SlideShare a Scribd company logo
1 of 305
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THU
TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI, CẠNH TRANH THỊ
TRƯỜNG DÒNG SẢN PHẨM ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY
VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THU
TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI, CẠNH TRANH THỊ
TRƯỜNG DÒNG SẢN PHẨM ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY
VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Hà Xuân Thạch
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôn xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài “Tác động của sở hữu nước ngoài,
cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Luận án được thực hiện với sự hướng dẫn của PGS. TS. Hà Xuân Thạch. Luận án có
tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài và tôiđã thực hiện
trích dẫn theo đúng quy định của Nhà trường. Kết quả nghiên cứu của luận án hoàn
toàn trung thực và chưa được công bố ở bất cứ đâu (ngoại trừ các bài báo của chính
tôi thực hiện cùng Giảng viên hướng dẫn liên quan tới đề tài để đảm bảo đủ điều kiện
đầu ra của nghiên cứu sinh).
TPHCM, ngày tháng……năm 2022
Nghiên cứu sinh
Trần Thị Thu
MÃ TÀI LIỆU: 81207
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo và các Thầy, Cô giáo
Khoa Kế toán đã cung cấp kiến thức bổ ích liên quan tới chuyên ngành giúp tôiđịnh
hình rõ hơn hướng nghiên cứu và cách thức thực hiện tốt một luận án tiến sĩ. Đặc biệt,
tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS. Hà Xuân Thạch đã dồn nhiều tâm
sức, thời gian trong suốt quá trình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi rất
biết ơn Viện Đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện mọi mặt và cung cấp thông tin kịp
thời trong suốt thời gian theo học cũng như bảo vệ các bước của luận án tiến sĩ.
Tôi xin cảm ơn tập thể lãnh đạo Ban Giám đốc, Khoa Vận tải - Kinh tế, Bộ
môn Tài chính - Kế toán Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại Thành phố
Hồ Chí Minh đã ủng hộ, động viên và tạo điều kiện để tôi có thể tập trung hoàn thành
luận án.
Tôi rất cảm ơn các chuyên gia tham gia phỏng vấn đã đóng góp ý kiến rất chi
tiết, sâu sắc cho luận án. Tôi gửi lời cảm ơn tới các em cựu sinh viên ngành Kế toán
Khóa 57 nơi tôi công tác đã hỗ trợ thu thập số liệu phục vụ cho luận án. Sau cùng, tôi
muốn cảm ơn tới gia đình đã luôn là nguồn động lực vô cùng to lớn giúp tôi có thể
hoàn thành luận án.
TPHCM, ngày...... tháng……năm 2022
Nghiên cứu sinh
Trần Thị Thu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................xiv
TÓM TẮT................................................................................................................xv
ABSTRACT............................................................................................................xvi
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................6
5. Đóng góp của đề tài ...............................................................................................7
6. Bố cục nghiên cứu .................................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..............................10
1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước .....................................................................10
1
.
1
.
1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với QTCT và HQKD10
1.1.1.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và QTCT ...........10
1.1.1.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD ..........13
1
.
1
.
2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm với
QTCT và HQKD ...................................................................................................15
1.1.2.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
và QTCT............................................................................................................15
1.1.2.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
và HQKD...........................................................................................................18
1
.
1
.
3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường
dòng sản phẩm và HQKD thông qua vai trò trung gian của QTCT......................20
iv
1.1.3.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và HQKD..............................20
1.1.3.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD thông
qua vai trò trung gian của QTCT ......................................................................25
1.1.3.3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
và HQKD thông qua vai trò trung gian của QTCT...........................................26
1
.
1
.
4 Nghiên cứu về tác động điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ
giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD...........27
1.1.4.1 Nghiên cứu về tác động điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối
quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD ......................................................27
1.1.4.2 Nghiên cứu về tác động điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối
quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD.........................28
1.2. Nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu............................................29
1.2.1 Nhận xét về các nghiên cứu trước................................................................29
1.2.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu ..............................................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................32
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................33
2.1. Khái niệm và nội dung các biến trong nghiên cứu........................................33
2.1.1 Khái niệm, nội dung về sở hữu nước ngoài (Foreign Ownership)..............33
2.1.2 Khái niệm, nội dung về cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm (Product
Market Competition).............................................................................................35
2.1.3 Khái niệm, nội dung QTCT..........................................................................37
2.1.4 Khái niệm, nội dung hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Firm
Performance).........................................................................................................39
2.1.5 Khái niệm, nội dung chiến lược cạnh tranh (Business Strategy) .................41
2.1.6 Khái niệm, nội dung các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu............42
2.2. Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu .................................................44
2.2.1 Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
và QTCT................................................................................................................44
2.2.2 Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
v
và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................45
2.2.3 Mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ..........46
2.3. Lý thuyết nền ....................................................................................................46
2.3.1. Lý thuyết đại diện và vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu........................46
2.3.1.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory).....................................................46
2.3.1.2 Vận dụng lý thuyết đại diện trong nghiên cứu......................................47
2.3.2. Lý thuyết thể chế và vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu.........................48
2.3.2.1 Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) ...............................................48
2.3.2.2 Vận dụng lý thuyết thể chế trong nghiên cứu .......................................49
2.3.3 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh và vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu .........50
2.3.3.1 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh (Theory of Competition Advantage) .......50
2.3.3.2 Vận dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh trong nghiên cứu.......................51
2.4 Phát triển giả thuyết nghiên cứu......................................................................52
2.4.1 Sở hữu nước ngoài ảnh hưởng tới QTCT.....................................................52
2.4.2 Sở hữu nước ngoài ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.53
2.4.3 QTCT ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .....................54
2.4.4 Sở hữu nước ngoài ảnh hưởng tới QTCT, qua đó tác động tới hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp........................................................................................55
2.4.5 Cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng tới QTCT .......................56
2.4.6 Cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp .........................................................................................................58
2.4.7 Cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng tới QTCT, từ đó tác động
tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp............................................................59
2.4.8 Vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu
nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp....................................................................................................................60
2.5 Mô hình nghiên cứu ..........................................................................................64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................65
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................67
vi
3.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................67
3.1.1 Nhận diện phương pháp nghiên cứu ............................................................67
3.1.2 Biện luận phương pháp nghiên cứu áp dụng................................................67
3.2 Quy trình nghiên cứu........................................................................................68
3.3 Thang đo khái niệm nghiên cứu.......................................................................70
3.4. Thiết kế nghiên cứu định tính .........................................................................82
3.4.1 Quy trình nghiên cứu định tính ....................................................................82
3.4.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................82
3.4.3 Đối tượng phỏng vấn....................................................................................82
3.4.4 Cỡ mẫu và phạm vi nghiên cứu....................................................................83
3.4.5 Công cụ thu thập dữ liệu ..............................................................................84
3.4.6 Quá trình phân tích dữ liệu...........................................................................84
3.4.7 Phân tích bổ sung bằng phương pháp phân tích mạng xã hội (Social
Network Analysis - SNA) .....................................................................................85
3.5. Thiết kế nghiên cứu định lượng ......................................................................85
3.5.1 Quy trình nghiên cứu định lượng.................................................................85
3.5.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................86
3.5.3 Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu...........................................86
3.5.4 Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................89
3.5.5 Công cụ và quy trình phân tích dữ liệu ........................................................89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................92
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................93
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính...........................................................................93
4.1.1 Kết quả thảo luận với chuyên gia về khái niệm và cách đo lường biến.......93
4.1.2 Kết quả thảo luận về các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu...............97
4.1.2.1 Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
đến QTCT..........................................................................................................97
4.1.2.2 Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp........................................................98
vii
4.1.2.3 Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian QTCT
.........................................................................................................................101
4.1.2.4 Chiến lược cạnh tranh điều tiết mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài,
cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
.........................................................................................................................102
4.1.2.5 Tác động của các biến kiểm soát tới hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp 105
4.1.3 Kết quả phân tích mối quan hệ giữa các biến bằng phương pháp SNA.....106
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng......................................................................108
4.2.1 Mẫu và thống kê mô tả...............................................................................108
4.2.2 Kiểm tra khuyết tật của mô hình ................................................................111
4.2.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết...............................................................114
4.2.3.1 Kết quả phân tích mô hình SEM với biến điều tiết BS2.....................114
4.2.3.2 Kết quả phân tích mô hình SEM với biến điều tiết BS4.....................118
4.2.3.3 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp thuộc ngành nghề
khác nhau trong mẫu nghiên cứu. ...................................................................121
4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu..........................................................................122
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................128
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý...............................................................130
5.1 Kết luận ............................................................................................................130
5.2 Hàm ý ...............................................................................................................131
5.2.1 Hàm ý về mặt khoa học..............................................................................131
5.2.2 Hàm ý quản trị............................................................................................135
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai.............................................137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5......................................................................................138
KẾT LUẬN ............................................................................................................139
viii
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ............................1
TÀI LIỆU THAM CHIẾU .......................................................................................3
PHỤ LỤC.................................................................................................................33
Phụ lục 1: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài
và QTCT....................................................................................................................33
Phụ lục 2: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài
và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................35
Phụ lục 3: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị
trường dòng sản phẩm và QTCT...............................................................................40
Phụ lục 4: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị
trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ...........................46
Phụ lục 5: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp....................................................................................50
Phụ lục 6: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài có đề cập tới mối quan hệ giữa sở hữu
nước ngoài, QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.................................62
Phụ lục 7: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài có đề cập tới mối quan hệ giữa cạnh
tranh dòng thị trường, QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.................64
Phụ lục 8: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài liên quan tới chiến lược cạnh tranh điều
tiết mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
...................................................................................................................................66
Phụ lục 9: Tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài liên quan tới chiến lược cạnh tranh
điều tiết mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp............................................................................................68
Phụ lục 10: Tóm tắt các nghiên cứu trong nước về mối quan hệ giữa sở hữu nước
ngoài và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ......................................................70
Phụ lục 11: Tóm tắt nghiên cứu trong nước về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường
dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.......................................74
Phụ lục 12: Tóm tắt các nghiên cứu trong nước về mối quan hệ giữa QTCT và hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................................75
ix
Phụ lục 13: Tóm tắt nghiên cứu trong nước có đề cập tới mối quan hệ giữa sở hữu
nước ngoài, QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.................................87
Phụ lục 14: Tóm tắt nghiên cứu cứu liên quan trong nước về vai trò điều tiết của chiến
lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................................88
Phụ lục 15: Tổng hợp các văn bản liên quan tới QTCT do Chính phủ ban hành 89
Phụ lục 16: Tổng hợp các văn bản liên quan tới QTCT do Bộ Tài chính ban hành.90
Phụ lục 17: So sánh quy định về QTCT của Việt Nam và OECD............................91
Phụ lục 18: Chỉ số CGI theo nghiên cứu Khanchel (2007) dựa trên đề xuất của
Gillan và cộng sự (2003)...........................................................................................94
Phụ lục 19: Chỉ số CGI gồm nội dung khảo sát và phân bổ điểm số theo IFC và
ASEAN......................................................................................................................96
Phụ lục 20: Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn............................................97
Phụ lục 21: Dàn bài thảo luận với chuyên gia...........................................................99
Phụ lục 22: Tổng hợp ý kiến của chuyên gia về khái niệm và thang đo biến nghiên
cứu...........................................................................................................................107
Phụ lục 23: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về mối quan hệ giữa các biến trong mô
hình nghiên cứu.......................................................................................................113
Phụ lục 24: Danh sách tên các công ty thu thập dữ liệu..........................................123
Phụ lục 25: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc TOBINQ, biến điều tiết BS2127
Phụ lục 26: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc ROA, biến điều tiết BS2 .......130
Phụ lục 27: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc ROE, biến điều tiết BS2...133
Phụ lục 28: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc TOBINQ, biến điều tiết BS4 .136
Phụ lục 29: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc ROA, biến điều tiết BS4 ..139
Phụ lục 30: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc ROE, biến điều tiết BS4...142
Phụ lục 31: Kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm ngành nghề kinh doanh ............145
x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt
Chữ viết đầy đủ bằng
tiếng Anh
Chữ viết đầy đủ bằng
tiếng Việt
2SLS
Two Stage Ordinary Least
Squares
Phương pháp bình phương nhỏ nhất
hai giai đoạn
ASEAN
Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CFI Comparative Fit Index Chỉ số CFI
CGI Corporate Governance Index Chỉ số đo lường quản trị công ty
CPTPP
Comprehensive and
Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương
FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định
GICS
Global Industry Classification
Standard
Tiêu chuẩn phân ngành toàn cầu
GLS Generalized Least Square
Phương pháp bình phương tối thiểu
tổng quát
GMM
Generalized Method of
Moments
Phương pháp hồi quy GMM
HĐQT Board of Directors Hội đồng quản trị
HOSE HoChiMinh Stock Exchange
Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí
Minh
xi
Chữ
viết tắt
Chữ viết đầy đủ bằng
tiếng Anh
Chữ viết đầy đủ bằng
tiếng Việt
HQKD Firm performance Hiệu quả kinh doanh
IFC
International Finance
Corporation
Tổ chức tài chính quốc tế
ML-SEM
Maximum Likelihood with
Structural Equation Modeling
Ước lượng hợp lý cực đại với mô
hình cấu trúc tuyến tính
OECD
Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế
OLS Ordinary Least Square
Mô hình hồi quy bình phương nhỏ
nhất
QTCT Corporate Governance Quản trị công ty
RCEP
Regional Comprehensive
Economic Partnership
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
khu vực
REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên
RMSEA
Root mean squared error of
approximation
Chỉ số RMSEA
SNA Social Network Analysis
Phương pháp phân tích mạng xã
hội
SRMS
Standardized root mean
squared residual
Chỉ số SRMS
xii
Chữ
viết tắt
Chữ viết đầy đủ bằng
tiếng Anh
Chữ viết đầy đủ bằng
tiếng Việt
TLI Tucker–Lewis Index Chỉ số TLI
Vinamilk
Vietnam Dairy Products Joint
Stock Company
Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam
χ² chi-square Chi-bình phương
xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................62
Bảng 3.1: Cách đo lường các biến trong mô hình.....................................................74
Bảng 3.2: Chỉ số CGI theo Singareddy và cộng sự (2018) dựa trên đề xuất của
Gompers và cộng sự (2003) ......................................................................................76
Bảng 3.3: Nội dung thu thập để xây dựng chỉ tiêu CGI............................................80
Bảng 3.4: Chọn mẫu theo phương pháp định mức....................................................88
Bảng 4.1: Giả thuyết nghiên cứu chính thức...........................................................107
Bảng 4.2: Thống kê mẫu .........................................................................................109
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................................111
Bảng 4.4: Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình......................................112
Bảng 4.5: Kết quả phân tích mô hình SEM với biến điều tiết BS2.........................116
Bảng 4.6: Kết quả phân tích mô hình SEM với biến điều tiết BS4.........................120
xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................64
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án .............................................................69
Hình 3.2: Quy trình thiết kế nghiên cứu định tính ....................................................82
Hình 3.3: Quy trình thiết kế nghiên cứu định lượng.................................................86
Hình 4.1: Kết quả phân tích SNA ...........................................................................106
Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu chính thức ..............................................................107
xv
TÓM TẮT
Tên đề tài: Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản
phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại
Việt Nam.
Tóm tắt: Trong thập kỷ gần đây, Việt Nam tăng cường mở cửa nền kinh tế
nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài và tạo sức ép về cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước không ngừng cải thiện thể chế, chính sách
liên quan tới luật đầu tư, luật chứng khoán, quản trị công ty với mong muốn nâng cao
chất lượng thị trường. Xuất phát từ bối cảnh kinh tế, nghiên cứu hướng tới đánh giá
ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới hiệu quả
kinh doanh thông qua vai trò trung gian của quản trị công ty tại các doanh nghiệp
niêm yết ở Việt Nam. Đầu tiên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
thông qua phỏng vấn chuyên gia để hiệu chỉnh lại khái niệm, cách đo lường và các
mối quan hệ giữa các biến trong mô hình phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt
Nam. Sau đó, tác giả lựa chọn phương pháp Maximum Likelihood with SEM (ML -
SEM) trong phần mềm Stata 14 để phân tích số liệuthu thập ở 180 công ty niêm
yết tại Việt Nam từ năm 2015 - 2019. Kết quả đã chứng minh sở hữu nước ngoài,
cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng cùng chiều tới hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp khi đo lường qua Tobin’s Q nhưng không có tương quan với ROA,
ROE. Đồng thời, nghiên cứu nhận thấy chiếnlược cạnh tranh có tác động ngược chiều
tới mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cung cấp các hàm ý về mặt khoa học và thực
tiễn cho các bên liên quan.
Từ khóa: cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm, chiến lược cạnh tranh, hiệu
quả kinh doanh, quản trị công ty, sở hữu nước ngoài.
xvi
ABSTRACT
Title: The impact of foreign ownership, product market competition on
corporate governance and firm performance of listed companies in Vietnam.
Abstract: In recent decades, Vietnam has increased to open economic that
attract foreign ownership and create competitive pressure for businesses. In addition,
the State are constantly improving institutions and policies related to Law on
Investment, Law on Securities and corporate governance with the desire to
improve market quality. Stemming from the economic context, the study aims to
assess the influence of foreign ownership, product market competition on firm
performance through mediating role of corporate governance in Vietnam’s listed
companies. First, the author uses qualitative research methods through expert
interviews to recalibrate the concept, measurement and relationships between the
variables in the model in accordance with the research context in Vietnam. Then, the
author chooses Maximum Likelihood with SEM (ML - SEM) estimation in Stata 14
software to analyze the data collected in 180 Vietnam’s listed companies from 2015
- 2019. The result shows foreign ownership, product market competition has a
positive influence on firm performance when measured through Tobin's Q but has no
correlation with ROA and ROE. At the same time, the study finds that business
strategy has a negative impact on the relationship between product market
competition and firm performance. Research results provide scientific and practical
implications for stakeholders.
Keywords: product market competition, business strategy, firm performance,
corporate governance, foreign ownership
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với những đóng
góp to lớn vào sự phát triển của đất nước vì vậy các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh (HQKD) luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và nhà quản
trị. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, doanh nghiệp
chịu tác động bởi nhiều yếu tố như cạnh tranh, khủng hoảng tài chính,dịch bệnh…
(Abbasi và cộng sự, 2021). Để doanh nghiệp có thể trụ vững và duy trì sự phát triển
trong tương lai rất cần một hệ thống quản trị công ty (QTCT) giúp kiểm soát và điều
tiết mọi quá trình hoạt động. Các quốc gia phát triển đã cung cấp rất nhiều bằng chứng
cho thấy sự yếu kém của QTCT là nguyên nhân chính gây ra thua lỗ và phá sản ở các
doanh nghiệp như Enron, Worldcom, Lehman Brothers, Wirecard. Đồng thời, sau sự
kiện khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã khiến các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan
thực hiện hàng loạt những thay đổi trong hệ thống QTCT nhằm tăng cường khả năng
quản trị hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Yellen, 2007). Lý thuyết đại diện nhấn
mạnh rằng QTCT góp phần hạn chế xung đột trong vấn đề đại diện, nâng cao hiệu
quả kiểm soát và cải thiện kết quả đầu ra của doanh nghiệp (Jensen và Meckling,
1976). Chính vì vậy, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các nghiên cứu xem xét ảnh
hưởng của QTCT tới HQKD liên tục được bàn luận1
. Trong số đó rất nhiều kết quả
tìm thấy QTCT ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD (Klapper và Love, 2004; Zheka,
2005; Srairi, 2015; Arora và Bodhanwala, 2018; Mishra và cộng sự, 2021). Tuy
nhiên, một số nhà nghiên cứu tìm thấy QTCT chưa phát huy được vai trò trong
doanh nghiệp vì thiếu sự độc lập, khách quantrong hội đồng quản trị (HĐQT), ban
kiểm soát, kiểm toán (Gupta và Sharma, 2014;Buallay và cộng sự, 2017). Xuất phát
từ tầm quan trọng của QTCT trong doanh nghiệp, một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy
nhân tố sở hữu nước ngoài có thể nâng cao hiệu quả của QTCT như nghiên cứu của
Ananchotikul (2007) ở Thái Lan, Chevalier và cộng sự (2006) ở Indonesia, Shubita
và Shubita (2019) ở Jordan. Các bằng chứng này cũng phù hợp với nhận định của
Shrivastav và Kalsie (2017) về
1
Theo kết quả tìm kếm trên Google Scholar với từ khóa “Corporate governance and firm performance” tại
thời điểm tháng 8 năm 2022 cho thấy số lượng công bố trong giai đoạn từ năm 2012 - 2022 là 606,000 bài.
2
việc bổ sung sở hữu nước ngoài góp phần đa dạng cấu trúc sở hữu vốn, từ đó tăng
cường sự kiểm soát với hoạt động quản lý và HQKD của doanh nghiệp. Hơn thế nữa,
bản thân nhà đầu tư nước ngoài có những ưu thế về kỹ năng quản trị, trình độ chuyên
môn và mạng lưới hoạt động rộng khắp thế giới nên sự bổ sung này vừađem lại
lợi thế về QTCT, vừa giúp cải thiện HQKD của doanh nghiệp (Bhatta và cộng sự,
2022).
Một nhân tố khác cũng rất được quan tâm trong giai đoạn gần đây đó là cạnh
tranh thị trường dòng sản phẩm. Nhân tố này được nhận định ảnh hưởng cùng chiều
tới QTCT. Bởi vì, khi sự cạnh tranh trên thị trường càng cao đòi hỏi hệ thống
QTCT phải hoạt động hiệu quả để đảm bảo duy trì sự phát triển của doanh nghiệp
cũng như có những giải pháp đối phó với đối thủ trong ngành (Januszewski và cộng
sự, 2002; Chen và cộng sự, 2012; De Almeida và Dalmácio, 2015; Yeh và Liao,
2020). Bên cạnh đó, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm còn được biết đến như công
cụ quản trị bên ngoài giúp điều tiết hành vi của nhà quản lý, buộc họ phải chú trọng
hơn tới việc cải thiện HQKD của doanh nghiệp (Hart, 1983). Cho nên, nhiều nghiên
cứu đã chứng minh được cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng cùng chiều
tới HQKD (Nickell, 1996; Sharma, 2011; Moradi và cộng sự, 2017; Liu và cộng sự,
2021).
Có thể thấy rằng, các bằng chứng trong nghiên cứu trước khẳng định tồn tại
ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT,
HQKD của doanh nghiệp và ảnh hưởng của QTCT tới HQKD của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, tác giả chưa tìm thấy tác động đồng thời của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị
trường dòng sản phẩm tới HQKD của doanh nghiệp thông qua vai trò trunggian của
QTCT nên đây là khoảng trống có thể khai thác được trong nghiên cứu.
Khi phân tích bối cảnh thị trường Việt Nam, tác giả cho rằng khoảng trống
nghiên cứu trên có thể thực hiện được ở đây. Đầu tiên, tác giả căn cứ trên tình hình
thực tiễn của kinh tế Việt Nam. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng
vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam năm 2021 tăng 9.2% so với cùng kỳ năm
2020 và dự đoán lượng vốn này còn tăng mạnh trong năm 2022 vì Chính phủ đã
3
đưa ra chính sách mở cửa kinh tế sau hai năm đại dịch và tăng cường nhiều giảipháp
thu hút đầu tư hấp dẫn (Tổng cục Thống kê, tháng 3 năm 2022). Song songvới đó,
Chính phủ tích cực đàm phán và hội nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực cũng
như trên thế giới như Hiệp định thương mại tự do Asean (AFTA), Khuvực đầu tư
toàn diện Asean (ACIA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp
định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Chính vì vậy,
Việt Nam đang trở thành điểm đến tin cậy với nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, sức
ép cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm cũng tăng mạnh do đónnhận nhiều doanh
nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường. Để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi,
bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế ổn định, Nhà nước đã ngày một
hoàn thiện các văn bản, chính sách liên quan như Luật Đầu tư năm 2020, Luật Chứng
khoán năm 2021, thông tư 116/2020/TT-BC về QTCT trong doanh nghiệp niêm yết.
Có thể thấy rằng, Nhà nước đã làm mọi cách để thu hút dòng vốn từ nước ngoài và
tạo cơ chế, hành lang bảo vệ họ để họ tin tưởng khi tham gia vào thị trường. Tuy
nhiên, việc sử dụng vốn hiệu quả như thế nào phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp
tiếp nhận. Nếu doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế của dòng vốn này để mở rộng sản
xuất kinh doanh, nâng cao năng lực QTCT thì đây là cơ hội để phát triển mạnh mẽ
trong tương lai. Thêm vào đó, sự tác động của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
cũng đặt ra thách thức với doanh nghiệp trong việc tìm ra hướng đi và linh hoạt thay
đổi cách thức QTCT để ứng phó với những biến động của nền kinh tế, từ đó cải thiện
HQKD.
Tiếp đến, khi lược khảo các tài liệu liên quan, tác giả nhận thấy các nghiên cứu
trong nước chủ yếu tập trung vào việc xem xét tác động của sở hữu nước ngoài tới
HQKD của doanh nghiệp như nghiên cứu của Vinh (2014), Nguyen và cộng sự
(2020). Hay nghiên cứu ảnh hưởng của QTCT tới HQKD như Vo và Nguyen
(2014), Le và Thi (2016), Dao và Ngo (2020), Dao và Nguyen (2020). Gần đây nhất,
nghiên cứu của Thu và Minh (2022) đã kiểm chứng ảnh hưởng của cạnh tranh thị
trường dòng sản phẩm tới HQKD của doanh nghiệp.
4
Tổng hợp lại kết quả nghiên cứu trước cho thấy các mối quan hệ kiểm chứng
trước đó tập trung xem xét tác động trực tiếp của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị
trường dòng sản phẩm tới QTCT, HQKD hay QTCT tác động tới HQKD. Theo tác
giả, nghiên cứu ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản
phẩm tới QTCT, từ đó tác động tới HQKD của doanh nghiệp là rất cần thiết. Bởi vì,
thông qua kết quả đạt được cung cấp cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cao QTCT
và HQKD của doanh nghiệp tại Việt Nam. Cùng với đó, nhà quản trị sẽ chú trọng
hơn tới việc tăng sở hữu nước ngoài và nâng cao sức ép của cạnh tranh thị trường
dòng sản phẩm để thay đổi hệ thống QTCT, từ đó góp phần cải thiện HQKDcủa doanh
nghiệp. Xuất phát từ những lập luận trên, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của sở
hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” cho luận án
tiến sĩ.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát
Luận án phát triển và kiểm định vai trò trung gian của QTCT, vai trò điều tiết
của chiến lược cạnh tranh trong mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị
trường dòng sản phẩm và HQKD của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.
 Mục tiêu cụ thể
Dựa trên mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể bao gồm:
(1) Xác định và đo lường ảnh hưởng trực tiếp của sở hữu nước ngoài, cạnh
tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam;
(2) Xác định và đo lường ảnh hưởng trực tiếp của sở hữu nước ngoài, cạnh
tranh thị trường dòng sản phẩm tới HQKD của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt
Nam;
(3) Xác định và đo lường ảnh hưởng trực tiếp của QTCT tới HQKD của các
doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam;
5
(4) Xác định và đo lường ảnh hưởng điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới
mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD
của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam;
(5) Xác định và đo lường ảnh hưởng gián tiếp của sở hữu nước ngoài, cạnh
tranh thị trường dòng sản phẩm đến HQKD của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt
Nam thông qua vai trò trung gian của QTCT.
 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu cụ thể, tác giả xây dựng các câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi số 1: Sở hữu nước ngoài, cạnh tranh trị trường dòng sản phẩm có ảnh
hưởng tới QTCT tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam hay không? Mứcđộ tác
động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT như thế
nào?
Câu hỏi số 2: Sở hữu nước ngoài, cạnh tranh trị trường dòng sản phẩm có ảnh
hưởng tới HQKD của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam hay không? Mức độ tác
động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới HQKDnhư thế
nào?
Câu hỏi số 3: Quản trị công ty có tác động tới HQKD của các doanh nghiệp
niêm yết ở Việt Nam hay không? Mức độ tác động của QTCT tới HQKD như thế
nào?
Câu hỏi số 4: Chiến lược cạnh tranh có điều tiết mối quan hệ giữa sở hữu nước
ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD của các doanh nghiệp niêm
yết ở Việt Nam không? Mức độ điều tiết này được thể hiện như thế nào?
Câu hỏi số 5: Sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm có ảnh
hưởng gián tiếp đến HQKD của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam thông qua
vai trò trung gian của QTCT không? Mức độ ảnh hưởng gián tiếp này được thể hiện
như thế nào?
6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản
phẩm, QTCT, chiến lược cạnh tranh và HQKD của các doanh nghiệp niêm yết tại
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ các công ty phi tài chính
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: Tác giả lựa chọn khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm
2019. Bởi vì, theo quy định của Bộ Tài Chính năm 2015 là giai đoạn chuyển đổi chế
độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC theo hướng linh hoạt, phù hợp với thông
lệ quốc tế nên dữ liệu tài chính sẽ có một số điểm thay đổi so với quyđịnh cũ.
Tác giả thu thập dữ liệu tới năm cuối 2019 vì một số lý do cả khách quanvà chủ
quan:
- Luận án được tiến hành từ năm 2020 nhưng trong khoảng thời gian 2 năm
là năm 2020 và năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 đã gây gián đoạn tới các
bước thực hiện đề tài và bảo vệ các cấp theo quy định của Viện Đào tạo Sau đại học;
- Tác giả thu thập một phần số liệu thông qua cơ sở dữ liệu Thomson Reuters
- Datastream và một phần tổng hợp trực tiếp trên các báo cáo của các doanh nghiệp
niêm yết công bố trên sàn chứng khoán Việt Nam nên mất khoảng 1 năm mới có đủ
dữ liệu cần cho luận án;
- Dữ liệu thứ cấp thường có độ trễ về mặt kinh tế hơn so với dữ liệu phỏng vấn
trực tiếp đại diện các công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp gồm phương pháp nghiên cứu định
tính trước, sau đó là phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích, đánhgiá và
bàn luận những ảnh hưởng phát sinh trong mô hình đề xuất.
 Phương pháp nghiên cứu định tính
Tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia nhằm đạt được hai mục đích: (1)
Chuyên gia giúp đánh giá sự phù hợp của khái niệm và cách đo lường các biến từ
7
nghiên cứu trước khi vận dụng vào các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam; (2)
Chuyên gia nhận định ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và điều tiết giữa các biến trong
mô hình nghiên cứu lý thuyết, từ đó giúp hình thành mô hình nghiên cứu chính thức
của luận án.
 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đã hình thành mô hình nghiên cứu
chính thức cho nghiên cứu định lượng.
Thu thập dữ liệu: Tác giả thu thập số liệu về sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị
trường dòng sản phẩm, chiến lược cạnh tranh, số năm hoạt động của công ty và
HQKD của doanh nghiệp thông qua cơ sở dữ liệu Thomson Reuters - DataStream.
Đối với số liệu về chỉ số QTCT (Corporate Governance Index - CGI) của các công ty
niêm yết tại Việt Nam, tác giả thu thập trực tiếp thông qua các báo cáo tài chính, báo
cáo quản trị, báo cáo thường niên cũng như thông tin niêm yết chung trên trang web
của công ty, web CafeF.vn, web Vietstock.vn. Số liệu xử lý bằng phần mềm Stata 14
giúp kiểm chứng tác động giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.
Các bước phân tích dữ liệu được triển khai gồm: (1) Xử lý dữ liệu nhiễu; (2)
Kiểm tra khuyết tật của mô hình; (3) Kiểm tra ảnh hưởng giữa các biến trong mô hình
cấu trúc tuyến tính; (4) Đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu thông qua các
chỉ số chỉ số χ², chỉ số RMSEA, chỉ số CFI (Comparative Fit Index), chỉ số TLI, chỉ
số SRMR; (5) Kiểm định sự khác biệt giữa các ngành nghề trong mẫu nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
 Đóng góp về mặt khoa học
Luận án đóng góp các điểm chính về học thuật:
Thông qua quá trình lược khảo tài liệu, tác giả nhận thấy các nghiên cứu tập
trung kiểm chứng tác động của sở hữu nước ngoài tới QTCT, cạnh tranh thị trường
dòng sản phẩm tới QTCT hay ảnh hưởng của QTCT tới HQKD của doanh nghiệp.
Theo lý thuyết đại diện, nhân tố sở hữu nước ngoài kết hợp với cạnh tranh thị
trường dòng sản phẩm góp phần nâng cao hoạt động của QTCT, từ đó giảm vấn đề
8
đại diện, gia tăng kiểm soát và cải thiện HQKD của doanh nghiệp. Chính vì vậy,
nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài và cạnh tranh thị trường dòng
sản phẩm tới HQKD của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCTlà rất
cần thiết. Kết quả đạt được cung cấp bằng chứng khoa học cũng như những kiến thức
liên quan tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản
phẩm, QTCT và HQKD.
Luận án bổ sung thêm vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan
hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD của doanh nghiệp. Kếtquả
này đem lại những hiểu biết mới về mặt lý luận vì các nghiên cứu trước chú trọng
xem xét ảnh hưởng trực tiếp của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới HQKD hay
vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa cấu trúc vốn, đòn bẩy
tài chính, sức cạnh tranh và HQKD của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trong bối cảnh
cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm không ngừng tăng lên thì xây dựng chiến lược
cạnh tranh để tạo ưu thế dẫn đầu là rất cần thiết nhưng hiệu quả củachiến lược cạnh
tranh như thế nào còn tùy thuộc vào cách thức triển khai, sức ép từ đối thủ, từ thị
trường vì vậy HQKD của doanh nghiệp có thể không như kỳ vọng.
 Đóng góp về mặt thực tiễn
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Nhà nước tăng cường huy động vốn từ
nước ngoài và cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm nhằm nâng cao vai trò của QTCT,
từ đó cải thiện HQKD của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp: Kết quả cung cấp bằng chứng để doanh nghiệp nhận
thấy vai trò của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm có ảnh
hưởng cùng chiều tới QTCT và HQKD. Đồng thời, nghiên cứu khẳng định vai trò
điều tiết ngược chiều của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa cạnh tranh thị
trường dòng sản phẩm và HQKD của doanh nghiệp. Cụ thể, khi doanh nghiệp xây
dựng chiến lược cạnh tranh càng mạnh mẽ nhưng trong bối cảnh cạnh tranh thị trường
dòng sản phẩm ở mức cao làm HQKD không tốt.
Đối với các nhà nghiên cứu: Thông qua kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm
tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học về ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, cạnh
9
tranh thị trường dòng sản phẩm tới HQKD của doanh nghiệp thông qua vai trò trung
gian của QTCT. Bên cạnh đó, luận án gợi mở các hướng nghiên cứu có thể thực hiện
trong tương lai.
6. Bố cục nghiên cứu
Phần mở đầu: Nội dung trình bày một cách tổng quát nhất về vấn đề nghiên
cứu, tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp và đóng góp của luận
án.
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý
10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trong chương 1, tác giả thực hiện tổng quan nghiên cứu trước theo 4 dòng
nghiên cứu để làm rõ những thành quả nghiên cứu đạt được và trên cơ sở đó xác định
điểm mới có thể thực hiện trong luận án. Đầu tiên, tác giả trình bày các nghiên cứu
về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với QTCT và HQKD của doanhnghiệp.
Tiếp theo, tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng
sản phẩm với QTCT và HQKD của doanh nghiệp. Sau đó, tác giả trình bày các nghiên
cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
và HQKD của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian củaQTCT. Cuối cùng,
tác giả lược khảo các nghiên cứu xem xét tác động điều tiết của chiến lược cạnh
tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thịtrường dòng sản
phẩm và HQKD của doanh nghiệp.
1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước
1.1.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với QTCT và HQKD
của doanh nghiệp
Ở dòng nghiên cứu này, tác giả lược khảo 2 hướng nghiên cứu có liên quan là:
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với QTCT; Nghiên cứu về mối
quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với HQKD của doanh nghiệp.
1.1.1.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và QTCT
Trong dòng nghiên cứu này, tác giả trình bày mối quan hệ hai chiều giữa sở
hữu nước ngoài với QTCT thông qua các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Đầu tiên, đề tài phân tích tác động của sở hữu nước ngoài tới QTCT:
 Đối với nghiên cứu nước ngoài:
Các nghiên cứu ban đầu chủ yếu bình luận về vai trò của sở hữu nước ngoài
trong cơ cấu vốn doanh nghiệp và QTCT. Cụ thể, Hallward-Driemeier và cộng sự
(2002), Doms và Jensen (2007) khẳng định sự gia tăng sở hữu nước ngoài trong doanh
nghiệp sẽ đem lại nhiều lợi thế. Đầu tiên đó là lượng vốn dùng cho sản xuất kinh
doanh tăng lên. Tiếp theo, họ là người có chuyên môn và năng lực quản trị tốt.
11
Những lợi thế này giúp doanh nghiệp củng cố vững chắc sự phát triển trong tương lai
(Buckley và cộng sự, 1978; Blomström, 1986; Kimura và Kiyota, 2006). Các nghiên
cứu tiếp theo lập luận rõ hơn ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài tới QTCT như bài
viết của Chevalier và cộng sự (2006) thực hiện tại Indonesia. Nhóm tác giả theo dõi
sự thay đổi dòng vốn của các công ty đa quốc gia vào doanh nghiệp sau khủng hoảng
tài chính châu Á năm 1997 và nó đã góp phần củng cố tốt QTCT. Một nghiên cứu
khác của Ananchotikul (2007) thực hiện ở Thái Lan tập trung so sánh giữa sở hữu
nước ngoài là cá nhân với tổ chức ảnh hưởng tới QTCT. Trong đó, QTCT được đo
lường thông qua 76 câu hỏi liên quan tới cấu trúc QTCT, xung đột lợi ích, trách nhiệm
của HĐQT. Ananchotikul (2007) lựa chọn kỹ thuật OLS để phân tích dữ liệu 365
công ty và chứng minh được cá nhân nước ngoài ảnh hưởng cùng chiều tới QTCT tốt
hơn dưới danh nghĩa các tổ chức nước ngoài. Bởi lẽ, Ananchotikul (2007) nhận thấy
cá nhân nhà đầu nước ngoài thường nắm giữ tỷ lệcổ phần nhỏ (còn được gọi là cổ
đông thiểu số) nên họ sẽ có xu hướng tham gia và cải thiện hoạt động QTCT nhằm
bảo vệ quyền lợi của họ trước sự ảnh hưởng của cổđông lớn. Đối với tổ chức nước
ngoài, họ thường lựa chọn các doanh nghiệp có hệ thống QTCT tốt mới quyết định
đầu tư với hy vọng hệ thống này giúp họ hạn chế quyền kiểm soát của cổ đông lớn.
Vì vậy, họ không góp phần làm cho QTCT tốt hơn. Gần đây, nghiên cứu của Shubita
và Shubita (2019) lựa chọn bối cảnh nghiên cứu tại Jordan. Đây là nền kinh tế mới
nổi, tỷ lệ sở hữu trong nước cao, thị trườngdễ bị thao túng. Chính vì vậy, các doanh
nghiệp ở đây đang ngày một đa dạng hóa nguồn vốn bằng cách huy động từ nước
ngoài nhằm gia tăng vai trò QTCT trong doanh nghiệp, giúp hạn chế gian lận tài
chính, thiếu minh bạch thông tin thị trường. Kết quả phân tích 110 công ty niêm yết
từ năm 2000 - 2008 đã chứng minh dòng vốn này tác động dương đến QTCT thể hiện
qua việc minh bạch thông tin trên thị trường, nâng cao trách nhiệm của HĐQT đối
với hoạt động của doanh nghiệp.
 Đối với nghiên cứu tại Việt Nam:
Trong năm 2022, Hà Xuân Thạch và Trần Thị Thu đã kiểm chứng qua số liệu
128 công ty niêm yết tại Việt Nam và cho thấy sở hữu nước ngoài ảnh hưởng cùng
12
chiều tới QTCT.
Sau đó, tác giả phân tích ảnh hưởng của QTCT tới sở hữu nước ngoài.
 Đối với các nghiên cứu ở nước ngoài:
Gordon (2006) cho rằng khi HĐQT gồm nhiều thành viên độc lập sẽ tăng thu
hút cá nhân/tổ chức nước ngoài vì các thành viên này không có quan hệ về lợi ích với
doanh nghiệp, họ sẽ hành động vì lợi ích chung của tập thể (Shleifer và Vishny, 1997;
Bebchuk và Weisbach, 2010; Luo và cộng sự, 2009; Min và Bowman, 2015). Bên
cạnh đó, nhà đầu tư cho rằng khi doanh nghiệp xây dựng hệ thống QTCT giốngđất
nước của họ, họ sẽ được bảo vệ cũng như dễ dàng tiếp cận thị trường khác hơn
(Dahlquist và cộng sự, 2003; Karolyi và Stulz, 2003; Bell và cộng sự, 2012). Trong
khi đó, Mangena và Tauringana (2007) thực hiện tại Zimbabwe trong 2 năm 2002
và 2003 đã sự cải thiện hệ thống QTCT giúp tăng trách nhiệm giải trình và công bố
thông tin, từ đó thu hút dòng vốn nước ngoài. Tương tự, Tunaya và Yüksel (2017)
cho rằng sự khác biệt về thể chế liên quan tới QTCT ở mỗi quốc gia sẽ làm thay đổi
quyết định của cá nhân/tổ chức nước ngoài, vì vậy hoàn thiện QTCT là rất cần thiết.
Kết quả này được Bhatta và cộng sự (2022) ủng hộ khi thực hiện ở Indonesia.
 Đối với nghiên cứu tại Việt Nam:
Các công trình khoa học trong nước chưa kiểm chứng mối quan hệ này. Một
số bài viết chủ yếu dựa trên tài liệu liên quan như quy định của OECD, luật chứng
khoán năm 2013 để việc nhấn mạnh vai trò của QTCT tới tăng tỷ lệ sở hữu nước
ngoài (Nguyễn Thành Long và Trần Minh Giang, 2017; Phạm Thị Tường Vân, 2018).
Thông qua quá trình tổng quát các công trình khoa học cho thấy mối quan hệ
trên nhận được sự chú ý của các tác giả. Tuy nhiên, mối quan hệ này chưa được kiểm
chứng nhiều ở Việt Nam. Hơn thế nữa, một số nghiên cứu như Ananchotikul (2007),
Shubita và Shubita (2019) thực hiện ở nền kinh tế có sự tương đồng với Việt Nam
đã khẳng định tăng sở hữu nước ngoài góp phần nâng cao vai trò của QTCT trong
kiểm soát, điều tiết doanh nghiệp. Do đó, luận án cần nghiên cứu thêm để xác nhận
tương quan này.
13
Phụ lục 1 của luận án trình bày chi tiết các kết quả nghiên cứu trước.
1.1.1.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD của doanh
nghiệp
Qua quá trình lược khảo tài liệu liên quan, các học giả tập trung phân tích tác
động của sở hữu nước ngoài tới HQKD của doanh nghiệp vì vậy phần trình bày dưới
đây cũng đi theo hướng phân tích đó.
 Đối với nghiên cứu nước ngoài:
Peterson và cộng sự (2003) cho rằng doanh nghiệp nên chú trọng khai thác
tốt dòng vốn nước ngoài vì nó góp phần thay đổi kết quả đầu ra. Tương tự,Blomström
và Sjöholm (1999) nhận thấy ở Indonesia tỷ lệ sở hữu nước ngoài chỉ chiếm khoảng
20% trên tổng vốn của công ty nhưng làm hiệu suất hoạt động cao hơn nguồn vốn
đầu tư nội địa. Một nhận định tiếp theo của Yudaeva và cộng sự (2003) khi kiểm
chứng tại các doanh nghiệp ở Nga cho thấy sự hiện diện cá nhân/tổ chức nước ngoài
giúp thúc đẩy khả năng quản trị, tăng năng lực nghiên cứu, mở rộng thị trường tín
dụng quốc tế và phạm vi hoạt động trên toàn cầu.
Trong khi đó, Chari và cộng sự (2009) phân tích sự gia tăng lượng vốn của
cá nhân/tổ chức nước ngoài trong các công ty Mỹ từ năm 1980 - 2007 đã làm lợi tức
doanh nghiệp tăng lên. Kết quả đạt được tương tự khi Jeon và cộng sự (2011) thực
hiện nghiên cứu ở Hàn Quốc giai đoạn từ năm 1994 - 2004 hay Lindemanis và cộng
sự (2019) kiểm chứng tại Châu Âu. Tiếp đến, nhóm tác giả Gurbuz và Aybars (2010)
lựa chọn mẫu gồm 205 doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ trong 3 năm từ năm 2005
- 2007 đã khẳng định thêm mối quan hệ trên. Sau đó, Kao và cộng sự (2019) đã lựa
chọn doanh nghiệp Đài Loan - nơi mà phần lớn vốn thuộc sở hữu gia đình. Tuy nhiên,
kết quả chứng minh rằng dù sở hữu nước ngoài không nhiều so với sở hữugia đình
nhưng nó góp phần gia tăng đáng kể giá trị sổ sách: ROA, ROE và giá trị thị trường:
Tobin’s Q. Nghiên cứu của Webster và cộng sự (2022) thực hiện ở các quốc gia châu
Phi nằm ở phía Nam Sahara cũng củng cố rằng sự thay đổi dòng sở hữu nước ngoài
hơn 3 thập kỷ đã đem lại sự thay đổi về kết quả đầu ra của các doanh nghiệp ở đây
như lợi nhuận, giá trị xuất khẩu và tay nghề của người lao
14
động. Tuy nhiên, một số nghiên cứu như Millet-Reyes và Zhao (2010), Shan và
McIver (2011), Mihai và Mihai (2013) không tìm thấy mối quan hệ này. Nghiên cứu
mới nhất của Teng và cộng sự (2022) cũng khẳng định thêm nhận định này khi lựa
chọn kiểm chứng ở 428 công ty vừa và nhỏ mới niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm
Quyến. Trong khi đó, Lensink và cộng sự (2008) cho rằng sở hữu nước ngoàiảnh
hưởng ngược chiều tới HQKD của doanh nghiệp.
 Đối với nghiên cứu tại Việt Nam:
Nước ta được đánh giá là nền kinh tế tiềm năng, thể chế chính trị, xã hội và
tốc độ phát triển tương đối ổn định trong giai đoạn trước năm 2019. Giai đoạn sau khi
dịch Covid 19 bùng nổ, tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở giá trị dương (trên thế giới
có 4 quốc gia đạt tăng trưởng dương gồm Ai Cập, Đài Loan, Trung Quốc và Việt
Nam) nên rất thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài (Nguyễn Thị Phương
Dung, 2020). Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu đã tập trung phân tích ảnh hưởng của
sở hữu nước ngoài tới HQKD của doanh nghiệp. Cụ thể, Phung vàHoang (2013)
thu thập số liệu tại doanh nghiệp trên sàn chứng khoán HOSE và HNX với 2,775
quan sát trong 6 năm bắt đầu từ năm 2007 đã cho thấy mối quan hệ này có tương quan
hình chữ U. Hong và Loan (2017) đã khi kiểm chứng tại 710 công ty ở Việt Nam giai
đoạn năm 2013 - 2016 cũng đưa ra nhận định tương tự. Trong khi đó, một số nghiên
cứu có nhận định ngược lại khi cho rằng hai biến trên có quan hệ hình chữ U ngược
như Phung và Mishra (2016), Vo và cộng sự (2020), Duong và cộng sự (2021).
Vinh (2014) lựa chọn cách tiếp cận sở hữu nước ngoài theo hướng phân chia
tỷ lệ sở hữu theo 3 ngưỡng: dưới 5%, từ 5% - 20% và trên 20%, từ đó kiểm chứng
ảnh hưởng của tỷ lệ này tới HQKD của doanh nghiệp. Phạm vi lấy dữ liệu chỉ tập
trung ở sàn HOSE và kết quả chứng minh ở ngưỡng 1 không tồn tại mối quan hệ,
ngưỡng 2 có ảnh hưởng cùng chiều và ngưỡng 3 là tác động ngược chiều. Kết quả
này cũng được Nguyen và cộng sự (2020) khẳng định nhưng lựa chọn phương pháp
ước lượng OLS, FEM và REM.
15
Tuy nhiên, Phong và cộng sự (2018) cho rằng sở hữu nước ngoài ảnh hưởng
âm tới HQKD khi lựa chọn thời gian thu thập dữ liệu từ năm 2009 - 2015 ở các công
ty niêm yết tại Việt Nam. Kết quả này tương đồng với bài viết của Nguyễn Anh Phong
và Ngô Phú Thanh (2017).
Thông qua quá trình lược khảo tài liệu cho thấy kết quả kiểm chứng chưa thống
nhất nhưng rất cần phân tích thêm. Bởi vì dòng vốn nước ngoài góp phần phát triển
kinh tế các nước đang phát triển. Sự khác biệt về thời gian, không gian, đặc điểm nền
kinh tế trong nghiên cứu cũng có thể làm kết quả thiếu nhất quán. Chính vì vậy, luận
án lựa chọn kỹ thuật thống kê khác, dữ liệu thuộc khoảng thời gian gần với hiện tại
và phạm vi thu thập dữ liệu rộng hơn để kiểm chứng lại mối quan hệ trên, từ đó đề
xuất hàm ý phù hợp hơn.
Chi tiết các tóm tắt nghiên cứu được tổng hợp trong phụ lục 2, 10.
1.1.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
với QTCT và HQKD của doanh nghiệp
Ở dòng nghiên cứu này, tác giả lược khảo 2 hướng nghiên cứu có liên quan là:
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm với QTCT;
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm với HQKD của
doanh nghiệp.
1.1.2.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
và QTCT
 Đối với nghiên cứu nước ngoài:
Các quốc gia tích cực hợp tác về kinh tế đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp
mở rộng trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, biến động của thị trường,
của đơn vị cùng ngành đã làm cho cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm không
ngừng tăng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống QTCT tốt để có
thể điều tiết, kiểm soát và thích ứng trước những thách thức của thị trường cũng như
hạn chế rủi ro tài chính (Ali và cộng sự, 2009, 2014; Li, 2010, De Almeida và
Dalmácio, 2015). Đây chính là lý do mà một số nghiên cứu đi khám phá ảnh hưởng
của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT như Januszewski và cộng sự
16
(2003) thực hiện tại Đức. Trong giai đoạn 9 năm từ năm 1986, năng suất của các
doanh nghiệp ở Đức đang tăng chậm hơn trong nhiều thập kỷ gần đây khi so sánh với
Mỹ. Lý do hiệu quả sản xuất không đạt vì cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm còn
thấp và QTCT còn yếu (Baily và cộng sự, 1995; Börsch-Supan và MacKinsey, 1997;
Börsch-Supan và Romer, 1998; Allen và Gale, 2000). Với cỡ mẫu gồm 491 công ty
từ năm 1986 - 1994, kết quả khẳng định cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm góp
phần làm cho QTCT tốt hơn. Tiếp đến, Chen và cộng sự (2012) cho rằng khi cạnh
tranh thị trường cao sẽ giúp cải thiện QTCT (thể hiện qua kiểm soát dòng tiền). Một
nghiên cứu khác của De Almeida và Dalmácio (2015) lựa chọn 2 mốc thời gian vào
năm 2001 (cơ chế QTCT được đưa vào thực hiện) và năm 2008 (sau khủng hoảng
kinh tế) để tổng hợp dữ liệu từ 91 công ty Brazil. Nhóm tác giả chứng minh cạnh
tranh thị trường dòng sản phẩm tương quan cùng chiều với QTCT, từ đó tăng tính
trung thực của thông tin tài chính. Năm 2020, Yeh và Liao thực hiện kiểm tra sự tác
động của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT thể hiện qua sự kế nhiệm
quản lý trong các công ty gia đình. Biến QTCT hiện diện lúc này là sởhữu gia
đình trong các doanh nghiệp vì một nửa các công ty ở Đài Loan là công ty gia đình.
Thông qua số liệu 382 công ty từ năm 1997 - 2016 cho thấy cạnh tranh thị trường
dòng sản phẩm có tương quan cùng chiều với QTCT, từ đó ảnh hưởng đến lựa chọn
người kế nhiệm là thành viên bên ngoài gia đình.
Trong khi đó, một số quan điểm cho rằng cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
được coi là một cơ chế mạnh mẽ nhằm gia tăng kỷ luật trong quản lý và loại bỏ các
khâu kém hiệu quả trong doanh nghiệp (Stigler, 1958; Allen và Douglas, 2000). Đồng
thời, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tăng lên sẽ làm giảm vai trò của QTCT
trong doanh nghiệp. Lúc này, nó trực tiếp điều tiết hành vi nhà quản lývà yêu cầu
họ thực hiện tốt nhiệm vụ nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. Cụ thể, theoKaruna
(2007) lựa chọn 7,556 quan sát năm tại các công ty ở Mỹ trong giai đoạn từ năm 1992
- 2003 nhằm xem xét ảnh hưởng của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới động
cơ của nhà quản lý. Kết quả chứng tỏ cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm cao sẽ
thay thế QTCT gây áp lực cho nhà quản lý, đốc thúc họ làm tròn trách
17
nhiệm với doanh nghiệp. Bản thân nhà quản lý cũng hiểu rằng khi họ làm tốt nhiệm
vụ của mình, họ không chỉ có được ưu đãi về cổ phần, các khoản thưởng mà còn
chứng minh được giá trị bản thân trong doanh nghiệp cũng như trên thị trường lao
động. Nhận định này cũng được Chou và cộng sự (2011), Sheikh (2018),
Jaroenjitrkam và cộng sự (2020) ủng hộ. Năm 2016, Ko và cộng sự xem xét sự tác
động giữa QTCT (đại diện là nguồn vốn tư nhân, gia đình hay nhà nước), cạnh
tranh thị trường dòng sản phẩm và động lực điều hành của nhà quản lý (động lực thể
hiện qua việc trả lương dựa trên HQKD). Nhóm tác giả khẳng định cạnh tranh thị
trường dòng sản phẩm tác động cùng chiều tới động lực điều hành của nhà quản lý
nhưng tương quan ngược chiều tới QTCT vì đặc thù công ty tại 4 quốc gia (Trung
Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore) có lượng vốn trong nước (gia đình và nhà
nước) cao. Tiếp theo đó, Chhaochharia và công sự (2017) lựa chọn điềutra tại các
công ty của Mỹ áp dụng đạo luật Sarbanes Oxley Act (SOX) trong giai đoạn từ năm
2000 - 2006 vì SOX mở rộng các yêu cầu về quản trị như tăng tiết lộ thông tin tài
chính, CEO và CFO phải có văn bằng hoặc chứng chỉ về tài chính, sự hiện diện của
giám đốc độc lập trong HĐQT...Kết quả tìm thấy khi cạnh tranh thị trường dòng sản
phẩm không cao thì SOX tăng làm HQKD tốt hơn và ngược lại. Năm 2019, Noghani
và Noghanibehambari xây dựng 2 giả thuyết: khi cạnh tranh thịtrường dòng sản
phẩm tăng lên làm giảm quyền biểu quyết liên quan tới vấn đềquản trị trong công
ty (lựa chọn, thay thế giám đốc) và làm giảm sự lơ là trong quảnlý. Giả thuyết nghiên
cứu được khẳng định cho thấy cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tương quan ngược
chiều với QTCT. Trong nghiên cứu của Babar và Habib (2020), Gempesaw (2021)
nhấn mạnh thêm cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm giống như một công cụ quản
trị bên ngoài thay thế QTCT ảnh hưởng tới động cơ làm việc của giám đốc điều hành,
giúp hạn chế xung đột nội bộ với mục tiêu cải thiện HQKD của doanh nghiệp.
 Đối với nghiên cứu tại Việt Nam:
Qua quá trình tìm kiếm tài liệu trong nước tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu
kiểm tra ảnh hưởng của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT. Đây chính
18
là tiền đề để tác giả kiểm chứng mối quan hệ này ở Việt Nam và một lý do nữa xuất
phát từ sự thiếu thống nhất về kết quả thu được.
Chi tiết các tóm tắt về mối quan hệ này được trình bày trong phụ lục 3 của
luận án.
1.1.2.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
và HQKD của doanh nghiệp
 Đối với nghiên cứu nước ngoài:
Các nhà kinh tế cho rằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp góp phần sử dụng
nguồn lực phù hợp hơn (Hart, 1983; Liu và cộng sự, 2018). Thêm vào đó,nhân
tố này giúp doanh nghiệp phải tìm ra hướng đi phù hợp như tiết kiệm chi phí, phát
triển công nghệ để cạnh tranh với doanh nghiệp khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận (Horn
và cộng sự, 1994).
Ngoài ra, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm giúp hạn chế mâu thuẫn nội
bộ tại công ty. Hart (1983) đánh giá cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm như cơ chế
quản trị kiểm soát bên ngoài doanh nghiệp, điều tiết hoạt động quản lý vì vậy khi
cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm cao dẫn tới áp lực giảm giá sản phẩm, nhà quản
lý cần tập trung điều hành doanh nghiệp để có thể tìm ra các chiến lược tăng năng
suất, giảm chi phí hoạt động từ đó giúp cải thiện kết quả đầu ra. Nhận định củaBaggs
và De Bettignies (2007) tại Canada cũng đồng nhất. Bên cạnh đó, Leventisvà cộng
sự (2011) tại Hy Lạp chứng minh được cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm có ảnh
hưởng ngược chiều với chi phí kiểm toán vì nhân tố này tạo sự giám sát tốt bởi các
thành phần trong và ngoài doanh nghiệp, từ đó giảm những rủi ro về gian lận thông
tin tài chính.
Một số quan điểm đi vào khẳng định cạnh tranh thị trường dòng sản phẩmtác
động trực tiếp tới HQKD của doanh nghiệp. Minh họa đầu tiên, nghiên cứu điển hình
của Nickell (1996) ở 670 doanh nghiệp tại Anh từ năm 1972 - 1986, trong đó cạnh
tranh thị trường dòng sản phẩm đo lường qua thị phần, mức độ tập trung đối thủ cạnh
tranh. Dữ liệu đã khẳng định sự gia tăng mức độ tập trung đối thủ cạnh tranh giúp cải
thiện năng suất sản phẩm đầu ra nhưng khi thị phần doanh nghiệp
19
tăng cho kết quả trái ngược. Nghiên cứu khác của Sharma (2011) khẳng định cạnh
tranh thị trường dòng sản phẩm đo lường qua khả năng thay thế sản phẩm, quy mô
thị trường gia tăng EPS (lợi nhuận/cổ phiếu) tại Mỹ. Bài viết của Moradi và cộng sự
(2017) ở Iran cũng đồng thuận với kết luận này. Năm 2021, Liu và cộng sự thực hiện
đề tài ở Trung Quốc với khoảng thời gian thu thập số liệu từ năm 2016 - 2020. Đây
là khoảng thời gian Trung Quốc trải qua giai đoạn dịch Covid 19 ảnh hưởng nặng nề.
Nhóm tác giả đã phân tích bối cảnh kinh tế và khẳng định rằng chính tronggiai đoạn
này môi trường kinh doanh, sức ép cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ngày càng
tăng sẽ là đòn bẩy để doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao kết quả đầu ra.
Một kết quả phân tích khác của Schmidt (1997) đưa ra kết quả trái chiều rằng
cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm cao thúc đẩy nhà quản lý doanh nghiệp tìm mọi
cách để cải thiện kết quả hoạt động nhưng điều đó làm chi phí tăng cao gây ra giảm
lợi nhuận. Liu và cộng sự (2018) khi tiến hành ở 20,706 quan sát năm tại các công ty
ở Trung Quốc từ năm 2001 - 2016 cũng đạt được kết quả tương tự. Nhóm tác giả lập
luận rằng nền kinh tế Trung Quốc hơn 3 thập kỷ qua có sự phát triển vượt bậc về
kinh tế ở mọi ngành nghề, tuy nhiên sự kiểm soát chặt chẽ từ cơ chế chính sách khiến
thị trường thiếu linh hoạt, nhà quản lý bị hạn chế quyền lực vì vậy khi cạnh tranh thị
trường dòng sản phẩm tăng cao làm HQKD của doanh nghiệp giảm.
 Đối với nghiên cứu tại Việt Nam:
Nghiên cứu của Châu Văn Thưởng và cộng sự (2017) lấy bối cảnh tại 302
doanh nghiệp niêm yết ở Hồ Chí Minh đã khẳng định cạnh tranh thị trường dòngsản
phẩm (đo lường qua chỉ số HHI và BI) điều tiết dương tới mối quan hệ giữa đònbẩy
tài chính và HQKD. Trong khi đó, nhóm tác giả Thu và Minh (2022) cho rằng HQKD
chỉ tăng khi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh thị trường dòng sản
phẩm thấp với quyền sở hữu nhà nước cao.
20
Thông qua các tài liệu phân tích trên đã cho thấy sự thiếu nhất quán về kết quả.
Đồng thời, số lượng nghiên cứu trong nước còn khá hạn chế nên việc kiểm chứng
thêm là cần thiết.
Chi tiết các tóm tắt về mối quan hệ này được trình bày trong phụ lục 4, 11 của
luận án.
1.1.3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường
dòng sản phẩm và HQKD của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của
QTCT
Ở dòng nghiên cứu này, tác giả tổng quát 3 hướng nghiên cứu có liên quan là:
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và HQKD; Nghiên cứu về mối quan hệ giữa
sở hữu nước ngoài và HQKD thông qua vai trò trung gian của QTCT; Nghiên cứu về
mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD thông qua vai trò
trung gian của QTCT.
1.1.3.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và HQKD của doanh nghiệp
 Đối với nghiên cứu nước ngoài:
Trong công ty cổ phần, vấn đề đại diện luôn hiện hữu do chủ sở hữu giao
quyền cho người quản lý điều hành (Hassan và cộng sự, 2016). Theo Maher và
Andersson (2000), Moldoveanu và Martin (2001) doanh nghiệp cần có một hệthống
QTCT hữu hiệu giúp dung hòa lợi ích giữa các bên. Đồng thời, QTCT còn là công cụ
hữu hiệu giúp gia tăng sức hút về vốn trong và ngoài nước, cải thiện kếtquả đầu
ra (Bhatt và Bhatt, 2017). Tuy nhiên, QTCT tại mỗi quốc gia có nhiều khácbiệt nên
việc kiểm chứng ảnh hưởng của nó tới HQKD của doanh nghiệp là rất cần thiết
(Piesse và cộng sự, 2007). Các nghiên cứu thông thường thực hiện theo ba cách:
lựa chọn các nội dung hay 1 nội dung trong cấu trúc QTCT hoặc hình thành chỉ
số CGI ảnh hưởng tới HQKD của doanh nghiệp.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nội dung trong QTCT tới HQKD như:
Dwivedi và Jain (2005) sử dụng hồi quy OLS để phân tích số liệu 340 công
ty ở Ấn Độ từ năm 1997 - 2001 chứng tỏ khi quy mô HĐQT càng tăng, cấu trúc vốn
đầu tư đa dạng giúp củng cố hoạt động quản trị, góp phần giảm thiểu vấn đề xung
21
đột giữa các bên và nâng cao kết quả đầu ra. Sau đó, kết quả này cũng được Aktan và
cộng sự (2018) tại Bharain, Ciftci và cộng sự (2019) ở Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ.
Nghiên cứu của Mashayekhi và Bazaz (2008) mở rộng đo lường QTCT bằng
cách bổ sung thêm biến tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, chủ tịch HĐQT kiêm
CEO, số lượng thành viên từ các tổ chức đầu tư trong HĐQT. Bằng việc phân tích dữ
liệu ở 240 công ty tại Iran chứng minh quy mô HĐQT quá lớn dẫn tới khó khăn trong
việc thống nhất ý kiến, thỏa thuận trong kiểm tra, kiểm soát và định hướng phát triển
kinh doanh. Trong khi đó, tăng số lượng giám đốc độc lập sẽ đảm bảo cácquyết định
khách quan hơn vì mục tiêu chung của doanh nghiệp, các nội dung còn lại của QTCT
không có tương quan. Cùng quan điểm này, Saidat và cộng sự (2019) sử dụng quy
mô 228 công ty ở Jordan và kết quả cho thấy CEO kiêm chủ tịch HĐQT trong công
ty gia đình ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD.
Một số bài viết đưa thêm biến đặc điểm của HĐQT (chuyên môn, số lần họp
trong năm), số năm điều hành của CEO, ban kiểm soát (quy mô và tỷ lệ giám đốc độc
lập), quy định chia cổ tức khi xem xét QTCT tại các nước như Ghana, Palestin,
Indonesia, Sri Lanka còn khá mới nên kết quả chưa có sự thống nhất. Cụ thể,
Tornyeva và Wereko (2012) nhận định các nội dung trong QTCT có tác động dương
tới HQKD của doanh nghiệp nhưng Hassan và cộng sự (2016) nhận diện khi HĐQT
họp nhiều hơn, số thành viên và tỷ lệ thành viên trong ban kiểm soát tăng cótác động
ngược chiều. Đối với Herdjiono và Sari (2017) khẳng định không có ảnh hưởng.
Mardnly và cộng sự (2018) chứng minh QTCT (quy mô HĐQT và số lượng thành
viên ban kiểm soát) ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD của doanh nghiệp nhưng tỷ lệ
giám đốc độc lập trong HĐQT, CEO kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT, vốn đầu tư của
giám đốc không tương quan.
Năm 2017, nghiên cứu của Bhatt và Bhatt đã bổ sung thêm biến về tuổi và thù
lao của nhà quản lý ngoài các biến đã đề cập trước đó để đo lường QTCT trong2 giai
đoạn năm 2007 và năm 2012, số liệu 113 công ty được xử lý bằng kỹ thuật 2SLS cho
thấy QTCT ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD của doanh nghiệp.
22
Pillai và Al-Malkawi (2018) bổ sung thêm biến đơn vị kiểm toán khi đo lường
QTCT ở các nước GCC. Thông qua phương pháp bình phương tối thiểu (GLS), số
liệu của 349 công ty từ năm 2005 - 2012 và khẳng định QTCT có mối liên hệ với
HQKD, tuy kết quả chi tiết ở mỗi nước có sự khác biệt. Cụ thể, QTCT (quy mô của
HĐQT, đơn vị kiểm toán) có ảnh hưởng ngược chiều tới HQKD của doanh nghiệp ở
tất cả các nước GCC nhưng CEO kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT chỉ có ảnh hưởng
ngược chiều khi thực hiện ở UAE và Kuwait hay tỷ lệ sở hữu cổ phầncủa tổ chức ảnh
hưởng âm tại Saudi Arabia.
Nghiên cứu một nội dung của QTCT ảnh hưởng tới HQKD:
Solakoglu (2013), Green và Homroy (2018) đã thu thập thông tin 100 công ty
tốt nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu đã khẳng định HĐQT gồm cả nam và nữ ảnh
hưởng cùng chiều tới HQKD. Gầy đây nhất, Amin và cộng sự (2022) cũng nhận định
tương tự nhưng với điều kiện tỷ lệ nữ giới cao trong HĐQT. Tuy nhiên, bàiviết
của Shehata và cộng sự (2017) lựa chọn các doanh nghiệp SME tại Anh từ năm 2005
- 2013, Marinova và cộng sự (2016) kiểm chứng ở Hà Lan và Đan Mạch hay Shukeri
và D Alfordy (2022) với đặc thù tỷ lệ nữ giới trong HĐQT của các công tyở Saudi
Arabia rất thấp là 8.1% đã không tìm thấy mối quan hệ trên.
Một nội dung nữa của QTCT đó là đặc điểm của HĐQT: Nghiên cứu của
Martín và Herrero (2018) cho rằng quy mô HĐQT và sự đa dạng giới tính trong
HĐQT có tương quan cùng chiều với chỉ số ROA nhưng tỷ lệ thành viên độc lập
trong HĐQT thì ngược lại. Kết quả đạt được tương tự với Nepal và Deb (2022) khi
sử dụng dữ liệu thu thập từ 40 doanh nghiệp dệt may lớn ở Ấn Độ. Trong khi đó,
Merendino và Melville (2019) HĐQT dù có tăng các giám đốc bên ngoài doanh
nghiệp cũng không có ảnh hưởng tới HQKD.
Nghiên cứu chỉ số QTCT (CGI) tác động tới HQKD:
Khanchel (2007) lựa chọn 624 công ty tại Mỹ trong giai đoạn từ năm 1994 -
2003 để xây dựng CGI (gồm các nội dung như tỷ lệ giám đốc độc lập trong HĐQT,
phần thưởng dành cho HĐQT; quy định bổ nhiệm thành viên của HĐQT, ban kiểm
soát). Kết quả thu được chứng minh CGI ảnh hưởng cùng chiều tới giá trị tài sản.
23
Tiếp đó, Black và cộng sự (2017) thực hiện nghiên cứu ở Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc
và Thổ Nhĩ Kỳ để xây dựng CGI (gồm các nội dung về HĐQT, công bố thông tin,
cấu trúc sở hữu và hướng dẫn về giao dịch các bên liên quan và quyền của cổ đông
thiểu số). Dữ liệu phân tích khẳng định CGI ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp ở mỗi quốc gia là không thống nhất như việc tiết lộ thông tin (tại công
ty ở Brazil, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ), cấu trúc HĐQT (ở các doanh nghiệp Hàn Quốc)
có ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD.
Vào năm 2018, Arora và Bodhanwala lựa chọn các công ty ở Ấn Độ để xây
dựng CGI (bao gồm cấu trúc HĐQT, cấu trúc vốn đầu tư, cổ đông nắm giữ cổ phiếu
không phải đơn vị quảng cáo và thị phần của công ty trên thị trường). Nhóm tác giả
phân tích dữ liệu 407 công ty trong vòng 6 năm bắt đầu từ 2009 đã cho thấy ảnh
hưởng cùng chiều của CGI tới HQKD. Hay Mishra và cộng sự (2021) cũng lấy bối
cảnh tại các doanh nghiệp phi tài chính ở Ấn Độ nhưng khoảng thời gian thu thập số
liệu từ năm 2010 - 2018 và cho kết quả tương tự.
Ở lập trường trái ngược, Gupta và Sharma (2014) khẳng định CGI ảnh hưởng
âm tới giá trị cổ phiếu của công ty, trong khi đó, Buallay và cộng sự (2017) thực hiện
ở 174 công ty niêm yết tại Saudi Arabia nhấn mạnh QTCT không có tác động.
 Đối với nghiên cứu tại Việt Nam:
Trong những năm gần đây, nước ta đang từng bước điều chỉnh các hướng
dẫn xây dựng hệ thống QTCT để đảm bảo hòa hợp với quy định của quốc tế (Cao
Đinh Kiên, 2016). QTCT được biết tới trên thế giới từ rất lâu với vai trò trong việc
thiết lập hệ thống kiểm soát, điều tiết doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Le Minh và
Walker (2008) cho rằng QTCT được biết tới khá muộn ở Việt Nam và phần lớn dựa
theo hướng dẫn của OECD để áp dụng vào công ty.
Nghiên cứu một số nội dung trong QTCT ảnh hưởng tới HQKD như Võ
Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013) thông qua dữ liệu 77 công ty từ năm 2006
- 2011 trên sàn HOSE cho thấy QTCT gồm số lượng nữ trong HĐQT, CEO kiêm
nhiệm chủ tịch HĐQT, kinh nghiệm của HĐQT và thù lao của HĐQT tác động
24
cùng chiều đến HQKD. Kết quả này cũng đạt được khi Phan và Duong (2021) thu
thập thông tin 101 công ty niêm yết ở HOSE. Tuy nhiên, Võ Hồng Đức và Phan Bùi
Gia Thủy (2013) cho rằng quy mô của HĐQT tác động ngược chiều tới HQKD của
doanh nghiệp thì Phan và Duong (2021) đưa ra nhận định đối lập, trong khi Vo và
Nguyen (2014), Vu và Pratoomsuwan (2019) không tìm thấy mối quan hệ này. Bài
viết của Phan Bùi Gia Thủy và cộng sự (2017) lựa chọn xem xét QTCT qua đặc điểm
của tổng giám đốc điều hành. Nhóm tác giả phân tích số liệu 120 công ty trên HOSE
từ năm 2009 - 2015 đã nhận thấy CEO nếu không kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT sẽ góp
phần cải thiện HQKD, trong khi đó tuổi và lượng vốn góp của CEO không tồn tại
mối quan hệ. Ting và cộng sự (2018) bổ sung thêm một nội dung nữa trong QTCT đó
là tần suất các cuộc họp. Thông qua số liệu 94 công ty trên sàn HOSE từ năm 2013 -
2015 cho thấy khi HĐQT họp nhiều hơn có tác động âm tới HQKD. Dao và Ngo
(2020) lựa chọn 60 công ty ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2014
- 2016 khẳng định thêm một nội dung nữa trong QTCT đó là đơn vị kiểm toán ảnh
hưởng ngược chiều tới HQKD. Gần đây nhất, nghiên cứu của Thi Xuan Hong Nguyen
and Hung Ngoc Dang (2022) bổ sung thêm nội dung về tỷ lệ các cổ đông lớn tham
gia vào HĐQT nhưng biến này tương quan âm tới HQKD của doanh nghiệp.
Nghiên cứu một nội dung trong cấu trúc QTCT ảnh hưởng tới HQKD
như Nguyen và cộng sự (2017) cho rằng HĐQT có số lượng thành viên độc tăng ảnh
hưởng ngược chiều tới HQKD của doanh nghiệp ở Việt Nam trong vòng 5 năm từ
năm 2010. Trong khi đó, Pham và Pham (2020) khẳng định khi CEO kiêm nhiệmchủ
tịch HĐQT sẽ ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD của doanh nghiệp. Nhóm tác giả
Hoàng Cẩm Trang và Võ Văn Nhị (2020) nhấn mạnh khi tỷ lệ nữ giới tăng trong
HĐQT ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD của doanh nghiệp.
Nghiên cứu chỉ số QTCT ảnh hưởng tới HQKD như Dao và Nguyen (2020)
sử dụng CGI để đo lường QTCT theo hướng dẫn thẻ điểm cân bằng Asean. Kết quả
thu thập từ 60 công ty (hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng, Thực phẩm và Đồ uống)
qua 3 năm 2015, 2017 và 2018 cho thấy CGI có tác động cùng chiều tới
25
Tobins’Q. Nhận định tương tự cũng được Ly và Duc (2020) khẳng định khi sử dụng
kỹ thuật thống kê 2SLS để phân tích 103 doanh nghiệp cổ phần trên sàn chứng khoán
HOSE. Gần đây nhất, Dao và Nguyen (2020) đưa ra cách tiếp cận dựa trên phương
pháp phân tích tổng hợp (meta-analysis) từ 36 bài báo và 251 nghiên cứu thực nghiệm
tại 24,692 công ty cũng đồng nhất với kết quả trên.
Tác giả nhận thấy kết quả nghiên cứu trước chưa có sự thống nhất và chủ đề
này vẫn được quan tâm cho tới thời điểm hiện tại. Đồng thời, Việt Nam đang hướng
tới thiết lập bộ chỉ số QTCT hòa hợp với yêu cầu của quốc tế cũng như nâng cao
tầm ảnh hưởng của QTCT trong doanh nghiệp (Cao Đinh Kiên, 2016). Vì vậy, luận
án kiểm chứng mối quan hệ này là cần thiết.
Chi tiết các tóm tắt về mối quan hệ này được trình bày trong phụ lục 5, 12 của
luận án.
1.1.3.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD của doanh
nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT
Qua quá trình xem xét tài liệu, các bài viết tập trung vào: Mối quan hệ giữa
sở hữu nước ngoài và QTCT, sở hữu nước ngoài hay QTCT và HQKD của doanh
nghiệp. Tác giả tìm thấy một số nghiên cứu có liên quan đồng thời điều tra tác động
của sở hữu nước ngoài và QTCT tới HQKD của doanh nghiệp bao gồm:
 Đối với nghiên cứu nước ngoài:
Bài viết của Kao và cộng sự (2019) đã tìm thấy đa dạng nguồn vốn, đặc điểm
của HĐQT ảnh hưởng dương tới HQKD của doanh nghiệp ở Đài Loan từ năm 1997
- 2015. Kết quả này cũng đồng nhất với khẳng định của Wijaya và Murhadi (2020)
khi thực hiện trên cỡ mẫu gồm 1,650 quan sát năm công ty tại Indonesia. Đối với Al-
Matari và Al-Hebry (2019) nhấn mạnh vai trò điều tiết dương của chất lượng kiểm
toán tới mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và ROA. Trong khi đó, nghiên cứu củaRashid
(2020) nhận định đặc điểm của HĐQT đóng vai trò trung gian ảnh hưởng tớimối quan
hệ này.
 Đối với nghiên cứu tại Việt Nam:
26
Dong và cộng sự (2019) cho rằng QTCT (thể hiện qua đặc điểm của HĐQT)
và sở hữu nước ngoài ảnh hưởng dương tới HQKD của các công ty cổ phần niêm yết
trên HOSE từ năm 2012 - 2016.
Tổng quát các nghiên cứu trên chủ yếu xem xét tác động đồng thời và trực tiếp
của sở hữu nước ngoài, QTCT tới HQKD của doanh nghiệp. Tác giả nhận thấy hướng
phân tích vai trò trung gian của QTCT (cụ thể hơn là chỉ số QTCT) trongmối quan
hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD của doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt trong
bối cảnh nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam.
Chi tiết các tóm tắt về mối quan hệ này được trình bày trong phụ lục 6, 13 của
luận án.
1.1.3.3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
và HQKD của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT
 Đối với nghiên cứu nước ngoài:
QTCT đã giúp hạn chế xung đột giữa các bên, tăng giá trị kinh tế trong
doanh nghiệp (Yermack, 1996; Gompers và cộng sự, 2003; Cremers và Nair, 2005).
Ngoài ra, một số bằng chứng gần đây chứng minh ngoài công cụ QTCT có thể giải
quyết được vấn đề đại diện thì yếu tố cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm là cơ chế
giám sát tự nhiên đối với nhà quản lý, nó tác động tới động cơ điều hành, nhiệt
huyết với công việc và mang lại kết quả tốt cho công ty có hoặc không có QTCT
(Ammann và cộng sự, 2013). Rất nhiều nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi, liệu cạnh tranh
thị trường dòng sản phẩm, QTCT và HQKD có tương quan hay không? Januszewski
và cộng sự (2003) phân tích số liệu từ 491 công ty sản xuất tại Đức từ năm 1986 -
1994 khẳng định cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và QTCT tác động cùng chiều
tới cải thiện công suất hoạt động. Ammann và cộng sự (2013) thựchiện ở khu vực
EU gồm 14 nước với quy mô mẫu gồm 3,102 quan sát từ năm 2003
- 2007 đã khẳng định QTCT làm tăng giá trị công ty khi hoạt động trong môi trường
không có cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm. Những năm sau đó, Singla và Singh
(2019) phân tích số liệu 500 doanh nghiệp tại Ấn Độ trong giai đoạn năm 2007 -
2016. Tuy nhiên, nhóm tác giả phân chia thành từng nhóm doanh nghiệp và các
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

More Related Content

Similar to Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...nataliej4
 
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhTác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI (OUTSOU...
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI  (OUTSOU...TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI  (OUTSOU...
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI (OUTSOU...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Man_Ebook
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) TRUNG ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH  NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)  TRUNG ...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH  NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)  TRUNG ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) TRUNG ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar to Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam (20)

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơiKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
 
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
 
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân HàngỨng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Đề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOT
Đề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOTĐề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOT
Đề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOT
 
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệLuận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhTác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
 
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung ƯơngLuận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
 
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI (OUTSOU...
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI  (OUTSOU...TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI  (OUTSOU...
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI (OUTSOU...
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng, 9 DIỂM
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng, 9 DIỂMLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng, 9 DIỂM
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng, 9 DIỂM
 
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂMLuận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
 
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) TRUNG ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH  NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)  TRUNG ...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH  NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)  TRUNG ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) TRUNG ...
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THU TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI, CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG DÒNG SẢN PHẨM ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THU TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI, CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG DÒNG SẢN PHẨM ĐẾN QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Hà Xuân Thạch TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôn xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài “Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án được thực hiện với sự hướng dẫn của PGS. TS. Hà Xuân Thạch. Luận án có tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài và tôiđã thực hiện trích dẫn theo đúng quy định của Nhà trường. Kết quả nghiên cứu của luận án hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất cứ đâu (ngoại trừ các bài báo của chính tôi thực hiện cùng Giảng viên hướng dẫn liên quan tới đề tài để đảm bảo đủ điều kiện đầu ra của nghiên cứu sinh). TPHCM, ngày tháng……năm 2022 Nghiên cứu sinh Trần Thị Thu MÃ TÀI LIỆU: 81207 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo và các Thầy, Cô giáo Khoa Kế toán đã cung cấp kiến thức bổ ích liên quan tới chuyên ngành giúp tôiđịnh hình rõ hơn hướng nghiên cứu và cách thức thực hiện tốt một luận án tiến sĩ. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS. Hà Xuân Thạch đã dồn nhiều tâm sức, thời gian trong suốt quá trình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi rất biết ơn Viện Đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện mọi mặt và cung cấp thông tin kịp thời trong suốt thời gian theo học cũng như bảo vệ các bước của luận án tiến sĩ. Tôi xin cảm ơn tập thể lãnh đạo Ban Giám đốc, Khoa Vận tải - Kinh tế, Bộ môn Tài chính - Kế toán Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ủng hộ, động viên và tạo điều kiện để tôi có thể tập trung hoàn thành luận án. Tôi rất cảm ơn các chuyên gia tham gia phỏng vấn đã đóng góp ý kiến rất chi tiết, sâu sắc cho luận án. Tôi gửi lời cảm ơn tới các em cựu sinh viên ngành Kế toán Khóa 57 nơi tôi công tác đã hỗ trợ thu thập số liệu phục vụ cho luận án. Sau cùng, tôi muốn cảm ơn tới gia đình đã luôn là nguồn động lực vô cùng to lớn giúp tôi có thể hoàn thành luận án. TPHCM, ngày...... tháng……năm 2022 Nghiên cứu sinh Trần Thị Thu
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................x DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xiii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................xiv TÓM TẮT................................................................................................................xv ABSTRACT............................................................................................................xvi PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................6 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................6 5. Đóng góp của đề tài ...............................................................................................7 6. Bố cục nghiên cứu .................................................................................................9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..............................10 1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước .....................................................................10 1 . 1 . 1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với QTCT và HQKD10 1.1.1.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và QTCT ...........10 1.1.1.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD ..........13 1 . 1 . 2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm với QTCT và HQKD ...................................................................................................15 1.1.2.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và QTCT............................................................................................................15 1.1.2.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD...........................................................................................................18 1 . 1 . 3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD thông qua vai trò trung gian của QTCT......................20
  • 6. iv 1.1.3.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và HQKD..............................20 1.1.3.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD thông qua vai trò trung gian của QTCT ......................................................................25 1.1.3.3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD thông qua vai trò trung gian của QTCT...........................................26 1 . 1 . 4 Nghiên cứu về tác động điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD...........27 1.1.4.1 Nghiên cứu về tác động điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD ......................................................27 1.1.4.2 Nghiên cứu về tác động điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD.........................28 1.2. Nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu............................................29 1.2.1 Nhận xét về các nghiên cứu trước................................................................29 1.2.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu ..............................................................31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................32 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................33 2.1. Khái niệm và nội dung các biến trong nghiên cứu........................................33 2.1.1 Khái niệm, nội dung về sở hữu nước ngoài (Foreign Ownership)..............33 2.1.2 Khái niệm, nội dung về cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm (Product Market Competition).............................................................................................35 2.1.3 Khái niệm, nội dung QTCT..........................................................................37 2.1.4 Khái niệm, nội dung hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Firm Performance).........................................................................................................39 2.1.5 Khái niệm, nội dung chiến lược cạnh tranh (Business Strategy) .................41 2.1.6 Khái niệm, nội dung các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu............42 2.2. Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu .................................................44 2.2.1 Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và QTCT................................................................................................................44 2.2.2 Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm
  • 7. v và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................45 2.2.3 Mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ..........46 2.3. Lý thuyết nền ....................................................................................................46 2.3.1. Lý thuyết đại diện và vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu........................46 2.3.1.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory).....................................................46 2.3.1.2 Vận dụng lý thuyết đại diện trong nghiên cứu......................................47 2.3.2. Lý thuyết thể chế và vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu.........................48 2.3.2.1 Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) ...............................................48 2.3.2.2 Vận dụng lý thuyết thể chế trong nghiên cứu .......................................49 2.3.3 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh và vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu .........50 2.3.3.1 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh (Theory of Competition Advantage) .......50 2.3.3.2 Vận dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh trong nghiên cứu.......................51 2.4 Phát triển giả thuyết nghiên cứu......................................................................52 2.4.1 Sở hữu nước ngoài ảnh hưởng tới QTCT.....................................................52 2.4.2 Sở hữu nước ngoài ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.53 2.4.3 QTCT ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .....................54 2.4.4 Sở hữu nước ngoài ảnh hưởng tới QTCT, qua đó tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp........................................................................................55 2.4.5 Cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng tới QTCT .......................56 2.4.6 Cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .........................................................................................................58 2.4.7 Cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng tới QTCT, từ đó tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp............................................................59 2.4.8 Vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp....................................................................................................................60 2.5 Mô hình nghiên cứu ..........................................................................................64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................65 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................67
  • 8. vi 3.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................67 3.1.1 Nhận diện phương pháp nghiên cứu ............................................................67 3.1.2 Biện luận phương pháp nghiên cứu áp dụng................................................67 3.2 Quy trình nghiên cứu........................................................................................68 3.3 Thang đo khái niệm nghiên cứu.......................................................................70 3.4. Thiết kế nghiên cứu định tính .........................................................................82 3.4.1 Quy trình nghiên cứu định tính ....................................................................82 3.4.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................82 3.4.3 Đối tượng phỏng vấn....................................................................................82 3.4.4 Cỡ mẫu và phạm vi nghiên cứu....................................................................83 3.4.5 Công cụ thu thập dữ liệu ..............................................................................84 3.4.6 Quá trình phân tích dữ liệu...........................................................................84 3.4.7 Phân tích bổ sung bằng phương pháp phân tích mạng xã hội (Social Network Analysis - SNA) .....................................................................................85 3.5. Thiết kế nghiên cứu định lượng ......................................................................85 3.5.1 Quy trình nghiên cứu định lượng.................................................................85 3.5.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................86 3.5.3 Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu...........................................86 3.5.4 Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................89 3.5.5 Công cụ và quy trình phân tích dữ liệu ........................................................89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................92 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................93 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính...........................................................................93 4.1.1 Kết quả thảo luận với chuyên gia về khái niệm và cách đo lường biến.......93 4.1.2 Kết quả thảo luận về các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu...............97 4.1.2.1 Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến QTCT..........................................................................................................97 4.1.2.2 Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp........................................................98
  • 9. vii 4.1.2.3 Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian QTCT .........................................................................................................................101 4.1.2.4 Chiến lược cạnh tranh điều tiết mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .........................................................................................................................102 4.1.2.5 Tác động của các biến kiểm soát tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 105 4.1.3 Kết quả phân tích mối quan hệ giữa các biến bằng phương pháp SNA.....106 4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng......................................................................108 4.2.1 Mẫu và thống kê mô tả...............................................................................108 4.2.2 Kiểm tra khuyết tật của mô hình ................................................................111 4.2.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết...............................................................114 4.2.3.1 Kết quả phân tích mô hình SEM với biến điều tiết BS2.....................114 4.2.3.2 Kết quả phân tích mô hình SEM với biến điều tiết BS4.....................118 4.2.3.3 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác nhau trong mẫu nghiên cứu. ...................................................................121 4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu..........................................................................122 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................128 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý...............................................................130 5.1 Kết luận ............................................................................................................130 5.2 Hàm ý ...............................................................................................................131 5.2.1 Hàm ý về mặt khoa học..............................................................................131 5.2.2 Hàm ý quản trị............................................................................................135 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai.............................................137 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5......................................................................................138 KẾT LUẬN ............................................................................................................139
  • 10. viii DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ............................1 TÀI LIỆU THAM CHIẾU .......................................................................................3 PHỤ LỤC.................................................................................................................33 Phụ lục 1: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và QTCT....................................................................................................................33 Phụ lục 2: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................35 Phụ lục 3: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và QTCT...............................................................................40 Phụ lục 4: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ...........................46 Phụ lục 5: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp....................................................................................50 Phụ lục 6: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài có đề cập tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.................................62 Phụ lục 7: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài có đề cập tới mối quan hệ giữa cạnh tranh dòng thị trường, QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.................64 Phụ lục 8: Tóm tắt nghiên cứu nước ngoài liên quan tới chiến lược cạnh tranh điều tiết mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ...................................................................................................................................66 Phụ lục 9: Tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài liên quan tới chiến lược cạnh tranh điều tiết mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp............................................................................................68 Phụ lục 10: Tóm tắt các nghiên cứu trong nước về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ......................................................70 Phụ lục 11: Tóm tắt nghiên cứu trong nước về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.......................................74 Phụ lục 12: Tóm tắt các nghiên cứu trong nước về mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................................75
  • 11. ix Phụ lục 13: Tóm tắt nghiên cứu trong nước có đề cập tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, QTCT và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.................................87 Phụ lục 14: Tóm tắt nghiên cứu cứu liên quan trong nước về vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................................88 Phụ lục 15: Tổng hợp các văn bản liên quan tới QTCT do Chính phủ ban hành 89 Phụ lục 16: Tổng hợp các văn bản liên quan tới QTCT do Bộ Tài chính ban hành.90 Phụ lục 17: So sánh quy định về QTCT của Việt Nam và OECD............................91 Phụ lục 18: Chỉ số CGI theo nghiên cứu Khanchel (2007) dựa trên đề xuất của Gillan và cộng sự (2003)...........................................................................................94 Phụ lục 19: Chỉ số CGI gồm nội dung khảo sát và phân bổ điểm số theo IFC và ASEAN......................................................................................................................96 Phụ lục 20: Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn............................................97 Phụ lục 21: Dàn bài thảo luận với chuyên gia...........................................................99 Phụ lục 22: Tổng hợp ý kiến của chuyên gia về khái niệm và thang đo biến nghiên cứu...........................................................................................................................107 Phụ lục 23: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.......................................................................................................113 Phụ lục 24: Danh sách tên các công ty thu thập dữ liệu..........................................123 Phụ lục 25: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc TOBINQ, biến điều tiết BS2127 Phụ lục 26: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc ROA, biến điều tiết BS2 .......130 Phụ lục 27: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc ROE, biến điều tiết BS2...133 Phụ lục 28: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc TOBINQ, biến điều tiết BS4 .136 Phụ lục 29: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc ROA, biến điều tiết BS4 ..139 Phụ lục 30: Kết quả mô hình SEM với biến phụ thuộc ROE, biến điều tiết BS4...142 Phụ lục 31: Kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm ngành nghề kinh doanh ............145
  • 12. x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Anh Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Việt 2SLS Two Stage Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CFI Comparative Fit Index Chỉ số CFI CGI Corporate Governance Index Chỉ số đo lường quản trị công ty CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định GICS Global Industry Classification Standard Tiêu chuẩn phân ngành toàn cầu GLS Generalized Least Square Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát GMM Generalized Method of Moments Phương pháp hồi quy GMM HĐQT Board of Directors Hội đồng quản trị HOSE HoChiMinh Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh
  • 13. xi Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Anh Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Việt HQKD Firm performance Hiệu quả kinh doanh IFC International Finance Corporation Tổ chức tài chính quốc tế ML-SEM Maximum Likelihood with Structural Equation Modeling Ước lượng hợp lý cực đại với mô hình cấu trúc tuyến tính OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OLS Ordinary Least Square Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất QTCT Corporate Governance Quản trị công ty RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên RMSEA Root mean squared error of approximation Chỉ số RMSEA SNA Social Network Analysis Phương pháp phân tích mạng xã hội SRMS Standardized root mean squared residual Chỉ số SRMS
  • 14. xii Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Anh Chữ viết đầy đủ bằng tiếng Việt TLI Tucker–Lewis Index Chỉ số TLI Vinamilk Vietnam Dairy Products Joint Stock Company Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam χ² chi-square Chi-bình phương
  • 15. xiii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................62 Bảng 3.1: Cách đo lường các biến trong mô hình.....................................................74 Bảng 3.2: Chỉ số CGI theo Singareddy và cộng sự (2018) dựa trên đề xuất của Gompers và cộng sự (2003) ......................................................................................76 Bảng 3.3: Nội dung thu thập để xây dựng chỉ tiêu CGI............................................80 Bảng 3.4: Chọn mẫu theo phương pháp định mức....................................................88 Bảng 4.1: Giả thuyết nghiên cứu chính thức...........................................................107 Bảng 4.2: Thống kê mẫu .........................................................................................109 Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................................111 Bảng 4.4: Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình......................................112 Bảng 4.5: Kết quả phân tích mô hình SEM với biến điều tiết BS2.........................116 Bảng 4.6: Kết quả phân tích mô hình SEM với biến điều tiết BS4.........................120
  • 16. xiv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................64 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án .............................................................69 Hình 3.2: Quy trình thiết kế nghiên cứu định tính ....................................................82 Hình 3.3: Quy trình thiết kế nghiên cứu định lượng.................................................86 Hình 4.1: Kết quả phân tích SNA ...........................................................................106 Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu chính thức ..............................................................107
  • 17. xv TÓM TẮT Tên đề tài: Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Tóm tắt: Trong thập kỷ gần đây, Việt Nam tăng cường mở cửa nền kinh tế nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài và tạo sức ép về cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước không ngừng cải thiện thể chế, chính sách liên quan tới luật đầu tư, luật chứng khoán, quản trị công ty với mong muốn nâng cao chất lượng thị trường. Xuất phát từ bối cảnh kinh tế, nghiên cứu hướng tới đánh giá ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới hiệu quả kinh doanh thông qua vai trò trung gian của quản trị công ty tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Đầu tiên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn chuyên gia để hiệu chỉnh lại khái niệm, cách đo lường và các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Sau đó, tác giả lựa chọn phương pháp Maximum Likelihood with SEM (ML - SEM) trong phần mềm Stata 14 để phân tích số liệuthu thập ở 180 công ty niêm yết tại Việt Nam từ năm 2015 - 2019. Kết quả đã chứng minh sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng cùng chiều tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khi đo lường qua Tobin’s Q nhưng không có tương quan với ROA, ROE. Đồng thời, nghiên cứu nhận thấy chiếnlược cạnh tranh có tác động ngược chiều tới mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cung cấp các hàm ý về mặt khoa học và thực tiễn cho các bên liên quan. Từ khóa: cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm, chiến lược cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, quản trị công ty, sở hữu nước ngoài.
  • 18. xvi ABSTRACT Title: The impact of foreign ownership, product market competition on corporate governance and firm performance of listed companies in Vietnam. Abstract: In recent decades, Vietnam has increased to open economic that attract foreign ownership and create competitive pressure for businesses. In addition, the State are constantly improving institutions and policies related to Law on Investment, Law on Securities and corporate governance with the desire to improve market quality. Stemming from the economic context, the study aims to assess the influence of foreign ownership, product market competition on firm performance through mediating role of corporate governance in Vietnam’s listed companies. First, the author uses qualitative research methods through expert interviews to recalibrate the concept, measurement and relationships between the variables in the model in accordance with the research context in Vietnam. Then, the author chooses Maximum Likelihood with SEM (ML - SEM) estimation in Stata 14 software to analyze the data collected in 180 Vietnam’s listed companies from 2015 - 2019. The result shows foreign ownership, product market competition has a positive influence on firm performance when measured through Tobin's Q but has no correlation with ROA and ROE. At the same time, the study finds that business strategy has a negative impact on the relationship between product market competition and firm performance. Research results provide scientific and practical implications for stakeholders. Keywords: product market competition, business strategy, firm performance, corporate governance, foreign ownership
  • 19. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với những đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước vì vậy các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh (HQKD) luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và nhà quản trị. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố như cạnh tranh, khủng hoảng tài chính,dịch bệnh… (Abbasi và cộng sự, 2021). Để doanh nghiệp có thể trụ vững và duy trì sự phát triển trong tương lai rất cần một hệ thống quản trị công ty (QTCT) giúp kiểm soát và điều tiết mọi quá trình hoạt động. Các quốc gia phát triển đã cung cấp rất nhiều bằng chứng cho thấy sự yếu kém của QTCT là nguyên nhân chính gây ra thua lỗ và phá sản ở các doanh nghiệp như Enron, Worldcom, Lehman Brothers, Wirecard. Đồng thời, sau sự kiện khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã khiến các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan thực hiện hàng loạt những thay đổi trong hệ thống QTCT nhằm tăng cường khả năng quản trị hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Yellen, 2007). Lý thuyết đại diện nhấn mạnh rằng QTCT góp phần hạn chế xung đột trong vấn đề đại diện, nâng cao hiệu quả kiểm soát và cải thiện kết quả đầu ra của doanh nghiệp (Jensen và Meckling, 1976). Chính vì vậy, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của QTCT tới HQKD liên tục được bàn luận1 . Trong số đó rất nhiều kết quả tìm thấy QTCT ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD (Klapper và Love, 2004; Zheka, 2005; Srairi, 2015; Arora và Bodhanwala, 2018; Mishra và cộng sự, 2021). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu tìm thấy QTCT chưa phát huy được vai trò trong doanh nghiệp vì thiếu sự độc lập, khách quantrong hội đồng quản trị (HĐQT), ban kiểm soát, kiểm toán (Gupta và Sharma, 2014;Buallay và cộng sự, 2017). Xuất phát từ tầm quan trọng của QTCT trong doanh nghiệp, một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhân tố sở hữu nước ngoài có thể nâng cao hiệu quả của QTCT như nghiên cứu của Ananchotikul (2007) ở Thái Lan, Chevalier và cộng sự (2006) ở Indonesia, Shubita và Shubita (2019) ở Jordan. Các bằng chứng này cũng phù hợp với nhận định của Shrivastav và Kalsie (2017) về 1 Theo kết quả tìm kếm trên Google Scholar với từ khóa “Corporate governance and firm performance” tại thời điểm tháng 8 năm 2022 cho thấy số lượng công bố trong giai đoạn từ năm 2012 - 2022 là 606,000 bài.
  • 20. 2 việc bổ sung sở hữu nước ngoài góp phần đa dạng cấu trúc sở hữu vốn, từ đó tăng cường sự kiểm soát với hoạt động quản lý và HQKD của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, bản thân nhà đầu tư nước ngoài có những ưu thế về kỹ năng quản trị, trình độ chuyên môn và mạng lưới hoạt động rộng khắp thế giới nên sự bổ sung này vừađem lại lợi thế về QTCT, vừa giúp cải thiện HQKD của doanh nghiệp (Bhatta và cộng sự, 2022). Một nhân tố khác cũng rất được quan tâm trong giai đoạn gần đây đó là cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm. Nhân tố này được nhận định ảnh hưởng cùng chiều tới QTCT. Bởi vì, khi sự cạnh tranh trên thị trường càng cao đòi hỏi hệ thống QTCT phải hoạt động hiệu quả để đảm bảo duy trì sự phát triển của doanh nghiệp cũng như có những giải pháp đối phó với đối thủ trong ngành (Januszewski và cộng sự, 2002; Chen và cộng sự, 2012; De Almeida và Dalmácio, 2015; Yeh và Liao, 2020). Bên cạnh đó, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm còn được biết đến như công cụ quản trị bên ngoài giúp điều tiết hành vi của nhà quản lý, buộc họ phải chú trọng hơn tới việc cải thiện HQKD của doanh nghiệp (Hart, 1983). Cho nên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD (Nickell, 1996; Sharma, 2011; Moradi và cộng sự, 2017; Liu và cộng sự, 2021). Có thể thấy rằng, các bằng chứng trong nghiên cứu trước khẳng định tồn tại ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT, HQKD của doanh nghiệp và ảnh hưởng của QTCT tới HQKD của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác giả chưa tìm thấy tác động đồng thời của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới HQKD của doanh nghiệp thông qua vai trò trunggian của QTCT nên đây là khoảng trống có thể khai thác được trong nghiên cứu. Khi phân tích bối cảnh thị trường Việt Nam, tác giả cho rằng khoảng trống nghiên cứu trên có thể thực hiện được ở đây. Đầu tiên, tác giả căn cứ trên tình hình thực tiễn của kinh tế Việt Nam. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam năm 2021 tăng 9.2% so với cùng kỳ năm 2020 và dự đoán lượng vốn này còn tăng mạnh trong năm 2022 vì Chính phủ đã
  • 21. 3 đưa ra chính sách mở cửa kinh tế sau hai năm đại dịch và tăng cường nhiều giảipháp thu hút đầu tư hấp dẫn (Tổng cục Thống kê, tháng 3 năm 2022). Song songvới đó, Chính phủ tích cực đàm phán và hội nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực cũng như trên thế giới như Hiệp định thương mại tự do Asean (AFTA), Khuvực đầu tư toàn diện Asean (ACIA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Chính vì vậy, Việt Nam đang trở thành điểm đến tin cậy với nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, sức ép cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm cũng tăng mạnh do đónnhận nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường. Để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế ổn định, Nhà nước đã ngày một hoàn thiện các văn bản, chính sách liên quan như Luật Đầu tư năm 2020, Luật Chứng khoán năm 2021, thông tư 116/2020/TT-BC về QTCT trong doanh nghiệp niêm yết. Có thể thấy rằng, Nhà nước đã làm mọi cách để thu hút dòng vốn từ nước ngoài và tạo cơ chế, hành lang bảo vệ họ để họ tin tưởng khi tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn hiệu quả như thế nào phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp tiếp nhận. Nếu doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế của dòng vốn này để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực QTCT thì đây là cơ hội để phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Thêm vào đó, sự tác động của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm cũng đặt ra thách thức với doanh nghiệp trong việc tìm ra hướng đi và linh hoạt thay đổi cách thức QTCT để ứng phó với những biến động của nền kinh tế, từ đó cải thiện HQKD. Tiếp đến, khi lược khảo các tài liệu liên quan, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào việc xem xét tác động của sở hữu nước ngoài tới HQKD của doanh nghiệp như nghiên cứu của Vinh (2014), Nguyen và cộng sự (2020). Hay nghiên cứu ảnh hưởng của QTCT tới HQKD như Vo và Nguyen (2014), Le và Thi (2016), Dao và Ngo (2020), Dao và Nguyen (2020). Gần đây nhất, nghiên cứu của Thu và Minh (2022) đã kiểm chứng ảnh hưởng của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới HQKD của doanh nghiệp.
  • 22. 4 Tổng hợp lại kết quả nghiên cứu trước cho thấy các mối quan hệ kiểm chứng trước đó tập trung xem xét tác động trực tiếp của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT, HQKD hay QTCT tác động tới HQKD. Theo tác giả, nghiên cứu ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT, từ đó tác động tới HQKD của doanh nghiệp là rất cần thiết. Bởi vì, thông qua kết quả đạt được cung cấp cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cao QTCT và HQKD của doanh nghiệp tại Việt Nam. Cùng với đó, nhà quản trị sẽ chú trọng hơn tới việc tăng sở hữu nước ngoài và nâng cao sức ép của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm để thay đổi hệ thống QTCT, từ đó góp phần cải thiện HQKDcủa doanh nghiệp. Xuất phát từ những lập luận trên, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” cho luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát Luận án phát triển và kiểm định vai trò trung gian của QTCT, vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh trong mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.  Mục tiêu cụ thể Dựa trên mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Xác định và đo lường ảnh hưởng trực tiếp của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam; (2) Xác định và đo lường ảnh hưởng trực tiếp của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới HQKD của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam; (3) Xác định và đo lường ảnh hưởng trực tiếp của QTCT tới HQKD của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam;
  • 23. 5 (4) Xác định và đo lường ảnh hưởng điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam; (5) Xác định và đo lường ảnh hưởng gián tiếp của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đến HQKD của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam thông qua vai trò trung gian của QTCT.  Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu cụ thể, tác giả xây dựng các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi số 1: Sở hữu nước ngoài, cạnh tranh trị trường dòng sản phẩm có ảnh hưởng tới QTCT tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam hay không? Mứcđộ tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT như thế nào? Câu hỏi số 2: Sở hữu nước ngoài, cạnh tranh trị trường dòng sản phẩm có ảnh hưởng tới HQKD của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam hay không? Mức độ tác động của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới HQKDnhư thế nào? Câu hỏi số 3: Quản trị công ty có tác động tới HQKD của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam hay không? Mức độ tác động của QTCT tới HQKD như thế nào? Câu hỏi số 4: Chiến lược cạnh tranh có điều tiết mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam không? Mức độ điều tiết này được thể hiện như thế nào? Câu hỏi số 5: Sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm có ảnh hưởng gián tiếp đến HQKD của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam thông qua vai trò trung gian của QTCT không? Mức độ ảnh hưởng gián tiếp này được thể hiện như thế nào?
  • 24. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm, QTCT, chiến lược cạnh tranh và HQKD của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Tác giả lựa chọn khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019. Bởi vì, theo quy định của Bộ Tài Chính năm 2015 là giai đoạn chuyển đổi chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC theo hướng linh hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế nên dữ liệu tài chính sẽ có một số điểm thay đổi so với quyđịnh cũ. Tác giả thu thập dữ liệu tới năm cuối 2019 vì một số lý do cả khách quanvà chủ quan: - Luận án được tiến hành từ năm 2020 nhưng trong khoảng thời gian 2 năm là năm 2020 và năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 đã gây gián đoạn tới các bước thực hiện đề tài và bảo vệ các cấp theo quy định của Viện Đào tạo Sau đại học; - Tác giả thu thập một phần số liệu thông qua cơ sở dữ liệu Thomson Reuters - Datastream và một phần tổng hợp trực tiếp trên các báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết công bố trên sàn chứng khoán Việt Nam nên mất khoảng 1 năm mới có đủ dữ liệu cần cho luận án; - Dữ liệu thứ cấp thường có độ trễ về mặt kinh tế hơn so với dữ liệu phỏng vấn trực tiếp đại diện các công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp gồm phương pháp nghiên cứu định tính trước, sau đó là phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích, đánhgiá và bàn luận những ảnh hưởng phát sinh trong mô hình đề xuất.  Phương pháp nghiên cứu định tính Tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia nhằm đạt được hai mục đích: (1) Chuyên gia giúp đánh giá sự phù hợp của khái niệm và cách đo lường các biến từ
  • 25. 7 nghiên cứu trước khi vận dụng vào các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam; (2) Chuyên gia nhận định ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và điều tiết giữa các biến trong mô hình nghiên cứu lý thuyết, từ đó giúp hình thành mô hình nghiên cứu chính thức của luận án.  Phương pháp nghiên cứu định lượng Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đã hình thành mô hình nghiên cứu chính thức cho nghiên cứu định lượng. Thu thập dữ liệu: Tác giả thu thập số liệu về sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm, chiến lược cạnh tranh, số năm hoạt động của công ty và HQKD của doanh nghiệp thông qua cơ sở dữ liệu Thomson Reuters - DataStream. Đối với số liệu về chỉ số QTCT (Corporate Governance Index - CGI) của các công ty niêm yết tại Việt Nam, tác giả thu thập trực tiếp thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thường niên cũng như thông tin niêm yết chung trên trang web của công ty, web CafeF.vn, web Vietstock.vn. Số liệu xử lý bằng phần mềm Stata 14 giúp kiểm chứng tác động giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Các bước phân tích dữ liệu được triển khai gồm: (1) Xử lý dữ liệu nhiễu; (2) Kiểm tra khuyết tật của mô hình; (3) Kiểm tra ảnh hưởng giữa các biến trong mô hình cấu trúc tuyến tính; (4) Đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu thông qua các chỉ số chỉ số χ², chỉ số RMSEA, chỉ số CFI (Comparative Fit Index), chỉ số TLI, chỉ số SRMR; (5) Kiểm định sự khác biệt giữa các ngành nghề trong mẫu nghiên cứu. 5. Đóng góp của đề tài  Đóng góp về mặt khoa học Luận án đóng góp các điểm chính về học thuật: Thông qua quá trình lược khảo tài liệu, tác giả nhận thấy các nghiên cứu tập trung kiểm chứng tác động của sở hữu nước ngoài tới QTCT, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT hay ảnh hưởng của QTCT tới HQKD của doanh nghiệp. Theo lý thuyết đại diện, nhân tố sở hữu nước ngoài kết hợp với cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm góp phần nâng cao hoạt động của QTCT, từ đó giảm vấn đề
  • 26. 8 đại diện, gia tăng kiểm soát và cải thiện HQKD của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài và cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới HQKD của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCTlà rất cần thiết. Kết quả đạt được cung cấp bằng chứng khoa học cũng như những kiến thức liên quan tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm, QTCT và HQKD. Luận án bổ sung thêm vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD của doanh nghiệp. Kếtquả này đem lại những hiểu biết mới về mặt lý luận vì các nghiên cứu trước chú trọng xem xét ảnh hưởng trực tiếp của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới HQKD hay vai trò điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa cấu trúc vốn, đòn bẩy tài chính, sức cạnh tranh và HQKD của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trong bối cảnh cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm không ngừng tăng lên thì xây dựng chiến lược cạnh tranh để tạo ưu thế dẫn đầu là rất cần thiết nhưng hiệu quả củachiến lược cạnh tranh như thế nào còn tùy thuộc vào cách thức triển khai, sức ép từ đối thủ, từ thị trường vì vậy HQKD của doanh nghiệp có thể không như kỳ vọng.  Đóng góp về mặt thực tiễn Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Nhà nước tăng cường huy động vốn từ nước ngoài và cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm nhằm nâng cao vai trò của QTCT, từ đó cải thiện HQKD của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp: Kết quả cung cấp bằng chứng để doanh nghiệp nhận thấy vai trò của sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm có ảnh hưởng cùng chiều tới QTCT và HQKD. Đồng thời, nghiên cứu khẳng định vai trò điều tiết ngược chiều của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD của doanh nghiệp. Cụ thể, khi doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh càng mạnh mẽ nhưng trong bối cảnh cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ở mức cao làm HQKD không tốt. Đối với các nhà nghiên cứu: Thông qua kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học về ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, cạnh
  • 27. 9 tranh thị trường dòng sản phẩm tới HQKD của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT. Bên cạnh đó, luận án gợi mở các hướng nghiên cứu có thể thực hiện trong tương lai. 6. Bố cục nghiên cứu Phần mở đầu: Nội dung trình bày một cách tổng quát nhất về vấn đề nghiên cứu, tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp và đóng góp của luận án. Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý
  • 28. 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Trong chương 1, tác giả thực hiện tổng quan nghiên cứu trước theo 4 dòng nghiên cứu để làm rõ những thành quả nghiên cứu đạt được và trên cơ sở đó xác định điểm mới có thể thực hiện trong luận án. Đầu tiên, tác giả trình bày các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với QTCT và HQKD của doanhnghiệp. Tiếp theo, tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm với QTCT và HQKD của doanh nghiệp. Sau đó, tác giả trình bày các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian củaQTCT. Cuối cùng, tác giả lược khảo các nghiên cứu xem xét tác động điều tiết của chiến lược cạnh tranh tới mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thịtrường dòng sản phẩm và HQKD của doanh nghiệp. 1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước 1.1.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với QTCT và HQKD của doanh nghiệp Ở dòng nghiên cứu này, tác giả lược khảo 2 hướng nghiên cứu có liên quan là: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với QTCT; Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với HQKD của doanh nghiệp. 1.1.1.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và QTCT Trong dòng nghiên cứu này, tác giả trình bày mối quan hệ hai chiều giữa sở hữu nước ngoài với QTCT thông qua các nghiên cứu trong và ngoài nước. Đầu tiên, đề tài phân tích tác động của sở hữu nước ngoài tới QTCT:  Đối với nghiên cứu nước ngoài: Các nghiên cứu ban đầu chủ yếu bình luận về vai trò của sở hữu nước ngoài trong cơ cấu vốn doanh nghiệp và QTCT. Cụ thể, Hallward-Driemeier và cộng sự (2002), Doms và Jensen (2007) khẳng định sự gia tăng sở hữu nước ngoài trong doanh nghiệp sẽ đem lại nhiều lợi thế. Đầu tiên đó là lượng vốn dùng cho sản xuất kinh doanh tăng lên. Tiếp theo, họ là người có chuyên môn và năng lực quản trị tốt.
  • 29. 11 Những lợi thế này giúp doanh nghiệp củng cố vững chắc sự phát triển trong tương lai (Buckley và cộng sự, 1978; Blomström, 1986; Kimura và Kiyota, 2006). Các nghiên cứu tiếp theo lập luận rõ hơn ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài tới QTCT như bài viết của Chevalier và cộng sự (2006) thực hiện tại Indonesia. Nhóm tác giả theo dõi sự thay đổi dòng vốn của các công ty đa quốc gia vào doanh nghiệp sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và nó đã góp phần củng cố tốt QTCT. Một nghiên cứu khác của Ananchotikul (2007) thực hiện ở Thái Lan tập trung so sánh giữa sở hữu nước ngoài là cá nhân với tổ chức ảnh hưởng tới QTCT. Trong đó, QTCT được đo lường thông qua 76 câu hỏi liên quan tới cấu trúc QTCT, xung đột lợi ích, trách nhiệm của HĐQT. Ananchotikul (2007) lựa chọn kỹ thuật OLS để phân tích dữ liệu 365 công ty và chứng minh được cá nhân nước ngoài ảnh hưởng cùng chiều tới QTCT tốt hơn dưới danh nghĩa các tổ chức nước ngoài. Bởi lẽ, Ananchotikul (2007) nhận thấy cá nhân nhà đầu nước ngoài thường nắm giữ tỷ lệcổ phần nhỏ (còn được gọi là cổ đông thiểu số) nên họ sẽ có xu hướng tham gia và cải thiện hoạt động QTCT nhằm bảo vệ quyền lợi của họ trước sự ảnh hưởng của cổđông lớn. Đối với tổ chức nước ngoài, họ thường lựa chọn các doanh nghiệp có hệ thống QTCT tốt mới quyết định đầu tư với hy vọng hệ thống này giúp họ hạn chế quyền kiểm soát của cổ đông lớn. Vì vậy, họ không góp phần làm cho QTCT tốt hơn. Gần đây, nghiên cứu của Shubita và Shubita (2019) lựa chọn bối cảnh nghiên cứu tại Jordan. Đây là nền kinh tế mới nổi, tỷ lệ sở hữu trong nước cao, thị trườngdễ bị thao túng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp ở đây đang ngày một đa dạng hóa nguồn vốn bằng cách huy động từ nước ngoài nhằm gia tăng vai trò QTCT trong doanh nghiệp, giúp hạn chế gian lận tài chính, thiếu minh bạch thông tin thị trường. Kết quả phân tích 110 công ty niêm yết từ năm 2000 - 2008 đã chứng minh dòng vốn này tác động dương đến QTCT thể hiện qua việc minh bạch thông tin trên thị trường, nâng cao trách nhiệm của HĐQT đối với hoạt động của doanh nghiệp.  Đối với nghiên cứu tại Việt Nam: Trong năm 2022, Hà Xuân Thạch và Trần Thị Thu đã kiểm chứng qua số liệu 128 công ty niêm yết tại Việt Nam và cho thấy sở hữu nước ngoài ảnh hưởng cùng
  • 30. 12 chiều tới QTCT. Sau đó, tác giả phân tích ảnh hưởng của QTCT tới sở hữu nước ngoài.  Đối với các nghiên cứu ở nước ngoài: Gordon (2006) cho rằng khi HĐQT gồm nhiều thành viên độc lập sẽ tăng thu hút cá nhân/tổ chức nước ngoài vì các thành viên này không có quan hệ về lợi ích với doanh nghiệp, họ sẽ hành động vì lợi ích chung của tập thể (Shleifer và Vishny, 1997; Bebchuk và Weisbach, 2010; Luo và cộng sự, 2009; Min và Bowman, 2015). Bên cạnh đó, nhà đầu tư cho rằng khi doanh nghiệp xây dựng hệ thống QTCT giốngđất nước của họ, họ sẽ được bảo vệ cũng như dễ dàng tiếp cận thị trường khác hơn (Dahlquist và cộng sự, 2003; Karolyi và Stulz, 2003; Bell và cộng sự, 2012). Trong khi đó, Mangena và Tauringana (2007) thực hiện tại Zimbabwe trong 2 năm 2002 và 2003 đã sự cải thiện hệ thống QTCT giúp tăng trách nhiệm giải trình và công bố thông tin, từ đó thu hút dòng vốn nước ngoài. Tương tự, Tunaya và Yüksel (2017) cho rằng sự khác biệt về thể chế liên quan tới QTCT ở mỗi quốc gia sẽ làm thay đổi quyết định của cá nhân/tổ chức nước ngoài, vì vậy hoàn thiện QTCT là rất cần thiết. Kết quả này được Bhatta và cộng sự (2022) ủng hộ khi thực hiện ở Indonesia.  Đối với nghiên cứu tại Việt Nam: Các công trình khoa học trong nước chưa kiểm chứng mối quan hệ này. Một số bài viết chủ yếu dựa trên tài liệu liên quan như quy định của OECD, luật chứng khoán năm 2013 để việc nhấn mạnh vai trò của QTCT tới tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài (Nguyễn Thành Long và Trần Minh Giang, 2017; Phạm Thị Tường Vân, 2018). Thông qua quá trình tổng quát các công trình khoa học cho thấy mối quan hệ trên nhận được sự chú ý của các tác giả. Tuy nhiên, mối quan hệ này chưa được kiểm chứng nhiều ở Việt Nam. Hơn thế nữa, một số nghiên cứu như Ananchotikul (2007), Shubita và Shubita (2019) thực hiện ở nền kinh tế có sự tương đồng với Việt Nam đã khẳng định tăng sở hữu nước ngoài góp phần nâng cao vai trò của QTCT trong kiểm soát, điều tiết doanh nghiệp. Do đó, luận án cần nghiên cứu thêm để xác nhận tương quan này.
  • 31. 13 Phụ lục 1 của luận án trình bày chi tiết các kết quả nghiên cứu trước. 1.1.1.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD của doanh nghiệp Qua quá trình lược khảo tài liệu liên quan, các học giả tập trung phân tích tác động của sở hữu nước ngoài tới HQKD của doanh nghiệp vì vậy phần trình bày dưới đây cũng đi theo hướng phân tích đó.  Đối với nghiên cứu nước ngoài: Peterson và cộng sự (2003) cho rằng doanh nghiệp nên chú trọng khai thác tốt dòng vốn nước ngoài vì nó góp phần thay đổi kết quả đầu ra. Tương tự,Blomström và Sjöholm (1999) nhận thấy ở Indonesia tỷ lệ sở hữu nước ngoài chỉ chiếm khoảng 20% trên tổng vốn của công ty nhưng làm hiệu suất hoạt động cao hơn nguồn vốn đầu tư nội địa. Một nhận định tiếp theo của Yudaeva và cộng sự (2003) khi kiểm chứng tại các doanh nghiệp ở Nga cho thấy sự hiện diện cá nhân/tổ chức nước ngoài giúp thúc đẩy khả năng quản trị, tăng năng lực nghiên cứu, mở rộng thị trường tín dụng quốc tế và phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Trong khi đó, Chari và cộng sự (2009) phân tích sự gia tăng lượng vốn của cá nhân/tổ chức nước ngoài trong các công ty Mỹ từ năm 1980 - 2007 đã làm lợi tức doanh nghiệp tăng lên. Kết quả đạt được tương tự khi Jeon và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu ở Hàn Quốc giai đoạn từ năm 1994 - 2004 hay Lindemanis và cộng sự (2019) kiểm chứng tại Châu Âu. Tiếp đến, nhóm tác giả Gurbuz và Aybars (2010) lựa chọn mẫu gồm 205 doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ trong 3 năm từ năm 2005 - 2007 đã khẳng định thêm mối quan hệ trên. Sau đó, Kao và cộng sự (2019) đã lựa chọn doanh nghiệp Đài Loan - nơi mà phần lớn vốn thuộc sở hữu gia đình. Tuy nhiên, kết quả chứng minh rằng dù sở hữu nước ngoài không nhiều so với sở hữugia đình nhưng nó góp phần gia tăng đáng kể giá trị sổ sách: ROA, ROE và giá trị thị trường: Tobin’s Q. Nghiên cứu của Webster và cộng sự (2022) thực hiện ở các quốc gia châu Phi nằm ở phía Nam Sahara cũng củng cố rằng sự thay đổi dòng sở hữu nước ngoài hơn 3 thập kỷ đã đem lại sự thay đổi về kết quả đầu ra của các doanh nghiệp ở đây như lợi nhuận, giá trị xuất khẩu và tay nghề của người lao
  • 32. 14 động. Tuy nhiên, một số nghiên cứu như Millet-Reyes và Zhao (2010), Shan và McIver (2011), Mihai và Mihai (2013) không tìm thấy mối quan hệ này. Nghiên cứu mới nhất của Teng và cộng sự (2022) cũng khẳng định thêm nhận định này khi lựa chọn kiểm chứng ở 428 công ty vừa và nhỏ mới niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến. Trong khi đó, Lensink và cộng sự (2008) cho rằng sở hữu nước ngoàiảnh hưởng ngược chiều tới HQKD của doanh nghiệp.  Đối với nghiên cứu tại Việt Nam: Nước ta được đánh giá là nền kinh tế tiềm năng, thể chế chính trị, xã hội và tốc độ phát triển tương đối ổn định trong giai đoạn trước năm 2019. Giai đoạn sau khi dịch Covid 19 bùng nổ, tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở giá trị dương (trên thế giới có 4 quốc gia đạt tăng trưởng dương gồm Ai Cập, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam) nên rất thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài (Nguyễn Thị Phương Dung, 2020). Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu đã tập trung phân tích ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài tới HQKD của doanh nghiệp. Cụ thể, Phung vàHoang (2013) thu thập số liệu tại doanh nghiệp trên sàn chứng khoán HOSE và HNX với 2,775 quan sát trong 6 năm bắt đầu từ năm 2007 đã cho thấy mối quan hệ này có tương quan hình chữ U. Hong và Loan (2017) đã khi kiểm chứng tại 710 công ty ở Việt Nam giai đoạn năm 2013 - 2016 cũng đưa ra nhận định tương tự. Trong khi đó, một số nghiên cứu có nhận định ngược lại khi cho rằng hai biến trên có quan hệ hình chữ U ngược như Phung và Mishra (2016), Vo và cộng sự (2020), Duong và cộng sự (2021). Vinh (2014) lựa chọn cách tiếp cận sở hữu nước ngoài theo hướng phân chia tỷ lệ sở hữu theo 3 ngưỡng: dưới 5%, từ 5% - 20% và trên 20%, từ đó kiểm chứng ảnh hưởng của tỷ lệ này tới HQKD của doanh nghiệp. Phạm vi lấy dữ liệu chỉ tập trung ở sàn HOSE và kết quả chứng minh ở ngưỡng 1 không tồn tại mối quan hệ, ngưỡng 2 có ảnh hưởng cùng chiều và ngưỡng 3 là tác động ngược chiều. Kết quả này cũng được Nguyen và cộng sự (2020) khẳng định nhưng lựa chọn phương pháp ước lượng OLS, FEM và REM.
  • 33. 15 Tuy nhiên, Phong và cộng sự (2018) cho rằng sở hữu nước ngoài ảnh hưởng âm tới HQKD khi lựa chọn thời gian thu thập dữ liệu từ năm 2009 - 2015 ở các công ty niêm yết tại Việt Nam. Kết quả này tương đồng với bài viết của Nguyễn Anh Phong và Ngô Phú Thanh (2017). Thông qua quá trình lược khảo tài liệu cho thấy kết quả kiểm chứng chưa thống nhất nhưng rất cần phân tích thêm. Bởi vì dòng vốn nước ngoài góp phần phát triển kinh tế các nước đang phát triển. Sự khác biệt về thời gian, không gian, đặc điểm nền kinh tế trong nghiên cứu cũng có thể làm kết quả thiếu nhất quán. Chính vì vậy, luận án lựa chọn kỹ thuật thống kê khác, dữ liệu thuộc khoảng thời gian gần với hiện tại và phạm vi thu thập dữ liệu rộng hơn để kiểm chứng lại mối quan hệ trên, từ đó đề xuất hàm ý phù hợp hơn. Chi tiết các tóm tắt nghiên cứu được tổng hợp trong phụ lục 2, 10. 1.1.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm với QTCT và HQKD của doanh nghiệp Ở dòng nghiên cứu này, tác giả lược khảo 2 hướng nghiên cứu có liên quan là: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm với QTCT; Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm với HQKD của doanh nghiệp. 1.1.2.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và QTCT  Đối với nghiên cứu nước ngoài: Các quốc gia tích cực hợp tác về kinh tế đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, biến động của thị trường, của đơn vị cùng ngành đã làm cho cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm không ngừng tăng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống QTCT tốt để có thể điều tiết, kiểm soát và thích ứng trước những thách thức của thị trường cũng như hạn chế rủi ro tài chính (Ali và cộng sự, 2009, 2014; Li, 2010, De Almeida và Dalmácio, 2015). Đây chính là lý do mà một số nghiên cứu đi khám phá ảnh hưởng của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT như Januszewski và cộng sự
  • 34. 16 (2003) thực hiện tại Đức. Trong giai đoạn 9 năm từ năm 1986, năng suất của các doanh nghiệp ở Đức đang tăng chậm hơn trong nhiều thập kỷ gần đây khi so sánh với Mỹ. Lý do hiệu quả sản xuất không đạt vì cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm còn thấp và QTCT còn yếu (Baily và cộng sự, 1995; Börsch-Supan và MacKinsey, 1997; Börsch-Supan và Romer, 1998; Allen và Gale, 2000). Với cỡ mẫu gồm 491 công ty từ năm 1986 - 1994, kết quả khẳng định cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm góp phần làm cho QTCT tốt hơn. Tiếp đến, Chen và cộng sự (2012) cho rằng khi cạnh tranh thị trường cao sẽ giúp cải thiện QTCT (thể hiện qua kiểm soát dòng tiền). Một nghiên cứu khác của De Almeida và Dalmácio (2015) lựa chọn 2 mốc thời gian vào năm 2001 (cơ chế QTCT được đưa vào thực hiện) và năm 2008 (sau khủng hoảng kinh tế) để tổng hợp dữ liệu từ 91 công ty Brazil. Nhóm tác giả chứng minh cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tương quan cùng chiều với QTCT, từ đó tăng tính trung thực của thông tin tài chính. Năm 2020, Yeh và Liao thực hiện kiểm tra sự tác động của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT thể hiện qua sự kế nhiệm quản lý trong các công ty gia đình. Biến QTCT hiện diện lúc này là sởhữu gia đình trong các doanh nghiệp vì một nửa các công ty ở Đài Loan là công ty gia đình. Thông qua số liệu 382 công ty từ năm 1997 - 2016 cho thấy cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm có tương quan cùng chiều với QTCT, từ đó ảnh hưởng đến lựa chọn người kế nhiệm là thành viên bên ngoài gia đình. Trong khi đó, một số quan điểm cho rằng cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm được coi là một cơ chế mạnh mẽ nhằm gia tăng kỷ luật trong quản lý và loại bỏ các khâu kém hiệu quả trong doanh nghiệp (Stigler, 1958; Allen và Douglas, 2000). Đồng thời, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tăng lên sẽ làm giảm vai trò của QTCT trong doanh nghiệp. Lúc này, nó trực tiếp điều tiết hành vi nhà quản lývà yêu cầu họ thực hiện tốt nhiệm vụ nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. Cụ thể, theoKaruna (2007) lựa chọn 7,556 quan sát năm tại các công ty ở Mỹ trong giai đoạn từ năm 1992 - 2003 nhằm xem xét ảnh hưởng của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới động cơ của nhà quản lý. Kết quả chứng tỏ cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm cao sẽ thay thế QTCT gây áp lực cho nhà quản lý, đốc thúc họ làm tròn trách
  • 35. 17 nhiệm với doanh nghiệp. Bản thân nhà quản lý cũng hiểu rằng khi họ làm tốt nhiệm vụ của mình, họ không chỉ có được ưu đãi về cổ phần, các khoản thưởng mà còn chứng minh được giá trị bản thân trong doanh nghiệp cũng như trên thị trường lao động. Nhận định này cũng được Chou và cộng sự (2011), Sheikh (2018), Jaroenjitrkam và cộng sự (2020) ủng hộ. Năm 2016, Ko và cộng sự xem xét sự tác động giữa QTCT (đại diện là nguồn vốn tư nhân, gia đình hay nhà nước), cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và động lực điều hành của nhà quản lý (động lực thể hiện qua việc trả lương dựa trên HQKD). Nhóm tác giả khẳng định cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tác động cùng chiều tới động lực điều hành của nhà quản lý nhưng tương quan ngược chiều tới QTCT vì đặc thù công ty tại 4 quốc gia (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore) có lượng vốn trong nước (gia đình và nhà nước) cao. Tiếp theo đó, Chhaochharia và công sự (2017) lựa chọn điềutra tại các công ty của Mỹ áp dụng đạo luật Sarbanes Oxley Act (SOX) trong giai đoạn từ năm 2000 - 2006 vì SOX mở rộng các yêu cầu về quản trị như tăng tiết lộ thông tin tài chính, CEO và CFO phải có văn bằng hoặc chứng chỉ về tài chính, sự hiện diện của giám đốc độc lập trong HĐQT...Kết quả tìm thấy khi cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm không cao thì SOX tăng làm HQKD tốt hơn và ngược lại. Năm 2019, Noghani và Noghanibehambari xây dựng 2 giả thuyết: khi cạnh tranh thịtrường dòng sản phẩm tăng lên làm giảm quyền biểu quyết liên quan tới vấn đềquản trị trong công ty (lựa chọn, thay thế giám đốc) và làm giảm sự lơ là trong quảnlý. Giả thuyết nghiên cứu được khẳng định cho thấy cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tương quan ngược chiều với QTCT. Trong nghiên cứu của Babar và Habib (2020), Gempesaw (2021) nhấn mạnh thêm cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm giống như một công cụ quản trị bên ngoài thay thế QTCT ảnh hưởng tới động cơ làm việc của giám đốc điều hành, giúp hạn chế xung đột nội bộ với mục tiêu cải thiện HQKD của doanh nghiệp.  Đối với nghiên cứu tại Việt Nam: Qua quá trình tìm kiếm tài liệu trong nước tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tới QTCT. Đây chính
  • 36. 18 là tiền đề để tác giả kiểm chứng mối quan hệ này ở Việt Nam và một lý do nữa xuất phát từ sự thiếu thống nhất về kết quả thu được. Chi tiết các tóm tắt về mối quan hệ này được trình bày trong phụ lục 3 của luận án. 1.1.2.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD của doanh nghiệp  Đối với nghiên cứu nước ngoài: Các nhà kinh tế cho rằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp góp phần sử dụng nguồn lực phù hợp hơn (Hart, 1983; Liu và cộng sự, 2018). Thêm vào đó,nhân tố này giúp doanh nghiệp phải tìm ra hướng đi phù hợp như tiết kiệm chi phí, phát triển công nghệ để cạnh tranh với doanh nghiệp khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận (Horn và cộng sự, 1994). Ngoài ra, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm giúp hạn chế mâu thuẫn nội bộ tại công ty. Hart (1983) đánh giá cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm như cơ chế quản trị kiểm soát bên ngoài doanh nghiệp, điều tiết hoạt động quản lý vì vậy khi cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm cao dẫn tới áp lực giảm giá sản phẩm, nhà quản lý cần tập trung điều hành doanh nghiệp để có thể tìm ra các chiến lược tăng năng suất, giảm chi phí hoạt động từ đó giúp cải thiện kết quả đầu ra. Nhận định củaBaggs và De Bettignies (2007) tại Canada cũng đồng nhất. Bên cạnh đó, Leventisvà cộng sự (2011) tại Hy Lạp chứng minh được cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm có ảnh hưởng ngược chiều với chi phí kiểm toán vì nhân tố này tạo sự giám sát tốt bởi các thành phần trong và ngoài doanh nghiệp, từ đó giảm những rủi ro về gian lận thông tin tài chính. Một số quan điểm đi vào khẳng định cạnh tranh thị trường dòng sản phẩmtác động trực tiếp tới HQKD của doanh nghiệp. Minh họa đầu tiên, nghiên cứu điển hình của Nickell (1996) ở 670 doanh nghiệp tại Anh từ năm 1972 - 1986, trong đó cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đo lường qua thị phần, mức độ tập trung đối thủ cạnh tranh. Dữ liệu đã khẳng định sự gia tăng mức độ tập trung đối thủ cạnh tranh giúp cải thiện năng suất sản phẩm đầu ra nhưng khi thị phần doanh nghiệp
  • 37. 19 tăng cho kết quả trái ngược. Nghiên cứu khác của Sharma (2011) khẳng định cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm đo lường qua khả năng thay thế sản phẩm, quy mô thị trường gia tăng EPS (lợi nhuận/cổ phiếu) tại Mỹ. Bài viết của Moradi và cộng sự (2017) ở Iran cũng đồng thuận với kết luận này. Năm 2021, Liu và cộng sự thực hiện đề tài ở Trung Quốc với khoảng thời gian thu thập số liệu từ năm 2016 - 2020. Đây là khoảng thời gian Trung Quốc trải qua giai đoạn dịch Covid 19 ảnh hưởng nặng nề. Nhóm tác giả đã phân tích bối cảnh kinh tế và khẳng định rằng chính tronggiai đoạn này môi trường kinh doanh, sức ép cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm ngày càng tăng sẽ là đòn bẩy để doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao kết quả đầu ra. Một kết quả phân tích khác của Schmidt (1997) đưa ra kết quả trái chiều rằng cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm cao thúc đẩy nhà quản lý doanh nghiệp tìm mọi cách để cải thiện kết quả hoạt động nhưng điều đó làm chi phí tăng cao gây ra giảm lợi nhuận. Liu và cộng sự (2018) khi tiến hành ở 20,706 quan sát năm tại các công ty ở Trung Quốc từ năm 2001 - 2016 cũng đạt được kết quả tương tự. Nhóm tác giả lập luận rằng nền kinh tế Trung Quốc hơn 3 thập kỷ qua có sự phát triển vượt bậc về kinh tế ở mọi ngành nghề, tuy nhiên sự kiểm soát chặt chẽ từ cơ chế chính sách khiến thị trường thiếu linh hoạt, nhà quản lý bị hạn chế quyền lực vì vậy khi cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm tăng cao làm HQKD của doanh nghiệp giảm.  Đối với nghiên cứu tại Việt Nam: Nghiên cứu của Châu Văn Thưởng và cộng sự (2017) lấy bối cảnh tại 302 doanh nghiệp niêm yết ở Hồ Chí Minh đã khẳng định cạnh tranh thị trường dòngsản phẩm (đo lường qua chỉ số HHI và BI) điều tiết dương tới mối quan hệ giữa đònbẩy tài chính và HQKD. Trong khi đó, nhóm tác giả Thu và Minh (2022) cho rằng HQKD chỉ tăng khi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm thấp với quyền sở hữu nhà nước cao.
  • 38. 20 Thông qua các tài liệu phân tích trên đã cho thấy sự thiếu nhất quán về kết quả. Đồng thời, số lượng nghiên cứu trong nước còn khá hạn chế nên việc kiểm chứng thêm là cần thiết. Chi tiết các tóm tắt về mối quan hệ này được trình bày trong phụ lục 4, 11 của luận án. 1.1.3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài, cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT Ở dòng nghiên cứu này, tác giả tổng quát 3 hướng nghiên cứu có liên quan là: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và HQKD; Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD thông qua vai trò trung gian của QTCT; Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD thông qua vai trò trung gian của QTCT. 1.1.3.1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và HQKD của doanh nghiệp  Đối với nghiên cứu nước ngoài: Trong công ty cổ phần, vấn đề đại diện luôn hiện hữu do chủ sở hữu giao quyền cho người quản lý điều hành (Hassan và cộng sự, 2016). Theo Maher và Andersson (2000), Moldoveanu và Martin (2001) doanh nghiệp cần có một hệthống QTCT hữu hiệu giúp dung hòa lợi ích giữa các bên. Đồng thời, QTCT còn là công cụ hữu hiệu giúp gia tăng sức hút về vốn trong và ngoài nước, cải thiện kếtquả đầu ra (Bhatt và Bhatt, 2017). Tuy nhiên, QTCT tại mỗi quốc gia có nhiều khácbiệt nên việc kiểm chứng ảnh hưởng của nó tới HQKD của doanh nghiệp là rất cần thiết (Piesse và cộng sự, 2007). Các nghiên cứu thông thường thực hiện theo ba cách: lựa chọn các nội dung hay 1 nội dung trong cấu trúc QTCT hoặc hình thành chỉ số CGI ảnh hưởng tới HQKD của doanh nghiệp. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nội dung trong QTCT tới HQKD như: Dwivedi và Jain (2005) sử dụng hồi quy OLS để phân tích số liệu 340 công ty ở Ấn Độ từ năm 1997 - 2001 chứng tỏ khi quy mô HĐQT càng tăng, cấu trúc vốn đầu tư đa dạng giúp củng cố hoạt động quản trị, góp phần giảm thiểu vấn đề xung
  • 39. 21 đột giữa các bên và nâng cao kết quả đầu ra. Sau đó, kết quả này cũng được Aktan và cộng sự (2018) tại Bharain, Ciftci và cộng sự (2019) ở Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ. Nghiên cứu của Mashayekhi và Bazaz (2008) mở rộng đo lường QTCT bằng cách bổ sung thêm biến tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, chủ tịch HĐQT kiêm CEO, số lượng thành viên từ các tổ chức đầu tư trong HĐQT. Bằng việc phân tích dữ liệu ở 240 công ty tại Iran chứng minh quy mô HĐQT quá lớn dẫn tới khó khăn trong việc thống nhất ý kiến, thỏa thuận trong kiểm tra, kiểm soát và định hướng phát triển kinh doanh. Trong khi đó, tăng số lượng giám đốc độc lập sẽ đảm bảo cácquyết định khách quan hơn vì mục tiêu chung của doanh nghiệp, các nội dung còn lại của QTCT không có tương quan. Cùng quan điểm này, Saidat và cộng sự (2019) sử dụng quy mô 228 công ty ở Jordan và kết quả cho thấy CEO kiêm chủ tịch HĐQT trong công ty gia đình ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD. Một số bài viết đưa thêm biến đặc điểm của HĐQT (chuyên môn, số lần họp trong năm), số năm điều hành của CEO, ban kiểm soát (quy mô và tỷ lệ giám đốc độc lập), quy định chia cổ tức khi xem xét QTCT tại các nước như Ghana, Palestin, Indonesia, Sri Lanka còn khá mới nên kết quả chưa có sự thống nhất. Cụ thể, Tornyeva và Wereko (2012) nhận định các nội dung trong QTCT có tác động dương tới HQKD của doanh nghiệp nhưng Hassan và cộng sự (2016) nhận diện khi HĐQT họp nhiều hơn, số thành viên và tỷ lệ thành viên trong ban kiểm soát tăng cótác động ngược chiều. Đối với Herdjiono và Sari (2017) khẳng định không có ảnh hưởng. Mardnly và cộng sự (2018) chứng minh QTCT (quy mô HĐQT và số lượng thành viên ban kiểm soát) ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD của doanh nghiệp nhưng tỷ lệ giám đốc độc lập trong HĐQT, CEO kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT, vốn đầu tư của giám đốc không tương quan. Năm 2017, nghiên cứu của Bhatt và Bhatt đã bổ sung thêm biến về tuổi và thù lao của nhà quản lý ngoài các biến đã đề cập trước đó để đo lường QTCT trong2 giai đoạn năm 2007 và năm 2012, số liệu 113 công ty được xử lý bằng kỹ thuật 2SLS cho thấy QTCT ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD của doanh nghiệp.
  • 40. 22 Pillai và Al-Malkawi (2018) bổ sung thêm biến đơn vị kiểm toán khi đo lường QTCT ở các nước GCC. Thông qua phương pháp bình phương tối thiểu (GLS), số liệu của 349 công ty từ năm 2005 - 2012 và khẳng định QTCT có mối liên hệ với HQKD, tuy kết quả chi tiết ở mỗi nước có sự khác biệt. Cụ thể, QTCT (quy mô của HĐQT, đơn vị kiểm toán) có ảnh hưởng ngược chiều tới HQKD của doanh nghiệp ở tất cả các nước GCC nhưng CEO kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT chỉ có ảnh hưởng ngược chiều khi thực hiện ở UAE và Kuwait hay tỷ lệ sở hữu cổ phầncủa tổ chức ảnh hưởng âm tại Saudi Arabia. Nghiên cứu một nội dung của QTCT ảnh hưởng tới HQKD: Solakoglu (2013), Green và Homroy (2018) đã thu thập thông tin 100 công ty tốt nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu đã khẳng định HĐQT gồm cả nam và nữ ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD. Gầy đây nhất, Amin và cộng sự (2022) cũng nhận định tương tự nhưng với điều kiện tỷ lệ nữ giới cao trong HĐQT. Tuy nhiên, bàiviết của Shehata và cộng sự (2017) lựa chọn các doanh nghiệp SME tại Anh từ năm 2005 - 2013, Marinova và cộng sự (2016) kiểm chứng ở Hà Lan và Đan Mạch hay Shukeri và D Alfordy (2022) với đặc thù tỷ lệ nữ giới trong HĐQT của các công tyở Saudi Arabia rất thấp là 8.1% đã không tìm thấy mối quan hệ trên. Một nội dung nữa của QTCT đó là đặc điểm của HĐQT: Nghiên cứu của Martín và Herrero (2018) cho rằng quy mô HĐQT và sự đa dạng giới tính trong HĐQT có tương quan cùng chiều với chỉ số ROA nhưng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT thì ngược lại. Kết quả đạt được tương tự với Nepal và Deb (2022) khi sử dụng dữ liệu thu thập từ 40 doanh nghiệp dệt may lớn ở Ấn Độ. Trong khi đó, Merendino và Melville (2019) HĐQT dù có tăng các giám đốc bên ngoài doanh nghiệp cũng không có ảnh hưởng tới HQKD. Nghiên cứu chỉ số QTCT (CGI) tác động tới HQKD: Khanchel (2007) lựa chọn 624 công ty tại Mỹ trong giai đoạn từ năm 1994 - 2003 để xây dựng CGI (gồm các nội dung như tỷ lệ giám đốc độc lập trong HĐQT, phần thưởng dành cho HĐQT; quy định bổ nhiệm thành viên của HĐQT, ban kiểm soát). Kết quả thu được chứng minh CGI ảnh hưởng cùng chiều tới giá trị tài sản.
  • 41. 23 Tiếp đó, Black và cộng sự (2017) thực hiện nghiên cứu ở Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ để xây dựng CGI (gồm các nội dung về HĐQT, công bố thông tin, cấu trúc sở hữu và hướng dẫn về giao dịch các bên liên quan và quyền của cổ đông thiểu số). Dữ liệu phân tích khẳng định CGI ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ở mỗi quốc gia là không thống nhất như việc tiết lộ thông tin (tại công ty ở Brazil, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ), cấu trúc HĐQT (ở các doanh nghiệp Hàn Quốc) có ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD. Vào năm 2018, Arora và Bodhanwala lựa chọn các công ty ở Ấn Độ để xây dựng CGI (bao gồm cấu trúc HĐQT, cấu trúc vốn đầu tư, cổ đông nắm giữ cổ phiếu không phải đơn vị quảng cáo và thị phần của công ty trên thị trường). Nhóm tác giả phân tích dữ liệu 407 công ty trong vòng 6 năm bắt đầu từ 2009 đã cho thấy ảnh hưởng cùng chiều của CGI tới HQKD. Hay Mishra và cộng sự (2021) cũng lấy bối cảnh tại các doanh nghiệp phi tài chính ở Ấn Độ nhưng khoảng thời gian thu thập số liệu từ năm 2010 - 2018 và cho kết quả tương tự. Ở lập trường trái ngược, Gupta và Sharma (2014) khẳng định CGI ảnh hưởng âm tới giá trị cổ phiếu của công ty, trong khi đó, Buallay và cộng sự (2017) thực hiện ở 174 công ty niêm yết tại Saudi Arabia nhấn mạnh QTCT không có tác động.  Đối với nghiên cứu tại Việt Nam: Trong những năm gần đây, nước ta đang từng bước điều chỉnh các hướng dẫn xây dựng hệ thống QTCT để đảm bảo hòa hợp với quy định của quốc tế (Cao Đinh Kiên, 2016). QTCT được biết tới trên thế giới từ rất lâu với vai trò trong việc thiết lập hệ thống kiểm soát, điều tiết doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Le Minh và Walker (2008) cho rằng QTCT được biết tới khá muộn ở Việt Nam và phần lớn dựa theo hướng dẫn của OECD để áp dụng vào công ty. Nghiên cứu một số nội dung trong QTCT ảnh hưởng tới HQKD như Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013) thông qua dữ liệu 77 công ty từ năm 2006 - 2011 trên sàn HOSE cho thấy QTCT gồm số lượng nữ trong HĐQT, CEO kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT, kinh nghiệm của HĐQT và thù lao của HĐQT tác động
  • 42. 24 cùng chiều đến HQKD. Kết quả này cũng đạt được khi Phan và Duong (2021) thu thập thông tin 101 công ty niêm yết ở HOSE. Tuy nhiên, Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013) cho rằng quy mô của HĐQT tác động ngược chiều tới HQKD của doanh nghiệp thì Phan và Duong (2021) đưa ra nhận định đối lập, trong khi Vo và Nguyen (2014), Vu và Pratoomsuwan (2019) không tìm thấy mối quan hệ này. Bài viết của Phan Bùi Gia Thủy và cộng sự (2017) lựa chọn xem xét QTCT qua đặc điểm của tổng giám đốc điều hành. Nhóm tác giả phân tích số liệu 120 công ty trên HOSE từ năm 2009 - 2015 đã nhận thấy CEO nếu không kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT sẽ góp phần cải thiện HQKD, trong khi đó tuổi và lượng vốn góp của CEO không tồn tại mối quan hệ. Ting và cộng sự (2018) bổ sung thêm một nội dung nữa trong QTCT đó là tần suất các cuộc họp. Thông qua số liệu 94 công ty trên sàn HOSE từ năm 2013 - 2015 cho thấy khi HĐQT họp nhiều hơn có tác động âm tới HQKD. Dao và Ngo (2020) lựa chọn 60 công ty ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 - 2016 khẳng định thêm một nội dung nữa trong QTCT đó là đơn vị kiểm toán ảnh hưởng ngược chiều tới HQKD. Gần đây nhất, nghiên cứu của Thi Xuan Hong Nguyen and Hung Ngoc Dang (2022) bổ sung thêm nội dung về tỷ lệ các cổ đông lớn tham gia vào HĐQT nhưng biến này tương quan âm tới HQKD của doanh nghiệp. Nghiên cứu một nội dung trong cấu trúc QTCT ảnh hưởng tới HQKD như Nguyen và cộng sự (2017) cho rằng HĐQT có số lượng thành viên độc tăng ảnh hưởng ngược chiều tới HQKD của doanh nghiệp ở Việt Nam trong vòng 5 năm từ năm 2010. Trong khi đó, Pham và Pham (2020) khẳng định khi CEO kiêm nhiệmchủ tịch HĐQT sẽ ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD của doanh nghiệp. Nhóm tác giả Hoàng Cẩm Trang và Võ Văn Nhị (2020) nhấn mạnh khi tỷ lệ nữ giới tăng trong HĐQT ảnh hưởng cùng chiều tới HQKD của doanh nghiệp. Nghiên cứu chỉ số QTCT ảnh hưởng tới HQKD như Dao và Nguyen (2020) sử dụng CGI để đo lường QTCT theo hướng dẫn thẻ điểm cân bằng Asean. Kết quả thu thập từ 60 công ty (hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng, Thực phẩm và Đồ uống) qua 3 năm 2015, 2017 và 2018 cho thấy CGI có tác động cùng chiều tới
  • 43. 25 Tobins’Q. Nhận định tương tự cũng được Ly và Duc (2020) khẳng định khi sử dụng kỹ thuật thống kê 2SLS để phân tích 103 doanh nghiệp cổ phần trên sàn chứng khoán HOSE. Gần đây nhất, Dao và Nguyen (2020) đưa ra cách tiếp cận dựa trên phương pháp phân tích tổng hợp (meta-analysis) từ 36 bài báo và 251 nghiên cứu thực nghiệm tại 24,692 công ty cũng đồng nhất với kết quả trên. Tác giả nhận thấy kết quả nghiên cứu trước chưa có sự thống nhất và chủ đề này vẫn được quan tâm cho tới thời điểm hiện tại. Đồng thời, Việt Nam đang hướng tới thiết lập bộ chỉ số QTCT hòa hợp với yêu cầu của quốc tế cũng như nâng cao tầm ảnh hưởng của QTCT trong doanh nghiệp (Cao Đinh Kiên, 2016). Vì vậy, luận án kiểm chứng mối quan hệ này là cần thiết. Chi tiết các tóm tắt về mối quan hệ này được trình bày trong phụ lục 5, 12 của luận án. 1.1.3.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT Qua quá trình xem xét tài liệu, các bài viết tập trung vào: Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và QTCT, sở hữu nước ngoài hay QTCT và HQKD của doanh nghiệp. Tác giả tìm thấy một số nghiên cứu có liên quan đồng thời điều tra tác động của sở hữu nước ngoài và QTCT tới HQKD của doanh nghiệp bao gồm:  Đối với nghiên cứu nước ngoài: Bài viết của Kao và cộng sự (2019) đã tìm thấy đa dạng nguồn vốn, đặc điểm của HĐQT ảnh hưởng dương tới HQKD của doanh nghiệp ở Đài Loan từ năm 1997 - 2015. Kết quả này cũng đồng nhất với khẳng định của Wijaya và Murhadi (2020) khi thực hiện trên cỡ mẫu gồm 1,650 quan sát năm công ty tại Indonesia. Đối với Al- Matari và Al-Hebry (2019) nhấn mạnh vai trò điều tiết dương của chất lượng kiểm toán tới mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và ROA. Trong khi đó, nghiên cứu củaRashid (2020) nhận định đặc điểm của HĐQT đóng vai trò trung gian ảnh hưởng tớimối quan hệ này.  Đối với nghiên cứu tại Việt Nam:
  • 44. 26 Dong và cộng sự (2019) cho rằng QTCT (thể hiện qua đặc điểm của HĐQT) và sở hữu nước ngoài ảnh hưởng dương tới HQKD của các công ty cổ phần niêm yết trên HOSE từ năm 2012 - 2016. Tổng quát các nghiên cứu trên chủ yếu xem xét tác động đồng thời và trực tiếp của sở hữu nước ngoài, QTCT tới HQKD của doanh nghiệp. Tác giả nhận thấy hướng phân tích vai trò trung gian của QTCT (cụ thể hơn là chỉ số QTCT) trongmối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và HQKD của doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam. Chi tiết các tóm tắt về mối quan hệ này được trình bày trong phụ lục 6, 13 của luận án. 1.1.3.3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và HQKD của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT  Đối với nghiên cứu nước ngoài: QTCT đã giúp hạn chế xung đột giữa các bên, tăng giá trị kinh tế trong doanh nghiệp (Yermack, 1996; Gompers và cộng sự, 2003; Cremers và Nair, 2005). Ngoài ra, một số bằng chứng gần đây chứng minh ngoài công cụ QTCT có thể giải quyết được vấn đề đại diện thì yếu tố cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm là cơ chế giám sát tự nhiên đối với nhà quản lý, nó tác động tới động cơ điều hành, nhiệt huyết với công việc và mang lại kết quả tốt cho công ty có hoặc không có QTCT (Ammann và cộng sự, 2013). Rất nhiều nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi, liệu cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm, QTCT và HQKD có tương quan hay không? Januszewski và cộng sự (2003) phân tích số liệu từ 491 công ty sản xuất tại Đức từ năm 1986 - 1994 khẳng định cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm và QTCT tác động cùng chiều tới cải thiện công suất hoạt động. Ammann và cộng sự (2013) thựchiện ở khu vực EU gồm 14 nước với quy mô mẫu gồm 3,102 quan sát từ năm 2003 - 2007 đã khẳng định QTCT làm tăng giá trị công ty khi hoạt động trong môi trường không có cạnh tranh thị trường dòng sản phẩm. Những năm sau đó, Singla và Singh (2019) phân tích số liệu 500 doanh nghiệp tại Ấn Độ trong giai đoạn năm 2007 - 2016. Tuy nhiên, nhóm tác giả phân chia thành từng nhóm doanh nghiệp và các