SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC - TỔ NGỮ VĂN
DỰ ÁN ƯƠM MẦM MƠ ƯỚC
SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH
TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Thanh (Lớp 11A5)
Bùi Thanh Ngọc (Lớp 11A5)
1
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
NĂM HỌC 2016-2017
2
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
MỤC LỤC
3
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
CHƯƠNG MỘT: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. Lí do chọn đề tài:
Thời trung học phổ thông không chỉ mang cho ta những hoài niệm khó phai của
thời áo trắng ngây thơ mà còn mang đến cho ta sự trưởng thành trong thể xác lẫn suy
nghĩ. Ở cái tuổi này chúng ta phải đứng giữa nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp, rối bời
trước hàng trăm câu hỏi rằng : Mình phù hợp với ngành nghề gì? Mình có năng lực
trong những lĩnh vực nào? Liệu rằng khi học xong có thể xin được việc làm hay
không? Làm sao để không chọn sai nghề? Tương lai có cho mình cơ hội làm việc trong
ngành nghề mà mình yêu thích hay không?... Đó là những câu hỏi ta thường đặt ra để
chuẩn bị rẽ bước sang cánh cổng của tương lai và đây cũng là lúc chúng ta rời xa cái
tuổi học trò, rời xa sự bao bọc che chở của gia đình và thầy cô để bắt đầu một cuộc
sống mới – một cuộc sống tự lập hoàn toàn.
Để xoay sở, chi tiêu cho cuộc sống tự lập ấy, trước hết ta cần phải có một nghề
nghiệp trong tay và chính cái nghề ấy sẽ theo ta suốt đời. Nó sẽ nuôi sống chính bản
thân ta trong guồng quay tấp nập bộn bề lo toan của cuộc sống và khi đã có gia đình
thì cái nghề nghiệp ấy sẽ nuôi sống gia đình ta, nuôi lớn con cái ta cho đến khi chúng
trưởng thành và bắt đầu được một cuộc sống tự lập mới. Vì thế, có thể nói việc xác
định nghề nghiệp ngay từ khi còn là một học sinh Trung học phổ thông rất quan trọng.
Nếu ngay từ lúc bước vào cánh cổng của trường trung học phổ thông, chúng ta
bỏ một chút công cố gắng tự tìm hiểu mình, xác định được ngành học để sau này có
thể theo đuổi những ngành nghề phù hợp với mình là lý tưởng. Quyết định ngành học
là một quyết định rất quan trọng, buộc ta phải suy nghĩ kỹ lưỡng trước quyết định của
mình vì nếu “sai một li là đi một dặm”, lúc nhận ra sự lựa chọn sai sót của mình thì đã
quá trễ rồi. Muốn thay đổi cũng chẳng dễ dàng và phần thiệt thòi mình phải gánh chịu
trước tiên.
Vì ý nghĩa quan trọng của việc chọn nghề đối với tương lai của mỗi học sinh
cũng như tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp trong nhà trường chúng tôi muốn
học sinh tại trường Trung học phổ thông Thủ Đức có một cái nhìn sáng suốt về vấn đề
hướng nghiệp, giúp họ nhận ra tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp ngay từ
4
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
khi còn là học sinh trung học phổ thông, nhận ra những mặt tích cực và tiêu cực trong
hành vi, nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp sau này. Và thông qua đề tài này,
chúng tôi muốn công tác giáo dục hướng nghiệp tại trường thiết thực bổ ích hơn với
học sinh, tạo cầu nối giữa học sinh và nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Cụm từ “định hướng nghề nghiệp” hay “lựa chọn nghề nghiệp” hẳn là không xa
lạ gì đối với mỗi người, đặc biệt là đối với những bạn học sinh đang học dưới mái
trường trung học phổ thông và việc lựa chọn nghề nghiệp này là một vấn đề nan giải
bởi khi đưa ra quyết định chọn nghề là rất khó khăn, rối bời (vì bị chi phối giữa gia
đình và bản thân, giữa năng lực và sở thích, giữa nhu cầu xã hội và độ “hot” của ngành
nghề). Đây cũng là một chủ đề làm tiêu tốn giấy mực của biết bao tờ báo, là một vấn
đề được nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu khoa học
của mình.
Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông đã được mọi
người quan tâm chú ý đến từ lâu. Khi gõ vào Google cụm từ “định hướng nghề
nghiệp” sẽ có 594.000 kết quả tìm kiếm với vô số những bài báo nói về vấn đề này.
Gần đây, một bài báo mạng Vnexpress có tựa đề là “ định hướng nghề nghiệp”
được viết vào Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2016 lúc 14:00 đã đưa ra những chia sẻ của
các chuyên gia tư vấn tuyển sinh ở các trường đại học về vấn đề phụ huynh nên cùng
con cái tham gia vào các buổi hướng nghiệp để tìm hiểu và đưa ra những tư vấn chính
xác, thuyết phục nhất, nên lắng nghe nguyện vọng và sở thích của con, cùng con tìm
hiểu, khám phá sở trường, sở thích và khả năng của con cái để giúp con cái có quyết
định đúng đắn khi lựa chọn nghề nghiệp. Bài báo đã đưa ra và đào sâu những giải pháp
rất cụ thể giúp cho phụ huynh và con em mình có điểm chung trong việc lựa chọn
nghề nghiệp sao cho đúng đắn nhưng bài báo chỉ chú trọng vào giải pháp giải quyết
những mâu thuẫn giữa con cái và phụ huynh khi đến tuổi phải lựa chọn một ngành
nghề để theo học chứ chưa làm rõ được sự quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp,
ảnh hưởng của việc chọn sai nghề đến cuộc sống sau này. Chưa nói rõ được những
nguyên nhân dễ dẫn đến việc chọn sai nghề.
5
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Hiện nay trên mạng có nhiều thông tin, kiến thức về việc chọn ngành nghề phù
hợp với bản thân, cách để xác định nghề nghiệp thật chính xác, câu hỏi trắc nghiệm để
hướng nghiệp, các phương pháp khám phá bản thân và định hướng nghề nghiệp, ... chỉ
cần bỏ một chút ít thời gian là có thể tìm ra ngay những thông tin này. Các bài báo, bài
viết về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông đa số đều mổ xẻ được
những vấn đề cơ bản khi lựa chọn nghề nghiệp nhưng chúng chưa đề cập sâu đến các
nguyên nhân, thực trạng, nhận thức của học sinh như thế nào.
Một số khóa luận, luận văn, luận án nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của
học sinh THPT tiêu biểu như luận văn thạc sĩ xã hội học của Đỗ Thị Ngọc Chi năm
2013 với tên đề tài là “Định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên
địa bàn thành phố Hải Phòng”. Luận văn này đã khai thác và mổ xẻ vấn đề định hướng
nghề nghiệp của học sinh THPT một cách chi tiết và khá đầy đủ. Tác giả đã phân tích
thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh trường trung học phổ thông Mạc Đĩnh
Chi dựa trên các yếu tố: mức độ quan tâm đến nghề nghiệp tương lai, dự định về nghề
nghiệp tương lai, sự lựa chọn ngành nghề, những lí do chọn nghề, các yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề tương lai của học sinh Trung học phổ
thông, những vấn đề học sinh Trung học phổ thông quan tâm khi lựa chọn nghề
nghiệp, những khó khăn mà học sinh gặp phải khi lựa chọn nghề, v.v. Bên cạnh đó còn
đề cập các nhân tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ
thông. Chúng được chia thành nhân tố chủ quan (nhu cầu, động cơ nghề nghiệp, hứng
thú nghề nghiệp, năng lực nghề nghiệp) và các nhân tố khách quan (gia đình, nhà
trường, bạn bè, truyền thông đại chúng).
Đề tài của chúng tôi tuy không mới mẻ song định hướng nghề nghiệp dành cho
giới trẻ nhất là đối tượng học sinh THPT không bao giờ là đề tài lạc hậu và vô nghĩa
khi thực trạng định hướng nghề nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa khắc phục.
Lợi ích và ý nghĩa thực tiễn của nó mang đến trước hết cho đối tượng học sinh tại
trường THPT Thủ Đức.
3. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
6
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Với đề tài “Định hướng nghề nghiệp của học sinh tại trường THPT Thủ
Đức” chúng tôi tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học
sinh tại trường THPT Thủ Đức ở ba bình diện: nhận thức, thái độ và xu hướng và đồng
thời nêu ra được nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn nghề nghiệp của
học sinh Thủ Đức; Làm rõ được những mặt tích cực và tiêu cực ở nhận thức và hành vi
chọn nghề của học sinh. Từ đó giúp họ nhận ra những mặt tốt và chưa tốt trong nhận
thức và hành vi của họ. Và qua đây chúng tôi mong muốn đưa ra những giải pháp tích
cực cho nhà trường về công tác hướng nghiệp cho học sinh tại trường. Từ đó công tác
hướng nghiệp của nhà trường sẽ đáp ứng được được mong muốn và nhu cầu của học
sinh, tạo sự hứng thú và đẩy mạnh được kết quả tốt trong những hoạt động hướng
nghiệp.
Bên cạnh đó, qua đề tài này, chúng tôi cũng muốn cho thấy rằng tác động (phụ
huynh, bạn bè, xã hội) đến với sự lựa chọn ngành nghề của học sinh và cho thấy tình
hình hiện tại về công tác hướng nghiệp tại trường thông qua các hoạt động hướng
nghiệp mà nhà trường đã tổ chức, tác động hướng nghiệp từ các bộ môn học trên lớp
(là những tiết học chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ngắn về việc chọn nghề,…)
* Câu hỏi nghiên cứu:
1. Học sinh trường THPT Thủ Đức có nhận thức và thái độ như thế nào về việc định
hướng nghề nghiệp?
2. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trường THPT Thủ Đức như thế nào?
3. Có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động hướng nghiệp
trong nhà trường?
7
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Đinh hướng nghề nghiệp của học sinh tại trường THPT Thủ
Đức” nhóm tác giả đã tiến hành làm một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi trên Google
Drive tại địa chỉ email : thanhngoc130520@gmail.com với tựa đề “ Tìm hiểu định
hướng nghề nghiệp của học sinh THPT Thủ Đức” hướng đến khoảng 300 bạn học sinh
của cả ba khối lớp 10,
11 và 12 tại trường
THPT Thủ Đức trong
khoảng từ ngày 26
tháng 10 năm 2016 đến
hết ngày 2 tháng 11
năm 2016.
Chúng tôi đã thu được
273 phiếu trả lời, trong
đó:
Có 81 HS khối 10
(29,7%), 99 HS khối 11
(36,3%) và 93 HS khối
12 (34,1%)
8
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Về học lực: có 111 HS Giỏi (40,7%), 139 HS Khá (50,9%), 19 HS Trung bình
(7%) và 4 HS Yếu (1,5%)
Về hạnh kiểm: Tốt: 259 HS (94.9%), Khá: 11 HS (4%), Trung bình: 3 HS
(1,1%)
5. Phương pháp và quá trình nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
để thu hoạch kết quả khảo sát. Cụ thể là :
Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi : chúng tôi đã sử dụng phương pháp
này để khảo sát, thu thập thông tin, lấy dữ liệu về thực trạng cũng như nhận thức của
gần 300 bạn học sinh tại trường THPT Thủ Đức bằng một bảng câu hỏi được xây dựng
một cách logic, có nguyên tắc dựa trên nội dung của đề tài.
Phương pháp thống kê : sau khi đã thu thập được đầy đủ thông tin dữ liệu ,
chúng tôi dùng phương pháp thống kê để tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các
đặc trưng của việc lựa chọn ngành nghề của học sinh nhằm phục vụ cho quá trình phân
tích, dự đoán và ra quyết định.
Phương pháp phân tích số liệu là phương pháp thứ ba mà chúng tôi sử dụng
trong bài nghiên cứu này. Chúng tôi sử dụng nó để tìm ra ý nghĩa của việc thống kê
các thông tin, dữ liệu, giúp khái quát, đánh giá về việc chọn nghề nghiệp.
Phương pháp tổng hợp là phương pháp cuối cùng mà chúng tôi sử dụng.
Chúng tôi dùng nó để khái quát lại vấn đề một lần nữa và từ đó , dựa trên những gì mà
chúng tôi tổng hợp được chúng toi đưa ra kết luận và giải pháp cho vấn đề .
Để hoàn thành được đề tài này, đầu tiên chúng tôi lập một bảng khảo sát trên
Google Drive và nhờ 273 bạn học sinh tại trường Thủ Đức tham gia trả lời khảo sát.
Tiếp đó chúng tôi dùng phương pháp thống kê để tổng hợp, trình bày số liệu và tính
toán phục vụ cho quá trình viết đề tài của chúng tôi. Sau khi đã có thống kê xong
chúng tôi tiếp tục dùng phương pháp phân tích số liệu để đánh giá khái quát về thông
tin, số liệu được thống kê nêu trên. Và cuối cùng chúng tôi dùng phương pháp tổng
hợp để đưa ra kết luận, tìm ra giải pháp thích hợp cho vấn đề.
6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài “Định hướng nghề nghiệp của học sinh tại trường THPT Thủ Đức”
được chúng tôi chia thành 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
9
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Lịch sử vấn đề
1.3 Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5 Phương pháp và quá trình nghiên cứu
1.6 Cấu trúc của đề tài
Chương hai: Báo cáo kết quả nghiên cứu
2.1. Nhận thức của học sinh về việc chọn nghề
2.2. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
2.3. Các yếu tố tác động đến việc chọn nghề của học sinh
2.4. Đánh giá của học sinh về công tác hướng nghiệp trong nhà trường
Chương ba: Kết luận và kiến nghị
Chương hai: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. NHẬN THỨC VỀ VIỆC CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
THPT THỦ ĐỨC
Nhận thức là một yếu tố quan trọng trong số những nhân tố ảnh hưởng tới hành
vi và cách ứng xử của con người trước một sự việc. Nhận thức có thể là nguyên nhân
động cơ của hành vi, có thể điều chỉnh hành vi, ngăn cản hành vi, v.v.. Tuy nhiên nhận
thức lại là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt. Từ bảng câu hỏi chúng tôi tìm hiểu
nhận thức của học sinh thông qua hai khía cạnh: nhận thức về tầm quan trọng của việc
chọn nghề và nhận thức về các yếu tố tác động đến việc chọn nghề.
2.1.2. Nhận thức về tầm quan trọng của việc chọn nghề
Học sinh có nhận thức tốt về tầm quan trọng của việc chọn nghề thường xác định
nghề sớm và có sự chuẩn bị tích cực cho tương lai. Tuy nhiên ngay cả khi học sinh xác
định được nghề chưa hẳn chúng đã có nhận thức tốt về việc chọn nghề. Bởi việc chọn
nghề của học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nữa.
10
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Ở câu số 2, những học sinh có không quan tâm đến việc chọn nghề (1,9%), chưa
có thời gian tìm hiểu kĩ (32,1%) chắc hẳn có nhận thức chưa tốt về tầm quan trọng của
việc chọn nghề.
Nhận thức về tầm quan trọng của việc chọn nghề thể hiện trong suy nghĩ của học
sinh về việc chọn sai nghề và thời điểm bắt đầu cho việc định hướng nghề nghiệp
trong tương lai.
Ở câu 7, đa phần học sinh trường THPT Thủ Đức đều chọn câu trả lời chọn sai
nghề ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống mai sau đặc biệt là học sinh 12. Câu trả lời này
biểu thị cho việc họ có hiểu biết về tình trạng của bản thân và cuộc sống sau này rằng
chỉ “sai một li là đi một dặm”.
Tiếp theo con số chọn việc chọn sai nghề ảnh hưởng đến cuộc sống một cách vừa
phải vời số lượng không ít. Nhưng theo kết quả khảo sát đa phần là đã có kế hoạch dự
trù cho việc chọn sai nghề. Những học sinh này cũng có ý thức chọn nghề nhưng vẫn
chưa cao đặc biệt là đối với học sinh chưa có kế hoạch dự trù gì. Họ vẫn chưa nhận
thức được tính quan trọng của vấn đề mình sắp phải gặp phải
Có rất học sinh chọn câu trả lời là ảnh hưởng nhỏ hoặc không đáng kể. Hầu hết
học sinh chọn câu trả lời này là 11 và 12 và hầu hết là học sinh có học lực không được
tốt và đều xác định đi làm ngay hoặc du học nếu không vào đại học. Họ nhận thức
được lực học của bản thân để đưa ra phương án chọn nghề nhưng ý thức chọn nghề
chưa cao khi chưa nhận ra hậu quả của việc chọn sai nghề.
Về thời điểm bắt đầu chuẩn bị cho việc định hướng nghề nghiệp tương lai, có
khoảng 27.5% học sinh chọn xác định nghề nghiệp vào cấp 2 và 63% xác định nghề
nghiệp vào đầu cấp 3 (đầu lớp 10,11). Những học sinh chọn câu trả lời này rất nhiều
chiếm đại đa số học sinh tham gia khảo sát và đây cũng là câu trả lời mà đa số mọi
người đều sẽ chọn.
11
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Tuy nhiên, vẫn có 8.3% học sinh xác định chọn cuối cấp 3 và 1,1% là khi vào đại
học. Những học sinh này đều có ý thức chọn nghề chưa cao và phần lớn trong đây đều
là những học sinh chưa chắc chắn về nghề nghiệp
Từ những thông số trên, có thể thấy số học sinh xác định nghề vào cuối cấp 3 và
khi vào đại học có số lượng không đáng kể so vói học sinh chọn xác định nghề vào
cuối cấp 2 và đầu đại học.
Các em học sinh khi bước vào THPT đã có dự định sơ khởi cho nghề nghiệp
tương lai của mình. Tuy nhiên do quá trình học cấp ba có sự khác nhau về học lực các
môn và nhận thức về việc chọn nghề tốt hơn nên các em có xu hướng đắn đo về việc
chọn nghề và suy nghĩ khó khăn hơn trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp xuyên
suốt quãng thời gian học cấp ba. Từ những việc đó gây nên nỗi khó khăn cực lớn đối
với nhà trường, phụ huynh và đối với bản thân mỗi học sinh.
Đa phần học sinh trường trung học phổ thông Thủ Đức có nhận thức tốt về tính
quan trọng của việc chọn nghề nhưng bên cạnh đó cũng còn một số học sinh chưa
nhận thức được hậu quả của việc chọn sai nghề.
2.1.2. NHẬN THỨC VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ
NGHIỆP
Ở câu 4, trong số những động cơ của những học sinh đã chọn được nghề dù chưa
chắc chắn, cao nhất là sở thích (74%) và sở trường (32%), tiếp đến là lực học (13%) và
nhu cầu xã hội (14,7%). Nhìn chung đây chính là những yếu tố ảnh hưởng nhiều và
phổ biến tới hành vi lựa chọn nghề nghiệp.
12
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Tuy nhiên kết quả khảo sát từ câu 4 chưa cho thấy rõ nhận thức của học sinh về
các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn nghề nghiệp vì người khảo sát có thể chọn
một hoặc nhiều phương án và không phân biệt động cơ nào là chính nào là phụ, lí do
nào là chủ yếu nào là không chủ yếu. Vì vậy chúng tôi đưa ra 4 sự lựa chọn là:
1) Năng lực của bản thân
2) Sở thích sở trường của bản thân
3) Điều kiện kinh tế gia đình
4) nhu cầu nhân lực mà xã hội cần
Và cho học sinh tham gia khảo sát sắp xếp theo thứ tự về mức độ quan trọng của
các yếu tố chọn nghề. Chúng tôi nhận thấy rằng :
Số học sinh chọn năng lực bản thân là yếu tố quan trọng nhất (134 học sinh)
chiếm 49,1%. Những học sinh này có nhận thức về sự phù hợp của bản thân đối với
nghề nghiệp của mình chọn để tăng cơ hội việc làm và phát triển năng lực của mình
trong tương lai.
Có 97 bạn học sinh cho là yếu tố sở thích, sở trường của bản thân là quan trọng
nhất (chiếm 35,5%). Số lượng học sinh chọn câu trả lời này tương đối cao. Những học
sinh này phân định rõ ý thích của bản thân với những ý kiến xung quanh . Từ đó đưa ra
nghề nghiệp mình chọn, điều này mang tính tích cực vì nó mang lại sự thích thú trong
công việc và có thể mang lại sự thành công, nhưng cũng sẽ có trường hợp không phù
hợp với ngành nghề do không đủ năng lực, trình độ , kỹ năng cần thiết đối với nghề
dẫn đến cơ hội việc làm thấp; xã hội không có nhu cầu nhân lực về ngành nghề đó
nhiều;....
Lại có 27 học sinh cho rằng yếu tố điều kiện kinh tế gia đình là quan trọng nhất
(chiếm 9,9%). Đây là câu trả lời mang tính hai chiều. Đầu tiên học sinh có thể dễ dàng
13
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
kiếm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, rồi sau đó dễ dàng phát triển nghề nghiệp
một cách nhanh chóng. Tuy nhiên học sinh cũng có thể dễ dàng chán nản đối với
ngành nghề đó hoặc nhận ra bản thân không thích hợp với nó.
Chỉ có 15 học sinh cho rằng yếu tố nhu cầu nhân lực của xã hội là quan trọng
nhất (chiếm 5,5%). Đây là câu trả lời nhiều mâu thuẫn vì nếu nhu cầu nhân lực xã hội
thiếu thì cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là rất cao nhưng nếu điều kiện gia
đình thấp, không đủ năng lực trong ngành nghề đó hoặc không có đam mê đói với
ngành đó thì không thể theo đuổi được ngành đó một cách lâu dài.
Kết quả trên cho thấy đánh giá của học sinh về mức độ ảnh hưởng khác nhau của
các yếu tố tới hành vi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trường THPT Thủ Đức.
Trong đó, số học sinh cho rằng năng lực của bản thân là quan trọng nhất chiếm số
lượng lớn nhất, tiếp đó là chọn nghề theo sở thích, sở trường cá nhân và sau đó là các
yếu tố điều kiện gia đình và nhu cầu nhân lực cũa xã hội. Nhìn chung các yếu tố ấy
vẫn tồn tại hai mặt: lợi và hại nhưng nếu học sinh biết đầu tư thời gian, học tập và có
quyết tâm theo đuổi nghề thì những mặt hại đó sẽ giảm xuống và tăng mặt lợi lên.
Kết quả khảo sát phản ánh một tâm lí có thực và phổ biến trong giới học sinh, đó
là quá để tâm đến chuyện thi cử, đậu rớt (liên quan đến năng lực, lực học) mà xem
nhẹ, thậm chí là phớt lờ những yếu tố còn lại, đặc biệt là nhu cầu nhân lực của xã hội.
14
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Ngoài các yếu tố kể trên học sinh còn chọn nghề
theo bạn bè, theo xu hướng thịnh hành trong xã
hội, tiềm năng phát triển của nghề, v.v. tuy những
động cơ này không nhiều.
Hiện nay có một bộ phận không nhỏ học sinh có
tâm lý đặt nặng bằng cấp, xem việc học đại học là
bắt buộc. Ở câu 8, hỏi về dự định sau khi học
xong cấp 3, có đến 73,3% học sinh chọn phương án chỉ học đại học hoặc đi du học,
21% sẽ học cao đẳng và trung cấp nếu không đậu đại học. Học đại học là nguyện vọng
chính đáng nhưng xu hướng xem đại học là con đường duy nhất khi chọn chỉ học đại
học lại là một điều đáng lo ngại.
Đặt ra giả thiết việc học sinh bằng mọi giá vào đại học nên có xu hướng xem
trọng yếu tố trường đại học hơn những yếu tố khác khi lựa chọn nghề nghiệp, chúng
tôi đã đưa ra một trường hợp giả định cho học sinh: Nếu phải lựa chọn giữa một ngành
bạn thích nhưng phải học trường bạn không thích và một ngành bạn không thích
nhưng được học một trường mà bạn thích thì bạn sẽ chọn ngành hay chọn trường, và
nhận được kết quả như sau:
Có 239 học sinh - 87.5%) chọn ngành theo nghề mà mình theo học. Có 34 học
sinh (12.5%) chọn trường mặc dù không có ngành mình theo học. Học sinh không
nhận thức được tính quan trọng của việc chọn sai nghề mới chọn câu trả lời này vì có
thể trong trường đó không hề có ngành nghề nào phù hợp với mình.
Con số này cho thấy học sinh trường THPT Thủ Đức ý thức được tính nghiêm
trọng của vấn đề chọn sai nghề. Phần lớn có ý thức nhận định về việc chọn nghề
nhưng vẫn còn số ít học sinh chưa nhận ra hậu quả của việc chọn sai nghề tuy nhiên số
lượng không đáng kể.
Tóm lại số lượng học sinh trường THPT Thủ Đức có sự quan tâm về chọn nghề
tương đối cao cho thấy nhận thức của học sinh về việc chọn nghề khá tốt. Học sinh
chủ yếu dựa vào khả năng bản thân và tiêu chí tuyển sinh cũng như nhu cầu tuyển
15
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
nhân lực của xã hội để chọn nghề. Những học sinh có sở trường về lĩnh vực nào thì sẽ
chọn nhóm nghề có lĩnh vực ấy. Tuy nhiên nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng tới
quyết định chọn nghề vẫn còn những điểm chưa thực sự hợp lý, cần điều chỉnh.
2.2. Thái độ của học sinh đối với việc chọn nghề
2.2.1. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP CHO BẢN THÂN
* Đối với những học sinh chưa xác định hoặc chưa chắc chắn
Câu 2 trong bảng hỏi tìm hiểu nguyên nhân việc học sinh chưa xác định hoặc
chưa chắc chắn về nghề nghiệp tương lai. (Các lựa chọn: Không quan tâm đến việc
chọn nghề/ Không biết mình phù hợp với nghề gì/Chưa có thời gian tìm hiểu kĩ/Không
có thông tin về ngành học, nghề phù hợp). Có tới 62/273 không làm câu này do những
học sinh này chọn phướng án c câu 1 (có lựa chọn nghề nghiệp chắc chắn). Một người
có thể chọn nhiều phương án. Kết quả như sau:
Lí do được lựa chọn nhiều nhất đó là “không biết mình phù hợp với ngành gì”
(128/211 = 61,2%). Đây có vẻ là lí do dễ thông cảm, dễ chấp nhận nhưng có thể thấy
là học sinh có nhận thức về bản thân chưa tốt thậm chí ý thức chọn nghề chưa cao.
Nhận thức nghề nhiệp liên quan chặt chẽ tới nhận thức về bản thân.
Tiếp đến là lí do “chưa có thời gian tìm hiểu kĩ” và “không có thông tin về
ngành, nghề phù hợp”, cả hai lí do này tổng cộng là 117 (56%), một con số không nhỏ.
Con số đó cho thấy lí do học sinh chưa xác đinh được nghề hay chưa chắc chắn xuất
phát từ việc học sinh chưa đầu tư thời gian cho việc chọn nghề và ý thức chọn nghề
chưa cao.
16
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Có 4 học sinh không quan tâm đến việc chọn nghề và 10 trường hợp nêu lí do
khác. Đáng chú ý là một trường hợp do liên quan tới nhiều vấn đề của gia đình, một
trường hợp do tác động của gia đình, một trường hợp do mong muốn của cha mẹ, một
trường hợp sợ không đủ khả năng và tất cả đều là học sinh khá lớp 11. Ngoài ra một
học sinh giỏi của lớp 12 vẫn còn đam mê khác. Những trường hợp này chưa quyết
đoán trong vấn đề chọn nghề, chưa xác định được cái cần thiết cho bản thân.
Hầu hết các trường hợp chưa xác định được nghề (42 học sinh chọn phương án
a câu 1) đều chọn lí do chưa biết mình phù hợp với ngành gì, hoặc chưa có thời gian
tìm hiểu kĩ).
Nói chung lí do chưa xác định nghề chủ yếu vì học sinh vẫn chưa tích cực chủ
động hay nói cách khác là học sinh có thái độ chưa tốt trong việc chọn nghề. Tuy
nhiên lượng học sinh không quan tâm lại rất ít chứng tỏ đa phần học sinh cũng đã ý
thức nhất định đến việc này.
* Đối với các học sinh đã xác định nghề nghiệp hoặc chưa chắc chắn:
Thái độ của học sinh đối với định hướng nghề nghiệp còn được thể hiện câu 5
17
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Có 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành
( bao gồm những học sinh chọn nhièu đáp án) bao gồm 32 học sinh lớp 10, 20 học sinh
11, 82 học sinh 12. Trong đó 2 học sinh 11 và 1 học sinh 12 chưa xác định được nghề
nghiệp, 41 học sinh đã chắc chắn nghề nghiệp cho bản thân (6/41 học sinh giỏi lớp 10,
21/41 học sinh 12, 14/41 học sinh 11). Những học sinh chọn câu trả lời này là những
học sinh có sự quan tâm trong việc chọn nghề đặc biệt là đối với học sinh khối 12.
Có 84 (36.7) học sinh chọn vạch ra kế hoạch cụ thể và tỉ lệ học sinh giữa các
khối cũng giống như tỉ lệ ở tìm kiếm thông tin tuy nhiên số lượng học sinh chọn
phương án này vẫn chưa nhiều so vơi việc tìm kiếm thông tin. Học sinh có sự quyết
tâm cao trong việc thi vào ngành đó và đặc biệt là đối với học sinh khối 12 vì học sinh
khối 12 không còn nhiều thời gian để chuẩn bị lại từ đầu nữa mà tất cả đã phải sẵn
sàng để thi và ngược lại học sinh lớp 10 còn nhiều thời gian nên vẫn chưa có nhiều học
sinh đầu tư vạch ra kế hoạch cụ thể để thi chuyên ngành.
Có 107 (46.7%) câu trả lời là đã tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè và người đi
trước. Những học sinh chọn phương án này có ý thức chọn nghề tốt, biết tham khảo ý
kiến của người khác rồi mới đưa ra quyết định.
Những học sinh chọn câu trả lời trên có ý thức chọn nghề cao, chịu đầu tư thời
gian tìm tòi thông tin liên quan. Hầu hết những học sinh chọn câu trả lời này là học
sinh lớp 12 tức là chúng đều đã có những bước chuẩn bị thi vào những ngành nghề mà
mình muốn. Tiếp theo sau đó là học sinh 11, chứng tỏ chúng đã có sự chuẩn bị cho
năm kế tiếp và sau cùng học sinh khối 10 có số lượng cực kì thấp so với khối 11 và
18
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
khối 12 do chúng mới thi vào cấp ba nên việc chuẩn bị cho nghề nghiệp chưa thực sự
được quan tâm và chuẩn bị như những học sinh khối trên.
Ngoài ra, còn có 8 học sinh (3.5%) chọn câu trả lời khác như: học tiếng nhật,
tiếng pháp,... Những học sinh này đều đã chuẩn bị cho những môn học ngoại khoá để
đầu tư phát triển bản thân trong các mối quan hệ ngoại quốc.
Như vậy đa số những học sinh có ít nhiều định hướng nghề nghiệp có thái độ tốt
với việc chọn nghề. Đây là cũng là điều dễ hiểu.
Thái độ đối với việc chọn nghề của mỗi cá nhân còn thể hiện ở việc xác định thời
điểm băt đầu chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Xác định thời điểm càng sớm càng
có thái độ tích cực.
Đối với việc xác định nghề nghiệp của bản thân, bên cạnh một số học sinh có chủ
động, tích cực, phần nhiều học sinh có thái độ tốt.
2.2.2. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG HÌNH THỨC THI TỐT
NGHIỆP THPT QUỐC GIA
Tháng mười vừa qua, Bộ giáo dục và đào tạo đã chính thức thông báo phương
án thi tốt nghiệp THPT quốc gia, với một số điểm khác so với cuộc thi năm 2015-
2016. Sự thay đổi này gây sự quan tâm lớn trong dư luận, đặc biệt là phụ huynh và học
sinh THPT, những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những thay đổi này. Học sinh
trường THPT Thủ Đức sẽ có thái độ phản ứng như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó,
chúng tôi đã đưa vấn đề này vào bảng hỏi và thu được kết quả như sau:
19
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Có tới 153 (56%) học sinh lo lắng, hoang mang về việc thay đổi. Sự thay đổi
quy chế thi thực sự ảnh hưởng tới nhiều học sinh khiến họ không biết phải làm gì.
Có 98 học sinh (35.9%) học sinh bình thường trước vấn đề này và còn có 21
học sinh(7.7%) không quan tâm đến sự thay đổi này. Những thay đổi thực sự không
ảnh hưởng gì nhiều đến số học sinh này vì chúng tự tin vào bản thân tin vào sức lực
của mình và cho rằng sự thay đổi lần này thật sự không ảnh hưởng gì lớn đến kết quả.
20
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
2.2.3. Thái độ và đánh giá của học sinh đối với hoạt động hướng nghiệp
của nhà trường
* Đánh giá của học sinh về các hoạt động phát triển năng khiếu và kĩ năng cho
học sinh trong nhà trường:
Chúng tôi đưa ra câu hỏi: Các hoạt động phát triển năng khiếu và kĩ năng cho
học sinh trong nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu của bạn chưa? Và chúng tôi đã
nhận được kết quả khảo sát như sau:
Có 118 học sinh chọn câu trả lời (43.2%) là đã đáp ứng nhu cầu của học sinh.
Những học sinh đã đáp ứng được nhu cầu của mình có số lượng khá tương đối chúng
tỏ hoạt động của trường cũng giúp ích được rất nhiều học sinh.
133 (48.7%) học sinh chọn câu trả lời chưa đáp ứng được nhu cầu của mình.
Những học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu của mình số lượng rất nhiều thậm chí còn
nhiều hơn học sinh đã đáp ứng chúng tỏ hoạt động của trường vẫn chưa giúp được
nhiều học sinh trong trường, công tác trường vẫn chưa thực sự hiệu quả.
22 (8.1%) học sinh chọn câu trả lời cso ý kiến khác như không biết, không đáp
ứng nhiều,... Các ý kiến khác như không biết, không đáp ứng được nhiều một lần nữa
chứng tỏ rằng công tác trường vẫn chưa thực sự hiệu quả và giúp ích nhiều cho học
sinh trong trường
Nhìn chung hoạt động của trường vẫn chưa thực sự giúp ích gì nhiều cho học
sinh trong trường do số lượng học sinh đã đáp ứng được nhu cầu còn rất thấp
* Sự quan tâm của học sinh đối với các hoạt động hướng nghiệp:
Ở đây chúng tôi đã đưa ra một câu hỏi nhằm biết được học sinh quan tâm đến
hoạt động nào: Bạn quan tâm đến những hoạt động nào dưới đây? (và bạn sẽ sắp xếp
thời gian để tham dự nếu có thể). Sau khi khảo sát chúng tôi nhận được kết quả như
sau:
Tham quan học tập về nghề nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng nhà máy, xí
nghiệp: 195 học sinh (71.4%). Rất nhiều học sinh chọn câu tả lời này chúng tỏ hầu hêt
21
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
học sinh đều quan tâm muốn tìm hiểu môi trường làm việc của nghề đó. Điều này
chúng tỏ học sinh có ý thức rất cao trong việc chọn nghề
Hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá với chủ đề hướng nghiệp: 138 học sinh
(50.5%). Cũng có rất nhiều học sinh chọn hoạt động này chúng tỏ học sinh muốn có
nhiều chủ đề hơn về hướng nghiệp tại trường. Học sinh có ý thức chọn nghề cao muốn
trường tổ chức thêm hoạt động hướng nghiệp ròi từ đó chọn ngành phù hợp
Ngày hội tư vấn tuyển sinh: 97 học sinh (35.5%). Học sinh chọn câu trả lời này
đa phần muốn tìm hiểu nghiên cứu về nhu cầu số lượng tuyển sinh để đưa ra kế hoạch
thi vào ngành vào trường thích hợp chứng tỏ học sinh có sự linh động trong công tác
chọn nghề
Tư vấn hướng nghiệp tập trung dưới cờ: 43 học sinh (15.8%). Học sinh chọn
câu này cũng đa phần hi vọng trường hướng nghiệp dưới cờ cho toàn thể học sinh biết
rõ hơn về công tác chọn nghề. Những học sinh này có tính tập thể cao và có ý thức
muốn tìm hiểu thêm về công tác hướng nghiệp tại trường
Hoạt động khác: 13 học sinh (4.8%). Học sinh chọn câu trả lời này đa phần
muốn có một hoạt động nào đó thật mới mẻ và thật thiết thực từ nhà trường để giúp
học sinh chọn nghề. Những học sinh này có nhận thức khá cao và mong chờ sự đột
phá trong công tác hướng nghiệp
Hầu hết các hoạt động đều gây hứng thú cho học sinh nhất là hoạt động tham
quan và cũng có những học sinh mong chờ những hoạt động xuất sắc hơn về việc
hướng nghiệp
* Về hứng thú của học sinh dành cho công tác hướng nghiệp của trường. (câu
14)
Có khoảng 46% học sinh hứng thú về hoạt động của trường. Con số tương đối
cao chứng tỏ hoạt động của trường đã lôi kéo được số đông học sinh. Tuy nhiên có
44% học sinh không quan tâm đến hoạt động của trường và khoảng 10% học sinh
22
Tải bản FULL (45 trang): https://bit.ly/31wtNGP
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
không biết đến hoạt động hướng nghiệp của trường. Điều này cho thấy hoạt động của
trường vẫn chưa nổi trội và lôi kéo được số đông học sinh quan tâm.
Hoạt động hướng nghiệp cần tổ chức quy mô hơn nữa và cần đổi mới để lôi kéo
học sinh tham gia nhiều hơn.
*Mức độ quan tâm của giáo viên từng bộ môn đối với việc hướng nghiệp cho
học sinh
Bộ môn có nhiều học sinh chọn là có đề cấp nhiều nhất đến việc chọn nghề
nhiều nhất là văn(141 học sinh - 51.6%) rồi tới bộ môn ngoại ngữ (103 học sinh –
37.7%), sau đó tới bộ môn GDCD (91 học sinh – 33.3%) rồi lần lượt tới mấy môn
khác
23
Tải bản FULL (45 trang): https://bit.ly/31wtNGP
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC
Hầu hết giáo viên các bộ môn đều để tâm đến vấn đề chọn nghề của học sinh
đặc biệt là môn xã hội vì để giúp học sinh bước vào đời dễ dàng họ thường trao đổi
vấn đề chọn nghề với học sinh của mình.
2.2. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
2.2.1. Việc xác định nghề nghiệp tương lai
Đối với câu hỏi “bạn đã xác định được nghề nghiệp mà mình muốn làm sau này
chưa?” có 42 (15,4%) học sinh chưa xác định được nghề nghiệp, 62 (22,7%) học sinh
đã chắc chắn về nghề nghiệp và 172 (61,9%) học sinh chưa chắc chắn nghề nghiệp.
Như vậy, tỉ lệ học sinh trường THPT Thủ Đức đã xác định nghề nghiệp (chắc chắn và
chưa chắc chắn) tương đối cao (84,6%).
Trong đó tỉ lệ
học sinh mỗi khối
là:
Lớp 10: tham
gia khảo sát tổng là
80 trong đó học sinh
giỏi có 72 giỏi chỉ
có 8 học sinh khá và 13 trường hợp đã chắc chắn xác định được nghề nghiệp , 13
trường hợp chưa xác định, 56 trường hợp là chưa chắc chắn.
Lớp 11: có 99 học sinh tham gia thì có 9 học sinh trung bình và 1 học sinh yếu và
11 học sinh giỏi tham gia và có 19 trường hợp là đã xác định được nghề nghiệp, 19
trường hợp chưa xác định được nghề nghiệp, 61 trường hợp chưa chắc chắn.
Lớp 12: tổng cộng có 93 học sinh tham gia sát khảo có 22 học sinh giỏi, 3 học
sinh yếu, 10 học sinh trung bình (1 trường hợp hạnh kiểm trung bình) thì có 10 trường
hợp chưa xác định nghề nghiệp và 30 trường hợp đã chắc chắn nghề nghiệp.
Khối 12 có số học sinh xác định chắc chắn nghề nghiệp cao nhất, chưa xác định
thấp nhất. Học lực và hạnh kiểm của học sinh không ảnh hưởng nhiều đến việc xác
định nghề nghiệp.
2.2.2. Động cơ của việc xác định nghề nghiệp tương lai
24
6399773

More Related Content

What's hot

Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...nataliej4
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...PinkHandmade
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử
nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thửnhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử
nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thửthunguyen2509
 
Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường
Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường
Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường nataliej4
 
Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ĐH Ngân hàng - Gửi miễn ...
Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ĐH Ngân hàng - Gửi miễn ...Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ĐH Ngân hàng - Gửi miễn ...
Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ĐH Ngân hàng - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huy...
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
 
Luận văn: Khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận văn: Khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH Hùng VươngLuận văn: Khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận văn: Khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH Hùng Vương
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
 
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
 
Đặc điểm tâm lý biểu hiện trong hoạt động chọn nghề của lớp 12
Đặc điểm tâm lý biểu hiện trong hoạt động chọn nghề của lớp 12Đặc điểm tâm lý biểu hiện trong hoạt động chọn nghề của lớp 12
Đặc điểm tâm lý biểu hiện trong hoạt động chọn nghề của lớp 12
 
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOTLuận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
 
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAYLuận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
 
nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử
nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thửnhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử
nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viên
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viênĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viên
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viên
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCOLuận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
 
Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường
Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường
Bài Giảng Chuyên Đề Lãnh Đạo Và Quản Lý Sự Thay Đổi Nhà Trường
 
Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ĐH Ngân hàng - Gửi miễn ...
Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ĐH Ngân hàng - Gửi miễn ...Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ĐH Ngân hàng - Gửi miễn ...
Định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ĐH Ngân hàng - Gửi miễn ...
 

Similar to Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .Nguyễn Bá Quý
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfHanaTiti
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Nguyễn Thanh Phong
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Trƣờng Và Ngành Đào Tạo ...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Trƣờng Và Ngành Đào Tạo ...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Trƣờng Và Ngành Đào Tạo ...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Trƣờng Và Ngành Đào Tạo ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Thanh Thanh
 
Processing your file
Processing your fileProcessing your file
Processing your fileThanh Thanh
 
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt ĐứcThực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt ĐứcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC (20)

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
Nhận thức của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm về chuẩn...
 
Tiểu Luận Thực Trạng Vấn Đề Thi Cử Của Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay.doc
Tiểu Luận Thực Trạng Vấn Đề Thi Cử Của Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay.docTiểu Luận Thực Trạng Vấn Đề Thi Cử Của Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay.doc
Tiểu Luận Thực Trạng Vấn Đề Thi Cử Của Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay.doc
 
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .
Nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sư phạm ứng dụng .
 
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdfSáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.pdf
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
 
Bạo Lực Học Đường Từ Góc Nhìn Của Học Sinh, Giáo Viên Và Phụ Huynh
Bạo Lực Học Đường Từ Góc Nhìn Của Học Sinh, Giáo Viên Và Phụ HuynhBạo Lực Học Đường Từ Góc Nhìn Của Học Sinh, Giáo Viên Và Phụ Huynh
Bạo Lực Học Đường Từ Góc Nhìn Của Học Sinh, Giáo Viên Và Phụ Huynh
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Trƣờng Và Ngành Đào Tạo ...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Trƣờng Và Ngành Đào Tạo ...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Trƣờng Và Ngành Đào Tạo ...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Trƣờng Và Ngành Đào Tạo ...
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Issue34
Issue34Issue34
Issue34
 
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOTĐề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
 
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm nonLV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
 
Processing your file
Processing your fileProcessing your file
Processing your file
 
Bản tin Hoa Sen _ Số 10
Bản tin Hoa Sen _ Số 10 Bản tin Hoa Sen _ Số 10
Bản tin Hoa Sen _ Số 10
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tư Vấn Tâm Lý Cho Học Sinh Tại Các Trường Trung Họ...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tư Vấn Tâm Lý Cho Học Sinh Tại Các Trường Trung Họ...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tư Vấn Tâm Lý Cho Học Sinh Tại Các Trường Trung Họ...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tư Vấn Tâm Lý Cho Học Sinh Tại Các Trường Trung Họ...
 
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt ĐứcThực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
Thực Trạng Bạo Lực Học Đường Ở Học Sinh Trường THPT Việt Đức
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Đề tài:ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC

  • 1. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC - TỔ NGỮ VĂN DỰ ÁN ƯƠM MẦM MƠ ƯỚC SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Thanh (Lớp 11A5) Bùi Thanh Ngọc (Lớp 11A5) 1
  • 2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC NĂM HỌC 2016-2017 2
  • 3. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC MỤC LỤC 3
  • 4. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC CHƯƠNG MỘT: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1. Lí do chọn đề tài: Thời trung học phổ thông không chỉ mang cho ta những hoài niệm khó phai của thời áo trắng ngây thơ mà còn mang đến cho ta sự trưởng thành trong thể xác lẫn suy nghĩ. Ở cái tuổi này chúng ta phải đứng giữa nhiều sự lựa chọn về nghề nghiệp, rối bời trước hàng trăm câu hỏi rằng : Mình phù hợp với ngành nghề gì? Mình có năng lực trong những lĩnh vực nào? Liệu rằng khi học xong có thể xin được việc làm hay không? Làm sao để không chọn sai nghề? Tương lai có cho mình cơ hội làm việc trong ngành nghề mà mình yêu thích hay không?... Đó là những câu hỏi ta thường đặt ra để chuẩn bị rẽ bước sang cánh cổng của tương lai và đây cũng là lúc chúng ta rời xa cái tuổi học trò, rời xa sự bao bọc che chở của gia đình và thầy cô để bắt đầu một cuộc sống mới – một cuộc sống tự lập hoàn toàn. Để xoay sở, chi tiêu cho cuộc sống tự lập ấy, trước hết ta cần phải có một nghề nghiệp trong tay và chính cái nghề ấy sẽ theo ta suốt đời. Nó sẽ nuôi sống chính bản thân ta trong guồng quay tấp nập bộn bề lo toan của cuộc sống và khi đã có gia đình thì cái nghề nghiệp ấy sẽ nuôi sống gia đình ta, nuôi lớn con cái ta cho đến khi chúng trưởng thành và bắt đầu được một cuộc sống tự lập mới. Vì thế, có thể nói việc xác định nghề nghiệp ngay từ khi còn là một học sinh Trung học phổ thông rất quan trọng. Nếu ngay từ lúc bước vào cánh cổng của trường trung học phổ thông, chúng ta bỏ một chút công cố gắng tự tìm hiểu mình, xác định được ngành học để sau này có thể theo đuổi những ngành nghề phù hợp với mình là lý tưởng. Quyết định ngành học là một quyết định rất quan trọng, buộc ta phải suy nghĩ kỹ lưỡng trước quyết định của mình vì nếu “sai một li là đi một dặm”, lúc nhận ra sự lựa chọn sai sót của mình thì đã quá trễ rồi. Muốn thay đổi cũng chẳng dễ dàng và phần thiệt thòi mình phải gánh chịu trước tiên. Vì ý nghĩa quan trọng của việc chọn nghề đối với tương lai của mỗi học sinh cũng như tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp trong nhà trường chúng tôi muốn học sinh tại trường Trung học phổ thông Thủ Đức có một cái nhìn sáng suốt về vấn đề hướng nghiệp, giúp họ nhận ra tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp ngay từ 4
  • 5. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC khi còn là học sinh trung học phổ thông, nhận ra những mặt tích cực và tiêu cực trong hành vi, nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp sau này. Và thông qua đề tài này, chúng tôi muốn công tác giáo dục hướng nghiệp tại trường thiết thực bổ ích hơn với học sinh, tạo cầu nối giữa học sinh và nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề Cụm từ “định hướng nghề nghiệp” hay “lựa chọn nghề nghiệp” hẳn là không xa lạ gì đối với mỗi người, đặc biệt là đối với những bạn học sinh đang học dưới mái trường trung học phổ thông và việc lựa chọn nghề nghiệp này là một vấn đề nan giải bởi khi đưa ra quyết định chọn nghề là rất khó khăn, rối bời (vì bị chi phối giữa gia đình và bản thân, giữa năng lực và sở thích, giữa nhu cầu xã hội và độ “hot” của ngành nghề). Đây cũng là một chủ đề làm tiêu tốn giấy mực của biết bao tờ báo, là một vấn đề được nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông đã được mọi người quan tâm chú ý đến từ lâu. Khi gõ vào Google cụm từ “định hướng nghề nghiệp” sẽ có 594.000 kết quả tìm kiếm với vô số những bài báo nói về vấn đề này. Gần đây, một bài báo mạng Vnexpress có tựa đề là “ định hướng nghề nghiệp” được viết vào Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2016 lúc 14:00 đã đưa ra những chia sẻ của các chuyên gia tư vấn tuyển sinh ở các trường đại học về vấn đề phụ huynh nên cùng con cái tham gia vào các buổi hướng nghiệp để tìm hiểu và đưa ra những tư vấn chính xác, thuyết phục nhất, nên lắng nghe nguyện vọng và sở thích của con, cùng con tìm hiểu, khám phá sở trường, sở thích và khả năng của con cái để giúp con cái có quyết định đúng đắn khi lựa chọn nghề nghiệp. Bài báo đã đưa ra và đào sâu những giải pháp rất cụ thể giúp cho phụ huynh và con em mình có điểm chung trong việc lựa chọn nghề nghiệp sao cho đúng đắn nhưng bài báo chỉ chú trọng vào giải pháp giải quyết những mâu thuẫn giữa con cái và phụ huynh khi đến tuổi phải lựa chọn một ngành nghề để theo học chứ chưa làm rõ được sự quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp, ảnh hưởng của việc chọn sai nghề đến cuộc sống sau này. Chưa nói rõ được những nguyên nhân dễ dẫn đến việc chọn sai nghề. 5
  • 6. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Hiện nay trên mạng có nhiều thông tin, kiến thức về việc chọn ngành nghề phù hợp với bản thân, cách để xác định nghề nghiệp thật chính xác, câu hỏi trắc nghiệm để hướng nghiệp, các phương pháp khám phá bản thân và định hướng nghề nghiệp, ... chỉ cần bỏ một chút ít thời gian là có thể tìm ra ngay những thông tin này. Các bài báo, bài viết về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông đa số đều mổ xẻ được những vấn đề cơ bản khi lựa chọn nghề nghiệp nhưng chúng chưa đề cập sâu đến các nguyên nhân, thực trạng, nhận thức của học sinh như thế nào. Một số khóa luận, luận văn, luận án nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT tiêu biểu như luận văn thạc sĩ xã hội học của Đỗ Thị Ngọc Chi năm 2013 với tên đề tài là “Định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. Luận văn này đã khai thác và mổ xẻ vấn đề định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT một cách chi tiết và khá đầy đủ. Tác giả đã phân tích thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh trường trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi dựa trên các yếu tố: mức độ quan tâm đến nghề nghiệp tương lai, dự định về nghề nghiệp tương lai, sự lựa chọn ngành nghề, những lí do chọn nghề, các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề tương lai của học sinh Trung học phổ thông, những vấn đề học sinh Trung học phổ thông quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp, những khó khăn mà học sinh gặp phải khi lựa chọn nghề, v.v. Bên cạnh đó còn đề cập các nhân tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông. Chúng được chia thành nhân tố chủ quan (nhu cầu, động cơ nghề nghiệp, hứng thú nghề nghiệp, năng lực nghề nghiệp) và các nhân tố khách quan (gia đình, nhà trường, bạn bè, truyền thông đại chúng). Đề tài của chúng tôi tuy không mới mẻ song định hướng nghề nghiệp dành cho giới trẻ nhất là đối tượng học sinh THPT không bao giờ là đề tài lạc hậu và vô nghĩa khi thực trạng định hướng nghề nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa khắc phục. Lợi ích và ý nghĩa thực tiễn của nó mang đến trước hết cho đối tượng học sinh tại trường THPT Thủ Đức. 3. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: 6
  • 7. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Với đề tài “Định hướng nghề nghiệp của học sinh tại trường THPT Thủ Đức” chúng tôi tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh tại trường THPT Thủ Đức ở ba bình diện: nhận thức, thái độ và xu hướng và đồng thời nêu ra được nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Thủ Đức; Làm rõ được những mặt tích cực và tiêu cực ở nhận thức và hành vi chọn nghề của học sinh. Từ đó giúp họ nhận ra những mặt tốt và chưa tốt trong nhận thức và hành vi của họ. Và qua đây chúng tôi mong muốn đưa ra những giải pháp tích cực cho nhà trường về công tác hướng nghiệp cho học sinh tại trường. Từ đó công tác hướng nghiệp của nhà trường sẽ đáp ứng được được mong muốn và nhu cầu của học sinh, tạo sự hứng thú và đẩy mạnh được kết quả tốt trong những hoạt động hướng nghiệp. Bên cạnh đó, qua đề tài này, chúng tôi cũng muốn cho thấy rằng tác động (phụ huynh, bạn bè, xã hội) đến với sự lựa chọn ngành nghề của học sinh và cho thấy tình hình hiện tại về công tác hướng nghiệp tại trường thông qua các hoạt động hướng nghiệp mà nhà trường đã tổ chức, tác động hướng nghiệp từ các bộ môn học trên lớp (là những tiết học chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ngắn về việc chọn nghề,…) * Câu hỏi nghiên cứu: 1. Học sinh trường THPT Thủ Đức có nhận thức và thái độ như thế nào về việc định hướng nghề nghiệp? 2. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trường THPT Thủ Đức như thế nào? 3. Có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường? 7
  • 8. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Đinh hướng nghề nghiệp của học sinh tại trường THPT Thủ Đức” nhóm tác giả đã tiến hành làm một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi trên Google Drive tại địa chỉ email : thanhngoc130520@gmail.com với tựa đề “ Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT Thủ Đức” hướng đến khoảng 300 bạn học sinh của cả ba khối lớp 10, 11 và 12 tại trường THPT Thủ Đức trong khoảng từ ngày 26 tháng 10 năm 2016 đến hết ngày 2 tháng 11 năm 2016. Chúng tôi đã thu được 273 phiếu trả lời, trong đó: Có 81 HS khối 10 (29,7%), 99 HS khối 11 (36,3%) và 93 HS khối 12 (34,1%) 8
  • 9. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Về học lực: có 111 HS Giỏi (40,7%), 139 HS Khá (50,9%), 19 HS Trung bình (7%) và 4 HS Yếu (1,5%) Về hạnh kiểm: Tốt: 259 HS (94.9%), Khá: 11 HS (4%), Trung bình: 3 HS (1,1%) 5. Phương pháp và quá trình nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để thu hoạch kết quả khảo sát. Cụ thể là : Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi : chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để khảo sát, thu thập thông tin, lấy dữ liệu về thực trạng cũng như nhận thức của gần 300 bạn học sinh tại trường THPT Thủ Đức bằng một bảng câu hỏi được xây dựng một cách logic, có nguyên tắc dựa trên nội dung của đề tài. Phương pháp thống kê : sau khi đã thu thập được đầy đủ thông tin dữ liệu , chúng tôi dùng phương pháp thống kê để tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của việc lựa chọn ngành nghề của học sinh nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Phương pháp phân tích số liệu là phương pháp thứ ba mà chúng tôi sử dụng trong bài nghiên cứu này. Chúng tôi sử dụng nó để tìm ra ý nghĩa của việc thống kê các thông tin, dữ liệu, giúp khái quát, đánh giá về việc chọn nghề nghiệp. Phương pháp tổng hợp là phương pháp cuối cùng mà chúng tôi sử dụng. Chúng tôi dùng nó để khái quát lại vấn đề một lần nữa và từ đó , dựa trên những gì mà chúng tôi tổng hợp được chúng toi đưa ra kết luận và giải pháp cho vấn đề . Để hoàn thành được đề tài này, đầu tiên chúng tôi lập một bảng khảo sát trên Google Drive và nhờ 273 bạn học sinh tại trường Thủ Đức tham gia trả lời khảo sát. Tiếp đó chúng tôi dùng phương pháp thống kê để tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán phục vụ cho quá trình viết đề tài của chúng tôi. Sau khi đã có thống kê xong chúng tôi tiếp tục dùng phương pháp phân tích số liệu để đánh giá khái quát về thông tin, số liệu được thống kê nêu trên. Và cuối cùng chúng tôi dùng phương pháp tổng hợp để đưa ra kết luận, tìm ra giải pháp thích hợp cho vấn đề. 6. Cấu trúc của đề tài Đề tài “Định hướng nghề nghiệp của học sinh tại trường THPT Thủ Đức” được chúng tôi chia thành 3 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu 9
  • 10. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC 1.1 Lí do chọn đề tài 1.2 Lịch sử vấn đề 1.3 Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5 Phương pháp và quá trình nghiên cứu 1.6 Cấu trúc của đề tài Chương hai: Báo cáo kết quả nghiên cứu 2.1. Nhận thức của học sinh về việc chọn nghề 2.2. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp 2.3. Các yếu tố tác động đến việc chọn nghề của học sinh 2.4. Đánh giá của học sinh về công tác hướng nghiệp trong nhà trường Chương ba: Kết luận và kiến nghị Chương hai: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. NHẬN THỨC VỀ VIỆC CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Nhận thức là một yếu tố quan trọng trong số những nhân tố ảnh hưởng tới hành vi và cách ứng xử của con người trước một sự việc. Nhận thức có thể là nguyên nhân động cơ của hành vi, có thể điều chỉnh hành vi, ngăn cản hành vi, v.v.. Tuy nhiên nhận thức lại là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt. Từ bảng câu hỏi chúng tôi tìm hiểu nhận thức của học sinh thông qua hai khía cạnh: nhận thức về tầm quan trọng của việc chọn nghề và nhận thức về các yếu tố tác động đến việc chọn nghề. 2.1.2. Nhận thức về tầm quan trọng của việc chọn nghề Học sinh có nhận thức tốt về tầm quan trọng của việc chọn nghề thường xác định nghề sớm và có sự chuẩn bị tích cực cho tương lai. Tuy nhiên ngay cả khi học sinh xác định được nghề chưa hẳn chúng đã có nhận thức tốt về việc chọn nghề. Bởi việc chọn nghề của học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nữa. 10
  • 11. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Ở câu số 2, những học sinh có không quan tâm đến việc chọn nghề (1,9%), chưa có thời gian tìm hiểu kĩ (32,1%) chắc hẳn có nhận thức chưa tốt về tầm quan trọng của việc chọn nghề. Nhận thức về tầm quan trọng của việc chọn nghề thể hiện trong suy nghĩ của học sinh về việc chọn sai nghề và thời điểm bắt đầu cho việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Ở câu 7, đa phần học sinh trường THPT Thủ Đức đều chọn câu trả lời chọn sai nghề ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống mai sau đặc biệt là học sinh 12. Câu trả lời này biểu thị cho việc họ có hiểu biết về tình trạng của bản thân và cuộc sống sau này rằng chỉ “sai một li là đi một dặm”. Tiếp theo con số chọn việc chọn sai nghề ảnh hưởng đến cuộc sống một cách vừa phải vời số lượng không ít. Nhưng theo kết quả khảo sát đa phần là đã có kế hoạch dự trù cho việc chọn sai nghề. Những học sinh này cũng có ý thức chọn nghề nhưng vẫn chưa cao đặc biệt là đối với học sinh chưa có kế hoạch dự trù gì. Họ vẫn chưa nhận thức được tính quan trọng của vấn đề mình sắp phải gặp phải Có rất học sinh chọn câu trả lời là ảnh hưởng nhỏ hoặc không đáng kể. Hầu hết học sinh chọn câu trả lời này là 11 và 12 và hầu hết là học sinh có học lực không được tốt và đều xác định đi làm ngay hoặc du học nếu không vào đại học. Họ nhận thức được lực học của bản thân để đưa ra phương án chọn nghề nhưng ý thức chọn nghề chưa cao khi chưa nhận ra hậu quả của việc chọn sai nghề. Về thời điểm bắt đầu chuẩn bị cho việc định hướng nghề nghiệp tương lai, có khoảng 27.5% học sinh chọn xác định nghề nghiệp vào cấp 2 và 63% xác định nghề nghiệp vào đầu cấp 3 (đầu lớp 10,11). Những học sinh chọn câu trả lời này rất nhiều chiếm đại đa số học sinh tham gia khảo sát và đây cũng là câu trả lời mà đa số mọi người đều sẽ chọn. 11
  • 12. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Tuy nhiên, vẫn có 8.3% học sinh xác định chọn cuối cấp 3 và 1,1% là khi vào đại học. Những học sinh này đều có ý thức chọn nghề chưa cao và phần lớn trong đây đều là những học sinh chưa chắc chắn về nghề nghiệp Từ những thông số trên, có thể thấy số học sinh xác định nghề vào cuối cấp 3 và khi vào đại học có số lượng không đáng kể so vói học sinh chọn xác định nghề vào cuối cấp 2 và đầu đại học. Các em học sinh khi bước vào THPT đã có dự định sơ khởi cho nghề nghiệp tương lai của mình. Tuy nhiên do quá trình học cấp ba có sự khác nhau về học lực các môn và nhận thức về việc chọn nghề tốt hơn nên các em có xu hướng đắn đo về việc chọn nghề và suy nghĩ khó khăn hơn trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp xuyên suốt quãng thời gian học cấp ba. Từ những việc đó gây nên nỗi khó khăn cực lớn đối với nhà trường, phụ huynh và đối với bản thân mỗi học sinh. Đa phần học sinh trường trung học phổ thông Thủ Đức có nhận thức tốt về tính quan trọng của việc chọn nghề nhưng bên cạnh đó cũng còn một số học sinh chưa nhận thức được hậu quả của việc chọn sai nghề. 2.1.2. NHẬN THỨC VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Ở câu 4, trong số những động cơ của những học sinh đã chọn được nghề dù chưa chắc chắn, cao nhất là sở thích (74%) và sở trường (32%), tiếp đến là lực học (13%) và nhu cầu xã hội (14,7%). Nhìn chung đây chính là những yếu tố ảnh hưởng nhiều và phổ biến tới hành vi lựa chọn nghề nghiệp. 12
  • 13. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Tuy nhiên kết quả khảo sát từ câu 4 chưa cho thấy rõ nhận thức của học sinh về các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn nghề nghiệp vì người khảo sát có thể chọn một hoặc nhiều phương án và không phân biệt động cơ nào là chính nào là phụ, lí do nào là chủ yếu nào là không chủ yếu. Vì vậy chúng tôi đưa ra 4 sự lựa chọn là: 1) Năng lực của bản thân 2) Sở thích sở trường của bản thân 3) Điều kiện kinh tế gia đình 4) nhu cầu nhân lực mà xã hội cần Và cho học sinh tham gia khảo sát sắp xếp theo thứ tự về mức độ quan trọng của các yếu tố chọn nghề. Chúng tôi nhận thấy rằng : Số học sinh chọn năng lực bản thân là yếu tố quan trọng nhất (134 học sinh) chiếm 49,1%. Những học sinh này có nhận thức về sự phù hợp của bản thân đối với nghề nghiệp của mình chọn để tăng cơ hội việc làm và phát triển năng lực của mình trong tương lai. Có 97 bạn học sinh cho là yếu tố sở thích, sở trường của bản thân là quan trọng nhất (chiếm 35,5%). Số lượng học sinh chọn câu trả lời này tương đối cao. Những học sinh này phân định rõ ý thích của bản thân với những ý kiến xung quanh . Từ đó đưa ra nghề nghiệp mình chọn, điều này mang tính tích cực vì nó mang lại sự thích thú trong công việc và có thể mang lại sự thành công, nhưng cũng sẽ có trường hợp không phù hợp với ngành nghề do không đủ năng lực, trình độ , kỹ năng cần thiết đối với nghề dẫn đến cơ hội việc làm thấp; xã hội không có nhu cầu nhân lực về ngành nghề đó nhiều;.... Lại có 27 học sinh cho rằng yếu tố điều kiện kinh tế gia đình là quan trọng nhất (chiếm 9,9%). Đây là câu trả lời mang tính hai chiều. Đầu tiên học sinh có thể dễ dàng 13
  • 14. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC kiếm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, rồi sau đó dễ dàng phát triển nghề nghiệp một cách nhanh chóng. Tuy nhiên học sinh cũng có thể dễ dàng chán nản đối với ngành nghề đó hoặc nhận ra bản thân không thích hợp với nó. Chỉ có 15 học sinh cho rằng yếu tố nhu cầu nhân lực của xã hội là quan trọng nhất (chiếm 5,5%). Đây là câu trả lời nhiều mâu thuẫn vì nếu nhu cầu nhân lực xã hội thiếu thì cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là rất cao nhưng nếu điều kiện gia đình thấp, không đủ năng lực trong ngành nghề đó hoặc không có đam mê đói với ngành đó thì không thể theo đuổi được ngành đó một cách lâu dài. Kết quả trên cho thấy đánh giá của học sinh về mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố tới hành vi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trường THPT Thủ Đức. Trong đó, số học sinh cho rằng năng lực của bản thân là quan trọng nhất chiếm số lượng lớn nhất, tiếp đó là chọn nghề theo sở thích, sở trường cá nhân và sau đó là các yếu tố điều kiện gia đình và nhu cầu nhân lực cũa xã hội. Nhìn chung các yếu tố ấy vẫn tồn tại hai mặt: lợi và hại nhưng nếu học sinh biết đầu tư thời gian, học tập và có quyết tâm theo đuổi nghề thì những mặt hại đó sẽ giảm xuống và tăng mặt lợi lên. Kết quả khảo sát phản ánh một tâm lí có thực và phổ biến trong giới học sinh, đó là quá để tâm đến chuyện thi cử, đậu rớt (liên quan đến năng lực, lực học) mà xem nhẹ, thậm chí là phớt lờ những yếu tố còn lại, đặc biệt là nhu cầu nhân lực của xã hội. 14
  • 15. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Ngoài các yếu tố kể trên học sinh còn chọn nghề theo bạn bè, theo xu hướng thịnh hành trong xã hội, tiềm năng phát triển của nghề, v.v. tuy những động cơ này không nhiều. Hiện nay có một bộ phận không nhỏ học sinh có tâm lý đặt nặng bằng cấp, xem việc học đại học là bắt buộc. Ở câu 8, hỏi về dự định sau khi học xong cấp 3, có đến 73,3% học sinh chọn phương án chỉ học đại học hoặc đi du học, 21% sẽ học cao đẳng và trung cấp nếu không đậu đại học. Học đại học là nguyện vọng chính đáng nhưng xu hướng xem đại học là con đường duy nhất khi chọn chỉ học đại học lại là một điều đáng lo ngại. Đặt ra giả thiết việc học sinh bằng mọi giá vào đại học nên có xu hướng xem trọng yếu tố trường đại học hơn những yếu tố khác khi lựa chọn nghề nghiệp, chúng tôi đã đưa ra một trường hợp giả định cho học sinh: Nếu phải lựa chọn giữa một ngành bạn thích nhưng phải học trường bạn không thích và một ngành bạn không thích nhưng được học một trường mà bạn thích thì bạn sẽ chọn ngành hay chọn trường, và nhận được kết quả như sau: Có 239 học sinh - 87.5%) chọn ngành theo nghề mà mình theo học. Có 34 học sinh (12.5%) chọn trường mặc dù không có ngành mình theo học. Học sinh không nhận thức được tính quan trọng của việc chọn sai nghề mới chọn câu trả lời này vì có thể trong trường đó không hề có ngành nghề nào phù hợp với mình. Con số này cho thấy học sinh trường THPT Thủ Đức ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề chọn sai nghề. Phần lớn có ý thức nhận định về việc chọn nghề nhưng vẫn còn số ít học sinh chưa nhận ra hậu quả của việc chọn sai nghề tuy nhiên số lượng không đáng kể. Tóm lại số lượng học sinh trường THPT Thủ Đức có sự quan tâm về chọn nghề tương đối cao cho thấy nhận thức của học sinh về việc chọn nghề khá tốt. Học sinh chủ yếu dựa vào khả năng bản thân và tiêu chí tuyển sinh cũng như nhu cầu tuyển 15
  • 16. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC nhân lực của xã hội để chọn nghề. Những học sinh có sở trường về lĩnh vực nào thì sẽ chọn nhóm nghề có lĩnh vực ấy. Tuy nhiên nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn nghề vẫn còn những điểm chưa thực sự hợp lý, cần điều chỉnh. 2.2. Thái độ của học sinh đối với việc chọn nghề 2.2.1. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH NGHỀ NGHIỆP CHO BẢN THÂN * Đối với những học sinh chưa xác định hoặc chưa chắc chắn Câu 2 trong bảng hỏi tìm hiểu nguyên nhân việc học sinh chưa xác định hoặc chưa chắc chắn về nghề nghiệp tương lai. (Các lựa chọn: Không quan tâm đến việc chọn nghề/ Không biết mình phù hợp với nghề gì/Chưa có thời gian tìm hiểu kĩ/Không có thông tin về ngành học, nghề phù hợp). Có tới 62/273 không làm câu này do những học sinh này chọn phướng án c câu 1 (có lựa chọn nghề nghiệp chắc chắn). Một người có thể chọn nhiều phương án. Kết quả như sau: Lí do được lựa chọn nhiều nhất đó là “không biết mình phù hợp với ngành gì” (128/211 = 61,2%). Đây có vẻ là lí do dễ thông cảm, dễ chấp nhận nhưng có thể thấy là học sinh có nhận thức về bản thân chưa tốt thậm chí ý thức chọn nghề chưa cao. Nhận thức nghề nhiệp liên quan chặt chẽ tới nhận thức về bản thân. Tiếp đến là lí do “chưa có thời gian tìm hiểu kĩ” và “không có thông tin về ngành, nghề phù hợp”, cả hai lí do này tổng cộng là 117 (56%), một con số không nhỏ. Con số đó cho thấy lí do học sinh chưa xác đinh được nghề hay chưa chắc chắn xuất phát từ việc học sinh chưa đầu tư thời gian cho việc chọn nghề và ý thức chọn nghề chưa cao. 16
  • 17. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Có 4 học sinh không quan tâm đến việc chọn nghề và 10 trường hợp nêu lí do khác. Đáng chú ý là một trường hợp do liên quan tới nhiều vấn đề của gia đình, một trường hợp do tác động của gia đình, một trường hợp do mong muốn của cha mẹ, một trường hợp sợ không đủ khả năng và tất cả đều là học sinh khá lớp 11. Ngoài ra một học sinh giỏi của lớp 12 vẫn còn đam mê khác. Những trường hợp này chưa quyết đoán trong vấn đề chọn nghề, chưa xác định được cái cần thiết cho bản thân. Hầu hết các trường hợp chưa xác định được nghề (42 học sinh chọn phương án a câu 1) đều chọn lí do chưa biết mình phù hợp với ngành gì, hoặc chưa có thời gian tìm hiểu kĩ). Nói chung lí do chưa xác định nghề chủ yếu vì học sinh vẫn chưa tích cực chủ động hay nói cách khác là học sinh có thái độ chưa tốt trong việc chọn nghề. Tuy nhiên lượng học sinh không quan tâm lại rất ít chứng tỏ đa phần học sinh cũng đã ý thức nhất định đến việc này. * Đối với các học sinh đã xác định nghề nghiệp hoặc chưa chắc chắn: Thái độ của học sinh đối với định hướng nghề nghiệp còn được thể hiện câu 5 17
  • 18. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Có 134 (58.5%) học sinh chọn phương án tìm kiếm thông tin liên quan về ngành ( bao gồm những học sinh chọn nhièu đáp án) bao gồm 32 học sinh lớp 10, 20 học sinh 11, 82 học sinh 12. Trong đó 2 học sinh 11 và 1 học sinh 12 chưa xác định được nghề nghiệp, 41 học sinh đã chắc chắn nghề nghiệp cho bản thân (6/41 học sinh giỏi lớp 10, 21/41 học sinh 12, 14/41 học sinh 11). Những học sinh chọn câu trả lời này là những học sinh có sự quan tâm trong việc chọn nghề đặc biệt là đối với học sinh khối 12. Có 84 (36.7) học sinh chọn vạch ra kế hoạch cụ thể và tỉ lệ học sinh giữa các khối cũng giống như tỉ lệ ở tìm kiếm thông tin tuy nhiên số lượng học sinh chọn phương án này vẫn chưa nhiều so vơi việc tìm kiếm thông tin. Học sinh có sự quyết tâm cao trong việc thi vào ngành đó và đặc biệt là đối với học sinh khối 12 vì học sinh khối 12 không còn nhiều thời gian để chuẩn bị lại từ đầu nữa mà tất cả đã phải sẵn sàng để thi và ngược lại học sinh lớp 10 còn nhiều thời gian nên vẫn chưa có nhiều học sinh đầu tư vạch ra kế hoạch cụ thể để thi chuyên ngành. Có 107 (46.7%) câu trả lời là đã tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè và người đi trước. Những học sinh chọn phương án này có ý thức chọn nghề tốt, biết tham khảo ý kiến của người khác rồi mới đưa ra quyết định. Những học sinh chọn câu trả lời trên có ý thức chọn nghề cao, chịu đầu tư thời gian tìm tòi thông tin liên quan. Hầu hết những học sinh chọn câu trả lời này là học sinh lớp 12 tức là chúng đều đã có những bước chuẩn bị thi vào những ngành nghề mà mình muốn. Tiếp theo sau đó là học sinh 11, chứng tỏ chúng đã có sự chuẩn bị cho năm kế tiếp và sau cùng học sinh khối 10 có số lượng cực kì thấp so với khối 11 và 18
  • 19. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC khối 12 do chúng mới thi vào cấp ba nên việc chuẩn bị cho nghề nghiệp chưa thực sự được quan tâm và chuẩn bị như những học sinh khối trên. Ngoài ra, còn có 8 học sinh (3.5%) chọn câu trả lời khác như: học tiếng nhật, tiếng pháp,... Những học sinh này đều đã chuẩn bị cho những môn học ngoại khoá để đầu tư phát triển bản thân trong các mối quan hệ ngoại quốc. Như vậy đa số những học sinh có ít nhiều định hướng nghề nghiệp có thái độ tốt với việc chọn nghề. Đây là cũng là điều dễ hiểu. Thái độ đối với việc chọn nghề của mỗi cá nhân còn thể hiện ở việc xác định thời điểm băt đầu chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Xác định thời điểm càng sớm càng có thái độ tích cực. Đối với việc xác định nghề nghiệp của bản thân, bên cạnh một số học sinh có chủ động, tích cực, phần nhiều học sinh có thái độ tốt. 2.2.2. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG HÌNH THỨC THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA Tháng mười vừa qua, Bộ giáo dục và đào tạo đã chính thức thông báo phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia, với một số điểm khác so với cuộc thi năm 2015- 2016. Sự thay đổi này gây sự quan tâm lớn trong dư luận, đặc biệt là phụ huynh và học sinh THPT, những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những thay đổi này. Học sinh trường THPT Thủ Đức sẽ có thái độ phản ứng như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi đã đưa vấn đề này vào bảng hỏi và thu được kết quả như sau: 19
  • 20. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Có tới 153 (56%) học sinh lo lắng, hoang mang về việc thay đổi. Sự thay đổi quy chế thi thực sự ảnh hưởng tới nhiều học sinh khiến họ không biết phải làm gì. Có 98 học sinh (35.9%) học sinh bình thường trước vấn đề này và còn có 21 học sinh(7.7%) không quan tâm đến sự thay đổi này. Những thay đổi thực sự không ảnh hưởng gì nhiều đến số học sinh này vì chúng tự tin vào bản thân tin vào sức lực của mình và cho rằng sự thay đổi lần này thật sự không ảnh hưởng gì lớn đến kết quả. 20
  • 21. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC 2.2.3. Thái độ và đánh giá của học sinh đối với hoạt động hướng nghiệp của nhà trường * Đánh giá của học sinh về các hoạt động phát triển năng khiếu và kĩ năng cho học sinh trong nhà trường: Chúng tôi đưa ra câu hỏi: Các hoạt động phát triển năng khiếu và kĩ năng cho học sinh trong nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu của bạn chưa? Và chúng tôi đã nhận được kết quả khảo sát như sau: Có 118 học sinh chọn câu trả lời (43.2%) là đã đáp ứng nhu cầu của học sinh. Những học sinh đã đáp ứng được nhu cầu của mình có số lượng khá tương đối chúng tỏ hoạt động của trường cũng giúp ích được rất nhiều học sinh. 133 (48.7%) học sinh chọn câu trả lời chưa đáp ứng được nhu cầu của mình. Những học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu của mình số lượng rất nhiều thậm chí còn nhiều hơn học sinh đã đáp ứng chúng tỏ hoạt động của trường vẫn chưa giúp được nhiều học sinh trong trường, công tác trường vẫn chưa thực sự hiệu quả. 22 (8.1%) học sinh chọn câu trả lời cso ý kiến khác như không biết, không đáp ứng nhiều,... Các ý kiến khác như không biết, không đáp ứng được nhiều một lần nữa chứng tỏ rằng công tác trường vẫn chưa thực sự hiệu quả và giúp ích nhiều cho học sinh trong trường Nhìn chung hoạt động của trường vẫn chưa thực sự giúp ích gì nhiều cho học sinh trong trường do số lượng học sinh đã đáp ứng được nhu cầu còn rất thấp * Sự quan tâm của học sinh đối với các hoạt động hướng nghiệp: Ở đây chúng tôi đã đưa ra một câu hỏi nhằm biết được học sinh quan tâm đến hoạt động nào: Bạn quan tâm đến những hoạt động nào dưới đây? (và bạn sẽ sắp xếp thời gian để tham dự nếu có thể). Sau khi khảo sát chúng tôi nhận được kết quả như sau: Tham quan học tập về nghề nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng nhà máy, xí nghiệp: 195 học sinh (71.4%). Rất nhiều học sinh chọn câu tả lời này chúng tỏ hầu hêt 21
  • 22. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC học sinh đều quan tâm muốn tìm hiểu môi trường làm việc của nghề đó. Điều này chúng tỏ học sinh có ý thức rất cao trong việc chọn nghề Hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá với chủ đề hướng nghiệp: 138 học sinh (50.5%). Cũng có rất nhiều học sinh chọn hoạt động này chúng tỏ học sinh muốn có nhiều chủ đề hơn về hướng nghiệp tại trường. Học sinh có ý thức chọn nghề cao muốn trường tổ chức thêm hoạt động hướng nghiệp ròi từ đó chọn ngành phù hợp Ngày hội tư vấn tuyển sinh: 97 học sinh (35.5%). Học sinh chọn câu trả lời này đa phần muốn tìm hiểu nghiên cứu về nhu cầu số lượng tuyển sinh để đưa ra kế hoạch thi vào ngành vào trường thích hợp chứng tỏ học sinh có sự linh động trong công tác chọn nghề Tư vấn hướng nghiệp tập trung dưới cờ: 43 học sinh (15.8%). Học sinh chọn câu này cũng đa phần hi vọng trường hướng nghiệp dưới cờ cho toàn thể học sinh biết rõ hơn về công tác chọn nghề. Những học sinh này có tính tập thể cao và có ý thức muốn tìm hiểu thêm về công tác hướng nghiệp tại trường Hoạt động khác: 13 học sinh (4.8%). Học sinh chọn câu trả lời này đa phần muốn có một hoạt động nào đó thật mới mẻ và thật thiết thực từ nhà trường để giúp học sinh chọn nghề. Những học sinh này có nhận thức khá cao và mong chờ sự đột phá trong công tác hướng nghiệp Hầu hết các hoạt động đều gây hứng thú cho học sinh nhất là hoạt động tham quan và cũng có những học sinh mong chờ những hoạt động xuất sắc hơn về việc hướng nghiệp * Về hứng thú của học sinh dành cho công tác hướng nghiệp của trường. (câu 14) Có khoảng 46% học sinh hứng thú về hoạt động của trường. Con số tương đối cao chứng tỏ hoạt động của trường đã lôi kéo được số đông học sinh. Tuy nhiên có 44% học sinh không quan tâm đến hoạt động của trường và khoảng 10% học sinh 22 Tải bản FULL (45 trang): https://bit.ly/31wtNGP Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 23. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC không biết đến hoạt động hướng nghiệp của trường. Điều này cho thấy hoạt động của trường vẫn chưa nổi trội và lôi kéo được số đông học sinh quan tâm. Hoạt động hướng nghiệp cần tổ chức quy mô hơn nữa và cần đổi mới để lôi kéo học sinh tham gia nhiều hơn. *Mức độ quan tâm của giáo viên từng bộ môn đối với việc hướng nghiệp cho học sinh Bộ môn có nhiều học sinh chọn là có đề cấp nhiều nhất đến việc chọn nghề nhiều nhất là văn(141 học sinh - 51.6%) rồi tới bộ môn ngoại ngữ (103 học sinh – 37.7%), sau đó tới bộ môn GDCD (91 học sinh – 33.3%) rồi lần lượt tới mấy môn khác 23 Tải bản FULL (45 trang): https://bit.ly/31wtNGP Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 24. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC Hầu hết giáo viên các bộ môn đều để tâm đến vấn đề chọn nghề của học sinh đặc biệt là môn xã hội vì để giúp học sinh bước vào đời dễ dàng họ thường trao đổi vấn đề chọn nghề với học sinh của mình. 2.2. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp 2.2.1. Việc xác định nghề nghiệp tương lai Đối với câu hỏi “bạn đã xác định được nghề nghiệp mà mình muốn làm sau này chưa?” có 42 (15,4%) học sinh chưa xác định được nghề nghiệp, 62 (22,7%) học sinh đã chắc chắn về nghề nghiệp và 172 (61,9%) học sinh chưa chắc chắn nghề nghiệp. Như vậy, tỉ lệ học sinh trường THPT Thủ Đức đã xác định nghề nghiệp (chắc chắn và chưa chắc chắn) tương đối cao (84,6%). Trong đó tỉ lệ học sinh mỗi khối là: Lớp 10: tham gia khảo sát tổng là 80 trong đó học sinh giỏi có 72 giỏi chỉ có 8 học sinh khá và 13 trường hợp đã chắc chắn xác định được nghề nghiệp , 13 trường hợp chưa xác định, 56 trường hợp là chưa chắc chắn. Lớp 11: có 99 học sinh tham gia thì có 9 học sinh trung bình và 1 học sinh yếu và 11 học sinh giỏi tham gia và có 19 trường hợp là đã xác định được nghề nghiệp, 19 trường hợp chưa xác định được nghề nghiệp, 61 trường hợp chưa chắc chắn. Lớp 12: tổng cộng có 93 học sinh tham gia sát khảo có 22 học sinh giỏi, 3 học sinh yếu, 10 học sinh trung bình (1 trường hợp hạnh kiểm trung bình) thì có 10 trường hợp chưa xác định nghề nghiệp và 30 trường hợp đã chắc chắn nghề nghiệp. Khối 12 có số học sinh xác định chắc chắn nghề nghiệp cao nhất, chưa xác định thấp nhất. Học lực và hạnh kiểm của học sinh không ảnh hưởng nhiều đến việc xác định nghề nghiệp. 2.2.2. Động cơ của việc xác định nghề nghiệp tương lai 24 6399773