SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
MA THỊ HOÀNG LIÊN
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
ĐẾN
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh, Tháng 5/2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
MA THỊ HOÀNG LIÊN
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
ĐẾN
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài Chính
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
TS ĐINH THỊ THU HỒNG
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hỗ trợ của Cô
hướng dẫn là TS. Đinh Thị Thu Hồng. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là
trung thực, có cập nhật và kế thừa từ các tài liệu. Số liệu được thu thập bởi chính tác
giả từ những nguồn đáng tin cậy được nêu rõ trong phần phụ lục và phần tham khảo.
Những số liệu này được tính toán, hiệu chỉnh cho phù hợp với mô hình và được kiểm
định bằng chương trình stata chỉ phục vụ riêng cho nghiên cứu này. Một số đánh giá,
nhận xét, kết luận cũng như sốliệu từ các nguồn khác đều được chú thích rõ nguồn gốc
để thuận lợi trong việc tra cứu và kiểm chứng.
Tp. HCM ngày 28 tháng 05 năm 2019
Tác giả
Ma Thị Hoàng Liên
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, Công ty Điện
lực Sài Gòn đã đề cử tôi tham gia khoá học này và đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn các Thầy, Cô khoa Tài Chính Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn, tiến sĩ Đinh Thị Thu Hồng, đã góp
ý, chỉnh sửa và nhất là động viên để tôi hoàn thành nghiên cứu của mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều giúp đỡ từ các bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình. Xin cám ơn đến các Anh Chị đã hỗ trợ tôi trong việc thu
thập và phân tích số liệu, xây dựng mô hình và các gợi ý đề xuất chính sách.
Cuối cùng, xin cám ơn các thành viên trong gia đình nhỏ của tôi đã thông cảm, động
viên và hy sinh nhiều thời gian để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..........................................................................................viii
TÓM TẮT ...........................................................................................................................ix
ABSTRACT ......................................................................................................................... x
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU.................................................................................................1
1. 1 Đặt vấn đề................................................................................................................................1
1.2 Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................................1
1.3 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................2
1.4 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3
1.6 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................4
CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT ................................................................................ 6
2.1. Tỷ giá hối đoái.........................................................................................................................6
2.2. Cán cân thương mại...............................................................................................................15
2.3. Lý thuyết về tỷ giá và cán cân thương mại ............................................................................18
2.4. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tỷ giá và cán cân thương mại.........................................23
2.5. Kinh nghiệm của các nước về chính sách tỷ giá ....................................................................27
2.6 Bài học giúp Việt Nam điều hành tỷ giá và cải thiện cán cân thương mại..............................30
CHƯƠNG 3. TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI ................................................. 33
3.1. Tình hình cán cân thương mại Việt Nam...............................................................................33
3.2. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá của Việt Nam................................................................36
3.3. Thực trạng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại.......................................40
CHƯƠNG 4. KIỂM ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH.............................................. 44
4.1 Lựa chọn mô hình và giải thích các biến số............................................................................44
4.2 Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................................................46
4.3 Kiểm định dữ liệu và chạy mô hình........................................................................................53
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................68
iv
5.1 Kết luận...................................................................................................................................68
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................................69
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai.......................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 73
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 76
Phụ lục 1. XNK & Cán cân thương mại của Việt Nam (106
USD...............................................76
Phụ lục 2.1. Xuất khẩu của Việt Nam đến 15 đối tác chính (103
USD) ........................................77
Phụ lục 2.2. Xuất khẩu của Việt Nam đến 15 đối tác chính (tt) (103
USD)...................................78
Phụ lục 3.1. Nhập khẩu của Việt Nam từ 15 đối tác chính (103
USD)..........................................79
Phụ lục 3.2. Nhập khẩu của Việt Nam từ 15 đối tác chính (tt) (103
USD)....................................80
Phụ lục 4.1. Tỷ trọng thương mại 2 chiều của 15 đối tác với Việt Nam.......................................81
Phụ lục 4.2. Tỷ trọng thương mại 2 chiều của 15 đối tác với Việt Nam(tt)..................................82
Phụ lục 5.1. Tỷ giá hối đoái của 14 đối tác và Việt Nam với USD ..............................................83
Phụ lục 5.2. Tỷ giá hối đoái của 14 đối tác và Việt Nam với đồng USD (tt)...............................84
Phụ lục 6.1. Chỉ số giá tiêu dùng của 15 đối tác và Việt Nam 2006 - 2016.................................85
Phụ lục 6.2. Chỉ số giá tiêu dùng của 15 đối tác và Việt Nam 2006 – 2016................................86
Phụ lục 7. Tỷ giá hối đoái thực đa phương của 15 nước và Việt Nam .........................................87
Phụ lục 8.1. GDP theo quý của 15 đối tác và của Việt Nam (%)..................................................88
Phụ lục 8.2. GDP theo quý của 15 đối tác và của Việt Nam (%) (tt)............................................89
Phụ lục 9. Tổng hợp số liệu theo mô hình TB=f(REER, GDPVN, GDP15)....................................90
Phụ lục 10. Chọn độ trễ (lag) tối ưu cho các biến số ....................................................................91
Phụ lục 11. Chọn độ trễ (lag) tối ưu cho các vi phân của các biến số...........................................92
Phụ lục 12. Kiểm định tính dừng cho các chuỗi LTB và DLTB...................................................93
Phụ lục 13. Kiểm định tính dừng cho các chuỗi LREER và DLREER ........................................94
Phụ lục 14. Kiểm định tính dừng cho các chuỗi LGDPVN..........................................................95
Phụ lục 15. Kiểm định tính dừng cho các chuỗi LGDP15 và DLGDP15.....................................96
Phụ lục 16. Kiểm định Johansen Co-integration cho 4 chuỗi.......................................................97
Phụ lục 17. Kết quả kiểm định VAR bằng Stata...........................................................................98
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Asian Development Bank, Ngân hàng phát triển Châu Á
APEC Asia-Pacific Economic Cooperation, Diễn đàn HTKT châu Á – TBD
ASEAN Association of Southeast Asia Nations, Hiệp hội các quốc gia ĐNA
AUD Australian dollar, Đồng đô la Úc
BOJ Bank of Japan, Ngân hàng trung ương Nhật Bản
BQLNH Bình quân liên ngân hàng
CNY Chinese Yuan, Đồng nhân dân tệ
CPI Consumer Price Index, Chỉ số giá tiêu dùng
EU European Union, Liên minh châu Âu
EUR Đồng tiền chung của Liên minh châu Âu
FDI Foreign Direct Investment, Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII Foreign Institutional Investor, Đầu tư nước ngoài trên thị trường tài chính
GDP Gross domestic product, Tổng sản phẩm quốc nội
GSO Tổng cục thống kê
HSBC Hongkong and Shanghai Banking Corporation
HKD Đô la Hồng Kong
IMF International Monetary Fund, Quỹ tiền tệ quốc tế
JPY Japanese Yen, Đồng Yên Nhật
MYR Đồng ringit Malayxia
vi
NEER Nominal Effective Exchange rate, Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đaphương
NER Nominal Exchange Rate, Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung Ương
ODA Official development assistance, Hỗ trợ phát triển chính thức
REER Real Effective Exchange rate, Tỷ giá hối đoái thực đa phương
RER Real Exchange rate, Tỷ giá hối đoái thực song phương
RUB Đồng rúp Nga
THB Thailand Baht, Đồng bạt Thái
USD United States Dollar, Đồng đô la Mỹ
VCB Vietcombank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
VIB Ngân hàng Quốc tế
VND Đồng Việt Nam
WB World Bank, Ngân hàng thế giới
WON Đồng tiền của Hàn Quốc
WTO World Trade Organization, Tổ chức thương mại thế giới
X/N Tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Tỷ số cán cân thương mại của Việt Nam từ 2006 đến 2016......................49
Bảng 4.2 Tỷ số hối đoái thực đa phương của VNĐ với rổ tiền tệ 15 nước...............51
Bảng 4.3 Tăng trưởng GDP theo quý năm trước của Việt Nam từ 2006 đến 2016...52
Bảng 4.4 Tăng trưởng GDP theo quý năm trước của 15 nước từ 2006 đến 2016 .....52
Bảng 4.5 Kiểm định ADF – LTB..............................................................................55
Bảng 4.6 Kiểm định ADF – D.LTB..........................................................................56
Bảng 4.7 Kiểm định ADF – LREER.........................................................................57
Bảng 4.8 Kiểm định ADF – D.LTB..........................................................................58
Bảng 4.9 Kiểm định ADF – LGDPVN .....................................................................59
Bảng 4.10 Kiểm định ADF – LGDP15.....................................................................60
Bảng 4.11 Kiểm định ADF – D.LGDP15 ......................................................................... 61
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn và dài hạn ....................................19
Hình 3.1 Cán cân thương mại của Việt Nam từ 2006 đến 2016................................33
Hình 4.1 Xuất khẩu của Việt Nam đến 15 nước trong năm 2016..............................48
Hình 4.2 Nhập khẩu của Việt Nam từ 15 nước trong năm 2016 ...............................48
Hình 4.3 Tỷ trọng thương mại 2 chiều của 15 nước với Việt Nam trong năm 2016. 49
Hình 4. 4 Vòng tròn đơn vị VAR ..............................................................................64
Hình 4. 5 Hàm phản ứng xung Impulse Response Function.....................................66
ix
TÓM TẮT
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc nhận diện
những tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại là hết sức cần thiết và cấp
bách. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu trong giai đoạn 2006 đến
2016 theo từng quý để tìm hiểu đồng nội tệ được đánh giá cao hay thấp so với rổ tiền
tệ gồm 15 đối tác thương mại chính. Qua đó, phân tích được những tác động của tỷ
giá hối đoái đến cán cân thương mại và đề xuất những kiến nghị trong việc điều hành
tỷ giá của đất nước, hỗ trợ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương
mại. Nghiên cứu này sử dụng Kiểm tra gốc đơn vị, kiểm định đồng liên kết và sử
dụng mô hình vector tự hồi quy VAR và phân tích hàm phản ứng đẩy – cơ chế truyền
tải sốc IRF. Những phát hiện chính của nghiên cứu này là: (i) không tồn tại mối quan
hệ trong dài hạn giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái; (ii) tỷ giá hối đoái thực
là một biến số quan trọng đối với cán cân thương mại và chính sách tỷ giá trung tâm
linh hoạt là công cụ hữu hiệu để cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn và dài
hạn; (iii) kết quả cho thấy hiệu ứng đường cong J có tồn tại trong ngắn hạn nhưng
không đáp ứng điều kiện Marshall – Lerne trong dài hạn.
Từ khóa: Tỷ giá hối đoái, Cán cân thương mại, Phá giá, Đồng liên kết, Kinh tế Việt Nam
x
ABSTRACT
Vietnam is deeply integrating into the world economy. Identifying the impacts of
exchange rates on the trade balance is essential and urgent. The study was carried out
based on data from 2006 to 2016 quarterly to find out whether the local currency is
undervalued or overvalued compared to her 15 major trading partners’ currencies.
Thereby, analyzing the impacts of the exchange rate on the trade balance and
proposing recommendations for policies of exchange rate operation, supporting
exports and restricting imports and improving trade balance. This study uses Unit
Root Testing, co-integration testing, autoregression vector model (VAR) and impulse
response function analysis (IRF). The main findings of this study are: (i) there is no
long-term relationship between the trade balance and the exchange rate; (ii) the real
exchange rate is an important variable for the trade balance and flexible exchange
rate policy is an effective tool to improve the trade balance in the short and long term;
(iii) The results show that the J curve effect exists only in the short term but does not
meet Marshall - Lerne conditions in the long term.
Keywords: Exchange rate, Trade balance, Devaluation, Cointegration, Vietnam economy
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1. 1 Đặt vấn đề
Tỷ giá là một biến số kinh tế tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế
nhưng hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động lại rất khác nhau, trong đó
tác động của tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu và sức mạnh cạnh tranh thương mại
là rõ ràng và nhanh chóng. Đồng thời thặng dư hay thâm hụt cán cân thương mại có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng nó luôn là một bộ phận không thể thiếu được trong phân
tích kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế mở.
Vì tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước
với hàng hóa trên thị trường quốc tế nên nó là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc
gia. Theo yết giá trực tiếp thì khi tỷ giá hối đoái tăng cao, cán cân thương mại của
một quốc gia sẽ tăng lên và khi tỷ giá hối đoái giảm, cán cân thương mại sẽ giảm đi
vì đồng tiền của một quốc gia yếu sẽ làm cho hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó rẻ
hơn ở thị trường nước ngoài và nhập khẩu thì trở nên đắt hơn. Ngược lại, một đồng
tiền mạnh lên thì hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này ra nước ngoài sẽ đắt hơn và
hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn
Trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần điều
chỉnh tỷ giá hối đoái như thế nào để cải thiện cán cân thương mại, do đó điều hành tỷ
giá hối đoái đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế và ổn định tài
chính của một quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, NHNN cần phải xác định tỷ giá
hối đoái thực. Việc xác định tỷ giá hối đoái thực và mức độ tác động của tỷ giá thực
đến cán cân thương mại chính xác là bao nhiêu rất có ý nghĩa trong việc phân tích và
lựa chọn các chính sách điều hành tỷ giá thích hợp.
1.2 Bối cảnh nghiên cứu
Trong khoảng vài năm gần đây, chủ đề phá giá hay không phá giá Việt Nam đồng
luôn được các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách bàn thảo rất nhiều trên
các phương tiện truyền thông. Các ý kiến phá giá đưa ra nhằm cải thiện sức cạnh
2
tranh của hàng hóa Việt nam. Phá giá đồng nội tệ ở đây hàm ý thay đổi tỷ giá thực.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính sách tỷ giá cần phải ổn định để ổn định giá và
kinh tế vĩ mô, đồng thời kiềm chế lạm phát.
Để đánh giá mức tỷ giá hiện nay có phù hợp với nền kinh tế hay không thì cần căn
cứ vào các cơ sở khoa học. Việc xác định mức tỷ giá cần thực hiện cẩn trọng để đáp
ứng cho nhiều mục tiêu khác nhau của nền kinh tế như khả năng cạnh tranh hàng hóa
và ổn định môi trường vĩ mô cũng như một số mục tiêu khác của đất nước.
Chính vì thế, việc xác định tỷ giá thực đa phương trên cơ sở điều chỉnh yếu tố lạm
phát của Việt Nam với một số đối tác được chọn sẽ là một mức tỷ giá mục tiêu thích
hợp để tiến hành đánh giá mức độ phù hợp của mức tỷ giá danh nghĩa phục vụ cho
những mục tiêu nêu trên nhất là việc đảm bảo cho khả năng cạnh tranh cho hàng hóa.
1.3 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, việc nhận diện
những tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam là việc làm cần
thiết trong bối cảnh các tổ chức, hiệp hội quốc tế yêu cầu phải dỡ bỏ các rào cản thuế
quan, hạn ngạch hàng hóa theo lộ trình cam kết để giảm dần việc bảo hộ thương mại.
Vì thế, việc xây dựng một cơ sở khoa học để xác định tỷ giá hiện tại là hết sức cần
thiết để đảm bảo cho việc hàng hoá của Việt Nam luôn cạnh tranh trong thương mại
quốc tế.
Do Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập nên tỷ giá thực có sự biến
động mạnh vào từng thời điểm khác nhau và vì thế sẽ có nhiều cách nhận định khác
nhau về chính sách tỷ giá. Một chính sách tỷ giá không hợp lý cũng có thể đưa một
quốc gia rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế. Vì vậy sự biến động trong cán cân thương
mại do biến động tỷ giá là một vấn đề quan trọng và cơ bản trong chính sách kinh tế
vĩ mô.
3
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu Việt Nam đồng được định giá cao hay thấp so với một rổ tiền tệ gồm 15
quốc gia là đối tác thương mại chính của Việt Nam. Phân tích tổng quan về tác động
của tỷ giá hối đoái thực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Nhận định về chính sách cũng như đưa ra dự báo về tỷ giá để đảm bảo hàng hóa có
ngang giá sức mua trong thương mại quốc tế với các đối tác được chọn nghiên cứu.
Qua kết quả nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với điều hành tỷ
giá. Từ đó có thể xây dựng và hoàn thiện dần cơ chế phù hợp và tạo ra môi trường
thuận lợi để duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong mậu dịch quốc tế, đưa
việc điều hành tỷ giá trở thành công cụ tốt cho nền kinh tế.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu:
 Tỷ giá thực đa phương giữa Việt Nam đồng và các đồng tiền của các nước có
tỷ trọng thương mại cao với Việt Nam
 Tỷ giá của các đồng tiền các nước này so với đồng đô la Mỹ
 Xuất nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của các đối tác thương mại nói
trên và Việt Nam.
 Tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các đối tác thương mại này và
của Việt Nam.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đồng tiền của các đối tác thương mại được chọn tham gia rổ tiền tệ để tính tỷ giá
thực với Việt Nam đồng và với đồng đô la Mỹ là 15 nước đối tác chính của Việt Nam
gồm: Australia, China, France, Germany, Hong Kong, India, Japan, Korea, Malaysia,
Russia, Singapore, Switzerland, Thailand, United Kingdom và USA.
4
Số liệu thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), Ngân hàng thế giới (WB),
Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Bộ tài chính và các trang thông tin điện tử của các tổ chức
Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Các số liệu này được thu thập từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2016, lấy năm 2010 là
năm cơ sở.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp luận
Sử dụng lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) để phân tích mối quan hệ giữa lạm phát
và tỷ giá hối đoái. Sau đó dùng tỷ giá đang giao dịch trên thị trường so với tỷ giá
ngang giá sức mua sẽ biết được đồng nội tệ định giá cao hay thấp.
Sử dụng lý thuyết đường cong J; hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall-
Lerner để phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại.
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu
Có rất nhiều mô hình để xác định tỷ giá mục tiêu như nghiên cứu của nhà kinh tế
Sebastian Edwards (1988) về ước lượng tỷ giá thực cân bằng dài hạn; mô hình tỷ giá
thực là công cụ để đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hóa; mô hình kinh tế vĩ mô
mở. Trong mô hình này, các khu vực kinh tế, thị trường tiền tệ, thị trường tài chính,
các chính sách vĩ mô được liên kết trong một tổng thể để đánh giá tác động của các
chính sách. Nó cũng cho phép đánh giá các tác động đến cán cân vốn và cán cân vãng
lai của chính sách tỷ giá.
Trong nghiên cứu này, tác giả chọn mô hình tỷ giá thực đa phương để xác định tỷ giá
mục tiêu. Việc chọn tỷ giá thực đa phương để nghiên cứu là vì trong hầu hết mọi
trường hợp, các nhà kinh tế và các nhà làm chính sách quan tâm nhiều hơn đến tỷ giá
hối đoái thực đa phương khi muốn đo lường độ lệch hướng (bị định giá cao hay thấp)
của một đồng tiền. Đơn giản là vì một quốc gia không chỉ giao dịch thương mại với
chỉ một quốc gia mà còn với rất nhiều các quốc gia khác. NHNN kỳ vọng tỷ giá này
5
là một cơ sở quan trọng để điều hành tỷ giá hướng về mức ngang giá sức mua nhằm
đảm bảo và duy trì vị thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và đảm bảo tỷ giá đạt
mức cân bằng dài hạn.
Các bước thu thập dữ liệu, mô tả thống kê, phân tích định lượng bằng phương pháp
hồi quy để tiến hành ước lượng tỷ giá thực đa phương của Việt Nam, tỷ giá thực song
phương của các đối tác so với đồng đô la Mỹ.
Trước tiên cần tính toán và so sánh tỷ giá thực của Việt Nam đồng và các đồng tiền
trong rổ tiền nghiên cứu với đô la Mỹ. Xem xét trong giai đoạn từ 2006 đến 2016 về
mức độ định giá các đồng tiền này so với đô la Mỹ. Tiếp theo, tỷ giá thực đa phương
sẽ được tính toán để đánh giá mức độ định giá của tiền đồng so với rổ tiền tệ, từ đó
đưa ra các nhận xét về chính sách tỷ giá hiện hành.
Nghiên cứu được tiến hành qua việc kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa
phương và cán cân thương mại, qua đó đánh giá được tác động của tỷ giá đến hoạt
động xuất nhập khẩu.
Kết cấu của luận văn
Chương 1. Giới thiệu
Chương 2. Khung lý thuyết
Chương 3: Tỷ giá và cán cân thương mại
Chương 4: Kiểm định và kết qủa phân tích
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
6
CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT
2.1. Tỷ giá hối đoái
2.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Đối với các quan hệ tài chính, đầu tư và kinh doanh thương mại quốc tế đòi hỏi các
quốc gia phải thiết lập các quan hệ giao dịch thanh toán với nhau. Tuy nhiên, hầu hết
các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình. Vì vậy, thanh toán giữa
các quốc gia dẫn đến việc trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau, từ đó các khái niệm
về tỷ giá và tỷ giá hối đoái đã ra đời.
 Tỷ giá là số đơn vị ngoại tệ trên một đơn vị nội tệ (theo yết giá gián tiếp) hoặc
số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ (theo yết giá trực tiếp)
 Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau.
Như vậy, tỷ giá hối đoái là sự biểu hiện tương quan giá cả của hai đồng tiền giữa hai
nước khác nhau. Hay, tỷ giá chính là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông
qua đồng tiền khác.
2.1.2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá danh nghĩa là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác
nhưng chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng
Tỷ giá danh nghĩa được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối,
tỷ giá này được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng mua bán thương mại, hợp tác
đầu tư và thanh toán tín dụng. Ngoài ra, đây là mức tỷ giá được sử dụng trong việc
phân tích tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực cũng
như toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (NER) Là tỷ lệ trao đổi số tuyệt đối giữa
hai đồng tiền, là giá cả của đồng tiền của một nước so với đồng tiền của một nước
khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước.
7
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương (NEER). Khi tỷ giá song phương thay đổi
chúng ta sẽ biết chính xác đồng tiền nào lên giá và đồng tiền nào giảm giá. Tuy nhiên,
tại một thời điểm nhất định một đồng tiền có thể lên giá với đồng tiền này nhưng lại
giảm giá với đồng tiền kia. Vì vậy, để biết được một đồng tiền là lên giá hay giảm
giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại, người ta sử dụng khái niệm tỷ giá danh nghĩa
đa phương.
Tỷ giá danh nghĩa đa phương phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với
các đồng tiền còn lại (hoặc một rổ các đồng tiền được chọn) và tỷ giá này được biểu
thị dưới dạng chỉ số.
NEER được tính trên cơ sở một rổ tiền tệ được chọn. Thông thường, rổ tiền tệ sẽ bao
gồm các đối tác chính của quốc gia đó thông qua tổng xuất nhập khẩu với nước sử tại
và một số nước có ngoại tệ mạnh như đồng USD, EUR hay đồng Franc của Thuỵ Sỹ
Tiếp đó, NEER được tính bằng cách tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa của các
đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng.
Tỷ trọng của tỷ giá song phương có thể lấy tỷ trọng thương mại của nước có đồng
nội tệ đem tính NEER so các nước có đồng tiền trong rổ được chọn:
 Gọi t = 0 là kỳ gốc; t = i là các thời kỳ được chọn nghiên cứu (với i = 1, 2, …,
n)
 Gọi E0
j; Ei
j lần lượt là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ
thứ j trong rổ tiền tệ tại thời kỳ t=0 và t=i; Wj là trọng số thương mại của đồng
tiền các quốc gia (với j = 1, 2, …, n).
 Tại t=0: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n là: e0
n =
E0
/ E0
n
 Tại t=i: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n là ei
n = Ei
/
Ei
n. Ta có công thức tính:
8
(
𝑛
𝑁𝐸𝐸𝑅$ = & 𝑒$𝑤(
2.1.3. Tỷ giá hối đoái thực
(+1
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh theo trạng thái
ngang giá sức mua của hai đồng tiền, là trạng thái cân bằng mà tại đó lượng hàng hóa
mua được bởi đồng ngoại tệ và đồng nội tệ là như nhau, nghĩa là không có sự khác
biệt trong sự nắm giữ giữa hai đồng tiền.
Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia, và nó được
xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa và mức chỉ số giá tiêu dùng trong
nước và quốc tế. Tỷ giá thực được chính phủ sử dụng để điều hành thị trường ngoại
hối và điều hành chính sách trong việc kiểm soát tiền tệ.
Về mặt ý nghĩa, tỷ giá hối đoái thực đo lường sức mua của một đơn vị ngoại tệ ở nền
kinh tế nước ngoài trong mối quan hệ tương đối với sức mua của một lượng nội tệ
tương đương của nền kinh tế trong nước. Tỷ giá thực cần phải được xác định trong
mối quan hệ với những đối tác mà chúng có quan hệ mậu dịch thông qua cách tiếp
cận với cách tính tỷ giá thực song phương và tỷ giá thực đa phương.
Tỷ giá thực có thể được xác lập trong mối quan hệ với một đối tác thương mại hoặc
dựa trên trung bình cho tất cả các đối tác thương mại chính hoặc các quốc gia cạnh
tranh. Trong trường hợp so sánh giữa hai nước, tỷ giá thực được gọi là tỷ giá thực
song phương (BRER). Và trong trường hợp thứ hai, so sánh với hàng loạt các bạn
hàng mà một quốc gia có quan hệ mậu dịch được gọi là tỷ giá thực đa phương (MEER)
hay còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực (REER) và được tính toán trên cơ sở trung bình có
trọng số.
9
3
Ứng dụng lý thuyết ngang giá sức mua (Power Purchasing parity – PPP)
Theo lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) thì tỷ giá hối đoái sẽ biến động để bù đắp
cho sự chênh lệch trong lạm phát giữa hai quốc gia để trạng thái ngang giá sức mua
được duy trì. Vì vậy, nếu ngang giá sức mua tồn tại thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ
thể hiện đúng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài. Do
đó, lý thuyết PPP có những ứng dụng sau:
Dùng ngang giá sức mua để dự báo tỷ giá. Lý thuyết ngang giá sức mua ngoài việc
giải thích tại sao mức lạm phát tương đối giữa hai nước có thể ảnh hưởng đến tỷ giá
hối đoái mà nó còn cung cấp thông tin để dự báo về các tỷ giá hối đoái.
Giá trị của một đồng tiền tại thời điểm St+1 sẽ là một hàm số của tỷ giá giao ngay hiện
tại ở thời điểm cân bằng St với chênh lệch lạm phát:
𝑆𝑡/1 = 𝑆𝑡(1 + 𝑒3)
Trong đó, 𝑒 = 1/𝐼6 − 1 là tỷ lệ thay đổi theo giá trị của đồng ngoại tệ.
1/𝐼7
Thay vào, ta có:
𝑆 = 𝑆 [1 +
1 + 𝐼;
− 1]
𝑡/1 𝑡
1 + 𝐼3
Trong đó Ih & If là tỷ lệ lạm phát trong nước và nước ngoài.
Công thức tính gần đúng: 𝑆𝑡/1 = 𝑆𝑡[1 + =𝐼; − 𝐼3>]
Tính tỷ giá thực Khi ngang giá sức mua tồn tại, giá cả của rổ hàng hóa trong nước
sẽ bằng với giá cả của rổ hàng hóa đó mua ở nước ngoài nếu tính theo một đồng tiền
chung. Tỷ giá quy đổi theo đồng tiền chung này gọi là tỷ giá theo ngang giá sức mua
Sppp. Đây là mức tỷ giá cân bằng giữa sức mua hàng trong nước và sức mua hàng
nước ngoài. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa khác tỷ giá hối đoái theo PPP có nghĩa là
không có ngang giá sức mua trong trường hợp này. Lúc đó sức mua hàng trong nước
hoặc cao hơn hoặc thấp hơn có nghĩa là sức cạnh tranh hàng hóa trong nước sẽ cao
10
hoặc thấp. Chính phủ các nước sử dụng thước đo chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa
và tỷ giá PPP để thực hiện mục tiêu điều hành cán cân tài khoản vãng lai. Một dạng
thước đo này là tỷ giá thực.
 Tỷ giá thực song phương (BRER)
Tỷ giá thực song phương là cách đơn giản và dễ nhất để tính toán các chỉ số tỷ giá
thực. Chúng so sánh giá cả của một rổ hàng hóa tiêu dùng hay sản xuất đại diện của
nước chủ nhà và giá cả của một rổ hàng hóa làm đại diện ở nước ngoài được ước tính
bằng một loại tiền, có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ và chỉ ra giá trị tương đối của nội tệ
1
và ngoại tệ:
𝑩𝑹𝑬𝑹 =
𝑺. 𝑷𝒉
𝑷𝒇
Trong đó, S là chỉ số tỷ giá danh nghĩa. Tùy theo quy ước trong cách yết giá, trong
cách yết giá trên, tỷ giá danh nghĩa được quy ước là một đơn vị ngoại tệ đổi lấy được
bao nhiêu đơn vị nội tệ (yết giá trực tiếp) 1
. Pf và Ph là chỉ số giá chung ở nước ngoài
và trong nước. Với các quy ước này, BRER tăng lên hàm ý dồng nội tệ bị định giá
thấp và ngược lại
 Tỷ giá thực đa phương (REER)
Tỷ giá thực đa phương là một dạng chỉ số phản ánh sự thay đổi trong sức mua của
đồng nội tệ so với các đồng ngoại tệ trong rổ tiền tệ để tính tỷ giá hối đoái thực.
Tỷ giá thực đa phương hay còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực REER, được sử dụng khi
xem xét nhiều đối tác thương mại và được tính trên cơ sở bình quân có trọng số:
1
Có hai phương pháp niêm yết tỷ giá – Yết tỷ giá gián tiếp là phương pháp thể hiện giá ngoại tệ của một đơn
vị nội tệ và đồng nội tệ là đồng yết giá, đồng ngoại tệ là đồng định giá; Yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp
thể hiện giá nội tệ của một đơn vị ngoại tệ và đồng ngoại tệ là đồng yết giá, đồng nội tệ là đồng định giá.
Trong bài luận này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp để tính toán
11
𝒏
𝑹𝑬𝑬𝑹 = &(𝒆𝒕𝒋𝑾𝒕𝒋
𝒋+𝟏
𝑪𝑷𝑰𝒋
)
𝑪𝑷𝑰
Với etj, Wtj, CPIj lần lượt là chỉ số tỷ giá danh nghĩa của ngoại tệ, tỷ trọng thương mại
2 chiều và chỉ số giá tiêu dùng điều chỉnh của nước j tại kỳ t trong rổ ngoại tệ được
chọn và CPI là chỉ số giá tiêu dùng điều chỉnh của nước sở tại.
Theo yết giá trực tiếp:
 Nếu REER > 1 thì đồng nội tệ bị định giá thấp. Nghĩa là một đơn vị rổ hàng
hóa định danh bằng đồng nội tệ mua được ít hơn một rổ hàng hóa định danh
bằng ngoại tệ. Theo lý thuyết, mất giá tiền tệ sẽ giúp cho hàng hóa trong nước
trở nên rẻ hơn và hàng hóa nhập khẩu lại đắt lên tương đối, từ đó nâng cao sức
cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu.
 Nếu REER < 1thì đồng nội tệ bị định giá cao. Nghĩa là một đơn vị rổ hàng hóa
định danh bằng đồng nội tệ mua được nhiều hơn một rổ hàng hóa định danh
bằng đồng ngoại tệ. Lúc này, đồng nội tệ tăng giá sẽ làm cho giá cả hàng hóa
trong nước cao hơn giá cả hàng hóa nước ngoài dẫn đến việc tăng nhập khẩu
và hạn chế xuất khẩu.
 Nếu REER = 1 thì sức mua của đồng nội tệ ngang bằng với giá của các đồng
tiền có quan hệ mậu dịch với nước sở tại.
Tỷ giá thực đa phương REER ngoài chức năng là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị
định giá thấp hay định giá cao mà nó còn được nhìn nhận như là dữ liệu cơ bản trong
quá trình thực thi chính sách của Chính phủ vì chỉ số này rất hữu ích cho việc đạt
được mục tiêu thích hợp trong cơ chế tỷ giá hỗn hợp giữa linh hoạt và cố định.
2.1.4. Cơ chế tỷ giá hối đoái
Tỷ giá là một công cụ của chính sách kinh tế nên nó chứa đựng các yếu tố chủ quan,
vì thế chế độ tỷ giá của mỗi quốc gia có thể thay đổi theo thời gian và giữa các quốc
gia thường có sự khác nhau. Vì chứa đựng các yếu tố chủ quan nên các quốc gia sẽ
12
luôn xây dựng các quy tắc, cơ chế điều tiết và xác định tỷ giá cho riêng mình. Tập
hợp các quy tắc, cơ chế điều tiết và xác định tỷ giá của một quốc gia tạo nên chế độ
tỷ giá của quốc gia đó.
Do vậy, cơ chế tỷ giá hối đoái là cách thức một quốc gia quản lý đồng tiền của mình
liên quan đến các đồng tiền của các quốc gia khác và tập hợp tất cả những qui định
pháp luật do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước quy định để quản lý và điều tiết thị
trường ngoại hối.
Chế độ tỷ giá hối đoái có thể khác nhau ở mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ, song về cơ
bản có 2 chế độ tỷ giá là chế độ “tỷ giá thả nổi” và “tỷ giá cố định”. Với chế độ tỷ giá
“thả nổi” thì thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, nhưng ngược
lại với chế độ tỷ giá hối đoái “cố định” thì lúc này Nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá
hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền nước khác không đổi hoặc là
một chế độ nằm giữa hai giải pháp đó. Tùy theo mức độ can thiệp của Nhà nước có
thể đưa ra một trong ba chế độ đặc trưng sau:
Chế độ tỷ giá hối đoái cố định neo. Đây là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái mà giá
trị của đồng nội tệ được gắn giá trị với một đồng ngoại tệ mạnh hay cũng có thể với
một thước đo giá trị khác 2như vàng chẳng hạn và được giữ cố định trong một khoản
thời gian dài. Khi đó, giá trị của đồng tiền neo vào cũng sẽ tăng hoặc giảm theo sự
tăng hoặc giảm của giá trị được chọn neo giữ. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối
đoái cố định gọi là đồng tiền cố định.
Chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định cho kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá. Do
ổn định tỷ giá nên hoạt động kinh doanh và đầu tư nước ngoài được thúc đẩy làm
tăng tính hợp tác trong thương mại giữa các quốc gia, ngoài ra ổn định tỷ giá sẽ tạo
ra tính kỷ luật cho các chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, để giữ cho tỷ giá hối đoái
cố định thì NHNN phải có một lượng ngoại tệ đủ mạnh để duy trì tỷ giá và phải luôn
giám sát sự biến động của tỷ giá nhất là khi xảy ra các bất ổn về kinh tế - chính trị
trên thế giới.
13
Một số ý kiến cho rằng khi sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm mất đi những
thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng bởi vì với chế độ tỷ giá cố
định sẽ tạo ra sự chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực, làm sai lệch các
tính toán, đặc biệt là tạo ra bất cân xứng thông tin lúc đó sẽ xuất hiện những kẻ đầu
cơ trên thị trường ngoại hối và tạo ra tỷ giá chợ đen. Ngoài ra, vì neo theo những
đồng tiền mạnh nên sẽ chịu ảnh hưởng mạnh bởi cú sốc giá và sự thay đổi tỷ giá của
các đồng ngoại tệ khi đồng nội tệ neo giữ. Chính vì thế trên thế giới chỉ một số ít
đồng tiền sử dụng chế độ hối đoái cố định, còn lại sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi có
điều tiết.
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do. Đây là chế độ tỷ giá linh hoạt và không chịu
sự tác động của NHNN nên nó được xác định hoàn toàn tự do theo qui luật cung cầu
trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng trong chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là
đồng tiền thả nổi.
Theo cơ chế thả nổi tỷ giá thì tỷ giá sẽ thay đổi theo cung và cầu ngoại tệ chứ không
phải dự trữ ngoại hối của NHNN tác động lên sự thay đổi của tỷ giá như trong cơ chế
cố định tỷ giá, nên sự thay đổi của tỷ giá phụ thuộc vào sự dịch chuyển của đường
cung và đường cầu ngoại tệ và vì thế vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối
trong trường hợp này là hoàn toàn trung lập.
Trong cơ chế này, khi tỷ giá hối đoái giảm thì đồng nội tệ tăng giá và ngược lại. Khi
đồng tiền của quốc gia có lạm phát cao sẽ giảm giá và ngược lại đồng tiền của nước
có lạm phát thấp hơn sẽ tăng giá. Điều này sẽ đảm bảo cho hàng hóa có ngang giá
sức mua giữa các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế từ đó dẫn đến cán cân
thương mại giữa hai quốc gia được cân bằng trở lại.
Theo các nhà kinh tế, do tỷ giá thả nổi linh hoạt với thị trường ngoại hối nên nó không
bóp méo các hoạt động kinh tế và làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh
doanh nước ngoài, chính vì vậy trong phần lớn các trường hợp thì chế độ tỷ giá thả
14
nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định. Tuy nhiên, với cơ chế này thì các doanh nghiệp phải
dành thời gian và tiềm lực để quản lý rủi ro do tỷ giá dao động.
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết. Đây là chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa
hai chế độ thả nổi và cố định. Theo lý thuyết thì phần lớn các trường hợp đều nói lên
rằng chế độ thả nổi tỷ giá tốt hơn chế độ cố định tỷ giá, tuy nhiên trong thực tế do tỷ
giá thả nổi luôn nhạy với thị trường nên nó sẽ bất ổn định, vì vậy không có một đồng
tiền nào được thả nổi hoàn toàn.
Đối với cơ chế thả nổi tỷ giá có điều tiết để duy trì tỷ giá biến động trong một vùng
nhất định thì NHNN sẽ can thiệp trên thị trường ngoại hối, tuy nhiên NHNN không
cam kết duy trì một tỷ giá cố định hoặc một biên độ dao động hẹp xung quanh mức
tỷ giá trung tâm. Đối với những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối
quốc gia hay sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính thức thì NHNN sẽ
công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh nó theo sự thay đổi đó.
Ngoài ra, để phục vụ cho các mục tiêu đã được định trước của Chính phủ như mục
tiêu hỗ trợ xuất khẩu hay mục tiêu ổn định giá cả và lạm phát thì tỷ giá cũng sẽ được
điều chỉnh theo quan điểm của NHNN.
Qua phân tích ta thấy mặc dù với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn đem lại nhiều ưu
điểm như không bóp méo các hoạt động kinh tế hay đảm bảo ngang giá sức mua cho
hàng hóa giữa các quốc gia nhưng do tỷ giá luôn phản ứng với thị trường nên nó sẽ
bất ổn định, ngược lại với chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì tạo ra sự ổn định, tuy
nhiên việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định
gây ra nhiều tốn kém và tương đối khó khăn, dặc biệt với chế độ cố định tỷ giá thì
chính sách tiền tệ sẽ trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít quốc sử dụng chế
độ tỷ giá này và phần lớn các quốc gia trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi
nhưng có sự can thiệp của Nhà nước để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị
trường.
15
Tóm lại, theo cơ chế thả nổi có kiểm soát thì tỷ giá sẽ được điều tiết theo quan hệ
cung cầu ngoại tệ nhưng nếu vượt mức giới hạn cho phép và có khả năng tác động
xấu đến các hoạt động kinh tế thì Nhà nước sẽ dùng các chính sách kinh tế và dự trữ
ngoại hối để can thiệp.
2.2. Cán cân thương mại
2.2.1 Khái niệm cán cân thương mại
Giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia là hoạt động mậu dịch lâu đời và tiêu biểu nhất
cho các giao dịch kinh tế quốc tế. Vì vậy, mà thành phần chủ yếu của tài khoản vãng
lai được đặt một tên gọi riêng là cán cân mậu dịch hay cán cân thương mại dùng để
đo lường giá trị giao dịch của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc
tế. Những thay đổi trong xuất nhập khẩu của một nước trong một khoảng thời gian
(quý hoặc năm) và mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) sẽ được
ghi chép lại được gọi là cán cân thương mai. Cán cân thương mại sẽ thặng dư khi
mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 0 và cán cân thương mại được
gọi là thâm hụt khi mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu nhỏ hơn 0, cán cân
thương mại sẽ đạt mức cân bằng khi xuất khẩu bằng với nhập khẩu hay chênh lệch
giữa chúng bằng 0.
Giá trị xuất khẩu ròng là giá trị được thể hiện bởi chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hóa. Ngoài ra, xuất khẩu ròng còn được thể hiện bởi chênh lệch giữa đầu
tư nước ngoài với tiết kiệm trong nước. Khi giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập
khẩu thì xuất khẩu ròng mang dấu dương và lúc đó cán cân thương mại sẽ thặng dư
và ngược lại thì cán cân thương mại sẽ thâm hụt:
TB = X – M
Trong đó: TB (Trade Balance) là cán cân thương mại; M là giá trị nhập khẩu; X là
giá trị xuất khẩu.
16
2.2.2 Các nhân tố tác động đến cán cân thương mại.
Tài khoản vãng lai là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch
vụ của một quốc gia. Tài khoản vãng lai bao gồm bốn thành phần là cán cân thương
mai; cán cân dịch vụ; thu nhập và chuyển giao vãng lai, trong đó cán cân thương mại
là thành phần chủ yếu, do đó các yếu tố tác động đến cán cân tài khoản vãng lai cũng
sẽ tác động trực tiếp lên cán cân thương mại.
Cán cân tài khoản vãng lai của một nước có thể ảnh hưởng tương đối đến nền kinh tế
của nước đó , mà cán cân thương mại là một thành phần quan trọng và chủ yếu của
cán cân tài khoản vãng lai do đó việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân
thương mại là rất quan trọng. Khi phân tích các yếu tố tác động đến cán cân thương
mại, chúng ta sẽ dựa trên nguyên tắc Cetaris parribus, nghĩa là để nghiên cứu tác động
của một nhân tố thì ta sẽ giả sử các yếu tố khác là không đổi. Các yếu tố ảnh hưởng
nhiều nhất là:
 Lạm phát
 Thu nhập quốc dân
 Tỷ giá hối đoái
 Các biện pháp hạn chế của chính phủ
Ảnh hưởng của lạm phát. Khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng so với các nước có
quan hệ mậu dịch thì giá cả của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi đó người tiêu
dùng thay vì sử dụng hàng hóa trong nước thì họ sẽ chuyển sang sử dụng hàng hóa
của nước ngoài, điều này sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu tăng, đồng thời giá cao sẽ
làm giảm nhu cầu hàng hóa của nước ngoài đối với các mặt hàng trong nước dẫn đến
xuất khẩu sang các nước khác sẽ sụt giảm. Với các yếu tố khác không đổi thì trong
trường hợp này cán cân thương mại sẽ thâm hụt.
Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân. Khi thu nhập thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát)
tăng sẽ làm gia tăng mức tiêu thụ hàng hóa. Các quốc gia có GDP càng cao thì sức
17
hấp dẫn với các nhà đầu tư càng lớn và nhu cầu mua bán trao đổi với nước ngoài càng
nhiều. Một sự gia tăng trong chi tiêu hầu như phản ánh một mức cầu gia tăng đối với
hàng hóa nước ngoài. Vì vậy, GDP tăng đã làm nhập khẩu có xu hướng tăng và tác
động trực tiếp đến cán cân thương mại.
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá tương đối giữa
hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế do đó nó là một
nhân tố quan trọng của một quốc gia. Một sự gia tăng hay giảm đi trong giá trị của
đồng nội tệ sẽ tác động trực tiếp đến cán cân thương mại. Khi đồng nội tệ giảm giá
(tỷ giá hối đoái tăng) thì giá cả của hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn đối với người tiêu
dùng nước ngoài trong khi giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối
với tiêu dùng trong nước điều này sẽ làm cho xuất khẩu có lợi thế trong khi nhập
khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên dẫn đến thặng dư cán cân thương mại.
Ngược lại, khi đồng nội tệ tăng giá (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu
và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm dẫn đến thâm hụt
cán cân thương mại.
Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng tỷ giá hối đoái (đã được điều chỉnh theo
chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia) và cán cân thương mại có mối quan hệ đồng
biến với nhau, hay xuất khẩu ròng chính là một hàm của tỷ giá hối đoái thực.
Ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế của chính phủ. Với các điều kiện khác là không
đổi thì cán cân thương mại của một nước sẽ được cải thiện nếu chính phủ của nước
đó đánh thuế trên hàng nhập khẩu, khi đó giá cả của hàng nước ngoài đối với người
tiêu dùng trong nước sẽ tăng lên, đây chính là chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm bảo
vệ cho hàng hóa trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Ngoài ra,
chính phủ cũng có thể sử dụng các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để tác
động trực tiếp đến các biến số kinh tế như thu nhập và lạm phát, và các biến số này
sẽ tác động lên cán cân thương mại. Hoặc, chính phủ cũng có thể trợ cấp cho một số
các doanh nghiệp nhằm khuyến khích tiềm năng xuất khẩu của các doanh nghiệp này
để cải thiện cán cân thương mại.
18
2.3. Lý thuyết về tỷ giá và cán cân thương mại
2.3.1 Lý thuyết đường cong J
Vì cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán
quốc tế, do phạm vi nghiên cứu là tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại nên
trong bài nghiên cứu này tác giả chỉ trình bày tác động của phá giá đối với cán cân
thương mại.
Theo các nhà kinh tế học, khi phá giá tiền tệ (tỷ giá tăng) thì giá hàng nhập khẩu định
danh bằng nội tệ tăng lên trong khi giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ lại
trở nên thấp đi, đây được gọi là hiệu ứng giá cả. Ngoài ra, khi tỷ giá tăng sẽ làm giá
hàng xuất khẩu rẻ hơn dẫn đến tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối
lượng nhập khẩu, hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng. Cán cân thương mại sẽ
được cải thiện hay xấu đi phụ thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng số lượng cái nào
trội hơn.
Khi phá giá tiền tệ thì quốc gia đó sẽ tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, kết quả là
xuất khẩu ròng sẽ tăng lên và cán cân thương mại sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, trong
thực tế về phía cầu do hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra dựa trên các hợp đồng vì thế
lượng hàng xuất nhập khẩu không thay đổi đồng thời với thay đổi giá cả (do tỷ giá
thay đổi) trong ngắn hạn được. Còn về phía cung, việc điều chỉnh trang thiết bị sản
xuất để sản xuất thêm hàng xuất khẩu cần thời gian. Do đó, chính sự thay đổi giá cả
và thay đổi khối lượng hàng hóa không diễn ra đồng thời là nguyên nhân trực tiếp
của hiện tượng đường cong J.
Đường cong J là một đường mô tả sự sụt giảm của cán cân vãng lai ngay sau khi
chính phủ nước này phá giá đồng tiền của mình và phải một thời gian sau cán cân
vãng lai mới bắt đầu được cải thiện. Quá trình này nếu biểu diễn bằng đồ thị sẽ cho
một hình đi xuống sâu hơn trong cán cân mậu dịch trước khi đi lên tạo nên một đường
cong trông giống chữ cái J.
19
Hình 2.1 Hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn và dài hạn
Nguồn: Giáo trình Tài chính quốc tế. Nguyễn Văn Tiến (2012)
Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), người đã tìm ra hiệu ứng đường cong
J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 – 1987, thì ban đầu cán
cân thương mại xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai mới được cải thiện.
Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính
trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài
hạn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả sẽ làm cán cân thương mại
được cải thiện.
Các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết
hiệu ứng đường cong J:
Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Đối với các nước đang phát triển thì
một số hàng hóa không thể sản xuất được hoặc nếu có sản xuất thì giá cả có thể cao
hơn hoặc chất lượng không tốt bằng. Do đó, người tiêu dùng vẫn sẽ không chọn hàng
sản xuất trong nước cho dù giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn và điều này làm kéo dài
thời gian của hiệu ứng giá cả.
20
Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đối với các nước phát triển tỷ lệ hàng
hóa đủ tiêu chuẩn để tham gia các giao dịch thương mại quốc tế thường rất cao nên
để hiệu ứng giá cả có thời gian tác động lên cán cân thương mại thường là thấp.
Ngược lại, đối với các nước đang phát triển do tỷ trọng của loại hàng hóa này tương
đối nhỏ nên khối lượng xuất khẩu sẽ tăng chậm hơn nếu chính phủ các nước này phá
giá đồng tiền của mình và dẫn đến hiệu ứng khối lượng sẽ ít có tác động đến cán cân
thương mại hơn so với các nước phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương
mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển.
Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước. Nếu một nước
mà xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu hay nói cách khác nếu tỷ trọng này cao thì
khi hàng nhập khẩu tăng giá sẽ làm cho giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước
tăng lên. Điều này làm mất đi lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá đồng nội
tệ, do đó phá giá chưa hẳn là một giải pháp tốt khi muốn tăng khối lượng hàng hóa
xuất khẩu.
Mức độ linh hoạt của tiền lương. Khi phá giá sẽ làm đồng nội tệ mất giá và khi đó
chỉ số giá hàng tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ
tăng theo chỉ số giá và khi tiền lương tăng đòi hỏi chi phí sản xuất phải tăng, từ đó
làm cho giá cả hàng hóa trong nước sẽ giảm bớt lợi thế có được từ việc phá giá tiền
tệ.
Thương hiệu quốc gia và tâm lý người tiêu dùng đối với hàng hóa trong nước. Nếu
thương hiệu quốc gia đủ mạnh thì một sự tin tưởng và ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu
của người tiêu dùng nước ngoài cũng sẽ góp phần giá tăng số lượng hàng xuất khẩu.
Mặt khác, với tâm lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng thì một sự đắt lên của hàng
nhập khẩu và sự rẻ đi của hàng hóa trong nước cũng sẽ tác động đến hành vi tiêu
dùng của ho, khi đó họ vẫn sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập cho dù giá có đắt hơn.
21
Như vậy, khả năng phá giá đồng nội tệ có thể làm xấu đi thay vì giúp cải thiện tình
trạng cán cân thương mại đã đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tiến hành ước lượng
thực nghiệm độ co giãn cầu xuất khẩu và nhập khẩu.
2.3.2. Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall – Lerner
Thông thường có hai cách tiếp cận để nghiên cứu vấn đề này. Đó là phương pháp tiếp
cận hệ số co giãn và phương pháp tiếp cận chi tiêu. Trong bài nghiên cứu này tác giả
sử dụng phương pháp tiếp cận hệ số co giãn đó là điều kiện Marshall – Lerner để
phân tích.
Phương pháp hệ số co giãn do 2 tác giả Alfred Marshall và Abba Lerner áp dụng lần
đầu và được Joan Robinson (1973), Fritz Machlup (1955) mở rộng. Marshall - Lerner
đã tiếp cận cán cân thương mại theo phương pháp hàm số và chứng minh lý thuyết
đường cong J và lý thuyết truyền thống có những hạn chế và không hoàn toàn đúng.
Phương pháp này dựa trên một số giả thiết: Cung hàng hóa xuất khẩu có hệ số co giãn
hoàn hảo tức là khối lượng cầu và hàng hóa xuất khẩu không ảnh hưởng gì tới mức
giá hàng hóa nội địa và cầu hàng hóa nhập khẩu cũng có hệ số co giãn hoàn hảo tức
là khối lượng cầu về hàng hóa nhập khẩu không ảnh hưởng gì tới mức giá hàng hóa
nước ngoài.
Với giả thiết trên cho thấy rằng giá hàng hóa nội địa và hàng hóa nước ngoài là cố
định, không thay đổi dù cho cung cầu về hàng hóa xuất nhập khẩu thay đổi như thế
nào. Cần lưu ý phá giá làm tỷ giá danh nghĩa tăng, tỷ giá danh nghĩa tăng làm cho tỷ
giá thực tăng, khi tỷ giá thực tăng sẽ cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc
tế nghĩa là kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và làm giảm khối lượng nhập khẩu.
Nội dung chủ yếu của phương pháp này chủ yếu phân tích những tác động của phá
giá lên cán cân vãng lai.
Hệ số co giãn xuất khẩu: thể hiện phần trăm thay đổi của xuất khẩu khi tỷ giá thay
đổi 1%
22
𝒙
=
𝒅𝑿/𝑿
𝒅𝑬/𝑬
Hệ số co giãn nhập khẩu: thể hiện phần trăm thay đổi của nhập khẩu khi tỷ giá thay
đổi 1%
𝒎
=
𝒅𝑴/𝑴
𝒅𝑬/𝑬
Theo Marshall-Lerner khi giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của
xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu lớn hơn 1 (x +m >1) thì việc phá
giá tiền tệ sẽ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán. Điều kiện này đặt theo tên
của hai học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là Alfred Marshall và Abba Lerner.
Theo lý thuyết thì việc phá giá sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ
trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu, đồng thời giá hàng xuất
khẩu định danh bằng ngoại tệ sẽ giảm đi làm cho nhu cầu đối với hàng xuất khẩu tăng
lên.
Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thương mại sẽ tùy thuộc vào các độ co
giãn theo giá. Kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng nếu hàng xuất khẩu co giãn theo giá, vì
lúc này tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá. Tương tự, chi cho
nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm nếu hàng nhập khẩu co giãn theo giá. Cả hai điều này
đều góp phần cải thiện cán cân thương mại.
Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, trong ngắn hạn hàng hóa thường không co giãn
theo giá cả do thói quen tiêu dùng của người ta không dễ dàng thay đổi. Do đó, điều
kiện Marshall-Lerner không được đáp ứng, và cán cân thương mại sẽ xấu đi trong
ngắn hạn nếu phá giá tiền tệ. Tuy nhiên trong dài hạn, cán cân thương mại sẽ được
cải thiện khi người tiêu dùng đã điều chỉnh thói quen tiêu dùng của mình theo giá mới
và lúc này điều kiện Marshall-Lerner đã được đáp ứng, như vậy điều kiện này chỉ có
thể được duy trì trong dài hạn.
23
Một vài quan điểm cho rằng, đối với các nước phát triển thì thị trường xuất khẩu
tương đối có tính cạnh tranh nên độ co giãn cầu hàng xuất khẩu có thể lớn hơn hay
giá trị xuất khẩu tăng mạnh khi chính phủ phá giá nội tệ, còn đối với các nước đang
phát triển thường phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu nên độ co giãn giá của cầu
hàng nhập khẩu nhỏ hay giá trị nhập khẩu sẽ giảm không đáng kể khi thực hiện phá
giá nội tệ. Hay nói cách khác, đối với các nước phát triển khi chính phủ thực hiện phá
giá đồng tiền của mình thì sẽ có tác động đến việc cải thiện cán cân thương mại mạnh
hơn so với các nước đang phát triển. Như vậy, việc phá giá đồng nội tệ là một giải
pháp có thể cải thiện thâm hụt thương mại ở quốc gia này nhưng lại không có tác
dụng đối với quốc gia khác và nó cũng khuyến cáo các quốc gia đang phát triển khi
sử dụng biện pháp phá giá mạnh đồng nội tệ của mình nhằm kích thích xuất khẩu cần
phải thận trọng.
2.4. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tỷ giá và cán cân thương mại
2.4.1 Nghiên cứu của Bahmani Oskooee và Brooks
Trong nghiên cứu của Bahmani Oskooee và Brooks năm 1999, cán cân thương mại
của Mỹ và các đối tác được xây dựng mô hình phụ thuộc vào chỉ số GDP của các đối
tác và tỷ giá hối đoái song phương.
lnTBjt = a + b ln YUSt + clnYjt + d lnEXjt + ut
Với j là 1 trong 6 đối tác lớn nhất của Mỹ là Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và UK. Giai
đoạn nghiên cứu bắt đầu từ Quý 1 năm 1973 đến Quý 2 năm 1996 với tổng số gần
100 quan sát. Bằng cách áp dụng phương pháp tự hồi quy độ trễ phân bố (ARDL –
Autoregressive Distributed Lag), tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ trong ngắn hạn
và dài hạn giữa cán cân thương mại của các đối tác này và việc định giá thấp của
đồng USD. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong ngắn hạn, không có bằng chứng rõ
ràng về hiệu ứng đường cong J nhưng trong dài hạn, kết quả thực tiễn lại xác định
khá rõ về hiệu ứng đường cong J đến cán cân thương mại của Mỹ.
24
Nghiên cứu cũng chỉ ra các đối tác thương mại khác nhau cũng ảnh hưởng theo những
chiều hướng khác nhau đến thương mại của Mỹ. Cụ thể tất cả các đối tác này luôn
cùng ảnh hưởng theo 1 chiều hướng như nhau trong khi UK lại có phản ứng ngược
lại. Hoặc ngay cả trong ngắn hạn, kết qủa không những không thể kiểm chứng được
đường cong J mà trong từng nhóm đối tác thì các kết quả cũng là những phản ứng
không điển hình, không nhất quán.
2.4.2 Nghiên cứu của tác giả Ng Yuen-Ling và các đồng sự
Nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn từ 1955 đến 2006 của trường hợp
Malaysia. Ng Yuen Ling, Wai-Mun và Tan Geoi-Mei đã xây dựng mô hình như sau:
lnTB =0 +1 lnY + 2 lnY* +3 lnRER + ut
Trong đó, TB là cán cân thương mại của Malaysia, Y và Y* lần lượt là GDP của
Malaysia và Mỹ, trong khi RER là tỷ giá của đồng Ringit Malaysia với USD. Nghiên
cứu được thực hiện năm 2008 và sử dụng các kiểm định nhân quả Engle – Granger
và mô hình vector điều chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Model). Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa cán cân thương mại và tỷ
giá hối đoái. Một biến khác cũng ảnh hưởng nhiều đến cán cân thương mại là thu
nhập quốc dân trong dài hạn. Một kết qủa nữa là tỷ giá hối đoái khi mà việc định giá
thấp đồng nội tệ lại cải thiện được cán cân thương mại trong dài hạn, và tồn tại điều
kiện Marshall – Lerner. Kết quả cũng chỉ ra là hiệu ứng của đường cong J không thật
sự rõ ràng đối với trường hợp của Malaysia trong giai đoạn nghiên cứu nêu trên.
2.4.3 Nghiên cứu của Sulaiman D Mohammad
Một nghiên cứu khác được tiến hành năm 2010 đối với trường hợp của Pakistan trong
giai đoạn 1970 – 2008. Sulaiman D Mohammad và Adnan Hussain đã xây dựng mô
hình như sau:
ln TB t = 1 + 1 REER t + 2 ln GDP t + 3 ln GDP t * + t
25
Trong đó, TBt là biến chuỗi thời gian về cán cân thương mại của Pakistan, GDPt và
GDPt
*
lần lượt là giá trị của GDP Pakistan và của các đối tác trong giai đoạn nêu trên.
Nghiên cứu được tiến hành với 35 quan sát cho các giá trị hàng năm.
Mục tiêu của nghiên cứu là ước lượng mức độ ảnh hưởng của việc định giá thấp đồng
nội tệ lên cán cân thương mại của Pakistan. Tác giả đã kiểm tra tính hợp lệ của các
điều kiện Marshall Lerner bằng cách sử dụng hàm đáp ứng xung (impulse response
function) trong mô hình đường cong J. Phương pháp kiểm định đồng liên kết
Johansson được áp dụng để tìm ra mối liên hệ trong ngắn hạn và trong dài hạn.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc định giá thấp đồng nội tệ lại có ảnh hưởng tích
cực đến cán cân thương mại của Pakistan, thúc đẩy được xuất khẩu của nước này.
Tuy nhiên, những người làm chính sách và các nhà kinh tế lại rất cân nhắc trong việc
định giá thấp đồng nội tệ vì lo ngại những ảnh hưởng xấu đến các yếu tố vĩ mô như
chính sách tiền tệ, lãi suất tiền gửi và lạm phát. Tác giả cũng đề nghị rằng thị trường
tỷ giá hối đoái thả nổi của Pakistan sớm được thay thế bằng thị trường chính quy có
kiểm soát một cách chính thức trong thời hạn sớm nhất.
2.4.4 Nghiên cứu của Tatchawan Kantipong
Trong nghiên cứu của Tatchawan Kantipong và các đồng sự vào năm 2001, cán cân
thương mại của Thái lan và các đối tác chính là Đức, Nhật, Singapore, UK và Mỹ
được thực hiện trong giai đoạn từ Quý 1 năm 1973 đến hết năm 1997. Tác giả đã xây
dựng mô hình sau:
lnTBjt = a + b ln YTHt + clnYjt + d lnEXjt + ut
Bằng cách phân tích đồng liên kết, tác giả đã chỉ ra những bằng chứng về hiệu ứng
đường cong J cho ít nhất là trường hợp đối với Mỹ và Nhật trong giai đoạn trên.
Bằng cách áp dụng phương pháp tự hồi quy độ trễ phân bố (ARDL – Autoregressive
Distributed Lag), tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa
cán cân thương mại của các đối tác này và việc định giá thấp của đồng nội tệ. Trong
26
5 đối tác chính nêu trên, chỉ có Mỹ và Nhật là những trường hợp có số liệu minh
chứng về hiệu ứng đường cong J trong khi 3 đối tác còn lại, kết qủa chạy mô hình
không đưa ra bằng chứng nhất quán.
2.4.5 Nghiên cứu của Charalambos Pattichis
Tác giả thực hiện nghiên cứu hiệu ứng đường cong J dựa trên dữ liệu của dịch vụ du
lịch, chi tiêu của khách và dịch vụ vận tải giữa Mỹ và UK trong ngắn hạn và dài hạn.
Mô hình nghiên cứu được xây dựng như là một hàm số của các biến riêng lẻ và sau
đó được tính gộp để kiểm chứng:
LTBjt = f (LRERt, LRGDPUSt, LRGDPUKt)
Trong đó t là chỉ thị cho dữ liệu chuỗi thời gian được lấy từ 1986 đến 2006 với 96
quan sát cho các quý trong , j là dữ liệu riêng lẻ của 3 loại hình dịch vụ truyền thống.
Các biến LRER, LRGDPUS, LRGDPUK lần lượt là tỷ giá hối đoái thực, GDP thực
của Mỹ, GDP thực của UK. Các biến này đã được biến đổi logarithm để loại bỏ yếu
tố hàm mũ trong các chuỗi kinh tế.
Điểm mới của nghiên cứu này so với rất nhiều nghiên cứu khác về ảnh hưởng của tỷ
giá hối đoái đến cán cân thương mại đó chính là việc tác giả nghiên cứu riêng biệt
thương mại về 3 loại hình dịch vụ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng rõ rệt giữa việc xác định tỷ giá hối đoái
của 2 nước đến các ngành dịch vụ trong cán cân thương mại cả trong ngắn hạn và
trong dài hạn. Tac giả đề xuất những nghiên cứu dạng riêng biệt từng thành phần
trong cán cân thương mại tại nhiều nền kinh tế khác nhau có thể giúp nhìn nhận hiệu
ứng đường cong J theo những hướng mới ngoài cách hiểu truyền thống như hiện nay.
Tác giả cũng cho rằng việc nghiên cứu riêng lẻ các thành phần của nền kinh tế cũng
giúp cho các nhà hoạch định chính sách dễ dàng áp dụng đơn lẻ cho những ngành
nhất định thay vì cho toàn bộ như cách truyền thống.
27
Tóm lại, qua các nghiên cứu thực nghiệm nêu trên, ta thấy các tác giả khi nghiên cứu
mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực đa phương với các đối
tác chính thường thêm vào các biến như GDP của nước nghiên cứu và GDP trung
bình với các đối tác chính khi lựa chọn rổ tiền tệ. Những mô hình khác như thêm các
biến để việc phân tách các ngành nghề cụ thể có thể gặp khó khăn trong quá trình thu
thập dữ liệu, nhất là dữ liệu của Việt Nam nên cần cân nhắc khi thực hiện.
2.5. Kinh nghiệm của các nước về chính sách tỷ giá
2.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn và một thị trường nội địa khổng lồ mà bất cứ
một Tập đoàn kinh tế nào trên thế giới cũng mong muốn thâm nhập. Sự thành công
vượt bậc của Trung Quốc cộng với việc có những nét tương đồng về chuyển đổi kinh
tế từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường khiến cho bài học của Trung Quốc
càng trở nên có ý nghĩa đối với Việt Nam.
Trước đây, Trung Quốc áp dụng chính sách đa tỷ giá làm phát sinh những mâu thuẫn
trong thương mại quốc tế. Việc áp dụng chính sách tỷ giá cố định cũng kềm hãm nền
kinh tế và gây bức xúc cho các đối tác thương mại.
Năm 1979, Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế theo hướng thị trường, và
cải cách quan trọng nhất là việc từng bước thống nhất các hệ thống tỷ giá cũng như
điều tiết tỷ giá có lợi cho xuất khẩu. Chính việc điều hành khôn ngoan này đã giúp
Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại và tích luỹ ngoại hối.
Như vậy, sau một thời gian dài phá giá và duy trì một đồng nội tệ yếu, Trung Quốc
đã tích luỹ được một lượng ngoại hối khổng lồ và trở thành một nền kinh tế mạnh về
tiềm lực tài chính. Đây là một thành công lớn trong việc điều hành chính sách nói
chung và tỷ giá nói riêng của Trung Quốc.
2.5.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Đất nước Hàn Quốc hiện đại ngày nay đã đi lên từ mức khá thấp sau chiến tranh thế
giới thứ hai và nhất là ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nam – Bắc. Nhưng chỉ hơn 2
28
thập kỷ sau đó, “kỳ tích sông Hàn” đã đưa Hàn Quốc thành một trong những nền kinh
tế phát triển nhanh nhất thế giới. Để đạt được điều đó, Hàn Quốc đã áp dụng nhiều
biện pháp để quản lý và điều tiết nền kinh tế, trong đó đặt xuất khẩu là trọng tâm.
Để kích thích xuất khẩu, Chính phủ đã khuyến khích và tăng cường tiết kiệm qua việc
tăng lãi suất và cải thiện cán cân thương mại bằng việc phá giá đồng Won.Ngoài ra,
Hàn Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ xuất khẩu như giảm thuế cho nhập
khẩu, ưu đãi tài chính cho các doanh nghiệp một cách hợp lý, hỗ trợ về tài chính cho
các ngành công nghiệp the chốt, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá và cụ thể hoá mục tiêu
xuất khẩu.
Hàn quốc cũng khá thành công trong việc thực hiện chính sách tỷ giá. Công cụ hữu
hiệu chính là điều tiết tỷ giá hối đoái để công nghiệp hóa, hiệ băng việc tăng cường
xuất khẩu, cải thiện thanh toán quốc tế và qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Từ thành công của Hàn Quốc, nhiều bài học được rút ra qua việc điều hành khôn
ngoan của Chính phủ. Đó là việc kiên trì chính sách phá giá đồng tiền tệ để tăng
trưởng xuất khẩu. Xuất khẩu được mở rộng ở quy mô lớn làm giảm gánh nặng nợ và
giảm nhập.
Việc điều chỉnh giảm đồng nội tệ trong thời gian dài và chuyển từ chính sách tỷ giá
cố định sang chính sách tỷ giá thả nổi là yếu tố quan trọng mang lại thành công cho
Hàn Quốc. Chính phủ đã chủ động tạo đảm bảo tỷ giá thuận lợi cho xuất khẩu qua
việc cho thị trường tự điều tiết khi đồng USD lên giá và cung đồng Won khi đồng
USD giảm giá, đảm bảo tạo điều kiện tăng xuất khẩu.
Sau khi phá giá đồng nội tệ, Hàn Quốc luôn luôn có biện pháp để giảm thiểu khả năng
giảm giá kéo dài của đồng Won và điều chỉnh các chính sách về thị trường để duy trì
tỷ giá ở mức ổn định.
29
2.5.3. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái lan là một trong số các nước Đông Nam Á có tăng trưởng kinh tế khá cao trong
những năm đầu của thập kỷ 1990. Giai đoạn cao trào khi Thái lan tăng trưởng với tốc
độ gần 10% vào những năm 1996. Việc tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên
sẵn có, cộng với việc lao động tương đối rẻ đã giúp Thái lan đẩy mạnh được xuất
khẩu.
Nhưng việc neo giữ giá nội tệ so với đồng USD trong một thời gian dài khiến tỷ giá
thực ngày càng khác biệt, cụ thể là cao hơn nhiều so với tỷ giá danh nghĩa. Việc định
giá quá cao đồng baht trong khi giá trị của các ngoại tệ khác như đồng yên Nhật với
USD lại giảm. Theo lý thuyết về ngang giá sức mua thì đồng baht đã giảm hơn 20%
nhưng chỉ được điều chỉnh khoảng 6%. Việc đồng baht phải bị thả nổi là điều bắt
buộc để tìm vị trí cân bằng mới và trả lại giá trị thực của nó.
Từ năm 1996, xuất khẩu của Thái lan giảm mạnh. Có nhiều nguyên nhân để lý giải
cho sự sụt giảm này. Một lý do rất rõ ràng là do ảnh hưởng suy giảm kinh tế toàn cầu,
tỷ giá hối đoái thực của nhiều nước Đông Á tăng,… Nhưng có 1 nguyên nhân nữa,
đó chính là do tác động của việc thả nổi đông tiền. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai
tăng cao, và số liệu thâm hụt trong năm 1996 là gần 8% GDP.
Việc quản lý yếu kém các khoản nợ vay đã khiến dòng ngoại tệ ồ ạt chảy vào, chỉ
riêng giai đoạn từ năm 1987 đến 1996, khoảng hơn 100 tỷ USD được ghi nhận và
chưa c một đánh giá nào xác đáng về tính hiệu quả của nó. Việc tỷ giá được giữ ở
mức 25 baht/USD trong thời gian dài và việc thâm hụt thương mại triền miên đã làm
cho áp lực giảm giá đồng nôi tệ ngày càng tăng.
Mặc dù đã bán ra hầu hết nguồn ngoại tệ dự trữ, Thái lan cũng không thể giữ được
mức giá hiện thời khi mà các khoản nợ lần lượt đến hạn. Thái Lan đối mặt với việc
đồng nội tệ bị phá giá và tất yếu là cuộc khủng hoảng với những tổn thất nặng nề đến
nền kinh tế. Khi Chính phủ tuyên bố phá giá, đồng baht mất hơn 20% chỉ trong ngày
đầu tiên.
30
Thái Lan đã hầu như cạn kiệt các nguồn ngoại hối dự trữ trong việc giữ giá đồng Baht
khỏi sự tác động của các vụ đầu cơ lớn. Phản ứng dây chuyền đã lan ra khi mà các
nhà đầu tư nhanh chóng rút vốn khỏi các nước có những điều kiện kinh tế tương đồng
như Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia.
Cuối năm 1998 cho đến đầu năm 2004, tỷ giá đồng Baht cũng biến động tăng giảm
nhưng nói chung vẫn giao động quanh mức ổ định. Dù muốn kích thích xuất khẩu,
Thái lan vẫn phải để tỷ giá đồng baht tăng khoảng 20% so với đồng USD và giữ mức
lạm phát khoảng 3% cho tới nay.
2.6 Bài học giúp Việt Nam điều hành tỷ giá và cải thiện cán cân thương mại
Từ những kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan, có thể rút
ra một số bài học giúp Việt Nam xây dựng chính sách và cải thiện cán cân thương
mại như sau:
Thứ nhất, ngoài việc nâng cao chất lượng hàng hoá, việc giảm giá đồng tiền một
cách hợp lý vào những giai đoạn thích hợp có thể mang lại lợi thế cạnh tranh trong
thương mại quốc tế, qua đó sẽ cải thiện được cán cân thương mại. Việc đạt được
thặng dư thương mại và tích luỹ được ngoại hối là việc quan trọng có thể giúp cho
các nền kinh tế đang phát triển có đủ điều kiện để duy trì tăng trưởng trong thời gia
dài.
Thứ hai, để duy trì phát triển phù hợp với chiến lược lâu dài, Chính phủ cần điều
hành tỷ giá hối đoái linh hoạt cho từng giai đoạn và cần chú trọng các nội dung sau:
 Thời điểm thích hợp là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong việc phá giá
đồng nội tệ. Tốc độ tăng trưởng cao và tỷ lệ lạm phát tương đối lớn là đặc tính
của các nước đang phát triển. Việc kiên định mục tiêu ổn định tỷ giá và linh
hoạt phá giá vào thời điểm thích hợp có thể tạo lợi thế cạnh tranh của hàng
hóa xuất khẩu.
31
 Cần phá giá đồng nội tệ hợp lý để qua đó tạo thế cạnh tranh trong thương mại
quốc tế và giảm được các tác động ngược chiều. Việc này cần làm thường
xuyên và linh hoạt để hỗ trợ cho xuất khẩu và qua đó cải thiện được cán cân
thương mại, tạo thặng dư và tích luỹ ngoại hối, làm tiền đề để hoàn thành chiến
lược phát triển trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
 Việc neo giữ đồng nội tệ với nhiều đồng ngoại tệ mạnh khác nhau có thể giúp
nền kinh tế thoát được những cú sốc khi có biến động lớn tại một số đồng
ngoại tệ này. Thực tế cho thấy, khi các nước chỉ neo giữ đồng nội tệ của mình
với USD đã trải qua những khủng hoảng khi quá lệ thuộc vào giá trị và sức
mạnh của đồng tiền này. Khủng hoảng cũng gây ra sự hoang mang cho các
Nhà đầu tư, dẫn đến việc rút vốn ồ ạt trong thời gian ngắn và gây nên sụp đổ
hệ thống tài chính tại các nước này. Khủng hoảng kinh tế năm 1997 là một
minh chứng rõ nét nhất.
Thứ ba, việc xây dựng các chính sách điều tiết tỷ giá và kiểm soát lạm phát cần được
Ngân hàng Trung ương thực hiện một các độc lập nhất định với Chính phủ. Những
công cụ theo dõi tình hình trong nước và tình hình tại các đối tác chính cần được thực
hiện chặt chẻ và thường xuyên để đánh giá kịp thời các rủi ro phát sinh và các nguy
cơ mất ổn định. Trong bối cảnh hội nhập, những hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ
thuật phải được dỡ bỏ theo lộ trình thì việc điều hành chính sách tỷ giá là biện pháp
hợp lý để hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế được nhập khẩu trong thương mại quốc tế.
Trên đây là những cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu thực nghiệm của một số tác
giả trên thế giới về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại cũng như kinh
nghiệm của các nước về mối quan hệ này, từ đó rút ra một số bài học về việc sử dụng
chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam.
Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngắn
hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn. Bởi vì, phá giá làm giá hàng hóa xuất khẩu rẻ và
giá hàng nhập khẩu tăng, tuy nhiên trong ngắn hạn thì cán cân thương mại tạm thời
32
bị xấu đi do hiệu ứng giá cả trội hơn hiệu ứng khối lượng. Nhưng trong dài hạn khi
có đủ nguồn lực để tăng khối lượng sản xuất thì lúc này tác động của phá giá sẽ làm
tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế khối lượng nhập khẩu góp phần làm cải thiện
cán cân thương mại, trong trường hợp này hiệu ứng khối lượng đã trội hơn hiệu ứng
giá cả.
Điều kiện Marshall-Lerner: Khi giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả
của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu lớn hơn 1 thì việc phá giá tiền
tệ mới làm cho cán cân thương mại được cải thiện.
Các kết quả thực nghiệm đã nêu lên được sự tác động của tỷ giá lên cán cân thương
mại là rất khác nhau cho mỗi quốc gia, thậm chí đối với một quốc gia nếu chọn
khoảng thời gian khác nhau cũng có những kết quả khác nhau vì tỷ giá và cán cân
thương mại còn phải chịu sự chi phối của các nhân tố khác như: GDP, FDI, Thuế, độ
co giãn của xuất nhập khẩu đối với tỷ giá của từng quốc gia, cơ chế điều hành, chi
phí thương mại, nợ quốc gia, tập quán thương mại quốc tế.
Nghiên cứu chính sách điều hành tỷ giá một số quốc gia tương đồng với Việt Nam,
từ đó Việt Nam sẽ học hỏi và làm nền tảng để chính sách tỷ giá đạt hiệu quả nhằm
cải thiện cán cân thương mại.
33
CHƯƠNG 3. TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
3.1. Tình hình cán cân thương mại Việt Nam
Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), mở ra một thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mới sâu rộng và toàn diện,
với nhiều cơ hội song cũng có không ít thách thức trong lĩnh vực phát triển kinh tế
và đối ngoại . Trong năm này, cán cân thanh toán của Việt Nam đã thặng dư 10,2 tỷ
USD, song cũng là năm bắt đầu một thời kỳ thâm hụt vãng lai (Current Account
Deficit) ở mức kỷ lục vào năm 2008-2010. Thời kỳ thâm hụt vãng lai nghiêm trọng
này bắt đầu năm 2007 ở mức 6,99 tỷ USD tương đương với 9,8%GDP và mức thâm
hụt cao nhất là năm 2008 đã tăng lên trên 10,79 tỷ USD tương đương với 11,9% GDP.
Hình 3.1 Cán cân thương mại của Việt Nam từ 2006 đến 2016 (106
USD)
Nguồn: Tổng cục Thống kê, World Integrated Trade Solution
Sang năm 2011, thâm hụt vãng lai đã giảm xuống còn ở mức 0,7 tỷ USD tương đương
khoảng 0,5% GDP và bắt đầu từ 2012 cán cân vãng lai của Việt Nam đã thặng dư 9,3
Export
Trade Balance
Import
Export, Import and Trade Balnce of Vietnam From 2006 to 2016, Quarterly
2006q1 2008q1 2010q1 2012q1
Quarter
2014q1 2016q1
-50000
0
50000
34
tỷ USD và cùng với thặng dư của cán cân vốn, tạo thành thặng dư kép của cán cân
thanh toán quốc tế Việt Nam. Tình trạng thâm hụt nghiêm trọng của cán cân vãng lai
của Việt Nam dường như đã được khắc phục và trạng thái thặng dư đã được duy trì
trong suốt 4 năm từ 2012-2015. Điều này có thể coi là một thành công rất đáng ghi
nhận, đặc biệt trong bối cảnh sự hồi phục không chắc chắn của nền kinh tế các nước,
diễn biến phức tạp của tình hình tài chính quốc tế, khủng hoảng nợ công và những
bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở châu Âu và nhiều nước khác.
Không nằm ngoài quy luật chung, thâm hụt vãng lai trong giai đoạn 2002-2011 ở
Việt Nam phần lớn là do thâm hụt của cán cân thương mại. Mặc dù kim ngạch xuất
nhập khẩu của Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng, khoảng 19%/năm tương
ứng từ 46% GDP năm 2001 lên tới 78% GDP năm 2011, song nhập khẩu đã tăng ở
mức cao hơn từ 49% lên đến 86% GDP trong cùng thời kỳ làm cho cán cân thương
mại trong giai đoạn này luôn ở tình trạng thâm hụt. Nhập siêu bắt đầu tăng nhanh kể
từ năm 2003 ở mức 12,9% GDP và đạt mức 14,1 tỷ USD, tức gần 20% GDP vào năm
2008, sau 2 năm khi Việt Nam gia nhập WTO. Tình trạng nhập siêu tiếp tục duy trì
tăng ở các năm tiếp theo trung bình từ 9,1% tới mức 14,7% GDP tương ứng với các
giai đoạn 2002-2005 và 2006-2011. Điều cần nhấn mạnh là thâm hụt thương mại của
Việt Nam trong giai đoạn 2002-2011 đã được coi là một trong những mất cân đối vĩ
mô nghiêm trọng ở mức cao và kéo dài gây ra nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh
tế và gây áp lực cho chi tiêu ngân sách nhà nước (NSNN). Do cơ cấu nhập khẩu hàng
hóa chủ yếu là nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất trong nước nên nhập siêu đã
làm tăng mặt bằng giá cả và mặt bằng giá cả Việt Nam còn bị đẩy tăng lên do ảnh
hưởng tăng giá hay lạm phát ở nước ngoài. Hơn nữa, nhập siêu còn tạo áp lực lên
cung -cầu ngoại tệ và phá giá nội tệ, tăng gánh nặng nợ nước ngoài và ảnh hưởng xấu
đến thu nhập và đời sống xã hội.
Đến năm 2012 cán cân thương mại của Việt Nam bất ngờ chuyển sang trạng thái
thặng dư khoảng 8,71tỷ USD và bắt đầu cho giai đoạn thặng dư 2012-2015. Có thể
thấy, tổng kim ngạch thương mại hai chiều 2012 đạt khoảng 220,3 tỷ USD, trong đó
35
kim ngạch xuất khẩu ước đạt 114,5 tỷ USD, tăng 18,2%, trong khi kim ngạch nhập
khẩu xấp xỉ 105,8 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2011. Đến năm 2013, năm thứ hai
liên tiếp nước ta có thặng dư thương mại, ước đạt 8,3 tỷ USD, kim ngạch xuất, nhập
khẩu đều đạt mức tăng rất cao so với năm 2012, tương ứng ở mức 132,1 tỷ USD và
123,3 tỷ USD. Trạng thái thặng dư thương mại vẫn được tiếp tục duy trì trong năm
2014 và năm 2015 tương ứng là 11,9 tỷ USD hay 6,3% GDP và 7,39 tỷ USD hay
3,6% GDP.
Thặng dư của cán cân thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam mới xuất hiện
và duy trì giai đoạn 2012-2015, chưa thể nói là ổn định nhưng sự thay đổi trạng thái
này là rất quan trọng và rất được quan tâm. Trước hết, vì khi chuyển từ thâm hụt triền
miên sang thặng dư đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và là một trong
những tác nhân quan trọng giúp giảm áp lực tăng tỷ giá và cải thiện cán cân tổng thể.
Thứ hai, có sự khác nhau trong nhận định về các biện pháp đã áp dụng để mang lại
kết quả thặng dư 2012-2015. Cụ thể, một số quan điểm cho rằng, đây là kết quả của
những biện pháp điều chỉnh về mức cung tiền tệ, tăng trưởng tín dụng và đặc biệt là
nâng tỷ giá tăng 9,3% vào tháng 2/2015. Một số người còn cho rằng cán cân thương
mại và cán cân vãng lai của Việt Nam đã diễn biến theo đúng đường cong tuyến J và
được cải thiện từ năm 2012. Bước sang năm 2016, áp lực nhập siêu đã giảm khi cán
cân thương mại của Việt Nam thay đổi lớn, thặng dư thương mại đạt 2,52 tỷ USD và
năm 2017 là 2,7 tỷ USD.
Như vậy sau 10 năm gia nhập WTO, độ mở nền kinh tế Việt Nam đã tăng từ 144%
năm 2007 lên 173% năm 2017. Từ năm 2012, nền kinh tế đã chấm dứt chuỗi thời
gian dài nhập siêu lớn, có xuất siêu từ năm 2012 đến 2014, sau đó nhập siêu trở lại
năm 2015 (3,6 tỷ USD). Tuy nhiên, hết năm 2016, nền kinh tế quay trở lại xuất siêu
với 2,52 tỷ USD và đạt mức 2,7 tỷ USD vào năm 2017.
Mặc dù cán cân thương mại của Việt Nam đã không còn thâm hụt và bắt đầu chuyển
sang thặng dư trong những năm gần đây, nhưng phần lớn kết quả này lại đến từ các
hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI. Cụ thể trong năm 2017, khối
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam

More Related Content

What's hot

BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾHọc Huỳnh Bá
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 
Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáiRủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáithienbinhqa
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệlehaiau
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêCâu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêNgọc Nguyễn
 
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcLý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcletuananh1368
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977tranthaong
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBin Bin
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáipikachukt04
 
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)pikachukt04
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Share Tài Liệu Đại Học
 
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luuNgoc Minh
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019phamhieu56
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpKim Trương
 
Dap an de d03 môn thị trường tài chính và các định chế tài chính
Dap an de d03 môn thị trường tài chính và các định chế tài chínhDap an de d03 môn thị trường tài chính và các định chế tài chính
Dap an de d03 môn thị trường tài chính và các định chế tài chínhphamhang34
 

What's hot (20)

BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
Quản trị rủi ro (Value at risk)
Quản trị rủi ro (Value at risk)Quản trị rủi ro (Value at risk)
Quản trị rủi ro (Value at risk)
 
Mô hình ARDL
Mô hình ARDLMô hình ARDL
Mô hình ARDL
 
Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáiRủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Đề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Đề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nayĐề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
Đề tài: Tìm hiểu cung cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêCâu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
 
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcLý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
 
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
 
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu2. bai giang 2   xay dung bao cao ngan luu
2. bai giang 2 xay dung bao cao ngan luu
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 
Dap an de d03 môn thị trường tài chính và các định chế tài chính
Dap an de d03 môn thị trường tài chính và các định chế tài chínhDap an de d03 môn thị trường tài chính và các định chế tài chính
Dap an de d03 môn thị trường tài chính và các định chế tài chính
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ PhầnLuận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ PhầnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam (20)

Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...
Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...
Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...
 
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đĐề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
 
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
Đề tài  hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAYĐề tài  hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc TếLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
 
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại AgribankKhóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty VinacominLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
 
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
 
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBankXây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ PhầnLuận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
 
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 

Recently uploaded (20)

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 

Luận Văn Tác Động Của Tỷ Giá Hối Đoái Đến Cán Cân Thương Mại Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH MA THỊ HOÀNG LIÊN TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh, Tháng 5/2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH MA THỊ HOÀNG LIÊN TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học TS ĐINH THỊ THU HỒNG
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hỗ trợ của Cô hướng dẫn là TS. Đinh Thị Thu Hồng. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung thực, có cập nhật và kế thừa từ các tài liệu. Số liệu được thu thập bởi chính tác giả từ những nguồn đáng tin cậy được nêu rõ trong phần phụ lục và phần tham khảo. Những số liệu này được tính toán, hiệu chỉnh cho phù hợp với mô hình và được kiểm định bằng chương trình stata chỉ phục vụ riêng cho nghiên cứu này. Một số đánh giá, nhận xét, kết luận cũng như sốliệu từ các nguồn khác đều được chú thích rõ nguồn gốc để thuận lợi trong việc tra cứu và kiểm chứng. Tp. HCM ngày 28 tháng 05 năm 2019 Tác giả Ma Thị Hoàng Liên
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, Công ty Điện lực Sài Gòn đã đề cử tôi tham gia khoá học này và đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cám ơn các Thầy, Cô khoa Tài Chính Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn, tiến sĩ Đinh Thị Thu Hồng, đã góp ý, chỉnh sửa và nhất là động viên để tôi hoàn thành nghiên cứu của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều giúp đỡ từ các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Xin cám ơn đến các Anh Chị đã hỗ trợ tôi trong việc thu thập và phân tích số liệu, xây dựng mô hình và các gợi ý đề xuất chính sách. Cuối cùng, xin cám ơn các thành viên trong gia đình nhỏ của tôi đã thông cảm, động viên và hy sinh nhiều thời gian để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU......................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..........................................................................................viii TÓM TẮT ...........................................................................................................................ix ABSTRACT ......................................................................................................................... x CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU.................................................................................................1 1. 1 Đặt vấn đề................................................................................................................................1 1.2 Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................................1 1.3 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................2 1.4 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................3 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3 1.6 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................4 CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT ................................................................................ 6 2.1. Tỷ giá hối đoái.........................................................................................................................6 2.2. Cán cân thương mại...............................................................................................................15 2.3. Lý thuyết về tỷ giá và cán cân thương mại ............................................................................18 2.4. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tỷ giá và cán cân thương mại.........................................23 2.5. Kinh nghiệm của các nước về chính sách tỷ giá ....................................................................27 2.6 Bài học giúp Việt Nam điều hành tỷ giá và cải thiện cán cân thương mại..............................30 CHƯƠNG 3. TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI ................................................. 33 3.1. Tình hình cán cân thương mại Việt Nam...............................................................................33 3.2. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá của Việt Nam................................................................36 3.3. Thực trạng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại.......................................40 CHƯƠNG 4. KIỂM ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH.............................................. 44 4.1 Lựa chọn mô hình và giải thích các biến số............................................................................44 4.2 Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................................................46 4.3 Kiểm định dữ liệu và chạy mô hình........................................................................................53 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................68
  • 6. iv 5.1 Kết luận...................................................................................................................................68 5.2 Kiến nghị ................................................................................................................................69 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai.......................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 73 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 76 Phụ lục 1. XNK & Cán cân thương mại của Việt Nam (106 USD...............................................76 Phụ lục 2.1. Xuất khẩu của Việt Nam đến 15 đối tác chính (103 USD) ........................................77 Phụ lục 2.2. Xuất khẩu của Việt Nam đến 15 đối tác chính (tt) (103 USD)...................................78 Phụ lục 3.1. Nhập khẩu của Việt Nam từ 15 đối tác chính (103 USD)..........................................79 Phụ lục 3.2. Nhập khẩu của Việt Nam từ 15 đối tác chính (tt) (103 USD)....................................80 Phụ lục 4.1. Tỷ trọng thương mại 2 chiều của 15 đối tác với Việt Nam.......................................81 Phụ lục 4.2. Tỷ trọng thương mại 2 chiều của 15 đối tác với Việt Nam(tt)..................................82 Phụ lục 5.1. Tỷ giá hối đoái của 14 đối tác và Việt Nam với USD ..............................................83 Phụ lục 5.2. Tỷ giá hối đoái của 14 đối tác và Việt Nam với đồng USD (tt)...............................84 Phụ lục 6.1. Chỉ số giá tiêu dùng của 15 đối tác và Việt Nam 2006 - 2016.................................85 Phụ lục 6.2. Chỉ số giá tiêu dùng của 15 đối tác và Việt Nam 2006 – 2016................................86 Phụ lục 7. Tỷ giá hối đoái thực đa phương của 15 nước và Việt Nam .........................................87 Phụ lục 8.1. GDP theo quý của 15 đối tác và của Việt Nam (%)..................................................88 Phụ lục 8.2. GDP theo quý của 15 đối tác và của Việt Nam (%) (tt)............................................89 Phụ lục 9. Tổng hợp số liệu theo mô hình TB=f(REER, GDPVN, GDP15)....................................90 Phụ lục 10. Chọn độ trễ (lag) tối ưu cho các biến số ....................................................................91 Phụ lục 11. Chọn độ trễ (lag) tối ưu cho các vi phân của các biến số...........................................92 Phụ lục 12. Kiểm định tính dừng cho các chuỗi LTB và DLTB...................................................93 Phụ lục 13. Kiểm định tính dừng cho các chuỗi LREER và DLREER ........................................94 Phụ lục 14. Kiểm định tính dừng cho các chuỗi LGDPVN..........................................................95 Phụ lục 15. Kiểm định tính dừng cho các chuỗi LGDP15 và DLGDP15.....................................96 Phụ lục 16. Kiểm định Johansen Co-integration cho 4 chuỗi.......................................................97 Phụ lục 17. Kết quả kiểm định VAR bằng Stata...........................................................................98
  • 7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank, Ngân hàng phát triển Châu Á APEC Asia-Pacific Economic Cooperation, Diễn đàn HTKT châu Á – TBD ASEAN Association of Southeast Asia Nations, Hiệp hội các quốc gia ĐNA AUD Australian dollar, Đồng đô la Úc BOJ Bank of Japan, Ngân hàng trung ương Nhật Bản BQLNH Bình quân liên ngân hàng CNY Chinese Yuan, Đồng nhân dân tệ CPI Consumer Price Index, Chỉ số giá tiêu dùng EU European Union, Liên minh châu Âu EUR Đồng tiền chung của Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment, Đầu tư trực tiếp nước ngoài FII Foreign Institutional Investor, Đầu tư nước ngoài trên thị trường tài chính GDP Gross domestic product, Tổng sản phẩm quốc nội GSO Tổng cục thống kê HSBC Hongkong and Shanghai Banking Corporation HKD Đô la Hồng Kong IMF International Monetary Fund, Quỹ tiền tệ quốc tế JPY Japanese Yen, Đồng Yên Nhật MYR Đồng ringit Malayxia
  • 8. vi NEER Nominal Effective Exchange rate, Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đaphương NER Nominal Exchange Rate, Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung Ương ODA Official development assistance, Hỗ trợ phát triển chính thức REER Real Effective Exchange rate, Tỷ giá hối đoái thực đa phương RER Real Exchange rate, Tỷ giá hối đoái thực song phương RUB Đồng rúp Nga THB Thailand Baht, Đồng bạt Thái USD United States Dollar, Đồng đô la Mỹ VCB Vietcombank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VIB Ngân hàng Quốc tế VND Đồng Việt Nam WB World Bank, Ngân hàng thế giới WON Đồng tiền của Hàn Quốc WTO World Trade Organization, Tổ chức thương mại thế giới X/N Tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu XNK Xuất nhập khẩu
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1 Tỷ số cán cân thương mại của Việt Nam từ 2006 đến 2016......................49 Bảng 4.2 Tỷ số hối đoái thực đa phương của VNĐ với rổ tiền tệ 15 nước...............51 Bảng 4.3 Tăng trưởng GDP theo quý năm trước của Việt Nam từ 2006 đến 2016...52 Bảng 4.4 Tăng trưởng GDP theo quý năm trước của 15 nước từ 2006 đến 2016 .....52 Bảng 4.5 Kiểm định ADF – LTB..............................................................................55 Bảng 4.6 Kiểm định ADF – D.LTB..........................................................................56 Bảng 4.7 Kiểm định ADF – LREER.........................................................................57 Bảng 4.8 Kiểm định ADF – D.LTB..........................................................................58 Bảng 4.9 Kiểm định ADF – LGDPVN .....................................................................59 Bảng 4.10 Kiểm định ADF – LGDP15.....................................................................60 Bảng 4.11 Kiểm định ADF – D.LGDP15 ......................................................................... 61
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1 Hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn và dài hạn ....................................19 Hình 3.1 Cán cân thương mại của Việt Nam từ 2006 đến 2016................................33 Hình 4.1 Xuất khẩu của Việt Nam đến 15 nước trong năm 2016..............................48 Hình 4.2 Nhập khẩu của Việt Nam từ 15 nước trong năm 2016 ...............................48 Hình 4.3 Tỷ trọng thương mại 2 chiều của 15 nước với Việt Nam trong năm 2016. 49 Hình 4. 4 Vòng tròn đơn vị VAR ..............................................................................64 Hình 4. 5 Hàm phản ứng xung Impulse Response Function.....................................66
  • 11. ix TÓM TẮT Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc nhận diện những tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại là hết sức cần thiết và cấp bách. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu trong giai đoạn 2006 đến 2016 theo từng quý để tìm hiểu đồng nội tệ được đánh giá cao hay thấp so với rổ tiền tệ gồm 15 đối tác thương mại chính. Qua đó, phân tích được những tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại và đề xuất những kiến nghị trong việc điều hành tỷ giá của đất nước, hỗ trợ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Nghiên cứu này sử dụng Kiểm tra gốc đơn vị, kiểm định đồng liên kết và sử dụng mô hình vector tự hồi quy VAR và phân tích hàm phản ứng đẩy – cơ chế truyền tải sốc IRF. Những phát hiện chính của nghiên cứu này là: (i) không tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái; (ii) tỷ giá hối đoái thực là một biến số quan trọng đối với cán cân thương mại và chính sách tỷ giá trung tâm linh hoạt là công cụ hữu hiệu để cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn và dài hạn; (iii) kết quả cho thấy hiệu ứng đường cong J có tồn tại trong ngắn hạn nhưng không đáp ứng điều kiện Marshall – Lerne trong dài hạn. Từ khóa: Tỷ giá hối đoái, Cán cân thương mại, Phá giá, Đồng liên kết, Kinh tế Việt Nam
  • 12. x ABSTRACT Vietnam is deeply integrating into the world economy. Identifying the impacts of exchange rates on the trade balance is essential and urgent. The study was carried out based on data from 2006 to 2016 quarterly to find out whether the local currency is undervalued or overvalued compared to her 15 major trading partners’ currencies. Thereby, analyzing the impacts of the exchange rate on the trade balance and proposing recommendations for policies of exchange rate operation, supporting exports and restricting imports and improving trade balance. This study uses Unit Root Testing, co-integration testing, autoregression vector model (VAR) and impulse response function analysis (IRF). The main findings of this study are: (i) there is no long-term relationship between the trade balance and the exchange rate; (ii) the real exchange rate is an important variable for the trade balance and flexible exchange rate policy is an effective tool to improve the trade balance in the short and long term; (iii) The results show that the J curve effect exists only in the short term but does not meet Marshall - Lerne conditions in the long term. Keywords: Exchange rate, Trade balance, Devaluation, Cointegration, Vietnam economy
  • 13. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1. 1 Đặt vấn đề Tỷ giá là một biến số kinh tế tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế nhưng hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động lại rất khác nhau, trong đó tác động của tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu và sức mạnh cạnh tranh thương mại là rõ ràng và nhanh chóng. Đồng thời thặng dư hay thâm hụt cán cân thương mại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nó luôn là một bộ phận không thể thiếu được trong phân tích kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế mở. Vì tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế nên nó là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia. Theo yết giá trực tiếp thì khi tỷ giá hối đoái tăng cao, cán cân thương mại của một quốc gia sẽ tăng lên và khi tỷ giá hối đoái giảm, cán cân thương mại sẽ giảm đi vì đồng tiền của một quốc gia yếu sẽ làm cho hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó rẻ hơn ở thị trường nước ngoài và nhập khẩu thì trở nên đắt hơn. Ngược lại, một đồng tiền mạnh lên thì hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này ra nước ngoài sẽ đắt hơn và hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn Trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần điều chỉnh tỷ giá hối đoái như thế nào để cải thiện cán cân thương mại, do đó điều hành tỷ giá hối đoái đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế và ổn định tài chính của một quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, NHNN cần phải xác định tỷ giá hối đoái thực. Việc xác định tỷ giá hối đoái thực và mức độ tác động của tỷ giá thực đến cán cân thương mại chính xác là bao nhiêu rất có ý nghĩa trong việc phân tích và lựa chọn các chính sách điều hành tỷ giá thích hợp. 1.2 Bối cảnh nghiên cứu Trong khoảng vài năm gần đây, chủ đề phá giá hay không phá giá Việt Nam đồng luôn được các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách bàn thảo rất nhiều trên các phương tiện truyền thông. Các ý kiến phá giá đưa ra nhằm cải thiện sức cạnh
  • 14. 2 tranh của hàng hóa Việt nam. Phá giá đồng nội tệ ở đây hàm ý thay đổi tỷ giá thực. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính sách tỷ giá cần phải ổn định để ổn định giá và kinh tế vĩ mô, đồng thời kiềm chế lạm phát. Để đánh giá mức tỷ giá hiện nay có phù hợp với nền kinh tế hay không thì cần căn cứ vào các cơ sở khoa học. Việc xác định mức tỷ giá cần thực hiện cẩn trọng để đáp ứng cho nhiều mục tiêu khác nhau của nền kinh tế như khả năng cạnh tranh hàng hóa và ổn định môi trường vĩ mô cũng như một số mục tiêu khác của đất nước. Chính vì thế, việc xác định tỷ giá thực đa phương trên cơ sở điều chỉnh yếu tố lạm phát của Việt Nam với một số đối tác được chọn sẽ là một mức tỷ giá mục tiêu thích hợp để tiến hành đánh giá mức độ phù hợp của mức tỷ giá danh nghĩa phục vụ cho những mục tiêu nêu trên nhất là việc đảm bảo cho khả năng cạnh tranh cho hàng hóa. 1.3 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, việc nhận diện những tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam là việc làm cần thiết trong bối cảnh các tổ chức, hiệp hội quốc tế yêu cầu phải dỡ bỏ các rào cản thuế quan, hạn ngạch hàng hóa theo lộ trình cam kết để giảm dần việc bảo hộ thương mại. Vì thế, việc xây dựng một cơ sở khoa học để xác định tỷ giá hiện tại là hết sức cần thiết để đảm bảo cho việc hàng hoá của Việt Nam luôn cạnh tranh trong thương mại quốc tế. Do Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập nên tỷ giá thực có sự biến động mạnh vào từng thời điểm khác nhau và vì thế sẽ có nhiều cách nhận định khác nhau về chính sách tỷ giá. Một chính sách tỷ giá không hợp lý cũng có thể đưa một quốc gia rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế. Vì vậy sự biến động trong cán cân thương mại do biến động tỷ giá là một vấn đề quan trọng và cơ bản trong chính sách kinh tế vĩ mô.
  • 15. 3 1.4 Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu Việt Nam đồng được định giá cao hay thấp so với một rổ tiền tệ gồm 15 quốc gia là đối tác thương mại chính của Việt Nam. Phân tích tổng quan về tác động của tỷ giá hối đoái thực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Nhận định về chính sách cũng như đưa ra dự báo về tỷ giá để đảm bảo hàng hóa có ngang giá sức mua trong thương mại quốc tế với các đối tác được chọn nghiên cứu. Qua kết quả nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với điều hành tỷ giá. Từ đó có thể xây dựng và hoàn thiện dần cơ chế phù hợp và tạo ra môi trường thuận lợi để duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong mậu dịch quốc tế, đưa việc điều hành tỷ giá trở thành công cụ tốt cho nền kinh tế. 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu:  Tỷ giá thực đa phương giữa Việt Nam đồng và các đồng tiền của các nước có tỷ trọng thương mại cao với Việt Nam  Tỷ giá của các đồng tiền các nước này so với đồng đô la Mỹ  Xuất nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của các đối tác thương mại nói trên và Việt Nam.  Tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các đối tác thương mại này và của Việt Nam. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu: Đồng tiền của các đối tác thương mại được chọn tham gia rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực với Việt Nam đồng và với đồng đô la Mỹ là 15 nước đối tác chính của Việt Nam gồm: Australia, China, France, Germany, Hong Kong, India, Japan, Korea, Malaysia, Russia, Singapore, Switzerland, Thailand, United Kingdom và USA.
  • 16. 4 Số liệu thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), Ngân hàng thế giới (WB), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Bộ tài chính và các trang thông tin điện tử của các tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Các số liệu này được thu thập từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2016, lấy năm 2010 là năm cơ sở. 1.6 Phương pháp nghiên cứu 1.6.1 Phương pháp luận Sử dụng lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) để phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái. Sau đó dùng tỷ giá đang giao dịch trên thị trường so với tỷ giá ngang giá sức mua sẽ biết được đồng nội tệ định giá cao hay thấp. Sử dụng lý thuyết đường cong J; hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall- Lerner để phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại. 1.6.2 Phương pháp nghiên cứu Có rất nhiều mô hình để xác định tỷ giá mục tiêu như nghiên cứu của nhà kinh tế Sebastian Edwards (1988) về ước lượng tỷ giá thực cân bằng dài hạn; mô hình tỷ giá thực là công cụ để đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hóa; mô hình kinh tế vĩ mô mở. Trong mô hình này, các khu vực kinh tế, thị trường tiền tệ, thị trường tài chính, các chính sách vĩ mô được liên kết trong một tổng thể để đánh giá tác động của các chính sách. Nó cũng cho phép đánh giá các tác động đến cán cân vốn và cán cân vãng lai của chính sách tỷ giá. Trong nghiên cứu này, tác giả chọn mô hình tỷ giá thực đa phương để xác định tỷ giá mục tiêu. Việc chọn tỷ giá thực đa phương để nghiên cứu là vì trong hầu hết mọi trường hợp, các nhà kinh tế và các nhà làm chính sách quan tâm nhiều hơn đến tỷ giá hối đoái thực đa phương khi muốn đo lường độ lệch hướng (bị định giá cao hay thấp) của một đồng tiền. Đơn giản là vì một quốc gia không chỉ giao dịch thương mại với chỉ một quốc gia mà còn với rất nhiều các quốc gia khác. NHNN kỳ vọng tỷ giá này
  • 17. 5 là một cơ sở quan trọng để điều hành tỷ giá hướng về mức ngang giá sức mua nhằm đảm bảo và duy trì vị thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và đảm bảo tỷ giá đạt mức cân bằng dài hạn. Các bước thu thập dữ liệu, mô tả thống kê, phân tích định lượng bằng phương pháp hồi quy để tiến hành ước lượng tỷ giá thực đa phương của Việt Nam, tỷ giá thực song phương của các đối tác so với đồng đô la Mỹ. Trước tiên cần tính toán và so sánh tỷ giá thực của Việt Nam đồng và các đồng tiền trong rổ tiền nghiên cứu với đô la Mỹ. Xem xét trong giai đoạn từ 2006 đến 2016 về mức độ định giá các đồng tiền này so với đô la Mỹ. Tiếp theo, tỷ giá thực đa phương sẽ được tính toán để đánh giá mức độ định giá của tiền đồng so với rổ tiền tệ, từ đó đưa ra các nhận xét về chính sách tỷ giá hiện hành. Nghiên cứu được tiến hành qua việc kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại, qua đó đánh giá được tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu. Kết cấu của luận văn Chương 1. Giới thiệu Chương 2. Khung lý thuyết Chương 3: Tỷ giá và cán cân thương mại Chương 4: Kiểm định và kết qủa phân tích Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  • 18. 6 CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT 2.1. Tỷ giá hối đoái 2.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái Đối với các quan hệ tài chính, đầu tư và kinh doanh thương mại quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải thiết lập các quan hệ giao dịch thanh toán với nhau. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình. Vì vậy, thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau, từ đó các khái niệm về tỷ giá và tỷ giá hối đoái đã ra đời.  Tỷ giá là số đơn vị ngoại tệ trên một đơn vị nội tệ (theo yết giá gián tiếp) hoặc số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ (theo yết giá trực tiếp)  Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau. Như vậy, tỷ giá hối đoái là sự biểu hiện tương quan giá cả của hai đồng tiền giữa hai nước khác nhau. Hay, tỷ giá chính là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác. 2.1.2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa Tỷ giá danh nghĩa là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác nhưng chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng Tỷ giá danh nghĩa được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, tỷ giá này được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng mua bán thương mại, hợp tác đầu tư và thanh toán tín dụng. Ngoài ra, đây là mức tỷ giá được sử dụng trong việc phân tích tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực cũng như toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (NER) Là tỷ lệ trao đổi số tuyệt đối giữa hai đồng tiền, là giá cả của đồng tiền của một nước so với đồng tiền của một nước khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước.
  • 19. 7 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương (NEER). Khi tỷ giá song phương thay đổi chúng ta sẽ biết chính xác đồng tiền nào lên giá và đồng tiền nào giảm giá. Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định một đồng tiền có thể lên giá với đồng tiền này nhưng lại giảm giá với đồng tiền kia. Vì vậy, để biết được một đồng tiền là lên giá hay giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại, người ta sử dụng khái niệm tỷ giá danh nghĩa đa phương. Tỷ giá danh nghĩa đa phương phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với các đồng tiền còn lại (hoặc một rổ các đồng tiền được chọn) và tỷ giá này được biểu thị dưới dạng chỉ số. NEER được tính trên cơ sở một rổ tiền tệ được chọn. Thông thường, rổ tiền tệ sẽ bao gồm các đối tác chính của quốc gia đó thông qua tổng xuất nhập khẩu với nước sử tại và một số nước có ngoại tệ mạnh như đồng USD, EUR hay đồng Franc của Thuỵ Sỹ Tiếp đó, NEER được tính bằng cách tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa của các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng. Tỷ trọng của tỷ giá song phương có thể lấy tỷ trọng thương mại của nước có đồng nội tệ đem tính NEER so các nước có đồng tiền trong rổ được chọn:  Gọi t = 0 là kỳ gốc; t = i là các thời kỳ được chọn nghiên cứu (với i = 1, 2, …, n)  Gọi E0 j; Ei j lần lượt là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ thứ j trong rổ tiền tệ tại thời kỳ t=0 và t=i; Wj là trọng số thương mại của đồng tiền các quốc gia (với j = 1, 2, …, n).  Tại t=0: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n là: e0 n = E0 / E0 n  Tại t=i: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n là ei n = Ei / Ei n. Ta có công thức tính:
  • 20. 8 ( 𝑛 𝑁𝐸𝐸𝑅$ = & 𝑒$𝑤( 2.1.3. Tỷ giá hối đoái thực (+1 Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh theo trạng thái ngang giá sức mua của hai đồng tiền, là trạng thái cân bằng mà tại đó lượng hàng hóa mua được bởi đồng ngoại tệ và đồng nội tệ là như nhau, nghĩa là không có sự khác biệt trong sự nắm giữ giữa hai đồng tiền. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia, và nó được xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa và mức chỉ số giá tiêu dùng trong nước và quốc tế. Tỷ giá thực được chính phủ sử dụng để điều hành thị trường ngoại hối và điều hành chính sách trong việc kiểm soát tiền tệ. Về mặt ý nghĩa, tỷ giá hối đoái thực đo lường sức mua của một đơn vị ngoại tệ ở nền kinh tế nước ngoài trong mối quan hệ tương đối với sức mua của một lượng nội tệ tương đương của nền kinh tế trong nước. Tỷ giá thực cần phải được xác định trong mối quan hệ với những đối tác mà chúng có quan hệ mậu dịch thông qua cách tiếp cận với cách tính tỷ giá thực song phương và tỷ giá thực đa phương. Tỷ giá thực có thể được xác lập trong mối quan hệ với một đối tác thương mại hoặc dựa trên trung bình cho tất cả các đối tác thương mại chính hoặc các quốc gia cạnh tranh. Trong trường hợp so sánh giữa hai nước, tỷ giá thực được gọi là tỷ giá thực song phương (BRER). Và trong trường hợp thứ hai, so sánh với hàng loạt các bạn hàng mà một quốc gia có quan hệ mậu dịch được gọi là tỷ giá thực đa phương (MEER) hay còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực (REER) và được tính toán trên cơ sở trung bình có trọng số.
  • 21. 9 3 Ứng dụng lý thuyết ngang giá sức mua (Power Purchasing parity – PPP) Theo lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) thì tỷ giá hối đoái sẽ biến động để bù đắp cho sự chênh lệch trong lạm phát giữa hai quốc gia để trạng thái ngang giá sức mua được duy trì. Vì vậy, nếu ngang giá sức mua tồn tại thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ thể hiện đúng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài. Do đó, lý thuyết PPP có những ứng dụng sau: Dùng ngang giá sức mua để dự báo tỷ giá. Lý thuyết ngang giá sức mua ngoài việc giải thích tại sao mức lạm phát tương đối giữa hai nước có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái mà nó còn cung cấp thông tin để dự báo về các tỷ giá hối đoái. Giá trị của một đồng tiền tại thời điểm St+1 sẽ là một hàm số của tỷ giá giao ngay hiện tại ở thời điểm cân bằng St với chênh lệch lạm phát: 𝑆𝑡/1 = 𝑆𝑡(1 + 𝑒3) Trong đó, 𝑒 = 1/𝐼6 − 1 là tỷ lệ thay đổi theo giá trị của đồng ngoại tệ. 1/𝐼7 Thay vào, ta có: 𝑆 = 𝑆 [1 + 1 + 𝐼; − 1] 𝑡/1 𝑡 1 + 𝐼3 Trong đó Ih & If là tỷ lệ lạm phát trong nước và nước ngoài. Công thức tính gần đúng: 𝑆𝑡/1 = 𝑆𝑡[1 + =𝐼; − 𝐼3>] Tính tỷ giá thực Khi ngang giá sức mua tồn tại, giá cả của rổ hàng hóa trong nước sẽ bằng với giá cả của rổ hàng hóa đó mua ở nước ngoài nếu tính theo một đồng tiền chung. Tỷ giá quy đổi theo đồng tiền chung này gọi là tỷ giá theo ngang giá sức mua Sppp. Đây là mức tỷ giá cân bằng giữa sức mua hàng trong nước và sức mua hàng nước ngoài. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa khác tỷ giá hối đoái theo PPP có nghĩa là không có ngang giá sức mua trong trường hợp này. Lúc đó sức mua hàng trong nước hoặc cao hơn hoặc thấp hơn có nghĩa là sức cạnh tranh hàng hóa trong nước sẽ cao
  • 22. 10 hoặc thấp. Chính phủ các nước sử dụng thước đo chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá PPP để thực hiện mục tiêu điều hành cán cân tài khoản vãng lai. Một dạng thước đo này là tỷ giá thực.  Tỷ giá thực song phương (BRER) Tỷ giá thực song phương là cách đơn giản và dễ nhất để tính toán các chỉ số tỷ giá thực. Chúng so sánh giá cả của một rổ hàng hóa tiêu dùng hay sản xuất đại diện của nước chủ nhà và giá cả của một rổ hàng hóa làm đại diện ở nước ngoài được ước tính bằng một loại tiền, có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ và chỉ ra giá trị tương đối của nội tệ 1 và ngoại tệ: 𝑩𝑹𝑬𝑹 = 𝑺. 𝑷𝒉 𝑷𝒇 Trong đó, S là chỉ số tỷ giá danh nghĩa. Tùy theo quy ước trong cách yết giá, trong cách yết giá trên, tỷ giá danh nghĩa được quy ước là một đơn vị ngoại tệ đổi lấy được bao nhiêu đơn vị nội tệ (yết giá trực tiếp) 1 . Pf và Ph là chỉ số giá chung ở nước ngoài và trong nước. Với các quy ước này, BRER tăng lên hàm ý dồng nội tệ bị định giá thấp và ngược lại  Tỷ giá thực đa phương (REER) Tỷ giá thực đa phương là một dạng chỉ số phản ánh sự thay đổi trong sức mua của đồng nội tệ so với các đồng ngoại tệ trong rổ tiền tệ để tính tỷ giá hối đoái thực. Tỷ giá thực đa phương hay còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực REER, được sử dụng khi xem xét nhiều đối tác thương mại và được tính trên cơ sở bình quân có trọng số: 1 Có hai phương pháp niêm yết tỷ giá – Yết tỷ giá gián tiếp là phương pháp thể hiện giá ngoại tệ của một đơn vị nội tệ và đồng nội tệ là đồng yết giá, đồng ngoại tệ là đồng định giá; Yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp thể hiện giá nội tệ của một đơn vị ngoại tệ và đồng ngoại tệ là đồng yết giá, đồng nội tệ là đồng định giá. Trong bài luận này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp để tính toán
  • 23. 11 𝒏 𝑹𝑬𝑬𝑹 = &(𝒆𝒕𝒋𝑾𝒕𝒋 𝒋+𝟏 𝑪𝑷𝑰𝒋 ) 𝑪𝑷𝑰 Với etj, Wtj, CPIj lần lượt là chỉ số tỷ giá danh nghĩa của ngoại tệ, tỷ trọng thương mại 2 chiều và chỉ số giá tiêu dùng điều chỉnh của nước j tại kỳ t trong rổ ngoại tệ được chọn và CPI là chỉ số giá tiêu dùng điều chỉnh của nước sở tại. Theo yết giá trực tiếp:  Nếu REER > 1 thì đồng nội tệ bị định giá thấp. Nghĩa là một đơn vị rổ hàng hóa định danh bằng đồng nội tệ mua được ít hơn một rổ hàng hóa định danh bằng ngoại tệ. Theo lý thuyết, mất giá tiền tệ sẽ giúp cho hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn và hàng hóa nhập khẩu lại đắt lên tương đối, từ đó nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu.  Nếu REER < 1thì đồng nội tệ bị định giá cao. Nghĩa là một đơn vị rổ hàng hóa định danh bằng đồng nội tệ mua được nhiều hơn một rổ hàng hóa định danh bằng đồng ngoại tệ. Lúc này, đồng nội tệ tăng giá sẽ làm cho giá cả hàng hóa trong nước cao hơn giá cả hàng hóa nước ngoài dẫn đến việc tăng nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu.  Nếu REER = 1 thì sức mua của đồng nội tệ ngang bằng với giá của các đồng tiền có quan hệ mậu dịch với nước sở tại. Tỷ giá thực đa phương REER ngoài chức năng là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá thấp hay định giá cao mà nó còn được nhìn nhận như là dữ liệu cơ bản trong quá trình thực thi chính sách của Chính phủ vì chỉ số này rất hữu ích cho việc đạt được mục tiêu thích hợp trong cơ chế tỷ giá hỗn hợp giữa linh hoạt và cố định. 2.1.4. Cơ chế tỷ giá hối đoái Tỷ giá là một công cụ của chính sách kinh tế nên nó chứa đựng các yếu tố chủ quan, vì thế chế độ tỷ giá của mỗi quốc gia có thể thay đổi theo thời gian và giữa các quốc gia thường có sự khác nhau. Vì chứa đựng các yếu tố chủ quan nên các quốc gia sẽ
  • 24. 12 luôn xây dựng các quy tắc, cơ chế điều tiết và xác định tỷ giá cho riêng mình. Tập hợp các quy tắc, cơ chế điều tiết và xác định tỷ giá của một quốc gia tạo nên chế độ tỷ giá của quốc gia đó. Do vậy, cơ chế tỷ giá hối đoái là cách thức một quốc gia quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền của các quốc gia khác và tập hợp tất cả những qui định pháp luật do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước quy định để quản lý và điều tiết thị trường ngoại hối. Chế độ tỷ giá hối đoái có thể khác nhau ở mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ, song về cơ bản có 2 chế độ tỷ giá là chế độ “tỷ giá thả nổi” và “tỷ giá cố định”. Với chế độ tỷ giá “thả nổi” thì thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, nhưng ngược lại với chế độ tỷ giá hối đoái “cố định” thì lúc này Nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền nước khác không đổi hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp đó. Tùy theo mức độ can thiệp của Nhà nước có thể đưa ra một trong ba chế độ đặc trưng sau: Chế độ tỷ giá hối đoái cố định neo. Đây là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái mà giá trị của đồng nội tệ được gắn giá trị với một đồng ngoại tệ mạnh hay cũng có thể với một thước đo giá trị khác 2như vàng chẳng hạn và được giữ cố định trong một khoản thời gian dài. Khi đó, giá trị của đồng tiền neo vào cũng sẽ tăng hoặc giảm theo sự tăng hoặc giảm của giá trị được chọn neo giữ. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định cho kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá. Do ổn định tỷ giá nên hoạt động kinh doanh và đầu tư nước ngoài được thúc đẩy làm tăng tính hợp tác trong thương mại giữa các quốc gia, ngoài ra ổn định tỷ giá sẽ tạo ra tính kỷ luật cho các chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, để giữ cho tỷ giá hối đoái cố định thì NHNN phải có một lượng ngoại tệ đủ mạnh để duy trì tỷ giá và phải luôn giám sát sự biến động của tỷ giá nhất là khi xảy ra các bất ổn về kinh tế - chính trị trên thế giới.
  • 25. 13 Một số ý kiến cho rằng khi sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm mất đi những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng bởi vì với chế độ tỷ giá cố định sẽ tạo ra sự chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực, làm sai lệch các tính toán, đặc biệt là tạo ra bất cân xứng thông tin lúc đó sẽ xuất hiện những kẻ đầu cơ trên thị trường ngoại hối và tạo ra tỷ giá chợ đen. Ngoài ra, vì neo theo những đồng tiền mạnh nên sẽ chịu ảnh hưởng mạnh bởi cú sốc giá và sự thay đổi tỷ giá của các đồng ngoại tệ khi đồng nội tệ neo giữ. Chính vì thế trên thế giới chỉ một số ít đồng tiền sử dụng chế độ hối đoái cố định, còn lại sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do. Đây là chế độ tỷ giá linh hoạt và không chịu sự tác động của NHNN nên nó được xác định hoàn toàn tự do theo qui luật cung cầu trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng trong chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là đồng tiền thả nổi. Theo cơ chế thả nổi tỷ giá thì tỷ giá sẽ thay đổi theo cung và cầu ngoại tệ chứ không phải dự trữ ngoại hối của NHNN tác động lên sự thay đổi của tỷ giá như trong cơ chế cố định tỷ giá, nên sự thay đổi của tỷ giá phụ thuộc vào sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu ngoại tệ và vì thế vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối trong trường hợp này là hoàn toàn trung lập. Trong cơ chế này, khi tỷ giá hối đoái giảm thì đồng nội tệ tăng giá và ngược lại. Khi đồng tiền của quốc gia có lạm phát cao sẽ giảm giá và ngược lại đồng tiền của nước có lạm phát thấp hơn sẽ tăng giá. Điều này sẽ đảm bảo cho hàng hóa có ngang giá sức mua giữa các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế từ đó dẫn đến cán cân thương mại giữa hai quốc gia được cân bằng trở lại. Theo các nhà kinh tế, do tỷ giá thả nổi linh hoạt với thị trường ngoại hối nên nó không bóp méo các hoạt động kinh tế và làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài, chính vì vậy trong phần lớn các trường hợp thì chế độ tỷ giá thả
  • 26. 14 nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định. Tuy nhiên, với cơ chế này thì các doanh nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lý rủi ro do tỷ giá dao động. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết. Đây là chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định. Theo lý thuyết thì phần lớn các trường hợp đều nói lên rằng chế độ thả nổi tỷ giá tốt hơn chế độ cố định tỷ giá, tuy nhiên trong thực tế do tỷ giá thả nổi luôn nhạy với thị trường nên nó sẽ bất ổn định, vì vậy không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn. Đối với cơ chế thả nổi tỷ giá có điều tiết để duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định thì NHNN sẽ can thiệp trên thị trường ngoại hối, tuy nhiên NHNN không cam kết duy trì một tỷ giá cố định hoặc một biên độ dao động hẹp xung quanh mức tỷ giá trung tâm. Đối với những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia hay sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính thức thì NHNN sẽ công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh nó theo sự thay đổi đó. Ngoài ra, để phục vụ cho các mục tiêu đã được định trước của Chính phủ như mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu hay mục tiêu ổn định giá cả và lạm phát thì tỷ giá cũng sẽ được điều chỉnh theo quan điểm của NHNN. Qua phân tích ta thấy mặc dù với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn đem lại nhiều ưu điểm như không bóp méo các hoạt động kinh tế hay đảm bảo ngang giá sức mua cho hàng hóa giữa các quốc gia nhưng do tỷ giá luôn phản ứng với thị trường nên nó sẽ bất ổn định, ngược lại với chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì tạo ra sự ổn định, tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định gây ra nhiều tốn kém và tương đối khó khăn, dặc biệt với chế độ cố định tỷ giá thì chính sách tiền tệ sẽ trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít quốc sử dụng chế độ tỷ giá này và phần lớn các quốc gia trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của Nhà nước để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường.
  • 27. 15 Tóm lại, theo cơ chế thả nổi có kiểm soát thì tỷ giá sẽ được điều tiết theo quan hệ cung cầu ngoại tệ nhưng nếu vượt mức giới hạn cho phép và có khả năng tác động xấu đến các hoạt động kinh tế thì Nhà nước sẽ dùng các chính sách kinh tế và dự trữ ngoại hối để can thiệp. 2.2. Cán cân thương mại 2.2.1 Khái niệm cán cân thương mại Giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia là hoạt động mậu dịch lâu đời và tiêu biểu nhất cho các giao dịch kinh tế quốc tế. Vì vậy, mà thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai được đặt một tên gọi riêng là cán cân mậu dịch hay cán cân thương mại dùng để đo lường giá trị giao dịch của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Những thay đổi trong xuất nhập khẩu của một nước trong một khoảng thời gian (quý hoặc năm) và mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) sẽ được ghi chép lại được gọi là cán cân thương mai. Cán cân thương mại sẽ thặng dư khi mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 0 và cán cân thương mại được gọi là thâm hụt khi mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu nhỏ hơn 0, cán cân thương mại sẽ đạt mức cân bằng khi xuất khẩu bằng với nhập khẩu hay chênh lệch giữa chúng bằng 0. Giá trị xuất khẩu ròng là giá trị được thể hiện bởi chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Ngoài ra, xuất khẩu ròng còn được thể hiện bởi chênh lệch giữa đầu tư nước ngoài với tiết kiệm trong nước. Khi giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu thì xuất khẩu ròng mang dấu dương và lúc đó cán cân thương mại sẽ thặng dư và ngược lại thì cán cân thương mại sẽ thâm hụt: TB = X – M Trong đó: TB (Trade Balance) là cán cân thương mại; M là giá trị nhập khẩu; X là giá trị xuất khẩu.
  • 28. 16 2.2.2 Các nhân tố tác động đến cán cân thương mại. Tài khoản vãng lai là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Tài khoản vãng lai bao gồm bốn thành phần là cán cân thương mai; cán cân dịch vụ; thu nhập và chuyển giao vãng lai, trong đó cán cân thương mại là thành phần chủ yếu, do đó các yếu tố tác động đến cán cân tài khoản vãng lai cũng sẽ tác động trực tiếp lên cán cân thương mại. Cán cân tài khoản vãng lai của một nước có thể ảnh hưởng tương đối đến nền kinh tế của nước đó , mà cán cân thương mại là một thành phần quan trọng và chủ yếu của cán cân tài khoản vãng lai do đó việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại là rất quan trọng. Khi phân tích các yếu tố tác động đến cán cân thương mại, chúng ta sẽ dựa trên nguyên tắc Cetaris parribus, nghĩa là để nghiên cứu tác động của một nhân tố thì ta sẽ giả sử các yếu tố khác là không đổi. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là:  Lạm phát  Thu nhập quốc dân  Tỷ giá hối đoái  Các biện pháp hạn chế của chính phủ Ảnh hưởng của lạm phát. Khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng so với các nước có quan hệ mậu dịch thì giá cả của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi đó người tiêu dùng thay vì sử dụng hàng hóa trong nước thì họ sẽ chuyển sang sử dụng hàng hóa của nước ngoài, điều này sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu tăng, đồng thời giá cao sẽ làm giảm nhu cầu hàng hóa của nước ngoài đối với các mặt hàng trong nước dẫn đến xuất khẩu sang các nước khác sẽ sụt giảm. Với các yếu tố khác không đổi thì trong trường hợp này cán cân thương mại sẽ thâm hụt. Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân. Khi thu nhập thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) tăng sẽ làm gia tăng mức tiêu thụ hàng hóa. Các quốc gia có GDP càng cao thì sức
  • 29. 17 hấp dẫn với các nhà đầu tư càng lớn và nhu cầu mua bán trao đổi với nước ngoài càng nhiều. Một sự gia tăng trong chi tiêu hầu như phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài. Vì vậy, GDP tăng đã làm nhập khẩu có xu hướng tăng và tác động trực tiếp đến cán cân thương mại. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế do đó nó là một nhân tố quan trọng của một quốc gia. Một sự gia tăng hay giảm đi trong giá trị của đồng nội tệ sẽ tác động trực tiếp đến cán cân thương mại. Khi đồng nội tệ giảm giá (tỷ giá hối đoái tăng) thì giá cả của hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài trong khi giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với tiêu dùng trong nước điều này sẽ làm cho xuất khẩu có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên dẫn đến thặng dư cán cân thương mại. Ngược lại, khi đồng nội tệ tăng giá (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng tỷ giá hối đoái (đã được điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia) và cán cân thương mại có mối quan hệ đồng biến với nhau, hay xuất khẩu ròng chính là một hàm của tỷ giá hối đoái thực. Ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế của chính phủ. Với các điều kiện khác là không đổi thì cán cân thương mại của một nước sẽ được cải thiện nếu chính phủ của nước đó đánh thuế trên hàng nhập khẩu, khi đó giá cả của hàng nước ngoài đối với người tiêu dùng trong nước sẽ tăng lên, đây chính là chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm bảo vệ cho hàng hóa trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài. Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để tác động trực tiếp đến các biến số kinh tế như thu nhập và lạm phát, và các biến số này sẽ tác động lên cán cân thương mại. Hoặc, chính phủ cũng có thể trợ cấp cho một số các doanh nghiệp nhằm khuyến khích tiềm năng xuất khẩu của các doanh nghiệp này để cải thiện cán cân thương mại.
  • 30. 18 2.3. Lý thuyết về tỷ giá và cán cân thương mại 2.3.1 Lý thuyết đường cong J Vì cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế, do phạm vi nghiên cứu là tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại nên trong bài nghiên cứu này tác giả chỉ trình bày tác động của phá giá đối với cán cân thương mại. Theo các nhà kinh tế học, khi phá giá tiền tệ (tỷ giá tăng) thì giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ tăng lên trong khi giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ lại trở nên thấp đi, đây được gọi là hiệu ứng giá cả. Ngoài ra, khi tỷ giá tăng sẽ làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn dẫn đến tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng nhập khẩu, hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng. Cán cân thương mại sẽ được cải thiện hay xấu đi phụ thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng số lượng cái nào trội hơn. Khi phá giá tiền tệ thì quốc gia đó sẽ tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, kết quả là xuất khẩu ròng sẽ tăng lên và cán cân thương mại sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, trong thực tế về phía cầu do hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra dựa trên các hợp đồng vì thế lượng hàng xuất nhập khẩu không thay đổi đồng thời với thay đổi giá cả (do tỷ giá thay đổi) trong ngắn hạn được. Còn về phía cung, việc điều chỉnh trang thiết bị sản xuất để sản xuất thêm hàng xuất khẩu cần thời gian. Do đó, chính sự thay đổi giá cả và thay đổi khối lượng hàng hóa không diễn ra đồng thời là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng đường cong J. Đường cong J là một đường mô tả sự sụt giảm của cán cân vãng lai ngay sau khi chính phủ nước này phá giá đồng tiền của mình và phải một thời gian sau cán cân vãng lai mới bắt đầu được cải thiện. Quá trình này nếu biểu diễn bằng đồ thị sẽ cho một hình đi xuống sâu hơn trong cán cân mậu dịch trước khi đi lên tạo nên một đường cong trông giống chữ cái J.
  • 31. 19 Hình 2.1 Hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn và dài hạn Nguồn: Giáo trình Tài chính quốc tế. Nguyễn Văn Tiến (2012) Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), người đã tìm ra hiệu ứng đường cong J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 – 1987, thì ban đầu cán cân thương mại xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai mới được cải thiện. Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài hạn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả sẽ làm cán cân thương mại được cải thiện. Các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết hiệu ứng đường cong J: Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Đối với các nước đang phát triển thì một số hàng hóa không thể sản xuất được hoặc nếu có sản xuất thì giá cả có thể cao hơn hoặc chất lượng không tốt bằng. Do đó, người tiêu dùng vẫn sẽ không chọn hàng sản xuất trong nước cho dù giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn và điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả.
  • 32. 20 Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đối với các nước phát triển tỷ lệ hàng hóa đủ tiêu chuẩn để tham gia các giao dịch thương mại quốc tế thường rất cao nên để hiệu ứng giá cả có thời gian tác động lên cán cân thương mại thường là thấp. Ngược lại, đối với các nước đang phát triển do tỷ trọng của loại hàng hóa này tương đối nhỏ nên khối lượng xuất khẩu sẽ tăng chậm hơn nếu chính phủ các nước này phá giá đồng tiền của mình và dẫn đến hiệu ứng khối lượng sẽ ít có tác động đến cán cân thương mại hơn so với các nước phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển. Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước. Nếu một nước mà xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu hay nói cách khác nếu tỷ trọng này cao thì khi hàng nhập khẩu tăng giá sẽ làm cho giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước tăng lên. Điều này làm mất đi lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá đồng nội tệ, do đó phá giá chưa hẳn là một giải pháp tốt khi muốn tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu. Mức độ linh hoạt của tiền lương. Khi phá giá sẽ làm đồng nội tệ mất giá và khi đó chỉ số giá hàng tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá và khi tiền lương tăng đòi hỏi chi phí sản xuất phải tăng, từ đó làm cho giá cả hàng hóa trong nước sẽ giảm bớt lợi thế có được từ việc phá giá tiền tệ. Thương hiệu quốc gia và tâm lý người tiêu dùng đối với hàng hóa trong nước. Nếu thương hiệu quốc gia đủ mạnh thì một sự tin tưởng và ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài cũng sẽ góp phần giá tăng số lượng hàng xuất khẩu. Mặt khác, với tâm lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng thì một sự đắt lên của hàng nhập khẩu và sự rẻ đi của hàng hóa trong nước cũng sẽ tác động đến hành vi tiêu dùng của ho, khi đó họ vẫn sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập cho dù giá có đắt hơn.
  • 33. 21 Như vậy, khả năng phá giá đồng nội tệ có thể làm xấu đi thay vì giúp cải thiện tình trạng cán cân thương mại đã đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tiến hành ước lượng thực nghiệm độ co giãn cầu xuất khẩu và nhập khẩu. 2.3.2. Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall – Lerner Thông thường có hai cách tiếp cận để nghiên cứu vấn đề này. Đó là phương pháp tiếp cận hệ số co giãn và phương pháp tiếp cận chi tiêu. Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận hệ số co giãn đó là điều kiện Marshall – Lerner để phân tích. Phương pháp hệ số co giãn do 2 tác giả Alfred Marshall và Abba Lerner áp dụng lần đầu và được Joan Robinson (1973), Fritz Machlup (1955) mở rộng. Marshall - Lerner đã tiếp cận cán cân thương mại theo phương pháp hàm số và chứng minh lý thuyết đường cong J và lý thuyết truyền thống có những hạn chế và không hoàn toàn đúng. Phương pháp này dựa trên một số giả thiết: Cung hàng hóa xuất khẩu có hệ số co giãn hoàn hảo tức là khối lượng cầu và hàng hóa xuất khẩu không ảnh hưởng gì tới mức giá hàng hóa nội địa và cầu hàng hóa nhập khẩu cũng có hệ số co giãn hoàn hảo tức là khối lượng cầu về hàng hóa nhập khẩu không ảnh hưởng gì tới mức giá hàng hóa nước ngoài. Với giả thiết trên cho thấy rằng giá hàng hóa nội địa và hàng hóa nước ngoài là cố định, không thay đổi dù cho cung cầu về hàng hóa xuất nhập khẩu thay đổi như thế nào. Cần lưu ý phá giá làm tỷ giá danh nghĩa tăng, tỷ giá danh nghĩa tăng làm cho tỷ giá thực tăng, khi tỷ giá thực tăng sẽ cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc tế nghĩa là kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và làm giảm khối lượng nhập khẩu. Nội dung chủ yếu của phương pháp này chủ yếu phân tích những tác động của phá giá lên cán cân vãng lai. Hệ số co giãn xuất khẩu: thể hiện phần trăm thay đổi của xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%
  • 34. 22 𝒙 = 𝒅𝑿/𝑿 𝒅𝑬/𝑬 Hệ số co giãn nhập khẩu: thể hiện phần trăm thay đổi của nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1% 𝒎 = 𝒅𝑴/𝑴 𝒅𝑬/𝑬 Theo Marshall-Lerner khi giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu lớn hơn 1 (x +m >1) thì việc phá giá tiền tệ sẽ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán. Điều kiện này đặt theo tên của hai học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là Alfred Marshall và Abba Lerner. Theo lý thuyết thì việc phá giá sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu, đồng thời giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ sẽ giảm đi làm cho nhu cầu đối với hàng xuất khẩu tăng lên. Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thương mại sẽ tùy thuộc vào các độ co giãn theo giá. Kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng nếu hàng xuất khẩu co giãn theo giá, vì lúc này tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá. Tương tự, chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm nếu hàng nhập khẩu co giãn theo giá. Cả hai điều này đều góp phần cải thiện cán cân thương mại. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, trong ngắn hạn hàng hóa thường không co giãn theo giá cả do thói quen tiêu dùng của người ta không dễ dàng thay đổi. Do đó, điều kiện Marshall-Lerner không được đáp ứng, và cán cân thương mại sẽ xấu đi trong ngắn hạn nếu phá giá tiền tệ. Tuy nhiên trong dài hạn, cán cân thương mại sẽ được cải thiện khi người tiêu dùng đã điều chỉnh thói quen tiêu dùng của mình theo giá mới và lúc này điều kiện Marshall-Lerner đã được đáp ứng, như vậy điều kiện này chỉ có thể được duy trì trong dài hạn.
  • 35. 23 Một vài quan điểm cho rằng, đối với các nước phát triển thì thị trường xuất khẩu tương đối có tính cạnh tranh nên độ co giãn cầu hàng xuất khẩu có thể lớn hơn hay giá trị xuất khẩu tăng mạnh khi chính phủ phá giá nội tệ, còn đối với các nước đang phát triển thường phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu nên độ co giãn giá của cầu hàng nhập khẩu nhỏ hay giá trị nhập khẩu sẽ giảm không đáng kể khi thực hiện phá giá nội tệ. Hay nói cách khác, đối với các nước phát triển khi chính phủ thực hiện phá giá đồng tiền của mình thì sẽ có tác động đến việc cải thiện cán cân thương mại mạnh hơn so với các nước đang phát triển. Như vậy, việc phá giá đồng nội tệ là một giải pháp có thể cải thiện thâm hụt thương mại ở quốc gia này nhưng lại không có tác dụng đối với quốc gia khác và nó cũng khuyến cáo các quốc gia đang phát triển khi sử dụng biện pháp phá giá mạnh đồng nội tệ của mình nhằm kích thích xuất khẩu cần phải thận trọng. 2.4. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tỷ giá và cán cân thương mại 2.4.1 Nghiên cứu của Bahmani Oskooee và Brooks Trong nghiên cứu của Bahmani Oskooee và Brooks năm 1999, cán cân thương mại của Mỹ và các đối tác được xây dựng mô hình phụ thuộc vào chỉ số GDP của các đối tác và tỷ giá hối đoái song phương. lnTBjt = a + b ln YUSt + clnYjt + d lnEXjt + ut Với j là 1 trong 6 đối tác lớn nhất của Mỹ là Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và UK. Giai đoạn nghiên cứu bắt đầu từ Quý 1 năm 1973 đến Quý 2 năm 1996 với tổng số gần 100 quan sát. Bằng cách áp dụng phương pháp tự hồi quy độ trễ phân bố (ARDL – Autoregressive Distributed Lag), tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa cán cân thương mại của các đối tác này và việc định giá thấp của đồng USD. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong ngắn hạn, không có bằng chứng rõ ràng về hiệu ứng đường cong J nhưng trong dài hạn, kết quả thực tiễn lại xác định khá rõ về hiệu ứng đường cong J đến cán cân thương mại của Mỹ.
  • 36. 24 Nghiên cứu cũng chỉ ra các đối tác thương mại khác nhau cũng ảnh hưởng theo những chiều hướng khác nhau đến thương mại của Mỹ. Cụ thể tất cả các đối tác này luôn cùng ảnh hưởng theo 1 chiều hướng như nhau trong khi UK lại có phản ứng ngược lại. Hoặc ngay cả trong ngắn hạn, kết qủa không những không thể kiểm chứng được đường cong J mà trong từng nhóm đối tác thì các kết quả cũng là những phản ứng không điển hình, không nhất quán. 2.4.2 Nghiên cứu của tác giả Ng Yuen-Ling và các đồng sự Nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn từ 1955 đến 2006 của trường hợp Malaysia. Ng Yuen Ling, Wai-Mun và Tan Geoi-Mei đã xây dựng mô hình như sau: lnTB =0 +1 lnY + 2 lnY* +3 lnRER + ut Trong đó, TB là cán cân thương mại của Malaysia, Y và Y* lần lượt là GDP của Malaysia và Mỹ, trong khi RER là tỷ giá của đồng Ringit Malaysia với USD. Nghiên cứu được thực hiện năm 2008 và sử dụng các kiểm định nhân quả Engle – Granger và mô hình vector điều chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Model). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái. Một biến khác cũng ảnh hưởng nhiều đến cán cân thương mại là thu nhập quốc dân trong dài hạn. Một kết qủa nữa là tỷ giá hối đoái khi mà việc định giá thấp đồng nội tệ lại cải thiện được cán cân thương mại trong dài hạn, và tồn tại điều kiện Marshall – Lerner. Kết quả cũng chỉ ra là hiệu ứng của đường cong J không thật sự rõ ràng đối với trường hợp của Malaysia trong giai đoạn nghiên cứu nêu trên. 2.4.3 Nghiên cứu của Sulaiman D Mohammad Một nghiên cứu khác được tiến hành năm 2010 đối với trường hợp của Pakistan trong giai đoạn 1970 – 2008. Sulaiman D Mohammad và Adnan Hussain đã xây dựng mô hình như sau: ln TB t = 1 + 1 REER t + 2 ln GDP t + 3 ln GDP t * + t
  • 37. 25 Trong đó, TBt là biến chuỗi thời gian về cán cân thương mại của Pakistan, GDPt và GDPt * lần lượt là giá trị của GDP Pakistan và của các đối tác trong giai đoạn nêu trên. Nghiên cứu được tiến hành với 35 quan sát cho các giá trị hàng năm. Mục tiêu của nghiên cứu là ước lượng mức độ ảnh hưởng của việc định giá thấp đồng nội tệ lên cán cân thương mại của Pakistan. Tác giả đã kiểm tra tính hợp lệ của các điều kiện Marshall Lerner bằng cách sử dụng hàm đáp ứng xung (impulse response function) trong mô hình đường cong J. Phương pháp kiểm định đồng liên kết Johansson được áp dụng để tìm ra mối liên hệ trong ngắn hạn và trong dài hạn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc định giá thấp đồng nội tệ lại có ảnh hưởng tích cực đến cán cân thương mại của Pakistan, thúc đẩy được xuất khẩu của nước này. Tuy nhiên, những người làm chính sách và các nhà kinh tế lại rất cân nhắc trong việc định giá thấp đồng nội tệ vì lo ngại những ảnh hưởng xấu đến các yếu tố vĩ mô như chính sách tiền tệ, lãi suất tiền gửi và lạm phát. Tác giả cũng đề nghị rằng thị trường tỷ giá hối đoái thả nổi của Pakistan sớm được thay thế bằng thị trường chính quy có kiểm soát một cách chính thức trong thời hạn sớm nhất. 2.4.4 Nghiên cứu của Tatchawan Kantipong Trong nghiên cứu của Tatchawan Kantipong và các đồng sự vào năm 2001, cán cân thương mại của Thái lan và các đối tác chính là Đức, Nhật, Singapore, UK và Mỹ được thực hiện trong giai đoạn từ Quý 1 năm 1973 đến hết năm 1997. Tác giả đã xây dựng mô hình sau: lnTBjt = a + b ln YTHt + clnYjt + d lnEXjt + ut Bằng cách phân tích đồng liên kết, tác giả đã chỉ ra những bằng chứng về hiệu ứng đường cong J cho ít nhất là trường hợp đối với Mỹ và Nhật trong giai đoạn trên. Bằng cách áp dụng phương pháp tự hồi quy độ trễ phân bố (ARDL – Autoregressive Distributed Lag), tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa cán cân thương mại của các đối tác này và việc định giá thấp của đồng nội tệ. Trong
  • 38. 26 5 đối tác chính nêu trên, chỉ có Mỹ và Nhật là những trường hợp có số liệu minh chứng về hiệu ứng đường cong J trong khi 3 đối tác còn lại, kết qủa chạy mô hình không đưa ra bằng chứng nhất quán. 2.4.5 Nghiên cứu của Charalambos Pattichis Tác giả thực hiện nghiên cứu hiệu ứng đường cong J dựa trên dữ liệu của dịch vụ du lịch, chi tiêu của khách và dịch vụ vận tải giữa Mỹ và UK trong ngắn hạn và dài hạn. Mô hình nghiên cứu được xây dựng như là một hàm số của các biến riêng lẻ và sau đó được tính gộp để kiểm chứng: LTBjt = f (LRERt, LRGDPUSt, LRGDPUKt) Trong đó t là chỉ thị cho dữ liệu chuỗi thời gian được lấy từ 1986 đến 2006 với 96 quan sát cho các quý trong , j là dữ liệu riêng lẻ của 3 loại hình dịch vụ truyền thống. Các biến LRER, LRGDPUS, LRGDPUK lần lượt là tỷ giá hối đoái thực, GDP thực của Mỹ, GDP thực của UK. Các biến này đã được biến đổi logarithm để loại bỏ yếu tố hàm mũ trong các chuỗi kinh tế. Điểm mới của nghiên cứu này so với rất nhiều nghiên cứu khác về ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại đó chính là việc tác giả nghiên cứu riêng biệt thương mại về 3 loại hình dịch vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng rõ rệt giữa việc xác định tỷ giá hối đoái của 2 nước đến các ngành dịch vụ trong cán cân thương mại cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Tac giả đề xuất những nghiên cứu dạng riêng biệt từng thành phần trong cán cân thương mại tại nhiều nền kinh tế khác nhau có thể giúp nhìn nhận hiệu ứng đường cong J theo những hướng mới ngoài cách hiểu truyền thống như hiện nay. Tác giả cũng cho rằng việc nghiên cứu riêng lẻ các thành phần của nền kinh tế cũng giúp cho các nhà hoạch định chính sách dễ dàng áp dụng đơn lẻ cho những ngành nhất định thay vì cho toàn bộ như cách truyền thống.
  • 39. 27 Tóm lại, qua các nghiên cứu thực nghiệm nêu trên, ta thấy các tác giả khi nghiên cứu mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực đa phương với các đối tác chính thường thêm vào các biến như GDP của nước nghiên cứu và GDP trung bình với các đối tác chính khi lựa chọn rổ tiền tệ. Những mô hình khác như thêm các biến để việc phân tách các ngành nghề cụ thể có thể gặp khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu, nhất là dữ liệu của Việt Nam nên cần cân nhắc khi thực hiện. 2.5. Kinh nghiệm của các nước về chính sách tỷ giá 2.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là một đất nước rộng lớn và một thị trường nội địa khổng lồ mà bất cứ một Tập đoàn kinh tế nào trên thế giới cũng mong muốn thâm nhập. Sự thành công vượt bậc của Trung Quốc cộng với việc có những nét tương đồng về chuyển đổi kinh tế từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường khiến cho bài học của Trung Quốc càng trở nên có ý nghĩa đối với Việt Nam. Trước đây, Trung Quốc áp dụng chính sách đa tỷ giá làm phát sinh những mâu thuẫn trong thương mại quốc tế. Việc áp dụng chính sách tỷ giá cố định cũng kềm hãm nền kinh tế và gây bức xúc cho các đối tác thương mại. Năm 1979, Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế theo hướng thị trường, và cải cách quan trọng nhất là việc từng bước thống nhất các hệ thống tỷ giá cũng như điều tiết tỷ giá có lợi cho xuất khẩu. Chính việc điều hành khôn ngoan này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại và tích luỹ ngoại hối. Như vậy, sau một thời gian dài phá giá và duy trì một đồng nội tệ yếu, Trung Quốc đã tích luỹ được một lượng ngoại hối khổng lồ và trở thành một nền kinh tế mạnh về tiềm lực tài chính. Đây là một thành công lớn trong việc điều hành chính sách nói chung và tỷ giá nói riêng của Trung Quốc. 2.5.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Đất nước Hàn Quốc hiện đại ngày nay đã đi lên từ mức khá thấp sau chiến tranh thế giới thứ hai và nhất là ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nam – Bắc. Nhưng chỉ hơn 2
  • 40. 28 thập kỷ sau đó, “kỳ tích sông Hàn” đã đưa Hàn Quốc thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Để đạt được điều đó, Hàn Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để quản lý và điều tiết nền kinh tế, trong đó đặt xuất khẩu là trọng tâm. Để kích thích xuất khẩu, Chính phủ đã khuyến khích và tăng cường tiết kiệm qua việc tăng lãi suất và cải thiện cán cân thương mại bằng việc phá giá đồng Won.Ngoài ra, Hàn Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ xuất khẩu như giảm thuế cho nhập khẩu, ưu đãi tài chính cho các doanh nghiệp một cách hợp lý, hỗ trợ về tài chính cho các ngành công nghiệp the chốt, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá và cụ thể hoá mục tiêu xuất khẩu. Hàn quốc cũng khá thành công trong việc thực hiện chính sách tỷ giá. Công cụ hữu hiệu chính là điều tiết tỷ giá hối đoái để công nghiệp hóa, hiệ băng việc tăng cường xuất khẩu, cải thiện thanh toán quốc tế và qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ thành công của Hàn Quốc, nhiều bài học được rút ra qua việc điều hành khôn ngoan của Chính phủ. Đó là việc kiên trì chính sách phá giá đồng tiền tệ để tăng trưởng xuất khẩu. Xuất khẩu được mở rộng ở quy mô lớn làm giảm gánh nặng nợ và giảm nhập. Việc điều chỉnh giảm đồng nội tệ trong thời gian dài và chuyển từ chính sách tỷ giá cố định sang chính sách tỷ giá thả nổi là yếu tố quan trọng mang lại thành công cho Hàn Quốc. Chính phủ đã chủ động tạo đảm bảo tỷ giá thuận lợi cho xuất khẩu qua việc cho thị trường tự điều tiết khi đồng USD lên giá và cung đồng Won khi đồng USD giảm giá, đảm bảo tạo điều kiện tăng xuất khẩu. Sau khi phá giá đồng nội tệ, Hàn Quốc luôn luôn có biện pháp để giảm thiểu khả năng giảm giá kéo dài của đồng Won và điều chỉnh các chính sách về thị trường để duy trì tỷ giá ở mức ổn định.
  • 41. 29 2.5.3. Kinh nghiệm của Thái Lan Thái lan là một trong số các nước Đông Nam Á có tăng trưởng kinh tế khá cao trong những năm đầu của thập kỷ 1990. Giai đoạn cao trào khi Thái lan tăng trưởng với tốc độ gần 10% vào những năm 1996. Việc tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, cộng với việc lao động tương đối rẻ đã giúp Thái lan đẩy mạnh được xuất khẩu. Nhưng việc neo giữ giá nội tệ so với đồng USD trong một thời gian dài khiến tỷ giá thực ngày càng khác biệt, cụ thể là cao hơn nhiều so với tỷ giá danh nghĩa. Việc định giá quá cao đồng baht trong khi giá trị của các ngoại tệ khác như đồng yên Nhật với USD lại giảm. Theo lý thuyết về ngang giá sức mua thì đồng baht đã giảm hơn 20% nhưng chỉ được điều chỉnh khoảng 6%. Việc đồng baht phải bị thả nổi là điều bắt buộc để tìm vị trí cân bằng mới và trả lại giá trị thực của nó. Từ năm 1996, xuất khẩu của Thái lan giảm mạnh. Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho sự sụt giảm này. Một lý do rất rõ ràng là do ảnh hưởng suy giảm kinh tế toàn cầu, tỷ giá hối đoái thực của nhiều nước Đông Á tăng,… Nhưng có 1 nguyên nhân nữa, đó chính là do tác động của việc thả nổi đông tiền. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai tăng cao, và số liệu thâm hụt trong năm 1996 là gần 8% GDP. Việc quản lý yếu kém các khoản nợ vay đã khiến dòng ngoại tệ ồ ạt chảy vào, chỉ riêng giai đoạn từ năm 1987 đến 1996, khoảng hơn 100 tỷ USD được ghi nhận và chưa c một đánh giá nào xác đáng về tính hiệu quả của nó. Việc tỷ giá được giữ ở mức 25 baht/USD trong thời gian dài và việc thâm hụt thương mại triền miên đã làm cho áp lực giảm giá đồng nôi tệ ngày càng tăng. Mặc dù đã bán ra hầu hết nguồn ngoại tệ dự trữ, Thái lan cũng không thể giữ được mức giá hiện thời khi mà các khoản nợ lần lượt đến hạn. Thái Lan đối mặt với việc đồng nội tệ bị phá giá và tất yếu là cuộc khủng hoảng với những tổn thất nặng nề đến nền kinh tế. Khi Chính phủ tuyên bố phá giá, đồng baht mất hơn 20% chỉ trong ngày đầu tiên.
  • 42. 30 Thái Lan đã hầu như cạn kiệt các nguồn ngoại hối dự trữ trong việc giữ giá đồng Baht khỏi sự tác động của các vụ đầu cơ lớn. Phản ứng dây chuyền đã lan ra khi mà các nhà đầu tư nhanh chóng rút vốn khỏi các nước có những điều kiện kinh tế tương đồng như Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia. Cuối năm 1998 cho đến đầu năm 2004, tỷ giá đồng Baht cũng biến động tăng giảm nhưng nói chung vẫn giao động quanh mức ổ định. Dù muốn kích thích xuất khẩu, Thái lan vẫn phải để tỷ giá đồng baht tăng khoảng 20% so với đồng USD và giữ mức lạm phát khoảng 3% cho tới nay. 2.6 Bài học giúp Việt Nam điều hành tỷ giá và cải thiện cán cân thương mại Từ những kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan, có thể rút ra một số bài học giúp Việt Nam xây dựng chính sách và cải thiện cán cân thương mại như sau: Thứ nhất, ngoài việc nâng cao chất lượng hàng hoá, việc giảm giá đồng tiền một cách hợp lý vào những giai đoạn thích hợp có thể mang lại lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế, qua đó sẽ cải thiện được cán cân thương mại. Việc đạt được thặng dư thương mại và tích luỹ được ngoại hối là việc quan trọng có thể giúp cho các nền kinh tế đang phát triển có đủ điều kiện để duy trì tăng trưởng trong thời gia dài. Thứ hai, để duy trì phát triển phù hợp với chiến lược lâu dài, Chính phủ cần điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt cho từng giai đoạn và cần chú trọng các nội dung sau:  Thời điểm thích hợp là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong việc phá giá đồng nội tệ. Tốc độ tăng trưởng cao và tỷ lệ lạm phát tương đối lớn là đặc tính của các nước đang phát triển. Việc kiên định mục tiêu ổn định tỷ giá và linh hoạt phá giá vào thời điểm thích hợp có thể tạo lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
  • 43. 31  Cần phá giá đồng nội tệ hợp lý để qua đó tạo thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế và giảm được các tác động ngược chiều. Việc này cần làm thường xuyên và linh hoạt để hỗ trợ cho xuất khẩu và qua đó cải thiện được cán cân thương mại, tạo thặng dư và tích luỹ ngoại hối, làm tiền đề để hoàn thành chiến lược phát triển trong ngắn hạn cũng như dài hạn.  Việc neo giữ đồng nội tệ với nhiều đồng ngoại tệ mạnh khác nhau có thể giúp nền kinh tế thoát được những cú sốc khi có biến động lớn tại một số đồng ngoại tệ này. Thực tế cho thấy, khi các nước chỉ neo giữ đồng nội tệ của mình với USD đã trải qua những khủng hoảng khi quá lệ thuộc vào giá trị và sức mạnh của đồng tiền này. Khủng hoảng cũng gây ra sự hoang mang cho các Nhà đầu tư, dẫn đến việc rút vốn ồ ạt trong thời gian ngắn và gây nên sụp đổ hệ thống tài chính tại các nước này. Khủng hoảng kinh tế năm 1997 là một minh chứng rõ nét nhất. Thứ ba, việc xây dựng các chính sách điều tiết tỷ giá và kiểm soát lạm phát cần được Ngân hàng Trung ương thực hiện một các độc lập nhất định với Chính phủ. Những công cụ theo dõi tình hình trong nước và tình hình tại các đối tác chính cần được thực hiện chặt chẻ và thường xuyên để đánh giá kịp thời các rủi ro phát sinh và các nguy cơ mất ổn định. Trong bối cảnh hội nhập, những hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật phải được dỡ bỏ theo lộ trình thì việc điều hành chính sách tỷ giá là biện pháp hợp lý để hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế được nhập khẩu trong thương mại quốc tế. Trên đây là những cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu thực nghiệm của một số tác giả trên thế giới về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại cũng như kinh nghiệm của các nước về mối quan hệ này, từ đó rút ra một số bài học về việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam. Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngắn hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn. Bởi vì, phá giá làm giá hàng hóa xuất khẩu rẻ và giá hàng nhập khẩu tăng, tuy nhiên trong ngắn hạn thì cán cân thương mại tạm thời
  • 44. 32 bị xấu đi do hiệu ứng giá cả trội hơn hiệu ứng khối lượng. Nhưng trong dài hạn khi có đủ nguồn lực để tăng khối lượng sản xuất thì lúc này tác động của phá giá sẽ làm tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế khối lượng nhập khẩu góp phần làm cải thiện cán cân thương mại, trong trường hợp này hiệu ứng khối lượng đã trội hơn hiệu ứng giá cả. Điều kiện Marshall-Lerner: Khi giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu lớn hơn 1 thì việc phá giá tiền tệ mới làm cho cán cân thương mại được cải thiện. Các kết quả thực nghiệm đã nêu lên được sự tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại là rất khác nhau cho mỗi quốc gia, thậm chí đối với một quốc gia nếu chọn khoảng thời gian khác nhau cũng có những kết quả khác nhau vì tỷ giá và cán cân thương mại còn phải chịu sự chi phối của các nhân tố khác như: GDP, FDI, Thuế, độ co giãn của xuất nhập khẩu đối với tỷ giá của từng quốc gia, cơ chế điều hành, chi phí thương mại, nợ quốc gia, tập quán thương mại quốc tế. Nghiên cứu chính sách điều hành tỷ giá một số quốc gia tương đồng với Việt Nam, từ đó Việt Nam sẽ học hỏi và làm nền tảng để chính sách tỷ giá đạt hiệu quả nhằm cải thiện cán cân thương mại.
  • 45. 33 CHƯƠNG 3. TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 3.1. Tình hình cán cân thương mại Việt Nam Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở ra một thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mới sâu rộng và toàn diện, với nhiều cơ hội song cũng có không ít thách thức trong lĩnh vực phát triển kinh tế và đối ngoại . Trong năm này, cán cân thanh toán của Việt Nam đã thặng dư 10,2 tỷ USD, song cũng là năm bắt đầu một thời kỳ thâm hụt vãng lai (Current Account Deficit) ở mức kỷ lục vào năm 2008-2010. Thời kỳ thâm hụt vãng lai nghiêm trọng này bắt đầu năm 2007 ở mức 6,99 tỷ USD tương đương với 9,8%GDP và mức thâm hụt cao nhất là năm 2008 đã tăng lên trên 10,79 tỷ USD tương đương với 11,9% GDP. Hình 3.1 Cán cân thương mại của Việt Nam từ 2006 đến 2016 (106 USD) Nguồn: Tổng cục Thống kê, World Integrated Trade Solution Sang năm 2011, thâm hụt vãng lai đã giảm xuống còn ở mức 0,7 tỷ USD tương đương khoảng 0,5% GDP và bắt đầu từ 2012 cán cân vãng lai của Việt Nam đã thặng dư 9,3 Export Trade Balance Import Export, Import and Trade Balnce of Vietnam From 2006 to 2016, Quarterly 2006q1 2008q1 2010q1 2012q1 Quarter 2014q1 2016q1 -50000 0 50000
  • 46. 34 tỷ USD và cùng với thặng dư của cán cân vốn, tạo thành thặng dư kép của cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam. Tình trạng thâm hụt nghiêm trọng của cán cân vãng lai của Việt Nam dường như đã được khắc phục và trạng thái thặng dư đã được duy trì trong suốt 4 năm từ 2012-2015. Điều này có thể coi là một thành công rất đáng ghi nhận, đặc biệt trong bối cảnh sự hồi phục không chắc chắn của nền kinh tế các nước, diễn biến phức tạp của tình hình tài chính quốc tế, khủng hoảng nợ công và những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở châu Âu và nhiều nước khác. Không nằm ngoài quy luật chung, thâm hụt vãng lai trong giai đoạn 2002-2011 ở Việt Nam phần lớn là do thâm hụt của cán cân thương mại. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng, khoảng 19%/năm tương ứng từ 46% GDP năm 2001 lên tới 78% GDP năm 2011, song nhập khẩu đã tăng ở mức cao hơn từ 49% lên đến 86% GDP trong cùng thời kỳ làm cho cán cân thương mại trong giai đoạn này luôn ở tình trạng thâm hụt. Nhập siêu bắt đầu tăng nhanh kể từ năm 2003 ở mức 12,9% GDP và đạt mức 14,1 tỷ USD, tức gần 20% GDP vào năm 2008, sau 2 năm khi Việt Nam gia nhập WTO. Tình trạng nhập siêu tiếp tục duy trì tăng ở các năm tiếp theo trung bình từ 9,1% tới mức 14,7% GDP tương ứng với các giai đoạn 2002-2005 và 2006-2011. Điều cần nhấn mạnh là thâm hụt thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2002-2011 đã được coi là một trong những mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng ở mức cao và kéo dài gây ra nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế và gây áp lực cho chi tiêu ngân sách nhà nước (NSNN). Do cơ cấu nhập khẩu hàng hóa chủ yếu là nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất trong nước nên nhập siêu đã làm tăng mặt bằng giá cả và mặt bằng giá cả Việt Nam còn bị đẩy tăng lên do ảnh hưởng tăng giá hay lạm phát ở nước ngoài. Hơn nữa, nhập siêu còn tạo áp lực lên cung -cầu ngoại tệ và phá giá nội tệ, tăng gánh nặng nợ nước ngoài và ảnh hưởng xấu đến thu nhập và đời sống xã hội. Đến năm 2012 cán cân thương mại của Việt Nam bất ngờ chuyển sang trạng thái thặng dư khoảng 8,71tỷ USD và bắt đầu cho giai đoạn thặng dư 2012-2015. Có thể thấy, tổng kim ngạch thương mại hai chiều 2012 đạt khoảng 220,3 tỷ USD, trong đó
  • 47. 35 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 114,5 tỷ USD, tăng 18,2%, trong khi kim ngạch nhập khẩu xấp xỉ 105,8 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2011. Đến năm 2013, năm thứ hai liên tiếp nước ta có thặng dư thương mại, ước đạt 8,3 tỷ USD, kim ngạch xuất, nhập khẩu đều đạt mức tăng rất cao so với năm 2012, tương ứng ở mức 132,1 tỷ USD và 123,3 tỷ USD. Trạng thái thặng dư thương mại vẫn được tiếp tục duy trì trong năm 2014 và năm 2015 tương ứng là 11,9 tỷ USD hay 6,3% GDP và 7,39 tỷ USD hay 3,6% GDP. Thặng dư của cán cân thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam mới xuất hiện và duy trì giai đoạn 2012-2015, chưa thể nói là ổn định nhưng sự thay đổi trạng thái này là rất quan trọng và rất được quan tâm. Trước hết, vì khi chuyển từ thâm hụt triền miên sang thặng dư đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và là một trong những tác nhân quan trọng giúp giảm áp lực tăng tỷ giá và cải thiện cán cân tổng thể. Thứ hai, có sự khác nhau trong nhận định về các biện pháp đã áp dụng để mang lại kết quả thặng dư 2012-2015. Cụ thể, một số quan điểm cho rằng, đây là kết quả của những biện pháp điều chỉnh về mức cung tiền tệ, tăng trưởng tín dụng và đặc biệt là nâng tỷ giá tăng 9,3% vào tháng 2/2015. Một số người còn cho rằng cán cân thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam đã diễn biến theo đúng đường cong tuyến J và được cải thiện từ năm 2012. Bước sang năm 2016, áp lực nhập siêu đã giảm khi cán cân thương mại của Việt Nam thay đổi lớn, thặng dư thương mại đạt 2,52 tỷ USD và năm 2017 là 2,7 tỷ USD. Như vậy sau 10 năm gia nhập WTO, độ mở nền kinh tế Việt Nam đã tăng từ 144% năm 2007 lên 173% năm 2017. Từ năm 2012, nền kinh tế đã chấm dứt chuỗi thời gian dài nhập siêu lớn, có xuất siêu từ năm 2012 đến 2014, sau đó nhập siêu trở lại năm 2015 (3,6 tỷ USD). Tuy nhiên, hết năm 2016, nền kinh tế quay trở lại xuất siêu với 2,52 tỷ USD và đạt mức 2,7 tỷ USD vào năm 2017. Mặc dù cán cân thương mại của Việt Nam đã không còn thâm hụt và bắt đầu chuyển sang thặng dư trong những năm gần đây, nhưng phần lớn kết quả này lại đến từ các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI. Cụ thể trong năm 2017, khối