SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ VÂN HÀ
MÃ SINH VIÊN : A15165
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Lê Thị Hà Thu
Sinh viên thực hiện : Đỗ Vân Hà
Mã sinh viên : A15165
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
HÀ NỘI - 2013
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới cô giáo – Th.s Lê Thị Hà
Thu, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn.
Nhờ có sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô, em đã tìm ra được những điểm thiếu
sót của mình trong quá trình viết luận văn để có thể kịp thời sửa chữa nhằm hoàn thiện
luận văn một cách tốt nhất.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo trường Đại học Thăng Long, các
thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Quản lý, trường Đại học Thăng Long đã tạo điều
kiện cho em được làm luận văn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Ngoài ra em cũng xin cám ơn các cán bộ công tác tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em trong việc cung cấp tài liệu thực tế để em có
thể hoàn thành bài luận văn một cách tốt nhất.
Sinh viên
Đỗ Vân Hà
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................................................................1
1.1 Tín dụng và vai trò của tín dụng trong NHTM .................................................1
1.1.1 Khái niệm ...........................................................................................................................1
1.1.2 Vai trò của tín dụng...........................................................................................................2
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế .............................................................................................2
1.1.2.2 Đối với khách hàng ............................................................................................3
1.1.2.3 Đối với ngân hàng..............................................................................................3
1.2 Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại.........................................................4
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng.........................................4
1.2.2 Các loại rủi ro tín dụng.....................................................................................................5
1.2.2.1 Rủi ro giao dịch..................................................................................................5
1.2.2.2 Rủi ro danh mục cho vay....................................................................................6
1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng................................................................................7
1.2.3.1 Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài.................................7
1.2.3.2 Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng.............................................................7
1.2.3.3 Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng ..............................................................7
1.2.3.4 Nhóm nguyên nhân từ tài sản đảm bảo..............................................................8
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.........................................8
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng..................................................................................8
1.3.2 Sự cần thiết phải thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng ................................9
1.3.2.1 Kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm
ẩn nhiều rủi ro .................................................................................................................9
1.3.2.2 Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro.........................9
1.3.2.3 Quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động
kinh doanh của NHTM ..................................................................................................10
1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng..................................................................................10
1.3.3.1 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng...............................................................10
1.3.3.2 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng ..................................................11
1.3.3.3 Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng..................................................12
Thang Long University Library
1.3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng..................................................................................13
1.3.4.1 Nhận diện rủi ro tín dụng.................................................................................13
1.3.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng ..................................................................................15
1.3.4.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng .................................................................................25
1.3.4.4 Tài trợ rủi ro.....................................................................................................28
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM .......................................................31
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam.............................31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam ......................................................................................................................................31
2.1.2 Cơ cấu tổ chức.................................................................................................................33
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban....................................................................33
2.1.3.1 Đại hội đồng cổ đông .......................................................................................33
2.1.3.2 Hội đồng quản trị .............................................................................................33
2.1.3.3 Ban kiểm soát ...................................................................................................34
2.1.3.4 Tổng giám đốc..................................................................................................34
2.1.3.5 Phó tổng giám đốc............................................................................................34
2.1.3.6 Kế toán trưởng .................................................................................................34
2.1.3.7 Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ..................................................................34
2.1.3.8 Các phòng ban, chuyên môn nghiệp vụ............................................................35
2.1.4 Các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương..................................35
2.2 Tình hình hoạt động và kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam trong những năm gần đây............................................................36
2.2.1 Hoạt động huy động vốn.................................................................................................36
2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn...................................................................................................40
2.2.3 Một số hoạt động kinh doanh khác...............................................................................49
2.2.3.1 Thanh toán xuất nhập khẩu..............................................................................49
2.2.3.2 Kinh doanh ngoại tệ .........................................................................................49
2.2.3.3 Kinh doanh thẻ .................................................................................................50
2.2.4 Tình hình thu nhập – chi phí – lợi nhuận....................................................................51
2.2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam..............................................................................................................55
2.3 Quy định chung về hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam .........................................................................................................56
2.3.1 Một số quy định cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.....56
2.3.1.1 Nguyên tắc vay vốn...........................................................................................56
2.3.1.2 Chính sách cho vay đối với khách hàng...........................................................57
2.3.2 Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.......................59
2.3.2.1 Xét duyệt cho vay..............................................................................................60
2.3.2.2 Quy trình phát tiền vay.....................................................................................62
2.3.2.3 Quy trình sử dụng vốn vay ...............................................................................63
2.3.2.4 Quy trình thu hồi nợ vay...................................................................................63
2.4 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam .........................................................................................................64
2.4.1 Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng...............................................................................64
2.4.1.1 Tại Hội sở chính ...............................................................................................65
2.4.1.2 Tại Chi nhánh đầu mối (có Phòng quản lý rủi ro)...........................................65
2.4.1.3 Tại Chi nhánh cơ sở (không có Phòng quản lý rủi ro) ....................................66
2.4.2 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng ..............................................................................67
2.4.3 Quy trình thực hiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ............................................................................68
2.4.3.1 Đánh giá rủi ro tín dụng...................................................................................68
2.4.3.2 Kiểm soát rủi ro tín dụng .................................................................................72
2.4.3.3 Tài trợ rủi ro tín dụng ......................................................................................73
2.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam..........................................................................................................................74
2.4.4.1 Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn.......................................................................74
2.4.4.2 Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động..................................................................79
2.4.4.3 Hệ số thu nợ......................................................................................................80
2.4.4.4 Vòng quay vốn tín dụng....................................................................................81
2.4.4.5 Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng........................................................................82
2.4.4.6 Tỷ lệ sinh lời từ cho vay ...................................................................................83
2.4.4.7 Khả năng bù đắp rủi ro....................................................................................84
2.5 Hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam .........................................................................................................85
Thang Long University Library
2.5.1 Kết quả đạt được..............................................................................................................85
2.5.2 Những mặt còn hạn chế.................................................................................................87
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ..................................90
3.1 Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam .........................................................................................................90
3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh chung tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam .......................................................................................................................................90
3.1.2 Định hướng cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam..........................................................................................................................91
3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam..................................................92
3.2.1 Nâng cao công tác nhận diện rủi ro tín dụng..............................................................92
3.2.2 Hoàn chỉnh công tác thẩm định và phân tích tín dụng..............................................93
3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát tín dụng ...................................................94
3.2.4 Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro.....................................................................95
3.2.4.1 Đa dạng hóa các đối tượng đầu tư...................................................................95
3.2.4.2 Bảo hiểm tín dụng.............................................................................................97
3.2.4.3 Sử dụng nghiệp vụ hoán đổi tín dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng .............97
3.2.5 Tài trợ rủi ro.....................................................................................................................98
3.2.6 Xử lý nợ xấu, nợ quá hạn dứt điểm...............................................................................98
3.2.7 Xử lý nợ tồn đọng............................................................................................................99
3.2.8 Hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng............................................100
3.2.8.1 Về chất lượng thông tin ..................................................................................100
3.2.8.2 Tốc độ chuyển thông tin giữa các cấp quản lý...............................................100
3.2.9 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng.........................................................................101
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. .....................................................................102
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan...........................................102
3.3.1.1 Hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội....................102
3.3.1.2 Tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng cho các hoạt động ngân hàng...103
3.3.1.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật.......................................................................103
3.3.1.4 Hướng hoạt động của các tổ chức bảo hiểm cho bảo hiểm tín dụng.............103
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.....................................................................104
3.3.2.1 Đưa ra hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế ....104
3.3.2.2 Tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tín tín dụng (CIC)....104
3.3.2.3 Xây dựng hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất trong toàn
ngành ngân hàng .........................................................................................................105
3.3.2.4 Tăng cường khả năng dự báo và hoạch định chính sách...............................105
3.3.2.5 Tăng cường hoạt động thanh tra giám sát.....................................................105
LỜI KẾT
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn
Việt Nam
ALCO Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có
ATM Automated Teller Machine (Máy rút tiền tự động)
CBTD Cán bộ tín dụng
ESAF Quỹ cho vay dành riêng cho các hội viên nghèo
FDI Vốn đầu tư trực tiếp
HĐQT Hội đồng quản trị
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
POS Máy chấp nhận thanh toán thẻ
RRTD Rủi ro tín dụng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TSĐB Tài sản đảm bảo
USD Đô la Mỹ
VCSH Vốn chủ sở hữu
VHĐ Vốn huy động
Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
VNĐ Việt Nam đồng
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1 Bảng xếp hạng tín nhiệm của các NHTM......................................................22
Bảng 2.1 Cơ cấu huy động vốn tại Vietcombank giai đoạn 2010-2012 .......................37
Bảng 2.2 Tình hình hoạt động cho vay giai đoạn 2010 - 2012 .....................................41
Bảng 2.3 Tình hình dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ của Vietcombank giai đoạn
2010 - 2012....................................................................................................................46
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2010-2012........52
Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả của Vietcombank từ năm 2010-2012.....55
Bảng 2.6 Bảng phân loại khách hàng ............................................................................69
Bảng 2.7 Bảng xếp loại mức độ rủi ro và biện pháp quản lý của Vietcombank từ năm
2010-2012......................................................................................................................70
Bảng 2.8 Tình hình nợ quá hạn tại Vietcombank từ năm 2010 – 2012 ........................74
Bảng 2.9 Tình hình nợ xấu của Vietcombank từ năm 2010 – 2012..............................75
Bảng 2.10 Mức độ rủi ro nội bảng của dư nợ cho vay khách hàng trong năm 2011,
2012 của Vietcombank..................................................................................................77
Bảng 2.11 Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn của Vietcombank giai đoạn 2010 - 2012 ......78
Bảng 2.12 Tình hình tổng dư nợ trên tổng VHĐ của Vietcombank năm 2010-2012...79
Bảng 2.13 Chỉ tiêu hệ số thu nợ của Vietcombank giai đoạn 2010-2012.....................80
Bảng 2.14 Vòng quay vốn tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2010-2012 ...............81
Bảng 2.15 Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2010-2012....82
Bảng 2.16 Tỷ lệ sinh lời từ cho vay khách hàng của Vietcombank năm 2010 - 2012..83
Bảng 2.17 Khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng Vietcombank năm 2010 - 2012......84
Biểu đồ 2.1 Dư nợ cho vay theo thời gian đáo hạn của Vietcombank giai đoạn 2011-2012.42
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế năm 2010-2012.....................44
Biểu đồ 2.3 Dư nợ phân theo nhóm nợ của Vietcombank giai đoạn 2010-2012..........48
Biểu đồ 2.4 Tình hình nợ xấu của Vietcombank giai đoạn 2010-2012.........................78
Biểu đồ 2.5 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho vay khách hàng............................84
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu rủi ro tín dụng .....................................................................................5
Sơ đồ 1.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng..................................................................13
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank .................................................................33
Sơ đồ 2.2 Quy trình tín dụng tại Vietcombank .............................................................60
Sơ đồ 2.3 Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tại Vietcombank..........................................66
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín
dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động
này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt
Nam. P.Volker, cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân
hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Điều
đó cho thấy rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ
ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm
ngoài tầm kiểm soát của con người, bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không
đầy đủ, bởi trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ
ngân hàng chưa cao… Sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng có năng lực quản trị rủi
ro tín dụng tốt là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ
xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để
hạn chế được những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người
và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được. Do đó, yêu cầu xây dựng một hệ
thống quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện của ngân hàng là
một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng
đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập.
Xuất phát từ mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của hệ thống Ngân
hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
(Vietcombank) nói riêng cũng như vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, sau
quá trình tìm hiểu, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài cho khóa luận “Hoàn thiện công
tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hoá và phân tích lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đề tài chỉ ra những kết quả đạt
được, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín
dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng trong khóa luận này bao gồm:
phương pháp thu thập dữ liệu, so sánh, thống kê, phân tích, đánh giá và tổng hợp… kết
hợp với việc minh họa bằng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị nhằm làm cho nghiên cứu trở nên
trực quan hơn.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khóa luận gồm có 3 phần:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại hội sở Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Việt Nam.
Chƣơng 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
hội sở Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam.
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Tín dụng và vai trò của tín dụng trong NHTM
1.1.1 Khái niệm
Qua quá trình đổi mới và hội nhập, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
ngày càng tăng, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO), quá trình đổi mới ngày càng toàn diện hơn, rõ nét
hơn, đầy đủ và tốc độ nhanh hơn. Cùng với sự phát triển đó, các tổ chức kinh tế của
Việt Nam cũng lớn mạnh không ngừng, đặc biệt là sự thay đổi cả về chất và lượng của
hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), hoạt động của họ góp phần vào thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước.
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài
chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện
nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền
kinh tế.” (Peter Rose - Quản trị ngân hàng thương mại - Đại học Yale – Mỹ).
Ở Việt Nam, theo khoản 3, điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010: “NHTM
là loại hình được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong các hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NHTM.
- Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang
chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch vốn từ
người cho vay sang người đi vay (Nguồn: voer.edu.vn).
- Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ
sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các
định chế tài chính cung cấp cho khách hàng (Nguồn: voer.edu.vn).
Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng và hoạt động của ngân hàng có thể hiểu: Tín
dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng
và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể
khác), trong đó bên đi cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một
thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện
vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn thanh toán.
Hoạt động tín dụng bao gồm các chủ thể: tín dụng nhà nước, tín dụng thương mại
và tín dụng ngân hàng. Trong đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các
ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân. Với tư cách là
2
người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp, các cá nhân hoặc
phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là
người cho vay, nó cung cấp tín dụng cho tất các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Tín
dụng được cung cấp dưới hình thức tiền mặt và bút tệ (Theo Cẩm nang dành cho
doanh nhân, 2010).
Khoản 15, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 định nghĩa: “Cấp tín dụng
là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép
sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín
dụng khác”. Trong đó:
- Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
- Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công
cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh
toán.
- Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng
thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản
phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua,
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
- Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết
với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa
thuận.
- Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho
thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp
đồng cho thuê giữa Bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và Bên thuê là
khách hàng.
1.1.2 Vai trò của tín dụng
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế
Tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế
các nước với nhau. Thông qua các hình thức như nhận uỷ thác đầu tư, mở và thanh
toán thư tín dụng, bảo lãnh hàng hoá xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi các nơi...
tín dụng ngân hàng đã trực tiếp tham gia trong quan hệ thanh toán quốc tế, các hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hoá, tài trợ cho các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu
Thang Long University Library
3
tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong
nước thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất
nhập khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế và mở ra sự giao lưu giữa nước ta với các
nước khác trên thế giới. Ngoài ra, ngân hàng nhận các nguồn tài trợ như ODA,
ESAF... từ các tổ chức tín dụng quốc tế với mục đích tài trợ cho nền kinh tế đã mang
lại những kết quả to lớn về kinh tế xã hội đồng thời tăng cường mối quan hệ tốt đẹp
giữa nước ta với các nước trên thế giới.
1.1.2.2 Đối với khách hàng
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất
lượng vốn cho khách hàng. Với các ưu điểm nhanh chóng, dễ tiếp cận và có khả năng
đáp ứng nhu cầu vốn lớn nên tín dụng ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của
khách hàng. Qua đó, tín dụng ngân hàng giúp nhà đầu tư kịp thời tận dụng được những
cơ hội kinh doanh, giúp các gia đình nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh
nghiệp. So với việc sử dụng vốn chủ sở hữu thì tín dụng ngân hàng ràng buộc trách
nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định như thỏa
thuận. Do đó, buộc khách hàng phải nỗ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử
dụng vốn vay hiệu quả nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
Thứ ba, hoạt động tín dụng của các NHTM đáp ứng nhu cầu đầu tư, tiết kiệm của
những người dư thừa vốn đồng thời thỏa mãn nhu cầu vốn của người đi vay, tức
NHTM đứng ra làm trung gian nhận tiền gửi từ tất cả các thành phần kinh tế và cho
vay lại các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế. Hay nói cách khác: "tín dụng ngân hàng
là cầu nối để những người có vốn và những người cần vốn gặp nhau".
1.1.2.3 Đối với ngân hàng
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của của NHTM, nó quyết định sự tồn
tại và phát triển của một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động tín dụng là
hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho một NHTM.
Trong nền kinh tế, NHTM đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã
hội, là trung gian chuyển vốn từ người có vốn tạm thời nhàn rỗi sang người thiếu vốn
để đầu tư. Ngay từ đầu, hoạt động của NHTM đã tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ
nhận tiền gửi và cho vay để đáp ứng nhu cầu kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùng cá
nhân. Trong quá trình phát triển, mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi,
song tín dụng vẫn luôn là hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt
động của NHTM.
Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quan hệ tín dụng cũng được
mở rộng cả về đối tượng và quy mô làm cho hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng
4
đa dạng và phức tạp hơn. Để có thể đứng vững trong điều kiện môi trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt, các NHTM phải đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình,
nghiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm mới vào phục vụ khách hàng, mở rộng phạm vi
hoạt động, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
1.2 Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng
NHTM là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ - một lĩnh vực
đa dạng và có độ nhạy cảm cao, nên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng rất đa dạng.
Tín dụng là nghiệp vụ quan trọng và cơ bản của ngân hàng, chiếm phần lớn trong các
hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về doanh thu và lợi nhuận. Vì thế, rủi ro trong
lĩnh vực này cũng tỷ lệ thuận với tầm quan trọng của nó và chiếm phần lớn trong tổng
mức rủi ro của hoạt động ngân hàng.
Theo “Principle for the management of Credit Risk” của Ủy ban BASEL, rủi ro
tín dụng được định nghĩa như sau: Rủi ro tín dụng là tiềm năng mà một người đi vay
ngân hàng hoặc đối tác sẽ không đáp ứng nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận các điều
khoản trong hợp đồng tín dụng.
Theo “Quantitative Risk Management” của Paul Embrechts và Marius Hofert, rủi
ro tín dụng là nguy cơ liên quan đến sự không chắc chắn rằng người đi vay sẽ tôn
trọng nghĩa vụ tài chính.
Cuốn sách “Quantitative Risk Management” của Rudiger Frey, Đại học Leipzig,
rủi ro tín dụng được định nghĩa là rủi ro do chất lượng tín dụng thay đổi bất ngờ của
người đi vay hoặc danh mục chứng khoán đầu tư, làm ảnh hưởng đến giá trị của danh
mục đầu tư. Nó bao gồm những thiệt hại cụ thể do sự tổn thất và vỡ nợ của người đi
vay.
Tại Việt Nam, theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN và Quyết định
18/2007/QĐ - NHNN, rủi ro tín dụng được định nghĩa là “Khả năng xảy ra tổn thất
trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Trên cơ sở sự tin tưởng khách hàng sẽ hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi khi đến hạn
thanh toán, ngân hàng phải xác định rõ hai yếu tố là thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ
của khách hàng, trong đó thiện chí trả nợ là yếu tố vô hình, không thể đong đếm được.
Bên cạnh đó, trong quan hệ tín dụng, ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thông tin
bất cân xứng mà ngân hàng luôn là người ít thông tin hơn về khách hàng hay dự án
được cấp tín dụng. Chính vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra khi một trong hai hay cả hai
yếu tố cấu thành nên niềm tin không được hình thành đầy đủ. Rủi ro tín dụng là một
Thang Long University Library
5
tất yếu khách quan xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng mà bản thân ngân hàng
không thể triệt tiêu, loại bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát, hạn chế nó.
1.2.2 Các loại rủi ro tín dụng
Rủi ro có thể phát sinh từ bất kỳ giao dịch hoặc hoạt động kinh doanh nào có
chứa đựng yếu tố không chắc chắn. Trong khi mọi giao dịch/ hoạt động của ngân hàng
đều tiềm ẩn một mức độ nhất định của yếu tố không chắc chắn. Do vậy, tất cả các giao
dịch/ hoạt động mà ngân hàng thực hiện đều góp phần hình thành nên rủi ro tổng thể
của ngân hàng.
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu rủi ro tín dụng
(Nguồn: Quản trị danh mục cho vay – Bùi Diệu Anh, 2010)
Cơ cấu của rủi ro tín dụng thường được chia làm hai phần là rủi ro giao dịch và
rủi ro danh mục. Rủi ro giao dịch liên quan đến sự hoàn trả của từng giao dịch cho vay
cá biệt, còn rủi ro danh mục là rủi ro gắn liền với một danh mục cho vay đang hiện
hữu của ngân hàng thương mại.
1.2.2.1 Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch liên quan đến sự hoàn trả của từng giao dịch cho vay cá biệt. Rủi
ro giao dịch gồm có ba thành phần:
- Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng.
- Rủi ro đảm bảo: là rủi ro xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo bao gồm các điều
kiện, điều khoản trong hợp đồng tín dụng, các loại tài sản đảm bảo và mức độ an toàn
của chúng.
- Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động tín dụng, như xây
dựng và thực hiện các chính sách tín dụng để định hướng trong hoạt động cấp tín
dụng, kiểm soát danh mục tín dụng, tái thẩm định và giám sát danh mục tín dụng, bao
Rủirotíndụng
Rủi ro danh mục
Rủi ro nội tại
Rủi ro tập trung
Rủi ro giao dịch
Rủi ro lựa chọn
Rủi ro bảo đảm
Rủi ro nghiệp vụ
6
gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng và kỹ thuật xử lý các khoản vay
có vấn đề.
1.2.2.2 Rủi ro danh mục cho vay
NHTM là một tổ chức kinh doanh, cung ứng nhiều dạng sản phẩm tài chính tiền
tệ, vì vậy danh mục tài sản của các ngân hàng rất phong phú, nhưng với đặc thù trung
gian tín dụng, các khoản cho vay của ngân hàng vẫn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trên
danh mục tài sản của họ. “Danh mục cho vay của ngân hàng là một tập hợp các loại
cho vay thuộc sở hữu của ngân hàng, được sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau, được
cơ cấu theo một tỷ lệ nhất định, phục vụ cho các mục đích quản trị của ngân hàng”
(Bùi Diệu Anh, 2010).
So với lợi nhuận thu được từ những hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư, thì lợi
nhuận do khoản mục cho vay mang lại vẫn đang chiếm một tỷ lệ rất đáng kể. Chính vì
lẽ đó, danh mục cho vay có một vị trí cực kỳ quan trọng trong danh mục tài sản của
bất kỳ một NHTM nào. Rủi ro danh mục cho vay gồm 2 phần: rủi ro nội tại và rủi ro
tập trung. Trong đó:
- Rủi ro nội tại: Xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của mỗi chủ thể vay vốn,
mỗi ngành kinh tế, mỗi hình thức, phương thức cấp tín dụng. Chẳng hạn cho vay
ngành nông nghiệp có thể gặp phải rủi ro xuất phát từ thiên tai bất khả kháng, cho vay
ngành công nghiệp có thể gặp phải tình trạng sản xuất thừa, thị trường tiêu thụ bị thu
hẹp, hàng hóa bán không được... Có thể nói rủi ro nội tại rất đa dạng phong phú và có
tính tất yếu, không thể triệt tiêu vì nó thuộc về bản tính vốn có của đối tượng mà ngân
hàng cho vay.
- Rủi ro tập trung: theo Ủy ban Basel “rủi ro tập trung là bất kỳ rủi ro đơn lẻ hoặc
nhóm rủi ro nào có khả năng tạo ra tổn thất đủ lớn liên quan đến mức vốn của ngân
hàng, tài sản Có của ngân hàng hoặc tổng tổn thất của ngân hàng”. Chính vì quan niệm
này, nên khi định hướng xây dựng danh mục cho vay, ngoài việc thiết kế tỷ trọng hợp
lý của các khoản vay đảm bảo tính đa dạng, ngân hàng còn đưa ra các giới hạn an toàn
so với mức vốn tự có, so với tổng dư nợ hoặc so với giá trị tổn thất của toàn danh mục,
sao cho thiệt hại tài chính nếu xảy ra vẫn nằm trong khả năng chịu đựng của từng ngân
hàng.
Rủi ro danh mục cho vay có thể biểu hiện trong mức độ tập trung cho vay vào
các ngành/ lĩnh vực có độ rủi ro nội tại cao, hoặc là sự thiếu đa dạng hóa trên danh
mục, mức độ phân tán thấp. Hậu quả của rủi ro danh mục cho vay không chỉ ảnh
hưởng xấu tới hiệu quả kinh doanh mà còn quyết định sự tồn tại của một ngân hàng.
Thang Long University Library
7
1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
1.2.3.1 Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài
Những nguyên nhân từ môi trường mang tính bất khả kháng, ngân hàng không
thể kiểm soát được mà chỉ có thể dự báo và thực hiện dự phòng trước sự biến động của
yếu tố này. Các yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm: môi trường tự nhiên: thiên tai,
dịch bệnh…; môi trường kinh tế: chu kỳ kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá…; môi
trường chính trị - xã hội và pháp luật: cơ chế chính sách cho vay, Luật TCTD, Luật đất
đai… tất cả các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thu nhập cũng như sức
tiêu dùng trong dân cư, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và cơ chế cho vay của
ngân hàng… Như vậy nó sẽ ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tín dụng: nhu cầu
vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, cơ chế quản lý tín dụng… sẽ ảnh hưởng tới
rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Khi các yếu tố này biến động theo chiều hướng
xấu sẽ phá vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm ngân hàng khó thu
hồi vốn theo hợp đồng tín dụng.
1.2.3.2 Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng
Việc khách hàng không trả đúng và trả đủ theo quy định trong hợp đồng tín dụng
có thể do: tư cách đạo đức của khách hàng, năng lực quản lý: quản lý không hiệu quả
phương án sản xuất kinh doanh, cơ cấu vốn của doanh nghiệp không hợp lý… hay do
nhà cung cấp không giao hàng, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc việc
người mua không thanh toán, thanh toán chậm, yêu cầu giảm giá,… ảnh hưởng tới kỳ
thu tiền của doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán
hợp đồng tín dụng của khách hàng, do đó khi thẩm định khách hàng, ngân hàng cần
xem xét kỹ các yếu tố trên.
1.2.3.3 Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng
Quy trình thẩm định, đo lường rủi ro tín dụng, giám sát và thu hồi nợ không hiệu
quả, đều giúp cho khách hàng có thể lợi dụng chiếm dụng vốn của ngân hàng. Chính
sách tín dụng không hợp lý với sự thay đổi của thị trường sẽ làm tăng số lượng khách
hàng hoạt động không hiệu quả, cũng như việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận mà coi
nhẹ mục tiêu an toàn của ngân hàng. Quá trình thu thập thông tin không đầy đủ, thiếu
chính xác làm ảnh hưởng sai lệch về chất lượng khách hàng, làm cán bộ thẩm định có
cái nhìn lệch lạc về khách hàng. Tư cách đạo đức của chuyên viên thẩm định cũng
quyết định tới rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải: vì tư lời mà chuyên viên
thẩm định làm đẹp hồ sơ khách hàng, vì thành tích mà chuyên viên khách hàng không
thông báo thực trạng về khách hàng có chiều hướng kinh doanh xấu đi…
8
1.2.3.4 Nhóm nguyên nhân từ tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo (TSĐB) được coi là nguồn thu thứ hai cho ngân hàng khi khách
hàng không có khả năng trả nợ, song nguồn thu thứ hai này có thể không đảm bảo đủ
giá trị khoản nợ đó do:
- TSĐB khó định giá: cán bộ tín dụng khộng định giá đúng giá trị TSĐB.
- TSĐB có tính phát mại thấp: khi phát mại TSĐB thì loại tài sản này làm cho
ngân hàng thu hồi giá trị thấp mà chi phí lớn cho quá trình phát mại.
- TSĐB có tranh chấp về pháp lý: ngân hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận,
nắm giữ các TSĐB để xử lý chung.
- TSĐB có giá cả biến động mạnh theo thị trường: khi thị trường biến động xấu,
TSĐB giảm giá trị mạnh, ngân hàng có yêu cầu bổ sung TSĐB thì khách hàng cũng
khó thực hiện do TSĐB bổ sung có giá trị lớn.
- Trường hợp bảo đảm là đối nhân (bảo lãnh): người bảo lãnh không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán thay cho người vay tín dụng khi người này không có khả năng trả
nợ.
Trong những nguyên nhân đó, vấn đề đặt ra cho ngân hàng là làm sao để nâng
cao hiệu quả quy trình thẩm định, đánh giá khách hàng, nhu cầu vay vốn của khách
hàng cũng như định giá TSĐB đồng thời dự báo các khả năng có thể xảy ra đối với
nền kinh tế, khách hàng, TSĐB… để có những điều chỉnh phù hợp nhằm hạn chế rủi
ro tín dụng cho ngân hàng.
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Trong ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất và
cũng là nghiệp vụ có nhiều rủi ro nhất, do đó quản trị rủi ro tín dụng là mảng phức tạp
và khó khăn nhất trong hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng. Quản trị rủi ro tín
dụng giúp tăng cường hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Muốn quản trị rủi ro tín dụng tốt thì đòi hỏi phải có chính sách hợp lý, biện
pháp quản lý phù hợp với các đặc điểm của từng ngân hàng, với sự phát triển của
kinh tế.
Theo giáo trình “Ngân hàng thương mại” của Học viện Ngân hàng: “Quản trị rủi
ro tín dụng là quá trình xây dựng, thực thi các chính sách và các biện pháp quản lý tín
dụng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triền bền vững, tìm ra nguyên nhân
và xử lý các tình huống xảy ra rủi ro tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa,
hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM”.
Thang Long University Library
9
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường
mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòng ngừa và quản lý
các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.
(Nguyễn Đình Thiện, 2010)
Tóm lại, quản trị rủi ro tín dụng chính là việc xây dựng hệ thống quản lý và các
chính sách quản trị rủi ro thích hợp đối với hoạt động tín dụng nhằm tuân thủ các quy
định của pháp luật, nhận diện, cảnh báo và đề ra các biện pháp hạn chế sự xuất hiện
của rủi ro tín dụng, giảm thiểu những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng thời xác định
sự tương quan hợp lý giữa các nguồn lực của ngân hàng với mức độ mạo hiểm có thể
khi sử dụng vốn ngân hàng cho nghiệp vụ cấp tín dụng. Quản trị rủi ro tốt chính là một
nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, cũng góp phần tạo ra các
chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
1.3.2 Sự cần thiết phải thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng
1.3.2.1 Kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm
ẩn nhiều rủi ro
Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt bởi mặt
hàng kinh doanh chủ yếu của nó là tiền. Tiền là một loại tài sản không có sở hữu cụ
thể như các loại tài sản khác, chính vì thế mà các ngân hàng rất khó để có thể kiểm
soát được loại tài sản đặc biệt này. Cũng vì khó kiểm soát nên rủi ro tiềm ẩn trong nó
rất lớn, đặc biệt là khi các ngân hàng sử dụng tài sản này để cho vay. Rủi ro trong hoạt
động tín dụng của ngân hàng không thể bị loại bỏ hoàn toàn mà NHNN nói chung
cũng như các NHTM nói riêng phải chấp nhận và đối mặt với nó, để từ đó tìm ra các
biện pháp thích hợp để có thể quản trị những rủi ro mà nó gây ra. Các ngân hàng cũng
cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm
ra cơ hội để đạt được những lợi ích xứng đáng với mức độ rủi ro trong phạm vi có thể
chấp nhận được.
1.3.2.2 Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro
Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan
mang lại rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập
quỹ bù đắp rủi ro hạch toán vào chi phí. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng, và
ngược lại. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của NHTM tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro
của ngân hàng. Chính vì thế, ngân hàng cần trích lập quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức
độ và khả năng của rủi ro đó.
10
1.3.2.3 Quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động
kinh doanh của NHTM
Hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng là tín dụng. Song, hoạt
động tín dụng lại hàm chứa rủi ro rất cao. Nếu hoạt động này được ngân hàng quản trị
tốt thì chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao, đồng thời chất lượng hoạt động kinh
doanh theo đó cũng tăng cao. Vì vậy, nhà quản trị NHTM cần được trang bị các kiến
thức về quản trị rủi ro, cung cấp những thông tin kinh tế cập nhật, có đội ngũ tham
mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ hiệu quả là
điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
1.3.3.1 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng
Mục tiêu công tác quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM là tối đa hóa tỷ suất thu
nhập đã được điều chỉnh bởi rủi ro hoặc giảm tối thiểu sự sai biệt giữa mức sinh lời
thực tế và kỳ vọng. Hiểu theo cách khác là mức độ rủi ro hoặc tổn thất ở mức các ngân
hàng cho là hợp lý và được kiểm soát trong phạm vi nguồn lực tài chính của ngân
hàng. Các NHTM phải đồng thời quản trị rủi ro vốn có hiển thị trên từng danh mục
khoản vay cũng như khoản vay, từng hoạt động kinh doanh riêng lẻ, đồng thời, các
ngân hàng cũng cần phải xem xét được rủi ro tín dụng trong mối tương quan với các
loại rủi ro khác.
- Đo lƣờng đƣợc rủi ro tín dụng
Công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng giống như quản trị các loại rủi ro khác là
cũng phải trải qua 4 giai đoạn là nhận biết, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro. Trong
quy trình quản trị rủi ro tín dụng này, đo lường rủi ro là một bước quan trọng và ngày
càng trở nên quan trọng hơn trong quản trị rủi ro hiện đại. Không chỉ dừng lại ở mức
độ nhận biết, đo lường rủi ro giúp nhà quản trị định lượng một cách chính xác rủi ro
mà ngân hàng gặp phải trong hoạt động cấp tín dụng. Đo lường rủi ro tín dụng chính là
tạo cơ sở cho việc thiết lập dự phòng để bù đắp cho tổn thất kỳ vọng và tính vốn kinh
tế cần thiết cho tổn thất không kỳ vọng. Đánh giá mức độ rủi ro chỉ dựa vào số ngày
quá hạn và số lần cơ cấu thời hạn trả nợ làm ngân hàng có cái nhìn chưa chính xác về
khả năng hoàn trả của khách hàng từ đó dự phòng được trích lập không tương ứng với
rủi ro thực tế mà ngân hàng có thể bị gánh chịu. Bên cạnh đó nó còn khiến cho các
ngân hàng “tự tin” với một tỷ lệ nợ xấu thấp mà chủ quan trong hoạt động quản trị rủi
ro tín dụng. Do vậy, thông qua việc đo lường rủi ro tổn thất, các NHTM có thể xác
định được cơ cấu tín dụng phù hợp với tình hình tín dụng của từng ngân hàng.
Thang Long University Library
11
- Tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu hồi. Ảnh hưởng
trước mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm vòng
quay vốn của ngân hàng. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặc không thu
hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ… Các chi phí này
cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây
chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tế ngân hàng rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ
được chúng. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động
được trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không
chuyển được thành tiền để cho người khác vay và thu lãi. Do đó khi làm tốt công tác
quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ đảm bảo được mục tiêu tăng lợi nhuận.
- Đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng
Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho
vay, đầu tư mới…) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay…)
tại các thời điểm trong tương lai. Khi các món vay không được thanh toán đầy đủ và
đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền tiết
kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kì hạn trong khi các khoản tiền vay của
khách hàng lại không được hoàn trả đúng hẹn. Nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán
các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu và hạn chế, ngân
hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán. Như vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng
tốt sẽ giúp ngân hàng đảm bảo được lượng tiền mặt trong thanh toán.
- Đảm bảo uy tín.
Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay những thông tin về rủi
ro tín dụng của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của ngân hàng trên thị trường
tài chính sẽ bị giảm sút. Hậu quả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường
sẽ yếu đi, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc huy động tiền gửi của dân cư và thiết
lập giao dịch với các doanh nghiệp, ngân hàng khác. Các ngân hàng hoạt động trong
nền kinh tế thị trường khi đã để mất niềm tin của khách hàng thì việc khôi phục lại
được là điều hết sức khó khăn. Như vậy quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng
tạo được uy tín tốt đối với khách hàng của mình.
1.3.3.2 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là hệ thống các quan điểm, các
mục đích và mục tiêu cơ bản cùng với các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một
cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của NHTM trong dài hạn nhằm đạt được các mục
tiêu đặt ra trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng.
12
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường biến động phức tạp, một chiến lược quản
trị rõ ràng, chính xác trong dự báo đảm bảo cho bản thân các ngân hàng có thể linh
hoạt trong phòng ngừa và xử lý rủi ro có thể xảy ra. Nó góp phần định hướng cho các
hoạt động tín dụng trong tương lai nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận cao.
Chiến lược quyết định đến sự tồn tại của cả ngân hàng, là điều kiện tiên quyết trong
hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
Quản trị rủi ro không phải là trốn tránh rủi ro. Quản trị rủi ro nghĩa là chấp nhận
và tiếp cận rủi ro để có thể tính toán được xác suất rủi ro có thể xảy ra, từ đó đưa ra
các biện pháp nhằm phân tán và giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.
Để công tác quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả thì phải xây dựng “văn hóa”
quản trị rủi ro thật tốt trong bộ máy tổ chức. “Văn hóa” này được tạo nên bởi quá trình
xây dựng, các chính sách chiến lược và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên trong quan hệ
tín dụng, để từ đó có thể triển khai đồng bộ và sâu rộng.
1.3.3.3 Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Chính sách quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng dựa trên các quy trình, quyết
định tín dụng có thể đo lường, xác định, giám sát và kiểm soát được rủi ro tín dụng
trong từng khoản cho vay và cả danh mục cho vay.
Chính sách tín dụng phải nêu bật được quy trình tín dụng, nguyên tắc tín dụng,
các quy định cho từng loại cấp tín dụng và các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám
sát, đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, chính sách tín dụng cần đề
cập đến rủi ro và lợi nhuận. Điều đó giúp cho các chính sách trở nên phù hợp và có thể
đi sâu vào thực tế ở từng khu vực.
Việc chồng chéo, phân tán, khó hiểu của các quy chế, quy định, quy trình của các
NHTM ngoài việc gây khó khăn cho công tác triển khai hoạt động tín dụng còn gây
khó khăn cho quá trình rà soát nhằm bít kín các lỗ hổng gây ra rủi ro. Do vậy, các
NHTM cần mau chóng tập hợp các quy chế, quy định, quy trình của mình thành một
bộ cẩm nang có bố cục, nội dung được tập hợp, xây dựng rõ ràng như cẩm nang tín
dụng của mình mang tính ổn định cao, ít thay đổi. Chính những yếu kém, thiếu sót
trong hệ thống chính sách tín dụng của các NHTM là một trong những nguyên nhân
chủ yếu phát sinh ra các tồn tại, yếu kém của các NHTM Việt Nam. Các chính sách
này có thể giúp NHTM phần nào cải tiến được quy trình tín dụng, nhờ đó khắc phục
được các nhược điểm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Thang Long University Library
13
1.3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
1.3.4.1 Nhận diện rủi ro tín dụng
Sơ đồ 1.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
(Nguồn: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Nga, 2011 )
Theo sơ đồ 1.2, quy trình rủi ro tín dụng thường gồm 4 bước, trong đó, nhận diện
rủi ro là một phần tất yếu của bất cứ loại rủi ro nào khi được nghiên cứu. Hệ thống rủi
ro tín dụng hiện tại của các ngân hàng được xây dựng dựa trên các quy chế, quy định
của NHNN cùng với những kinh nghiệm sẵn có, các chính sách của riêng ngân hàng
nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây tổn thất cho ngân hàng mình. Nhận diện rủi ro hay
nhận biết, xác định các dấu hiệu có khả năng xảy ra rủi ro cho khoản cấp tín dụng của
ngân hàng thường được phát hiện thông qua quá trình tiếp xúc, kiểm tra thường xuyên
khách hàng vay vốn của cán bộ ngân hàng qua các dấu hiệu tài chính và phi tài chính.
Đối với dấu hiệu tài chính, các nhà quản lý thường quan tâm tới các dấu hiệu về
khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính, hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời.
Khả năng thanh toán: khả năng thanh toán của một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng
tới khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp và khả năng thanh toán lãi vay cho
ngân hàng. Khi khách hàng mất khả năng thanh toán thì uy tín của khách hàng bị
giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng
như khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy nó sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch trả
nợ của khách hàng còn ngân hàng thì khó thu hồi vốn theo hợp đồng tín dụng.
Cơ cấu tài chính: cơ cấu tài chính của một doanh nghiệp phản ánh cơ cấu nguồn
vốn của doanh nghiệp, mức độ tài trợ tài sản của vốn chủ sở hữu… để từ đó đánh giá
Nhận
diện
Đo
lƣờng
Kiểm
soát
Tài
trợ
rủi ro
14
sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào người cho vay. Một doanh nghiệp vay vốn càng ít
thì khoản tín dụng mà ngân hàng cấp càng được đảm bảo song khả năng sinh lời của
doanh nghiệp không cao. Bất cứ doanh nghiệp nào có cơ cấu vốn không an toàn hay
chưa hiệu quả đều ảnh hưởng tới khả năng chi trả vốn cho ngân hàng.
Hiệu quả hoạt động: một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nghĩa là doanh
nghiệp đó sử dụng, khai thác tài sản một cách hiệu quả: hàng tồn kho, khoản phải
thu… luân chuyển nhanh, hiệu suất sử dụng tài sản cao. Khi thấy doanh nghiệp có kì
luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền… tăng đột biến, CBTD cần xác định rõ nguyên
nhân tại sao có hiện tượng bất thường đó vì sự gia tăng đột biến kỳ luân chuyển hàng
tồn kho, kỳ thu tiền… ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, tới luồng tiền phát sinh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới việc thực hiện
kế hoạch trả nợ của khách hàng với ngân hàng.
Khả năng sinh lời: khả năng sinh lời của một doanh nghiệp là một yếu tố quan
trọng khi ngân hàng đánh giá tính hình tài chính, SXKD của khách hàng, hiệu quả của
phương án vay vốn. Khi khả năng sinh lời giảm, CBTD cần xem xét tới các yếu tố:
thời gian tham gia hoạt động, vốn khách hàng đầu tư, lĩnh vực khách hàng tham gia…
để xem nguyên nhân từ đâu, có phải do doanh nghiệp vận hành không hiệu quả
không? Thông qua đó, ngân hàng có chính sách phù hợp để vừa tạo điều kiện cho
khách hàng hoạt động và phát triển đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân
hàng.
Trên cơ sở các yếu tố trên, ngân hàng sẽ nhìn nhận đúng đắn thực trạng sản xuất
kinh doanh của khách hàng, xác định được các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro để từ đó ngân
hàng có chính sách phù hợp nhất đồi với từng khách hàng cụ thể.
Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng cần xem xét đối tượng khách hàng của mình
dựa trên các dấu hiệu phi tài chính. Các dấu hiệu này bao gồm:
- Các dấu hiệu về công tác quản lý: có sự thay đổi hệ thống quản trị của doanh
nghiệp, xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành, quản lý phân tán, quản lý
thiếu kinh nghiệm, xuất hiện nhiều hoạt động không có khả năng đối phó với những
thay đổi, có sự tranh chấp trong quá trình quản lý hay thuyên chuyển nhân viên thường
xuyên, mô hình quản lý có tính chất gia đình…
- Mối quan hệ với ngân hàng: phát hành séc quá số dư, séc bị từ chối, doanh thu
giảm nhưng nợ vay ngân hàng lại tăng, trì hoãn việc trả nợ, gia hạn gốc và lãi…
- Dấu hiệu liên quan đến các ưu tiên trong kinh doanh: “hội chứng hợp đồng
lớn”: khách hàng bị ấn tượng bởi một khách hàng có tên tuổi mà sau này bị lệ thuộc
vào khách hàng đó; “hội chứng sản phẩm đẹp”: doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm
Thang Long University Library
15
không đúng lúc, bị ám ảnh bởi một sản phẩm mà không quan tâm đến các yếu tố khách
thuộc về thị trường; đưa sản phẩm không phù hợp với thời điểm.
- Dấu hiệu liên quan về vấn đề kỹ thuật: doanh nghiệp khó khăn trong việc đưa ra
và phát triển sản phẩm mới, không có sản phẩm thay thế cho sản phẩm mới đó, doanh
nghiệp có sự thay đổi trong ngành nghề kinh doanh, những thay đổi về chính sách của
nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm mang tính thời vụ cao…
Với việc xem xét tổng thể dựa trên cả yếu tố tài chính và dấu hiện phi tài chính,
nhà quản trị ngân hàng sẽ có cái nhìn tổng quát và rõ nét về tình hình hoạt động của
ngân hàng ở hiện tại và tương lai; những rủi ro tín dụng có thể gặp phải để có chính
sách phù hợp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng.
1.3.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa rủi ro,
đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó, xác định phần bù rủi ro và giới hạn an
toàn cho vay tối đa đối với khách hàng cũng như phục vụ cho công tác trích lập dự
phòng rủi ro (Nguyễn Tú Quyên, 2011).
Ngân hàng phải có trách nhiệm đối với xã hội, với tiền gửi của khách hàng. Vì
vậy, các ngân hàng cần phải cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, để đảm bảo an toàn cho
hệ thống ngân hàng và quyền lợi của khách hàng. Chính vì vậy, đo lường rủi ro tín
dụng là một yêu cầu tất yếu để có thể xác định các mức độ rủi ro của các sản phẩm tín
dụng, xác định giá bán của sản phẩm tín dụng (lãi suất, phí), xác định cơ cấu danh mục
tín dụng hợp lý đảm bảo an toàn cho ngân hàng và mang lại mức lợi nhuận cao nhất.
Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tại các ngân hàng vẫn chưa
được quan tâm đúng mức. Một số phương pháp định tính, định lượng đo lường rủi ro
tín dụng được các NHTM Việt Nam đang áp dụng có thể kể đến đó là phân tích 6C,
phương pháp điểm số Z…
Phân tích định tính
Phân tích 6C
Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng
thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Cụ thể bao gồm 6 yếu tố sau:
- Character (Tư cách người đi vay): CBTD cần xem xét thiện chí trả nợ, tính thần
trách nhiệm của khách hàng? Mục đích sử dụng vốn vay là gì? Khả năng trả nợ ra sao?
Lịch sử vay và trả nợ ngân hàng trong quá khứ như thế nào?...
- Capacity (Năng lực hoạt động): CBTD phải chắc chắn về năng lực pháp luật,
năng lực hành vi dân sự của khách hàng… nhằm đảm bảo quyền lợi của ngân hàng khi
xảy ra tranh chấp trước pháp luật.
16
- Cash (Thu nhập): CBTD cần kiểm tra thu thập trong quá khứ, mức độ ổn định
thu nhập trong tương lai để xem xét khả năng trả nợ của khách hàng.
- Collateral (Bảo đảm tiền vay): Đây là nguồn thứ hai để ngân hàng thu nợ, khi
đánh giá TSĐB cần tính đến các yếu tố: khả năng phát mại tài sản, giá trị thị trường tài
sản, tuổi thọ…
- Conditions (Các điều kiện vay): CBTD cần dự đoán xu hướng ngành nghề mà
người đi vay hoạt động và những biến động của nền kinh tế ảnh hưởng tới khả năng trả
nợ của người đi vay như thế nào?
- Control (Kiểm soát): Ngân hàng tập trung vào những vấn đề sự thay đổi quy
chế pháp luật ảnh hưởng tới việc đáp ứng tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng.
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của nó là nó phụ
thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như
trình độ phân tích, đánh giá của CBTD.
Phân tích định lƣợng
a. Các chỉ tiêu rủi ro chính (Key risk indicators)
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về phân loại, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và
Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn
bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Bản chất nợ quá hạn là hiện tượng đến thời gian thanh
toán, người đi vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng.
Nợ quá hạn là biểu hiện đặc trưng nhất của rủi ro cho vay. Việc phát sinh nợ quá hạn
là điều khó tránh nhưng nếu nó vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng NHTM
mất khả năng thanh toán.
Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh thể chế. Nó tác
động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn
thường được sử dụng để đánh giá tình hình nợ quá hạn của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng nợ quá hạn
x 100%
Tổng dƣ nợ
Cả hai bên ngân hàng và người đi vay đều muốn tránh khả năng xảy ra nợ quá
hạn. Đối với người đi vay, nợ quá hạn sẽ làm giảm uy tín và gây nên tổn thất tài chính
do khách hàng phải chịu lãi suất quá hạn cao. Đối với ngân hàng, nợ quá hạn sẽ làm
tăng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này cũng gián tiếp cho thấy quy mô các
khoản vay có vấn đề của ngân hàng. Khoản vay này cao đồng nghĩa với chất lượng
hợp đồng kém, độ an toàn của ngân hàng thấp, vì thế, ngân hàng cần xem xét, đánh giá
Thang Long University Library
17
lại các khâu, quy trình cũng như khả năng của CBTD. Nếu tỷ lệ này cao và đang có
chiều hướng tăng lên thì chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng kém, công tác
quản trị chưa được thực hiện tốt và ngược lại.
Đối chiếu theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về phân loại, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN, các nhóm nợ được phân loại như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả
gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi
đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy
đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
18
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn
hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Theo quy định của NHNN, nợ quá hạn bao gồm các nhóm nợ từ nhóm 2 đến
nhóm 5.
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Cũng theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ –
NHNN, nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3
(nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất
vốn)”.
Ngoài ra, đối với trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với
ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm rủi ro cao hơn thì ngân hàng
bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào nhóm nợ rủi ro
cao hơn tương ứng với mức rủi ro. Trường hợp các khoản nợ mà ngân hàng có đủ cơ
sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng sẽ bị suy giảm thì ngân hàng chủ
động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương
ứng với mức độ rủi ro.
Tỷ lệ nợ xấu =
Tổng nợ xấu
x 100%
Tổng dƣ nợ
Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng,
bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so
với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp
khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp
so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Theo
Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 2%.
Bên cạnh đó, tình hình dư nợ của ngân hàng còn được phản ánh qua tỷ lệ nợ xấu
trên nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ xấu
trên nợ quá hạn
=
Tổng nợ xấu
x 100%
Tổng nợ quá hạn
Thang Long University Library
19
Con số này phản ánh tỷ trọng nợ xấu trong nợ quá hạn, trong 100 đồng nợ quá
hạn có bao nhiêu đồng nợ xấu, chính vì vậy, tỉ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh
giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó
khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà có
nguy cơ mất vốn. Nếu tỷ lệ này càng cao chứng tỏ biện pháp quản trị rủi ro của ngân
hàng không hiệu quả, và Ban lãnh đạo cần đưa ra chỉ đạo để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu và
nợ quá hạn.
Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (Hiệu quả sử dụng vốn)
Hiệu quả
sử dụng vốn
=
Tổng dƣ nợ
x 100%
Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với tổng nguồn vốn
huy động. Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Nếu chỉ
tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động và
vẫn còn lãng phí. Còn nếu con số này lớn hơn 1 thể hiện ngân hàng đã tranh thủ được
vốn huy động. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến rủi ro cho vay vì huy động vốn chủ
yếu là tiền gửi thanh toán mà loại tiền này luôn biến động không ngừng theo thời gian
và lãi suất. Chính vì thế, ngân hàng không nên để chỉ tiêu này quá cao vì sẽ rất dễ mất
khả năng thanh toán. Theo Đề án 254 của Chính phủ, từ bây giờ cho đến năm 2015, tỷ
lệ dư nợ tín dụng so với tổng huy động vốn không quá 90%.
Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ =
Doanh số thu nợ
x 100%
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Nó phản
ánh với doanh số cho vay nhất định trong một thời kỳ nhất định, ngân hàng sẽ thu
được bao nhiêu vốn. Hệ số này càng cao càng tốt như vậy chứng tỏ được ngân hàng đã
thu hồi vốn hiệu quả và ngược lại.
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn
tín dụng
=
Doanh số thu nợ trong kỳ
Dƣ nợ bình quân trong kỳ
Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng dùng để đánh giá chất lượng cho vay,
rủi ro cho vay. Con số này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng và
thời gian ngân hàng có thể thu hồi nợ. Vòng quay vốn tín dụng lớn cùng với số dư nợ
tăng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn thông qua tín dụng rất hiệu quả, gia tăng lợi
nhuận, công tác quản trị rủi ro cũng rất tốt và tốc độ luân chuyển vốn nhanh.
20
Hiệu suất sử dụng vốn (hay còn gọi là hệ số rủi ro)
Hiệu suất sử
dụng vốn
=
Tổng dƣ nợ
x 100%
Tổng tài sản có
Tín dụng là mục tiêu sinh lời là chủ yếu, vì thế hiệu suất sử dụng vốn càng cao
thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng có hiệu quả và ngược lại. Tuy nhiên, nếu
ngân hàng sử dụng vốn quá mức, ngân hàng đó phải chịu nhiều rủi ro thanh khoản,
ngược lại, nếu hệ số này quá thấp, ngân hàng đang lãng phí nguồn vốn. Thông thường,
hiệu suất này thường rơi vào 70 - 80%.
Tỷ lệ sinh lời từ tín dụng
Tỷ lệ sinh lời từ
tín dụng
=
Lãi từ hoạt động tín dụng
x 100%
Tổng dƣ nợ bình quân
Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này cho
biết số tiền lãi thu được trên 100 đồng dư nợ là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao chứng
tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng tốt.
b, Các mô hình đánh giá
- Đối với rủi ro giao dịch:
Mô hình xếp hạng tín nhiệm
Tại nhiều nước trên thế giới, hầu hết các định chế tài chính lớn đều thiết lập bảng
xếp hạng tín nhiệm đối với các khách hàng hiện tại cũng như tương lai của họ. Xếp
hạng tín nhiệm doanh nghiệp là đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện
tại và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp được xếp hạng từ đó xác
định được mức độ rủi ro không trả được nợ và khả năng trả nợ trong tương lai (Thủy
Ngọc Thu, 2007). Hiện nay các NHTM đều sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm của
một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, có uy tín hoặc tự mình xây dựng một hệ
thống xếp hạng tín nhiệm riêng để làm cơ sở quyết định cho vay, đánh giá mức độ rủi
ro của khoản cho vay.
Việc NHTM sử dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình là để đánh
giá khả năng trả nợ của khách hàng vay, mức độ rủi ro của khoản vay, làm cơ sở để
đưa ra quyết định cấp tín dụng, quản lý rủi ro, xây dựng các chính sách khách hàng đối
với từng hạng khách hàng theo kết quả xếp hạng cho phù hợp. Ngoài ra xếp hạng tín
nhiệm khách hàng còn nhằm mục đích phân loại và giám sát danh mục tín dụng. Đây
là hoạt động vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
- Mô hình xếp hạng tín nhiệm luôn tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Phân tích các yếu tố định tính và định lượng. Các chỉ tiêu liên
quan đến xếp hạng gồm:
Thang Long University Library
21
(1) Các dữ liệu định lượng: Là những quan sát được đo lường bằng số, các dữ
liệu được lấy trên các báo cáo tài chính. Ví dụ như những chỉ tiêu lợi nhuận, chi phí trả
lãi vay, vốn lưu động.
(2) Các dữ liệu định tính: Đó là những quan sát không đo lường được bằng số. Ví
dụ tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa
dạng hoá hoạt động và các luật lệ, quy định.
Nguyên tắc 2: Việc phân tích được tiến hành bằng phương pháp “trên - xuống”,
từ các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến công ty đến các yếu tố của bản thân công ty theo
trình tự sau:
(1) Phân tích rủi ro mang tính vĩ mô về xu hướng của quốc gia, ngành như tốc độ
tăng trưởng kinh tế của quốc gia, sự ổn định về chính trị, chính sách tài chính, sự mở
cửa thị trường…
(2) Phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh như tình hình cạnh tranh, xu hướng thị
trường, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hoá hoạt động và các luật lệ quy
định.
(3) Phân tích rủi ro tài chính bao gồm hàng loạt chỉ tiêu phụ thuộc vào từng
ngành nghề, kết hợp so sánh giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh, xem xét độ linh
hoạt tài chính cũng như chính sách tài chính.
(4) Phân tích hướng phát triển của công ty như chất lượng ban quản lý và chiến
lược kinh doanh.
(5) Phân tích tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3: Xây dựng thang điểm các chỉ tiêu đơn giản: Các chỉ tiêu được cho
điểm, sau đó tổng hợp lại và phản ánh qua ký hiệu xếp hạng.
- Các chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm
+ Chỉ tiêu tài chính bao gồm: các tỷ số khả năng thanh toán, các chỉ số phản ánh
hiệu suất sử dụng vốn SXKD, các tỷ số phản ánh kết cấu tài chính, các tỷ số phản ánh
khả năng sinh lời.
+ Chỉ tiêu phi tài chính bao gồm: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín trong
quan hệ với các TCTD, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý của lãnh
đạo doanh nghiệp.
22
Bảng 1.1 Bảng xếp hạng tín nhiệm của các NHTM
Hạng tín dụng Số điểm Độ rủi ro Quyết định cấp tín dụng
AAA >400 Thấp Tối đa
AA 351 - 400 Thấp Tối đa
A 301 - 350 Thấp Tối đa
BBB 251 – 300 Thấp
Tùy thuộc TSĐB
BB 201 – 250 Trung bình
B 151 – 200 Trung bình Không cấp thêm
CCC 101 – 150
Cao Không cấp tín dụng
CC 51 – 100
C 0 – 50
D <0
(Nguồn: Giáo trình xếp hạng tín nhiệm – TS. Lê Thị Hiệp Thương)
Mô hình điểm số tín dụng
Mô hình điểm số tín dụng được thiết lập từ các chỉ tiêu tài chính quan trọng được
phản ánh từ các số liệu thống kê trong lịch sử. Tầm quan trọng của từng chỉ tiêu được
thể hiện bằng trọng số của chúng trong mô hình. Khi điểm số của khách hàng trong mô
hình lớn hơn một mức nào đó thì được chấp nhận cho vay, còn nhỏ hơn một mức điểm
nào đó thì không đủ điều kiện để được chấp nhận khoản vay.
Dựa theo số liệu thống kê của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, Altman
(1968) đã cho ra đời mô hình điểm số (thường gọi là điểm số Z) sau:
Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5
Với:
X1: Tài sản lưu động thuần/Tổng tài sản
X2: Lãi chưa phân phối/Tổng tài sản
X3: Lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản
X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/Giá trị bút toán của tổng số nợ
X5: Doanh thu/Tổng tài sản
Mô hình điểm số Z chỉ là một trong những mô hình tiêu biểu cho phương pháp
đánh giá điểm tín dụng. Trong quá trình sử dụng người ta nhận thấy rằng nó dự đoán
khá chính xác tới 97% khả năng vỡ nợ trước khi nó xảy ra khoảng 1 tới 2 năm. Tuy
nhiên với nền kinh tế ngày càng phức tạp và cạnh tranh nhiều hơn, một mô hình đơn
giản như mô hình điểm số Z dự báo càng kém hiệu quả. Do đó ngày nay người ta đã
Thang Long University Library
23
nỗ lực đưa ra nhiều mô hình phức tạp hơn để cố gắng lượng hóa được rủi ro của khách
hàng.
- Đối với rủi ro danh mục
Trước đây, các ngân hàng thường chỉ tập trung vào rủi ro giao dịch nhưng xu
hướng hiện nay quản trị rủi ro của cả danh mục cho vay cũng được các ngân hàng chú
trọng rất nhiều.
Để đo lường được rủi ro danh mục trước tiên cần phải xác định được tổn thất
mục tiêu cho từng danh mục cho vay. Liên quan tới danh mục cho vay của NHTM, có
hai loại tổn thất cần phân biệt sau đây:
+ Tổn thất dự kiến đƣợc hay còn gọi là tổn thất kỳ vọng - Expected Loss
(EL). Loại tổn thất này được xác định từ xác suất vỡ nợ của người vay, tỷ lệ không thu
hồi được của khoản vay khi vỡ nợ và giá trị của khoản vay tại thời điểm vỡ nợ.
Công thức xác định theo quy định của Ủy ban Basel như sau:
EL = PD * LGD * EAD
Trong đó:
- PD (Probality of default): xác suất không trả được nợ. Chỉ tiêu này được tính
thông qua dãy số liệu lịch sử ít nhất 5 năm của ngân hàng về khoản nợ đã trả, khoản
nợ đang trong hạn, khoản nợ không có khả năng thu hồi được.
- LGD (Loss – given default): tỷ trọng tổn thất ước tính. Số tiền thu được bao
gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế
chấp, cầm cố.
LGD =
EAD – Số tiền có thể thu hồi
= 1 – Tỷ lệ thu hồi vốn
EAD
- EAD (Exposure at default): tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách
hàng không trả được nợ. EAD = Dư nợ bình quân + LEQ * Hạn mức tín dụng chưa sử
dụng bình quân. Trong đó, LEQ (Loan Equivalent Exposure): tỷ trọng phần vốn chưa
sử dụng có nhiều khả năng sẽ bị khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ.
Cơ sở xác định LEQ là các số liệu trong quá khứ. Theo đó, LEQ * Hạn mức tín dụng
chưa sử dụng bình quân: là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả
được nợ ngoài mức dư nợ bình quân.
+ Tổn thất không kỳ vọng còn gọi là tổn thất không dự tính đƣợc/ tổn thất
ngoài dự kiến (Unexpected Loss – UL). Tổn thất không kỳ vọng được định nghĩa là
hậu quả của biến cố rủi ro phát sinh ngoài dự kiến. Do xác suất xảy ra biến cố cũng
như mức độ thiệt hại của biến cố không xác định được, nên tổn thất không kỳ vọng
24
không được xem là chi phí trong kinh doanh. Hay tổn thất không kỳ vọng là rủi ro, là
biến cố thiệt hại nhưng không chắc chắn có xảy ra hay không.
Tổn thất ngoài dự kiến được xác định theo công thức:
UL = δ = √PD * (1 – PD) * EAD * LGD
Sau khi xác định rõ từng loại tổn thất, nguồn bù đắp cho các tổn thất đó, ngân
hàng tiến hành đo lường rủi ro danh mục. Sự phát triển các mô hình hiện đại bắt nguồn
từ việc không thỏa mãn cách tiếp cận của các phương pháp đo lường và quản trị rủi ro
truyền thống, cũng như các quy định về vốn pháp lý của Ngân hàng thanh toán thế giới
(BIS) đưa ra trong Hiệp ước Basel 1 (năm 1988). Sau này, Hiệp ước Basel 2 đã dần
hạn chế được nhược điểm của Basel 1 trong việc giảm thiểu rủi ro tập trung và tăng
cường chất lượng hợp đồng vay. Một trong những đặc điểm chủ yếu của các mô hình
hiện đại là chúng đề cập đến rủi ro tín dụng ở góc độ tổng thể danh mục chứ không
phải trên phương diện từng giao dịch đơn lẻ. Có thể điểm qua các dạng mô hình căn
bản sau:
- Mô hình cấu trúc: hay còn gọi là mô hình “biến đổi tài sản”. Đặc điểm của mô
hình này là đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân làm bùng nổ sự cố vỡ nợ. Nghiên cứu
tương quan tài sản giữa hai công ty và xác xuất vỡ nợ riêng biệt của từng công ty sẽ
cho biết xác xuất mà hai công ty cùng vỡ nợ tại một thời điểm và điều này liên quan
tới biến cố vỡ nợ của danh mục tài sản. Hai sản phẩm đại diện cho mô hình cấu trúc là
mô hình “Quản trị danh mục – Portfolio Manager” của Moody’s – KMV ra đời năm
1993 và mô hình “Quản trị tín dụng – CreditManager” của Risk Metrics Group ra đời
năm 1997.
- Mô hình nhân tố kinh tế: Đặc điểm của mô này là nhấn mạnh mối liên hệ giữa
biến cố vỡ nợ và tình trạng hoạt động của nền kinh tế. Mô hình chỉ ra rằng xác xuất vỡ
nợ của người vay sẽ lớn hơn khi nền kinh tế thu hẹp và ngược lại sẽ giảm đi khi nền
kinh tế mở rộng. Sản phẩm điển hình của mô hình nhân tố kinh tế là Credit Porfolio
View do Công ty McKinsey giới thiệu vào năm 1998.
- Mô hình thống kê bảo hiểm: Đây là mô hình đơn giản nhất. Khác với mô hình
cấu trúc, đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân của sự vỡ nợ, mô hình bảo hiểm chỉ tập
trung vào yếu tố duy nhất là biến cố vỡ nợ. Các yếu tố của nền kinh tế, giá trị tài sản
và những đòn bẩy trong tình hình tài chính công ty được xem là không cần thiết và bị
bỏ qua. Một đại diện điển hình cho mô hình thống kê bảo hiểm là sản phẩm Credit
Risk Plus do Credit Suisse First Boston giới thiệu trong năm 1997.
- Mô hình ma trận tín nhiệm: Mục tiêu của mô hình ma trận tín nhiệm (còn gọi là
mô hình VaR - Value at Risk) là sử dụng các phương pháp tính toán để đo lường giá
trị chịu rủi ro tối thiểu của từng khoản vay cũng như toàn danh mục. Về tính ứng dụng,
Thang Long University Library
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại AgribankLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank
 
Đề tài: Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV – P...
Đề tài: Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV –  P...Đề tài: Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV –  P...
Đề tài: Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV – P...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc dân – chi nhán...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAYLuận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, HAY
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
 
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Đề tài hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY
Đề tài hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAYĐề tài hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY
Đề tài hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY
 

Similar to Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

Similar to Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (20)

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín ...
 
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài  quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngâ...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngâ...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngâ...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngâ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
 
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAYĐề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY
 
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch Hà Thành ngân hàng Sài...
Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch Hà Thành ngân hàng Sài...Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch Hà Thành ngân hàng Sài...
Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại phòng giao dịch Hà Thành ngân hàng Sài...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Đề tài chất lượng dịch vụ Mobile Banking, HAY
Đề tài  chất lượng dịch vụ Mobile Banking, HAYĐề tài  chất lượng dịch vụ Mobile Banking, HAY
Đề tài chất lượng dịch vụ Mobile Banking, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
 
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng VietinbankĐề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
 
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty cổ phần dragon, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty cổ phần dragon, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả kinh doanh công ty cổ phần dragon, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả kinh doanh công ty cổ phần dragon, ĐIỂM CAO
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
 
Đề tài hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa, ĐIỂM 8
Đề tài hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa, ĐIỂM 8Đề tài hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa, ĐIỂM 8
Đề tài hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa, ĐIỂM 8
 
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
 
Đề tài: Hoàn thiện giao dịch một cửa tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoàn thiện giao dịch một cửa tại ngân hàng VietcombankĐề tài: Hoàn thiện giao dịch một cửa tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoàn thiện giao dịch một cửa tại ngân hàng Vietcombank
 
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ VÂN HÀ MÃ SINH VIÊN : A15165 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Lê Thị Hà Thu Sinh viên thực hiện : Đỗ Vân Hà Mã sinh viên : A15165 Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng HÀ NỘI - 2013 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới cô giáo – Th.s Lê Thị Hà Thu, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn. Nhờ có sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô, em đã tìm ra được những điểm thiếu sót của mình trong quá trình viết luận văn để có thể kịp thời sửa chữa nhằm hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo trường Đại học Thăng Long, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế - Quản lý, trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho em được làm luận văn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Ngoài ra em cũng xin cám ơn các cán bộ công tác tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em trong việc cung cấp tài liệu thực tế để em có thể hoàn thành bài luận văn một cách tốt nhất. Sinh viên Đỗ Vân Hà
  • 4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................................................................1 1.1 Tín dụng và vai trò của tín dụng trong NHTM .................................................1 1.1.1 Khái niệm ...........................................................................................................................1 1.1.2 Vai trò của tín dụng...........................................................................................................2 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế .............................................................................................2 1.1.2.2 Đối với khách hàng ............................................................................................3 1.1.2.3 Đối với ngân hàng..............................................................................................3 1.2 Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại.........................................................4 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng.........................................4 1.2.2 Các loại rủi ro tín dụng.....................................................................................................5 1.2.2.1 Rủi ro giao dịch..................................................................................................5 1.2.2.2 Rủi ro danh mục cho vay....................................................................................6 1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng................................................................................7 1.2.3.1 Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài.................................7 1.2.3.2 Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng.............................................................7 1.2.3.3 Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng ..............................................................7 1.2.3.4 Nhóm nguyên nhân từ tài sản đảm bảo..............................................................8 1.3 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.........................................8 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng..................................................................................8 1.3.2 Sự cần thiết phải thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng ................................9 1.3.2.1 Kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro .................................................................................................................9 1.3.2.2 Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro.........................9 1.3.2.3 Quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM ..................................................................................................10 1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng..................................................................................10 1.3.3.1 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng...............................................................10 1.3.3.2 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng ..................................................11 1.3.3.3 Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng..................................................12 Thang Long University Library
  • 5. 1.3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng..................................................................................13 1.3.4.1 Nhận diện rủi ro tín dụng.................................................................................13 1.3.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng ..................................................................................15 1.3.4.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng .................................................................................25 1.3.4.4 Tài trợ rủi ro.....................................................................................................28 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM .......................................................31 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam.............................31 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ......................................................................................................................................31 2.1.2 Cơ cấu tổ chức.................................................................................................................33 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban....................................................................33 2.1.3.1 Đại hội đồng cổ đông .......................................................................................33 2.1.3.2 Hội đồng quản trị .............................................................................................33 2.1.3.3 Ban kiểm soát ...................................................................................................34 2.1.3.4 Tổng giám đốc..................................................................................................34 2.1.3.5 Phó tổng giám đốc............................................................................................34 2.1.3.6 Kế toán trưởng .................................................................................................34 2.1.3.7 Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ..................................................................34 2.1.3.8 Các phòng ban, chuyên môn nghiệp vụ............................................................35 2.1.4 Các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương..................................35 2.2 Tình hình hoạt động và kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam trong những năm gần đây............................................................36 2.2.1 Hoạt động huy động vốn.................................................................................................36 2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn...................................................................................................40 2.2.3 Một số hoạt động kinh doanh khác...............................................................................49 2.2.3.1 Thanh toán xuất nhập khẩu..............................................................................49 2.2.3.2 Kinh doanh ngoại tệ .........................................................................................49 2.2.3.3 Kinh doanh thẻ .................................................................................................50 2.2.4 Tình hình thu nhập – chi phí – lợi nhuận....................................................................51 2.2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam..............................................................................................................55
  • 6. 2.3 Quy định chung về hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam .........................................................................................................56 2.3.1 Một số quy định cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.....56 2.3.1.1 Nguyên tắc vay vốn...........................................................................................56 2.3.1.2 Chính sách cho vay đối với khách hàng...........................................................57 2.3.2 Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.......................59 2.3.2.1 Xét duyệt cho vay..............................................................................................60 2.3.2.2 Quy trình phát tiền vay.....................................................................................62 2.3.2.3 Quy trình sử dụng vốn vay ...............................................................................63 2.3.2.4 Quy trình thu hồi nợ vay...................................................................................63 2.4 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam .........................................................................................................64 2.4.1 Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng...............................................................................64 2.4.1.1 Tại Hội sở chính ...............................................................................................65 2.4.1.2 Tại Chi nhánh đầu mối (có Phòng quản lý rủi ro)...........................................65 2.4.1.3 Tại Chi nhánh cơ sở (không có Phòng quản lý rủi ro) ....................................66 2.4.2 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng ..............................................................................67 2.4.3 Quy trình thực hiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ............................................................................68 2.4.3.1 Đánh giá rủi ro tín dụng...................................................................................68 2.4.3.2 Kiểm soát rủi ro tín dụng .................................................................................72 2.4.3.3 Tài trợ rủi ro tín dụng ......................................................................................73 2.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam..........................................................................................................................74 2.4.4.1 Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn.......................................................................74 2.4.4.2 Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động..................................................................79 2.4.4.3 Hệ số thu nợ......................................................................................................80 2.4.4.4 Vòng quay vốn tín dụng....................................................................................81 2.4.4.5 Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng........................................................................82 2.4.4.6 Tỷ lệ sinh lời từ cho vay ...................................................................................83 2.4.4.7 Khả năng bù đắp rủi ro....................................................................................84 2.5 Hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam .........................................................................................................85 Thang Long University Library
  • 7. 2.5.1 Kết quả đạt được..............................................................................................................85 2.5.2 Những mặt còn hạn chế.................................................................................................87 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ..................................90 3.1 Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam .........................................................................................................90 3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh chung tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam .......................................................................................................................................90 3.1.2 Định hướng cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam..........................................................................................................................91 3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam..................................................92 3.2.1 Nâng cao công tác nhận diện rủi ro tín dụng..............................................................92 3.2.2 Hoàn chỉnh công tác thẩm định và phân tích tín dụng..............................................93 3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát tín dụng ...................................................94 3.2.4 Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro.....................................................................95 3.2.4.1 Đa dạng hóa các đối tượng đầu tư...................................................................95 3.2.4.2 Bảo hiểm tín dụng.............................................................................................97 3.2.4.3 Sử dụng nghiệp vụ hoán đổi tín dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng .............97 3.2.5 Tài trợ rủi ro.....................................................................................................................98 3.2.6 Xử lý nợ xấu, nợ quá hạn dứt điểm...............................................................................98 3.2.7 Xử lý nợ tồn đọng............................................................................................................99 3.2.8 Hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng............................................100 3.2.8.1 Về chất lượng thông tin ..................................................................................100 3.2.8.2 Tốc độ chuyển thông tin giữa các cấp quản lý...............................................100 3.2.9 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng.........................................................................101 3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. .....................................................................102 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan...........................................102 3.3.1.1 Hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội....................102 3.3.1.2 Tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng cho các hoạt động ngân hàng...103 3.3.1.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật.......................................................................103 3.3.1.4 Hướng hoạt động của các tổ chức bảo hiểm cho bảo hiểm tín dụng.............103
  • 8. 3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.....................................................................104 3.3.2.1 Đưa ra hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế ....104 3.3.2.2 Tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tín tín dụng (CIC)....104 3.3.2.3 Xây dựng hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất trong toàn ngành ngân hàng .........................................................................................................105 3.3.2.4 Tăng cường khả năng dự báo và hoạch định chính sách...............................105 3.3.2.5 Tăng cường hoạt động thanh tra giám sát.....................................................105 LỜI KẾT Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn Việt Nam ALCO Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có ATM Automated Teller Machine (Máy rút tiền tự động) CBTD Cán bộ tín dụng ESAF Quỹ cho vay dành riêng cho các hội viên nghèo FDI Vốn đầu tư trực tiếp HĐQT Hội đồng quản trị NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại ODA Hỗ trợ phát triển chính thức POS Máy chấp nhận thanh toán thẻ RRTD Rủi ro tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo USD Đô la Mỹ VCSH Vốn chủ sở hữu VHĐ Vốn huy động Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VNĐ Việt Nam đồng XNK Xuất nhập khẩu
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1 Bảng xếp hạng tín nhiệm của các NHTM......................................................22 Bảng 2.1 Cơ cấu huy động vốn tại Vietcombank giai đoạn 2010-2012 .......................37 Bảng 2.2 Tình hình hoạt động cho vay giai đoạn 2010 - 2012 .....................................41 Bảng 2.3 Tình hình dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ của Vietcombank giai đoạn 2010 - 2012....................................................................................................................46 Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2010-2012........52 Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả của Vietcombank từ năm 2010-2012.....55 Bảng 2.6 Bảng phân loại khách hàng ............................................................................69 Bảng 2.7 Bảng xếp loại mức độ rủi ro và biện pháp quản lý của Vietcombank từ năm 2010-2012......................................................................................................................70 Bảng 2.8 Tình hình nợ quá hạn tại Vietcombank từ năm 2010 – 2012 ........................74 Bảng 2.9 Tình hình nợ xấu của Vietcombank từ năm 2010 – 2012..............................75 Bảng 2.10 Mức độ rủi ro nội bảng của dư nợ cho vay khách hàng trong năm 2011, 2012 của Vietcombank..................................................................................................77 Bảng 2.11 Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn của Vietcombank giai đoạn 2010 - 2012 ......78 Bảng 2.12 Tình hình tổng dư nợ trên tổng VHĐ của Vietcombank năm 2010-2012...79 Bảng 2.13 Chỉ tiêu hệ số thu nợ của Vietcombank giai đoạn 2010-2012.....................80 Bảng 2.14 Vòng quay vốn tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2010-2012 ...............81 Bảng 2.15 Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2010-2012....82 Bảng 2.16 Tỷ lệ sinh lời từ cho vay khách hàng của Vietcombank năm 2010 - 2012..83 Bảng 2.17 Khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng Vietcombank năm 2010 - 2012......84 Biểu đồ 2.1 Dư nợ cho vay theo thời gian đáo hạn của Vietcombank giai đoạn 2011-2012.42 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế năm 2010-2012.....................44 Biểu đồ 2.3 Dư nợ phân theo nhóm nợ của Vietcombank giai đoạn 2010-2012..........48 Biểu đồ 2.4 Tình hình nợ xấu của Vietcombank giai đoạn 2010-2012.........................78 Biểu đồ 2.5 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho vay khách hàng............................84 Sơ đồ 1.1 Cơ cấu rủi ro tín dụng .....................................................................................5 Sơ đồ 1.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng..................................................................13 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank .................................................................33 Sơ đồ 2.2 Quy trình tín dụng tại Vietcombank .............................................................60 Sơ đồ 2.3 Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tại Vietcombank..........................................66 Thang Long University Library
  • 11. LỜI MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. P.Volker, cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Điều đó cho thấy rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, bởi trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao… Sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro tín dụng tốt là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế được những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được. Do đó, yêu cầu xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện của ngân hàng là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập. Xuất phát từ mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) nói riêng cũng như vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, sau quá trình tìm hiểu, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài cho khóa luận “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Hệ thống hoá và phân tích lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM. - Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đề tài chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
  • 12. 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng trong khóa luận này bao gồm: phương pháp thu thập dữ liệu, so sánh, thống kê, phân tích, đánh giá và tổng hợp… kết hợp với việc minh họa bằng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị nhằm làm cho nghiên cứu trở nên trực quan hơn. 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khóa luận gồm có 3 phần: Chƣơng 1: Những vấn đề chung về quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại hội sở Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. Chƣơng 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại hội sở Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. Thang Long University Library
  • 13. 1 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tín dụng và vai trò của tín dụng trong NHTM 1.1.1 Khái niệm Qua quá trình đổi mới và hội nhập, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), quá trình đổi mới ngày càng toàn diện hơn, rõ nét hơn, đầy đủ và tốc độ nhanh hơn. Cùng với sự phát triển đó, các tổ chức kinh tế của Việt Nam cũng lớn mạnh không ngừng, đặc biệt là sự thay đổi cả về chất và lượng của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), hoạt động của họ góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.” (Peter Rose - Quản trị ngân hàng thương mại - Đại học Yale – Mỹ). Ở Việt Nam, theo khoản 3, điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010: “NHTM là loại hình được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NHTM. - Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch vốn từ người cho vay sang người đi vay (Nguồn: voer.edu.vn). - Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng (Nguồn: voer.edu.vn). Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng và hoạt động của ngân hàng có thể hiểu: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên đi cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn thanh toán. Hoạt động tín dụng bao gồm các chủ thể: tín dụng nhà nước, tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Trong đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân. Với tư cách là
  • 14. 2 người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp, các cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay, nó cung cấp tín dụng cho tất các nhà doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng được cung cấp dưới hình thức tiền mặt và bút tệ (Theo Cẩm nang dành cho doanh nhân, 2010). Khoản 15, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 định nghĩa: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Trong đó: - Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. - Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. - Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. - Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận. - Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa Bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và Bên thuê là khách hàng. 1.1.2 Vai trò của tín dụng 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế Tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau. Thông qua các hình thức như nhận uỷ thác đầu tư, mở và thanh toán thư tín dụng, bảo lãnh hàng hoá xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi các nơi... tín dụng ngân hàng đã trực tiếp tham gia trong quan hệ thanh toán quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, tài trợ cho các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu Thang Long University Library
  • 15. 3 tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong nước thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế và mở ra sự giao lưu giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. Ngoài ra, ngân hàng nhận các nguồn tài trợ như ODA, ESAF... từ các tổ chức tín dụng quốc tế với mục đích tài trợ cho nền kinh tế đã mang lại những kết quả to lớn về kinh tế xã hội đồng thời tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa nước ta với các nước trên thế giới. 1.1.2.2 Đối với khách hàng Thứ nhất, tín dụng ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho khách hàng. Với các ưu điểm nhanh chóng, dễ tiếp cận và có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn lớn nên tín dụng ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Qua đó, tín dụng ngân hàng giúp nhà đầu tư kịp thời tận dụng được những cơ hội kinh doanh, giúp các gia đình nâng cao chất lượng cuộc sống. Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. So với việc sử dụng vốn chủ sở hữu thì tín dụng ngân hàng ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định như thỏa thuận. Do đó, buộc khách hàng phải nỗ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Thứ ba, hoạt động tín dụng của các NHTM đáp ứng nhu cầu đầu tư, tiết kiệm của những người dư thừa vốn đồng thời thỏa mãn nhu cầu vốn của người đi vay, tức NHTM đứng ra làm trung gian nhận tiền gửi từ tất cả các thành phần kinh tế và cho vay lại các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế. Hay nói cách khác: "tín dụng ngân hàng là cầu nối để những người có vốn và những người cần vốn gặp nhau". 1.1.2.3 Đối với ngân hàng Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của của NHTM, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho một NHTM. Trong nền kinh tế, NHTM đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, là trung gian chuyển vốn từ người có vốn tạm thời nhàn rỗi sang người thiếu vốn để đầu tư. Ngay từ đầu, hoạt động của NHTM đã tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay để đáp ứng nhu cầu kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Trong quá trình phát triển, mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi, song tín dụng vẫn luôn là hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động của NHTM. Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quan hệ tín dụng cũng được mở rộng cả về đối tượng và quy mô làm cho hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng
  • 16. 4 đa dạng và phức tạp hơn. Để có thể đứng vững trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM phải đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình, nghiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm mới vào phục vụ khách hàng, mở rộng phạm vi hoạt động, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. 1.2 Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng NHTM là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ - một lĩnh vực đa dạng và có độ nhạy cảm cao, nên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng rất đa dạng. Tín dụng là nghiệp vụ quan trọng và cơ bản của ngân hàng, chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về doanh thu và lợi nhuận. Vì thế, rủi ro trong lĩnh vực này cũng tỷ lệ thuận với tầm quan trọng của nó và chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng. Theo “Principle for the management of Credit Risk” của Ủy ban BASEL, rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau: Rủi ro tín dụng là tiềm năng mà một người đi vay ngân hàng hoặc đối tác sẽ không đáp ứng nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Theo “Quantitative Risk Management” của Paul Embrechts và Marius Hofert, rủi ro tín dụng là nguy cơ liên quan đến sự không chắc chắn rằng người đi vay sẽ tôn trọng nghĩa vụ tài chính. Cuốn sách “Quantitative Risk Management” của Rudiger Frey, Đại học Leipzig, rủi ro tín dụng được định nghĩa là rủi ro do chất lượng tín dụng thay đổi bất ngờ của người đi vay hoặc danh mục chứng khoán đầu tư, làm ảnh hưởng đến giá trị của danh mục đầu tư. Nó bao gồm những thiệt hại cụ thể do sự tổn thất và vỡ nợ của người đi vay. Tại Việt Nam, theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ - NHNN, rủi ro tín dụng được định nghĩa là “Khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Trên cơ sở sự tin tưởng khách hàng sẽ hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi khi đến hạn thanh toán, ngân hàng phải xác định rõ hai yếu tố là thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng, trong đó thiện chí trả nợ là yếu tố vô hình, không thể đong đếm được. Bên cạnh đó, trong quan hệ tín dụng, ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thông tin bất cân xứng mà ngân hàng luôn là người ít thông tin hơn về khách hàng hay dự án được cấp tín dụng. Chính vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra khi một trong hai hay cả hai yếu tố cấu thành nên niềm tin không được hình thành đầy đủ. Rủi ro tín dụng là một Thang Long University Library
  • 17. 5 tất yếu khách quan xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng mà bản thân ngân hàng không thể triệt tiêu, loại bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát, hạn chế nó. 1.2.2 Các loại rủi ro tín dụng Rủi ro có thể phát sinh từ bất kỳ giao dịch hoặc hoạt động kinh doanh nào có chứa đựng yếu tố không chắc chắn. Trong khi mọi giao dịch/ hoạt động của ngân hàng đều tiềm ẩn một mức độ nhất định của yếu tố không chắc chắn. Do vậy, tất cả các giao dịch/ hoạt động mà ngân hàng thực hiện đều góp phần hình thành nên rủi ro tổng thể của ngân hàng. Sơ đồ 1.1 Cơ cấu rủi ro tín dụng (Nguồn: Quản trị danh mục cho vay – Bùi Diệu Anh, 2010) Cơ cấu của rủi ro tín dụng thường được chia làm hai phần là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Rủi ro giao dịch liên quan đến sự hoàn trả của từng giao dịch cho vay cá biệt, còn rủi ro danh mục là rủi ro gắn liền với một danh mục cho vay đang hiện hữu của ngân hàng thương mại. 1.2.2.1 Rủi ro giao dịch Rủi ro giao dịch liên quan đến sự hoàn trả của từng giao dịch cho vay cá biệt. Rủi ro giao dịch gồm có ba thành phần: - Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng. - Rủi ro đảm bảo: là rủi ro xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo bao gồm các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng tín dụng, các loại tài sản đảm bảo và mức độ an toàn của chúng. - Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động tín dụng, như xây dựng và thực hiện các chính sách tín dụng để định hướng trong hoạt động cấp tín dụng, kiểm soát danh mục tín dụng, tái thẩm định và giám sát danh mục tín dụng, bao Rủirotíndụng Rủi ro danh mục Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung Rủi ro giao dịch Rủi ro lựa chọn Rủi ro bảo đảm Rủi ro nghiệp vụ
  • 18. 6 gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. 1.2.2.2 Rủi ro danh mục cho vay NHTM là một tổ chức kinh doanh, cung ứng nhiều dạng sản phẩm tài chính tiền tệ, vì vậy danh mục tài sản của các ngân hàng rất phong phú, nhưng với đặc thù trung gian tín dụng, các khoản cho vay của ngân hàng vẫn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trên danh mục tài sản của họ. “Danh mục cho vay của ngân hàng là một tập hợp các loại cho vay thuộc sở hữu của ngân hàng, được sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau, được cơ cấu theo một tỷ lệ nhất định, phục vụ cho các mục đích quản trị của ngân hàng” (Bùi Diệu Anh, 2010). So với lợi nhuận thu được từ những hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư, thì lợi nhuận do khoản mục cho vay mang lại vẫn đang chiếm một tỷ lệ rất đáng kể. Chính vì lẽ đó, danh mục cho vay có một vị trí cực kỳ quan trọng trong danh mục tài sản của bất kỳ một NHTM nào. Rủi ro danh mục cho vay gồm 2 phần: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Trong đó: - Rủi ro nội tại: Xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của mỗi chủ thể vay vốn, mỗi ngành kinh tế, mỗi hình thức, phương thức cấp tín dụng. Chẳng hạn cho vay ngành nông nghiệp có thể gặp phải rủi ro xuất phát từ thiên tai bất khả kháng, cho vay ngành công nghiệp có thể gặp phải tình trạng sản xuất thừa, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, hàng hóa bán không được... Có thể nói rủi ro nội tại rất đa dạng phong phú và có tính tất yếu, không thể triệt tiêu vì nó thuộc về bản tính vốn có của đối tượng mà ngân hàng cho vay. - Rủi ro tập trung: theo Ủy ban Basel “rủi ro tập trung là bất kỳ rủi ro đơn lẻ hoặc nhóm rủi ro nào có khả năng tạo ra tổn thất đủ lớn liên quan đến mức vốn của ngân hàng, tài sản Có của ngân hàng hoặc tổng tổn thất của ngân hàng”. Chính vì quan niệm này, nên khi định hướng xây dựng danh mục cho vay, ngoài việc thiết kế tỷ trọng hợp lý của các khoản vay đảm bảo tính đa dạng, ngân hàng còn đưa ra các giới hạn an toàn so với mức vốn tự có, so với tổng dư nợ hoặc so với giá trị tổn thất của toàn danh mục, sao cho thiệt hại tài chính nếu xảy ra vẫn nằm trong khả năng chịu đựng của từng ngân hàng. Rủi ro danh mục cho vay có thể biểu hiện trong mức độ tập trung cho vay vào các ngành/ lĩnh vực có độ rủi ro nội tại cao, hoặc là sự thiếu đa dạng hóa trên danh mục, mức độ phân tán thấp. Hậu quả của rủi ro danh mục cho vay không chỉ ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh doanh mà còn quyết định sự tồn tại của một ngân hàng. Thang Long University Library
  • 19. 7 1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 1.2.3.1 Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài Những nguyên nhân từ môi trường mang tính bất khả kháng, ngân hàng không thể kiểm soát được mà chỉ có thể dự báo và thực hiện dự phòng trước sự biến động của yếu tố này. Các yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm: môi trường tự nhiên: thiên tai, dịch bệnh…; môi trường kinh tế: chu kỳ kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá…; môi trường chính trị - xã hội và pháp luật: cơ chế chính sách cho vay, Luật TCTD, Luật đất đai… tất cả các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thu nhập cũng như sức tiêu dùng trong dân cư, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và cơ chế cho vay của ngân hàng… Như vậy nó sẽ ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tín dụng: nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, cơ chế quản lý tín dụng… sẽ ảnh hưởng tới rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Khi các yếu tố này biến động theo chiều hướng xấu sẽ phá vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm ngân hàng khó thu hồi vốn theo hợp đồng tín dụng. 1.2.3.2 Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng Việc khách hàng không trả đúng và trả đủ theo quy định trong hợp đồng tín dụng có thể do: tư cách đạo đức của khách hàng, năng lực quản lý: quản lý không hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh, cơ cấu vốn của doanh nghiệp không hợp lý… hay do nhà cung cấp không giao hàng, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc việc người mua không thanh toán, thanh toán chậm, yêu cầu giảm giá,… ảnh hưởng tới kỳ thu tiền của doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán hợp đồng tín dụng của khách hàng, do đó khi thẩm định khách hàng, ngân hàng cần xem xét kỹ các yếu tố trên. 1.2.3.3 Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng Quy trình thẩm định, đo lường rủi ro tín dụng, giám sát và thu hồi nợ không hiệu quả, đều giúp cho khách hàng có thể lợi dụng chiếm dụng vốn của ngân hàng. Chính sách tín dụng không hợp lý với sự thay đổi của thị trường sẽ làm tăng số lượng khách hàng hoạt động không hiệu quả, cũng như việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận mà coi nhẹ mục tiêu an toàn của ngân hàng. Quá trình thu thập thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác làm ảnh hưởng sai lệch về chất lượng khách hàng, làm cán bộ thẩm định có cái nhìn lệch lạc về khách hàng. Tư cách đạo đức của chuyên viên thẩm định cũng quyết định tới rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải: vì tư lời mà chuyên viên thẩm định làm đẹp hồ sơ khách hàng, vì thành tích mà chuyên viên khách hàng không thông báo thực trạng về khách hàng có chiều hướng kinh doanh xấu đi…
  • 20. 8 1.2.3.4 Nhóm nguyên nhân từ tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo (TSĐB) được coi là nguồn thu thứ hai cho ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ, song nguồn thu thứ hai này có thể không đảm bảo đủ giá trị khoản nợ đó do: - TSĐB khó định giá: cán bộ tín dụng khộng định giá đúng giá trị TSĐB. - TSĐB có tính phát mại thấp: khi phát mại TSĐB thì loại tài sản này làm cho ngân hàng thu hồi giá trị thấp mà chi phí lớn cho quá trình phát mại. - TSĐB có tranh chấp về pháp lý: ngân hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận, nắm giữ các TSĐB để xử lý chung. - TSĐB có giá cả biến động mạnh theo thị trường: khi thị trường biến động xấu, TSĐB giảm giá trị mạnh, ngân hàng có yêu cầu bổ sung TSĐB thì khách hàng cũng khó thực hiện do TSĐB bổ sung có giá trị lớn. - Trường hợp bảo đảm là đối nhân (bảo lãnh): người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho người vay tín dụng khi người này không có khả năng trả nợ. Trong những nguyên nhân đó, vấn đề đặt ra cho ngân hàng là làm sao để nâng cao hiệu quả quy trình thẩm định, đánh giá khách hàng, nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như định giá TSĐB đồng thời dự báo các khả năng có thể xảy ra đối với nền kinh tế, khách hàng, TSĐB… để có những điều chỉnh phù hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. 1.3 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Trong ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là nghiệp vụ có nhiều rủi ro nhất, do đó quản trị rủi ro tín dụng là mảng phức tạp và khó khăn nhất trong hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng giúp tăng cường hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Muốn quản trị rủi ro tín dụng tốt thì đòi hỏi phải có chính sách hợp lý, biện pháp quản lý phù hợp với các đặc điểm của từng ngân hàng, với sự phát triển của kinh tế. Theo giáo trình “Ngân hàng thương mại” của Học viện Ngân hàng: “Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng, thực thi các chính sách và các biện pháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triền bền vững, tìm ra nguyên nhân và xử lý các tình huống xảy ra rủi ro tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM”. Thang Long University Library
  • 21. 9 Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòng ngừa và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. (Nguyễn Đình Thiện, 2010) Tóm lại, quản trị rủi ro tín dụng chính là việc xây dựng hệ thống quản lý và các chính sách quản trị rủi ro thích hợp đối với hoạt động tín dụng nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật, nhận diện, cảnh báo và đề ra các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của rủi ro tín dụng, giảm thiểu những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng thời xác định sự tương quan hợp lý giữa các nguồn lực của ngân hàng với mức độ mạo hiểm có thể khi sử dụng vốn ngân hàng cho nghiệp vụ cấp tín dụng. Quản trị rủi ro tốt chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, cũng góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. 1.3.2 Sự cần thiết phải thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng 1.3.2.1 Kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt bởi mặt hàng kinh doanh chủ yếu của nó là tiền. Tiền là một loại tài sản không có sở hữu cụ thể như các loại tài sản khác, chính vì thế mà các ngân hàng rất khó để có thể kiểm soát được loại tài sản đặc biệt này. Cũng vì khó kiểm soát nên rủi ro tiềm ẩn trong nó rất lớn, đặc biệt là khi các ngân hàng sử dụng tài sản này để cho vay. Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng không thể bị loại bỏ hoàn toàn mà NHNN nói chung cũng như các NHTM nói riêng phải chấp nhận và đối mặt với nó, để từ đó tìm ra các biện pháp thích hợp để có thể quản trị những rủi ro mà nó gây ra. Các ngân hàng cũng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra cơ hội để đạt được những lợi ích xứng đáng với mức độ rủi ro trong phạm vi có thể chấp nhận được. 1.3.2.2 Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro hạch toán vào chi phí. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng, và ngược lại. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của NHTM tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro của ngân hàng. Chính vì thế, ngân hàng cần trích lập quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng của rủi ro đó.
  • 22. 10 1.3.2.3 Quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM Hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng là tín dụng. Song, hoạt động tín dụng lại hàm chứa rủi ro rất cao. Nếu hoạt động này được ngân hàng quản trị tốt thì chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao, đồng thời chất lượng hoạt động kinh doanh theo đó cũng tăng cao. Vì vậy, nhà quản trị NHTM cần được trang bị các kiến thức về quản trị rủi ro, cung cấp những thông tin kinh tế cập nhật, có đội ngũ tham mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ hiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 1.3.3.1 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng Mục tiêu công tác quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM là tối đa hóa tỷ suất thu nhập đã được điều chỉnh bởi rủi ro hoặc giảm tối thiểu sự sai biệt giữa mức sinh lời thực tế và kỳ vọng. Hiểu theo cách khác là mức độ rủi ro hoặc tổn thất ở mức các ngân hàng cho là hợp lý và được kiểm soát trong phạm vi nguồn lực tài chính của ngân hàng. Các NHTM phải đồng thời quản trị rủi ro vốn có hiển thị trên từng danh mục khoản vay cũng như khoản vay, từng hoạt động kinh doanh riêng lẻ, đồng thời, các ngân hàng cũng cần phải xem xét được rủi ro tín dụng trong mối tương quan với các loại rủi ro khác. - Đo lƣờng đƣợc rủi ro tín dụng Công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng giống như quản trị các loại rủi ro khác là cũng phải trải qua 4 giai đoạn là nhận biết, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro. Trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng này, đo lường rủi ro là một bước quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn trong quản trị rủi ro hiện đại. Không chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết, đo lường rủi ro giúp nhà quản trị định lượng một cách chính xác rủi ro mà ngân hàng gặp phải trong hoạt động cấp tín dụng. Đo lường rủi ro tín dụng chính là tạo cơ sở cho việc thiết lập dự phòng để bù đắp cho tổn thất kỳ vọng và tính vốn kinh tế cần thiết cho tổn thất không kỳ vọng. Đánh giá mức độ rủi ro chỉ dựa vào số ngày quá hạn và số lần cơ cấu thời hạn trả nợ làm ngân hàng có cái nhìn chưa chính xác về khả năng hoàn trả của khách hàng từ đó dự phòng được trích lập không tương ứng với rủi ro thực tế mà ngân hàng có thể bị gánh chịu. Bên cạnh đó nó còn khiến cho các ngân hàng “tự tin” với một tỷ lệ nợ xấu thấp mà chủ quan trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Do vậy, thông qua việc đo lường rủi ro tổn thất, các NHTM có thể xác định được cơ cấu tín dụng phù hợp với tình hình tín dụng của từng ngân hàng. Thang Long University Library
  • 23. 11 - Tăng lợi nhuận cho ngân hàng Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu hồi. Ảnh hưởng trước mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặc không thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ… Các chi phí này cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tế ngân hàng rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ được chúng. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động được trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền để cho người khác vay và thu lãi. Do đó khi làm tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ đảm bảo được mục tiêu tăng lợi nhuận. - Đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới…) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay…) tại các thời điểm trong tương lai. Khi các món vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kì hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng hẹn. Nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu và hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán. Như vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng đảm bảo được lượng tiền mặt trong thanh toán. - Đảm bảo uy tín. Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay những thông tin về rủi ro tín dụng của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút. Hậu quả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường sẽ yếu đi, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc huy động tiền gửi của dân cư và thiết lập giao dịch với các doanh nghiệp, ngân hàng khác. Các ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế thị trường khi đã để mất niềm tin của khách hàng thì việc khôi phục lại được là điều hết sức khó khăn. Như vậy quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng tạo được uy tín tốt đối với khách hàng của mình. 1.3.3.2 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là hệ thống các quan điểm, các mục đích và mục tiêu cơ bản cùng với các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của NHTM trong dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng.
  • 24. 12 Trong điều kiện nền kinh tế thị trường biến động phức tạp, một chiến lược quản trị rõ ràng, chính xác trong dự báo đảm bảo cho bản thân các ngân hàng có thể linh hoạt trong phòng ngừa và xử lý rủi ro có thể xảy ra. Nó góp phần định hướng cho các hoạt động tín dụng trong tương lai nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận cao. Chiến lược quyết định đến sự tồn tại của cả ngân hàng, là điều kiện tiên quyết trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Quản trị rủi ro không phải là trốn tránh rủi ro. Quản trị rủi ro nghĩa là chấp nhận và tiếp cận rủi ro để có thể tính toán được xác suất rủi ro có thể xảy ra, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm phân tán và giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Để công tác quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả thì phải xây dựng “văn hóa” quản trị rủi ro thật tốt trong bộ máy tổ chức. “Văn hóa” này được tạo nên bởi quá trình xây dựng, các chính sách chiến lược và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên trong quan hệ tín dụng, để từ đó có thể triển khai đồng bộ và sâu rộng. 1.3.3.3 Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng Chính sách quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng dựa trên các quy trình, quyết định tín dụng có thể đo lường, xác định, giám sát và kiểm soát được rủi ro tín dụng trong từng khoản cho vay và cả danh mục cho vay. Chính sách tín dụng phải nêu bật được quy trình tín dụng, nguyên tắc tín dụng, các quy định cho từng loại cấp tín dụng và các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, chính sách tín dụng cần đề cập đến rủi ro và lợi nhuận. Điều đó giúp cho các chính sách trở nên phù hợp và có thể đi sâu vào thực tế ở từng khu vực. Việc chồng chéo, phân tán, khó hiểu của các quy chế, quy định, quy trình của các NHTM ngoài việc gây khó khăn cho công tác triển khai hoạt động tín dụng còn gây khó khăn cho quá trình rà soát nhằm bít kín các lỗ hổng gây ra rủi ro. Do vậy, các NHTM cần mau chóng tập hợp các quy chế, quy định, quy trình của mình thành một bộ cẩm nang có bố cục, nội dung được tập hợp, xây dựng rõ ràng như cẩm nang tín dụng của mình mang tính ổn định cao, ít thay đổi. Chính những yếu kém, thiếu sót trong hệ thống chính sách tín dụng của các NHTM là một trong những nguyên nhân chủ yếu phát sinh ra các tồn tại, yếu kém của các NHTM Việt Nam. Các chính sách này có thể giúp NHTM phần nào cải tiến được quy trình tín dụng, nhờ đó khắc phục được các nhược điểm trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Thang Long University Library
  • 25. 13 1.3.4 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 1.3.4.1 Nhận diện rủi ro tín dụng Sơ đồ 1.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng (Nguồn: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Nga, 2011 ) Theo sơ đồ 1.2, quy trình rủi ro tín dụng thường gồm 4 bước, trong đó, nhận diện rủi ro là một phần tất yếu của bất cứ loại rủi ro nào khi được nghiên cứu. Hệ thống rủi ro tín dụng hiện tại của các ngân hàng được xây dựng dựa trên các quy chế, quy định của NHNN cùng với những kinh nghiệm sẵn có, các chính sách của riêng ngân hàng nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây tổn thất cho ngân hàng mình. Nhận diện rủi ro hay nhận biết, xác định các dấu hiệu có khả năng xảy ra rủi ro cho khoản cấp tín dụng của ngân hàng thường được phát hiện thông qua quá trình tiếp xúc, kiểm tra thường xuyên khách hàng vay vốn của cán bộ ngân hàng qua các dấu hiệu tài chính và phi tài chính. Đối với dấu hiệu tài chính, các nhà quản lý thường quan tâm tới các dấu hiệu về khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính, hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời. Khả năng thanh toán: khả năng thanh toán của một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp và khả năng thanh toán lãi vay cho ngân hàng. Khi khách hàng mất khả năng thanh toán thì uy tín của khách hàng bị giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy nó sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch trả nợ của khách hàng còn ngân hàng thì khó thu hồi vốn theo hợp đồng tín dụng. Cơ cấu tài chính: cơ cấu tài chính của một doanh nghiệp phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, mức độ tài trợ tài sản của vốn chủ sở hữu… để từ đó đánh giá Nhận diện Đo lƣờng Kiểm soát Tài trợ rủi ro
  • 26. 14 sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào người cho vay. Một doanh nghiệp vay vốn càng ít thì khoản tín dụng mà ngân hàng cấp càng được đảm bảo song khả năng sinh lời của doanh nghiệp không cao. Bất cứ doanh nghiệp nào có cơ cấu vốn không an toàn hay chưa hiệu quả đều ảnh hưởng tới khả năng chi trả vốn cho ngân hàng. Hiệu quả hoạt động: một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nghĩa là doanh nghiệp đó sử dụng, khai thác tài sản một cách hiệu quả: hàng tồn kho, khoản phải thu… luân chuyển nhanh, hiệu suất sử dụng tài sản cao. Khi thấy doanh nghiệp có kì luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền… tăng đột biến, CBTD cần xác định rõ nguyên nhân tại sao có hiện tượng bất thường đó vì sự gia tăng đột biến kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền… ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tới luồng tiền phát sinh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch trả nợ của khách hàng với ngân hàng. Khả năng sinh lời: khả năng sinh lời của một doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng khi ngân hàng đánh giá tính hình tài chính, SXKD của khách hàng, hiệu quả của phương án vay vốn. Khi khả năng sinh lời giảm, CBTD cần xem xét tới các yếu tố: thời gian tham gia hoạt động, vốn khách hàng đầu tư, lĩnh vực khách hàng tham gia… để xem nguyên nhân từ đâu, có phải do doanh nghiệp vận hành không hiệu quả không? Thông qua đó, ngân hàng có chính sách phù hợp để vừa tạo điều kiện cho khách hàng hoạt động và phát triển đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Trên cơ sở các yếu tố trên, ngân hàng sẽ nhìn nhận đúng đắn thực trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng, xác định được các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro để từ đó ngân hàng có chính sách phù hợp nhất đồi với từng khách hàng cụ thể. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng cần xem xét đối tượng khách hàng của mình dựa trên các dấu hiệu phi tài chính. Các dấu hiệu này bao gồm: - Các dấu hiệu về công tác quản lý: có sự thay đổi hệ thống quản trị của doanh nghiệp, xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành, quản lý phân tán, quản lý thiếu kinh nghiệm, xuất hiện nhiều hoạt động không có khả năng đối phó với những thay đổi, có sự tranh chấp trong quá trình quản lý hay thuyên chuyển nhân viên thường xuyên, mô hình quản lý có tính chất gia đình… - Mối quan hệ với ngân hàng: phát hành séc quá số dư, séc bị từ chối, doanh thu giảm nhưng nợ vay ngân hàng lại tăng, trì hoãn việc trả nợ, gia hạn gốc và lãi… - Dấu hiệu liên quan đến các ưu tiên trong kinh doanh: “hội chứng hợp đồng lớn”: khách hàng bị ấn tượng bởi một khách hàng có tên tuổi mà sau này bị lệ thuộc vào khách hàng đó; “hội chứng sản phẩm đẹp”: doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm Thang Long University Library
  • 27. 15 không đúng lúc, bị ám ảnh bởi một sản phẩm mà không quan tâm đến các yếu tố khách thuộc về thị trường; đưa sản phẩm không phù hợp với thời điểm. - Dấu hiệu liên quan về vấn đề kỹ thuật: doanh nghiệp khó khăn trong việc đưa ra và phát triển sản phẩm mới, không có sản phẩm thay thế cho sản phẩm mới đó, doanh nghiệp có sự thay đổi trong ngành nghề kinh doanh, những thay đổi về chính sách của nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm mang tính thời vụ cao… Với việc xem xét tổng thể dựa trên cả yếu tố tài chính và dấu hiện phi tài chính, nhà quản trị ngân hàng sẽ có cái nhìn tổng quát và rõ nét về tình hình hoạt động của ngân hàng ở hiện tại và tương lai; những rủi ro tín dụng có thể gặp phải để có chính sách phù hợp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. 1.3.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó, xác định phần bù rủi ro và giới hạn an toàn cho vay tối đa đối với khách hàng cũng như phục vụ cho công tác trích lập dự phòng rủi ro (Nguyễn Tú Quyên, 2011). Ngân hàng phải có trách nhiệm đối với xã hội, với tiền gửi của khách hàng. Vì vậy, các ngân hàng cần phải cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và quyền lợi của khách hàng. Chính vì vậy, đo lường rủi ro tín dụng là một yêu cầu tất yếu để có thể xác định các mức độ rủi ro của các sản phẩm tín dụng, xác định giá bán của sản phẩm tín dụng (lãi suất, phí), xác định cơ cấu danh mục tín dụng hợp lý đảm bảo an toàn cho ngân hàng và mang lại mức lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động đo lường rủi ro tín dụng tại các ngân hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Một số phương pháp định tính, định lượng đo lường rủi ro tín dụng được các NHTM Việt Nam đang áp dụng có thể kể đến đó là phân tích 6C, phương pháp điểm số Z… Phân tích định tính Phân tích 6C Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Cụ thể bao gồm 6 yếu tố sau: - Character (Tư cách người đi vay): CBTD cần xem xét thiện chí trả nợ, tính thần trách nhiệm của khách hàng? Mục đích sử dụng vốn vay là gì? Khả năng trả nợ ra sao? Lịch sử vay và trả nợ ngân hàng trong quá khứ như thế nào?... - Capacity (Năng lực hoạt động): CBTD phải chắc chắn về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng… nhằm đảm bảo quyền lợi của ngân hàng khi xảy ra tranh chấp trước pháp luật.
  • 28. 16 - Cash (Thu nhập): CBTD cần kiểm tra thu thập trong quá khứ, mức độ ổn định thu nhập trong tương lai để xem xét khả năng trả nợ của khách hàng. - Collateral (Bảo đảm tiền vay): Đây là nguồn thứ hai để ngân hàng thu nợ, khi đánh giá TSĐB cần tính đến các yếu tố: khả năng phát mại tài sản, giá trị thị trường tài sản, tuổi thọ… - Conditions (Các điều kiện vay): CBTD cần dự đoán xu hướng ngành nghề mà người đi vay hoạt động và những biến động của nền kinh tế ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của người đi vay như thế nào? - Control (Kiểm soát): Ngân hàng tập trung vào những vấn đề sự thay đổi quy chế pháp luật ảnh hưởng tới việc đáp ứng tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng. Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của nó là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD. Phân tích định lƣợng a. Các chỉ tiêu rủi ro chính (Key risk indicators) Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Bản chất nợ quá hạn là hiện tượng đến thời gian thanh toán, người đi vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng. Nợ quá hạn là biểu hiện đặc trưng nhất của rủi ro cho vay. Việc phát sinh nợ quá hạn là điều khó tránh nhưng nếu nó vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng NHTM mất khả năng thanh toán. Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh thể chế. Nó tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn thường được sử dụng để đánh giá tình hình nợ quá hạn của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng nợ quá hạn x 100% Tổng dƣ nợ Cả hai bên ngân hàng và người đi vay đều muốn tránh khả năng xảy ra nợ quá hạn. Đối với người đi vay, nợ quá hạn sẽ làm giảm uy tín và gây nên tổn thất tài chính do khách hàng phải chịu lãi suất quá hạn cao. Đối với ngân hàng, nợ quá hạn sẽ làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này cũng gián tiếp cho thấy quy mô các khoản vay có vấn đề của ngân hàng. Khoản vay này cao đồng nghĩa với chất lượng hợp đồng kém, độ an toàn của ngân hàng thấp, vì thế, ngân hàng cần xem xét, đánh giá Thang Long University Library
  • 29. 17 lại các khâu, quy trình cũng như khả năng của CBTD. Nếu tỷ lệ này cao và đang có chiều hướng tăng lên thì chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng kém, công tác quản trị chưa được thực hiện tốt và ngược lại. Đối chiếu theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN, các nhóm nợ được phân loại như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
  • 30. 18 - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Theo quy định của NHNN, nợ quá hạn bao gồm các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu Cũng theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN, nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)”. Ngoài ra, đối với trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm rủi ro cao hơn thì ngân hàng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức rủi ro. Trường hợp các khoản nợ mà ngân hàng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng sẽ bị suy giảm thì ngân hàng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu x 100% Tổng dƣ nợ Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 2%. Bên cạnh đó, tình hình dư nợ của ngân hàng còn được phản ánh qua tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn = Tổng nợ xấu x 100% Tổng nợ quá hạn Thang Long University Library
  • 31. 19 Con số này phản ánh tỷ trọng nợ xấu trong nợ quá hạn, trong 100 đồng nợ quá hạn có bao nhiêu đồng nợ xấu, chính vì vậy, tỉ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà có nguy cơ mất vốn. Nếu tỷ lệ này càng cao chứng tỏ biện pháp quản trị rủi ro của ngân hàng không hiệu quả, và Ban lãnh đạo cần đưa ra chỉ đạo để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (Hiệu quả sử dụng vốn) Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng dƣ nợ x 100% Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với tổng nguồn vốn huy động. Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động và vẫn còn lãng phí. Còn nếu con số này lớn hơn 1 thể hiện ngân hàng đã tranh thủ được vốn huy động. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến rủi ro cho vay vì huy động vốn chủ yếu là tiền gửi thanh toán mà loại tiền này luôn biến động không ngừng theo thời gian và lãi suất. Chính vì thế, ngân hàng không nên để chỉ tiêu này quá cao vì sẽ rất dễ mất khả năng thanh toán. Theo Đề án 254 của Chính phủ, từ bây giờ cho đến năm 2015, tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tổng huy động vốn không quá 90%. Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ x 100% Doanh số cho vay Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Nó phản ánh với doanh số cho vay nhất định trong một thời kỳ nhất định, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu vốn. Hệ số này càng cao càng tốt như vậy chứng tỏ được ngân hàng đã thu hồi vốn hiệu quả và ngược lại. Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ trong kỳ Dƣ nợ bình quân trong kỳ Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng dùng để đánh giá chất lượng cho vay, rủi ro cho vay. Con số này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng và thời gian ngân hàng có thể thu hồi nợ. Vòng quay vốn tín dụng lớn cùng với số dư nợ tăng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn thông qua tín dụng rất hiệu quả, gia tăng lợi nhuận, công tác quản trị rủi ro cũng rất tốt và tốc độ luân chuyển vốn nhanh.
  • 32. 20 Hiệu suất sử dụng vốn (hay còn gọi là hệ số rủi ro) Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dƣ nợ x 100% Tổng tài sản có Tín dụng là mục tiêu sinh lời là chủ yếu, vì thế hiệu suất sử dụng vốn càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng có hiệu quả và ngược lại. Tuy nhiên, nếu ngân hàng sử dụng vốn quá mức, ngân hàng đó phải chịu nhiều rủi ro thanh khoản, ngược lại, nếu hệ số này quá thấp, ngân hàng đang lãng phí nguồn vốn. Thông thường, hiệu suất này thường rơi vào 70 - 80%. Tỷ lệ sinh lời từ tín dụng Tỷ lệ sinh lời từ tín dụng = Lãi từ hoạt động tín dụng x 100% Tổng dƣ nợ bình quân Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết số tiền lãi thu được trên 100 đồng dư nợ là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng tốt. b, Các mô hình đánh giá - Đối với rủi ro giao dịch: Mô hình xếp hạng tín nhiệm Tại nhiều nước trên thế giới, hầu hết các định chế tài chính lớn đều thiết lập bảng xếp hạng tín nhiệm đối với các khách hàng hiện tại cũng như tương lai của họ. Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp được xếp hạng từ đó xác định được mức độ rủi ro không trả được nợ và khả năng trả nợ trong tương lai (Thủy Ngọc Thu, 2007). Hiện nay các NHTM đều sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm của một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, có uy tín hoặc tự mình xây dựng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm riêng để làm cơ sở quyết định cho vay, đánh giá mức độ rủi ro của khoản cho vay. Việc NHTM sử dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình là để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay, mức độ rủi ro của khoản vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định cấp tín dụng, quản lý rủi ro, xây dựng các chính sách khách hàng đối với từng hạng khách hàng theo kết quả xếp hạng cho phù hợp. Ngoài ra xếp hạng tín nhiệm khách hàng còn nhằm mục đích phân loại và giám sát danh mục tín dụng. Đây là hoạt động vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. - Mô hình xếp hạng tín nhiệm luôn tuân thủ theo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Phân tích các yếu tố định tính và định lượng. Các chỉ tiêu liên quan đến xếp hạng gồm: Thang Long University Library
  • 33. 21 (1) Các dữ liệu định lượng: Là những quan sát được đo lường bằng số, các dữ liệu được lấy trên các báo cáo tài chính. Ví dụ như những chỉ tiêu lợi nhuận, chi phí trả lãi vay, vốn lưu động. (2) Các dữ liệu định tính: Đó là những quan sát không đo lường được bằng số. Ví dụ tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hoá hoạt động và các luật lệ, quy định. Nguyên tắc 2: Việc phân tích được tiến hành bằng phương pháp “trên - xuống”, từ các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến công ty đến các yếu tố của bản thân công ty theo trình tự sau: (1) Phân tích rủi ro mang tính vĩ mô về xu hướng của quốc gia, ngành như tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, sự ổn định về chính trị, chính sách tài chính, sự mở cửa thị trường… (2) Phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh như tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hoá hoạt động và các luật lệ quy định. (3) Phân tích rủi ro tài chính bao gồm hàng loạt chỉ tiêu phụ thuộc vào từng ngành nghề, kết hợp so sánh giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh, xem xét độ linh hoạt tài chính cũng như chính sách tài chính. (4) Phân tích hướng phát triển của công ty như chất lượng ban quản lý và chiến lược kinh doanh. (5) Phân tích tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Nguyên tắc 3: Xây dựng thang điểm các chỉ tiêu đơn giản: Các chỉ tiêu được cho điểm, sau đó tổng hợp lại và phản ánh qua ký hiệu xếp hạng. - Các chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm + Chỉ tiêu tài chính bao gồm: các tỷ số khả năng thanh toán, các chỉ số phản ánh hiệu suất sử dụng vốn SXKD, các tỷ số phản ánh kết cấu tài chính, các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời. + Chỉ tiêu phi tài chính bao gồm: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín trong quan hệ với các TCTD, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
  • 34. 22 Bảng 1.1 Bảng xếp hạng tín nhiệm của các NHTM Hạng tín dụng Số điểm Độ rủi ro Quyết định cấp tín dụng AAA >400 Thấp Tối đa AA 351 - 400 Thấp Tối đa A 301 - 350 Thấp Tối đa BBB 251 – 300 Thấp Tùy thuộc TSĐB BB 201 – 250 Trung bình B 151 – 200 Trung bình Không cấp thêm CCC 101 – 150 Cao Không cấp tín dụng CC 51 – 100 C 0 – 50 D <0 (Nguồn: Giáo trình xếp hạng tín nhiệm – TS. Lê Thị Hiệp Thương) Mô hình điểm số tín dụng Mô hình điểm số tín dụng được thiết lập từ các chỉ tiêu tài chính quan trọng được phản ánh từ các số liệu thống kê trong lịch sử. Tầm quan trọng của từng chỉ tiêu được thể hiện bằng trọng số của chúng trong mô hình. Khi điểm số của khách hàng trong mô hình lớn hơn một mức nào đó thì được chấp nhận cho vay, còn nhỏ hơn một mức điểm nào đó thì không đủ điều kiện để được chấp nhận khoản vay. Dựa theo số liệu thống kê của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, Altman (1968) đã cho ra đời mô hình điểm số (thường gọi là điểm số Z) sau: Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5 Với: X1: Tài sản lưu động thuần/Tổng tài sản X2: Lãi chưa phân phối/Tổng tài sản X3: Lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/Giá trị bút toán của tổng số nợ X5: Doanh thu/Tổng tài sản Mô hình điểm số Z chỉ là một trong những mô hình tiêu biểu cho phương pháp đánh giá điểm tín dụng. Trong quá trình sử dụng người ta nhận thấy rằng nó dự đoán khá chính xác tới 97% khả năng vỡ nợ trước khi nó xảy ra khoảng 1 tới 2 năm. Tuy nhiên với nền kinh tế ngày càng phức tạp và cạnh tranh nhiều hơn, một mô hình đơn giản như mô hình điểm số Z dự báo càng kém hiệu quả. Do đó ngày nay người ta đã Thang Long University Library
  • 35. 23 nỗ lực đưa ra nhiều mô hình phức tạp hơn để cố gắng lượng hóa được rủi ro của khách hàng. - Đối với rủi ro danh mục Trước đây, các ngân hàng thường chỉ tập trung vào rủi ro giao dịch nhưng xu hướng hiện nay quản trị rủi ro của cả danh mục cho vay cũng được các ngân hàng chú trọng rất nhiều. Để đo lường được rủi ro danh mục trước tiên cần phải xác định được tổn thất mục tiêu cho từng danh mục cho vay. Liên quan tới danh mục cho vay của NHTM, có hai loại tổn thất cần phân biệt sau đây: + Tổn thất dự kiến đƣợc hay còn gọi là tổn thất kỳ vọng - Expected Loss (EL). Loại tổn thất này được xác định từ xác suất vỡ nợ của người vay, tỷ lệ không thu hồi được của khoản vay khi vỡ nợ và giá trị của khoản vay tại thời điểm vỡ nợ. Công thức xác định theo quy định của Ủy ban Basel như sau: EL = PD * LGD * EAD Trong đó: - PD (Probality of default): xác suất không trả được nợ. Chỉ tiêu này được tính thông qua dãy số liệu lịch sử ít nhất 5 năm của ngân hàng về khoản nợ đã trả, khoản nợ đang trong hạn, khoản nợ không có khả năng thu hồi được. - LGD (Loss – given default): tỷ trọng tổn thất ước tính. Số tiền thu được bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD = EAD – Số tiền có thể thu hồi = 1 – Tỷ lệ thu hồi vốn EAD - EAD (Exposure at default): tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. EAD = Dư nợ bình quân + LEQ * Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân. Trong đó, LEQ (Loan Equivalent Exposure): tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ bị khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. Cơ sở xác định LEQ là các số liệu trong quá khứ. Theo đó, LEQ * Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân: là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân. + Tổn thất không kỳ vọng còn gọi là tổn thất không dự tính đƣợc/ tổn thất ngoài dự kiến (Unexpected Loss – UL). Tổn thất không kỳ vọng được định nghĩa là hậu quả của biến cố rủi ro phát sinh ngoài dự kiến. Do xác suất xảy ra biến cố cũng như mức độ thiệt hại của biến cố không xác định được, nên tổn thất không kỳ vọng
  • 36. 24 không được xem là chi phí trong kinh doanh. Hay tổn thất không kỳ vọng là rủi ro, là biến cố thiệt hại nhưng không chắc chắn có xảy ra hay không. Tổn thất ngoài dự kiến được xác định theo công thức: UL = δ = √PD * (1 – PD) * EAD * LGD Sau khi xác định rõ từng loại tổn thất, nguồn bù đắp cho các tổn thất đó, ngân hàng tiến hành đo lường rủi ro danh mục. Sự phát triển các mô hình hiện đại bắt nguồn từ việc không thỏa mãn cách tiếp cận của các phương pháp đo lường và quản trị rủi ro truyền thống, cũng như các quy định về vốn pháp lý của Ngân hàng thanh toán thế giới (BIS) đưa ra trong Hiệp ước Basel 1 (năm 1988). Sau này, Hiệp ước Basel 2 đã dần hạn chế được nhược điểm của Basel 1 trong việc giảm thiểu rủi ro tập trung và tăng cường chất lượng hợp đồng vay. Một trong những đặc điểm chủ yếu của các mô hình hiện đại là chúng đề cập đến rủi ro tín dụng ở góc độ tổng thể danh mục chứ không phải trên phương diện từng giao dịch đơn lẻ. Có thể điểm qua các dạng mô hình căn bản sau: - Mô hình cấu trúc: hay còn gọi là mô hình “biến đổi tài sản”. Đặc điểm của mô hình này là đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân làm bùng nổ sự cố vỡ nợ. Nghiên cứu tương quan tài sản giữa hai công ty và xác xuất vỡ nợ riêng biệt của từng công ty sẽ cho biết xác xuất mà hai công ty cùng vỡ nợ tại một thời điểm và điều này liên quan tới biến cố vỡ nợ của danh mục tài sản. Hai sản phẩm đại diện cho mô hình cấu trúc là mô hình “Quản trị danh mục – Portfolio Manager” của Moody’s – KMV ra đời năm 1993 và mô hình “Quản trị tín dụng – CreditManager” của Risk Metrics Group ra đời năm 1997. - Mô hình nhân tố kinh tế: Đặc điểm của mô này là nhấn mạnh mối liên hệ giữa biến cố vỡ nợ và tình trạng hoạt động của nền kinh tế. Mô hình chỉ ra rằng xác xuất vỡ nợ của người vay sẽ lớn hơn khi nền kinh tế thu hẹp và ngược lại sẽ giảm đi khi nền kinh tế mở rộng. Sản phẩm điển hình của mô hình nhân tố kinh tế là Credit Porfolio View do Công ty McKinsey giới thiệu vào năm 1998. - Mô hình thống kê bảo hiểm: Đây là mô hình đơn giản nhất. Khác với mô hình cấu trúc, đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân của sự vỡ nợ, mô hình bảo hiểm chỉ tập trung vào yếu tố duy nhất là biến cố vỡ nợ. Các yếu tố của nền kinh tế, giá trị tài sản và những đòn bẩy trong tình hình tài chính công ty được xem là không cần thiết và bị bỏ qua. Một đại diện điển hình cho mô hình thống kê bảo hiểm là sản phẩm Credit Risk Plus do Credit Suisse First Boston giới thiệu trong năm 1997. - Mô hình ma trận tín nhiệm: Mục tiêu của mô hình ma trận tín nhiệm (còn gọi là mô hình VaR - Value at Risk) là sử dụng các phương pháp tính toán để đo lường giá trị chịu rủi ro tối thiểu của từng khoản vay cũng như toàn danh mục. Về tính ứng dụng, Thang Long University Library