SlideShare a Scribd company logo
1 of 132
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––
VŨ HUYỀN NHUNG
CÂU HỎI TRONG TIẾNG TÀY
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TẠ VĂN THÔNG
Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Vũ Huyền Nhung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 0
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................... 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................ 2
2.1. Các nghiên cứu về hành vi hỏi và câu hỏi trong ngôn ngữ học ở
nƣớc ngoài và ngôn ngữ học ở Việt Nam................................................ 2
2.2. Các nghiên cứu về tiếng Tày và câu hỏi tiếng Tày........................... 5
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU........................................ 6
3.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................... 6
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 7
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................... 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 7
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 8
6. ĐÓNG GÓP MỚI................................................................................... 9
6.1. Về mặt lí luận .................................................................................. 9
6.2. Về mặt thực tiễn .............................................................................. 9
7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN ...................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................... 10
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................... 10
1.1.1.Những vấn đề liên quan đến câu hỏi ............................................ 10
1.1.1.1. Câu và sự phân loại câu theo mục đích phát ngôn ............... 10
1.1.1.2. Mối quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời................................ 11
1.1.2. Lí thuyết hội thoại....................................................................... 14
1.1.2.1. Sự trao lời, trao đáp và tƣơng tác trong hội thoại ................. 14
1.1.2.2. Các quy tắc trong hội thoại .................................................. 17
1.1.2.3. Nguyên tắc cộng tác hội thoại .............................................. 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.1.3. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ .................................................... 19
1.1.3.1. Khái niệm về hành vi ngôn ngữ ........................................... 19
1.1.3.2. Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ.................................... 20
1.1.3.3. Sự phân loại các hành vi ngôn ngữ....................................... 22
1.2. NGƢỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM................................. 23
1.2.1. Khái quát về ngƣời Tày ở Việt Nam ........................................... 23
1.2.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở ngƣời Tày và một số đặc điểm của
tiếng Tày .............................................................................................. 25
1.2.2.1. ............................................................................................. 25
1.2.2.2. Một số đặc điểm của tiếng Tày ............................................ 27
1.2.2.3. Chữ viết ............................................................................... 37
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÂU HỎI TIẾNG TÀY ..................................... 40
2.1. CÁC PHƢƠNG TIỆN CHỦ YẾU TRONG CẤU TẠO CÂU HỎI
TIẾNG TÀY ............................................................................................ 40
2.1.1. Dùng các từ ngữ nghi vấn chuyên biệt ...................................... 40
2.1.2. Dùng từ ngữ phủ định............................................................... 52
2.1.3. Dùng các từ ngữ biểu thị tình thái ở cuối câu.............................. 54
2.1.4. Lặp lại từ ngữ chỉ tiêu điểm hỏi kèm từ ngữ phủ định, hoặc những
từ chỉ sự lựa chọn xen vào giữa ............................................................ 58
2.2. CÂU HỎI TIẾNG TÀY XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG... 61
2.2.1. Câu hỏi đích thực........................................................................ 61
2.2.1.1. Câu hỏi lựa chọn.................................................................. 62
2.2.1.2. Câu hỏi không lựa chọn ....................................................... 70
2.2.2. Câu hỏi không đích thực ............................................................. 72
2.2.2.1. Câu hỏi có giá trị cầu khiến.................................................. 74
2.2.2.2. Câu hỏi có giá trị biểu cảm................................................... 77
2.2.2.3. Hỏi - khẳng định .................................................................. 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.2.4. Hỏi - phủ định...................................................................... 85
CHƢƠNG 3: CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA “TUYỂN
TẬP NÔNG VIẾT TOẠI”............................................................................ 90
3.1. NÔNG VIẾT TOẠI VÀ “TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI” .......... 90
3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA
“TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI”........................................................ 92
3.2.1. Đặc điểm về hình thức ................................................................ 92
3.2.2. Cách sử dụng câu hỏi trong các truyện ngắn của Nông Viết Toại..... 97
3.2.2.1. Dựa vào kết quả thống kê và khảo sát .................................. 97
3.2.2.2. Câu hỏi trong các truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại
xét trên bình diện hoạt động giao tiếp ............................................... 97
3.2.2.3. Câu hỏi trong truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại xét
trên bình diện hành vi ngôn ngữ ..................................................... 104
3.3. VAI TRÕ CỦA CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA
NÔNG VIẾT TOẠI................................................................................ 108
3.3.1. .................................................................................................. 108
3.3.2. Khắc họa hình tƣợng nhân vật .................................................. 109
3.3.3. Tạo nên nét riêng trong phong cách của một nhà văn miền núi viết
về miền núi......................................................................................... 112
KẾT LUẬN................................................................................................ 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 118
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, hỏi là một dạng hành vi ngôn ngữ
phổ biến, một thành tố tham gia thƣờng xuyên vào các cấu trúc hội thoại.
Mặt khác, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những sự chuyển
hóa khác nhau mà câu hỏi có thể thực hiện nhiều chức năng giao tiếp,
những hành vi tại lời rất đa dạng. Do đó, nghiên cứu về câu hỏi trong
tiếng Tày sẽ góp phần vào việc miêu tả các dạng lời nói trong hội thoại,
sự hình thành những kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Đồng thời, điều đó
có thể góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện việc nghiên cứu câu theo mục
đích nói năng trong nghiên cứu ngữ pháp nói chung cũng nhƣ tìm hiểu về
các hành vi ngôn ngữ trong ngữ dụng học.
- Cũng nhƣ ở các ngôn ngữ khác, trong tiếng Tày hỏi là hành vi rất phổ
biến. Ngƣời Tày sử dụng câu hỏi cũng không chỉ với mục đích hỏi, để thỏa
mãn nhu cầu hiểu biết mà qua đó còn bộc lộ tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ, sự
đánh giá của mình đối với ngƣời nghe và sự vật hiện tƣợng đƣợc nói tới.
Nghiên cứu về câu hỏi tiếng Tày và cách thức sử dụng câu hỏi trong tiếng
Tày có thể giúp chúng ta thấy đƣợc phần nào những nét đặc sắc trong văn hóa
giao tiếp, cách ứng xử của ngƣời Tày qua lời ăn tiếng nói của họ.
- Hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến phát triển văn hóa và
giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, trong đó có giáo dục ngôn ngữ. Việc
nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc này đã và đang thu hút đƣợc nhiều sự
chú ý của các nhà khoa học, đã có nhiều công trình có giá trị. Tuy nhiên, việc
đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ Tày, đặc biệt về câu hỏi tiếng Tày lại chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức. Thiết nghĩ, tìm hiểu về câu hỏi tiếng Tày là một việc làm
hữu ích góp phần thực hiện những yêu cầu đã và đang đặt ra đối với ngôn ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
và văn hóa Tày, cũng nhƣ đối với việc giáo dục tiếng Tày ở vùng đồng bào
Tày hiện nay.
Vì những lí do trên, đề tài “Câu hỏi trong tiếng Tày” đƣợc chọn làm
hƣớng nghiên cứu trong luận văn này.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Các nghiên cứu về hành vi hỏi và câu hỏi trong ngôn ngữ học ở
nƣớc ngoài và ngôn ngữ học ở Việt Nam
2.1.1. Nhƣ đã nói ở trên, hỏi với hình thức thể hiện và tính mục đích của
nó, là một đối tƣợng đƣợc chú ý đặc biệt trong nghiên cứu ngôn ngữ học.
Theo V.A. Xmirnov và V.K. Phin thì: “Cần xếp hỏi vào số những khái niệm
có ý nghĩa chung đối với toàn bộ khoa học và văn hóa. Việc nghiên cứu nó có
ý nghĩa cả trên quan điểm nhận thức luận và quan điểm sử dụng vào các mục
đích khác” (Trích theo Lê Đông [16; 3]).
Thực tế nghiên cứu ngôn ngữ cho thấy, khi nghiên cứu về hành vi hỏi và
câu hỏi, phần lớn các nhà khoa học đã tập trung miêu tả câu hỏi về mặt hình
thức, các thành phần, mô hình cấu trúc, các phƣơng tiện sử dụng để tạo nên
các loại câu hỏi khác nhau. Việc nghiên cứu câu hỏi gắn với các hoạt động
giao tiếp cụ thể với các mục đích trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau còn
hạn chế.
Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của ngữ nghĩa - ngữ dụng
học, các nhà khoa học đã chú ý hơn đến mục đích giao tiếp, đến mối quan
hệ giữa ngữ nghĩa - ngữ dụng, đến các nhân tố cơ bản tác động đến các
hành vi ngôn ngữ trong đó có hành vi hỏi. Tiêu biểu là các công trình của
J.L. Austin (1962), của J.R. Searle (1975). Đặc biệt, trong tác phẩm của
mình, J.R. Searle đã chỉ ra 12 kiểu loại khác nhau khi phân loại các hành
vi ở lời. Theo ông, một hành vi hỏi đƣợc đánh giá là có hiệu quả phải thỏa
mãn 4 điều kiện cụ thể là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
- Điều kiện mệnh đề
- Điều kiện chuẩn bị
- Điều kiện chân thành
- Điều kiện căn bản.
Theo J.R. Searle thì những điều kiện đó đƣợc coi nhƣ là quy tắc để
thực hiện hành vi hỏi. Tuy tác giả mới chỉ nghiên cứu về hành vi hỏi một cách
chung chung đồng thời với các hành vi ngôn ngữ khác, chƣa đi sâu tìm hiểu
một cách riêng biệt, chi tiết về hành vi hỏi, song kết quả nghiên cứu này có
thể đƣợc xem là cơ sở cho các nghiên cứu về sau.
2.1.2. Ở Việt Nam, ngành ngôn ngữ học cũng đã đạt đƣợc một số thành
tựu về câu hỏi, hành vi hỏi. Đã có một số nghiên cứu về câu hỏi ở nhiều góc
độ khác nhau. Có thể kể đến các công trình đáng chú ý nhƣ:
1. Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt - câu, Nxb Đại học và trung
học chuyên nghiệp, H., 1980.
2. Nguyễn Thị Thìn, Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi vấn
không dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, H., 1994.
3. Nguyễn Thị Lƣơng, Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu
thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, H., 1996.
4. Lê Đông, Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án PTS
khoa học Ngữ văn, H., 1996.
5. Nguyễn Đăng Sửu, Câu hỏi tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng
Việt, Luận án TS Ngữ văn, H., 2002.
6. Lê Anh Xuân, Câu trả lời gián tiếp có nghĩa hàm ẩn cho câu hỏi
chính danh, Luận án TS Ngữ văn, H., 2004.
...
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có thể kể đến một số bài tạp
chí, một số khóa luận tốt nghiệp đại học nhƣ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
- Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ (số phụ), 1985.
- Cách tổ chức câu hỏi trong tiếng Kơ ho, Tạ Văn Thông, Trong:
Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ Phƣơng Đông, Viện Ngôn
ngữ học., 1985.
- Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác
lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Nguyễn Chí Hòa, Ngôn ngữ
số 1, 1993.
- Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng
của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ số 2, 1994.
- Một vài đặc điểm chung của câu nghi vấn (qua ngôn liệu một số ngôn
ngữ), Nguyễn Đăng Sửu, Kỉ yếu hội thảo Ngữ học trẻ, 1998.
- Một số tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để hỏi, Nguyễn Thị Tuyết
Mai, những vấn đề ngôn ngữ học, Kỉ yếu hội nghị khoa học 2001, Viện Ngôn
ngữ học.
- Giá trị ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan, Hà Thị Văn, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngôn ngữ học (Đại học
khoa học xã hội và nhân văn), 2004.
- Câu hỏi trong truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn Thị Hồng Nhung,
khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngôn ngữ học (Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn), 2005.
. . . . .
Có thể thấy rằng thời gian qua ở Việt Nam, việc nghiên cứu câu hỏi chủ
yếu trên ngữ liệu tiếng Việt. Câu hỏi tiếng Việt đã dành đƣợc nhiều sự chú ý
của các nhà nghiên cứu và cũng đã có những tìm tòi đáng ghi nhận ở tất cả
các mặt hình thức, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Việc nghiên cứu câu hỏi trong
ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
2.2. Các nghiên cứu về tiếng Tày và câu hỏi tiếng Tày
Là ngôn ngữ của một dân tộc có số ngƣời lớn thứ hai ở Việt Nam (Theo
thống kê năm 1999, ngƣời Tày ở Việt Nam có đến gần một triệu rƣỡi ngƣời),
tiếng Tày đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể
đến một số công trình về tiếng Tày đƣợc công bố nhƣ sau:
1. Nguyễn Hàm Dƣơng, Các chức năng xã hội của tiếng Tày - Nùng, T/c
Ngôn ngữ số 1, H., 1970.
2. Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí, Ngữ pháp tiếng Tày - Nùng,
Nxb Khoa học xã hội, H., 1971.
3. Nguyễn Minh Thuyết, Lƣơng Bèn, Nguyễn Văn Chiến, Góp ý về việc
cải tiến chữ Tày - Nùng, T/c Ngôn ngữ số 2, H., 1971.
4. Đoàn Thiện Thuật, Hệ thống ngữ âm tiếng Tày - Nùng, Trong: Tìm
hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam - T1, Viện Ngôn ngữ học,
H., 1972.
5. Cung Văn Lƣợc, Chữ Nôm Tày qua so sánh với chữ Hán và chữ Việt
Nôm, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, H., 1992.
6. Lƣơng Bèn, Tình hình phát triển của chữ Tày - Nùng, Trong: Những
vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH, H., 1993.
7. Hoàng Văn Ma, Vấn đề tiếng và chữ Tày - Nùng, Trong: Những vấn
đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH, H., 1993.
8. Hoàng Văn Ma, Mông Kí Slay và các tác giả khác, Nghiên cứu ngôn
ngữ các dân tộc ở Việt Nam, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc
gia, Viện Ngôn ngữ học, H., 1994
9. Nguyễn Thị Lƣơng, Tiếng Tày ở Na Hang, Khóa luận tốt nghiệp Đại
học Tổng hợp, H., 1994.
10. Hoàng văn Ma, Loại từ trong tiếng Tày - Nùng, Trong: Ngôn ngữ
dân tộc thiểu số ở Việt Nam - Một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại
hình học, Nxb KHXH, H., 2002
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
11. Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Từ điển Việt - Tày - Nùng”, “Từ điển
Tày - Nùng - Việt, Nxb Từ điển bách khoa, H., 2005.
12. Lƣơng Bèn (chủ biên), Slon phuối Tày (dùng cho cán bộ công tác tại
vùng dân tộc), TN., 2007.
.......
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã tập trung chú ý đến một
số khía cạnh cụ thể của tiếng Tày nhƣ: nguồn gốc lịch sử, vị trí của tiếng Tày
và Nùng, mối quan hệ giữa tiếng Tày - Nùng với nhau và với tiếng Việt, chức
năng xã hội của tiếng Tày, hệ thống chữ viết, các quy tắc chính tả và ngữ
pháp của tiếng Tày - Nùng, giới thiệu khái quát tiếng Tày - Nùng về: ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp…
Có thể thấy, nhìn chung trong ngôn ngữ học Việt Nam, hành vi hỏi và
câu hỏi đã trở thành đối tƣợng quan tâm ngày càng sâu sắc hơn của nhiều nhà
khoa học. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có một công trình nào xem xét riêng
về câu hỏi trong tiếng Tày. Có thể nói đây là một mảnh đất chƣa có ngƣời
khai phá. Đó vừa là khó khăn nhƣng cũng có thể xem là thuận lợi cho việc
thực hiện đề tài “Câu hỏi trong tiếng Tày” này.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích miêu tả và chỉ ra các đặc điểm câu hỏi tiếng Tày
về các mặt: hình thức cấu tạo, các đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ cho việc nghiên
cứu: sự phân định câu theo mục đích phát ngôn; lí thuyết hội thoại; lí
thuyết về hành vi ngôn ngữ; hành vi hỏi và câu hỏi; các đặc điểm chung
của tiếng Tày…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
- Thu thập các dạng câu hỏi qua lời ăn tiếng nói tiếng Tày trong hoạt
động giao tiếp, các văn bản viết bằng tiếng Tày.
- Miêu tả câu hỏi tiếng Tày về mặt hình thức, ngữ nghĩa và một số điểm
đáng chú ý dƣới góc nhìn ngữ dụng học.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các câu hỏi tiếng Tày xuất hiện trong
các văn bản nói và viết bằng tiếng Tày, chủ yếu là qua lời nói sinh động trong
giao tiếp hàng ngày của ngƣời Tày (ở các huyện Hà Quảng, Hòa An, Thạch
An thuộc tỉnh Cao Bằng). Và qua một số truyện ngắn trong tuyển tập của nhà
văn ngƣời Tày Nông Viết Toại. Đó là các truyện ngắn:
1. Boỏng tàng tập éo
2. Hăn phi
3. Ngần muộc
4. Cái pửt
5. Chài vệ quốc đoàn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ chỉ tập trung nghiên cứu hai khía cạnh chính đối với câu hỏi
tiếng Tày nhƣ sau:
- Câu hỏi xét về mặt hình thức, tức là các phƣơng tiện đƣợc sử dụng để
cấu tạo nên câu hỏi tiếng Tày.
- Câu hỏi xét về mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng, tức là sự sử dụng câu hỏi
tiếng Tày trong những hoàn cảnh khác nhau, nhằm thể hiện các ý đồ giao tiếp
khác nhau của ngƣời nói.
- Đối với các truyện ngắn trog “Tuyển tập Nông Viết Toại” luận văn sẽ
tập chung miêu tả một số đặc điểm chính trong câu hỏi ở các tác phẩm này,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
trên cơ sở đó chỉ ra một số vai trò dễ nhận thấy qua việc sử dụng câu hỏi của
nhà văn.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, luận văn áp dụng những phƣơng pháp nghiên
cứu chủ yếu sau:
- Phƣơng pháp ngôn ngữ học điền dã:
Trong việc thu thập tƣ liệu câu hỏi tiếng Tày, phƣơng pháp này cần sử
dụng khi tìm hiểu, nghe, ghi trực tiếp các cứ liệu ngôn ngữ trong sinh hoạt
hàng ngày của ngƣời Tày ở một số địa phƣơng thuộc tỉnh Cao Bằng. Các chủ
thể phát ngôn các câu này có thể thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, giới tính khác
nhau, có trình độ, nghề nghiệp khác nhau. Nội dung phát ngôn có thể liên
quan đến các chủ đề đa dạng thuộc đời sống, trong các mối quan hệ gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp..., trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
- Phƣơng pháp thống kê phân loại:
Căn cứ vào ngữ liệu về câu hỏi tiếng Tày đƣợc thu thập trong các tác
phẩm văn học cụ thể, tác giả sẽ tiến hành thống kê các dạng câu hỏi tiếng Tày
đã đƣợc sử dụng, phục vụ cho các mục đích nghiên cứu trong luận văn.
- Phƣơng pháp miêu tả (với các thủ pháp phân tích, tổng hợp):
Trên cơ sở thống kê, phân loại, luận văn tiến hành phân tích, tổng hợp
các câu hỏi và các phƣơng tiện sử dụng trong tạo lập câu hỏi tiếng Tày, chỉ ra
các đặc điểm của câu hỏi tiếng Tày và các quy tắc của chúng trong cấu tạo và
cách dùng
Mặt khác, để phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng
đối với câu hỏi tiếng Tày, luận văn còn chú ý phân tích đánh giá các hoàn
cảnh giao tiếp trong đó nảy sinh hành vi hỏi, chỉ ra một số nhân tố văn hóa
của ngƣời Tày có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi hỏi (vai giao
tiếp, phép lịch sự, chiến lƣợc giao tiếp, cách lập luận…).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
6. ĐÓNG GÓP MỚI
6.1. Về mặt lí luận
- Nghiên cứu câu hỏi trong tiếng Tày nhằm miêu tả một dạng sử dụng
ngôn ngữ trong thực hành kĩ năng giao tiếp bằng một ngôn ngữ cụ thể, vì vậy
có thể góp tƣ liệu và cách nhìn nhận đối với việc nghiên cứu các kiểu câu theo
mục đích phát ngôn. Đồng thời, việc nghiên cứu này có thể còn hƣớng đến
làm sáng tỏ một số vấn đề có ý nghĩa lí thuyết của Ngữ dụng học: hành vi
ngôn ngữ, các nét nghĩa tình thái. . .
- Việc nghiên cứu câu hỏi tiếng Tày còn có thể có ý nghĩa trong việc chỉ
ra một số nét đặc trƣng trong văn hóa, đặc biệt trong quan niệm về cƣ xử của
ngƣời Tày thể hiện qua hành vi ngôn ngữ phổ biến là hỏi.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả của luận văn có thể đƣợc sử dụng trong việc biên soạn các sách
giáo khoa, các sách mô tả ngữ pháp tiếng Tày, giúp cho việc dạy và học tiếng
Tày có hiệu quả hơn, làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh và những
ai quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa Tày. Đây cũng có thể xem nhƣ một cơ
sở cho những nghiên cứu tiếp theo về tiếng Tày.
7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Phụ lục luận văn gồm ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1- Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chƣơng 2- Đặc điểm câu hỏi tiếng Tày
Chƣơng 3 - Câu hỏi trong các truyện ngắn của “Tuyển tập Nông Viết Toại”
Trong phần phụ lục gồm có:
- Trang bìa của “Tuyển tập Nông Viết Toại” và một số trang chính văn
của tuyển tập.
- Một số hình ảnh về cuộc sống, sinh hoạt văn hóa của ngƣời Tày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1.Những vấn đề liên quan đến câu hỏi
1.1.1.1. Câu và sự phân loại câu theo mục đích phát ngôn
Trong hệ thống các đơn vị ngôn từ làm thành ngôn bản, câu là đơn vị
ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thông báo, có cấu tạo ngữ pháp nhất định
với một ngữ điệu mang một ý nghĩa tƣơng đối trọn vẹn, giúp biểu thị một
nhận định và có thể kèm thái độ của ngƣời nói hoặc biểu thị thái độ tình cảm
của ngƣời nói.
Câu có thể đƣợc xem xét dƣới nhiều bình diện khác nhau: không chỉ ở
bình diện cấu trúc thuần túy, mà cả ở mặt ngữ nghĩa và mặt sử dụng. Theo
cấu trúc cú pháp, câu có thể đƣợc phân loại thành các kiểu: câu đơn và câu
phức. Theo truyền thống câu đơn có thể đƣợc phân biệt thành câu đơn bình
thƣờng, câu một thành phần và câu đặc biệt: câu phức có thể phân biệt thành
câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ. Trong nội bộ câu ghép có thể đƣợc
phân biệt nhỏ hơn nữa. Ngoài ra, còn có sự phân biệt: câu đơn, câu phức và
câu ghép. Xét về mặt mục đích phát ngôn câu có thể đƣợc chia thành bốn loại
sau: Câu tƣờng thuật (câu kể), câu cầu khiến (câu mệnh lệnh), câu cảm thán
(câu cảm) và câu hỏi (câu nghi vấn).
- Câu tường thuật: là câu dùng để miêu tả về một sự tình hoặc nêu một
nhận định, một phán đoán ..., nhằm thông báo về những hiện thực khách
quan, hoặc thể hiện những nhận định, đánh giá của ngƣời nói về một sự việc
hiện tƣợng nào đó. Câu tƣờng thuật có ngữ điệu bình thƣờng và hạ thấp dần ở
cuối câu. Trong văn bản viết, cuối câu thƣờng dùng dấu chấm. Câu tƣờng
thuật có thể đƣợc phân loại thành câu khẳng định và câu phủ định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
- Câu cầu khiến: là câu dùng để yêu cầu ngƣời nghe thực hiện yêu cầu
đƣợc nêu trong câu. Nó chứa đựng ý muốn, nguyện vọng hay mệnh lệnh của
ngƣời nói đối với ngƣời nghe. Câu cầu khiến thƣờng có chứa những từ ngữ
cầu khiến nhƣ: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào... và ngữ điệu cầu khiến. Khi viết
câu cầu khiến thƣờng kết thúc bằng dấu chấm cảm.
- Câu cảm thán: là câu dùng để trực tiếp bộc lộ cảm xúc. Loại câu này
xuất hiện chủ yếu trong khẩu ngữ hay trong lời thoại của nhân vật ở các tác
phẩm văn chƣơng. Câu cảm thán thƣờng chứa đựng các từ cảm thán nhƣ: ôi,
chao ôi, ồ, ô hay, trời ơi, ái... hoặc những từ biểu hiện mức độ của cảm xúc,
mức độ đánh giá nhƣ: thật, quá, lắm, ghê, cực kì... Câu cảm thán thƣờng
mang ngữ điệu cảm thán và thƣờng có cấu tạo của một câu đặc biệt. Khi viết
câu cảm thán thƣờng đƣợc kết thúc bằng dấu chấm cảm
- Câu hỏi (câu nghi vấn): là một loại câu thuộc phạm trù phân chia câu
theo thực tại hoá, cụ thể là phạm trù theo khả năng. Các sự kiện làm biểu vật
cho câu là khả năng hoặc phi hiện thực.
Vd: Chị ăn cơm chưa?
Cái biểu vật trong câu trả lời của câu hỏi trên tồn tại ở dạng khả năng và
phi hiện thực. Nội dung câu hỏi cần làm nổi rõ "cái không rõ" mà câu trả lời
hƣớng đến
1.1.1.2. Mối quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời
Hỏi và trả lời có mỗi quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. “Đây là mối
quan hệ cơ bản nhất quy định bản chất bên trong của bản thân các câu hỏi
và là nơi bộc lộ rõ nét nhất những đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng của các
câu hỏi nói chung cũng nhƣ từng loại câu hỏi nói riêng.” (Dẫn theo Lê
Đông, [16, 15]).
Trong giao tiếp, hỏi và trả lời là hai mặt thống nhất, biện chứng lẫn nhau.
Hỏi là nguyên nhân nảy sinh câu trả lời. Ngƣợc lại, trả lời là đích hƣớng tới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
của câu hỏi. Mục đích mà câu trả lời và câu hỏi cùng hƣớng đến là làm sáng
tỏ, sáng rõ cái chƣa biết, chƣa rõ.
Để đạt đƣợc mục đích trên, theo Lê Đông giữa câu trả lời và câu hỏi phải
có sự tƣơng hợp trên các phƣơng diện sau:
a. Sự tƣơng hợp về hiệu lực ở lời (hay sự tƣơng hợp về khung tình thái
mục đích phát ngôn)
Ngữ nghĩa học hiện đại, xét theo quan điểm của Ch. Bally thì trong
cấu trúc ý nghĩa của câu có hai thành tố cơ bản là: Modus (tình thái hiển
ngôn và ngầm ẩn) tƣơng ứng với dictum (nội dung mệnh đề). Khung tình
thái về hiệu lực tại lời thƣờng đƣợc trình diễn bằng cấu trúc gồm một số
thành tố cơ bản nhƣ:
- Ngƣời nói, gắn với hành động nói năng nhƣ một số đặc trƣng cơ bản
của nó, đóng vai trò là chủ thể tình thái. Tính tình thái đƣợc xác lập theo quan
điểm của ngƣời nói. Nó phản ánh vị trí của ngƣời nói với tính cách là chủ thể
của hành vi phát ngôn, và là một biểu hiện về sự có mặt của ngƣời nói trong
câu, cho dù cái tôi chủ thể đó có một hình thức biểu hiện tƣờng minh hay
ngầm ẩn (Benvenist, dẫn theo Lê Đông [16,17]).
- Thái độ đánh giá của ngƣời nói đóng vai trò là những vị từ tình thái
trong khung tình thái mục đích phát ngôn. Các vị từ này có thể là những sự
đánh giá khác nhau của bản thân ngƣời nói đối với nội dung thông báo.
Cũng có thể là kiểu tác động đến đối tƣợng giao tiếp gắn với ý đồ, mục
đích phát ngôn.
- Đối tƣợng giao tiếp - ngƣời đối thoại và nội dung mệnh đề đóng vai trò
là những đối tƣợng của sự tác động hay đánh giá tình thái.
b. Sự tƣơng hợp về nội dung mệnh đề
Nội dung mệnh đề của câu hỏi và câu trả lời tƣơng ứng với nhau theo
quy luật là cả ngƣời hỏi và ngƣời nghe cùng hƣớng một sự tình duy nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
ngoài hiện thực với những thành tố hoàn cảnh đồng nhất, đƣợc nối kết với
nhau bằng những quan hệ đồng nhất, và cùng đƣợc đặt trong hệ quy chiếu về
không gian, thời gian...đồng nhất nhƣ là tiêu chuẩn cho tính xác định của nội
dung mệnh đề, tiêu chuẩn để định vị và nhận diện các sự kiện, các quá trình
đƣợc nói tới. Nói đúng ra, khi hỏi ngƣời hỏi đã tự xác định và đồng thời ấn
định luôn cho ngƣời trả lời toàn bộ hệ tọa độ đó. Và ngƣợc lại, ngƣời trả lời
buộc phải chấp nhận toàn bộ những điều kiện ấy để đảm bảo cho những thông
tin mà anh ta cung cấp là những thông tin ngƣời hỏi cần.
Nhƣ vậy, sự tƣơng hợp về nội dung mệnh đề của câu hỏi và câu trả
lời có thể đƣợc thể hiện một cách hiển ngôn hoặc ngầm ẩn tùy mục đích
giao tiếp cụ thể.
c. Sự tƣơng hợp về cấu trúc thông báo
Câu hỏi ngoài việc thể hiện nhu cầu nhận thức của con ngƣời còn ngầm
chỉ ra cho ngƣời đối thoại biết đƣợc những đặc điểm trong nhu cầu nhận thức
của ngƣời hỏi. Chẳng hạn nhƣ: những gì ngƣời hỏi đã biết, những gì chƣa biết
và đâu là trọng tâm cần biết. Ngƣời đối thoại chỉ thực sự đáp ứng đƣợc nhu
cầu khi họ có chung những tri thức đã biết và cùng muốn hƣớng tới làm sáng
tỏ những điều mà ngƣời hỏi đang cần. Chính câu hỏi đã quy định trƣớc cách
tổ chức và phân bố thông tin trong câu trả lời tƣơng ứng.
d. Sự tƣơng hợp về tiền giả định
Mỗi quan hệ thống nhất, chặt chẽ giữa câu hỏi và trả lời cũng đƣợc thể
hiện rõ thông qua sự tƣơng hợp về tiền giả định.
Tiền giả định là yếu tố tạo nên cái chỉnh thể ngữ nghĩa của câu hỏi. Đồng
thời còn là yếu tố tạo nên tính thống nhất về logic - ngữ nghĩa giữa câu hỏi và
câu trả lời. Chấp nhận tiền giả định chứa trong câu hỏi là một điều kiện để mở
rộng đối thoại và đảm bảo sự tƣơng hợp về hiệu lực tại lời. Đây chính là một
tiêu chuẩn nội dung của câu trả lời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
1.1.2. Lí thuyết hội thoại
1.1.2.1. Sự trao lời, trao đáp và tương tác trong hội thoại
Hội thoại: là hình thức giao tiếp thƣờng xuyên, phổ biến của ngôn ngữ.
Nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Trong bất kì
một cuộc hội thoại nào cũng bao gồm ba vận động chủ yếu: trao lời, trao đáp
và tƣơng tác.
Trao lời: là vận động mà ngƣời nói (SP1) nói ra và hƣớng lời nói của
mình vào phía ngƣời nhận (SP2), cốt để nhận biết đƣợc lời đƣợc nói ra đó là
dành cho SP2. Trong một cuộc song thoại, việc xác định SP2 là đơn giản. Tuy
nhiên trong những cuộc đa thoại cần phải xác định ngƣời nghe đích thực đối
với lƣợt lời đó. Thông thƣờng SP1 và SP2 là hai ngƣời khác nhau, trừ trƣờng
hợp độc thoại. Tuy vậy, ngay cả trong trƣờng hợp độc thoại ở ngƣời nói có sự
phân đôi nhân cách (còn gọi là sự phân thân): nhân cách nghe và nhân cách
nói. Đó vừa là SP1 vừa là SP2, khi hoạt động theo nhân cách SP1 hay SP2 tự
mình “biến thành” hai nhân vật khác nhau.
Để có đƣợc lời trao, sự có mặt của SP1 là tất yếu. Điều đó thể hiện ở
cách xƣng hô ngôi thứ nhất, ở thái độ, sự hiểu biết, ở quan điểm của SP1
trong nội dung của lƣợt lời trao. Mặt khác, tình thế giao tiếp trao lời cũng
ngầm ẩn rằng ngƣời nhận SP2 cũng có mặt trong lƣợt lời của SP1 qua những
yếu tố tƣờng minh nhƣ những lời kêu gọi, chỉ định, những lời thƣa gửi và
cách xƣng gọi đối với ngôi thứ hai, qua những yếu tố hàm ẩn nhƣ những tiền
giả định giao tiếp, những hiểu biết mà SP1 và SP2 đã có chung, ở hứng thú
hoặc tâm trạng của SP2 đối với đề tài giao tiếp, ở tâm lí giao tiếp của SP2
đƣợc SP1 nhận biết trƣớc khi trao lời. Trong hội thoại, SP1 luôn bị SP2 theo
dõi các hành vi ngôn ngữ và phản ứng lại nếu không phù hợp. Do đó, SP1
phải "lấn trước" vào SP2, phải dự kiến trƣớc, hình dung đƣợc hình ảnh tinh
thần của SP2 về các mặt tâm lí, tình cảm, sở thích... Phải dự đoán đƣợc hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
quả lƣợt lời của mình, phải dự kiến trƣớc phản ứng của SP2 để vạch kế hoạch,
định hành động nhằm có thể "áp đặt" điều mình muốn nói đối với SP2.
Trao đáp: Phát ngôn sẽ trở thành hội thoại khi SP2 nói ra lời đáp lại
lời của SP1. Trong một cuộc thoại bình thƣờng và suôn sẻ, quá trình lần
lƣợt thay đổi vai nói - nghe giữa các nhân vật giao tiếp sẽ diễn ra liên tục.
Chúng ta đều biết diễn ngôn là sản phẩm của các hành vi ngôn ngữ và tất
cả các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi có sự hồi đáp. Điều này không chỉ
đúng với các hành động nhƣ: hỏi (trả lời), chào (đáp lại), cầu khiến (nhận
hay không nhận lệnh)... mà còn có thể thực hiện cho những hành vi không
tƣơng thích với hành vi dẫn nhập. Ngay cả những hành vi tự thân không
đòi hỏi sự hồi đáp nhƣ hành vi cảm thán, chào, thì vẫn cần đƣợc hồi đáp có
thể bằng nhiều hình thức khác nhau. Tất nhiên có những diễn ngôn mà
ngƣời nghe không thể hồi đáp đƣợc nhƣ những diễn ngôn viết, những diễn
ngôn trong những cuộc hội thoại mà ngƣời nghe không đƣơng diện, hoặc
những cuộc hội thoại mặt đối mặt mà ngƣời nghe không đƣợc quyền hồi
đáp. Nhƣng nhƣ đã nói đây chỉ là sự loại trừ sự hồi đáp mang tính lâm thời.
Trong chiều sâu những diễn ngôn này vẫn cần đến sự hồi đáp hiển ngôn
hoặc không hiển ngôn ở ngƣời tiếp nhận.
Tương tác: Trong hội thoại, các nhân vật hội thoại ảnh hƣởng lẫn nhau,
tác động qua lại với nhau và có thể làm biến đổi nhau. Trƣớc cuộc hội thoại,
giữa các nhân vật giao tiếp có sự khác biệt, thậm chí đối lập, trái ngƣợc nhau
về các mặt nào đó. Nếu không có sự khác biệt này thì giao tiếp thành ra thừa.
Trong hội thoại và qua hội thoại những khác biệt này giảm dần và mất đi hoặc
mở rộng ra căng lên thành xung đột. Nhân vật hội thoại cũng là nhân vật liên
tƣơng tác. Họ có thể tác động qua lại bằng mọi phƣơng tiện đặc biệt là bằng
ngôn ngữ. Liên tƣơng tác trong hội thoại trƣớc hết là sự tƣơng tác giữa các
lƣợt lời của SP1 và SP2... Nhƣ vậy lƣợt lời vừa là cái chịu tác động vừa là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
phƣơng tiện mà SP1, SP2 sử dụng để gây ra tác động đối với lời nói và qua
lời nói tác động đến tâm sinh lí của nhau.
Hội thoại có thể ở hai cực: điều hoà nhịp nhàng, hoặc hỗn độn. Trong các
cuộc đối thoại đều phải có sự hoà phối các hoạt động của các đối tác về mọi
mặt. Sự hoà phối này nếu hoàn hảo thì hội thoại sẽ nghiêng về cực thứ nhất,
nếu không tốt thì hội thoại sẽ nghiêng về cực thứ hai. Trong quá trình hoà
phối, mỗi nhân vật phải tự hoà phối, tức là tự mình điều chỉnh hành động, thái
độ, lƣợt lời của mình theo từng bƣớc của đối thoại, để khớp với những biến
đổi của đối tác và của tình huống diễn ra. Vì con ngƣời là sinh vật có ý thức
và ý chí, nên sự tự hoà phối không phải là bị động mà chủ động, chủ định.
Giữa các nhân vật tƣơng tác có sự liên hoà phối, nghĩa là có sự phối hợp
trong quá trình tự hoà phối của từng nhân vật. Sự liên hoà phối có thể theo
trục nối tiếp hoặc trục đồng thời. Theo trục nối tiếp, nhân vật này biến đổi
cách ứng xử của mình sau khi đối tác đã thực hiện một biến đổi nào đấy. Sự
liên hoà phối có thể đồng thời diễn ra khi cả hai cùng thực hiện sự tự hoà
phối. Tóm lại, sự tƣơng tác vào lƣợt lời và bằng lƣợt lời trong hội thoại đƣợc
thể hiện thông qua vận động liên hoà phối.
Ba vận động trao lời, trao đáp, tƣơng tác là ba vận động đƣợc xem là đặc
trƣng cho một cuộc thoại. Trong đó, hai vận động đầu do từng đối tác thực
hiện nhằm phối hợp với nhau thành vận động thứ ba. Bằng vận động trao lời
và trao đáp, các nhân vật thoại sẽ tự hoà phối để thực hiện sự liên hoà phốt -
cốt lõi của vận động tƣơng tác. Sự liên hoà phối khiến cho một cuộc hội thoại
là một hoạt động đặc biệt của con ngƣời. Do tƣơng tác là tác động chủ yếu
trong hội thoại, nên ngữ dụng học nghiên cứu về hội thoại còn đƣợc gọi là
ngữ dụng học về sự tƣơng tác. Quy tắc cấu trúc và chức năng trong hội thoại
đều do ba vận động trên, nhƣng chủ yếu là từ tƣơng tác mà có.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
1.1.2.2. Các quy tắc trong hội thoại
Hội thoại diễn tiến theo các quy tắc nhất định. Nguyên tắc chủ yếu chi
phối các quy tắc hội thoại là nguyên tắc cộng tác hội thoại còn gọi là “nguyên
tắc hợp tác”. Từ nguyên tắc chung này, các quy tắc hội thoại ràng buộc các
bên tham gia hội thoại theo một hệ thống quyền lợi và trách nhiệm.
Nhà ngôn ngữ học ngƣời Pháp, tác giả C.K. Orrecchimi đã chia quy tắc
hội thoại thành ba nhóm:
Thứ nhất, các quy tắc điều hành sự luân phiên lƣợt lời.
Thứ hai, các quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại.
Thứ ba, các quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.
1.1.2.3. Nguyên tắc cộng tác hội thoại
H.P.Grice là ngƣời đầu tiên khởi xƣớng nguyên tắc cộng tác hội thoại và
cũng là ngƣời phát triển, bổ sung nguyên tắc này. Nội dung của nguyên tắc
cộng tác hội thoại đƣợc ông phát biểu nhƣ sau:
"Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc hội thoại) đúng như
nó được đòi hỏi ở giai đoạn nào (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù
hợp đích hay phương hướng của một cuộc hội thoại mà anh, chị đã chấp
nhận tham gia vào” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [9, 229]). Nguyên tắc cộng tác
hội thoại trên đƣợc Grice diễn giải ra thành bốn phƣơng châm nhỏ:
a. Phƣơng châm về lƣợng, với hai yêu cầu:
- Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lƣợng tin đúng nhƣ đòi hỏi của
đích cuộc hội thoại.
- Đừng làm cho đóng góp của anh lớn hơn yêu cầu mà nó đòi hỏi.
b. Phƣơng châm về chất, với sự phát biểu tổng quát:
Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt là:
- Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng
- Đừng nói điều gì mà anh không có đủ bằng chứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
c. Phƣơng châm quan hệ (còn gọi là phƣơng châm quan yếu), với yêu cầu:
- Hãy nói những điều có liên quan đến hội thoại
4. Phƣơng châm cách thức, với yêu cầu:
- Tránh lối nói tối nghĩa
- Tránh lối nói mập mờ
- Hãy nói ngắn gọn
- Hãy nói có trật tự.
Ngoài các phƣơng châm trên, khi giao tiếp các bên tham gia còn phải chú
ý đến phƣơng châm lịch sự và khiêm tốn.
Các phƣơng châm nói trên đúng cho những cuộc hội thoại chân thực,
trong đó các bên tham gia thực sự muốn làm cho cuộc thoại đạt hiệu quả một
cách rõ ràng, trực tiếp. Nếu đƣợc nhƣ vậy, cuộc hội thoại sẽ đạt đƣợc tính
cộng tác giữa các bên tham gia, đạt đƣợc tính quan yếu, khi những điều đƣợc
nói ra luôn luôn bám sát vấn đề đƣợc đƣa ra trò chuyện, đạt đƣợc tính chân
thành, có nghĩa là các bên mong muốn chân thành nó sẽ thành công, đạt yêu
cầu về lượng tin và đạt yêu cầu triệt để, có nghĩa có nghĩa là những điều các
bên cho rằng cần phải biết thì đƣợc biết hết, những gì cần giải quyết thì giải
quyết xong.
Ngoài những điều vừa nói trên, trong giao tiếp còn cần chú ý đến khả
năng nguyên tắc hội thoại có thể bị phá vỡ qua câu trả lời. Điều đó đƣợc hình
dung nhƣ sau:
Một cuộc hội thoại đạt đƣợc tính năng động khi ngƣời tiếp nhận trả lời
trực tiếp. Với những câu trả lời gián tiếp thì nguyên tắc cộng tác hội thoại có
thể bị phá vỡ, vì khi đó ngƣời trả lời đã vi phạm nguyên tắc cộng tác hội
thoại. Tuỳ vào từng trƣờng hợp mà câu trả lời gián tiếp có thể vi phạm một,
một số hay tất cả các phƣơng châm của nguyên tắc cộng tác hội thoại. Ví dụ:
SP1: Kì này bạn học bao lâu ?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
SP2: Toàn những học phần dài và khó, tuần nào cũng học liên tục vậy
mà đến giờ vẫn chưa xong một nửa.
Câu trả lời của câu hỏi vừa nêu đã vi phạm phƣơng châm về lƣợng.
Ngƣời trả lời đã nói nhiều hơn những yêu cầu về ngƣời hỏi muốn biết.
Hoặc ví dụ :
SP1: Cậu về rồi à ? Ổn không?
SP2: Đừng có hỏi nhiều đau đầu lắm rồi, toàn những việc không đâu!
Nhƣ vậy, có thể thấy ngƣời trả lời cùng một lúc đã vi phạm nhiều
phƣơng châm hội thoại : phƣơng châm về chất, phƣơng châm về lƣợng và
phƣơng châm lịch sự. Những cặp thoại vi phạm những phƣơng châm nhƣ
vậy là nguyên nhân dẫn tới những cuộc hội thoại bất hoà. Trong giao tiếp,
sự vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại có khi ngẫu nhiên nhƣng cũng có
thể là do chủ ý của ngƣời tham gia hội thoại. Theo một số nhà nghiên cứu
thì đó là "chiến thuật giao tiếp". Khi đó ngƣời ta dùng ngôn ngữ làm công
cụ thể hiện một ý nghĩa khác. Tƣơng tự nhƣ vậy, sự vi phạm nguyên tắc
cộng tác hội thoại của các câu trả lời gián tiếp cũng thƣờng không phải là
ngẫu nhiên. Nó luôn kèm theo nghĩa hàm ẩn mà ngƣời trả lời có chủ định
truyền tới ngƣời hỏi.
1.1.3. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ
1.1.3.1. Khái niệm về hành vi ngôn ngữ
Theo F.de.Sausure, giữa ngôn ngữ và lời nói có sự phân biệt rõ rệt và
triệt để. Quan điểm này đã thống trị, chi phối các nghiên cứu về ngôn ngữ học
trong một thời gian dài. Mãi đến những năm 60 của thế kỉ XX với các công
trình của J.L.Austin (1962), của J.Searle (1969) quan hệ giữa ngôn ngữ và lời
nói mới đƣợc nhìn nhận một cách đúng đắn và đầy đủ hơn. J.L.Austin và
J.Searle là những ngƣời đầu tiên đề xuất lí thuyết về hành vi ngôn ngữ
(HVNN). Theo các các tác giả này, ngôn ngữ không chỉ đƣợc dùng để thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
báo hay miêu tả một cái gì đó, mà quan trọng hơn là đƣợc dùng để "làm cái gì
đó", để thể hiện các hành động. Các hành động đƣợc thể hiện qua lời nói đƣợc
gọi là hành động ngôn từ (hay hành vi ngôn ngữ - HVNN).
Ở Việt Nam, từ những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nhà ngôn
ngữ học Việt Nam đã quan tâm tìm hiểu về vấn đề này, trên cơ sở ghi nhận ý
kiến của những chuyên gia Ngữ dụng học và vận dụng nghiên cứu những biểu
hiện của hành vi ngôn ngữ trong thực tế tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu Châu cho
rằng : "Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một
hoạt động mà phương tiện là ngôn ngữ" [9, tr.88]. Cùng quan điểm nhƣ vậy
Nguyễn Đức Dân phát biểu : "Khi thực hiện một phát ngôn trong một tình
huống giao tiếp cụ thể, qua cung cách phát ngôn và cấu trúc của nó người nói
đã thực hiện những HVNN nhất định và người nghe cảm nhận được điều này"
[12, tr.220].
1.1.3.2. Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ
Theo J.L.Austin, một hành vi ngôn ngữ đƣợc thực hiện trong một cuộc
giao tiếp khi một ngƣời nói (hoặc viết) SP1 phát ra một phát ngôn U cho
ngƣời nghe (ngƣời đọc) SP2 trong ngữ cảnh C. Ông đã chỉ ra ba loại HVNN
lớn đó là: hành vi ngôn ngữ tạo lời, hành vi ngôn ngữ mượn lời và hành vi
ngôn ngữ ở lời.
Hành vi tạo lời sử dụng các yếu tố ngôn ngữ nhƣ ngữ âm, từ, các kiểu kết
hợp từ ... để tạo ra một phát ngôn.
Hành vi ngôn ngữ mƣợn lời mƣợn các phƣơng tiện ngôn ngữ, chính xác
là mƣợn các phát ngôn để tạo ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở ngƣời
nghe, hoặc ở chính bản thân ngƣời nói. Ví dụ: phát ngôn Đến phim rồi đấy!
có thể gây ra những hiệu quả khác nhau ở những đối tƣợng khác nhau. Ngƣời
đang làm việc thì khó chịu vì bị ồn và có thể không tiếp tục làm đƣợc, ngƣời
đang đợi xem phim thì sẽ rất háo hức, vui mừng, ngƣời không quan tâm sẽ tỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
ra thờ ơ. Hiệu quả mƣợn lời là những hiệu quả ngoài ngôn ngữ và phân tán,
không có tính quy ƣớc và khó tìm ra cơ chế chung.
Hành vi ngôn ngữ ở lời là những hành vi mà ngƣời nói thực hiện ngay
khi nói năng, tức là thực hiện đông thời với hành động nói. Hiệu quả của là
những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, gây ra một phản ứng ngôn ngữ tƣơng ứng
với chúng ở ngƣời nhận. Chẳng hạn, khi thực hiện hành vi hỏi một ai đó thì
ngƣời đƣợc hỏi phải trả lời, cho dù là trả lời biết hay không biết, có làm ngƣời
hỏi thỏa mãn hay không. Ngƣời không trả lời, không đáp lại sẽ bị coi là bất
lịch sự hoặc không có thiện chí.
Là một hành vi mang tính xã hội, nên hành vi ở lời cũng phải có điều
kiện thích hợp mới thực hiện đƣợc và mới có hiệu quả. Mỗi hành vi nhƣ chào,
kể, sai khiến, cầu xin, hỏi...đều có điều kiện riêng. Tuy những điều kiện sử
dụng của mỗi hành vi khác nhau, nhƣng chúng vẫn có cái chung thống nhất.
J. Searle cho rằng có bốn loại điều kiện sử dụng hành vi ở lời sau:
- Điều kiện nội dung mệnh đề:
Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi
khảo nghiệm, xác tín, miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi
khép kín). Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói (hứa
hẹn) hay một hành động của người nghe (ra lệnh, yêu cầu).
- Điều kiện chuẩn bị:
Điều kiện này bao gồm những hiểu biết của ngƣời phát ngôn về năng
lực, lợi ích, ý định của ngƣời nghe và về các quan hệ giữa ngƣời nói và
ngƣời nghe.
- Điều kiện chân thành:
Điều kiện này gồm các trạng thái tâm lí của ngƣời nói. Khi xác tín, khảo
nghiệm phải có niềm tin vào điều mình xác tín; khi ra lệnh phải có mong
muốn, khi hứa hẹn phải chắc chắn thực hiện…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
- Điều kiện căn bản:
Ngƣời nói hoặc ngƣời nghe chịu ràng buộc khi hành vi ở lời đó đƣợc
phát ra. Trách nhiệm có thể thuộc về hành động sẽ đƣợc thực hiện (lệnh, hứa
hẹn) hoặc ở trong tính chân thật của nội dung phát ngôn.
1.1.3.3. Sự phân loại các hành vi ngôn ngữ
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tạo ra những phát ngôn có hiệu lực
ngƣời ta có thể sử dụng những cách nói khác nhau. Có thể nói trực tiếp, nói
thẳng, rõ ràng, hoặc cũng có thể nói quanh co, lấp lửng, không đi thẳng vào
vấn đề. Chính vì thế mà có sự phân biệt hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi
ngôn ngữ gián tiếp.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, “một hành vi ngôn ngữ được gọi là gián
tiếp khi dạng thức ngôn ngữ của hành vi tại lời không phản ánh trực tiếp
mục đích của điều muốn nói”. Mỗi hành vi ngôn ngữ gián tiếp thƣờng chứa
đựng nhiều lƣợng nghĩa không phải lúc nào cũng nhận thức đƣợc rõ ràng.
Còn hành vi ngôn ngữ trực tiếp là: „„những hành vi chân thực có nghĩa là
hành vi được thực hiện đúng với đích ở lời, các điều kiện sử dụng đúng với
đích ở lời của chúng”.
Searle đã chỉ ra mƣời hai tiêu chí để phân loại, trong đó có bốn tiêu chí
đặc biệt quan trọng là:
1. Đích ở lời (mục đích của hành vi)
2. Hƣớng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến.
3. Trạng thái tâm lí đƣợc thể hiện
4. Nội dung mệnh đề.
Trên cơ sở những tiêu chí nhƣ vậy, Searle đã phân biệt đƣợc năm loại
hành vi ở lời, đó là:
- Hành vi xác tín (khảo nghiệm, miêu tả, thông tin)
- Điều khiển (ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
- Cam kết
- Biểu cảm
- Tuyên bố ( buộc tội).
1.2. NGƢỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM
1.2.1. Khái quát về ngƣời Tày ở Việt Nam
Ngƣời Tày (và cả ngƣời Nùng) đƣợc các nhà khoa học xác định là
những cƣ dân có nguồn gốc Bách Việt. Tày là tên gọi đã có từ lâu đời
(khoảng cuối thiên nhiên kỉ thứ nhất sau Công nguyên). Bên cạnh tên gọi
là Tày, dân tộc này còn có tên gọi khác là “Thổ”. Ở Việt Nam, ngƣời Tày
là một trong 54 dân tộc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Ngƣời Tày
có số lƣợng khá đông. Theo tài liệu điều tra dân số năm 1999 của Tổng
cục thống kê thì dân số Tày ở Việt Nam là 1.477.514 ngƣời, là dân tộc có
số dân đông thứ hai sau ngƣời Kinh.
Ngƣời Tày có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nƣớc, nhƣng tập trung
chủ yếu nhất là ở các tỉnh : Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng sơn, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Hà Giang, và những vùng ngoại vi tiếp giáp các tỉnh trên.
Những năm gần đây, ngƣời Tày di cƣ vào sinh sống ở các tỉnh phía Nam nhƣ:
Lâm Đồng, Đắc Lắc, Kon Tum...với con số lên tới hơn 5 vạn ngƣời.
Trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc sống của ngƣời Tày gắn
liền với kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, phụ thuộc hoàn toàn vào
thiên nhiên. Sau Cách mạng, mặc dù nguồn sống chính của ngƣời Tày vẫn
chủ yếu là nông nghiệp nhƣng là nền nông nghiệp với trình độ sản xuất khá
cao. Ngoài các loại cây lƣơng thực chính nhƣ lúa, ngô, khoai, sắn, đồng bào
còn trồng nhiều loại cây công nghiệp nhƣ: hồi, thuốc lá, mía. Đặc biệt cây
thuốc lá sợi vàng nổi tiếng đã trở thành nguồn hàng quan trọng, tạo thu nhập
ổn định cho nhiều gia đình. Mặt khác, việc canh tác nông nghiệp đã tạo điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
kiện cho chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển. Nhiều nơi đồng bào còn nuôi
ngựa, nuôi dê.
Mặc dù sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp đã phát triển nhƣng hái lƣợm,
săn bắn vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của ngƣời Tày. Họ thu
hái rau, măng, mộc nhĩ, nấm hƣơng, sa nhân và nhiều loại cây dƣợc liệu khác.
Ngoài ra họ săn bắn thú rừng, chim chóc để cải thiện đời sống hàng ngày.
Đối với ngƣời Tày, tiểu thủ công nghiệp là một nghề phụ nhƣng cũng
không thể thiếu trong bất kì gia đình dân tộc Tày nào. Đặc biệt nhiều nghề thủ
công có truyền thống lâu đời và đã đạt đến trình độ kĩ xảo cao nhƣ nghề dệt
thổ cẩm, nghề nhuộm chàm, nghề đan lát, nghề rèn, đóng bàn ghế trúc, chế
biến lâm thổ sản. Bất kể gia đình Tày nào cũng có thể tự đan lát, tạo ra những
vật dụng phục vụ sinh hoạt, lao động và sản xuất.
Văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng
tạo ra, là cách ứng xử của con ngƣời trƣớc thiên nhiên, xã hội vì sự sống của
mình. Là dân tộc có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, dân tộc Tày có
một nền văn hóa vật chất và tinh thần rất phong phú.
Sống tập trung ở địa bàn chiến lƣợc quan trọng - vùng biên cƣơng của Tổ
quốc, ngoài việc xây dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong
sáng, lành mạnh, mang đặc trƣng tộc ngƣời, đồng bào Tày luôn ý thức đƣợc
sự sinh tồn, phát triển của cộng đồng mình,từ thời phong kiến đã cùng nhau
dựng cờ khởi nghĩa chống áp bức, chống ngoại xâm, bảo vệ biên cƣơng của
Tổ quốc. Nối tiếp tƣ tƣởng hòa hợp dân tộc, xây dựng và bảo vệ nền độc lập
dân tộc của Thục Phán, đồng bào Tày ở Việt Bắc cùng với các dân tộc anh em
đã nổi dậy hƣởng ứng ngọn cờ khởi nghĩa của Hai bà Trƣng (năm 40), đã
cùng nghĩa quân Lý Bí đánh đuổi quân Lƣơng (năm 542). Trong cuộc kháng
chiến chống quân Tống, quân Nguyên Mông xâm lƣợc, đồng bào Tày và một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
số dân tộc khác đã phối hợp với quân triều đình, lập nên những chiến công
hiển hách.
Dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, đồng bào Tày ở Việt Bắc đã liên
tiếp nổi dậy, hƣởng ứng các cuộc khởi nghĩa của các tộc trƣởng ở các địa
phƣơng. Mặc dầu các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nhƣng đã nêu cao truyền
thống quật cƣờng chống giặc ngoại xâm của đồng bào.
Khao khát tự do và độc lập, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân
dân Tày ở Việt Bắc đã một lòng đi theo Đảng và Bác Hồ, ra sức xây dựng căn
cứ địa cách mạng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của Cách mạng
tháng Tám năm 1945.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1946 -
1954) và chống Mĩ cứu nƣớc (1954 - 1975) cũng nhƣ xây dựng và bảo vệ hậu
phƣơng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đồng bào Tày đã đoàn kết xung quanh
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng tâm hiệp lực cùng đồng bào cả nƣớc đem
của cải, sức lực, xƣơng máu của mình hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng.
Góp phần vào việc thực hiện thắng lợi một nƣớc Việt Nam hòa bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
1.2.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở ngƣời Tày và một số đặc điểm
của tiếng Tày
1.2.2.1. Tiếng Tày là một ngôn ngữ của cộng đồng có địa bàn cƣ trú từ
đảo Hải Nam sang miền nam Hoa lục, bắc Đông Dƣơng, Thái Lan và đông
bắc Miến Điện. Ở Việt Nam, tiếng Tày là ngôn ngữ của gần triệu rƣởi ngƣời
Tày, ngoài ra còn là ngôn ngữ giao tiếp chung của nhiều tộc anh em cùng
chung sống trên các tỉnh thuộc địa bàn Việt Bắc và Tây Bắc. Tiếng Tày có
một lịch sử lâu đời, đƣợc đồng bào yêu mến, gìn giữ và không ngừng phát
triển thứ tiếng ấy làm cho nó trở thành một ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng
miêu tả và biểu đạt tinh tề, dồi dào. Ở các địa phƣơng, ngƣời Tày sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt giao tiếp để truyền bá thông tin, trao đổi, bộc lộ tƣ
tƣởng tình cảm. Đồng thời tiếng Tày còn là phƣơng tiện lƣu giữ các giá trị
văn hóa tinh thần của đồng bào. Hiện nay tiếng Tày còn đƣợc sử dụng khá
rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài phát thanh, đài
truyền hình ở các địa phƣơng. Ở nhiều nơi, tiếng Tày đã đuợc đƣa vào giảng
dạy trong nhà trƣờng. Đặc biệt, tiếng Tày với vốn từ vựng phong phú và chặt
chẽ về ngữ pháp, có khả năng miêu tả và biểu đạt tinh tế, do đó, còn đƣợc các
nhà văn, nhà thơ sử dụng để sáng tác các tác phẩm văn học có giá trị, với tƣ
cách của ngôn ngữ nghệ thuật.
Mặc dù là ngôn ngữ có quá trình hình thành và phát triển tƣơng đối lâu
đời, song thực tế sử dụng cho thấy tiếng Tày ở các địa phƣơng vẫn gợi ra
những đề tài nhiều tranh luận: sự tƣơng đồng giữa tiếng Tày và tiếng Nùng;
ranh giới giữa tiếng Tày và tiếng Nùng là ở đâu; tiếng Tày ở các địa phƣơng
giống và khác nhau nhƣ thế nào. Trong quá trình cộng cƣ, đồng bào Tày và
Nùng sống xen kẽ với nhau trên một vùng rộng lớn bao gồm hầu hết các tỉnh
miền núi phía Bắc nƣớc ta, có nhiều điểm trong phong tục và tập quán khá
giống nhau. Về cơ bản tiếng Tày và tiếng Nùng thống nhất. Đồng bào Tày và
đồng bào Nùng ở nhiều vùng trực tiếp có thể nói chuyện với nhau, hiểu nhau
không gặp khó khăn đang kể. Chính vì vậy mà có ý kiến cho rằng ngƣời Tày
và ngƣời Nùng có chung một thứ tiếng (tiếng Tày - Nùng). Mặt khác, tiếng
Tày tuy là một ngôn ngữ tƣơng đối thống nhất, nhƣng cũng nhƣ nhiều ngôn
ngữ khác, tiếng Tày hiện đang tồn tại nhiều biến thể địa phƣơng (phƣơng ngữ
và thổ ngữ) khác nhau, đặc biệt là về mặt ngữ âm. Đó chính là nguyên nhân
dẫn đến sự khác biệt trong sử dụng tiếng Tày ở các địa phƣơng, và cũng là
nguyên nhân dẫn đến tranh luận về tiếng vùng nào đƣợc chọn làm cơ sở để
xây dựng chữ Tày trƣớc đây. Nhiều khi ngƣời Tày sống ở những khu vực
khác nhau thì khó hiểu nhau hơn là hiểu tiếng Nùng ở địa phƣơng mình. Theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
nhiều nhà nghiên cứu, tiếng Tày có thể đƣợc chia thành bốn vùng: Vùng
Giữa (bao gồm các huyện nam Cao Bằng, Bắc Kạn, bắc Lạng Sơn nhƣ Thạch
An, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rì, Tràng Định) là vùng tiếng nói có
mức độ phổ biến hơn cả; Vùng Đông Bắc có mức độ phổ biến khá cao; Vùng
Nam mức độ phổ biến cao thấp không đều; Vùng Tây Bắc mức độ phổ biến
thấp nhất. Nhiều nhà ngôn ngữ học ủng hộ chủ trƣơng xác định tiếng Tày
vùng Thạch An, Tràng Định bao gồm các xã Lê Lai, Thƣợng Pha, Danh Sỹ,
Đức Xuân và Đại Đồng, Chi Lăng, Đề Thám, Hùng Sơn, (trong đó lấy tiếng
nói xã Lê Lai làm hạt nhân) làm cơ sở chuẩn cho chữ viết và cách đọc.
Một đặc điểm nữa cần lƣu ý về tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời
Tày, đó là: Bên cạnh việc sử dụng tiếng Tày là công cụ giao tiếp trong đời
sống xã hội, chủ yếu ở dạng khẩu ngữ, ngƣời Tày còn sử dụng tiếng Việt nhƣ
một công cụ giao tiếp quan trọng, coi đó là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ.
Trong các gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống, việc sử dụng song ngữ rất
rõ. Lớp ngƣời lớn tuổi thƣờng thì chỉ dùng tiếng Tày làm phƣơng tiện giao
tiếp, trong khi đó thế hệ con cháu của họ lại có xu hƣớng sử dụng cả tiếng
Tày và tiếng Việt. Thậm trí chỉ sử dụng tiếng Việt.
Tóm lại, dù đƣợc sử dụng nhƣ thế nào, dƣới hình thức nào đi nữa thì
tiếng Tày hiện nay vẫn đƣợc xem là ngôn ngữ giao tiếp quan trọng của ngƣời
Tày. Đó là thứ tải sản vô cùng quý báu đã và đang đƣợc đồng bào trân trọng
và gìn giữ, phát triển để nó trở nên hoàn thiện.
1.2.2.2. Một số đặc điểm của tiếng Tày
1.2.2.2.1. Tiếng Tày xét về mặt cội nguồn và loại hình
Theo các nhà nghiên cứu thì tiếng Tày là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ
Thái - Kađai, chi Tai, nhánh Tày - Thái, nhóm Tai trung tâm (rất gần với các
ngôn ngữ Nùng, Cao Lan, Thu Lao)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
Xét về loại hình, tiếng Tày thuộc loại hình các ngôn ngữ đơn lập. Những
đặc trƣng đơn lập ở tiếng Tày đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Căn cứ vào đặc điểm về cấu trúc và chức năng của âm tiết có thể phân
các ngôn ngữ ở Việt Nam thành những ngôn ngữ âm tiết tính triệt để
(monsyllabic) và ngôn ngữ cận âm tiết (sesquisyllabic). Trong tiếng Tày, âm
tiết có tính tổ chức chặt chẽ và có vị trí quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ.
Âm tiết gồm một số lƣợng thành phần nhất định. Các thành phần kết hợp với
nhau theo qui tắc nhất định. Số lƣợng âm tiết trong mỗi ngôn ngữ là con số
hữu hạn. Âm tiết thƣờng là vỏ của hình vị, trong nhiều trƣờng hợp, là vỏ ngữ
âm của từ. Tóm lại, trong ngôn ngữ này cũng có thể nói đến đơn vị đặc biệt là
“tiếng” hay “hình tiết” nhƣ trong tiếng Việt.
Về phƣơng diện loại hình, các ngôn ngữ âm tiết tính thƣờng đƣợc coi là
những ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình “trung” và “mới”. Các ngôn ngữ âm tiết
tính triệt để nhƣ các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai - Kađai, Hmông - Miền, Hán
- Tạng, Việt - Mƣờng (ngữ hệ Nam Á) là những ngôn ngữ có thanh điệu.
Trong các ngôn ngữ này, có thể phục nguyên hệ thống thanh điệu cổ với các
phạm trù thanh điệu *A, *B, *C ở âm tiết kết thúc vang, và thanh *D ở âm
tiết kết thúc vô thanh, có thể tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại âm
đầu và thanh điệu. Các thanh vừa đối lập theo các tiêu chí cao độ (pitch), vừa
theo chất thanh (voicequality) hay còn là kiểu tạo âm (phonation type) nhƣ:
chất giọng thở (breathy voice), chất giọng kẹt thanh đới (creky voice), hay
hiện tƣợng thanh môn hoá (glottalisation) … Sự hình thành và phát triển
thanh điệu trong các ngôn ngữ này là kết quả của quá trình mất âm cuối *s,
*h, quá trình nhân đôi, nhân ba thanh điệu. Tiếng Tày cũng đƣợc các nhà
nghiên cứu coi là thuộc tiểu loại hình “trung” này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
Từ trong tiếng Tày không có hiện tƣợng biến đổi hình thái. Đặc điểm này
của từ tiếng Tày đƣợc thể hiện ở chỗ trong thành phần cấu tạo của từ tiếng
Tày không có các yếu tố hình thái (biến tố) chuyên dùng để biểu thị các ý
nghĩa và quan hệ ngữ pháp. Trong ngôn ngữ này không có sự hợp dạng giữa
các từ trong câu. Khi hoạt động với các chức vụ ngữ pháp khác nhau trong
câu, từ tiếng Tày vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm của mình nhƣ từ trọng
dạng từ điển. Ví dụ:
- Chài điếp noọng! (anh-yêu-em = Anh yêu em)
- Noọng điếp chài bấu? (em-yêu-anh-không = Em yêu anh không?)
Trong các câu trên, chúng ta thấy chài (anh) và noọng (em) ở hai phát
ngôn khác nhau đảm nhiệm những chức vụ ngữ pháp khác nhau (chủ ngữ và
bổ ngữ), nhƣng chài và noọng vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm khi tham gia
cấu tạo lời nói.
Các ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp trong tiếng Tày đƣợc biểu thị
chủ yếu bằng trật tự từ và hƣ từ. Ví dụ, khi ngƣời Tày nói đến các từ chỉ sự
vật nhƣ séc (quyển sách), vở (vở), choòng (bàn), tắng (ghế), rất khó xác định
đây là từ chỉ số ít hay số nhiều. Muốn phân biệt đƣợc điều đó ngƣời ta phải sử
dụng hƣ từ nằm bên ngoài từ .Ví dụ: bại ăn sec (những quyển sách), bại ăn vở
(những quyển vở).... Ở các ngôn ngữ khác thuộc loại hình khác thì hình thức
của bản thân từ có thể đã thể hiện rõ đó là số ít hay số nhiều. Ví dụ trong
tiếng Anh, bản thân từ book (sách) đã cho chúng ta thấy đây là từ chỉ số ít (ý
nghĩa ngữ pháp nằm trong từ).
Hoặc để biểu thị các quan hệ ngữ pháp trong câu, ngƣời Tày dùng trật tự
từ. Ví dụ:
- Câu pây liểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
(tao-đi-chơi = Tao đi chơi)
- Mầư pây đuổi câu bấu?
(mày-đi-cùng-tao-không = Mày đi cùng tao không?)
Từ câu (tao) đứng ở vị trí đầu đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ. Khi thay đổi
vị trí, câu đứng sau thì chức vụ của nó cũng thay đổi: là đối tƣợng của pây
đuổi (đi cùng).
Ngoài ra, có thể nói đến một đặc điểm khác: Trong tiếng Tày, hiện nay,
không thấy có hiện tƣợng cấu tạo từ bằng phụ tố, phƣơng thức cấu tạo chủ
yếu là ghép và láy.
Các đặc điểm về loại hình nói trên của tiếng Tày, đặc biệt là cách sử
dụng hƣ từ và trật tự từ để biểu thị quan hệ ngữ pháp cũng đƣợc sử dụng,
thậm chí là một phƣơng tiện chủ yếu việc tạo lập câu hỏi tiếng Tày.
1.2.2.2.2. Tiếng Tày xét về mặt ngữ âm và cách thể hiện trên chữ viết
Tiếng Tày tuy là một ngôn ngữ tƣơng đối thống nhất, tuy nhiên cũng
giống nhƣ mọi ngôn ngữ khác ở Việt Nam hiện nay, tiếng Tày cũng đang
tồn tại nhiều biến thể địa phƣơng khác nhau, nhất là về mặt ngữ âm và một
phần từ vựng. Hệ thống ngữ âm mà chúng tôi lƣợc tả sau đây là hệ thống ở
vùng giữa. Cấu tạo một âm tiếng Tày bao gồm 5 thành phần: âm đầu, âm
đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Các lớp âm vị đảm nhiệm các thành
phần nhƣ sau:
a. Âm đầu:
Đảm nhiệm thành phần âm đầu là các phụ âm . Tiếng Tày có 24 phụ âm
đầu. trong đó có những phụ âm mà trong tiếng Việt không có nhƣ : /pj/; /p̉̉̉̉j/;
/bj/; /mj/.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
STT
Chữ ghi
âm vị
Cách đọc Ví dụ
1 p
đọc nhƣ p tiếng Việt (trong
các từ : đèn pin, pôpơlin...)
pi (năm)
put (phơi)
pả (bác gái)
2 ph
đọc nhƣ p nhƣng luồng hơi
bật ra mạnh và đột ngột
pha (vách)
phan (gọt)
phỉ (con ma)
3 pj
p đọc mềm hóa, lƣỡi nhích
về phía trƣớc và nâng lên
phía trên
pjai (ngọn)
pjàng(nói dối)
4 phj
ph đọc mềm hóa phjải (đi bộ)
phjác (trán)
5 f
môi dƣới chạm hàm răng
cửa trên, hơi cọ xát bật ra
ngoài
fạ (trời)
fầy (lửa)
6 b
đọc nhƣ b tiếng Việt (trong
các từ : ba, bốn, bể...)
bó (mỏ)
bá (vai)
bâu (bức, lá)
7 bj
b đọc mềm hóa bjoóc (hoa)
bjai (làm cỏ)
bjải (nát)
8 m
đọc nhƣ m tiếng Việt
(trong các từ : mắt, môi,
mũi...)
mà (về)
mạ (con ngựa)
9 mj m đọc mềm hóa mjầu (trầu không)
10 t
đọc nhƣ t tiếng Việt (trong
các từ : tuơi, tốt...)
ta tái (ông ngoại)
tá (bố vợ)
tắp (gánh)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
11 th
đọc nhƣ t nhƣng bật hơi thả (đợi)
thau (dây leo)
12 v
đọc nhƣ v tiếng Việt (trong
các từ : vui, vắng vẻ...)
và (rải)
vài (trâu)
vằn (ngày)
13 đ
đọc nhƣ đ tiếng Việt (trong
các từ : đỏ, đen...)
đa (cái địu)
đăng (mũi)
đỏng đó (cằn cỗi)
14 d
đọc nhƣ d tiếng Việt (trong
các từ : dữ dội, da diết...)
da (thuốc)
dăp dí (chốc lát)
15 n
đọc nhƣ n tiếng Việt (trong
các từ : non nước, nắng
nóng...)
nả (cái mặt)
nà (ruộng)
nòn (ngủ)
16 x
đọc nhƣ x tiếng Việt (trong
các từ : xa xôi, xưa...)
xa (tìm)
xu (tai)
xé (cắt, xé)
17 l
đọc nhƣ l tiếng Việt (trong
các từ : là, lí, lẽ...)
lả (muộn)
lếp (móng)
lủc (con)
18 ch
đọc nhƣ ch tiếng Việt
(trong các từ :
cháu,cho,chỉ...)
chài (anh)
chả (cây mạ)
chử (phải, đúng)
19 nh
đọc nhƣ nh tiếng Việt
(trong các từ : nhớ, nhà,
nhé...)
nhả (cỏ)
nhình (con gái)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
20
c
k
q
đọc nhƣ c, k, q tiếng Việt
(trong các từ : con, kiến,
quang...)
co (cây)
ka (con quạ)
quắn (xoáy)
21 kh
đọc nhƣ k nhƣng luồng hơi
bật ra mạnh
kha (chân)
khảu (vào)
22 h
đọc nhƣ h tiếng Việt (trong
các từ : hoa, hạ, học...)
hả (năm)
hẩư, hử (cho)
hâng (lâu)
23 ng
đọc nhƣ ng tiếng Việt
(trong các từ : ngôn ngữ,
ngọc ngà...)
ngà (vừng)
ngám (vừa)
24 sl
tì lƣỡi lên răng cửa trên
nhƣ phát âm s tiếng Việt,
sau đó cho hơi đi ra 2 bên
cạnh lƣỡi liên tục
slửa (áo)
slon slư (học)
sloong (hai)
slam (ba)
b. Âm đệm
Chỉ là một bán nguyên âm (viết là u hoặc o) đảm nhiệm chức năng này.
Ví dụ:
quang (con nai)
ngòa (hôm qua)
khoen (treo)...
c. Âm chính
Đảm nhiệm chức năng âm chính, là 14 nguyên âm, trong đó có 11
nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
STT
Chữ ghi
âm vị
Cách đọc Ví dụ
1 i
đọc nhƣ i, y tiếng Việt
(trong các từ: ti vi, y tá...)
y căn (bắt chƣớc)
mi (con gấu)
sli (bốn)
2 ê
đọc nhƣ ê tiếng Việt
(trong các từ: đền, mê,
tê...)
mên (hôi thối)
pền rừ (thế nào)
dên (nguôi, lạnh)
3 e
đọc nhƣ e tiếng Việt
(trong các từ: xe, mẹ, bé...)
mé (mẹ)
te (nó)
dẻ (trêu)
4 iê, ya, ia
đọc nhƣ iê, ia tiếng Việt
(trong các từ: mía, miếu...)
tía (cái địu)
khiêng (cái thớt)
diếc (xé)
5 ƣ
đọc nhƣ ư tiếng Việt
(trong các từ: thư, sư tử...)
mử (mợ)
tứn (dậy)
fừn (củi)
6 ơ
đọc nhƣ ơ tiếng Việt
(trong các từ: mơ, cờ,
sợ...)
nớ (nhé)
bơn (ngƣớc mắt)
tơ (tơ lụa)
7 â
đọc nhƣ â tiếng Việt
(trong các từ: thất, ngân,
lâm...)
phân (mƣa)
hây (chúng ta)
pây (đi)
8 ƣơ, ƣa
đọc nhƣ ươ, ưa tiếng Việt
(trong các từ: mượn,
mưa...)
đứa (mệt)
mừa (về)
lương (vàng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
9 u
đọc nhƣ u tiếng Việt
(trong các từ: thu, tu hú...)
tu mu (con lợn)
hún (dấu, vết)
lùm (quên)
10 ô
đọc nhƣ ô tiếng Việt
(trong các từ: ô tô, mồ
hôi...)
nồm (sữa)
cốc bản (trƣởng bản)
11 uô, ua
đọc nhƣ uô, ua tiếng Việt
(trong các từ: muốn,
múa...)
tua (con)
luông (to)
12 a
đọc nhƣ a tiếng Việt
(trong các từ: ta, xa, lá...)
ta (sông)
thả (đợi)
nà (ruộng)
13 ă
đọc nhƣ ă tiếng Việt
(trong các từ: lăn tăn,
ngăn...)
ăn (chiếc, cái)
phjắc (rau)
14 o, oo
đọc nhƣ o và oo tiếng Việt
(trong các từ: lo, tò mò,
xoong...)
co (cây)
nòn (ngủ)
oóc (ra)
d. Âm cuối
Tiếng Tày có 6 phụ âm và 3 bán nguyên âm làm âm cuối. Chúng tạo
thành 3 cặp tƣơng xứng, cân đối là:
m n ng ví dụ: nặm (nƣớc) ; kin (ăn); áng (cái vại)
p t k ví dụ: háp (gánh); dít (nhặt); nắc (nặng)
i u ƣ ví dụ: thỏi (dãy); khảu (vào); bâư (bức, lá) …
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
e. Thanh điệu
Tiếng Tày có 6 thanh điệu có tên gọi, với các đặc tính về âm vực và
đƣờng nét nhƣ sau:
STT Tên gọi Âm vực và đƣờng nét Ví dụ
1 Thanh “không”
(không dấu)
cao - bằng ma (con chó)
lưa (thừa)
2 Thanh sắc ( ) cao - lên mác (quả)
dú (ở)
3 Thanh “huyền” ( ) thấp - hơi xuống slườn (nhà)
mừa (về)
4 Thanh “hỏi” ( ) cao,
xuống thấp, lên(gẫy)
nẳng (ngồi)
mẻ (mẹ)
5 Thanh “nặng” ( ) thấp,
đi xuống - tắc họng
mạ (con ngựa)
phạ (trời)
6 Thanh “lửng” ( tạm
ghi bằng dấu _ dƣới
nguyên âm)
rất thấp le (là)
Các thanh 1 đến thanh 5 có độ cao và tính chất gần giống những thanh có
tên gọi tƣơng ứng trong tiếng Việt. Riêng thanh lửng tƣơng đối đặc biệt: Đây
là thanh thuộc âm vực thấp hơn thanh “huyền”, có chiều thoai thoải đi xuống.
Thanh này tồn tại ở nhiều địa phƣơng Tày (Nùng). Tuy nhiên cũng có những
vùng không có thanh “lửng”, những âm tiết mang thanh “lửng” này đƣợc thay
bằng những âm tiết mang thanh hỏi.
1.2.2.2.3. Tiếng Tày xét về mặt từ vựng
Từ vựng tiếng Tày gồm hai bộ phận: Các từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng
Tày - Nùng và các từ ngữ vay mƣợn từ các ngôn ngữ khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
Bộ phận thứ nhất là từ vựng có nguồn gốc Tày - Nùng. Đây là bộ phận
cơ bản, chiếm vị trí chủ đạo, đƣợc dùng nhiều trong các lĩnh vực đời sống
hàng của đông đảo nhân dân. Chẳng hạn: những từ chỉ thiên nhiên: tha vằn
(mặt trời), đin (đất), phân (mƣa)…; hay những từ chỉ thời gian, không gian: pi
(năm), bươn (tháng), vằn (ngày)…, các từ chỉ động vật: vài (trâu), mu (lợn),
ma (chó), nộc (chim), lềnh (khỉ)…
Bộ phận thứ hai là các từ ngữ vay mƣợn. Theo điều tra của Ban Xây
dựng chữ viết Tày - Nùng trong những năm 1957 - 1960, khi so sánh
khoảng hai nghìn từ tiếng Tày ở các vùng thì thấy rằng từ mƣợn của tiếng
Việt nhiều hơn từ mƣợn của tiếng Hán. Nguyên nhân của sự vay mƣợn
trên là do trong quá trình sống chung, sự giao lƣu văn hóa, sự hòa hợp
nhân chủng khiến tiếng Việt ngày càng ảnh hƣởng sâu sắc đến tiếng Tày.
Tỉ lệ vay mƣợn ở các địa phƣơng cao nhất từ tiếng Việt là 21,8%, thấp
nhất là 4%, còn từ mƣợn của tiếng Hán tỉ lệ cao nhất chỉ là 1%. Lớp từ
vựng mƣợn từ tiếng Hán thƣờng đƣợc dùng để diễn đạt những khái niệm
trừu tƣợng nhƣ xạ hội chủ nghĩa (xã hội chủ nghĩa), sleng (sinh đẻ), cháo
chượng (giáo dƣỡng), hôn hỉ (hoan hỉ, vui mừng)... Các thuật ngữ khoa
học, văn hóa cũng thƣờng mƣợn từ tiếng Hán.
Tuy nhiên sống trong một môi trƣờng khá thuận lợi về điều kiện, về vị trí
địa lí khá đặc biệt nên ngôn ngữ tiếng Tày cũng mang những sắc thái riêng,
không thể hòa lẫn với ngôn ngữ của các dân tộc khác.
1.2.2.3. Chữ viết
Lịch sử chữ viết Tày đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau.
Trƣớc đây ngƣời Tày chƣa có chữ viết. Đến giai đoạn Cận đại thì chữ Nôm
(chữ ghi tiếng Tày trên cơ sở cách ghi ý và tự dạng của chữ Hán ra đời, và
đến thời hiện đại khi chữ Nôm vẫn còn tác dụng thì xuất hiện thêm kiểu ghi
âm tự dạng latin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
Chữ Nôm Tày xuất hiện vào khoảng thế kỉ XV. Sự ra đời của bộ chữ này
đã góp phần quan trọng vào việc bảo lƣu, gìn giữ một kho tàng tri thức bách
khoa vô cùng quý báu của đồng bào Tày. Xét về nguyên tắc cấu tạo thì chữ
Nôm Tày về cơ bản giống chữ Nôm Việt. Mặc dù chữ Nôm Tày chƣa đƣợc
nhà nƣớc phong kiến chính thức công nhận, song nó đã đƣợc sử dụng rộng rãi
trong khoảng vài trăm năm ở vùng Tày.
Vào thời hiện đại, khi chữ viết mới hệ latin ra đời, chữ Nôm Tày bị lu
mờ dần vai trò của mình. Đến năm 1961, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng
hòa chính thức phê chuẩn phƣơng án chữ viết mới (chữ hệ latin) tƣơng đối
hoàn chỉnh. Từ đó, chữ viết Tày hệ latin đƣợc sử dụng và phát triển mạnh.
Đặc biệt, vào những năm sáu mƣơi của thế kỉ XX. phong trào học và sử dụng
tiếng nói, chữ viết Tày phát triển rầm rộ ở khu tự trị Việt Bắc. Phƣơng án này
có mấy đặc điểm chính là:
- Dùng chữ cái và ghép vần nhƣ của chữ Quốc ngữ.
- Khi viết bỏ dấu sắc trong các âm tiết có âm cuối là p, t, k.
- Dùng thêm hai chữ z, w để ghi âm địa phƣơng nếu có.
Từ khi đƣợc phê chuẩn, chữ Tày đã đƣợc sử dụng trong giảng dạy và
trong các sáng tác văn chƣơng. Nhiều tác phẩm có giá trị, đạt trình độ cao đã
ra đời. Có thể kể đến những sáng tác của Nông Minh Châu, Vi Hồng, Nông
Quốc Chấn, Ma Trƣờng Nguyên, Nông Viết Toại...
Mặc dù tiếng Tày đã có sự phát triển, song việc xác định một hệ thống
chữ “chuẩn” còn gặp nhiều khó khăn. Một phần là do tiếng Tày ở các địa
phƣơng có một số âm khác biệt nhau, đồng thời chữ Tày chƣa thực sự phổ
biến trong đời sống. Với những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc,
sự tâm huyết của các trí thức Tày cũng nhƣ những ai quan tâm văn hóa của
dân tộc này. Hi vọng rằng trong tƣơng lai tiếng Tày sẽ đƣợc hoàn thiện hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
TIỂU KẾT
Tiếng Tày là ngôn ngữ của gần hai triệu ngƣời Tày, đồng thời còn là
phƣơng tiện giao tiếp chung của nhiều tộc anh em cùng sinh sống trên
mảnh đất “Việt Bắc”. Có thể nói, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của ngƣời
Tày, hỏi là hành vi ngôn ngữ rất phổ biến. Ngoài mục đích để hỏi, thỏa
mãn nhu cầu hiểu biết, ngƣời Tày còn dùng câu hỏi để bộc lộ tƣ tƣởng, tình
cảm, thái độ của mình đối với ngƣời nghe hay đối với sự vật đƣợc nói tới.
Nghiên cứu về câu hỏi tiếng Tày là một việc làm cần thiết giúp chúng ta
thấy đƣợc những nét đặc sắc trong ngôn ngữ cũng nhƣ trong văn hóa giao
tiếp của ngƣời Tày. Cở sở lí luận đƣợc đề cập đến phục vụ cho việc nghiên
cứu câu hỏi tiếng Tày là:
- Các lí thuyết về câu và sự phân loại câu theo mục đích phát ngôn, mỗi
quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời. Câu đƣợc hiểu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ
nhất có chức năng thông báo. Xét theo mục đích phát ngôn thì câu đƣợc chia
làm bốn loại: câu tƣờng thật, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu hỏi. Trong
đó câu hỏi là thể câu thuộc phạm trù phân chia câu theo thực tại hóa. Nó
thuộc phạm trù khả năng. Giữa câu hỏi và câu trả lời có mỗi quan hệ gắn bó
chặt chẽ, có sự tƣơng hợp về hiệu lực ở lời, về nội dung mệnh đề, về cấu trúc
thông báo và về tiền giả định.
- Một số khái niệm trong lí thuyết về hội thoại đƣợc đề cập đến khi nói
về cơ sở lí thuyết là: sự trao lời, trao đáp và tƣơng tác trong hội thoại, các quy
tắc trong hội thoại, nguyên tắc cộng tác trong hội thoại. Những tiền đề lí
thuyết có vai trò định hƣớng cho việc nghiên cứu về câu hỏi tiếng Tày.
Ngoài ra, lí thuyết về hành vi ngôn ngữ cũng chính là phƣơng diện quan
trọng, là cơ sở lí thuyết cần thiết để nghiên cứu về câu hỏi tiếng Tày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CÂU HỎI TIẾNG TÀY
2.1. CÁC PHƢƠNG TIỆN CHỦ YẾU TRONG CẤU TẠO CÂU
HỎI TIẾNG TÀY
Để cấu tạo câu hỏi, ngƣời Tày dùng các phƣơng tiện đoạn tính (ngoài
ngữ điệu - phi đoạn tính) sau:
- Dùng các từ ngữ nghi vấn chuyên biệt
- Dùng từ ngữ phủ định
- Dùng các từ ngữ biểu thị tình thái ở cuối câu
- Lặp lại từ ngữ chỉ tiêu điểm hỏi với từ phủ định nhƣ bấu/mí (không),
xằng/bắn (chƣa) ở sau, hoặc những từ chỉ sự lựa chọn nhƣ rụ (hay), rụ cạ
(hay là) xen vào giữa
Sau đây xin miêu tả cách sử dụng các phƣơng tiện nói trên:
2.1.1. Dùng các từ ngữ nghi vấn chuyên biệt
Câu hỏi sử dụng các từ ngữ nghi vấn là loại câu hỏi đƣợc tạo nên trên cở
sở những lời xác nhận. Điểm khác là lời xác nhận này có ít nhất một yếu tố
chƣa đƣợc xác định rõ và cần làm rõ. Mỗi câu hỏi chính là một câu có “chỗ
trống” để điền khuyết thông tin phù hợp. Ngƣời tiếp nhận câu hỏi có thể bằng
nhiều cách khác nhau đƣợc đặt trƣớc yêu cầu lấp đầy, hoàn thiện lời xác nhận
ấy để cho nó trở nên chân thực. Số lƣợng các câu trả lời cho câu hỏi loại này
có thể không chỉ là một. Chúng có thể tƣơng ứng với các khả năng có thể
đƣợc dùng để lấp đầy các chỗ trống cho phù hợp.
Ngƣời nói khi đƣa ra câu hỏi loại này có nhu cầu muốn đƣợc ngƣời tiếp
nhận lấp đầy thông tin còn thiếu hoặc thông tin chƣa rõ. Ngƣời tiếp nhận
đƣợc coi là thực hiện đúng nguyên tắc cộng tác hội thoại, lấp đầy chỗ trống,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
hoàn thiện phần thông tin ngữ nghĩa còn thiếu, khi đƣa ra đƣợc câu trả lời
thích hợp trong những hoàn cảnh cụ thể của cuộc thoại.
Trong một số trƣờng hợp, câu hỏi loại này đƣợc đƣa ra nhƣng ngƣời
hỏi lại không nhằm mục đích muốn ngƣời tiếp nhận điền khuyết thông tin
còn thiêu mà nó lại hƣớng đến một (hoặc những) mục đích khác. Các câu
hỏi đƣợc sử dụng trong những trƣờng hợp nhƣ vậy đƣợc gọi là câu hỏi
“không chính danh”. Trong các tác phẩm văn chƣơng thì đó đƣợc gọi là các
“câu hỏi tu từ”.
Để cấu tạo các câu hỏi loại này, tiếng Tày có các từ ngữ nghi vấn nhƣ:
cầư, cần tầư, lăng, hết lăng, ăn lăng, pền lăng, pền rừ/pền lừ, tầư, dú tầư,
pửa tầư, hâu, tỉ hâu, dú tỉ hâu, kỉ, kỉ lai...
Trong cấu trúc của câu hỏi có chứa từ ngữ nghi vấn, thì từ ngữ nghi vấn
đó có thể đứng ở vị trí đầu câu, giữa câu hay cuối câu tùy theo mục đích hỏi.
Ví dụ:
- Đứng đầu câu:
Pây tầư mà đăm pện nảy?
(đi-tầư-mà-tối-thế-này = Đi đâu mà tối thế này?)
- Đứng giữa câu:
Tứ nảy thâng bản Cốc Bây độ kỉ lai cái hin, bảc nỏ?
(từ-đây-tới-bản-Cốc Bây-khoảng-kỉ lai-cây số-bác-nhỉ = Từ đây tới bản
Cốc Bây là bao nhiêu cây số bác nhỉ?)
- Đứng cuối câu:
Pỉ noọng dú slường hết lăng?
(chị-dâu-ở-nhà-hết lăng = Chị dâu ở nhà làm gì?)
Khi tạo lập câu hỏi các từ ngữ nghi vấn này thƣờng nằm trong bốn kiểu
cấu trúc cơ bản sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
a, Từ ngữ nghi vấn - động từ - bổ ngữ, ví dụ:
Cầư pây tan nà lai?
(cầư-đi-gặt-ruộng-nhiều = Ai đi gặt lúa nhiều?)
b, Chủ ngữ - từ ngữ nghi vấn - bổ ngữ, ví dụ:
Ăn mừ pền lăng chắng rẻo poọc pện tỷ?
(cái-tay-pền lăng-mà-bọc cuộn-thế này = Cái tay làm sao mà buộc vào
nhƣ này?)
c, Chủ ngữ - động từ - từ ngữ nghi vấn - (bổ ngữ), ví dụ:
- Pả ơi ăn này phuối Tày roọng hết ăn lăng?
(bá-ơi-cái-này-nói-gọi-Tày-làm-ăn lăng = Bá ơi cái này tiếng Tày gọi là
cái gì?)
- Bại lủc đếch pây au phừn dú tầư mà hất ngài?
(những-trẻ con-đi-lấy-củi-dú tầư-về-làm-cơm = Bọn trẻ lấy củi ở đâu về
nấu cơm?)
d, Chủ ngữ - động từ - bổ ngữ - từ ngữ nghi vấn, ví dụ:
Bảc Hồ phác thư hử đại hội bại dân tộc nọi cần khảu pi bươn lăng?
(Bác-Hồ-gửi-thƣ-cho-đại hội-những-dân tộc-ít-ngƣời-vào-năm-tháng
lăng = Bác Hồ gửi thƣ tới đại hội các dân tộc ít ngƣời vào tháng năm nào?)
Dựa vào phạm vi biểu thị, các từ ngữ nghi vấn trên có thể quy thành các
nhóm sau:
a. Hỏi về ngƣời
Để hỏi về nggƣời (chủ thể của hành động hoặc đối tƣợng của hành động)
ngƣời Tày sử dụng các từ ngữ cầư, cần tầư theo hai cấu trúc sau:
Cấu trúc1: Cầư / cần tầư - động từ - bổ ngữ
- Cầư pây thị xạ đuổi noọng dế?
(cầư-đi-thị xã-với-em-thế = Ai đi thị xã với em thế?)
- Cần tầư phuối hử noọng chắc?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
(cần tầư-nói-cho-em-biết = Ngƣời nào nói cho em biết?)
Cấu trúc 2: Chủ ngữ - động từ - cần tầư / cầư
- Sloong tu vài kin nhả dú noọc le cúa cầư?
(hai-con-trâu-ăn-cỏ-ở-ngoài-là-của-cầư = Hai con trâu đang ăn cỏ ở
ngoài kia là của ai?)
- Lục đếch đang háy le lục cần tầư?
(đứa-bé-đang-khóc-là-con-cần tầư = Đứa bé đang khóc là con ai?)
Xét về mặt ngữ nghĩa thì cầư và cần tầư có nét nghĩa tƣơng đƣơng nhau.
Tuy nhiên, hiện nay ở các địa phƣơng đƣợc khảo sát về tiếng Tày, ngƣời Tày
có xu hƣớng sử dụng cụm từ nghi vấn cần tầư thay cho từ nghi vấn cầư để
hỏi về đối tƣợng là ngƣời.
Trong cấu trúc câu, khi từ ngữ nghi vấn cầư, cần tầư đứng ở vị trí đầu
câu hỏi thì tiêu điểm nghi vấn sẽ thuộc chủ thể của hành động. Lúc này thông
tin cần xác định là chủ thể gây ra hành động. Ví dụ:
(1)- Cầư hất ngài hử noọng?
(cầư-làm-cơm-cho-em = Ai nấu cơm cho em?)
(2)- Cần tầu tạy noọng nhình slon tắm phải?
(cần tầư-dạy-chị em-học-dệt-vải = Ai dạy chị em dệt vải?)
Đối tƣợng nghi vấn ở ví dụ (1) là chủ thể của hành động hất ngài hử
noọng (nấu cơm cho em). Đối tƣợng nghi vấn ở ví dụ (2) là chủ thể của hành
động tạy noọng nhình slon tắm phải (dạy chị em học dệt vải).
Khi tiêu điểm nghi vấn thuộc về bổ ngữ của câu thì từ ngữ nghi vấn sẽ
nằm ở phía cuối phát ngôn. Ví dụ:
- Ò đếch nảy le lục cúa cần tầu?
(thằng-bé-này-là-con-của-cần tầư = Thằng bé này con của ai?)
- Cọn lếch le nghề cúa cần tầu?
(rèn-là-nghề-của-cần tầư = Nghề rèn là nghề của ngƣời nào?)
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày
Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCMLuận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng HòaLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
 
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dânLuận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
 
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người ViệtẢnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
 
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viênKhó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
Khó khăn tâm lý trong giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên
 
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
 
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
 
Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non huyện lâm hà, tỉnh...
Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non huyện lâm hà, tỉnh...Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non huyện lâm hà, tỉnh...
Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non huyện lâm hà, tỉnh...
 
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải DươngCông Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCDĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Bai thuyet trinh
Bai thuyet trinhBai thuyet trinh
Bai thuyet trinh
 
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
 
Luận văn: Đặc điểm tâm lý của người dân di cư bán hàng rong
Luận văn: Đặc điểm tâm lý của người dân di cư bán hàng rongLuận văn: Đặc điểm tâm lý của người dân di cư bán hàng rong
Luận văn: Đặc điểm tâm lý của người dân di cư bán hàng rong
 

Similar to Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày

Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Man_Ebook
 

Similar to Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày (20)

Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện ĐakrôngPhát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
 
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
 
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
 
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
 
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long XuyênLuận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
 
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiênLuận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
 
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...
 
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuậtLuận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
 
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao BằngLuận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện ĐakrôngLuận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAYLuận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Th s17.008 câu hỏi trong tiếng tày

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––– VŨ HUYỀN NHUNG CÂU HỎI TRONG TIẾNG TÀY Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TẠ VĂN THÔNG Thái Nguyên, năm 2010
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Huyền Nhung
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 0 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................... 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................ 2 2.1. Các nghiên cứu về hành vi hỏi và câu hỏi trong ngôn ngữ học ở nƣớc ngoài và ngôn ngữ học ở Việt Nam................................................ 2 2.2. Các nghiên cứu về tiếng Tày và câu hỏi tiếng Tày........................... 5 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU........................................ 6 3.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................... 6 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 7 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................... 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 7 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 8 6. ĐÓNG GÓP MỚI................................................................................... 9 6.1. Về mặt lí luận .................................................................................. 9 6.2. Về mặt thực tiễn .............................................................................. 9 7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN ...................................................................... 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................... 10 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................... 10 1.1.1.Những vấn đề liên quan đến câu hỏi ............................................ 10 1.1.1.1. Câu và sự phân loại câu theo mục đích phát ngôn ............... 10 1.1.1.2. Mối quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời................................ 11 1.1.2. Lí thuyết hội thoại....................................................................... 14 1.1.2.1. Sự trao lời, trao đáp và tƣơng tác trong hội thoại ................. 14 1.1.2.2. Các quy tắc trong hội thoại .................................................. 17 1.1.2.3. Nguyên tắc cộng tác hội thoại .............................................. 17
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.1.3. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ .................................................... 19 1.1.3.1. Khái niệm về hành vi ngôn ngữ ........................................... 19 1.1.3.2. Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ.................................... 20 1.1.3.3. Sự phân loại các hành vi ngôn ngữ....................................... 22 1.2. NGƢỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM................................. 23 1.2.1. Khái quát về ngƣời Tày ở Việt Nam ........................................... 23 1.2.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở ngƣời Tày và một số đặc điểm của tiếng Tày .............................................................................................. 25 1.2.2.1. ............................................................................................. 25 1.2.2.2. Một số đặc điểm của tiếng Tày ............................................ 27 1.2.2.3. Chữ viết ............................................................................... 37 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÂU HỎI TIẾNG TÀY ..................................... 40 2.1. CÁC PHƢƠNG TIỆN CHỦ YẾU TRONG CẤU TẠO CÂU HỎI TIẾNG TÀY ............................................................................................ 40 2.1.1. Dùng các từ ngữ nghi vấn chuyên biệt ...................................... 40 2.1.2. Dùng từ ngữ phủ định............................................................... 52 2.1.3. Dùng các từ ngữ biểu thị tình thái ở cuối câu.............................. 54 2.1.4. Lặp lại từ ngữ chỉ tiêu điểm hỏi kèm từ ngữ phủ định, hoặc những từ chỉ sự lựa chọn xen vào giữa ............................................................ 58 2.2. CÂU HỎI TIẾNG TÀY XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG... 61 2.2.1. Câu hỏi đích thực........................................................................ 61 2.2.1.1. Câu hỏi lựa chọn.................................................................. 62 2.2.1.2. Câu hỏi không lựa chọn ....................................................... 70 2.2.2. Câu hỏi không đích thực ............................................................. 72 2.2.2.1. Câu hỏi có giá trị cầu khiến.................................................. 74 2.2.2.2. Câu hỏi có giá trị biểu cảm................................................... 77 2.2.2.3. Hỏi - khẳng định .................................................................. 84
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.2.4. Hỏi - phủ định...................................................................... 85 CHƢƠNG 3: CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA “TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI”............................................................................ 90 3.1. NÔNG VIẾT TOẠI VÀ “TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI” .......... 90 3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA “TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI”........................................................ 92 3.2.1. Đặc điểm về hình thức ................................................................ 92 3.2.2. Cách sử dụng câu hỏi trong các truyện ngắn của Nông Viết Toại..... 97 3.2.2.1. Dựa vào kết quả thống kê và khảo sát .................................. 97 3.2.2.2. Câu hỏi trong các truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại xét trên bình diện hoạt động giao tiếp ............................................... 97 3.2.2.3. Câu hỏi trong truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại xét trên bình diện hành vi ngôn ngữ ..................................................... 104 3.3. VAI TRÕ CỦA CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA NÔNG VIẾT TOẠI................................................................................ 108 3.3.1. .................................................................................................. 108 3.3.2. Khắc họa hình tƣợng nhân vật .................................................. 109 3.3.3. Tạo nên nét riêng trong phong cách của một nhà văn miền núi viết về miền núi......................................................................................... 112 KẾT LUẬN................................................................................................ 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 118
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, hỏi là một dạng hành vi ngôn ngữ phổ biến, một thành tố tham gia thƣờng xuyên vào các cấu trúc hội thoại. Mặt khác, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những sự chuyển hóa khác nhau mà câu hỏi có thể thực hiện nhiều chức năng giao tiếp, những hành vi tại lời rất đa dạng. Do đó, nghiên cứu về câu hỏi trong tiếng Tày sẽ góp phần vào việc miêu tả các dạng lời nói trong hội thoại, sự hình thành những kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Đồng thời, điều đó có thể góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện việc nghiên cứu câu theo mục đích nói năng trong nghiên cứu ngữ pháp nói chung cũng nhƣ tìm hiểu về các hành vi ngôn ngữ trong ngữ dụng học. - Cũng nhƣ ở các ngôn ngữ khác, trong tiếng Tày hỏi là hành vi rất phổ biến. Ngƣời Tày sử dụng câu hỏi cũng không chỉ với mục đích hỏi, để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết mà qua đó còn bộc lộ tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ, sự đánh giá của mình đối với ngƣời nghe và sự vật hiện tƣợng đƣợc nói tới. Nghiên cứu về câu hỏi tiếng Tày và cách thức sử dụng câu hỏi trong tiếng Tày có thể giúp chúng ta thấy đƣợc phần nào những nét đặc sắc trong văn hóa giao tiếp, cách ứng xử của ngƣời Tày qua lời ăn tiếng nói của họ. - Hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến phát triển văn hóa và giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, trong đó có giáo dục ngôn ngữ. Việc nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc này đã và đang thu hút đƣợc nhiều sự chú ý của các nhà khoa học, đã có nhiều công trình có giá trị. Tuy nhiên, việc đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ Tày, đặc biệt về câu hỏi tiếng Tày lại chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Thiết nghĩ, tìm hiểu về câu hỏi tiếng Tày là một việc làm hữu ích góp phần thực hiện những yêu cầu đã và đang đặt ra đối với ngôn ngữ
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 và văn hóa Tày, cũng nhƣ đối với việc giáo dục tiếng Tày ở vùng đồng bào Tày hiện nay. Vì những lí do trên, đề tài “Câu hỏi trong tiếng Tày” đƣợc chọn làm hƣớng nghiên cứu trong luận văn này. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Các nghiên cứu về hành vi hỏi và câu hỏi trong ngôn ngữ học ở nƣớc ngoài và ngôn ngữ học ở Việt Nam 2.1.1. Nhƣ đã nói ở trên, hỏi với hình thức thể hiện và tính mục đích của nó, là một đối tƣợng đƣợc chú ý đặc biệt trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Theo V.A. Xmirnov và V.K. Phin thì: “Cần xếp hỏi vào số những khái niệm có ý nghĩa chung đối với toàn bộ khoa học và văn hóa. Việc nghiên cứu nó có ý nghĩa cả trên quan điểm nhận thức luận và quan điểm sử dụng vào các mục đích khác” (Trích theo Lê Đông [16; 3]). Thực tế nghiên cứu ngôn ngữ cho thấy, khi nghiên cứu về hành vi hỏi và câu hỏi, phần lớn các nhà khoa học đã tập trung miêu tả câu hỏi về mặt hình thức, các thành phần, mô hình cấu trúc, các phƣơng tiện sử dụng để tạo nên các loại câu hỏi khác nhau. Việc nghiên cứu câu hỏi gắn với các hoạt động giao tiếp cụ thể với các mục đích trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau còn hạn chế. Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của ngữ nghĩa - ngữ dụng học, các nhà khoa học đã chú ý hơn đến mục đích giao tiếp, đến mối quan hệ giữa ngữ nghĩa - ngữ dụng, đến các nhân tố cơ bản tác động đến các hành vi ngôn ngữ trong đó có hành vi hỏi. Tiêu biểu là các công trình của J.L. Austin (1962), của J.R. Searle (1975). Đặc biệt, trong tác phẩm của mình, J.R. Searle đã chỉ ra 12 kiểu loại khác nhau khi phân loại các hành vi ở lời. Theo ông, một hành vi hỏi đƣợc đánh giá là có hiệu quả phải thỏa mãn 4 điều kiện cụ thể là:
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 - Điều kiện mệnh đề - Điều kiện chuẩn bị - Điều kiện chân thành - Điều kiện căn bản. Theo J.R. Searle thì những điều kiện đó đƣợc coi nhƣ là quy tắc để thực hiện hành vi hỏi. Tuy tác giả mới chỉ nghiên cứu về hành vi hỏi một cách chung chung đồng thời với các hành vi ngôn ngữ khác, chƣa đi sâu tìm hiểu một cách riêng biệt, chi tiết về hành vi hỏi, song kết quả nghiên cứu này có thể đƣợc xem là cơ sở cho các nghiên cứu về sau. 2.1.2. Ở Việt Nam, ngành ngôn ngữ học cũng đã đạt đƣợc một số thành tựu về câu hỏi, hành vi hỏi. Đã có một số nghiên cứu về câu hỏi ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến các công trình đáng chú ý nhƣ: 1. Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt - câu, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, H., 1980. 2. Nguyễn Thị Thìn, Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, H., 1994. 3. Nguyễn Thị Lƣơng, Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, H., 1996. 4. Lê Đông, Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, H., 1996. 5. Nguyễn Đăng Sửu, Câu hỏi tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt, Luận án TS Ngữ văn, H., 2002. 6. Lê Anh Xuân, Câu trả lời gián tiếp có nghĩa hàm ẩn cho câu hỏi chính danh, Luận án TS Ngữ văn, H., 2004. ... Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có thể kể đến một số bài tạp chí, một số khóa luận tốt nghiệp đại học nhƣ:
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 - Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ (số phụ), 1985. - Cách tổ chức câu hỏi trong tiếng Kơ ho, Tạ Văn Thông, Trong: Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ Phƣơng Đông, Viện Ngôn ngữ học., 1985. - Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Nguyễn Chí Hòa, Ngôn ngữ số 1, 1993. - Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ số 2, 1994. - Một vài đặc điểm chung của câu nghi vấn (qua ngôn liệu một số ngôn ngữ), Nguyễn Đăng Sửu, Kỉ yếu hội thảo Ngữ học trẻ, 1998. - Một số tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để hỏi, Nguyễn Thị Tuyết Mai, những vấn đề ngôn ngữ học, Kỉ yếu hội nghị khoa học 2001, Viện Ngôn ngữ học. - Giá trị ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Hà Thị Văn, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngôn ngữ học (Đại học khoa học xã hội và nhân văn), 2004. - Câu hỏi trong truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn Thị Hồng Nhung, khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngôn ngữ học (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn), 2005. . . . . . Có thể thấy rằng thời gian qua ở Việt Nam, việc nghiên cứu câu hỏi chủ yếu trên ngữ liệu tiếng Việt. Câu hỏi tiếng Việt đã dành đƣợc nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu và cũng đã có những tìm tòi đáng ghi nhận ở tất cả các mặt hình thức, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Việc nghiên cứu câu hỏi trong ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 2.2. Các nghiên cứu về tiếng Tày và câu hỏi tiếng Tày Là ngôn ngữ của một dân tộc có số ngƣời lớn thứ hai ở Việt Nam (Theo thống kê năm 1999, ngƣời Tày ở Việt Nam có đến gần một triệu rƣỡi ngƣời), tiếng Tày đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình về tiếng Tày đƣợc công bố nhƣ sau: 1. Nguyễn Hàm Dƣơng, Các chức năng xã hội của tiếng Tày - Nùng, T/c Ngôn ngữ số 1, H., 1970. 2. Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí, Ngữ pháp tiếng Tày - Nùng, Nxb Khoa học xã hội, H., 1971. 3. Nguyễn Minh Thuyết, Lƣơng Bèn, Nguyễn Văn Chiến, Góp ý về việc cải tiến chữ Tày - Nùng, T/c Ngôn ngữ số 2, H., 1971. 4. Đoàn Thiện Thuật, Hệ thống ngữ âm tiếng Tày - Nùng, Trong: Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam - T1, Viện Ngôn ngữ học, H., 1972. 5. Cung Văn Lƣợc, Chữ Nôm Tày qua so sánh với chữ Hán và chữ Việt Nôm, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, H., 1992. 6. Lƣơng Bèn, Tình hình phát triển của chữ Tày - Nùng, Trong: Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH, H., 1993. 7. Hoàng Văn Ma, Vấn đề tiếng và chữ Tày - Nùng, Trong: Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH, H., 1993. 8. Hoàng Văn Ma, Mông Kí Slay và các tác giả khác, Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Viện Ngôn ngữ học, H., 1994 9. Nguyễn Thị Lƣơng, Tiếng Tày ở Na Hang, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, H., 1994. 10. Hoàng văn Ma, Loại từ trong tiếng Tày - Nùng, Trong: Ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam - Một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học, Nxb KHXH, H., 2002
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 11. Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Từ điển Việt - Tày - Nùng”, “Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb Từ điển bách khoa, H., 2005. 12. Lƣơng Bèn (chủ biên), Slon phuối Tày (dùng cho cán bộ công tác tại vùng dân tộc), TN., 2007. ....... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã tập trung chú ý đến một số khía cạnh cụ thể của tiếng Tày nhƣ: nguồn gốc lịch sử, vị trí của tiếng Tày và Nùng, mối quan hệ giữa tiếng Tày - Nùng với nhau và với tiếng Việt, chức năng xã hội của tiếng Tày, hệ thống chữ viết, các quy tắc chính tả và ngữ pháp của tiếng Tày - Nùng, giới thiệu khái quát tiếng Tày - Nùng về: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… Có thể thấy, nhìn chung trong ngôn ngữ học Việt Nam, hành vi hỏi và câu hỏi đã trở thành đối tƣợng quan tâm ngày càng sâu sắc hơn của nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có một công trình nào xem xét riêng về câu hỏi trong tiếng Tày. Có thể nói đây là một mảnh đất chƣa có ngƣời khai phá. Đó vừa là khó khăn nhƣng cũng có thể xem là thuận lợi cho việc thực hiện đề tài “Câu hỏi trong tiếng Tày” này. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích miêu tả và chỉ ra các đặc điểm câu hỏi tiếng Tày về các mặt: hình thức cấu tạo, các đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định những cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu: sự phân định câu theo mục đích phát ngôn; lí thuyết hội thoại; lí thuyết về hành vi ngôn ngữ; hành vi hỏi và câu hỏi; các đặc điểm chung của tiếng Tày…
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 - Thu thập các dạng câu hỏi qua lời ăn tiếng nói tiếng Tày trong hoạt động giao tiếp, các văn bản viết bằng tiếng Tày. - Miêu tả câu hỏi tiếng Tày về mặt hình thức, ngữ nghĩa và một số điểm đáng chú ý dƣới góc nhìn ngữ dụng học. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các câu hỏi tiếng Tày xuất hiện trong các văn bản nói và viết bằng tiếng Tày, chủ yếu là qua lời nói sinh động trong giao tiếp hàng ngày của ngƣời Tày (ở các huyện Hà Quảng, Hòa An, Thạch An thuộc tỉnh Cao Bằng). Và qua một số truyện ngắn trong tuyển tập của nhà văn ngƣời Tày Nông Viết Toại. Đó là các truyện ngắn: 1. Boỏng tàng tập éo 2. Hăn phi 3. Ngần muộc 4. Cái pửt 5. Chài vệ quốc đoàn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ chỉ tập trung nghiên cứu hai khía cạnh chính đối với câu hỏi tiếng Tày nhƣ sau: - Câu hỏi xét về mặt hình thức, tức là các phƣơng tiện đƣợc sử dụng để cấu tạo nên câu hỏi tiếng Tày. - Câu hỏi xét về mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng, tức là sự sử dụng câu hỏi tiếng Tày trong những hoàn cảnh khác nhau, nhằm thể hiện các ý đồ giao tiếp khác nhau của ngƣời nói. - Đối với các truyện ngắn trog “Tuyển tập Nông Viết Toại” luận văn sẽ tập chung miêu tả một số đặc điểm chính trong câu hỏi ở các tác phẩm này,
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 trên cơ sở đó chỉ ra một số vai trò dễ nhận thấy qua việc sử dụng câu hỏi của nhà văn. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, luận văn áp dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phƣơng pháp ngôn ngữ học điền dã: Trong việc thu thập tƣ liệu câu hỏi tiếng Tày, phƣơng pháp này cần sử dụng khi tìm hiểu, nghe, ghi trực tiếp các cứ liệu ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày của ngƣời Tày ở một số địa phƣơng thuộc tỉnh Cao Bằng. Các chủ thể phát ngôn các câu này có thể thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, có trình độ, nghề nghiệp khác nhau. Nội dung phát ngôn có thể liên quan đến các chủ đề đa dạng thuộc đời sống, trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp..., trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. - Phƣơng pháp thống kê phân loại: Căn cứ vào ngữ liệu về câu hỏi tiếng Tày đƣợc thu thập trong các tác phẩm văn học cụ thể, tác giả sẽ tiến hành thống kê các dạng câu hỏi tiếng Tày đã đƣợc sử dụng, phục vụ cho các mục đích nghiên cứu trong luận văn. - Phƣơng pháp miêu tả (với các thủ pháp phân tích, tổng hợp): Trên cơ sở thống kê, phân loại, luận văn tiến hành phân tích, tổng hợp các câu hỏi và các phƣơng tiện sử dụng trong tạo lập câu hỏi tiếng Tày, chỉ ra các đặc điểm của câu hỏi tiếng Tày và các quy tắc của chúng trong cấu tạo và cách dùng Mặt khác, để phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng đối với câu hỏi tiếng Tày, luận văn còn chú ý phân tích đánh giá các hoàn cảnh giao tiếp trong đó nảy sinh hành vi hỏi, chỉ ra một số nhân tố văn hóa của ngƣời Tày có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi hỏi (vai giao tiếp, phép lịch sự, chiến lƣợc giao tiếp, cách lập luận…).
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 6. ĐÓNG GÓP MỚI 6.1. Về mặt lí luận - Nghiên cứu câu hỏi trong tiếng Tày nhằm miêu tả một dạng sử dụng ngôn ngữ trong thực hành kĩ năng giao tiếp bằng một ngôn ngữ cụ thể, vì vậy có thể góp tƣ liệu và cách nhìn nhận đối với việc nghiên cứu các kiểu câu theo mục đích phát ngôn. Đồng thời, việc nghiên cứu này có thể còn hƣớng đến làm sáng tỏ một số vấn đề có ý nghĩa lí thuyết của Ngữ dụng học: hành vi ngôn ngữ, các nét nghĩa tình thái. . . - Việc nghiên cứu câu hỏi tiếng Tày còn có thể có ý nghĩa trong việc chỉ ra một số nét đặc trƣng trong văn hóa, đặc biệt trong quan niệm về cƣ xử của ngƣời Tày thể hiện qua hành vi ngôn ngữ phổ biến là hỏi. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả của luận văn có thể đƣợc sử dụng trong việc biên soạn các sách giáo khoa, các sách mô tả ngữ pháp tiếng Tày, giúp cho việc dạy và học tiếng Tày có hiệu quả hơn, làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh và những ai quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa Tày. Đây cũng có thể xem nhƣ một cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về tiếng Tày. 7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN Ngoài Mở đầu, Kết luận và Phụ lục luận văn gồm ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1- Cơ sở lí luận và thực tiễn Chƣơng 2- Đặc điểm câu hỏi tiếng Tày Chƣơng 3 - Câu hỏi trong các truyện ngắn của “Tuyển tập Nông Viết Toại” Trong phần phụ lục gồm có: - Trang bìa của “Tuyển tập Nông Viết Toại” và một số trang chính văn của tuyển tập. - Một số hình ảnh về cuộc sống, sinh hoạt văn hóa của ngƣời Tày.
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1.Những vấn đề liên quan đến câu hỏi 1.1.1.1. Câu và sự phân loại câu theo mục đích phát ngôn Trong hệ thống các đơn vị ngôn từ làm thành ngôn bản, câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thông báo, có cấu tạo ngữ pháp nhất định với một ngữ điệu mang một ý nghĩa tƣơng đối trọn vẹn, giúp biểu thị một nhận định và có thể kèm thái độ của ngƣời nói hoặc biểu thị thái độ tình cảm của ngƣời nói. Câu có thể đƣợc xem xét dƣới nhiều bình diện khác nhau: không chỉ ở bình diện cấu trúc thuần túy, mà cả ở mặt ngữ nghĩa và mặt sử dụng. Theo cấu trúc cú pháp, câu có thể đƣợc phân loại thành các kiểu: câu đơn và câu phức. Theo truyền thống câu đơn có thể đƣợc phân biệt thành câu đơn bình thƣờng, câu một thành phần và câu đặc biệt: câu phức có thể phân biệt thành câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ. Trong nội bộ câu ghép có thể đƣợc phân biệt nhỏ hơn nữa. Ngoài ra, còn có sự phân biệt: câu đơn, câu phức và câu ghép. Xét về mặt mục đích phát ngôn câu có thể đƣợc chia thành bốn loại sau: Câu tƣờng thuật (câu kể), câu cầu khiến (câu mệnh lệnh), câu cảm thán (câu cảm) và câu hỏi (câu nghi vấn). - Câu tường thuật: là câu dùng để miêu tả về một sự tình hoặc nêu một nhận định, một phán đoán ..., nhằm thông báo về những hiện thực khách quan, hoặc thể hiện những nhận định, đánh giá của ngƣời nói về một sự việc hiện tƣợng nào đó. Câu tƣờng thuật có ngữ điệu bình thƣờng và hạ thấp dần ở cuối câu. Trong văn bản viết, cuối câu thƣờng dùng dấu chấm. Câu tƣờng thuật có thể đƣợc phân loại thành câu khẳng định và câu phủ định.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 - Câu cầu khiến: là câu dùng để yêu cầu ngƣời nghe thực hiện yêu cầu đƣợc nêu trong câu. Nó chứa đựng ý muốn, nguyện vọng hay mệnh lệnh của ngƣời nói đối với ngƣời nghe. Câu cầu khiến thƣờng có chứa những từ ngữ cầu khiến nhƣ: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào... và ngữ điệu cầu khiến. Khi viết câu cầu khiến thƣờng kết thúc bằng dấu chấm cảm. - Câu cảm thán: là câu dùng để trực tiếp bộc lộ cảm xúc. Loại câu này xuất hiện chủ yếu trong khẩu ngữ hay trong lời thoại của nhân vật ở các tác phẩm văn chƣơng. Câu cảm thán thƣờng chứa đựng các từ cảm thán nhƣ: ôi, chao ôi, ồ, ô hay, trời ơi, ái... hoặc những từ biểu hiện mức độ của cảm xúc, mức độ đánh giá nhƣ: thật, quá, lắm, ghê, cực kì... Câu cảm thán thƣờng mang ngữ điệu cảm thán và thƣờng có cấu tạo của một câu đặc biệt. Khi viết câu cảm thán thƣờng đƣợc kết thúc bằng dấu chấm cảm - Câu hỏi (câu nghi vấn): là một loại câu thuộc phạm trù phân chia câu theo thực tại hoá, cụ thể là phạm trù theo khả năng. Các sự kiện làm biểu vật cho câu là khả năng hoặc phi hiện thực. Vd: Chị ăn cơm chưa? Cái biểu vật trong câu trả lời của câu hỏi trên tồn tại ở dạng khả năng và phi hiện thực. Nội dung câu hỏi cần làm nổi rõ "cái không rõ" mà câu trả lời hƣớng đến 1.1.1.2. Mối quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời Hỏi và trả lời có mỗi quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. “Đây là mối quan hệ cơ bản nhất quy định bản chất bên trong của bản thân các câu hỏi và là nơi bộc lộ rõ nét nhất những đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng của các câu hỏi nói chung cũng nhƣ từng loại câu hỏi nói riêng.” (Dẫn theo Lê Đông, [16, 15]). Trong giao tiếp, hỏi và trả lời là hai mặt thống nhất, biện chứng lẫn nhau. Hỏi là nguyên nhân nảy sinh câu trả lời. Ngƣợc lại, trả lời là đích hƣớng tới
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 của câu hỏi. Mục đích mà câu trả lời và câu hỏi cùng hƣớng đến là làm sáng tỏ, sáng rõ cái chƣa biết, chƣa rõ. Để đạt đƣợc mục đích trên, theo Lê Đông giữa câu trả lời và câu hỏi phải có sự tƣơng hợp trên các phƣơng diện sau: a. Sự tƣơng hợp về hiệu lực ở lời (hay sự tƣơng hợp về khung tình thái mục đích phát ngôn) Ngữ nghĩa học hiện đại, xét theo quan điểm của Ch. Bally thì trong cấu trúc ý nghĩa của câu có hai thành tố cơ bản là: Modus (tình thái hiển ngôn và ngầm ẩn) tƣơng ứng với dictum (nội dung mệnh đề). Khung tình thái về hiệu lực tại lời thƣờng đƣợc trình diễn bằng cấu trúc gồm một số thành tố cơ bản nhƣ: - Ngƣời nói, gắn với hành động nói năng nhƣ một số đặc trƣng cơ bản của nó, đóng vai trò là chủ thể tình thái. Tính tình thái đƣợc xác lập theo quan điểm của ngƣời nói. Nó phản ánh vị trí của ngƣời nói với tính cách là chủ thể của hành vi phát ngôn, và là một biểu hiện về sự có mặt của ngƣời nói trong câu, cho dù cái tôi chủ thể đó có một hình thức biểu hiện tƣờng minh hay ngầm ẩn (Benvenist, dẫn theo Lê Đông [16,17]). - Thái độ đánh giá của ngƣời nói đóng vai trò là những vị từ tình thái trong khung tình thái mục đích phát ngôn. Các vị từ này có thể là những sự đánh giá khác nhau của bản thân ngƣời nói đối với nội dung thông báo. Cũng có thể là kiểu tác động đến đối tƣợng giao tiếp gắn với ý đồ, mục đích phát ngôn. - Đối tƣợng giao tiếp - ngƣời đối thoại và nội dung mệnh đề đóng vai trò là những đối tƣợng của sự tác động hay đánh giá tình thái. b. Sự tƣơng hợp về nội dung mệnh đề Nội dung mệnh đề của câu hỏi và câu trả lời tƣơng ứng với nhau theo quy luật là cả ngƣời hỏi và ngƣời nghe cùng hƣớng một sự tình duy nhất
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 ngoài hiện thực với những thành tố hoàn cảnh đồng nhất, đƣợc nối kết với nhau bằng những quan hệ đồng nhất, và cùng đƣợc đặt trong hệ quy chiếu về không gian, thời gian...đồng nhất nhƣ là tiêu chuẩn cho tính xác định của nội dung mệnh đề, tiêu chuẩn để định vị và nhận diện các sự kiện, các quá trình đƣợc nói tới. Nói đúng ra, khi hỏi ngƣời hỏi đã tự xác định và đồng thời ấn định luôn cho ngƣời trả lời toàn bộ hệ tọa độ đó. Và ngƣợc lại, ngƣời trả lời buộc phải chấp nhận toàn bộ những điều kiện ấy để đảm bảo cho những thông tin mà anh ta cung cấp là những thông tin ngƣời hỏi cần. Nhƣ vậy, sự tƣơng hợp về nội dung mệnh đề của câu hỏi và câu trả lời có thể đƣợc thể hiện một cách hiển ngôn hoặc ngầm ẩn tùy mục đích giao tiếp cụ thể. c. Sự tƣơng hợp về cấu trúc thông báo Câu hỏi ngoài việc thể hiện nhu cầu nhận thức của con ngƣời còn ngầm chỉ ra cho ngƣời đối thoại biết đƣợc những đặc điểm trong nhu cầu nhận thức của ngƣời hỏi. Chẳng hạn nhƣ: những gì ngƣời hỏi đã biết, những gì chƣa biết và đâu là trọng tâm cần biết. Ngƣời đối thoại chỉ thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu khi họ có chung những tri thức đã biết và cùng muốn hƣớng tới làm sáng tỏ những điều mà ngƣời hỏi đang cần. Chính câu hỏi đã quy định trƣớc cách tổ chức và phân bố thông tin trong câu trả lời tƣơng ứng. d. Sự tƣơng hợp về tiền giả định Mỗi quan hệ thống nhất, chặt chẽ giữa câu hỏi và trả lời cũng đƣợc thể hiện rõ thông qua sự tƣơng hợp về tiền giả định. Tiền giả định là yếu tố tạo nên cái chỉnh thể ngữ nghĩa của câu hỏi. Đồng thời còn là yếu tố tạo nên tính thống nhất về logic - ngữ nghĩa giữa câu hỏi và câu trả lời. Chấp nhận tiền giả định chứa trong câu hỏi là một điều kiện để mở rộng đối thoại và đảm bảo sự tƣơng hợp về hiệu lực tại lời. Đây chính là một tiêu chuẩn nội dung của câu trả lời.
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 1.1.2. Lí thuyết hội thoại 1.1.2.1. Sự trao lời, trao đáp và tương tác trong hội thoại Hội thoại: là hình thức giao tiếp thƣờng xuyên, phổ biến của ngôn ngữ. Nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Trong bất kì một cuộc hội thoại nào cũng bao gồm ba vận động chủ yếu: trao lời, trao đáp và tƣơng tác. Trao lời: là vận động mà ngƣời nói (SP1) nói ra và hƣớng lời nói của mình vào phía ngƣời nhận (SP2), cốt để nhận biết đƣợc lời đƣợc nói ra đó là dành cho SP2. Trong một cuộc song thoại, việc xác định SP2 là đơn giản. Tuy nhiên trong những cuộc đa thoại cần phải xác định ngƣời nghe đích thực đối với lƣợt lời đó. Thông thƣờng SP1 và SP2 là hai ngƣời khác nhau, trừ trƣờng hợp độc thoại. Tuy vậy, ngay cả trong trƣờng hợp độc thoại ở ngƣời nói có sự phân đôi nhân cách (còn gọi là sự phân thân): nhân cách nghe và nhân cách nói. Đó vừa là SP1 vừa là SP2, khi hoạt động theo nhân cách SP1 hay SP2 tự mình “biến thành” hai nhân vật khác nhau. Để có đƣợc lời trao, sự có mặt của SP1 là tất yếu. Điều đó thể hiện ở cách xƣng hô ngôi thứ nhất, ở thái độ, sự hiểu biết, ở quan điểm của SP1 trong nội dung của lƣợt lời trao. Mặt khác, tình thế giao tiếp trao lời cũng ngầm ẩn rằng ngƣời nhận SP2 cũng có mặt trong lƣợt lời của SP1 qua những yếu tố tƣờng minh nhƣ những lời kêu gọi, chỉ định, những lời thƣa gửi và cách xƣng gọi đối với ngôi thứ hai, qua những yếu tố hàm ẩn nhƣ những tiền giả định giao tiếp, những hiểu biết mà SP1 và SP2 đã có chung, ở hứng thú hoặc tâm trạng của SP2 đối với đề tài giao tiếp, ở tâm lí giao tiếp của SP2 đƣợc SP1 nhận biết trƣớc khi trao lời. Trong hội thoại, SP1 luôn bị SP2 theo dõi các hành vi ngôn ngữ và phản ứng lại nếu không phù hợp. Do đó, SP1 phải "lấn trước" vào SP2, phải dự kiến trƣớc, hình dung đƣợc hình ảnh tinh thần của SP2 về các mặt tâm lí, tình cảm, sở thích... Phải dự đoán đƣợc hiệu
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 quả lƣợt lời của mình, phải dự kiến trƣớc phản ứng của SP2 để vạch kế hoạch, định hành động nhằm có thể "áp đặt" điều mình muốn nói đối với SP2. Trao đáp: Phát ngôn sẽ trở thành hội thoại khi SP2 nói ra lời đáp lại lời của SP1. Trong một cuộc thoại bình thƣờng và suôn sẻ, quá trình lần lƣợt thay đổi vai nói - nghe giữa các nhân vật giao tiếp sẽ diễn ra liên tục. Chúng ta đều biết diễn ngôn là sản phẩm của các hành vi ngôn ngữ và tất cả các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi có sự hồi đáp. Điều này không chỉ đúng với các hành động nhƣ: hỏi (trả lời), chào (đáp lại), cầu khiến (nhận hay không nhận lệnh)... mà còn có thể thực hiện cho những hành vi không tƣơng thích với hành vi dẫn nhập. Ngay cả những hành vi tự thân không đòi hỏi sự hồi đáp nhƣ hành vi cảm thán, chào, thì vẫn cần đƣợc hồi đáp có thể bằng nhiều hình thức khác nhau. Tất nhiên có những diễn ngôn mà ngƣời nghe không thể hồi đáp đƣợc nhƣ những diễn ngôn viết, những diễn ngôn trong những cuộc hội thoại mà ngƣời nghe không đƣơng diện, hoặc những cuộc hội thoại mặt đối mặt mà ngƣời nghe không đƣợc quyền hồi đáp. Nhƣng nhƣ đã nói đây chỉ là sự loại trừ sự hồi đáp mang tính lâm thời. Trong chiều sâu những diễn ngôn này vẫn cần đến sự hồi đáp hiển ngôn hoặc không hiển ngôn ở ngƣời tiếp nhận. Tương tác: Trong hội thoại, các nhân vật hội thoại ảnh hƣởng lẫn nhau, tác động qua lại với nhau và có thể làm biến đổi nhau. Trƣớc cuộc hội thoại, giữa các nhân vật giao tiếp có sự khác biệt, thậm chí đối lập, trái ngƣợc nhau về các mặt nào đó. Nếu không có sự khác biệt này thì giao tiếp thành ra thừa. Trong hội thoại và qua hội thoại những khác biệt này giảm dần và mất đi hoặc mở rộng ra căng lên thành xung đột. Nhân vật hội thoại cũng là nhân vật liên tƣơng tác. Họ có thể tác động qua lại bằng mọi phƣơng tiện đặc biệt là bằng ngôn ngữ. Liên tƣơng tác trong hội thoại trƣớc hết là sự tƣơng tác giữa các lƣợt lời của SP1 và SP2... Nhƣ vậy lƣợt lời vừa là cái chịu tác động vừa là
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 phƣơng tiện mà SP1, SP2 sử dụng để gây ra tác động đối với lời nói và qua lời nói tác động đến tâm sinh lí của nhau. Hội thoại có thể ở hai cực: điều hoà nhịp nhàng, hoặc hỗn độn. Trong các cuộc đối thoại đều phải có sự hoà phối các hoạt động của các đối tác về mọi mặt. Sự hoà phối này nếu hoàn hảo thì hội thoại sẽ nghiêng về cực thứ nhất, nếu không tốt thì hội thoại sẽ nghiêng về cực thứ hai. Trong quá trình hoà phối, mỗi nhân vật phải tự hoà phối, tức là tự mình điều chỉnh hành động, thái độ, lƣợt lời của mình theo từng bƣớc của đối thoại, để khớp với những biến đổi của đối tác và của tình huống diễn ra. Vì con ngƣời là sinh vật có ý thức và ý chí, nên sự tự hoà phối không phải là bị động mà chủ động, chủ định. Giữa các nhân vật tƣơng tác có sự liên hoà phối, nghĩa là có sự phối hợp trong quá trình tự hoà phối của từng nhân vật. Sự liên hoà phối có thể theo trục nối tiếp hoặc trục đồng thời. Theo trục nối tiếp, nhân vật này biến đổi cách ứng xử của mình sau khi đối tác đã thực hiện một biến đổi nào đấy. Sự liên hoà phối có thể đồng thời diễn ra khi cả hai cùng thực hiện sự tự hoà phối. Tóm lại, sự tƣơng tác vào lƣợt lời và bằng lƣợt lời trong hội thoại đƣợc thể hiện thông qua vận động liên hoà phối. Ba vận động trao lời, trao đáp, tƣơng tác là ba vận động đƣợc xem là đặc trƣng cho một cuộc thoại. Trong đó, hai vận động đầu do từng đối tác thực hiện nhằm phối hợp với nhau thành vận động thứ ba. Bằng vận động trao lời và trao đáp, các nhân vật thoại sẽ tự hoà phối để thực hiện sự liên hoà phốt - cốt lõi của vận động tƣơng tác. Sự liên hoà phối khiến cho một cuộc hội thoại là một hoạt động đặc biệt của con ngƣời. Do tƣơng tác là tác động chủ yếu trong hội thoại, nên ngữ dụng học nghiên cứu về hội thoại còn đƣợc gọi là ngữ dụng học về sự tƣơng tác. Quy tắc cấu trúc và chức năng trong hội thoại đều do ba vận động trên, nhƣng chủ yếu là từ tƣơng tác mà có.
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 1.1.2.2. Các quy tắc trong hội thoại Hội thoại diễn tiến theo các quy tắc nhất định. Nguyên tắc chủ yếu chi phối các quy tắc hội thoại là nguyên tắc cộng tác hội thoại còn gọi là “nguyên tắc hợp tác”. Từ nguyên tắc chung này, các quy tắc hội thoại ràng buộc các bên tham gia hội thoại theo một hệ thống quyền lợi và trách nhiệm. Nhà ngôn ngữ học ngƣời Pháp, tác giả C.K. Orrecchimi đã chia quy tắc hội thoại thành ba nhóm: Thứ nhất, các quy tắc điều hành sự luân phiên lƣợt lời. Thứ hai, các quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại. Thứ ba, các quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại. 1.1.2.3. Nguyên tắc cộng tác hội thoại H.P.Grice là ngƣời đầu tiên khởi xƣớng nguyên tắc cộng tác hội thoại và cũng là ngƣời phát triển, bổ sung nguyên tắc này. Nội dung của nguyên tắc cộng tác hội thoại đƣợc ông phát biểu nhƣ sau: "Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc hội thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn nào (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của một cuộc hội thoại mà anh, chị đã chấp nhận tham gia vào” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [9, 229]). Nguyên tắc cộng tác hội thoại trên đƣợc Grice diễn giải ra thành bốn phƣơng châm nhỏ: a. Phƣơng châm về lƣợng, với hai yêu cầu: - Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lƣợng tin đúng nhƣ đòi hỏi của đích cuộc hội thoại. - Đừng làm cho đóng góp của anh lớn hơn yêu cầu mà nó đòi hỏi. b. Phƣơng châm về chất, với sự phát biểu tổng quát: Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt là: - Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng - Đừng nói điều gì mà anh không có đủ bằng chứng.
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 c. Phƣơng châm quan hệ (còn gọi là phƣơng châm quan yếu), với yêu cầu: - Hãy nói những điều có liên quan đến hội thoại 4. Phƣơng châm cách thức, với yêu cầu: - Tránh lối nói tối nghĩa - Tránh lối nói mập mờ - Hãy nói ngắn gọn - Hãy nói có trật tự. Ngoài các phƣơng châm trên, khi giao tiếp các bên tham gia còn phải chú ý đến phƣơng châm lịch sự và khiêm tốn. Các phƣơng châm nói trên đúng cho những cuộc hội thoại chân thực, trong đó các bên tham gia thực sự muốn làm cho cuộc thoại đạt hiệu quả một cách rõ ràng, trực tiếp. Nếu đƣợc nhƣ vậy, cuộc hội thoại sẽ đạt đƣợc tính cộng tác giữa các bên tham gia, đạt đƣợc tính quan yếu, khi những điều đƣợc nói ra luôn luôn bám sát vấn đề đƣợc đƣa ra trò chuyện, đạt đƣợc tính chân thành, có nghĩa là các bên mong muốn chân thành nó sẽ thành công, đạt yêu cầu về lượng tin và đạt yêu cầu triệt để, có nghĩa có nghĩa là những điều các bên cho rằng cần phải biết thì đƣợc biết hết, những gì cần giải quyết thì giải quyết xong. Ngoài những điều vừa nói trên, trong giao tiếp còn cần chú ý đến khả năng nguyên tắc hội thoại có thể bị phá vỡ qua câu trả lời. Điều đó đƣợc hình dung nhƣ sau: Một cuộc hội thoại đạt đƣợc tính năng động khi ngƣời tiếp nhận trả lời trực tiếp. Với những câu trả lời gián tiếp thì nguyên tắc cộng tác hội thoại có thể bị phá vỡ, vì khi đó ngƣời trả lời đã vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại. Tuỳ vào từng trƣờng hợp mà câu trả lời gián tiếp có thể vi phạm một, một số hay tất cả các phƣơng châm của nguyên tắc cộng tác hội thoại. Ví dụ: SP1: Kì này bạn học bao lâu ?
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 SP2: Toàn những học phần dài và khó, tuần nào cũng học liên tục vậy mà đến giờ vẫn chưa xong một nửa. Câu trả lời của câu hỏi vừa nêu đã vi phạm phƣơng châm về lƣợng. Ngƣời trả lời đã nói nhiều hơn những yêu cầu về ngƣời hỏi muốn biết. Hoặc ví dụ : SP1: Cậu về rồi à ? Ổn không? SP2: Đừng có hỏi nhiều đau đầu lắm rồi, toàn những việc không đâu! Nhƣ vậy, có thể thấy ngƣời trả lời cùng một lúc đã vi phạm nhiều phƣơng châm hội thoại : phƣơng châm về chất, phƣơng châm về lƣợng và phƣơng châm lịch sự. Những cặp thoại vi phạm những phƣơng châm nhƣ vậy là nguyên nhân dẫn tới những cuộc hội thoại bất hoà. Trong giao tiếp, sự vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại có khi ngẫu nhiên nhƣng cũng có thể là do chủ ý của ngƣời tham gia hội thoại. Theo một số nhà nghiên cứu thì đó là "chiến thuật giao tiếp". Khi đó ngƣời ta dùng ngôn ngữ làm công cụ thể hiện một ý nghĩa khác. Tƣơng tự nhƣ vậy, sự vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại của các câu trả lời gián tiếp cũng thƣờng không phải là ngẫu nhiên. Nó luôn kèm theo nghĩa hàm ẩn mà ngƣời trả lời có chủ định truyền tới ngƣời hỏi. 1.1.3. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ 1.1.3.1. Khái niệm về hành vi ngôn ngữ Theo F.de.Sausure, giữa ngôn ngữ và lời nói có sự phân biệt rõ rệt và triệt để. Quan điểm này đã thống trị, chi phối các nghiên cứu về ngôn ngữ học trong một thời gian dài. Mãi đến những năm 60 của thế kỉ XX với các công trình của J.L.Austin (1962), của J.Searle (1969) quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói mới đƣợc nhìn nhận một cách đúng đắn và đầy đủ hơn. J.L.Austin và J.Searle là những ngƣời đầu tiên đề xuất lí thuyết về hành vi ngôn ngữ (HVNN). Theo các các tác giả này, ngôn ngữ không chỉ đƣợc dùng để thông
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 báo hay miêu tả một cái gì đó, mà quan trọng hơn là đƣợc dùng để "làm cái gì đó", để thể hiện các hành động. Các hành động đƣợc thể hiện qua lời nói đƣợc gọi là hành động ngôn từ (hay hành vi ngôn ngữ - HVNN). Ở Việt Nam, từ những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã quan tâm tìm hiểu về vấn đề này, trên cơ sở ghi nhận ý kiến của những chuyên gia Ngữ dụng học và vận dụng nghiên cứu những biểu hiện của hành vi ngôn ngữ trong thực tế tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng : "Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một hoạt động mà phương tiện là ngôn ngữ" [9, tr.88]. Cùng quan điểm nhƣ vậy Nguyễn Đức Dân phát biểu : "Khi thực hiện một phát ngôn trong một tình huống giao tiếp cụ thể, qua cung cách phát ngôn và cấu trúc của nó người nói đã thực hiện những HVNN nhất định và người nghe cảm nhận được điều này" [12, tr.220]. 1.1.3.2. Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ Theo J.L.Austin, một hành vi ngôn ngữ đƣợc thực hiện trong một cuộc giao tiếp khi một ngƣời nói (hoặc viết) SP1 phát ra một phát ngôn U cho ngƣời nghe (ngƣời đọc) SP2 trong ngữ cảnh C. Ông đã chỉ ra ba loại HVNN lớn đó là: hành vi ngôn ngữ tạo lời, hành vi ngôn ngữ mượn lời và hành vi ngôn ngữ ở lời. Hành vi tạo lời sử dụng các yếu tố ngôn ngữ nhƣ ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ ... để tạo ra một phát ngôn. Hành vi ngôn ngữ mƣợn lời mƣợn các phƣơng tiện ngôn ngữ, chính xác là mƣợn các phát ngôn để tạo ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở ngƣời nghe, hoặc ở chính bản thân ngƣời nói. Ví dụ: phát ngôn Đến phim rồi đấy! có thể gây ra những hiệu quả khác nhau ở những đối tƣợng khác nhau. Ngƣời đang làm việc thì khó chịu vì bị ồn và có thể không tiếp tục làm đƣợc, ngƣời đang đợi xem phim thì sẽ rất háo hức, vui mừng, ngƣời không quan tâm sẽ tỏ
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 ra thờ ơ. Hiệu quả mƣợn lời là những hiệu quả ngoài ngôn ngữ và phân tán, không có tính quy ƣớc và khó tìm ra cơ chế chung. Hành vi ngôn ngữ ở lời là những hành vi mà ngƣời nói thực hiện ngay khi nói năng, tức là thực hiện đông thời với hành động nói. Hiệu quả của là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, gây ra một phản ứng ngôn ngữ tƣơng ứng với chúng ở ngƣời nhận. Chẳng hạn, khi thực hiện hành vi hỏi một ai đó thì ngƣời đƣợc hỏi phải trả lời, cho dù là trả lời biết hay không biết, có làm ngƣời hỏi thỏa mãn hay không. Ngƣời không trả lời, không đáp lại sẽ bị coi là bất lịch sự hoặc không có thiện chí. Là một hành vi mang tính xã hội, nên hành vi ở lời cũng phải có điều kiện thích hợp mới thực hiện đƣợc và mới có hiệu quả. Mỗi hành vi nhƣ chào, kể, sai khiến, cầu xin, hỏi...đều có điều kiện riêng. Tuy những điều kiện sử dụng của mỗi hành vi khác nhau, nhƣng chúng vẫn có cái chung thống nhất. J. Searle cho rằng có bốn loại điều kiện sử dụng hành vi ở lời sau: - Điều kiện nội dung mệnh đề: Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo nghiệm, xác tín, miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi khép kín). Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói (hứa hẹn) hay một hành động của người nghe (ra lệnh, yêu cầu). - Điều kiện chuẩn bị: Điều kiện này bao gồm những hiểu biết của ngƣời phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của ngƣời nghe và về các quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe. - Điều kiện chân thành: Điều kiện này gồm các trạng thái tâm lí của ngƣời nói. Khi xác tín, khảo nghiệm phải có niềm tin vào điều mình xác tín; khi ra lệnh phải có mong muốn, khi hứa hẹn phải chắc chắn thực hiện…
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 - Điều kiện căn bản: Ngƣời nói hoặc ngƣời nghe chịu ràng buộc khi hành vi ở lời đó đƣợc phát ra. Trách nhiệm có thể thuộc về hành động sẽ đƣợc thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc ở trong tính chân thật của nội dung phát ngôn. 1.1.3.3. Sự phân loại các hành vi ngôn ngữ Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tạo ra những phát ngôn có hiệu lực ngƣời ta có thể sử dụng những cách nói khác nhau. Có thể nói trực tiếp, nói thẳng, rõ ràng, hoặc cũng có thể nói quanh co, lấp lửng, không đi thẳng vào vấn đề. Chính vì thế mà có sự phân biệt hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, “một hành vi ngôn ngữ được gọi là gián tiếp khi dạng thức ngôn ngữ của hành vi tại lời không phản ánh trực tiếp mục đích của điều muốn nói”. Mỗi hành vi ngôn ngữ gián tiếp thƣờng chứa đựng nhiều lƣợng nghĩa không phải lúc nào cũng nhận thức đƣợc rõ ràng. Còn hành vi ngôn ngữ trực tiếp là: „„những hành vi chân thực có nghĩa là hành vi được thực hiện đúng với đích ở lời, các điều kiện sử dụng đúng với đích ở lời của chúng”. Searle đã chỉ ra mƣời hai tiêu chí để phân loại, trong đó có bốn tiêu chí đặc biệt quan trọng là: 1. Đích ở lời (mục đích của hành vi) 2. Hƣớng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến. 3. Trạng thái tâm lí đƣợc thể hiện 4. Nội dung mệnh đề. Trên cơ sở những tiêu chí nhƣ vậy, Searle đã phân biệt đƣợc năm loại hành vi ở lời, đó là: - Hành vi xác tín (khảo nghiệm, miêu tả, thông tin) - Điều khiển (ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép)
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 - Cam kết - Biểu cảm - Tuyên bố ( buộc tội). 1.2. NGƢỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM 1.2.1. Khái quát về ngƣời Tày ở Việt Nam Ngƣời Tày (và cả ngƣời Nùng) đƣợc các nhà khoa học xác định là những cƣ dân có nguồn gốc Bách Việt. Tày là tên gọi đã có từ lâu đời (khoảng cuối thiên nhiên kỉ thứ nhất sau Công nguyên). Bên cạnh tên gọi là Tày, dân tộc này còn có tên gọi khác là “Thổ”. Ở Việt Nam, ngƣời Tày là một trong 54 dân tộc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Ngƣời Tày có số lƣợng khá đông. Theo tài liệu điều tra dân số năm 1999 của Tổng cục thống kê thì dân số Tày ở Việt Nam là 1.477.514 ngƣời, là dân tộc có số dân đông thứ hai sau ngƣời Kinh. Ngƣời Tày có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nƣớc, nhƣng tập trung chủ yếu nhất là ở các tỉnh : Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, và những vùng ngoại vi tiếp giáp các tỉnh trên. Những năm gần đây, ngƣời Tày di cƣ vào sinh sống ở các tỉnh phía Nam nhƣ: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Kon Tum...với con số lên tới hơn 5 vạn ngƣời. Trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc sống của ngƣời Tày gắn liền với kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Sau Cách mạng, mặc dù nguồn sống chính của ngƣời Tày vẫn chủ yếu là nông nghiệp nhƣng là nền nông nghiệp với trình độ sản xuất khá cao. Ngoài các loại cây lƣơng thực chính nhƣ lúa, ngô, khoai, sắn, đồng bào còn trồng nhiều loại cây công nghiệp nhƣ: hồi, thuốc lá, mía. Đặc biệt cây thuốc lá sợi vàng nổi tiếng đã trở thành nguồn hàng quan trọng, tạo thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Mặt khác, việc canh tác nông nghiệp đã tạo điều
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 kiện cho chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển. Nhiều nơi đồng bào còn nuôi ngựa, nuôi dê. Mặc dù sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp đã phát triển nhƣng hái lƣợm, săn bắn vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của ngƣời Tày. Họ thu hái rau, măng, mộc nhĩ, nấm hƣơng, sa nhân và nhiều loại cây dƣợc liệu khác. Ngoài ra họ săn bắn thú rừng, chim chóc để cải thiện đời sống hàng ngày. Đối với ngƣời Tày, tiểu thủ công nghiệp là một nghề phụ nhƣng cũng không thể thiếu trong bất kì gia đình dân tộc Tày nào. Đặc biệt nhiều nghề thủ công có truyền thống lâu đời và đã đạt đến trình độ kĩ xảo cao nhƣ nghề dệt thổ cẩm, nghề nhuộm chàm, nghề đan lát, nghề rèn, đóng bàn ghế trúc, chế biến lâm thổ sản. Bất kể gia đình Tày nào cũng có thể tự đan lát, tạo ra những vật dụng phục vụ sinh hoạt, lao động và sản xuất. Văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra, là cách ứng xử của con ngƣời trƣớc thiên nhiên, xã hội vì sự sống của mình. Là dân tộc có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, dân tộc Tày có một nền văn hóa vật chất và tinh thần rất phong phú. Sống tập trung ở địa bàn chiến lƣợc quan trọng - vùng biên cƣơng của Tổ quốc, ngoài việc xây dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong sáng, lành mạnh, mang đặc trƣng tộc ngƣời, đồng bào Tày luôn ý thức đƣợc sự sinh tồn, phát triển của cộng đồng mình,từ thời phong kiến đã cùng nhau dựng cờ khởi nghĩa chống áp bức, chống ngoại xâm, bảo vệ biên cƣơng của Tổ quốc. Nối tiếp tƣ tƣởng hòa hợp dân tộc, xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc của Thục Phán, đồng bào Tày ở Việt Bắc cùng với các dân tộc anh em đã nổi dậy hƣởng ứng ngọn cờ khởi nghĩa của Hai bà Trƣng (năm 40), đã cùng nghĩa quân Lý Bí đánh đuổi quân Lƣơng (năm 542). Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, quân Nguyên Mông xâm lƣợc, đồng bào Tày và một
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 số dân tộc khác đã phối hợp với quân triều đình, lập nên những chiến công hiển hách. Dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, đồng bào Tày ở Việt Bắc đã liên tiếp nổi dậy, hƣởng ứng các cuộc khởi nghĩa của các tộc trƣởng ở các địa phƣơng. Mặc dầu các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nhƣng đã nêu cao truyền thống quật cƣờng chống giặc ngoại xâm của đồng bào. Khao khát tự do và độc lập, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân Tày ở Việt Bắc đã một lòng đi theo Đảng và Bác Hồ, ra sức xây dựng căn cứ địa cách mạng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1946 - 1954) và chống Mĩ cứu nƣớc (1954 - 1975) cũng nhƣ xây dựng và bảo vệ hậu phƣơng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đồng bào Tày đã đoàn kết xung quanh Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng tâm hiệp lực cùng đồng bào cả nƣớc đem của cải, sức lực, xƣơng máu của mình hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng. Góp phần vào việc thực hiện thắng lợi một nƣớc Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. 1.2.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở ngƣời Tày và một số đặc điểm của tiếng Tày 1.2.2.1. Tiếng Tày là một ngôn ngữ của cộng đồng có địa bàn cƣ trú từ đảo Hải Nam sang miền nam Hoa lục, bắc Đông Dƣơng, Thái Lan và đông bắc Miến Điện. Ở Việt Nam, tiếng Tày là ngôn ngữ của gần triệu rƣởi ngƣời Tày, ngoài ra còn là ngôn ngữ giao tiếp chung của nhiều tộc anh em cùng chung sống trên các tỉnh thuộc địa bàn Việt Bắc và Tây Bắc. Tiếng Tày có một lịch sử lâu đời, đƣợc đồng bào yêu mến, gìn giữ và không ngừng phát triển thứ tiếng ấy làm cho nó trở thành một ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng miêu tả và biểu đạt tinh tề, dồi dào. Ở các địa phƣơng, ngƣời Tày sử dụng
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt giao tiếp để truyền bá thông tin, trao đổi, bộc lộ tƣ tƣởng tình cảm. Đồng thời tiếng Tày còn là phƣơng tiện lƣu giữ các giá trị văn hóa tinh thần của đồng bào. Hiện nay tiếng Tày còn đƣợc sử dụng khá rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài phát thanh, đài truyền hình ở các địa phƣơng. Ở nhiều nơi, tiếng Tày đã đuợc đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng. Đặc biệt, tiếng Tày với vốn từ vựng phong phú và chặt chẽ về ngữ pháp, có khả năng miêu tả và biểu đạt tinh tế, do đó, còn đƣợc các nhà văn, nhà thơ sử dụng để sáng tác các tác phẩm văn học có giá trị, với tƣ cách của ngôn ngữ nghệ thuật. Mặc dù là ngôn ngữ có quá trình hình thành và phát triển tƣơng đối lâu đời, song thực tế sử dụng cho thấy tiếng Tày ở các địa phƣơng vẫn gợi ra những đề tài nhiều tranh luận: sự tƣơng đồng giữa tiếng Tày và tiếng Nùng; ranh giới giữa tiếng Tày và tiếng Nùng là ở đâu; tiếng Tày ở các địa phƣơng giống và khác nhau nhƣ thế nào. Trong quá trình cộng cƣ, đồng bào Tày và Nùng sống xen kẽ với nhau trên một vùng rộng lớn bao gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta, có nhiều điểm trong phong tục và tập quán khá giống nhau. Về cơ bản tiếng Tày và tiếng Nùng thống nhất. Đồng bào Tày và đồng bào Nùng ở nhiều vùng trực tiếp có thể nói chuyện với nhau, hiểu nhau không gặp khó khăn đang kể. Chính vì vậy mà có ý kiến cho rằng ngƣời Tày và ngƣời Nùng có chung một thứ tiếng (tiếng Tày - Nùng). Mặt khác, tiếng Tày tuy là một ngôn ngữ tƣơng đối thống nhất, nhƣng cũng nhƣ nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Tày hiện đang tồn tại nhiều biến thể địa phƣơng (phƣơng ngữ và thổ ngữ) khác nhau, đặc biệt là về mặt ngữ âm. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong sử dụng tiếng Tày ở các địa phƣơng, và cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh luận về tiếng vùng nào đƣợc chọn làm cơ sở để xây dựng chữ Tày trƣớc đây. Nhiều khi ngƣời Tày sống ở những khu vực khác nhau thì khó hiểu nhau hơn là hiểu tiếng Nùng ở địa phƣơng mình. Theo
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 nhiều nhà nghiên cứu, tiếng Tày có thể đƣợc chia thành bốn vùng: Vùng Giữa (bao gồm các huyện nam Cao Bằng, Bắc Kạn, bắc Lạng Sơn nhƣ Thạch An, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rì, Tràng Định) là vùng tiếng nói có mức độ phổ biến hơn cả; Vùng Đông Bắc có mức độ phổ biến khá cao; Vùng Nam mức độ phổ biến cao thấp không đều; Vùng Tây Bắc mức độ phổ biến thấp nhất. Nhiều nhà ngôn ngữ học ủng hộ chủ trƣơng xác định tiếng Tày vùng Thạch An, Tràng Định bao gồm các xã Lê Lai, Thƣợng Pha, Danh Sỹ, Đức Xuân và Đại Đồng, Chi Lăng, Đề Thám, Hùng Sơn, (trong đó lấy tiếng nói xã Lê Lai làm hạt nhân) làm cơ sở chuẩn cho chữ viết và cách đọc. Một đặc điểm nữa cần lƣu ý về tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Tày, đó là: Bên cạnh việc sử dụng tiếng Tày là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội, chủ yếu ở dạng khẩu ngữ, ngƣời Tày còn sử dụng tiếng Việt nhƣ một công cụ giao tiếp quan trọng, coi đó là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Trong các gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống, việc sử dụng song ngữ rất rõ. Lớp ngƣời lớn tuổi thƣờng thì chỉ dùng tiếng Tày làm phƣơng tiện giao tiếp, trong khi đó thế hệ con cháu của họ lại có xu hƣớng sử dụng cả tiếng Tày và tiếng Việt. Thậm trí chỉ sử dụng tiếng Việt. Tóm lại, dù đƣợc sử dụng nhƣ thế nào, dƣới hình thức nào đi nữa thì tiếng Tày hiện nay vẫn đƣợc xem là ngôn ngữ giao tiếp quan trọng của ngƣời Tày. Đó là thứ tải sản vô cùng quý báu đã và đang đƣợc đồng bào trân trọng và gìn giữ, phát triển để nó trở nên hoàn thiện. 1.2.2.2. Một số đặc điểm của tiếng Tày 1.2.2.2.1. Tiếng Tày xét về mặt cội nguồn và loại hình Theo các nhà nghiên cứu thì tiếng Tày là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thái - Kađai, chi Tai, nhánh Tày - Thái, nhóm Tai trung tâm (rất gần với các ngôn ngữ Nùng, Cao Lan, Thu Lao)
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 Xét về loại hình, tiếng Tày thuộc loại hình các ngôn ngữ đơn lập. Những đặc trƣng đơn lập ở tiếng Tày đƣợc thể hiện nhƣ sau: Căn cứ vào đặc điểm về cấu trúc và chức năng của âm tiết có thể phân các ngôn ngữ ở Việt Nam thành những ngôn ngữ âm tiết tính triệt để (monsyllabic) và ngôn ngữ cận âm tiết (sesquisyllabic). Trong tiếng Tày, âm tiết có tính tổ chức chặt chẽ và có vị trí quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Âm tiết gồm một số lƣợng thành phần nhất định. Các thành phần kết hợp với nhau theo qui tắc nhất định. Số lƣợng âm tiết trong mỗi ngôn ngữ là con số hữu hạn. Âm tiết thƣờng là vỏ của hình vị, trong nhiều trƣờng hợp, là vỏ ngữ âm của từ. Tóm lại, trong ngôn ngữ này cũng có thể nói đến đơn vị đặc biệt là “tiếng” hay “hình tiết” nhƣ trong tiếng Việt. Về phƣơng diện loại hình, các ngôn ngữ âm tiết tính thƣờng đƣợc coi là những ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình “trung” và “mới”. Các ngôn ngữ âm tiết tính triệt để nhƣ các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai - Kađai, Hmông - Miền, Hán - Tạng, Việt - Mƣờng (ngữ hệ Nam Á) là những ngôn ngữ có thanh điệu. Trong các ngôn ngữ này, có thể phục nguyên hệ thống thanh điệu cổ với các phạm trù thanh điệu *A, *B, *C ở âm tiết kết thúc vang, và thanh *D ở âm tiết kết thúc vô thanh, có thể tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại âm đầu và thanh điệu. Các thanh vừa đối lập theo các tiêu chí cao độ (pitch), vừa theo chất thanh (voicequality) hay còn là kiểu tạo âm (phonation type) nhƣ: chất giọng thở (breathy voice), chất giọng kẹt thanh đới (creky voice), hay hiện tƣợng thanh môn hoá (glottalisation) … Sự hình thành và phát triển thanh điệu trong các ngôn ngữ này là kết quả của quá trình mất âm cuối *s, *h, quá trình nhân đôi, nhân ba thanh điệu. Tiếng Tày cũng đƣợc các nhà nghiên cứu coi là thuộc tiểu loại hình “trung” này.
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Từ trong tiếng Tày không có hiện tƣợng biến đổi hình thái. Đặc điểm này của từ tiếng Tày đƣợc thể hiện ở chỗ trong thành phần cấu tạo của từ tiếng Tày không có các yếu tố hình thái (biến tố) chuyên dùng để biểu thị các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp. Trong ngôn ngữ này không có sự hợp dạng giữa các từ trong câu. Khi hoạt động với các chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu, từ tiếng Tày vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm của mình nhƣ từ trọng dạng từ điển. Ví dụ: - Chài điếp noọng! (anh-yêu-em = Anh yêu em) - Noọng điếp chài bấu? (em-yêu-anh-không = Em yêu anh không?) Trong các câu trên, chúng ta thấy chài (anh) và noọng (em) ở hai phát ngôn khác nhau đảm nhiệm những chức vụ ngữ pháp khác nhau (chủ ngữ và bổ ngữ), nhƣng chài và noọng vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm khi tham gia cấu tạo lời nói. Các ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp trong tiếng Tày đƣợc biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hƣ từ. Ví dụ, khi ngƣời Tày nói đến các từ chỉ sự vật nhƣ séc (quyển sách), vở (vở), choòng (bàn), tắng (ghế), rất khó xác định đây là từ chỉ số ít hay số nhiều. Muốn phân biệt đƣợc điều đó ngƣời ta phải sử dụng hƣ từ nằm bên ngoài từ .Ví dụ: bại ăn sec (những quyển sách), bại ăn vở (những quyển vở).... Ở các ngôn ngữ khác thuộc loại hình khác thì hình thức của bản thân từ có thể đã thể hiện rõ đó là số ít hay số nhiều. Ví dụ trong tiếng Anh, bản thân từ book (sách) đã cho chúng ta thấy đây là từ chỉ số ít (ý nghĩa ngữ pháp nằm trong từ). Hoặc để biểu thị các quan hệ ngữ pháp trong câu, ngƣời Tày dùng trật tự từ. Ví dụ: - Câu pây liểu
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 (tao-đi-chơi = Tao đi chơi) - Mầư pây đuổi câu bấu? (mày-đi-cùng-tao-không = Mày đi cùng tao không?) Từ câu (tao) đứng ở vị trí đầu đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ. Khi thay đổi vị trí, câu đứng sau thì chức vụ của nó cũng thay đổi: là đối tƣợng của pây đuổi (đi cùng). Ngoài ra, có thể nói đến một đặc điểm khác: Trong tiếng Tày, hiện nay, không thấy có hiện tƣợng cấu tạo từ bằng phụ tố, phƣơng thức cấu tạo chủ yếu là ghép và láy. Các đặc điểm về loại hình nói trên của tiếng Tày, đặc biệt là cách sử dụng hƣ từ và trật tự từ để biểu thị quan hệ ngữ pháp cũng đƣợc sử dụng, thậm chí là một phƣơng tiện chủ yếu việc tạo lập câu hỏi tiếng Tày. 1.2.2.2.2. Tiếng Tày xét về mặt ngữ âm và cách thể hiện trên chữ viết Tiếng Tày tuy là một ngôn ngữ tƣơng đối thống nhất, tuy nhiên cũng giống nhƣ mọi ngôn ngữ khác ở Việt Nam hiện nay, tiếng Tày cũng đang tồn tại nhiều biến thể địa phƣơng khác nhau, nhất là về mặt ngữ âm và một phần từ vựng. Hệ thống ngữ âm mà chúng tôi lƣợc tả sau đây là hệ thống ở vùng giữa. Cấu tạo một âm tiếng Tày bao gồm 5 thành phần: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Các lớp âm vị đảm nhiệm các thành phần nhƣ sau: a. Âm đầu: Đảm nhiệm thành phần âm đầu là các phụ âm . Tiếng Tày có 24 phụ âm đầu. trong đó có những phụ âm mà trong tiếng Việt không có nhƣ : /pj/; /p̉̉̉̉j/; /bj/; /mj/.
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 STT Chữ ghi âm vị Cách đọc Ví dụ 1 p đọc nhƣ p tiếng Việt (trong các từ : đèn pin, pôpơlin...) pi (năm) put (phơi) pả (bác gái) 2 ph đọc nhƣ p nhƣng luồng hơi bật ra mạnh và đột ngột pha (vách) phan (gọt) phỉ (con ma) 3 pj p đọc mềm hóa, lƣỡi nhích về phía trƣớc và nâng lên phía trên pjai (ngọn) pjàng(nói dối) 4 phj ph đọc mềm hóa phjải (đi bộ) phjác (trán) 5 f môi dƣới chạm hàm răng cửa trên, hơi cọ xát bật ra ngoài fạ (trời) fầy (lửa) 6 b đọc nhƣ b tiếng Việt (trong các từ : ba, bốn, bể...) bó (mỏ) bá (vai) bâu (bức, lá) 7 bj b đọc mềm hóa bjoóc (hoa) bjai (làm cỏ) bjải (nát) 8 m đọc nhƣ m tiếng Việt (trong các từ : mắt, môi, mũi...) mà (về) mạ (con ngựa) 9 mj m đọc mềm hóa mjầu (trầu không) 10 t đọc nhƣ t tiếng Việt (trong các từ : tuơi, tốt...) ta tái (ông ngoại) tá (bố vợ) tắp (gánh)
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 11 th đọc nhƣ t nhƣng bật hơi thả (đợi) thau (dây leo) 12 v đọc nhƣ v tiếng Việt (trong các từ : vui, vắng vẻ...) và (rải) vài (trâu) vằn (ngày) 13 đ đọc nhƣ đ tiếng Việt (trong các từ : đỏ, đen...) đa (cái địu) đăng (mũi) đỏng đó (cằn cỗi) 14 d đọc nhƣ d tiếng Việt (trong các từ : dữ dội, da diết...) da (thuốc) dăp dí (chốc lát) 15 n đọc nhƣ n tiếng Việt (trong các từ : non nước, nắng nóng...) nả (cái mặt) nà (ruộng) nòn (ngủ) 16 x đọc nhƣ x tiếng Việt (trong các từ : xa xôi, xưa...) xa (tìm) xu (tai) xé (cắt, xé) 17 l đọc nhƣ l tiếng Việt (trong các từ : là, lí, lẽ...) lả (muộn) lếp (móng) lủc (con) 18 ch đọc nhƣ ch tiếng Việt (trong các từ : cháu,cho,chỉ...) chài (anh) chả (cây mạ) chử (phải, đúng) 19 nh đọc nhƣ nh tiếng Việt (trong các từ : nhớ, nhà, nhé...) nhả (cỏ) nhình (con gái)
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 20 c k q đọc nhƣ c, k, q tiếng Việt (trong các từ : con, kiến, quang...) co (cây) ka (con quạ) quắn (xoáy) 21 kh đọc nhƣ k nhƣng luồng hơi bật ra mạnh kha (chân) khảu (vào) 22 h đọc nhƣ h tiếng Việt (trong các từ : hoa, hạ, học...) hả (năm) hẩư, hử (cho) hâng (lâu) 23 ng đọc nhƣ ng tiếng Việt (trong các từ : ngôn ngữ, ngọc ngà...) ngà (vừng) ngám (vừa) 24 sl tì lƣỡi lên răng cửa trên nhƣ phát âm s tiếng Việt, sau đó cho hơi đi ra 2 bên cạnh lƣỡi liên tục slửa (áo) slon slư (học) sloong (hai) slam (ba) b. Âm đệm Chỉ là một bán nguyên âm (viết là u hoặc o) đảm nhiệm chức năng này. Ví dụ: quang (con nai) ngòa (hôm qua) khoen (treo)... c. Âm chính Đảm nhiệm chức năng âm chính, là 14 nguyên âm, trong đó có 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Đó là:
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 STT Chữ ghi âm vị Cách đọc Ví dụ 1 i đọc nhƣ i, y tiếng Việt (trong các từ: ti vi, y tá...) y căn (bắt chƣớc) mi (con gấu) sli (bốn) 2 ê đọc nhƣ ê tiếng Việt (trong các từ: đền, mê, tê...) mên (hôi thối) pền rừ (thế nào) dên (nguôi, lạnh) 3 e đọc nhƣ e tiếng Việt (trong các từ: xe, mẹ, bé...) mé (mẹ) te (nó) dẻ (trêu) 4 iê, ya, ia đọc nhƣ iê, ia tiếng Việt (trong các từ: mía, miếu...) tía (cái địu) khiêng (cái thớt) diếc (xé) 5 ƣ đọc nhƣ ư tiếng Việt (trong các từ: thư, sư tử...) mử (mợ) tứn (dậy) fừn (củi) 6 ơ đọc nhƣ ơ tiếng Việt (trong các từ: mơ, cờ, sợ...) nớ (nhé) bơn (ngƣớc mắt) tơ (tơ lụa) 7 â đọc nhƣ â tiếng Việt (trong các từ: thất, ngân, lâm...) phân (mƣa) hây (chúng ta) pây (đi) 8 ƣơ, ƣa đọc nhƣ ươ, ưa tiếng Việt (trong các từ: mượn, mưa...) đứa (mệt) mừa (về) lương (vàng)
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 9 u đọc nhƣ u tiếng Việt (trong các từ: thu, tu hú...) tu mu (con lợn) hún (dấu, vết) lùm (quên) 10 ô đọc nhƣ ô tiếng Việt (trong các từ: ô tô, mồ hôi...) nồm (sữa) cốc bản (trƣởng bản) 11 uô, ua đọc nhƣ uô, ua tiếng Việt (trong các từ: muốn, múa...) tua (con) luông (to) 12 a đọc nhƣ a tiếng Việt (trong các từ: ta, xa, lá...) ta (sông) thả (đợi) nà (ruộng) 13 ă đọc nhƣ ă tiếng Việt (trong các từ: lăn tăn, ngăn...) ăn (chiếc, cái) phjắc (rau) 14 o, oo đọc nhƣ o và oo tiếng Việt (trong các từ: lo, tò mò, xoong...) co (cây) nòn (ngủ) oóc (ra) d. Âm cuối Tiếng Tày có 6 phụ âm và 3 bán nguyên âm làm âm cuối. Chúng tạo thành 3 cặp tƣơng xứng, cân đối là: m n ng ví dụ: nặm (nƣớc) ; kin (ăn); áng (cái vại) p t k ví dụ: háp (gánh); dít (nhặt); nắc (nặng) i u ƣ ví dụ: thỏi (dãy); khảu (vào); bâư (bức, lá) …
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 e. Thanh điệu Tiếng Tày có 6 thanh điệu có tên gọi, với các đặc tính về âm vực và đƣờng nét nhƣ sau: STT Tên gọi Âm vực và đƣờng nét Ví dụ 1 Thanh “không” (không dấu) cao - bằng ma (con chó) lưa (thừa) 2 Thanh sắc ( ) cao - lên mác (quả) dú (ở) 3 Thanh “huyền” ( ) thấp - hơi xuống slườn (nhà) mừa (về) 4 Thanh “hỏi” ( ) cao, xuống thấp, lên(gẫy) nẳng (ngồi) mẻ (mẹ) 5 Thanh “nặng” ( ) thấp, đi xuống - tắc họng mạ (con ngựa) phạ (trời) 6 Thanh “lửng” ( tạm ghi bằng dấu _ dƣới nguyên âm) rất thấp le (là) Các thanh 1 đến thanh 5 có độ cao và tính chất gần giống những thanh có tên gọi tƣơng ứng trong tiếng Việt. Riêng thanh lửng tƣơng đối đặc biệt: Đây là thanh thuộc âm vực thấp hơn thanh “huyền”, có chiều thoai thoải đi xuống. Thanh này tồn tại ở nhiều địa phƣơng Tày (Nùng). Tuy nhiên cũng có những vùng không có thanh “lửng”, những âm tiết mang thanh “lửng” này đƣợc thay bằng những âm tiết mang thanh hỏi. 1.2.2.2.3. Tiếng Tày xét về mặt từ vựng Từ vựng tiếng Tày gồm hai bộ phận: Các từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Tày - Nùng và các từ ngữ vay mƣợn từ các ngôn ngữ khác.
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 Bộ phận thứ nhất là từ vựng có nguồn gốc Tày - Nùng. Đây là bộ phận cơ bản, chiếm vị trí chủ đạo, đƣợc dùng nhiều trong các lĩnh vực đời sống hàng của đông đảo nhân dân. Chẳng hạn: những từ chỉ thiên nhiên: tha vằn (mặt trời), đin (đất), phân (mƣa)…; hay những từ chỉ thời gian, không gian: pi (năm), bươn (tháng), vằn (ngày)…, các từ chỉ động vật: vài (trâu), mu (lợn), ma (chó), nộc (chim), lềnh (khỉ)… Bộ phận thứ hai là các từ ngữ vay mƣợn. Theo điều tra của Ban Xây dựng chữ viết Tày - Nùng trong những năm 1957 - 1960, khi so sánh khoảng hai nghìn từ tiếng Tày ở các vùng thì thấy rằng từ mƣợn của tiếng Việt nhiều hơn từ mƣợn của tiếng Hán. Nguyên nhân của sự vay mƣợn trên là do trong quá trình sống chung, sự giao lƣu văn hóa, sự hòa hợp nhân chủng khiến tiếng Việt ngày càng ảnh hƣởng sâu sắc đến tiếng Tày. Tỉ lệ vay mƣợn ở các địa phƣơng cao nhất từ tiếng Việt là 21,8%, thấp nhất là 4%, còn từ mƣợn của tiếng Hán tỉ lệ cao nhất chỉ là 1%. Lớp từ vựng mƣợn từ tiếng Hán thƣờng đƣợc dùng để diễn đạt những khái niệm trừu tƣợng nhƣ xạ hội chủ nghĩa (xã hội chủ nghĩa), sleng (sinh đẻ), cháo chượng (giáo dƣỡng), hôn hỉ (hoan hỉ, vui mừng)... Các thuật ngữ khoa học, văn hóa cũng thƣờng mƣợn từ tiếng Hán. Tuy nhiên sống trong một môi trƣờng khá thuận lợi về điều kiện, về vị trí địa lí khá đặc biệt nên ngôn ngữ tiếng Tày cũng mang những sắc thái riêng, không thể hòa lẫn với ngôn ngữ của các dân tộc khác. 1.2.2.3. Chữ viết Lịch sử chữ viết Tày đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Trƣớc đây ngƣời Tày chƣa có chữ viết. Đến giai đoạn Cận đại thì chữ Nôm (chữ ghi tiếng Tày trên cơ sở cách ghi ý và tự dạng của chữ Hán ra đời, và đến thời hiện đại khi chữ Nôm vẫn còn tác dụng thì xuất hiện thêm kiểu ghi âm tự dạng latin.
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 Chữ Nôm Tày xuất hiện vào khoảng thế kỉ XV. Sự ra đời của bộ chữ này đã góp phần quan trọng vào việc bảo lƣu, gìn giữ một kho tàng tri thức bách khoa vô cùng quý báu của đồng bào Tày. Xét về nguyên tắc cấu tạo thì chữ Nôm Tày về cơ bản giống chữ Nôm Việt. Mặc dù chữ Nôm Tày chƣa đƣợc nhà nƣớc phong kiến chính thức công nhận, song nó đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong khoảng vài trăm năm ở vùng Tày. Vào thời hiện đại, khi chữ viết mới hệ latin ra đời, chữ Nôm Tày bị lu mờ dần vai trò của mình. Đến năm 1961, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức phê chuẩn phƣơng án chữ viết mới (chữ hệ latin) tƣơng đối hoàn chỉnh. Từ đó, chữ viết Tày hệ latin đƣợc sử dụng và phát triển mạnh. Đặc biệt, vào những năm sáu mƣơi của thế kỉ XX. phong trào học và sử dụng tiếng nói, chữ viết Tày phát triển rầm rộ ở khu tự trị Việt Bắc. Phƣơng án này có mấy đặc điểm chính là: - Dùng chữ cái và ghép vần nhƣ của chữ Quốc ngữ. - Khi viết bỏ dấu sắc trong các âm tiết có âm cuối là p, t, k. - Dùng thêm hai chữ z, w để ghi âm địa phƣơng nếu có. Từ khi đƣợc phê chuẩn, chữ Tày đã đƣợc sử dụng trong giảng dạy và trong các sáng tác văn chƣơng. Nhiều tác phẩm có giá trị, đạt trình độ cao đã ra đời. Có thể kể đến những sáng tác của Nông Minh Châu, Vi Hồng, Nông Quốc Chấn, Ma Trƣờng Nguyên, Nông Viết Toại... Mặc dù tiếng Tày đã có sự phát triển, song việc xác định một hệ thống chữ “chuẩn” còn gặp nhiều khó khăn. Một phần là do tiếng Tày ở các địa phƣơng có một số âm khác biệt nhau, đồng thời chữ Tày chƣa thực sự phổ biến trong đời sống. Với những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, sự tâm huyết của các trí thức Tày cũng nhƣ những ai quan tâm văn hóa của dân tộc này. Hi vọng rằng trong tƣơng lai tiếng Tày sẽ đƣợc hoàn thiện hơn.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 TIỂU KẾT Tiếng Tày là ngôn ngữ của gần hai triệu ngƣời Tày, đồng thời còn là phƣơng tiện giao tiếp chung của nhiều tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất “Việt Bắc”. Có thể nói, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của ngƣời Tày, hỏi là hành vi ngôn ngữ rất phổ biến. Ngoài mục đích để hỏi, thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, ngƣời Tày còn dùng câu hỏi để bộc lộ tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ của mình đối với ngƣời nghe hay đối với sự vật đƣợc nói tới. Nghiên cứu về câu hỏi tiếng Tày là một việc làm cần thiết giúp chúng ta thấy đƣợc những nét đặc sắc trong ngôn ngữ cũng nhƣ trong văn hóa giao tiếp của ngƣời Tày. Cở sở lí luận đƣợc đề cập đến phục vụ cho việc nghiên cứu câu hỏi tiếng Tày là: - Các lí thuyết về câu và sự phân loại câu theo mục đích phát ngôn, mỗi quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời. Câu đƣợc hiểu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thông báo. Xét theo mục đích phát ngôn thì câu đƣợc chia làm bốn loại: câu tƣờng thật, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu hỏi. Trong đó câu hỏi là thể câu thuộc phạm trù phân chia câu theo thực tại hóa. Nó thuộc phạm trù khả năng. Giữa câu hỏi và câu trả lời có mỗi quan hệ gắn bó chặt chẽ, có sự tƣơng hợp về hiệu lực ở lời, về nội dung mệnh đề, về cấu trúc thông báo và về tiền giả định. - Một số khái niệm trong lí thuyết về hội thoại đƣợc đề cập đến khi nói về cơ sở lí thuyết là: sự trao lời, trao đáp và tƣơng tác trong hội thoại, các quy tắc trong hội thoại, nguyên tắc cộng tác trong hội thoại. Những tiền đề lí thuyết có vai trò định hƣớng cho việc nghiên cứu về câu hỏi tiếng Tày. Ngoài ra, lí thuyết về hành vi ngôn ngữ cũng chính là phƣơng diện quan trọng, là cơ sở lí thuyết cần thiết để nghiên cứu về câu hỏi tiếng Tày.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CÂU HỎI TIẾNG TÀY 2.1. CÁC PHƢƠNG TIỆN CHỦ YẾU TRONG CẤU TẠO CÂU HỎI TIẾNG TÀY Để cấu tạo câu hỏi, ngƣời Tày dùng các phƣơng tiện đoạn tính (ngoài ngữ điệu - phi đoạn tính) sau: - Dùng các từ ngữ nghi vấn chuyên biệt - Dùng từ ngữ phủ định - Dùng các từ ngữ biểu thị tình thái ở cuối câu - Lặp lại từ ngữ chỉ tiêu điểm hỏi với từ phủ định nhƣ bấu/mí (không), xằng/bắn (chƣa) ở sau, hoặc những từ chỉ sự lựa chọn nhƣ rụ (hay), rụ cạ (hay là) xen vào giữa Sau đây xin miêu tả cách sử dụng các phƣơng tiện nói trên: 2.1.1. Dùng các từ ngữ nghi vấn chuyên biệt Câu hỏi sử dụng các từ ngữ nghi vấn là loại câu hỏi đƣợc tạo nên trên cở sở những lời xác nhận. Điểm khác là lời xác nhận này có ít nhất một yếu tố chƣa đƣợc xác định rõ và cần làm rõ. Mỗi câu hỏi chính là một câu có “chỗ trống” để điền khuyết thông tin phù hợp. Ngƣời tiếp nhận câu hỏi có thể bằng nhiều cách khác nhau đƣợc đặt trƣớc yêu cầu lấp đầy, hoàn thiện lời xác nhận ấy để cho nó trở nên chân thực. Số lƣợng các câu trả lời cho câu hỏi loại này có thể không chỉ là một. Chúng có thể tƣơng ứng với các khả năng có thể đƣợc dùng để lấp đầy các chỗ trống cho phù hợp. Ngƣời nói khi đƣa ra câu hỏi loại này có nhu cầu muốn đƣợc ngƣời tiếp nhận lấp đầy thông tin còn thiếu hoặc thông tin chƣa rõ. Ngƣời tiếp nhận đƣợc coi là thực hiện đúng nguyên tắc cộng tác hội thoại, lấp đầy chỗ trống,
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 hoàn thiện phần thông tin ngữ nghĩa còn thiếu, khi đƣa ra đƣợc câu trả lời thích hợp trong những hoàn cảnh cụ thể của cuộc thoại. Trong một số trƣờng hợp, câu hỏi loại này đƣợc đƣa ra nhƣng ngƣời hỏi lại không nhằm mục đích muốn ngƣời tiếp nhận điền khuyết thông tin còn thiêu mà nó lại hƣớng đến một (hoặc những) mục đích khác. Các câu hỏi đƣợc sử dụng trong những trƣờng hợp nhƣ vậy đƣợc gọi là câu hỏi “không chính danh”. Trong các tác phẩm văn chƣơng thì đó đƣợc gọi là các “câu hỏi tu từ”. Để cấu tạo các câu hỏi loại này, tiếng Tày có các từ ngữ nghi vấn nhƣ: cầư, cần tầư, lăng, hết lăng, ăn lăng, pền lăng, pền rừ/pền lừ, tầư, dú tầư, pửa tầư, hâu, tỉ hâu, dú tỉ hâu, kỉ, kỉ lai... Trong cấu trúc của câu hỏi có chứa từ ngữ nghi vấn, thì từ ngữ nghi vấn đó có thể đứng ở vị trí đầu câu, giữa câu hay cuối câu tùy theo mục đích hỏi. Ví dụ: - Đứng đầu câu: Pây tầư mà đăm pện nảy? (đi-tầư-mà-tối-thế-này = Đi đâu mà tối thế này?) - Đứng giữa câu: Tứ nảy thâng bản Cốc Bây độ kỉ lai cái hin, bảc nỏ? (từ-đây-tới-bản-Cốc Bây-khoảng-kỉ lai-cây số-bác-nhỉ = Từ đây tới bản Cốc Bây là bao nhiêu cây số bác nhỉ?) - Đứng cuối câu: Pỉ noọng dú slường hết lăng? (chị-dâu-ở-nhà-hết lăng = Chị dâu ở nhà làm gì?) Khi tạo lập câu hỏi các từ ngữ nghi vấn này thƣờng nằm trong bốn kiểu cấu trúc cơ bản sau:
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 a, Từ ngữ nghi vấn - động từ - bổ ngữ, ví dụ: Cầư pây tan nà lai? (cầư-đi-gặt-ruộng-nhiều = Ai đi gặt lúa nhiều?) b, Chủ ngữ - từ ngữ nghi vấn - bổ ngữ, ví dụ: Ăn mừ pền lăng chắng rẻo poọc pện tỷ? (cái-tay-pền lăng-mà-bọc cuộn-thế này = Cái tay làm sao mà buộc vào nhƣ này?) c, Chủ ngữ - động từ - từ ngữ nghi vấn - (bổ ngữ), ví dụ: - Pả ơi ăn này phuối Tày roọng hết ăn lăng? (bá-ơi-cái-này-nói-gọi-Tày-làm-ăn lăng = Bá ơi cái này tiếng Tày gọi là cái gì?) - Bại lủc đếch pây au phừn dú tầư mà hất ngài? (những-trẻ con-đi-lấy-củi-dú tầư-về-làm-cơm = Bọn trẻ lấy củi ở đâu về nấu cơm?) d, Chủ ngữ - động từ - bổ ngữ - từ ngữ nghi vấn, ví dụ: Bảc Hồ phác thư hử đại hội bại dân tộc nọi cần khảu pi bươn lăng? (Bác-Hồ-gửi-thƣ-cho-đại hội-những-dân tộc-ít-ngƣời-vào-năm-tháng lăng = Bác Hồ gửi thƣ tới đại hội các dân tộc ít ngƣời vào tháng năm nào?) Dựa vào phạm vi biểu thị, các từ ngữ nghi vấn trên có thể quy thành các nhóm sau: a. Hỏi về ngƣời Để hỏi về nggƣời (chủ thể của hành động hoặc đối tƣợng của hành động) ngƣời Tày sử dụng các từ ngữ cầư, cần tầư theo hai cấu trúc sau: Cấu trúc1: Cầư / cần tầư - động từ - bổ ngữ - Cầư pây thị xạ đuổi noọng dế? (cầư-đi-thị xã-với-em-thế = Ai đi thị xã với em thế?) - Cần tầư phuối hử noọng chắc?
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 (cần tầư-nói-cho-em-biết = Ngƣời nào nói cho em biết?) Cấu trúc 2: Chủ ngữ - động từ - cần tầư / cầư - Sloong tu vài kin nhả dú noọc le cúa cầư? (hai-con-trâu-ăn-cỏ-ở-ngoài-là-của-cầư = Hai con trâu đang ăn cỏ ở ngoài kia là của ai?) - Lục đếch đang háy le lục cần tầư? (đứa-bé-đang-khóc-là-con-cần tầư = Đứa bé đang khóc là con ai?) Xét về mặt ngữ nghĩa thì cầư và cần tầư có nét nghĩa tƣơng đƣơng nhau. Tuy nhiên, hiện nay ở các địa phƣơng đƣợc khảo sát về tiếng Tày, ngƣời Tày có xu hƣớng sử dụng cụm từ nghi vấn cần tầư thay cho từ nghi vấn cầư để hỏi về đối tƣợng là ngƣời. Trong cấu trúc câu, khi từ ngữ nghi vấn cầư, cần tầư đứng ở vị trí đầu câu hỏi thì tiêu điểm nghi vấn sẽ thuộc chủ thể của hành động. Lúc này thông tin cần xác định là chủ thể gây ra hành động. Ví dụ: (1)- Cầư hất ngài hử noọng? (cầư-làm-cơm-cho-em = Ai nấu cơm cho em?) (2)- Cần tầu tạy noọng nhình slon tắm phải? (cần tầư-dạy-chị em-học-dệt-vải = Ai dạy chị em dệt vải?) Đối tƣợng nghi vấn ở ví dụ (1) là chủ thể của hành động hất ngài hử noọng (nấu cơm cho em). Đối tƣợng nghi vấn ở ví dụ (2) là chủ thể của hành động tạy noọng nhình slon tắm phải (dạy chị em học dệt vải). Khi tiêu điểm nghi vấn thuộc về bổ ngữ của câu thì từ ngữ nghi vấn sẽ nằm ở phía cuối phát ngôn. Ví dụ: - Ò đếch nảy le lục cúa cần tầu? (thằng-bé-này-là-con-của-cần tầư = Thằng bé này con của ai?) - Cọn lếch le nghề cúa cần tầu? (rèn-là-nghề-của-cần tầư = Nghề rèn là nghề của ngƣời nào?)