SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
VŨ THẾ HÙNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60.34.04.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CHU XUÂN KHÁNH
HÀ NỘI - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS. Chu Xuân Khánh, các số liệu trình bày trong luận văn này
đều có luận chứng rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của luận văn
chưa hề được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả luận văn
VŨ THẾ HÙNG
ii
LỜI CẢM ƠN
Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Học nữa, học mãi” để chúng
ta thấy được tầm quan trọng của kiến thức là bao la và vô tận. Mà kiến thức
chúng ta có được là từ các thầy cô đã truyền đạt và giảng dạy cho chúng ta.
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm cũng như giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể để hoàn
thiện luận văn của mình:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS. Chu Xuân
Khánh, là thầy giáo hướng dẫn khoa học cho tôi, sự quan tâm giúp đỡ tận tình
của thầy đã giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đến an giám đốc Học viện, cô giáo chủ
nhiệm cùng các thầy cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các anh chị chuyên viên phòng văn hóa và
thông tin huyện Tĩnh Gia và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi
hoàn thành tốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn này.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................ix
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HÓA....................................................................................8
1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................8
1.1.1. Di sản văn hóa Việt Nam ........................................................................8
1.1.2. Di tích lịch sử - văn hóa..........................................................................8
1.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ......................................11
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ..............12
1.2.1. Xuất phát từ vai trò, giá trị của di tích lịch sử - văn hóa ......................12
1.2.2. Thách thức của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập............................13
1.2.3. Từ thực trạng của quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa..........15
1.2.4. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý....................................................17
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa..........................18
1.3.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển, bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử – văn hóa ...................................18
1.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy định pháp luật về các di
tích lịch sử – văn hóa.......................................................................................19
1.3.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di
tích lịch sử – văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích
lịch sử – văn hóa..............................................................................................19
iv
1.3.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ chuyên môn về quản lý văn hóa- xã hội..............................................23
1.3.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị
của di tích lịch sử – văn hóa............................................................................24
1.3.6. Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong việc bảo vệ và phát triển
các giá trị lịch sử - văn hóa của di tích lịch sử – văn hóa ...............................24
1.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại tố
cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tổ chức ở di tích lịch sử – văn hóa...........25
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ở một số địa
phương khác....................................................................................................26
1.4.1. inh nghiệm quản nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa của một số ..26
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tĩnh Gia...................................30
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...............................................................................31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH
THANH HÓA................................................................................................32
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn
hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa..........................................32
2.1.1. iều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và truyền thống văn hóa..............32
2.1.2. Thực trạng hệ thống di tích Lịch sử - Văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh
Gia ...................................................................................................................35
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn huyện Tĩnh Gia.........................................................................................41
2.2.1. Xây dựng chỉ đạo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển sự
nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện
.........................................................................................................................41
v
2.2.2. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy các giá trị di tích
lịch sử – văn hóa; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích lịch sử
– văn hóa .........................................................................................................41
2.2.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm giữ gìn và phát huy
giá trị các di tích..............................................................................................45
2.2.4. Lập kế hoạch và huy động, sử dụng nguồn lực cho công tác bảo tồn các
di tích lịch sử - văn hóa...................................................................................47
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố
cáo về di tích lịch sử - văn hóa........................................................................49
2.2.6. ào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý di tích lịch
sử - văn hóa .....................................................................................................50
2.2.7. an hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy định pháp luật về các di
tích lịch sử – văn hóa.......................................................................................51
2.3. ánh giá chung ........................................................................................53
2.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................53
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân............................................................58
2.3.3. Các vấn đề đặt ra từ thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn
hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia.....................................................................61
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...............................................................................64
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN
HÓATRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA.........65
3.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên
địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa........................................................65
3.1.1. Thống nhất quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
huyện ...............................................................................................................66
vi
3.1.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa phải bảo tồn và phát huy
được các giá trị di tích trên địa bàn huyện, phải đàm bảo tính trung thực, tính
nguyên gốc của các di tích ..............................................................................67
3.1.3. Quản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa phải bảo tồn và phát
huy được giá trị các di tích gắn với cộng đồng, vì cộng đồng........................67
3.1.4. Quản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa phải bảo tồn, phát
huy được các giá trị của các di tích gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.............................................................................................................68
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên
địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa........................................................69
3.2.1. Xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, giữ gìn và phát huy
giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện ...................................69
3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về di tích
lịch sử – văn hóa..............................................................................................70
3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di tích;
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa trên địa bàn
huyện ...............................................................................................................71
3.2.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý các di tích lịch sử – văn hóa
trên địa bàn huyện ...........................................................................................73
3.2.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ, gìn giữ, phát huy
giá trị di tích trên địa bàn huyện .....................................................................74
3.2.6. y mạnh công tác thi đua, khen thưởng tạo động lực nâng cao chất
lượng quản lý các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện......................75
3.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lỷ vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về các di tích lịch sử –
văn hóa trên địa bàn huyện..............................................................................76
vii
3.3. Kiến nghị..................................................................................................76
3.3.1. Với Trung ương và tỉnh Thanh Hóa......................................................76
3.3.2. Với y ban nhân dân huyện Tĩnh Gia ..................................................77
TIỂU ẾT CHƢƠNG 3 ...............................................................................79
KẾT LUẬN....................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ VH, TT&DL : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
BQL : Ban quản lý
CNH, H H : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DSVH : Di sản văn hóa
H ND : Hội đồng nhân dân
Sở VH - TT : Sở Văn hóa - Thông tin
UBND : y ban nhân dân
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2. Thống kê vốn ngân sách huyện cấp cho các dự án đầu tư liên quan
đến Di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia ...............................48
Bảng 2.3. Thống kê nguồn vốn xã hội hóa cho các dự án đầu tư liên quan đến
Di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia ......................................49
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di tích lịch sử - văn hóa là những tài sản vô giá của quốc gia, là di sản
văn hóa vật thể, mang trong mình rất nhiều giá trị vượt không gian và thời
gian. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử như chiến tranh, loạn lạc, động đất, lũ
lụt, hay thiên tai… nhiều công trình có giá trị lịch sử còn bị phá hoại, tàn phá
bởi bàn tay của con người. Do vậy, đòi hỏi phải có công tác quản lý nhà nước
đối với các di tích lịch sử - văn hóa. Trong quá trình hội nhập và phát triển ở
Việt Nam hiện nay cũng như trên thế giới thì đều chú ý khai thác thế mạnh
vốn có của mình để phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình khai thác giá trị của
các di tích lịch sử - văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội phải cần đến công
tác quản lý nhà nước về các di tích này. ảng và Nhà nước ta đã có chủ
trương, chính sách phát triển văn hóa, bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của
di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vì lợi ích chung của xã hội. Nghị quyết hội
nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương ảng (khóa VIII) về “Xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị
quyết ại hội lần thứ X của ảng là những quan điểm chỉ đạo và được quán
triệt trong chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 theo Quyết định số
581/Q -TTg ngày 06/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Coi trọng và gắn
văn hóa với phát triển, coi văn hóa là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển kinh
tế - xã hội bền vững. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là nền tảng để hun
đúc nên bản sắc văn hóa và hệ giá trị của văn hóa dân tộc, là một nguồn lực
để phát triển cả về kinh tế và văn hóa tinh thần.
Di tích lịch sử - văn hóa là một phần quan trọng của di sản văn hóa, là
tài sản quý của dân tộc, thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, kiến trúc
nghệ thuật qua từng thời kỳ của lịch sử. Di tích lịch sử - văn hóa chính là
những truyền đạt của thế hệ trước cho các thế hệ sau những tinh hoa văn hóa
2
của dân tộc có cả về tín ngưỡng, tâm linh. Do vậy, bảo tồn, phát huy giá trị di
tích lịch sử - văn hóa dân tộc không chỉ là nhiệm vụ riêng của những người
làm công tác văn hóa, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của
toàn xã hội, là trách nhiệm của mỗi người con đối với quê hương mình sinh
ra, đối với cả dân tộc.
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, iện
đại óa. Điều này sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho vấn đề quản lý
hệ thống di sản văn hóa của cả nước nói chung và huyện Tĩnh Gia nói
riêng. Mặc dù vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa luôn
được các cấp các ngành quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy
nhiên, trước thực trạng xã hội đang ngày càng phát triển không ngừng,
nhiều giá trị mới sẽ dần thay thế các giá trị xưa cũ đã đặt ra không ít khó
khăn cho vấn đề quản lý nhà nước về các di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn huyện Tĩnh Gia như: hiện tượng các di tích bị lấn chiếm bởi người dân
và các cơ sở kinh doanh, vi phạm diễn ra khá phổ biến, sử dụng diện tích
đất của các di tích để xây dựng các công trình với mục đích khác nhau.
ồng thời, thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn huyện còn có những bất cập và hạn chế trong việc bảo vệ, giữ gìn các
di tích. Việc tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ, phát huy những giá trị của các di tích
lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa nói riêng,
cả nước nói chung đang là một nhiệm vụ cấp bách của các cấp chính quyền
trong đó có hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
Vì vậy, học viên chọn đề tài: “ uản n nước về c c i t c c
s - v n óa tr n đ a n uyện n ia làm luận văn thạc sĩ chuyên
ngành quản lý công, mã số 60 34 04 03.
3
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa cũng như khai thác
tiềm năng của các di tích là vấn đề đã được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu nhiều dưới nhiều giác độ: lịch sử, chính trị, văn hóa, kiến trúc,
quản lý công…Trong luận văn này, học viên chỉ tổng quan một số công trình
khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài luận văn.
- Hoàng Vinh, Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
dân tộc, 1997. Nxb. Chính trị Quốc gia. Trên cơ sở những quan niệm di sản
văn hóa của quốc tế và Việt Nam, tác giả đưa ra một hệ thống lý luận về di
sản văn hóa.
- Tác giả Lê Văn Tuấn (2007), “nghiên cứu tiềm năng và định hướng
khai thác các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Trị phục vụ và phát triển
hoạt động du lịch”. Luận văn thạc sỹ ịa lý, ại học sư phạm Luận văn đã
phân tích tiềm năng các di tích lịch sử - văn hóa, và đưa ra định hướng khai
thác các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ hoạt động phát triển du lịch. Tuy
nhiên tác giả không chú trọng vai trò quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử -
văn hóa tỉnh Quảng Trị.
- Công trình luận văn thạc sỹ địa lý ại học sư phạm của tác giả Hoàng
Trọng Tuân (2008), “ ịnh hướng khai thác các di tích lịch sử phục vụ phát
triển du lịch ở Thừa Thiên Huế”. Tác giả đã xác định một số phương pháp
thích hợp trong nghiên cứu, đánh giá về hệ thống di tích lịch sử phục vụ phát
triển du lịch ở Thừa Thiên Huế, xác định những tồn tại và nguyên nhân trong
thực trạng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở
cho việc xây dựng định hướng khai thác giá trị du lịch của các di tích lịch sử,
tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến vai trò quản lý nhà nước đối với hệ thống di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
4
- Năm 2010, Viện khoa học Xã hội Việt Nam viện phát triển bền vững
vùng Trung bộ xuất bản công trình Dư địa chí huyện Tĩnh gia, đồng biên soạn
PGS.TS Nguyễn Văn Nhật, PSG.TS Võ im Cương, TS. Nguyễn Ngọc Mão,
TS. Hà Mạnh Khoa. Công trình giới thiệu rất về vùng đất huyện Tĩnh Gia từ
thời cận đại đến thời đại hiện nay.
- ề án: “Tăng cường công tác quản lý nhà nước và phát huy giá trị di
tích lịch sử -văn hóa, cách mạng, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện
Tĩnh Gia giai đoạn 2016 -2020” ( y ban nhân dân huyện Tĩnh Gia tháng
12/2015).
- Ngày 28/12/2016 Tạp chí công nghiệp và tiêu dùng đăng bài huyện
Tĩnh Gia: “Phát huy giá trị các di tích và danh thắng gắn với phát triển du lịch
bền vững của tác giả inh t có một cái nhìn rất tổng quát về di tích lịch sử -
văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia”.
Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến di sản văn hóa, di tích
lịch sử – văn hóa dưới nhiều giác độ: lịch sử, văn hóa, kinh tế ở một số địa b
phương. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu ở giác độ
khoa học quản lý công về di tích lịch sử – văn hóa trên một địa bàn cụ thể như
trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. ể thực hiện luận văn, tác đã
nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học đã được công bố có liên quan.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực tiễn để
đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch
sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm các nhiệm vụ sau:
5
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa quốc gia.
-Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên
địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- ề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
ối tượng nghiên cứu trong luận văn là hoạt động Quản lý nhà nước về
di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trong luận văn bao gồm:
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử -
văn hóa trên địa bàn một huyện.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: huyện Tĩnh Gia.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: số liệu từ năm 2010 đến 2015. Thực
hiện theo nghị quyết về “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các di
tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn
2010 đến 2015” của y ban nhân dân huyện Tĩnh Gia (tháng 2/2010
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ
trương của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Văn hóa, di sản văn
hóa.
6
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài sử
dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, thu thập các nguồn tư liệu, các nghiên cứu về
công tác quản lý, bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống của các
địa phương trong nước và huyện Tĩnh Gia.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng hình thức phiếu điều tra và
phương pháp thực địa, phỏng vấn nhanh trực tiếp các đối tượng tham gia vào
hoạt động lễ hội, các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề quản lý lễ hội trên
địa bàn huyện.
- Phương pháp đối sánh: so sánh, đánh giá những hoạt động liên quan
đến việc quản lý lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Tĩnh Gia với
các địa phương khác trong cả nước… nhằm đúc kết kinh nghiệm cho việc
thực hiện đề tài nghiên cứu.
Bên cạnh đó đề tài còn được thực hiện bằng việc sử dụng các phương
pháp nghiên cứu liên quan khác như: Phương pháp thống kê; phương pháp
phân tích, tổng hợp; phương pháp diễn dịch, quy nạp…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch
sử - văn hóa.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà
nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
7
7. Kết c u của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội
dung chính của luận văn bao gồm 3 Chương:
- C ương 1: Cơ sở khoa học quản n nước về di tích l ch s - v n
hóa.
- C ương 2: ực trạng quản n nước về di tích l ch s - v n óa
tr n đ a bàn huyện n ia, tỉnh Thanh Hóa.
- C ương 3: P ương ướng và giải p p t ng cường quản n nước
về di tích l ch s - v n óa tr n đ a bàn huyện n ia, tỉnh Thanh Hóa.
8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Di sản văn hóa Việt Nam
- Di sản v n óa Việt Nam
Là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam bao gồm di sản
văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản ph m tinh thần, vật chất
có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác ở Việt Nam.
- Di sản v n óa vật thể
Là sản ph m vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Di sản văn hóa phi vật thể
Là các sản ph m tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được
lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết và được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.
1.1.2. Di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách
quan, trong đó có chứa đụng các điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân
con người trong lịch sử sáng tạo ra. Di tích lịch sử - văn hóa là những dấu
tích, dấu vết hoạt động của con người trong quá khứ, di tích là những gì còn
lại so với thời gian, những thông tin trực tiếp từ di tích lịch sử - văn hóa quốc
gia và sử liệu từ các di vật có trong di tích góp phần nghiên cứu lịch sử, văn
hóa của dân tộc Việt Nam. Chúng ta có thể nhận biết kiến trúc của các di tích
lịch sử - văn hóa trải qua các thời đại thông qua các dấu tích, di vật còn sót
9
lại. Ví dụ, chúng ta có thể biết được kiến trúc các ngôi đình làng đa dạng ở
khu vực đồng bằng sông Hồng thay đổi qua các thời kỳ, dựa vào dấu tích còn
lại của kiến trúc đình làng người ta có thể suy ra niên đại của các ngôi đình,
chẳng hạn như những ngôi đình có niên đại trước sớm hơn thường có ván sàn
đình những ngôi đình có niên đại sau muộn hơn thường không có ván sàn
đình. Di vật được bảo lưu ở các di tích, là nguồn sử liệu trực tiếp mang lại
nhiều thông tin thú vị cho các nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau như
tôn giáo, địa lý, lịch sử, thông qua di vật ở di tích như quả chuông được đúc
năm nào hay nội dung văn bia có thể suy ra niên đại khởi dựng hoặc trùng tu
lại ngôi chùa, xem qua tượng thờ, nghệ thuật chạm khắc thông tin cho chúng
ta biết được sự xuất hiện của tín ngưỡng dân gian khác nhau qua các thời kỳ.
Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia là một bộ phận quan trọng của di sản
văn hóa dân tộc, là nguồn sử liệu trực tiếp cho ta những thông tin quan trọng
để khôi phục những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Thuộc di sản văn hóa vật thể, là sản ph m vật chất có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, di tích lịch sử- văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm
và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học.
Di tích là dấu tích, công trình xây dựng, là bằng chứng của sự tiến hóa
hay biến cố về lịch sử, có ý nghĩa về văn hóa; di tích là cổ vật bất động sản, là
di sản văn hóa vật thể. Di tích lịch sử - văn hóa nói chung do nhân dân tạo ra,
là kết quả của hoạt động sáng tạo văn hóa bao gồm cả vật chất và tinh thần,
một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. Tiềm n trong mỗi di tích
lịch sử - văn hóa quốc gia có những giá trị cao, cả về mặt văn hóa và về mặt
kinh tế, những yếu tố hấp dẫn rất lớn không thể thiếu để góp phần vào việc
giữ gìn bản sắc độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam.
10
Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu
biểu của quốc gia hoặc địa phương.
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của các
anh hùng dân tộc, doanh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự
phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử.
- ịa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu.
- Công tình kiến trúc nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc
đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn
phát triển kiến trúc nghệ thuật.
Di tích lịch sử - văn hóa là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan
trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, doanh nhân, nhà hoạt động
chính trị, văn hóa nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối
với tiến trình lịch sử của dân tộc.
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến
trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm có giá trị tiêu biểu trong các giai
đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam.
- ịa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển
văn hóa khảo cổ.
- Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên
nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, và hệ
sinh thái dặc thù.
Di tích lịch sử - văn hóa được phân loại như sau:
- Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
- Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
11
- Di tích lịch sử văn hóa cấp huyện
- Di tích lịch sử văn hóa cấp xã
1.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
- “Quản lý” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ “sự tác động có kế hoạch,
sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra của các chủ thể
quản lý (cá nhân hay tổ chức) đối với các quá trình xã hội và hoạt động của
con người, để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra
của tổ chức và đúng ý chí của nhà quản lý, với chi phí thấp nhất.
Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập
thể, là sự tác động của chủ thể quản lý vào khách thể nhằm thực hiện các mục
tiêu chung của tổ chức, quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng không thể
thiếu trong đời sống xã hội, xã hội phát triển càng cao thì vai trò của quản lý
càng lớn và nội dung càng phức tạp.
- “Quản lý nhà nước” là thuật ngữ chỉ sự tác động của các chủ thể mang
tính quyền lực nhà nước, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm
thực hiện những chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các
quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước.
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động khách
quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý
diễn ra ở mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp.
Trình độ xã hội hóa càng cao thì yêu cầu quản lý và vai trò của quản lý ngày
càng tăng lên. Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang
tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của con
người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ
máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người,
duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
12
Quản lý nhà nước về văn hóa là thông qua những giải pháp về pháp luật,
thể chế, chính sách, kế hoạch… của nhà nước để quản lý các giá trị vật chất và
tinh thần, quản lý những hoạt động văn hóa theo đúng đường lối chủ trương
của ảng đồng thời đảm bảo quyền tự do dân chủ trong hoạt động và sáng tạo
văn hóa, xác lập vai trò, vị trí của văn hóa trong sự phát triển của dân tộc.
Quản n nước về di tích l ch s - v n óa sự t c động có đ nh
ướng tr n cơ sở quyền n p p c a ệ t ống cơ quan n c n n
nước tới n vi, oạt động c a c n n o c t c c trong n vực v n óa
n c ti u bảo vệ, giữ gìn di sản, các di tích l ch s - v n óa v c o
giá tr các di sản, di tích l ch s - v n óa được phát huy theo chiều ướng
tích cực p c v p t triển in t – ội, đ p ng n u c u về vật c ất v
tin t n c a n n n.
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa
1.2.1. Xuất phát từ vai trò, giá trị của di tích lịch sử - văn hóa
Nước Việt Nam trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước,
những trang sử hào hùng của dân tộc được ghi lại qua nhiều loại hình sử liệu
khác nhau: di tích - di vật, hình ảnh, chữ viết, ngôn ngữ truyền miệng. Trong số
những nguồn sử liệu ấy thì di tích lịch sử - văn hóa đóng vai trò như một nguồn
sử liệu vật chất quan trọng nhất. Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia cho chúng ta
những thông tin trực tiếp về hoạt động của con người trong quá khứ và giúp cho
các nhà nghiên cứu lịch sử có những bằng chúng cụ thể để khẳng định sự có mặt
của cộng đồng dân cư đã sống và tồn tại trên mảnh đất này.
Ngày nay có nhiều di tích đã và đang được bảo vệ, giữ gìn và phát huy
giá trị đúng mức nhưng cũng có không ít những di tích lịch sử - văn hóa quốc
gia như bị bỏ quên, đang xuống cấp hoặc đang bị xâm hại nghiêm trọng và đã
bị khai thác sử dụng quá mức. Chúng ta cần quan tâm, chú ý hành động chung
tay góp sức bảo vệ, gìn giữ những tài sản vô giá mà cha ông chúng ta đã để lại
13
qua nhiều thế kỷ.
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử - văn hóa
được chia thành: Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu
của địa phương, do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di
tích Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc
gia do Bộ trưởng ộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích
cấp quốc gia; Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị
đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng
di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt.
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời với những trang sử chói
lọi trong cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước, giành độc lập dân tộc. Trong
suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, các thế hệ trước đã để lại cho
chúng ta kho tàng di sản văn hóa vô cùng quý giá, được lưu giữ lại ở các di
tích lịch sử - văn hóa với nhiều giá trị. Việc bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử
- văn hóa quốc gia để lưu truyền lại cho muôn đời sau là một việc quan trọng
và cần thiết. Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã xác định: “ ảo
tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt của Chiến lược
phát triển văn hóa”.
1.2.2. Thách thức của cơ ch thị trư ng và quá tr nh h i nhập
Nước ta một nước đang phát triển, lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá
nặng nề, nên sau khi giành được độc lập, thống nhất đất nước, ưu tiên hàng
đầu của Nhà nước và nhân dân là phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Tuy
nhiên, tập trung phát triển kinh tế trong khi chưa xây dựng hoàn thành hành
lang pháp lý về bảo vệ di sản văn hóa đồng thời ý thức chấp hành pháp luật và
nhận thức cộng đồng về bảo tồn di sản văn hóa trong phát triển chưa đầy đủ
rất dễ dẫn đến tình trạng phát triển không bền vững. Hơn nữa di sản văn hóa
vật thể của Việt Nam phần lớn làm bằng chất liệu hữu cơ, lại bị thiên tai và
14
địch họa tàn phá, sự tác động của phát triển dân số, kinh tế, do nhu cầu khai
thác, xây dựng và sản xuất ngày càng tăng. ó là những nguy cơ hiện hữu
đ y di sản văn hóa đến với những cơ hội và thách thức lớn lao. Những sức ép
do sự tác động tiêu cực của sự phát triển cộng với sự xuống cấp hàng loạt của
di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, nhận thức chung của cộng
đồng về bảo vệ di sản, di tích vẫn còn bị hạn chế so với nhu cầu phát triển
kinh tế phục vụ đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, di sản, di tích lịch sử - văn
hóa của nước ta đã và đang chịu tác động ngày càng nhanh chóng của sự biến
đổi môi trường tự nhiên và xã hội.
Giai đoạn hiện nay, những thách thức đối với quản lý nhà nước về di sản
văn hóa nói chung và di tích lịch sử - văn hóa quốc gia nói riêng chủ yếu gồm:
Một là, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa tạo cơ hội để chúng ta
tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, tuy nhiên cũng nảy sinh những nguy
cơ về sự thay đổi quan niệm sống, lối sống khác thâm nhập tác động tiêu cực
đến giá trị văn hóa truyền thống;
Hai là, đặc tính thương mại trong văn hóa nếu không được kiểm soát chặt
chẽ dễ bị chi phối bởi yếu tố thị trường, làm thay đổi chức năng của văn hóa;
a là, hoạt động quản lý văn hóa nói chung chưa gắn kết với thực tiễn
trên mọi phương diện do trình độ quản lý còn lạc hậu, yếu kém;
ốn là, khoảng cách đời sống văn hóa ở các vùng miền còn cách xa nhau;
Năm là, dữ liệu cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách làm căn cứ
để đưa ra những quyết sách đúng đắn vì những số liệu liên quan để đánh giá
cần phải điều tra xã hội học, mất nhiều thời gian và chi phí.
Muốn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo giữ gìn, phát
huy những nhân tố tích cực của văn hóa truyền thống thấm sâu vào lĩnh vực
kinh tế, kinh doanh, để kinh tế - xã hội có những bước phát triển bền vững thì
15
quản lý nhà nước cần phải có những chính sách và giải pháp đúng đắn cùng
với sự nỗ lực chung của toàn xã hội.
1. . . Từ thực trạng của quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
- Những thành tựu đạt được từ thực trạng của quản lý nhà nước
Nhiều di tích lịch sử - văn hóa bị các yếu tố tự nhiên và xã hội tàn phá
nhưng với truyền thống văn hóa dân tộc, trên nền móng cũ của nhiều công
trình như những ngôi đình thờ thành hoàng làng, ngôi chùa thờ được phục
dựng.
ền thờ những người có công với dân với nước được phục hồi để bảo
tồn giữ gìn và phát huy các giá trị tinh thần truyền thống văn hóa của dân tộc
xu thế toàn cầu hóa kinh tế là tất yếu, trong tiến trình phát triển mạnh mẽ và
đầy biến động, nhiều giá trị mới sinh ra cùng với sự mất đi của một số giá trị
truyền thống, vì vậy cần phải tăng quản lý nhà nước để bảo tồn các giá trị
truyền thống và phát hiện, giữ gìn các giá trị mới.
Tăng cường hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cập
nhật cùng với sự phát triển chung của thế giới vì lợi ích, sự phát triển của
quốc gia, dân tộc, phát huy hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn và tăng cường
hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy để quản lý bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá
trị các di tích lịch sử - văn hóa.
Việc bảo tồn được các di tích lịch sử – văn hóa tại địa phương cũng
góp phần đáng kể vào quá trình phát triển du lịch, mang lại nhiều nguồn lợi
kinh tế cho địa phương.
- ên cạnh những thành tựu thì cũng có rất nhiều những hạn chế:
Thứ nhất là, do quá trình hội nhập kinh tế, những giá trị mới dần thay
thế những giá trị xưa cũ, vấn đề này đặt ra nhiều thách thức trong công tác
quản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa, như việc trang phục cuả
khách tham quan đến các di tích, việc tham quan các di tích còn gắn với các
16
hoạt động mê tín dị đoan, việc công đức tại các di tích làm mục đích thương
mại hay quảng cáo… đòi hỏi nếu không tăng cường quản lý nhà nước về di
tích lịch sử - văn hóa từ việc đầu tư bảo tồn, xây dựng một hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật đủ mạnh, có hiệu lực trong thực tiễn thì các di tích sẽ khó
gìn giữ được cho thế hệ tương lai của chúng ta.
Thứ hai là, những hạn chế đội ngũ cán bộ quản lý số lượng và chất
lượng không song hành, những cán bộ có chuyên môn về đúng chuyên ngành
bảo tồn di tích còn khiêm tốn, mà đa phần có thể có các cán bộ học kinh tế,
thương mại hay nông nghiệp. hiện lại đang làm công tác bảo tồn di tích
Thứ ba là, do sự thiếu đồng bộ, thiếu ý thức và thiếu sự quan tâm đến
việc bảo tồn di sản, di tích của một số ngành chức năng, địa phương không
tuân thủ các quy định của Nhà nước trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng,
dịch vụ, phát triển cơ sở sản xuất như: cầu đường, bến cảng, khai thác khoáng
sản, nuôi trồng thủy sản không chú ý đến việc bảo tồn di sản, di tích trong khu
vực triển khai dự án; việc phát triển nhanh các đô thị, xây dựng nhà cao tầng
vô hình chung đã làm cho di sản, di tích bị mất không gian truyền thống,
nhiều di tích còn bị các công trình mới chèn lấn, có nguy cơ bị mai một. Các
công trình cấp thoát nước và xử lý rác thải, khói bụi gây ô nhiễm môi trường
xung quanh khu vực di sản, di tích.
Thứ tư là, đô thị hóa nông thôn, phát triển du lịch trong khi chưa có đủ
cơ sở hạ tầng, chưa có những công cụ pháp lý hữu hiệu để điều chỉnh các
hành vi liên quan dẫn đến tình trạng quá tải, tập trung quá đông người trong
mùa lễ hội tại di tích, cơ sở dịch vụ, nhà hàng lấn át gây bất lợi cho di tích.
Thứ năm là, nguồn kinh phí, bất kỳ vấn đề gì liên quan đến bảo tồn hay
trùng tu các di tích trong quản lý nhà nước tại địa phương thì mối quan tâm
lớn luôn là nguồn kinh phí, hiện nay ngoài ngân sách nhà nước thì nguồn vốn
xã hội hóa là nguồn vốn chính để duy trì hoạt động cũng như trùng tu tại các
17
di tích, tuy vậy việc huy động nguồn vốn này từ các doanh nghiệp hay nhân
dân là vấn đề khó nếu không có sự hướng dẫn của quản lý nhà nước tại địa
phương.
Do sự thiếu đồng bộ, thiếu ý thức và thiếu sự quan tâm đến việc bảo
tồn di sản, di tích của một số ngành chức năng, địa phương không tuân thủ
các quy định của Nhà nước trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ,
phát triển cơ sở sản xuất như: cầu đường, bến cảng, khai thác khoáng sản,
nuôi trồng thủy sản không chú ý đến việc bảo tồn di sản, di tích trong khu vực
triển khai dự án; việc phát triển nhanh các đô thị, xây dựng nhà cao tầng vô
hình chung đã làm cho di sản, di tích bị mất không gian truyền thống, nhiều di
tích còn bị các công trình mới chèn lấn, có nguy cơ bị mai một. Các công
trình cấp thoát nước và xử lý rác thải, khói bụi gây ô nhiễm môi trường xung
quanh khu vực di sản, di tích.
1. .4. ăng lực của đ i ng cán quản lý
- Trong quá trình xây dựng và phát triển nhiều năm qua, việc đ y mạnh
công tác quản lý văn hóa cả về chiều rộng và chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực
đã được chú trọng, tạo không ít thành quả. Tuy nhiên, có thể thấy chất lượng,
số lượng, quy mô, phương thức... của công tác quản lý văn hóa chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển, chưa theo kịp thực tiễn hoạt động văn hóa và đang
đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết một cách thấu đáo.
- Hiện nay đa phần số cán bộ làm quản lý văn hóa tại các địa phương
làm công tác về văn hóa nhưng hầu hết lại không có chuyên môn về văn hóa,
nghiệp vụ chính của họ là làm công tác quản lý, điều này cũng đặt ra nhiều
vấn đề cho công tác quản lý các di tích lịch sử – văn hóa tại các địa phương.
- Hiện nay, tuy chúng ta đang tiến hành quản lý văn hóa trong cơ chế
kinh tế thị trường, nhưng dấu ấn của cơ chế bao cấp vẫn còn khá sâu đậm,
khiến cho nhiều cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức văn hóa vẫn trông
18
chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa chưa phát huy hiệu quả cao.
Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa
theo kịp sự phát triển của thực tiễn. Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy nhân
sự ngành văn hóa, thể thao và du lịch còn nhiều lúng túng. Trong khi quản lý
văn hóa là một công việc rất phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi cả về kiến thức, kỹ
năng lẫn tinh thần trách nhiệm, thì đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là cấp cơ sở,
còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu công
tác
Tựu chung lại, năng lực nguồn nhân lực quản lý văn hóa vẫn còn nhiều
hạn chế... dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng của công tác quản lý nhà nước về
văn hóa.
1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử – văn h a
1. .1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chi n lược, quy hoạch, k hoạch phát
triển, ảo vệ và phát huy các di tích lịch sử – văn hóa
ế hoạch, chiến lược bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử – văn hóa
có ý nghĩa trong ngành di sản văn hoá góp phần thực hiện tốt các mục tiêu lớn
về văn hoá của một quốc gia, dân tộc.
Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế về sự phong phú các di tích lịch sử –
văn hóa của đất nước; nhà nước phải xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và chính sách phát triển lễ hội. ây là một trong những nội dung quan
trọng của quản lý nhà nước và có tính quyết định đối với sự phát triển các di
tích. Nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu
quả, tạo dư luận xấu... Các chính sách, chiến lược hợp lý được đưa ra thì góp
phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội cổ truyền. Vì
thế, phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và công khai kịp thời các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển di sản văn hóa phi vật thể
19
của địa phương, đặc biệt là các di tích lịch sử – văn hóa. Các mục tiêu, chỉ
tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các di tích phải phù hợp
với chiến lược, quy hoạch phát triển chung và phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương. Cần có kế hoạch tổng thể về
các di tích đang bị mai một để có phương án khôi phục; Xây dựng chiến lược
về nguồn nhân lực lâu dài để để đáp ứng cho nhu cầu từng giai đoạn và của
từng địa phương.
1.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn ản quy định pháp luật về
các di tích lịch sử – văn hóa
Trên cơ sở chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du
lịch, Nhà nước phải cụ thể hóa bằng các các văn bản quy phạm pháp luật tạo
môi trường, hành lang pháp lý cho hoạt động của các di tích lịch sử – văn
hóa; tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật đó. Các
văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải được nghiên cứu kỹ lưỡng,
phù hợp tình hình thực tiễn, có tính khả thi cao, giảm tối đa sự trùng lặp, gây
khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động của các di tích. Việc xây dựng thể
chế, chính sách về hoạt động bảo tồn và phát triển các di tích ngày càng hoàn
thiện hơn sẽ giúp việc quản lý nhà nước trong hoạt động này thuận lợi hơn.
1.3.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt đ ng bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di
tích lịch sử – văn hóa; tuyên truyền, phổ bi n, giáo dục pháp luật về di tích
lịch sử – văn hóa
ể tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di
tích lịch sử – văn hóa cần phải tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về các di sản
văn hóa nói chung, di tích lịch sử – văn hóa nói riêng. Trong phân công thực
hiện các nhánh quyền lực nhà nước, Chính phủ được phân công thực hiện
quyền hành pháp. Trọng tâm quyền hành pháp của Chính phủ - với vị trí pháp
lý là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất - Chính phủ thống nhất quản lý
20
nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong quản lý nhà nước
về di tích văn hóa pháp luật về di sản văn hóa quy định trách nhiệm cụ thể của
các chủ thể như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
- ộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cụ thể như: trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định: quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, tổ
chức và hướng dẫn thực hiện sau khi được phê duyệt; thành lập bảo tàng quốc
gia, bảo tàng chuyên ngành; xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di
tích quốc gia đặc biệt; đề nghị tổ chức Giáo dục, hoa học và Văn hóa của
Liên hợp quốc (UNESCO công nhận di sản văn hóa và thiên nhiên tiêu biểu
của Việt Nam là di sản thế giới; phương án xử lý tài sản là di sản văn hóa vật
thể bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia trừ trường hợp luật có quy định khác; cấp phép đưa bảo vật quốc
gia ra nước ngoài. Quyết định theo th m quyền: về việc xếp hạng di tích quốc
gia, bảo tàng hạng I; điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia, giao
di vật, cố vật, bảo vật quốc gia cho bảo tàng nhà nước có chức năng theo quy
định của pháp luật; phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di
tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt; phê duyệt hoặc thỏa thuận việc xây
dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích
quốc gia đặc biệt; th m định quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di
tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; dự án cải tạo, xây dựng các công trình
năm ngoài khu bảo vệ di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt xét thấy có
khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích theo quy định của pháp luật; cấp phép
thăm do, khai quật khảo cổ; đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài, làm bản sao di
vật, cổ vật và bảo vật quốc gia thuộc các bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên
ngành; quản lý việc cấp phép cho người Việt Nam định cư ở ngước ngoài, tổ
21
chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở
Việt Nam hướng dẫn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ
hội truyền thống, tín ngưỡng gắn bởi các di tích và nhân vật lịch sử; chủ trì,
phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan huy động, quản lý, sử dụng các
nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; công nhận, trao tặng
danh hiệu vinh dự đối với các nghệ nhân có công gìn giữ, trình diễn, truyền
dạy di sản văn hóa phi vật thể.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm
quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ. Chính phủ
quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ trong việc phối hợp với ộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực
hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
- y ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của
mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo
phân cấp của Chính phủ. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ trình
ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể như: tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy
động, quản lý, sử dụng các nguồn lực đế bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa tại địa phương sau khi được phê duyệt; hướng dẫn và tổ chức thực hiện
các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thuộc địa phương quản lý sau
khi được phê duyệt; tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ
sơ di sản văn hóa phi vật thể thuộc địa bàn tỉnh; hướng dẫn thủ tục và cấp
phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh cho tổ
chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức
thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và
danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn tỉnh; th m định dự án cải tạo, xây dụng
các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh
hướng đến cảnh quan, môi trường của di tích; tổ chức việc thu nhận, bảo quản
22
các di vật, cô vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở
địa phương theo quy định của pháp luật; đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ
vạt, bảo vật quốc gia trong phạm vi tỉnh; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ
vật bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân; quản lý,
hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ
hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử tại địa phương,
ủy ban nhân dân các cấp hoặc cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao
và du lịch ở địa phương có trách nhiệm bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa quốc
gia khi phát hiện di tích bị lấn chiếm, hư hại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải
kịp thời có biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên
trực tiếp. Phòng Văn hóa Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân
dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện
thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa trong phạm vi địa bàn huyện; ủy
ban nhân dân cấp xã xây dụng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hóa,
tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn
hóa ở địa phương.
Mặt khác, công tác bảo tồn và phát triển các di văn hóa nó chung, di
tích tích lịch sử – văn hóa nói riêng cần được chung tay thực hiện giữa Nhà
nước cùng với cộng đồng. huyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia công
tác xã hội hóa trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di tích.
Thống kê, rà soát, nhận diện và phân loại các di tích hiện có, trên cơ sở đó
tiến hành quy hoạch nhằm quản lý và có kế hoạch bảo tồn, phục hồi và phát
triển. ảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, coi trọng
tính đặc thù, độc đáo của mỗi loại hình di tích ở địa phương, đồng thời, loại
bỏ dần các yếu tố lạc hậu; khai thác những kinh nghiệm, các tập tục cổ truyền
tốt đẹp, kiến thức về tổ chức lễ hội còn tiềm n trong dân gian, góp phần giữ
gìn và phát huy giá trị văn hóa của các di tích. Xây dựng thêm các tiêu chí
23
văn hóa trên nền truyền thống, phù hợp đặc điểm văn hóa dân tộc, xu hướng
phát triển và nhịp sống văn hoá của thời đại, làm cho các di tích có thêm sức
sống mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
ản thân chính sách, pháp luật đối với nền văn hóa của một đất nước
nói chung và trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có các di tích
lịch sử – văn hóa nói riêng mới chỉ là những quy định của Nhà nước, là ý chí
của Nhà nước bắt mọi chủ thể khác (trong đó có chính bản thân nhà nước
phải thực hiện. Vì vậy, để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống, để các
thông tin chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát triển các di
tích đến với được với mọi người, Nhà nước phải tổ chức tuyên truyền, phổ
biến chính sách, pháp luật về các di tích cho cán bộ, công nhân viên chức và
nhân dân trên địa bàn giúp họ nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động đúng
trong hoạt động thực tiễn; đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách, pháp luật
về các di tích lịch sử – văn hóa một cách nghiêm túc.
1.3.4. Tổ chức, quản lý hoạt đ ng nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng
cán b chuyên môn về quản lý văn hóa- xã h i
Các cơ quan quản lý nhà nước có th m quyền cần khuyến khích và tạo
điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo
quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể nhằm giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hoá của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.
Do đó, cần tạo điều kiện và khuyến khích đ y mạnh việc nghiên cứu
khoa học về bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử – văn hóa. ởi các cuộc
hội thảo, nghiên cứu khoa học sẽ giúp tìm ra giải pháp để giải quyết những
vấn đề quản lý lễ hội, bảo tồn các di tích… đang đặt ra và xã hội rất quan tâm.
Cần quan tâm hơn nữa về nguồn nhân lực. Cũng như trong các lĩnh
vực, ngành nghề khác, chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn,
24
tôn tạo các d tích, quản lý các lễ hội cũng ảnh hưởng quyết định đến sự phát
triển của lĩnh vực này. Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong vai trò quản
lý, quyết định sự thành công hay thất bại. Do vậy, Cần có kế hoạch, phương
án, chiến lược trong việc đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng để
phục vụ cho bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử,
kiến trúc phục vụ phát triển kinh - xã hội của các di tích lịch sử - văn hóa.
1. .5. Huy đ ng, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá
trị của di tích lịch sử – văn hóa
Hoạt động của các di tích lịch sử – văn hóa chiếm một phần rất lớn
nguồn kinh phí. Do đó, để có nguồn vốn cho mục đích bảo tồn và phát triển
các di tích, nhất là các di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, cần được tổ
chức, huy động từ các nguồn khác nhau.
Nguồn tài chính để bảo tồn và triển các di tích bao gồm: Từ ngân sách
nhà nước; Các khoản thu từ hoạt động tổ chức lễ hội; Tài trợ và đóng góp của
tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài; Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc
được giao quản lý, sử dụng di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp
luật; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho việc bảo tồn và phát
triển các di tích.
y mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động ở các di tích nhằm tăng
cường sự tham gia một cách chủ động, sáng tạo của đông đảo nhân dân theo
sự hướng dẫn, quản lý chung của cơ quan chức năng; huy động nguồn lực của
toàn dân và du khách thập phương, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.
1. .6. Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong việc ảo vệ và phát
triển các giá trị lịch sử - văn hóa của di tích lịch sử – văn hóa
hen thưởng là hoạt động khuyến khích cho tất cả mọi người cho hành
động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích; các tổ chức, cá nhân có thành tích
trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích được khen thưởng theo quy
25
định của pháp luật. Bên cạnh các quy định của Nhà nước về thi đua- khen
thưởng, các địa phương cần có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các hoạt
động bảo tồn và phát triển các di tích ở địa phương như: các tập thể, tổ chức,
cá nhân làm tốt công tác quản lý, tổ chức lễ hội; những tập thể, cá nhân có
công trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị của các di tích lịch sử – văn
hóa.
Trái lại, phải thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, xử lý nghiêm minh
các trường hợp lợi dụng các di tích để trục lợi, coi các di tích là một thương
ph m để mưu cầu lợi nhuận nên tập trung khai thác giá trị kinh tế, thương mại
hóa hoạt động dịch vụ phục vụ lễ hội, đặc biệt những biến tướng như mê tín
dị đoan, chùa giả, hòm công đức tràn lan, lợi dụng lễ hội để quảng bá dưới
hình thức đóng góp kinh phí tài trợ (các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân… .
1.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quy t khi u nại tố
cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tổ chức ở di tích lịch sử – văn hóa
Cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động ở các
di tích lịch sử – văn hóa để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành
vi tiêu cực có thể xảy ra như: chấn chỉnh các hành vi tiêu cực, phi văn hóa,
hoạt động mê tín dị đoan, tình trạng lộn xộn tại các khu dịch vụ ở các di tích,
góp phần làm lành mạnh hóa các lễ hội, đưa hoạt động ở các di tích ngày càng
đi vào nề nếp.
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo để
theo dõi, đôn đốc các đơn vị quản lý di tích lịch sử - văn hóa, quản lý lễ hội
khắc phục các thiếu sót, ngăn ngừa, hạn chế phát sinh trong quá trình quản lý
lễ hội truyền thống trên địa bàn.
Thanh tra nhà nước về văn hóa thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành về hoạt động ở các di tích, có nhiệm vụ: Thanh tra, kiểm tra, rà soát các
thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức ở các di tích lịch sử – văn hóa và các
26
quy định báo cáo tổ chức các di tích; Thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá- địa điểm tổ chức
các lễ hội truyền thống; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo th m quyền đối
với các hành vi vi phạm pháp luật về tổ chức ở các di tích. Tiếp nhận và kiến
nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác tổ chức ở các di tích lịch sử
– văn hóa…
ên cạnh đó, cần phải thường xuyên nhắc nhở, phát hiện và có biện
pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh và triệt để các sai phạm và hành vi tiêu cực,
chú trọng công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các vấn
đề phát sinh và có phương án xử lý kịp thời ở các di tích.
1.4. inh nghiệm quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn h a ở một số
địa phƣơng khác
1.4.1. inh nghiệm quản nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa của m t số
1.4.1.1. Huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hóa
Phòng văn hóa và thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân
dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà
nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và các dịch vụ công
thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn
huyện. Nhiệm vụ và quyền hạn trình ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết
định, chỉ thị, kế hoạch dài han 5 năm và hàng năm. Phòng văn hóa thông tin
có 1 trưởng phòng và 3 phó trưởng phòng. Biên chế hành chính của phòng
văn hóa và thông tin do y ban nhân dân huyện quyết định trong tổng biên
chế hành chính của huyện được y ban nhân dân tỉnh giao. Về vị trí địa lý
cũng có chút tương đồng với huyện Tĩnh Gia, là một vùng đồng bằng ven
biển, lại cùng trong một tỉnh. Hiện nay, theo số liệu thống kê năm 2016 của
phòng văn hóa thông tin thì huyện Hậu Lộc có 3 di tích lịch sử văn hóa được
xếp hạng cấp quốc gia: di tích đền, lăng bà triệu, di tích đình làng Phú iền
27
(xã Triệu Lộc), di tích Chùa Sung nghiêm diên thánh (xã Văn Lộc) và có 2 lễ
hội lớn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận bảo tồn di sản văn
hóa phi vật thể, ngoài ra còn có 21 di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử -
văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về các
di tích lịch sử - văn hóa những năm gần đây luôn được quan tâm và đầu tư
xứng đáng từ cấp chính quyền huyện. ồng thời tích cực tuyên truyền, hướng
dẫn, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa.
Huyện Hậu Lộc đã có quy hoạch tổng thể các lễ hội từ 2015 đến 2020, bố trí
kinh phí ngân sách huyện hằng năm để thực hiện quy hoạch, có nhiều lễ hội
được phục dựng. Lễ hội luôn được các cấp chính quyền địa phương chu n bị
chu đáo, thành lập ban tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho lực lượng
tham gia, xây dựng nội quy ở nơi thờ tự, nghiên cứu khảo sát kỹ trước khi tổ
chức, đảm bảo nghi lễ truyền thống. Tổ chức thành công lễ hội cầu ngư làng
Diêm Phố (xã Ngư Lộc), đây là lễ hội mang sắc thái nghề nghiệp biển và tâm
linh của người dân biển. Việc quản lý tốt các di tích và tổ chức thành công
các lễ hội đã thu hút một lượng lớn các du khách và đông đảo quần chúng đến
tham quan và tham gia tích cực. Thông qua hoạt động các lễ hội, các di tích
lịch sử văn hóa quốc gia được bảo vệ và giữ gìn, và khai thác có hiệu quả tạo
nguồn thu cho ngân sách.
1.4.1.2. Huyện Quỳn Lưu, tỉnh Nghệ An
Cũng giống như huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thì huyện Quỳnh Lưu
cũng là một huyện vùng đồng bằng ven biển, xen lẫn địa hình đồi núi. iều
kiện tự nhiên rất phong phú và đa dạng. ồng thời cùng có tuyến đường quốc
lộ 1a ngang qua. Phòng văn hóa thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc y
ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm tham mưu, giúp y ban nhân dân cấp
huyện quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch. Phòng có 1
trưởng phòng và 1 phó trưởng phòng, và có 3 chuyên viên. Theo thống kê năm
28
2016 của phòng văn hóa huyện thì trên địa bàn huyện có 20 di tích lịch sử - văn
hóa được công nhận (trong đó có 11 di tích cấp quốc gia và 9 di tích cấp tỉnh).
ịa phương đã tổ chức tốt một số lễ hội gây tiếng vang trong cả nước. Theo
báo cáo của phòng văn hóa huyện, thì con số khách tham quan hằng năm của
cả huyện từ năm 2014 đến nay thì trung bình có 15 vạn khách hằng năm, và
các năm sau đều tăng dần so với năm trước. Tuy đây là con số đã tính cả khách
tham quan du lịch biển ở Quỳnh Lưu, nhưng cũng có một đóng góp không nhỏ
của du lịch tâm linh tại các di tích lịch sử, cũng như các lễ hội trên địa bàn
huyện. ể gây được tiếng vang và thu hút du khách đến tham dự, bên cạnh
công tác tuyên truyền, ngành văn hóa phối hợp với các địa phương nơi diễn ra
lễ hội đảm bảo cho du khách tham quan được an toàn, vui vẻ và tiết kiệm. Ban
tổ chức lễ hội đã xây dựng kế hoạch phối hợp với lực lượng công an xã, dân
phòng, liên tục tuần tra kiểm soát tuyệt đối không để xảy ra tình trạng ăn xin,
bói toán, chèo kéo du khách. Bên cạnh công tác bảo vệ, giữ gìn và trùng tu các
di tích lịch sử - văn hóa thì huyện Quỳnh Lưu phát triển đồng bộ các cơ sở hạ
tầng du lịch, mở rộng nhiều tuyến đường dẫn vào các khu di tích, quy hoạch
bãi đỗ xe hợp lý, sân hành lễ, lắp đặt các phương tiện bảo vệ, phân luồng giao
thông thuận tiện cho khách đến dự lễ… Tựu chung lại, những thành công ở
huyện Quỳnh Lưu cho thấy quản lý nhà nước về các di tích lịch sử - văn hóa
diễn ra ở đây rất bài bản, và đồng bộ, thể hiện được tầm nhìn của các cấp chính
quyền, đặc biệt là sự tham mưu của phòng văn hóa.
1.4.1.3. Huyện V n ường, tỉn V n P úc
Vĩnh Tường là vùng đất cổ thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, là
vùng chuyển tiếp văn hóa Hùng Vương xuống văn hóa Kinh bắc Thăng Long.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 239 di tích (thống kê phòng văn hóa huyện
năm 2016), bao gồm có 73 đình, 80 chùa, 11 đền, 24 miếu, 4 quán, 25 điếm, 4
nhà thờ họ, 6 nhà thờ công giáo, nhà thờ tổ nghề, 2 lăng mộ, 1 văn chỉ, 4 di
29
tích khảo cổ, 4 di tích lịch sử. Trong đó có 18 di tích được xếp hạng di tích
quốc gia, 49 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Rõ ràng, đây là vùng đất giáp kinh đô
xưa nên số lượng di tích lịch sử - văn hóa rất lớn, nên công tác quản lý nhà
nước đặc biệt khó khăn nếu không được tổ chức tốt. Nhằm nâng cao ý thức
của nhân dân cũng như tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp chính
quyền cơ sở trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, hằng năm huyện
Vĩnh Tường đều triển khai tuyên truyền, phổ biến luật di sản và các văn bản
của nhà nước về quản lý di tích bằng nhiều hình thức khác nhau như thông
tin, tuyên truyền trên các tạp chí, tập san, bản tin, hệ thống truyền thanh, cổng
thông tin trên mạng của huyên, tổ chức các lớp tập huấn, các cuộc thi tìm hiểu
luật và các văn bản nhà nước về quản lý các di tích lịch sử cho các đối tượng
liên quan đến công tác này. ồng thời y ban nhân dân huyện Vĩnh Tường
có các văn bản chỉ đạo, đôn đốc và tiến hành kiểm tra công tác quản lý các di
tích. ặc biệt, năm 2013 y ban nhân dân huyện Vĩnh Tường còn cho xuất
bản 2 cuốn sách “Vĩnh Tường - Di sản văn hóa “và “Tài liệu giáo dục lịch sử
địa phương huyện Vĩnh Tường “giới thiệu khá đầy đủ các công trình và giá trị
văn hóa của huyện. Ngoài ra, công tác tu bổ, tôn tạo và phục hồi các di tích
cũng được chính quyền thực hiện rất tốt. Theo số liệu của phòng văn hóa
huyện, năm từ năm 2010 đến nay trên địa bàn huyện có 46 di tích được tu bổ,
tôn tạo và phục hồi, tiến hành đúng trình tự, đúng quy định của luật di sản và
hướng dẫn của Sở văn hóa. Số vốn đầu tư là 165 tỉ đồng, với phương châm
nhà nước và nhân dân cùng làm, công tác xã hội hóa trong việc bảo tồn và
phát huy các giá trị di tích lịch sử được nhân dân ủng hộ cả về vật chất và
ngày công. Quản lý nhà nước về các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
huyện được thực hiện rất tốt, không những tốt về mặt quản lý, mà lại được
nhân dân địa phương nhiệt tình ủng hộ.
30
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tĩnh Gia
- Thứ nhất, có cơ chế, chính sách phù hợp cùng một hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật hoàn chỉnh có tác dộng nâng cao hiệu quả công tác quản
lý di sản văn hóa, tạo động lực cho các hoạt động bảo tồn các di tích lịch sử -
văn hóa.
- Thứ hai, có hệ thống quản lý đủ mạnh, có khả năng triển khai trong
đời sống xã hội các cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo tồn các di tích này
- Thứ ba, có nguồn nhân lực chất lượng, hoạt động chuyên nghiệp trong
lĩnh vực bảo tồn các các di tích.
- Thứ tư, truyền thống giáo dục về di sản văn hóa tốt để tăng cường
nhận thức, ý thức và hành vi ứng xử của cộng đồng và từng người dân.
- Thứ năm, đảm bảo đầu tư ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực
từ xã hội cho hoạt động bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa.
- Cuối cùng là sự kết hợp chặt chẽ các hoạt động bảo tồn, phát huy giá
trị của các di tích với hoạt động kinh tế, nhất là phát triển du lịch.
31
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Di tích lịch sử - văn hóa là những tài sản văn hóa quý giá của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, và là một phần của các di sản văn hóa của nhân
loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích lịch sử -văn hóa này là hoạt
động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc.
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa là một yêu cầu tất yếu đối
với Nhà nước. Thông qua hoạt động quản lý, Nhà nước định hướng cho các
hoạt động tôn tạo, bảo tồn, bảo vệ, phát huy các giá trị lịch sử – văn hóa theo
đúng mục đích, mong muốn của Nhà nước, tuân thủ những quy định của pháp
luật về di sản.
Các nội dung quản lý nhà nước phản ánh những hoạt động cụ thể mà hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước cần tổ chức thực hiện để bảo đảm cho
mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa đạt được
trên thực tế và đảm bảo tính bền vững của nó trong tương lai.
inh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa ở các huyện
Hậu Lộc (Thanh Hóa , Quỳnh Lưu (Nghệ n , Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc là
những bài học kinh nghiệm có giá trị có thể vận dụng vào thực tiễn hoạt động
quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cho huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
32
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ
- VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA
2.1. Nh ng ếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử –
văn h a trên địa bàn hu ện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh H a
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh t – x h i và truyền thống văn hóa
2.1.1.1. V tr đ a , điều kiện tự nhiên
Huyện Tĩnh Gia nằm ở phía ông Nam tỉnh Thanh Hóa, phía bắc giáp
huyện Quảng Xương (ranh giới sông Ghép), phía tây giáp huyện Như Thanh,
Nông Cống (ranh giới là sông Thị Long), phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu
(Nghệ An), phía ông là biển.
Trên đất liền, huyện Tĩnh Gia từ Bắc đến Nam dài 35km, từ ông sang
Tây rộng 18 km. Diện tích tự nhiên là 45km2
. Hiện nay huyện Tĩnh Gia có 35
đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 34 xã.
Tĩnh Gia là huyện ven biển, bờ biển Tĩnh Gia từ cực Nam cửa Lạch Ghép
(thuộc xã Hải Châu) đến mũi ông Hội có hai đảo lớn là Nghi Sơn và Hòn Mê.
Bờ biển Tĩnh Gia bằng phẳng mịn màng và có 3 cửa lạch lớn: lạch Ghép, lạch
Bạng và lạch Hà N m. Biển ở đây thuộc phần biển nông của vịnh Bắc Bộ, nước
có độ mặn vừa phải, theo mùa nước nhiều loài tôm cá ra, vào cửa sông sinh sản
và ăn phù du sinh vật. ây là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi.
Vùng biển Tĩnh Gia là một trong những vùng “biển bạc” của khu vực
Bắc Trung Bộ, trong đó có nhiều loài hải sản quý hiếm: cá thu, cá chim, cá
ngừ, cá be, tôm he, tôm hùm…
Tĩnh Gia là một huyện ven biển nhưng có diện tích núi rừng chiếm gần
¼ diện tích tự nhiên. Núi rừng Tĩnh Gia chủ yếu là núi đá và đá sa thạch. ặc
biệt vùng rừng núi phía tây và Tây Nam xưa là vùng có nhiều động vật, thực
vật quý hiếm.
33
Ở vào vị trí cực Nam của tỉnh Thanh Hóa, có rừng có biển …từ trong
hoàn cảnh tự nhiên thuận lợi để tồn tại và phát triển, nhân dân Tĩnh Gia với
truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, giàu lòng yêu nước thương nòi đã hun
đúc nên những giá trị truyền thống cao quý.
2.1.1.2. Điều kiện phát triển kinh t - xã hội
Trước đây, Tĩnh Gia luôn nằm trong số những huyện nghèo của tỉnh,
đời sống nhân dân còn hết sức khó khăn. Nhờ sự quan tâm của Trung ương,
của tỉnh, nhất là từ khi Khu kinh tế Nghi Sơn được thành lập và đi vào hoạt
động, đã thúc đ y kinh tế - xã hội của địa phương phát triển nhanh.
Trước hết, về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt 30,79%, tăng so với 2006 - 2010 tới 7,79%, thu nhập
bình quân đầu người đến 2015 đạt 5.233 USD, tăng 3,5 lần 2010. Quy mô nền
kinh tế thuộc nhóm phát triển nhanh của tỉnh.
Thời gian qua Tĩnh Gia đã thực hiện thắng lợi các chương trình, nhiệm
vụ trọng tâm khác như chương trình quản lý quy hoạch, giải phóng mặt bằng
xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn, chương trình phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, chương trinh phát triển kinh tế biển, chương
trình phát triển nguồn nhân lực. Trong đó có thể nói chương trình giải phóng
mặt bằng, phục vụ các dự án Khu công nghiệp Nghi Sơn là nhiệm vụ chính trị
quan trọng số một đối với cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện.
Ngành du lịch của huyện Tĩnh Gia thời gian trước phát triển chưa
mạnh, mặc dù có rất nhiều điều kiện thiên nhiên ưu đãi, như đường bờ biển
dài, có đường quốc lộ 1A ngang qua huyện. Tuy nhiên, thì gần đây tình hình
đã có nhiều khởi sắc với nhiều tín hiệu khả quan, Tĩnh Gia sẽ là điểm đến
thân thiện, an toàn, hấp dẫn với nhiều du khách. Ngoài du lịch biển dần đã trở
thành thế mạnh với biển Hải Hòa, thì với nhiều di tích lịch sử - văn hóa đẹp,
nổi tiếng như cụm di tích Lạng Bạch gồm: ền Quang Trung, ền Cửa Lạch,
Chùa ót Tiên, ền Thanh Xuyên. Hay như Lăng và ền thờ Quận Công Lê
34
ình Châu, ền thờ Khai quốc Công thần Lê Lôi, Lê Chiến… ên cạnh đó,
nhiều lễ hội có sức thu hút đặc biệt như Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội làng Hiếu
Hiền có sức thu hút và hấp dẫn đặc biệt rất riêng của huyện Tĩnh Gia.
Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua và những bài
học kinh nghiệm rút ra chắc chắn sẽ là nguồn lực to lớn cả về vật chất và tinh
thần giúp huyện Tĩnh Gia thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội đến năm 2020, theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Từ đây, lại
đặt ra một thách thức lớn, và có cả cơ hội đối với quản lý nhà nước về di tích
lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện thời gian tới.
2.1.1.3. Đ c điểm truyền thống, con người n ia, an Hóa.
ặc điểm người dân huyện Tĩnh Gia được hình định hình trong suốt
quá trình lịch sử kể từ khi khai kh n, tạo dựng và phát triển vùng đất này.
Mảnh đất này từ xưa đến nay là vùng đồng bằng, có rừng có biển, nên người
dân nơi đây ngoài ruộng đồng cày cấy còn có nghề đi biển, với truyền thống
cần cù trong lao động, sáng tạo, kiên cường, nghị lực bền bỉ để chống chọi
với thiên tai, lũ lụt, và đặc biệt có một truyền thống yêu nước, tinh thần anh
dũng bất khuất khi chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương, bờ cõi. Ngoài ra,
truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, ý chí kiên cường, vượt khó thành tài,
thủy chung trong cuộc sống cũng là những ph m chất quý báu của người Tĩnh
Gia. Cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta đã tạo nên Tĩnh
Gia thành vùng đất thiêng, nơi phát tích nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc.
Người Tĩnh Gia có những nhân tài, danh y, tiến sĩ và nhiều nhà hoạt động
cách mạng, chiến sĩ cộng sản kiên cường và lãnh đạo xuất sắc xuất hiện như
biểu tượng: Mai Hữu Dụng, Trương Công Vương, ỗ Khắc Toàn, Lê Huy
ô, Lê Văn Xuyến, những người tham gia phong trào cần vương chống Pháp.
Cho đến nay, trên mảnh đất Tĩnh Gia vẫn còn biết bao những người qua từng
thời kỳ lịch sử đã có những đóng góp cho quê hương đất nước. Họ có thể
35
không sống và làm việc tai quê hương, nhưng những đóng góp của họ thì mãi
trường tồn cùng với thời gian.
Từ những khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như
truyền thống người dân địa phương như đã phân tích ở trên đã ảnh hưởng rất
lớn đến việc quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện
như sau:
- Thứ nhất, là do vị trí địa lý có thuận lợi là rất đa dạng về các loại hình di
tích nhưng cũng dẫn theo đó là các vấn đề khó khăn trong việc quản lý nhà nước
do địa bàn rộng, có nhiều loại di tích và nhiều di tích ở xa trung tâm huyện.
- Thứ hai, là công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn
huyện, tuy tạo điều kiện phát triển về kinh tế nhưng kéo theo rất nhiều hệ lụy,
đơn cử như việc kinh tế đi lên thì tỉ lệ thuận với việc những giá trị truyền
thống sẽ dần bị mai một nếu như những nhà quản lý không chú trọng gìn giữ
những truyền thống văn hóa của địa phương.
- Thứ ba, là việc lấn chiếm và vi phạm các quy định tại các di tích trên
địa bàn, do nhiều doanh nghiệp và người dân vì lợi nhuận, chạy theo kinh tế
mà không tuân thủ các quy định gây tổn hại đến các di tích.
- Thứ tư, là một vấn đề rất phổ biến hiện nay không những trên địa bàn
huyện Tĩnh Gia cũng như ở hầu hết các địa phương khác, đấy là việc khai
thác giá trị du lịch của các di tích một cách triệt để mà không chú trọng khâu
bảo tồn và tu bổ, tôn tạo tại các di tích.
2.1. . Thực trạng hệ thống di tích Lịch sử - Văn hóa trên địa bàn huyện
Tĩnh Gia
2.1.2.1. Số ượng và loại hình
Tĩnh Gia với truyền thống văn hóa lâu đời, trải qua biết bao thăng trầm
của lịch sử, biến đổi của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã có dấu
tích của thời gian nhưng vẫn giữ được những giá trị riêng của nó, đồng thời
36
còn đâu đó nhiều hiện vật quý giá n chứa trong lòng đất mà chúng ta cần
nghiên cứu và tìm kiếm. ến nay, toàn huyện còn lưu giữ số lượng gồm 31 di
tích trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia là cụm di tích thắng
cảnh Lạng Bạch ở xã Hải Thanh, đền thờ ào Duy Từ ở xã Nguyên Bình,
Lăng và đền thờ quận công Lê ình Châu ở xã Ngọc Lĩnh, và 28 di tích cấp
tỉnh như đền thờ Mai Thị Triều, đền thờ Lê Tướng Công, đền thờ ại vương
Phạm Văn oan, đền thờ Trương Công Minh ường đều ở xã Ninh Hải, Từ
đường họ Nguyễn Hữu Hồng, đền thờ các tiến sĩ họ Lương, đền thờ, mộ
Phạm Thị Lang ở xã Thanh Thủy ..(phụ lục 1)
- Về giá tr l ch s : Di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện chứa
đựng trong đó những giá trị lịch sử trải dài qua các thời kỳ. Như cụm di tích
thắng cảnh Lạch Bạng - Quang Trung ở xã Hải Thanh: gồm ền Quang
Trung, Chùa ót Tiên, ền Thanh Xuyên, ền Cửa Lạch, trong đó có đền
thờ vị vua áo vải Quang Trung, với cuộc hành quân thần tốc ra bắc và chiến
thắng mùa xuân năm ỷ Dậu (1789) đánh tan quân xâm lược nhà Thanh xâm
lược. Cũng có thể kể đến di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là đền thờ danh
nhân ào Duy Từ ở thôn Cao Thắng xã Nguyên ình là người để lại sự
nghiệp phò chúa Nguyễn, giữ vững và mở mang bờ cõi phía Nam. Hay ền
thờ khai quốc công thần Lê Lôi, Lê Chiến ở thôn Tiền Phong, xã Hải Hòa, là
hai vị khai quốc công thần nhà Lê: tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, có nhiều
công lao, được vua ban quốc tính (họ vua Lê), được phong ại Vương - phúc
thần thành hoàng làng Quan Nội (Tiền Phong, Hải Hòa).
- Về giá tr v n óa, ng ệ thuật ki n trúc, thẩm mỹ: kiến trúc tôn giáo,
tín ngưỡng là những không gian văn hóa truyền thống điển hình có sức hút
đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Như chùa Phúc Long ở thôn Hồng
Phong, xã Hải Ninh, vốn chứ đựng nhiều tác ph m nghệ thuật điêu khắc đá,
tuy không có dấu ấn của vương triều phong kiến Lý - Trần nhưng nó đã được
sáng tạo và bổ sung ở nhiều thế kỷ tiếp thời Lê - Nguyễn (thế kỷ XVIII -
37
XIX). Hiện nay ở chùa còn có các pho tượng đá như: 1 pho Nam Tào, 2 pho
tượng im cương hộ pháp, lân đá, rùa đá, con giống đá, phiến đá, đầu dư của
trụ khánh đá, bệ đá... Hay như lăng và đền thờ quận công Lê ình Châu ở
thôn ông Lý xã Ngọc Lĩnh thờ quan nhất ph m triều đình Lê ình Châu và
các vị quan họ Lê ình, quan nhất ph m Lê ình Châu được phong thượng
tướng quân, tức Quận Công, khi sống thì được lập sinh từ, khi chết thì được
phong phúc thần do 7 làng thờ, hiện nay di tích còn lưu giữ được: khu sinh từ
có giá trị kiến trúc nghệ thuật điêu khắc đá, 13 đạo sắc phong, đồ thờ, thẻ bài,
thánh vị, đại tự câu đối.
- Về giá trị du lịch: Hiện nay trên thực tế để đưa vào khai thác du lịch
thì trên địa bàn huyện thì vẫn chủ yếu tập trung vào 3 di tích đã được công
nhận cấp quốc gia là thu hút được đông đảo du khách thập phương trong và
ngoài tỉnh, còn lại các di tích cấp tỉnh thì lượng khách chủ yếu vẫn chỉ là nhân
dân trên địa bàn huyện và tỉnh. Tiềm năng, giá trị của các di tích lịch sử – văn
hóa trên địa bàn chưa được quảng bá, khai thác tương xứng.
Mỗi di tích đều có đều có sự tích, truyền thuyết hay nhân vật được thờ
phụng đã tạo nên nét văn hóa, th m mỹ riêng biệt cho huyện Tĩnh Gia. Và
mỗi du khách đến thắng cảnh nơi đây đều có thể cảm nhận sự hấp dẫn có tính
chất linh thiêng của truyền thuyết. Nhiều di tích và lễ hội mang bản sắc con
người Tĩnh Gia như: đền thờ các tiến sĩ họ lương ở Tào Sơn, Thanh Thủy,
đền thờ bà Mai Thị Triều, quần thể động Trường Lâm, di tích thắng cảnh
Biện Sơn… Cảnh đẹp của các di tích kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và hình
khối kiến trúc với những mảng chạm khắc tinh xảo, khiến cho mỗi ngôi đình,
ngôi đền, ngôi chùa trở thành những tác ph m nghệ thuật hoàn chỉnh. Kiến
trúc, tôn giáo, tín ngưỡng trên địa huyện Tĩnh Gia góp phần làm phong phú di
sản văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng thời chứa đựng trong đó những giá trị
lịch sử - văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và th m mỹ mà chúng ta cần gìn giữ và
phát huy.
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải PhòngĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
 
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù NinhĐề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù Ninh
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc NinhLuận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
 
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc NinhĐề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
 
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCMĐề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
 
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAY
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAYĐề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAY
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAY
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà NộiĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải PhòngĐề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
 
Đề tài: Hoạt động văn nghệ quần chúng tại quận Ngô Quyền, HAY
Đề tài: Hoạt động văn nghệ quần chúng tại quận Ngô Quyền, HAYĐề tài: Hoạt động văn nghệ quần chúng tại quận Ngô Quyền, HAY
Đề tài: Hoạt động văn nghệ quần chúng tại quận Ngô Quyền, HAY
 
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
 

Similar to Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY

Similar to Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY (20)

Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
 
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú YênKhai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
 
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
 
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình DươngLuận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdfNGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH BẮC KẠN.pdf
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hư...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dânLuận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOTLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại TP Trà Vinh, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng NinhĐề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
 
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đLuận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
 
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đLuận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
 
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vữngLuận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
 
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAYLuận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tại Phú Thọ
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tại Phú ThọLuận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tại Phú Thọ
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tại Phú Thọ
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh Bình
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh BìnhĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh Bình
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh Bình
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THẾ HÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60.34.04.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU XUÂN KHÁNH HÀ NỘI - 2017
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Chu Xuân Khánh, các số liệu trình bày trong luận văn này đều có luận chứng rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của luận văn chưa hề được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận văn VŨ THẾ HÙNG
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Học nữa, học mãi” để chúng ta thấy được tầm quan trọng của kiến thức là bao la và vô tận. Mà kiến thức chúng ta có được là từ các thầy cô đã truyền đạt và giảng dạy cho chúng ta. Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể để hoàn thiện luận văn của mình: Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS. Chu Xuân Khánh, là thầy giáo hướng dẫn khoa học cho tôi, sự quan tâm giúp đỡ tận tình của thầy đã giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đến an giám đốc Học viện, cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng tôi xin cảm ơn các anh chị chuyên viên phòng văn hóa và thông tin huyện Tĩnh Gia và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành tốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn này.
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................viii DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................ix MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA....................................................................................8 1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................8 1.1.1. Di sản văn hóa Việt Nam ........................................................................8 1.1.2. Di tích lịch sử - văn hóa..........................................................................8 1.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ......................................11 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ..............12 1.2.1. Xuất phát từ vai trò, giá trị của di tích lịch sử - văn hóa ......................12 1.2.2. Thách thức của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập............................13 1.2.3. Từ thực trạng của quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa..........15 1.2.4. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý....................................................17 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa..........................18 1.3.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử – văn hóa ...................................18 1.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy định pháp luật về các di tích lịch sử – văn hóa.......................................................................................19 1.3.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích lịch sử – văn hóa..............................................................................................19
  • 5. iv 1.3.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn về quản lý văn hóa- xã hội..............................................23 1.3.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa............................................................................24 1.3.6. Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong việc bảo vệ và phát triển các giá trị lịch sử - văn hóa của di tích lịch sử – văn hóa ...............................24 1.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tổ chức ở di tích lịch sử – văn hóa...........25 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ở một số địa phương khác....................................................................................................26 1.4.1. inh nghiệm quản nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa của một số ..26 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tĩnh Gia...................................30 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...............................................................................31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA................................................................................................32 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa..........................................32 2.1.1. iều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và truyền thống văn hóa..............32 2.1.2. Thực trạng hệ thống di tích Lịch sử - Văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia ...................................................................................................................35 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia.........................................................................................41 2.2.1. Xây dựng chỉ đạo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện .........................................................................................................................41
  • 6. v 2.2.2. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy các giá trị di tích lịch sử – văn hóa; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích lịch sử – văn hóa .........................................................................................................41 2.2.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm giữ gìn và phát huy giá trị các di tích..............................................................................................45 2.2.4. Lập kế hoạch và huy động, sử dụng nguồn lực cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa...................................................................................47 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về di tích lịch sử - văn hóa........................................................................49 2.2.6. ào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý di tích lịch sử - văn hóa .....................................................................................................50 2.2.7. an hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy định pháp luật về các di tích lịch sử – văn hóa.......................................................................................51 2.3. ánh giá chung ........................................................................................53 2.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................53 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân............................................................58 2.3.3. Các vấn đề đặt ra từ thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia.....................................................................61 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...............................................................................64 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓATRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA.........65 3.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa........................................................65 3.1.1. Thống nhất quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện ...............................................................................................................66
  • 7. vi 3.1.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa phải bảo tồn và phát huy được các giá trị di tích trên địa bàn huyện, phải đàm bảo tính trung thực, tính nguyên gốc của các di tích ..............................................................................67 3.1.3. Quản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa phải bảo tồn và phát huy được giá trị các di tích gắn với cộng đồng, vì cộng đồng........................67 3.1.4. Quản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa phải bảo tồn, phát huy được các giá trị của các di tích gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.............................................................................................................68 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa........................................................69 3.2.1. Xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện ...................................69 3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử – văn hóa..............................................................................................70 3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di tích; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa trên địa bàn huyện ...............................................................................................................71 3.2.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện ...........................................................................................73 3.2.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ, gìn giữ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn huyện .....................................................................74 3.2.6. y mạnh công tác thi đua, khen thưởng tạo động lực nâng cao chất lượng quản lý các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện......................75 3.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lỷ vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện..............................................................................76
  • 8. vii 3.3. Kiến nghị..................................................................................................76 3.3.1. Với Trung ương và tỉnh Thanh Hóa......................................................76 3.3.2. Với y ban nhân dân huyện Tĩnh Gia ..................................................77 TIỂU ẾT CHƢƠNG 3 ...............................................................................79 KẾT LUẬN....................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82
  • 9. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ VH, TT&DL : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch BQL : Ban quản lý CNH, H H : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DSVH : Di sản văn hóa H ND : Hội đồng nhân dân Sở VH - TT : Sở Văn hóa - Thông tin UBND : y ban nhân dân
  • 10. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.2. Thống kê vốn ngân sách huyện cấp cho các dự án đầu tư liên quan đến Di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia ...............................48 Bảng 2.3. Thống kê nguồn vốn xã hội hóa cho các dự án đầu tư liên quan đến Di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia ......................................49
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di tích lịch sử - văn hóa là những tài sản vô giá của quốc gia, là di sản văn hóa vật thể, mang trong mình rất nhiều giá trị vượt không gian và thời gian. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử như chiến tranh, loạn lạc, động đất, lũ lụt, hay thiên tai… nhiều công trình có giá trị lịch sử còn bị phá hoại, tàn phá bởi bàn tay của con người. Do vậy, đòi hỏi phải có công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa. Trong quá trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam hiện nay cũng như trên thế giới thì đều chú ý khai thác thế mạnh vốn có của mình để phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình khai thác giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội phải cần đến công tác quản lý nhà nước về các di tích này. ảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách phát triển văn hóa, bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vì lợi ích chung của xã hội. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương ảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết ại hội lần thứ X của ảng là những quan điểm chỉ đạo và được quán triệt trong chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 theo Quyết định số 581/Q -TTg ngày 06/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Coi trọng và gắn văn hóa với phát triển, coi văn hóa là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là nền tảng để hun đúc nên bản sắc văn hóa và hệ giá trị của văn hóa dân tộc, là một nguồn lực để phát triển cả về kinh tế và văn hóa tinh thần. Di tích lịch sử - văn hóa là một phần quan trọng của di sản văn hóa, là tài sản quý của dân tộc, thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, kiến trúc nghệ thuật qua từng thời kỳ của lịch sử. Di tích lịch sử - văn hóa chính là những truyền đạt của thế hệ trước cho các thế hệ sau những tinh hoa văn hóa
  • 12. 2 của dân tộc có cả về tín ngưỡng, tâm linh. Do vậy, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa dân tộc không chỉ là nhiệm vụ riêng của những người làm công tác văn hóa, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, là trách nhiệm của mỗi người con đối với quê hương mình sinh ra, đối với cả dân tộc. Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, iện đại óa. Điều này sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho vấn đề quản lý hệ thống di sản văn hóa của cả nước nói chung và huyện Tĩnh Gia nói riêng. Mặc dù vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa luôn được các cấp các ngành quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, trước thực trạng xã hội đang ngày càng phát triển không ngừng, nhiều giá trị mới sẽ dần thay thế các giá trị xưa cũ đã đặt ra không ít khó khăn cho vấn đề quản lý nhà nước về các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia như: hiện tượng các di tích bị lấn chiếm bởi người dân và các cơ sở kinh doanh, vi phạm diễn ra khá phổ biến, sử dụng diện tích đất của các di tích để xây dựng các công trình với mục đích khác nhau. ồng thời, thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện còn có những bất cập và hạn chế trong việc bảo vệ, giữ gìn các di tích. Việc tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ, phát huy những giá trị của các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung đang là một nhiệm vụ cấp bách của các cấp chính quyền trong đó có hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy, học viên chọn đề tài: “ uản n nước về c c i t c c s - v n óa tr n đ a n uyện n ia làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý công, mã số 60 34 04 03.
  • 13. 3 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa cũng như khai thác tiềm năng của các di tích là vấn đề đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều dưới nhiều giác độ: lịch sử, chính trị, văn hóa, kiến trúc, quản lý công…Trong luận văn này, học viên chỉ tổng quan một số công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài luận văn. - Hoàng Vinh, Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc, 1997. Nxb. Chính trị Quốc gia. Trên cơ sở những quan niệm di sản văn hóa của quốc tế và Việt Nam, tác giả đưa ra một hệ thống lý luận về di sản văn hóa. - Tác giả Lê Văn Tuấn (2007), “nghiên cứu tiềm năng và định hướng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Trị phục vụ và phát triển hoạt động du lịch”. Luận văn thạc sỹ ịa lý, ại học sư phạm Luận văn đã phân tích tiềm năng các di tích lịch sử - văn hóa, và đưa ra định hướng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ hoạt động phát triển du lịch. Tuy nhiên tác giả không chú trọng vai trò quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Trị. - Công trình luận văn thạc sỹ địa lý ại học sư phạm của tác giả Hoàng Trọng Tuân (2008), “ ịnh hướng khai thác các di tích lịch sử phục vụ phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế”. Tác giả đã xác định một số phương pháp thích hợp trong nghiên cứu, đánh giá về hệ thống di tích lịch sử phục vụ phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế, xác định những tồn tại và nguyên nhân trong thực trạng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng khai thác giá trị du lịch của các di tích lịch sử, tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến vai trò quản lý nhà nước đối với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 14. 4 - Năm 2010, Viện khoa học Xã hội Việt Nam viện phát triển bền vững vùng Trung bộ xuất bản công trình Dư địa chí huyện Tĩnh gia, đồng biên soạn PGS.TS Nguyễn Văn Nhật, PSG.TS Võ im Cương, TS. Nguyễn Ngọc Mão, TS. Hà Mạnh Khoa. Công trình giới thiệu rất về vùng đất huyện Tĩnh Gia từ thời cận đại đến thời đại hiện nay. - ề án: “Tăng cường công tác quản lý nhà nước và phát huy giá trị di tích lịch sử -văn hóa, cách mạng, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2016 -2020” ( y ban nhân dân huyện Tĩnh Gia tháng 12/2015). - Ngày 28/12/2016 Tạp chí công nghiệp và tiêu dùng đăng bài huyện Tĩnh Gia: “Phát huy giá trị các di tích và danh thắng gắn với phát triển du lịch bền vững của tác giả inh t có một cái nhìn rất tổng quát về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia”. Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa dưới nhiều giác độ: lịch sử, văn hóa, kinh tế ở một số địa b phương. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu ở giác độ khoa học quản lý công về di tích lịch sử – văn hóa trên một địa bàn cụ thể như trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. ể thực hiện luận văn, tác đã nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố có liên quan. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm các nhiệm vụ sau:
  • 15. 5 - Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. -Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. - ề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu ối tượng nghiên cứu trong luận văn là hoạt động Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu trong luận văn bao gồm: - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn một huyện. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: huyện Tĩnh Gia. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: số liệu từ năm 2010 đến 2015. Thực hiện theo nghị quyết về “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2010 đến 2015” của y ban nhân dân huyện Tĩnh Gia (tháng 2/2010 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Văn hóa, di sản văn hóa.
  • 16. 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, thu thập các nguồn tư liệu, các nghiên cứu về công tác quản lý, bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống của các địa phương trong nước và huyện Tĩnh Gia. - Phương pháp điều tra xã hội học bằng hình thức phiếu điều tra và phương pháp thực địa, phỏng vấn nhanh trực tiếp các đối tượng tham gia vào hoạt động lễ hội, các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề quản lý lễ hội trên địa bàn huyện. - Phương pháp đối sánh: so sánh, đánh giá những hoạt động liên quan đến việc quản lý lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Tĩnh Gia với các địa phương khác trong cả nước… nhằm đúc kết kinh nghiệm cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó đề tài còn được thực hiện bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên quan khác như: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp diễn dịch, quy nạp… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
  • 17. 7 7. Kết c u của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn bao gồm 3 Chương: - C ương 1: Cơ sở khoa học quản n nước về di tích l ch s - v n hóa. - C ương 2: ực trạng quản n nước về di tích l ch s - v n óa tr n đ a bàn huyện n ia, tỉnh Thanh Hóa. - C ương 3: P ương ướng và giải p p t ng cường quản n nước về di tích l ch s - v n óa tr n đ a bàn huyện n ia, tỉnh Thanh Hóa.
  • 18. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Di sản văn hóa Việt Nam - Di sản v n óa Việt Nam Là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản ph m tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở Việt Nam. - Di sản v n óa vật thể Là sản ph m vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. - Di sản văn hóa phi vật thể Là các sản ph m tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết và được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác. 1.1.2. Di tích lịch sử - văn hóa Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó có chứa đụng các điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người trong lịch sử sáng tạo ra. Di tích lịch sử - văn hóa là những dấu tích, dấu vết hoạt động của con người trong quá khứ, di tích là những gì còn lại so với thời gian, những thông tin trực tiếp từ di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và sử liệu từ các di vật có trong di tích góp phần nghiên cứu lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chúng ta có thể nhận biết kiến trúc của các di tích lịch sử - văn hóa trải qua các thời đại thông qua các dấu tích, di vật còn sót
  • 19. 9 lại. Ví dụ, chúng ta có thể biết được kiến trúc các ngôi đình làng đa dạng ở khu vực đồng bằng sông Hồng thay đổi qua các thời kỳ, dựa vào dấu tích còn lại của kiến trúc đình làng người ta có thể suy ra niên đại của các ngôi đình, chẳng hạn như những ngôi đình có niên đại trước sớm hơn thường có ván sàn đình những ngôi đình có niên đại sau muộn hơn thường không có ván sàn đình. Di vật được bảo lưu ở các di tích, là nguồn sử liệu trực tiếp mang lại nhiều thông tin thú vị cho các nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau như tôn giáo, địa lý, lịch sử, thông qua di vật ở di tích như quả chuông được đúc năm nào hay nội dung văn bia có thể suy ra niên đại khởi dựng hoặc trùng tu lại ngôi chùa, xem qua tượng thờ, nghệ thuật chạm khắc thông tin cho chúng ta biết được sự xuất hiện của tín ngưỡng dân gian khác nhau qua các thời kỳ. Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc, là nguồn sử liệu trực tiếp cho ta những thông tin quan trọng để khôi phục những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Thuộc di sản văn hóa vật thể, là sản ph m vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử- văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích là dấu tích, công trình xây dựng, là bằng chứng của sự tiến hóa hay biến cố về lịch sử, có ý nghĩa về văn hóa; di tích là cổ vật bất động sản, là di sản văn hóa vật thể. Di tích lịch sử - văn hóa nói chung do nhân dân tạo ra, là kết quả của hoạt động sáng tạo văn hóa bao gồm cả vật chất và tinh thần, một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. Tiềm n trong mỗi di tích lịch sử - văn hóa quốc gia có những giá trị cao, cả về mặt văn hóa và về mặt kinh tế, những yếu tố hấp dẫn rất lớn không thể thiếu để góp phần vào việc giữ gìn bản sắc độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam.
  • 20. 10 Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau: - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương. - Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, doanh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử. - ịa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu. - Công tình kiến trúc nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc nghệ thuật. Di tích lịch sử - văn hóa là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm: - Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, doanh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc. - Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam. - ịa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ. - Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, và hệ sinh thái dặc thù. Di tích lịch sử - văn hóa được phân loại như sau: - Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia - Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
  • 21. 11 - Di tích lịch sử văn hóa cấp huyện - Di tích lịch sử văn hóa cấp xã 1.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa - “Quản lý” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ “sự tác động có kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra của các chủ thể quản lý (cá nhân hay tổ chức) đối với các quá trình xã hội và hoạt động của con người, để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng ý chí của nhà quản lý, với chi phí thấp nhất. Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể quản lý vào khách thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức, quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội, xã hội phát triển càng cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp. - “Quản lý nhà nước” là thuật ngữ chỉ sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hóa càng cao thì yêu cầu quản lý và vai trò của quản lý ngày càng tăng lên. Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
  • 22. 12 Quản lý nhà nước về văn hóa là thông qua những giải pháp về pháp luật, thể chế, chính sách, kế hoạch… của nhà nước để quản lý các giá trị vật chất và tinh thần, quản lý những hoạt động văn hóa theo đúng đường lối chủ trương của ảng đồng thời đảm bảo quyền tự do dân chủ trong hoạt động và sáng tạo văn hóa, xác lập vai trò, vị trí của văn hóa trong sự phát triển của dân tộc. Quản n nước về di tích l ch s - v n óa sự t c động có đ nh ướng tr n cơ sở quyền n p p c a ệ t ống cơ quan n c n n nước tới n vi, oạt động c a c n n o c t c c trong n vực v n óa n c ti u bảo vệ, giữ gìn di sản, các di tích l ch s - v n óa v c o giá tr các di sản, di tích l ch s - v n óa được phát huy theo chiều ướng tích cực p c v p t triển in t – ội, đ p ng n u c u về vật c ất v tin t n c a n n n. 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa 1.2.1. Xuất phát từ vai trò, giá trị của di tích lịch sử - văn hóa Nước Việt Nam trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, những trang sử hào hùng của dân tộc được ghi lại qua nhiều loại hình sử liệu khác nhau: di tích - di vật, hình ảnh, chữ viết, ngôn ngữ truyền miệng. Trong số những nguồn sử liệu ấy thì di tích lịch sử - văn hóa đóng vai trò như một nguồn sử liệu vật chất quan trọng nhất. Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia cho chúng ta những thông tin trực tiếp về hoạt động của con người trong quá khứ và giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử có những bằng chúng cụ thể để khẳng định sự có mặt của cộng đồng dân cư đã sống và tồn tại trên mảnh đất này. Ngày nay có nhiều di tích đã và đang được bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị đúng mức nhưng cũng có không ít những di tích lịch sử - văn hóa quốc gia như bị bỏ quên, đang xuống cấp hoặc đang bị xâm hại nghiêm trọng và đã bị khai thác sử dụng quá mức. Chúng ta cần quan tâm, chú ý hành động chung tay góp sức bảo vệ, gìn giữ những tài sản vô giá mà cha ông chúng ta đã để lại
  • 23. 13 qua nhiều thế kỷ. Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử - văn hóa được chia thành: Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia do Bộ trưởng ộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia; Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt. Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời với những trang sử chói lọi trong cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước, giành độc lập dân tộc. Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, các thế hệ trước đã để lại cho chúng ta kho tàng di sản văn hóa vô cùng quý giá, được lưu giữ lại ở các di tích lịch sử - văn hóa với nhiều giá trị. Việc bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia để lưu truyền lại cho muôn đời sau là một việc quan trọng và cần thiết. Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã xác định: “ ảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt của Chiến lược phát triển văn hóa”. 1.2.2. Thách thức của cơ ch thị trư ng và quá tr nh h i nhập Nước ta một nước đang phát triển, lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề, nên sau khi giành được độc lập, thống nhất đất nước, ưu tiên hàng đầu của Nhà nước và nhân dân là phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, tập trung phát triển kinh tế trong khi chưa xây dựng hoàn thành hành lang pháp lý về bảo vệ di sản văn hóa đồng thời ý thức chấp hành pháp luật và nhận thức cộng đồng về bảo tồn di sản văn hóa trong phát triển chưa đầy đủ rất dễ dẫn đến tình trạng phát triển không bền vững. Hơn nữa di sản văn hóa vật thể của Việt Nam phần lớn làm bằng chất liệu hữu cơ, lại bị thiên tai và
  • 24. 14 địch họa tàn phá, sự tác động của phát triển dân số, kinh tế, do nhu cầu khai thác, xây dựng và sản xuất ngày càng tăng. ó là những nguy cơ hiện hữu đ y di sản văn hóa đến với những cơ hội và thách thức lớn lao. Những sức ép do sự tác động tiêu cực của sự phát triển cộng với sự xuống cấp hàng loạt của di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, nhận thức chung của cộng đồng về bảo vệ di sản, di tích vẫn còn bị hạn chế so với nhu cầu phát triển kinh tế phục vụ đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, di sản, di tích lịch sử - văn hóa của nước ta đã và đang chịu tác động ngày càng nhanh chóng của sự biến đổi môi trường tự nhiên và xã hội. Giai đoạn hiện nay, những thách thức đối với quản lý nhà nước về di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử - văn hóa quốc gia nói riêng chủ yếu gồm: Một là, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa tạo cơ hội để chúng ta tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, tuy nhiên cũng nảy sinh những nguy cơ về sự thay đổi quan niệm sống, lối sống khác thâm nhập tác động tiêu cực đến giá trị văn hóa truyền thống; Hai là, đặc tính thương mại trong văn hóa nếu không được kiểm soát chặt chẽ dễ bị chi phối bởi yếu tố thị trường, làm thay đổi chức năng của văn hóa; a là, hoạt động quản lý văn hóa nói chung chưa gắn kết với thực tiễn trên mọi phương diện do trình độ quản lý còn lạc hậu, yếu kém; ốn là, khoảng cách đời sống văn hóa ở các vùng miền còn cách xa nhau; Năm là, dữ liệu cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách làm căn cứ để đưa ra những quyết sách đúng đắn vì những số liệu liên quan để đánh giá cần phải điều tra xã hội học, mất nhiều thời gian và chi phí. Muốn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo giữ gìn, phát huy những nhân tố tích cực của văn hóa truyền thống thấm sâu vào lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, để kinh tế - xã hội có những bước phát triển bền vững thì
  • 25. 15 quản lý nhà nước cần phải có những chính sách và giải pháp đúng đắn cùng với sự nỗ lực chung của toàn xã hội. 1. . . Từ thực trạng của quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa - Những thành tựu đạt được từ thực trạng của quản lý nhà nước Nhiều di tích lịch sử - văn hóa bị các yếu tố tự nhiên và xã hội tàn phá nhưng với truyền thống văn hóa dân tộc, trên nền móng cũ của nhiều công trình như những ngôi đình thờ thành hoàng làng, ngôi chùa thờ được phục dựng. ền thờ những người có công với dân với nước được phục hồi để bảo tồn giữ gìn và phát huy các giá trị tinh thần truyền thống văn hóa của dân tộc xu thế toàn cầu hóa kinh tế là tất yếu, trong tiến trình phát triển mạnh mẽ và đầy biến động, nhiều giá trị mới sinh ra cùng với sự mất đi của một số giá trị truyền thống, vì vậy cần phải tăng quản lý nhà nước để bảo tồn các giá trị truyền thống và phát hiện, giữ gìn các giá trị mới. Tăng cường hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cập nhật cùng với sự phát triển chung của thế giới vì lợi ích, sự phát triển của quốc gia, dân tộc, phát huy hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn và tăng cường hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy để quản lý bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa. Việc bảo tồn được các di tích lịch sử – văn hóa tại địa phương cũng góp phần đáng kể vào quá trình phát triển du lịch, mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế cho địa phương. - ên cạnh những thành tựu thì cũng có rất nhiều những hạn chế: Thứ nhất là, do quá trình hội nhập kinh tế, những giá trị mới dần thay thế những giá trị xưa cũ, vấn đề này đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa, như việc trang phục cuả khách tham quan đến các di tích, việc tham quan các di tích còn gắn với các
  • 26. 16 hoạt động mê tín dị đoan, việc công đức tại các di tích làm mục đích thương mại hay quảng cáo… đòi hỏi nếu không tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa từ việc đầu tư bảo tồn, xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đủ mạnh, có hiệu lực trong thực tiễn thì các di tích sẽ khó gìn giữ được cho thế hệ tương lai của chúng ta. Thứ hai là, những hạn chế đội ngũ cán bộ quản lý số lượng và chất lượng không song hành, những cán bộ có chuyên môn về đúng chuyên ngành bảo tồn di tích còn khiêm tốn, mà đa phần có thể có các cán bộ học kinh tế, thương mại hay nông nghiệp. hiện lại đang làm công tác bảo tồn di tích Thứ ba là, do sự thiếu đồng bộ, thiếu ý thức và thiếu sự quan tâm đến việc bảo tồn di sản, di tích của một số ngành chức năng, địa phương không tuân thủ các quy định của Nhà nước trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ, phát triển cơ sở sản xuất như: cầu đường, bến cảng, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản không chú ý đến việc bảo tồn di sản, di tích trong khu vực triển khai dự án; việc phát triển nhanh các đô thị, xây dựng nhà cao tầng vô hình chung đã làm cho di sản, di tích bị mất không gian truyền thống, nhiều di tích còn bị các công trình mới chèn lấn, có nguy cơ bị mai một. Các công trình cấp thoát nước và xử lý rác thải, khói bụi gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực di sản, di tích. Thứ tư là, đô thị hóa nông thôn, phát triển du lịch trong khi chưa có đủ cơ sở hạ tầng, chưa có những công cụ pháp lý hữu hiệu để điều chỉnh các hành vi liên quan dẫn đến tình trạng quá tải, tập trung quá đông người trong mùa lễ hội tại di tích, cơ sở dịch vụ, nhà hàng lấn át gây bất lợi cho di tích. Thứ năm là, nguồn kinh phí, bất kỳ vấn đề gì liên quan đến bảo tồn hay trùng tu các di tích trong quản lý nhà nước tại địa phương thì mối quan tâm lớn luôn là nguồn kinh phí, hiện nay ngoài ngân sách nhà nước thì nguồn vốn xã hội hóa là nguồn vốn chính để duy trì hoạt động cũng như trùng tu tại các
  • 27. 17 di tích, tuy vậy việc huy động nguồn vốn này từ các doanh nghiệp hay nhân dân là vấn đề khó nếu không có sự hướng dẫn của quản lý nhà nước tại địa phương. Do sự thiếu đồng bộ, thiếu ý thức và thiếu sự quan tâm đến việc bảo tồn di sản, di tích của một số ngành chức năng, địa phương không tuân thủ các quy định của Nhà nước trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ, phát triển cơ sở sản xuất như: cầu đường, bến cảng, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản không chú ý đến việc bảo tồn di sản, di tích trong khu vực triển khai dự án; việc phát triển nhanh các đô thị, xây dựng nhà cao tầng vô hình chung đã làm cho di sản, di tích bị mất không gian truyền thống, nhiều di tích còn bị các công trình mới chèn lấn, có nguy cơ bị mai một. Các công trình cấp thoát nước và xử lý rác thải, khói bụi gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực di sản, di tích. 1. .4. ăng lực của đ i ng cán quản lý - Trong quá trình xây dựng và phát triển nhiều năm qua, việc đ y mạnh công tác quản lý văn hóa cả về chiều rộng và chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực đã được chú trọng, tạo không ít thành quả. Tuy nhiên, có thể thấy chất lượng, số lượng, quy mô, phương thức... của công tác quản lý văn hóa chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chưa theo kịp thực tiễn hoạt động văn hóa và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết một cách thấu đáo. - Hiện nay đa phần số cán bộ làm quản lý văn hóa tại các địa phương làm công tác về văn hóa nhưng hầu hết lại không có chuyên môn về văn hóa, nghiệp vụ chính của họ là làm công tác quản lý, điều này cũng đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý các di tích lịch sử – văn hóa tại các địa phương. - Hiện nay, tuy chúng ta đang tiến hành quản lý văn hóa trong cơ chế kinh tế thị trường, nhưng dấu ấn của cơ chế bao cấp vẫn còn khá sâu đậm, khiến cho nhiều cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức văn hóa vẫn trông
  • 28. 18 chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa chưa phát huy hiệu quả cao. Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn. Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy nhân sự ngành văn hóa, thể thao và du lịch còn nhiều lúng túng. Trong khi quản lý văn hóa là một công việc rất phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi cả về kiến thức, kỹ năng lẫn tinh thần trách nhiệm, thì đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là cấp cơ sở, còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu công tác Tựu chung lại, năng lực nguồn nhân lực quản lý văn hóa vẫn còn nhiều hạn chế... dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng của công tác quản lý nhà nước về văn hóa. 1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử – văn h a 1. .1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chi n lược, quy hoạch, k hoạch phát triển, ảo vệ và phát huy các di tích lịch sử – văn hóa ế hoạch, chiến lược bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử – văn hóa có ý nghĩa trong ngành di sản văn hoá góp phần thực hiện tốt các mục tiêu lớn về văn hoá của một quốc gia, dân tộc. Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế về sự phong phú các di tích lịch sử – văn hóa của đất nước; nhà nước phải xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển lễ hội. ây là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước và có tính quyết định đối với sự phát triển các di tích. Nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả, tạo dư luận xấu... Các chính sách, chiến lược hợp lý được đưa ra thì góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội cổ truyền. Vì thế, phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và công khai kịp thời các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển di sản văn hóa phi vật thể
  • 29. 19 của địa phương, đặc biệt là các di tích lịch sử – văn hóa. Các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các di tích phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển chung và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương. Cần có kế hoạch tổng thể về các di tích đang bị mai một để có phương án khôi phục; Xây dựng chiến lược về nguồn nhân lực lâu dài để để đáp ứng cho nhu cầu từng giai đoạn và của từng địa phương. 1.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn ản quy định pháp luật về các di tích lịch sử – văn hóa Trên cơ sở chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch, Nhà nước phải cụ thể hóa bằng các các văn bản quy phạm pháp luật tạo môi trường, hành lang pháp lý cho hoạt động của các di tích lịch sử – văn hóa; tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật đó. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, phù hợp tình hình thực tiễn, có tính khả thi cao, giảm tối đa sự trùng lặp, gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động của các di tích. Việc xây dựng thể chế, chính sách về hoạt động bảo tồn và phát triển các di tích ngày càng hoàn thiện hơn sẽ giúp việc quản lý nhà nước trong hoạt động này thuận lợi hơn. 1.3.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt đ ng bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa; tuyên truyền, phổ bi n, giáo dục pháp luật về di tích lịch sử – văn hóa ể tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa cần phải tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về các di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử – văn hóa nói riêng. Trong phân công thực hiện các nhánh quyền lực nhà nước, Chính phủ được phân công thực hiện quyền hành pháp. Trọng tâm quyền hành pháp của Chính phủ - với vị trí pháp lý là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất - Chính phủ thống nhất quản lý
  • 30. 20 nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong quản lý nhà nước về di tích văn hóa pháp luật về di sản văn hóa quy định trách nhiệm cụ thể của các chủ thể như sau: - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa. - ộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cụ thể như: trình Thủ tướng Chính phủ quyết định: quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, tổ chức và hướng dẫn thực hiện sau khi được phê duyệt; thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành; xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia đặc biệt; đề nghị tổ chức Giáo dục, hoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO công nhận di sản văn hóa và thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam là di sản thế giới; phương án xử lý tài sản là di sản văn hóa vật thể bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trừ trường hợp luật có quy định khác; cấp phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài. Quyết định theo th m quyền: về việc xếp hạng di tích quốc gia, bảo tàng hạng I; điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia, giao di vật, cố vật, bảo vật quốc gia cho bảo tàng nhà nước có chức năng theo quy định của pháp luật; phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt; phê duyệt hoặc thỏa thuận việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt; th m định quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; dự án cải tạo, xây dựng các công trình năm ngoài khu bảo vệ di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích theo quy định của pháp luật; cấp phép thăm do, khai quật khảo cổ; đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài, làm bản sao di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia thuộc các bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành; quản lý việc cấp phép cho người Việt Nam định cư ở ngước ngoài, tổ
  • 31. 21 chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hướng dẫn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn bởi các di tích và nhân vật lịch sử; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; công nhận, trao tặng danh hiệu vinh dự đối với các nghệ nhân có công gìn giữ, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể. - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với ộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa. - y ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ trình ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể như: tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực đế bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương sau khi được phê duyệt; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt; tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể thuộc địa bàn tỉnh; hướng dẫn thủ tục và cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn tỉnh; th m định dự án cải tạo, xây dụng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hướng đến cảnh quan, môi trường của di tích; tổ chức việc thu nhận, bảo quản
  • 32. 22 các di vật, cô vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo quy định của pháp luật; đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vạt, bảo vật quốc gia trong phạm vi tỉnh; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân; quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử tại địa phương, ủy ban nhân dân các cấp hoặc cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch ở địa phương có trách nhiệm bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa quốc gia khi phát hiện di tích bị lấn chiếm, hư hại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp. Phòng Văn hóa Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa trong phạm vi địa bàn huyện; ủy ban nhân dân cấp xã xây dụng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hóa, tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương. Mặt khác, công tác bảo tồn và phát triển các di văn hóa nó chung, di tích tích lịch sử – văn hóa nói riêng cần được chung tay thực hiện giữa Nhà nước cùng với cộng đồng. huyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia công tác xã hội hóa trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di tích. Thống kê, rà soát, nhận diện và phân loại các di tích hiện có, trên cơ sở đó tiến hành quy hoạch nhằm quản lý và có kế hoạch bảo tồn, phục hồi và phát triển. ảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, coi trọng tính đặc thù, độc đáo của mỗi loại hình di tích ở địa phương, đồng thời, loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu; khai thác những kinh nghiệm, các tập tục cổ truyền tốt đẹp, kiến thức về tổ chức lễ hội còn tiềm n trong dân gian, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của các di tích. Xây dựng thêm các tiêu chí
  • 33. 23 văn hóa trên nền truyền thống, phù hợp đặc điểm văn hóa dân tộc, xu hướng phát triển và nhịp sống văn hoá của thời đại, làm cho các di tích có thêm sức sống mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. ản thân chính sách, pháp luật đối với nền văn hóa của một đất nước nói chung và trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có các di tích lịch sử – văn hóa nói riêng mới chỉ là những quy định của Nhà nước, là ý chí của Nhà nước bắt mọi chủ thể khác (trong đó có chính bản thân nhà nước phải thực hiện. Vì vậy, để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống, để các thông tin chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát triển các di tích đến với được với mọi người, Nhà nước phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về các di tích cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân trên địa bàn giúp họ nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động đúng trong hoạt động thực tiễn; đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách, pháp luật về các di tích lịch sử – văn hóa một cách nghiêm túc. 1.3.4. Tổ chức, quản lý hoạt đ ng nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng cán b chuyên môn về quản lý văn hóa- xã h i Các cơ quan quản lý nhà nước có th m quyền cần khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Do đó, cần tạo điều kiện và khuyến khích đ y mạnh việc nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử – văn hóa. ởi các cuộc hội thảo, nghiên cứu khoa học sẽ giúp tìm ra giải pháp để giải quyết những vấn đề quản lý lễ hội, bảo tồn các di tích… đang đặt ra và xã hội rất quan tâm. Cần quan tâm hơn nữa về nguồn nhân lực. Cũng như trong các lĩnh vực, ngành nghề khác, chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn,
  • 34. 24 tôn tạo các d tích, quản lý các lễ hội cũng ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực này. Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong vai trò quản lý, quyết định sự thành công hay thất bại. Do vậy, Cần có kế hoạch, phương án, chiến lược trong việc đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ cho bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc phục vụ phát triển kinh - xã hội của các di tích lịch sử - văn hóa. 1. .5. Huy đ ng, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa Hoạt động của các di tích lịch sử – văn hóa chiếm một phần rất lớn nguồn kinh phí. Do đó, để có nguồn vốn cho mục đích bảo tồn và phát triển các di tích, nhất là các di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, cần được tổ chức, huy động từ các nguồn khác nhau. Nguồn tài chính để bảo tồn và triển các di tích bao gồm: Từ ngân sách nhà nước; Các khoản thu từ hoạt động tổ chức lễ hội; Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài; Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho việc bảo tồn và phát triển các di tích. y mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động ở các di tích nhằm tăng cường sự tham gia một cách chủ động, sáng tạo của đông đảo nhân dân theo sự hướng dẫn, quản lý chung của cơ quan chức năng; huy động nguồn lực của toàn dân và du khách thập phương, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước. 1. .6. Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong việc ảo vệ và phát triển các giá trị lịch sử - văn hóa của di tích lịch sử – văn hóa hen thưởng là hoạt động khuyến khích cho tất cả mọi người cho hành động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích; các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích được khen thưởng theo quy
  • 35. 25 định của pháp luật. Bên cạnh các quy định của Nhà nước về thi đua- khen thưởng, các địa phương cần có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các hoạt động bảo tồn và phát triển các di tích ở địa phương như: các tập thể, tổ chức, cá nhân làm tốt công tác quản lý, tổ chức lễ hội; những tập thể, cá nhân có công trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị của các di tích lịch sử – văn hóa. Trái lại, phải thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng các di tích để trục lợi, coi các di tích là một thương ph m để mưu cầu lợi nhuận nên tập trung khai thác giá trị kinh tế, thương mại hóa hoạt động dịch vụ phục vụ lễ hội, đặc biệt những biến tướng như mê tín dị đoan, chùa giả, hòm công đức tràn lan, lợi dụng lễ hội để quảng bá dưới hình thức đóng góp kinh phí tài trợ (các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân… . 1.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quy t khi u nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tổ chức ở di tích lịch sử – văn hóa Cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động ở các di tích lịch sử – văn hóa để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra như: chấn chỉnh các hành vi tiêu cực, phi văn hóa, hoạt động mê tín dị đoan, tình trạng lộn xộn tại các khu dịch vụ ở các di tích, góp phần làm lành mạnh hóa các lễ hội, đưa hoạt động ở các di tích ngày càng đi vào nề nếp. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo để theo dõi, đôn đốc các đơn vị quản lý di tích lịch sử - văn hóa, quản lý lễ hội khắc phục các thiếu sót, ngăn ngừa, hạn chế phát sinh trong quá trình quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn. Thanh tra nhà nước về văn hóa thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hoạt động ở các di tích, có nhiệm vụ: Thanh tra, kiểm tra, rà soát các thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức ở các di tích lịch sử – văn hóa và các
  • 36. 26 quy định báo cáo tổ chức các di tích; Thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá- địa điểm tổ chức các lễ hội truyền thống; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo th m quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về tổ chức ở các di tích. Tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác tổ chức ở các di tích lịch sử – văn hóa… ên cạnh đó, cần phải thường xuyên nhắc nhở, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh và triệt để các sai phạm và hành vi tiêu cực, chú trọng công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các vấn đề phát sinh và có phương án xử lý kịp thời ở các di tích. 1.4. inh nghiệm quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn h a ở một số địa phƣơng khác 1.4.1. inh nghiệm quản nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa của m t số 1.4.1.1. Huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hóa Phòng văn hóa và thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn huyện. Nhiệm vụ và quyền hạn trình ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị, kế hoạch dài han 5 năm và hàng năm. Phòng văn hóa thông tin có 1 trưởng phòng và 3 phó trưởng phòng. Biên chế hành chính của phòng văn hóa và thông tin do y ban nhân dân huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được y ban nhân dân tỉnh giao. Về vị trí địa lý cũng có chút tương đồng với huyện Tĩnh Gia, là một vùng đồng bằng ven biển, lại cùng trong một tỉnh. Hiện nay, theo số liệu thống kê năm 2016 của phòng văn hóa thông tin thì huyện Hậu Lộc có 3 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia: di tích đền, lăng bà triệu, di tích đình làng Phú iền
  • 37. 27 (xã Triệu Lộc), di tích Chùa Sung nghiêm diên thánh (xã Văn Lộc) và có 2 lễ hội lớn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, ngoài ra còn có 21 di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về các di tích lịch sử - văn hóa những năm gần đây luôn được quan tâm và đầu tư xứng đáng từ cấp chính quyền huyện. ồng thời tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa. Huyện Hậu Lộc đã có quy hoạch tổng thể các lễ hội từ 2015 đến 2020, bố trí kinh phí ngân sách huyện hằng năm để thực hiện quy hoạch, có nhiều lễ hội được phục dựng. Lễ hội luôn được các cấp chính quyền địa phương chu n bị chu đáo, thành lập ban tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho lực lượng tham gia, xây dựng nội quy ở nơi thờ tự, nghiên cứu khảo sát kỹ trước khi tổ chức, đảm bảo nghi lễ truyền thống. Tổ chức thành công lễ hội cầu ngư làng Diêm Phố (xã Ngư Lộc), đây là lễ hội mang sắc thái nghề nghiệp biển và tâm linh của người dân biển. Việc quản lý tốt các di tích và tổ chức thành công các lễ hội đã thu hút một lượng lớn các du khách và đông đảo quần chúng đến tham quan và tham gia tích cực. Thông qua hoạt động các lễ hội, các di tích lịch sử văn hóa quốc gia được bảo vệ và giữ gìn, và khai thác có hiệu quả tạo nguồn thu cho ngân sách. 1.4.1.2. Huyện Quỳn Lưu, tỉnh Nghệ An Cũng giống như huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thì huyện Quỳnh Lưu cũng là một huyện vùng đồng bằng ven biển, xen lẫn địa hình đồi núi. iều kiện tự nhiên rất phong phú và đa dạng. ồng thời cùng có tuyến đường quốc lộ 1a ngang qua. Phòng văn hóa thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm tham mưu, giúp y ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch. Phòng có 1 trưởng phòng và 1 phó trưởng phòng, và có 3 chuyên viên. Theo thống kê năm
  • 38. 28 2016 của phòng văn hóa huyện thì trên địa bàn huyện có 20 di tích lịch sử - văn hóa được công nhận (trong đó có 11 di tích cấp quốc gia và 9 di tích cấp tỉnh). ịa phương đã tổ chức tốt một số lễ hội gây tiếng vang trong cả nước. Theo báo cáo của phòng văn hóa huyện, thì con số khách tham quan hằng năm của cả huyện từ năm 2014 đến nay thì trung bình có 15 vạn khách hằng năm, và các năm sau đều tăng dần so với năm trước. Tuy đây là con số đã tính cả khách tham quan du lịch biển ở Quỳnh Lưu, nhưng cũng có một đóng góp không nhỏ của du lịch tâm linh tại các di tích lịch sử, cũng như các lễ hội trên địa bàn huyện. ể gây được tiếng vang và thu hút du khách đến tham dự, bên cạnh công tác tuyên truyền, ngành văn hóa phối hợp với các địa phương nơi diễn ra lễ hội đảm bảo cho du khách tham quan được an toàn, vui vẻ và tiết kiệm. Ban tổ chức lễ hội đã xây dựng kế hoạch phối hợp với lực lượng công an xã, dân phòng, liên tục tuần tra kiểm soát tuyệt đối không để xảy ra tình trạng ăn xin, bói toán, chèo kéo du khách. Bên cạnh công tác bảo vệ, giữ gìn và trùng tu các di tích lịch sử - văn hóa thì huyện Quỳnh Lưu phát triển đồng bộ các cơ sở hạ tầng du lịch, mở rộng nhiều tuyến đường dẫn vào các khu di tích, quy hoạch bãi đỗ xe hợp lý, sân hành lễ, lắp đặt các phương tiện bảo vệ, phân luồng giao thông thuận tiện cho khách đến dự lễ… Tựu chung lại, những thành công ở huyện Quỳnh Lưu cho thấy quản lý nhà nước về các di tích lịch sử - văn hóa diễn ra ở đây rất bài bản, và đồng bộ, thể hiện được tầm nhìn của các cấp chính quyền, đặc biệt là sự tham mưu của phòng văn hóa. 1.4.1.3. Huyện V n ường, tỉn V n P úc Vĩnh Tường là vùng đất cổ thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, là vùng chuyển tiếp văn hóa Hùng Vương xuống văn hóa Kinh bắc Thăng Long. Hiện nay trên địa bàn huyện có 239 di tích (thống kê phòng văn hóa huyện năm 2016), bao gồm có 73 đình, 80 chùa, 11 đền, 24 miếu, 4 quán, 25 điếm, 4 nhà thờ họ, 6 nhà thờ công giáo, nhà thờ tổ nghề, 2 lăng mộ, 1 văn chỉ, 4 di
  • 39. 29 tích khảo cổ, 4 di tích lịch sử. Trong đó có 18 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, 49 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Rõ ràng, đây là vùng đất giáp kinh đô xưa nên số lượng di tích lịch sử - văn hóa rất lớn, nên công tác quản lý nhà nước đặc biệt khó khăn nếu không được tổ chức tốt. Nhằm nâng cao ý thức của nhân dân cũng như tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, hằng năm huyện Vĩnh Tường đều triển khai tuyên truyền, phổ biến luật di sản và các văn bản của nhà nước về quản lý di tích bằng nhiều hình thức khác nhau như thông tin, tuyên truyền trên các tạp chí, tập san, bản tin, hệ thống truyền thanh, cổng thông tin trên mạng của huyên, tổ chức các lớp tập huấn, các cuộc thi tìm hiểu luật và các văn bản nhà nước về quản lý các di tích lịch sử cho các đối tượng liên quan đến công tác này. ồng thời y ban nhân dân huyện Vĩnh Tường có các văn bản chỉ đạo, đôn đốc và tiến hành kiểm tra công tác quản lý các di tích. ặc biệt, năm 2013 y ban nhân dân huyện Vĩnh Tường còn cho xuất bản 2 cuốn sách “Vĩnh Tường - Di sản văn hóa “và “Tài liệu giáo dục lịch sử địa phương huyện Vĩnh Tường “giới thiệu khá đầy đủ các công trình và giá trị văn hóa của huyện. Ngoài ra, công tác tu bổ, tôn tạo và phục hồi các di tích cũng được chính quyền thực hiện rất tốt. Theo số liệu của phòng văn hóa huyện, năm từ năm 2010 đến nay trên địa bàn huyện có 46 di tích được tu bổ, tôn tạo và phục hồi, tiến hành đúng trình tự, đúng quy định của luật di sản và hướng dẫn của Sở văn hóa. Số vốn đầu tư là 165 tỉ đồng, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, công tác xã hội hóa trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử được nhân dân ủng hộ cả về vật chất và ngày công. Quản lý nhà nước về các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện được thực hiện rất tốt, không những tốt về mặt quản lý, mà lại được nhân dân địa phương nhiệt tình ủng hộ.
  • 40. 30 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tĩnh Gia - Thứ nhất, có cơ chế, chính sách phù hợp cùng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh có tác dộng nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa, tạo động lực cho các hoạt động bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa. - Thứ hai, có hệ thống quản lý đủ mạnh, có khả năng triển khai trong đời sống xã hội các cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo tồn các di tích này - Thứ ba, có nguồn nhân lực chất lượng, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực bảo tồn các các di tích. - Thứ tư, truyền thống giáo dục về di sản văn hóa tốt để tăng cường nhận thức, ý thức và hành vi ứng xử của cộng đồng và từng người dân. - Thứ năm, đảm bảo đầu tư ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực từ xã hội cho hoạt động bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa. - Cuối cùng là sự kết hợp chặt chẽ các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích với hoạt động kinh tế, nhất là phát triển du lịch.
  • 41. 31 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Di tích lịch sử - văn hóa là những tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, và là một phần của các di sản văn hóa của nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích lịch sử -văn hóa này là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa là một yêu cầu tất yếu đối với Nhà nước. Thông qua hoạt động quản lý, Nhà nước định hướng cho các hoạt động tôn tạo, bảo tồn, bảo vệ, phát huy các giá trị lịch sử – văn hóa theo đúng mục đích, mong muốn của Nhà nước, tuân thủ những quy định của pháp luật về di sản. Các nội dung quản lý nhà nước phản ánh những hoạt động cụ thể mà hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cần tổ chức thực hiện để bảo đảm cho mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa đạt được trên thực tế và đảm bảo tính bền vững của nó trong tương lai. inh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa ở các huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa , Quỳnh Lưu (Nghệ n , Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc là những bài học kinh nghiệm có giá trị có thể vận dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cho huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
  • 42. 32 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA 2.1. Nh ng ếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử – văn h a trên địa bàn hu ện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh H a 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh t – x h i và truyền thống văn hóa 2.1.1.1. V tr đ a , điều kiện tự nhiên Huyện Tĩnh Gia nằm ở phía ông Nam tỉnh Thanh Hóa, phía bắc giáp huyện Quảng Xương (ranh giới sông Ghép), phía tây giáp huyện Như Thanh, Nông Cống (ranh giới là sông Thị Long), phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), phía ông là biển. Trên đất liền, huyện Tĩnh Gia từ Bắc đến Nam dài 35km, từ ông sang Tây rộng 18 km. Diện tích tự nhiên là 45km2 . Hiện nay huyện Tĩnh Gia có 35 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 34 xã. Tĩnh Gia là huyện ven biển, bờ biển Tĩnh Gia từ cực Nam cửa Lạch Ghép (thuộc xã Hải Châu) đến mũi ông Hội có hai đảo lớn là Nghi Sơn và Hòn Mê. Bờ biển Tĩnh Gia bằng phẳng mịn màng và có 3 cửa lạch lớn: lạch Ghép, lạch Bạng và lạch Hà N m. Biển ở đây thuộc phần biển nông của vịnh Bắc Bộ, nước có độ mặn vừa phải, theo mùa nước nhiều loài tôm cá ra, vào cửa sông sinh sản và ăn phù du sinh vật. ây là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi. Vùng biển Tĩnh Gia là một trong những vùng “biển bạc” của khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó có nhiều loài hải sản quý hiếm: cá thu, cá chim, cá ngừ, cá be, tôm he, tôm hùm… Tĩnh Gia là một huyện ven biển nhưng có diện tích núi rừng chiếm gần ¼ diện tích tự nhiên. Núi rừng Tĩnh Gia chủ yếu là núi đá và đá sa thạch. ặc biệt vùng rừng núi phía tây và Tây Nam xưa là vùng có nhiều động vật, thực vật quý hiếm.
  • 43. 33 Ở vào vị trí cực Nam của tỉnh Thanh Hóa, có rừng có biển …từ trong hoàn cảnh tự nhiên thuận lợi để tồn tại và phát triển, nhân dân Tĩnh Gia với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, giàu lòng yêu nước thương nòi đã hun đúc nên những giá trị truyền thống cao quý. 2.1.1.2. Điều kiện phát triển kinh t - xã hội Trước đây, Tĩnh Gia luôn nằm trong số những huyện nghèo của tỉnh, đời sống nhân dân còn hết sức khó khăn. Nhờ sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, nhất là từ khi Khu kinh tế Nghi Sơn được thành lập và đi vào hoạt động, đã thúc đ y kinh tế - xã hội của địa phương phát triển nhanh. Trước hết, về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 30,79%, tăng so với 2006 - 2010 tới 7,79%, thu nhập bình quân đầu người đến 2015 đạt 5.233 USD, tăng 3,5 lần 2010. Quy mô nền kinh tế thuộc nhóm phát triển nhanh của tỉnh. Thời gian qua Tĩnh Gia đã thực hiện thắng lợi các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm khác như chương trình quản lý quy hoạch, giải phóng mặt bằng xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn, chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, chương trinh phát triển kinh tế biển, chương trình phát triển nguồn nhân lực. Trong đó có thể nói chương trình giải phóng mặt bằng, phục vụ các dự án Khu công nghiệp Nghi Sơn là nhiệm vụ chính trị quan trọng số một đối với cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện. Ngành du lịch của huyện Tĩnh Gia thời gian trước phát triển chưa mạnh, mặc dù có rất nhiều điều kiện thiên nhiên ưu đãi, như đường bờ biển dài, có đường quốc lộ 1A ngang qua huyện. Tuy nhiên, thì gần đây tình hình đã có nhiều khởi sắc với nhiều tín hiệu khả quan, Tĩnh Gia sẽ là điểm đến thân thiện, an toàn, hấp dẫn với nhiều du khách. Ngoài du lịch biển dần đã trở thành thế mạnh với biển Hải Hòa, thì với nhiều di tích lịch sử - văn hóa đẹp, nổi tiếng như cụm di tích Lạng Bạch gồm: ền Quang Trung, ền Cửa Lạch, Chùa ót Tiên, ền Thanh Xuyên. Hay như Lăng và ền thờ Quận Công Lê
  • 44. 34 ình Châu, ền thờ Khai quốc Công thần Lê Lôi, Lê Chiến… ên cạnh đó, nhiều lễ hội có sức thu hút đặc biệt như Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội làng Hiếu Hiền có sức thu hút và hấp dẫn đặc biệt rất riêng của huyện Tĩnh Gia. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua và những bài học kinh nghiệm rút ra chắc chắn sẽ là nguồn lực to lớn cả về vật chất và tinh thần giúp huyện Tĩnh Gia thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Từ đây, lại đặt ra một thách thức lớn, và có cả cơ hội đối với quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện thời gian tới. 2.1.1.3. Đ c điểm truyền thống, con người n ia, an Hóa. ặc điểm người dân huyện Tĩnh Gia được hình định hình trong suốt quá trình lịch sử kể từ khi khai kh n, tạo dựng và phát triển vùng đất này. Mảnh đất này từ xưa đến nay là vùng đồng bằng, có rừng có biển, nên người dân nơi đây ngoài ruộng đồng cày cấy còn có nghề đi biển, với truyền thống cần cù trong lao động, sáng tạo, kiên cường, nghị lực bền bỉ để chống chọi với thiên tai, lũ lụt, và đặc biệt có một truyền thống yêu nước, tinh thần anh dũng bất khuất khi chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương, bờ cõi. Ngoài ra, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, ý chí kiên cường, vượt khó thành tài, thủy chung trong cuộc sống cũng là những ph m chất quý báu của người Tĩnh Gia. Cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta đã tạo nên Tĩnh Gia thành vùng đất thiêng, nơi phát tích nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc. Người Tĩnh Gia có những nhân tài, danh y, tiến sĩ và nhiều nhà hoạt động cách mạng, chiến sĩ cộng sản kiên cường và lãnh đạo xuất sắc xuất hiện như biểu tượng: Mai Hữu Dụng, Trương Công Vương, ỗ Khắc Toàn, Lê Huy ô, Lê Văn Xuyến, những người tham gia phong trào cần vương chống Pháp. Cho đến nay, trên mảnh đất Tĩnh Gia vẫn còn biết bao những người qua từng thời kỳ lịch sử đã có những đóng góp cho quê hương đất nước. Họ có thể
  • 45. 35 không sống và làm việc tai quê hương, nhưng những đóng góp của họ thì mãi trường tồn cùng với thời gian. Từ những khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như truyền thống người dân địa phương như đã phân tích ở trên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện như sau: - Thứ nhất, là do vị trí địa lý có thuận lợi là rất đa dạng về các loại hình di tích nhưng cũng dẫn theo đó là các vấn đề khó khăn trong việc quản lý nhà nước do địa bàn rộng, có nhiều loại di tích và nhiều di tích ở xa trung tâm huyện. - Thứ hai, là công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện, tuy tạo điều kiện phát triển về kinh tế nhưng kéo theo rất nhiều hệ lụy, đơn cử như việc kinh tế đi lên thì tỉ lệ thuận với việc những giá trị truyền thống sẽ dần bị mai một nếu như những nhà quản lý không chú trọng gìn giữ những truyền thống văn hóa của địa phương. - Thứ ba, là việc lấn chiếm và vi phạm các quy định tại các di tích trên địa bàn, do nhiều doanh nghiệp và người dân vì lợi nhuận, chạy theo kinh tế mà không tuân thủ các quy định gây tổn hại đến các di tích. - Thứ tư, là một vấn đề rất phổ biến hiện nay không những trên địa bàn huyện Tĩnh Gia cũng như ở hầu hết các địa phương khác, đấy là việc khai thác giá trị du lịch của các di tích một cách triệt để mà không chú trọng khâu bảo tồn và tu bổ, tôn tạo tại các di tích. 2.1. . Thực trạng hệ thống di tích Lịch sử - Văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia 2.1.2.1. Số ượng và loại hình Tĩnh Gia với truyền thống văn hóa lâu đời, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, biến đổi của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã có dấu tích của thời gian nhưng vẫn giữ được những giá trị riêng của nó, đồng thời
  • 46. 36 còn đâu đó nhiều hiện vật quý giá n chứa trong lòng đất mà chúng ta cần nghiên cứu và tìm kiếm. ến nay, toàn huyện còn lưu giữ số lượng gồm 31 di tích trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia là cụm di tích thắng cảnh Lạng Bạch ở xã Hải Thanh, đền thờ ào Duy Từ ở xã Nguyên Bình, Lăng và đền thờ quận công Lê ình Châu ở xã Ngọc Lĩnh, và 28 di tích cấp tỉnh như đền thờ Mai Thị Triều, đền thờ Lê Tướng Công, đền thờ ại vương Phạm Văn oan, đền thờ Trương Công Minh ường đều ở xã Ninh Hải, Từ đường họ Nguyễn Hữu Hồng, đền thờ các tiến sĩ họ Lương, đền thờ, mộ Phạm Thị Lang ở xã Thanh Thủy ..(phụ lục 1) - Về giá tr l ch s : Di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện chứa đựng trong đó những giá trị lịch sử trải dài qua các thời kỳ. Như cụm di tích thắng cảnh Lạch Bạng - Quang Trung ở xã Hải Thanh: gồm ền Quang Trung, Chùa ót Tiên, ền Thanh Xuyên, ền Cửa Lạch, trong đó có đền thờ vị vua áo vải Quang Trung, với cuộc hành quân thần tốc ra bắc và chiến thắng mùa xuân năm ỷ Dậu (1789) đánh tan quân xâm lược nhà Thanh xâm lược. Cũng có thể kể đến di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là đền thờ danh nhân ào Duy Từ ở thôn Cao Thắng xã Nguyên ình là người để lại sự nghiệp phò chúa Nguyễn, giữ vững và mở mang bờ cõi phía Nam. Hay ền thờ khai quốc công thần Lê Lôi, Lê Chiến ở thôn Tiền Phong, xã Hải Hòa, là hai vị khai quốc công thần nhà Lê: tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, có nhiều công lao, được vua ban quốc tính (họ vua Lê), được phong ại Vương - phúc thần thành hoàng làng Quan Nội (Tiền Phong, Hải Hòa). - Về giá tr v n óa, ng ệ thuật ki n trúc, thẩm mỹ: kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng là những không gian văn hóa truyền thống điển hình có sức hút đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Như chùa Phúc Long ở thôn Hồng Phong, xã Hải Ninh, vốn chứ đựng nhiều tác ph m nghệ thuật điêu khắc đá, tuy không có dấu ấn của vương triều phong kiến Lý - Trần nhưng nó đã được sáng tạo và bổ sung ở nhiều thế kỷ tiếp thời Lê - Nguyễn (thế kỷ XVIII -
  • 47. 37 XIX). Hiện nay ở chùa còn có các pho tượng đá như: 1 pho Nam Tào, 2 pho tượng im cương hộ pháp, lân đá, rùa đá, con giống đá, phiến đá, đầu dư của trụ khánh đá, bệ đá... Hay như lăng và đền thờ quận công Lê ình Châu ở thôn ông Lý xã Ngọc Lĩnh thờ quan nhất ph m triều đình Lê ình Châu và các vị quan họ Lê ình, quan nhất ph m Lê ình Châu được phong thượng tướng quân, tức Quận Công, khi sống thì được lập sinh từ, khi chết thì được phong phúc thần do 7 làng thờ, hiện nay di tích còn lưu giữ được: khu sinh từ có giá trị kiến trúc nghệ thuật điêu khắc đá, 13 đạo sắc phong, đồ thờ, thẻ bài, thánh vị, đại tự câu đối. - Về giá trị du lịch: Hiện nay trên thực tế để đưa vào khai thác du lịch thì trên địa bàn huyện thì vẫn chủ yếu tập trung vào 3 di tích đã được công nhận cấp quốc gia là thu hút được đông đảo du khách thập phương trong và ngoài tỉnh, còn lại các di tích cấp tỉnh thì lượng khách chủ yếu vẫn chỉ là nhân dân trên địa bàn huyện và tỉnh. Tiềm năng, giá trị của các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn chưa được quảng bá, khai thác tương xứng. Mỗi di tích đều có đều có sự tích, truyền thuyết hay nhân vật được thờ phụng đã tạo nên nét văn hóa, th m mỹ riêng biệt cho huyện Tĩnh Gia. Và mỗi du khách đến thắng cảnh nơi đây đều có thể cảm nhận sự hấp dẫn có tính chất linh thiêng của truyền thuyết. Nhiều di tích và lễ hội mang bản sắc con người Tĩnh Gia như: đền thờ các tiến sĩ họ lương ở Tào Sơn, Thanh Thủy, đền thờ bà Mai Thị Triều, quần thể động Trường Lâm, di tích thắng cảnh Biện Sơn… Cảnh đẹp của các di tích kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và hình khối kiến trúc với những mảng chạm khắc tinh xảo, khiến cho mỗi ngôi đình, ngôi đền, ngôi chùa trở thành những tác ph m nghệ thuật hoàn chỉnh. Kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng trên địa huyện Tĩnh Gia góp phần làm phong phú di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng thời chứa đựng trong đó những giá trị lịch sử - văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và th m mỹ mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy.