong NN.
1.2.3. Những công trình khoa học đã công bố liên quan đến kinh tế tư
nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Ngoài các nghiên cứu đã công bố có liên quan đến KTTN trong NN trên
phạm vi cả nước và một số tỉnh khác, đến nay tại tỉnh Hải Dương cũng đã có các
công trình luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng Thừa (2012), Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn tỉnh Hải Dương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối
cảnh hiện nay [75], có quan tâm đến thực trạng cơ cấu kinh tế NN tỉnh Hải Dương,
vai trò của kinh tế hộ, kinh tế TT và chỉ ra những tích cực và hạn chế của các hình
19
thức kinh tế này, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển đáp ứng yêu cầu CNH,
HĐH NN, nông thôn. Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), Thu
hút vốn để phát triển nông nghiêp tỉnh Hải Dương [40] tiếp cận từ góc độ quản lý
kinh tế để bàn về vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển NN, đánh giá thực trạng và đề
xuất 5 giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư này thúc đẩy phát
triển NN trên địa bàn, trong đó coi trọng giải pháp phát triển KTTN trong NN.
Ngoài các công trình trên, còn có một số bài viết khác có liên quan đến
KTTN trong NN được công bố trên các tạp chí và thông tin chuyên ngành, đáng
chú ý là: Bài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới
tỉnh Hải Dương (2012) của Nguyễn Trọng Thừa [74], có liên quan đến giải pháp
nhằm phát triển KTTN trong NN trong khía cạnh nhằm phát huy các nguồn vốn,
nhân lực trong khu vực kinh tế này và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Coi trọng
đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ
đến hộ nông dân và cơ sở sản xuất trong lĩnh vực NN ở địa bàn nông thôn. Bài Gỡ
khó cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Trung
Sơn Hảo, Dũng Trị (2013), tác giả đã chỉ ra được khó khăn của DN nhỏ và vừa, đặc
biệt là DN hoạt động trong lĩnh vực NN, tình trạng chung là thiếu vốn và sản phẩm
khó tiêu thụ, một số DN thiếu kết nối với cơ quan quản lý nhà nước nên không biết
làm thủ tục vay vốn ưu đãi tại đâu [81, tr.51-54]. Vũ Thanh Nguyên (2016), có bài
“Hải Dương với vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại”, từ đánh giá thực trạng đã
để xuất giải pháp để xây dựng nền NN theo hướng hiện đại, trong đó coi trọng vai
trò của KTTN trong NN trong phát huy nguồn lực vốn, lao động và phát triển các
hình thức kinh tế, xây dựng vùng sản xuất công nghệ cao và mở rộng quy mô sản
xuất theo tiêu chuẩn qui trình NN an toàn (Good Agriculture Practices: GAP) trên
địa bàn tỉnh Hải Dương [60, tr.63-65].
Những công trình đã công bố nêu trên đã tiếp cận từ các chuyên ngành như
kinh tế NN, kinh tế dự báo. Từ các nghiên cứu trên cho thấy, các tác giả đã nghiên
cứu thực trạng KTTN trong NN dưới những góc độ khác nhau: khi thì đối tượng là
các DN tư nhân, khi thì là các DN NN, hoặc khi thì đối tượng là các đơn vị kinh tế
cá thể, hộ gia đình hay TT. Đồng thời cũng đề xuất các nhóm giải pháp theo từng
20
đối tượng nhằm tạo điều kiện cho KTTN phát triển, nhưng chỉ tập trung cho đối
tượng nằm trong phạm vi nghiên cứu. Tuy không tiếp cận từ Kinh tế chính trị để
nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp để phát triển KTTN trong NN trên địa bàn
tỉnh Hải Dương, nhưng đây là những tư liệu cần thiết, rất đáng trân trọng để nghiên
cứu sinh phát triển trong đề tài luận án của mình. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng
KTTN trong NN với cả ba chủ thể là hộ NN, TT và các DN để thấy được bức tranh
chung về KTTN trong NN ở phạm vi một tỉnh là nhiệm vụ đặt ra đối với luận án
nhằm tìm ra giải pháp đồng bộ hữu hiệu, để không chỉ phát triển KTTN trong lĩnh
vực NN của địa phương, mà còn tạo tiền đề thúc đẩy nền NN nước ta phát triển
thành nền NN hàng hóa lớn, hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.
1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TƯ
NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP ĐÃ CÔNG BỐ VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.3.1. Những kết quả đạt được trong các công trình đã công bố
- Về lý luận:
Trong nhận thức về khái niệm, các công trình làm rõ được khá nhiều khía
cạnh về KTTN, trong đó có công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã chỉ ra KTTN là
phạm trù phân biệt với kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và sự
phân biệt đó trước hết là ở quan hệ sở hữu và chủ thể kinh tế; đã chỉ ra KTTN chính
là lực lượng chủ yếu trong sản xuất NN, kể cả NN ứng dụng công nghệ cao của
quốc gia; hướng phát triển thành các tập đoàn kinh tế trong các quan hệ thương mại
quốc tế. Nhiều công trình ở trong nước đã xác định được vai trò của KTTN trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới góc độ quản lý kinh tế
hoặc kinh tế NN; xác định các hình thức của KTTN trong NN như kinh tế hộ, kinh
tế TT, tổ hợp tác, HTX, DN tư nhân; đã đề cập đến các mối quan hệ liên kết giữa
KTTN với các khu vực kinh tế khác và xu hướng của nó theo quy luật phát triển của
lịch sử và phát triển của kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập quốc tế.
- Về thực tiễn:
Các công trình nghiên cứu trên đã có những phân tích, đánh giá về thực
trạng của KTTN trong NN ở các hình thức như kinh tế hộ, kinh tế TT, HTX, DN
21
tư nhân trên phạm vi quốc gia và ở một số tỉnh, thành phố trong nước. Trong đó,
đã hướng vào phân tích các nội dung về số lượng, cơ cấu của các hình thức
KTTN, quy mô, ngành nghề hoạt động của các chủ kinh tế, mức độ phát triển và
sự thay đổi tỷ trọng của các hình thức này trong ngành NN và trong nền kinh tế,
năng lực cạnh tranh và đánh giá các hoạt động liên kết giữa KTTN với các DN và
các chủ thể khác trong nền kinh tế. Có một số công trình quan tâm đến vai trò nhà
nước đối với KTTN trong NN, phân tích, đánh giá thực trạng nhà nước sử dụng
các công cụ và chính sách kinh tế nhằm can thiệp, hỗ trợ, thúc đẩy hoặc điều
chỉnh hoạt động của các chủ thể thuộc khu vực kinh tế này và các giải pháp hoàn
thiện các công cụ, chính sách đó. Có công trình nghiên cứu về phát triển NN đáp
ứng yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế và phát triển NN bền vững, trong đó có đề cập
đến phát triển KTTN trong NN.
Riêng đối với tỉnh Hải Dương, vấn đề KTTN trong NN cũng đã được một số
tác giả quan tâm với các công trình đã công bố tiếp cận từ chuyên ngành kinh tế
NN, quản lý kinh tế và kinh tế phát triển. Trong đó, có một số nghiên cứu đề cập
đến vai trò của kinh tế hộ, kinh tế TT trong khai thác và phát huy các nguồn vốn,
nhân lực trong tỉnh và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Đã có nghiên cứu về vấn
đề thu hút vốn đầu tư để phát triển NN của tỉnh nhà, trong đó có từ khu vực KTTN;
Về giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển NN của tỉnh. Có công trình đã quan
tâm đến nghiên cứu đến các hình thức như liên kết kinh tế giữa DN chế biến nông
sản với hộ nông dân; đến phát triển NN tỉnh Hải Dương theo hướng hiện đại, NN
công nghệ cao, NN theo các tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực trồng trọt, nông sản thực
phẩm, tiêu chuẩn hữu cơ và tiêu chuẩn GAP.
1.3.2. Khoảng trống trong các công trình đã công bố liên quan đến kinh
tế tư nhân trong nông nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án
- Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
Tiếp cận từ góc độ kinh tế chính trị, có thể thấy những khoảng trống trong
các công trình khoa học đã công bố trên các mặt như sau:
Về lý luận, chưa có công trình nào bàn sâu, làm rõ bản chất, đặc điểm, vị trí
của KTTN trong NN. Việc nghiên cứu vai trò của KTTN trong NN đối với phát
22
triển ngành NN nói riêng và trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung cũng chưa
được các công trình đã công bố luận giải một cách sâu sắc, rõ ràng. Vấn đề các
nhân tố ảnh hưởng đến KTTN trong NN cũng chưa được quan tâm một cách có hệ
thống dựa trên một cơ sở lý luận khoa học. Những khoảng trống về lý luận nêu trên
không chỉ ở bình diện nghiên cứu KTTN trong NN trên phạm vi cả nước mà còn ở
cấp tỉnh, thành phố. Nếu thiếu những cứ liệu khoa học này thì không thể có những
đánh giá tổng thể thực trạng KTTN trong NN và cũng không thể có quan điểm định
hướng và giải pháp thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển đúng hướng.
Về thực tiễn, các công trình khoa học đã công bố vẫn đang bỏ ngỏ việc tổng
kết, đánh giá một cách hệ thống về KTTN trong NN, nhất là vị trí, đặc điểm và xu
hướng vận động của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
trong 10 năm gần đây ở Việt Nam nói chung, ở tỉnh Hải Dương nói riêng. Do vậy,
chưa có những phân tích dự báo để xác định phương hướng và giải pháp để phát
triển đúng hướng khu vực kinh tế này trong những năm tiếp theo.
- Hướng nghiên cứu của đề tài luận án
Từ những khoảng trống nêu trên, đề tài luận án của nghiên cứu sinh sẽ
hướng vào nghiên cứu các nội dung sau:
Về lý luận, phân tích và làm rõ bản chất, vị trí, vai trò và xu hướng vận động
của KTTN trong NN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến KTTN
trong NN, tác giả nghiên cứu thực trạng của nó để xây dựng phương hướng, đề xuất
giải pháp nhằm phát triển khu vực kinh tế này trong thực tiễn.
Về thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm về KTTN trong NN trên địa bàn một
tỉnh, thành phố để rút ra bài học cần thiết nhằm đánh giá và giải quyết vấn đề này ở
tỉnh Hải Dương.
Phân tích và đánh giá thực trạng KTTN trong NN trên địa bàn tỉnh Hải
Dương từ năm 2008 đến năm 2017, đi sâu vào thực trạng của nó dưới các hình thức
cụ thể, tìm ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân thực trạng này;
nghiên cứu dự báo xu hướng vận động phát triển của khu vực KTTN trong NN; đề
xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển trong những năm tới.
23
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG NÔNG NGHIỆP
2.1. BẢN CHẤT, HÌNH THỨC, VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
2.1.1. Bản chất và hình thức của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp
2.1.1.1. Bản chất, đặc điểm của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp
* Bản chất của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp
Kinh tế tư nhân là khái niệm dùng để chỉ hình thức kinh doanh của một bộ
phận dân cư trong xã hội. Theo Từ điển tiếng Anh (Cambridge Dictionary) [113]
KTTN là một phần của nền kinh tế quốc dân bao gồm các DN tư nhân như hộ gia
đình và DN sử dụng hầu hết các nguồn lực trong một nền kinh tế. Trong nền kinh tế
quốc dân, KTTN được xác định là một khu vực (the private sector) phân biệt với
khu vực công hay khu vực kinh tế nhà nước. Margaret Rouse (2013) nêu quan
niệm: Khu vực tư nhân là một phần của hệ thống kinh tế của một quốc gia được
điều hành bởi các cá nhân và công ty, chứ không phải là chính phủ. Hầu hết các tổ
chức khu vực tư nhân được điều hành với mục đích kiếm lợi nhuận. Phân khúc nền
kinh tế dưới sự kiểm soát của chính phủ được gọi là khu vực công. Các tổ chức từ
thiện và phi lợi nhuận đôi khi được coi là tạo nên một phân khúc thứ ba và gọi là
lĩnh vực tình nguyện. Tuy nhiên, các tổ chức như vậy thường được coi là một phần
của khu vực tư nhân [108, tr.21-34]. Như vậy, có thể hiểu KTTN là khu vực kinh tế
nằm ngoài nhà nước, không thuộc sở hữu của nhà nước về các yếu tố của quá trình
sản xuất, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới các hình thức DN, công ty tư
nhân và các đơn vị kinh tế hộ gia đình.
Kinh tế tư nhân có mặt ở tất cả các nước, nhất là những nước theo mô hình
phát triển kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ và cả những nước theo đuổi mô hình nền
kinh tế phúc lợi ở phương Tây. Ở các nước này, khu vực KTTN sử dụng hầu hết
các nguồn lực trong các ngành của nền kinh tế. Nó tồn tại và hoạt động dưới các
hình thức: kinh tế hộ, kinh tế cá thể, tiểu chủ và DN tư nhân, công ty trách nhiệm
24
hữu hạn. Ngoài ra, KTTN còn gồm cả phần đầu tư của tư nhân vào khu vực kinh tế
nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các chủ thể KTTN hoạt động sản
xuất, kinh doanh trong tất cả các ngành NN, công nghiệp và dịch vụ.
Trong NN, KTTN hiện diện tại các DN, công ty, hộ kinh doanh không phân
biệt quy mô, quyền sở hữu và cấu trúc. Nó bao gồm tất cả các lĩnh vực của ngành
thực phẩm, NN, lâm nghiệp và thủy sản từ sản xuất đến tiêu thụ, kể cả các dịch vụ
liên quan: nghiên cứu và triển khai khoa học và công nghệ, tài chính, đầu tư, bảo
hiểm, tiếp thị và thương mại.
Ở Việt Nam, KTTN trong NN đã từng hiện diện từ trước khi bước vào
công cuộc Đổi mới (năm 1986), dưới hình thức kinh tế cá thể. Tuy nhiên, khi đó
do nhận thức giản đơn về nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
nên nó không thực sự được thừa nhận và là một trong những đối tượng bị thành
kiến, phải “cải tạo”. Từ khi Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới,
KTTN đã trở thành một vấn đề gay cấn, lúng túng, gây tranh cãi nhiều nhất, đụng
chạm đến những vấn đề chính trị - xã hội như định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng
những nhận thức và quan điểm về KTTN nói chung, trong NN nói riêng mới ngày
càng rõ và được khẳng định mạnh mẽ hơn. Từ thừa nhận nền kinh tế có nhiều
thành phần, trong đó có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, Đảng và
Nhà nước đã khẳng định sự tồn tại khách quan và cần thiết của KTTN trong phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong đó có
KTTN trong sản xuất NN.
Quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, phạm trù KTTN được bắt đầu đưa
vào Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị khóa VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam (15/7/1988) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa VI
(29/3/1989) với quan niệm là hình thức kinh tế: “các hình thức kinh tế tư nhân (cá
thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ
cấu của nền kinh tế hàng hoá đi lên chủ nghĩa xã hội” [27]. Tiếp đến, trong văn kiện
Đại hội VII của Đảng (năm 1991), phạm trù KTTN được sử dụng trong các nhiệm
vụ, công tác lớn của Đảng, cụ thể là: “Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt
trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước; trong đó, kinh tế
cá thể và tiểu chủ có phạm vi hoạt động tương đối rộng ở những nơi chưa có điều
25
kiện tổ chức kinh tế tập thể, hướng kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường
tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức” [32, tr.103]. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày
18/3/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện
phát triển KTTN. Trong đó, KTTN được chính thức gọi là khu vực kinh tế: “Có cơ
chế và phương tiện bảo đảm cho khu vực kinh tế tư nhân nhận được những thông
tin cần thiết về luật pháp, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, của các ngành, các vùng; các thông tin dự báo trung hạn, dài hạn về
các ngành, các sản phẩm ở trong nước và trên thế giới” [26, tr.4]. Kể từ đó, phạm
trù khu vực KTTN ngày càng được tiếp tục nhắc đến trong chủ trương, đường lối
kinh tế của Đảng. Gần đây nhất, tại Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 5 (khóa XII), ngày 3 tháng 6 năm 2017, KTTN tiếp tục được
khẳng định là một khu vực kinh tế. Khi đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết
Trung ương V (khóa IX), một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
yếu kém của khu vực KTTN là “Vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với sự
phát triển của khu vực kinh tế tư nhân còn bất cập”, do vậy cần “Chú trọng nâng
cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân”, đồng thời cần
“Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của các
tổ chức đảng trong khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa”. “Khẩn trương xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ
liệu tập trung, thống nhất, tích hợp về khu vực kinh tế tư nhân” [30, tr.3-10].
Như vậy có nghĩa là, cho đến nay mặc dù trong các văn kiện của Đảng chưa
nêu quan niệm về KTTN, nhưng đã được hiểu là một khu vực kinh tế trong đó bao
gồm các thành phần: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, tồn tại và
hoạt động dưới các hình thức kinh tế hộ, trang trại, công ty, DN tư nhân và tư nhân
góp vốn vào các Tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Trên các sách báo trong nước, việc nhận thức phạm trù KTTN đến nay vẫn
chưa có sự thống nhất. Mặc dù những thuật ngữ trước đây, như kinh tế ngoài quốc
doanh hoặc kinh tế phi xã hội chủ nghĩa tới nay không còn phù hợp, nhưng trong
xã hội vẫn còn quan niệm cho rằng KTTN là kinh tế tư bản tư nhân. Theo đó vẫn
còn chưa hết mặc cảm đối với các chủ hoạt động trong khu vực kinh tế này. Trong
26
giới nghiên cứu, cũng có không ít ý kiến KTTN là một khu vực kinh tế hay là một
thành phần kinh tế? Trong bài trong bài “Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng
trong phát triển kinh tế Việt Nam” của Phạm Thị Thanh Bình thì gọi đây là “thành
phần kinh tế” [10]. Bên cạnh đó, không ít ý kiến lại cho rằng trong thành phần
KTTN có các thành phần kinh tế khác (như kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư
bản tư nhân, kể cá DN có nguồn vốn trong nước và DN do tư nhân nước ngoài
đầu tư). Trong khi đó, theo tác giả Vũ Hùng Cường xác định KTTN là khu vực
kinh tế, nhưng trong đó lại có hai khu vực: trong nước và ngoài nước. Điều này
được trình bày trong cuốn “KTTN và vai trò động lực tăng trưởng”: Một là, khu
vực KTTN trong nước (đó là các DN vốn trong nước mà nguồn vốn thuộc sở hữu
tập thể, sở hữu tư nhân một người hoặc một nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước
nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống, kinh tế cá thể, bao gồm các hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh, DN tư nhân, công ty cổ
phần tư nhân và công ty cổ phần có vốn Nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống,
hộ gia đình); Hai là, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, (đó là các DN có
vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn bên nước ngoài
đóng góp là bao nhiêu, bao gồm các DN 100% vốn nước ngoài và DN liên doanh
giữa nước ngoài với các đối tác trong nước) [12, tr.24]. Những phân chia như vậy
là chưa có tiêu chí nhất quán và chưa thực sự phù hợp, vì trong một thành phần
kinh tế lại có nhiều thành phần kinh tế và trong một khu vực kinh tế cũng lại có
hai khu vực kinh tế.
Như vậy, có thể thấy, trong nhận thức ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa xác
định được bản chất của KTTN, chưa có tiêu chí nhất quán để xác định KTTN là
một thành phần kinh tế hay là một khu vực kinh tế. Điều này làm thiếu cơ sở khoa
học cho giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách xử lý, giải quyết những
vấn đề lý luận và thực tiễn đối với các chủ thể hoạt động khu vực kinh tế rất quan
trọng này. Đây là một vấn đề lớn bởi nó không chỉ liên quan đến các quan điểm,
giải pháp, chính sách kinh tế, đến định hướng phát triển nền kinh tế thị trường mà
Việt Nam đã lựa chọn mà còn là một vấn đề chính trị, xã hội và động lực phát triển.
Việc định danh chính xác và nhận thức đúng bản chất của KTTN được đặt ra là cấp
thiết, không thể lảng tránh.
27
Để khắc phục tình trạng không thống nhất nêu trên, theo nghiên cứu sinh,
việc nhận thức đúng bản chất của KTTN ở nước ta hiện nay, cần phải dựa trên quan
điểm tiếp cận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất với
lực lượng sản xuất và quan niệm về thành phần kinh tế. Theo tiếp cận này, lực
lượng sản xuất (là nội dung của sản xuất) có vai trò quyết định quan hệ sản xuất (là
hình thức của sản xuất). Đó là một quy luật khách quan. Thành phần kinh tế là một
bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất, trong đó mỗi bộ phận tương
ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và theo đó là một quan hệ sản
xuất. Việc xác định các quan hệ kinh tế trong xã hội phải được dựa trên cách tiếp
cận nêu trên. Chính vì thế, trong tác phẩm “Về bênh ấu trĩ “tả khuynh” và tính tiểu
tư sản”, V.I.Lênin đã xác định tính chất quá độ của nền KT của nước Nga sau Cách
mạng Tháng Mười (năm 1917) và đã chỉ ra 5 thành phần kinh tế đang tồn tại ở nước
Nga lúc đó: 1) Kinh tế nông dân gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự
nhiên; 2) Sản xuất hàng hoá nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì);
3) Chủ nghĩa tư bản tư nhân; 4) Chủ nghĩa tư bản nhà nước; và 5) Chủ nghĩa xã hội
[48, tr.363]. Điều này có nghĩa, Lênin dựa trên quan hệ sản xuất mà trực tiếp là
quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và hình thức tổ chức kinh tế gắn liền với quan hệ
sở hữu đó để xác định thành phần kinh tế. Cũng theo tiếp cận này, nền kinh tế ở
Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều thành phần (Điều này
đã được các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định. Ví dụ, Đại hội
VI của Đảng xác định, nền kinh tế nước ta có các thành phần kinh tế là: kinh tế xã
hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể, cùng với bộ phận
kinh tế gia đình gắn liền với thành phần đó; các thành phần kinh tế khác gồm: kinh
tế tiểu sản xuất hàng hoá (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và
kinh doanh dịch vụ cá thể), kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước dưới
nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp doanh, và thành phần kinh tế tự
nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và
các vùng núi cao khác) [25, tr.357]. Với tiếp cận như vậy, KTTN không phải là một
thành phần kinh tế.
Theo quan niệm trên, tác giả hiểu rằng ở Việt Nam, gọi khu vực KTTN là
phù hợp. Bởi chế độ sở hữu ở nước ta được ghi trong Hiến pháp 1992, Điều 15 là
28
“dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu
toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng” [66, tr.4]. Chế độ sở hữu tư nhân chính là cơ
sở để hình thành và phát triển các thành phần kinh tế như kinh tế cá thể, tiểu chủ và
kinh tế tư bản tư nhân. KTTN tuy dựa trên sở hữu tư nhân, nhưng không phải là
một thành phần kinh tế, vì trong nó bao gồm các thành phần kinh tế nêu trên. Nó chỉ
có thể là một khu vực kinh tế. Việc sử dụng khái niệm “khu vực KTTN” với nội
hàm để chỉ tất cả các thành phần kinh tế có chung một chế độ sơ hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất sẽ đảm bảo tính lôgíc và hợp lý hơn so với sử dụng khái niệm “thành
phần kinh tế tư nhân”, khắc phục được sự chồng chéo, không thống nhất trong sử
dụng khái niệm và phù hợp với thông dụng quốc tế.
Với quan điểm đó, về bản chất KTTN là một khu vực của nền kinh tế quốc
dân, dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; tồn tại dưới các hình thức kinh tế
hộ gia đình cá thể, tiểu chủ và DN tư bản tư nhân trong và ngoài nước; hoạt động ở
tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
Kinh tế tư nhân trong NN là một bộ phận cấu thành trong khu vực KTTN
của nền kinh tế. Nó vừa mang bản chất của KTTN nói chung, nhưng đồng thời có
tính đặc thù khi hoạt động trong ngành NN (sẽ được làm rõ trong Đặc điểm của
KTTN trong NN). KTTN trong NN là một khu vực kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất; tồn tại dưới các hình thức hộ NN, TT và DN; sản xuất
kinh doanh trong lĩnh vực NLTS.
Như vậy, KTTN trong NN không bao gồm các hộ CN, hộ DV không liên
quan đến NN, DN nhà nước, DN tập thể (hoạt động theo Luật HTX). Đồng thời các
DN chế biến và maketting các sản phẩm nông lâm, thủy sản không thuộc DN nông
nghiệp mà thuộc ngành công nghiệp chế biến, theo quyết định số 10/QĐ-TTg ngày
23/1/2007.
* Đặc điểm của KTTN trong NN dưới nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
Bản chất của KTTN trong NN với tư cách là một khu vực kinh tế có nhiều
thành phần khác nhau, có những đặc điểm chung của một khu vực kinh tế dựa trên
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất như: KTTN gắn liền với lợi ích cá nhân, mục
29
đích hàng đầu là vì lợi nhuận chứ không phải vì mục tiêu xã hội khác, là một mô
hình tổ chức kinh doanh hàng hóa nên nếu có lợi nhuận là không ngừng mở rộng
quy mô, tái sản xuất mở rộng. Với quy mô đa dạng và khả năng tối ưu hóa tổ chức
sản xuất nên KTTN có tính năng động và linh hoạt trong hoạt động tổ chức sản xuất
kinh doanh, góp phần hình thành môi trường cạnh tranh và là khu vực kinh tế có vai
trò quyết định đến việc tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường. KTTN trong NN
còn có những đặc điểm riêng do hoạt động trong lĩnh vực NN, để làm rõ hơn bản
chất của nó, cần phân tích sâu hơn về quan hệ sản xuất của từng thành phần kinh tế
trong khu vực kinh tế này, xét trên cả 3 mặt quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản
lý sản xuất và quan hệ phân phối. Đó là:
- Đặc điểm về quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất:
+ Tuyệt đại đa số các chủ thể của khu vực KTTN trong NN đều dựa trên sở
hữu nhỏ về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức sở hữu tư
nhân nhỏ về tư liệu sản xuất. Kinh tế cá thể trong NN tồn tại dưới dạng các hộ NN
hay hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ NN nhỏ lẻ; Kinh tế tiểu chủ tồn tại dưới hình
thức TT do một cá nhân hay một hộ gia đình làm chủ, hoặc có thuê một vài lao
động, chưa đăng ký hoạt động kinh doanh theo loại hình DN, chỉ đăng ký kinh
doanh tại một địa điểm, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh;
Thành phần kinh tế tư bản tư nhân, hình thức tồn tại là các DN sản xuất
kinh doanh trong lĩnh vực NLTS và dịch vụ NN, với quy mô ruộng đất lớn hơn
nhờ quá trình mua bán, chuyển nhượng và tích tụ ruộng đất, hoạt động dưới sự
quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay thành
phần kinh tế này cũng đang gặp nhiều khó khăn do tính chất của lĩnh vực hoạt
động. Nếu một DN trong công nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất thì chủ yếu
là phải tập trung vốn, thì trong NN chủ yếu phải tập trung ruộng đất. Việc tập
trung ruộng đất không chỉ đơn thuần là để mở rộng sản xuất mà còn là điều kiện
để đưa công nghệ mới thích ứng với đối tượng sản xuất và tiết kiệm chi phí sản
xuất, nâng cao hiệu quả. Với đặc điểm trên và vì lợi ích của mình, các chủ KTTN
30
trong NN phải tính đến việc lựa chọn sản xuất loại nông sản sao cho có hiệu quả
và tìm đến cách thức tập trung ruộng đất như thế nào để mở rộng quy mô kinh
doanh. Nếu việc lựa chọn sản xuất không thành công và còn có rào cản trong tập
trung ruộng đất thì KTTN trong NN cũng không thể phát triển được.
+ Quyền sở hữu ruộng đất của KTTN trong NN tách rời quyền sử dụng.
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của bất kỳ chủ thể nào sản xuất NN. Trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đất đai lại thuộc sở
hữu của Nhà nước, tức là nhà nước toàn quyền quản lý đất đai. Để tạo điều kiện cho
phát triển sản xuất NN, nhà nước đã giao quyền sử dụng đất cho từng hộ xã viên,
nông dân, đồng thời cho phép mua bán, chuyển nhượng, cho nhận thừa kế theo quy
định của pháp luật. Nhà nước vẫn giữ quyền định đoạt quan trọng đối với đất đai
như: ấn định mục đích sử dụng cho các ô, thửa đất thông qua quy hoạch; quyết định
chuyển đổi mục đích sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất cho các cá nhân
và tổ chức; thu hồi đất đã giao hoặc cho thuê; ấn định hạn chế về thời gian và hạn
mức đối với việc giao đất hoặc cho thuê đất; định giá đất. Chính những quy định
này đang là rào cản đối với khu vực KTTN hoạt động lĩnh vực NN, bởi quyền sử
dụng đất là một quyền tài sản quan trọng. Hiệu quả sản xuất của khu vực KTTN
trong NN không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng đất và mức độ đầu tư các tư
liệu sản xuất mà còn phụ thuộc vào việc giải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu
và quyền sử dụng. Ở nước ta, đất NN được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng
ổn định, lâu dài theo Nghị định số 64-CP ngày 27-9-1993. Đến nay đã hơn 26 năm,
dù có nhiều lần cải cách, dồn điền đổi thửa nhưng quy mô ruộng đất vẫn rất nhỏ,
mạng mún, gây nhiều khó khăn cho các thành phần kinh tế hoạt động ở lĩnh vực
NN, đặc biệt là các TT, DN làm NN. Nếu không có chính sách đất đai phù hợp sẽ
tồn tại nhiều nghịch lý trong xã hội, gây lãng phí nguồn tài nguyên. Người có quyền
sở hữu nhưng lại không có nhu cầu sử dụng; người có nhu cầu sử dụng nhưng vì
không có quyền sở hữu nên không có được quy mô đất như mong muốn.
- Đặc điểm về tổ chức, quản lý
+ Đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ trong NN: việc điều hành hay
tổ chức, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh đều dựa trên sự điều hành của chủ
hộ trong gia đình hay chủ TT, các thành viên khác trong gia đình phục tùng theo
31
sự phân công đó một cách tự nguyện, quan hệ giữa họ không phải là quan hệ giữa
ông chủ - người làm thuê mà là quan hệ huyết thống trong gia đình, hay anh em,
đôi khi có tính chất gia trưởng và mang đậm tính chất tiểu nông.
+ Đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân quan hệ tổ chức quản lý đã có
sự phân định rạch ròi giữa một bên là ông chủ (cá nhân - nếu đó là DN một chủ
hay công ty tư nhân, một nhóm - nếu đó là công ty cổ phần) còn bên kia là lao
động làm thuê. Lúc này sức lao động đóng vai trò là hàng hóa, người chủ sở hữu
sức lao động đó đem bán cho người sử dụng. Khi đó, người có sức lao động phải
phụ thuộc sự điều hành của ông chủ. Trong phương thức sản suất tư bản chủ nghĩa
sự phục tùng của người lao động đối với ông chủ là tuyệt đối, vô cùng khắt khe
dưới sự giám sát của ông chủ sao cho người lao động đem lại hiệu quả công việc
và lợi ích cao nhất cho nhà tư bản. Còn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, quan hệ chủ - thợ được hình thành dựa trên sự
quản lý và giám sát của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa.
+ Yêu cầu đối với chủ thể của khu vực KTTN trong NN không chỉ đòi hỏi
phải có trình độ quản lý mà còn phải là người có kiến thức, hiểu biết nông học. Biết
lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, biết chăm sóc trong quá
trình chúng sinh trưởng, rồi quản lý sau thu hoạch cho đúng thời vụ. Cụ thể là:
Tổ chức, quản lý yếu tố đầu vào quá trình sản xuất, lựa chọn cây trồng vật
nuôi phù hợp với thời vụ: Đối tượng của sản xuất NN là cơ thể sống - cây trồng và
vật nuôi; chúng khá nhạy cảm với ngoại cảnh, mọi sự thay đổi của thời tiết, khí hậu
đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của chúng, cũng như đến kết quả thu hoạch;
chúng tồn tại và phát triển theo qui luật sinh học nhất định. Tùy theo từng loại cây
trồng và vật nuôi lại có chu kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau. Vì vậy, để sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, các chủ thể của KTTN trong NN không chỉ là người
kinh doanh giỏi mà còn phải là người có kiến thức về sinh học, nắm được đặc điểm,
tập tính của từng loại cây trồng, vật nuôi mà mình đang hoặc dự tính sản xuất kinh
doanh. Cây trồng vật nuôi có chu kỳ sinh trưởng riêng, nếu sản xuất NN không
đúng thời vụ, thu hoạch không kịp thời, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn thì
hiệu quả và lợi ích của KTTN trong NN không thể đạt được theo mong đợi. Mặt
32
khác, nếu nhà kinh doanh chỉ chuyên canh vào một loại sản phẩm NN nào đó, thì
cũng không thể đảm bảo việc làm thường xuyên cho nhân công và phải đối mặt với
vấn đề nhân lực. Để hạn chế hậu quả của tính thời vụ, đảm báo quá trình sản xuất
diễn ra thông suốt, ở cả trước, trong và sau quá trình sản xuất NN, đòi hỏi các chủ
thể của KTTN trong NN trước mỗi mùa vụ phải có kế hoạch sản xuất cụ thể cho vụ
sau; phải có biện pháp như xen canh gối vụ, cơ giới canh tác, chuyển đổi mùa vụ
sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tổ chức quản lý quy trình sản xuất: Vì đối tượng sản xuất là cây, con có quá
trình sinh trưởng và thu hoạch phụ thuộc vào quy luật tự nhiên của mỗi loại sinh
vật. Tuy khoa học và công nghệ hiện đại có thể tìm được cách rút ngắn chu kỳ sinh
vật để phát triển NN, nhưng nó không thể thay thế hay cắt bỏ tình mùa vụ. Nó đòi
hỏi nhà sản xuất phải thực hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở thời vụ tốt
nhất như thời vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tưới tiêu v.v. Kết quả hoạt động của
các chủ thể KTTN trong NN chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên, yếu tố có ảnh
hưởng cực kỳ quan trọng, quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất
nông nghiệp. Điều này đòi hỏi chủ hộ, chủ TT hay DN phải am hiểu mọi thứ.
Tổ chức quản lý sau thu hoạch: Sản phẩm của NN thường là những sản
phẩm tươi sống, rất dễ bị hư hỏng và giảm chất lượng nếu không có sự bảo quản tốt
sau thu hoạch và tiêu thu sản phẩm kịp thời. Nếu không tiêu thụ được kịp thời, đòi
hỏi phải chi phí thêm nhân công sơ chế, đóng gói, bảo quản…, điều này sẽ gây tốn
kém, gia tăng chí phí và tất yếu sẽ tăng giá thành cho sản phẩm, giảm sức cạnh
tranh của hàng nông sản, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Quan hệ phân phối kết quả của quá trình sản xuất.
Thực chất của quan hệ phân phối là giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh
tế giữa các cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất.
+ Thành phần kinh tế cá thể dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và sức
lao động của bản thân là chủ yếu, nên kết quả lao động chủ yếu thuộc về chính họ
hay cá nhân đó. Ở đây, quan hệ phân phối là sự tự phân phối trong nội bộ gia đình
của các hộ sản xuất kinh doanh, nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của các thành
viên trong gia đình; nếu có đưa nông sản ra thị trường để bán, thì đó là một phần
33
sản phẩm tất yếu của gia đình, tuy sản phẩm từ ruộng đất trở thành hàng hóa, song
nó được sản xuất ra không phải với tư cách là hàng hóa, vì đó thường là phần sản
phẩm dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Nhờ vậy, nên kinh tế cá thể đã
gắn kết lợi ích vật chất của các thành viên trong hộ với kết quả sản xuất kinh doanh.
+ Đối với thành phần kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư
hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng đã có thuê mướn lao động, tuy số lao động
được thuê không nhiều, đôi khi còn có lao động thời vụ, song việc phân phối cũng
dựa trên thỏa thuận hợp đồng lao động. Trong khẩu phần thu nhập của các tiểu
chủ có cả một phần do lao động làm thuê tạo ra, tuy nhiên thu nhập chủ yếu của
tiểu chủ vẫn dựa vào sức lao động và vốn của bản thân. Do có thuê mướn lao động
nên ngoài phân phối kết quả sản xuất, còn căn cứ vào giá trị sức lao động của lao
động làm thuê. Vì mục tiêu lợi nhuận, đã chi phối ngay từ đầu của quá trình định
hướng sản xuất, sử dụng lao động, sử dụng vốn và sử dụng ruộng đất.
+ Đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân, phân phối cho người lao động
theo thỏa thuận hợp đồng lao động, được quy định rõ trong Bộ Luật lao động nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập hiện nay, việc phát triển kinh tế tư bản tư nhân
không thể phủ nhận tình trạng bất bình đẳng trong quá trình phân phối. Tuy nhiên,
dưới sự điều chỉnh của nhà nước pháp quyền và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
thì tình trạng bất bình đẳng không còn gay gắt như trong xã hội tư bản. Các DN tư
nhân trong lĩnh vực NN được định hướng phát triển sản xuất và phân phối theo
chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước điều chỉnh. Mặt khác, hầu hết các DN này có
quy mô nhỏ và vừa, chủ DN còn trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, thu nhập của
giới chủ có phần đóng góp lao động của bản thân, quan hệ chủ thợ đã được cải thiện
theo hướng cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, lợi ích các bên được
điều chỉnh phù hợp với điều kiện đất nước. Thực tế cho thấy bộ phận công nhân
làm việc ở các TT, DN NN không chỉ tăng thu nhập, đời sống của họ được cải thiện
nhiều hơn cả khi họ tự sản xuất trên mảnh ruộng của mình, mà trong quá trình làm
việc công nhân được học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh theo
hướng hiện đại và khoa học, được tiếp cận với máy móc thiết bị hiện đại từ đó nâng
cao trình độ tay nghề...
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương
Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương

More Related Content

What's hot

Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (14)

Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAYĐề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu LongLuận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình (2001 - 2010)
Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình (2001 - 2010)Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình (2001 - 2010)
Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp tỉnh Thái Bình (2001 - 2010)
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam ĐịnhLuận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ AnLuận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
 

Similar to Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương

Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...NuioKila
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...Dương Hà
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương (20)

Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
 
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
Phát triển kinh tế trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY - Gửi miễn...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT!
 Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT! Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
 
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy TiênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồngLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng
 
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng NgãiLuận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm LệLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình ở Quận Cẩm Lệ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
 
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vữngLA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk NôngLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
 
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng NamChính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
Chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Luận án: Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ HUÊ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ HUÊ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 9310102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS An Như Hải HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Phan Thị Huê
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP 7 1.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước có liên quan đến kinh tế tư nhân trong nông nghiệp 7 1.2. Những công trình ở trong nước có liên quan đến kinh tế tư nhân trong nông nghiệp 12 1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu liên quan đến kinh tế tư nhân trong nông nghiệp đã công bố và nhiệm vụ của đề tài luận án 20 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP 23 2.1. Bản chất, hình thức, vai trò và xu hướng vận động của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 23 2.2. Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế tư nhân trong nông nghiệp 50 2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở một số tỉnh và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hải Dương 63 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2008-2017 71 3.1. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương 71 3.2. Thực trạng của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương và kết quả đạt được 76 3.3. Hạn chế của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương và nguyên nhân 100 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 113 4.1. Dự báo và phương hướng phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn 2030 113 4.2. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn 2030 129 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 164
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CMKT : Chuyên môn kỹ thuật CN & XD : Công nghiệp và xây dựng CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CIEM : Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương DN : Doanh nghiệp DV : Dịch vụ ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long FDI: : Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài GAP : Good Agriculture Production - Thực hành NN tốt GlobalGAP : Global Good Agricultural Practice - Tiêu chuẩn Quốc tế GRDP : Gross Regional Domestic Product - Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh HTX : Hợp tác xã KTTN : Kinh tế tư nhân LĐBQ : Lao động bình quân NN : Nông nghiệp NLTS : Nông, lâm, thủy sản NN&PTNT : NN và phát triển nông thôn TNBQ : Thu nhập bình quân TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TT : Trang trại UNDP : United Nations Development Programme - Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc UBND : Ủy ban nhân dân VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices - Tiêu chuẩn Việt Nam
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Trang Bảng 3.1: Số lượng và cơ cấu hộ ở nông thôn tỉnh Hải Dương 77 Bảng 3.2: Số hộ và cơ cấu hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Hải Dương qua ba kỳ tổng điều tra 78 Bảng 3.3: Số lượng trang trại ở Hải Dương phân theo lĩnh vực hoạt động 79 Bảng 3.4: Số trang trại phân theo địa bàn hoạt động qua các năm 82 Bảng 3.5: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương phân theo nhóm ngành kinh tế 84 Bảng 3.6: Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản tỉnh Hải Dương phân theo loại hình doanh nghiệp 85 Bảng 3.7: Lao động trong các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản tỉnh Hải Dương qua các năm 86 Bảng 3.8: Tổng nguồn vốn trong doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản tỉnh Hải Dương tính đến 31/12 hàng năm 87 Bảng 3.9: Doanh thu của doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản tỉnh Hải Dương qua các năm 89 Bảng 3.10: Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản tỉnh Hải Dương 90 Bảng 3.11: Vốn đầu tư phát triển theo giá hiện hành 97 Bảng 3.12: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương (GRDP) theo giá hiện hành 98 Hình 3.1: Sự biến động của các loại trang trại qua các năm 81
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế tư nhân (KTTN) là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của khu vực kinh tế này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ XII đã chủ trương “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân”, và đặt mục tiêu “KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [28, tr.108]. Với quan điểm và chủ trương trên, KTTN ở Việt Nam được hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển trong tất cả các ngành nghề theo quy đinh của pháp luật. Đã hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân quy mô lớn, hoạt động đa ngành, khẳng định khẳ năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Trong ngành nông nghiệp (NN), từ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế, là “cú hích” mạnh mẽ cho sản xuất NN. Theo đó chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân trong nông, lâm, ngư nghiệp “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể, tư nhân trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội; thừa nhận tư cách pháp nhân, bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo hộ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể, tư nhân và quyền thừa kế sử dụng doanh nghiệp của con cái họ; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các thành phần này phát triển trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp và mở mang ngành nghề ở nông thôn” [31, tr.13]. Điều này đã thổi luồng gió mới làm cho năng suất lao động, hiệu quả sản xuất NN không ngừng gia tăng. Từ đó, Đảng và Nhà nước đã chủ trương tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho KTTN phát triển trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, kinh doanh dịch vụ NN và mở mang ngành nghề ở nông thôn. Đến Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
  • 8. 2 nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững”, với mục tiêu “ Xây dựng nền NN phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài” [29, tr.2]. Nhờ được khơi thông về lý luận và mở đường về đường lối, cơ chế, chính sách mà KTTN trong NN ở Việt Nam vốn có sức sống bền bỉ, năng động, nay có điều kiện để phát huy vai trò của nó đối với phát triển nông, lâm, thủy sản (NLTS) nói riêng và các ngành kinh tế quốc dân nói chung. Góp phần quan trọng đối với phát huy các nguồn lực, tạo việc làm, duy trì và bảo đảm sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trước những “cú sốc” kinh tế từ bên ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, về phương diện quản lý Nhà nước vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển chưa đồng bộ, kinh tế tư nhân vẫn chưa thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong nhưng năm gần đây, quy mô của khu vực KTTN trong NN vẫn phổ biến là sản xuất nhỏ, việc ứng dụng máy móc, khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế; Sản phẩm làm ra nhiều nhưng chất lượng chưa được kiểm soát tốt, người tiêu dùng hoang mang trước loạn “thực phẩm bẩn” tràn lan; Sản xuất tự phát nên rủi ro luôn thường trực, hiện tượng “được mùa rớt giá” vẫn là bài toán chưa có lời giải; Hiệu quả sản xuất còn thấp và không ổn định, người làm nông nghiệp không sống được với nghề, nhiều nông dân bỏ ruộng …; Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, hoạt động của KTTN trong NN đang phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt. Hiện trạng này đang diễn ra trên cả nước, trong đó có tỉnh Hải Dương và đây là vấn đề cần có lời giải. Làm thế nào để người làm NN có thể giàu lên từ NN, để KTTN trong NN tỉnh Hải Dương phát triển mạnh mẽ góp phần phát triển nền NN Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững, từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước phát triển. Để góp phần vào lời giải, tác giả chọn đề tài: “Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị học.
  • 9. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án nghiên cứu KTTN trong NN, nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự tồn tại và phát triển của KTTN trong NN ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra điểm mạnh và hạn chế của KTTN trong lĩnh vực NN trong tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó xây dựng định hướng và giải pháp phát triển khu vực kinh tế này trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích đó, Luận án phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu: - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài Luận án, từ đó kế thừa và làm sáng tỏ thêm vấn đề đặt ra chưa được nghiên cứu. - Hệ thống hóa lý luận về bản chất, vai trò, xu hướng vận động của KTTN trong NN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số tỉnh về KTTN trong NN để tỉnh Hải Dương có thể tham khảo. - Phân tích thực trạng KTTN trong NN ở tỉnh Hải Dương từ 2008 đến 2017, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển khu vực kinh tế này ở tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu KTTN trong ngành NN bao gồm các hình thức tổ chức: hộ nông nghiệp, trang trại (TT) và các DN thuộc KTTN hoạt động trong tất cả các phân ngành NLTS. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: KTTN trong NN bao gồm nhiều hình thức như: Kinh tế hộ, kinh tế TT, DN sản xuất và chế biến, dịch vụ NLTS. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các hình thức cụ thể như: Hộ nông nghiệp, TT và DN sản xuất và dịch vụ liên quan đến NLTS. Không bao gồm các hộ hoạt động trong lĩnh vực công
  • 10. 4 nghiệp, dịch vụ, các DN chế biến. Phân tích thực trạng, những mặt đạt được và hạn chế còn tồn tại. Từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm phát triển khu vực kinh tế này trong thời gian tới. - Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Hải Dương bao gồm 11 huyện và 2 thành phố. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu giới hạn thời gian từ năm 2008 đến năm 2017, tức là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 về NN, nông dân, nông thôn. Dự báo phương hướng, đề xuất giải pháp phát triển khu vực kinh tế này đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận - Cơ sở lý luận: Toàn bộ nội dung luận án, đặc biệt là chương 2, được nghiên cứu dựa trên quan điểm và phương pháp luận về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Phương pháp tiếp cận: Để làm rõ mục đích nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiếp cận theo các hướng sau: + Tiếp cận từ cơ sở lý luận về kinh tế tư nhân trong nông nghiệp dưới góc độ kinh tế chính trị + Tiếp cận từ thực tiễn khảo cứu, phân tích thực trạng KTTN trong NN trên quan điểm phát triển NN bền vững đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa NN, nông thôn trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. + Tiếp cận từ những định hướng, chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp của cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp: trừu tượng hóa khoa học, lôgic kết hợp với lịch sử, thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp, tổng kết thực tiễn. Trong đó:
  • 11. 5 - Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê - so sánh ở Chương 1, điều tra ở Chương 3 để thu thập thông tin và các số liệu chính thức nhằm đánh giá đúng thực trạng KTTN trong NN tỉnh Hải Dương. - Phương pháp phân tích - tổng hợp, lôgic - lịch sử, tổng kết thực tiễn được sử dụng từ Chương 2 đến Chương 4, nhưng nhiều nhất là ở Chương 3 nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá sát thực trạng KTTN trong NN tỉnh Hải Dương, thành tựu đạt được, và hạn chế còn tồn tại, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, làm cơ sở cho xây dựng giải pháp hoàn thiện KTTN trong NN tỉnh Hải Dương ở Chương 4. - Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, văn bản về chủ trương, chính sách và pháp luật trong và ngoài tỉnh Hải Dương; thu thập thông tin từ các đề án, báo cáo, bài viết trên các trang thông tin chính thức có liên quan. + Khảo sát, điều tra xã hội học bằng bảng hỏi với 2 đối tượng là TT và hộ NLTS. Quy mô mẫu được sử dụng phương pháp của Yamane Taro để tính cỡ mẫu, với công thức: n = N/(1+N*e²). Trong đó: n là cỡ mẫu cần xác định cho nghiên cứu; N là kích thước tổng thể; e là mức sai số chấp nhận. Căn cứ từ số liệu của báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, NN và thủy sản tỉnh Hải Dương 2016 của Cục Thống kê tỉnh Hải Dương; từ công thức tính mẫu trên, có kết quả với mẫu của hộ NLTS độ tin cậy 95,5%, mức sai số là 4,5%; mẫu của TT độ tin cậy 90%, sai số 10% ta có kết quả như sau: Quy mô hộ NLTS: n = 117.663/(1 + 117.663*0,045²) = 491 Quy mô mẫu TT: n = 1138/(1+ 1138*0,1²) = 92 Từ đó, tác giả xây dựng và tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi, tác giả làm tròn với quy mô 500 phiếu cho hộ gia đình, 100 phiếu cho TT để thu thập số liệu định tính cũng như định lượng về các vấn đề quan tâm. Mẫu được chọn ngẫu nhiên trên cơ sở danh sách hộ và TT trên địa bàn tỉnh Hải Dương + Khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp một số cơ sở KTTN điển hình trên địa bàn tỉnh. 5. Những đóng góp về khoa học - Về lý luận: + Bản chất, hình thức, vai trò, xu hướng vận động của KTTN trong NN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
  • 12. 6 + Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN trong NN. + Kinh nghiệm về KTTN trong NN ở một số tỉnh và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hải Dương. - Về thực tiễn: + Phân tích, đánh giá thực trạng của KTTN trong NN ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008 - 2017, dưới nhiều thức thức đa dạng như hộ NN, TT, DN. + Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển KTTN trong NN ở tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 4 chương, 11 tiết.
  • 13. 7 Chương 1 TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Nghiên cứu về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, nghiên cứu về KTTN trong NN, tuy chưa đưa ra khái niệm về KTTN, nhưng đã nhìn nhận KTTN trong NN dưới hình thức cụ thể là kinh tế hộ gia đình, kinh tế tiểu nông dựa trên sở hữu tư nhân và lao động của bản thân. Trong tác phẩm Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức [2, tr.715- 740], theo Ph.Ăngghen hộ gia đình hoạt động hiệu quả, có sức sống bền vững nên sự tồn tại của nó là khách quan. Tiểu nông là người sở hữu nhỏ hoặc đi thuê một mảnh ruộng đất không lớn hơn số ruộng đất mà họ thường có thể cày cấy cùng với gia đình họ. Họ là người lao động, họ khác người vô sản hiện đại ở chỗ anh ta còn sở hữu tư liệu lao động. Cùng với lao động trong gia đình và bằng những nguyên liệu tự sản xuất ra, anh ta đã sản xuất được phần lớn nhất trong số những sản phẩm NN cần dùng. Trong quá trình chuyển từ chế độ nông nô sang nền sản xuất lớn Tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu, số phận người nông dân, chủ yếu là tiểu nông sẽ bị phá sản và bần cùng. Đó là một quy luật, nó diễn ra rất mau chóng và không ai ngăn cản được. Từ thực tế đó, Ph.Ăngghen đưa ra khuyến cáo với những người cộng sản về lập trường của họ đối với tiểu nông khi đã có chính quyền là: Phải hướng quyền sở hữu cá thể và nền kinh doanh cá thể của họ vào con đường kinh doanh hợp tác, bằng những biện pháp dứt khoát không phải bằng bạo lực mà là bằng những tấm gương và sự giúp đỡ của xã hội. Theo V.I.Lênin (1978), Toàn tập để phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại không chỉ dựa vào nông dân sản xuất nhỏ, vì vậy, cần làm cho người nông dân hiểu rằng “không thể làm ăn theo lối cũ”, lối sản xuất nhỏ tự cung tự cấp mà “phải tiến hành những công tác mới mẻ trên quy mô rộng lớn” [47, tr.62], để đưa NN và kinh tế nông thôn trở thành một
  • 14. 8 ngành, một khu vực sản xuất hàng hóa lớn, để bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng tiến bộ, không còn tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và những hủ tục chi phối đời sống tinh thần người dân. Như vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đều khẳng định vai trò quan trọng của KTTN trong NN với hình thức cụ thể là kinh tế hộ. Và bằng tư duy nhạy bén, các ông đều thấy được xu hướng vận động của KTTN trong NN trong nền sản xuất xã hội mà đến trăm năm sau, với chúng ta nó vẫn còn là bài học giá trị. Hongliang Zheng và Yang Yang (2012), trong tác phẩm Chinese private sector development in the past 30 years: retrospect and prospect (Sự phát triển của khu vực tư nhân Trung Quốc trong 30 năm qua: nhìn lại và triển vọng) [100], đã phân tích sự khác biệt của KTTN thời cải cách, mở cửa so với giai đoạn trước đó ở Trung Quốc. Khẳng định sự tồn tại và phát triển của KTTN hiện nay là hợp pháp, là sự bổ sung cần thiết cho nền kinh tế thị trường ở Trung Quốc. Vì nó có ví trí quan trọng, có lợi cho việc thúc đẩy sản xuất, kích thích thị trường cạnh tranh, tăng việc làm và đáp ứng các nhu cầu cần thiết khác nhau trong đời sống xã hội. Erich Sahan & Monique Mikhail (2012), trong ấn phẩm Private Investment in Agriculture (KTTN đầu tư vào NN) [96], đã luận giải vì sao KTTN cần đầu tư vào lĩnh vực NN? Một mặt, do nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng, do sức ép của sự gia tăng dân số, do diện tích đất có hạn, NN là ngành luôn chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nên đây là ngành luôn nhận được sự quan tâm của các chính phủ. Các đơn vị kinh tế tư nhân hầu hết là các DN nhỏ và vừa, vì vậy nên tập trung đầu tư vào cây lương thực, hướng đến thị trường trong nước và thị trường khu vực. Mặt khác, tác giả cho rằng đầu tư vào NN là hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng toàn diện của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững về môi trường. Dù không thể thay thế được khu vực nhà nước nhưng nếu thiếu việc đầu tư của khu vực tư nhân cũng gây ra những báo động trong sản xuất NN.
  • 15. 9 Madhvi Sally (2017), trong bài How private sector is helping cultivators with technology, buyback and improving their social standards (Khu vực tư nhân đang giúp người trồng trọt với công nghệ, mua lại và cải thiện các tiêu chuẩn xã hội của họ như thế nào?) [109]. Tác giả khẳng định: Cùng với việc phát triển các sản phẩm NN, tất yếu có sự phát triển các dịch vụ do khu vực tư nhân đảm nhiệm. KTTN ngày càng có vai trò quan trọng trong tiêu thụ nông sản. Nó không chỉ là một lực lượng tham gia phát triển thị trường trong nước mà còn là bộ phận quan trọng tham gia thị trường xuất khẩu hàng nông sản. Ở Ấn Độ, có khoảng 80% sản phẩm NN được thúc đẩy bởi các công ty tư nhân với sự tham gia của 138 triệu gia đình nông dân. Tư nhân là một lực lượng tích cực tham gia vào thị trường nông sản xuất khẩu. Nhờ đó, phạm vi và cơ hội nắm bắt thị trường nước ngoài được mở rộng và cho phép các nhà sản xuất kiếm được giá và thu nhập cao hơn cho hàng nông sản. Marco Ferroni, Yuan Zhou (2017), trong bài The Private Sector and India's Agricultural Transformation (Khu vực tư nhân và chuyển đổi nông nghiệp của Ấn Độ) [107, tr.28-37]. Các tác giả khẳng định: Những tăng trưởng và chuyển đổi NN thành công là không thể tưởng tượng được nếu không có một khu vực tư nhân năng động phục vụ và thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản. Khu vực tư nhân đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi nền NN của Ấn Độ ngày nay, thúc đẩy cải thiện năng suất và tạo ra việc làm và nâng cao giá trị trong chuỗi cung ứng từ nông trại đến bàn ăn. Các nghiên cứu trên đã đánh giá cao vai trò của KTTN trong NN, khẳng định rằng sự phát triển của khu vực này với tính năng động của nó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của KTTN không chỉ đối với an ninh lương thực quốc gia mà còn thấy được vai trò của KTTN trong thúc đẩy NN hàng hóa phát triển. 1.1.2. Nghiên cứu về xu hướng và kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp Về xu hướng phát triển KTTN trong NN, có công trình của: Hongliang Zheng và Yang Yang (2009), trong ấn phẩm Chinese private sector development
  • 16. 10 in the past 30 years: retrospect and prospect (Sự phát triển của khu vực tư nhân Trung Quốc trong 30 năm qua: nhìn lại và triển vọng) [100], dự báo về xu hướng phát triển khu vực KTTN ở Trung Quốc trên các khía cạnh: mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của khu vực kinh tế này; xu hướng đa dạng hóa trong cấu trúc DN, hợp lý hóa trong cấu trúc quản trị, tối ưu hóa công nghệ được lựa chọn; và xu hướng các DN tư nhân tăng cường tham gia vào các trách nhiệm xã hội, đóng vai trò tích cực hơn vào xây dựng quỹ phúc lợi xã hội, xây dựng xã hội hài hòa dưới sự dẫn dắt của nhà nước. Về kinh nghiệm phát triển KTTN trong NN, có nghiên cứu của Ministry of Agriculture in Kenya (2013), Private sector development in agriculture (Phát triển KTTN trong NN) [106] ở Kenya. Tác giả đã phân tích để vượt qua những hạn chế về điều kiện tự nhiên, trình độ thấp kém của nông dân và nạn tham nhũng của quan chức nhà nước, Bộ NN Kenya đã thực thi một dự án dưới sự ủy quyền của bộ Liên bang Đức về hợp tác và phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất NN gắn sản xuất với hoạt động của các DN chế biến thực phẩm ở nước này nhằm khai thác hết thị trường tiềm năng, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững. 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp Johanna Nesseth Tuttle (2012), nghiên cứu Private-Sector Engagement in Food Security and Agricultural Development (Sự tham gia của KTTN trong an ninh lương thực và phát triển NN) [101], tác giả đã phân tích thực trạng và giải pháp phát triển KTTN trong mối quan hệ với những thách thức về an ninh lương thực toàn cầu. Từ đó, cho rằng các thách thức đó có thể được giải quyết thông qua việc khơi dậy tiềm năng của KTTN trong NN bằng các cam kết hỗ trợ của chính phủ và tài trợ của các cơ quan, tổ chức phát triển quốc tế trong tất cả các khâu sản xuất, sau thu hoạch, phân loại nông sản, tiếp thị, đóng gói. Từ đó khẳng định việc thúc đẩy phát triển các hình thức KTTN trở thành tập đoàn kinh tế lớn (như Monsanto, Syngenta, DuPot, PepsiCo, Walmart) là cần thiết để thúc đẩy sản xuất NN của nông dân các nước trên thế giới.
  • 17. 11 USAID (2012), tại Hội thảo Attracting Private Sector Investment to Rural and Agricultural Markets (Thu hút KTTN đầu tư vào NN và nông thôn) [111], tổ chức ngày 25/9/2012 ở Washington DC với sự tham dự của 270 thành viên là những doanh nhân đến từ 41 quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư, nhà tài trợ, các viện nghiên cứu NN, các nhà hoạch định chính sách và cả những doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Unilever, Cheraon Wallmart. Trong đó, hầu hết các thành viên đều nhất trí việc đề xuất phát triển các hiệp định đối tác công tư để thúc đẩy quan hệ hợp tác sáng tạo giữa khu vực KTTN với các tổ chức để khuyến khích và thu hút đầu tư của khu vực KTTN vào NN, góp phần xóa đói giảm nghèo. Dan Acquaye and Frimpong - Manso (2012), trong ấn phẩm The roles and opportunities for the Private sector in Africa’s agro-food industry (Vai trò và cơ hội của KTTN trong ngành chế biến nông sản của Châu Phi) [95]. Tác giả đánh giá: Chương trình Phát triển hội nhập thị trường của Châu Phi sẽ mang lại lợi ích cho hàng nghìn công ty có quy mô vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực NN, công nghiệp thực phẩm nhằm tạo nhiều việc làm cho phụ nữ và thanh niên ở các khu vực nông thôn. Chương trình có thể thu hút sự tham gia của nông dân, và biến họ thành chủ của các DN NN tồn tại độc lập trên thị trường. Các công ty chế biến nông sản trở thành đòn bẩy phát triển ngành NN thực phẩm đang đầu tư hạ tầng cả phần cứng và phần mềm, DV khuyến nông và tiếp cận thị trường trực tiếp cho những người nông dân. Các DN tư nhân có thể lựa chọn chiến lược nhằm phát huy lợi thế để tập trung đầu tư sản xuất một loại nông sản đã thông qua chiến lược hàng hóa được xác định bởi lợi thế kinh tế khu vực cho các khoản đầu tư mục tiêu. Chúng bao gồm ngô, gạo, lúa, đậu tương, mía, trái cây, rau quả, các loại trà thảo dược và cây khác như hạt điều và hạt Macca. Liên quan đến chủ đề này, các tác giả nước ngoài đã đánh giá khá sâu sắc vai trò và cơ hội của KTTN trong NN, đặc biệt là chế biến nông sản, đặt ra vấn đề làm thế nào để thu hút KTTN đầu tư vào NN và thị trường nông thôn, đồng thời cũng đề xuất các giải pháp nhằm phát triển khu vực kinh tế này. Đây là những cứ liệu quan trọng mà nghiên cứu sinh có thể tham khảo.
  • 18. 12 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH Ở TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Quan niệm về kinh tế tư nhân, vai trò và xu hướng vận động của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp - Quan niệm về kinh tế tư nhân: Đến nay, việc nhận thức về khu vực KTTN ở Việt Nam chưa có sự thống nhất trong các công trình khoa học đã công bố. Nguyễn Thanh Tuyền (2006), trong cuốn Sở hữu tư nhân và Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cho rằng “KTTN là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân, trong đó các chủ thể của nó tự chủ tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh vì lợi ích trực tiếp của các cá nhân hoặc tập thể cá nhân hoạt động dưới những hình thức khác nhau dù có thuê hay không thuê lao động” [86, tr.24]. Mai Tết và cộng sự (2006), trong cuốn Sự vận động, phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta lại đưa ra quan niệm KTTN với ngoại diên quá rộng, như: "KTTN là một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về toàn bộ các yếu tố sản xuất được đưa vào sản xuất kinh doanh" [70, tr.28]. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (2007), trong Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì cho rằng, KTTN là một khu vực kinh tế, bao gồm tất cả các DN, các tổ chức kinh doanh của người Việt Nam không thuộc sở hữu nhà nước (hoặc Nhà nước có góp vốn nhưng không giữ vai trò chi phối), không do nước ngoài đầu tư (hoặc nước ngoài có góp vốn nhưng không giữ vai trò chi phối), không thuộc thành phần kinh tế tập thể (các HTX) [46]. Phạm Thị Lương Diệu (2012) trong luận án tiến sĩ của mình cho rằng, “KTTN là loại hình kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó các chủ thể của nó tự chủ tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh vì lợi ích trực tiếp của cá nhân hoạt động dưới những hình thức kinh tế khác nhau dù có thuê hay không thuê lao động” [20, tr.25]. Thực tiễn đã đặt ra cần có một quan niệm thống nhất về KTTN làm cơ sở cho việc nghiên cứu và hoạch định chính sách. - Nghiên cứu vai trò của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp cũng được nhiều tác giả quan tâm: Nguyễn Văn Huân (1995), trong luận án tiến sĩ Kinh tế nông hộ - vị trí vai trò trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở Việt Nam [42]. Tác giả
  • 19. 13 phân tích tiến trình phát triển của kinh tế hộ qua các giai đoạn lịch sử để thấy được vai trò của nó trong phát triển NN nông thôn. Phân tích định lượng và định tính các yếu tố tác động đến kinh tế hộ kể từ sau khi đổi mới cơ chế kinh tế đất nước. Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản tác động đến quá trình phát triển kinh tế hộ. Đinh Thị Thơm (2005), trong cuốn Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới, thực trạng và những vấn đề [73, tr.154-163], cho rằng KTTN hoạt động dưới hình thức kinh tế TT và hộ nông dân sản xuất trên quy mô lớn đang mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế, giúp khai thác hiệu quả các nguồn lực hiện có hơn rất nhiều so với cơ chế cũ khi kinh tế tập thể, kinh tế HTX đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực NN; đây còn là khu vực này tạo thêm nhiều việc làm, nhất là ở khu vực NN và nông thôn Sự vận động, phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta [70] của Mai Tết và cộng sự (2006), đánh giá trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, KTTN tạo nên sự biến đổi sâu sắc trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, huy động và khơi dậy được nguồn lực còn tiềm ẩn trong dân cư vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng. Sự tồn tại và phát triển của KTTN khiến cho kinh tế nhà nước phải tự đổi mới vươn lên, khẳng định vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế. Khu vực kinh tế này còn là cầu nối quan trọng thu hút vốn, công nghệ, trí tuệ vào Việt Nam, đưa nước ta hội nhập gần hơn với thị trường khu vực và thế giới. Ngoài ra, phát triển KTTN tức là phát triển kinh tế của toàn dân, là cơ sở để thực hiện dân chủ về kinh tế và xã hội, cải cách hành chính. Vũ Hùng Cường (2011), trong cuốn Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng trưởng [12, tr.26-31] khẳng định đã đến lúc cần có sự thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về vị trí, vai trò của các khu vực kinh tế theo hình thức sở hữu đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biêt là khu vực KTTN. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại và đầy đủ, KTTN không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế mà còn trở thành động lực kinh tế cơ bản có ý nghĩa chính trị toàn cầu, nó là một phương tiện hiệu quả nhất để phát triển kinh tế. Sự phát triển của KTTN cũng tạo cơ hội để phát triển năng lực con người và phát triển các quyền cá nhân.
  • 20. 14 - Nghiên cứu về xu hướng của KTTN trong NN, có: Nguyễn Thị Phương Thảo (2000), trong Luận án Tiến sĩ Kinh tế của mình có bàn về Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ miền Đông Nam bộ trong giai đoạn hiện nay [71]. Luận án tập trung làm rõ quá trình và xu hướng phát triển của kinh tế nông hộ ở 6 tỉnh, thành phố miền Đông Nam bộ, trong thập kỷ 1990, tác giả rút ra kết luận: xu hướng chung của kinh tế nông hộ vùng Đông Nam bộ là chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa phát triển từ thấp đến cao, từ thuần nông sang sản xuất đa dạng; từ kinh tế hộ sang TT và HTX; từ kinh tế nông hộ sản xuất đơn canh sang đa canh đi liền với chuyên môn hóa, hiệp tác hóa. Tiến sĩ khoa học Lương Đình Hải (2005) trong Xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay [35, tr.5-10] trong đó khẳng định: Theo quy luật của nền kinh tế thị trường, trong kinh tế cá thể và tiểu chủ, nói rộng hơn là trong kinh tế tư nhân, luôn diễn ra quá trình tập trung và tích tụ các nguồn lực. Quá trình ấy tất yếu sẽ sinh ra những cơ sở kinh tế tư nhân phát triển cao hơn, tạo thành kinh tế tư bản tư nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa. Ở các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nó phải trở thành kinh tế tư nhân xã hội chủ nghĩa, hoặc một loại hình nào đó tương tự. Sự phát triển tiếp theo của quá trình tích tụ và tập trung sẽ dẫn đến hình thành kinh tế tư bản nhà nước và tương ứng là kinh tế tư nhân - nhà nước xã hội chủ nghĩa. Xét về lôgíc phát triển và xuất phát điểm hiện nay của nền kinh tế nước ta, con đường phát triển của kinh tế cá thể và tiểu chủ là kinh tế tư nhân xã hội chủ nghĩa › kinh tế tư nhân - nhà nước xã hội chủ nghĩa › kinh tế xã hội chủ nghĩa. KTTN được đảm bảo bằng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Đây cũng là hai "dây cương" đặc biệt quan trọng đảm bảo nền kinh tế vận động theo mục tiêu đã lựa chọn. Sự vận động, phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta [70] của Mai Tết và cộng sự (2006), tính xu hướng của KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên các khía cạnh: sức phát triển, sức đa dạng hóa hình thức tổ chức, ngành nghề và sản phẩm, vai trò “đầu tàu” trong nền kinh tế, triển vọng liên kết, xu hướng tích tụ và
  • 21. 15 tập trung. Những dự báo này có thể hỗ trợ để nghiên cứu sinh nghiên cứu triển vọng của KTTN trong NN. Nguyễn Văn Sáng (2009), trong luận án tiến sĩ kinh tế Xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình Hội nhập KT quốc tế [68], phân tích thực trạng KTTN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra 7 xu hướng vận động và phát triển của nó, gồm: theo đuổi tối đa hóa lợi nhuận; số lượng các đơn vị kinh tế cá thể giảm trong khi số DN tăng, quy mô thị trường mở rộng; hợp tác và cạnh tranh giữa các DN tăng lên thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm; đóng góp ngày càng lớn vào tổng giá trị sản lượng của nền kinh tế; mở rộng kinh doanh đa ngành; gia tăng hoạt động trên thị trường quốc tế; và phát triển các hiệp hội của DN. Đặng Thị Thu Hiền (2015), trong Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [41]. Phân tích các xu hướng chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Phát triển kinh tế nông hộ theo hướng hình thành TT gia đình, phát triển kinh tế nông hộ theo hướng hình thành các hình thức liên kết kinh tế (giữa các hộ nông dân với nhau, hình thành các tổ hợp tác và HTX - liên kết ngang; hoặc giữa các hộ nông dân với DN, hình thành chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản - liên kết dọc). 1.2.2. Những nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp Vũ Văn Yên (1994), trong Luận án tiến sĩ Kinh tế hộ nông dân trong sự phát triển nền kinh tế hàng hóa ở nước ta hiện nay [94], khẳng định kinh tế hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn, tồn tại lâu dài và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông sản hàng hóa, với cơ cấu ngành nghề đa dạng, nhạy bén và dễ thích ứng với biến động của thị trường. Từ nghiên cứu thực trạng kinh tế hộ ở nông thôn Việt Nam, tác giả rút ra những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân cần phải giải quyết như: ruộng đất manh mún, phương thức hoạt động của hợp tác xã, tình trạng phân hóa
  • 22. 16 giàu nghèo. Từ đó, đề xuất những biện pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam. Nguyễn Thị Minh Thọ (2000), nghiên cứu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân vùng cao Bắc Thái [72]. Luận án đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hộ nông dân nói chung và đặc thù của kinh tế hộ nông dân các tỉnh vùng cao phía Đông Bắc Việt Nam, trong đó có vùng cao Bắc Thái. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ vùng cao Bắc Thái, chỉ ra được những nguyên nhân tác động đến sự phát triển kinh tế nông hộ trong vùng nghiên cứu. Nghiên cứu những bài học về phát triển kinh tế hộ nông dân vùng núi trên thế giới từ đó áp dụng vào thực tiễn vùng cao Bắc Thái. Đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển kinh tế nông hộ trong vùng góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn toàn diện, bền vững ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Đỗ Quang Quý (2001), trong Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá ở vùng ven thành phố Thái Nguyên [63]. Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá. Đặc điểm vùng Thái Nguyên, thực trạng phát triển kinh kinh tế nông hộ ở vùng này. Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá ở ven thành phố Thái Nguyên như: Nâng cao trình độ và năng lực của người lao động, giải pháp về vấn đề đất đại, giải pháp về đầu tư, tín dụng, giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ, giải pháp về thực thi chính sách, giải pháp đối với từng nhóm hộ cụ thể. Tạ Thị Lệ Yên (2003), nghiên cứu Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam [93]. Luận án khẳng định tính tất yếu của sự phát triển kinh tế TT trong NN hàng hóa và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế TT. Trên cơ sở phân tích thực trạng tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế TT, đánh giá mặt mạnh đạt được, hạn chế còn tồn tại và vướng mắc cần giải quyết. Tác giả đề xuất các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế TT, trong đó có tăng cường vốn đầu tư cho TT, đặc biệt nhấn mạnh vốn trung và dài hạn, mở rộng đối tượng cho vay, thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng.
  • 23. 17 Trịnh Thị Hoa Mai (2005), trong cuốn Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập [55] có những đánh giá khá sâu sắc cho rằng, KTTN xuất hiện một cách khách quan và tự nhiên, phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường; với những ưu thế vượt trội so với kinh tế nhà nước như: sức sống tự phát và mãnh liệt, có khả năng lựa chọn quy mô phù hợp và tổ chức sản xuất tối ưu, với sự đa dạng về quy mô nên KTTN có thể len lỏi vào những nơi mà xã hội cần, đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu phong phú của xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, KTTN cũng có những hạn chế nhất định. Bởi vậy, một trong những giải pháp quan trọng nhất là: Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh thông qua việc bổ sung sửa đổi cụ thể hóa cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, phát huy vai trò quản lý hiệu quả của chính quyền địa phương; tạo lập quan hệ hợp lý giữa Nhà nước và DN, hạn chế sự can thiệp thường xuyên của nhà nước vào họat động của DN; có chính sách hỗ trợ DN về vốn, đào tạo nguồn nhân lực, tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho DN. Trong cuốn sách, tác giả cũng đề cập đến KTTN trong NN tiếp cận từ góc nhìn lịch sử. Đào Hữu Hoà (2008), trong Luận án tiến sĩ, đề tài Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Duyên hải Nam Trung bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [37]. Nghiên cứu về phát triển kinh tế TT trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Tác giả đã bổ xung lý luận về phát triển kinh tế TT trong điều kiện CNH, HĐH; Phân tích thực trạng phát triển kinh tế TT trên địa bàn vùng Duyên hải Nam Trung bộ, chỉ ra được điểm khác biệt trong quá trình phát triển kinh tế TT ở Duyên hải miền trung so với các vùng miền khác trong nước, những tồn tại, mâu thuẫn trong quá trình phát triển và nguyên nhân kìm hãm; Xây dựng những tiền đề làm cơ sở đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển kinh tế TT vùng Duyên hải miền Trung trên 3 giác độ: vùng, địa phương và TT. Chu Tiến Quang, Lưu Đức Khải (2010), trong cuốn Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải pháp pháp triển [45, tr27-58], khẳng định tầm quan trọng của kinh tế hộ trong NN. Từ kết quả điều tra, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng của khu vực kinh tế này; nêu dự báo, kinh tế hộ đang vận động theo hướng giảm dần hộ NN và tăng dần tỷ trọng hộ lâm nghiệp và thủy sản. Kinh tế hộ
  • 24. 18 có quy mô nhỏ cả về vốn, đất, lao động, kỹ thuật lạc hậu năng xuất lao động thấp, năng lực tích lũy vốn thấp. Kinh tế hộ phát triển theo hướng hình thành các TT sản xuất hàng hóa. Đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế hộ. Lê Xuân Lãm (2012), trong: Phát triển kinh tế trang trại ở Gia Lai theo hướng bền vững [49]. Dưới góc độ quản lý kinh tế, Luận án đã bổ xung những lý luận cơ bản về phát triển kinh tế TT theo hướng bền vững; Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển kinh tế TT theo hướng bền vững ở một số quốc gia và địa phương, rút ra bài 5 học kinh nghiệm để vận dụng phát triển kinh tế TT ở Gia Lai; Phân tích tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế TT trên ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường; Phân tích thực trạng phát triển kinh tế TT ở Gia Lai, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân; Đề xuất 3 nhóm giải pháp gồm quy hoạch, đầu tư và cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế TT theo hướng bền vững. Ngoài các sách, công trình khoa học và luận án tiến sĩ, còn có các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan đến KTTN trong NN, tiêu biểu như: Đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Việt Nam [23, tr.48-51] của tác giả Nguyễn Xuân Đương (2014), Hà Nội cần tập trung phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và hội nhập [6] của Trang An (2015); Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp [8] của Đỗ Thị Dinh, Tạ Thị Bẩy (2016). Các nghiên cứu trên đã hướng vào phân tích thực trạng KTTN trong NN với các đối tượng cụ thể khác nhau, khi là các DN tư nhân, các DN nhà nước, hoặc khi là các đơn vị kinh tế cá thể, hộ gia đình hay TT để đề xuất giải pháp cụ thể theo đối tượng được quan tâm mà chưa có những nghiên cứu tổng thể về KTTN trong NN. 1.2.3. Những công trình khoa học đã công bố liên quan đến kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương Ngoài các nghiên cứu đã công bố có liên quan đến KTTN trong NN trên phạm vi cả nước và một số tỉnh khác, đến nay tại tỉnh Hải Dương cũng đã có các công trình luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng Thừa (2012), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hải Dương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hiện nay [75], có quan tâm đến thực trạng cơ cấu kinh tế NN tỉnh Hải Dương, vai trò của kinh tế hộ, kinh tế TT và chỉ ra những tích cực và hạn chế của các hình
  • 25. 19 thức kinh tế này, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, nông thôn. Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), Thu hút vốn để phát triển nông nghiêp tỉnh Hải Dương [40] tiếp cận từ góc độ quản lý kinh tế để bàn về vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển NN, đánh giá thực trạng và đề xuất 5 giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư này thúc đẩy phát triển NN trên địa bàn, trong đó coi trọng giải pháp phát triển KTTN trong NN. Ngoài các công trình trên, còn có một số bài viết khác có liên quan đến KTTN trong NN được công bố trên các tạp chí và thông tin chuyên ngành, đáng chú ý là: Bài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương (2012) của Nguyễn Trọng Thừa [74], có liên quan đến giải pháp nhằm phát triển KTTN trong NN trong khía cạnh nhằm phát huy các nguồn vốn, nhân lực trong khu vực kinh tế này và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Coi trọng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ đến hộ nông dân và cơ sở sản xuất trong lĩnh vực NN ở địa bàn nông thôn. Bài Gỡ khó cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Trung Sơn Hảo, Dũng Trị (2013), tác giả đã chỉ ra được khó khăn của DN nhỏ và vừa, đặc biệt là DN hoạt động trong lĩnh vực NN, tình trạng chung là thiếu vốn và sản phẩm khó tiêu thụ, một số DN thiếu kết nối với cơ quan quản lý nhà nước nên không biết làm thủ tục vay vốn ưu đãi tại đâu [81, tr.51-54]. Vũ Thanh Nguyên (2016), có bài “Hải Dương với vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại”, từ đánh giá thực trạng đã để xuất giải pháp để xây dựng nền NN theo hướng hiện đại, trong đó coi trọng vai trò của KTTN trong NN trong phát huy nguồn lực vốn, lao động và phát triển các hình thức kinh tế, xây dựng vùng sản xuất công nghệ cao và mở rộng quy mô sản xuất theo tiêu chuẩn qui trình NN an toàn (Good Agriculture Practices: GAP) trên địa bàn tỉnh Hải Dương [60, tr.63-65]. Những công trình đã công bố nêu trên đã tiếp cận từ các chuyên ngành như kinh tế NN, kinh tế dự báo. Từ các nghiên cứu trên cho thấy, các tác giả đã nghiên cứu thực trạng KTTN trong NN dưới những góc độ khác nhau: khi thì đối tượng là các DN tư nhân, khi thì là các DN NN, hoặc khi thì đối tượng là các đơn vị kinh tế cá thể, hộ gia đình hay TT. Đồng thời cũng đề xuất các nhóm giải pháp theo từng
  • 26. 20 đối tượng nhằm tạo điều kiện cho KTTN phát triển, nhưng chỉ tập trung cho đối tượng nằm trong phạm vi nghiên cứu. Tuy không tiếp cận từ Kinh tế chính trị để nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp để phát triển KTTN trong NN trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nhưng đây là những tư liệu cần thiết, rất đáng trân trọng để nghiên cứu sinh phát triển trong đề tài luận án của mình. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng KTTN trong NN với cả ba chủ thể là hộ NN, TT và các DN để thấy được bức tranh chung về KTTN trong NN ở phạm vi một tỉnh là nhiệm vụ đặt ra đối với luận án nhằm tìm ra giải pháp đồng bộ hữu hiệu, để không chỉ phát triển KTTN trong lĩnh vực NN của địa phương, mà còn tạo tiền đề thúc đẩy nền NN nước ta phát triển thành nền NN hàng hóa lớn, hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới. 1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP ĐÃ CÔNG BỐ VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.3.1. Những kết quả đạt được trong các công trình đã công bố - Về lý luận: Trong nhận thức về khái niệm, các công trình làm rõ được khá nhiều khía cạnh về KTTN, trong đó có công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã chỉ ra KTTN là phạm trù phân biệt với kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và sự phân biệt đó trước hết là ở quan hệ sở hữu và chủ thể kinh tế; đã chỉ ra KTTN chính là lực lượng chủ yếu trong sản xuất NN, kể cả NN ứng dụng công nghệ cao của quốc gia; hướng phát triển thành các tập đoàn kinh tế trong các quan hệ thương mại quốc tế. Nhiều công trình ở trong nước đã xác định được vai trò của KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới góc độ quản lý kinh tế hoặc kinh tế NN; xác định các hình thức của KTTN trong NN như kinh tế hộ, kinh tế TT, tổ hợp tác, HTX, DN tư nhân; đã đề cập đến các mối quan hệ liên kết giữa KTTN với các khu vực kinh tế khác và xu hướng của nó theo quy luật phát triển của lịch sử và phát triển của kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập quốc tế. - Về thực tiễn: Các công trình nghiên cứu trên đã có những phân tích, đánh giá về thực trạng của KTTN trong NN ở các hình thức như kinh tế hộ, kinh tế TT, HTX, DN
  • 27. 21 tư nhân trên phạm vi quốc gia và ở một số tỉnh, thành phố trong nước. Trong đó, đã hướng vào phân tích các nội dung về số lượng, cơ cấu của các hình thức KTTN, quy mô, ngành nghề hoạt động của các chủ kinh tế, mức độ phát triển và sự thay đổi tỷ trọng của các hình thức này trong ngành NN và trong nền kinh tế, năng lực cạnh tranh và đánh giá các hoạt động liên kết giữa KTTN với các DN và các chủ thể khác trong nền kinh tế. Có một số công trình quan tâm đến vai trò nhà nước đối với KTTN trong NN, phân tích, đánh giá thực trạng nhà nước sử dụng các công cụ và chính sách kinh tế nhằm can thiệp, hỗ trợ, thúc đẩy hoặc điều chỉnh hoạt động của các chủ thể thuộc khu vực kinh tế này và các giải pháp hoàn thiện các công cụ, chính sách đó. Có công trình nghiên cứu về phát triển NN đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế và phát triển NN bền vững, trong đó có đề cập đến phát triển KTTN trong NN. Riêng đối với tỉnh Hải Dương, vấn đề KTTN trong NN cũng đã được một số tác giả quan tâm với các công trình đã công bố tiếp cận từ chuyên ngành kinh tế NN, quản lý kinh tế và kinh tế phát triển. Trong đó, có một số nghiên cứu đề cập đến vai trò của kinh tế hộ, kinh tế TT trong khai thác và phát huy các nguồn vốn, nhân lực trong tỉnh và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Đã có nghiên cứu về vấn đề thu hút vốn đầu tư để phát triển NN của tỉnh nhà, trong đó có từ khu vực KTTN; Về giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển NN của tỉnh. Có công trình đã quan tâm đến nghiên cứu đến các hình thức như liên kết kinh tế giữa DN chế biến nông sản với hộ nông dân; đến phát triển NN tỉnh Hải Dương theo hướng hiện đại, NN công nghệ cao, NN theo các tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực trồng trọt, nông sản thực phẩm, tiêu chuẩn hữu cơ và tiêu chuẩn GAP. 1.3.2. Khoảng trống trong các công trình đã công bố liên quan đến kinh tế tư nhân trong nông nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án - Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu Tiếp cận từ góc độ kinh tế chính trị, có thể thấy những khoảng trống trong các công trình khoa học đã công bố trên các mặt như sau: Về lý luận, chưa có công trình nào bàn sâu, làm rõ bản chất, đặc điểm, vị trí của KTTN trong NN. Việc nghiên cứu vai trò của KTTN trong NN đối với phát
  • 28. 22 triển ngành NN nói riêng và trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung cũng chưa được các công trình đã công bố luận giải một cách sâu sắc, rõ ràng. Vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN trong NN cũng chưa được quan tâm một cách có hệ thống dựa trên một cơ sở lý luận khoa học. Những khoảng trống về lý luận nêu trên không chỉ ở bình diện nghiên cứu KTTN trong NN trên phạm vi cả nước mà còn ở cấp tỉnh, thành phố. Nếu thiếu những cứ liệu khoa học này thì không thể có những đánh giá tổng thể thực trạng KTTN trong NN và cũng không thể có quan điểm định hướng và giải pháp thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển đúng hướng. Về thực tiễn, các công trình khoa học đã công bố vẫn đang bỏ ngỏ việc tổng kết, đánh giá một cách hệ thống về KTTN trong NN, nhất là vị trí, đặc điểm và xu hướng vận động của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong 10 năm gần đây ở Việt Nam nói chung, ở tỉnh Hải Dương nói riêng. Do vậy, chưa có những phân tích dự báo để xác định phương hướng và giải pháp để phát triển đúng hướng khu vực kinh tế này trong những năm tiếp theo. - Hướng nghiên cứu của đề tài luận án Từ những khoảng trống nêu trên, đề tài luận án của nghiên cứu sinh sẽ hướng vào nghiên cứu các nội dung sau: Về lý luận, phân tích và làm rõ bản chất, vị trí, vai trò và xu hướng vận động của KTTN trong NN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến KTTN trong NN, tác giả nghiên cứu thực trạng của nó để xây dựng phương hướng, đề xuất giải pháp nhằm phát triển khu vực kinh tế này trong thực tiễn. Về thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm về KTTN trong NN trên địa bàn một tỉnh, thành phố để rút ra bài học cần thiết nhằm đánh giá và giải quyết vấn đề này ở tỉnh Hải Dương. Phân tích và đánh giá thực trạng KTTN trong NN trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2008 đến năm 2017, đi sâu vào thực trạng của nó dưới các hình thức cụ thể, tìm ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân thực trạng này; nghiên cứu dự báo xu hướng vận động phát triển của khu vực KTTN trong NN; đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển trong những năm tới.
  • 29. 23 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP 2.1. BẢN CHẤT, HÌNH THỨC, VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 2.1.1. Bản chất và hình thức của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp 2.1.1.1. Bản chất, đặc điểm của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp * Bản chất của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp Kinh tế tư nhân là khái niệm dùng để chỉ hình thức kinh doanh của một bộ phận dân cư trong xã hội. Theo Từ điển tiếng Anh (Cambridge Dictionary) [113] KTTN là một phần của nền kinh tế quốc dân bao gồm các DN tư nhân như hộ gia đình và DN sử dụng hầu hết các nguồn lực trong một nền kinh tế. Trong nền kinh tế quốc dân, KTTN được xác định là một khu vực (the private sector) phân biệt với khu vực công hay khu vực kinh tế nhà nước. Margaret Rouse (2013) nêu quan niệm: Khu vực tư nhân là một phần của hệ thống kinh tế của một quốc gia được điều hành bởi các cá nhân và công ty, chứ không phải là chính phủ. Hầu hết các tổ chức khu vực tư nhân được điều hành với mục đích kiếm lợi nhuận. Phân khúc nền kinh tế dưới sự kiểm soát của chính phủ được gọi là khu vực công. Các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận đôi khi được coi là tạo nên một phân khúc thứ ba và gọi là lĩnh vực tình nguyện. Tuy nhiên, các tổ chức như vậy thường được coi là một phần của khu vực tư nhân [108, tr.21-34]. Như vậy, có thể hiểu KTTN là khu vực kinh tế nằm ngoài nhà nước, không thuộc sở hữu của nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới các hình thức DN, công ty tư nhân và các đơn vị kinh tế hộ gia đình. Kinh tế tư nhân có mặt ở tất cả các nước, nhất là những nước theo mô hình phát triển kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ và cả những nước theo đuổi mô hình nền kinh tế phúc lợi ở phương Tây. Ở các nước này, khu vực KTTN sử dụng hầu hết các nguồn lực trong các ngành của nền kinh tế. Nó tồn tại và hoạt động dưới các hình thức: kinh tế hộ, kinh tế cá thể, tiểu chủ và DN tư nhân, công ty trách nhiệm
  • 30. 24 hữu hạn. Ngoài ra, KTTN còn gồm cả phần đầu tư của tư nhân vào khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các chủ thể KTTN hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tất cả các ngành NN, công nghiệp và dịch vụ. Trong NN, KTTN hiện diện tại các DN, công ty, hộ kinh doanh không phân biệt quy mô, quyền sở hữu và cấu trúc. Nó bao gồm tất cả các lĩnh vực của ngành thực phẩm, NN, lâm nghiệp và thủy sản từ sản xuất đến tiêu thụ, kể cả các dịch vụ liên quan: nghiên cứu và triển khai khoa học và công nghệ, tài chính, đầu tư, bảo hiểm, tiếp thị và thương mại. Ở Việt Nam, KTTN trong NN đã từng hiện diện từ trước khi bước vào công cuộc Đổi mới (năm 1986), dưới hình thức kinh tế cá thể. Tuy nhiên, khi đó do nhận thức giản đơn về nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên nó không thực sự được thừa nhận và là một trong những đối tượng bị thành kiến, phải “cải tạo”. Từ khi Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới, KTTN đã trở thành một vấn đề gay cấn, lúng túng, gây tranh cãi nhiều nhất, đụng chạm đến những vấn đề chính trị - xã hội như định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng những nhận thức và quan điểm về KTTN nói chung, trong NN nói riêng mới ngày càng rõ và được khẳng định mạnh mẽ hơn. Từ thừa nhận nền kinh tế có nhiều thành phần, trong đó có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, Đảng và Nhà nước đã khẳng định sự tồn tại khách quan và cần thiết của KTTN trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong đó có KTTN trong sản xuất NN. Quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, phạm trù KTTN được bắt đầu đưa vào Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị khóa VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (15/7/1988) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (29/3/1989) với quan niệm là hình thức kinh tế: “các hình thức kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu của nền kinh tế hàng hoá đi lên chủ nghĩa xã hội” [27]. Tiếp đến, trong văn kiện Đại hội VII của Đảng (năm 1991), phạm trù KTTN được sử dụng trong các nhiệm vụ, công tác lớn của Đảng, cụ thể là: “Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước; trong đó, kinh tế cá thể và tiểu chủ có phạm vi hoạt động tương đối rộng ở những nơi chưa có điều
  • 31. 25 kiện tổ chức kinh tế tập thể, hướng kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức” [32, tr.103]. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN. Trong đó, KTTN được chính thức gọi là khu vực kinh tế: “Có cơ chế và phương tiện bảo đảm cho khu vực kinh tế tư nhân nhận được những thông tin cần thiết về luật pháp, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các ngành, các vùng; các thông tin dự báo trung hạn, dài hạn về các ngành, các sản phẩm ở trong nước và trên thế giới” [26, tr.4]. Kể từ đó, phạm trù khu vực KTTN ngày càng được tiếp tục nhắc đến trong chủ trương, đường lối kinh tế của Đảng. Gần đây nhất, tại Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa XII), ngày 3 tháng 6 năm 2017, KTTN tiếp tục được khẳng định là một khu vực kinh tế. Khi đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khóa IX), một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế yếu kém của khu vực KTTN là “Vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân còn bất cập”, do vậy cần “Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân”, đồng thời cần “Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng trong khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. “Khẩn trương xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, tích hợp về khu vực kinh tế tư nhân” [30, tr.3-10]. Như vậy có nghĩa là, cho đến nay mặc dù trong các văn kiện của Đảng chưa nêu quan niệm về KTTN, nhưng đã được hiểu là một khu vực kinh tế trong đó bao gồm các thành phần: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, tồn tại và hoạt động dưới các hình thức kinh tế hộ, trang trại, công ty, DN tư nhân và tư nhân góp vốn vào các Tập đoàn kinh tế Nhà nước. Trên các sách báo trong nước, việc nhận thức phạm trù KTTN đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Mặc dù những thuật ngữ trước đây, như kinh tế ngoài quốc doanh hoặc kinh tế phi xã hội chủ nghĩa tới nay không còn phù hợp, nhưng trong xã hội vẫn còn quan niệm cho rằng KTTN là kinh tế tư bản tư nhân. Theo đó vẫn còn chưa hết mặc cảm đối với các chủ hoạt động trong khu vực kinh tế này. Trong
  • 32. 26 giới nghiên cứu, cũng có không ít ý kiến KTTN là một khu vực kinh tế hay là một thành phần kinh tế? Trong bài trong bài “Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam” của Phạm Thị Thanh Bình thì gọi đây là “thành phần kinh tế” [10]. Bên cạnh đó, không ít ý kiến lại cho rằng trong thành phần KTTN có các thành phần kinh tế khác (như kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, kể cá DN có nguồn vốn trong nước và DN do tư nhân nước ngoài đầu tư). Trong khi đó, theo tác giả Vũ Hùng Cường xác định KTTN là khu vực kinh tế, nhưng trong đó lại có hai khu vực: trong nước và ngoài nước. Điều này được trình bày trong cuốn “KTTN và vai trò động lực tăng trưởng”: Một là, khu vực KTTN trong nước (đó là các DN vốn trong nước mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân một người hoặc một nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống, kinh tế cá thể, bao gồm các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh, DN tư nhân, công ty cổ phần tư nhân và công ty cổ phần có vốn Nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống, hộ gia đình); Hai là, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, (đó là các DN có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn bên nước ngoài đóng góp là bao nhiêu, bao gồm các DN 100% vốn nước ngoài và DN liên doanh giữa nước ngoài với các đối tác trong nước) [12, tr.24]. Những phân chia như vậy là chưa có tiêu chí nhất quán và chưa thực sự phù hợp, vì trong một thành phần kinh tế lại có nhiều thành phần kinh tế và trong một khu vực kinh tế cũng lại có hai khu vực kinh tế. Như vậy, có thể thấy, trong nhận thức ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa xác định được bản chất của KTTN, chưa có tiêu chí nhất quán để xác định KTTN là một thành phần kinh tế hay là một khu vực kinh tế. Điều này làm thiếu cơ sở khoa học cho giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách xử lý, giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với các chủ thể hoạt động khu vực kinh tế rất quan trọng này. Đây là một vấn đề lớn bởi nó không chỉ liên quan đến các quan điểm, giải pháp, chính sách kinh tế, đến định hướng phát triển nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đã lựa chọn mà còn là một vấn đề chính trị, xã hội và động lực phát triển. Việc định danh chính xác và nhận thức đúng bản chất của KTTN được đặt ra là cấp thiết, không thể lảng tránh.
  • 33. 27 Để khắc phục tình trạng không thống nhất nêu trên, theo nghiên cứu sinh, việc nhận thức đúng bản chất của KTTN ở nước ta hiện nay, cần phải dựa trên quan điểm tiếp cận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất và quan niệm về thành phần kinh tế. Theo tiếp cận này, lực lượng sản xuất (là nội dung của sản xuất) có vai trò quyết định quan hệ sản xuất (là hình thức của sản xuất). Đó là một quy luật khách quan. Thành phần kinh tế là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất, trong đó mỗi bộ phận tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và theo đó là một quan hệ sản xuất. Việc xác định các quan hệ kinh tế trong xã hội phải được dựa trên cách tiếp cận nêu trên. Chính vì thế, trong tác phẩm “Về bênh ấu trĩ “tả khuynh” và tính tiểu tư sản”, V.I.Lênin đã xác định tính chất quá độ của nền KT của nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười (năm 1917) và đã chỉ ra 5 thành phần kinh tế đang tồn tại ở nước Nga lúc đó: 1) Kinh tế nông dân gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên; 2) Sản xuất hàng hoá nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì); 3) Chủ nghĩa tư bản tư nhân; 4) Chủ nghĩa tư bản nhà nước; và 5) Chủ nghĩa xã hội [48, tr.363]. Điều này có nghĩa, Lênin dựa trên quan hệ sản xuất mà trực tiếp là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và hình thức tổ chức kinh tế gắn liền với quan hệ sở hữu đó để xác định thành phần kinh tế. Cũng theo tiếp cận này, nền kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều thành phần (Điều này đã được các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định. Ví dụ, Đại hội VI của Đảng xác định, nền kinh tế nước ta có các thành phần kinh tế là: kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể, cùng với bộ phận kinh tế gia đình gắn liền với thành phần đó; các thành phần kinh tế khác gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể), kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp doanh, và thành phần kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi cao khác) [25, tr.357]. Với tiếp cận như vậy, KTTN không phải là một thành phần kinh tế. Theo quan niệm trên, tác giả hiểu rằng ở Việt Nam, gọi khu vực KTTN là phù hợp. Bởi chế độ sở hữu ở nước ta được ghi trong Hiến pháp 1992, Điều 15 là
  • 34. 28 “dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng” [66, tr.4]. Chế độ sở hữu tư nhân chính là cơ sở để hình thành và phát triển các thành phần kinh tế như kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. KTTN tuy dựa trên sở hữu tư nhân, nhưng không phải là một thành phần kinh tế, vì trong nó bao gồm các thành phần kinh tế nêu trên. Nó chỉ có thể là một khu vực kinh tế. Việc sử dụng khái niệm “khu vực KTTN” với nội hàm để chỉ tất cả các thành phần kinh tế có chung một chế độ sơ hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sẽ đảm bảo tính lôgíc và hợp lý hơn so với sử dụng khái niệm “thành phần kinh tế tư nhân”, khắc phục được sự chồng chéo, không thống nhất trong sử dụng khái niệm và phù hợp với thông dụng quốc tế. Với quan điểm đó, về bản chất KTTN là một khu vực của nền kinh tế quốc dân, dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; tồn tại dưới các hình thức kinh tế hộ gia đình cá thể, tiểu chủ và DN tư bản tư nhân trong và ngoài nước; hoạt động ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Kinh tế tư nhân trong NN là một bộ phận cấu thành trong khu vực KTTN của nền kinh tế. Nó vừa mang bản chất của KTTN nói chung, nhưng đồng thời có tính đặc thù khi hoạt động trong ngành NN (sẽ được làm rõ trong Đặc điểm của KTTN trong NN). KTTN trong NN là một khu vực kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; tồn tại dưới các hình thức hộ NN, TT và DN; sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực NLTS. Như vậy, KTTN trong NN không bao gồm các hộ CN, hộ DV không liên quan đến NN, DN nhà nước, DN tập thể (hoạt động theo Luật HTX). Đồng thời các DN chế biến và maketting các sản phẩm nông lâm, thủy sản không thuộc DN nông nghiệp mà thuộc ngành công nghiệp chế biến, theo quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 23/1/2007. * Đặc điểm của KTTN trong NN dưới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Bản chất của KTTN trong NN với tư cách là một khu vực kinh tế có nhiều thành phần khác nhau, có những đặc điểm chung của một khu vực kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất như: KTTN gắn liền với lợi ích cá nhân, mục
  • 35. 29 đích hàng đầu là vì lợi nhuận chứ không phải vì mục tiêu xã hội khác, là một mô hình tổ chức kinh doanh hàng hóa nên nếu có lợi nhuận là không ngừng mở rộng quy mô, tái sản xuất mở rộng. Với quy mô đa dạng và khả năng tối ưu hóa tổ chức sản xuất nên KTTN có tính năng động và linh hoạt trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh, góp phần hình thành môi trường cạnh tranh và là khu vực kinh tế có vai trò quyết định đến việc tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường. KTTN trong NN còn có những đặc điểm riêng do hoạt động trong lĩnh vực NN, để làm rõ hơn bản chất của nó, cần phân tích sâu hơn về quan hệ sản xuất của từng thành phần kinh tế trong khu vực kinh tế này, xét trên cả 3 mặt quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối. Đó là: - Đặc điểm về quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất: + Tuyệt đại đa số các chủ thể của khu vực KTTN trong NN đều dựa trên sở hữu nhỏ về tư liệu sản xuất chủ yếu. Đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất. Kinh tế cá thể trong NN tồn tại dưới dạng các hộ NN hay hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ NN nhỏ lẻ; Kinh tế tiểu chủ tồn tại dưới hình thức TT do một cá nhân hay một hộ gia đình làm chủ, hoặc có thuê một vài lao động, chưa đăng ký hoạt động kinh doanh theo loại hình DN, chỉ đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh; Thành phần kinh tế tư bản tư nhân, hình thức tồn tại là các DN sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực NLTS và dịch vụ NN, với quy mô ruộng đất lớn hơn nhờ quá trình mua bán, chuyển nhượng và tích tụ ruộng đất, hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay thành phần kinh tế này cũng đang gặp nhiều khó khăn do tính chất của lĩnh vực hoạt động. Nếu một DN trong công nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất thì chủ yếu là phải tập trung vốn, thì trong NN chủ yếu phải tập trung ruộng đất. Việc tập trung ruộng đất không chỉ đơn thuần là để mở rộng sản xuất mà còn là điều kiện để đưa công nghệ mới thích ứng với đối tượng sản xuất và tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả. Với đặc điểm trên và vì lợi ích của mình, các chủ KTTN
  • 36. 30 trong NN phải tính đến việc lựa chọn sản xuất loại nông sản sao cho có hiệu quả và tìm đến cách thức tập trung ruộng đất như thế nào để mở rộng quy mô kinh doanh. Nếu việc lựa chọn sản xuất không thành công và còn có rào cản trong tập trung ruộng đất thì KTTN trong NN cũng không thể phát triển được. + Quyền sở hữu ruộng đất của KTTN trong NN tách rời quyền sử dụng. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của bất kỳ chủ thể nào sản xuất NN. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đất đai lại thuộc sở hữu của Nhà nước, tức là nhà nước toàn quyền quản lý đất đai. Để tạo điều kiện cho phát triển sản xuất NN, nhà nước đã giao quyền sử dụng đất cho từng hộ xã viên, nông dân, đồng thời cho phép mua bán, chuyển nhượng, cho nhận thừa kế theo quy định của pháp luật. Nhà nước vẫn giữ quyền định đoạt quan trọng đối với đất đai như: ấn định mục đích sử dụng cho các ô, thửa đất thông qua quy hoạch; quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất cho các cá nhân và tổ chức; thu hồi đất đã giao hoặc cho thuê; ấn định hạn chế về thời gian và hạn mức đối với việc giao đất hoặc cho thuê đất; định giá đất. Chính những quy định này đang là rào cản đối với khu vực KTTN hoạt động lĩnh vực NN, bởi quyền sử dụng đất là một quyền tài sản quan trọng. Hiệu quả sản xuất của khu vực KTTN trong NN không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng đất và mức độ đầu tư các tư liệu sản xuất mà còn phụ thuộc vào việc giải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Ở nước ta, đất NN được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài theo Nghị định số 64-CP ngày 27-9-1993. Đến nay đã hơn 26 năm, dù có nhiều lần cải cách, dồn điền đổi thửa nhưng quy mô ruộng đất vẫn rất nhỏ, mạng mún, gây nhiều khó khăn cho các thành phần kinh tế hoạt động ở lĩnh vực NN, đặc biệt là các TT, DN làm NN. Nếu không có chính sách đất đai phù hợp sẽ tồn tại nhiều nghịch lý trong xã hội, gây lãng phí nguồn tài nguyên. Người có quyền sở hữu nhưng lại không có nhu cầu sử dụng; người có nhu cầu sử dụng nhưng vì không có quyền sở hữu nên không có được quy mô đất như mong muốn. - Đặc điểm về tổ chức, quản lý + Đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ trong NN: việc điều hành hay tổ chức, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh đều dựa trên sự điều hành của chủ hộ trong gia đình hay chủ TT, các thành viên khác trong gia đình phục tùng theo
  • 37. 31 sự phân công đó một cách tự nguyện, quan hệ giữa họ không phải là quan hệ giữa ông chủ - người làm thuê mà là quan hệ huyết thống trong gia đình, hay anh em, đôi khi có tính chất gia trưởng và mang đậm tính chất tiểu nông. + Đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân quan hệ tổ chức quản lý đã có sự phân định rạch ròi giữa một bên là ông chủ (cá nhân - nếu đó là DN một chủ hay công ty tư nhân, một nhóm - nếu đó là công ty cổ phần) còn bên kia là lao động làm thuê. Lúc này sức lao động đóng vai trò là hàng hóa, người chủ sở hữu sức lao động đó đem bán cho người sử dụng. Khi đó, người có sức lao động phải phụ thuộc sự điều hành của ông chủ. Trong phương thức sản suất tư bản chủ nghĩa sự phục tùng của người lao động đối với ông chủ là tuyệt đối, vô cùng khắt khe dưới sự giám sát của ông chủ sao cho người lao động đem lại hiệu quả công việc và lợi ích cao nhất cho nhà tư bản. Còn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, quan hệ chủ - thợ được hình thành dựa trên sự quản lý và giám sát của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa. + Yêu cầu đối với chủ thể của khu vực KTTN trong NN không chỉ đòi hỏi phải có trình độ quản lý mà còn phải là người có kiến thức, hiểu biết nông học. Biết lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, biết chăm sóc trong quá trình chúng sinh trưởng, rồi quản lý sau thu hoạch cho đúng thời vụ. Cụ thể là: Tổ chức, quản lý yếu tố đầu vào quá trình sản xuất, lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp với thời vụ: Đối tượng của sản xuất NN là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi; chúng khá nhạy cảm với ngoại cảnh, mọi sự thay đổi của thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của chúng, cũng như đến kết quả thu hoạch; chúng tồn tại và phát triển theo qui luật sinh học nhất định. Tùy theo từng loại cây trồng và vật nuôi lại có chu kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau. Vì vậy, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các chủ thể của KTTN trong NN không chỉ là người kinh doanh giỏi mà còn phải là người có kiến thức về sinh học, nắm được đặc điểm, tập tính của từng loại cây trồng, vật nuôi mà mình đang hoặc dự tính sản xuất kinh doanh. Cây trồng vật nuôi có chu kỳ sinh trưởng riêng, nếu sản xuất NN không đúng thời vụ, thu hoạch không kịp thời, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn thì hiệu quả và lợi ích của KTTN trong NN không thể đạt được theo mong đợi. Mặt
  • 38. 32 khác, nếu nhà kinh doanh chỉ chuyên canh vào một loại sản phẩm NN nào đó, thì cũng không thể đảm bảo việc làm thường xuyên cho nhân công và phải đối mặt với vấn đề nhân lực. Để hạn chế hậu quả của tính thời vụ, đảm báo quá trình sản xuất diễn ra thông suốt, ở cả trước, trong và sau quá trình sản xuất NN, đòi hỏi các chủ thể của KTTN trong NN trước mỗi mùa vụ phải có kế hoạch sản xuất cụ thể cho vụ sau; phải có biện pháp như xen canh gối vụ, cơ giới canh tác, chuyển đổi mùa vụ sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Tổ chức quản lý quy trình sản xuất: Vì đối tượng sản xuất là cây, con có quá trình sinh trưởng và thu hoạch phụ thuộc vào quy luật tự nhiên của mỗi loại sinh vật. Tuy khoa học và công nghệ hiện đại có thể tìm được cách rút ngắn chu kỳ sinh vật để phát triển NN, nhưng nó không thể thay thế hay cắt bỏ tình mùa vụ. Nó đòi hỏi nhà sản xuất phải thực hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tưới tiêu v.v. Kết quả hoạt động của các chủ thể KTTN trong NN chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên, yếu tố có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng, quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Điều này đòi hỏi chủ hộ, chủ TT hay DN phải am hiểu mọi thứ. Tổ chức quản lý sau thu hoạch: Sản phẩm của NN thường là những sản phẩm tươi sống, rất dễ bị hư hỏng và giảm chất lượng nếu không có sự bảo quản tốt sau thu hoạch và tiêu thu sản phẩm kịp thời. Nếu không tiêu thụ được kịp thời, đòi hỏi phải chi phí thêm nhân công sơ chế, đóng gói, bảo quản…, điều này sẽ gây tốn kém, gia tăng chí phí và tất yếu sẽ tăng giá thành cho sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Quan hệ phân phối kết quả của quá trình sản xuất. Thực chất của quan hệ phân phối là giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất. + Thành phần kinh tế cá thể dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và sức lao động của bản thân là chủ yếu, nên kết quả lao động chủ yếu thuộc về chính họ hay cá nhân đó. Ở đây, quan hệ phân phối là sự tự phân phối trong nội bộ gia đình của các hộ sản xuất kinh doanh, nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của các thành viên trong gia đình; nếu có đưa nông sản ra thị trường để bán, thì đó là một phần
  • 39. 33 sản phẩm tất yếu của gia đình, tuy sản phẩm từ ruộng đất trở thành hàng hóa, song nó được sản xuất ra không phải với tư cách là hàng hóa, vì đó thường là phần sản phẩm dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Nhờ vậy, nên kinh tế cá thể đã gắn kết lợi ích vật chất của các thành viên trong hộ với kết quả sản xuất kinh doanh. + Đối với thành phần kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng đã có thuê mướn lao động, tuy số lao động được thuê không nhiều, đôi khi còn có lao động thời vụ, song việc phân phối cũng dựa trên thỏa thuận hợp đồng lao động. Trong khẩu phần thu nhập của các tiểu chủ có cả một phần do lao động làm thuê tạo ra, tuy nhiên thu nhập chủ yếu của tiểu chủ vẫn dựa vào sức lao động và vốn của bản thân. Do có thuê mướn lao động nên ngoài phân phối kết quả sản xuất, còn căn cứ vào giá trị sức lao động của lao động làm thuê. Vì mục tiêu lợi nhuận, đã chi phối ngay từ đầu của quá trình định hướng sản xuất, sử dụng lao động, sử dụng vốn và sử dụng ruộng đất. + Đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân, phân phối cho người lao động theo thỏa thuận hợp đồng lao động, được quy định rõ trong Bộ Luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập hiện nay, việc phát triển kinh tế tư bản tư nhân không thể phủ nhận tình trạng bất bình đẳng trong quá trình phân phối. Tuy nhiên, dưới sự điều chỉnh của nhà nước pháp quyền và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa thì tình trạng bất bình đẳng không còn gay gắt như trong xã hội tư bản. Các DN tư nhân trong lĩnh vực NN được định hướng phát triển sản xuất và phân phối theo chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước điều chỉnh. Mặt khác, hầu hết các DN này có quy mô nhỏ và vừa, chủ DN còn trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, thu nhập của giới chủ có phần đóng góp lao động của bản thân, quan hệ chủ thợ đã được cải thiện theo hướng cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, lợi ích các bên được điều chỉnh phù hợp với điều kiện đất nước. Thực tế cho thấy bộ phận công nhân làm việc ở các TT, DN NN không chỉ tăng thu nhập, đời sống của họ được cải thiện nhiều hơn cả khi họ tự sản xuất trên mảnh ruộng của mình, mà trong quá trình làm việc công nhân được học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh theo hướng hiện đại và khoa học, được tiếp cận với máy móc thiết bị hiện đại từ đó nâng cao trình độ tay nghề...