SlideShare a Scribd company logo
1 of 56
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
“CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
CỦA TỈNH THÁI BÌNH”
LIÊN HỆ TẢI BÀI KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
- Họ và tên: TS. Nguyễn Thị Hương Giang - Họ và tên: Trịnh Thị Thúy
TÓM LƯỢC
Với hàng trăm làng nghề rải rác khắp địa bàn tỉnh, Thái Bình được mệnh danh
là một trong những cái nôi làng nghề của đất nước. Nghề và làng nghề không chỉ giúp
giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương mà còn góp phần quan
trọng vào tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Tuy nhiên, những năm gần đây, làng nghề ở
Thái Bình đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Hàng loạt làng nghề bị sụt
giảm sản xuất, một số làng nghề đã chính thức bị "xóa sổ", nhiều làng nghề khác đang
lâm vào cảnh "thoi thóp". Đứng trước tình hình đó, sau quá trình thực tập, em làm đề
tài khóa luận: “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình”. Trên cơ
sở nghiên cứu lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề đồng thời đánh
giá thực trạng của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Khóa luận tốt nghiệp bước đầu xác định làm rõ một số nguyên nhân, hạn chế trong quá
trình hoạch định, thực hiện chính sách. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình được tốt hơn trong thời
gian tới.
i
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài “Chính sách hỗ
trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình” mà em vừa trình bày chính là kết quả
của cả một quá trình trau dồi và nỗ lực không ngừng của bản thân em. Trong suốt bốn
năm đại học của mình, em luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, khích lệ, động viên
từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè của mình.
Qua đây, em muốn được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy cô khoa Kinh
tế - Luật trường Đại học Thương Mại đã luôn nhiệt huyết trong công tác giảng dạy để
truyền đạt đến sinh viên những kiến thức quý báu nhất.
Và đặc biệt là Ts. Nguyễn Thị Hương Giang. Cảm ơn cô đã luôn chỉ dạy và
hướng dẫn em vô cùng tận tình, giúp em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của
mình một cách xuất sắc nhất!
Trong suốt quá trình hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp, em cảm thấy mình đã
được trau dồi và học hỏi rất nhiều điều bổ ích. Từ đó, bản thân em có thêm thật nhiều
kỹ năng và kiến thức giúp ích cho công việc sau này của mình.
Cuối cùng, em rất mong nhận được những lời nhận xét và góp ý từ thầy cô cũng
như các bạn học để khóa luận tốt nghiệp của em có thể hoàn thiện hơn nữa. Em xin
chân thành cảm ơn!!!
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021
Tác giả
Thúy
Trịnh Thị Thúy
ii
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................v
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ vi
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận .................................................1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu................................................................2
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................................4
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp .............................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG............................................................................6
1.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ...............................................6
1.1.1. Một số khái niệm liên quan.........................................................................6
1.1.2. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề .......................................................8
1.2. Nội dung và nguyên lý về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa
phương. .....................................................................................................................10
1.2.1. Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
làng nghề của địa phương.......................................................................................10
1.2.2. Một số nội dung cơ bản trong chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của
địa phương..............................................................................................................11
1.3. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của một số địa phương
và bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình .........................................................................14
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ...........................................................14
1.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình..............................................................17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ CỦA TỈNH THÁI BÌNH................................................................................19
2.1 Khái quát về tình hình hoạt động làng nghề của tỉnh Thái Bình .....................19
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..............................................................19
2.1.2. Số lượng, phân bố và cơ cấu làng nghề tỉnh Thái Bình. ..............................21
iii
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái
Bình ........................................................................................................................23
2.2 Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình 25
2.2.1. Thực trạng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng của tỉnh Thái Bình...........25
2.2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực của tỉnh Thái Bình .............27
2.2.3. Thực trạng chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại của tỉnh Thái Bình........30
2.2.4. Thực trạng chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường làng nghề của tỉnh Thái
Bình ........................................................................................................................31
2.3. Đánh giá chung chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tỉnh Thái Bình ............32
2.3.1. Ưu điểm........................................................................................................32
2.3.2. Hạn chế.........................................................................................................34
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế.............................................................................36
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 38
3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tỉnh Thái Bình. . 38
3.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái
Bình...........................................................................................................................38
3.3. Mục tiêu phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình.................................................39
3.4. Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của
tỉnh Thái Bình ...........................................................................................................40
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính tín dụng cho làng nghề..............40
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách về đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề 41
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại ...................42
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề................43
3.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.....................................................44
KẾT LUẬN ..................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................vii
CÁC WEBSITE.............................................................................................................x
iv
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.1: Tốc độ tăng GRDP mỗi năm giai đoạn 2016 đến nay
Bảng 2.2.2: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020
v
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện
1 CPTPP Progressive Agreement for và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Trans-Pacific Partnership Dương
2 CNH Công nghiệp hóa
3 EVFTA
European-Vietnam Free Hiệp định thương mại tự do
Trade Agreement Việt Nam - EU
4 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
5 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
6 HĐND Hội đồng nhân dân
7 HĐH Hiện đại hóa
8 KT-XH Kinh tế - xã hội
9 LNTT Làng nghề truyền thống
10 PTBV Phát triển bền vững
11 QLNN Quản lý nhà nước
12 TPP
Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên
Agreement Thái Bình Dương
13 UBND Ủy ban nhân dân
14 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
vi
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận
Suốt chặng đường lịch sử gần 90 năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định
nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn có ý
nghĩa lâu dài trong sự phát triển kinh tế nông thôn. Hiện nay, một trong những nội
dung quan trọng của công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là mở rộng
và phát triển các làng nghề.
Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống gắn liền với lịch
sử dân tộc. Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam được cho là một gương mặt
khác của làng xã nông nghiệp, và là một bộ phận không thể tách rời, thậm chí phát
triển song hành cùng làng xã của người Việt. Sự ra đời và quá trình phát triển của làng
nghề đã mang lại rất nhiều giá trị to lớn, từ sinh hoạt đời sống cho đến kinh tế lao động
mà hơn hết còn lưu giữ được những nét tinh hoa văn hoá dân tộc bao thế kỷ nay. Làng
nghề được coi là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp ở nông thôn, giữa nông
thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại.
Được hình thành từ rất sớm, qua thời gian và các giai đoạn thăng trầm của lịch
sử, làng nghề truyền thống Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, khi
nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển hiện đại hơn ngành tiểu thủ công nghiệp vẫn
đang có những đóng góp tích cực không nhỏ vào tổng thể tăng trưởng chung của nền
kinh tế. Góp phần cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đắc lực vào chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, bởi nhiều yếu tố khác nhau mà rất
nhiều làng nghề đã bị mai một và một số làng đang có nguy cơ không người nối tiếp,
giữ gìn. Đứng trước giá trị to lớn và quý báu của làng nghề như giải quyết việc làm ở
nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn, phát triển du lịch
mà quan trọng hơn hết là các làng nghề đã lưu giữ và phát triển những sản phẩm thủ
công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm rạng rỡ
văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới…, các cấp chính quyền Nhà nước đã và
đang đề ra rất nhiều chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề để gìn giữ,
phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc trong công cuộc hội nhập quốc tế.
Thái Bình là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Bắc bộ, có tiềm năng phát triển
làng nghề. Nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà các làng
nghề Thái Bình đã được khôi phục và phát triển nhanh hơn. Tuy vậy việc phát triển
làng nghề ở Thái Bình còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Nếu như
năm 2016, toàn tỉnh có 245 làng nghề thì tính đến tháng 8/2021 qua rà soát, đánh giá
1
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
của ngành Công Thương, tỉnh có 141 làng nghề duy trì hoạt động và đáp ứng đủ các
tiêu chí. Ước tính tại các làng nghề trong tỉnh hiện nay có khoảng hơn 840 doanh
nghiệp, hợp tác xã và hơn 40.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Các làng nghề: dệt
Phương La (Hưng Hà), thêu Minh Lãng (Vũ Thư), chạm bạc Đồng Xâm (Kiến Xương)
... hiện đang phát triển mạnh. Vì nhiều lý do, nghề và làng nghề ở Thái Bình không
còn phát triển rầm rộ về bề rộng. Có không ít làng nghề bị “xóa sổ”. Cho đến nay, các
làng nghề tại địa bàn phát triển còn thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ,
công nghệ, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, nhiều sản
phẩm chưa có thương hiệu, một số nghề truyền thống bị mai một, sản xuất còn chạy
theo thị trường và chạy theo lợi nhuận ít chú ý đến thương hiệu sản phẩm. Những
người thợ làng nghề giỏi đang dần ít đi. Bên cạnh đó, một số chính sách hỗ trợ phát
triển làng nghề chưa thực sự hiệu quả hoặc có ít tác dụng đến sự phát triển của các
làng nghề. Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn ra
càng nhanh, hiện tượng người lao động từ các làng quê di chuyển ra các thành phố là
rất lớn. Việc phát triển các nghề và làng nghề nông thôn có ý nghĩa quan trọng không
chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội là đòi hỏi khách quan và
cấp thiết. Nhận thức được vấn đề trên em chọn đề tài: “Chính sách hỗ trợ phát triển
làng nghề của tỉnh Thái Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
- Vũ Xuân Tính (2018), “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn
huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Đại học Thương Mại.
Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chính sách hỗ trợ phát triển
làng nghề. Tiếp đó, khảo sát thực tế về việc ban hành cũng như là thực hiện các chính
sách của huyện Cẩm Giàng nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung liên quan đến phát
triển làng nghề, những kết quả đạt được và đánh giá hiệu quả của những chính sách đó.
Luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện những chính sách hỗ trợ phát triển
làng nghề của huyện Cẩm Giàng.
- Cao Văn Đông (2019), “Chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện
Hoài Đức, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ chính sách công - Học viện Hành
chính quốc gia.
Luận văn nghiên cứu chính sách phát triển làng nghề của một số quốc gia và địa
phương, từ đó tìm ra các kinh nghiệm tốt có thể áp dụng phù hợp cho huyện Hoài Đức.
Tiếp đó, đánh giá thực trạng chính sách phát triển làng nghề tại huyện Hoài Đức, thành
phố Hà Nội. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển
làng nghề tại huyện Hoài Đức trong thời gian tới.
2
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
- Đặng Thị Đào Trang (2020), “Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ
thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, Luận án tiến sĩ chính sách công - Học viện Khoa học xã
hội.
Luận án đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách PTBV làng
nghề, xây dựng các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách PTBV
làng nghề. Qua đó, phân tích, đánh giá thực trạng nội dung và kết quả thực hiện chính
sách phát triển làng nghề bền vững ở tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2006 đến nay; chỉ ra
khoảng cách giữa nội dung chính sách và thực tế hoạt động sản xuất và phát triển làng
nghề tại tỉnh Quảng Nam; từ đó phân tích nguyên nhân của hạn chế về nội dung chính
sách PTBV làng nghề tỉnh Quảng Nam. Luận án đã làm rõ xu hướng phát triển làng
nghề; đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách
PTBV làng nghề trong thời gian tới tại tỉnh Quảng Nam; đồng thời đưa ra một số
khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, góp phần nâng cao hiệu quả chính sách
PTBV làng nghề trên thực tế.
- Trần Thị Hoa (2014), “Giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở huyện
Hoài Đức - Hà Nội đến 2020”, Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học Kinh tế.
Luận văn đã làm rõ vai trò của tài chính trong phát triển làng nghề; đánh giá
thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong phát triển làng nghề trên địa bàn
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, nghiên cứu bài học kinh nghiệm phát triển làng
nghề truyền thống ở một số nước châu Á và một số địa phương trong nước; trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp tài chính dưới góc nhìn của người sử dụng giải pháp tài chính
trong đó bao gồm các kiến nghị về việc hoàn thiện chính sách tài chính nhằm phát
triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
- Nguyễn Như Chung có công trình nghiên cứu “ Quá trình hoàn thiện các chính
sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2003 - Thực
trạng, kinh nghiệm và giải pháp.”, Luận án tiến sỹ - Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các chính sách đối với
sự phát triển của các làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và
phát triển kinh tế thị trường. Tiếp đó phân tích làm rõ các chính sách của nhà nước và
địa phương tác động đến sự phát triển các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh và rút ra những
bài học kinh nghiệm. Luận án đã đề xuất các quan điểm và các giải pháp chủ yếu hoàn
thiện chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới,
đồng thời có một số kiến nghị nhằm thúc đẩy các giải pháp trong hoàn thiện các chính
sách phát triển làng nghề đáp ứng với yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác như: “Làng nghề truyền thống
trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa” (2004) của tác giả Trần Minh Yến;
3
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
“Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” (1998), nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng;
“Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
(2003), Tác giả Mai Thế Hởn;...
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng
nghề của tỉnh Thái Bình
- Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận
cơ bản về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, phân tích thực trạng và đánh giá
chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình. Đó là cơ sở để đề xuất các
giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, khóa luận tốt nghiệp đặt ra các nhiệm vụ cụ thể
như sau:
+ Hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề
nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài như: khái niệm làng nghề, chính sách hỗ trợ
phát triển làng nghề; đặc điểm, phân loại chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề; nội
dung và nguyên lý về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề.
+ Nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của một số địa phương, từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng phù hợp cho tỉnh Thái Bình.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh
Thái Bình; từ đó phân tích nguyên nhân của hạn chế về chính sách hỗ trợ phát triển
làng nghề của tỉnh Thái Bình
+ Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề
của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển
làng nghề của tỉnh Thái Bình.
- Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các đối tượng trên tại các huyện,
thành phố ở tỉnh Thái Bình, bao gồm: Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư, Đông Hưng,
Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy và thành phố Thái Bình.
- Về thời gian: Các số liệu thu thập mới nhất từ năm 2016 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
4
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê và thu thập dữ liệu: là phương pháp
được sử dụng đầu tiên khi em bắt đầu tiếp cận với đề tài khóa luận. Mục đích em sử
dụng phương pháp này là để thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết của
đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố tại chương 1, chủ
trương chính sách liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê trong cả chương 1 và
chương 2
Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp em đã sử dụng thường
xuyên trong khóa luận tốt nghiệp nhằm phân tích các số liệu tài liệu thu thập được: các
vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại chương 1; thực
trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại tỉnh Thái Bình trong chương 2 và đề
xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại
chương 3, trên cơ sở đó tổng hợp, rút ra các kết luận, các nhận định, phục vụ mục đích
nghiên cứu.
Phương pháp so sánh: phương pháp này được em sử dụng tại chương 1 nhằm
đánh giá, so sánh chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại một số địa phương như Hà
Nội, Bắc Ninh để đưa ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện chính
sách. Thêm vào đó, tại chương 2, em so sánh tốc độ tăng GRDP mỗi năm giai đoạn
2016 đến nay và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-
2020 và đưa ra đánh giá nhận xét phục vụ mục đích nghiên cứu
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng
biểu, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, tài liệu tham khảo thì gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa
phương.
Chương 2: Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái
Bình.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của
tỉnh Thái Bình.
5
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
a. Làng nghề
Làng nghề được hình thành lâu đời trong lịch sử phát triển của xã hội. Theo sự
phát triển của lực lượng sản xuất của nhân loại, phân công lao động dần được phát
triển, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp từ chỗ ban đầu là hoạt động sản xuất phụ trợ
cho sản xuất nông nghiệp, đã dần được phân tách từ nông nghiệp để trở thành ngành
nghề độc lập, từ đó hình thành nên các làng nghề.
Quá trình phát triển của làng nghề là một quá trình lịch sử lâu dài, lúc đầu từ
một vài gia đình rồi dần đến cả họ, sau đó phát triển ra cả làng và kế tiếp nhau truyền
từ đời này qua đời khác, từ đó, hình thành những làng nghề thủ công truyền thống, gắn
với tên làng, tên xã của nông thôn Việt Nam. Cho đến nay, chưa có khái niệm chính
thức và vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề:
- Tác giả Trần Minh Yến trong công trình “Làng nghề truyền thống trong quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa” (2004) cho rằng: làng nghề được cấu thành bởi
hai yếu tố làng và nghề bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là
chính.
- Trong công trình “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” (1998), nhà
nghiên cứu Bùi Văn Vượng nhấn mạnh "Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ
truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ
công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông. Nhưng yêu
cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống
ngay tại làng quê của mình".
- Tác giả Mai Thế Hởn trong “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2003) cho rằng: “Làng nghề là những thôn làng có
một hoặc hai nghề thủ công truyền thống tách ra khỏi nông nghiệp và đem lại nguồn
thu nhập chủ yếu”.
Như vậy, các nhà nghiên cứu về làng nghề đều thống nhất các nội dung cơ bản
của khái niệm làng nghề như: gồm hai yếu tố “làng” và “nghề” (Trần Minh Yến,
2004), nổi trội một nghề thủ công với tầng lớp thợ chuyên nghiệp, (Bùi Văn Vượng,
1998) và sống được bằng chính nghề đó (Mai Thế Hởn, 2003).
6
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số
116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 quy định nội dung và các tiêu chí công nhận nghề
truyền thống, làng nghề, LNTT; Chính phủ có Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày
12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn, thì làng nghề và LNTT được hiểu như
sau:
“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc
các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề
nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau"; “Làng nghề truyền
thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. LNTT phải có đủ
các tiêu chí của làng nghề, đồng thời phải có ít nhất một nghề truyền thống". Đây được
xem là khái niệm toàn diện và khái quát nhất, được áp dụng phổ biến, rộng rãi trong
các nghiên cứu và trong lĩnh vực QLNN về làng nghề.
Như vậy, có thể hiểu: “Làng nghề là (1) một hoặc nhiều đơn vị hành chính dân
cư có quy mô nhỏ hơn đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; (2) ngoài ngành nông
nghiệp, tồn tại một hoặc một số ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số
lao động và thu nhập so với các ngành nông nghiệp; (3) các LNTT được công nhận
dựa trên nhiều tiêu chí, và phải có ít nhất một nghề truyền thống”.
b. Phát triển làng
nghề Phát triển
Theo Từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển
theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội. Theo
Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra
tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính
của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái
khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong… Nguồn gốc của phát triển là sự thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”
Trong kinh tế, phát triển bao hàm nghĩa rộng hơn, bao gồm nhiều khía cạnh
khác nhau. Sự tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế, sự tăng
lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của
một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là một nội dung của sự phát
triển. Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải
thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân. Phát
triển còn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống bao gồm
tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Phát triển làng nghề
7
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Phát triển làng nghề là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả
cao trong các làng nghề, gắn liền với việc khai thác hợp lý, bảo vệ và nâng cao chất
lượng môi trường sống cũng như đảm bảo những đòi hỏi về ổn định, nâng cao đời
sống, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn có làng nghề.
1.1.2. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề
a. Khái niệm
Việc sử dụng thuật ngữ "chính sách" đã hiện hữu ở nước ta khá phổ biến, nhưng
khái niệm về chính sách còn được hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau:
- Chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm giải
quyết một vấn đề (Anderson 1984)
- Chính sách là một hành động mang tính quyền lực nhà nước nhằm sử dụng
nguồn lực để thúc đẩy một giá trị ưu tiên (Considine 1994)
- Chính sách là một công việc được thực hiện liên tục, bởi những nhóm hoạch
định, nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối, phối hợp và biểu đạt giá trị họ theo
đuổi (Considine 1994)
- Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất
định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế đã đề ra.
Như vậy, có thể hiểu chính sách là công cụ, phương tiện hành động của chủ thể
quản lý nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau để thúc đẩy phát triển một hệ thống KT-
XH với giới hạn không gian, thời gian theo một định hướng mục tiêu đã được xác
định.
Chính sách được thể hiện dưới các cấp độ: quan điểm, chủ trương, các giải
pháp, công cụ của chủ thể chính sách để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong
khoảng thời gian nhất định. Đối tượng chịu sự tác động, điều chỉnh của chính sách rất
đa dạng và khác nhau, nhưng đều được xác định hướng phát triển chung do chủ thể
của chính sách đưa ra.
Hiện nay, nghiên cứu về chính sách phát triển làng nghề chưa thấy có một khái
niệm thống nhất. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là tổng hợp các chính sách
khác nhau, tác động phạm vi rộng, dài hạn đến sự phát triển của các làng nghề. Các
chính sách này cũng sử dụng rất nhiều các công cụ, là hợp điểm của nhiều chính sách
bộ phận.
Vì vậy có thể hiểu: “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là tổng thể các
quan điểm, biện pháp, mục đích nhằm phát triển làng nghề theo định hướng chiến
lược phát triển bền vững. Nó có thể là chính sách về đất đai, về khuyến khích đầu tư,
về thương mại thị trường, về thuế, tín dụng, về khoa học công nghệ, đào tạo nguồn
8
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
nhân lực và bảo vệ môi trường. Đây là những chính sách có tác động cơ bản tới sự
phát triển của làng nghề theo hướng tăng trưởng về tốc độ phát triển, cơ cấu (tỷ trọng)
tổng sản phẩm, thu nhập và đảm bảo môi trường sinh thái ở các làng nghể”.
b. Đặc trưng cơ bản
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề có những đặc trưng cơ bản như sau:
Một là: Đối tượng tác động của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là toàn
bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống kinh tế xã hội của làng nghề. Để
làng nghề phát triển thì Nhà nước cần chủ động hoạch định các chính sách tác động
vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề. Đối tượng của chính
sách hỗ trợ phát triển làng nghề không chỉ liên quan đến các hộ, cơ sở sản xuất kinh
doanh ngành nghề của làng nghề mà còn liên quan tới người tiêu dùng và môi trường
sống của con người nói chung. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp, phương tiện kích thích
sự phát triển tăng trưởng về tốc độ, cơ cấu, thu nhập của làng nghề, chính sách của
Nhà nước cũng cần phải kiểm soát, kiềm chế, khắc phục những hạn chế của phát triển
làng nghề, đặc biệt là những vấn đề về trách nhiệm đối với xã hội, người tiêu dùng và
môi trường.
Hai là: Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là tập hợp liên quan đến một hệ
thống rất nhiều các chính sách công khác nhau, đặc biệt là hệ thống các chính sách về
phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có các làng nghề như các chính sách về
ngành nghề nông thôn, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách đầu tư tín dụng,
chính sách về thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo.
Ba là: Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề có thể có nhiều biện pháp thực
hiện. Chúng gồm 3 nhóm biện pháp: về kinh tế là các chính sách sử dụng các công cụ,
đòn bẩy kinh tế tác động vào lợi ích của các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các
làng nghề; về hành chính là các luật pháp, thủ tục hành chính; về giáo dục tuyên truyền
là các chính sách xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, giáo dục, đào tạo...
Bốn là: Mục tiêu của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là sự tăng trưởng về
tốc độ, cơ cấu của các làng nghề và thu nhập của người lao động trong các làng nghề
đó. Nói cách khác là hướng tới bảo tồn và phát triển các làng nghề nhằm sử dụng hiệu
quả mọi nguồn lực ở nông thôn tăng giá trị sản xuất của các làng nghề, cải thiện cơ cấu
tổng sản phẩm xã hội, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đồng
thời đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng hóa sinh học ở các
làng nghề góp phần đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
c. Phân loại
Hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề rất đa dạng có thể phân loại
theo nhiều tiêu chí khác nhau:
9
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
- Theo cấp có thẩm quyền ban hành chính sách (cấp độ chính sách) phụ thuộc
vào chủ thể quyết định chính sách như:
+ Chính sách do Quốc hội ra quyết định là những vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực
kinh tế, xã hội, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, văn hóa, giáo dục, khoa học công
nghệ, môi trường, an ninh quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, tổ chức hoạt động
của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công
dân mà có ảnh hưởng tới phát triển làng nghề.
+ Chính sách do chính phủ và các bộ ngành trung ương quy định chi tiết và các
biện pháp cụ thể thể thi hành chính sách phát triển làng nghề do Quốc hội quy định.
+ Chính sách do địa phương quyết định nhằm cụ thể hóa các chính sách do cấp
trên ban hành và các chính sách mang tính đặc thù với điều kiện KT-XH của địa
phương phù hợp với chính sách, pháp luật hiện hành.
- Theo nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề có thể phân loại 8
nhóm chính là: chính sách về đất đai; chính sách về khuyến khích đầu tư; chính sách
về thương mại, thị trường; chính sách về thuế; chính sách về tín dụng, chính sách về
khoa học công nghệ; chính sách về đào tạo nguồn nhân lực; chính sách về bảo vệ môi
trường. Ngoài ra còn một số chính sách khác như: chính sách về xóa đói giảm nghèo;
chính sách về văn hóa thông tin; chính sách về bảo tồn và phát huy di sản và truyền
thống dân tộc...
1.2. Nội dung và nguyên lý về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của
địa phương.
1.2.1. Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
làng nghề của địa phương
Việc xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương dựa trên
mục tiêu của địa phương và mục tiêu của chính sách phát triển làng nghề. Phát triển
kinh tế xã hội của địa phương trong các thời kỳ phải phù hợp với đường lối của Đảng
và Nhà nước đề ra với những mốc thời gian nhất định. Dựa vào mục tiêu chung của địa
phương, việc phát triển làng nghề sẽ có các mục tiêu cụ thể như: giá trị sản xuất của
làng nghề trong tổng giá trị sản xuất ở nông thôn, khả năng thu hút lao động, khả năng
mở rộng phát triển làng nghề, công tác xử lý chất thải ở làng nghề,... Từ đó xác định
hiệu quả hoạt động của các làng nghề ở địa phương hiện nay. Các chính sách hỗ trợ
phát triển làng nghề được xây dựng dựa trên nguyên tắc:
- Phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương
10
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Làng nghề là bộ phận quan trọng trong khu vực nông thôn có đóng góp lớn vào
sự phát triển kinh tế của địa phương. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề và chính
sách chung của địa phương phải liên hệ mật thiết với nhau không thể tách rời. Thông
qua quy hoạch chung phát triển KT - XH của địa phương mà các làng nghề có định
hướng phát triển.
- Phù hợp với pháp luật hiện hành
Pháp luật là hình thức, là phương tiện, công cụ của chính sách, còn chính sách
là nội dung cốt lõi của pháp luật. Việc ban hành, xây dựng các chính sách hỗ trợ phát
triển làng nghề ngoài kế thừa những chính sách khác của địa phương còn phải tuân
theo những định chế pháp luật của nhà nước và các ngành liên quan, phù hợp với pháp
luật hiện hành cho từng lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xây dựng, môi trường... Công tác
quản lý nhà nước bằng pháp luật hiện không ngừng được hoàn thiện. Do đó chính sách
hỗ trợ phát triển làng nghề cũng phải thích ứng theo, từng bước được hoàn thiện theo
các quy định của pháp luật.
- Phù hợp với điều ước quốc tế, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
Đất nước đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu
rộng. Việc tham gia các hiệp định kinh tế song phương, đa phương như: TPP, Việt
Nam - EU... Những chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương ban hành
như chính sách xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu, chính sách khuyến khích
đầu tư, chính sách đào tạo... phải phù hợp với nội dung, yêu cầu tự do hóa thương mại,
Mục đích của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là tạo lập môi trường thuận lợi
cho các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề hoạt động hiệu quả, đạt được
những mục tiêu xác định, phát huy tiềm năng, thế mạnh của làng nghề, góp phần giữ
gìn và nâng cao giá trị truyền thống của địa phương.
1.2.2. Một số nội dung cơ bản trong chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của
địa phương.
a. Quy định hỗ trợ về tài chính, tín dụng
Chính sách hỗ trợ về tài chính phải tạo ra các điều kiện cơ bản để hỗ trợ làng
nghề phát triển. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của làng nghề, vài thập kỷ gần
đây các địa phương rất quan tâm và có nhiều chủ trương chính sách phát triển ngành
nghề thủ công truyền thống và các ngành nghề mới ở nông thôn. Trong đó, sự hỗ trợ
về tài chính, tín dụng, đầu tư cho làng nghề đóng vai trò hết sức quan trọng (thông qua
các dự án cấp vốn, bù lãi suất cho ngân hàng hoặc bù giá đầu ra cho người sản xuất).
Nhờ có sự hỗ trợ này mà các làng nghề lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hướng sản
xuất. Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề góp phần giải quyết các
11
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
vấn đề xã hội và các quan hệ phức tạp khác như: xóa đói giảm nghèo, bài trừ các hủ
tục lạc hậu… Các chính sách đầu tư hợp lý góp phần thực hiện các chính sách xã hội,
một vấn đề đều được các nước và các tổ chức quốc tế quan tâm. Các làng nghề có cơ
hội được cấp vốn để sản xuất, mở rộng ngành nghề, đầu tư cho cơ sở vật chất và kết
cấu hạ tầng. Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho ngành nghề thủ công truyền
thống đổi mới công nghệ, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao
sức cạnh tranh trên thị trường.
b. Quy định về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực
Việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọng
đối với sự nghiệp phát triển của làng nghề. Vì thế các địa phương đều chú ý đầu tư cho
giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến,
bởi vì, việc hình thành một đội ngũ lao động có tay nghề cao là rất quan trọng. Nếu
thiếu yếu tố này thì việc tiếp thu khoa học công nghệ sẽ không thành công như mong
đợi. Nhìn chung, các địa phương đều triệt để sử dụng nhiều hình thức đào tạo, nâng
cao tay nghề cho người lao động như: Bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi
dưỡng ngắn hạn, theo phương châm thiếu gì huấn luyện nấy. Xúc tiến thành lập các
trung tâm, các Viện nghiên cứu để đào tạo nhân lực một cách có hệ thống bài bản đáp
ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất hoặc địa phương.
c. Quy định về xúc tiến thương mại
Chính quyền địa phương ban hành và thực thi các chính sách về tổ chức các
chương trình hội chợ, hội thảo, triển lãm cho tỉnh. Tổ chức các hoạt động xúc tiến
thương mại liên quan hỗ trợ làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn như: xây dựng
trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản
phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ
sở hữu thương hiệu; hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam... Nguồn kinh phí và cơ chế
hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành của Chương trình xúc
tiến thương mại quốc gia; các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, các chương
trình, kế hoạch khuyến công, khuyến nông hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.
d. Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề
Chính phủ cần xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước
từ trung ương đến địa phương trong việc bảo vệ môi trường; xây dựng ban hành những
chính sách và giám sát thực thi luật bảo vệ môi trường đồng thời xây dựng ban hành
chính sách đánh thuế và phí đối với lượng nước thải, khí thải và phế thải chất thải
SO2… từ các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trong làng nghề. Chính phủ có chính
sách hỗ trợ khuyến khích phát triển công nghệ ít gây ô nhiễm và thân thiện với môi
12
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
trường, công nghệ sử dụng nguồn nguyên liệu từ nguồn tài nguyên có thể tái tạo được
thay thế cho nguồn nguyên liệu từ nguồn tài nguyên không tái tạo ít gây ra ô nhiễm
môi trường trong các làng nghề. Khuyến khích các đơn vị kinh tế trong làng nghề
trồng cây xanh trong cơ sở mình và trong đường làng.
1.2.3. Tiêu chí đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương.
- Tính phù hợp của chính sách
Tính phù hợp của chính sách là sự cân đối, hài hòa giữa mục tiêu chính sách với
nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng trong hiện tại và tương lai. Tính phù hợp có
nghĩa là để chính sách phát huy được tác dụng đúng với tính năng riêng của nó mà
không làm biến dạng chính sách. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn
tỉnh sẽ là phù hợp nếu đảm bảo được sự cân đối, hài hòa giữa mục tiêu của chính sách
với các đối tượng chịu sự ảnh hưởng của chính sách trên địa bàn tỉnh.
- Tính khoa học và khả thi của chính sách
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề phải được gắn với những chỉ tiêu hợp lý,
phải thực hiện những cách thức tối ưu để đạt được, gắn liền với những người được
phân công thực hiện phù hợp, đồng thời phải gắn với những điều kiện về cơ sở vật chất
- kỹ thuật và tài chính xác định. Có như vậy, chính sách mới đảm bảo được tính khoa
học và thực thi hiệu quả.
- Tính thống nhất của chính sách
Sự thống nhất giữa các bộ phận trong một chính sách và giữa một chính sách
với hệ thống chính sách sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của chính sách. Chính
sách sẽ rất khó thực hiện nếu cơ chế chính sách không có sự thống nhất, xuyên suốt
hay chính sách được ban hành lại mâu thuẫn với các chính sách khác. Khi ban hành,
thực thi một chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình thì các
bộ phận thực thi chính sách từ trung ương đến địa phương cần có sự phối hợp, thống
nhất chặt chẽ để tránh sự chồng chéo giữa các ban ngành và nắm rõ được vị trí, trách
nhiệm và quyền hạn thực hiện chính sách giữa các bộ phận quản lý nhà nước.
- Tính minh bạch, ổn định và có tính kế thừa của chính sách
Tính minh bạch của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh
được đánh giá bằng mức độ tham gia của các cơ quan nhà nước, các đối tượng chính
sách vào quá trình hoạch định chính sách, sự công khai trong quá trình ban hành và
thực thi chính sách, sự giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa cơ quan quản lý nhà
nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng hay tổ chức, các cá nhân chịu sự điều chỉnh
của chính sách. Bên cạnh đó, tính minh bạch phải được thể hiện trong quá trình xây
dựng, ban hành và thực thi các chính sách về hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn
13
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
tỉnh. Sự phát triển của hệ thống chính sách theo một quy trình mang tính lịch sử mà
những chính sách ra sau phải đồng bộ, nhất quán, minh bạch, ổn định và kế thừa
những ưu điểm của hệ thống văn bản trước đó.
- Hiệu quả của bộ máy thực hiện chính sách:
Tính hiệu quả của chính sách được nhận biết trực tiếp qua hiệu lực thực thi các
công cụ chính sách hoặc biện pháp quản lý nhà nước. Nó có đáp ứng được mục tiêu
hay không và đạt được mục tiêu trong hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh như
thế nào. Hiệu quả của chính sách phụ thuộc vào mức độ chuẩn xác của việc ra quyết
định và hiệu suất triển khai cao thì hiệu quả sẽ cao và ngược lại. Đánh giá năng lực,
chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách cũng như
năng lực, sự quyết tâm của ban lãnh đạo địa phương.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề phụ thuộc rất nhiều vào
mức độ ủng hộ của dân cư địa phương. Sau khi kiểm tra đánh giá được các mức độ
thực hiện chính sách, địa phương cần tìm nguyên nhân và đưa ra những nội dung điều
chỉnh chính sách phù hợp với tình hình thực tế phát triển làng nghề tại địa phương.
Nguyên nhân có thể từ sự thay đổi thực tế khách quan, từ sự sai lệch trong quá trình
thực hiện chính sách và báo cáo tổng kết, trình các dự thảo chính sách thiếu thực tế của
chính quyền địa phương, các nguyên nhân từ sự thiếu thực tế, thiếu sự quan tâm thích
đáng của cơ quan ban hành chính sách...
1.3. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của một số
địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
a. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
Theo báo cáo cho thấy Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó có 309 làng
nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng
nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị
trường trong và ngoài nước, bao gồm: sản phẩm may mặc; sản phẩm gốm sứ; sản
phẩm dệt và thêu ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng; sản phẩm cơ
khí; chế biến nông sản thực phẩm (bánh, bún, kẹo, giò chả, bánh chưng, chè, …).
Các làng nghề đều có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị
xuất khẩu qua các năm, trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 đến 20
tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề
đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương. Các làng nghề
khác nhau, mức thu nhập của các lao động cũng có sự khác nhau, như: các làng nghề
14
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
truyền thống xôi Phú Thượng, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ thu nhập lao động
bình quân đạt 18,5 triệu đồng/người/tháng; làng nghề truyền thống nhiếp ảnh thôn Lai
Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức thu nhập lao động bình quân đạt 10,8 triệu
đồng/người/tháng; làng nghề mây tre đan thôn Thái Hòa, xã Bình Phú, huyện Thạch
Thất thu nhập bình quân đạt 11,2 triệu đồng/người/tháng… Kết quả trên có được là
nhờ vào việc UBND thành phố Hà Nội đã ban hành hàng loạt văn bản chính sách liên
quan đến hỗ trợ phát triển làng nghề như:
+ Ngày 02 tháng 05 năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề
và làng nghề Hà Nội.
+ Ngày 04 tháng 08 năm 2014, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban
hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích phát
triển làng nghề thành phố Hà Nội.
+ Quyết định số 6136/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 về “Phê duyệt đề án bảo vệ
môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030”
Ngày 04 tháng 12 năm 2019, Hội đồng nhân dân Thành Phố Hà Nội ban hành
nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành
nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội. Qua đó, các chính sách hỗ trợ phát
triển ngành nghề nông thôn và làng nghề cụ thể như sau:
+ Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn nâng cao trình độ quản
trị doanh nghiệp: Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm và hỗ trợ
100% học phí và tiền mua tài liệu theo quy định của cơ sở đào tạo; Hỗ trợ tập huấn
nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp cho chủ các cơ sở sản xuất, lãnh đạo các
doanh nghiệp làng nghề.
+ Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu làng nghề:
Ngoài việc được hưởng chính sách xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành, khi
tham gia hội chợ, triển lãm tại các tỉnh miền Trung (từ tỉnh Quảng Bình trở vào) và
miền Nam còn được hỗ trợ thêm 50% cước phí vận chuyển hàng hóa đến hội chợ, tối
đa không quá 6 triệu đồng/cơ sở/năm; Hỗ trợ các làng nghề xây dựng thương hiệu làng
nghề 100% kinh phí (không quá 100 triệu đồng/01 làng nghề/01 nội dung).
+ Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề: Hỗ trợ xử lý ô nhiễm
môi trường, hỗ trợ 100% kinh phí để xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu
mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn; Hỗ trợ xây
dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề.
b. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
15
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề truyền thống; 14.360 hộ
làm nghề, với 76.870 lao động, chiếm 11,55% số lao động trong độ tuổi. Tổng giá trị
sản xuất của làng nghề đạt 7.629,4 tỷ đồng, bằng 7,78% GDP toàn tỉnh. Thu nhập bình
quân của lao động ở các làng nghề đạt 4 - 4,5 triệu đồng/lao động/tháng, có nhiều nghề
cho thu nhập đến 7 - 8 triệu đồng/tháng. Qua đó, đã góp phần quan trọng trong việc tạo
công ăn việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Với
chủ trương và định hướng phù hợp, cùng sự đồng thuận, quyết tâm cao của người dân,
UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ giúp làng nghề phát triển
mạnh. Theo đó, Bắc Ninh triển khai thực hiện các chính sách sau:
+ Chính sách quy hoạch làng nghề: khuyến khích phát triển các cụm công
nghiệp làng nghề và đa nghề, quy hoạch lại các cơ sở sản xuất nằm lẫn trong khu dân
cư.
+ Chính sách ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp: ưu đãi các doanh nghiệp đầu
tư vào cụm công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, kết hợp yếu tố cổ
truyền với hiện đại; tạo điều kiện kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật
sản xuất, quảng bá thông tin và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm.
+ Chính sách đào tạo nghề: Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công
nghiệp tỉnh tích cực đào tạo, nâng cao tay nghề cho hàng vạn lao động trong các ngành
nghề như: Gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, gốm, may công nghiệp… để phục vụ cho chương
trình bảo tồn và nhân cấy nghề tại các địa phương. Công tác đào tạo nghề có sự liên
kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, nên chất lượng đào tạo tốt, tỷ lệ lao động có việc
làm cao.
+ Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề: đầu tư hệ thống đường và các
phương tiện hỗ trợ như: Đèn điện, nước, bảo vệ nghiêm ngặt.., tạo điều kiện thuận lợi
tối ưu để người dân kinh doanh. Nhiều làng nghề đã được tách ra khỏi khu dân cư
nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương.
+ Chính sách vốn, tín dụng: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh đã tích
cực huy động, tạo lập nguồn vốn, đổi mới phương thức đầu tư tín dụng, đáp ứng kịp
thời nhu cầu vốn tín dụng trên toàn địa bàn. Theo đó, cùng với nguồn vốn từ Trung
ương chuyển về, đơn vị đã khai thác, huy động các nguồn lực tài chính tại địa phương,
từ vốn ngân sách của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, từ các nhà tài trợ,
doanh nghiệp đến nguồn vốn trong cộng đồng dân cư, hộ nghèo. Chính điều này đã
tiếp sức về nguồn vốn, tín dụng nhằm phát triển các làng nghề truyền thống trên vùng
Kinh Bắc như nghề đúc đồng Đại Bái (huyện Gia Bình), chế biến đồ gỗ Đồng Kỵ (thị
xã Từ Sơn), nghề gốm xã Phù Lãng (huyện Quế Võ), mỹ nghệ thêu ren, đan mây tre
16
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
xuất khẩu Lạc Vệ, Xuân Lái (huyện Tiên Du). Ngoài ra, công tác tuyên truyền cũng
được tích cực thực hiện nhằm giúp người lao động khu vực nông thôn hiểu về chính
sách và tham gia thụ hưởng.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề ngày càng nghiêm trọng trên
địa bàn, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số
156/2010/NQ-HĐND ngày 6/5/2010 và Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày
20/5/2010 về việc quy định chế độ hỗ trợ xây dựng điểm tập kết, vận chuyển rác thải
khu vực nông thôn; Quyết định số 70/2011/QĐ-UBND ngày 1/6/2011 về việc phê
duyệt Chương trình triển khai Đề án BVMT lưu vực sông Cầu giai đoạn 2011 - 2015;
Quyết định số 249/2014/QĐ-UBND ngày 13/6/2014 về việc ban hành quy chế bảo vệ
môi trường làng nghề, khu dân cư, cụm công nghiệp; Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày
10/4/2014 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án tổng thể BVMT làng nghề
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Chính nhờ vậy, tình hình môi trường trong
các làng nghề từng bước được cải thiện và đóng góp vào sự phát triển kinh KT-XH của
địa phương.
1.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình
Thực tế chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Hà Nội và Bắc Ninh, bài
học rút ra cho việc xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề được
thể hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất, tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, coi trọng vai trò
của phát triển làng nghề trong phát triển kinh tế nói chung của địa phương. Đặt trong
bối cảnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, việc phát triển làng nghề
được coi là hướng đi quan trọng nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn,
tăng thu nhập cho người lao động đồng thời tạo việc làm, giải quyết lao động dôi dư,
nông nhàn tại khu vực nông thôn. Từ việc nhận thức tầm quan trọng của phát triển
làng nghề, các cấp lãnh đạo mới có thể chỉ đạo ban hành và thực hiện có hiệu quả
chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề.
Thứ hai, cần tập trung nguồn lực tài chính hỗ trợ cho phát triển làng nghề. Thực
tế kết quả đạt được trong phát triển làng nghề tại Hà Nội cho thấy, sở dĩ hoạt động sản
xuất kinh doanh của làng nghề có những chuyển biến tích cực là do thành phố đã dành
nguồn kinh phí lớn hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương
hiệu sản phẩm làng nghề; hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn; hỗ trợ ứng dụng khoa học
công nghệ hiện đại và xây dựng các trạm xử lý nước thải, chất thải làng nghề.
17
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Thứ ba, tiến hành tốt công tác quy hoạch làng nghề, đặc biệt tạo thành các cụm
làng nghề, quan tâm đến việc xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
(Bắc Ninh)
Thứ tư, tuyên truyền rộng rãi tinh thần chủ trương, chính sách tới toàn thể người
dân, biến hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế làng nghề thành hoạt động
có ý nghĩa bảo tồn và duy trì các giá trị văn hóa của dân tộc. Đây mới là điểm mấu
chốt trong hiện thực hóa mục tiêu chính sách vì xét đến cùng sự ủng hộ của đối tượng
thụ hưởng đối với chính sách quyết định sự thành bại của chính sách khi triển khai trên
thực tế.
Tóm lại, việc tham khảo kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ
phát triển làng nghề của các địa phương đã đạt được những thành tựu đáng kể trong
phát triển làng nghề như Hà Nội, Bắc Ninh là vô cùng cần thiết nhằm hoàn thiện nội
dung chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trên phạm vi toàn quốc.
18
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ CỦA TỈNH THÁI BÌNH
2.1 Khái quát về tình hình hoạt động làng nghề của tỉnh Thái Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
a. Điều kiện tự nhiên
Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt
Nam, cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Đông Nam, cách thành phố Hải Phòng 70
km về phía Tây Nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía
Bắc, Hưng Yên ở phía Tây Bắc, Hải Phòng ở phía Đông Bắc, Hà Nam ở phía Tây,
Nam Định ở phía Tây và Tây Nam. Phía Đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Theo quy
hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, nằm trong vùng ảnh
hưởng của tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Thái Bình là tỉnh được bao quanh bởi hệ thống sông Thái Bình với nhiều bãi
bồi ven sông nên tạo vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp như dệt chiếu, xe đay,
dệt vải và vùng nguyên liệu cho chế biến nông sản. Tỉnh có 54 km bờ biển thuận lợi
cho công nghiệp đóng tàu, chế biến thuỷ hải sản, du lịch và vận tải biển.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa
dạng, đặc điểm tự nhiên của tỉnh tiềm năng lớn nhất đó là khai thác khí đốt, phát triển
công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất gốm sứ và may
mặc...
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nhìn lại chặng đường 5 năm giai đoạn 2016-2020 và 6 tháng đầu năm 2021,
trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức nhất là những khó khăn do ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19 và bệnh Dịch tả lợn Châu phi gây ra đã tác động lớn đến phát
triển KT-XH và đời sống nhân dân. Nhưng Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và
nhân dân trong tỉnh Thái Bình đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, kinh tế
tăng trưởng khá và toàn diện các lĩnh vực, đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Bảng 2.1.1 Tốc độ tăng GRDP mỗi năm giai đoạn 2016 đến nay
Đơn vị tính: %
Chia ra
Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp, Công nghiệp - Thương mại –
thủy sản Xây dựng Dịch vụ
2016 11,4 2,8 15,6 11,5
19
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
2017 11,0 2,46 22,1 8,43
2018 10,53 3,97 20,07 6,68
2019 10,3 -0,78 21,2 7,3
2020 3,2 3,4 3,9 3,4
6 tháng đầu 4,92 1,71 7,93 4,35
năm 2021
Nguồn Sở Công Thương tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 đến nay Sáu tháng đầu năm
2021 có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2020 (3,69%).
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Thái Bình (giá so
sánh 2010) ước đạt 26,947 tỷ đồng, tăng 4,92% so với cùng kỳ năm 2020. Khu vực
Nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 6,571 tỷ đồng, tăng 1,71% so với cùng kỳ; Khu
vực Công nghiệp – Xây dựng ước đạt 10,770 tỷ đồng, tăng 7,93%; Khu vực Dịch vụ
ước đạt 8,089 tỷ đồng, tăng 4,35% so với cùng kỳ.
Theo đó, tổng sản phẩm GRDP (giá so sánh năm 2010) bình quân 5 năm (2016-
2020) ước tăng 9,286%/năm, vượt mục tiêu Đại hội XIX đề ra (8,6%/năm), cao hơn
mức trung bình cả nước và gấp 1,3 lần mức tăng trưởng của 5 năm 2011-2015
(6,7%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng; tỷ trọng công nghiệp,
xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GRDP đạt 75,5%, tăng 9,5% so với năm 2015.
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm (2016-2020) ước đạt 235,5 nghìn
tỷ đồng, gấp gần 2 lần giai đoạn 2011-2015, tăng bình quân 7,8%/năm. Thu ngân sách
trên địa bàn hàng năm luôn vượt dự toán được giao; năm 2020 ước đạt trên 8.000 tỷ
đồng, gấp 1,35 lần năm 2015.
Sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng khá; giá trị sản xuất bình quân 5
năm (2016-2020) tăng 2,5%/năm, đạt mục tiêu Đại hội đề ra. Giữ vững năng suất lúa
trên 132 tạ/ha/năm, tăng 1,6 tạ/ha so với bình quân nhiệm kỳ trước, sản lượng thóc duy
trì trên 1 triệu tấn/năm. Diện tích cây vụ Đông hằng năm đạt 36.000 ha, giá trị sản xuất
chiếm 25% tổng giá trị sản xuất trồng trọt. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập
trung (theo các hình thức: thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất) đạt 7.883,6
ha, gấp 10,7 lần so với năm đầu nhiệm kỳ. Hầu hết các mô hình tích tụ, tập trung
ruộng đất đều có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với trước khi chưa được
tích tụ, tập trung.
Đặc biệt, đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn
tỉnh, vượt trước 3 năm so với mục tiêu Đại hội XIX. 100% dân cư trong tỉnh được cấp
nước sạch phục vụ sinh hoạt (sớm 2 năm so với mục tiêu Đại hội XIX). Xây dựng
nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đạt kết quả bước đầu; phấn đấu
hết năm 2021, toàn tỉnh có 6% số xã đạt nông thôn mới nâng cao.
20
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 15,2%/năm, vượt mục
tiêu Đại hội đề ra (13,8%/năm). Một số dự án quy mô lớn (Nhà máy Nhiệt điện Thái
Bình 1, Nhà máy sản xuất Amôn nitrat, hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ...) hoàn
thành đầu tư đúng tiến độ, đi vào sản xuất kinh doanh ổn định. Năng lực sản xuất của
hầu hết các ngành công nghiệp đều tăng mạnh so với năm đầu nhiệm kỳ. Đến nay,
toàn tỉnh có 1.060 dự án đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đăng ký trên
130,4 nghìn tỷ đồng, trong đó, có trên 850 dự án đang sản xuất kinh doanh, tạo việc
làm ổn định cho 115 nghìn lao động. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất đã thu hồi tại các khu
công nghiệp đạt 93,5%, cụm công nghiệp đạt 68,3%. Nghề, làng nghề truyền thống có
thị trường tiêu thụ sản phẩm được tạo điều kiện phát triển; đã rà soát, loại bỏ 106 làng
nghề không đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường.
2.1.2. Số lượng, phân bố và cơ cấu làng nghề tỉnh Thái Bình.
a. Số lượng, phân bố làng nghề tỉnh Thái Bình
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình, tính đến tháng 8/2021, toàn tỉnh
Thái Bình có 141 làng nghề được công nhận phân bố ở các huyện, thị xã, thành phố
của tỉnh, trong đó: huyện Thái Thụy hiện có 18 làng nghề; Hưng Hà có 34 làng nghề;
Quỳnh Phụ 25; Tiền Hải, Đông Hưng có 17 làng nghề; Kiến Xương 21 làng nghề, Vũ
Thư có 16 làng nghề, Thành Phố Thái Bình 10 làng nghề.
Làng nghề truyền thống ở Thái Bình nhiều về số lượng, phong phú về loại hình,
phân thành 6 nhóm chính sau: nhóm trồng bông dệt vải, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ
dệt lụa; nhóm nghề trồng chế biến cói đay gai: dệt chiếu, đan cói, đan võng lưới; nhóm
nghề mây tre đan; nhóm nghề rèn, đúc, chạm kim loại; nhóm nghề xây dựng và sản
xuất đồ gỗ, gốm sứ dân dụng; nhóm nghề chế biến lương thực thực phẩm.
Trong số các loại làng nghề trên thì Thái Bình nổi bật lên với một số sản phẩm
thủ công chính như: bạc Đồng Xâm, lụa làng Mẹo, chiếu Hới, bánh cáy làng Nguyễn,
làng vườn Thuận Vi.
- Làng chạm bạc Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình, là làng nghề chạm bạc nổi tiếng với những sản phẩm tinh xảo mang tính nghệ
thuật cao. Nghề chạm bạc đã có ở nơi này từ cách đây 300 năm. Hàng chạm bạc ở
Đồng Xâm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của nơi khác ở các kiểu thức lạ về
hình khối, dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ án trang trí tinh vi mà cân đối, lộng lẫy.
- Làng dệt Phương La còn được gọi là làng Mẹo, là làng duy nhất trong 5 làng
của xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có nghề dệt. Mặc dù chịu ảnh
hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, song nghề dệt khăn vẫn duy trì và phát triển tốt.
Hiện toàn tỉnh có gần 5 nghìn máy dệt chủ yếu tập trung ở Hưng Hà, mỗi năm sản xuất
21
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
hàng trăm triệu khăn các loại, giải quyết việc làm cho trên 30 nghìn lao động. Nhiều
doanh nghiệp dệt có tốc độ phát triển nhanh, đã chuyển vào các khu, cụm công nghiệp
và đầu tư máy dệt hiện đại đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu đồng thời làm
đầu mối cho làng nghề phát triển thông qua việc tổ chức phát triển máy dệt và mở rộng
thị trường .
- Làng Thêu xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, là một làng nghề nổi tiếng ở tỉnh
Thái Bình. Hiện tại có đến 70 % hộ gia đình ở đây theo nghề thêu, sản phẩm chủ yếu
là Kimono Nhật Bản, Hàn Phục.
- Làng Nguyễn xã Nguyên Xá , huyện Đông Hưng là làng nổi tiếng với nghề làm
bánh Cáy. Bánh cáy được làm từ nếp cái hoa vàng cùng mạch nha, mứt dừa, vừng, lạc
rang. Để làm ra một chiếc bánh Cáy dẻo thơm là cả một quá trình công phu, phức tạp
và nhiều công đoạn.
- Làng nghề dệt đũi xã Nam Cao , huyện Kiến Xương đã trở thành một làng nghề
truyền thống ở nơi đây. Vải đũi đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, toàn xã
đã có hơn 2.700 khung dệt, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động ở các xã, hầu hết đã
được cơ giới hóa, điện khí hóa. Trong làng dệt có 13 doanh nghiệp tư nhân, 30 tổ hợp
dệt và 780 hộ cá thể chuyển dệt.
- Làng nghề mây tre đan Thượng Hiền (Kiến Xương) hiện có 1.233 hộ tham gia
với 2.420 lao động, chiếm 72,24% số lao động của địa phương. Giá trị sản xuất từ làng
nghề hàng năm đạt từ 77 tỷ đồng trở lên; riêng năm 2020 giá trị sản xuất đạt 92,4 tỷ
đồng, tăng 20% so với năm 2019.
Trong các làng nghề có đến 31/8/2021 có 843 doanh nghiệp và HTX, chiếm 21,4
% số doanh nghiệp toàn tỉnh, số lao động là 58.727 người, doanh thu năm 2020 là
15.667 tỷ đồng, nộp ngân sách là 201 tỷ đồng; địa phương có nhiều doanh nghiệp trong
làng nghề là thành phố Thái Bình 289 doanh nghiệp, chiếm gần 34 % số doanh nghiệp
trong làng nghề, tiếp đến là Hưng Hà có 131 doanh nghiệp, chiếm 15,5 %, Đông Hưng
là 94 doanh nghiệp, chiếm 11,1 %, còn các địa phương khác là 329 doanh nghiệp,
chiếm 39,17%.
b. Cơ cấu kinh tế làng nghề tỉnh Thái Bình
Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của các cơ sở sản xuất trong làng
nghề gồm: Chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản và thực phẩm; sản xuất hàng thủ
công, mỹ nghệ, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát,
sản xuất sản phẩm, phụ tùng lắp ráp và sửa chữa máy móc thiết bị, dụng cụ cơ khí,
điện…
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số làng nghề đã bị mai một, đến nay chỉ
còn lại danh tiếng, hoạt động sản xuất chỉ mang tính phục vụ cho sinh hoạt của các hộ
22
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
sản xuất, không mang tính hàng hóa hoặc có những làng nghề không còn hoạt động sản
xuất, như nghề dệt chiếu cói: Làng nghề dệt chiếu xã An Dục, An Tràng, An Vũ, An Lễ
- Quỳnh Phụ, Làng nghề xã Đông Vinh – Đông Hưng, Tân Lễ - Hưng Hà... Sự mai một
của các làng nghề là do sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ trong khi các làng
nghề không thay đổi kịp, nguồn nguyên liệu cho sản xuất không được quy hoạch và
phát triển, không có vốn để đầu tư và phát triển, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Việc
khôi phục, phát triển làng nghề trong thời gian qua tuy có phát triển song chưa mạnh,
chưa đồng đều, còn nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm đến việc phát triển làng
nghề. Một số làng nghề chưa được quy hoạch, phát triển còn mang tính tự phát, quy mô
sản xuất nhỏ, phân tán. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nhiều làng nghề còn thấp, đầu tư
chưa đồng bộ (như hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý môi trường, đường, điện, thông
tin liên lạc...).
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái
Bình
a. Các yếu tố khách quan
- Yếu tố bối cảnh quốc tế
Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu
hướng tất yếu, tác động đến tất cả các quốc gia. Hội nhập quốc tế có tác động vừa tạo
cơ hội mới vừa đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự tồn tại và phát triển của
làng nghề ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng. Vì vậy các
chính sách khi hình thành phải xét đến khả năng tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức
để đảm bảo hòa nhập vào xu thế chung toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham
gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó hầu hết là các FTA thế hệ mới
với những điều khoản, cam kết mở và toàn diện hơn so với các FTA trước đây (đặc
biệt Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP đã được
Chính phủ quốc gia ký kết, trong đó Việt Nam là thành viên sáng lập; Hiệp định
EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu). Đây là cơ hội lớn để nước ta hội nhập
kinh tế quốc tế, tận dụng những ưu thế hiện có nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh
thâm nhập thị trường của đối tác. Như vậy, các sản phẩm làng nghề với những nét độc
đáo đặc trưng sẽ có cơ hội được đón nhận trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên cũng là
thách thức không nhỏ buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận nhằm hạn chế
những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Khi tham gia các Hiệp định, hàng hóa Việt Nam
muốn được hưởng ưu đãi, cần thiết phải đáp ứng các yêu cầu, cam kết đã được ký kết,
trong đó liên quan đến chất lượng sản phẩm và nguồn nguyên liệu - những khó khăn
mà các hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề đang gặp phải. Như vậy, để chính sách hỗ
23
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
trợ phát triển làng nghề được triển khai hiệu quả trên thực tế, cần thiết phải quan tâm
nghiên cứu bối cảnh quốc tế để có cái nhìn toàn diện vừa tận dụng được cơ hội, vừa
nhận diện và vượt qua thách thức. Có như vậy, chính sách mới thật sự phát huy tính
tích cực hướng tới thực hiện được mục tiêu chính sách đề ra.
- Yếu tố thể chế, thủ tục hành chính
Việc thực hiện chính sách liên quan đến một loạt các quy chế và thủ tục hành
chính trong lĩnh vực chính sách. Các thủ tục này có thể do cơ quan thực hiện ban hành
và cũng có thể là thủ tục của các cơ quan khác liên quan đến lĩnh vực chính sách. Các
thủ tục này tạo ra môi trường thực hiện chính sách, quy định những đòi hỏi và bước đi
cần thiết trong việc thực hiện chính sách. Đối với chính sách hỗ trợ phát triển làng
nghề, mục tiêu chính hướng đến là khuyến khích các làng nghề duy trì và mở rộng sản
xuất kinh doanh thông qua hỗ trợ về kinh tế, nguồn vốn vay giúp các hộ sản xuất,
doanh nghiệp có khả năng đầu tư máy móc, nhà xưởng và quan tâm đến công tác xử lý
môi trường. Chính vì thế, thủ tục hành chính trong hoạt động cho vay đối với các đối
tượng sản xuất kinh doanh làng nghề là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính
khả thi của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tỉnh Thái Bình.
- Điều kiện cụ thể, đặc thù của địa phương
Các điều kiện về kinh tế, xã hội của tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, có
cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi về địa lý,
cơ sở hạ tầng,... trình độ dân trí khá cao, thu nhập, đời sống nhân dân khá... là những
yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc thực thi chính sách, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng của chính sách. Mặt khác những đặc điểm của làng nghề ở địa phương cũng
tác động đến chất lượng của chính sách, các chính sách phải phù hợp với các đặc điểm
này. Ví dụ như chính sách phải góp phần cải thiện môi trường ở các làng đổi mới khoa
học công nghệ thay cho thủ công lạc hậu, khuyến khích các mô hình sản xuất lớn thay
cho manh mún nhỏ bé...
- Yếu tố khoa học công nghệ
Việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ cho làng nghề cần
có sự kết hợp đan xen giữa cổ truyền và hiện đại, giữa thủ công và cơ khí. Làng nghề,
đặc biệt là làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp có những đặc thù riêng mang
bản sắc văn hóa dân tộc tạo nên những sản phẩm đặc trưng của làng nghề bằng những
công nghệ thủ công truyền thống. Do vậy cần có những điều tra, khảo sát thực tế làng
nghề để có kế hoạch đồng bộ nhằm trang bị những công cụ sản xuất với công nghệ phù
hợp, thúc đẩy kinh tế làng nghề phát triển đồng thời bảo vệ môi trường làng nghề,
tránh để công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và văn
hóa làng nghề. Trình độ phát triển khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đến sự phát
24
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
triển của làng nghề, vì thế trong xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách hỗ trợ
phát triển làng nghề, chính quyền địa phương tỉnh Thái Bình cần có sự quan tâm, có cơ
chế phù hợp nhằm từng bước cơ khí hóa, hiện đại hóa kỹ thuật sản xuất làng nghề hỗ
trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất. Có như thế, chính sách hỗ trợ
phát triển làng nghề tỉnh Thái Bình mới đảm bảo tính khả thi và phát huy hiệu quả trên
thực tế khi triển khai thực hiện chính sách.
b. Các yếu tố chủ quan
- Yếu tố con người và tổ chức bộ máy
Yếu tố năng lực, trình độ của người làm chính sách càng cao thì chính sách
được hoạch định càng khoa học và khả thi. Bên cạnh đó, thành công của chính sách hỗ
trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và sự
hoạt động của cơ quan, cán bộ hoạch định và thực thi chính sách đó. Phải có bộ máy
hiệu lực và cán bộ có đủ trình độ, năng lực, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chức năng, giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, giữa nhà nước và
nhân dân, thì mới có thể làm tốt công tác phân tích, dự báo, nêu sáng kiến lựa chọn
phương án tối ưu để xây dựng ban hành chính sách, tổ chức các hình thức cơ cấu thực
hiện chính sách như hướng dẫn, đào tạo tập huấn, xây dựng các chương trình, dự án cụ
thể hóa để thực hiện chính sách, tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá để có những tổng
kết, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách.
- Công tác tuyên truyền, thái độ và hành động của nhân dân
Để chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề Thái Bình đạt được hiệu quả tối ưu
cần tổ chức phối hợp các ngành, các cấp trong việc hướng dẫn, tập huấn, huy động sự
vận hành của hệ thống thông tin đại chúng... cùng với đó, chính sách phải nhận được
thái độ và hành động ủng hộ, hưởng ứng của người dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Nếu chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề không đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp
làng nghề hoặc người dân chưa hiểu đúng ý đồ và lợi ích của chính sách đó thì họ sẽ
không ủng hộ và nảy sinh những khó khăn trong thực hiện chính sách.
2.2 Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình
2.2.1. Thực trạng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng của tỉnh Thái Bình
Chính sách tài chính, tín dụng làng nghề hướng tới mục tiêu đảm bảo nhu cầu
về nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh tại làng nghề.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các làng nghề mang đặc trưng riêng của các
cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, do vậy, cần thiết phải có
chính sách đặc thù về tài chính và tín dụng để hỗ trợ các hộ sản xuất phát triển kinh
25
DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
doanh. Theo đó, UBND tỉnh Thái Bình đã thực hiện các hỗ trợ cơ bản về nguồn vốn,
tín dụng như sau:
- Hỗ trợ với các mức khác nhau từ 30% đến 100% tùy nội dung gồm: hỗ trợ xây
dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm; hỗ trợ sửa chữa,
nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ
trợ lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di
dời vào các khu, cụm công nghiệp.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Hỗ trợ kinh phí đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề; ưu tiên các làng nghề
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các tuyến điểm phát triển làng nghề gắn với du lịch.
- Chi tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tại
nước ngoài. Hỗ trợ 50% các khoản chi phí, bao gồm: Thuê mặt bằng, thiết kế, dàn
dựng gian hàng; trang trí chung của khu vực Việt Nam (bao gồm cả gian hàng quốc tế
nếu có); chi phí tổ chức khai mạc nếu là hội chợ triển lãm riêng của Việt Nam (giấy
mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng, thông tin tuyên truyền); chi phí tổ chức
hội thảo, trình diễn sản phẩm (thuê hội trường, thiết bị, trang trí, khánh tiết); chi phí
cho cán bộ tổ chức chương trình. Các khoản chi phí được xác định trên cơ sở giá đấu
thầu hoặc trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm
quyền phê duyệt. (Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND Quy định về quản lý và sử dụng
kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Thái Bình)
- Tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nghề và làng nghề ở nông thôn được UBND
tỉnh xem xét hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay của các tổ chức tín dụng (từ nguồn vốn ngân
sách tỉnh) cho đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư cơ sở sản xuất mới. Thời gian hỗ trợ
không quá 3 năm đối với cho vay dài hạn kể từ ngày vay vốn. Đối với khoản vay đã
được hỗ trợ lãi suất theo chính sách kích cầu của Chính phủ thì chỉ được hỗ trợ phần
chênh lệch lãi suất còn lại (nếu có). (Quyết định số 17/2009/QĐ về việc ban hành Quy
định một số chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái
Bình)
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề (nhất là làng nghề truyền
thống) đầu tư dây chuyền sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào
sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm được UBND tỉnh xét hỗ
trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn khuyến công, mức hỗ trợ một lần không quá 100
triệu đồng.
Quá trình triển khai thực hiện chính sách đã mang lại những kết quả tích cực cụ
thể giai đoạn 2016-2020, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình đã triển khai được 193 đề
26
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY

Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái BìnhChính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái BìnhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...luanvantrust
 

Similar to BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY (20)

Hoàn thiện chiến lược chiêu thị tại công ty nội thất Sen Phương Nam.doc
Hoàn thiện chiến lược chiêu thị tại công ty nội thất Sen Phương Nam.docHoàn thiện chiến lược chiêu thị tại công ty nội thất Sen Phương Nam.doc
Hoàn thiện chiến lược chiêu thị tại công ty nội thất Sen Phương Nam.doc
 
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái BìnhChính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
 
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂM
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hoạt động bán hàng trong công ty du lịch Đất Việt...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hoạt động bán hàng trong công ty du lịch Đất Việt...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hoạt động bán hàng trong công ty du lịch Đất Việt...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hoạt động bán hàng trong công ty du lịch Đất Việt...
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
 
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.docChính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
 
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...
Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...
Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...
 
Khóa luận: Nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn trường Đại Học
Khóa luận: Nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn trường Đại HọcKhóa luận: Nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn trường Đại Học
Khóa luận: Nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn trường Đại Học
 
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
 
BÀI MẪU Báo cáo tại ngân hàng bưu điện Liên VIệt, HAY
BÀI MẪU Báo cáo tại ngân hàng bưu điện Liên VIệt, HAYBÀI MẪU Báo cáo tại ngân hàng bưu điện Liên VIệt, HAY
BÀI MẪU Báo cáo tại ngân hàng bưu điện Liên VIệt, HAY
 
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAYBÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
 
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
 
BÀI MẪU Khóa luận marketing trực tuyến, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận marketing trực tuyến, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận marketing trực tuyến, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận marketing trực tuyến, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 

BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: “CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH THÁI BÌNH” LIÊN HỆ TẢI BÀI KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM - Họ và tên: TS. Nguyễn Thị Hương Giang - Họ và tên: Trịnh Thị Thúy TÓM LƯỢC Với hàng trăm làng nghề rải rác khắp địa bàn tỉnh, Thái Bình được mệnh danh là một trong những cái nôi làng nghề của đất nước. Nghề và làng nghề không chỉ giúp giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương mà còn góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Tuy nhiên, những năm gần đây, làng nghề ở Thái Bình đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Hàng loạt làng nghề bị sụt giảm sản xuất, một số làng nghề đã chính thức bị "xóa sổ", nhiều làng nghề khác đang lâm vào cảnh "thoi thóp". Đứng trước tình hình đó, sau quá trình thực tập, em làm đề tài khóa luận: “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình”. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề đồng thời đánh giá thực trạng của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Khóa luận tốt nghiệp bước đầu xác định làm rõ một số nguyên nhân, hạn chế trong quá trình hoạch định, thực hiện chính sách. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình được tốt hơn trong thời gian tới. i
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình” mà em vừa trình bày chính là kết quả của cả một quá trình trau dồi và nỗ lực không ngừng của bản thân em. Trong suốt bốn năm đại học của mình, em luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, khích lệ, động viên từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè của mình. Qua đây, em muốn được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy cô khoa Kinh tế - Luật trường Đại học Thương Mại đã luôn nhiệt huyết trong công tác giảng dạy để truyền đạt đến sinh viên những kiến thức quý báu nhất. Và đặc biệt là Ts. Nguyễn Thị Hương Giang. Cảm ơn cô đã luôn chỉ dạy và hướng dẫn em vô cùng tận tình, giúp em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình một cách xuất sắc nhất! Trong suốt quá trình hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp, em cảm thấy mình đã được trau dồi và học hỏi rất nhiều điều bổ ích. Từ đó, bản thân em có thêm thật nhiều kỹ năng và kiến thức giúp ích cho công việc sau này của mình. Cuối cùng, em rất mong nhận được những lời nhận xét và góp ý từ thầy cô cũng như các bạn học để khóa luận tốt nghiệp của em có thể hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn!!! Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021 Tác giả Thúy Trịnh Thị Thúy ii
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM MỤC LỤC TÓM LƯỢC ...................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii MỤC LỤC.................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................v DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ vi PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận .................................................1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu................................................................2 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................4 4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................................4 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp .............................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG............................................................................6 1.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ...............................................6 1.1.1. Một số khái niệm liên quan.........................................................................6 1.1.2. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề .......................................................8 1.2. Nội dung và nguyên lý về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương. .....................................................................................................................10 1.2.1. Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương.......................................................................................10 1.2.2. Một số nội dung cơ bản trong chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương..............................................................................................................11 1.3. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình .........................................................................14 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ...........................................................14 1.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình..............................................................17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH THÁI BÌNH................................................................................19 2.1 Khái quát về tình hình hoạt động làng nghề của tỉnh Thái Bình .....................19 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..............................................................19 2.1.2. Số lượng, phân bố và cơ cấu làng nghề tỉnh Thái Bình. ..............................21 iii
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình ........................................................................................................................23 2.2 Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình 25 2.2.1. Thực trạng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng của tỉnh Thái Bình...........25 2.2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực của tỉnh Thái Bình .............27 2.2.3. Thực trạng chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại của tỉnh Thái Bình........30 2.2.4. Thực trạng chính sách hỗ trợ bảo vệ môi trường làng nghề của tỉnh Thái Bình ........................................................................................................................31 2.3. Đánh giá chung chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tỉnh Thái Bình ............32 2.3.1. Ưu điểm........................................................................................................32 2.3.2. Hạn chế.........................................................................................................34 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế.............................................................................36 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 38 3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tỉnh Thái Bình. . 38 3.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình...........................................................................................................................38 3.3. Mục tiêu phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình.................................................39 3.4. Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình ...........................................................................................................40 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính tín dụng cho làng nghề..............40 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách về đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề 41 3.3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại ...................42 3.3.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường làng nghề................43 3.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.....................................................44 KẾT LUẬN ..................................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................vii CÁC WEBSITE.............................................................................................................x iv
  • 6. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.1: Tốc độ tăng GRDP mỗi năm giai đoạn 2016 đến nay Bảng 2.2.2: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020 v
  • 7. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện 1 CPTPP Progressive Agreement for và Tiến bộ xuyên Thái Bình Trans-Pacific Partnership Dương 2 CNH Công nghiệp hóa 3 EVFTA European-Vietnam Free Hiệp định thương mại tự do Trade Agreement Việt Nam - EU 4 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do 5 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn 6 HĐND Hội đồng nhân dân 7 HĐH Hiện đại hóa 8 KT-XH Kinh tế - xã hội 9 LNTT Làng nghề truyền thống 10 PTBV Phát triển bền vững 11 QLNN Quản lý nhà nước 12 TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Agreement Thái Bình Dương 13 UBND Ủy ban nhân dân 14 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới vi
  • 8. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận Suốt chặng đường lịch sử gần 90 năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài trong sự phát triển kinh tế nông thôn. Hiện nay, một trong những nội dung quan trọng của công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là mở rộng và phát triển các làng nghề. Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống gắn liền với lịch sử dân tộc. Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam được cho là một gương mặt khác của làng xã nông nghiệp, và là một bộ phận không thể tách rời, thậm chí phát triển song hành cùng làng xã của người Việt. Sự ra đời và quá trình phát triển của làng nghề đã mang lại rất nhiều giá trị to lớn, từ sinh hoạt đời sống cho đến kinh tế lao động mà hơn hết còn lưu giữ được những nét tinh hoa văn hoá dân tộc bao thế kỷ nay. Làng nghề được coi là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp ở nông thôn, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại. Được hình thành từ rất sớm, qua thời gian và các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, làng nghề truyền thống Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển hiện đại hơn ngành tiểu thủ công nghiệp vẫn đang có những đóng góp tích cực không nhỏ vào tổng thể tăng trưởng chung của nền kinh tế. Góp phần cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đắc lực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, bởi nhiều yếu tố khác nhau mà rất nhiều làng nghề đã bị mai một và một số làng đang có nguy cơ không người nối tiếp, giữ gìn. Đứng trước giá trị to lớn và quý báu của làng nghề như giải quyết việc làm ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn, phát triển du lịch mà quan trọng hơn hết là các làng nghề đã lưu giữ và phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới…, các cấp chính quyền Nhà nước đã và đang đề ra rất nhiều chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc trong công cuộc hội nhập quốc tế. Thái Bình là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Bắc bộ, có tiềm năng phát triển làng nghề. Nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà các làng nghề Thái Bình đã được khôi phục và phát triển nhanh hơn. Tuy vậy việc phát triển làng nghề ở Thái Bình còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Nếu như năm 2016, toàn tỉnh có 245 làng nghề thì tính đến tháng 8/2021 qua rà soát, đánh giá 1
  • 9. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM của ngành Công Thương, tỉnh có 141 làng nghề duy trì hoạt động và đáp ứng đủ các tiêu chí. Ước tính tại các làng nghề trong tỉnh hiện nay có khoảng hơn 840 doanh nghiệp, hợp tác xã và hơn 40.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Các làng nghề: dệt Phương La (Hưng Hà), thêu Minh Lãng (Vũ Thư), chạm bạc Đồng Xâm (Kiến Xương) ... hiện đang phát triển mạnh. Vì nhiều lý do, nghề và làng nghề ở Thái Bình không còn phát triển rầm rộ về bề rộng. Có không ít làng nghề bị “xóa sổ”. Cho đến nay, các làng nghề tại địa bàn phát triển còn thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, nhiều sản phẩm chưa có thương hiệu, một số nghề truyền thống bị mai một, sản xuất còn chạy theo thị trường và chạy theo lợi nhuận ít chú ý đến thương hiệu sản phẩm. Những người thợ làng nghề giỏi đang dần ít đi. Bên cạnh đó, một số chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề chưa thực sự hiệu quả hoặc có ít tác dụng đến sự phát triển của các làng nghề. Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn ra càng nhanh, hiện tượng người lao động từ các làng quê di chuyển ra các thành phố là rất lớn. Việc phát triển các nghề và làng nghề nông thôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội là đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Nhận thức được vấn đề trên em chọn đề tài: “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu - Vũ Xuân Tính (2018), “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Đại học Thương Mại. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Tiếp đó, khảo sát thực tế về việc ban hành cũng như là thực hiện các chính sách của huyện Cẩm Giàng nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung liên quan đến phát triển làng nghề, những kết quả đạt được và đánh giá hiệu quả của những chính sách đó. Luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện những chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của huyện Cẩm Giàng. - Cao Văn Đông (2019), “Chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ chính sách công - Học viện Hành chính quốc gia. Luận văn nghiên cứu chính sách phát triển làng nghề của một số quốc gia và địa phương, từ đó tìm ra các kinh nghiệm tốt có thể áp dụng phù hợp cho huyện Hoài Đức. Tiếp đó, đánh giá thực trạng chính sách phát triển làng nghề tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển làng nghề tại huyện Hoài Đức trong thời gian tới. 2
  • 10. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM - Đặng Thị Đào Trang (2020), “Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, Luận án tiến sĩ chính sách công - Học viện Khoa học xã hội. Luận án đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách PTBV làng nghề, xây dựng các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách PTBV làng nghề. Qua đó, phân tích, đánh giá thực trạng nội dung và kết quả thực hiện chính sách phát triển làng nghề bền vững ở tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2006 đến nay; chỉ ra khoảng cách giữa nội dung chính sách và thực tế hoạt động sản xuất và phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam; từ đó phân tích nguyên nhân của hạn chế về nội dung chính sách PTBV làng nghề tỉnh Quảng Nam. Luận án đã làm rõ xu hướng phát triển làng nghề; đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách PTBV làng nghề trong thời gian tới tại tỉnh Quảng Nam; đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, góp phần nâng cao hiệu quả chính sách PTBV làng nghề trên thực tế. - Trần Thị Hoa (2014), “Giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức - Hà Nội đến 2020”, Luận văn thạc sỹ - Trường Đại học Kinh tế. Luận văn đã làm rõ vai trò của tài chính trong phát triển làng nghề; đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, nghiên cứu bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước châu Á và một số địa phương trong nước; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tài chính dưới góc nhìn của người sử dụng giải pháp tài chính trong đó bao gồm các kiến nghị về việc hoàn thiện chính sách tài chính nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - Nguyễn Như Chung có công trình nghiên cứu “ Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp.”, Luận án tiến sỹ - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các chính sách đối với sự phát triển của các làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và phát triển kinh tế thị trường. Tiếp đó phân tích làm rõ các chính sách của nhà nước và địa phương tác động đến sự phát triển các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh và rút ra những bài học kinh nghiệm. Luận án đã đề xuất các quan điểm và các giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, đồng thời có một số kiến nghị nhằm thúc đẩy các giải pháp trong hoàn thiện các chính sách phát triển làng nghề đáp ứng với yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác như: “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa” (2004) của tác giả Trần Minh Yến; 3
  • 11. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” (1998), nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng; “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2003), Tác giả Mai Thế Hởn;... 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình - Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, phân tích thực trạng và đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình. Đó là cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương. - Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu trên, khóa luận tốt nghiệp đặt ra các nhiệm vụ cụ thể như sau: + Hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài như: khái niệm làng nghề, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề; đặc điểm, phân loại chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề; nội dung và nguyên lý về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. + Nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của một số địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng phù hợp cho tỉnh Thái Bình. + Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình; từ đó phân tích nguyên nhân của hạn chế về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình + Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình. - Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các đối tượng trên tại các huyện, thành phố ở tỉnh Thái Bình, bao gồm: Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư, Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy và thành phố Thái Bình. - Về thời gian: Các số liệu thu thập mới nhất từ năm 2016 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận 4
  • 12. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê và thu thập dữ liệu: là phương pháp được sử dụng đầu tiên khi em bắt đầu tiếp cận với đề tài khóa luận. Mục đích em sử dụng phương pháp này là để thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố tại chương 1, chủ trương chính sách liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê trong cả chương 1 và chương 2 Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp em đã sử dụng thường xuyên trong khóa luận tốt nghiệp nhằm phân tích các số liệu tài liệu thu thập được: các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại chương 1; thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại tỉnh Thái Bình trong chương 2 và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại chương 3, trên cơ sở đó tổng hợp, rút ra các kết luận, các nhận định, phục vụ mục đích nghiên cứu. Phương pháp so sánh: phương pháp này được em sử dụng tại chương 1 nhằm đánh giá, so sánh chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại một số địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh để đưa ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện chính sách. Thêm vào đó, tại chương 2, em so sánh tốc độ tăng GRDP mỗi năm giai đoạn 2016 đến nay và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016- 2020 và đưa ra đánh giá nhận xét phục vụ mục đích nghiên cứu 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, tài liệu tham khảo thì gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương. Chương 2: Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình. 5
  • 13. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề 1.1.1. Một số khái niệm liên quan a. Làng nghề Làng nghề được hình thành lâu đời trong lịch sử phát triển của xã hội. Theo sự phát triển của lực lượng sản xuất của nhân loại, phân công lao động dần được phát triển, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp từ chỗ ban đầu là hoạt động sản xuất phụ trợ cho sản xuất nông nghiệp, đã dần được phân tách từ nông nghiệp để trở thành ngành nghề độc lập, từ đó hình thành nên các làng nghề. Quá trình phát triển của làng nghề là một quá trình lịch sử lâu dài, lúc đầu từ một vài gia đình rồi dần đến cả họ, sau đó phát triển ra cả làng và kế tiếp nhau truyền từ đời này qua đời khác, từ đó, hình thành những làng nghề thủ công truyền thống, gắn với tên làng, tên xã của nông thôn Việt Nam. Cho đến nay, chưa có khái niệm chính thức và vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề: - Tác giả Trần Minh Yến trong công trình “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa” (2004) cho rằng: làng nghề được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính. - Trong công trình “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” (1998), nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng nhấn mạnh "Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông. Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình". - Tác giả Mai Thế Hởn trong “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2003) cho rằng: “Làng nghề là những thôn làng có một hoặc hai nghề thủ công truyền thống tách ra khỏi nông nghiệp và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu”. Như vậy, các nhà nghiên cứu về làng nghề đều thống nhất các nội dung cơ bản của khái niệm làng nghề như: gồm hai yếu tố “làng” và “nghề” (Trần Minh Yến, 2004), nổi trội một nghề thủ công với tầng lớp thợ chuyên nghiệp, (Bùi Văn Vượng, 1998) và sống được bằng chính nghề đó (Mai Thế Hởn, 2003). 6
  • 14. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 quy định nội dung và các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, LNTT; Chính phủ có Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn, thì làng nghề và LNTT được hiểu như sau: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau"; “Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. LNTT phải có đủ các tiêu chí của làng nghề, đồng thời phải có ít nhất một nghề truyền thống". Đây được xem là khái niệm toàn diện và khái quát nhất, được áp dụng phổ biến, rộng rãi trong các nghiên cứu và trong lĩnh vực QLNN về làng nghề. Như vậy, có thể hiểu: “Làng nghề là (1) một hoặc nhiều đơn vị hành chính dân cư có quy mô nhỏ hơn đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; (2) ngoài ngành nông nghiệp, tồn tại một hoặc một số ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với các ngành nông nghiệp; (3) các LNTT được công nhận dựa trên nhiều tiêu chí, và phải có ít nhất một nghề truyền thống”. b. Phát triển làng nghề Phát triển Theo Từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong… Nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” Trong kinh tế, phát triển bao hàm nghĩa rộng hơn, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Sự tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là một nội dung của sự phát triển. Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Phát triển làng nghề 7
  • 15. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Phát triển làng nghề là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả cao trong các làng nghề, gắn liền với việc khai thác hợp lý, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống cũng như đảm bảo những đòi hỏi về ổn định, nâng cao đời sống, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn có làng nghề. 1.1.2. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề a. Khái niệm Việc sử dụng thuật ngữ "chính sách" đã hiện hữu ở nước ta khá phổ biến, nhưng khái niệm về chính sách còn được hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau: - Chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm giải quyết một vấn đề (Anderson 1984) - Chính sách là một hành động mang tính quyền lực nhà nước nhằm sử dụng nguồn lực để thúc đẩy một giá trị ưu tiên (Considine 1994) - Chính sách là một công việc được thực hiện liên tục, bởi những nhóm hoạch định, nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối, phối hợp và biểu đạt giá trị họ theo đuổi (Considine 1994) - Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế đã đề ra. Như vậy, có thể hiểu chính sách là công cụ, phương tiện hành động của chủ thể quản lý nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau để thúc đẩy phát triển một hệ thống KT- XH với giới hạn không gian, thời gian theo một định hướng mục tiêu đã được xác định. Chính sách được thể hiện dưới các cấp độ: quan điểm, chủ trương, các giải pháp, công cụ của chủ thể chính sách để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất định. Đối tượng chịu sự tác động, điều chỉnh của chính sách rất đa dạng và khác nhau, nhưng đều được xác định hướng phát triển chung do chủ thể của chính sách đưa ra. Hiện nay, nghiên cứu về chính sách phát triển làng nghề chưa thấy có một khái niệm thống nhất. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là tổng hợp các chính sách khác nhau, tác động phạm vi rộng, dài hạn đến sự phát triển của các làng nghề. Các chính sách này cũng sử dụng rất nhiều các công cụ, là hợp điểm của nhiều chính sách bộ phận. Vì vậy có thể hiểu: “Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là tổng thể các quan điểm, biện pháp, mục đích nhằm phát triển làng nghề theo định hướng chiến lược phát triển bền vững. Nó có thể là chính sách về đất đai, về khuyến khích đầu tư, về thương mại thị trường, về thuế, tín dụng, về khoa học công nghệ, đào tạo nguồn 8
  • 16. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM nhân lực và bảo vệ môi trường. Đây là những chính sách có tác động cơ bản tới sự phát triển của làng nghề theo hướng tăng trưởng về tốc độ phát triển, cơ cấu (tỷ trọng) tổng sản phẩm, thu nhập và đảm bảo môi trường sinh thái ở các làng nghể”. b. Đặc trưng cơ bản Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề có những đặc trưng cơ bản như sau: Một là: Đối tượng tác động của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống kinh tế xã hội của làng nghề. Để làng nghề phát triển thì Nhà nước cần chủ động hoạch định các chính sách tác động vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề. Đối tượng của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề không chỉ liên quan đến các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề của làng nghề mà còn liên quan tới người tiêu dùng và môi trường sống của con người nói chung. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp, phương tiện kích thích sự phát triển tăng trưởng về tốc độ, cơ cấu, thu nhập của làng nghề, chính sách của Nhà nước cũng cần phải kiểm soát, kiềm chế, khắc phục những hạn chế của phát triển làng nghề, đặc biệt là những vấn đề về trách nhiệm đối với xã hội, người tiêu dùng và môi trường. Hai là: Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là tập hợp liên quan đến một hệ thống rất nhiều các chính sách công khác nhau, đặc biệt là hệ thống các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có các làng nghề như các chính sách về ngành nghề nông thôn, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách đầu tư tín dụng, chính sách về thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo. Ba là: Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề có thể có nhiều biện pháp thực hiện. Chúng gồm 3 nhóm biện pháp: về kinh tế là các chính sách sử dụng các công cụ, đòn bẩy kinh tế tác động vào lợi ích của các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề; về hành chính là các luật pháp, thủ tục hành chính; về giáo dục tuyên truyền là các chính sách xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, giáo dục, đào tạo... Bốn là: Mục tiêu của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là sự tăng trưởng về tốc độ, cơ cấu của các làng nghề và thu nhập của người lao động trong các làng nghề đó. Nói cách khác là hướng tới bảo tồn và phát triển các làng nghề nhằm sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực ở nông thôn tăng giá trị sản xuất của các làng nghề, cải thiện cơ cấu tổng sản phẩm xã hội, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng hóa sinh học ở các làng nghề góp phần đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. c. Phân loại Hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề rất đa dạng có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: 9
  • 17. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM - Theo cấp có thẩm quyền ban hành chính sách (cấp độ chính sách) phụ thuộc vào chủ thể quyết định chính sách như: + Chính sách do Quốc hội ra quyết định là những vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường, an ninh quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân mà có ảnh hưởng tới phát triển làng nghề. + Chính sách do chính phủ và các bộ ngành trung ương quy định chi tiết và các biện pháp cụ thể thể thi hành chính sách phát triển làng nghề do Quốc hội quy định. + Chính sách do địa phương quyết định nhằm cụ thể hóa các chính sách do cấp trên ban hành và các chính sách mang tính đặc thù với điều kiện KT-XH của địa phương phù hợp với chính sách, pháp luật hiện hành. - Theo nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề có thể phân loại 8 nhóm chính là: chính sách về đất đai; chính sách về khuyến khích đầu tư; chính sách về thương mại, thị trường; chính sách về thuế; chính sách về tín dụng, chính sách về khoa học công nghệ; chính sách về đào tạo nguồn nhân lực; chính sách về bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn một số chính sách khác như: chính sách về xóa đói giảm nghèo; chính sách về văn hóa thông tin; chính sách về bảo tồn và phát huy di sản và truyền thống dân tộc... 1.2. Nội dung và nguyên lý về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương. 1.2.1. Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương Việc xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương dựa trên mục tiêu của địa phương và mục tiêu của chính sách phát triển làng nghề. Phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong các thời kỳ phải phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra với những mốc thời gian nhất định. Dựa vào mục tiêu chung của địa phương, việc phát triển làng nghề sẽ có các mục tiêu cụ thể như: giá trị sản xuất của làng nghề trong tổng giá trị sản xuất ở nông thôn, khả năng thu hút lao động, khả năng mở rộng phát triển làng nghề, công tác xử lý chất thải ở làng nghề,... Từ đó xác định hiệu quả hoạt động của các làng nghề ở địa phương hiện nay. Các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề được xây dựng dựa trên nguyên tắc: - Phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương 10
  • 18. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Làng nghề là bộ phận quan trọng trong khu vực nông thôn có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề và chính sách chung của địa phương phải liên hệ mật thiết với nhau không thể tách rời. Thông qua quy hoạch chung phát triển KT - XH của địa phương mà các làng nghề có định hướng phát triển. - Phù hợp với pháp luật hiện hành Pháp luật là hình thức, là phương tiện, công cụ của chính sách, còn chính sách là nội dung cốt lõi của pháp luật. Việc ban hành, xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ngoài kế thừa những chính sách khác của địa phương còn phải tuân theo những định chế pháp luật của nhà nước và các ngành liên quan, phù hợp với pháp luật hiện hành cho từng lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xây dựng, môi trường... Công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật hiện không ngừng được hoàn thiện. Do đó chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề cũng phải thích ứng theo, từng bước được hoàn thiện theo các quy định của pháp luật. - Phù hợp với điều ước quốc tế, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế Đất nước đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng. Việc tham gia các hiệp định kinh tế song phương, đa phương như: TPP, Việt Nam - EU... Những chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương ban hành như chính sách xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách đào tạo... phải phù hợp với nội dung, yêu cầu tự do hóa thương mại, Mục đích của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề là tạo lập môi trường thuận lợi cho các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề hoạt động hiệu quả, đạt được những mục tiêu xác định, phát huy tiềm năng, thế mạnh của làng nghề, góp phần giữ gìn và nâng cao giá trị truyền thống của địa phương. 1.2.2. Một số nội dung cơ bản trong chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương. a. Quy định hỗ trợ về tài chính, tín dụng Chính sách hỗ trợ về tài chính phải tạo ra các điều kiện cơ bản để hỗ trợ làng nghề phát triển. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của làng nghề, vài thập kỷ gần đây các địa phương rất quan tâm và có nhiều chủ trương chính sách phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và các ngành nghề mới ở nông thôn. Trong đó, sự hỗ trợ về tài chính, tín dụng, đầu tư cho làng nghề đóng vai trò hết sức quan trọng (thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất cho ngân hàng hoặc bù giá đầu ra cho người sản xuất). Nhờ có sự hỗ trợ này mà các làng nghề lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hướng sản xuất. Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề góp phần giải quyết các 11
  • 19. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM vấn đề xã hội và các quan hệ phức tạp khác như: xóa đói giảm nghèo, bài trừ các hủ tục lạc hậu… Các chính sách đầu tư hợp lý góp phần thực hiện các chính sách xã hội, một vấn đề đều được các nước và các tổ chức quốc tế quan tâm. Các làng nghề có cơ hội được cấp vốn để sản xuất, mở rộng ngành nghề, đầu tư cho cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng. Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho ngành nghề thủ công truyền thống đổi mới công nghệ, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. b. Quy định về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực Việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của làng nghề. Vì thế các địa phương đều chú ý đầu tư cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến, bởi vì, việc hình thành một đội ngũ lao động có tay nghề cao là rất quan trọng. Nếu thiếu yếu tố này thì việc tiếp thu khoa học công nghệ sẽ không thành công như mong đợi. Nhìn chung, các địa phương đều triệt để sử dụng nhiều hình thức đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động như: Bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn, theo phương châm thiếu gì huấn luyện nấy. Xúc tiến thành lập các trung tâm, các Viện nghiên cứu để đào tạo nhân lực một cách có hệ thống bài bản đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất hoặc địa phương. c. Quy định về xúc tiến thương mại Chính quyền địa phương ban hành và thực thi các chính sách về tổ chức các chương trình hội chợ, hội thảo, triển lãm cho tỉnh. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại liên quan hỗ trợ làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn như: xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu; hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam... Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, các chương trình, kế hoạch khuyến công, khuyến nông hàng năm của các bộ, ngành, địa phương. d. Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề Chính phủ cần xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc bảo vệ môi trường; xây dựng ban hành những chính sách và giám sát thực thi luật bảo vệ môi trường đồng thời xây dựng ban hành chính sách đánh thuế và phí đối với lượng nước thải, khí thải và phế thải chất thải SO2… từ các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trong làng nghề. Chính phủ có chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển công nghệ ít gây ô nhiễm và thân thiện với môi 12
  • 20. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM trường, công nghệ sử dụng nguồn nguyên liệu từ nguồn tài nguyên có thể tái tạo được thay thế cho nguồn nguyên liệu từ nguồn tài nguyên không tái tạo ít gây ra ô nhiễm môi trường trong các làng nghề. Khuyến khích các đơn vị kinh tế trong làng nghề trồng cây xanh trong cơ sở mình và trong đường làng. 1.2.3. Tiêu chí đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của địa phương. - Tính phù hợp của chính sách Tính phù hợp của chính sách là sự cân đối, hài hòa giữa mục tiêu chính sách với nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng trong hiện tại và tương lai. Tính phù hợp có nghĩa là để chính sách phát huy được tác dụng đúng với tính năng riêng của nó mà không làm biến dạng chính sách. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh sẽ là phù hợp nếu đảm bảo được sự cân đối, hài hòa giữa mục tiêu của chính sách với các đối tượng chịu sự ảnh hưởng của chính sách trên địa bàn tỉnh. - Tính khoa học và khả thi của chính sách Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề phải được gắn với những chỉ tiêu hợp lý, phải thực hiện những cách thức tối ưu để đạt được, gắn liền với những người được phân công thực hiện phù hợp, đồng thời phải gắn với những điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật và tài chính xác định. Có như vậy, chính sách mới đảm bảo được tính khoa học và thực thi hiệu quả. - Tính thống nhất của chính sách Sự thống nhất giữa các bộ phận trong một chính sách và giữa một chính sách với hệ thống chính sách sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của chính sách. Chính sách sẽ rất khó thực hiện nếu cơ chế chính sách không có sự thống nhất, xuyên suốt hay chính sách được ban hành lại mâu thuẫn với các chính sách khác. Khi ban hành, thực thi một chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình thì các bộ phận thực thi chính sách từ trung ương đến địa phương cần có sự phối hợp, thống nhất chặt chẽ để tránh sự chồng chéo giữa các ban ngành và nắm rõ được vị trí, trách nhiệm và quyền hạn thực hiện chính sách giữa các bộ phận quản lý nhà nước. - Tính minh bạch, ổn định và có tính kế thừa của chính sách Tính minh bạch của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh được đánh giá bằng mức độ tham gia của các cơ quan nhà nước, các đối tượng chính sách vào quá trình hoạch định chính sách, sự công khai trong quá trình ban hành và thực thi chính sách, sự giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng hay tổ chức, các cá nhân chịu sự điều chỉnh của chính sách. Bên cạnh đó, tính minh bạch phải được thể hiện trong quá trình xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách về hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn 13
  • 21. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM tỉnh. Sự phát triển của hệ thống chính sách theo một quy trình mang tính lịch sử mà những chính sách ra sau phải đồng bộ, nhất quán, minh bạch, ổn định và kế thừa những ưu điểm của hệ thống văn bản trước đó. - Hiệu quả của bộ máy thực hiện chính sách: Tính hiệu quả của chính sách được nhận biết trực tiếp qua hiệu lực thực thi các công cụ chính sách hoặc biện pháp quản lý nhà nước. Nó có đáp ứng được mục tiêu hay không và đạt được mục tiêu trong hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh như thế nào. Hiệu quả của chính sách phụ thuộc vào mức độ chuẩn xác của việc ra quyết định và hiệu suất triển khai cao thì hiệu quả sẽ cao và ngược lại. Đánh giá năng lực, chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách cũng như năng lực, sự quyết tâm của ban lãnh đạo địa phương. Hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề phụ thuộc rất nhiều vào mức độ ủng hộ của dân cư địa phương. Sau khi kiểm tra đánh giá được các mức độ thực hiện chính sách, địa phương cần tìm nguyên nhân và đưa ra những nội dung điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình thực tế phát triển làng nghề tại địa phương. Nguyên nhân có thể từ sự thay đổi thực tế khách quan, từ sự sai lệch trong quá trình thực hiện chính sách và báo cáo tổng kết, trình các dự thảo chính sách thiếu thực tế của chính quyền địa phương, các nguyên nhân từ sự thiếu thực tế, thiếu sự quan tâm thích đáng của cơ quan ban hành chính sách... 1.3. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương a. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội Theo báo cáo cho thấy Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó có 309 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bao gồm: sản phẩm may mặc; sản phẩm gốm sứ; sản phẩm dệt và thêu ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng; sản phẩm cơ khí; chế biến nông sản thực phẩm (bánh, bún, kẹo, giò chả, bánh chưng, chè, …). Các làng nghề đều có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm, trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 đến 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương. Các làng nghề khác nhau, mức thu nhập của các lao động cũng có sự khác nhau, như: các làng nghề 14
  • 22. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM truyền thống xôi Phú Thượng, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ thu nhập lao động bình quân đạt 18,5 triệu đồng/người/tháng; làng nghề truyền thống nhiếp ảnh thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức thu nhập lao động bình quân đạt 10,8 triệu đồng/người/tháng; làng nghề mây tre đan thôn Thái Hòa, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất thu nhập bình quân đạt 11,2 triệu đồng/người/tháng… Kết quả trên có được là nhờ vào việc UBND thành phố Hà Nội đã ban hành hàng loạt văn bản chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển làng nghề như: + Ngày 02 tháng 05 năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội. + Ngày 04 tháng 08 năm 2014, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội. + Quyết định số 6136/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 về “Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” Ngày 04 tháng 12 năm 2019, Hội đồng nhân dân Thành Phố Hà Nội ban hành nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội. Qua đó, các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề cụ thể như sau: + Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp: Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm và hỗ trợ 100% học phí và tiền mua tài liệu theo quy định của cơ sở đào tạo; Hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp cho chủ các cơ sở sản xuất, lãnh đạo các doanh nghiệp làng nghề. + Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu làng nghề: Ngoài việc được hưởng chính sách xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành, khi tham gia hội chợ, triển lãm tại các tỉnh miền Trung (từ tỉnh Quảng Bình trở vào) và miền Nam còn được hỗ trợ thêm 50% cước phí vận chuyển hàng hóa đến hội chợ, tối đa không quá 6 triệu đồng/cơ sở/năm; Hỗ trợ các làng nghề xây dựng thương hiệu làng nghề 100% kinh phí (không quá 100 triệu đồng/01 làng nghề/01 nội dung). + Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề: Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường, hỗ trợ 100% kinh phí để xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn; Hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề. b. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh 15
  • 23. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề truyền thống; 14.360 hộ làm nghề, với 76.870 lao động, chiếm 11,55% số lao động trong độ tuổi. Tổng giá trị sản xuất của làng nghề đạt 7.629,4 tỷ đồng, bằng 7,78% GDP toàn tỉnh. Thu nhập bình quân của lao động ở các làng nghề đạt 4 - 4,5 triệu đồng/lao động/tháng, có nhiều nghề cho thu nhập đến 7 - 8 triệu đồng/tháng. Qua đó, đã góp phần quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Với chủ trương và định hướng phù hợp, cùng sự đồng thuận, quyết tâm cao của người dân, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ giúp làng nghề phát triển mạnh. Theo đó, Bắc Ninh triển khai thực hiện các chính sách sau: + Chính sách quy hoạch làng nghề: khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, quy hoạch lại các cơ sở sản xuất nằm lẫn trong khu dân cư. + Chính sách ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp: ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, kết hợp yếu tố cổ truyền với hiện đại; tạo điều kiện kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật sản xuất, quảng bá thông tin và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm. + Chính sách đào tạo nghề: Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp tỉnh tích cực đào tạo, nâng cao tay nghề cho hàng vạn lao động trong các ngành nghề như: Gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, gốm, may công nghiệp… để phục vụ cho chương trình bảo tồn và nhân cấy nghề tại các địa phương. Công tác đào tạo nghề có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, nên chất lượng đào tạo tốt, tỷ lệ lao động có việc làm cao. + Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề: đầu tư hệ thống đường và các phương tiện hỗ trợ như: Đèn điện, nước, bảo vệ nghiêm ngặt.., tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để người dân kinh doanh. Nhiều làng nghề đã được tách ra khỏi khu dân cư nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương. + Chính sách vốn, tín dụng: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh đã tích cực huy động, tạo lập nguồn vốn, đổi mới phương thức đầu tư tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng trên toàn địa bàn. Theo đó, cùng với nguồn vốn từ Trung ương chuyển về, đơn vị đã khai thác, huy động các nguồn lực tài chính tại địa phương, từ vốn ngân sách của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, từ các nhà tài trợ, doanh nghiệp đến nguồn vốn trong cộng đồng dân cư, hộ nghèo. Chính điều này đã tiếp sức về nguồn vốn, tín dụng nhằm phát triển các làng nghề truyền thống trên vùng Kinh Bắc như nghề đúc đồng Đại Bái (huyện Gia Bình), chế biến đồ gỗ Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn), nghề gốm xã Phù Lãng (huyện Quế Võ), mỹ nghệ thêu ren, đan mây tre 16
  • 24. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM xuất khẩu Lạc Vệ, Xuân Lái (huyện Tiên Du). Ngoài ra, công tác tuyên truyền cũng được tích cực thực hiện nhằm giúp người lao động khu vực nông thôn hiểu về chính sách và tham gia thụ hưởng. Trước thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề ngày càng nghiêm trọng trên địa bàn, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 156/2010/NQ-HĐND ngày 6/5/2010 và Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 về việc quy định chế độ hỗ trợ xây dựng điểm tập kết, vận chuyển rác thải khu vực nông thôn; Quyết định số 70/2011/QĐ-UBND ngày 1/6/2011 về việc phê duyệt Chương trình triển khai Đề án BVMT lưu vực sông Cầu giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 249/2014/QĐ-UBND ngày 13/6/2014 về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu dân cư, cụm công nghiệp; Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 10/4/2014 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án tổng thể BVMT làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Chính nhờ vậy, tình hình môi trường trong các làng nghề từng bước được cải thiện và đóng góp vào sự phát triển kinh KT-XH của địa phương. 1.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình Thực tế chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Hà Nội và Bắc Ninh, bài học rút ra cho việc xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề được thể hiện ở các nội dung sau: Thứ nhất, tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, coi trọng vai trò của phát triển làng nghề trong phát triển kinh tế nói chung của địa phương. Đặt trong bối cảnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, việc phát triển làng nghề được coi là hướng đi quan trọng nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động đồng thời tạo việc làm, giải quyết lao động dôi dư, nông nhàn tại khu vực nông thôn. Từ việc nhận thức tầm quan trọng của phát triển làng nghề, các cấp lãnh đạo mới có thể chỉ đạo ban hành và thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Thứ hai, cần tập trung nguồn lực tài chính hỗ trợ cho phát triển làng nghề. Thực tế kết quả đạt được trong phát triển làng nghề tại Hà Nội cho thấy, sở dĩ hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề có những chuyển biến tích cực là do thành phố đã dành nguồn kinh phí lớn hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề; hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn; hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và xây dựng các trạm xử lý nước thải, chất thải làng nghề. 17
  • 25. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Thứ ba, tiến hành tốt công tác quy hoạch làng nghề, đặc biệt tạo thành các cụm làng nghề, quan tâm đến việc xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề (Bắc Ninh) Thứ tư, tuyên truyền rộng rãi tinh thần chủ trương, chính sách tới toàn thể người dân, biến hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế làng nghề thành hoạt động có ý nghĩa bảo tồn và duy trì các giá trị văn hóa của dân tộc. Đây mới là điểm mấu chốt trong hiện thực hóa mục tiêu chính sách vì xét đến cùng sự ủng hộ của đối tượng thụ hưởng đối với chính sách quyết định sự thành bại của chính sách khi triển khai trên thực tế. Tóm lại, việc tham khảo kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của các địa phương đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển làng nghề như Hà Nội, Bắc Ninh là vô cùng cần thiết nhằm hoàn thiện nội dung chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trên phạm vi toàn quốc. 18
  • 26. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH THÁI BÌNH 2.1 Khái quát về tình hình hoạt động làng nghề của tỉnh Thái Bình 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội a. Điều kiện tự nhiên Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Đông Nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía Tây Nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía Bắc, Hưng Yên ở phía Tây Bắc, Hải Phòng ở phía Đông Bắc, Hà Nam ở phía Tây, Nam Định ở phía Tây và Tây Nam. Phía Đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thái Bình là tỉnh được bao quanh bởi hệ thống sông Thái Bình với nhiều bãi bồi ven sông nên tạo vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp như dệt chiếu, xe đay, dệt vải và vùng nguyên liệu cho chế biến nông sản. Tỉnh có 54 km bờ biển thuận lợi cho công nghiệp đóng tàu, chế biến thuỷ hải sản, du lịch và vận tải biển. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, đặc điểm tự nhiên của tỉnh tiềm năng lớn nhất đó là khai thác khí đốt, phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất gốm sứ và may mặc... b. Điều kiện kinh tế - xã hội Nhìn lại chặng đường 5 năm giai đoạn 2016-2020 và 6 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức nhất là những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và bệnh Dịch tả lợn Châu phi gây ra đã tác động lớn đến phát triển KT-XH và đời sống nhân dân. Nhưng Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh Thái Bình đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, kinh tế tăng trưởng khá và toàn diện các lĩnh vực, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Bảng 2.1.1 Tốc độ tăng GRDP mỗi năm giai đoạn 2016 đến nay Đơn vị tính: % Chia ra Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp, Công nghiệp - Thương mại – thủy sản Xây dựng Dịch vụ 2016 11,4 2,8 15,6 11,5 19
  • 27. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 2017 11,0 2,46 22,1 8,43 2018 10,53 3,97 20,07 6,68 2019 10,3 -0,78 21,2 7,3 2020 3,2 3,4 3,9 3,4 6 tháng đầu 4,92 1,71 7,93 4,35 năm 2021 Nguồn Sở Công Thương tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 đến nay Sáu tháng đầu năm 2021 có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2020 (3,69%). Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Thái Bình (giá so sánh 2010) ước đạt 26,947 tỷ đồng, tăng 4,92% so với cùng kỳ năm 2020. Khu vực Nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 6,571 tỷ đồng, tăng 1,71% so với cùng kỳ; Khu vực Công nghiệp – Xây dựng ước đạt 10,770 tỷ đồng, tăng 7,93%; Khu vực Dịch vụ ước đạt 8,089 tỷ đồng, tăng 4,35% so với cùng kỳ. Theo đó, tổng sản phẩm GRDP (giá so sánh năm 2010) bình quân 5 năm (2016- 2020) ước tăng 9,286%/năm, vượt mục tiêu Đại hội XIX đề ra (8,6%/năm), cao hơn mức trung bình cả nước và gấp 1,3 lần mức tăng trưởng của 5 năm 2011-2015 (6,7%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GRDP đạt 75,5%, tăng 9,5% so với năm 2015. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm (2016-2020) ước đạt 235,5 nghìn tỷ đồng, gấp gần 2 lần giai đoạn 2011-2015, tăng bình quân 7,8%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm luôn vượt dự toán được giao; năm 2020 ước đạt trên 8.000 tỷ đồng, gấp 1,35 lần năm 2015. Sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng khá; giá trị sản xuất bình quân 5 năm (2016-2020) tăng 2,5%/năm, đạt mục tiêu Đại hội đề ra. Giữ vững năng suất lúa trên 132 tạ/ha/năm, tăng 1,6 tạ/ha so với bình quân nhiệm kỳ trước, sản lượng thóc duy trì trên 1 triệu tấn/năm. Diện tích cây vụ Đông hằng năm đạt 36.000 ha, giá trị sản xuất chiếm 25% tổng giá trị sản xuất trồng trọt. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung (theo các hình thức: thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất) đạt 7.883,6 ha, gấp 10,7 lần so với năm đầu nhiệm kỳ. Hầu hết các mô hình tích tụ, tập trung ruộng đất đều có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với trước khi chưa được tích tụ, tập trung. Đặc biệt, đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn tỉnh, vượt trước 3 năm so với mục tiêu Đại hội XIX. 100% dân cư trong tỉnh được cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt (sớm 2 năm so với mục tiêu Đại hội XIX). Xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đạt kết quả bước đầu; phấn đấu hết năm 2021, toàn tỉnh có 6% số xã đạt nông thôn mới nâng cao. 20
  • 28. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 15,2%/năm, vượt mục tiêu Đại hội đề ra (13,8%/năm). Một số dự án quy mô lớn (Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, Nhà máy sản xuất Amôn nitrat, hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ...) hoàn thành đầu tư đúng tiến độ, đi vào sản xuất kinh doanh ổn định. Năng lực sản xuất của hầu hết các ngành công nghiệp đều tăng mạnh so với năm đầu nhiệm kỳ. Đến nay, toàn tỉnh có 1.060 dự án đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đăng ký trên 130,4 nghìn tỷ đồng, trong đó, có trên 850 dự án đang sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho 115 nghìn lao động. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất đã thu hồi tại các khu công nghiệp đạt 93,5%, cụm công nghiệp đạt 68,3%. Nghề, làng nghề truyền thống có thị trường tiêu thụ sản phẩm được tạo điều kiện phát triển; đã rà soát, loại bỏ 106 làng nghề không đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường. 2.1.2. Số lượng, phân bố và cơ cấu làng nghề tỉnh Thái Bình. a. Số lượng, phân bố làng nghề tỉnh Thái Bình Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình, tính đến tháng 8/2021, toàn tỉnh Thái Bình có 141 làng nghề được công nhận phân bố ở các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, trong đó: huyện Thái Thụy hiện có 18 làng nghề; Hưng Hà có 34 làng nghề; Quỳnh Phụ 25; Tiền Hải, Đông Hưng có 17 làng nghề; Kiến Xương 21 làng nghề, Vũ Thư có 16 làng nghề, Thành Phố Thái Bình 10 làng nghề. Làng nghề truyền thống ở Thái Bình nhiều về số lượng, phong phú về loại hình, phân thành 6 nhóm chính sau: nhóm trồng bông dệt vải, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa; nhóm nghề trồng chế biến cói đay gai: dệt chiếu, đan cói, đan võng lưới; nhóm nghề mây tre đan; nhóm nghề rèn, đúc, chạm kim loại; nhóm nghề xây dựng và sản xuất đồ gỗ, gốm sứ dân dụng; nhóm nghề chế biến lương thực thực phẩm. Trong số các loại làng nghề trên thì Thái Bình nổi bật lên với một số sản phẩm thủ công chính như: bạc Đồng Xâm, lụa làng Mẹo, chiếu Hới, bánh cáy làng Nguyễn, làng vườn Thuận Vi. - Làng chạm bạc Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, là làng nghề chạm bạc nổi tiếng với những sản phẩm tinh xảo mang tính nghệ thuật cao. Nghề chạm bạc đã có ở nơi này từ cách đây 300 năm. Hàng chạm bạc ở Đồng Xâm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của nơi khác ở các kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ án trang trí tinh vi mà cân đối, lộng lẫy. - Làng dệt Phương La còn được gọi là làng Mẹo, là làng duy nhất trong 5 làng của xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có nghề dệt. Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, song nghề dệt khăn vẫn duy trì và phát triển tốt. Hiện toàn tỉnh có gần 5 nghìn máy dệt chủ yếu tập trung ở Hưng Hà, mỗi năm sản xuất 21
  • 29. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM hàng trăm triệu khăn các loại, giải quyết việc làm cho trên 30 nghìn lao động. Nhiều doanh nghiệp dệt có tốc độ phát triển nhanh, đã chuyển vào các khu, cụm công nghiệp và đầu tư máy dệt hiện đại đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu đồng thời làm đầu mối cho làng nghề phát triển thông qua việc tổ chức phát triển máy dệt và mở rộng thị trường . - Làng Thêu xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, là một làng nghề nổi tiếng ở tỉnh Thái Bình. Hiện tại có đến 70 % hộ gia đình ở đây theo nghề thêu, sản phẩm chủ yếu là Kimono Nhật Bản, Hàn Phục. - Làng Nguyễn xã Nguyên Xá , huyện Đông Hưng là làng nổi tiếng với nghề làm bánh Cáy. Bánh cáy được làm từ nếp cái hoa vàng cùng mạch nha, mứt dừa, vừng, lạc rang. Để làm ra một chiếc bánh Cáy dẻo thơm là cả một quá trình công phu, phức tạp và nhiều công đoạn. - Làng nghề dệt đũi xã Nam Cao , huyện Kiến Xương đã trở thành một làng nghề truyền thống ở nơi đây. Vải đũi đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, toàn xã đã có hơn 2.700 khung dệt, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động ở các xã, hầu hết đã được cơ giới hóa, điện khí hóa. Trong làng dệt có 13 doanh nghiệp tư nhân, 30 tổ hợp dệt và 780 hộ cá thể chuyển dệt. - Làng nghề mây tre đan Thượng Hiền (Kiến Xương) hiện có 1.233 hộ tham gia với 2.420 lao động, chiếm 72,24% số lao động của địa phương. Giá trị sản xuất từ làng nghề hàng năm đạt từ 77 tỷ đồng trở lên; riêng năm 2020 giá trị sản xuất đạt 92,4 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2019. Trong các làng nghề có đến 31/8/2021 có 843 doanh nghiệp và HTX, chiếm 21,4 % số doanh nghiệp toàn tỉnh, số lao động là 58.727 người, doanh thu năm 2020 là 15.667 tỷ đồng, nộp ngân sách là 201 tỷ đồng; địa phương có nhiều doanh nghiệp trong làng nghề là thành phố Thái Bình 289 doanh nghiệp, chiếm gần 34 % số doanh nghiệp trong làng nghề, tiếp đến là Hưng Hà có 131 doanh nghiệp, chiếm 15,5 %, Đông Hưng là 94 doanh nghiệp, chiếm 11,1 %, còn các địa phương khác là 329 doanh nghiệp, chiếm 39,17%. b. Cơ cấu kinh tế làng nghề tỉnh Thái Bình Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của các cơ sở sản xuất trong làng nghề gồm: Chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản và thực phẩm; sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, sản xuất sản phẩm, phụ tùng lắp ráp và sửa chữa máy móc thiết bị, dụng cụ cơ khí, điện… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số làng nghề đã bị mai một, đến nay chỉ còn lại danh tiếng, hoạt động sản xuất chỉ mang tính phục vụ cho sinh hoạt của các hộ 22
  • 30. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM sản xuất, không mang tính hàng hóa hoặc có những làng nghề không còn hoạt động sản xuất, như nghề dệt chiếu cói: Làng nghề dệt chiếu xã An Dục, An Tràng, An Vũ, An Lễ - Quỳnh Phụ, Làng nghề xã Đông Vinh – Đông Hưng, Tân Lễ - Hưng Hà... Sự mai một của các làng nghề là do sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ trong khi các làng nghề không thay đổi kịp, nguồn nguyên liệu cho sản xuất không được quy hoạch và phát triển, không có vốn để đầu tư và phát triển, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Việc khôi phục, phát triển làng nghề trong thời gian qua tuy có phát triển song chưa mạnh, chưa đồng đều, còn nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm đến việc phát triển làng nghề. Một số làng nghề chưa được quy hoạch, phát triển còn mang tính tự phát, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nhiều làng nghề còn thấp, đầu tư chưa đồng bộ (như hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý môi trường, đường, điện, thông tin liên lạc...). 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình a. Các yếu tố khách quan - Yếu tố bối cảnh quốc tế Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu, tác động đến tất cả các quốc gia. Hội nhập quốc tế có tác động vừa tạo cơ hội mới vừa đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự tồn tại và phát triển của làng nghề ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng. Vì vậy các chính sách khi hình thành phải xét đến khả năng tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để đảm bảo hòa nhập vào xu thế chung toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó hầu hết là các FTA thế hệ mới với những điều khoản, cam kết mở và toàn diện hơn so với các FTA trước đây (đặc biệt Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP đã được Chính phủ quốc gia ký kết, trong đó Việt Nam là thành viên sáng lập; Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu). Đây là cơ hội lớn để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng những ưu thế hiện có nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh thâm nhập thị trường của đối tác. Như vậy, các sản phẩm làng nghề với những nét độc đáo đặc trưng sẽ có cơ hội được đón nhận trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên cũng là thách thức không nhỏ buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Khi tham gia các Hiệp định, hàng hóa Việt Nam muốn được hưởng ưu đãi, cần thiết phải đáp ứng các yêu cầu, cam kết đã được ký kết, trong đó liên quan đến chất lượng sản phẩm và nguồn nguyên liệu - những khó khăn mà các hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề đang gặp phải. Như vậy, để chính sách hỗ 23
  • 31. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM trợ phát triển làng nghề được triển khai hiệu quả trên thực tế, cần thiết phải quan tâm nghiên cứu bối cảnh quốc tế để có cái nhìn toàn diện vừa tận dụng được cơ hội, vừa nhận diện và vượt qua thách thức. Có như vậy, chính sách mới thật sự phát huy tính tích cực hướng tới thực hiện được mục tiêu chính sách đề ra. - Yếu tố thể chế, thủ tục hành chính Việc thực hiện chính sách liên quan đến một loạt các quy chế và thủ tục hành chính trong lĩnh vực chính sách. Các thủ tục này có thể do cơ quan thực hiện ban hành và cũng có thể là thủ tục của các cơ quan khác liên quan đến lĩnh vực chính sách. Các thủ tục này tạo ra môi trường thực hiện chính sách, quy định những đòi hỏi và bước đi cần thiết trong việc thực hiện chính sách. Đối với chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, mục tiêu chính hướng đến là khuyến khích các làng nghề duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua hỗ trợ về kinh tế, nguồn vốn vay giúp các hộ sản xuất, doanh nghiệp có khả năng đầu tư máy móc, nhà xưởng và quan tâm đến công tác xử lý môi trường. Chính vì thế, thủ tục hành chính trong hoạt động cho vay đối với các đối tượng sản xuất kinh doanh làng nghề là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tỉnh Thái Bình. - Điều kiện cụ thể, đặc thù của địa phương Các điều kiện về kinh tế, xã hội của tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi về địa lý, cơ sở hạ tầng,... trình độ dân trí khá cao, thu nhập, đời sống nhân dân khá... là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc thực thi chính sách, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của chính sách. Mặt khác những đặc điểm của làng nghề ở địa phương cũng tác động đến chất lượng của chính sách, các chính sách phải phù hợp với các đặc điểm này. Ví dụ như chính sách phải góp phần cải thiện môi trường ở các làng đổi mới khoa học công nghệ thay cho thủ công lạc hậu, khuyến khích các mô hình sản xuất lớn thay cho manh mún nhỏ bé... - Yếu tố khoa học công nghệ Việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ cho làng nghề cần có sự kết hợp đan xen giữa cổ truyền và hiện đại, giữa thủ công và cơ khí. Làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp có những đặc thù riêng mang bản sắc văn hóa dân tộc tạo nên những sản phẩm đặc trưng của làng nghề bằng những công nghệ thủ công truyền thống. Do vậy cần có những điều tra, khảo sát thực tế làng nghề để có kế hoạch đồng bộ nhằm trang bị những công cụ sản xuất với công nghệ phù hợp, thúc đẩy kinh tế làng nghề phát triển đồng thời bảo vệ môi trường làng nghề, tránh để công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và văn hóa làng nghề. Trình độ phát triển khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đến sự phát 24
  • 32. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM triển của làng nghề, vì thế trong xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, chính quyền địa phương tỉnh Thái Bình cần có sự quan tâm, có cơ chế phù hợp nhằm từng bước cơ khí hóa, hiện đại hóa kỹ thuật sản xuất làng nghề hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất. Có như thế, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tỉnh Thái Bình mới đảm bảo tính khả thi và phát huy hiệu quả trên thực tế khi triển khai thực hiện chính sách. b. Các yếu tố chủ quan - Yếu tố con người và tổ chức bộ máy Yếu tố năng lực, trình độ của người làm chính sách càng cao thì chính sách được hoạch định càng khoa học và khả thi. Bên cạnh đó, thành công của chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và sự hoạt động của cơ quan, cán bộ hoạch định và thực thi chính sách đó. Phải có bộ máy hiệu lực và cán bộ có đủ trình độ, năng lực, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, giữa nhà nước và nhân dân, thì mới có thể làm tốt công tác phân tích, dự báo, nêu sáng kiến lựa chọn phương án tối ưu để xây dựng ban hành chính sách, tổ chức các hình thức cơ cấu thực hiện chính sách như hướng dẫn, đào tạo tập huấn, xây dựng các chương trình, dự án cụ thể hóa để thực hiện chính sách, tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá để có những tổng kết, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách. - Công tác tuyên truyền, thái độ và hành động của nhân dân Để chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề Thái Bình đạt được hiệu quả tối ưu cần tổ chức phối hợp các ngành, các cấp trong việc hướng dẫn, tập huấn, huy động sự vận hành của hệ thống thông tin đại chúng... cùng với đó, chính sách phải nhận được thái độ và hành động ủng hộ, hưởng ứng của người dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Nếu chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề không đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp làng nghề hoặc người dân chưa hiểu đúng ý đồ và lợi ích của chính sách đó thì họ sẽ không ủng hộ và nảy sinh những khó khăn trong thực hiện chính sách. 2.2 Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình 2.2.1. Thực trạng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng của tỉnh Thái Bình Chính sách tài chính, tín dụng làng nghề hướng tới mục tiêu đảm bảo nhu cầu về nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh tại làng nghề. Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các làng nghề mang đặc trưng riêng của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, do vậy, cần thiết phải có chính sách đặc thù về tài chính và tín dụng để hỗ trợ các hộ sản xuất phát triển kinh 25
  • 33. DỊCH VỤ VIẾT BÀI TRỌN GÓI – ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM doanh. Theo đó, UBND tỉnh Thái Bình đã thực hiện các hỗ trợ cơ bản về nguồn vốn, tín dụng như sau: - Hỗ trợ với các mức khác nhau từ 30% đến 100% tùy nội dung gồm: hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp. - Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề; ưu tiên các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các tuyến điểm phát triển làng nghề gắn với du lịch. - Chi tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tại nước ngoài. Hỗ trợ 50% các khoản chi phí, bao gồm: Thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng; trang trí chung của khu vực Việt Nam (bao gồm cả gian hàng quốc tế nếu có); chi phí tổ chức khai mạc nếu là hội chợ triển lãm riêng của Việt Nam (giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng, thông tin tuyên truyền); chi phí tổ chức hội thảo, trình diễn sản phẩm (thuê hội trường, thiết bị, trang trí, khánh tiết); chi phí cho cán bộ tổ chức chương trình. Các khoản chi phí được xác định trên cơ sở giá đấu thầu hoặc trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. (Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND Quy định về quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh Thái Bình) - Tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nghề và làng nghề ở nông thôn được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay của các tổ chức tín dụng (từ nguồn vốn ngân sách tỉnh) cho đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư cơ sở sản xuất mới. Thời gian hỗ trợ không quá 3 năm đối với cho vay dài hạn kể từ ngày vay vốn. Đối với khoản vay đã được hỗ trợ lãi suất theo chính sách kích cầu của Chính phủ thì chỉ được hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất còn lại (nếu có). (Quyết định số 17/2009/QĐ về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình) - Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề (nhất là làng nghề truyền thống) đầu tư dây chuyền sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm được UBND tỉnh xét hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn khuyến công, mức hỗ trợ một lần không quá 100 triệu đồng. Quá trình triển khai thực hiện chính sách đã mang lại những kết quả tích cực cụ thể giai đoạn 2016-2020, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình đã triển khai được 193 đề 26