SlideShare a Scribd company logo
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN CAO LUẬN
PH¸T TRIÓN C¸C KHU C¤NG NGHIÖP
THEO H¦íNG BÒN V÷NG ë THµNH PHè §µ N½NG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
HÀ NỘI – 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN CAO LUẬN
PH¸T TRIÓN C¸C KHU C¤NG NGHIÖP
THEO H¦íNG BÒN V÷NG ë THµNH PHè §µ N½NG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 62 31 01 05
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Quốc Lý
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bản luận án này là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu tham khảo và trính dẫn được sử
dụng trong luận án đều nêu rõ nguồn gốc và được ghi trong danh
mục tài liệu tham khảo.
Tác giả
Nguyễn Cao Luận
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KHU
CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ............................................7
1.1. Các nghiên cứu về mô hình phát triển bền vững các ngành, lĩnh vực...........7
1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở
các nước và Việt Nam ................................................................................10
1.3. Tổng hợp những vấn đề đã nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của
luận án.........................................................................................................18
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ......................................................22
2.1. Một số vấn đề lý luận chung về khu công nghiệp.....................................22
2.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững....29
2.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển khu công nghiệp theo
hướng bền vững và bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng .........52
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO
HƢỚNG BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG....................................61
3.1. Khái quát về các khu công nghiệp và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của thành phố Đà Nẵng có ảnh hưởng đến phát triển các khu công
nghiệp theo hướng bền vững ...................................................................61
3.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 – 2014 .......................................................66
3.3. Đánh giá phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố
Đà Nẵng theo các tiêu chí........................................................................83
3.4. Đánh giá chung về phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng
theo hướng bền vững .............................................................................113
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG....125
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển các khu công nghiệp ở
thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững.............................................125
4.2. Giải pháp chủ yếu để phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền
vững ở thành phố Đà Nẵng....................................................................134
4.3. Một số kiến nghị .....................................................................................158
KẾT LUẬN................................................................................................................160
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.....................................................................................................162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................163
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 171
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BVMT : Bảo vệ môi trường
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DDI : Đầu tư trong nước
DN : Doanh nghiệp
DVTS : Dịch vụ thủy sản
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GRDP : Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn
KCHT : Kết cấu hạ tầng
KCN : Khu công nghiệp
KCNC : Khu công nghệ cao
KCX : Khu chế xuất
KKT : Khu kinh tế
MR : Mở rộng
NSLĐ : Năng suất lao động
NSNN : Ngân sách nhà nước
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
PTBV : Phát triển bền vững
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
SXKD : Sản xuất kinh doanh
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Khung đánh giá phát triển các KCN theo hướng bền vững .............. 46
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ..................... 65
Bảng 3.2: Mức độ tham gia bảo hiểm của công nhân tại các ............................ 71
Bảng 3.3: Vốn đầu tư trong nước vào các khu công nghiệp ở Đà Nẵng tính
theo năm trong giai đoạn 2003-2014.................................................. 79
Bảng 3.4: Thực trạng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp
tại Đà Nẵng (2006-2014).................................................................... 80
Bảng 3.5: Quy mô lao động đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn
kỹ thuật giai đoạn 2007 – 2014 .......................................................... 81
Bảng 3.6: Quy mô diện tích các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng.......... 85
Bảng 3.7: Số lượng các khu công nghiệp ở các địa phương thuộc Vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung phân chia theo diện tích............................ 86
Bảng 3.8: Tình hình cho thuê đất tại các khu công nghiệp ở Đà Nẵng đến
tháng 12/2014 ..................................................................................... 88
Bảng 3.9: Quy mô và tình hình cho thuê đất tại các địa phương có khu công
nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Tính đến tháng
12/2014).............................................................................................. 89
Bảng 3.10: Doanh thu, lao động và năng suất lao động các khu công nghiệp
ở Đà Nẵng........................................................................................... 91
Bảng 3.11: Tổng doanh thu và năng suất lao động chung các khu công
nghiệp ở Đà Nẵng qua các năm.......................................................... 92
Bảng 3.12: Đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng sản phẩm xã hội
trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 của Đà Nẵng
từ 2000-2014..............................................................................94
Bảng 3.13: Giá trị nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp so với giá trị thu ngân sách toàn thành phố Đà Nẵng.... 97
Bảng 3.14: Tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp giai đoạn 2009 - 2014 ............................................................. 98
Bảng 3.15: Thu nhập bình quân của người lao động tại các khu công nghiệp
qua các năm ........................................................................................ 99
Bảng 3.16: Mức độ đáp ứng của các dịch vụ xã hội đối với người lao động
tại các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng ................................................ 102
Bảng 3.17: Thực trạng thay đổi về việc làm trước và sau khi bị thu hồi đất ở
thành phố Đà Nẵng........................................................................... 104
Bảng 3.18: Quy mô bình quân một dự án đăng ký đầu tư trong khu công
nghiệp ở các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung (Tính đến tháng 12/2014) ...................................................... 118
Bảng 4.1: Ma trận SWOT về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở
thành phố Đà Nẵng........................................................................... 127
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ khu công nghiệp các địa phương trong vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung phân chia theo quy mô diện tích.................... 87
Biểu đồ 3.2: Diện tích lấp đầy các khu công nghiệp ở Đà Nẵng năm 2006 và
năm 2014 .................................................................................... 89
Biểu đồ 3.3: Quy mô đất có thể cho thuê, đã cho thuê và tỷ lệ lấp đầy các địa
phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung................... 90
Biểu đồ 3.4: Doanh thu và năng suất lao động qua các năm tại các khu công
nghiệp ở Đà Nẵng....................................................................... 92
Biểu đồ 3.5: Mức độ tham gia liên kết sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp
khác ở các khu công nghiệp ....................................................... 93
Biểu đồ 3.6: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đà Nẵng giai đoạn 2000 – 2014. 96
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có hệ thống xử lý
nước thải tập trung được đấu nối với hệ thống xử lý nước thải của
khu công nghiệp ........................................................................ 108
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ % doanh nghiệp thay thế nguyên vật liệu đầu vào tạo ra
chất thải tái chế được................................................................ 110
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ doanh nghiệp phát sinh khí thải, tiếng ồn được xử lý đạt
Quy chuẩn Việt Nam................................................................ 111
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ % doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có diện tích
đất trồng cây xanh đạt mức tối thiểu 15% trở lên .................... 113
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) hình thành và phát triển gắn
liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, được khởi xướng tại Đại hội đại
biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986). Tiếp nối chủ
trương phát triển, đến đại hội VII, Đảng ta đã tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn
diện nền kinh tế, CNH, HĐH đất nước và được cụ thể hoá bằng chiến lược ổn định
và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000. Nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã
hội đã được ra đời trong đó có chính sách phát triển các KCN, KCX. Đi tiên phong
là KCX Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1991.
Định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển và phân bố KCN, KCX được
xác định cụ thể tại Nghị quyết Đại hội VIII (năm 1996). "hình thành các KCN tập
trung (bao gồm cả KCX và khu công nghệ cao (KCNC)), tạo địa bàn thuận lợi cho
việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn
và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện
có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc
xây dựng các KCN mới xen lẫn với khu dân cư" [53].
Tại báo cáo chính trị Đại hội X năm 2006 một lần nữa khẳng định chủ
trương tiếp tục phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu
quả các KCN, KCX, đồng thời nhấn mạnh chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với
phát triển bền vững, trong đó có phát triển bền vững các KCN, KCX. Trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã định hướng phát triển KCN, KCX bền
vững và theo chiều sâu và đặt ra mục tiêu đến năm 2020 "...tất cả các cụm, KCN,
KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung" [54].
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển (1991-2014), các KCN và KCX
ở nước ta đã trở thành nhân tố động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng
CNH, HĐH. Tính đến tháng 12/2014 cả nước đã có 295 KCN được thành lập. Có
212 KCN đã đi vào hoạt động và 83 KCN đang xây dựng cơ bản với tổng diện tích
đất tự nhiên đạt 83.873 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt
2
gần 55.549 ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên [85]. Các KCN được
thành lập trên 59 tỉnh, thành phố của cả nước, được phân bổ trên cơ sở phát huy lợi
thế kinh tế, tiềm năng của các vùng kinh tế trọng điểm, của các địa phương.
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung điểm của cả nước, có dân số tính đến tháng
12/2014 là 1,05 triệu người [42]. Tính đến hết năm 2014, thành phố Đà Nẵng đã có
6 KCN với tổng diện tích sử dụng là 1.167,1 ha. Các KCN đã thu hút được 88 dự án
có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 933,533 triệu USD.
Trong khi đó, có 293 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng
ký đạt 13.943,67 tỷ đồng [85]. Các KCN ở thành phố Đà Nẵng đã góp phần vào
phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố, vùng và của cả nước.
Tuy nhiên, trước sức ép phát triển ngày càng tăng, các KCN ở thành phố Đà
Nẵng cũng đang trong giai đoạn tự hoàn thiện mình cho phù hợp với tình hình thực
tế, các KCN vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần phải được tiếp tục nghiên cứu, khắc
phục trong thời gian tới, thể hiện ở những yếu tố thiếu tính bền vững như sau:
- Chất lượng công tác quy hoạch KCN và triển khai thực hiện quy hoạch đã
được phê duyệt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các vấn đề về điều chỉnh
quy hoạch, thành lập mới hay mở rộng KCN ở một số địa phương được thực hiện
khi chưa hội tụ đầy đủ điều kiện cần thiết, chưa tận dụng, khai thác có hiệu quả nhất
tiềm năng của địa phương, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển các KCN
trong tương lai.
- Hàm lượng công nghệ, tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tư
chưa cao. Do các địa phương, các chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các KCN
vẫn chú trọng đến tỷ lệ lấp đầy các KCN theo quan điểm có nhiều dự án càng tốt mà
ít chú trọng đến ngành nghề sản xuất, công nghệ đầu tư và môi trường nên dẫn đến
chưa giải quyết được các vấn đề trong phát triển các KCN như hàm lượng công
nghệ trong các dự án KCN còn thấp, quy mô đầu tư trung bình cho một dự án còn
nhỏ, chưa thể hiện tính liên kết trong cùng một KCN cũng như tính liên kết giữa các
KCN của địa phương trong vùng. Còn xuất hiện các KCN hỗn tạp giữa nhiều ngành
nghề hoạt động, chưa có sự chuyên môn hoá cao, chưa quan tâm đến công nghệ
thân thiện với môi trường.
3
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng gặp
nhiều trở ngại, chồng chéo quy hoạch, quy hoạch treo và kết cấu hạ tầng ngoài hàng
rào KCN chưa phát triển.
- Các vấn đề về quản lý và bảo vệ môi trường trong và ngoài hàng rào KCN
chưa tuân thủ đúng quy định về pháp luật môi trường. Môi trường nước, môi trường
không khí, chất thải rắn và chất thải nguy hại chưa được thực hiện đúng quy trình,
tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- Các vấn đề về thu nhập của người lao động, nhà ở cho công nhân, các công
trình phúc lợi xã hội khác và vấn đề an sinh xã hội ở các KCN chưa nhận được sự
đầu tư thỏa đáng, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống vật chất và tinh thần của người
lao động vv...
Trên đây là những vấn đề hết sức cấp bách, ảnh hưởng đến sự phát triển bền
vững các KCN trong tương lai của thành phố Đà Nẵng, cần phải được nghiên cứu
và xây dựng các chính sách, giải pháp đảm bảo cho các KCN ở thành phố Đà Nẵng
phát triển bền vững. Theo đó, tác giả đã lựa chọn đề tài "Phát triển các khu công
nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng" làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng và
đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các khu công nghiệp theo hướng
bền vững ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Xây dựng khung lý thuyết đánh giá sự phát triển KCN về các mặt theo
hướng bền vững.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và các địa
phương trong nước về phát triển KCN theo hướng bền vững để rút ra bài học cho
phát triển KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng.
- Phân tích thực trạng phát triển KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà
Nẵng trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng. Qua đó, chỉ ra những nhân tố thiếu tính
bền vững trong phát triển KCN ở thành phố Đà Nẵng cùng các nguyên nhân của nó.
4
- Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các
KCN ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển các KCN tại Đà
Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các KCN do UBND thành phố
phê duyệt hoạt động theo quan điểm PTBV. Theo đó, phát triển các KCN theo
hướng bền vững được xác định dựa trên ba trụ cột chính đó là: bền vững về kinh tế
được thể hiện qua một số chỉ tiêu hiệu quả về tăng trưởng kinh tế của bản thân
KCN, đóng góp của KCN đối với địa phương và vùng và tác động lan tỏa đến xã
hội và môi trường; bền vững về xã hội được đánh giá trên giác độ chất lượng nguồn
lao động, thu nhập của người lao động và số lượng lao động tham gia làm việc tại
các KCN là người địa phương, bền vững về môi trường được đánh giá dựa trên tác
động của KCN đến môi trường tự nhiên cả bên trong lẫn bên ngoài hàng rào KCN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Luận án nghiên cứu các KCN trong phạm vi ở thành phố Đà
Nẵng, bao gồm 6 KCN. Ngoài ra luận án còn nghiên cứu và so sánh với các KCN ở
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam cùng với một số địa phương phát triển KCN nổi bật
trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai...
- Thời gian: Luận án sẽ nghiên cứu trong giai đoạn 2001 – 2014 và giải pháp
phát triển KCN theo hướng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Nội dung: Phát triển các KCN được xem xét như một chỉnh thể bao gồm vị
trí, quy mô diện tích, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng,
người lao động đang làm việc trong các KCN, người dân địa phương xung quanh
KCN, các nhà đầu tư thứ cấp có hoạt động đầu tư trong KCN, sản xuất kinh doanh
và cung ứng dịch vụ trong KCN, các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, các công
ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN, Ban quản lý các KCN và Chế xuất. Cùng với hoạt
động quản lý nhà nước của chính quyền thành phố Đà Nẵng, các hoạt động của các
chủ thể nêu trên được xem xét đánh giá như những đóng góp vào phát triển các
KCN theo hướng bền vững.
5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận chung của luận án dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận án được nghiên cứu trên cơ sở
điều tra, khảo sát thực tiễn từ đó tổng kết và đưa ra các giải pháp phát triển hợp lý.
Cụ thể như sau:
- Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng
quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển các KCN theo hướng bền vững. Hệ
thống hoá các văn bản chính sách về phát triển các KCN, nhất là các quy định có tác
động trực tiếp và gián tiếp đến phát triển các KCN theo hướng bền vững. Từ đó đưa ra
các phân tích, nhận định về tác động của các chính sách tới PTBV các KCN.
- Phương pháp phân tích, thống kê và so sánh: Phương pháp này sử dụng một
số tiêu chí phản ánh sự PTBV các KCN để đánh giá thực trạng phát triển các KCN
theo hướng bền vững theo các tiêu chí đánh giá, phân tích thực trạng các nhân tố tác
động đến phát triển các KCN theo hướng bền vững.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Việc điều tra, khảo sát thực tế của luận án
sẽ được thực hiện đối với các cá nhân và tổ chức đó là: Người lao động đang làm
việc tại các KCN ở thành phố Đà Nẵng và các DN hoạt động trong các KCN làm cơ
sở để phân tích thực tiễn. Luận án tiến hành điều tra, khảo sát bằng cách phát phiếu
điều tra trực tiếp đến 360 lao động đang làm việc và 58 DN đang hoạt động tại các
KCN ở thành phố Đà Nẵng. Số phiếu điều tra thu về để sử dụng phân tích dữ liệu là
300 phiếu của người lao động và 50 phiếu của DN. Sử dụng phần mềm SPSS để
tổng hợp và xử lý số liệu, sau đó tiến hành phân tích đánh giá kết quả điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phương pháp này nhằm nghiên cứu,
phát hiện những nhân tố điển hình, phát hiện bản chất và quy luật, rút ra bài học
kinh nghiệm liên quan đến phát triển các KCN theo hướng bền vững để vận dụng
vào phát triển các KCN ở Đà Nẵng. Phương pháp này được sử dụng ở nội dung về
kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển các KCN theo hướng bền vững.
- Phương pháp dự báo: Phương pháp này được sử dụng nhằm dự báo tình
hình phát triển các KCN theo hướng bền vững từ nay đến năm 2020, trong đó có
nêu lên những cơ hội và thách thức mà các KCN gặp phải trong quá trình phát triển.
6
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu sẽ sử dụng một số phương pháp khác
phù hợp với nội dung và yêu cầu.
5. Đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu này là tài liệu tổng hợp về phát triển các KCN theo hướng bền
vững ở thành phố Đà Nẵng, trong đó:
* Về lý luận:
- Làm rõ khái niệm và nội hàm của phát triển các KCN theo hướng bền vững
trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên cứu trước đó.
- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá PTBV các KCN.
- Xác định và làm rõ các nhân tố tác động đến PTBV các KCN.
* Về thực tiễn:
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc vận dụng vào phát triển các
KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng.
- Phân tích, làm rõ thực trạng về nội dung phát triển các KCN ở thành phố
Đà Nẵng theo hướng bền vững và thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng.
- Đánh giá mức độ phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà
Nẵng theo các tiêu chí. Đánh giá chung những mặt đạt được, những hạn chế, yếu
kém và nguyên nhân của nó trong phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành
phố Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển các KCN ở thành phố
Đà Nẵng theo hướng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 4 chương, 13 tiết.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
Trong những năm qua, kể từ sau khi ban hành định hướng Chiến lược phát
triển bền vững ở Việt Nam hay còn gọi là chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam
năm 2004. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên cả 3 trụ cột về kinh
tế, xã hội và môi trường của PTBV. Quá trình thực hiện PTBV, các nguyên tắc và
mục tiêu PTBV quốc tế đã được cụ thể hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt
Nam, trên cơ sở lồng ghép vào trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia, của các Bộ, ngành và của từng địa phương dựa trên sự
kết hợp hài hòa các mục tiêu của cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Xét ở phạm vi tổng thể nền kinh tế, vùng lãnh thổ, ngành hay địa phương.
PTBV được xem như là mục tiêu cuối cùng của quá trình phát triển. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu về PTBV ở nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, để đánh giá tổng
quát về tình hình nghiên cứu PTBV, trong phạm vi chương này, nghiên cứu sinh sẽ
tập trung xem xét đánh giá về PTBV qua các công trình nghiên cứu về mô hình
PTBV ở các ngành, lĩnh vực; các nghiên cứu về thực tiễn PTBV các KCN ở các
nước và Việt Nam.
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC
NGÀNH, LĨNH VỰC
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên khoa học trong nước và quốc tế
nghiên cứu về PTBV. Đặc biệt là sau khi Việt Nam ban hành chương trình Nghị sự
21 quốc gia, đã có khá nhiều bài viết, mô hình đánh giá quá trình PTBV trong nền
kinh tế. Thể hiện qua các nghiên cứu sau: “Phát triển bền vững ngành công nghiệp”
của Đỗ Hữu Hào [22] đã đánh giá về tình hình PTBV ngành công nghiệp thông qua
thực trạng phát triển công nghiệp giai đoạn 2000-2005, các chỉ tiêu chủ yếu trong
sản xuất công nghiệp đạt được trong cả nước, những đóng góp của ngành công
nghiệp vào GDP và tình hình bảo vệ môi trường công nghiệp. Nghiên cứu đã nêu ra
quá trình phát triển cần phải thực hiện những quyết định như QĐ 64/2003/QĐ-Ttg
8
của Thủ tướng Chính phủ; Đề án “Hạn chế và giảm dần việc sử dụng hóa chất độc
hại, các bao bì làm từ các vật liệu khó phân hủy trong công nghiệp, thay thế bằng
các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường hay chương trình “Áp dụng sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp trong khuôn khổ chương trình hợp tác Việt Nam – Đan
Mạch trong lĩnh vực môi trường” do Chính phủ Đan Mạch tài trợ; Đề án tăng cường
chất thải rắn tại các KCN, chăm lo trách nhiệm xã hội trong phát triển KCN. Trong
nghiên cứu còn xây dựng định hướng chiến lược PTBV công nghiệp, trong đó có
nêu “Phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường, thực hiện tốt công tác
quản lý và bảo vệ môi trường, đầu tư mới và cải tạo hệ thống xử lý môi trường; chú
trọng các giải pháp sản xuất sạch hơn; nghiên cứu hình thành và phát triển ngành
công nghiệp môi trường, ưu tiên áp dụng công nghệ sạch và công nghệ thân thiện
với môi trường”. [22, tr.17]
Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu tổng kết mô hình PTBV ở Việt Nam” do
Nguyễn Ngọc Sinh làm chủ biên [21] đã đưa ra mô hình sản xuất sạch hơn trong
phát triển công nghiệp của các DN tiêu biểu như Công ty Xuân Hòa, Hà Nội; Công
ty cổ phần Giấy Rạng Đông, Khánh Hòa; Công ty Dệt Việt Thắng, thành phố Hồ
chí Minh và Công ty cổ phần Thủy Sản Cà Mau. Theo đó, các công ty đều đưa ra
mô hình sản xuất chính, từ quy trình đó xây dựng các giải pháp mang tính khả thi
đưa vào sản xuất như giải pháp tiết kiệm nước, tiết kiệm hóa chất, tiết kiệm nhiên
liệu và năng lượng,… từ đó công ty sẽ tiết kiệm được những khoản chi phí đáng kể
như giảm tiêu hao nhiêu liệu, điện, nước, dầu FO và tăng cường các lợi ích về môi
trường như giảm lượng nước thải, giảm tải lượng COD, giảm chất thải rắn,… Như
vậy mô hình sản xuất sạch hơn này có ý nghĩa lớn về vấn đề bảo vệ môi trường
trong hoạt động sản xuất công nghiệp.
Trong nghiên cứu này còn đề cập đến mô hình PTBV của thành phố. Sự
PTBV của thành phố cần đạt được ba mục tiêu cơ bản như sau:
- Thành phố PTBV về kinh tế: thể hiện ở quá trình tăng trưởng liên tục, ổn
định, lâu dài các chỉ tiêu kinh tế theo thời gian.
- Thành phố PTBV về tài nguyên và môi trường: thể hiện ở việc sử dụng tài
nguyên một cách hợp lý, đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học, không có những tác
9
động tiêu cực đến môi trường. Bền vững về tài nguyên và môi trường là việc sử
dụng tài nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó.
- Thành phố phát triển về văn hóa xã hội: thể hiện mang lại những lợi ích lâu
dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao
mức sống cho người dân và sự ổn định của xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị văn
hóa [21, tr.178].
Theo mô hình này, cần xây dựng các nguyên tắc cơ bản của PTBV thành phố
gồm: (i) khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, (ii) BVMT và giảm thiểu
chất thải, (iii) phát triển đô thị gắn với việc bảo tồn tính đa dạng, (iv) phát triển
thành phố phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, (v) chia
sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư đô thị, (vi) khuyến khích sự tham gia của cộng đồng
dân cư đô thị, (vii) thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng dân cư
đô thị và các đối tượng liên quan, (viii) chú trọng việc đào tạo và nâng cao nhận
thức môi trường và (ix) thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu khoa học và
công nghệ. Ngoài ra, mô hình còn xây dựng các chỉ tiêu đánh giá sự PTBV của
thành phố trên ba tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường và được áp dụng đánh giá
tại ba thành phố là Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Một số mô hình PTBV điển hình khác đã được nghiên cứu tổng kết như: mô
hình PTBV trong nông nghiệp, mô hình PTBV quy mô làng xã, mô hình PTBV
cộng đồng, mô hình PTBV lưu vực sông cùng với khả năng mở rộng việc áp dụng
mô hình theo quy mô lớn hơn.
Báo cáo quốc gia tại Hội Nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về PTBV
(RIO+20), [33] về “Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam” của Chính phủ Việt
Nam đã đánh giá tổng kết 20 năm thực hiện PTBV ở Việt Nam và sau gần 10 năm
thực hiện định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam. Báo cáo đã chỉ ra những thách
thức mà Việt Nam gặp phải khi theo đuổi mục tiêu PTBV nền kinh tế và xây dựng
định hướng “tăng trưởng xanh” để thực hiện mục tiêu trên. Để giám sát và đánh giá
PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong báo cáo đã xây dựng hệ thống các chỉ
tiêu gồm 10 chỉ tiêu về kinh tế, 10 chỉ tiêu về xã hội, 7 chỉ tiêu về môi trường và 3
chỉ tiêu tổng hợp trên nguyên tắc lồng ghép, liên kết các chỉ tiêu trên như GDP
xanh, chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số bền vững môi trường.
10
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP Ở CÁC NƢỚC VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Các nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát
triển bền vững các khu công nghiệp ở các nƣớc
Công trình nghiên cứu “ Implementing industrial ecology Planning for eco-
industrial parks in the USA” (Lập kế hoạch sinh thái công nghiệp cho các khu sinh
thái công nghệ của Hoa Kỳ) của D.Gibbs và P.Deutz [89] cho rằng mặc dù nhận
được sự đồng thuận rộng rãi của vấn đề PTBV trong các diễn đàn quốc tế nhưng
trên thực tế, việc đạt được mục tiêu về kịch bản "win – win – win" về các mặt phát
triển kinh tế, xã hội và môi trường vẫn là một vấn đề nan giải, khó đạt được sự thỏa
mãn cùng lúc cả ba mục tiêu trên. Những người ủng hộ phát triển về công nghiệp
sinh thái cho rằng việc dịch chuyển chuỗi sản xuất công nghiệp từ một đường thẳng
đến hệ thống khép kín sẽ đạt được mục tiêu trên. Những năm gần đây, các khái
niệm vạch ra từ công nghiệp sinh thái đã được sử dụng để xây dựng các KCN nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN, giảm rác thải và ô nhiễm môi trường, tạo
việc làm và cải thiện điều kiện làm việc. Trong nghiên cứu này tập trung nghiên cứu
phát triển các KCN dưới góc độ kinh tế và môi trường, mối liên hệ lẫn nhau giữa
hai yếu tố này mà chưa nhấn mạnh đến các vấn đề xã hội trong quan điểm PTBV.
Tác phẩm "The application of industrial ecology principles and planning
guidelines for the development of eco-industrial parks: an Australia case study"
(Ứng dụng các nguyên tắc sinh thái công nghiệp và hướng dẫn lập kế hoạch phát
triển các khu sinh thái công nghệ: một mô hình nghiên cứu của Úc) của B.H.
Roberts Elsevier [87] đã đưa ra quan niệm mới trong PTBV KCN theo hướng phát
triển KCN sinh thái với các tiêu chí cụ thể và minh chứng trong điều kiện của
Australia. Mặc dù KCN sinh thái vẫn còn được xem là khái niệm mới mẻ đối với
nhiều DN, chính quyền địa phương và cả cộng đồng của nước này. Tương tự như
KCN truyền thống, KCN sinh thái được thiết kế cho phép các DN chia sẻ chung
cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sản xuất và giảm chi phí đặc biệt là giảm các chi phí liên
quan đến các nguồn tài nguyên không thể tái tạo, tiết kiệm tiêu hao nguyên nhiên
vật liệu.
11
Park, Joon and Ahn, Kun-hyuck. How did immigrant workers change
residential area near industrial estate in Korea? (Người lao động nhập cư đã làm
thay đổi khu dân cư gần các KCN ở Hàn Quốc như thế nào?) [90] đã tiến hành
nghiên cứu tại Wongok ở Ansan, một thành phố công nghiệp điển hình của Hàn
Quốc. Tác giả chỉ ra sự tăng lên nhanh chóng các giấy phép xây dựng cho Wongok
kể từ năm 1998, đồng thời là sự tăng lên của dòng người nhập cư tới KCN. Sự gia
tăng nhanh chóng dân cư trong khu vực buộc Wongok phải mở rộng khu dân cư,
kéo theo sự phát triển bùng nổ nhà ở cho người nhập cư, các dịch vụ mới cũng bắt
đầu phát triển. Các khu vực xung quanh KCN cũng phát triển năng động hơn, cùng
với đó là sự phát triển đa dạng các loại hình văn hóa, ý thức bản sắc văn hóa của
cộng đồng được thiết lập. Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đã được đặt ra và xử lý
bằng cách khuyến khích các DN trong KCN cải tiến công nghệ sản xuất vừa nâng
cao năng suất vừa giảm ô nhiễm môi trường. Hợp tác giữa các bộ, ngành kéo theo
chương trình quốc gia chuyển đổi các KCN thành các KCN sinh thái.
Việc phát triển sản xuất trong các KCN sẽ có tác động lan tỏa thúc đẩy sự
phát triển của các vùng lân cận và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thực tế đã
chứng minh sự thành công trong phát triển các KCN của nhiều nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới như: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan,… Thái Lan đã đưa ra các
phương án quy hoạch KCN theo mô hình PTBV bằng chính sách ưu đãi khác nhau
theo từng vùng. Các KCN của Thái Lan được chia thành 3 vùng. Vùng I gồm thủ đô
Băng Cốc và 5 tỉnh lân cận; vùng II gồm 12 tỉnh tiếp theo và vùng III gồm 58 tỉnh
còn lại. Các ưu đãi tài chính được tập trung chủ yếu cho vùng III. Nhiều ngành công
nghiệp không được phép đầu tư vào vùng I mà chỉ được phép đầu tư vào vùng II và
III. Ví dụ như ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su, sứ, kính, ceramic, chế tạo
dụng cụ. Ngành sản xuất thức ăn gia súc, dầu thực vật, nước uống, đường ăn, may
mặc,… đây là những ngành sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, dễ gây ô
nhiễm môi trường, sử dụng nhiều sản phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu đầu vào
phải được đặt ở vùng III, tức đặt xa Băng Cốc và 5 tỉnh lân cận.
Mặc dù có nhiều điểm khác biệt nhưng về mặt chính sách, các mô hình trên
đều có một điểm chung là chính sách thu hút đầu tư. Các KCN, KCX, KKT nếu
được xây dựng nhưng không thu hút hoặc thu hút ít DN tham gia đầu tư đều được
xem là thất bại.
12
1.2.2. Các nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát
triển bền vững các khu công nghiệp ở cả nƣớc và các địa phƣơng
1.2.2.1. Các nghiên cứu dựa trên các tiêu chí để phân tích, đánh giá cụ thể
Công trình nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở các KCN, cụm
công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng” do Hoàng Sỹ Động làm chủ nhiệm đề tài
[56]. Theo đó, tác giả đã tập trung làm rõ một số vấn đề chủ yếu như: (i) Nêu lên
quan niệm làm thế nào để có thể sử dụng đất một cách có hiệu quả ở các KCN Việt
Nam, từ đó xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại KCN, CCN vùng
đồng bằng sông Hồng; (ii) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng đồng bằng sông
Hồng theo các phương pháp khác nhau, từ đó chỉ ra những hạn chế trong sử dụng
đất tại các KCN trên các mặt quy hoạch, chính sách áp dụng, sự phối hợp trong
quản lý… (iii) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các
KCN vùng đồng bằng sông Hồng.
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của chính sách phát triển KCN tới PTBV ở Việt
Nam” do Ngô Thắng Lợi làm chủ biên [20] có đề cập đến chính sách phát triển
KCN trên cả nước, đến sự PTBV các KCN, nội dung nghiên cứu tập trung vào các
vấn đề như thực trạng phát triển về số lượng các KCN quá nhanh, ồ ạt nhưng chưa
tính đến PTBV, lâu dài, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các KCN chưa được quan
tâm đúng mức. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xây dựng các tiêu chí đánh
giá PTBV các KCN ở Việt Nam trên 3 góc độ kinh tế, xã hội và môi trường, qua đó
tác giả đã đề xuất các giải pháp chính sách nhằm đảm bảo cho sự PTBV trên phạm
vi cả nước.
Một số nghiên cứu về PTBV các KCN ở góc độ vùng và địa phương. Theo
đó, các tác giả đưa ra quan niệm về PTBV các KCN là bảo đảm sự tăng trưởng kinh
tế ổn định, có hiệu quả ngày càng cao trong bản thân các KCN, phát triển hài hòa
với các mặt xã hội và bảo vệ môi trường. Được xem xét trên hai góc độ: (i) Bảo
đảm duy trì bền vững và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ
của bản thân các KCN; (ii) Tác động lan tỏa tích cực của KCN đến các hoạt động
kinh tế - xã hội của ngành, địa phương khu vực có KCN. Ngoài ra, các tác giả cũng
xây dựng các tiêu chí đánh giá PTBV dựa trên ba trụ cột về kinh tế, xã hội và môi
13
trường để phân tích thực trạng phát triển và đề xuất các giải pháp PTBV theo các
nhóm về kinh tế, xã hội và môi trường trong tác phẩm “Phát triển các khu công
nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững” của Vũ Thành
Hưởng [64] và “Phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên” của Phan Mạnh Cường [43].
1.2.2.2. Các nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận tổng hợp các vấn đề của
phát triển bền vững
Có nhiều công trình nghiên cứu về KCN xét trên góc độ tổng thể nền kinh tế,
đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN, các nghiên cứu đã có những
đánh giá sâu sắc và nêu lên được những đặc trưng cơ bản, tồn tại ở các KCN, các
DN trong KCN hiện nay cũng như những chính sách và thực trạng công tác quản lý
nhà nước đối với các KCN ở Việt Nam. Cụ thể như sau:
Trong Kỷ yếu 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT ở Việt Nam
(1991 – 2011) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Hà Nội ngày 17/2/2012 [26].
Có 30 bài viết nghiên cứu các nội dung về phát triển các KCN, KCX, KKT trong đó
có các nghiên cứu: “Vấn đề quy hoạch xây dựng nhà ở cho người lao động và phát
triển đô thị gắn với KCN, KCX” của Bộ Xây dựng; “Tăng cường thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lao động trong các KCN, KCX” của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội; “Một số suy nghĩ về phát triển KCN của Việt Nam từ kinh
nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức” của Lê Tân Cương. Nội dung của bài viết tập
trung vào các mô hình phát triển KCNC tại các thành phố của Cộng hòa Liên bang Đức
gồm khu công nghệ khoa học Berlin Adlershof, Trung tâm công nghệ Potsdam và
Thung lũng Silicon Saxony. Trong đó có đề cập đến: (i) về quy hoạch đầu tư phải gần
vị trí gần đường giao thông (đường bộ cao tốc, đường sắt, hàng không và hệ thống
phương tiện vận tải công cộng); (ii) về mô hình tổ chức hoạt động dựa trên nguyên tắc
hợp lực, liên kết hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau giữa 4 khối: quản lý và phát triển
hạ tầng; nghiên cứu và phát triển; nghiên cứu cơ bản và giáo dục; sản xuất và dịch vụ;
(iii) chính sách về đầu tư và ưu đãi đầu tư. Ở Đức không có quy định pháp luật riêng về
đầu tư, cơ quan quản lý riêng về đầu tư và cũng không phân biệt đối xử về quyền lợi và
nghĩa vụ giữa các DN trong nước và DN nước ngoài trong hoạt động đầu tư và kinh
14
doanh tại Đức. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức mà Việt
Nam có thể nghiên cứu áp dụng trong thực tiễn quản lý KCN.
Trong kỷ yếu Hội thảo quốc gia “15 năm xây dựng và phát triển các khu công
nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam” [23]. Hội thảo có 66 bài viết nêu lên những vấn đề
chung về xây dựng và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam, trong đó nổi bật có những
bài viết “Bàn về vai trò thúc đẩy tăng trưởng và phát triển theo hướng bền vững của các
KCN, KCX ở Việt Nam của Lê Hữu Nghĩa [23, tr.11]; “Khu công nghiệp, khu chế
xuất, nhân tố động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân” của
Nguyễn Sinh Cúc [23, tr.60]; “Xây dựng và phát triển KCN với vấn đề xã hội và bảo
vệ môi trường” của Nguyễn Đình Hương [23, tr.172];… các nghiên cứu này chủ yếu
đánh giá thực trạng của quá trình phát triển như chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân,
các vấn đề lao động việc làm, một số vấn đề xã hội khác và bảo vệ môi trường và đề
xuất các giải pháp phát triển các KCN, KCX ở các giai đoạn sau.
Một số công trình nghiên cứu có phân tích về vấn đề lao động, việc làm,
nhà ở của công nhân trong các KCN, những khó khăn, vướng mắc mà đội ngũ
công nhân lao động phải đối mặt hằng ngày, các vấn đề về lao động, việc làm đối
với người dân địa phương bị mất đất sản xuất do phát triển KCN… đã được đưa ra
phân tích và đưa ra các giải pháp khắc phục một cách hiệu quả trên cơ sở đặc thù
của mỗi địa phương. Các nghiên cứu điển hình như: “Bắc Ninh phát triển các
KCN đô thị và một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động” của Vũ Đức
Quyết [23,tr.372]; “Các KCN thành phố Đà Nẵng vấn đề lao động – việc làm –
nhà ở” của Nguyễn Thị Thanh Hưng [23,tr.410]; “Nhà ở cho người lao động trong
các KCN Bắc Ninh” của Bùi Hoàng Mai [69]; “Phát triển KCN với vấn đề lao
động – việc làm ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu Dũng [45]; “Xây dựng và áp dụng
chính sách an toàn lao động và đào tạo nghề cho người lao động tại các khu sản
xuất tập trung: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” của Trần Thị Thu
Hương [63]; “Tình hình việc làm và đời sống của công nhân lao động trong các
KCN, KKT tỉnh Bình Định” của Bích Ngọc [70].
Bài viết của Lam Giang về “Dịch vụ tiện ích KCN: còn nhiều khoảng trống”
[60] ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tập trung khai thác về các dịch vụ xã hội phục vụ
15
cho người lao động còn khá thấp. Bài viết nêu rõ điểm yếu của các KCN hiện nay là
thiếu các dịch vụ tiện ích phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của người lao động.
Các dịch vụ phục vụ còn quá ít so với số lượng lớn lao động tại các KCN. Điều này
đặt ra cho chính quyền địa phương cần có những chính sách và giải pháp cấp bách
vừa khắc phục những hạn chế trước mắt vừa định hướng lâu dài để cải thiện và
nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động tại KCN.
Ngoài ra, một số nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp đảm bảo các vấn đề xã
hội khác trong quá trình hoạt động của các KCN, gồm có các nghiên cứu: Lê Xuân
Bá “Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây
dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX” [1]; Hoàng Hà, Ngô Thắng Lợi và Vũ
Thành Hưởng, “Giải pháp giải quyết việc làm, nhà ở, đảm bảo đời sống cho người
lao động nhằm phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên trong quá trình CNH, HĐH” [61].
Trong cuốn sách chuyên khảo “Tác động xã hội vùng của khu công nghiệp ở
Việt Nam” do Nguyễn Bình Giang làm chủ biên [59]. Nội dung chủ yếu phân tích
tác động nhiều mặt về xã hội đối với các KCN ở Việt Nam. Những tác động đó là
việc làm và nghề nghiệp của người lao động tại các KCN, thu nhập và mức sống
của người dân địa phương chịu tác động trực tiếp và gián tiếp, tác động về mặt nhân
khẩu học thông qua quá trình di cư lao động tới các KCN, từ đó ảnh hưởng đến cơ
cấu dân số, cơ hội tiêu dùng các dịch vụ công cộng trên cả hai mặt tích cực và tiêu
cực, tác động đến quá trình đô thị hóa và KCHT, an ninh trật tự, an toàn xã hội, môi
trường văn hóa và các giá trị truyền thống khác.
Trong nghiên cứu “KCN Tân Tạo hướng tới sự phát triển bền vững” của
Thái Văn Mến [23, tr.446] đã xây dựng mô hình phát triển KCN Tân Tạo theo
phương châm “Sự phát triển của các nhà đầu tư cũng chính là sự phát triển của
KCN Tân Tạo”. Tác giả đã chỉ ra những điểm bất cập trong quá trình đầu tư phát
triển KCN mang tính độc lập, không có sự gắn kết với các khu vực khác như nhà ở
cho công nhân, trung tâm vui chơi giải trí, khu tái định cư… mà cần phải xây dựng
mô hình phát triển theo hướng xây dựng dự án KCN gắn với phát triển khu đô thị
hoàn chỉnh để hạn chế những điểm bất cập trên.
Một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực môi trường trong phát triển các
KCN, tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường cả
16
bên trong lẫn bên ngoài KCN, đề xuất các hướng giải pháp chính nhằm đảm bảo
hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường hướng tới PTBV của các KCN, các
nghiên cứu điển hình như: “Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách và một số giải
pháp nhằm hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, KCX
trong thời gian tới” của Trần Ngọc Hưng; “Vấn đề xử lý chất thải công nghiệp đảm
bảo môi trường cho các KCN tỉnh Đồng Nai” của Phan Văn Hết [23, tr 477]; “Khu
công nghiệp, khu chế xuất với vấn đề bảo vệ môi trường và các tác động về mặt xã
hội” của Chu Thái Thành [23, tr.206].
Trong bài viết về “Khu công nghiệp với vấn đề bảo vệ môi trường và các tác
động về mặt xã hội” của Chử Văn Chừng [23, tr.343] đã phân tích hiện trạng phát sinh
chất thải rắn công nghiệp tại các KCN, KCX đặc biệt là tại các Vùng kinh tế trọng
điểm chiếm tỷ trọng lớn trong khi đó tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp còn
gặp nhiều nan giải, cơ chế chính sách quản lý còn nhiều bất cập, một số vấn đề xã hội
như tiền lương, tiền thưởng, chính sách nhà ở cho công nhân, chế độ đền bù, giải phóng
mặt bằng và ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất còn nhiều trở ngại, chưa trở
thành động lực kích thích sự phát triển các KCN theo hướng bền vững.
Tác phẩm “Khu công nghiệp sinh thái một mô hình cho phát triển bền vững
ở Việt Nam” của Nguyễn Cao Lãnh [66]. Tác giả đã cung cấp những khái niệm cơ
bản nhất về KCN sinh thái và các chỉ dẫn cũng như những nguyên tắc cơ bản để xây
dựng và phát triển khủng hoảng công nghiệp sinh thái ở Việt Nam. Phân tích những
cơ cấu chức năng và các loại hình khủng hoảng công nghiệp sinh thái trên cơ sở
tham khảo một số KCN sinh thái trên thế giới.
Trong “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009” của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về môi trường KCN Việt Nam [29], đã tập trung phân tích tình hình ô nhiễm
môi trường Việt Nam đối với các vùng trên cả nước trên các loại ô nhiễm nước thải,
ô nhiễm chất thải rắn và ô nhiễm không khí. Theo đó, các nguồn gây ô nhiễm đã
mang đến tác hại lớn cho đời sống của người dân xung quanh KCN, người dân phải
gánh chịu hậu quả nặng nề như bệnh tật, sản xuất nông nghiệp đình đốn, đất đai ô
nhiễm,…Báo cáo cũng đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường KCN, trong đó có nhấn mạnh đến việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống
quản lý môi trường các KCN và bổ sung các văn bản về thể chế, chính sách và tăng
cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường KCN.
17
1.2.3. Các nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các
khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng
Tại Hội thảo “Đánh giá các KCN theo tiêu chí xây dựng KCN sinh thái và
khung kế hoạch hành động xây dựng KCN sinh thái” [74] tại thành phố Đà Nẵng
ngày 27/6/2013 do Ban Quản lý dự án môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG) và
Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng tổ chức tại Đà Nẵng đã đánh giá Đà Nẵng
đang đặt mục tiêu trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước và là một địa
phương đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, trở thành thành phố công nghiệp trước
năm 2020. Trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp kinh tế biển, xây
dựng các KCN tập trung, gắn phát triển các KCN với sự phát triển của hệ thống đô
thị, dịch vụ. Qua nghiên cứu phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng,
trên cơ sở đánh giá các tiêu chí chuyển đổi từ các KCN hiện hữu thành các KCN
sinh thái bằng các tiêu chí bắt buộc và các tiêu chí khuyến khích thì hiện nay các
KCN ở Đà Nẵng đều chưa đạt được KCN sinh thái hay chỉ đạt được ở mức độ thấp
nhất. Như vậy, để chuyển đổi theo mô hình này cần phải chuyển đổi được nhận thức
của chính các DN trong KCN về công tác bảo vệ môi trường, thực hiện theo yêu
cầu của một KCN sinh thái. Điều này đòi hỏi phải trải qua cả quá trình chuyển đổi
thì các KCN hiện tại mới có thể dần hoàn thiện theo mô hình hoạt động của KCN
sinh thái, hướng tới PTBV các KCN trong tương lai. Trong báo cáo này, chủ yếu
tập trung vào đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến vấn đề môi trường theo hướng sinh
thái mà chưa đề cập đến các vấn đề xã hội và môi trường.
Hội thảo “Báo cáo cuối kỳ kết quả Dự án Nghiên cứu chính sách phát triển
các Khu công nghiệp sinh thái tại Đà Nẵng” do Viện Kinh tế Công nghiệp và
Thương mại Hàn Quốc (KIET) phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế -
xã hội Đà Nẵng (DISED) tổ chức vào ngày 24/4/2014 tại Đà Nẵng. Dự án này đã
triển khai trong thời gian qua với nhiều hoạt động khảo sát, nghiên cứu tại Hàn
Quốc và Đà Nẵng. Tại Hội thảo, nhóm nghiên cứu đã báo cáo kết quả nghiên cứu
của dự án, đồng thời lấy ý kiến đóng góp của các nhà hoạch định và thực thi chính
sách, các chuyên gia cũng như các DN, tổ chức quan tâm đến lĩnh vực phát triển
ngành công nghiệp theo hướng sinh thái, tăng trưởng xanh. Ngoài ra, Dự án còn
nhận được sự tài trợ của Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc (Chương trình chia
18
sẻ tri thức Hàn Quốc – KSP) và Viện Tăng trưởng xanh Toàn cầu (GGGI). Kết quả
của Dự án, nhóm nghiên cứu đã nêu ra được các chính sách hoạch định, định hướng
sự phát triển KCN sinh thái, ứng dụng tại KCN Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng, KCN
Hòa Cầm và KCNC Đà Nẵng và sẽ triển khai thí điểm trong thời gian tới.
Ngày 17/10/2014, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Tổ chức
Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đã chính thức công bố khởi động Dự
án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp
bền vững tại Việt Nam” [27]. Dự án tập trung vào mục tiêu tăng cường chuyển giao
công nghệ, ứng dụng và phổ biến công nghệ, phương thức sản xuất sạch hơn để giảm
thiểu chất thải nguy hại, phát thải khí nhà kính, các chất gây ô nhiễm nguồn nước và
quản lý tốt hóa chất tại các KCN Việt Nam. Dự án này sẽ được triển khai đến một số
KCN thuộc các địa phương là Đà Nẵng, Ninh Bình và Cần Thơ.
Một số bài viết phân tích về hiệu quả kinh tế đạt được của các KCN trong thời
gian qua ở Đà Nẵng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, đóng góp của KCN đối
với xã hội còn thấp, cần phải có định hướng lựa chọn mô hình phát triển hợp lý nhằm
thúc đẩy ngành công nghiệp của Đà Nẵng phát triển tương xứng, các nghiên cứu như:
“Cần ý tưởng mới cho khu công nghiệp” của Phương Nguyễn [71] và “Kinh tế Đà
Nẵng: chuyển dịch cơ cấu và phát triển bền vững” của Thu Phương [72].
1.3. TỔNG HỢP NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG
NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA LUẬN ÁN
1.3.1. Tổng hợp, phân tích các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát
triển bền vững các khu công nghiệp
1.3.1.1. Các mô hình phát triển bền vững đã được nghiên cứu
- Các nghiên cứu về mô hình PTBV ngành công nghiệp đã nêu lên những
mặt tích cực mà ngành công nghiệp mang lại cho nền kinh tế, bên cạnh đó là những
hạn chế, yếu kém buộc ngành công nghiệp muốn phát triển cần phải thực hiện như
áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, phát triển công nghiệp đi đôi với
BVMT, ưu tiên áp dụng công nghệ sạch và thân thiện với môi trường.
- Chỉ ra được hiệu ứng lan tỏa từ việc phát triển một ngành, lĩnh vực sang các
khu vực lân cận phát triển theo, trên cả 3 phương diện về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Xây dựng được các tiêu chí đánh giá về PTBV trên cả 3 mặt về kinh tế, xã
hội và môi trường.
19
- Sự hình thành các KCN tập trung chính là cơ sở để lựa chọn các hình thức
liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tận dụng các lợi thế của nhau nhằm
làm tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao năng lực sản xuất, tăng NSLĐ, nâng cao
chất lượng sản phẩm.
1.3.1.2. Các nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp phát triển bền vững
các khu công nghiệp
- Đối với các nghiên cứu từ nước ngoài: Đã xây dựng kịch bản PTBV các
KCN trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường nhưng rất khó đạt được cùng lúc cả
ba mục tiêu trên trong quá trình phát triển. Các nghiên cứu chỉ tập trung phân tích
về kinh tế và môi trường mà chưa xem xét các vấn đề xã hội hoặc là chỉ đề cập đến
yếu tố sinh thái trong phát triển KCN.
- Đối với các nghiên cứu trong nước:
+ Các công trình đưa ra quan điểm PTBV KCN trên cơ sở tăng trưởng kinh
tế ổn định và phát triển hài hòa với các mặt xã hội và bảo vệ môi trường trên hai
góc độ bản thân các KCN và lan tỏa đến khu vực xung quanh.
+ Xây dựng được bộ tiêu chí nhằm đánh giá PTBV ở cả ba mặt kinh tế, xã
hội và môi trường trên phạm vi cả nước và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
+ Xây dựng bộ tiêu chí PTBV ở địa phương nhưng không đi sâu phân tích
đánh giá thực trạng phát triển theo các tiêu chí và các giá trị cần đạt của tiêu chí đã
đạt được PTBV hay chưa.
+ Một số công trình nghiên cứu về phát triển các KCN trong phạm vi cả
nước và các địa phương, chủ yếu tập trung vào một vấn đề về kinh tế, xã hội hoặc
môi trường để phân tích những mặt đạt được hay chưa đạt được, qua đó đề xuất
hướng phát triển theo các nội dung phân tích, trong đó các công trình nghiên cứu
tập trung nhiều về vấn đề xã hội và môi trường.
+ Các công trình nghiên cứu về phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng tập
trung nghiên cứu ở khía cạnh xã hội và môi trường là chủ yếu. Trong đó, về môi
trường đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá theo hướng KCN sinh thái nhằm khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay.
20
1.3.2. Khoảng trống trong các nghiên cứu về phát triển bền vững các
khu công nghiệp và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của luận án
1.3.2.1. Khoảng trống trong các nghiên cứu
- Các nghiên cứu chưa đưa ra quan niệm về phát triển các KCN theo hướng
bền vững dựa trên tác động của hiệu quả kinh tế lan tỏa đến các vấn đề xã hội và
môi trường cả bên trong và bên ngoài KCN.
- Tại thành phố Đà Nẵng, chưa có công trình nghiên cứu độc lập, bài bản và
có hệ thống nào đã được công bố về phát triển các KCN theo hướng bền vững, đặc
biệt trong giai đoạn nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế,
đòi hỏi phải có sự thay đổi trong chính sách, giải pháp phát triển nền kinh tế nói
chung và phát triển KCN nói riêng.
1.3.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án
Từ định hướng, khung phân tích và các đánh giá được sử dụng để nghiên cứu
sự phát triển các KCN theo hướng bền vững. Hướng nghiên cứu của luận án sẽ là:
- Về phương pháp tiếp cận: Luận án nghiên cứu phát triển KCN theo hướng
bền vững tất cả các KCN ở thành phố Đà Nẵng trên các tác động: (i) Phát triển các
KCN theo hướng bền vững về kinh tế; (ii) Phát triển các KCN theo hướng bền vững
về xã hội; (iii) Phát triển các KCN theo hướng bền vững về môi trường.
- Về phương pháp đánh giá phát triển các KCN theo hướng bền vững: Luận án
sẽ đánh giá dựa trên cách tiếp cận ở trên và sử dụng hệ thống các tiêu chí cụ thể, bao
gồm: (i) Các tiêu chí về kinh tế; (ii) Các tiêu chí về xã hội; (iii) Các tiêu chí về môi
trường; (iv) Kết hợp với sử dụng kết quả khảo sát thực tế một số chỉ tiêu có liên quan
để phân tích, đánh giá và tìm ra nguyên nhân tác động đến sự phát triển của các KCN,
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các KCN theo hướng bền vững.
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ
bản sau: (i) Phân tích, làm rõ các vấn đề cơ bản về PTBV, trong đó luận án đưa ra
khái niệm về phát triển các KCN theo hướng bền vững; (ii) Đưa ra hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá phát triển các KCN theo hướng bền vững trên cơ sở nội hàm của khái
niệm phát triển các KCN theo hướng bền vững gồm: (1) Hiệu quả hoạt động kinh tế
của các KCN; (2) Hiệu quả hoạt động kinh tế tác động lan tỏa đến xã hội cả bên
21
trong và bên ngoài KCN; (3) Hiệu quả hoạt động kinh tế tác động lan tỏa đến môi
trường bên trong và ngoài KCN; (iii) Phân tích thực trạng phát triển các KCN theo
các nhân tố ảnh hưởng; (iv) Đánh giá thực trạng phát triển các KCN theo các tiêu
chí; (v) Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các KCN theo hướng bền vững ở
thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
22
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm khu công nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
Lịch sử ra đời và phát triển của KCN trên thế giới đã trải qua quá trình phát
triển gần 120 năm nay, bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển, ở Anh đó là khu
Trafford Park năm 1896 của thành phố Manchester, tiếp đó là vùng công nghiệp
Clearing ở Chicago, Hoa Kỳ,… nối tiếp sự phát triển các KCN này là quá trình hình
thành các KCN ở các nước phương tây như Pháp, Hà Lan, Thụy Điển. Những mô hình
phát triển KCN của các nước trên cho đến nay vẫn được nhiều nước trên thế giới học
tập kinh nghiệm, kế thừa và phát triển để thực hiện các mục tiêu CNH, HĐH của nước
mình, điển hình như các nước công nghiệp mới (NICs) châu Á hay Thái Lan,
Malaysia… Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mà quá trình phát triển
các KCN ở các quốc gia đó có những nội dung hoạt động khác nhau, những tên gọi
khác nhau nhưng đều mang những đặc trưng cơ bản của các KCN.
Trên thế giới hiện nay có 2 mô hình phát triển KCN, từ đó cũng hình thành 2
quan điểm khác nhau về KCN.
Quan điểm 1: cho rằng KCN là khu vực lãnh thổ rộng lớn, có ranh giới địa lý
xác định, trong đó chủ yếu là hoạt động sản xuất công nghiệp và có đan xen với nhiều
hoạt động dịch vụ đa dạng, có dân cư sinh sống trong KCN. Ngoài chức năng quản lý
kinh tế, bộ máy quản lý các khu này còn có chức năng quản lý hành chính, quản lý lãnh
thổ. KCN theo quan điểm này thực chất là khu hành chính – kinh tế đặc biệt như các
công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu.
Quan điểm 2: cho rằng KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó
tập trung các DN công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư
sinh sống và được tổ chức hoạt động theo cơ chế ưu đãi cao hơn so với các khu vực
lãnh thổ khác. Theo quan điểm này, một số nước và vùng lãnh thổ như Malaysia,
23
Indonesia, Việt Nam đã hình thành nhiều KCN với quy mô khác nhau và Việt Nam
cũng đang áp dụng mô hình này trong phát triển các KCN.
Ở Việt Nam, trong lịch sử phát triển kinh tế nước ta đã thành lập nhiều KCN
theo mô hình của Liên Xô cũ từ những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, chủ yếu tập trung ở
các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ,… các KCN này ra
đời là kết quả của nhiều hoạt động riêng lẻ nhưng có vị trí đặt khá gần nhau. Về công
tác tổ chức quản lý do không có Ban Quản lý như hiện nay nên việc quản lý khá lộn
xộn, gắn liền với các DN, nhà máy là các công trình công cộng khác như nhà trẻ, bệnh
xá và các dịch vụ khác gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe của người dân
xung quanh KCN và các KCN cũng chưa có ranh giới địa lý rõ ràng.
Khái niệm về KCN ở Việt Nam cũng được trình bày ở nhiều văn bản pháp luật
trước đây như Nghị định 192-CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ, Nghị định số 36/NĐ-
CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, Luật đầu tư 2005, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14/3/2008. Trong đó, Nghị định 36/NĐ-CP nêu khái niệm KCN như sau:
- KCN là khu tập trung chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư
sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.
- KCX là KCN tập trung các DN chuyên xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu,
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh
giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống.
Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định khái niệm KCN như sau; đây cũng là
khái niệm được tác giả sử dụng trong luận án:
- KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụcho
sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện
trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ.
- KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản
xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN theo quy định của
Chính phủ, trừ trường hợp quy định cụ thể.
Các KCN đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, tăng trưởng kinh tế,
hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với các đô thị, tạo bước chuyển dịch
24
cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu và
tiêu thụ trong nước. Đồng thời góp phần giải quyết việc làm, đào tạo cán bộ quản lý
và công nhân lành nghề, thu hẹp chênh lệch giữa các vùng của cả nước. Tuy nhiên
thực tiễn hoạt động của các KCN cũng đặt ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và môi
trường cần quan tâm xử lý để tiếp tục phát triển.
2.1.1.2. Đặc điểm của khu công nghiệp
- Đây là khu vực được quy hoạch phát triển công nghiệp mang tính liên
vùng, có phạm vi ảnh hưởng không chỉ ở trong KCN mà còn ảnh hưởng đến các
khu vực xung quanh, các khu vực khác.
- Tập trung trong một không gian nhất định, nên KCN có nhiều lợi thế trong
việc tiến hành xây dựng KCHT thuận lợi, có đủ quỹ đất để mở rộng và liên kết
thành tổ hợp công nghiệp lớn.
- Kết cấu hạ tầng được đảm bảo bởi công ty phát triển hạ tầng KCN, công ty
dịch vụ KCN... Các công ty này có trách nhiệm bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và xã hội
của cả KCN trong suốt thời gian tồn tại của KCN, theo đó KCHT phát triển tương
đối nhanh và đồng bộ.
- Điều kiện tự nhiên, môi trường phát triển của các KCN nhìn chung thuận
lợi, KCN được hình thành ở các nước trong quá trình CNH chính là để tạo ra những
điều kiện thuận lợi về cả cơ chế chính sách lẫn KCHT để khuyến khích các nhà đầu
tư tập trung vào KCN. Vì vậy, việc bố trí địa điểm công nghiệp cũng như hình
thành các KCN phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường để đạt hiệu quả
cao, PTBV trong dài hạn.
- Trong KCN không có dân cư sinh sống nhưng bên ngoài KCN có hệ thống
dịch vụ phục vụ nguồn lao động đang làm việc ở KCN được hình thành và phát triển.
2.1.2. Vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế
Trong thời kỳ CNH, HĐH nền kinh tế đất nước, các KCN có vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển, đối với các nước công nghiệp phát triển trước đây cũng
như các nước đang phát triển hiện nay thì việc ra đời và phát triển các KCN đã tạo
động lực phát triển ngành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, thực hiện quá trình
chuyển giao công nghệ, tiếp cận được những thành tựu khoa học và công nghệ tiên
25
tiến, hiện đại để phát triển kinh tế trong nước, đổi mới tư duy tổ chức quản lý kinh
tế cũng như học tập kinh nghiệm quản lý mới từ nước ngoài, kêu gọi và thu hút vốn
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để bổ sung nguồn vốn đầu tư cho toàn xã hội, cụ
thể như sau:
Một là, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế
Vai trò của KCN cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế đang thể hiện rõ tính
chất, hiệu quả của một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng
công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng CNH, HĐH.
Với đặc trưng KCN là khu tập trung chuyên sản xuất hàng công nghiệp, đây
là khu vực được đầu tư KCHT tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, có khả năng thu hút
nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư trên một không gian lãnh thổ xác
định. Cùng với cơ chế quản lý ngày càng được hoàn thiện và các chính sách, chế độ
phù hợp đối với các KCN đã tạo ra môi trường hoạt động kinh doanh thuận lợi, có sức
hút đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài ra khả năng phát triển các KCN cũng phù hợp
với chiến lược kinh doanh của tập đoàn, công ty đa quốc gia trong việc mở rộng phạm vi,
không gian hoạt động, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm trên cơ sở tận dụng những ưu
đãi thuế quan, tiết kiệm chi phí trên cơ sở tận dụng giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên
thiên nhiên dồi dào,… để tăng lợi nhuận và khai thác, mở rộng thị trường mới. Theo đó,
các KCN có thể thu hút, huy động một lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã
hội bao gồm cả nguồn vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
Hai là, chuyển giao công nghệ kích thích sự phát triển các ngành công
nghiệp phụ trợ.
Để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển, thực hiện mục tiêu CNH,
HĐH đất nước, chúng ta cần áp dụng trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Ở Việt
Nam, cần phải tiến hành chuyển giao công nghệ trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành
nghề để rút ngắn thời gian của quá trình CNH, HĐH. Với điểm đến là các KCN,
một lượng đáng kể các dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại, kỹ năng
quản lý tiên tiến, khoa học đã và sẽ tiếp tục được chuyển giao và vận hành có hiệu
quả ở các DN sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, việc liên kết giữa các khu vực FDI và
khu vực sản xuất trong nước thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ cũng góp
26
phần thúc đẩy việc tăng NSLĐ, tăng chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế ngày
càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển các KCN, yêu cầu ngày càng cao của
một KCN cần phải đảm bảo, phải kết hợp nhiều yếu tố để giúp các KCN có thể duy
trì sự hoạt động của mình một cách hiệu quả và bền vững lâu dài như thúc đẩy các
ngành công nghiệp phụ trợ theo hướng liên doanh, liên kết phát triển. Các DN trong
cùng KCN phải có sự tương tác lẫn nhau thông qua việc sử dụng các nguồn lực đầu
vào và sản phẩm đầu ra của nhau, có sự liên kết giữa các KCN trong cùng một địa
phương và trong cùng một vùng lãnh thổ.
Ba là, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập
cho người lao động.
Phát triển KCN đóng góp vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với sự phát triển của các loại hình công nghệ
khác nhau trong sản xuất. Có sự liên kết đào tạo nghề giữa các DN trong KCN với
nhà trường (các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở địa phương
hay các cơ sở đào tạo nghề) góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của người lao
động trong các KCN và cả nền kinh tế.
Gắn liền với việc phát triển các KCN, tỷ lệ lấp đầy các KCN ngày càng được
nâng cao do các dự án đầu tư trong và ngoài nước tăng lên, vấn đề giải quyết việc
làm ngày càng được cải thiện. Hằng năm các KCN thu hút một lượng lớn lao động
tham gia, góp phần làm giảm gánh nặng giải quyết việc làm cho nền kinh tế, thực
hiện được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành, các lĩnh vực, phân
công lại lao động xã hội, phát triển thị trường lao động có trình độ chuyên môn cao.
Qua đó, các KCN góp phần nâng cao thu nhập của người lao động, cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần cho người dân ở hiện tại và trong tương lai.
Bốn là, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ, tăng
nguồn thu cho ngân sách.
Quá trình phát triển các KCN có tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Hàng hóa dịch vụ được sản xuất
ra từ các KCN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu ở các
địa phương và cả nước. Trong thời kỳ đầu của phát triển, các DN trong KCN
27
thường phải chi ngoại tệ cao hơn do phải thực hiện các công việc như nhập khẩu
máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu…, khi đi vào sản xuất ổn
định thì nguồn thu ngoại tệ tăng lên nhờ vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa dịch vụ.
Ngoài hoạt động xuất khẩu, các DN còn tăng doanh thu thông qua hoạt động cung
ứng nguyên liệu cho các DN trong KCN theo hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ
hàng hóa ở thị trường trong nước. Vì vậy, nguồn thu ngân sách cũng được tăng lên.
Năm là, phát triển KCN gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái
Để duy trì sự ổn định và PTBV lâu dài, các DN trong KCN cần có kế hoạch
khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường. Ngoài ra, các địa phương còn có kế hoạch di dời các nhà máy sản xuất công
nghiệp riêng lẻ đang đóng tại các khu dân cư về tập trung ở các KCN để thuận lợi cho
công tác quản lý, khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo quy định hiện nay, tất cả
các KCN đang hoạt động đều phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải và chất thải rắn,
bắt buộc các DN hoạt động trong KCN phải tham gia vào quá trình này. Kết hợp công
tác quản lý nhà nước nhằm xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường phù hợp với từng
địa phương sẽ góp phần hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường ở các khu vực bên trong
và bên ngoài KCN, hướng tới thực hiện mục tiêu PTBV.
2.1.3. Các tác động tiêu cực của khu công nghiệp đến nền kinh tế
Bên cạnh những tác động tích cực, sự ra đời và hoạt động của các KCN có
thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực. Qua thực tế của Việt Nam đã cho thấy:
2.1.3.1. Ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế
Chất lượng tăng trưởng kinh tế thể hiện thông qua tính bền vững và tính
hiệu quả của quá trình phát triển các KCN. Trong một số trường hợp việc phát triển
ồ ạt các KCN hoặc quy hoạch phát triển các KCN thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn
chiến lược lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là:
tạo ra sự phát triển không đồng bộ giữa trong và ngoài hàng rào KCN, gây nên tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các KCN, thiếu sự liên kết giữa các KCN
trong một vùng, một địa phương hay giữa các DN trong cùng một KCN dẫn đến
những thế mạnh của địa phương không tận dụng được, thậm chí làm đảo lộn các
hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương.
28
Quá trình hình thành và phát triển các KCN trong giai đoạn vừa qua đang
đứng trước một thực tế khó khăn do: (i) Các KCN thành lập trong giai đoạn sau có
tốc độ tăng trưởng quá nhanh làm giảm tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các
KCN thành lập trước đó; (ii) Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài giảm
sút, số KCN và diện tích thành lập tăng gấp 4 đến 5 lần trong khi đó số dự án và
nguồn vốn chỉ tăng 1,6 đến 1,7 lần. [19, tr.45-46]
2.1.3.2. Ảnh hưởng đến vấn đề di dân, an ninh, trật tự xã hội ở nhiều
địa phương
Do các KCN thường được lựa chọn bố trí tại những địa điểm có những
thuận lợi chủ yếu về hạ tầng kỹ thuật, xa khu vực dân cư và ít quan tâm đến việc
cung cấp hạ tầng xã hội. Việc tập trung lao động quá cao ở một số khu vực trong
khi các điều kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chung của khu vực (đường
giao thông, nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại,...) chưa phát triển
đồng bộ để đáp ứng các nhu cầu dân sinh, tạo nên tình trạng quá tải cho khu vực,
có thể nhận thấy những dấu hiệu như ách tắc giao thông vào giờ cao điểm, giá cả
sinh hoạt tăng cao, điều kiện ăn ở của người lao động thấp, nguy cơ nảy sinh các tệ
nạn xã hội khá cao, đe dọa an ninh và trật tự an toàn xã hội.
2.1.3.3. Ô nhiễm môi trường gia tăng
Trong các KCN ở các điạ phương, do tập trung nhiều DN với nhiều loại
hình SXKD khác nhau, nhiều sản phẩm công nghiệp khác nhau được tạo ra cũng
như sử dụng nhiều loại công nghệ khác nhau từ thấp đến cao, đây chính là mầm
mống của vấn đề ô nhiễm môi trường như nước thải công nghiệp, ô nhiễm không
khí, tiếng ồn và nhiều vấn đề khác... Nếu không có các chính sách thích hợp và tổ
chức tốt việc phòng chống thì ô nhiễm môi trường sẽ gây ảnh hưởng khôn lường
đối tới đời sống của dân cư trong khu vực có KCN, điều kiện môi trường sống sẽ bị
xuống cấp nặng nề, đe dọa đời sống của nhân dân.
Qua những đánh giá, phân tích các tác động trên cho thấy quá trình hình
thành và phát triển các KCN là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển các KCN cần
phải đặc biệt quan tâm đến tính bền vững của nó. Tính bền vững của các KCN sẽ
29
tạo điều kiện phát huy được những tác động tích cực và giảm thiểu đến mức thấp
nhất những tác động tiêu cực từ sự phát triển các KCN tạo ra, góp phần phát triển
kinh tế đất nước theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
2.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững
2.2.1.1. Lịch sử hình thành khái niệm phát triển bền vững trên thế giới
Phát triển kinh tế được xem là tiến trình mà theo đó các nước tăng cường khả
năng sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Vì
vậy, phát triển kinh tế là phương thức duy nhất và là điều kiện cơ bản để đạt tới cuộc
sống tốt đẹp hơn cho tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước có thu
nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tất cả các nước trên thế
giới đều phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và những vấn đề này
luôn gắn liền với các nỗ lực nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện mức sống.
Những thách thức trong quá trình phát triển đến cuối những năm 70 của thế kỷ
20, nhân loại phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường mang tính
toàn cầu mà họ phải quan tâm giải quyết, đó là: sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên
nhiên đến sớm hơn so với dự báo; sự gia tăng dân số quá nhanh và hàng loạt những vấn
đề xã hội khác nảy sinh cùng với nạn ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đang tác
động rất lớn đến nhiều quốc gia trên thế giới. Những thách thức nêu trên gây trở ngại
cho sự phát triển kinh tế và đe dọa sự tồn tại cho cả cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy
mà các chính phủ và tổ chức quốc tế luôn quan tâm đến tình hình đó.
Năm 1980, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên
(IUCN) đã đưa ra “chiến lược bảo toàn thế giới” với mục tiêu tổng thể là “đạt được
sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sống”. Trong chiến lược
này, thuật ngữ PTBV lần đầu tiên được sử dụng nhưng mới chỉ hiểu là PTBV với
một nội dung hạn hẹp là PTBV về mặt sinh thái.
Tiếp đó, chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã đưa ra khái
niệm PTBV gồm 5 nội dung cơ bản sau: (i) Giúp đỡ những người nghèo vì những người
này không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phá hủy môi trường; (ii) Chứa đựng ý
30
tưởng về phát triển tự lực trong khuôn khổ những ràng buộc về tài nguyên thiên nhiên;
(iii) Chứa đựng ý tưởng về phát triển có hiệu quả so với chi phí nhờ sử dụng các chuẩn
cứ về phát triển truyền thống; (iv) Đề cập những vấn đề lớn về theo dõi sức khỏe, sử
dụng công nghệ thích hợp, tự lực lương thực, nước sạch, nhà ở cho mọi người; (v) Chứa
đựng quan điểm về sự cần thiết của những đề xuất định hướng vào nhân dân” [67, tr.14].
Từ nội dung của các khái niệm nêu trên, PTBV theo cách tiếp cận của UNEP
rộng hơn so với quan niệm về PTBV theo cách tiếp cận của IUCN. Cách tiếp cận
của UNEP không chỉ dừng lại ở sự PTBV về sinh thái mà còn bao hàm cả PTBV về
xã hội và bước đầu đề cập đến PTBV về kinh tế, nhưng chưa đầy đủ. Trong báo cáo
“Tương lai chung của chúng ta” của Ủy ban thế giới về Môi trường và phát triển
của Liên Hợp Quốc (WCED) năm 1987 cũng đã đưa ra khái niệm PTBV. Theo đó,
“PTBV là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, nhưng không gây trở
ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.” [77, tr.5].
Trong chiến lược bảo tồn thế giới nhấn mạnh đến sự thống nhất các giá trị
môi trường và bảo tồn trong quá trình phát triển. Trong khi đó, PTBV của WCED
được hiểu với nội dung đầy đủ và toàn diện hơn, đặc biệt là PTBV về kinh tế và xã
hội. Đây là khái niệm về PTBV rõ ràng và được sử dụng rộng rãi nhất, được nhiều
tổ chức và các quốc gia trên thế giới sử dụng như: Ngân hàng thế giới, Viện Quốc tế
về Môi trường và Phát triển, Cơ quan phát triển quốc tế của Canada…
Trong cuốn “Cứu lấy trái đất: chiến lược vì sự sống bền vững” khái niệm
PTBV tiếp tục được hoàn thiện. Theo đó, các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi
trường được lồng ghép với nhau. Đến tháng 6/1992, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất
về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio De Janeiro, Brazil đã đưa ra bản
tuyên ngôn “Về Môi trường và phát triển” một lần nữa khẳng định “PTBV là sự
phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người, nhưng không gây tổn
hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Tại Hội nghị lần này, các
nước đã thông qua chương trình Nghị sự 21, đây là chương trình hành động toàn
cầu nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường và phát triển.
Đến năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV được tổ chức tại
Johannesburg, Nam Phi. Lần đầu tiên PTBV đã trở thành chủ đề của một diễn đàn
31
quan trọng nhất của thế giới theo xu thế toàn cầu hóa trong giai đoạn này. Tại Hội
nghị, quan điểm về PTBV được chú trọng với nội dung cụ thể là thu hẹp khoảng
cách giữa nước giàu với nước nghèo, xóa bỏ đói nghèo, nhưng không làm ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái. Hội nghị đã thông qua hai văn kiện quan trọng đó
là Tuyên bố Johannesburg và Kế hoạch thực hiện. Hai văn kiện này khẳng định sự
cần thiết phải thực hiện phát triển kinh tế trong tương quan chặt chẽ với bảo vệ môi
trường và đảm bảo công bằng xã hội ở tất cả các quốc gia, các khu vực trên phạm vi
toàn cầu. Từ đó ta thấy khái niệm PTBV đã thay đổi từ nghĩa hẹp chỉ liên quan đến
vấn đề môi trường là chủ yếu sang nghĩa rộng, liên quan đến sự phát triển trên 3
mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất năm 1992 đến nay, đã có nhiều nước trên
thế giới xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 ở cấp quốc gia và Chương
trình Nghị sự 21 cấp địa phương, đồng thời với chương trình này, các nước đã thành
lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện chương trình. Các vấn đề mà các quốc
gia quan tâm tập trung vào các nội dung về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trường trong đó các nước đang phát triển chú ý nhiều đến tăng trưởng và phát triển
kinh tế, các nước phát triển nhấn mạnh hơn các vấn đề xã hội và môi trường. Mặc dù
đặt ra nhiều mục tiêu cho mỗi giai đoạn phát triển khác nhau nhưng kết quả thu được từ
các chương trình PTBV ở các nước, nhất là các nước đang phát triển còn nhiều hạn
chế, còn nhiều vấn đề phát sinh đặt ra trong quá trình phát triển buộc các nước phải có
những giải pháp thiết thực để thực hiện có hiệu quả mục tiêu PTBV.
2.2.1.2. Khái niệm phát triển bền vững ở Việt Nam
Ở Việt Nam, PTBV là một trong những nội dung cơ bản để thực hiện đổi
mới mô hình tăng trưởng kinh tế và cũng là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà nền
kinh tế đang hướng tới. Tiếp nối quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất
nước, quan niệm về PTBV dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội. Chủ đề
PTBV được chú ý nhiều trong giới nghiên cứu khoa học cũng như quan điểm,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong kế hoạch quốc gia về môi
trường và PTBV giai đoạn 1991 – 2000, Việt Nam đã sớm hội nhập vào mục tiêu
PTBV của thế giới. Sau Hội nghị tại Rio năm 1992, Quốc hội Việt Nam đã ban
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng

More Related Content

What's hot

Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đLuận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữLuận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAYPhát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk NôngLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái BìnhLuận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYLuận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biểnĐề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Quản Lý Kinh Tế
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Quản Lý Kinh TếKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Quản Lý Kinh Tế
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Quản Lý Kinh Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt namTác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
nataliej4
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Phong Olympia
 
Danh sách 200 đề tài luận văn ngành kinh tế tài nguyên
Danh sách 200 đề tài luận văn ngành kinh tế tài nguyênDanh sách 200 đề tài luận văn ngành kinh tế tài nguyên
Danh sách 200 đề tài luận văn ngành kinh tế tài nguyên
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAYBÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

What's hot (20)

Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đLuận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữLuận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAYPhát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk NôngLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái BìnhLuận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
 
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYLuận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
 
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biểnĐề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Quản Lý Kinh Tế
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Quản Lý Kinh TếKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Quản Lý Kinh Tế
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Quản Lý Kinh Tế
 
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
 
Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt namTác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
 
Luận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường điện lực Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
Danh sách 200 đề tài luận văn ngành kinh tế tài nguyên
Danh sách 200 đề tài luận văn ngành kinh tế tài nguyênDanh sách 200 đề tài luận văn ngành kinh tế tài nguyên
Danh sách 200 đề tài luận văn ngành kinh tế tài nguyên
 
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAYBÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
BÀI MẪU khóa luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, HAY
 

Similar to Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng

Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam ĐịnhLuận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAYLuận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khíLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAYLuận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Cung Ứng Vật Tư Tại Công Ty.doc
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Cung Ứng Vật Tư Tại Công Ty.docLuận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Cung Ứng Vật Tư Tại Công Ty.doc
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Cung Ứng Vật Tư Tại Công Ty.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
nataliej4
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Công nghệ cacbon hoá chất thải cháy trong rác thành than nhiên liệu
Công nghệ cacbon hoá chất thải cháy trong rác thành than nhiên liệuCông nghệ cacbon hoá chất thải cháy trong rác thành than nhiên liệu
Công nghệ cacbon hoá chất thải cháy trong rác thành than nhiên liệu
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Công nghệ cacbon hoá các chất thải cháy được, HAY
Luận văn: Công nghệ cacbon hoá các chất thải cháy được, HAYLuận văn: Công nghệ cacbon hoá các chất thải cháy được, HAY
Luận văn: Công nghệ cacbon hoá các chất thải cháy được, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết
Luận văn:  Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết Luận văn:  Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết
Luận văn: Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...
Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...
Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Dự án đầu tư nhà máy xay nghiền bột cá
Dự án đầu tư nhà máy xay nghiền bột cáDự án đầu tư nhà máy xay nghiền bột cá
Dự án đầu tư nhà máy xay nghiền bột cá
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HoáLuận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thiết kế che chắn bức xạ của thiết bị gia tốc UERL -10-15S2, 9đ
Thiết kế che chắn bức xạ của thiết bị gia tốc UERL -10-15S2, 9đThiết kế che chắn bức xạ của thiết bị gia tốc UERL -10-15S2, 9đ
Thiết kế che chắn bức xạ của thiết bị gia tốc UERL -10-15S2, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng (20)

Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam ĐịnhLuận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
 
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAYLuận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khíLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAYLuận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
 
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Cung Ứng Vật Tư Tại Công Ty.doc
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Cung Ứng Vật Tư Tại Công Ty.docLuận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Cung Ứng Vật Tư Tại Công Ty.doc
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Cung Ứng Vật Tư Tại Công Ty.doc
 
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh Và Ch...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...
 
Công nghệ cacbon hoá chất thải cháy trong rác thành than nhiên liệu
Công nghệ cacbon hoá chất thải cháy trong rác thành than nhiên liệuCông nghệ cacbon hoá chất thải cháy trong rác thành than nhiên liệu
Công nghệ cacbon hoá chất thải cháy trong rác thành than nhiên liệu
 
Luận văn: Công nghệ cacbon hoá các chất thải cháy được, HAY
Luận văn: Công nghệ cacbon hoá các chất thải cháy được, HAYLuận văn: Công nghệ cacbon hoá các chất thải cháy được, HAY
Luận văn: Công nghệ cacbon hoá các chất thải cháy được, HAY
 
Luận văn: Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết
Luận văn:  Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết Luận văn:  Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết
Luận văn: Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết
 
Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...
Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...
Luận án: Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bán...
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản x...
 
Dự án đầu tư nhà máy xay nghiền bột cá
Dự án đầu tư nhà máy xay nghiền bột cáDự án đầu tư nhà máy xay nghiền bột cá
Dự án đầu tư nhà máy xay nghiền bột cá
 
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HoáLuận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Thiết kế che chắn bức xạ của thiết bị gia tốc UERL -10-15S2, 9đ
Thiết kế che chắn bức xạ của thiết bị gia tốc UERL -10-15S2, 9đThiết kế che chắn bức xạ của thiết bị gia tốc UERL -10-15S2, 9đ
Thiết kế che chắn bức xạ của thiết bị gia tốc UERL -10-15S2, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (18)

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 

Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Đà Nẵng

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CAO LUẬN PH¸T TRIÓN C¸C KHU C¤NG NGHIÖP THEO H¦íNG BÒN V÷NG ë THµNH PHè §µ N½NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI – 2016
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CAO LUẬN PH¸T TRIÓN C¸C KHU C¤NG NGHIÖP THEO H¦íNG BÒN V÷NG ë THµNH PHè §µ N½NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 62 31 01 05 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Quốc Lý HÀ NỘI - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu tham khảo và trính dẫn được sử dụng trong luận án đều nêu rõ nguồn gốc và được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả Nguyễn Cao Luận
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ............................................7 1.1. Các nghiên cứu về mô hình phát triển bền vững các ngành, lĩnh vực...........7 1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở các nước và Việt Nam ................................................................................10 1.3. Tổng hợp những vấn đề đã nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án.........................................................................................................18 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ......................................................22 2.1. Một số vấn đề lý luận chung về khu công nghiệp.....................................22 2.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững....29 2.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững và bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng .........52 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG....................................61 3.1. Khái quát về các khu công nghiệp và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng có ảnh hưởng đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ...................................................................61 3.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 – 2014 .......................................................66 3.3. Đánh giá phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng theo các tiêu chí........................................................................83 3.4. Đánh giá chung về phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững .............................................................................113 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG....125 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững.............................................125
  • 5. 4.2. Giải pháp chủ yếu để phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng....................................................................134 4.3. Một số kiến nghị .....................................................................................158 KẾT LUẬN................................................................................................................160 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.....................................................................................................162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................163 PHỤ LỤC.......................................................................................................... 171
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BVMT : Bảo vệ môi trường CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DDI : Đầu tư trong nước DN : Doanh nghiệp DVTS : Dịch vụ thủy sản FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GRDP : Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn KCHT : Kết cấu hạ tầng KCN : Khu công nghiệp KCNC : Khu công nghệ cao KCX : Khu chế xuất KKT : Khu kinh tế MR : Mở rộng NSLĐ : Năng suất lao động NSNN : Ngân sách nhà nước ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức PTBV : Phát triển bền vững QCVN : Quy chuẩn Việt Nam SXKD : Sản xuất kinh doanh UBND : Ủy ban nhân dân
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Khung đánh giá phát triển các KCN theo hướng bền vững .............. 46 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ..................... 65 Bảng 3.2: Mức độ tham gia bảo hiểm của công nhân tại các ............................ 71 Bảng 3.3: Vốn đầu tư trong nước vào các khu công nghiệp ở Đà Nẵng tính theo năm trong giai đoạn 2003-2014.................................................. 79 Bảng 3.4: Thực trạng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Đà Nẵng (2006-2014).................................................................... 80 Bảng 3.5: Quy mô lao động đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 2007 – 2014 .......................................................... 81 Bảng 3.6: Quy mô diện tích các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng.......... 85 Bảng 3.7: Số lượng các khu công nghiệp ở các địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phân chia theo diện tích............................ 86 Bảng 3.8: Tình hình cho thuê đất tại các khu công nghiệp ở Đà Nẵng đến tháng 12/2014 ..................................................................................... 88 Bảng 3.9: Quy mô và tình hình cho thuê đất tại các địa phương có khu công nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Tính đến tháng 12/2014).............................................................................................. 89 Bảng 3.10: Doanh thu, lao động và năng suất lao động các khu công nghiệp ở Đà Nẵng........................................................................................... 91 Bảng 3.11: Tổng doanh thu và năng suất lao động chung các khu công nghiệp ở Đà Nẵng qua các năm.......................................................... 92 Bảng 3.12: Đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 của Đà Nẵng từ 2000-2014..............................................................................94 Bảng 3.13: Giá trị nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp so với giá trị thu ngân sách toàn thành phố Đà Nẵng.... 97
  • 8. Bảng 3.14: Tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp giai đoạn 2009 - 2014 ............................................................. 98 Bảng 3.15: Thu nhập bình quân của người lao động tại các khu công nghiệp qua các năm ........................................................................................ 99 Bảng 3.16: Mức độ đáp ứng của các dịch vụ xã hội đối với người lao động tại các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng ................................................ 102 Bảng 3.17: Thực trạng thay đổi về việc làm trước và sau khi bị thu hồi đất ở thành phố Đà Nẵng........................................................................... 104 Bảng 3.18: Quy mô bình quân một dự án đăng ký đầu tư trong khu công nghiệp ở các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Tính đến tháng 12/2014) ...................................................... 118 Bảng 4.1: Ma trận SWOT về phát triển bền vững các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng........................................................................... 127
  • 9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ khu công nghiệp các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phân chia theo quy mô diện tích.................... 87 Biểu đồ 3.2: Diện tích lấp đầy các khu công nghiệp ở Đà Nẵng năm 2006 và năm 2014 .................................................................................... 89 Biểu đồ 3.3: Quy mô đất có thể cho thuê, đã cho thuê và tỷ lệ lấp đầy các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung................... 90 Biểu đồ 3.4: Doanh thu và năng suất lao động qua các năm tại các khu công nghiệp ở Đà Nẵng....................................................................... 92 Biểu đồ 3.5: Mức độ tham gia liên kết sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp khác ở các khu công nghiệp ....................................................... 93 Biểu đồ 3.6: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đà Nẵng giai đoạn 2000 – 2014. 96 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung được đấu nối với hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp ........................................................................ 108 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ % doanh nghiệp thay thế nguyên vật liệu đầu vào tạo ra chất thải tái chế được................................................................ 110 Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ doanh nghiệp phát sinh khí thải, tiếng ồn được xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam................................................................ 111 Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ % doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có diện tích đất trồng cây xanh đạt mức tối thiểu 15% trở lên .................... 113
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, được khởi xướng tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986). Tiếp nối chủ trương phát triển, đến đại hội VII, Đảng ta đã tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế, CNH, HĐH đất nước và được cụ thể hoá bằng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000. Nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã được ra đời trong đó có chính sách phát triển các KCN, KCX. Đi tiên phong là KCX Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1991. Định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển và phân bố KCN, KCX được xác định cụ thể tại Nghị quyết Đại hội VIII (năm 1996). "hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCX và khu công nghệ cao (KCNC)), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng các KCN mới xen lẫn với khu dân cư" [53]. Tại báo cáo chính trị Đại hội X năm 2006 một lần nữa khẳng định chủ trương tiếp tục phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các KCN, KCX, đồng thời nhấn mạnh chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, trong đó có phát triển bền vững các KCN, KCX. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã định hướng phát triển KCN, KCX bền vững và theo chiều sâu và đặt ra mục tiêu đến năm 2020 "...tất cả các cụm, KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung" [54]. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển (1991-2014), các KCN và KCX ở nước ta đã trở thành nhân tố động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng CNH, HĐH. Tính đến tháng 12/2014 cả nước đã có 295 KCN được thành lập. Có 212 KCN đã đi vào hoạt động và 83 KCN đang xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên đạt 83.873 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt
  • 11. 2 gần 55.549 ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên [85]. Các KCN được thành lập trên 59 tỉnh, thành phố của cả nước, được phân bổ trên cơ sở phát huy lợi thế kinh tế, tiềm năng của các vùng kinh tế trọng điểm, của các địa phương. Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung điểm của cả nước, có dân số tính đến tháng 12/2014 là 1,05 triệu người [42]. Tính đến hết năm 2014, thành phố Đà Nẵng đã có 6 KCN với tổng diện tích sử dụng là 1.167,1 ha. Các KCN đã thu hút được 88 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 933,533 triệu USD. Trong khi đó, có 293 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 13.943,67 tỷ đồng [85]. Các KCN ở thành phố Đà Nẵng đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố, vùng và của cả nước. Tuy nhiên, trước sức ép phát triển ngày càng tăng, các KCN ở thành phố Đà Nẵng cũng đang trong giai đoạn tự hoàn thiện mình cho phù hợp với tình hình thực tế, các KCN vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần phải được tiếp tục nghiên cứu, khắc phục trong thời gian tới, thể hiện ở những yếu tố thiếu tính bền vững như sau: - Chất lượng công tác quy hoạch KCN và triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các vấn đề về điều chỉnh quy hoạch, thành lập mới hay mở rộng KCN ở một số địa phương được thực hiện khi chưa hội tụ đầy đủ điều kiện cần thiết, chưa tận dụng, khai thác có hiệu quả nhất tiềm năng của địa phương, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển các KCN trong tương lai. - Hàm lượng công nghệ, tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu đầu tư chưa cao. Do các địa phương, các chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các KCN vẫn chú trọng đến tỷ lệ lấp đầy các KCN theo quan điểm có nhiều dự án càng tốt mà ít chú trọng đến ngành nghề sản xuất, công nghệ đầu tư và môi trường nên dẫn đến chưa giải quyết được các vấn đề trong phát triển các KCN như hàm lượng công nghệ trong các dự án KCN còn thấp, quy mô đầu tư trung bình cho một dự án còn nhỏ, chưa thể hiện tính liên kết trong cùng một KCN cũng như tính liên kết giữa các KCN của địa phương trong vùng. Còn xuất hiện các KCN hỗn tạp giữa nhiều ngành nghề hoạt động, chưa có sự chuyên môn hoá cao, chưa quan tâm đến công nghệ thân thiện với môi trường.
  • 12. 3 - Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng gặp nhiều trở ngại, chồng chéo quy hoạch, quy hoạch treo và kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN chưa phát triển. - Các vấn đề về quản lý và bảo vệ môi trường trong và ngoài hàng rào KCN chưa tuân thủ đúng quy định về pháp luật môi trường. Môi trường nước, môi trường không khí, chất thải rắn và chất thải nguy hại chưa được thực hiện đúng quy trình, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. - Các vấn đề về thu nhập của người lao động, nhà ở cho công nhân, các công trình phúc lợi xã hội khác và vấn đề an sinh xã hội ở các KCN chưa nhận được sự đầu tư thỏa đáng, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động vv... Trên đây là những vấn đề hết sức cấp bách, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững các KCN trong tương lai của thành phố Đà Nẵng, cần phải được nghiên cứu và xây dựng các chính sách, giải pháp đảm bảo cho các KCN ở thành phố Đà Nẵng phát triển bền vững. Theo đó, tác giả đã lựa chọn đề tài "Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng" làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Xây dựng khung lý thuyết đánh giá sự phát triển KCN về các mặt theo hướng bền vững. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước về phát triển KCN theo hướng bền vững để rút ra bài học cho phát triển KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng. - Phân tích thực trạng phát triển KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng. Qua đó, chỉ ra những nhân tố thiếu tính bền vững trong phát triển KCN ở thành phố Đà Nẵng cùng các nguyên nhân của nó.
  • 13. 4 - Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển các KCN tại Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các KCN do UBND thành phố phê duyệt hoạt động theo quan điểm PTBV. Theo đó, phát triển các KCN theo hướng bền vững được xác định dựa trên ba trụ cột chính đó là: bền vững về kinh tế được thể hiện qua một số chỉ tiêu hiệu quả về tăng trưởng kinh tế của bản thân KCN, đóng góp của KCN đối với địa phương và vùng và tác động lan tỏa đến xã hội và môi trường; bền vững về xã hội được đánh giá trên giác độ chất lượng nguồn lao động, thu nhập của người lao động và số lượng lao động tham gia làm việc tại các KCN là người địa phương, bền vững về môi trường được đánh giá dựa trên tác động của KCN đến môi trường tự nhiên cả bên trong lẫn bên ngoài hàng rào KCN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Luận án nghiên cứu các KCN trong phạm vi ở thành phố Đà Nẵng, bao gồm 6 KCN. Ngoài ra luận án còn nghiên cứu và so sánh với các KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng với một số địa phương phát triển KCN nổi bật trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai... - Thời gian: Luận án sẽ nghiên cứu trong giai đoạn 2001 – 2014 và giải pháp phát triển KCN theo hướng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Nội dung: Phát triển các KCN được xem xét như một chỉnh thể bao gồm vị trí, quy mô diện tích, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng, người lao động đang làm việc trong các KCN, người dân địa phương xung quanh KCN, các nhà đầu tư thứ cấp có hoạt động đầu tư trong KCN, sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong KCN, các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, các công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN, Ban quản lý các KCN và Chế xuất. Cùng với hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền thành phố Đà Nẵng, các hoạt động của các chủ thể nêu trên được xem xét đánh giá như những đóng góp vào phát triển các KCN theo hướng bền vững.
  • 14. 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp luận chung của luận án dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận án được nghiên cứu trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tiễn từ đó tổng kết và đưa ra các giải pháp phát triển hợp lý. Cụ thể như sau: - Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển các KCN theo hướng bền vững. Hệ thống hoá các văn bản chính sách về phát triển các KCN, nhất là các quy định có tác động trực tiếp và gián tiếp đến phát triển các KCN theo hướng bền vững. Từ đó đưa ra các phân tích, nhận định về tác động của các chính sách tới PTBV các KCN. - Phương pháp phân tích, thống kê và so sánh: Phương pháp này sử dụng một số tiêu chí phản ánh sự PTBV các KCN để đánh giá thực trạng phát triển các KCN theo hướng bền vững theo các tiêu chí đánh giá, phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển các KCN theo hướng bền vững. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Việc điều tra, khảo sát thực tế của luận án sẽ được thực hiện đối với các cá nhân và tổ chức đó là: Người lao động đang làm việc tại các KCN ở thành phố Đà Nẵng và các DN hoạt động trong các KCN làm cơ sở để phân tích thực tiễn. Luận án tiến hành điều tra, khảo sát bằng cách phát phiếu điều tra trực tiếp đến 360 lao động đang làm việc và 58 DN đang hoạt động tại các KCN ở thành phố Đà Nẵng. Số phiếu điều tra thu về để sử dụng phân tích dữ liệu là 300 phiếu của người lao động và 50 phiếu của DN. Sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp và xử lý số liệu, sau đó tiến hành phân tích đánh giá kết quả điều tra. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phương pháp này nhằm nghiên cứu, phát hiện những nhân tố điển hình, phát hiện bản chất và quy luật, rút ra bài học kinh nghiệm liên quan đến phát triển các KCN theo hướng bền vững để vận dụng vào phát triển các KCN ở Đà Nẵng. Phương pháp này được sử dụng ở nội dung về kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển các KCN theo hướng bền vững. - Phương pháp dự báo: Phương pháp này được sử dụng nhằm dự báo tình hình phát triển các KCN theo hướng bền vững từ nay đến năm 2020, trong đó có nêu lên những cơ hội và thách thức mà các KCN gặp phải trong quá trình phát triển.
  • 15. 6 Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu sẽ sử dụng một số phương pháp khác phù hợp với nội dung và yêu cầu. 5. Đóng góp mới của luận án Nghiên cứu này là tài liệu tổng hợp về phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng, trong đó: * Về lý luận: - Làm rõ khái niệm và nội hàm của phát triển các KCN theo hướng bền vững trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên cứu trước đó. - Bổ sung và hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá PTBV các KCN. - Xác định và làm rõ các nhân tố tác động đến PTBV các KCN. * Về thực tiễn: - Rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc vận dụng vào phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng. - Phân tích, làm rõ thực trạng về nội dung phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững và thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng. - Đánh giá mức độ phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng theo các tiêu chí. Đánh giá chung những mặt đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của nó trong phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 13 tiết.
  • 16. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Trong những năm qua, kể từ sau khi ban hành định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam hay còn gọi là chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam năm 2004. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên cả 3 trụ cột về kinh tế, xã hội và môi trường của PTBV. Quá trình thực hiện PTBV, các nguyên tắc và mục tiêu PTBV quốc tế đã được cụ thể hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, trên cơ sở lồng ghép vào trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của các Bộ, ngành và của từng địa phương dựa trên sự kết hợp hài hòa các mục tiêu của cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Xét ở phạm vi tổng thể nền kinh tế, vùng lãnh thổ, ngành hay địa phương. PTBV được xem như là mục tiêu cuối cùng của quá trình phát triển. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về PTBV ở nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, để đánh giá tổng quát về tình hình nghiên cứu PTBV, trong phạm vi chương này, nghiên cứu sinh sẽ tập trung xem xét đánh giá về PTBV qua các công trình nghiên cứu về mô hình PTBV ở các ngành, lĩnh vực; các nghiên cứu về thực tiễn PTBV các KCN ở các nước và Việt Nam. 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên khoa học trong nước và quốc tế nghiên cứu về PTBV. Đặc biệt là sau khi Việt Nam ban hành chương trình Nghị sự 21 quốc gia, đã có khá nhiều bài viết, mô hình đánh giá quá trình PTBV trong nền kinh tế. Thể hiện qua các nghiên cứu sau: “Phát triển bền vững ngành công nghiệp” của Đỗ Hữu Hào [22] đã đánh giá về tình hình PTBV ngành công nghiệp thông qua thực trạng phát triển công nghiệp giai đoạn 2000-2005, các chỉ tiêu chủ yếu trong sản xuất công nghiệp đạt được trong cả nước, những đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP và tình hình bảo vệ môi trường công nghiệp. Nghiên cứu đã nêu ra quá trình phát triển cần phải thực hiện những quyết định như QĐ 64/2003/QĐ-Ttg
  • 17. 8 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án “Hạn chế và giảm dần việc sử dụng hóa chất độc hại, các bao bì làm từ các vật liệu khó phân hủy trong công nghiệp, thay thế bằng các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường hay chương trình “Áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trong khuôn khổ chương trình hợp tác Việt Nam – Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường” do Chính phủ Đan Mạch tài trợ; Đề án tăng cường chất thải rắn tại các KCN, chăm lo trách nhiệm xã hội trong phát triển KCN. Trong nghiên cứu còn xây dựng định hướng chiến lược PTBV công nghiệp, trong đó có nêu “Phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường, thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ môi trường, đầu tư mới và cải tạo hệ thống xử lý môi trường; chú trọng các giải pháp sản xuất sạch hơn; nghiên cứu hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường, ưu tiên áp dụng công nghệ sạch và công nghệ thân thiện với môi trường”. [22, tr.17] Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu tổng kết mô hình PTBV ở Việt Nam” do Nguyễn Ngọc Sinh làm chủ biên [21] đã đưa ra mô hình sản xuất sạch hơn trong phát triển công nghiệp của các DN tiêu biểu như Công ty Xuân Hòa, Hà Nội; Công ty cổ phần Giấy Rạng Đông, Khánh Hòa; Công ty Dệt Việt Thắng, thành phố Hồ chí Minh và Công ty cổ phần Thủy Sản Cà Mau. Theo đó, các công ty đều đưa ra mô hình sản xuất chính, từ quy trình đó xây dựng các giải pháp mang tính khả thi đưa vào sản xuất như giải pháp tiết kiệm nước, tiết kiệm hóa chất, tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng,… từ đó công ty sẽ tiết kiệm được những khoản chi phí đáng kể như giảm tiêu hao nhiêu liệu, điện, nước, dầu FO và tăng cường các lợi ích về môi trường như giảm lượng nước thải, giảm tải lượng COD, giảm chất thải rắn,… Như vậy mô hình sản xuất sạch hơn này có ý nghĩa lớn về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong nghiên cứu này còn đề cập đến mô hình PTBV của thành phố. Sự PTBV của thành phố cần đạt được ba mục tiêu cơ bản như sau: - Thành phố PTBV về kinh tế: thể hiện ở quá trình tăng trưởng liên tục, ổn định, lâu dài các chỉ tiêu kinh tế theo thời gian. - Thành phố PTBV về tài nguyên và môi trường: thể hiện ở việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học, không có những tác
  • 18. 9 động tiêu cực đến môi trường. Bền vững về tài nguyên và môi trường là việc sử dụng tài nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó. - Thành phố phát triển về văn hóa xã hội: thể hiện mang lại những lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống cho người dân và sự ổn định của xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa [21, tr.178]. Theo mô hình này, cần xây dựng các nguyên tắc cơ bản của PTBV thành phố gồm: (i) khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, (ii) BVMT và giảm thiểu chất thải, (iii) phát triển đô thị gắn với việc bảo tồn tính đa dạng, (iv) phát triển thành phố phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, (v) chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư đô thị, (vi) khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư đô thị, (vii) thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng dân cư đô thị và các đối tượng liên quan, (viii) chú trọng việc đào tạo và nâng cao nhận thức môi trường và (ix) thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ. Ngoài ra, mô hình còn xây dựng các chỉ tiêu đánh giá sự PTBV của thành phố trên ba tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường và được áp dụng đánh giá tại ba thành phố là Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Một số mô hình PTBV điển hình khác đã được nghiên cứu tổng kết như: mô hình PTBV trong nông nghiệp, mô hình PTBV quy mô làng xã, mô hình PTBV cộng đồng, mô hình PTBV lưu vực sông cùng với khả năng mở rộng việc áp dụng mô hình theo quy mô lớn hơn. Báo cáo quốc gia tại Hội Nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về PTBV (RIO+20), [33] về “Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam” của Chính phủ Việt Nam đã đánh giá tổng kết 20 năm thực hiện PTBV ở Việt Nam và sau gần 10 năm thực hiện định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam. Báo cáo đã chỉ ra những thách thức mà Việt Nam gặp phải khi theo đuổi mục tiêu PTBV nền kinh tế và xây dựng định hướng “tăng trưởng xanh” để thực hiện mục tiêu trên. Để giám sát và đánh giá PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong báo cáo đã xây dựng hệ thống các chỉ tiêu gồm 10 chỉ tiêu về kinh tế, 10 chỉ tiêu về xã hội, 7 chỉ tiêu về môi trường và 3 chỉ tiêu tổng hợp trên nguyên tắc lồng ghép, liên kết các chỉ tiêu trên như GDP xanh, chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số bền vững môi trường.
  • 19. 10 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở CÁC NƢỚC VÀ VIỆT NAM 1.2.1. Các nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp ở các nƣớc Công trình nghiên cứu “ Implementing industrial ecology Planning for eco- industrial parks in the USA” (Lập kế hoạch sinh thái công nghiệp cho các khu sinh thái công nghệ của Hoa Kỳ) của D.Gibbs và P.Deutz [89] cho rằng mặc dù nhận được sự đồng thuận rộng rãi của vấn đề PTBV trong các diễn đàn quốc tế nhưng trên thực tế, việc đạt được mục tiêu về kịch bản "win – win – win" về các mặt phát triển kinh tế, xã hội và môi trường vẫn là một vấn đề nan giải, khó đạt được sự thỏa mãn cùng lúc cả ba mục tiêu trên. Những người ủng hộ phát triển về công nghiệp sinh thái cho rằng việc dịch chuyển chuỗi sản xuất công nghiệp từ một đường thẳng đến hệ thống khép kín sẽ đạt được mục tiêu trên. Những năm gần đây, các khái niệm vạch ra từ công nghiệp sinh thái đã được sử dụng để xây dựng các KCN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN, giảm rác thải và ô nhiễm môi trường, tạo việc làm và cải thiện điều kiện làm việc. Trong nghiên cứu này tập trung nghiên cứu phát triển các KCN dưới góc độ kinh tế và môi trường, mối liên hệ lẫn nhau giữa hai yếu tố này mà chưa nhấn mạnh đến các vấn đề xã hội trong quan điểm PTBV. Tác phẩm "The application of industrial ecology principles and planning guidelines for the development of eco-industrial parks: an Australia case study" (Ứng dụng các nguyên tắc sinh thái công nghiệp và hướng dẫn lập kế hoạch phát triển các khu sinh thái công nghệ: một mô hình nghiên cứu của Úc) của B.H. Roberts Elsevier [87] đã đưa ra quan niệm mới trong PTBV KCN theo hướng phát triển KCN sinh thái với các tiêu chí cụ thể và minh chứng trong điều kiện của Australia. Mặc dù KCN sinh thái vẫn còn được xem là khái niệm mới mẻ đối với nhiều DN, chính quyền địa phương và cả cộng đồng của nước này. Tương tự như KCN truyền thống, KCN sinh thái được thiết kế cho phép các DN chia sẻ chung cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sản xuất và giảm chi phí đặc biệt là giảm các chi phí liên quan đến các nguồn tài nguyên không thể tái tạo, tiết kiệm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu.
  • 20. 11 Park, Joon and Ahn, Kun-hyuck. How did immigrant workers change residential area near industrial estate in Korea? (Người lao động nhập cư đã làm thay đổi khu dân cư gần các KCN ở Hàn Quốc như thế nào?) [90] đã tiến hành nghiên cứu tại Wongok ở Ansan, một thành phố công nghiệp điển hình của Hàn Quốc. Tác giả chỉ ra sự tăng lên nhanh chóng các giấy phép xây dựng cho Wongok kể từ năm 1998, đồng thời là sự tăng lên của dòng người nhập cư tới KCN. Sự gia tăng nhanh chóng dân cư trong khu vực buộc Wongok phải mở rộng khu dân cư, kéo theo sự phát triển bùng nổ nhà ở cho người nhập cư, các dịch vụ mới cũng bắt đầu phát triển. Các khu vực xung quanh KCN cũng phát triển năng động hơn, cùng với đó là sự phát triển đa dạng các loại hình văn hóa, ý thức bản sắc văn hóa của cộng đồng được thiết lập. Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đã được đặt ra và xử lý bằng cách khuyến khích các DN trong KCN cải tiến công nghệ sản xuất vừa nâng cao năng suất vừa giảm ô nhiễm môi trường. Hợp tác giữa các bộ, ngành kéo theo chương trình quốc gia chuyển đổi các KCN thành các KCN sinh thái. Việc phát triển sản xuất trong các KCN sẽ có tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thực tế đã chứng minh sự thành công trong phát triển các KCN của nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan,… Thái Lan đã đưa ra các phương án quy hoạch KCN theo mô hình PTBV bằng chính sách ưu đãi khác nhau theo từng vùng. Các KCN của Thái Lan được chia thành 3 vùng. Vùng I gồm thủ đô Băng Cốc và 5 tỉnh lân cận; vùng II gồm 12 tỉnh tiếp theo và vùng III gồm 58 tỉnh còn lại. Các ưu đãi tài chính được tập trung chủ yếu cho vùng III. Nhiều ngành công nghiệp không được phép đầu tư vào vùng I mà chỉ được phép đầu tư vào vùng II và III. Ví dụ như ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su, sứ, kính, ceramic, chế tạo dụng cụ. Ngành sản xuất thức ăn gia súc, dầu thực vật, nước uống, đường ăn, may mặc,… đây là những ngành sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, dễ gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều sản phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu đầu vào phải được đặt ở vùng III, tức đặt xa Băng Cốc và 5 tỉnh lân cận. Mặc dù có nhiều điểm khác biệt nhưng về mặt chính sách, các mô hình trên đều có một điểm chung là chính sách thu hút đầu tư. Các KCN, KCX, KKT nếu được xây dựng nhưng không thu hút hoặc thu hút ít DN tham gia đầu tư đều được xem là thất bại.
  • 21. 12 1.2.2. Các nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp ở cả nƣớc và các địa phƣơng 1.2.2.1. Các nghiên cứu dựa trên các tiêu chí để phân tích, đánh giá cụ thể Công trình nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở các KCN, cụm công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng” do Hoàng Sỹ Động làm chủ nhiệm đề tài [56]. Theo đó, tác giả đã tập trung làm rõ một số vấn đề chủ yếu như: (i) Nêu lên quan niệm làm thế nào để có thể sử dụng đất một cách có hiệu quả ở các KCN Việt Nam, từ đó xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại KCN, CCN vùng đồng bằng sông Hồng; (ii) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng theo các phương pháp khác nhau, từ đó chỉ ra những hạn chế trong sử dụng đất tại các KCN trên các mặt quy hoạch, chính sách áp dụng, sự phối hợp trong quản lý… (iii) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các KCN vùng đồng bằng sông Hồng. Nghiên cứu “Ảnh hưởng của chính sách phát triển KCN tới PTBV ở Việt Nam” do Ngô Thắng Lợi làm chủ biên [20] có đề cập đến chính sách phát triển KCN trên cả nước, đến sự PTBV các KCN, nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như thực trạng phát triển về số lượng các KCN quá nhanh, ồ ạt nhưng chưa tính đến PTBV, lâu dài, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các KCN chưa được quan tâm đúng mức. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xây dựng các tiêu chí đánh giá PTBV các KCN ở Việt Nam trên 3 góc độ kinh tế, xã hội và môi trường, qua đó tác giả đã đề xuất các giải pháp chính sách nhằm đảm bảo cho sự PTBV trên phạm vi cả nước. Một số nghiên cứu về PTBV các KCN ở góc độ vùng và địa phương. Theo đó, các tác giả đưa ra quan niệm về PTBV các KCN là bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả ngày càng cao trong bản thân các KCN, phát triển hài hòa với các mặt xã hội và bảo vệ môi trường. Được xem xét trên hai góc độ: (i) Bảo đảm duy trì bền vững và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của bản thân các KCN; (ii) Tác động lan tỏa tích cực của KCN đến các hoạt động kinh tế - xã hội của ngành, địa phương khu vực có KCN. Ngoài ra, các tác giả cũng xây dựng các tiêu chí đánh giá PTBV dựa trên ba trụ cột về kinh tế, xã hội và môi
  • 22. 13 trường để phân tích thực trạng phát triển và đề xuất các giải pháp PTBV theo các nhóm về kinh tế, xã hội và môi trường trong tác phẩm “Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững” của Vũ Thành Hưởng [64] và “Phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của Phan Mạnh Cường [43]. 1.2.2.2. Các nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận tổng hợp các vấn đề của phát triển bền vững Có nhiều công trình nghiên cứu về KCN xét trên góc độ tổng thể nền kinh tế, đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN, các nghiên cứu đã có những đánh giá sâu sắc và nêu lên được những đặc trưng cơ bản, tồn tại ở các KCN, các DN trong KCN hiện nay cũng như những chính sách và thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các KCN ở Việt Nam. Cụ thể như sau: Trong Kỷ yếu 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT ở Việt Nam (1991 – 2011) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Hà Nội ngày 17/2/2012 [26]. Có 30 bài viết nghiên cứu các nội dung về phát triển các KCN, KCX, KKT trong đó có các nghiên cứu: “Vấn đề quy hoạch xây dựng nhà ở cho người lao động và phát triển đô thị gắn với KCN, KCX” của Bộ Xây dựng; “Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động trong các KCN, KCX” của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; “Một số suy nghĩ về phát triển KCN của Việt Nam từ kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức” của Lê Tân Cương. Nội dung của bài viết tập trung vào các mô hình phát triển KCNC tại các thành phố của Cộng hòa Liên bang Đức gồm khu công nghệ khoa học Berlin Adlershof, Trung tâm công nghệ Potsdam và Thung lũng Silicon Saxony. Trong đó có đề cập đến: (i) về quy hoạch đầu tư phải gần vị trí gần đường giao thông (đường bộ cao tốc, đường sắt, hàng không và hệ thống phương tiện vận tải công cộng); (ii) về mô hình tổ chức hoạt động dựa trên nguyên tắc hợp lực, liên kết hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau giữa 4 khối: quản lý và phát triển hạ tầng; nghiên cứu và phát triển; nghiên cứu cơ bản và giáo dục; sản xuất và dịch vụ; (iii) chính sách về đầu tư và ưu đãi đầu tư. Ở Đức không có quy định pháp luật riêng về đầu tư, cơ quan quản lý riêng về đầu tư và cũng không phân biệt đối xử về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các DN trong nước và DN nước ngoài trong hoạt động đầu tư và kinh
  • 23. 14 doanh tại Đức. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức mà Việt Nam có thể nghiên cứu áp dụng trong thực tiễn quản lý KCN. Trong kỷ yếu Hội thảo quốc gia “15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam” [23]. Hội thảo có 66 bài viết nêu lên những vấn đề chung về xây dựng và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam, trong đó nổi bật có những bài viết “Bàn về vai trò thúc đẩy tăng trưởng và phát triển theo hướng bền vững của các KCN, KCX ở Việt Nam của Lê Hữu Nghĩa [23, tr.11]; “Khu công nghiệp, khu chế xuất, nhân tố động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân” của Nguyễn Sinh Cúc [23, tr.60]; “Xây dựng và phát triển KCN với vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường” của Nguyễn Đình Hương [23, tr.172];… các nghiên cứu này chủ yếu đánh giá thực trạng của quá trình phát triển như chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, các vấn đề lao động việc làm, một số vấn đề xã hội khác và bảo vệ môi trường và đề xuất các giải pháp phát triển các KCN, KCX ở các giai đoạn sau. Một số công trình nghiên cứu có phân tích về vấn đề lao động, việc làm, nhà ở của công nhân trong các KCN, những khó khăn, vướng mắc mà đội ngũ công nhân lao động phải đối mặt hằng ngày, các vấn đề về lao động, việc làm đối với người dân địa phương bị mất đất sản xuất do phát triển KCN… đã được đưa ra phân tích và đưa ra các giải pháp khắc phục một cách hiệu quả trên cơ sở đặc thù của mỗi địa phương. Các nghiên cứu điển hình như: “Bắc Ninh phát triển các KCN đô thị và một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động” của Vũ Đức Quyết [23,tr.372]; “Các KCN thành phố Đà Nẵng vấn đề lao động – việc làm – nhà ở” của Nguyễn Thị Thanh Hưng [23,tr.410]; “Nhà ở cho người lao động trong các KCN Bắc Ninh” của Bùi Hoàng Mai [69]; “Phát triển KCN với vấn đề lao động – việc làm ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu Dũng [45]; “Xây dựng và áp dụng chính sách an toàn lao động và đào tạo nghề cho người lao động tại các khu sản xuất tập trung: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” của Trần Thị Thu Hương [63]; “Tình hình việc làm và đời sống của công nhân lao động trong các KCN, KKT tỉnh Bình Định” của Bích Ngọc [70]. Bài viết của Lam Giang về “Dịch vụ tiện ích KCN: còn nhiều khoảng trống” [60] ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tập trung khai thác về các dịch vụ xã hội phục vụ
  • 24. 15 cho người lao động còn khá thấp. Bài viết nêu rõ điểm yếu của các KCN hiện nay là thiếu các dịch vụ tiện ích phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của người lao động. Các dịch vụ phục vụ còn quá ít so với số lượng lớn lao động tại các KCN. Điều này đặt ra cho chính quyền địa phương cần có những chính sách và giải pháp cấp bách vừa khắc phục những hạn chế trước mắt vừa định hướng lâu dài để cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động tại KCN. Ngoài ra, một số nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp đảm bảo các vấn đề xã hội khác trong quá trình hoạt động của các KCN, gồm có các nghiên cứu: Lê Xuân Bá “Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX” [1]; Hoàng Hà, Ngô Thắng Lợi và Vũ Thành Hưởng, “Giải pháp giải quyết việc làm, nhà ở, đảm bảo đời sống cho người lao động nhằm phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên trong quá trình CNH, HĐH” [61]. Trong cuốn sách chuyên khảo “Tác động xã hội vùng của khu công nghiệp ở Việt Nam” do Nguyễn Bình Giang làm chủ biên [59]. Nội dung chủ yếu phân tích tác động nhiều mặt về xã hội đối với các KCN ở Việt Nam. Những tác động đó là việc làm và nghề nghiệp của người lao động tại các KCN, thu nhập và mức sống của người dân địa phương chịu tác động trực tiếp và gián tiếp, tác động về mặt nhân khẩu học thông qua quá trình di cư lao động tới các KCN, từ đó ảnh hưởng đến cơ cấu dân số, cơ hội tiêu dùng các dịch vụ công cộng trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, tác động đến quá trình đô thị hóa và KCHT, an ninh trật tự, an toàn xã hội, môi trường văn hóa và các giá trị truyền thống khác. Trong nghiên cứu “KCN Tân Tạo hướng tới sự phát triển bền vững” của Thái Văn Mến [23, tr.446] đã xây dựng mô hình phát triển KCN Tân Tạo theo phương châm “Sự phát triển của các nhà đầu tư cũng chính là sự phát triển của KCN Tân Tạo”. Tác giả đã chỉ ra những điểm bất cập trong quá trình đầu tư phát triển KCN mang tính độc lập, không có sự gắn kết với các khu vực khác như nhà ở cho công nhân, trung tâm vui chơi giải trí, khu tái định cư… mà cần phải xây dựng mô hình phát triển theo hướng xây dựng dự án KCN gắn với phát triển khu đô thị hoàn chỉnh để hạn chế những điểm bất cập trên. Một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực môi trường trong phát triển các KCN, tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường cả
  • 25. 16 bên trong lẫn bên ngoài KCN, đề xuất các hướng giải pháp chính nhằm đảm bảo hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường hướng tới PTBV của các KCN, các nghiên cứu điển hình như: “Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách và một số giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, KCX trong thời gian tới” của Trần Ngọc Hưng; “Vấn đề xử lý chất thải công nghiệp đảm bảo môi trường cho các KCN tỉnh Đồng Nai” của Phan Văn Hết [23, tr 477]; “Khu công nghiệp, khu chế xuất với vấn đề bảo vệ môi trường và các tác động về mặt xã hội” của Chu Thái Thành [23, tr.206]. Trong bài viết về “Khu công nghiệp với vấn đề bảo vệ môi trường và các tác động về mặt xã hội” của Chử Văn Chừng [23, tr.343] đã phân tích hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại các KCN, KCX đặc biệt là tại các Vùng kinh tế trọng điểm chiếm tỷ trọng lớn trong khi đó tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp còn gặp nhiều nan giải, cơ chế chính sách quản lý còn nhiều bất cập, một số vấn đề xã hội như tiền lương, tiền thưởng, chính sách nhà ở cho công nhân, chế độ đền bù, giải phóng mặt bằng và ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất còn nhiều trở ngại, chưa trở thành động lực kích thích sự phát triển các KCN theo hướng bền vững. Tác phẩm “Khu công nghiệp sinh thái một mô hình cho phát triển bền vững ở Việt Nam” của Nguyễn Cao Lãnh [66]. Tác giả đã cung cấp những khái niệm cơ bản nhất về KCN sinh thái và các chỉ dẫn cũng như những nguyên tắc cơ bản để xây dựng và phát triển khủng hoảng công nghiệp sinh thái ở Việt Nam. Phân tích những cơ cấu chức năng và các loại hình khủng hoảng công nghiệp sinh thái trên cơ sở tham khảo một số KCN sinh thái trên thế giới. Trong “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009” của Bộ Tài nguyên và Môi trường về môi trường KCN Việt Nam [29], đã tập trung phân tích tình hình ô nhiễm môi trường Việt Nam đối với các vùng trên cả nước trên các loại ô nhiễm nước thải, ô nhiễm chất thải rắn và ô nhiễm không khí. Theo đó, các nguồn gây ô nhiễm đã mang đến tác hại lớn cho đời sống của người dân xung quanh KCN, người dân phải gánh chịu hậu quả nặng nề như bệnh tật, sản xuất nông nghiệp đình đốn, đất đai ô nhiễm,…Báo cáo cũng đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường KCN, trong đó có nhấn mạnh đến việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường các KCN và bổ sung các văn bản về thể chế, chính sách và tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường KCN.
  • 26. 17 1.2.3. Các nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng Tại Hội thảo “Đánh giá các KCN theo tiêu chí xây dựng KCN sinh thái và khung kế hoạch hành động xây dựng KCN sinh thái” [74] tại thành phố Đà Nẵng ngày 27/6/2013 do Ban Quản lý dự án môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG) và Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng tổ chức tại Đà Nẵng đã đánh giá Đà Nẵng đang đặt mục tiêu trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước và là một địa phương đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp kinh tế biển, xây dựng các KCN tập trung, gắn phát triển các KCN với sự phát triển của hệ thống đô thị, dịch vụ. Qua nghiên cứu phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, trên cơ sở đánh giá các tiêu chí chuyển đổi từ các KCN hiện hữu thành các KCN sinh thái bằng các tiêu chí bắt buộc và các tiêu chí khuyến khích thì hiện nay các KCN ở Đà Nẵng đều chưa đạt được KCN sinh thái hay chỉ đạt được ở mức độ thấp nhất. Như vậy, để chuyển đổi theo mô hình này cần phải chuyển đổi được nhận thức của chính các DN trong KCN về công tác bảo vệ môi trường, thực hiện theo yêu cầu của một KCN sinh thái. Điều này đòi hỏi phải trải qua cả quá trình chuyển đổi thì các KCN hiện tại mới có thể dần hoàn thiện theo mô hình hoạt động của KCN sinh thái, hướng tới PTBV các KCN trong tương lai. Trong báo cáo này, chủ yếu tập trung vào đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến vấn đề môi trường theo hướng sinh thái mà chưa đề cập đến các vấn đề xã hội và môi trường. Hội thảo “Báo cáo cuối kỳ kết quả Dự án Nghiên cứu chính sách phát triển các Khu công nghiệp sinh thái tại Đà Nẵng” do Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KIET) phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng (DISED) tổ chức vào ngày 24/4/2014 tại Đà Nẵng. Dự án này đã triển khai trong thời gian qua với nhiều hoạt động khảo sát, nghiên cứu tại Hàn Quốc và Đà Nẵng. Tại Hội thảo, nhóm nghiên cứu đã báo cáo kết quả nghiên cứu của dự án, đồng thời lấy ý kiến đóng góp của các nhà hoạch định và thực thi chính sách, các chuyên gia cũng như các DN, tổ chức quan tâm đến lĩnh vực phát triển ngành công nghiệp theo hướng sinh thái, tăng trưởng xanh. Ngoài ra, Dự án còn nhận được sự tài trợ của Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc (Chương trình chia
  • 27. 18 sẻ tri thức Hàn Quốc – KSP) và Viện Tăng trưởng xanh Toàn cầu (GGGI). Kết quả của Dự án, nhóm nghiên cứu đã nêu ra được các chính sách hoạch định, định hướng sự phát triển KCN sinh thái, ứng dụng tại KCN Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng, KCN Hòa Cầm và KCNC Đà Nẵng và sẽ triển khai thí điểm trong thời gian tới. Ngày 17/10/2014, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đã chính thức công bố khởi động Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” [27]. Dự án tập trung vào mục tiêu tăng cường chuyển giao công nghệ, ứng dụng và phổ biến công nghệ, phương thức sản xuất sạch hơn để giảm thiểu chất thải nguy hại, phát thải khí nhà kính, các chất gây ô nhiễm nguồn nước và quản lý tốt hóa chất tại các KCN Việt Nam. Dự án này sẽ được triển khai đến một số KCN thuộc các địa phương là Đà Nẵng, Ninh Bình và Cần Thơ. Một số bài viết phân tích về hiệu quả kinh tế đạt được của các KCN trong thời gian qua ở Đà Nẵng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, đóng góp của KCN đối với xã hội còn thấp, cần phải có định hướng lựa chọn mô hình phát triển hợp lý nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp của Đà Nẵng phát triển tương xứng, các nghiên cứu như: “Cần ý tưởng mới cho khu công nghiệp” của Phương Nguyễn [71] và “Kinh tế Đà Nẵng: chuyển dịch cơ cấu và phát triển bền vững” của Thu Phương [72]. 1.3. TỔNG HỢP NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA LUẬN ÁN 1.3.1. Tổng hợp, phân tích các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát triển bền vững các khu công nghiệp 1.3.1.1. Các mô hình phát triển bền vững đã được nghiên cứu - Các nghiên cứu về mô hình PTBV ngành công nghiệp đã nêu lên những mặt tích cực mà ngành công nghiệp mang lại cho nền kinh tế, bên cạnh đó là những hạn chế, yếu kém buộc ngành công nghiệp muốn phát triển cần phải thực hiện như áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, phát triển công nghiệp đi đôi với BVMT, ưu tiên áp dụng công nghệ sạch và thân thiện với môi trường. - Chỉ ra được hiệu ứng lan tỏa từ việc phát triển một ngành, lĩnh vực sang các khu vực lân cận phát triển theo, trên cả 3 phương diện về kinh tế, xã hội và môi trường. - Xây dựng được các tiêu chí đánh giá về PTBV trên cả 3 mặt về kinh tế, xã hội và môi trường.
  • 28. 19 - Sự hình thành các KCN tập trung chính là cơ sở để lựa chọn các hình thức liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tận dụng các lợi thế của nhau nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao năng lực sản xuất, tăng NSLĐ, nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.3.1.2. Các nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp - Đối với các nghiên cứu từ nước ngoài: Đã xây dựng kịch bản PTBV các KCN trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường nhưng rất khó đạt được cùng lúc cả ba mục tiêu trên trong quá trình phát triển. Các nghiên cứu chỉ tập trung phân tích về kinh tế và môi trường mà chưa xem xét các vấn đề xã hội hoặc là chỉ đề cập đến yếu tố sinh thái trong phát triển KCN. - Đối với các nghiên cứu trong nước: + Các công trình đưa ra quan điểm PTBV KCN trên cơ sở tăng trưởng kinh tế ổn định và phát triển hài hòa với các mặt xã hội và bảo vệ môi trường trên hai góc độ bản thân các KCN và lan tỏa đến khu vực xung quanh. + Xây dựng được bộ tiêu chí nhằm đánh giá PTBV ở cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. + Xây dựng bộ tiêu chí PTBV ở địa phương nhưng không đi sâu phân tích đánh giá thực trạng phát triển theo các tiêu chí và các giá trị cần đạt của tiêu chí đã đạt được PTBV hay chưa. + Một số công trình nghiên cứu về phát triển các KCN trong phạm vi cả nước và các địa phương, chủ yếu tập trung vào một vấn đề về kinh tế, xã hội hoặc môi trường để phân tích những mặt đạt được hay chưa đạt được, qua đó đề xuất hướng phát triển theo các nội dung phân tích, trong đó các công trình nghiên cứu tập trung nhiều về vấn đề xã hội và môi trường. + Các công trình nghiên cứu về phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng tập trung nghiên cứu ở khía cạnh xã hội và môi trường là chủ yếu. Trong đó, về môi trường đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá theo hướng KCN sinh thái nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay.
  • 29. 20 1.3.2. Khoảng trống trong các nghiên cứu về phát triển bền vững các khu công nghiệp và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của luận án 1.3.2.1. Khoảng trống trong các nghiên cứu - Các nghiên cứu chưa đưa ra quan niệm về phát triển các KCN theo hướng bền vững dựa trên tác động của hiệu quả kinh tế lan tỏa đến các vấn đề xã hội và môi trường cả bên trong và bên ngoài KCN. - Tại thành phố Đà Nẵng, chưa có công trình nghiên cứu độc lập, bài bản và có hệ thống nào đã được công bố về phát triển các KCN theo hướng bền vững, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong chính sách, giải pháp phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển KCN nói riêng. 1.3.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án Từ định hướng, khung phân tích và các đánh giá được sử dụng để nghiên cứu sự phát triển các KCN theo hướng bền vững. Hướng nghiên cứu của luận án sẽ là: - Về phương pháp tiếp cận: Luận án nghiên cứu phát triển KCN theo hướng bền vững tất cả các KCN ở thành phố Đà Nẵng trên các tác động: (i) Phát triển các KCN theo hướng bền vững về kinh tế; (ii) Phát triển các KCN theo hướng bền vững về xã hội; (iii) Phát triển các KCN theo hướng bền vững về môi trường. - Về phương pháp đánh giá phát triển các KCN theo hướng bền vững: Luận án sẽ đánh giá dựa trên cách tiếp cận ở trên và sử dụng hệ thống các tiêu chí cụ thể, bao gồm: (i) Các tiêu chí về kinh tế; (ii) Các tiêu chí về xã hội; (iii) Các tiêu chí về môi trường; (iv) Kết hợp với sử dụng kết quả khảo sát thực tế một số chỉ tiêu có liên quan để phân tích, đánh giá và tìm ra nguyên nhân tác động đến sự phát triển của các KCN, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các KCN theo hướng bền vững. - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau: (i) Phân tích, làm rõ các vấn đề cơ bản về PTBV, trong đó luận án đưa ra khái niệm về phát triển các KCN theo hướng bền vững; (ii) Đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển các KCN theo hướng bền vững trên cơ sở nội hàm của khái niệm phát triển các KCN theo hướng bền vững gồm: (1) Hiệu quả hoạt động kinh tế của các KCN; (2) Hiệu quả hoạt động kinh tế tác động lan tỏa đến xã hội cả bên
  • 30. 21 trong và bên ngoài KCN; (3) Hiệu quả hoạt động kinh tế tác động lan tỏa đến môi trường bên trong và ngoài KCN; (iii) Phân tích thực trạng phát triển các KCN theo các nhân tố ảnh hưởng; (iv) Đánh giá thực trạng phát triển các KCN theo các tiêu chí; (v) Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
  • 31. 22 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm khu công nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp Lịch sử ra đời và phát triển của KCN trên thế giới đã trải qua quá trình phát triển gần 120 năm nay, bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển, ở Anh đó là khu Trafford Park năm 1896 của thành phố Manchester, tiếp đó là vùng công nghiệp Clearing ở Chicago, Hoa Kỳ,… nối tiếp sự phát triển các KCN này là quá trình hình thành các KCN ở các nước phương tây như Pháp, Hà Lan, Thụy Điển. Những mô hình phát triển KCN của các nước trên cho đến nay vẫn được nhiều nước trên thế giới học tập kinh nghiệm, kế thừa và phát triển để thực hiện các mục tiêu CNH, HĐH của nước mình, điển hình như các nước công nghiệp mới (NICs) châu Á hay Thái Lan, Malaysia… Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mà quá trình phát triển các KCN ở các quốc gia đó có những nội dung hoạt động khác nhau, những tên gọi khác nhau nhưng đều mang những đặc trưng cơ bản của các KCN. Trên thế giới hiện nay có 2 mô hình phát triển KCN, từ đó cũng hình thành 2 quan điểm khác nhau về KCN. Quan điểm 1: cho rằng KCN là khu vực lãnh thổ rộng lớn, có ranh giới địa lý xác định, trong đó chủ yếu là hoạt động sản xuất công nghiệp và có đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ đa dạng, có dân cư sinh sống trong KCN. Ngoài chức năng quản lý kinh tế, bộ máy quản lý các khu này còn có chức năng quản lý hành chính, quản lý lãnh thổ. KCN theo quan điểm này thực chất là khu hành chính – kinh tế đặc biệt như các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu. Quan điểm 2: cho rằng KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các DN công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống và được tổ chức hoạt động theo cơ chế ưu đãi cao hơn so với các khu vực lãnh thổ khác. Theo quan điểm này, một số nước và vùng lãnh thổ như Malaysia,
  • 32. 23 Indonesia, Việt Nam đã hình thành nhiều KCN với quy mô khác nhau và Việt Nam cũng đang áp dụng mô hình này trong phát triển các KCN. Ở Việt Nam, trong lịch sử phát triển kinh tế nước ta đã thành lập nhiều KCN theo mô hình của Liên Xô cũ từ những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ,… các KCN này ra đời là kết quả của nhiều hoạt động riêng lẻ nhưng có vị trí đặt khá gần nhau. Về công tác tổ chức quản lý do không có Ban Quản lý như hiện nay nên việc quản lý khá lộn xộn, gắn liền với các DN, nhà máy là các công trình công cộng khác như nhà trẻ, bệnh xá và các dịch vụ khác gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe của người dân xung quanh KCN và các KCN cũng chưa có ranh giới địa lý rõ ràng. Khái niệm về KCN ở Việt Nam cũng được trình bày ở nhiều văn bản pháp luật trước đây như Nghị định 192-CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ, Nghị định số 36/NĐ- CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, Luật đầu tư 2005, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008. Trong đó, Nghị định 36/NĐ-CP nêu khái niệm KCN như sau: - KCN là khu tập trung chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. - KCX là KCN tập trung các DN chuyên xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống. Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định khái niệm KCN như sau; đây cũng là khái niệm được tác giả sử dụng trong luận án: - KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụcho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ. - KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN theo quy định của Chính phủ, trừ trường hợp quy định cụ thể. Các KCN đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, tăng trưởng kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với các đô thị, tạo bước chuyển dịch
  • 33. 24 cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Đồng thời góp phần giải quyết việc làm, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, thu hẹp chênh lệch giữa các vùng của cả nước. Tuy nhiên thực tiễn hoạt động của các KCN cũng đặt ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường cần quan tâm xử lý để tiếp tục phát triển. 2.1.1.2. Đặc điểm của khu công nghiệp - Đây là khu vực được quy hoạch phát triển công nghiệp mang tính liên vùng, có phạm vi ảnh hưởng không chỉ ở trong KCN mà còn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh, các khu vực khác. - Tập trung trong một không gian nhất định, nên KCN có nhiều lợi thế trong việc tiến hành xây dựng KCHT thuận lợi, có đủ quỹ đất để mở rộng và liên kết thành tổ hợp công nghiệp lớn. - Kết cấu hạ tầng được đảm bảo bởi công ty phát triển hạ tầng KCN, công ty dịch vụ KCN... Các công ty này có trách nhiệm bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và xã hội của cả KCN trong suốt thời gian tồn tại của KCN, theo đó KCHT phát triển tương đối nhanh và đồng bộ. - Điều kiện tự nhiên, môi trường phát triển của các KCN nhìn chung thuận lợi, KCN được hình thành ở các nước trong quá trình CNH chính là để tạo ra những điều kiện thuận lợi về cả cơ chế chính sách lẫn KCHT để khuyến khích các nhà đầu tư tập trung vào KCN. Vì vậy, việc bố trí địa điểm công nghiệp cũng như hình thành các KCN phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường để đạt hiệu quả cao, PTBV trong dài hạn. - Trong KCN không có dân cư sinh sống nhưng bên ngoài KCN có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn lao động đang làm việc ở KCN được hình thành và phát triển. 2.1.2. Vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế Trong thời kỳ CNH, HĐH nền kinh tế đất nước, các KCN có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển, đối với các nước công nghiệp phát triển trước đây cũng như các nước đang phát triển hiện nay thì việc ra đời và phát triển các KCN đã tạo động lực phát triển ngành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ, tiếp cận được những thành tựu khoa học và công nghệ tiên
  • 34. 25 tiến, hiện đại để phát triển kinh tế trong nước, đổi mới tư duy tổ chức quản lý kinh tế cũng như học tập kinh nghiệm quản lý mới từ nước ngoài, kêu gọi và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để bổ sung nguồn vốn đầu tư cho toàn xã hội, cụ thể như sau: Một là, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế Vai trò của KCN cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế đang thể hiện rõ tính chất, hiệu quả của một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng CNH, HĐH. Với đặc trưng KCN là khu tập trung chuyên sản xuất hàng công nghiệp, đây là khu vực được đầu tư KCHT tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, có khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư trên một không gian lãnh thổ xác định. Cùng với cơ chế quản lý ngày càng được hoàn thiện và các chính sách, chế độ phù hợp đối với các KCN đã tạo ra môi trường hoạt động kinh doanh thuận lợi, có sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài ra khả năng phát triển các KCN cũng phù hợp với chiến lược kinh doanh của tập đoàn, công ty đa quốc gia trong việc mở rộng phạm vi, không gian hoạt động, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm trên cơ sở tận dụng những ưu đãi thuế quan, tiết kiệm chi phí trên cơ sở tận dụng giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào,… để tăng lợi nhuận và khai thác, mở rộng thị trường mới. Theo đó, các KCN có thể thu hút, huy động một lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội bao gồm cả nguồn vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Hai là, chuyển giao công nghệ kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước, chúng ta cần áp dụng trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Ở Việt Nam, cần phải tiến hành chuyển giao công nghệ trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề để rút ngắn thời gian của quá trình CNH, HĐH. Với điểm đến là các KCN, một lượng đáng kể các dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến, khoa học đã và sẽ tiếp tục được chuyển giao và vận hành có hiệu quả ở các DN sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, việc liên kết giữa các khu vực FDI và khu vực sản xuất trong nước thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ cũng góp
  • 35. 26 phần thúc đẩy việc tăng NSLĐ, tăng chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển các KCN, yêu cầu ngày càng cao của một KCN cần phải đảm bảo, phải kết hợp nhiều yếu tố để giúp các KCN có thể duy trì sự hoạt động của mình một cách hiệu quả và bền vững lâu dài như thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ theo hướng liên doanh, liên kết phát triển. Các DN trong cùng KCN phải có sự tương tác lẫn nhau thông qua việc sử dụng các nguồn lực đầu vào và sản phẩm đầu ra của nhau, có sự liên kết giữa các KCN trong cùng một địa phương và trong cùng một vùng lãnh thổ. Ba là, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Phát triển KCN đóng góp vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với sự phát triển của các loại hình công nghệ khác nhau trong sản xuất. Có sự liên kết đào tạo nghề giữa các DN trong KCN với nhà trường (các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở địa phương hay các cơ sở đào tạo nghề) góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động trong các KCN và cả nền kinh tế. Gắn liền với việc phát triển các KCN, tỷ lệ lấp đầy các KCN ngày càng được nâng cao do các dự án đầu tư trong và ngoài nước tăng lên, vấn đề giải quyết việc làm ngày càng được cải thiện. Hằng năm các KCN thu hút một lượng lớn lao động tham gia, góp phần làm giảm gánh nặng giải quyết việc làm cho nền kinh tế, thực hiện được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành, các lĩnh vực, phân công lại lao động xã hội, phát triển thị trường lao động có trình độ chuyên môn cao. Qua đó, các KCN góp phần nâng cao thu nhập của người lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở hiện tại và trong tương lai. Bốn là, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ, tăng nguồn thu cho ngân sách. Quá trình phát triển các KCN có tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra từ các KCN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu ở các địa phương và cả nước. Trong thời kỳ đầu của phát triển, các DN trong KCN
  • 36. 27 thường phải chi ngoại tệ cao hơn do phải thực hiện các công việc như nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu…, khi đi vào sản xuất ổn định thì nguồn thu ngoại tệ tăng lên nhờ vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa dịch vụ. Ngoài hoạt động xuất khẩu, các DN còn tăng doanh thu thông qua hoạt động cung ứng nguyên liệu cho các DN trong KCN theo hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở thị trường trong nước. Vì vậy, nguồn thu ngân sách cũng được tăng lên. Năm là, phát triển KCN gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái Để duy trì sự ổn định và PTBV lâu dài, các DN trong KCN cần có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các địa phương còn có kế hoạch di dời các nhà máy sản xuất công nghiệp riêng lẻ đang đóng tại các khu dân cư về tập trung ở các KCN để thuận lợi cho công tác quản lý, khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo quy định hiện nay, tất cả các KCN đang hoạt động đều phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải và chất thải rắn, bắt buộc các DN hoạt động trong KCN phải tham gia vào quá trình này. Kết hợp công tác quản lý nhà nước nhằm xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường phù hợp với từng địa phương sẽ góp phần hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường ở các khu vực bên trong và bên ngoài KCN, hướng tới thực hiện mục tiêu PTBV. 2.1.3. Các tác động tiêu cực của khu công nghiệp đến nền kinh tế Bên cạnh những tác động tích cực, sự ra đời và hoạt động của các KCN có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực. Qua thực tế của Việt Nam đã cho thấy: 2.1.3.1. Ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế thể hiện thông qua tính bền vững và tính hiệu quả của quá trình phát triển các KCN. Trong một số trường hợp việc phát triển ồ ạt các KCN hoặc quy hoạch phát triển các KCN thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn chiến lược lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là: tạo ra sự phát triển không đồng bộ giữa trong và ngoài hàng rào KCN, gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các KCN, thiếu sự liên kết giữa các KCN trong một vùng, một địa phương hay giữa các DN trong cùng một KCN dẫn đến những thế mạnh của địa phương không tận dụng được, thậm chí làm đảo lộn các hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương.
  • 37. 28 Quá trình hình thành và phát triển các KCN trong giai đoạn vừa qua đang đứng trước một thực tế khó khăn do: (i) Các KCN thành lập trong giai đoạn sau có tốc độ tăng trưởng quá nhanh làm giảm tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của các KCN thành lập trước đó; (ii) Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài giảm sút, số KCN và diện tích thành lập tăng gấp 4 đến 5 lần trong khi đó số dự án và nguồn vốn chỉ tăng 1,6 đến 1,7 lần. [19, tr.45-46] 2.1.3.2. Ảnh hưởng đến vấn đề di dân, an ninh, trật tự xã hội ở nhiều địa phương Do các KCN thường được lựa chọn bố trí tại những địa điểm có những thuận lợi chủ yếu về hạ tầng kỹ thuật, xa khu vực dân cư và ít quan tâm đến việc cung cấp hạ tầng xã hội. Việc tập trung lao động quá cao ở một số khu vực trong khi các điều kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chung của khu vực (đường giao thông, nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại,...) chưa phát triển đồng bộ để đáp ứng các nhu cầu dân sinh, tạo nên tình trạng quá tải cho khu vực, có thể nhận thấy những dấu hiệu như ách tắc giao thông vào giờ cao điểm, giá cả sinh hoạt tăng cao, điều kiện ăn ở của người lao động thấp, nguy cơ nảy sinh các tệ nạn xã hội khá cao, đe dọa an ninh và trật tự an toàn xã hội. 2.1.3.3. Ô nhiễm môi trường gia tăng Trong các KCN ở các điạ phương, do tập trung nhiều DN với nhiều loại hình SXKD khác nhau, nhiều sản phẩm công nghiệp khác nhau được tạo ra cũng như sử dụng nhiều loại công nghệ khác nhau từ thấp đến cao, đây chính là mầm mống của vấn đề ô nhiễm môi trường như nước thải công nghiệp, ô nhiễm không khí, tiếng ồn và nhiều vấn đề khác... Nếu không có các chính sách thích hợp và tổ chức tốt việc phòng chống thì ô nhiễm môi trường sẽ gây ảnh hưởng khôn lường đối tới đời sống của dân cư trong khu vực có KCN, điều kiện môi trường sống sẽ bị xuống cấp nặng nề, đe dọa đời sống của nhân dân. Qua những đánh giá, phân tích các tác động trên cho thấy quá trình hình thành và phát triển các KCN là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển các KCN cần phải đặc biệt quan tâm đến tính bền vững của nó. Tính bền vững của các KCN sẽ
  • 38. 29 tạo điều kiện phát huy được những tác động tích cực và giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực từ sự phát triển các KCN tạo ra, góp phần phát triển kinh tế đất nước theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 2.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững 2.2.1.1. Lịch sử hình thành khái niệm phát triển bền vững trên thế giới Phát triển kinh tế được xem là tiến trình mà theo đó các nước tăng cường khả năng sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Vì vậy, phát triển kinh tế là phương thức duy nhất và là điều kiện cơ bản để đạt tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tất cả các nước trên thế giới đều phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và những vấn đề này luôn gắn liền với các nỗ lực nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện mức sống. Những thách thức trong quá trình phát triển đến cuối những năm 70 của thế kỷ 20, nhân loại phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường mang tính toàn cầu mà họ phải quan tâm giải quyết, đó là: sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đến sớm hơn so với dự báo; sự gia tăng dân số quá nhanh và hàng loạt những vấn đề xã hội khác nảy sinh cùng với nạn ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đang tác động rất lớn đến nhiều quốc gia trên thế giới. Những thách thức nêu trên gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế và đe dọa sự tồn tại cho cả cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy mà các chính phủ và tổ chức quốc tế luôn quan tâm đến tình hình đó. Năm 1980, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đã đưa ra “chiến lược bảo toàn thế giới” với mục tiêu tổng thể là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sống”. Trong chiến lược này, thuật ngữ PTBV lần đầu tiên được sử dụng nhưng mới chỉ hiểu là PTBV với một nội dung hạn hẹp là PTBV về mặt sinh thái. Tiếp đó, chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã đưa ra khái niệm PTBV gồm 5 nội dung cơ bản sau: (i) Giúp đỡ những người nghèo vì những người này không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phá hủy môi trường; (ii) Chứa đựng ý
  • 39. 30 tưởng về phát triển tự lực trong khuôn khổ những ràng buộc về tài nguyên thiên nhiên; (iii) Chứa đựng ý tưởng về phát triển có hiệu quả so với chi phí nhờ sử dụng các chuẩn cứ về phát triển truyền thống; (iv) Đề cập những vấn đề lớn về theo dõi sức khỏe, sử dụng công nghệ thích hợp, tự lực lương thực, nước sạch, nhà ở cho mọi người; (v) Chứa đựng quan điểm về sự cần thiết của những đề xuất định hướng vào nhân dân” [67, tr.14]. Từ nội dung của các khái niệm nêu trên, PTBV theo cách tiếp cận của UNEP rộng hơn so với quan niệm về PTBV theo cách tiếp cận của IUCN. Cách tiếp cận của UNEP không chỉ dừng lại ở sự PTBV về sinh thái mà còn bao hàm cả PTBV về xã hội và bước đầu đề cập đến PTBV về kinh tế, nhưng chưa đầy đủ. Trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Ủy ban thế giới về Môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc (WCED) năm 1987 cũng đã đưa ra khái niệm PTBV. Theo đó, “PTBV là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.” [77, tr.5]. Trong chiến lược bảo tồn thế giới nhấn mạnh đến sự thống nhất các giá trị môi trường và bảo tồn trong quá trình phát triển. Trong khi đó, PTBV của WCED được hiểu với nội dung đầy đủ và toàn diện hơn, đặc biệt là PTBV về kinh tế và xã hội. Đây là khái niệm về PTBV rõ ràng và được sử dụng rộng rãi nhất, được nhiều tổ chức và các quốc gia trên thế giới sử dụng như: Ngân hàng thế giới, Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển, Cơ quan phát triển quốc tế của Canada… Trong cuốn “Cứu lấy trái đất: chiến lược vì sự sống bền vững” khái niệm PTBV tiếp tục được hoàn thiện. Theo đó, các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường được lồng ghép với nhau. Đến tháng 6/1992, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio De Janeiro, Brazil đã đưa ra bản tuyên ngôn “Về Môi trường và phát triển” một lần nữa khẳng định “PTBV là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người, nhưng không gây tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Tại Hội nghị lần này, các nước đã thông qua chương trình Nghị sự 21, đây là chương trình hành động toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường và phát triển. Đến năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi. Lần đầu tiên PTBV đã trở thành chủ đề của một diễn đàn
  • 40. 31 quan trọng nhất của thế giới theo xu thế toàn cầu hóa trong giai đoạn này. Tại Hội nghị, quan điểm về PTBV được chú trọng với nội dung cụ thể là thu hẹp khoảng cách giữa nước giàu với nước nghèo, xóa bỏ đói nghèo, nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Hội nghị đã thông qua hai văn kiện quan trọng đó là Tuyên bố Johannesburg và Kế hoạch thực hiện. Hai văn kiện này khẳng định sự cần thiết phải thực hiện phát triển kinh tế trong tương quan chặt chẽ với bảo vệ môi trường và đảm bảo công bằng xã hội ở tất cả các quốc gia, các khu vực trên phạm vi toàn cầu. Từ đó ta thấy khái niệm PTBV đã thay đổi từ nghĩa hẹp chỉ liên quan đến vấn đề môi trường là chủ yếu sang nghĩa rộng, liên quan đến sự phát triển trên 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất năm 1992 đến nay, đã có nhiều nước trên thế giới xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 ở cấp quốc gia và Chương trình Nghị sự 21 cấp địa phương, đồng thời với chương trình này, các nước đã thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện chương trình. Các vấn đề mà các quốc gia quan tâm tập trung vào các nội dung về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trong đó các nước đang phát triển chú ý nhiều đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, các nước phát triển nhấn mạnh hơn các vấn đề xã hội và môi trường. Mặc dù đặt ra nhiều mục tiêu cho mỗi giai đoạn phát triển khác nhau nhưng kết quả thu được từ các chương trình PTBV ở các nước, nhất là các nước đang phát triển còn nhiều hạn chế, còn nhiều vấn đề phát sinh đặt ra trong quá trình phát triển buộc các nước phải có những giải pháp thiết thực để thực hiện có hiệu quả mục tiêu PTBV. 2.2.1.2. Khái niệm phát triển bền vững ở Việt Nam Ở Việt Nam, PTBV là một trong những nội dung cơ bản để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và cũng là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà nền kinh tế đang hướng tới. Tiếp nối quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, quan niệm về PTBV dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội. Chủ đề PTBV được chú ý nhiều trong giới nghiên cứu khoa học cũng như quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong kế hoạch quốc gia về môi trường và PTBV giai đoạn 1991 – 2000, Việt Nam đã sớm hội nhập vào mục tiêu PTBV của thế giới. Sau Hội nghị tại Rio năm 1992, Quốc hội Việt Nam đã ban