SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
Download to read offline
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
- CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Thị Thương Huyền
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tú Anh
MSSV: 1211190162 Lớp: 12DTNH02
TP. Hồ Chí Minh, 2016
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
- CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Thị Thương Huyền
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tú Anh
MSSV: 1211190162 Lớp: 12DTNH02
TP. Hồ Chí Minh, 2016
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và số liệu trong
báo báo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi
nhánh Tp. Hồ Chí Minh, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2016
Tác giả
(ký tên)
iv
LỜI CẢM ƠN
Thực tập là khoảng thời gian quan trọng với mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp
ra trường. Thông qua đó sinh viên sẽ được tiếp xúc với kiến thức đã học, vận dụng
kiến thức đó một cách linh hoạt, sáng tạo và thức tế. Mặt khác, nó còn tạo điều kiện
rèn luyện tác phong làm việc sau này.
Tôi đã được trải nghiệm đợt thực tập tại môi trường làm việc năng động,
chuyên nghiệp, hòa đồng và cởi mở. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả anh chị tại
Ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và
nhiệt tình giúp đỡ cho tôi thuận lợi hoàn thành đợt thực tập này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Phan Thị Thương Huyền-
người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành “Luận văn tốt nghiệp”.
Với nhận thức và khả năng còn hạn chế, bài luận này sẽ không tránh khỏi thiếu
sót. Kính mong sẽ nhận được sự đóng góp, bổ sung, sửa chữa của quý thầy cô để nội
dung bài luận văn hoàn thiện hơn.
Xin cảm ơn rất nhiều!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
( SV ký và ghi rõ họ tên)
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
PGD Phòng giao dịch
NHTM Ngân hàng thương mại
OCB Ngân hàng Phương Đông
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
KH Khách hàng
NHTW Ngân hàng Trung ương
NH Ngân hàng
SXKD Sản xuất kinh doanh
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng OCB giai đoạn 2013 – 2015
........................................................................................................................................6
Bảng 3.1: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu..............................................32
Bảng 4.1: Thống kê thông tin đặc điểm của mẫu.........................................................37
Bảng 4.2: Hệ số tải sau khi phân tích nhân tố biến độc lập..........................................47
Bảng 4.3: Hệ số tải nhân tố hoạt động cho vay tại Chi nhánh TPHCM ......................51
Bảng 4.4: Kết quả phân tích tương quan Pearson ........................................................54
Bảng 4.5: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng hoạt động cho vay ngắn hạn......52
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định F.....................................................................................53
Bảng 4.7: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến...........................................................56
Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ...............................................................57
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM .................8
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu khảo sát ....................................................................25
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ban đầu........................................................................30
Biểu đồ 4.1: Giới tính mẫu nghiên cứu ........................................................................38
Biểu đồ 4.2: Chức vụ mẫu nghiên cứu.........................................................................38
Biểu đồ 4.3: Thời gian làm việc của mẫu nghiên cứu..................................................38
Biểu đồ 4.4: Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu.....................................................38
vii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Giới thiệu khóa luận .............................................................................................1
1.1.1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
1.1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................1
1.1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................1
1.1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ........................................................................2
1.1.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
1.1.6. Kết cấu đề tài....................................................................................................2
1.2. Giới thiệu tổng quan đơn vị thực tập....................................................................3
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển....................................................................3
1.2.2. Giới thiệu Chi nhánh thực tập..........................................................................6
1.2.3. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh TPHCM .................................................................7
1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ...............................................................8
1.2.5. Các dịch vụ của Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh TPHCM.......9
1.2.5.1. Đối với khách hàng cá nhân.....................................................................9
1.2.5.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp .........................................................10
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY NGẮN HẠN........................13
2.1. Hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại.......................................................13
2.1.1. Khái niệm.......................................................................................................13
2.1.2. Đặc điểm ........................................................................................................13
2.1.3. Vai trò ............................................................................................................13
2.1.3.1. Đối với nền kinh tế .................................................................................13
2.1.3.2. Đối với khách hàng.................................................................................14
2.1.3.3. Đối với Ngân hàng..................................................................................14
2.1.4. Các hình thức cho vay....................................................................................14
2.1.4.1. Phân loại theo thời hạn cho vay..............................................................14
2.1.4.2. Phân loại theo mục đích vay...................................................................15
2.1.4.3. Phân loại theo mức độ tín nhiệm với khách hàng...................................15
viii
2.1.4.4. Phân loại theo phương pháp hoàn trả .....................................................16
2.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn ..................................................................................16
2.2.1. Khái niệm.......................................................................................................16
2.2.2. Đặc điểm ........................................................................................................16
2.2.3. Các loại rủi ro cho vay...................................................................................17
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTM ....................17
2.3.1. Chính sách tín dụng.............................................................................................18
2.3.2. Sản phẩm cho vay................................................................................................18
2.3.3. Chuyên viên tín dụng...........................................................................................18
2.3.4. Cơ sở vật chất ......................................................................................................19
2.3.5. Năng lực của khách hàng.....................................................................................19
2.3.6. Phương án sản xuất kinh doanh...........................................................................19
2.3.7. Tài sản đảm bảo...................................................................................................20
2.3.8. Môi trường kinh tế...............................................................................................20
2.3.9. Môi trường tự nhiên.............................................................................................20
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM ......................................21
2.4.1. Tỷ lệ tổng doanh số vay trên vốn huy động...................................................21
2.4.2. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động.......................................................................21
2.4.3. Hệ số thu nợ ...................................................................................................21
2.4.4. Vòng quay vốn tín dụng.................................................................................21
2.4.5. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ...................................................................22
2.5. Mô hình hồi quy tuyến tính bội..............................................................................22
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................25
3.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................25
3.1.1. Thu thập dữ liệu.............................................................................................25
ix
3.1.2. Nghiên cứu định tính .....................................................................................25
3.1.3. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................26
3.1.3.1. Nghiên cứu sơ bộ định lượng .................................................................26
3.1.3.2. Nghiên cứu chính thức............................................................................26
3.2. Xác định mẫu nghiên cứu.......................................................................................26
3.3. Thiết kế mô hình.....................................................................................................29
3.3.1. Mô hình và một số giả thuyết đặt ra cho mô hình nghiên cứu ban đầu.........29
3.3.2. Giới thiệu mô hình nghiên cứu ......................................................................31
3.3.3. Xây dựng thang đo.........................................................................................33
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................36
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu......................................................................................37
4.1.1. Giới tính........................................................................................................38
4.1.2. Chức vụ.........................................................................................................38
4.1.3. Thời gian làm việc........................................................................................38
4.1.4. Trình độ học vấn...........................................................................................39
4.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo ..................................................................................39
4.2.1. Kiểm tra độ tin cậy thang đo biến độc lập .....................................................40
4.2.1.1. Về phương thức trả nợ .............................................................................40
4.2.1.2. Về sản phẩm cho vay ...............................................................................41
4.2.1.3. Về chính sách tín dụng.............................................................................41
4.2.1.4. Về chuyên viên tín dụng ..........................................................................43
4.2.1.5. Về khách hàng..........................................................................................44
4.2.1.6. Về cơ sở vật chất......................................................................................44
4.2.1.7. Về nguyên nhân khác...............................................................................45
4.2.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc.................................................46
x
4.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá ( EFA) ................................47
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập........................................47
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc..........................................51
4.4. Mô hình hồi quy bội ...............................................................................................52
4.4.1. Kiểm định giá trị độ phù hợp........................................................................53
4.4.2. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội .....................................................57
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .........................................................................................59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG- CHI NHÁNH TP.HCM.....58
5.1. Kết luận...................................................................................................................60
5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông- Chi
nhánh TP.HCM..............................................................................................................60
5.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng ....................................................................60
5.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...........................................................61
5.2.3. Nâng cao hiệu quả quy trình thẩm định........................................................62
5.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu hồi nợ ...........................................62
5.2.5. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng ...................................................................62
5.2.6. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng..............................................................62
5.2.7. Đẩy mạnh hoạt động Marketing...................................................................63
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................65
PHỤ LỤC
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu khóa luận:
1.1.1. Lý do chọn đề tài:
Xuất phát từ quan hệ cung- cầu của xã hội, Ngân hàng đã hình thành và
phát triển mạnh mẽ, từ hình thái sơ khai là những chiếc bàn hay cửa hiệu nhỏ ở
trung tâm ven đường phục vụ việc đổi tiền của khách du lịch, trở thành định chế
tài chính cung cấp đa dạng các dịch vụ khác nhau, thực hiện chức năng chủ yếu
chuyển tiền từ nơi thừa đến nơi thiếu, đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu
quả. Tín dụng luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, mang lại nguồn lợi nhuận
lớn nhất cho Ngân hàng, trong đó không thể không đề cập đến phần đóng góp
của hoạt động cho vay ngắn hạn. Dù vậy nhưng cho vay ngắn hạn luôn chịu sự
tác động của các nhân tố bên ngoài lẫn bên trong làm ảnh hưởng đến chất lượng
và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại.
Tìm hiểu và phân tích những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến
Ngân hàng chính là lý do tôi chọn đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh”
cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông –
Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh
- Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông –
Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh
- Tìm hiểu, phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại
Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn
hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh
1.1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Các nhân tố tác động là gì?
- Nó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của Ngân hàng
- Quy trình thực hiện:
2
1.1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ
Chí Minh
- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng hoạt động cho vay ngắn hạn
1.1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Kết hợp những kiến thức có được trong quá trình học hỏi và thực tập tại
Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, đề tài đã sử
dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp định tính
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu liên quan đến thực trạng hoạt
động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp.
Hồ Chí Minh qua 3 năm gần nhất ( 2013- 2014- 2015)
- Khảo sát thực tế: phỏng vấn nhân viên tại chi nhánh thực tập về ảnh hưởng
của các nhân tố tác động
- Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
1.1.6. Kết cấu đề tài:
Nội dung khóa luận tốt nghiệp gồm năm chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về cho vay ngắn hạn
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Bước
1
• Nêu các vấn đề cần nghiên cứu và các giả thuyết
Bước
2
• Thiết lập mô hình
Bước
3
• Thu thập, xử lý số liệu
Bước 4
• Ước lượng các tham số
Bước
5
• Phân tích, kiểm định mô hình
3
Chương 4: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP
Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh và kết quả mô hình
Chương 5: Kết luận và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn
Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh
1.2. Giới thiệu tổng quan về đơn vị thực tập
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
Tên tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt : NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG hoặc OCB
Hội sở chính : số 45 Lê Duẩn, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giấy phép hoạt động: số 0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do NHNN VN cấp
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: số 059700 do Sở Kế hoạch Đầu tư
Tp. HCM cấp
Điện thoại: (84-8) 38 220 960- 38 220 961
Fax : (84-8) 38 220 963
Website : www.ocb.com.vn
Logo :
Ý nghĩa logo: Lodo được lấy ý tưởng từ đồng tiền cổ và khái niệm Vuông –
Tròn đầy ý nghĩa nhưng được thiết kế cách điệu khéo léo bằng những đường
nét năng động, tinh tế, đậm tính sáng tạo để trở thành một tổng thể hài hòa và
hiện đại. Đồng tiền cổ hình tròn được hợp thành từ bốn mảnh ghép mang hình
dáng của những con sóng chuyển động không ngừng, vừa tượng trưng cho hình
ảnh đồng tiền thường được sử dụng trong Ngân hàng, sự thịnh vượng, sự viên
4
mãn, thịnh vượng và niềm tin trọn vẹn mà OCB mang đến cho khách hàng, vừa
gợi liên tưởng đến sự hợp nhất bốn giá trị cốt lõi của Ngân hàng là “ Chủ động
sáng tạo – Tốc độ - Chuyên nghiệp – Gắn kết và thân thiện”
Slogan : “Niềm tin và thịnh vượng”
Tầm nhìn: trở thành Ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Giá trị cốt lõi : “ Khách hàng là trọng tâm”
Đối tác chiến lược: BNP Paribas( Pháp)
Vốn điều lệ : 4.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) được thành lập từ ngày 10/06/1996.
Qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển, OCB đã dần khẳng định được vị thế
và uy tín trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam với nhiều thành tựu vượt
bậc, cụ thể:
- Tổng tài sản : 42.600 tỷ đồng ( tăng 150 lần)
- Tổng nhân sự: 2.500 người ( tăng trên 35 lần)
- Mạng lưới hoạt động: trên 100 điểm, hiện diện hầu hết ở các tỉnh thành trong
cả nước
Những cột mốc phát triển quan trọng của OCB:
- 13/04/1996: được Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam cấp giấy phép hoạt dộng
- 13/12/2001: khai trương chi nhánh và phòng giao dịch đầu tiên
( CN Bến Thành, PGD Hàm Nghi)
- 08/2002: gia nhập Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu
(SWIFT)
- 14/01/2003: sáp nhập thêm Ngân hàng TMCP Tây Đô (Tp. Cần Thơ)
5
- 2004: tham gia Liên minh dịch vụ thẻ Vietcombank, hệ thống chuyển tiền
nhanh Western Union, liên kết với Sacombank trong một số lĩnh vực hoạt động
ngân hàng
- 06/06/2005: phát hành thẻ Lucky Oricombank
- 2007: BNP Paribas chính thức trở thành đối tác chiến lược của OCB
- 19/12/2008: ký kết hợp đồng triển khai Hệ thống Ngân hàng lõi với Temenos
AG( Thụy Sỹ)
- 16/09/2009: ký hợp đồng chính thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ với Emst & Young Việt Nam
- 06/11/2009: ký kết hợp đồng quản lý số cổ đông với Công ty CP Chứng khoán
Phương Đông (ORS)
- 05/2010: triển khai thành công và đưa vào sử dụng dự án Hệ thống Ngân
hàng cốt lõi( CBS)- T24- dự án quan trọng giúp OCB giao dịch trực tuyến mọi
giao dịch về tiền gửi…
- 2011: BNP Paribas nâng tỷ lệ vốn góp tại OCB lên 20%; được tổ chức tín
dụng hàng đầu JICA cấp hạn mức tín dụng; IFC (World Bank) cấp 20 triệu
USD hạn mức tài trợ thương mại
- 2013: đột phá trong hành trình thực thi chiến lược trở thành Ngân hàng đa
năng dẫn đầu về dịch vụ Ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp SMEs tại VN
- Năm 2014: Top 50 doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và
phát triển cộng đồng
- Năm 2015: TOP Brand- Nhãn hiệu thương hiệu hàng đầu Việt Nam ,Nhóm
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam …
6
Chỉ tiêu Năm
2015
Năm
2014
Năm
2013
Chênh lệch
của 2015 so
với 2014
Chênh lệch
của 2014 so
với 2013
tài sản 49.455 39.095 32.795 26.4% 19.2%
huy
động
43.911 34.685 28.514 26.6% 21.6%
dư nợ
tín dụng
28.823 24.079 20.646 19.7% 16.6%
Lợi nhuận
trước thuế
267 tỷ 281 321 (0.05%) (12.5%)
Nợ xấu 1.9% 3% 2.9%
Vốn điều
lệ
4500 3.547 3.234
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng OCB
giai đoạn 2013-2015 (Đơn vị tính: tỷ đồng)
( Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng OCB
các năm 2013, 2014,2015)
Qua bảng số liệu trên, nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Phương Đông trong 3 năm qua (2013-2015) khá ổn định và hoàn
thành tốt các chỉ tiêu đề ra trong cuộc họp Hội đồng quản trị.
- Tổng tài sản đạt 49.455 tỷ đồng, tăng 26.4% so với năm 2014, tăng 51% so
với năm 2013
- Huy động vốn đạt 43.911 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2014
- Tỷ lệ nợ xấu giảm gần một nửa so với năm 2014 (1.9% và 3%)
1.2.2. Giới thiệu Chi nhánh thực tập:
- Ngân hàng Phương Đông- SGD Tp.HCM ra đời theo quyết định thành lập
2744/QĐ-NHNN ngày 26/11/2007 của Thống đốc NHNN và mã số sở giao
dịch 0300852005-015 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp ngày 16/05/2008.
7
Sở giao dịch Tp.HCM hoạt động theo ủy quyền của Ngân hàng Phương Đông-
Hội sở chính tại 45 Lê Duẩn, quận 1, Tp.HCM
-26/11/2007- 17/11/20110: hoạt động tại 45 Lê Duẩn, quận 1,Tp.HCM
- 17/11/2010: dời về 172-174 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1,
Tp.HCM
-23/05/2014- nay: hoạt động tại Cao ốc 123, 123- 127 Võ Văn Tần, phường 6,
quận 3, Tp.HCM( một phần tầng trệt và tầng 7)
- Điện thoại: (08) 39.301.538
- Fax: (08) 39.301.542
- Bao gồm 5 đơn vị trực thuộc( các phòng giao dịch- PGD)
 PGD Tú Xương: 21A Tú Xương, phường 7, quận 3, Tp.HCM
 PGD Nguyễn Thái Bình: 194 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái
Bình, Tp.HCM
 PGD Đồng Khởi: 8 Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3, Tp.HCM
 PGD Nguyễn Văn Trỗi: 157 Nguyễn Văn Trỗi, phường 11, quận Phú
Nhuận, Tp.HCM
 PGD Bạch Đằng: 246B - 246E Bạch Đằng, phường 24, quận Bình
Thạnh, Tp.HCM
1.2.3. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Tp.HCM:
8
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Phương Đông
– Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh
(Nguồn: Thông tin nội bộ Chi nhánh TP.HCM)
1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
- Giám đốc chi nhánh: là người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý và điều hành
hoạt động của chi nhánh theo đúng pháp luật, đúng quy định của Ngân hàng Nhà
nước và Ngân hàng Phương Đông. Giúp Giám đốc có Phó giám đốc và các bộ
phận phòng ban, bộ phận nghiệp vụ chi nhánh hoạt động theo sự phân công và ủy
quyền của Giám đốc chi nhánh, bao gồm:
- Bộ phận hành chính quản trị: thực hiện công tác hành chính quản trị của chi
nhánh như quản lý con dấu, quản lý các văn bản tài liệu, đảm bảo cho hệ thống
thông tin liên lạc trong nội bộ trụ sở chi nhánh và giữa trụ sở với các phòng giao
dịch, giữa chi nhánh với hội sở chính… tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về
những vấn đề liên quan đến công tác hành chính quản trị như tiếp đón khách, xây
dựng cơ bản, mua sắm tài sản, công cụ lao động, bảo đảm trang thiết bị, môi
trường làm việc cho cán bộ công nhân viên( văn thư, đội xe, bảo vệ…).
-Phòng dịch vụ khách hàng: là đại diện của Ngân hàng, tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng, tuân thủ theo các chính sách quy trình chính sách của OCB, kết hợp
với “Khách hàng doanh nghiệp” thực hiện các nghiệp vụ phát sinh.
Hệ thống các
phòng giao dịch
Giám đốc
Bộ phận hành chính
quản trị
Phòng dịch vụ
khách hàng
Khách hàng
doanh nghiệp
Phó giám đốc
9
- Khách hàng doanh nghiệp: chịu trách nhiệm về thiết lập, duy trì, quản lý và
phát triển mối quan hệ với khách hàng; tiếp thị, hỗ trợ và bán sản phẩm cho khách
hàng doanh nghiệp; trực tiếp thẩm định các dự án, phương án kinh doanh, định giá
các tài sản bảo đảm nợ vay và các khách hàng doanh nghiệp theo đúng quy định,
quy trình của OCB.
- Các phòng giao dịch: là bộ phận phụ thuộc chi nhánh, có địa điểm hoạt động
độc lập, hạch toán sổ sách và có con dấu riêng. Đứng đầu Phòng giao dịch là
Trưởng phòng giao dịch do Giám đốc chi nhánh bổ nhiệm. Phòng giao dịch có
chức năng và nhiệm vụ thực hiện một số giao dịch với khách hàng theo quy định
như nhận tiền gửi, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho vay theo một số hạn mức
và đối tượng nhất định.
1.2.5. Các dịch vụ của Ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Tp.HCM:
1.2.5.1. Đối với khách hàng cá nhân:
- Tiền gửi:
 Tiền gửi thanh toán
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
 Kế hoạch tài chính
- Cho vay
 Cho vay có tài sản thế chấp: ho vay mua ô tô đã qua sử dụng; Cho vay
mua xe ô tô- vay thế chấp; Cho vay mua nhà, căn hộ trả góp; Cho vay trả
góp mua nhà/ căn hộ; Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà; Cho vay sản
xuất kinh doanh; Cho vay tiêu dung; Cho vay du học; Cho vay thế chấp
chứng khoán niêm yết; Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do OCB phát hành;
Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do TCTD khác phát hành…
 Cho vay không có tài sản thế chấp: cho vay tiêu dùng tín chấp Cán bộ
nhân viên
- Thẻ:
 Thẻ nội địa
 Thẻ quốc tế
- Ngân hàng điện tử:
10
 OCB – Online
 OCB – Mobile
 OCB – SMS
- Dịch vụ
 Dịch vụ chuyển tiền
 Dịch vụ thu hộ
 Dịch vụ khác
- Bảo hiểm:
 Bảo an tín dụng
 Bảo hiểm sức khỏe OCB Care
 Bảo hiểm giao dịch gian lận thẻ tín dụng quốc tế OCB
 Bảo hiểm xe ô tô
 An tâm hưng thịnh
1.2.5.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp:
- Tài khoản doanh nghiệp
 Tiền gửi thanh toán
 Tiền gửi có kỳ hạn
 Tiền gửi chuyên dùng
- Cho vay
 Tài trợ vốn ngắn hạn
 Bao thanh toán
 Tài trợ vốn trung dài hạn
 Tài trợ theo chương trình đặc biệt
- Bảo lãnh
- Dịch vụ thanh toán quốc tế
 Nhập khẩu
 Xuất khẩu
- Tài trợ thương mại
 Tài trợ xuất khẩu
 Tài trợ nhập khẩu
11
 Tài trợ theo chương trình IFC
- Quản lý dòng tiền:
 Dịch vụ quản lý khoản phải thu
 Dịch vụ quản lý khản phải trả
 Sản phẩm gói
 Quản lý thanh khoản
 Quản lý ngân quỹ
Chi nhánh cung cấp đầy đủ các sản phẩm, hoạt động kinh doanh giống như
tại Hội sở và các Chi nhánh khác.
Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phân chia nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban
giúp Chi nhánh tiến hành hoạt động dễ dàng hơn, nhân viên có thể chuyên tâm phát
triển tại vị trí mình được phân công, đem lại hiệu quả cao nhất. Hệ thống 5 phòng giao
dịch trực thuộc trước là để mang Ngân hàng đến gần hơn với KH, phục vụ cho người
dân, sau là nâng cao doanh số. Những dịch vụ Chi nhánh cung cấp đa dạng, đồng bộ
với sản phẩm trên Hội sở, đáp ứng cao nhất nhu cầu của KH cá nhân cũng như KH
doanh nghiệp trong khu vực, hoàn toàn cạnh tranh so với những Ngân hàng khác.
12
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Thông qua chương 1, tác giả đã nêu rõ lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu, đối
tượng cùng phạm vi nghiên cứu đề tài. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu về Ngân
hàng Phương Đông và Chi nhánh thực tập, giúp người đọc có một cái nhìn tổng quan.
Từ đó làm tiền đề để nghiên cứu chương 2: “ Cơ sở lý thuyết về cho vay ngắn hạn”.
13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY NGẮN HẠN
2.1. Hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại:
2.1.1. Khái niệm:
Trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định
số 284/2000/QĐ/NHNN ngày 25/8/2000 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, cho vay được định nghĩa như sau : “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó
tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời
hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của Ngân hàng, để tài trợ cho chi tiêu
của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ. Đối với hầu hết khách hàng,
cả doanh nghiệp lẫn cá nhân, ngân hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có rẻ nhất
và linh hoạt nhất.
2.1.2. Đặc điểm:
Hoạt động cho vay có những đặc điểm sau:
- Cho vay là sự chuyển nhượng có thời hạn: Ngân hàng là trung gian tài chính “ đi
vay để cho vay”, nên mọi khoản cho vay đều phải có thời hạn đảm bảo cho Ngân
hàng hoàn trả nguồn vốn huy động. Thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân
chuyển vốn của đối tượng vay thì người vay mới có điều kiện trả nợ đúng hạn.
- Cho vay phải dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả lãi và gốc với cơ sở cam kết hoàn trả
vô điều kiện khi đến hạn: có như vậy mới bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra
lợi nhuận cho Ngân hàng.
2.1.3. Vai trò:
2.1.3.1. Đối với nền kinh tế:
Vai trò kinh tế cơ bản của hoạt động cho vay của Ngân hàng là luân chuyển vốn
từ những người ( cá nhân, hộ gia đình, công ty và Chính phủ) có nguồn vốn thặng dư
đến những người thiếu. Nếu không có Ngân hàng thì việc luân chuyển vốn giữa các
chủ thể trong nền kinh tế sẽ “ách tắc”. Kênh luân chuyển vốn qua Ngân hàng có ý
nghĩa rất lớn, thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế.
14
Hoạt động cho vay phân bố hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế.
Thông qua hoạt động cho vay mà vốn từ những người thiếu các dự án đầu tư hiệu quả
được chuyển tới những người có dự án đầu tư hiệu quả hơn nhưng thiếu vốn. Kết quả
kinh tế tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, tăng năng suất lao động.
Thông qua khoản vay vào những ngành, nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy
phát triển ngành nghề đó, hình thành cơ cấu hiện đại, hợp lý và hiệu quả. Ngoài ra,
cho vay còn góp phần lưu thông tiền tệ, hàng hóa, điều tiết thị trường, kiểm soát giá
trị đồng tiền, thúc đẩy mở rộng giao lưu kinh tế giữa các nước.
Hoạt động cho vay của Ngân hàng mang lại nguồn thu ngân sách Nhà nước
thông qua thuế thu nhập và lãi từ ủy thác vốn đầu tư Chính phủ, là kênh truyền tải vốn
tài trợ Nhà nước đến nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định
chính trị, xã hội.
2.1.3.2. Đối với khách hàng:
Hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho khách
hàng với các ưu điểm như an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, dễ tiếp cận và có khả
năng đáp ứng nhu cầu vốn lớn, cùng nhu cầu đa dạng.
Hoạt động cho vay của Ngân hàng giúp nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội
kinh doanh, mở rộng sản xuất; các cá nhân có đủ khả năng tài chính để trang trải các
khoản chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.1.3.3. Đối với Ngân hàng:
Hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Dù tỷ trọng của hoạt
động cho vay có xu hướng giảm nhưng vẫn là nghiệp vụ quan trọng nhất đối với mỗi
Ngân hàng. Thông qua hoạt động cho vay, Ngân hàng đa dạng hóa được danh mục tài
sản có, mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như: thanh toán, thu hút tiền gửi,
kinh doanh ngoại tệ, tư vấn…
2.1.4. Các hình thức cho vay:
2.1.4.1. Phân loại theo thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn: các khoản vay có thời hạn dưới một năm. Đối với khách hàng cá
nhân, các khoản vay thực hiện theo hình thức cho vay từng lần hoặc phát hành thẻ tín
dụng. Đối với khách hàng doanh nghiệp thì có thể thông qua hình thức cho vay từng
15
lần hoặc cấp hạn mức tín dụng. Các khoản vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn cho vay
trung dài hạn do lãi suất thấp hơn và thời hạn ngắn hơn.
- Cho vay trung dài hạn: thời hạn cho vay từ trên một năm đến năm năm với khoản
vay trung hạn, từ trên năm năm với các khoản vay dài hạn. Các khoản vay này thường
có giá trị lớn, dùng để mua sắm đất đai, nhà cửa, mua sắm thiết bị hoặc đầu tư xây
dựng. Do rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn nên cho vay trung dài hạn yêu cầu lãi suất
cao hơn và thường dùng tài sản cố định làm tài sản đảm bảo.
2.1.4.2. Phân loại theo mục đích vay:
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể
kinh doanh khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Tín dụng bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng bất
động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch
vụ
- Tín dụng công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu
động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ
- Tín dụng nông nghiệp: là loại tín dụng trang trải các chi phí sản xuất (phân bón,
thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc…)
- Tín dụng tiêu dùng: dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ( mua sắm nhà
cửa, xe…). Tín dụng tiêu dùng được thể hiện bằng hình thức tiền hoặc bán chịu hàng
hóa, việc cấp tín dụng bằng tiền thường do ngân hàng, quỹ tiết kiệm, các tổ chức tín
dụng khác cung cấp. Ngoài ra, còn có hình thức tín dụng được biểu hiện dưới hình
thức bán trả góp do các công ty, cửa hàng thực hiện.
2.1.4.3. Phân loại theo mức độ tín nhiệm với khách hàng:
- Tín dụng không đảm bảo: là tín dụng không có tài sản thế chấp, chỉ cho vay đối với
những khách hàng quen thuộc, được tín nhiệm, có nguồn vốn mạnh, hoạt động kinh
doanh ổn định có lời hoặc những đối tượng do Chính phủ quy định.
- Tín dụng có đảm bảo: là tín dụng có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc được bảo lãnh
của chính bên vay hoặc tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản được thế chấp, cầm
cố bởi bên thứ ba
16
2.1.4.4. Phân loại theo phương pháp hoàn trả:
- Tín dụng trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay
theo định kỳ, thường áp dụng với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản
cố định hoặc hàng lâu bền. Loại hình này rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp
bằng hàng hoá mua trả góp.
- Tín dụng phi trả góp: là loại tín dụng mà vốn gốc được trả một lần khi đáo hạn
- Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn trả nhiều
lần theo khả năng trong thời hạn hợp đồng.
Ngoài các hình thức trên, ngân hàng có thể cho vay theo các phương thức mà
pháp luật không cấm, phù hợp với các quy định tại các Quy chế cho vay của các tổ
chức tín dụng, điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng
vay. Ví dụ như cho vay theo dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh...
2.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn:
2.2.1. Khái niệm:
Cho vay ngắn hạn là việc Ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình cho các chủ thể có
nhu cầu vay, thu hồi cả gốc và lãi trong thời hạn dưới 12 tháng.
2.2.2. Đặc điểm:
Ngoài những đặc điểm chung của hoạt động cho vay, hoạt động cho vay ngắn hạn còn
có những nét riêng biệt:
- Rủi ro thấp: do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn hạn nên ít chịu ảnh
hưởng không lường trước được của nền kinh tế
- Thời gian hoàn vốn nhanh, số vòng quay vốn nhiều: nguồn vốn cho vay ngắn hạn
thường dùng bù đắp cho những thiếu hụt trong ngắn hạn mang tính tạm thời, nên
Ngân hàng sẽ sớm thu hồi được những khoản vay và tiếp tục sử dụng vốn cho vay,
gia tăng số vòng quay vốn của mình.
- Lãi suất thấp: do thời hạn vay ngắn, rủi ro thấp nên lãi suất cho vay ngắn hạn không
cao như cho vay trung dài hạn
- Hình thức cho vay phong phú: để đáp ứng nhu cầu của đa dạng của khách hàng, góp
phần phân tán rủi ro, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, Ngân hàng không ngừng
phát triển các hình thức cho vay ngắn hạn.
17
2.2.3. Các loại rủi ro cho vay:
- Nợ quá hạn: là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn trả nợ như
thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Chỉ tiêu này ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh
khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng, ảnh hưởng đến chi phí gia tăng làm giảm
thu nhập của Ngân hàng.
- Nợ khó đòi: là khoản nợ quá hạn đã qua một kỳ gia hạn nợ. Những khoản nợ này
ngân hàng phải có những biện pháp thích hợp để thu lại tiền vay sao cho hợp lý nhất.
Bởi vì các khoản nợ này hi vọng thu lại tiền là khó, lúc này khả năng chi trả của
khách hàng ngày càng hạn hẹp. Loại nợ này chứa đựng rủi ro cao và thường mang lại
tổn thất cho ngân hàng.
- Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro do sự biến động của yếu tố tiền tệ. Lạm phát tăng, lãi
suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng lên, dẫn đến chi phí của ngân hàng tăng
lên, trong khi thu nhập ở tài sản dài hạn vẫn giữ nguyên, nên thu nhập sẽ không bù
đắp chi phí kinh doanh, ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng. Ngoài ra, rủi ro lãi
suất cũng có thể xảy ra do trình độ thấp kém bị thua thiệt trong việc cạnh tranh lãi
suất thị trường, hoặc do yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãi suất như cung cầu,
yếu tố thị trường… , khi nhà nước có quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm
xuống trong khi tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn trả. Như vậy lãi suất cho vay bị giảm
thấp nhưng phần trả lãi cho những khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảm tương ứng
dẫn đến rủi ro lãi suất.
- Rủi ro tỷ giá: là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá hối đoái
bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ. Các rủi ro
trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác
nhau, do tác động của nền kinh tế chính trị các nước.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTM:
Các nhân tố ảnh hưởng được xác định chủ yếu xuất phát từ ba nguồn:
- Từ phía ngân hàng: chính sách tín dụng, sản phẩm cho vay, chuyên viên tín dụng
- Từ phía khách hàng: năng lực của khách hàng, phương án SXKD, khả năng trả nợ, tài
sản đảm bảo.
- Ngoài ra còn có các yếu tố khác: tình hình kinh tế xã hội, môi trường pháp lý
18
2.3.1. Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động
tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. . Chính
sách tín dụng bao gồm các quy định của ngân hàng về hạn mức cho vay tối đa với
một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, chính sách lãi suất, các hạn mức kiểm soát rủi
ro tín dụng, chính sách ưu đãi khách hàng, chính sách cạnh tranh… Chính sách tín
dụng của ngân hàng thường thay đổi qua từng thời kì, phụ thuộc vào sự điều tiết vĩ
mô của Ngân hàng Trung Ương và khả năng, điều kiện của bản thân các ngân hàng.
Khi chính sách tín dụng được nới lỏng: hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng
được mở rộng, kỳ hạn của một khoản vay dài hơn, ngân hàng lại đang phải đối mặt
với sự cạnh tranh lớn nên chính sách ưu đãi khách hàng tốt, lãi suất phù hợp, hạn mức
kiểm soát rủi ro không quá khắt khe…sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
vào quá trình sử dụng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên trong một só trường hợp, nền
kinh tế lại phát triển quá nóng, NHTW muốn kiềm chế sự phát triển đó hoặc tình hình
các doanh nghiệp hoạt động kém, ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng tín dụng…
thì chính sách tín dụng sẽ bi thắt chặt hơn, gây khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn
ngân hàng của KH
2.3.2. Sản phẩm cho vay
Nếu Ngân hàng phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ thuận tiện cho KH như: đa
dạng hóa kì hạn vay vốn, có hình thức cho vay phù hợp với chu kì kinh doanh KH, đa
dạng hóa hình thức bảo đảm tiền vay... thì KH sẽ nhận thấy những lợi ích khi vay vốn.
Từ đó hoạt động cho vay sẽ phát triển và đạt hiệu quả tốt hơn. Để có được những sản
phẩm cho vay phù hợp với từng đối tượng KH thì ngân hàng buộc phải quan tâm tìm
hiểu, khảo sát để đưa ra danh mục dịch vụ phù hợp.
2.3.3. Chuyên viên tín dụng
Chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng là nhân tố quyết định trong hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Thể hiện ở trình
độ nghiệp vụ, kinh nghiệm ( thẩm định, đánh giá độ khả thi phương án SXKD, tính
chân thực của dữ liệu...), khả năng giao tiếp, trách nhiệm với công việc, thái độ phục
19
vụ KH và đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên tín dụng. Chuyên viên tín dụng là
hình ảnh của ngân hàng, KH đánh giá NH thông qua cách phục vụ của chuyên viên.
Nếu chuyên viên tín dụng có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc, quan tâm đến KH,
tạo sự tin tưởng,hài lòng thì đã tạo dựng sự ưa thích cũng như uy tín cho ngân hàng.
Chuyên viên tín dụng cần phải có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế -
xã hội, sự thay đổi của thị trường,... dự đoán trước những biến động có thể xảy ra, từ
đó tư vấn cho KH.
2.3.4. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất ở đây được hiểu là trang bị của ngân hàng trên toàn hệ thống
giao dịch: thiết kế, không gian, máy móc,... Ngân hàng có cơ sở vật chất hiện đại trước
nhất là giúp nhân viên làm việc có hiệu quả hơn,tăng năng suất lao động; sau đó là gây
ấn tượng tốt với KH, giảm thời gian chờ đợi. Đây cũng là yếu tố giúp NH thu hút thêm
lượng người đến giao dịch.
2.3.5. Năng lực của khách hàng
Năng lực của của KH có thể hiểu theo hai phương diện: năng lực sử dụng vốn
vay hiệu quả, sau đó là năng lực tài chính để hoàn trả nợ vay cho NH. Nếu năng lực
của KH quá yếu, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động thị trường,
phân phối sản xuất, không theo kịp với quá trình đổi mới... thì sẽ dễ dàng bị thất bại,
khó khăn hay thậm chí phá sản, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NH và ngược
lại.
2.3.6. Phương án sản xuất kinh doanh
Ngân hàng cho KH vay trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh có tính khả
thi cao, chứng minh được tính hiệu quả và thành công. Điều này cũng đồng nghĩa với
việc nếu KH có ý tưởng kinh doanh tốt đến mấy mà không xây dựng được phương án
sản xuất kinh doanh, đề ra những chính sách việc làm cụ thể, cách dự phòng xử lý khi
có rủi ro... thì vẫn sẽ không được NH đáp ứng cho vay. Vì vậy, KH cần học cách tự
xây dựng cho mình phương án sản xuất khả thi, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn
vốn vay của NH.
20
2.3.7. Tài sản đảm bảo
Để có thể vay vốn thì NH luôn yêu cầu KH phải có tài sản đảm bảo ( thế chấp,
tín chấp) hay bảo lãnh của bên thứ ba. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay có nhiều
tài sản của pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sở hữu. Tài sản cố định
phần lớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ điều kiện để thế chấp.
Như vậy, nếu cho vay đúng chế độ thì hầu hết các KH không đủ điều kiện, nên KH
cần hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tai sản đảm bảo để tiếp cận dễ dàng hơn với
nguồn vốn vay của NH.
2.3.8. Môi trường kinh tế
Nền kinh tế là hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ chặt chẽ với
nhau, nên bất kì sự biến đông của một hoạt động kinh tế nào cũng sẽ gây ảnh hưởng
đến việc SXDK của những lĩnh vực còn lại. Môi trường kinh tế bao gồm những tác
động chuyển biến của tình hình kinh tế chung trong từng lĩnh vực, từng ngành, từng
địa phương, những thay đổi trong chính trị, pháp luật... Môi trường chính trị ổn định,
môi trường pháp lý đồng bộ, nhất quán, tạo điều kiện thì những cá nhân, doanh
nghiệp mới có thể mở rộng, nâng cao hiệu quả SXKD và mới có nhu cầu vay vốn
NH. Thực tế trong từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau, Chính phủ thường có những sự
điều chỉnh khác nhau về kinh tế, chính trị xã hội tác động đến hoạt động của cá nhân,
doanh nghiệp cũng như của NH. Vì vậy, KH và NH cần nhanh nhạy nắm bắt các thời
cơ trong từng thời kỳ.
Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin, là cầu nối giữa NH và KH.
Đạo đức xã hội ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Nếu đạo đức xã hội không tốt,
kèm theo kém hiểu biết về hoạt động NH sẽ làm giảm chất lượng tín dụng.
2.3.9. Môi trường tự nhiên
Những biến động bất khả kháng trong môi trường tự nhiên ( thiên tai, lũ lụt,
động đất, hỏa hoạn...) làm ảnh hưởng đến tình hình SXKD của KH, đặc biệt là những
ngành liên quan đến lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp, gây khó khăn cho việc trả nợ,
ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng
21
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM:
2.4.1. Tỷ lệ tổng doanh số vay trên vốn huy động:
Tỷ lệ này phản ánh phần trăm vốn huy động dùng để thực hiện cho vay đối với
khách hàng. Giá trị tổng doanh số vay trên vốn huy động tiến gần đến 1 thể hiện hoạt
động tín dụng hiệu quả, vì vốn huy động được sử dụng gần hết để cho vay. Nếu giá trị
này lớn hơn 1 thì thể hiện điều ngược lại, ngân hàng hoạt động tín dụng không hiệu
quả, vì ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn từ các nguồn vốn vay khác với lãi suất và
rủi ro cao hơn.
2.4.2. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động:
Tỷ lệ này thể hiện tính hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ này
càng thấp cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng cao, nên hoạt động tín dụng
của ngân hàng chưa hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ này càng cao cho thấy tính thanh khoản
của ngân hàng càng thấp và có hoạt động tín dụng hiệu quả.
2.4.3. Hệ số thu nợ:
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ, thể hiện được hiệu quả cho vay của ngân
hàng. Nếu chỉ số này càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng lớn, đây là
một điều rất tốt đối với ngân hàng.
2.4.4. Vòng quay vốn tín dụng:
ò ố í ụ
Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng với các khoản vay của
KH. Tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng
càng cao, nguồn vốn vay của ngân hàng ít bị rủi ro hơn và ngược lại.
2.4.5. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
22
ỷ ệ ợ á ạ ê ổ ư ợ
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của NH đối với các khoản vay, nó
thể hiện tính hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Nếu chỉ tiêu này cao thì hiệu quả
tín dụng của NH kém, khả năng rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Nợ quá hạn bao gồm
nợ nhóm 2, nợ nhóm 3, nợ nhóm 4, nợ nhóm 5.
2.5. Mô hình hồi quy tuyến tính bội:
- Là mô hình với một biến phụ thuộc với hai hay nhiều biến độc lập
- Mô hình hồi quy tuyến tính bội cho tổng thể:
Yi = β0 + β1 X1i + β2 X2i + β3 X3i + β4 X4i +…+ βk Xki + εi
Với: Yi : là biến phụ thuộc
β0, β1, β2, β3,… βk: các hệ số hồi quy
Xki: giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thứ i
εi : sai số của hồi quy
- Các vấn đề chính liên quan đến mô hình hồi quy tuyến tính bội:
+ Ý nghĩa của hệ số hồi quy trong mô hình:
βk đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi Xk thay đổi một đơn vị, giữa
các biến độc lập còn lại không thay đổi.
+ Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội:
Hệ số xác định R2 điều chỉnh (Adjusted R square) được sử dụng để đánh giá
mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. R2 điều chỉnh là hệ số thể
hiện % sự biến thiên của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi biến độc lập (Xk ).
+ Kiểm định độ phù hợp của mô hình:
Sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết
về độ phù hợp của mô hình.
Để kiểm định độ phù hợp của mô hình, đặt giả thuyết:
H0: β0 = β1 = β2 = β3 = … = βk (hay R2 = 0)
23
Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, kết luận kết hợp của các biến hiện có trong mô
hình có thể giải thích được sự thay đổi của Y, điều này cũng có nghĩa mô hình hồi
quy tuyến tính bội xây dựng phù hợp với tập dữ liệu.
24
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Để nắm rõ nguyên lý hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, tác giả đã
tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, vai trò và các hình thức cho vay tại ngân hàng. Đồng
thời, tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn, giới thiệu về
mô hình hồi quy tuyến tính bội.
Chương 2 tập trung vào những khái niệm, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho
vay ngắn hạn cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay. Từ đó có cái
nhìn tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM, cũng làm cơ sở cho các chương tiếp
theo. Chương 3 tác giả sẽ trình bày về: “ Phương pháp nghiên cứu”
25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu:
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu khảo sát
3.1.1. Thu thập dữ liệu:
- Thu thập thập dữ liệu từ sách báo, internet, các đề tài nghiên cứu trước.
- Thu thập thông tin về các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng:
lãi suất, môi trường pháp lý, đối thủ cạnh tranh…
- Lập bảng câu hỏi và khảo sát nhân viên ngân hàng cũng như những khách hàng đã và
đang vay vốn tại ngân hàng, khách hàng cũng như những người liên quan qua thư điện
tử
3.1.2. Nghiên cứu định tính:
Thông qua phương pháp thảo luận, tham khảo và hỏi ý kiến chuyên gia nhằm
xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn
Chọn vấn đề Cơ sở lý thuyết
Bản phỏng vấn
lần 1
Nghiên cứu lý
thuyết và mô
hình SPSS
Bản phỏng vấn
lần 2
Khảo sát thử
Điều chỉnh
Bản phỏng vấn
chính thức
Nghiên cứu
thực trạng
Báo cáo
26
Tổng hợp lại ý kiến, tác giả nhận thấy có 7 nhân tố tác động chủ yếu là: Phương
thức trả nợ, sản phẩm cho vay, chính sách tín dụng, chuyên viên tín dụng, khách hàng,
cơ sở vật chất và nguyên nhân khác.
3.1.3. Nghiên cứu định lượng:
3.1.3.1. Nghiên cứu sơ bộ định lượng:
Được thực hiện thông qua cuộc phỏng vấn thử 30 khách hàng mục đích để kiểm
tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi và thông tin thu về.
3.1.3.2. Nghiên cứu chính thức:
Được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp các khách hàng đã
và đang vay vốn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM, nhân viên làm
việc tại chi nhánh và khách hàng, những người liên quan trả lời qua thư điện tử.
3.2. Xác định mẫu nghiên cứu:
Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất ( hay phi ngẫu
nhiên). “ Lý do quan trọng khiến ng ời ta sử dụng ph ơng ph p chọn mẫu phi xác
suất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian” (theo Cooper và Schindler, 1998). Việc
xác định cỡ mẫu là bao nhiêu vẫn còn gây tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau.
MacCallum và đồng ác giả đã tóm tắt quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về
con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần cho phân tích nhân tố. Trong đó, Gorsuch (1983) và
Kline ( 1979) đề nghị con số thích hợp là 100, còn Guilford ( 1954) cho rằng con số đó
phải là 200. Comrey và Lee (1992) thì không đưa ra con số cố định mà đưa ra những
con số khác nhau với những nhận định tương ứng: 100= tệ, 200= khá, 300= tốt, 500=
rất tốt, 1000 hoặc hơn= tuyệt vời.
Một số nhà nghiên cứu thì không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết kế
trong nghiên cứu mà chỉ đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và tham số cần ước lượng.
Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa ra
trong phân tích nhân tố. Theo Gorsuch (trích bởi MacCallum và đồng tác giả, 1999) thì
số lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến là thích hợp. Cùng cùng hướng suy
27
nghĩ đó, “ Cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần s biến trong phân tích nhân t ”
(Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008); “ Để có thể phân tích nhân t khám
phá cần thu thập dữ liệu với kích th ớc mẫu ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát” (Hair
& ctg, 1998). Nghiên cứu có 27 biến quan sát, vậy cần ít nhất là 135 mẫu. Tuy nhiên,
để đạt được mức độ tin cậy cao trong nghiên cứu, cỡ mẫu trong nghiên cứu được chọn
là 150 mẫu
Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là
phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội
* Phương pháp phân tích dữ liệu:
Phần mềm SPSS 16 được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu. Các phương pháp
phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là:
- Lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính như giới tính, chức vụ,
số năm làm việc và trình độ học vấn
- Cronbach alpha: phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến
không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ
tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach alpha. Những biến có
hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang
đo có hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp
khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).
- Phân tích nhân tố khám phá EFA: Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng
hệ số Cronbach’s alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích
nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu.
Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn
đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Khi
phân tích nhân tố khám phá cần chú ý một số điều kiện sau: -
+ Trị số KMO > 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’s < 0,05 ( Hair và
cộng sự, 2006).
+ Phương pháp trích hệ số được sử dụng là Principal Components với phép
xoay Varimax. Những nhân tố có Eigenvalue > 1 được giữ lại mô hình
28
(Gerbing & 34 Anderson, 1988). Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng
biến thiên được giải thích bởi các nhân tố. Thang đo được chấp nhận khi tổng
phương sai trích > 0,5 (Gerbing & Anderson, 1988). Các biến quan sát có
trọng số factor loading < 0,5 sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 2006).
- Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội: Sau khi rút trích được các nhân tố
từ phân tích nhân tố khám phá EFA, tiến hành dò tìm các vi phạm giả định cần
thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội như kiểm tra phần dư chuẩn hoá, dò
tìm hiện tượng đa cộng tuyến thông qua kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF
(Variance inflation factor – VIF). Điều kiện để không có hiện tượng đa cộng
tuyến xảy ra trong mô hình hồi quy thì các hệ số VIF <= 2. Nếu các giả định
không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng
- Khi phân tích hồi quy cần xem xét các điều kiện:
 Số quan sát (cỡ mẫu) phải lớn hơn hệ số hồi quy ước lượng (=1 + số biến
độc lập). với cỡ nghiên cứu lớn hơn nên hiển nhiên điều kiện này của nghiên
cứu thỏa mãn.
 Tất cả các giá trị quan sát của một biến không được giống nhau, phải có ít
nhất một giá trị khác biệt. kiểm tra dữ liệu nghiên cứu cho kết quả phù hợp với
điều kiện.
 Các giá trị quan sát được cho và không ngẫu nhiên. Vì dữ liệu thu thập theo
đánh giá và cảm nhận từ khách hàng sử dụng thẻ, nên dữ liệu nghiên cứu là
được cho và không phải là được chọn ngẫu nhiên. Nên, hoàn toàn phù hợp.
 Đa cộng tuyến (Multicplinearity): là trạng thái trong đó các biến độc lập có
tương quan chặt chẽ với nhau và cung cấp cho mô hình những thông tin rất
giống nhau và khó tách ảnh hưởng của từng biến một. Đa cộng tuyến khiến cho
việc diễn dịch kết quả có thể sai lầm vì nó làm đổi dấu kì vọng của các hệ số đi
theo các biến độc lập. vì vây, chúng ta phải kiểm tra độ tương quan giữa các
biến này để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
- Sau khi chạy mô hình hồi quy cần quan tâm đến những thông số:
 Hệ số hiệu chỉnh: phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa
biến. hệ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1. Vì sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập
nên dùng hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình.
29
hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao. Tuy nhiên, sự phù
hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho
tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình thông qua kiểm
định F.
 Hệ số ý nghĩa (sig) trong kiểm định F (kiểm định ANOVA): Kiểm định F
để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập dữ liệu gốc. Nếu mức ý nghĩa của
kiểm định < 0.05 thì ta có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu,
nghĩa là tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc
(bác bỏ giả thuyết , chấp nhận giả thuyết : có ít nhất một giá trị beta khác 0).
 Hệ số sig trong kiểm định t: dựa vào bảng kiểm định hệ số hồi quy nếu hệ
số sig <0.05 thì hệ số beta tương ứng sẽ được chọn để xem xét sự ảnh hưởng của
các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
 Hệ số Beta: hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ
số dựa trên mối quan hệ của chúng với biến phụ thuộc.
 Hệ số Tolerance và VIF: Được sử dụng để đo lường tính tuyến tính và đa cộng
tuyến, giá trị Tolerance của biến I (TOLi) là 1- với là hệ số khẳng định cho
việc dự báo biến I bởi các biến độc lập khác. Khi giá trị Tolerance của một biến
càng nhỏ thì biến này càng bị cộng tuyến với các biến độc lập khác. Cũng tương tự
như hệ số Tolerance, như trên đã trình bày, hệ số phóng đại phương sai VIF
(=1/TOL) cũng đo lường tính tuyến tính và đa cộng tuyến. Hệ số VIF càng gần 1
càng tốt và không quá 10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến. trong nghiên cứu
này , sẽ sử dụng hệ số VIF <=2 và hệ số Tolerance >= 0.05 để đảm bảo không xảy
ra đa cộng tuyến.
3.3. Thiết kế mô hình:
3.3.1. Mô hình và một số giả thuyết đặt ra cho mô hình nghiên cứu ban đầu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương
Đông – Chi nhánh TPHCM được nghiên cứu trong đề tài gồm những yếu tố xuất phát
từ Ngân hàng, từ khách hàng và từ môi trường bên ngoài, bao gồm 7 yếu tố: Chính
sách tín dụng, Phương pháp trả nợ, Chuyên viên tín dụng, Cơ sở vật chất, Khách hàng,
Sản phẩm cho vay và Nguyên nhân khác
30
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ban đầu
Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại OCB –
Chi nhánh TP.HCM, tác giả đặt ra giả thuyết cho mô hình nghiên cứu:
- Phương thức trả nợ: được đánh giá là càng linh hoạt thì hoạt động cho vay càng tốt
và ngược lại. Hay nói cách khác là phương thức trả nợ và hoạt động cho vay có
quan hệ cùng chiều.
- Sản phẩm cho vay: được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và
ngược lại. Hay nói cách khác sản phẩm cho vay và hoạt động cho vay có quan hệ
cùng chiều.
- Chính sách tín dụng: được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và
ngược lại. Hay nói cách khác chính sách tín dụng và hoạt động cho vay có quan hệ
cùng chiều
- Chuyên viên tín dụng: : được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và
ngược lại. Hay nói cách khác chuyên viên tín dụng và hoạt động cho vay có quan
hệ cùng chiều
- Cơ sở vật chất: : được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược
lại. Hay nói cách khác cơ sở vật chất và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều
Hoạt động cho vay ngắn hạn
Chính sách tín dụng ( +)
Phương thức trả nợ ( +)
Chuyên viên tín dụng ( +)
Cơ sở vật chất ( +)
Khách hàng ( +)
Sản phẩm cho vay ( +)
Nguyên nhân khác ( - )
31
- Khách hàng: : được đánh giá càng tốt thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại.
Hay nói cách khác khách hàng và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều
- Nguyên nhân khác: được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng thấp và
ngược lại. Hay nói cách khác nguyên nhân khác và hoạt động cho vay có quan hệ
ngược chiều
3.3.2. Giới thiệu mô hình nghiên cứu
Mô hình được thu thập thông tin thông qua việc khảo sát 172 đối tượng là
khách hàng đã và đang vay vốn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM,
nhân viên làm việc tại chi nhánh và khách hàng, những người liên quan trả lời qua thư
điện tử, cuối cùng thu được 150 phiếu đạt yêu cầu. Sau khi thu thập thông tin, sử dụng
mô hình hồi quy tuyến tính bội nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc cho vay
ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM. Mô hình có dạng:
HDCV= β0 + β1CSTD + β2 SPCV + β3 PTTN + β4CVTD + β5CSVC + β6KH
+ β7 NNK + ei
Trong đó HDCV là biến phụ thuộc và các biến độc lập lần lượt là CSTD, NNK,
PTTN, CVTD, KH, SPCV. Các biến được diễn giải cụ thể trong bảng sau:
32
STT Các chỉ tiêu Tên biến Diễn giải
1 Hoạt động cho vay
ngắn hạn
HDCV ( Y) Biến phụ thuộc, các biến độc lập sẽ dùng
để diễn giải cho biến phụ thuộc HDCV
2 Chính sách tín
dụng
CSTD ( X1) Biến độc lập, bao gồm các yếu tố như:
thủ tục vay vốn, hạn mức cho vay, thời
gian xét duyệt, giải ngân...
3 Nguyên nhân khác NNK ( X2) Biến độc lập, gồm các yếu tố: thủ tục
hành chính, chính sách nhà nước, yếu tố
tự nhiên
4 Phương thức trả nợ PTTN ( X3) Biến độc lập, gồm các yếu tố: đặc tính
linh hoạt, vay ngắn hạn và hình thức trả
góp
5 Chuyên viên tín
dụng
CVTD ( X4) Biến độc lập, gồm các yếu tố: đạo đức,
tác phong, trình độ và việc theo dõi, đôn
đốc KH trả nợ
6 Cơ sở vật chất CSVC ( X5) Biến độc lập, gồm các yếu tố: mạng lưới
giao dịch, cơ sở vật chất, không gian.
7 Khách hàng KH (X6) Biến độc lập, gồm các yếu tố: phương án
SXKD, sử dụng vốn vay hiệu quả, lịch sử
nợ quá hạn
8 Sản phẩm cho vay SPCV (X7) Biến độc lập, gồm các yếu tố: có được
nâng cao không, có đáp ứng nhu cầu
không, có nhiều ưu điểm vượt trội không
Bảng 3.1: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
33
3.3.3. Xây dựng thang đo:
Sau khi điều chỉnh, bổ sung 24 biến quan sát dùng đo lường 7 thành phần và 3
biến đo lường hoạt động cho vay. Các biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang
đo Likert 5 điểm thay đổi từ 1= hoàn toàn không đồng ý đến 5= hoàn toàn đồng ý.
Bảng câu hỏi chi tiết được trình bày tại phần phụ lục.
Thành phần Biến quan sát Mã hóa
Phương thức
trả nợ
(PTTN)
Ngân hàng có nhiều phương thức trả
nợ linh hoạt.
PTTN1 Likert
5
điểm
Phần lớn khách hàng doanh nghiệp
chỉ vay ngắn hạn
PTTN2
Hình thức trả góp áp dụng hầu hết
vào các sản phẩm cho vay
PTTN3
Sản phẩm
cho vay
(SPCV)
Sản phẩm cho vay đã được nâng cao
về chất lượng và số lượng.
SPCV1 Likert
5
điểm
Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mọi
đối tượng khách hàng.
SPCV2
Sản phẩm cho vay có nhiều ưu điểm
vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.
SPCV3
Chính sách
tín dụng
(CSTD)
Thủ tục vay vốn đơn giản CSTD1 Likert
5
điểm
Hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu
cho việc vay vốn của khách hàng.
CSTD2
Thời gian xét duyệt khoản vay
nhanh
CSTD3
Thời gian giải ngân hợp lý CSTD4
Ngân hàng có lãi suất đa dạng, phù
hợp với nhu cầu vay vốn của khách
khách hàng.
CSTD5
Ngân hàng có lãi suất rất cạnh tranh
so với mặt bằng chung.
CSTD6
Chuyên viên Đạo đức của chuyên viên Ngân CVTD1 Likert
34
tín dụng
( CVTD)
hàng là rất quan trọng. 5
điểm
Tác phong, trình độ chuyên môn của
chuyên viên sẽ ảnh hưởng đến hình
ảnh của Ngân hàng.
CVTD2
Chuyên viên thường xuyên theo dõi
và đôn đốc khách hàng trả nợ vay.
CVTD3
Khách hàng
( KH)
Khách hàng bắt buộc phải có
phương án sản xuất kinh doanh cụ
thể, mục đích sử dụng vốn vay rõ
ràng.
KH1 Likert
5
điểm
Khách hàng sử dụng vốn vay hiệu
quả.
KH2
Khách hàng chưa từng có lịch sử nợ
quá hạn tại Ngân hàng sẽ được ưu
tiên.
KH3
Cơ sở vật
chất
(CSVC)
Mạng lưới giao dịch rộng CSVC1 Likert
5
điểm
Cơ sở vật chất khang trang, hệ
thống hiện đại
CSVC2
Không gian giao dịch tiện nghi,
thoải mái
CSVC3
Nguyên nhân
khác
(NNK)
Thủ tục hành chính gây mất quá
nhiều thời gian.
NNK1 Likert
5
điểm
Chính sách nhà nước ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ của khách hàng
NNK2
Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ của khách hàng
NNK3
Hoạt động
cho vay tại
Ngân hàng
(HDCV)
Khách hàng vẫn duy trì giao dịch
lâu dài với Ngân hàng
HDCV1 Likert
5
điểm
Khách hàng hài lòng về hoạt động
cho vay tại Ngân hàng
HDCV2
35
Khách hàng sẽ giới thiệu cho những
người khác đến vay vốn tại Ngân
hàng
HDCV3
36
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Dựa vào cơ sở lý thuyết ở chương 2, ở chương 3 tác giả đã trình bày phương
pháp tiến hành nghiên cứu cụ thể về phương pháp nghiên cứu, thiết lập mô hình, xác
định lượng mẫu, xây dựng thang đo rồi tiến hành khảo sát, cung cấp cái nhìn tổng
quan về vấn đề thảo luận. Những kết quả thu được sẽ trình bày ở chương 4 “ Kết quả
nghiên cứu”
37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu:
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân
hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM, tác giả đã tiến hành khảo sát qua phát phiếu
khảo sát thực tế cũng như qua thư điện tử với những đối tượng mục tiêu, nhằm đánh
giá khách quan, chính xác về các nhân tố ảnh hưởng.
Số phiếu đạt yêu cầu là 150/ 172 phiếu thu lại được sau khảo sát ( đạt 87.2%)
Tiêu chí Tần số Tỷ lệ
Giới tính Nam 50 33.3%
Nữ 100 66.7%
Chức vụ Giám đốc/ Phó Giám
đốc/ Quản lý
19 12.7%
Nhân viên văn phòng 38 25.3%
Nhân viên kinh doanh 50 33.3%
Khác 43 28.7%
Thời gian làm
việc
< 1 năm 59 39.3%
1-3 năm 46 30.7%
3-5 năm 26 17.3%
>5 năm 19 12.7%
Trình độ học
vấn
Trung cấp 2 1.3%
Cao đẳng 10 6.7%
Đại học 127 84.7%
Cao học 11 7.3%
Bảng 4.1: Thống kê thông tin đặc điểm của mẫu nghiên cứu
(Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ phần mềm SPSS)
38
4.1.1. Giới tính
Biểu đồ 4.1: Giới tính mẫu nghiên cứu
Về giới tính mẫu quan sát có 33.3% là nam, 66.7% là nữ
4.1.2. Chức vụ
Biểu đồ 4.2: Chức vụ mẫu nghiên cứu
Trong số mẫu thu thập, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhân viên kinh doanh (
33.30%), lực lượng chủ chốt của doanh nghiệp nói chung, của ngân hàng nói riêng.
Những người giữ chức vụ cao ( Giám đốc/ Phó giám đốc/ Quản lý) chỉ chiếm 12.70%,
vai trò định hướng quản lý. Nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ 25.30% và những người
giữ chức vụ khác chiếm 28.70%
4.1.3. Thời gian làm việc
Biểu đồ cho thấy sự khác biệt rõ ràng về thâm niên làm việc của nguồn nhân lực.
Chiếm số lượng đông nhất là những người làm việc dưới 1 năm ( 39.30%), tiếp đến là
những người làm việc từ 1-3 năm. Số lượng người có thâm niên 3-5 năm giảm gần như
một nửa ( 17.03%), cuối cùng là thâm niên làm việc >5 năm (12.7%)
33.30%
66.70%
Nam
Nữ
12.70%
25.30%
33.30%
28.70%
Giám đốc/ Phó Giám
đốc/ Quản lý
Nhân viên văn phòng
Nhân viên kinh doanh
Khác
39
Biểu đồ 4.3: Thời gian làm việc của mẫu nghiên cứu
4.1.4. Trình độ học vấn
Biểu đồ 4.4: Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu
Trình độ của mẫu nghiên cứu chiếm tỷ trọng lớn nhất là “ Đại học” (84.70% - 127/
150 người), tỷ trọng bé nhất là trình độ “ Trung cấp” (1.30%). Điều này cho thấy chất
lượng về trình độ của số mẫu nghiên cứu là phù hợp
4.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo:
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định
thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều
này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương
quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người
trả lời. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù
hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta
không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến.
39.30%
30.70%
17.30%
12.70%
< 1 năm
1-3 năm
3-5 năm
>5 năm
1.30% 6.70%
84.70%
7.30%
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Cao học
40
Nguyên tắc kết luận:
 Hệ số Cronbach Alpha: Theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi:
Cronbach Alpha 1: Thang đo lường tốt
Cronbach Alpha 0.8: Thang đo có thể sử dụng được.
Cronbach Alpha 0.7: Có thể sử dụng được trong trường hợp khái
niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên
cứu.
 Hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation):
Hệ số tương quan biển tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung
bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự
tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally &
Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là
biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo biến độc lập:
Đề tài nghiên cứu sử dụng gồm 7 thành phần chính để đánh giá các hoạt động
ảnh hưởng đến vấn đề cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng.
Đồng thời kết hợp với “Phụ lục: Kết quả khảo sát theo thang đo Likert” để làm
rõ mức độ phù hợp của biến quan sát
4.2.1.1. Về phương thức trả nợ
Cronbach’s Alpha = 0.820
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s
Alpha nếu loại biến
PTTN1 0.681 0.747
PTTN2 0.673 0.755
PTTN3 0.670 0.757
(Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS)
41
Ở nhân tố đầu tiên ta đặt 3 biến nghiên cứu: Ngân hàng có nhiều phương thức
trả nợ linh hoạt. (PTTN1), Phần lớn khách hàng doanh nghiệp chỉ vay ngắn hạn
(PTTN2), Hình thức trả góp áp dụng hầu hết vào các sản phẩm cho vay (PTTN3). Hệ
số tương quan biến tổng của PTTN1 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát cũng thu được
nhiều ý kiến đồng ý nhất (62/150 phiếu)
Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Phương thức trả nợ” là 0.820 > 0.6,
nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến PTTN1, PTTN2, PTTN3
đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp
tục phân tích nhân tố
4.2.1.2. Về sản phẩm cho vay
Cronbach’s Alpha = 0.743
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s
Alpha nếu loại biến
SPCV1 0.498 0.738
SPCV2 0.617 0.606
SPCV3 0.598 0.623
(Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS)
Ở nhân tố thứ 2 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Sản phẩm cho vay đã được nâng cao
về chất lượng và số lượng (SPCV1), Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng
khách hàng (SPCV2), Sản phẩm cho vay có nhiều ưu điểm vượt trội so với đối thủ
cạnh tranh (SPCV3). Hệ số tương quan biến tổng của SPCV2 là phù hợp nhất. Kết quả
khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (76/150 phiếu)
Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Sản phẩm cho vay” là 0.743 > 0.6,
nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến SPCV1, SPCV2, SPCV3
đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp
tục phân tích nhân tố
4.2.1.3. Về chính sách tín dụng
42
Cronbach’s Alpha=0.676
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s
Alpha nếu loại biến
CSTD1 0.583 0.589
CSTD2 0.434 0.631
CSTD3 0.560 0.581
CSTD4 0.561 0.605
CSTD5 0.203 0.778
CSTD6 0.410 0.634
(Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS)
Ở nhân tố thứ 3 ta đặt 6 biến nghiên cứu: Thủ tục vay vốn đơn giản (CSTD1),
Hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu cho việc vay vốn của khách hàng.(CSTD2), Thời
gian xét duyệt khoản vay nhanh (CSTD3), Thời gian giải ngân hợp lý (CSTD4), Ngân
hàng có lãi suất đa dạng, phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách khách hàng
(CSTD5), Ngân hàng có lãi suất rất cạnh tranh so với mặt bằng chung (CSTD6). Hệ số
tương quan biến tổng của CSTD1 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý
kiến đồng ý (87/150 phiếu)
Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Chính sách tín dụng” là 0.676 >
0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Tuy nhiên,chỉ có các biến
CSTD1,CSTD2,CSTD3,CSTD4,CSTD6 là có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên
được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố. Còn 1 biến quan sát
CSTD5 có hệ số tương quan là 0.203 < 0.3 nên ta tiến hành loại biến này khỏi mô hình
và chạy lại dữ liệu, ta có kết quả như sau:
Cronbach’s Alpha=0.788
43
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s
Alpha nếu loại biến
CSTD1 0.590 0.725
CSTD2 0.558 0.736
CSTD3 0.564 0.744
CSTD4 0.630 0.719
CSTD6 0.478 0.765
(Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS)
Bảng trên là dữ liệu biến quan sát đầy đủ điều kiện để tiến hành phân tích ở
bước tiếp theo. Có thể nhận thấy, sau khi loại nhân tố CSTD5 thì hệ số tương quan của
các biến đã tăng lên, trở nên càng phù hợp hơn vơi nhân tố đang nghiên cứu
4.2.1.4. Về chuyên viên tín dụng
Cronbach’s Alpha=0.806
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s
Alpha nếu loại biến
CVTD1 0.677 0.710
CVTD2 0.677 0.711
CVTD3 0.608 0.781
(Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS)
Ở nhân tố thứ 4 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Đạo đức của chuyên viên Ngân hàng
là rất quan trọng (CVTD1), Tác phong, trình độ chuyên môn của chuyên viên sẽ ảnh
hưởng đến hình ảnh của Ngân hàng (CVTD2), Chuyên viên thường xuyên theo dõi và
đôn đốc khách hàng trả nợ vay (CVTD3). Hệ số tương quan biến tổng của CVTD1 và
CVTD2 là phù hợp ngang nhau. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến trung lập ( tỉ
lệ CVTD1: 53/150 phiếu, CVTD2: 64/150 phiếu)
Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Chuyên viên tín dụng” là 0.806 >
0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến CVTD1, CVTD2,
44
CVTD3 đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện
để tiếp tục phân tích nhân tố
4.2.1.5. Về khách hàng
Cronbach’s Alpha=0.695
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s
Alpha nếu loại biến
KH1 0.469 0.659
KH2 0.546 0.563
KH3 0.521 0.589
(Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS)
Ở nhân tố thứ 5 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Khách hàng bắt buộc phải có phương
án sản xuất kinh doanh cụ thể, mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng (KH1), Khách hàng
sử dụng vốn vay hiệu quả (KH2), Khách hàng chưa từng có lịch sử nợ quá hạn tại
Ngân hàng sẽ được ưu tiên (KH3). Hệ số tương quan biến tổng của KH2 là phù hợp
nhất. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (80/150 phiếu)
Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Sản phẩm cho vay” là 0.743 > 0.6,
nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến KH1, KH2, KH3 đều có
hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân
tích nhân tố
4.2.1.6. Về cơ sở vật chất
Cronbach’s Alpha=0.790
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s
Alpha nếu loại biến
CSVC1 0.603 0.750
CSVC2 0.684 0.655
CSVC3 0.615 0.735
(Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS)
45
Ở nhân tố thứ 6 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Mạng lưới giao dịch rộng (CSVC1),
Cơ sở vật chất khang trang, hệ thống hiện đại (CSVC2), Không gian giao dịch tiện
nghi, thoải mái (CSVC3). Hệ số tương quan biến tổng của CSVC2 là phù hợp nhất.
Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (55/150 phiếu)
Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Cơ sở vật chất” là 0.790 > 0.6, nên
đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến CSVC1, CSVC2, CSVC3 đều
có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục
phân tích nhân tố
4.2.1.7. Về nguyên nhân khác
Cronbach’s Alpha=0.859
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s
Alpha nếu loại biến
NNK1 0.740 0.797
NNK2 0.782 0.756
NNK3 0.684 0.848
(Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS)
Ở nhân tố thứ 7 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Thủ tục hành chính gây mất quá nhiều
thời gian (NNK1), Chính sách nhà nước ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng (NNK2), Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
(NNK3). Hệ số tương quan biến tổng của NNK2 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu
được nhiều ý kiến đồng ý (63/150 phiếu)
Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Nguyên nhân khác” là 0.859 > 0.6,
nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến NNK1, NNK2, NNK3
đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp
tục phân tích nhân tố
46
4.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc:
Đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo biến phụ thuộc để đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng, gồm 3 biến quan sát: Khách
hàng vẫn duy trì giao dịch lâu dài với Ngân hàng (HDCV1), Khách hàng hài lòng về
hoạt động cho vay tại Ngân hàng (HDCV2), Khách hàng sẽ giới thiệu cho những
người khác đến vay vốn tại Ngân hàng (HDCV3) . Kết quả kiểm định thang đo của
biến phụ thuộc được thể hiện dưới bảng sau
Cronbach’s Alpha=0.741
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s
Alpha nếu loại biến
HDCV1 0.579 0.642
HDCV2 0.562 0.663
HDCV3 0.565 0.664
(Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS)
Hệ số tương quan biến tổng của HDCV1 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu
được nhiều ý kiến đồng ý (111/150 phiếu)
Bảng số liệu trên cho kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến phụ
thuộc cho hệ số Cronbach’s Alpha = 0.741 > 0.6, tất cả các biến tương quan biến tổng
đều lớn hơn 0.3. Vì vậy, có thể kết luận thang đo sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp
và đáng tin cậy, đảm bảo trong việc đưa vào kiểm định, phân tích tiếp theo
47
4.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo, nghiên cứu tiếp tục kiểm định giá trị
thang đo bằng phân tích EFA
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập
Thực hiện EFA lần 1 cho 23 biến quan sát, kết quả phân tích cho thấy hệ số
KMO=0.742 > 0.5 (phân tích các nhân tố là thích hợp với dữ liệu) Sig= 0.000 < 0.05,
giá trị Eigenvalues = 1.157 (>1) chứng tỏ có mối tương quan giữa 23 biến và thích hợp
sử dụng trong phân tích này. Tuy nhiên, biến CSTD6: “NH có lãi suất rất cạnh tranh
so với mặt bằng chung” có hệ số tải nhân tố < 0.5, nên sẽ bị loại và cho các biến còn
lại xoay thêm một vòng Varimax.
Thực hiện EFA lần 2 sau khi loại biến CSTD6 ( do điều kiện để thang đo đạt
giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố - Factor Loading-
phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố với cỡ mẫu nhỏ hơn 350), kết quả phân
tích cho thấy hệ số KMO=0.734 trích được 7 nhân tố với tổng phương sai trích là
71.236% > 50%, hệ số tải nhân tố > 0.5, giá trị Eigenvalues = 1.156, sự khác biệt về
hệ số tải nhân tố giữa các yếu tố đều lớn hơn 0.3. Kết quả này cho thấy các biến quan
sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau.
48
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7
CSTD3 .824
CSTD1 .814
CSTD4 .764
CSTD2 .586
NNK2 .891
NNK1 .871
NNK3 .810
PTTN1 .859
PTTN2 .837
PTTN3 .798
CVTD2 .868
CVTD1 .831
CVTD3 .777
CSVC2 .853
CSVC3 .771
CSVC1 .768
KH2 .811
KH3 .777
KH1 .654
SPCV2 .829
SPCV3 .758
SPCV1 .720
Tổng phương sai trích = 71.236% Sig = 0.000
KMO = 0.734 Initial Eigenvalues = 1.156
Bảng 4.2: Hệ số tải sau khi phân tích nhân tố biến độc lập
( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
49
Dựa vào kết quả phân tích EFA ta thấy có 22 biến đạt yêu cầu và được trích
thành 7 nhân tố, hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5 nên các biến
quan sát đều quan trọng với các nhân tố. Khác biệt về hệ số tải nhân tố của một biến
quan sát giữa các nhân tố đều lớn hơn 0.3 nên đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân
tố.
Bảy nhân tố được xác định có thể được mô tả như sau:
- Nhân tố 1: gồm 4 biến quan sát
 Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh (CSTD3)
 Thủ tục vay vốn đơn giản (CSTD1)
 Thời gian giải ngân hợp lý (CSTD4)
 Hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng (CSTD2)
Các yếu tố này cấu thành nhân tố “ Chính sách tín dụng”. Các biến quan sát đều có
hệ sôa tải lớn hơn 0.5 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa. Kiểm định độ
tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số
Cronbach’s Alpha=0.788 và việc xóa bớt các biến sẽ làm giảm độ tin cậy của nhân tố.
Vì thế các biến quan sát trong nhân tố đều được sử dụng
- Nhân tố 2: gồm 3 biến quan sát
 Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (NNK3)
 Các thủ tục hành chính gây mất quá nhiều thời gian (NNK1)
 Chính sách Nhà nước ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (NNK2)
Các yếu tố này cấu thành nhân tố “ Nguyên nhân khác”. Qua kết quả kiểm định độ
tin cậy thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát là 0.859. Vì thế mà
nhân tố này đủ độ tin cậy để sử dụng trong việc phân tích.
- Nhân tố 3: gồm 3 biến quan sát
 Ngân hàng có nhiều phương thức trả nợ linh hoạt (PTTN1)
 Phần lớn khách hàng doanh nghiệp chỉ vay ngắn hạn ( PTTN2)
 Hình thức trả góp áp dụng hầu hết vào các sản phẩm cho vay ( PTTN3)
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...Thu Vien Luan Van
 
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp VietbankBáo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbankluanvantrust
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
 
Hoàn thiện Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Hoàn thiện Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!Hoàn thiện Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Hoàn thiện Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
 
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp VietbankBáo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAYBáo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
 
Đề tài: Nâng cao cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Nâng cao cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Nâng cao cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Nâng cao cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 

Similar to CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN P...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN P...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN P...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN P...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH...
 ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH... ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZA...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZA...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
De tai thuc trang quan tri nhan luc tai cong ty co phan xay dung minh phuong
De tai thuc trang quan tri nhan luc tai cong ty co phan xay dung minh phuongDe tai thuc trang quan tri nhan luc tai cong ty co phan xay dung minh phuong
De tai thuc trang quan tri nhan luc tai cong ty co phan xay dung minh phuongtailieufileword .com
 
Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tai công ty xây dựng
Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tai công ty xây dựngKế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tai công ty xây dựng
Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tai công ty xây dựngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...OnTimeVitThu
 

Similar to CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 (20)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
 
Đề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCH
Đề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCHĐề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCH
Đề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCH
 
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN P...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN P...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN P...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN P...
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH...
 ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH... ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH...
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHẤP CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHẤP CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHẤP CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHẤP CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI - TẢI FREE QUA ZALO: 093 45...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI - TẢI FREE QUA ZALO: 093 45...GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI - TẢI FREE QUA ZALO: 093 45...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI - TẢI FREE QUA ZALO: 093 45...
 
Đề tài nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng, ĐIỂM 8
Đề tài  nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng, ĐIỂM 8Đề tài  nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng, ĐIỂM 8
Đề tài nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng, ĐIỂM 8
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZALO: 093 4...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZALO: 093 4...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZALO: 093 4...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZALO: 093 4...
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZA...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZA...
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANKHoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB).docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB).docx
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
 
Đề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOT
Đề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOTĐề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOT
Đề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOT
 
De tai thuc trang quan tri nhan luc tai cong ty co phan xay dung minh phuong
De tai thuc trang quan tri nhan luc tai cong ty co phan xay dung minh phuongDe tai thuc trang quan tri nhan luc tai cong ty co phan xay dung minh phuong
De tai thuc trang quan tri nhan luc tai cong ty co phan xay dung minh phuong
 
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
 
Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tai công ty xây dựng
Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tai công ty xây dựngKế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tai công ty xây dựng
Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tai công ty xây dựng
 
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Thị Thương Huyền Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tú Anh MSSV: 1211190162 Lớp: 12DTNH02 TP. Hồ Chí Minh, 2016
  • 2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Thị Thương Huyền Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tú Anh MSSV: 1211190162 Lớp: 12DTNH02 TP. Hồ Chí Minh, 2016
  • 3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và số liệu trong báo báo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2016 Tác giả (ký tên)
  • 4. iv LỜI CẢM ƠN Thực tập là khoảng thời gian quan trọng với mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường. Thông qua đó sinh viên sẽ được tiếp xúc với kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đó một cách linh hoạt, sáng tạo và thức tế. Mặt khác, nó còn tạo điều kiện rèn luyện tác phong làm việc sau này. Tôi đã được trải nghiệm đợt thực tập tại môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, hòa đồng và cởi mở. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả anh chị tại Ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ cho tôi thuận lợi hoàn thành đợt thực tập này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Phan Thị Thương Huyền- người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành “Luận văn tốt nghiệp”. Với nhận thức và khả năng còn hạn chế, bài luận này sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sẽ nhận được sự đóng góp, bổ sung, sửa chữa của quý thầy cô để nội dung bài luận văn hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn rất nhiều! Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 ( SV ký và ghi rõ họ tên)
  • 5. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT PGD Phòng giao dịch NHTM Ngân hàng thương mại OCB Ngân hàng Phương Đông TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh KH Khách hàng NHTW Ngân hàng Trung ương NH Ngân hàng SXKD Sản xuất kinh doanh
  • 6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng OCB giai đoạn 2013 – 2015 ........................................................................................................................................6 Bảng 3.1: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu..............................................32 Bảng 4.1: Thống kê thông tin đặc điểm của mẫu.........................................................37 Bảng 4.2: Hệ số tải sau khi phân tích nhân tố biến độc lập..........................................47 Bảng 4.3: Hệ số tải nhân tố hoạt động cho vay tại Chi nhánh TPHCM ......................51 Bảng 4.4: Kết quả phân tích tương quan Pearson ........................................................54 Bảng 4.5: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng hoạt động cho vay ngắn hạn......52 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định F.....................................................................................53 Bảng 4.7: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến...........................................................56 Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ...............................................................57 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM .................8 Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu khảo sát ....................................................................25 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ban đầu........................................................................30 Biểu đồ 4.1: Giới tính mẫu nghiên cứu ........................................................................38 Biểu đồ 4.2: Chức vụ mẫu nghiên cứu.........................................................................38 Biểu đồ 4.3: Thời gian làm việc của mẫu nghiên cứu..................................................38 Biểu đồ 4.4: Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu.....................................................38
  • 7. vii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1 1.1. Giới thiệu khóa luận .............................................................................................1 1.1.1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1 1.1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................1 1.1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................1 1.1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ........................................................................2 1.1.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2 1.1.6. Kết cấu đề tài....................................................................................................2 1.2. Giới thiệu tổng quan đơn vị thực tập....................................................................3 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển....................................................................3 1.2.2. Giới thiệu Chi nhánh thực tập..........................................................................6 1.2.3. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh TPHCM .................................................................7 1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ...............................................................8 1.2.5. Các dịch vụ của Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh TPHCM.......9 1.2.5.1. Đối với khách hàng cá nhân.....................................................................9 1.2.5.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp .........................................................10 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY NGẮN HẠN........................13 2.1. Hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại.......................................................13 2.1.1. Khái niệm.......................................................................................................13 2.1.2. Đặc điểm ........................................................................................................13 2.1.3. Vai trò ............................................................................................................13 2.1.3.1. Đối với nền kinh tế .................................................................................13 2.1.3.2. Đối với khách hàng.................................................................................14 2.1.3.3. Đối với Ngân hàng..................................................................................14 2.1.4. Các hình thức cho vay....................................................................................14 2.1.4.1. Phân loại theo thời hạn cho vay..............................................................14 2.1.4.2. Phân loại theo mục đích vay...................................................................15 2.1.4.3. Phân loại theo mức độ tín nhiệm với khách hàng...................................15
  • 8. viii 2.1.4.4. Phân loại theo phương pháp hoàn trả .....................................................16 2.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn ..................................................................................16 2.2.1. Khái niệm.......................................................................................................16 2.2.2. Đặc điểm ........................................................................................................16 2.2.3. Các loại rủi ro cho vay...................................................................................17 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTM ....................17 2.3.1. Chính sách tín dụng.............................................................................................18 2.3.2. Sản phẩm cho vay................................................................................................18 2.3.3. Chuyên viên tín dụng...........................................................................................18 2.3.4. Cơ sở vật chất ......................................................................................................19 2.3.5. Năng lực của khách hàng.....................................................................................19 2.3.6. Phương án sản xuất kinh doanh...........................................................................19 2.3.7. Tài sản đảm bảo...................................................................................................20 2.3.8. Môi trường kinh tế...............................................................................................20 2.3.9. Môi trường tự nhiên.............................................................................................20 2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM ......................................21 2.4.1. Tỷ lệ tổng doanh số vay trên vốn huy động...................................................21 2.4.2. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động.......................................................................21 2.4.3. Hệ số thu nợ ...................................................................................................21 2.4.4. Vòng quay vốn tín dụng.................................................................................21 2.4.5. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ...................................................................22 2.5. Mô hình hồi quy tuyến tính bội..............................................................................22 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................25 3.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................25 3.1.1. Thu thập dữ liệu.............................................................................................25
  • 9. ix 3.1.2. Nghiên cứu định tính .....................................................................................25 3.1.3. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................26 3.1.3.1. Nghiên cứu sơ bộ định lượng .................................................................26 3.1.3.2. Nghiên cứu chính thức............................................................................26 3.2. Xác định mẫu nghiên cứu.......................................................................................26 3.3. Thiết kế mô hình.....................................................................................................29 3.3.1. Mô hình và một số giả thuyết đặt ra cho mô hình nghiên cứu ban đầu.........29 3.3.2. Giới thiệu mô hình nghiên cứu ......................................................................31 3.3.3. Xây dựng thang đo.........................................................................................33 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................36 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu......................................................................................37 4.1.1. Giới tính........................................................................................................38 4.1.2. Chức vụ.........................................................................................................38 4.1.3. Thời gian làm việc........................................................................................38 4.1.4. Trình độ học vấn...........................................................................................39 4.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo ..................................................................................39 4.2.1. Kiểm tra độ tin cậy thang đo biến độc lập .....................................................40 4.2.1.1. Về phương thức trả nợ .............................................................................40 4.2.1.2. Về sản phẩm cho vay ...............................................................................41 4.2.1.3. Về chính sách tín dụng.............................................................................41 4.2.1.4. Về chuyên viên tín dụng ..........................................................................43 4.2.1.5. Về khách hàng..........................................................................................44 4.2.1.6. Về cơ sở vật chất......................................................................................44 4.2.1.7. Về nguyên nhân khác...............................................................................45 4.2.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc.................................................46
  • 10. x 4.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá ( EFA) ................................47 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập........................................47 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc..........................................51 4.4. Mô hình hồi quy bội ...............................................................................................52 4.4.1. Kiểm định giá trị độ phù hợp........................................................................53 4.4.2. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội .....................................................57 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .........................................................................................59 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG- CHI NHÁNH TP.HCM.....58 5.1. Kết luận...................................................................................................................60 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông- Chi nhánh TP.HCM..............................................................................................................60 5.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng ....................................................................60 5.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...........................................................61 5.2.3. Nâng cao hiệu quả quy trình thẩm định........................................................62 5.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu hồi nợ ...........................................62 5.2.5. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng ...................................................................62 5.2.6. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng..............................................................62 5.2.7. Đẩy mạnh hoạt động Marketing...................................................................63 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................65 PHỤ LỤC
  • 11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu khóa luận: 1.1.1. Lý do chọn đề tài: Xuất phát từ quan hệ cung- cầu của xã hội, Ngân hàng đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, từ hình thái sơ khai là những chiếc bàn hay cửa hiệu nhỏ ở trung tâm ven đường phục vụ việc đổi tiền của khách du lịch, trở thành định chế tài chính cung cấp đa dạng các dịch vụ khác nhau, thực hiện chức năng chủ yếu chuyển tiền từ nơi thừa đến nơi thiếu, đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả. Tín dụng luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng, trong đó không thể không đề cập đến phần đóng góp của hoạt động cho vay ngắn hạn. Dù vậy nhưng cho vay ngắn hạn luôn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài lẫn bên trong làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại. Tìm hiểu và phân tích những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến Ngân hàng chính là lý do tôi chọn đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.1.2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh - Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh - Tìm hiểu, phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh 1.1.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Các nhân tố tác động là gì? - Nó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của Ngân hàng - Quy trình thực hiện:
  • 12. 2 1.1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh - Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng hoạt động cho vay ngắn hạn 1.1.5. Phương pháp nghiên cứu: - Kết hợp những kiến thức có được trong quá trình học hỏi và thực tập tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, đề tài đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp định tính - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu liên quan đến thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh qua 3 năm gần nhất ( 2013- 2014- 2015) - Khảo sát thực tế: phỏng vấn nhân viên tại chi nhánh thực tập về ảnh hưởng của các nhân tố tác động - Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 1.1.6. Kết cấu đề tài: Nội dung khóa luận tốt nghiệp gồm năm chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về cho vay ngắn hạn Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Bước 1 • Nêu các vấn đề cần nghiên cứu và các giả thuyết Bước 2 • Thiết lập mô hình Bước 3 • Thu thập, xử lý số liệu Bước 4 • Ước lượng các tham số Bước 5 • Phân tích, kiểm định mô hình
  • 13. 3 Chương 4: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh và kết quả mô hình Chương 5: Kết luận và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh 1.2. Giới thiệu tổng quan về đơn vị thực tập 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG Tên tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt : NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG hoặc OCB Hội sở chính : số 45 Lê Duẩn, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam Giấy phép hoạt động: số 0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do NHNN VN cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: số 059700 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp. HCM cấp Điện thoại: (84-8) 38 220 960- 38 220 961 Fax : (84-8) 38 220 963 Website : www.ocb.com.vn Logo : Ý nghĩa logo: Lodo được lấy ý tưởng từ đồng tiền cổ và khái niệm Vuông – Tròn đầy ý nghĩa nhưng được thiết kế cách điệu khéo léo bằng những đường nét năng động, tinh tế, đậm tính sáng tạo để trở thành một tổng thể hài hòa và hiện đại. Đồng tiền cổ hình tròn được hợp thành từ bốn mảnh ghép mang hình dáng của những con sóng chuyển động không ngừng, vừa tượng trưng cho hình ảnh đồng tiền thường được sử dụng trong Ngân hàng, sự thịnh vượng, sự viên
  • 14. 4 mãn, thịnh vượng và niềm tin trọn vẹn mà OCB mang đến cho khách hàng, vừa gợi liên tưởng đến sự hợp nhất bốn giá trị cốt lõi của Ngân hàng là “ Chủ động sáng tạo – Tốc độ - Chuyên nghiệp – Gắn kết và thân thiện” Slogan : “Niềm tin và thịnh vượng” Tầm nhìn: trở thành Ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Giá trị cốt lõi : “ Khách hàng là trọng tâm” Đối tác chiến lược: BNP Paribas( Pháp) Vốn điều lệ : 4.000 tỷ đồng Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) được thành lập từ ngày 10/06/1996. Qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển, OCB đã dần khẳng định được vị thế và uy tín trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam với nhiều thành tựu vượt bậc, cụ thể: - Tổng tài sản : 42.600 tỷ đồng ( tăng 150 lần) - Tổng nhân sự: 2.500 người ( tăng trên 35 lần) - Mạng lưới hoạt động: trên 100 điểm, hiện diện hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước Những cột mốc phát triển quan trọng của OCB: - 13/04/1996: được Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam cấp giấy phép hoạt dộng - 13/12/2001: khai trương chi nhánh và phòng giao dịch đầu tiên ( CN Bến Thành, PGD Hàm Nghi) - 08/2002: gia nhập Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) - 14/01/2003: sáp nhập thêm Ngân hàng TMCP Tây Đô (Tp. Cần Thơ)
  • 15. 5 - 2004: tham gia Liên minh dịch vụ thẻ Vietcombank, hệ thống chuyển tiền nhanh Western Union, liên kết với Sacombank trong một số lĩnh vực hoạt động ngân hàng - 06/06/2005: phát hành thẻ Lucky Oricombank - 2007: BNP Paribas chính thức trở thành đối tác chiến lược của OCB - 19/12/2008: ký kết hợp đồng triển khai Hệ thống Ngân hàng lõi với Temenos AG( Thụy Sỹ) - 16/09/2009: ký hợp đồng chính thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với Emst & Young Việt Nam - 06/11/2009: ký kết hợp đồng quản lý số cổ đông với Công ty CP Chứng khoán Phương Đông (ORS) - 05/2010: triển khai thành công và đưa vào sử dụng dự án Hệ thống Ngân hàng cốt lõi( CBS)- T24- dự án quan trọng giúp OCB giao dịch trực tuyến mọi giao dịch về tiền gửi… - 2011: BNP Paribas nâng tỷ lệ vốn góp tại OCB lên 20%; được tổ chức tín dụng hàng đầu JICA cấp hạn mức tín dụng; IFC (World Bank) cấp 20 triệu USD hạn mức tài trợ thương mại - 2013: đột phá trong hành trình thực thi chiến lược trở thành Ngân hàng đa năng dẫn đầu về dịch vụ Ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp SMEs tại VN - Năm 2014: Top 50 doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng - Năm 2015: TOP Brand- Nhãn hiệu thương hiệu hàng đầu Việt Nam ,Nhóm Ngân hàng tốt nhất Việt Nam …
  • 16. 6 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch của 2015 so với 2014 Chênh lệch của 2014 so với 2013 tài sản 49.455 39.095 32.795 26.4% 19.2% huy động 43.911 34.685 28.514 26.6% 21.6% dư nợ tín dụng 28.823 24.079 20.646 19.7% 16.6% Lợi nhuận trước thuế 267 tỷ 281 321 (0.05%) (12.5%) Nợ xấu 1.9% 3% 2.9% Vốn điều lệ 4500 3.547 3.234 Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng OCB giai đoạn 2013-2015 (Đơn vị tính: tỷ đồng) ( Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng OCB các năm 2013, 2014,2015) Qua bảng số liệu trên, nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phương Đông trong 3 năm qua (2013-2015) khá ổn định và hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra trong cuộc họp Hội đồng quản trị. - Tổng tài sản đạt 49.455 tỷ đồng, tăng 26.4% so với năm 2014, tăng 51% so với năm 2013 - Huy động vốn đạt 43.911 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2014 - Tỷ lệ nợ xấu giảm gần một nửa so với năm 2014 (1.9% và 3%) 1.2.2. Giới thiệu Chi nhánh thực tập: - Ngân hàng Phương Đông- SGD Tp.HCM ra đời theo quyết định thành lập 2744/QĐ-NHNN ngày 26/11/2007 của Thống đốc NHNN và mã số sở giao dịch 0300852005-015 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp ngày 16/05/2008.
  • 17. 7 Sở giao dịch Tp.HCM hoạt động theo ủy quyền của Ngân hàng Phương Đông- Hội sở chính tại 45 Lê Duẩn, quận 1, Tp.HCM -26/11/2007- 17/11/20110: hoạt động tại 45 Lê Duẩn, quận 1,Tp.HCM - 17/11/2010: dời về 172-174 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp.HCM -23/05/2014- nay: hoạt động tại Cao ốc 123, 123- 127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, Tp.HCM( một phần tầng trệt và tầng 7) - Điện thoại: (08) 39.301.538 - Fax: (08) 39.301.542 - Bao gồm 5 đơn vị trực thuộc( các phòng giao dịch- PGD)  PGD Tú Xương: 21A Tú Xương, phường 7, quận 3, Tp.HCM  PGD Nguyễn Thái Bình: 194 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, Tp.HCM  PGD Đồng Khởi: 8 Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3, Tp.HCM  PGD Nguyễn Văn Trỗi: 157 Nguyễn Văn Trỗi, phường 11, quận Phú Nhuận, Tp.HCM  PGD Bạch Đằng: 246B - 246E Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh, Tp.HCM 1.2.3. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Tp.HCM:
  • 18. 8 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (Nguồn: Thông tin nội bộ Chi nhánh TP.HCM) 1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: - Giám đốc chi nhánh: là người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của chi nhánh theo đúng pháp luật, đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Phương Đông. Giúp Giám đốc có Phó giám đốc và các bộ phận phòng ban, bộ phận nghiệp vụ chi nhánh hoạt động theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc chi nhánh, bao gồm: - Bộ phận hành chính quản trị: thực hiện công tác hành chính quản trị của chi nhánh như quản lý con dấu, quản lý các văn bản tài liệu, đảm bảo cho hệ thống thông tin liên lạc trong nội bộ trụ sở chi nhánh và giữa trụ sở với các phòng giao dịch, giữa chi nhánh với hội sở chính… tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về những vấn đề liên quan đến công tác hành chính quản trị như tiếp đón khách, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, công cụ lao động, bảo đảm trang thiết bị, môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên( văn thư, đội xe, bảo vệ…). -Phòng dịch vụ khách hàng: là đại diện của Ngân hàng, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tuân thủ theo các chính sách quy trình chính sách của OCB, kết hợp với “Khách hàng doanh nghiệp” thực hiện các nghiệp vụ phát sinh. Hệ thống các phòng giao dịch Giám đốc Bộ phận hành chính quản trị Phòng dịch vụ khách hàng Khách hàng doanh nghiệp Phó giám đốc
  • 19. 9 - Khách hàng doanh nghiệp: chịu trách nhiệm về thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển mối quan hệ với khách hàng; tiếp thị, hỗ trợ và bán sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp; trực tiếp thẩm định các dự án, phương án kinh doanh, định giá các tài sản bảo đảm nợ vay và các khách hàng doanh nghiệp theo đúng quy định, quy trình của OCB. - Các phòng giao dịch: là bộ phận phụ thuộc chi nhánh, có địa điểm hoạt động độc lập, hạch toán sổ sách và có con dấu riêng. Đứng đầu Phòng giao dịch là Trưởng phòng giao dịch do Giám đốc chi nhánh bổ nhiệm. Phòng giao dịch có chức năng và nhiệm vụ thực hiện một số giao dịch với khách hàng theo quy định như nhận tiền gửi, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho vay theo một số hạn mức và đối tượng nhất định. 1.2.5. Các dịch vụ của Ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Tp.HCM: 1.2.5.1. Đối với khách hàng cá nhân: - Tiền gửi:  Tiền gửi thanh toán  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn  Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn  Kế hoạch tài chính - Cho vay  Cho vay có tài sản thế chấp: ho vay mua ô tô đã qua sử dụng; Cho vay mua xe ô tô- vay thế chấp; Cho vay mua nhà, căn hộ trả góp; Cho vay trả góp mua nhà/ căn hộ; Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà; Cho vay sản xuất kinh doanh; Cho vay tiêu dung; Cho vay du học; Cho vay thế chấp chứng khoán niêm yết; Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do OCB phát hành; Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do TCTD khác phát hành…  Cho vay không có tài sản thế chấp: cho vay tiêu dùng tín chấp Cán bộ nhân viên - Thẻ:  Thẻ nội địa  Thẻ quốc tế - Ngân hàng điện tử:
  • 20. 10  OCB – Online  OCB – Mobile  OCB – SMS - Dịch vụ  Dịch vụ chuyển tiền  Dịch vụ thu hộ  Dịch vụ khác - Bảo hiểm:  Bảo an tín dụng  Bảo hiểm sức khỏe OCB Care  Bảo hiểm giao dịch gian lận thẻ tín dụng quốc tế OCB  Bảo hiểm xe ô tô  An tâm hưng thịnh 1.2.5.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp: - Tài khoản doanh nghiệp  Tiền gửi thanh toán  Tiền gửi có kỳ hạn  Tiền gửi chuyên dùng - Cho vay  Tài trợ vốn ngắn hạn  Bao thanh toán  Tài trợ vốn trung dài hạn  Tài trợ theo chương trình đặc biệt - Bảo lãnh - Dịch vụ thanh toán quốc tế  Nhập khẩu  Xuất khẩu - Tài trợ thương mại  Tài trợ xuất khẩu  Tài trợ nhập khẩu
  • 21. 11  Tài trợ theo chương trình IFC - Quản lý dòng tiền:  Dịch vụ quản lý khoản phải thu  Dịch vụ quản lý khản phải trả  Sản phẩm gói  Quản lý thanh khoản  Quản lý ngân quỹ Chi nhánh cung cấp đầy đủ các sản phẩm, hoạt động kinh doanh giống như tại Hội sở và các Chi nhánh khác. Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phân chia nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban giúp Chi nhánh tiến hành hoạt động dễ dàng hơn, nhân viên có thể chuyên tâm phát triển tại vị trí mình được phân công, đem lại hiệu quả cao nhất. Hệ thống 5 phòng giao dịch trực thuộc trước là để mang Ngân hàng đến gần hơn với KH, phục vụ cho người dân, sau là nâng cao doanh số. Những dịch vụ Chi nhánh cung cấp đa dạng, đồng bộ với sản phẩm trên Hội sở, đáp ứng cao nhất nhu cầu của KH cá nhân cũng như KH doanh nghiệp trong khu vực, hoàn toàn cạnh tranh so với những Ngân hàng khác.
  • 22. 12 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Thông qua chương 1, tác giả đã nêu rõ lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu, đối tượng cùng phạm vi nghiên cứu đề tài. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu về Ngân hàng Phương Đông và Chi nhánh thực tập, giúp người đọc có một cái nhìn tổng quan. Từ đó làm tiền đề để nghiên cứu chương 2: “ Cơ sở lý thuyết về cho vay ngắn hạn”.
  • 23. 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY NGẮN HẠN 2.1. Hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại: 2.1.1. Khái niệm: Trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 284/2000/QĐ/NHNN ngày 25/8/2000 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho vay được định nghĩa như sau : “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của Ngân hàng, để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ. Đối với hầu hết khách hàng, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân, ngân hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có rẻ nhất và linh hoạt nhất. 2.1.2. Đặc điểm: Hoạt động cho vay có những đặc điểm sau: - Cho vay là sự chuyển nhượng có thời hạn: Ngân hàng là trung gian tài chính “ đi vay để cho vay”, nên mọi khoản cho vay đều phải có thời hạn đảm bảo cho Ngân hàng hoàn trả nguồn vốn huy động. Thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì người vay mới có điều kiện trả nợ đúng hạn. - Cho vay phải dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả lãi và gốc với cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện khi đến hạn: có như vậy mới bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. 2.1.3. Vai trò: 2.1.3.1. Đối với nền kinh tế: Vai trò kinh tế cơ bản của hoạt động cho vay của Ngân hàng là luân chuyển vốn từ những người ( cá nhân, hộ gia đình, công ty và Chính phủ) có nguồn vốn thặng dư đến những người thiếu. Nếu không có Ngân hàng thì việc luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế sẽ “ách tắc”. Kênh luân chuyển vốn qua Ngân hàng có ý nghĩa rất lớn, thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế.
  • 24. 14 Hoạt động cho vay phân bố hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế. Thông qua hoạt động cho vay mà vốn từ những người thiếu các dự án đầu tư hiệu quả được chuyển tới những người có dự án đầu tư hiệu quả hơn nhưng thiếu vốn. Kết quả kinh tế tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, tăng năng suất lao động. Thông qua khoản vay vào những ngành, nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy phát triển ngành nghề đó, hình thành cơ cấu hiện đại, hợp lý và hiệu quả. Ngoài ra, cho vay còn góp phần lưu thông tiền tệ, hàng hóa, điều tiết thị trường, kiểm soát giá trị đồng tiền, thúc đẩy mở rộng giao lưu kinh tế giữa các nước. Hoạt động cho vay của Ngân hàng mang lại nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập và lãi từ ủy thác vốn đầu tư Chính phủ, là kênh truyền tải vốn tài trợ Nhà nước đến nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội. 2.1.3.2. Đối với khách hàng: Hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho khách hàng với các ưu điểm như an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, dễ tiếp cận và có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn lớn, cùng nhu cầu đa dạng. Hoạt động cho vay của Ngân hàng giúp nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, mở rộng sản xuất; các cá nhân có đủ khả năng tài chính để trang trải các khoản chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống. 2.1.3.3. Đối với Ngân hàng: Hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Dù tỷ trọng của hoạt động cho vay có xu hướng giảm nhưng vẫn là nghiệp vụ quan trọng nhất đối với mỗi Ngân hàng. Thông qua hoạt động cho vay, Ngân hàng đa dạng hóa được danh mục tài sản có, mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như: thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn… 2.1.4. Các hình thức cho vay: 2.1.4.1. Phân loại theo thời hạn cho vay: - Cho vay ngắn hạn: các khoản vay có thời hạn dưới một năm. Đối với khách hàng cá nhân, các khoản vay thực hiện theo hình thức cho vay từng lần hoặc phát hành thẻ tín dụng. Đối với khách hàng doanh nghiệp thì có thể thông qua hình thức cho vay từng
  • 25. 15 lần hoặc cấp hạn mức tín dụng. Các khoản vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn cho vay trung dài hạn do lãi suất thấp hơn và thời hạn ngắn hơn. - Cho vay trung dài hạn: thời hạn cho vay từ trên một năm đến năm năm với khoản vay trung hạn, từ trên năm năm với các khoản vay dài hạn. Các khoản vay này thường có giá trị lớn, dùng để mua sắm đất đai, nhà cửa, mua sắm thiết bị hoặc đầu tư xây dựng. Do rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn nên cho vay trung dài hạn yêu cầu lãi suất cao hơn và thường dùng tài sản cố định làm tài sản đảm bảo. 2.1.4.2. Phân loại theo mục đích vay: - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa - Tín dụng bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ - Tín dụng công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ - Tín dụng nông nghiệp: là loại tín dụng trang trải các chi phí sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc…) - Tín dụng tiêu dùng: dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ( mua sắm nhà cửa, xe…). Tín dụng tiêu dùng được thể hiện bằng hình thức tiền hoặc bán chịu hàng hóa, việc cấp tín dụng bằng tiền thường do ngân hàng, quỹ tiết kiệm, các tổ chức tín dụng khác cung cấp. Ngoài ra, còn có hình thức tín dụng được biểu hiện dưới hình thức bán trả góp do các công ty, cửa hàng thực hiện. 2.1.4.3. Phân loại theo mức độ tín nhiệm với khách hàng: - Tín dụng không đảm bảo: là tín dụng không có tài sản thế chấp, chỉ cho vay đối với những khách hàng quen thuộc, được tín nhiệm, có nguồn vốn mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định có lời hoặc những đối tượng do Chính phủ quy định. - Tín dụng có đảm bảo: là tín dụng có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc được bảo lãnh của chính bên vay hoặc tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản được thế chấp, cầm cố bởi bên thứ ba
  • 26. 16 2.1.4.4. Phân loại theo phương pháp hoàn trả: - Tín dụng trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay theo định kỳ, thường áp dụng với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Loại hình này rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp. - Tín dụng phi trả góp: là loại tín dụng mà vốn gốc được trả một lần khi đáo hạn - Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn trả nhiều lần theo khả năng trong thời hạn hợp đồng. Ngoài các hình thức trên, ngân hàng có thể cho vay theo các phương thức mà pháp luật không cấm, phù hợp với các quy định tại các Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay. Ví dụ như cho vay theo dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh... 2.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn: 2.2.1. Khái niệm: Cho vay ngắn hạn là việc Ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình cho các chủ thể có nhu cầu vay, thu hồi cả gốc và lãi trong thời hạn dưới 12 tháng. 2.2.2. Đặc điểm: Ngoài những đặc điểm chung của hoạt động cho vay, hoạt động cho vay ngắn hạn còn có những nét riêng biệt: - Rủi ro thấp: do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn hạn nên ít chịu ảnh hưởng không lường trước được của nền kinh tế - Thời gian hoàn vốn nhanh, số vòng quay vốn nhiều: nguồn vốn cho vay ngắn hạn thường dùng bù đắp cho những thiếu hụt trong ngắn hạn mang tính tạm thời, nên Ngân hàng sẽ sớm thu hồi được những khoản vay và tiếp tục sử dụng vốn cho vay, gia tăng số vòng quay vốn của mình. - Lãi suất thấp: do thời hạn vay ngắn, rủi ro thấp nên lãi suất cho vay ngắn hạn không cao như cho vay trung dài hạn - Hình thức cho vay phong phú: để đáp ứng nhu cầu của đa dạng của khách hàng, góp phần phân tán rủi ro, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, Ngân hàng không ngừng phát triển các hình thức cho vay ngắn hạn.
  • 27. 17 2.2.3. Các loại rủi ro cho vay: - Nợ quá hạn: là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn trả nợ như thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Chỉ tiêu này ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng, ảnh hưởng đến chi phí gia tăng làm giảm thu nhập của Ngân hàng. - Nợ khó đòi: là khoản nợ quá hạn đã qua một kỳ gia hạn nợ. Những khoản nợ này ngân hàng phải có những biện pháp thích hợp để thu lại tiền vay sao cho hợp lý nhất. Bởi vì các khoản nợ này hi vọng thu lại tiền là khó, lúc này khả năng chi trả của khách hàng ngày càng hạn hẹp. Loại nợ này chứa đựng rủi ro cao và thường mang lại tổn thất cho ngân hàng. - Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro do sự biến động của yếu tố tiền tệ. Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng lên, dẫn đến chi phí của ngân hàng tăng lên, trong khi thu nhập ở tài sản dài hạn vẫn giữ nguyên, nên thu nhập sẽ không bù đắp chi phí kinh doanh, ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng. Ngoài ra, rủi ro lãi suất cũng có thể xảy ra do trình độ thấp kém bị thua thiệt trong việc cạnh tranh lãi suất thị trường, hoặc do yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãi suất như cung cầu, yếu tố thị trường… , khi nhà nước có quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm xuống trong khi tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn trả. Như vậy lãi suất cho vay bị giảm thấp nhưng phần trả lãi cho những khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảm tương ứng dẫn đến rủi ro lãi suất. - Rủi ro tỷ giá: là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ. Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau, do tác động của nền kinh tế chính trị các nước. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTM: Các nhân tố ảnh hưởng được xác định chủ yếu xuất phát từ ba nguồn: - Từ phía ngân hàng: chính sách tín dụng, sản phẩm cho vay, chuyên viên tín dụng - Từ phía khách hàng: năng lực của khách hàng, phương án SXKD, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo. - Ngoài ra còn có các yếu tố khác: tình hình kinh tế xã hội, môi trường pháp lý
  • 28. 18 2.3.1. Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. . Chính sách tín dụng bao gồm các quy định của ngân hàng về hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, chính sách lãi suất, các hạn mức kiểm soát rủi ro tín dụng, chính sách ưu đãi khách hàng, chính sách cạnh tranh… Chính sách tín dụng của ngân hàng thường thay đổi qua từng thời kì, phụ thuộc vào sự điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Trung Ương và khả năng, điều kiện của bản thân các ngân hàng. Khi chính sách tín dụng được nới lỏng: hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng được mở rộng, kỳ hạn của một khoản vay dài hơn, ngân hàng lại đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn nên chính sách ưu đãi khách hàng tốt, lãi suất phù hợp, hạn mức kiểm soát rủi ro không quá khắt khe…sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sử dụng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên trong một só trường hợp, nền kinh tế lại phát triển quá nóng, NHTW muốn kiềm chế sự phát triển đó hoặc tình hình các doanh nghiệp hoạt động kém, ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng tín dụng… thì chính sách tín dụng sẽ bi thắt chặt hơn, gây khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn ngân hàng của KH 2.3.2. Sản phẩm cho vay Nếu Ngân hàng phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ thuận tiện cho KH như: đa dạng hóa kì hạn vay vốn, có hình thức cho vay phù hợp với chu kì kinh doanh KH, đa dạng hóa hình thức bảo đảm tiền vay... thì KH sẽ nhận thấy những lợi ích khi vay vốn. Từ đó hoạt động cho vay sẽ phát triển và đạt hiệu quả tốt hơn. Để có được những sản phẩm cho vay phù hợp với từng đối tượng KH thì ngân hàng buộc phải quan tâm tìm hiểu, khảo sát để đưa ra danh mục dịch vụ phù hợp. 2.3.3. Chuyên viên tín dụng Chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng là nhân tố quyết định trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Thể hiện ở trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm ( thẩm định, đánh giá độ khả thi phương án SXKD, tính chân thực của dữ liệu...), khả năng giao tiếp, trách nhiệm với công việc, thái độ phục
  • 29. 19 vụ KH và đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên tín dụng. Chuyên viên tín dụng là hình ảnh của ngân hàng, KH đánh giá NH thông qua cách phục vụ của chuyên viên. Nếu chuyên viên tín dụng có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc, quan tâm đến KH, tạo sự tin tưởng,hài lòng thì đã tạo dựng sự ưa thích cũng như uy tín cho ngân hàng. Chuyên viên tín dụng cần phải có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế - xã hội, sự thay đổi của thị trường,... dự đoán trước những biến động có thể xảy ra, từ đó tư vấn cho KH. 2.3.4. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất ở đây được hiểu là trang bị của ngân hàng trên toàn hệ thống giao dịch: thiết kế, không gian, máy móc,... Ngân hàng có cơ sở vật chất hiện đại trước nhất là giúp nhân viên làm việc có hiệu quả hơn,tăng năng suất lao động; sau đó là gây ấn tượng tốt với KH, giảm thời gian chờ đợi. Đây cũng là yếu tố giúp NH thu hút thêm lượng người đến giao dịch. 2.3.5. Năng lực của khách hàng Năng lực của của KH có thể hiểu theo hai phương diện: năng lực sử dụng vốn vay hiệu quả, sau đó là năng lực tài chính để hoàn trả nợ vay cho NH. Nếu năng lực của KH quá yếu, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động thị trường, phân phối sản xuất, không theo kịp với quá trình đổi mới... thì sẽ dễ dàng bị thất bại, khó khăn hay thậm chí phá sản, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NH và ngược lại. 2.3.6. Phương án sản xuất kinh doanh Ngân hàng cho KH vay trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao, chứng minh được tính hiệu quả và thành công. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu KH có ý tưởng kinh doanh tốt đến mấy mà không xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh, đề ra những chính sách việc làm cụ thể, cách dự phòng xử lý khi có rủi ro... thì vẫn sẽ không được NH đáp ứng cho vay. Vì vậy, KH cần học cách tự xây dựng cho mình phương án sản xuất khả thi, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của NH.
  • 30. 20 2.3.7. Tài sản đảm bảo Để có thể vay vốn thì NH luôn yêu cầu KH phải có tài sản đảm bảo ( thế chấp, tín chấp) hay bảo lãnh của bên thứ ba. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay có nhiều tài sản của pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sở hữu. Tài sản cố định phần lớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ điều kiện để thế chấp. Như vậy, nếu cho vay đúng chế độ thì hầu hết các KH không đủ điều kiện, nên KH cần hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tai sản đảm bảo để tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn vay của NH. 2.3.8. Môi trường kinh tế Nền kinh tế là hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên bất kì sự biến đông của một hoạt động kinh tế nào cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc SXDK của những lĩnh vực còn lại. Môi trường kinh tế bao gồm những tác động chuyển biến của tình hình kinh tế chung trong từng lĩnh vực, từng ngành, từng địa phương, những thay đổi trong chính trị, pháp luật... Môi trường chính trị ổn định, môi trường pháp lý đồng bộ, nhất quán, tạo điều kiện thì những cá nhân, doanh nghiệp mới có thể mở rộng, nâng cao hiệu quả SXKD và mới có nhu cầu vay vốn NH. Thực tế trong từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau, Chính phủ thường có những sự điều chỉnh khác nhau về kinh tế, chính trị xã hội tác động đến hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp cũng như của NH. Vì vậy, KH và NH cần nhanh nhạy nắm bắt các thời cơ trong từng thời kỳ. Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin, là cầu nối giữa NH và KH. Đạo đức xã hội ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Nếu đạo đức xã hội không tốt, kèm theo kém hiểu biết về hoạt động NH sẽ làm giảm chất lượng tín dụng. 2.3.9. Môi trường tự nhiên Những biến động bất khả kháng trong môi trường tự nhiên ( thiên tai, lũ lụt, động đất, hỏa hoạn...) làm ảnh hưởng đến tình hình SXKD của KH, đặc biệt là những ngành liên quan đến lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp, gây khó khăn cho việc trả nợ, ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng
  • 31. 21 2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM: 2.4.1. Tỷ lệ tổng doanh số vay trên vốn huy động: Tỷ lệ này phản ánh phần trăm vốn huy động dùng để thực hiện cho vay đối với khách hàng. Giá trị tổng doanh số vay trên vốn huy động tiến gần đến 1 thể hiện hoạt động tín dụng hiệu quả, vì vốn huy động được sử dụng gần hết để cho vay. Nếu giá trị này lớn hơn 1 thì thể hiện điều ngược lại, ngân hàng hoạt động tín dụng không hiệu quả, vì ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn từ các nguồn vốn vay khác với lãi suất và rủi ro cao hơn. 2.4.2. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động: Tỷ lệ này thể hiện tính hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng cao, nên hoạt động tín dụng của ngân hàng chưa hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng thấp và có hoạt động tín dụng hiệu quả. 2.4.3. Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ, thể hiện được hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nếu chỉ số này càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng lớn, đây là một điều rất tốt đối với ngân hàng. 2.4.4. Vòng quay vốn tín dụng: ò ố í ụ Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng với các khoản vay của KH. Tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng càng cao, nguồn vốn vay của ngân hàng ít bị rủi ro hơn và ngược lại. 2.4.5. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
  • 32. 22 ỷ ệ ợ á ạ ê ổ ư ợ Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của NH đối với các khoản vay, nó thể hiện tính hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Nếu chỉ tiêu này cao thì hiệu quả tín dụng của NH kém, khả năng rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Nợ quá hạn bao gồm nợ nhóm 2, nợ nhóm 3, nợ nhóm 4, nợ nhóm 5. 2.5. Mô hình hồi quy tuyến tính bội: - Là mô hình với một biến phụ thuộc với hai hay nhiều biến độc lập - Mô hình hồi quy tuyến tính bội cho tổng thể: Yi = β0 + β1 X1i + β2 X2i + β3 X3i + β4 X4i +…+ βk Xki + εi Với: Yi : là biến phụ thuộc β0, β1, β2, β3,… βk: các hệ số hồi quy Xki: giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thứ i εi : sai số của hồi quy - Các vấn đề chính liên quan đến mô hình hồi quy tuyến tính bội: + Ý nghĩa của hệ số hồi quy trong mô hình: βk đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi Xk thay đổi một đơn vị, giữa các biến độc lập còn lại không thay đổi. + Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội: Hệ số xác định R2 điều chỉnh (Adjusted R square) được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. R2 điều chỉnh là hệ số thể hiện % sự biến thiên của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi biến độc lập (Xk ). + Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình, đặt giả thuyết: H0: β0 = β1 = β2 = β3 = … = βk (hay R2 = 0)
  • 33. 23 Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, kết luận kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của Y, điều này cũng có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính bội xây dựng phù hợp với tập dữ liệu.
  • 34. 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Để nắm rõ nguyên lý hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, tác giả đã tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, vai trò và các hình thức cho vay tại ngân hàng. Đồng thời, tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn, giới thiệu về mô hình hồi quy tuyến tính bội. Chương 2 tập trung vào những khái niệm, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay. Từ đó có cái nhìn tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM, cũng làm cơ sở cho các chương tiếp theo. Chương 3 tác giả sẽ trình bày về: “ Phương pháp nghiên cứu”
  • 35. 25 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu: Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu khảo sát 3.1.1. Thu thập dữ liệu: - Thu thập thập dữ liệu từ sách báo, internet, các đề tài nghiên cứu trước. - Thu thập thông tin về các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng: lãi suất, môi trường pháp lý, đối thủ cạnh tranh… - Lập bảng câu hỏi và khảo sát nhân viên ngân hàng cũng như những khách hàng đã và đang vay vốn tại ngân hàng, khách hàng cũng như những người liên quan qua thư điện tử 3.1.2. Nghiên cứu định tính: Thông qua phương pháp thảo luận, tham khảo và hỏi ý kiến chuyên gia nhằm xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn Chọn vấn đề Cơ sở lý thuyết Bản phỏng vấn lần 1 Nghiên cứu lý thuyết và mô hình SPSS Bản phỏng vấn lần 2 Khảo sát thử Điều chỉnh Bản phỏng vấn chính thức Nghiên cứu thực trạng Báo cáo
  • 36. 26 Tổng hợp lại ý kiến, tác giả nhận thấy có 7 nhân tố tác động chủ yếu là: Phương thức trả nợ, sản phẩm cho vay, chính sách tín dụng, chuyên viên tín dụng, khách hàng, cơ sở vật chất và nguyên nhân khác. 3.1.3. Nghiên cứu định lượng: 3.1.3.1. Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Được thực hiện thông qua cuộc phỏng vấn thử 30 khách hàng mục đích để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi và thông tin thu về. 3.1.3.2. Nghiên cứu chính thức: Được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp các khách hàng đã và đang vay vốn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM, nhân viên làm việc tại chi nhánh và khách hàng, những người liên quan trả lời qua thư điện tử. 3.2. Xác định mẫu nghiên cứu: Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất ( hay phi ngẫu nhiên). “ Lý do quan trọng khiến ng ời ta sử dụng ph ơng ph p chọn mẫu phi xác suất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian” (theo Cooper và Schindler, 1998). Việc xác định cỡ mẫu là bao nhiêu vẫn còn gây tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. MacCallum và đồng ác giả đã tóm tắt quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần cho phân tích nhân tố. Trong đó, Gorsuch (1983) và Kline ( 1979) đề nghị con số thích hợp là 100, còn Guilford ( 1954) cho rằng con số đó phải là 200. Comrey và Lee (1992) thì không đưa ra con số cố định mà đưa ra những con số khác nhau với những nhận định tương ứng: 100= tệ, 200= khá, 300= tốt, 500= rất tốt, 1000 hoặc hơn= tuyệt vời. Một số nhà nghiên cứu thì không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết kế trong nghiên cứu mà chỉ đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa ra trong phân tích nhân tố. Theo Gorsuch (trích bởi MacCallum và đồng tác giả, 1999) thì số lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến là thích hợp. Cùng cùng hướng suy
  • 37. 27 nghĩ đó, “ Cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần s biến trong phân tích nhân t ” (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008); “ Để có thể phân tích nhân t khám phá cần thu thập dữ liệu với kích th ớc mẫu ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát” (Hair & ctg, 1998). Nghiên cứu có 27 biến quan sát, vậy cần ít nhất là 135 mẫu. Tuy nhiên, để đạt được mức độ tin cậy cao trong nghiên cứu, cỡ mẫu trong nghiên cứu được chọn là 150 mẫu Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội * Phương pháp phân tích dữ liệu: Phần mềm SPSS 16 được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là: - Lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính như giới tính, chức vụ, số năm làm việc và trình độ học vấn - Cronbach alpha: phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). - Phân tích nhân tố khám phá EFA: Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Khi phân tích nhân tố khám phá cần chú ý một số điều kiện sau: - + Trị số KMO > 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’s < 0,05 ( Hair và cộng sự, 2006). + Phương pháp trích hệ số được sử dụng là Principal Components với phép xoay Varimax. Những nhân tố có Eigenvalue > 1 được giữ lại mô hình
  • 38. 28 (Gerbing & 34 Anderson, 1988). Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 0,5 (Gerbing & Anderson, 1988). Các biến quan sát có trọng số factor loading < 0,5 sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 2006). - Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội: Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, tiến hành dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội như kiểm tra phần dư chuẩn hoá, dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến thông qua kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF). Điều kiện để không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hồi quy thì các hệ số VIF <= 2. Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng - Khi phân tích hồi quy cần xem xét các điều kiện:  Số quan sát (cỡ mẫu) phải lớn hơn hệ số hồi quy ước lượng (=1 + số biến độc lập). với cỡ nghiên cứu lớn hơn nên hiển nhiên điều kiện này của nghiên cứu thỏa mãn.  Tất cả các giá trị quan sát của một biến không được giống nhau, phải có ít nhất một giá trị khác biệt. kiểm tra dữ liệu nghiên cứu cho kết quả phù hợp với điều kiện.  Các giá trị quan sát được cho và không ngẫu nhiên. Vì dữ liệu thu thập theo đánh giá và cảm nhận từ khách hàng sử dụng thẻ, nên dữ liệu nghiên cứu là được cho và không phải là được chọn ngẫu nhiên. Nên, hoàn toàn phù hợp.  Đa cộng tuyến (Multicplinearity): là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau và cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và khó tách ảnh hưởng của từng biến một. Đa cộng tuyến khiến cho việc diễn dịch kết quả có thể sai lầm vì nó làm đổi dấu kì vọng của các hệ số đi theo các biến độc lập. vì vây, chúng ta phải kiểm tra độ tương quan giữa các biến này để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. - Sau khi chạy mô hình hồi quy cần quan tâm đến những thông số:  Hệ số hiệu chỉnh: phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến. hệ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1. Vì sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập nên dùng hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình.
  • 39. 29 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao. Tuy nhiên, sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình thông qua kiểm định F.  Hệ số ý nghĩa (sig) trong kiểm định F (kiểm định ANOVA): Kiểm định F để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập dữ liệu gốc. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định < 0.05 thì ta có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu, nghĩa là tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc (bác bỏ giả thuyết , chấp nhận giả thuyết : có ít nhất một giá trị beta khác 0).  Hệ số sig trong kiểm định t: dựa vào bảng kiểm định hệ số hồi quy nếu hệ số sig <0.05 thì hệ số beta tương ứng sẽ được chọn để xem xét sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.  Hệ số Beta: hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số dựa trên mối quan hệ của chúng với biến phụ thuộc.  Hệ số Tolerance và VIF: Được sử dụng để đo lường tính tuyến tính và đa cộng tuyến, giá trị Tolerance của biến I (TOLi) là 1- với là hệ số khẳng định cho việc dự báo biến I bởi các biến độc lập khác. Khi giá trị Tolerance của một biến càng nhỏ thì biến này càng bị cộng tuyến với các biến độc lập khác. Cũng tương tự như hệ số Tolerance, như trên đã trình bày, hệ số phóng đại phương sai VIF (=1/TOL) cũng đo lường tính tuyến tính và đa cộng tuyến. Hệ số VIF càng gần 1 càng tốt và không quá 10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến. trong nghiên cứu này , sẽ sử dụng hệ số VIF <=2 và hệ số Tolerance >= 0.05 để đảm bảo không xảy ra đa cộng tuyến. 3.3. Thiết kế mô hình: 3.3.1. Mô hình và một số giả thuyết đặt ra cho mô hình nghiên cứu ban đầu: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM được nghiên cứu trong đề tài gồm những yếu tố xuất phát từ Ngân hàng, từ khách hàng và từ môi trường bên ngoài, bao gồm 7 yếu tố: Chính sách tín dụng, Phương pháp trả nợ, Chuyên viên tín dụng, Cơ sở vật chất, Khách hàng, Sản phẩm cho vay và Nguyên nhân khác
  • 40. 30 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ban đầu Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại OCB – Chi nhánh TP.HCM, tác giả đặt ra giả thuyết cho mô hình nghiên cứu: - Phương thức trả nợ: được đánh giá là càng linh hoạt thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác là phương thức trả nợ và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều. - Sản phẩm cho vay: được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác sản phẩm cho vay và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều. - Chính sách tín dụng: được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác chính sách tín dụng và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều - Chuyên viên tín dụng: : được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác chuyên viên tín dụng và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều - Cơ sở vật chất: : được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác cơ sở vật chất và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều Hoạt động cho vay ngắn hạn Chính sách tín dụng ( +) Phương thức trả nợ ( +) Chuyên viên tín dụng ( +) Cơ sở vật chất ( +) Khách hàng ( +) Sản phẩm cho vay ( +) Nguyên nhân khác ( - )
  • 41. 31 - Khách hàng: : được đánh giá càng tốt thì hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại. Hay nói cách khác khách hàng và hoạt động cho vay có quan hệ cùng chiều - Nguyên nhân khác: được đánh giá càng cao thì hoạt động cho vay càng thấp và ngược lại. Hay nói cách khác nguyên nhân khác và hoạt động cho vay có quan hệ ngược chiều 3.3.2. Giới thiệu mô hình nghiên cứu Mô hình được thu thập thông tin thông qua việc khảo sát 172 đối tượng là khách hàng đã và đang vay vốn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM, nhân viên làm việc tại chi nhánh và khách hàng, những người liên quan trả lời qua thư điện tử, cuối cùng thu được 150 phiếu đạt yêu cầu. Sau khi thu thập thông tin, sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM. Mô hình có dạng: HDCV= β0 + β1CSTD + β2 SPCV + β3 PTTN + β4CVTD + β5CSVC + β6KH + β7 NNK + ei Trong đó HDCV là biến phụ thuộc và các biến độc lập lần lượt là CSTD, NNK, PTTN, CVTD, KH, SPCV. Các biến được diễn giải cụ thể trong bảng sau:
  • 42. 32 STT Các chỉ tiêu Tên biến Diễn giải 1 Hoạt động cho vay ngắn hạn HDCV ( Y) Biến phụ thuộc, các biến độc lập sẽ dùng để diễn giải cho biến phụ thuộc HDCV 2 Chính sách tín dụng CSTD ( X1) Biến độc lập, bao gồm các yếu tố như: thủ tục vay vốn, hạn mức cho vay, thời gian xét duyệt, giải ngân... 3 Nguyên nhân khác NNK ( X2) Biến độc lập, gồm các yếu tố: thủ tục hành chính, chính sách nhà nước, yếu tố tự nhiên 4 Phương thức trả nợ PTTN ( X3) Biến độc lập, gồm các yếu tố: đặc tính linh hoạt, vay ngắn hạn và hình thức trả góp 5 Chuyên viên tín dụng CVTD ( X4) Biến độc lập, gồm các yếu tố: đạo đức, tác phong, trình độ và việc theo dõi, đôn đốc KH trả nợ 6 Cơ sở vật chất CSVC ( X5) Biến độc lập, gồm các yếu tố: mạng lưới giao dịch, cơ sở vật chất, không gian. 7 Khách hàng KH (X6) Biến độc lập, gồm các yếu tố: phương án SXKD, sử dụng vốn vay hiệu quả, lịch sử nợ quá hạn 8 Sản phẩm cho vay SPCV (X7) Biến độc lập, gồm các yếu tố: có được nâng cao không, có đáp ứng nhu cầu không, có nhiều ưu điểm vượt trội không Bảng 3.1: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
  • 43. 33 3.3.3. Xây dựng thang đo: Sau khi điều chỉnh, bổ sung 24 biến quan sát dùng đo lường 7 thành phần và 3 biến đo lường hoạt động cho vay. Các biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm thay đổi từ 1= hoàn toàn không đồng ý đến 5= hoàn toàn đồng ý. Bảng câu hỏi chi tiết được trình bày tại phần phụ lục. Thành phần Biến quan sát Mã hóa Phương thức trả nợ (PTTN) Ngân hàng có nhiều phương thức trả nợ linh hoạt. PTTN1 Likert 5 điểm Phần lớn khách hàng doanh nghiệp chỉ vay ngắn hạn PTTN2 Hình thức trả góp áp dụng hầu hết vào các sản phẩm cho vay PTTN3 Sản phẩm cho vay (SPCV) Sản phẩm cho vay đã được nâng cao về chất lượng và số lượng. SPCV1 Likert 5 điểm Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. SPCV2 Sản phẩm cho vay có nhiều ưu điểm vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. SPCV3 Chính sách tín dụng (CSTD) Thủ tục vay vốn đơn giản CSTD1 Likert 5 điểm Hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu cho việc vay vốn của khách hàng. CSTD2 Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh CSTD3 Thời gian giải ngân hợp lý CSTD4 Ngân hàng có lãi suất đa dạng, phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách khách hàng. CSTD5 Ngân hàng có lãi suất rất cạnh tranh so với mặt bằng chung. CSTD6 Chuyên viên Đạo đức của chuyên viên Ngân CVTD1 Likert
  • 44. 34 tín dụng ( CVTD) hàng là rất quan trọng. 5 điểm Tác phong, trình độ chuyên môn của chuyên viên sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Ngân hàng. CVTD2 Chuyên viên thường xuyên theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ vay. CVTD3 Khách hàng ( KH) Khách hàng bắt buộc phải có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng. KH1 Likert 5 điểm Khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả. KH2 Khách hàng chưa từng có lịch sử nợ quá hạn tại Ngân hàng sẽ được ưu tiên. KH3 Cơ sở vật chất (CSVC) Mạng lưới giao dịch rộng CSVC1 Likert 5 điểm Cơ sở vật chất khang trang, hệ thống hiện đại CSVC2 Không gian giao dịch tiện nghi, thoải mái CSVC3 Nguyên nhân khác (NNK) Thủ tục hành chính gây mất quá nhiều thời gian. NNK1 Likert 5 điểm Chính sách nhà nước ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng NNK2 Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng NNK3 Hoạt động cho vay tại Ngân hàng (HDCV) Khách hàng vẫn duy trì giao dịch lâu dài với Ngân hàng HDCV1 Likert 5 điểm Khách hàng hài lòng về hoạt động cho vay tại Ngân hàng HDCV2
  • 45. 35 Khách hàng sẽ giới thiệu cho những người khác đến vay vốn tại Ngân hàng HDCV3
  • 46. 36 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Dựa vào cơ sở lý thuyết ở chương 2, ở chương 3 tác giả đã trình bày phương pháp tiến hành nghiên cứu cụ thể về phương pháp nghiên cứu, thiết lập mô hình, xác định lượng mẫu, xây dựng thang đo rồi tiến hành khảo sát, cung cấp cái nhìn tổng quan về vấn đề thảo luận. Những kết quả thu được sẽ trình bày ở chương 4 “ Kết quả nghiên cứu”
  • 47. 37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh TPHCM, tác giả đã tiến hành khảo sát qua phát phiếu khảo sát thực tế cũng như qua thư điện tử với những đối tượng mục tiêu, nhằm đánh giá khách quan, chính xác về các nhân tố ảnh hưởng. Số phiếu đạt yêu cầu là 150/ 172 phiếu thu lại được sau khảo sát ( đạt 87.2%) Tiêu chí Tần số Tỷ lệ Giới tính Nam 50 33.3% Nữ 100 66.7% Chức vụ Giám đốc/ Phó Giám đốc/ Quản lý 19 12.7% Nhân viên văn phòng 38 25.3% Nhân viên kinh doanh 50 33.3% Khác 43 28.7% Thời gian làm việc < 1 năm 59 39.3% 1-3 năm 46 30.7% 3-5 năm 26 17.3% >5 năm 19 12.7% Trình độ học vấn Trung cấp 2 1.3% Cao đẳng 10 6.7% Đại học 127 84.7% Cao học 11 7.3% Bảng 4.1: Thống kê thông tin đặc điểm của mẫu nghiên cứu (Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ phần mềm SPSS)
  • 48. 38 4.1.1. Giới tính Biểu đồ 4.1: Giới tính mẫu nghiên cứu Về giới tính mẫu quan sát có 33.3% là nam, 66.7% là nữ 4.1.2. Chức vụ Biểu đồ 4.2: Chức vụ mẫu nghiên cứu Trong số mẫu thu thập, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhân viên kinh doanh ( 33.30%), lực lượng chủ chốt của doanh nghiệp nói chung, của ngân hàng nói riêng. Những người giữ chức vụ cao ( Giám đốc/ Phó giám đốc/ Quản lý) chỉ chiếm 12.70%, vai trò định hướng quản lý. Nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ 25.30% và những người giữ chức vụ khác chiếm 28.70% 4.1.3. Thời gian làm việc Biểu đồ cho thấy sự khác biệt rõ ràng về thâm niên làm việc của nguồn nhân lực. Chiếm số lượng đông nhất là những người làm việc dưới 1 năm ( 39.30%), tiếp đến là những người làm việc từ 1-3 năm. Số lượng người có thâm niên 3-5 năm giảm gần như một nửa ( 17.03%), cuối cùng là thâm niên làm việc >5 năm (12.7%) 33.30% 66.70% Nam Nữ 12.70% 25.30% 33.30% 28.70% Giám đốc/ Phó Giám đốc/ Quản lý Nhân viên văn phòng Nhân viên kinh doanh Khác
  • 49. 39 Biểu đồ 4.3: Thời gian làm việc của mẫu nghiên cứu 4.1.4. Trình độ học vấn Biểu đồ 4.4: Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu Trình độ của mẫu nghiên cứu chiếm tỷ trọng lớn nhất là “ Đại học” (84.70% - 127/ 150 người), tỷ trọng bé nhất là trình độ “ Trung cấp” (1.30%). Điều này cho thấy chất lượng về trình độ của số mẫu nghiên cứu là phù hợp 4.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo: Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. 39.30% 30.70% 17.30% 12.70% < 1 năm 1-3 năm 3-5 năm >5 năm 1.30% 6.70% 84.70% 7.30% Trung cấp Cao đẳng Đại học Cao học
  • 50. 40 Nguyên tắc kết luận:  Hệ số Cronbach Alpha: Theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi: Cronbach Alpha 1: Thang đo lường tốt Cronbach Alpha 0.8: Thang đo có thể sử dụng được. Cronbach Alpha 0.7: Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.  Hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation): Hệ số tương quan biển tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo. 4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo biến độc lập: Đề tài nghiên cứu sử dụng gồm 7 thành phần chính để đánh giá các hoạt động ảnh hưởng đến vấn đề cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng. Đồng thời kết hợp với “Phụ lục: Kết quả khảo sát theo thang đo Likert” để làm rõ mức độ phù hợp của biến quan sát 4.2.1.1. Về phương thức trả nợ Cronbach’s Alpha = 0.820 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến PTTN1 0.681 0.747 PTTN2 0.673 0.755 PTTN3 0.670 0.757 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS)
  • 51. 41 Ở nhân tố đầu tiên ta đặt 3 biến nghiên cứu: Ngân hàng có nhiều phương thức trả nợ linh hoạt. (PTTN1), Phần lớn khách hàng doanh nghiệp chỉ vay ngắn hạn (PTTN2), Hình thức trả góp áp dụng hầu hết vào các sản phẩm cho vay (PTTN3). Hệ số tương quan biến tổng của PTTN1 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát cũng thu được nhiều ý kiến đồng ý nhất (62/150 phiếu) Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Phương thức trả nợ” là 0.820 > 0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến PTTN1, PTTN2, PTTN3 đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố 4.2.1.2. Về sản phẩm cho vay Cronbach’s Alpha = 0.743 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến SPCV1 0.498 0.738 SPCV2 0.617 0.606 SPCV3 0.598 0.623 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) Ở nhân tố thứ 2 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Sản phẩm cho vay đã được nâng cao về chất lượng và số lượng (SPCV1), Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng (SPCV2), Sản phẩm cho vay có nhiều ưu điểm vượt trội so với đối thủ cạnh tranh (SPCV3). Hệ số tương quan biến tổng của SPCV2 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (76/150 phiếu) Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Sản phẩm cho vay” là 0.743 > 0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến SPCV1, SPCV2, SPCV3 đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố 4.2.1.3. Về chính sách tín dụng
  • 52. 42 Cronbach’s Alpha=0.676 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến CSTD1 0.583 0.589 CSTD2 0.434 0.631 CSTD3 0.560 0.581 CSTD4 0.561 0.605 CSTD5 0.203 0.778 CSTD6 0.410 0.634 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) Ở nhân tố thứ 3 ta đặt 6 biến nghiên cứu: Thủ tục vay vốn đơn giản (CSTD1), Hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu cho việc vay vốn của khách hàng.(CSTD2), Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh (CSTD3), Thời gian giải ngân hợp lý (CSTD4), Ngân hàng có lãi suất đa dạng, phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách khách hàng (CSTD5), Ngân hàng có lãi suất rất cạnh tranh so với mặt bằng chung (CSTD6). Hệ số tương quan biến tổng của CSTD1 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (87/150 phiếu) Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Chính sách tín dụng” là 0.676 > 0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Tuy nhiên,chỉ có các biến CSTD1,CSTD2,CSTD3,CSTD4,CSTD6 là có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố. Còn 1 biến quan sát CSTD5 có hệ số tương quan là 0.203 < 0.3 nên ta tiến hành loại biến này khỏi mô hình và chạy lại dữ liệu, ta có kết quả như sau: Cronbach’s Alpha=0.788
  • 53. 43 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến CSTD1 0.590 0.725 CSTD2 0.558 0.736 CSTD3 0.564 0.744 CSTD4 0.630 0.719 CSTD6 0.478 0.765 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) Bảng trên là dữ liệu biến quan sát đầy đủ điều kiện để tiến hành phân tích ở bước tiếp theo. Có thể nhận thấy, sau khi loại nhân tố CSTD5 thì hệ số tương quan của các biến đã tăng lên, trở nên càng phù hợp hơn vơi nhân tố đang nghiên cứu 4.2.1.4. Về chuyên viên tín dụng Cronbach’s Alpha=0.806 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến CVTD1 0.677 0.710 CVTD2 0.677 0.711 CVTD3 0.608 0.781 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) Ở nhân tố thứ 4 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Đạo đức của chuyên viên Ngân hàng là rất quan trọng (CVTD1), Tác phong, trình độ chuyên môn của chuyên viên sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Ngân hàng (CVTD2), Chuyên viên thường xuyên theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ vay (CVTD3). Hệ số tương quan biến tổng của CVTD1 và CVTD2 là phù hợp ngang nhau. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến trung lập ( tỉ lệ CVTD1: 53/150 phiếu, CVTD2: 64/150 phiếu) Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Chuyên viên tín dụng” là 0.806 > 0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến CVTD1, CVTD2,
  • 54. 44 CVTD3 đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố 4.2.1.5. Về khách hàng Cronbach’s Alpha=0.695 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến KH1 0.469 0.659 KH2 0.546 0.563 KH3 0.521 0.589 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) Ở nhân tố thứ 5 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Khách hàng bắt buộc phải có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng (KH1), Khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả (KH2), Khách hàng chưa từng có lịch sử nợ quá hạn tại Ngân hàng sẽ được ưu tiên (KH3). Hệ số tương quan biến tổng của KH2 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (80/150 phiếu) Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Sản phẩm cho vay” là 0.743 > 0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến KH1, KH2, KH3 đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố 4.2.1.6. Về cơ sở vật chất Cronbach’s Alpha=0.790 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến CSVC1 0.603 0.750 CSVC2 0.684 0.655 CSVC3 0.615 0.735 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS)
  • 55. 45 Ở nhân tố thứ 6 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Mạng lưới giao dịch rộng (CSVC1), Cơ sở vật chất khang trang, hệ thống hiện đại (CSVC2), Không gian giao dịch tiện nghi, thoải mái (CSVC3). Hệ số tương quan biến tổng của CSVC2 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (55/150 phiếu) Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Cơ sở vật chất” là 0.790 > 0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến CSVC1, CSVC2, CSVC3 đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố 4.2.1.7. Về nguyên nhân khác Cronbach’s Alpha=0.859 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến NNK1 0.740 0.797 NNK2 0.782 0.756 NNK3 0.684 0.848 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) Ở nhân tố thứ 7 ta đặt 3 biến nghiên cứu: Thủ tục hành chính gây mất quá nhiều thời gian (NNK1), Chính sách nhà nước ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (NNK2), Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (NNK3). Hệ số tương quan biến tổng của NNK2 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (63/150 phiếu) Ta thấy Cronbach’s Alpha của thành phần “ Nguyên nhân khác” là 0.859 > 0.6, nên đã đảm bảo các biến có tương quan về ý nghĩa. Các biến NNK1, NNK2, NNK3 đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 nên được chấp nhận, thỏa điều kiện để tiếp tục phân tích nhân tố
  • 56. 46 4.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc: Đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo biến phụ thuộc để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng, gồm 3 biến quan sát: Khách hàng vẫn duy trì giao dịch lâu dài với Ngân hàng (HDCV1), Khách hàng hài lòng về hoạt động cho vay tại Ngân hàng (HDCV2), Khách hàng sẽ giới thiệu cho những người khác đến vay vốn tại Ngân hàng (HDCV3) . Kết quả kiểm định thang đo của biến phụ thuộc được thể hiện dưới bảng sau Cronbach’s Alpha=0.741 Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến HDCV1 0.579 0.642 HDCV2 0.562 0.663 HDCV3 0.565 0.664 (Nguồn: S liệu ch y trên phần mềm SPSS) Hệ số tương quan biến tổng của HDCV1 là phù hợp nhất. Kết quả khảo sát thu được nhiều ý kiến đồng ý (111/150 phiếu) Bảng số liệu trên cho kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến phụ thuộc cho hệ số Cronbach’s Alpha = 0.741 > 0.6, tất cả các biến tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Vì vậy, có thể kết luận thang đo sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy, đảm bảo trong việc đưa vào kiểm định, phân tích tiếp theo
  • 57. 47 4.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo, nghiên cứu tiếp tục kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích EFA 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập Thực hiện EFA lần 1 cho 23 biến quan sát, kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO=0.742 > 0.5 (phân tích các nhân tố là thích hợp với dữ liệu) Sig= 0.000 < 0.05, giá trị Eigenvalues = 1.157 (>1) chứng tỏ có mối tương quan giữa 23 biến và thích hợp sử dụng trong phân tích này. Tuy nhiên, biến CSTD6: “NH có lãi suất rất cạnh tranh so với mặt bằng chung” có hệ số tải nhân tố < 0.5, nên sẽ bị loại và cho các biến còn lại xoay thêm một vòng Varimax. Thực hiện EFA lần 2 sau khi loại biến CSTD6 ( do điều kiện để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố - Factor Loading- phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố với cỡ mẫu nhỏ hơn 350), kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO=0.734 trích được 7 nhân tố với tổng phương sai trích là 71.236% > 50%, hệ số tải nhân tố > 0.5, giá trị Eigenvalues = 1.156, sự khác biệt về hệ số tải nhân tố giữa các yếu tố đều lớn hơn 0.3. Kết quả này cho thấy các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau.
  • 58. 48 Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 7 CSTD3 .824 CSTD1 .814 CSTD4 .764 CSTD2 .586 NNK2 .891 NNK1 .871 NNK3 .810 PTTN1 .859 PTTN2 .837 PTTN3 .798 CVTD2 .868 CVTD1 .831 CVTD3 .777 CSVC2 .853 CSVC3 .771 CSVC1 .768 KH2 .811 KH3 .777 KH1 .654 SPCV2 .829 SPCV3 .758 SPCV1 .720 Tổng phương sai trích = 71.236% Sig = 0.000 KMO = 0.734 Initial Eigenvalues = 1.156 Bảng 4.2: Hệ số tải sau khi phân tích nhân tố biến độc lập ( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
  • 59. 49 Dựa vào kết quả phân tích EFA ta thấy có 22 biến đạt yêu cầu và được trích thành 7 nhân tố, hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5 nên các biến quan sát đều quan trọng với các nhân tố. Khác biệt về hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố đều lớn hơn 0.3 nên đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Bảy nhân tố được xác định có thể được mô tả như sau: - Nhân tố 1: gồm 4 biến quan sát  Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh (CSTD3)  Thủ tục vay vốn đơn giản (CSTD1)  Thời gian giải ngân hợp lý (CSTD4)  Hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng (CSTD2) Các yếu tố này cấu thành nhân tố “ Chính sách tín dụng”. Các biến quan sát đều có hệ sôa tải lớn hơn 0.5 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha=0.788 và việc xóa bớt các biến sẽ làm giảm độ tin cậy của nhân tố. Vì thế các biến quan sát trong nhân tố đều được sử dụng - Nhân tố 2: gồm 3 biến quan sát  Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (NNK3)  Các thủ tục hành chính gây mất quá nhiều thời gian (NNK1)  Chính sách Nhà nước ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng (NNK2) Các yếu tố này cấu thành nhân tố “ Nguyên nhân khác”. Qua kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát là 0.859. Vì thế mà nhân tố này đủ độ tin cậy để sử dụng trong việc phân tích. - Nhân tố 3: gồm 3 biến quan sát  Ngân hàng có nhiều phương thức trả nợ linh hoạt (PTTN1)  Phần lớn khách hàng doanh nghiệp chỉ vay ngắn hạn ( PTTN2)  Hình thức trả góp áp dụng hầu hết vào các sản phẩm cho vay ( PTTN3)