SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_____________
TRẦN DUY ĐÔNG
PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI
Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
Hà Nội - 2020
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_____________
TRẦN DUY ĐÔNG
PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI
Ở VIỆT NAM
Ngành : Quản lý Kinh tế
Mã số : 9340410
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TSKH. Nguyễn Bích Đạt
2. TS. Nguyễn Đình Chúc
Hà Nội - 2020
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
LUẬN VĂN A-Z
CHUYÊN NHẬN VIẾT THUÊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ, LUẬN ÁN TIẾN SĨ
(Tất cả chuyên ngành)
Đội ngũ CTV viết bài trình độ cao, hiện đang công tác và
nghiên cứu tại các trường Học viện, Đại học chuyên ngành trên cả
nước (100% trình độ thạc sĩ, tiến sĩ)
⇛ Đội ngũ CTV viết bài đã có 10 năm nghiên cứu và kinh nghiệm
trong lĩnh vực này.
⇛ Cam kết bài được viết mới hoàn toàn, tuyệt đối không sao chép,
không đạo văn.
⇛ Cam kết hỗ trợ chỉnh sửa, bổ sung bài cho đến khi hoàn thiện
trong thời gian sớm nhất.
⇛ Cam kết bài luôn được kiểm duyệt và kiểm tra đạo văn trước khi
giao đến khách hàng.
⇛ Cam kết giao bài đúng hạn, bảo mật tuyệt đối thông tin của
khách hàng.
⇛ Cam kết hoàn tiền 100% nếu bài không được duyệt, không đậu.
LIÊN HỆ
Website: https://luanvanaz.com
Phone: 092.4477.999 (Mr.Luân)
Mail: luanvanaz@gmail.com
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Duy Đông
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC HỘP ................................................................................................xi
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ..............................................4
2.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.........................5
4.1. Phương pháp luận......................................................................................5
4.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................6
5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án ........................................................9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ......................................................10
7. Cơ cấu của luận án.......................................................................................10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN......................................................................................12
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.................................12
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước......................................................16
1.3. Tổng kết về tình hình nghiên cứu...............................................................21
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT
TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI .......................................................24
2.1. Các khái niệm ............................................................................................24
2.1.1. Kinh tế tuần hoàn .................................................................................24
2.1.2. Sinh thái học công nghiệp....................................................................27
2.1.3. Cộng sinh công nghiệp.........................................................................28
2.1.4. KCN và phát triển KCN.......................................................................30
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
iv
2.1.5. Khu công nghiệp sinh thái....................................................................31
2.2. Vai trò của khu công nghiệp sinh thái.......................................................32
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KCNST.............36
2.3.1. Các nhân tố khách quan .......................................................................36
2.3.2. Các nhân tố chủ quan ...........................................................................38
2.3.3. Các bên liên quan đến sự hình thành và phát triển khu công nghiệp
sinh thái ..........................................................................................................39
2.4. Các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái.......................................42
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển khu công nghiệp sinh thái ..................44
2.5.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển KCNST.........................................44
2.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.....................................................62
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT
NAM DƯỚI GÓC ĐỘ KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI .............................64
3.1. Tổng quan tình hình phát triển các khu công nghiệp ................................64
3.2. Vai trò của KCN trong phát triển kinh tế- xã hội......................................67
3.2.1. Thu hút nguồn lực đầu tư .....................................................................67
3.2.2. Thúc đẩy thương mại ...........................................................................68
3.2.3. Đóng góp vào ngân sách nhà nước ......................................................70
3.2.4. Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động...........71
3.2.5. Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................73
3.3. Đánh giá thực trạng phát triển khu công nghiệp theo góc độ khu công nghiệp
sinh thái.............................................................................................................74
3.3.1. Tính bền vững về kinh tế......................................................................74
3.3.2. Tính bền vững về xã hội.......................................................................78
3.3.3. Tính bền vững về môi trường...............................................................80
3.3.4. Khả năng đáp ứng các tiêu chí về KCNST ..........................................83
3.4. Đánh giá Chi phí - Lợi ích và tiềm năng chuyển đổi thông qua các kết quả
thí điểm..............................................................................................................87
3.4.1. Khai thác hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trong doanh nghiệp
........................................................................................................................87
3.4.2. Tiềm năng cộng sinh trong khu công nghiệp.......................................93
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
v
3.5. Điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức (SWOT) của việc phát triển khu
công nghiệp theo mô hình khu công nghiệp sinh thái Việt Nam ....................104
3.5.1. Điểm mạnh .........................................................................................104
3.5.2. Điểm yếu ............................................................................................106
3.5.3. Cơ hội.................................................................................................107
3.5.4. Thách thức..........................................................................................108
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ GIẢI
PHÁP CHO VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
SINH THÁI Ở VIỆT NAM................................................................................110
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến sự phát triển KCNST ở Việt
Nam.................................................................................................................110
4.1.1. Bối cảnh quốc tế.................................................................................110
4.1.2. Bối cảnh trong nước...........................................................................112
4.2. Quan điểm và yêu cầu đối với sự phát triển KCNST ở Việt Nam dưới góc
độ quản lý nhà nước........................................................................................114
4.2.1. Quan điểm phát triển KCNST............................................................114
4.2.2. Yêu cầu phát triển KCNST ................................................................115
4.3. Định hướng phát triển KCNST tại Việt Nam...........................................116
4.3.1. Định hướng chung..............................................................................116
4.3.2. Mô hình phát triển..............................................................................117
4.3.3. Trình tự thí điểm chuyển đổi một số KCN hiện tại sang KCNST ở Việt
Nam ..............................................................................................................122
4.4. Một số giải pháp hình thành và phát triển KCNST ................................125
4.4.1. Giải pháp về quản trị..........................................................................125
4.4.2. Giải pháp về quy hoạch phát triển và quy hoạch xây dựng KCNST.129
4.4.3. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách..............................................130
4.4.4. Nhóm giải pháp về các biện pháp hỗ trợ............................................142
4.5. Một số kiến nghị.......................................................................................146
4.5.1. Đối với chính quyền trung ương ........................................................146
4.5.2. Đối với chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương..............146
4.5.3. Đối với các Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh ...........................147
4.5.4. Đối với Công ty phát triển hạ tầng KCNST.......................................147
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
vi
4.5.5. Đối với doanh nghiệp trong KCNST .................................................148
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................152
CÁC PHỤ LỤC..................................................................................................163
Phụ lục 1. Các mô hình khu công nghiệp .......................................................163
Phụ lục 2. Vai trò của khu các công nghiệp, khu kinh tế trong thu hút đầu
tư .....................................................................................................................173
Phụ lục 3. Vai trò của các khu công nghiệp, khu kinh tế trong việc dịch chuyển
lao động...........................................................................................................177
Phụ lục 4. Minh họa về mức độ đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư của các khu
công nghiệp.....................................................................................................179
Phụ lục 5. Tổng kết điểm mạnh và hạn chế của sự phát triển khu công nghiệp ở
Việt Nam trong thời gian qua .........................................................................182
Phụ lục 6a. Mẫu phiếu khảo sát thông tin cơ sở về KCN...............................188
Phụ lục 6b. Tổng hợp kết quả khảo sát hiện trạng KCN................................190
Phụ lục 7. Danh sách các cơ hội cộng sinh công nghiệp (sơ bộ) tại Khánh Phú
(tỉnh Ninh Bình), Hòa Khánh (thành phố Đà Nẵng) và Trà Nóc 1&2 (thành phố
Cần Thơ) .........................................................................................................196
Phụ lục 8a. Mẫu phiếu tham vấn mức độ đáp ứng tiêu chí về KCNST của các
KCN thực hiện thí điểm chuyển đổi................................................................200
Phụ lục 8b. Kết quả khảo sát tham vấn mức độ đáp ứng tiêu chí về KCNST của
các KCN thực hiện thí điểm chuyển đổi .........................................................202
Phụ lục 9. Phân tích Điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội-thách thức (SWOT) của thực
trạng phát triển khu công nghiệp nhằm chuyển đổi sang mô hình KCNST ở Việt
Nam.................................................................................................................204
Phụ lục 10a. Mẫu phiếu Tham vấn chuyên gia về tiềm năng chuyển đổi sang
KCN sinh thái..................................................................................................206
Phụ lục 10b. Kết quả tham vấn chuyên gia về tiềm năng chuyển đổi sang KCN
sinh thái...........................................................................................................208
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
vii
CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CĐCN Chuyển đổi công nghiệp
CSCN Cộng sinh công nghiệp
CTNH Chất thải nguy hại
CTR Chất thải rắn
DN Doanh nghiệp
KCN Khu công nghiệp
KCNC Khu công nghệ cao
KCNST Khu công nghiệp sinh thái
KCNTTTT Khu công nghệ thông tin tập trung
KCX Khu chế xuất
KKT Khu kinh tế
KT Kinh tế
Kwh Kilowatt giờ
MT Môi trường
MW Megawatt
NCS Nghiên cứu sinh
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
STCN Sinh thái công nghiệp
SXSH Sản xuất sạch hơn
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
VND Đồng Việt Nam
XH Xã hội
XLNT Xử lý nước thải
XLNTTT Xử lý nước thải tập trung
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
viii
Tiếng Anh
CE Nền kinh tế tuần hoàn (Circular Economy)
DEC Ủy ban Doanh nghiệp Devens (Devens Enterprise
Commission)
EID Nhóm nghiên cứu phát triển CNST (Eco-industrial
Development
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct
Investment)
KICOX Tổng công ty Công nghiệp Hàn Quốc (Korea Industrial
Complex Corporation-KICOX)
MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ministry of Planning and
Investment)
NDRC Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc
(National Development and Reform Commission of the
People's Republic of China)
NPCEZP Chương trình thí điểm quốc gia khu kinh tế tuần hoàn
(National Pilot Circular Economy Zone Program)
NPEIPP Chương trình thí điểm EIP quốc gia (National Pilot EIP
Program)
RECP Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (Resource
Efficient and Cleaner Production)
RMB Nhân dân tệ
SS Chất rắn lơ lửng (Suspended Solids)
TEDA Khu công nghiệp Thiên Tân (China's Tianjin Economic-
Technological Development Area)
UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (United
Nations Industrial Development Organization)
USD Đô la Mỹ (US Dollar)
VDG Mục tiêu Phát triển Việt Nam (Vietnam Development
Goal)
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các lợi ích kinh tế - xã hội tiềm năng của KCNST........................34
Bảng 2.2. Các chính sách của chính phủ Trung Quốc....................................57
Bảng 3.3. Thu hút FDI vào KCN và KKT ven biển, lũy kế đến hết tháng
12/2017............................................................................................................68
Bảng 3.4. Cơ cấu thương mại trong và ngoài KCN, KKT ven biển năm
2017.................................................................................................................69
Bảng 3.5. Thực trạng lao động trong và ngoài KCN, giai đoạn 2011 - 2017.72
Bảng 3.6. Tổng hợp khối lượng xả thải từ hệ thống KCN của cả nước .........80
Bảng 3.7. Thực trạng xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN lũy
kế đến hết tháng 12/2017 ................................................................................81
Bảng 3.8. Đánh giá kết quả thực hiện sản xuất sạch hơn trong khuôn khổ dự án
MPI-UNIDO (2016)........................................................................................83
Bảng 3.9. Mức độ đáp ứng các tiêu chí KCNST theo nghị định 82/2018/NĐ-
CP....................................................................................................................84
Bảng 3.10. Số lượng các DN được đánh giá RECP và Đề xuất giải pháp .....88
Bảng 3.11. Lợi ích việc thực hiện RECP tại các DN......................................89
Bảng 3.12. Các loại hình cộng sinh công nghiệp được đề xuất nghiên cứu khả
thi.....................................................................................................................95
Bảng 3.13. Lợi ích Kinh tế - Môi trường tiềm năng của cộng sinh công
nghiệp..............................................................................................................97
Bảng 4.14. Sơ bộ định hướng khung chỉ tiêu KCNST của Việt Nam..........132
Bảng 4.15. Danh mục các văn bản cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới về quản
lý môi trường trong KCNST .........................................................................135
Bảng PL.16. Thực trạng phát triển các KCN trên phạm vi cả nước lũy kế đến
tháng 12/2017................................................................................................164
Bảng PL.17. Quy mô vốn của các dự án FDI trong KCN so với ngoài KCN,
lũy kế đến hết tháng 12/2017 ........................................................................173
Bảng PL.18. Danh sách 20 nền kinh tế đầu tư nhiều nhất vào KCN, KKT ven
biển tại Việt Nam, lũy kế đến hết tháng 12/2017 .........................................175
Bảng PL.19. Đánh giá của doanh nghiệp về điều kiện sản xuất và dịch vụ hạ
tầng trong KCN năm 2005............................................................................180
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
x
DANH MỤC HÌNH
Hình MĐ.1. Khung nghiên cứu của Luận án....................................................6
Hình 2.2. Sơ đồ các khung khổ bền vững.......................................................26
Hình 2.3. Tổng quan các lợi ích từ KCNST đối với một số chủ thể .............36
Hình 2.4. Phân kỳ phát triển KCN tại Việt Nam và các dấu mốc quan trọng 64
Hình 3.5. Quy mô doanh thu của doanh nghiệp trong KCN lớn hơn doanh
nghiệp ngoài KCN hàng năm..........................................................................70
Hình 3.6. Số thu NSNN bình quân doanh nghiệp trong KCN so với ngoài KCN
.........................................................................................................................71
Hình 3.7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta trong giai đoạn 2011 -
2016.................................................................................................................74
Hình 3.8 . Tỷ lệ lấp đầy của các KCN đã đi vào hoạt động lũy kế đến hết tháng
12/2017............................................................................................................75
Hình 3.9. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy Tràng An..........90
Hình 3.10. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giấy tại nhà máy Tân Long .91
Hình 3.11. Quy trình xây dựng và thực hiện cộng sinh công nghiệp.............94
Hình 3.12. Thu hồi nhiệt thải giữa Nhà máy kính nổi Tràng An và Công ty May
Nien Hsing (Ninh Bình)................................................................................100
Hình 3.13. Vị trí của Pepsico Việt Nam, Bia Sài Gòn – Miền Tây, Vinamilk và
Nhà máy xử lý nước thải tập trung ...............................................................102
Hình 4.14. Các nguyên tắc phát triển KCNST..............................................117
Hình 4.15. Mô hình tổng quan về KCNST tại Việt Nam .............................119
Hình 4.16. Quy trình triển khai KCNST tại Việt Nam.................................122
Hình 4.17. Mô hình quản trị KCNST tại Việt Nam......................................125
Hình 4.18. Các nguyên tắc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá KCNST .............131
Hình PL.19. Quy mô dự án FDI trong KCN và ngoài KCN lũy kế đến hết tháng
12/2017 phân theo địa phương (triệu USD)..................................................174
Hình PL.20. Chuyển dịch cơ cấu lao động nước ta trong giai đoạn 2011 - 2017
.......................................................................................................................177
Hình PL.21. Cơ cấu trình độ lao động trong khu công nghiệp.....................178
Hình PL.22. Tiền lương sản xuất theo giờ và chỉ số giá đất công nghiệp của
Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực ..........................................179
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
xi
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Cắt giảm CO2 – Con số biết nói.......................................................96
Hộp PL.2. Mức độ tinh vi trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam ở
mức rất thấp so với các nền kinh tế trong khu vực.......................................184
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống các khu công nghiệp (KCN) đóng một vai trò quan trọng trong
việc thực hiện chiến lược mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,
phát triển công nghiệp và khuyến khích xuất khẩu ở nước ta. Tính đến cuối tháng
6 năm 2020, cả nước có 335 KCN đã thành lập trong đó 260 KCN đi vào hoạt động
và 75 KCN đang đền bù, giải phóng mặt bằng., tập trung ở các vùng kinh tế trọng
điểm Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, và Tây Nam Bộ. Các doanh nghiệp
trong KCN đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp tích cực
vào ngân sách nhà nước, xuất khẩu và tạo công ăn việc làm.
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tính riêng năm 2019,
các KCN đã tạo ra tổng giá trị sản lượng khoảng 219 tỷ Đô la Mỹ, trong đó, kim
ngạch xuất khẩu tương đương 59% giá trị sản lượng và đạt gần 130 tỷ Đô la Mỹ,
đóng góp gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cũng trong thời gian
này, các doanh nghiệp trong KCN đóng ngân sách lên tới 128 nghìn tỷ đồng. Hàng
năm, doanh nghiệp trong các KCN tạo ra khoảng 40 - 45% giá trị sản xuất công
nghiệp của cả nước và hiện lũy kế tạo công ăn việc làm cho hơn 3,5 triệu người lao
động.
Bên cạnh những đóng góp tích cực nêu trên, quá trình phát triển hệ thống
các KCN với tốc độ nhanh đang gây ra nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường.
Cả nước còn 29 KCN, tương ứng 11% trong số các KCN đang hoạt động, chưa có
hệ thống xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động. Nước thải từ một số KCN
được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận chưa qua xử lý, gây ô nhiễm đối với nước mặt
cũng như hệ sinh thái dưới nước, đồng thời gây nên những tác động tiêu cực tới
nông nghiệp, thủy sản và nguồn nước uống của người dân.
Lượng chất thải rắn do các doanh nghiệp tại các KCN thải ra cũng ngày càng
gia tăng, với chất thải rắn nguy hại chiếm tới 20% lượng rác thải. Bên cạnh đó, tình
trạng ô nhiễm không khí đang trở nên ngày càng trầm trọng tại các khu vực có các
KCN sử dụng công nghệ lạc hậu và không có hệ thống xử lý khí thải. Hệ thống
máy phát điện công nghệ lạc hậu trong nhiều KCN cũng đang góp phần vào việc
xả khí thải gây ra hiệu ứng khí nhà kính, gây ra biến đổi khí hậu. Các bệnh nghề
nghiệp liên quan đến hệ hô thấp, các giác quan, cũng trở nên phổ biến đối với công
nhân và nhân viên trực tiếp tiếp xúc với môi trường ô nhiễm tại các KCN. Hơn
nữa, vấn đề liên kết sử dụng chung dịch vụ hạ tầng, tái sử dụng rác thải, nước thải
và phụ phẩm nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và ứng dụng các biện pháp
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
2
sản xuất sạch hơn, tăng khả năng cạnh tranh cũng chưa được các doanh nghiệp
trong KCN và các công ty phát triển hạ tầng KCN quan tâm đúng mức.
Tình hình trên cho thấy, bên cạnh việc tiếp tục tuy trì và thúc đẩy những
đóng góp tích cực của các KCN vào tăng trưởng kinh tế, cũng cần chú ý tập trung
xử lý các vấn đề môi trường bên trong và bên ngoài KCN, giảm chất thải và phát
thải tại các KCN, tái chế và tái sử dụng sản phẩm phụ, sử dụng hiệu quả tài nguyên
và năng lượng. Thúc đẩy phát triển KCN theo hướng bền vững, ứng dụng lý thuyết
sinh thái học công nghiệp, hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, cụ
thể là phát triển KCNST, là một trong những cách tiếp cận góp phần xử lý tại nguồn
các vấn đề về môi trường trong quá trình sản xuất công nghiệp. KCNST có thể
được hình thành mới hoặc hình thành từ việc chuyển đổi các KCN hiện hữu, trong
đó khuyến khích việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực năng lượng, nước, nguyên
vật liệu, tái sử dụng rác thải, giảm thải và thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp
trong và ngoài khu.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã đặt trọng tâm phát triển bền vững các KCN
trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Các quốc gia này đã chủ động xây
dựng các cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN sử dụng chung
dịch vụ hạ tầng, tái sử dụng rác thải, nước thải và phụ phẩm nhằm giảm chi phí sản
xuất, tăng khả năng cạnh tranh thông qua thúc đẩy mô hình khu công nghiệp sinh
thái (KCNST). Mô hình KCNST đã được phát triển khá sớm ở các nước châu Âu,
Mỹ, sau đó đến một số quốc gia Châu Á. Liên hợp quốc cũng coi việc phát triển
KCNST như là một trong những trọng tâm thúc đẩy phát triển bền vững công
nghiệp toàn cầu. Từ việc hỗ trợ thí điểm mô hình KCNST tại 7 quốc gia, trong đó
có Việt Nam, từ năm 2013 đến nay việc triển khai thí điểm đã được nhân rộng tại
hơn 40 KCN trên 17 quốc gia. Với những kết quả tích cực dưới góc độ hiệu quả sử
dụng tài nguyên thiên nhiên và sản xuất sạch hơn, hiện nay, Tổ chức Phát triển
Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đang tiếp tục đẩy mạnh chương trình phát
triển KCNST trên nhiều quốc gia.
Nền tảng lý luận về KCNST được xây dựng từ thực tiễn phát triển các KCN,
cụm liên kết, chuỗi sản xuất… trên thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến
KCNST như sinh thái công nghiệp, cộng sinh công nghiệp, chuyển hóa công
nghiệp hay kinh tế toàn hoàn, nhưng đây là các nghiên cứu ở những thời điểm khác
nhau, hoặc chưa nghiên cứu toàn diện kết nối các lý thuyết liên quan này. Các
nghiên cứu này cũng chưa được quan tâm nghiên cứu tại các quốc gia có điều kiện
phát triển tương đồng với Việt Nam.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
3
Giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc phát triển các KCN, cải thiện
các tác động về môi trường, thúc đẩy sử dụng năng lượng có hiệu quả, đẩy mạnh
hợp tác giữa các doanh nghiệp, tăng cường lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp,
ngày càng trở nên cấp thiết trong thực tế phát triển bền vững ở nước ta. Những mục
tiêu nên trên có thể đạt được thông qua việc hình thành và phát triển hệ thống các
KCNST, trong đó thúc đẩy khả năng kết hợp với giải pháp giảm chất thải và phát
thải tại doanh nghiệp, tái chế và tái sử dụng sản phẩm phụ, sử dụng hiệu quả tài
nguyên và năng lượng. Các tiêu chí kỹ thuật về môi trường, kinh tế, xã hội, các
điều kiện chuyển đổi thành KCNST được cụ thể hóa, cùng với các nhiệm vụ được
quy định rõ ràng cho các cơ quan ở trung ương và địa phương sẽ giúp các công ty
phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong KCN hiện thực hóa mô hình
KCNST trong thực tiễn.
Xuất phát từ khía cạnh quản lý nhà nước, Chính phủ đã ban hành một số
chiến lược phát triển trong đó yếu tố phát triển bền vững là quan điểm xuyên suốt
như: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2010-2020, Chiến lược tăng trưởng xanh
2010-2020, Chiến lược phát triển bền vững thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ
(Agenda21)… Đồng thời, lần đầu tiên mô hình KCNST đã được thể chế hóa tại
Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý
khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó đã đưa ra khái niệm cơ bản về KCNST,
mục tiêu xây dựng hình thành KCNST, một số tiêu chí cơ bản và ưu đãi cho
KCNST. Tuy nhiên, để triển khai được mô hình này trên thực tiễn, cần nghiên cứu
cụ thể hóa các tiêu chí kỹ thuật ở góc độ kinh tế, môi trường và xã hội, các điều
kiện để chuyển đổi KCN thông thường sang KCNST; đưa ra các giải pháp thực thi
ở cấp độ trung ương (ban hành các cơ chế chính sách còn thiếu, sửa đổi các quy
định luật pháp còn vênh nhau, chưa tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển
KCNST,…), và ở cấp độ địa phương (các nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Ban quản lý KCN, cơ chế phối hợp và những ưu đãi có thể được áp dụng,…); Quan
trọng hơn là cần cụ thể hóa các nhiệm vụ mà các công ty hạ tầng KCN và doanh
nghiệp KCN, là các bên trực tiếp hưởng lợi từ mô hình. Đây là những việc cần triển
khai để hiện thực hóa mô hình KCNST trong thực tiễn và là những yêu cầu cấp
bách cần nghiên cứu triển khai sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số
82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công
nghiệp và khu kinh tế.
Chính sự cần thiết, tiềm năng phát triển và khoảng trống trong hệ thống quy
định pháp lý và quản lý nhà nước đối với KCNST tại Việt Nam đã thúc đẩy nghiên
cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài: “Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt
Nam” cho Luận án Tiến sỹ của mình trong chuyên ngành Quản lý kinh tế.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Một cách tổng thể, Luận án có mục đích đề xuất các giải pháp nhằm hình
thành và phát triển các KCNST ở Việt Nam thông qua việc rà soát, đúc kết các
kiến thức từ các nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn ở các nước về KCNST
đồng thời đánh giá thực trạng phát triển KCN(ST) ở Việt Nam để làm rõ cơ sở lý
luận và nghiên cứu vận dụng vào Việt Nam.
Một cách cụ thể, Luận án nhằm:
- Hệ thống hóa lý luận về KCNST và việc hình thành các KCNST từ xây dựng
mới và chuyển đổi các KCN hiện có.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về KCNST nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm cho việc hình thành các KCNST ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá sự hình thành và phát triển của các KCN ở Việt Nam
trong thời gian qua để thấy được mặt được và hạn chế trong phát triển KCN
dưới góc độ KCNST, đặt ra khả năng về hình thành và phát triển KCNST ở
nước ta.
- Trên cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng phát triển KCN ở
Việt Nam, đề xuất một số giải pháp về chính sách và quản lý thúc đẩy hình
thành và phát triển KCNST ở nước ta.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của
Luận án là trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Nền tảng lý luận cơ bản nào cho việc phát triển KCNST?
- Kinh nghiệm phát triển KCNST của các nước có thể đúc rút những bài học
nào cho Việt Nam?
- Những vấn đề đặt ra từ sự phát triển của các KCN tại Việt Nam thời gian
qua và khả năng phát triển KCNST tại Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi các
KCN truyền thống?
- Các giải pháp nào có thể giúp hình thành và phát triển KCNST trong bối
cảnh phát triển ở Việt Nam?
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
5
- Những kiến nghị cụ thể đối với các bên có liên quan trong việc hình thành
và phát triển KCNST là như thế nào?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án:
Luận án nghiên cứu sự hình thành các KCNST từ việc chuyển đổi các KCN
truyền thống.
- Phạm vi về nội dung:
Luận án nghiên cứu các giải pháp hình thành KCNST từ góc độ quản lý nhà
nước, tập trung vào các nhóm giải pháp về quản trị và quy hoạch, giải pháp về thể
chế và chính sách, giải pháp về các biện pháp hỗ trợ phát triển KCNST.
- Phạm vi về không gian:
Luận án nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp hình thành các KCNST ở
Việt Nam trên phạm vi cả nước
- Phạm vi về thời gian:
Luận án có giới hạn về thời gian từ 2011-2017 khi đánh giá thực trạng phát
triển KCN tại Việt Nam. Đối với các giải pháp, kiến nghị được nghiên cứu đề xuất
thực hiện trong giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận của luận án được cụ thể hóa bởi các nội hàm của KCNST
và sơ đồ hóa trong Hình 1 ở trang sau đây:
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
6
Hình MĐ.1. Khung nghiên cứu của Luận án
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Là luận án chuyên ngành quản lý kinh tế, các phương pháp nghiên cứu được
sử dụng bao gồm các nghiên cứu lý luận nhằm tổng quát hóa và hệ thống hóa các
nghiên cứu trước đây, kinh nghiệm của các nước, đồng thời hình thành cơ sở lý
thuyết cho việc phát triển KCNST ở nước; phương pháp phân tích hệ thống;
phương pháp thống kê mô tả, so sánh đối chiếu; phương pháp phân tích lợi ích –
chi phí, SWOT; và phương pháp điều tra, khảo sát lấy ý kiến chuyên gia.
Phương pháp nghiên cứu bàn giấy, tổng quan tài liệu
Thu thập, phân tích các dữ liệu nghiên cứu bao gồm các nghiên cứu, đề tài
trong và ngoài nước đã được thực hiện gồm các nghiên cứu sơ cấp, nghiên cứu cơ
bản, nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn liên quan đến các nội dung Luận
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
7
án. Đây là phương pháp được áp dụng một cách nhất quán đối với toàn bộ nội dung
của Luận án. Phương pháp này giúp tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
về KCNST, khái quát hoá hệ thống lý luận về KCNST, những vấn đề đặt ra trong
việc xây dựng KCNST cũng như kinh nghiệm của các nước trong việc chuyển đổi
KCN truyền thống thành KCNST.
Phương pháp phân tích hệ thống
KCNST là một khái niệm liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; từ tổ chức
hành chính và quản trị và các vấn đề về kinh tế, đến môi trường, xã hội và cộng
đồng. Chính vì vậy, Luận án sẽ sử dụng cách tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu.
Phương pháp phân tích hệ thống coi đối tượng nghiên cứu, mà ở đây là các
KCNST, như một hệ thống. Khi phân tích các thành tố, phần tử của hệ thống để
phát hiện tính chỉnh thể của hệ thống, các thành tố phần tử được nghiên cứu như là
một “tập con” để phân tích và có kiến giải về giải pháp quản lý đối với hệ thống cụ
thể hơn.
Phương pháp này, kết hợp với kết quả phân tích theo các phương pháp định
tính để luận bàn, đề xuất cơ chế, chính sách để xây dựng và phát triển KCNST ở
Việt Nam áp dụng trong các chương 3 và 4 của luận án.
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp này là việc nghiên cứu đối tượng ở hai hoặc nhiều thời điểm
khác nhau hoặc ở các địa điểm khác nhau nhằm tìm kiếm sự khác biệt, xu hướng
thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng đến các thay đổi ghi nhận được. Luận án sử dụng
phương pháp này trong việc so sánh đối chiếu kinh nghiệm phát triển KCNST quốc
tế để đúc rút bài học kinh nghiệm cho phát triển KCNST ở Việt Nam và để nghiên
cứu bức tranh hiện trạng phát triển của các KCN ở nước ta nhằm xác định tiềm
năng chuyển đổi.
Phương pháp thống kê mô tả
Luận án sử dụng thống kê mô tả để trình bày và phân tích các loại số liệu
khác nhau thu thập được từ thực tế và từ các nghiên cứu, điều tra trước đây như cơ
sở dữ liệu tổng điều tra doanh nghiệp bắt đầu từ năm 2001 cho đến nay; cơ sở dữ
liệu về KCN trong giai đoạn 2011-2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; cơ sở dữ liệu
của các nghiên cứu về KCN trong thời gian qua. Luận án cũng thu thập và mô tả
các số liệu thống kê của các KCNST thí điểm thông qua các bộ số liệu chính thức
của Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
8
Phương pháp phân tích Chi phí - Lợi ích
Đây là phương pháp mang tính hệ thống để tính toán và so sánh lợi ích và
chi phí của việc thực hiện một hoạt động (ví dụ như dự án, chính sách, can thiệp,
đầu tư...) nhằm xác định tính đúng đắn, khả thi của việc thực hiện hoạt động đó.
Luận án phân tích lợi ích, chi phí của việc thực hiện chuyển đổi ở 04 KCN tại tỉnh
Ninh Bình và thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ thuộc đối tượng nghiên cứu thông
qua việc đánh giá chi phí tài chính đầu tư và lợi ích (kinh tế, môi trường) thu được
từ việc thực hiện các sáng kiến KCNST từ đó đưa ra các gợi ý cho việc mở rộng
thực hiện chuyển đổi ở quy mô toàn quốc.
Phương pháp phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức (SWOT)
Đây là một công cụ hữu ích để nhận diện, đánh giá các năng lực và tiềm
năng nội tại (Điểm mạnh - Điểm yếu) đồng thời đánh giá các yếu tố bên ngoài tác
động đến chủ thể nghiên cứu (Cơ hội - Thách thức). Trong phạm vi của Luận án,
NCS khai thác phương pháp SWOT truyền thống bằng cách xác định các điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để tổng kết, bổ trợ cho việc đánh giá tiềm
năng chuyển đổi sang KCNST và các yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi này
ở Việt Nam trước khi đưa ra các đề xuất về lộ trình và giải pháp chuyển đổi.
Phương pháp điều tra, khảo sát và lấy ý kiến chuyên gia
Luận án sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát nhằm thu thập thông tin về
các KCN đang được thí điểm chuyển đổi sang KCNST. Đồng thời, luận án cũng
sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằm có được những ý kiến xác đáng
phục vụ việc phân tích và đề xuất chính sách cho việc phát triển KCNST ở nước
ta. Từ kết quả thu được thông qua sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát và lấy ý
kiến chuyên gia, Luận án đúc rút và nêu bật những đánh giá để đưa ra các kết luận.
Luận án thực hiện và sử dụng số liệu thu thập được từ 3 cuộc điều tra:
1) Thứ nhất: Tìm hiểu thông tin cơ sở về KCN thí điểm
Đối tượng: Ban quản lý các KCN thuộc các tỉnh/thành phố Ninh Bình, Đà
Nẵng, Cần Thơ
Thời gian thực hiện: tháng 12/2016
Mẫu phiếu: Bảng hỏi gồm 28 câu hỏi dạng bán cấu trúc (phụ lục 6a)
Hình thức thu thập thông tin: gửi phiếu qua đường bưu điện/email
Hình thức xử lý thông tin: lập bảng tổng hợp thông tin (phụ lục 6b)
2) Thứ hai: Tham vấn chuyên gia về tiềm năng chuyển đổi sang KCNST
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
9
Đối tượng: Cán bộ quản lý cấp Vụ, cấp Sở phụ trách quản lý nhà nước về
KCN
Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2018
Mẫu phiếu: Bảng câu hỏi mở (Phụ lục 10a)
Hình thức thu thập thông tin: thảo luận/phỏng vấn trực tiếp; ghi âm, ghi kết
quả trực tiếp lên phiếu
Hình thức xử lý thông tin: tổng kết và tóm tắt kết quả, lồng ghép trong các
nội dung của Luận án (phần lớn cho phần phân tích SWOT và chương 4);
Báo cáo kết quả khảo sát chi tiết tại Phụ lục 10b
Quy mô: 30 quan sát
3) Thứ ba: Mức độ đáp ứng tiêu chí về KCNST của các KCN thực hiện thí
điểm chuyển đổi
Đối tượng: các Ban quản lý KCN thuộc các tỉnh/thành phố Ninh Bình, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Hải Phòng và các công ty phát triển hạ tầng KCN
Khánh Phú, Gián Khẩu, Hòa Khánh, Trà Nóc 1&2, Amata và Đình Vũ
Thời gian thực hiện: tháng 3/2019
Mẫu phiếu: Bảng hỏi gồm 8 câu hỏi dạng bán cấu trúc (phụ lục 8a)
Hình thức thu thập thông tin: gửi phiếu qua đường bưu điện/email
Hình thức xử lý thông tin: lập bảng tổng hợp câu trả lời (phụ lục 8b)
Quy mô: 12 quan sát
5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án
Trên cơ sở tổng quát hoá, phân tích thực trạng, đánh giá khả năng chuyển
đổi và thu thập ý kiến các chuyên gia về phát triển KCN và chuyển đổi sang
KCNST ở Việt Nam, Luận án đã có những đóng góp mới về mặt khoa học. Cụ thể
là:
- Làm rõ nền tảng lý thuyết về phát triển KCNST, hệ thống hoá các lý luận
về KCNST làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích khả năng chuyển đổi và phát
triển KCNST ở Việt Nam.
- Tổng hợp và đưa ra được khái niệm KCNST và sử dụng cách tiếp cận sáng
kiến KCNST xuyên suốt trong các nội dung phân tích và đánh giá. Hệ thống hoá
và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển KCNST. Luận án đã bước đầu
đề cập đến hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và xếp loại KCNST cho Việt Nam
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
10
- Rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng từ việc nghiên cứu thực tiễn
của các nước cho việc hình thành và phát triển KCNST ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KCN ở Việt Nam trong giai đoạn
2011-2017 từ góc độ phát triển KCNST thông qua các số liệu thống kê và điều tra
chính thức của các cơ quan thuộc Chính phủ, kết hợp với khảo sát thực tế.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hình thành và phát triển KCNST ở
Việt Nam bao gồm các giải pháp về quản trị và quy hoạch, về thể chế và chính
sách và các biện pháp hỗ trợ cũng như những kiến nghị đối với các cơ quan quản
lý nhà nước ở trung ương, địa phương và các công ty phát triển hạ tầng KCN và
doanh nghiệp trong KCN trong việc xây dựng và phát triển KCN sinh thái ở Việt
Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án đã làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về KCNST được áp dụng trên thế
giới và đã được bắt đầu triển khai ở Việt Nam. Luận án đã đánh giá được những
mặt được và các hạn chế trong việc phát triển KCN tại Việt Nam dưới các khía
cạnh kinh tế, xã hội, môi trường. Từ đó, đặt nền tảng cho việc đề xuất phát triển
KCNST như là một giải pháp hướng đến phát triển bền vững KCN. Các phân tích,
đánh giá của Luận án góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính
sách và các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về nguyên nhân, hiện trạng và giải
pháp phát triển KCNST từ thực trạng phát triển KCN ở nước ta.
Luận án có thể được coi là tài liệu tham khảo mang tính hệ thống cho việc
xây dựng chính sách và đề xuất hệ thống thể chế quản lý và phát triển KCNST ở
Việt Nam. Đồng thời, các nghiên cứu và phân tích của luận án có giá trị tham khảo
cho việc giảng dạy, bồi dưỡng, xây dựng chính sách cho các cơ quan nghiên cứu
và hoạch định chính sách đối với KCN nói chung và KCNST nói riêng ở Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận án gồm 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận
án
Chương này trình bày tổng quan các nghiên cứu quốc tế và trong nước theo
các chủ đề: KCNST, sinh thái học công nghiệp, kinh tế tuần hoàn, cộng sinh công
nghiệp để làm cầu nối cho các nội dung về cơ sở lý luận được trình bày tại Chương
2.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
11
Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển khu công
nghiệp sinh thái
Chương 2 phân tích các khái niệm liên quan đến chủ đề của Luận án như
KCNST, kinh tế học tuần hoàn và các khái niệm bổ trợ như cộng sinh công nghiệp,
sinh thái học công nghiệp là các khái niệm cơ sở của các phân tích, đánh giá và đề
xuất tại chương 3 và 4 của Luận án. Đồng thời, trong Chương này cũng tổng hợp
kinh nghiệm phát triển KCNST của một số nước đi trước như Đan Mạch, Italia,
Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc phát
triển KCNST ở Việt Nam.
Chương 3. Thực trạng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam dưới góc
độ khu công nghiệp sinh thái
Chương 3 đánh giá tổng quan tình hình phát triển KCN trong giai đoạn từ
khi hình thành đến nay để cung cấp bức tranh tổng thể trước khi đánh giá thực
trạng KCN Việt Nam dưới góc độ KCNST. Chương này nhằm cung cấp các phân
tích nền tảng cho “mức độ sẵn sàng” chuyển đổi thành KCNST, trước khi đề xuất
lộ trình và giải pháp chuyển đổi của các KCN ở Việt Nam.
Chương 4. Quan điểm, định hướng và các khuyến nghị giải pháp cho
việc hình thành và phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
Chương 4 nghiên cứu và đề xuất các quan điểm, định hướng và các giải pháp
và khuyến nghị cho việc hình thành và phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt
Nam đối với từng bên liên quan khác nhau (cơ quan quản lý nhà nước ở trung
ương, địa phương, các công ty phát triển hạ tầng KCN, các doanh nghiệp trong
KCN) một cách phù hợp với bối cảnh phát triển của Việt Nam.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
12
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Khái niệm Khu công nghiệp sinh thái
KCNST được hình thành xuất phát từ một cách tiếp cận mới trong việc xử
lý các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất trong các KCN. Hoạt
động sản xuất công nghiệp, cách thức loài người đáp ứng những nhu cầu của mình,
vừa đem lại điều kiện vật chất tốt hơn cho con người, đồng thời gây ra những vấn
đề về môi trường và xã hội cần xử lý. Đối với các vấn đề môi trường, cách tiếp cận
ban đầu đối với những ảnh hưởng môi trường của hoạt động sản xuất công nghiệp
là xử lý khi đã xảy ra. Cách tiếp cận này hiện vẫn đang được áp dụng, đồng thời
với việc ra đời của cách tiếp cận hiện đại hơn, xử lý rốt ráo hơn đối với các vấn đề
môi trường của sản xuất công nghiệp nói chung và KCN nói riêng. Cách tiếp cận
“xử lý tại nguồn” thông qua việc sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu phát
thải, khép kín quá trình sản xuất bằng việc chuyển hoá chất thái thành các đầu vào
hữu ích cho một chu trình sản xuất mới, được đánh giá là hiệu quả hơn cả về chi
phí và giảm thiểu tác động môi trường của quá trình sản xuất [77]. Cách tiếp cận
hiện đại trong xử lý vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất công nghiệp tại các
KCN giúp hình thành nên các KCNST.
KCNST là hướng đi trong việc bảo vệ môi trường, dựa trên nền tảng sử dụng
hiệu quả năng lượng, khép kín vòng vật liệu và cộng sinh công nghiệp (CSCN)
[42]. KCNST là một cộng đồng sản xuất và dịch vụ mà trong đó doanh nghiệp tìm
kiếm và nâng cao hiệu suất môi trường và kinh tế thông qua sự hợp tác trong quản
lý các vấn đề môi trường và tài nguyên, bao gồm năng lượng, nước và vật liệu. Nhờ
hợp tác làm việc với nhau, cộng đồng các doanh nghiệp tìm kiếm một lợi ích tập
thể lớn hơn tổng của các lợi ích cá nhân mỗi công ty [95], [141].
Hiểu một cách thông thường, KCNST là một cộng đồng doanh nghiệp hợp
tác với nhau và với cộng đồng địa phương, nhằm chia sẻ một cách hiệu quả các
nguồn lực như thông tin, nguyên vật liệu, năng lượng, cơ sở hạ tầng và môi trường
tự nhiên, hướng tới các lợi ích kinh tế, cải thiện chất lượng môi trường, gia tăng
nguồn lực con người cho cả cộng đồng doanh nghiệp và địa phương đó [116]. Mục
tiêu của một KCNST là cải thiện lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp tham gia,
đồng thời giảm thiểu các tác động môi trường. Các biện pháp đi kèm bao gồm thiết
kế cơ sở hạ tầng thân thiện, sản xuất sạch hơn, ngăn ngừa ô nhiễm, sử dụng hiệu
quả năng lượng và xây dựng quan hệ đối tác doanh nghiệp. Các KCNST cũng đảm
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
13
bảo lợi ích cho các cộng đồng xung quanh trên nền tảng lợi ích sự phát triển [116],
[43].
Cote and Hall [44] đã đưa ra một định nghĩa chi tiết hơn, theo đó KCNST là
hệ thống công nghiệp bảo tồn các nguồn lực tự nhiên và kinh tế; giảm năng lượng
vật chất sản xuất, bảo hiểm và chi phí xử lý; cải thiện hiệu quả hoạt động, chất
lượng, sức khỏe người lao động và hình ảnh công cộng. Các KCNST là đối tượng
của việc tăng lợi suất, khi các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội cùng tìm ra giải
pháp cho việc sử dụng và tái chế, xử lý chất thải và khí thải. Cách tiếp cận này bao
gồm thiết kế xanh của hạ tầng KCN và nhà máy; sản xuất sạch hơn, phòng chống
ô nhiễm môi trường; hiệu quả năng lượng; đồng thời tạo ra các lợi ích cho cộng
đồng lân cận [117], [96].
Tương tự như vậy, Lowe [92, tr.1] đưa ra định nghĩa KCNST, là định nghĩa
được các tổ chức quốc tế sử dụng một cách phổ biến: “KCNST là một cộng đồng
các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ chung hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ. Các doanh
nghiệp thành viên đó tìm kiếm các lợi ích cao hơn về kinh tế, xã hội và môi trường
thông qua việc hợp tác trong quản lý các vấn đề môi trường và nguồn lực. Bằng
cách phối hợp với nhau, cộng đồng doanh nghiệp hướng tới đạt được lợi ích tập
thể lớn hơn tổng các lợi ích cá biệt mà mỗi công ty có thể đạt được nhờ vào tối ưu
hóa hoạt động của bản thân”.
Bản chất của Khu công nghiệp sinh thái
KCNST dựa trên những nguyên tắc sinh thái công nghiệp (STCN), trong đó
các hệ thống công nghiệp có thể hoạt động giống như các hệ thống sinh thái tự
nhiên, huy động sự tham gia của các ngành công nghiệp riêng biệt trong cách tiếp
cận tập thể, qua đó hiệu quả kinh tế được cải thiện trong khi dấu chân sinh thái
giảm [37], [79], [128]. KCNST thực chất hoạt động dựa trên mô trình sản xuất tích
hợp, khép kín, trong một hệ thống mới, thay thế cho hệ thống sản xuất truyền thống
có quy trình tuyến tính, từ khai thác tài nguyên - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm - phát
thải tách biệt. Mô hình sản xuất tích hợp, khép kín này được cổ vũ bởi Frosch và
Gallopoulos [58] và được nghiên cứu, phát triển sau đó bởi nhiều nhà nghiên cứu,
ứng dụng. Trong KCNST, việc tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu được tối ưu hóa,
chất thải sinh ra được tối thiểu hóa, và đầu ra của một quá trình sẽ là đầu vào thô
cho quá trình khác. KCNST dựa trên sinh thái học công nghiệp, đồng thời giúp ứng
dụng sinh thái học công nghiệp một cách hiệu quả và là hệ thống tốt hơn trong việc
phối hợp công nghệ, các quá trình sản xuất và hành vi người tiêu dùng [58], [59].
KCNST cho phép sự tham gia của các ngành công nghiệp riêng lẻ thông qua
"sự thay đổi công nghiệp có hệ thống" bao gồm trao đổi vật lý của vật liệu và các
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
14
sản phẩm; quản lý, chia sẻ các tiện ích chung và cơ sở hạ tầng [37], [128], [129],
[140]. KCNST kết nối quá trình khác nhau như chất thải sản xuất, nhà máy, và
người tiêu dùng, cho phép không chỉ trao đổi hữu hình mà còn trao đổi phi vật chất
như kiến thức, nguồn nhân lực và kỹ thuật [103], [38]. Cộng đồng cộng tác giữa
các doanh nghiệp trong KCNST hình thành nên "hệ sinh thái công nghiệp"; từ đó
có thể tìm thấy lợi thế so sánh trong quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp, chính phủ,
cộng đồng, và các nhóm khác [93], 140].
Một KCNST có điểm tương tự như một KCN thông thường ở chỗ nó là một
tài sản mà một số các doanh nghiệp dùng chung, có chung quyền quản lý hoặc sở
hữu cơ sở hạ tầng, dịch vụ [93]. Mặc dù vậy so với KCN, thuật ngữ KCNST có thể
được áp dụng để hiểu một cách toàn diện, rõ ràng hơn về sự bền vững [103]. Sự
khác biệt là một KCNST liên quan đến mức độ phối hợp, hợp tác giữa các
ngành công nghiệp hay còn gọi là "cộng sinh công nghiệp", trong đó năng lượng
và nguyên vật liệu sản xuất bởi một ngành công nghiệp được tiêu thụ như là đầu
vào của ngành hay doanh nghiệp khác. Các ngành công nghiệp và quy trình trao
đổi được xem như tương tác hệ thống chứ không phải là thành phần biệt lập trong
một hệ dòng chảy tuyến tính. Ý tưởng là để tạo ra một mạng lưới các doanh nghiệp
cộng tác, vận hành như một hệ sinh thái thông qua phục hồi tài nguyên và chất thải
sản xuất nhờ mối quan hệ cộng sinh để cải thiện hiệu suất môi trường, tăng lợi
nhuận và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng [131].
Trên cơ sở các đặc tính nêu trên, Chertow [37, tr.11-30] chia KCNST thành
5 loại theo vùng địa lý và chất lượng, cấp độ hoạt động trao đổi, gồm: (1) Trao đổi
chất thải; (2) Trao đổi trong một cơ sở doanh nghiệp; (3) Trao đổi trong một KCN;
(4) Trao đổi trong các doanh nghiệp gần nhau nhưng không cùng KCN; và (5) Trao
đổi trong vùng không gian rộng lớn. Những hoạt động của KCNST cũng phải
đương đầu những khó khăn, mà đặc biệt là: (1) rào cản kỹ thuật; (2) thiếu thông
tin; (3) trở ngại về tổ chức; và (4) trở ngại về quy định và pháp lý [56, tr.63-68].
Sự hình thành Khu công nghiệp sinh thái
Đã có nhiều nghiên cứu về việc hình thành KNCST trên thực tế ở các nước.
Một trong những hướng dẫn đầu tiên về hình thành KCNST cho rằng, cần thực
hiện 10 bước để đảm bảo việc thiết kế các KCN có tính đến các vấn đề môi trường
và giảm thiểu ô nhiễm [76]. Những nguyên tắc cụ thể về xây dựng KNCST cũng
được đưa ra, bao gồm: (1) hài hòa với thiên nhiên; (2) đảm bảo hệ thống năng
lượng; (3) quản lý luồng nguyên vật liệu và chất thải; (4) quản lý cấp thoát nước;
(5) quản lý khu công nghiệp sinh thái hiệu quả; (6) kết hợp xây dựng/cải tạo; (7)
hòa nhập với cộng đồng địa phương [93]. Trên cơ sở những nguyên tắc này, nhiều
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
15
hướng dẫn cụ thể về việc lập kế hoạch, thiết kế và triển khai khu công nghiệp sinh
thái cũng được đưa ra [91], [93].
Việc phát triển các KCNST đảm bảo yếu tố kinh tế và môi trường đã được
triển khai ở nhiều nước. Các báo cáo về tình hình phát triển cũng như bài học và
kinh nghiệm xây dựng khu công nghiệp sinh thái ở Mỹ [65], [70], [71], Trung Quốc
[32], [54], [60] [124], [144], [147], Hà Lan [70], [71], Brazil [51], Châu Âu [65],
Hàn Quốc [110], [111], [112], [113], [114].
Về việc hình thành KCNST, theo Lowe et al. [95], có 3 cách thức bao gồm:
(1) Thiết kế và xây dựng trên một vị trí hoàn toàn mới; (2) Chuyển đổi từ các KCN
truyền thống đang hoạt động và cải tạo các khu đang bị ô nhiễm; và (3) Cải tạo,
mở rộng trên các khu vực sản xuất sẵn có. Với mỗi cách thức lựa chọn, đều có các
thách thức trong cả giai đoạn hình thành, xây dựng và vận hành. Do vậy, luôn phải
có cân nhắc giữa lợi ích và chi phí; và cần xác định liệu có thể vượt qua thách thức
hay không.
Có quan điểm nhận định, do các KCN truyền thống đem lại lợi ích kinh tế
nhưng lại không xem xét "chi phí" cho suy thoái môi trường nên sự chuyển đổi các
KCN hiện có sang KCNST dự kiến sẽ góp phần vào việc giảm ô nhiễm và phát
triển bền vững KCN. Vì vậy, KCNST được coi là một mô hình công nghiệp mới
để giải quyết cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường của phát triển bền vững
[140]. Tuy nhiên, việc chuyển đổi theo cách này cần sự đồng thuận của nhiều phía,
đặc biệt là Công ty phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong KCN để có
thể cải thiện các chỉ tiêu môi trường. Ngoài ra, còn cần nguồn lực để giải quyết các
vấn đề ô nhiễm hiện có [95].
Tương tự, Conticelli and Tondelli [42] cho rằng KCNST tự phát triển thành
công hơn so với những khu được thiết kế từ ban đầu. Việc tự tổ chức phối hợp giữa
các công ty là mấu chốt của thành công hơn là việc lên kế hoạch định vị sẵn các
KCN. Cũng không có những mâu thuẫn trong việc theo đuổi việc lấp đầy KCN và
sự cần thiết phải cung cấp những điều kiện tốt để thu hút đầu tư, dẫn đến làm giảm
các tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái địa phương. Vì vậy, việc định vị, quy
hoạch các KCN trên khu vực đất mới là không cần thiết, thay vào đó cần xem xét
các cơ hội chuyển đổi tại các KCN hiện có, mặc dù xu hướng này còn mờ nhạt.
Hướng đi này tạo ra một lợi thế kép, một mặt nhân rộng sáng tạo mới về mô hình
KCN bền vững; mặt khác góp phần vào việc việc sử dụng đất “bền vững” bằng
việc tái sử dụng có hiệu quả đất đã đô thị hóa mà không ảnh hưởng đến các vùng
đất mới và các hệ sinh thái.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
16
Mặc dù vậy, việc xây dựng KCN mới cũng có các lợi thế nhất định vì cách
tiếp cận này tạo không gian tự do cao hơn cho các thử nghiệm và chọn lựa. Quá
trình xác định địa điểm và xây dựng KCNST sẽ được thiết kế tốt và rõ ràng hơn
[95]. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp trong KCN, kiến thức phòng ngừa có thể thay
thế cho các biện pháp sản xuất sạch hơn do họ có thể sử dụng cách tiếp cận sản
xuất sạch hơn để thiết kế dây chuyền sản phẩm. Thêm vào đó, việc ước tính đầu
vào/đầu ra cũng giúp cho việc phân bố địa điểm tối ưu, với các nhóm doanh nghiệp
có liên quan gần nhau, gần hạ tầng và dịch vụ cần thiết [134].
Quy hoạch các KCNST hiện tại thể hiện thông qua việc tìm cách bố trí KCN
tại một vị trí thuận lợi về môi trường kinh doanh, tổ chức dịch vụ và cơ sở vật chất,
hạ tầng sinh thái, công nghệ. Quan điểm này được hỗ trợ bởi các chính sách của
địa phương nhằm hướng tới lợi ích kinh tế, nhưng bỏ qua vấn đề bảo vệ đất tự
nhiên và xu hướng tăng lưu lượng giao thông khi các khu mới ở vị trí xa. Ngoài ra,
việc quy hoạch sử dụng đất như vậy đang tạo ra sự thiếu bền vững trong sử dụng
tài nguyên đất. Trước mắt, sự phát triển này sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp
trong ngắn hạn, nhưng sẽ là bất lợi nghiêm trọng cho cả nền kinh tế và môi trường
trong dài hạn [95].
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển Khu công nghiệp sinh thái
Các nhân tố góp phần vào sự thành công của KCNST gồm có: (1) Xây dựng
các chính sách hỗ trợ KCNST; (2) Thiết lập các hệ thống giám sát và đánh giá
KCNST một cách thường xuyên; (3) Xây dựng các chiến lược phát triển ngành; và
(4) Khuyến khích sự hợp tác của các bên liên quan hoặc nên bắt đầu với các mô
hình thí điểm [123].
Một KCNST sẽ có nhiều khả năng thành công nếu nó là một phần của sáng
kiến cộng đồng rộng lớn hơn. Các chủ đề cần quan tâm là phát triển nhà ở cho
người lao động; sáng tạo một chiến lược cộng đồng để giảm tổng dòng thải (dân
cư, thương mại, công cộng và công nghiệp); phát triển của một khu vực bằng các
sản phẩm trao đổi hiệu quả cao; cung cấp cho thị trường các vật liệu hiện tại bị loại
bỏ như chất thải; tăng cường quy hoạch phát triển kinh tế để khuyến khích các
doanh nghiệp phù hợp; huy động các nguồn lực giáo dục để giúp các doanh nghiệp
và các hoạt động của chính phủ tăng hiệu quả năng lượng và ngăn ngừa ô nhiễm;
giảm phát thải khí nhà kính thông qua một chương trình hoạt động cộng đồng [90].
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Khái niệm Khu công nghiệp sinh thái
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
17
KCNST với nền tảng lý thuyết là sinh thái công nghiệp là một khái niệm
mới tại Việt Nam. Sinh thái học công nghiệp được đề cập đến trong hai tài liệu, bài
giảng về sinh thái học công nghiệp của Đại học xây dựng [26] và tiểu luận sinh
thái phát triển tại Đại học Huế [27]. Cả hai tài liệu này đều đề cập một cách hết sức
khái quát khái niệm sinh thái học công nghiệp. Trong khi Nguyễn Thị Kim Thái
[26] giới thiệu khái niệm sinh thái công nghiệp như là tiền đề trong hệ thống quản
lý môi trường nghiệp, thì Võ Văn Thiệp [27] giới thiệu khái niệm hệ sinh thái công
nghiệp là một khái niệm tổng hợp từ các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
cả nông nghiệp và công nghiệp.
Gần đây hơn, Dự án Triển khai sáng kiến phát triển KCNST hướng tới mô
hình KCN bền vững ở Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNIDO thực hiện
tại Việt Nam từ năm 2014-2019 đã có một số nghiên cứu về KCNST. Quan niệm
về KCNST được dự án sử dụng một cách thống nhất xuất phát từ tiếp cận của
UNIDO, trong đó KCNST được định nghĩa một cộng đồng các doanh nghiệp sản
xuất và dịch vụ chung hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ, hợp tác trong quản lý các vấn
đề môi trường và nguồn lực để đạt được lợi ích lớn hơn về kinh tế, xã hội và môi
trường so với khi hoạt động riêng lẻ. Nghiên cứu của dự án cũng cho thấy các khái
niệm về KCNST được sử dụng tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Đan Mạch và của một
số nước khác [137].
Dự án này cũng đã hỗ trợ Bộ Kế hoạch và đầu tư trong việc xây dựng các
quy định về KCNST trong Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của
Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Định nghĩa về
KCNST được quy định tại Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP là định nghĩa chính
thức đầu tiên và duy nhất có hiệu lực tại Việt Nam cho đến nay. Theo Nghị định
này, “Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu
quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng
sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các
doanh nghiệp”.
Bản chất của Khu công nghiệp sinh thái
Cho đến nay, những nghiên cứu trong nước chủ yếu mang tính nghiên cứu
thực tiễn và chính sách có liên quan đến KCNST. Về liên kết sản xuất, Nguyễn
Đình Tài [25] đề cập liên kết ngành như là yếu tố nền tảng nâng cao khả năng cạnh
tranh như: giúp các doanh nghiệp có cơ hội tăng năng suất; thúc đẩy quá trình sáng
tạo và đổi mới; và tác động quan trọng đến việc hình thành các doanh nghiệp mới
trong ngành hoặc trong các ngành có liên quan. Việc phát triển một mạng lưới liên
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
18
kết hữu hiệu sẽ tạo điều kiện giúp tăng năng lực cạnh tranh. Điển hình là sự gần kề
về địa lý tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô, giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng
cường liên kết, chia sẻ thông tin và các nguồn lực khác. Việc phát triển mạng lưới
liên kết cũng giúp nâng cao trình độ công nghệ trong nước, phát triển và chuyển
đổi cơ cấu kinh tế địa phương, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, tạo việc làm
và giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội khác, ví dụ như vấn đề môi
trường.
Lê Thế Giới [16] bàn về các luận điểm cơ bản của lý thuyết cụm công nghiệp
và lý thuyết hệ sinh thái kinh doanh trong phát triển các lợi thế cạnh tranh công
nghiệp ở cấp độ quốc gia, vùng và địa phương. Từ đó, phân tích làm rõ mối quan
hệ giữa công nghiệp hỗ trợ với cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh. Và
trên cơ sở nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành công
nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, tác giả đưa ra các khuyến nghị trong trong nghiên cứu
chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Trương Chí Bình [2] sử dụng cách tiếp cận liên kết giữa các phân đoạn chính
bao gồm thượng nguồn (nghiên cứu, thiết kế), trung nguồn (lắp ráp, gia công) và
hạ nguồn (phân phối) với các liên các liên kết dọc, ngang và hỗn hợp để phân tích
liên kết trong các chuỗi sản xuất. Theo Trương Chí Bình để có được liên kết, cần
có điều phối tốt và quản lý hiệu quả, đồng thời lợi nhuận cần phải được chia sẻ
trong liên kết giá trị để khuyến khích các bên tham gia. Liên kết ngành, theo tác
giả, hiện tại đã khá phổ biến trong giới hoạch định chính sách quốc tế như một
công cụ quan trọng để phát triển kinh tế địa phương, kinh tế ngành cũng như hỗ
trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lý do quan trọng nhất lý giải sự thành công của cụm
liên kết công nghiệp trên toàn cầu là nguyên tắc phát triển liên kết tổng hợp trong
cụm công nghiệp. Việc liên kết này được xem là một nguồn lực quan trọng hơn cả
nguồn lực tài chính, công nghệ, tri thức hay kỹ năng lao động.
Cũng về liên kết công nghiệp, Nguyễn Thị Nguyệt [21] đánh giá cao vai trò
chủ đạo của doanh nghiệp đầu đàn, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp liên
quan, và quá trình đổi mới với vai trò chủ đạo là các tổ chức khoa học công nghệ.
Cũng theo Nguyễn Thị Nguyệt, ở Việt Nam, cụm liên kết ngành theo đúng khái
niệm thì chưa có, song các hình thái phôi thai của cụm liên kết ngành đã tồn tại.
Tuy vậy quá trình này đang gặp khá nhiều khó khăn về các mặt: chất lượng nguồn
nhân lực, thiếu doanh nghiệp đầu đàn và liên kết hợp tác yếu, yếu về công nghiệp
hỗ trợ, điều kiện sống và làm việc bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường. Để giải
quyết thực trạng này, Nguyễn Thị Nguyệt gợi ý một số giải pháp gồm: cải thiện
thể chế, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu đàn
và phát triển mạng liên kết; công nghiệp hỗ trợ; phát triển hạ tầng kỹ thuật và khoa
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
19
học công nghệ; bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống, và tăng cường an sinh xã
hội.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển Khu công nghiệp sinh thái
Về KCNST, đã có một số nghiên cứu đề cập đến việc phát triển KCN và xu
hướng phát triển KCNST có thể áp dụng ở Việt Nam. Việc hình thành và phát triển
KCN ở nước ta đã có những đánh giá từ rất sớm. Báo cáo của Bộ Xây dựng [7] đã
đánh giá công tác quản lý phát triển công nghiệp, giới thiệu quy hoạch tổng thể và
một số quy hoạch chi tiết các KCN trong những năm tới ở nước ta. Báo cáo này đã
đưa ra danh mục các KCN được đầu tư đến năm 2000, đến năm 2020 và sơ đồ phân
bố các KCN trên toàn quốc và tại ba vùng kinh tế trọng điểm.
Nghiên cứu của Nguyễn Cao Lãnh [17] là một trong những nghiên cứu đầu
tiên về KCNST. Nghiên cứu này đề cập đến những vấn đề lý thuyết cơ bản của
KCNST bao gồm: khái niệm, mục tiêu của một khu sinh thái. Nghiên cứu này đã
khẳng định việc phát triển KCNST không chỉ đem lại lợi ích của việc phát triển
KCNST trên góc độ phát triển công nghiệp nói chung mà còn trên góc độ xã hội
và góc độ môi trường. Theo Nguyễn Cao Lãnh, cơ sở khoa học của phát triển
KCNST là sản xuất sạch và sinh thái học công nghiệp; thiết kế xây dựng và quy
hoạch bền vững; kinh tế bền vững. Cách tiếp cận của nghiên cứu này mang tính
thực tiễn và từ phạm vi hẹp là quy hoạch phát triển KCNST. Mặc dù là nghiên cứu
đầu tiên và chi tiết nhất về KCNST, nghiên cứu này mới chỉ dừng ở việc mô tả các
nguyên tắc thiết kế KCNST trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm phát triển KCNST
của các nước. Các cơ sở về chính sách, thể chế, và các hỗ trợ cũng như các tiêu
chuẩn về KCNST nhằm phát triển KCNST chưa được đề cập trong nghiên cứu này.
Sau nghiên cứu của Nguyễn Cao Lãnh, báo cáo của Trung tâm khoa học
công nghệ Việt Nam [28] cũng đặt ra vấn đề phát triển KCNST và sinh thái công
nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu này cho biết, có ba lợi ích kinh tế trực tiếp và ba
lợi ích kinh tế gián tiếp, tám lợi ích về mặt môi trường của KCNST. Nghiên cứu
đã chỉ ra, để thiết kế một KCNST cần đi theo 5 chiến lược: (1) lồng ghép vào các
hệ thống tự nhiên; (2) tối đa hiệu suất sử dụng năng lượng; (3) nguyên liệu và quản
lý chất thải tại chỗ; (4) quản lý KCNST hiệu quả; và (5) xây dựng và phục hồi.
Nghiên cứu này đưa ra kết luận còn quá sớm để lồng ghép các nguyên tắc sinh thái
công nghiệp và nội dung phát triển KCNST sau khi viện dẫn hai ví dụ gồm:
KCNST của công ty Powerday ở London (Vương quốc Anh) và KCNST ở Quảng
Đông (Trung Quốc).
Kinh nghiệm phát triển Khu công nghiệp sinh thái
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
20
Đánh giá về kinh nghiệm quốc tế trong phát triển KCNST, Phạm Nguyên
Ngọc Anh [1] cũng cho rằng, mô hình KCNST được xem là giải pháp khắc phục
có hiệu quả những vấn đề về môi trường, góp phần phát triển bền vững. Nghiên
cứu này đề cập đến một số mô hình KCNST tiêu biểu, bao gồm KCN Kalunborg
(Đan Mạch), Guirtang (Trung Quốc) và KCN xanh (Thái Lan). Nghiên cứu chỉ ra
sự cần thiết phải có chiến lược và lộ trình phát triển các công nghiệp sinh thái, các
địa phương cần chủ động, tích cực hưởng ứng song cần có kế hoạch và thực hiện
từng bước, tránh làm ồ ạt. Đối với các KCNST, việc quản lý thông tin và trao đổi
thông tin về chất thải giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp
với ban quản lý, giữa các chủ thể trong và ngoài hàng rào khu phải được tiến hành
chặt chẽ và cập nhật một cách thường xuyên. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự cần thiết
phải có những chuyển biến thực chất, từ chính các doanh nghiệp, cũng như vai trò
quản lý của nhà nước, cơ sở hạ tầng sẵn có và làm mới theo tiêu chuẩn của KCN.
Đối với các trường hợp xây mới thì vấn đề tài chính là cản trở lớn nhất.
Nghiên cứu toàn diện hơn về kinh nghiệm quốc tế trong phát triển và đánh
giá KCNST gần đây là của UNIDO và MPI [137] được thực hiện với sự hỗ trợ của
Dự án Triển khai sáng kiến KCNST hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt
Nam. Nghiên cứu này đã rà soát kinh nghiệm về phát triển và đánh giá KCNST tại
các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đan Mạch, Italy, Thái Lan và rút ra một số bài
học. Thứ nhất, KCNST được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi các KCN hiện
có. Điều kiện tiên quyết để hình thành KCNST theo phương thức này là có sự đồng
thuận và tự nguyện của tất cả các bên có liên quan, trong đó quan trọng nhất là các
doanh nghiệp. Thứ hai, động lực lớn nhất thúc đẩy sự phát triển của KCNST là lợi
ích của các doanh nghiệp tham gia KCNST. Bên cạnh đó, các công ty quản lý hạ
tầng KCN cũng đóng góp vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển
KCNST, đồng thời với việc hình thành khung khổ pháp lý. Ủng hộ của cộng đồng
bên trong và bên ngoài hàng rào KCN cũng đóng vai trò đáng kể trong việc bảo
đảm sự bền vững của KCNST. Thứ ba, việc thiết lập một hệ thống đánh giá phù
hợp để giúp chuyển đổi các KCN thành KCNST và thực hiện đánh giá liên tục đối
với KCNST là rất quan trọng. Việc xây dựng tiêu chí, ngưỡng đánh giá đảm bảo
tính khoa học, mang tính khả thi, phù hợp với đặc điểm quốc gia là khá khó khăn
và trên thực tế, chưa có quốc gia nào xây dựng được một bộ tiêu chí toàn diện để
đánh giá và xếp hạng KCNST trên cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ tư, kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là các nước Đông Bắc Á, đã cho thấy,
KCNST không thể thành công nếu không có sự tham gia của chính quyền ở tất cả
các cấp. Không chỉ hình thành khung khổ pháp lý cho KCNST, Nhà nước còn cần
xây dựng được các biện pháp khuyến khích, ưu đã và hỗ trợ có hiệu quả, nhằm tạo
động lực cho doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển KCNST.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
21
Bên cạnh những nghiên cứu chung, mang tính định hướng và học hỏi kinh
nghiệm, nghiên cứu của Nguyễn Cao Luận [20] về phát triển KCNST ở Đà Nẵng
dựa trên cơ sở sinh thái học công nghiệp là nghiên cứu trực tiếp khuyến nghị về
việc xây dựng KCNST thái ở một địa phương cụ thể. Theo Nguyễn Cao Luận một
KCNST thực sự cần phải là: (1) một mạng lưới các doanh nghiệp sử dụng các bán
thành phẩm, phế phẩm hay phụ phẩm của nhau; (2) một tập hợp các doanh nghiệp
tái chế; (3) một tập hợp các công ty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường; sản
xuất sản phẩm “sạch”; (4) một KCN được thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất
định; (5) một KCN với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng bảo vệ
môi trường; và (6) một khu vực phát triển hỗn hợp và đồng bộ. Đây có thể coi là
nghiên cứu trong nước đầu tiên có liên hệ giữa khái niệm sinh thái học công nghiệp
và KCNST, trong đó xác định hệ thống khép kín của KCNST, từ CSCN, thực hiện
trao đổi chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn năng lượng và vật chất nhằm giảm thiểu
chấi thải, thu lợi ích kinh tế, đồng thời đạt được hiệu quả môi trường.
1.3. Tổng kết về tình hình nghiên cứu
Việc tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về KCNST đã làm rõ
một số vấn đề. Thứ nhất, KCNST là một mô hình tiên tiến hướng đến việc phát
triển bền vững, mô hình này đã và đang được các nước trên thế giới áp dụng và
nhân rộng. Việc áp dụng mô hình KCNST diễn ra ở các nước phát triển và đang
phát triển, với quy mô và phạm vi khác nhau. Các nước đang phát triển như Trung
Quốc và Thái Lan đang triển khai có hiệu quả KCNST trong việc xử lý các vấn đề
môi trường thông qua việc khép kín chu trình sản xuất trong phạm vi KCN.
Thứ hai, cơ sở cho việc hình thành và phát triển KCNST là khả năng khép
kín chu trình sản xuất, chuyển đổi từ mô hình sản xuất tuyến tính truyền thống, từ
khai thác - chế biến - sản xuất - tiêu dùng - phát thải. Sự phát triển của khoa học
công nghệ cũng như các nền tảng và mô hình sản xuất hiện đại cho phép các quá
trình sản xuất công nghiệp có thể được cải thiện bởi những nguyên vật liệu hiện
đại, tiết kiệm hơn, có khả năng tái sử dụng cao hơn, đồng thời với khả năng tiết
kiệm năng lượng, và sử dụng lại các phế liệu, phế thải. Cơ sở lý thuyết cho việc
hình thành và phát triển KCNST là lý thuyết về sinh thái học công nghiệp, cộng
sinh công nghiệp.
Thứ ba, chủ thể của KCNST và quá trình chuyển đổi từ KCN thông thường
sang KCNST là các doanh nghiệp, trong đó vai trò của công ty phát triển hạ tầng
là quan trọng. Các doanh nghiệp là chủ thể của quá trình liên kết và hợp tác, khép
kín quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm thải ra môi
trường. Đã có nhiều sáng kiến trong việc mở rộng sự liên kết và hợp tác, thậm chí
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
22
mở rộng ra ngoài phạm vi KCNST trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin. Sự
thành công của các KCNST gắn với sự thành công của các doanh nghiệp, hay nói
cách khác, chỉ khi lợi ích có được từ việc phát triển KCNST của các doanh nghiệp
lớn hơn những chi phí của quá trình này mới đảm bảo cho tính bền vững của các
KCNST.
Thứ tư, vai trò của nhà nước với khung pháp lý rõ ràng và các biện pháp hỗ
trợ, thúc đẩy phát triển KCNST là rất quan trọng. Sự hình thành nhanh chóng hệ
thống KCNST tại các nước gắn liền với một khung khổ thể chế chịu trách nhiệm
về KCNST, với các tiêu chí đánh giá, phân loại KCN và KCNST rõ ràng, minh
bạch, được thực hiện thường xuyên.
Bên cạnh những khía cạnh đã được làm rõ từ cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm
của các nước trong phát triển KCNST thời gian qua, việc tổng quan các nghiên cứu
ở Việt Nam cũng cho thấy có nhiều khoảng trống nghiên cứu. Những khoảng trống
này chính là lý do để bản Luận án này được thực hiện.
Một là, việc nghiên cứu, tổng quan và rà soát các nghiên cứu lý thuyết và
thực tiễn cho thấy, phát triển KCNST là một vấn đề mới, có xuất phát điểm là từ
phát triển trên thực tế, nhưng đã được khái quát hóa, phát triển thành các lý thuyết
cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển thực tiễn của KCNST. Các nghiên cứu ở Việt
Nam mới dừng ở mức độ tổng quan các nghiên cứu quốc tế nhằm đưa ra những
khuyến nghị về phát triển KCNST.
Hai là, việc tổng quan các nghiên cứu trong nước và khảo sát thực tiễn ở
nước ta cũng cho thấy, trong lĩnh vực phát triển KCNST, còn thiếu khá nhiều các
kiến thức thực tiễn về khả năng phát triển KCNST ở nước ta. Trong đó phải kể đến
việc còn thiếu những phân tích về hệ thống thể chế, quy định pháp lý, chính sách
khuyến khích và hỗ trợ phát triển, cơ chế liên quan đến việc chuyển đổi các KCN
cũ sang mô hình KCNST. Đây là lĩnh vực mà Luận án nhắm đến để có thể có
những đóng góp thực tiễn, có giá trị gia tăng, cho việc hình thành và phát triển
KCNST ở nước ta.
Ba là, định nghĩa và một số tiêu chí đánh giá KCNST hiện mới được đưa ra
tại Việt Nam theo quy định của Nghị định 82/2018/NĐ-CP. Vì vậy, các tiêu chí cụ
thể với các chỉ tiêu định lượng xác định KCNST, cũng như yêu cầu của hệ thống
bộ máy quản lý chuyên biệt dành cho KCNST chưa được quy định chi tiết trong
các quy định pháp luật. Những tiêu chí cụ thể nhằm đánh giá và định danh KCNST
chưa được nghiên cứu và xây dựng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về KCNST, đặc
biệt là cơ chế quản lý, khả năng chuyển đổi, tiêu chí đánh giá là hết sức quan trọng.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
23
Các vấn đề này là mục tiêu nghiên của Luận án, với đóng góp vào sự hiểu
biết sâu rộng hơn về khả năng hình thành và phát triển các KCNST ở nước ta, đồng
thời đóng góp một cách thực tiễn thông qua các đề xuất chính sách về hình thành
và phát triển các KCNST tại Việt Nam.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
24
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KHU
CÔNG NGHIỆP SINH THÁI
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Kinh tế tuần hoàn
Kinh tế tuần hoàn là thuật ngữ mới, được Pearce và Turner (1990) đưa ra
một cách chính thức trong cuốn sách “Kinh tế học tài nguyên thiên nhiên và môi
trường”. Nhưng với tư cách là một cách tiếp cận đối với việc phát triển bền vững,
chủ thể có đóng góp lớn nhất đối với sự phát triển của khái niệm kinh tế tuần hoàn
là Quỹ MacAthur (MacAthur Foundation). Trong loạt báo cáo “Hướng tới nền kinh
tế tuần hoàn” bắt đầu được xuất bản từ năm 2010 của Quỹ MacAthur [23], kinh tế
tuần hoàn được định nghĩa là một mô hình công nghiệp mới, có mục tiêu loại bỏ
rác thải - tác nhân gây hại đến môi trường. Mô hình này đối nghịch mới mô hình
công nghiệp hiện tại, còn được xem là nền kinh tế tuyến tính, sử dụng tài nguyên
theo quy trình "khai thác - chế tạo - thải bỏ”. Với khái niệm kinh tế tuần hoàn, Quỹ
MacAthur ủng hộ việc sử dụng hàng hóa có thành phần “dưỡng chất”, là thành
phần mà hệ sinh thái có thể hấp thụ và không bị hủy hoại, cùng với việc chuyển
mục đích sử dụng các thành phần mà hệ sinh thái không hấp thụ được thông qua
việc tái sử dụng, sửa chữa, và tái chế.
Kinh tế tuần hoàn là mô hình mang tính dài hạn, có khả năng đảm bảo tăng
trưởng kinh tế mà không gây áp lực lên việc tiêu thụ tài nguyên hữu hạn. Kinh tế
tuần hoàn mang lại cơ hội đổi mới trong tất cả các lĩnh vựcvà thay thế việc thải bỏ
bằng việc phục hồi [27]. Trong nền kinh tế tuần hoàn, việc tiêu dùng cuối cùng
hàng hóa dựa trên việc thuê hàng hóa, và không còn việc bán hàng hóa có khả năng
tạo ra rác thải. Theo Quỹ MacArthur, kinh tế tuần hoàn là “Một hệ thống công
nghiệp được thiết kế và có dự định mang tính phục hồi hoặc tái tạo. Kinh tế tuần
hoàn thay thế khái niệm 'cuối đời' bằng khái niệm phục hồi, chuyển sang sử dụng
năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại, làm suy yếu việc tái
sử dụng và nhằm mục đích loại bỏ chất thải thông qua thiết kế vượt trội của vật
liệu, sản phẩm, hệ thống và, trong phạm vi này, các mô hình kinh doanh” [23, tr.7].
Định nghĩa này nêu rõ kinh tế tuần hoàn mang tính phục hồi và loại bỏ rác thải
thông qua thiết kế và qua các vật liệu, sản phẩm, thiết kế hệ thống tốt hơn, được
kích hoạt bởi các mô hình kinh doanh sáng tạo. Kinh tế tuần hoàn tập trung vào
hiệu lực sinh thái hơn là hiệu quả sinh thái và tối ưu hóa toàn diện tất cả các thành
phần, khiến cho kinh tế tuần hoàn trở thành một khung khổ trong đó trọng tâm
được đặt vào việc thiết về và tư duy hệ thống.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Hotline: 092.4477.999
Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam

More Related Content

What's hot

Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình ThuậnLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử.doc
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
Nghiên Cứu Định Lượng
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà NẵngPhát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.doc
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Han Nguyen
 
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAYĐề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà NộiLuận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình - Nghiên cứu t...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình ThuậnLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử.doc
 
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
 
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà NẵngPhát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Sắm Mỹ Phẩm Trực Tuyến.doc
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
 
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAYĐề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Chuơng 2
Chuơng 2Chuơng 2
Chuơng 2
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
 
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà NộiLuận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
 

Similar to La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam

LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...
LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...
LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂMLuận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản ...
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản ...Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản ...
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản ...
luanvantrust
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại...
Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại...Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại...
Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINHNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINH
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơiKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà NẵngLuận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂMLuận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam ĐịnhLuận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam (20)

LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...
LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...
LA06.072_Phân tích đổi mới công nghệ, đổi mới lao động, định ...
 
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂMLuận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
 
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản ...
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản ...Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản ...
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản ...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
 
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
 
Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại...
Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại...Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại...
Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINHNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE TỈNH QUẢNG NINH
 
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
Luận văn: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty vận tải - Gửi miễ...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơiKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà NẵngLuận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂMLuận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh...
 
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
 
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam ĐịnhLuận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng khu đô thị mới tại Nam Định
 

More from Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)

LA08.111_Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng ba...
LA08.111_Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng ba...LA08.111_Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng ba...
LA08.111_Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng ba...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA16.028_Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử d...
LA16.028_Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử d...LA16.028_Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử d...
LA16.028_Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử d...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.pdf
Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.pdfQuản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.pdf
Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.pdf
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA06.071_Phát triển nguồn nhân lực nữ người dân tộc Khmer tạ...
LA06.071_Phát triển nguồn nhân lực nữ người dân tộc Khmer tạ...LA06.071_Phát triển nguồn nhân lực nữ người dân tộc Khmer tạ...
LA06.071_Phát triển nguồn nhân lực nữ người dân tộc Khmer tạ...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...
LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...
LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái NguyênLA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA08.077_Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thông tin truyền khẩu điện t...
LA08.077_Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thông tin truyền khẩu điện t...LA08.077_Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thông tin truyền khẩu điện t...
LA08.077_Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thông tin truyền khẩu điện t...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA08.076_Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoa...
LA08.076_Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoa...LA08.076_Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoa...
LA08.076_Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoa...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA02.282_Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh...
LA02.282_Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh...LA02.282_Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh...
LA02.282_Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA02.281_Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa b...
LA02.281_Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa b...LA02.281_Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa b...
LA02.281_Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa b...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
ThS09.015_Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTH
ThS09.015_Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTHThS09.015_Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTH
ThS09.015_Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTH
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vữngLA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay
Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nayĐời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay
Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...
ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...
ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA01.049_Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng trên địa ...
LA01.049_Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng trên địa ...LA01.049_Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng trên địa ...
LA01.049_Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng trên địa ...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
LA01.048_Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tron...
LA01.048_Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tron...LA01.048_Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tron...
LA01.048_Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tron...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 

More from Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999) (20)

LA08.111_Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng ba...
LA08.111_Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng ba...LA08.111_Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng ba...
LA08.111_Phát triển thị trường vật liệu xây không nung Đồng ba...
 
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
 
LA16.028_Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử d...
LA16.028_Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử d...LA16.028_Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử d...
LA16.028_Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm đồ gỗ gia dụng sử d...
 
Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.pdf
Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.pdfQuản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.pdf
Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.pdf
 
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
LA03.135_Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cư Kuin,...
 
LA06.071_Phát triển nguồn nhân lực nữ người dân tộc Khmer tạ...
LA06.071_Phát triển nguồn nhân lực nữ người dân tộc Khmer tạ...LA06.071_Phát triển nguồn nhân lực nữ người dân tộc Khmer tạ...
LA06.071_Phát triển nguồn nhân lực nữ người dân tộc Khmer tạ...
 
LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...
LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...
LA13.017_Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn...
 
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái NguyênLA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
LA03.110_Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên
 
LA08.077_Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thông tin truyền khẩu điện t...
LA08.077_Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thông tin truyền khẩu điện t...LA08.077_Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thông tin truyền khẩu điện t...
LA08.077_Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thông tin truyền khẩu điện t...
 
LA08.076_Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoa...
LA08.076_Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoa...LA08.076_Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoa...
LA08.076_Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoa...
 
LA02.282_Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh...
LA02.282_Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh...LA02.282_Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh...
LA02.282_Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh...
 
LA02.281_Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa b...
LA02.281_Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa b...LA02.281_Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa b...
LA02.281_Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa b...
 
ThS09.015_Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTH
ThS09.015_Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTHThS09.015_Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTH
ThS09.015_Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH BHTH
 
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vữngLA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
 
Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay
Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nayĐời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay
Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay
 
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
 
ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...
ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...
ThS03.006_Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hi...
 
LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
LA02.003_Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc t...
 
LA01.049_Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng trên địa ...
LA01.049_Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng trên địa ...LA01.049_Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng trên địa ...
LA01.049_Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng trên địa ...
 
LA01.048_Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tron...
LA01.048_Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tron...LA01.048_Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tron...
LA01.048_Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tron...
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 

La03.109 Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI _____________ TRẦN DUY ĐÔNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội - 2020 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI _____________ TRẦN DUY ĐÔNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI Ở VIỆT NAM Ngành : Quản lý Kinh tế Mã số : 9340410 LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TSKH. Nguyễn Bích Đạt 2. TS. Nguyễn Đình Chúc Hà Nội - 2020 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 3. LUẬN VĂN A-Z CHUYÊN NHẬN VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ, LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Tất cả chuyên ngành) Đội ngũ CTV viết bài trình độ cao, hiện đang công tác và nghiên cứu tại các trường Học viện, Đại học chuyên ngành trên cả nước (100% trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) ⇛ Đội ngũ CTV viết bài đã có 10 năm nghiên cứu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. ⇛ Cam kết bài được viết mới hoàn toàn, tuyệt đối không sao chép, không đạo văn. ⇛ Cam kết hỗ trợ chỉnh sửa, bổ sung bài cho đến khi hoàn thiện trong thời gian sớm nhất. ⇛ Cam kết bài luôn được kiểm duyệt và kiểm tra đạo văn trước khi giao đến khách hàng. ⇛ Cam kết giao bài đúng hạn, bảo mật tuyệt đối thông tin của khách hàng. ⇛ Cam kết hoàn tiền 100% nếu bài không được duyệt, không đậu. LIÊN HỆ Website: https://luanvanaz.com Phone: 092.4477.999 (Mr.Luân) Mail: luanvanaz@gmail.com Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Duy Đông Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG.............................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................x DANH MỤC HỘP ................................................................................................xi MỞ ĐẦU................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ..............................................4 2.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.........................5 4.1. Phương pháp luận......................................................................................5 4.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................6 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án ........................................................9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ......................................................10 7. Cơ cấu của luận án.......................................................................................10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN......................................................................................12 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.................................12 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước......................................................16 1.3. Tổng kết về tình hình nghiên cứu...............................................................21 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI .......................................................24 2.1. Các khái niệm ............................................................................................24 2.1.1. Kinh tế tuần hoàn .................................................................................24 2.1.2. Sinh thái học công nghiệp....................................................................27 2.1.3. Cộng sinh công nghiệp.........................................................................28 2.1.4. KCN và phát triển KCN.......................................................................30 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 6. iv 2.1.5. Khu công nghiệp sinh thái....................................................................31 2.2. Vai trò của khu công nghiệp sinh thái.......................................................32 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KCNST.............36 2.3.1. Các nhân tố khách quan .......................................................................36 2.3.2. Các nhân tố chủ quan ...........................................................................38 2.3.3. Các bên liên quan đến sự hình thành và phát triển khu công nghiệp sinh thái ..........................................................................................................39 2.4. Các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái.......................................42 2.5. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển khu công nghiệp sinh thái ..................44 2.5.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển KCNST.........................................44 2.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.....................................................62 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI .............................64 3.1. Tổng quan tình hình phát triển các khu công nghiệp ................................64 3.2. Vai trò của KCN trong phát triển kinh tế- xã hội......................................67 3.2.1. Thu hút nguồn lực đầu tư .....................................................................67 3.2.2. Thúc đẩy thương mại ...........................................................................68 3.2.3. Đóng góp vào ngân sách nhà nước ......................................................70 3.2.4. Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động...........71 3.2.5. Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................73 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển khu công nghiệp theo góc độ khu công nghiệp sinh thái.............................................................................................................74 3.3.1. Tính bền vững về kinh tế......................................................................74 3.3.2. Tính bền vững về xã hội.......................................................................78 3.3.3. Tính bền vững về môi trường...............................................................80 3.3.4. Khả năng đáp ứng các tiêu chí về KCNST ..........................................83 3.4. Đánh giá Chi phí - Lợi ích và tiềm năng chuyển đổi thông qua các kết quả thí điểm..............................................................................................................87 3.4.1. Khai thác hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trong doanh nghiệp ........................................................................................................................87 3.4.2. Tiềm năng cộng sinh trong khu công nghiệp.......................................93 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 7. v 3.5. Điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức (SWOT) của việc phát triển khu công nghiệp theo mô hình khu công nghiệp sinh thái Việt Nam ....................104 3.5.1. Điểm mạnh .........................................................................................104 3.5.2. Điểm yếu ............................................................................................106 3.5.3. Cơ hội.................................................................................................107 3.5.4. Thách thức..........................................................................................108 CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI Ở VIỆT NAM................................................................................110 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến sự phát triển KCNST ở Việt Nam.................................................................................................................110 4.1.1. Bối cảnh quốc tế.................................................................................110 4.1.2. Bối cảnh trong nước...........................................................................112 4.2. Quan điểm và yêu cầu đối với sự phát triển KCNST ở Việt Nam dưới góc độ quản lý nhà nước........................................................................................114 4.2.1. Quan điểm phát triển KCNST............................................................114 4.2.2. Yêu cầu phát triển KCNST ................................................................115 4.3. Định hướng phát triển KCNST tại Việt Nam...........................................116 4.3.1. Định hướng chung..............................................................................116 4.3.2. Mô hình phát triển..............................................................................117 4.3.3. Trình tự thí điểm chuyển đổi một số KCN hiện tại sang KCNST ở Việt Nam ..............................................................................................................122 4.4. Một số giải pháp hình thành và phát triển KCNST ................................125 4.4.1. Giải pháp về quản trị..........................................................................125 4.4.2. Giải pháp về quy hoạch phát triển và quy hoạch xây dựng KCNST.129 4.4.3. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách..............................................130 4.4.4. Nhóm giải pháp về các biện pháp hỗ trợ............................................142 4.5. Một số kiến nghị.......................................................................................146 4.5.1. Đối với chính quyền trung ương ........................................................146 4.5.2. Đối với chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương..............146 4.5.3. Đối với các Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh ...........................147 4.5.4. Đối với Công ty phát triển hạ tầng KCNST.......................................147 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 8. vi 4.5.5. Đối với doanh nghiệp trong KCNST .................................................148 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................149 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................152 CÁC PHỤ LỤC..................................................................................................163 Phụ lục 1. Các mô hình khu công nghiệp .......................................................163 Phụ lục 2. Vai trò của khu các công nghiệp, khu kinh tế trong thu hút đầu tư .....................................................................................................................173 Phụ lục 3. Vai trò của các khu công nghiệp, khu kinh tế trong việc dịch chuyển lao động...........................................................................................................177 Phụ lục 4. Minh họa về mức độ đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư của các khu công nghiệp.....................................................................................................179 Phụ lục 5. Tổng kết điểm mạnh và hạn chế của sự phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua .........................................................................182 Phụ lục 6a. Mẫu phiếu khảo sát thông tin cơ sở về KCN...............................188 Phụ lục 6b. Tổng hợp kết quả khảo sát hiện trạng KCN................................190 Phụ lục 7. Danh sách các cơ hội cộng sinh công nghiệp (sơ bộ) tại Khánh Phú (tỉnh Ninh Bình), Hòa Khánh (thành phố Đà Nẵng) và Trà Nóc 1&2 (thành phố Cần Thơ) .........................................................................................................196 Phụ lục 8a. Mẫu phiếu tham vấn mức độ đáp ứng tiêu chí về KCNST của các KCN thực hiện thí điểm chuyển đổi................................................................200 Phụ lục 8b. Kết quả khảo sát tham vấn mức độ đáp ứng tiêu chí về KCNST của các KCN thực hiện thí điểm chuyển đổi .........................................................202 Phụ lục 9. Phân tích Điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội-thách thức (SWOT) của thực trạng phát triển khu công nghiệp nhằm chuyển đổi sang mô hình KCNST ở Việt Nam.................................................................................................................204 Phụ lục 10a. Mẫu phiếu Tham vấn chuyên gia về tiềm năng chuyển đổi sang KCN sinh thái..................................................................................................206 Phụ lục 10b. Kết quả tham vấn chuyên gia về tiềm năng chuyển đổi sang KCN sinh thái...........................................................................................................208 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 9. vii CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt CĐCN Chuyển đổi công nghiệp CSCN Cộng sinh công nghiệp CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn DN Doanh nghiệp KCN Khu công nghiệp KCNC Khu công nghệ cao KCNST Khu công nghiệp sinh thái KCNTTTT Khu công nghệ thông tin tập trung KCX Khu chế xuất KKT Khu kinh tế KT Kinh tế Kwh Kilowatt giờ MT Môi trường MW Megawatt NCS Nghiên cứu sinh PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn Việt Nam STCN Sinh thái công nghiệp SXSH Sản xuất sạch hơn TN&MT Tài nguyên và Môi trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân VND Đồng Việt Nam XH Xã hội XLNT Xử lý nước thải XLNTTT Xử lý nước thải tập trung Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 10. viii Tiếng Anh CE Nền kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) DEC Ủy ban Doanh nghiệp Devens (Devens Enterprise Commission) EID Nhóm nghiên cứu phát triển CNST (Eco-industrial Development FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) KICOX Tổng công ty Công nghiệp Hàn Quốc (Korea Industrial Complex Corporation-KICOX) MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ministry of Planning and Investment) NDRC Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (National Development and Reform Commission of the People's Republic of China) NPCEZP Chương trình thí điểm quốc gia khu kinh tế tuần hoàn (National Pilot Circular Economy Zone Program) NPEIPP Chương trình thí điểm EIP quốc gia (National Pilot EIP Program) RECP Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (Resource Efficient and Cleaner Production) RMB Nhân dân tệ SS Chất rắn lơ lửng (Suspended Solids) TEDA Khu công nghiệp Thiên Tân (China's Tianjin Economic- Technological Development Area) UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (United Nations Industrial Development Organization) USD Đô la Mỹ (US Dollar) VDG Mục tiêu Phát triển Việt Nam (Vietnam Development Goal) Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các lợi ích kinh tế - xã hội tiềm năng của KCNST........................34 Bảng 2.2. Các chính sách của chính phủ Trung Quốc....................................57 Bảng 3.3. Thu hút FDI vào KCN và KKT ven biển, lũy kế đến hết tháng 12/2017............................................................................................................68 Bảng 3.4. Cơ cấu thương mại trong và ngoài KCN, KKT ven biển năm 2017.................................................................................................................69 Bảng 3.5. Thực trạng lao động trong và ngoài KCN, giai đoạn 2011 - 2017.72 Bảng 3.6. Tổng hợp khối lượng xả thải từ hệ thống KCN của cả nước .........80 Bảng 3.7. Thực trạng xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN lũy kế đến hết tháng 12/2017 ................................................................................81 Bảng 3.8. Đánh giá kết quả thực hiện sản xuất sạch hơn trong khuôn khổ dự án MPI-UNIDO (2016)........................................................................................83 Bảng 3.9. Mức độ đáp ứng các tiêu chí KCNST theo nghị định 82/2018/NĐ- CP....................................................................................................................84 Bảng 3.10. Số lượng các DN được đánh giá RECP và Đề xuất giải pháp .....88 Bảng 3.11. Lợi ích việc thực hiện RECP tại các DN......................................89 Bảng 3.12. Các loại hình cộng sinh công nghiệp được đề xuất nghiên cứu khả thi.....................................................................................................................95 Bảng 3.13. Lợi ích Kinh tế - Môi trường tiềm năng của cộng sinh công nghiệp..............................................................................................................97 Bảng 4.14. Sơ bộ định hướng khung chỉ tiêu KCNST của Việt Nam..........132 Bảng 4.15. Danh mục các văn bản cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới về quản lý môi trường trong KCNST .........................................................................135 Bảng PL.16. Thực trạng phát triển các KCN trên phạm vi cả nước lũy kế đến tháng 12/2017................................................................................................164 Bảng PL.17. Quy mô vốn của các dự án FDI trong KCN so với ngoài KCN, lũy kế đến hết tháng 12/2017 ........................................................................173 Bảng PL.18. Danh sách 20 nền kinh tế đầu tư nhiều nhất vào KCN, KKT ven biển tại Việt Nam, lũy kế đến hết tháng 12/2017 .........................................175 Bảng PL.19. Đánh giá của doanh nghiệp về điều kiện sản xuất và dịch vụ hạ tầng trong KCN năm 2005............................................................................180 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 12. x DANH MỤC HÌNH Hình MĐ.1. Khung nghiên cứu của Luận án....................................................6 Hình 2.2. Sơ đồ các khung khổ bền vững.......................................................26 Hình 2.3. Tổng quan các lợi ích từ KCNST đối với một số chủ thể .............36 Hình 2.4. Phân kỳ phát triển KCN tại Việt Nam và các dấu mốc quan trọng 64 Hình 3.5. Quy mô doanh thu của doanh nghiệp trong KCN lớn hơn doanh nghiệp ngoài KCN hàng năm..........................................................................70 Hình 3.6. Số thu NSNN bình quân doanh nghiệp trong KCN so với ngoài KCN .........................................................................................................................71 Hình 3.7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta trong giai đoạn 2011 - 2016.................................................................................................................74 Hình 3.8 . Tỷ lệ lấp đầy của các KCN đã đi vào hoạt động lũy kế đến hết tháng 12/2017............................................................................................................75 Hình 3.9. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy Tràng An..........90 Hình 3.10. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giấy tại nhà máy Tân Long .91 Hình 3.11. Quy trình xây dựng và thực hiện cộng sinh công nghiệp.............94 Hình 3.12. Thu hồi nhiệt thải giữa Nhà máy kính nổi Tràng An và Công ty May Nien Hsing (Ninh Bình)................................................................................100 Hình 3.13. Vị trí của Pepsico Việt Nam, Bia Sài Gòn – Miền Tây, Vinamilk và Nhà máy xử lý nước thải tập trung ...............................................................102 Hình 4.14. Các nguyên tắc phát triển KCNST..............................................117 Hình 4.15. Mô hình tổng quan về KCNST tại Việt Nam .............................119 Hình 4.16. Quy trình triển khai KCNST tại Việt Nam.................................122 Hình 4.17. Mô hình quản trị KCNST tại Việt Nam......................................125 Hình 4.18. Các nguyên tắc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá KCNST .............131 Hình PL.19. Quy mô dự án FDI trong KCN và ngoài KCN lũy kế đến hết tháng 12/2017 phân theo địa phương (triệu USD)..................................................174 Hình PL.20. Chuyển dịch cơ cấu lao động nước ta trong giai đoạn 2011 - 2017 .......................................................................................................................177 Hình PL.21. Cơ cấu trình độ lao động trong khu công nghiệp.....................178 Hình PL.22. Tiền lương sản xuất theo giờ và chỉ số giá đất công nghiệp của Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực ..........................................179 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 13. xi DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Cắt giảm CO2 – Con số biết nói.......................................................96 Hộp PL.2. Mức độ tinh vi trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam ở mức rất thấp so với các nền kinh tế trong khu vực.......................................184 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống các khu công nghiệp (KCN) đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển công nghiệp và khuyến khích xuất khẩu ở nước ta. Tính đến cuối tháng 6 năm 2020, cả nước có 335 KCN đã thành lập trong đó 260 KCN đi vào hoạt động và 75 KCN đang đền bù, giải phóng mặt bằng., tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, và Tây Nam Bộ. Các doanh nghiệp trong KCN đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước, xuất khẩu và tạo công ăn việc làm. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tính riêng năm 2019, các KCN đã tạo ra tổng giá trị sản lượng khoảng 219 tỷ Đô la Mỹ, trong đó, kim ngạch xuất khẩu tương đương 59% giá trị sản lượng và đạt gần 130 tỷ Đô la Mỹ, đóng góp gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cũng trong thời gian này, các doanh nghiệp trong KCN đóng ngân sách lên tới 128 nghìn tỷ đồng. Hàng năm, doanh nghiệp trong các KCN tạo ra khoảng 40 - 45% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước và hiện lũy kế tạo công ăn việc làm cho hơn 3,5 triệu người lao động. Bên cạnh những đóng góp tích cực nêu trên, quá trình phát triển hệ thống các KCN với tốc độ nhanh đang gây ra nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường. Cả nước còn 29 KCN, tương ứng 11% trong số các KCN đang hoạt động, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động. Nước thải từ một số KCN được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận chưa qua xử lý, gây ô nhiễm đối với nước mặt cũng như hệ sinh thái dưới nước, đồng thời gây nên những tác động tiêu cực tới nông nghiệp, thủy sản và nguồn nước uống của người dân. Lượng chất thải rắn do các doanh nghiệp tại các KCN thải ra cũng ngày càng gia tăng, với chất thải rắn nguy hại chiếm tới 20% lượng rác thải. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí đang trở nên ngày càng trầm trọng tại các khu vực có các KCN sử dụng công nghệ lạc hậu và không có hệ thống xử lý khí thải. Hệ thống máy phát điện công nghệ lạc hậu trong nhiều KCN cũng đang góp phần vào việc xả khí thải gây ra hiệu ứng khí nhà kính, gây ra biến đổi khí hậu. Các bệnh nghề nghiệp liên quan đến hệ hô thấp, các giác quan, cũng trở nên phổ biến đối với công nhân và nhân viên trực tiếp tiếp xúc với môi trường ô nhiễm tại các KCN. Hơn nữa, vấn đề liên kết sử dụng chung dịch vụ hạ tầng, tái sử dụng rác thải, nước thải và phụ phẩm nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và ứng dụng các biện pháp Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 15. 2 sản xuất sạch hơn, tăng khả năng cạnh tranh cũng chưa được các doanh nghiệp trong KCN và các công ty phát triển hạ tầng KCN quan tâm đúng mức. Tình hình trên cho thấy, bên cạnh việc tiếp tục tuy trì và thúc đẩy những đóng góp tích cực của các KCN vào tăng trưởng kinh tế, cũng cần chú ý tập trung xử lý các vấn đề môi trường bên trong và bên ngoài KCN, giảm chất thải và phát thải tại các KCN, tái chế và tái sử dụng sản phẩm phụ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng. Thúc đẩy phát triển KCN theo hướng bền vững, ứng dụng lý thuyết sinh thái học công nghiệp, hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, cụ thể là phát triển KCNST, là một trong những cách tiếp cận góp phần xử lý tại nguồn các vấn đề về môi trường trong quá trình sản xuất công nghiệp. KCNST có thể được hình thành mới hoặc hình thành từ việc chuyển đổi các KCN hiện hữu, trong đó khuyến khích việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực năng lượng, nước, nguyên vật liệu, tái sử dụng rác thải, giảm thải và thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài khu. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã đặt trọng tâm phát triển bền vững các KCN trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Các quốc gia này đã chủ động xây dựng các cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN sử dụng chung dịch vụ hạ tầng, tái sử dụng rác thải, nước thải và phụ phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh thông qua thúc đẩy mô hình khu công nghiệp sinh thái (KCNST). Mô hình KCNST đã được phát triển khá sớm ở các nước châu Âu, Mỹ, sau đó đến một số quốc gia Châu Á. Liên hợp quốc cũng coi việc phát triển KCNST như là một trong những trọng tâm thúc đẩy phát triển bền vững công nghiệp toàn cầu. Từ việc hỗ trợ thí điểm mô hình KCNST tại 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam, từ năm 2013 đến nay việc triển khai thí điểm đã được nhân rộng tại hơn 40 KCN trên 17 quốc gia. Với những kết quả tích cực dưới góc độ hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và sản xuất sạch hơn, hiện nay, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đang tiếp tục đẩy mạnh chương trình phát triển KCNST trên nhiều quốc gia. Nền tảng lý luận về KCNST được xây dựng từ thực tiễn phát triển các KCN, cụm liên kết, chuỗi sản xuất… trên thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến KCNST như sinh thái công nghiệp, cộng sinh công nghiệp, chuyển hóa công nghiệp hay kinh tế toàn hoàn, nhưng đây là các nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau, hoặc chưa nghiên cứu toàn diện kết nối các lý thuyết liên quan này. Các nghiên cứu này cũng chưa được quan tâm nghiên cứu tại các quốc gia có điều kiện phát triển tương đồng với Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 16. 3 Giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc phát triển các KCN, cải thiện các tác động về môi trường, thúc đẩy sử dụng năng lượng có hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp, tăng cường lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp, ngày càng trở nên cấp thiết trong thực tế phát triển bền vững ở nước ta. Những mục tiêu nên trên có thể đạt được thông qua việc hình thành và phát triển hệ thống các KCNST, trong đó thúc đẩy khả năng kết hợp với giải pháp giảm chất thải và phát thải tại doanh nghiệp, tái chế và tái sử dụng sản phẩm phụ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng. Các tiêu chí kỹ thuật về môi trường, kinh tế, xã hội, các điều kiện chuyển đổi thành KCNST được cụ thể hóa, cùng với các nhiệm vụ được quy định rõ ràng cho các cơ quan ở trung ương và địa phương sẽ giúp các công ty phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong KCN hiện thực hóa mô hình KCNST trong thực tiễn. Xuất phát từ khía cạnh quản lý nhà nước, Chính phủ đã ban hành một số chiến lược phát triển trong đó yếu tố phát triển bền vững là quan điểm xuyên suốt như: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2010-2020, Chiến lược tăng trưởng xanh 2010-2020, Chiến lược phát triển bền vững thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (Agenda21)… Đồng thời, lần đầu tiên mô hình KCNST đã được thể chế hóa tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó đã đưa ra khái niệm cơ bản về KCNST, mục tiêu xây dựng hình thành KCNST, một số tiêu chí cơ bản và ưu đãi cho KCNST. Tuy nhiên, để triển khai được mô hình này trên thực tiễn, cần nghiên cứu cụ thể hóa các tiêu chí kỹ thuật ở góc độ kinh tế, môi trường và xã hội, các điều kiện để chuyển đổi KCN thông thường sang KCNST; đưa ra các giải pháp thực thi ở cấp độ trung ương (ban hành các cơ chế chính sách còn thiếu, sửa đổi các quy định luật pháp còn vênh nhau, chưa tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển KCNST,…), và ở cấp độ địa phương (các nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý KCN, cơ chế phối hợp và những ưu đãi có thể được áp dụng,…); Quan trọng hơn là cần cụ thể hóa các nhiệm vụ mà các công ty hạ tầng KCN và doanh nghiệp KCN, là các bên trực tiếp hưởng lợi từ mô hình. Đây là những việc cần triển khai để hiện thực hóa mô hình KCNST trong thực tiễn và là những yêu cầu cấp bách cần nghiên cứu triển khai sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Chính sự cần thiết, tiềm năng phát triển và khoảng trống trong hệ thống quy định pháp lý và quản lý nhà nước đối với KCNST tại Việt Nam đã thúc đẩy nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài: “Phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam” cho Luận án Tiến sỹ của mình trong chuyên ngành Quản lý kinh tế. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 17. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Một cách tổng thể, Luận án có mục đích đề xuất các giải pháp nhằm hình thành và phát triển các KCNST ở Việt Nam thông qua việc rà soát, đúc kết các kiến thức từ các nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn ở các nước về KCNST đồng thời đánh giá thực trạng phát triển KCN(ST) ở Việt Nam để làm rõ cơ sở lý luận và nghiên cứu vận dụng vào Việt Nam. Một cách cụ thể, Luận án nhằm: - Hệ thống hóa lý luận về KCNST và việc hình thành các KCNST từ xây dựng mới và chuyển đổi các KCN hiện có. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về KCNST nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hình thành các KCNST ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá sự hình thành và phát triển của các KCN ở Việt Nam trong thời gian qua để thấy được mặt được và hạn chế trong phát triển KCN dưới góc độ KCNST, đặt ra khả năng về hình thành và phát triển KCNST ở nước ta. - Trên cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng phát triển KCN ở Việt Nam, đề xuất một số giải pháp về chính sách và quản lý thúc đẩy hình thành và phát triển KCNST ở nước ta. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án là trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Nền tảng lý luận cơ bản nào cho việc phát triển KCNST? - Kinh nghiệm phát triển KCNST của các nước có thể đúc rút những bài học nào cho Việt Nam? - Những vấn đề đặt ra từ sự phát triển của các KCN tại Việt Nam thời gian qua và khả năng phát triển KCNST tại Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi các KCN truyền thống? - Các giải pháp nào có thể giúp hình thành và phát triển KCNST trong bối cảnh phát triển ở Việt Nam? Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 18. 5 - Những kiến nghị cụ thể đối với các bên có liên quan trong việc hình thành và phát triển KCNST là như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu sự hình thành các KCNST từ việc chuyển đổi các KCN truyền thống. - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu các giải pháp hình thành KCNST từ góc độ quản lý nhà nước, tập trung vào các nhóm giải pháp về quản trị và quy hoạch, giải pháp về thể chế và chính sách, giải pháp về các biện pháp hỗ trợ phát triển KCNST. - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp hình thành các KCNST ở Việt Nam trên phạm vi cả nước - Phạm vi về thời gian: Luận án có giới hạn về thời gian từ 2011-2017 khi đánh giá thực trạng phát triển KCN tại Việt Nam. Đối với các giải pháp, kiến nghị được nghiên cứu đề xuất thực hiện trong giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận của luận án được cụ thể hóa bởi các nội hàm của KCNST và sơ đồ hóa trong Hình 1 ở trang sau đây: Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 19. 6 Hình MĐ.1. Khung nghiên cứu của Luận án 4.2. Phương pháp nghiên cứu Là luận án chuyên ngành quản lý kinh tế, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm các nghiên cứu lý luận nhằm tổng quát hóa và hệ thống hóa các nghiên cứu trước đây, kinh nghiệm của các nước, đồng thời hình thành cơ sở lý thuyết cho việc phát triển KCNST ở nước; phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp thống kê mô tả, so sánh đối chiếu; phương pháp phân tích lợi ích – chi phí, SWOT; và phương pháp điều tra, khảo sát lấy ý kiến chuyên gia. Phương pháp nghiên cứu bàn giấy, tổng quan tài liệu Thu thập, phân tích các dữ liệu nghiên cứu bao gồm các nghiên cứu, đề tài trong và ngoài nước đã được thực hiện gồm các nghiên cứu sơ cấp, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn liên quan đến các nội dung Luận Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 20. 7 án. Đây là phương pháp được áp dụng một cách nhất quán đối với toàn bộ nội dung của Luận án. Phương pháp này giúp tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về KCNST, khái quát hoá hệ thống lý luận về KCNST, những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng KCNST cũng như kinh nghiệm của các nước trong việc chuyển đổi KCN truyền thống thành KCNST. Phương pháp phân tích hệ thống KCNST là một khái niệm liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; từ tổ chức hành chính và quản trị và các vấn đề về kinh tế, đến môi trường, xã hội và cộng đồng. Chính vì vậy, Luận án sẽ sử dụng cách tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu. Phương pháp phân tích hệ thống coi đối tượng nghiên cứu, mà ở đây là các KCNST, như một hệ thống. Khi phân tích các thành tố, phần tử của hệ thống để phát hiện tính chỉnh thể của hệ thống, các thành tố phần tử được nghiên cứu như là một “tập con” để phân tích và có kiến giải về giải pháp quản lý đối với hệ thống cụ thể hơn. Phương pháp này, kết hợp với kết quả phân tích theo các phương pháp định tính để luận bàn, đề xuất cơ chế, chính sách để xây dựng và phát triển KCNST ở Việt Nam áp dụng trong các chương 3 và 4 của luận án. Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp này là việc nghiên cứu đối tượng ở hai hoặc nhiều thời điểm khác nhau hoặc ở các địa điểm khác nhau nhằm tìm kiếm sự khác biệt, xu hướng thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng đến các thay đổi ghi nhận được. Luận án sử dụng phương pháp này trong việc so sánh đối chiếu kinh nghiệm phát triển KCNST quốc tế để đúc rút bài học kinh nghiệm cho phát triển KCNST ở Việt Nam và để nghiên cứu bức tranh hiện trạng phát triển của các KCN ở nước ta nhằm xác định tiềm năng chuyển đổi. Phương pháp thống kê mô tả Luận án sử dụng thống kê mô tả để trình bày và phân tích các loại số liệu khác nhau thu thập được từ thực tế và từ các nghiên cứu, điều tra trước đây như cơ sở dữ liệu tổng điều tra doanh nghiệp bắt đầu từ năm 2001 cho đến nay; cơ sở dữ liệu về KCN trong giai đoạn 2011-2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; cơ sở dữ liệu của các nghiên cứu về KCN trong thời gian qua. Luận án cũng thu thập và mô tả các số liệu thống kê của các KCNST thí điểm thông qua các bộ số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và đầu tư. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 21. 8 Phương pháp phân tích Chi phí - Lợi ích Đây là phương pháp mang tính hệ thống để tính toán và so sánh lợi ích và chi phí của việc thực hiện một hoạt động (ví dụ như dự án, chính sách, can thiệp, đầu tư...) nhằm xác định tính đúng đắn, khả thi của việc thực hiện hoạt động đó. Luận án phân tích lợi ích, chi phí của việc thực hiện chuyển đổi ở 04 KCN tại tỉnh Ninh Bình và thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ thuộc đối tượng nghiên cứu thông qua việc đánh giá chi phí tài chính đầu tư và lợi ích (kinh tế, môi trường) thu được từ việc thực hiện các sáng kiến KCNST từ đó đưa ra các gợi ý cho việc mở rộng thực hiện chuyển đổi ở quy mô toàn quốc. Phương pháp phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức (SWOT) Đây là một công cụ hữu ích để nhận diện, đánh giá các năng lực và tiềm năng nội tại (Điểm mạnh - Điểm yếu) đồng thời đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến chủ thể nghiên cứu (Cơ hội - Thách thức). Trong phạm vi của Luận án, NCS khai thác phương pháp SWOT truyền thống bằng cách xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để tổng kết, bổ trợ cho việc đánh giá tiềm năng chuyển đổi sang KCNST và các yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi này ở Việt Nam trước khi đưa ra các đề xuất về lộ trình và giải pháp chuyển đổi. Phương pháp điều tra, khảo sát và lấy ý kiến chuyên gia Luận án sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát nhằm thu thập thông tin về các KCN đang được thí điểm chuyển đổi sang KCNST. Đồng thời, luận án cũng sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằm có được những ý kiến xác đáng phục vụ việc phân tích và đề xuất chính sách cho việc phát triển KCNST ở nước ta. Từ kết quả thu được thông qua sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát và lấy ý kiến chuyên gia, Luận án đúc rút và nêu bật những đánh giá để đưa ra các kết luận. Luận án thực hiện và sử dụng số liệu thu thập được từ 3 cuộc điều tra: 1) Thứ nhất: Tìm hiểu thông tin cơ sở về KCN thí điểm Đối tượng: Ban quản lý các KCN thuộc các tỉnh/thành phố Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ Thời gian thực hiện: tháng 12/2016 Mẫu phiếu: Bảng hỏi gồm 28 câu hỏi dạng bán cấu trúc (phụ lục 6a) Hình thức thu thập thông tin: gửi phiếu qua đường bưu điện/email Hình thức xử lý thông tin: lập bảng tổng hợp thông tin (phụ lục 6b) 2) Thứ hai: Tham vấn chuyên gia về tiềm năng chuyển đổi sang KCNST Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 22. 9 Đối tượng: Cán bộ quản lý cấp Vụ, cấp Sở phụ trách quản lý nhà nước về KCN Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2018 Mẫu phiếu: Bảng câu hỏi mở (Phụ lục 10a) Hình thức thu thập thông tin: thảo luận/phỏng vấn trực tiếp; ghi âm, ghi kết quả trực tiếp lên phiếu Hình thức xử lý thông tin: tổng kết và tóm tắt kết quả, lồng ghép trong các nội dung của Luận án (phần lớn cho phần phân tích SWOT và chương 4); Báo cáo kết quả khảo sát chi tiết tại Phụ lục 10b Quy mô: 30 quan sát 3) Thứ ba: Mức độ đáp ứng tiêu chí về KCNST của các KCN thực hiện thí điểm chuyển đổi Đối tượng: các Ban quản lý KCN thuộc các tỉnh/thành phố Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Hải Phòng và các công ty phát triển hạ tầng KCN Khánh Phú, Gián Khẩu, Hòa Khánh, Trà Nóc 1&2, Amata và Đình Vũ Thời gian thực hiện: tháng 3/2019 Mẫu phiếu: Bảng hỏi gồm 8 câu hỏi dạng bán cấu trúc (phụ lục 8a) Hình thức thu thập thông tin: gửi phiếu qua đường bưu điện/email Hình thức xử lý thông tin: lập bảng tổng hợp câu trả lời (phụ lục 8b) Quy mô: 12 quan sát 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án Trên cơ sở tổng quát hoá, phân tích thực trạng, đánh giá khả năng chuyển đổi và thu thập ý kiến các chuyên gia về phát triển KCN và chuyển đổi sang KCNST ở Việt Nam, Luận án đã có những đóng góp mới về mặt khoa học. Cụ thể là: - Làm rõ nền tảng lý thuyết về phát triển KCNST, hệ thống hoá các lý luận về KCNST làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích khả năng chuyển đổi và phát triển KCNST ở Việt Nam. - Tổng hợp và đưa ra được khái niệm KCNST và sử dụng cách tiếp cận sáng kiến KCNST xuyên suốt trong các nội dung phân tích và đánh giá. Hệ thống hoá và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển KCNST. Luận án đã bước đầu đề cập đến hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và xếp loại KCNST cho Việt Nam Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 23. 10 - Rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng từ việc nghiên cứu thực tiễn của các nước cho việc hình thành và phát triển KCNST ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KCN ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2017 từ góc độ phát triển KCNST thông qua các số liệu thống kê và điều tra chính thức của các cơ quan thuộc Chính phủ, kết hợp với khảo sát thực tế. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hình thành và phát triển KCNST ở Việt Nam bao gồm các giải pháp về quản trị và quy hoạch, về thể chế và chính sách và các biện pháp hỗ trợ cũng như những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, địa phương và các công ty phát triển hạ tầng KCN và doanh nghiệp trong KCN trong việc xây dựng và phát triển KCN sinh thái ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án đã làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về KCNST được áp dụng trên thế giới và đã được bắt đầu triển khai ở Việt Nam. Luận án đã đánh giá được những mặt được và các hạn chế trong việc phát triển KCN tại Việt Nam dưới các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường. Từ đó, đặt nền tảng cho việc đề xuất phát triển KCNST như là một giải pháp hướng đến phát triển bền vững KCN. Các phân tích, đánh giá của Luận án góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về nguyên nhân, hiện trạng và giải pháp phát triển KCNST từ thực trạng phát triển KCN ở nước ta. Luận án có thể được coi là tài liệu tham khảo mang tính hệ thống cho việc xây dựng chính sách và đề xuất hệ thống thể chế quản lý và phát triển KCNST ở Việt Nam. Đồng thời, các nghiên cứu và phân tích của luận án có giá trị tham khảo cho việc giảng dạy, bồi dưỡng, xây dựng chính sách cho các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách đối với KCN nói chung và KCNST nói riêng ở Việt Nam. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án Chương này trình bày tổng quan các nghiên cứu quốc tế và trong nước theo các chủ đề: KCNST, sinh thái học công nghiệp, kinh tế tuần hoàn, cộng sinh công nghiệp để làm cầu nối cho các nội dung về cơ sở lý luận được trình bày tại Chương 2. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 24. 11 Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển khu công nghiệp sinh thái Chương 2 phân tích các khái niệm liên quan đến chủ đề của Luận án như KCNST, kinh tế học tuần hoàn và các khái niệm bổ trợ như cộng sinh công nghiệp, sinh thái học công nghiệp là các khái niệm cơ sở của các phân tích, đánh giá và đề xuất tại chương 3 và 4 của Luận án. Đồng thời, trong Chương này cũng tổng hợp kinh nghiệm phát triển KCNST của một số nước đi trước như Đan Mạch, Italia, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển KCNST ở Việt Nam. Chương 3. Thực trạng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam dưới góc độ khu công nghiệp sinh thái Chương 3 đánh giá tổng quan tình hình phát triển KCN trong giai đoạn từ khi hình thành đến nay để cung cấp bức tranh tổng thể trước khi đánh giá thực trạng KCN Việt Nam dưới góc độ KCNST. Chương này nhằm cung cấp các phân tích nền tảng cho “mức độ sẵn sàng” chuyển đổi thành KCNST, trước khi đề xuất lộ trình và giải pháp chuyển đổi của các KCN ở Việt Nam. Chương 4. Quan điểm, định hướng và các khuyến nghị giải pháp cho việc hình thành và phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam Chương 4 nghiên cứu và đề xuất các quan điểm, định hướng và các giải pháp và khuyến nghị cho việc hình thành và phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam đối với từng bên liên quan khác nhau (cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, địa phương, các công ty phát triển hạ tầng KCN, các doanh nghiệp trong KCN) một cách phù hợp với bối cảnh phát triển của Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 25. 12 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Khái niệm Khu công nghiệp sinh thái KCNST được hình thành xuất phát từ một cách tiếp cận mới trong việc xử lý các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất trong các KCN. Hoạt động sản xuất công nghiệp, cách thức loài người đáp ứng những nhu cầu của mình, vừa đem lại điều kiện vật chất tốt hơn cho con người, đồng thời gây ra những vấn đề về môi trường và xã hội cần xử lý. Đối với các vấn đề môi trường, cách tiếp cận ban đầu đối với những ảnh hưởng môi trường của hoạt động sản xuất công nghiệp là xử lý khi đã xảy ra. Cách tiếp cận này hiện vẫn đang được áp dụng, đồng thời với việc ra đời của cách tiếp cận hiện đại hơn, xử lý rốt ráo hơn đối với các vấn đề môi trường của sản xuất công nghiệp nói chung và KCN nói riêng. Cách tiếp cận “xử lý tại nguồn” thông qua việc sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu phát thải, khép kín quá trình sản xuất bằng việc chuyển hoá chất thái thành các đầu vào hữu ích cho một chu trình sản xuất mới, được đánh giá là hiệu quả hơn cả về chi phí và giảm thiểu tác động môi trường của quá trình sản xuất [77]. Cách tiếp cận hiện đại trong xử lý vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất công nghiệp tại các KCN giúp hình thành nên các KCNST. KCNST là hướng đi trong việc bảo vệ môi trường, dựa trên nền tảng sử dụng hiệu quả năng lượng, khép kín vòng vật liệu và cộng sinh công nghiệp (CSCN) [42]. KCNST là một cộng đồng sản xuất và dịch vụ mà trong đó doanh nghiệp tìm kiếm và nâng cao hiệu suất môi trường và kinh tế thông qua sự hợp tác trong quản lý các vấn đề môi trường và tài nguyên, bao gồm năng lượng, nước và vật liệu. Nhờ hợp tác làm việc với nhau, cộng đồng các doanh nghiệp tìm kiếm một lợi ích tập thể lớn hơn tổng của các lợi ích cá nhân mỗi công ty [95], [141]. Hiểu một cách thông thường, KCNST là một cộng đồng doanh nghiệp hợp tác với nhau và với cộng đồng địa phương, nhằm chia sẻ một cách hiệu quả các nguồn lực như thông tin, nguyên vật liệu, năng lượng, cơ sở hạ tầng và môi trường tự nhiên, hướng tới các lợi ích kinh tế, cải thiện chất lượng môi trường, gia tăng nguồn lực con người cho cả cộng đồng doanh nghiệp và địa phương đó [116]. Mục tiêu của một KCNST là cải thiện lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp tham gia, đồng thời giảm thiểu các tác động môi trường. Các biện pháp đi kèm bao gồm thiết kế cơ sở hạ tầng thân thiện, sản xuất sạch hơn, ngăn ngừa ô nhiễm, sử dụng hiệu quả năng lượng và xây dựng quan hệ đối tác doanh nghiệp. Các KCNST cũng đảm Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 26. 13 bảo lợi ích cho các cộng đồng xung quanh trên nền tảng lợi ích sự phát triển [116], [43]. Cote and Hall [44] đã đưa ra một định nghĩa chi tiết hơn, theo đó KCNST là hệ thống công nghiệp bảo tồn các nguồn lực tự nhiên và kinh tế; giảm năng lượng vật chất sản xuất, bảo hiểm và chi phí xử lý; cải thiện hiệu quả hoạt động, chất lượng, sức khỏe người lao động và hình ảnh công cộng. Các KCNST là đối tượng của việc tăng lợi suất, khi các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội cùng tìm ra giải pháp cho việc sử dụng và tái chế, xử lý chất thải và khí thải. Cách tiếp cận này bao gồm thiết kế xanh của hạ tầng KCN và nhà máy; sản xuất sạch hơn, phòng chống ô nhiễm môi trường; hiệu quả năng lượng; đồng thời tạo ra các lợi ích cho cộng đồng lân cận [117], [96]. Tương tự như vậy, Lowe [92, tr.1] đưa ra định nghĩa KCNST, là định nghĩa được các tổ chức quốc tế sử dụng một cách phổ biến: “KCNST là một cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ chung hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ. Các doanh nghiệp thành viên đó tìm kiếm các lợi ích cao hơn về kinh tế, xã hội và môi trường thông qua việc hợp tác trong quản lý các vấn đề môi trường và nguồn lực. Bằng cách phối hợp với nhau, cộng đồng doanh nghiệp hướng tới đạt được lợi ích tập thể lớn hơn tổng các lợi ích cá biệt mà mỗi công ty có thể đạt được nhờ vào tối ưu hóa hoạt động của bản thân”. Bản chất của Khu công nghiệp sinh thái KCNST dựa trên những nguyên tắc sinh thái công nghiệp (STCN), trong đó các hệ thống công nghiệp có thể hoạt động giống như các hệ thống sinh thái tự nhiên, huy động sự tham gia của các ngành công nghiệp riêng biệt trong cách tiếp cận tập thể, qua đó hiệu quả kinh tế được cải thiện trong khi dấu chân sinh thái giảm [37], [79], [128]. KCNST thực chất hoạt động dựa trên mô trình sản xuất tích hợp, khép kín, trong một hệ thống mới, thay thế cho hệ thống sản xuất truyền thống có quy trình tuyến tính, từ khai thác tài nguyên - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm - phát thải tách biệt. Mô hình sản xuất tích hợp, khép kín này được cổ vũ bởi Frosch và Gallopoulos [58] và được nghiên cứu, phát triển sau đó bởi nhiều nhà nghiên cứu, ứng dụng. Trong KCNST, việc tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu được tối ưu hóa, chất thải sinh ra được tối thiểu hóa, và đầu ra của một quá trình sẽ là đầu vào thô cho quá trình khác. KCNST dựa trên sinh thái học công nghiệp, đồng thời giúp ứng dụng sinh thái học công nghiệp một cách hiệu quả và là hệ thống tốt hơn trong việc phối hợp công nghệ, các quá trình sản xuất và hành vi người tiêu dùng [58], [59]. KCNST cho phép sự tham gia của các ngành công nghiệp riêng lẻ thông qua "sự thay đổi công nghiệp có hệ thống" bao gồm trao đổi vật lý của vật liệu và các Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 27. 14 sản phẩm; quản lý, chia sẻ các tiện ích chung và cơ sở hạ tầng [37], [128], [129], [140]. KCNST kết nối quá trình khác nhau như chất thải sản xuất, nhà máy, và người tiêu dùng, cho phép không chỉ trao đổi hữu hình mà còn trao đổi phi vật chất như kiến thức, nguồn nhân lực và kỹ thuật [103], [38]. Cộng đồng cộng tác giữa các doanh nghiệp trong KCNST hình thành nên "hệ sinh thái công nghiệp"; từ đó có thể tìm thấy lợi thế so sánh trong quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp, chính phủ, cộng đồng, và các nhóm khác [93], 140]. Một KCNST có điểm tương tự như một KCN thông thường ở chỗ nó là một tài sản mà một số các doanh nghiệp dùng chung, có chung quyền quản lý hoặc sở hữu cơ sở hạ tầng, dịch vụ [93]. Mặc dù vậy so với KCN, thuật ngữ KCNST có thể được áp dụng để hiểu một cách toàn diện, rõ ràng hơn về sự bền vững [103]. Sự khác biệt là một KCNST liên quan đến mức độ phối hợp, hợp tác giữa các ngành công nghiệp hay còn gọi là "cộng sinh công nghiệp", trong đó năng lượng và nguyên vật liệu sản xuất bởi một ngành công nghiệp được tiêu thụ như là đầu vào của ngành hay doanh nghiệp khác. Các ngành công nghiệp và quy trình trao đổi được xem như tương tác hệ thống chứ không phải là thành phần biệt lập trong một hệ dòng chảy tuyến tính. Ý tưởng là để tạo ra một mạng lưới các doanh nghiệp cộng tác, vận hành như một hệ sinh thái thông qua phục hồi tài nguyên và chất thải sản xuất nhờ mối quan hệ cộng sinh để cải thiện hiệu suất môi trường, tăng lợi nhuận và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng [131]. Trên cơ sở các đặc tính nêu trên, Chertow [37, tr.11-30] chia KCNST thành 5 loại theo vùng địa lý và chất lượng, cấp độ hoạt động trao đổi, gồm: (1) Trao đổi chất thải; (2) Trao đổi trong một cơ sở doanh nghiệp; (3) Trao đổi trong một KCN; (4) Trao đổi trong các doanh nghiệp gần nhau nhưng không cùng KCN; và (5) Trao đổi trong vùng không gian rộng lớn. Những hoạt động của KCNST cũng phải đương đầu những khó khăn, mà đặc biệt là: (1) rào cản kỹ thuật; (2) thiếu thông tin; (3) trở ngại về tổ chức; và (4) trở ngại về quy định và pháp lý [56, tr.63-68]. Sự hình thành Khu công nghiệp sinh thái Đã có nhiều nghiên cứu về việc hình thành KNCST trên thực tế ở các nước. Một trong những hướng dẫn đầu tiên về hình thành KCNST cho rằng, cần thực hiện 10 bước để đảm bảo việc thiết kế các KCN có tính đến các vấn đề môi trường và giảm thiểu ô nhiễm [76]. Những nguyên tắc cụ thể về xây dựng KNCST cũng được đưa ra, bao gồm: (1) hài hòa với thiên nhiên; (2) đảm bảo hệ thống năng lượng; (3) quản lý luồng nguyên vật liệu và chất thải; (4) quản lý cấp thoát nước; (5) quản lý khu công nghiệp sinh thái hiệu quả; (6) kết hợp xây dựng/cải tạo; (7) hòa nhập với cộng đồng địa phương [93]. Trên cơ sở những nguyên tắc này, nhiều Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 28. 15 hướng dẫn cụ thể về việc lập kế hoạch, thiết kế và triển khai khu công nghiệp sinh thái cũng được đưa ra [91], [93]. Việc phát triển các KCNST đảm bảo yếu tố kinh tế và môi trường đã được triển khai ở nhiều nước. Các báo cáo về tình hình phát triển cũng như bài học và kinh nghiệm xây dựng khu công nghiệp sinh thái ở Mỹ [65], [70], [71], Trung Quốc [32], [54], [60] [124], [144], [147], Hà Lan [70], [71], Brazil [51], Châu Âu [65], Hàn Quốc [110], [111], [112], [113], [114]. Về việc hình thành KCNST, theo Lowe et al. [95], có 3 cách thức bao gồm: (1) Thiết kế và xây dựng trên một vị trí hoàn toàn mới; (2) Chuyển đổi từ các KCN truyền thống đang hoạt động và cải tạo các khu đang bị ô nhiễm; và (3) Cải tạo, mở rộng trên các khu vực sản xuất sẵn có. Với mỗi cách thức lựa chọn, đều có các thách thức trong cả giai đoạn hình thành, xây dựng và vận hành. Do vậy, luôn phải có cân nhắc giữa lợi ích và chi phí; và cần xác định liệu có thể vượt qua thách thức hay không. Có quan điểm nhận định, do các KCN truyền thống đem lại lợi ích kinh tế nhưng lại không xem xét "chi phí" cho suy thoái môi trường nên sự chuyển đổi các KCN hiện có sang KCNST dự kiến sẽ góp phần vào việc giảm ô nhiễm và phát triển bền vững KCN. Vì vậy, KCNST được coi là một mô hình công nghiệp mới để giải quyết cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường của phát triển bền vững [140]. Tuy nhiên, việc chuyển đổi theo cách này cần sự đồng thuận của nhiều phía, đặc biệt là Công ty phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong KCN để có thể cải thiện các chỉ tiêu môi trường. Ngoài ra, còn cần nguồn lực để giải quyết các vấn đề ô nhiễm hiện có [95]. Tương tự, Conticelli and Tondelli [42] cho rằng KCNST tự phát triển thành công hơn so với những khu được thiết kế từ ban đầu. Việc tự tổ chức phối hợp giữa các công ty là mấu chốt của thành công hơn là việc lên kế hoạch định vị sẵn các KCN. Cũng không có những mâu thuẫn trong việc theo đuổi việc lấp đầy KCN và sự cần thiết phải cung cấp những điều kiện tốt để thu hút đầu tư, dẫn đến làm giảm các tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái địa phương. Vì vậy, việc định vị, quy hoạch các KCN trên khu vực đất mới là không cần thiết, thay vào đó cần xem xét các cơ hội chuyển đổi tại các KCN hiện có, mặc dù xu hướng này còn mờ nhạt. Hướng đi này tạo ra một lợi thế kép, một mặt nhân rộng sáng tạo mới về mô hình KCN bền vững; mặt khác góp phần vào việc việc sử dụng đất “bền vững” bằng việc tái sử dụng có hiệu quả đất đã đô thị hóa mà không ảnh hưởng đến các vùng đất mới và các hệ sinh thái. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 29. 16 Mặc dù vậy, việc xây dựng KCN mới cũng có các lợi thế nhất định vì cách tiếp cận này tạo không gian tự do cao hơn cho các thử nghiệm và chọn lựa. Quá trình xác định địa điểm và xây dựng KCNST sẽ được thiết kế tốt và rõ ràng hơn [95]. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp trong KCN, kiến thức phòng ngừa có thể thay thế cho các biện pháp sản xuất sạch hơn do họ có thể sử dụng cách tiếp cận sản xuất sạch hơn để thiết kế dây chuyền sản phẩm. Thêm vào đó, việc ước tính đầu vào/đầu ra cũng giúp cho việc phân bố địa điểm tối ưu, với các nhóm doanh nghiệp có liên quan gần nhau, gần hạ tầng và dịch vụ cần thiết [134]. Quy hoạch các KCNST hiện tại thể hiện thông qua việc tìm cách bố trí KCN tại một vị trí thuận lợi về môi trường kinh doanh, tổ chức dịch vụ và cơ sở vật chất, hạ tầng sinh thái, công nghệ. Quan điểm này được hỗ trợ bởi các chính sách của địa phương nhằm hướng tới lợi ích kinh tế, nhưng bỏ qua vấn đề bảo vệ đất tự nhiên và xu hướng tăng lưu lượng giao thông khi các khu mới ở vị trí xa. Ngoài ra, việc quy hoạch sử dụng đất như vậy đang tạo ra sự thiếu bền vững trong sử dụng tài nguyên đất. Trước mắt, sự phát triển này sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngắn hạn, nhưng sẽ là bất lợi nghiêm trọng cho cả nền kinh tế và môi trường trong dài hạn [95]. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển Khu công nghiệp sinh thái Các nhân tố góp phần vào sự thành công của KCNST gồm có: (1) Xây dựng các chính sách hỗ trợ KCNST; (2) Thiết lập các hệ thống giám sát và đánh giá KCNST một cách thường xuyên; (3) Xây dựng các chiến lược phát triển ngành; và (4) Khuyến khích sự hợp tác của các bên liên quan hoặc nên bắt đầu với các mô hình thí điểm [123]. Một KCNST sẽ có nhiều khả năng thành công nếu nó là một phần của sáng kiến cộng đồng rộng lớn hơn. Các chủ đề cần quan tâm là phát triển nhà ở cho người lao động; sáng tạo một chiến lược cộng đồng để giảm tổng dòng thải (dân cư, thương mại, công cộng và công nghiệp); phát triển của một khu vực bằng các sản phẩm trao đổi hiệu quả cao; cung cấp cho thị trường các vật liệu hiện tại bị loại bỏ như chất thải; tăng cường quy hoạch phát triển kinh tế để khuyến khích các doanh nghiệp phù hợp; huy động các nguồn lực giáo dục để giúp các doanh nghiệp và các hoạt động của chính phủ tăng hiệu quả năng lượng và ngăn ngừa ô nhiễm; giảm phát thải khí nhà kính thông qua một chương trình hoạt động cộng đồng [90]. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước Khái niệm Khu công nghiệp sinh thái Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 30. 17 KCNST với nền tảng lý thuyết là sinh thái công nghiệp là một khái niệm mới tại Việt Nam. Sinh thái học công nghiệp được đề cập đến trong hai tài liệu, bài giảng về sinh thái học công nghiệp của Đại học xây dựng [26] và tiểu luận sinh thái phát triển tại Đại học Huế [27]. Cả hai tài liệu này đều đề cập một cách hết sức khái quát khái niệm sinh thái học công nghiệp. Trong khi Nguyễn Thị Kim Thái [26] giới thiệu khái niệm sinh thái công nghiệp như là tiền đề trong hệ thống quản lý môi trường nghiệp, thì Võ Văn Thiệp [27] giới thiệu khái niệm hệ sinh thái công nghiệp là một khái niệm tổng hợp từ các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cả nông nghiệp và công nghiệp. Gần đây hơn, Dự án Triển khai sáng kiến phát triển KCNST hướng tới mô hình KCN bền vững ở Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNIDO thực hiện tại Việt Nam từ năm 2014-2019 đã có một số nghiên cứu về KCNST. Quan niệm về KCNST được dự án sử dụng một cách thống nhất xuất phát từ tiếp cận của UNIDO, trong đó KCNST được định nghĩa một cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ chung hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ, hợp tác trong quản lý các vấn đề môi trường và nguồn lực để đạt được lợi ích lớn hơn về kinh tế, xã hội và môi trường so với khi hoạt động riêng lẻ. Nghiên cứu của dự án cũng cho thấy các khái niệm về KCNST được sử dụng tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Đan Mạch và của một số nước khác [137]. Dự án này cũng đã hỗ trợ Bộ Kế hoạch và đầu tư trong việc xây dựng các quy định về KCNST trong Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Định nghĩa về KCNST được quy định tại Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP là định nghĩa chính thức đầu tiên và duy nhất có hiệu lực tại Việt Nam cho đến nay. Theo Nghị định này, “Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp”. Bản chất của Khu công nghiệp sinh thái Cho đến nay, những nghiên cứu trong nước chủ yếu mang tính nghiên cứu thực tiễn và chính sách có liên quan đến KCNST. Về liên kết sản xuất, Nguyễn Đình Tài [25] đề cập liên kết ngành như là yếu tố nền tảng nâng cao khả năng cạnh tranh như: giúp các doanh nghiệp có cơ hội tăng năng suất; thúc đẩy quá trình sáng tạo và đổi mới; và tác động quan trọng đến việc hình thành các doanh nghiệp mới trong ngành hoặc trong các ngành có liên quan. Việc phát triển một mạng lưới liên Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 31. 18 kết hữu hiệu sẽ tạo điều kiện giúp tăng năng lực cạnh tranh. Điển hình là sự gần kề về địa lý tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô, giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng cường liên kết, chia sẻ thông tin và các nguồn lực khác. Việc phát triển mạng lưới liên kết cũng giúp nâng cao trình độ công nghệ trong nước, phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, tạo việc làm và giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội khác, ví dụ như vấn đề môi trường. Lê Thế Giới [16] bàn về các luận điểm cơ bản của lý thuyết cụm công nghiệp và lý thuyết hệ sinh thái kinh doanh trong phát triển các lợi thế cạnh tranh công nghiệp ở cấp độ quốc gia, vùng và địa phương. Từ đó, phân tích làm rõ mối quan hệ giữa công nghiệp hỗ trợ với cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh. Và trên cơ sở nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, tác giả đưa ra các khuyến nghị trong trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Trương Chí Bình [2] sử dụng cách tiếp cận liên kết giữa các phân đoạn chính bao gồm thượng nguồn (nghiên cứu, thiết kế), trung nguồn (lắp ráp, gia công) và hạ nguồn (phân phối) với các liên các liên kết dọc, ngang và hỗn hợp để phân tích liên kết trong các chuỗi sản xuất. Theo Trương Chí Bình để có được liên kết, cần có điều phối tốt và quản lý hiệu quả, đồng thời lợi nhuận cần phải được chia sẻ trong liên kết giá trị để khuyến khích các bên tham gia. Liên kết ngành, theo tác giả, hiện tại đã khá phổ biến trong giới hoạch định chính sách quốc tế như một công cụ quan trọng để phát triển kinh tế địa phương, kinh tế ngành cũng như hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lý do quan trọng nhất lý giải sự thành công của cụm liên kết công nghiệp trên toàn cầu là nguyên tắc phát triển liên kết tổng hợp trong cụm công nghiệp. Việc liên kết này được xem là một nguồn lực quan trọng hơn cả nguồn lực tài chính, công nghệ, tri thức hay kỹ năng lao động. Cũng về liên kết công nghiệp, Nguyễn Thị Nguyệt [21] đánh giá cao vai trò chủ đạo của doanh nghiệp đầu đàn, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp liên quan, và quá trình đổi mới với vai trò chủ đạo là các tổ chức khoa học công nghệ. Cũng theo Nguyễn Thị Nguyệt, ở Việt Nam, cụm liên kết ngành theo đúng khái niệm thì chưa có, song các hình thái phôi thai của cụm liên kết ngành đã tồn tại. Tuy vậy quá trình này đang gặp khá nhiều khó khăn về các mặt: chất lượng nguồn nhân lực, thiếu doanh nghiệp đầu đàn và liên kết hợp tác yếu, yếu về công nghiệp hỗ trợ, điều kiện sống và làm việc bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường. Để giải quyết thực trạng này, Nguyễn Thị Nguyệt gợi ý một số giải pháp gồm: cải thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu đàn và phát triển mạng liên kết; công nghiệp hỗ trợ; phát triển hạ tầng kỹ thuật và khoa Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 32. 19 học công nghệ; bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống, và tăng cường an sinh xã hội. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển Khu công nghiệp sinh thái Về KCNST, đã có một số nghiên cứu đề cập đến việc phát triển KCN và xu hướng phát triển KCNST có thể áp dụng ở Việt Nam. Việc hình thành và phát triển KCN ở nước ta đã có những đánh giá từ rất sớm. Báo cáo của Bộ Xây dựng [7] đã đánh giá công tác quản lý phát triển công nghiệp, giới thiệu quy hoạch tổng thể và một số quy hoạch chi tiết các KCN trong những năm tới ở nước ta. Báo cáo này đã đưa ra danh mục các KCN được đầu tư đến năm 2000, đến năm 2020 và sơ đồ phân bố các KCN trên toàn quốc và tại ba vùng kinh tế trọng điểm. Nghiên cứu của Nguyễn Cao Lãnh [17] là một trong những nghiên cứu đầu tiên về KCNST. Nghiên cứu này đề cập đến những vấn đề lý thuyết cơ bản của KCNST bao gồm: khái niệm, mục tiêu của một khu sinh thái. Nghiên cứu này đã khẳng định việc phát triển KCNST không chỉ đem lại lợi ích của việc phát triển KCNST trên góc độ phát triển công nghiệp nói chung mà còn trên góc độ xã hội và góc độ môi trường. Theo Nguyễn Cao Lãnh, cơ sở khoa học của phát triển KCNST là sản xuất sạch và sinh thái học công nghiệp; thiết kế xây dựng và quy hoạch bền vững; kinh tế bền vững. Cách tiếp cận của nghiên cứu này mang tính thực tiễn và từ phạm vi hẹp là quy hoạch phát triển KCNST. Mặc dù là nghiên cứu đầu tiên và chi tiết nhất về KCNST, nghiên cứu này mới chỉ dừng ở việc mô tả các nguyên tắc thiết kế KCNST trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm phát triển KCNST của các nước. Các cơ sở về chính sách, thể chế, và các hỗ trợ cũng như các tiêu chuẩn về KCNST nhằm phát triển KCNST chưa được đề cập trong nghiên cứu này. Sau nghiên cứu của Nguyễn Cao Lãnh, báo cáo của Trung tâm khoa học công nghệ Việt Nam [28] cũng đặt ra vấn đề phát triển KCNST và sinh thái công nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu này cho biết, có ba lợi ích kinh tế trực tiếp và ba lợi ích kinh tế gián tiếp, tám lợi ích về mặt môi trường của KCNST. Nghiên cứu đã chỉ ra, để thiết kế một KCNST cần đi theo 5 chiến lược: (1) lồng ghép vào các hệ thống tự nhiên; (2) tối đa hiệu suất sử dụng năng lượng; (3) nguyên liệu và quản lý chất thải tại chỗ; (4) quản lý KCNST hiệu quả; và (5) xây dựng và phục hồi. Nghiên cứu này đưa ra kết luận còn quá sớm để lồng ghép các nguyên tắc sinh thái công nghiệp và nội dung phát triển KCNST sau khi viện dẫn hai ví dụ gồm: KCNST của công ty Powerday ở London (Vương quốc Anh) và KCNST ở Quảng Đông (Trung Quốc). Kinh nghiệm phát triển Khu công nghiệp sinh thái Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 33. 20 Đánh giá về kinh nghiệm quốc tế trong phát triển KCNST, Phạm Nguyên Ngọc Anh [1] cũng cho rằng, mô hình KCNST được xem là giải pháp khắc phục có hiệu quả những vấn đề về môi trường, góp phần phát triển bền vững. Nghiên cứu này đề cập đến một số mô hình KCNST tiêu biểu, bao gồm KCN Kalunborg (Đan Mạch), Guirtang (Trung Quốc) và KCN xanh (Thái Lan). Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết phải có chiến lược và lộ trình phát triển các công nghiệp sinh thái, các địa phương cần chủ động, tích cực hưởng ứng song cần có kế hoạch và thực hiện từng bước, tránh làm ồ ạt. Đối với các KCNST, việc quản lý thông tin và trao đổi thông tin về chất thải giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với ban quản lý, giữa các chủ thể trong và ngoài hàng rào khu phải được tiến hành chặt chẽ và cập nhật một cách thường xuyên. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự cần thiết phải có những chuyển biến thực chất, từ chính các doanh nghiệp, cũng như vai trò quản lý của nhà nước, cơ sở hạ tầng sẵn có và làm mới theo tiêu chuẩn của KCN. Đối với các trường hợp xây mới thì vấn đề tài chính là cản trở lớn nhất. Nghiên cứu toàn diện hơn về kinh nghiệm quốc tế trong phát triển và đánh giá KCNST gần đây là của UNIDO và MPI [137] được thực hiện với sự hỗ trợ của Dự án Triển khai sáng kiến KCNST hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam. Nghiên cứu này đã rà soát kinh nghiệm về phát triển và đánh giá KCNST tại các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đan Mạch, Italy, Thái Lan và rút ra một số bài học. Thứ nhất, KCNST được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi các KCN hiện có. Điều kiện tiên quyết để hình thành KCNST theo phương thức này là có sự đồng thuận và tự nguyện của tất cả các bên có liên quan, trong đó quan trọng nhất là các doanh nghiệp. Thứ hai, động lực lớn nhất thúc đẩy sự phát triển của KCNST là lợi ích của các doanh nghiệp tham gia KCNST. Bên cạnh đó, các công ty quản lý hạ tầng KCN cũng đóng góp vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển KCNST, đồng thời với việc hình thành khung khổ pháp lý. Ủng hộ của cộng đồng bên trong và bên ngoài hàng rào KCN cũng đóng vai trò đáng kể trong việc bảo đảm sự bền vững của KCNST. Thứ ba, việc thiết lập một hệ thống đánh giá phù hợp để giúp chuyển đổi các KCN thành KCNST và thực hiện đánh giá liên tục đối với KCNST là rất quan trọng. Việc xây dựng tiêu chí, ngưỡng đánh giá đảm bảo tính khoa học, mang tính khả thi, phù hợp với đặc điểm quốc gia là khá khó khăn và trên thực tế, chưa có quốc gia nào xây dựng được một bộ tiêu chí toàn diện để đánh giá và xếp hạng KCNST trên cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Thứ tư, kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là các nước Đông Bắc Á, đã cho thấy, KCNST không thể thành công nếu không có sự tham gia của chính quyền ở tất cả các cấp. Không chỉ hình thành khung khổ pháp lý cho KCNST, Nhà nước còn cần xây dựng được các biện pháp khuyến khích, ưu đã và hỗ trợ có hiệu quả, nhằm tạo động lực cho doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển KCNST. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 34. 21 Bên cạnh những nghiên cứu chung, mang tính định hướng và học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu của Nguyễn Cao Luận [20] về phát triển KCNST ở Đà Nẵng dựa trên cơ sở sinh thái học công nghiệp là nghiên cứu trực tiếp khuyến nghị về việc xây dựng KCNST thái ở một địa phương cụ thể. Theo Nguyễn Cao Luận một KCNST thực sự cần phải là: (1) một mạng lưới các doanh nghiệp sử dụng các bán thành phẩm, phế phẩm hay phụ phẩm của nhau; (2) một tập hợp các doanh nghiệp tái chế; (3) một tập hợp các công ty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường; sản xuất sản phẩm “sạch”; (4) một KCN được thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất định; (5) một KCN với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng bảo vệ môi trường; và (6) một khu vực phát triển hỗn hợp và đồng bộ. Đây có thể coi là nghiên cứu trong nước đầu tiên có liên hệ giữa khái niệm sinh thái học công nghiệp và KCNST, trong đó xác định hệ thống khép kín của KCNST, từ CSCN, thực hiện trao đổi chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn năng lượng và vật chất nhằm giảm thiểu chấi thải, thu lợi ích kinh tế, đồng thời đạt được hiệu quả môi trường. 1.3. Tổng kết về tình hình nghiên cứu Việc tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về KCNST đã làm rõ một số vấn đề. Thứ nhất, KCNST là một mô hình tiên tiến hướng đến việc phát triển bền vững, mô hình này đã và đang được các nước trên thế giới áp dụng và nhân rộng. Việc áp dụng mô hình KCNST diễn ra ở các nước phát triển và đang phát triển, với quy mô và phạm vi khác nhau. Các nước đang phát triển như Trung Quốc và Thái Lan đang triển khai có hiệu quả KCNST trong việc xử lý các vấn đề môi trường thông qua việc khép kín chu trình sản xuất trong phạm vi KCN. Thứ hai, cơ sở cho việc hình thành và phát triển KCNST là khả năng khép kín chu trình sản xuất, chuyển đổi từ mô hình sản xuất tuyến tính truyền thống, từ khai thác - chế biến - sản xuất - tiêu dùng - phát thải. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như các nền tảng và mô hình sản xuất hiện đại cho phép các quá trình sản xuất công nghiệp có thể được cải thiện bởi những nguyên vật liệu hiện đại, tiết kiệm hơn, có khả năng tái sử dụng cao hơn, đồng thời với khả năng tiết kiệm năng lượng, và sử dụng lại các phế liệu, phế thải. Cơ sở lý thuyết cho việc hình thành và phát triển KCNST là lý thuyết về sinh thái học công nghiệp, cộng sinh công nghiệp. Thứ ba, chủ thể của KCNST và quá trình chuyển đổi từ KCN thông thường sang KCNST là các doanh nghiệp, trong đó vai trò của công ty phát triển hạ tầng là quan trọng. Các doanh nghiệp là chủ thể của quá trình liên kết và hợp tác, khép kín quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm thải ra môi trường. Đã có nhiều sáng kiến trong việc mở rộng sự liên kết và hợp tác, thậm chí Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 35. 22 mở rộng ra ngoài phạm vi KCNST trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin. Sự thành công của các KCNST gắn với sự thành công của các doanh nghiệp, hay nói cách khác, chỉ khi lợi ích có được từ việc phát triển KCNST của các doanh nghiệp lớn hơn những chi phí của quá trình này mới đảm bảo cho tính bền vững của các KCNST. Thứ tư, vai trò của nhà nước với khung pháp lý rõ ràng và các biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển KCNST là rất quan trọng. Sự hình thành nhanh chóng hệ thống KCNST tại các nước gắn liền với một khung khổ thể chế chịu trách nhiệm về KCNST, với các tiêu chí đánh giá, phân loại KCN và KCNST rõ ràng, minh bạch, được thực hiện thường xuyên. Bên cạnh những khía cạnh đã được làm rõ từ cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm của các nước trong phát triển KCNST thời gian qua, việc tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy có nhiều khoảng trống nghiên cứu. Những khoảng trống này chính là lý do để bản Luận án này được thực hiện. Một là, việc nghiên cứu, tổng quan và rà soát các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn cho thấy, phát triển KCNST là một vấn đề mới, có xuất phát điểm là từ phát triển trên thực tế, nhưng đã được khái quát hóa, phát triển thành các lý thuyết cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển thực tiễn của KCNST. Các nghiên cứu ở Việt Nam mới dừng ở mức độ tổng quan các nghiên cứu quốc tế nhằm đưa ra những khuyến nghị về phát triển KCNST. Hai là, việc tổng quan các nghiên cứu trong nước và khảo sát thực tiễn ở nước ta cũng cho thấy, trong lĩnh vực phát triển KCNST, còn thiếu khá nhiều các kiến thức thực tiễn về khả năng phát triển KCNST ở nước ta. Trong đó phải kể đến việc còn thiếu những phân tích về hệ thống thể chế, quy định pháp lý, chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển, cơ chế liên quan đến việc chuyển đổi các KCN cũ sang mô hình KCNST. Đây là lĩnh vực mà Luận án nhắm đến để có thể có những đóng góp thực tiễn, có giá trị gia tăng, cho việc hình thành và phát triển KCNST ở nước ta. Ba là, định nghĩa và một số tiêu chí đánh giá KCNST hiện mới được đưa ra tại Việt Nam theo quy định của Nghị định 82/2018/NĐ-CP. Vì vậy, các tiêu chí cụ thể với các chỉ tiêu định lượng xác định KCNST, cũng như yêu cầu của hệ thống bộ máy quản lý chuyên biệt dành cho KCNST chưa được quy định chi tiết trong các quy định pháp luật. Những tiêu chí cụ thể nhằm đánh giá và định danh KCNST chưa được nghiên cứu và xây dựng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về KCNST, đặc biệt là cơ chế quản lý, khả năng chuyển đổi, tiêu chí đánh giá là hết sức quan trọng. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 36. 23 Các vấn đề này là mục tiêu nghiên của Luận án, với đóng góp vào sự hiểu biết sâu rộng hơn về khả năng hình thành và phát triển các KCNST ở nước ta, đồng thời đóng góp một cách thực tiễn thông qua các đề xuất chính sách về hình thành và phát triển các KCNST tại Việt Nam. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com
  • 37. 24 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Kinh tế tuần hoàn Kinh tế tuần hoàn là thuật ngữ mới, được Pearce và Turner (1990) đưa ra một cách chính thức trong cuốn sách “Kinh tế học tài nguyên thiên nhiên và môi trường”. Nhưng với tư cách là một cách tiếp cận đối với việc phát triển bền vững, chủ thể có đóng góp lớn nhất đối với sự phát triển của khái niệm kinh tế tuần hoàn là Quỹ MacAthur (MacAthur Foundation). Trong loạt báo cáo “Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn” bắt đầu được xuất bản từ năm 2010 của Quỹ MacAthur [23], kinh tế tuần hoàn được định nghĩa là một mô hình công nghiệp mới, có mục tiêu loại bỏ rác thải - tác nhân gây hại đến môi trường. Mô hình này đối nghịch mới mô hình công nghiệp hiện tại, còn được xem là nền kinh tế tuyến tính, sử dụng tài nguyên theo quy trình "khai thác - chế tạo - thải bỏ”. Với khái niệm kinh tế tuần hoàn, Quỹ MacAthur ủng hộ việc sử dụng hàng hóa có thành phần “dưỡng chất”, là thành phần mà hệ sinh thái có thể hấp thụ và không bị hủy hoại, cùng với việc chuyển mục đích sử dụng các thành phần mà hệ sinh thái không hấp thụ được thông qua việc tái sử dụng, sửa chữa, và tái chế. Kinh tế tuần hoàn là mô hình mang tính dài hạn, có khả năng đảm bảo tăng trưởng kinh tế mà không gây áp lực lên việc tiêu thụ tài nguyên hữu hạn. Kinh tế tuần hoàn mang lại cơ hội đổi mới trong tất cả các lĩnh vựcvà thay thế việc thải bỏ bằng việc phục hồi [27]. Trong nền kinh tế tuần hoàn, việc tiêu dùng cuối cùng hàng hóa dựa trên việc thuê hàng hóa, và không còn việc bán hàng hóa có khả năng tạo ra rác thải. Theo Quỹ MacArthur, kinh tế tuần hoàn là “Một hệ thống công nghiệp được thiết kế và có dự định mang tính phục hồi hoặc tái tạo. Kinh tế tuần hoàn thay thế khái niệm 'cuối đời' bằng khái niệm phục hồi, chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại, làm suy yếu việc tái sử dụng và nhằm mục đích loại bỏ chất thải thông qua thiết kế vượt trội của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và, trong phạm vi này, các mô hình kinh doanh” [23, tr.7]. Định nghĩa này nêu rõ kinh tế tuần hoàn mang tính phục hồi và loại bỏ rác thải thông qua thiết kế và qua các vật liệu, sản phẩm, thiết kế hệ thống tốt hơn, được kích hoạt bởi các mô hình kinh doanh sáng tạo. Kinh tế tuần hoàn tập trung vào hiệu lực sinh thái hơn là hiệu quả sinh thái và tối ưu hóa toàn diện tất cả các thành phần, khiến cho kinh tế tuần hoàn trở thành một khung khổ trong đó trọng tâm được đặt vào việc thiết về và tư duy hệ thống. Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Hotline: 092.4477.999 Web: luanvanaz.com - Mail: luanvanaz@gmail.com