SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------
NGUYỄN THỊ HỒNG
TIỂU THUYẾT TRĂM NĂM CÔ ĐƠN CỦA
G.MARQUEZ DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC
Tải Tài Liệu Nhanh Liên Hệ
Hotline 0936885877
Dịch Vụ Làm Khóa Luận Tốt Nghiệp A-Z
Luanvantrithuc.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60220245
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Duy Hiệp
Hà Nội – 2015
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU __________________________________________________3
1. Lý do chọn đề tài ________________________________________ 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ________________________________ 4
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ________________________ 12
3. Phương pháp nghiên cứu _________________________________ 12
4. Đóng góp của luận văn __________________________________ 14
5. Cấu trúc đề tài _________________________________________ 14
CHƯƠNG 1. MACÔNĐÔ VỚI NHỮNG GIẤC MƠ ÁM ẢNH ____ 15
1.1 Ucsula với nỗi sợ tội loạn luân ___________________________ 15
1.1.1 Loạn luân và những giải thích cổ điển __________________ 16
1.1.2 Ucsula người phụ nữ luôn bị ám ảnh bởi tội loạn luân _____ 17
1.2. Hôsê Accađiô Buyênđya con người hai cá tính và giấc mơ về
những phát minh khoa học _________________________________ 20
1.2.1 Hôsê Accađiô Buyênđya con người hai cá tính cô đơn trong nỗi
ám ảnh về tội lỗi trong quá khứ ____________________________ 20
1.2.2 Hôsê Accađiô Buyênđya trăn trở về những phát minh khoa học __23
1.3. Cuộc đời chinh chiến của Aurêlianô và những nỗi ám ảnh về
những lời tiên tri _________________________________________ 26
1.3.1 Cuộc đời chinh chiến ________________________________ 26
1.3.2 Nỗi ám ảnh về những lời tiên tri ______________________ 29
Tiểu kết: ________________________________________________ 31
CHƯƠNG 2. NHÂN VẬT CÔ ĐƠN BỊ ÁM ẢNH TÍNH DỤC _____32
2.1. Vấn đề tình yêu, tính dục trong sáng tác của Gabriel Garcia
Marquez ________________________________________________ 34
2.2. Yếu tố tính dục trong tác phẩm Trăm năm cô đơn _________ 38
2.2.1 Macondo không gian mang tính dục ___________________ 38
2.2.2. Nhân vật mang tính dục, mối quan hệ chằng chéo giữa những
người cận huyết _________________________________________ 44
2.2.3 Rêmêđiốt – người đẹp nhân vật miễn dịch với tính dục giữa thế
giới đầy dục tình ___________________________________________ 51
Tiểu kết: ________________________________________________ 53
CHƯƠNG 3. VÔ THỨC TẬP THỂ TRONG ___________________55
TRĂM NĂM CÔ ĐƠN ______________________________________ 55
3.1 Vô thức một vấn đề khoa học ____________________________ 56
3.2. Vô thức trong vấn đề sáng tạo văn chương ________________ 57
3.3 Vô thức của tập thể trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn ______ 61
3.3.1. Những ám ảnh về thực tại khách quan của Gabriel Garcia
Marquez _______________________________________________ 61
3.3.2. Bi kịch trong dòng họ Buyênđya một nỗi ẩn ức vô thức ____ 63
3.3.3. Vô thức giữa cái bản ngã, bất lực dồn nén trong tình yêu __ 68
1
Tiểu kết: ________________________________________________ 72
KẾT LUẬN _______________________________________________73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ___________________________________75
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lời giới thiệu đầu sách Trăm năm cô đơn, Nguyễn Trung Đức
từng viết: “Cho đến nay Trăm năm cô đơn vẫn là cuốn tiểu thuyết lớn nhất
của Gabriel Garcia Marquez, nhà văn người Côlômbia người được giải
Nobel về văn học năm 1982. Trăm năm cô đơn ra đời năm 1967 đã gây dư
luận sôi nổi trên văn đàn Mỹ Latinh và lập tức được cả thế giới hâm mộ.
Theo số liệu của tác giả đến năm 1970, Trăm năm cô đơn được in bằng
tiếng Tây Ban Nha hơn nửa triệu bản, chưa kể hai lần in ở Cuba xã hội chủ
nghĩa (một lần hai vạn bản, lần sau tám vạn bản) và mười bảy hợp đồng xin
phép tác giả được dịch tác phẩm này ra các thứ tiếng khác. Sau gần hai
mươi năm, Trăm năm cô đơn đã có mặt khắp nơi trên hành tinh chúng ta để
đến với mọi người và mọi nhà. Rõ ràng Trăm năm cô đơn là một cuốn sách
ăn khách mặc dù tác giả của nó không viết với mục đích câu khách.” (8,5)
Trăm năm cô đơn để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc bởi những
trang viết đầy trăn trở của Marquez, độc giả như bị cuốn sâu vào thế giới cô
đơn của con người, với vòng luẩn quẩn và ám ảnh quanh dòng họ bảy đời
đang bị lưu đày vào cõi cô đơn, sống lay lắt vào nỗi nhớ và không thôi trốn
chạy lo sợ về tội loạn luân. Chính sự hấp dẫn của những trang viết đầy trăn
trở này tôi chọn đề tài “Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez
dưới góc nhìn phân tâm học”.
Qua việc nghiên cứu này, tôi muốn tìm hiểu xem những ám ảnh của
các thế hệ Buyênđya, cũng là nỗi ám ảnh sâu xa của tác giả, những giá trị
văn hóa mà tác giả và cuốn sách để lại cho chúng ta.
3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đây là cuốn tiểu thuyết gây chấn động bao thế hệ người đọc, vì thế cho
đến nay tầm ảnh hưởng và sức cuốn hút của cuốn sách vẫn chưa dừng lại.
Có rất nhiều nhà nghiên cứu tham gia tìm hiểu nhiều góc cạnh của vấn đề
trong tác phẩm. Nhiều công trình khoa học đã để lại những dấu ấn sâu sắc
trong giới phê bình văn học. Do hạn chế về ngoại ngữ nên tôi không thể
tổng hợp hết tất cả những công trình nghiên cứu mà chỉ khảo sát những
trang viết tiêu biểu bằng tiếng Anh và tiếng Viết dưới sự hỗ trợ của đồng
nghiệp về viêc tìm tài liệu tiếng Anh.
Ở Việt Nam, việc tiếp cận tác phẩm qua nhiều bản dịch của nhiều dịch
giả, nhưng đáng chú ý nhất là bản dịch của Nguyễn Trung Đức, Nxb Văn
học, HN, 2004. Tác giả đã đưa ra những nhận định khái quát về vấn đề cốt
truyện đề tài, kết cấu và thời gian nghệ thuật, nhân vật và thông điệp ... Từ
khi tác phẩm được dịch sang tiếng Việt đã có nhiều công trình nghiên cứu
để lại nhiều dấu ấn sâu sắc.
Đầu tiên phải kể đến đề tài cấp bộ do PGS.TS Bửu Nam chủ nhiệm
(2002-2005): Đặc điểm khuynh hướng và sự phát triển của văn học Mỹ
Latinh nửa đầu thể kỉ XX trong phần phụ lục 3: Các tác giả và tác phẩm tiêu
biểu cho tiểu thuyết và truyện ngắn Mỹ Latinh từ những năm 60 đến nay
dành dung lượng bàn đến Marquez trong đó đã bàn luận nhiều vấn đề từ
góc độ liên văn bản (tiểu thuyết huyền thoại đã tiết chế nhiều chất liệu dân
gian của Châu Mỹ Latinh, một cách tự do và sáng tạo, vay mượn các motif
trong Thánh kinh và các huyền thoại cổ đại, sử dụng các tình tiết trong
truyền thuyết lịch sử, các sự kiện có thật), từ cấp độ kí hiệu học (mô hình
hệ giới dưới hình thức làng Macondo); đề cập đến vấn đề thời gian lịch sử
và thời gian vòng tròn theo chu kỳ … Nhà nghiên cứu khẳng định: cách kể
chuyện của Marquez được xem như tiêu biểu cho chủ nghĩa huyền ảo
nhưng đây là một thứ chủ nghĩa hiện thực huyền ảo theo phương thức
4
hài, lướt qua một cách thản nhiên giữa hiện thực và cái kỳ diệu để làm kinh
ngạc các nhân vật ngờ nghệch trong khi đương đầu với một thế giới mà họ
không hiểu thấu. Nhưng sự hài hước này lại đi kèm với một cảm giác trắc
ẩn, xót xa mà tác giả có vẻ như chia sẻ với các số phận nhân vật. Tuy chỉ
dành một phần để bàn về tác phẩm Trăm năm cô đơn nhưng công trình
nghiên cứu này đã gợi mở nhiều điều cho những người nghiên cứu về
Marquez. Đặc biệt ở khía cạnh các yếu tố huyền ảo, tính hài hước, yếu tố
thời gian, cách xây dựng cốt truyện, tuyến nhân vật … Cách đặt ngược vấn
đề: phải chăng tiểu thuyết là một ẩn dụ của sự thất bại của quá trình hiện
đại hóa? khiến cho người đọc phải suy ngẫm.
Đào Thị Thu Hằng trong bài viết Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm
Kawabata và Marquez trong cuốn Văn học so sánh – nghiên cứu và triển
vọng, Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (tuyển chọn), NXB
ĐHSP, 2005. Tác giả đã so sánh chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sáng
tác của hai nhà văn nói trên và qua đó đã khám phá đặc sắc về không gian
và thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn.
Đỗ Xuân Hà trong bài viết Tiểu thuyết hiện thực huyền ảo: Trăm năm
cô đơn của Gabriel Garcia Marquez trong cuốn Văn học thế giới thể kỉ XX,
NXB ĐHQGHN, 2006. Trong bài viết này, Đỗ Xuân Hà thông qua những
nét tiêu biểu nhất về con người cũng như những sáng tác của G.Marquez
trong Trăm năm cô đơn trên các mặt nội dung và nghệ thuật và chỉ ra
phương pháp sáng tác trong Trăm năm cô đơn là chủ nghĩa huyền ảo kết
hợp với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo và các yếu tố hoang đường.
Chuyên luận Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia
Marquez của Lê Huy Bắc, NXBGD Việt Nam, 2009. Đây là chuyên luận
công phu về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, gồm 2 phần chính: chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez, ngoài ra còn có phần phụ
lục trích đăng những bài dịch có liên quan đến chủ đề. Trong phần một,
5
người viết đã đưa ra nhiều lý giải về khái niệm như cái kì ảo, cái huyền ảo,
văn học huyền ảo, văn học hiện thực huyền ảo, nhà văn hiện thực huyền ảo.
Trong đó đáng chú ý là sự phân kì văn học huyễn ảo. Lê Huy Bắc cho rằng
lịch sử văn học huyễn ảo có thể được chia làm ba giai đoạn tương ứng với
cách thức sáng tạo và tiếp nhận văn học: giai đoạn 1 (cái huyễn tưởng): thời
trung cổ, khi con người xem những yếu tố siêu nhiên, kì quái, hoang đường
… như những cái tất nhiên, lí trí chưa phải là cơ sở để con người tin tưởng.
Giai đoạn 2 (cái kì ảo): thời cận hiện đại. Cài kì ảo xuất hiện trong văn học
với mục đích gây nên sự hoang mang cho người đọc. Đây là điều mà văn
học thời kì trước không mấy bận tâm. Giai đoạn 3 (cái huyền ảo) gắn với
thời hiện đại, hậu hiện đại. Cái huyền ảo xuất hiện như một sự đối thoại trở
lại, bản chất là bộc lộ sự bất tin. Chương 2 ở phần 1, tác giả khái quát hệ
thống về văn học hiện thực huyền ảo, bao gồm: nguồn gốc và lịch sử,
nguyên nhân ra đời, xác định khái niệm, đặc điểm, tiếp nhận văn học hiện
thực huyền ảo ở Việt Nam. Lê Huy Bắc cũng bổ sung thêm một số nguyên
nhân như thói quen xem cái hoang đường như cái thường nhật của người
bản địa, tìm sự an ủi trong thế giới siêu nhiên trước cuộc sống quá khắc
nghiệt. Chương 3 phần 1, Lê Huy Bắc điểm qua những tên tuổi thuộc
khuynh hướng này như F.Kafka, J.Borges, T.Morrison … Nhà nghiên cứu
quan niệm Kafka là người khai sinh ra khuynh hướng hiện thực huyền ảo
thế kỉ XX. Trong những trang tiếp theo Lê Huy Bắc giới thiệu và nhận xét
tổng quan về các nhà văn hiện thực huyền ảo. Đó là những nghiên cứu có
tính gợi mở cho những người quan tâm tìm hiểu về những nhà văn này.
Phần 2 của chuyên luận gồm 6 chương, được sắp xếp theo thứ
tự: Chương 1: Lịch sử Comonbia và hiện thực của Marquez
Chương 2: Những người thầy
Chương 3: Khát vọng trở thành người giỏi nhất thế giới
Chương 4: Tự sự nhiều điểm nhìn trong Cụ già với đôi cánh khổng lồ
6
Chương 5: Những cô gái điếm buồn của Marquez
Chương 6: Trăm năm cô đơn
Đóng góp của phần 2 này chủ yếu tập trung ở chương 4,5,6 những
chương 1,2,3 mang tính tổng thuật nhiều hơn là nghiên cứu. Trong giới hạn
của bài viết này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu chương 6. Trong chương này
tác giả chia làm 7 phần: 1. Câu chuyện một trăm năm, 2. Gia hệ Trăm năm
cô đơn, 3. Nhân vật, 4. Huyền thoại về cái cô đơn, 5. Macondo huyền thoại,
6. Trần thuật mê lộ - biên niên sử huyền thoại, 7. Ngọn sóng văn chương.
Trong 7 phần nêu trên thì phần 1,2,3 mang tính chất tóm tắt và giới thiệu,
có sự tương đồng với nhiều những tài liệu tham khảo trước đó. Sự dẫn nhập
này mang tính hướng dẫn ban đầu cho những ai mới tiếp xúc với văn bản,
khá bối rối với gia hệ phức hợp trong tác phẩm. 4 phần còn lại nhà nghiên
cứu đi sâu khảo sát về các huyền thoại, nghệ thuật trần thuật. Trong Huyền
thoại về cái cô đơn, Lê Huy Bắc có tiếng nói chung với những nhà nghiên
cứu trước đó, cho rằng nỗi cô đơn là chủ đề chính trong sáng tác của
Marquez, nó vừa là nỗi cô đơn bản thể vừa là sự cảnh báo để hướng đến sự
đoàn kết để mưu cầu hạnh phúc. Trong Trăm năm cô đơn người ta có thể
tìm thấy muôn vàn cấp độ, dạng hình cô đơn, từ Jose luôn cảm thấy ám ảnh
về tội lỗi trong quá khứ, những đam mê khoa học bất tận, Arcadio cô đơn
vì hôn nhân cận huyết, Aureliano Segundo cô đơn ngay trong sự giàu sang
bất tận của mình, Rebeca cô đơn vì thói quen lập dị không giống ai …
Macondo huyền thoại nhấn mạnh hình tượng làng Macondo. Tính huyền
thoại thể hiện ngay trong tên gọi của ngôi nhà, sự xuất hiện và biến mất. Nó
là sự ẩn dụ về bức tranh phát triển của xã hội, thế giới loài người. Trần
thuật mê lộ - biên niên sử huyền thoại là phần mà nhà nghiên cứu dụng
công nhiều hơn cả. Mê lộ là biểu trưng cho Trăm năm cô đơn, thể hiện rõ
qua thế giới nhân vật, kết cấu, tự sự đa chủ thể, huyền thoại … Mê lộ dẫn
dụ người đọc vào thế giới huyền thoại, bị đánh đáo các nhân vật, các giá
7
trị. Nó khiến cho yếu tố hiện thực và huyền ảo đan cài vào nhau một cách
chặt chẽ, tự nhiên.
Nói đến những công trình nghiên cứu về Trăm năm cô đơn, cũng phải
kể đến hệ thống các bài báo, bài nghiên cứu đăng trên tạp chí. Trước hết là
bài nghiên cứu: Nhân vật và thông điệp của Nguyễn Trung Đức in trong
phần mở đầu quyển sách Márquez Gabriel García (2004), Nguyễn Trung
Đức dịch, Trăm năm cô đơn, Nxb Văn học. Nguyễn Trung Đức đã chỉ ra
những bức thông điệp gắn với tên của nhân vật trong sáng tác của nhà văn
đạt giải Nobel 1982. Ông xác định những vòng tròn đan lồng trong truyện,
vòng tròn cuộc đời của đại tá Aureliano, vòng tròn xoay quanh hai con
người sinh đôi, sự quẩn quanh của những số phận sự nhầm lẫn trong cách
nhìn nhận của Ursula và bao trùm lên tất cả là sự xoay vòng của thế giới,
cuộc sống. Nhà nghiên cứu khát quát bằng bức thông điệp của chính tác giả
Trăm năm cô đơn từng tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là
cuốn sách về sự cô đơn và thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người
đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm
phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để “sáng tạo ra một thiên huyền thoại
khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ
khác định đoạt số phận mình ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối
thoái và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi những dòng họ bị kết
án Trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái
sinh trên mặt đất này”. Trong bài viết này, Nguyễn Trung Đức đã đi sâu tìm
hiểu những bức thông điệp mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, đặc biệt là
qua số phận của nhân vật. Đó là một phương thức thâm nhập sâu để tìm
hiểu tư tưởng của nhà văn. Nhưng chúng tôi cho rằng ngoài những điều nêu
trên còn có một bức thông điệp khác quan trọng là sự dự báo. Một dòng họ
có thể bị tuyệt diệt, vùng đất huyền thoại có thể bị nhấn chìm, loài
8
người cũng có thể biến mất như chưa từng tồn tại nếu con người vẫn cứ
xây cất cho mình những tòa tháp cô đơn.
Phan Tuấn Anh có bài đăng trên Tạp chí Sông Hương 259/9-10 số ra
ngày 01/10/2010, tựa đề Hình tượng Macônđô trong Trăm năm cô đơn.
Trong bài viết này tác giả đã kiến giải về hình tượng Macondo – hình tượng
xuyên suốt nhiều sáng tác quan trọng của Marquez , từ vấn đề nguồn cội
tên gọi, tần suất đến ý nghĩa biểu trưng. Người viết đưa ra nhận xét khá táo
bạo: “Có thể nhận định rằng, nếu “nỗi cô đơn” là chủ đề lớn nhất mà
Marquez dành cả cuộc đời để theo đuổi, thì hình tượng trung tâm nhất, có
tính xuyên suốt các tác phẩm của nhà văn người Colombia lại không phải là
một nhân vật cụ thể, mà chính là hình tượng về vùng đất Macondo.” Bằng
sự đối chiếu với những cứ liệu lịch sử, văn hóa, Tuấn Anh đã chỉ ra mối
liên hệ mật thiết giữa sự phát triển của làng Macondo với tiến trình phát
triển của Châu Mỹ Latinh. Những cứ liệu này soi sáng và chứng minh rõ
hơn ý nghĩa biểu trưng của Macondo – xã hội Mỹ Latinh thu nhỏ.
Nghiên cứu về tác phẩm này còn có các đề tài nghiên cứu khoa học các
cấp, khóa luận, luận văn, tôi xin được điểm qua một số công trình: Khóa
luận tốt nghiệp Khảo sát tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn trong hai tiểu thuyết
Trăm năm cô đơn và Tình yêu thời thổ tả của Garcia Marquez của Nguyễn
Thị Tuyết Lan – ĐHSP Huế, 2005. Khóa luận tập trung vào hai vấn đề:
khảo sát tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn trong Trăm năm cô đơn và Tình yêu
thời thổ tả; những phương thức nghệ thuật thể hiện tình yêu, nhục thể, nỗi
cô đơn trong tác phẩm này. Tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn là 3 yếu tố quan
trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong sáng tác của nhà văn người
Comlombia này. Lí giải được mối quan hệ của 3 yếu tố này sẽ lí giải được
sự ý nghĩa của sự xuất hiện dày đặc những phen làm tình, nỗi cô đơn tràn
ngập trong sáng tác của ông. Công trình nghiên cứu trên hai tác phẩm đỉnh
cao của nhà văn biểu trưng cho nỗi cô đơn của Châu Mỹ Latinh, tìm hiểu
9
toàn diện các phương thức nghệ thuật thể hiện như người kể chuyện không
thời gian, giọng điệu, điểm nhìn nhân vật trong hai tác phẩm. Tuy nhiên,
công trình này chưa đạt đến độ chín, vì chưa lí giải được mối quan hệ giữa
nhục thể và tình yêu, tính dục, nỗi cô đơn … Việc trình bày và khảo sát
song hành hai tác phẩm này chưa sâu nên dẫn đến sự rời rạc.
Một công trình khác có thể nói đã chạm đến độ chín là Luận văn Thạc
sĩ Thời gian và không gian huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của
Gabriel Garcia Marquez của Nguyễn Thị Hảo – ĐHKHXH và NV Hà Nội,
2010. Luận văn này đã chạm đến vấn đề đặc biệt lí thú trong sáng tác nổi
danh của Marquez Trăm năm cô đơn. Luận văn đã đưa ra một cái nhìn tổng
quan và khá hoàn thiện về đặc điểm của văn học Mĩ Latinh và chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo. Thời gian được tái hiện qua những cấp độ: trật tự, thời
lưu, tần suất; cùng với điềm báo. Sự xoay vòng của thời gian mang tính ẩn
dụ. Không gian bàng bạc màu sắc kì ảo. Chốn – không thời gian huyền
thoại góp phần quan trọng chuyển tải thông điệp vì hòa bình, đoàn kết nhân
loại – mặt trái của cái cô đơn. Còn thêm Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật
truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez của Lê Thị Thanh Thủy – ĐHKHXH
và NV Hà Nội, 2011. Đỗ Duy Chiến của ĐHSP đã Bảo vệ luận văn (2011)
“Tính dục trong Trăm năm cô đơn của G.G.Marquez” đã đề cập đến các
vấn đề nhân vật đam mê tính dục; tính dục với đề tài loạn luân và vô thức
và nghệ thuật biểu hiện tính dục.
Một số bài nghiên cứu bằng tiếng Anh, tôi khảo cứu được như:
Gabriel Garcia Marquez do Harold Bloom (giáo sư khoa Nhân học
trường ĐHH Yale) hiệu đính và giới thiệu, NXB Chealsea. Đây là một
cuốn sách tập hợp nhiều bài nghiên cứu công phu về Marquez. Trong đó có
một số bài viết về tác phẩm Trăm năm cô đơn như: Gabriel Garcia
Marquez từ Aracata đến Macondo, Những sản phẩm khoa học của Jose
10
Acardio Buendia – con người đi tìm bản thể của Floyd Merrell, Trăm năm
cô đơn – huyền thoại và lịch sử của Roberto Gonzalez Echevarria …
Một cuốn sách khác khảo sát trên diện rộng về tác phẩm này là Trăm
năm cô đơn: những phương thức thâm nhập của Regina Janes, NXB
Twayne, 1991. Regina Janes đã cung cấp một phân tích toàn diện hấp dẫn
về Trăm năm cô đơn, bàn đến nhiều phương thức đọc, giải thích tác phẩm
này theo các phương cách khác nhau. Janes tiếp cận tác phẩm này qua bình
diện văn học và lịch sử, bình luận theo nhiều hướng: chính trị, tiểu sử học,
liên văn bản, từ góc độ của huyền thoại và hiện thực huyền ảo. Trong quá
trình đó, Janes cung cấp một cuộc khao sát có sức thuyết phục về tiểu
thuyết, và kết luận, “Nếu Garcia Marquez có bước đi riêng tạo ra huyền
thoại hiện đại, thì dường như đó là mong muốn giữ gìn, bồi dưỡng, nuôi
dưỡng ý thức của chúng ta về cõi không thực. Không chỉ thể giới thực mà
chúng ta đang sa lầy mà cả những cuốn sách chúng ta đọc cũng đang phủ
nhận chính chúng ta, một cách tạm thời, cần có một thế giới tốt hơn để có
thể xác tín được.”
Một công trình khác đã định hình rõ nét hơn về lí thuyết ứng dụng
trong nghiên cứu Trăm năm cô đơn là cuốn sách mang nhan đề: Phê bình
hậu hiện đại về Trăm năm cô đơn của Marquez của tác giả Jofer Serapio,
đăng trên trang web: http://joferserapio.wordpress.com. Theo tác giả bài
viết, yếu tố thể hiện rõ nhất tính hậu hiện đại của tác phẩm này là hiện thực
huyền ảo. Và nhà văn đã có sự pha trộn nhiều thể loại, lãng mạn, lịch sử, kì
ảo.
Những công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài mà tôi khảo
sát được trên đây tuy chưa bao quát hết nhưng cũng chứng tỏ được chiều
dài và chiều rộng của những công trình nghiên cứu về tác phẩm nổi danh
này. Từ đó mà tôi có thể nhìn nhận một cách khái quát về những hướng
nghiên cứu tiếp theo. Trong luận văn này, tôi đi sâu nghiên cứu tác phẩm
11
Trăm năm cô đơn với đề tài “Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez
dưới góc nhìn phân tâm học”. Tôi khẳng định, tuy đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu mở ra nhiều hướng tiếp cận và khai thác tác phẩm này
nhưng đây là đề tài hoàn toàn mới.
Mỗi công trình nghiên cứu cho chúng ta nhìn nhận những góc phát hiện
mới, góc tiếp cận mới về tiểu thuyết kinh điển mọi thời đại Trăm năm cô
đơn. Chúng ta hiểu vì sao, mà trải qua bao nhiêu năm từ khi mới ra đời cho
đến nay tác phẩm này vẫn là đề tài được nhiều người quan tâm, các thế hệ
học viên luôn lấy đó là mảnh đất trù phú để khai thác. Không nằm ngoài
những niềm đam mê đó, tôi vẫn muốn tìm đến Trăm năm cô đơn với hướng
tiếp cận mới, tuy nó có bề dày những công trình nghiên cứu đồ sộ.
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này tập trung nghiên cứu Trăm năm cô đơn của Gabriel
Garcia Marquez dựa trên lí thuyết phân tâm học. Tập trung phân tích vào
những giấc mơ, những nỗi ám ảnh về tính dục và sự vô thức của những con
người.
Đề tài này được nghiên cứu trên phạm vi bản dịch tác phẩm Tiếng Việt
của dịch giả Nguyễn Trung Đức, tái bản lần thứ năm, NXB Văn học, 2004.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo nghiên cứu tác phẩm trên bình diện sâu rộng tôi kết hợp
sử dụng các phương pháp khác nhau như: phê bình phân tâm học, phê bình
huyền thoại, nghiên cứu liên ngành kết hợp với các thao tác: đối chiếu, so
sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê. Trong đó phương pháp chính là phân
tâm học
Thuật ngữ phân tâm học do Sigmund Freud đặt ra năm 1896. Thời gian
đầu, đó chỉ thuần túy là một khoa học và là một phương pháp trị bệnh, sau
ảnh hưởng lan rộng sang địa hạt văn học, trở thành một phương pháp
12
phê bình. Với tư cách là một phương pháp phê bình, phân tâm học xem tác
phẩm văn học như một thế giới huyễn tưởng phản ánh những ước muốn âm
thầm cũng như những dồn nén trong vô thức của tác giả. Xin lưu ý, với các
nhà phân tâm học, vô thức không phải là sự thiếu vắng ý thức mà là một cõi
riêng.
Sự khủng hoảng của tâm lý học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã dẫn
đến sự ra đời của Phân tâm học. Một trường phái tâm lý học khách quan đi
sâu nghiên cứu hiện tượng vô thức trong con người, coi vô thức là mặt chủ
đạo của đời sống tâm lý người, là đối tượng thực sự của tâm lý học.
Người sáng lập ra Phân tâm học là S.Freud (1856 - 1939) bác sĩ thần
kinh và tâm thần người Áo gốc Do Thái, sinh ở Tiệp Khắc, du học ở Áo,
Pháp, Đức … Ngay từ khi chữa chứng dồn nén và chứng thần kinh tương
khắc, Freud đã đi tới kết luận không chỉ riêng con bệnh mà cả những người
bình thường cũng mang trong mình những xung khắc tâm thần tương tự.
Căn cứ vào những quan sát, thí nghiệm và kinh nghiệm thực hành khi điều
trị cho nhiều người bệnh ở Vienna, Freud đã xây dựng cơ sở cho khoa phân
tâm học vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Trong cuốn Nghiên cứu về chứng
loạn thần kinh xuất bản vào năm 1895, ông đã bộc lộ niềm tin rằng “yếu tố
chính trong sự rối loạn về tính dục là sự suy yếu gây ra cảc bệnh tâm thần,
lẫn bệnh tâm thần suy nhược”. Đó là nền tảng của thuyết phân tâm. Vài
năm sau đó, Freud hoàn chỉnh được lý thuyết của ông về sức đối kháng,
hiện tượng chuyển biến tính dục tuổi thơ, mối tương quan giữa những ký
ức bất mạn và ảo tưởng, giữa cơ chế tự vệ và sự dồn nén.
Học thuyết phân tâm của Freud được xây dựng trên khái niệm vô thức.
Freud quan niệm, tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất
là hiện tượng vô thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lý
con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tùy
theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện
13
ra theo những quy luật khác hẳn với ý thức. (26,185). Vai trò quan trọng
của cái vô thức trong đời sống tâm lý người được S.Freud làm rõ trong các
công trình nghiên cứu về giấc mơ về lý thuyết tính dục cũng như ở nhiều
vấn đề khác được đề cập liên quan trong các nghiên cứu cụ thể của ông.
Dựa vào những thuyết phần tâm học Freud đề ra về hiện tượng ảo giác
trong giấc mơ và những rối loạn tính dục, tôi chủ công khai thác những
khía cạnh của tác phẩm Trăm năm cô đơn trên hai phương diện này để từ
đó tìm ra cái cô đơn, vô thức ngàn đời của dòng họ bị lưu đày tram năm.
4. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý thuyết: Luận văn đưa ra hướng tiếp cận mới, phương pháp
phân tâm học. Với bình diện đi sâu vào những ám ảnh trong mỗi nhân vật
và tập thể Macondo, cũng như những trăn trở trên những trang viết của
Gabriel Garcia Marquez. Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc của những công
trình nghiên cứu đi trước để có cái nhìn sâu sắc, mới mẻ về tác phẩm này.
Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần định hình rõ nét hơn trong việc
ứng dụng phân tâm học, để khám phá ra những ám ảnh, những con người
trăn trở, trằn trọc, luẩn quẩn trong cái cô đơn của ngàn đời, sự bế tắc,
những ham muốn, nhục dục … những giấc mơ vừa thực vừa ảo.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Macondo với những giấc mơ ám ảnh
Chương 2. Nhân vật cô đơn bị ám ảnh tính dục
Chương 3. Sự vô thức của tập thể
14
CHƯƠNG 1. MACÔNĐÔ VỚI NHỮNG GIẤC MƠ ÁM ẢNH
Năm 1900. Freud công bố công trình Lý giải các giấc mơ. Việc phân
tích cặn kẽ các giấc mơ của người nào đó đã trải qua là một thành công của
ông, con đường đi đến làm rõ cái vô thức. Các giấc mơ đã tạo nên sự hấp
dẫn đặc biệt đối với Freud, bởi theo ông, có thể từ việc phân tích các giấc
mơ, chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn cấu trúc tâm thần người, rõ hơn về cái
vô thức trong con người. Từ các ca lâm sàng trong chữa trị bệnh tâm thần,
ông đã đi đến kết luận: Các giấc mơ đều không xa lạ với người nằm mơ,
đều luôn khó hiểu với người đó. Các giấc mơ đều có một ý nghĩa nhất định
nào đó. Không những giấc mơ có một ý nghĩa mà ý nghĩa của giấc mơ là
nguyên nhân gây nên giấc mơ. Trong các giấc mơ có các “ý tưởng tiềm ẩn”
cần được khám phá. Nội dung biểu hiện của giấc mơ có thể thực hiện trá
hình những ham muốn bị dồn nén vào vùng vô thức. Bên cạnh đời sống
thực tại, các nhân vật của Marquez còn sống trong đời sống của những giấc
mộng. Giấc mơ là thuộc tính của tư duy thần thoại. Các nhà khoa học tin
rằng giấc mơ ẩn chứa nhiều điều thần bí nhưng liên quan nhất định đến đời
sống thực của con người, có sự liên thông giữa thế giới mộng ảo và đời
sống tâm lí cũng như quá trình nhận thức của con người thường nhật. Và
Marquez đã để cho nhân vật của mình bơi trong cuộc chu du tâm tưởng để
đến với miền đất còn bí ẩn và không kém phần phức tạp.
1.1 Ucsula với nỗi sợ tội loạn luân
Nỗi ám ảnh về tội loạn luân luôn đeo bám những con người thuộc
dòng họ Buyênđia. Họ cô đơn giữa ngôi nhà của mình, cô đơn giữa những
người thân, cô đơn trên chính chiếc giường của mình và nỗi cô đơn đó ám
ảnh cả trong những giấc mơ của họ.
15
Người phụ nữ luôn có ý thức và canh cánh trong mình nỗi ám ảnh về
tội loạn luân. Chính Ucsula đã được mẹ kể về tấm gương về người sinh ra
một đứa trẻ có đuôi lợn. Cũng chính điều này đã đeo bám bà ngay trong
đêm tân hôn, và một năm sau ngày cưới. Sau này, sau mỗi lần sinh nở bà
luôn cẩn thận kiểm tra kĩ khắp người đứa trẻ. Nỗi ám ánh đó, khiến bà luôn
canh cánh, nhắc nhớ các con mình về nỗi kinh hoàng của tội loạn luân. Sự
minh mẫn của một bà lão ngoài trăm tuổi đã để bà chứng kiến những thế hệ
con cháu Buyênđia có một sự khác lạ, sự cô đơn, cá tính khác người còn
đáng sợ hơn cái đuôi lợn.
1.1.1 Loạn luân và những giải thích cổ điển
Từ giữa thể kỉ XIX loan luân được xem là một sự ghê tởm tự phát, nỗi
sợ hãi về những hậu quả xấu của quan hệ huyết thống. Các lý thuyết do các
nhà nhân học đưa ra từ cuối thể kỉ XIX để giải thích việc cấm loạn luân có
ba loại; tâm lý học, sinh học, xã hội – văn hóa.
Các lý thuyết thứ nhất giả định rằng việc cấm loạn luân là nhắc lại,
dưới hình thức một quy tắc, một sự ghê tởm tự phát ở con người đối với
một đối tác của mình. Nhà tộc học người Phần Lan Edward Westermark
năm 1891, nhà tính dục học Anh Havelock Ellis năm 1906 đã phát triển ý
tưởng cho rằng sự chung sống lâu dài giữa những thành viên cùng một gia
đình sẽ làm cho ham muốn mất đi.
Lý thuyết thứ hai coi những hậu quả sinh học là có thể có của sự tái
sinh sản giữa những người cùng dòng máu. Sự kết hợp giữa những người
thân thích ở con người, động vật và một số thực vật có thể có những hiệu
quả di truyền có hại theo hai kiểu: tăng dần số của những khuyết tật di
truyền và trong trường hợp lặn lại ở nhiều thế hệ, một hiện tượng “suy sụp
về dòng máu”, còn gọi là “thoái hóa”. Ở các nước phương Tây. Đó là lý do
thường được nêu ra. Trong các tín ngưỡng trên toàn thế giới, thường xảy ra
16
những sự sinh đẻ không bình thường được gán cho những tập quán loạn
luân đã biết rõ hay được giả định.
Cuối cùng, lý thuyết thứ ba dựa vào những lý do xã hội hay những
biểu tượng tập thể. Tiểu luận của Emile Durkheim công bố năm 1897 là
một ví dụ rõ ràng. Ông khẳng định tất cả các xã hội đều phải trải qua giai
đoạn thờ vật tổ. Thế nhưng, việc thờ vật tổ cũng chìm ngập trong nỗi khiếp
sợ máu vật tổ, mà vật tổ cũng lại thuộc nhóm họ hàng của người ta. Phạm
tội loạn luân là có nguy cơ tiếp xúc với máu vật tổ ấy. Do đó mà có sự cấm
kỵ thật sự về hành vi này. Ý tưởng của Durkheim là có hiệu quả: nó không
chỉ tính đến sự loạn luân sinh học mà đến cả những quy tắc riêng của mỗi
xã hội về cái bên trong và cái bên ngoài của nhóm cùng dòng máu. Nhưng
ý tưởng ấy không có chỗ dựa vững chắc: việc thờ vật tổ có lẽ không bao
giờ tồn tại dưới hình thức người ta gán cho nó, ít ra cũng không phải là một
giá trị phổ biến, và sự sợ máu không có lien quan tất yếu với những quan hệ
tính dục.
Theo từ điển Tiếng Việt: “loạn luân dùng để chỉ quan hệ nam nữ về
xác thịt với nhau giữa những người cùng máu mủ trái với phong tục tập
quán hoặc pháp luật.” (24,574) Dù trong bất cứ trường hợp nào, vô tình hay
cố ý thì hành động loạn luân vẫn không thể chấp nhận được và đáng lên án
một cách khắt khe. Trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, dòng họ Buênđia
trong vòng 100 năm trải qua bảy đời và hầu như đời nào cũng có dấu hiệu
loạn luân. Mà xét cho cùng nguyên nhân sâu xa của việc đó chính là việc
họ cố chạy trốn tội loạn luân nhưng lại không sao trốn thoát sự cám dỗ một
cách vô thức và sự ám ảnh bởi mặc cảm trong quá khứ.
1.1.2 Ucsula người phụ nữ luôn bị ám ảnh bởi tội loạn luân
Trong Trăm năm cô đơn, Ucsula là người phụ nữ cần mẫn, năng nổ,
thông minh và kiên định. Dưới sự chăm lo của bà, gia đình Buendia là tâm
17
điểm của làng Macondo – một gia đình giàu có luôn mở rộng cửa đón khác.
“Đức cần mẫn của Ucsula sánh ngang với đức cần mẫn của chồng mình. Bà
năng nổ, mảnh khảnh, kiên nghị. Người đàn bà run rẩy mà chẳng một ai
nghe thấy cất tiếng hát trong suốt cả cuộc đời mình, là người có mặt ở khắp
chốn kể từ lúc trời vừa bừng sáng cho đến khi tối mịt, lúc nào cũng bận bịu
với đàn gà nhíp nhíp. Nhờ có bà, nền đất nện không chút bụi, tường đất
không vẩy bẩn, bàn ghế giường tủ do chính bàn tay vợ chồng bà làm nên
lúc nào cũng sạch sẽ, và những rương hòm cũ đựng quần áo lúc nào cũng
dịu thơm mùi húng dổi.” (8,29) Bà nuôi nấng và dõi theo tất cả những
thành viên trong gia đình, đấu tranh để bảo vệ họ, để rồi lại bất lực khi nhận
thấy sự trái khoáy của những đứa con “Con cái thừa kế tính nết điên khùng
của cha mẹ chúng” và “…sự trái thói trái tính của các con trai mình quả
thật cũng đáng kinh sợ như cái đuôi con lợn” (8,61). Sống để canh chừng
con cháu, bà rút ra rằng thời gian cứ quay tròn, thế hệ trước cứ giống thế hệ
sau, mãi là tù nhân của sự cô đơn, mãi không thoát khỏi tội kiếp loạn luân
của dòng họ. Bà là minh chứng cho sự nỗ lực, kiên cường của người phụ nữ
của gia đình. Gia cảnh nhà Buendia tan vỡ một phần cũng chính vì thiếu
một bàn tay như Ucsula chăm sóc khi bà đã về già và mù lòa.
Hơn ai hết, Ucsula là người hiểu rõ về hậu quả của tội loạn luân, cũng
chính vì điều này đã đẩy bà vào cảnh ngộ trớ trêu, luôn sống vô thức với
những ám ảnh quá khứ. Bà cố sống để căn dặn con cháu về cái nguy cơ
đáng sợ về đứa con có cái đuôi lợn. Nhưng rồi không trốn thoát khỏi mặc
cảm và bị cuốn sâu vào vực thẳm của sự cô đơn. Trong thế giới cô đơn và
hoài nhớ ấy những người trong dòng họ Buênđia đã phạm phải tội loạn
luân. Như vậy, có thể thấy vì sợ loạn luân nên cố chạy trốn, chạy trốn rồi
lại mắc vào đúng tội lỗi đó. Hình ảnh : “Một đứa con suốt đời mặc quần
rộng thùng thình và chết vì bệnh chảy máu khi đã sống một cuộc đời bốn
mươi hai tuổi xuân luôn là trai tân, bởi y sinh ra và lớn lên với cái đuôi
18
xoắn hình mở nút chai ở cuối có một túm lông” (8,49). Đây chính là sản
phẩm của bà cô Ucsula lấy ông chú Hose Accadio Buendia. Đó là tấm
gương tày kiếp mà mãi đến già bà vẫn không quên cảnh báo với con cháu
hãy mở to mắt mà nhận họ hàng.
Dựa vào sơ đồ phả hệ của dòng họ Buenđia, chúng ta có thể nhận thấy
hầu như các thế hệ trong dòng họ không thoát khỏi tội loạn luân với những
người cận huyết. Trước khi Ucsula Igoaran lấy Hose Accadio Buendia thì
tổ tiên của họ cũng đã phạm phải điều cấm kỵ đó. Chính họ đã dẫm lên vết
xe đổ đó. Là người sống gần hết chiều dài của dòng họ, chứng kiến các thế
hệ con cháu ra đời, trưởng thành và hủy diệt, bà như sự tổng kết chiêm
nghiệm về những thói hư tật xấu của dòng họ. Bà sống để canh chừng, coi
sát nhưng cuối cùng vẫn không thể thoát khỏi vòng xoáy của định mệnh.
“Con cái nhà đến lạ, tất cả đều giống nhau như hệt. Lúc đầu được nuôi
dưỡng rất chu đáo, do đó tất cả đều ngoan ngoãn, nết na, hiền lành dường
như đến con ruồi cũng không đủ can đảm để giết. Ấy thế mà râu vừa lún
phún đã lại hư thân mất nết rồi.” (8,180). Trước quyết định đám cưới của
cặp đôi Rebecca và Hose Accadio bà đã phản đối kịch liệt, và xem như họ
đã chết. Nhà văn Marquez xây dựng tình huống, ngôi nhà hạnh phúc của
cặp đôi ngay cạnh nghĩa trang cũng để ám chỉ họ sống đó nhưng đã chết từ
lâu rồi. Người phụ nữ đã cố sống đến 6 đời và không ít lần bà than phiền về
cố máy thời gian quay vòng “Thời gian như thể quay tròn hay sao ấy.”
Cũng chính bà là người đã phải thừa nhận những cá tính khác biệt của con
cháu còn đáng sợ hơn những đứa con đuôi lợn, “Con cái nhà này đều thế
cả. Chúng điên rồ ngay từ bé.” (8,213). Bà canh chừng, giám sát, và không
khi nào nguôi nhắc con cháu hãy mở to mắt mà nhận họ hàng. Nhưng bà
vẫn không sao ngăn được những cuộc tình loạn luân giữa mẹ con của
Accadio và Pilar Tenera. Accadio thèm khát mẹ của mình như một con thú
dục tình “Pilar Tenera người từng làm cậu nổi máu dê ở trong phòng làm
19
ảnh, là sự thèm khát không thể cưỡng lại nổi đối với cậu ta, cũng từ thuở
ban đầu đối với Hose Accadio và sau đó Aureliano.” (8,138). Những đam
mê cuồng si của Aureliano Hose với thân hình ngà ngọc của cô mình là
Amaranta “Lần đầu nhìn thấy cô tắm, cậu bé chỉ chú ý đến cái rãnh sâu sâu
giữa hai núm vú trên ngực cô mình … sau đó … cậu không để ý đến cái
rãnh sâu mà lại run bắn người vì thích thú lạ lùng trước hai bầu vú hồng
hồng căng mọng” (8,169)… Và như thế suốt cuộc đời Ucsula chứng kiến
các thế hệ con cháu của dòng họ tìm đến dục vọng như một sự giải thoát
nhưng họ càng vùng vẫy trong bể dục thì lại càng đau khổ và tiến dần đến
sự hủy diệt hoàn toàn.
1.2. Hôsê Accađiô Buênđya con người hai cá tính và giấc mơ về những
phát minh khoa học
1.2.1 Hôsê Accađiô Buênđya con người hai cá tính cô đơn trong nỗi ám
ảnh về tội lỗi trong quá khứ
Cụ tổ của dòng họ Buendia, Hôsê Accađiô Buênđya cưới người em họ
Ucsula, bỏ làng đi sau khi giết một người bạn. Hôsê Accađiô Buênđya là
người sáng lập ra làng Macondo và là người lãnh đạo sáng suốt của làng
trong một thời gian dài. Ông là người có cả sức mạnh cơ bắp và trí tuệ. Hai
đặc điểm này di truyền cho con cháu theo hai nhánh: Những Arcadio khỏe
mạnh, sống sôi nổi, còn những Aureliano thông minh những cô đơn và lánh
đời. Sau khi bị mê hoặc bởi những phát minh của người Digan. Hôsê
Accađiô Buênđya say sưa lao vào những tìm kiếm khoa học, rồi phát điên
và cuối cùng chết dưới tán cây dẻ.
Những hành động của Hose Accadio Buendia là điển hình, điềm báo
cho những đặc tính nổi trội để di truyền cho những thế hệ sau. Việc Hose
Accadio Buendia lấy em họ Ucsula là hành động mang tính loạn luân, hành
động vượt ra ngoài chuẩn mực đạo đức muôn đời. Và sau những thế hệ con
20
cháu cũng đam mê tính dục và đặc biệt ham muốn với những người cận
huyết. Hành động giết chết Prudencio Aghila là hành động bạo lực, hiếu
chiến khiến ông phải day dứt cả đời. Ông buộc phải bỏ làng đi để tìm thấy
sự thanh thản và trở thành một tù trưởng giỏi. Chính đặc tính này đã di
truyền cho nhiều thế hệ sau này đặc biệt là đại tá Aureliano Buendia. Một
hành động nữa của Hose Accadio Buendia cũng được xem là điềm báo cho
đặc tính di truyền của dòng họ Buendia đó là hành động bỏ làng ra đi. Đây
là hành động tự tách mình khỏi cộng động, đẩy mình vào cõi cô đơn tiền
định. Đặc tính này hầu hết các con cháu Buendia đều mắc phải.
Hose Accadio Buendia là người tháo vát, với trí tuệ thông suốt ông đã
bố trí ngôi làng hợp lý và gọn gàng. “…đã bố trí các nhà theo hình thức sao
cho từ mọi nhà đều có thể đi ra sông và không một nhà nào phải gánh nước
vất vả hơn nhà nào, đánh những con đường chạy thật khéo để mọi nhà đều
phải chịu nắng như nhau vào mùa nóng. Chỉ trong ít năm, Macondo là một
làng ngăn nắp gọn gàng và chuyên cần … đó là một làng hạnh phúc, là nơi
chưa một ai ngoài ba mươi tuổi, và chưa hề có người chết”. (8,29) Sức khỏe
và sự thông minh, linh hoạt của Hose Accađiô Buyênđya đã đưa ngôi làng
vùng đầm lầy ngày một hưng thịnh. Cả ngôi làng ngày càng rộn rã tiếng
chim. Nhưng rồi, những tập tục tốt đẹp, sự tháo vát ở Hôsê Accađiô
Buênđya trong thời gian ngắn đã bị cuốn tuột đi bởi những đam mê về đá
nam châm, những tính toán thiên văn, mơ mộng biến chì thành vàng, ước
muốn được biết các kỳ quan của thế giới. Giờ đây Hôsê Accađiô Buênđya
trở thành một người lười nhác, ăn mặc thì lôi thôi, râu ria thì xồm xoàm. Ở
nhân vật này chúng ta dễ dàng nhận ra hai cá tính: một con người khỏe
mạnh, vâm váp, nông nổi, táo bạo, cá tính này được di truyền cho những
thế hệ Accadio và một con người âu sầu nhưng rất thông minh được di
truyền cho những Aureliano. Một trong những điều thú vị ở tiểu thuyết này
21
chính là sự quay vòng, lặp lại của thế hệ sau với thế hệ trước, dường như đó
là bản sao y nguyên về cá tính và số phận.
Vì một sai lầm thời trai trẻ, Hôsê Accađiô Buyênđya đã phải bỏ làng đi
tha hương cầu thực, tìm kiếm một vùng đất mới. Nhưng cũng từ đây, anh
sống cuộc đời cô đơn với nỗi ám ảnh tội lỗi. Hình ảnh của Prudenxio
Aghila xuất hiện thường xuyên trong tâm tưởng của ông. Một lần trong cơn
sốt vì mất ngủ, sau khi làng Macondo có người chết đầu tiên, ông đã gặp
linh hồn của Prudenxio Aghila “Khi nhận ra Prudenxio Aghila, ông ngạc
nhiên thấy rằng người chết cũng già theo năm tháng. Hose Accadio
Buendia cảm thấy rùng mình vì nỗi nhớ nhung … Sau nhiều năm ở cõi chết
nỗi nhớ nhung người sống mới da diết làm sao, sự gắn kề một cái chết khá
vốn đã tồn tại ngay trong cõi chết mà chính Prudenxio Aghila vừa rồi mong
cho kẻ thù tệ mạt nhất của mình mới đáng sợ làm sao. Prudenxio Aghila đã
tốn nhiều thời gian đi tìm ông. Prudenxio Aghila hỏi thăm ông qua những
linh hồn chết ở thung lũng Uga, qua những linh hồn chết từ vùng đầm lầy
tới …” (8,102) Và suốt thời gian đó ông luôn nhớ tới Prudenxio Aghila “Cả
đêm ông nằm trên giường, mắt mở thao láo, mà gọi Prudenxio Aghila, gọi
Menkyadet, gọi tất cả những người đã chết để họ tới cùng chia sẻ với ông
nỗi chán chường.” (8,103) Trong suốt phần đời còn lại bên gốc cây dẻ,
sống với kí ức, nói chuyện với kí ức. Mặc dù người chăm sóc ông, trò
chuyện với ông là Ucsula nhưng thực ra “người duy nhất mà cụ tiếp xúc từ
đã lâu là Prudenxio Aghila. Với dáng vẻ tiều tụy vì tuổi già trong cõi âm
phủ, Prudenxio Aghila cứ mỗi ngày hai lần đến nhà nói chuyện với cụ. Hai
người nói chuyện về gà chọi. Hai người hứa hẹn với nhau sẽ xây dựng một
chuồng nuôi những chú gà chọi tuyệt vời, không chỉ để vui vẻ trước một
trận thắng mà còn để giải khuây trong những ngày chủ nhật man mác buồn
ở cõi âm phủ.” (8,167).
22
Như vậy, Hose Accadio Buendia thủy tổ của dòng họ Buendia ở
Macondo đã tự lưu đày vào cõi cô đơn, sống suốt cuộc đời nhức nhối với
tội lỗi trong quá khứ, và đến chết cũng chết trong nỗi cô đơn. Sự cô đơn đã
tồn tại như bản năng của con người “tập trung những ý, hướng, những động
cơ, những ham muốn vĩnh viễn và bất biến mà ý nghĩa của chúng được
quyết định bởi bản năng, còn ý thức của chúng thì không biết được”
(13,1353). Nỗi cô đơn đó xuất phát điểm từ cội nguồn, bản thể riêng của
con người, nó cố hữu, ăn sâu vào tâm tưởng và dần dần đẩy con người vào
cõi tuyệt vọng.
1.2.2 Hôsê Accađiô Buênđya trăn trở về những phát minh khoa học
Đọc Trăm năm cô đơn, chúng ta không chỉ chứng kiến một cuộc chạy
trốn tội loạn luân, chứng tích của cuộc nội chiến giữa Đảng Tự Do và Bảo
thủ, còn chứng kiến những bước chuyển mình của xã hội Mỹ La tinh thu
nhỏ, một Macondo sôi động. Khi người Digan mang đến những phát minh
khoa học, Macondo phút chốc trở thành một thị trấn sầm uất với nghề thủ
công, buôn bán…
Lần theo tiếng chim hót những người Digan đã tìm đến ngôi làng vùng
đồng lầy Maconđo và mang theo những phát minh khoa học của thời đại,
nhưng đối với Macônđô đó hoàn toàn lạ lẫm. Sức cuồn hút của những phát
minh vĩ đại đó đã làm dẫy lên trong Hôsê Accađiô Buênđya những ám ảnh
về thuật giả kim. Tự lưu đày trong căn phòng bày la liệt những dụng cụ thí
nghiệm. Nỗi ám ảnh đó còn biến Hôsê Accađiô Buênđya thành một con
người khác, bỏ bê gia đình, bó buộc mình trong sự trầm mặc và vô hồn.
Hôsê Accađiô Buênđya say sưa và bồng bột lao vào những tìm kiếm khoa
học. Ông tự giam mình trong phòng thí nghiệm, và công việc tìm kiếm
những phát kiến đã ngày càng đưa ông tới bờ vực của sự thất bại. Ông trở
thành một kẻ điên dại và bị trói vào gốc cây dẻ.
23
Tình huống xuất Phát Hôsê Accađiô Buênđya với những phát
hiện các phát minh minh
minh
Cứ vào tháng ba Đá nam Hôsê Accađiô Buênđya, người có trí
hàng năm, một gia châm tưởng tượng thường đi xa hơn cả bản thể
đình di gan rách của giới tự nhiên và còn vượt quá rất xa
rưới dựng một túp những phép mầu và trò chuyện huyền ảo,
lều bạt ngay cạnh nghĩ rằng có thể sử dụng phát minh vô bổ
làng … Đầu tiên, ấy vào việc moi vàng từ trong lòng đất.
họ mang tới đá
nam châm.
Những người Kính viễn Hôsê Accađiô Buênđya lại nẩy ra ý định
digan trở lại làng vọng và sử dụng phát minh ấy như một thứ vũ khí
vào tháng ba, lần kính lúp … Ông ở lỳ trong phòng nhiều giờ liền,
này họ mang theo tính toán về những khả năng chiến lược
một kính viễn của thứ vũ khí mới sáng chế, cho đến khi
vọng và một kính ông viết được một bản chỉ dẫn mạch lạc,
lúp. có tính sư phạm và đầy thuyết phục …
Cuối cùng, chán chường vì chờ đợi, ông
đành than phiền về sự thất bại của công
việc vừa ở bước khởi đầu.
24
Sau khi trả lại Kính thiên Ông ở ngoài sân suốt đêm để theo dõi
Hôsê Accađiô văn và la đường đi của các vì sao và suýt nữa mắc
Buênđya những bàn bệnh đau đầu vì ý muốn xây dựng một
đồng tiền đôblông phương pháp chính xác để tìm phương
để lấy lại chiếc Nam. Đây là thời kỳ ông mắc bệnh nói
kính lúp, những một mình.Vài ngày liền, ông cứ như
người Anhđiêng người bị bỏ bùa mê, giọng thì thầm nhắc
còn để lại một số đi nhắc lại cho chính mình nghe hàng loạt
tấm bản đồ của những phỏng đoán đầy kinh ngạc mà ông
người Bồ Đào Nha không cần tin vào sự hiểu biết của chính
và một vài dụng cụ mình.
đi biển
Menkyadet tặng Chế tạo đá Bị thách thức bởi thuật làm đá giả kim,
cho Hôsê Accađiô giả kim Hôsê Accađiô Buênđya đã bàn với Ucsula
Buênđya một đào số tiền vàng để nhân số tiền vàng này
phòng thí nghiệm lên gấp bội. Sau nhiều lần thất bại với
giả kim chất đặc quánh dính ở đáy chảo không lấy
ra được, thì những việc cần cù đầy hứng
thú, cha con Hôsê Accađiô Buênđya đã
dành được kết quả. Hôsê Accađiô
Buênđya cho họ xem cái nồi nấu kim loại
với số vàng đã được lấy lại, làm như thể
ông vừa chế được.
Qua những lần tự giam mình trong những đam mê khoa học, chúng ta
dễ dàng nhận thấy thực chất nhân vật đang tự đẩy mình vào nỗi cô đơn.
Ông thường giam mình trong phòng thí nghiệm, bỏ tất cả mọi thói quen
sinh hoạt. Trong những lần đam mê phát kiến khoa học chỉ duy nhất một
lần Hose Accadio Buendia thành công, đó là tách thành công hợp chất vàng
25
những cũng mất một thời gian rất lâu sau đó. Những ảo tưởng về khoa học
và những lần cố thủ của Hose Accadio Buendia chính là một dạng thức
trong ẩn ức vô thức. Hình dáng vật vờ, vô hồn dưới gốc cây dẻ là điều thực
sự gây nên nhiều ám ảnh về nhân vật cũng như tư tưởng tác phẩm muốn
hướng tới.
1.3. Cuộc đời chinh chiến của Aurêlianô và những nỗi ám ảnh về
những lời tiên tri
Không có được sức vóc và tính cách tự do như anh trai mình,
Aurêlianô sống cuốn mình, và bị hấp dẫn bởi những thuật giả kinh, bởi căn
phòng bừa bộn của bố mình. Và điều đeo bám anh đó là những lời tiên tri.
Cuộc đời Aurêlianô là một vòng tròn khép kín. Nỗi ám ảnh đeo bám anh
dần biến anh từ một thanh niên thông minh và dũng cảm trở thành một vị
tổng tư lệnh tự tách biệt mình với thế giới, với đồng đội.
1.3.1 Cuộc đời chinh chiến
Như đã nói ở trên, hành động giết Prudencio Aghila của Hose Accadio
Buendia thể hiện tính hiếu chiến hiếu thắng, để rồi suốt đời mang theo mặc
cảm tội lỗi và phải bỏ làng đi nơi khác trở thành tù trưởng giỏi. Đặc tính ấy
đã được di truyền cho Aureliano Buendia một con người trốn chạy nỗi cô
đơn vào những trận chiến. Vị đại tá đã phát động ba mươi hai cuộc nổi dậy.
Nhưng rồi khi đứng trên đỉnh cao của danh vọng lại cảm thấy cô đơn và
cuối cùng tự đày mình trong căn phòng biệt lập.
Aureliano Buendia đến với chiến tranh khi anh có thiện cảm với phái
Tự do và bất bình vì sự bịp bợm của phái Bảo hoàng. Cũng sau cái chết của
Remediot, chàng dường như rơi vào tuyệt vọng. Nhưng sâu xa hơn vẫn là
lẫn trốn nỗi cô đơn. Sau này, Accadio Buendia cũng tìm đến chiến tranh
như một sự trốn tránh những nhục cảm đối với cô của mình là Amaranta.
Nhân vật đại tá Aureliano Buendia được nhà văn xây dựng dựa trên hình
mẫu ông ngoại của tác giả là đại tá Nicolas Ricardo Marquez Mejja. Tác
26
giả đã dùng gần hai phần ba chiều dài tác phẩm để nói về nhân vật
Aureliano. Một con người cô đơn, âu sầu ngay từ trong bụng mẹ, có tài tiên
tri và có trí tuệ hơn người, kiên định, đam mê quyền lực … Không giống
với anh trai của mình có một đời sống tình dục mạnh mẽ, mặc dù anh đã
từng chung đụng với rất nhiều phụ nữ, có mười bảy người con là kết quả
của tình một đêm. Nhưng đam mê suốt cuộc đời của anh là quyền lực
“Ngài đại tá Aureliano Buendia đã phát động ba mươi hai cuộc vũ trang nổi
dậy và thất bại hoàn toàn…. Ngài đã thoát nạn trước mười bốn vụ mưu sát,
bảy mươi ba vụ phục kích và một đội hành hình. … Ngài từ chối Huân
chương Công Huân do Tổng thống nước Cộng hòa tặng. Ngài trở thành
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng, có quyền uy từ nước này
sang nước khác và là người buộc chính phủ phải gườm…” (8,129). Đến với
chiến tranh vì sự bất mãn với phái Bảo hoàng như vậy chứng tỏ, mục đích
anh đến với chiến tranh là khát vọng tự do, đây là mục đích vô cùng cao
đẹp. Anh đã lãnh đạo hai mốt chàng trai trang bị thô sơ tiến hành bạo động
trước vũ khí của phe Bảo hoàng. Đội quân của anh lập được nhiều chiến
công và càng chiến đấu anh càng thể hiện tài năng quân sự thiên bẩm của
mình. Nhưng khi đứng trên đỉnh cao danh vọng anh lại dần đánh mất chính
mình. Những khát vọng quyền lực đã tách anh khỏi cộng đồng và người
thân. Hình ảnh Aureliano Buendia trở về với đoàn tùy tùng bao quanh, anh
trở về ngôi nhà thuở thiếu thời của mình nhưng hết sức đề phòng, anh đề
phòng với những người thân và thậm chí cả mẹ của mình “… Ucsula có
cảm giác u buồn rằng con trai cụ là kẻ khác hẳn. Cụ có cảm giác ấy ngay từ
lúc chàng bước vào nhà được cả đội cảnh vệ ồn ĩ bảo vệ. Đội cảnh vệ này
đã lục lọi khắp các phòng cho đến khi thấy rằng không có gì nguy hiểm.
Đại tá Aureliano Buendia không những chỉ thừa nhận hành động càn quấy
thô bạo ấy mà còn ra lệnh một cách dứt khoát và không cho phép bất kỳ ai,
kể cả Ucsula được đến gần mình chưa tới ba mét trong lúc đội cảnh vệ
27
chưa bố trí xong lính gác quanh nhà.” (8,184). Để thị uy quyền năng của
mình, anh thiết lập lại tất cả mọi luật lệ, tiến hành cải cách, lập ra tòa án
quân sự và tiến hành trừ khử những người đe dọa đến vị trí của anh. Tính
độc tài của Aureliano Buendia thể hiện sâu sắc ở hành động giết tướng
Moncada để củng cố uy thế và quyền lực của mình. Họ đều là những người
thân tín và rất được Ucsula yêu quý, trước những lời can ngăn của mẹ anh
cũng không một chút lung lay, trắc ẩn. Moncada đã nhận xét “là một người
căm thù đám tướng lĩnh nhà nghề, từng đấu tranh không mệt mỏi với
chúng, từng trăn trở suy nghĩ về chúng thế mà nay anh chẳng khác gì
chúng. Trong cuộc đời không có mẫu người nào đại diện cho sự thấp hèn
của con người hơn anh … Anh không chỉ là một tên độc tài khát máu điển
hình nhất của lịch sử nước ta, mà rồi anh còn sẽ bắt cả cụ Ucsula để lương
tâm mình được yên ổn.” (8,188). Đại tá Aureliano mới thực sự thức tỉnh và
nhận ra sự vô nghĩa của chiến tranh khi Ucsula ra sức bảo vệ che chở cho
đại tá Herenendo Marquez thoát chết dưới tính độc tài của Aureliano
Buendia “Trong cái đêm dài đằng đẵng ấy, khi đại tá Herenendo Marquez
nhớ lại những buổi chiều êm đẹp trong phòng máy may của Amranta thì đại
tá Aureliano Buendia bức bối dằn vặt, cố cấu xé cho vỡ nát cái đêm dài
dằng dặc, cái vỏ dai bọc quanh nỗi cô đơn của chàng. Quãng đời hạnh phúc
duy nhất của chàng, kể từ buổi chiều xa xưa ấy khi cha chàng miệt mài đúc
những con cá vàng. Chàng đã phải khơi dậy ba mươi hai cuộc nội chiến, đã
nhiều lần thoát chết, và đã phải tìm kiếm vinh quang như con lợn dũi đống
rác tìm kiếm thức ăn, để gần bốn mươi năm sau mới phát hiện ra ý nghĩa
của câu phương ngôn “ngu si hưởng thái bình”, một đức tính vốn có của sự
nhẹ dạ cả tin…. Anh hãy đi giày vào và hãy giúp tôi kết thúc cuộc chiến
bẩn thỉu này.” (8,198,199) Chính từ thời điểm này, ngài đại tá mới bắt đầu
nhận ra sự vô nghĩa của chiến tranh, cuối cùng anh cũng thức tỉnh và tìm về
với bản thể “Chưa bao giờ chàng là một chiến binh dũng mãnh như lúc ấy.
28
Sự nhận thức sáng rõ rằng cuối cùng mình chiến đấu vì chính sự giải phóng
mình chứ không phải vì những tư tưởng …” (8,199) đã đưa anh đến với
trận đánh cuối cùng. Về nhà lần này, anh không ồn ĩ với đoàn quân tùy tùng
mà trong tư thế bị áp giải, bị phỉ nhổ, bị buộc tội … Nhưng cuối cùng anh
cũng trả lại cho cuộc đời những gì mình được hưởng kể cả phần mình được
hưởng trong tuổi già. Chàng về trong tư thế của kẻ thất bại nhưng tâm hồn
thật sự được thanh thản. Chàng đã thoát khỏi cạm bẫy của quyền lực và trở
lại với công việc thường ngày, trở về với xưởng kim hoàn, với những con
cá vàng thức chất lại là một sự trốn chạy khác. Aureliano Buendia tìm đến
chiến tranh trong nỗi cô đơn bản thể và trở về sau chiến tranh vẫn là dáng
vẻ cô đơn. Ngài tự giam mình trong xưởng kim hoàn cho tới lúc chết. Hành
động tự đóng cánh cửa cuộc đời mình là biểu hiện của sự bất lực và cô đơn
đã được định sẵn ở con người này.
1.3.2 Nỗi ám ảnh về những lời tiên tri
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, Aureliano được tiên đoán là đứa trẻ cô
đơn, bất lực trong tình yêu “Aureloano, người đầu tiên sinh ra ở Macondo.
Cậu bé lặng lẽ và cô đơn. Cậu đã khóc trong bụng mẹ và lọt lòng với đôi
mắt mở thao láo… Sau đó, mặc kệ những ai đến gần để xem mình, cậu bé
cứ chăm chăm nhìn lên mái nhà ọp ẹp xuýt sập xuống dưới sức ép khủng
khiếp của cơn mưa. Một ngày nọ, cậu bé Aureliano, mới lên ba tuổi, bước
vào nhà bếp giữa lúc Ucsula nhắc nồi canh ra khỏi bếp và đặt nó lên bàn,
chính trong ngày này bà mới biết sức nặng của cái nhìn ấy. Cậu bé thập thò
ở ngoài cửa nói: “Nó sẽ đổ đấy”… Cái nồi đã được đặt chắc chắn trên bàn,
nhưng bỗng nhiên, đúng như lời cậu báo trước, nó bắt đầu rung lên bần bật
rồi lăn lên mép bàn như có sức đẩy từ bên trong, rồi nó vỡ toang từng mảnh
trên sàn nhà.” (8,35) Cũng chính lúc này, Ucsula bắt đầu để ý đến khả năng
đặc biệt của con trai. Theo quan niệm của Freud, tâm linh con người là một
thành phần của tự nhiên. Các quy tắc mà nó tuân theo rất khó lý giải. Và
29
khả năng tiên tri cũng chính là một phần của đời sống tâm linh, là một dạng
thức của rối loạn tâm trí. Tất cả những quá trình tâm linh như giấc mơ, rối
loạn và các triệu chứng trông có vẻ kỳ lạ và vô nghĩa nhưng nó đều có
nguyên nhân cả. Đối với Aureliano, khả năng đặc biệt của anh phát sinh và
hình thành ngay từ trong bụng mẹ. Một lần khác khi Ucsula đang than vãn
về những sự trái thói trái tính trái nết của con trai, thì Aureliano mơ màng
nhìn và nói “Có người sẽ đến nhà mình đấy! …. Con không biết ai? Nhưng
người đến đây hiện đang trên đường đi.” (8,61) Qủa thật mấy ngày sau
Rebecca đến nhà với bức thư và tro cốt của bố mẹ cô. Dường như những
điều tiên tri của anh là một biểu hiện của một con người dị biệt. Sau này,
khi đang tham chiến, anh đã gửi về gia đình với một lời tiên đoán “Hãy
trông nom cha cẩn thận vì cha sẽ mất.” (8,165) và điều này làm cho Ucsula
thảng thốt. Cuộc đời của Aureliano là sự trải dài của những dự cảm, dự báo.
Chàng đã dự cảm được cái kết cụ bi thảm của các con mình. Và trong chuỗi
dài những ngày tháng cô đơn thầm lặng, trong sự giằng xé điên cuồng, “đại
tá Aureliano Buendia ra sức tìm kiếm một cách vô ích những điềm báo
từng đưa tuổi trẻ của ngài theo những con đường nguy hiểm tới sa mạc bi
thảm của vinh quang.” (8,272) Như vậy có thể thấy từ trong tiềm thức của
ngài đại tá Aureliano là nỗi cô đơn tiền định, những lời tiên tri của ngài
cũng chính là sự thức tỉnh của cõi cô đơn cá biệt trong con người ngài. Điều
đang nói, đến cuối đời chàng mới kịp lục tìm lại trong mớ hỗn độn những
lời tiên tri của mình về định mệnh cuộc đời. Ngài sống trong sự vô thức,
tham chiến trong vô thức, và tự giam mình trong căn phòng thí nghiệm
cũng trong vô thức. Cuối cùng sự vô thức về quyền lực và sự hư ảnh về bản
thân diễn ra trong tâm hồn ngài chính là sự thắng thế của cái cô đơn tiền
định.
30
Tiểu kết:
Trong chương này, tôi đã đi làm rõ những ẩn ức trong từng giấc mơ
của ba nhân vật. Một Ucsula luôn bị ám ảnh bởi tội loạn luân trong dòng
họ. Một Hose Accadio Buendia hoài niệm về những gì xảy ra trong quá
khứ, giấc mơ về những phát kiến vĩ đại của nhân loại nhưng rồi tất cả bị
hủy hoại và chôn vùi dưới hình dáng của con người bị ăn mòn và điên loạn
ngồi dưới gốc cây dẻ. Một Aureliano Buendia thông minh, được định mệnh
an bài với khả năng đặc biệt ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Anh khao khát
tự do, công bằng và đam mê chiến trận nhưng tất cả những lần phát binh
của anh đều thất bại. Cuối cùng anh trở về với hình ảnh quen thuộc của cha
mình, tự lưu đày trong phòng thí nghiệm với những con cá vàng, sống
trong vô thức và chết trong cô đơn.
Nhân vật trong Trăm năm cô đơn luôn bị trói buộc vào những giấc mơ
ám ảnh, họ cố sống, cố chấp nhận, dè chừng nó. Nhưng nỗi ám ảnh đó càng
đeo bám, ăn mòn hủy hoại tâm trí họ. Và họ càng ngày càng bị đẩy xa khỏi
cộng đồng, sống theo một lối mòn cũ, tự nhốt mình trong bóng tối cô đơn
của chính bản thân mình.
31
CHƯƠNG 2. NHÂN VẬT CÔ ĐƠN BỊ ÁM ẢNH TÍNH DỤC
“Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục” là một trong những tác phẩm chủ
yếu của Freud trên con đường xây dựng phân tâm học được công bố vào
năm 1905. Công trình này làm rõ cơ sở lý thuyết về các chứng nhiễu tâm,
giải thích nhu cầu dồn nén và những nguồn năng lực xúc cảm nằm bên dưới
những vận động và những ứng xử có ý thức và vô thức của con người.
Freud đã gọi năng lực đó là Libido ... Trong công trình này, Freud đã chỉ
rõ: Đời sống tính dục của con người không phải được bắt nguồn vào tuổi
dậy thì mà trái lại được biểu hiện rất sớm từ khi con người mới sinh ra.
Khái niệm tính dục khác hẳn với khái niệm sinh dục chứa đựng một nghĩa
rộng hơn nhiều và bao gồm nhiều hoạt động không có liên quan với cơ
quan sinh dục. Đời sống tính dục bao hàm chức năng cho phép thu được
các khoái cảm từ những vùng khác nhau của thân thể. Các vùng cơ thể gây
khoải cảm cho con người, Freud gọi là các vùng kín dâm, đầu tiên là
miệng, sau đó là hậu môn, tiếp theo là toàn bộ những bí mật của cơ thể do
bị trẻ tự khám phá ở thân thể của nó. Từ những phân tích sâu sắc về tính
dục, Freud đã đi đến xem xét những sự loạn dâm, thói phô bày, ác dâm, khổ
dâm … đều là những hiện tượng có thật trong đời sống tính dục của con
người. Đặc biệt Freud đã phân tích khá sâu những biến đổi tính dục ở tuổi
dậy thì, chấm dứt thời kỳ tiềm ẩn của đời sống tính dục. Các công trình này
đã khẳng định khái niệm cơ bản do Freud đề xướng là “Libiolip” giúp
chứng minh cho sức mạnh của cái vô thức. Theo Freud, đam mê tính dục
giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong đời sống tâm lý, là cội nguồn của mọi
cội nguồn tinh thần con người, đâu đâu cũng thấy đam mê tính dục hoàn
thành. Đó là nguyên nhân của bênh tâm thần cũng như của mọi sáng tạo, kể
cả văn học nghệ thuật. Đam mê đó trong học thuyết Freud là trung tâm của
các bản năng và được gọi là “mặc cảm Ơ-đíp” (13,75)
32
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: tính dục là đòi hỏi sinh lí về quan hệ
tính giao. Sigmund Freud quan niệm: Tất cả các hiện tượng tâm thần của
con người xét về bản chất là hiện tượng vô thức. Và đam mê tính dục có
một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ đời sống tâm lí con người. Đam
mê tính dục đã tạo ra nguồn năng lượng cực kì mạnh mẽ, cội nguồn của
mọi cội nguồn tinh thần, nguyên nhân mọi bệnh tâm thần cũng như khả
năng lao động sáng tạo ở con người. Đồng thời ông cũng lưu ý khái niệm
tính dục khác với sinh dục nó chứa đựng một nghĩa rộng hơn nhiều và bao
hàm nhiều hoạt động không có liên quan đến cơ quan sinh dục.
Ngay từ những năm 1970, Ủy ban Giáo dục và Thông tin về tình dục ở
Mỹ đã đưa ra định nghĩa hiện đại về tính dục như sau: Tính dục là tổng thể
con người bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của con trai hoặc con gái, đàn
ông hoặc đàn bà và biến động suốt đời. Tính dục phản ánh tính cách con
người, không phải chỉ là bản chất sinh dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của
nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần
và văn hóa của đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển
nhân cách và mối quan hệ giữa người với người và do đó tác động trở lại xã
hội.
Phật pháp cho rằng dục tính là nhân tính. Phật pháp quan niệm tính dục
nằm trong phạm trù của chữ “dục”. Mà dục ở đây là dục vọng, là sự ham
muốn của con người. Khi dục vọng của con người quá lớn sẽ gây hại đến
bản thân và xã hội.
Từ quan niệm của Freud đến giáo lý nhà phật đều cho thấy tính dục là
những ham muốn không chỉ ở ham muốn tình dục. Trong tiểu thuyết Trăm
năm cô đơn, tính dục không chỉ giới hạn trong tình dục mà nó mở rộng ra
các đam mê quyền lực, đam mê hưởng thụ vật chất của các nhân vật trong
tác phẩm.
33
2.1. Vấn đề tình yêu, tính dục trong sáng tác của Gabriel
Garcia Marquez
G. Marquez một nhà văn gạo cội, được người đọc biết đến với những
tác phẩm đình đám như: Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả, Ngài đại
tá chờ thư, Tướng quân giữa mê hồn trận, Những cô điếm buồn của tôi …
Đã để lại nhiều băn khoăn, trăn trở trong lòng bao thế hệ về tình yêu và sự
cô đơn. Với tư duy nghệ thuật độc đáo, Marquez đã thể hiện trong tác phẩm
của mình một tình yêu vừa ngây thơ vừa sâu sắc, mãnh liệt đối với con
người, với cuộc đời. Có lần G.G. Marquez đã nói: Trên thực tế, mỗi nhà
văn chỉ viết một cuốn sách. Cuốn sách mà tôi đang viết là cuốn sách về “cái
cô đơn”. Sự cô độc thường xuất hiện trong các tác phẩm của Marquez. Ông
khai thác sự cô độc trong tình yêu, trong mỗi cá nhân và trong cả đời sống
nhân loại.
Trong tác phẩm Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, Marquez
xây dựng nên cuộc đời của một nhà báo già. Sinh ra trong một gia đình
trung lưu nhưng ông sớm mồ côi cha mẹ. Trong căn nhà cũ kỹ, ông đã sống
một cuộc đời hoàn toàn cô đơn, không có vợ con, không bạn bè. Ông đã
từng dạy ngữ pháp tiếng Latinh và Tây Ban Nha. Sau đó, ông biên tập tin
tức và viết bình luận âm nhạc cho một tờ báo địa phương đến năm 90 tuổi.
Và chính trong buổi sáng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 ấy, ông bỗng ao ước
có một đêm tình ái nồng say với một thiếu nữ còn trinh nguyên. Cái ý muốn
đó thôi thúc ông đến độ ông tìm cách liên hệ với một người đàn bà mối lái
mà ông quen từ ngày còn trẻ, nhờ bà ta giúp đỡ bất chấp nỗi xấu hổ. Ông đã
đến nơi hẹn với một cô bé đang say ngủ. Khi ông ra về, ông đặt lên trán cô
nụ hôn vĩnh biệt và lời cầu Chúa giữ hộ trinh tiết cho cô. Nhưng chính sự
cô đơn của tuổi già đã khiến ông nhiều lần nữa đến gặp cô bé. Mỗi lần, ông
lại thêm yêu thương cô. Ông đem những bức tranh, những bó hoa, những
cuốn sách … bày trong căn phòng để sớm mai, khi thức dậy, cô bé
34
cảm thấy ấm cúng. Ông nhận thấy sự hiện diện vô hình của cô trong căn
nhà vắng lặng của ông. Cuộc sống nhàm tẻ, khổ cực của ông như có một ý
nghĩa, đó là niềm yêu thương, lo lắng cho tương lai của cô bé. Lần đầu tiền,
ông nhận ra “niềm thích thú thực sự khi được ngắm nhìn thân thể người
phụ nữ ngủ say mà không bị áp lực của dục vọng hay bối rối vì ngượng
ngùng”.
Đối với G.G.Marquez viết về “cái cô đơn” của một con người, một
dòng họ, một đất nước chính là để “sáng tạo ra một huyền thoại khác hẳn,
một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định
đoạt số phận mình, ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và
hạnh phúc là cái có khả năng thực sự; và nơi những dòng họ bị kết án trăm
năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ nhất để tái sinh
trên mặt đất này.” (Diễn văn nhận giải Nobel văn chương của Marquez –
theo Nguyễn Trung Đức).
Ở một tác phẩm khác, cũng cày xới trên mảnh đất truyền thống là tình
yêu nhưng tác phẩm đã đạt tới đỉnh cao mới bởi tính độc đáo và lạ lùng của
nó. Đó là Tình yêu thời thổ tả một câu chuyện cảm động của hai nhân vật
chính Phecmina Đaxa và Phlôrêntinô Arixa. Họ giống như rất nhiều cặp
tình nhân không lấy được nhau vẫn yêu nhau. Nhưng họ khác biệt ở cái
cách thức yêu. Họ yêu nhau bằng sự chờ đợi, không nổi loạn, không cướp
đoạt, không vụng trộm. Chờ hết quá nửa đời người, cho đến khi ông chồng
của Phecmina Đaxa chết vì già yếu. Nhưng ngày gặp lại, cả hai đều đã
thuộc vào “thất thập cổ lai hy”. Trong con mắt của những người xung
quanh, họ không còn sức để yêu nữa. Nhưng họ lại rủ nhau lên một chiếc
tàu thủy, giương lên một lá cờ màu vàng để thông báo trên tàu có người bị
thổ tả. Trên “vương quốc của thổ tả” họ tha hồ yêu nhau, yêu như chưa bao
giờ được yêu, yêu bù đắp cho cả cuộc đời chờ đợi của họ. Yêu như những
nam thanh nữ tú mới lớn … Để được bên nhau, con tàu của họ cứ chạy đi,
35
chạy lại trên sông, không cập mạn bất cứ một bến nào. Bằng cách đó, nỗi
cô đơn ngự trị trong trái tim hai người trong vòng “năm mươi ba năm bảy
tháng một ngày và đêm” đã được dỡ bỏ là lấp đầy bởi tình yêu đích thực.
Phải chăng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã giúp Marquez chuyển tải được
tất cả những điều được coi là lạ lùng và độc đáo đó. Tình dục được phô
diễn ở mọi cấp độ khiến tác phẩm khi ra đời đã gây ấn tượng mạnh mẽ và
ăn khách chưa từng thấy.
Tình yêu thời thổ tả là sự suy nghĩ về tình yêu của con người ở mọi lứa
tuổi. Con người không chỉ yêu nhau ở độ xuân sắc, mà còn yêu nhau khi
đầu bạc răng long. Có lẽ cũng chính ở độ tuổi này, họ yêu nhau lại càng
chân thành hơn, da diết hơn, si mê hơn. Tình yêu chính là chiếc chìa khóa
để mở cánh cửa tâm hồn, giải thoát sự cô đơn. Đây cũng chính là thông
điệp, lời cảnh tỉnh của Marquez đối với những ai đùa bỡn với tình yêu để
thỏa mãn nhục dục. Những người đó sẽ bị sự cô đơn đeo bám sau khi đã
thõa mãn nhục dục. Lời cảnh tỉnh này, sẽ còn quay lại trong nhiều tác phẩm
của Marquez, mà điển hình là sự cô đơn của những con người trong dòng
họ Buenđia luôn bị nỗi ám ảnh về tình dục dày vò, rơi vào cái hố sâu cô
đơn của chính cuộc đời mình.
Trong tự truyện Sống để kể lại, và cuốn tiểu thuyết mang màu sắc tự
thuật Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, mang màu sắc, hơi hướng
mối tình của ông bà ngoại tác giả. Chính ông ngoại Nicolas Ricardo
Marquez Meija đã góp phần tạo nên cảm hứng giúp tác giả xây dựng nên
hình tượng nhân vật F.Ariza u sầu, si tình nhưng phóng túng và tham dục.
Trong Tình yêu thời thổ tả, đại tá Nicolas Ricardo Marquez Meija mặc dù
phản đối cuộc hôn nhân của con gái yêu Luisa Santiaga với một chàng trai
phóng túng, nhưng ngay chính bản thân ông là một người tham dục hào hoa
hơn cả con rể tương lai của mình. Thuộc tính hào hoa tham dục của cả ông
ngoại và cha mình đã được Marquez kết hợp nhằm sáng tạo nên một
36
F.Ariza với lịch sử huy hoàng hơn 620 mối tình chính thức và vô số những
cuộc tình chớp nhoáng. Trong mối quan hệ tình ái của G.G. Marquez và
những người tình, có thể nhận thấy một số đặc điểm gần như tương đồng
với các mối quan hệ tình ái của F.Ariza. Vụng trộm với các bà quả phụ, các
quý bà ngoại tình: Thông qua các văn bản có tính chất tự thuật lại tiểu sử
của mình, chúng ta có thể thấy đặc điểm đầu tiên cần xét đến trong mối
quan hệ tình ái giữa Marquez với những người tình, đó là rất hiếm có
những cô gái còn trẻ và chưa có chồng. Đa số nhân vật người tình của ông
là những bà góa, những mệnh phụ xa chồng, chán chồng hoặc chê chồng.
Chính những sự quyến rũ kì lạ và một niềm đam mê khó tả đó đã tạo cảm
hứng cho Marquez. Có thể nói một loạt những mối tình vụng trộm, bí mật,
chớp nhoáng và đầy màu sắc tính dục đã góp phần làm nên sắc màu tình
yêu đa dạng trong tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả. Nó chỉ ra mặt bản năng
phồn thực tất yếu của tình yêu, nhưng đồng thời cũng làm rõ những năm
tháng trống rỗng và cô đơn của nhân vật F.Ariza trong sự chờ đợi và vết
thương lòng mà tình yêu bất diệt với F.Daza gây ra.
Tính dục trong sáng Tình yêu thời thổ tả còn thể hiện qua những mối
quan hệ đa bạn tình và thường xuyên quan hệ với gái điếm. Trong sáng tác
của G.G.Marquez gái điếm là một đối tượng thẩm mỹ. Những cô gái điếm
biểu trưng cho niềm đam mê khoái lạc mãnh liệt từ phía nam giới, thể hiện
quyền uy của giới nữ trong năng lực tình dục, đồng thời biểu hiện cho một
nền văn hóa với nhiều sa đọa và cũng đầy cởi mở trong tình ái. Tuy nhiên
các nhân vật của Marquez tuy sôi nổi và ham muốn dục vọng nhưng đều là
những con người u sầu trong tình ái, chính nỗi ám thị đó lại là sức hút mãnh
liệt trong nội tâm u uất của các nhân vật.
37
2.2. Yếu tố tính dục trong tác phẩm Trăm năm cô đơn
Trăm năm cô đơn được Marquez chính thức viết năm 1967 thì hoàn
thành và xuất bản. Nhưng như lời của ông, Trăm năm cô đơn được hoài
thai từ hai mươi năm trước. Từ năm 1970 tác phẩm này được in ra hàng
triệu bản, sau đó tải bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác
nhau, trở thành cuốn sách ăn khách. Cùng với giải Nobel văn học 1982
quyển sách cùng với tác giả của nó trở thành một hiện tượng trong văn học.
Trăm năm cô đơn được đánh giá là sản phẩm tuyệt với của hư cấu nghệ
thuật. Điểm nổi bật của Trăm năm cô đơn còn ở nỗi ám ảnh về tội loạn luân
đã đẩy những con người nơi đây chìm sâu vào nỗi cô đơn. Họ cô đơn trong
chính ngôi nhà của mình. Cô đơn giữa những người thân thuộc. Cô đơn
trên chiếc giường của mình, trong giấc mơ của mình … và cuối cùng sau
một trăm năm tồn tại, ngôi làng Macondo bị xóa sổ. Nghiên cứu tiểu thuyết
Trăm năm cô đơn dưới góc nhìn phân tâm học, trước hết tôi tìm hiểu nó
dưới góc nhìn vô thức của tính dục. Mà như đã nói ở trên, tính dục trong tác
phẩm này không chỉ dừng lại ở tình dục, nó còn là đam mê quyền lực, đam
mê hưởng lạc và mặt vật chất … của mỗi thành viên trong làng Macondo
hay cũng chính là mỗi thành viên trong dòng họ Buenđia.
Marquez viết về vấn đề tính dục trong tác phẩm của mình ở nhiều
phương diện phản ánh: từ không gian mang tính dục cho đến nhân vật
mang tính dục, những mối quan hệ tình dục chằng chéo của những con
người cùng huyết thống.
2.2.1 Macondo không gian mang tính dục
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê cắt nghĩa: Không gian là
khoảng không bao trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống
con người (24,633). Không gian nghệ thuật theo cách hiểu của Lê Bá Hán
trong cuốn sách Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: Không gian nghệ
38
thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh
thể của nó. (11,162). Trần Đình Sử lí giải thêm: Không gian nghệ thuật là
hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật. (11,88), ông còn khẳng định một
cách chắc chắn rằng: “Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không
gian, không có một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó”. Và
“Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện
con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” (11,88-89).
Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế
giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh
đời sống, “mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật”, là hình thức tồn tại của
hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật không những cho thấy cấu
trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho
thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một
giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo
cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy
không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.
Maconđo thấp thoáng dáng dấp ngôi làng Aracataca bên vịnh Caribe,
nơi nhà văn Marquez gắn tuổi thơ với những thị trấn xộc xệch, nhà thổ
nhếch nhác, con đường lấm bùn, những chuyến tàu cũ kỹ rệu rã nối thông
với thế giới bên ngoài, băng qua những đầm lầy những đồn điền chuối ngút
mắt. Ở đó, có những người già mòn mỏi bước ra các cuộc chiến với lẫm liệt
huyền thoại trong các câu chuyện kể, đời sống dần mòn tiều tụy bởi sự lãng
quên và tàn lụi.
Nhưng Macondo trong Trăm năm cô đơn cũng là số phận những quốc
gia, vùng lãnh thổ đóng chặt với thế giới bên ngoài theo một lời nguyền đầy
phi lý nào đó. “Người ta không chết khi phải chết, mà sẽ chết khi nào có thể
chết”, đại tá Aureliano Buendia (một hình mẫu của ông ngoại
G.G.Marquez) kẻ đã tham gia hai mươi hai cuộc nội chiến và đã thất bại
39
hoàn toàn đã luận về cái chết như thể trong Trăm năm cô đơn. Và thực tế,
không chỉ trong Trăm năm cô đơn, cái cô đơn, cái chết vốn mang chủ đề
lớn trong hầu hết các tác phẩm của Marquez như Ngài đại tá chờ thư, Hồi
ức về những cô gái điếm của tôi … Và cũng chính có lần Marquez đã nói:
Cả cuộc đời tôi chỉ viết một cuốn sách duy nhất, đó chính là cuốn sách viết
về cái cô đơn. Cái cô đơn khi nhìn dòng dõi lụi tàn trước mắt, cái cô đơn
vùi sâu trong thổn thức hoan lạc tình ái của những kẻ loạn luân, cái cô đơn
của cái đẹp phải rời bỏ cõi người bị xô lệch bởi dục vọng, và còn có cái cô
đơn của một đời sống bất an dẫn sâu trong hành trình ngược chiều tiến hóa.
Macondo trong quá trình phát triển của nó, dần chuyển mình từ một làng
quê đơn sơ, thanh bình thành một ngôi làng của thời hiện đại với sự xuất
hiện của những phát minh khoa học. Nhưng cũng chính những phát minh
của đời sống hiện đại đã biến Macondo thành một mảnh đất ô nhiễm, bạo
lực và tệ nạn xã hội. Macondo trù mật trước đây được thế chỗ bởi một
Macondo khô cằn, nghèo nàn, và thiên tai hoành hành, dân chúng xơ xác
bỏ làng đi nơi khác dẫn đến sự hoang tàn. Sự hoang tàn của làng Macondo
nó gắn liền với sự suy vong của dòng họ Buendia.
Suốt trong chiều dài của tác phẩm, trong không gian Macondo,
Marquez đã nhiều lần miêu tả các cuộc mây mưa của các nhân vật. Đó là:
ngôi nhà của dòng họ Buendia, ngôi nhà gần như nhà chứa của Pilar
Ternera, quán của những người Digan nơi Arcadio ân ái với cô gái người
Digan, căn phòng của Erindia, tiệm ăn kiêm nhà chứa của bác Catarino, nhà
của Petra Cotes nơi hai anh em Aureliano Segundo và Arcadio Segundo
cùng chia sẽ các đêm hoan lạc với ả, vũ hội Carnavan nơi tôn vinh các
người đẹp, khu phố cấm nơi tụ tập của các cô gái làng chơi, xóm lầu xanh
điêu tàn nơi các cô gái điếm đói khổ hành nghề, nhà của Nigromanta, nhà
chứa ma quái ở Macondo …
40
Không gian mang tính dục đầu tiên trong truyện chính là không gian
ngôi nhà của Ucsula và Hose Accađiô Buênđya. Sau cái chết của Prudencio
Aguilar trong cuộc chọi gà, Hose Accađiô Buyênđya về nhà và tuyên bố
với vợ: nếu mình đẻ ra kì đà thì chúng mình sẽ nuôi kì đà … Nhưng trong
làng này sẽ không có thêm những người chết vì tội lỗi của mình. Và đêm
đó bọn họ thức suốt đêm vần nhau trên giường cho đến lúc rạng đông,
không để ý tới gió lùa vào phòng mang theo tiếng than khóc của gia quyến
Prudencio Aguilar (8,46). Cũng sau cái đêm đó họ sống trong sự dằn vặt và
lo sợ, dằn vặt vì bị bóng ma của Prudencio Aguilar ám ánh khắp nhà, lo sợ
vì tội loạn luận và nỗi lo sinh ra đứa con đuôi lợn.
Không gian chứng kiến những cuộc chung đụng xác thịt gắn liền với
nhân vật Hose Arcadio chính là ngôi nhà của Pilar Ternera. Hose Arcadio
là con người có tính dục khá mạnh, được thừa hưởng thân hình vâm váp
khỏe mạnh, có lối sống theo bản năng. Và trong suốt cuộc đời của mình,
anh không hề yêu bất cứ một người phụ nữ nào, Hose Arcadio chỉ đến với
phụ nữ để giải quyết nhục dục của mình. Pilar Ternera là người đàn bà đầu
tiên đi qua cuộc đời cậu. Hose Arcadio lục tìm thứ khói phả ra từ nách thị
hàng đêm, và thứ khói ấy cứ bám lấy da thịt anh, mỗi lần được thị lôi vào
buồng ngủ lại khiến Hose Arcadio thích thú đến mê dại, lại vừa cảm thấy
sợ hãi. Tối hôm đó, Hose Arcadio đã liều lĩnh tìm đến nhà thị, tại đó lần
đầu tiên trong đời cậu đã quan hệ với một người đàn bà trong cái không
gian chật hẹp, ẩm mốc của phòng ngủ thị, ở đó có bà mẹ, cô em, người
chồng và ba đứa con của thị đang say ngủ. “Trong trạng thái mệt mỏi đến
kinh khủng anh đã để nó lôi tuột anh đến một chỗ không tiện nghi lắm, là
nơi nó lột truồng anh ra, nó mân mê anh như mân mê củ khoai, nó vần anh
sang trái lại xoay anh sang phải, là nơi anh không ngửi thấy mùi đàn bà nữa
mà chỉ thấy mùi nước đái quỷ …” (8,52). Sau này cũng chính cái không
gian đó, Pilar Ternera lại chung đụng với Aureliano. Nếu như Hose
41
Arcadio bị ám ảnh bới cái mùi khói phả ra từ nách Pilar Ternera, thì
Aureliano lại hồi tưởng đến căn phòng của thị “Vào một buổi sáng sớm xa
với trong một căn buồng hoàn toàn khác lạ … Pilar Ternera mặc đồ lót,
chân không đi tất, đầu óc bú xù.” Đó chính là nơi Aureliano để lại phía sau
mình bến bờ của nỗi đau” (8,97). Dường như căn phòng của Pilar Ternera
cũng là nơi thường xuyên diễn ra những cuộc mây mưa vì “không bao giờ
thị từ chối làm ơn cho người khác cũng như không bao giờ từ chối biết bao
người đàn ông từng tìm đến thị ngay cả khi thị đã xế bóng về già. Thị chiều
họ không vì tiền cũng không vì tình mà chỉ hi hữu đôi lần vì thích thú khoái
lạc, thế thôi.” (8,193). Và chính căn phòng này, đã diễn ra hành động loạn
luân ghê tởm nhất giữa mẹ ruột và con trai.
Nói đến không gian tính dục trong Trăm năm cô đơn, không thể không
nhắc đến không gian gắn liền với những người Digan. Họ là những người
đầu tiên mang đến Macondo những sản phẩm của thế giới văn minh, bên
cạnh đó họ cũng mang đến những trò tiêu khiến, ăn chơi trụy lạc. Chính vì
vậy, khi đến Macondo họ đã tạo ra một không gian đầy dục tính. Không
gian diễn ra cuộc mây mưa cũng chẳng có gì lãng mạn, đó là những cái lều
tạm, quán công của đoàn người Digan, “nơi những người Digan qua lại
luôn, lúc thì mang những dụng cụ xiếc, lúc thì hóa trang, có lúc họ tụ tập
bên cạnh giường chơi một ván xúc xắc” (8,58). Ngay cạnh chỗ Arcadio và
cô gái Digan làm tình có một cặp khác thản nhiên diễn những trò ân ái.
“Con vật trứ tuyệt của anh đang nghỉ ngơi đã bị đánh thức bởi nỗi đam mê
của người khác” (8,59).
Rồi thêm cái quán của mụ tú người Anhđiêng, mụ chăn dắt một cô gái
điếm chính là cháu gái của mình. Mỗi ngày cô phải phục vụ đến bảy mươi
người đàn ông trong căn phòng chật chội. Marquez đã miêu tả căn phòng
thật ghê tởm với không gian ngột ngạt, đông đặc để làm nổi bật công việc
nhơ nhớp mà ngày nào cô gái cũng phải chịu đựng. “Không khí trong
42
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học
Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học

More Related Content

What's hot

Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfHanaTiti
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfNuioKila
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 

What's hot (20)

Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đLuận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
 

Similar to Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học

Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...Thế Giới Tinh Hoa
 
Thi Pháp Thời Gian Trong Tiểu Thuyết TRĂM NĂM CÔ ĐƠN của G.G.Marqezt.docx
Thi Pháp Thời Gian Trong Tiểu Thuyết TRĂM NĂM CÔ ĐƠN của G.G.Marqezt.docxThi Pháp Thời Gian Trong Tiểu Thuyết TRĂM NĂM CÔ ĐƠN của G.G.Marqezt.docx
Thi Pháp Thời Gian Trong Tiểu Thuyết TRĂM NĂM CÔ ĐƠN của G.G.Marqezt.docxHenRyMo6
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfHanaTiti
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhKelsi Luist
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Man_Ebook
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdf
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdfTÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdf
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdfNuioKila
 
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdfNuioKila
 

Similar to Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học (20)

Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
 
Thi Pháp Thời Gian Trong Tiểu Thuyết TRĂM NĂM CÔ ĐƠN của G.G.Marqezt.docx
Thi Pháp Thời Gian Trong Tiểu Thuyết TRĂM NĂM CÔ ĐƠN của G.G.Marqezt.docxThi Pháp Thời Gian Trong Tiểu Thuyết TRĂM NĂM CÔ ĐƠN của G.G.Marqezt.docx
Thi Pháp Thời Gian Trong Tiểu Thuyết TRĂM NĂM CÔ ĐƠN của G.G.Marqezt.docx
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986-2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986-2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986-2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986-2012
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đLuận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đ
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
 
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghệ Thuật Nghịch Dị Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1986 ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghệ Thuật Nghịch Dị Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1986 ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghệ Thuật Nghịch Dị Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1986 ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghệ Thuật Nghịch Dị Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1986 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdf
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdfTÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdf
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG Luyện thi học sinh giỏi Môn Ngữ văn THPT.pdf
 
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
 
Cảm Thức Phi Lý Trong Tiểu Thuyết Đỗ Phấn.doc
Cảm Thức Phi Lý Trong Tiểu Thuyết Đỗ Phấn.docCảm Thức Phi Lý Trong Tiểu Thuyết Đỗ Phấn.doc
Cảm Thức Phi Lý Trong Tiểu Thuyết Đỗ Phấn.doc
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn của G. Marquez dưới góc nhìn phân tâm học

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG TIỂU THUYẾT TRĂM NĂM CÔ ĐƠN CỦA G.MARQUEZ DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC Tải Tài Liệu Nhanh Liên Hệ Hotline 0936885877 Dịch Vụ Làm Khóa Luận Tốt Nghiệp A-Z Luanvantrithuc.com LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 60220245 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Duy Hiệp Hà Nội – 2015
  • 2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU __________________________________________________3 1. Lý do chọn đề tài ________________________________________ 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ________________________________ 4 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ________________________ 12 3. Phương pháp nghiên cứu _________________________________ 12 4. Đóng góp của luận văn __________________________________ 14 5. Cấu trúc đề tài _________________________________________ 14 CHƯƠNG 1. MACÔNĐÔ VỚI NHỮNG GIẤC MƠ ÁM ẢNH ____ 15 1.1 Ucsula với nỗi sợ tội loạn luân ___________________________ 15 1.1.1 Loạn luân và những giải thích cổ điển __________________ 16 1.1.2 Ucsula người phụ nữ luôn bị ám ảnh bởi tội loạn luân _____ 17 1.2. Hôsê Accađiô Buyênđya con người hai cá tính và giấc mơ về những phát minh khoa học _________________________________ 20 1.2.1 Hôsê Accađiô Buyênđya con người hai cá tính cô đơn trong nỗi ám ảnh về tội lỗi trong quá khứ ____________________________ 20 1.2.2 Hôsê Accađiô Buyênđya trăn trở về những phát minh khoa học __23 1.3. Cuộc đời chinh chiến của Aurêlianô và những nỗi ám ảnh về những lời tiên tri _________________________________________ 26 1.3.1 Cuộc đời chinh chiến ________________________________ 26 1.3.2 Nỗi ám ảnh về những lời tiên tri ______________________ 29 Tiểu kết: ________________________________________________ 31 CHƯƠNG 2. NHÂN VẬT CÔ ĐƠN BỊ ÁM ẢNH TÍNH DỤC _____32 2.1. Vấn đề tình yêu, tính dục trong sáng tác của Gabriel Garcia Marquez ________________________________________________ 34 2.2. Yếu tố tính dục trong tác phẩm Trăm năm cô đơn _________ 38 2.2.1 Macondo không gian mang tính dục ___________________ 38 2.2.2. Nhân vật mang tính dục, mối quan hệ chằng chéo giữa những người cận huyết _________________________________________ 44 2.2.3 Rêmêđiốt – người đẹp nhân vật miễn dịch với tính dục giữa thế giới đầy dục tình ___________________________________________ 51 Tiểu kết: ________________________________________________ 53 CHƯƠNG 3. VÔ THỨC TẬP THỂ TRONG ___________________55 TRĂM NĂM CÔ ĐƠN ______________________________________ 55 3.1 Vô thức một vấn đề khoa học ____________________________ 56 3.2. Vô thức trong vấn đề sáng tạo văn chương ________________ 57 3.3 Vô thức của tập thể trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn ______ 61 3.3.1. Những ám ảnh về thực tại khách quan của Gabriel Garcia Marquez _______________________________________________ 61 3.3.2. Bi kịch trong dòng họ Buyênđya một nỗi ẩn ức vô thức ____ 63 3.3.3. Vô thức giữa cái bản ngã, bất lực dồn nén trong tình yêu __ 68 1
  • 3. Tiểu kết: ________________________________________________ 72 KẾT LUẬN _______________________________________________73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ___________________________________75 2
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lời giới thiệu đầu sách Trăm năm cô đơn, Nguyễn Trung Đức từng viết: “Cho đến nay Trăm năm cô đơn vẫn là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của Gabriel Garcia Marquez, nhà văn người Côlômbia người được giải Nobel về văn học năm 1982. Trăm năm cô đơn ra đời năm 1967 đã gây dư luận sôi nổi trên văn đàn Mỹ Latinh và lập tức được cả thế giới hâm mộ. Theo số liệu của tác giả đến năm 1970, Trăm năm cô đơn được in bằng tiếng Tây Ban Nha hơn nửa triệu bản, chưa kể hai lần in ở Cuba xã hội chủ nghĩa (một lần hai vạn bản, lần sau tám vạn bản) và mười bảy hợp đồng xin phép tác giả được dịch tác phẩm này ra các thứ tiếng khác. Sau gần hai mươi năm, Trăm năm cô đơn đã có mặt khắp nơi trên hành tinh chúng ta để đến với mọi người và mọi nhà. Rõ ràng Trăm năm cô đơn là một cuốn sách ăn khách mặc dù tác giả của nó không viết với mục đích câu khách.” (8,5) Trăm năm cô đơn để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc bởi những trang viết đầy trăn trở của Marquez, độc giả như bị cuốn sâu vào thế giới cô đơn của con người, với vòng luẩn quẩn và ám ảnh quanh dòng họ bảy đời đang bị lưu đày vào cõi cô đơn, sống lay lắt vào nỗi nhớ và không thôi trốn chạy lo sợ về tội loạn luân. Chính sự hấp dẫn của những trang viết đầy trăn trở này tôi chọn đề tài “Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez dưới góc nhìn phân tâm học”. Qua việc nghiên cứu này, tôi muốn tìm hiểu xem những ám ảnh của các thế hệ Buyênđya, cũng là nỗi ám ảnh sâu xa của tác giả, những giá trị văn hóa mà tác giả và cuốn sách để lại cho chúng ta. 3
  • 5. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đây là cuốn tiểu thuyết gây chấn động bao thế hệ người đọc, vì thế cho đến nay tầm ảnh hưởng và sức cuốn hút của cuốn sách vẫn chưa dừng lại. Có rất nhiều nhà nghiên cứu tham gia tìm hiểu nhiều góc cạnh của vấn đề trong tác phẩm. Nhiều công trình khoa học đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong giới phê bình văn học. Do hạn chế về ngoại ngữ nên tôi không thể tổng hợp hết tất cả những công trình nghiên cứu mà chỉ khảo sát những trang viết tiêu biểu bằng tiếng Anh và tiếng Viết dưới sự hỗ trợ của đồng nghiệp về viêc tìm tài liệu tiếng Anh. Ở Việt Nam, việc tiếp cận tác phẩm qua nhiều bản dịch của nhiều dịch giả, nhưng đáng chú ý nhất là bản dịch của Nguyễn Trung Đức, Nxb Văn học, HN, 2004. Tác giả đã đưa ra những nhận định khái quát về vấn đề cốt truyện đề tài, kết cấu và thời gian nghệ thuật, nhân vật và thông điệp ... Từ khi tác phẩm được dịch sang tiếng Việt đã có nhiều công trình nghiên cứu để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Đầu tiên phải kể đến đề tài cấp bộ do PGS.TS Bửu Nam chủ nhiệm (2002-2005): Đặc điểm khuynh hướng và sự phát triển của văn học Mỹ Latinh nửa đầu thể kỉ XX trong phần phụ lục 3: Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu cho tiểu thuyết và truyện ngắn Mỹ Latinh từ những năm 60 đến nay dành dung lượng bàn đến Marquez trong đó đã bàn luận nhiều vấn đề từ góc độ liên văn bản (tiểu thuyết huyền thoại đã tiết chế nhiều chất liệu dân gian của Châu Mỹ Latinh, một cách tự do và sáng tạo, vay mượn các motif trong Thánh kinh và các huyền thoại cổ đại, sử dụng các tình tiết trong truyền thuyết lịch sử, các sự kiện có thật), từ cấp độ kí hiệu học (mô hình hệ giới dưới hình thức làng Macondo); đề cập đến vấn đề thời gian lịch sử và thời gian vòng tròn theo chu kỳ … Nhà nghiên cứu khẳng định: cách kể chuyện của Marquez được xem như tiêu biểu cho chủ nghĩa huyền ảo nhưng đây là một thứ chủ nghĩa hiện thực huyền ảo theo phương thức 4
  • 6. hài, lướt qua một cách thản nhiên giữa hiện thực và cái kỳ diệu để làm kinh ngạc các nhân vật ngờ nghệch trong khi đương đầu với một thế giới mà họ không hiểu thấu. Nhưng sự hài hước này lại đi kèm với một cảm giác trắc ẩn, xót xa mà tác giả có vẻ như chia sẻ với các số phận nhân vật. Tuy chỉ dành một phần để bàn về tác phẩm Trăm năm cô đơn nhưng công trình nghiên cứu này đã gợi mở nhiều điều cho những người nghiên cứu về Marquez. Đặc biệt ở khía cạnh các yếu tố huyền ảo, tính hài hước, yếu tố thời gian, cách xây dựng cốt truyện, tuyến nhân vật … Cách đặt ngược vấn đề: phải chăng tiểu thuyết là một ẩn dụ của sự thất bại của quá trình hiện đại hóa? khiến cho người đọc phải suy ngẫm. Đào Thị Thu Hằng trong bài viết Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm Kawabata và Marquez trong cuốn Văn học so sánh – nghiên cứu và triển vọng, Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (tuyển chọn), NXB ĐHSP, 2005. Tác giả đã so sánh chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sáng tác của hai nhà văn nói trên và qua đó đã khám phá đặc sắc về không gian và thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. Đỗ Xuân Hà trong bài viết Tiểu thuyết hiện thực huyền ảo: Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez trong cuốn Văn học thế giới thể kỉ XX, NXB ĐHQGHN, 2006. Trong bài viết này, Đỗ Xuân Hà thông qua những nét tiêu biểu nhất về con người cũng như những sáng tác của G.Marquez trong Trăm năm cô đơn trên các mặt nội dung và nghệ thuật và chỉ ra phương pháp sáng tác trong Trăm năm cô đơn là chủ nghĩa huyền ảo kết hợp với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo và các yếu tố hoang đường. Chuyên luận Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez của Lê Huy Bắc, NXBGD Việt Nam, 2009. Đây là chuyên luận công phu về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, gồm 2 phần chính: chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez, ngoài ra còn có phần phụ lục trích đăng những bài dịch có liên quan đến chủ đề. Trong phần một, 5
  • 7. người viết đã đưa ra nhiều lý giải về khái niệm như cái kì ảo, cái huyền ảo, văn học huyền ảo, văn học hiện thực huyền ảo, nhà văn hiện thực huyền ảo. Trong đó đáng chú ý là sự phân kì văn học huyễn ảo. Lê Huy Bắc cho rằng lịch sử văn học huyễn ảo có thể được chia làm ba giai đoạn tương ứng với cách thức sáng tạo và tiếp nhận văn học: giai đoạn 1 (cái huyễn tưởng): thời trung cổ, khi con người xem những yếu tố siêu nhiên, kì quái, hoang đường … như những cái tất nhiên, lí trí chưa phải là cơ sở để con người tin tưởng. Giai đoạn 2 (cái kì ảo): thời cận hiện đại. Cài kì ảo xuất hiện trong văn học với mục đích gây nên sự hoang mang cho người đọc. Đây là điều mà văn học thời kì trước không mấy bận tâm. Giai đoạn 3 (cái huyền ảo) gắn với thời hiện đại, hậu hiện đại. Cái huyền ảo xuất hiện như một sự đối thoại trở lại, bản chất là bộc lộ sự bất tin. Chương 2 ở phần 1, tác giả khái quát hệ thống về văn học hiện thực huyền ảo, bao gồm: nguồn gốc và lịch sử, nguyên nhân ra đời, xác định khái niệm, đặc điểm, tiếp nhận văn học hiện thực huyền ảo ở Việt Nam. Lê Huy Bắc cũng bổ sung thêm một số nguyên nhân như thói quen xem cái hoang đường như cái thường nhật của người bản địa, tìm sự an ủi trong thế giới siêu nhiên trước cuộc sống quá khắc nghiệt. Chương 3 phần 1, Lê Huy Bắc điểm qua những tên tuổi thuộc khuynh hướng này như F.Kafka, J.Borges, T.Morrison … Nhà nghiên cứu quan niệm Kafka là người khai sinh ra khuynh hướng hiện thực huyền ảo thế kỉ XX. Trong những trang tiếp theo Lê Huy Bắc giới thiệu và nhận xét tổng quan về các nhà văn hiện thực huyền ảo. Đó là những nghiên cứu có tính gợi mở cho những người quan tâm tìm hiểu về những nhà văn này. Phần 2 của chuyên luận gồm 6 chương, được sắp xếp theo thứ tự: Chương 1: Lịch sử Comonbia và hiện thực của Marquez Chương 2: Những người thầy Chương 3: Khát vọng trở thành người giỏi nhất thế giới Chương 4: Tự sự nhiều điểm nhìn trong Cụ già với đôi cánh khổng lồ 6
  • 8. Chương 5: Những cô gái điếm buồn của Marquez Chương 6: Trăm năm cô đơn Đóng góp của phần 2 này chủ yếu tập trung ở chương 4,5,6 những chương 1,2,3 mang tính tổng thuật nhiều hơn là nghiên cứu. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu chương 6. Trong chương này tác giả chia làm 7 phần: 1. Câu chuyện một trăm năm, 2. Gia hệ Trăm năm cô đơn, 3. Nhân vật, 4. Huyền thoại về cái cô đơn, 5. Macondo huyền thoại, 6. Trần thuật mê lộ - biên niên sử huyền thoại, 7. Ngọn sóng văn chương. Trong 7 phần nêu trên thì phần 1,2,3 mang tính chất tóm tắt và giới thiệu, có sự tương đồng với nhiều những tài liệu tham khảo trước đó. Sự dẫn nhập này mang tính hướng dẫn ban đầu cho những ai mới tiếp xúc với văn bản, khá bối rối với gia hệ phức hợp trong tác phẩm. 4 phần còn lại nhà nghiên cứu đi sâu khảo sát về các huyền thoại, nghệ thuật trần thuật. Trong Huyền thoại về cái cô đơn, Lê Huy Bắc có tiếng nói chung với những nhà nghiên cứu trước đó, cho rằng nỗi cô đơn là chủ đề chính trong sáng tác của Marquez, nó vừa là nỗi cô đơn bản thể vừa là sự cảnh báo để hướng đến sự đoàn kết để mưu cầu hạnh phúc. Trong Trăm năm cô đơn người ta có thể tìm thấy muôn vàn cấp độ, dạng hình cô đơn, từ Jose luôn cảm thấy ám ảnh về tội lỗi trong quá khứ, những đam mê khoa học bất tận, Arcadio cô đơn vì hôn nhân cận huyết, Aureliano Segundo cô đơn ngay trong sự giàu sang bất tận của mình, Rebeca cô đơn vì thói quen lập dị không giống ai … Macondo huyền thoại nhấn mạnh hình tượng làng Macondo. Tính huyền thoại thể hiện ngay trong tên gọi của ngôi nhà, sự xuất hiện và biến mất. Nó là sự ẩn dụ về bức tranh phát triển của xã hội, thế giới loài người. Trần thuật mê lộ - biên niên sử huyền thoại là phần mà nhà nghiên cứu dụng công nhiều hơn cả. Mê lộ là biểu trưng cho Trăm năm cô đơn, thể hiện rõ qua thế giới nhân vật, kết cấu, tự sự đa chủ thể, huyền thoại … Mê lộ dẫn dụ người đọc vào thế giới huyền thoại, bị đánh đáo các nhân vật, các giá 7
  • 9. trị. Nó khiến cho yếu tố hiện thực và huyền ảo đan cài vào nhau một cách chặt chẽ, tự nhiên. Nói đến những công trình nghiên cứu về Trăm năm cô đơn, cũng phải kể đến hệ thống các bài báo, bài nghiên cứu đăng trên tạp chí. Trước hết là bài nghiên cứu: Nhân vật và thông điệp của Nguyễn Trung Đức in trong phần mở đầu quyển sách Márquez Gabriel García (2004), Nguyễn Trung Đức dịch, Trăm năm cô đơn, Nxb Văn học. Nguyễn Trung Đức đã chỉ ra những bức thông điệp gắn với tên của nhân vật trong sáng tác của nhà văn đạt giải Nobel 1982. Ông xác định những vòng tròn đan lồng trong truyện, vòng tròn cuộc đời của đại tá Aureliano, vòng tròn xoay quanh hai con người sinh đôi, sự quẩn quanh của những số phận sự nhầm lẫn trong cách nhìn nhận của Ursula và bao trùm lên tất cả là sự xoay vòng của thế giới, cuộc sống. Nhà nghiên cứu khát quát bằng bức thông điệp của chính tác giả Trăm năm cô đơn từng tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là cuốn sách về sự cô đơn và thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để “sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoái và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi những dòng họ bị kết án Trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này”. Trong bài viết này, Nguyễn Trung Đức đã đi sâu tìm hiểu những bức thông điệp mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, đặc biệt là qua số phận của nhân vật. Đó là một phương thức thâm nhập sâu để tìm hiểu tư tưởng của nhà văn. Nhưng chúng tôi cho rằng ngoài những điều nêu trên còn có một bức thông điệp khác quan trọng là sự dự báo. Một dòng họ có thể bị tuyệt diệt, vùng đất huyền thoại có thể bị nhấn chìm, loài 8
  • 10. người cũng có thể biến mất như chưa từng tồn tại nếu con người vẫn cứ xây cất cho mình những tòa tháp cô đơn. Phan Tuấn Anh có bài đăng trên Tạp chí Sông Hương 259/9-10 số ra ngày 01/10/2010, tựa đề Hình tượng Macônđô trong Trăm năm cô đơn. Trong bài viết này tác giả đã kiến giải về hình tượng Macondo – hình tượng xuyên suốt nhiều sáng tác quan trọng của Marquez , từ vấn đề nguồn cội tên gọi, tần suất đến ý nghĩa biểu trưng. Người viết đưa ra nhận xét khá táo bạo: “Có thể nhận định rằng, nếu “nỗi cô đơn” là chủ đề lớn nhất mà Marquez dành cả cuộc đời để theo đuổi, thì hình tượng trung tâm nhất, có tính xuyên suốt các tác phẩm của nhà văn người Colombia lại không phải là một nhân vật cụ thể, mà chính là hình tượng về vùng đất Macondo.” Bằng sự đối chiếu với những cứ liệu lịch sử, văn hóa, Tuấn Anh đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa sự phát triển của làng Macondo với tiến trình phát triển của Châu Mỹ Latinh. Những cứ liệu này soi sáng và chứng minh rõ hơn ý nghĩa biểu trưng của Macondo – xã hội Mỹ Latinh thu nhỏ. Nghiên cứu về tác phẩm này còn có các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, khóa luận, luận văn, tôi xin được điểm qua một số công trình: Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn trong hai tiểu thuyết Trăm năm cô đơn và Tình yêu thời thổ tả của Garcia Marquez của Nguyễn Thị Tuyết Lan – ĐHSP Huế, 2005. Khóa luận tập trung vào hai vấn đề: khảo sát tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn trong Trăm năm cô đơn và Tình yêu thời thổ tả; những phương thức nghệ thuật thể hiện tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn trong tác phẩm này. Tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn là 3 yếu tố quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong sáng tác của nhà văn người Comlombia này. Lí giải được mối quan hệ của 3 yếu tố này sẽ lí giải được sự ý nghĩa của sự xuất hiện dày đặc những phen làm tình, nỗi cô đơn tràn ngập trong sáng tác của ông. Công trình nghiên cứu trên hai tác phẩm đỉnh cao của nhà văn biểu trưng cho nỗi cô đơn của Châu Mỹ Latinh, tìm hiểu 9
  • 11. toàn diện các phương thức nghệ thuật thể hiện như người kể chuyện không thời gian, giọng điệu, điểm nhìn nhân vật trong hai tác phẩm. Tuy nhiên, công trình này chưa đạt đến độ chín, vì chưa lí giải được mối quan hệ giữa nhục thể và tình yêu, tính dục, nỗi cô đơn … Việc trình bày và khảo sát song hành hai tác phẩm này chưa sâu nên dẫn đến sự rời rạc. Một công trình khác có thể nói đã chạm đến độ chín là Luận văn Thạc sĩ Thời gian và không gian huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez của Nguyễn Thị Hảo – ĐHKHXH và NV Hà Nội, 2010. Luận văn này đã chạm đến vấn đề đặc biệt lí thú trong sáng tác nổi danh của Marquez Trăm năm cô đơn. Luận văn đã đưa ra một cái nhìn tổng quan và khá hoàn thiện về đặc điểm của văn học Mĩ Latinh và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Thời gian được tái hiện qua những cấp độ: trật tự, thời lưu, tần suất; cùng với điềm báo. Sự xoay vòng của thời gian mang tính ẩn dụ. Không gian bàng bạc màu sắc kì ảo. Chốn – không thời gian huyền thoại góp phần quan trọng chuyển tải thông điệp vì hòa bình, đoàn kết nhân loại – mặt trái của cái cô đơn. Còn thêm Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez của Lê Thị Thanh Thủy – ĐHKHXH và NV Hà Nội, 2011. Đỗ Duy Chiến của ĐHSP đã Bảo vệ luận văn (2011) “Tính dục trong Trăm năm cô đơn của G.G.Marquez” đã đề cập đến các vấn đề nhân vật đam mê tính dục; tính dục với đề tài loạn luân và vô thức và nghệ thuật biểu hiện tính dục. Một số bài nghiên cứu bằng tiếng Anh, tôi khảo cứu được như: Gabriel Garcia Marquez do Harold Bloom (giáo sư khoa Nhân học trường ĐHH Yale) hiệu đính và giới thiệu, NXB Chealsea. Đây là một cuốn sách tập hợp nhiều bài nghiên cứu công phu về Marquez. Trong đó có một số bài viết về tác phẩm Trăm năm cô đơn như: Gabriel Garcia Marquez từ Aracata đến Macondo, Những sản phẩm khoa học của Jose 10
  • 12. Acardio Buendia – con người đi tìm bản thể của Floyd Merrell, Trăm năm cô đơn – huyền thoại và lịch sử của Roberto Gonzalez Echevarria … Một cuốn sách khác khảo sát trên diện rộng về tác phẩm này là Trăm năm cô đơn: những phương thức thâm nhập của Regina Janes, NXB Twayne, 1991. Regina Janes đã cung cấp một phân tích toàn diện hấp dẫn về Trăm năm cô đơn, bàn đến nhiều phương thức đọc, giải thích tác phẩm này theo các phương cách khác nhau. Janes tiếp cận tác phẩm này qua bình diện văn học và lịch sử, bình luận theo nhiều hướng: chính trị, tiểu sử học, liên văn bản, từ góc độ của huyền thoại và hiện thực huyền ảo. Trong quá trình đó, Janes cung cấp một cuộc khao sát có sức thuyết phục về tiểu thuyết, và kết luận, “Nếu Garcia Marquez có bước đi riêng tạo ra huyền thoại hiện đại, thì dường như đó là mong muốn giữ gìn, bồi dưỡng, nuôi dưỡng ý thức của chúng ta về cõi không thực. Không chỉ thể giới thực mà chúng ta đang sa lầy mà cả những cuốn sách chúng ta đọc cũng đang phủ nhận chính chúng ta, một cách tạm thời, cần có một thế giới tốt hơn để có thể xác tín được.” Một công trình khác đã định hình rõ nét hơn về lí thuyết ứng dụng trong nghiên cứu Trăm năm cô đơn là cuốn sách mang nhan đề: Phê bình hậu hiện đại về Trăm năm cô đơn của Marquez của tác giả Jofer Serapio, đăng trên trang web: http://joferserapio.wordpress.com. Theo tác giả bài viết, yếu tố thể hiện rõ nhất tính hậu hiện đại của tác phẩm này là hiện thực huyền ảo. Và nhà văn đã có sự pha trộn nhiều thể loại, lãng mạn, lịch sử, kì ảo. Những công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài mà tôi khảo sát được trên đây tuy chưa bao quát hết nhưng cũng chứng tỏ được chiều dài và chiều rộng của những công trình nghiên cứu về tác phẩm nổi danh này. Từ đó mà tôi có thể nhìn nhận một cách khái quát về những hướng nghiên cứu tiếp theo. Trong luận văn này, tôi đi sâu nghiên cứu tác phẩm 11
  • 13. Trăm năm cô đơn với đề tài “Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez dưới góc nhìn phân tâm học”. Tôi khẳng định, tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu mở ra nhiều hướng tiếp cận và khai thác tác phẩm này nhưng đây là đề tài hoàn toàn mới. Mỗi công trình nghiên cứu cho chúng ta nhìn nhận những góc phát hiện mới, góc tiếp cận mới về tiểu thuyết kinh điển mọi thời đại Trăm năm cô đơn. Chúng ta hiểu vì sao, mà trải qua bao nhiêu năm từ khi mới ra đời cho đến nay tác phẩm này vẫn là đề tài được nhiều người quan tâm, các thế hệ học viên luôn lấy đó là mảnh đất trù phú để khai thác. Không nằm ngoài những niềm đam mê đó, tôi vẫn muốn tìm đến Trăm năm cô đơn với hướng tiếp cận mới, tuy nó có bề dày những công trình nghiên cứu đồ sộ. 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn này tập trung nghiên cứu Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez dựa trên lí thuyết phân tâm học. Tập trung phân tích vào những giấc mơ, những nỗi ám ảnh về tính dục và sự vô thức của những con người. Đề tài này được nghiên cứu trên phạm vi bản dịch tác phẩm Tiếng Việt của dịch giả Nguyễn Trung Đức, tái bản lần thứ năm, NXB Văn học, 2004. 3. Phương pháp nghiên cứu Để đảm bảo nghiên cứu tác phẩm trên bình diện sâu rộng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau như: phê bình phân tâm học, phê bình huyền thoại, nghiên cứu liên ngành kết hợp với các thao tác: đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê. Trong đó phương pháp chính là phân tâm học Thuật ngữ phân tâm học do Sigmund Freud đặt ra năm 1896. Thời gian đầu, đó chỉ thuần túy là một khoa học và là một phương pháp trị bệnh, sau ảnh hưởng lan rộng sang địa hạt văn học, trở thành một phương pháp 12
  • 14. phê bình. Với tư cách là một phương pháp phê bình, phân tâm học xem tác phẩm văn học như một thế giới huyễn tưởng phản ánh những ước muốn âm thầm cũng như những dồn nén trong vô thức của tác giả. Xin lưu ý, với các nhà phân tâm học, vô thức không phải là sự thiếu vắng ý thức mà là một cõi riêng. Sự khủng hoảng của tâm lý học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã dẫn đến sự ra đời của Phân tâm học. Một trường phái tâm lý học khách quan đi sâu nghiên cứu hiện tượng vô thức trong con người, coi vô thức là mặt chủ đạo của đời sống tâm lý người, là đối tượng thực sự của tâm lý học. Người sáng lập ra Phân tâm học là S.Freud (1856 - 1939) bác sĩ thần kinh và tâm thần người Áo gốc Do Thái, sinh ở Tiệp Khắc, du học ở Áo, Pháp, Đức … Ngay từ khi chữa chứng dồn nén và chứng thần kinh tương khắc, Freud đã đi tới kết luận không chỉ riêng con bệnh mà cả những người bình thường cũng mang trong mình những xung khắc tâm thần tương tự. Căn cứ vào những quan sát, thí nghiệm và kinh nghiệm thực hành khi điều trị cho nhiều người bệnh ở Vienna, Freud đã xây dựng cơ sở cho khoa phân tâm học vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Trong cuốn Nghiên cứu về chứng loạn thần kinh xuất bản vào năm 1895, ông đã bộc lộ niềm tin rằng “yếu tố chính trong sự rối loạn về tính dục là sự suy yếu gây ra cảc bệnh tâm thần, lẫn bệnh tâm thần suy nhược”. Đó là nền tảng của thuyết phân tâm. Vài năm sau đó, Freud hoàn chỉnh được lý thuyết của ông về sức đối kháng, hiện tượng chuyển biến tính dục tuổi thơ, mối tương quan giữa những ký ức bất mạn và ảo tưởng, giữa cơ chế tự vệ và sự dồn nén. Học thuyết phân tâm của Freud được xây dựng trên khái niệm vô thức. Freud quan niệm, tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng vô thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lý con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tùy theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện 13
  • 15. ra theo những quy luật khác hẳn với ý thức. (26,185). Vai trò quan trọng của cái vô thức trong đời sống tâm lý người được S.Freud làm rõ trong các công trình nghiên cứu về giấc mơ về lý thuyết tính dục cũng như ở nhiều vấn đề khác được đề cập liên quan trong các nghiên cứu cụ thể của ông. Dựa vào những thuyết phần tâm học Freud đề ra về hiện tượng ảo giác trong giấc mơ và những rối loạn tính dục, tôi chủ công khai thác những khía cạnh của tác phẩm Trăm năm cô đơn trên hai phương diện này để từ đó tìm ra cái cô đơn, vô thức ngàn đời của dòng họ bị lưu đày tram năm. 4. Đóng góp của luận văn Về mặt lý thuyết: Luận văn đưa ra hướng tiếp cận mới, phương pháp phân tâm học. Với bình diện đi sâu vào những ám ảnh trong mỗi nhân vật và tập thể Macondo, cũng như những trăn trở trên những trang viết của Gabriel Garcia Marquez. Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc của những công trình nghiên cứu đi trước để có cái nhìn sâu sắc, mới mẻ về tác phẩm này. Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần định hình rõ nét hơn trong việc ứng dụng phân tâm học, để khám phá ra những ám ảnh, những con người trăn trở, trằn trọc, luẩn quẩn trong cái cô đơn của ngàn đời, sự bế tắc, những ham muốn, nhục dục … những giấc mơ vừa thực vừa ảo. 5. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Macondo với những giấc mơ ám ảnh Chương 2. Nhân vật cô đơn bị ám ảnh tính dục Chương 3. Sự vô thức của tập thể 14
  • 16. CHƯƠNG 1. MACÔNĐÔ VỚI NHỮNG GIẤC MƠ ÁM ẢNH Năm 1900. Freud công bố công trình Lý giải các giấc mơ. Việc phân tích cặn kẽ các giấc mơ của người nào đó đã trải qua là một thành công của ông, con đường đi đến làm rõ cái vô thức. Các giấc mơ đã tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt đối với Freud, bởi theo ông, có thể từ việc phân tích các giấc mơ, chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn cấu trúc tâm thần người, rõ hơn về cái vô thức trong con người. Từ các ca lâm sàng trong chữa trị bệnh tâm thần, ông đã đi đến kết luận: Các giấc mơ đều không xa lạ với người nằm mơ, đều luôn khó hiểu với người đó. Các giấc mơ đều có một ý nghĩa nhất định nào đó. Không những giấc mơ có một ý nghĩa mà ý nghĩa của giấc mơ là nguyên nhân gây nên giấc mơ. Trong các giấc mơ có các “ý tưởng tiềm ẩn” cần được khám phá. Nội dung biểu hiện của giấc mơ có thể thực hiện trá hình những ham muốn bị dồn nén vào vùng vô thức. Bên cạnh đời sống thực tại, các nhân vật của Marquez còn sống trong đời sống của những giấc mộng. Giấc mơ là thuộc tính của tư duy thần thoại. Các nhà khoa học tin rằng giấc mơ ẩn chứa nhiều điều thần bí nhưng liên quan nhất định đến đời sống thực của con người, có sự liên thông giữa thế giới mộng ảo và đời sống tâm lí cũng như quá trình nhận thức của con người thường nhật. Và Marquez đã để cho nhân vật của mình bơi trong cuộc chu du tâm tưởng để đến với miền đất còn bí ẩn và không kém phần phức tạp. 1.1 Ucsula với nỗi sợ tội loạn luân Nỗi ám ảnh về tội loạn luân luôn đeo bám những con người thuộc dòng họ Buyênđia. Họ cô đơn giữa ngôi nhà của mình, cô đơn giữa những người thân, cô đơn trên chính chiếc giường của mình và nỗi cô đơn đó ám ảnh cả trong những giấc mơ của họ. 15
  • 17. Người phụ nữ luôn có ý thức và canh cánh trong mình nỗi ám ảnh về tội loạn luân. Chính Ucsula đã được mẹ kể về tấm gương về người sinh ra một đứa trẻ có đuôi lợn. Cũng chính điều này đã đeo bám bà ngay trong đêm tân hôn, và một năm sau ngày cưới. Sau này, sau mỗi lần sinh nở bà luôn cẩn thận kiểm tra kĩ khắp người đứa trẻ. Nỗi ám ánh đó, khiến bà luôn canh cánh, nhắc nhớ các con mình về nỗi kinh hoàng của tội loạn luân. Sự minh mẫn của một bà lão ngoài trăm tuổi đã để bà chứng kiến những thế hệ con cháu Buyênđia có một sự khác lạ, sự cô đơn, cá tính khác người còn đáng sợ hơn cái đuôi lợn. 1.1.1 Loạn luân và những giải thích cổ điển Từ giữa thể kỉ XIX loan luân được xem là một sự ghê tởm tự phát, nỗi sợ hãi về những hậu quả xấu của quan hệ huyết thống. Các lý thuyết do các nhà nhân học đưa ra từ cuối thể kỉ XIX để giải thích việc cấm loạn luân có ba loại; tâm lý học, sinh học, xã hội – văn hóa. Các lý thuyết thứ nhất giả định rằng việc cấm loạn luân là nhắc lại, dưới hình thức một quy tắc, một sự ghê tởm tự phát ở con người đối với một đối tác của mình. Nhà tộc học người Phần Lan Edward Westermark năm 1891, nhà tính dục học Anh Havelock Ellis năm 1906 đã phát triển ý tưởng cho rằng sự chung sống lâu dài giữa những thành viên cùng một gia đình sẽ làm cho ham muốn mất đi. Lý thuyết thứ hai coi những hậu quả sinh học là có thể có của sự tái sinh sản giữa những người cùng dòng máu. Sự kết hợp giữa những người thân thích ở con người, động vật và một số thực vật có thể có những hiệu quả di truyền có hại theo hai kiểu: tăng dần số của những khuyết tật di truyền và trong trường hợp lặn lại ở nhiều thế hệ, một hiện tượng “suy sụp về dòng máu”, còn gọi là “thoái hóa”. Ở các nước phương Tây. Đó là lý do thường được nêu ra. Trong các tín ngưỡng trên toàn thế giới, thường xảy ra 16
  • 18. những sự sinh đẻ không bình thường được gán cho những tập quán loạn luân đã biết rõ hay được giả định. Cuối cùng, lý thuyết thứ ba dựa vào những lý do xã hội hay những biểu tượng tập thể. Tiểu luận của Emile Durkheim công bố năm 1897 là một ví dụ rõ ràng. Ông khẳng định tất cả các xã hội đều phải trải qua giai đoạn thờ vật tổ. Thế nhưng, việc thờ vật tổ cũng chìm ngập trong nỗi khiếp sợ máu vật tổ, mà vật tổ cũng lại thuộc nhóm họ hàng của người ta. Phạm tội loạn luân là có nguy cơ tiếp xúc với máu vật tổ ấy. Do đó mà có sự cấm kỵ thật sự về hành vi này. Ý tưởng của Durkheim là có hiệu quả: nó không chỉ tính đến sự loạn luân sinh học mà đến cả những quy tắc riêng của mỗi xã hội về cái bên trong và cái bên ngoài của nhóm cùng dòng máu. Nhưng ý tưởng ấy không có chỗ dựa vững chắc: việc thờ vật tổ có lẽ không bao giờ tồn tại dưới hình thức người ta gán cho nó, ít ra cũng không phải là một giá trị phổ biến, và sự sợ máu không có lien quan tất yếu với những quan hệ tính dục. Theo từ điển Tiếng Việt: “loạn luân dùng để chỉ quan hệ nam nữ về xác thịt với nhau giữa những người cùng máu mủ trái với phong tục tập quán hoặc pháp luật.” (24,574) Dù trong bất cứ trường hợp nào, vô tình hay cố ý thì hành động loạn luân vẫn không thể chấp nhận được và đáng lên án một cách khắt khe. Trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, dòng họ Buênđia trong vòng 100 năm trải qua bảy đời và hầu như đời nào cũng có dấu hiệu loạn luân. Mà xét cho cùng nguyên nhân sâu xa của việc đó chính là việc họ cố chạy trốn tội loạn luân nhưng lại không sao trốn thoát sự cám dỗ một cách vô thức và sự ám ảnh bởi mặc cảm trong quá khứ. 1.1.2 Ucsula người phụ nữ luôn bị ám ảnh bởi tội loạn luân Trong Trăm năm cô đơn, Ucsula là người phụ nữ cần mẫn, năng nổ, thông minh và kiên định. Dưới sự chăm lo của bà, gia đình Buendia là tâm 17
  • 19. điểm của làng Macondo – một gia đình giàu có luôn mở rộng cửa đón khác. “Đức cần mẫn của Ucsula sánh ngang với đức cần mẫn của chồng mình. Bà năng nổ, mảnh khảnh, kiên nghị. Người đàn bà run rẩy mà chẳng một ai nghe thấy cất tiếng hát trong suốt cả cuộc đời mình, là người có mặt ở khắp chốn kể từ lúc trời vừa bừng sáng cho đến khi tối mịt, lúc nào cũng bận bịu với đàn gà nhíp nhíp. Nhờ có bà, nền đất nện không chút bụi, tường đất không vẩy bẩn, bàn ghế giường tủ do chính bàn tay vợ chồng bà làm nên lúc nào cũng sạch sẽ, và những rương hòm cũ đựng quần áo lúc nào cũng dịu thơm mùi húng dổi.” (8,29) Bà nuôi nấng và dõi theo tất cả những thành viên trong gia đình, đấu tranh để bảo vệ họ, để rồi lại bất lực khi nhận thấy sự trái khoáy của những đứa con “Con cái thừa kế tính nết điên khùng của cha mẹ chúng” và “…sự trái thói trái tính của các con trai mình quả thật cũng đáng kinh sợ như cái đuôi con lợn” (8,61). Sống để canh chừng con cháu, bà rút ra rằng thời gian cứ quay tròn, thế hệ trước cứ giống thế hệ sau, mãi là tù nhân của sự cô đơn, mãi không thoát khỏi tội kiếp loạn luân của dòng họ. Bà là minh chứng cho sự nỗ lực, kiên cường của người phụ nữ của gia đình. Gia cảnh nhà Buendia tan vỡ một phần cũng chính vì thiếu một bàn tay như Ucsula chăm sóc khi bà đã về già và mù lòa. Hơn ai hết, Ucsula là người hiểu rõ về hậu quả của tội loạn luân, cũng chính vì điều này đã đẩy bà vào cảnh ngộ trớ trêu, luôn sống vô thức với những ám ảnh quá khứ. Bà cố sống để căn dặn con cháu về cái nguy cơ đáng sợ về đứa con có cái đuôi lợn. Nhưng rồi không trốn thoát khỏi mặc cảm và bị cuốn sâu vào vực thẳm của sự cô đơn. Trong thế giới cô đơn và hoài nhớ ấy những người trong dòng họ Buênđia đã phạm phải tội loạn luân. Như vậy, có thể thấy vì sợ loạn luân nên cố chạy trốn, chạy trốn rồi lại mắc vào đúng tội lỗi đó. Hình ảnh : “Một đứa con suốt đời mặc quần rộng thùng thình và chết vì bệnh chảy máu khi đã sống một cuộc đời bốn mươi hai tuổi xuân luôn là trai tân, bởi y sinh ra và lớn lên với cái đuôi 18
  • 20. xoắn hình mở nút chai ở cuối có một túm lông” (8,49). Đây chính là sản phẩm của bà cô Ucsula lấy ông chú Hose Accadio Buendia. Đó là tấm gương tày kiếp mà mãi đến già bà vẫn không quên cảnh báo với con cháu hãy mở to mắt mà nhận họ hàng. Dựa vào sơ đồ phả hệ của dòng họ Buenđia, chúng ta có thể nhận thấy hầu như các thế hệ trong dòng họ không thoát khỏi tội loạn luân với những người cận huyết. Trước khi Ucsula Igoaran lấy Hose Accadio Buendia thì tổ tiên của họ cũng đã phạm phải điều cấm kỵ đó. Chính họ đã dẫm lên vết xe đổ đó. Là người sống gần hết chiều dài của dòng họ, chứng kiến các thế hệ con cháu ra đời, trưởng thành và hủy diệt, bà như sự tổng kết chiêm nghiệm về những thói hư tật xấu của dòng họ. Bà sống để canh chừng, coi sát nhưng cuối cùng vẫn không thể thoát khỏi vòng xoáy của định mệnh. “Con cái nhà đến lạ, tất cả đều giống nhau như hệt. Lúc đầu được nuôi dưỡng rất chu đáo, do đó tất cả đều ngoan ngoãn, nết na, hiền lành dường như đến con ruồi cũng không đủ can đảm để giết. Ấy thế mà râu vừa lún phún đã lại hư thân mất nết rồi.” (8,180). Trước quyết định đám cưới của cặp đôi Rebecca và Hose Accadio bà đã phản đối kịch liệt, và xem như họ đã chết. Nhà văn Marquez xây dựng tình huống, ngôi nhà hạnh phúc của cặp đôi ngay cạnh nghĩa trang cũng để ám chỉ họ sống đó nhưng đã chết từ lâu rồi. Người phụ nữ đã cố sống đến 6 đời và không ít lần bà than phiền về cố máy thời gian quay vòng “Thời gian như thể quay tròn hay sao ấy.” Cũng chính bà là người đã phải thừa nhận những cá tính khác biệt của con cháu còn đáng sợ hơn những đứa con đuôi lợn, “Con cái nhà này đều thế cả. Chúng điên rồ ngay từ bé.” (8,213). Bà canh chừng, giám sát, và không khi nào nguôi nhắc con cháu hãy mở to mắt mà nhận họ hàng. Nhưng bà vẫn không sao ngăn được những cuộc tình loạn luân giữa mẹ con của Accadio và Pilar Tenera. Accadio thèm khát mẹ của mình như một con thú dục tình “Pilar Tenera người từng làm cậu nổi máu dê ở trong phòng làm 19
  • 21. ảnh, là sự thèm khát không thể cưỡng lại nổi đối với cậu ta, cũng từ thuở ban đầu đối với Hose Accadio và sau đó Aureliano.” (8,138). Những đam mê cuồng si của Aureliano Hose với thân hình ngà ngọc của cô mình là Amaranta “Lần đầu nhìn thấy cô tắm, cậu bé chỉ chú ý đến cái rãnh sâu sâu giữa hai núm vú trên ngực cô mình … sau đó … cậu không để ý đến cái rãnh sâu mà lại run bắn người vì thích thú lạ lùng trước hai bầu vú hồng hồng căng mọng” (8,169)… Và như thế suốt cuộc đời Ucsula chứng kiến các thế hệ con cháu của dòng họ tìm đến dục vọng như một sự giải thoát nhưng họ càng vùng vẫy trong bể dục thì lại càng đau khổ và tiến dần đến sự hủy diệt hoàn toàn. 1.2. Hôsê Accađiô Buênđya con người hai cá tính và giấc mơ về những phát minh khoa học 1.2.1 Hôsê Accađiô Buênđya con người hai cá tính cô đơn trong nỗi ám ảnh về tội lỗi trong quá khứ Cụ tổ của dòng họ Buendia, Hôsê Accađiô Buênđya cưới người em họ Ucsula, bỏ làng đi sau khi giết một người bạn. Hôsê Accađiô Buênđya là người sáng lập ra làng Macondo và là người lãnh đạo sáng suốt của làng trong một thời gian dài. Ông là người có cả sức mạnh cơ bắp và trí tuệ. Hai đặc điểm này di truyền cho con cháu theo hai nhánh: Những Arcadio khỏe mạnh, sống sôi nổi, còn những Aureliano thông minh những cô đơn và lánh đời. Sau khi bị mê hoặc bởi những phát minh của người Digan. Hôsê Accađiô Buênđya say sưa lao vào những tìm kiếm khoa học, rồi phát điên và cuối cùng chết dưới tán cây dẻ. Những hành động của Hose Accadio Buendia là điển hình, điềm báo cho những đặc tính nổi trội để di truyền cho những thế hệ sau. Việc Hose Accadio Buendia lấy em họ Ucsula là hành động mang tính loạn luân, hành động vượt ra ngoài chuẩn mực đạo đức muôn đời. Và sau những thế hệ con 20
  • 22. cháu cũng đam mê tính dục và đặc biệt ham muốn với những người cận huyết. Hành động giết chết Prudencio Aghila là hành động bạo lực, hiếu chiến khiến ông phải day dứt cả đời. Ông buộc phải bỏ làng đi để tìm thấy sự thanh thản và trở thành một tù trưởng giỏi. Chính đặc tính này đã di truyền cho nhiều thế hệ sau này đặc biệt là đại tá Aureliano Buendia. Một hành động nữa của Hose Accadio Buendia cũng được xem là điềm báo cho đặc tính di truyền của dòng họ Buendia đó là hành động bỏ làng ra đi. Đây là hành động tự tách mình khỏi cộng động, đẩy mình vào cõi cô đơn tiền định. Đặc tính này hầu hết các con cháu Buendia đều mắc phải. Hose Accadio Buendia là người tháo vát, với trí tuệ thông suốt ông đã bố trí ngôi làng hợp lý và gọn gàng. “…đã bố trí các nhà theo hình thức sao cho từ mọi nhà đều có thể đi ra sông và không một nhà nào phải gánh nước vất vả hơn nhà nào, đánh những con đường chạy thật khéo để mọi nhà đều phải chịu nắng như nhau vào mùa nóng. Chỉ trong ít năm, Macondo là một làng ngăn nắp gọn gàng và chuyên cần … đó là một làng hạnh phúc, là nơi chưa một ai ngoài ba mươi tuổi, và chưa hề có người chết”. (8,29) Sức khỏe và sự thông minh, linh hoạt của Hose Accađiô Buyênđya đã đưa ngôi làng vùng đầm lầy ngày một hưng thịnh. Cả ngôi làng ngày càng rộn rã tiếng chim. Nhưng rồi, những tập tục tốt đẹp, sự tháo vát ở Hôsê Accađiô Buênđya trong thời gian ngắn đã bị cuốn tuột đi bởi những đam mê về đá nam châm, những tính toán thiên văn, mơ mộng biến chì thành vàng, ước muốn được biết các kỳ quan của thế giới. Giờ đây Hôsê Accađiô Buênđya trở thành một người lười nhác, ăn mặc thì lôi thôi, râu ria thì xồm xoàm. Ở nhân vật này chúng ta dễ dàng nhận ra hai cá tính: một con người khỏe mạnh, vâm váp, nông nổi, táo bạo, cá tính này được di truyền cho những thế hệ Accadio và một con người âu sầu nhưng rất thông minh được di truyền cho những Aureliano. Một trong những điều thú vị ở tiểu thuyết này 21
  • 23. chính là sự quay vòng, lặp lại của thế hệ sau với thế hệ trước, dường như đó là bản sao y nguyên về cá tính và số phận. Vì một sai lầm thời trai trẻ, Hôsê Accađiô Buyênđya đã phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, tìm kiếm một vùng đất mới. Nhưng cũng từ đây, anh sống cuộc đời cô đơn với nỗi ám ảnh tội lỗi. Hình ảnh của Prudenxio Aghila xuất hiện thường xuyên trong tâm tưởng của ông. Một lần trong cơn sốt vì mất ngủ, sau khi làng Macondo có người chết đầu tiên, ông đã gặp linh hồn của Prudenxio Aghila “Khi nhận ra Prudenxio Aghila, ông ngạc nhiên thấy rằng người chết cũng già theo năm tháng. Hose Accadio Buendia cảm thấy rùng mình vì nỗi nhớ nhung … Sau nhiều năm ở cõi chết nỗi nhớ nhung người sống mới da diết làm sao, sự gắn kề một cái chết khá vốn đã tồn tại ngay trong cõi chết mà chính Prudenxio Aghila vừa rồi mong cho kẻ thù tệ mạt nhất của mình mới đáng sợ làm sao. Prudenxio Aghila đã tốn nhiều thời gian đi tìm ông. Prudenxio Aghila hỏi thăm ông qua những linh hồn chết ở thung lũng Uga, qua những linh hồn chết từ vùng đầm lầy tới …” (8,102) Và suốt thời gian đó ông luôn nhớ tới Prudenxio Aghila “Cả đêm ông nằm trên giường, mắt mở thao láo, mà gọi Prudenxio Aghila, gọi Menkyadet, gọi tất cả những người đã chết để họ tới cùng chia sẻ với ông nỗi chán chường.” (8,103) Trong suốt phần đời còn lại bên gốc cây dẻ, sống với kí ức, nói chuyện với kí ức. Mặc dù người chăm sóc ông, trò chuyện với ông là Ucsula nhưng thực ra “người duy nhất mà cụ tiếp xúc từ đã lâu là Prudenxio Aghila. Với dáng vẻ tiều tụy vì tuổi già trong cõi âm phủ, Prudenxio Aghila cứ mỗi ngày hai lần đến nhà nói chuyện với cụ. Hai người nói chuyện về gà chọi. Hai người hứa hẹn với nhau sẽ xây dựng một chuồng nuôi những chú gà chọi tuyệt vời, không chỉ để vui vẻ trước một trận thắng mà còn để giải khuây trong những ngày chủ nhật man mác buồn ở cõi âm phủ.” (8,167). 22
  • 24. Như vậy, Hose Accadio Buendia thủy tổ của dòng họ Buendia ở Macondo đã tự lưu đày vào cõi cô đơn, sống suốt cuộc đời nhức nhối với tội lỗi trong quá khứ, và đến chết cũng chết trong nỗi cô đơn. Sự cô đơn đã tồn tại như bản năng của con người “tập trung những ý, hướng, những động cơ, những ham muốn vĩnh viễn và bất biến mà ý nghĩa của chúng được quyết định bởi bản năng, còn ý thức của chúng thì không biết được” (13,1353). Nỗi cô đơn đó xuất phát điểm từ cội nguồn, bản thể riêng của con người, nó cố hữu, ăn sâu vào tâm tưởng và dần dần đẩy con người vào cõi tuyệt vọng. 1.2.2 Hôsê Accađiô Buênđya trăn trở về những phát minh khoa học Đọc Trăm năm cô đơn, chúng ta không chỉ chứng kiến một cuộc chạy trốn tội loạn luân, chứng tích của cuộc nội chiến giữa Đảng Tự Do và Bảo thủ, còn chứng kiến những bước chuyển mình của xã hội Mỹ La tinh thu nhỏ, một Macondo sôi động. Khi người Digan mang đến những phát minh khoa học, Macondo phút chốc trở thành một thị trấn sầm uất với nghề thủ công, buôn bán… Lần theo tiếng chim hót những người Digan đã tìm đến ngôi làng vùng đồng lầy Maconđo và mang theo những phát minh khoa học của thời đại, nhưng đối với Macônđô đó hoàn toàn lạ lẫm. Sức cuồn hút của những phát minh vĩ đại đó đã làm dẫy lên trong Hôsê Accađiô Buênđya những ám ảnh về thuật giả kim. Tự lưu đày trong căn phòng bày la liệt những dụng cụ thí nghiệm. Nỗi ám ảnh đó còn biến Hôsê Accađiô Buênđya thành một con người khác, bỏ bê gia đình, bó buộc mình trong sự trầm mặc và vô hồn. Hôsê Accađiô Buênđya say sưa và bồng bột lao vào những tìm kiếm khoa học. Ông tự giam mình trong phòng thí nghiệm, và công việc tìm kiếm những phát kiến đã ngày càng đưa ông tới bờ vực của sự thất bại. Ông trở thành một kẻ điên dại và bị trói vào gốc cây dẻ. 23
  • 25. Tình huống xuất Phát Hôsê Accađiô Buênđya với những phát hiện các phát minh minh minh Cứ vào tháng ba Đá nam Hôsê Accađiô Buênđya, người có trí hàng năm, một gia châm tưởng tượng thường đi xa hơn cả bản thể đình di gan rách của giới tự nhiên và còn vượt quá rất xa rưới dựng một túp những phép mầu và trò chuyện huyền ảo, lều bạt ngay cạnh nghĩ rằng có thể sử dụng phát minh vô bổ làng … Đầu tiên, ấy vào việc moi vàng từ trong lòng đất. họ mang tới đá nam châm. Những người Kính viễn Hôsê Accađiô Buênđya lại nẩy ra ý định digan trở lại làng vọng và sử dụng phát minh ấy như một thứ vũ khí vào tháng ba, lần kính lúp … Ông ở lỳ trong phòng nhiều giờ liền, này họ mang theo tính toán về những khả năng chiến lược một kính viễn của thứ vũ khí mới sáng chế, cho đến khi vọng và một kính ông viết được một bản chỉ dẫn mạch lạc, lúp. có tính sư phạm và đầy thuyết phục … Cuối cùng, chán chường vì chờ đợi, ông đành than phiền về sự thất bại của công việc vừa ở bước khởi đầu. 24
  • 26. Sau khi trả lại Kính thiên Ông ở ngoài sân suốt đêm để theo dõi Hôsê Accađiô văn và la đường đi của các vì sao và suýt nữa mắc Buênđya những bàn bệnh đau đầu vì ý muốn xây dựng một đồng tiền đôblông phương pháp chính xác để tìm phương để lấy lại chiếc Nam. Đây là thời kỳ ông mắc bệnh nói kính lúp, những một mình.Vài ngày liền, ông cứ như người Anhđiêng người bị bỏ bùa mê, giọng thì thầm nhắc còn để lại một số đi nhắc lại cho chính mình nghe hàng loạt tấm bản đồ của những phỏng đoán đầy kinh ngạc mà ông người Bồ Đào Nha không cần tin vào sự hiểu biết của chính và một vài dụng cụ mình. đi biển Menkyadet tặng Chế tạo đá Bị thách thức bởi thuật làm đá giả kim, cho Hôsê Accađiô giả kim Hôsê Accađiô Buênđya đã bàn với Ucsula Buênđya một đào số tiền vàng để nhân số tiền vàng này phòng thí nghiệm lên gấp bội. Sau nhiều lần thất bại với giả kim chất đặc quánh dính ở đáy chảo không lấy ra được, thì những việc cần cù đầy hứng thú, cha con Hôsê Accađiô Buênđya đã dành được kết quả. Hôsê Accađiô Buênđya cho họ xem cái nồi nấu kim loại với số vàng đã được lấy lại, làm như thể ông vừa chế được. Qua những lần tự giam mình trong những đam mê khoa học, chúng ta dễ dàng nhận thấy thực chất nhân vật đang tự đẩy mình vào nỗi cô đơn. Ông thường giam mình trong phòng thí nghiệm, bỏ tất cả mọi thói quen sinh hoạt. Trong những lần đam mê phát kiến khoa học chỉ duy nhất một lần Hose Accadio Buendia thành công, đó là tách thành công hợp chất vàng 25
  • 27. những cũng mất một thời gian rất lâu sau đó. Những ảo tưởng về khoa học và những lần cố thủ của Hose Accadio Buendia chính là một dạng thức trong ẩn ức vô thức. Hình dáng vật vờ, vô hồn dưới gốc cây dẻ là điều thực sự gây nên nhiều ám ảnh về nhân vật cũng như tư tưởng tác phẩm muốn hướng tới. 1.3. Cuộc đời chinh chiến của Aurêlianô và những nỗi ám ảnh về những lời tiên tri Không có được sức vóc và tính cách tự do như anh trai mình, Aurêlianô sống cuốn mình, và bị hấp dẫn bởi những thuật giả kinh, bởi căn phòng bừa bộn của bố mình. Và điều đeo bám anh đó là những lời tiên tri. Cuộc đời Aurêlianô là một vòng tròn khép kín. Nỗi ám ảnh đeo bám anh dần biến anh từ một thanh niên thông minh và dũng cảm trở thành một vị tổng tư lệnh tự tách biệt mình với thế giới, với đồng đội. 1.3.1 Cuộc đời chinh chiến Như đã nói ở trên, hành động giết Prudencio Aghila của Hose Accadio Buendia thể hiện tính hiếu chiến hiếu thắng, để rồi suốt đời mang theo mặc cảm tội lỗi và phải bỏ làng đi nơi khác trở thành tù trưởng giỏi. Đặc tính ấy đã được di truyền cho Aureliano Buendia một con người trốn chạy nỗi cô đơn vào những trận chiến. Vị đại tá đã phát động ba mươi hai cuộc nổi dậy. Nhưng rồi khi đứng trên đỉnh cao của danh vọng lại cảm thấy cô đơn và cuối cùng tự đày mình trong căn phòng biệt lập. Aureliano Buendia đến với chiến tranh khi anh có thiện cảm với phái Tự do và bất bình vì sự bịp bợm của phái Bảo hoàng. Cũng sau cái chết của Remediot, chàng dường như rơi vào tuyệt vọng. Nhưng sâu xa hơn vẫn là lẫn trốn nỗi cô đơn. Sau này, Accadio Buendia cũng tìm đến chiến tranh như một sự trốn tránh những nhục cảm đối với cô của mình là Amaranta. Nhân vật đại tá Aureliano Buendia được nhà văn xây dựng dựa trên hình mẫu ông ngoại của tác giả là đại tá Nicolas Ricardo Marquez Mejja. Tác 26
  • 28. giả đã dùng gần hai phần ba chiều dài tác phẩm để nói về nhân vật Aureliano. Một con người cô đơn, âu sầu ngay từ trong bụng mẹ, có tài tiên tri và có trí tuệ hơn người, kiên định, đam mê quyền lực … Không giống với anh trai của mình có một đời sống tình dục mạnh mẽ, mặc dù anh đã từng chung đụng với rất nhiều phụ nữ, có mười bảy người con là kết quả của tình một đêm. Nhưng đam mê suốt cuộc đời của anh là quyền lực “Ngài đại tá Aureliano Buendia đã phát động ba mươi hai cuộc vũ trang nổi dậy và thất bại hoàn toàn…. Ngài đã thoát nạn trước mười bốn vụ mưu sát, bảy mươi ba vụ phục kích và một đội hành hình. … Ngài từ chối Huân chương Công Huân do Tổng thống nước Cộng hòa tặng. Ngài trở thành Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng, có quyền uy từ nước này sang nước khác và là người buộc chính phủ phải gườm…” (8,129). Đến với chiến tranh vì sự bất mãn với phái Bảo hoàng như vậy chứng tỏ, mục đích anh đến với chiến tranh là khát vọng tự do, đây là mục đích vô cùng cao đẹp. Anh đã lãnh đạo hai mốt chàng trai trang bị thô sơ tiến hành bạo động trước vũ khí của phe Bảo hoàng. Đội quân của anh lập được nhiều chiến công và càng chiến đấu anh càng thể hiện tài năng quân sự thiên bẩm của mình. Nhưng khi đứng trên đỉnh cao danh vọng anh lại dần đánh mất chính mình. Những khát vọng quyền lực đã tách anh khỏi cộng đồng và người thân. Hình ảnh Aureliano Buendia trở về với đoàn tùy tùng bao quanh, anh trở về ngôi nhà thuở thiếu thời của mình nhưng hết sức đề phòng, anh đề phòng với những người thân và thậm chí cả mẹ của mình “… Ucsula có cảm giác u buồn rằng con trai cụ là kẻ khác hẳn. Cụ có cảm giác ấy ngay từ lúc chàng bước vào nhà được cả đội cảnh vệ ồn ĩ bảo vệ. Đội cảnh vệ này đã lục lọi khắp các phòng cho đến khi thấy rằng không có gì nguy hiểm. Đại tá Aureliano Buendia không những chỉ thừa nhận hành động càn quấy thô bạo ấy mà còn ra lệnh một cách dứt khoát và không cho phép bất kỳ ai, kể cả Ucsula được đến gần mình chưa tới ba mét trong lúc đội cảnh vệ 27
  • 29. chưa bố trí xong lính gác quanh nhà.” (8,184). Để thị uy quyền năng của mình, anh thiết lập lại tất cả mọi luật lệ, tiến hành cải cách, lập ra tòa án quân sự và tiến hành trừ khử những người đe dọa đến vị trí của anh. Tính độc tài của Aureliano Buendia thể hiện sâu sắc ở hành động giết tướng Moncada để củng cố uy thế và quyền lực của mình. Họ đều là những người thân tín và rất được Ucsula yêu quý, trước những lời can ngăn của mẹ anh cũng không một chút lung lay, trắc ẩn. Moncada đã nhận xét “là một người căm thù đám tướng lĩnh nhà nghề, từng đấu tranh không mệt mỏi với chúng, từng trăn trở suy nghĩ về chúng thế mà nay anh chẳng khác gì chúng. Trong cuộc đời không có mẫu người nào đại diện cho sự thấp hèn của con người hơn anh … Anh không chỉ là một tên độc tài khát máu điển hình nhất của lịch sử nước ta, mà rồi anh còn sẽ bắt cả cụ Ucsula để lương tâm mình được yên ổn.” (8,188). Đại tá Aureliano mới thực sự thức tỉnh và nhận ra sự vô nghĩa của chiến tranh khi Ucsula ra sức bảo vệ che chở cho đại tá Herenendo Marquez thoát chết dưới tính độc tài của Aureliano Buendia “Trong cái đêm dài đằng đẵng ấy, khi đại tá Herenendo Marquez nhớ lại những buổi chiều êm đẹp trong phòng máy may của Amranta thì đại tá Aureliano Buendia bức bối dằn vặt, cố cấu xé cho vỡ nát cái đêm dài dằng dặc, cái vỏ dai bọc quanh nỗi cô đơn của chàng. Quãng đời hạnh phúc duy nhất của chàng, kể từ buổi chiều xa xưa ấy khi cha chàng miệt mài đúc những con cá vàng. Chàng đã phải khơi dậy ba mươi hai cuộc nội chiến, đã nhiều lần thoát chết, và đã phải tìm kiếm vinh quang như con lợn dũi đống rác tìm kiếm thức ăn, để gần bốn mươi năm sau mới phát hiện ra ý nghĩa của câu phương ngôn “ngu si hưởng thái bình”, một đức tính vốn có của sự nhẹ dạ cả tin…. Anh hãy đi giày vào và hãy giúp tôi kết thúc cuộc chiến bẩn thỉu này.” (8,198,199) Chính từ thời điểm này, ngài đại tá mới bắt đầu nhận ra sự vô nghĩa của chiến tranh, cuối cùng anh cũng thức tỉnh và tìm về với bản thể “Chưa bao giờ chàng là một chiến binh dũng mãnh như lúc ấy. 28
  • 30. Sự nhận thức sáng rõ rằng cuối cùng mình chiến đấu vì chính sự giải phóng mình chứ không phải vì những tư tưởng …” (8,199) đã đưa anh đến với trận đánh cuối cùng. Về nhà lần này, anh không ồn ĩ với đoàn quân tùy tùng mà trong tư thế bị áp giải, bị phỉ nhổ, bị buộc tội … Nhưng cuối cùng anh cũng trả lại cho cuộc đời những gì mình được hưởng kể cả phần mình được hưởng trong tuổi già. Chàng về trong tư thế của kẻ thất bại nhưng tâm hồn thật sự được thanh thản. Chàng đã thoát khỏi cạm bẫy của quyền lực và trở lại với công việc thường ngày, trở về với xưởng kim hoàn, với những con cá vàng thức chất lại là một sự trốn chạy khác. Aureliano Buendia tìm đến chiến tranh trong nỗi cô đơn bản thể và trở về sau chiến tranh vẫn là dáng vẻ cô đơn. Ngài tự giam mình trong xưởng kim hoàn cho tới lúc chết. Hành động tự đóng cánh cửa cuộc đời mình là biểu hiện của sự bất lực và cô đơn đã được định sẵn ở con người này. 1.3.2 Nỗi ám ảnh về những lời tiên tri Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, Aureliano được tiên đoán là đứa trẻ cô đơn, bất lực trong tình yêu “Aureloano, người đầu tiên sinh ra ở Macondo. Cậu bé lặng lẽ và cô đơn. Cậu đã khóc trong bụng mẹ và lọt lòng với đôi mắt mở thao láo… Sau đó, mặc kệ những ai đến gần để xem mình, cậu bé cứ chăm chăm nhìn lên mái nhà ọp ẹp xuýt sập xuống dưới sức ép khủng khiếp của cơn mưa. Một ngày nọ, cậu bé Aureliano, mới lên ba tuổi, bước vào nhà bếp giữa lúc Ucsula nhắc nồi canh ra khỏi bếp và đặt nó lên bàn, chính trong ngày này bà mới biết sức nặng của cái nhìn ấy. Cậu bé thập thò ở ngoài cửa nói: “Nó sẽ đổ đấy”… Cái nồi đã được đặt chắc chắn trên bàn, nhưng bỗng nhiên, đúng như lời cậu báo trước, nó bắt đầu rung lên bần bật rồi lăn lên mép bàn như có sức đẩy từ bên trong, rồi nó vỡ toang từng mảnh trên sàn nhà.” (8,35) Cũng chính lúc này, Ucsula bắt đầu để ý đến khả năng đặc biệt của con trai. Theo quan niệm của Freud, tâm linh con người là một thành phần của tự nhiên. Các quy tắc mà nó tuân theo rất khó lý giải. Và 29
  • 31. khả năng tiên tri cũng chính là một phần của đời sống tâm linh, là một dạng thức của rối loạn tâm trí. Tất cả những quá trình tâm linh như giấc mơ, rối loạn và các triệu chứng trông có vẻ kỳ lạ và vô nghĩa nhưng nó đều có nguyên nhân cả. Đối với Aureliano, khả năng đặc biệt của anh phát sinh và hình thành ngay từ trong bụng mẹ. Một lần khác khi Ucsula đang than vãn về những sự trái thói trái tính trái nết của con trai, thì Aureliano mơ màng nhìn và nói “Có người sẽ đến nhà mình đấy! …. Con không biết ai? Nhưng người đến đây hiện đang trên đường đi.” (8,61) Qủa thật mấy ngày sau Rebecca đến nhà với bức thư và tro cốt của bố mẹ cô. Dường như những điều tiên tri của anh là một biểu hiện của một con người dị biệt. Sau này, khi đang tham chiến, anh đã gửi về gia đình với một lời tiên đoán “Hãy trông nom cha cẩn thận vì cha sẽ mất.” (8,165) và điều này làm cho Ucsula thảng thốt. Cuộc đời của Aureliano là sự trải dài của những dự cảm, dự báo. Chàng đã dự cảm được cái kết cụ bi thảm của các con mình. Và trong chuỗi dài những ngày tháng cô đơn thầm lặng, trong sự giằng xé điên cuồng, “đại tá Aureliano Buendia ra sức tìm kiếm một cách vô ích những điềm báo từng đưa tuổi trẻ của ngài theo những con đường nguy hiểm tới sa mạc bi thảm của vinh quang.” (8,272) Như vậy có thể thấy từ trong tiềm thức của ngài đại tá Aureliano là nỗi cô đơn tiền định, những lời tiên tri của ngài cũng chính là sự thức tỉnh của cõi cô đơn cá biệt trong con người ngài. Điều đang nói, đến cuối đời chàng mới kịp lục tìm lại trong mớ hỗn độn những lời tiên tri của mình về định mệnh cuộc đời. Ngài sống trong sự vô thức, tham chiến trong vô thức, và tự giam mình trong căn phòng thí nghiệm cũng trong vô thức. Cuối cùng sự vô thức về quyền lực và sự hư ảnh về bản thân diễn ra trong tâm hồn ngài chính là sự thắng thế của cái cô đơn tiền định. 30
  • 32. Tiểu kết: Trong chương này, tôi đã đi làm rõ những ẩn ức trong từng giấc mơ của ba nhân vật. Một Ucsula luôn bị ám ảnh bởi tội loạn luân trong dòng họ. Một Hose Accadio Buendia hoài niệm về những gì xảy ra trong quá khứ, giấc mơ về những phát kiến vĩ đại của nhân loại nhưng rồi tất cả bị hủy hoại và chôn vùi dưới hình dáng của con người bị ăn mòn và điên loạn ngồi dưới gốc cây dẻ. Một Aureliano Buendia thông minh, được định mệnh an bài với khả năng đặc biệt ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Anh khao khát tự do, công bằng và đam mê chiến trận nhưng tất cả những lần phát binh của anh đều thất bại. Cuối cùng anh trở về với hình ảnh quen thuộc của cha mình, tự lưu đày trong phòng thí nghiệm với những con cá vàng, sống trong vô thức và chết trong cô đơn. Nhân vật trong Trăm năm cô đơn luôn bị trói buộc vào những giấc mơ ám ảnh, họ cố sống, cố chấp nhận, dè chừng nó. Nhưng nỗi ám ảnh đó càng đeo bám, ăn mòn hủy hoại tâm trí họ. Và họ càng ngày càng bị đẩy xa khỏi cộng đồng, sống theo một lối mòn cũ, tự nhốt mình trong bóng tối cô đơn của chính bản thân mình. 31
  • 33. CHƯƠNG 2. NHÂN VẬT CÔ ĐƠN BỊ ÁM ẢNH TÍNH DỤC “Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục” là một trong những tác phẩm chủ yếu của Freud trên con đường xây dựng phân tâm học được công bố vào năm 1905. Công trình này làm rõ cơ sở lý thuyết về các chứng nhiễu tâm, giải thích nhu cầu dồn nén và những nguồn năng lực xúc cảm nằm bên dưới những vận động và những ứng xử có ý thức và vô thức của con người. Freud đã gọi năng lực đó là Libido ... Trong công trình này, Freud đã chỉ rõ: Đời sống tính dục của con người không phải được bắt nguồn vào tuổi dậy thì mà trái lại được biểu hiện rất sớm từ khi con người mới sinh ra. Khái niệm tính dục khác hẳn với khái niệm sinh dục chứa đựng một nghĩa rộng hơn nhiều và bao gồm nhiều hoạt động không có liên quan với cơ quan sinh dục. Đời sống tính dục bao hàm chức năng cho phép thu được các khoái cảm từ những vùng khác nhau của thân thể. Các vùng cơ thể gây khoải cảm cho con người, Freud gọi là các vùng kín dâm, đầu tiên là miệng, sau đó là hậu môn, tiếp theo là toàn bộ những bí mật của cơ thể do bị trẻ tự khám phá ở thân thể của nó. Từ những phân tích sâu sắc về tính dục, Freud đã đi đến xem xét những sự loạn dâm, thói phô bày, ác dâm, khổ dâm … đều là những hiện tượng có thật trong đời sống tính dục của con người. Đặc biệt Freud đã phân tích khá sâu những biến đổi tính dục ở tuổi dậy thì, chấm dứt thời kỳ tiềm ẩn của đời sống tính dục. Các công trình này đã khẳng định khái niệm cơ bản do Freud đề xướng là “Libiolip” giúp chứng minh cho sức mạnh của cái vô thức. Theo Freud, đam mê tính dục giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong đời sống tâm lý, là cội nguồn của mọi cội nguồn tinh thần con người, đâu đâu cũng thấy đam mê tính dục hoàn thành. Đó là nguyên nhân của bênh tâm thần cũng như của mọi sáng tạo, kể cả văn học nghệ thuật. Đam mê đó trong học thuyết Freud là trung tâm của các bản năng và được gọi là “mặc cảm Ơ-đíp” (13,75) 32
  • 34. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: tính dục là đòi hỏi sinh lí về quan hệ tính giao. Sigmund Freud quan niệm: Tất cả các hiện tượng tâm thần của con người xét về bản chất là hiện tượng vô thức. Và đam mê tính dục có một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ đời sống tâm lí con người. Đam mê tính dục đã tạo ra nguồn năng lượng cực kì mạnh mẽ, cội nguồn của mọi cội nguồn tinh thần, nguyên nhân mọi bệnh tâm thần cũng như khả năng lao động sáng tạo ở con người. Đồng thời ông cũng lưu ý khái niệm tính dục khác với sinh dục nó chứa đựng một nghĩa rộng hơn nhiều và bao hàm nhiều hoạt động không có liên quan đến cơ quan sinh dục. Ngay từ những năm 1970, Ủy ban Giáo dục và Thông tin về tình dục ở Mỹ đã đưa ra định nghĩa hiện đại về tính dục như sau: Tính dục là tổng thể con người bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của con trai hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến động suốt đời. Tính dục phản ánh tính cách con người, không phải chỉ là bản chất sinh dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa người với người và do đó tác động trở lại xã hội. Phật pháp cho rằng dục tính là nhân tính. Phật pháp quan niệm tính dục nằm trong phạm trù của chữ “dục”. Mà dục ở đây là dục vọng, là sự ham muốn của con người. Khi dục vọng của con người quá lớn sẽ gây hại đến bản thân và xã hội. Từ quan niệm của Freud đến giáo lý nhà phật đều cho thấy tính dục là những ham muốn không chỉ ở ham muốn tình dục. Trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, tính dục không chỉ giới hạn trong tình dục mà nó mở rộng ra các đam mê quyền lực, đam mê hưởng thụ vật chất của các nhân vật trong tác phẩm. 33
  • 35. 2.1. Vấn đề tình yêu, tính dục trong sáng tác của Gabriel Garcia Marquez G. Marquez một nhà văn gạo cội, được người đọc biết đến với những tác phẩm đình đám như: Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả, Ngài đại tá chờ thư, Tướng quân giữa mê hồn trận, Những cô điếm buồn của tôi … Đã để lại nhiều băn khoăn, trăn trở trong lòng bao thế hệ về tình yêu và sự cô đơn. Với tư duy nghệ thuật độc đáo, Marquez đã thể hiện trong tác phẩm của mình một tình yêu vừa ngây thơ vừa sâu sắc, mãnh liệt đối với con người, với cuộc đời. Có lần G.G. Marquez đã nói: Trên thực tế, mỗi nhà văn chỉ viết một cuốn sách. Cuốn sách mà tôi đang viết là cuốn sách về “cái cô đơn”. Sự cô độc thường xuất hiện trong các tác phẩm của Marquez. Ông khai thác sự cô độc trong tình yêu, trong mỗi cá nhân và trong cả đời sống nhân loại. Trong tác phẩm Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, Marquez xây dựng nên cuộc đời của một nhà báo già. Sinh ra trong một gia đình trung lưu nhưng ông sớm mồ côi cha mẹ. Trong căn nhà cũ kỹ, ông đã sống một cuộc đời hoàn toàn cô đơn, không có vợ con, không bạn bè. Ông đã từng dạy ngữ pháp tiếng Latinh và Tây Ban Nha. Sau đó, ông biên tập tin tức và viết bình luận âm nhạc cho một tờ báo địa phương đến năm 90 tuổi. Và chính trong buổi sáng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 ấy, ông bỗng ao ước có một đêm tình ái nồng say với một thiếu nữ còn trinh nguyên. Cái ý muốn đó thôi thúc ông đến độ ông tìm cách liên hệ với một người đàn bà mối lái mà ông quen từ ngày còn trẻ, nhờ bà ta giúp đỡ bất chấp nỗi xấu hổ. Ông đã đến nơi hẹn với một cô bé đang say ngủ. Khi ông ra về, ông đặt lên trán cô nụ hôn vĩnh biệt và lời cầu Chúa giữ hộ trinh tiết cho cô. Nhưng chính sự cô đơn của tuổi già đã khiến ông nhiều lần nữa đến gặp cô bé. Mỗi lần, ông lại thêm yêu thương cô. Ông đem những bức tranh, những bó hoa, những cuốn sách … bày trong căn phòng để sớm mai, khi thức dậy, cô bé 34
  • 36. cảm thấy ấm cúng. Ông nhận thấy sự hiện diện vô hình của cô trong căn nhà vắng lặng của ông. Cuộc sống nhàm tẻ, khổ cực của ông như có một ý nghĩa, đó là niềm yêu thương, lo lắng cho tương lai của cô bé. Lần đầu tiền, ông nhận ra “niềm thích thú thực sự khi được ngắm nhìn thân thể người phụ nữ ngủ say mà không bị áp lực của dục vọng hay bối rối vì ngượng ngùng”. Đối với G.G.Marquez viết về “cái cô đơn” của một con người, một dòng họ, một đất nước chính là để “sáng tạo ra một huyền thoại khác hẳn, một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình, ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự; và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ nhất để tái sinh trên mặt đất này.” (Diễn văn nhận giải Nobel văn chương của Marquez – theo Nguyễn Trung Đức). Ở một tác phẩm khác, cũng cày xới trên mảnh đất truyền thống là tình yêu nhưng tác phẩm đã đạt tới đỉnh cao mới bởi tính độc đáo và lạ lùng của nó. Đó là Tình yêu thời thổ tả một câu chuyện cảm động của hai nhân vật chính Phecmina Đaxa và Phlôrêntinô Arixa. Họ giống như rất nhiều cặp tình nhân không lấy được nhau vẫn yêu nhau. Nhưng họ khác biệt ở cái cách thức yêu. Họ yêu nhau bằng sự chờ đợi, không nổi loạn, không cướp đoạt, không vụng trộm. Chờ hết quá nửa đời người, cho đến khi ông chồng của Phecmina Đaxa chết vì già yếu. Nhưng ngày gặp lại, cả hai đều đã thuộc vào “thất thập cổ lai hy”. Trong con mắt của những người xung quanh, họ không còn sức để yêu nữa. Nhưng họ lại rủ nhau lên một chiếc tàu thủy, giương lên một lá cờ màu vàng để thông báo trên tàu có người bị thổ tả. Trên “vương quốc của thổ tả” họ tha hồ yêu nhau, yêu như chưa bao giờ được yêu, yêu bù đắp cho cả cuộc đời chờ đợi của họ. Yêu như những nam thanh nữ tú mới lớn … Để được bên nhau, con tàu của họ cứ chạy đi, 35
  • 37. chạy lại trên sông, không cập mạn bất cứ một bến nào. Bằng cách đó, nỗi cô đơn ngự trị trong trái tim hai người trong vòng “năm mươi ba năm bảy tháng một ngày và đêm” đã được dỡ bỏ là lấp đầy bởi tình yêu đích thực. Phải chăng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã giúp Marquez chuyển tải được tất cả những điều được coi là lạ lùng và độc đáo đó. Tình dục được phô diễn ở mọi cấp độ khiến tác phẩm khi ra đời đã gây ấn tượng mạnh mẽ và ăn khách chưa từng thấy. Tình yêu thời thổ tả là sự suy nghĩ về tình yêu của con người ở mọi lứa tuổi. Con người không chỉ yêu nhau ở độ xuân sắc, mà còn yêu nhau khi đầu bạc răng long. Có lẽ cũng chính ở độ tuổi này, họ yêu nhau lại càng chân thành hơn, da diết hơn, si mê hơn. Tình yêu chính là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa tâm hồn, giải thoát sự cô đơn. Đây cũng chính là thông điệp, lời cảnh tỉnh của Marquez đối với những ai đùa bỡn với tình yêu để thỏa mãn nhục dục. Những người đó sẽ bị sự cô đơn đeo bám sau khi đã thõa mãn nhục dục. Lời cảnh tỉnh này, sẽ còn quay lại trong nhiều tác phẩm của Marquez, mà điển hình là sự cô đơn của những con người trong dòng họ Buenđia luôn bị nỗi ám ảnh về tình dục dày vò, rơi vào cái hố sâu cô đơn của chính cuộc đời mình. Trong tự truyện Sống để kể lại, và cuốn tiểu thuyết mang màu sắc tự thuật Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, mang màu sắc, hơi hướng mối tình của ông bà ngoại tác giả. Chính ông ngoại Nicolas Ricardo Marquez Meija đã góp phần tạo nên cảm hứng giúp tác giả xây dựng nên hình tượng nhân vật F.Ariza u sầu, si tình nhưng phóng túng và tham dục. Trong Tình yêu thời thổ tả, đại tá Nicolas Ricardo Marquez Meija mặc dù phản đối cuộc hôn nhân của con gái yêu Luisa Santiaga với một chàng trai phóng túng, nhưng ngay chính bản thân ông là một người tham dục hào hoa hơn cả con rể tương lai của mình. Thuộc tính hào hoa tham dục của cả ông ngoại và cha mình đã được Marquez kết hợp nhằm sáng tạo nên một 36
  • 38. F.Ariza với lịch sử huy hoàng hơn 620 mối tình chính thức và vô số những cuộc tình chớp nhoáng. Trong mối quan hệ tình ái của G.G. Marquez và những người tình, có thể nhận thấy một số đặc điểm gần như tương đồng với các mối quan hệ tình ái của F.Ariza. Vụng trộm với các bà quả phụ, các quý bà ngoại tình: Thông qua các văn bản có tính chất tự thuật lại tiểu sử của mình, chúng ta có thể thấy đặc điểm đầu tiên cần xét đến trong mối quan hệ tình ái giữa Marquez với những người tình, đó là rất hiếm có những cô gái còn trẻ và chưa có chồng. Đa số nhân vật người tình của ông là những bà góa, những mệnh phụ xa chồng, chán chồng hoặc chê chồng. Chính những sự quyến rũ kì lạ và một niềm đam mê khó tả đó đã tạo cảm hứng cho Marquez. Có thể nói một loạt những mối tình vụng trộm, bí mật, chớp nhoáng và đầy màu sắc tính dục đã góp phần làm nên sắc màu tình yêu đa dạng trong tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả. Nó chỉ ra mặt bản năng phồn thực tất yếu của tình yêu, nhưng đồng thời cũng làm rõ những năm tháng trống rỗng và cô đơn của nhân vật F.Ariza trong sự chờ đợi và vết thương lòng mà tình yêu bất diệt với F.Daza gây ra. Tính dục trong sáng Tình yêu thời thổ tả còn thể hiện qua những mối quan hệ đa bạn tình và thường xuyên quan hệ với gái điếm. Trong sáng tác của G.G.Marquez gái điếm là một đối tượng thẩm mỹ. Những cô gái điếm biểu trưng cho niềm đam mê khoái lạc mãnh liệt từ phía nam giới, thể hiện quyền uy của giới nữ trong năng lực tình dục, đồng thời biểu hiện cho một nền văn hóa với nhiều sa đọa và cũng đầy cởi mở trong tình ái. Tuy nhiên các nhân vật của Marquez tuy sôi nổi và ham muốn dục vọng nhưng đều là những con người u sầu trong tình ái, chính nỗi ám thị đó lại là sức hút mãnh liệt trong nội tâm u uất của các nhân vật. 37
  • 39. 2.2. Yếu tố tính dục trong tác phẩm Trăm năm cô đơn Trăm năm cô đơn được Marquez chính thức viết năm 1967 thì hoàn thành và xuất bản. Nhưng như lời của ông, Trăm năm cô đơn được hoài thai từ hai mươi năm trước. Từ năm 1970 tác phẩm này được in ra hàng triệu bản, sau đó tải bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau, trở thành cuốn sách ăn khách. Cùng với giải Nobel văn học 1982 quyển sách cùng với tác giả của nó trở thành một hiện tượng trong văn học. Trăm năm cô đơn được đánh giá là sản phẩm tuyệt với của hư cấu nghệ thuật. Điểm nổi bật của Trăm năm cô đơn còn ở nỗi ám ảnh về tội loạn luân đã đẩy những con người nơi đây chìm sâu vào nỗi cô đơn. Họ cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Cô đơn giữa những người thân thuộc. Cô đơn trên chiếc giường của mình, trong giấc mơ của mình … và cuối cùng sau một trăm năm tồn tại, ngôi làng Macondo bị xóa sổ. Nghiên cứu tiểu thuyết Trăm năm cô đơn dưới góc nhìn phân tâm học, trước hết tôi tìm hiểu nó dưới góc nhìn vô thức của tính dục. Mà như đã nói ở trên, tính dục trong tác phẩm này không chỉ dừng lại ở tình dục, nó còn là đam mê quyền lực, đam mê hưởng lạc và mặt vật chất … của mỗi thành viên trong làng Macondo hay cũng chính là mỗi thành viên trong dòng họ Buenđia. Marquez viết về vấn đề tính dục trong tác phẩm của mình ở nhiều phương diện phản ánh: từ không gian mang tính dục cho đến nhân vật mang tính dục, những mối quan hệ tình dục chằng chéo của những con người cùng huyết thống. 2.2.1 Macondo không gian mang tính dục Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê cắt nghĩa: Không gian là khoảng không bao trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người (24,633). Không gian nghệ thuật theo cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn sách Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: Không gian nghệ 38
  • 40. thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. (11,162). Trần Đình Sử lí giải thêm: Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật. (11,88), ông còn khẳng định một cách chắc chắn rằng: “Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó”. Và “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” (11,88-89). Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật”, là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại. Maconđo thấp thoáng dáng dấp ngôi làng Aracataca bên vịnh Caribe, nơi nhà văn Marquez gắn tuổi thơ với những thị trấn xộc xệch, nhà thổ nhếch nhác, con đường lấm bùn, những chuyến tàu cũ kỹ rệu rã nối thông với thế giới bên ngoài, băng qua những đầm lầy những đồn điền chuối ngút mắt. Ở đó, có những người già mòn mỏi bước ra các cuộc chiến với lẫm liệt huyền thoại trong các câu chuyện kể, đời sống dần mòn tiều tụy bởi sự lãng quên và tàn lụi. Nhưng Macondo trong Trăm năm cô đơn cũng là số phận những quốc gia, vùng lãnh thổ đóng chặt với thế giới bên ngoài theo một lời nguyền đầy phi lý nào đó. “Người ta không chết khi phải chết, mà sẽ chết khi nào có thể chết”, đại tá Aureliano Buendia (một hình mẫu của ông ngoại G.G.Marquez) kẻ đã tham gia hai mươi hai cuộc nội chiến và đã thất bại 39
  • 41. hoàn toàn đã luận về cái chết như thể trong Trăm năm cô đơn. Và thực tế, không chỉ trong Trăm năm cô đơn, cái cô đơn, cái chết vốn mang chủ đề lớn trong hầu hết các tác phẩm của Marquez như Ngài đại tá chờ thư, Hồi ức về những cô gái điếm của tôi … Và cũng chính có lần Marquez đã nói: Cả cuộc đời tôi chỉ viết một cuốn sách duy nhất, đó chính là cuốn sách viết về cái cô đơn. Cái cô đơn khi nhìn dòng dõi lụi tàn trước mắt, cái cô đơn vùi sâu trong thổn thức hoan lạc tình ái của những kẻ loạn luân, cái cô đơn của cái đẹp phải rời bỏ cõi người bị xô lệch bởi dục vọng, và còn có cái cô đơn của một đời sống bất an dẫn sâu trong hành trình ngược chiều tiến hóa. Macondo trong quá trình phát triển của nó, dần chuyển mình từ một làng quê đơn sơ, thanh bình thành một ngôi làng của thời hiện đại với sự xuất hiện của những phát minh khoa học. Nhưng cũng chính những phát minh của đời sống hiện đại đã biến Macondo thành một mảnh đất ô nhiễm, bạo lực và tệ nạn xã hội. Macondo trù mật trước đây được thế chỗ bởi một Macondo khô cằn, nghèo nàn, và thiên tai hoành hành, dân chúng xơ xác bỏ làng đi nơi khác dẫn đến sự hoang tàn. Sự hoang tàn của làng Macondo nó gắn liền với sự suy vong của dòng họ Buendia. Suốt trong chiều dài của tác phẩm, trong không gian Macondo, Marquez đã nhiều lần miêu tả các cuộc mây mưa của các nhân vật. Đó là: ngôi nhà của dòng họ Buendia, ngôi nhà gần như nhà chứa của Pilar Ternera, quán của những người Digan nơi Arcadio ân ái với cô gái người Digan, căn phòng của Erindia, tiệm ăn kiêm nhà chứa của bác Catarino, nhà của Petra Cotes nơi hai anh em Aureliano Segundo và Arcadio Segundo cùng chia sẽ các đêm hoan lạc với ả, vũ hội Carnavan nơi tôn vinh các người đẹp, khu phố cấm nơi tụ tập của các cô gái làng chơi, xóm lầu xanh điêu tàn nơi các cô gái điếm đói khổ hành nghề, nhà của Nigromanta, nhà chứa ma quái ở Macondo … 40
  • 42. Không gian mang tính dục đầu tiên trong truyện chính là không gian ngôi nhà của Ucsula và Hose Accađiô Buênđya. Sau cái chết của Prudencio Aguilar trong cuộc chọi gà, Hose Accađiô Buyênđya về nhà và tuyên bố với vợ: nếu mình đẻ ra kì đà thì chúng mình sẽ nuôi kì đà … Nhưng trong làng này sẽ không có thêm những người chết vì tội lỗi của mình. Và đêm đó bọn họ thức suốt đêm vần nhau trên giường cho đến lúc rạng đông, không để ý tới gió lùa vào phòng mang theo tiếng than khóc của gia quyến Prudencio Aguilar (8,46). Cũng sau cái đêm đó họ sống trong sự dằn vặt và lo sợ, dằn vặt vì bị bóng ma của Prudencio Aguilar ám ánh khắp nhà, lo sợ vì tội loạn luận và nỗi lo sinh ra đứa con đuôi lợn. Không gian chứng kiến những cuộc chung đụng xác thịt gắn liền với nhân vật Hose Arcadio chính là ngôi nhà của Pilar Ternera. Hose Arcadio là con người có tính dục khá mạnh, được thừa hưởng thân hình vâm váp khỏe mạnh, có lối sống theo bản năng. Và trong suốt cuộc đời của mình, anh không hề yêu bất cứ một người phụ nữ nào, Hose Arcadio chỉ đến với phụ nữ để giải quyết nhục dục của mình. Pilar Ternera là người đàn bà đầu tiên đi qua cuộc đời cậu. Hose Arcadio lục tìm thứ khói phả ra từ nách thị hàng đêm, và thứ khói ấy cứ bám lấy da thịt anh, mỗi lần được thị lôi vào buồng ngủ lại khiến Hose Arcadio thích thú đến mê dại, lại vừa cảm thấy sợ hãi. Tối hôm đó, Hose Arcadio đã liều lĩnh tìm đến nhà thị, tại đó lần đầu tiên trong đời cậu đã quan hệ với một người đàn bà trong cái không gian chật hẹp, ẩm mốc của phòng ngủ thị, ở đó có bà mẹ, cô em, người chồng và ba đứa con của thị đang say ngủ. “Trong trạng thái mệt mỏi đến kinh khủng anh đã để nó lôi tuột anh đến một chỗ không tiện nghi lắm, là nơi nó lột truồng anh ra, nó mân mê anh như mân mê củ khoai, nó vần anh sang trái lại xoay anh sang phải, là nơi anh không ngửi thấy mùi đàn bà nữa mà chỉ thấy mùi nước đái quỷ …” (8,52). Sau này cũng chính cái không gian đó, Pilar Ternera lại chung đụng với Aureliano. Nếu như Hose 41
  • 43. Arcadio bị ám ảnh bới cái mùi khói phả ra từ nách Pilar Ternera, thì Aureliano lại hồi tưởng đến căn phòng của thị “Vào một buổi sáng sớm xa với trong một căn buồng hoàn toàn khác lạ … Pilar Ternera mặc đồ lót, chân không đi tất, đầu óc bú xù.” Đó chính là nơi Aureliano để lại phía sau mình bến bờ của nỗi đau” (8,97). Dường như căn phòng của Pilar Ternera cũng là nơi thường xuyên diễn ra những cuộc mây mưa vì “không bao giờ thị từ chối làm ơn cho người khác cũng như không bao giờ từ chối biết bao người đàn ông từng tìm đến thị ngay cả khi thị đã xế bóng về già. Thị chiều họ không vì tiền cũng không vì tình mà chỉ hi hữu đôi lần vì thích thú khoái lạc, thế thôi.” (8,193). Và chính căn phòng này, đã diễn ra hành động loạn luân ghê tởm nhất giữa mẹ ruột và con trai. Nói đến không gian tính dục trong Trăm năm cô đơn, không thể không nhắc đến không gian gắn liền với những người Digan. Họ là những người đầu tiên mang đến Macondo những sản phẩm của thế giới văn minh, bên cạnh đó họ cũng mang đến những trò tiêu khiến, ăn chơi trụy lạc. Chính vì vậy, khi đến Macondo họ đã tạo ra một không gian đầy dục tính. Không gian diễn ra cuộc mây mưa cũng chẳng có gì lãng mạn, đó là những cái lều tạm, quán công của đoàn người Digan, “nơi những người Digan qua lại luôn, lúc thì mang những dụng cụ xiếc, lúc thì hóa trang, có lúc họ tụ tập bên cạnh giường chơi một ván xúc xắc” (8,58). Ngay cạnh chỗ Arcadio và cô gái Digan làm tình có một cặp khác thản nhiên diễn những trò ân ái. “Con vật trứ tuyệt của anh đang nghỉ ngơi đã bị đánh thức bởi nỗi đam mê của người khác” (8,59). Rồi thêm cái quán của mụ tú người Anhđiêng, mụ chăn dắt một cô gái điếm chính là cháu gái của mình. Mỗi ngày cô phải phục vụ đến bảy mươi người đàn ông trong căn phòng chật chội. Marquez đã miêu tả căn phòng thật ghê tởm với không gian ngột ngạt, đông đặc để làm nổi bật công việc nhơ nhớp mà ngày nào cô gái cũng phải chịu đựng. “Không khí trong 42