SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

TRẦN THỊ XUYÊN
HỌC TẬP PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH
TRONG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2014
3
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

TRẦN THỊ XUYÊN
HỌC TẬP PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH
TRONG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC
MÃ SỐ : 60 22 03 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS BÙI MẠNH HÙNG
HÀ NỘI - 2014
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH
HỌC TẬP PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ
MINH TRONG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 11
1.1. Thực chấthọc tập phongcáchlàm việc Hồ Chí Minh trong
giảng dạycủa giảng viên TrườngĐạihọc Sư phạm Hà Nội 11
1.2. Những nhân tố quy định việc học tập phong cách làm
việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 37
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỌC TẬP PHONG
CÁCHLÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG
DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY 45
2.1. Thực trạng học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh
trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội hiện nay 45
2.2. Giải pháp học tập phongcáchlàm việc Hồ Chí Minh trong
giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội hiện nay 53
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 91
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc,
Danh nhân văn hóa thế giới. Người là một nhà tư tưởng lớn của cách mạng
Việt Nam trong thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của Người không những là
tấm gương sáng ngời về tư tưởng đạo đức, về lối sống, về trí tuệ, tài năng và
nhân cách mẫu mực, mà còn là tấm gương về phong cách làm việc.
Phongcáchlàm việc Hồ Chí Minh là mộtbộ phận quan trọng và vô cùng
quý giá trong toànbộ di sản mà Người đã để lại cho dân tộc và nhân loại. Đó là
phongcáchcủa người Việt Nam, phong cách của một con người với nhân cách
siêu việt, cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí minh mẫn, cái hành mực
thước; phong cách của một lãnh tụ, một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản chân
chính, củangườicôngdân số mộtViệt Nam. Phongcách làm việc Hồ Chí Minh
không phảiđể cho ngườiđờica ngợi, sùng bái mà để mọi người noi theo và học
tập. Được hình thành từ những ngày đầu bôn ba đi tìm đường cứu nước và
phát triển trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, phong cách làm việc Hồ
Chí Minh đã trở thành tấm gương, bài học quý giá, là chuẩn mực cho việc xây
dựng phong cách giảng dạy của người giảng viên nói chung và của giảng viên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay nói riêng.
Đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay là những
người tiêu biểu về trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng, tiêu biểu về tri thức
đạo đức và nhân cách sống. Là đội ngũ giảng viên trực tiếp ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo lớp giáo viên trẻ tương lai, bởi thế ngoài việc trang bị đầy
đủ tri thức khoa học, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
hiện nay cần có phong cách làm việc khoa học. Vì thế, việc đào tạo và học tập
phong cách làm việc của Hồ Chí Minh trong giảng dạy của đội ngũ giảng viên
này là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và bổ ích, là nhân tố trực tiếp góp
6
phần củng cố, phát triển toàn diện, hoàn thiện phẩm chất, năng lực của người
giảng viên, qua đó quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của mỗi
giảng viên, đồng thời thực hiện có chất lượng và hiệu quả Nghị quyết 03
CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Hiện nay, do nhiều yếu tố tác động, cả khách quan và chủ quan, việc
học tập phong cách làm việc của Hồ Chí Minh cho đội ngũ giảng viên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn
còn hạn chế và những vấn đề đặt ra cần được nhận thức và khắc phục. Các
chủ thể tham gia quá trình học tập phong cách Hồ Chí Minh còn có hạn chế
nhất định về sự phối hợp, kết hợp và phát huy trên các mặt xác định của
từng hạn chế. Trong mỗi giảng viên, việc học tập phong cách của Hồ Chí
Minh còn những khó khăn về cách thức, biện pháp và các điều cụ thể.
Trong từng trường hợp, nhiệm vụ giữa các giảng viên, giữa các khoa, giữa
nhà trường với giáo viên còn thiếu nhịp nhàng, khoa học…
Từ những lý do trên, vấn đề: “Học tập phong cách làm việc Hồ Chí
Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện
nay” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các công trình khoa học nghiên cứu về phong cách làm việc Hồ Chí Minh
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh luôn là vấn đề có ý nghĩa quan
trọng trong mọi thời điểm. Việc học tập phong cách làm việc khoa học
của Người trong hoạt động của đội ngũ cán bộ giảng viên nói chung và
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay nói riêng là việc
làm hết sức cần thiết. Bởi vậy, vấn đề học tập phong cách làm việc Hồ
Chí Minh đã và đang được nhiều tổ chức, cá nhân nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau.
7
Cuốn “Phong cách làm việc Lêninit, phong cách Hồ Chí Minh với cán
bộ công đoàn” củatác giả Trần ĐìnhQuảng, PTS. Nguyễn Quốc Bảo, Nhà xuất
bản Lao động,1997 [44], đãkhai thác và đưara những nhận định cơ bản nhất về
phongcáchlàm việc Lêninit, những nộidung cơ bản về phongcách làm việc Hồ
Chí Minh, và yêu cẩu đổi mới phong cách làm việc trong cán bộ công đoàn.
Trên cơ sở phântíchnhững nội dungphongcách làm việc của Người, tác giả đã
đưara nhận định“HồChíMinh -tấm gươngsángngờivềphongcách làm việc”.
Tác phẩm “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” của Giáo sư
Đặng Xuân Kỳ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997 [24], đã nghiên
cứu, phântíchvà chỉ ra bản chấtcủa phongcáchHồ Chí Minh là hệ thống chỉnh
thể, khoa học, phát triển tuần tự theo lôgic đi từ suy nghĩ (phong cách tư duy)
đến nói, viết (phongcách diễnđạt) vàbiểu hiện qua phongcách làm việc, phong
cách ứng xử, phongcách sinhhoạt hàngngày. Trongphong cách Hồ Chí Minh,
không phảichỉ có những gì thuộc về dân tộc, khôngphải chỉ có truyền thống mà
còncó cả hiện đại; không phải chỉ có quá khứ hiện tại, mà còn có cả tương lai.
Công trình: “Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công
chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện
khoa học tổ chức Nhà nước, do tiến sĩ Thang Văn Phúc (Chủ biên), Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, 1998 [43]. Đây là cuốn sách tập hợp các bài
tham luận Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 50 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Cuốn sách đã phân tích luận giải
những nội dung cơ bản về tiêu chuẩn, nội dung, yêu cầu cần học tập, rèn
luyện về đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ công chức hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Côngtrình: “Tưtưởng Hồ ChíMinh về cán bộ và công tác cán bộ”, của
Phó giáo sư, tiếnsĩ BùiĐìnhPhong,Nhàxuất bảnLao Động, Hà Nội, 2006 [42].
Ở chương 2 “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ”, tại điểm 4: Phong cách của
8
người cán bộ cách mạng, tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản trong tư
tưởngHồ Chí Minh về cáchlãnhđạo, cáchcôngtác,cáchdânchủ, tácphong độc
lập suynghĩ, nóiđiđôivớilàm… Những nộidungtrênmới chỉ đềcập ở gócđộ là
những tiêu chí của người cán bộ lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tác phẩm: “Vận dụngtư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách
làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” của Phó giáo
sư, tiến sĩ Nguyễn Thế Thắng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2010 [50], đã nghiên cứu và đưa ra quan niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về
phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý; khảo sát, đánh giá thực
trạng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hơn 20 năm
đổi mới. Từ đó, tác giả đã đưa ra mục tiêu, phương hướng vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc vào xây dựng phong cách làm
việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay.
Tác giả Đỗ Mạnh Hòa có công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi
dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ hiện nay” [22],
trên cơ sở phân tích, luận giải quan niệm và nội dung cơ bản trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ đã chỉ ra những yêu
cầu và định hướng cơ bản vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bồi dưỡng, rèn
luyện phong cách làm việc của cán bộ hiện nay. Trong đó, tác giả nhấn mạnh:
Bồi dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc của cán bộ là tổng thể các chủ
trương, biện pháp tiến hành của cấp ủy, tổ chức đảng nhằm giáo dục, rèn
luyện, bổ sung phát triển tri thức, nâng cao phẩm chất, năng lực về phương
pháp, tácphong công tác, củng cố, pháttriển hoàn thiện phong cách làm việc
của cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.
Trong công trình “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh” của các tác
giả do Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 2002 [2], đã nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống
9
những nội dung cơ bản của phương pháp Hồ Chí Minh. Trong đó, các tác
giả đã chỉ những đặc trưng cốt lõi nhất của phương pháp Hồ Chí Minh, từ
đó làm sáng tỏ phương pháp khoa học của Người và những giá trị trong
phương pháp và tác phong của Người.
Ngoàira, trên các báo, tạp chí và công trình khoa học đã có khánhiềubài
viết được đăng tải bàn về phong cách làm việc Hồ Chí Minh. Các công trình đó đã
góp phần chỉ ra ý nghĩa, giá trị và nhiều nội dung quan trọng làm sáng tỏ về phong
cách làm việc của Người, đó là: “Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh” của
tác giả Phan Xuân Khanh, Tạp chí Khoa học, số 5/ 2006, tr. 22 – 25 [25]; “Học tập
tác phong làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Anh Minh, Tạp
chí Cộng sản, số 2/ 2007 [28], hoặc tác phẩm “Phong cách làm việc của Hồ Chí
Minh và vấn đề đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong
giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Thế, “Tác phong làm việc khoa học,
chu đáocủa BácHồ” của tác giả Phùng Đức Thắng, v.v..
Đây là những cơ sở lý luận quan trọng và trực tiếp để đưa ra những quan niệm
về phong cách làm việc của Hồ Chí Minh và việc học tập phong cách này trong
giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sưphạm Hà Nội hiện nay.
Các công trình nghiên cứu có liên quan tới hoạt động giảng dạy của
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay
Nghiên cứu về vấn đề giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội hiện nay thực chất là vấn đề mới, tuy nhiên ở từng góc độ khác
nhau đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
Phạm Thị Thảo (2010) “Nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy của
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, luận án tiến sĩ quản lý giáo dục
[49]. Đề tài luận án đã đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy cho
giảng viên TrườngĐại học Sưphạm Hà Nội cho phù hợp với tình hình thực tế,
phù hợp với nhu cầu học tập của sinh viên. Trong đó tác giả nhấn mạnh “Việc
10
đổimới phươngphápgiảngdạychogiảngviên nhàtrườngtrongtình hình thực
tế hiện naylà hếtsức cần thiết, đặc biệt trong thời đại mới, khi khoa học công
nghệđã cómặttrên giảng đường thì việc vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn
giữa phươngphápdạyhọchiện đạivà truyền thốngtrở nên cần thiếthơnbất cứ
lúc nào…”. Từ đây tác giả cũng đề ra những phướng hướng đổi mới phương
pháp giảng dạy cho phù hợp với từng chuyên ngành học của sinh viên.
Nguyễn Thị Xuân (2012) “Phát triển năng lực tư duy lôgic và giảng
dạy cho giảng viên khoa chính trị Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, luận
văn thạc sỹ triết học [52]. Đề tài luận văn đã bàn đến vấn đề làm thế nào để
nâng cao năng lực tư duy lôgic trong hoạt động giảng dạy của giảng viên khoa
giáo dục chính trị - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đồng thời, tác giả nhấn
mạnh, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy cho giảng viên là việc làm
cần thiết và phải được triển khai nhanh trong đội ngũ giảng viên nhà trường
đặc biệt đối với giảng viên khoa giáo dục chính trị. Tác giả cũng đã đề ra
những chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện được nhiệm vụ trên, trong đó
đặc biệt nhấn mạnh vấn đề tự ý thức và rèn luyện nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm của bản thân mỗi giảng viên.
Bài viết “Cán bộ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đẩy
mạnh cuộc vận động học tập và làm theo gương Bác” của tác giả Nguyễn
Hồng Nhung đăng trên Tạp chí khoa học, số 05/2009 [40], đã bàn đến những
vấn đề liên quan đến cuộc vận động học tập và làm theo gương Bác của cán
bộ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong đó tác giả nhấn mạnh
“mỗi cán bộ giảng viên đang tích cực thi đua dạy tốt, thực hiện nghiêm túc
nghĩa vụ và trách nhiệm của người giáo viên, hoàn thiện bản thân để xứng
đáng với nghề trồng người”.
Những công trình khoa học kể trên ở một khía cạnh nào đó đã bàn đến
công tác giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tuy mỗi
11
công trình mới chỉ đề cập đến một góc cạnh nhỏ song đó cũng là cơ sở cho
học viên lựa chọn vấn đề học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong
giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay.
Nghiên cứu về vấn đề liên quan đến hoạt động giảng dạy cho giảng
viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, về học tập phong cách làm việc Hồ
Chí Minh đã có nhiều đề tài, tuy nhiên đi sâu tìm hiểu việc học tập phong
cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội hiện nay là vấn đề còn khá mới mẻ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc học tập
phong cách làm việc của Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp học tập
phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội hiện nay.
Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu và phân tích thực chất và những nhân tố quy định việc học
tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Đánh giá thực trạng học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong
giảng dạy của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay
- Đềxuấtnhững giải pháp học tậpphong cách làm việc khoa học Hồ Chí
Minh tronggiảng dạycủagiảng viên TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Vấn đề học tập phong cách làm việc
Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề có liên quan đến hoạt động học tập
phong cách làm việc Hồ Chí Minh của đội ngũ giảng viên hiện đang công tác
giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
12
Thời gian khảo sát: Tháng 4/ 2014, tại 7 khoa của Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú trọng các phương pháp: phân tích -
tổng hợp, so sánh - thống kê, phương pháp lôgic - lịch sử, đối chiếu, phương
pháp trao đổi trực tiếp.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Ý nghĩa lý luận: Đưa ra những quan niệm và nội dung học tập phong
cách làm việc của Hồ Chí Minh, những nhân tố quy định việc học tập phong
cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp những giải pháp học tập phong cách
làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy củagiảng viên Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đồng
thời, từ kết quả nghiên cứu của đề tài, các trường Đại học Sư phạm, học viện
ngành khoa học xã hội và nhân văn có thể tiến hành đổi mới phương pháp, nội
dung, chương trình, tích cực học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong
giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên nhà trường.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn kết cấu gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
13
Chương 1
THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH HỌC TẬP PHONG
CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY CỦA
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
1.1. Thực chất học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong
giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1.1.1. Quan niệm về phong cách làm việc của Hồ Chí Minh
Khái niệm phong cách
Khái niệm phong cách được bàn đến từ lâu ở cả phương Đông và
phương Tây. Xung quanh vấn đề phong cách có nhiều cách hiểu khác nhau:
Theo từ điển bách khoa Việt Nam “Phong cách là những đặc điểm
riêng, độc đáo, thể hiện cách thức của từng nhà văn trong việc sử dụng ngôn
ngữ văn học. Phong cách của cá nhân nhà văn có tác dụng thể hiện tính tư
tưởng và nghệ thuật của tác phẩm” [21, tr. 474]. Theo Từ điển Tiếng việt của
Viện Ngôn ngữ học “Phong cách là những lối, những cung cách sinh hoạt, làm
việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một con người, một loại người nào
đó”[ 51, tr. 782]. Hoặc có thể xác định: “Phong cách là vẻ riêng trong lối sống,
làm việc của một người, hay hạng người nào đó” [54, tr. 1261]. Phong cách
được thể hiện cụ thể qua vẻ riêng trong lối sống của chủ thể: Phong cách sống,
phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc, phong cách giao tiếp.
Khi xem xét phong cách của con người phải có cách nhìn toàn diện và
biện chứng, phải xem xét trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đa dạng
và phong phú mà người đó tham gia. Hồ Chí Minh cũng từng nói: Muốn đánh
giá một con người không phải chỉ căn cứ vào người đó nói và viết như thế
nào, mà quan trọng là phải xem người đó làm thế nào, không phải làm một
việc, quan hệ với một người mà ngược lại với nhiều người và làm nhiều việc
khác nhau trong hiện tại và cả trong quá khứ.
14
Hầu hết các quan điểm cho rằng: Phong cách là cách làm việc, ứng xử
của mỗi người, là toàn bộ những nét riêng biệt tạo nên đặc trưng của một chủ
thể xác định. Trong đó có phong cách riêng theo nghĩa hẹp như phong cách
một nghệ sỹ, là những đặc điểm có tính hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật,
những đặc trưng thẩm mỹ ổn định về nội dung và hình thức thể hiện, tạo nên
những giá trị độc đáo của một nghệ sỹ. Theo cách hiểu này, phong cách chỉ
giới hạn trong giới văn nghệ sĩ thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Như vậy, từ những cách tiếp cận trên ta có thể đi đến xác định về
phong cách là những đặc điểm riêng về lề lối, cách thức, phong thái, phong độ
và phẩm cách ổn định của một chủ thể, xác định.
Từ việc nghiên cứu về phong cách chung, đi đến phong cách cụ thể
của một người, ta có:
PhongcáchHồChíMinhlà biểuhiệncụ thểcủaphong cách, tạo nên sắc
tháiriêngcủanhâncách,tínhbềnvững, ổn định trong lối sống của Người; Là
mộthệthống chỉnhthể, gắnbóchặtchẽvớinhau,pháttriển theolôgích đi từ suy
nghĩ(phongcáchtưduy)đếnnói, viết (phong cách diễn đạt) và biểu hiện qua
phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt hàng ngày.
Là một con người, trước hết, phong cách Hồ Chí Minh cũng có những
đặc điểm chung của phong cách con người, phong cách của người Việt Nam.
Mỗi con người là một cái riêng, cái đơn nhất trong mối quan hệ với cái chung
của cả loài người. Phong cách Hồ Chí Minh, do đó cũng có những đặc điểm
riêng biệt, độc đáo.
Hồ Chí Minh là một người đã đi đến và sinh sống ở nhiều nơi, hoạt
động trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm nhiều cương vị, chức vụ khác nhau nên
đặc điểm nổi bật trong phong cách của Người là phong cách luôn đi cùng với
những hoạt động hết sức đa dạng và phong phú. Đó là phong cách của một
người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một lãnh tụ thiên tài của Đảng và
15
dân tộc ta, một chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế. Phong cách của Người còn là phong cách của một nhà chính trị, một nhà
ngoại giao, một trí thức uyên bác… Nhưng bên cạnh đó, chúng ta lại bắt gặp
ở Người một phong cách hết sức bình dị, như một người nông dân trên đồng
ruộng, một người công nhân trong nhà máy, như một chiến sỹ trên mặt trận,
như một ông Ké ở Việt Bắc, như một người cha, người anh trong gia đình.
Đây là nét đặc sắc trong phong cách Hồ Chí Minh.
Phong cách của Người là sự kết hợp Đông - Tây, nó không chỉ bao hàm
cả truyền thống mà cả hiện đại, không chỉ có quá khứ và hiện tại mà còn có cả
tương lai. Vì vậy, khi tiếp xúc với Người, dù là người phương Đông hay
người phương Tây đều cảm thấy gần gũi. Phong cách Hồ Chí Minh, dù mang
tính cách của người phương Đông, phương Tây, mang tính nhân loại nhưng
lại rất Việt Nam - phong cách ấy cũng có những điểm giống với Lênin, Găng
- đi, Oa – Sinh - Tơn; một Lênin phương Đông, một Găng - đi, Mác - xít, một
Oa – Sinh - Tơn Việt Nam nhưng lại rất Hồ Chí Minh.
Phong cách Hồ Chí Minh phản ảnh phẩm chất cao đẹp của người chiến
sỹ yêu nước và quốc tế lỗi lạc, mà thủy chung, Người đã cống hiến hết cả
cuộc đời cho cách mạng, cho lợi ích giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân
loại. Và chính từ phẩm chất cao đẹp đó, Người đã tự xây cho mình một phong
cách làm việc mà Đảng ta hết sức trân trọng và đưa phong cách Hồ chí Minh làm
mẫu mực, là ngọn đuốc soi sáng cho các thế hệ noi theo. Hồ Chí Minh đã ra đi
nhưng phong cách của Người vẫn là ngọn đuốc sáng và cần được thắp sáng hơn
trong mọi hoạt động và hành trang của mỗi con người Việt Nam nói chung, mỗi
cán bộ, giảng viên Trường Đại học Sưphạm Hà Nội nói riêng.
Hệ thống phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, bắt đầu từ suy
nghĩ (phong cách tư duy) đến hoạt động thực tiễn (phong cách làm việc,
phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử), và cuối cùng là sinh hoạt thường
ngày (phong cách sinh hoạt).
16
Nét đặc sắc nhất trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là tinh thần độc
lập, tự chủ, sáng tạo. Độc lập là không lệ thuộc, không bắt chước, không theo
đuôi. Tự chủ là sẵn sàng từ bỏ những cái cũ đã qua thực tiễn kiểm nghiệm là
sai, những cái cũ lạc hậu, lỗi thời, những cái cũ đã đúng trước kia nhưng nay
không còn phù hợp, để tiến tới đề xuất những cái mới có thể trả lời được
những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra. Cái sáng tạo ở Hồ Chí Minh là cái
mới phù hợp với quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam, cũng như phù
hợp với quy luật phát triển chung của xã hội.
Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung rất
phong phú, mà nội dung chủ yếu là: tác phong quần chúng; tác phong tập thể
- dân chủ; tác phong khoa học. Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là sự kết
hợp hài hòa cái dân gian, đời thường với cái hàn lâm, bác học, cái cổ điển
truyền thống với cái hiện đại, giữa duy tình phương Đông với duy lý phương
Tây và nhất quán trong diễn đạt. Đặc trưng cơ bản trong cách nói, cách viết
của Hồ Chí Minh là: chân thực, ngắn gọn, rõ ràng, trong sáng, giản dị, dễ
hiểu, đi thẳng vào vấn đề, không màu mè, lắt léo, quanh co. Phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh thực sự là phong cách ứng xử văn hóa, mà đặc trưng cơ bản
là: Đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì tự nhiên, bình dị, cởi mở,
chân tình, vừa chủ động linh hoạt lại vừa ân cần, tế nhị, bình dị, tự nhiên đến
mức hồn nhiên, làm cho bất cứ ai được gặp Người đều thấy không khí chan
hòa, ấm cúng, thoải mái, không e ngại, sợ sệt, không cảm thấy sự cách biệt
giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa vĩ nhân với bình dân. Phong cách sinh hoạt
Hồ Chí Minh có nhiều nét đã trở thành huyền thoại không những đối với nhân
dân Việt Nam mà còn đối với cả thế giới. Đó là sự giản dị, thanh đạm, thanh
cao trong sinh hoạt hằng ngày; đó là cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp,
yêu lao động, rất quý trọng thời gian, chẳng có ham muốn danh lợi riêng cho
mình; đó là tình thương yêu con người quyện với tình yêu thiên nhiên tạo nên
tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, kết hợp chặt chẽ với những rung động
say mê của một tâm hồn nghệ sĩ.
17
Cuộc đời Hồ Chí Minh không cần đến bất cứ sự trang sức nào, Người
không phải cố ý sống khác đời để mọi người ca ngợi mà cảnh sống của Người
là xuất phát từ một triết lý nhân sinh là lấy khiêm tốn, giản dị làm nền; lấy
chừng mực đức độ làm chuẩn; lấy trong sạch thanh cao làm vui; lấy gắn bó
con người, thiên nhiên làm niềm say mê vô tận. Vì vậy, mà phong cách Hồ
Chí Minh đã trở thành bất tử trong lòng dân tộc, mãi mãi là tấm gương cho
mọi người phấn đấu học tập và làm theo. Ở phong cách Người chúng ta cần
học tập rất nhiều, nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến phong cách làm việc
Hồ Chí Minh, một phong cách làm việc cho mọi công việc được thông suốt,
được mọi người kính nể, yêu quý và tôn trọng.
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là tập hợp những tác phong của
Người trong hoạt động công việc hàng ngày, trong hoạt động cách mạng,
trong mối quan hệvới những người xung quanh. Tất cả những tác phong ấy
tạo nên phong cách làm việc đặc trưng của Hồ Chí Minh.
Khi nghiên cứu bất cứ một nội dung nào trong hệ thống phong cách của
Người ta đều thấy toát lên tinh thần nhân văn cao cả và sự sâu sắc trong
thực tiễn cuộc sống, đặc biệt phong cách làm việc của Người đã để lại
những giá trị to lớn cho mỗi cán bộ đảng viên và thế hệ giảng viên hôm
nay. Trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, lãnh tụ tối cao của cả dân
tộc, Người đã có một phong cách làm việc mẫu mực để tiến hành công tác
và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết đúng đắn và thỏa đáng các
mối quan hệ quần chúng, với cấp dưới, với những người bạn chiến đấu gần
gũi, với các vị phụ lão nhân sĩ, đại diện các tôn giáo dân tộc… Người
không dựa vào quyền lực để buộc mọi người phục tùng mà thuyết phục con
người bằng một phong cách làm việc vừa có tính nguyên tắc khoa học cao,
vừa có tình nhân ái bao la của một tấm lòng nhân hậu. Phong cách làm việc
của Hồ Chí Minh không phải chỉ tác động đến nhận thức mà còn cảm hóa
cả trái tim con người. Qua phong cách làm việc của Hồ Chí Minh, mọi
18
người đến với Đảng, tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng không phải chỉ bằng
lý trí mà còn bằng tình cảm sâu sắc của chính mình.
Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung phong
phú và cơ bản sau:
Thứ nhất, phong cách quần chúng, nêu gương cho quần chúng
Đây là một nội dung quan trọng hàng đầu trong phong cách làm việc
Hồ Chí Minh.Với phong cách làm việc quần chúng bình dị, đến với mọi
người bằng tất cả sự chân thành, yêu thương quý trọng, không gây sự xa cách,
phân biệt của Người như có sức hút kỳ lạ, làm cho quần chúng đến với Người
không chút e ngại, cũng bình dị, tự nhiên như họ vẫn sống hàng ngày. Đã có
rất nhiều mẩu chuyện, những hình ảnh rất bình dị của Người trong bộ áo
chàm màu nâu khi đến với nhân dân, có hình ảnh Bác xắn quần lội xuống
ruộng cùng đồng bào của mình, có hình ảnh của Bác bế những em thơ vào
lòng… được nhân dân lưu giữ và kính trọng. Đó là cách để tất cả mọi người
đều cảm thấy Bác là một người thân, một người anh, người cha của mình.
Đối với người cán bộ, đảng viên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự gần
gũi, sâu sát quần chúng của người cán bộ cách mạng là hết sức cần thiết, nhờ
đó mà cán bộ, đảng viên mới không mắc bệnh chủ quan, không quan liêu, đại
khái, ham chuộng hình thức. Người nhiều lần nhấn mạnh: sâu sát quần chúng
là biểu hiện quan trọng nhất của phong cách làm việc xã hội chủ nghĩa, nó đối
lập với lề lối làm việc quan liêu, hống hách, cửa quyền của bọn quan lại cai trị
dưới thời của chế độ cũ. Khi có dịp về thăm địa phương, nhà máy, công
trường, Người thường không báo trước là mình đi. Người thường xuống ngay
hiện trường sản xuất, làm việc của người lao động, thăm nơi ăn, chốn ở, nhà
kho nhà bếp, khu vệ sinh, giếng nước, sau đó mới có buổi làm việc với lãnh
đạo địa phương, đơn vị.
Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên khi thấy cách tổ chức và cách làm
nào không phù hợp với quần chúng thì phải có gan kịp thời đề nghị lên cấp
19
trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Người nói: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm
việc đều vì lợi ích của quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc
nào không phù hợp với quần chúng, thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên
để bỏ đi hoặc sửa lại...” [34, tr. 247]. Cách nào hợp với quần chúng, quần
chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Người
từng căn dặn đội ngũ cán bộ phải luôn sâu sát quần chúng, xuất phát từ
quần chúng để rèn luyện, điều chỉnh tác phong, phương pháp làm việc;
phải luôn luôn chống thói làm việc tuỳ tiện, chủ quan, coi thường quần
chúng. Những căn bệnh này phá hoại mối quan hệ giữa cán bộ với quần
chúng, làm cho quần chúng mất lòng tin, chán ghét cán bộ.
Người nhắc nhở đội ngũ cán bộ, đảng viên phải hiểu sâu sắc đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước là điều quan trọng, nhưng quan
trọng hơn là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi người dân hiểu được rõ
ràng những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước chính là đem lại lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái
làm cho kỳ được. Để làm được như vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn sâu
sát quần chúng để học cách nói, cách viết, cách làm sao cho phù hợp với quần
chúng và quan trọng hơn đó là biết giải quyết những vấn đề thiết thực có liên
quan cụ thể tới đời sống của quần chúng, đó mới là một người cán bộ thực sự
sâu sát quần chúng, thực sự hiểu dân, yêu dân, kính trọng dân.
Với niềm tin và lòng “nhân ái” bao la đối với quần chúng, Người thâm
nhập vào quần chúng bằng phong cách thật sự của người cán bộ quần chúng.
Người nói “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân
ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính
ta” [34, tr 235]. Người tuyệt đối yêu cầu cần quét sạch chủ nghĩa cá nhân,
Người nhấn mạnh: Tham ô, tham nhũng là tội ác. Phải tẩy sạch nó để tiến
hành cần, kiệm, liêm, chính. Đó là những biểu hiện cơ bản về phong cách
20
quần chúng và những lời dạy về phong cách quần chúng của Người. Phong
cách ấy làm cho lãnh tụ và quần chúng dễ dàng hoà nhập với nhau trong sự
đồng cảm sâu sắc nhất. Nhờ vậy, mọi người có thể nói hết những suy nghĩ,
trăn trở của mình còn Người thì lắng nghe để có thể hiểu được nhịp đập của
cuộc sống xung quanh.
Về phong cách nêu gương cho quần chúng, theo Hồ Chí Minh, trước
hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường
xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi
đôi với làm. Cần nêu gương trên cả ba mối quan hệ đối với mình, đối với
người, đối với việc. Đối với mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo
mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi
điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày; đối với
người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối
trá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào phải
giữ nguyên tắc "dĩ công vi thượng" (để việc công lên trên, lên trước việc tư).
Triết lý sâu xa của Hồ Chí Minh là, cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc đều do
mồ hôi, nước mắt của dân mà ra, nên chúng ta phải đền bù xứng đáng cho
dân. Cán bộ, đảng viên phải xông xáo, nhiệt tình, sâu sát nhân dân, gương
mẫu và dám chịu trách nhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm; phải luôn
quyết tâm, bền bỉ, chịu đựng gian khổ, quan tâm và tìm mọi cách giải quyết
kịp thời, hiệu quả những nhu cầu mà dân đặt ra, kể cả chấp nhận sự hy sinh để
bảo vệ dân, phấn đấu vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng đạo đức
ấy đã tạo nên một phong cách nêu gương, tự giác gương mẫu của Hồ Chí
Minh, người suốt đời phấn đấu, hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, đời tư trong
sáng, cuộc sống riêng giản dị, người mà cả cuộc đời là một tấm gương lớn
cho các thế hệ con cháu mãi mãi noi theo.
Hồ Chí Minh còn đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu
trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để
21
quần chúng noi theo. Thực tế cho thấy, nếu một cán bộ, đảng viên “nói một
đằng, làm một nẻo” thì trước con mắt của nhân dân, họ không còn là chiến sỹ
tiên phong nữa, họ tuyên truyền chẳng ai nghe nữa. Và thực chất, họ đã tự
tước mất vai trò của người lãnh đạo.
Người rất coi trọng việc xây dựng làng, xã, huyện, tỉnh kiểu mẫu, những
“người tốt, việc tốt”. Từ những nhân tố mới làm gương mẫu nhân rộng ra, dấy
lên phong trào thi đua học tập làm theo, tạo nên khí thế cách mạng hào hùng
trong lao động sản xuất, chiến đấu, công tác… rộng khắp trong cả nước.
Thứ hai, phong cách làm việc tập thể, dân chủ
Với tác phong làm việc tập thể và dân chủ, gắn bó với tập thể, tôn trọng
tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể - tinh thần ấy càng thấm sâu vào suy
nghĩ và hành động của Người. Trước khi quyết định một công việc hệ trọng,
Người đều hỏi lại cẩn thận và chu đáo những người đã giúp mình. Tất cả
những ai đã được Bác giao việc đều cảm nhận sâu sắc điều đó.
Người vẫn thường nói: Không một người nào có thể hiểu được mọi thứ,
làm được hết mọi việc, ngay đến anh hùng, lãnh tụ cũng vậy: “Đem so với
công việc của cả loài người trên thế giới thì những người đại anh hùng xưa
nay cũng chẳng qua làm tròn một bổn phận mà thôi” [34, tr. 256]. Từ đó,
chúng ta có thể hiểu được rằng cái thông minh của người phụ trách, sức mạnh
của lãnh đạo không phải chỉ là những điều mình tự nghĩ ra, hay tự mình làm
lấy mà chính là chỗ biết phát huy, tổng hợp được cái thông minh và sức mạnh
của nhiều người, của tập thể. Sự tổng hợp đó được nâng cao, được biến đổi về
chất bởi cái thông minh của người phụ trách, người lãnh đạo, để thăng hoa,
tạo thành một cấp số nhân không thể có được ở bất cứ một người riêng lẻ nào.
Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải gắn bó với tập thể,
tôn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, phát
huy sức mạnh của tập thể, nhận trách nhiệm cá nhân và hoàn thành tốt nhiệm
22
vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ,
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Người yêu cầu lắng nghe ý kiến của đảng
viên, của nhân dân, của những người “không quan trọng”. Muốn thế, người
lãnh đạo phải đề cao, mở rộng dân chủ, từ dân chủ trong Đảng đến dân chủ
trong các cơ quan đại biểu của dân. Người năng đi xuống cơ sở, để lắng nghe
ý kiến của cấp dưới và của quần chúng, chứ không phải để huấn thị. Người
lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình, muốn biết công tác
của mình tốt hay xấu không gì bằng để cán bộ của mình mạnh bạo đề ra ý
kiến và phê bình. Như thế chẳng những không phạm gì đến uy tín của người
lãnh đạo, mà lại thể hiện dân chủ thật sự trong Đảng.
Phải mở rộng dân chủ để phát huy sức mạnh của tập thể. Vì vậy, có dân
chủ, bàn bạc tập thể mới cùng thông suốt, nhất trí, mới cùng quyết tâm thực
hiện, tránh được “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Sở dĩ xảy ra mất đoàn kết
vì người đứng đầu ở nơi đó còn chuyên quyền, độc đoán, áp đặt chủ quan,
trong hội nghị thì mọi người miễn cưỡng đồng tình, sau hội nghị, nếu đã
không thông thì sẽ không quyết tâm thực hiện, dân chủ là cái chìa khóa vạn
năng có thể giải quyết mọi khó khăn. Bản thân Người là tấm gương mẫu mực
về thực hành dân chủ.
Hồ Chí Minh là người đã hóa thân trọn vẹn vào trong nhân dân, là
người thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí để không ngừng
thực hành dân chủ cho dân. Tác phong tập thể - dân chủ của Hồ Chí Minh
luôn luôn tạo ra được không khí làm việc hoạt bát, phấn khởi, hăng hái và đầy
sáng tạo. Trong công tác lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Người luôn có ý thức
sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều cơ quan, nhiều tổ chức. Đối với cán bộ,
đảng viên, trước hết là đối với những người ở cương vị lãnh đạo thì đòi hỏi
phải có tác phong tập thể - dân chủ thật sự chứ không phải giả tạo, hình thức
để che lấp ý đồ xấu của cá nhân. Bởi vì mọi sự giả tạo đều làm suy yếu, thậm
23
chí phá vỡ tập thể. Mọi thói hình thức, chủ nghĩa sớm muộn sẽ làm xói mòn,
thậm chí triệt tiêu dân chủ.
Thứ ba, phong cách khoa học.
Hồ Chí Minh là hình mẫu lý tưởng về phong cách làm việc nghiêm túc
và sự tận tụy, hăng say trong công việc mọi lúc, mọi nơi. Tuy sinh ra ở một
đất nước với những tàn dư của nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, nhưng Hồ Chí Minh
đã sớm tự xây dựng cho mình một phong cách làm việc khoa học. Những năm
tháng làm thuê trên các con tàu viễn dương, hay đốt lò, quét bếp, phụ bếp ở
Lơ Havơrơ, Niu Yóoc, Bôtstơn, Luân Đôn... nếu không tự mình coi trọng thời
gian, tranh thủ thời gian, quyết tâm theo đuổi chí lớn, thì Người không thể
tiến hành công việc tự học trong điều kiện vô cùng gian khổ như vậy. Người
tiến hành tự học không có thầy, không phương tiện, thiếu thời gian. Cần học
chữ nào Người viết lên cánh tay, vừa đi vừa xem, đến cuối ngày chữ mờ dần
cũng là lúc Người đã nhớ được hết. Đêm khuya, khi những người khác nghỉ
ngơi, thư giãn thì Người lại tranh thủ ngồi học. Người đến với cách mạng và
coi đó như là một phần trong cuộc sống của mình, cả cuộc đời hi sinh cho sự
nghiệp cách mạng của dân tộc, hoạt động cách mạng vừa là công việc, vừa là
tình yêu, vừa là nghĩa vụ của người con yêu nước.
Theo Hồ Chí Minh, làm việc phải có tính mục đích rõ ràng, phù hợp
với năng lực bản thân và những người thi hành công việc; bảo đảm tính tập
trung cao vì mục tiêu nhiệm vụ đã xác định. Người kịch liệt phê phán bệnh
“hữu danh vô thực” bệnh hình thức. Và người cũng chỉ rõ những biểu hiện
căn bệnh ấy trong nhiều mặt hoạt động, trong việc chỉ ra các chỉ thị, nghị
quyết không gắn với điều kiện thực tế, không gắn với quần chúng và cơ sở.
Trong chỉ đạo không có kế hoạch cụ thể, biện pháp cụ thể, không hướng dẫn
cụ thể, không kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm nên không thực hiện được. Để
sửa chữa bệnh hình thức, Người chỉ rõ khi ra quyết định tổ chức thực hiện
24
phải căn cứ vào tình hình thực tế về mọi mặt, không được chủ quan tưởng
tượng mà không đi sâu sát thực tế tận nơi, xem tận chỗ.
Làm việc phải có chương trình, kế hoạch phù hợp, quyết tâm cao và
biện pháp phong phú linh hoạt để “tổ chức sự thi hành cho đúng” [34, tr.
285]. Mỗi khi làm bất cứ công việc gì, người cán bộ phải nắm bắt thật chặt
chẽ vấn đề, phải lên kế hoạch cụ thể, chương trình, nội dung thực hiện. Khi
thực hiện các nhiệm vụ, hay chủ trương công tác phải gắn bó chặt chẽ với
quần chúng và phải tổ chức chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm rồi mở rộng ra.
Người nói “… bất cứ việc gì, chúng ta phải bắt đầu từ gốc đến ngọn, từ
ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, chớ nên tham mau, tham nhiều trong một lúc”
[37, tr. 148]. Người cho rằng, bất kì ai, dù ở vị trí nào khi tiến hành bất cứ
công việc gì đều phải giải quyết một cách thiết thực, đặc biệt phải biết tổng
kết kinh nghiệm bản thân, mỗi khi hoàn thành công việc, dù thành công hay
thất bại, phải “nghiên cứu đến cội rễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận” [37,
tr. 147] để làm “khuôn phép” cho những công việc khác và đó là “chìa khóa
phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới”
Ở Hồ Chí Minh, “làm việc phải đi sâu, đi sát, nắm việc, nắm người,
nắm tình hình cụ thể” [34, tr. 299]. Người luôn xem xét, đối chiếu những ý
kiến khác nhau để lựa chọn những ý kiến đúng, sàng lọc những thông tin sai
lệch để từ đó đưa ra những quyết định chính xác, phù hợp. Trong công tác
lãnh đạo, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề tổng kết thực tiễn để rút kinh
nghiệm cho từng việc, từ đó Người bổ sung kịp thời những chủ trương chưa
đúng, chưa đủ và quan trọng hơn là rút ra những kết luận để bổ sung cho lý
luận. Đối với người cán bộ, đảng viên, Người thường nhắc nhở: Kế hoạch
một, biện pháp mười, quyết tâm phải hai, ba mươi, muốn lãnh đạo đúng thì
“phải tổ chức sự thi hành cho đúng” [34, tr. 285].
Tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương vô
cùng trong sáng và cao thượng, tượng trưng cho tinh hoa văn hóa Việt Nam.
25
Người không chỉ là mộtnhà tư tưởng lỗi lạc về văn hóa, sángtạo ra một nền văn
hóa mới, văn hóa cách mạng Việt Nam, kiến tạo ra một thời đại mới trong lịch
sửphát triển của nền văn hóadân tộc, mà chính bản thân Người, cuộc sống của
Người, những việc làm bình thường hàng ngày của Người là hiện thân của nền
văn hóa Việt Nam, là mẫu mực của con người Việt Nam. Người đã để lại cho
chúng ta một tấm lòng nhân hậu, một tình cảmchan chứayêu thương vì nước, vì
dân, vì Đảng; một trí tuệ anh minh, mẫn tiệp; một tầm nhìn xa rộng, sâu sắc.
1.1.2. Quan niệm học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong
giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có chức năng đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và toàn xã
hội; nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng thuộc các lĩnh vực khoa
học tự nhiên, xã hội và nhân văn, giáo dục đạt trình độ tiên tiến; cung cấp
dịch vụ giáo dục và khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Với đội ngũ giảng viên đa số là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ,
thạc sĩ có uy tín đào tạo chất lượng và chuyên môn cao, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội hiện nay đang là trung tâm giáo dục tiềm năng và có nhiều ưu
thế phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, với đội ngũ nhà giáo yêu nghề, say mê với
nghiệp trồng người, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện
nay đang từng bước làm đẹp thêm hình ảnh của người giáo viên, để nghề giáo
luôn xứng đáng là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, xứng đáng
với những áng văn thơ ngợi ca “nghiệp trồng người”.
“Có một nghề bụi phấn đầy tay
Người ta bảo đó là nghề đẹp nhất
Có một nghề không trồng cây trên đất
Mà cho đời những đóa hoa thơm”
[53, tr. 75]
26
Mỗi môi trường giáo dục khác nhau là cơ sở quy định những đặc thù
trong giảng dạy của người giảng viên khác nhau. Với vị thế là cánh chim đầu
đàn trong ngành giáo dục, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện
nay có những nét đặc thù trong giảng dạy đó là :
Thứ nhất, giảng dạy trong môi trường sư phạm giàu truyền thống là
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Mỗi trường đại học khác nhau quy định và yêu cầu hoạt động giảng dạy
của người giảng viên khác nhau. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay là
môi trường giáo dục hướng đến sự mô phạm cho tất cả sinh viên ngay từ khi
ngồi trên ghế nhà trường, bởi thế trong hoạt động giảng dạy của người giảng
viên có nét đặc thù đó là, giảng dạy ngoài việc tập trung truyền thụ tri thức,
hướng cho người học chuyên môn thì trong tất cả các quá trình giảng dạy đều
phải tập trung vấn đề phương pháp và nghiệp vụ sư phạm.
Môi trường giáo dục lành mạnh và nghiêm khắc với tính kỷ luật cao đã
đào tạo nên đội ngũ giảng viên trình độ, tác phong chuẩn mực, khoa học. Mỗi
thầy cô giáo trong nhà trường luôn luôn tự rèn cho mình lối sống bình dị, gần gũi
với học trò, đem tình yêu và nhiệt huyết của nghề trao cho các thế hệ học trò, bản
thân mỗi thầy cô tự hình thành với chính mình ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm khắc.
Tác phong nghiêm túc, đúng mực, khoa học là đặc thù trong hoạt động
giảng dạy của người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay
đồng thời cũng là phương châm dạy và học của đội ngũ giảng viên nhà
trường. Sự nghiêm túc, đúng mực được thể hiện trong tất cả các mặt, hoạt
động thường ngày, từ hình thức bên ngoài khi lên lớp đến hình thức ở nhà, từ
ngôn ngữ đời thường trong giao tiếp đến ngôn ngữ trên giảng đường, tất cả
đều toát lên sự mẫu mực của người làm Thầy. Người giảng viên Trường Đại
học Sư phạm hiện nay luôn giữ được phong cách truyền thống và hiện đại,
27
không chạy theo lối “Tây hóa” , là hình ảnh lịch sự, nghiêm túc trong mắt
sinh viên, là tấm gương cho sinh viên học tập và noi theo.
Mỗi giảng viên của trường đều là sản phẩm của một nền giáo dục có uy
tín, được đào tạo trong môi trường sư phạm hết sức nghiêm khắc, là những
người có trình độ chuyên môn cao trong giảng dạy và nghiên cứu. Mỗi thầy
cô đều rèn cho mình cái “Tâm” đối với nghề giáo, đó là một yêu cầu quan
trọng không thể thiếu được. Đội ngũ giảng viên trong trường có tâm huyết với
nghề, luôn có hứng thú, say mê, đầu tư từng bài giảng, từng tiết giảng; thường
xuyên tìm tòi, nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung nội dung và phương pháp giảng
dạy để đem lại hiệu quả cao nhất cho sinh viên. L.N.Tônxtôi đã nói: Để đạt
được thành tích trong công tác, người thầy giáo phải có một phẩm chất - đó là
tình yêu. Người thầy giáo có tình yêu trong công việc là đủ cho họ trở thành
người giáo viên tốt.
Thứ hai, truyền thụ tri thức theo chương trình, mục tiêu xác định
Hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
hiện nay đó là hoạt động giảng dạy, đồng thời là hoạt động dạy học. Giảng
dạy là sự truyền thụ tri thức còn dạy học là dạy theo chương trình, mục tiêu
xác định. Công tác giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội vừa bao gồm sự truyền đạt tri thức của người thầy cho sinh viên, bên
cạnh đó là quá trình dạy học, dạy học theo chương trình giáo dục riêng của
ngành sư phạm, mục tiêu dạy học đó là “dạy người làm thầy”, bởi vậy, ngoài
sự truyền đạt tri thức cơ bản, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
hiện nay còn phải dạy sinh viên làm thầy giáo, cô giáo, dạy kiến thức, dạy
nhân cách và phẩm chất của một người thầy chân chính.
Chương trình giảng dạy của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mang
những nét khá riêng biệt, yêu cầu nặng về mặt phương pháp và phong thái sư
phạm. Tronggiảng dạy, ngoài việc truyền đạtđủ dung lượng tri thức yêu cầucủa
28
từng môn học thì phảiđạt đến mục đích đó là truyền đạt được phương pháp sư
phạm cho sinh viên. Đây là yêu cầu cơ bản đối với hoạt động giảng dạy của
người giảng viên TrườngĐại học SưphạmHà Nội hiện nay. Trongchươngtrình
dạy học của nhà trường, những môn học có giá trị cho hoạt động sư phạm như
môn tâm lý giáo dục, mônlý luận dạy học, giáo dục học… đượcchútrọngvà trở
thành những môn lý luận cơ bản, bắt buộc đối với sinh viên. Tuần lễ nghiệp vụ
sư phạm và các hoạt động ngoại khóa về giáo dục phương pháp dạy học theo
những chương trình bắt buộc tham gia đối với sinh viên sư phạm toàn trường.
Mục tiêu giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khác với
những trường đại học khác. Nếu như, trường Đại học xây dựng đào tạo nên
những kĩ sư xây dựng; trường Đại học Y với sản phẩm giáo dục là những bác
sỹ, thì Đại học Sư phạm Hà Nội nổi bật với vai trò đào tạo nên những “kĩ sư
của tâm hồn”, với vai trò đào tạo nên “nghề cao quý nhất trong những nghề
cao quý” - nghề dạy học. Comenxki đã từng nói: “Dưới ánh mặt trời không có
nghề nào cao quý hơn nghề dạy học” [54, tr. 120]. Mang trong mình sứ mệnh
trồng người, mục tiêu giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có
những nét đặc thù riêng, đó là hướng đến sản phẩm là đội ngũ giáo viên trẻ cơ
sở ở các nhà trường. Đặc thù về chương trình, mục tiêu giáo dục, tạo nên sự
khác biệt trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và
các cơ sở đào tạo khác
Thứ ba, đặcthù giảng dạygắn với chủ thể trực tiếp là đội ngũ các thầy
cô được tuyển dụng từ nhiều nguồn, trong đó chủ yếu từ các trường sư phạm,
đội ngũ này là tấm gương sáng về nhân cách đạo đức, trình độ tri thức.
Một trong những điểm khác biệt của người giảng viên sư phạm, đó là
ngoài lòng yêu nghề và nhiệt huyết trong công việc còn phải có trình độ
nghiệp vụ sư phạm cao. Trình độ nghiệp vụ sư phạm là nhân tố tạo nên nét
riêng biệt trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
29
Vốn được đào tạo từ những trường đại học Sư phạm có uy tín, giảng viên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay là những cán bộ giảng dạy ở
nhiều độ tuổi khác nhau, song đều có một điểm chung nhất đó là nghiệp vụ
sư phạm vững vàng, luôn luôn được bồi dưỡng và phát huy hiệu quả nhất.
Mỗi giảng viên nguồn của trường hiện nay dù ở trình độ nào, cử nhân, thạc
sỹ hay tiến sĩ đều được chọn lọc kỹ và quan trọng nhất là phải có tác phong
sư phạm và phương pháp giảng dạy chuẩn, đáp ứng nhu cầu học và nắm bắt
kiến thức của sinh viên.
Đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay là những
giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có lòng yêu nghề và hăng say trong
công việc. Là đội ngũ giảng viên có cái “tâm” đối với nghiệp trồng người, đặc
biệt hơn cả, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay
trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành và có năng lực giảng dạy cao, chương
trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm chất lượng, được chuẩn hóa phù hợp với sự
phát triển và xu thế hội nhập của đất nước. Trong hoạt động giảng dạy của
người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngoài việc yêu cầu khắt
khe về chuyên môn trình độ, về nghiệp vụ giảng dạy, còn yêu cầu gương mẫu
về nhân cách, phong cách giảng dạy chuẩn mực.
Theo Uxinki “Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời
thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế
được” [53, tr. 120]. Mỗi giảng viên là tấm gương không ngừng học tập nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức để làm tấm gương sáng cho học trò noi theo, để đáp ứng yêu cầu của thời
đại mới trên mọi phương diện. Gương mẫu trong học tập, trau dồi trình độ
chuyên môn, tri thức khoa học, phải là tấm gương tự học với quan niệm “Sự
học không bao giờ cùng” để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời đại,
trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trước tình hình mới. Đặc biệt
30
là trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì tấm
gương tự học của người giảng viên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Các giảng viên luôn tự rèn luyện và trở thành tấm gương sáng về đạo đức cho
sinh viên nói riêng và mọi người nói chung noi theo. Hình ảnh của người
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay luôn được xã hội tôn
trọng, được coi như là chuẩn mực về nhân cách và văn minh của thời đại.
Không ngừng nâng cao và học hỏi, mỗi giảng viên Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội hiện nay đã hòa chung không khí hội nhập công nghệ, tiếp thu
chọnlọc những thành tựu của khoa học côngnghệđể nâng cao tri thức bản thân,
theo kịp với xu thế pháttriển củathời đại. Hiện nay, phươngpháp giảng dạy của
giảng viên đã được đổi mới rất nhiều, công nghệ thông tin đã được các thầy cô
khai thác và vận dụng tối đa trong các giờ giảng của mình, làm phong phú và
hiện đại hóa bài giảng, thu hút sự tìm tòi, sức khám phá cho sinh viên.
Thứ tư, đối tượng giảng dạy của giảng viên là sinh viên có xu hướng
nghề nghiệp sư phạm.
Đối tượng giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
hiện nay là những sinhviên sưphạm, haynóicáchkhác là những giáo viên tương
lai, đây là những sinh viên có nhân cách đạo đức tốt và là những sinh viên yêu
nghề sưphạm. Sau khi tốt nghiệp ra trường họ sẽ là những cử nhân sư phạm, là
những ngườithầy giáo, cô giáo điđếnkhắp mọi miền Tổ quốc, truyền thụ những
tri thức vănhóađếnnhững thế hệ học trò củamình, tiếp bước Thầy Cô trong vai
“người lái đò”. Chính bởi thế công tác giảng dạy của người giảng viên Trường
Đạihọc SưphạmHàNội hiện nay hết sức quan trọng, bởi họ trực tiếp giảng dạy
và ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách cũng như ảnh hưởng đến chất
lượng giáo dục của chính những thầy cô giáo trong tương lai.
Với mục tiêu xác định là đội ngũ giảng viên trẻ cơ sở nên hoạt động
giảng dạy của người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay
đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản đó là dạy học tri thức và dạy cách
31
làm Thầy. Đây cũng là nét đặc thù cơ bản trong giảng dạy của người giảng
viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay.
Qua tìm hiểu về phong cách làm việc Hồ Chí Minh, những đặc thù
giảng dạy của người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay,
cùng với việc xác định “Học tập là học tập và rèn luyện cho có tri thức, cho
giỏi tay nghề” [54, tr. 727] bước đầu có thể quan niệm: Học tập phong cách
làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của đội ngũ giảng viên Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội là quá trình lĩnh hội, tiếp thu và vận dụng sáng tạo
những cách thức, tác phong, biện pháp làm việc sâu sát, nêu gương quần
chúng, dân chủ, tập thể, có kế hoạch khoa học, sát thực tiễn trong các hoạt
động giảng dạy của giảng viên nhằm đem lại kết quả thiết thực.
Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập phong cách làm việc
của Người là một việc làm hết sức thiết thực đối với mỗi cán bộ, công dân nói
chung, với giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng. Trong hoạt
động thực tiễn cũng như trong công tác giảng dạy, trong sinh hoạt đời thường
nếu như có sự soi đường của ánh sáng nhân cách và phong cách của Hồ Chủ
tịch thì việc nào cũng dễ dàng thực hiện, khó khăn nào cũng có thể vượt qua,
nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Phong cách làm việc khoa học của Người đã
trở thành ngọn đuốc sáng, là tấm gương sáng ngời cho mỗi thế hệ cán bộ,
giảng viên nói chung, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng
học tập và noi theo.
Biểu hiện của việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong
giảng dạycủa giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay phải kể
đến các chủ thể, các nội dung cơ bản và phương thức học tập.
Một là, chủ thể tham gia vào quá trình học tập phong cách làm việc Hồ
Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
hiện naylà tất cả những giảng viên hiện đang giảng dạy trực tiếp tại Trường Đại
32
học Sư phạm Hà Nội; Chủ thể lãnh đạo quản lý bao gồm cấp ủy, lãnh đạo
TrườngĐại học SưphạmHà Nội và lãnh đạo các khoachuyênngành, tổ chuyên
môn; Chủthể là các tổ chức đoànthể bao gồm tổ chức công đoàn trường, công
đoàn các khoa cơ sở, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các chi bộ Đảng.
Hai là, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay được biểu hiện trong
các nội dung cơ bản:
Sâu sát tình hình thực tế, bám nắm và thực hiện tốt nhu cầu học tập của
học sinh, sinh viên.
Học tập phong cách làm việc này của Người, mỗi cán bộ giảng viên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay luôn luôn gần gũi với sinh viên,
khoảng cách thầy trò được kéo lại gần hơn. Giảng viên Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội hiện nay thật sự gần gũi nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của sinh
viên, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên về mọi mặt trong khả năng cho phép. Bên
cạnh đó, giảng viên học hỏi thêm từ sinh viên để điều chỉnh giáo án và bài
giảng phù hợp hơn, khiến cho sinh viên có thái độ yêu thích môn học.
Các giảng viên thường xuyên tới lớp trong những buổi nghỉ giải lao,
những buổi ngoại khóa để nắm rõ tình hình học tập cũng như cuộc sống của
từng sinh viên, từ đó có những định hướng giảng dạy và giúp đỡ những các
nhân có hoàn cảnh đặc biệt. Việc sâu sát tình hình, nắm bắt những đặc điểm
tâm sinh lí sinh viên giúp người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
hiện nay có những cách giải quyết đúng mực, những phương pháp giảng dạy
phu hợp mang lại hiệu quả dạy và học tối ưu nhất.
Nêu gương trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo
dục con người, sự nghiệp trồng người. Trong giáo dục, Người rất coi trọng
phương thức “nêu gương”. Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương
thức của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (nghĩa là trước hết
33
phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới giáo dục
bằng lời nói). Người quan niệm, giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn
dân. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục đạo
đức. Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức
và phong cách làm việc.
Nêu gương đạo đức trước hết là một yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên
và những người đứng đầu các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể
xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, việc nêu gương đạo đức của cán bộ,
đảng viên có tác dụng giáo dục quần chúng rất cao. Người thường xuyên nhắc
nhở và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “Tự mình phải chính trước, mới giúp
được người khác chính” [34, tr. 644]. Ngược lại, sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng,
đặc biệt là sự thoái hóa, biến chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi đạo đức, lối sống ý thức kỷ luật, pháp luật
của quần chúng. Người chỉ rõ, người Việt Nam cũng như các dân tộc phương
Đông khác vốn rất “giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có
giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [30, tr. 263].
Bởi thế, học tập phong cách làm việc nêu gương của Người, mỗi cán bộ
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay luôn cố gắng trở thành
tấm gương sáng ngời về đạo đức nhân cách, về lối sống, về vốn tri thức và
trình độ để sinh viên noi theo.
Hiện nay, lối thuyết trình, giáo huấn giản đơn những nguyên tắc học
tập và đạo đức của giảng viên cho sinh viên không còn hiệu quả cao nữa,
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay dạy sinh viên bằng
những hành động thiết thực, mang ý nghĩa giáo dục cao, giúp sinh viên tự học
tập và rút ra những bài học về đạo đức, về nguyên tắc kỉ luật của nhà trường.
Mỗi giảng viên trong bất cứ hoạt động nào, dù trong giờ giảng hay những
buổi ngoại khoá, tọa đàm, trong nghiên cứu khoa học đều lấy bản thân làm
mẫu cho sinh viên học tập và làm theo. Mỗi cán bộ, giảng viên Trường Đại
34
học Sư phạm Hà Nội hiện nay luôn làm tốt nhiệm vụ, chức trách bản thân,
luôn phát huy tốt năng lực cá nhân trong công tác và giảng dạy.
Phát huy năng lực tập thể, thực hiện dân chủ trong từng giờ giảng,
dân chủ trong lớp học.
Hiện nay, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội học tập
tác phong làm việc tập thể dân chủ của Bác tiến hành dân chủ trong trường
học, dân chủ trong từng giờ giảng. Mỗi giờ lên lớp, sinh viên được chủ động
tham gia vào bài giảng, giảng viên tích cực phát huy tính tập thể sáng tạo của
sinh viên, tìm ra phương pháp học tập đem lại kết quả cao nhất.
Tại các tổ chuyên môn, các lớp học có biểu hiện dân chủ như công khai
đánh giá điểm học tập của sinh viên. Sinh viên có quyền kiến nghị, đề xuất
những ý kiến cá nhân trong quá trình học. Việc đánh giá, xếp loại giảng viên
và sinh viên được thực hiện khách quan, công bằng.
Môi trường giáo dục công khai, minh bạch tạo cơ sở dân chủ được
nâng cao. Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có cơ chế khuyến khích
sự phản biện của đông đảo giáo viên, học sinh và người dân đối với các qui
định, chính sách giáo dục của trường, xây dựng môi trường giáo dục “lấy học
sinh làm trung tâm” với nguyên lí “tất cả vì học sinh”.
Thực hiện quyền dân chủ của học sinh trong nhà trường, đảm bảo các
hoạt động của nhà trường diễn ra theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra", phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của
học sinh theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ
cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực
và tệ nạn xã hội, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân, thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhà trường.
Nhiệt tình, hăng say trong giảng dạy, yêu nghềvà hi sinh cho công việc.
Biểu hiện của việc học tập phong cách làm việc khoa học, hăng say
của Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
35
hiện nay luôn nỗ lực học hỏi không ngừng, tự rèn luyện và nâng cao tri thức
của bản thân, hoàn thiện vốn tri thức để có thể truyền tải đến sinh viên khối
lượng tri thức hoàn chỉnh nhất. Mỗi giảng viên nhà trường đều cảm thấy vinh
dự và tự hào khi gánh trên vai sứ mệnh trồng người mà Đảng và Nhà nước đã
giao, sứ mệnh thiêng liêng của nghề giáo. Quyết tâm hoàn thiện, hoàn thiện
bản thân hơn nữa để xứng đáng với tiếng gọi “người thầy”.
Trong mọi thời gian, mọi lúc mọi nơi, tinh thần tự học không bao giờ là
đủ, cụ thể, các cán bộ giảng viên trong nhà trường thường xuyên tổ chức các
cuộc hội thảo khoa học, những buổi tọa đàm về vấn đề phương pháp giảng
dạy nhằm bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giảng dạy của cán bộ giảng viên.
Luôn tổng kết kinh nghiệm, rút ra những bài học, đánh giá tình hình
thực tế để áp dụng những phương pháp giảng dạy hay và hoạt động nghiên
cứu khoa học một cách tốt nhất.
Tổng kết rút kinh nghiệm là một trong những nội dung trong phong
cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh. Vận dụng phương pháp này, mỗi
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay, ngoài việc tự nâng cao
trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy, bên cạnh đó mỗi cán bộ giảng
viên luôn biết tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong giảng dạy và nghiên cứu
khoa học để từ đó tìm ra những cái hiệu quả và chưa hiệu quả trong công
việc, tìm ra hường giải quyết phù hợp, mang lại chất lượng cao trong giảng
dạy và nghiên cứu. Việc vận dụng phong cách làm việc này của Hồ Chí
Minh trong tập thể giảng viên nhà trường đã được biểu hiện cụ thể bằng
những hành động thiết thực như, thường xuyên tổ chức họp tổng kết rút
kinh nghiệm từ cơ sở (cấp tổ bộ môn, khoa chuyên ngành), đến cấp trường.
Lãnh đạo khoa, nhà trường thường xuyên bám sát tình hình giảng dạy và
nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, trên cơ sở những thành tích đạt được
của trường, đánh giá và đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm phát huy tốt
vai trò và năng lực của cán bộ giảng viên.
36
Sau mỗi giờ lên lớp, người giảng viên sư phạm lại kịp thời rút kinh
nghiệm những kiến thức đã truyền đạt được, xem phản hồi từ phía sinh viên
từ đó có sự chỉnh lý phương pháp, nội dung cho phù hợp với sự lĩnh hội kiến
thức trong sinh viên.
Đoàn kết, gắn bó trong đội ngũ cán bộ cơ sở, biết học tập và tiếp thu
những cái mới, vận dụng linh hoạt, thống nhất giữa phương pháp truyền
thống với hiện đại, giữa lý thuyết và thực hành để có những bài giảng hay và
hiệu quả nhất, những công trình khoa học mang ý nghĩa lý luận sâu sắc và
tính ứng dụng thực tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng và tìm ra
con đường cứu nước, người luôn luôn đề cao những ý kiến, con đường của
những thế hệ trước, biết chọn lọc, kế thừa những tinh hoa tư tưởng trước đó.
Phong cách làm việc nhanh nhẹn, vận dụng linh hoạt và mềm dẻo, trí tuệ và
năng lực toànvẹn củaNgười đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận dụng, học tập
tấm gương đạo đức và phong cách làm việc của Người cho giảng viên Trường
Đại học SưphạmHà Nội hiện nay. Độingũ giảng viên của nhà trường luôn luôn
học hỏi kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, kế thừa những kinh nghiệm quý
báu, làm giàu vốn tri thức bản thân. Vận dụng những phương pháp truyền thống
và hiện đại tạo ra những giờ giảng hay và hiệu quả nhất. Trong các khoa, luôn
đoànkết, gắn bó giúp đỡ nhau cùngphát triển theo tinh thần của Bác “Đoàn kết,
đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Như vậy, dù biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau, trực tiếp hay
gián tiếp, nhưng những biểu hiện trên đây của đội ngũ giảng viên Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội hiện nay đã thể hiện một cách khá rõ nét việc học tập
phong cách làm việc của Hồ Chí Minh trong hoạt động giảng dạy và công tác.
Ba là, phương thức học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong
giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
37
Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập phong cách làm việc
khoa học của Người luôn là vấn đề được Đảng ta đề ra. Đối với giảng viên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng hơn
bao giờ hết, đó chính là hành trang và sức mạnh tổng hợp để người giảng viên
có thể tự tin và vững vàng trên giảng đường, chắp cánh ước mơ cho thế hệ
học trò của mình. Song một yêu cầu đặt ra, đó là phải học tập như thế nào?
Phương thức học tập ra sao?
Để việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh đạt được kết quả
cao nhất trong hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, cần phải có những phương thức học tập phù hợp.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong học tập phong
cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội.
Ở mỗi vị trí công tác khác nhau, các chủ thể đều phát huy năng lực của
bản thân, đồng thời giữa các chủ thể có sự phối kết hợp trong các hoạt động
chặt chẽ tạo nên sự liên kết bền vững, thúc đẩy phong trào học tập phong cách
làm việc Hồ Chí Minh được lan rộng và thu được kết quả cao.
Nâng cao nhận thức về tư tưởng và phong cách làm việc của Hồ Chí
Minh, gắn liền với tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh". Mọi cán bộ giảng viên của nhà trường cần
nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung yêu cầu của học tập và
làm theo phong cách làm việc của Hồ Chi Minh. Từ đó, tuỳ theo vị trí công
tác giảng dạy của mỗi giảng viên, yêu cầu nhiệm vụ được giao, cụ thể hóa và
xác định những yêu cầu cơ bản về phong cách làm việc của giảng viên các
khoa sao cho phù hợp, phát huy tối đa năng lực của cán bộ giảng viên.
Khắc phục kịp thời những biểu hiện nhận thức hời hợt, phiến diện, chỉ
thấy phong cách làm việc là do cá tính riêng của từng người và môi trường
làm việc quy định; không thấy được mối quan hệ giữa phong cách làm việc
với năng lực giảng dạy và phẩm chất chính trị đạo đức, giá trị nhân văn của
38
người giảng viên. Phải khắc phục nhận thức chỉ thấy phong cách làm việc của
Hồ Chí Minh là phongcáchlàm việc của một "nhà chính trị chuyên nghiệp" mà
không thấy phong cách làm việc của một nhà khoa học chân chính, luôn thống
nhất giữa tính đảng, tính chính trị với tính khoa học trong mỗi lời nói, việc làm
và quan hệ công tác. Phong cách làm việc của người giảng viên không hình
thành một cách tự nhiên mà đòi hỏi phải có sự rèn luyện nghiêm túc.
Pháthuy tinh thần chủ động, sáng tạo của đội ngũ giảng viên trong học
tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh.
Phương thức này được thể hiện ở tinh thần tự học, chủ động, sáng tạo
trong học tập của người giảng viên trong học tập phong cách làm việc Hồ Chí
Minh một cách sâu sắc nhất. Để tiếp cận được phong cách làm việc của
Người, mỗi giảng viên cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có liên quan
đến phong cách Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo những gì học được vào quá
trình giảng dạy của bản thân.
Giảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, nâng cao
năng lực chuyên môn và trình độ giảng day. Trong mọi hoạt động đặc biệt là
trong giảng dạy, người giảng viên phải nêu gương, thể hiện sự chủ động về tri
thức truyền đạt, thể hiện rõ thái độ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
trước bài giảng và công trình nghiên cứu khoa học của mình, biết tự phê bình
kiểm điểm bản thân để tiến bộ.
Bằng sự chủ động sáng tạo của bản thân, người giảng viên luôn tiếp cận
và lĩnh hội tri thức mới một cách sâu sắc, từ đó vận dụng theo phong cách Hồ
Chí Minh vào hoạt động giảng dạy của bản thân.
Đổi mới cơ chế lãnh đạo, quản lý của nhà trường trong học tập phong
cách làm việc Hồ Chí Minh.
Bằng việc đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với lãnh
đạo khoa chuyên ngành, tổ bộ môn sẽ tạo nên hệ thống quản lý sâu sát tới
việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh của cán bộ giảng viên. Từ đó,
39
tiến hành thực hiện tốt chế độ kiểm tra báo cáo, sơ kết, tổng kết kinh nghiệm,
sớm phát hiện yếu kém, lệch lạc trong tác phong giảng dạy, công tác của
giảng viên để uốn nắn, khắc phục kịp thời.
Xây dựng môi trường thuận lợi cho việc học tập phong cách làm việc
Hồ Chí Minh.
Để việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội diễn ra một cách hiệu quả, cần
tạo ra môi trường học tập và nghiên cứu lành mạnh, đầy đủ điều kiện cơ sở
vật chất, nguồn tài liệu liên quan tới Hồ Chí Minh phong phú, tạo thuận lợi
cho cán bộ giảng viên học tập và noi theo. Xây dựng môi trường ở đây bao
gồm cả vấn đề con người, tính tự giác của mỗi người, môi trường văn hóa …
trở thành phương thức trong quá trình học tập của giảng viên.
Như vậy, bằng nhiều phương thức học tập khác nhau, cán bộ giảng
viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay đã từng bước thấm nhuần và
học tập một cách có hiệu quả phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong hoạt động giảng dạy của mình. Không chỉ đối với riêng mỗi cá nhân
giảng viên mà bên cạnh đó lãnh đạo trường, khoa cơ sở cũng tạo điều kiện và
đề ra những giải pháp phù hợp, giúp người giảng viên có thể dễ dàng tiếp cận
tới phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh.
1.2. Những nhân tố quy định học tập phong cách làm việc Hồ Chí
Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1.2.1. Học tập phong cách làm việcHồ Chí Minhtrong giảngdạycủa
giảng viênTrường Đại học Sư phạm Hà Nội phụ thuộc vào vai trò của chủ
thể tham gia vào quá trình học tập.
Chủ thể trực tiếp học tập phong cách làm việc của Hồ Chí Minh ở
đây là giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. Tuy nhiên, ở
mỗi cá nhân giảng viên tham gia trong quá trình học tập khác nhau sẽ có
những kết quả học tập khác nhau. Nếu người giảng viên thực sự muốn tìm
40
hiểu và học tập phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh trong họat
động giảng dạy của mình, thì chất lượng của quá trình tiếp thu, học tập
phong cách của Người sẽ có hiệu quả. Ngược lại, nếu người giảng viên
không tự giác học tập và rèn luyện bản thân thì quá trình học tập phong
cách làm việc của Người sẽ không có kết quả.
Hơn nữa, kết quả học tập phong cách Hồ Chí Minh trong hoạt động
giảng dạy của mỗi cán bộ, giảng viên còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ tiếp
thu của bản thân mỗi giảng viên. Nếu giảng viên tích cực, sâu sắc thì việc học
tập sẽ đạt kết quả cao và ngược lại. Quá trình học tập của giảng viên vừa là
người được đào tạo đồng thời là quá trình tự đào tạo của bản thân.
Bên cạnh chủ thể trực tiếp là đội ngũ giảng viên, việc học tập phong
cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội hiện nay còn chịu sự quy định của nhân tố chủ thể là lãnh đạo, quản
lý. Đây là lực lượng cơ bản tham gia vào quá trình học tập của giảng viên, họ
là những người định hướng những chủ trương, hình thức và phương pháp học
tập cho giảng viên đồng thời là những người trực tiếp làm công tác tổ chức,
quản lý cho quá trình này.
Chủ thể lãnh đạo quản lý quy định động lực thúc đẩy việc học tập
phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội, đây chính là nhân tố quan trọng, có vai trò lớn trong quá trình
học tập của giảng viên. Bởi, nếu như đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, từ nhà
trường đến khoa cơ sở, tổ chuyên môn có những chủ trương, đường lối,
những định hướng phương pháp học tập sâu sắc, cụ thể và thiết thực thì thúc
đẩy quá trình nhận thức và tiếp thu học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh
diễn ra mạnh mẽ và ngược lại, nếu như những chủ trương, phướng hướng
không phù hợp sẽ kìm hãm sự tiếp thu học tập của giảng viên.
Thực tế cho thấy, không có đội ngũ lãnh đạo quản lý sâu sát, tổ chức
quá trình học tập, theo dõi và thúc đẩy thường xuyên thì dù giảng viên có tự
41
giác học tập, tự giác rèn luyện cũng không mang lại kết quả cao nhất. Đồng
thời, lãnh đạo, quản lý còn là những người trực tiếp tạo ra môi trường khoa
học, nhân văn sốngđộng, tạo điềukiện cho giảng viên tiếp xúc và học tập phong
cách làm việc Hồ Chí Minh được thuận lợi nhất. Người giảng viên có trình độ
nhận thức, sâu sắc, chủ động học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong
họatđộnggiảng dạycủa mình và được sựđịnh hướng, quan tâm sâu sát của cán
bộ quản lý sẽ đạt kết quả trong giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Cùng các chủ thể trên đây, các tổ chức đoàn thể là chủ thể góp phần
quan trọng thúc đẩy hiệu quả việc học tập phong cách Hồ Chí Minh trong
giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nôi hiện nay.
Các tổ chức đoàn thể ở đây đề cập tới đó là các đoàn thanh niên, công
đoàn khoa, trường, chi bộ Đảng… Đây là những tổ chức chịu trách nhiệm
trong việc tuyên truyền và phát động phong trào cho quá trình học tập, tuy
không phải là chủ thể trực tiếp tham gia quá trình học tập phong cách làm
việc Hồ Chí Minh nhưng giữ vị trí vô cùng quan trọng trong suốt quá trình
học tập. Các tổ chức đoàn thể quy định hiệu quả việc thực hiện phong trào,
nếu như công tác tuyên truyền, phát động của các tổ chức mạnh mẽ thì chất
lượng thực hiện phong trào tốt và ngược lại. Chính sách biểu dương, khen
thưởng và kỷ luật nghiêm túc của các tổ chức cũng là một trong những quy
định việc học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên.
Như vậy, nhân tố chủ thể giữ vai trò quan trọng trong quá trình học tập
phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
hiện nay, chủ thể giảng viên là nhân tố trực tiếp của quá trình học tập, chủ thể
lãnh đạo, quản lý là nhân tố tổ chức thúc đẩy kết quả quá trình học tập.
1.2.2. Học tập phong cách làm việcHồ Chí Minhtrong giảngdạycủa
giảng viênTrường Đại học Sư phạm Hà Nội phụ thuộc vào điều kiện cơ sở
vật chất của nhà trường
42
Cơ sở vật chất trong nhà trường là yếu tố quan trọng bảo đảm yêu cầu
nâng cao chất lượng đào tạo giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đồng thời,
đây cũng là nhân tố quan trọng góp phần quy định việc học tập phong cách
Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội đạt kết quả cao nhất.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học, hệ thống thư viện, phòng đọc,
phòng phương pháp sẽ cung cấp tài liệu phục vụ cho việc học tập phong
cách Hồ Chí Minh. Nguồn tài liệu càng phong phú bao nhiêu thì giảng viên
càng có cơ hội tiếp xúc và học hỏi nhiều hơn bấy nhiêu. Hệ thống tài liệu
của nhà trường sẽ là nguồn tài liệu mở, gián tiếp quy định việc học tập của
người giảng viên.
Phương tiện truyền thông, cổng thông tin của các khoa, các chuyên
ngành giữ vai trò quan trọng trong quá trình học tập, đó là cơ sở đưa những tư
tưởng và phong cách làm việc của Người đến gần với cán bộ giảng viên hơn,
giúp họ có điều kiện nắm bắt một cách đầy đủ hơn phong cách làm việc của
Người. Hàng tuần, theo lịch trình cụ thể, trên các trang website của nhà
trường, của từng khoa cơ sở, những tài liệu viết về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, về phong cách làm việc khoa học của Người sẽ được đăng tải đầy đủ,
nội dung phong phú, giúp cán bộ, giảng viên có điều kiện đọc, học hỏi và từ
đó rút ra những vấn đề cần thiết phải học tập phong cách làm việc của Người
trong hoạt động giảng dạy của bản thân.
Đồng thời, với việc đăng tải đầy đủ tài liệu trên mạng điện tử, những
nguồn tài liệu phong phú, sách, báo viết về Hồ Chí Minh của Nhà trường
cũng góp phần khai thác tối đa sự đam mê, ham học hỏi của cán bộ giảng
viên. Những thước phim tài liệu về Bác được công chiếu thường xuyên trên
phòng thông tin khoa học của trường, tạo điều kiện trực tiếp cho giảng viên
chủ động tiếp cận và học hỏi phong cách làm việc khoa học của Người, từ đó,
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên
Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên

More Related Content

What's hot

Bãi bỏ án tử hình nên hay không
Bãi bỏ án tử hình nên hay khôngBãi bỏ án tử hình nên hay không
Bãi bỏ án tử hình nên hay không
Pham Van van Dinh
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu dư luận xã hội (1)
Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu dư luận xã hội (1)Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu dư luận xã hội (1)
Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu dư luận xã hội (1)
DungUTC
 
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báoTâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Hồng Nhung (Ỉn con)
 

What's hot (20)

Tu tuong
Tu tuongTu tuong
Tu tuong
 
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượngPhương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng
 
GIÁO ÁN: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
GIÁO ÁN: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾTGIÁO ÁN: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
GIÁO ÁN: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cương
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnTư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
 
Thi pháp: Thơ Đường luật Việt Nam
Thi pháp: Thơ Đường luật Việt NamThi pháp: Thơ Đường luật Việt Nam
Thi pháp: Thơ Đường luật Việt Nam
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độn...
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độn...Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độn...
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độn...
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
 
8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)
 
Dạy học dự án thcs
Dạy học dự án thcs Dạy học dự án thcs
Dạy học dự án thcs
 
Bãi bỏ án tử hình nên hay không
Bãi bỏ án tử hình nên hay khôngBãi bỏ án tử hình nên hay không
Bãi bỏ án tử hình nên hay không
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu dư luận xã hội (1)
Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu dư luận xã hội (1)Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu dư luận xã hội (1)
Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu dư luận xã hội (1)
 
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báoTâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
Tâm lý báo chí trong hoạt động của nhà báo
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư việnĐề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện
 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cựcPhương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
 
Dàn ý
Dàn ýDàn ý
Dàn ý
 
đạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tínhđạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tính
 
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đLuận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
 

Similar to Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên

Similar to Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên (20)

Đề tài: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy
Đề tài: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạyĐề tài: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy
Đề tài: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy
 
Phong cách Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng hiệ...
Phong cách Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng hiệ...Phong cách Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng hiệ...
Phong cách Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng hiệ...
 
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viênLuận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
 
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ...
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ...Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ...
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ...
 
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdfTóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
 
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức, HAY
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức, HAYLuận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức, HAY
Luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức, HAY
 
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAYĐề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
 
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xãBồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
 
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộLuận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
 
Luận án: Triết lý hành động Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Triết lý hành động Hồ Chí Minh, HAYLuận án: Triết lý hành động Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Triết lý hành động Hồ Chí Minh, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới, HAYBài mẫu Tiểu luận về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới, HAY
 
Đề tài: Phong cách làm việc của đội ngũ bí thư đảng ủy Tây Ninh
Đề tài: Phong cách làm việc của đội ngũ bí thư đảng ủy Tây NinhĐề tài: Phong cách làm việc của đội ngũ bí thư đảng ủy Tây Ninh
Đề tài: Phong cách làm việc của đội ngũ bí thư đảng ủy Tây Ninh
 
LV: Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy
LV: Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủyLV: Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy
LV: Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ bí thư đảng ủy
 
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xãLuận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
 
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAYĐề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tàiLuận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
 
Luận văn HAY, HOT: Quản lý hoạt động học tập của học viên trường trung cấp 24
Luận văn HAY, HOT: Quản lý hoạt động học tập của học viên trường trung cấp 24 Luận văn HAY, HOT: Quản lý hoạt động học tập của học viên trường trung cấp 24
Luận văn HAY, HOT: Quản lý hoạt động học tập của học viên trường trung cấp 24
 
Đề tài: Quản lý học tập của học viên Trường Trung cấp 24 Biên phòng
Đề tài: Quản lý học tập của học viên Trường Trung cấp 24 Biên phòngĐề tài: Quản lý học tập của học viên Trường Trung cấp 24 Biên phòng
Đề tài: Quản lý học tập của học viên Trường Trung cấp 24 Biên phòng
 
Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho than...
Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho than...Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho than...
Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với việc giáo dục đạo đức cho than...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

Học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  TRẦN THỊ XUYÊN HỌC TẬP PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2014
  • 2. 3 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  TRẦN THỊ XUYÊN HỌC TẬP PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC MÃ SỐ : 60 22 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS BÙI MẠNH HÙNG HÀ NỘI - 2014
  • 3. 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH HỌC TẬP PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 11 1.1. Thực chấthọc tập phongcáchlàm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạycủa giảng viên TrườngĐạihọc Sư phạm Hà Nội 11 1.2. Những nhân tố quy định việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 37 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỌC TẬP PHONG CÁCHLÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY 45 2.1. Thực trạng học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay 45 2.2. Giải pháp học tập phongcáchlàm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay 53 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 91
  • 4. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Người là một nhà tư tưởng lớn của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của Người không những là tấm gương sáng ngời về tư tưởng đạo đức, về lối sống, về trí tuệ, tài năng và nhân cách mẫu mực, mà còn là tấm gương về phong cách làm việc. Phongcáchlàm việc Hồ Chí Minh là mộtbộ phận quan trọng và vô cùng quý giá trong toànbộ di sản mà Người đã để lại cho dân tộc và nhân loại. Đó là phongcáchcủa người Việt Nam, phong cách của một con người với nhân cách siêu việt, cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí minh mẫn, cái hành mực thước; phong cách của một lãnh tụ, một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản chân chính, củangườicôngdân số mộtViệt Nam. Phongcách làm việc Hồ Chí Minh không phảiđể cho ngườiđờica ngợi, sùng bái mà để mọi người noi theo và học tập. Được hình thành từ những ngày đầu bôn ba đi tìm đường cứu nước và phát triển trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, phong cách làm việc Hồ Chí Minh đã trở thành tấm gương, bài học quý giá, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách giảng dạy của người giảng viên nói chung và của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay nói riêng. Đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay là những người tiêu biểu về trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng, tiêu biểu về tri thức đạo đức và nhân cách sống. Là đội ngũ giảng viên trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo lớp giáo viên trẻ tương lai, bởi thế ngoài việc trang bị đầy đủ tri thức khoa học, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay cần có phong cách làm việc khoa học. Vì thế, việc đào tạo và học tập phong cách làm việc của Hồ Chí Minh trong giảng dạy của đội ngũ giảng viên này là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và bổ ích, là nhân tố trực tiếp góp
  • 5. 6 phần củng cố, phát triển toàn diện, hoàn thiện phẩm chất, năng lực của người giảng viên, qua đó quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của mỗi giảng viên, đồng thời thực hiện có chất lượng và hiệu quả Nghị quyết 03 CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Hiện nay, do nhiều yếu tố tác động, cả khách quan và chủ quan, việc học tập phong cách làm việc của Hồ Chí Minh cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn hạn chế và những vấn đề đặt ra cần được nhận thức và khắc phục. Các chủ thể tham gia quá trình học tập phong cách Hồ Chí Minh còn có hạn chế nhất định về sự phối hợp, kết hợp và phát huy trên các mặt xác định của từng hạn chế. Trong mỗi giảng viên, việc học tập phong cách của Hồ Chí Minh còn những khó khăn về cách thức, biện pháp và các điều cụ thể. Trong từng trường hợp, nhiệm vụ giữa các giảng viên, giữa các khoa, giữa nhà trường với giáo viên còn thiếu nhịp nhàng, khoa học… Từ những lý do trên, vấn đề: “Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Các công trình khoa học nghiên cứu về phong cách làm việc Hồ Chí Minh Phong cách làm việc Hồ Chí Minh luôn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời điểm. Việc học tập phong cách làm việc khoa học của Người trong hoạt động của đội ngũ cán bộ giảng viên nói chung và giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vậy, vấn đề học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh đã và đang được nhiều tổ chức, cá nhân nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau.
  • 6. 7 Cuốn “Phong cách làm việc Lêninit, phong cách Hồ Chí Minh với cán bộ công đoàn” củatác giả Trần ĐìnhQuảng, PTS. Nguyễn Quốc Bảo, Nhà xuất bản Lao động,1997 [44], đãkhai thác và đưara những nhận định cơ bản nhất về phongcáchlàm việc Lêninit, những nộidung cơ bản về phongcách làm việc Hồ Chí Minh, và yêu cẩu đổi mới phong cách làm việc trong cán bộ công đoàn. Trên cơ sở phântíchnhững nội dungphongcách làm việc của Người, tác giả đã đưara nhận định“HồChíMinh -tấm gươngsángngờivềphongcách làm việc”. Tác phẩm “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” của Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997 [24], đã nghiên cứu, phântíchvà chỉ ra bản chấtcủa phongcáchHồ Chí Minh là hệ thống chỉnh thể, khoa học, phát triển tuần tự theo lôgic đi từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phongcách diễnđạt) vàbiểu hiện qua phongcách làm việc, phong cách ứng xử, phongcách sinhhoạt hàngngày. Trongphong cách Hồ Chí Minh, không phảichỉ có những gì thuộc về dân tộc, khôngphải chỉ có truyền thống mà còncó cả hiện đại; không phải chỉ có quá khứ hiện tại, mà còn có cả tương lai. Công trình: “Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện khoa học tổ chức Nhà nước, do tiến sĩ Thang Văn Phúc (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1998 [43]. Đây là cuốn sách tập hợp các bài tham luận Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 50 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Cuốn sách đã phân tích luận giải những nội dung cơ bản về tiêu chuẩn, nội dung, yêu cầu cần học tập, rèn luyện về đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ công chức hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Côngtrình: “Tưtưởng Hồ ChíMinh về cán bộ và công tác cán bộ”, của Phó giáo sư, tiếnsĩ BùiĐìnhPhong,Nhàxuất bảnLao Động, Hà Nội, 2006 [42]. Ở chương 2 “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ”, tại điểm 4: Phong cách của
  • 7. 8 người cán bộ cách mạng, tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản trong tư tưởngHồ Chí Minh về cáchlãnhđạo, cáchcôngtác,cáchdânchủ, tácphong độc lập suynghĩ, nóiđiđôivớilàm… Những nộidungtrênmới chỉ đềcập ở gócđộ là những tiêu chí của người cán bộ lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm: “Vận dụngtư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” của Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thế Thắng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010 [50], đã nghiên cứu và đưa ra quan niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý; khảo sát, đánh giá thực trạng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hơn 20 năm đổi mới. Từ đó, tác giả đã đưa ra mục tiêu, phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Tác giả Đỗ Mạnh Hòa có công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ hiện nay” [22], trên cơ sở phân tích, luận giải quan niệm và nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ đã chỉ ra những yêu cầu và định hướng cơ bản vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bồi dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc của cán bộ hiện nay. Trong đó, tác giả nhấn mạnh: Bồi dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc của cán bộ là tổng thể các chủ trương, biện pháp tiến hành của cấp ủy, tổ chức đảng nhằm giáo dục, rèn luyện, bổ sung phát triển tri thức, nâng cao phẩm chất, năng lực về phương pháp, tácphong công tác, củng cố, pháttriển hoàn thiện phong cách làm việc của cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Trong công trình “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh” của các tác giả do Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002 [2], đã nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống
  • 8. 9 những nội dung cơ bản của phương pháp Hồ Chí Minh. Trong đó, các tác giả đã chỉ những đặc trưng cốt lõi nhất của phương pháp Hồ Chí Minh, từ đó làm sáng tỏ phương pháp khoa học của Người và những giá trị trong phương pháp và tác phong của Người. Ngoàira, trên các báo, tạp chí và công trình khoa học đã có khánhiềubài viết được đăng tải bàn về phong cách làm việc Hồ Chí Minh. Các công trình đó đã góp phần chỉ ra ý nghĩa, giá trị và nhiều nội dung quan trọng làm sáng tỏ về phong cách làm việc của Người, đó là: “Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh” của tác giả Phan Xuân Khanh, Tạp chí Khoa học, số 5/ 2006, tr. 22 – 25 [25]; “Học tập tác phong làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Anh Minh, Tạp chí Cộng sản, số 2/ 2007 [28], hoặc tác phẩm “Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh và vấn đề đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Thế, “Tác phong làm việc khoa học, chu đáocủa BácHồ” của tác giả Phùng Đức Thắng, v.v.. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng và trực tiếp để đưa ra những quan niệm về phong cách làm việc của Hồ Chí Minh và việc học tập phong cách này trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sưphạm Hà Nội hiện nay. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay Nghiên cứu về vấn đề giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay thực chất là vấn đề mới, tuy nhiên ở từng góc độ khác nhau đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Phạm Thị Thảo (2010) “Nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, luận án tiến sĩ quản lý giáo dục [49]. Đề tài luận án đã đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy cho giảng viên TrườngĐại học Sưphạm Hà Nội cho phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với nhu cầu học tập của sinh viên. Trong đó tác giả nhấn mạnh “Việc
  • 9. 10 đổimới phươngphápgiảngdạychogiảngviên nhàtrườngtrongtình hình thực tế hiện naylà hếtsức cần thiết, đặc biệt trong thời đại mới, khi khoa học công nghệđã cómặttrên giảng đường thì việc vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn giữa phươngphápdạyhọchiện đạivà truyền thốngtrở nên cần thiếthơnbất cứ lúc nào…”. Từ đây tác giả cũng đề ra những phướng hướng đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng chuyên ngành học của sinh viên. Nguyễn Thị Xuân (2012) “Phát triển năng lực tư duy lôgic và giảng dạy cho giảng viên khoa chính trị Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, luận văn thạc sỹ triết học [52]. Đề tài luận văn đã bàn đến vấn đề làm thế nào để nâng cao năng lực tư duy lôgic trong hoạt động giảng dạy của giảng viên khoa giáo dục chính trị - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đồng thời, tác giả nhấn mạnh, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy cho giảng viên là việc làm cần thiết và phải được triển khai nhanh trong đội ngũ giảng viên nhà trường đặc biệt đối với giảng viên khoa giáo dục chính trị. Tác giả cũng đã đề ra những chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện được nhiệm vụ trên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vấn đề tự ý thức và rèn luyện nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của bản thân mỗi giảng viên. Bài viết “Cán bộ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo gương Bác” của tác giả Nguyễn Hồng Nhung đăng trên Tạp chí khoa học, số 05/2009 [40], đã bàn đến những vấn đề liên quan đến cuộc vận động học tập và làm theo gương Bác của cán bộ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong đó tác giả nhấn mạnh “mỗi cán bộ giảng viên đang tích cực thi đua dạy tốt, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ và trách nhiệm của người giáo viên, hoàn thiện bản thân để xứng đáng với nghề trồng người”. Những công trình khoa học kể trên ở một khía cạnh nào đó đã bàn đến công tác giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tuy mỗi
  • 10. 11 công trình mới chỉ đề cập đến một góc cạnh nhỏ song đó cũng là cơ sở cho học viên lựa chọn vấn đề học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. Nghiên cứu về vấn đề liên quan đến hoạt động giảng dạy cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, về học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh đã có nhiều đề tài, tuy nhiên đi sâu tìm hiểu việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay là vấn đề còn khá mới mẻ. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc học tập phong cách làm việc của Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. Nhiệm vụ: - Tìm hiểu và phân tích thực chất và những nhân tố quy định việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Đánh giá thực trạng học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay - Đềxuấtnhững giải pháp học tậpphong cách làm việc khoa học Hồ Chí Minh tronggiảng dạycủagiảng viên TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Vấn đề học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề có liên quan đến hoạt động học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh của đội ngũ giảng viên hiện đang công tác giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • 11. 12 Thời gian khảo sát: Tháng 4/ 2014, tại 7 khoa của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú trọng các phương pháp: phân tích - tổng hợp, so sánh - thống kê, phương pháp lôgic - lịch sử, đối chiếu, phương pháp trao đổi trực tiếp. 6. Ý nghĩa nghiên cứu Ý nghĩa lý luận: Đưa ra những quan niệm và nội dung học tập phong cách làm việc của Hồ Chí Minh, những nhân tố quy định việc học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp những giải pháp học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy củagiảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu của đề tài, các trường Đại học Sư phạm, học viện ngành khoa học xã hội và nhân văn có thể tiến hành đổi mới phương pháp, nội dung, chương trình, tích cực học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên nhà trường. 7. Kết cấu luận văn Luận văn kết cấu gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 12. 13 Chương 1 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH HỌC TẬP PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 1.1. Thực chất học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1.1.1. Quan niệm về phong cách làm việc của Hồ Chí Minh Khái niệm phong cách Khái niệm phong cách được bàn đến từ lâu ở cả phương Đông và phương Tây. Xung quanh vấn đề phong cách có nhiều cách hiểu khác nhau: Theo từ điển bách khoa Việt Nam “Phong cách là những đặc điểm riêng, độc đáo, thể hiện cách thức của từng nhà văn trong việc sử dụng ngôn ngữ văn học. Phong cách của cá nhân nhà văn có tác dụng thể hiện tính tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm” [21, tr. 474]. Theo Từ điển Tiếng việt của Viện Ngôn ngữ học “Phong cách là những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một con người, một loại người nào đó”[ 51, tr. 782]. Hoặc có thể xác định: “Phong cách là vẻ riêng trong lối sống, làm việc của một người, hay hạng người nào đó” [54, tr. 1261]. Phong cách được thể hiện cụ thể qua vẻ riêng trong lối sống của chủ thể: Phong cách sống, phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc, phong cách giao tiếp. Khi xem xét phong cách của con người phải có cách nhìn toàn diện và biện chứng, phải xem xét trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đa dạng và phong phú mà người đó tham gia. Hồ Chí Minh cũng từng nói: Muốn đánh giá một con người không phải chỉ căn cứ vào người đó nói và viết như thế nào, mà quan trọng là phải xem người đó làm thế nào, không phải làm một việc, quan hệ với một người mà ngược lại với nhiều người và làm nhiều việc khác nhau trong hiện tại và cả trong quá khứ.
  • 13. 14 Hầu hết các quan điểm cho rằng: Phong cách là cách làm việc, ứng xử của mỗi người, là toàn bộ những nét riêng biệt tạo nên đặc trưng của một chủ thể xác định. Trong đó có phong cách riêng theo nghĩa hẹp như phong cách một nghệ sỹ, là những đặc điểm có tính hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, những đặc trưng thẩm mỹ ổn định về nội dung và hình thức thể hiện, tạo nên những giá trị độc đáo của một nghệ sỹ. Theo cách hiểu này, phong cách chỉ giới hạn trong giới văn nghệ sĩ thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật. Như vậy, từ những cách tiếp cận trên ta có thể đi đến xác định về phong cách là những đặc điểm riêng về lề lối, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách ổn định của một chủ thể, xác định. Từ việc nghiên cứu về phong cách chung, đi đến phong cách cụ thể của một người, ta có: PhongcáchHồChíMinhlà biểuhiệncụ thểcủaphong cách, tạo nên sắc tháiriêngcủanhâncách,tínhbềnvững, ổn định trong lối sống của Người; Là mộthệthống chỉnhthể, gắnbóchặtchẽvớinhau,pháttriển theolôgích đi từ suy nghĩ(phongcáchtưduy)đếnnói, viết (phong cách diễn đạt) và biểu hiện qua phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt hàng ngày. Là một con người, trước hết, phong cách Hồ Chí Minh cũng có những đặc điểm chung của phong cách con người, phong cách của người Việt Nam. Mỗi con người là một cái riêng, cái đơn nhất trong mối quan hệ với cái chung của cả loài người. Phong cách Hồ Chí Minh, do đó cũng có những đặc điểm riêng biệt, độc đáo. Hồ Chí Minh là một người đã đi đến và sinh sống ở nhiều nơi, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm nhiều cương vị, chức vụ khác nhau nên đặc điểm nổi bật trong phong cách của Người là phong cách luôn đi cùng với những hoạt động hết sức đa dạng và phong phú. Đó là phong cách của một người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một lãnh tụ thiên tài của Đảng và
  • 14. 15 dân tộc ta, một chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Phong cách của Người còn là phong cách của một nhà chính trị, một nhà ngoại giao, một trí thức uyên bác… Nhưng bên cạnh đó, chúng ta lại bắt gặp ở Người một phong cách hết sức bình dị, như một người nông dân trên đồng ruộng, một người công nhân trong nhà máy, như một chiến sỹ trên mặt trận, như một ông Ké ở Việt Bắc, như một người cha, người anh trong gia đình. Đây là nét đặc sắc trong phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách của Người là sự kết hợp Đông - Tây, nó không chỉ bao hàm cả truyền thống mà cả hiện đại, không chỉ có quá khứ và hiện tại mà còn có cả tương lai. Vì vậy, khi tiếp xúc với Người, dù là người phương Đông hay người phương Tây đều cảm thấy gần gũi. Phong cách Hồ Chí Minh, dù mang tính cách của người phương Đông, phương Tây, mang tính nhân loại nhưng lại rất Việt Nam - phong cách ấy cũng có những điểm giống với Lênin, Găng - đi, Oa – Sinh - Tơn; một Lênin phương Đông, một Găng - đi, Mác - xít, một Oa – Sinh - Tơn Việt Nam nhưng lại rất Hồ Chí Minh. Phong cách Hồ Chí Minh phản ảnh phẩm chất cao đẹp của người chiến sỹ yêu nước và quốc tế lỗi lạc, mà thủy chung, Người đã cống hiến hết cả cuộc đời cho cách mạng, cho lợi ích giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại. Và chính từ phẩm chất cao đẹp đó, Người đã tự xây cho mình một phong cách làm việc mà Đảng ta hết sức trân trọng và đưa phong cách Hồ chí Minh làm mẫu mực, là ngọn đuốc soi sáng cho các thế hệ noi theo. Hồ Chí Minh đã ra đi nhưng phong cách của Người vẫn là ngọn đuốc sáng và cần được thắp sáng hơn trong mọi hoạt động và hành trang của mỗi con người Việt Nam nói chung, mỗi cán bộ, giảng viên Trường Đại học Sưphạm Hà Nội nói riêng. Hệ thống phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, bắt đầu từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến hoạt động thực tiễn (phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử), và cuối cùng là sinh hoạt thường ngày (phong cách sinh hoạt).
  • 15. 16 Nét đặc sắc nhất trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo. Độc lập là không lệ thuộc, không bắt chước, không theo đuôi. Tự chủ là sẵn sàng từ bỏ những cái cũ đã qua thực tiễn kiểm nghiệm là sai, những cái cũ lạc hậu, lỗi thời, những cái cũ đã đúng trước kia nhưng nay không còn phù hợp, để tiến tới đề xuất những cái mới có thể trả lời được những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra. Cái sáng tạo ở Hồ Chí Minh là cái mới phù hợp với quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam, cũng như phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội. Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung rất phong phú, mà nội dung chủ yếu là: tác phong quần chúng; tác phong tập thể - dân chủ; tác phong khoa học. Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa cái dân gian, đời thường với cái hàn lâm, bác học, cái cổ điển truyền thống với cái hiện đại, giữa duy tình phương Đông với duy lý phương Tây và nhất quán trong diễn đạt. Đặc trưng cơ bản trong cách nói, cách viết của Hồ Chí Minh là: chân thực, ngắn gọn, rõ ràng, trong sáng, giản dị, dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề, không màu mè, lắt léo, quanh co. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh thực sự là phong cách ứng xử văn hóa, mà đặc trưng cơ bản là: Đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình, vừa chủ động linh hoạt lại vừa ân cần, tế nhị, bình dị, tự nhiên đến mức hồn nhiên, làm cho bất cứ ai được gặp Người đều thấy không khí chan hòa, ấm cúng, thoải mái, không e ngại, sợ sệt, không cảm thấy sự cách biệt giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa vĩ nhân với bình dân. Phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh có nhiều nét đã trở thành huyền thoại không những đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với cả thế giới. Đó là sự giản dị, thanh đạm, thanh cao trong sinh hoạt hằng ngày; đó là cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, rất quý trọng thời gian, chẳng có ham muốn danh lợi riêng cho mình; đó là tình thương yêu con người quyện với tình yêu thiên nhiên tạo nên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, kết hợp chặt chẽ với những rung động say mê của một tâm hồn nghệ sĩ.
  • 16. 17 Cuộc đời Hồ Chí Minh không cần đến bất cứ sự trang sức nào, Người không phải cố ý sống khác đời để mọi người ca ngợi mà cảnh sống của Người là xuất phát từ một triết lý nhân sinh là lấy khiêm tốn, giản dị làm nền; lấy chừng mực đức độ làm chuẩn; lấy trong sạch thanh cao làm vui; lấy gắn bó con người, thiên nhiên làm niềm say mê vô tận. Vì vậy, mà phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành bất tử trong lòng dân tộc, mãi mãi là tấm gương cho mọi người phấn đấu học tập và làm theo. Ở phong cách Người chúng ta cần học tập rất nhiều, nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến phong cách làm việc Hồ Chí Minh, một phong cách làm việc cho mọi công việc được thông suốt, được mọi người kính nể, yêu quý và tôn trọng. Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là tập hợp những tác phong của Người trong hoạt động công việc hàng ngày, trong hoạt động cách mạng, trong mối quan hệvới những người xung quanh. Tất cả những tác phong ấy tạo nên phong cách làm việc đặc trưng của Hồ Chí Minh. Khi nghiên cứu bất cứ một nội dung nào trong hệ thống phong cách của Người ta đều thấy toát lên tinh thần nhân văn cao cả và sự sâu sắc trong thực tiễn cuộc sống, đặc biệt phong cách làm việc của Người đã để lại những giá trị to lớn cho mỗi cán bộ đảng viên và thế hệ giảng viên hôm nay. Trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, lãnh tụ tối cao của cả dân tộc, Người đã có một phong cách làm việc mẫu mực để tiến hành công tác và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết đúng đắn và thỏa đáng các mối quan hệ quần chúng, với cấp dưới, với những người bạn chiến đấu gần gũi, với các vị phụ lão nhân sĩ, đại diện các tôn giáo dân tộc… Người không dựa vào quyền lực để buộc mọi người phục tùng mà thuyết phục con người bằng một phong cách làm việc vừa có tính nguyên tắc khoa học cao, vừa có tình nhân ái bao la của một tấm lòng nhân hậu. Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh không phải chỉ tác động đến nhận thức mà còn cảm hóa cả trái tim con người. Qua phong cách làm việc của Hồ Chí Minh, mọi
  • 17. 18 người đến với Đảng, tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng không phải chỉ bằng lý trí mà còn bằng tình cảm sâu sắc của chính mình. Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung phong phú và cơ bản sau: Thứ nhất, phong cách quần chúng, nêu gương cho quần chúng Đây là một nội dung quan trọng hàng đầu trong phong cách làm việc Hồ Chí Minh.Với phong cách làm việc quần chúng bình dị, đến với mọi người bằng tất cả sự chân thành, yêu thương quý trọng, không gây sự xa cách, phân biệt của Người như có sức hút kỳ lạ, làm cho quần chúng đến với Người không chút e ngại, cũng bình dị, tự nhiên như họ vẫn sống hàng ngày. Đã có rất nhiều mẩu chuyện, những hình ảnh rất bình dị của Người trong bộ áo chàm màu nâu khi đến với nhân dân, có hình ảnh Bác xắn quần lội xuống ruộng cùng đồng bào của mình, có hình ảnh của Bác bế những em thơ vào lòng… được nhân dân lưu giữ và kính trọng. Đó là cách để tất cả mọi người đều cảm thấy Bác là một người thân, một người anh, người cha của mình. Đối với người cán bộ, đảng viên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự gần gũi, sâu sát quần chúng của người cán bộ cách mạng là hết sức cần thiết, nhờ đó mà cán bộ, đảng viên mới không mắc bệnh chủ quan, không quan liêu, đại khái, ham chuộng hình thức. Người nhiều lần nhấn mạnh: sâu sát quần chúng là biểu hiện quan trọng nhất của phong cách làm việc xã hội chủ nghĩa, nó đối lập với lề lối làm việc quan liêu, hống hách, cửa quyền của bọn quan lại cai trị dưới thời của chế độ cũ. Khi có dịp về thăm địa phương, nhà máy, công trường, Người thường không báo trước là mình đi. Người thường xuống ngay hiện trường sản xuất, làm việc của người lao động, thăm nơi ăn, chốn ở, nhà kho nhà bếp, khu vệ sinh, giếng nước, sau đó mới có buổi làm việc với lãnh đạo địa phương, đơn vị. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên khi thấy cách tổ chức và cách làm nào không phù hợp với quần chúng thì phải có gan kịp thời đề nghị lên cấp
  • 18. 19 trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Người nói: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc đều vì lợi ích của quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp với quần chúng, thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại...” [34, tr. 247]. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Người từng căn dặn đội ngũ cán bộ phải luôn sâu sát quần chúng, xuất phát từ quần chúng để rèn luyện, điều chỉnh tác phong, phương pháp làm việc; phải luôn luôn chống thói làm việc tuỳ tiện, chủ quan, coi thường quần chúng. Những căn bệnh này phá hoại mối quan hệ giữa cán bộ với quần chúng, làm cho quần chúng mất lòng tin, chán ghét cán bộ. Người nhắc nhở đội ngũ cán bộ, đảng viên phải hiểu sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước là điều quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi người dân hiểu được rõ ràng những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chính là đem lại lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Để làm được như vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn sâu sát quần chúng để học cách nói, cách viết, cách làm sao cho phù hợp với quần chúng và quan trọng hơn đó là biết giải quyết những vấn đề thiết thực có liên quan cụ thể tới đời sống của quần chúng, đó mới là một người cán bộ thực sự sâu sát quần chúng, thực sự hiểu dân, yêu dân, kính trọng dân. Với niềm tin và lòng “nhân ái” bao la đối với quần chúng, Người thâm nhập vào quần chúng bằng phong cách thật sự của người cán bộ quần chúng. Người nói “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” [34, tr 235]. Người tuyệt đối yêu cầu cần quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Người nhấn mạnh: Tham ô, tham nhũng là tội ác. Phải tẩy sạch nó để tiến hành cần, kiệm, liêm, chính. Đó là những biểu hiện cơ bản về phong cách
  • 19. 20 quần chúng và những lời dạy về phong cách quần chúng của Người. Phong cách ấy làm cho lãnh tụ và quần chúng dễ dàng hoà nhập với nhau trong sự đồng cảm sâu sắc nhất. Nhờ vậy, mọi người có thể nói hết những suy nghĩ, trăn trở của mình còn Người thì lắng nghe để có thể hiểu được nhịp đập của cuộc sống xung quanh. Về phong cách nêu gương cho quần chúng, theo Hồ Chí Minh, trước hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm. Cần nêu gương trên cả ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối với mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày; đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc "dĩ công vi thượng" (để việc công lên trên, lên trước việc tư). Triết lý sâu xa của Hồ Chí Minh là, cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc đều do mồ hôi, nước mắt của dân mà ra, nên chúng ta phải đền bù xứng đáng cho dân. Cán bộ, đảng viên phải xông xáo, nhiệt tình, sâu sát nhân dân, gương mẫu và dám chịu trách nhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm; phải luôn quyết tâm, bền bỉ, chịu đựng gian khổ, quan tâm và tìm mọi cách giải quyết kịp thời, hiệu quả những nhu cầu mà dân đặt ra, kể cả chấp nhận sự hy sinh để bảo vệ dân, phấn đấu vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng đạo đức ấy đã tạo nên một phong cách nêu gương, tự giác gương mẫu của Hồ Chí Minh, người suốt đời phấn đấu, hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, người mà cả cuộc đời là một tấm gương lớn cho các thế hệ con cháu mãi mãi noi theo. Hồ Chí Minh còn đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để
  • 20. 21 quần chúng noi theo. Thực tế cho thấy, nếu một cán bộ, đảng viên “nói một đằng, làm một nẻo” thì trước con mắt của nhân dân, họ không còn là chiến sỹ tiên phong nữa, họ tuyên truyền chẳng ai nghe nữa. Và thực chất, họ đã tự tước mất vai trò của người lãnh đạo. Người rất coi trọng việc xây dựng làng, xã, huyện, tỉnh kiểu mẫu, những “người tốt, việc tốt”. Từ những nhân tố mới làm gương mẫu nhân rộng ra, dấy lên phong trào thi đua học tập làm theo, tạo nên khí thế cách mạng hào hùng trong lao động sản xuất, chiến đấu, công tác… rộng khắp trong cả nước. Thứ hai, phong cách làm việc tập thể, dân chủ Với tác phong làm việc tập thể và dân chủ, gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể - tinh thần ấy càng thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của Người. Trước khi quyết định một công việc hệ trọng, Người đều hỏi lại cẩn thận và chu đáo những người đã giúp mình. Tất cả những ai đã được Bác giao việc đều cảm nhận sâu sắc điều đó. Người vẫn thường nói: Không một người nào có thể hiểu được mọi thứ, làm được hết mọi việc, ngay đến anh hùng, lãnh tụ cũng vậy: “Đem so với công việc của cả loài người trên thế giới thì những người đại anh hùng xưa nay cũng chẳng qua làm tròn một bổn phận mà thôi” [34, tr. 256]. Từ đó, chúng ta có thể hiểu được rằng cái thông minh của người phụ trách, sức mạnh của lãnh đạo không phải chỉ là những điều mình tự nghĩ ra, hay tự mình làm lấy mà chính là chỗ biết phát huy, tổng hợp được cái thông minh và sức mạnh của nhiều người, của tập thể. Sự tổng hợp đó được nâng cao, được biến đổi về chất bởi cái thông minh của người phụ trách, người lãnh đạo, để thăng hoa, tạo thành một cấp số nhân không thể có được ở bất cứ một người riêng lẻ nào. Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể, nhận trách nhiệm cá nhân và hoàn thành tốt nhiệm
  • 21. 22 vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Người yêu cầu lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người “không quan trọng”. Muốn thế, người lãnh đạo phải đề cao, mở rộng dân chủ, từ dân chủ trong Đảng đến dân chủ trong các cơ quan đại biểu của dân. Người năng đi xuống cơ sở, để lắng nghe ý kiến của cấp dưới và của quần chúng, chứ không phải để huấn thị. Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu không gì bằng để cán bộ của mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như thế chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo, mà lại thể hiện dân chủ thật sự trong Đảng. Phải mở rộng dân chủ để phát huy sức mạnh của tập thể. Vì vậy, có dân chủ, bàn bạc tập thể mới cùng thông suốt, nhất trí, mới cùng quyết tâm thực hiện, tránh được “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Sở dĩ xảy ra mất đoàn kết vì người đứng đầu ở nơi đó còn chuyên quyền, độc đoán, áp đặt chủ quan, trong hội nghị thì mọi người miễn cưỡng đồng tình, sau hội nghị, nếu đã không thông thì sẽ không quyết tâm thực hiện, dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn. Bản thân Người là tấm gương mẫu mực về thực hành dân chủ. Hồ Chí Minh là người đã hóa thân trọn vẹn vào trong nhân dân, là người thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí để không ngừng thực hành dân chủ cho dân. Tác phong tập thể - dân chủ của Hồ Chí Minh luôn luôn tạo ra được không khí làm việc hoạt bát, phấn khởi, hăng hái và đầy sáng tạo. Trong công tác lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Người luôn có ý thức sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều cơ quan, nhiều tổ chức. Đối với cán bộ, đảng viên, trước hết là đối với những người ở cương vị lãnh đạo thì đòi hỏi phải có tác phong tập thể - dân chủ thật sự chứ không phải giả tạo, hình thức để che lấp ý đồ xấu của cá nhân. Bởi vì mọi sự giả tạo đều làm suy yếu, thậm
  • 22. 23 chí phá vỡ tập thể. Mọi thói hình thức, chủ nghĩa sớm muộn sẽ làm xói mòn, thậm chí triệt tiêu dân chủ. Thứ ba, phong cách khoa học. Hồ Chí Minh là hình mẫu lý tưởng về phong cách làm việc nghiêm túc và sự tận tụy, hăng say trong công việc mọi lúc, mọi nơi. Tuy sinh ra ở một đất nước với những tàn dư của nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, nhưng Hồ Chí Minh đã sớm tự xây dựng cho mình một phong cách làm việc khoa học. Những năm tháng làm thuê trên các con tàu viễn dương, hay đốt lò, quét bếp, phụ bếp ở Lơ Havơrơ, Niu Yóoc, Bôtstơn, Luân Đôn... nếu không tự mình coi trọng thời gian, tranh thủ thời gian, quyết tâm theo đuổi chí lớn, thì Người không thể tiến hành công việc tự học trong điều kiện vô cùng gian khổ như vậy. Người tiến hành tự học không có thầy, không phương tiện, thiếu thời gian. Cần học chữ nào Người viết lên cánh tay, vừa đi vừa xem, đến cuối ngày chữ mờ dần cũng là lúc Người đã nhớ được hết. Đêm khuya, khi những người khác nghỉ ngơi, thư giãn thì Người lại tranh thủ ngồi học. Người đến với cách mạng và coi đó như là một phần trong cuộc sống của mình, cả cuộc đời hi sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, hoạt động cách mạng vừa là công việc, vừa là tình yêu, vừa là nghĩa vụ của người con yêu nước. Theo Hồ Chí Minh, làm việc phải có tính mục đích rõ ràng, phù hợp với năng lực bản thân và những người thi hành công việc; bảo đảm tính tập trung cao vì mục tiêu nhiệm vụ đã xác định. Người kịch liệt phê phán bệnh “hữu danh vô thực” bệnh hình thức. Và người cũng chỉ rõ những biểu hiện căn bệnh ấy trong nhiều mặt hoạt động, trong việc chỉ ra các chỉ thị, nghị quyết không gắn với điều kiện thực tế, không gắn với quần chúng và cơ sở. Trong chỉ đạo không có kế hoạch cụ thể, biện pháp cụ thể, không hướng dẫn cụ thể, không kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm nên không thực hiện được. Để sửa chữa bệnh hình thức, Người chỉ rõ khi ra quyết định tổ chức thực hiện
  • 23. 24 phải căn cứ vào tình hình thực tế về mọi mặt, không được chủ quan tưởng tượng mà không đi sâu sát thực tế tận nơi, xem tận chỗ. Làm việc phải có chương trình, kế hoạch phù hợp, quyết tâm cao và biện pháp phong phú linh hoạt để “tổ chức sự thi hành cho đúng” [34, tr. 285]. Mỗi khi làm bất cứ công việc gì, người cán bộ phải nắm bắt thật chặt chẽ vấn đề, phải lên kế hoạch cụ thể, chương trình, nội dung thực hiện. Khi thực hiện các nhiệm vụ, hay chủ trương công tác phải gắn bó chặt chẽ với quần chúng và phải tổ chức chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm rồi mở rộng ra. Người nói “… bất cứ việc gì, chúng ta phải bắt đầu từ gốc đến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, chớ nên tham mau, tham nhiều trong một lúc” [37, tr. 148]. Người cho rằng, bất kì ai, dù ở vị trí nào khi tiến hành bất cứ công việc gì đều phải giải quyết một cách thiết thực, đặc biệt phải biết tổng kết kinh nghiệm bản thân, mỗi khi hoàn thành công việc, dù thành công hay thất bại, phải “nghiên cứu đến cội rễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận” [37, tr. 147] để làm “khuôn phép” cho những công việc khác và đó là “chìa khóa phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới” Ở Hồ Chí Minh, “làm việc phải đi sâu, đi sát, nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể” [34, tr. 299]. Người luôn xem xét, đối chiếu những ý kiến khác nhau để lựa chọn những ý kiến đúng, sàng lọc những thông tin sai lệch để từ đó đưa ra những quyết định chính xác, phù hợp. Trong công tác lãnh đạo, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm cho từng việc, từ đó Người bổ sung kịp thời những chủ trương chưa đúng, chưa đủ và quan trọng hơn là rút ra những kết luận để bổ sung cho lý luận. Đối với người cán bộ, đảng viên, Người thường nhắc nhở: Kế hoạch một, biện pháp mười, quyết tâm phải hai, ba mươi, muốn lãnh đạo đúng thì “phải tổ chức sự thi hành cho đúng” [34, tr. 285]. Tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương vô cùng trong sáng và cao thượng, tượng trưng cho tinh hoa văn hóa Việt Nam.
  • 24. 25 Người không chỉ là mộtnhà tư tưởng lỗi lạc về văn hóa, sángtạo ra một nền văn hóa mới, văn hóa cách mạng Việt Nam, kiến tạo ra một thời đại mới trong lịch sửphát triển của nền văn hóadân tộc, mà chính bản thân Người, cuộc sống của Người, những việc làm bình thường hàng ngày của Người là hiện thân của nền văn hóa Việt Nam, là mẫu mực của con người Việt Nam. Người đã để lại cho chúng ta một tấm lòng nhân hậu, một tình cảmchan chứayêu thương vì nước, vì dân, vì Đảng; một trí tuệ anh minh, mẫn tiệp; một tầm nhìn xa rộng, sâu sắc. 1.1.2. Quan niệm học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có chức năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và toàn xã hội; nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, giáo dục đạt trình độ tiên tiến; cung cấp dịch vụ giáo dục và khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Với đội ngũ giảng viên đa số là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có uy tín đào tạo chất lượng và chuyên môn cao, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay đang là trung tâm giáo dục tiềm năng và có nhiều ưu thế phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, với đội ngũ nhà giáo yêu nghề, say mê với nghiệp trồng người, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay đang từng bước làm đẹp thêm hình ảnh của người giáo viên, để nghề giáo luôn xứng đáng là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, xứng đáng với những áng văn thơ ngợi ca “nghiệp trồng người”. “Có một nghề bụi phấn đầy tay Người ta bảo đó là nghề đẹp nhất Có một nghề không trồng cây trên đất Mà cho đời những đóa hoa thơm” [53, tr. 75]
  • 25. 26 Mỗi môi trường giáo dục khác nhau là cơ sở quy định những đặc thù trong giảng dạy của người giảng viên khác nhau. Với vị thế là cánh chim đầu đàn trong ngành giáo dục, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay có những nét đặc thù trong giảng dạy đó là : Thứ nhất, giảng dạy trong môi trường sư phạm giàu truyền thống là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Mỗi trường đại học khác nhau quy định và yêu cầu hoạt động giảng dạy của người giảng viên khác nhau. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay là môi trường giáo dục hướng đến sự mô phạm cho tất cả sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, bởi thế trong hoạt động giảng dạy của người giảng viên có nét đặc thù đó là, giảng dạy ngoài việc tập trung truyền thụ tri thức, hướng cho người học chuyên môn thì trong tất cả các quá trình giảng dạy đều phải tập trung vấn đề phương pháp và nghiệp vụ sư phạm. Môi trường giáo dục lành mạnh và nghiêm khắc với tính kỷ luật cao đã đào tạo nên đội ngũ giảng viên trình độ, tác phong chuẩn mực, khoa học. Mỗi thầy cô giáo trong nhà trường luôn luôn tự rèn cho mình lối sống bình dị, gần gũi với học trò, đem tình yêu và nhiệt huyết của nghề trao cho các thế hệ học trò, bản thân mỗi thầy cô tự hình thành với chính mình ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm khắc. Tác phong nghiêm túc, đúng mực, khoa học là đặc thù trong hoạt động giảng dạy của người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay đồng thời cũng là phương châm dạy và học của đội ngũ giảng viên nhà trường. Sự nghiêm túc, đúng mực được thể hiện trong tất cả các mặt, hoạt động thường ngày, từ hình thức bên ngoài khi lên lớp đến hình thức ở nhà, từ ngôn ngữ đời thường trong giao tiếp đến ngôn ngữ trên giảng đường, tất cả đều toát lên sự mẫu mực của người làm Thầy. Người giảng viên Trường Đại học Sư phạm hiện nay luôn giữ được phong cách truyền thống và hiện đại,
  • 26. 27 không chạy theo lối “Tây hóa” , là hình ảnh lịch sự, nghiêm túc trong mắt sinh viên, là tấm gương cho sinh viên học tập và noi theo. Mỗi giảng viên của trường đều là sản phẩm của một nền giáo dục có uy tín, được đào tạo trong môi trường sư phạm hết sức nghiêm khắc, là những người có trình độ chuyên môn cao trong giảng dạy và nghiên cứu. Mỗi thầy cô đều rèn cho mình cái “Tâm” đối với nghề giáo, đó là một yêu cầu quan trọng không thể thiếu được. Đội ngũ giảng viên trong trường có tâm huyết với nghề, luôn có hứng thú, say mê, đầu tư từng bài giảng, từng tiết giảng; thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung nội dung và phương pháp giảng dạy để đem lại hiệu quả cao nhất cho sinh viên. L.N.Tônxtôi đã nói: Để đạt được thành tích trong công tác, người thầy giáo phải có một phẩm chất - đó là tình yêu. Người thầy giáo có tình yêu trong công việc là đủ cho họ trở thành người giáo viên tốt. Thứ hai, truyền thụ tri thức theo chương trình, mục tiêu xác định Hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay đó là hoạt động giảng dạy, đồng thời là hoạt động dạy học. Giảng dạy là sự truyền thụ tri thức còn dạy học là dạy theo chương trình, mục tiêu xác định. Công tác giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa bao gồm sự truyền đạt tri thức của người thầy cho sinh viên, bên cạnh đó là quá trình dạy học, dạy học theo chương trình giáo dục riêng của ngành sư phạm, mục tiêu dạy học đó là “dạy người làm thầy”, bởi vậy, ngoài sự truyền đạt tri thức cơ bản, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay còn phải dạy sinh viên làm thầy giáo, cô giáo, dạy kiến thức, dạy nhân cách và phẩm chất của một người thầy chân chính. Chương trình giảng dạy của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mang những nét khá riêng biệt, yêu cầu nặng về mặt phương pháp và phong thái sư phạm. Tronggiảng dạy, ngoài việc truyền đạtđủ dung lượng tri thức yêu cầucủa
  • 27. 28 từng môn học thì phảiđạt đến mục đích đó là truyền đạt được phương pháp sư phạm cho sinh viên. Đây là yêu cầu cơ bản đối với hoạt động giảng dạy của người giảng viên TrườngĐại học SưphạmHà Nội hiện nay. Trongchươngtrình dạy học của nhà trường, những môn học có giá trị cho hoạt động sư phạm như môn tâm lý giáo dục, mônlý luận dạy học, giáo dục học… đượcchútrọngvà trở thành những môn lý luận cơ bản, bắt buộc đối với sinh viên. Tuần lễ nghiệp vụ sư phạm và các hoạt động ngoại khóa về giáo dục phương pháp dạy học theo những chương trình bắt buộc tham gia đối với sinh viên sư phạm toàn trường. Mục tiêu giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khác với những trường đại học khác. Nếu như, trường Đại học xây dựng đào tạo nên những kĩ sư xây dựng; trường Đại học Y với sản phẩm giáo dục là những bác sỹ, thì Đại học Sư phạm Hà Nội nổi bật với vai trò đào tạo nên những “kĩ sư của tâm hồn”, với vai trò đào tạo nên “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” - nghề dạy học. Comenxki đã từng nói: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học” [54, tr. 120]. Mang trong mình sứ mệnh trồng người, mục tiêu giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có những nét đặc thù riêng, đó là hướng đến sản phẩm là đội ngũ giáo viên trẻ cơ sở ở các nhà trường. Đặc thù về chương trình, mục tiêu giáo dục, tạo nên sự khác biệt trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác Thứ ba, đặcthù giảng dạygắn với chủ thể trực tiếp là đội ngũ các thầy cô được tuyển dụng từ nhiều nguồn, trong đó chủ yếu từ các trường sư phạm, đội ngũ này là tấm gương sáng về nhân cách đạo đức, trình độ tri thức. Một trong những điểm khác biệt của người giảng viên sư phạm, đó là ngoài lòng yêu nghề và nhiệt huyết trong công việc còn phải có trình độ nghiệp vụ sư phạm cao. Trình độ nghiệp vụ sư phạm là nhân tố tạo nên nét riêng biệt trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • 28. 29 Vốn được đào tạo từ những trường đại học Sư phạm có uy tín, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay là những cán bộ giảng dạy ở nhiều độ tuổi khác nhau, song đều có một điểm chung nhất đó là nghiệp vụ sư phạm vững vàng, luôn luôn được bồi dưỡng và phát huy hiệu quả nhất. Mỗi giảng viên nguồn của trường hiện nay dù ở trình độ nào, cử nhân, thạc sỹ hay tiến sĩ đều được chọn lọc kỹ và quan trọng nhất là phải có tác phong sư phạm và phương pháp giảng dạy chuẩn, đáp ứng nhu cầu học và nắm bắt kiến thức của sinh viên. Đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay là những giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có lòng yêu nghề và hăng say trong công việc. Là đội ngũ giảng viên có cái “tâm” đối với nghiệp trồng người, đặc biệt hơn cả, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành và có năng lực giảng dạy cao, chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm chất lượng, được chuẩn hóa phù hợp với sự phát triển và xu thế hội nhập của đất nước. Trong hoạt động giảng dạy của người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngoài việc yêu cầu khắt khe về chuyên môn trình độ, về nghiệp vụ giảng dạy, còn yêu cầu gương mẫu về nhân cách, phong cách giảng dạy chuẩn mực. Theo Uxinki “Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được” [53, tr. 120]. Mỗi giảng viên là tấm gương không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để làm tấm gương sáng cho học trò noi theo, để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới trên mọi phương diện. Gương mẫu trong học tập, trau dồi trình độ chuyên môn, tri thức khoa học, phải là tấm gương tự học với quan niệm “Sự học không bao giờ cùng” để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời đại, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trước tình hình mới. Đặc biệt
  • 29. 30 là trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì tấm gương tự học của người giảng viên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các giảng viên luôn tự rèn luyện và trở thành tấm gương sáng về đạo đức cho sinh viên nói riêng và mọi người nói chung noi theo. Hình ảnh của người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay luôn được xã hội tôn trọng, được coi như là chuẩn mực về nhân cách và văn minh của thời đại. Không ngừng nâng cao và học hỏi, mỗi giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay đã hòa chung không khí hội nhập công nghệ, tiếp thu chọnlọc những thành tựu của khoa học côngnghệđể nâng cao tri thức bản thân, theo kịp với xu thế pháttriển củathời đại. Hiện nay, phươngpháp giảng dạy của giảng viên đã được đổi mới rất nhiều, công nghệ thông tin đã được các thầy cô khai thác và vận dụng tối đa trong các giờ giảng của mình, làm phong phú và hiện đại hóa bài giảng, thu hút sự tìm tòi, sức khám phá cho sinh viên. Thứ tư, đối tượng giảng dạy của giảng viên là sinh viên có xu hướng nghề nghiệp sư phạm. Đối tượng giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay là những sinhviên sưphạm, haynóicáchkhác là những giáo viên tương lai, đây là những sinh viên có nhân cách đạo đức tốt và là những sinh viên yêu nghề sưphạm. Sau khi tốt nghiệp ra trường họ sẽ là những cử nhân sư phạm, là những ngườithầy giáo, cô giáo điđếnkhắp mọi miền Tổ quốc, truyền thụ những tri thức vănhóađếnnhững thế hệ học trò củamình, tiếp bước Thầy Cô trong vai “người lái đò”. Chính bởi thế công tác giảng dạy của người giảng viên Trường Đạihọc SưphạmHàNội hiện nay hết sức quan trọng, bởi họ trực tiếp giảng dạy và ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách cũng như ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của chính những thầy cô giáo trong tương lai. Với mục tiêu xác định là đội ngũ giảng viên trẻ cơ sở nên hoạt động giảng dạy của người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản đó là dạy học tri thức và dạy cách
  • 30. 31 làm Thầy. Đây cũng là nét đặc thù cơ bản trong giảng dạy của người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. Qua tìm hiểu về phong cách làm việc Hồ Chí Minh, những đặc thù giảng dạy của người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay, cùng với việc xác định “Học tập là học tập và rèn luyện cho có tri thức, cho giỏi tay nghề” [54, tr. 727] bước đầu có thể quan niệm: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là quá trình lĩnh hội, tiếp thu và vận dụng sáng tạo những cách thức, tác phong, biện pháp làm việc sâu sát, nêu gương quần chúng, dân chủ, tập thể, có kế hoạch khoa học, sát thực tiễn trong các hoạt động giảng dạy của giảng viên nhằm đem lại kết quả thiết thực. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập phong cách làm việc của Người là một việc làm hết sức thiết thực đối với mỗi cán bộ, công dân nói chung, với giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng. Trong hoạt động thực tiễn cũng như trong công tác giảng dạy, trong sinh hoạt đời thường nếu như có sự soi đường của ánh sáng nhân cách và phong cách của Hồ Chủ tịch thì việc nào cũng dễ dàng thực hiện, khó khăn nào cũng có thể vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Phong cách làm việc khoa học của Người đã trở thành ngọn đuốc sáng, là tấm gương sáng ngời cho mỗi thế hệ cán bộ, giảng viên nói chung, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng học tập và noi theo. Biểu hiện của việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạycủa giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay phải kể đến các chủ thể, các nội dung cơ bản và phương thức học tập. Một là, chủ thể tham gia vào quá trình học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện naylà tất cả những giảng viên hiện đang giảng dạy trực tiếp tại Trường Đại
  • 31. 32 học Sư phạm Hà Nội; Chủ thể lãnh đạo quản lý bao gồm cấp ủy, lãnh đạo TrườngĐại học SưphạmHà Nội và lãnh đạo các khoachuyênngành, tổ chuyên môn; Chủthể là các tổ chức đoànthể bao gồm tổ chức công đoàn trường, công đoàn các khoa cơ sở, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các chi bộ Đảng. Hai là, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay được biểu hiện trong các nội dung cơ bản: Sâu sát tình hình thực tế, bám nắm và thực hiện tốt nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên. Học tập phong cách làm việc này của Người, mỗi cán bộ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay luôn luôn gần gũi với sinh viên, khoảng cách thầy trò được kéo lại gần hơn. Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay thật sự gần gũi nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên về mọi mặt trong khả năng cho phép. Bên cạnh đó, giảng viên học hỏi thêm từ sinh viên để điều chỉnh giáo án và bài giảng phù hợp hơn, khiến cho sinh viên có thái độ yêu thích môn học. Các giảng viên thường xuyên tới lớp trong những buổi nghỉ giải lao, những buổi ngoại khóa để nắm rõ tình hình học tập cũng như cuộc sống của từng sinh viên, từ đó có những định hướng giảng dạy và giúp đỡ những các nhân có hoàn cảnh đặc biệt. Việc sâu sát tình hình, nắm bắt những đặc điểm tâm sinh lí sinh viên giúp người giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay có những cách giải quyết đúng mực, những phương pháp giảng dạy phu hợp mang lại hiệu quả dạy và học tối ưu nhất. Nêu gương trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục con người, sự nghiệp trồng người. Trong giáo dục, Người rất coi trọng phương thức “nêu gương”. Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (nghĩa là trước hết
  • 32. 33 phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói). Người quan niệm, giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục đạo đức. Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức và phong cách làm việc. Nêu gương đạo đức trước hết là một yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên và những người đứng đầu các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, việc nêu gương đạo đức của cán bộ, đảng viên có tác dụng giáo dục quần chúng rất cao. Người thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính” [34, tr. 644]. Ngược lại, sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng, đặc biệt là sự thoái hóa, biến chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi đạo đức, lối sống ý thức kỷ luật, pháp luật của quần chúng. Người chỉ rõ, người Việt Nam cũng như các dân tộc phương Đông khác vốn rất “giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [30, tr. 263]. Bởi thế, học tập phong cách làm việc nêu gương của Người, mỗi cán bộ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay luôn cố gắng trở thành tấm gương sáng ngời về đạo đức nhân cách, về lối sống, về vốn tri thức và trình độ để sinh viên noi theo. Hiện nay, lối thuyết trình, giáo huấn giản đơn những nguyên tắc học tập và đạo đức của giảng viên cho sinh viên không còn hiệu quả cao nữa, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay dạy sinh viên bằng những hành động thiết thực, mang ý nghĩa giáo dục cao, giúp sinh viên tự học tập và rút ra những bài học về đạo đức, về nguyên tắc kỉ luật của nhà trường. Mỗi giảng viên trong bất cứ hoạt động nào, dù trong giờ giảng hay những buổi ngoại khoá, tọa đàm, trong nghiên cứu khoa học đều lấy bản thân làm mẫu cho sinh viên học tập và làm theo. Mỗi cán bộ, giảng viên Trường Đại
  • 33. 34 học Sư phạm Hà Nội hiện nay luôn làm tốt nhiệm vụ, chức trách bản thân, luôn phát huy tốt năng lực cá nhân trong công tác và giảng dạy. Phát huy năng lực tập thể, thực hiện dân chủ trong từng giờ giảng, dân chủ trong lớp học. Hiện nay, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội học tập tác phong làm việc tập thể dân chủ của Bác tiến hành dân chủ trong trường học, dân chủ trong từng giờ giảng. Mỗi giờ lên lớp, sinh viên được chủ động tham gia vào bài giảng, giảng viên tích cực phát huy tính tập thể sáng tạo của sinh viên, tìm ra phương pháp học tập đem lại kết quả cao nhất. Tại các tổ chuyên môn, các lớp học có biểu hiện dân chủ như công khai đánh giá điểm học tập của sinh viên. Sinh viên có quyền kiến nghị, đề xuất những ý kiến cá nhân trong quá trình học. Việc đánh giá, xếp loại giảng viên và sinh viên được thực hiện khách quan, công bằng. Môi trường giáo dục công khai, minh bạch tạo cơ sở dân chủ được nâng cao. Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có cơ chế khuyến khích sự phản biện của đông đảo giáo viên, học sinh và người dân đối với các qui định, chính sách giáo dục của trường, xây dựng môi trường giáo dục “lấy học sinh làm trung tâm” với nguyên lí “tất cả vì học sinh”. Thực hiện quyền dân chủ của học sinh trong nhà trường, đảm bảo các hoạt động của nhà trường diễn ra theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của học sinh theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhà trường. Nhiệt tình, hăng say trong giảng dạy, yêu nghềvà hi sinh cho công việc. Biểu hiện của việc học tập phong cách làm việc khoa học, hăng say của Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  • 34. 35 hiện nay luôn nỗ lực học hỏi không ngừng, tự rèn luyện và nâng cao tri thức của bản thân, hoàn thiện vốn tri thức để có thể truyền tải đến sinh viên khối lượng tri thức hoàn chỉnh nhất. Mỗi giảng viên nhà trường đều cảm thấy vinh dự và tự hào khi gánh trên vai sứ mệnh trồng người mà Đảng và Nhà nước đã giao, sứ mệnh thiêng liêng của nghề giáo. Quyết tâm hoàn thiện, hoàn thiện bản thân hơn nữa để xứng đáng với tiếng gọi “người thầy”. Trong mọi thời gian, mọi lúc mọi nơi, tinh thần tự học không bao giờ là đủ, cụ thể, các cán bộ giảng viên trong nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, những buổi tọa đàm về vấn đề phương pháp giảng dạy nhằm bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giảng dạy của cán bộ giảng viên. Luôn tổng kết kinh nghiệm, rút ra những bài học, đánh giá tình hình thực tế để áp dụng những phương pháp giảng dạy hay và hoạt động nghiên cứu khoa học một cách tốt nhất. Tổng kết rút kinh nghiệm là một trong những nội dung trong phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh. Vận dụng phương pháp này, mỗi giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay, ngoài việc tự nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy, bên cạnh đó mỗi cán bộ giảng viên luôn biết tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học để từ đó tìm ra những cái hiệu quả và chưa hiệu quả trong công việc, tìm ra hường giải quyết phù hợp, mang lại chất lượng cao trong giảng dạy và nghiên cứu. Việc vận dụng phong cách làm việc này của Hồ Chí Minh trong tập thể giảng viên nhà trường đã được biểu hiện cụ thể bằng những hành động thiết thực như, thường xuyên tổ chức họp tổng kết rút kinh nghiệm từ cơ sở (cấp tổ bộ môn, khoa chuyên ngành), đến cấp trường. Lãnh đạo khoa, nhà trường thường xuyên bám sát tình hình giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, trên cơ sở những thành tích đạt được của trường, đánh giá và đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm phát huy tốt vai trò và năng lực của cán bộ giảng viên.
  • 35. 36 Sau mỗi giờ lên lớp, người giảng viên sư phạm lại kịp thời rút kinh nghiệm những kiến thức đã truyền đạt được, xem phản hồi từ phía sinh viên từ đó có sự chỉnh lý phương pháp, nội dung cho phù hợp với sự lĩnh hội kiến thức trong sinh viên. Đoàn kết, gắn bó trong đội ngũ cán bộ cơ sở, biết học tập và tiếp thu những cái mới, vận dụng linh hoạt, thống nhất giữa phương pháp truyền thống với hiện đại, giữa lý thuyết và thực hành để có những bài giảng hay và hiệu quả nhất, những công trình khoa học mang ý nghĩa lý luận sâu sắc và tính ứng dụng thực tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng và tìm ra con đường cứu nước, người luôn luôn đề cao những ý kiến, con đường của những thế hệ trước, biết chọn lọc, kế thừa những tinh hoa tư tưởng trước đó. Phong cách làm việc nhanh nhẹn, vận dụng linh hoạt và mềm dẻo, trí tuệ và năng lực toànvẹn củaNgười đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận dụng, học tập tấm gương đạo đức và phong cách làm việc của Người cho giảng viên Trường Đại học SưphạmHà Nội hiện nay. Độingũ giảng viên của nhà trường luôn luôn học hỏi kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, kế thừa những kinh nghiệm quý báu, làm giàu vốn tri thức bản thân. Vận dụng những phương pháp truyền thống và hiện đại tạo ra những giờ giảng hay và hiệu quả nhất. Trong các khoa, luôn đoànkết, gắn bó giúp đỡ nhau cùngphát triển theo tinh thần của Bác “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Như vậy, dù biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp, nhưng những biểu hiện trên đây của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay đã thể hiện một cách khá rõ nét việc học tập phong cách làm việc của Hồ Chí Minh trong hoạt động giảng dạy và công tác. Ba là, phương thức học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • 36. 37 Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập phong cách làm việc khoa học của Người luôn là vấn đề được Đảng ta đề ra. Đối với giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết, đó chính là hành trang và sức mạnh tổng hợp để người giảng viên có thể tự tin và vững vàng trên giảng đường, chắp cánh ước mơ cho thế hệ học trò của mình. Song một yêu cầu đặt ra, đó là phải học tập như thế nào? Phương thức học tập ra sao? Để việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cần phải có những phương thức học tập phù hợp. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ở mỗi vị trí công tác khác nhau, các chủ thể đều phát huy năng lực của bản thân, đồng thời giữa các chủ thể có sự phối kết hợp trong các hoạt động chặt chẽ tạo nên sự liên kết bền vững, thúc đẩy phong trào học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh được lan rộng và thu được kết quả cao. Nâng cao nhận thức về tư tưởng và phong cách làm việc của Hồ Chí Minh, gắn liền với tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Mọi cán bộ giảng viên của nhà trường cần nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung yêu cầu của học tập và làm theo phong cách làm việc của Hồ Chi Minh. Từ đó, tuỳ theo vị trí công tác giảng dạy của mỗi giảng viên, yêu cầu nhiệm vụ được giao, cụ thể hóa và xác định những yêu cầu cơ bản về phong cách làm việc của giảng viên các khoa sao cho phù hợp, phát huy tối đa năng lực của cán bộ giảng viên. Khắc phục kịp thời những biểu hiện nhận thức hời hợt, phiến diện, chỉ thấy phong cách làm việc là do cá tính riêng của từng người và môi trường làm việc quy định; không thấy được mối quan hệ giữa phong cách làm việc với năng lực giảng dạy và phẩm chất chính trị đạo đức, giá trị nhân văn của
  • 37. 38 người giảng viên. Phải khắc phục nhận thức chỉ thấy phong cách làm việc của Hồ Chí Minh là phongcáchlàm việc của một "nhà chính trị chuyên nghiệp" mà không thấy phong cách làm việc của một nhà khoa học chân chính, luôn thống nhất giữa tính đảng, tính chính trị với tính khoa học trong mỗi lời nói, việc làm và quan hệ công tác. Phong cách làm việc của người giảng viên không hình thành một cách tự nhiên mà đòi hỏi phải có sự rèn luyện nghiêm túc. Pháthuy tinh thần chủ động, sáng tạo của đội ngũ giảng viên trong học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh. Phương thức này được thể hiện ở tinh thần tự học, chủ động, sáng tạo trong học tập của người giảng viên trong học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh một cách sâu sắc nhất. Để tiếp cận được phong cách làm việc của Người, mỗi giảng viên cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến phong cách Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo những gì học được vào quá trình giảng dạy của bản thân. Giảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ giảng day. Trong mọi hoạt động đặc biệt là trong giảng dạy, người giảng viên phải nêu gương, thể hiện sự chủ động về tri thức truyền đạt, thể hiện rõ thái độ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước bài giảng và công trình nghiên cứu khoa học của mình, biết tự phê bình kiểm điểm bản thân để tiến bộ. Bằng sự chủ động sáng tạo của bản thân, người giảng viên luôn tiếp cận và lĩnh hội tri thức mới một cách sâu sắc, từ đó vận dụng theo phong cách Hồ Chí Minh vào hoạt động giảng dạy của bản thân. Đổi mới cơ chế lãnh đạo, quản lý của nhà trường trong học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh. Bằng việc đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với lãnh đạo khoa chuyên ngành, tổ bộ môn sẽ tạo nên hệ thống quản lý sâu sát tới việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh của cán bộ giảng viên. Từ đó,
  • 38. 39 tiến hành thực hiện tốt chế độ kiểm tra báo cáo, sơ kết, tổng kết kinh nghiệm, sớm phát hiện yếu kém, lệch lạc trong tác phong giảng dạy, công tác của giảng viên để uốn nắn, khắc phục kịp thời. Xây dựng môi trường thuận lợi cho việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh. Để việc học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội diễn ra một cách hiệu quả, cần tạo ra môi trường học tập và nghiên cứu lành mạnh, đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, nguồn tài liệu liên quan tới Hồ Chí Minh phong phú, tạo thuận lợi cho cán bộ giảng viên học tập và noi theo. Xây dựng môi trường ở đây bao gồm cả vấn đề con người, tính tự giác của mỗi người, môi trường văn hóa … trở thành phương thức trong quá trình học tập của giảng viên. Như vậy, bằng nhiều phương thức học tập khác nhau, cán bộ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay đã từng bước thấm nhuần và học tập một cách có hiệu quả phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạt động giảng dạy của mình. Không chỉ đối với riêng mỗi cá nhân giảng viên mà bên cạnh đó lãnh đạo trường, khoa cơ sở cũng tạo điều kiện và đề ra những giải pháp phù hợp, giúp người giảng viên có thể dễ dàng tiếp cận tới phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh. 1.2. Những nhân tố quy định học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1.2.1. Học tập phong cách làm việcHồ Chí Minhtrong giảngdạycủa giảng viênTrường Đại học Sư phạm Hà Nội phụ thuộc vào vai trò của chủ thể tham gia vào quá trình học tập. Chủ thể trực tiếp học tập phong cách làm việc của Hồ Chí Minh ở đây là giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. Tuy nhiên, ở mỗi cá nhân giảng viên tham gia trong quá trình học tập khác nhau sẽ có những kết quả học tập khác nhau. Nếu người giảng viên thực sự muốn tìm
  • 39. 40 hiểu và học tập phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh trong họat động giảng dạy của mình, thì chất lượng của quá trình tiếp thu, học tập phong cách của Người sẽ có hiệu quả. Ngược lại, nếu người giảng viên không tự giác học tập và rèn luyện bản thân thì quá trình học tập phong cách làm việc của Người sẽ không có kết quả. Hơn nữa, kết quả học tập phong cách Hồ Chí Minh trong hoạt động giảng dạy của mỗi cán bộ, giảng viên còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ tiếp thu của bản thân mỗi giảng viên. Nếu giảng viên tích cực, sâu sắc thì việc học tập sẽ đạt kết quả cao và ngược lại. Quá trình học tập của giảng viên vừa là người được đào tạo đồng thời là quá trình tự đào tạo của bản thân. Bên cạnh chủ thể trực tiếp là đội ngũ giảng viên, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay còn chịu sự quy định của nhân tố chủ thể là lãnh đạo, quản lý. Đây là lực lượng cơ bản tham gia vào quá trình học tập của giảng viên, họ là những người định hướng những chủ trương, hình thức và phương pháp học tập cho giảng viên đồng thời là những người trực tiếp làm công tác tổ chức, quản lý cho quá trình này. Chủ thể lãnh đạo quản lý quy định động lực thúc đẩy việc học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, đây chính là nhân tố quan trọng, có vai trò lớn trong quá trình học tập của giảng viên. Bởi, nếu như đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, từ nhà trường đến khoa cơ sở, tổ chuyên môn có những chủ trương, đường lối, những định hướng phương pháp học tập sâu sắc, cụ thể và thiết thực thì thúc đẩy quá trình nhận thức và tiếp thu học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh diễn ra mạnh mẽ và ngược lại, nếu như những chủ trương, phướng hướng không phù hợp sẽ kìm hãm sự tiếp thu học tập của giảng viên. Thực tế cho thấy, không có đội ngũ lãnh đạo quản lý sâu sát, tổ chức quá trình học tập, theo dõi và thúc đẩy thường xuyên thì dù giảng viên có tự
  • 40. 41 giác học tập, tự giác rèn luyện cũng không mang lại kết quả cao nhất. Đồng thời, lãnh đạo, quản lý còn là những người trực tiếp tạo ra môi trường khoa học, nhân văn sốngđộng, tạo điềukiện cho giảng viên tiếp xúc và học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh được thuận lợi nhất. Người giảng viên có trình độ nhận thức, sâu sắc, chủ động học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong họatđộnggiảng dạycủa mình và được sựđịnh hướng, quan tâm sâu sát của cán bộ quản lý sẽ đạt kết quả trong giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cùng các chủ thể trên đây, các tổ chức đoàn thể là chủ thể góp phần quan trọng thúc đẩy hiệu quả việc học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nôi hiện nay. Các tổ chức đoàn thể ở đây đề cập tới đó là các đoàn thanh niên, công đoàn khoa, trường, chi bộ Đảng… Đây là những tổ chức chịu trách nhiệm trong việc tuyên truyền và phát động phong trào cho quá trình học tập, tuy không phải là chủ thể trực tiếp tham gia quá trình học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh nhưng giữ vị trí vô cùng quan trọng trong suốt quá trình học tập. Các tổ chức đoàn thể quy định hiệu quả việc thực hiện phong trào, nếu như công tác tuyên truyền, phát động của các tổ chức mạnh mẽ thì chất lượng thực hiện phong trào tốt và ngược lại. Chính sách biểu dương, khen thưởng và kỷ luật nghiêm túc của các tổ chức cũng là một trong những quy định việc học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên. Như vậy, nhân tố chủ thể giữ vai trò quan trọng trong quá trình học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay, chủ thể giảng viên là nhân tố trực tiếp của quá trình học tập, chủ thể lãnh đạo, quản lý là nhân tố tổ chức thúc đẩy kết quả quá trình học tập. 1.2.2. Học tập phong cách làm việcHồ Chí Minhtrong giảngdạycủa giảng viênTrường Đại học Sư phạm Hà Nội phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường
  • 41. 42 Cơ sở vật chất trong nhà trường là yếu tố quan trọng bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, đây cũng là nhân tố quan trọng góp phần quy định việc học tập phong cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đạt kết quả cao nhất. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học, hệ thống thư viện, phòng đọc, phòng phương pháp sẽ cung cấp tài liệu phục vụ cho việc học tập phong cách Hồ Chí Minh. Nguồn tài liệu càng phong phú bao nhiêu thì giảng viên càng có cơ hội tiếp xúc và học hỏi nhiều hơn bấy nhiêu. Hệ thống tài liệu của nhà trường sẽ là nguồn tài liệu mở, gián tiếp quy định việc học tập của người giảng viên. Phương tiện truyền thông, cổng thông tin của các khoa, các chuyên ngành giữ vai trò quan trọng trong quá trình học tập, đó là cơ sở đưa những tư tưởng và phong cách làm việc của Người đến gần với cán bộ giảng viên hơn, giúp họ có điều kiện nắm bắt một cách đầy đủ hơn phong cách làm việc của Người. Hàng tuần, theo lịch trình cụ thể, trên các trang website của nhà trường, của từng khoa cơ sở, những tài liệu viết về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, về phong cách làm việc khoa học của Người sẽ được đăng tải đầy đủ, nội dung phong phú, giúp cán bộ, giảng viên có điều kiện đọc, học hỏi và từ đó rút ra những vấn đề cần thiết phải học tập phong cách làm việc của Người trong hoạt động giảng dạy của bản thân. Đồng thời, với việc đăng tải đầy đủ tài liệu trên mạng điện tử, những nguồn tài liệu phong phú, sách, báo viết về Hồ Chí Minh của Nhà trường cũng góp phần khai thác tối đa sự đam mê, ham học hỏi của cán bộ giảng viên. Những thước phim tài liệu về Bác được công chiếu thường xuyên trên phòng thông tin khoa học của trường, tạo điều kiện trực tiếp cho giảng viên chủ động tiếp cận và học hỏi phong cách làm việc khoa học của Người, từ đó,