SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
BỘ QUỐCPHÒNG
HỌCVIỆN CHÍNH TRỊ

ĐẶNG MINH SỰ
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂNTHẠC SĨQUẢNLÝ GIÁO DỤC
HÀNỘI- 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌCVIỆNCHÍNH TRỊ

ĐẶNG MINH SỰ
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành:
Mãsố:
QUẢNLÝGIÁO DỤC
60140114
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN PHƯƠNG ĐÔNG
HÀNỘI -2013
DANH MỤCCÁC CHỮVIẾTTẮT
BGH : Ban Giámhiệu
Bộ GD&ĐT : Bộ Giáodụcvà Đàotạo
CMHS : Cha mẹ học sinh
ĐH : Đại học
Đoàn TNCS : Đoàn Thanh niêncộngsản
Đội TNTP : Đội Thiếuniêntiềnphong
GD : Giáo dục
GD&TĐ : Giáo dụcvàthời đại
GDH : Giáo dụchọc
GDKNS : Giáo dụcKỹnăngsống
GV : Giáo viên
GVCN : Giáo viênChủnhiệm
HĐHT : Hoạt độnghợptác
HĐNGLL : Hoạt độngngoài giờ lênlớp
HS : Học sinh
KNHT : Kỹ nănghợptác
KNS : Kỹ năngsống
KNS&GD : Kỹ năngsống vàgiáodục
LLGD : Lực lượnggiáodục
NDCT : Người dẫnchươngtrình
PHHS : Phụ huynhhọcsinh
THCS : Trunghọccơ sở
THPT : Trunghọcphổthông
UNESCO : Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục Liên hiệp quốc
UNICEF : Quỹ cứutrợ nhi đồngLiênhiệpquốc
WHO : Tổ chức ytếthếgiới
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝLUẬN VÀTHỰC TIỄN QUẢNLÝ GIÁO
DỤCKỸNĂNG SỐNG CHO HỌCSINH TRUNG
HỌCCƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬNPHÚNHUẬN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13
1.1 Giáo dục kỹ năngsống vàquảnlýgiáodụckỹ năngsốngcho
học sinh trung họccơ sở trênđịabàn quậnPhúNhuận 13
1.2 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh 30
Chương 2 YÊUCẦU, BIỆN PHÁP QUẢNLÝ GIÁO DỤCKỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌCCƠ SỞ
TRÊN ĐỊABÀN QUẬNPHÚNHUẬN,THÀNH PHỐ
HỒ CHÍMINH HIỆN NAY 61
2.1 Yêu cầu trong xây dựng và thực hiện các biện pháp quản
lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh 61
2.2 Biện pháp quản lý hoạt độnggiáodụckỹ năngsống chohọc
sinh trung học cơ sở trênđịabànquận PhúNhuận, thànhphố
Hồ Chí Minh hiệnnay 63
2.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý GDKNS cho học sinh THCS được đề xuất 78
KẾT LUẬNVÀKIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤLỤC 96
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay,khi đời sống kinhtếxãhội cónhiềuthayđổi,sự tác
độngcủa mặt trái của kinh tế thị trường,sự bùngnổthôngtin,đã tácđộngmạnh đến
nhậnthức, tình cảm của thanh, thiếuniên, làm chothếhệtrẻ cónhiềubiểuhiệnlệchlạc,
sốngxa rời các giá trị đạo đức truyềnthống,tìnhtrạngbạo lực họcđườngcótổchức
ngày một gia tăng. Theo số liệubáocáo từ cácbộ,ngànhtại phiêngiải trìnhcủaChính
phủtừ Ủy ban VHGDThanh Thiếu niênNhi đồngcủaQuốchội ngày 15/2/2012cho
thấy,tình trạng bạo lực học đườngđãđếnmức nghiêm trọng,trêntoànquốcđã xảy ra
khoảng 1.598 vụ HS đánh nhauở trongvàngoài trườnghọc, trungbìnhcứ 9trườnghọc
thì xảy ra một vụ HS đánh nhau.
Có nhiều nguyên nhân dẫnđếntìnhtrạng trên,nhưngtheocác chuyêngiaGD,
nguyên nhân sâu xa là do các em thiếuKNS.Cácem chưabaogiờ đượcdạy cách
đương đầu với những khó khăncủacuộc sốngnhư chamẹ lyhôn,giađìnhphá sản,kết
quảhọc tập yếu kém… đã bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng, đua đòi, không đủ
bản lĩnh nói “không” với cái xấu.Các em khôngđượcdạyđể hiểu vềgiátrị của cuộc
sốngvà những KNS cần thiết.
Trong những giai đoạn phát triển của con người thì lứa tuổi Thiếu niên, tức
lứa tuổi HS bậc THCS (từ 11, 12 tuổi đến 14, 15 thậm chí 16, 17 tuổi nếu trẻ học
trễ) là lứa tuổi đang ở thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất
nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau
này của các em [51]. Các em cần được quan tâm GD, rèn luyện nhiều hơn những
KN cần thiết trong học tập, trong quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứng phó trước
những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống.
Việc GDKNS ở trường họcsẽ giúpthúc đẩy nhữnghànhvi mang tínhxãhội tích
cựccho người học; đồng thời tạonhữngtácđộngtốt đối với cácmối quanhệ giữa thầy
vàtrò, giữa HS với nhau; giúp tạonên sự hứngthúhọctậpchocác em, đồngthời giúp
cánbộ quản lý, người GVhoànthành nhiệm vụmột cách đầy đủhơnvàđềcao các
chuẩn mực đạo đức, góp phần nângcaovị trí của nhàtrườngtrongxãhội.
Căn cứ chỉ thị 40/2008/CT–BGDĐT ngày 22/7/2008củaBộTrưởngBộ
GD&ĐT và kế hoạch số 1842/GDĐT-TrHngày 29/8/2008của Sở GD&ĐT thànhphố
HồChí Minh về “Xây dựng trườnghọcthânthiện,họcsinhtíchcực” trongcác trường
phổthông giai đoạn 2008 -2013,thì việc GDKNS choHS bậcTHCS làmột trong5nội
dungthiết thực để xây dựng trườnghọc thânthiện[12].
Để đạt được mục tiêu đềrađòi hỏi phải giải quyết nhiềuvấn đềmột cáchđồng
bộ,trong đó công tác quản lý GDKNS chocác em giữ vị trí đặcbiệt quantrọng,trực tiếp
gópphần nâng cao chất lượng GDKNS,hìnhthànhở cácemnhữngkỹnăngcần thiết để
ứngphó với những thay đổi khôngngừngcủacuộcsống hiệnnay.
Do đó, việc lựa chọn vấnđề: “Biện phápquản lýgiáodục kỹnăngsống cho
họcsinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận,thành phốHồChí Minh” làm đềtài
luậnvăn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâusắc.
2. Tình hình nghiên cứu cóliên quan đến đềtài
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Vào cuối những năm 1960, thuật ngữ “KNS” đã được các nhà tâm lý
học thực hành đưa ra và coi đó như là một trong những KN xã hội rất quan
trọng trong việc phát triển cá nhân. Vấn đề GDKNS được đặt nền móng, được
quan tâm tìm hiểu từ thập niên 80 của thế kỷ XX.
Bắt đầu từ năm 1979, Gilbert J.Botvin, GS – TS tâm lý học người Mỹ,
đã công bố một chương trình GDKNS có hiệu quả cao cho thanh thiếu niên,
nhằm giúp xây dựng cho các em có những khả năng từ chối những lời mời, rủ
rê sử dụng chất gây nghiện bằng cách nâng cao sự tự khẳng định bản thân,
KN ra quyết định và tư duy phê phán [44]. Chương trình đã triển khai rộng rãi
trong các trường học khác nhau, từ trường công lập đến các trung tâm tạm
giam thanh thiếu niên trên toàn nước Mỹ và cho đến nay vẫn được đánh giá
cao[50]. Như vậy, GDKNS đã được quan tâm và phát triển khá sớm, nhằm
thúc đẩy lối sống lành mạnh ở thế hệ trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho các em
khi bước vào cuộc sống sau này.
Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi mọi người, đặc biệt là trẻ em,
phải đối phó với các vấn đề xã hội lớn như: chiến tranh, sự suy thoái của môi
trường, đại dịch HIV, nạn ma túy, thất nghiệp, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ
em... thì các tổ chức của Liên Hiệp Quốc (LHQ) như Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa LHQ (UNESCO) đã chung sức xây dựng chương trình GDKNS
cho thanh thiếu niên.
Theo tổ chức UNICEF hiện đã có hơn 164 quốc gia trên thế giới đã
cam kết thực hiện Kế hoạch hành động DAKAR về “Giáo dục cho mọi
người”, trong đó có bao gồm GDKNS, một trong những nhu cầu học tập cơ
bản cho những người trẻ [45]. GDKNS được xem như một thành tố quan
trọng để đánh giá GD hiện nay. Tại các nước phát triển như Mỹ, Anh …
GDKNS được đặc biệt coi trọng và có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị
cao như:
Mô hình tác động của việc GDKNS của Birell Weisen và Orley đưa ra
năm 1994 [43] của tổ chức TACADE của Anh đề ra.
Tại các nước đang pháp triển chủ yếu là tại các khu vực Mỹ Latinh,
Châu Phi, Châu Á, với sự tài trợ của các tổ chức LHQ, chương trình GDKNS
đã được phát triển rộng khắp và tiếp cận được với thanh thiếu niên, thông qua
mạng lưới toàn cầu, các cuộc hội thảo, cung cấp tư liệu, vật liệu cho các nước
thành viên và phối hợp chặt chẽ với nhau.
Năm 1996, một hội thảo về KNS được tổ chức tại Costa Rica nhằm đẩy
mạnh GD sức khỏe thông qua GDKNS trong các trường học và xem đó như
là những ưu tiên của mạng lưới y tế tại Mỹ La tinh. Colombia cũng có
chương trình GDKNS bao gồm các tài liệu hướng dẫn hoạt động thiết kế cho
học sinh từ lớp 4 đến lớp 9 và được thực hiện tại các trường nghèo trong 20
thành phố. Tại Botswana, từ năm 1996, chương trình “Growing Up” (trưởng
thành) ra đời nhằm thực hiện GDKNS cho một số trường tiểu học và đã đạt
được nhiều thành công và càng được mở rộng với trọng tâm mới là
HIV/AIDS. Tại Thái Lan năm 1996, GDKNS được đưa ra cùng với chương
trình ngăn chặn HIV/AIDS, được thực hiện ở cả 3 bậc học phổ thông, chủ yếu
là qua các hoạt động ngoại khóa, hiện nay được mở rộng thêm các lĩnh vực:
sức khỏe sinh sản, thuốc lá và ma túy, vấn đề về giới… và trở thành nội dung
bắt buộc giảng dạy trong chương trình của nhà trường.
Như vậy, KNS đã được nghiên cứu, tích hợp vào GD thông qua chương
trình GDKNS, được triển khai rộng rãi trên thế giới, cả trong GD chính quy
và không chính quy và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Các công trình nghiên cứu trong nước
Từ năm 1996, thuật ngữ KNS được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ
chương trình của UNICEF (1996) “GDKNS để bảo vệ sức khỏe và phòng
chống HIV/AIDS cho Thanh Thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Quan
niệm về KNS được giới thiệu trong chương trình chỉ bao gồm những KNS cốt
lõi như: KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN xác định giá trị, KN ra quyết
định, KN đặt mục tiêu… do các chuyên gia Úc tập huấn [54]. Tham gia
chương trình đầu tiên này có ngành Giáo dục và Hội Chữ Thập đỏ.
Sang giai đoạn 2, chương trình mang tên “Giáo dục sống khỏe mạnh và
KNS” đã làm rõ hơn khái niệm về KNS. Ngoài ngành Giáo dục, đối tác tham
gia còn có hai tổ chức xã hội chính trị là Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh và Hội LHPN Việt Nam.
Khái niệm KNS chỉ thật sự được hiểu thấu đáo sau hội thảo “Chất
lượng giáo dục và KNS” do UNESSCO tài trợ tổ chức từ ngày 23 đến ngày
25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. KNS được tiếp cận trên bốn trụ cột của
giáo dục bao gồm: Học để biết (Learning to know), Học để làm (Learning to
do), Học để tự khẳng định (Learning to be) và Học để cùng chung sống
(Learning to live together) [53].
Sau thành công của dự án “Sống lành mạnh và KNS”, UNICEF đã hỗ
trợ đưa việc GDKNS vào chương trình giảng dạy trong chu kỳ chương trình
mới (2006- 2010).
Ngày 22/11/2008, Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo “Nhận thức và thái độ của
học sinh, sinh viên về định hướng tương lai” tại thành phố Hồ Chí Minh; Hội
thảo “GDKNS cho học sinh phổ thông” được Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà Nội
ngày 20/5/2009, với sự tham dự của đông đảo các nhà quản lý, các chuyên gia
GD và thầy cô giáo. Trong hội thảo, các đại biểu đã thảo luận tình hình
GDKNS hiện nay ở các trường phổ thông, đa số đại biểu đều khẳng định:
Chương trình GDKNS đã được ngành GD triển khai rất lâu, theo phương
pháp lồng ghép trong những môn học như đạo đức, GD công dân, văn học…
nhưng hiệu quả còn thấp. Việc GDKNS hiện nay tại các trường phổ thông còn
rất nhiều khó khăn, bất cập như chất lượng GV dạy KNS không đảm bảo,
thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc GDKNS, thời
lượng chương trình học chính khóa không cho phép, nhận thức của HS và xã
hội về vấn đề GDKNS vẫn chưa cao nên HS chưa có sự chủ động trong học
tập và rèn luyện.
Hội thảo “GDKNS cho học sinh - Thực trạng và giải pháp” được
Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận tổ chức vào 30/3/2012, với 79 bài viết tập
trung vào các chủ đề: Tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của việc đưa
GDKNS vào trường học; vai trò người quản lý, nhân tố tích cực trong việc tổ
chức rèn luyện KNS cho HS và nâng cao vai trò quyết định của lực lượng GV
trong việc giáo dục, tổ chức rèn luyện KNS cho HS trong trường học.
Tại Hội thảo, nhiều bài viết được trình bày với tấm lòng chân thành vì
HS thân yêu của đội ngũ các nhà khoa học, các thầy, cô giáo, tiêu biểu là các
bài viết của GS - TSKH Thái Duy Tuyên với nội dung “Một số suy nghĩ về
GDKNS cho HS thời kỳ đổi mới và hội nhập”; ThS. Phan Tấn Chí, Phó
Trưởng khoa QLGD Trường Cán bộ QLGD Thành phố với nội dung “Những
rào cản trong việc GDKNS cho học sinh phổ thông hiện nay”…
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, tổ chức UNESCO đã vạch rõ ba
thành tố của học vấn, đó là: kiến thức, KN và thái độ, trong đó thái độ và KN
đóng vai trò then chốt. Chính thái độ tích cực, năng động, dấn thân,... và những
KN cần thiết trong học tập và làm việc, trong quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứng
phó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống đã chủ yếu giúp cho người
học tự tin để vững bước tới một tương lai cóđịnh hướng. Riêng về GDKNS tuy
chỉ mới xuất hiện từ những năm 1990 của thế kỷ trước song đã nhanh chóng lan
rộng ra khắp thế giới.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, hai khái niệm thườngđược nhắc
trongGD nhân cách cho trẻ em là giáo dục giá trị sống(living values) và kỹ năng
sống (life skills). ỞViệt Nam khi nói đến GDgiá trị sống, KNS, khôngít người,kể
cả một số GV, vẫn cho rằng đây là vấnđề mới, cần đưa vào nhàtrường GD học
sinh trước khi trở nên quá muộn. Thựcra, điều đó khôngmới, chỉ là cách gọi khác
của việc GDđạo đức, thái độ (hình thành nhân cách) vàGD kiến thức, KN (bồi
dưỡng nhân tài) cho học sinh. Trong giai đoạn hiệnnay, có nhữngý kiến cho rằng
nhà trường dường như thiên lệch việc GD“Tài” so với việc GD“Đức”.
Cuộc sống diễn ra rất sôi động và phức tạp. Hàng ngày, cán bộ quản
lý, GV, HS phải ứng phó với rất nhiều tình huống có vấn đề phải giải
quyết. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu
quả, đạt tới mức độ nghệ thuật được coi là bí quyết thành công trong công
việc, trong cuộc đời con người. Ứng xử đúng cách đã giúp các cán bộ
quản lý, GV biết khám phá bản thân, tự điều chỉnh giá trị đang có để sống
với những giá trị đó và để cùng chung tay phát triển nhà trường, để thực
sự “mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cho
HS noi theo.
Với những vấn đề đặt ra như vậy, Hợpphần QLGD, Tổ chứcHợptác phát
triểnvà hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) đãtổ
chứchội thảo và xây dựng chương trình, tài liệu tập huấnnăm 2011 với chủ đề:
Hiệutrưởng trường THCS với vấnđềgiáodục giátrị sống,KNS và giao tiếp ứng xử
trong quản lý. Hội thảo đã gợi mở ra con đườngGDgiá trị sống, KNS cho HS,
chính là con đường hiệu quả để giải quyết vấn đềkhủng hoảng phát triển nhân
cách HS, đồng thời góp phần làm giảm “sự biếnđộng phức tạp của một số giá trị
trong nhân cách con người dẫn đến sự xuống cấpcủa đạo đức xã hội, có một số
mặt đáng lo ngại” hiện nay đáp ứng nhữngđòi hỏi cấp thiết của việc xây dựng
con người Việt Nam trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốctế;
vừa tiếp thu những giá trị hiện đại,toàn cầu, vừa giữ gìn, phát huy đượcnhững giá
trị tinh hoa, bản sắc dân tộc Việt Nam, con người Việt Namngàn năm văn hiến...
Tómlại, các công trình, bài viết nghiêncứuvềKNS vàGDKNS đãđềcập
những nội dung cơ bản về KNS,cách thức GDKNS choHS,sinhviênnói chung,song
chưacó công trình nào đi sâu nghiên cứumột cáchcóhệthốngvề "Biệnphápquảnlý
GDKNS cho học sinh THCS trênđịabànquậnPhúNhuận,thànhphốHồChí Minh"
hiệnnay.
3. Mục đích, nhiệmvụ nghiên cứu
Mục đích
Trên cơ sở lý luận và thựctiễnquảnlýGDKNS cho họcsinhTHCS trênđịabàn
quậnPhú Nhuận, thành phố HồChí Minh.Từ đóđề xuất cácbiệnphápquản lý
GDKNS cho học sinh THCS ở quậnPhúNhuận,thànhphốHồChí Minh hiệnnay.
Nhiệm vụ
Làmrõ các vấn đề cơ bảnvềKNS,GDKNS,quản lý vàbiệnphápquảnlý
GDKNS cho học sinh THCS.
Đánh giá đúng thực trạngcôngtácquảnlýGDKNS chohọcsinhTHCS trênđịa
bànquận Phú Nhuận, thành phốHồChí Minh.
Đề xuất những biện phápquảnlýGDKNS chohọcsinhTHCS trênđịabàn quận
PhúNhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Khách thể, đối tượng,phạmvi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Công tác GDKNS cho họcsinhTHCS trênđịabànquậnPhúNhuận,thành phố
HồChí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý GDKNS chohọcsinh THCS trênđịabànquận PhúNhuận,
thànhphố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứuvềquảnlýGDKNS chohọc sinhTHCS.
Nghiên cứu và đánh giá thựctrạngcôngtác quảnlý GDKNS tại cáctrường
THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận,thànhphốHồChí Minh với nhữngnội dungnhư:
sự quan tâmcủa các lực lượng QLGDđối với côngtácGDKNS choHS; việctổchức
hoạt động GDKNS cho HS; kết quảGDKNS cho HS trongquátrìnhhọctập,rènluyện
ở cácnhà trường.
5. Giả thuyết khoa học
GDKNS cho học sinh THCS làGDkhảnănghànhđộng,tự chủ,thíchứngtốt
với môi trường sống, ứng xử hợplývới các mối quanhệxãhội.GDKNS vừađượctiến
hànhmột cách độc lập, vừa đượclồngghépvới cácmôn họcvàhoạt độngchínhtrị xã
hội của HS. Nếu các chủ thể quảnlýtrongnhàtrườngthốngnhất đượcnhậnthứccủa
cáclực lượng sư phạm về mục tiêu,nội dung,phươngphápGDKNS; nêucaotrách
nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý,củaGVCN, cóđịnhhướngrõvềviệc lồngghép nội
dungGDKNS với các môn họcvà cáchoạt độngchínhtrị xãhội củanhàtrườngthì
côngtác GDKNS sẽ được quảnlýtốt,phát huyđượchiệuquả.
6. Phương pháp luận vàphươngpháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứudựatrênquan điểm củachủnghĩaMác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm, đườnglối củaĐảngCộng sảnViệt Nam,
Luật Giáo dục, Nghị quyết, Chỉ thị,Hướngdẫncủa cáccấpvề giáo dục-đào tạovà
quảnlý giáo dục - đào tạo nói chungvàGDphổthôngnói riêng.
Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp nghiên cứu lýthuyết: Đề tài sử dụngcácphươngpháp phântích,
tổnghợp, hệ thống hoá, khái quát hoá,phươngpháplogic,lịchsử, hệthốngcấutrúc,so
sánhđể nghiên cứu các văn bản, chỉ thị,báocáo,nghị quyết củaĐảng, quy địnhcủa
Nhànước về vấn đề GDKNS choHS.Phântíchvàtổnghợpnhữngkết quảnghiêncứu
lý thuyết, những khảo sát đánh giá,nhữngtư liệu, sáchbáo, tài liệu lý luận trongnướcvà
nước ngoài về GDKNS cho học sinhTHCS đểxâydựngcơ sở lý luậnchovấnđề
nghiên cứu.
-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp phỏng vấn: Phươngphápđượcthựchiệnnhằmtìmhiểuthực
trạngGDKNS cho học viên THCS vàtìm hiểuýkiến,thái độcủađối tượngđượcphỏng
vấnvề vai trò của cán bộ quản lý,GVCNtrongquảnlý côngtácGDKNS và GDKNS
chohọc sinh THCS.
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phươngphápnày đượcthựchiệnnhằm
thuthập thông tin về thực trạngvà vai tròcủacán bộquảnlý,GVCN trongquảnlýcông
tácGDKNS và GDKNS cho họcsinhTHCS.
+ Phương pháp xin ý kiếnchuyêngia: Phươngphápđượcthựchiệnđểđánh giá
tínhkhả thi của các giải pháp đượcđềxuất nhằm phát huyvai tròcủacánbộquản lý,
GVCNtrong việc quản lý công tácGD,GDKNS chohọcsinh THCS.
-Phương pháp trắc nghiệm: Sử dụngmột sốbài trắcnghiệm đượcđềxuất để
phát huy vai trò của cán bộ quảnlý,GVCN trongviệc quảnlý côngtácGD, GDKNS
chohọc sinh THCS.
+ Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý
các kết quả thực nghiệm và kết quả điều tra bằng phiếu hỏi từ đó tổng hợp
và xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê để rút ra những kết luận và
đánh giá khoa học.
7. Ýnghĩa của luận văn
Góp phần làmsáng tỏ thêm lý luậnQLGDtừ thựctiễnquảnlýGDKNS choHS
cáctrường THCS ở một quận trênđịabàn thành phốHồChí Minh.
Góp phần cung cấp nhữngluận cứ khoahọcgiúpcáccấp quảnlý trườngTHCS
vậndụng đề ra các biện pháp quảnlý GDKNS ở cáctrườngphổthôngnói chung,
THCS nói riêng.
8. Cấu trúc của luận văn
Gồm có phần mở đầu; 2chương,5tiết; kết luận,kiếnnghị; danhmục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
Chương1
CƠ SỞ LÝLUẬN VÀTHỰC TIỄN QUẢNLÝ GIÁO DỤC
KỸNĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌCCƠ SỞ TRÊN
ĐỊABÀN QUẬNPHÚNHUẬN,THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH
1.1. Giáo dục kỹ năng sốngvàquản lý giáodụckỹ năngsốngchohọcsinh
trung học cơ sở trên địa bàn quận Phú Nhuận
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở quận Phú
Nhuận
Cũng như học sinh THCS trongcảnước, họcsinhTHCS trênđịabànquậnPhú
Nhuận bao gồmcác em HS từ lớp6đến lớp9,tuổi từ 11đến15,16tuổi.Đâylà lứa tuổi
vị thành niên, lứa tuổi có vị trí đặc biệt quantrọngtrongthời kỳ phát triểncủa cácem; là
thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sangtuổi trưởngthànhvàđượcphảnánhbằngnhữngtên
gọi khác nhau như: “thời kỳ quáđộ”,“tuổi khóbảo”, “tuổi khủnghoảng”,“tuổi bất
trị”[51].
Đây là lứa tuổi có bước phát triển nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần,
các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn
(người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát
triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này.
Ởlứa tuổi của các emhọcsinh THCS có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ
con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ
thể, sự phát dục, điều kiện sống và hoạt động cụthể. Đồng thời, ở cùngmột độ
tuổi nhưng do hoàn cảnh điều kiệnsống, hoạt động,sinh hoạt khác nhaunêncác em
cómức độ phát triển khác nhautrongquátrìnhtrưởngthành,trongquátrìnhtrở thành
người lớn.
Có rất nhiều yếu tố tác động kìm hãm sự phát triểntrở thành người lớn
củacác em. Đó là yêu cầu chú tâm vào việc học tập, khôngđòi hỏi phải có những
nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế khôngmuốn cho các em tham giavào
cáchoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình,nhàtrườngvà của xã
hội.Bên cạnh những yếu tố tác độngkìm hãm, cácem cũngđangchịusự chi phối của
nhiềuyếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển trở thành người lớn.Đólà sự gia tăng về
thể chất, về GD, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời
sống đòi hỏi các em phải lao động nhiều đểsinh sống. Điều đó làm chocácem sớm
cótính độc lập, tự chủ hơn, tự khẳngđịnhmình hơn...
Quá trình phát triển ở lứa tuổi họcsinh THCS cóthể xảy ra theo cáchướng
sau:
-Một số em, tri thức sách vở giúpcácemmở rộngtầm hiểu biết, song còn
nhiều mặt trong đời sống thựctế thì các em hiểu biết hạnchế, thậm chí rất ít,chưa
được định hình.
-Có những em ít quan tâm đến việc học tậpở nhà trường, màchỉ quan tâm
đến những vấn đề cuộc sống, sở thíchcá nhân, làm thế nào cho phù hợp với “mốt”,
coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với
họ về các vấn đề trong cuộc sống đểtỏ ra mình cũng như người lớn,đãtrưởng
thành, đã có thể độc lập trong suy nghĩ vàhànhđộng.
-Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn rabên ngoài, nhưng
thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: dũng
cảm, tự chủ, độc lập, e ấp, dịu dàng, … không còn quan hệ với bạn khác phái
như trẻ con.
Lứa tuổi của các emhọcsinh THCS làlứatuổi -thời kỳ giữ vị trí quantrọng
trongquá trình phát triển nhân cách.Đólàthời kỳtừngbướchình thành quan điểm xã
hội và đạo đức nhân cách làm cơ sở tiếp tục phát triển trong lứa tuổi thanh niên
[52].
Với đặc điểmtâm, sinh lý củalứatuổi họcsinhTHCS, đặt trongđiềukiệnkinh
tế,chính trị, văn hoá, xã hội của một trongnhữngquận trungtâmcủathànhphốHồ Chí
Minhvới những tác động đa chiều, cảtíchcựcvàtiêucực đangđặt rađối với cácem
phải có KNS cần thiết; đặt ra trước cácnhàtrường,cácnhàquản lý phải làm tốt việc
GDKNS cho các em. Phải chuẩnbị chocác em một cách chuđáonhất để làm chủđược
bảnthân trong một xã hội đầy biếnđộnghiệnnay.
1.1.2. Các khái niệm về Kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trung học cơ sở”
Khái niệm kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở
KNS (life skills) là cụm tự đượcsử dụngrộngrãi nhằmvàomọi lứatuổi trong
lĩnhvực hoạt động. “KN” gợi lênkhảnăng thaotác,thựchiệnchínhxácmột hoạt động
nàođó. Hiện nay, xung quanh khái niệm KNS,còncónhiềuđịnhnghĩakhácnhau:
UNESCO dựa trên cơ sở 4mục tiêucơ bản củaviệchọc: “Học đểbiết -Học để
làm -Học để là chính mình -Học đểcùngchungsống”, đãđưarađịnhnghĩa“KNS là
nănglực cá nhân để thực hiện đầyđủcác chứcnăngvàthamgiavàocuộc sốnghàng
ngày” [53].
Theo quan niệm của UNESCO[54],KNS gồm:
-Các KN cơ bản: KNđọc, viết,tínhtoán chocácchứcnăng hàngngày.Những
KNnày không mang đặc trưng tâmlýmà lànềntảngcho nhữngnănglựcthựchiệncác
chứcnăng của cuộc sống.
-Các KNchung: (KNnhậnthức,KNcảm xúc,KNxãhội) như cácKNraquyết
định,KNtư duy phê phán, KNlàmviệc nhóm, KN giaotiếp…
-Các KNtrong tình huống,ngữ cảnh,vấnđềcụthểcủa đời sốngxãhội như: các
vấnđề về giới, giới tính; các vấnđề vềphòngchốngHIV/AIDS,ma túy,rượu,thuốclá;
cácvấn đề về môi trường, phòngchốngbạolực; các vấnđềvềgiađình,trườnghọc; các
vấnđề về sức khỏe và dinh dưỡng...
Mỗi cá nhân phải có đầy đủ3nhómkỹnăngthànhtốnói trên trongsự thống
nhất và tính chỉnh thể chặt chẽ.
WHOdựa trên lý thuyết họctậpxãhội của Bandura(1977),tứclànhấnmạnh sự
họctập qua quá trình trải nghiệmcủa conngười,quasự tíchlũykinhnghiệmsống, cấu
trúckinh nghiệmvà chủ động nắm lấy kinhnghiệm, đãđịnhnghĩa: “KNSlànhững
nănglực giao tiếp đáp ứng và nhữnghànhvi tíchcực củacánhâncóthểgiải quyết có
hiệuquả những yêu cầu và tháchthứccủa cuộcsốnghàngngày” (life skills as“ abilies
foradaptive and positive behaviour that anable individuals todeal effectively withthe
demands and challengesof everyday life”) [42]. Cụ thểhơnthì KNS làmột nhómcác
nhậnthức, khả năng cá nhân cóthểgiúpconngười tạoranhữngquyết địnhđúngđắn.
giải quyết vấn đề, suy nghĩ một cáchsáng tạovàcóphêphán, giao tiếp hiệuquả,xây
dựngcác mối quan hệ lành mạnh, biết thôngcảm với người khác, biết sắpxếp cuộcsống
củamình theo cách khỏe mạnh vàhiệuquả.
Theo quan niệm của WHO [42], các KNS được phân loại thành 3 nhóm:
- Nhóm các KN nhận thức gồm KN tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định
giá trị, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vấn đề …
-Nhómcác KNxã hội gồmKNgiaotiếp,KNcảm thông,KNhợptác,KNlàm
việcnhóm ,…
-Nhómcác KNcảmxúcgồm KNứngphóvới cảm xúc,KNứngphóvới căng
thẳng, tự giám sát và điều chỉnhcảm xúc…
UNICEF quan niệm: “KNS lànhữngKN tâmlýxãhội cóliênquanđến tri thức,
những giá trị và thái độ, cuối cùng thểhiệnrabằngnhững hànhvi làmchocáccánhân
cóthể thích nghi và giải quyết cóhiệuquảcác yêucầuvàthách thức củacuộcsống”
[54]. GDdựa trên KNS cơ bản làsự thay đổi tronghànhvi hay một sự phát triểnhànhvi
nhằm tạo sự cân bằng giữa kiếnthức,thái độvàhànhvi.Ngắngọnnhất đólàkhảnăng
chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ(tađangnghĩ gì,cảmxúc như thế nào,hay
tintưởng vào giá trị nào) thành hànhđộng(làm gì vàlàm như thếnào).
Quan niệm của UNICEF chỉ rõKNS được phânthành3nhóm:
-NhómKN xã hội gồm KNgiaotiếp(Truyềnthôngbằnglời vàkhôngbằnglời;
Lắngnghe tích cực; Biểu lộ cảmxúc, phảnhồi; KNquanhệ,tươngtácliênnhâncách),
KNđàm phán, thương lượng, từ chối (Thươnglượngvàxử lý mâu thuẫn; KNtự khẳng
định; KNtừ chối), KNquan hệxãhội,KNlàmviệcnhóm/hợp tác,KN thấu cảm, KN
độngviên (KNảnh hưởng và thuyết phục; KNtạomạng lưới vàđộngviên).
-NhómKN phát triển nhậnthứcgồmKNraquyết địnhvàgiải quyết vấnđề,KN
thuthập thông tin (Đánh giá hệ quảtươnglai củanhữnghànhđộnghiệntại với bảnthân
vàngười khác; Xác định các giải phápkhácnhau chovấnđề; KNphântíchảnhhưởng
củacác giá trị, thái độ, động cơ của bảnthânvàngười khác),KNsuy nghĩ có phánđoán,
KNtư duy sáng tạo.
-NhómKN đối phó với cảm xúcvàlàm chủbảnthângồm KNquản lý căng
thẳng(Quản lý thời gian; Tư duytíchcực; Kỹthuật cơ bản) KN quảnlý cảm xúc(Làm
chủsự tức giận; Xử lý những đaubuồnvà loâu; Đối phóvới nhữngmất mát, lạmdụng,
chấnthương), KNtự điều chỉnh(Ýthứcvề giá trị bảnthân/ KNxây dựngsự tự tin; Ý
thứcvề bản thân, bao gồmý thứcvề quyền,ảnhhưởng,giátrị,thái độ,mặt mạnh, mặt
yếucủa bản thân).
Tuy còn có sự khác nhauvềquanniệm KNS,nhưngcáctổchức UNESCO,
WHOvà UNICEF đều đã thốngnhất 10KNS cơ bản,đượcxem như cần thiết nhất cho
tất cảmọi người, trong đó có học sinhTHCS: KNraquyết định; KNgiải quyết vấnđề;
KNtư duy sáng tạo; KNtư duy phêphán/ suy nghĩ có phánđoán; KNtruyềnthôngcó
hiệuquả; KNgiao tiếp giữa người vàngười; KNtự nhậnthứcbảnnăng; Khả năngthấu
cảm; KNứng phó với cảm xúc; KNứngphóvới stress.
Hiện nay, ở trong nước cũng có nhiều quan niệm khác nhau về KNS.
Trong bài viết “Khái niệm KNS nhìn từ góc độ tâm lý học”, GS. Nguyễn
Quang Uẩn, ĐHSP Hà Nội đã xem xét KNS dưới góc độ tâm lý học, tác giả
cho rằng cuộc sống của con người diễn ra bằng hoạt động sống, với sự đan xen
của dòng “hoạt động có đối tượng” và “mối quan hệ giao tiếp - ứng xử” giữa
con người với con người, đó là hai mặt của mối quan hệ tương tác lẫn nhau, tạo
nên cuộc sống đích thực của mỗi con người. Trong hệ thống các KN cơ bản có
tính tổng hợp và phức tạp của hoạt động sống của con người có các KNS. Do
đó tác giả Nguyễn Quang Uẩn quan niệm: “KNS là một tổ hợp phức tạp của
một hệ thống các KN nói lên năng lực sống của con người, giúp con người
thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống hàng ngày có kết quả, trong
những điều kiện xác định của cuộc sống”, theo tác giả KNS gồm 3 nhóm KN:
-KN về cuộc sống cá nhângồm KNsinhhoạt cá nhân; KNrènluyệngiữ sức
khỏe; KNtự nhận thức bản thân; KNtự ýthứcvàcó tráchnhiệmvới cá nhân; KNtự
xácđịnh mục đích, kế hoạch cuốcsống.
-KN quan hệ với người khác,với cộngđồng,với xãhội gồm KNgiaotiếp,ứng
xử; KNthiết lập và duy trì các mối quanhệliênnhâncách; KNthựchiệncáchành vi
vănhóa xã hội; KNthích ứng xãhội.
-KN thực hành công việcgồm KNxác địnhmục tiêucôngviệc; KNlựachọn
vàxác định các giá trị; KNgiải quyết các vấnđềphát sinh trongcôngviệc; KNthực
hiệncác công việc có kết quả; KNđánhgiá côngviệcvàrút kinhnghiệm vềcôngviệc;
KNchuẩn bị cho các công việctiếptheo.
Trong cuốn "KNS cho vị thànhniên”, Th.S NguyễnThị Oanh quanniệm:
“KNS tư cách là đối tượng củaGDKNS lànănglựctâmlýxã hội đểđápứngvàđối
phóvới những yêu cầu và tháchthứccủacuộc sốnghàngngày”. Tác giảHuỳnhVăn
Sơn quan niệm: “KNS là nhữngKN tinhthầnhaynhữngKN tâmlý.KN tâmlý–xãhội
cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại vàthíchứngvới cuộcsống” [35]. Tác giảchorằng,
KNS nhìn dưới góc độ năng lựctâm lý lànhữngKNgiúpconngười tồntại vềmặt thể
chất và mặt tâmlý.
Từ những phân tích trên chothấy,KNS luôncần thiết chomọi người.Song,với
mỗi đối tượng cụ thể, xuất phát từ đặcđiểm cánhân,nhucầu cuộcsống, đòi hỏi của
côngviệc và môi trường sống cụthểmà yêucầuKNS cũngcósự khácnhau.Các em
họcsinh THCS, với công việc chínhlàhọctậpvàrènluyệnđểtrở thànhnhữngngười
conngoan, trò giỏi, bạn tốt và saunày lànhữngcôngdâncóíchchoxãhội thì KNS cần
cóphải phù hợp với điều kiện thựctếcuộc sốngcủagiađình,nhà trườngTHCS vàmôi
trường xung quanh.
Vì vậy, có thể quan niệm: KNScủa họcsinhTHCSlàmột tổhợpphức tạpcủa
một hệ thống các KN phản ánh nănglựcsống củacácem, giúpcácemthực hiệnviệc
họctập và thamgia vào các hoạt độngtrong cuộcsống hàngngàycủagiađình,nhà
trường và môi trường xung quanhmột cáchcó hiệuquả.
Quan niệm trên đã chỉ rõ: KNS của cácemhọc sinhTHCS gồm 3nhóm KN
chính:
-NhómKN nhận biết vàsốngvới chínhmình.
-NhómKN nhận biết vàsốngvới nhữngngười xungquanh.
-NhómKN ra các quyết định.
Trên cơ sở các nhómKNchính,cần phải xuất phát từ thựctiễnKNvàrènluyện
KNS của các em để lựa chọn nội dung,hìnhthứcbiệnphápGDchophùhợp.Đó là
trách nhiệm của các nhà quản lý,cáclựclượngthamgiaGDKNS cho họcsinhTHCS.
Khái niệmgiáo dục kỹ năngsốngchohọc sinhtrunghọc cơ sở
GDKNS cho HS nói chung,họcsinh THCS trênđịabàn quậnPhúNhuậnnói
riênglà một vấn đề xã hội, là trách nhiệm củanhiềulựclượng,từ giađình,nhàtrườngvà
cácđoàn thể xã hội; phải tuân thủnghiêm ngặt quanđiểm, chủtrương,chính sáchcủa
Đảng và Nhà nước; phải tuân theonhữngquy định,quy trìnhchặt chẽ phùhợpvới điều
kiệnthực tại của từng nhà trường,từngđối tượngvàphải đạt được mục tiêuxácđịnh.
Việc GDKNS chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết
cho các em HS để các em có thể hoạt độngđộc lập và chủ động tránh được những
khó khăn trong thực tế cuộc sống.
Đối với các em HS, nhất làcác em HS bậc THCS, GDKNS là môn học
trang bị những tri thức giúp các em hình thành những KNS cần thiết, phù hợp
với từng giai đoạn phát triển vàđiềukiệnsống cụthể. Thông qua hoạt động
GDKNS sẽ trang bị thêm cho các em những KN tự chủ, KN nói không, khả
năng tự đưa ra quyết định và thích nghi, biết chấp nhận, hóa giải được những
tác động tiêu cực trong cuộc sống chung quanh[1].
GDKNS là hoạt động giúp cho cácemHS có khả năng về mặt tâm lý xã
hội để phán đoán và ra quyết định tích cực, nghĩa là để “nói không với cái xấu”
[31]. Nhưng GDKNS cho cácem không phải là đưa ra những lời giải đơn giản
cho những câu hỏi thông thường mà GDKNS phải nhằm hướng đến thay đổi
hành vi. GDKNS cho HS chỉ đạt được kết quả tốt khi có sự tác động đồng thời
của các LLGD: Nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội.
Đồng thời GDKNS choHS cóhiệuquảcao khi cáclựclượngtham giaGD,
QLGD nhận thức đúng đắn đặcđiểmtâmsinh lý lứa tuổi; xác địnhchínhxácmục tiêu,
nội dung GDKNS, phối hợp với cáchìnhthứcGDphongphú.
GDKNS là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đếncácem học
sinhTHCS nhằm giúp các em có những kiến thức về cuộc sống, có những thao
tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá
nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung
quanh và với chính mình, giúp cácem HS phát triển nhâncách đúng đắn, hoàn
thànhtốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện.
-Mục tiêu: Trang bị chocác em họcsinhTHCS nhữngkiếnthứccần thiết về
bảnthân, công việc và các chuẩnmực xã hội đểtừ đó,cácemrènluyệnhànhvi ứngxử
với chính bản thân, với việc họctập,với mọi người tronggia đình,bạnbè,thầy cô,hàng
xóm láng giềng, với các hoạt độngchung trongnhàtrường,xãhội phùhợpvới khảnăng
củacác em và điều kiện thực tế các em đangsống.
-Chủ thể, lực lượng thamgiaGDKNS: Nhữngngười tronggiađình(bốmẹ, anh
chị); đội ngũ cán bộ quản lý, GVtrongnhà trường; cánbộcác tổchứcđoàn,đội trong
nhàtrường và ở địa phương.
- Nội dung GDKNS: KNS là những KN mang tính cá nhân và xã hội cần
thiết đối với các em HS, giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một
cách tự tin hơn, phù hợp với điềukiệncácemsống, quađógópphần hoàn thiện bản
thântrước những đòi hỏi của cuộcsống. Theo đó nhóm KN chính sau đây cần
được giảng dạy và rèn luyện cho các em:
Nhóm KN nhận biết và sống với chính mình
+ KN tự nhận thức: Là KN đòi hỏi mỗi em HS, trước hết, cần phải tự
nhận biết và hiểu rõ bản thân, hiểu rõnhững tiềm năng, tình cảm, những xúc cảm
cũngnhư vị trí của các em trong cuộc sống và xã hội, cả những mặt mạnh và
mặt yếu của các em nữa. Khi các em càng nhận thức được khả năng của mình,
cácemcàng có khả năng sử dụng các KNS khác một cách có hiệu quả và càng
có khả năng lựa chọn những gì phù hợp với các điều kiện sẵn có với bản thân,
với xã hội mà các em sống và với khả năng của bản thân các em nữa. Các em
cũng cần có sự hiểu biết rõ ràng về bản sắc dân tộc và nền văn hóa mà từ đó
các em đã được sinh ra và cũng chính nền văn hóa đó đã tạo nên con người các
em.
+ Lòng tự trọng: Sự tự nhận thức đưa đến sự tự trọng. Khi các em tự
nhận thức được năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình trong cộng
đồng thì lòng tự trọng được mô tả như là ”sự nhận thức những điều tốt đẹp của
bản thân”. Nó còn đề cập đến việc các em cảm nhận như thế nào những khía
cạnh mang tính cá nhân như diện mạo, khả năng và hành vi… và các em sẽ phát
triển như thế nào trên cơ sở những kinh nghiệm bản thân để trở nên thành thạo
và thành công khi làm những điều mà các em dự định.
Tuy nhiên, lòng tự trọng bị ảnh hưởng một cách mạnh mẽ bởi mối quan
hệ của các em với những người khác. Những người lớn tuổi có ảnh hưởng đến
các em như bố mẹ, các thành viên trong gia đình, thầy cô giáo và cả bạn bè đồng
lứa có thể hoặc trợ giúp nhằm phát triển hoặc làm mất sự tự trọng của các em
qua những mối quan hệ, tiếp xúc của họ đối với các em.
+ Sự kiên quyết: Sự kiên quyết hay tính kiên định có nghĩa là nhận biết
được những gì bản thân các em muốn và tại sao lại muốn, đồngthời là khả năng
tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì bản thân các em muốn trong
những hoàn cảnh cụ thể bao gồm một loạt các tình huống khác nhau như: từ chối
sự tán tỉnh, cám dỗ; thuyết phục người khác đồng thuận theo mình; nêu gương,
kêu gọi, hướng dẫn mọi người làm những việc có lợi cho cộng đồng… Tuy
nhiên, cách thể hiện tính kiên định có liên quan đến văn hóa và việc lắng nghe,
đánh giá những điều người khác cảm nhận và mong muốn bởi vì kiên định là
biết được nhu cầu và quyền của các em, cũng như điều các em mong muốn và
thực hiện những điều đó có xét tới nhu cầu,quyềnvà mong muốncủa người khác.
+ Đương đầu với cảm xúc: Xúc cảm là sự phản ánh rõ nét bản chất của
mỗi em HS. Những cảm xúc như sợ hãi, yêuthích, e thẹn, phẫn nộ, mong muốn
được thừa nhận… hoàn toàn mang tính chủ quan và thường có là do đáp ứng
một cách tức thời đối với tình huống. Vì thế mà chúng không thể đoán trước
được và có thể dễ dàng đưa các em đến những hành vi mà sau này sẽ phải hối
tiếc.
Do vậy, việc xác định và sau đó là đối phó với những cảm xúc là khả
năng cho thấy rằng các em có thể nhận thấy và phải tính đến những xúc cảm của
các em cùng nguyên nhân cụ thể của chúng để cónhững quyết định chế ngự,
không để cho những cảm xúc của bản thân chi phối.
+ Đương đầu với căng thẳng (KN ứng phó với stress): Căng thẳng là
một phần hiển nhiên của cuộc sống. Những vấn đề trắc trở của bản thân, của bạn
bè thân thiết, của các thành viêntrong gia đình; những mối quan hệ bị đổ vỡ…
là những minh họa các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống của các em.
Trong những mức độ hữu hạn, khi các em có khả năngđươngđầu với sự căng
thẳng thì căng thẳng lại có thể là một nhân tố tích cực bởi vì chính những sức ép
của sự căng thẳng đó buộc các em phải tập trung vào công việc của mình và
hưởng ứng một cách thích hợp. Tuy nhiên, sự căngthẳng còn có một sức mạnh
hủy diệt cuộc sống của các em nếu sự căng thẳng đó quá lớn và không giải toả
nổi. Do đó, cũng như KN đối phó với cảm xúc, các em HS cần phải có khả
năngnhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả cũngnhư biết cách khắc
phục nó.
Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với những người xung quanh
+ Mối quan hệ giữa các cá nhân: Các mối quanhệlà bản chất của cuộc
sống. Chúng có hình thái và quy mô khác nhau. Khi các em lớn lên, các em
phải phát triển các mối quan hệ với những người lớn có vai trò quan trọng trong
cuộc sống của các em như bố mẹ, họ hàng, láng giềng, thầy cô giáo... với
những con người mà các em gặp gỡ trongcuộc sốngnhư bạn bè của bố mẹ,
những người bán hàng, những nhà lãnh đạo địaphương... với bạn bè đồng lứa
trong và ngoài trường lớp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể là bạn bè tốt,
thân thiết, ngang hàng được. Các em cần phải biết cách đối xử một cách phù
hợp trong từng mối quan hệ để chúng có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có
trong môi trường của chúng.
+ KN thiết lập tình bạn: Mỗi emHS cần có nhiều bạn để cùng chia sẻ các
hoạt động, niềm hy vọng, sự sợ hãi, chia sẻ cuộc sống và cả tham vọng. Việc
thiết lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất của cuộc đời. Vì vậy, cácemcần
phải nhận biết rằng tình bạn được hình thành như thế nào và phải thiết lập, phát
triển tình bạn ra sao để cả hai bên cùng đạt được những lợi ích chân chính.
Các em cần phải có khả năngnhận biết, để khi cần thiết, mạnh dạn khước
từ kiểu tình bạn có thể đưa cácem đến những hành vi nguy hiểm hoặc phạm tội
như hành vi sử dụng ma túy, trộm cắp,...
+ Sự cảm thông (KN thấu cảm): là khả năng tự đặt mình vào vị trí của
người khác khi các em phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn
cảnh hoặc do những hành động của chính bản thân các em gây ra để hiểu được
tình cảnh của các em và tìm ra cách giảm bớt gánh nặng bằng sự chia sẻ chân
tình với người đó thay vì lên án, thương hại hoặc coi khinh họ với bất kỳ lý do
nào. Cảm thông cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người đó để họ có thể tự quyết
định và đứng vững trên đôi chân của họ một cách nhanh chóng nhất.
+ Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè: Đối với các em họcsinhTHCS,
sức ép để bản thân được giống như các thành viên khác trong nhóm bạn là rất
lớn. Vì vậy, đứng vững trước sự lôi kéo củabạn bè cùng lứa là một KN rất quan
trọng. Nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc những việc làm trái ngược
củabạn bè cùng lứa khi họ gây ảnh hưởng và thói quen xấu thì bản thân cần
phải dũng cảm khước từ, phản đối, dừng ngay những đề xuất không thể chấp
nhận được đó, kiên quyết bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thâncho dù
có thể bị chế nhạo, đe dọa hoặc ghẻ lạnh từ nhóm bạn đó.
+ KN thương lượng: là một KN quan trọng trong mối quan hệ giữa các cá
nhân với nhau. KN này có liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông và mối
quan hệ giữa cá nhân với cá nhân cũng như khảnăng thoả hiệp những vấn đề
không có tính nguyên tắc của bản thân. KN thương lượng còn liên quan đến khả
năng đương đầu với những áp lực, sự đe dọa của hoàn cảnh, những rủi ro tiềm
tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè.
Cầnphải nhận định rõ vị trí của cá nhân và thiết lập kỹ sự hiểu biết lẫn nhau trong
các mối quan hệ để có KN thương lượng tốt.
+ KN giải quyết xung đột không dùng bạo lực: là KN có liên quan đến mối
quan hệ giữa các cá nhân với nhau, đến KN thương lượng và các KN đương
đầu với xúc cảm, với căng thẳng, lo âu. Xung đột là điều không thể tránh khỏi
và đôi khi lại là điều cần thiết, song KN giải quyết xung đột không dùng bạo
lực sẽ giúp cho những xung đột trở nêncó tính xây dựng.
+ KN giao tiếp có hiệu quả: Giao tiếp là bản chất của các mối quan hệ của
con người. Do vậy, một trong những KNS quan trọng nhất là khả năng giao tiếp
một cách có hiệu quả với mọi người. Khả năng này bao gồm cả KN lắng nghe và
hiểu được người khác thực hiện việc giao tiếp của họ như thế nào cũng như nhận
biết được nhiều cách giao tiếp của họ khác nhau ra sao.
Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả
+ Tư duy phê phán: Như đã nêu, các em lớn lên trong thế giới ngày nay
phải đối đầu với nhiều vấn đề, sự mong đợi, những đòi hỏi đa dạng, phức tạp và
trái ngược của bố mẹ, thầy cô, bạn bè... phải tiếp nhận, đáp ứng nhiều thông điệp
của các phương tiện truyền thôngđại chúng, của các nhà lãnh đạo, của quảng cáo,
của âm nhạc, tôn giáo... Vì thế, cácem cần phải có khả năng phân tích, gạn lọc,
phê phán để có được quyết định phù hợp.
+ Tư duy sáng tạo: Trong cuộc sống, cácem thường xuyên bị đặt vào
những hoàn cảnh bất ngờ và bất thường. Do vậy, cácem cần phải có tư duy sáng
tạo nghĩa là có khả năng tiếp cận với sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng
mới, cách sắp xếp và tổ chức mới để có thể có một hoặc nhiều phương cách đáp
ứng lại những hoàn cảnh đó một cách phù hợp.
+ KN ra quyết định: Mỗi ngày, mỗi người đều phải đứng trước những
lựa chọn để ra những quyết định. Có những quyết định tương đối đơn giản và
có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng cuộc sống nhưng cũng
có những quyết định nghiêm túcliên quanđến các mối quan hệ, đến tương lai
cuộc đời. Do đó, khi không thể đáp ứng liền một lúc những nhu cầu khácnhau,
cácem cần có khả năng lựa chọn để ra một quyết định có hiệu quả, đồng thời phải
ý thức được các tình huống có thểxảy ra, phải lường được những hậu quả trước
khi ra quyết định từ sự lựa chọn của mình.
+ KN giải quyết vấn đề: là khả năng xem xét tình hình một cách cẩn
thận, phân tích những vấn đề gì đangtồn tại và xác định các bước nhằm cải thiện
tình hình. Đây là KN có liên quan đến KN raquyết định và nhiều KN khác. Chỉ
khi trải qua thực hành việc ra quyết định và giải quyết vấn đề thì các em mới có
thể xây dựng được những KN cần thiết để có thể có những lựachọn tốt nhất
trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà các em phải đương đầu.
+ Hình thức, biện pháp GDKNS chohọcsinh THCS: GDKNS chohọcsinh
THCS trên địa bàn quận Phú Nhuậncầnphải vậndụnglinhhoạt,sáng tạocác hình thức,
biệnpháp, phù hợp với điều kiệnthựctếcủa từngnhà trường,từngđịaphương.Cóthể
nêumột số hình thức biện pháp sau: lồngghépvàochươngtrìnhhọctậpvàrènluyện
chínhkhoá; tổ chức các hoạt độngngoại khoátrongnhà trườngvàở các địaphương; tổ
chứccác hoạt động của đoàn, đội; thôngquacác hoạt độngthực tếở giađình; hướng
dẫn,giúp đỡ của người thân, thầycôgiáo...
1.1.3. Quản lý giáo dục kỹnăngsống chohọcsinh trunghọccơsở
Quản lý GDKNS là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổ
chức các hoạt động của GV, HS và các LLGD khác, huy động tối đa các nguồn
lực xã hội để nâng cao chất lượng GDKNS cho các em trong nhà trường.
Quản lý GDKNS chính lànhữngcôngviệc củanhàtrườngmà người cánbộ
quảnlý trường học thực hiện nhữngchứcnăngquảnlýđểtổchức,thựchiện côngtác
GDKNS. Đó chính là những hoạt độngcóýthức,có kếhoạchvàhướngđíchcủa chủ
thểquản lý tác động tới các hoạt độngGDKNS chocác em HS trongnhàtrườngnhằm
thựchiện các chức năng, nhiệm vụmà tiêuđiểm làquátrìnhGDvàdạy KNS chocác
em HS.
Vì vậy, có thể quan niệm: QuảnlýGDKNS trongnhàtrường làmột hệthống
những tác động sư phạmhợp lývàcóhướngđíchcủa chủthểquảnlýđếntậpthểGV,
HS,các lực lượng xã hội trong vàngoài nhàtrường nhằmhuyđộngvàphối hợpsức
lực,trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt độngGDKNS chocácem HSnhằmhoànthànhcó
chất lượng và hiệu quả mục tiêuGD vàrènluyện KNSphùhợpvới yêucầu côngviệc
họctập, điều kiện sống cụ thể củatừngem.
Quản lý GDKNS cho học sinhTHCS làmột quátrìnhlâudài, khókhăn,phức
tạpđược hình thành có chọn lọctheotừngnhómHS vàmang tínhcá thể hóarất cao. Để
việcquản lý GDKNS cho HS có hiệuquả,đội ngũcánbộquảnlý,trướchết làBan
Giám hiệu nhà trường cần tổ chứcphối hợpchặt chẽ cácLLGD: Hội đồngsư phạm, tổ
chứcđoàn, đội, ban đại diện cha mẹ HS,vàcácLLGDkhácngoài cộngđồngvàxã hội.
Nhàtrường phải là chiếc cầu nối giữagiađìnhvàxã hội đểGDhọcsinh,trêncơ sở xác
địnhcụ thể những giá trị và mức độphùhợpvới tâm, sinh lý,độtuổi củahọcsinh
THCS. Hiện nay, khi Bộ GD&ĐT chưacó chươngtrìnhGDgiátrị sốngthốngnhất cho
toànquốc, mỗi nhà trường cần thốngnhất chươngtrìnhGDtheo từngcấp độở cáckhối
lớp,quy định thời lượng, nội dungGDriêngchotừngkhối lớp.Hiệutrưởngcầnđặcbiệt
quantâm đến nội dung, hình thứcgiờ sinhhoạt lớpđểtíchhợpgiáo dụcgiátrị sống
thíchhợp; xây dựng kế hoạch GD giá trị sống chotừngđối tượngtrongnhàtrường,
đồngthời thường xuyên điều chỉnhkếhoạchcho phùhợptrongquátrìnhthực hiện; lấy
đội ngũ GVlàm nòng cốt để đề xuất,xây dựngkếhoạchvàtriểnkhai thựchiệnsao cho
nhàtrường luôn ở thế chủ đạo vàquyết định,cònHS luôngiữ vai tròchủ động,tự tin
tronghọc tập, tu dưỡng.
Quản lý GDKNS cho học sinh THCS cần tập trung vào các nội dung sau:
- Quản lý kế hoạch GDKNS chohọc sinhTHCS: Quảnlýkếhoạch GDKNS
baogồm quản lý việc xây dựngkế hoạchhoạt độngthườngxuyên,kếhoạch hoạt động
theochủ điểm, kế hoạch bồi dưỡngđội ngũGV,GVCN, GVbộmôn..., cộngtác viên
GDKNS, kế hoạch đầu tư và sử dụngcơ sở vật chất cũngnhư các điềukiệnthựchiện,
kếhoạch phối hợp các LLGD, kếhoạchkiểmtrađánhgiákết quả hoạt độngGDKNS;
-Quản lý về chương trìnhnội dungGDKNS: Việc quảnlý chươngtrìnhnội
dungGDKNS bao gồmquản lýtừ việcchỉ đạo đội ngũxây dựngchươngtrìnhnội dung
chođến việc tổ chức thực hiện nhữngnội dungđóvà kiểm trakết quả đạt đượcnhư thế
nào;
-Quản lý đội ngũ thực hiện GDKNS: Quảnlý đội ngũcánbộquảnlý,đội ngũ
GV,đội ngũ cán bộ đoàn, đội vàcác lựclượngthựchiệnhoạt độngGDKNS chocác em
họcsinh THCS;
-Quản lý việc phối hợp cáclựclượngthựchiệnhoạt độngGDKNS: Hoạt động
GDKNS diễn ra trong nhà trườngvàngoài nhàtrường,cácLLGDcó ảnhhưởngtới
hoạt động đó là: các đoàn thể, tổchứcchínhtrị - xãhội trongnhà trườngvàngoài nhà
trường, phụ huynh, cộng đồng xã hội,cáctrungtâm huấnluyệnvàbồi dưỡngKNS cho
HS.
-Quản lý việc kiểm tra đánhgiákết quả hoạt độngGDKNS: Cách đánhgiáchất
lượng GDđúng đắn, đầy đủ sẽ giúpnângcaochất lượngGD, đápứngmục tiêuGDđề
ra.Như vậy sản phẩm GDcon người phải đượcđánhgiátrêncácmặt: chất lượngkiến
thức(văn hoá), chất lượng kỹ năng (kỹnăngsống), chất lượngthái độ(đạođức).Kết
quảGDcuối cùng được đánh giáquahànhvi,kỹ năngcủa cácemHS.
-Quản lý việc đầu tư, phát triển vàsử dụngcơ sở vật chất,trangthiết bị phụcvụ
choquá trình GDKNS trong nhàtrườngcũngnhư củatừngtổchức,từnghoạt độngcụ
thể.Cần nắm rõ mức độ đáp ứng,khảnăng tăngcườngvàtínhhiệuquảcủatừngloại
côngcụ, phương tiện.
1.1.4. Biện pháp quản lýgiáodục kỹnăngsống chohọcsinh trunghọccơsở
Biện pháp theo nghĩa chungnhất làcáchlàmđể thực hiệnmột côngviệcnàođó
nhằm đạt được mục đích đề ra. Cần phânbiệt biệnphápvới phươngpháp,giải pháp.
Điểm giống nhau của các khái niệm này làđềunói vềcách làm, cáchtiếnhành một công
việc.Tuy vậy, giữa phương pháp,giải pháp,cách thứcvàbiệnphápcũngcónhững
những điểm khác nhau. Biện phápchủyếunhấnmạnh đếncáchlàm, cách hànhđộngcụ
thể.Phương pháp nhấn mạnh đếntrìnhtự các bướccóquanhệ với nhau (tạonênmột hệ
thống) để tiến hành công việc cómục đích.Còn giải phápkhôngchỉ nói đếncách hành
độngmà còn nói đến tư tưởng hànhđộng; giải phápgồm hệthốngnhữngýnghĩ cùng
với những quyết định và hành độngtheosau, dẫntới sự khắc phụcmột khókhăn.
Khái niệm biện pháp có nhữngđiểmgiốngso với cáckhái niệmnói trên,songcó
điểm riêng là nhấn mạnh đến cáchlàm, cách hànhđộngcụthể.Nói đến biện phápquản
lý làđề cập tới cách triển khai hoạt độngquản lý một đối tượngcụthểtrongnhữngđiều
kiện,hoàn cảnh cụ thể. Có nhiềucách tiếp cậnđểđềxuất biệnpháp quảnlý: xácđịnh
biệnpháp quản lý tương ứng cácphươngpháp quảnlý; xácđịnhbiệnphápquảnlý
tương ứng với các thành tố cấu trúccủacác đối tượngquảnlý hoặcđượcxácđịnhtheo
chứcnăng, nhiệmvụ quản lý... Từ cáchtiếpcận trên,có thể quanniệm: Biệnphápquản
lýhoạt động GDKNS cho học sinh THCS làtổnghợpcác cáchthức củachủthểquảnlý
tácđộng một cách khoa học, hợplý(có mụcđích,tự giác,cókếhoạch,hệ thống)đến
cáclực lượng tham gia vào quátrìnhGDKNS chohọcsinh THCSnhằmtrang bị cho
cácemnhững hiểu biết cần thiết vàcósự chuyển biến vềhànhvi ứngxử với bảnthân,
nhiệmvụ học tập, môi trường xungquanhphùhợpvới các chuẩnmực xãhội vàđiều
kiệnsống cụ thể của các em.
Đó là quá trình vận dụng tổng hợp các phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động GDKNS cho học sinh THCS, phát huy vai trò từ chủ thể quản lý và
vai trò tự bồi dưỡng của đối tượng quản lý là các em HS các trường THCS cùng
các nhân tố liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình GDKNS cho HS.
Khái niệm trên cho thấy tínhhướngđíchcủabiệnphápquản lý GDKNS chohọc
sinhTHCS là tập trung GDnhữngkỹ năngcầnthiết giúpcác em tự nhậnthức,đánhgiá
đúngbản thân; nhận rõ công việccầnlàm, các mối quanhệcầngiải quyết vàcónhững
hànhvi ứng xử phù hợp, đúng đắn.
Biện pháp quản lý GDKNS đượccoi làtổnghợpcáccách thứctácđộngcủa chủ
thểquản lý tới đối tượng quản lý thôngquahệthốngcácyếutốđảm bảo: thôngqua
chương trình chính khoá, ngoại khoá,hoạt độngcủacác tổchức,giúpđỡ rènluyệncủa
giađình... Các biện pháp đó là:
-Kế hoạch hoá hoạt độngGDKNS.
-Tổ chức và điều hành cáchoạt độngGDKNS.
-Kiểmtra, giámsát việcthựchiệncác hoạt độngGDKNS.
-Đánh giá kết quả GDKNS
-Tạo ra các điều kiện thuận lợi cho cáchoạt độngGDKNS.
Biện pháp quản lý tổ chứchoạt độngGDKNS chohọcsinh THCS làmột thể
thốngnhất chặt chẽ, có mối quan hệbiệnchứngtácđộnglẫnnhau.Trong quátrình
GDKNS, các chủ thể quản lý khôngđượcxem nhẹbiệnphápnào. Cầnxuất phát từ tình
hìnhthực tế để có sự vận dụng linhhoạt,sángtạo.
1.2. Thực trạng quản lýgiáodụckỹ năngsống chohọcsinh trunghọccơ sở
ởquận Phú Nhuận, thành phốHồChí Minh
1.2.1. Một số nét về giáodụcphổthôngcủaquận Phú Nhuận
Hiện nay, trên địa bàn quậnPhúNhuậncó 20trườngmầm non(trongđócó05
trường tư thục), 14 trường tiểu học,09trườngTHCS (trongđócó03trườngtư thục).02
trường THPT, 01 Trung tâmgiáo dụcthườngxuyên,01Trungtâm dạy nghề,01Trung
tâm bồi dưỡng chính trị.
Trong phạm vi nghiên cứucủađề tài,tácgiảđãdùngphươngphápphỏngvấn,
lấy phiếu tham khảo của 250 cánbộquảnlývàgiáoviên; đồngthời phỏngvấn(78em
HS THCS), lấy phiếu trắc nghiệm, thamkhảotự đánhgiá của600họcsinhTHCS tiến
hànhđánh giá, phân tích thực trạngGDKNS,quảnlýGDKNS choHS tại 06trường
THCS công lập trên địa bàn quậnPhúNhuận,thànhphốHồChí Minh,gồm có: Trường
THCS Cầu Kiệu, THCS Châu VănLiêm, THCS ĐộcLập,THCS Ngô Tất Tố, THCS
NgôMây và THCS Sông Đà.
* Thông tin về cán bộ, giáoviên
Tổng Nữ
Trình độ chuyên môn Thâm niên công tác
ĐH
Sau
ĐH CĐ
Dưới 5
năm
Từ 6
-15
năm
Từ 16 -25
năm
Trên 25
năm
SL SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
CBQL 18 11 61 12 67 6 33,3 10 55,5 8 44,4
Giáo
viên
304 210 69 287 94,4 7 2,3 10 3,3 47 15,5 63 21 119 39 75 25
* Thông tin về học sinh
Khối lớp Số lớp
Tổng số
HS
Nữ Dân tộc khác
Thành phần gia đình
CB-CNV Lao động
SL % SL % SL % SL %
6 45 1181 874 74,0 62 5,2 783 66,2 398 33,8
7 43 1790 900 50,3 44 2,5 816 46,0 974 54,0
8 38 1521 787 51,7 45 3,0 693 46,0 828 54,0
9 38 1441 774 54,0 40 0,3 634 44,0 807 66
Tổng
cộng
164 6.564 3.335 50,8 191 2,9 2.926 44,5 3.638 55,4
1.2.2. Thực trạng quản lýnội dunggiáodục kỹnăngsống chohọcsinh trung
họccơ sở ở quận Phú Nhuận
Ghi chú
- Khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên
cứu về cách đánh giá một ý kiến: nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm chi bình
phương không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách
thể nghiên cứu về cách đánh giá ý kiến đó.
-Khi kiểm nghiệm F được dùng và2 cột trị số F vàP cótrong bảng:
+ Nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm F có sự khác biệt ý nghĩa thống kê
giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá ý kiến đó;
+ Nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm F không có sự khác biệt ý nghĩa thống
kê giữa các tham số của khách thểnghiên cứu về cách đánh giá một ý kiến đó.
- Khi kiểm nghiệm X2 được dùng và 2 cột trị số X2 và P có trong bảng:
+ Nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm chi bìnhphươngcósự khácbiệt ýnghĩathống
kêgiữa các thamsố của khách thểnghiêncứuvềcách đánhgiáýkiếnđó;
+ Nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm chi bìnhphươngkhôngcósự khácbiệt ýnghĩa
thốngkê giữa các thamsố của khách thể nghiêncứuvềcáchđánh giáýkiếnđó.
-Tùy theo thang đo, điểm trung bình cộng sẽ thay đổi. Trong phiếu thăm
dò ý kiến, có hai loại thang:
+ Đối với thang 5 bậc, thì trung bình cộng là 3;
+ Đối với thang 3 bậc, thì trung bình cộng là 2.
Theo kết quả này, có thểquy định về cácbậc như sau:
+ Đối với thang 5 bậc: Từ 4,5 đến 5: tốt; Từ 3,5 đến 4,4: khá; Từ 2,5
đến 3,4: trung bình; Dưới 2,4: kém.
+ Đối với thang 3 bậc: Từ 2,5 đến 3: tốt; Từ 1,5 đến 2,4: trung bình;
Dưới 1,4: kém.
Do đó, khi nhìn vào trung bình cộng của các câu, ta sẽbiết việc đánh giá ở
thứ bậc nào so với trung bình cộng.
- Một số từ viết tắt trong các bảng:
+ ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn;
+ TB: trung bình cộng;
+ N: số khách thể tham gia nghiên cứu.
Đánh giá của đội ngũ giáo viên
Bảng 1.1. Đánh giá của giáoviên vềKNS cầnthiết đối với họcsinhTHCS
(thang 5 bậc)
TT Kỹnăng TB ĐLTC
Thứ
bậc
1 KN kiếm sống và tay nghề 4,33 0,91 11
2 Những KN có liên quan đến thực hànhsức khỏe 4,38 0,64 8
3 Các KN vận động thểchất 4,27 0,57 13
4 Các KN có liên quan đến hành vi và giao tiếp 4,62 0,54 3
5 Các KN học tập 4,77 0,44 1
6 Ghi nhớ 4,30 0,63 12
7 Tính toán 4,19 0,68 14
8 Soạn thảo văn bản thông thường 3,91 0,73 19
9 Sắp xếp thời gian 4,43 0,57 7
10 Sáng tạo 4,34 0,68 10
11 Sống trong cộng đồng 4,48 0,54 6
12 Thông tin 4,18 0,66 15
13 Tự nhận biết bản thân 4,49 0,57 5
14 Giải quyết vấn đềriêng tư 4,01 0,69 18
15 Kiểm soát cảm xúc 4,12 0,68 17
16 Lập kế hoạch tàichính cho bản thân 3,89 0,82 20
17 Sống thực tế 4,17 0,55 16
18 Lịchthiệp 4,35 0,57 9
19 Nhận biết trách nhiệm 4,71 0,45 2
20 Vươn lên 4,59 0,54 4
Như vậy, kết quả điều tra cho thấy đội ngũ GV rất coi trọng các KN liên
quan đến học tập và tự ý thức của học sinh THCS, được đánh giá ở các thứ bậc
từ 1 đến 5; tiếp theo là những KN liên quan đến giao tiếp, lập kế hoạch, giữ gìn
sức khỏe; rồi đến các KN học tập thông thường như ghi nhớ, tính toán, trao đổi
thông tin, vận động thể chất và KN nghề nghiệp. Ngoài ra, những KN dành cho
người lớn tuổi hơn được xếp ở các thứ bậc từ 16 đến 20.
Nói cách khác, việc đánh giá của GV về các KNS cần cho học sinh THCS
mang tính thực tế và phù hợp với độ tuổi của các em. Điều này cho thấy trong
đội ngũ GV hiện nay đã có nhữngnhận thứckháđúngđắn về nội dung GDKNS
cho HS của mình.
Bảng 1.2. Đánh giá của giáo viên về KNS cần bồi dưỡng cho học sinh
THCS ( thang 5 bậc)
TT KN cần bồi dưỡng TB ĐLTC
Thứ
bậc
1 KNgiao tiếp 4,68 0,48 1
2 KN sử dụng máytính 4,26 0,60 23
3 KNứng xử 4,57 0,51 3
4 KN học tập 4,66 0,47 2
5 KNsống 4,49 0,54 7
6 KN định hướng các giá trị 3,96 0,66 43
7 KN chăm sóc sức khỏe 4,40 0,58 13
8 KN tư duy 4,48 0,56 8
9 KN quản lý trò chơi 3,43 0,69 59
10 KN thuyết phục 3,88 0,72 52
11 KN thương lượng 3,60 0,78 57
12 KN sử dụng trang thiết bị 3,98 0,68 42
13 KN quan tâm đến nhu cầu của người khác 3,90 0,73 49
14 KN biết đặt mình vào vai tròcủa người khác 4,06 0,66 36
15 KN tử tế với những người xung quanh. 4,38 0,68 14
16 KN diễn tả một cách hoạt bátqua viết và nói. 4,10 0,73 34
17 KN lý giải một cách hoạt bátqua viết và nói. 4,02 0,73 38
18
KN thể hiện thái độ chừng mực trong giao tiếp với
người khác
4,13 0,67 31
19
KN sử dụng ngôn ngữ không lời trong giao tiếp
vớingười khác
3,40 0,96 60
20
KN thể hiện sự đồng cảm trong giao tiếp với người
khác
4,02 0,69 39
21 KN cảm nhận tâm trạng của người đối thoại 3,87 0,71 54
22 KN nhận biết lập trường của bản thân 4,28 0,75 22
23 KN nhận biết vị thế xãhội của bản thân 3,89 0,88 51
24 KN nhận biết niềm tin của bản thân 4,25 0,75 24
25 KN nhận biết khả năng của bản thân 4,32 0,73 18
26 KN làm chủ xúc cảm của bản thân 4,29 0,70 20
27 KN tự khẳng định của bản thân 4,25 0,68 25
28 KN độc lậpsuy nghĩ của bản thân 4,37 0,61 15
29
KN đối đầu với những vấn đề tình cảm riêng tư của
bản thân
4,14 0,74 30
30
KN giải quyết những vấn đề liên quan đến giới tính
của bản thân
4,11 0,78 33
31
KN giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe
của bản thân
4,24 0,64 26
32
KN giải quyết những vấn đề tế nhị đối với bạn khác
giới của bản thân
4,06 0,69 37
33 KN kiềm hãm tính nông nỗi 4,42 0,66 10
34 KN giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ chín chắn 4,32 0,73 19
35 KN thể hiện một con người trưởng thành 3,95 0,88 46
36
KN lập kế hoạch chi tiêu theo khả năng tài chính
của bản thân
3,90 0,84 50
37 KNS độc lập về tài chính 3,64 1,02 56
38 KN biết đánh giá đúng giá trị của sự vật và bản thân 4,01 0,70 41
39 KN biết chi tiêu theo khả năng thu nhập của bản thân 3,88 0,96 53
40
KN kìm hãm những nhu cầu không cần thiết của
bản thân
4,08 0,75 35
41 KN tổ chức cuộc sống hằng ngày 4,17 0,75 28
42 KN nấu nướng những món thông thường 3,72 0,77 55
43 KN dọn dẹp nhà cửa 3,96 0,66 44
44 KN sắp xếp phòng riêng của bản thân 4,12 0,64 32
45 KN chăm sóc thể chất của bản thân 4,33 0,57 17
46
KN sử dụng các công cụ cơ khí trong sửa chữa vật
dụng thông thường trong nhà
3,52 0,81 58
47 KN sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm 3,92 0,83 47
48 KN xưng hô lịch thiệp với người khác 4,48 0,52 9
49 KN trình bày bằng văn bản một cách lịch sự 4,02 0,77 40
50 KN thể hiện lòng biết ơn người khác 4,42 0,58 11
51 KN thể hiện lòng tôn trọng người khác 4,52 0,54 5
52
KN thể hiện những quy ước giao tiếp (như bắt tay,
chào hỏi lịch sự )
4,15 0,68 29
53 KN dám chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân 4,57 0,55 4
54
KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện việc giúp đỡ
người khác (cho dù chưa quen biết)
4,36 0,55 16
55
KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện các hoạt
động chung của cộng đồng, đất nước
4,18 0,73 27
56
KN nhận biết trách nhiệm và đóng góp vào sự phát
triển của cộng đồng, đất nước
3,96 0,84 45
57
KN nhận biết và thực hiện trách nhiệm đối với gia
đình
4,51 0,55 6
58 KN nhận biết trách nhiệm và giúp đỡ đối với người 4,41 0,55 12
thân
59 KN đối mặt với những thất bại trong cuộc sống 4,29 0,67 21
60
KN xác định và thực hiện có kết quả mục tiêu trong
các giai đoạn cuộc đời
3,92 0,83 48
Kết quả điều tra cho thấy, đánh giá của GV về các KNS cần bồi dưỡng cho
học sinh THCS:
- Cần thiết ở mức độ rất cao: KN giao tiếp, KNhọc tập, KN ứng xử, KN
dám chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân, KN thể hiện lòng tôn trọng
người khác, KN nhận biết và thựchiệntrách nhiệm đối với gia đình, các KNS nói
chung, KN tư duy, KN xưng hô lịch thiệp với người khác, KN kiềm hãm tính
nông nỗi, KN thể hiện lòng biết ơn người khác, KN nhận biết trách nhiệm và
giúp đỡ đối với người thân, KNchăm sóc sức khỏe, KN tử tế với những người
xungquanh, KN độc lập suy nghĩ của bản thân.
Theo đánh giá của GV, KN giao tiếp là KN cần được bồi dưỡng trước
hết cho học sinh THCS. Điều này chính là đòi hỏi của thực tiễn hằng ngày; các
em vẫn còn nhiều hạn chế trong giao tiếp, thể hiện rõ trong ứng xử, xưng hô
với người khác. Đa số các em còn tỏ ra thiếu lịch thiệp, không thể hiện được sự
tôn trọng đúng mực, ngại bày tỏ lòng biết ơn, ngại xin lỗi, nhận lỗi khi sai
phạm. Hầu hết các em chưa biết cũng như chưa có KN dám chịu trách nhiệm
về việc làm của bản thân. Số đông các em thiếu KN nhận biết và thực hiện
trách nhiệm đối với gia đình cũng như chưa biết giúp đỡ người thân.
Đặc biệt, do sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi cùng với sự phát triển nhanh
về thể chất nên trong giao tiếp các em chưa biết cách kìm hãm tính nông nổi,
thiếu sự cảm thông đối với những người xungquanh.Các em chưa có KNhọc
tậptốt, khoa học; đa số chưa có được KN độc lập suy nghĩ của bản thân, tư duy
còn yếu kém hoặc còn phụ thuộc vào người khác khi suy nghĩ để giải quyết
một vấn đề.
- Cần thiết ở mức độ cao: KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện việc
giúp đỡ người khác, KN chăm sóc thể chất của bản thân, KN nhận biết khả năng
của bản thân, KN giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ chín chắn, KN làm chủ xúc
cảm của bản thân, KN đối mặt với những thất bại trong cuộc sống,KNnhận
biết lập trường của bản thân, KN sử dụng máy tính, KN nhận biết niềm tin của
bản thân, KN tự khẳng định của bản thân, KN giải quyết những vấn đề liên quan
đến sức khỏe của bản thân, KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện các hoạt động
chung của cộng đồng, đất nước.
Qua đánh giá của GV đã nêu trên và qua thực tế quan sát ta thấy còn
nhiều HS chưa có KN làm chủ cảm xúc bản thân nên cũng chưacó KN nhận biết
lậptrường, niềm tin cũng như khả năng của bản thân, từ đó thiếu nhận biết trách
nhiệm và thực hiện việc giúp đỡ người khác. Trong cuộc sốngnhiều em chỉ lo
học và vui chơi mà quên chăm sóc bản thân, ít tham gia các môn thể dục, thể
thao rèn luyện thể chất. Một số em không có KN đối mặt với những thất bại
trong cuộc sống nên khi gặp thất bại trong học tập thì tìm cách giải thoát bằng
con đường tự tử, bỏ nhà ra đi. Trong thực tế, có một số em thiếu KN giải quyết
vấn đề bằng suy nghĩ chín chắn nên đôi lúc gây rahậu quả nghiêm trọng: bạn
chết, bản thân mình vào tù, gián đoạn học tập.
- Cần thiết ở mức trung bình: KN tổ chức cuộc sống hằng ngày, KN
thể hiện những quy ước giao tiếp (như bắt tay, chào hỏi lịch sự…), KN đối đầu
với những vấn đề tình cảm riêng tư của bản thân, KNthể hiện thái độ chừng
mực trong giao tiếp với người khác, KN sắp xếp phòng riêng của bản thân,
KN giải quyết những vấn đề liên quan đến giới tính của bản thân, KN diễn tả
một cách hoạt bát qua viết và nói, KN kiềm hãm những nhu cầu không cần
thiết của bản thân, KN biết đặt mình vào vai trò của người khác, KN giải quyết
những vấn đề tế nhị đối với bạn khác giới của bản thân, KN lý giải một cách
hoạt bát qua viết và nói, KN thểhiện sự đồng cảm trong giao tiếp với người khác.
- Cần thiết ở mức dưới trung bình: KN trình bày bằng văn bản một
cách lịch sự, KN biết đánh giá đúng giá trị của sự vật và bản thân, KN sử dụng
trang thiết bị, KN định hướng các giá trị, KN dọn dẹp nhà cửa, KN nhận biết
trách nhiệm và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, đất nước, KN thể
hiện một con người trưởng thành, KN sử dụngnănglượng một cách tiết kiệm,
KN xác định và thực hiện có kết quả mục tiêu trong các giai đoạn cuộc đời, KN
quan tâm đến nhu cầu của người khác, KN lập kế hoạch chi tiêu theo khả năng
tài chính của bản thân.
- Cần thiết ở mức thấp: KN nhận biết vị thế xã hội của bản thân, KN
thuyết phục, KN biết chi tiêu theo khả năng thu nhập của bản thân, KN cảm
nhận tâm trạng của người đối thoại, KN nấu nướng những món thông thường,
KNS độc lập về tài chính, KN thương lượng, KN sử dụngcác côngcụ cơ khí
trong sửa chửa vật dụng thông thường trong nhà.
Đa số trẻ ngày nay đều được cha mẹchăm lo, bao bọc (vì mỗi gia đình
hầu như chỉ có từ một đến hai con) nên trẻ thiếu những kỹ năng sử dụng trang
thiết bị dọn dẹp nhà cửa (dù rất nhanh nhạy trong việc sự dụng trang thiết bị phục
vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của bản thân như điện thoại di động, máy vi tính
để chơi games…), nhiều em trai không biết sử dụngcác côngcụ cơ khí trong sửa
chữa vật dụng thông thường trong nhà; đa số các em gái không biết nấu nướng
những món thông thường.
Tóm lại, hầu hết các em chưa có KN nhận biết trách nhiệm đóng góp
vào sự phát triển của cộng đồng, đất nước, thiếu quan tâm đến người khác. Tuy
nhiên, nhóm các KN này được đa số GV đánh giá ở mức dưới trung bình và
mức thấp là do đặc điểm lứa tuổi mà sắp xếp thứ bậc ưu tiên để rèn luyện.
Bảng 1.3. Đánh giá của giáo viên về lý do học sinh chưa hình thành được
những KNS cần thiết:
TT Nguyênnhân TB ĐLTC
Thứ
bậc
1 Trình độdân trí, 3,87 0.92 9
2 Phươngpháp giáo dục 3,83 0.89 12
3 Điều kiện xãhội 4,00 0.75 7
4 Phụ huynh nuông chìu 4,16 0.73 3
5 Các em ítcó điều kiện giao tiếp ngoài xãhội 3,73 0.97 15
6 Thời gian học tậpcủa cácem chiếm nhiều quá 3,80 1.04 14
7 Các em ítcó điều kiện thực hành 4,10 0.83 4
8 Các em ítcó điều kiện luyện tập 4,07 0.85 6
9 Các em ỷ lại gia đình 4,09 0.85 5
10 Các em chưa ý thức đượctầm quan trọng của KNS. 4,27 0.59 1
11 Các em chưa được giáo dục định hướng 3,84 0.97 10
12
Gia đình các em chưa nhậnthức đượcsự cần thiếtcủa
KNS
4,21 0.74 2
13 Các em thiếu giờ sinh họat vui chơi 3,84 0.97 11
14 Các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đadạng 3,97 0.91 8
15
Tri thức họcđược trong nhà trường của cácemchưa gắn
với thực tiễncuộc sống
3,82 1.00 13
Qua kết quả bảng 1.3 chúng ta thấy, các em chưa ý thức được tầm quan
trọng của KNS, gia đình các em chưa nhận thức được sự cần thiết của KNS,
PHHS quá nuông chiều con em, các em ít có điều kiện thực hành, các em ỷ lại
gia đình, các em ít có điều kiện luyện tập, điều kiện xã hội, các em thiếu các sinh
hoạt ngoại khóa đa dạng, trìnhđộdân trí,các em chưa được GD địnhhướng.Các
em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi, Phương pháp GD, tri thức học được trong nhà
trường của các em chưa gắn với thực tiễn cuộc sống, thời gian học tập của các
em chiếm nhiều quá, các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xãhội.
Với kết quả điều tra cho thấy, sở dĩ các em chưa rèn luyện được các
KN là do điều kiện khách quan chưa tạo ra những hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động
GD này. Cụ thể ta thấy việc học tập của các em chiếm nhiều thời gian trong
ngày, trong tuần mà nội dung học tập trong nhà trường thì chưa gắn với thực tiễn
xãhội. Đa số các em chỉ quanh quẩn với một số lý thuyết hàn lâm cổđiển trong
học tập. Trong việc giải trí tiêu khiển hầu hết trẻ đều mê mải với các trò chơi vi
tính, các thần tượng thời trang âm nhạc từ các chương trình biểu diễn trêntruyền
hình.
Nhìn chung trẻ thiếu thời gian, không gian vui chơi bổ ích; thiếu các sinh
hoạt ngoại khóa đa dạng, thiết thực để có thể rènluyện KN giao tiếp tốt với
người khác. Đặc biệt, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của KNS (thứ
bậc 1). Còn về phía gia đình các em thì hoặc còn lạ lẫm chưa nhận thức được sự
cần thiết của KNS hoặc quá nuông chiều con em khiến các em ít có điều kiện
thực hành và vô tình tạo cho các em thói ỷ lại gia đình (được xếp thứ bậc 2, 3, 4,
5 là các thứ bậc cao trong bảng đánh giá của GV về lý do HS chưa hình thành
được những KNS cần thiết).
Bảng 1.4. Đánh giá của giáo viên về đơn vị quản lýviệc GDKNS cho học
sinh THCS có hiệu quả:
TT Đơnvịquản lý TB ĐLTC
Thứ
bậc
1 Nhàtrường 4,16 0,70 3
2 Lồngghépvàochươngtrìnhdạykiếnthức 4,10 0,69 4
3 Giáoviênbộmôn 4,00 0,67 5
4 BanGiámhiệu 3,87 0,73 6
5 Phụhuynh 4,44 0,52 2
6 Gia đình 4,49 0,52 1
7 Chínhquyềnđịaphương 3,74 0,73 8
8 Hộiđồngsưphạm 3,80 0,79 7
9 PhòngGiáodục 3,56 0,84 9
Theo đánh giá của đội ngũGVthấyrằng, gia đình, phụ huynh và nhà trường
là ba đơn vị được cho là có hiệu quả nhất thực hiện việc quản lý GDKNS cho
HS. Điều này thể hiện qua số liệu thống kê lần lượt theo thứ bậc là gia đình đạt
tỷ lệ trung bình 4,49, phụ huynh đạt tỷ lệ trung bình là 4,44 và nhà trường đạt tỷ
lệ trung bình là 4,16.
Từ số liệu trên, ta thấy rằnglực lượng chính quản lý hiệu quả việc
GDKNS cho HS không phải là các tổ chức đoàn thể, cũng không phải là chính
quyền địa phương mà chính là gia đình và nhà trường, hai “chiếc nôi” chính
thúc đẩy, quản lý sự phát triển KNS cho HS lứatuổi THCS.
Bảng 1.5. Đánh giá của giáo viên về lực lượng thực hiện GDKNS cho học
sinh THCS:
TT Lực lượng thực hiện TB ĐLTC
Thứ
bậc
1 Giáo viên bộmôn 4,18 0,67 4
2 Phụ huynh 4,52 0,60 1
3 Nội dung mỗi mônhọc đều có khả năngdạy KNS 4,10 0,81 6
4 Tổ chức ĐoànĐội 4,27 0,62 3
5 Giáo viên chủ nhiệm 4,34 0,62 2
6 Tổng phụ trách đội 4,13 0,70 5
Tất cả các hệ số trên đều có kết quả lớn hơn 0,5, điều này cho thấy kết quả
nghiên cứu điều tra là khoa học và có giá trị nghiên cứu. Ba lực lượng chính
bằng vai trò và chức năng của mình có thể thực hiện tốt GDKNS cho các em thực
chính là: phụ huynh, GVCN và đoàn thểxã hội.
Phụ huynh chính là những người gần gũi nhất với các em, thường xuyên
quantâm chăm sóc các em, nên hiểu rõ ràng tính cách và năng lực cụ thể của con
em mình để từ đó có những uốn nắn, GD, định hình KNS cho các em.
Tổ chức đoàn đội và GVCN là hai lực lượng chính trong trường học có sự
gần gũi và gắn bó nhiều hơn đối với HS. Vì vậy, đây cũng là hai lực lượng hỗ
trợ đắc lực nhất cho phụ huynh trong việc GDKNS cho các em.
Bảng 1.6. Đánh giá của giáo viên về môn học, những hoạt động có thể góp
phần vào việc GDKNS cho học sinh:
TT
Môn học và hoạt động góp phần vào việc giáodục
kỹ năngsống
TB ĐLTC
Thứ
bậc
1 Tất cả mônhọc ở trường 4,19 0,77 11
2 Giáo dục hướng nghiệp 4,32 0,57 3
3 Công tác giáo dục ngoài giờ lênlớp 4,36 0,55 2
4 Hoạt động vui chơi 4,31 0,62 4
5 Môn Toán 3,73 0,78 18
6 Hoạt động hình thành KN suy luận, phán đoán 4,13 0,67 13
7 Môn Ngữ văn 4,16 0,65 12
8 Hoạt động hình thành KN giao tiếp 4,30 0,62 6
9 Môn Giáo dục thểchất 4,04 0,63 14
10 Môn Giáo dục công dân 4,44 0,63 1
11 Hoạt động xãhội ngoài giờ lênlớp 4,31 0,59 5
12 Các mônKhoa học Xãhội 4,21 0,63 9
13 Các mônKhoa học Tự nhiên 4,01 0,66 15
14 Các mônNăng khiếu (Nhạc, Họa) 3,83 0,70 17
15 PhongtràoĐoàn Đội 4,21 0,63 10
16 Hoạt động Văn nghệ 3,87 0,78 16
17 Hoạt động từ thiện 4,22 0,63 8
18 Sinh hoạt chủ nhiệm 4,27 0,63 7
Qua kết quả bảng 1.6 cho thấy đội ngũ GV đánh giá cao nhóm các môn
học và các hoạt động ngoại khóa gồm môn Giáo dục công dân, công tác giáo dục
ngoài giờ lên lớp, hoạt động GD hướng nghiệp, hoạt động vui chơi và hoạt
động ngoài giờ lên lớp. Theo họ, nhóm các môn học và các hoạt động ngoại
khóa đó đã góp phần thúc đẩy việc GDKNS cho HS đạt hiệu quả cao hơn, chúng
được đánh giá cao hơn vì bản thân chúng luôn đem lại sự hứng thú cho HS
trong hoạt động học tập, đồng thời thông qua những môn học và các hoạt động
ngoại khoá đó các em được hòa mình vào những sinh hoạt chung của nhóm,
của lớp, của tập thể, các em được thể hiện hết năng khiếu, sở trường và sở đoản
của mình.
Như vậy, các ý kiến của GV phù hợp với thực tiễn rèn luyện KNS trong
điều kiện hiện nay vì đây là hoạt động GD đang được bắt đầu chú trọng đưa
vào nhà trường THCS thông qua GD tích hợp, lồng ghép vào các bộ môn học và
các hoạt động ngoại khóa. Những bộ môn và cáchoạt động được xếp thứ bậc cao
là những bộ môn, những hoạt động đóng góp trựctiếp vào việc hình thành KNS
cho các em.
Bảng 1.7. Ý kiến của giáo viên về địa chỉ hướngdẫnKNS cho HS
TT Nơi hướng dẫn KNS cho học sinh N %
Thứ
bậc
1 Gia đình 18 9,8 2
2 Nhà trường 12 6,5 3
3 Tổ chức đoànthểxãhội nhưĐoàn, Đội 8 4,3 4
4
Tất cảcácý nêu trên (gia đình, nhà trường, tổchức đoàn
thểxãhội nhưĐoàn, Đội)
147 79,9 1
Qua kết quả bảng 1.7 cho thấy, tất cả các ý gồm: gia đình, nhà trường, tổ
chức đoàn thể xã hội như đoàn,đội (thứ bậc 1), Gia đình (thứ bậc 2) , Nhà trường
(thứ bậc 3), Tổ chức đoàn thể xãhội như Đoàn, Đội (thứ bậc 4).
Địa chỉ hướng dẫn KNS cho HS là nơi mà các em hoạt động, trưởng
thành về mặt nhân cách, kiến thức khoa học và xã hội. Qua nghiên cứu, 79.9%
số khách thể nghiên cứu cho rằng tất cả các nơi mà các em học tập, sinh hoạt,
vui chơi đều là những nơi giúp hình thành và phát triển KNS cho các em HS lứa
tuổi THCS.
Đồng thời kết quả khảo sát trêncho thấy,để phát triển toàn diện nhân cách
cácem, không thể chỉ trông chờ vào một địa chỉ duy nhất như gia đình, nhà
trường hoặc chỉ có đoàn đội mà phải là sự kết hợp nhịp nhàng cả ba địa chỉ trên
cộng với những hoạt động mang tính riêng lẻ và đặc thù của từng địa chỉ. Và
công tác phối hợp 3 môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường- đoàn thể xã
hội là một trong các nội dung quản lýGDKNS của các nhà trường.Các nhà
trường phải tổ chức xây dựng các lực lượng và điều kiện GD trong và ngoài nhà
trường để GDKNS cho HS, đội ngũ GV phải chủ động phối hợp với gia đình
và xã hội để GDKNS cho HS.
Thông qua các nội dung khảo sát ở các bảng nêutrên, cóthểkhẳngđịnh:
GV là nhân tố quyết định chất lượng GD, việc tăng cường nhận thức và phát
triển chuyên môn nghiệp vụ cho GV theo định hướng phát huy tính tích cực học
tập, rèn luyện của HS trong các hoạt động GD nói chung, GDKNS cho các em
nói riêng là nhiệm vụ hàng đầu của cácnhàtrường nói chung,củađội ngũcánbộ
quảnlý nói riêng.
Quản lý việc GDKNS cho HS, một mảng hoạt động còn khá mới ở bậc
THCS, đòi hỏi người cán bộ quảnlý phải nắm được mức độ nhận thức của GV
đối với công tác này, phải đánh giá đúng năng lực chuyênmôn của đội ngũ, phải
đưa ra chuẩn về chất lượng GD của GV đồng thời phải lập kế hoạch bồi dưỡng
phát triển chuyên môn phù hợp từng nhu cầu cá nhân GV nhằm góp phần nâng
cao chất lượng GD. Bên cạnh đó, qua kết quả khảo sát,người cán bộquảnlý cũng
nắm được nguyên nhân các emchưa trang bị đượccác KNS cần thiết, thứ tự ưu
tiên giữa các KN cần được chú trọng GD cho HS (bảng1.1,1.2), các lực lượng
GD và QLGD bên trong và ngoài nhà trường (bảng 1.4, 1.5) cũng như các hình
thức tổ chức GDKNS cho HS theo nhận định của GV (bảng1.6) để chủđộng
trong xây dựng kế hoạch tổ chức phối hợp, có biện pháp quản lý đạt hiệu quả cao.
Đánh giá của cán bộ quản lý
Bảng 1.8. So sánh đánh giá của cán bộ quản lý vàgiáo viên về các nội
dung quản lý việc GDKNS cho học sinh đã được chỉ đạo thực hiện
TT
Các nội dung quản lý đã thực
hiện
Nhận định của đội ngũ giáo viên THCS
và của các Hiệu trưởng (tỉ lệ %)
Tốt Khá TB Còn yếu
GV HT GV HT GV HT GV HT
1
Quản lý việc phân côngcho giáo
viên thực hiện mục tiêu giáo
dục KNS
90.0 86.9 10.0 7.7 5.4
2
Quản lý việc thực hiệnkế hoạch
và nội dung giáo dục 84.0 80.8 16.0 15.4 3.8
3
Quản lýcông tác bồidưỡngđội
ngũ giáoviên và tổ chức tốt các
hoạt động trường, lớp
70.5 78.5 19.5 17.9 10.0 3.6
4
Quản lý công tác phối hợp các
lực lượng giáodục trong và
ngoài nhà trường
63.1 56.2 11.5 17.9 15.2 19.4 10.2 6.5
5
Quản lý phương tiện, môi
trường giáo dục vàcác điều
kiện hỗ trợ hoạt động
GDKNS
78.0 46.2 10.0 28.1 10.0 16.7 2.0 9.0
Kết quả điều tra cho thấy, trong 5 nội dung quản lý hoạt động GDKNS
cho học sinh THCS thì có 2 nội dụng được cả cán bộ quản lý và GV đánh giá
đã thực hiện đạt loại khá tốt ở mức trên 90%. Hoàn toàn không có bất kỳ cán bộ
quản lý và GV nào đánh giá việc thực hiện2 nội dung này ở mức còn yếu.
Riêng với nội dung quản lý thứ 3 trong bảng tuy có khác biệt chút ít khi
so sánh các số liệu giữa các mức độ tốt, khá, trung bình cụ thể, song nhìn chung
100% CBQL và GV đều thống nhất đánh giá nội dung quản lý này đạt mức
trung bình trở lên.
Bên cạnh đó, vẫn còn 9,0% ý kiến cán bộ quản lý, 2,0% ý kiến GV
đánh giá nội dung quản lý phương tiện, môi trường GD và các điều kiện hỗ trợ
hoạt động GDKNS thực hiện còn yếu và còn 6,5% cán bộ quản lý cùng với
10,2% GV cho rằng công tác quản lý việc phối hợp các LLGD trong và ngoài
nhà trường còn yếu. Đây là điều đáng để cho các cơ quan hữu quan, các nhà
QLGD phải suy nghĩ.
Đối với học sinh trung họccơ sở(cácem tự đánh giá)
Bảng 1.9. Tự đánh giá của học sinh vềKNS cần có
TT Kỹnăng TB
ĐL
TC
Thứ
bậc
1 KN kiếm sống và tay nghề 4,19 0,91 12
2 Những KN cóliên quanđến thựchành sức khỏe 4,04 0,83 15
3 Các KN vận động thể chất 3,90 0,82 19
4 Các KN cóliên quan đến hành vi và giao tiếp 4,55 0,67 3
5 Các KN học tập 4,66 0,58 1
6 KN ghi nhớ 4,33 0,76 8
7 KN tính toán 4,39 0,73 6
8 KN soạn thảo văn bản thông thường 3,40 0,93 20
9 KN sắp xếp thời gian 4,25 0,78 11
10 KN sáng tạo 4,41 0,75 5
11 KNS trong cộng đồng 4,34 0,78 7
12 KN thông tin 3,92 0,85 17
13 KN tự nhận biết bản than 4,31 0,84 9
14 KN giải quyết vấn đềriêng tư 3,92 0,96 18
15 KN kiểm soát cảm xúc 4,12 0,95 13
16 Lập kế hoạch tài chính cho bản thân 3,99 1,02 16
17 Sống thực tế 4,29 0,82 10
18 Lịchthiệp 4,10 0,89 14
19 Nhận biết trách nhiệm 4,43 0,68 4
20 KN vươn lên 4,61 0,64 2
Qua khảo sát về các KNS cần có thể hiện qua bảng 1.9, ta có thể chia các
KN được khảo sát thành hai nhóm chính,nhóm KN cần và nhóm KN đủ.
Nhóm KN cần là nhóm KN quan trọng bao gồm các KN sau: KN học
tập đạt tỉ lệ trung bình 4,66, KN vươn lên đạt trung bình 4,61, KN giao tiếp đạt
4,55, KN nhận biết trách nhiệm đạt tỉ lệ trungbình 4,43 và cuối cùnglà KN sáng
tạo đạt trung bình 4,41. Các KN thuộc nhóm cần này được cho là quan trọng và
cần thiết hơn là vì đây là những KN giúp các em cóthể học tậptốt và hòa nhập
tốt với môi trường xung quanh.
Nhóm các KN còn lại được xếp vào nhóm KN đủ, có vai trò bổ trợ cho
nhóm KN cần, bao gồm KN tính toán, KNS trong cộng đồng, KN ghi nhớ…
Nhóm KN này có tác dụng bổ trợ cho nhóm KN cần với nhiệm vụ hoàn thiện
thêm nhân cách cho HS cũng như bổ trợ thêm cho các em những tính năng
vượt trội trong hoạt động sống hằng ngày.
Bảng 1.10. Tự đánh giá của học sinh vềKNS rèn luyện được: (thang 5 bậc)
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

More Related Content

What's hot

Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC nataliej4
 
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...jackjohn45
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
 
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đGiáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
 
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
 
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
 
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đLuận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Đề tài: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty nông nghiệp
Đề tài: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty nông nghiệpĐề tài: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty nông nghiệp
Đề tài: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty nông nghiệp
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
 
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCMLuận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộ
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAYĐề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 

Similar to Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản nataliej4
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...nataliej4
 
Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối C...
Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối C...Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối C...
Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối C...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.doc
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.docthong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.doc
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.docDiepLThHong
 
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-20172 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017LHng207
 
Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...
Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...
Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...nataliej4
 
CRS presentation on Inclusive Education experience in Vietnam
CRS presentation on Inclusive Education experience in VietnamCRS presentation on Inclusive Education experience in Vietnam
CRS presentation on Inclusive Education experience in Vietnamict4devwg
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 nataliej4
 

Similar to Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh (20)

Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAYLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
 
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAYTổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
 
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOTĐề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
 
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
 
Luận án: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa
Luận án: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xaLuận án: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa
Luận án: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...
 
Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối C...
Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối C...Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối C...
Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối C...
 
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đBiện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
 
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.doc
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.docthong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.doc
thong-tu-51-2020-tt-bgddt-sua-doi-chuong-trinh-giao-duc-mam-non.doc
 
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-20172 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
 
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAYĐề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
 
Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...
Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...
Khoá Luận Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Tiểu Học Trên Địa Bàn Huyện Thanh Thủy...
 
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, 9đ
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, 9đPhát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, 9đ
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, 9đ
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
 
CRS presentation on Inclusive Education experience in Vietnam
CRS presentation on Inclusive Education experience in VietnamCRS presentation on Inclusive Education experience in Vietnam
CRS presentation on Inclusive Education experience in Vietnam
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

  • 1. BỘ QUỐCPHÒNG HỌCVIỆN CHÍNH TRỊ  ĐẶNG MINH SỰ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂNTHẠC SĨQUẢNLÝ GIÁO DỤC HÀNỘI- 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌCVIỆNCHÍNH TRỊ  ĐẶNG MINH SỰ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Mãsố: QUẢNLÝGIÁO DỤC 60140114 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN PHƯƠNG ĐÔNG HÀNỘI -2013
  • 3. DANH MỤCCÁC CHỮVIẾTTẮT BGH : Ban Giámhiệu Bộ GD&ĐT : Bộ Giáodụcvà Đàotạo CMHS : Cha mẹ học sinh ĐH : Đại học Đoàn TNCS : Đoàn Thanh niêncộngsản Đội TNTP : Đội Thiếuniêntiềnphong GD : Giáo dục GD&TĐ : Giáo dụcvàthời đại GDH : Giáo dụchọc GDKNS : Giáo dụcKỹnăngsống GV : Giáo viên GVCN : Giáo viênChủnhiệm HĐHT : Hoạt độnghợptác HĐNGLL : Hoạt độngngoài giờ lênlớp HS : Học sinh KNHT : Kỹ nănghợptác KNS : Kỹ năngsống KNS&GD : Kỹ năngsống vàgiáodục LLGD : Lực lượnggiáodục NDCT : Người dẫnchươngtrình PHHS : Phụ huynhhọcsinh THCS : Trunghọccơ sở THPT : Trunghọcphổthông UNESCO : Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục Liên hiệp quốc UNICEF : Quỹ cứutrợ nhi đồngLiênhiệpquốc WHO : Tổ chức ytếthếgiới
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝLUẬN VÀTHỰC TIỄN QUẢNLÝ GIÁO DỤCKỸNĂNG SỐNG CHO HỌCSINH TRUNG HỌCCƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬNPHÚNHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13 1.1 Giáo dục kỹ năngsống vàquảnlýgiáodụckỹ năngsốngcho học sinh trung họccơ sở trênđịabàn quậnPhúNhuận 13 1.2 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh 30 Chương 2 YÊUCẦU, BIỆN PHÁP QUẢNLÝ GIÁO DỤCKỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌCCƠ SỞ TRÊN ĐỊABÀN QUẬNPHÚNHUẬN,THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH HIỆN NAY 61 2.1 Yêu cầu trong xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh 61 2.2 Biện pháp quản lý hoạt độnggiáodụckỹ năngsống chohọc sinh trung học cơ sở trênđịabànquận PhúNhuận, thànhphố Hồ Chí Minh hiệnnay 63 2.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GDKNS cho học sinh THCS được đề xuất 78 KẾT LUẬNVÀKIẾN NGHỊ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤLỤC 96
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay,khi đời sống kinhtếxãhội cónhiềuthayđổi,sự tác độngcủa mặt trái của kinh tế thị trường,sự bùngnổthôngtin,đã tácđộngmạnh đến nhậnthức, tình cảm của thanh, thiếuniên, làm chothếhệtrẻ cónhiềubiểuhiệnlệchlạc, sốngxa rời các giá trị đạo đức truyềnthống,tìnhtrạngbạo lực họcđườngcótổchức ngày một gia tăng. Theo số liệubáocáo từ cácbộ,ngànhtại phiêngiải trìnhcủaChính phủtừ Ủy ban VHGDThanh Thiếu niênNhi đồngcủaQuốchội ngày 15/2/2012cho thấy,tình trạng bạo lực học đườngđãđếnmức nghiêm trọng,trêntoànquốcđã xảy ra khoảng 1.598 vụ HS đánh nhauở trongvàngoài trườnghọc, trungbìnhcứ 9trườnghọc thì xảy ra một vụ HS đánh nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫnđếntìnhtrạng trên,nhưngtheocác chuyêngiaGD, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếuKNS.Cácem chưabaogiờ đượcdạy cách đương đầu với những khó khăncủacuộc sốngnhư chamẹ lyhôn,giađìnhphá sản,kết quảhọc tập yếu kém… đã bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng, đua đòi, không đủ bản lĩnh nói “không” với cái xấu.Các em khôngđượcdạyđể hiểu vềgiátrị của cuộc sốngvà những KNS cần thiết. Trong những giai đoạn phát triển của con người thì lứa tuổi Thiếu niên, tức lứa tuổi HS bậc THCS (từ 11, 12 tuổi đến 14, 15 thậm chí 16, 17 tuổi nếu trẻ học trễ) là lứa tuổi đang ở thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này của các em [51]. Các em cần được quan tâm GD, rèn luyện nhiều hơn những KN cần thiết trong học tập, trong quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứng phó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống. Việc GDKNS ở trường họcsẽ giúpthúc đẩy nhữnghànhvi mang tínhxãhội tích cựccho người học; đồng thời tạonhữngtácđộngtốt đối với cácmối quanhệ giữa thầy vàtrò, giữa HS với nhau; giúp tạonên sự hứngthúhọctậpchocác em, đồngthời giúp cánbộ quản lý, người GVhoànthành nhiệm vụmột cách đầy đủhơnvàđềcao các chuẩn mực đạo đức, góp phần nângcaovị trí của nhàtrườngtrongxãhội.
  • 6. Căn cứ chỉ thị 40/2008/CT–BGDĐT ngày 22/7/2008củaBộTrưởngBộ GD&ĐT và kế hoạch số 1842/GDĐT-TrHngày 29/8/2008của Sở GD&ĐT thànhphố HồChí Minh về “Xây dựng trườnghọcthânthiện,họcsinhtíchcực” trongcác trường phổthông giai đoạn 2008 -2013,thì việc GDKNS choHS bậcTHCS làmột trong5nội dungthiết thực để xây dựng trườnghọc thânthiện[12]. Để đạt được mục tiêu đềrađòi hỏi phải giải quyết nhiềuvấn đềmột cáchđồng bộ,trong đó công tác quản lý GDKNS chocác em giữ vị trí đặcbiệt quantrọng,trực tiếp gópphần nâng cao chất lượng GDKNS,hìnhthànhở cácemnhữngkỹnăngcần thiết để ứngphó với những thay đổi khôngngừngcủacuộcsống hiệnnay. Do đó, việc lựa chọn vấnđề: “Biện phápquản lýgiáodục kỹnăngsống cho họcsinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận,thành phốHồChí Minh” làm đềtài luậnvăn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâusắc. 2. Tình hình nghiên cứu cóliên quan đến đềtài Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Vào cuối những năm 1960, thuật ngữ “KNS” đã được các nhà tâm lý học thực hành đưa ra và coi đó như là một trong những KN xã hội rất quan trọng trong việc phát triển cá nhân. Vấn đề GDKNS được đặt nền móng, được quan tâm tìm hiểu từ thập niên 80 của thế kỷ XX. Bắt đầu từ năm 1979, Gilbert J.Botvin, GS – TS tâm lý học người Mỹ, đã công bố một chương trình GDKNS có hiệu quả cao cho thanh thiếu niên, nhằm giúp xây dựng cho các em có những khả năng từ chối những lời mời, rủ rê sử dụng chất gây nghiện bằng cách nâng cao sự tự khẳng định bản thân, KN ra quyết định và tư duy phê phán [44]. Chương trình đã triển khai rộng rãi trong các trường học khác nhau, từ trường công lập đến các trung tâm tạm giam thanh thiếu niên trên toàn nước Mỹ và cho đến nay vẫn được đánh giá cao[50]. Như vậy, GDKNS đã được quan tâm và phát triển khá sớm, nhằm thúc đẩy lối sống lành mạnh ở thế hệ trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho các em khi bước vào cuộc sống sau này. Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi mọi người, đặc biệt là trẻ em, phải đối phó với các vấn đề xã hội lớn như: chiến tranh, sự suy thoái của môi
  • 7. trường, đại dịch HIV, nạn ma túy, thất nghiệp, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em... thì các tổ chức của Liên Hiệp Quốc (LHQ) như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) đã chung sức xây dựng chương trình GDKNS cho thanh thiếu niên. Theo tổ chức UNICEF hiện đã có hơn 164 quốc gia trên thế giới đã cam kết thực hiện Kế hoạch hành động DAKAR về “Giáo dục cho mọi người”, trong đó có bao gồm GDKNS, một trong những nhu cầu học tập cơ bản cho những người trẻ [45]. GDKNS được xem như một thành tố quan trọng để đánh giá GD hiện nay. Tại các nước phát triển như Mỹ, Anh … GDKNS được đặc biệt coi trọng và có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cao như: Mô hình tác động của việc GDKNS của Birell Weisen và Orley đưa ra năm 1994 [43] của tổ chức TACADE của Anh đề ra. Tại các nước đang pháp triển chủ yếu là tại các khu vực Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á, với sự tài trợ của các tổ chức LHQ, chương trình GDKNS đã được phát triển rộng khắp và tiếp cận được với thanh thiếu niên, thông qua mạng lưới toàn cầu, các cuộc hội thảo, cung cấp tư liệu, vật liệu cho các nước thành viên và phối hợp chặt chẽ với nhau. Năm 1996, một hội thảo về KNS được tổ chức tại Costa Rica nhằm đẩy mạnh GD sức khỏe thông qua GDKNS trong các trường học và xem đó như là những ưu tiên của mạng lưới y tế tại Mỹ La tinh. Colombia cũng có chương trình GDKNS bao gồm các tài liệu hướng dẫn hoạt động thiết kế cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 9 và được thực hiện tại các trường nghèo trong 20 thành phố. Tại Botswana, từ năm 1996, chương trình “Growing Up” (trưởng thành) ra đời nhằm thực hiện GDKNS cho một số trường tiểu học và đã đạt được nhiều thành công và càng được mở rộng với trọng tâm mới là HIV/AIDS. Tại Thái Lan năm 1996, GDKNS được đưa ra cùng với chương trình ngăn chặn HIV/AIDS, được thực hiện ở cả 3 bậc học phổ thông, chủ yếu là qua các hoạt động ngoại khóa, hiện nay được mở rộng thêm các lĩnh vực:
  • 8. sức khỏe sinh sản, thuốc lá và ma túy, vấn đề về giới… và trở thành nội dung bắt buộc giảng dạy trong chương trình của nhà trường. Như vậy, KNS đã được nghiên cứu, tích hợp vào GD thông qua chương trình GDKNS, được triển khai rộng rãi trên thế giới, cả trong GD chính quy và không chính quy và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các công trình nghiên cứu trong nước Từ năm 1996, thuật ngữ KNS được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương trình của UNICEF (1996) “GDKNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho Thanh Thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Quan niệm về KNS được giới thiệu trong chương trình chỉ bao gồm những KNS cốt lõi như: KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN xác định giá trị, KN ra quyết định, KN đặt mục tiêu… do các chuyên gia Úc tập huấn [54]. Tham gia chương trình đầu tiên này có ngành Giáo dục và Hội Chữ Thập đỏ. Sang giai đoạn 2, chương trình mang tên “Giáo dục sống khỏe mạnh và KNS” đã làm rõ hơn khái niệm về KNS. Ngoài ngành Giáo dục, đối tác tham gia còn có hai tổ chức xã hội chính trị là Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHPN Việt Nam. Khái niệm KNS chỉ thật sự được hiểu thấu đáo sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và KNS” do UNESSCO tài trợ tổ chức từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. KNS được tiếp cận trên bốn trụ cột của giáo dục bao gồm: Học để biết (Learning to know), Học để làm (Learning to do), Học để tự khẳng định (Learning to be) và Học để cùng chung sống (Learning to live together) [53]. Sau thành công của dự án “Sống lành mạnh và KNS”, UNICEF đã hỗ trợ đưa việc GDKNS vào chương trình giảng dạy trong chu kỳ chương trình mới (2006- 2010). Ngày 22/11/2008, Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo “Nhận thức và thái độ của học sinh, sinh viên về định hướng tương lai” tại thành phố Hồ Chí Minh; Hội thảo “GDKNS cho học sinh phổ thông” được Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà Nội
  • 9. ngày 20/5/2009, với sự tham dự của đông đảo các nhà quản lý, các chuyên gia GD và thầy cô giáo. Trong hội thảo, các đại biểu đã thảo luận tình hình GDKNS hiện nay ở các trường phổ thông, đa số đại biểu đều khẳng định: Chương trình GDKNS đã được ngành GD triển khai rất lâu, theo phương pháp lồng ghép trong những môn học như đạo đức, GD công dân, văn học… nhưng hiệu quả còn thấp. Việc GDKNS hiện nay tại các trường phổ thông còn rất nhiều khó khăn, bất cập như chất lượng GV dạy KNS không đảm bảo, thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc GDKNS, thời lượng chương trình học chính khóa không cho phép, nhận thức của HS và xã hội về vấn đề GDKNS vẫn chưa cao nên HS chưa có sự chủ động trong học tập và rèn luyện. Hội thảo “GDKNS cho học sinh - Thực trạng và giải pháp” được Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận tổ chức vào 30/3/2012, với 79 bài viết tập trung vào các chủ đề: Tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của việc đưa GDKNS vào trường học; vai trò người quản lý, nhân tố tích cực trong việc tổ chức rèn luyện KNS cho HS và nâng cao vai trò quyết định của lực lượng GV trong việc giáo dục, tổ chức rèn luyện KNS cho HS trong trường học. Tại Hội thảo, nhiều bài viết được trình bày với tấm lòng chân thành vì HS thân yêu của đội ngũ các nhà khoa học, các thầy, cô giáo, tiêu biểu là các bài viết của GS - TSKH Thái Duy Tuyên với nội dung “Một số suy nghĩ về GDKNS cho HS thời kỳ đổi mới và hội nhập”; ThS. Phan Tấn Chí, Phó Trưởng khoa QLGD Trường Cán bộ QLGD Thành phố với nội dung “Những rào cản trong việc GDKNS cho học sinh phổ thông hiện nay”… Ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, tổ chức UNESCO đã vạch rõ ba thành tố của học vấn, đó là: kiến thức, KN và thái độ, trong đó thái độ và KN đóng vai trò then chốt. Chính thái độ tích cực, năng động, dấn thân,... và những KN cần thiết trong học tập và làm việc, trong quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứng phó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống đã chủ yếu giúp cho người học tự tin để vững bước tới một tương lai cóđịnh hướng. Riêng về GDKNS tuy
  • 10. chỉ mới xuất hiện từ những năm 1990 của thế kỷ trước song đã nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, hai khái niệm thườngđược nhắc trongGD nhân cách cho trẻ em là giáo dục giá trị sống(living values) và kỹ năng sống (life skills). ỞViệt Nam khi nói đến GDgiá trị sống, KNS, khôngít người,kể cả một số GV, vẫn cho rằng đây là vấnđề mới, cần đưa vào nhàtrường GD học sinh trước khi trở nên quá muộn. Thựcra, điều đó khôngmới, chỉ là cách gọi khác của việc GDđạo đức, thái độ (hình thành nhân cách) vàGD kiến thức, KN (bồi dưỡng nhân tài) cho học sinh. Trong giai đoạn hiệnnay, có nhữngý kiến cho rằng nhà trường dường như thiên lệch việc GD“Tài” so với việc GD“Đức”. Cuộc sống diễn ra rất sôi động và phức tạp. Hàng ngày, cán bộ quản lý, GV, HS phải ứng phó với rất nhiều tình huống có vấn đề phải giải quyết. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật được coi là bí quyết thành công trong công việc, trong cuộc đời con người. Ứng xử đúng cách đã giúp các cán bộ quản lý, GV biết khám phá bản thân, tự điều chỉnh giá trị đang có để sống với những giá trị đó và để cùng chung tay phát triển nhà trường, để thực sự “mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cho HS noi theo. Với những vấn đề đặt ra như vậy, Hợpphần QLGD, Tổ chứcHợptác phát triểnvà hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) đãtổ chứchội thảo và xây dựng chương trình, tài liệu tập huấnnăm 2011 với chủ đề: Hiệutrưởng trường THCS với vấnđềgiáodục giátrị sống,KNS và giao tiếp ứng xử trong quản lý. Hội thảo đã gợi mở ra con đườngGDgiá trị sống, KNS cho HS, chính là con đường hiệu quả để giải quyết vấn đềkhủng hoảng phát triển nhân cách HS, đồng thời góp phần làm giảm “sự biếnđộng phức tạp của một số giá trị trong nhân cách con người dẫn đến sự xuống cấpcủa đạo đức xã hội, có một số mặt đáng lo ngại” hiện nay đáp ứng nhữngđòi hỏi cấp thiết của việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốctế; vừa tiếp thu những giá trị hiện đại,toàn cầu, vừa giữ gìn, phát huy đượcnhững giá
  • 11. trị tinh hoa, bản sắc dân tộc Việt Nam, con người Việt Namngàn năm văn hiến... Tómlại, các công trình, bài viết nghiêncứuvềKNS vàGDKNS đãđềcập những nội dung cơ bản về KNS,cách thức GDKNS choHS,sinhviênnói chung,song chưacó công trình nào đi sâu nghiên cứumột cáchcóhệthốngvề "Biệnphápquảnlý GDKNS cho học sinh THCS trênđịabànquậnPhúNhuận,thànhphốHồChí Minh" hiệnnay. 3. Mục đích, nhiệmvụ nghiên cứu Mục đích Trên cơ sở lý luận và thựctiễnquảnlýGDKNS cho họcsinhTHCS trênđịabàn quậnPhú Nhuận, thành phố HồChí Minh.Từ đóđề xuất cácbiệnphápquản lý GDKNS cho học sinh THCS ở quậnPhúNhuận,thànhphốHồChí Minh hiệnnay. Nhiệm vụ Làmrõ các vấn đề cơ bảnvềKNS,GDKNS,quản lý vàbiệnphápquảnlý GDKNS cho học sinh THCS. Đánh giá đúng thực trạngcôngtácquảnlýGDKNS chohọcsinhTHCS trênđịa bànquận Phú Nhuận, thành phốHồChí Minh. Đề xuất những biện phápquảnlýGDKNS chohọcsinhTHCS trênđịabàn quận PhúNhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Khách thể, đối tượng,phạmvi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Công tác GDKNS cho họcsinhTHCS trênđịabànquậnPhúNhuận,thành phố HồChí Minh. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý GDKNS chohọcsinh THCS trênđịabànquận PhúNhuận, thànhphố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứuvềquảnlýGDKNS chohọc sinhTHCS. Nghiên cứu và đánh giá thựctrạngcôngtác quảnlý GDKNS tại cáctrường THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận,thànhphốHồChí Minh với nhữngnội dungnhư: sự quan tâmcủa các lực lượng QLGDđối với côngtácGDKNS choHS; việctổchức
  • 12. hoạt động GDKNS cho HS; kết quảGDKNS cho HS trongquátrìnhhọctập,rènluyện ở cácnhà trường. 5. Giả thuyết khoa học GDKNS cho học sinh THCS làGDkhảnănghànhđộng,tự chủ,thíchứngtốt với môi trường sống, ứng xử hợplývới các mối quanhệxãhội.GDKNS vừađượctiến hànhmột cách độc lập, vừa đượclồngghépvới cácmôn họcvàhoạt độngchínhtrị xã hội của HS. Nếu các chủ thể quảnlýtrongnhàtrườngthốngnhất đượcnhậnthứccủa cáclực lượng sư phạm về mục tiêu,nội dung,phươngphápGDKNS; nêucaotrách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý,củaGVCN, cóđịnhhướngrõvềviệc lồngghép nội dungGDKNS với các môn họcvà cáchoạt độngchínhtrị xãhội củanhàtrườngthì côngtác GDKNS sẽ được quảnlýtốt,phát huyđượchiệuquả. 6. Phương pháp luận vàphươngpháp nghiên cứu Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứudựatrênquan điểm củachủnghĩaMác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm, đườnglối củaĐảngCộng sảnViệt Nam, Luật Giáo dục, Nghị quyết, Chỉ thị,Hướngdẫncủa cáccấpvề giáo dục-đào tạovà quảnlý giáo dục - đào tạo nói chungvàGDphổthôngnói riêng. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp nghiên cứu lýthuyết: Đề tài sử dụngcácphươngpháp phântích, tổnghợp, hệ thống hoá, khái quát hoá,phươngpháplogic,lịchsử, hệthốngcấutrúc,so sánhđể nghiên cứu các văn bản, chỉ thị,báocáo,nghị quyết củaĐảng, quy địnhcủa Nhànước về vấn đề GDKNS choHS.Phântíchvàtổnghợpnhữngkết quảnghiêncứu lý thuyết, những khảo sát đánh giá,nhữngtư liệu, sáchbáo, tài liệu lý luận trongnướcvà nước ngoài về GDKNS cho học sinhTHCS đểxâydựngcơ sở lý luậnchovấnđề nghiên cứu. -Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp phỏng vấn: Phươngphápđượcthựchiệnnhằmtìmhiểuthực trạngGDKNS cho học viên THCS vàtìm hiểuýkiến,thái độcủađối tượngđượcphỏng vấnvề vai trò của cán bộ quản lý,GVCNtrongquảnlý côngtácGDKNS và GDKNS chohọc sinh THCS.
  • 13. + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phươngphápnày đượcthựchiệnnhằm thuthập thông tin về thực trạngvà vai tròcủacán bộquảnlý,GVCN trongquảnlýcông tácGDKNS và GDKNS cho họcsinhTHCS. + Phương pháp xin ý kiếnchuyêngia: Phươngphápđượcthựchiệnđểđánh giá tínhkhả thi của các giải pháp đượcđềxuất nhằm phát huyvai tròcủacánbộquản lý, GVCNtrong việc quản lý công tácGD,GDKNS chohọcsinh THCS. -Phương pháp trắc nghiệm: Sử dụngmột sốbài trắcnghiệm đượcđềxuất để phát huy vai trò của cán bộ quảnlý,GVCN trongviệc quảnlý côngtácGD, GDKNS chohọc sinh THCS. + Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các kết quả thực nghiệm và kết quả điều tra bằng phiếu hỏi từ đó tổng hợp và xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê để rút ra những kết luận và đánh giá khoa học. 7. Ýnghĩa của luận văn Góp phần làmsáng tỏ thêm lý luậnQLGDtừ thựctiễnquảnlýGDKNS choHS cáctrường THCS ở một quận trênđịabàn thành phốHồChí Minh. Góp phần cung cấp nhữngluận cứ khoahọcgiúpcáccấp quảnlý trườngTHCS vậndụng đề ra các biện pháp quảnlý GDKNS ở cáctrườngphổthôngnói chung, THCS nói riêng. 8. Cấu trúc của luận văn Gồm có phần mở đầu; 2chương,5tiết; kết luận,kiếnnghị; danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 14. Chương1 CƠ SỞ LÝLUẬN VÀTHỰC TIỄN QUẢNLÝ GIÁO DỤC KỸNĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌCCƠ SỞ TRÊN ĐỊABÀN QUẬNPHÚNHUẬN,THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH 1.1. Giáo dục kỹ năng sốngvàquản lý giáodụckỹ năngsốngchohọcsinh trung học cơ sở trên địa bàn quận Phú Nhuận 1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở quận Phú Nhuận Cũng như học sinh THCS trongcảnước, họcsinhTHCS trênđịabànquậnPhú Nhuận bao gồmcác em HS từ lớp6đến lớp9,tuổi từ 11đến15,16tuổi.Đâylà lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi có vị trí đặc biệt quantrọngtrongthời kỳ phát triểncủa cácem; là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sangtuổi trưởngthànhvàđượcphảnánhbằngnhữngtên gọi khác nhau như: “thời kỳ quáđộ”,“tuổi khóbảo”, “tuổi khủnghoảng”,“tuổi bất trị”[51]. Đây là lứa tuổi có bước phát triển nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này. Ởlứa tuổi của các emhọcsinh THCS có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống và hoạt động cụthể. Đồng thời, ở cùngmột độ tuổi nhưng do hoàn cảnh điều kiệnsống, hoạt động,sinh hoạt khác nhaunêncác em cómức độ phát triển khác nhautrongquátrìnhtrưởngthành,trongquátrìnhtrở thành người lớn. Có rất nhiều yếu tố tác động kìm hãm sự phát triểntrở thành người lớn củacác em. Đó là yêu cầu chú tâm vào việc học tập, khôngđòi hỏi phải có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế khôngmuốn cho các em tham giavào cáchoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình,nhàtrườngvà của xã hội.Bên cạnh những yếu tố tác độngkìm hãm, cácem cũngđangchịusự chi phối của nhiềuyếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển trở thành người lớn.Đólà sự gia tăng về
  • 15. thể chất, về GD, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống đòi hỏi các em phải lao động nhiều đểsinh sống. Điều đó làm chocácem sớm cótính độc lập, tự chủ hơn, tự khẳngđịnhmình hơn... Quá trình phát triển ở lứa tuổi họcsinh THCS cóthể xảy ra theo cáchướng sau: -Một số em, tri thức sách vở giúpcácemmở rộngtầm hiểu biết, song còn nhiều mặt trong đời sống thựctế thì các em hiểu biết hạnchế, thậm chí rất ít,chưa được định hình. -Có những em ít quan tâm đến việc học tậpở nhà trường, màchỉ quan tâm đến những vấn đề cuộc sống, sở thíchcá nhân, làm thế nào cho phù hợp với “mốt”, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc sống đểtỏ ra mình cũng như người lớn,đãtrưởng thành, đã có thể độc lập trong suy nghĩ vàhànhđộng. -Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn rabên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: dũng cảm, tự chủ, độc lập, e ấp, dịu dàng, … không còn quan hệ với bạn khác phái như trẻ con. Lứa tuổi của các emhọcsinh THCS làlứatuổi -thời kỳ giữ vị trí quantrọng trongquá trình phát triển nhân cách.Đólàthời kỳtừngbướchình thành quan điểm xã hội và đạo đức nhân cách làm cơ sở tiếp tục phát triển trong lứa tuổi thanh niên [52]. Với đặc điểmtâm, sinh lý củalứatuổi họcsinhTHCS, đặt trongđiềukiệnkinh tế,chính trị, văn hoá, xã hội của một trongnhữngquận trungtâmcủathànhphốHồ Chí Minhvới những tác động đa chiều, cảtíchcựcvàtiêucực đangđặt rađối với cácem phải có KNS cần thiết; đặt ra trước cácnhàtrường,cácnhàquản lý phải làm tốt việc GDKNS cho các em. Phải chuẩnbị chocác em một cách chuđáonhất để làm chủđược bảnthân trong một xã hội đầy biếnđộnghiệnnay. 1.1.2. Các khái niệm về Kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở” Khái niệm kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở
  • 16. KNS (life skills) là cụm tự đượcsử dụngrộngrãi nhằmvàomọi lứatuổi trong lĩnhvực hoạt động. “KN” gợi lênkhảnăng thaotác,thựchiệnchínhxácmột hoạt động nàođó. Hiện nay, xung quanh khái niệm KNS,còncónhiềuđịnhnghĩakhácnhau: UNESCO dựa trên cơ sở 4mục tiêucơ bản củaviệchọc: “Học đểbiết -Học để làm -Học để là chính mình -Học đểcùngchungsống”, đãđưarađịnhnghĩa“KNS là nănglực cá nhân để thực hiện đầyđủcác chứcnăngvàthamgiavàocuộc sốnghàng ngày” [53]. Theo quan niệm của UNESCO[54],KNS gồm: -Các KN cơ bản: KNđọc, viết,tínhtoán chocácchứcnăng hàngngày.Những KNnày không mang đặc trưng tâmlýmà lànềntảngcho nhữngnănglựcthựchiệncác chứcnăng của cuộc sống. -Các KNchung: (KNnhậnthức,KNcảm xúc,KNxãhội) như cácKNraquyết định,KNtư duy phê phán, KNlàmviệc nhóm, KN giaotiếp… -Các KNtrong tình huống,ngữ cảnh,vấnđềcụthểcủa đời sốngxãhội như: các vấnđề về giới, giới tính; các vấnđề vềphòngchốngHIV/AIDS,ma túy,rượu,thuốclá; cácvấn đề về môi trường, phòngchốngbạolực; các vấnđềvềgiađình,trườnghọc; các vấnđề về sức khỏe và dinh dưỡng... Mỗi cá nhân phải có đầy đủ3nhómkỹnăngthànhtốnói trên trongsự thống nhất và tính chỉnh thể chặt chẽ.
  • 17. WHOdựa trên lý thuyết họctậpxãhội của Bandura(1977),tứclànhấnmạnh sự họctập qua quá trình trải nghiệmcủa conngười,quasự tíchlũykinhnghiệmsống, cấu trúckinh nghiệmvà chủ động nắm lấy kinhnghiệm, đãđịnhnghĩa: “KNSlànhững nănglực giao tiếp đáp ứng và nhữnghànhvi tíchcực củacánhâncóthểgiải quyết có hiệuquả những yêu cầu và tháchthứccủa cuộcsốnghàngngày” (life skills as“ abilies foradaptive and positive behaviour that anable individuals todeal effectively withthe demands and challengesof everyday life”) [42]. Cụ thểhơnthì KNS làmột nhómcác nhậnthức, khả năng cá nhân cóthểgiúpconngười tạoranhữngquyết địnhđúngđắn. giải quyết vấn đề, suy nghĩ một cáchsáng tạovàcóphêphán, giao tiếp hiệuquả,xây dựngcác mối quan hệ lành mạnh, biết thôngcảm với người khác, biết sắpxếp cuộcsống củamình theo cách khỏe mạnh vàhiệuquả. Theo quan niệm của WHO [42], các KNS được phân loại thành 3 nhóm: - Nhóm các KN nhận thức gồm KN tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vấn đề … -Nhómcác KNxã hội gồmKNgiaotiếp,KNcảm thông,KNhợptác,KNlàm việcnhóm ,… -Nhómcác KNcảmxúcgồm KNứngphóvới cảm xúc,KNứngphóvới căng thẳng, tự giám sát và điều chỉnhcảm xúc… UNICEF quan niệm: “KNS lànhữngKN tâmlýxãhội cóliênquanđến tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng thểhiệnrabằngnhững hànhvi làmchocáccánhân cóthể thích nghi và giải quyết cóhiệuquảcác yêucầuvàthách thức củacuộcsống” [54]. GDdựa trên KNS cơ bản làsự thay đổi tronghànhvi hay một sự phát triểnhànhvi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiếnthức,thái độvàhànhvi.Ngắngọnnhất đólàkhảnăng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ(tađangnghĩ gì,cảmxúc như thế nào,hay tintưởng vào giá trị nào) thành hànhđộng(làm gì vàlàm như thếnào). Quan niệm của UNICEF chỉ rõKNS được phânthành3nhóm: -NhómKN xã hội gồm KNgiaotiếp(Truyềnthôngbằnglời vàkhôngbằnglời; Lắngnghe tích cực; Biểu lộ cảmxúc, phảnhồi; KNquanhệ,tươngtácliênnhâncách), KNđàm phán, thương lượng, từ chối (Thươnglượngvàxử lý mâu thuẫn; KNtự khẳng định; KNtừ chối), KNquan hệxãhội,KNlàmviệcnhóm/hợp tác,KN thấu cảm, KN độngviên (KNảnh hưởng và thuyết phục; KNtạomạng lưới vàđộngviên).
  • 18. -NhómKN phát triển nhậnthứcgồmKNraquyết địnhvàgiải quyết vấnđề,KN thuthập thông tin (Đánh giá hệ quảtươnglai củanhữnghànhđộnghiệntại với bảnthân vàngười khác; Xác định các giải phápkhácnhau chovấnđề; KNphântíchảnhhưởng củacác giá trị, thái độ, động cơ của bảnthânvàngười khác),KNsuy nghĩ có phánđoán, KNtư duy sáng tạo. -NhómKN đối phó với cảm xúcvàlàm chủbảnthângồm KNquản lý căng thẳng(Quản lý thời gian; Tư duytíchcực; Kỹthuật cơ bản) KN quảnlý cảm xúc(Làm chủsự tức giận; Xử lý những đaubuồnvà loâu; Đối phóvới nhữngmất mát, lạmdụng, chấnthương), KNtự điều chỉnh(Ýthứcvề giá trị bảnthân/ KNxây dựngsự tự tin; Ý thứcvề bản thân, bao gồmý thứcvề quyền,ảnhhưởng,giátrị,thái độ,mặt mạnh, mặt yếucủa bản thân). Tuy còn có sự khác nhauvềquanniệm KNS,nhưngcáctổchức UNESCO, WHOvà UNICEF đều đã thốngnhất 10KNS cơ bản,đượcxem như cần thiết nhất cho tất cảmọi người, trong đó có học sinhTHCS: KNraquyết định; KNgiải quyết vấnđề; KNtư duy sáng tạo; KNtư duy phêphán/ suy nghĩ có phánđoán; KNtruyềnthôngcó hiệuquả; KNgiao tiếp giữa người vàngười; KNtự nhậnthứcbảnnăng; Khả năngthấu cảm; KNứng phó với cảm xúc; KNứngphóvới stress. Hiện nay, ở trong nước cũng có nhiều quan niệm khác nhau về KNS. Trong bài viết “Khái niệm KNS nhìn từ góc độ tâm lý học”, GS. Nguyễn Quang Uẩn, ĐHSP Hà Nội đã xem xét KNS dưới góc độ tâm lý học, tác giả cho rằng cuộc sống của con người diễn ra bằng hoạt động sống, với sự đan xen của dòng “hoạt động có đối tượng” và “mối quan hệ giao tiếp - ứng xử” giữa con người với con người, đó là hai mặt của mối quan hệ tương tác lẫn nhau, tạo nên cuộc sống đích thực của mỗi con người. Trong hệ thống các KN cơ bản có tính tổng hợp và phức tạp của hoạt động sống của con người có các KNS. Do đó tác giả Nguyễn Quang Uẩn quan niệm: “KNS là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các KN nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống hàng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định của cuộc sống”, theo tác giả KNS gồm 3 nhóm KN: -KN về cuộc sống cá nhângồm KNsinhhoạt cá nhân; KNrènluyệngiữ sức khỏe; KNtự nhận thức bản thân; KNtự ýthứcvàcó tráchnhiệmvới cá nhân; KNtự xácđịnh mục đích, kế hoạch cuốcsống.
  • 19. -KN quan hệ với người khác,với cộngđồng,với xãhội gồm KNgiaotiếp,ứng xử; KNthiết lập và duy trì các mối quanhệliênnhâncách; KNthựchiệncáchành vi vănhóa xã hội; KNthích ứng xãhội. -KN thực hành công việcgồm KNxác địnhmục tiêucôngviệc; KNlựachọn vàxác định các giá trị; KNgiải quyết các vấnđềphát sinh trongcôngviệc; KNthực hiệncác công việc có kết quả; KNđánhgiá côngviệcvàrút kinhnghiệm vềcôngviệc; KNchuẩn bị cho các công việctiếptheo. Trong cuốn "KNS cho vị thànhniên”, Th.S NguyễnThị Oanh quanniệm: “KNS tư cách là đối tượng củaGDKNS lànănglựctâmlýxã hội đểđápứngvàđối phóvới những yêu cầu và tháchthứccủacuộc sốnghàngngày”. Tác giảHuỳnhVăn Sơn quan niệm: “KNS là nhữngKN tinhthầnhaynhữngKN tâmlý.KN tâmlý–xãhội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại vàthíchứngvới cuộcsống” [35]. Tác giảchorằng, KNS nhìn dưới góc độ năng lựctâm lý lànhữngKNgiúpconngười tồntại vềmặt thể chất và mặt tâmlý. Từ những phân tích trên chothấy,KNS luôncần thiết chomọi người.Song,với mỗi đối tượng cụ thể, xuất phát từ đặcđiểm cánhân,nhucầu cuộcsống, đòi hỏi của côngviệc và môi trường sống cụthểmà yêucầuKNS cũngcósự khácnhau.Các em họcsinh THCS, với công việc chínhlàhọctậpvàrènluyệnđểtrở thànhnhữngngười conngoan, trò giỏi, bạn tốt và saunày lànhữngcôngdâncóíchchoxãhội thì KNS cần cóphải phù hợp với điều kiện thựctếcuộc sốngcủagiađình,nhà trườngTHCS vàmôi trường xung quanh. Vì vậy, có thể quan niệm: KNScủa họcsinhTHCSlàmột tổhợpphức tạpcủa một hệ thống các KN phản ánh nănglựcsống củacácem, giúpcácemthực hiệnviệc họctập và thamgia vào các hoạt độngtrong cuộcsống hàngngàycủagiađình,nhà trường và môi trường xung quanhmột cáchcó hiệuquả. Quan niệm trên đã chỉ rõ: KNS của cácemhọc sinhTHCS gồm 3nhóm KN chính: -NhómKN nhận biết vàsốngvới chínhmình. -NhómKN nhận biết vàsốngvới nhữngngười xungquanh. -NhómKN ra các quyết định.
  • 20. Trên cơ sở các nhómKNchính,cần phải xuất phát từ thựctiễnKNvàrènluyện KNS của các em để lựa chọn nội dung,hìnhthứcbiệnphápGDchophùhợp.Đó là trách nhiệm của các nhà quản lý,cáclựclượngthamgiaGDKNS cho họcsinhTHCS. Khái niệmgiáo dục kỹ năngsốngchohọc sinhtrunghọc cơ sở GDKNS cho HS nói chung,họcsinh THCS trênđịabàn quậnPhúNhuậnnói riênglà một vấn đề xã hội, là trách nhiệm củanhiềulựclượng,từ giađình,nhàtrườngvà cácđoàn thể xã hội; phải tuân thủnghiêm ngặt quanđiểm, chủtrương,chính sáchcủa Đảng và Nhà nước; phải tuân theonhữngquy định,quy trìnhchặt chẽ phùhợpvới điều kiệnthực tại của từng nhà trường,từngđối tượngvàphải đạt được mục tiêuxácđịnh. Việc GDKNS chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết cho các em HS để các em có thể hoạt độngđộc lập và chủ động tránh được những khó khăn trong thực tế cuộc sống. Đối với các em HS, nhất làcác em HS bậc THCS, GDKNS là môn học trang bị những tri thức giúp các em hình thành những KNS cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn phát triển vàđiềukiệnsống cụthể. Thông qua hoạt động GDKNS sẽ trang bị thêm cho các em những KN tự chủ, KN nói không, khả năng tự đưa ra quyết định và thích nghi, biết chấp nhận, hóa giải được những tác động tiêu cực trong cuộc sống chung quanh[1]. GDKNS là hoạt động giúp cho cácemHS có khả năng về mặt tâm lý xã hội để phán đoán và ra quyết định tích cực, nghĩa là để “nói không với cái xấu” [31]. Nhưng GDKNS cho cácem không phải là đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi thông thường mà GDKNS phải nhằm hướng đến thay đổi hành vi. GDKNS cho HS chỉ đạt được kết quả tốt khi có sự tác động đồng thời của các LLGD: Nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội. Đồng thời GDKNS choHS cóhiệuquảcao khi cáclựclượngtham giaGD, QLGD nhận thức đúng đắn đặcđiểmtâmsinh lý lứa tuổi; xác địnhchínhxácmục tiêu, nội dung GDKNS, phối hợp với cáchìnhthứcGDphongphú. GDKNS là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đếncácem học sinhTHCS nhằm giúp các em có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá
  • 21. nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và với chính mình, giúp cácem HS phát triển nhâncách đúng đắn, hoàn thànhtốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện. -Mục tiêu: Trang bị chocác em họcsinhTHCS nhữngkiếnthứccần thiết về bảnthân, công việc và các chuẩnmực xã hội đểtừ đó,cácemrènluyệnhànhvi ứngxử với chính bản thân, với việc họctập,với mọi người tronggia đình,bạnbè,thầy cô,hàng xóm láng giềng, với các hoạt độngchung trongnhàtrường,xãhội phùhợpvới khảnăng củacác em và điều kiện thực tế các em đangsống. -Chủ thể, lực lượng thamgiaGDKNS: Nhữngngười tronggiađình(bốmẹ, anh chị); đội ngũ cán bộ quản lý, GVtrongnhà trường; cánbộcác tổchứcđoàn,đội trong nhàtrường và ở địa phương. - Nội dung GDKNS: KNS là những KN mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đối với các em HS, giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin hơn, phù hợp với điềukiệncácemsống, quađógópphần hoàn thiện bản thântrước những đòi hỏi của cuộcsống. Theo đó nhóm KN chính sau đây cần được giảng dạy và rèn luyện cho các em: Nhóm KN nhận biết và sống với chính mình + KN tự nhận thức: Là KN đòi hỏi mỗi em HS, trước hết, cần phải tự nhận biết và hiểu rõ bản thân, hiểu rõnhững tiềm năng, tình cảm, những xúc cảm cũngnhư vị trí của các em trong cuộc sống và xã hội, cả những mặt mạnh và mặt yếu của các em nữa. Khi các em càng nhận thức được khả năng của mình, cácemcàng có khả năng sử dụng các KNS khác một cách có hiệu quả và càng có khả năng lựa chọn những gì phù hợp với các điều kiện sẵn có với bản thân, với xã hội mà các em sống và với khả năng của bản thân các em nữa. Các em cũng cần có sự hiểu biết rõ ràng về bản sắc dân tộc và nền văn hóa mà từ đó các em đã được sinh ra và cũng chính nền văn hóa đó đã tạo nên con người các em. + Lòng tự trọng: Sự tự nhận thức đưa đến sự tự trọng. Khi các em tự nhận thức được năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình trong cộng đồng thì lòng tự trọng được mô tả như là ”sự nhận thức những điều tốt đẹp của bản thân”. Nó còn đề cập đến việc các em cảm nhận như thế nào những khía cạnh mang tính cá nhân như diện mạo, khả năng và hành vi… và các em sẽ phát
  • 22. triển như thế nào trên cơ sở những kinh nghiệm bản thân để trở nên thành thạo và thành công khi làm những điều mà các em dự định. Tuy nhiên, lòng tự trọng bị ảnh hưởng một cách mạnh mẽ bởi mối quan hệ của các em với những người khác. Những người lớn tuổi có ảnh hưởng đến các em như bố mẹ, các thành viên trong gia đình, thầy cô giáo và cả bạn bè đồng lứa có thể hoặc trợ giúp nhằm phát triển hoặc làm mất sự tự trọng của các em qua những mối quan hệ, tiếp xúc của họ đối với các em. + Sự kiên quyết: Sự kiên quyết hay tính kiên định có nghĩa là nhận biết được những gì bản thân các em muốn và tại sao lại muốn, đồngthời là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì bản thân các em muốn trong những hoàn cảnh cụ thể bao gồm một loạt các tình huống khác nhau như: từ chối sự tán tỉnh, cám dỗ; thuyết phục người khác đồng thuận theo mình; nêu gương, kêu gọi, hướng dẫn mọi người làm những việc có lợi cho cộng đồng… Tuy nhiên, cách thể hiện tính kiên định có liên quan đến văn hóa và việc lắng nghe, đánh giá những điều người khác cảm nhận và mong muốn bởi vì kiên định là biết được nhu cầu và quyền của các em, cũng như điều các em mong muốn và thực hiện những điều đó có xét tới nhu cầu,quyềnvà mong muốncủa người khác. + Đương đầu với cảm xúc: Xúc cảm là sự phản ánh rõ nét bản chất của mỗi em HS. Những cảm xúc như sợ hãi, yêuthích, e thẹn, phẫn nộ, mong muốn được thừa nhận… hoàn toàn mang tính chủ quan và thường có là do đáp ứng một cách tức thời đối với tình huống. Vì thế mà chúng không thể đoán trước được và có thể dễ dàng đưa các em đến những hành vi mà sau này sẽ phải hối tiếc. Do vậy, việc xác định và sau đó là đối phó với những cảm xúc là khả năng cho thấy rằng các em có thể nhận thấy và phải tính đến những xúc cảm của các em cùng nguyên nhân cụ thể của chúng để cónhững quyết định chế ngự, không để cho những cảm xúc của bản thân chi phối. + Đương đầu với căng thẳng (KN ứng phó với stress): Căng thẳng là một phần hiển nhiên của cuộc sống. Những vấn đề trắc trở của bản thân, của bạn bè thân thiết, của các thành viêntrong gia đình; những mối quan hệ bị đổ vỡ… là những minh họa các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống của các em. Trong những mức độ hữu hạn, khi các em có khả năngđươngđầu với sự căng
  • 23. thẳng thì căng thẳng lại có thể là một nhân tố tích cực bởi vì chính những sức ép của sự căng thẳng đó buộc các em phải tập trung vào công việc của mình và hưởng ứng một cách thích hợp. Tuy nhiên, sự căngthẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống của các em nếu sự căng thẳng đó quá lớn và không giải toả nổi. Do đó, cũng như KN đối phó với cảm xúc, các em HS cần phải có khả năngnhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả cũngnhư biết cách khắc phục nó. Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với những người xung quanh + Mối quan hệ giữa các cá nhân: Các mối quanhệlà bản chất của cuộc sống. Chúng có hình thái và quy mô khác nhau. Khi các em lớn lên, các em phải phát triển các mối quan hệ với những người lớn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của các em như bố mẹ, họ hàng, láng giềng, thầy cô giáo... với những con người mà các em gặp gỡ trongcuộc sốngnhư bạn bè của bố mẹ, những người bán hàng, những nhà lãnh đạo địaphương... với bạn bè đồng lứa trong và ngoài trường lớp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể là bạn bè tốt, thân thiết, ngang hàng được. Các em cần phải biết cách đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ để chúng có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môi trường của chúng. + KN thiết lập tình bạn: Mỗi emHS cần có nhiều bạn để cùng chia sẻ các hoạt động, niềm hy vọng, sự sợ hãi, chia sẻ cuộc sống và cả tham vọng. Việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất của cuộc đời. Vì vậy, cácemcần phải nhận biết rằng tình bạn được hình thành như thế nào và phải thiết lập, phát triển tình bạn ra sao để cả hai bên cùng đạt được những lợi ích chân chính. Các em cần phải có khả năngnhận biết, để khi cần thiết, mạnh dạn khước từ kiểu tình bạn có thể đưa cácem đến những hành vi nguy hiểm hoặc phạm tội như hành vi sử dụng ma túy, trộm cắp,... + Sự cảm thông (KN thấu cảm): là khả năng tự đặt mình vào vị trí của người khác khi các em phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do những hành động của chính bản thân các em gây ra để hiểu được tình cảnh của các em và tìm ra cách giảm bớt gánh nặng bằng sự chia sẻ chân tình với người đó thay vì lên án, thương hại hoặc coi khinh họ với bất kỳ lý do nào. Cảm thông cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người đó để họ có thể tự quyết
  • 24. định và đứng vững trên đôi chân của họ một cách nhanh chóng nhất. + Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè: Đối với các em họcsinhTHCS, sức ép để bản thân được giống như các thành viên khác trong nhóm bạn là rất lớn. Vì vậy, đứng vững trước sự lôi kéo củabạn bè cùng lứa là một KN rất quan trọng. Nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc những việc làm trái ngược củabạn bè cùng lứa khi họ gây ảnh hưởng và thói quen xấu thì bản thân cần phải dũng cảm khước từ, phản đối, dừng ngay những đề xuất không thể chấp nhận được đó, kiên quyết bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thâncho dù có thể bị chế nhạo, đe dọa hoặc ghẻ lạnh từ nhóm bạn đó. + KN thương lượng: là một KN quan trọng trong mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. KN này có liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông và mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân cũng như khảnăng thoả hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân. KN thương lượng còn liên quan đến khả năng đương đầu với những áp lực, sự đe dọa của hoàn cảnh, những rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè. Cầnphải nhận định rõ vị trí của cá nhân và thiết lập kỹ sự hiểu biết lẫn nhau trong các mối quan hệ để có KN thương lượng tốt. + KN giải quyết xung đột không dùng bạo lực: là KN có liên quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, đến KN thương lượng và các KN đương đầu với xúc cảm, với căng thẳng, lo âu. Xung đột là điều không thể tránh khỏi và đôi khi lại là điều cần thiết, song KN giải quyết xung đột không dùng bạo lực sẽ giúp cho những xung đột trở nêncó tính xây dựng. + KN giao tiếp có hiệu quả: Giao tiếp là bản chất của các mối quan hệ của con người. Do vậy, một trong những KNS quan trọng nhất là khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả với mọi người. Khả năng này bao gồm cả KN lắng nghe và hiểu được người khác thực hiện việc giao tiếp của họ như thế nào cũng như nhận biết được nhiều cách giao tiếp của họ khác nhau ra sao. Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả + Tư duy phê phán: Như đã nêu, các em lớn lên trong thế giới ngày nay phải đối đầu với nhiều vấn đề, sự mong đợi, những đòi hỏi đa dạng, phức tạp và trái ngược của bố mẹ, thầy cô, bạn bè... phải tiếp nhận, đáp ứng nhiều thông điệp của các phương tiện truyền thôngđại chúng, của các nhà lãnh đạo, của quảng cáo,
  • 25. của âm nhạc, tôn giáo... Vì thế, cácem cần phải có khả năng phân tích, gạn lọc, phê phán để có được quyết định phù hợp. + Tư duy sáng tạo: Trong cuộc sống, cácem thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ và bất thường. Do vậy, cácem cần phải có tư duy sáng tạo nghĩa là có khả năng tiếp cận với sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới để có thể có một hoặc nhiều phương cách đáp ứng lại những hoàn cảnh đó một cách phù hợp. + KN ra quyết định: Mỗi ngày, mỗi người đều phải đứng trước những lựa chọn để ra những quyết định. Có những quyết định tương đối đơn giản và có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng cuộc sống nhưng cũng có những quyết định nghiêm túcliên quanđến các mối quan hệ, đến tương lai cuộc đời. Do đó, khi không thể đáp ứng liền một lúc những nhu cầu khácnhau, cácem cần có khả năng lựa chọn để ra một quyết định có hiệu quả, đồng thời phải ý thức được các tình huống có thểxảy ra, phải lường được những hậu quả trước khi ra quyết định từ sự lựa chọn của mình. + KN giải quyết vấn đề: là khả năng xem xét tình hình một cách cẩn thận, phân tích những vấn đề gì đangtồn tại và xác định các bước nhằm cải thiện tình hình. Đây là KN có liên quan đến KN raquyết định và nhiều KN khác. Chỉ khi trải qua thực hành việc ra quyết định và giải quyết vấn đề thì các em mới có thể xây dựng được những KN cần thiết để có thể có những lựachọn tốt nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà các em phải đương đầu. + Hình thức, biện pháp GDKNS chohọcsinh THCS: GDKNS chohọcsinh THCS trên địa bàn quận Phú Nhuậncầnphải vậndụnglinhhoạt,sáng tạocác hình thức, biệnpháp, phù hợp với điều kiệnthựctếcủa từngnhà trường,từngđịaphương.Cóthể nêumột số hình thức biện pháp sau: lồngghépvàochươngtrìnhhọctậpvàrènluyện chínhkhoá; tổ chức các hoạt độngngoại khoátrongnhà trườngvàở các địaphương; tổ chứccác hoạt động của đoàn, đội; thôngquacác hoạt độngthực tếở giađình; hướng dẫn,giúp đỡ của người thân, thầycôgiáo... 1.1.3. Quản lý giáo dục kỹnăngsống chohọcsinh trunghọccơsở Quản lý GDKNS là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS và các LLGD khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng GDKNS cho các em trong nhà trường.
  • 26. Quản lý GDKNS chính lànhữngcôngviệc củanhàtrườngmà người cánbộ quảnlý trường học thực hiện nhữngchứcnăngquảnlýđểtổchức,thựchiện côngtác GDKNS. Đó chính là những hoạt độngcóýthức,có kếhoạchvàhướngđíchcủa chủ thểquản lý tác động tới các hoạt độngGDKNS chocác em HS trongnhàtrườngnhằm thựchiện các chức năng, nhiệm vụmà tiêuđiểm làquátrìnhGDvàdạy KNS chocác em HS. Vì vậy, có thể quan niệm: QuảnlýGDKNS trongnhàtrường làmột hệthống những tác động sư phạmhợp lývàcóhướngđíchcủa chủthểquảnlýđếntậpthểGV, HS,các lực lượng xã hội trong vàngoài nhàtrường nhằmhuyđộngvàphối hợpsức lực,trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt độngGDKNS chocácem HSnhằmhoànthànhcó chất lượng và hiệu quả mục tiêuGD vàrènluyện KNSphùhợpvới yêucầu côngviệc họctập, điều kiện sống cụ thể củatừngem. Quản lý GDKNS cho học sinhTHCS làmột quátrìnhlâudài, khókhăn,phức tạpđược hình thành có chọn lọctheotừngnhómHS vàmang tínhcá thể hóarất cao. Để việcquản lý GDKNS cho HS có hiệuquả,đội ngũcánbộquảnlý,trướchết làBan Giám hiệu nhà trường cần tổ chứcphối hợpchặt chẽ cácLLGD: Hội đồngsư phạm, tổ chứcđoàn, đội, ban đại diện cha mẹ HS,vàcácLLGDkhácngoài cộngđồngvàxã hội. Nhàtrường phải là chiếc cầu nối giữagiađìnhvàxã hội đểGDhọcsinh,trêncơ sở xác địnhcụ thể những giá trị và mức độphùhợpvới tâm, sinh lý,độtuổi củahọcsinh THCS. Hiện nay, khi Bộ GD&ĐT chưacó chươngtrìnhGDgiátrị sốngthốngnhất cho toànquốc, mỗi nhà trường cần thốngnhất chươngtrìnhGDtheo từngcấp độở cáckhối lớp,quy định thời lượng, nội dungGDriêngchotừngkhối lớp.Hiệutrưởngcầnđặcbiệt quantâm đến nội dung, hình thứcgiờ sinhhoạt lớpđểtíchhợpgiáo dụcgiátrị sống thíchhợp; xây dựng kế hoạch GD giá trị sống chotừngđối tượngtrongnhàtrường, đồngthời thường xuyên điều chỉnhkếhoạchcho phùhợptrongquátrìnhthực hiện; lấy đội ngũ GVlàm nòng cốt để đề xuất,xây dựngkếhoạchvàtriểnkhai thựchiệnsao cho nhàtrường luôn ở thế chủ đạo vàquyết định,cònHS luôngiữ vai tròchủ động,tự tin tronghọc tập, tu dưỡng. Quản lý GDKNS cho học sinh THCS cần tập trung vào các nội dung sau: - Quản lý kế hoạch GDKNS chohọc sinhTHCS: Quảnlýkếhoạch GDKNS baogồm quản lý việc xây dựngkế hoạchhoạt độngthườngxuyên,kếhoạch hoạt động theochủ điểm, kế hoạch bồi dưỡngđội ngũGV,GVCN, GVbộmôn..., cộngtác viên
  • 27. GDKNS, kế hoạch đầu tư và sử dụngcơ sở vật chất cũngnhư các điềukiệnthựchiện, kếhoạch phối hợp các LLGD, kếhoạchkiểmtrađánhgiákết quả hoạt độngGDKNS; -Quản lý về chương trìnhnội dungGDKNS: Việc quảnlý chươngtrìnhnội dungGDKNS bao gồmquản lýtừ việcchỉ đạo đội ngũxây dựngchươngtrìnhnội dung chođến việc tổ chức thực hiện nhữngnội dungđóvà kiểm trakết quả đạt đượcnhư thế nào; -Quản lý đội ngũ thực hiện GDKNS: Quảnlý đội ngũcánbộquảnlý,đội ngũ GV,đội ngũ cán bộ đoàn, đội vàcác lựclượngthựchiệnhoạt độngGDKNS chocác em họcsinh THCS; -Quản lý việc phối hợp cáclựclượngthựchiệnhoạt độngGDKNS: Hoạt động GDKNS diễn ra trong nhà trườngvàngoài nhàtrường,cácLLGDcó ảnhhưởngtới hoạt động đó là: các đoàn thể, tổchứcchínhtrị - xãhội trongnhà trườngvàngoài nhà trường, phụ huynh, cộng đồng xã hội,cáctrungtâm huấnluyệnvàbồi dưỡngKNS cho HS. -Quản lý việc kiểm tra đánhgiákết quả hoạt độngGDKNS: Cách đánhgiáchất lượng GDđúng đắn, đầy đủ sẽ giúpnângcaochất lượngGD, đápứngmục tiêuGDđề ra.Như vậy sản phẩm GDcon người phải đượcđánhgiátrêncácmặt: chất lượngkiến thức(văn hoá), chất lượng kỹ năng (kỹnăngsống), chất lượngthái độ(đạođức).Kết quảGDcuối cùng được đánh giáquahànhvi,kỹ năngcủa cácemHS. -Quản lý việc đầu tư, phát triển vàsử dụngcơ sở vật chất,trangthiết bị phụcvụ choquá trình GDKNS trong nhàtrườngcũngnhư củatừngtổchức,từnghoạt độngcụ thể.Cần nắm rõ mức độ đáp ứng,khảnăng tăngcườngvàtínhhiệuquảcủatừngloại côngcụ, phương tiện. 1.1.4. Biện pháp quản lýgiáodục kỹnăngsống chohọcsinh trunghọccơsở Biện pháp theo nghĩa chungnhất làcáchlàmđể thực hiệnmột côngviệcnàođó nhằm đạt được mục đích đề ra. Cần phânbiệt biệnphápvới phươngpháp,giải pháp. Điểm giống nhau của các khái niệm này làđềunói vềcách làm, cáchtiếnhành một công việc.Tuy vậy, giữa phương pháp,giải pháp,cách thứcvàbiệnphápcũngcónhững những điểm khác nhau. Biện phápchủyếunhấnmạnh đếncáchlàm, cách hànhđộngcụ thể.Phương pháp nhấn mạnh đếntrìnhtự các bướccóquanhệ với nhau (tạonênmột hệ thống) để tiến hành công việc cómục đích.Còn giải phápkhôngchỉ nói đếncách hành
  • 28. độngmà còn nói đến tư tưởng hànhđộng; giải phápgồm hệthốngnhữngýnghĩ cùng với những quyết định và hành độngtheosau, dẫntới sự khắc phụcmột khókhăn. Khái niệm biện pháp có nhữngđiểmgiốngso với cáckhái niệmnói trên,songcó điểm riêng là nhấn mạnh đến cáchlàm, cách hànhđộngcụthể.Nói đến biện phápquản lý làđề cập tới cách triển khai hoạt độngquản lý một đối tượngcụthểtrongnhữngđiều kiện,hoàn cảnh cụ thể. Có nhiềucách tiếp cậnđểđềxuất biệnpháp quảnlý: xácđịnh biệnpháp quản lý tương ứng cácphươngpháp quảnlý; xácđịnhbiệnphápquảnlý tương ứng với các thành tố cấu trúccủacác đối tượngquảnlý hoặcđượcxácđịnhtheo chứcnăng, nhiệmvụ quản lý... Từ cáchtiếpcận trên,có thể quanniệm: Biệnphápquản lýhoạt động GDKNS cho học sinh THCS làtổnghợpcác cáchthức củachủthểquảnlý tácđộng một cách khoa học, hợplý(có mụcđích,tự giác,cókếhoạch,hệ thống)đến cáclực lượng tham gia vào quátrìnhGDKNS chohọcsinh THCSnhằmtrang bị cho cácemnhững hiểu biết cần thiết vàcósự chuyển biến vềhànhvi ứngxử với bảnthân, nhiệmvụ học tập, môi trường xungquanhphùhợpvới các chuẩnmực xãhội vàđiều kiệnsống cụ thể của các em. Đó là quá trình vận dụng tổng hợp các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDKNS cho học sinh THCS, phát huy vai trò từ chủ thể quản lý và vai trò tự bồi dưỡng của đối tượng quản lý là các em HS các trường THCS cùng các nhân tố liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình GDKNS cho HS. Khái niệm trên cho thấy tínhhướngđíchcủabiệnphápquản lý GDKNS chohọc sinhTHCS là tập trung GDnhữngkỹ năngcầnthiết giúpcác em tự nhậnthức,đánhgiá đúngbản thân; nhận rõ công việccầnlàm, các mối quanhệcầngiải quyết vàcónhững hànhvi ứng xử phù hợp, đúng đắn. Biện pháp quản lý GDKNS đượccoi làtổnghợpcáccách thứctácđộngcủa chủ thểquản lý tới đối tượng quản lý thôngquahệthốngcácyếutốđảm bảo: thôngqua chương trình chính khoá, ngoại khoá,hoạt độngcủacác tổchức,giúpđỡ rènluyệncủa giađình... Các biện pháp đó là: -Kế hoạch hoá hoạt độngGDKNS. -Tổ chức và điều hành cáchoạt độngGDKNS. -Kiểmtra, giámsát việcthựchiệncác hoạt độngGDKNS. -Đánh giá kết quả GDKNS -Tạo ra các điều kiện thuận lợi cho cáchoạt độngGDKNS.
  • 29. Biện pháp quản lý tổ chứchoạt độngGDKNS chohọcsinh THCS làmột thể thốngnhất chặt chẽ, có mối quan hệbiệnchứngtácđộnglẫnnhau.Trong quátrình GDKNS, các chủ thể quản lý khôngđượcxem nhẹbiệnphápnào. Cầnxuất phát từ tình hìnhthực tế để có sự vận dụng linhhoạt,sángtạo. 1.2. Thực trạng quản lýgiáodụckỹ năngsống chohọcsinh trunghọccơ sở ởquận Phú Nhuận, thành phốHồChí Minh 1.2.1. Một số nét về giáodụcphổthôngcủaquận Phú Nhuận Hiện nay, trên địa bàn quậnPhúNhuậncó 20trườngmầm non(trongđócó05 trường tư thục), 14 trường tiểu học,09trườngTHCS (trongđócó03trườngtư thục).02 trường THPT, 01 Trung tâmgiáo dụcthườngxuyên,01Trungtâm dạy nghề,01Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Trong phạm vi nghiên cứucủađề tài,tácgiảđãdùngphươngphápphỏngvấn, lấy phiếu tham khảo của 250 cánbộquảnlývàgiáoviên; đồngthời phỏngvấn(78em HS THCS), lấy phiếu trắc nghiệm, thamkhảotự đánhgiá của600họcsinhTHCS tiến hànhđánh giá, phân tích thực trạngGDKNS,quảnlýGDKNS choHS tại 06trường THCS công lập trên địa bàn quậnPhúNhuận,thànhphốHồChí Minh,gồm có: Trường THCS Cầu Kiệu, THCS Châu VănLiêm, THCS ĐộcLập,THCS Ngô Tất Tố, THCS NgôMây và THCS Sông Đà.
  • 30. * Thông tin về cán bộ, giáoviên Tổng Nữ Trình độ chuyên môn Thâm niên công tác ĐH Sau ĐH CĐ Dưới 5 năm Từ 6 -15 năm Từ 16 -25 năm Trên 25 năm SL SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % CBQL 18 11 61 12 67 6 33,3 10 55,5 8 44,4 Giáo viên 304 210 69 287 94,4 7 2,3 10 3,3 47 15,5 63 21 119 39 75 25 * Thông tin về học sinh Khối lớp Số lớp Tổng số HS Nữ Dân tộc khác Thành phần gia đình CB-CNV Lao động SL % SL % SL % SL % 6 45 1181 874 74,0 62 5,2 783 66,2 398 33,8 7 43 1790 900 50,3 44 2,5 816 46,0 974 54,0 8 38 1521 787 51,7 45 3,0 693 46,0 828 54,0 9 38 1441 774 54,0 40 0,3 634 44,0 807 66 Tổng cộng 164 6.564 3.335 50,8 191 2,9 2.926 44,5 3.638 55,4 1.2.2. Thực trạng quản lýnội dunggiáodục kỹnăngsống chohọcsinh trung họccơ sở ở quận Phú Nhuận Ghi chú - Khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá một ý kiến: nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm chi bình phương không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá ý kiến đó. -Khi kiểm nghiệm F được dùng và2 cột trị số F vàP cótrong bảng: + Nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm F có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá ý kiến đó; + Nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm F không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thểnghiên cứu về cách đánh giá một ý kiến đó.
  • 31. - Khi kiểm nghiệm X2 được dùng và 2 cột trị số X2 và P có trong bảng: + Nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm chi bìnhphươngcósự khácbiệt ýnghĩathống kêgiữa các thamsố của khách thểnghiêncứuvềcách đánhgiáýkiếnđó; + Nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm chi bìnhphươngkhôngcósự khácbiệt ýnghĩa thốngkê giữa các thamsố của khách thể nghiêncứuvềcáchđánh giáýkiếnđó. -Tùy theo thang đo, điểm trung bình cộng sẽ thay đổi. Trong phiếu thăm dò ý kiến, có hai loại thang: + Đối với thang 5 bậc, thì trung bình cộng là 3; + Đối với thang 3 bậc, thì trung bình cộng là 2. Theo kết quả này, có thểquy định về cácbậc như sau: + Đối với thang 5 bậc: Từ 4,5 đến 5: tốt; Từ 3,5 đến 4,4: khá; Từ 2,5 đến 3,4: trung bình; Dưới 2,4: kém. + Đối với thang 3 bậc: Từ 2,5 đến 3: tốt; Từ 1,5 đến 2,4: trung bình; Dưới 1,4: kém. Do đó, khi nhìn vào trung bình cộng của các câu, ta sẽbiết việc đánh giá ở thứ bậc nào so với trung bình cộng. - Một số từ viết tắt trong các bảng: + ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn; + TB: trung bình cộng; + N: số khách thể tham gia nghiên cứu. Đánh giá của đội ngũ giáo viên Bảng 1.1. Đánh giá của giáoviên vềKNS cầnthiết đối với họcsinhTHCS (thang 5 bậc) TT Kỹnăng TB ĐLTC Thứ bậc 1 KN kiếm sống và tay nghề 4,33 0,91 11 2 Những KN có liên quan đến thực hànhsức khỏe 4,38 0,64 8 3 Các KN vận động thểchất 4,27 0,57 13 4 Các KN có liên quan đến hành vi và giao tiếp 4,62 0,54 3
  • 32. 5 Các KN học tập 4,77 0,44 1 6 Ghi nhớ 4,30 0,63 12 7 Tính toán 4,19 0,68 14 8 Soạn thảo văn bản thông thường 3,91 0,73 19 9 Sắp xếp thời gian 4,43 0,57 7 10 Sáng tạo 4,34 0,68 10 11 Sống trong cộng đồng 4,48 0,54 6 12 Thông tin 4,18 0,66 15 13 Tự nhận biết bản thân 4,49 0,57 5 14 Giải quyết vấn đềriêng tư 4,01 0,69 18 15 Kiểm soát cảm xúc 4,12 0,68 17 16 Lập kế hoạch tàichính cho bản thân 3,89 0,82 20 17 Sống thực tế 4,17 0,55 16 18 Lịchthiệp 4,35 0,57 9 19 Nhận biết trách nhiệm 4,71 0,45 2 20 Vươn lên 4,59 0,54 4 Như vậy, kết quả điều tra cho thấy đội ngũ GV rất coi trọng các KN liên quan đến học tập và tự ý thức của học sinh THCS, được đánh giá ở các thứ bậc từ 1 đến 5; tiếp theo là những KN liên quan đến giao tiếp, lập kế hoạch, giữ gìn sức khỏe; rồi đến các KN học tập thông thường như ghi nhớ, tính toán, trao đổi thông tin, vận động thể chất và KN nghề nghiệp. Ngoài ra, những KN dành cho người lớn tuổi hơn được xếp ở các thứ bậc từ 16 đến 20. Nói cách khác, việc đánh giá của GV về các KNS cần cho học sinh THCS mang tính thực tế và phù hợp với độ tuổi của các em. Điều này cho thấy trong đội ngũ GV hiện nay đã có nhữngnhận thứckháđúngđắn về nội dung GDKNS cho HS của mình. Bảng 1.2. Đánh giá của giáo viên về KNS cần bồi dưỡng cho học sinh THCS ( thang 5 bậc) TT KN cần bồi dưỡng TB ĐLTC Thứ bậc 1 KNgiao tiếp 4,68 0,48 1 2 KN sử dụng máytính 4,26 0,60 23
  • 33. 3 KNứng xử 4,57 0,51 3 4 KN học tập 4,66 0,47 2 5 KNsống 4,49 0,54 7 6 KN định hướng các giá trị 3,96 0,66 43 7 KN chăm sóc sức khỏe 4,40 0,58 13 8 KN tư duy 4,48 0,56 8 9 KN quản lý trò chơi 3,43 0,69 59 10 KN thuyết phục 3,88 0,72 52 11 KN thương lượng 3,60 0,78 57 12 KN sử dụng trang thiết bị 3,98 0,68 42 13 KN quan tâm đến nhu cầu của người khác 3,90 0,73 49 14 KN biết đặt mình vào vai tròcủa người khác 4,06 0,66 36 15 KN tử tế với những người xung quanh. 4,38 0,68 14 16 KN diễn tả một cách hoạt bátqua viết và nói. 4,10 0,73 34 17 KN lý giải một cách hoạt bátqua viết và nói. 4,02 0,73 38 18 KN thể hiện thái độ chừng mực trong giao tiếp với người khác 4,13 0,67 31 19 KN sử dụng ngôn ngữ không lời trong giao tiếp vớingười khác 3,40 0,96 60 20 KN thể hiện sự đồng cảm trong giao tiếp với người khác 4,02 0,69 39 21 KN cảm nhận tâm trạng của người đối thoại 3,87 0,71 54 22 KN nhận biết lập trường của bản thân 4,28 0,75 22 23 KN nhận biết vị thế xãhội của bản thân 3,89 0,88 51 24 KN nhận biết niềm tin của bản thân 4,25 0,75 24 25 KN nhận biết khả năng của bản thân 4,32 0,73 18 26 KN làm chủ xúc cảm của bản thân 4,29 0,70 20 27 KN tự khẳng định của bản thân 4,25 0,68 25 28 KN độc lậpsuy nghĩ của bản thân 4,37 0,61 15 29 KN đối đầu với những vấn đề tình cảm riêng tư của bản thân 4,14 0,74 30 30 KN giải quyết những vấn đề liên quan đến giới tính của bản thân 4,11 0,78 33 31 KN giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bản thân 4,24 0,64 26
  • 34. 32 KN giải quyết những vấn đề tế nhị đối với bạn khác giới của bản thân 4,06 0,69 37 33 KN kiềm hãm tính nông nỗi 4,42 0,66 10 34 KN giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ chín chắn 4,32 0,73 19 35 KN thể hiện một con người trưởng thành 3,95 0,88 46 36 KN lập kế hoạch chi tiêu theo khả năng tài chính của bản thân 3,90 0,84 50 37 KNS độc lập về tài chính 3,64 1,02 56 38 KN biết đánh giá đúng giá trị của sự vật và bản thân 4,01 0,70 41 39 KN biết chi tiêu theo khả năng thu nhập của bản thân 3,88 0,96 53 40 KN kìm hãm những nhu cầu không cần thiết của bản thân 4,08 0,75 35 41 KN tổ chức cuộc sống hằng ngày 4,17 0,75 28 42 KN nấu nướng những món thông thường 3,72 0,77 55 43 KN dọn dẹp nhà cửa 3,96 0,66 44 44 KN sắp xếp phòng riêng của bản thân 4,12 0,64 32 45 KN chăm sóc thể chất của bản thân 4,33 0,57 17 46 KN sử dụng các công cụ cơ khí trong sửa chữa vật dụng thông thường trong nhà 3,52 0,81 58 47 KN sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm 3,92 0,83 47 48 KN xưng hô lịch thiệp với người khác 4,48 0,52 9 49 KN trình bày bằng văn bản một cách lịch sự 4,02 0,77 40 50 KN thể hiện lòng biết ơn người khác 4,42 0,58 11 51 KN thể hiện lòng tôn trọng người khác 4,52 0,54 5 52 KN thể hiện những quy ước giao tiếp (như bắt tay, chào hỏi lịch sự ) 4,15 0,68 29 53 KN dám chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân 4,57 0,55 4 54 KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện việc giúp đỡ người khác (cho dù chưa quen biết) 4,36 0,55 16 55 KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện các hoạt động chung của cộng đồng, đất nước 4,18 0,73 27 56 KN nhận biết trách nhiệm và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, đất nước 3,96 0,84 45 57 KN nhận biết và thực hiện trách nhiệm đối với gia đình 4,51 0,55 6 58 KN nhận biết trách nhiệm và giúp đỡ đối với người 4,41 0,55 12
  • 35. thân 59 KN đối mặt với những thất bại trong cuộc sống 4,29 0,67 21 60 KN xác định và thực hiện có kết quả mục tiêu trong các giai đoạn cuộc đời 3,92 0,83 48 Kết quả điều tra cho thấy, đánh giá của GV về các KNS cần bồi dưỡng cho học sinh THCS: - Cần thiết ở mức độ rất cao: KN giao tiếp, KNhọc tập, KN ứng xử, KN dám chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân, KN thể hiện lòng tôn trọng người khác, KN nhận biết và thựchiệntrách nhiệm đối với gia đình, các KNS nói chung, KN tư duy, KN xưng hô lịch thiệp với người khác, KN kiềm hãm tính nông nỗi, KN thể hiện lòng biết ơn người khác, KN nhận biết trách nhiệm và giúp đỡ đối với người thân, KNchăm sóc sức khỏe, KN tử tế với những người xungquanh, KN độc lập suy nghĩ của bản thân. Theo đánh giá của GV, KN giao tiếp là KN cần được bồi dưỡng trước hết cho học sinh THCS. Điều này chính là đòi hỏi của thực tiễn hằng ngày; các em vẫn còn nhiều hạn chế trong giao tiếp, thể hiện rõ trong ứng xử, xưng hô với người khác. Đa số các em còn tỏ ra thiếu lịch thiệp, không thể hiện được sự tôn trọng đúng mực, ngại bày tỏ lòng biết ơn, ngại xin lỗi, nhận lỗi khi sai phạm. Hầu hết các em chưa biết cũng như chưa có KN dám chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân. Số đông các em thiếu KN nhận biết và thực hiện trách nhiệm đối với gia đình cũng như chưa biết giúp đỡ người thân. Đặc biệt, do sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi cùng với sự phát triển nhanh về thể chất nên trong giao tiếp các em chưa biết cách kìm hãm tính nông nổi, thiếu sự cảm thông đối với những người xungquanh.Các em chưa có KNhọc tậptốt, khoa học; đa số chưa có được KN độc lập suy nghĩ của bản thân, tư duy còn yếu kém hoặc còn phụ thuộc vào người khác khi suy nghĩ để giải quyết một vấn đề. - Cần thiết ở mức độ cao: KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện việc giúp đỡ người khác, KN chăm sóc thể chất của bản thân, KN nhận biết khả năng của bản thân, KN giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ chín chắn, KN làm chủ xúc cảm của bản thân, KN đối mặt với những thất bại trong cuộc sống,KNnhận biết lập trường của bản thân, KN sử dụng máy tính, KN nhận biết niềm tin của
  • 36. bản thân, KN tự khẳng định của bản thân, KN giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bản thân, KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện các hoạt động chung của cộng đồng, đất nước. Qua đánh giá của GV đã nêu trên và qua thực tế quan sát ta thấy còn nhiều HS chưa có KN làm chủ cảm xúc bản thân nên cũng chưacó KN nhận biết lậptrường, niềm tin cũng như khả năng của bản thân, từ đó thiếu nhận biết trách nhiệm và thực hiện việc giúp đỡ người khác. Trong cuộc sốngnhiều em chỉ lo học và vui chơi mà quên chăm sóc bản thân, ít tham gia các môn thể dục, thể thao rèn luyện thể chất. Một số em không có KN đối mặt với những thất bại trong cuộc sống nên khi gặp thất bại trong học tập thì tìm cách giải thoát bằng con đường tự tử, bỏ nhà ra đi. Trong thực tế, có một số em thiếu KN giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ chín chắn nên đôi lúc gây rahậu quả nghiêm trọng: bạn chết, bản thân mình vào tù, gián đoạn học tập. - Cần thiết ở mức trung bình: KN tổ chức cuộc sống hằng ngày, KN thể hiện những quy ước giao tiếp (như bắt tay, chào hỏi lịch sự…), KN đối đầu với những vấn đề tình cảm riêng tư của bản thân, KNthể hiện thái độ chừng mực trong giao tiếp với người khác, KN sắp xếp phòng riêng của bản thân, KN giải quyết những vấn đề liên quan đến giới tính của bản thân, KN diễn tả một cách hoạt bát qua viết và nói, KN kiềm hãm những nhu cầu không cần thiết của bản thân, KN biết đặt mình vào vai trò của người khác, KN giải quyết những vấn đề tế nhị đối với bạn khác giới của bản thân, KN lý giải một cách hoạt bát qua viết và nói, KN thểhiện sự đồng cảm trong giao tiếp với người khác. - Cần thiết ở mức dưới trung bình: KN trình bày bằng văn bản một cách lịch sự, KN biết đánh giá đúng giá trị của sự vật và bản thân, KN sử dụng trang thiết bị, KN định hướng các giá trị, KN dọn dẹp nhà cửa, KN nhận biết trách nhiệm và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, đất nước, KN thể hiện một con người trưởng thành, KN sử dụngnănglượng một cách tiết kiệm, KN xác định và thực hiện có kết quả mục tiêu trong các giai đoạn cuộc đời, KN quan tâm đến nhu cầu của người khác, KN lập kế hoạch chi tiêu theo khả năng tài chính của bản thân. - Cần thiết ở mức thấp: KN nhận biết vị thế xã hội của bản thân, KN thuyết phục, KN biết chi tiêu theo khả năng thu nhập của bản thân, KN cảm
  • 37. nhận tâm trạng của người đối thoại, KN nấu nướng những món thông thường, KNS độc lập về tài chính, KN thương lượng, KN sử dụngcác côngcụ cơ khí trong sửa chửa vật dụng thông thường trong nhà. Đa số trẻ ngày nay đều được cha mẹchăm lo, bao bọc (vì mỗi gia đình hầu như chỉ có từ một đến hai con) nên trẻ thiếu những kỹ năng sử dụng trang thiết bị dọn dẹp nhà cửa (dù rất nhanh nhạy trong việc sự dụng trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của bản thân như điện thoại di động, máy vi tính để chơi games…), nhiều em trai không biết sử dụngcác côngcụ cơ khí trong sửa chữa vật dụng thông thường trong nhà; đa số các em gái không biết nấu nướng những món thông thường. Tóm lại, hầu hết các em chưa có KN nhận biết trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, đất nước, thiếu quan tâm đến người khác. Tuy nhiên, nhóm các KN này được đa số GV đánh giá ở mức dưới trung bình và mức thấp là do đặc điểm lứa tuổi mà sắp xếp thứ bậc ưu tiên để rèn luyện. Bảng 1.3. Đánh giá của giáo viên về lý do học sinh chưa hình thành được những KNS cần thiết: TT Nguyênnhân TB ĐLTC Thứ bậc 1 Trình độdân trí, 3,87 0.92 9 2 Phươngpháp giáo dục 3,83 0.89 12 3 Điều kiện xãhội 4,00 0.75 7 4 Phụ huynh nuông chìu 4,16 0.73 3 5 Các em ítcó điều kiện giao tiếp ngoài xãhội 3,73 0.97 15 6 Thời gian học tậpcủa cácem chiếm nhiều quá 3,80 1.04 14 7 Các em ítcó điều kiện thực hành 4,10 0.83 4 8 Các em ítcó điều kiện luyện tập 4,07 0.85 6 9 Các em ỷ lại gia đình 4,09 0.85 5 10 Các em chưa ý thức đượctầm quan trọng của KNS. 4,27 0.59 1 11 Các em chưa được giáo dục định hướng 3,84 0.97 10 12 Gia đình các em chưa nhậnthức đượcsự cần thiếtcủa KNS 4,21 0.74 2 13 Các em thiếu giờ sinh họat vui chơi 3,84 0.97 11 14 Các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đadạng 3,97 0.91 8 15 Tri thức họcđược trong nhà trường của cácemchưa gắn với thực tiễncuộc sống 3,82 1.00 13 Qua kết quả bảng 1.3 chúng ta thấy, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của KNS, gia đình các em chưa nhận thức được sự cần thiết của KNS, PHHS quá nuông chiều con em, các em ít có điều kiện thực hành, các em ỷ lại
  • 38. gia đình, các em ít có điều kiện luyện tập, điều kiện xã hội, các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng, trìnhđộdân trí,các em chưa được GD địnhhướng.Các em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi, Phương pháp GD, tri thức học được trong nhà trường của các em chưa gắn với thực tiễn cuộc sống, thời gian học tập của các em chiếm nhiều quá, các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xãhội. Với kết quả điều tra cho thấy, sở dĩ các em chưa rèn luyện được các KN là do điều kiện khách quan chưa tạo ra những hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động GD này. Cụ thể ta thấy việc học tập của các em chiếm nhiều thời gian trong ngày, trong tuần mà nội dung học tập trong nhà trường thì chưa gắn với thực tiễn xãhội. Đa số các em chỉ quanh quẩn với một số lý thuyết hàn lâm cổđiển trong học tập. Trong việc giải trí tiêu khiển hầu hết trẻ đều mê mải với các trò chơi vi tính, các thần tượng thời trang âm nhạc từ các chương trình biểu diễn trêntruyền hình. Nhìn chung trẻ thiếu thời gian, không gian vui chơi bổ ích; thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng, thiết thực để có thể rènluyện KN giao tiếp tốt với người khác. Đặc biệt, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của KNS (thứ bậc 1). Còn về phía gia đình các em thì hoặc còn lạ lẫm chưa nhận thức được sự cần thiết của KNS hoặc quá nuông chiều con em khiến các em ít có điều kiện thực hành và vô tình tạo cho các em thói ỷ lại gia đình (được xếp thứ bậc 2, 3, 4, 5 là các thứ bậc cao trong bảng đánh giá của GV về lý do HS chưa hình thành được những KNS cần thiết). Bảng 1.4. Đánh giá của giáo viên về đơn vị quản lýviệc GDKNS cho học sinh THCS có hiệu quả: TT Đơnvịquản lý TB ĐLTC Thứ bậc 1 Nhàtrường 4,16 0,70 3 2 Lồngghépvàochươngtrìnhdạykiếnthức 4,10 0,69 4 3 Giáoviênbộmôn 4,00 0,67 5 4 BanGiámhiệu 3,87 0,73 6 5 Phụhuynh 4,44 0,52 2 6 Gia đình 4,49 0,52 1 7 Chínhquyềnđịaphương 3,74 0,73 8 8 Hộiđồngsưphạm 3,80 0,79 7 9 PhòngGiáodục 3,56 0,84 9
  • 39. Theo đánh giá của đội ngũGVthấyrằng, gia đình, phụ huynh và nhà trường là ba đơn vị được cho là có hiệu quả nhất thực hiện việc quản lý GDKNS cho HS. Điều này thể hiện qua số liệu thống kê lần lượt theo thứ bậc là gia đình đạt tỷ lệ trung bình 4,49, phụ huynh đạt tỷ lệ trung bình là 4,44 và nhà trường đạt tỷ lệ trung bình là 4,16. Từ số liệu trên, ta thấy rằnglực lượng chính quản lý hiệu quả việc GDKNS cho HS không phải là các tổ chức đoàn thể, cũng không phải là chính quyền địa phương mà chính là gia đình và nhà trường, hai “chiếc nôi” chính thúc đẩy, quản lý sự phát triển KNS cho HS lứatuổi THCS. Bảng 1.5. Đánh giá của giáo viên về lực lượng thực hiện GDKNS cho học sinh THCS: TT Lực lượng thực hiện TB ĐLTC Thứ bậc 1 Giáo viên bộmôn 4,18 0,67 4 2 Phụ huynh 4,52 0,60 1 3 Nội dung mỗi mônhọc đều có khả năngdạy KNS 4,10 0,81 6 4 Tổ chức ĐoànĐội 4,27 0,62 3 5 Giáo viên chủ nhiệm 4,34 0,62 2 6 Tổng phụ trách đội 4,13 0,70 5 Tất cả các hệ số trên đều có kết quả lớn hơn 0,5, điều này cho thấy kết quả nghiên cứu điều tra là khoa học và có giá trị nghiên cứu. Ba lực lượng chính bằng vai trò và chức năng của mình có thể thực hiện tốt GDKNS cho các em thực chính là: phụ huynh, GVCN và đoàn thểxã hội. Phụ huynh chính là những người gần gũi nhất với các em, thường xuyên quantâm chăm sóc các em, nên hiểu rõ ràng tính cách và năng lực cụ thể của con em mình để từ đó có những uốn nắn, GD, định hình KNS cho các em. Tổ chức đoàn đội và GVCN là hai lực lượng chính trong trường học có sự gần gũi và gắn bó nhiều hơn đối với HS. Vì vậy, đây cũng là hai lực lượng hỗ trợ đắc lực nhất cho phụ huynh trong việc GDKNS cho các em.
  • 40. Bảng 1.6. Đánh giá của giáo viên về môn học, những hoạt động có thể góp phần vào việc GDKNS cho học sinh: TT Môn học và hoạt động góp phần vào việc giáodục kỹ năngsống TB ĐLTC Thứ bậc 1 Tất cả mônhọc ở trường 4,19 0,77 11 2 Giáo dục hướng nghiệp 4,32 0,57 3 3 Công tác giáo dục ngoài giờ lênlớp 4,36 0,55 2 4 Hoạt động vui chơi 4,31 0,62 4 5 Môn Toán 3,73 0,78 18 6 Hoạt động hình thành KN suy luận, phán đoán 4,13 0,67 13 7 Môn Ngữ văn 4,16 0,65 12 8 Hoạt động hình thành KN giao tiếp 4,30 0,62 6 9 Môn Giáo dục thểchất 4,04 0,63 14 10 Môn Giáo dục công dân 4,44 0,63 1 11 Hoạt động xãhội ngoài giờ lênlớp 4,31 0,59 5 12 Các mônKhoa học Xãhội 4,21 0,63 9 13 Các mônKhoa học Tự nhiên 4,01 0,66 15 14 Các mônNăng khiếu (Nhạc, Họa) 3,83 0,70 17 15 PhongtràoĐoàn Đội 4,21 0,63 10 16 Hoạt động Văn nghệ 3,87 0,78 16 17 Hoạt động từ thiện 4,22 0,63 8 18 Sinh hoạt chủ nhiệm 4,27 0,63 7 Qua kết quả bảng 1.6 cho thấy đội ngũ GV đánh giá cao nhóm các môn học và các hoạt động ngoại khóa gồm môn Giáo dục công dân, công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động GD hướng nghiệp, hoạt động vui chơi và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Theo họ, nhóm các môn học và các hoạt động ngoại khóa đó đã góp phần thúc đẩy việc GDKNS cho HS đạt hiệu quả cao hơn, chúng được đánh giá cao hơn vì bản thân chúng luôn đem lại sự hứng thú cho HS trong hoạt động học tập, đồng thời thông qua những môn học và các hoạt động ngoại khoá đó các em được hòa mình vào những sinh hoạt chung của nhóm, của lớp, của tập thể, các em được thể hiện hết năng khiếu, sở trường và sở đoản của mình. Như vậy, các ý kiến của GV phù hợp với thực tiễn rèn luyện KNS trong điều kiện hiện nay vì đây là hoạt động GD đang được bắt đầu chú trọng đưa vào nhà trường THCS thông qua GD tích hợp, lồng ghép vào các bộ môn học và các hoạt động ngoại khóa. Những bộ môn và cáchoạt động được xếp thứ bậc cao là những bộ môn, những hoạt động đóng góp trựctiếp vào việc hình thành KNS
  • 41. cho các em. Bảng 1.7. Ý kiến của giáo viên về địa chỉ hướngdẫnKNS cho HS TT Nơi hướng dẫn KNS cho học sinh N % Thứ bậc 1 Gia đình 18 9,8 2 2 Nhà trường 12 6,5 3 3 Tổ chức đoànthểxãhội nhưĐoàn, Đội 8 4,3 4 4 Tất cảcácý nêu trên (gia đình, nhà trường, tổchức đoàn thểxãhội nhưĐoàn, Đội) 147 79,9 1 Qua kết quả bảng 1.7 cho thấy, tất cả các ý gồm: gia đình, nhà trường, tổ chức đoàn thể xã hội như đoàn,đội (thứ bậc 1), Gia đình (thứ bậc 2) , Nhà trường (thứ bậc 3), Tổ chức đoàn thể xãhội như Đoàn, Đội (thứ bậc 4). Địa chỉ hướng dẫn KNS cho HS là nơi mà các em hoạt động, trưởng thành về mặt nhân cách, kiến thức khoa học và xã hội. Qua nghiên cứu, 79.9% số khách thể nghiên cứu cho rằng tất cả các nơi mà các em học tập, sinh hoạt, vui chơi đều là những nơi giúp hình thành và phát triển KNS cho các em HS lứa tuổi THCS. Đồng thời kết quả khảo sát trêncho thấy,để phát triển toàn diện nhân cách cácem, không thể chỉ trông chờ vào một địa chỉ duy nhất như gia đình, nhà trường hoặc chỉ có đoàn đội mà phải là sự kết hợp nhịp nhàng cả ba địa chỉ trên cộng với những hoạt động mang tính riêng lẻ và đặc thù của từng địa chỉ. Và công tác phối hợp 3 môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường- đoàn thể xã hội là một trong các nội dung quản lýGDKNS của các nhà trường.Các nhà trường phải tổ chức xây dựng các lực lượng và điều kiện GD trong và ngoài nhà trường để GDKNS cho HS, đội ngũ GV phải chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để GDKNS cho HS. Thông qua các nội dung khảo sát ở các bảng nêutrên, cóthểkhẳngđịnh: GV là nhân tố quyết định chất lượng GD, việc tăng cường nhận thức và phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho GV theo định hướng phát huy tính tích cực học tập, rèn luyện của HS trong các hoạt động GD nói chung, GDKNS cho các em nói riêng là nhiệm vụ hàng đầu của cácnhàtrường nói chung,củađội ngũcánbộ
  • 42. quảnlý nói riêng. Quản lý việc GDKNS cho HS, một mảng hoạt động còn khá mới ở bậc THCS, đòi hỏi người cán bộ quảnlý phải nắm được mức độ nhận thức của GV đối với công tác này, phải đánh giá đúng năng lực chuyênmôn của đội ngũ, phải đưa ra chuẩn về chất lượng GD của GV đồng thời phải lập kế hoạch bồi dưỡng phát triển chuyên môn phù hợp từng nhu cầu cá nhân GV nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD. Bên cạnh đó, qua kết quả khảo sát,người cán bộquảnlý cũng nắm được nguyên nhân các emchưa trang bị đượccác KNS cần thiết, thứ tự ưu tiên giữa các KN cần được chú trọng GD cho HS (bảng1.1,1.2), các lực lượng GD và QLGD bên trong và ngoài nhà trường (bảng 1.4, 1.5) cũng như các hình thức tổ chức GDKNS cho HS theo nhận định của GV (bảng1.6) để chủđộng trong xây dựng kế hoạch tổ chức phối hợp, có biện pháp quản lý đạt hiệu quả cao.
  • 43. Đánh giá của cán bộ quản lý Bảng 1.8. So sánh đánh giá của cán bộ quản lý vàgiáo viên về các nội dung quản lý việc GDKNS cho học sinh đã được chỉ đạo thực hiện TT Các nội dung quản lý đã thực hiện Nhận định của đội ngũ giáo viên THCS và của các Hiệu trưởng (tỉ lệ %) Tốt Khá TB Còn yếu GV HT GV HT GV HT GV HT 1 Quản lý việc phân côngcho giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục KNS 90.0 86.9 10.0 7.7 5.4 2 Quản lý việc thực hiệnkế hoạch và nội dung giáo dục 84.0 80.8 16.0 15.4 3.8 3 Quản lýcông tác bồidưỡngđội ngũ giáoviên và tổ chức tốt các hoạt động trường, lớp 70.5 78.5 19.5 17.9 10.0 3.6 4 Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường 63.1 56.2 11.5 17.9 15.2 19.4 10.2 6.5 5 Quản lý phương tiện, môi trường giáo dục vàcác điều kiện hỗ trợ hoạt động GDKNS 78.0 46.2 10.0 28.1 10.0 16.7 2.0 9.0 Kết quả điều tra cho thấy, trong 5 nội dung quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh THCS thì có 2 nội dụng được cả cán bộ quản lý và GV đánh giá đã thực hiện đạt loại khá tốt ở mức trên 90%. Hoàn toàn không có bất kỳ cán bộ quản lý và GV nào đánh giá việc thực hiện2 nội dung này ở mức còn yếu. Riêng với nội dung quản lý thứ 3 trong bảng tuy có khác biệt chút ít khi so sánh các số liệu giữa các mức độ tốt, khá, trung bình cụ thể, song nhìn chung 100% CBQL và GV đều thống nhất đánh giá nội dung quản lý này đạt mức trung bình trở lên. Bên cạnh đó, vẫn còn 9,0% ý kiến cán bộ quản lý, 2,0% ý kiến GV đánh giá nội dung quản lý phương tiện, môi trường GD và các điều kiện hỗ trợ hoạt động GDKNS thực hiện còn yếu và còn 6,5% cán bộ quản lý cùng với 10,2% GV cho rằng công tác quản lý việc phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường còn yếu. Đây là điều đáng để cho các cơ quan hữu quan, các nhà QLGD phải suy nghĩ.
  • 44. Đối với học sinh trung họccơ sở(cácem tự đánh giá) Bảng 1.9. Tự đánh giá của học sinh vềKNS cần có TT Kỹnăng TB ĐL TC Thứ bậc 1 KN kiếm sống và tay nghề 4,19 0,91 12 2 Những KN cóliên quanđến thựchành sức khỏe 4,04 0,83 15 3 Các KN vận động thể chất 3,90 0,82 19 4 Các KN cóliên quan đến hành vi và giao tiếp 4,55 0,67 3 5 Các KN học tập 4,66 0,58 1 6 KN ghi nhớ 4,33 0,76 8 7 KN tính toán 4,39 0,73 6 8 KN soạn thảo văn bản thông thường 3,40 0,93 20 9 KN sắp xếp thời gian 4,25 0,78 11 10 KN sáng tạo 4,41 0,75 5 11 KNS trong cộng đồng 4,34 0,78 7 12 KN thông tin 3,92 0,85 17 13 KN tự nhận biết bản than 4,31 0,84 9 14 KN giải quyết vấn đềriêng tư 3,92 0,96 18 15 KN kiểm soát cảm xúc 4,12 0,95 13 16 Lập kế hoạch tài chính cho bản thân 3,99 1,02 16 17 Sống thực tế 4,29 0,82 10 18 Lịchthiệp 4,10 0,89 14 19 Nhận biết trách nhiệm 4,43 0,68 4 20 KN vươn lên 4,61 0,64 2 Qua khảo sát về các KNS cần có thể hiện qua bảng 1.9, ta có thể chia các KN được khảo sát thành hai nhóm chính,nhóm KN cần và nhóm KN đủ. Nhóm KN cần là nhóm KN quan trọng bao gồm các KN sau: KN học tập đạt tỉ lệ trung bình 4,66, KN vươn lên đạt trung bình 4,61, KN giao tiếp đạt 4,55, KN nhận biết trách nhiệm đạt tỉ lệ trungbình 4,43 và cuối cùnglà KN sáng tạo đạt trung bình 4,41. Các KN thuộc nhóm cần này được cho là quan trọng và cần thiết hơn là vì đây là những KN giúp các em cóthể học tậptốt và hòa nhập tốt với môi trường xung quanh. Nhóm các KN còn lại được xếp vào nhóm KN đủ, có vai trò bổ trợ cho nhóm KN cần, bao gồm KN tính toán, KNS trong cộng đồng, KN ghi nhớ… Nhóm KN này có tác dụng bổ trợ cho nhóm KN cần với nhiệm vụ hoàn thiện thêm nhân cách cho HS cũng như bổ trợ thêm cho các em những tính năng vượt trội trong hoạt động sống hằng ngày. Bảng 1.10. Tự đánh giá của học sinh vềKNS rèn luyện được: (thang 5 bậc)