SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
THẾ GIỚI QUAN VÀ MÔ THỨC NGHIÊN CỨU
Tất cả các nghiên cứu cần có nền tảng cho quá trình điều tra ban đầu, và nhà nghiên cứu cần
nhận thức được thế giới quan hay mô thức ngầm mà họ mang đến cho nghiên cứu của mình.
1. Thế giới quan nghiên cứu
Thế giới quan (worldview) là cách mà chúng ta nhìn nhận về thế giới, do đó ảnh hưởng đến
cách mà chúng ta thiết kế và tiến hành các dự án của mình. Thế giới quan chứa một tập hợp
các niềm tin hoặc giả định cơ bản dẫn đến các thắc mắc của chúng ta (Guba & Lincoln, 2005).
Chúng là một triết lý ăn sâu vào kinh nghiệm cá nhân, văn hóa và lịch sử, được định hình bởi
những trải nghiệm và suy nghĩ. Tuy nhiên chúng có thể thay đổi trong suốt cuộc đời của
chúng ta.
Thế giới quan giúp chúng ta hiểu về bản thân khi biết được định hướng chung của mình với
thế giới, từ đó biết được bản chất nghiên cứu mà mình đang nắm giữ. Có 5 trường phái sẽ
được thảo luận dưới đây.
Chủ nghĩa thực chứng (Positivism)
Chủ nghĩa thực chứng được phát triển vào thế kỷ XIX bởi nhà triết học Auguste Comte, xuất
phát từ suy nghĩ tôn giáo truyền thống và chủ nghĩa duy tâm, duy vật không còn thích hợp
nữa mà thay vào đó là cách mạng kỹ thuật sẽ góp phần kiến tạo xã hội. Ông cũng cho rằng
các quy luật tự nhiên có thể áp dụng cho xã hội và khoa học tự nhiên là một bước đệm cho
sự phát triển của khoa học xã hội. Vì thế, tinh thần của chủ nghĩa thực chứng là xã hội học chỉ
nên quan tâm đến những gì có thể quan sát bằng giác quan, và các lý thuyết về đời sống xã
hội nên được xây dựng trên cơ sở thực tế có thể kiểm chứng. Do đó, các lý thuyết này chỉ
chấp nhận các sự kiện có thể quan sát và kiểm chứng bằng khoa học và thực nghiệm mới là
kiến thức. Các phương pháp khoa học cũng đề cập đến việc điều tra sự kiện dựa trên bằng
chứng quan sát, đo lường được và các nguyên tắc của lý luận, logic.
Để hướng dẫn những quan sát này, các nhà thực chứng nêu ra 5 nguyên tắc:
• Logic của nghiên cứu phải giống nhau cho tất cả các ngành khoa học dù là tự nhiên
hay xã hội;
• Mục tiêu của khoa học là quan sát để giải thích và dự đoán các hiện tượng. Hầu hết
nhà thực chứng cho rằng mục tiêu cuối cùng là phát triển một quy luật nhận thức
chung bằng cách tìm ra những điều kiện cần và đủ của bất kỳ hiện tượng nào để tạo
nên mô hình hoàn hảo cho nó. Nếu quy luật được phát hiện, chúng ta có thể đưa ra
kết quả dự đoán sau đó;
• Kiến thức khoa học là có thể chứng thực được. Việc điều tra phải được dựa trên các
giác quan và chỉ nên sử dụng logic để để phát triển các phát biểu có thể kiểm chứng;
• Khoa học không giống lẽ phải thông thường (common sense) là những điều có từ kinh
nghiệm cuộc sống. Các nhà khoa học nên tránh bị ảnh hưởng bởi những lẽ thường
này để mà diễn giải diễn giải dữ liệu họ thu thập được.
• Khoa học tạo ra kiến thức khách quan và không có giá trị càng tốt để chính trị, đạo
đức hoặc văn hóa không nên can thiệp vào.
Chủ nghĩa hậu thực chứng (Post-positivism)
Thất vọng với bản chất thực nghiệm chật hẹp của chủ nghĩa thực chứng đã dẫn đến sự hình
thành chủ nghĩa hậu thực chứng (hay hậu hiện đại) trong thời gian nửa cuối thế kỷ XX, thách
thức khái niệm truyền thống về sự thật tuyệt đối của tri thức và công nhận rằng chúng ta
không thể “thực chứng” về những nhận định tri thức của ta khi nghiên cứu hành vi và hành
động của con người.
Chủ nghĩa hậu thực chứng phản ánh triết lý tất định (deterministic philosophy), trong đó các
nguyên nhân sẽ xác định các kết quả giống như những vấn đề được xem xét trong thực
nghiệm. Nó cũng có tính chất quy giản (reductionistic) ở chỗ thu gọn các ý tưởng thành một
tập hợp các ý tưởng nhỏ, riêng biệt để kiểm nghiệm, như các biến số tạo nên các giả thiết và
câu hỏi nghiên cứu. Những tri thức phát triển thông qua lăng kính hậu thực chứng được dựa
vào quan sát cẩn thận và đo lường hiện thực khách quan tồn tại trong thế giới “ngoài kia”.
Cách tiếp cận nghiên cứu là cá nhân bắt đầu bằng một lý thuyết, thu thập số liệu ủng hộ hay
bác bỏ lý thuyết, rồi thực hiện việc điều chỉnh cần thiết trước khi thực hiện các kiểm nghiệm
bổ sung. Ví dụ, hầu hết các nghiên cứu định lượng bắt đầu bằng việc kiểm định một lý thuyết.
Nhà triết học K.Popper – người khởi xướng chủ nghĩa này – cho rằng lý thuyết tốt nhất là
lý thuyết đã bị bác bỏ, nhường chỗ cho lý thuyết mới, nhờ đó mà khoa học có thể tiến bộ
không ngừng. Như vậy, tri thức ở đây có tính chất phỏng đoán (và chống lại nền tảng) –
không thể tìm thấy sự thật tuyệt đối. Bằng chứng được thiết lập trong một nghiên cứu luôn
luôn không hoàn hảo và có thể sai lầm. Chính vì lý do này mà các nhà nghiên cứu không
chứng minh các giả thuyết là đúng, thay vào đó, họ chỉ chỉ ra rằng giả thuyết không thể bị
bác bỏ.
Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)
Chủ nghĩa kiến tạo là một lý thuyết về quan hệ quốc tế hình thành sau chiến tranh Lạnh khi
mà những luận giải của các chủ nghĩa trước đó không nhận thức đầy đủ về sự tái định hình
trật tự thế giới. Ý tưởng của chủ nghĩa kiến tạo xem xét bản sắc (Identity) của quốc gia như
hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa sẽ định đoạt thế nào là lợi ích của quốc gia và quyết định
đường lối hoạt động của quốc gia đó.
Trong nghiên cứu xã hội, chủ nghĩa kiến tạo (thường kết hợp với chủ nghĩa diễn giải
(interpretivism)) công nhận rằng mỗi hoàn cảnh riêng sẽ định hình cách diễn giải riêng. Nhà
kiến tạo tự đặt vị trí của mình trong nghiên cứu để công nhận việc diễn giải xuất phát từ các
kinh nghiệm lịch sử, văn hoá và cá nhân của từng người tham gia. Như vậy, các nhà nghiên
cứu kiến tạo thường nhắm đến các quá trình tương tác giữa các cá nhân. Họ cũng tập trung
vào các bối cảnh cụ thể nơi người ta sống và làm việc nhằm tìm hiểu bối cảnh lịch sử và văn
hoá của những người tham dự. Các câu hỏi trở nên mở rộng và khái quát để người tham gia
có thể xây dựng ý nghĩa của một tình huống hay trong việc trao đổi với những người khác.
Nhà nghiên cứu cẩn thận lắng nghe những gì người tham gia nói và làm trong bối cảnh sống
của chính họ.
Như vậy, chủ nghĩa kiến tạo cho rằng các cá nhân tìm hiểu về thế giới nơi họ sống thông qua
việc xây dựng ý nghĩa chủ quan hướng tới các đối tượng hay sự việc nhất định. Các ý nghĩa
này thay đổi và đa dạng, đưa nhà nghiên cứu đến chỗ tìm kiếm sự phức tạp của các quan
điểm thay vì thu gọn ý nghĩa thành một vài loại. Khi đó, mục tiêu của nghiên cứu là dựa một
cách tối đa vào quan điểm của người tham gia về tình huống đang được xem xét. Và nhiệm
vụ của nhà nghiên cứu là diễn giải ý nghĩa mà những người khác có được về thế giới thay vì
bắt đầu bằng một lý thuyết (như trong chủ nghĩa hậu thực chứng).
Quan điểm ủng hộ/tham gia (Advocacy/Participatory)
Quan điểm ủng hộ/tham gia phát sinh từ thập niên 80 và 90 từ những người cảm thấy các
giả định hậu thực chứng áp đặt những lý thuyết và quy luật cơ cấu không phù hợp với những
cá nhân, nhóm bị gạt ra bên lề xã hội hoặc không giải quyết thoả đáng những vấn đề công
lý xã hội. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu này cảm thấy rằng chủ nghĩa kiến tạo không đi
đủ xa để kêu gọi một chương trình hành động nhằm giúp đỡ những người bị gạt ra bên lề xã
hội. Họ cho rằng việc nghiên cứu nên bao hàm một chương trình hành động cải cách để có
thể thay đổi đời sống của những người tham gia, thể chế hay tổ chức nơi các cá nhân đang
sống hay làm việc, và đời sống của nhà nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu có tinh thần ủng hộ/tham gia thường bắt đầu bằng một trong những vấn
đề xã hội quan trọng của thời cuộc, như bất bình đẳng, áp bức, hay lạm quyền, để làm tiêu
điểm nghiên cứu. Quan điểm này cũng giả định rằng nhà nghiên cứu sẽ tiến hành trên tinh
thần cộng tác để không làm những người tham gia bị gạt ra bên lề xã hội thêm nữa như một
hệ quả của việc nghiên cứu. Trên tinh thần đó, những người tham gia có thể giúp xây dựng
các câu hỏi, thu thập số liệu, phân tích thông tin, hay được tặng thưởng vì tham gia vào công
việc nghiên cứu. “Tiếng nói” của những người tham gia trở thành tiếng nói thống nhất kêu
gọi cải cách và thay đổi.
Thế giới quan triết học này tập trung vào những nhóm hay cá nhân có thể bị gạt ra bên lề xã
hội hay bị tước quyền công dân. Do đó, các quan điểm lý thuyết có thể được tích hợp với các
giả định triết học để xây dựng một bức tranh tổng thể: về các vấn đề đang được xem xét,
những người được nghiên cứu, những thay đổi cần diễn ra. Một số quan điểm lý thuyết này
như: nam nữ bình quyền (nữ quyền), các bài diễn thuyết phân biệt chủng tộc, lý thuyết phê
phán, lý thuyết đồng tính, hay lý thuyết về người khuyết tật.
Chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism)
Chủ nghĩa thực dụng xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX tại Mỹ trong bối cảnh triết học
lâm vào cuộc khủng hoảng thế giới quan. Mối quan tâm của chủ nghĩa này là về các ứng dụng
và các giải pháp của vấn đề, chứ không phải phương pháp. Các nhà nghiên cứu sử dụng mọi
cách tiếp cận để tìm hiểu vấn đề chứ không cam kết gắn bó với một hệ thống triết lý hay thực
tại nào. Điều này áp dụng cho việc nghiên cứu bằng các phương pháp kết hợp trong đó nhà
nghiên cứu tự do dựa vào cả các giả định định lượng và định tính. Họ xây dựng một mục đích
cho việc “kết hợp” của mình, một cơ sở lý luận về những nguyên nhân khiến cần phải kết hợp
cả các số liệu định tính và định lượng ngay từ đầu. Họ cũng đồng ý rằng công việc nghiên
cứu luôn luôn xảy ra trong bối cảnh, xã hội, lịch sử, chính trị v.v. để có thể bao hàm một lăng
kính lý thuyết có tính phản tư của các mục tiêu công lý và chính trị.
Các nhà nghiên cứu thực dụng tin rằng cần ngưng đặt câu hỏi về thực tế và quy luật tự nhiên,
bởi vì họ không nhìn nhận thế giới như một thể thống nhất tuyệt đối. Peirce – người khởi thảo
những luận điểm đầu tiên của chủ nghĩa thực dụng – cho rằng “sứ mệnh của triết học không
phải là nhận thức thế giới, mà là xác định niềm tin. Tất cả những gì không liên quan đến việc
xác định niềm tin, đều không thể thúc đẩy con người hành động”. Với ông, hành động khiến
con người tồn tại, mà để hành động, con người phải lấy tiền đề là thế giới khách quan làm
điểm xuất phát. Tuy nhiên vì mọi sự vật, hiện tượng luôn trong một quá trình vận động và
phát triển nên Peirce đề cao tính tự do, phản đối thái độ giậm chân tại chỗ, hành động bảo
thủ và trì trệ. Như vậy, chủ nghĩa thực dụng mở ra cánh cửa cho nhiều phương pháp, các quan
điểm nhìn về thế giới khác nhau, và các giả định khác nhau, cũng như các hình thức thu thập
và phân tích dữ liệu khác nhau cho nghiên cứu.
2. Mô thức nghiên cứu
Mô thức nghiên cứu (research paradigm)
hay trường phái nghiên cứu là mô hình
hay cách tiếp cận nghiên cứu được một
số lượng đáng kể các nhà khoa học coi
là tiêu chuẩn dựa trên việc thực hành và
kiểm chứng trong một thời gian dài. Nó
phản ánh niềm tin của nhà nghiên cứu
về thế giới mà họ đang sống và muốn
sống, định hình cách họ cách họ diễn giải
và hành động trong thế giới đó. Trong
nghiên cứu giáo dục, thuật ngữ mô thức
(paradigm) được sử dụng để mô tả “thế
giới quan” của nhà nghiên cứu
(Mackenzie & Knipe, 2006).
Mô thức nghiên cứu xác định hướng tiếp cận triết học của nhà nghiên cứu. Nó có ý nghĩa quan
trọng đối với mọi quyết định được đưa ra trong quá trình nghiên cứu, bao gồm cả việc lựa
chọn phương pháp luận và phương pháp. Burrell và Morgan (1979) đề xuất rằng phương
pháp mà các nhà khoa học xã hội sử dụng để xem xét và nghiên cứu các hiện tượng xã hội bị
chi phối bởi hai giả thiết cơ bản của triết học là bản thể luận (ontology) và nhận thức luận
(epistemology).
Bản thể luận
Bản thể luận phản ánh các giả thiết về
cách nhìn nhận thế giới, liên quan đến
sự tồn tại cơ bản và cảm giác của những
điều được coi là “hiện hữu”. Trong
nghiên cứu xã hội, bản thể luận bàn về
mối quan hệ giữa hành vi và cấu trúc,
giữa ý thức và vô thức, giữa tâm lý cá
nhân và xã hội. Bản thể luận xem thế
giới là bản thể chứa đựng trật tự xã hội
hay là thường xuyên thay đổi.
Các câu hỏi của bản thể luận: Tôi là ai?
Tôi sinh ra từ đâu? Sự tồn tại của cá
nhân có ý nghĩa gì? Sống là gì? Chết là
gì?
Nhận thức luận
Nhận thức luận phản ánh giả thiết về
cách tốt nhất để nghiên cứu về thế
giới, như chúng ta nên sử dụng cách
tiếp cận khách quan hay chủ quan để
nghiên cứu hiện thực xã hội. Nhận
thức luận phân tích nển tảng mà từ đó
người ta có thể xác quyết rằng mình
biết một sự kiện cụ thể nào đó.
Các câu hỏi của nhận thức luận: Tôi
biết điều gì? Làm thế nào mà tôi biết
điều tôi đang biết?
Sử dụng hai hệ thống giả thiết này chúng ta có thể phân loại các nghiên cứu khoa
học thành một trong 4 nhóm:
Nếu người nghiên cứu tin rằng thế giới
chứa đựng những thay đổi căn bản và
muốn hiểu hoặc điều chỉnh những thay
đổi đó bằng cách sử dụng cách tiếp cận
khách quan, thì họ đang thực hành mô
thức cấu trúc luận cấp tiến (radical
structuralism).
Nếu họ muốn hiểu những thay đổi trong
xã hội bởi việc sử dụng quan điểm chủ
quan của những người tham gia, thì họ
đang đi theo mô thức chủ nghĩa nhân
văn cấp tiến (radical humanism).
Nếu nhà nghiên cứu xem thế giới như một
bản thể chứa đựng trật tự xã hội (bản thể
luận) và do đó muốn tìm kiếm các mô hình
nghiên cứu về các sự kiện và hành vi có
trật tự. Họ tin rằng cách tốt nhất để
nghiên cứu thế giới này là phải sử dụng
cách tiếp cận khách quan (nhận thức
luận). Hướng tiếp cận này không phụ
thuộc vào người thực hiện các quan sát
hay giải thích. Bằng việc sử dụng các công
cụ thu thập dữ liệu tiêu chuẩn như các
cuộc khảo sát thì đó là áp dụng mô
thức chức năng luận (functionalism).
Tuy nhiên, nếu họ tin rằng cách tốt nhất
để nghiên cứu về trật tự xã hội là thông
qua các suy luận chủ quan của những
người tham gia, như bằng cách phỏng
vấn những người tham gia khác nhau và
sau đó sử dụng quan điểm chủ quan của
chính nhà nghiên cứu để diễn giải sự
khác nhau trong câu trả lời của người
tham gia, thì như vậy họ đang theo đuổi
mô thức diễn giải (interpretivism).

More Related Content

Similar to 1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf

2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdfFred Hub
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI nataliej4
 
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docNguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docVuJonny
 
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfde-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfMyThai8
 
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdfPhương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdfNuioKila
 
Lichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanLichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanHưng Kute
 
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptSlide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptYnHongL
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...nataliej4
 
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdfvai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdfssuserb5d593
 
Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm “Cấu Trúc C...
Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm “Cấu Trúc C...Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm “Cấu Trúc C...
Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm “Cấu Trúc C...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctapKhoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctapViệt Long Plaza
 
Duyvatbienchung
DuyvatbienchungDuyvatbienchung
Duyvatbienchunghungnv038
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết họcnataliej4
 
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptxNghiaLeTrong4
 

Similar to 1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf (20)

2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong ngheMoi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
 
Bai 1.pplnckh
Bai 1.pplnckhBai 1.pplnckh
Bai 1.pplnckh
 
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.docTiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
 
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docNguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
 
Ppnckh 08
Ppnckh 08Ppnckh 08
Ppnckh 08
 
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfde-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
 
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdfPhương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
 
Lichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanLichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquan
 
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptSlide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
 
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdfvai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
 
Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm “Cấu Trúc C...
Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm “Cấu Trúc C...Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm “Cấu Trúc C...
Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm “Cấu Trúc C...
 
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctapKhoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
 
Duyvatbienchung
DuyvatbienchungDuyvatbienchung
Duyvatbienchung
 
Luận văn: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn
Luận văn: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel KuhnLuận văn: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn
Luận văn: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết học
 
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
 
ott.pdf
ott.pdfott.pdf
ott.pdf
 

More from Fred Hub

2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdfFred Hub
 
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdfFred Hub
 
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
4. Đạo đức nghiên cứu.pdfFred Hub
 
3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdfFred Hub
 
2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdfFred Hub
 
1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdfFred Hub
 
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdfHướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdfFred Hub
 
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdfFred Hub
 
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdfFred Hub
 
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdfFred Hub
 
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdfFred Hub
 
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình Fred Hub
 
Buổi 8.pdf
Buổi 8.pdfBuổi 8.pdf
Buổi 8.pdfFred Hub
 
Buổi 7.pdf
Buổi 7.pdfBuổi 7.pdf
Buổi 7.pdfFred Hub
 
Kỹ năng tóm tắt - Thực hành
Kỹ năng tóm tắt - Thực hànhKỹ năng tóm tắt - Thực hành
Kỹ năng tóm tắt - Thực hànhFred Hub
 
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắtBuổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắtFred Hub
 
Buổi 5 - Kỹ năng viết
Buổi 5 - Kỹ năng viếtBuổi 5 - Kỹ năng viết
Buổi 5 - Kỹ năng viếtFred Hub
 
Buổi 5 Luyện viết.pptx
Buổi 5 Luyện viết.pptxBuổi 5 Luyện viết.pptx
Buổi 5 Luyện viết.pptxFred Hub
 
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứuBuổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứuFred Hub
 
Chân dung của chính mình.pdf
Chân dung của chính mình.pdfChân dung của chính mình.pdf
Chân dung của chính mình.pdfFred Hub
 

More from Fred Hub (20)

2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
 
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
 
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
 
3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf
 
2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf
 
1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf
 
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdfHướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
 
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
 
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
 
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
 
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
 
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
 
Buổi 8.pdf
Buổi 8.pdfBuổi 8.pdf
Buổi 8.pdf
 
Buổi 7.pdf
Buổi 7.pdfBuổi 7.pdf
Buổi 7.pdf
 
Kỹ năng tóm tắt - Thực hành
Kỹ năng tóm tắt - Thực hànhKỹ năng tóm tắt - Thực hành
Kỹ năng tóm tắt - Thực hành
 
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắtBuổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
 
Buổi 5 - Kỹ năng viết
Buổi 5 - Kỹ năng viếtBuổi 5 - Kỹ năng viết
Buổi 5 - Kỹ năng viết
 
Buổi 5 Luyện viết.pptx
Buổi 5 Luyện viết.pptxBuổi 5 Luyện viết.pptx
Buổi 5 Luyện viết.pptx
 
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứuBuổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
 
Chân dung của chính mình.pdf
Chân dung của chính mình.pdfChân dung của chính mình.pdf
Chân dung của chính mình.pdf
 

Recently uploaded

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf

  • 1. THẾ GIỚI QUAN VÀ MÔ THỨC NGHIÊN CỨU Tất cả các nghiên cứu cần có nền tảng cho quá trình điều tra ban đầu, và nhà nghiên cứu cần nhận thức được thế giới quan hay mô thức ngầm mà họ mang đến cho nghiên cứu của mình. 1. Thế giới quan nghiên cứu Thế giới quan (worldview) là cách mà chúng ta nhìn nhận về thế giới, do đó ảnh hưởng đến cách mà chúng ta thiết kế và tiến hành các dự án của mình. Thế giới quan chứa một tập hợp các niềm tin hoặc giả định cơ bản dẫn đến các thắc mắc của chúng ta (Guba & Lincoln, 2005). Chúng là một triết lý ăn sâu vào kinh nghiệm cá nhân, văn hóa và lịch sử, được định hình bởi những trải nghiệm và suy nghĩ. Tuy nhiên chúng có thể thay đổi trong suốt cuộc đời của chúng ta. Thế giới quan giúp chúng ta hiểu về bản thân khi biết được định hướng chung của mình với thế giới, từ đó biết được bản chất nghiên cứu mà mình đang nắm giữ. Có 5 trường phái sẽ được thảo luận dưới đây. Chủ nghĩa thực chứng (Positivism) Chủ nghĩa thực chứng được phát triển vào thế kỷ XIX bởi nhà triết học Auguste Comte, xuất phát từ suy nghĩ tôn giáo truyền thống và chủ nghĩa duy tâm, duy vật không còn thích hợp
  • 2. nữa mà thay vào đó là cách mạng kỹ thuật sẽ góp phần kiến tạo xã hội. Ông cũng cho rằng các quy luật tự nhiên có thể áp dụng cho xã hội và khoa học tự nhiên là một bước đệm cho sự phát triển của khoa học xã hội. Vì thế, tinh thần của chủ nghĩa thực chứng là xã hội học chỉ nên quan tâm đến những gì có thể quan sát bằng giác quan, và các lý thuyết về đời sống xã hội nên được xây dựng trên cơ sở thực tế có thể kiểm chứng. Do đó, các lý thuyết này chỉ chấp nhận các sự kiện có thể quan sát và kiểm chứng bằng khoa học và thực nghiệm mới là kiến thức. Các phương pháp khoa học cũng đề cập đến việc điều tra sự kiện dựa trên bằng chứng quan sát, đo lường được và các nguyên tắc của lý luận, logic. Để hướng dẫn những quan sát này, các nhà thực chứng nêu ra 5 nguyên tắc: • Logic của nghiên cứu phải giống nhau cho tất cả các ngành khoa học dù là tự nhiên hay xã hội; • Mục tiêu của khoa học là quan sát để giải thích và dự đoán các hiện tượng. Hầu hết nhà thực chứng cho rằng mục tiêu cuối cùng là phát triển một quy luật nhận thức chung bằng cách tìm ra những điều kiện cần và đủ của bất kỳ hiện tượng nào để tạo nên mô hình hoàn hảo cho nó. Nếu quy luật được phát hiện, chúng ta có thể đưa ra kết quả dự đoán sau đó; • Kiến thức khoa học là có thể chứng thực được. Việc điều tra phải được dựa trên các giác quan và chỉ nên sử dụng logic để để phát triển các phát biểu có thể kiểm chứng; • Khoa học không giống lẽ phải thông thường (common sense) là những điều có từ kinh nghiệm cuộc sống. Các nhà khoa học nên tránh bị ảnh hưởng bởi những lẽ thường này để mà diễn giải diễn giải dữ liệu họ thu thập được. • Khoa học tạo ra kiến thức khách quan và không có giá trị càng tốt để chính trị, đạo đức hoặc văn hóa không nên can thiệp vào. Chủ nghĩa hậu thực chứng (Post-positivism) Thất vọng với bản chất thực nghiệm chật hẹp của chủ nghĩa thực chứng đã dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa hậu thực chứng (hay hậu hiện đại) trong thời gian nửa cuối thế kỷ XX, thách thức khái niệm truyền thống về sự thật tuyệt đối của tri thức và công nhận rằng chúng ta không thể “thực chứng” về những nhận định tri thức của ta khi nghiên cứu hành vi và hành động của con người. Chủ nghĩa hậu thực chứng phản ánh triết lý tất định (deterministic philosophy), trong đó các nguyên nhân sẽ xác định các kết quả giống như những vấn đề được xem xét trong thực nghiệm. Nó cũng có tính chất quy giản (reductionistic) ở chỗ thu gọn các ý tưởng thành một tập hợp các ý tưởng nhỏ, riêng biệt để kiểm nghiệm, như các biến số tạo nên các giả thiết và câu hỏi nghiên cứu. Những tri thức phát triển thông qua lăng kính hậu thực chứng được dựa vào quan sát cẩn thận và đo lường hiện thực khách quan tồn tại trong thế giới “ngoài kia”. Cách tiếp cận nghiên cứu là cá nhân bắt đầu bằng một lý thuyết, thu thập số liệu ủng hộ hay bác bỏ lý thuyết, rồi thực hiện việc điều chỉnh cần thiết trước khi thực hiện các kiểm nghiệm bổ sung. Ví dụ, hầu hết các nghiên cứu định lượng bắt đầu bằng việc kiểm định một lý thuyết.
  • 3. Nhà triết học K.Popper – người khởi xướng chủ nghĩa này – cho rằng lý thuyết tốt nhất là lý thuyết đã bị bác bỏ, nhường chỗ cho lý thuyết mới, nhờ đó mà khoa học có thể tiến bộ không ngừng. Như vậy, tri thức ở đây có tính chất phỏng đoán (và chống lại nền tảng) – không thể tìm thấy sự thật tuyệt đối. Bằng chứng được thiết lập trong một nghiên cứu luôn luôn không hoàn hảo và có thể sai lầm. Chính vì lý do này mà các nhà nghiên cứu không chứng minh các giả thuyết là đúng, thay vào đó, họ chỉ chỉ ra rằng giả thuyết không thể bị bác bỏ. Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism) Chủ nghĩa kiến tạo là một lý thuyết về quan hệ quốc tế hình thành sau chiến tranh Lạnh khi mà những luận giải của các chủ nghĩa trước đó không nhận thức đầy đủ về sự tái định hình trật tự thế giới. Ý tưởng của chủ nghĩa kiến tạo xem xét bản sắc (Identity) của quốc gia như hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa sẽ định đoạt thế nào là lợi ích của quốc gia và quyết định đường lối hoạt động của quốc gia đó. Trong nghiên cứu xã hội, chủ nghĩa kiến tạo (thường kết hợp với chủ nghĩa diễn giải (interpretivism)) công nhận rằng mỗi hoàn cảnh riêng sẽ định hình cách diễn giải riêng. Nhà kiến tạo tự đặt vị trí của mình trong nghiên cứu để công nhận việc diễn giải xuất phát từ các kinh nghiệm lịch sử, văn hoá và cá nhân của từng người tham gia. Như vậy, các nhà nghiên cứu kiến tạo thường nhắm đến các quá trình tương tác giữa các cá nhân. Họ cũng tập trung vào các bối cảnh cụ thể nơi người ta sống và làm việc nhằm tìm hiểu bối cảnh lịch sử và văn hoá của những người tham dự. Các câu hỏi trở nên mở rộng và khái quát để người tham gia có thể xây dựng ý nghĩa của một tình huống hay trong việc trao đổi với những người khác. Nhà nghiên cứu cẩn thận lắng nghe những gì người tham gia nói và làm trong bối cảnh sống của chính họ. Như vậy, chủ nghĩa kiến tạo cho rằng các cá nhân tìm hiểu về thế giới nơi họ sống thông qua việc xây dựng ý nghĩa chủ quan hướng tới các đối tượng hay sự việc nhất định. Các ý nghĩa này thay đổi và đa dạng, đưa nhà nghiên cứu đến chỗ tìm kiếm sự phức tạp của các quan điểm thay vì thu gọn ý nghĩa thành một vài loại. Khi đó, mục tiêu của nghiên cứu là dựa một cách tối đa vào quan điểm của người tham gia về tình huống đang được xem xét. Và nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là diễn giải ý nghĩa mà những người khác có được về thế giới thay vì bắt đầu bằng một lý thuyết (như trong chủ nghĩa hậu thực chứng). Quan điểm ủng hộ/tham gia (Advocacy/Participatory) Quan điểm ủng hộ/tham gia phát sinh từ thập niên 80 và 90 từ những người cảm thấy các giả định hậu thực chứng áp đặt những lý thuyết và quy luật cơ cấu không phù hợp với những cá nhân, nhóm bị gạt ra bên lề xã hội hoặc không giải quyết thoả đáng những vấn đề công lý xã hội. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu này cảm thấy rằng chủ nghĩa kiến tạo không đi đủ xa để kêu gọi một chương trình hành động nhằm giúp đỡ những người bị gạt ra bên lề xã hội. Họ cho rằng việc nghiên cứu nên bao hàm một chương trình hành động cải cách để có
  • 4. thể thay đổi đời sống của những người tham gia, thể chế hay tổ chức nơi các cá nhân đang sống hay làm việc, và đời sống của nhà nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu có tinh thần ủng hộ/tham gia thường bắt đầu bằng một trong những vấn đề xã hội quan trọng của thời cuộc, như bất bình đẳng, áp bức, hay lạm quyền, để làm tiêu điểm nghiên cứu. Quan điểm này cũng giả định rằng nhà nghiên cứu sẽ tiến hành trên tinh thần cộng tác để không làm những người tham gia bị gạt ra bên lề xã hội thêm nữa như một hệ quả của việc nghiên cứu. Trên tinh thần đó, những người tham gia có thể giúp xây dựng các câu hỏi, thu thập số liệu, phân tích thông tin, hay được tặng thưởng vì tham gia vào công việc nghiên cứu. “Tiếng nói” của những người tham gia trở thành tiếng nói thống nhất kêu gọi cải cách và thay đổi. Thế giới quan triết học này tập trung vào những nhóm hay cá nhân có thể bị gạt ra bên lề xã hội hay bị tước quyền công dân. Do đó, các quan điểm lý thuyết có thể được tích hợp với các giả định triết học để xây dựng một bức tranh tổng thể: về các vấn đề đang được xem xét, những người được nghiên cứu, những thay đổi cần diễn ra. Một số quan điểm lý thuyết này như: nam nữ bình quyền (nữ quyền), các bài diễn thuyết phân biệt chủng tộc, lý thuyết phê phán, lý thuyết đồng tính, hay lý thuyết về người khuyết tật. Chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism) Chủ nghĩa thực dụng xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX tại Mỹ trong bối cảnh triết học lâm vào cuộc khủng hoảng thế giới quan. Mối quan tâm của chủ nghĩa này là về các ứng dụng và các giải pháp của vấn đề, chứ không phải phương pháp. Các nhà nghiên cứu sử dụng mọi cách tiếp cận để tìm hiểu vấn đề chứ không cam kết gắn bó với một hệ thống triết lý hay thực tại nào. Điều này áp dụng cho việc nghiên cứu bằng các phương pháp kết hợp trong đó nhà nghiên cứu tự do dựa vào cả các giả định định lượng và định tính. Họ xây dựng một mục đích cho việc “kết hợp” của mình, một cơ sở lý luận về những nguyên nhân khiến cần phải kết hợp cả các số liệu định tính và định lượng ngay từ đầu. Họ cũng đồng ý rằng công việc nghiên cứu luôn luôn xảy ra trong bối cảnh, xã hội, lịch sử, chính trị v.v. để có thể bao hàm một lăng kính lý thuyết có tính phản tư của các mục tiêu công lý và chính trị. Các nhà nghiên cứu thực dụng tin rằng cần ngưng đặt câu hỏi về thực tế và quy luật tự nhiên, bởi vì họ không nhìn nhận thế giới như một thể thống nhất tuyệt đối. Peirce – người khởi thảo những luận điểm đầu tiên của chủ nghĩa thực dụng – cho rằng “sứ mệnh của triết học không phải là nhận thức thế giới, mà là xác định niềm tin. Tất cả những gì không liên quan đến việc xác định niềm tin, đều không thể thúc đẩy con người hành động”. Với ông, hành động khiến con người tồn tại, mà để hành động, con người phải lấy tiền đề là thế giới khách quan làm điểm xuất phát. Tuy nhiên vì mọi sự vật, hiện tượng luôn trong một quá trình vận động và phát triển nên Peirce đề cao tính tự do, phản đối thái độ giậm chân tại chỗ, hành động bảo thủ và trì trệ. Như vậy, chủ nghĩa thực dụng mở ra cánh cửa cho nhiều phương pháp, các quan điểm nhìn về thế giới khác nhau, và các giả định khác nhau, cũng như các hình thức thu thập và phân tích dữ liệu khác nhau cho nghiên cứu.
  • 5. 2. Mô thức nghiên cứu Mô thức nghiên cứu (research paradigm) hay trường phái nghiên cứu là mô hình hay cách tiếp cận nghiên cứu được một số lượng đáng kể các nhà khoa học coi là tiêu chuẩn dựa trên việc thực hành và kiểm chứng trong một thời gian dài. Nó phản ánh niềm tin của nhà nghiên cứu về thế giới mà họ đang sống và muốn sống, định hình cách họ cách họ diễn giải và hành động trong thế giới đó. Trong nghiên cứu giáo dục, thuật ngữ mô thức (paradigm) được sử dụng để mô tả “thế giới quan” của nhà nghiên cứu (Mackenzie & Knipe, 2006). Mô thức nghiên cứu xác định hướng tiếp cận triết học của nhà nghiên cứu. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với mọi quyết định được đưa ra trong quá trình nghiên cứu, bao gồm cả việc lựa chọn phương pháp luận và phương pháp. Burrell và Morgan (1979) đề xuất rằng phương pháp mà các nhà khoa học xã hội sử dụng để xem xét và nghiên cứu các hiện tượng xã hội bị chi phối bởi hai giả thiết cơ bản của triết học là bản thể luận (ontology) và nhận thức luận (epistemology). Bản thể luận Bản thể luận phản ánh các giả thiết về cách nhìn nhận thế giới, liên quan đến sự tồn tại cơ bản và cảm giác của những điều được coi là “hiện hữu”. Trong nghiên cứu xã hội, bản thể luận bàn về mối quan hệ giữa hành vi và cấu trúc, giữa ý thức và vô thức, giữa tâm lý cá nhân và xã hội. Bản thể luận xem thế giới là bản thể chứa đựng trật tự xã hội hay là thường xuyên thay đổi. Các câu hỏi của bản thể luận: Tôi là ai? Tôi sinh ra từ đâu? Sự tồn tại của cá nhân có ý nghĩa gì? Sống là gì? Chết là gì? Nhận thức luận Nhận thức luận phản ánh giả thiết về cách tốt nhất để nghiên cứu về thế giới, như chúng ta nên sử dụng cách tiếp cận khách quan hay chủ quan để nghiên cứu hiện thực xã hội. Nhận thức luận phân tích nển tảng mà từ đó người ta có thể xác quyết rằng mình biết một sự kiện cụ thể nào đó. Các câu hỏi của nhận thức luận: Tôi biết điều gì? Làm thế nào mà tôi biết điều tôi đang biết?
  • 6. Sử dụng hai hệ thống giả thiết này chúng ta có thể phân loại các nghiên cứu khoa học thành một trong 4 nhóm: Nếu người nghiên cứu tin rằng thế giới chứa đựng những thay đổi căn bản và muốn hiểu hoặc điều chỉnh những thay đổi đó bằng cách sử dụng cách tiếp cận khách quan, thì họ đang thực hành mô thức cấu trúc luận cấp tiến (radical structuralism). Nếu họ muốn hiểu những thay đổi trong xã hội bởi việc sử dụng quan điểm chủ quan của những người tham gia, thì họ đang đi theo mô thức chủ nghĩa nhân văn cấp tiến (radical humanism). Nếu nhà nghiên cứu xem thế giới như một bản thể chứa đựng trật tự xã hội (bản thể luận) và do đó muốn tìm kiếm các mô hình nghiên cứu về các sự kiện và hành vi có trật tự. Họ tin rằng cách tốt nhất để nghiên cứu thế giới này là phải sử dụng cách tiếp cận khách quan (nhận thức luận). Hướng tiếp cận này không phụ thuộc vào người thực hiện các quan sát hay giải thích. Bằng việc sử dụng các công cụ thu thập dữ liệu tiêu chuẩn như các cuộc khảo sát thì đó là áp dụng mô thức chức năng luận (functionalism). Tuy nhiên, nếu họ tin rằng cách tốt nhất để nghiên cứu về trật tự xã hội là thông qua các suy luận chủ quan của những người tham gia, như bằng cách phỏng vấn những người tham gia khác nhau và sau đó sử dụng quan điểm chủ quan của chính nhà nghiên cứu để diễn giải sự khác nhau trong câu trả lời của người tham gia, thì như vậy họ đang theo đuổi mô thức diễn giải (interpretivism).