SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN LÊ BẢO MINH
HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN LÊ BẢO MINH
HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TẤN PHƯỚC
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Hoàn thiện KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – CN Lâm Đồng” là luận văn chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất
cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả;
kết quả nghiên cứu là trung thực. Trong luận văn không có các nội dung đã được công bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện, ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn tại luận văn theo quy định.
Tác giả luận văn
Nguyễn Lê Bảo Minh
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này do cá nhân tác giả thực hiện, nhằm mục đích hoàn thành học phần
thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện,
cá nhân tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn Giảng viên hướng dẫn TS. Lê Tấn Phước đã
hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin bày tỏ sự tri ân đến các giảng viên của Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh giảng dạy Lớp cao học K27 chuyên ngành Ngân hàng tại Đà Lạt đã
nhiệt tình, tận tâm giảng dạy, truyền tải những kiến thức chuyên ngành và kiến thức bổ
trợ hữu ích trong suốt khóa học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng đã hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của
mình.
Tác giả luận văn
Nguyễn Lê Bảo Minh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài............................................................................................1
2. Xác định vấn đề cần nghiên cứu...........................................................................2
3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu .............................................3
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
3.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................4
3.3 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp tiếp cận ................................................5
5. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................5
Tóm tắt chương 1......................................................................................................6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, VỀ
CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG ..7
2.1 Tổng quan về NHTMCP Ngoại thương Việt Nam ...........................................7
2.2 Tổng quan về NH TMCP Ngoại thương Việt Nam- CN Lâm Đồng .................8
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam
- CN Lâm Đồng........................................................................................................8
2.2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban ...................................................9
2.2.1.2 Các hoạt động chính của VCB CN Lâm Đồng ............................................11
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam-
CN Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 ........................................................................12
2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn ..............................................................................12
2.2.2.2 Hoạt động cho vay .......................................................................................14
2.2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh .....................................................................16
2.2.3 Hệ thống KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ...................17
2.2.3.1 Các yêu cầu đối với HT KHNB của NHNT .................................................18
2.2.3.2 Ba tuyến bảo vệ độc lập của HT KSNB của NHNT .....................................18
2.2.3.3 Quy định về KSNB........................................................................................18
2.2.3.4 Quy định về hoạt động kiểm soát ................................................................19
2.2.3.5 Quy định về cơ chế trao đổi thông tin, hệ thống thông tin quản lý .............19
2.2.3.6 Quy định về giám sát của quản lý cấp cao ..................................................20
2.3 Biểu hiện của vấn đề ..........................................................................................21
Tóm tắt chương 2 .....................................................................................................24
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KSNB VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ
THỐNG KSNB ......................................................................................................25
3.1 Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB tại các NHTM ...............................................25
3.1.1 Khái niệm hệ thống KSNB..............................................................................25
3.1.2 Khái niệm về KSNB trong NHTM ở Việt Nam .............................................28
3.1.3 Mục tiêu của KSNB trong NHTM .................................................................30
3.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB ............................................................31
3.1.4.1 Môi trường kiểm soát ..................................................................................31
3.1.4.2 Đánh giá rủi ro ............................................................................................33
3.1.4.3 Hoạt động kiểm soát ....................................................................................34
3.1.4.4 Hệ thống thông tin và truyền thông .............................................................36
3.1.4.5 Giám sát .......................................................................................................37
3.1.5 Sự cần thiết phải xây dựng và vận hành KSNB có hiệu quả tại các NHTM .37
3.1.6 Kinh nghiệm về KSNB tại các NHTM trên thế giới và ở Việt Nam .............38
3.1.6.1 Kinh nghiệm về KSNB tại một số NHTM ở nước ngoài ..............................38
3.1.6.2 Kinh nghiệm về KSNB tại một số NHTM ở Việt Nam .................................40
3.1.6.3 Bài học kinh nghiệm về KSNB cho VCB Lâm Đồng ....................................42
3.1.7 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan .........................................................43
Tóm tắt chương 3......................................................................................................44
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KSNB TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM – CN LÂM ĐỒNG .......................................................................................45
4.1 Thực trạng KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng ..45
4.1.1 Môi trường kiểm soát ......................................................................................46
4.1.1.1 Tính trung thực và giá trị đạo đức ..............................................................46
4.1.1.2 Cam kết đảm bảo về năng lực .....................................................................47
4.1.1.3 Bộ phận kiểm tra KSNB tại chi nhánh ........................................................48
4.1.1.4 Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý ........................48
4.1.1.5 Cơ cấu tổ chức .............................................................................................49
4.1.1.6 Phân định quyền hạn và trách nhiệm ..........................................................50
4.1.1.7 Chính sách nhân sự .....................................................................................50
4.1.2 Đánh giá rủi ro ................................................................................................52
4.1.2.1 Thiết lập mục tiêu ........................................................................................52
4.1.2.2 Nhận dạng rủi ro .........................................................................................53
4.1.2.3 Đánh giá rủi ro ............................................................................................54
4.1.2.4 Phản ứng với rủi ro .....................................................................................55
4.1.3 Hoạt động kiểm soát .......................................................................................57
4.1.3.1 Chính sách kiểm soát ...................................................................................57
4.1.3.2 Thủ tục kiểm soát .........................................................................................59
4.1.4 Thông tin và truyền thông ..............................................................................66
4.1.5 Giám sát ..........................................................................................................68
4.2 Đánh giá thực trạng hoạt động KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN
Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 ..............................................................................70
4.2.1 Những kết quả đạt được .................................................................................70
4.2.2 Những vấn đề tồn tại ......................................................................................72
4.2.2.1 Môi trường kiểm soát ..................................................................................72
4.2.2.2 Hoạt động đánh giá rủi ro ...........................................................................73
4.2.2.3 Hoạt động kiểm soát ....................................................................................73
4.2.2.4 Thông tin và truyền thông ............................................................................74
4.2.2.5 Hoạt động giám sát .....................................................................................74
4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, sai sót, vi phạm ..............................................75
4.3.1 Nguyên nhân về môi trường kiểm soát ..........................................................75
4.3.2 Nguyên nhân từ hoạt động đánh giá ...............................................................76
4.3.3 Nguyên nhân từ hoạt động kiểm soát .............................................................76
4.3.4 Nguyên nhân từ thông tin và truyền thông .....................................................76
4.3.5 Nguyên nhân từ hoạt động giám sát................................................................77
Tóm tắt chương 4 .....................................................................................................78
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KSNB TẠI NH TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM – CN LÂM ĐỒNG..........................................................79
5.1 Định hướng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam và của chi nhánh Lâm Đồng giai
đoạn 2019–2020 .......................................................................................................79
5.1.1 Định hướng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2019-2020 ..79
5.1.2 Định hướng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Lâm Đồng năm
2019 .........................................................................................................................79
5.2 Giải pháp hoàn thiện KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN
Lâm Đồng ................................................................................................................80
5.2.1 Nâng cao chất lượng môi trường kiểm soát ....................................................80
5.2.1.1 Hoàn thiện nhân sự làm công tác kiểm tra .................................................80
5.2.1.2 Tạo dựng môi trường kiểm soát chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp ........80
5.2.1.3 Có chế độ đãi ngộ, chế độ khen thưởng, kỷ luật phù hợp, rõ ràng .............81
5.2.2 Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro ..............................................................81
5.2.2.1 Phân công bộ phận đầu mối nghiên cứu và đánh giá rủi ro .......................81
5.2.2.2 Phân tích và lượng hóa các rủi ro trong hoạt động ngân hàng ..................81
5.2.3 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát .....................................................................82
5.2.3.1 Xây dựng quy trình KSNB thống nhất cho các CN trong hệ thống .............82
5.2.3.2 Hoàn thiện quy trình kiểm soát ...................................................................82
5.2.3.3 Nâng cao năng lực và chất lượng của cán bộ làm công tác kiểm tra .........83
5.2.3.4 Tăng cường chức năng kiểm soát của Ban lãnh đạo chi nhánh và các lãnh đạo
phòng chức năng .....................................................................................................83
5.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông ..............................................84
5.2.4.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên đối với hoạt động KSNB .........84
5.2.4.2 Nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi core banking .........................................84
5.2.4.3 Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả ..............................................85
5.2.5 Hoàn thiện hoạt động giám sát .......................................................................86
Tóm tắt chương 5......................................................................................................87
KẾT LUẬN ............................................................................................................88
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Ký hiệu Tên bảng biểu Trang
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-
2018
12
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ cho vay tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-
2018
14
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh VCB Lâm Đồng giai đoạn
2016-03/2019
16
Bảng 2.4 Số liệu về tình hình nhân sự, dư nợ bình quân trên một cán bộ
tín dụng tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 và dự kiến
2019
22
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát 45
Bảng 4.2 Số liệu Nợ có vấn đề tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016 đến
31/03/2019
56
Bảng 4.3 Bảng tổng hợp tình hình kiểm tra công tác tín dụng tại VCB
Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018
62
Bảng 4.4 Bảng tổng hợp số lỗi sai sót, vi phạm ghi nhận qua các đợt
kiểm tra tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018
66
DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH
Ký hiệu Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý tại VCB Lâm Đồng 9
Biểu đồ 2.2 Hoạt động huy động vốn tại VCB Lâm Đồng giai đoạn
2016-03/2019
13
Biểu đồ 2.3 Dư nợ tín dụng tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-03/2019 15
Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng cơ cấu cho vay tại VCB Lâm Đồng tại thời điểm
31/03/2019
16
Biểu đồ 4.1 Kết quả khảo sát cam kết bảo đảm về năng lực của CN 47
Biểu đồ 4.2 Kết quả khảo sát về bộ phận KSNB tại VCB Lâm Đồng 48
Biểu đồ 4.3 Kết quả khảo sát về triết lý quản lý và phong cách quản lý 49
Biểu đồ 4.4 Kết quả khảo sát về cơ cấu tổ chức và phân định quyền hạn 50
Biểu đồ 4.5 Kết quả khảo sát về chính sách nhân sự 51
Biểu đồ 4.6 Kết quả khảo sát về thiết lập mục tiêu 52
Biểu đồ 4.7 Kết quả khảo sát về nhận dạng rủi ro 54
Biểu đồ 4.8 Kết quả khảo sát về đánh giá rủi ro 55
Biểu đồ 4.9 Kết quả khảo sát về phản ứng với rủi ro 56
Biểu đồ 4.10 Kết quả khảo sát về chính sách kiểm soát 58
Biểu đồ 4.11 Kết quả khảo sát về thủ tục kiểm soát 60
Biểu đồ 4.12 Biểu đồ số lượng sai sót trong nghiệp vụ kế toán tài chính tại
VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018
65
Biểu đồ 4.13 Kết quả khảo sát về thông tin và truyền thông 67
Biểu đồ 4.14 Kết quả khảo sát về giám sát 69
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ALCO Ủy ban Tài sản – Nợ phải trả
BGĐ Ban Giám đốc
CN Chi nhánh
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐQT Hội đồng quản trị
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
IAASB Ủy ban chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ
đảm bảo quốc tế
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
KSNB Kiểm soát nội bộ
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNT Ngân hàng TMCP Ngoại thương
NHTM Ngân hàng thương mại
TSC Trụ sở chính
TMCP Thương mại cổ phần
VCB Vietcombank
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – CN Lâm Đồng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng và mạnh
mẽ. Ngành NH đang đứng trước những cơ hội và thách thức về cạnh tranh trong nước
cũng như quốc tế. Một NH muốn tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay thì một
trong những yêu cầu tất yếu là phải quản trị được rủi ro; hệ thống KSNB phải đáp ứng
theo tiêu chuẩn của Basel. Do vậy, Vietcombank cũng như các NH khác tại Việt Nam
phải hoàn thiện hệ thống KSNB theo thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng KSNB nhằm
quản lý chặt chẽ nguồn vốn, có biện pháp nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các nguồn
vốn huy động được, quản trị rủi ro nhằm hạn chế sai sót, vi phạm, giảm thiểu rủi ro để
nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Với mục tiêu đáp ứng các chuẩn mực theo Basel II, cũng như tuân thủ quy định của
NHNN Việt Nam tại Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018; NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng hệ thống KSNB nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý
kịp thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động tại
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng vẫn còn những điểm hạn chế trong
KSNB.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện KSNB tại
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn thạc sỹ; với hy vọng có thể góp phần hoàn thiện KSNB tại VCB Lâm Đồng; nhằm
góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động tại đơn vị, đảm bảo hoạt động an toàn,
hiệu quả và bền vững.
Mục tiêu nghiên cứu:
* Mục tiêu tổng quát:
Đề tài “Hoàn thiện KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh
Lâm Đồng” tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động KSNB tại Vietcombank
Lâm Đồng. Thông qua việc kết hợp giữa cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại đơn vị để đưa ra
các đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động KSNB tại đơn vị nghiên cứu.
* Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu lý thuyết về KSNB, tổng quan lý thuyết về KSNB trong hoạt động ngân
hàng.
- Trên cơ sở lý luận về KSNB đã nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân
tích thực tiễn hoạt động KSNB tại VCB Lâm Đồng. Qua đó, đánh giá những thành tựu về
KSNB đã đạt được của VCB Lâm Đồng trong giai đoạn nghiên cứu, đồng thời phân tích
những hạn chế, tồn tại.
- Thông qua nghiên cứu thực tiễn về KSNB tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018,
luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động KSNB tại đơn vị.
Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
* Phương pháp thống kê: số liệu được thu thập từ các báo cáo hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng qua các năm
2016, 2017 và 2018; báo cáo của NHNN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách,
tạp chí, bài báo, trang web, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các báo cáo
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng.
* Phương pháp so sánh: sử dụng để so sánh hoạt động KSNB của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2018.
* Phương pháp điều tra khảo sát: gửi bảng câu hỏi trực tiếp hoặc thông qua email nội
bộ đến cán bộ nhân viên trong Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh
Lâm Đồng để đánh giá khách quan về hoạt động KSNB của đơn vị.
Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, Hệ thống KSNB, Ngân hàng thương mại
Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương, cụ thể:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu
Chương 2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; về chi nhánh
Lâm Đồng và kiểm soát nội bộ tại ngân hàng
Chương 3. Cơ sở lý thuyết về KSNB và các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB
Chương 4. Thực trạng KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi
nhánh Lâm Đồng
Chương 5. Giải pháp hoàn thiện KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
– chi nhánh Lâm Đồng
ABSTRACT
Title: Complete the Internal Control system of the Vietcombank - Lam Dong
branch.
In the light of the present globalization, the global integration has become
widespread and firm. The banking field is now facing the challenges as well as the
chances for competing in both domestic and foreign areas. A bank must be able to
manage the risk and fulfill the Basel standards for the Internal Control system in order to
grow and develop in today’s markets. As a result, Vietcombank, like any other bank in
Vietnam has to complete the Internal Control system according to international practices
to firmly manage the equity, find solutions to enhance the investment efficiency from
available equity, manage the risks to avoid defects and infringement as well as lowering
the risks to enhance business profits. With the goal of fulfilling the standards of Basel II
while complying with the rules of the State Bank of Vietnam at Circular No. 13/2018/TT-
NHNN dated May 18th
, 2018, the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of
Vietnam (Vietcombank) has constructed the Internal Control system to prevent, detect
and process the risks in the banking. However, during the process of the Joint Stock
Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Lam Dong branch, there are still some
flaws in this system. From the given philosophy and practice, the researcher therefore
chose the topic “...” to be the main topic for the master thesis, with the hope of fulfilling
the Internal Control system of the Vietcombank – Lam Dong branch; in order to reduce
the risks during the process and ensure a proper, safe, effective banking experience.
3. Keywords:
Internal control, Internal control system, Commercial bank.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, cạnh tranh ngày càng gia tăng, cùng với
đó các loại rủi ro cũng ngày càng gia tăng về mức độ, đa dạng về loại hình rủi ro. Điều
này tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động và việc đạt được các mục tiêu mà nhà quản lý đề ra.
NHTM là loại hình trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Do vậy, hoạt động của hệ thống NHTM sẽ có ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính của
quốc gia nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh NH là
loại hình kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro, không chỉ gồm rủi ro mất vốn, rủi ro không
thu hồi được lãi vay, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,…mà nó còn bao gồm rủi ro gian
lận, sai sót. Do vậy, việc nhận diện được rủi ro và quản trị rủi ro là một yêu cầu cấp thiết
đối với các NHTM trong thời kỳ hiện nay, khi mà nền kinh tế đã hội nhập sâu rộng, toàn
cầu hóa. Để thực hiện quản trị tốt rủi ro thì một trong những công cụ hữu hiệu là có một
HTKSNB tốt nhằm hỗ trợ các nhà quản lý NH trong việc ngăn chặn các gian lận, sai sót;
đồng thời trợ giúp cho kiểm toán độc lập có được những bằng chứng tin cậy trong việc
đánh giá tính trung thực và hợp lý tình hình tài chính của NH.
Các NHTM là doanh nghiệp đặc thù, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng và
hoạt động trong môi trường thường xuyên phát triển, biến động. Do vậy các rủi ro mà
NH gặp phải rất đa dạng và không ngừng thay đổi. Chính vì thế, để có thể đảm bảo hoạt
động được an toàn, hiệu quả thì yêu cầu NH phải có một HTKSNB hữu hiệu. Một
HTKSNB hữu hiệu sẽ hỗ trợ Ban giám đốc trong công tác quản lý, điều hành nhằm đạt
được các mục tiêu kinh doanh của NH, đồng thời kiểm soát được rủi ro và ngăn chặn các
hoạt động không hợp pháp, bất hợp lệ. Trong khi đó, nếu HTKSNB của NH hoạt động
yếu kém hoặc không hiệu quả sẽ không kiểm soát được các rủi ro và tiềm ẩn nhiều nguy
cơ cho NH, có thể gây tổn thất cho NH và làm cho NH khó đạt được các mục tiêu đã đề
ra. Do vậy, đối với các nhà quản lý việc xây dựng và áp dụng một cách có hiệu quả
HTKSNB của đơn vị là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
2
Theo COSO 2013: “KSNB là một quy trình do người quản lý, Hội đồng quản trị và
các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý
nhằm thực hiện các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ”. Theo quan
điểm này thì HTKSNB bao gồm các quy trình, quy định, các tài liệu hướng dẫn quy trình
cùng với sự tham gia thực hiện của nhân sự ở các cấp của tổ chức gồm các nhà quản lý,
HĐQT và các nhân viên của tổ chức đó. Đó là một quá trình được thiết kế chặt chẽ, một
công cụ để giúp các nhà quản lý đạt được mục tiêu đã đề ra. KSNB là một quá trình được
vận hành liên tục ở tất cả các cấp độ trong một đơn vị.
Tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1340/QĐ-VCB-
HĐQT ngày 19/11/2015 của Hội đồng quản trị về Quy chế về hệ thống KSNB và kiểm
toán nội bộ của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam. Theo đó, HTKSNB là một phần
không tách rời hoạt động hàng ngày của NHNT. HTKSNB được thiết kế, cài đặt, tổ chức
thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị, bộ phận trong NHNT.
Đến ngày 28/12/2018, NHNT ban hành Quyết định số 2596/QĐ-VCB-HĐQT thay thế
Quyết định 1340/QĐ-VCB-HĐQT. Như vậy, tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam,
công tác KSNB đã được quan tâm, chú trọng nhằm quản trị tốt rủi ro, góp phần thực hiện
các mục tiêu của ngân hàng; đồng thời nhằm đáp ứng các chuẩn mực theo Basel và các
quy định của NHNN Việt Nam.
2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Với mục tiêu đáp ứng các chuẩn mực theo Basel II, cũng như tuân thủ quy định
của NH Nhà nước Việt Nam tại Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018; NH
TMCP Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng hệ thống KSNB nhằm phòng ngừa, phát
hiện, xử lý kịp thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH. Tuy nhiên, trong thực tiễn
hoạt động tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng (VCB Lâm Đồng)
vẫn còn những điểm hạn chế trong KSNB như: một số cán bộ ngân hàng, trong đó có cả
lãnh đạo cấp trung tại CN, chưa thực sự coi trọng tính chính trực và các giá trị đạo đức;
cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát tại CN thuộc Phòng Kế toán, chịu sự chỉ đạo,
điều hành của Ban lãnh đạo CN nên công tác kiểm tra chưa có sự độc lập, khách quan
cần thiết; cơ chế kiểm soát thường xuyên chưa được chú trọng nhằm kịp thời phát hiện và
3
ngăn chặn rủi ro; tại CN chưa có bộ phận đánh giá rủi ro độc lập nên công tác đánh giá
rủi ro và kiến nghị, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro chưa phát huy hiệu quả; hệ
thống công nghệ thông tin của VCB đã không đáp ứng kịp tốc độ phát triển của NH, các
công cụ phần mềm không hỗ trợ tốt cho công tác kiểm tra kiểm soát.
Nguyên nhân của các hạn chế chủ yếu là: một số cán bộ quản lý cấp trung, đặc
biệt là nhân sự tại các phòng giao dịch ở xa trụ sở CN được phân quyền, không có sự
kiểm tra giám sát chéo nên chưa xem trọng công tác quản trị rủi ro, tính chính trực và các
giá trị đạo đức; nhân sự làm công tác kiểm tra tại CN chỉ có một người thuộc Phòng Kế
toán lại kiêm thêm các nhiệm vụ chuyên môn khác nên chất lượng công tác kiểm tra tại
CN chưa đạt hiệu quả cao; công tác kiểm tra, kiểm soát còn tập trung vào việc kiểm tra
tính giám sát tuân thủ quy trình, kiểm tra hồ sơ, chứng từ,…nhưng lại chưa chú trọng
phát hiện các sai phạm về đạo đức nghề nghiệp; tại CN chưa có bộ phận chuyên biệt để
phân tích, đánh giá rủi ro; hệ thống NH lõi của VCB đã lỗi thời và yếu nên không đáp
ứng kịp quy mô, mức độ phát triển và hoạt động của NH.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện KSNB
tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn thạc sỹ; với hy vọng có thể góp phần hoàn thiện KSNB tại VCB Lâm Đồng;
nhằm góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động tại đơn vị, đảm bảo hoạt động an
toàn, hiệu quả và bền vững.
3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
* Mục tiêu tổng quát:
Đề tài “Hoàn thiện KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi
nhánh Lâm Đồng” tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động KSNB tại
Vietcombank Lâm Đồng. Thông qua việc kết hợp giữa cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại
đơn vị để đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động KSNB tại đơn vị nghiên cứu.
* Mục tiêu cụ thể:
4
- Nghiên cứu lý thuyết về KSNB, tổng quan lý thuyết về KSNB trong hoạt động
ngân hàng.
- Trên cơ sở lý luận về KSNB đã nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu,
phân tích thực tiễn hoạt động KSNB tại VCB Lâm Đồng. Qua đó, đánh giá những thành
tựu về KSNB đã đạt được của VCB Lâm Đồng trong giai đoạn nghiên cứu, đồng thời
phân tích những hạn chế, tồn tại.
- Thông qua nghiên cứu thực tiễn về KSNB tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-
2018, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động KSNB tại đơn vị.
3.2 Câu hỏi nghiên cứu:
Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu của đề tài này được thực
hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng như thế nào?
Những điểm đạt được và những tồn tại, hạn chế trong KSNB tại đơn vị? Nguyên nhân
của những tồn tại, hạn chế là gì?
- Có thể đưa ra những đề xuất, giải pháp nào để khắc phục các hạn chế trên nhằm
hoàn thiện KSNB tại đơn vị?
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
* Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống KSNB trên
cơ sở phòng ngừa, quản trị những rủi ro chung trong hoạt động ngân hàng (rủi ro vận
hành), không đi sâu vào phân tích các rủi ro đặc thù khác (như rủi ro thanh khoản, rủi ro
lãi suất, rủi ro tín dụng,…)
* Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh
Lâm Đồng
* Thời gian nghiên cứu: tập trung nghiên cứu, phân tích số liệu hoạt động KSNB tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng trong vòng 3 năm từ
năm 2016 đến năm 2018.
5
4. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp tiếp cận
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp
sau:
* Phương pháp thống kê: số liệu được thu thập từ các báo cáo hoạt động kinh doanh
của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng qua các năm 2016, 2017 và
2018; báo cáo của NHNN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách,
tạp chí, bài báo, trang web, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các báo cáo
của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng.
* Phương pháp so sánh: sử dụng để so sánh hoạt động KSNB của NH TMCP Ngoại
thương Việt Nam – CN Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2018.
* Phương pháp điều tra khảo sát: gửi bảng câu hỏi trực tiếp hoặc thông qua email
nội bộ đến cán bộ nhân viên trong NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng
để đánh giá khách quan về hoạt động KSNB của đơn vị.
5. Ý nghĩa của đề tài
Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của các nghiên cứu trước, luận văn
có những điểm khác biệt so với những nghiên cứu trước đây:
* Bổ sung thêm bằng chứng thực tế để làm rõ nét hơn cơ sở lý thuyết về hệ thống và
nội dung hoạt động KSNB tại NHTM.
* Về thực tiễn, trên cơ sở phân tích các số liệu cụ thể, luận văn sẽ góp phần đưa ra
một cách tương đối toàn diện thực trạng KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam –
CN Lâm Đồng; đánh giá những mặt đạt được cũng như những hạn chế trong KSNB tại
đơn vị giai đoạn 2016 – 2018. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện KSNB tại đơn vị nghiên cứu.
6
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Thông qua chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu như: Sự
cần thiết của vấn đề nghiên cứu, xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của luận văn, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề
tài.
7
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM; VỀ
CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG
2.1 Tổng quan về NH TMCP Ngoại thương Việt Nam
Tên đầy đủ: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam.
Tên viết tắt: VCB / Vietcombank.
Địa chỉ: 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngày 30/10/1962, NH Ngoại thương (NHNT – Vietcombank) được thành lập theo
Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại
hối trực thuộc NH Trung ương (nay là NHNN). Ngày 01/04/1963, NHNT chính thức
khai trương hoạt động như là một NH đối ngoại độc quyền.
Ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một NH chuyên doanh, độc quyền
trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà nước hoạt động đa năng theo
Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành
lập lại NHNT. Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 90, 91 quy
định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao
dịch quốc tế là Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.
Đến 02/06/2008, NHNT chính thức chuyển đổi thành NH TMCP Ngoại thương
Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 138/GP-NHNN ngày 23/05/2008 của
Thống đốc NHNN Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số
0103024468 do Sở KH&ĐT thành phố Hà Nội cấp ngày 02/06/2008.
Đến nay, sau 56 năm hình thành và phát triển, Vietcombank hiện có trụ sở chính tại
198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; 112 CN, 3 công ty thành viên (gồm
Công ty cho thuê tài chính Vietcombank, Công ty TNHH chứng khoán Vietcombank –
8
VCBS, Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank); 01 văn
phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh; với hơn 16.000 cán bộ nhân viên.
2.2 Tổng quan về NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam
- CN Lâm Đồng
Tên giao dịch: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng.
Địa chỉ: Số 33 Nguyễn Văn Cừ, phường 1, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng (tên cũ là CN Đà Lạt) được
nâng cấp thành CN cấp 1 theo Quyết định số 876/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT ngày
28/11/2006 của Hội đồng quản trị NH Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở nâng cấp CN
cấp 2 Đà Lạt trực thuộc NH Ngoại thương Việt Nam – CN Thành phố Hồ Chí Minh. Trụ
sở chính tại số 33 Nguyễn Văn Cừ, phường 1, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Đến 31/03/2019, tổng huy động vốn của VCB CN Lâm Đồng đạt 4.433 tỷ đồng,
trong đó huy động vốn không kỳ hạn chiếm tỷ lệ 30,1% tổng nguồn vốn huy động, huy
động vốn có kỳ hạn đạt 3.099 tỷ đồng. Tổng dư nợ đạt 5.755 tỷ đồng, trong đó dư nợ
ngắn hạn là 3.810 tỷ đồng và dư nợ trung dài hạn là 1.945 tỷ đồng; dư nợ cho vay bằng
VNĐ chiếm 98,5% tổng dư nợ. Dư nợ nhóm 2 tại thời điểm 31/03/2019 là 18 tỷ đồng,
chiếm 0,31% tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu là 0,38% tổng dư nợ.
VCB Lâm Đồng có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH và các
hoạt động khác được quy định trong điều lệ của VCB. Mạng lưới của CN gồm 1 trụ sở
đặt tại 33 Nguyễn Văn Cừ, phường 1, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và 05 phòng
giao dịch đặt tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và 3 huyện Đức Trọng, Lâm Hà,
Đơn Dương.
Cơ cấu bộ máy tổ chức tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng
gồm: Ban Giám đốc, Phòng Hành chính nhân sự, Phòng Kế toán, Phòng Dịch vụ khách
hàng, Phòng Quản lý nợ, Phòng Ngân quỹ, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng
9
Khách hàng bán lẻ và 5 phòng giao dịch. Nhân sự tại CN đến 31/03/2019 là 108 CBNV
chính thức và 42 cán bộ thuê khoán, cộng tác viên, nhân viên thử việc.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý tại VCB Lâm Đồng
(Nguồn: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Lâm Đồng)
2.2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban:
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại VCB CN Lâm Đồng tuân thủ theo Bộ
12 chức năng nhiệm vụ chuẩn tại CN VCB ban hành theo Quyết định số 949/QĐ-HĐQT-
TCCB&ĐT ngày 11/08/2015 của Hội đồng quản trị NH TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Cụ thể tại CN Lâm Đồng gồm các phòng chức năng như sau: (1) Phòng Dịch vụ khách
hàng thực hiện hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý dịch vụ kế toán, thanh toán cho
khách hàng theo đúng quy định của pháp luật và quy trình cung cấp dịch vụ hiện hành
của VCB; (2) Phòng Ngân quỹ: thực hiện công tác quản lý, giao nhận, bảo quản, vận
chuyển và thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá/ coi như có giá, ấn chỉ quan trọng
tại CN đảm bảo đúng quy trình, quy chế của NHNN và của VCB. Hướng dẫn thực hiện
các biện pháp bảo đảm an toàn kho quỹ trong toàn CN, kiểm tra công tác an toàn kho quỹ
tại CN theo yêu cầu của Ban Giám đốc CN; (3) Phòng Khách hàng doanh nghiệp: đầu
mối xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển khách hàng doanh
nghiệp tại CN; chủ động tổ chức tiếp thị, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới các khách hàng
GIÁM ĐỐC
Phòng
Dịch vụ
khách
hàng
Phòng
Hành
chính
nhân sự
Phòng
Ngân
quỹ
Phòng
Khách
hàng
Phòng
Kế toán
(Gồm chức
năng KSNB)
Phòng
Quản lý
nợ
Các
phòng
giao
dịch
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
10
doanh nghiệp; quản lý quan hệ khách hàng và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp; tham
mưu chính sách lãi suất, phí, tỷ giá đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp; trình cấp
thẩm quyền phê duyệt chính sách lãi suất, phí, tỷ giá ưu đãi đối với khách hàng doanh
nghiệp; (4) Phòng khách hàng bán lẻ: xây dựng, triển khai kế hoạch kinh doanh đối với
nhóm khách hàng SMEs và khách hàng cá nhân; tổ chức tư vấn và bán hàng gồm tiếp
cận, tư vấn, bán và cung cấp tất cả sản phẩm, dịch vụ trên các kênh phân phối kịp thời và
phù hợp với khách hàng SMEs, khách hàng cá nhân; (5) Phòng Kế toán tại CN Lâm
Đồng gồm 3 chức năng là kế toán nội bộ, tổng hợp và kiểm tra KSNB; (6) Phòng Quản lý
nợ: thực hiện tác nghiệp trên hệ thống phần mềm liên quan đến thông tin hồ sơ tín dụng
và các sản phẩm bán kèm tín dụng và các tác nghiệp khác theo quy trình của VCB. Nhận
bàn giao và lưu trữ hồ sơ tín dụng. Tham gia vào quá trình theo dõi, nhắc nợ và thu nợ.
Thực hiện các báo cáo liên quan đến khoản vay và danh mục tín dụng tại CN; (7) Phòng
Hành chính nhân sự: tham mưu cho Ban Giám đốc CN về công tác hành chính, quản trị,
xây dựng cơ bản tại CN; thực hiện công tác xây dựng cơ bản và phát triển mạng lưới;
tham mưu cho Ban Giám đốc về đề xuất thay đổi mô hình tổ chức bộ máy của CN, công
tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, chính sách lao động và tiền lương. Chức năng
tin học thuộc Phòng Hành chính nhân sự: thực hiện vận hành, quản lý, duy trì hệ thống
công nghệ thông tin thuộc phạm vi CN quản lý và liên quan đến hoạt động kinh doanh tại
đơn vị; quản lý quyền truy cập hệ thống, các chương trình ứng dụng; các nhiệm vụ hỗ trợ
khác liên quan đến báo cáo, hướng dẫn sử dụng hệ thống, triển khai mở rộng mạng lưới
của CN; (8) Phòng giao dịch: là đơn vị thực hiện 2 chức năng chính là bán hàng và hỗ
trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý tất cả các dịch vụ NH phù hợp với mọi đối tượng
khách hàng trong phạm vi sản phẩm, dịch vụ và hạn mức do Trụ sở chính VCB, Ban
Giám đốc CN quy định.
Trong đó, theo Bộ 12 chức năng nhiệm vụ chuẩn tại CN VCB ban hành theo Quyết
định số 949/QĐ-HĐQT-TCCB&ĐT ngày 11/08/2015 của HĐQT NH TMCP Ngoại
thương Việt Nam; thì chức năng KSNB nằm tại Phòng Kế toán.
11
2.2.1.2 Các hoạt động chính của VCB CN Lâm Đồng:
* Hoạt động huy động vốn: VCB CN Lâm Đồng nhận tiền gửi của các tổ chức, cá
nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD, EUR, các loại ngoại tệ khác) với các hình
thức: nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác,
phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu để huy động vốn và thực hiện các hình thức huy
động vốn khác.
* Hoạt động cho vay: thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng bằng đồng Việt Nam
và các loại ngoại tệ khác theo quy định của NHNN, VCB trong phạm vi thẩm quyền theo
quy định nội bộ VCB.
* Bảo lãnh: Các loại bảo lãnh có thể phát hành gồm Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh
thanh toán /Thư tín dụng dự phòng, Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo
lãnh thanh toán tiền ứng trước (Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh hoàn trả tiền
đặt cọc hoặc bảo lãnh tiền đặt cọc), Bảo lãnh đối ứng, Các loại bảo lãnh khác pháp luật
không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.
* Thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế:
Thanh toán trong nước: Chuyển tiền trong nước: Chuyển tiền điện tử, chuyển tiền
liên NH..., Chi trả kiều hối, Chi trả tiền từ nước ngoài chuyển về, Thực hiện thanh toán
các loại thẻ: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, và các loại thẻ khác, Thanh toán qua máy rút tiền tự
động ATM. Thanh toán quốc tế: Chuyển tiền bằng điện, Nhờ thu nhập khẩu, Nhờ thu
xuất khẩu, Thư tín dụng nhập khẩu, Thư tín dụng xuất khẩu.
* Mua bán ngoại tệ: VCB Lâm Đồng thực hiện trao đổi mua bán ngoại tệ tự do
chuyển đổi dưới các hình thức như sau: Giao ngay, Kỳ hạn, Hoán đổi.
12
* Dịch vụ thanh toán tài khoản: VCB Lâm Đồng nhận tiền gửi, quản lý, theo dõi
số dư và cung cấp các dịch vụ về tài khoản cho khách hàng một cách nhanh chóng, an
toàn và chính xác.
* Dịch vụ NH điện tử: cung cấp các dịch vụ cho khách hàng gồm Internet
Banking, Mobile Banking, SMS Banking,….
* Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền đi cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và
chuyển tiền một chiều phù hợp với quy định của pháp luật.
* Các dịch vụ NH khác: Thực hiện quản lý tiền mặt, tư vấn NH, tư vấn dịch vụ tài
chính và các dịch vụ quản lý tài sản, cho thuê két sắt; Dịch vụ trả lương theo bảng kê.
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN
Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2018:
2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những công tác trọng tâm của các NH, đặc biệt được các
NH chú trọng nhằm đảm bảo nguồn vốn để NH hoạt động an toàn và hiệu quả. Tại NH
TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng, công tác huy động vốn luôn được Ban
lãnh đạo CN quan tâm, chỉ đạo sát sao. Kết quả trong giai đoạn 2016 – 2018, huy động
vốn tại đơn vị đã có sự tăng trưởng tốt, số liệu cụ thể:
Bảng số 2.1: Tình hình huy động vốn tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Chênh lệch
2017/2016
Chênh lệch
2018/2017
(+/-) % (+/-) %
Tổng Huy động
vốn
3.183,00 3.998,00 4.405,00 815 25,6 407 10,2
a. Phân theo kỳ
hạn:
13
Huy động vốn
KKH
732,09 1.079,46 1.259,83 72,5 14,9 265 47,3
Huy động vốn CKH 2.450,91 2.918,54 3.145,17 383,5 16,2 731 26,6
b. Phân theo loại
ngoại tệ:
Huy động vốn
VNĐ
3.015,60 3.742,25 4.271,50 727,35 24,11 529,25 14,13
Huy động vốn
ngoại tệ quy VNĐ
167,40 255,75 133,50 88,35 52,69 -122,75
-
47,78
(Nguồn: Báo cáo HĐKD VCB Lâm Đồng)
Biểu đồ 2.2: Hoạt động huy động vốn tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016–03/2019
3183
3998
4405 4433
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
5000
31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/03/2019
Hoạt động huy động vốn tại VCB Lâm Đồng
giai đoạn 2016–03/2019
Tổng Huy động vốn Huy động vốn KKH Huy động vốn CKH
(Nguồn: Báo cáo HĐKD VCB Lâm Đồng)
Năm 2016, tổng nguồn vốn huy động là 3.183 tỷ đồng. Sang đến năm 2017 tổng
vốn huy động được là 3.998 tỷ đồng, tăng 815 tỷ đồng so với năm 2016 tương ứng với
mức tăng trưởng là 25,6%. Đến năm 2018, tổng nguồn vốn huy động là 4.405 tỷ đồng,
tăng 407 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng với mức tăng trưởng là 10,2%.
Trong đó: Tiền gửi không kỳ hạn: tăng qua các năm từ 732,09 tỷ đồng năm 2016
14
tăng lên 1.079,46 tỷ đồng năm 2017, tăng thêm 72,5 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng
là 14,9% so với năm 2016. Đến năm 2018 huy động vốn không kỳ hạn đạt 1.259,83 tỷ
đồng, tăng thêm 265 tỷ đồng và tương ứng với mức tăng là 47,3% so với năm 2017.
Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi luôn tăng trưởng mạnh qua các năm. Đặc biệt
trong cơ cấu nguồn vốn của CN thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trên 70% tổng
nguồn vốn huy động, cụ thể: năm 2016 huy động có kỳ hạn đạt 2.450,91 tỷ đồng đạt
77% so với tổng nguồn vốn huy động; năm 2017 huy động có kỳ hạn là 2.918,54 tỷ
đồng chiếm 73% tổng nguồn vốn huy động và đến năm 2018 thì số tiền là 3.145,17 tỷ
đồng chiếm tỷ lệ là 71,4%.
Trong giai đoạn 2016-2018, huy động vốn tại VCB Lâm Đồng đã có sự tăng
trưởng, từ mức 3.183 tỷ đồng năm 2016 lên 4.405 tỷ đồng năm 2018. Trong đó, cơ cấu
nguồn vốn không kỳ hạn có sự tăng trưởng tốt qua các năm (tỷ trọng 23% năm 2016,
27% năm 2017 và 28,6% năm 2018). Đây là nguồn vốn có chi phí đầu vào thấp, góp
phần giúp VCB Lâm Đồng nâng cao hiệu quả công tác sử dụng vốn, cũng như góp phần
giảm lãi suất đầu ra, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm tín dụng.
2.2.2.2 Hoạt động cho vay
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2016 2017 2018
So sánh
(2017/2016 )
So sánh
(2018/2017)
(+/-) (%) (+/-) (%)
1. Tổng dư nợ 3.082,00 4.073,00 5.316,00 991,00 32,15 1.243,00 30,5
2. Nợ xấu 11,90 5,60 3,10 -6,3 -2,5
3. Tỉ lệ nợ xấu (%) 0,38 0,14 0,06 -0,24 -0,08
(Nguồn: Báo cáo HĐKD VCB Lâm Đồng)
15
Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-03/2018
(Nguồn: Báo cáo HĐKD VCB Lâm Đồng)
Tổng dư nợ: Trong những năm qua VCB Lâm Đồng đã có sự đầu tư chú trọng
đến việc mở rộng hoạt động cho vay đến mọi đối tượng khách hàng; CN tích cực tìm
kiếm các dự án đầu tư đang cần vốn trên địa bàn, đa dạng hóa các loại hình cho vay, đa
dạng hóa các dịch vụ bán chéo; đồng thời với đó là sự nỗ lực của các cán bộ khách hàng
để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đã được Ban lãnh đạo giao. Năm 2016,
tổng dư nợ đạt 3.082 tỷ đồng; đến năm 2017 là 4.073 tỷ đồng tăng thêm 991 tỷ đồng với
tốc độ tăng 32,15% so với năm 2016, năm 2018 dư nợ của CN đạt 5.316 tỷ đồng tăng
thêm 1.243 tỷ đồng với tốc độ tăng 30,5% so với năm 2017.
3.082
4.073
16
Biểu đồ 2.4: Tỷ tọng cơ cấu cho vay tại VCB Lâm Đồng tại thời điểm 31/03/2019
(Nguồn: Báo cáo HĐKD VCB Lâm Đồng)
Nợ xấu: Nợ xấu 3 năm qua có xu hướng giảm dần với năm 2016 nợ xấu là 11,9 tỷ
đồng, sang năm 2017 là 5,6 tỷ đồng, nợ xấu giảm đi -6,3 tỷ đồng tương ứng tốc độ giảm
52,9% so với năm 2016. Năm 2018, nợ xấu tiếp tục giảm xuống 3,1 tỷ đồng, giảm so
với năm 2017 là 2,5 tỷ đồng tương ứng tốc độ giảm là 44,6%.
2.2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 03/2019
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/03/2019
Tổng lợi nhuận 244.15 101.52 190.70 47.48
Tổng thu nhập 675.00 534.04 722.70 194.91
Tổng chi phí 430.85 432.52 532.00 147.43
17
(Nguồn: Báo cáo HĐKD VCB Lâm Đồng)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2017 tổng thu nhập của VCB Lâm Đồng đạt
534,04 tỷ đồng; giảm 140,96 tỷ đồng so với năm 2016. Nguyên nhân: do trong năm
2016, CN thu được nợ xấu đã xử lý bằng dự phòng rủi ro nên góp phần làm cho tổng
thu nhập năm 2016 tăng cao. Đến năm 2018, tổng thu nhập đạt 722,7 tỷ đồng, tăng
188,66 tỷ đồng so với năm 2017, do trong năm 2018 CN thu được nợ xấu đã xử lý bằng
dự phòng rủi ro, chính vì vậy tổng thu nhập của CN có sự tăng trưởng đột biến với mức
tăng 35,3%. Trong khi đó, năm 2017 CN có sự kiểm soát tốt về mặt chi phí. Dù năm
2017, quy mô tổng huy động vốn là 3.998 tỷ đồng và tổng dư nợ là 4.073 tỷ đồng; đều
có sự tăng trưởng cao so với năm 2016 nhưng CN kiểm soát chi phí ở mức 432,52 tỷ
đồng; chỉ tăng 1,67 tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, tổng chi phí là 532 tỷ
đồng, tăng 99,48 tỷ đồng so với năm 2017.
Tổng lợi nhuận của CN năm 2016 đạt 244,15 tỷ đồng, trong đó có sự đóng góp
của khoản thu nợ ngoại bảng đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. Tương tự, năm 2018
tổng lợi nhuận đạt 190,7 tỷ đồng, tăng 89,18 tỷ đồng so với năm 2017 với mức tăng
87,8%; do năm 2018 CN đã thu được khoản nợ ngoại bảng, góp phần tăng lợi nhuận.
2.2.3 Hệ thống KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam
Hệ thống KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam hiện nay được ban hành
theo Quyết định số 2596/QĐ-VCB-HĐQT ngày 28/12/2018; thay thế nội dung về hệ
thống KSNB tại Quyết định số 1340/QĐ-VCB-HĐQT ngày 19/11/2015.
Theo Quy chế hệ thống KSNB của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam được ban
hành theo Quyết định số 2596/QĐ-VCB-HĐQT ngày 28/12/2018 thì “Hệ thống KSNB là
tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của NHNT
được xây dựng phù hợp với quy định tại Luật các TCTD, Thông tư của NHNN về
HTKSNB của NHTM và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và được tổ
chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được
yêu cầu đề ra. HTKSNB thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, KSNB, quản lý rủi ro,
đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ”.
18
“KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực
hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa
kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của
NHNT đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật”.
2.2.3.1 Các yêu cầu đối với hệ thống KSNB của NHNT:
Hệ thống KSNB của NHNT phải: Đảm bảo hiệu quả và an toàn trong hoạt động;
Bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực; Hệ thống thông tin
tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; Tuân thủ pháp luật
và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ; HTKSNB được xây dựng phù hợp với quy
mô, điều kiện và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh; NHNT có đầy đủ nguồn
lực về tài chính, con người, công nghệ thông tin để đảm bảo hiệu quả của HTKSNB;
NHNT xây dựng và duy trì văn hóa kiểm soát, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
2.2.3.2 Ba tuyến bảo vệ độc lập của Hệ thống KSNB của NHNT:
* Tuyến bảo vệ thứ nhất: có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro
do các bộ phận sau thực hiện: (1) các bộ phận kinh doanh, các bộ phận có chức năng tạo
ra doanh thu khác, các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro; (2) các
bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro đối với
từng loại hình giao dịch, từng loại hình kinh doanh; (3) bộ phận nhân sự, bộ phận kế
toán.
* Tuyến bảo vệ thứ hai: có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định
nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các
bộ phận sau thực hiện: (1) bộ phận tuân thủ, (2) bộ phận quản lý rủi ro.
* Tuyến bảo vệ thứ ba: có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội
bộ thực hiện theo quy định tại Luật các TCTD và Thông tư của NHNN về HTKSNB
trong từng thời kỳ.
2.2.3.3 Quy định về KSNB:
NHNT thực hiện KSNB đối với tất cả các hoạt động, quy trình nghiệp vụ, các bộ
19
phận tại NHNT nhằm đảm bảo các yêu cầu sau: Các hoạt động của NHNT tuân thủ quy
định của pháp luật; Kiểm soát xung đột lợi ích, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi
vi phạm; Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận đối với
KSNB để xây dựng, duy trì văn hóa kiểm soát của NHNT; NHNT thực hiện KSNB
thông qua hoạt động kiểm soát, cơ chế trao đổi thông tin và hệ thống thông tin quản lý.
2.2.3.4 Quy định về hoạt động kiểm soát:
NHNT thực hiện hoạt động kiểm soát thông qua các nội dung sau: (1) việc phân
cấp thẩm quyền phê duyệt; (2) quy định chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, bộ phận từ
cấp thấp nhất đến cấp cao nhất trong tất cả các giao dịch, quy trình nghiệp vụ tại
NHNT; (3) phân cấp trách nhiệm quản lý của từng cá nhân, bộ phận đối với tài sản; (4)
thực hiện hạch toán kế toán tuân thủ đúng quy định về chuẩn mực và chế độ kế toán,
tổng hợp, lập và gửi các loại báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật và quy định
nội bộ của NHNT, việc hạch toán kế toán được kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo phát
hiện, xử lý kịp thời các sai sót và phải được báo cáo cấp có thẩm quyền; (5) có biện
pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời đối với các sai phạm, hành vi vi phạm quy định của
pháp luật, quy định nội bộ của NHNT; (6) phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với từng
hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát.
Trụ sở chính NHNT thực hiệm kiểm soát đối với CN, đơn vị phụ thuộc khác đảm
bảo: (1) trụ sở chính giám sát, kiểm soát được các giao dịch, hoạt động của CN, đơn vị
phụ thuộc khác, bao gồm cả việc giám sát, kiểm soát thông qua cá nhân, bộ phận thực
hiện chức năng kiểm soát tại CN, đơn vị phụ thuộc; (2) có quy định về chức năng,
nhiệm vụ, cơ chế báo cáo, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển cán bộ và cơ
chế khác để đảm bảo tính độc lập, không xung đột lợi ích của cá nhân, bộ phận thực
hiện hoạt động kiểm soát tại CN, đơn vị phụ thuộc; (3) có cơ chế cho phép khách hàng
tra soát, kiểm tra, đối chiếu giao dịch thực hiện tại CN, đơn vị phụ thuộc khác với TSC
của NHNT.
Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Tổng Giám đốc chỉ đạo lập báo cáo nội bộ về
KSNB gửi HĐQT, Ban kiểm soát, Ủy ban quản lý rủi ro.
20
2.2.3.5 Quy định về cơ chế trao đổi thông tin, hệ thống thông tin quản lý:
* Cơ chế trao đổi thông tin:
NHNT thiết lập cơ chế trao đổi thông tin đảm bảo mọi cá nhân ở tất cả các cấp,
các bộ phận có liên quan được thông báo, phổ biến, tuyên truyền về HTKSNB để hiểu
rõ, nhận thức thống nhất, đầy đủ về chính sách, quy trình, mục tiêu kinh doanh, thực
hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Cơ chế trao đổi thông tin được thực hiện thông qua hệ thống thông tin quản lý và
các cơ chế trao đổi thông tin khác. Cơ chế trao đổi thông tin đảm bảo các nguyên tắc
sau: thông tin về mục tiêu, chiến lược, chính sách, quy trình được trao đổi từ cấp cao
xuống cấp dưới và đến các cá nhân, bộ phận có liên quan; thông tin về HTKSNB, kết
quả hoạt động được trao đổi từ cấp dưới lên cấp cao và từ CN, đơn vị phụ thuộc khác
lên TSC để nắm rõ các trạng thái rủi ro, tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT;
thông tin về sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới, tổn thất, gian lận, nguy cơ
xảy ra tổn thất, gian lận được trao đổi kịp thời cho các bộ phận quản lý rủi ro, kiểm toán
nội bộ và các bộ phận liên quan khác; có cơ chế báo cáo trực tiếp, độc lập, kịp thời cho
các cấp thẩm quyền.
* Hệ thống thông tin quản lý:
NHNT thiết lập hệ thống thông tin quản lý để cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ
cho HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và các cá nhân, bộ phận có liên quan để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Hệ thống thông tin quản lý bao gồm: các báo cáo nội bộ và các thông tin quản lý
khác; cơ cấu tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thông tin quản lý; thu thập, xử lý, lưu
trữ, cung cấp thông tin, xây dựng, gửi, tiếp nhận và xử lý báo cáo; cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin phù hợp.
2.2.3.6 Quy định về giám sát của quản lý cấp cao:
NHNT thiết lập cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT, Ban kiểm soát,
Tổng Giám đốc theo quy định tại Luật các TCTD, phù hợp với quy định của NHNN về
21
HTKSNB đối với NHTM và quy định khác của pháp luật trong từng thời kỳ. Giám sát
của quản lý cấp cao phải đảm bảo KSNB, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
và kiểm toán nội bộ được thực hiện hiệu quả, đạt được yêu cầu đề ra. Cơ cấu tổ chức
giám sát của HĐQT gồm: Ủy ban quản lý rủi ro; Ủy ban nhân sự; Ủy ban khác để giúp
HĐQT thực hiện giám sát của quản lý cấp cao. Cơ cấu tổ chức giám sát của Ban kiểm
soát: thực hiện theo quy định tại Luật các TCTD và quy định nội bộ của Ban kiểm soát.
Tổng Giám đốc thành lập Hội đồng rủi ro, Hội đồng ALCO, Hội đồng quản lý vốn để
đề xuất, tham mưu cho Tổng giám đốc.
2.3 Biểu hiện của vấn đề
Thứ nhất, với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn 2016-2018 (năm
2017 so với 2016 tăng 32,15%, năm 2018 so với 2017 tăng 30,52%) và đến 31/03/2019
dư nợ tín dụng đạt 5.755 tỷ đồng, tăng 439 tỷ đồng so với 31/12/2018. Trong khi đó,
nhân sự làm công tác tín dụng tại VCB Lâm Đồng lại rất mỏng, dư nợ tín dụng bình quân
trên một cán bộ tín dụng tăng qua các năm và cao hơn mức bình quân trên địa bàn khu
vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của VCB. Với áp lực chỉ tiêu kinh doanh ngày càng
cao, trong khi nhân sự tại CN lại mỏng, nên công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay
ngày càng ít được chú trọng. Các phòng tập trung vào công tác kinh doanh nhằm hoàn
thành các chỉ tiêu được giao; trong khi công tác hậu kiểm không đủ nhân sự, thời gian để
thực hiện. Kết quả kiểm tra qua các năm cho thấy mức độ sai sót trong công tác tín dụng
tập trung chủ yếu ở khâu kiểm tra sau cho vay như: chưa thực hiện định giá lại tài sản bảo
đảm định kỳ theo quy định, giải ngân nhưng hồ sơ, chứng từ rút vốn vay chưa đầy đủ
hoặc chưa phù hợp với mục đích vay vốn, một số trường hợp nội dung biên bản kiểm tra
sử dụng vốn vay chưa đánh giá đầy đủ các khoản mục trọng yếu như khoản phải thu, phải
trả, khả năng luân chuyển hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn có thể ảnh hưởng đến kế
hoạch trả nợ vay,….
22
Bảng 2.4: Số liệu về tình hình nhân sự, dư nợ bình quân trên một cán bộ tín
dụng tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 và dự kiến 2019
Tiêu chí
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Dự kiến
năm 2019
Tổng nhân sự tại CN (Người) 97 99 108 118
Nhân sự làm công tác tín dụng
(Người) 33 35 40 46
Trong đó:
- Lãnh đạo phòng (Người) 12 12 14 16
- Cán bộ làm công tác tín dụng
(Người) 21 23 26 30
Tỷ trọng nhân sự làm công tác tín
dụng (%) 34% 35% 37% 39%
Dư nợ tín dụng (Tỷ đồng)
3,082 4,073 5,316 7,125
Dư nợ bình quân trên 1 cán bộ tín
dụng (Tỷ đồng/ người) 147 177 204 238
Dư nợ bình quân trên 1 cán bộ tín
dụng tại VCB khu vực Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên (Tỷ đồng/ người) 139 166 195 228
(Nguồn: Báo cáo HĐKD và Báo cáo nhân sự VCB Lâm Đồng)
Thứ hai, cùng với đó, nhân sự làm công tác kiểm tra tại CN chỉ có một người,
thuộc Phòng Kế toán, lại kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ chuyên môn của phòng nên công
tác kiểm tra không được thực hiện bao quát, số lần kiểm tra không nhiều: chỉ thực hiện
kiểm tra tại các phòng giao dịch ở xa CN, không kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn tại các
phòng đầu mối tại trụ sở CN như Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng
bán lẻ, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Quản lý nợ, Phòng Ngân quỹ. Thêm vào đó,
cán bộ làm công tác kiểm tra tại CN do có nhiều kinh nghiệm trong quá trình công tác, đã
23
luân chuyển qua vài vị trí chuyên môn nên được bố trí, phân công làm công tác kiểm tra;
trong khi chưa được qua đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng kiểm tra. Đối với một số nghiệp vụ
chuyên môn mà cán bộ kiểm tra chưa được công tác qua nên không có nhiều kinh
nghiệm, chủ yếu dựa vào việc nghiên cứu văn bản, chế độ để tích lũy kiến thức. Một số
cán bộ tại các phòng nghiệp vụ khác được trưng tập vào các Tổ Kiểm tra tại CN nhiều
người năng lực chuyên môn chưa tốt, chưa có nhiều kinh nghiệm; đồng thời không có
nhiều thời gian đầu tư cho công tác kiểm tra do vẫn phải tập trung thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn hàng ngày, tập trung thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.
Thứ ba, hệ thống NH lõi Core banking của Vietcombank đã được đưa vào sử dụng
từ năm 1999. Đến nay, sau 20 năm triển khai, vận hành chỉ mới được nâng cấp một lần
nên hệ thống đã yếu, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của NH. Các
phần mềm ứng dụng quá nhiều với hơn 30 ứng dụng nghiệp vụ khác nhau và mỗi ứng
dụng lại có tên truy cập, mật khẩu truy cập khác nhau gây khó khăn cho người sử dụng.
Một số lỗi đã xảy ra như các cảnh báo tự động của hệ thống bị bỏ sót, trong một vài
trường hợp khi tác nghiệp giải ngân vượt hạn mức của khách hàng nhưng hệ thống không
chặn giao dịch hoặc cảnh báo giao dịch. Hệ thống không hỗ trợ đủ các cảnh báo tự động
trong tất cả các nghiệp vụ, các tác nghiệp thủ công vẫn còn nhiều nên dễ dẫn đến sai sót
trong tác nghiệp. Bên cạnh đó, chưa có các phần mềm hỗ trợ công tác kiểm tra kiểm soát,
giám sát từ xa; các chương trình giúp chiết xuất dữ liệu tự động, khoanh vùng các giao
dịch đáng ngờ, có dấu hiệu vi phạm để hỗ trợ công tác rà soát dữ liệu,…
Thứ tư, một số quy trình nghiệp vụ của Vietcombank được ban hành lâu từ năm
1990, 2000. Trong đó, có một số quy định đã không còn phù hợp với thực tiễn nhưng
chưa được các phòng chức năng tại trụ sở chính VCB rà soát; chỉnh sửa, bổ sung. Do
vậy, khi triển khai thực hiện sẽ dẫn đến những vi phạm, sai sót. Cùng với đó, tại một số
quy trình vẫn chưa được thiết lập đủ các chốt kiểm soát theo nguyên tắc 2 tay 4 mắt để
kiểm soát rủi ro, kiểm soát các sai sót.
Thứ năm, các chế tài áp dụng khi có sai sót, vi phạm chưa đủ tính răn đe; một số
lãnh đạo cấp trung, đặc biệt lãnh đạo phòng giao dịch chưa xem trọng công tác kiểm tra,
24
kiểm soát sau các giao dịch, nghiệp vụ phát sinh tại phòng. Qua kết quả các đợt kiểm tra
tại CN cho thấy, tại các phòng giao dịch còn bỏ qua các khâu kiểm soát trong các quy
trình; hoặc do sự tin tưởng lẫn nhau mà lãnh đạo phòng không giám sát, kiểm tra nhân
viên cấp dưới; các nhân viên không kiểm tra chéo lẫn nhau. Trong các sai sót, vi phạm
được phát hiện tại CN thông qua các đợt kiểm tra của Ban kiểm tra nội bộ VCB và các
Tổ kiểm tra tại CN, cũng như các Đoàn kiểm tra của NH nhà nước tỉnh phát hiện thì tần
suất và mức độ sai sót tại các phòng giao dịch chiếm tỷ trọng cao.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Thông qua chương 2, tác giả đã giới thiệu khái quát về NH TMCP Ngoại thương
Việt Nam - CN Lâm Đồng như: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức quản lý,
kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2016 – 2018. Từ đó tác giả rút ra những
biểu hiện của vấn đề về KSNB tại NH để đưa ra hướng giải quyết ở những chương tiếp
theo.
25
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KSNB VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ
THỐNG KSNB
3.1 Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB tại các NHTM
3.1.1 Khái niệm hệ thống KSNB
Một trong những định nghĩa đầu tiên về KSNB được Viện kế toán Hoa Kỳ đưa ra
vào năm 1949. Định nghĩa này của Viện kế toán Hoa Kỳ trích trong nghiên cứu của
Amanson (1987) về Lý thuyết và thực hành trong quản lý thủy sản (Theoretical and
practical fishery management): “KSNB là sự kết hợp kế hoạch của một tổ chức và tất cả
các phương pháp, các biện pháp được áp dụng trong tổ chức đó nhằm đảm bảo sự an
toàn của tài sản, kiểm tra tính chính xác và tin cậy của các thông tin do kế toán cung
cấp, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khuyến khích việc tuân thủ các chính sách quản lý
đã được xây dựng”.
Theo quan điểm này thì KSNB là sự kết hợp giữa kế hoạch và thực tiễn thông qua
các phương pháp cụ thể riêng để giúp cho nhà quản lý bảo vệ sự an toàn của tài sản; đồng
thời góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, giúp nâng cao ý thức tuân thủ các
chính sách quản lý mà tổ chức đó đã xây dựng. KSNB là một công cụ giúp các nhà quản
lý thực hiện các mục tiêu của đơn vị, mà theo quan điểm này mục tiêu bảo vệ tài chính
cho doanh nghiệp được chú trọng.
Trước khi có Báo cáo COSO 1992 thì các khái niệm về KSNB chưa được định
nghĩa một cách đầy đủ trên các phương diện. COSO được thành lập để thống nhất định
nghĩa về KSNB và các bộ phận cấu thành KSNB phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng
khác nhau. Theo COSO 1992 thì KSNB được định nghĩa như sau: “KSNB là một quá
trình do người quản lý, Hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, được
thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: đảm bảo sự
tin cậy của Báo cáo tài chính, đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ, đảm bảo các
hoạt động được thực hiện hiệu quả”.
Như vậy, theo quan điểm của COSO 1992 thì khái niệm về KSNB đã được mở rộng
hơn so với quan điểm về KSNB của Viện kế toán Hoa Kỳ năm 1949. Theo đó yếu tố con
26
người gồm: người quản lý, Hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị. Về mục tiêu
của KSNB mở rộng gồm cả ba mục tiêu: độ tin cậy của báo cáo tài chính, sự tuân thủ quy
định và luật lệ, đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả.
Đến cuối năm 2003, IAASB thuộc Liên đoàn Kế toán quốc tế đã ban hành một số
chuẩn mực kiểm toán. Theo chuẩn mực ISA 315 “Hiểu biết tình hình kinh doanh, môi
trường của doanh nghiệp và đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu” thì khái niệm KSNB
được định nghĩa như sau: “KSNB là một quá trình được thiết kế và chịu sự chi phối của
các nhà quản lý và các nhân viên trong một tổ chức nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về
việc đạt được các mục tiêu liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả hoạt
động cùng hiệu năng quản lý và tuân thủ các quy định, luật lệ”.
Theo quan điểm của IAASB thì KSNB là một quá trình, là một hệ thống; hoạt động
KSNB là một quá trình gồm nhiều hoạt động, bao quát trên mọi hoạt động của đơn vị và
ở nhiều cấp độ khác nhau. Quá trình KSNB chịu sự chi phối của nhiều cá nhân chứ
không phải của một vài cá nhân đơn lẻ; trong đó gồm cả các nhà quản lý và các nhân viên
trong tổ chức. So với các khái niệm trước đây thì khái niệm KSNB theo quan điểm này
đã được mở rộng về đối tượng, về quy mô; mục tiêu của hoạt động KSNB cũng đã được
chỉ rõ gồm ba mục tiêu chính là kiểm soát BCTC, kiểm soát hiệu quả hoạt động và đảm
bảo tính tuân thủ các quy định, luật lệ.
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (2009), KSNB được hiểu là “một quá trình được
thiết kế và chịu sự chi phối của các nhà quản lý và các nhân viên trong một tổ chức nhằm
cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến độ tin cậy của
báo cáo tài chính, hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý và tuân thủ các quy định,
luật lệ”.
Sau hơn 20 năm kể từ ngày phát hành Báo cáo KSNB - Khuôn khổ hợp nhất lần đầu
tiên, năm 2013 COSO đã ban hành bản cập nhật mới là COSO Internal Control 2013.
Theo đó, khái niệm về KSNB đã được cập nhật và mở rộng hơn. Theo COSO 2013:
“KSNB là một quy trình do người quản lý, Hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị
27
chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu
liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ”.
Theo khái niệm này, mục tiêu hoạt động và mục tiêu tuân thủ vẫn giữ nguyên so với
các khái niệm KSNB trước đây của COSO, nhưng mục tiêu về báo cáo đã được mở rộng.
Một số nội dung chính của hoạt động KSNB được nhấn mạnh gồm:
Thứ nhất là, mục tiêu của KSNB được khái quát hơn và đạt mức độ cao hơn các
khái niệm trước đó. Mục tiêu KSNB gồm ba mục tiêu là: mục tiêu hoạt động, mục tiêu
báo cáo, mục tiêu tuân thủ.
Thứ hai, KSNB là một quá trình tiếp diễn liên tục chứ không phải là những hoạt
động đơn lẻ; hoạt động kiểm soát được triển khai ở tất cả các hoạt động của đơn vị, từ
khâu lập kế hoạch đến khâu thực hiện và giám sát thực hiện.
Thứ ba, KSNB được thiết kế và vận hành bởi người quản lý, HĐQT và các nhân
viên trong tổ chức. Điều này có nghĩa là mọi thành viên trong tổ chức đều phải hiểu rõ
quyền hạn, trách nhiệm của mình và thực hiện phù hợp với mức độ quan tâm tại từng vị
trí khác nhau.
Ở Việt Nam, khái niệm về KSNB có một số quan điểm như sau:
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315 (2012): “KSNB là quy trình do Ban
quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để
tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo
độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp
luật và các quy định có liên quan”.
Theo quan điểm của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 thì KSNB là quy trình
được thiết kế và vận hành bởi các cá nhân, bộ phận trong tổ chức chứ không phải do một
cá nhân đơn lẻ nào, gồm: Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị.
So với quan điểm COSO 2013 thì quan điểm này có nhiều điểm tương đồng. Đối tượng
của KSNB được mở rộng và mục tiêu của KSNB cũng được bao quát hơn, gồm cả mục
tiêu về độ tin cậy của BCTC, mục tiêu về hiệu quả hoạt động và mục tiêu về tính tuân thủ
các quy định.
28
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 (2001) thì: “Hệ thống KSNB là các
quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm
bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn
ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, nhằm
bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống KSNB bao gồm môi
trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”.
Theo Điều 39 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 năm 2015 cho rằng “KSNB là việc
thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy
trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa,
phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.
Tuy nhiên, quan điểm về KSNB tại Luật Kế toán số 88/2015/QH13 có sự khác biệt
hơn. Mục tiêu của KSNB theo quan điểm này là nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý rủi ro
và đạt được yêu cầu đề ra.
3.1.2 Khái niệm về KSNB trong NHTM ở Việt Nam:
Theo Điều 3 Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NH Nhà nước
Việt Nam thì KSNB được giải thích là: “KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá
nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro,
đảm bảo hoạt động của NH thương mại, CN NH nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra
đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật”.
Theo Nguyễn Thị Loan (2004), “HTKSNB trong NH chủ yếu bao gồm cơ chế kiểm
tra nội bộ và hoạt động kiểm toán nội bộ. Trong đó, cơ chế kiểm tra nội bộ là hệ thống
các thủ tục kiểm tra được cài đặt vào quy trình hoạt động để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
xảy ra trong hoạt động kinh doanh NH; còn hoạt động kiểm toán nội bộ theo quan điểm
hiện đại là những hoạt động độc lập được thực hiện bởi một bộ phận độc lập với quy
trình hoạt động kiểm soát nhằm đánh giá quy mô, hiệu lực, hiệu quả của cơ chế kiểm tra
nội bộ và tư vấn cho nhà quản trị NH góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, dự báo
những rủi ro thất thoát lớn sẽ phát sinh do những điểm yếu còn tồn tại trong quy trình
29
nghiệp vụ và kiến nghị những biện pháp sửa đổi phù hợp”. Như vậy, với khái niệm này,
KSNB được mô tả một cách chi tiết và sát với thực tiễn tại Việt Nam, sát với thực tế của
các NHTM ở Việt Nam hiện nay.
Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NH Nhà nước Việt
Nam và Thông tư số 40/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 của NH Nhà nước Việt Nam
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 13/2018/TT-NHNN; ngày 28/12/2018
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam ban hành Quy chế hệ thống KSNB của NH TMCP
Ngoại thương Việt Nam. Theo đó, quan điểm của VCB về KSNB như sau: “KSNB là việc
kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách,
quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát
xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của NHNT đạt được các mục tiêu
đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật”.
Như vậy, với những quan điểm khác nhau như trên, có thể hiểu KSNB trong NHTM
tại Việt Nam có một số điểm cơ bản sau:
Một là, KSNB là một quá trình từ khâu lập kế hoạch, thực hiện đến giám sát chứ
không phải là một tình huống hay một sự việc. Hoạt động KSNB diễn ra trong tất cả các
hoạt động của NHTM. Do vậy, NHTM cần phải kiểm soát tất cả các hoạt động của NH
nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, nhưng đồng thời phải đảm bảo tuân thủ quy định
của pháp luật, quy định nội bộ của đơn vị.
Hai là, KSNB là quá trình được thiết kế và bị chi phối bởi con người. Theo các quan
điểm tại Việt Nam, thì KSNB là sự kiểm tra, giám sát của các cá nhân, các bộ phận trong
đơn vị, đó là nhà quản lý, là HĐQT và các nhân viên. Các nhà quản lý sẽ đề ra các mục
tiêu và hoạch định chiến lược, đưa ra các biện pháp kiểm soát và cách vận hành nhằm đạt
được các mục tiêu đó. Do vậy, muốn có một hệ thống KSNB hữu hiệu thì từng cá nhân
trong một tổ chức phải nhận thức rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình và thực hiện, tuân
thủ theo các cơ chế, chính sách, quy định nội bộ.
Ba là, KSNB đảm bảo cho các nhà quản lý thực hiện các mục tiêu đề ra một cách
tương đối, chứ không đem đến sự bảo đảm tuyệt đối. Đó là do những hạn chế trong quá
30
trình vận hành HTKSNB như: sự lạm quyền của nhà quản lý, các sai lầm của cá nhân
hoặc sự thông đồng.
3.1.3 Mục tiêu của KSNB trong NHTM:
Theo quan điểm COSO 2013, mục tiêu của KSNB gồm ba mục tiêu chính là: mục
tiêu hoạt động, mục tiêu tuân thủ và mục tiêu về báo cáo.
Mỗi đơn vị đều có những mục tiêu về kiểm soát khác nhau, từ đó xây dựng các
chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra. KSNB là công cụ giúp các nhà quản trị
thực hiện các mục tiêu trên. Mỗi cá nhân trong một tổ chức đều có trách nhiệm và quyền
hạn trong việc tham gia vào quá trình KSNB.
* Đối với mục tiêu về hiệu quả hoạt động: nhà quản lý NH mong muốn chính sách
mà họ đưa ra được đảm bảo về tính hiệu lực, hiệu quả. Đối với NH là lĩnh vực kinh
doanh tiền tệ đặc thù, tiềm ẩn rủi ro cao gây tác động lớn đến hoạt động NH, cũng như có
khả năng ảnh hưởng lớn đến tài chính của quốc gia, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do vậy,
các nhà quản lý NH luôn đặt ra yêu cầu kiểm soát rủi ro nhằm sử dụng nguồn vốn có hiệu
quả, nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạn chế đến mức tối đa các rủi ro có thể phát sinh.
KSNB là công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý thực hiện được mục tiêu này.
* Đối với mục tiêu tuân thủ các luật lệ và quy định: các nhà quản lý NH mong
muốn các hoạt động của NH phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và các
quy định nội bộ của NH.
* Đối với mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính: thông tin tài chính tại báo
cáo tài chính là căn cứ quan trọng làm cơ sở cho các nhà quản lý ra các quyết định quản
trị. Do vậy, nhà quản lý NH mong muốn các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày
theo đúng quy định của pháp luật, số liệu đảm bảo chính xác, thông tin tài chính trung
thực. Nếu có một HTKSNB hữu hiệu thì thông tin báo cáo tài chính của NH sẽ đảm bảo
tính trung thực, hợp lý, minh bạch, kịp thời và đầy đủ, được bảo mật theo đúng quy định
của pháp luật.
Để thực hiện ba mục tiêu quản trị nêu trên, các nhà quản lý NH cần phải thiết lập
các chính sách, quy định và phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả, hiệu lực của
31
các chính sách đã ban hành. HTKSNB phải được thực hiện bởi tất cả các bộ phận, cá
nhân trong NH: từ nhà quản lý cấp cao đến Hội đồng quản trị và tất cả nhân viên trong
NH. Trong đó, Hội đồng quản trị là người có tác động đến các chính sách của NH, tác
động đến quan điểm kiểm soát của nhà quản lý. Trong khi đó, các nhân viên NH là những
người trực tiếp thực hiện các thủ tục kiểm soát trong các công việc, quy trình hàng ngày.
3.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB:
KSNB được nghiên cứu và thiết kế dựa trên 5 yếu tố sau: Môi trường kiểm soát,
Đánh giá rủi ro, Các hoạt động kiểm soát, Hệ thống thông tin và truyền thông, Giám sát.
HTKSNB trong NHTM được hiểu là một hệ thống chính sách, quy trình, thông lệ và cơ
cấu tổ chức được thiết lập nhằm đạt được các mục tiêu: bảo vệ tài sản của NH, đảm bảo
độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu
quả của các hoạt động.
Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 2013
3.1.4.1 Môi trường kiểm soát:
Theo Coso 2013 cho rằng: Môi trường kiểm soát bao gồm các tiêu chuẩn, quy trình
và cấu trúc (structure) của tổ chức, cung cấp nền tảng cho việc thực hiện KSNB tổ chức.
Con người chính là yếu tố trung tâm, quan trọng nhất trong môi trường kiểm soát. Cần
xây dựng một môi trường văn hóa đạo đức cho doanh nghiệp mà trong đó ban quản lý là
những người đi đầu thực hiện, thể hiện tính trung thực, giá trị đạo đức để lan tỏa xuống
toàn doanh nghiệp. Việc phát triển nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. Có được nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn cao, năng động sáng tạo, thích ứng linh hoạt với vị trí
công việc và có sự gắn bó lâu dài cùng sự phát triển của tổ chức sẽ tạo ra một lợi thế quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên môi trường kiểm soát tốt chưa thể đảm bảo cho các quá trình kiểm soát
và cả hệ thống KSNB là tốt. Song môi trường kiểm soát không thuận lợi sẽ ảnh hưởng
lớn đến tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB.
Một số nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát
32
* Yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức Truyền đạt thông tin:
Đây là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thiết kế, vận hành
và giám sát các kiểm soát; Tính chính trực và hành vi đạo đức là sản phẩm của chuẩn
mực về hành vi và đạo đức của đơn vị cũng như việc truyền đạt và thực thi các chuẩn
mực này trong thực tế.
Việc thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức bao gồm các nội dung như: biện
pháp của Ban Giám đốc để loại bỏ hoặc giảm thiểu các động cơ xúi giục nhân viên tham
gia vào các hành động thiếu trung thực, bất hợp pháp, hoặc phi đạo đức. Việc truyền đạt
các chính sách của đơn vị về tính chính trực và các giá trị đạo đức có thể bao gồm truyền
đạt tới nhân viên các chuẩn mực hành vi thông qua các chính sách của đơn vị, các quy tắc
đạo đức và bằng tấm gương điển hình.
* Sự độc lập của bộ phận kiểm tra:
Sự độc lập tương đối của từng cá nhân, thành viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,
kiểm soát. Đảm bảo không bị các lợi ích khác chi phối để đáp ứng cho mỗi nhiệm vụ cụ
thể.
* Sự tham gia của Ban quản trị:
Ban quản trị có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về kiểm soát của đơn vị. Ban
quản trị có trách nhiệm quan trọng và trách nhiệm đó được đề cập trong các quy định do
Ban quản trị ban hành. Ngoài ra, Ban quản trị còn có trách nhiệm giám sát việc thiết kế
các thủ tục soát xét tính hiệu quả của KSNB của đơn vị.
* Triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc:
Triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc có nhiều đặc điểm: Quan điểm
và hành động của Ban Giám đốc về việc lập và trình bày báo cáo tài chính (có thể được
thể hiện qua việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán một cách thận trọng hoặc ít thận trọng
khi có nhiều lựa chọn khác nhau về nguyên tắc kế toán, hoặc sự kín kẽ và thận trọng khi
xây dựng các ước tính kế toán); Cách tiếp cận đối với việc quản lý và chấp nhận rủi ro
kinh doanh; Quan điểm đối với việc xử lý thông tin, công việc kế toán và nhân sự.
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng 6674962
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng 6674962
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng 6674962
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng 6674962
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng 6674962
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng 6674962
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng 6674962
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng 6674962
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng 6674962
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng 6674962

More Related Content

What's hot

Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ - TẢI...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ - TẢI...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ - TẢI...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ - TẢI...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (18)

Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm tại Sacombank, 9đ
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm tại Sacombank, 9đĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm tại Sacombank, 9đ
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm tại Sacombank, 9đ
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Download mẫu báo cáo thực hành nghề nghiệp tài chính ngân hàng
Download mẫu báo cáo thực hành nghề nghiệp tài chính ngân hàngDownload mẫu báo cáo thực hành nghề nghiệp tài chính ngân hàng
Download mẫu báo cáo thực hành nghề nghiệp tài chính ngân hàng
 
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ - TẢI...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ - TẢI...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ - TẢI...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ - TẢI...
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học t...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học t...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học t...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học t...
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
 
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
 

Similar to Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng 6674962

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...OnTimeVitThu
 
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam ÁĐề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam ÁDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm-ngân hàng tại ngân hàng tmcp đại chúng...
phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm-ngân hàng tại ngân hàng tmcp đại chúng...phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm-ngân hàng tại ngân hàng tmcp đại chúng...
phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm-ngân hàng tại ngân hàng tmcp đại chúng...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việ...
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việ...phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việ...
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử dành...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử dành...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử dành...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử dành...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...
Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...
Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng 6674962 (20)

Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại ThươngLuận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
 
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
 
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
 
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam ÁĐề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
 
phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm-ngân hàng tại ngân hàng tmcp đại chúng...
phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm-ngân hàng tại ngân hàng tmcp đại chúng...phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm-ngân hàng tại ngân hàng tmcp đại chúng...
phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm-ngân hàng tại ngân hàng tmcp đại chúng...
 
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việ...
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việ...phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việ...
phát triển hoạt động liên kết bảo -ngân hàng tại ngân hàng tmcp Đại Chúng Việ...
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TechcombankLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
 
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
 
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
 
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử dành...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử dành...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử dành...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử dành...
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
 
Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...
Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...
Đề tài: Thực trạng hệ thống phân phối thiết bị đèn đèn điện tại Công ty TNHH ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng 6674962

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ BẢO MINH HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ BẢO MINH HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN PHƯỚC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài “Hoàn thiện KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng” là luận văn chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả; kết quả nghiên cứu là trung thực. Trong luận văn không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện, ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn tại luận văn theo quy định. Tác giả luận văn Nguyễn Lê Bảo Minh
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận văn này do cá nhân tác giả thực hiện, nhằm mục đích hoàn thành học phần thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện, cá nhân tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các cá nhân và tập thể. Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn Giảng viên hướng dẫn TS. Lê Tấn Phước đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Tôi cũng xin bày tỏ sự tri ân đến các giảng viên của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giảng dạy Lớp cao học K27 chuyên ngành Ngân hàng tại Đà Lạt đã nhiệt tình, tận tâm giảng dạy, truyền tải những kiến thức chuyên ngành và kiến thức bổ trợ hữu ích trong suốt khóa học vừa qua. Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng đã hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Lê Bảo Minh
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài............................................................................................1 2. Xác định vấn đề cần nghiên cứu...........................................................................2 3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu .............................................3 3.1 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3 3.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................4 3.3 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp tiếp cận ................................................5 5. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................5 Tóm tắt chương 1......................................................................................................6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, VỀ CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG ..7 2.1 Tổng quan về NHTMCP Ngoại thương Việt Nam ...........................................7 2.2 Tổng quan về NH TMCP Ngoại thương Việt Nam- CN Lâm Đồng .................8 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Lâm Đồng........................................................................................................8
  • 6. 2.2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban ...................................................9 2.2.1.2 Các hoạt động chính của VCB CN Lâm Đồng ............................................11 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam- CN Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 ........................................................................12 2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn ..............................................................................12 2.2.2.2 Hoạt động cho vay .......................................................................................14 2.2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh .....................................................................16 2.2.3 Hệ thống KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ...................17 2.2.3.1 Các yêu cầu đối với HT KHNB của NHNT .................................................18 2.2.3.2 Ba tuyến bảo vệ độc lập của HT KSNB của NHNT .....................................18 2.2.3.3 Quy định về KSNB........................................................................................18 2.2.3.4 Quy định về hoạt động kiểm soát ................................................................19 2.2.3.5 Quy định về cơ chế trao đổi thông tin, hệ thống thông tin quản lý .............19 2.2.3.6 Quy định về giám sát của quản lý cấp cao ..................................................20 2.3 Biểu hiện của vấn đề ..........................................................................................21 Tóm tắt chương 2 .....................................................................................................24 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KSNB VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG KSNB ......................................................................................................25 3.1 Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB tại các NHTM ...............................................25 3.1.1 Khái niệm hệ thống KSNB..............................................................................25 3.1.2 Khái niệm về KSNB trong NHTM ở Việt Nam .............................................28
  • 7. 3.1.3 Mục tiêu của KSNB trong NHTM .................................................................30 3.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB ............................................................31 3.1.4.1 Môi trường kiểm soát ..................................................................................31 3.1.4.2 Đánh giá rủi ro ............................................................................................33 3.1.4.3 Hoạt động kiểm soát ....................................................................................34 3.1.4.4 Hệ thống thông tin và truyền thông .............................................................36 3.1.4.5 Giám sát .......................................................................................................37 3.1.5 Sự cần thiết phải xây dựng và vận hành KSNB có hiệu quả tại các NHTM .37 3.1.6 Kinh nghiệm về KSNB tại các NHTM trên thế giới và ở Việt Nam .............38 3.1.6.1 Kinh nghiệm về KSNB tại một số NHTM ở nước ngoài ..............................38 3.1.6.2 Kinh nghiệm về KSNB tại một số NHTM ở Việt Nam .................................40 3.1.6.3 Bài học kinh nghiệm về KSNB cho VCB Lâm Đồng ....................................42 3.1.7 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan .........................................................43 Tóm tắt chương 3......................................................................................................44 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KSNB TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CN LÂM ĐỒNG .......................................................................................45 4.1 Thực trạng KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng ..45 4.1.1 Môi trường kiểm soát ......................................................................................46 4.1.1.1 Tính trung thực và giá trị đạo đức ..............................................................46 4.1.1.2 Cam kết đảm bảo về năng lực .....................................................................47 4.1.1.3 Bộ phận kiểm tra KSNB tại chi nhánh ........................................................48
  • 8. 4.1.1.4 Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý ........................48 4.1.1.5 Cơ cấu tổ chức .............................................................................................49 4.1.1.6 Phân định quyền hạn và trách nhiệm ..........................................................50 4.1.1.7 Chính sách nhân sự .....................................................................................50 4.1.2 Đánh giá rủi ro ................................................................................................52 4.1.2.1 Thiết lập mục tiêu ........................................................................................52 4.1.2.2 Nhận dạng rủi ro .........................................................................................53 4.1.2.3 Đánh giá rủi ro ............................................................................................54 4.1.2.4 Phản ứng với rủi ro .....................................................................................55 4.1.3 Hoạt động kiểm soát .......................................................................................57 4.1.3.1 Chính sách kiểm soát ...................................................................................57 4.1.3.2 Thủ tục kiểm soát .........................................................................................59 4.1.4 Thông tin và truyền thông ..............................................................................66 4.1.5 Giám sát ..........................................................................................................68 4.2 Đánh giá thực trạng hoạt động KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 ..............................................................................70 4.2.1 Những kết quả đạt được .................................................................................70 4.2.2 Những vấn đề tồn tại ......................................................................................72 4.2.2.1 Môi trường kiểm soát ..................................................................................72 4.2.2.2 Hoạt động đánh giá rủi ro ...........................................................................73 4.2.2.3 Hoạt động kiểm soát ....................................................................................73
  • 9. 4.2.2.4 Thông tin và truyền thông ............................................................................74 4.2.2.5 Hoạt động giám sát .....................................................................................74 4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, sai sót, vi phạm ..............................................75 4.3.1 Nguyên nhân về môi trường kiểm soát ..........................................................75 4.3.2 Nguyên nhân từ hoạt động đánh giá ...............................................................76 4.3.3 Nguyên nhân từ hoạt động kiểm soát .............................................................76 4.3.4 Nguyên nhân từ thông tin và truyền thông .....................................................76 4.3.5 Nguyên nhân từ hoạt động giám sát................................................................77 Tóm tắt chương 4 .....................................................................................................78 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KSNB TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CN LÂM ĐỒNG..........................................................79 5.1 Định hướng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam và của chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2019–2020 .......................................................................................................79 5.1.1 Định hướng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2019-2020 ..79 5.1.2 Định hướng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Lâm Đồng năm 2019 .........................................................................................................................79 5.2 Giải pháp hoàn thiện KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng ................................................................................................................80 5.2.1 Nâng cao chất lượng môi trường kiểm soát ....................................................80 5.2.1.1 Hoàn thiện nhân sự làm công tác kiểm tra .................................................80 5.2.1.2 Tạo dựng môi trường kiểm soát chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp ........80
  • 10. 5.2.1.3 Có chế độ đãi ngộ, chế độ khen thưởng, kỷ luật phù hợp, rõ ràng .............81 5.2.2 Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro ..............................................................81 5.2.2.1 Phân công bộ phận đầu mối nghiên cứu và đánh giá rủi ro .......................81 5.2.2.2 Phân tích và lượng hóa các rủi ro trong hoạt động ngân hàng ..................81 5.2.3 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát .....................................................................82 5.2.3.1 Xây dựng quy trình KSNB thống nhất cho các CN trong hệ thống .............82 5.2.3.2 Hoàn thiện quy trình kiểm soát ...................................................................82 5.2.3.3 Nâng cao năng lực và chất lượng của cán bộ làm công tác kiểm tra .........83 5.2.3.4 Tăng cường chức năng kiểm soát của Ban lãnh đạo chi nhánh và các lãnh đạo phòng chức năng .....................................................................................................83 5.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông ..............................................84 5.2.4.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên đối với hoạt động KSNB .........84 5.2.4.2 Nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi core banking .........................................84 5.2.4.3 Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả ..............................................85 5.2.5 Hoàn thiện hoạt động giám sát .......................................................................86 Tóm tắt chương 5......................................................................................................87 KẾT LUẬN ............................................................................................................88
  • 11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Ký hiệu Tên bảng biểu Trang Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016- 2018 12 Bảng 2.2 Tình hình dư nợ cho vay tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016- 2018 14 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-03/2019 16 Bảng 2.4 Số liệu về tình hình nhân sự, dư nợ bình quân trên một cán bộ tín dụng tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 và dự kiến 2019 22 Bảng 4.1 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát 45 Bảng 4.2 Số liệu Nợ có vấn đề tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016 đến 31/03/2019 56 Bảng 4.3 Bảng tổng hợp tình hình kiểm tra công tác tín dụng tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 62 Bảng 4.4 Bảng tổng hợp số lỗi sai sót, vi phạm ghi nhận qua các đợt kiểm tra tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 66
  • 12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH Ký hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý tại VCB Lâm Đồng 9 Biểu đồ 2.2 Hoạt động huy động vốn tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-03/2019 13 Biểu đồ 2.3 Dư nợ tín dụng tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-03/2019 15 Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng cơ cấu cho vay tại VCB Lâm Đồng tại thời điểm 31/03/2019 16 Biểu đồ 4.1 Kết quả khảo sát cam kết bảo đảm về năng lực của CN 47 Biểu đồ 4.2 Kết quả khảo sát về bộ phận KSNB tại VCB Lâm Đồng 48 Biểu đồ 4.3 Kết quả khảo sát về triết lý quản lý và phong cách quản lý 49 Biểu đồ 4.4 Kết quả khảo sát về cơ cấu tổ chức và phân định quyền hạn 50 Biểu đồ 4.5 Kết quả khảo sát về chính sách nhân sự 51 Biểu đồ 4.6 Kết quả khảo sát về thiết lập mục tiêu 52 Biểu đồ 4.7 Kết quả khảo sát về nhận dạng rủi ro 54 Biểu đồ 4.8 Kết quả khảo sát về đánh giá rủi ro 55 Biểu đồ 4.9 Kết quả khảo sát về phản ứng với rủi ro 56 Biểu đồ 4.10 Kết quả khảo sát về chính sách kiểm soát 58 Biểu đồ 4.11 Kết quả khảo sát về thủ tục kiểm soát 60 Biểu đồ 4.12 Biểu đồ số lượng sai sót trong nghiệp vụ kế toán tài chính tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 65
  • 13. Biểu đồ 4.13 Kết quả khảo sát về thông tin và truyền thông 67 Biểu đồ 4.14 Kết quả khảo sát về giám sát 69
  • 14. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ALCO Ủy ban Tài sản – Nợ phải trả BGĐ Ban Giám đốc CN Chi nhánh HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ IAASB Ủy ban chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo quốc tế KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư KSNB Kiểm soát nội bộ NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNT Ngân hàng TMCP Ngoại thương NHTM Ngân hàng thương mại TSC Trụ sở chính TMCP Thương mại cổ phần VCB Vietcombank
  • 15. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ. Ngành NH đang đứng trước những cơ hội và thách thức về cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế. Một NH muốn tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay thì một trong những yêu cầu tất yếu là phải quản trị được rủi ro; hệ thống KSNB phải đáp ứng theo tiêu chuẩn của Basel. Do vậy, Vietcombank cũng như các NH khác tại Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống KSNB theo thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng KSNB nhằm quản lý chặt chẽ nguồn vốn, có biện pháp nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các nguồn vốn huy động được, quản trị rủi ro nhằm hạn chế sai sót, vi phạm, giảm thiểu rủi ro để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Với mục tiêu đáp ứng các chuẩn mực theo Basel II, cũng như tuân thủ quy định của NHNN Việt Nam tại Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018; NH TMCP Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng hệ thống KSNB nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng vẫn còn những điểm hạn chế trong KSNB. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ; với hy vọng có thể góp phần hoàn thiện KSNB tại VCB Lâm Đồng; nhằm góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động tại đơn vị, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. Mục tiêu nghiên cứu: * Mục tiêu tổng quát: Đề tài “Hoàn thiện KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng” tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động KSNB tại Vietcombank
  • 16. Lâm Đồng. Thông qua việc kết hợp giữa cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại đơn vị để đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động KSNB tại đơn vị nghiên cứu. * Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu lý thuyết về KSNB, tổng quan lý thuyết về KSNB trong hoạt động ngân hàng. - Trên cơ sở lý luận về KSNB đã nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích thực tiễn hoạt động KSNB tại VCB Lâm Đồng. Qua đó, đánh giá những thành tựu về KSNB đã đạt được của VCB Lâm Đồng trong giai đoạn nghiên cứu, đồng thời phân tích những hạn chế, tồn tại. - Thông qua nghiên cứu thực tiễn về KSNB tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động KSNB tại đơn vị. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp sau: * Phương pháp thống kê: số liệu được thu thập từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng qua các năm 2016, 2017 và 2018; báo cáo của NHNN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. * Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách, tạp chí, bài báo, trang web, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các báo cáo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng. * Phương pháp so sánh: sử dụng để so sánh hoạt động KSNB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2018. * Phương pháp điều tra khảo sát: gửi bảng câu hỏi trực tiếp hoặc thông qua email nội bộ đến cán bộ nhân viên trong Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng để đánh giá khách quan về hoạt động KSNB của đơn vị. Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, Hệ thống KSNB, Ngân hàng thương mại Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương, cụ thể: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu
  • 17. Chương 2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; về chi nhánh Lâm Đồng và kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Chương 3. Cơ sở lý thuyết về KSNB và các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB Chương 4. Thực trạng KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng Chương 5. Giải pháp hoàn thiện KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng
  • 18. ABSTRACT Title: Complete the Internal Control system of the Vietcombank - Lam Dong branch. In the light of the present globalization, the global integration has become widespread and firm. The banking field is now facing the challenges as well as the chances for competing in both domestic and foreign areas. A bank must be able to manage the risk and fulfill the Basel standards for the Internal Control system in order to grow and develop in today’s markets. As a result, Vietcombank, like any other bank in Vietnam has to complete the Internal Control system according to international practices to firmly manage the equity, find solutions to enhance the investment efficiency from available equity, manage the risks to avoid defects and infringement as well as lowering the risks to enhance business profits. With the goal of fulfilling the standards of Basel II while complying with the rules of the State Bank of Vietnam at Circular No. 13/2018/TT- NHNN dated May 18th , 2018, the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank) has constructed the Internal Control system to prevent, detect and process the risks in the banking. However, during the process of the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Lam Dong branch, there are still some flaws in this system. From the given philosophy and practice, the researcher therefore chose the topic “...” to be the main topic for the master thesis, with the hope of fulfilling the Internal Control system of the Vietcombank – Lam Dong branch; in order to reduce the risks during the process and ensure a proper, safe, effective banking experience. 3. Keywords: Internal control, Internal control system, Commercial bank.
  • 19. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, cạnh tranh ngày càng gia tăng, cùng với đó các loại rủi ro cũng ngày càng gia tăng về mức độ, đa dạng về loại hình rủi ro. Điều này tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và việc đạt được các mục tiêu mà nhà quản lý đề ra. NHTM là loại hình trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Do vậy, hoạt động của hệ thống NHTM sẽ có ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính của quốc gia nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh NH là loại hình kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro, không chỉ gồm rủi ro mất vốn, rủi ro không thu hồi được lãi vay, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,…mà nó còn bao gồm rủi ro gian lận, sai sót. Do vậy, việc nhận diện được rủi ro và quản trị rủi ro là một yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM trong thời kỳ hiện nay, khi mà nền kinh tế đã hội nhập sâu rộng, toàn cầu hóa. Để thực hiện quản trị tốt rủi ro thì một trong những công cụ hữu hiệu là có một HTKSNB tốt nhằm hỗ trợ các nhà quản lý NH trong việc ngăn chặn các gian lận, sai sót; đồng thời trợ giúp cho kiểm toán độc lập có được những bằng chứng tin cậy trong việc đánh giá tính trung thực và hợp lý tình hình tài chính của NH. Các NHTM là doanh nghiệp đặc thù, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng và hoạt động trong môi trường thường xuyên phát triển, biến động. Do vậy các rủi ro mà NH gặp phải rất đa dạng và không ngừng thay đổi. Chính vì thế, để có thể đảm bảo hoạt động được an toàn, hiệu quả thì yêu cầu NH phải có một HTKSNB hữu hiệu. Một HTKSNB hữu hiệu sẽ hỗ trợ Ban giám đốc trong công tác quản lý, điều hành nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của NH, đồng thời kiểm soát được rủi ro và ngăn chặn các hoạt động không hợp pháp, bất hợp lệ. Trong khi đó, nếu HTKSNB của NH hoạt động yếu kém hoặc không hiệu quả sẽ không kiểm soát được các rủi ro và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho NH, có thể gây tổn thất cho NH và làm cho NH khó đạt được các mục tiêu đã đề ra. Do vậy, đối với các nhà quản lý việc xây dựng và áp dụng một cách có hiệu quả HTKSNB của đơn vị là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
  • 20. 2 Theo COSO 2013: “KSNB là một quy trình do người quản lý, Hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ”. Theo quan điểm này thì HTKSNB bao gồm các quy trình, quy định, các tài liệu hướng dẫn quy trình cùng với sự tham gia thực hiện của nhân sự ở các cấp của tổ chức gồm các nhà quản lý, HĐQT và các nhân viên của tổ chức đó. Đó là một quá trình được thiết kế chặt chẽ, một công cụ để giúp các nhà quản lý đạt được mục tiêu đã đề ra. KSNB là một quá trình được vận hành liên tục ở tất cả các cấp độ trong một đơn vị. Tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1340/QĐ-VCB- HĐQT ngày 19/11/2015 của Hội đồng quản trị về Quy chế về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam. Theo đó, HTKSNB là một phần không tách rời hoạt động hàng ngày của NHNT. HTKSNB được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị, bộ phận trong NHNT. Đến ngày 28/12/2018, NHNT ban hành Quyết định số 2596/QĐ-VCB-HĐQT thay thế Quyết định 1340/QĐ-VCB-HĐQT. Như vậy, tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, công tác KSNB đã được quan tâm, chú trọng nhằm quản trị tốt rủi ro, góp phần thực hiện các mục tiêu của ngân hàng; đồng thời nhằm đáp ứng các chuẩn mực theo Basel và các quy định của NHNN Việt Nam. 2. Xác định vấn đề nghiên cứu Với mục tiêu đáp ứng các chuẩn mực theo Basel II, cũng như tuân thủ quy định của NH Nhà nước Việt Nam tại Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018; NH TMCP Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng hệ thống KSNB nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng (VCB Lâm Đồng) vẫn còn những điểm hạn chế trong KSNB như: một số cán bộ ngân hàng, trong đó có cả lãnh đạo cấp trung tại CN, chưa thực sự coi trọng tính chính trực và các giá trị đạo đức; cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát tại CN thuộc Phòng Kế toán, chịu sự chỉ đạo, điều hành của Ban lãnh đạo CN nên công tác kiểm tra chưa có sự độc lập, khách quan cần thiết; cơ chế kiểm soát thường xuyên chưa được chú trọng nhằm kịp thời phát hiện và
  • 21. 3 ngăn chặn rủi ro; tại CN chưa có bộ phận đánh giá rủi ro độc lập nên công tác đánh giá rủi ro và kiến nghị, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro chưa phát huy hiệu quả; hệ thống công nghệ thông tin của VCB đã không đáp ứng kịp tốc độ phát triển của NH, các công cụ phần mềm không hỗ trợ tốt cho công tác kiểm tra kiểm soát. Nguyên nhân của các hạn chế chủ yếu là: một số cán bộ quản lý cấp trung, đặc biệt là nhân sự tại các phòng giao dịch ở xa trụ sở CN được phân quyền, không có sự kiểm tra giám sát chéo nên chưa xem trọng công tác quản trị rủi ro, tính chính trực và các giá trị đạo đức; nhân sự làm công tác kiểm tra tại CN chỉ có một người thuộc Phòng Kế toán lại kiêm thêm các nhiệm vụ chuyên môn khác nên chất lượng công tác kiểm tra tại CN chưa đạt hiệu quả cao; công tác kiểm tra, kiểm soát còn tập trung vào việc kiểm tra tính giám sát tuân thủ quy trình, kiểm tra hồ sơ, chứng từ,…nhưng lại chưa chú trọng phát hiện các sai phạm về đạo đức nghề nghiệp; tại CN chưa có bộ phận chuyên biệt để phân tích, đánh giá rủi ro; hệ thống NH lõi của VCB đã lỗi thời và yếu nên không đáp ứng kịp quy mô, mức độ phát triển và hoạt động của NH. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ; với hy vọng có thể góp phần hoàn thiện KSNB tại VCB Lâm Đồng; nhằm góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động tại đơn vị, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. 3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Mục tiêu nghiên cứu: * Mục tiêu tổng quát: Đề tài “Hoàn thiện KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng” tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động KSNB tại Vietcombank Lâm Đồng. Thông qua việc kết hợp giữa cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại đơn vị để đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động KSNB tại đơn vị nghiên cứu. * Mục tiêu cụ thể:
  • 22. 4 - Nghiên cứu lý thuyết về KSNB, tổng quan lý thuyết về KSNB trong hoạt động ngân hàng. - Trên cơ sở lý luận về KSNB đã nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích thực tiễn hoạt động KSNB tại VCB Lâm Đồng. Qua đó, đánh giá những thành tựu về KSNB đã đạt được của VCB Lâm Đồng trong giai đoạn nghiên cứu, đồng thời phân tích những hạn chế, tồn tại. - Thông qua nghiên cứu thực tiễn về KSNB tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016- 2018, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động KSNB tại đơn vị. 3.2 Câu hỏi nghiên cứu: Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu của đề tài này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau: - KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng như thế nào? Những điểm đạt được và những tồn tại, hạn chế trong KSNB tại đơn vị? Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế là gì? - Có thể đưa ra những đề xuất, giải pháp nào để khắc phục các hạn chế trên nhằm hoàn thiện KSNB tại đơn vị? 3.3 Phạm vi nghiên cứu: * Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống KSNB trên cơ sở phòng ngừa, quản trị những rủi ro chung trong hoạt động ngân hàng (rủi ro vận hành), không đi sâu vào phân tích các rủi ro đặc thù khác (như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng,…) * Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng * Thời gian nghiên cứu: tập trung nghiên cứu, phân tích số liệu hoạt động KSNB tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng trong vòng 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018.
  • 23. 5 4. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp tiếp cận Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp sau: * Phương pháp thống kê: số liệu được thu thập từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng qua các năm 2016, 2017 và 2018; báo cáo của NHNN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. * Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách, tạp chí, bài báo, trang web, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các báo cáo của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng. * Phương pháp so sánh: sử dụng để so sánh hoạt động KSNB của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2018. * Phương pháp điều tra khảo sát: gửi bảng câu hỏi trực tiếp hoặc thông qua email nội bộ đến cán bộ nhân viên trong NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng để đánh giá khách quan về hoạt động KSNB của đơn vị. 5. Ý nghĩa của đề tài Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của các nghiên cứu trước, luận văn có những điểm khác biệt so với những nghiên cứu trước đây: * Bổ sung thêm bằng chứng thực tế để làm rõ nét hơn cơ sở lý thuyết về hệ thống và nội dung hoạt động KSNB tại NHTM. * Về thực tiễn, trên cơ sở phân tích các số liệu cụ thể, luận văn sẽ góp phần đưa ra một cách tương đối toàn diện thực trạng KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng; đánh giá những mặt đạt được cũng như những hạn chế trong KSNB tại đơn vị giai đoạn 2016 – 2018. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB tại đơn vị nghiên cứu.
  • 24. 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Thông qua chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu như: Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của luận văn, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
  • 25. 7 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM; VỀ CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG 2.1 Tổng quan về NH TMCP Ngoại thương Việt Nam Tên đầy đủ: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam. Tên viết tắt: VCB / Vietcombank. Địa chỉ: 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngày 30/10/1962, NH Ngoại thương (NHNT – Vietcombank) được thành lập theo Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc NH Trung ương (nay là NHNN). Ngày 01/04/1963, NHNT chính thức khai trương hoạt động như là một NH đối ngoại độc quyền. Ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một NH chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT. Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao dịch quốc tế là Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank. Đến 02/06/2008, NHNT chính thức chuyển đổi thành NH TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 138/GP-NHNN ngày 23/05/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 do Sở KH&ĐT thành phố Hà Nội cấp ngày 02/06/2008. Đến nay, sau 56 năm hình thành và phát triển, Vietcombank hiện có trụ sở chính tại 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; 112 CN, 3 công ty thành viên (gồm Công ty cho thuê tài chính Vietcombank, Công ty TNHH chứng khoán Vietcombank –
  • 26. 8 VCBS, Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank); 01 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh; với hơn 16.000 cán bộ nhân viên. 2.2 Tổng quan về NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Lâm Đồng Tên giao dịch: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 33 Nguyễn Văn Cừ, phường 1, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng (tên cũ là CN Đà Lạt) được nâng cấp thành CN cấp 1 theo Quyết định số 876/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT ngày 28/11/2006 của Hội đồng quản trị NH Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở nâng cấp CN cấp 2 Đà Lạt trực thuộc NH Ngoại thương Việt Nam – CN Thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở chính tại số 33 Nguyễn Văn Cừ, phường 1, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đến 31/03/2019, tổng huy động vốn của VCB CN Lâm Đồng đạt 4.433 tỷ đồng, trong đó huy động vốn không kỳ hạn chiếm tỷ lệ 30,1% tổng nguồn vốn huy động, huy động vốn có kỳ hạn đạt 3.099 tỷ đồng. Tổng dư nợ đạt 5.755 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 3.810 tỷ đồng và dư nợ trung dài hạn là 1.945 tỷ đồng; dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm 98,5% tổng dư nợ. Dư nợ nhóm 2 tại thời điểm 31/03/2019 là 18 tỷ đồng, chiếm 0,31% tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu là 0,38% tổng dư nợ. VCB Lâm Đồng có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH và các hoạt động khác được quy định trong điều lệ của VCB. Mạng lưới của CN gồm 1 trụ sở đặt tại 33 Nguyễn Văn Cừ, phường 1, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và 05 phòng giao dịch đặt tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và 3 huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương. Cơ cấu bộ máy tổ chức tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng gồm: Ban Giám đốc, Phòng Hành chính nhân sự, Phòng Kế toán, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Quản lý nợ, Phòng Ngân quỹ, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng
  • 27. 9 Khách hàng bán lẻ và 5 phòng giao dịch. Nhân sự tại CN đến 31/03/2019 là 108 CBNV chính thức và 42 cán bộ thuê khoán, cộng tác viên, nhân viên thử việc. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý tại VCB Lâm Đồng (Nguồn: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Lâm Đồng) 2.2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban: Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại VCB CN Lâm Đồng tuân thủ theo Bộ 12 chức năng nhiệm vụ chuẩn tại CN VCB ban hành theo Quyết định số 949/QĐ-HĐQT- TCCB&ĐT ngày 11/08/2015 của Hội đồng quản trị NH TMCP Ngoại thương Việt Nam. Cụ thể tại CN Lâm Đồng gồm các phòng chức năng như sau: (1) Phòng Dịch vụ khách hàng thực hiện hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý dịch vụ kế toán, thanh toán cho khách hàng theo đúng quy định của pháp luật và quy trình cung cấp dịch vụ hiện hành của VCB; (2) Phòng Ngân quỹ: thực hiện công tác quản lý, giao nhận, bảo quản, vận chuyển và thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá/ coi như có giá, ấn chỉ quan trọng tại CN đảm bảo đúng quy trình, quy chế của NHNN và của VCB. Hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho quỹ trong toàn CN, kiểm tra công tác an toàn kho quỹ tại CN theo yêu cầu của Ban Giám đốc CN; (3) Phòng Khách hàng doanh nghiệp: đầu mối xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển khách hàng doanh nghiệp tại CN; chủ động tổ chức tiếp thị, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới các khách hàng GIÁM ĐỐC Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Hành chính nhân sự Phòng Ngân quỹ Phòng Khách hàng Phòng Kế toán (Gồm chức năng KSNB) Phòng Quản lý nợ Các phòng giao dịch PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
  • 28. 10 doanh nghiệp; quản lý quan hệ khách hàng và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp; tham mưu chính sách lãi suất, phí, tỷ giá đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp; trình cấp thẩm quyền phê duyệt chính sách lãi suất, phí, tỷ giá ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp; (4) Phòng khách hàng bán lẻ: xây dựng, triển khai kế hoạch kinh doanh đối với nhóm khách hàng SMEs và khách hàng cá nhân; tổ chức tư vấn và bán hàng gồm tiếp cận, tư vấn, bán và cung cấp tất cả sản phẩm, dịch vụ trên các kênh phân phối kịp thời và phù hợp với khách hàng SMEs, khách hàng cá nhân; (5) Phòng Kế toán tại CN Lâm Đồng gồm 3 chức năng là kế toán nội bộ, tổng hợp và kiểm tra KSNB; (6) Phòng Quản lý nợ: thực hiện tác nghiệp trên hệ thống phần mềm liên quan đến thông tin hồ sơ tín dụng và các sản phẩm bán kèm tín dụng và các tác nghiệp khác theo quy trình của VCB. Nhận bàn giao và lưu trữ hồ sơ tín dụng. Tham gia vào quá trình theo dõi, nhắc nợ và thu nợ. Thực hiện các báo cáo liên quan đến khoản vay và danh mục tín dụng tại CN; (7) Phòng Hành chính nhân sự: tham mưu cho Ban Giám đốc CN về công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản tại CN; thực hiện công tác xây dựng cơ bản và phát triển mạng lưới; tham mưu cho Ban Giám đốc về đề xuất thay đổi mô hình tổ chức bộ máy của CN, công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, chính sách lao động và tiền lương. Chức năng tin học thuộc Phòng Hành chính nhân sự: thực hiện vận hành, quản lý, duy trì hệ thống công nghệ thông tin thuộc phạm vi CN quản lý và liên quan đến hoạt động kinh doanh tại đơn vị; quản lý quyền truy cập hệ thống, các chương trình ứng dụng; các nhiệm vụ hỗ trợ khác liên quan đến báo cáo, hướng dẫn sử dụng hệ thống, triển khai mở rộng mạng lưới của CN; (8) Phòng giao dịch: là đơn vị thực hiện 2 chức năng chính là bán hàng và hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý tất cả các dịch vụ NH phù hợp với mọi đối tượng khách hàng trong phạm vi sản phẩm, dịch vụ và hạn mức do Trụ sở chính VCB, Ban Giám đốc CN quy định. Trong đó, theo Bộ 12 chức năng nhiệm vụ chuẩn tại CN VCB ban hành theo Quyết định số 949/QĐ-HĐQT-TCCB&ĐT ngày 11/08/2015 của HĐQT NH TMCP Ngoại thương Việt Nam; thì chức năng KSNB nằm tại Phòng Kế toán.
  • 29. 11 2.2.1.2 Các hoạt động chính của VCB CN Lâm Đồng: * Hoạt động huy động vốn: VCB CN Lâm Đồng nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD, EUR, các loại ngoại tệ khác) với các hình thức: nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu để huy động vốn và thực hiện các hình thức huy động vốn khác. * Hoạt động cho vay: thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng bằng đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ khác theo quy định của NHNN, VCB trong phạm vi thẩm quyền theo quy định nội bộ VCB. * Bảo lãnh: Các loại bảo lãnh có thể phát hành gồm Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh thanh toán /Thư tín dụng dự phòng, Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước (Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc hoặc bảo lãnh tiền đặt cọc), Bảo lãnh đối ứng, Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế. * Thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế: Thanh toán trong nước: Chuyển tiền trong nước: Chuyển tiền điện tử, chuyển tiền liên NH..., Chi trả kiều hối, Chi trả tiền từ nước ngoài chuyển về, Thực hiện thanh toán các loại thẻ: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, và các loại thẻ khác, Thanh toán qua máy rút tiền tự động ATM. Thanh toán quốc tế: Chuyển tiền bằng điện, Nhờ thu nhập khẩu, Nhờ thu xuất khẩu, Thư tín dụng nhập khẩu, Thư tín dụng xuất khẩu. * Mua bán ngoại tệ: VCB Lâm Đồng thực hiện trao đổi mua bán ngoại tệ tự do chuyển đổi dưới các hình thức như sau: Giao ngay, Kỳ hạn, Hoán đổi.
  • 30. 12 * Dịch vụ thanh toán tài khoản: VCB Lâm Đồng nhận tiền gửi, quản lý, theo dõi số dư và cung cấp các dịch vụ về tài khoản cho khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác. * Dịch vụ NH điện tử: cung cấp các dịch vụ cho khách hàng gồm Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking,…. * Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền đi cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và chuyển tiền một chiều phù hợp với quy định của pháp luật. * Các dịch vụ NH khác: Thực hiện quản lý tiền mặt, tư vấn NH, tư vấn dịch vụ tài chính và các dịch vụ quản lý tài sản, cho thuê két sắt; Dịch vụ trả lương theo bảng kê. 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2018: 2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một trong những công tác trọng tâm của các NH, đặc biệt được các NH chú trọng nhằm đảm bảo nguồn vốn để NH hoạt động an toàn và hiệu quả. Tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng, công tác huy động vốn luôn được Ban lãnh đạo CN quan tâm, chỉ đạo sát sao. Kết quả trong giai đoạn 2016 – 2018, huy động vốn tại đơn vị đã có sự tăng trưởng tốt, số liệu cụ thể: Bảng số 2.1: Tình hình huy động vốn tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 (+/-) % (+/-) % Tổng Huy động vốn 3.183,00 3.998,00 4.405,00 815 25,6 407 10,2 a. Phân theo kỳ hạn:
  • 31. 13 Huy động vốn KKH 732,09 1.079,46 1.259,83 72,5 14,9 265 47,3 Huy động vốn CKH 2.450,91 2.918,54 3.145,17 383,5 16,2 731 26,6 b. Phân theo loại ngoại tệ: Huy động vốn VNĐ 3.015,60 3.742,25 4.271,50 727,35 24,11 529,25 14,13 Huy động vốn ngoại tệ quy VNĐ 167,40 255,75 133,50 88,35 52,69 -122,75 - 47,78 (Nguồn: Báo cáo HĐKD VCB Lâm Đồng) Biểu đồ 2.2: Hoạt động huy động vốn tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016–03/2019 3183 3998 4405 4433 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/03/2019 Hoạt động huy động vốn tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016–03/2019 Tổng Huy động vốn Huy động vốn KKH Huy động vốn CKH (Nguồn: Báo cáo HĐKD VCB Lâm Đồng) Năm 2016, tổng nguồn vốn huy động là 3.183 tỷ đồng. Sang đến năm 2017 tổng vốn huy động được là 3.998 tỷ đồng, tăng 815 tỷ đồng so với năm 2016 tương ứng với mức tăng trưởng là 25,6%. Đến năm 2018, tổng nguồn vốn huy động là 4.405 tỷ đồng, tăng 407 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng với mức tăng trưởng là 10,2%. Trong đó: Tiền gửi không kỳ hạn: tăng qua các năm từ 732,09 tỷ đồng năm 2016
  • 32. 14 tăng lên 1.079,46 tỷ đồng năm 2017, tăng thêm 72,5 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 14,9% so với năm 2016. Đến năm 2018 huy động vốn không kỳ hạn đạt 1.259,83 tỷ đồng, tăng thêm 265 tỷ đồng và tương ứng với mức tăng là 47,3% so với năm 2017. Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi luôn tăng trưởng mạnh qua các năm. Đặc biệt trong cơ cấu nguồn vốn của CN thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trên 70% tổng nguồn vốn huy động, cụ thể: năm 2016 huy động có kỳ hạn đạt 2.450,91 tỷ đồng đạt 77% so với tổng nguồn vốn huy động; năm 2017 huy động có kỳ hạn là 2.918,54 tỷ đồng chiếm 73% tổng nguồn vốn huy động và đến năm 2018 thì số tiền là 3.145,17 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 71,4%. Trong giai đoạn 2016-2018, huy động vốn tại VCB Lâm Đồng đã có sự tăng trưởng, từ mức 3.183 tỷ đồng năm 2016 lên 4.405 tỷ đồng năm 2018. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn không kỳ hạn có sự tăng trưởng tốt qua các năm (tỷ trọng 23% năm 2016, 27% năm 2017 và 28,6% năm 2018). Đây là nguồn vốn có chi phí đầu vào thấp, góp phần giúp VCB Lâm Đồng nâng cao hiệu quả công tác sử dụng vốn, cũng như góp phần giảm lãi suất đầu ra, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm tín dụng. 2.2.2.2 Hoạt động cho vay Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (2017/2016 ) So sánh (2018/2017) (+/-) (%) (+/-) (%) 1. Tổng dư nợ 3.082,00 4.073,00 5.316,00 991,00 32,15 1.243,00 30,5 2. Nợ xấu 11,90 5,60 3,10 -6,3 -2,5 3. Tỉ lệ nợ xấu (%) 0,38 0,14 0,06 -0,24 -0,08 (Nguồn: Báo cáo HĐKD VCB Lâm Đồng)
  • 33. 15 Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-03/2018 (Nguồn: Báo cáo HĐKD VCB Lâm Đồng) Tổng dư nợ: Trong những năm qua VCB Lâm Đồng đã có sự đầu tư chú trọng đến việc mở rộng hoạt động cho vay đến mọi đối tượng khách hàng; CN tích cực tìm kiếm các dự án đầu tư đang cần vốn trên địa bàn, đa dạng hóa các loại hình cho vay, đa dạng hóa các dịch vụ bán chéo; đồng thời với đó là sự nỗ lực của các cán bộ khách hàng để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đã được Ban lãnh đạo giao. Năm 2016, tổng dư nợ đạt 3.082 tỷ đồng; đến năm 2017 là 4.073 tỷ đồng tăng thêm 991 tỷ đồng với tốc độ tăng 32,15% so với năm 2016, năm 2018 dư nợ của CN đạt 5.316 tỷ đồng tăng thêm 1.243 tỷ đồng với tốc độ tăng 30,5% so với năm 2017. 3.082 4.073
  • 34. 16 Biểu đồ 2.4: Tỷ tọng cơ cấu cho vay tại VCB Lâm Đồng tại thời điểm 31/03/2019 (Nguồn: Báo cáo HĐKD VCB Lâm Đồng) Nợ xấu: Nợ xấu 3 năm qua có xu hướng giảm dần với năm 2016 nợ xấu là 11,9 tỷ đồng, sang năm 2017 là 5,6 tỷ đồng, nợ xấu giảm đi -6,3 tỷ đồng tương ứng tốc độ giảm 52,9% so với năm 2016. Năm 2018, nợ xấu tiếp tục giảm xuống 3,1 tỷ đồng, giảm so với năm 2017 là 2,5 tỷ đồng tương ứng tốc độ giảm là 44,6%. 2.2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 03/2019 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/03/2019 Tổng lợi nhuận 244.15 101.52 190.70 47.48 Tổng thu nhập 675.00 534.04 722.70 194.91 Tổng chi phí 430.85 432.52 532.00 147.43
  • 35. 17 (Nguồn: Báo cáo HĐKD VCB Lâm Đồng) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2017 tổng thu nhập của VCB Lâm Đồng đạt 534,04 tỷ đồng; giảm 140,96 tỷ đồng so với năm 2016. Nguyên nhân: do trong năm 2016, CN thu được nợ xấu đã xử lý bằng dự phòng rủi ro nên góp phần làm cho tổng thu nhập năm 2016 tăng cao. Đến năm 2018, tổng thu nhập đạt 722,7 tỷ đồng, tăng 188,66 tỷ đồng so với năm 2017, do trong năm 2018 CN thu được nợ xấu đã xử lý bằng dự phòng rủi ro, chính vì vậy tổng thu nhập của CN có sự tăng trưởng đột biến với mức tăng 35,3%. Trong khi đó, năm 2017 CN có sự kiểm soát tốt về mặt chi phí. Dù năm 2017, quy mô tổng huy động vốn là 3.998 tỷ đồng và tổng dư nợ là 4.073 tỷ đồng; đều có sự tăng trưởng cao so với năm 2016 nhưng CN kiểm soát chi phí ở mức 432,52 tỷ đồng; chỉ tăng 1,67 tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, tổng chi phí là 532 tỷ đồng, tăng 99,48 tỷ đồng so với năm 2017. Tổng lợi nhuận của CN năm 2016 đạt 244,15 tỷ đồng, trong đó có sự đóng góp của khoản thu nợ ngoại bảng đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. Tương tự, năm 2018 tổng lợi nhuận đạt 190,7 tỷ đồng, tăng 89,18 tỷ đồng so với năm 2017 với mức tăng 87,8%; do năm 2018 CN đã thu được khoản nợ ngoại bảng, góp phần tăng lợi nhuận. 2.2.3 Hệ thống KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam Hệ thống KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam hiện nay được ban hành theo Quyết định số 2596/QĐ-VCB-HĐQT ngày 28/12/2018; thay thế nội dung về hệ thống KSNB tại Quyết định số 1340/QĐ-VCB-HĐQT ngày 19/11/2015. Theo Quy chế hệ thống KSNB của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 2596/QĐ-VCB-HĐQT ngày 28/12/2018 thì “Hệ thống KSNB là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của NHNT được xây dựng phù hợp với quy định tại Luật các TCTD, Thông tư của NHNN về HTKSNB của NHTM và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. HTKSNB thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, KSNB, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ”.
  • 36. 18 “KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của NHNT đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật”. 2.2.3.1 Các yêu cầu đối với hệ thống KSNB của NHNT: Hệ thống KSNB của NHNT phải: Đảm bảo hiệu quả và an toàn trong hoạt động; Bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực; Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ; HTKSNB được xây dựng phù hợp với quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh; NHNT có đầy đủ nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ thông tin để đảm bảo hiệu quả của HTKSNB; NHNT xây dựng và duy trì văn hóa kiểm soát, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. 2.2.3.2 Ba tuyến bảo vệ độc lập của Hệ thống KSNB của NHNT: * Tuyến bảo vệ thứ nhất: có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện: (1) các bộ phận kinh doanh, các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác, các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro; (2) các bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro đối với từng loại hình giao dịch, từng loại hình kinh doanh; (3) bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán. * Tuyến bảo vệ thứ hai: có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các bộ phận sau thực hiện: (1) bộ phận tuân thủ, (2) bộ phận quản lý rủi ro. * Tuyến bảo vệ thứ ba: có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Luật các TCTD và Thông tư của NHNN về HTKSNB trong từng thời kỳ. 2.2.3.3 Quy định về KSNB: NHNT thực hiện KSNB đối với tất cả các hoạt động, quy trình nghiệp vụ, các bộ
  • 37. 19 phận tại NHNT nhằm đảm bảo các yêu cầu sau: Các hoạt động của NHNT tuân thủ quy định của pháp luật; Kiểm soát xung đột lợi ích, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận đối với KSNB để xây dựng, duy trì văn hóa kiểm soát của NHNT; NHNT thực hiện KSNB thông qua hoạt động kiểm soát, cơ chế trao đổi thông tin và hệ thống thông tin quản lý. 2.2.3.4 Quy định về hoạt động kiểm soát: NHNT thực hiện hoạt động kiểm soát thông qua các nội dung sau: (1) việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt; (2) quy định chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, bộ phận từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất trong tất cả các giao dịch, quy trình nghiệp vụ tại NHNT; (3) phân cấp trách nhiệm quản lý của từng cá nhân, bộ phận đối với tài sản; (4) thực hiện hạch toán kế toán tuân thủ đúng quy định về chuẩn mực và chế độ kế toán, tổng hợp, lập và gửi các loại báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của NHNT, việc hạch toán kế toán được kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo phát hiện, xử lý kịp thời các sai sót và phải được báo cáo cấp có thẩm quyền; (5) có biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời đối với các sai phạm, hành vi vi phạm quy định của pháp luật, quy định nội bộ của NHNT; (6) phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với từng hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát. Trụ sở chính NHNT thực hiệm kiểm soát đối với CN, đơn vị phụ thuộc khác đảm bảo: (1) trụ sở chính giám sát, kiểm soát được các giao dịch, hoạt động của CN, đơn vị phụ thuộc khác, bao gồm cả việc giám sát, kiểm soát thông qua cá nhân, bộ phận thực hiện chức năng kiểm soát tại CN, đơn vị phụ thuộc; (2) có quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế báo cáo, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển cán bộ và cơ chế khác để đảm bảo tính độc lập, không xung đột lợi ích của cá nhân, bộ phận thực hiện hoạt động kiểm soát tại CN, đơn vị phụ thuộc; (3) có cơ chế cho phép khách hàng tra soát, kiểm tra, đối chiếu giao dịch thực hiện tại CN, đơn vị phụ thuộc khác với TSC của NHNT. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Tổng Giám đốc chỉ đạo lập báo cáo nội bộ về KSNB gửi HĐQT, Ban kiểm soát, Ủy ban quản lý rủi ro.
  • 38. 20 2.2.3.5 Quy định về cơ chế trao đổi thông tin, hệ thống thông tin quản lý: * Cơ chế trao đổi thông tin: NHNT thiết lập cơ chế trao đổi thông tin đảm bảo mọi cá nhân ở tất cả các cấp, các bộ phận có liên quan được thông báo, phổ biến, tuyên truyền về HTKSNB để hiểu rõ, nhận thức thống nhất, đầy đủ về chính sách, quy trình, mục tiêu kinh doanh, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cơ chế trao đổi thông tin được thực hiện thông qua hệ thống thông tin quản lý và các cơ chế trao đổi thông tin khác. Cơ chế trao đổi thông tin đảm bảo các nguyên tắc sau: thông tin về mục tiêu, chiến lược, chính sách, quy trình được trao đổi từ cấp cao xuống cấp dưới và đến các cá nhân, bộ phận có liên quan; thông tin về HTKSNB, kết quả hoạt động được trao đổi từ cấp dưới lên cấp cao và từ CN, đơn vị phụ thuộc khác lên TSC để nắm rõ các trạng thái rủi ro, tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT; thông tin về sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới, tổn thất, gian lận, nguy cơ xảy ra tổn thất, gian lận được trao đổi kịp thời cho các bộ phận quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ và các bộ phận liên quan khác; có cơ chế báo cáo trực tiếp, độc lập, kịp thời cho các cấp thẩm quyền. * Hệ thống thông tin quản lý: NHNT thiết lập hệ thống thông tin quản lý để cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ cho HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và các cá nhân, bộ phận có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Hệ thống thông tin quản lý bao gồm: các báo cáo nội bộ và các thông tin quản lý khác; cơ cấu tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thông tin quản lý; thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, xây dựng, gửi, tiếp nhận và xử lý báo cáo; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp. 2.2.3.6 Quy định về giám sát của quản lý cấp cao: NHNT thiết lập cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc theo quy định tại Luật các TCTD, phù hợp với quy định của NHNN về
  • 39. 21 HTKSNB đối với NHTM và quy định khác của pháp luật trong từng thời kỳ. Giám sát của quản lý cấp cao phải đảm bảo KSNB, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ được thực hiện hiệu quả, đạt được yêu cầu đề ra. Cơ cấu tổ chức giám sát của HĐQT gồm: Ủy ban quản lý rủi ro; Ủy ban nhân sự; Ủy ban khác để giúp HĐQT thực hiện giám sát của quản lý cấp cao. Cơ cấu tổ chức giám sát của Ban kiểm soát: thực hiện theo quy định tại Luật các TCTD và quy định nội bộ của Ban kiểm soát. Tổng Giám đốc thành lập Hội đồng rủi ro, Hội đồng ALCO, Hội đồng quản lý vốn để đề xuất, tham mưu cho Tổng giám đốc. 2.3 Biểu hiện của vấn đề Thứ nhất, với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn 2016-2018 (năm 2017 so với 2016 tăng 32,15%, năm 2018 so với 2017 tăng 30,52%) và đến 31/03/2019 dư nợ tín dụng đạt 5.755 tỷ đồng, tăng 439 tỷ đồng so với 31/12/2018. Trong khi đó, nhân sự làm công tác tín dụng tại VCB Lâm Đồng lại rất mỏng, dư nợ tín dụng bình quân trên một cán bộ tín dụng tăng qua các năm và cao hơn mức bình quân trên địa bàn khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của VCB. Với áp lực chỉ tiêu kinh doanh ngày càng cao, trong khi nhân sự tại CN lại mỏng, nên công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay ngày càng ít được chú trọng. Các phòng tập trung vào công tác kinh doanh nhằm hoàn thành các chỉ tiêu được giao; trong khi công tác hậu kiểm không đủ nhân sự, thời gian để thực hiện. Kết quả kiểm tra qua các năm cho thấy mức độ sai sót trong công tác tín dụng tập trung chủ yếu ở khâu kiểm tra sau cho vay như: chưa thực hiện định giá lại tài sản bảo đảm định kỳ theo quy định, giải ngân nhưng hồ sơ, chứng từ rút vốn vay chưa đầy đủ hoặc chưa phù hợp với mục đích vay vốn, một số trường hợp nội dung biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay chưa đánh giá đầy đủ các khoản mục trọng yếu như khoản phải thu, phải trả, khả năng luân chuyển hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn có thể ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ vay,….
  • 40. 22 Bảng 2.4: Số liệu về tình hình nhân sự, dư nợ bình quân trên một cán bộ tín dụng tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 và dự kiến 2019 Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dự kiến năm 2019 Tổng nhân sự tại CN (Người) 97 99 108 118 Nhân sự làm công tác tín dụng (Người) 33 35 40 46 Trong đó: - Lãnh đạo phòng (Người) 12 12 14 16 - Cán bộ làm công tác tín dụng (Người) 21 23 26 30 Tỷ trọng nhân sự làm công tác tín dụng (%) 34% 35% 37% 39% Dư nợ tín dụng (Tỷ đồng) 3,082 4,073 5,316 7,125 Dư nợ bình quân trên 1 cán bộ tín dụng (Tỷ đồng/ người) 147 177 204 238 Dư nợ bình quân trên 1 cán bộ tín dụng tại VCB khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Tỷ đồng/ người) 139 166 195 228 (Nguồn: Báo cáo HĐKD và Báo cáo nhân sự VCB Lâm Đồng) Thứ hai, cùng với đó, nhân sự làm công tác kiểm tra tại CN chỉ có một người, thuộc Phòng Kế toán, lại kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ chuyên môn của phòng nên công tác kiểm tra không được thực hiện bao quát, số lần kiểm tra không nhiều: chỉ thực hiện kiểm tra tại các phòng giao dịch ở xa CN, không kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn tại các phòng đầu mối tại trụ sở CN như Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng bán lẻ, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Quản lý nợ, Phòng Ngân quỹ. Thêm vào đó, cán bộ làm công tác kiểm tra tại CN do có nhiều kinh nghiệm trong quá trình công tác, đã
  • 41. 23 luân chuyển qua vài vị trí chuyên môn nên được bố trí, phân công làm công tác kiểm tra; trong khi chưa được qua đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng kiểm tra. Đối với một số nghiệp vụ chuyên môn mà cán bộ kiểm tra chưa được công tác qua nên không có nhiều kinh nghiệm, chủ yếu dựa vào việc nghiên cứu văn bản, chế độ để tích lũy kiến thức. Một số cán bộ tại các phòng nghiệp vụ khác được trưng tập vào các Tổ Kiểm tra tại CN nhiều người năng lực chuyên môn chưa tốt, chưa có nhiều kinh nghiệm; đồng thời không có nhiều thời gian đầu tư cho công tác kiểm tra do vẫn phải tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày, tập trung thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Thứ ba, hệ thống NH lõi Core banking của Vietcombank đã được đưa vào sử dụng từ năm 1999. Đến nay, sau 20 năm triển khai, vận hành chỉ mới được nâng cấp một lần nên hệ thống đã yếu, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của NH. Các phần mềm ứng dụng quá nhiều với hơn 30 ứng dụng nghiệp vụ khác nhau và mỗi ứng dụng lại có tên truy cập, mật khẩu truy cập khác nhau gây khó khăn cho người sử dụng. Một số lỗi đã xảy ra như các cảnh báo tự động của hệ thống bị bỏ sót, trong một vài trường hợp khi tác nghiệp giải ngân vượt hạn mức của khách hàng nhưng hệ thống không chặn giao dịch hoặc cảnh báo giao dịch. Hệ thống không hỗ trợ đủ các cảnh báo tự động trong tất cả các nghiệp vụ, các tác nghiệp thủ công vẫn còn nhiều nên dễ dẫn đến sai sót trong tác nghiệp. Bên cạnh đó, chưa có các phần mềm hỗ trợ công tác kiểm tra kiểm soát, giám sát từ xa; các chương trình giúp chiết xuất dữ liệu tự động, khoanh vùng các giao dịch đáng ngờ, có dấu hiệu vi phạm để hỗ trợ công tác rà soát dữ liệu,… Thứ tư, một số quy trình nghiệp vụ của Vietcombank được ban hành lâu từ năm 1990, 2000. Trong đó, có một số quy định đã không còn phù hợp với thực tiễn nhưng chưa được các phòng chức năng tại trụ sở chính VCB rà soát; chỉnh sửa, bổ sung. Do vậy, khi triển khai thực hiện sẽ dẫn đến những vi phạm, sai sót. Cùng với đó, tại một số quy trình vẫn chưa được thiết lập đủ các chốt kiểm soát theo nguyên tắc 2 tay 4 mắt để kiểm soát rủi ro, kiểm soát các sai sót. Thứ năm, các chế tài áp dụng khi có sai sót, vi phạm chưa đủ tính răn đe; một số lãnh đạo cấp trung, đặc biệt lãnh đạo phòng giao dịch chưa xem trọng công tác kiểm tra,
  • 42. 24 kiểm soát sau các giao dịch, nghiệp vụ phát sinh tại phòng. Qua kết quả các đợt kiểm tra tại CN cho thấy, tại các phòng giao dịch còn bỏ qua các khâu kiểm soát trong các quy trình; hoặc do sự tin tưởng lẫn nhau mà lãnh đạo phòng không giám sát, kiểm tra nhân viên cấp dưới; các nhân viên không kiểm tra chéo lẫn nhau. Trong các sai sót, vi phạm được phát hiện tại CN thông qua các đợt kiểm tra của Ban kiểm tra nội bộ VCB và các Tổ kiểm tra tại CN, cũng như các Đoàn kiểm tra của NH nhà nước tỉnh phát hiện thì tần suất và mức độ sai sót tại các phòng giao dịch chiếm tỷ trọng cao. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Thông qua chương 2, tác giả đã giới thiệu khái quát về NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Lâm Đồng như: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức quản lý, kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2016 – 2018. Từ đó tác giả rút ra những biểu hiện của vấn đề về KSNB tại NH để đưa ra hướng giải quyết ở những chương tiếp theo.
  • 43. 25 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KSNB VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG KSNB 3.1 Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB tại các NHTM 3.1.1 Khái niệm hệ thống KSNB Một trong những định nghĩa đầu tiên về KSNB được Viện kế toán Hoa Kỳ đưa ra vào năm 1949. Định nghĩa này của Viện kế toán Hoa Kỳ trích trong nghiên cứu của Amanson (1987) về Lý thuyết và thực hành trong quản lý thủy sản (Theoretical and practical fishery management): “KSNB là sự kết hợp kế hoạch của một tổ chức và tất cả các phương pháp, các biện pháp được áp dụng trong tổ chức đó nhằm đảm bảo sự an toàn của tài sản, kiểm tra tính chính xác và tin cậy của các thông tin do kế toán cung cấp, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khuyến khích việc tuân thủ các chính sách quản lý đã được xây dựng”. Theo quan điểm này thì KSNB là sự kết hợp giữa kế hoạch và thực tiễn thông qua các phương pháp cụ thể riêng để giúp cho nhà quản lý bảo vệ sự an toàn của tài sản; đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, giúp nâng cao ý thức tuân thủ các chính sách quản lý mà tổ chức đó đã xây dựng. KSNB là một công cụ giúp các nhà quản lý thực hiện các mục tiêu của đơn vị, mà theo quan điểm này mục tiêu bảo vệ tài chính cho doanh nghiệp được chú trọng. Trước khi có Báo cáo COSO 1992 thì các khái niệm về KSNB chưa được định nghĩa một cách đầy đủ trên các phương diện. COSO được thành lập để thống nhất định nghĩa về KSNB và các bộ phận cấu thành KSNB phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng khác nhau. Theo COSO 1992 thì KSNB được định nghĩa như sau: “KSNB là một quá trình do người quản lý, Hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: đảm bảo sự tin cậy của Báo cáo tài chính, đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ, đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả”. Như vậy, theo quan điểm của COSO 1992 thì khái niệm về KSNB đã được mở rộng hơn so với quan điểm về KSNB của Viện kế toán Hoa Kỳ năm 1949. Theo đó yếu tố con
  • 44. 26 người gồm: người quản lý, Hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị. Về mục tiêu của KSNB mở rộng gồm cả ba mục tiêu: độ tin cậy của báo cáo tài chính, sự tuân thủ quy định và luật lệ, đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả. Đến cuối năm 2003, IAASB thuộc Liên đoàn Kế toán quốc tế đã ban hành một số chuẩn mực kiểm toán. Theo chuẩn mực ISA 315 “Hiểu biết tình hình kinh doanh, môi trường của doanh nghiệp và đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu” thì khái niệm KSNB được định nghĩa như sau: “KSNB là một quá trình được thiết kế và chịu sự chi phối của các nhà quản lý và các nhân viên trong một tổ chức nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả hoạt động cùng hiệu năng quản lý và tuân thủ các quy định, luật lệ”. Theo quan điểm của IAASB thì KSNB là một quá trình, là một hệ thống; hoạt động KSNB là một quá trình gồm nhiều hoạt động, bao quát trên mọi hoạt động của đơn vị và ở nhiều cấp độ khác nhau. Quá trình KSNB chịu sự chi phối của nhiều cá nhân chứ không phải của một vài cá nhân đơn lẻ; trong đó gồm cả các nhà quản lý và các nhân viên trong tổ chức. So với các khái niệm trước đây thì khái niệm KSNB theo quan điểm này đã được mở rộng về đối tượng, về quy mô; mục tiêu của hoạt động KSNB cũng đã được chỉ rõ gồm ba mục tiêu chính là kiểm soát BCTC, kiểm soát hiệu quả hoạt động và đảm bảo tính tuân thủ các quy định, luật lệ. Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (2009), KSNB được hiểu là “một quá trình được thiết kế và chịu sự chi phối của các nhà quản lý và các nhân viên trong một tổ chức nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý và tuân thủ các quy định, luật lệ”. Sau hơn 20 năm kể từ ngày phát hành Báo cáo KSNB - Khuôn khổ hợp nhất lần đầu tiên, năm 2013 COSO đã ban hành bản cập nhật mới là COSO Internal Control 2013. Theo đó, khái niệm về KSNB đã được cập nhật và mở rộng hơn. Theo COSO 2013: “KSNB là một quy trình do người quản lý, Hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị
  • 45. 27 chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ”. Theo khái niệm này, mục tiêu hoạt động và mục tiêu tuân thủ vẫn giữ nguyên so với các khái niệm KSNB trước đây của COSO, nhưng mục tiêu về báo cáo đã được mở rộng. Một số nội dung chính của hoạt động KSNB được nhấn mạnh gồm: Thứ nhất là, mục tiêu của KSNB được khái quát hơn và đạt mức độ cao hơn các khái niệm trước đó. Mục tiêu KSNB gồm ba mục tiêu là: mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo, mục tiêu tuân thủ. Thứ hai, KSNB là một quá trình tiếp diễn liên tục chứ không phải là những hoạt động đơn lẻ; hoạt động kiểm soát được triển khai ở tất cả các hoạt động của đơn vị, từ khâu lập kế hoạch đến khâu thực hiện và giám sát thực hiện. Thứ ba, KSNB được thiết kế và vận hành bởi người quản lý, HĐQT và các nhân viên trong tổ chức. Điều này có nghĩa là mọi thành viên trong tổ chức đều phải hiểu rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình và thực hiện phù hợp với mức độ quan tâm tại từng vị trí khác nhau. Ở Việt Nam, khái niệm về KSNB có một số quan điểm như sau: Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315 (2012): “KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”. Theo quan điểm của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 thì KSNB là quy trình được thiết kế và vận hành bởi các cá nhân, bộ phận trong tổ chức chứ không phải do một cá nhân đơn lẻ nào, gồm: Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị. So với quan điểm COSO 2013 thì quan điểm này có nhiều điểm tương đồng. Đối tượng của KSNB được mở rộng và mục tiêu của KSNB cũng được bao quát hơn, gồm cả mục tiêu về độ tin cậy của BCTC, mục tiêu về hiệu quả hoạt động và mục tiêu về tính tuân thủ các quy định.
  • 46. 28 Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 (2001) thì: “Hệ thống KSNB là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”. Theo Điều 39 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 năm 2015 cho rằng “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”. Tuy nhiên, quan điểm về KSNB tại Luật Kế toán số 88/2015/QH13 có sự khác biệt hơn. Mục tiêu của KSNB theo quan điểm này là nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. 3.1.2 Khái niệm về KSNB trong NHTM ở Việt Nam: Theo Điều 3 Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NH Nhà nước Việt Nam thì KSNB được giải thích là: “KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của NH thương mại, CN NH nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật”. Theo Nguyễn Thị Loan (2004), “HTKSNB trong NH chủ yếu bao gồm cơ chế kiểm tra nội bộ và hoạt động kiểm toán nội bộ. Trong đó, cơ chế kiểm tra nội bộ là hệ thống các thủ tục kiểm tra được cài đặt vào quy trình hoạt động để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh NH; còn hoạt động kiểm toán nội bộ theo quan điểm hiện đại là những hoạt động độc lập được thực hiện bởi một bộ phận độc lập với quy trình hoạt động kiểm soát nhằm đánh giá quy mô, hiệu lực, hiệu quả của cơ chế kiểm tra nội bộ và tư vấn cho nhà quản trị NH góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, dự báo những rủi ro thất thoát lớn sẽ phát sinh do những điểm yếu còn tồn tại trong quy trình
  • 47. 29 nghiệp vụ và kiến nghị những biện pháp sửa đổi phù hợp”. Như vậy, với khái niệm này, KSNB được mô tả một cách chi tiết và sát với thực tiễn tại Việt Nam, sát với thực tế của các NHTM ở Việt Nam hiện nay. Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NH Nhà nước Việt Nam và Thông tư số 40/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 của NH Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 13/2018/TT-NHNN; ngày 28/12/2018 NH TMCP Ngoại thương Việt Nam ban hành Quy chế hệ thống KSNB của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam. Theo đó, quan điểm của VCB về KSNB như sau: “KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của NHNT đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật”. Như vậy, với những quan điểm khác nhau như trên, có thể hiểu KSNB trong NHTM tại Việt Nam có một số điểm cơ bản sau: Một là, KSNB là một quá trình từ khâu lập kế hoạch, thực hiện đến giám sát chứ không phải là một tình huống hay một sự việc. Hoạt động KSNB diễn ra trong tất cả các hoạt động của NHTM. Do vậy, NHTM cần phải kiểm soát tất cả các hoạt động của NH nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, nhưng đồng thời phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, quy định nội bộ của đơn vị. Hai là, KSNB là quá trình được thiết kế và bị chi phối bởi con người. Theo các quan điểm tại Việt Nam, thì KSNB là sự kiểm tra, giám sát của các cá nhân, các bộ phận trong đơn vị, đó là nhà quản lý, là HĐQT và các nhân viên. Các nhà quản lý sẽ đề ra các mục tiêu và hoạch định chiến lược, đưa ra các biện pháp kiểm soát và cách vận hành nhằm đạt được các mục tiêu đó. Do vậy, muốn có một hệ thống KSNB hữu hiệu thì từng cá nhân trong một tổ chức phải nhận thức rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình và thực hiện, tuân thủ theo các cơ chế, chính sách, quy định nội bộ. Ba là, KSNB đảm bảo cho các nhà quản lý thực hiện các mục tiêu đề ra một cách tương đối, chứ không đem đến sự bảo đảm tuyệt đối. Đó là do những hạn chế trong quá
  • 48. 30 trình vận hành HTKSNB như: sự lạm quyền của nhà quản lý, các sai lầm của cá nhân hoặc sự thông đồng. 3.1.3 Mục tiêu của KSNB trong NHTM: Theo quan điểm COSO 2013, mục tiêu của KSNB gồm ba mục tiêu chính là: mục tiêu hoạt động, mục tiêu tuân thủ và mục tiêu về báo cáo. Mỗi đơn vị đều có những mục tiêu về kiểm soát khác nhau, từ đó xây dựng các chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra. KSNB là công cụ giúp các nhà quản trị thực hiện các mục tiêu trên. Mỗi cá nhân trong một tổ chức đều có trách nhiệm và quyền hạn trong việc tham gia vào quá trình KSNB. * Đối với mục tiêu về hiệu quả hoạt động: nhà quản lý NH mong muốn chính sách mà họ đưa ra được đảm bảo về tính hiệu lực, hiệu quả. Đối với NH là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ đặc thù, tiềm ẩn rủi ro cao gây tác động lớn đến hoạt động NH, cũng như có khả năng ảnh hưởng lớn đến tài chính của quốc gia, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do vậy, các nhà quản lý NH luôn đặt ra yêu cầu kiểm soát rủi ro nhằm sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạn chế đến mức tối đa các rủi ro có thể phát sinh. KSNB là công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý thực hiện được mục tiêu này. * Đối với mục tiêu tuân thủ các luật lệ và quy định: các nhà quản lý NH mong muốn các hoạt động của NH phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định nội bộ của NH. * Đối với mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính: thông tin tài chính tại báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng làm cơ sở cho các nhà quản lý ra các quyết định quản trị. Do vậy, nhà quản lý NH mong muốn các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày theo đúng quy định của pháp luật, số liệu đảm bảo chính xác, thông tin tài chính trung thực. Nếu có một HTKSNB hữu hiệu thì thông tin báo cáo tài chính của NH sẽ đảm bảo tính trung thực, hợp lý, minh bạch, kịp thời và đầy đủ, được bảo mật theo đúng quy định của pháp luật. Để thực hiện ba mục tiêu quản trị nêu trên, các nhà quản lý NH cần phải thiết lập các chính sách, quy định và phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả, hiệu lực của
  • 49. 31 các chính sách đã ban hành. HTKSNB phải được thực hiện bởi tất cả các bộ phận, cá nhân trong NH: từ nhà quản lý cấp cao đến Hội đồng quản trị và tất cả nhân viên trong NH. Trong đó, Hội đồng quản trị là người có tác động đến các chính sách của NH, tác động đến quan điểm kiểm soát của nhà quản lý. Trong khi đó, các nhân viên NH là những người trực tiếp thực hiện các thủ tục kiểm soát trong các công việc, quy trình hàng ngày. 3.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB: KSNB được nghiên cứu và thiết kế dựa trên 5 yếu tố sau: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Các hoạt động kiểm soát, Hệ thống thông tin và truyền thông, Giám sát. HTKSNB trong NHTM được hiểu là một hệ thống chính sách, quy trình, thông lệ và cơ cấu tổ chức được thiết lập nhằm đạt được các mục tiêu: bảo vệ tài sản của NH, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của các hoạt động. Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 2013 3.1.4.1 Môi trường kiểm soát: Theo Coso 2013 cho rằng: Môi trường kiểm soát bao gồm các tiêu chuẩn, quy trình và cấu trúc (structure) của tổ chức, cung cấp nền tảng cho việc thực hiện KSNB tổ chức. Con người chính là yếu tố trung tâm, quan trọng nhất trong môi trường kiểm soát. Cần xây dựng một môi trường văn hóa đạo đức cho doanh nghiệp mà trong đó ban quản lý là những người đi đầu thực hiện, thể hiện tính trung thực, giá trị đạo đức để lan tỏa xuống toàn doanh nghiệp. Việc phát triển nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. Có được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, năng động sáng tạo, thích ứng linh hoạt với vị trí công việc và có sự gắn bó lâu dài cùng sự phát triển của tổ chức sẽ tạo ra một lợi thế quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên môi trường kiểm soát tốt chưa thể đảm bảo cho các quá trình kiểm soát và cả hệ thống KSNB là tốt. Song môi trường kiểm soát không thuận lợi sẽ ảnh hưởng lớn đến tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB. Một số nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát
  • 50. 32 * Yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức Truyền đạt thông tin: Đây là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thiết kế, vận hành và giám sát các kiểm soát; Tính chính trực và hành vi đạo đức là sản phẩm của chuẩn mực về hành vi và đạo đức của đơn vị cũng như việc truyền đạt và thực thi các chuẩn mực này trong thực tế. Việc thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức bao gồm các nội dung như: biện pháp của Ban Giám đốc để loại bỏ hoặc giảm thiểu các động cơ xúi giục nhân viên tham gia vào các hành động thiếu trung thực, bất hợp pháp, hoặc phi đạo đức. Việc truyền đạt các chính sách của đơn vị về tính chính trực và các giá trị đạo đức có thể bao gồm truyền đạt tới nhân viên các chuẩn mực hành vi thông qua các chính sách của đơn vị, các quy tắc đạo đức và bằng tấm gương điển hình. * Sự độc lập của bộ phận kiểm tra: Sự độc lập tương đối của từng cá nhân, thành viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát. Đảm bảo không bị các lợi ích khác chi phối để đáp ứng cho mỗi nhiệm vụ cụ thể. * Sự tham gia của Ban quản trị: Ban quản trị có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về kiểm soát của đơn vị. Ban quản trị có trách nhiệm quan trọng và trách nhiệm đó được đề cập trong các quy định do Ban quản trị ban hành. Ngoài ra, Ban quản trị còn có trách nhiệm giám sát việc thiết kế các thủ tục soát xét tính hiệu quả của KSNB của đơn vị. * Triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc: Triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc có nhiều đặc điểm: Quan điểm và hành động của Ban Giám đốc về việc lập và trình bày báo cáo tài chính (có thể được thể hiện qua việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán một cách thận trọng hoặc ít thận trọng khi có nhiều lựa chọn khác nhau về nguyên tắc kế toán, hoặc sự kín kẽ và thận trọng khi xây dựng các ước tính kế toán); Cách tiếp cận đối với việc quản lý và chấp nhận rủi ro kinh doanh; Quan điểm đối với việc xử lý thông tin, công việc kế toán và nhân sự.