SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNHTRỊ

ĐẶNG MINH SỰ
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨQUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI-2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNHTRỊ

ĐẶNG MINH SỰ
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyênngành:
Mãsố:
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
60140114
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN PHƯƠNG ĐÔNG
HÀ NỘI-2013
DANHMỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH :Ban Giám hiệu
Bộ GD&ĐT :Bộ Giáo dụcvàĐàotạo
CMHS :Chamẹ họcsinh
ĐH :Đạihọc
ĐoànTNCS :ĐoànThanh niên cộngsản
ĐộiTNTP :ĐộiThiếu niên tiền phong
GD :Giáo dục
GD&TĐ :Giáo dụcvà thờiđại
GDH :Giáo dụchọc
GDKNS :Giáo dụcKỹ năng sống
GV :Giáo viên
GVCN :Giáo viên Chủ nhiệm
HĐHT :Hoạtđộnghợptác
HĐNGLL :Hoạtđộngngoàigiờ lên lớp
HS :Họcsinh
KNHT :Kỹ năng hợptác
KNS :Kỹ năng sống
KNS&GD :Kỹ năng sốngvà giáo dục
LLGD :Lực lượng giáo dục
NDCT :Người dẫnchươngtrình
PHHS :Phụhuynh họcsinh
THCS :Trung họccơsở
THPT :Trung họcphổthông
UNESCO :Tổ chức Vănhóa, Khoahọc, Giáo dụcLiênhiệp quốc
UNICEF :Quỹcứutrợ nhi đồngLiên hiệp quốc
WHO :Tổchứcytếthế giới
MỤC LỤC
MỞĐẦU 3
Chương1 CƠSỞLÝLUẬN VÀ THỰC TIỄNQUẢNLÝ GIÁO
DỤCKỸ NĂNGSỐNGCHOHỌCSINHTRUNG
HỌCCƠSỞTRÊNĐỊABÀN QUẬN PHÚNHUẬN,
THÀNH PHỐHỒ CHÍMINH 13
1.1 Giáo dụckỹ năng sốngvà quảnlý giáo dụckỹnăng sốngcho
họcsinh trung họccơsởtrênđịa bànquậnPhúNhuận 13
1.2 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh
trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh 30
Chương 2 YÊUCẦU, BIỆNPHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤCKỸ
NĂNGSỐNGCHOHỌCSINHTRUNGHỌCCƠSỞ
TRÊNĐỊABÀNQUẬN PHÚ NHUẬN,THÀNH PHỐ
HỒ CHÍMINHHIỆN NAY 61
2.1 Yêu cầutrong xây dựng và thực hiện các biện pháp quản
lý giáo dục kỹ năng sốngcho học sinhtrung học cơ sở
trên địa bànquận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh 61
2.2 Biện pháp quảnlý hoạtđộnggiáo dụckỹnăng sốngchohọc
sinh trung họccơsởtrên địabànquận PhúNhuận, thành phố
Hồ ChíMinh hiện nay 63
2.3 Khảo nghiệm sựcầnthiết và tính khả thi của các biện
pháp quảnlý GDKNS cho học sinh THCS đượcđềxuất 78
KẾTLUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
TÀILIỆU THAM KHẢO 88
PHỤLỤC 96
MỞ ĐẦU
1.Lý dochọnđềtài
Tronggiai đoạnhiện nay, khi đờisốngkinh tế xãhộicónhiều thay đổi, sựtác
độngcủamặt trái củakinh tếthị trường, sựbùng nổthông tin, đãtácđộngmạnh đến
nhận thức, tìnhcảmcủathanh, thiếu niên, làm chothế hệ trẻcónhiều biểu hiện lệch lạc,
sốngxa rờicácgiá trịđạođứctruyền thống, tìnhtrạng bạolực họcđườngcótổchức
ngày mộtgia tăng. Theosốliệu báocáotừcácbộ,ngànhtại phiên giải trìnhcủaChính
phủtừỦy banVHGD ThanhThiếu niên Nhi đồngcủaQuốchộingày 15/2/2012 cho
thấy, tìnhtrạng bạolực họcđườngđãđếnmức nghiêm trọng, trên toàn quốcđãxảyra
khoảng 1.598 vụ HSđánh nhau ở trongvà ngoàitrường học,trung bìnhcứ9trường học
thì xảy ramộtvụHS đánh nhau.
Cónhiều nguyên nhân dẫnđếntìnhtrạng trên, nhưng theo cácchuyên gia GD,
nguyên nhân sâuxa là docácemthiếu KNS. Cácemchưabaogiờ đượcdạycách
đươngđầuvớinhững khó khăn củacuộcsốngnhưchamẹ ly hôn, gia đìnhphásản,kết
quảhọctập yếukém… đã bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng, đuađòi, không đủbản
lĩnh nói “không” với cáixấu. Cácem khôngđượcdạyđểhiểu vềgiá trịcủacuộcsống
vànhững KNS cầnthiết.
Trongnhữnggiai đoạnpháttriển củaconngườithì lứa tuổiThiếu niên, tức
lứa tuổiHS bậc THCS(từ11, 12tuổiđến14, 15 thậm chí 16, 17tuổinếu trẻ học
trễ) là lứa tuổiđangở thờikỳ pháttriển phức tạp nhất, nhiều biến độngnhấtnhưng
cũnglà thờikỳ chuẩnbịquantrọngnhất cho nhữngbướctrưởngthànhsaunày
củacác em[51]. Các em cầnđược quantâmGD, rènluyện nhiều hơn nhữngKN
cầnthiết tronghọc tập, trongquanhệgiao tiếp, trongxửtrí, ứngphó trước những
đòihỏi, thử tháchcủacuộcsống.
Việc GDKNS ởtrường họcsẽgiúp thúc đẩynhững hành vimang tínhxãhộitích
cựcchongườihọc;đồngthời tạonhững tác độngtốtđốivới cácmốiquan hệgiữa thầy
vàtrò, giữa HS vớinhau; giúp tạonên sựhứng thú họctậpchocácem, đồngthờigiúp
cánbộquảnlý, người GVhoànthành nhiệm vụ mộtcáchđầyđủhơn vàđềcaocác
chuẩn mực đạođức,gópphầnnâng caovị trícủanhà trường trong xãhội.
Căncứchỉthị 40/2008/CT–BGDĐT ngày 22/7/2008 củaBộTrưởng Bộ
GD&ĐTvàkếhoạchsố1842/GDĐT-TrH ngày 29/8/2008 củaSởGD&ĐTthành phố
Hồ ChíMinh về “Xâydựngtrường họcthân thiện, họcsinh tíchcực”trongcáctrường
phổthông giai đoạn2008 -2013, thì việc GDKNS choHS bậcTHCSlà mộttrong 5nội
dungthiết thực đểxây dựngtrường họcthân thiện [12].
Đểđạtđượcmục tiêu đềrađòihỏiphảigiải quyếtnhiều vấn đềmộtcáchđồng
bộ,trongđócôngtácquản lý GDKNS chocácem giữ vị tríđặcbiệt quantrọng, trực tiếp
gópphầnnâng caochấtlượng GDKNS, hìnhthành ở cácemnhững kỹ năng cầnthiết để
ứng phóvớinhững thay đổikhôngngừng củacuộcsốnghiện nay.
Do đó,việc lựa chọnvấn đề: “Biệnphápquảnlýgiáodụckỹnăngsốngcho
học sinhTrunghọccơsởởquậnPhúNhuận,thànhphốHồChíMinh” làm đềtài
luận văn cóýnghĩalý luận vàthực tiễn sâusắc.
2.Tìnhhình nghiêncứucóliênquan đếnđềtài
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Vào cuối những năm 1960, thuật ngữ “KNS” đã được các nhà tâm lý
học thực hành đưa ra và coi đó như là một trong những KN xã hội rất quan
trọng trong việc phát triển cá nhân. Vấn đề GDKNS được đặt nền móng, được
quan tâm tìm hiểu từ thập niên 80 của thế kỷ XX.
Bắt đầu từ năm 1979, Gilbert J.Botvin, GS – TS tâm lý học người Mỹ,
đã công bố một chương trình GDKNS có hiệu quả cao cho thanh thiếu niên,
nhằm giúp xây dựng cho các em có những khả năng từ chối những lời mời, rủ
rê sử dụng chất gây nghiện bằng cách nâng cao sự tự khẳng định bản thân,
KN ra quyết định và tư duy phê phán [44]. Chương trình đã triển khai rộng rãi
trong các trường học khác nhau, từ trường công lập đến các trung tâm tạm
giam thanh thiếu niên trên toàn nước Mỹ và cho đến nay vẫn được đánh giá
cao[50]. Như vậy, GDKNS đã được quan tâm và phát triển khá sớm, nhằm
thúc đẩy lối sống lành mạnh ở thế hệ trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho các em
khi bước vào cuộc sống sau này.
Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi mọi người, đặc biệt là trẻ em,
phải đối phó với các vấn đề xã hội lớn như: chiến tranh, sự suy thoái của môi
trường, đại dịch HIV, nạn ma túy, thất nghiệp, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ
em... thì các tổ chức của Liên Hiệp Quốc (LHQ) như Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa LHQ (UNESCO) đã chung sức xây dựng chương trình GDKNS
cho thanh thiếu niên.
Theo tổ chức UNICEF hiện đã có hơn 164 quốc gia trên thế giới đã
cam kết thực hiện Kế hoạch hành động DAKAR về “Giáo dục cho mọi
người”, trong đó có bao gồm GDKNS, một trong những nhu cầu học tập cơ
bản cho những người trẻ [45]. GDKNS được xem như một thành tố quan
trọng để đánh giá GD hiện nay. Tại các nước phát triển như Mỹ, Anh …
GDKNS được đặc biệt coi trọng và có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị
cao như:
Mô hình tác động của việc GDKNS của Birell Weisen và Orley đưa ra
năm 1994 [43] của tổ chức TACADE của Anh đề ra.
Tại các nước đang pháp triển chủ yếu là tại các khu vực Mỹ Latinh,
Châu Phi, Châu Á, với sự tài trợ của các tổ chức LHQ, chương trình GDKNS
đã được phát triển rộng khắp và tiếp cận được với thanh thiếu niên, thông qua
mạng lưới toàn cầu, các cuộc hội thảo, cung cấp tư liệu, vật liệu cho các nước
thành viên và phối hợp chặt chẽ với nhau.
Năm 1996, một hội thảo về KNS được tổ chức tại Costa Rica nhằm đẩy
mạnh GD sức khỏe thông qua GDKNS trong các trường học và xem đó như
là những ưu tiên của mạng lưới y tế tại Mỹ La tinh. Colombia cũng có
chương trình GDKNS bao gồm các tài liệu hướng dẫn hoạt động thiết kế cho
học sinh từ lớp 4 đến lớp 9 và được thực hiện tại các trường nghèo trong 20
thành phố. Tại Botswana, từ năm 1996, chương trình “Growing Up” (trưởng
thành) ra đời nhằm thực hiện GDKNS cho một số trường tiểu học và đã đạt
được nhiều thành công và càng được mở rộng với trọng tâm mới là
HIV/AIDS. Tại Thái Lan năm 1996, GDKNS được đưa ra cùng với chương
trình ngăn chặn HIV/AIDS, được thực hiện ở cả 3 bậc học phổ thông, chủ yếu
là qua các hoạt động ngoại khóa, hiện nay được mở rộng thêm các lĩnh vực:
sức khỏe sinh sản, thuốc lá và ma túy, vấn đề về giới… và trở thành nội dung
bắt buộc giảng dạy trong chương trình của nhà trường.
Như vậy, KNS đã được nghiên cứu, tích hợp vào GD thông qua chương
trình GDKNS, được triển khai rộng rãi trên thế giới, cả trong GD chính quy
và không chính quy và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Các công trình nghiên cứu trong nước
Từ năm 1996, thuật ngữ KNS được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ
chương trình của UNICEF (1996) “GDKNS để bảo vệ sức khỏe và phòng
chống HIV/AIDS cho Thanh Thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Quan
niệm về KNS được giới thiệu trong chương trình chỉ bao gồm những KNS cốt
lõi như: KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN xác định giá trị, KN ra quyết
định, KN đặt mục tiêu… do các chuyên gia Úc tập huấn [54]. Tham gia
chương trình đầu tiên này có ngành Giáo dục và Hội Chữ Thập đỏ.
Sang giai đoạn 2, chương trình mang tên “Giáo dục sống khỏe mạnh và
KNS” đã làm rõ hơn khái niệm về KNS. Ngoài ngành Giáo dục, đối tác tham
gia còn có hai tổ chức xã hội chính trị là Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh và Hội LHPN Việt Nam.
Khái niệm KNS chỉ thật sự được hiểu thấu đáo sau hội thảo “Chất
lượng giáo dục và KNS” do UNESSCO tài trợ tổ chức từ ngày 23 đến ngày
25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. KNS được tiếp cận trên bốn trụ cột của
giáo dục bao gồm: Học để biết (Learning to know), Học để làm (Learning to
do), Học để tự khẳng định (Learning to be) và Học để cùng chung sống
(Learning to live together) [53].
Sau thành công của dự án “Sống lành mạnh và KNS”, UNICEF đã hỗ
trợ đưa việc GDKNS vào chương trình giảng dạy trong chu kỳ chương trình
mới (2006- 2010).
Ngày 22/11/2008, Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo “Nhận thức và thái độ của
học sinh, sinh viên về định hướng tương lai” tại thành phố Hồ Chí Minh; Hội
thảo “GDKNScho học sinh phổ thông” được Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà Nội
ngày20/5/2009,với sự tham dự của đông đảo các nhà quản lý, các chuyên gia
GD và thầy cô giáo. Trong hội thảo, các đại biểu đã thảo luận tình hình
GDKNS hiện nay ở các trường phổ thông, đa số đại biểu đều khẳng định:
Chương trình GDKNS đã được ngành GD triển khai rất lâu, theo phương
pháp lồng ghép trong những môn học như đạo đức, GD công dân, văn học…
nhưng hiệu quả còn thấp. Việc GDKNS hiện nay tại các trường phổ thông còn
rất nhiều khó khăn, bất cập như chất lượng GV dạy KNS không đảm bảo,
thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc GDKNS, thời
lượng chương trình học chính khóa không cho phép, nhận thức của HS và xã
hội về vấn đề GDKNS vẫn chưa cao nên HS chưa có sự chủ động trong học
tập và rèn luyện.
Hội thảo “GDKNS cho học sinh - Thực trạng và giải pháp” được
Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận tổ chức vào 30/3/2012, với 79 bài viết tập
trung vào các chủ đề: Tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của việc đưa
GDKNS vào trường học; vai trò người quản lý, nhân tố tích cực trong việc tổ
chức rèn luyện KNS cho HS và nâng cao vai trò quyết định của lực lượng GV
trong việc giáo dục, tổ chức rèn luyện KNS cho HS trong trường học.
Tại Hội thảo, nhiều bài viết được trình bày với tấm lòng chân thành vì
HS thân yêu của đội ngũ các nhà khoa học, các thầy, cô giáo, tiêu biểu là các
bài viết của GS - TSKH Thái Duy Tuyên với nội dung “Một số suy nghĩ về
GDKNS cho HS thời kỳ đổi mới và hội nhập”; ThS. Phan Tấn Chí, Phó
Trưởng khoa QLGD Trường Cán bộ QLGD Thành phố với nội dung “Những
rào cản trong việc GDKNS cho học sinh phổ thông hiện nay”…
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, tổ chức UNESCO đã vạch rõ ba
thành tố của học vấn, đó là: kiến thức, KN và thái độ, trong đó thái độvà KN đóng
vai trò then chốt. Chínhthái độ tíchcực,năng động, dấn thân,... và những KN cần
thiết trong học tập và làm việc, trong quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứng phó trước
những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống đã chủ yếu giúp chongười học tự tin để
vững bướctới mộttương lai cóđịnh hướng. Riêng về GDKNS tuy chỉ mới xuất
hiện từ những năm 1990 của thế kỷ trước song đã nhanh chóng lan rộng ra khắp
thế giới.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đếnnay, haikhái niệm thường được nhắc
trongGDnhân cách cho trẻ em là giáo dụcgiá trị sống (living values) và kỹ năng
sống (life skills). ỞViệt Nam khi nóiđến GDgiá trị sống,KNS, không ítngười, kể cả
một sốGV, vẫn cho rằng đây là vấn đềmới, cầnđưa vào nhà trường GD học sinh
trước khi trở nên quá muộn. Thựcra, điều đókhông mới, chỉlà cách gọikhác của
việc GDđạođức, thái độ(hìnhthành nhân cách)vàGDkiến thức, KN (bồidưỡng
nhântài) cho học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, cónhững ý kiến cho rằng nhà
trường dườngnhư thiên lệch việc GD“Tài”so vớiviệc GD“Đức”.
Cuộc sống diễn ra rất sôi động và phức tạp. Hàng ngày, cán bộ quản
lý, GV, HS phải ứng phó với rất nhiều tình huống có vấn đề phải giải
quyết. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu
quả, đạt tới mức độ nghệ thuật được coi là bí quyết thành công trong công
việc, trong cuộc đời con người. Ứng xử đúng cách đã giúp các cán bộ
quản lý, GV biết khám phá bản thân, tự điều chỉnh giá trị đang có để sống
với những giá trị đó và để cùng chung tay phát triển nhà trường, để thực
sự “mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cho
HS noi theo.
Với những vấn đề đặt ra như vậy, Hợp phần QLGD, Tổ chứcHợptác phát
triển và hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) đãtổ chức
hội thảo và xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn năm 2011 với chủ đề:Hiệu
trưởngtrường THCSvớivấnđềgiáodụcgiátrị sống,KNSvàgiao tiếp ứng xử trong
quảnlý. Hội thảo đãgợimở ra conđường GDgiá trị sống,KNS cho HS, chínhlà con
đường hiệu quả đểgiải quyết vấn đềkhủng hoảng phát triển nhân cách HS, đồngthời
góp phần làm giảm “sự biếnđộng phứctạp của một số giá trị trong nhâncách con
người dẫnđến sự xuống cấpcủađạo đứcxã hội, có một số mặt đánglongại” hiện
nay đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của việc xây dựngcon người Việt Nam trong
thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đạihóa, hộinhập quốctế;vừa tiếp thu những giá trị
hiện đại, toàn cầu, vừa giữ gìn, phát huy đượcnhững giá trị tinh hoa, bản sắc dân tộc
Việt Nam, con người Việt Nam ngàn năm văn hiến...
Tómlại, cáccôngtrình, bàiviết nghiên cứuvề KNS vàGDKNS đãđềcậpnhững
nộidungcơbảnvề KNS, cáchthức GDKNS choHS, sinh viên nóichung, songchưacó
côngtrình nào đisâunghiên cứumộtcáchcóhệthốngvề "Biện phápquảnlýGDKNS
chohọcsinhTHCStrênđịabànquậnPhúNhuận,thànhphốHồChíMinh"hiện nay.
3.Mụcđích, nhiệm vụ nghiêncứu
Mụcđích
Trêncơsởlý luận vàthực tiễn quản lý GDKNS chohọcsinh THCStrên địa bàn
quậnPhúNhuận, thành phốHồ ChíMinh. Từđóđềxuất cácbiện phápquảnlý
GDKNS chohọcsinh THCSở quậnPhúNhuận, thành phốHồ ChíMinh hiện nay.
Nhiệm vụ
Làm rõ cácvấnđềcơbảnvềKNS, GDKNS, quản lý và biện phápquảnlý
GDKNS chohọcsinh THCS.
Đánhgiá đúng thựctrạng côngtác quảnlý GDKNS chohọcsinh THCStrên địa
bànquậnPhúNhuận, thành phốHồ ChíMinh.
Đềxuất những biện pháp quảnlý GDKNS chohọcsinh THCStrên địabànquận
PhúNhuận, thành phốHồ ChíMinh.
4.Kháchthể,đốitượng, phạmvi nghiêncứu
Kháchthể nghiêncứu
Côngtác GDKNS chohọcsinh THCStrênđịa bànquậnPhúNhuận, thành phố
Hồ ChíMinh.
Đốitượngnghiêncứu
Biện pháp quảnlý GDKNS chohọcsinh THCStrênđịa bànquậnPhúNhuận,
thành phốHồChíMinh.
Phạm vinghiêncứu
Đềtàitập trung nghiên cứuvề quảnlý GDKNS chohọcsinh THCS.
Nghiên cứuvàđánh giá thực trạng côngtác quảnlý GDKNS tạicáctrường
THCStrên địa bànquận PhúNhuận, thành phốHồ ChíMinh vớinhững nộidungnhư:
sựquan tâmcủacáclực lượng QLGDđốivới côngtác GDKNS choHS;việc tổchức
hoạtđộngGDKNS choHS;kết quảGDKNS choHStrong quátrìnhhọctập, rènluyện
ở cácnhàtrường.
5.Giảthuyết khoahọc
GDKNS chohọcsinh THCSlà GDkhả năng hành động,tựchủ, thíchứng tốt
vớimôitrường sống,ứngxử hợplý với cácmốiquanhệxã hội. GDKNS vừa đượctiến
hành mộtcáchđộclập, vừa đượclồngghép vớicácmônhọcvàhoạt độngchínhtrị xã
hộicủaHS.Nếu cácchủthể quảnlý trong nhà trường thống nhất đượcnhận thức của
cáclực lượng sưphạmvề mục tiêu, nộidung, phương phápGDKNS; nêu caotrách
nhiệm củađộingũ cánbộquảnlý, củaGVCN, cóđịnhhướng rõ vềviệc lồng ghép nội
dungGDKNS vớicácmônhọcvàcáchoạtđộngchínhtrị xãhộicủanhà trường thì
côngtác GDKNS sẽđượcquảnlý tốt, pháthuy đượchiệu quả.
6.Phươngpháp luậnvàphương phápnghiêncứu
Phươngphápluận:Đềtàinghiên cứudựatrên quan điểm củachủnghĩaMác-
Lênin, tư tưởngHồ ChíMinh, quan điểm, đườnglốicủaĐảng CộngsảnViệt Nam, Luật
Giáo dục,Nghị quyết, Chỉthị, Hướng dẫncủacáccấpvềgiáo dục -đàotạo vàquản lý
giáo dục-đàotạo nóichungvà GDphổthôngnóiriêng.
Phươngphápnghiêncứu:
-Phươngphápnghiêncứulýthuyết: Đềtàisửdụngcácphươngpháp phântích,
tổnghợp,hệ thống hoá,khái quáthoá, phương pháplogic, lịch sử,hệ thốngcấutrúc, so
sánhđểnghiên cứucácvăn bản, chỉthị, báocáo,nghị quyếtcủaĐảng, quyđịnh củaNhà
nước vềvấn đềGDKNS choHS.Phân tíchvàtổnghợp những kết quảnghiên cứulý
thuyết, những khảo sátđánhgiá, những tư liệu, sáchbáo,tàiliệu lý luận trong nướcvà
nước ngoàivề GDKNS chohọcsinh THCSđểxây dựngcơsởlý luận chovấn đề
nghiên cứu.
-Phươngphápnghiêncứuthựctiễn:
+Phương phápphỏngvấn: Phương phápđượcthực hiện nhằm tìmhiểu thực
trạng GDKNS chohọcviên THCSvàtìmhiểu ýkiến, thái độcủađốitượng đượcphỏng
vấn vềvai trò củacánbộquảnlý, GVCNtrong quảnlý côngtác GDKNS và GDKNS
chohọcsinh THCS.
+Phương phápđiều tra bằngphiếu hỏi: Phươngpháp này đượcthựchiện nhằm
thu thập thông tin về thực trạng và vaitrò củacánbộquảnlý, GVCNtrongquảnlý công
tác GDKNS và GDKNS chohọcsinh THCS.
+Phương phápxin ýkiến chuyên gia: Phương phápđượcthực hiện đểđánh giá
tínhkhả thi củacácgiải pháp đượcđềxuất nhằm pháthuy vai trò củacánbộquảnlý,
GVCNtrongviệc quảnlý côngtácGD, GDKNS chohọcsinh THCS.
-Phương pháptrắc nghiệm: Sửdụngmộtsốbàitrắc nghiệm đượcđềxuất để
pháthuy vai trò củacánbộquảnlý, GVCNtrong việc quảnlý côngtácGD, GDKNS
chohọcsinh THCS.
+ Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý
các kết quả thực nghiệm và kết quả điều tra bằng phiếu hỏi từ đó tổng hợp
và xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê để rút ra những kết luận và
đánh giá khoa học.
7.Ýnghĩa củaluậnvăn
Gópphầnlàm sáng tỏthêm lý luận QLGDtừthực tiễn quản lý GDKNS choHS
cáctrường THCSởmộtquận trên địa bànthành phốHồ ChíMinh.
Gópphầncung cấpnhững luận cứkhoahọcgiúp cáccấpquảnlý trường THCS
vận dụngđềracácbiện phápquản lý GDKNS ở cáctrường phổthông nóichung, THCS
nóiriêng.
8.Cấutrúc củaluậnvăn
Gồmcóphầnmở đầu; 2chương, 5tiết; kết luận, kiến nghị; danh mục tàiliệu
tham khảo vàphụlục.
Chương 1
CƠ SỞ LÝLUẬN VÀTHỰC TIỄN QUẢN LÝGIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINHTRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN
ĐỊABÀN QUẬN PHÚNHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH
1.1.Giáodụckỹnăngsốngvàquản lýgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinh
trung họccơsởtrênđịa bànquậnPhúNhuận
1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở quận Phú
Nhuận
Cũngnhư họcsinh THCStrongcảnước,họcsinh THCStrên địa bànquậnPhú
Nhuận baogồmcácemHS từlớp 6đếnlớp 9, tuổitừ11 đến15, 16tuổi. Đâylà lứa tuổi
vịthành niên, lứa tuổicóvịtrí đặcbiệt quantrọngtrong thời kỳpháttriển củacácem; là
thời kỳchuyển tiếp từtuổithơ sangtuổitrưởng thành và đượcphảnánh bằngnhững tên
gọikhác nhau như: “thờikỳ quáđộ”,“tuổikhó bảo”,“tuổikhủng hoảng”, “tuổibất
trị”[51].
Đây là lứa tuổi có bước phát triển nhảy vọtcả về thể chất lẫn tinh thần, các
em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người
trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể
chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này.
Ởlứa tuổi củacácem họcsinh THCS có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ
con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể,
sựphát dục, điều kiện sống và hoạt độngcụthể. Đồng thời, ở cùng một độ tuổi
nhưng dohoàn cảnhđiều kiện sống, hoạt động,sinh hoạt khác nhau nên cácemcó
mức độpháttriển khác nhau trong quátrìnhtrưởng thành, trongquátrìnhtrở thành
người lớn.
Có rất nhiều yếu tố tác động kìm hãm sựphát triển trở thành người lớn
củacácem. Đó là yêucầuchú tâm vào việc học tập, không đòihỏiphải cónhững
nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ cóxu thế khôngmuốn cho cácemtham gia vàocác
hoạt động, làm những côngviệc khác nhau của gia đình,nhà trường và của xãhội.
Bên cạnhnhững yếu tốtác độngkìmhãm, cácemcũng đangchịu sựchiphốicủanhiều
yếu tốtíchcực,thúc đẩy sựpháttriển trở thành người lớn. Đólà sự gia tăng về thể
chất, về GD, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống đòi
hỏicácem phải lao độngnhiều đểsinh sống. Điều đólàm chocácemsớm cótínhđộc
lập, tự chủhơn, tựkhẳng định mìnhhơn...
Quátrìnhphát triển ở lứa tuổihọcsinh THCS cóthểxảy ra theo cáchướng sau:
-Một số em, tri thức sách vở giúp cácemmở rộngtầm hiểu biết, song còn
nhiều mặt trong đời sốngthực tế thì các em hiểu biết hạnchế, thậm chírất ít,chưađược
định hình.
-Cónhững em ítquan tâm đến việc học tậpở nhà trường, mà chỉquan tâm đến
những vấn đềcuộcsống,sởthíchcánhân, làm thế nào cho phù hợp với “mốt”, coi
trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bànbạc, trao đổivới họ về
cácvấn đềtrong cuộcsốngđểtỏra mình cũng như người lớn, đãtrưởng thành, đãcó
thể độclậptrong suynghĩ vàhành động.
-Ở một sốem khác không biểu hiện tính người lớn rabên ngoài, nhưng thực
tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: dũng cảm, tự
chủ, độclập, e ấp, dịu dàng, … không cònquan hệ với bạnkhác phái như trẻ con.
Lứa tuổicủacácemhọcsinh THCSlà lứa tuổi -thờikỳ giữ vịtrí quantrọng
trongquátrình pháttriển nhân cách.Đólà thời kỳ từng bướchình thành quan điểm xã
hội và đạo đức nhân cách làm cơ sở tiếp tục phát triển trong lứa tuổi thanh niên
[52].
Vớiđặcđiểm tâm, sinh lý củalứa tuổihọcsinh THCS,đặttrongđiều kiện kinh
tế, chínhtrị, văn hoá,xã hộicủamộttrongnhững quậntrung tâm củathành phốHồChí
Minh với những tác độngđachiều, cảtíchcựcvàtiêu cựcđangđặtra đốivớicácem
phảicóKNS cầnthiết; đặtratrước cácnhà trường, cácnhà quảnlý phảilàm tốtviệc
GDKNS chocácem. Phảichuẩnbịchocácemmộtcáchchuđáonhất đểlàm chủđược
bảnthân trong mộtxãhội đầybiến độnghiện nay.
1.1.2. Các khái niệm về Kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trung học cơ sở”
Khái niệm kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở
KNS (life skills) là cụmtựđượcsửdụngrộngrãi nhằm vàomọilứa tuổitrong
lĩnh vực hoạtđộng.“KN” gợilên khả năng thao tác,thực hiện chínhxác mộthoạtđộng
nào đó.Hiện nay, xung quanh khái niệm KNS, còncónhiều định nghĩakhác nhau:
UNESCO dựatrên cơsở4mục tiêu cơbảncủaviệc học:“Họcđểbiết -Họcđể
làm -Họcđểlà chínhmình -Họcđểcùng chungsống”, đãđưarađịnh nghĩa“KNSlà
nănglựccánhânđểthựchiệnđầyđủcácchứcnăngvàthamgiavàocuộcsốnghàng
ngày”[53].
Theoquan niệm củaUNESCO [54], KNS gồm:
-CácKN cơbản:KN đọc,viết, tínhtoánchocácchứcnăng hàng ngày. Những
KN này khôngmang đặctrưng tâm lý mà là nền tảng chonhững năng lực thực hiện các
chứcnăng củacuộcsống.
-CácKN chung: (KN nhận thức, KN cảmxúc,KN xã hội) như cácKNra quyết
định, KN tưduyphêphán, KN làm việc nhóm, KN giao tiếp …
-CácKN trongtìnhhuống, ngữ cảnh, vấnđềcụthể củađờisốngxãhộinhư: các
vấn đềvề giới, giới tính;cácvấn đềvề phòngchốngHIV/AIDS, ma túy, rượu, thuốclá;
cácvấn đềvề môitrường, phòngchốngbạolực; cácvấnđềvềgia đình,trường học;các
vấn đềvề sứckhỏevàdinh dưỡng...
Mỗicánhân phảicóđầyđủ3nhóm kỹnăng thành tốnóitrên trong sựthống nhất
vàtính chỉnhthể chặtchẽ.
WHO dựatrên lý thuyết họctập xã hộicủaBandura (1977), tức là nhấn mạnh sự
họctập quaquátrình trải nghiệm củaconngười, quasựtíchlũy kinh nghiệm sống,cấu
trúc kinh nghiệm và chủđộngnắm lấy kinh nghiệm, đãđịnh nghĩa: “KNSlànhững
nănglựcgiaotiếp đápứngvànhữnghànhvitíchcựccủacá nhâncóthểgiảiquyếtcó
hiệuquảnhữngyêucầuvàtháchthứccủacuộcsốnghàngngày”(lifeskills as“abilies
for adaptiveandpositivebehaviourthatanableindividualstodealeffectively withthe
demandsandchallengesofeveryday life”) [42]. Cụthể hơnthì KNS là mộtnhóm các
nhận thức, khả năng cánhân cóthểgiúp conngười tạo ranhững quyếtđịnh đúngđắn.
giải quyết vấnđề, suynghĩ mộtcáchsángtạo vàcóphêphán, giao tiếp hiệu quả, xây
dựngcácmốiquanhệ lành mạnh, biết thông cảmvớingười khác, biết sắpxếp cuộcsống
củamìnhtheo cáchkhỏemạnh và hiệu quả.
Theo quanniệm củaWHO [42], các KNS đượcphânloạithành 3 nhóm:
- Nhóm các KN nhận thức gồmKN tự nhận thức, đặtmục tiêu, xác định
giá trị, tư duy sángtạo, tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyếtvấn đề…
-Nhóm cácKNxã hội gồmKN giao tiếp, KNcảmthông, KN hợptác, KNlàm
việc nhóm ,…
-Nhóm cácKNcảmxúc gồmKN ứng phóvớicảmxúc, KN ứng phóvớicăng
thẳng, tựgiám sátvà điều chỉnhcảmxúc…
UNICEF quanniệm: “KNSlànhữngKNtâmlýxãhộicó liên quanđếntrithức,
nhữnggiátrịvàtháiđộ,cuốicùngthểhiệnra bằngnhữnghànhvilàmchocáccánhân
cóthểthích nghivàgiảiquyếtcóhiệu quảcácyêucầuvà tháchthứccủacuộcsống”
[54]. GDdựatrên KNS cơbảnlà sựthay đổitrong hành vihay mộtsựpháttriển hành vi
nhằm tạo sựcânbằng giữa kiến thức,thái độvàhành vi. Ngắn gọnnhất đólà khả năng
chuyển đổikiến thức (phảilàm gì)và thái độ(tađangnghĩ gì,cảmxúc như thế nào,hay
tin tưởng vàogiá trị nào)thành hành động(làm gì vàlàm như thế nào).
Quanniệm củaUNICEF chỉrõKNS đượcphânthành 3nhóm:
-Nhóm KN xãhội gồmKN giao tiếp (Truyền thông bằnglời và không bằnglời;
Lắng nghe tíchcực;Biểu lộ cảmxúc, phảnhồi; KN quanhệ, tương tácliên nhân cách),
KN đàmphán, thương lượng, từchối(Thương lượng và xửlý mâu thuẫn; KN tựkhẳng
định; KN từchối), KNquan hệxã hội, KN làm việc nhóm/hợp tác,KN thấu cảm, KN
độngviên (KN ảnh hưởng vàthuyết phục;KN tạo mạng lưới vàđộngviên).
-Nhóm KN pháttriển nhận thức gồmKN ra quyếtđịnh và giải quyếtvấn đề, KN
thu thập thông tin (Đánh giá hệquảtương lai củanhững hành độnghiện tạivới bảnthân
vàngười khác; Xác định cácgiải phápkhác nhau chovấn đề;KN phântíchảnhhưởng
củacácgiá trị, thái độ,độngcơcủabảnthân và người khác), KN suynghĩ cóphán đoán,
KN tưduysángtạo.
-Nhóm KN đốiphóvới cảmxúc vàlàm chủbảnthân gồmKN quảnlý căng
thẳng (Quảnlý thờigian; Tưduytíchcực;Kỹ thuật cơbản)KN quảnlý cảmxúc (Làm
chủsựtức giận; Xử lý những đaubuồnvàlo âu;Đốiphóvới những mất mát, lạm dụng,
chấnthương), KNtự điều chỉnh(Ý thức vềgiá trị bảnthân/ KN xây dựngsựtựtin; Ý
thức vềbảnthân, baogồmýthức về quyền, ảnh hưởng, giá trị, thái độ,mặtmạnh, mặt
yếu củabảnthân).
Tuycòncósựkhác nhau về quanniệm KNS, nhưng cáctổchứcUNESCO,
WHO vàUNICEF đềuđãthống nhất 10KNS cơbản,đượcxem như cầnthiết nhất cho
tất cảmọingười, trongđócóhọcsinhTHCS:KN raquyết định; KN giải quyết vấn đề;
KN tưduysángtạo;KN tưduyphêphán/ suynghĩ cóphánđoán;KN truyền thôngcó
hiệu quả;KN giao tiếp giữa người và người; KN tựnhận thức bảnnăng; Khả năng thấu
cảm;KN ứng phóvớicảmxúc;KN ứng phóvớistress.
Hiện nay, ở trong nước cũng có nhiều quan niệm khác nhau về KNS.
Trong bàiviết “Kháiniệm KNS nhìntừgóc độ tâm lý học”, GS. Nguyễn
Quang Uẩn, ĐHSP Hà Nội đã xem xét KNS dưới góc độ tâm lý học, tác giả
cho rằng cuộc sốngcủa conngười diễn ra bằng hoạt độngsống, với sựđan xen
của dòng“hoạt độngcó đốitượng” và “mốiquan hệ giao tiếp - ứng xử” giữa
conngười với conngười, đó là hai mặt của mối quan hệ tương tác lẫn nhau, tạo
nên cuộc sốngđíchthực của mỗi conngười. Trong hệ thống các KN cơ bản có
tính tổng hợp và phức tạp của hoạt độngsống của conngười có các KNS. Do
đó tác giả Nguyễn Quang Uẩn quan niệm: “KNS là một tổ hợp phứctạp của
một hệ thống các KN nói lên nănglực sống của con người, giúp con người
thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống hàng ngàycó kết quả, trong
những điều kiện xác định của cuộcsống”, theo tác giả KNS gồm 3 nhóm KN:
-KN vềcuộcsốngcánhân gồm KNsinh hoạt cánhân; KNrèn luyện giữ sức
khỏe; KNtự nhận thức bảnthân; KN tựýthức và cótráchnhiệm với cánhân; KN tựxác
định mục đích,kếhoạchcuốcsống.
-KN quanhệ vớingười khác, vớicộngđồng,vớixãhội gồmKN giao tiếp, ứng
xử; KNthiết lập và duytrìcácmốiquanhệ liên nhân cách;KN thực hiện cáchành vi
văn hóaxãhội; KN thíchứngxã hội.
-KN thực hành côngviệc gồmKNxác định mục tiêu côngviệc; KN lựa chọnvà
xác định cácgiá trị; KN giải quyết cácvấnđềphát sinh trong côngviệc; KN thực hiện
cáccôngviệc cókếtquả; KNđánh giá côngviệc vàrút kinh nghiệm về côngviệc; KN
chuẩn bịchocáccôngviệc tiếp theo.
Trongcuốn"KNSchovịthànhniên”,Th.SNguyễnThịOanhquan niệm: “KNS
tưcáchlà đốitượngcủaGDKNSlànănglựctâmlýxãhộiđểđápứngvàđốiphóvới
nhữngyêucầuvàtháchthứccủacuộc sốnghàngngày”.TácgiảHuỳnh Văn Sơnquan
niệm: “KNSlànhữngKNtinhthầnhaynhữngKNtâmlý.KNtâmlý–xãhộicơ bản
giúpchocá nhântồntạivàthíchứngvớicuộc sống”[35]. Tácgiả chorằng, KNS nhìn
dướigócđộnănglực tâm lý là những KN giúp conngười tồntạivề mặt thểchất vàmặt
tâm lý.
Từnhững phântíchtrên chothấy, KNS luôn cầnthiết chomọingười. Song,với
mỗiđốitượng cụthể, xuất pháttừđặcđiểm cánhân, nhu cầucuộcsống,đòihỏicủa
côngviệc và môitrường sốngcụthể màyêu cầuKNS cũng cósựkhác nhau. Cácem
họcsinh THCS,vớicôngviệc chínhlà họctập vàrèn luyện đểtrở thành những người
conngoan, trò giỏi, bạntốtvà saunày là những côngdâncóíchchoxãhộithì KNS cần
cóphảiphùhợpvớiđiều kiện thực tếcuộcsốngcủagia đình,nhà trường THCSvàmôi
trường xung quanh.
Vìvậy, có thểquanniệm:KNScủahọcsinhTHCSlàmộttổhợpphứctạpcủa
mộthệthốngcácKNphảnánhnănglựcsốngcủacácem,giúpcácem thựchiệnviệc
họctậpvàthamgiavàocáchoạtđộngtrongcuộcsống hàngngàycủagiađình,nhà
trườngvà môitrườngxungquanhmộtcáchcóhiệuquả.
Quanniệm trên đãchỉrõ:KNS củacácemhọcsinh THCSgồm3nhóm KN
chính:
-Nhóm KN nhận biết vàsốngvớichínhmình.
-Nhóm KN nhận biết vàsốngvớinhững ngườixung quanh.
-Nhóm KN racácquyếtđịnh.
Trêncơsởcácnhóm KNchính, cầnphảixuất pháttừthực tiễn KN và rènluyện
KNS củacácem đểlựa chọnnộidung, hìnhthức biện phápGDchophùhợp.Đólà
tráchnhiệm củacácnhà quảnlý, cáclực lượng tham gia GDKNS chohọcsinh THCS.
Kháiniệmgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinhtrunghọccơ sở
GDKNS choHS nóichung, họcsinh THCStrên địa bànquậnPhúNhuận nói
riêng là mộtvấn đềxã hội, là tráchnhiệm củanhiều lực lượng, từgia đình,nhà trường và
cácđoànthể xãhội; phải tuân thủ nghiêm ngặt quanđiểm, chủtrương, chínhsáchcủa
Đảngvà Nhà nước;phảituân theo những quyđịnh, quytrìnhchặtchẽphùhợpvới điều
kiện thực tại củatừng nhàtrường, từng đốitượng và phảiđạtđượcmục tiêu xác định.
Việc GDKNS chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cầnthiết cho
cácem HS để cácem có thể hoạt độngđộc lập và chủ động tránh được những khó
khăn trong thực tế cuộc sống.
Đối vớicácem HS, nhất là cácem HS bậc THCS, GDKNS là môn họctrang
bị những tri thức giúp các em hình thành những KNS cần thiết, phù hợp với từng
giai đoạn phát triển vàđiều kiện sốngcụthể. Thông qua hoạt động GDKNS sẽ
trang bị thêm cho cácem những KN tự chủ, KN nói không, khả năng tự đưa ra
quyết định và thích nghi, biết chấp nhận, hóa giải được những tác động tiêu cực
trong cuộc sốngchung quanh[1].
GDKNS là hoạt động giúp cho cácem HS có khả năng về mặt tâm lý xã hội
để phán đoánvà ra quyết định tíchcực, nghĩa là để“nóikhông với cáixấu” [31].
Nhưng GDKNS chocácem không phải là đưa ra những lời giải đơn giản cho
những câu hỏi thông thường mà GDKNS phải nhằm hướng đến thay đổihành vi.
GDKNS cho HS chỉ đạt được kết quả tốt khi có sự tác độngđồngthời của các
LLGD: Nhà trường, gia đìnhvà cáclực lượng xã hội.
ĐồngthờiGDKNS choHS cóhiệu quảcaokhicáclực lượng tham gia GD,
QLGDnhận thức đúngđắnđặcđiểm tâmsinh lý lứa tuổi; xác định chínhxác mục tiêu,
nộidungGDKNS, phốihợp vớicáchìnhthức GDphongphú.
GDKNSlà quá trình tác động có mụcđích, có kế hoạch đếncácem học sinh
THCS nhằmgiúp cácem có những kiến thức về cuộc sống, có nhữngthao tác,
hành viứng xử đúngmực trong các mối quan hệxã hội nhưquan hệcủa cá nhân
với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhânvới mọi ngườixung quanh và với
chính mình, giúp cácem HS pháttriển nhâncáchđúngđắn,hoànthànhtốtnhiệmvụ
họctập,rènluyện.
-Mụctiêu:Trang bịchocácemhọcsinh THCSnhững kiến thức cầnthiết về bản
thân, côngviệc và cácchuẩnmực xã hộiđểtừđó,cácemrèn luyện hành vi ứng xửvới
chínhbảnthân, với việc họctập,với mọingười trong gia đình,bạnbè,thầy cô,hàng
xómláng giềng, vớicáchoạtđộngchung trongnhà trường, xã hộiphùhợpvớikhả năng
củacácemvà điều kiện thực tếcácem đangsống.
-Chủthể,lựclượngthamgiaGDKNS:Nhữngngười tronggia đình(bốmẹ, anh
chị); độingũ cánbộquảnlý, GVtrongnhà trường; cánbộcáctổchứcđoàn,độitrong
nhà trường và ởđịa phương.
- NộidungGDKNS:KNSlà những KN mang tính cá nhân và xã hội cần
thiết đối với cácemHS, giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một
cách tự tin hơn, phùhợpvớiđiều kiện cácemsống,quađógópphần hoàn thiện bản
thân trước những đòihỏicủacuộcsống. Theo đó nhóm KN chính sau đây cần được
giảng dạy và rèn luyện cho cácem:
Nhóm KN nhận biết và sống với chính mình
+ KN tự nhận thức: Là KN đòi hỏi mỗi em HS, trước hết, cần phải tự
nhận biết vàhiểu rõ bản thân, hiểu rõ những tiềm năng, tình cảm, những xúc cảm
cũng như vị trí của các em trong cuộc sống và xã hội, cả những mặt mạnh và mặt
yếu của cácem nữa. Khi các em càng nhận thức đượckhả năng của mình, cácem
càng có khả năng sửdụng các KNS khác một cáchcóhiệu quả và càng có khả
năng lựa chọn những gì phù hợp với các điều kiện sẵn có với bản thân, với xã hội
mà các em sống và với khả năng của bản thân các em nữa. Cácem cũng cần có
sự hiểu biết rõ ràng về bản sắc dân tộc và nền văn hóa mà từ đó các em đã được
sinh ra và cũng chính nền văn hóa đó đã tạo nên conngười các em.
+ Lòngtự trọng:Sựtự nhận thức đưa đếnsự tự trọng. Khi các em tự nhận
thức được năng lực tiềm tàng của bảnthân và vị trí củamình trongcộngđồngthì
lòng tự trọngđược mô tả như là ”sựnhận thức những điều tốt đẹp củabản thân”.
Nó cònđềcập đếnviệc các em cảm nhận như thế nào những khíacạnh mang
tínhcá nhân như diện mạo, khả năng và hành vi… và các em sẽ pháttriển như
thế nào trên cơ sở những kinh nghiệm bản thân để trở nên thành thạo và thành
côngkhi làm những điều mà các em dựđịnh.
Tuy nhiên, lòng tự trọng bịảnh hưởng một cáchmạnh mẽ bởimốiquan
hệ của các em với những người khác. Những người lớn tuổi có ảnh hưởng đến
các em như bố mẹ, các thành viên tronggia đình, thầycô giáo và cảbạn bèđồng
lứa có thể hoặc trợ giúp nhằm pháttriển hoặc làm mất sựtự trọngcủa các em
qua những mối quanhệ, tiếp xúc của họ đốivới các em.
+ Sự kiên quyết: Sự kiên quyết hay tính kiên định có nghĩa là nhận biết
được những gì bản thân các em muốn và tại sao lại muốn, đồngthời là khả năng
tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì bản thân các em muốn trong
những hoàncảnh cụ thể bao gồm một loạt các tình huống khác nhau như: từ chối sự
tán tỉnh, cám dỗ; thuyết phục người khác đồng thuận theo mình; nêu gương, kêu
gọi, hướng dẫn mọi người làm những việc có lợi cho cộng đồng… Tuy nhiên,
cách thể hiện tính kiên định có liên quan đến văn hóa và việc lắng nghe, đánh giá
những điều người khác cảm nhận và mong muốn bởi vì kiên định là biết được nhu
cầu và quyền của các em, cũng như điều các em mong muốn và thực hiện những
điều đócó xét tới nhu cầu,quyền và mong muốn của người khác.
+ Đương đầu với cảm xúc: Xúc cảm là sự phản ánh rõ nét bản chất của
mỗi em HS. Những cảm xúc như sợ hãi, yêu thích, e thẹn, phẫn nộ, mong muốn
được thừa nhận… hoàn toàn mang tính chủ quan và thường có là dođáp ứng một
cách tức thời đốivới tình huống. Vì thế mà chúng không thể đoán trước được và có
thể dễ dàng đưa các em đến những hành vi mà sau này sẽ phải hốitiếc.
Do vậy, việc xác định và sauđó là đốiphó với những cảm xúc là khả năng
cho thấy rằng các em có thể nhận thấy và phải tính đến những xúc cảm của các em
cùng nguyên nhân cụ thể củachúng đểcónhững quyết định chế ngự, không đểcho
những cảm xúc củabản thân chiphối.
+ Đương đầu với căng thẳng (KN ứng phó với stress): Căng thẳng là một
phần hiển nhiên của cuộc sống. Những vấn đề trắc trở của bản thân, của bạn bè thân
thiết, của các thành viên trong gia đình; những mối quan hệ bị đổ vỡ… là những
minh họa các tình huống gây căng thẳng trong cuộcsốngcủa các em. Trong
những mức độhữu hạn, khi các em có khả năng đương đầu với sự căng thẳng thì
căng thẳng lại có thể là một nhân tố tíchcực bởi vì chính những sức ép của sựcăng
thẳng đó buộc các em phải tập trung vào công việc của mình và hưởng ứng một
cách thíchhợp. Tuy nhiên, sự căng thẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống
củacác em nếu sựcăng thẳng đó quá lớn và không giải toả nổi. Do đó, cũng như
KN đối phó với cảm xúc, các em HS cần phải cókhả năng nhận biết sự căng
thẳng, nguyên nhân và hậu quả cũng như biết cáchkhắc phục nó.
Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với những người xung quanh
+Mối quan hệgiữa các cá nhân: Các mốiquan hệlà bản chất của cuộcsống.
Chúng cóhình thái và quy mô khác nhau. Khi các em lớn lên, các em phải phát
triển các mối quan hệ với những người lớn có vai trò quan trọng trong cuộc sống
của các em như bố mẹ, họ hàng, láng giềng, thầy cô giáo... với những conngười
mà các em gặp gỡ trong cuộc sốngnhư bạn bè của bố mẹ, những người bán hàng,
những nhà lãnh đạo địa phương... với bạn bè đồnglứa trong và ngoài trường lớp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể là bạn bè tốt, thân thiết, ngang hàng được.
Cácem cần phải biết cách đối xử mộtcách phù hợp trong từng mối quan hệ để
chúng có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môitrường củachúng.
+ KN thiết lập tình bạn: Mỗiem HS cần có nhiều bạn để cùng chia sẻ các
hoạt động,niềm hy vọng, sự sợ hãi, chia sẻ cuộc sốngvà cả tham vọng. Việc thiết
lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất của cuộc đời. Vì vậy, cácem cầnphải
nhận biết rằng tình bạn được hình thành như thế nào và phải thiết lập, phát triển
tình bạn ra sao để cả hai bên cùng đạt được những lợi ích chânchính.
Cácem cần phải có khả năng nhận biết, đểkhi cần thiết, mạnh dạn khước từ
kiểu tình bạn cóthể đưacácem đến những hành vinguy hiểm hoặc phạm tộinhư
hành vi sửdụng matúy, trộmcắp,...
+ Sựcảm thông(KN thấu cảm):là khả năng tự đặtmình vào vị trí của
người khác khi cácem phải đươngđầuvới những vấn đề nghiêm trọngdo hoàn
cảnh hoặc do nhữnghành độngcủachínhbảnthân cácem gây ra đểhiểu được
tìnhcảnh củacácem và tìm ra cáchgiảm bớtgánh nặng bằngsựchia sẻchân
tìnhvới người đó thay vì lên án, thương hại hoặc coikhinh họ với bấtkỳ lý do
nào. Cảm thôngcũng đồngnghĩavới việc hỗ trợ người đó đểhọ có thể tự quyết
định và đứng vững trên đôichâncủa họ một cáchnhanh chóngnhất.
+ Đứngvững trước sự lôi kéo của bạn bè: Đốivới cácem họcsinh THCS, sức
ép để bản thân đượcgiống như các thành viên khác trong nhóm bạn là rất lớn. Vì
vậy, đứng vững trước sự lôi kéo củabạnbè cùng lứa là một KN rất quan trọng.
Nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc những việc làm trái ngược củabạn bè
cùng lứa khi họ gây ảnh hưởng và thói quen xấu thì bản thân cần phải dũng cảm
khước từ, phản đối, dừng ngay những đề xuất không thể chấp nhận được đó, kiên
quyết bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân cho dùcó thể bịchếnhạo, đedọa
hoặc ghẻ lạnh từnhóm bạn đó.
+ KN thương lượng: là một KN quan trọng trong mối quan hệ giữa các cá
nhân với nhau. KN này có liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông và mối quan
hệ giữa cá nhân với cánhân cũngnhư khả năng thoả hiệp những vấn đềkhông có
tính nguyên tắc của bảnthân. KN thương lượng còn liên quan đến khả năng đương
đầu với những áp lực, sự đe dọa của hoàn cảnh, những rủi ro tiềm tàng trong các
mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè. Cầnphải nhận
định rõ vị trí của cánhân và thiết lập kỹ sự hiểu biết lẫn nhau trong các mối quan hệ
để cóKNthương lượng tốt.
+ KN giải quyết xung độtkhông dùng bạo lực: là KN có liên quan đến mối
quan hệ giữa các cá nhân với nhau, đến KN thương lượng và các KN đương đầu
với xúc cảm, với căng thẳng, lo âu. Xung đột là điều không thể tránh khỏi và đôi
khi lại là điều cần thiết, song KN giải quyết xung độtkhông dùng bạolực sẽgiúp
cho những xung độttrở nên có tínhxây dựng.
+ KN giao tiếp có hiệu quả: Giao tiếp là bản chất của các mối quan hệ của
conngười. Do vậy, mộttrong những KNS quan trọngnhất là khả năng giao tiếp
một cáchcó hiệu quả với mọingười. Khả năng này bao gồmcảKN lắng nghe và
hiểu được ngườikhác thực hiện việc giao tiếp của họ như thế nào cũng như nhận
biết được nhiều cáchgiao tiếp của họ khác nhau ra sao.
Nhóm kỹ năngra quyết định một cách có hiệu quả
+ Tư duy phê phán: Như đã nêu, các em lớn lên trong thế giới ngày nay
phải đối đầu vớinhiều vấn đề, sự mong đợi, những đòihỏi đa dạng, phức tạp và
trái ngược của bố mẹ, thầy cô, bạn bè... phải tiếp nhận, đáp ứng nhiều thông điệp của
các phương tiện truyền thông đại chúng, của các nhà lãnh đạo, của quảng cáo, của
âm nhạc, tôn giáo... Vì thế, cácem cần phải có khả năng phân tích, gạn lọc, phê
phán đểcóđượcquyết định phù hợp.
+ Tư duy sáng tạo: Trong cuộc sống, cácem thường xuyên bị đặt vào
những hoàn cảnh bất ngờ và bất thường. Do vậy, cácem cần phải có tư duy sáng
tạo nghĩa là có khả năng tiếp cận với sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng mới,
cách sắp xếp và tổ chức mới để cóthể có một hoặc nhiều phương cáchđáp ứng lại
những hoàn cảnh đómộtcáchphù hợp.
+ KN ra quyết định: Mỗi ngày, mỗi người đều phải đứng trước những lựa
chọn để ra những quyết định. Có những quyết định tương đối đơn giản và có thể
không ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng cuộcsốngnhưng cũng cónhững
quyết định nghiêm túcliên quan đến cácmốiquan hệ, đến tương lai cuộc đời. Do đó,
khi không thể đáp ứng liền một lúc những nhu cầu khác nhau, cácem cần có khả
năng lựa chọnđể ra một quyết định cóhiệu quả, đồngthời phải ý thức được các tình
huống cóthể xảy ra, phải lường được những hậu quả trước khi ra quyết định từ sự
lựa chọncủamình.
+ KN giải quyết vấn đề: là khả năng xem xét tình hình một cách cẩn thận,
phân tíchnhững vấn đề gì đang tồn tại và xác định các bướcnhằm cải thiện tình
hình. Đây là KN có liên quan đến KN raquyết định và nhiều KN khác. Chỉkhi trải
qua thực hành việc ra quyết định và giải quyết vấn đề thì cácem mới có thể xây
dựng được những KN cần thiết để có thể có những lựa chọntốtnhất trong bấtkỳ
hoàn cảnh nào mà cácem phải đươngđầu.
+Hình thức,biện phápGDKNS chohọcsinh THCS:GDKNS chohọcsinh
THCStrên địa bànquận PhúNhuận cầnphải vậndụng linh hoạt, sángtạo cáchìnhthức,
biện pháp,phùhợp vớiđiều kiện thực tế củatừng nhà trường, từng địa phương. Cóthể
nêu mộtsốhìnhthức biện phápsau:lồng ghép vàochương trìnhhọctập vàrèn luyện
chínhkhoá;tổ chứccáchoạtđộngngoạikhoá trongnhà trường và ởcácđịa phương; tổ
chứccáchoạtđộngcủađoàn,đội;thông quacáchoạtđộngthực tếở gia đình;hướng
dẫn, giúp đỡcủangười thân, thầy côgiáo...
1.1.3.Quảnlýgiáodụckỹnăngsốngchohọc sinhtrunghọccơsở
Quản lý GDKNS là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổ
chức các hoạt động của GV, HS và các LLGD khác, huy động tốiđa các nguồn
lực xã hội để nâng cao chất lượng GDKNS cho các em trong nhà trường.
Quảnlý GDKNS chínhlà những côngviệc củanhà trường mà người cánbộ
quảnlý trường họcthực hiện những chứcnăng quảnlý để tổchức,thực hiện côngtác
GDKNS. Đóchínhlà những hoạtđộngcóýthức, cókếhoạchvàhướng đíchcủachủ
thể quảnlý tác độngtớicáchoạtđộngGDKNS chocácem HStrong nhà trường nhằm
thực hiện cácchứcnăng, nhiệm vụmà tiêu điểm là quátrình GDvàdạyKNS chocác
em HS.
Vìvậy, có thểquanniệm:QuảnlýGDKNStrongnhàtrườnglàmộthệthống
nhữngtácđộngsưphạmhợplývàcóhướngđíchcủachủthểquảnlýđếntậpthểGV,
HS,cáclực lượngxãhộitrong vàngoàinhàtrườngnhằmhuyđộngvàphốihợpsức
lực, trí tuệcủahọvàomọimặthoạtđộngGDKNSchocácemHS nhằmhoànthànhcó
chấtlượngvà hiệuquảmụctiêuGDvàrèn luyện KNSphùhợpvớiyêucầucôngviệc
họctập,điềukiện sốngcụthểcủatừngem.
Quảnlý GDKNS chohọcsinh THCSlà mộtquátrìnhlâu dài, khó khăn, phức
tạp đượchìnhthành cóchọnlọc theo từng nhómHS và mang tínhcáthểhóarất cao.Để
việc quảnlý GDKNS choHS cóhiệu quả, độingũ cánbộquảnlý, trướchết là Ban
Giám hiệu nhà trường cầntổchứcphốihợp chặtchẽcácLLGD: Hộiđồngsưphạm, tổ
chứcđoàn,đội, banđạidiện chamẹ HS,và cácLLGD khác ngoàicộngđồngvàxã hội.
Nhà trường phảilà chiếc cầunốigiữa gia đìnhvàxã hộiđểGDhọcsinh, trên cơsởxác
định cụthểnhững giá trịvà mức độphùhợp vớitâm, sinh lý, độtuổicủahọcsinh
THCS.Hiện nay, khi Bộ GD&ĐTchưacóchươngtrình GDgiá trị sốngthống nhất cho
toànquốc,mỗinhà trường cầnthống nhất chươngtrình GDtheo từng cấpđộởcáckhối
lớp, quyđịnh thời lượng, nộidung GDriêng chotừng khốilớp. Hiệu trưởng cầnđặcbiệt
quantâm đếnnộidung, hìnhthức giờ sinh hoạtlớp đểtíchhợpgiáo dụcgiá trịsốngthích
hợp;xây dựngkếhoạchGDgiá trịsốngchotừng đốitượng trongnhà trường, đồngthời
thường xuyên điều chỉnhkếhoạchchophùhợptrong quátrìnhthực hiện; lấy độingũ
GVlàm nòngcốtđểđềxuất, xây dựngkếhoạchvàtriển khai thực hiện saochonhà
trường luôn ở thế chủđạovàquyết định, cònHSluôn giữ vai tròchủđộng,tự tin trong
họctập,tu dưỡng.
Quản lý GDKNS cho học sinhTHCS cầntập trung vào các nộidung sau:
-Quảnlý kếhoạchGDKNS chohọcsinh THCS:Quản lý kế hoạchGDKNS
baogồmquảnlý việc xây dựngkếhoạchhoạtđộngthường xuyên, kế hoạchhoạt động
theo chủđiểm, kế hoạchbồidưỡngđộingũ GV,GVCN, GVbộmôn...,cộngtác viên
GDKNS, kế hoạchđầutưvà sửdụngcơ sởvậtchấtcũng nhưcácđiều kiện thựchiện, kế
hoạchphốihợpcácLLGD, kếhoạchkiểm tra đánhgiá kết quảhoạtđộngGDKNS;
-Quảnlý vềchương trìnhnộidungGDKNS: Việc quảnlý chươngtrình nội
dungGDKNS baogồmquảnlý từ việc chỉđạođộingũ xây dựngchương trìnhnộidung
chođếnviệc tổchứcthực hiện những nộidungđóvàkiểm trakết quảđạtđượcnhưthế
nào;
-Quảnlý độingũ thực hiện GDKNS: Quản lý độingũ cánbộquảnlý, độingũ
GV, độingũ cánbộđoàn,độivàcáclực lượng thực hiện hoạt độngGDKNS chocácem
họcsinh THCS;
-Quảnlý việc phốihợp cáclực lượng thực hiện hoạtđộngGDKNS:Hoạtđộng
GDKNS diễn ratrongnhà trường vàngoài nhàtrường, các LLGD cóảnhhưởng tới hoạt
độngđólà: cácđoànthể, tổchức chínhtrị -xãhộitrongnhà trường vàngoài nhàtrường,
phụhuynh, cộngđồngxã hội, cáctrung tâm huấn luyện và bồidưỡngKNS choHS.
-Quảnlý việc kiểm tra đánhgiá kết quả hoạt độngGDKNS: Cáchđánhgiá chất
lượng GDđúngđắn, đầyđủsẽgiúp nâng caochấtlượng GD, đápứngmục tiêu GDđề
ra. Như vậy sảnphẩmGDconngười phảiđượcđánhgiá trên cácmặt: chất lượng kiến
thức (văn hoá), chấtlượng kỹ năng (kỹ năng sống),chấtlượng thái độ(đạođức).Kết quả
GDcuốicùngđượcđánhgiá quahành vi, kỹ năng của cácemHS.
-Quảnlý việc đầutư, pháttriển và sửdụngcơsởvật chất, trang thiết bịphụcvụ
choquátrìnhGDKNS trongnhà trường cũngnhư củatừng tổchức,từng hoạtđộngcụ
thể. Cần nắm rõmức độđápứng, khả năng tăng cườngvà tínhhiệu quảcủatừng loại
côngcụ, phươngtiện.
1.1.4.Biệnphápquảnlýgiáodụckỹnăngsốngchohọc sinhtrunghọc cơsở
Biện pháp theo nghĩachung nhất là cáchlàm đểthực hiện mộtcôngviệc nào đó
nhằm đạtđượcmục đíchđềra. Cầnphânbiệt biện phápvới phươngpháp,giải pháp.
Điểm giống nhau củacáckhái niệm nàylà đềunóivề cáchlàm, cáchtiến hành mộtcông
việc. Tuyvậy, giữa phương pháp,giải pháp,cáchthức và biện phápcũngcónhững
những điểm khác nhau. Biện pháp chủyếu nhấn mạnh đếncáchlàm, cáchhành độngcụ
thể. Phương phápnhấn mạnh đếntrìnhtự cácbướccóquanhệvới nhau (tạo nên mộthệ
thống) đểtiến hành côngviệc cómục đích.Còngiải phápkhông chỉnóiđếncáchhành
độngmà cònnóiđếntưtưởng hành động;giải phápgồmhệ thốngnhững ýnghĩ cùng
vớinhững quyếtđịnh vàhành độngtheo sau, dẫntới sựkhắc phụcmộtkhó khăn.
Khái niệm biện phápcónhững điểm giống sovớicáckhái niệm nóitrên, songcó
điểm riêng là nhấn mạnh đếncáchlàm, cáchhành độngcụthể. Nóiđếnbiện phápquản
lý là đềcậptớicáchtriển khai hoạtđộngquản lý mộtđốitượng cụthể trong những điều
kiện, hoàncảnhcụthể. Cónhiều cáchtiếp cậnđểđềxuất biện phápquản lý: xác định
biện phápquản lý tương ứng cácphươngphápquản lý; xác định biện phápquảnlý
tương ứng vớicácthành tố cấutrúc củacácđốitượng quảnlý hoặcđượcxácđịnh theo
chứcnăng, nhiệm vụquản lý... Từcáchtiếp cậntrên, cóthểquanniệm: Biệnphápquản
lýhoạtđộngGDKNSchohọcsinhTHCSlàtổnghợpcáccáchthứccủachủthểquảnlý
tácđộngmộtcáchkhoa học,hợplý(có mụcđích,tựgiác,có kếhoạch,hệthống)đến
cáclựclượng thamgiavàoquátrìnhGDKNSchohọcsinhTHCSnhằmtrangbịcho
cácemnhữnghiểubiếtcầnthiếtvà cósự chuyểnbiếnvềhànhviứngxửvới bảnthân,
nhiệmvụhọctập,môitrườngxungquanhphùhợpvớicácchuẩnmựcxãhộivàđiều
kiện sốngcụ thểcủacácem.
Đó là quá trìnhvận dụngtổng hợp các phươngpháp, hìnhthức tổ chức
hoạtđộngGDKNS cho học sinhTHCS, pháthuy vai trò từ chủthể quảnlý và
vai trò tự bồidưỡngcủa đốitượng quản lý là các em HS các trườngTHCS cùng
các nhân tố liên quannhằm thực hiện có hiệu quả quátrình GDKNS cho HS.
Khái niệm trên chothấy tínhhướng đíchcủabiện phápquản lý GDKNS chohọc
sinh THCSlà tập trung GDnhững kỹnăng cầnthiết giúp cácemtự nhận thức, đánhgiá
đúngbảnthân; nhận rõcôngviệc cầnlàm, cácmốiquanhệ cầngiải quyếtvà cónhững
hành vi ứngxử phùhợp,đúngđắn.
Biện pháp quảnlý GDKNS đượccoilà tổng hợpcáccáchthức tác độngcủachủ
thể quảnlý tới đốitượng quản lý thông quahệthống cácyếutố đảmbảo:thông qua
chươngtrình chínhkhoá, ngoại khoá, hoạtđộngcủacáctổ chức,giúp đỡ rènluyện của
gia đình...Cácbiệnpháp đólà:
-Kế hoạchhoáhoạtđộngGDKNS.
-Tổchứcvàđiều hành cáchoạtđộngGDKNS.
-Kiểm tra, giám sátviệc thực hiện cáchoạtđộngGDKNS.
-Đánhgiá kết quảGDKNS
-Tạoracácđiều kiện thuận lợi chocáchoạtđộngGDKNS.
Biện pháp quảnlý tổ chứchoạtđộngGDKNS chohọcsinh THCSlà mộtthể
thống nhất chặtchẽ,cómốiquanhệ biện chứngtác độnglẫn nhau. Trongquátrình
GDKNS, cácchủthể quảnlý không đượcxem nhẹ biện phápnào. Cầnxuất pháttừtình
hìnhthực tếđểcósựvận dụnglinh hoạt, sángtạo.
1.2.Thựctrạngquảnlý giáodụckỹnăngsốngchohọcsinhtrung họccơsở
ởquận PhúNhuận, thànhphố Hồ ChíMinh
1.2.1.Mộtsốnétvềgiáodụcphổthông củaquậnPhúNhuận
Hiện nay, trên địa bànquậnPhúNhuận có20trường mầm non(trong đócó05
trường tưthục), 14trường tiểu học,09 trường THCS(trongđócó03trường tưthục). 02
trường THPT,01Trung tâm giáo dụcthường xuyên, 01Trung tâm dạynghề, 01Trung
tâm bồidưỡngchínhtrị.
Trongphạmvi nghiên cứucủađềtài, tác giả đãdùngphương phápphỏngvấn,
lấy phiếu tham khảo của250 cánbộquảnlý vàgiáo viên; đồngthời phỏngvấn (78em
HS THCS),lấy phiếu trắc nghiệm, tham khảo tự đánhgiá của600 họcsinh THCStiến
hành đánh giá, phântíchthực trạng GDKNS, quảnlý GDKNS choHS tại06 trường
THCScônglập trên địa bànquận PhúNhuận, thành phốHồ ChíMinh, gồmcó:Trường
THCSCầuKiệu, THCSChâuVăn Liêm, THCSĐộcLập,THCSNgôTấtTố,THCS
Ngô Mây và THCSSôngĐà.
*Thôngtinvềcánbộ,giáoviên
Tổng Nữ
Trình độ chuyên môn Thâm niên công tác
ĐH
Sau
ĐH CĐ
Dưới 5
năm
Từ 6 -
15
năm
Từ 16 -25
năm
Trên 25
năm
SL SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
CBQL 18 11 61 12 67 6 33,3 10 55,5 8 44,4
Giáo
viên
304 210 69 287 94,4 7 2,3 10 3,3 47 15,5 63 21 119 39 75 25
*Thôngtinvềhọc sinh
Khối lớp Số lớp
Tổng số
HS
Nữ Dân tộc khác
Thành phần gia đình
CB-CNV Lao động
SL % SL % SL % SL %
6 45 1181 874 74,0 62 5,2 783 66,2 398 33,8
7 43 1790 900 50,3 44 2,5 816 46,0 974 54,0
8 38 1521 787 51,7 45 3,0 693 46,0 828 54,0
9 38 1441 774 54,0 40 0,3 634 44,0 807 66
Tổng
cộng
164 6.564 3.335 50,8 191 2,9 2.926 44,5 3.638 55,4
1.2.2.Thựctrạngquảnlýnộidunggiáodụckỹnăngsốngchohọc sinhtrung
học cơsởởquậnPhúNhuận
Ghi chú
- Khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên
cứu về cách đánh giá một ý kiến: nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm chi bình
phương không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách
thể nghiên cứu về cách đánh giá ý kiến đó.
-Khi kiểm nghiệm F đượcdùng và2 cộttrị sốF và P cótrong bảng:
+Nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm F có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa
các tham số củakhách thể nghiên cứu về cáchđánh giá ý kiến đó;
+Nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm F không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê
giữa các tham sốcủakhách thể nghiên cứu về cáchđánh giá mộtý kiến đó.
- Khi kiểm nghiệm X2 được dùngvà2 cộttrịsố X2và P có trongbảng:
+Nếu P <0,05 thìkiểm nghiệm chibìnhphươngcósựkhác biệt ýnghĩa thống
kêgiữa cáctham sốcủakhách thểnghiên cứuvềcáchđánhgiá ýkiến đó;
+Nếu P >0,05 thìkiểm nghiệm chibìnhphươngkhông cósựkhác biệt ýnghĩa
thống kêgiữa cáctham sốcủakháchthể nghiên cứuvềcáchđánh giá ýkiến đó.
-Tùy theo thang đo, điểm trung bìnhcộng sẽthay đổi. Trongphiếu thăm dòý
kiến, cóhai loại thang:
+Đốivới thang 5 bậc,thì trung bìnhcộnglà 3;
+Đốivới thang 3 bậc,thì trung bìnhcộnglà 2.
Theokết quả này, cóthểquy định về cácbậcnhư sau:
+Đốivới thang 5 bậc: Từ4,5 đến5: tốt; Từ3,5 đến 4,4: khá; Từ2,5 đến
3,4: trung bình; Dưới 2,4: kém.
+Đốivới thang 3 bậc: Từ2,5 đến3: tốt; Từ1,5 đến 2,4: trung bình; Dưới
1,4: kém.
Do đó,khi nhìnvào trung bìnhcộng củacáccâu, ta sẽbiết việc đánh giá ở thứ
bậcnào sovới trung bìnhcộng.
- Một số từ viết tắt trong các bảng:
+ĐLTC:độlệch tiêu chuẩn;
+TB: trung bìnhcộng;
+N: số khách thể tham gia nghiên cứu.
Đánh giá của đội ngũ giáoviên
Bảng1.1.ĐánhgiácủagiáoviênvềKNScầnthiếtđốivớihọcsinhTHCS
(thang5 bậc)
TT Kỹ năng TB ĐLTC
Thứ
bậc
1 KN kiếm sống và tay nghề 4,33 0,91 11
2 Những KN cóliên quan đến thực hành sứckhỏe 4,38 0,64 8
3 Các KN vận động thể chất 4,27 0,57 13
4 Các KN có liênquan đến hành vi và giao tiếp 4,62 0,54 3
5 Các KN học tập 4,77 0,44 1
6 Ghi nhớ 4,30 0,63 12
7 Tính toán 4,19 0,68 14
8 Soạn thảo văn bản thông thường 3,91 0,73 19
9 Sắp xếp thời gian 4,43 0,57 7
10 Sáng tạo 4,34 0,68 10
11 Sống trong cộng đồng 4,48 0,54 6
12 Thông tin 4,18 0,66 15
13 Tự nhận biết bản thân 4,49 0,57 5
14 Giải quyết vấn đềriêng tư 4,01 0,69 18
15 Kiểm soát cảm xúc 4,12 0,68 17
16 Lập kế hoạch tài chính cho bản thân 3,89 0,82 20
17 Sống thực tế 4,17 0,55 16
18 Lịchthiệp 4,35 0,57 9
19 Nhận biết trách nhiệm 4,71 0,45 2
20 Vươn lên 4,59 0,54 4
Như vậy, kết quả điều tra cho thấy độingũ GV rất coitrọngcác KN liên
quan đếnhọc tập và tự ý thức củahọc sinh THCS, đượcđánhgiá ở các thứbậc
từ 1 đến5; tiếp theo là những KN liên quanđến giao tiếp, lập kế hoạch, giữ gìn
sức khỏe; rồiđến các KN học tập thông thường như ghi nhớ, tínhtoán, trao đổi
thông tin, vận độngthể chấtvà KN nghề nghiệp. Ngoài ra, những KN dành cho
người lớn tuổihơn được xếp ở các thứ bậc từ16 đến 20.
Nóicách khác, việc đánh giá của GV về các KNS cần cho học sinh THCS
mang tính thực tế và phù hợp với độ tuổi của các em. Điều này cho thấy trong đội
ngũ GV hiện nay đãcónhững nhận thức kháđúng đắnvề nộidung GDKNS cho HS
của mình.
Bảng1.2. Đánh giá của giáo viên về KNS cần bồi dưỡng cho học sinh
THCS (thang5 bậc)
TT KN cần bồi dưỡng TB ĐLTC
Thứ
bậc
1 KN giao tiếp 4,68 0,48 1
2 KN sử dụng máy tính 4,26 0,60 23
3 KN ứng xử 4,57 0,51 3
4 KN học tập 4,66 0,47 2
5 KN sống 4,49 0,54 7
6 KN định hướng các giá trị 3,96 0,66 43
7 KN chăm sóc sứckhỏe 4,40 0,58 13
8 KN tư duy 4,48 0,56 8
9 KN quản lý trò chơi 3,43 0,69 59
10 KN thuyết phục 3,88 0,72 52
11 KN thương lượng 3,60 0,78 57
12 KN sử dụng trang thiết bị 3,98 0,68 42
13 KN quan tâm đếnnhu cầu của người khác 3,90 0,73 49
14 KN biết đặt mình vào vai tròcủa người khác 4,06 0,66 36
15 KN tử tế với những người xung quanh. 4,38 0,68 14
16 KN diễn tả một cách hoạt bát qua viết và nói. 4,10 0,73 34
17 KN lý giải một cách hoạt bát qua viết và nói. 4,02 0,73 38
18
KN thể hiện thái độ chừng mực trong giao tiếp với
người khác
4,13 0,67 31
19
KN sử dụng ngôn ngữ không lời trong giao tiếp với
người khác
3,40 0,96 60
20
KN thể hiện sự đồng cảm trong giao tiếp với người
khác
4,02 0,69 39
21 KN cảm nhận tâm trạng của người đốithoại 3,87 0,71 54
22 KN nhận biết lập trường của bản thân 4,28 0,75 22
23 KN nhận biết vị thế xã hội của bản thân 3,89 0,88 51
24 KN nhận biết niềm tin của bản thân 4,25 0,75 24
25 KN nhận biết khả năng của bản thân 4,32 0,73 18
26 KN làm chủ xúc cảm của bản thân 4,29 0,70 20
27 KN tự khẳng định của bản thân 4,25 0,68 25
28 KN độc lập suy nghĩ của bản thân 4,37 0,61 15
29
KN đối đầu với những vấn đề tình cảm riêng tư của
bản thân
4,14 0,74 30
30
KN giải quyết những vấn đề liên quan đến giới tính
của bản thân
4,11 0,78 33
31
KN giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe
của bản thân
4,24 0,64 26
32
KN giải quyết những vấn đề tế nhị đối với bạn khác
giới của bản thân
4,06 0,69 37
33 KN kiềm hãm tính nông nỗi 4,42 0,66 10
34 KN giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ chín chắn 4,32 0,73 19
35 KN thể hiện một con người trưởng thành 3,95 0,88 46
36
KN lập kế hoạch chi tiêu theo khả năng tài chính
của bản thân
3,90 0,84 50
37 KNS độc lập về tài chính 3,64 1,02 56
38 KN biết đánh giá đúng giá trị của sự vật và bản thân 4,01 0,70 41
39 KN biết chi tiêutheo khả năng thu nhập của bản thân 3,88 0,96 53
40
KN kìm hãm những nhu cầu không cần thiết của
bản thân
4,08 0,75 35
41 KN tổ chức cuộc sống hằng ngày 4,17 0,75 28
42 KN nấu nướng những món thông thường 3,72 0,77 55
43 KN dọn dẹp nhà cửa 3,96 0,66 44
44 KN sắp xếp phòng riêng của bản thân 4,12 0,64 32
45 KN chăm sóc thể chất của bản thân 4,33 0,57 17
46
KN sử dụng các công cụ cơ khí trong sửa chữa vật
dụng thông thường trong nhà
3,52 0,81 58
47 KN sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm 3,92 0,83 47
48 KN xưng hô lịch thiệp với người khác 4,48 0,52 9
49 KN trình bày bằng văn bản một cách lịch sự 4,02 0,77 40
50 KN thể hiện lòng biết ơn người khác 4,42 0,58 11
51 KN thể hiện lòng tôn trọng người khác 4,52 0,54 5
52
KN thể hiện những quy ước giao tiếp (như bắt tay,
chào hỏi lịch sự )
4,15 0,68 29
53 KN dám chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân 4,57 0,55 4
54
KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện việc giúp đỡ
người khác (cho dù chưa quen biết)
4,36 0,55 16
55
KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện các hoạt
động chung của cộng đồng, đất nước
4,18 0,73 27
56
KN nhận biết trách nhiệm và đóng góp vào sự phát
triển của cộng đồng, đất nước
3,96 0,84 45
57
KN nhận biết và thực hiện trách nhiệm đối với gia
đình
4,51 0,55 6
58 KN nhận biết trách nhiệm và giúp đỡ đối với người 4,41 0,55 12
thân
59 KN đối mặt với những thất bại trong cuộc sống 4,29 0,67 21
60
KN xác định và thực hiện có kết quả mục tiêu trong
các giai đoạn cuộc đời
3,92 0,83 48
Kết quả điều tra cho thấy, đánh giá của GV về cácKNS cần bồidưỡng cho
học sinh THCS:
-Cần thiết ở mức độ rất cao: KN giao tiếp, KN học tập, KN ứng xử, KN
dám chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân, KN thể hiện lòng tôn trọng người
khác, KN nhận biết và thực hiện trách nhiệm đốivới gia đình, cácKNS nói chung,
KN tư duy, KN xưng hô lịch thiệp với người khác, KN kiềm hãm tính nông nỗi,
KN thể hiện lòng biết ơn người khác, KN nhận biết trách nhiệm và giúp đỡ đốivới
người thân, KN chăm sóc sức khỏe, KN tử tế với những người xung quanh, KN độc
lập suynghĩ của bản thân.
Theo đánh giá của GV, KN giao tiếp là KN cần được bồidưỡngtrước
hết cho học sinh THCS. Điều này chínhlà đòihỏi của thực tiễn hằng ngày; các
em vẫn cònnhiều hạn chế trong giao tiếp, thể hiện rõ trong ứng xử, xưng hô
với người khác. Đa số các em còntỏ ra thiếu lịch thiệp, không thể hiện được sự
tôn trọng đúng mực, ngại bày tỏ lòng biết ơn, ngại xin lỗi, nhận lỗi khi sai
phạm. Hầu hết các em chưa biết cũng như chưa có KN dám chịu trách nhiệm
về việc làm của bản thân. Số đôngcác em thiếu KN nhận biết và thực hiện
trách nhiệm đốivới gia đìnhcũng như chưa biết giúp đỡ người thân.
Đặc biệt, do sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi cùng với sự phát triển nhanh
về thể chất nên trong giao tiếp các em chưa biết cách kìm hãm tính nông nổi,
thiếu sự cảm thông đối với những người xung quanh. Cácem chưa có KN họctập
tốt, khoa học;đasốchưa có đượcKN độclập suy nghĩ của bản thân, tư duy còn
yếu kém hoặc còn phụ thuộc vào người khác khi suy nghĩ để giải quyết một vấn
đề.
-Cần thiết ở mức độ cao: KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện việc giúp
đỡ người khác, KN chăm sócthểchất củabản thân, KN nhận biết khả năng của bản
thân, KN giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ chín chắn, KN làm chủ xúc cảm của
bản thân, KN đối mặt với những thất bại trong cuộc sống,KN nhận biết lập trường
của bản thân, KN sử dụng máy tính, KN nhận biết niềm tin của bản thân, KN tự
khẳng định của bảnthân, KN giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe của
bản thân, KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện các hoạt độngchung của cộng
đồng, đất nước.
Qua đánh giá của GV đã nêu trên và qua thực tế quan sát ta thấy còn nhiều
HS chưacóKN làm chủ cảm xúc bản thân nên cũng chưacóKN nhận biết lập
trường, niềm tin cũng như khả năng của bản thân, từ đó thiếu nhận biết trách nhiệm
và thực hiện việc giúp đỡ người khác. Trong cuộcsốngnhiều em chỉ lo học và vui
chơi mà quên chămsóc bản thân, ít tham gia cácmôn thể dục, thể thao rèn luyện
thể chất. Một số em không có KN đối mặt với những thất bạitrong cuộc sống nên
khi gặp thất bại trong học tập thì tìm cách giải thoát bằng con đường tự tử, bỏnhà
ra đi. Trong thực tế, có một sốem thiếu KN giải quyết vấn đề bằngsuy nghĩ chín
chắn nên đôilúc gây rahậu quả nghiêm trọng: bạn chết, bảnthân mình vào tù, gián
đoạnhọc tập.
-Cần thiết ở mức trung bình: KN tổ chức cuộc sống hằng ngày, KN thể
hiện những quy ước giao tiếp (như bắt tay, chào hỏi lịch sự…), KN đối đầu với
những vấn đề tình cảm riêng tư của bản thân, KN thể hiện thái độ chừng mực
trong giao tiếp với người khác, KN sắp xếp phòng riêng của bản thân, KN giải
quyết những vấn đề liên quan đến giới tính của bản thân, KN diễn tả một cách hoạt
bát qua viết và nói, KN kiềm hãm những nhu cầu không cần thiết của bản thân,
KN biết đặt mình vào vai trò của người khác, KN giải quyết những vấn đề tế nhị đối
với bạn khác giới của bản thân, KN lý giải một cách hoạt bát qua viết và nói, KN
thể hiện sựđồngcảmtrong giao tiếp với người khác.
-Cần thiết ở mức dưới trung bình: KN trình bày bằng văn bản một cách
lịch sự, KN biết đánh giá đúng giá trị của sự vật và bản thân, KN sử dụng trang
thiết bị, KN định hướng các giá trị, KN dọndẹp nhà cửa, KN nhận biết trách nhiệm
và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, đất nước, KN thể hiện một con
người trưởng thành, KN sử dụngnăng lượng một cách tiết kiệm, KN xác định và
thực hiện có kết quả mục tiêu trong các giai đoạn cuộc đời, KN quan tâm đến nhu
cầucủangười khác, KN lập kế hoạch chi tiêu theo khả năng tài chính của bảnthân.
-Cần thiết ở mức thấp: KN nhận biết vị thế xã hộicủa bảnthân, KN thuyết
phục, KN biết chi tiêu theo khả năng thu nhập của bản thân, KN cảm nhận tâm
trạng của người đối thoại, KN nấu nướng những mónthông thường, KNS độclập về
tài chính, KN thương lượng, KN sửdụng các côngcụ cơ khí trong sửa chửa vật
dụng thông thường trong nhà.
Đasốtrẻ ngày nay đềuđược cha mẹchăm lo, baobọc(vì mỗi gia đìnhhầu
như chỉ cótừ một đến hai con) nên trẻ thiếu những kỹ năng sử dụng trang thiết bị
dọndẹp nhà cửa (dù rất nhanh nhạy trong việc sựdụng trang thiết bịphục vụ cho
nhu cầu vui chơi giải trí củabản thân như điện thoại diđộng, máy vi tính để chơi
games…), nhiều em trai không biết sử dụngcác côngcụ cơ khí trong sửa chữa vật
dụng thông thường trong nhà; đa số các em gái không biết nấu nướng những món
thông thường.
Tómlại, hầu hết các em chưa có KN nhận biết trách nhiệm đónggóp
vào sự phát triển của cộngđồng, đất nước, thiếu quan tâm đến người khác. Tuy
nhiên, nhóm các KN này được đasố GV đánh giá ở mức dưới trung bìnhvà
mức thấp là do đặc điểm lứa tuổi mà sắp xếp thứ bậc ưu tiên để rèn luyện.
Bảng1.3.Đánh giá của giáo viên về lý do học sinh chưa hình thành được
nhữngKNS cầnthiết:
TT Nguyên nhân TB ĐLTC
Thứ
bậc
1 Trình độdân trí, 3,87 0.92 9
2 Phương pháp giáo dục 3,83 0.89 12
3 Điều kiện xã hội 4,00 0.75 7
4 Phụhuynh nuông chìu 4,16 0.73 3
5 Các em ítcó điều kiện giao tiếpngoài xã hội 3,73 0.97 15
6 Thời gian học tập của cácem chiếm nhiều quá 3,80 1.04 14
7 Các em ítcó điều kiện thực hành 4,10 0.83 4
8 Các em ítcó điều kiện luyện tập 4,07 0.85 6
9 Các em ỷ lại gia đình 4,09 0.85 5
10 Các em chưa ý thức đượctầm quan trọng của KNS. 4,27 0.59 1
11 Các em chưa được giáo dục định hướng 3,84 0.97 10
12
Giađình các em chưa nhận thức đượcsự cần thiếtcủa
KNS
4,21 0.74 2
13 Các em thiếu giờ sinh họat vui chơi 3,84 0.97 11
14 Các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đadạng 3,97 0.91 8
15
Tri thức họcđược trongnhà trường của các em chưagắn
với thực tiễncuộc sống
3,82 1.00 13
Qua kết quả bảng 1.3 chúng ta thấy, các em chưa ý thức được tầm quan
trọng của KNS,gia đình các em chưa nhận thức được sựcần thiết của KNS, PHHS
quá nuông chiều con em, các em ít có điều kiện thực hành, các em ỷ lại gia đình,các
em ít có điều kiện luyện tập, điều kiện xã hội, các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa
đa dạng, trình độdântrí,các em chưa được GD định hướng. Các em thiếu giờ sinh
hoạt vui chơi, Phương pháp GD, tri thức học được trong nhà trường của các em
chưa gắn với thực tiễn cuộc sống, thời gian học tập của cácem chiếm nhiều quá,
các em ítcóđiều kiện giao tiếp ngoài xã hội.
Với kết quả điều tra cho thấy, sở dĩ các em chưa rèn luyện được các KN
là do điều kiện khách quan chưa tạo ra những hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động GD
này. Cụ thể ta thấy việc học tập của cácem chiếm nhiều thời gian trong ngày, trong
tuần mà nội dung học tập trong nhà trường thìchưa gắn với thực tiễn xã hội. Đasố
các em chỉquanh quẩn với mộtsố lý thuyết hàn lâm cổđiển trong học tập. Trong
việc giải trí tiêu khiển hầu hết trẻ đều mê mải với các trò chơi vi tính, các thần
tượng thờitrang âm nhạc từ các chương trình biểu diễn trên truyền hình.
Nhìnchung trẻ thiếu thời gian, không gian vui chơi bổ ích;thiếu các sinh
hoạt ngoại khóa đa dạng, thiết thực để có thể rèn luyện KN giao tiếp tốt với người
khác. Đặc biệt, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của KNS (thứ bậc 1).
Còn về phía gia đình cácem thì hoặc cònlạ lẫm chưa nhận thức được sự cần thiết
của KNS hoặc quá nuông chiều conem khiến các em ítcó điều kiện thực hành và
vô tình tạo cho các em thói ỷ lại gia đình(được xếp thứ bậc 2, 3, 4, 5 là các thứ bậc
cao trong bảng đánh giá của GV về lý do HS chưa hình thành được những KNS
cần thiết).
Bảng1.4. Đánhgiá của giáo viên về đơn vị quản lýviệc GDKNS chohọc
sinh THCScó hiệu quả:
TT Đơn vị quản lý TB ĐLTC
Thứ
bậc
1 Nhà trường 4,16 0,70 3
2 Lồng ghép vào chương trình dạy kiến thức 4,10 0,69 4
3 Giáo viên bộ môn 4,00 0,67 5
4 Ban Giám hiệu 3,87 0,73 6
5 Phụ huynh 4,44 0,52 2
6 Gia đình 4,49 0,52 1
7 Chính quyền địaphương 3,74 0,73 8
8 Hội đồngsư phạm 3,80 0,79 7
9 Phòng Giáo dục 3,56 0,84 9
Theođánh giá củađộingũ GVthấy rằng, gia đình, phụ huynh và nhà trường là
ba đơnvị được cho là có hiệu quả nhất thực hiện việc quản lý GDKNS choHS.
Điều này thể hiện qua số liệu thống kê lần lượt theo thứ bậc là gia đình đạt tỷ lệ
trung bình 4,49, phụ huynh đạt tỷ lệ trung bình là 4,44 và nhà trường đạt tỷ lệ trung
bìnhlà 4,16.
Từsố liệu trên, ta thấy rằng lực lượng chínhquản lý hiệu quả việc GDKNS
cho HS không phải là các tổ chức đoàn thể, cũng không phải là chính quyền địa
phương mà chínhlà gia đình và nhà trường, hai “chiếc nôi” chính thúc đẩy, quản
lý sự phát triển KNS cho HS lứa tuổi THCS.
Bảng1.5.Đánh giá của giáo viên về lực lượng thực hiện GDKNScho học
sinh THCS:
TT Lực lượng thực hiện TB ĐLTC
Thứ
bậc
1 Giáo viên bộ môn 4,18 0,67 4
2 Phụhuynh 4,52 0,60 1
3 Nộidung mỗi mônhọc đềucókhả năng dạy KNS 4,10 0,81 6
4 Tổ chức Đoàn Đội 4,27 0,62 3
5 Giáo viên chủ nhiệm 4,34 0,62 2
6 Tổng phụ trách đội 4,13 0,70 5
Tất cả các hệsố trên đều có kết quả lớn hơn 0,5, điều này cho thấy kết quả
nghiên cứu điều tra là khoa học và có giá trị nghiên cứu. Ba lực lượng chính bằng
vai trò và chức năng của mình có thể thực hiện tốt GDKNS cho các emthực chính
là: phụhuynh, GVCN và đoànthể xãhội.
Phụ huynh chính là những người gần gũi nhất với các em, thường xuyên
quantâm chăm sóccác em, nên hiểu rõ ràng tính cách và năng lực cụ thể của con
em mình để từ đó có những uốn nắn, GD, định hình KNS cho các em.
Tổ chức đoàn đội và GVCN là hai lực lượng chính trong trường học có sự
gần gũi và gắn bó nhiều hơn đối với HS. Vì vậy, đây cũng là hai lực lượng hỗ trợ
đắc lực nhất cho phụ huynh trong việc GDKNS cho các em.
Bảng1.6.Đánh giá của giáo viên về môn học, nhữnghoạtđộngcó thể góp
phần vàoviệc GDKNSchohọc sinh:
TT
Môn học và hoạt động góp phần vào việc giáodục
kỹ năng sống
TB ĐLTC
Thứ
bậc
1 Tất cảmônhọc ở trường 4,19 0,77 11
2 Giáo dục hướng nghiệp 4,32 0,57 3
3 Công tác giáo dục ngoài giờ lênlớp 4,36 0,55 2
4 Hoạt động vui chơi 4,31 0,62 4
5 MônToán 3,73 0,78 18
6 Hoạt động hình thành KN suy luận, phán đoán 4,13 0,67 13
7 MônNgữ văn 4,16 0,65 12
8 Hoạt động hình thành KN giao tiếp 4,30 0,62 6
9 MônGiáo dục thể chất 4,04 0,63 14
10 MônGiáo dục công dân 4,44 0,63 1
11 Hoạt động xã hội ngoài giờ lênlớp 4,31 0,59 5
12 Các mônKhoa học Xã hội 4,21 0,63 9
13 Các mônKhoa học Tự nhiên 4,01 0,66 15
14 Các mônNăng khiếu (Nhạc, Họa) 3,83 0,70 17
15 Phong trào Đoàn Đội 4,21 0,63 10
16 Hoạt động Văn nghệ 3,87 0,78 16
17 Hoạt động từ thiện 4,22 0,63 8
18 Sinh hoạt chủ nhiệm 4,27 0,63 7
Qua kết quả bảng 1.6 cho thấy độingũ GV đánh giá cao nhóm các mônhọc
và cáchoạt độngngoại khóa gồm mônGiáo dụccôngdân, côngtác giáo dục ngoài
giờ lên lớp, hoạt động GDhướng nghiệp, hoạt động vui chơi và hoạt động ngoài
giờ lên lớp. Theo họ, nhóm các môn học và các hoạt động ngoại khóa đó đã góp
phần thúc đẩy việc GDKNS cho HS đạt hiệu quả cao hơn, chúng được đánh giá cao
hơn vì bản thân chúng luôn đem lại sự hứng thú cho HS trong hoạt động học tập,
đồng thời thông qua những môn học và các hoạt động ngoại khoá đó các em
được hòa mình vào những sinh hoạt chung của nhóm, của lớp, của tập thể, các em
được thể hiện hết năng khiếu, sở trường và sở đoảncủa mình.
Như vậy, các ý kiến của GV phù hợp với thực tiễn rèn luyện KNS trong
điều kiện hiện nay vì đây là hoạt động GD đang được bắt đầu chú trọng đưa vào
nhà trường THCS thông qua GD tích hợp, lồng ghép vào các bộ môn học và các
hoạt độngngoại khóa. Những bộ môn và cáchoạt độngđượcxếp thứ bậc caolà
những bộ môn, những hoạt độngđóng góp trựctiếp vào việc hình thành KNS cho
cácem.
Bảng1.7.Ýkiến của giáo viên vềđịa chỉhướngdẫnKNSchoHS
TT Nơi hướng dẫn KNS cho học sinh N %
Thứ
bậc
1 Giađình 18 9,8 2
2 Nhà trường 12 6,5 3
3 Tổ chức đoàn thể xã hội như Đoàn, Đội 8 4,3 4
4
Tất cảcácý nêu trên(gia đình, nhà trường, tổchức đoànthể
xã hội như Đoàn, Đội)
147 79,9 1
Qua kết quả bảng 1.7 cho thấy, tất cả các ý gồm: gia đình, nhà trường, tổ
chức đoàn thể xã hội như đoàn,đội(thứ bậc 1), Gia đình(thứ bậc2) , Nhà trường
(thứ bậc3), Tổchứcđoànthể xãhội như Đoàn, Đội(thứ bậc 4).
Địa chỉ hướng dẫn KNS cho HS là nơi mà các em hoạt động, trưởng thành
về mặt nhân cách, kiến thức khoa học và xã hội. Qua nghiên cứu, 79.9% số khách
thể nghiên cứu cho rằng tất cả các nơi mà các em học tập, sinh hoạt, vui chơi đều là
những nơi giúp hình thành và phát triển KNS cho các em HS lứa tuổi THCS.
Đồngthờikết quả khảo sát trên cho thấy, để phát triển toàn diện nhân cách
cácem, không thể chỉ trông chờ vào một địa chỉ duy nhất như gia đình, nhà
trường hoặc chỉ cóđoàn đội mà phải là sự kết hợp nhịp nhàng cả ba địa chỉ trên
cộng với những hoạt động mang tính riêng lẻ và đặc thù của từng địa chỉ. Và
công tác phối hợp 3 môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - đoàn thể xã hội
là một trong các nội dung quản lý GDKNS của các nhà trường. Cácnhàtrường
phảitổ chứcxây dựng các lực lượng và điều kiện GD trong và ngoài nhà trường
để GDKNS choHS, đội ngũ GV phải chủ độngphốihợp với gia đìnhvà xã hội
đểGDKNS choHS.
Thôngquacácnội dungkhảosátở các bảngnêutrên, cóthểkhẳngđịnh:GV
là nhântố quyết địnhchấtlượngGD,việc tăngcường nhậnthức và pháttriển
chuyên mônnghiệp vụ cho GV theo địnhhướngpháthuytính tích cực họctập, rèn
luyện của HS trong các hoạt động GD nói chung, GDKNS cho các em nói riêng là
nhiệm vụ hàngđầucủacácnhàtrườngnóichung,củađộingũcánbộquảnlýnói
riêng.
Quản lý việc GDKNS cho HS, một mảng hoạt động còn khá mới ở bậc
THCS, đòihỏi người cánbộquảnlý phải nắm được mức độ nhận thức của GV đối
với côngtác này, phải đánh giá đúng năng lực chuyên môncủa đội ngũ, phải đưa
ra chuẩn về chất lượng GD của GV đồng thời phải lập kế hoạch bồi dưỡng phát
triển chuyên môn phù hợp từng nhu cầu cá nhân GV nhằm góp phần nâng cao chất
lượng GD. Bên cạnh đó,qua kết quả khảo sát,người cánbộquảnlý cũng nắm được
nguyên nhân cácem chưa trang bịđượccác KNS cần thiết, thứ tự ưu tiên giữa các
KN cần được chú trọng GD cho HS (bảng 1.1, 1.2), cáclực lượng GD và QLGD
bên trong và ngoài nhà trường (bảng 1.4, 1.5) cũng như các hình thức tổ chức
GDKNS cho HS theo nhận định của GV (bảng 1.6) đểchủđộng trong xây dựng kế
hoạch tổ chức phối hợp, có biện pháp quản lý đạt hiệu quảcao.
Đánhgiácủacánbộquảnlý
Bảng1.8.Sosánh đánh giá của cán bộ quản lývàgiáo viên về các nộidung
quảnlý việc GDKNSchohọc sinh đã được chỉđạo thựchiện
TT
Các nội dung quản lýđã thực
hiện
Nhận định của đội ngũ giáo viên THCS
và của các Hiệu trưởng (tỉ lệ%)
Tốt Khá TB Còn yếu
GV HT GV HT GV HT GV HT
1
Quản lý việc phân công cho giáo
viên thực hiện mục tiêu giáo dục
KNS
90.0 86.9 10.0 7.7 5.4
2
Quản lý việc thực hiệnkế hoạch
và nội dung giáo dục 84.0 80.8 16.0 15.4 3.8
3
Quản lýcông tác bồidưỡng đội
ngũ giáo viên và tổ chức tốt các
hoạt độngtrường, lớp
70.5 78.5 19.5 17.9 10.0 3.6
4
Quản lý công tác phối hợp các
lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường
63.1 56.2 11.5 17.9 15.2 19.4 10.2 6.5
5
Quản lý phương tiện, môi
trường giáo dục và các điều kiện
hỗ trợ hoạt động GDKNS 78.0 46.2 10.0 28.1 10.0 16.7 2.0 9.0
Kết quả điều tra cho thấy, trong 5 nội dung quản lý hoạt động GDKNS cho
học sinh THCS thì có 2 nội dụng được cả cán bộ quản lý và GV đánh giá đã thực
hiện đạt loại khá tốt ở mức trên 90%. Hoàn toàn không có bất kỳ cán bộ quản lý
và GVnào đánh giá việc thực hiện 2 nộidung này ở mức cònyếu.
Riêng với nội dung quản lý thứ 3 trong bảng tuy có khác biệt chút ít khi so
sánh các số liệu giữa các mức độ tốt, khá, trung bình cụ thể, songnhìn chung
100% CBQL và GV đều thống nhất đánh giá nộidung quản lý này đạtmức trung
bìnhtrở lên.
Bên cạnh đó, vẫn còn 9,0% ý kiến cán bộ quản lý, 2,0% ý kiến GV đánh
giá nội dung quản lý phương tiện, môi trường GD và các điều kiện hỗ trợ hoạt
động GDKNS thực hiện còn yếu và còn 6,5% cán bộ quản lý cùng với 10,2% GV
cho rằng côngtác quản lý việc phốihợp các LLGD trong và ngoài nhà trường còn
yếu. Đây là điều đángđể cho cáccơ quan hữu quan, các nhà QLGD phải suy nghĩ.
Đốivớihọcsinhtrunghọccơsở(các em tự đánh giá)
Bảng1.9.Tựđánh giácủa học sinh về KNScần có
TT Kỹ năng TB
ĐL
TC
Thứ
bậc
1 KN kiếm sống và tay nghề 4,19 0,91 12
2 Những KN cóliên quan đến thực hành sức khỏe 4,04 0,83 15
3 Các KN vận động thể chất 3,90 0,82 19
4 Các KN cóliên quan đến hành vi và giao tiếp 4,55 0,67 3
5 Các KN học tập 4,66 0,58 1
6 KN ghi nhớ 4,33 0,76 8
7 KN tính toán 4,39 0,73 6
8 KN soạn thảo văn bản thông thường 3,40 0,93 20
9 KN sắp xếp thời gian 4,25 0,78 11
10 KN sáng tạo 4,41 0,75 5
11 KNS trong cộng đồng 4,34 0,78 7
12 KN thông tin 3,92 0,85 17
13 KN tự nhận biết bản than 4,31 0,84 9
14 KN giải quyết vấn đềriêng tư 3,92 0,96 18
15 KN kiểm soát cảm xúc 4,12 0,95 13
16 Lập kế hoạch tài chính cho bản thân 3,99 1,02 16
17 Sống thực tế 4,29 0,82 10
18 Lịchthiệp 4,10 0,89 14
19 Nhận biết trách nhiệm 4,43 0,68 4
20 KN vươn lên 4,61 0,64 2
Qua khảo sát về các KNS cần có thể hiện qua bảng 1.9, ta có thể chia các
KN được khảo sátthành hai nhóm chính,nhóm KN cầnvà nhómKN đủ.
Nhóm KN cần là nhóm KN quan trọng bao gồm các KN sau: KN học tập
đạt tỉ lệ trung bình 4,66, KN vươn lên đạt trung bình 4,61, KN giao tiếp đạt 4,55,
KN nhận biết trách nhiệm đạt tỉ lệ trung bình4,43 và cuốicùng là KN sáng tạo đạt
trung bình4,41. Các KN thuộc nhóm cần này được cho là quan trọng và cần thiết
hơn là vì đây là những KN giúp các em cóthểhọc tập tốtvà hòa nhập tốt với môi
trường xung quanh.
Nhóm các KN còn lại được xếp vào nhóm KN đủ, có vai trò bổ trợ cho
nhóm KN cần, bao gồm KN tính toán, KNS trong cộng đồng, KN ghi nhớ…
Nhóm KN này có tác dụng bổ trợ cho nhóm KN cần với nhiệm vụ hoàn thiện
thêm nhân cách cho HS cũng như bổ trợ thêm cho các em những tính năng vượt
trội trong hoạt động sống hằng ngày.
Bảng1.10.Tựđánh giácủa học sinh vềKNSrèn luyện được: (thang 5 bậc)
TT Kỹ năng rèn luyện được N % Thứ
bậc
1 KN giao tiếp 407 68,9 13
2 KN sửdụng máy tính 439 74,3 7
3 KN ứng xử 400 67,7 15
4 KN họctập 459 77,7 6
5 KNS 342 57,9 29
6 KN địnhhướng các giá trị 198 33,5 58
7 KN chăm sócsứckhỏe 354 59,9 24
8 KN tưduy 354 59,9 25
9 KN quản lýtròchơi 214 36,2 54
10 KN thuyết phục 286 48,4 44
11 KN thương lượng 269 45,5 50
12 KN sửdụng trang thiết bị 273 46,2 48
13 KN quan tâm đếnnhu cầucủa người khác 324 54,8 35
14 KN biếtđặt mình vào vai tròcủangười khác 290 49,1 42
15 KN tửtếvới những người xung quanh. 482 81,6 3
16 KN diễntảmột cáchhoạt bát qua viết và nói. 200 33,8 56
17 KN lýgiải một cáchhoạt bát qua viết và nói. 168 28,4 60
18
KN thểhiện thái độchừng mực trong giao tiếpvới người
khác
409 69,2 11
19
KN sửdụng ngôn ngữ không lời tronggiao tiếpvới người
khác
112 19,0 62
20 KN thểhiện sự đồngcảm trong giao tiếpvới người khác 397 67,2 16
21 KN cảm nhận tâm trạng của người đốithoại 375 63,5 19
22 KN nhận biết lậptrường củabản thân 339 57,4 30
23 KN nhận biết vị thếxã hội của bản thân 280 47,4 47
24 KN nhận biết niềm tincủa bản thân 374 63,3 20
25 KN nhận biết khả năng củabản thân 392 66,3 18
26 KN làm chủ xúc cảm của bản thân 368 62,3 23
27 KN tựkhẳng định của bản thân 313 53,0 36
28 KN độclập suy nghĩ của bản thân 370 62,6 22
29 KN đốiđầu với những vấn đềtìnhcảm riêngtư của bản than 290 49,1 43
30
KN giải quyết những vấn đềliênquan đếngiới tínhcủa bản
than
349 59,1 26
31
KN giải quyết những vấn đềliênquan đếnsứckhỏe của bản
than
372 62,9 21
32
KN giải quyết những vấn đềtếnhị đốivới bạn khác giới của
bản than
331 56,0 33
33 KN kiềm hãm tính nông nỗi 291 49,2 41
34 KN giải quyết vấn đềchín chắn 292 49,4 40
35 KN thểhiện mộtconngười trưởng thành 206 34,9 55
36
KN lậpkế hoạch chi tiêutheokhả năng tài chính củabản
thân
282 47,7 45
37 KN độclập về tài chính 130 22,0 61
38 KN biếtđánh giáđúng giá trịcủasự vật và bản thân 305 51,6 38
39 KN biếtchi tiêutheokhả năng thu nhập của bản thân 302 51,1 39
40 KN kiềm hãm những nhu cầukhông cầnthiết củabản than 310 52,5 37
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY

More Related Content

What's hot

Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dụcQuan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dụcgaunaunguyen
 
Khái niệm giáo dục(mẫu 2)
Khái niệm giáo dục(mẫu 2)Khái niệm giáo dục(mẫu 2)
Khái niệm giáo dục(mẫu 2)Nh Lionheart
 
Dt bc nhiem vu t6-7-2021-hv ch-chinh thuc
Dt bc nhiem vu t6-7-2021-hv ch-chinh thucDt bc nhiem vu t6-7-2021-hv ch-chinh thuc
Dt bc nhiem vu t6-7-2021-hv ch-chinh thucchinhhuynhvan
 
Khái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dụcKhái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dụcNh Lionheart
 
Câu hỏi trắc nghiệm luật giáo dục ôn thi công chức (full)
Câu hỏi trắc nghiệm luật giáo dục ôn thi công chức (full)Câu hỏi trắc nghiệm luật giáo dục ôn thi công chức (full)
Câu hỏi trắc nghiệm luật giáo dục ôn thi công chức (full)Jung Yun
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...nataliej4
 
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-20172 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017LHng207
 
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP nataliej4
 
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hội
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hộiCác biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hội
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hộinataliej4
 
Nhiệm vụ 2010 2011 pgd
Nhiệm vụ 2010 2011 pgdNhiệm vụ 2010 2011 pgd
Nhiệm vụ 2010 2011 pgdledinhquy
 
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nayThực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện naynataliej4
 

What's hot (16)

Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dụcQuan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
 
Khái niệm giáo dục(mẫu 2)
Khái niệm giáo dục(mẫu 2)Khái niệm giáo dục(mẫu 2)
Khái niệm giáo dục(mẫu 2)
 
Dt bc nhiem vu t6-7-2021-hv ch-chinh thuc
Dt bc nhiem vu t6-7-2021-hv ch-chinh thucDt bc nhiem vu t6-7-2021-hv ch-chinh thuc
Dt bc nhiem vu t6-7-2021-hv ch-chinh thuc
 
Khái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dụcKhái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dục
 
Câu hỏi trắc nghiệm luật giáo dục ôn thi công chức (full)
Câu hỏi trắc nghiệm luật giáo dục ôn thi công chức (full)Câu hỏi trắc nghiệm luật giáo dục ôn thi công chức (full)
Câu hỏi trắc nghiệm luật giáo dục ôn thi công chức (full)
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đĐề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục Giới Tính Trong Dạy Học Nội Dung Sinh...
 
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-20172 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
 
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
 
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
 
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hội
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hộiCác biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hội
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường thcs tân an hội
 
Nhiệm vụ 2010 2011 pgd
Nhiệm vụ 2010 2011 pgdNhiệm vụ 2010 2011 pgd
Nhiệm vụ 2010 2011 pgd
 
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nayThực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
 
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y, HOT
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y, HOTLuận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y, HOT
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y, HOT
 
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
 Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ... Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
 
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
 

Similar to Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY

Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...nataliej4
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục Vào Việc Xây Dựng Đội Ngũ Giáo Viên...
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục Vào Việc Xây Dựng Đội Ngũ Giáo Viên...Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục Vào Việc Xây Dựng Đội Ngũ Giáo Viên...
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục Vào Việc Xây Dựng Đội Ngũ Giáo Viên...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Gioi thieu du an di cu an toan viet
Gioi thieu du an di cu an toan vietGioi thieu du an di cu an toan viet
Gioi thieu du an di cu an toan vietdicuantoan
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 nataliej4
 

Similar to Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY (20)

Đề tài: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học, HAYĐề tài: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học, HAY
 
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAYTổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
 
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOTĐề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
 
Luận án: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa
Luận án: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xaLuận án: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa
Luận án: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đào tạo từ xa
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
 
Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà NộiLuận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
 
Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...
Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...
Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đBiện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
 
1.-CT_-Tong-the.pdf
1.-CT_-Tong-the.pdf1.-CT_-Tong-the.pdf
1.-CT_-Tong-the.pdf
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục Vào Việc Xây Dựng Đội Ngũ Giáo Viên...
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục Vào Việc Xây Dựng Đội Ngũ Giáo Viên...Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục Vào Việc Xây Dựng Đội Ngũ Giáo Viên...
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Giáo Dục Vào Việc Xây Dựng Đội Ngũ Giáo Viên...
 
Gioi thieu du an di cu an toan viet
Gioi thieu du an di cu an toan vietGioi thieu du an di cu an toan viet
Gioi thieu du an di cu an toan viet
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCSLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNHTRỊ  ĐẶNG MINH SỰ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨQUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI-2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNHTRỊ  ĐẶNG MINH SỰ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyênngành: Mãsố: QUẢN LÝ GIÁO DỤC 60140114 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN PHƯƠNG ĐÔNG HÀ NỘI-2013
  • 3. DANHMỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH :Ban Giám hiệu Bộ GD&ĐT :Bộ Giáo dụcvàĐàotạo CMHS :Chamẹ họcsinh ĐH :Đạihọc ĐoànTNCS :ĐoànThanh niên cộngsản ĐộiTNTP :ĐộiThiếu niên tiền phong GD :Giáo dục GD&TĐ :Giáo dụcvà thờiđại GDH :Giáo dụchọc GDKNS :Giáo dụcKỹ năng sống GV :Giáo viên GVCN :Giáo viên Chủ nhiệm HĐHT :Hoạtđộnghợptác HĐNGLL :Hoạtđộngngoàigiờ lên lớp HS :Họcsinh KNHT :Kỹ năng hợptác KNS :Kỹ năng sống KNS&GD :Kỹ năng sốngvà giáo dục LLGD :Lực lượng giáo dục NDCT :Người dẫnchươngtrình PHHS :Phụhuynh họcsinh THCS :Trung họccơsở THPT :Trung họcphổthông UNESCO :Tổ chức Vănhóa, Khoahọc, Giáo dụcLiênhiệp quốc UNICEF :Quỹcứutrợ nhi đồngLiên hiệp quốc WHO :Tổchứcytếthế giới
  • 4. MỤC LỤC MỞĐẦU 3 Chương1 CƠSỞLÝLUẬN VÀ THỰC TIỄNQUẢNLÝ GIÁO DỤCKỸ NĂNGSỐNGCHOHỌCSINHTRUNG HỌCCƠSỞTRÊNĐỊABÀN QUẬN PHÚNHUẬN, THÀNH PHỐHỒ CHÍMINH 13 1.1 Giáo dụckỹ năng sốngvà quảnlý giáo dụckỹnăng sốngcho họcsinh trung họccơsởtrênđịa bànquậnPhúNhuận 13 1.2 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh 30 Chương 2 YÊUCẦU, BIỆNPHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤCKỸ NĂNGSỐNGCHOHỌCSINHTRUNGHỌCCƠSỞ TRÊNĐỊABÀNQUẬN PHÚ NHUẬN,THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINHHIỆN NAY 61 2.1 Yêu cầutrong xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sốngcho học sinhtrung học cơ sở trên địa bànquận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh 61 2.2 Biện pháp quảnlý hoạtđộnggiáo dụckỹnăng sốngchohọc sinh trung họccơsởtrên địabànquận PhúNhuận, thành phố Hồ ChíMinh hiện nay 63 2.3 Khảo nghiệm sựcầnthiết và tính khả thi của các biện pháp quảnlý GDKNS cho học sinh THCS đượcđềxuất 78 KẾTLUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 TÀILIỆU THAM KHẢO 88 PHỤLỤC 96
  • 5. MỞ ĐẦU 1.Lý dochọnđềtài Tronggiai đoạnhiện nay, khi đờisốngkinh tế xãhộicónhiều thay đổi, sựtác độngcủamặt trái củakinh tếthị trường, sựbùng nổthông tin, đãtácđộngmạnh đến nhận thức, tìnhcảmcủathanh, thiếu niên, làm chothế hệ trẻcónhiều biểu hiện lệch lạc, sốngxa rờicácgiá trịđạođứctruyền thống, tìnhtrạng bạolực họcđườngcótổchức ngày mộtgia tăng. Theosốliệu báocáotừcácbộ,ngànhtại phiên giải trìnhcủaChính phủtừỦy banVHGD ThanhThiếu niên Nhi đồngcủaQuốchộingày 15/2/2012 cho thấy, tìnhtrạng bạolực họcđườngđãđếnmức nghiêm trọng, trên toàn quốcđãxảyra khoảng 1.598 vụ HSđánh nhau ở trongvà ngoàitrường học,trung bìnhcứ9trường học thì xảy ramộtvụHS đánh nhau. Cónhiều nguyên nhân dẫnđếntìnhtrạng trên, nhưng theo cácchuyên gia GD, nguyên nhân sâuxa là docácemthiếu KNS. Cácemchưabaogiờ đượcdạycách đươngđầuvớinhững khó khăn củacuộcsốngnhưchamẹ ly hôn, gia đìnhphásản,kết quảhọctập yếukém… đã bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng, đuađòi, không đủbản lĩnh nói “không” với cáixấu. Cácem khôngđượcdạyđểhiểu vềgiá trịcủacuộcsống vànhững KNS cầnthiết. Trongnhữnggiai đoạnpháttriển củaconngườithì lứa tuổiThiếu niên, tức lứa tuổiHS bậc THCS(từ11, 12tuổiđến14, 15 thậm chí 16, 17tuổinếu trẻ học trễ) là lứa tuổiđangở thờikỳ pháttriển phức tạp nhất, nhiều biến độngnhấtnhưng cũnglà thờikỳ chuẩnbịquantrọngnhất cho nhữngbướctrưởngthànhsaunày củacác em[51]. Các em cầnđược quantâmGD, rènluyện nhiều hơn nhữngKN cầnthiết tronghọc tập, trongquanhệgiao tiếp, trongxửtrí, ứngphó trước những đòihỏi, thử tháchcủacuộcsống. Việc GDKNS ởtrường họcsẽgiúp thúc đẩynhững hành vimang tínhxãhộitích cựcchongườihọc;đồngthời tạonhững tác độngtốtđốivới cácmốiquan hệgiữa thầy vàtrò, giữa HS vớinhau; giúp tạonên sựhứng thú họctậpchocácem, đồngthờigiúp cánbộquảnlý, người GVhoànthành nhiệm vụ mộtcáchđầyđủhơn vàđềcaocác chuẩn mực đạođức,gópphầnnâng caovị trícủanhà trường trong xãhội.
  • 6. Căncứchỉthị 40/2008/CT–BGDĐT ngày 22/7/2008 củaBộTrưởng Bộ GD&ĐTvàkếhoạchsố1842/GDĐT-TrH ngày 29/8/2008 củaSởGD&ĐTthành phố Hồ ChíMinh về “Xâydựngtrường họcthân thiện, họcsinh tíchcực”trongcáctrường phổthông giai đoạn2008 -2013, thì việc GDKNS choHS bậcTHCSlà mộttrong 5nội dungthiết thực đểxây dựngtrường họcthân thiện [12]. Đểđạtđượcmục tiêu đềrađòihỏiphảigiải quyếtnhiều vấn đềmộtcáchđồng bộ,trongđócôngtácquản lý GDKNS chocácem giữ vị tríđặcbiệt quantrọng, trực tiếp gópphầnnâng caochấtlượng GDKNS, hìnhthành ở cácemnhững kỹ năng cầnthiết để ứng phóvớinhững thay đổikhôngngừng củacuộcsốnghiện nay. Do đó,việc lựa chọnvấn đề: “Biệnphápquảnlýgiáodụckỹnăngsốngcho học sinhTrunghọccơsởởquậnPhúNhuận,thànhphốHồChíMinh” làm đềtài luận văn cóýnghĩalý luận vàthực tiễn sâusắc. 2.Tìnhhình nghiêncứucóliênquan đếnđềtài Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Vào cuối những năm 1960, thuật ngữ “KNS” đã được các nhà tâm lý học thực hành đưa ra và coi đó như là một trong những KN xã hội rất quan trọng trong việc phát triển cá nhân. Vấn đề GDKNS được đặt nền móng, được quan tâm tìm hiểu từ thập niên 80 của thế kỷ XX. Bắt đầu từ năm 1979, Gilbert J.Botvin, GS – TS tâm lý học người Mỹ, đã công bố một chương trình GDKNS có hiệu quả cao cho thanh thiếu niên, nhằm giúp xây dựng cho các em có những khả năng từ chối những lời mời, rủ rê sử dụng chất gây nghiện bằng cách nâng cao sự tự khẳng định bản thân, KN ra quyết định và tư duy phê phán [44]. Chương trình đã triển khai rộng rãi trong các trường học khác nhau, từ trường công lập đến các trung tâm tạm giam thanh thiếu niên trên toàn nước Mỹ và cho đến nay vẫn được đánh giá cao[50]. Như vậy, GDKNS đã được quan tâm và phát triển khá sớm, nhằm thúc đẩy lối sống lành mạnh ở thế hệ trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho các em khi bước vào cuộc sống sau này. Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi mọi người, đặc biệt là trẻ em, phải đối phó với các vấn đề xã hội lớn như: chiến tranh, sự suy thoái của môi
  • 7. trường, đại dịch HIV, nạn ma túy, thất nghiệp, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em... thì các tổ chức của Liên Hiệp Quốc (LHQ) như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) đã chung sức xây dựng chương trình GDKNS cho thanh thiếu niên. Theo tổ chức UNICEF hiện đã có hơn 164 quốc gia trên thế giới đã cam kết thực hiện Kế hoạch hành động DAKAR về “Giáo dục cho mọi người”, trong đó có bao gồm GDKNS, một trong những nhu cầu học tập cơ bản cho những người trẻ [45]. GDKNS được xem như một thành tố quan trọng để đánh giá GD hiện nay. Tại các nước phát triển như Mỹ, Anh … GDKNS được đặc biệt coi trọng và có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cao như: Mô hình tác động của việc GDKNS của Birell Weisen và Orley đưa ra năm 1994 [43] của tổ chức TACADE của Anh đề ra. Tại các nước đang pháp triển chủ yếu là tại các khu vực Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á, với sự tài trợ của các tổ chức LHQ, chương trình GDKNS đã được phát triển rộng khắp và tiếp cận được với thanh thiếu niên, thông qua mạng lưới toàn cầu, các cuộc hội thảo, cung cấp tư liệu, vật liệu cho các nước thành viên và phối hợp chặt chẽ với nhau. Năm 1996, một hội thảo về KNS được tổ chức tại Costa Rica nhằm đẩy mạnh GD sức khỏe thông qua GDKNS trong các trường học và xem đó như là những ưu tiên của mạng lưới y tế tại Mỹ La tinh. Colombia cũng có chương trình GDKNS bao gồm các tài liệu hướng dẫn hoạt động thiết kế cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 9 và được thực hiện tại các trường nghèo trong 20 thành phố. Tại Botswana, từ năm 1996, chương trình “Growing Up” (trưởng thành) ra đời nhằm thực hiện GDKNS cho một số trường tiểu học và đã đạt được nhiều thành công và càng được mở rộng với trọng tâm mới là HIV/AIDS. Tại Thái Lan năm 1996, GDKNS được đưa ra cùng với chương trình ngăn chặn HIV/AIDS, được thực hiện ở cả 3 bậc học phổ thông, chủ yếu là qua các hoạt động ngoại khóa, hiện nay được mở rộng thêm các lĩnh vực:
  • 8. sức khỏe sinh sản, thuốc lá và ma túy, vấn đề về giới… và trở thành nội dung bắt buộc giảng dạy trong chương trình của nhà trường. Như vậy, KNS đã được nghiên cứu, tích hợp vào GD thông qua chương trình GDKNS, được triển khai rộng rãi trên thế giới, cả trong GD chính quy và không chính quy và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các công trình nghiên cứu trong nước Từ năm 1996, thuật ngữ KNS được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương trình của UNICEF (1996) “GDKNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho Thanh Thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Quan niệm về KNS được giới thiệu trong chương trình chỉ bao gồm những KNS cốt lõi như: KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN xác định giá trị, KN ra quyết định, KN đặt mục tiêu… do các chuyên gia Úc tập huấn [54]. Tham gia chương trình đầu tiên này có ngành Giáo dục và Hội Chữ Thập đỏ. Sang giai đoạn 2, chương trình mang tên “Giáo dục sống khỏe mạnh và KNS” đã làm rõ hơn khái niệm về KNS. Ngoài ngành Giáo dục, đối tác tham gia còn có hai tổ chức xã hội chính trị là Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHPN Việt Nam. Khái niệm KNS chỉ thật sự được hiểu thấu đáo sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và KNS” do UNESSCO tài trợ tổ chức từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. KNS được tiếp cận trên bốn trụ cột của giáo dục bao gồm: Học để biết (Learning to know), Học để làm (Learning to do), Học để tự khẳng định (Learning to be) và Học để cùng chung sống (Learning to live together) [53]. Sau thành công của dự án “Sống lành mạnh và KNS”, UNICEF đã hỗ trợ đưa việc GDKNS vào chương trình giảng dạy trong chu kỳ chương trình mới (2006- 2010). Ngày 22/11/2008, Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo “Nhận thức và thái độ của học sinh, sinh viên về định hướng tương lai” tại thành phố Hồ Chí Minh; Hội thảo “GDKNScho học sinh phổ thông” được Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà Nội
  • 9. ngày20/5/2009,với sự tham dự của đông đảo các nhà quản lý, các chuyên gia GD và thầy cô giáo. Trong hội thảo, các đại biểu đã thảo luận tình hình GDKNS hiện nay ở các trường phổ thông, đa số đại biểu đều khẳng định: Chương trình GDKNS đã được ngành GD triển khai rất lâu, theo phương pháp lồng ghép trong những môn học như đạo đức, GD công dân, văn học… nhưng hiệu quả còn thấp. Việc GDKNS hiện nay tại các trường phổ thông còn rất nhiều khó khăn, bất cập như chất lượng GV dạy KNS không đảm bảo, thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc GDKNS, thời lượng chương trình học chính khóa không cho phép, nhận thức của HS và xã hội về vấn đề GDKNS vẫn chưa cao nên HS chưa có sự chủ động trong học tập và rèn luyện. Hội thảo “GDKNS cho học sinh - Thực trạng và giải pháp” được Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận tổ chức vào 30/3/2012, với 79 bài viết tập trung vào các chủ đề: Tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của việc đưa GDKNS vào trường học; vai trò người quản lý, nhân tố tích cực trong việc tổ chức rèn luyện KNS cho HS và nâng cao vai trò quyết định của lực lượng GV trong việc giáo dục, tổ chức rèn luyện KNS cho HS trong trường học. Tại Hội thảo, nhiều bài viết được trình bày với tấm lòng chân thành vì HS thân yêu của đội ngũ các nhà khoa học, các thầy, cô giáo, tiêu biểu là các bài viết của GS - TSKH Thái Duy Tuyên với nội dung “Một số suy nghĩ về GDKNS cho HS thời kỳ đổi mới và hội nhập”; ThS. Phan Tấn Chí, Phó Trưởng khoa QLGD Trường Cán bộ QLGD Thành phố với nội dung “Những rào cản trong việc GDKNS cho học sinh phổ thông hiện nay”… Ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, tổ chức UNESCO đã vạch rõ ba thành tố của học vấn, đó là: kiến thức, KN và thái độ, trong đó thái độvà KN đóng vai trò then chốt. Chínhthái độ tíchcực,năng động, dấn thân,... và những KN cần thiết trong học tập và làm việc, trong quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứng phó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống đã chủ yếu giúp chongười học tự tin để vững bướctới mộttương lai cóđịnh hướng. Riêng về GDKNS tuy chỉ mới xuất
  • 10. hiện từ những năm 1990 của thế kỷ trước song đã nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đếnnay, haikhái niệm thường được nhắc trongGDnhân cách cho trẻ em là giáo dụcgiá trị sống (living values) và kỹ năng sống (life skills). ỞViệt Nam khi nóiđến GDgiá trị sống,KNS, không ítngười, kể cả một sốGV, vẫn cho rằng đây là vấn đềmới, cầnđưa vào nhà trường GD học sinh trước khi trở nên quá muộn. Thựcra, điều đókhông mới, chỉlà cách gọikhác của việc GDđạođức, thái độ(hìnhthành nhân cách)vàGDkiến thức, KN (bồidưỡng nhântài) cho học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, cónhững ý kiến cho rằng nhà trường dườngnhư thiên lệch việc GD“Tài”so vớiviệc GD“Đức”. Cuộc sống diễn ra rất sôi động và phức tạp. Hàng ngày, cán bộ quản lý, GV, HS phải ứng phó với rất nhiều tình huống có vấn đề phải giải quyết. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật được coi là bí quyết thành công trong công việc, trong cuộc đời con người. Ứng xử đúng cách đã giúp các cán bộ quản lý, GV biết khám phá bản thân, tự điều chỉnh giá trị đang có để sống với những giá trị đó và để cùng chung tay phát triển nhà trường, để thực sự “mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cho HS noi theo. Với những vấn đề đặt ra như vậy, Hợp phần QLGD, Tổ chứcHợptác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) đãtổ chức hội thảo và xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn năm 2011 với chủ đề:Hiệu trưởngtrường THCSvớivấnđềgiáodụcgiátrị sống,KNSvàgiao tiếp ứng xử trong quảnlý. Hội thảo đãgợimở ra conđường GDgiá trị sống,KNS cho HS, chínhlà con đường hiệu quả đểgiải quyết vấn đềkhủng hoảng phát triển nhân cách HS, đồngthời góp phần làm giảm “sự biếnđộng phứctạp của một số giá trị trong nhâncách con người dẫnđến sự xuống cấpcủađạo đứcxã hội, có một số mặt đánglongại” hiện nay đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của việc xây dựngcon người Việt Nam trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đạihóa, hộinhập quốctế;vừa tiếp thu những giá trị hiện đại, toàn cầu, vừa giữ gìn, phát huy đượcnhững giá trị tinh hoa, bản sắc dân tộc
  • 11. Việt Nam, con người Việt Nam ngàn năm văn hiến... Tómlại, cáccôngtrình, bàiviết nghiên cứuvề KNS vàGDKNS đãđềcậpnhững nộidungcơbảnvề KNS, cáchthức GDKNS choHS, sinh viên nóichung, songchưacó côngtrình nào đisâunghiên cứumộtcáchcóhệthốngvề "Biện phápquảnlýGDKNS chohọcsinhTHCStrênđịabànquậnPhúNhuận,thànhphốHồChíMinh"hiện nay. 3.Mụcđích, nhiệm vụ nghiêncứu Mụcđích Trêncơsởlý luận vàthực tiễn quản lý GDKNS chohọcsinh THCStrên địa bàn quậnPhúNhuận, thành phốHồ ChíMinh. Từđóđềxuất cácbiện phápquảnlý GDKNS chohọcsinh THCSở quậnPhúNhuận, thành phốHồ ChíMinh hiện nay. Nhiệm vụ Làm rõ cácvấnđềcơbảnvềKNS, GDKNS, quản lý và biện phápquảnlý GDKNS chohọcsinh THCS. Đánhgiá đúng thựctrạng côngtác quảnlý GDKNS chohọcsinh THCStrên địa bànquậnPhúNhuận, thành phốHồ ChíMinh. Đềxuất những biện pháp quảnlý GDKNS chohọcsinh THCStrên địabànquận PhúNhuận, thành phốHồ ChíMinh. 4.Kháchthể,đốitượng, phạmvi nghiêncứu Kháchthể nghiêncứu Côngtác GDKNS chohọcsinh THCStrênđịa bànquậnPhúNhuận, thành phố Hồ ChíMinh. Đốitượngnghiêncứu Biện pháp quảnlý GDKNS chohọcsinh THCStrênđịa bànquậnPhúNhuận, thành phốHồChíMinh. Phạm vinghiêncứu Đềtàitập trung nghiên cứuvề quảnlý GDKNS chohọcsinh THCS. Nghiên cứuvàđánh giá thực trạng côngtác quảnlý GDKNS tạicáctrường THCStrên địa bànquận PhúNhuận, thành phốHồ ChíMinh vớinhững nộidungnhư: sựquan tâmcủacáclực lượng QLGDđốivới côngtác GDKNS choHS;việc tổchức
  • 12. hoạtđộngGDKNS choHS;kết quảGDKNS choHStrong quátrìnhhọctập, rènluyện ở cácnhàtrường. 5.Giảthuyết khoahọc GDKNS chohọcsinh THCSlà GDkhả năng hành động,tựchủ, thíchứng tốt vớimôitrường sống,ứngxử hợplý với cácmốiquanhệxã hội. GDKNS vừa đượctiến hành mộtcáchđộclập, vừa đượclồngghép vớicácmônhọcvàhoạt độngchínhtrị xã hộicủaHS.Nếu cácchủthể quảnlý trong nhà trường thống nhất đượcnhận thức của cáclực lượng sưphạmvề mục tiêu, nộidung, phương phápGDKNS; nêu caotrách nhiệm củađộingũ cánbộquảnlý, củaGVCN, cóđịnhhướng rõ vềviệc lồng ghép nội dungGDKNS vớicácmônhọcvàcáchoạtđộngchínhtrị xãhộicủanhà trường thì côngtác GDKNS sẽđượcquảnlý tốt, pháthuy đượchiệu quả. 6.Phươngpháp luậnvàphương phápnghiêncứu Phươngphápluận:Đềtàinghiên cứudựatrên quan điểm củachủnghĩaMác- Lênin, tư tưởngHồ ChíMinh, quan điểm, đườnglốicủaĐảng CộngsảnViệt Nam, Luật Giáo dục,Nghị quyết, Chỉthị, Hướng dẫncủacáccấpvềgiáo dục -đàotạo vàquản lý giáo dục-đàotạo nóichungvà GDphổthôngnóiriêng. Phươngphápnghiêncứu: -Phươngphápnghiêncứulýthuyết: Đềtàisửdụngcácphươngpháp phântích, tổnghợp,hệ thống hoá,khái quáthoá, phương pháplogic, lịch sử,hệ thốngcấutrúc, so sánhđểnghiên cứucácvăn bản, chỉthị, báocáo,nghị quyếtcủaĐảng, quyđịnh củaNhà nước vềvấn đềGDKNS choHS.Phân tíchvàtổnghợp những kết quảnghiên cứulý thuyết, những khảo sátđánhgiá, những tư liệu, sáchbáo,tàiliệu lý luận trong nướcvà nước ngoàivề GDKNS chohọcsinh THCSđểxây dựngcơsởlý luận chovấn đề nghiên cứu. -Phươngphápnghiêncứuthựctiễn: +Phương phápphỏngvấn: Phương phápđượcthực hiện nhằm tìmhiểu thực trạng GDKNS chohọcviên THCSvàtìmhiểu ýkiến, thái độcủađốitượng đượcphỏng vấn vềvai trò củacánbộquảnlý, GVCNtrong quảnlý côngtác GDKNS và GDKNS chohọcsinh THCS.
  • 13. +Phương phápđiều tra bằngphiếu hỏi: Phươngpháp này đượcthựchiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng và vaitrò củacánbộquảnlý, GVCNtrongquảnlý công tác GDKNS và GDKNS chohọcsinh THCS. +Phương phápxin ýkiến chuyên gia: Phương phápđượcthực hiện đểđánh giá tínhkhả thi củacácgiải pháp đượcđềxuất nhằm pháthuy vai trò củacánbộquảnlý, GVCNtrongviệc quảnlý côngtácGD, GDKNS chohọcsinh THCS. -Phương pháptrắc nghiệm: Sửdụngmộtsốbàitrắc nghiệm đượcđềxuất để pháthuy vai trò củacánbộquảnlý, GVCNtrong việc quảnlý côngtácGD, GDKNS chohọcsinh THCS. + Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các kết quả thực nghiệm và kết quả điều tra bằng phiếu hỏi từ đó tổng hợp và xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê để rút ra những kết luận và đánh giá khoa học. 7.Ýnghĩa củaluậnvăn Gópphầnlàm sáng tỏthêm lý luận QLGDtừthực tiễn quản lý GDKNS choHS cáctrường THCSởmộtquận trên địa bànthành phốHồ ChíMinh. Gópphầncung cấpnhững luận cứkhoahọcgiúp cáccấpquảnlý trường THCS vận dụngđềracácbiện phápquản lý GDKNS ở cáctrường phổthông nóichung, THCS nóiriêng. 8.Cấutrúc củaluậnvăn Gồmcóphầnmở đầu; 2chương, 5tiết; kết luận, kiến nghị; danh mục tàiliệu tham khảo vàphụlục.
  • 14. Chương 1 CƠ SỞ LÝLUẬN VÀTHỰC TIỄN QUẢN LÝGIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINHTRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊABÀN QUẬN PHÚNHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH 1.1.Giáodụckỹnăngsốngvàquản lýgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinh trung họccơsởtrênđịa bànquậnPhúNhuận 1.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở quận Phú Nhuận Cũngnhư họcsinh THCStrongcảnước,họcsinh THCStrên địa bànquậnPhú Nhuận baogồmcácemHS từlớp 6đếnlớp 9, tuổitừ11 đến15, 16tuổi. Đâylà lứa tuổi vịthành niên, lứa tuổicóvịtrí đặcbiệt quantrọngtrong thời kỳpháttriển củacácem; là thời kỳchuyển tiếp từtuổithơ sangtuổitrưởng thành và đượcphảnánh bằngnhững tên gọikhác nhau như: “thờikỳ quáđộ”,“tuổikhó bảo”,“tuổikhủng hoảng”, “tuổibất trị”[51]. Đây là lứa tuổi có bước phát triển nhảy vọtcả về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này. Ởlứa tuổi củacácem họcsinh THCS có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sựphát dục, điều kiện sống và hoạt độngcụthể. Đồng thời, ở cùng một độ tuổi nhưng dohoàn cảnhđiều kiện sống, hoạt động,sinh hoạt khác nhau nên cácemcó mức độpháttriển khác nhau trong quátrìnhtrưởng thành, trongquátrìnhtrở thành người lớn. Có rất nhiều yếu tố tác động kìm hãm sựphát triển trở thành người lớn củacácem. Đó là yêucầuchú tâm vào việc học tập, không đòihỏiphải cónhững nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ cóxu thế khôngmuốn cho cácemtham gia vàocác hoạt động, làm những côngviệc khác nhau của gia đình,nhà trường và của xãhội. Bên cạnhnhững yếu tốtác độngkìmhãm, cácemcũng đangchịu sựchiphốicủanhiều yếu tốtíchcực,thúc đẩy sựpháttriển trở thành người lớn. Đólà sự gia tăng về thể
  • 15. chất, về GD, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống đòi hỏicácem phải lao độngnhiều đểsinh sống. Điều đólàm chocácemsớm cótínhđộc lập, tự chủhơn, tựkhẳng định mìnhhơn... Quátrìnhphát triển ở lứa tuổihọcsinh THCS cóthểxảy ra theo cáchướng sau: -Một số em, tri thức sách vở giúp cácemmở rộngtầm hiểu biết, song còn nhiều mặt trong đời sốngthực tế thì các em hiểu biết hạnchế, thậm chírất ít,chưađược định hình. -Cónhững em ítquan tâm đến việc học tậpở nhà trường, mà chỉquan tâm đến những vấn đềcuộcsống,sởthíchcánhân, làm thế nào cho phù hợp với “mốt”, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bànbạc, trao đổivới họ về cácvấn đềtrong cuộcsốngđểtỏra mình cũng như người lớn, đãtrưởng thành, đãcó thể độclậptrong suynghĩ vàhành động. -Ở một sốem khác không biểu hiện tính người lớn rabên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: dũng cảm, tự chủ, độclập, e ấp, dịu dàng, … không cònquan hệ với bạnkhác phái như trẻ con. Lứa tuổicủacácemhọcsinh THCSlà lứa tuổi -thờikỳ giữ vịtrí quantrọng trongquátrình pháttriển nhân cách.Đólà thời kỳ từng bướchình thành quan điểm xã hội và đạo đức nhân cách làm cơ sở tiếp tục phát triển trong lứa tuổi thanh niên [52]. Vớiđặcđiểm tâm, sinh lý củalứa tuổihọcsinh THCS,đặttrongđiều kiện kinh tế, chínhtrị, văn hoá,xã hộicủamộttrongnhững quậntrung tâm củathành phốHồChí Minh với những tác độngđachiều, cảtíchcựcvàtiêu cựcđangđặtra đốivớicácem phảicóKNS cầnthiết; đặtratrước cácnhà trường, cácnhà quảnlý phảilàm tốtviệc GDKNS chocácem. Phảichuẩnbịchocácemmộtcáchchuđáonhất đểlàm chủđược bảnthân trong mộtxãhội đầybiến độnghiện nay. 1.1.2. Các khái niệm về Kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở” Khái niệm kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở
  • 16. KNS (life skills) là cụmtựđượcsửdụngrộngrãi nhằm vàomọilứa tuổitrong lĩnh vực hoạtđộng.“KN” gợilên khả năng thao tác,thực hiện chínhxác mộthoạtđộng nào đó.Hiện nay, xung quanh khái niệm KNS, còncónhiều định nghĩakhác nhau: UNESCO dựatrên cơsở4mục tiêu cơbảncủaviệc học:“Họcđểbiết -Họcđể làm -Họcđểlà chínhmình -Họcđểcùng chungsống”, đãđưarađịnh nghĩa“KNSlà nănglựccánhânđểthựchiệnđầyđủcácchứcnăngvàthamgiavàocuộcsốnghàng ngày”[53]. Theoquan niệm củaUNESCO [54], KNS gồm: -CácKN cơbản:KN đọc,viết, tínhtoánchocácchứcnăng hàng ngày. Những KN này khôngmang đặctrưng tâm lý mà là nền tảng chonhững năng lực thực hiện các chứcnăng củacuộcsống. -CácKN chung: (KN nhận thức, KN cảmxúc,KN xã hội) như cácKNra quyết định, KN tưduyphêphán, KN làm việc nhóm, KN giao tiếp … -CácKN trongtìnhhuống, ngữ cảnh, vấnđềcụthể củađờisốngxãhộinhư: các vấn đềvề giới, giới tính;cácvấn đềvề phòngchốngHIV/AIDS, ma túy, rượu, thuốclá; cácvấn đềvề môitrường, phòngchốngbạolực; cácvấnđềvềgia đình,trường học;các vấn đềvề sứckhỏevàdinh dưỡng... Mỗicánhân phảicóđầyđủ3nhóm kỹnăng thành tốnóitrên trong sựthống nhất vàtính chỉnhthể chặtchẽ.
  • 17. WHO dựatrên lý thuyết họctập xã hộicủaBandura (1977), tức là nhấn mạnh sự họctập quaquátrình trải nghiệm củaconngười, quasựtíchlũy kinh nghiệm sống,cấu trúc kinh nghiệm và chủđộngnắm lấy kinh nghiệm, đãđịnh nghĩa: “KNSlànhững nănglựcgiaotiếp đápứngvànhữnghànhvitíchcựccủacá nhâncóthểgiảiquyếtcó hiệuquảnhữngyêucầuvàtháchthứccủacuộcsốnghàngngày”(lifeskills as“abilies for adaptiveandpositivebehaviourthatanableindividualstodealeffectively withthe demandsandchallengesofeveryday life”) [42]. Cụthể hơnthì KNS là mộtnhóm các nhận thức, khả năng cánhân cóthểgiúp conngười tạo ranhững quyếtđịnh đúngđắn. giải quyết vấnđề, suynghĩ mộtcáchsángtạo vàcóphêphán, giao tiếp hiệu quả, xây dựngcácmốiquanhệ lành mạnh, biết thông cảmvớingười khác, biết sắpxếp cuộcsống củamìnhtheo cáchkhỏemạnh và hiệu quả. Theo quanniệm củaWHO [42], các KNS đượcphânloạithành 3 nhóm: - Nhóm các KN nhận thức gồmKN tự nhận thức, đặtmục tiêu, xác định giá trị, tư duy sángtạo, tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyếtvấn đề… -Nhóm cácKNxã hội gồmKN giao tiếp, KNcảmthông, KN hợptác, KNlàm việc nhóm ,… -Nhóm cácKNcảmxúc gồmKN ứng phóvớicảmxúc, KN ứng phóvớicăng thẳng, tựgiám sátvà điều chỉnhcảmxúc… UNICEF quanniệm: “KNSlànhữngKNtâmlýxãhộicó liên quanđếntrithức, nhữnggiátrịvàtháiđộ,cuốicùngthểhiệnra bằngnhữnghànhvilàmchocáccánhân cóthểthích nghivàgiảiquyếtcóhiệu quảcácyêucầuvà tháchthứccủacuộcsống” [54]. GDdựatrên KNS cơbảnlà sựthay đổitrong hành vihay mộtsựpháttriển hành vi nhằm tạo sựcânbằng giữa kiến thức,thái độvàhành vi. Ngắn gọnnhất đólà khả năng chuyển đổikiến thức (phảilàm gì)và thái độ(tađangnghĩ gì,cảmxúc như thế nào,hay tin tưởng vàogiá trị nào)thành hành động(làm gì vàlàm như thế nào). Quanniệm củaUNICEF chỉrõKNS đượcphânthành 3nhóm: -Nhóm KN xãhội gồmKN giao tiếp (Truyền thông bằnglời và không bằnglời; Lắng nghe tíchcực;Biểu lộ cảmxúc, phảnhồi; KN quanhệ, tương tácliên nhân cách), KN đàmphán, thương lượng, từchối(Thương lượng và xửlý mâu thuẫn; KN tựkhẳng định; KN từchối), KNquan hệxã hội, KN làm việc nhóm/hợp tác,KN thấu cảm, KN độngviên (KN ảnh hưởng vàthuyết phục;KN tạo mạng lưới vàđộngviên).
  • 18. -Nhóm KN pháttriển nhận thức gồmKN ra quyếtđịnh và giải quyếtvấn đề, KN thu thập thông tin (Đánh giá hệquảtương lai củanhững hành độnghiện tạivới bảnthân vàngười khác; Xác định cácgiải phápkhác nhau chovấn đề;KN phântíchảnhhưởng củacácgiá trị, thái độ,độngcơcủabảnthân và người khác), KN suynghĩ cóphán đoán, KN tưduysángtạo. -Nhóm KN đốiphóvới cảmxúc vàlàm chủbảnthân gồmKN quảnlý căng thẳng (Quảnlý thờigian; Tưduytíchcực;Kỹ thuật cơbản)KN quảnlý cảmxúc (Làm chủsựtức giận; Xử lý những đaubuồnvàlo âu;Đốiphóvới những mất mát, lạm dụng, chấnthương), KNtự điều chỉnh(Ý thức vềgiá trị bảnthân/ KN xây dựngsựtựtin; Ý thức vềbảnthân, baogồmýthức về quyền, ảnh hưởng, giá trị, thái độ,mặtmạnh, mặt yếu củabảnthân). Tuycòncósựkhác nhau về quanniệm KNS, nhưng cáctổchứcUNESCO, WHO vàUNICEF đềuđãthống nhất 10KNS cơbản,đượcxem như cầnthiết nhất cho tất cảmọingười, trongđócóhọcsinhTHCS:KN raquyết định; KN giải quyết vấn đề; KN tưduysángtạo;KN tưduyphêphán/ suynghĩ cóphánđoán;KN truyền thôngcó hiệu quả;KN giao tiếp giữa người và người; KN tựnhận thức bảnnăng; Khả năng thấu cảm;KN ứng phóvớicảmxúc;KN ứng phóvớistress. Hiện nay, ở trong nước cũng có nhiều quan niệm khác nhau về KNS. Trong bàiviết “Kháiniệm KNS nhìntừgóc độ tâm lý học”, GS. Nguyễn Quang Uẩn, ĐHSP Hà Nội đã xem xét KNS dưới góc độ tâm lý học, tác giả cho rằng cuộc sốngcủa conngười diễn ra bằng hoạt độngsống, với sựđan xen của dòng“hoạt độngcó đốitượng” và “mốiquan hệ giao tiếp - ứng xử” giữa conngười với conngười, đó là hai mặt của mối quan hệ tương tác lẫn nhau, tạo nên cuộc sốngđíchthực của mỗi conngười. Trong hệ thống các KN cơ bản có tính tổng hợp và phức tạp của hoạt độngsống của conngười có các KNS. Do đó tác giả Nguyễn Quang Uẩn quan niệm: “KNS là một tổ hợp phứctạp của một hệ thống các KN nói lên nănglực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống hàng ngàycó kết quả, trong những điều kiện xác định của cuộcsống”, theo tác giả KNS gồm 3 nhóm KN: -KN vềcuộcsốngcánhân gồm KNsinh hoạt cánhân; KNrèn luyện giữ sức khỏe; KNtự nhận thức bảnthân; KN tựýthức và cótráchnhiệm với cánhân; KN tựxác định mục đích,kếhoạchcuốcsống.
  • 19. -KN quanhệ vớingười khác, vớicộngđồng,vớixãhội gồmKN giao tiếp, ứng xử; KNthiết lập và duytrìcácmốiquanhệ liên nhân cách;KN thực hiện cáchành vi văn hóaxãhội; KN thíchứngxã hội. -KN thực hành côngviệc gồmKNxác định mục tiêu côngviệc; KN lựa chọnvà xác định cácgiá trị; KN giải quyết cácvấnđềphát sinh trong côngviệc; KN thực hiện cáccôngviệc cókếtquả; KNđánh giá côngviệc vàrút kinh nghiệm về côngviệc; KN chuẩn bịchocáccôngviệc tiếp theo. Trongcuốn"KNSchovịthànhniên”,Th.SNguyễnThịOanhquan niệm: “KNS tưcáchlà đốitượngcủaGDKNSlànănglựctâmlýxãhộiđểđápứngvàđốiphóvới nhữngyêucầuvàtháchthứccủacuộc sốnghàngngày”.TácgiảHuỳnh Văn Sơnquan niệm: “KNSlànhữngKNtinhthầnhaynhữngKNtâmlý.KNtâmlý–xãhộicơ bản giúpchocá nhântồntạivàthíchứngvớicuộc sống”[35]. Tácgiả chorằng, KNS nhìn dướigócđộnănglực tâm lý là những KN giúp conngười tồntạivề mặt thểchất vàmặt tâm lý. Từnhững phântíchtrên chothấy, KNS luôn cầnthiết chomọingười. Song,với mỗiđốitượng cụthể, xuất pháttừđặcđiểm cánhân, nhu cầucuộcsống,đòihỏicủa côngviệc và môitrường sốngcụthể màyêu cầuKNS cũng cósựkhác nhau. Cácem họcsinh THCS,vớicôngviệc chínhlà họctập vàrèn luyện đểtrở thành những người conngoan, trò giỏi, bạntốtvà saunày là những côngdâncóíchchoxãhộithì KNS cần cóphảiphùhợpvớiđiều kiện thực tếcuộcsốngcủagia đình,nhà trường THCSvàmôi trường xung quanh. Vìvậy, có thểquanniệm:KNScủahọcsinhTHCSlàmộttổhợpphứctạpcủa mộthệthốngcácKNphảnánhnănglựcsốngcủacácem,giúpcácem thựchiệnviệc họctậpvàthamgiavàocáchoạtđộngtrongcuộcsống hàngngàycủagiađình,nhà trườngvà môitrườngxungquanhmộtcáchcóhiệuquả. Quanniệm trên đãchỉrõ:KNS củacácemhọcsinh THCSgồm3nhóm KN chính: -Nhóm KN nhận biết vàsốngvớichínhmình. -Nhóm KN nhận biết vàsốngvớinhững ngườixung quanh. -Nhóm KN racácquyếtđịnh.
  • 20. Trêncơsởcácnhóm KNchính, cầnphảixuất pháttừthực tiễn KN và rènluyện KNS củacácem đểlựa chọnnộidung, hìnhthức biện phápGDchophùhợp.Đólà tráchnhiệm củacácnhà quảnlý, cáclực lượng tham gia GDKNS chohọcsinh THCS. Kháiniệmgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinhtrunghọccơ sở GDKNS choHS nóichung, họcsinh THCStrên địa bànquậnPhúNhuận nói riêng là mộtvấn đềxã hội, là tráchnhiệm củanhiều lực lượng, từgia đình,nhà trường và cácđoànthể xãhội; phải tuân thủ nghiêm ngặt quanđiểm, chủtrương, chínhsáchcủa Đảngvà Nhà nước;phảituân theo những quyđịnh, quytrìnhchặtchẽphùhợpvới điều kiện thực tại củatừng nhàtrường, từng đốitượng và phảiđạtđượcmục tiêu xác định. Việc GDKNS chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cầnthiết cho cácem HS để cácem có thể hoạt độngđộc lập và chủ động tránh được những khó khăn trong thực tế cuộc sống. Đối vớicácem HS, nhất là cácem HS bậc THCS, GDKNS là môn họctrang bị những tri thức giúp các em hình thành những KNS cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn phát triển vàđiều kiện sốngcụthể. Thông qua hoạt động GDKNS sẽ trang bị thêm cho cácem những KN tự chủ, KN nói không, khả năng tự đưa ra quyết định và thích nghi, biết chấp nhận, hóa giải được những tác động tiêu cực trong cuộc sốngchung quanh[1]. GDKNS là hoạt động giúp cho cácem HS có khả năng về mặt tâm lý xã hội để phán đoánvà ra quyết định tíchcực, nghĩa là để“nóikhông với cáixấu” [31]. Nhưng GDKNS chocácem không phải là đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi thông thường mà GDKNS phải nhằm hướng đến thay đổihành vi. GDKNS cho HS chỉ đạt được kết quả tốt khi có sự tác độngđồngthời của các LLGD: Nhà trường, gia đìnhvà cáclực lượng xã hội. ĐồngthờiGDKNS choHS cóhiệu quảcaokhicáclực lượng tham gia GD, QLGDnhận thức đúngđắnđặcđiểm tâmsinh lý lứa tuổi; xác định chínhxác mục tiêu, nộidungGDKNS, phốihợp vớicáchìnhthức GDphongphú. GDKNSlà quá trình tác động có mụcđích, có kế hoạch đếncácem học sinh THCS nhằmgiúp cácem có những kiến thức về cuộc sống, có nhữngthao tác, hành viứng xử đúngmực trong các mối quan hệxã hội nhưquan hệcủa cá nhân
  • 21. với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhânvới mọi ngườixung quanh và với chính mình, giúp cácem HS pháttriển nhâncáchđúngđắn,hoànthànhtốtnhiệmvụ họctập,rènluyện. -Mụctiêu:Trang bịchocácemhọcsinh THCSnhững kiến thức cầnthiết về bản thân, côngviệc và cácchuẩnmực xã hộiđểtừđó,cácemrèn luyện hành vi ứng xửvới chínhbảnthân, với việc họctập,với mọingười trong gia đình,bạnbè,thầy cô,hàng xómláng giềng, vớicáchoạtđộngchung trongnhà trường, xã hộiphùhợpvớikhả năng củacácemvà điều kiện thực tếcácem đangsống. -Chủthể,lựclượngthamgiaGDKNS:Nhữngngười tronggia đình(bốmẹ, anh chị); độingũ cánbộquảnlý, GVtrongnhà trường; cánbộcáctổchứcđoàn,độitrong nhà trường và ởđịa phương. - NộidungGDKNS:KNSlà những KN mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đối với cácemHS, giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin hơn, phùhợpvớiđiều kiện cácemsống,quađógópphần hoàn thiện bản thân trước những đòihỏicủacuộcsống. Theo đó nhóm KN chính sau đây cần được giảng dạy và rèn luyện cho cácem: Nhóm KN nhận biết và sống với chính mình + KN tự nhận thức: Là KN đòi hỏi mỗi em HS, trước hết, cần phải tự nhận biết vàhiểu rõ bản thân, hiểu rõ những tiềm năng, tình cảm, những xúc cảm cũng như vị trí của các em trong cuộc sống và xã hội, cả những mặt mạnh và mặt yếu của cácem nữa. Khi các em càng nhận thức đượckhả năng của mình, cácem càng có khả năng sửdụng các KNS khác một cáchcóhiệu quả và càng có khả năng lựa chọn những gì phù hợp với các điều kiện sẵn có với bản thân, với xã hội mà các em sống và với khả năng của bản thân các em nữa. Cácem cũng cần có sự hiểu biết rõ ràng về bản sắc dân tộc và nền văn hóa mà từ đó các em đã được sinh ra và cũng chính nền văn hóa đó đã tạo nên conngười các em. + Lòngtự trọng:Sựtự nhận thức đưa đếnsự tự trọng. Khi các em tự nhận thức được năng lực tiềm tàng của bảnthân và vị trí củamình trongcộngđồngthì lòng tự trọngđược mô tả như là ”sựnhận thức những điều tốt đẹp củabản thân”. Nó cònđềcập đếnviệc các em cảm nhận như thế nào những khíacạnh mang tínhcá nhân như diện mạo, khả năng và hành vi… và các em sẽ pháttriển như thế nào trên cơ sở những kinh nghiệm bản thân để trở nên thành thạo và thành
  • 22. côngkhi làm những điều mà các em dựđịnh. Tuy nhiên, lòng tự trọng bịảnh hưởng một cáchmạnh mẽ bởimốiquan hệ của các em với những người khác. Những người lớn tuổi có ảnh hưởng đến các em như bố mẹ, các thành viên tronggia đình, thầycô giáo và cảbạn bèđồng lứa có thể hoặc trợ giúp nhằm pháttriển hoặc làm mất sựtự trọngcủa các em qua những mối quanhệ, tiếp xúc của họ đốivới các em. + Sự kiên quyết: Sự kiên quyết hay tính kiên định có nghĩa là nhận biết được những gì bản thân các em muốn và tại sao lại muốn, đồngthời là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì bản thân các em muốn trong những hoàncảnh cụ thể bao gồm một loạt các tình huống khác nhau như: từ chối sự tán tỉnh, cám dỗ; thuyết phục người khác đồng thuận theo mình; nêu gương, kêu gọi, hướng dẫn mọi người làm những việc có lợi cho cộng đồng… Tuy nhiên, cách thể hiện tính kiên định có liên quan đến văn hóa và việc lắng nghe, đánh giá những điều người khác cảm nhận và mong muốn bởi vì kiên định là biết được nhu cầu và quyền của các em, cũng như điều các em mong muốn và thực hiện những điều đócó xét tới nhu cầu,quyền và mong muốn của người khác. + Đương đầu với cảm xúc: Xúc cảm là sự phản ánh rõ nét bản chất của mỗi em HS. Những cảm xúc như sợ hãi, yêu thích, e thẹn, phẫn nộ, mong muốn được thừa nhận… hoàn toàn mang tính chủ quan và thường có là dođáp ứng một cách tức thời đốivới tình huống. Vì thế mà chúng không thể đoán trước được và có thể dễ dàng đưa các em đến những hành vi mà sau này sẽ phải hốitiếc. Do vậy, việc xác định và sauđó là đốiphó với những cảm xúc là khả năng cho thấy rằng các em có thể nhận thấy và phải tính đến những xúc cảm của các em cùng nguyên nhân cụ thể củachúng đểcónhững quyết định chế ngự, không đểcho những cảm xúc củabản thân chiphối. + Đương đầu với căng thẳng (KN ứng phó với stress): Căng thẳng là một phần hiển nhiên của cuộc sống. Những vấn đề trắc trở của bản thân, của bạn bè thân thiết, của các thành viên trong gia đình; những mối quan hệ bị đổ vỡ… là những minh họa các tình huống gây căng thẳng trong cuộcsốngcủa các em. Trong những mức độhữu hạn, khi các em có khả năng đương đầu với sự căng thẳng thì căng thẳng lại có thể là một nhân tố tíchcực bởi vì chính những sức ép của sựcăng thẳng đó buộc các em phải tập trung vào công việc của mình và hưởng ứng một
  • 23. cách thíchhợp. Tuy nhiên, sự căng thẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống củacác em nếu sựcăng thẳng đó quá lớn và không giải toả nổi. Do đó, cũng như KN đối phó với cảm xúc, các em HS cần phải cókhả năng nhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả cũng như biết cáchkhắc phục nó. Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với những người xung quanh +Mối quan hệgiữa các cá nhân: Các mốiquan hệlà bản chất của cuộcsống. Chúng cóhình thái và quy mô khác nhau. Khi các em lớn lên, các em phải phát triển các mối quan hệ với những người lớn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của các em như bố mẹ, họ hàng, láng giềng, thầy cô giáo... với những conngười mà các em gặp gỡ trong cuộc sốngnhư bạn bè của bố mẹ, những người bán hàng, những nhà lãnh đạo địa phương... với bạn bè đồnglứa trong và ngoài trường lớp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể là bạn bè tốt, thân thiết, ngang hàng được. Cácem cần phải biết cách đối xử mộtcách phù hợp trong từng mối quan hệ để chúng có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môitrường củachúng. + KN thiết lập tình bạn: Mỗiem HS cần có nhiều bạn để cùng chia sẻ các hoạt động,niềm hy vọng, sự sợ hãi, chia sẻ cuộc sốngvà cả tham vọng. Việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất của cuộc đời. Vì vậy, cácem cầnphải nhận biết rằng tình bạn được hình thành như thế nào và phải thiết lập, phát triển tình bạn ra sao để cả hai bên cùng đạt được những lợi ích chânchính. Cácem cần phải có khả năng nhận biết, đểkhi cần thiết, mạnh dạn khước từ kiểu tình bạn cóthể đưacácem đến những hành vinguy hiểm hoặc phạm tộinhư hành vi sửdụng matúy, trộmcắp,... + Sựcảm thông(KN thấu cảm):là khả năng tự đặtmình vào vị trí của người khác khi cácem phải đươngđầuvới những vấn đề nghiêm trọngdo hoàn cảnh hoặc do nhữnghành độngcủachínhbảnthân cácem gây ra đểhiểu được tìnhcảnh củacácem và tìm ra cáchgiảm bớtgánh nặng bằngsựchia sẻchân tìnhvới người đó thay vì lên án, thương hại hoặc coikhinh họ với bấtkỳ lý do nào. Cảm thôngcũng đồngnghĩavới việc hỗ trợ người đó đểhọ có thể tự quyết định và đứng vững trên đôichâncủa họ một cáchnhanh chóngnhất. + Đứngvững trước sự lôi kéo của bạn bè: Đốivới cácem họcsinh THCS, sức ép để bản thân đượcgiống như các thành viên khác trong nhóm bạn là rất lớn. Vì vậy, đứng vững trước sự lôi kéo củabạnbè cùng lứa là một KN rất quan trọng.
  • 24. Nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc những việc làm trái ngược củabạn bè cùng lứa khi họ gây ảnh hưởng và thói quen xấu thì bản thân cần phải dũng cảm khước từ, phản đối, dừng ngay những đề xuất không thể chấp nhận được đó, kiên quyết bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân cho dùcó thể bịchếnhạo, đedọa hoặc ghẻ lạnh từnhóm bạn đó. + KN thương lượng: là một KN quan trọng trong mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. KN này có liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông và mối quan hệ giữa cá nhân với cánhân cũngnhư khả năng thoả hiệp những vấn đềkhông có tính nguyên tắc của bảnthân. KN thương lượng còn liên quan đến khả năng đương đầu với những áp lực, sự đe dọa của hoàn cảnh, những rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè. Cầnphải nhận định rõ vị trí của cánhân và thiết lập kỹ sự hiểu biết lẫn nhau trong các mối quan hệ để cóKNthương lượng tốt. + KN giải quyết xung độtkhông dùng bạo lực: là KN có liên quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, đến KN thương lượng và các KN đương đầu với xúc cảm, với căng thẳng, lo âu. Xung đột là điều không thể tránh khỏi và đôi khi lại là điều cần thiết, song KN giải quyết xung độtkhông dùng bạolực sẽgiúp cho những xung độttrở nên có tínhxây dựng. + KN giao tiếp có hiệu quả: Giao tiếp là bản chất của các mối quan hệ của conngười. Do vậy, mộttrong những KNS quan trọngnhất là khả năng giao tiếp một cáchcó hiệu quả với mọingười. Khả năng này bao gồmcảKN lắng nghe và hiểu được ngườikhác thực hiện việc giao tiếp của họ như thế nào cũng như nhận biết được nhiều cáchgiao tiếp của họ khác nhau ra sao. Nhóm kỹ năngra quyết định một cách có hiệu quả + Tư duy phê phán: Như đã nêu, các em lớn lên trong thế giới ngày nay phải đối đầu vớinhiều vấn đề, sự mong đợi, những đòihỏi đa dạng, phức tạp và trái ngược của bố mẹ, thầy cô, bạn bè... phải tiếp nhận, đáp ứng nhiều thông điệp của các phương tiện truyền thông đại chúng, của các nhà lãnh đạo, của quảng cáo, của âm nhạc, tôn giáo... Vì thế, cácem cần phải có khả năng phân tích, gạn lọc, phê phán đểcóđượcquyết định phù hợp. + Tư duy sáng tạo: Trong cuộc sống, cácem thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ và bất thường. Do vậy, cácem cần phải có tư duy sáng
  • 25. tạo nghĩa là có khả năng tiếp cận với sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới để cóthể có một hoặc nhiều phương cáchđáp ứng lại những hoàn cảnh đómộtcáchphù hợp. + KN ra quyết định: Mỗi ngày, mỗi người đều phải đứng trước những lựa chọn để ra những quyết định. Có những quyết định tương đối đơn giản và có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng cuộcsốngnhưng cũng cónhững quyết định nghiêm túcliên quan đến cácmốiquan hệ, đến tương lai cuộc đời. Do đó, khi không thể đáp ứng liền một lúc những nhu cầu khác nhau, cácem cần có khả năng lựa chọnđể ra một quyết định cóhiệu quả, đồngthời phải ý thức được các tình huống cóthể xảy ra, phải lường được những hậu quả trước khi ra quyết định từ sự lựa chọncủamình. + KN giải quyết vấn đề: là khả năng xem xét tình hình một cách cẩn thận, phân tíchnhững vấn đề gì đang tồn tại và xác định các bướcnhằm cải thiện tình hình. Đây là KN có liên quan đến KN raquyết định và nhiều KN khác. Chỉkhi trải qua thực hành việc ra quyết định và giải quyết vấn đề thì cácem mới có thể xây dựng được những KN cần thiết để có thể có những lựa chọntốtnhất trong bấtkỳ hoàn cảnh nào mà cácem phải đươngđầu. +Hình thức,biện phápGDKNS chohọcsinh THCS:GDKNS chohọcsinh THCStrên địa bànquận PhúNhuận cầnphải vậndụng linh hoạt, sángtạo cáchìnhthức, biện pháp,phùhợp vớiđiều kiện thực tế củatừng nhà trường, từng địa phương. Cóthể nêu mộtsốhìnhthức biện phápsau:lồng ghép vàochương trìnhhọctập vàrèn luyện chínhkhoá;tổ chứccáchoạtđộngngoạikhoá trongnhà trường và ởcácđịa phương; tổ chứccáchoạtđộngcủađoàn,đội;thông quacáchoạtđộngthực tếở gia đình;hướng dẫn, giúp đỡcủangười thân, thầy côgiáo... 1.1.3.Quảnlýgiáodụckỹnăngsốngchohọc sinhtrunghọccơsở Quản lý GDKNS là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS và các LLGD khác, huy động tốiđa các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng GDKNS cho các em trong nhà trường. Quảnlý GDKNS chínhlà những côngviệc củanhà trường mà người cánbộ quảnlý trường họcthực hiện những chứcnăng quảnlý để tổchức,thực hiện côngtác GDKNS. Đóchínhlà những hoạtđộngcóýthức, cókếhoạchvàhướng đíchcủachủ thể quảnlý tác độngtớicáchoạtđộngGDKNS chocácem HStrong nhà trường nhằm
  • 26. thực hiện cácchứcnăng, nhiệm vụmà tiêu điểm là quátrình GDvàdạyKNS chocác em HS. Vìvậy, có thểquanniệm:QuảnlýGDKNStrongnhàtrườnglàmộthệthống nhữngtácđộngsưphạmhợplývàcóhướngđíchcủachủthểquảnlýđếntậpthểGV, HS,cáclực lượngxãhộitrong vàngoàinhàtrườngnhằmhuyđộngvàphốihợpsức lực, trí tuệcủahọvàomọimặthoạtđộngGDKNSchocácemHS nhằmhoànthànhcó chấtlượngvà hiệuquảmụctiêuGDvàrèn luyện KNSphùhợpvớiyêucầucôngviệc họctập,điềukiện sốngcụthểcủatừngem. Quảnlý GDKNS chohọcsinh THCSlà mộtquátrìnhlâu dài, khó khăn, phức tạp đượchìnhthành cóchọnlọc theo từng nhómHS và mang tínhcáthểhóarất cao.Để việc quảnlý GDKNS choHS cóhiệu quả, độingũ cánbộquảnlý, trướchết là Ban Giám hiệu nhà trường cầntổchứcphốihợp chặtchẽcácLLGD: Hộiđồngsưphạm, tổ chứcđoàn,đội, banđạidiện chamẹ HS,và cácLLGD khác ngoàicộngđồngvàxã hội. Nhà trường phảilà chiếc cầunốigiữa gia đìnhvàxã hộiđểGDhọcsinh, trên cơsởxác định cụthểnhững giá trịvà mức độphùhợp vớitâm, sinh lý, độtuổicủahọcsinh THCS.Hiện nay, khi Bộ GD&ĐTchưacóchươngtrình GDgiá trị sốngthống nhất cho toànquốc,mỗinhà trường cầnthống nhất chươngtrình GDtheo từng cấpđộởcáckhối lớp, quyđịnh thời lượng, nộidung GDriêng chotừng khốilớp. Hiệu trưởng cầnđặcbiệt quantâm đếnnộidung, hìnhthức giờ sinh hoạtlớp đểtíchhợpgiáo dụcgiá trịsốngthích hợp;xây dựngkếhoạchGDgiá trịsốngchotừng đốitượng trongnhà trường, đồngthời thường xuyên điều chỉnhkếhoạchchophùhợptrong quátrìnhthực hiện; lấy độingũ GVlàm nòngcốtđểđềxuất, xây dựngkếhoạchvàtriển khai thực hiện saochonhà trường luôn ở thế chủđạovàquyết định, cònHSluôn giữ vai tròchủđộng,tự tin trong họctập,tu dưỡng. Quản lý GDKNS cho học sinhTHCS cầntập trung vào các nộidung sau: -Quảnlý kếhoạchGDKNS chohọcsinh THCS:Quản lý kế hoạchGDKNS baogồmquảnlý việc xây dựngkếhoạchhoạtđộngthường xuyên, kế hoạchhoạt động theo chủđiểm, kế hoạchbồidưỡngđộingũ GV,GVCN, GVbộmôn...,cộngtác viên GDKNS, kế hoạchđầutưvà sửdụngcơ sởvậtchấtcũng nhưcácđiều kiện thựchiện, kế hoạchphốihợpcácLLGD, kếhoạchkiểm tra đánhgiá kết quảhoạtđộngGDKNS; -Quảnlý vềchương trìnhnộidungGDKNS: Việc quảnlý chươngtrình nội dungGDKNS baogồmquảnlý từ việc chỉđạođộingũ xây dựngchương trìnhnộidung
  • 27. chođếnviệc tổchứcthực hiện những nộidungđóvàkiểm trakết quảđạtđượcnhưthế nào; -Quảnlý độingũ thực hiện GDKNS: Quản lý độingũ cánbộquảnlý, độingũ GV, độingũ cánbộđoàn,độivàcáclực lượng thực hiện hoạt độngGDKNS chocácem họcsinh THCS; -Quảnlý việc phốihợp cáclực lượng thực hiện hoạtđộngGDKNS:Hoạtđộng GDKNS diễn ratrongnhà trường vàngoài nhàtrường, các LLGD cóảnhhưởng tới hoạt độngđólà: cácđoànthể, tổchức chínhtrị -xãhộitrongnhà trường vàngoài nhàtrường, phụhuynh, cộngđồngxã hội, cáctrung tâm huấn luyện và bồidưỡngKNS choHS. -Quảnlý việc kiểm tra đánhgiá kết quả hoạt độngGDKNS: Cáchđánhgiá chất lượng GDđúngđắn, đầyđủsẽgiúp nâng caochấtlượng GD, đápứngmục tiêu GDđề ra. Như vậy sảnphẩmGDconngười phảiđượcđánhgiá trên cácmặt: chất lượng kiến thức (văn hoá), chấtlượng kỹ năng (kỹ năng sống),chấtlượng thái độ(đạođức).Kết quả GDcuốicùngđượcđánhgiá quahành vi, kỹ năng của cácemHS. -Quảnlý việc đầutư, pháttriển và sửdụngcơsởvật chất, trang thiết bịphụcvụ choquátrìnhGDKNS trongnhà trường cũngnhư củatừng tổchức,từng hoạtđộngcụ thể. Cần nắm rõmức độđápứng, khả năng tăng cườngvà tínhhiệu quảcủatừng loại côngcụ, phươngtiện. 1.1.4.Biệnphápquảnlýgiáodụckỹnăngsốngchohọc sinhtrunghọc cơsở Biện pháp theo nghĩachung nhất là cáchlàm đểthực hiện mộtcôngviệc nào đó nhằm đạtđượcmục đíchđềra. Cầnphânbiệt biện phápvới phươngpháp,giải pháp. Điểm giống nhau củacáckhái niệm nàylà đềunóivề cáchlàm, cáchtiến hành mộtcông việc. Tuyvậy, giữa phương pháp,giải pháp,cáchthức và biện phápcũngcónhững những điểm khác nhau. Biện pháp chủyếu nhấn mạnh đếncáchlàm, cáchhành độngcụ thể. Phương phápnhấn mạnh đếntrìnhtự cácbướccóquanhệvới nhau (tạo nên mộthệ thống) đểtiến hành côngviệc cómục đích.Còngiải phápkhông chỉnóiđếncáchhành độngmà cònnóiđếntưtưởng hành động;giải phápgồmhệ thốngnhững ýnghĩ cùng vớinhững quyếtđịnh vàhành độngtheo sau, dẫntới sựkhắc phụcmộtkhó khăn. Khái niệm biện phápcónhững điểm giống sovớicáckhái niệm nóitrên, songcó điểm riêng là nhấn mạnh đếncáchlàm, cáchhành độngcụthể. Nóiđếnbiện phápquản lý là đềcậptớicáchtriển khai hoạtđộngquản lý mộtđốitượng cụthể trong những điều kiện, hoàncảnhcụthể. Cónhiều cáchtiếp cậnđểđềxuất biện phápquản lý: xác định
  • 28. biện phápquản lý tương ứng cácphươngphápquản lý; xác định biện phápquảnlý tương ứng vớicácthành tố cấutrúc củacácđốitượng quảnlý hoặcđượcxácđịnh theo chứcnăng, nhiệm vụquản lý... Từcáchtiếp cậntrên, cóthểquanniệm: Biệnphápquản lýhoạtđộngGDKNSchohọcsinhTHCSlàtổnghợpcáccáchthứccủachủthểquảnlý tácđộngmộtcáchkhoa học,hợplý(có mụcđích,tựgiác,có kếhoạch,hệthống)đến cáclựclượng thamgiavàoquátrìnhGDKNSchohọcsinhTHCSnhằmtrangbịcho cácemnhữnghiểubiếtcầnthiếtvà cósự chuyểnbiếnvềhànhviứngxửvới bảnthân, nhiệmvụhọctập,môitrườngxungquanhphùhợpvớicácchuẩnmựcxãhộivàđiều kiện sốngcụ thểcủacácem. Đó là quá trìnhvận dụngtổng hợp các phươngpháp, hìnhthức tổ chức hoạtđộngGDKNS cho học sinhTHCS, pháthuy vai trò từ chủthể quảnlý và vai trò tự bồidưỡngcủa đốitượng quản lý là các em HS các trườngTHCS cùng các nhân tố liên quannhằm thực hiện có hiệu quả quátrình GDKNS cho HS. Khái niệm trên chothấy tínhhướng đíchcủabiện phápquản lý GDKNS chohọc sinh THCSlà tập trung GDnhững kỹnăng cầnthiết giúp cácemtự nhận thức, đánhgiá đúngbảnthân; nhận rõcôngviệc cầnlàm, cácmốiquanhệ cầngiải quyếtvà cónhững hành vi ứngxử phùhợp,đúngđắn. Biện pháp quảnlý GDKNS đượccoilà tổng hợpcáccáchthức tác độngcủachủ thể quảnlý tới đốitượng quản lý thông quahệthống cácyếutố đảmbảo:thông qua chươngtrình chínhkhoá, ngoại khoá, hoạtđộngcủacáctổ chức,giúp đỡ rènluyện của gia đình...Cácbiệnpháp đólà: -Kế hoạchhoáhoạtđộngGDKNS. -Tổchứcvàđiều hành cáchoạtđộngGDKNS. -Kiểm tra, giám sátviệc thực hiện cáchoạtđộngGDKNS. -Đánhgiá kết quảGDKNS -Tạoracácđiều kiện thuận lợi chocáchoạtđộngGDKNS. Biện pháp quảnlý tổ chứchoạtđộngGDKNS chohọcsinh THCSlà mộtthể thống nhất chặtchẽ,cómốiquanhệ biện chứngtác độnglẫn nhau. Trongquátrình GDKNS, cácchủthể quảnlý không đượcxem nhẹ biện phápnào. Cầnxuất pháttừtình hìnhthực tếđểcósựvận dụnglinh hoạt, sángtạo. 1.2.Thựctrạngquảnlý giáodụckỹnăngsốngchohọcsinhtrung họccơsở ởquận PhúNhuận, thànhphố Hồ ChíMinh
  • 29. 1.2.1.Mộtsốnétvềgiáodụcphổthông củaquậnPhúNhuận Hiện nay, trên địa bànquậnPhúNhuận có20trường mầm non(trong đócó05 trường tưthục), 14trường tiểu học,09 trường THCS(trongđócó03trường tưthục). 02 trường THPT,01Trung tâm giáo dụcthường xuyên, 01Trung tâm dạynghề, 01Trung tâm bồidưỡngchínhtrị. Trongphạmvi nghiên cứucủađềtài, tác giả đãdùngphương phápphỏngvấn, lấy phiếu tham khảo của250 cánbộquảnlý vàgiáo viên; đồngthời phỏngvấn (78em HS THCS),lấy phiếu trắc nghiệm, tham khảo tự đánhgiá của600 họcsinh THCStiến hành đánh giá, phântíchthực trạng GDKNS, quảnlý GDKNS choHS tại06 trường THCScônglập trên địa bànquận PhúNhuận, thành phốHồ ChíMinh, gồmcó:Trường THCSCầuKiệu, THCSChâuVăn Liêm, THCSĐộcLập,THCSNgôTấtTố,THCS Ngô Mây và THCSSôngĐà.
  • 30. *Thôngtinvềcánbộ,giáoviên Tổng Nữ Trình độ chuyên môn Thâm niên công tác ĐH Sau ĐH CĐ Dưới 5 năm Từ 6 - 15 năm Từ 16 -25 năm Trên 25 năm SL SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % CBQL 18 11 61 12 67 6 33,3 10 55,5 8 44,4 Giáo viên 304 210 69 287 94,4 7 2,3 10 3,3 47 15,5 63 21 119 39 75 25 *Thôngtinvềhọc sinh Khối lớp Số lớp Tổng số HS Nữ Dân tộc khác Thành phần gia đình CB-CNV Lao động SL % SL % SL % SL % 6 45 1181 874 74,0 62 5,2 783 66,2 398 33,8 7 43 1790 900 50,3 44 2,5 816 46,0 974 54,0 8 38 1521 787 51,7 45 3,0 693 46,0 828 54,0 9 38 1441 774 54,0 40 0,3 634 44,0 807 66 Tổng cộng 164 6.564 3.335 50,8 191 2,9 2.926 44,5 3.638 55,4 1.2.2.Thựctrạngquảnlýnộidunggiáodụckỹnăngsốngchohọc sinhtrung học cơsởởquậnPhúNhuận Ghi chú - Khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá một ý kiến: nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm chi bình phương không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá ý kiến đó. -Khi kiểm nghiệm F đượcdùng và2 cộttrị sốF và P cótrong bảng: +Nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm F có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số củakhách thể nghiên cứu về cáchđánh giá ý kiến đó; +Nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm F không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham sốcủakhách thể nghiên cứu về cáchđánh giá mộtý kiến đó.
  • 31. - Khi kiểm nghiệm X2 được dùngvà2 cộttrịsố X2và P có trongbảng: +Nếu P <0,05 thìkiểm nghiệm chibìnhphươngcósựkhác biệt ýnghĩa thống kêgiữa cáctham sốcủakhách thểnghiên cứuvềcáchđánhgiá ýkiến đó; +Nếu P >0,05 thìkiểm nghiệm chibìnhphươngkhông cósựkhác biệt ýnghĩa thống kêgiữa cáctham sốcủakháchthể nghiên cứuvềcáchđánh giá ýkiến đó. -Tùy theo thang đo, điểm trung bìnhcộng sẽthay đổi. Trongphiếu thăm dòý kiến, cóhai loại thang: +Đốivới thang 5 bậc,thì trung bìnhcộnglà 3; +Đốivới thang 3 bậc,thì trung bìnhcộnglà 2. Theokết quả này, cóthểquy định về cácbậcnhư sau: +Đốivới thang 5 bậc: Từ4,5 đến5: tốt; Từ3,5 đến 4,4: khá; Từ2,5 đến 3,4: trung bình; Dưới 2,4: kém. +Đốivới thang 3 bậc: Từ2,5 đến3: tốt; Từ1,5 đến 2,4: trung bình; Dưới 1,4: kém. Do đó,khi nhìnvào trung bìnhcộng củacáccâu, ta sẽbiết việc đánh giá ở thứ bậcnào sovới trung bìnhcộng. - Một số từ viết tắt trong các bảng: +ĐLTC:độlệch tiêu chuẩn; +TB: trung bìnhcộng; +N: số khách thể tham gia nghiên cứu. Đánh giá của đội ngũ giáoviên Bảng1.1.ĐánhgiácủagiáoviênvềKNScầnthiếtđốivớihọcsinhTHCS (thang5 bậc) TT Kỹ năng TB ĐLTC Thứ bậc 1 KN kiếm sống và tay nghề 4,33 0,91 11 2 Những KN cóliên quan đến thực hành sứckhỏe 4,38 0,64 8 3 Các KN vận động thể chất 4,27 0,57 13 4 Các KN có liênquan đến hành vi và giao tiếp 4,62 0,54 3
  • 32. 5 Các KN học tập 4,77 0,44 1 6 Ghi nhớ 4,30 0,63 12 7 Tính toán 4,19 0,68 14 8 Soạn thảo văn bản thông thường 3,91 0,73 19 9 Sắp xếp thời gian 4,43 0,57 7 10 Sáng tạo 4,34 0,68 10 11 Sống trong cộng đồng 4,48 0,54 6 12 Thông tin 4,18 0,66 15 13 Tự nhận biết bản thân 4,49 0,57 5 14 Giải quyết vấn đềriêng tư 4,01 0,69 18 15 Kiểm soát cảm xúc 4,12 0,68 17 16 Lập kế hoạch tài chính cho bản thân 3,89 0,82 20 17 Sống thực tế 4,17 0,55 16 18 Lịchthiệp 4,35 0,57 9 19 Nhận biết trách nhiệm 4,71 0,45 2 20 Vươn lên 4,59 0,54 4 Như vậy, kết quả điều tra cho thấy độingũ GV rất coitrọngcác KN liên quan đếnhọc tập và tự ý thức củahọc sinh THCS, đượcđánhgiá ở các thứbậc từ 1 đến5; tiếp theo là những KN liên quanđến giao tiếp, lập kế hoạch, giữ gìn sức khỏe; rồiđến các KN học tập thông thường như ghi nhớ, tínhtoán, trao đổi thông tin, vận độngthể chấtvà KN nghề nghiệp. Ngoài ra, những KN dành cho người lớn tuổihơn được xếp ở các thứ bậc từ16 đến 20. Nóicách khác, việc đánh giá của GV về các KNS cần cho học sinh THCS mang tính thực tế và phù hợp với độ tuổi của các em. Điều này cho thấy trong đội ngũ GV hiện nay đãcónhững nhận thức kháđúng đắnvề nộidung GDKNS cho HS của mình. Bảng1.2. Đánh giá của giáo viên về KNS cần bồi dưỡng cho học sinh THCS (thang5 bậc) TT KN cần bồi dưỡng TB ĐLTC Thứ bậc 1 KN giao tiếp 4,68 0,48 1 2 KN sử dụng máy tính 4,26 0,60 23
  • 33. 3 KN ứng xử 4,57 0,51 3 4 KN học tập 4,66 0,47 2 5 KN sống 4,49 0,54 7 6 KN định hướng các giá trị 3,96 0,66 43 7 KN chăm sóc sứckhỏe 4,40 0,58 13 8 KN tư duy 4,48 0,56 8 9 KN quản lý trò chơi 3,43 0,69 59 10 KN thuyết phục 3,88 0,72 52 11 KN thương lượng 3,60 0,78 57 12 KN sử dụng trang thiết bị 3,98 0,68 42 13 KN quan tâm đếnnhu cầu của người khác 3,90 0,73 49 14 KN biết đặt mình vào vai tròcủa người khác 4,06 0,66 36 15 KN tử tế với những người xung quanh. 4,38 0,68 14 16 KN diễn tả một cách hoạt bát qua viết và nói. 4,10 0,73 34 17 KN lý giải một cách hoạt bát qua viết và nói. 4,02 0,73 38 18 KN thể hiện thái độ chừng mực trong giao tiếp với người khác 4,13 0,67 31 19 KN sử dụng ngôn ngữ không lời trong giao tiếp với người khác 3,40 0,96 60 20 KN thể hiện sự đồng cảm trong giao tiếp với người khác 4,02 0,69 39 21 KN cảm nhận tâm trạng của người đốithoại 3,87 0,71 54 22 KN nhận biết lập trường của bản thân 4,28 0,75 22 23 KN nhận biết vị thế xã hội của bản thân 3,89 0,88 51 24 KN nhận biết niềm tin của bản thân 4,25 0,75 24 25 KN nhận biết khả năng của bản thân 4,32 0,73 18 26 KN làm chủ xúc cảm của bản thân 4,29 0,70 20 27 KN tự khẳng định của bản thân 4,25 0,68 25 28 KN độc lập suy nghĩ của bản thân 4,37 0,61 15 29 KN đối đầu với những vấn đề tình cảm riêng tư của bản thân 4,14 0,74 30 30 KN giải quyết những vấn đề liên quan đến giới tính của bản thân 4,11 0,78 33 31 KN giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bản thân 4,24 0,64 26
  • 34. 32 KN giải quyết những vấn đề tế nhị đối với bạn khác giới của bản thân 4,06 0,69 37 33 KN kiềm hãm tính nông nỗi 4,42 0,66 10 34 KN giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ chín chắn 4,32 0,73 19 35 KN thể hiện một con người trưởng thành 3,95 0,88 46 36 KN lập kế hoạch chi tiêu theo khả năng tài chính của bản thân 3,90 0,84 50 37 KNS độc lập về tài chính 3,64 1,02 56 38 KN biết đánh giá đúng giá trị của sự vật và bản thân 4,01 0,70 41 39 KN biết chi tiêutheo khả năng thu nhập của bản thân 3,88 0,96 53 40 KN kìm hãm những nhu cầu không cần thiết của bản thân 4,08 0,75 35 41 KN tổ chức cuộc sống hằng ngày 4,17 0,75 28 42 KN nấu nướng những món thông thường 3,72 0,77 55 43 KN dọn dẹp nhà cửa 3,96 0,66 44 44 KN sắp xếp phòng riêng của bản thân 4,12 0,64 32 45 KN chăm sóc thể chất của bản thân 4,33 0,57 17 46 KN sử dụng các công cụ cơ khí trong sửa chữa vật dụng thông thường trong nhà 3,52 0,81 58 47 KN sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm 3,92 0,83 47 48 KN xưng hô lịch thiệp với người khác 4,48 0,52 9 49 KN trình bày bằng văn bản một cách lịch sự 4,02 0,77 40 50 KN thể hiện lòng biết ơn người khác 4,42 0,58 11 51 KN thể hiện lòng tôn trọng người khác 4,52 0,54 5 52 KN thể hiện những quy ước giao tiếp (như bắt tay, chào hỏi lịch sự ) 4,15 0,68 29 53 KN dám chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân 4,57 0,55 4 54 KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện việc giúp đỡ người khác (cho dù chưa quen biết) 4,36 0,55 16 55 KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện các hoạt động chung của cộng đồng, đất nước 4,18 0,73 27 56 KN nhận biết trách nhiệm và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, đất nước 3,96 0,84 45 57 KN nhận biết và thực hiện trách nhiệm đối với gia đình 4,51 0,55 6 58 KN nhận biết trách nhiệm và giúp đỡ đối với người 4,41 0,55 12
  • 35. thân 59 KN đối mặt với những thất bại trong cuộc sống 4,29 0,67 21 60 KN xác định và thực hiện có kết quả mục tiêu trong các giai đoạn cuộc đời 3,92 0,83 48 Kết quả điều tra cho thấy, đánh giá của GV về cácKNS cần bồidưỡng cho học sinh THCS: -Cần thiết ở mức độ rất cao: KN giao tiếp, KN học tập, KN ứng xử, KN dám chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân, KN thể hiện lòng tôn trọng người khác, KN nhận biết và thực hiện trách nhiệm đốivới gia đình, cácKNS nói chung, KN tư duy, KN xưng hô lịch thiệp với người khác, KN kiềm hãm tính nông nỗi, KN thể hiện lòng biết ơn người khác, KN nhận biết trách nhiệm và giúp đỡ đốivới người thân, KN chăm sóc sức khỏe, KN tử tế với những người xung quanh, KN độc lập suynghĩ của bản thân. Theo đánh giá của GV, KN giao tiếp là KN cần được bồidưỡngtrước hết cho học sinh THCS. Điều này chínhlà đòihỏi của thực tiễn hằng ngày; các em vẫn cònnhiều hạn chế trong giao tiếp, thể hiện rõ trong ứng xử, xưng hô với người khác. Đa số các em còntỏ ra thiếu lịch thiệp, không thể hiện được sự tôn trọng đúng mực, ngại bày tỏ lòng biết ơn, ngại xin lỗi, nhận lỗi khi sai phạm. Hầu hết các em chưa biết cũng như chưa có KN dám chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân. Số đôngcác em thiếu KN nhận biết và thực hiện trách nhiệm đốivới gia đìnhcũng như chưa biết giúp đỡ người thân. Đặc biệt, do sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi cùng với sự phát triển nhanh về thể chất nên trong giao tiếp các em chưa biết cách kìm hãm tính nông nổi, thiếu sự cảm thông đối với những người xung quanh. Cácem chưa có KN họctập tốt, khoa học;đasốchưa có đượcKN độclập suy nghĩ của bản thân, tư duy còn yếu kém hoặc còn phụ thuộc vào người khác khi suy nghĩ để giải quyết một vấn đề. -Cần thiết ở mức độ cao: KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện việc giúp đỡ người khác, KN chăm sócthểchất củabản thân, KN nhận biết khả năng của bản thân, KN giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ chín chắn, KN làm chủ xúc cảm của bản thân, KN đối mặt với những thất bại trong cuộc sống,KN nhận biết lập trường của bản thân, KN sử dụng máy tính, KN nhận biết niềm tin của bản thân, KN tự
  • 36. khẳng định của bảnthân, KN giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bản thân, KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện các hoạt độngchung của cộng đồng, đất nước. Qua đánh giá của GV đã nêu trên và qua thực tế quan sát ta thấy còn nhiều HS chưacóKN làm chủ cảm xúc bản thân nên cũng chưacóKN nhận biết lập trường, niềm tin cũng như khả năng của bản thân, từ đó thiếu nhận biết trách nhiệm và thực hiện việc giúp đỡ người khác. Trong cuộcsốngnhiều em chỉ lo học và vui chơi mà quên chămsóc bản thân, ít tham gia cácmôn thể dục, thể thao rèn luyện thể chất. Một số em không có KN đối mặt với những thất bạitrong cuộc sống nên khi gặp thất bại trong học tập thì tìm cách giải thoát bằng con đường tự tử, bỏnhà ra đi. Trong thực tế, có một sốem thiếu KN giải quyết vấn đề bằngsuy nghĩ chín chắn nên đôilúc gây rahậu quả nghiêm trọng: bạn chết, bảnthân mình vào tù, gián đoạnhọc tập. -Cần thiết ở mức trung bình: KN tổ chức cuộc sống hằng ngày, KN thể hiện những quy ước giao tiếp (như bắt tay, chào hỏi lịch sự…), KN đối đầu với những vấn đề tình cảm riêng tư của bản thân, KN thể hiện thái độ chừng mực trong giao tiếp với người khác, KN sắp xếp phòng riêng của bản thân, KN giải quyết những vấn đề liên quan đến giới tính của bản thân, KN diễn tả một cách hoạt bát qua viết và nói, KN kiềm hãm những nhu cầu không cần thiết của bản thân, KN biết đặt mình vào vai trò của người khác, KN giải quyết những vấn đề tế nhị đối với bạn khác giới của bản thân, KN lý giải một cách hoạt bát qua viết và nói, KN thể hiện sựđồngcảmtrong giao tiếp với người khác. -Cần thiết ở mức dưới trung bình: KN trình bày bằng văn bản một cách lịch sự, KN biết đánh giá đúng giá trị của sự vật và bản thân, KN sử dụng trang thiết bị, KN định hướng các giá trị, KN dọndẹp nhà cửa, KN nhận biết trách nhiệm và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, đất nước, KN thể hiện một con người trưởng thành, KN sử dụngnăng lượng một cách tiết kiệm, KN xác định và thực hiện có kết quả mục tiêu trong các giai đoạn cuộc đời, KN quan tâm đến nhu cầucủangười khác, KN lập kế hoạch chi tiêu theo khả năng tài chính của bảnthân. -Cần thiết ở mức thấp: KN nhận biết vị thế xã hộicủa bảnthân, KN thuyết phục, KN biết chi tiêu theo khả năng thu nhập của bản thân, KN cảm nhận tâm trạng của người đối thoại, KN nấu nướng những mónthông thường, KNS độclập về
  • 37. tài chính, KN thương lượng, KN sửdụng các côngcụ cơ khí trong sửa chửa vật dụng thông thường trong nhà. Đasốtrẻ ngày nay đềuđược cha mẹchăm lo, baobọc(vì mỗi gia đìnhhầu như chỉ cótừ một đến hai con) nên trẻ thiếu những kỹ năng sử dụng trang thiết bị dọndẹp nhà cửa (dù rất nhanh nhạy trong việc sựdụng trang thiết bịphục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí củabản thân như điện thoại diđộng, máy vi tính để chơi games…), nhiều em trai không biết sử dụngcác côngcụ cơ khí trong sửa chữa vật dụng thông thường trong nhà; đa số các em gái không biết nấu nướng những món thông thường. Tómlại, hầu hết các em chưa có KN nhận biết trách nhiệm đónggóp vào sự phát triển của cộngđồng, đất nước, thiếu quan tâm đến người khác. Tuy nhiên, nhóm các KN này được đasố GV đánh giá ở mức dưới trung bìnhvà mức thấp là do đặc điểm lứa tuổi mà sắp xếp thứ bậc ưu tiên để rèn luyện. Bảng1.3.Đánh giá của giáo viên về lý do học sinh chưa hình thành được nhữngKNS cầnthiết: TT Nguyên nhân TB ĐLTC Thứ bậc 1 Trình độdân trí, 3,87 0.92 9 2 Phương pháp giáo dục 3,83 0.89 12 3 Điều kiện xã hội 4,00 0.75 7 4 Phụhuynh nuông chìu 4,16 0.73 3 5 Các em ítcó điều kiện giao tiếpngoài xã hội 3,73 0.97 15 6 Thời gian học tập của cácem chiếm nhiều quá 3,80 1.04 14 7 Các em ítcó điều kiện thực hành 4,10 0.83 4 8 Các em ítcó điều kiện luyện tập 4,07 0.85 6 9 Các em ỷ lại gia đình 4,09 0.85 5 10 Các em chưa ý thức đượctầm quan trọng của KNS. 4,27 0.59 1 11 Các em chưa được giáo dục định hướng 3,84 0.97 10 12 Giađình các em chưa nhận thức đượcsự cần thiếtcủa KNS 4,21 0.74 2 13 Các em thiếu giờ sinh họat vui chơi 3,84 0.97 11 14 Các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đadạng 3,97 0.91 8 15 Tri thức họcđược trongnhà trường của các em chưagắn với thực tiễncuộc sống 3,82 1.00 13 Qua kết quả bảng 1.3 chúng ta thấy, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của KNS,gia đình các em chưa nhận thức được sựcần thiết của KNS, PHHS quá nuông chiều con em, các em ít có điều kiện thực hành, các em ỷ lại gia đình,các em ít có điều kiện luyện tập, điều kiện xã hội, các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa
  • 38. đa dạng, trình độdântrí,các em chưa được GD định hướng. Các em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi, Phương pháp GD, tri thức học được trong nhà trường của các em chưa gắn với thực tiễn cuộc sống, thời gian học tập của cácem chiếm nhiều quá, các em ítcóđiều kiện giao tiếp ngoài xã hội. Với kết quả điều tra cho thấy, sở dĩ các em chưa rèn luyện được các KN là do điều kiện khách quan chưa tạo ra những hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động GD này. Cụ thể ta thấy việc học tập của cácem chiếm nhiều thời gian trong ngày, trong tuần mà nội dung học tập trong nhà trường thìchưa gắn với thực tiễn xã hội. Đasố các em chỉquanh quẩn với mộtsố lý thuyết hàn lâm cổđiển trong học tập. Trong việc giải trí tiêu khiển hầu hết trẻ đều mê mải với các trò chơi vi tính, các thần tượng thờitrang âm nhạc từ các chương trình biểu diễn trên truyền hình. Nhìnchung trẻ thiếu thời gian, không gian vui chơi bổ ích;thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng, thiết thực để có thể rèn luyện KN giao tiếp tốt với người khác. Đặc biệt, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của KNS (thứ bậc 1). Còn về phía gia đình cácem thì hoặc cònlạ lẫm chưa nhận thức được sự cần thiết của KNS hoặc quá nuông chiều conem khiến các em ítcó điều kiện thực hành và vô tình tạo cho các em thói ỷ lại gia đình(được xếp thứ bậc 2, 3, 4, 5 là các thứ bậc cao trong bảng đánh giá của GV về lý do HS chưa hình thành được những KNS cần thiết). Bảng1.4. Đánhgiá của giáo viên về đơn vị quản lýviệc GDKNS chohọc sinh THCScó hiệu quả: TT Đơn vị quản lý TB ĐLTC Thứ bậc 1 Nhà trường 4,16 0,70 3 2 Lồng ghép vào chương trình dạy kiến thức 4,10 0,69 4 3 Giáo viên bộ môn 4,00 0,67 5 4 Ban Giám hiệu 3,87 0,73 6 5 Phụ huynh 4,44 0,52 2 6 Gia đình 4,49 0,52 1 7 Chính quyền địaphương 3,74 0,73 8 8 Hội đồngsư phạm 3,80 0,79 7 9 Phòng Giáo dục 3,56 0,84 9 Theođánh giá củađộingũ GVthấy rằng, gia đình, phụ huynh và nhà trường là
  • 39. ba đơnvị được cho là có hiệu quả nhất thực hiện việc quản lý GDKNS choHS. Điều này thể hiện qua số liệu thống kê lần lượt theo thứ bậc là gia đình đạt tỷ lệ trung bình 4,49, phụ huynh đạt tỷ lệ trung bình là 4,44 và nhà trường đạt tỷ lệ trung bìnhlà 4,16. Từsố liệu trên, ta thấy rằng lực lượng chínhquản lý hiệu quả việc GDKNS cho HS không phải là các tổ chức đoàn thể, cũng không phải là chính quyền địa phương mà chínhlà gia đình và nhà trường, hai “chiếc nôi” chính thúc đẩy, quản lý sự phát triển KNS cho HS lứa tuổi THCS. Bảng1.5.Đánh giá của giáo viên về lực lượng thực hiện GDKNScho học sinh THCS: TT Lực lượng thực hiện TB ĐLTC Thứ bậc 1 Giáo viên bộ môn 4,18 0,67 4 2 Phụhuynh 4,52 0,60 1 3 Nộidung mỗi mônhọc đềucókhả năng dạy KNS 4,10 0,81 6 4 Tổ chức Đoàn Đội 4,27 0,62 3 5 Giáo viên chủ nhiệm 4,34 0,62 2 6 Tổng phụ trách đội 4,13 0,70 5 Tất cả các hệsố trên đều có kết quả lớn hơn 0,5, điều này cho thấy kết quả nghiên cứu điều tra là khoa học và có giá trị nghiên cứu. Ba lực lượng chính bằng vai trò và chức năng của mình có thể thực hiện tốt GDKNS cho các emthực chính là: phụhuynh, GVCN và đoànthể xãhội. Phụ huynh chính là những người gần gũi nhất với các em, thường xuyên quantâm chăm sóccác em, nên hiểu rõ ràng tính cách và năng lực cụ thể của con em mình để từ đó có những uốn nắn, GD, định hình KNS cho các em. Tổ chức đoàn đội và GVCN là hai lực lượng chính trong trường học có sự gần gũi và gắn bó nhiều hơn đối với HS. Vì vậy, đây cũng là hai lực lượng hỗ trợ đắc lực nhất cho phụ huynh trong việc GDKNS cho các em. Bảng1.6.Đánh giá của giáo viên về môn học, nhữnghoạtđộngcó thể góp phần vàoviệc GDKNSchohọc sinh:
  • 40. TT Môn học và hoạt động góp phần vào việc giáodục kỹ năng sống TB ĐLTC Thứ bậc 1 Tất cảmônhọc ở trường 4,19 0,77 11 2 Giáo dục hướng nghiệp 4,32 0,57 3 3 Công tác giáo dục ngoài giờ lênlớp 4,36 0,55 2 4 Hoạt động vui chơi 4,31 0,62 4 5 MônToán 3,73 0,78 18 6 Hoạt động hình thành KN suy luận, phán đoán 4,13 0,67 13 7 MônNgữ văn 4,16 0,65 12 8 Hoạt động hình thành KN giao tiếp 4,30 0,62 6 9 MônGiáo dục thể chất 4,04 0,63 14 10 MônGiáo dục công dân 4,44 0,63 1 11 Hoạt động xã hội ngoài giờ lênlớp 4,31 0,59 5 12 Các mônKhoa học Xã hội 4,21 0,63 9 13 Các mônKhoa học Tự nhiên 4,01 0,66 15 14 Các mônNăng khiếu (Nhạc, Họa) 3,83 0,70 17 15 Phong trào Đoàn Đội 4,21 0,63 10 16 Hoạt động Văn nghệ 3,87 0,78 16 17 Hoạt động từ thiện 4,22 0,63 8 18 Sinh hoạt chủ nhiệm 4,27 0,63 7 Qua kết quả bảng 1.6 cho thấy độingũ GV đánh giá cao nhóm các mônhọc và cáchoạt độngngoại khóa gồm mônGiáo dụccôngdân, côngtác giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động GDhướng nghiệp, hoạt động vui chơi và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Theo họ, nhóm các môn học và các hoạt động ngoại khóa đó đã góp phần thúc đẩy việc GDKNS cho HS đạt hiệu quả cao hơn, chúng được đánh giá cao hơn vì bản thân chúng luôn đem lại sự hứng thú cho HS trong hoạt động học tập, đồng thời thông qua những môn học và các hoạt động ngoại khoá đó các em được hòa mình vào những sinh hoạt chung của nhóm, của lớp, của tập thể, các em được thể hiện hết năng khiếu, sở trường và sở đoảncủa mình. Như vậy, các ý kiến của GV phù hợp với thực tiễn rèn luyện KNS trong điều kiện hiện nay vì đây là hoạt động GD đang được bắt đầu chú trọng đưa vào nhà trường THCS thông qua GD tích hợp, lồng ghép vào các bộ môn học và các hoạt độngngoại khóa. Những bộ môn và cáchoạt độngđượcxếp thứ bậc caolà những bộ môn, những hoạt độngđóng góp trựctiếp vào việc hình thành KNS cho cácem. Bảng1.7.Ýkiến của giáo viên vềđịa chỉhướngdẫnKNSchoHS TT Nơi hướng dẫn KNS cho học sinh N % Thứ bậc
  • 41. 1 Giađình 18 9,8 2 2 Nhà trường 12 6,5 3 3 Tổ chức đoàn thể xã hội như Đoàn, Đội 8 4,3 4 4 Tất cảcácý nêu trên(gia đình, nhà trường, tổchức đoànthể xã hội như Đoàn, Đội) 147 79,9 1 Qua kết quả bảng 1.7 cho thấy, tất cả các ý gồm: gia đình, nhà trường, tổ chức đoàn thể xã hội như đoàn,đội(thứ bậc 1), Gia đình(thứ bậc2) , Nhà trường (thứ bậc3), Tổchứcđoànthể xãhội như Đoàn, Đội(thứ bậc 4). Địa chỉ hướng dẫn KNS cho HS là nơi mà các em hoạt động, trưởng thành về mặt nhân cách, kiến thức khoa học và xã hội. Qua nghiên cứu, 79.9% số khách thể nghiên cứu cho rằng tất cả các nơi mà các em học tập, sinh hoạt, vui chơi đều là những nơi giúp hình thành và phát triển KNS cho các em HS lứa tuổi THCS. Đồngthờikết quả khảo sát trên cho thấy, để phát triển toàn diện nhân cách cácem, không thể chỉ trông chờ vào một địa chỉ duy nhất như gia đình, nhà trường hoặc chỉ cóđoàn đội mà phải là sự kết hợp nhịp nhàng cả ba địa chỉ trên cộng với những hoạt động mang tính riêng lẻ và đặc thù của từng địa chỉ. Và công tác phối hợp 3 môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - đoàn thể xã hội là một trong các nội dung quản lý GDKNS của các nhà trường. Cácnhàtrường phảitổ chứcxây dựng các lực lượng và điều kiện GD trong và ngoài nhà trường để GDKNS choHS, đội ngũ GV phải chủ độngphốihợp với gia đìnhvà xã hội đểGDKNS choHS. Thôngquacácnội dungkhảosátở các bảngnêutrên, cóthểkhẳngđịnh:GV là nhântố quyết địnhchấtlượngGD,việc tăngcường nhậnthức và pháttriển chuyên mônnghiệp vụ cho GV theo địnhhướngpháthuytính tích cực họctập, rèn luyện của HS trong các hoạt động GD nói chung, GDKNS cho các em nói riêng là nhiệm vụ hàngđầucủacácnhàtrườngnóichung,củađộingũcánbộquảnlýnói riêng. Quản lý việc GDKNS cho HS, một mảng hoạt động còn khá mới ở bậc THCS, đòihỏi người cánbộquảnlý phải nắm được mức độ nhận thức của GV đối với côngtác này, phải đánh giá đúng năng lực chuyên môncủa đội ngũ, phải đưa
  • 42. ra chuẩn về chất lượng GD của GV đồng thời phải lập kế hoạch bồi dưỡng phát triển chuyên môn phù hợp từng nhu cầu cá nhân GV nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD. Bên cạnh đó,qua kết quả khảo sát,người cánbộquảnlý cũng nắm được nguyên nhân cácem chưa trang bịđượccác KNS cần thiết, thứ tự ưu tiên giữa các KN cần được chú trọng GD cho HS (bảng 1.1, 1.2), cáclực lượng GD và QLGD bên trong và ngoài nhà trường (bảng 1.4, 1.5) cũng như các hình thức tổ chức GDKNS cho HS theo nhận định của GV (bảng 1.6) đểchủđộng trong xây dựng kế hoạch tổ chức phối hợp, có biện pháp quản lý đạt hiệu quảcao.
  • 43. Đánhgiácủacánbộquảnlý Bảng1.8.Sosánh đánh giá của cán bộ quản lývàgiáo viên về các nộidung quảnlý việc GDKNSchohọc sinh đã được chỉđạo thựchiện TT Các nội dung quản lýđã thực hiện Nhận định của đội ngũ giáo viên THCS và của các Hiệu trưởng (tỉ lệ%) Tốt Khá TB Còn yếu GV HT GV HT GV HT GV HT 1 Quản lý việc phân công cho giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục KNS 90.0 86.9 10.0 7.7 5.4 2 Quản lý việc thực hiệnkế hoạch và nội dung giáo dục 84.0 80.8 16.0 15.4 3.8 3 Quản lýcông tác bồidưỡng đội ngũ giáo viên và tổ chức tốt các hoạt độngtrường, lớp 70.5 78.5 19.5 17.9 10.0 3.6 4 Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 63.1 56.2 11.5 17.9 15.2 19.4 10.2 6.5 5 Quản lý phương tiện, môi trường giáo dục và các điều kiện hỗ trợ hoạt động GDKNS 78.0 46.2 10.0 28.1 10.0 16.7 2.0 9.0 Kết quả điều tra cho thấy, trong 5 nội dung quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh THCS thì có 2 nội dụng được cả cán bộ quản lý và GV đánh giá đã thực hiện đạt loại khá tốt ở mức trên 90%. Hoàn toàn không có bất kỳ cán bộ quản lý và GVnào đánh giá việc thực hiện 2 nộidung này ở mức cònyếu. Riêng với nội dung quản lý thứ 3 trong bảng tuy có khác biệt chút ít khi so sánh các số liệu giữa các mức độ tốt, khá, trung bình cụ thể, songnhìn chung 100% CBQL và GV đều thống nhất đánh giá nộidung quản lý này đạtmức trung bìnhtrở lên. Bên cạnh đó, vẫn còn 9,0% ý kiến cán bộ quản lý, 2,0% ý kiến GV đánh giá nội dung quản lý phương tiện, môi trường GD và các điều kiện hỗ trợ hoạt động GDKNS thực hiện còn yếu và còn 6,5% cán bộ quản lý cùng với 10,2% GV cho rằng côngtác quản lý việc phốihợp các LLGD trong và ngoài nhà trường còn yếu. Đây là điều đángđể cho cáccơ quan hữu quan, các nhà QLGD phải suy nghĩ. Đốivớihọcsinhtrunghọccơsở(các em tự đánh giá)
  • 44. Bảng1.9.Tựđánh giácủa học sinh về KNScần có TT Kỹ năng TB ĐL TC Thứ bậc 1 KN kiếm sống và tay nghề 4,19 0,91 12 2 Những KN cóliên quan đến thực hành sức khỏe 4,04 0,83 15 3 Các KN vận động thể chất 3,90 0,82 19 4 Các KN cóliên quan đến hành vi và giao tiếp 4,55 0,67 3 5 Các KN học tập 4,66 0,58 1 6 KN ghi nhớ 4,33 0,76 8 7 KN tính toán 4,39 0,73 6 8 KN soạn thảo văn bản thông thường 3,40 0,93 20 9 KN sắp xếp thời gian 4,25 0,78 11 10 KN sáng tạo 4,41 0,75 5 11 KNS trong cộng đồng 4,34 0,78 7 12 KN thông tin 3,92 0,85 17 13 KN tự nhận biết bản than 4,31 0,84 9 14 KN giải quyết vấn đềriêng tư 3,92 0,96 18 15 KN kiểm soát cảm xúc 4,12 0,95 13 16 Lập kế hoạch tài chính cho bản thân 3,99 1,02 16 17 Sống thực tế 4,29 0,82 10 18 Lịchthiệp 4,10 0,89 14 19 Nhận biết trách nhiệm 4,43 0,68 4 20 KN vươn lên 4,61 0,64 2 Qua khảo sát về các KNS cần có thể hiện qua bảng 1.9, ta có thể chia các KN được khảo sátthành hai nhóm chính,nhóm KN cầnvà nhómKN đủ. Nhóm KN cần là nhóm KN quan trọng bao gồm các KN sau: KN học tập đạt tỉ lệ trung bình 4,66, KN vươn lên đạt trung bình 4,61, KN giao tiếp đạt 4,55, KN nhận biết trách nhiệm đạt tỉ lệ trung bình4,43 và cuốicùng là KN sáng tạo đạt trung bình4,41. Các KN thuộc nhóm cần này được cho là quan trọng và cần thiết hơn là vì đây là những KN giúp các em cóthểhọc tập tốtvà hòa nhập tốt với môi trường xung quanh. Nhóm các KN còn lại được xếp vào nhóm KN đủ, có vai trò bổ trợ cho nhóm KN cần, bao gồm KN tính toán, KNS trong cộng đồng, KN ghi nhớ… Nhóm KN này có tác dụng bổ trợ cho nhóm KN cần với nhiệm vụ hoàn thiện thêm nhân cách cho HS cũng như bổ trợ thêm cho các em những tính năng vượt trội trong hoạt động sống hằng ngày. Bảng1.10.Tựđánh giácủa học sinh vềKNSrèn luyện được: (thang 5 bậc) TT Kỹ năng rèn luyện được N % Thứ
  • 45. bậc 1 KN giao tiếp 407 68,9 13 2 KN sửdụng máy tính 439 74,3 7 3 KN ứng xử 400 67,7 15 4 KN họctập 459 77,7 6 5 KNS 342 57,9 29 6 KN địnhhướng các giá trị 198 33,5 58 7 KN chăm sócsứckhỏe 354 59,9 24 8 KN tưduy 354 59,9 25 9 KN quản lýtròchơi 214 36,2 54 10 KN thuyết phục 286 48,4 44 11 KN thương lượng 269 45,5 50 12 KN sửdụng trang thiết bị 273 46,2 48 13 KN quan tâm đếnnhu cầucủa người khác 324 54,8 35 14 KN biếtđặt mình vào vai tròcủangười khác 290 49,1 42 15 KN tửtếvới những người xung quanh. 482 81,6 3 16 KN diễntảmột cáchhoạt bát qua viết và nói. 200 33,8 56 17 KN lýgiải một cáchhoạt bát qua viết và nói. 168 28,4 60 18 KN thểhiện thái độchừng mực trong giao tiếpvới người khác 409 69,2 11 19 KN sửdụng ngôn ngữ không lời tronggiao tiếpvới người khác 112 19,0 62 20 KN thểhiện sự đồngcảm trong giao tiếpvới người khác 397 67,2 16 21 KN cảm nhận tâm trạng của người đốithoại 375 63,5 19 22 KN nhận biết lậptrường củabản thân 339 57,4 30 23 KN nhận biết vị thếxã hội của bản thân 280 47,4 47 24 KN nhận biết niềm tincủa bản thân 374 63,3 20 25 KN nhận biết khả năng củabản thân 392 66,3 18 26 KN làm chủ xúc cảm của bản thân 368 62,3 23 27 KN tựkhẳng định của bản thân 313 53,0 36 28 KN độclập suy nghĩ của bản thân 370 62,6 22 29 KN đốiđầu với những vấn đềtìnhcảm riêngtư của bản than 290 49,1 43 30 KN giải quyết những vấn đềliênquan đếngiới tínhcủa bản than 349 59,1 26 31 KN giải quyết những vấn đềliênquan đếnsứckhỏe của bản than 372 62,9 21 32 KN giải quyết những vấn đềtếnhị đốivới bạn khác giới của bản than 331 56,0 33 33 KN kiềm hãm tính nông nỗi 291 49,2 41 34 KN giải quyết vấn đềchín chắn 292 49,4 40 35 KN thểhiện mộtconngười trưởng thành 206 34,9 55 36 KN lậpkế hoạch chi tiêutheokhả năng tài chính củabản thân 282 47,7 45 37 KN độclập về tài chính 130 22,0 61 38 KN biếtđánh giáđúng giá trịcủasự vật và bản thân 305 51,6 38 39 KN biếtchi tiêutheokhả năng thu nhập của bản thân 302 51,1 39 40 KN kiềm hãm những nhu cầukhông cầnthiết củabản than 310 52,5 37