SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
1
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
HUẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế đã
và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng đến quá trình
hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Bên cạnh những thành
tựu to lớn như sự phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học, công nghệ,
đặc biệt là công nghệ tin học và truyền thông thì hiện nay nhân loại phải
đối diện với nhiều thách thức: hoà nhập hay hoà tan; xung đột sắc tộc, tôn
giáo và khủng bố quốc tế; sự gia tăng của khoảng cách giàu nghèo; hạn
hán, lụt lội, thiên tai, biến đổi khí hậu; thế giới phẳng... Những thách thức
ấy đòi hỏi thế hệ trẻ cần phải trang bị cho mình những KNS cần thiết để
có thể chủ động sống và ứng phó một cách tích cực, hiệu quả trước những
tình huống bất thường của cuộc sống. KNS chính là công cụ giúp con
người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành
mạnh.
SV là một lực lượng tiên tiến ở độ tuổi thanh niên, đang được học tập,
đào tạo trong môi trường nhà trường đại học để trở thành những người lao
động có trình độ cao trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp, đóng góp quan trọng
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Bối cảnh phát triển của xã
hội hiện đại đang có nhiều tác động đa chiều đến tầng lớp học sinh, SV và
đặt nhà trường trước yêu cầu phải tăng cường GDKNS để chuẩn bị tốt hành
trang cho các em bước vào cuộc sống tự chủ, độc lập sau khi ra trường và
ứng phó một cách chủ động với các tình huống bất thường của cuộc sống.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thành công trong cuộc sống và công việc,
kiến thức chuyên môn chỉ đóng vai trò khoảng 25%, còn những kỹ năng
mềm (tức là KNS) được trang bị quyết định đến 75% [3]. Trong Diễn đàn
Giáo dục Thế giới về giáo dục cho mọi người tại Senegan (2000), Chương
trình hành động Dakar đã được đề xuất với 06 mục tiêu cơ bản, trong đó
Mục tiêu 3 khẳng định: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được
tiếp cận chương trình giáo dục KNS phù hợp”; còn Mục tiêu 6 yêu cầu khi
đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá KNS của người học. Như
vậy, học KNS trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục phải
được thể hiện cả trong KNS của người học [5, tr.9].
Quản lý GDKNS cho SV vì vậy trở thành một nội dung và nhiệm vụ
quan trọng trong tổng thể công tác quản lý của các trường đại học, bên
cạnh các nhiệm vụ giáo dục và quản lý giáo dục đã thực hiện. Quản lý
GDKNS cho SV là vấn đề mới mẻ, cần phải được các chủ thể quản lý của
nhà trường nhận thức đầy đủ, từ đó có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đảm bảo
các điều kiện triển khai các hoạt động GDKNS phù hợp với đ
3
điểm của SV và điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường để đáp ứng mục tiêu
giáo dục toàn diện cho SV.
Đại học Huế là trung tâm giáo dục đại học của khu vực miền trung, là
một trong ba đại học vùng lớn của đất nước có sứ mạng đào tạo nhân lực
chất lượng cao và cung cấp các sản phẩm khoa học – công nghệ tiên tiến
phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Trong những năm qua, SV Đại học Huế sau khi tốt nghiệp đã trở thành lực
lượng lao động có trình độ cao trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, đóng góp
không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, trong
bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi mau lẹ về kinh tế, khoa học, công nghệ
do ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, sự va đập văn hóa
của toàn cầu hóa, yêu cầu ngày càng cao về mục tiêu giáo dục đại học,…
có rất nhiều thách thức đang được đặt ra đối với việc giáo dục và quản lý
giáo dục đạo đức, giá trị sống nói chung và quản lý GDKNS nói riêng cho
SV Đại học Huế - một cơ sở giáo dục đại học nằm trên mảnh đất cố đô vốn
có truyền thống và bề dày về văn hóa, lịch sử.
Mặt khác, trên thực tế, GDKNS và quản lý GDKNS cũng chưa được
các chủ thể quản lý nhận thức đầy đủ và thực hiện thường xuyên, thậm chí
ở một số trường đại học thành viên chưa được tiến hành. Ở những trường
đã thực hiện, quản lý GDKNS chỉ được xem là một nhiệm vụ quản lý lồng
ghép vào các nhiệm vụ quản lý khác của Phòng Công tác SV hoặc của tổ
chức Đoàn, Hội SV. Quản lý GDKNS cũng chưa được đưa vào trong các
chương trình hành động và kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường cũng
như kế hoạch giáo dục SV trong mỗi năm học.
Trong các nghiên cứu đã có phần nhiều tập trung nghiên cứu về KNS,
GDKNS, còn quản lý GDKNS còn là một mảnh đất chưa được khai thác
sâu. Đã có một vài công trình nghiên cứu về quản lý GDKNS ở trình độ
Khoá luậntiến sĩ, nhưng phạm vi giới hạn chỉ ở cấp phổ thông (tiểu học,
trung học cơ sở). Nghiên cứu quản lý GDKNS cho SV đại học, cụ thể là
SV Đại học Huế là một chủ đề chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu
và có hệ thống.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài:
“Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế trong bối cảnh
hiện nay” để nghiên cứu ở trình độ Khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục về quản lý GDKNS
cho SV ở Đại học Huế, Khoá luậnđề xuất các biện pháp quản lý GDKNS
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện SV, đáp ứng mục
4
tiêu đào tạo của nhà trường và yêu cầu phát triển của xã hội trong giai
đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
GDKNS cho SV trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện
nay.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý GDKNS là một nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể công tác
quản lý giáo dục SV của nhà trường đại học. Tuy nhiên, quản lý GDKNS
cho SV ở Đại học Huế chưa thật sự được nhận thức và thực hiện tốt, dẫn
đến sự hạn chế và thiếu hụt về KNS của SV. Nghiên cứu đề xuất và áp
dụng các biện pháp quản lý GDKNS cho SV theo tiếp cận các chức năng
quản lý cơ bản, tác động vào các khâu yếu đã phát hiện từ thực trạng, phù
hợp với đặc điểm lứa tuổi SV và các điều kiện thực tế của nhà trường, sẽ
thúc đẩy các hoạt động GDKNS được triển khai hiệu quả, từ đó nâng cao
KNS của SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý GDKNS cho SV trường đại
học.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng KNS của SV, GDKNS và quản lý
GDKNS cho SV ở các trường đại học thành viên Đại học Huế.
- Đề xuất các biện pháp quản lý GDKNS cho SV các trường đại học
thành viên Đại học Huế.
- Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất và
thực nghiệm hai biện pháp cụ thể.
5.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5.2.1. Giới hạn về nội dung
- Các KNS của SV tập trung vào các kỹ năng tâm lý – xã hội giúp
SV đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
- Nghiên cứu tập trung tìm hiểu các hoạt động quản lý GDKNS theo
tiếp cận các chức năng quản lý.
- Biện pháp đề xuất dành cho các chủ thể quản lý trong nhà trường
đại học theo yêu cầu phân cấp quản lý.
5.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được giới hạn tại 08 trường đại học thành viên trực thuộc
Đại học Huế (Trường ĐHSP, Trường Đại học Khoa học, Trường đại học
Y Dược, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học
5
Nghệ thuật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại Ngữ,
Trường Đại học Luật).
5.2.3. Giới hạn đối tượng khảo sát
- VCQL Cơ quan Đại học Huế, các trường đại học thành viên, Đại học
Huế.
- GV các trường đại học thành viên, Đại học Huế.
- CB Đoàn thanh niên, hội SV các trường đại học thành viên Đại học
Huế.
- SV các trường đại học thành viên, Đại học Huế.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Tiếp cận giá trị
Tiếp cận này đòi hỏi xem xét quản lý GDKNS trong quan hệ biện
chứng với quản lý giáo dục giá trị sống, bởi vì giá trị sống là các giá trị bản
chất tồn tại một cách khách quan, quyết định đến sự hình thành và thể hiện
KNS của cá nhân. KNS là hình thức thể hiện bên ngoài giá trị sống. Tiếp
cận này giúp cho việc luận giải mối quan hệ giữa giá trị sống và KNS trên
bình diện lý thuyết được sáng tỏ hơn. Đồng thời, việc xác định mục tiêu,
xây dựng nội dung, cách thức thực hiện các biện pháp quản lý GDKNS
cũng cần phải thể hiện được mối quan hệ gắn bó giữa nội dung và hình
thức thể hiện này giữa giá trị sống và KNS.
6.1.2. Tiếp cận chức năng quản lý
Tiếp cận chức năng quản lý (4 chức năng cơ bản: lập kế hoạch; tổ
chức; chỉ đạo/ lãnh đạo; kiểm tra, đánh giá) sẽ là tiếp cận chính để xác định
khung lý thuyết và nội dung quản lý GDKNS cho SV; trong đó, chức năng
lãnh đạo/ chỉ đạo sẽ tập trung vào các nội dung chỉ đạo để vận hành các
thành tố của quá trình GDKNS (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức giáo dục, các điều kiện, môi trường giáo dục,…); các chức
năng quản lý khác vừa là tiền đề, vừa là phương thức hành động của các
chủ thể quản lý của trường đại học nhằm quản lý tốt quá trình GDKNS cho
SV.
6.1.3. Tiếp cận năng lực
Kỹ năng thực chất là những biểu hiện thành phần cụ thể của năng lực.
Năng lực sống của cá nhân được thể hiện qua các KNS cụ thể. Tiếp cận
năng lực tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải về một số các vấn đề lý
luận cơ bản như khái niệm (KNS), xác định các KNS cụ thể của SV dựa
trên các năng lực cốt lõi, xác định các phương pháp, hình thức tổ chức giáo
dục, đồng thời đề xuất nội dung, cách thức tác động của các biện pháp
quản lý GDKNS cho SV theo định hướng hình thành và phát triển năng
lực.
6
6.1.4. Tiếp cận quá trình giáo dục
Xem xét vấn đề GDKNS cho SV trường đại học theo tiếp cận các thành
tố của quá trình giáo dục, bao gồm từ mục đích, nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức giáo dục, nhà giáo dục, người được giáo dục, các điều
kiện cơ sở vật chất phục vụ,… cho quá trình GDKNS đạt hiệu quả. Các
thành tố này có mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ, ảnh hưởng lẫn nhau. Việc
quản lý GDKNS cho SV ở Đại học Huế sẽ tác động quản lý trực tiếp các
thành tố này của quá trình giáo dục.
Tiếp cận quá trình giáo dục định hướng cho việc xác định nội dung
chỉ đạo của chủ thể quản lý nhà trường đại học đối với thực hiện mục tiêu,
nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hệ thống tổ chức giáo dục, chuẩn bị
các điều kiện, cơ sở vật chất, phối hợp các lực lượng giáo dục,… với tư
cách là các thành tố của quá trình GDKNS. Tiếp cận quá trình cũng định
hướng cho việc đề xuất các biện pháp quản lý tác động vào một số thành
tố của quá trình giáo dục được coi là khâu yếu phát hiện từ thực trạng chỉ
đạo GDKNS ở Đại học Huế.
6.1.5. Tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể
Tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể xem xét GDKNS và quản lý GDKNS của
trường đại học có mối quan hệ tương tác với các nội dung giáo dục toàn
diện khác nhằm đạt được mục đích của hệ thống là phát triển toàn diện
nhân cách và năng lực của SV, chuẩn bị hành trang cho SV bước vào cuộc
sống xã hội sau khi ra trường. Đồng thời, tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể cũng
xem xét các hoạt động quản lý GDKNS cho SV trong các đại học thành
viên Đại học Huế trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố khách
quan (môi trường sống, môi trường sư phạm của trường đại học, môi
trường giáo dục gia đình) và các yếu tố chủ quan thuộc về các trường đại
học (nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên
các trường đại học, phương pháp dạy và học trong nhà trường đại học, sự
tự giáo dục, tự rèn luyện của SV).
6.1.6. Tiếp cận phức hợp liên ngành
Cách tiếp cận này đòi hỏi việc nghiên cứu hoạt động GDKNS và
QLGDKNS cho SV trong các trường đại học thành viên Đại học Huế trong
bối cảnh ngày nay dựa trên nhiều quan điểm, lý thuyết khác nhau, sử dụng
tri thức khoa học liên ngành như Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục học,
Khoa học quản lý giáo dục, các lý thuyết quản lý giáo dục trong nhà trường
đại học.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến GDKNS,
quản lý GDKNS cho SV trường đại học; phân tích, tổng hợp, hệ thống
7
hoá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, những tư liệu, tài liệu
lý luận về quản lý giáo dục, quản lý GDKNS cho SV đại học, những kết
quả nghiên cứu lý thuyết về GDKNS, quản lý GDKNS cho SV các trường
đại học để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề
nghiên cứu.
- Tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước được đăng tải trong các chuyên khảo, các bài báo khoa học, các tạp
chí chuyên ngành… liên quan đến đề tài nghiên cứu để hình thành tổng
quan nghiên cứu vấn đề, hoàn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài.
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra viết
Lập các phiếu hỏi với những nội dung cần khảo sát về thực trạng KNS,
GDKNS và quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế nhằm xác định, thu thập
thông tin về thực trạng KNS, GDKNS và quản lý GDKNS cho SV đại học.
Các đối tượng điều tra gồm GV, SV và CB quản lý, CB đoàn thể các trường
đại học thành viên Đại học Huế.
* Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động dạy và học KNS; các hoạt động của chủ thể
quản lý khi tổ chức các hoạt động GDKNS thông qua đó đánh giá trình độ
và năng lực GDKNS, quản lý GDKNS của các chủ thể có liên quan ở các
trường đại học thành viên Đại học Huế.
* Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trao đổi, tọa đàm với một số chuyên gia (các nhà quản lý giáo dục,
các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học am hiểu về đề tài nghiên cứu) nhằm
làm sáng tỏ một số vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Phương pháp cũng được
sử dụng để trưng cầu ý kiến, đánh giá nhận thức về tính cấp thiết, tính khả
thi của các biện pháp đề xuất.
* Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp được thực hiện nhằm tìm hiểu và bổ sung đánh giá thực
trạng, nguyên nhân về thực trạng GDKNS và quản lý GDKNS cho SV và
tìm hiểu quan điểm của các đối tượng được phỏng vấn về GDKNS, quản
lý GDKNS cho SV.
Phương pháp được thực hiện chủ yếu với các nhà quản lý và SV ở Đại
học Huế.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm của các trường đại học thành viên Đại học Huế
trong thực tiễn giáo dục và quản lý GDKNS cho SV trong những năm qua
nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề mà đề tài nghiên cứu.
8
* Phương pháp thử nghiệm
Thử nghiệm hai biện pháp để minh chứng khẳng định tính khoa học,
phù hợp và khả thi của các giải pháp đề tài Khoá luậnđã đề xuất.
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học, phần mềm SPSS để nhập và xử lý số liệu,
lập bảng, biểu để phân tích và đưa ra kết luận của các kết quả nghiên cứu.
7. Những luận điểm bảo vệ
7.1. GDKNS, QLGDKNS là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của
các lực lượng giáo dục và chủ thể quản lý giáo dục trong nhà trường đại
học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho SV trong
bối cảnh xã hội không ngừng phát triển hiện nay. Tiếp cận theo chức năng
quản lý cơ bản sẽ xác định được nội dung lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDKNS phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
và hoạt động học tập của SV đại học.
7.2. Quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế đã được quan tâm thực hiện.
Tuy nhiên còn nhiều bất cập về nhận thức, về tổ chức bộ máy và cơ chế
phối hợp, về chỉ đạo thực hiện và điều kiện hỗ trợ dẫn đến chất lượng và
hiệu quả GDKNS chưa cao. Nghiên cứu phát hiện ra các hạn chế này và
nhận diện rõ nguyên nhân sẽ tạo cơ sở thực tiễn phù hợp cho việc đề xuất
các biện pháp.
7.3. Các biện pháp quản lý GDKNS cho SV hướng vào giải quyết các bất
cập từ thực trạng, tác động vào các mặt: tổ chức nâng cao nhận thức, hoàn
thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý, chỉ đạo đổi
mới và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục, tổ chức rèn luyện KNS
cho SV qua trải nghiệm thực tiễn, phát triển các điều kiện hỗ trợ, phối hợp
với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường sẽ có tác động quyết định
đến kết quả GDKNS cho SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay.
8. Đóng góp mới của luận án
- Bổ sung và cụ thể hóa lý luận về GDKNS, quản lý GDKNS áp dụng
đối với các chủ thể trong hệ thống phân cấp quản lý của trường đại học, là
cơ sở giáo dục trình độ cao có những đặc trưng riêng so với các cơ sở giáo
dục khác.
- Xác định được khung 12 KNS cần thiết, phù hợp với đặc điểm SV
và môi trường học tập ở đại học. Cụ thể hóa những nội dung về lập kế
9
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS dựa trên tiếp
cận chức năng quản lý cơ bản phù hợp với chủ thể quản lý nhà trường đại
học và đối tượng quản lý là SV.
- Chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu thông qua khảo sát, phân
tích thực trạng GDKNS và quản lý GDKNS cho SV của Đại học Huế, rõ
nhất là một số điểm yếu về nhận thức, xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS.
- Đề xuất được 07 biện pháp dành cho các chủ thể trong hệ thống phân
cấp quản lý GDKNS của Đại học Huế, có phân tích cụ thể về mục tiêu, nội
dung, cách thức, điều kiện thực hiện mỗi biện pháp, để chuyển giao thực
hiện trong thực tiễn quản lý GDKNS cho SV.
9. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và
phụ lục, Khoá luậnđược cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh
viên đại học trong bối cảnh hiện nay.
Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
Đại học Huế.
Chương 3. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
1.1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Xu hướng thứ nhất là những nghiên cứu lý luận về KNS
Dựa trên các nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên, một xu hướng nghiên
cứu mang tính thiết thực nhất được nhiều nhà khoa học quan tâm nhiều,
đó là xây dựng và đánh giá hiệu quả các chương trình GDKNS
1.1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Thứ nhất là những nghiên cứu lý luận cốt lõi về KNS và GDKNS
Xu hướng nghiên cứu thứ hai là tìm hiểu thực trạng KNS của các
đối tượng và thực trạng công tác GDKNS ở các cơ sở giáo dục
Xu hướng thứ ba là xây dựng những chương trình GDKNS cho học
sinh và SV
10
Xu hướng thứ tư là những nghiên cứu về các biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả GDKNS cho học sinh, SV
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống
1.1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Thứ nhất, quản lý GDKNS có quan hệ mật thiết với quản lý huấn
luyện kỹ năng sống cho người lao động
Thứ hai, phối hợp quản lý GDKNS
Thứ ba, nghiên cứu quản lý GDKNS ở các khía cạnh cụ thể như chỉ
đạo, định hướng về nội dung, chương trình; tổ chức triển khai thực hiện
các chương trình KNS
1.1.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Cũng giống như ở nước ngoài, nếu như những nghiên cứu về KNS và
GDKNS khá phong phú và đa dạng thì quản lý GDKNS là hướng nghiên
cứu chưa được tiến hành nhiều. Các khía cạnh của quản lý GDKNS chủ
yếu được đề cập đến trong nội dung các biện pháp nâng cao hiệu quả công
tác GDKNS ở một số nghiên cứu.
1.1.3. Đánh giá chung
1.1.3.1. Những vấn đề còn chưa được đề cập nghiên cứu
Việc nghiên cứu về KNS và GDKNS đã nhận được sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thấy rõ tầm quan
trọng của việc GDKNS cho học sinh, SV và đã ứng dụng các chương trình
GDKNS trong thực tiễn. Việc quản lý GDKNS để đem lại hiệu quả cao
trong công tác này cũng đã được chú ý. Tuy nhiên, trong tương quan
chung, những nghiên cứu về quản lý GDKNS cho SV đại học vẫn chưa
được tiến hành nhiều so với những nghiên cứu về KNS và GDKNS. Đặc
biệt ở Việt Nam, những nghiên cứu về lĩnh vực này còn khá ít ỏi. Xuất
phát từ thực tiễn đó, việc tiến hành nghiên cứu “quản lý GDKNS cho SV
Đại học Huế” càng có ý nghĩa cấp thiết.
1.1.3.2. Những vấn đề cần được tập trung nghiên cứu giải quyết tiếp theo
(i) Giải quyết mục đích nghiên cứu:
Khoá luậnsẽ tiến hành nghiên cứu lý luận, thực tiễn giáo dục và quản
lý GDKNS cho SV ở Đại học Huế, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp
quản lý GDKNS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện SV, đáp
ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường và yêu cầu phát triển của xã hội trong
giai đoạn hiện nay.
11
(ii) Giải quyết các nội dung nghiên cứu cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý GDKNS cho SV trường đại học.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng KNS của SV, GDKNS và quản lý
GDKNS cho SV ở các trường đại học thành viên Đại học Huế.
- Đề xuất các biện pháp quản lý GDKNS cho SV các trường đại học
thành viên Đại học Huế.
- Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất và
thực nghiệm một biện pháp cụ thể
(iii) Giải quyết luận điểm cơ bản của vấn đề nghiên cứu gồm:
- Khẳng định GDKNS, QLGDKNS là một nội dung và nhiệm vụ quan
trọng của các lực lượng giáo dục và chủ thể quản lý giáo dục trong nhà
trường đại học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho
SV trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển hiện nay. Tiếp cận theo
chức năng quản lý cơ bản sẽ xác định được nội dung lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDKNS phù hợp với đặc điểm
lứa tuổi và hoạt động học tập của SV đại học.
- Quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế đã được quan tâm thực hiện.
Tuy nhiên còn nhiều bất cập về nhận thức, về tổ chức bộ máy và cơ chế
phối hợp, về chỉ đạo thực hiện và điều kiện hỗ trợ dẫn đến chất lượng và
hiệu quả GDKNS chưa cao. Nghiên cứu phát hiện ra các hạn chế này và
nhận diện rõ nguyên nhân sẽ tạo cơ sở thực tiễn phù hợp cho việc đề xuất
các biện pháp.
- Các biện pháp quản lý GDKNS cho SV hướng vào giải quyết các bất
cập từ thực trạng, tác động vào các mặt: tổ chức nâng cao nhận thức, hoàn
thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý, chỉ đạo đổi
mới và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục, tổ chức rèn luyện KNS
cho SV qua trải nghiệm thực tiễn, phát triển các điều kiện hỗ trợ, phối
hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường sẽ có tác động quyết định
đến kết quả GDKNS cho SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay.
1.2. Bối cảnh hiện nay và những tác động đến kỹ năng sống, giáo dục
kỹ năng sống, quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học
1.2.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.2.2. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
1.2.3. Đổi mới giáo dục đại học
1.3. Kĩ năng sống của sinh viên đại học
1.3.1. Khái niệm kỹ năng sống
KNS là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm
tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Là khả năng
12
chuyển đổi kiến thức (ta có gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cư xử như thế
nào hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (cần làm gì và làm
như thế nào).
1.3.2. Mối quan hệ giữa kỹ năng sống và giá trị sống
1.3.3. Đặc điểm sinh viên đại học
1.3.3.1. Sinh viên
Từ các cách tiếp cận trên, chúng tôi cho rằng: SV là những thanh niên
ở lứa tuổi từ 17 - 25, đang trưởng thành về mặt xã hội, chín muồi về thể
lực, định hình về nhân cách, say mê học tập, nghiên cứu và đang chuẩn bị
cho mình một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định trong xã hội.
1.3.3.2. Đặc điểm phát triển sinh lý, thể lực
1.3.3.3. Đặc điểm phát triển tâm lý
1.3.3.4. Đặc điểm phát triển xã hội
1.3.3.5. Kỹ năng sống của sinh viên đại học
(1) kỹ năng tự nhận thức, (2) kỹ năng làm chủ và tự chịu trách nhiệm,
(3) kỹ năng giao tiếp, (4) kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác, (5) kỹ năng
thuyết trình, (6) kỹ năng tư duy sáng tạo, (7) kỹ năng tạo động lực cho bản
thân, (8) kỹ năng học tập, nghiên cứu khoa học và tự học, (9) kỹ năng giải
tỏa stress trong học tập, nghiên cứu (10) kỹ năng phục vụ cộng đồng, (11)
kỹ năng quản lý cuộc sống cá nhân, (12) kỹ năng tìm việc làm, khởi nghiệp.
1.4. Giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học
1.4.1. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống
GDKNS là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có khoa
học của nhà giáo dục nhằm giúp người học biết cách chuyển dịch kiến
thức, thái độ, giá trị thành hành động thực tế một cách tích cực và mang
tính chất xây dựng. GDKNS có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của
người học từ thói quen thụ động có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu
cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu
quả để nâng cao chất lượng của cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển
bền vững cho xã hội.
1.4.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho sinh
viên đại học
1.4.2.1.Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã
hội
1.4.2.2. Giáo dục kỹ năng sống được coi là một tiêu chí quan trọng trong
việc đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học
1.4.2.3. Giáo dục kỹ năng sống góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện của các trường đại học
13
1.4.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học
(1) Giáo dục kỹ năng tự nhận thức.
(2) Giáo dục kỹ năng làm chủ và tự chịu trách nhiệm.
(3) Giáo dục kỹ năng giao tiếp.
(4) Giáo dục kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác.
(5) Giáo dục kỹ năng thuyết trình.
(6) Giáo dục kỹ năng tư duy sáng tạo.
(7) Giáo dục kỹ năng tạo động lực cho bản thân.
(8) Giáo dục kỹ năng học tập, nghiên cứu khoa học và tự học.
(9) Giáo dục kỹ năng giải tỏa stress trong học tập, nghiên cứu.
(10) Giáo dục kỹ năng phục vụ cộng đồng.
(11) Giáo dục kỹ năng quản lý cuộc sống cá nhân.
(12) Giáo dục kỹ năng tìm việc làm, khởi nghiệp.
1.4.4. Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho sinh
viên đại học
- Thông qua dạy học các môn học trong chương trình đào tạo chính
khóa
- Thông qua môn học KNS chính khóa của trường
- Thông qua các hoạt động ngoại khóa
- Thông qua các hoạt động xã hội.
- Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ của trường
- Thông qua các khóa tập huấn của trường/ khoa
- Thông qua hình thức tự giáo dục của cá nhân SV
- Thông qua hoạt động trải nghiệm (HĐTN) của SV
1.4.5. Cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện giáo dục kỹ năng sống
cho sinh viên đại học
1.4.6. Các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học
1.5. Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học
1.5.1. Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng sống
Quản lý GDKNS trong nhà trường được hiểu như là một hệ thống
những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến
tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường
nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động
GDKNS của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và
hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh đã đề ra.
14
1.5.2. Các chủ thể quản lý trong hệ thống phân cấp quản lý giáo dục
kỹ năng sống cho sinh viên ở trường đại học
1.5.3. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học
1.5.3.1. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
Lập kế hoạch là quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục
tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự thời gian tiến hành các công việc,
chuẩn bị huy động các nguồn lực để triển khai các hoạt động một cách chủ
động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu giáo dục.
1.5.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho sinh viên
Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục KNS
cho SV trong các trường đại học là sắp xếp, phân phối nguồn nhân lực
tham gia GDKNS một cách khoa học và hợp lý.
1.5.4. Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
❖ Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS cho SV
❖ Chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
GDKNS cho SV
❖ Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục
vụ GDKNS cho SV
❖ Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho SV
1.5.4.1.Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
1.6.Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
1.6.1. Yếu tố khách quan
1.6.1.1. Môi trường sống
❖ Môi trường tự nhiên
❖ Môi trường văn hóa, xã hội
❖ Môi trường công nghệ
1.6.1.2. Môi trường sư phạm của trường đại học
❖ Văn hóa nhà trường
❖ Môi trường vật chất
❖ Môi trường tâm lí - xã hội:
1.6.1.3. Môi trường giáo dục gia đình
1.6.2. Yếu tố chủ quan
1.6.2.1. Nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ
giảng viên các trường đại học
1.6.2.2. Phương pháp dạy và học trong nhà trường đại học
1.6.2.3. Sự tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên
15
Kết luận chương 1
Trên cơ sở các nghiên cứu ở nước ngoài, những nghiên cứu ở Việt
Nam và trên cơ sở phân tích đặc điểm SV trong các trường đại học, có thể
khẳng định:
- GDKNS cho SV trường đại học có vai trò quan trọng trọng việc thúc
đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội; GDKNS được coi là một tiêu chí
quan trọng trong việc đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở đào tạo
và GDKNS góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường
đại học.
- Các công trình và đề tài khoa học tập trung nghiên cứu về GDKNS,
quản lý GDKNS nói chung hoặc chuyên sâu trên từng lĩnh vực, từng đối
tượng nhưng các nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quản lý
GDKNS cho SV trong các trường đại học chưa được tiến hành nhiều.
- Trên cơ sở tiếp cận KNS là năng lực tâm lí- xã hội của mỗi cá nhân
- có tính đến các đặc điểm SV đại học, nội dung GDKNS cho SV đại học
bao gồm 12 KNS cốt lõi sau: (1) kỹ năng tự nhận thức, (2) kỹ năng làm
chủ và tự chịu trách nhiệm, (3) kỹ năng giao tiếp, (4) kỹ năng làm việc
nhóm và hợp tác, (5) kỹ năng thuyết trình, (6) kỹ năng tư duy sáng tạo,
(7) kỹ năng tạo động lực cho bản thân, (8) kỹ năng học tập, nghiên cứu
khoa học và tự học, (9) kỹ năng giải tỏa stress trong học tập, nghiên cứu
(10) kỹ năng phục vụ cộng đồng, (11) kỹ năng quản lý cuộc sống cá nhân,
(12) kỹ năng tìm việc làm, khởi nghiệp.
- Quản lý GDKNS cho SV trong các trường đại học bao gồm 04 nội
dung cơ bản sau: (1) Lập kế hoạch GDKNS cho SV; (2) Tổ chức bộ máy
quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động GDKNS cho SV; (3) Chỉ đạo thực
hiện GDKNS cho SV, bao gồm (i) Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc
GDKNS cho SV, (ii) Chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức GDKNS cho SV, (iii) Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện,
cơ sở vật chất phục vụ GDKNS cho SV, và (iv) Chỉ đạo phối kết hợp các
lực lượng giáo dục trong GDKNS cho SV; (4) Kiểm tra, đánh giá hoạt
động GDKNS cho SV.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý GDKNS cho SV bao gồm: (1) môi
trường sống (môi trường tự nhiên; môi trường văn hóa xã hội; môi trường
công nghệ); (2) môi trường sư phạm của trường đại học (văn hóa nhà
trường; môi trường vật chất; môi trường tâm lý – xã hội); (3) môi trường
giáo dục gia đình; (4) nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý,
đội ngũ giảng viên các trường đại học; (5) phương pháp dạy và học trong
nhà trường đại học; và (6) sự tự giáo dục, tự rèn luyện của SV.
16
.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ
2.1. Khái quát về Đại học Huế
2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Giai đoạn 1: Xây dựng bảng hỏi
2.2.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thử
2.2.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức
2.2.4. Giai đoạn 4: Phỏng vấn sâu
2.2.5. Giai đoạn 5: Phân tích và xử lý số liệu
2.3. Thực trạng kỹ năng sống của sinh viên Đại học Huế
Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung các đối tượng khảo sát đều
cho rằng KNS của SV Đại học Huế là chưa tốt.
2.4. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế
2.4.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
Đại học Huế
2.4.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống
cho sinh viên
Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc GDKNS
cho sinh viên Đại học Huế
17
2.4.1.2. Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể
của giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
Biểu đồ 2.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong
từng nội dung cụ thể của GDKNS cho sinh viên Đại học Huế
2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống
Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung hầu hết các nội dung GDKNS
cho SV đều được tiến hành chưa thường xuyên. VCQL, GV, CB đoàn, hội
cũng như SV đánh giá ở mức thấp nhất.
2.4.3. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống
2.4.3.1. Thực trạng mức độ thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức
giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
Kết quả khảo sát cho thấy, Đại học Huế đã sử dụng khá nhiều phương
pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV; trong đó, phương pháp, hình
thức tổ chức GDKNS cho SV Đại học Huế được VCQL, GV, CB đoàn,
hội cũng như SV đánh giá thực hiện thường xuyên nhất là Thông qua sinh
hoạt các câu lạc bộ của trường.
2.4.3.2. Thực trạng kết quả sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức giáo
dục kỹ năng sống cho sinh viên
Mặc dù có nhiều phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV,
nhưng hiệu quả chỉ ở mức thấp, việc tổ chức GDKNS cho SV của Đại học
Huế nhìn chung mới chỉ dừng lại ở mức độ để biết, còn việc vận dụng,
thực hành, áp dụng vào thực tiễn thì chưa được như mong muốn.
2.4.4. Thực trạng cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện giáo dục kỹ
năng sống
Cả 2 đối tượng được khảo sát đều đánh giá cơ sở vật chất, các điều
kiện thực hiện GDKNS cho SV tại Đại học Huế là chưa tốt.
18
2.4.5. Thực trạng các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng sống
Kết quả khảo sát cho thấy, theo đánh giá của VCQL, GV, CB đoàn,
hội và SV thì nhóm các chủ thể ít tham gia GDKNS cho SV Đại học Huế
là CB quản lý, lãnh đạo các khoa, phòng/ ban (ĐTB = 2,87; ĐLC = 0,79);
và Ban giám hiệu trường (ĐTB = 2,87; ĐLC = 0,94).
2.5. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho SV Đại học Huế
2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống
Thực tế ở Đại học Huế cũng cho thấy, công tác lập kế hoạch GDKNS
cho SV chưa thực sự được lãnh đạo các cấp quan tâm.
2.5.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục
kỹ năng sống
Trong những năm gần đây, công tác này đang được Đại học Huế quan
tâm thực hiện và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho
thấy công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động GDKNS cho
SV Đại học Huế vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế (ĐTB = 3,08; ĐLC = 0,79
và ĐTB = 3,31; ĐLC = 0,88).
2.5.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống
❖ Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS
KQ khảo sát cho thấy công tác này đang được thực hiện chưa tốt.
❖ Chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
GDKNS
Kết quả khảo sát từ VCQL, GV, CB đoàn, hội và SV Đại học Huế cho
thấy, công tác chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
GDKNS cho SV Đại học Huế được thực hiện chưa tốt.
❖ Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục
vụ GDKNS
Công tác chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất
phục vụ GDKNS cho SV Đại học Huế được thực hiện chưa tốt.
❖ Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS
Kết quả khảo sát từ VCQL, GV, CB đoàn, hội và SV Đại học Huế cho
thấy, công tác chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS
cho SV Đại học Huế được thực hiện chưa tốt.
2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Kết quả khảo sát cho thấy, công tác này đang được thực hiện chưa tốt
tại Đại học Huế (ĐTB = 3,17; ĐLC = 0,78 và ĐTB = 3,26; ĐLC = 0,72).
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên Đại học Huế
Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố mà chúng tôi đưa ra đều được
VCQL, GV, CB Đoàn và SV đánh giá có ảnh hưởng khá cao đến quản lý
GDKNS cho SV Đại học Huế.
19
2.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lí giáo dục kỹ năng sống cho
cho sinh viên Đại học Huế
2.7.1. Những mặt mạnh
2.7.2. Những mặt yếu, hạn chế
2.7.3. Nguyên nhân
2.7.3.1. Nguyên nhân khách quan
2.7.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Kết luận Chương 2
KNS của SV Đại học Huế nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển toàn diện của mục tiêu giáo dục đại học. Nguyên nhân chính là do
công tác GDKNS, quản lý GDKNS cho SV tại Đại học Huế được thực
hiện chưa tốt. Cụ thể như sau:
Việc GDKNS cho SV Đại học Huế chủ yếu được thực hiện thông qua
sinh hoạt các câu lạc bộ của trường. Các phương pháp, hình thức tổ chức
GDKNS cho SV Đại học Huế cũng được thực hiện chưa tốt. Mặc dù đã có
sự quan tâm đầu tư, nhưng nhìn chung cơ sở vật chất và các điều kiện thực
hiện hoạt động GDKNS cho SV Đại học Huế là chưa đảm bảo. Chưa có
sự chia sẻ và tham gia của nhiều lực lượng (các chủ thể) trong GDKNS
cho SV, lực lượng tham gia GDKNS cho SV Đại học Huế chủ yếu là Đoàn
thanh niên, Hội SV.
Mặc dù đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của GDKNS trong
việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường đại học trong
giai đoạn hiện nay, tuy nhiên vẫn còn không ít VCQL, GV, CB đoàn, hội,
cũng như SV chưa có nhận thức một cách đầy đủ, cụ thể về ý nghĩa, tầm
quan trọng của công tác này đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội,
đối với việc đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học,
và đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường đại
học.
Quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế vẫn còn nhiều hạn chế trong
công tác lập kế hoạch; tổ chức bộ máy quản lý GDKNS; chỉ đạo thực hiện
GDKNS; và kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho SV.
Thực trạng trên đòi hỏi, cần thiết phải xây dựng các biện pháp quản lý
GDKNS cho SV nhằm nâng cao hiệu quả GDKNS cho SV Đại học Huế
trong bối cảnh hiện nay.
20
CHƯƠNG 3.
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
3.1. Định hướng đề xuất các biện pháp
3.1.1. Định hướng đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam
3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục của Đại học Huế
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2.1. Đảm bảo tính mục đích
3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ
3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi
3.3. Các biện pháp đề xuất
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về
vai trò, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống trong bối cảnh hiện
nay
3.3.2. Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý
giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
3.3.3. Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hoá
hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm sinh viên
Đại học Huế
3.3.4. Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên qua hoạt động trải
nghiệm thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa Huế
3.3.5. Phát triển cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên
3.3.6. Phối hợp với các lực lượng ngoài Đại học Huế đóng trên địa bàn
trong việc giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
3.3.7. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
sinh viên Đại học Huế
3.3.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp có tính tương quan
thuận chặt chẽ với nhau, các biện pháp đề xuất là cấp thiết và khả thi. Do
đó, có thể triển khai áp dụng để nâng cao hiệu quả quản lý GDKNS cho
SV Đại học Huế.
3.5. Thử nghiệm biện pháp
3.5.1. Cơ sở lựa chọn biện pháp thử nghiệm
3.5.2. Mục đích thử nghiệm
3.5.3. Giả thuyết thử nghiệm
3.5.4. Đối tượng và phạm vi thử nghiệm
21
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh
viên về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống
trong bối cảnh hiện nay
Thử nghiệm được tiến hành với sự tham gia của:
- 50 VCQL; CB đoàn thanh niên, hội SV; GV; SV Trường ĐHSP -
Đại học Huế.
- 15 CB của Thành đoàn Thành phố Huế, Tỉnh Đoàn tình Thừa Thiên
Huế; Công an thành phố Huế, Công an tình Thừa Thiên Huế.
Biện pháp 2: Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ
máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
Biện pháp 2 chúng tôi chỉ giới hạn thử nghiệm nội dung 1 “Hoàn thiện
cơ chế phối hợp bộ máy quản lý GDKNS cho SV Trường ĐHSP - Đại học
Huế”. Phương pháp đánh giá biện pháp thử nghiệm
Để đánh giá sự tác động của các biện pháp, chúng tôi sử dụng
phương pháp thử nghiệm không có nhóm đối chứng.
3.5.5. Tiến trình thử nghiệm
Thử nghiệm được tiến hành tại Trường ĐHSP - Đại học Huế, Thành
đoàn Thành phố Huế, Tỉnh Đoàn Tình Thừa Thiên Huế; Công an Thành
phố Huế, Công an Tình Thừa Thiên Huế. Thời gian tiến hành từ tháng
09/2016 đến tháng 03/2017.
3.5.6. Kết quả thử nghiệm và nhận định, đánh giá
Kết quả thử nghiệm biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực
lượng giáo dục và sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn
luyện kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay
Từ những kết quả đánh giá khách quan bằng phiếu khảo sát, kết hợp
với phỏng vấn, có thể khẳng định rằng: việc tổ chức cho VCQL học tập,
nghiên cứu Nghị quyết, các văn bản chỉ thị của các cấp, văn kiện của Đảng,
Nhà nước một cách sâu sắc về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục trong
thời đại ngày nay; việc tổ chức các buổi tọa đàm với chuyên đề về KNS và
GDKNS cho GV, SV; việc chỉ đạo CB đoàn thanh niên - hội SV phối hợp
chặt chẽ với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, để tổ chức các
hoạt động GDKNS của SV; việc phối hợp giữa các lực lượng trong và
ngoài nhà trường, lồng ghép các văn bản, các quy định nêu rõ ý nghĩa, tầm
quan trọng của GDKNS trong Tuần sinh hoạt công dân, học sinh, SV đầu
năm học có tác động tích đến việc nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan
trọng trong từng nội dung cụ thể của GDKNS cho SV Đại học Huế.
Kết quả thử nghiệm biện pháp 2: Hoàn thiện cơ chế phối hợp bộ
máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
22
Kết quả khảo sát cho thấy, trước thử nghiệm, các đối tượng được khảo
sát đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý GDKNS cho SV Trường ĐHSP,
Đại học Huế chỉ ở mức Trung bình (ĐTB từ 3,00 đến 3,13; 2,6 ≤ ĐTB <
3,4). Sau thử nghiệm, các đối tượng được khảo sát đánh giá về tổ chức bộ
máy quản lý GDKNS cho SV Trường ĐHSP, Đại học Huế ở mức Khá trở
lên (một nội dung Khá: ĐTB = 4,13; và hai nội dung Tốt: ĐTB = 4,20 và
4,60).
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận về quản lý GDKNS cho SV đại học và thực trạng
quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế, để quản lý GDKNS cho SV Đại
học Huế trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi đề xuất hệ thống 07 biện pháp
đồng bộ gồm:
1) Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về vai
trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống trong bối cảnh
hiện nay.
2) Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý
giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên.
3) Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hoá
hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm sinh viên
Đại học Huế.
4) Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên qua hoạt động trải
nghiệm thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa Huế.
5) Phát triển cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên.
6) Phối hợp với các lực lượng ngoài Đại học Huế đóng trên địa bàn
trong việc giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên.
7) Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
sinh viên Đại học Huế.
Mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa riêng, và hợp thành hệ thống các
biện pháp. Chúng có mối liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động qua
lại, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau. Các biện pháp cần thực hiện đồng bộ
thì có khả năng nâng cao hiệu quả quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế.
Trong quá trình quản lý, tuỳ theo môi trường, thời điểm, điều kiện, từng
biện pháp có vị trí ưu tiên khác nhau, có thể sắp xếp thứ tự thực hiện các
biện pháp để đạt hiệu quả cao nhất.
Hệ thống các biện pháp được khảo sát và minh chứng là cấp thiết và
khả thi. Chúng tôi cũng đã tiến hành thử nghiệm Biện pháp 1 Nâng cao
nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về vai trò, tầm quan
23
trọng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay và
một số nội dung của Biện pháp 2 Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao
năng lực bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. Đối tượng
tham gia thử nghiệm Biện pháp 1 là 50 VCQL; CB đoàn thanh niên, hội
SV; GV; SV Trường ĐHSP, Đại học Huế và 15 CB của thành đoàn thành
phố Huế, tỉnh đoàn tình Thừa Thiên Huế; Công an thành phố Huế, Công
an tình Thừa Thiên Huế. Đối tượng tham gia thử nghiệm Biện pháp 2 là
03 VCQL của Đại học Huế, 07 VCQL và 05 GV tham gia giảng dạy KNS
của Trường ĐHSP, Đại học Huế.
Kết quả thử nghiệm cho thấy
- Đối với biện pháp 1: Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của
GDKNS cho SV Đại học Huế của VCQL; CB đoàn thanh niên, hội SV;
GV; SV; các lực lượng ngoài Đại học Huế tăng khi thực hiện các nội dung
ở biện pháp Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên
về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống trong
bối cảnh hiện nay.
- Đối với biện pháp 2: Bộ máy quản lý GDKNS của Trường ĐHSP,
Đại học Huế sẽ được hoàn thiện cơ chế phối hợp, đủ về cơ cấu, số lượng,
thành phần, đúng với quyền hạn, chức trách được giao khi thực hiện một
số nội dung ở biện pháp Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực
bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Khoá luậnđã bổ sung và phát triển lý luận về GDKNS, quản lý
GDKNS áp dụng đối với các chủ thể quản lý ở các trường đại học và đối
tượng quản lý là SV có những nét đặc thù riêng so với các cơ sở đào tạo
khác. Sử dụng tiếp cận chức năng quản lý để xây dựng khung lý thuyết về
nội dung quản lý GDKNS cho SV trường đại học phù hợp với đặc điểm
SV và môi trường nhà trường đại học.
Khoá luậnđã tiến hành khảo sát đánh giá được thực trạng GDKNS và
quản lý GDKNS cho SV trong các trường đại học thành viên Đại học Huế,
chỉ ra được những kết quả và tồn tại, những bất cập từ đó đề xuất các biện
pháp quản lý tốt hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện SV Đại học Huế, chuẩn bị cho SV hành trang bước vào cuộc
sống nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp trường đại học.
24
Trên cơ sở lý luận về quản lý GDKNS cho SV đại học và thực trạng
quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế, để quản lý GDKNS cho SV Đại
học Huế trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi đề xuất hệ thống 07 biện pháp
đồng bộ gồm: (1) Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh
viên về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống
trong bối cảnh hiện nay, (2) Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng
lực bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên, (3) Chỉ đạo hoàn
thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hoá hình thức tổ chức giáo
dục kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm sinh viên Đại học Huế, (4) Tổ
chức rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên qua hoạt động trải nghiệm thực
tiễn đời sống kinh tế
- xã hội - văn hóa Huế, (5) Phát triển cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ
giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên, (6) Phối hợp với các lực lượng ngoài
Đại học Huế đóng trên địa bàn trong việc giáo dục và quản lý giáo dục kỹ
năng sống cho sinh viên, và (7) Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế.
Mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa riêng, và hợp thành hệ thống các
biện pháp, có mối liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại, bổ
sung cho nhau, hỗ trợ nhau. Các biện pháp cần thực hiện đồng bộ thì có
khả năng nâng cao hiệu quả quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế. Trong
quá trình quản lý, tuỳ theo môi trường, thời điểm, điều kiện, từng biện pháp
có vị trí ưu tiên khác nhau, có thể sắp xếp thứ tự thực hiện các biện pháp
để đạt hiệu quả cao nhất.
Hệ thống các biện pháp được khảo sát và minh chứng là cấp thiết và
khả thi. Đề tài đã tiến hành thử nghiệm Biện pháp 1 Nâng cao nhận thức
cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của giáo
dục và rèn luyện kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay và một số nội dung
của Biện pháp 2 Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy
quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên.
Kết quả thử nghiệm cho thấy
- Đối với biện pháp 1: Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của
GDKNS cho SV Đại học Huế của VCQL; CB đoàn thanh niên, hội SV;
GV; SV; các lực lượng ngoài Đại học Huế tăng khi thực hiện các nội dung
ở biện pháp Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên
về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống trong
bối cảnh hiện nay.
25
- Đối với biện pháp 2: Bộ máy quản lý GDKNS của Trường ĐHSP,
Đại học Huế sẽ được hoàn thiện cơ chế phối hợp, đủ về cơ cấu, số lượng,
thành phần, đúng với quyền hạn, chức trách được giao khi thực hiện một
số nội dung ở biện pháp Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực
bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên.
Kết quả nghiên cứu thực tế về quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế
đã chứng minh được các giả thuyết nghiên cứu, làm rõ các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế trong giai đoạn
hiện nay.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cần ban hành các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện hoạt động
GDKNS cho SV trong các trường đại học.
Có bộ tiêu chí đánh giá cụ thể về mức độ thực hiện hoạt động GDKNS
cho sinh viên trong các trường đại học.
2.2. Đối với Đại học Huế
Sử dụng kết quả nghiên cứu của Khoá luậnđể nâng cao hiệu quả quản
lý GDKNS cho SV Đại học Huế.
Mở các lớp tập huấn về quản lý GDKNS cho các lực lượng GDKNS
ở các trường đại học thành viên để nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức
GDKNS cho lực lượng này.
Ban hành Quy định quản lý GDKNS cho SV trong toàn Đại học Huế.
Quy định cụ thể nội dung, chương trình GDKNS cho SV thông qua các
hoạt động ngoài giờ lên lớp của SV ở các trường đại học thành viên.
Ban hành kế hoạch chỉ đạo cụ thể và đánh giá thường xuyên hoạt động
GDKNS ở các trường đại học thành viên.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo về GDKNS trong các trường đại học.
Rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình của các đơn vị thực hiện tốt nội dung
này trong toàn Đại học Huế.
Có chế độ khen thưởng cho các tập thể, cá nhân của các trường đại học
thành viên thực hiện tốt công tác GDKNS.
2.3. Đối với các trường đại học thành viên Đại học Huế
Cụ thể hóa Quy định quản lý GDKNS cho SV trong toàn Đại học
Huế thành Quy định của đơn vị.
Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm
quan trọng của GDKNS cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
Hàng năm phải xây dựng kế hoạch GDKNS cho SV trong trường.

More Related Content

Similar to Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối Cảnh Hiện Nay

Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...HanaTiti
 
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...HanaTiti
 
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...nataliej4
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcDr ruan
 

Similar to Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối Cảnh Hiện Nay (20)

Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữLuận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
 
LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!
LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!
LV: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên khoa điều dưỡng, HAY!
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAYLuận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
 
Đề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCM
Đề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCMĐề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCM
Đề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCM
 
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba ĐìnhLuận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
 
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
 
bai mau luan van quan ly giao duc hoc vien chinh tri
bai mau luan van quan ly giao duc hoc vien chinh tribai mau luan van quan ly giao duc hoc vien chinh tri
bai mau luan van quan ly giao duc hoc vien chinh tri
 
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
 
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
 
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cầu đường, 9đ
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cầu đường, 9đQuá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cầu đường, 9đ
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cầu đường, 9đ
 
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOTĐề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối Cảnh Hiện Nay

  • 1. 1 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
  • 2. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Bên cạnh những thành tựu to lớn như sự phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học và truyền thông thì hiện nay nhân loại phải đối diện với nhiều thách thức: hoà nhập hay hoà tan; xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố quốc tế; sự gia tăng của khoảng cách giàu nghèo; hạn hán, lụt lội, thiên tai, biến đổi khí hậu; thế giới phẳng... Những thách thức ấy đòi hỏi thế hệ trẻ cần phải trang bị cho mình những KNS cần thiết để có thể chủ động sống và ứng phó một cách tích cực, hiệu quả trước những tình huống bất thường của cuộc sống. KNS chính là công cụ giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. SV là một lực lượng tiên tiến ở độ tuổi thanh niên, đang được học tập, đào tạo trong môi trường nhà trường đại học để trở thành những người lao động có trình độ cao trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Bối cảnh phát triển của xã hội hiện đại đang có nhiều tác động đa chiều đến tầng lớp học sinh, SV và đặt nhà trường trước yêu cầu phải tăng cường GDKNS để chuẩn bị tốt hành trang cho các em bước vào cuộc sống tự chủ, độc lập sau khi ra trường và ứng phó một cách chủ động với các tình huống bất thường của cuộc sống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thành công trong cuộc sống và công việc, kiến thức chuyên môn chỉ đóng vai trò khoảng 25%, còn những kỹ năng mềm (tức là KNS) được trang bị quyết định đến 75% [3]. Trong Diễn đàn Giáo dục Thế giới về giáo dục cho mọi người tại Senegan (2000), Chương trình hành động Dakar đã được đề xuất với 06 mục tiêu cơ bản, trong đó Mục tiêu 3 khẳng định: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục KNS phù hợp”; còn Mục tiêu 6 yêu cầu khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá KNS của người học. Như vậy, học KNS trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong KNS của người học [5, tr.9]. Quản lý GDKNS cho SV vì vậy trở thành một nội dung và nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể công tác quản lý của các trường đại học, bên cạnh các nhiệm vụ giáo dục và quản lý giáo dục đã thực hiện. Quản lý GDKNS cho SV là vấn đề mới mẻ, cần phải được các chủ thể quản lý của nhà trường nhận thức đầy đủ, từ đó có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đảm bảo các điều kiện triển khai các hoạt động GDKNS phù hợp với đ
  • 3. 3 điểm của SV và điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường để đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho SV. Đại học Huế là trung tâm giáo dục đại học của khu vực miền trung, là một trong ba đại học vùng lớn của đất nước có sứ mạng đào tạo nhân lực chất lượng cao và cung cấp các sản phẩm khoa học – công nghệ tiên tiến phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Trong những năm qua, SV Đại học Huế sau khi tốt nghiệp đã trở thành lực lượng lao động có trình độ cao trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi mau lẹ về kinh tế, khoa học, công nghệ do ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, sự va đập văn hóa của toàn cầu hóa, yêu cầu ngày càng cao về mục tiêu giáo dục đại học,… có rất nhiều thách thức đang được đặt ra đối với việc giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức, giá trị sống nói chung và quản lý GDKNS nói riêng cho SV Đại học Huế - một cơ sở giáo dục đại học nằm trên mảnh đất cố đô vốn có truyền thống và bề dày về văn hóa, lịch sử. Mặt khác, trên thực tế, GDKNS và quản lý GDKNS cũng chưa được các chủ thể quản lý nhận thức đầy đủ và thực hiện thường xuyên, thậm chí ở một số trường đại học thành viên chưa được tiến hành. Ở những trường đã thực hiện, quản lý GDKNS chỉ được xem là một nhiệm vụ quản lý lồng ghép vào các nhiệm vụ quản lý khác của Phòng Công tác SV hoặc của tổ chức Đoàn, Hội SV. Quản lý GDKNS cũng chưa được đưa vào trong các chương trình hành động và kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường cũng như kế hoạch giáo dục SV trong mỗi năm học. Trong các nghiên cứu đã có phần nhiều tập trung nghiên cứu về KNS, GDKNS, còn quản lý GDKNS còn là một mảnh đất chưa được khai thác sâu. Đã có một vài công trình nghiên cứu về quản lý GDKNS ở trình độ Khoá luậntiến sĩ, nhưng phạm vi giới hạn chỉ ở cấp phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở). Nghiên cứu quản lý GDKNS cho SV đại học, cụ thể là SV Đại học Huế là một chủ đề chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay” để nghiên cứu ở trình độ Khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục về quản lý GDKNS cho SV ở Đại học Huế, Khoá luậnđề xuất các biện pháp quản lý GDKNS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện SV, đáp ứng mục
  • 4. 4 tiêu đào tạo của nhà trường và yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu GDKNS cho SV trường đại học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý GDKNS là một nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể công tác quản lý giáo dục SV của nhà trường đại học. Tuy nhiên, quản lý GDKNS cho SV ở Đại học Huế chưa thật sự được nhận thức và thực hiện tốt, dẫn đến sự hạn chế và thiếu hụt về KNS của SV. Nghiên cứu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý GDKNS cho SV theo tiếp cận các chức năng quản lý cơ bản, tác động vào các khâu yếu đã phát hiện từ thực trạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi SV và các điều kiện thực tế của nhà trường, sẽ thúc đẩy các hoạt động GDKNS được triển khai hiệu quả, từ đó nâng cao KNS của SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý GDKNS cho SV trường đại học. - Khảo sát, đánh giá thực trạng KNS của SV, GDKNS và quản lý GDKNS cho SV ở các trường đại học thành viên Đại học Huế. - Đề xuất các biện pháp quản lý GDKNS cho SV các trường đại học thành viên Đại học Huế. - Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất và thực nghiệm hai biện pháp cụ thể. 5.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.2.1. Giới hạn về nội dung - Các KNS của SV tập trung vào các kỹ năng tâm lý – xã hội giúp SV đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. - Nghiên cứu tập trung tìm hiểu các hoạt động quản lý GDKNS theo tiếp cận các chức năng quản lý. - Biện pháp đề xuất dành cho các chủ thể quản lý trong nhà trường đại học theo yêu cầu phân cấp quản lý. 5.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được giới hạn tại 08 trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Huế (Trường ĐHSP, Trường Đại học Khoa học, Trường đại học Y Dược, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học
  • 5. 5 Nghệ thuật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Trường Đại học Luật). 5.2.3. Giới hạn đối tượng khảo sát - VCQL Cơ quan Đại học Huế, các trường đại học thành viên, Đại học Huế. - GV các trường đại học thành viên, Đại học Huế. - CB Đoàn thanh niên, hội SV các trường đại học thành viên Đại học Huế. - SV các trường đại học thành viên, Đại học Huế. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận 6.1.1. Tiếp cận giá trị Tiếp cận này đòi hỏi xem xét quản lý GDKNS trong quan hệ biện chứng với quản lý giáo dục giá trị sống, bởi vì giá trị sống là các giá trị bản chất tồn tại một cách khách quan, quyết định đến sự hình thành và thể hiện KNS của cá nhân. KNS là hình thức thể hiện bên ngoài giá trị sống. Tiếp cận này giúp cho việc luận giải mối quan hệ giữa giá trị sống và KNS trên bình diện lý thuyết được sáng tỏ hơn. Đồng thời, việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, cách thức thực hiện các biện pháp quản lý GDKNS cũng cần phải thể hiện được mối quan hệ gắn bó giữa nội dung và hình thức thể hiện này giữa giá trị sống và KNS. 6.1.2. Tiếp cận chức năng quản lý Tiếp cận chức năng quản lý (4 chức năng cơ bản: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo/ lãnh đạo; kiểm tra, đánh giá) sẽ là tiếp cận chính để xác định khung lý thuyết và nội dung quản lý GDKNS cho SV; trong đó, chức năng lãnh đạo/ chỉ đạo sẽ tập trung vào các nội dung chỉ đạo để vận hành các thành tố của quá trình GDKNS (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, các điều kiện, môi trường giáo dục,…); các chức năng quản lý khác vừa là tiền đề, vừa là phương thức hành động của các chủ thể quản lý của trường đại học nhằm quản lý tốt quá trình GDKNS cho SV. 6.1.3. Tiếp cận năng lực Kỹ năng thực chất là những biểu hiện thành phần cụ thể của năng lực. Năng lực sống của cá nhân được thể hiện qua các KNS cụ thể. Tiếp cận năng lực tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải về một số các vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm (KNS), xác định các KNS cụ thể của SV dựa trên các năng lực cốt lõi, xác định các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, đồng thời đề xuất nội dung, cách thức tác động của các biện pháp quản lý GDKNS cho SV theo định hướng hình thành và phát triển năng lực.
  • 6. 6 6.1.4. Tiếp cận quá trình giáo dục Xem xét vấn đề GDKNS cho SV trường đại học theo tiếp cận các thành tố của quá trình giáo dục, bao gồm từ mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, nhà giáo dục, người được giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ,… cho quá trình GDKNS đạt hiệu quả. Các thành tố này có mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ, ảnh hưởng lẫn nhau. Việc quản lý GDKNS cho SV ở Đại học Huế sẽ tác động quản lý trực tiếp các thành tố này của quá trình giáo dục. Tiếp cận quá trình giáo dục định hướng cho việc xác định nội dung chỉ đạo của chủ thể quản lý nhà trường đại học đối với thực hiện mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hệ thống tổ chức giáo dục, chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất, phối hợp các lực lượng giáo dục,… với tư cách là các thành tố của quá trình GDKNS. Tiếp cận quá trình cũng định hướng cho việc đề xuất các biện pháp quản lý tác động vào một số thành tố của quá trình giáo dục được coi là khâu yếu phát hiện từ thực trạng chỉ đạo GDKNS ở Đại học Huế. 6.1.5. Tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể Tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể xem xét GDKNS và quản lý GDKNS của trường đại học có mối quan hệ tương tác với các nội dung giáo dục toàn diện khác nhằm đạt được mục đích của hệ thống là phát triển toàn diện nhân cách và năng lực của SV, chuẩn bị hành trang cho SV bước vào cuộc sống xã hội sau khi ra trường. Đồng thời, tiếp cận hệ thống/ chỉnh thể cũng xem xét các hoạt động quản lý GDKNS cho SV trong các đại học thành viên Đại học Huế trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố khách quan (môi trường sống, môi trường sư phạm của trường đại học, môi trường giáo dục gia đình) và các yếu tố chủ quan thuộc về các trường đại học (nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên các trường đại học, phương pháp dạy và học trong nhà trường đại học, sự tự giáo dục, tự rèn luyện của SV). 6.1.6. Tiếp cận phức hợp liên ngành Cách tiếp cận này đòi hỏi việc nghiên cứu hoạt động GDKNS và QLGDKNS cho SV trong các trường đại học thành viên Đại học Huế trong bối cảnh ngày nay dựa trên nhiều quan điểm, lý thuyết khác nhau, sử dụng tri thức khoa học liên ngành như Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục học, Khoa học quản lý giáo dục, các lý thuyết quản lý giáo dục trong nhà trường đại học. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến GDKNS, quản lý GDKNS cho SV trường đại học; phân tích, tổng hợp, hệ thống
  • 7. 7 hoá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, những tư liệu, tài liệu lý luận về quản lý giáo dục, quản lý GDKNS cho SV đại học, những kết quả nghiên cứu lý thuyết về GDKNS, quản lý GDKNS cho SV các trường đại học để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. - Tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trong các chuyên khảo, các bài báo khoa học, các tạp chí chuyên ngành… liên quan đến đề tài nghiên cứu để hình thành tổng quan nghiên cứu vấn đề, hoàn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài. 6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn * Phương pháp điều tra viết Lập các phiếu hỏi với những nội dung cần khảo sát về thực trạng KNS, GDKNS và quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế nhằm xác định, thu thập thông tin về thực trạng KNS, GDKNS và quản lý GDKNS cho SV đại học. Các đối tượng điều tra gồm GV, SV và CB quản lý, CB đoàn thể các trường đại học thành viên Đại học Huế. * Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động dạy và học KNS; các hoạt động của chủ thể quản lý khi tổ chức các hoạt động GDKNS thông qua đó đánh giá trình độ và năng lực GDKNS, quản lý GDKNS của các chủ thể có liên quan ở các trường đại học thành viên Đại học Huế. * Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Trao đổi, tọa đàm với một số chuyên gia (các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học am hiểu về đề tài nghiên cứu) nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Phương pháp cũng được sử dụng để trưng cầu ý kiến, đánh giá nhận thức về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất. * Phương pháp phỏng vấn Phương pháp được thực hiện nhằm tìm hiểu và bổ sung đánh giá thực trạng, nguyên nhân về thực trạng GDKNS và quản lý GDKNS cho SV và tìm hiểu quan điểm của các đối tượng được phỏng vấn về GDKNS, quản lý GDKNS cho SV. Phương pháp được thực hiện chủ yếu với các nhà quản lý và SV ở Đại học Huế. * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm của các trường đại học thành viên Đại học Huế trong thực tiễn giáo dục và quản lý GDKNS cho SV trong những năm qua nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề mà đề tài nghiên cứu.
  • 8. 8 * Phương pháp thử nghiệm Thử nghiệm hai biện pháp để minh chứng khẳng định tính khoa học, phù hợp và khả thi của các giải pháp đề tài Khoá luậnđã đề xuất. 6.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng thống kê toán học, phần mềm SPSS để nhập và xử lý số liệu, lập bảng, biểu để phân tích và đưa ra kết luận của các kết quả nghiên cứu. 7. Những luận điểm bảo vệ 7.1. GDKNS, QLGDKNS là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của các lực lượng giáo dục và chủ thể quản lý giáo dục trong nhà trường đại học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho SV trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển hiện nay. Tiếp cận theo chức năng quản lý cơ bản sẽ xác định được nội dung lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDKNS phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và hoạt động học tập của SV đại học. 7.2. Quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế đã được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên còn nhiều bất cập về nhận thức, về tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp, về chỉ đạo thực hiện và điều kiện hỗ trợ dẫn đến chất lượng và hiệu quả GDKNS chưa cao. Nghiên cứu phát hiện ra các hạn chế này và nhận diện rõ nguyên nhân sẽ tạo cơ sở thực tiễn phù hợp cho việc đề xuất các biện pháp. 7.3. Các biện pháp quản lý GDKNS cho SV hướng vào giải quyết các bất cập từ thực trạng, tác động vào các mặt: tổ chức nâng cao nhận thức, hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý, chỉ đạo đổi mới và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục, tổ chức rèn luyện KNS cho SV qua trải nghiệm thực tiễn, phát triển các điều kiện hỗ trợ, phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường sẽ có tác động quyết định đến kết quả GDKNS cho SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay. 8. Đóng góp mới của luận án - Bổ sung và cụ thể hóa lý luận về GDKNS, quản lý GDKNS áp dụng đối với các chủ thể trong hệ thống phân cấp quản lý của trường đại học, là cơ sở giáo dục trình độ cao có những đặc trưng riêng so với các cơ sở giáo dục khác. - Xác định được khung 12 KNS cần thiết, phù hợp với đặc điểm SV và môi trường học tập ở đại học. Cụ thể hóa những nội dung về lập kế
  • 9. 9 hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS dựa trên tiếp cận chức năng quản lý cơ bản phù hợp với chủ thể quản lý nhà trường đại học và đối tượng quản lý là SV. - Chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu thông qua khảo sát, phân tích thực trạng GDKNS và quản lý GDKNS cho SV của Đại học Huế, rõ nhất là một số điểm yếu về nhận thức, xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS. - Đề xuất được 07 biện pháp dành cho các chủ thể trong hệ thống phân cấp quản lý GDKNS của Đại học Huế, có phân tích cụ thể về mục tiêu, nội dung, cách thức, điều kiện thực hiện mỗi biện pháp, để chuyển giao thực hiện trong thực tiễn quản lý GDKNS cho SV. 9. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, Khoá luậnđược cấu trúc thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học trong bối cảnh hiện nay. Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế. Chương 3. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống 1.1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Xu hướng thứ nhất là những nghiên cứu lý luận về KNS Dựa trên các nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên, một xu hướng nghiên cứu mang tính thiết thực nhất được nhiều nhà khoa học quan tâm nhiều, đó là xây dựng và đánh giá hiệu quả các chương trình GDKNS 1.1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước Thứ nhất là những nghiên cứu lý luận cốt lõi về KNS và GDKNS Xu hướng nghiên cứu thứ hai là tìm hiểu thực trạng KNS của các đối tượng và thực trạng công tác GDKNS ở các cơ sở giáo dục Xu hướng thứ ba là xây dựng những chương trình GDKNS cho học sinh và SV
  • 10. 10 Xu hướng thứ tư là những nghiên cứu về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDKNS cho học sinh, SV 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống 1.1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Thứ nhất, quản lý GDKNS có quan hệ mật thiết với quản lý huấn luyện kỹ năng sống cho người lao động Thứ hai, phối hợp quản lý GDKNS Thứ ba, nghiên cứu quản lý GDKNS ở các khía cạnh cụ thể như chỉ đạo, định hướng về nội dung, chương trình; tổ chức triển khai thực hiện các chương trình KNS 1.1.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước Cũng giống như ở nước ngoài, nếu như những nghiên cứu về KNS và GDKNS khá phong phú và đa dạng thì quản lý GDKNS là hướng nghiên cứu chưa được tiến hành nhiều. Các khía cạnh của quản lý GDKNS chủ yếu được đề cập đến trong nội dung các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDKNS ở một số nghiên cứu. 1.1.3. Đánh giá chung 1.1.3.1. Những vấn đề còn chưa được đề cập nghiên cứu Việc nghiên cứu về KNS và GDKNS đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thấy rõ tầm quan trọng của việc GDKNS cho học sinh, SV và đã ứng dụng các chương trình GDKNS trong thực tiễn. Việc quản lý GDKNS để đem lại hiệu quả cao trong công tác này cũng đã được chú ý. Tuy nhiên, trong tương quan chung, những nghiên cứu về quản lý GDKNS cho SV đại học vẫn chưa được tiến hành nhiều so với những nghiên cứu về KNS và GDKNS. Đặc biệt ở Việt Nam, những nghiên cứu về lĩnh vực này còn khá ít ỏi. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc tiến hành nghiên cứu “quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế” càng có ý nghĩa cấp thiết. 1.1.3.2. Những vấn đề cần được tập trung nghiên cứu giải quyết tiếp theo (i) Giải quyết mục đích nghiên cứu: Khoá luậnsẽ tiến hành nghiên cứu lý luận, thực tiễn giáo dục và quản lý GDKNS cho SV ở Đại học Huế, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý GDKNS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện SV, đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường và yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
  • 11. 11 (ii) Giải quyết các nội dung nghiên cứu cụ thể: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý GDKNS cho SV trường đại học. - Khảo sát, đánh giá thực trạng KNS của SV, GDKNS và quản lý GDKNS cho SV ở các trường đại học thành viên Đại học Huế. - Đề xuất các biện pháp quản lý GDKNS cho SV các trường đại học thành viên Đại học Huế. - Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất và thực nghiệm một biện pháp cụ thể (iii) Giải quyết luận điểm cơ bản của vấn đề nghiên cứu gồm: - Khẳng định GDKNS, QLGDKNS là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của các lực lượng giáo dục và chủ thể quản lý giáo dục trong nhà trường đại học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho SV trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển hiện nay. Tiếp cận theo chức năng quản lý cơ bản sẽ xác định được nội dung lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDKNS phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và hoạt động học tập của SV đại học. - Quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế đã được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên còn nhiều bất cập về nhận thức, về tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp, về chỉ đạo thực hiện và điều kiện hỗ trợ dẫn đến chất lượng và hiệu quả GDKNS chưa cao. Nghiên cứu phát hiện ra các hạn chế này và nhận diện rõ nguyên nhân sẽ tạo cơ sở thực tiễn phù hợp cho việc đề xuất các biện pháp. - Các biện pháp quản lý GDKNS cho SV hướng vào giải quyết các bất cập từ thực trạng, tác động vào các mặt: tổ chức nâng cao nhận thức, hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý, chỉ đạo đổi mới và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục, tổ chức rèn luyện KNS cho SV qua trải nghiệm thực tiễn, phát triển các điều kiện hỗ trợ, phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường sẽ có tác động quyết định đến kết quả GDKNS cho SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay. 1.2. Bối cảnh hiện nay và những tác động đến kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học 1.2.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.2.2. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 1.2.3. Đổi mới giáo dục đại học 1.3. Kĩ năng sống của sinh viên đại học 1.3.1. Khái niệm kỹ năng sống KNS là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Là khả năng
  • 12. 12 chuyển đổi kiến thức (ta có gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cư xử như thế nào hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (cần làm gì và làm như thế nào). 1.3.2. Mối quan hệ giữa kỹ năng sống và giá trị sống 1.3.3. Đặc điểm sinh viên đại học 1.3.3.1. Sinh viên Từ các cách tiếp cận trên, chúng tôi cho rằng: SV là những thanh niên ở lứa tuổi từ 17 - 25, đang trưởng thành về mặt xã hội, chín muồi về thể lực, định hình về nhân cách, say mê học tập, nghiên cứu và đang chuẩn bị cho mình một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định trong xã hội. 1.3.3.2. Đặc điểm phát triển sinh lý, thể lực 1.3.3.3. Đặc điểm phát triển tâm lý 1.3.3.4. Đặc điểm phát triển xã hội 1.3.3.5. Kỹ năng sống của sinh viên đại học (1) kỹ năng tự nhận thức, (2) kỹ năng làm chủ và tự chịu trách nhiệm, (3) kỹ năng giao tiếp, (4) kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác, (5) kỹ năng thuyết trình, (6) kỹ năng tư duy sáng tạo, (7) kỹ năng tạo động lực cho bản thân, (8) kỹ năng học tập, nghiên cứu khoa học và tự học, (9) kỹ năng giải tỏa stress trong học tập, nghiên cứu (10) kỹ năng phục vụ cộng đồng, (11) kỹ năng quản lý cuộc sống cá nhân, (12) kỹ năng tìm việc làm, khởi nghiệp. 1.4. Giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học 1.4.1. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống GDKNS là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có khoa học của nhà giáo dục nhằm giúp người học biết cách chuyển dịch kiến thức, thái độ, giá trị thành hành động thực tế một cách tích cực và mang tính chất xây dựng. GDKNS có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của người học từ thói quen thụ động có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng của cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội. 1.4.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học 1.4.2.1.Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội 1.4.2.2. Giáo dục kỹ năng sống được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học 1.4.2.3. Giáo dục kỹ năng sống góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường đại học
  • 13. 13 1.4.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học (1) Giáo dục kỹ năng tự nhận thức. (2) Giáo dục kỹ năng làm chủ và tự chịu trách nhiệm. (3) Giáo dục kỹ năng giao tiếp. (4) Giáo dục kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác. (5) Giáo dục kỹ năng thuyết trình. (6) Giáo dục kỹ năng tư duy sáng tạo. (7) Giáo dục kỹ năng tạo động lực cho bản thân. (8) Giáo dục kỹ năng học tập, nghiên cứu khoa học và tự học. (9) Giáo dục kỹ năng giải tỏa stress trong học tập, nghiên cứu. (10) Giáo dục kỹ năng phục vụ cộng đồng. (11) Giáo dục kỹ năng quản lý cuộc sống cá nhân. (12) Giáo dục kỹ năng tìm việc làm, khởi nghiệp. 1.4.4. Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học - Thông qua dạy học các môn học trong chương trình đào tạo chính khóa - Thông qua môn học KNS chính khóa của trường - Thông qua các hoạt động ngoại khóa - Thông qua các hoạt động xã hội. - Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ của trường - Thông qua các khóa tập huấn của trường/ khoa - Thông qua hình thức tự giáo dục của cá nhân SV - Thông qua hoạt động trải nghiệm (HĐTN) của SV 1.4.5. Cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học 1.4.6. Các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học 1.5. Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học 1.5.1. Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng sống Quản lý GDKNS trong nhà trường được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động GDKNS của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh đã đề ra.
  • 14. 14 1.5.2. Các chủ thể quản lý trong hệ thống phân cấp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên ở trường đại học 1.5.3. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học 1.5.3.1. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Lập kế hoạch là quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực để triển khai các hoạt động một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu giáo dục. 1.5.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho SV trong các trường đại học là sắp xếp, phân phối nguồn nhân lực tham gia GDKNS một cách khoa học và hợp lý. 1.5.4. Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên ❖ Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS cho SV ❖ Chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV ❖ Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ GDKNS cho SV ❖ Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho SV 1.5.4.1.Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 1.6.Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 1.6.1. Yếu tố khách quan 1.6.1.1. Môi trường sống ❖ Môi trường tự nhiên ❖ Môi trường văn hóa, xã hội ❖ Môi trường công nghệ 1.6.1.2. Môi trường sư phạm của trường đại học ❖ Văn hóa nhà trường ❖ Môi trường vật chất ❖ Môi trường tâm lí - xã hội: 1.6.1.3. Môi trường giáo dục gia đình 1.6.2. Yếu tố chủ quan 1.6.2.1. Nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên các trường đại học 1.6.2.2. Phương pháp dạy và học trong nhà trường đại học 1.6.2.3. Sự tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên
  • 15. 15 Kết luận chương 1 Trên cơ sở các nghiên cứu ở nước ngoài, những nghiên cứu ở Việt Nam và trên cơ sở phân tích đặc điểm SV trong các trường đại học, có thể khẳng định: - GDKNS cho SV trường đại học có vai trò quan trọng trọng việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội; GDKNS được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở đào tạo và GDKNS góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường đại học. - Các công trình và đề tài khoa học tập trung nghiên cứu về GDKNS, quản lý GDKNS nói chung hoặc chuyên sâu trên từng lĩnh vực, từng đối tượng nhưng các nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quản lý GDKNS cho SV trong các trường đại học chưa được tiến hành nhiều. - Trên cơ sở tiếp cận KNS là năng lực tâm lí- xã hội của mỗi cá nhân - có tính đến các đặc điểm SV đại học, nội dung GDKNS cho SV đại học bao gồm 12 KNS cốt lõi sau: (1) kỹ năng tự nhận thức, (2) kỹ năng làm chủ và tự chịu trách nhiệm, (3) kỹ năng giao tiếp, (4) kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác, (5) kỹ năng thuyết trình, (6) kỹ năng tư duy sáng tạo, (7) kỹ năng tạo động lực cho bản thân, (8) kỹ năng học tập, nghiên cứu khoa học và tự học, (9) kỹ năng giải tỏa stress trong học tập, nghiên cứu (10) kỹ năng phục vụ cộng đồng, (11) kỹ năng quản lý cuộc sống cá nhân, (12) kỹ năng tìm việc làm, khởi nghiệp. - Quản lý GDKNS cho SV trong các trường đại học bao gồm 04 nội dung cơ bản sau: (1) Lập kế hoạch GDKNS cho SV; (2) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động GDKNS cho SV; (3) Chỉ đạo thực hiện GDKNS cho SV, bao gồm (i) Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS cho SV, (ii) Chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV, (iii) Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ GDKNS cho SV, và (iv) Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho SV; (4) Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho SV. - Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý GDKNS cho SV bao gồm: (1) môi trường sống (môi trường tự nhiên; môi trường văn hóa xã hội; môi trường công nghệ); (2) môi trường sư phạm của trường đại học (văn hóa nhà trường; môi trường vật chất; môi trường tâm lý – xã hội); (3) môi trường giáo dục gia đình; (4) nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên các trường đại học; (5) phương pháp dạy và học trong nhà trường đại học; và (6) sự tự giáo dục, tự rèn luyện của SV.
  • 16. 16 . CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ 2.1. Khái quát về Đại học Huế 2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Giai đoạn 1: Xây dựng bảng hỏi 2.2.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thử 2.2.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức 2.2.4. Giai đoạn 4: Phỏng vấn sâu 2.2.5. Giai đoạn 5: Phân tích và xử lý số liệu 2.3. Thực trạng kỹ năng sống của sinh viên Đại học Huế Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung các đối tượng khảo sát đều cho rằng KNS của SV Đại học Huế là chưa tốt. 2.4. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế 2.4.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế 2.4.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc GDKNS cho sinh viên Đại học Huế
  • 17. 17 2.4.1.2. Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Biểu đồ 2.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của GDKNS cho sinh viên Đại học Huế 2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung hầu hết các nội dung GDKNS cho SV đều được tiến hành chưa thường xuyên. VCQL, GV, CB đoàn, hội cũng như SV đánh giá ở mức thấp nhất. 2.4.3. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống 2.4.3.1. Thực trạng mức độ thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Kết quả khảo sát cho thấy, Đại học Huế đã sử dụng khá nhiều phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV; trong đó, phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV Đại học Huế được VCQL, GV, CB đoàn, hội cũng như SV đánh giá thực hiện thường xuyên nhất là Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ của trường. 2.4.3.2. Thực trạng kết quả sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Mặc dù có nhiều phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV, nhưng hiệu quả chỉ ở mức thấp, việc tổ chức GDKNS cho SV của Đại học Huế nhìn chung mới chỉ dừng lại ở mức độ để biết, còn việc vận dụng, thực hành, áp dụng vào thực tiễn thì chưa được như mong muốn. 2.4.4. Thực trạng cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện giáo dục kỹ năng sống Cả 2 đối tượng được khảo sát đều đánh giá cơ sở vật chất, các điều kiện thực hiện GDKNS cho SV tại Đại học Huế là chưa tốt.
  • 18. 18 2.4.5. Thực trạng các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng sống Kết quả khảo sát cho thấy, theo đánh giá của VCQL, GV, CB đoàn, hội và SV thì nhóm các chủ thể ít tham gia GDKNS cho SV Đại học Huế là CB quản lý, lãnh đạo các khoa, phòng/ ban (ĐTB = 2,87; ĐLC = 0,79); và Ban giám hiệu trường (ĐTB = 2,87; ĐLC = 0,94). 2.5. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho SV Đại học Huế 2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống Thực tế ở Đại học Huế cũng cho thấy, công tác lập kế hoạch GDKNS cho SV chưa thực sự được lãnh đạo các cấp quan tâm. 2.5.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống Trong những năm gần đây, công tác này đang được Đại học Huế quan tâm thực hiện và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động GDKNS cho SV Đại học Huế vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế (ĐTB = 3,08; ĐLC = 0,79 và ĐTB = 3,31; ĐLC = 0,88). 2.5.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống ❖ Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS KQ khảo sát cho thấy công tác này đang được thực hiện chưa tốt. ❖ Chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS Kết quả khảo sát từ VCQL, GV, CB đoàn, hội và SV Đại học Huế cho thấy, công tác chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV Đại học Huế được thực hiện chưa tốt. ❖ Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ GDKNS Công tác chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ GDKNS cho SV Đại học Huế được thực hiện chưa tốt. ❖ Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS Kết quả khảo sát từ VCQL, GV, CB đoàn, hội và SV Đại học Huế cho thấy, công tác chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho SV Đại học Huế được thực hiện chưa tốt. 2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống Kết quả khảo sát cho thấy, công tác này đang được thực hiện chưa tốt tại Đại học Huế (ĐTB = 3,17; ĐLC = 0,78 và ĐTB = 3,26; ĐLC = 0,72). 2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố mà chúng tôi đưa ra đều được VCQL, GV, CB Đoàn và SV đánh giá có ảnh hưởng khá cao đến quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế.
  • 19. 19 2.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lí giáo dục kỹ năng sống cho cho sinh viên Đại học Huế 2.7.1. Những mặt mạnh 2.7.2. Những mặt yếu, hạn chế 2.7.3. Nguyên nhân 2.7.3.1. Nguyên nhân khách quan 2.7.3.2. Nguyên nhân chủ quan Kết luận Chương 2 KNS của SV Đại học Huế nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển toàn diện của mục tiêu giáo dục đại học. Nguyên nhân chính là do công tác GDKNS, quản lý GDKNS cho SV tại Đại học Huế được thực hiện chưa tốt. Cụ thể như sau: Việc GDKNS cho SV Đại học Huế chủ yếu được thực hiện thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ của trường. Các phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV Đại học Huế cũng được thực hiện chưa tốt. Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư, nhưng nhìn chung cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động GDKNS cho SV Đại học Huế là chưa đảm bảo. Chưa có sự chia sẻ và tham gia của nhiều lực lượng (các chủ thể) trong GDKNS cho SV, lực lượng tham gia GDKNS cho SV Đại học Huế chủ yếu là Đoàn thanh niên, Hội SV. Mặc dù đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của GDKNS trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường đại học trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên vẫn còn không ít VCQL, GV, CB đoàn, hội, cũng như SV chưa có nhận thức một cách đầy đủ, cụ thể về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội, đối với việc đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học, và đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường đại học. Quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác lập kế hoạch; tổ chức bộ máy quản lý GDKNS; chỉ đạo thực hiện GDKNS; và kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho SV. Thực trạng trên đòi hỏi, cần thiết phải xây dựng các biện pháp quản lý GDKNS cho SV nhằm nâng cao hiệu quả GDKNS cho SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay.
  • 20. 20 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 3.1. Định hướng đề xuất các biện pháp 3.1.1. Định hướng đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam 3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục của Đại học Huế 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.2.1. Đảm bảo tính mục đích 3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi 3.3. Các biện pháp đề xuất 3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay 3.3.2. Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 3.3.3. Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hoá hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm sinh viên Đại học Huế 3.3.4. Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa Huế 3.3.5. Phát triển cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 3.3.6. Phối hợp với các lực lượng ngoài Đại học Huế đóng trên địa bàn trong việc giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 3.3.7. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế 3.3.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp có tính tương quan thuận chặt chẽ với nhau, các biện pháp đề xuất là cấp thiết và khả thi. Do đó, có thể triển khai áp dụng để nâng cao hiệu quả quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế. 3.5. Thử nghiệm biện pháp 3.5.1. Cơ sở lựa chọn biện pháp thử nghiệm 3.5.2. Mục đích thử nghiệm 3.5.3. Giả thuyết thử nghiệm 3.5.4. Đối tượng và phạm vi thử nghiệm
  • 21. 21 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay Thử nghiệm được tiến hành với sự tham gia của: - 50 VCQL; CB đoàn thanh niên, hội SV; GV; SV Trường ĐHSP - Đại học Huế. - 15 CB của Thành đoàn Thành phố Huế, Tỉnh Đoàn tình Thừa Thiên Huế; Công an thành phố Huế, Công an tình Thừa Thiên Huế. Biện pháp 2: Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Biện pháp 2 chúng tôi chỉ giới hạn thử nghiệm nội dung 1 “Hoàn thiện cơ chế phối hợp bộ máy quản lý GDKNS cho SV Trường ĐHSP - Đại học Huế”. Phương pháp đánh giá biện pháp thử nghiệm Để đánh giá sự tác động của các biện pháp, chúng tôi sử dụng phương pháp thử nghiệm không có nhóm đối chứng. 3.5.5. Tiến trình thử nghiệm Thử nghiệm được tiến hành tại Trường ĐHSP - Đại học Huế, Thành đoàn Thành phố Huế, Tỉnh Đoàn Tình Thừa Thiên Huế; Công an Thành phố Huế, Công an Tình Thừa Thiên Huế. Thời gian tiến hành từ tháng 09/2016 đến tháng 03/2017. 3.5.6. Kết quả thử nghiệm và nhận định, đánh giá Kết quả thử nghiệm biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay Từ những kết quả đánh giá khách quan bằng phiếu khảo sát, kết hợp với phỏng vấn, có thể khẳng định rằng: việc tổ chức cho VCQL học tập, nghiên cứu Nghị quyết, các văn bản chỉ thị của các cấp, văn kiện của Đảng, Nhà nước một cách sâu sắc về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại ngày nay; việc tổ chức các buổi tọa đàm với chuyên đề về KNS và GDKNS cho GV, SV; việc chỉ đạo CB đoàn thanh niên - hội SV phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, để tổ chức các hoạt động GDKNS của SV; việc phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, lồng ghép các văn bản, các quy định nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của GDKNS trong Tuần sinh hoạt công dân, học sinh, SV đầu năm học có tác động tích đến việc nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của GDKNS cho SV Đại học Huế. Kết quả thử nghiệm biện pháp 2: Hoàn thiện cơ chế phối hợp bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
  • 22. 22 Kết quả khảo sát cho thấy, trước thử nghiệm, các đối tượng được khảo sát đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý GDKNS cho SV Trường ĐHSP, Đại học Huế chỉ ở mức Trung bình (ĐTB từ 3,00 đến 3,13; 2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Sau thử nghiệm, các đối tượng được khảo sát đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý GDKNS cho SV Trường ĐHSP, Đại học Huế ở mức Khá trở lên (một nội dung Khá: ĐTB = 4,13; và hai nội dung Tốt: ĐTB = 4,20 và 4,60). Kết luận chương 3 Trên cơ sở lý luận về quản lý GDKNS cho SV đại học và thực trạng quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế, để quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi đề xuất hệ thống 07 biện pháp đồng bộ gồm: 1) Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay. 2) Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. 3) Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hoá hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm sinh viên Đại học Huế. 4) Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa Huế. 5) Phát triển cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. 6) Phối hợp với các lực lượng ngoài Đại học Huế đóng trên địa bàn trong việc giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. 7) Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế. Mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa riêng, và hợp thành hệ thống các biện pháp. Chúng có mối liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau. Các biện pháp cần thực hiện đồng bộ thì có khả năng nâng cao hiệu quả quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế. Trong quá trình quản lý, tuỳ theo môi trường, thời điểm, điều kiện, từng biện pháp có vị trí ưu tiên khác nhau, có thể sắp xếp thứ tự thực hiện các biện pháp để đạt hiệu quả cao nhất. Hệ thống các biện pháp được khảo sát và minh chứng là cấp thiết và khả thi. Chúng tôi cũng đã tiến hành thử nghiệm Biện pháp 1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về vai trò, tầm quan
  • 23. 23 trọng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay và một số nội dung của Biện pháp 2 Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. Đối tượng tham gia thử nghiệm Biện pháp 1 là 50 VCQL; CB đoàn thanh niên, hội SV; GV; SV Trường ĐHSP, Đại học Huế và 15 CB của thành đoàn thành phố Huế, tỉnh đoàn tình Thừa Thiên Huế; Công an thành phố Huế, Công an tình Thừa Thiên Huế. Đối tượng tham gia thử nghiệm Biện pháp 2 là 03 VCQL của Đại học Huế, 07 VCQL và 05 GV tham gia giảng dạy KNS của Trường ĐHSP, Đại học Huế. Kết quả thử nghiệm cho thấy - Đối với biện pháp 1: Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDKNS cho SV Đại học Huế của VCQL; CB đoàn thanh niên, hội SV; GV; SV; các lực lượng ngoài Đại học Huế tăng khi thực hiện các nội dung ở biện pháp Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay. - Đối với biện pháp 2: Bộ máy quản lý GDKNS của Trường ĐHSP, Đại học Huế sẽ được hoàn thiện cơ chế phối hợp, đủ về cơ cấu, số lượng, thành phần, đúng với quyền hạn, chức trách được giao khi thực hiện một số nội dung ở biện pháp Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Khoá luậnđã bổ sung và phát triển lý luận về GDKNS, quản lý GDKNS áp dụng đối với các chủ thể quản lý ở các trường đại học và đối tượng quản lý là SV có những nét đặc thù riêng so với các cơ sở đào tạo khác. Sử dụng tiếp cận chức năng quản lý để xây dựng khung lý thuyết về nội dung quản lý GDKNS cho SV trường đại học phù hợp với đặc điểm SV và môi trường nhà trường đại học. Khoá luậnđã tiến hành khảo sát đánh giá được thực trạng GDKNS và quản lý GDKNS cho SV trong các trường đại học thành viên Đại học Huế, chỉ ra được những kết quả và tồn tại, những bất cập từ đó đề xuất các biện pháp quản lý tốt hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện SV Đại học Huế, chuẩn bị cho SV hành trang bước vào cuộc sống nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp trường đại học.
  • 24. 24 Trên cơ sở lý luận về quản lý GDKNS cho SV đại học và thực trạng quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế, để quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi đề xuất hệ thống 07 biện pháp đồng bộ gồm: (1) Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay, (2) Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên, (3) Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hoá hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm sinh viên Đại học Huế, (4) Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa Huế, (5) Phát triển cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên, (6) Phối hợp với các lực lượng ngoài Đại học Huế đóng trên địa bàn trong việc giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên, và (7) Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế. Mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa riêng, và hợp thành hệ thống các biện pháp, có mối liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau. Các biện pháp cần thực hiện đồng bộ thì có khả năng nâng cao hiệu quả quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế. Trong quá trình quản lý, tuỳ theo môi trường, thời điểm, điều kiện, từng biện pháp có vị trí ưu tiên khác nhau, có thể sắp xếp thứ tự thực hiện các biện pháp để đạt hiệu quả cao nhất. Hệ thống các biện pháp được khảo sát và minh chứng là cấp thiết và khả thi. Đề tài đã tiến hành thử nghiệm Biện pháp 1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay và một số nội dung của Biện pháp 2 Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. Kết quả thử nghiệm cho thấy - Đối với biện pháp 1: Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDKNS cho SV Đại học Huế của VCQL; CB đoàn thanh niên, hội SV; GV; SV; các lực lượng ngoài Đại học Huế tăng khi thực hiện các nội dung ở biện pháp Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay.
  • 25. 25 - Đối với biện pháp 2: Bộ máy quản lý GDKNS của Trường ĐHSP, Đại học Huế sẽ được hoàn thiện cơ chế phối hợp, đủ về cơ cấu, số lượng, thành phần, đúng với quyền hạn, chức trách được giao khi thực hiện một số nội dung ở biện pháp Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu thực tế về quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế đã chứng minh được các giả thuyết nghiên cứu, làm rõ các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế trong giai đoạn hiện nay. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Cần ban hành các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện hoạt động GDKNS cho SV trong các trường đại học. Có bộ tiêu chí đánh giá cụ thể về mức độ thực hiện hoạt động GDKNS cho sinh viên trong các trường đại học. 2.2. Đối với Đại học Huế Sử dụng kết quả nghiên cứu của Khoá luậnđể nâng cao hiệu quả quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế. Mở các lớp tập huấn về quản lý GDKNS cho các lực lượng GDKNS ở các trường đại học thành viên để nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức GDKNS cho lực lượng này. Ban hành Quy định quản lý GDKNS cho SV trong toàn Đại học Huế. Quy định cụ thể nội dung, chương trình GDKNS cho SV thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp của SV ở các trường đại học thành viên. Ban hành kế hoạch chỉ đạo cụ thể và đánh giá thường xuyên hoạt động GDKNS ở các trường đại học thành viên. Tổ chức các hội nghị, hội thảo về GDKNS trong các trường đại học. Rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình của các đơn vị thực hiện tốt nội dung này trong toàn Đại học Huế. Có chế độ khen thưởng cho các tập thể, cá nhân của các trường đại học thành viên thực hiện tốt công tác GDKNS. 2.3. Đối với các trường đại học thành viên Đại học Huế Cụ thể hóa Quy định quản lý GDKNS cho SV trong toàn Đại học Huế thành Quy định của đơn vị. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDKNS cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Hàng năm phải xây dựng kế hoạch GDKNS cho SV trong trường.