SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.01i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đâylà công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất pháttừ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên thực hiện
Mạc Thị Quế Trinh
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.01ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... vi
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......... 4
1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. ..................... 4
1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng............................................................... 4
1.1.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng....................................................... 6
1.1.3 Phân loại rủi ro về tín dụng................................................................. 8
1.1.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng....................................................... 11
1.1.5 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của NHTM...................................... 14
1.2 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của
NHTM. .................................................................................................... 21
1.2.1 Khái niệm ........................................................................................ 21
1.2.2 Các biện pháp phòng ngừa và han chế rủi ro tín dụng......................... 21
1.2.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín
dụng của NHTM....................................................................................... 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN. .............................. 31
2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triền Nông Thôn – Chi
nhánh tỉnh Bắc Kạn. ................................................................................. 31
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn- Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn............................................... 31
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.01iii
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của AGRIBANK Chi nhánh Bắc Kạn ............ 32
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu........................................... 34
2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn –Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.................................................................. 40
2.2.1 Cơ cấu dư nợ .................................................................................... 40
2.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn............................................................................... 42
2.2.4 Trích lập dự phòng rủi ro.................................................................. 45
2.3.1 Đánh giá thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng theo các chỉ
tiêu........................................................................................................... 46
2.3.2 Các kết quả đạt được........................................................................ 47
2.3.3 Một số tồn tại và nguyên nhân về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
................................................................................................................ 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC KẠN................................................... 51
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát
triển Nông thôn- Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. ................................................ 51
3.1.1 Định hướng chung của NHNN & PTNT – Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.... 51
3.1.2 Định hướng cho hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT – CN tỉnh Bắc
Cạn. ......................................................................................................... 52
3.1.3 Định hướng về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại
NHNN & PTNT – CN tỉnh Bắc Kạn.......................................................... 52
3.2 Một số giải pháp tăng cường phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tạichi
nhánh Bắc Kạn. ........................................................................................ 53
3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý ................................................ 53
3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng và phân tích tín dụng....... 54
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.01iv
3.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các bộ nhân viên đặc biệt
là các cán bộ tín dụng................................................................................ 56
3.2.4 Xây dựng chiến lược đầu tư tín dụng phù hợp.................................... 59
3.2.5 Phân loại khách hàng........................................................................ 59
3.2.6 Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau cho vay.............................. 60
3.2.7Hoàn thiện hệ thống thông tin trong hoạt động tíndụng...................... 61
3.2.8Các biện pháp khác ........................................................................... 61
3.3 Một số kiến nghị................................................................................. 63
3.3.1Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan ..................... 63
3.3.2Kiến nghị đối với NHNN................................................................... 64
3.3.3Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn
Việt Nam ............................................................................................... 65
KẾT LUẬN.............................................................................................. 67
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.01v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng2.1Tìnhhình huyđộng vốncủa NHNN&PTNT-CN Bắc Kạn.................. 34
Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại NHNN& PTNT- CN Bắc Kạn (ĐVT:triệu
đồng) ....................................................................................................... 36
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT- CN Bắc Kạn 39
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tại NHNN &PTNT - CN Bắc Kạn......................... 41
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Agribank Bắc Kạn............................... 42
Bảng 2.6 Tình hình nợ xấu tại NHNN&PTNT –CN Bắc Kạn...................... 43
Bảng 2.7 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại NHNN&PTNT – CN Bắc
Kạn.......................................................................................................... 45
Bảng 2.8: Tình hình biến động của tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm tại
NHNN&PTNT – CN Bắc Kạn .................................................................. 46
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.01vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGRIBANK Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn
CN Chi nhánh
DPRR Dự phòng rủi ro
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
NHNNo Ngân hàng Nông Nghiệp
NHNN & PTNT Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn
NHTM Ngân hàng thương mại
CMS Hệ thống quản lý nội dung
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.011
LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu hướng đổi mới của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt
Nam cũng đang trong quá trình đổi mới và đã đạt được những thành công
nhất định. Xu thế hội nhập, cạnh tranh ngày một diễn ra ngay gắt. Đặt hệ
thống ngân hàng Việt Nam trước nhữngcơ hội mới cũng như những khó khăn
phải đối mặt. Hoạt động của ngân hàng đạt kết quả tốt sẽ tạo điều kiện rất lớn
cho nền kinh tế phát triển và ngược lại ngân hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ
ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển của cả nền kinh tế, thậm chí cả nền
kinh tế thế giới. Xác định được tầm quan trọng của tín dụng và vai trò của
ngân hàng, Chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có nhiều giải pháp
để nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng như chất lượng tín dụng
trong toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam. Một trong những biện pháp để nâng
cao năng lực cạnh tranh là lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng. Hoạt
động ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng mà được đảm bảo an toàn,
hiệu quả th́ì sẽ có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế vĩ mô như kiềm
chế và đẩy lùi lạm phát, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết vấn đề
thất nghiệp…
Cần thấy rằng hoạt động tín dụng là một hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi
ro, có thể dẫn đến phá sản nếu việc quản lý không hiệu quả. Do vậy để có thể
tồn tại và cạnh tranh được thì điều đầu tiên các ngân hàng cần quan tâm là
nâng cao chất lượng tín dụng.
Chất lượng tín dụng không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản trị
ngân hàng mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội bởi nó phản ánh trình độ
hoàn thiện pháp luật theo cơ chế thị trường trong quản lý kinh tế nói chung và
hoạt động quản lý ngân hàng nói riêng. Như vậy làm thế nào để củng cố và
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.012
nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, chất lượng tín dụng là một vấn đề vô
cùng quan trọng trong quản trị ngân hàng. Chính vì vậy em đă chọn đề tài:
“Rủiro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam-chi nhánh tỉnh BắcKạn và biện pháp phòng ngừa” để
làm khoá luận tốt nghiệp.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:là những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và công
tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và tìm giải pháp nâng cao chất lượng
trong hoạt động tín dụng.
Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu vấn đề rủi ro trên phương diện lý thuyết: Bản chất của rủi
ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như những tác
động của nó đến bản thân NHTM và với nền kinh tế.
- Thông qua tình hình phân tích thực trạng của ngân hàng AGRIBANK-
chi nhanh Bắc Kạn từ đó đánh giá kết quả đạt được,những hạn chế và nguyên
nhân trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động
AGRIBANK- chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt
Nam nói chung cũng như chi nhánh tỉnh Bắc Kạn nói riêng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát hoạt động của AGRIBANK- chi nhánh tỉnh Bắc Kạn trong ba
năm: năm 2013, năm2014 và năm 2015.Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế
nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại AGRIBANK- chi nhánh tỉnh Bắc
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.013
Kạn.Từ đó đưa ra những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.Rủi
ro tín dụng rất đa dạng, có thể là rủi ro khi ngân hàng bị ứ đọng vốn, rủi ro do
thiếu vốn khả dụng, rủi ro khi các vật đảm bảo tín dụng không còn giá trị tín
dụng như khi đánh giá ban đầu trước khi cho vay,rủi ro không thu hồi được nợ.
Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ xem xét rủi ro khi ẢGRIBANK chi nhánh
tỉnh Bắc Kạn không thu hồi được nợ hay còn gọi là nợ quá hạn, nợ khó đòi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với yêu cầu và đối tượng nghiên cứu của đề tài, phương
pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp nghiên cứu
thống kê, so sánh, phân tích, phương pháp duy vật biện chứng, suy luận logic
kết hợp với phương pháp duy vật lịch sử, phươngg pháp đồ thị...
Thu thập số liệu từ các báo cáo, các tài liệu của ngân hàng; thông tin trên
báo chí và internet...
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động
kinh doanh của NHTM.
Chương 2:Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinhdoanh của
AGRIBANK – Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.
Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại
AGRIBANK- Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.014
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng
1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro
Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm
trù này. Tuy nhiên lại không có một quan điểm thống nhất nào về rủi ro.
Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa
rủi ro khác nhau.Tuy nhiên có thể hiểu rủi ro là xuất hiện một biến cố không
mong đợi gây thiệt hại cho một công việc cụ thể. Rủi ro có thể xảy ra trong
mọi hoạt động, mọi lĩnh vực mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
con người.
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cũng luôn gắn liền với
rủi ro.Rủi ro tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh, nguy cơ phá sản của
ngân hàng. Do vậy,việc thừa nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng và từ đó tìm kiếm nhiều phương pháp phòng ngừa và hạn chế các loại
rủi ro là đòi hỏi của sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng là một tất yếu. Vì thế các nhà quản lý chỉ có
thể có chính sách giảm bớt chứ không thể gạt bỏ được chúng.
1.1.1.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Hiện nay, các hoạt động kinh doanh của NHTM đang tồn tại sáu loại rủi
ro cơ bản bao gồm:
Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải
chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ
vốn và lãi theo quy định.
Rủi ro lãi suất: là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.015
khi lãi suất thị trường có sự biếnđổi.
Rủi ro hối đoái: là rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây ra tổn
thất trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Rủi ro thanh khoản: là rủi ro phát sinh khi những người gửi tiền đồng
thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Khi gặp phải trường
hợp này, các ngân hàng phải bán các tài sản có tính lỏng thấp với giá rẻ hay
vay từ NHTW.
Rủi ro tồn đọng vốn: là rủi ro xảy ra khi vốn bị ứ đọng lớn không thể cho
vay hay đầu tư được làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút.
Rủi ro khác: bao gồm rủi ro công nghệ, rủi ro quốc gia gắn liền với các
hoạt động đầu tư cũng như khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong
thanh toán, hỏa hoạn…
1.1.1.3 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro, đối với ngân hàng thương
mại,rủi ro là một biến cố xảy ra không mong đợi gây thiệt hại trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
Theo A. Saunders và H. Lange định nghĩa: “Rủiro tín dụng là khoản lỗ
tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩalà khả năng
các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không
thực hiện được đầy đủ cả về số lượng và thời hạn”.
Theo Timothy W. Koch cho rằng: “ Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm
ẩn của thu nhập thuần và trị giá của vốn xuất phát từ việc vốn vay không
được thanh toán hay thanh toán trễ hạn”.
Theo quy định tại Điều 3 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban
hành theo TT 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN Việt Nam,
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.016
“Rủiro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của
TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Vậy rủi ro tín dụng là những thiệt hại kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do
khách hàng vay vốnkhông thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn gốc và nợ lãi đúng thời
hạn hoặc không hoàn trả do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.
Rủi ro tín dụng gây tổn thất về tài chính cho NHTM, cụ thể là làm giảm
thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Điều này có thể dẫn đến
thua lỗ hoặc phá sản.
Vậy nên các ngân hàng luôn cần có các biện pháp phòng ngừa và hạn
chế rủi ro tín dụng, chủ động trích lập dự phòng, đảm bảo khả năng bù đắp rủi
ro khi tổn thất xảy ra.
1.1.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống.
Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có
những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn
thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân
hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu
quả. Các dấu hiệu nhận biết RRTD phổ biến thường tập trung vào các vấn đề :
Dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay.
1.1.2.1 Nhóm các dấu hiệu liên quan đến tài chính.
Nhóm các dấu hiệu liên quan đến tài chính của ngân hàng bao gồm:
- Các chỉ số về khả năng thanh khoản thấp, thể hiện sự suy yếu.
- Các chỉ số về khả năng sinh lời thấp, cho thấy dấu hiệu suy yếu.
- Cơ cấu vốn không hợp lý.
- Các vòng quay hoạt động cho thấy sự không ổn định và tính thanh
khoản không cao.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.017
1.1.2.2 Nhóm các dấu hiệu phi tài chính
Nhóm các dấu hiệu phi tài chính bao gồm các dấu hiệu cơ bản sau:
Dấu hiệu liên quan đến ngân hàng
Trong quá trình hạch toán của khách hàng có phát hiện séc bị từ chối,
hoặc có sự giảm sút số dư tài khoản tiền gửi đáng kể và liên tục; tăng mức sử
dụng bình quân trong các tài khoản; thường xuyên hỗ trợ nguồn vốn lưu động
từ nhiều nguồn khác nhau, không có khả năng thực hiện các hoạt động cắt
giảm chi phí, gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn…
Trong hoạt động cho vay có dấu hiệu mức động vay thường xuyên gia
tăng, thanh toán chậm các khoản nợ gốn và lãi, khách hàng thường xuyên yêu
cầu ngân hàng cho đáo hạn, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.
Trong phương thức tài chính có biểu hiện khách hàng sử dụng nhiều các
khoản nợ ngắn hạn để đầu tư cho các dự án dài hạn, chấp nhận sử dụng các
nguồn tài trợ có kinh phí cao (thường xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các
khoản phải thu); giảm các khoản phải thu và tăng các khoản phải trả; có biểu
hiện giảm vốn điều lệ...
Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lýcủa khách hàng
Các dấu hiệu thuộc nhóm này bao gồm thay đổi thường xuyên cơ cấu
nhân sự trong hệ thống ban điều hành; có tranh chấp trong quá trình quản lý;
phát sinh các khoản chi phí quản lý bất hợp lý; hoặc ban điều hành không có
kinh nghiệm lâu năm, thường xuyên thuyên chuyển nhân viên.
Dấu hiệu liên quan tới kỹ thuậtvà thương mại
Ở nhómbiểu hiện này, ta sẽ thấy khách hàng gặp phải khó khăn trong việc
phát triển sản phẩm mới; hoặc sản phẩm có tính thời vụ cao; có biểu hiện cắt
giảm chiphí sửa chữa và thay thế, chất lượng sản phẩm và dịch vụ bị giảm sút;
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.018
sự thay đổi về chính sách của Nhà nước gây ảnh hưởng lớn đến khách hàng.
Dấu hiệu về việc xử lý thông tin về tài chính
Khách hàng có dấu hiệu chuẩn bị không đầy đủ hoặc chậm trễ, trì hoãn
nộp các báo cáo tài chính. Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy sự
gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ; tăng doanh số tiền mặt nhưng lãi giảm;
lượng hàng hóa tăng nhanh hơn doanh số bán; số khách hàng nợ cũng tăng
nhanh. Ngoài ra một số biểu hiện khác như cơ sở kinh doanh xuống cấp, hàng
tồn kho tăng nhanh.
Trên đây là các dấu hiệu để nhận biết một khoản tín dụng có vấn đề.
Trong quá trình phân tích, những dấu hiệu này sẽ giúp các cán bộ tín dụng
đưa ra quyết định cho vay một cách hiệu quả, giảm thiểu tối đa khả năng xảy
ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
1.1.3 Phân loại rủi ro về tín dụng.
1.1.3.1 Căn cứ nguyên sinh phát sinh rủi ro.
- Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay,
đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn,
rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân
tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả
để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm,
cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ
thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.019
– Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân
hàng, được phân chia thành 02 loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang
tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.
Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách
hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
1.1.3.2 Căn cứ theo tiêu chí khách hàng.
Rủi ro tín dụng theo tiêu chí khách hàng được chia làm ba nhóm:
- Rủi ro khách hàng cá thể.
- Rủi ro công ty tổ chức kinh tế.
- Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý.
1.1.3.3 Căn cứ theo tiêu chí vi phạm xảy ra.
Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro cá thể và rủi ro hệ thống:
- Rủi ro cá thể/giao dịch là rủi ro gắn một giao dịch cụ thể nào đó, như
đối với một khoản vay của khách hàng. Loại rủi ro này gắn liền và xuất phát
chủ yếu do đặc điểm cá biệt của một khoản vay/khách hàng.
- Rủi ro hệ thống là rủi ro gắn với một nhóm khách hàng, chẳng hạn đối
với một ngành, thậm chí cả một nền kinh tế. Loại rủi ro này mang tính vĩ mô
và liên quan tới việc quản lý danh mục tín dụng.
1.1.3.4 Căn cứ theo tiêu chí giai đoạn phát sinh rủi ro
Rủi ro phân loại theo giai đoạn phát sinh bao gồm:
- Rủi ro trước khi cho vay.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0110
- Rủi ro trong khi cho vay.
- Rủi to sau khi cho vay.
1.1.3.5 Căn cứ theo tiêu chí sản phẩm
Rủi ro tín dụng theo sản phẩm bao gồm hai loại:
- Rủi ro các sản phẩm nội bảng (cho vay, thấu chi)
- Rủi ro các sản phẩm ngoại bảng (chiết khấu, thư tín dụng, bảo lãnh).
1.1.3.6 Căn cứ theo tiêu chí tính chất của rủi ro
Rủi ro tín dụng theo tính chất rủi ro gồm 2 loại:
- Rủi ro do nguyên nhân chủ qua như thiên tai, dịch họa,..
- Rủi ro do nguyên nhân khách quan như người vay hoặc người cho vay
vô tình hoặc cố ý làm cho thất thoát vốn vay.
1.1.3.7 Căn cứ theo tiêu chí có đảm bảo tiền vay
Rủi ro tín dụng gồm 2 loại:
- Rủi ro có đảm bảo tiền vay bằng tài sản.
- Rủi ro không có đảm bảo tiền vay bằng tài sản.
1.1.3.8 Căn cứ theo tiêu chí thời hạn khoản vay
Rủi ro tín dụng bao gồm 2 loại rủi ro:
- Rủi ro theo các khoản vay ngắn hạn.
- Rủi ro theo các khoản vay trung và dài hạn.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0111
1.1.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Do đó, ngân
hàng cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra rủi ro, từ đó đưa ra những
biện pháp phòng ngừa và hạn chế hiệu quả. Nguyên nhân gây ra rủi ro được
chia thành ba nhóm cơ bản sau:
1.1.4.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Thứ nhất: Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ.
Sự yếu kém ở đây bao gồm cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Nếu
một cán bộ tín dụng non kém về trình độ, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm
thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá khách hàng
thiếu chính xác, mức vay, lãi suất vay và kỳ hạn không phù hợp; dẫn đến chất
lượng tín dụng thấp, rủi ro cao. Ngoài ra, nếu cán bộ tín dụng không tuân thủ
theo đúng quy trình tín dụng như giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ hay
không kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của người vay, thì việc mất vốn rất
dễ xảy ra. Hơn nữa, cán bộ tín dụng mà phẩm chất đạo đức kém, không có
tinh thần trách nhiệm, dễ bị cám dỗ thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng
bằng cách cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ với khách hàng, dựa trên lợi ích
cá nhân mà bỏ qua những điều kiện và thủ tục cần thiết.
Thứ hai: Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng.
Cán bộ tín dụng cần có sự phê duyệt của lãnh đạo trước khi giải ngân.
Vậy nên nếu cấp trên không có sự kiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán
bộ đã thực sự chính xác chưa thì nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ là rất cao. Hơn
nữa, sau khi giải ngân rồi, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục theo dõi khách
hàng để sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên,
việc theo dõi này đối với nhiều cán bộ chỉ mang tính hình thức. Do vậy, nếu
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0112
các cấp quản lý không có sự giám sát đối với cán bộ tín dụng, hoạt động của
các cán bộ tín dụng sẽ không hiệu quả, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo
đức trong cho vay và thu nợ. Ngoài ra, các cơ quan cấp trên không quan tâm
đến thực trạng tín dụng của ngân hàng thì sẽ không có những chỉ đạo kịp thời
để ngăn ngừa và xử lý rủi ro xảy ra.
Thứ ba: Ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh mục đầu tư.
Một công cụluôn được nhắc đến trong quản trị tín dụng ở tất cả các ngân
hàng trên thế giới là quản trị danh mục đầu tư. Quản trị danh mục làm cân đối
và kiềm chế rủi ro bằng cách nhận dạng, dựbáo và kiểm soátmức độ rủi ro với
từng thị trường, khách hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động
khác nhau. Nhiều chuyên gia ngân hàng tin rằng đa dạng hoá là giải pháp
phòng ngừa rủi ro tín dụng hữu hiệu nhất. Mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của
việc đa dạng hoá danh mục đầu tư, song rất nhiều ngân hàng chỉ cho vay một
hoặc hai ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn, nhóm kinh doanh
đơn lẻ. Một danh mục đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào một ngành hay một loại
mặt hàng là rất nguy hiểm vì không ngành nào là không có rủi ro.
Thứ tư: Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng.
Về cơ cấu, lãi suất cho một khoản vay phải được xác định ở mức đảm
bảo bù đắp được chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong
muốn và phần bù đắp rủi ro của khoản vay. Khách hàng được đánh giá có
mức độ rủi ro càng cao, phần bù rủi ro càng lớn. Nhưng vì cạnh tranh nên một
số ngân hàng có thể chấp nhận mức giá cho vay thấp, thậm chí chỉ đủ chi phí
vốn đầu vào và chi phí quản lý, không tính đến phần bù rủi ro. Việc làm đó
trong dài hạn không những làm giảm lợi nhuận mà còn làm tăng tính rủi ro
trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0113
1.1.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng
Thứ nhất:Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ.
Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong
dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai
môc đích, sản phẩm chất lượng thấp không bán được… Hơn nữa có rất nhiều
người vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng
thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán kỹ hoặc không có khả năng tính
toán những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng
là rất lớn.
Thứ hai:Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Để đạt được mục đích thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm
mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các
báo cáo tài chính sai lệch. Trong trường hợp này, nếu không phát hiện ra,
ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách và cho vay vốn với
khối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Ngoài
ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ
cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ hoặc tiếp
tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
1.1.4.3 Nguyên nhân khác
Những nguyên nhân này phần lớn xuất hiện từ môi trường xung quanh
như chất lượng thông tin, biến động kinh tế, chính sách pháp luật…
Thứ nhất: Chất lượng thông tin chưa cao.
Các thông tin mà ngân hàng thu thập thường liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội,
cạnh tranh trên thị trường; sau đó dựa vào các thông tin thu thập được để ra
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0114
quyết định cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải lúc nào các thông
tin ngân hàng thu thập được đều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do
vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng không hoạt động có hiệu
quả, cập nhật được những thông tin đáng tin cậy thì tất yếu dẫn đến việc ngân
hàng thất thoát vốn khi cho vay.
Thứ hai: Những biến động kinh tế không dự báo được.
Khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong
xã hội có xu hướng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên, khi xuất hiện những biến động kinh tế như lạm phát, giá tăng ở
một số mặt hàng nào đó ảnh hưởng đến một nhóm ngành thì rủi ro tín dụng
với ngân hàng là rất lớn. Nhiều người vay có thể thích ứng và vượt qua khó
khăn đó, nhưng cũng có rất nhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh
doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo.
Thứ ba: Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật.
Sự thiếu nhất quán trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh
hưởng không nhỏ tới ngân hàng cũng như các doanh nghiệp có sử dụng vốn
vay ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi
có những thay đổi trong quy định về thuế, vốn..,cũng như hoạt động tín dụng
của ngân hàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm
bảo, dự trữ, trích lập… Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn
chỉnh cũng gây khó khăn có doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe
dọa đến sự an toàn của ngân hàng trong cho vay.
1.1.5 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của NHTM
Rủi ro tín dụng được đánh giá dực trên nhiều chỉ tiêu. Các chỉ tiêu đó
được chia thành 2 nhóm là chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0115
1.1.5.1 Chỉ tiêu định tính
Rủi ro tín dụng được đánh giá qua sự tuân thủ các quy định pháp lý trong
cho vay của ngân hàng.
Quy định pháp lý trong cho vay điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các
chủ thể tham gia trong quá trình cho vay. Các quy định này có ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Nó quyết định phạm vi, quy mô.
Việc tuân thủ những quy định này sẽ tác động tới trạng thái rủi ro và an toàn
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của hoạt động tín
dụng nói riêng. Những quy định này bao gồm:
- Quy định về nguyên tắc vay vốn và điều kiện vay vốn.
- Quy định về lãi suất.
- Quy định về giới hạn cho vay.
- Quy định về hạn chế cho vay.
- Quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.
- Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
1.1.5.2 Chỉ tiêu định lượng
 Kết cấudư nợ cho vay
Một trong những biện pháp được các nhà đầu tư sử dụng nhằm phân tán
rủi ro là đầu tư vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Vì thế, khi nhìn
vào kết cấu dư nợ tín dụng của một ngân hàng, ta có thể xác định mức độ rủi
ro của nó. Nếu dư
nợ tín dụng tập trung quá nhiều vào một số doanh nghiệp hoặc một số
ngành nghề nhất định thì mức độ rủi ro sẽ cao hơn. Dựa vào kết cấu dư nợ
cùng với việc phân tích các yếu tố liên quan khác, ta có thể đánh giá được khả
năng xảy ra rủi ro tín dụng của ngân hàng.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0116
Cơ cấu dư nợ cho vay(%)=
Dư nợ cho vay loại i
x100%
Tổng dư nợ cho vay
Trong đó dư nợ cho vay được phân theo các tiêu thức khác nhau như
sau:
- Căn cứ theo loại tiền, dư nợ cho vay bao gồm hai loại là nội tệ và
ngoại tệ.
- Căn cứ theo thời hạn, dư nợ cho vay bao gồm hai loại là dư nợ cho
vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung và dài hạn.
- Căn cứ theo đối tượng khách hàng, dư nợ cho vay bao gồm dư nợ
cho vay đối với Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và dư nợ cho vay đối với
khách hàng cá nhân.
- Căn cứ theo chất lượng nợ, dư nợ cho vay được phân theo năm
nhóm nợ bao gồm Nợ nhóm 1, Nợ nhóm 2, Nợ nhóm 3, Nợ nhóm 4
và Nợ nhóm 5.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Theo quy định hiên hành, khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần
hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn(%)=
Nợ quá hạn
x100% (1.1)
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà KH không hoàn trả được
toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay. Nợ quá hạn thường là biểu hiện
yếu kém về tài chính của KH và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không tránh
khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng
thanh toán của ngân hàng. Tỷ lệ
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0117
“Nợ quá hạn” phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi
được. Nợ quá hạn cho biết , cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu
đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín
dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp;
ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao.
 Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định hiện hành.
Tỷ lệ nợ xấu(%)=
Nợ xấu
x100% (1.2)
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng
là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất
lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó
khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường
nữa mà là nguy cơ mất vốn.
Phân loại nợ xấu:
Để hình thành chỉ tiêu “Nợ xấu”. chúng ta phải tiến hành phân loại nợ
của NHTM thành 5 nhóm sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ
gốc và lãi đúng hạn;
(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi
đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng
thờihạn;
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
(ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0118
- Nhóm 3 (Nợ dướitiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii)Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
(iv)Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối
tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp
tín dụng theo quy định của pháp luật;
Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty
con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ
chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm
bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị
vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định
của pháp luật;
Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc
doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ
lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được
phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại
hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài;
Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính
sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0119
(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lầnđầu;
(iii)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(iv)Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi
đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồiđược;
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
(i)Nợ quá hạn trên 360 ngày.(ii)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá
hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lạilần đầu;
(ii)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần thứ hai;
(iii)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn
hoặc đã quá hạn;
(iv)Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi
trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồiđược;
(v)Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước
công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
 Tỷ lệ nợquá hạn ròng.
Tỷ lệ nợ quá hạn ròng(%)=
Nợ quá hạn – DPRR tín dụng
x100% (1.3)
Tổng dư nợ-DPRR tín dụng
Tỷlệ này đánhgiá chấtlượngtíndụngsau khi đã sử dụng quỹ dự phòngrủi
ro tíndụngđểbùđắp cho nợ quáhạncủangân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn ròng càng
thấp thì khả năng tổn thất xảy ra càng cao. Do đó tỷ lệ này càng nhỏ càngtốt.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0120
 Tỷlệ nợ xấuròng.
Tỷ lệ nợ xấu ròng(%)=
Nợ xấu – DPRR tín dụng
x100%
(1.4)
Tổng dư nợ-DPRR tín dụng
Tỷlệ này đánhgiá chấtlượngtíndụngsau khi đã sử dụng quỹ dự phòngrủi
ro tín dụng để bù đắp cho các khoản nợ xấu của ngân hàng.
 Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng=
DPRR tín dụng trích lập
(1.5)
Dư nợ bình quân
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính
theo công thức sau: R = ∑ 𝑛
𝑖=1 Ri
Trong đó: R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách
hàng
∑ 𝑛
𝑖=1 Ri là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối
với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i.
Ri được xác định theo công thức: Ri=( Ai – Ci ) x r
trong đó:
Ai là số nợ gốc thứ i.
Ci là giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau
đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i.
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2
Điều này.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0121
 Tỷlệ xóanợ.
Tỷ lệ xóa nợ =
Nợ được xóa
X100% (1.6)
Dư nợ bình quân
Những khoản nợ khó đòi sẽ được xóa theo quy chế hiện hành(đưa ra
hạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ DPRR tín dụng. Như vậy, một
ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao thể hiện tỷ lệ mất vốn lớn, nghĩa là mức độ rủi
ro tín dụng thấp. Nếu tỷ lệ này lớn (thường là từ 2% trở lên), thì rủi ro tín
dụng của ngân hàng được xem là có vấn đề.
1.2 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh
của NHTM.
1.2.1 Khái niệm
Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc nghiên cứu và đề ra các
giải pháp nhằm ngăn chặn tối đa việc phát sinh những rủi ro có thể xảy ra như
việc khách hàng nhận vốn vay mà không thực hiện hoặc thực hiện nhưng
không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng; khách
hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng.
1.2.2 Các biện pháp phòng ngừa và han chế rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng gây ra ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Nó sẽ dẫn tới thua lỗ hoặc thậm chí phá sản nếu ngân hàng không có
những biện pháp phòng ngừa và xử lý nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tổn
thất. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng.
 Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng
Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín
dụng. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín
dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa
bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0122
ngân hàng, khuếch trương thanh thế, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro.
Để thực hiện được điều này các ngân hàng cần vạch ra được một số chiến
lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề sau:
Thứ nhất, đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được
sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần
trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải
rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đíchhạn chế hoạt động của
một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu laij một số ngành kinh tế.
Thứ hai, đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại
hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm,
đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến
khích haynhững sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.
Thứ ba, tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo
một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổn số vốn hoạt động của khách hàng để
tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó. Hiện nay, ngân hàng Nhà
nước cũng đã ban hành quy chế cho vay theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNN
trong đó có nêu rõ “Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được
vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những
khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá
nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có
của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều
nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam”.
Thứ tư, cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối
giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững
chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổilãi suất thị trường.
Thứ năm, tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VNĐ và cho vay
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0123
bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh
được rủi ro tín dụng do sự thay đổi tỷ giá hối đoái.
Biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư như đã nói ở trên có ưu điểm là
giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động nhất, tuy nhiên,
việc đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng quá mức cũng sẽ có những nhược
điểm như là: làm cho việc quản lý trở nên khó khăn, tốn nhiều công sức điều
tra, thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng, làm tăng chi phí kiểm tra,
giám sát.. và làm giảm bớt cơ hội đạt lợi nhuận cao.
 Nâng cao chất lượng quản lý
Nâng cao chất lượng công tác quản lý, năng lực của người quản lý trong
việc xử lý nhanh chóng các vấn đề có khả năng xảy ra trước khi nó gây ảnh
hưởng tiêu cực đến Ngân hàng
 Cho vay đồng tài trợ
Trên thực tế, có những doanh nghiệp có những nhu cầu vay vốn rất lớn
mà một ngân hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho
các dự án lớn và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp
này, các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ
rủi ro đám bảo quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên.
Đây là một hình thức tín dụng chưa thực sự phổ biến đối với các ngân
hàng thương mại Việt Nam. Một phần do sự phức tạp của hình thức này, một
phần còn do vướng mắc trong việc thỏa hiệp giữa các ngân hàng về quyền lợi
và trách nhiệm trong khi liên kết. Đây cũng chính là nhược điểm của biện
pháp này.
Hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra quy chế về vấn đề cho
vay đồng tài trợ là tiền đề cơ sở về mặt pháp lý cho việc xúc tiến hoạt động
đó. Để thực hiện có hiệu quả hình thức tín dụng này, các ngân hàng phải có ý
thức hợp tác, đồng thời cần phải có một ngân hàng chủ trì cho việc thỏa hiệp
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0124
giữa họ, vai trò này có thể giao cho Ngân hàng Nhà nước hoặc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh hoặc thành phố thực hiện.
 Yêu cầu về bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp
nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế để thu hồi được các khoản nợ đã
cho khách hàng vay.
Ngân hàng có thể áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp bảo đảm tiền
vay bao gồm:
- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay;
- Bảo đảm tiền vay bằng cầm cố tài sản của khách hàng ( ngoài tài sản
hình thành từ vốn vay), của người thứ ba.
- Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản của khách hàng (ngoài tài sản
hình thành từ vốn vay), của người thứ ba;
- Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của người thứ ba;
- Biện pháp bảo đảm tiền vay khác theo quy định của pháp luật.
Các biện pháp bảo đảm tiền vay nói trên sẽ góp phần rất lớn trong phòng
ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Khi khách hàng vay vốn bị
phá sản, hoặc đến hạn trả nợ nhưng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, ngân
hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố, thế chấp để bù đắp rủi
ro. Đây chính là một nguồn thu dự phòng giúp ngân hàng luôn chủ động trong
công tác phòng ngừa rủi ro mất vốn.
 Tìm kiếm thêm thông tin về các khoản cho vay
Các quyết định cho vay đua ra trên cơ sở thiếu thông tin thường dẫn đến
hậu quả là không chắc chắn. Nếu có nhiều thông tin về khoản vay hơn, ngân
hàng sẽ dự đoán tốt hơn, và có thể giảm thiểu rủi ro. Vì thông tin ngày nay
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0125
cũng là hàng hoá có giá trị, nếu muốn có nó chúng ta phải bỏ ra một số chi
phí. Ở các nước, ngân hàng có thể mua thông tin về các khoản vay ở các tổ
chức hoặc các công ty tư vấn có uy tín.
 Bảo hiểm tín dụng
Trong đời sống xã hội, ”bảo hiểm” là một khái niệm thường gặp dùng để
chỉ một trong những biện pháo hữu hiệu để phân tán rủi ro. Bảo hiểm tín dụng
cũng là một biện pháp quan trọng nhằm san sẽ rủi ro trong hoạt động tín dụng
của các ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức
như: Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay.
Có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nước đã thực hiện như sau:
+ Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng. Khi mà
khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp, phá sản… không có khả năng trả
nợ vay ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ trả. Đây là biện pháp quản lý rủi ro
tín dụng cần quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng
Việt Nam. Cho đến nay, chỉ có một số ít ngân hàng Việt Nam sử dụng bảo
hiểm tín dụng để quản lý phòng ngừa rủi ro cho mình và đặc biệt là cho khách
hàng cá nhân.
+ Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên
nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.
+Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay.
Ưu điểm của biện pháp sử dụng bảo hiểm tín dụng là khi rủi ro tín dụng
xảy ra thì nó có thể khắc phục một cách tốt nhất hậu quả của rủi ro đó, tuy
nhiên, nhược điểm của biện pháp này là do phải đóng một khoản phí bảo
hiểm trước mắt trong khi đó nhiều người lại có xu hướng coi trọng lợi ích
trước mắt hơn lợi ích lâu dài, thêm vào đó, ngành bảo hiểm nước ta cũng
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0126
chưa thực sự phát triển đạt đến mức độ tạo dựng được niềm tin cho khách
hàng nên nhiều khách hàng cũng như ngân hàng không mấy hứng thú trong
việc mua và sử sụng bảo hiểm tín dụng.
Phòng ngừa rủi ro tín dụng là rất cần thiết và hoạt động này cần được
ngân hàng thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, rủi ro vẫn có thể xảy ra bởi
nhiều nguyên nhân tác động khác nhau. Khi đó, ngân hàng cần tiến hành các
biện pháp nhằm giải quyết và hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra. Dưới đây
là một số biện pháp xử lý để khắc phục tình trạng trên.
Đảo nợ: Là những khoản vay có thời hạn đã đến hạn nhưng khách hàng
hiện tại không có khả năng tài chính để trả nợ nên ngân hàng cho vay và
khách hàng ngồi lại với nhau đưa ra biện pháp đảo nợ để biến các khoản nợ
đến hạn đó thành khoản nợ kỳ hạn khác với các điều kiện thoả thuận giữa
ngân hàng cho vay và khách hàng.
Giảm nợ: Là những khoản vay của khách hàng trong hạn hoặc đến
hạn nhưng khách hàng gặp phải rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hạn
hán hay các đại dịch làm cho khách hàng rơi vào tình trạng tài chính yếu kém
không thể trả đầy đủ những món vay. Ngân hàng cho vay có thể giảm một
phần trong khoản vay để tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ cho ngân
hàng cho vay.
Xoá nợ: Đây là những khoản vay của khách hàng đang trong hạn hoặc
hết hạn, ngân hàng đã sử dụng 2 biện pháp trên nhưng khách hàng không thể
trả nợ hay cùng với chính sách chỉ định của chính phủ xoá nợ cho những đối
tượngkhách hàng gập rủi ro mà không thể khắc phục lại được như lũ cuốn, lũ
quét, động đất, sóng thần… nhằm ổn định xã hội, ổn định đời sống cho nhân
dân và những đối tượng gặp rủi ro không thể chống cự này.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0127
 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là biện pháp phòng ngừa rủi ro tín
dụng bằng cách lập một khoản tiền để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy
ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng ở đây là
khoản tiền dự phòng được trích cho các khoản tín dụng nội bảng và cam kết
ngoại bảng.
Dự phòng bao gồm hai loại là dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Tỷ lệ
trích lập dự phòng phải tuân theo quy định hiện hành.
Tùy theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng phải trích lập DPRR từ 0 đến
100% giá trị của từng khoản cho vay (sau khi trừ giá trị tài sản bảo đảm đã
được định giá lại). Như vậy, nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi
ro thì tỷ lệ tríchlập dựphòngcũngsẽcàngcao.Thôngthường, tỷlệ này dao động
trong khoảng từ 0 đến 5%.
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với từng nhóm nợ như sau:
Nợ nhóm 1:0%
Nợ nhóm 2:5%
Nợ nhóm 3:20%
Nợ nhóm 4:50%
Nợ nhóm 5:100%
1.2.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro
tín dụng của NHTM.
1.2.4.1 Nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và hạn chế
rủi ro tín dụng của NHTM bao gồm nguyên nhân từ phía ngân hàng và
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0128
nguyên nhân từ phía khách hàng.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Ngân hàng đưa ra chính sách không phù hợp với nền kinh tế và các quy
định trong cho vay còn nhiều sơ hở làm cho khách hàng lợi dụng chiếm đoạt
vốn của ngân hàng.
Ngân hàng không có được đầy đủ thông tin về khách hàng, do đó không
đánh giá được chính xác khả năng tài chính của khách hàng dẫn tới cho vay
vượt quá khả năng chi trả của họ. Thông tin giữa các ngân hàng với nhau
không được trao đổi đầy đủ, dẫn tới trường hợp một khách hàng vay tại nhiều
ngân hàng làm hạn mức vay vượt quá giới hạn nhiều lần.
Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng ngân hàng còn hạn chế. Cán
bộ tín dụng thiếu năng lực xử lý và giám sát khoản tín dụng đã xét duyệt. Khi
tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng sử dụng báo cáo tài chính
do doanh nghiệp cung cấp để phân tích. Điều này cũng có thể dẫn tới đánh giá
thiếu chính xác. Bên cạnh đó, một số cán bộ tín dụng thiếu đạo đức có thể
thông đồng với khách hàng để lập hồ sơ giả cho vay, cho vay khống, cho vay
không có tài sản đảm bảo đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu năm
tại ngân hàng.
Ngân hàng quá chú trọng lợi nhuận và cạnh tranh giữa các ngân hàng
ngày càng lớn. Do đó ngân hàng có thể giảm bớt các quy định và thủ tục trong
quá trình thẩm định hồ sơ, tài sản đảm bảo để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng một cách nhanh chóng.
Ngân hàng thiếu sự giám sát và quản lý sau cho vay. Do quá chú trọng
vào bước thẩm định xét duyệt cho vay nên nhiều ngân hàng không quan tâm
nhiều tới công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân.
Nguyên nhân của việc thiếu kiểm soát này một phần là do yếu tố tâm lý ngại
gây phiền phức cho khách hàng, khó tiếp cận thông tin từ khách hàng do
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0129
nghiệp vụ hạch toán tại doanh nghiệp chậm,hệ thống thông tin lạc hậu.
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được xây dựng và hoạt động
hiệu quả. Cơ cấu tổ chức bộ máy chưa hợp lý, hay việc phân công công việc
chưa phù hợp với năng lực của nhân viên dẫn đến không phát huy được tính
hiệu quả trong công việc.
Nguyên nhân từ phía khách hàng
Nguyên nhân đầu tiên là do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng
mục đích, không theo dự án đã đề ra hoặc sử dụng vào những lĩnh vực có rủi
ro cao nên không trả nợ được đúng hạn. Hoặc khách hàng vay vốn ngắn hạn
những lại đầu tư vào tài sản cố định và bất động sản.
Khách hàng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu linh hoạt,
trình độ kinh doanh, năng lực quản lý kém. Trình độ công nghệ lạc hậu,
không có sự cập nhật và thay đổi mẫu mã thường xuyên khiến cho sản phẩm
không có khả năng cạnh tranh, bị ứ đọng vốn và hàng tồn kho. Điều này dẫn
tới khách hàng không thu hồi được vốn để trả nợ cho ngân hàng.
Khách hàng gian lận về số liệu, giấy tờ cung cấp cho ngân hàng sai sự
thật nhằm mục đích đảm bảo các yêu cầu trong cho vay. Lợi dụng những khe
hở của pháp luật về quyền sở hữu và các quy định liên quan để sử dụng một
tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay tại nhiều ngân hàng khác nhau. Khách
hàng cố tình lừa gạt cán bộ tín dụng nhằm chiếm đoạt vốn, hoặc cố tình
không trả nợ đúng hạn, lừa đảo rồi bỏ trốn.
1.2.4.2 Nguyên nhân khách quan
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu từ phía chủ thể tham gia hợp đồng tín
dụng, những nguyên nhân bên ngoài cũng có những tác động nhất định đến
công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Sự thay đổi bất thường của nền kinh tế, do thiên tai bão lũ khiến cho cả
ngân hàng và khách hàng không kịp ứng phó.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0130
Mội trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở dẫn tới
các hiện tượng lừa đảo, vi phạm không được kiểm soát chặt chẽ.
Sự biến động về kinh tế - chính trị trong và ngoài nước, sự biến động giá
cả, tỷ giá ngoại hối, suy thoái kinh tế hay lạm phát… gây khó khăn cho doanh
nghiệp và bản thân ngân hàng.
Sự phát triển không ngừng của công nghệ, trình độ chuyên môn của các
cán bộ công nhân viên không theo kịp đà phát triển của xã hội.
Sự quản lý của nhà nước thiếu đồng bộ giữa các ngân hàng, giữa ngân
hàng nhà nước và ngân hàng cổ phần, tư nhân; sự thay đổi chậm trễ từ các
chính sách của Nhà nước không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế gây
ra khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng.
Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và hạn
chế rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần phải xem xét và hạn chế tối đa sự phát
sinh của các nhân tố trên để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện
hiệu quả.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0131
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN.
2.1 Khái quát về Ngânhàng Nông Nghiệpvà Phát Triền Nông Thôn –
Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.
2.1.1 Lịchsử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn- Chi nhánh tỉnh BắcKạn.
*Giới thiệu chung
- Địa chỉ: Tổ 1A Phường Phùng Chí Kiên- Thành phố Bắc Kạn – Tỉnh
Bắc Kạn
Ngân hàng Nông nghệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thành
lập vào ngày 26/03/1988 đến nay Agribank Việt Nam là một trong những
NHTM quốc doanh lớn nhất ở Việt Nam. Trải qua hơn 25 năm xây dựng và
trưởng thành, đến nay Agribank Việt Nam đã thực hiện kinh doanh đa năng.
Ngoài lĩnh vực dịch vụ truyền thống, Agribank Việt Nam còn phát triển nhiều
dịch vụ hiện đại áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, từng bước mở rộng
kinh doanh đối ngoại và trở thành một ngân hàng có vị thế, uy tín trong khu
vực và trên thế giới.
Sự thành công của Agribank Việt Nam hôm nay là sự đóng góp ý trí,
sức mạnh của 2.250 Chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc trên toàn quốc.
Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn.
Được chia tách và tái lập từ Agribank Bắc Thái và 2 Chi nhánh huyện Ngân
Sơn và Huyện Ba Bể của Agribank Cao Bằng, theo quyết định số 575/QĐ-
NHNo-02 ngày 16 tháng 12 năm 1996 của Tổng Giám đốc Agribank Việt
Nam. Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn là chi nhánh loại II trực thuộc
Agribank Việt Nam, có trụ sở tại Thành phố Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn, gồm 7
chi nhánh loại II và 9 phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn các huyện thị,
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0132
thành trong tỉnh Bắc Kạn, là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu
riêng, hoạt động theo điều lệ của Agribank Việt Nam và quy chế uỷ quyền
của Tổng giám đốc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp, hoàn
thành về khoán tài chính, Ban giám đốc Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn
đã củng cố tổ chức, sắp xếp lại các phòng, chi nhánh trực thuộc, xây dựng
chiến lược kinh doanh bài bản, khoa học để tạo đà phát triển đi lên và đạt
được kết quả đáng khích lệ:
Đến nay, chinhánh đãkhẳng định được vịtrí vai trò củamình trong toànhệ
thống, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới
giao dịch, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, thường xuyên tăng cường cơ sở vật
chất kỹ thuật để từng bước đổi mới công nghệ - hiện đại hoá ngân hàng.
Mười tám năm, tuy chưa dài nhưng nhìn lại chặng đường đã qua,
Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn đã lớn mạnh và trưởng thành. Hiện tại chi
nhánh đã và đang củng cố lại hoạt động, mở mang các dịch vụ tiện ích để tiếp
tục phát triển.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của AGRIBANK Chi nhánh Bắc Kạn
Bộ máy của chi nhánh được tổ chức theo cơ chế trực tuyến chức năng
với chế độ một thủ trưởng trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng. Bộ máy quản lý của Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn gồm:
- Ban Giám đốc: Giám đốc, các Phó giám đốc
- Các phòng nghiệp vụ tại Agribank chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn: Phòng Kế
hoạch Kinh doanh, Phòng Kế toán Ngân quỹ, Phòng Hành chính Nhân sự,
Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng Điện toán, Phòng Dịch vụ và
Marketing
- Các Chi nhánh trực thuộc Agribank chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn: Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Chợ
Đồn Bắc Kạn, Ngân Sơn, Ba Bể, Pác Nặm, Bạch Thông, Na Rì, Chợ Mới,
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0133
- Các Phòng giao dịch trực thuộc Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn:
Phòng giao dịch Minh Khai, Phòng giao dịch Xuất Hóa, Phòng giao dịch
Sông Cầu, Phòng giao dịch Đức Xuân
- Các Phòng giao dịch trực thuộc Agribank Chi nhánh Huyện: Phòng
giao dịch Đồng Lạc - Huyện Chợ Đồn Bắc Kạn; Phòng giao dịch Nà Phặc -
Huyện Ngân Sơn Bắc Kạn; Phòng giao dịch Hảo Nghĩa - Huyện Na Rì Bắc
Kạn; Phòng giao dịch Thị trấn Chợ Mới, Phòng giao dịch Số 62 - Huyện Chợ
Mới Bắc Kạn.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ: Bộ máy t
Ban Giám Đốc
Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn
Phòng
KHKD
Phòng
DV&MKT
Phòng
HCNS
Phòng
KTNQ
Phòng
ĐToán
Phòng
KTKSNB
PGD XH
Hóa
PGD Minh
Khai
PGD
Đức
Xuân
GD Sông
Cầu
Agribank chi
nhánh
Huy ện Chợ
Đồn
Agribank
chi
nhánh
Huy ện
Pác nặm
Agribank chi
nhánh
Huy ện Chợ
Mới
Agribank
chi nhánh
Huy ện Na
Rỳ
PGD
Đồng
Lạc
Agribank
chi
nhánh
Huy ện
Ba Bể
Agribank
chi
nhánh
Huy ện
BThông
Agribank
chi nhánh
Huy ện
Ngân Sơn
PGD Nà
Phặc
PGD
Hảo
Nghĩa
PGD 62
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0134
2.1.3 Tìnhhình hoạt động kinhdoanhchủ yếu
2.1.3.1Hoạt động huy động vốn
Dưới đây là bảng số liệu huy động vốn của chi nhánh
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của NHNN&PTNT- CN Bắc Kạn
(ĐVT:triệu đồng)
(Nguồn báo cáo kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng qua
các năm có sự biến động. Cụ thể năm 2014 tổng nguồn vốn huy động được là
1.568.196 triệu đồng tăng 433.479 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng
với 38,20%. Năm 2015 tổng nguồn vốn huy động được là 1.830.286 triệu
đồng tăng 262.090 triệu đồng tương ứng với tăng 16,71% so với năm 2014.
Năm 2013,nhờ có các chính sách cải thiện kinh tế, tổng nguồn vốn huy
động tăng do nền kinh tế vĩ mô đangtừng bước ổnđịnh. Sang năm 2014, ngành
ST % ST % ST %
Nguồn vốn huy động 1.134.717 100 1.568.196 100 1.830.286 100
- Nguồn dân cư 893.769 78,77 1.123.771 71,71 1.398.978 76,43
- Nguồn của các tổ chức 240.948 21,23 336.425 28,29 431.308 23,57
Phân theo loại tiền huy động 1.134.717 100 1.568.196 100 1.830.286 100
- Nguồn VNĐ 985.171 86,82 1.397.221 89,10 1.720.106 93,98
- Nguồn ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 149.546 13,18 170.975 10,90 110.18 6,02
Phân theo kì hạn huy động 1.134.717 100 1.568.196 100 1.830.286 100
- Không kì hạn 227.497 20,05 243.038 15,50 455.09 24,86
- Có kì hạn dưới 12 tháng 101.763 8,97 523.261 33,37 860.365 47,01
- Có kì hạn từ 12 đến dưới 24
tháng
785.887 69,26 790.4 50,40 500.187 27,32
- Có kì hạn từ 24 tháng trở lên 19.57 1,72 11.497 0,73 14.624 0,81
Chỉ tiêu
2013 2014 2015
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0135
Ngân hàng vẫn cònđốimặt với nhiều thách thức trong lộ trình tái cơ cấu, khách
hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho cao, bất động sản đóng băng,
chi phí sản xuất tăng dẫn tới nhiều khách hàng kinh doanh thua lỗ, khả năng tài
chính, khả năng thanh toán nợ đến hạn khó khả thi. Đứng trước hoàn cảnh này,
tổng nguồn vốn huy động trong năm đã giảm đi so với năm 2013.
Nếu phân theo nhóm khách hàng, tiền gửi từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng
cao nhất trong suốt ba năm từ 2013-2015. Năm 2013, tiền gửi từ dân cư là
893.769 triệu đồng chiếm 78,77% so với tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn là
1.134.717 triệu đồng). Năm 2014, tiền gửi dân cư là 1.123.771 đồng chiếm tỷ
trọng tới 71,71% tổng nguồn vốn. Trong năm 2015, tiền gửi dân tăng lên so
với năm 2014 chiếm tới 76,43% tổng nguồn vốn. Tiền gửi từ dân cư luôn
chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Nguyên nhân là do chi nhánh đang phát triển
mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư, đặc biệt là các khoản tiền tiết kiệm.
Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động từ các TCKT chiếm tỷ trọng tương đối và
có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2013, tiền gửi TCKT đạt 240.948
triệu đồng.Năm 2014 tăng 95.477 triệu đồng so với năm 2013, và chiếm
28,29% tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2015, tiền gửi TCKT là 431.308
triệu đồng, tăng 94.883 đồng so với năm 2014 và chiếm 23,57% tổng nguồn
vốn trong năm. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế mặc dù còn nhiều khó
khăn nhưng đã dần ổn định . Mặt khác, xu hướng của hoạt động tín dụng
những năm gần đây là phát triển hoạt động bán lẻ, thu hút nguồn vốn từ dân
cư là chủ yếu. Do đó, tiền gửi TCKT của chi nhánh có xu hướng phát triển
chậm hơn
Nếu phân theo kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng nguồn vốn huy động. Năm 2014, tiền gửi có kỳ hạn đạt 1.325.158 triệu
đồng, tăng 417.938 triệu đồng so với năm 2013 và chiếm 65,69% tổng nguồn
vốn huy động. Sang năm 2015, tiền gửi có kỳ hạn giảm đi so với năm 2014
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0136
nhưng vẫn chiếm 84,5%. Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng nhẹ trong
những năm gần đây. Nó thể hiện sự linh hoạttrong nguồn vốn huy động. Nhưng
nếu tỷ trọng quá lớn thì tính lỏng của nguồn vốn cao làm cho ngân hàng khó
lên kế hoạchtài chính, kinh doanh trong tình trạng dòng vốn lúc có, lúc không.
Do đó, chi nhánh nên triển khai thêm nhiều sản phẩmtiền gửi có kỳ hạn với thời
hạn linh hoạt.Nếu phân theo loại tiền tệ, nguồn vốn huy động bằng nội tệ luôn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2014, nguồn vốn nội tệ đạt
1.387.221 triệu đồng, chiếm tới 89,10% tổng nguồn vốn huy động. Đồng nội tệ
đang được ưu tiên mở rộng trong tình trạng tỷ giá hối đoái chưa ổn định. Bên
cạnh đó, ngân hàng nói chung và bản thân chi nhánh nói riêng đang phát triển
lợi thế của mình trong việc huy động tiền gửi từ dân cưtrongnước.
2.1.3.2Hoạtđộng cho vay
Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại NHNN& PTNT- CN Bắc Kạn
(ĐVT:triệu đồng)
Chỉ tiêu
2013 2014 2015
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dư nợ cho vay 1.319.511 100 1.418.472 100 1.522.434 100
Dư nợ VNĐ 1.133.230 85,88 1.345.134 94,83 1.466.969 96,36
Dư nợ ngoại tệ
quy đổi VNĐ
186.281
14,12
73.338
5,17
55.465
3,64
2. Theo thời hạn
món vay
Dư nợ ngắn hạn 1.079.878 81,84 1.194.310 84,20 1.390.345 91,32
Dư nợ trung hạn 50.297 3,81 65.104 4,59 80.36 0,53
Dư nợ dài hạn 189.336 14,35 159.058 11,21 51.953 8,15
Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015
Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển
trong giai đoạn 2013-2015 . Tổng dư nợ tính đến ngày 31/12/2014 là
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0137
1.418.472 triệu đồng, tăng 98.967 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng
tăng 7,5%. Tổng dư nợ tính đến ngày 31/12/2015 là 1.522.434 triệu đồng,
tăng 103.962 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 7,3%. Một trong
những nguyên nhân ảnh hưởng đến quy mô tín dụng của chi nhánh như trên là
do tình hình kinh tế - xã hội. Năm 2015, điều kiện kinh tế vĩ mô đạt nhiều
thuận lợi, lạm phát ở mức thấp, tỷ lệ nợ xấu cũng có những bước cải thiện
đáng kể.
Xét theo loại tiền tệ, đồng nội tệ chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn ngoại tệ
trong tổng dư nợ. Năm 2014, dư nợ nội tệ đạt 1.522.434 triệu đồng, chiếm
96,36% trong tổng dư nợ, tăng so với năm 2014 (năm 2014 tỷ trọng dư nợ nội
tệ là 94,83%). Việc mở rộng quy mô tín dụng về nội tệ trong giai đoạn nền
kinh tế nhiều biến động là khá hợp lý. Vì tỷ giá ngoại hối không ổn định, nên
việc đầu tư nhiều đồng nội tệ hơn sẽ giúp tăng khả năng an toàn, bền vững
cho nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, chi nhánh cũng nên thực
hiện các giao dịch bằng đồng ngoại tệ, mở rộng quy mô vốn và quy mô khách
hàng trong và ngoài nước.
Xét theo thời hạn cho vay, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong những năm qua. Năm 2015, dư nợ trong cho vay ngắn hạn đạt 1.390.345
đồng, chiếm 91,32% tổng dư nợ. Việc cấp tín dụng cho các dự án ngắn hạn
giúp tăng tính thanh khoản cho nguồn vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, nó tạo
độnglực cho sự phát triển kinh tế, xã hội thông qua những dự án sản xuất kinh
doanh trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, chi nhánh cũng nên mở rộng
hoạt động cho vay trung và dài hạn để tăng tính bền vững cho nguồn vốn, tạo
điều kiện phát triển những dự án lớn hơn, quy mô cao hơn.
Như vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng trong những năm qua có tăng
do nền kinh tế có những diễn biến tích cực. Do đó, chi nhánh cần tiếp túc duy
trì và mở rộng hoạt động tín dụng, và có những biện pháp quản lý rủi ro.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0138
2.1.3.3Hoạt động kinh doanh khác.
Ngoài hai hoạt động chủ yếu là huy động vốn và sử dụng vốn, Agribank
Bắc Kạn còn thực hiện một số hoạt động khác như hoạt động thanh toán, kinh
doanh ngoại tệ và vàng, dịch vụ thẻ… Thu từ hoạt động dịch vụ năm 2015 là
5.432 triệu đồng, tăng 7,2% so với năm 2014, đạt 87% so với kế hoạch.
Thanh toán trong nước
Trong năm 2015, dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước đạt 97.902
triệu đồng, tăng 15% tương đương tăng 12.770 triệu đồng so với năm 2014.
Vẫn trong năm này, giá trị giao dịch chuyển khoản qua CMS đạt 9.631 đồng,
tăng 20% tương đương tăng 1.605 triệu đồng so với năm 2014. Dịch vụ thanh
toán trong nước đem lại cho chi nhánh những nguồn thu nhập nhất định. Đây
cũng là hoạt động không thể thiếu khi thực hiện những giao dịch với khách
hàng. Quy mô hoạt động tín dụng tăng lên song song với dịch vụ thanh toán
chuyển tiền trong nước cũng tăng lên. Ngân hàng nên phát triển thêm nhiều
sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là trong
thanh toán.
Kinh doanh ngoại tệ và vàng
Doanh thu từ kinh doanh ngoại tệ và vàng không đáng kể, hoạt động
này ít xảy ra tại Chi nhánh, do tính chất vùng miền, điều kiện kinh tế, thói
quen chi tiêu của người dân và chưa thu hút được vốn đàu tư nước ngoài.
Năm 2015, doanh thu từ kinh doanh ngoại tệ khoảng 2,1 triệu đồng, vàng
khoảng 0,32 triệu đồng.
Dịch vụ thẻ
Dịch vụ thẻ ngày càng được mở rộng cả về quy mô và sự đa dạng hóa sản
phẩm. Thẻ tín dụng quốc tế visa, thẻ ghi nợ quốc tế visa, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0139
liên kết sinh viên…được rất nhiều đối tượng khách hàng sử dụng, đem lại sự
tiện lợi cho người dùng. Năm 2015, chi nhánh phát hành được 1.100 thẻ, tăng
10% tương đương với 100 thẻ so với năm 2014, nâng tổng số lên
thẻ. Dịch vụ trả lương qua tài khoản cũng tăng đáng kể.
Bên cạnh những sản phẩm, dịch vụ trên, Agribank còn cung cấp nhiều
dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong xu hướng không ngừng
phát triển của nền kinh tế như dịch vụ kiều hối, thông báo biến động số dư tài
khoản thẻ tín dụnginternet-banking, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm học đường,
SMS banking, dịch vụ séc…Tất cả các hoạt động này giúp ngân hàng mở
rộng được không chỉ lĩnh vực kinh doanh mà còn cả đối tượng khách hàng,
đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng.
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT- CN Bắc
Kạn
(ĐVT:triệu đồng)
Chỉ tiêu
2013 2014 2015
ST % ST
2014/20
13 ST
2015/20
14
(%) (%)
LN thu từ phí dịch vụ 305 100 400 131,15 450 112,5
LN thu từ lãi KD
ngoại tệ
- - - - - -
LN thu từ hoạt động
cho vay
64.532 100 68.232 105,73 70.254 102,96
Lợi nhuận từ hoạt
động khác
37 100 138 372,97 452 327,54
Lợi nhuận ( trước
trích DPRR)
64.874 100 68.77 106,01 71.156 103,47
Lợi nhuận trước thuế 58.874 100 60.110 102,10 62.106 103,32
(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015).
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0140
Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng trong giai
đoạn 2013- 2015. Năm 2014, lợi nhuận trước thuế đạt 60.110 triệu đồng,
tăng 1236 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 2%. Năm 2015, lợi
nhuận trước thuế đạt 62.106 triệu đồng, tăng 1996 triệu đồng so với năm
2014, tương ứng tăng 3,32%.
Như vậy, lợi nhuận trươc thuế của chi nhánh có biến động tăng nhẹ qua
các năm tuy nhiên chi nhánh cần có củng cố, ổn định, nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh; nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vai trò chủ lực trên thị
trường tiền tệ, tín dụng; đẩy mạnh hoạt động dịch vụ theo hướng đa dạng;
hoạt động kinh doanh, tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, an toàn hiệu
quả,bền vững.
2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tạiNgânHàng Nông Nghiệpvà PhátTriển
Nông Thôn–Chinhánh tỉnh Bắc Kạn.
2.2.1Cơcấu dưnợ
Cơ cấu dư nợ được phân theo loại tiền, theo thời gian.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0141
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tại NHNN &PTNT - CN Bắc Kạn
Đvt: triệu đồng
Năm 2013
Năm
2014
Năm
2015
Chênh lệch
14/13
Chênh lệch
15/14
Chỉ
tiêu
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Dư nợ 1.319.511 100 1.418.472 1.522.434 98.961 7,50 103.962 7,33
Theo
loại
tiền
-Nội
tệ
1.133.230 85,88 1.345.134 1.466.969 211.904 18,70 121.835 9,06
-
Ngoại
tệ
186.281 14,12 73.338 55.465 -112.94 -60,63 -17.873 -24,37
Theo
thời
gian
-Ngắn
hạn
1.079.878 81,44 1.194.310 1.390.345 114.432 10,6 196.035 16,41
-
Trung
và dài
hạn
239.633 18,16 224.162 132089 -15.471 -6,5 -92.073 -44,07
(Nguồn báocáo hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015)
Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu dư nợ có sự biến động qua các năm
2013–2015. Năm 2014, dư nợ đồng nội tệ là 1.345.134 triệu đồng, tăng
211.904 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 18,7%. Năm 2015, dư
nợ đồng nội tệ đạt 1.466.969 triệu đồng, tăng 121.835triệu đồng so với năm
2014, tương tăng 9,06%.Dư nợ đồng ngoại tệ luôn có tỉ trọng thấp và giảm
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0142
qua các năm.Trong năm 2014 dư nợ đồng ngoại tệ là 73.338 triệu đồng, giảm
112.943 triệu đồng tương ứng với giảm 60,63%. Năm 2015, dư nợ đồng ngoại
tệ là 55.465 giảm 17.873 triệu đồng, tương ứng với giảm 24,37%.Dư nợ đồng
nội tệ luôn có tủ trọng cao hơn do tỷ giá ngoại hối không ổn định nên ngân
hàng tập trung đầu tư vào nội tệ để giảm thiểu rủi ro.
Xét theo thời hạn cho vay, năm 2014 dư nợ ngắn hạn đạt 1.194.310 triệu
đồng, tăng 114432 đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 10,6%. Cũng trong
năm này, dư nợ trung và dài hạn là 224.162 triệu đồng, giảm 15.471 triệu
đồng so với năm 2013 tươngứng giảm 6,5%. Sang đến năm 2015, dư nợ ngắn
hạn còn 1.319.345 triệu đồng, tăng 196.035 triệu đồng so với năm 2014,
tương ứng tăng 16,41%. Dư nợ trung và dài hạn trong năm 2015 đạt 132.089
triệu đồng, giảm 92.073 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng giảm
44,07%. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn cao hơn so với trung và dài hạn. Việc
tăng cường cho vay trong ngắn hạn giúp tăng tính thanh khoản cho nguồn vốn
của ngân hàng. Bên cạnh đó, nó tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội
thông qua những dự án sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn.
2.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Agribank Bắc Kạn
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm 2015
Chênh
lệch 14/13
Chênh
lệch 15/14
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)
Tổng dư nợ 1.319.511 1.418.472 1.522.434 98.961 7,50 103.962 7,33
Nợ quá hạn 74.890 75.278 77.902 388 0,52 2.624 3,49
Tỷ lệ nợ
quá hạn (%)
5,68 5,31 5,12 -0,37 -6,49 -0,19 -3,58
(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015)
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0143
Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn có xu hướng giảm đi qua các
năm. Năm 2014, nợ quá hạn là 75.278 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là
388 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,52%. Năm 2014, tỷ lệ nợ quá
hạn đạt 5,31%, giảm 0,37% so với năm 2013. Nguyên nhân là do tổng dư nợ
và nợ quá hạn trong năm 2014 đều tăng nhưng tỷ lệ giảm của nợ quá hạn thấp
hơn so với tỷ lệ tăng của tổng dư nợ. Sang năm 2015, nợ quá hạn 77.902 triệu
đồng, tăng 2.624 đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 3,49%. Tỷ lệ nợ quá
hạn trong năm này cũng giảm đi chỉ còn 5,12%. Nguyên nhân là do tổng dư
nợ và nợ quá hạn đều tăng nhưng tỷ lệ tăng của nợ quá hạn thấp hơn so với
tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua tại chi nhánh đã có những bước
cải thiện đáng kể và giảm qua các năm. Đây là một biến chuyển tích cực để
đạt được kết quả trên, chi nhánh đã có các biện pháp nâng cao chất lượng tín
dụng, phòng ngừa rủi ro, xử lý nợ, phân loại và đưa ra phương án xử lý đốivới
từng đốitượng khách hàng.
2.2.3 Tỷlệ nợ xấu
Bảng 2.6 Tình hình nợ xấu tại NHNN&PTNT –CN Bắc Kạn
(Đvt: triệu đồng)
Chênh lệch
14/13
Chênh lệch
15/14
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Tổng dư
nợ
1319511 1418472 1522434 98961 7,50 103962 7,33
Nợ xấu 40509 37164 31819 -3345 -8,26 -5345 -14,38
Tỷ lệ nợ
xấu (%)
3,07 2,62 2,09 -0,45 -14,66 -0,53 -20,23
(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015)
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0144
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng dư nợ và nợ xấu có xu hướng giảm
trong giai đoạn 2013- 2015. Năm 2014 tổng dư nợ là 1.418.472 triệu
đồng,tương ứng tăng 98961 triệu đồng, tăng 7,5% so với năm 2013 Nợ xấu
trong năm 2014 là 37.164 triệu đồng giảm 33.45 triệu đồng so với năm 2013,
tương ứng giảm 8,26%. Trong năm 2014, tỷ lệ nợ xấu đạt 2,62 %, giảm
0,45% so với năm 2013. Nguyên nhân là do tổng dư nợ tăng và nợ xấu đều
giảm. Trong giai đoạn này, công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh khá
tốt, chất lượng tín dụng đang được cải thiện. Sang năm 2015, tổng dư nợ đạt
1.522.434 triệu đồng, tăng 103.962 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng tăng
7,33%. Nợ xấu năm 2015 là 31.819 triệu đồng,giảm 5.345 triệu đồng so với
năm 2014 tương ứng giảm 14,38%. Cũng trong năm này, tỷ lệ nợ xấu đã giảm
0,53% so với năm 2014. Nguyên nhân là do tổng dư nợ tăng và nợ xấu giảm.
Giai đoạn này nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục sau suy thoái kinh tế.
Các ngành nghề kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn tới không có doanh thu,
khả năng thanh toán đến hạn giảm sút gây ra nợ xấu cho ngân hàng. Đứng
trước tình hình đó, chi nhánh cần tập trung đánh giá các khoản vay để xây
dựng phương án thu nợ cho từng đối tượng khách hàng, có biện pháp xử lý
khi nợ xấu xảy ra, tránh tối đa rủi ro mất vốn cho ngân hàng.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0145
2.2.4 Trích lập dự phòng rủi ro
Bảng 2.7 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại NHNN&PTNT – CN
Bắc Kạn
(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng dư nợ 1.319.511 1.418.472 1.522.434
Dư nợ bình quân - 1.368.991,5 1.470.453
Tổng số tiền trích lập dự phòng
cụ thể
3.291 3.019 2.389
Tổng số tiền trích lập dự phòng
chung
2.841 2.597 19.76
Tỷ lệ tríchlập DPRR tín
dụng(%) - 0,22 0,16
( Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2013,3014,2015)
Dự phòng rủi ro là số tiền ngân hàng trích lập dựa trên kết quả phân loại
nợ. Mục đích là để hạn chế tổn thất xảy ra cho ngân hàng khi có các khoản nợ
có vấn đề. Đây là một khoản chi phí mà ngân hàng được phép khấu trừ vào
thu nhập tính thuế nhằm giúp ngân hàng giải quyết những rủi ro xảy ra. Hiện
nay, ngân hàng có xu hướng giảm quy mô của quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
để sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Và chi nhánh Bắc Kạn cũng không
nằm ngoài số đó. Số tiền trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung qua các
năm có xu hướng giảm đi. Tuy nhiên, chi nhánh cũng cần duy trì việc trích
lập dự phòng để đảm bảo khả năng thanh khoản, đảm bảo an toàn cho hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.2.3 Đánh giá thực trạng phòng ngừa và
hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn- Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.
SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0146
2.3.1 Đánhgiá thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng theo các
chỉ tiêu.
Tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản
Bảng 2.8: Tình hình biến động của tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm tại
NHNN&PTNT – CN Bắc Kạn
Đvt: triệu đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chỉ tiêu Số tiền TT (%) Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Tổng dư nợ 1.319.511 100 1.418.472 100 1.522.434 100
Dư nợ cho vay có
bảo đảm bằng tài sản
987.433 74,83 1.171.890 82,62 1.282.310 84,23
Dư nợ cho vay
không có bảo đảm
bằng tài sản
332078 25,17 246582 21,04 240.124 18,73
(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản
của khách hàng có xu hướng giảm đi trong giai đoạn 2013- 2015. Năm 2014,
dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản đạt 98.7433 đồng, tăng 987.433 triệu
đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 18,68%. Sang năm 2015, dư nợ cho
vay có bảo đảm bằng tài sản đạt 1.282.310 triệu đồng, tăng 110.420 triệu
đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 9,42%. Nguyên nhân trực tiếp là do
tổng dư nợ tại chi nhánh trong những năm gần đây tăng. Tuy nhiên, tỷ trọng
dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản luôn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ
(>80%). Điều này cho thấy tính an toàn cao, hạn chế tối đa được rủi ro có thể
xảy ra của chi nhánh. Khi có tài sản bảo đảm, ngân hàng sẽ chủ động thu hồi
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

More Related Content

What's hot

Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công th...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công th...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công th...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Lâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.doc
Lâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.docLâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.doc
Lâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.docNguyễn Công Huy
 
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng tmcp đầu tư và phá...
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng tmcp đầu tư và phá...Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng tmcp đầu tư và phá...
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng tmcp đầu tư và phá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Ngọc Hưng
 

What's hot (20)

Đề tài: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, HOTĐề tài: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, HOT
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công th...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công th...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công th...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công th...
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAYĐề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng AgribankĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng Agribank
 
Lâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.doc
Lâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.docLâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.doc
Lâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.doc
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàngLuận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng
 
Đề tài nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng, ĐIỂM 8
 
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
 
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCBĐề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
 
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệpĐề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng tmcp đầu tư và phá...
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng tmcp đầu tư và phá...Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng tmcp đầu tư và phá...
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng tmcp đầu tư và phá...
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
 

Similar to Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmNguyễn Thị Thanh Tươi
 
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn (20)

Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Đề tài: Rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank huyện Nam Đàn
Đề tài: Rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank huyện Nam ĐànĐề tài: Rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank huyện Nam Đàn
Đề tài: Rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank huyện Nam Đàn
 
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAYĐề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime BankĐề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng AgribankChất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
 
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng ACB, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
 
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàngNhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
 
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
 
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại TechcombankLuận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

  • 1. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.01i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đâylà công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất pháttừ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên thực hiện Mạc Thị Quế Trinh
  • 2. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.01ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... vi LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......... 4 1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. ..................... 4 1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng............................................................... 4 1.1.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng....................................................... 6 1.1.3 Phân loại rủi ro về tín dụng................................................................. 8 1.1.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng....................................................... 11 1.1.5 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của NHTM...................................... 14 1.2 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. .................................................................................................... 21 1.2.1 Khái niệm ........................................................................................ 21 1.2.2 Các biện pháp phòng ngừa và han chế rủi ro tín dụng......................... 21 1.2.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM....................................................................................... 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN. .............................. 31 2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triền Nông Thôn – Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. ................................................................................. 31 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn- Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn............................................... 31
  • 3. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.01iii 2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của AGRIBANK Chi nhánh Bắc Kạn ............ 32 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu........................................... 34 2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn –Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.................................................................. 40 2.2.1 Cơ cấu dư nợ .................................................................................... 40 2.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn............................................................................... 42 2.2.4 Trích lập dự phòng rủi ro.................................................................. 45 2.3.1 Đánh giá thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng theo các chỉ tiêu........................................................................................................... 46 2.3.2 Các kết quả đạt được........................................................................ 47 2.3.3 Một số tồn tại và nguyên nhân về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. ................................................................................................................ 48 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC KẠN................................................... 51 3.1 Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn- Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. ................................................ 51 3.1.1 Định hướng chung của NHNN & PTNT – Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.... 51 3.1.2 Định hướng cho hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT – CN tỉnh Bắc Cạn. ......................................................................................................... 52 3.1.3 Định hướng về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT – CN tỉnh Bắc Kạn.......................................................... 52 3.2 Một số giải pháp tăng cường phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tạichi nhánh Bắc Kạn. ........................................................................................ 53 3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý ................................................ 53 3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng và phân tích tín dụng....... 54
  • 4. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.01iv 3.2.3 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các bộ nhân viên đặc biệt là các cán bộ tín dụng................................................................................ 56 3.2.4 Xây dựng chiến lược đầu tư tín dụng phù hợp.................................... 59 3.2.5 Phân loại khách hàng........................................................................ 59 3.2.6 Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau cho vay.............................. 60 3.2.7Hoàn thiện hệ thống thông tin trong hoạt động tíndụng...................... 61 3.2.8Các biện pháp khác ........................................................................... 61 3.3 Một số kiến nghị................................................................................. 63 3.3.1Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan ..................... 63 3.3.2Kiến nghị đối với NHNN................................................................... 64 3.3.3Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam ............................................................................................... 65 KẾT LUẬN.............................................................................................. 67
  • 5. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.01v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng2.1Tìnhhình huyđộng vốncủa NHNN&PTNT-CN Bắc Kạn.................. 34 Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại NHNN& PTNT- CN Bắc Kạn (ĐVT:triệu đồng) ....................................................................................................... 36 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT- CN Bắc Kạn 39 Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tại NHNN &PTNT - CN Bắc Kạn......................... 41 Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Agribank Bắc Kạn............................... 42 Bảng 2.6 Tình hình nợ xấu tại NHNN&PTNT –CN Bắc Kạn...................... 43 Bảng 2.7 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại NHNN&PTNT – CN Bắc Kạn.......................................................................................................... 45 Bảng 2.8: Tình hình biến động của tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm tại NHNN&PTNT – CN Bắc Kạn .................................................................. 46
  • 6. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.01vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AGRIBANK Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn CN Chi nhánh DPRR Dự phòng rủi ro NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHNNo Ngân hàng Nông Nghiệp NHNN & PTNT Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn NHTM Ngân hàng thương mại CMS Hệ thống quản lý nội dung
  • 7. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.011 LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Cùng với xu hướng đổi mới của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đang trong quá trình đổi mới và đã đạt được những thành công nhất định. Xu thế hội nhập, cạnh tranh ngày một diễn ra ngay gắt. Đặt hệ thống ngân hàng Việt Nam trước nhữngcơ hội mới cũng như những khó khăn phải đối mặt. Hoạt động của ngân hàng đạt kết quả tốt sẽ tạo điều kiện rất lớn cho nền kinh tế phát triển và ngược lại ngân hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển của cả nền kinh tế, thậm chí cả nền kinh tế thế giới. Xác định được tầm quan trọng của tín dụng và vai trò của ngân hàng, Chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng như chất lượng tín dụng trong toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam. Một trong những biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh là lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng. Hoạt động ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng mà được đảm bảo an toàn, hiệu quả th́ì sẽ có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế vĩ mô như kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết vấn đề thất nghiệp… Cần thấy rằng hoạt động tín dụng là một hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, có thể dẫn đến phá sản nếu việc quản lý không hiệu quả. Do vậy để có thể tồn tại và cạnh tranh được thì điều đầu tiên các ngân hàng cần quan tâm là nâng cao chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản trị ngân hàng mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội bởi nó phản ánh trình độ hoàn thiện pháp luật theo cơ chế thị trường trong quản lý kinh tế nói chung và hoạt động quản lý ngân hàng nói riêng. Như vậy làm thế nào để củng cố và
  • 8. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.012 nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, chất lượng tín dụng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong quản trị ngân hàng. Chính vì vậy em đă chọn đề tài: “Rủiro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-chi nhánh tỉnh BắcKạn và biện pháp phòng ngừa” để làm khoá luận tốt nghiệp. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:là những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và tìm giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu vấn đề rủi ro trên phương diện lý thuyết: Bản chất của rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như những tác động của nó đến bản thân NHTM và với nền kinh tế. - Thông qua tình hình phân tích thực trạng của ngân hàng AGRIBANK- chi nhanh Bắc Kạn từ đó đánh giá kết quả đạt được,những hạn chế và nguyên nhân trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động AGRIBANK- chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam nói chung cũng như chi nhánh tỉnh Bắc Kạn nói riêng. 3. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát hoạt động của AGRIBANK- chi nhánh tỉnh Bắc Kạn trong ba năm: năm 2013, năm2014 và năm 2015.Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại AGRIBANK- chi nhánh tỉnh Bắc
  • 9. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.013 Kạn.Từ đó đưa ra những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.Rủi ro tín dụng rất đa dạng, có thể là rủi ro khi ngân hàng bị ứ đọng vốn, rủi ro do thiếu vốn khả dụng, rủi ro khi các vật đảm bảo tín dụng không còn giá trị tín dụng như khi đánh giá ban đầu trước khi cho vay,rủi ro không thu hồi được nợ. Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ xem xét rủi ro khi ẢGRIBANK chi nhánh tỉnh Bắc Kạn không thu hồi được nợ hay còn gọi là nợ quá hạn, nợ khó đòi. 4. Phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với yêu cầu và đối tượng nghiên cứu của đề tài, phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích, phương pháp duy vật biện chứng, suy luận logic kết hợp với phương pháp duy vật lịch sử, phươngg pháp đồ thị... Thu thập số liệu từ các báo cáo, các tài liệu của ngân hàng; thông tin trên báo chí và internet... 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Chương 2:Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinhdoanh của AGRIBANK – Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại AGRIBANK- Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.
  • 10. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.014 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng 1.1.1.1 Khái niệm về rủi ro Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù này. Tuy nhiên lại không có một quan điểm thống nhất nào về rủi ro. Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau.Tuy nhiên có thể hiểu rủi ro là xuất hiện một biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho một công việc cụ thể. Rủi ro có thể xảy ra trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cũng luôn gắn liền với rủi ro.Rủi ro tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh, nguy cơ phá sản của ngân hàng. Do vậy,việc thừa nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ đó tìm kiếm nhiều phương pháp phòng ngừa và hạn chế các loại rủi ro là đòi hỏi của sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một tất yếu. Vì thế các nhà quản lý chỉ có thể có chính sách giảm bớt chứ không thể gạt bỏ được chúng. 1.1.1.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Hiện nay, các hoạt động kinh doanh của NHTM đang tồn tại sáu loại rủi ro cơ bản bao gồm: Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi theo quy định. Rủi ro lãi suất: là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu
  • 11. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.015 khi lãi suất thị trường có sự biếnđổi. Rủi ro hối đoái: là rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây ra tổn thất trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Rủi ro thanh khoản: là rủi ro phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Khi gặp phải trường hợp này, các ngân hàng phải bán các tài sản có tính lỏng thấp với giá rẻ hay vay từ NHTW. Rủi ro tồn đọng vốn: là rủi ro xảy ra khi vốn bị ứ đọng lớn không thể cho vay hay đầu tư được làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút. Rủi ro khác: bao gồm rủi ro công nghệ, rủi ro quốc gia gắn liền với các hoạt động đầu tư cũng như khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong thanh toán, hỏa hoạn… 1.1.1.3 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro, đối với ngân hàng thương mại,rủi ro là một biến cố xảy ra không mong đợi gây thiệt hại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo A. Saunders và H. Lange định nghĩa: “Rủiro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩalà khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thực hiện được đầy đủ cả về số lượng và thời hạn”. Theo Timothy W. Koch cho rằng: “ Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và trị giá của vốn xuất phát từ việc vốn vay không được thanh toán hay thanh toán trễ hạn”. Theo quy định tại Điều 3 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành theo TT 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN Việt Nam,
  • 12. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.016 “Rủiro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Vậy rủi ro tín dụng là những thiệt hại kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do khách hàng vay vốnkhông thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn gốc và nợ lãi đúng thời hạn hoặc không hoàn trả do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Rủi ro tín dụng gây tổn thất về tài chính cho NHTM, cụ thể là làm giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Điều này có thể dẫn đến thua lỗ hoặc phá sản. Vậy nên các ngân hàng luôn cần có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, chủ động trích lập dự phòng, đảm bảo khả năng bù đắp rủi ro khi tổn thất xảy ra. 1.1.2 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết RRTD phổ biến thường tập trung vào các vấn đề : Dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay. 1.1.2.1 Nhóm các dấu hiệu liên quan đến tài chính. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến tài chính của ngân hàng bao gồm: - Các chỉ số về khả năng thanh khoản thấp, thể hiện sự suy yếu. - Các chỉ số về khả năng sinh lời thấp, cho thấy dấu hiệu suy yếu. - Cơ cấu vốn không hợp lý. - Các vòng quay hoạt động cho thấy sự không ổn định và tính thanh khoản không cao.
  • 13. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.017 1.1.2.2 Nhóm các dấu hiệu phi tài chính Nhóm các dấu hiệu phi tài chính bao gồm các dấu hiệu cơ bản sau: Dấu hiệu liên quan đến ngân hàng Trong quá trình hạch toán của khách hàng có phát hiện séc bị từ chối, hoặc có sự giảm sút số dư tài khoản tiền gửi đáng kể và liên tục; tăng mức sử dụng bình quân trong các tài khoản; thường xuyên hỗ trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau, không có khả năng thực hiện các hoạt động cắt giảm chi phí, gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn… Trong hoạt động cho vay có dấu hiệu mức động vay thường xuyên gia tăng, thanh toán chậm các khoản nợ gốn và lãi, khách hàng thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến. Trong phương thức tài chính có biểu hiện khách hàng sử dụng nhiều các khoản nợ ngắn hạn để đầu tư cho các dự án dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ có kinh phí cao (thường xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải thu); giảm các khoản phải thu và tăng các khoản phải trả; có biểu hiện giảm vốn điều lệ... Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lýcủa khách hàng Các dấu hiệu thuộc nhóm này bao gồm thay đổi thường xuyên cơ cấu nhân sự trong hệ thống ban điều hành; có tranh chấp trong quá trình quản lý; phát sinh các khoản chi phí quản lý bất hợp lý; hoặc ban điều hành không có kinh nghiệm lâu năm, thường xuyên thuyên chuyển nhân viên. Dấu hiệu liên quan tới kỹ thuậtvà thương mại Ở nhómbiểu hiện này, ta sẽ thấy khách hàng gặp phải khó khăn trong việc phát triển sản phẩm mới; hoặc sản phẩm có tính thời vụ cao; có biểu hiện cắt giảm chiphí sửa chữa và thay thế, chất lượng sản phẩm và dịch vụ bị giảm sút;
  • 14. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.018 sự thay đổi về chính sách của Nhà nước gây ảnh hưởng lớn đến khách hàng. Dấu hiệu về việc xử lý thông tin về tài chính Khách hàng có dấu hiệu chuẩn bị không đầy đủ hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính. Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ; tăng doanh số tiền mặt nhưng lãi giảm; lượng hàng hóa tăng nhanh hơn doanh số bán; số khách hàng nợ cũng tăng nhanh. Ngoài ra một số biểu hiện khác như cơ sở kinh doanh xuống cấp, hàng tồn kho tăng nhanh. Trên đây là các dấu hiệu để nhận biết một khoản tín dụng có vấn đề. Trong quá trình phân tích, những dấu hiệu này sẽ giúp các cán bộ tín dụng đưa ra quyết định cho vay một cách hiệu quả, giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. 1.1.3 Phân loại rủi ro về tín dụng. 1.1.3.1 Căn cứ nguyên sinh phát sinh rủi ro. - Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. + Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. + Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. + Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
  • 15. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.019 – Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 02 loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. + Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. + Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.1.3.2 Căn cứ theo tiêu chí khách hàng. Rủi ro tín dụng theo tiêu chí khách hàng được chia làm ba nhóm: - Rủi ro khách hàng cá thể. - Rủi ro công ty tổ chức kinh tế. - Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý. 1.1.3.3 Căn cứ theo tiêu chí vi phạm xảy ra. Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro cá thể và rủi ro hệ thống: - Rủi ro cá thể/giao dịch là rủi ro gắn một giao dịch cụ thể nào đó, như đối với một khoản vay của khách hàng. Loại rủi ro này gắn liền và xuất phát chủ yếu do đặc điểm cá biệt của một khoản vay/khách hàng. - Rủi ro hệ thống là rủi ro gắn với một nhóm khách hàng, chẳng hạn đối với một ngành, thậm chí cả một nền kinh tế. Loại rủi ro này mang tính vĩ mô và liên quan tới việc quản lý danh mục tín dụng. 1.1.3.4 Căn cứ theo tiêu chí giai đoạn phát sinh rủi ro Rủi ro phân loại theo giai đoạn phát sinh bao gồm: - Rủi ro trước khi cho vay.
  • 16. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0110 - Rủi ro trong khi cho vay. - Rủi to sau khi cho vay. 1.1.3.5 Căn cứ theo tiêu chí sản phẩm Rủi ro tín dụng theo sản phẩm bao gồm hai loại: - Rủi ro các sản phẩm nội bảng (cho vay, thấu chi) - Rủi ro các sản phẩm ngoại bảng (chiết khấu, thư tín dụng, bảo lãnh). 1.1.3.6 Căn cứ theo tiêu chí tính chất của rủi ro Rủi ro tín dụng theo tính chất rủi ro gồm 2 loại: - Rủi ro do nguyên nhân chủ qua như thiên tai, dịch họa,.. - Rủi ro do nguyên nhân khách quan như người vay hoặc người cho vay vô tình hoặc cố ý làm cho thất thoát vốn vay. 1.1.3.7 Căn cứ theo tiêu chí có đảm bảo tiền vay Rủi ro tín dụng gồm 2 loại: - Rủi ro có đảm bảo tiền vay bằng tài sản. - Rủi ro không có đảm bảo tiền vay bằng tài sản. 1.1.3.8 Căn cứ theo tiêu chí thời hạn khoản vay Rủi ro tín dụng bao gồm 2 loại rủi ro: - Rủi ro theo các khoản vay ngắn hạn. - Rủi ro theo các khoản vay trung và dài hạn.
  • 17. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0111 1.1.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là loại rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Do đó, ngân hàng cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra rủi ro, từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa và hạn chế hiệu quả. Nguyên nhân gây ra rủi ro được chia thành ba nhóm cơ bản sau: 1.1.4.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng Thứ nhất: Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ. Sự yếu kém ở đây bao gồm cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Nếu một cán bộ tín dụng non kém về trình độ, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, mức vay, lãi suất vay và kỳ hạn không phù hợp; dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao. Ngoài ra, nếu cán bộ tín dụng không tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng như giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ hay không kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của người vay, thì việc mất vốn rất dễ xảy ra. Hơn nữa, cán bộ tín dụng mà phẩm chất đạo đức kém, không có tinh thần trách nhiệm, dễ bị cám dỗ thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng bằng cách cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ với khách hàng, dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những điều kiện và thủ tục cần thiết. Thứ hai: Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng. Cán bộ tín dụng cần có sự phê duyệt của lãnh đạo trước khi giải ngân. Vậy nên nếu cấp trên không có sự kiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ đã thực sự chính xác chưa thì nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ là rất cao. Hơn nữa, sau khi giải ngân rồi, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục theo dõi khách hàng để sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên, việc theo dõi này đối với nhiều cán bộ chỉ mang tính hình thức. Do vậy, nếu
  • 18. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0112 các cấp quản lý không có sự giám sát đối với cán bộ tín dụng, hoạt động của các cán bộ tín dụng sẽ không hiệu quả, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo đức trong cho vay và thu nợ. Ngoài ra, các cơ quan cấp trên không quan tâm đến thực trạng tín dụng của ngân hàng thì sẽ không có những chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa và xử lý rủi ro xảy ra. Thứ ba: Ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh mục đầu tư. Một công cụluôn được nhắc đến trong quản trị tín dụng ở tất cả các ngân hàng trên thế giới là quản trị danh mục đầu tư. Quản trị danh mục làm cân đối và kiềm chế rủi ro bằng cách nhận dạng, dựbáo và kiểm soátmức độ rủi ro với từng thị trường, khách hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động khác nhau. Nhiều chuyên gia ngân hàng tin rằng đa dạng hoá là giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hữu hiệu nhất. Mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hoá danh mục đầu tư, song rất nhiều ngân hàng chỉ cho vay một hoặc hai ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn, nhóm kinh doanh đơn lẻ. Một danh mục đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào một ngành hay một loại mặt hàng là rất nguy hiểm vì không ngành nào là không có rủi ro. Thứ tư: Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng. Về cơ cấu, lãi suất cho một khoản vay phải được xác định ở mức đảm bảo bù đắp được chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và phần bù đắp rủi ro của khoản vay. Khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro càng cao, phần bù rủi ro càng lớn. Nhưng vì cạnh tranh nên một số ngân hàng có thể chấp nhận mức giá cho vay thấp, thậm chí chỉ đủ chi phí vốn đầu vào và chi phí quản lý, không tính đến phần bù rủi ro. Việc làm đó trong dài hạn không những làm giảm lợi nhuận mà còn làm tăng tính rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
  • 19. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0113 1.1.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng Thứ nhất:Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ. Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai môc đích, sản phẩm chất lượng thấp không bán được… Hơn nữa có rất nhiều người vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán kỹ hoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn. Thứ hai:Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Để đạt được mục đích thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính sai lệch. Trong trường hợp này, nếu không phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách và cho vay vốn với khối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Ngoài ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. 1.1.4.3 Nguyên nhân khác Những nguyên nhân này phần lớn xuất hiện từ môi trường xung quanh như chất lượng thông tin, biến động kinh tế, chính sách pháp luật… Thứ nhất: Chất lượng thông tin chưa cao. Các thông tin mà ngân hàng thu thập thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường; sau đó dựa vào các thông tin thu thập được để ra
  • 20. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0114 quyết định cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập được đều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng không hoạt động có hiệu quả, cập nhật được những thông tin đáng tin cậy thì tất yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay. Thứ hai: Những biến động kinh tế không dự báo được. Khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xu hướng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, khi xuất hiện những biến động kinh tế như lạm phát, giá tăng ở một số mặt hàng nào đó ảnh hưởng đến một nhóm ngành thì rủi ro tín dụng với ngân hàng là rất lớn. Nhiều người vay có thể thích ứng và vượt qua khó khăn đó, nhưng cũng có rất nhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo. Thứ ba: Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật. Sự thiếu nhất quán trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngân hàng cũng như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi có những thay đổi trong quy định về thuế, vốn..,cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lập… Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh cũng gây khó khăn có doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe dọa đến sự an toàn của ngân hàng trong cho vay. 1.1.5 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của NHTM Rủi ro tín dụng được đánh giá dực trên nhiều chỉ tiêu. Các chỉ tiêu đó được chia thành 2 nhóm là chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.
  • 21. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0115 1.1.5.1 Chỉ tiêu định tính Rủi ro tín dụng được đánh giá qua sự tuân thủ các quy định pháp lý trong cho vay của ngân hàng. Quy định pháp lý trong cho vay điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các chủ thể tham gia trong quá trình cho vay. Các quy định này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Nó quyết định phạm vi, quy mô. Việc tuân thủ những quy định này sẽ tác động tới trạng thái rủi ro và an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của hoạt động tín dụng nói riêng. Những quy định này bao gồm: - Quy định về nguyên tắc vay vốn và điều kiện vay vốn. - Quy định về lãi suất. - Quy định về giới hạn cho vay. - Quy định về hạn chế cho vay. - Quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. - Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. 1.1.5.2 Chỉ tiêu định lượng  Kết cấudư nợ cho vay Một trong những biện pháp được các nhà đầu tư sử dụng nhằm phân tán rủi ro là đầu tư vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Vì thế, khi nhìn vào kết cấu dư nợ tín dụng của một ngân hàng, ta có thể xác định mức độ rủi ro của nó. Nếu dư nợ tín dụng tập trung quá nhiều vào một số doanh nghiệp hoặc một số ngành nghề nhất định thì mức độ rủi ro sẽ cao hơn. Dựa vào kết cấu dư nợ cùng với việc phân tích các yếu tố liên quan khác, ta có thể đánh giá được khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của ngân hàng.
  • 22. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0116 Cơ cấu dư nợ cho vay(%)= Dư nợ cho vay loại i x100% Tổng dư nợ cho vay Trong đó dư nợ cho vay được phân theo các tiêu thức khác nhau như sau: - Căn cứ theo loại tiền, dư nợ cho vay bao gồm hai loại là nội tệ và ngoại tệ. - Căn cứ theo thời hạn, dư nợ cho vay bao gồm hai loại là dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung và dài hạn. - Căn cứ theo đối tượng khách hàng, dư nợ cho vay bao gồm dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân. - Căn cứ theo chất lượng nợ, dư nợ cho vay được phân theo năm nhóm nợ bao gồm Nợ nhóm 1, Nợ nhóm 2, Nợ nhóm 3, Nợ nhóm 4 và Nợ nhóm 5. Tỷ lệ nợ quá hạn Theo quy định hiên hành, khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn(%)= Nợ quá hạn x100% (1.1) Tổng dư nợ Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà KH không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay. Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của KH và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không tránh khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Tỷ lệ
  • 23. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0117 “Nợ quá hạn” phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết , cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp; ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao.  Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định hiện hành. Tỷ lệ nợ xấu(%)= Nợ xấu x100% (1.2) Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. Phân loại nợ xấu: Để hình thành chỉ tiêu “Nợ xấu”. chúng ta phải tiến hành phân loại nợ của NHTM thành 5 nhóm sau: - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; (ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thờihạn; - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
  • 24. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0118 - Nhóm 3 (Nợ dướitiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu; (iii)Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; (iv)Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây: Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp; Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật; Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật; Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • 25. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0119 (v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra; - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lầnđầu; (iii)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; (iv)Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồiđược; - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i)Nợ quá hạn trên 360 ngày.(ii)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lạilần đầu; (ii)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; (iii)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; (iv)Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồiđược; (v)Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;  Tỷ lệ nợquá hạn ròng. Tỷ lệ nợ quá hạn ròng(%)= Nợ quá hạn – DPRR tín dụng x100% (1.3) Tổng dư nợ-DPRR tín dụng Tỷlệ này đánhgiá chấtlượngtíndụngsau khi đã sử dụng quỹ dự phòngrủi ro tíndụngđểbùđắp cho nợ quáhạncủangân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn ròng càng thấp thì khả năng tổn thất xảy ra càng cao. Do đó tỷ lệ này càng nhỏ càngtốt.
  • 26. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0120  Tỷlệ nợ xấuròng. Tỷ lệ nợ xấu ròng(%)= Nợ xấu – DPRR tín dụng x100% (1.4) Tổng dư nợ-DPRR tín dụng Tỷlệ này đánhgiá chấtlượngtíndụngsau khi đã sử dụng quỹ dự phòngrủi ro tín dụng để bù đắp cho các khoản nợ xấu của ngân hàng.  Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng= DPRR tín dụng trích lập (1.5) Dư nợ bình quân Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau: R = ∑ 𝑛 𝑖=1 Ri Trong đó: R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng ∑ 𝑛 𝑖=1 Ri là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức: Ri=( Ai – Ci ) x r trong đó: Ai là số nợ gốc thứ i. Ci là giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i. r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.
  • 27. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0121  Tỷlệ xóanợ. Tỷ lệ xóa nợ = Nợ được xóa X100% (1.6) Dư nợ bình quân Những khoản nợ khó đòi sẽ được xóa theo quy chế hiện hành(đưa ra hạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ DPRR tín dụng. Như vậy, một ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao thể hiện tỷ lệ mất vốn lớn, nghĩa là mức độ rủi ro tín dụng thấp. Nếu tỷ lệ này lớn (thường là từ 2% trở lên), thì rủi ro tín dụng của ngân hàng được xem là có vấn đề. 1.2 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 1.2.1 Khái niệm Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm ngăn chặn tối đa việc phát sinh những rủi ro có thể xảy ra như việc khách hàng nhận vốn vay mà không thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng; khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. 1.2.2 Các biện pháp phòng ngừa và han chế rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng gây ra ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó sẽ dẫn tới thua lỗ hoặc thậm chí phá sản nếu ngân hàng không có những biện pháp phòng ngừa và xử lý nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tổn thất. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng.  Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của
  • 28. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0122 ngân hàng, khuếch trương thanh thế, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này các ngân hàng cần vạch ra được một số chiến lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề sau: Thứ nhất, đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đíchhạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu laij một số ngành kinh tế. Thứ hai, đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích haynhững sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường. Thứ ba, tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổn số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó. Hiện nay, ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành quy chế cho vay theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNN trong đó có nêu rõ “Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Thứ tư, cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổilãi suất thị trường. Thứ năm, tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VNĐ và cho vay
  • 29. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0123 bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh được rủi ro tín dụng do sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư như đã nói ở trên có ưu điểm là giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động nhất, tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng quá mức cũng sẽ có những nhược điểm như là: làm cho việc quản lý trở nên khó khăn, tốn nhiều công sức điều tra, thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng, làm tăng chi phí kiểm tra, giám sát.. và làm giảm bớt cơ hội đạt lợi nhuận cao.  Nâng cao chất lượng quản lý Nâng cao chất lượng công tác quản lý, năng lực của người quản lý trong việc xử lý nhanh chóng các vấn đề có khả năng xảy ra trước khi nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến Ngân hàng  Cho vay đồng tài trợ Trên thực tế, có những doanh nghiệp có những nhu cầu vay vốn rất lớn mà một ngân hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đám bảo quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên. Đây là một hình thức tín dụng chưa thực sự phổ biến đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Một phần do sự phức tạp của hình thức này, một phần còn do vướng mắc trong việc thỏa hiệp giữa các ngân hàng về quyền lợi và trách nhiệm trong khi liên kết. Đây cũng chính là nhược điểm của biện pháp này. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra quy chế về vấn đề cho vay đồng tài trợ là tiền đề cơ sở về mặt pháp lý cho việc xúc tiến hoạt động đó. Để thực hiện có hiệu quả hình thức tín dụng này, các ngân hàng phải có ý thức hợp tác, đồng thời cần phải có một ngân hàng chủ trì cho việc thỏa hiệp
  • 30. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0124 giữa họ, vai trò này có thể giao cho Ngân hàng Nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố thực hiện.  Yêu cầu về bảo đảm tiền vay Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Ngân hàng có thể áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm: - Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay; - Bảo đảm tiền vay bằng cầm cố tài sản của khách hàng ( ngoài tài sản hình thành từ vốn vay), của người thứ ba. - Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản của khách hàng (ngoài tài sản hình thành từ vốn vay), của người thứ ba; - Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của người thứ ba; - Biện pháp bảo đảm tiền vay khác theo quy định của pháp luật. Các biện pháp bảo đảm tiền vay nói trên sẽ góp phần rất lớn trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Khi khách hàng vay vốn bị phá sản, hoặc đến hạn trả nợ nhưng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố, thế chấp để bù đắp rủi ro. Đây chính là một nguồn thu dự phòng giúp ngân hàng luôn chủ động trong công tác phòng ngừa rủi ro mất vốn.  Tìm kiếm thêm thông tin về các khoản cho vay Các quyết định cho vay đua ra trên cơ sở thiếu thông tin thường dẫn đến hậu quả là không chắc chắn. Nếu có nhiều thông tin về khoản vay hơn, ngân hàng sẽ dự đoán tốt hơn, và có thể giảm thiểu rủi ro. Vì thông tin ngày nay
  • 31. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0125 cũng là hàng hoá có giá trị, nếu muốn có nó chúng ta phải bỏ ra một số chi phí. Ở các nước, ngân hàng có thể mua thông tin về các khoản vay ở các tổ chức hoặc các công ty tư vấn có uy tín.  Bảo hiểm tín dụng Trong đời sống xã hội, ”bảo hiểm” là một khái niệm thường gặp dùng để chỉ một trong những biện pháo hữu hiệu để phân tán rủi ro. Bảo hiểm tín dụng cũng là một biện pháp quan trọng nhằm san sẽ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nước đã thực hiện như sau: + Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng. Khi mà khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp, phá sản… không có khả năng trả nợ vay ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ trả. Đây là biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cần quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. Cho đến nay, chỉ có một số ít ngân hàng Việt Nam sử dụng bảo hiểm tín dụng để quản lý phòng ngừa rủi ro cho mình và đặc biệt là cho khách hàng cá nhân. + Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng. +Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay. Ưu điểm của biện pháp sử dụng bảo hiểm tín dụng là khi rủi ro tín dụng xảy ra thì nó có thể khắc phục một cách tốt nhất hậu quả của rủi ro đó, tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là do phải đóng một khoản phí bảo hiểm trước mắt trong khi đó nhiều người lại có xu hướng coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài, thêm vào đó, ngành bảo hiểm nước ta cũng
  • 32. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0126 chưa thực sự phát triển đạt đến mức độ tạo dựng được niềm tin cho khách hàng nên nhiều khách hàng cũng như ngân hàng không mấy hứng thú trong việc mua và sử sụng bảo hiểm tín dụng. Phòng ngừa rủi ro tín dụng là rất cần thiết và hoạt động này cần được ngân hàng thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, rủi ro vẫn có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân tác động khác nhau. Khi đó, ngân hàng cần tiến hành các biện pháp nhằm giải quyết và hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp xử lý để khắc phục tình trạng trên. Đảo nợ: Là những khoản vay có thời hạn đã đến hạn nhưng khách hàng hiện tại không có khả năng tài chính để trả nợ nên ngân hàng cho vay và khách hàng ngồi lại với nhau đưa ra biện pháp đảo nợ để biến các khoản nợ đến hạn đó thành khoản nợ kỳ hạn khác với các điều kiện thoả thuận giữa ngân hàng cho vay và khách hàng. Giảm nợ: Là những khoản vay của khách hàng trong hạn hoặc đến hạn nhưng khách hàng gặp phải rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hạn hán hay các đại dịch làm cho khách hàng rơi vào tình trạng tài chính yếu kém không thể trả đầy đủ những món vay. Ngân hàng cho vay có thể giảm một phần trong khoản vay để tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng cho vay. Xoá nợ: Đây là những khoản vay của khách hàng đang trong hạn hoặc hết hạn, ngân hàng đã sử dụng 2 biện pháp trên nhưng khách hàng không thể trả nợ hay cùng với chính sách chỉ định của chính phủ xoá nợ cho những đối tượngkhách hàng gập rủi ro mà không thể khắc phục lại được như lũ cuốn, lũ quét, động đất, sóng thần… nhằm ổn định xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân và những đối tượng gặp rủi ro không thể chống cự này.
  • 33. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0127  Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng bằng cách lập một khoản tiền để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng ở đây là khoản tiền dự phòng được trích cho các khoản tín dụng nội bảng và cam kết ngoại bảng. Dự phòng bao gồm hai loại là dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Tỷ lệ trích lập dự phòng phải tuân theo quy định hiện hành. Tùy theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng phải trích lập DPRR từ 0 đến 100% giá trị của từng khoản cho vay (sau khi trừ giá trị tài sản bảo đảm đã được định giá lại). Như vậy, nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ tríchlập dựphòngcũngsẽcàngcao.Thôngthường, tỷlệ này dao động trong khoảng từ 0 đến 5%. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với từng nhóm nợ như sau: Nợ nhóm 1:0% Nợ nhóm 2:5% Nợ nhóm 3:20% Nợ nhóm 4:50% Nợ nhóm 5:100% 1.2.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM. 1.2.4.1 Nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM bao gồm nguyên nhân từ phía ngân hàng và
  • 34. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0128 nguyên nhân từ phía khách hàng. Nguyên nhân từ phía ngân hàng Ngân hàng đưa ra chính sách không phù hợp với nền kinh tế và các quy định trong cho vay còn nhiều sơ hở làm cho khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Ngân hàng không có được đầy đủ thông tin về khách hàng, do đó không đánh giá được chính xác khả năng tài chính của khách hàng dẫn tới cho vay vượt quá khả năng chi trả của họ. Thông tin giữa các ngân hàng với nhau không được trao đổi đầy đủ, dẫn tới trường hợp một khách hàng vay tại nhiều ngân hàng làm hạn mức vay vượt quá giới hạn nhiều lần. Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng ngân hàng còn hạn chế. Cán bộ tín dụng thiếu năng lực xử lý và giám sát khoản tín dụng đã xét duyệt. Khi tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng sử dụng báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp để phân tích. Điều này cũng có thể dẫn tới đánh giá thiếu chính xác. Bên cạnh đó, một số cán bộ tín dụng thiếu đạo đức có thể thông đồng với khách hàng để lập hồ sơ giả cho vay, cho vay khống, cho vay không có tài sản đảm bảo đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu năm tại ngân hàng. Ngân hàng quá chú trọng lợi nhuận và cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn. Do đó ngân hàng có thể giảm bớt các quy định và thủ tục trong quá trình thẩm định hồ sơ, tài sản đảm bảo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Ngân hàng thiếu sự giám sát và quản lý sau cho vay. Do quá chú trọng vào bước thẩm định xét duyệt cho vay nên nhiều ngân hàng không quan tâm nhiều tới công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân. Nguyên nhân của việc thiếu kiểm soát này một phần là do yếu tố tâm lý ngại gây phiền phức cho khách hàng, khó tiếp cận thông tin từ khách hàng do
  • 35. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0129 nghiệp vụ hạch toán tại doanh nghiệp chậm,hệ thống thông tin lạc hậu. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được xây dựng và hoạt động hiệu quả. Cơ cấu tổ chức bộ máy chưa hợp lý, hay việc phân công công việc chưa phù hợp với năng lực của nhân viên dẫn đến không phát huy được tính hiệu quả trong công việc. Nguyên nhân từ phía khách hàng Nguyên nhân đầu tiên là do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không theo dự án đã đề ra hoặc sử dụng vào những lĩnh vực có rủi ro cao nên không trả nợ được đúng hạn. Hoặc khách hàng vay vốn ngắn hạn những lại đầu tư vào tài sản cố định và bất động sản. Khách hàng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu linh hoạt, trình độ kinh doanh, năng lực quản lý kém. Trình độ công nghệ lạc hậu, không có sự cập nhật và thay đổi mẫu mã thường xuyên khiến cho sản phẩm không có khả năng cạnh tranh, bị ứ đọng vốn và hàng tồn kho. Điều này dẫn tới khách hàng không thu hồi được vốn để trả nợ cho ngân hàng. Khách hàng gian lận về số liệu, giấy tờ cung cấp cho ngân hàng sai sự thật nhằm mục đích đảm bảo các yêu cầu trong cho vay. Lợi dụng những khe hở của pháp luật về quyền sở hữu và các quy định liên quan để sử dụng một tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay tại nhiều ngân hàng khác nhau. Khách hàng cố tình lừa gạt cán bộ tín dụng nhằm chiếm đoạt vốn, hoặc cố tình không trả nợ đúng hạn, lừa đảo rồi bỏ trốn. 1.2.4.2 Nguyên nhân khách quan Ngoài những nguyên nhân chủ yếu từ phía chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng, những nguyên nhân bên ngoài cũng có những tác động nhất định đến công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Sự thay đổi bất thường của nền kinh tế, do thiên tai bão lũ khiến cho cả ngân hàng và khách hàng không kịp ứng phó.
  • 36. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0130 Mội trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở dẫn tới các hiện tượng lừa đảo, vi phạm không được kiểm soát chặt chẽ. Sự biến động về kinh tế - chính trị trong và ngoài nước, sự biến động giá cả, tỷ giá ngoại hối, suy thoái kinh tế hay lạm phát… gây khó khăn cho doanh nghiệp và bản thân ngân hàng. Sự phát triển không ngừng của công nghệ, trình độ chuyên môn của các cán bộ công nhân viên không theo kịp đà phát triển của xã hội. Sự quản lý của nhà nước thiếu đồng bộ giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng nhà nước và ngân hàng cổ phần, tư nhân; sự thay đổi chậm trễ từ các chính sách của Nhà nước không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế gây ra khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng. Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần phải xem xét và hạn chế tối đa sự phát sinh của các nhân tố trên để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện hiệu quả.
  • 37. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0131 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH BẮC KẠN. 2.1 Khái quát về Ngânhàng Nông Nghiệpvà Phát Triền Nông Thôn – Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn. 2.1.1 Lịchsử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn- Chi nhánh tỉnh BắcKạn. *Giới thiệu chung - Địa chỉ: Tổ 1A Phường Phùng Chí Kiên- Thành phố Bắc Kạn – Tỉnh Bắc Kạn Ngân hàng Nông nghệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988 đến nay Agribank Việt Nam là một trong những NHTM quốc doanh lớn nhất ở Việt Nam. Trải qua hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Agribank Việt Nam đã thực hiện kinh doanh đa năng. Ngoài lĩnh vực dịch vụ truyền thống, Agribank Việt Nam còn phát triển nhiều dịch vụ hiện đại áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, từng bước mở rộng kinh doanh đối ngoại và trở thành một ngân hàng có vị thế, uy tín trong khu vực và trên thế giới. Sự thành công của Agribank Việt Nam hôm nay là sự đóng góp ý trí, sức mạnh của 2.250 Chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc trên toàn quốc. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn. Được chia tách và tái lập từ Agribank Bắc Thái và 2 Chi nhánh huyện Ngân Sơn và Huyện Ba Bể của Agribank Cao Bằng, theo quyết định số 575/QĐ- NHNo-02 ngày 16 tháng 12 năm 1996 của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam. Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn là chi nhánh loại II trực thuộc Agribank Việt Nam, có trụ sở tại Thành phố Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn, gồm 7 chi nhánh loại II và 9 phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn các huyện thị,
  • 38. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0132 thành trong tỉnh Bắc Kạn, là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ của Agribank Việt Nam và quy chế uỷ quyền của Tổng giám đốc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp, hoàn thành về khoán tài chính, Ban giám đốc Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn đã củng cố tổ chức, sắp xếp lại các phòng, chi nhánh trực thuộc, xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản, khoa học để tạo đà phát triển đi lên và đạt được kết quả đáng khích lệ: Đến nay, chinhánh đãkhẳng định được vịtrí vai trò củamình trong toànhệ thống, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước đổi mới công nghệ - hiện đại hoá ngân hàng. Mười tám năm, tuy chưa dài nhưng nhìn lại chặng đường đã qua, Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn đã lớn mạnh và trưởng thành. Hiện tại chi nhánh đã và đang củng cố lại hoạt động, mở mang các dịch vụ tiện ích để tiếp tục phát triển. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của AGRIBANK Chi nhánh Bắc Kạn Bộ máy của chi nhánh được tổ chức theo cơ chế trực tuyến chức năng với chế độ một thủ trưởng trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bộ máy quản lý của Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn gồm: - Ban Giám đốc: Giám đốc, các Phó giám đốc - Các phòng nghiệp vụ tại Agribank chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh, Phòng Kế toán Ngân quỹ, Phòng Hành chính Nhân sự, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng Điện toán, Phòng Dịch vụ và Marketing - Các Chi nhánh trực thuộc Agribank chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Chợ Đồn Bắc Kạn, Ngân Sơn, Ba Bể, Pác Nặm, Bạch Thông, Na Rì, Chợ Mới,
  • 39. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0133 - Các Phòng giao dịch trực thuộc Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn: Phòng giao dịch Minh Khai, Phòng giao dịch Xuất Hóa, Phòng giao dịch Sông Cầu, Phòng giao dịch Đức Xuân - Các Phòng giao dịch trực thuộc Agribank Chi nhánh Huyện: Phòng giao dịch Đồng Lạc - Huyện Chợ Đồn Bắc Kạn; Phòng giao dịch Nà Phặc - Huyện Ngân Sơn Bắc Kạn; Phòng giao dịch Hảo Nghĩa - Huyện Na Rì Bắc Kạn; Phòng giao dịch Thị trấn Chợ Mới, Phòng giao dịch Số 62 - Huyện Chợ Mới Bắc Kạn. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sơ đồ: Bộ máy t Ban Giám Đốc Agribank Chi nhánh Tỉnh Bắc Kạn Phòng KHKD Phòng DV&MKT Phòng HCNS Phòng KTNQ Phòng ĐToán Phòng KTKSNB PGD XH Hóa PGD Minh Khai PGD Đức Xuân GD Sông Cầu Agribank chi nhánh Huy ện Chợ Đồn Agribank chi nhánh Huy ện Pác nặm Agribank chi nhánh Huy ện Chợ Mới Agribank chi nhánh Huy ện Na Rỳ PGD Đồng Lạc Agribank chi nhánh Huy ện Ba Bể Agribank chi nhánh Huy ện BThông Agribank chi nhánh Huy ện Ngân Sơn PGD Nà Phặc PGD Hảo Nghĩa PGD 62
  • 40. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0134 2.1.3 Tìnhhình hoạt động kinhdoanhchủ yếu 2.1.3.1Hoạt động huy động vốn Dưới đây là bảng số liệu huy động vốn của chi nhánh Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của NHNN&PTNT- CN Bắc Kạn (ĐVT:triệu đồng) (Nguồn báo cáo kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng qua các năm có sự biến động. Cụ thể năm 2014 tổng nguồn vốn huy động được là 1.568.196 triệu đồng tăng 433.479 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng với 38,20%. Năm 2015 tổng nguồn vốn huy động được là 1.830.286 triệu đồng tăng 262.090 triệu đồng tương ứng với tăng 16,71% so với năm 2014. Năm 2013,nhờ có các chính sách cải thiện kinh tế, tổng nguồn vốn huy động tăng do nền kinh tế vĩ mô đangtừng bước ổnđịnh. Sang năm 2014, ngành ST % ST % ST % Nguồn vốn huy động 1.134.717 100 1.568.196 100 1.830.286 100 - Nguồn dân cư 893.769 78,77 1.123.771 71,71 1.398.978 76,43 - Nguồn của các tổ chức 240.948 21,23 336.425 28,29 431.308 23,57 Phân theo loại tiền huy động 1.134.717 100 1.568.196 100 1.830.286 100 - Nguồn VNĐ 985.171 86,82 1.397.221 89,10 1.720.106 93,98 - Nguồn ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 149.546 13,18 170.975 10,90 110.18 6,02 Phân theo kì hạn huy động 1.134.717 100 1.568.196 100 1.830.286 100 - Không kì hạn 227.497 20,05 243.038 15,50 455.09 24,86 - Có kì hạn dưới 12 tháng 101.763 8,97 523.261 33,37 860.365 47,01 - Có kì hạn từ 12 đến dưới 24 tháng 785.887 69,26 790.4 50,40 500.187 27,32 - Có kì hạn từ 24 tháng trở lên 19.57 1,72 11.497 0,73 14.624 0,81 Chỉ tiêu 2013 2014 2015
  • 41. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0135 Ngân hàng vẫn cònđốimặt với nhiều thách thức trong lộ trình tái cơ cấu, khách hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho cao, bất động sản đóng băng, chi phí sản xuất tăng dẫn tới nhiều khách hàng kinh doanh thua lỗ, khả năng tài chính, khả năng thanh toán nợ đến hạn khó khả thi. Đứng trước hoàn cảnh này, tổng nguồn vốn huy động trong năm đã giảm đi so với năm 2013. Nếu phân theo nhóm khách hàng, tiền gửi từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong suốt ba năm từ 2013-2015. Năm 2013, tiền gửi từ dân cư là 893.769 triệu đồng chiếm 78,77% so với tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn là 1.134.717 triệu đồng). Năm 2014, tiền gửi dân cư là 1.123.771 đồng chiếm tỷ trọng tới 71,71% tổng nguồn vốn. Trong năm 2015, tiền gửi dân tăng lên so với năm 2014 chiếm tới 76,43% tổng nguồn vốn. Tiền gửi từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Nguyên nhân là do chi nhánh đang phát triển mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư, đặc biệt là các khoản tiền tiết kiệm. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động từ các TCKT chiếm tỷ trọng tương đối và có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2013, tiền gửi TCKT đạt 240.948 triệu đồng.Năm 2014 tăng 95.477 triệu đồng so với năm 2013, và chiếm 28,29% tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2015, tiền gửi TCKT là 431.308 triệu đồng, tăng 94.883 đồng so với năm 2014 và chiếm 23,57% tổng nguồn vốn trong năm. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đã dần ổn định . Mặt khác, xu hướng của hoạt động tín dụng những năm gần đây là phát triển hoạt động bán lẻ, thu hút nguồn vốn từ dân cư là chủ yếu. Do đó, tiền gửi TCKT của chi nhánh có xu hướng phát triển chậm hơn Nếu phân theo kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2014, tiền gửi có kỳ hạn đạt 1.325.158 triệu đồng, tăng 417.938 triệu đồng so với năm 2013 và chiếm 65,69% tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2015, tiền gửi có kỳ hạn giảm đi so với năm 2014
  • 42. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0136 nhưng vẫn chiếm 84,5%. Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng nhẹ trong những năm gần đây. Nó thể hiện sự linh hoạttrong nguồn vốn huy động. Nhưng nếu tỷ trọng quá lớn thì tính lỏng của nguồn vốn cao làm cho ngân hàng khó lên kế hoạchtài chính, kinh doanh trong tình trạng dòng vốn lúc có, lúc không. Do đó, chi nhánh nên triển khai thêm nhiều sản phẩmtiền gửi có kỳ hạn với thời hạn linh hoạt.Nếu phân theo loại tiền tệ, nguồn vốn huy động bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2014, nguồn vốn nội tệ đạt 1.387.221 triệu đồng, chiếm tới 89,10% tổng nguồn vốn huy động. Đồng nội tệ đang được ưu tiên mở rộng trong tình trạng tỷ giá hối đoái chưa ổn định. Bên cạnh đó, ngân hàng nói chung và bản thân chi nhánh nói riêng đang phát triển lợi thế của mình trong việc huy động tiền gửi từ dân cưtrongnước. 2.1.3.2Hoạtđộng cho vay Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại NHNN& PTNT- CN Bắc Kạn (ĐVT:triệu đồng) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ cho vay 1.319.511 100 1.418.472 100 1.522.434 100 Dư nợ VNĐ 1.133.230 85,88 1.345.134 94,83 1.466.969 96,36 Dư nợ ngoại tệ quy đổi VNĐ 186.281 14,12 73.338 5,17 55.465 3,64 2. Theo thời hạn món vay Dư nợ ngắn hạn 1.079.878 81,84 1.194.310 84,20 1.390.345 91,32 Dư nợ trung hạn 50.297 3,81 65.104 4,59 80.36 0,53 Dư nợ dài hạn 189.336 14,35 159.058 11,21 51.953 8,15 Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015 Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển trong giai đoạn 2013-2015 . Tổng dư nợ tính đến ngày 31/12/2014 là
  • 43. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0137 1.418.472 triệu đồng, tăng 98.967 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 7,5%. Tổng dư nợ tính đến ngày 31/12/2015 là 1.522.434 triệu đồng, tăng 103.962 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 7,3%. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quy mô tín dụng của chi nhánh như trên là do tình hình kinh tế - xã hội. Năm 2015, điều kiện kinh tế vĩ mô đạt nhiều thuận lợi, lạm phát ở mức thấp, tỷ lệ nợ xấu cũng có những bước cải thiện đáng kể. Xét theo loại tiền tệ, đồng nội tệ chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn ngoại tệ trong tổng dư nợ. Năm 2014, dư nợ nội tệ đạt 1.522.434 triệu đồng, chiếm 96,36% trong tổng dư nợ, tăng so với năm 2014 (năm 2014 tỷ trọng dư nợ nội tệ là 94,83%). Việc mở rộng quy mô tín dụng về nội tệ trong giai đoạn nền kinh tế nhiều biến động là khá hợp lý. Vì tỷ giá ngoại hối không ổn định, nên việc đầu tư nhiều đồng nội tệ hơn sẽ giúp tăng khả năng an toàn, bền vững cho nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, chi nhánh cũng nên thực hiện các giao dịch bằng đồng ngoại tệ, mở rộng quy mô vốn và quy mô khách hàng trong và ngoài nước. Xét theo thời hạn cho vay, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong những năm qua. Năm 2015, dư nợ trong cho vay ngắn hạn đạt 1.390.345 đồng, chiếm 91,32% tổng dư nợ. Việc cấp tín dụng cho các dự án ngắn hạn giúp tăng tính thanh khoản cho nguồn vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, nó tạo độnglực cho sự phát triển kinh tế, xã hội thông qua những dự án sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, chi nhánh cũng nên mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn để tăng tính bền vững cho nguồn vốn, tạo điều kiện phát triển những dự án lớn hơn, quy mô cao hơn. Như vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng trong những năm qua có tăng do nền kinh tế có những diễn biến tích cực. Do đó, chi nhánh cần tiếp túc duy trì và mở rộng hoạt động tín dụng, và có những biện pháp quản lý rủi ro.
  • 44. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0138 2.1.3.3Hoạt động kinh doanh khác. Ngoài hai hoạt động chủ yếu là huy động vốn và sử dụng vốn, Agribank Bắc Kạn còn thực hiện một số hoạt động khác như hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại tệ và vàng, dịch vụ thẻ… Thu từ hoạt động dịch vụ năm 2015 là 5.432 triệu đồng, tăng 7,2% so với năm 2014, đạt 87% so với kế hoạch. Thanh toán trong nước Trong năm 2015, dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước đạt 97.902 triệu đồng, tăng 15% tương đương tăng 12.770 triệu đồng so với năm 2014. Vẫn trong năm này, giá trị giao dịch chuyển khoản qua CMS đạt 9.631 đồng, tăng 20% tương đương tăng 1.605 triệu đồng so với năm 2014. Dịch vụ thanh toán trong nước đem lại cho chi nhánh những nguồn thu nhập nhất định. Đây cũng là hoạt động không thể thiếu khi thực hiện những giao dịch với khách hàng. Quy mô hoạt động tín dụng tăng lên song song với dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước cũng tăng lên. Ngân hàng nên phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là trong thanh toán. Kinh doanh ngoại tệ và vàng Doanh thu từ kinh doanh ngoại tệ và vàng không đáng kể, hoạt động này ít xảy ra tại Chi nhánh, do tính chất vùng miền, điều kiện kinh tế, thói quen chi tiêu của người dân và chưa thu hút được vốn đàu tư nước ngoài. Năm 2015, doanh thu từ kinh doanh ngoại tệ khoảng 2,1 triệu đồng, vàng khoảng 0,32 triệu đồng. Dịch vụ thẻ Dịch vụ thẻ ngày càng được mở rộng cả về quy mô và sự đa dạng hóa sản phẩm. Thẻ tín dụng quốc tế visa, thẻ ghi nợ quốc tế visa, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ
  • 45. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0139 liên kết sinh viên…được rất nhiều đối tượng khách hàng sử dụng, đem lại sự tiện lợi cho người dùng. Năm 2015, chi nhánh phát hành được 1.100 thẻ, tăng 10% tương đương với 100 thẻ so với năm 2014, nâng tổng số lên thẻ. Dịch vụ trả lương qua tài khoản cũng tăng đáng kể. Bên cạnh những sản phẩm, dịch vụ trên, Agribank còn cung cấp nhiều dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong xu hướng không ngừng phát triển của nền kinh tế như dịch vụ kiều hối, thông báo biến động số dư tài khoản thẻ tín dụnginternet-banking, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm học đường, SMS banking, dịch vụ séc…Tất cả các hoạt động này giúp ngân hàng mở rộng được không chỉ lĩnh vực kinh doanh mà còn cả đối tượng khách hàng, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. 2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT- CN Bắc Kạn (ĐVT:triệu đồng) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 ST % ST 2014/20 13 ST 2015/20 14 (%) (%) LN thu từ phí dịch vụ 305 100 400 131,15 450 112,5 LN thu từ lãi KD ngoại tệ - - - - - - LN thu từ hoạt động cho vay 64.532 100 68.232 105,73 70.254 102,96 Lợi nhuận từ hoạt động khác 37 100 138 372,97 452 327,54 Lợi nhuận ( trước trích DPRR) 64.874 100 68.77 106,01 71.156 103,47 Lợi nhuận trước thuế 58.874 100 60.110 102,10 62.106 103,32 (Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015).
  • 46. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0140 Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng trong giai đoạn 2013- 2015. Năm 2014, lợi nhuận trước thuế đạt 60.110 triệu đồng, tăng 1236 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 2%. Năm 2015, lợi nhuận trước thuế đạt 62.106 triệu đồng, tăng 1996 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 3,32%. Như vậy, lợi nhuận trươc thuế của chi nhánh có biến động tăng nhẹ qua các năm tuy nhiên chi nhánh cần có củng cố, ổn định, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng; đẩy mạnh hoạt động dịch vụ theo hướng đa dạng; hoạt động kinh doanh, tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, an toàn hiệu quả,bền vững. 2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tạiNgânHàng Nông Nghiệpvà PhátTriển Nông Thôn–Chinhánh tỉnh Bắc Kạn. 2.2.1Cơcấu dưnợ Cơ cấu dư nợ được phân theo loại tiền, theo thời gian.
  • 47. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0141 Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tại NHNN &PTNT - CN Bắc Kạn Đvt: triệu đồng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 14/13 Chênh lệch 15/14 Chỉ tiêu Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Dư nợ 1.319.511 100 1.418.472 1.522.434 98.961 7,50 103.962 7,33 Theo loại tiền -Nội tệ 1.133.230 85,88 1.345.134 1.466.969 211.904 18,70 121.835 9,06 - Ngoại tệ 186.281 14,12 73.338 55.465 -112.94 -60,63 -17.873 -24,37 Theo thời gian -Ngắn hạn 1.079.878 81,44 1.194.310 1.390.345 114.432 10,6 196.035 16,41 - Trung và dài hạn 239.633 18,16 224.162 132089 -15.471 -6,5 -92.073 -44,07 (Nguồn báocáo hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015) Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu dư nợ có sự biến động qua các năm 2013–2015. Năm 2014, dư nợ đồng nội tệ là 1.345.134 triệu đồng, tăng 211.904 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 18,7%. Năm 2015, dư nợ đồng nội tệ đạt 1.466.969 triệu đồng, tăng 121.835triệu đồng so với năm 2014, tương tăng 9,06%.Dư nợ đồng ngoại tệ luôn có tỉ trọng thấp và giảm
  • 48. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0142 qua các năm.Trong năm 2014 dư nợ đồng ngoại tệ là 73.338 triệu đồng, giảm 112.943 triệu đồng tương ứng với giảm 60,63%. Năm 2015, dư nợ đồng ngoại tệ là 55.465 giảm 17.873 triệu đồng, tương ứng với giảm 24,37%.Dư nợ đồng nội tệ luôn có tủ trọng cao hơn do tỷ giá ngoại hối không ổn định nên ngân hàng tập trung đầu tư vào nội tệ để giảm thiểu rủi ro. Xét theo thời hạn cho vay, năm 2014 dư nợ ngắn hạn đạt 1.194.310 triệu đồng, tăng 114432 đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 10,6%. Cũng trong năm này, dư nợ trung và dài hạn là 224.162 triệu đồng, giảm 15.471 triệu đồng so với năm 2013 tươngứng giảm 6,5%. Sang đến năm 2015, dư nợ ngắn hạn còn 1.319.345 triệu đồng, tăng 196.035 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 16,41%. Dư nợ trung và dài hạn trong năm 2015 đạt 132.089 triệu đồng, giảm 92.073 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng giảm 44,07%. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn cao hơn so với trung và dài hạn. Việc tăng cường cho vay trong ngắn hạn giúp tăng tính thanh khoản cho nguồn vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, nó tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội thông qua những dự án sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn. 2.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Agribank Bắc Kạn Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 14/13 Chênh lệch 15/14 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tổng dư nợ 1.319.511 1.418.472 1.522.434 98.961 7,50 103.962 7,33 Nợ quá hạn 74.890 75.278 77.902 388 0,52 2.624 3,49 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 5,68 5,31 5,12 -0,37 -6,49 -0,19 -3,58 (Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015)
  • 49. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0143 Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn có xu hướng giảm đi qua các năm. Năm 2014, nợ quá hạn là 75.278 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 388 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,52%. Năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn đạt 5,31%, giảm 0,37% so với năm 2013. Nguyên nhân là do tổng dư nợ và nợ quá hạn trong năm 2014 đều tăng nhưng tỷ lệ giảm của nợ quá hạn thấp hơn so với tỷ lệ tăng của tổng dư nợ. Sang năm 2015, nợ quá hạn 77.902 triệu đồng, tăng 2.624 đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 3,49%. Tỷ lệ nợ quá hạn trong năm này cũng giảm đi chỉ còn 5,12%. Nguyên nhân là do tổng dư nợ và nợ quá hạn đều tăng nhưng tỷ lệ tăng của nợ quá hạn thấp hơn so với tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua tại chi nhánh đã có những bước cải thiện đáng kể và giảm qua các năm. Đây là một biến chuyển tích cực để đạt được kết quả trên, chi nhánh đã có các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa rủi ro, xử lý nợ, phân loại và đưa ra phương án xử lý đốivới từng đốitượng khách hàng. 2.2.3 Tỷlệ nợ xấu Bảng 2.6 Tình hình nợ xấu tại NHNN&PTNT –CN Bắc Kạn (Đvt: triệu đồng) Chênh lệch 14/13 Chênh lệch 15/14 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tổng dư nợ 1319511 1418472 1522434 98961 7,50 103962 7,33 Nợ xấu 40509 37164 31819 -3345 -8,26 -5345 -14,38 Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,07 2,62 2,09 -0,45 -14,66 -0,53 -20,23 (Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015)
  • 50. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0144 Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng dư nợ và nợ xấu có xu hướng giảm trong giai đoạn 2013- 2015. Năm 2014 tổng dư nợ là 1.418.472 triệu đồng,tương ứng tăng 98961 triệu đồng, tăng 7,5% so với năm 2013 Nợ xấu trong năm 2014 là 37.164 triệu đồng giảm 33.45 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng giảm 8,26%. Trong năm 2014, tỷ lệ nợ xấu đạt 2,62 %, giảm 0,45% so với năm 2013. Nguyên nhân là do tổng dư nợ tăng và nợ xấu đều giảm. Trong giai đoạn này, công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh khá tốt, chất lượng tín dụng đang được cải thiện. Sang năm 2015, tổng dư nợ đạt 1.522.434 triệu đồng, tăng 103.962 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 7,33%. Nợ xấu năm 2015 là 31.819 triệu đồng,giảm 5.345 triệu đồng so với năm 2014 tương ứng giảm 14,38%. Cũng trong năm này, tỷ lệ nợ xấu đã giảm 0,53% so với năm 2014. Nguyên nhân là do tổng dư nợ tăng và nợ xấu giảm. Giai đoạn này nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục sau suy thoái kinh tế. Các ngành nghề kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn tới không có doanh thu, khả năng thanh toán đến hạn giảm sút gây ra nợ xấu cho ngân hàng. Đứng trước tình hình đó, chi nhánh cần tập trung đánh giá các khoản vay để xây dựng phương án thu nợ cho từng đối tượng khách hàng, có biện pháp xử lý khi nợ xấu xảy ra, tránh tối đa rủi ro mất vốn cho ngân hàng.
  • 51. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0145 2.2.4 Trích lập dự phòng rủi ro Bảng 2.7 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại NHNN&PTNT – CN Bắc Kạn (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng dư nợ 1.319.511 1.418.472 1.522.434 Dư nợ bình quân - 1.368.991,5 1.470.453 Tổng số tiền trích lập dự phòng cụ thể 3.291 3.019 2.389 Tổng số tiền trích lập dự phòng chung 2.841 2.597 19.76 Tỷ lệ tríchlập DPRR tín dụng(%) - 0,22 0,16 ( Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2013,3014,2015) Dự phòng rủi ro là số tiền ngân hàng trích lập dựa trên kết quả phân loại nợ. Mục đích là để hạn chế tổn thất xảy ra cho ngân hàng khi có các khoản nợ có vấn đề. Đây là một khoản chi phí mà ngân hàng được phép khấu trừ vào thu nhập tính thuế nhằm giúp ngân hàng giải quyết những rủi ro xảy ra. Hiện nay, ngân hàng có xu hướng giảm quy mô của quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Và chi nhánh Bắc Kạn cũng không nằm ngoài số đó. Số tiền trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung qua các năm có xu hướng giảm đi. Tuy nhiên, chi nhánh cũng cần duy trì việc trích lập dự phòng để đảm bảo khả năng thanh khoản, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.2.3 Đánh giá thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn- Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.
  • 52. SV: Mạc Thị Quế Trinh Lớp: CQ50/15.0146 2.3.1 Đánhgiá thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng theo các chỉ tiêu. Tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản Bảng 2.8: Tình hình biến động của tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm tại NHNN&PTNT – CN Bắc Kạn Đvt: triệu đồng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chỉ tiêu Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tổng dư nợ 1.319.511 100 1.418.472 100 1.522.434 100 Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản 987.433 74,83 1.171.890 82,62 1.282.310 84,23 Dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản 332078 25,17 246582 21,04 240.124 18,73 (Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015) Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng có xu hướng giảm đi trong giai đoạn 2013- 2015. Năm 2014, dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản đạt 98.7433 đồng, tăng 987.433 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 18,68%. Sang năm 2015, dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản đạt 1.282.310 triệu đồng, tăng 110.420 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 9,42%. Nguyên nhân trực tiếp là do tổng dư nợ tại chi nhánh trong những năm gần đây tăng. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản luôn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ (>80%). Điều này cho thấy tính an toàn cao, hạn chế tối đa được rủi ro có thể xảy ra của chi nhánh. Khi có tài sản bảo đảm, ngân hàng sẽ chủ động thu hồi