SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
Download to read offline
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo :
0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
VÕ THẾ TRƯỜNG
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 60.31.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng, Năm 2013
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Bảo
Phản biện 1: TS. Nguyễn Hiệp
Phản biện 2: TS. Hồ Đình Bảo
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng ngày 7 tháng 9
năm 2013
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề giảm nghèo đã trở thành vấn đề toàn cầu, là mục tiêu
của thiên niên kỷ XXI và thế giới đã lấy ngày 17 tháng 10 hàng năm
là “Ngày Thế giới xoá đói, giảm nghèo”. Có thể nói, nghèo đói đã và
đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau.
Ở nước ta, ngay từ những ngày đầu khi Cách mạng tháng Tám
năm 1945 vừa thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến
vấn đề đói, nghèo. Hiện nay chương trình xóa đói giảm nghèo là một
trong những chương trình trọng điểm cấp quốc gia. Việt Nam đã
được Ngân hàng thế giới đánh giá là một trong những quốc gia thành
công trong công tác giảm tỷ lệ hộ đói nghèo.
Ở tỉnh Trà Vinh bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm
nghèo trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ hộ
nghèo còn cao, năm 2012 toàn tỉnh còn 43326 hộ nghèo, chiếm 16,64%
so tổng số hộ. Trong đó tổng số hộ Khmer nghèo là 23502 hộ, tỷ lệ hộ
Khmer nghèo so với tổng số hộ nghèo là 54,24%. Nguy cơ nghèo và tái
nghèo còn cao, khoảng 2 - 3% trong tổng số hộ thoát nghèo hàng năm.
Sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản một số vùng thiếu bền vững;
còn một bộ phận hộ nghèo chưa chí thú làm ăn, còn trông chờ, ỷ lại vào
sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng; tệ nạn xã hội, lãng phí trong chi
tiêu, ý chí và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của người dân còn thấp; đa
số hộ nghèo tập trung ở khu vực nông thôn...
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, công tác giảm
nghèo trở thành vấn đề vô cùng cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
2
luận và thực tiễn. Chính vì vậy,
nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”
tôi chọn đề tài “Giải pháp giảm
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về giảm nghèo.
- Phân tích đánh giá thực trạng việc giảm nghèo ở tỉnh Trà Vinh.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản về giảm nghèo ở tỉnh Trà
Vinh trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một luận văn
thạc sĩ và điều kiện thực tế của tỉnh Trà Vinh, đề tài tập trung nghiên
cứu những vấn đề lý luận và thự c tiễn liên quan đến công tác giảm
nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu công tác giảm nghèo có
liên quan trực tiếp đến hộ nghèo.
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung nói trên ở
tỉnh Trà Vinh.
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo từ
năm 2008 - 2012. Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa
trong những năm trước mắt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên đề tài sử dụng các phương pháp
sau: Phương pháp thống kê phân tích; Phương pháp phân tích tổng
hợp; Phương pháp phân tích thực chứng; Phương pháp phân tích
chuẩn tắc; Các phương pháp khác...
5. những đóng góp của đề tài
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về giảm nghèo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc giảm nghèo trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh. Nêu rõ những mặt thành công, những mặt hạn chế và
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
3
nguyên nhân của những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ giảm nghèo của tỉnh.
- Luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm giúp giảm
nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giảm nghèo.
Chương 2: Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Chương 3: Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
- Theo Ngân hàng thế giới (WB) xét về mặt phúc lợi, nghèo có
nghĩa là khốn cùng, không có nhà cửa, ốm đau không có ai chăm
sóc, mù chữ và không được đến trường. Người nghèo đặc biệt dễ bị
tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng
kiểm soát của họ. Ở Việt Nam chương trình mục tiêu quốc gia xóa
đói giảm nghèo là một chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành,
nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với
mục tiêu là: giảm tỷ lệ hộ đói nghèo.
- Có rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu về công tác giảm
nghèo. Điển hình như trong nghiên cứu “Tập trung thực hiện
Chương trình giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội góp phần phát
triển kinh tế – xã hội năm 2013” của tác giả Đức Huấn – Sở Lao
động - TBXH tỉnh Bắc Giang. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng
cao thu nhập cho người nghèo trên địa bàn thành phố Tam Kỳ” của
tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo - Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Đà Nẵng. Đề tài luận văn thạc sỹ “Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn
quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Trí Dũng là
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
4
đề tài nghiên cứu về vấn đề nghèo và giảm nghèo trên địa bàn quận
Hải Châu giai đoạn 2009 – 2012.
Cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về “Giải pháp
giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”, do đó việc nghiên cứu đề tài
này là rất cần thiết nhằm bổ sung vào kết quả, tư liệu phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh Trà Vinh.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢM
NGHÈO 1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIẢM NGHÈO
1.1.1. Khái niệm về hộ nghèo
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy
phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán
của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.
1.1.2. Tiêu chí xác định hộ nghèo
Đối với nước ta đã 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo từ 1993 đến 2006.
1.1.3. Các phương pháp xác định chuẩn nghèo
* Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi
tiêu.
* Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào so sánh với thu
nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình.
1.1.4. Khái niệm giảm nghèo
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức
sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo.
1.1.5. Ý nghĩa của vấn đề giảm nghèo.
Nghèo trước hết là vấn đề kinh tế, đồng thời cũng là vấn đề xã
hội, hậu quả của đói nghèo tác động trực tiếp đến hiện trạng phát
triển KTXH. Vì vậy giảm nghèo có ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá
trình phát triển KTXH của một quốc gia, một vùng, một địa phương.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
5
a. Ý nghĩa về mặt kinh tế
b. Ý nghĩa về mặt xã hội
1.2. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
1.2.1. Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề
Nhà nước hỗ trợ điều kiện và phương tiện sản xuất để phát
triển ngành nghề dịch vụ.
1.2.2. Tín dụng đối với người nghèo
Các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn. Có được nguồn vốn hỗ trợ,
đời sống các hộ nghèo sẽ được cải thiện đáng kể. Đối với các hộ
nghèo nếu được hỗ trợ vay vốn thì có thể khá lên rất nhanh.
1.2.3. Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến N-L- N
Giúp người nghèo cách lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi
hoặc nghề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng
của từng gia đình. Phổ biến những kiến thức, kỹ thuật, quy trình sản
xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc thông qua các mô hình thực tế.
1.2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ
giảm nghèo và cán bộ ở các xã nghèo
Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác giảm
nghèo các cấp và đội ngũ cộng tác viên giảm nghèo, đặc biệt ưu tiên
cán bộ và cộng tác viên làm công tác giảm nghèo ở cơ sở.
1.2.5. Hỗ trợ y tế, giáo dục, cơ sở vật chất khác cho hộ, xã nghèo
Hỗ trợ y tế cho người nghèo ở xa trung tâm y tế lớn. Củng cố y
tế cơ sở gắn liền và gần gũi với cộng đồng. Người nghèo được giảm
viện phí và các khoản đóng góp khi khám, chữa bệnh. Con em hộ
nghèo học ở cấp phổ thông được miễn, giảm học phí và các khoản
đóng góp bằng tiền. Ưu tiên các nguồn lực để củng cố và nâng cấp
cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy và học.
1.2.6. Hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
6
Tạo điều kiện giúp đồng bào sớm ổn định đời sống, phát triển
sản xuất, thoát khỏi nguy cơ suy giảm dân số, nâng cao trình độ dân
trí, thực hiện giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Địa hình
c. Đất đai
d. Khí hậu và thời tiết
1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện xã hội
a. Dân số, mật độ dân số
b. Lao động
c. Dân tộc, thành phần dân tộc và tập quán
1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
b. Cơ cấu kinh tế
c. Cơ sở hạ tầng
1.4. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.4.1. Kinh nghiệm giảm nghèo ở tỉnh Bến Tre
Thứ nhất, phải phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời
sống nhân dân, Hai là, có giải pháp đúng, phù hợp. Ba là, yếu tố tự
lực vươn lên của người nghèo vẫn giữ vai trò quyết định. Bốn là,
công tác kiểm tra phải tiến hành thường xuyên, người làm công tác
giảm nghèo phải có “tâm rộng” và “đúng tầm”, khi làm phải đúng
đối tượng. Hỗ trợ phải đem lại kết quả thiết thực, không hình thức.
1.4.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở tỉnh Hậu Giang
Một là, tiến hành rà soát và đánh giá nghiêm túc tình hình kinh
tế - xã hội và tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh, đề ra các giải pháp phát triển
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
7
kinh tế phù hợp với điều kiện và khả năng của người nghèo. Hai là,
tranh thủ tận dụng những ưu thế, tiềm năng tự nhiên sẵn có để đề ra
các giải pháp xóa đói, giảm nghèo thiết thực. Ba là, tích cực chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao
động. Bốn là, đặc biệt tập trung đầu tư và phát triển công tác đào tạo
nghề gắn với giải quyết việc làm.
1.4.3. Kinh nghiệm giảm nghèo ở tỉnh Sóc Trăng
Tập trung cho xây cơ sở hạ tầng thiết yếu. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi phù hợp, thâm
canh tăng vụ, nâng cao năng suất, từng bước tăng thu nhập, nâng cao
đời sống. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân
nghèo. Hàng chục ngàn hộ vay vốn đầu tư cho sản xuất.
1.4.4. Kinh nghiệm giảm nghèo ở tỉnh Vĩnh Long
Tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho người
nghèo, hộ nghèo có tư liệu và phương tiện để sản xuất, bảo đảm an
ninh lương thực ở cấp hộ gia đình, nâng cao thu nhập để tự vượt qua
nghèo đói, tập trung vào các địa bàn khó khăn và ưu tiên đối tượng là
người già neo đơn, nữ và trẻ em nghèo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TỈNH TRÀ VINH ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
8
Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực vùng sâu vùng xa của đồng
bằng sông Cửu Long. Tọa độ địa lý từ 9o
31’5’’ đến 10o
04’5’’ vĩ độ
Bắc và 105o
57’16’’ đến 106o
36’04’’ kinh độ Đông.
b. Địa hình.
Địa hình của tỉnh Trà Vinh hình thành nên 1 nền sản xuất đa
dạng và phong phú như: màu lương thực, thực phẩm, cây ăn trái phát
triển trên các giồng cát. Cây lúa chiếm ưu thế ở các vùng trung bình -
thấp, các vùng trũng ven sông có thể nuôi tôm tự nhiên.
c. Tài nguyên đất.
Đất đai tỉnh Trà Vinh chủ yếu là đất phù sa và đất phèn với
56% diện tích đất bị nhiễm mặn và 24,3% diện tích là đất phèn. Đến
năm 2012, đất nông nghiệp 185.868,71 ha, chiếm 79,39% tổng diện
tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp 47.345,85 ha, chiếm 20,22%, đất
chưa sử dụng 900,97 ha, chiếm 0,38%. Trong đất nông nghiệp, đất
sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất là 80,18% (63,66%
diện tích đất tư nhiên), đất nuôi trồng thuỷ sản 15,97% .
d. Khí hậu.
Tỉnh Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ
quanh năm, ít bị ảnh hưởng bởi lũ. Trà Vinh là một trong số ít tỉnh
của Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho các họat động sản
xuất, kinh doanh và du lịch quanh năm.
2.1.2. Đặc điểm về xã hội
a. Tình hình về dân số.
Năm 2012 dân số của tỉnh là 1.015,03 ngàn người. Mật độ
dân số là 434 người/km2
. Dân cư phân bố không đều giữa các huyện,
tập trung chủ yếu ở thành phố Trà Vinh (khoảng 1.490 người/km2
),
thưa nhất là huyện Duyên Hải (khoảng 256 người/km2
). Trà Vinh có
4 dân tộc cùng chung sống, dân tộc Kinh chiếm 69%, 30% là người
dân tộc Khmer; 1% là dân tộc khác.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
9
b. Tình hình Lao động.
Năm 2012, tổng số lao động làm việc là 607,9 nghìn người.
Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đạt 17,9%,
Dịch vụ đạt 24,5%. Năng suất lao động ngành Nông nghiệp đạt 18,0
triệu đồng/người, ngành Công nghiệp – xây dựng đạt 34,6 triệu
đồng/người, Dịch vụ đạt 32,7 triệu đồng/người.
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế.
Đến năm 2012 quy mô GDP đạt 22.123 tỷ đồng. Trong thời
kỳ 2008-2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 10,37%, khu
vực nông, lâm, thủy sản là 0,73%, công nghiệp - xây dựng là 13,12%
và dịch vụ là 22,7%. Trong thời kỳ 2008 - 2012 giá trị GDP bình
quân đầu người của tỉnh đã được cải thiện. Năm 2012 đạt 17,5 triệu
đồng/người.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong thời kỳ 2008-2012 cơ cấu GDP của tỉnh có sự chuyển
tích cực. GDP nông, lâm, thủy sản, năm 2012 còn 48,53%, ngành
công nghiệp, xây dựng năm 2012 đạt 16,09%, ngành dịch vụ năm
2012 đạt 35,38%.
* Những mặt thuận lợi ảnh hưởng đến công tác giảm
nghèo:
Trà Vinh có lợi thế trong phát triển kinh tế biển và ven biển
với nhiều ngành kinh tế. Có sự đa dạng về văn hóa và lợi thế về
nguồn lao động trẻ, dồi dào. Có tiềm năng, cơ hội thu hút đầu tư
trong nước và nước ngoài phát triển các ngành công nghiệp và các
khu công nghiệp
* Những mặt khó khăn ảnh hưởng đến công tác giảm
nghèo:
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
10
Địa kinh tế không được thuận lợi, hiện nay giao lưu của tỉnh với
các nơi khác chủ yếu qua quốc lộ 53; kết cấu hạ tầng vẫn còn hạn chế.
Tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong vùng. Thời tiết có những diễn biến
phức tạp, ảnh hưởng sản xuất. Trình độ công nghệ, trang thiết bị, kết cấu
hạ tầng vẫn còn lạc hậu yếu kém so với yêu cầu, qui mô chủ yếu là nhỏ
và vừa. Mặt bằng dân trí, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật
chiếm tỷ lệ thấp. Xuất phát từ nền kinh tế thấp. Thu ngân sách chưa đủ
chi, GDP bình quân đầu người của tỉnh hiện vẫn còn thấp hơn so với
mức bình quân của cả nước và khu vực ĐBSCL.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Thực trạng công tác hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề
Trong thời kỳ 2008-2012: đã vận động được 182 tỷ đồng để hỗ
trợ mua giống sản xuất như cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất cho
6.303 hộ nghèo, hỗ trợ mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cho
2.124 hộ nghèo. Công tác hỗ trợ đầu tư phát triển; mua sắm máy
móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất,.... cho hộ nghèo với kinh phí
10.757 triệu đồng, trong đó kinh phí Trung ương 6.089 triệu đồng,
nhân dân đóng góp 4.668 triệu đồng. Đã thực hiện 254 công trình cơ
sở hạ tầng các loại như đường xá, cầu cống, trạm thủy lợi. Đã đầu tư
xây dựng công trình cơ sở hạ tầng cho 6 xã đặc biệt khó khăn vùng
bãi ngang ven biển; kết quả đã xây dựng được 31 công trình đưa vào
sử dụng 28 công trình với tổng kinh phí đầu tư 20.437 triệu đồng,
trong đó Trung ương cấp 15.848 triệu đồng, địa phương 1.305 triệu
đồng và người dân đóng góp 3.284 triệu đồng. Hiệu quả của các
công trình là đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời
sống cho 18.927 người hưởng lợi, trong đó có 4.667 người nghèo.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
11
2.2.2. Thực trạng công tác tín dụng đối với người nghèo
Qua thời gian hoạt động, Ngân hàng CSXH đã ngày càng
khẳng định được vai trò, vị trí của mình là tổ chức tín dụng của
Chính phủ có nhiệm vụ chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ
nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu góp phần thực hiện có
hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và
mục tiêu giảm nghèo nói chung.
2.2.3. Thực trạng công tác hướng dẫn người nghèo cách
làm ăn và khuyến Nông - Lâm – Ngư
a. Công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn
Năm 2012 đã tổ chức dạy nghề cho 2.452 người thuộc hộ
nghèo, trong đó có 1.379 nữ, người dân tộc 496 người, Người thuộc
hộ nghèo 102 người, người thuộc hộ cận nghèo1.695 người và lao
động nông thôn khác 176 người. Đã tổ chức dạy nghề 15 lớp có 421
người thuộc hộ nghèo tham dự, với kinh phí thực hiện 770 triệu
đồng, thông qua lồng ghép với 2 dự án: Dự án dạy nghề lao động
nông thôn; Dự án JFPR. Những dự án trên đã giúp người nghèo có
tay nghề, để họ tìm việc làm tại các doanh nghiệp, đi xuất khẩu lao
động hoặc tạo việc làm ổn định, nâng cao mức sống, góp phần tạo
thêm thu nhập cho các hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo.
b. Công tác khuyến Nông – Lâm – Ngư
Những chính sách đào tạo nghề, tập huấn không chỉ giúp cho
người nghèo biết cách làm ăn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ
sản xuất hiệu quả hơn. Nhờ đó hoạt động sản xuất kinh doanh trong
ngành Nông Lâm Thủy sản đã có sự phát triển, đóng góp chung vào
sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh Trà Vinh.
2.2.4. Thực trạng công tác nâng cao trình độ đội ngũ cán
bộ làm công tác hỗ trợ xoá đói giảm nghèo và cán bộ ở các xã
nghèo
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
12
Tổng cộng trong cả giai đoạn 2008-2012 đã tổ chức 160 lớp
bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho cán bộ làm công tác giảm
nghèo cho 4.800 lượt cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở và
cộng đồng 245 lớp với số lượng học viên tham gia là 21.321 người.
Nội dung chủ yếu của các lớp bồi dưỡng là nâng cao nhận thức, xây
dựng và lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát,
đánh giá việc thực hiện các chính sách và dự án giảm nghèo ở cơ sở,
2.2.5. Thực trạng công tác hỗ trợ Y tế, giáo dục và cơ sở
vật chất khác cho hộ nghèo, xã nghèo
a. Thực trạng công tác hỗ trợ về y tế
Trong thời kỳ 2008-2012 với tổng kinh phí 344.389 triệu đồng
tỉnh Trà Vinh đã cấp 2.126.320 thẻ bảo hiểm y tế. Trong đó đã cấp
cho 1.194.228 người thuộc hộ nghèo, 897.247 người xã 135/CP, học
sinh ở xã hoàn thành chương trình 135/CP là 34.845 thẻ. Tỉnh đã
mua và cấp 121.391 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo với kinh phí
16.409 triệu đồng. Khám chữa bệnh cho 2.899.262 lượt người nghèo
với số tiền 207.170 triệu đồng. Điều này đã góp phần và tạo điều cho
người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sống xã đặc
biệt khó khăn Chương trình 135 được khám chữa bệnh cơ bản đảm
bảo chất lượng. Ngoài ra việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị Y
tế, đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ Y, Bác sĩ về làm việc ở trạm Y
tế cơ sở cũng được tỉnh Trà Vinh quan tâm thực hiện .
b. Thực trạng công tác hổ trợ miễn giảm học phí và các
khoản đóng góp đối với học sinh nghèo
Trong thời kỳ 2008-2012 đã miễn giảm học phí và các khoản
đóng góp cho 199.835 học sinh các cấp trên phạm vi toàn tỉnh, với số
tiền là 9.861 triệu đồng. Nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước
bằng việc miễn giảm học phí và các khoản đóng góp mà con em hộ
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
13
nghèo có điều kiện tham gia học tập như các trẻ em khác, góp phần
nâng cao trình độ văn hoá cho con em hộ nghèo và giảm nghèo.
c. Thực trạng công tác hỗ trợ nhà ở, điện, nước sinh hoạt hộ
nghèo
Trong thời kỳ 2008-2012 đã xây dựng trên 40.000 căn nhà tình
thương cho các đối tượng hộ nghèo. Đã xây dựng hoàn thành đưa
vào sử dụng 80 trạm cấp nước, lắp đặt 6.331 đồng hồ mới, 5.661 lu
chứa nước, và lồng ghép 2.436 đồng hồ từ các trạm có sẵn, người
dân đóng góp 486 triệu đồng (chủ yếu là đóng góp công lao động) và
hiến khoảng 4.000m2
đất để xây dựng trạm cấp nước, tổng số hộ
được hưởng lợi từ khi thực hiện dự án là 13.015 hộ. Ngoài ra tỉnh
Trà Vinh đã hỗ trợ giá điện cho 58.158 hộ nghèo theo chủ trương của
Chính phủ, định mức hỗ trợ là 30.000 đồng/hộ/tháng.
d. Thực trạng công tác trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo
Trong thời kỳ 2008-2012 đã in 30.000 tờ gấp, 29.850 quyển tài
liệu pháp luật phát miễn phí cho hộ nghèo tại 96 xã, phường, thị trấn
trong tỉnh và tổ chức 225 cuộc trợ giúp pháp lý cho 7.425 lượt người
nghèo. Tổng kinh phí thực hiện là 3.812 triệu đồng, trong đó ngân
sách Trung ương 480 triệu, ngân sách địa phương 3.333 triệu đồng.
Thông qua công tác trợ giúp pháp lý nhiều vụ việc đã được cộng tác
viên tư vấn trợ giúp thành công, đem lại quyền lợi của đối tượng, đặc
biệt là các vụ việc có liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với
người nghèo và đối tượng chính sách xã hội.
2.2.6. Thực trạng công tác hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn
Tỉnh Trà Vinh đã thực hiện tốt các chủ trương chính sách đối
với đồng bào dân tộc và Nghị quyết số 06 của Tỉnh ủy về phát triển
toàn diện vùng đồng bào Khmer, gắn với việc thực hiện tốt các
Chương trình 135 của Chính phủ và Quyết định 134 của Thủ tướng
Chính phủ trong thời kỳ 2008-2012. Tỉnh tổ chức triển khai thực
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
14
hiện với kinh phí 12.321 triệu đồng cho 2.706 hộ vay vốn để phát
triển sản xuất, với mức vay tối đa 5 triệu đồng/hộ.
- Về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm
cho đồng bào dân tộc nghèo, đời sống khó khăn, Trung ương hỗ trợ
113.000 triệu đồng. Trong đó: đất ở 448 hộ, với số tiền là 4.462 triệu
đồng; đất sản xuất 1.047 hộ, với số tiền là 10.470 triệu đồng; giải
quyết việc làm và chuyển đổi nghề 16.956 hộ, với số tiền là 50.868
triệu đồng; đào tạo nghề 117 lao động, với số tiền là 351 triệu đồng.
- Chính sách trợ giá, trợ cước Trung ương hỗ trợ trên 12.542
triệu đồng, đã triển khai thực hiện các mặt hàng như: giống cây
trồng, giống thủy sản, muối Iốt và hỗ trợ trang thiết bị truyền thanh
cho 38 xã đặc biệt khó khăn. Đã tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ 3
mặt hàng, gồm: Lúa giống, muối Iốt và tiền mặt, với kinh phí thực
hiện là 15.577 triệu đồng. Về chính sách cấp báo, tạp chí cho vùng
đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, đã tổ chức triển
khai thực hiện cho 376 đơn vị và cá nhân được thụ hưởng, số lượng
cấp phát 2.390.286 tờ và cuốn. Ngoài ra còn thực hiện chính sách hỗ
trợ cho người nghèo cải thiện vệ sinh môi trường cho 17.503 hộ,
kinh phí 17.503 triệu đồng để làm nhà vệ sinh và di dời chuồng trại.
- Về xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa
bàn 25 xã thuộc CT 135 đã đầu tư xây dựng mới 43 hạng mục công
trình, với tổng vốn đầu tư 25 tỷ đồng. Đã hỗ trợ đất ở cho 436 hộ, đất
sản xuất cho 1.020 hộ, giải quyết việc làm cho 6.299 hộ và 8.466 hộ
được chuyển đổi ngành nghề với tổng kinh phí gần 58 tỷ đồng.
2.2.7. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo công tác giảm nghèo và
kết quả giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
a. Về mặt tổ chức, chỉ đạo công tác giảm nghèo
Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số
1509/QĐ-UBND ngày 10/10/2007 về việc thành lập Ban chỉ đạo xóa
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
15
đói giảm nghèo và Tổ chuyên viên giúp việc cho ban chỉ đạo giai
đoạn 2007-2010. Đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết
định số 1501/QĐ-UBND ngày 10/10/2007 ban hành quy chế tổ chức
và hoạt động của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở thành
lập Ban chỉ đạo giảm nghèo, Tỉnh Trà Vinh đã huy động cả hệ thống
chính trị của tỉnh tham gia công tác giảm nghèo.
b. Kết quả giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh TK 2008-2012
Nhờ những giải pháp giảm nghèo phù hợp với từng nhóm đối
tượng nói trên trong 5 năm qua (2008 – 2012), toàn tỉnh đã giảm tỷ
lệ hộ nghèo đầu năm 2008 từ 27,02% (67243 hộ) đến cuối năm 2012
xuống còn 16,64% (43326 hộ). Riêng đối với hộ nghèo đồng bào
Khmer, trong 5 năm qua (2008 – 2012) tỉnh Trà Vinh đã có nhiều sự
quan tâm đặc biệt nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo đối với đồng bào
Khmer. Năm 2008 tổng số hộ nghèo đồng bào Khmer là 30689 hộ
với tỷ lệ hộ Khmer nghèo so với tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh Trà
Vinh là 46,64 %. Đến năm 2012 tổng số hộ nghèo đồng bào Khmer
là giảm xuống chỉ còn 23.502 hộ. Tỷ lệ hộ Khmer nghèo so với tổng
số hộ nghèo của toàn tỉnh Trà Vinh là 54,24%.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN QUA
2.3.1. Những mặt thành công
- Công tác giảm nghèo luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo của Thường trực tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, UBND tỉnh, sự
ủng hộ, phối hợp của các sở ngành liên quan, sự quan tâm của
UBND các huyện-thành phố, xã, phường, thị trấn, tổ chức đoàn thể.
Mục tiêu giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ ưu tiên trong quá trình
chỉ đạo, điều hành của các Cấp ủy đảng, chính quyền. Thực hiện chủ
trương mỗi bước tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và
công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu đi đôi với giảm nghèo.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
16
- Công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, đã
được nhân dân trong tỉnh hết lòng ủng hộ và tích cực tham gia.
Người nghèo đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm của chính bản thân
mình và chủ động trong việc nhận các chính sách và nguồn lực hỗ
trợ của Nhà nước, kết hợp sự đóng góp của cộng đồng, phát huy tinh
thần tự lực vươn lên, tự tìm kiếm việc làm cho mình, cho gia đình và
vươn lên thoát nghèo bền vững từ đó số lượng hộ nghèo và tỷ lệ hộ
nghèo của tỉnh Trà Vinh có xu hướng ngày càng giảm.
2.3.2. Những mặt hạn chế
- Trong quá trình thực hiện từng lúc, từng nơi sự phối hợp giữa
ngành LĐTB&XH với UBND huyện, thành phố, các ngành và các tổ
chức đoàn thể các cấp chưa chặt chẽ. Hệ thống bộ máy làm công tác
LĐTB&XH cấp huyện và xã, phường, thị trấn còn thiếu về lực
lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn. Nhu cầu về vốn cho công tác
giảm nghèo cần nhiều song khả năng của trung ương và của tỉnh còn
có mức độ. Ban chỉ đạo giảm nghèo của nhiều xã buông lỏng chức
năng quản lý Nhà nước về chính sách đối với hộ nghèo, không tham
gia xét duyệt danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn ưu đãi từ vốn cho
vay người nghèo của Ngân hàng CSXH, dẫn đến vốn cho vay hộ
nghèo giải ngân nhiều nhưng người nghèo được vay vốn lại ít.
- Quy trình rà sóat hộ nghèo do UBND xã – phường – thị trấn
thực hiện, đội ngũ cán bộ thay đổi liên tục và không chuyên trách
nên tinh thần trách nhiệm không cao, còn không ít cơ sở ấp khóm rà
soát không đúng quy trình. Vẫn còn một phận người nghèo trông chờ
ỷ lại, an bài với số phận, tiêu dùng không có kế hoạch, không tiết
kiệm, không phấn đấu tự lực vươn lên thoát nghèo. Ý thức của người
dân trong việc tìm kiếm việc làm, học nghề, chưa cao. Số lượng hộ
nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Trà Vinh còn cao.
2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
17
- Nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, Chính quyền một
số ít địa phương đối với công tác giảm nghèo chưa đúng mức. Nhiều
nơi còn chạy theo thành tích nên chất lượng giảm nghèo còn hạn chế.
- Công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người
dân chưa được thực hiện tốt, tâm lý hộ nghèo không muốn thoát
nghèo mà chỉ mong vào hộ nghèo để được bao cấp khá phổ biến.
Công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển KTXH chưa sát thực tế,
chưa dành đủ nguồn lực cho công tác giảm nghèo.
- Năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ cơ sở còn hạn chế.
Trong chỉ đạo, điều hành chưa bao quát trên một số lĩnh vực; đôi khi
thiếu tập trung, chưa kiên quyết. Công tác kiểm tra, giám sát chưa
thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Trình độ, năng lực cán bộ còn hụt
hẫng chưa đáp ứng yêu cầu.
- Một số văn bản quy định, hướng dẫn của các cơ quan Trung
ương từng lúc ban hành chưa kịp thời, thiếu đồng bộ. Cơ chế điều
phối, phối hợp, phân cấp chưa cụ thể, thiếu cơ chế kiểm tra giám sát,
chế tài xử phạt, năng lực cán bộ triển khai chính sách còn yếu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN ĐẾN
3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh
- Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội phù hợp với điều kiện mới. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội. Tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo. Nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
18
- Mục tiêu từ nay đến năm 2015 tổng giá trị GDP tăng bình
quân hàng năm 14%; trong đó: nông - lâm - thủy sản tăng 4,24%;
công nghiệp - xây dựng tăng 19,88%; dịch vụ tăng 17,49%. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm - thuỷ
sản và tăng các lĩnh vực khác. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn tỉnh tăng bình quân hàng năm khoảng 16%. Đến năm 2015 nông
- lâm - thủy sản chiếm 38%; công nghiệp - xây dựng chiếm 28% và
dịch vụ chiếm 33,8%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 300
triệu USD. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển khoảng 76.621 tỷ đồng.
3.1.2. Mục tiêu giảm nghèo ở tỉnh Trà Vinh trong những
năm tới
a. Mục tiêu tổng quát
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì người nghèo, tăng cường,
nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ phát triển kinh
tế xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo. Tạo cơ
hội để người nghèo có nghề nghiệp, việc làm ổn định, tăng thu nhập,
đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và duy trì thành quả của công cuộc
giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; giảm thiểu tình trạng gia tăng bất
bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, các
nhóm dân cư; tăng cường khả năng tiếp cận pháp lý cho người
nghèo; người cao tuổi, bảo vệ phụ nữ và trẻ em nghèo.
b. Mục tiêu cụ thể.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới từ 16,64% (43.326
hộ) năm 2012; xuống còn 8,63% (21.243 hộ) vào năm 2015. Riêng
hộ nghèo đồng bào khmer bình quân mỗi năm giảm 4%. Hỗ trợ phát
triển cơ sở hạ tầng ở 6 xã Mỹ Long Nam, Trường Long Hòa, Hòa
Minh, Long hòa, Kim Sơn, Hòa Tân. Đến năm 2015 cơ bản có đủ
công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định. Cho 240.000 lượt
hộ được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để sản
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
19
xuất kinh doanh phát triển kinh tế hộ gia đình. 43.750 lượt người
được tập huấn về khuyến nông-lâm-ngư. 125.000 lượt học sinh
nghèo miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường.
Đảm bảo các điều kiện về nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận các dịch vụ
đời sống văn hóa, tinh thần, các dịch vụ trợ giúp pháp lý. 100 % hộ
nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ 50 % mệnh giá thẻ bảo
hiểm y tế tự nguyện cho hộ cận nghèo. 20.000 lượt người nghèo
được dạy nghề tạo việc làm tại chỗ, trong các doanh nghiệp và làm
việc ở nước ngoài. Tập huấn 5.000 lượt cán bộ làm công tác giảm
nghèo cấp xã, phường, thị trấn, khóm - ấp.
3.1.3. Các quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp
Thứ nhất: Giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính
trị trong tỉnh và sự nỗ lực của toàn xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa các
biện pháp về kinh tế với chính sách xã hội.
Thứ hai: Lấy người nghèo làm trung tâm trong công tác xây
dựng giải pháp giảm nghèo.
Thứ ba: Giảm nghèo căn cứ vào các điều kiện của cả nước, của
tỉnh. Luôn đặt ra vấn đề hiệu quả mang lại của công tác giảm nghèo.
Thứ tư: Chính sách là trụ cột quan trọng của công tác giảm
nghèo. Huy động và khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong tỉnh,
mở rộng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài.
Thứ năm: Coi trọng việc phát huy tính tự lực, tự chủ, tự vươn
lên của chính người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN ĐẾN
3.2.1. Đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề
Để đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề trong
công tác giảm nghèo cần huy động mọi nguồn lực như vốn, lao động,
công nghệ kỹ thuật, tài nguyên đất đai.v.v… nhằm bảo đảm đủ
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
20
nguồn lực để phát triển sản xuất và phát triển ngành nghề. Cùng với
phát triển nhanh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ để tạo thêm nhiều việc làm mới trên địa bàn, tích cực huy động
các nguồn lực thực hiện chương trình giải quyết việc làm từ khâu
hướng nghiệp, đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm đến hỗ trợ
khởi nghiệp. Tập trung ưu tiên dạy nghề với nhiều cấp độ khác nhau
để phát triển nguồn nhân lực. Củng cố và phát triển mạng lưới đào
tạo nghề từ tỉnh xuống huyện, khuyến khích phát triển các cơ sở dịch
vụ dạy nghề, tư vấn việc làm ngoài công lập.
3.2.2. Đẩy mạnh tín dụng đối với người nghèo
Áp dụng chung mức lãi suất ưu đãi và có tính ưu đãi hơn đối
với hộ nghèo là đồng bào dân tộc khmer, chủ hộ là người khuyết tật.
Cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên con gia đình hộ cận
nghèo. Đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ để người nghèo dễ dàng
tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Áp dụng linh hoạt phương thức cho
vay, chủ yếu là ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội.
Gắn vay vốn tạo việc làm tại chỗ với dạy nghề, hướng dẫn cách làm
ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ
vào sản xuất. Tăng mức vay bình quân từ 10 đến 35 triệu đồng trên 1
hộ, thời hạn vay từ 30 đến 36 tháng.
3.2.3. Đẩy mạnh công tác hướng dẫn người nghèo cách làm
ăn và khuyến Nông – Lâm – Ngư
a. Hỗ trợ dạy nghề miễn phí cho người nghèo gắn với việc làm
Đẩy mạnh thực hiện đề án dạy nghề cho nông dân theo Quyết
định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
lồng ghép về đối tượng, địa bàn, nguồn lực ..Ưu tiên nguồn lực, đầu
tư cơ sở, trường, lớp, thiết bị dạy nghề cho xã đặc biệt khó khăn; gắn
dạy nghề với tạo việc làm cho lao động.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
21
b. Cung cấp dịch vụ khuyến nông- lâm- ngư miễn phí cho
người nghèo làm nông nghiệp
Thực hiện chương trình quốc gia khuyến nông – lâm - ngư, tổ
chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật miễn phí người nghèo; đảm bảo
cung cấp dịch vụ, các mô hình trình diễn, các hỗ trợ khác trong quá trình
thực hiện; gắn khuyến nông – lâm - ngư với cung cấp tín dụng và
chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho người nghèo. Tập trung nhân diện
giống mới đã chọn lọc, giống đặc sản trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi
trồng thuỷ sản, phấn đấu tỷ lệ sản phẩm chủ yếu từ cây trồng, vật nuôi
được chọn nhân giống và áp dụng kỹ thuật thâm canh đạt 90 -
100% GTSX vào giai đoạn 2015 - 2020.
3.2.4. Tăng cường công tác nâng cao trình độ đội ngũ cán
bộ làm công tác hỗ trợ giảm nghèo và cán bộ ở các xã nghèo
Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử
dụng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo. Ưu tiên đào tạo tại
chỗ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số để vận động người
dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách về công tác giảm nghèo.
Rà soát, bổ sung chính sách cho phù hợp nhằm xây dựng đội ngũ cán
bộ văn hoá ở những xã, mở các lớp bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn
về văn hoá, thông tin cho các cán bộ làm văn hoá xã, trang bị và mở
rộng việc sử dụng phương tiện hoạt động văn hoá - thông tin nhằm
phổ biến kiến thức mới, nâng cao trình độ dân trí cho người nghèo.
3.2.5. Tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ y tế, giáo dục và cơ sở vật
chất khác cho hộ nghèo, xã nghèo
a. Hỗ trợ về giáo dục – đào tạo
Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí học sinh, hỗ trợ chi
phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP
của Chính phủ; ưu tiên hơn đối với con em hộ nghèo là đồng bào dân
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
22
tộc Khmer, học sinh nghèo khuyết tật. Tranh thủ nguồn vốn trái
phiếu của Chính phủ theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg của Thủ
tướng chính phủ để đầu tư, kiên cố hoá trường lớp và nhà ở giáo viên
cho các xã đặc biệt khó khăn,
b. Hỗ trợ về y tế
Đảm bảo 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn
phí, tổ chức khám, chữa bệnh người nghèo. Ưu tiên hỗ trợ nguồn lực
để nâng cấp cơ sở y tế nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế cơ
bản, thiết yếu cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn. Tạo điều
kiện để người nghèo được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, được
tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng với giá cả phù hợp với
sự phát triển của nền kinh tế và mức thu nhập của dân cư. Sử dụng
hiệu quả nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư nâng cấp các
bệnh viện đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực, tăng cường
cán bộ y tế và tủ thuốc y tế thông thường cho các thôn bản, nâng cao
chất lượng dịch vụ y tế ở các trạm y tế xã, tăng cường bác sỹ cho các
xã nghèo và đội ngũ y tế thôn. Cân đối đủ nguồn kinh phí để mua
bảo hiểm y tế cho người nghèo, đồng bào dân tộc sinh sống khu vực
3 theo quyết định 139/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
c. Hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo
Tiếp tục thực hiện đề án hỗ trợ nhà ở theo quyết định
167/2008/QĐ-TTg, Quyết định 67/2010/QĐ-TTg. Rà soát hộ nghèo khó
khăn về nhà ở theo chuẩn mới, huy động các nguồn lực của cộng đồng
xã hội kết hợp với nguồn vốn vay ưu đãi hỗ trợ người nghèo cải thiện
nhà ở. Đồng thời tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ giá điện 30.000
đồng/hộ/tháng cho hộ nghèo theo Quyết định 268/QĐ-TTg ngày 23
tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, Thực hiện có hiệu quả
chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
23
trường; bằng nhiều giải pháp phù hợp giải quyết đủ nước sạch sinh
hoạt cho người dân các vùng sâu, vùng xa, xã khó khăn.
d. Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý
Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo. Ưu tiên
hơn cho đồng bào dân tại các xã đặc biệt khó khăn; tăng cường năng
lực cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ
giúp pháp lý, tổ hòa giải, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý cấp xã.
e. Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin: Đa
dạng hóa và không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho
đồng bào các dân tộc thiểu số, phù hợp với bản sắc và truyền thống
văn hóa của mỗi dân tộc. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho các xã
đặc biệt khó khăn, các xã nghèo, hộ nghèo một số sách báo, văn hoá
phẩm, phương tiện nghe nhìn, tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng
đối tượng, nâng cao dân trí cho người nghèo.
3.2.6. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn
Tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng CSHT đặc biệt là trên địa
bàn các huyện có xã đặc biệt khó khăn và xã bãi ngang ven biển. Hỗ
trợ làm nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hộ nghèo về nhà ở và thực
hiện tốt chính hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất cho các hộ nghèo người
dân tộc thiểu số. Hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người
nghèo, đồng bào dân tộc trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. Thực
hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua việc triển
khai các mô hình nông nghiệp, hỗ trợ trực tiếp các loại cây giống,
con giống. Thực hiện tốt chính sách về hỗ trợ đời sống, nâng cao dân
trí, xoá bỏ tập tục lạc hậu của dân tộc. Thực hiện tốt chương trình
phòng chống giảm nhẹ thiên tai đối với đối tượng nghèo đồng bào
dân tộc, hạn chế rủi ro, tái nghèo đói, cứu trợ đột xuất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
24
KẾT LUẬN
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giảm nghèo là phải gắn với
tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, có vậy mới đảm bảo chắc
chắn thực hiện thắng lợi công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Qua hơn 21
năm (từ ngày tách tỉnh) đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế, chính sách có
hiệu quả và huy động được sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp,
các tầng lớp dân cư trong xã hội, công tác giảm nghèo đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, những thành tựu giảm nghèo
mới chỉ là bước đầu. Tiến trình giảm nghèo trong những năm tiếp
theo bên cạnh những thuận lợi sẽ còn nhiều khó khăn bởi tình hình
kinh tế thế giới luôn diễn biến phức tạp tác động ảnh hưởng đến nền
kinh tế của nước ta, trong đó có tỉnh Trà Vinh.

More Related Content

Similar to Luận Văn Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc

Similar to Luận Văn Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc (20)

Luận Văn Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Huyện Sơn Tây, Tỉnh Quảng N...
Luận Văn Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Huyện Sơn Tây, Tỉnh Quảng N...Luận Văn Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Huyện Sơn Tây, Tỉnh Quảng N...
Luận Văn Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Huyện Sơn Tây, Tỉnh Quảng N...
 
Giải Pháp Gi Ảm Nghèo Trên Địa Bàn Huyện Châu Thành , Tỉnh Trà Vinh.doc
Giải Pháp Gi Ảm Nghèo  Trên  Địa Bàn Huyện Châu Thành  , Tỉnh Trà Vinh.docGiải Pháp Gi Ảm Nghèo  Trên  Địa Bàn Huyện Châu Thành  , Tỉnh Trà Vinh.doc
Giải Pháp Gi Ảm Nghèo Trên Địa Bàn Huyện Châu Thành , Tỉnh Trà Vinh.doc
 
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Đà nẵng.doc
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Đà nẵng.docGiải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Đà nẵng.doc
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Đà nẵng.doc
 
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số Huyện EA H'Leo, T...
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số Huyện EA H'Leo, T...Luận Văn Giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số Huyện EA H'Leo, T...
Luận Văn Giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số Huyện EA H'Leo, T...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam.docQuản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận Văn Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Hiệp ðức, tỉnh Quả...
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Hiệp ðức, tỉnh Quả...Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Hiệp ðức, tỉnh Quả...
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Hiệp ðức, tỉnh Quả...
 
Giảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Giảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.docGiảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Giảm nghèo trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện E...
Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện E...Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện E...
Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện E...
 
Những Giải Pháp Giảm Nghèo Ở Huyện Ia Pa, Tỉnh Gia Lai.doc
Những Giải Pháp Giảm Nghèo Ở Huyện Ia Pa, Tỉnh Gia Lai.docNhững Giải Pháp Giảm Nghèo Ở Huyện Ia Pa, Tỉnh Gia Lai.doc
Những Giải Pháp Giảm Nghèo Ở Huyện Ia Pa, Tỉnh Gia Lai.doc
 
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docLuận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Luận Văn Giải pháp xoá đói giảm nghèo tại Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...
 
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
Luận Văn Nâng Cao Hi Ệu Quả Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân Trên Địa B...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.doc
Quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.docQuản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.doc
Quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huy...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huy...Quản lý nhà nước về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huy...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huy...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tình Trạng Nghèo Của Các Hộ Ngƣời Đồng Bào Các Xã B...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tình Trạng Nghèo Của Các Hộ Ngƣời Đồng Bào Các Xã B...Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tình Trạng Nghèo Của Các Hộ Ngƣời Đồng Bào Các Xã B...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tình Trạng Nghèo Của Các Hộ Ngƣời Đồng Bào Các Xã B...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
 

More from sividocz

More from sividocz (20)

Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
 
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docLuận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
 
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
 
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
 
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docLuận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
 
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
 
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docLuận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
 
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
 
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
 
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
 
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
 
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docLuận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
 
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docLuận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
 
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 

Luận Văn Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ THẾ TRƯỜNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2013
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Bảo Phản biện 1: TS. Nguyễn Hiệp Phản biện 2: TS. Hồ Đình Bảo Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng ngày 7 tháng 9 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề giảm nghèo đã trở thành vấn đề toàn cầu, là mục tiêu của thiên niên kỷ XXI và thế giới đã lấy ngày 17 tháng 10 hàng năm là “Ngày Thế giới xoá đói, giảm nghèo”. Có thể nói, nghèo đói đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau. Ở nước ta, ngay từ những ngày đầu khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 vừa thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vấn đề đói, nghèo. Hiện nay chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình trọng điểm cấp quốc gia. Việt Nam đã được Ngân hàng thế giới đánh giá là một trong những quốc gia thành công trong công tác giảm tỷ lệ hộ đói nghèo. Ở tỉnh Trà Vinh bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, năm 2012 toàn tỉnh còn 43326 hộ nghèo, chiếm 16,64% so tổng số hộ. Trong đó tổng số hộ Khmer nghèo là 23502 hộ, tỷ lệ hộ Khmer nghèo so với tổng số hộ nghèo là 54,24%. Nguy cơ nghèo và tái nghèo còn cao, khoảng 2 - 3% trong tổng số hộ thoát nghèo hàng năm. Sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản một số vùng thiếu bền vững; còn một bộ phận hộ nghèo chưa chí thú làm ăn, còn trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng; tệ nạn xã hội, lãng phí trong chi tiêu, ý chí và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của người dân còn thấp; đa số hộ nghèo tập trung ở khu vực nông thôn... Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, công tác giảm nghèo trở thành vấn đề vô cùng cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 2 luận và thực tiễn. Chính vì vậy, nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” tôi chọn đề tài “Giải pháp giảm làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về giảm nghèo. - Phân tích đánh giá thực trạng việc giảm nghèo ở tỉnh Trà Vinh. - Đề xuất những giải pháp cơ bản về giảm nghèo ở tỉnh Trà Vinh trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ và điều kiện thực tế của tỉnh Trà Vinh, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thự c tiễn liên quan đến công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu công tác giảm nghèo có liên quan trực tiếp đến hộ nghèo. + Về không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung nói trên ở tỉnh Trà Vinh. + Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo từ năm 2008 - 2012. Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những năm trước mắt. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu trên đề tài sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thống kê phân tích; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp phân tích thực chứng; Phương pháp phân tích chuẩn tắc; Các phương pháp khác... 5. những đóng góp của đề tài - Làm rõ một số vấn đề lý luận về giảm nghèo. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Nêu rõ những mặt thành công, những mặt hạn chế và
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 3 nguyên nhân của những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo của tỉnh. - Luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm giúp giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về giảm nghèo. Chương 2: Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Chương 3: Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu - Theo Ngân hàng thế giới (WB) xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng, không có nhà cửa, ốm đau không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Ở Việt Nam chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo là một chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với mục tiêu là: giảm tỷ lệ hộ đói nghèo. - Có rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu về công tác giảm nghèo. Điển hình như trong nghiên cứu “Tập trung thực hiện Chương trình giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế – xã hội năm 2013” của tác giả Đức Huấn – Sở Lao động - TBXH tỉnh Bắc Giang. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao thu nhập cho người nghèo trên địa bàn thành phố Tam Kỳ” của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Đề tài luận văn thạc sỹ “Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Trí Dũng là
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 4 đề tài nghiên cứu về vấn đề nghèo và giảm nghèo trên địa bàn quận Hải Châu giai đoạn 2009 – 2012. Cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về “Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”, do đó việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết nhằm bổ sung vào kết quả, tư liệu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO 1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIẢM NGHÈO 1.1.1. Khái niệm về hộ nghèo Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận. 1.1.2. Tiêu chí xác định hộ nghèo Đối với nước ta đã 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo từ 1993 đến 2006. 1.1.3. Các phương pháp xác định chuẩn nghèo * Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi tiêu. * Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào so sánh với thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình. 1.1.4. Khái niệm giảm nghèo Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. 1.1.5. Ý nghĩa của vấn đề giảm nghèo. Nghèo trước hết là vấn đề kinh tế, đồng thời cũng là vấn đề xã hội, hậu quả của đói nghèo tác động trực tiếp đến hiện trạng phát triển KTXH. Vì vậy giảm nghèo có ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình phát triển KTXH của một quốc gia, một vùng, một địa phương.
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 5 a. Ý nghĩa về mặt kinh tế b. Ý nghĩa về mặt xã hội 1.2. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO 1.2.1. Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề Nhà nước hỗ trợ điều kiện và phương tiện sản xuất để phát triển ngành nghề dịch vụ. 1.2.2. Tín dụng đối với người nghèo Các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn. Có được nguồn vốn hỗ trợ, đời sống các hộ nghèo sẽ được cải thiện đáng kể. Đối với các hộ nghèo nếu được hỗ trợ vay vốn thì có thể khá lên rất nhanh. 1.2.3. Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến N-L- N Giúp người nghèo cách lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi hoặc nghề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng của từng gia đình. Phổ biến những kiến thức, kỹ thuật, quy trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc thông qua các mô hình thực tế. 1.2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ giảm nghèo và cán bộ ở các xã nghèo Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp và đội ngũ cộng tác viên giảm nghèo, đặc biệt ưu tiên cán bộ và cộng tác viên làm công tác giảm nghèo ở cơ sở. 1.2.5. Hỗ trợ y tế, giáo dục, cơ sở vật chất khác cho hộ, xã nghèo Hỗ trợ y tế cho người nghèo ở xa trung tâm y tế lớn. Củng cố y tế cơ sở gắn liền và gần gũi với cộng đồng. Người nghèo được giảm viện phí và các khoản đóng góp khi khám, chữa bệnh. Con em hộ nghèo học ở cấp phổ thông được miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp bằng tiền. Ưu tiên các nguồn lực để củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy và học. 1.2.6. Hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 6 Tạo điều kiện giúp đồng bào sớm ổn định đời sống, phát triển sản xuất, thoát khỏi nguy cơ suy giảm dân số, nâng cao trình độ dân trí, thực hiện giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO 1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý b. Địa hình c. Đất đai d. Khí hậu và thời tiết 1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện xã hội a. Dân số, mật độ dân số b. Lao động c. Dân tộc, thành phần dân tộc và tập quán 1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế b. Cơ cấu kinh tế c. Cơ sở hạ tầng 1.4. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.4.1. Kinh nghiệm giảm nghèo ở tỉnh Bến Tre Thứ nhất, phải phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, Hai là, có giải pháp đúng, phù hợp. Ba là, yếu tố tự lực vươn lên của người nghèo vẫn giữ vai trò quyết định. Bốn là, công tác kiểm tra phải tiến hành thường xuyên, người làm công tác giảm nghèo phải có “tâm rộng” và “đúng tầm”, khi làm phải đúng đối tượng. Hỗ trợ phải đem lại kết quả thiết thực, không hình thức. 1.4.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở tỉnh Hậu Giang Một là, tiến hành rà soát và đánh giá nghiêm túc tình hình kinh tế - xã hội và tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh, đề ra các giải pháp phát triển
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 7 kinh tế phù hợp với điều kiện và khả năng của người nghèo. Hai là, tranh thủ tận dụng những ưu thế, tiềm năng tự nhiên sẵn có để đề ra các giải pháp xóa đói, giảm nghèo thiết thực. Ba là, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Bốn là, đặc biệt tập trung đầu tư và phát triển công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. 1.4.3. Kinh nghiệm giảm nghèo ở tỉnh Sóc Trăng Tập trung cho xây cơ sở hạ tầng thiết yếu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi phù hợp, thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất, từng bước tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân nghèo. Hàng chục ngàn hộ vay vốn đầu tư cho sản xuất. 1.4.4. Kinh nghiệm giảm nghèo ở tỉnh Vĩnh Long Tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo có tư liệu và phương tiện để sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực ở cấp hộ gia đình, nâng cao thu nhập để tự vượt qua nghèo đói, tập trung vào các địa bàn khó khăn và ưu tiên đối tượng là người già neo đơn, nữ và trẻ em nghèo. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TỈNH TRÀ VINH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý.
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 8 Trà Vinh là tỉnh thuộc khu vực vùng sâu vùng xa của đồng bằng sông Cửu Long. Tọa độ địa lý từ 9o 31’5’’ đến 10o 04’5’’ vĩ độ Bắc và 105o 57’16’’ đến 106o 36’04’’ kinh độ Đông. b. Địa hình. Địa hình của tỉnh Trà Vinh hình thành nên 1 nền sản xuất đa dạng và phong phú như: màu lương thực, thực phẩm, cây ăn trái phát triển trên các giồng cát. Cây lúa chiếm ưu thế ở các vùng trung bình - thấp, các vùng trũng ven sông có thể nuôi tôm tự nhiên. c. Tài nguyên đất. Đất đai tỉnh Trà Vinh chủ yếu là đất phù sa và đất phèn với 56% diện tích đất bị nhiễm mặn và 24,3% diện tích là đất phèn. Đến năm 2012, đất nông nghiệp 185.868,71 ha, chiếm 79,39% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp 47.345,85 ha, chiếm 20,22%, đất chưa sử dụng 900,97 ha, chiếm 0,38%. Trong đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất là 80,18% (63,66% diện tích đất tư nhiên), đất nuôi trồng thuỷ sản 15,97% . d. Khí hậu. Tỉnh Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ quanh năm, ít bị ảnh hưởng bởi lũ. Trà Vinh là một trong số ít tỉnh của Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho các họat động sản xuất, kinh doanh và du lịch quanh năm. 2.1.2. Đặc điểm về xã hội a. Tình hình về dân số. Năm 2012 dân số của tỉnh là 1.015,03 ngàn người. Mật độ dân số là 434 người/km2 . Dân cư phân bố không đều giữa các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Trà Vinh (khoảng 1.490 người/km2 ), thưa nhất là huyện Duyên Hải (khoảng 256 người/km2 ). Trà Vinh có 4 dân tộc cùng chung sống, dân tộc Kinh chiếm 69%, 30% là người dân tộc Khmer; 1% là dân tộc khác.
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 9 b. Tình hình Lao động. Năm 2012, tổng số lao động làm việc là 607,9 nghìn người. Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đạt 17,9%, Dịch vụ đạt 24,5%. Năng suất lao động ngành Nông nghiệp đạt 18,0 triệu đồng/người, ngành Công nghiệp – xây dựng đạt 34,6 triệu đồng/người, Dịch vụ đạt 32,7 triệu đồng/người. 2.1.3. Đặc điểm về kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế. Đến năm 2012 quy mô GDP đạt 22.123 tỷ đồng. Trong thời kỳ 2008-2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 10,37%, khu vực nông, lâm, thủy sản là 0,73%, công nghiệp - xây dựng là 13,12% và dịch vụ là 22,7%. Trong thời kỳ 2008 - 2012 giá trị GDP bình quân đầu người của tỉnh đã được cải thiện. Năm 2012 đạt 17,5 triệu đồng/người. b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong thời kỳ 2008-2012 cơ cấu GDP của tỉnh có sự chuyển tích cực. GDP nông, lâm, thủy sản, năm 2012 còn 48,53%, ngành công nghiệp, xây dựng năm 2012 đạt 16,09%, ngành dịch vụ năm 2012 đạt 35,38%. * Những mặt thuận lợi ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo: Trà Vinh có lợi thế trong phát triển kinh tế biển và ven biển với nhiều ngành kinh tế. Có sự đa dạng về văn hóa và lợi thế về nguồn lao động trẻ, dồi dào. Có tiềm năng, cơ hội thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển các ngành công nghiệp và các khu công nghiệp * Những mặt khó khăn ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo:
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 10 Địa kinh tế không được thuận lợi, hiện nay giao lưu của tỉnh với các nơi khác chủ yếu qua quốc lộ 53; kết cấu hạ tầng vẫn còn hạn chế. Tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong vùng. Thời tiết có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng sản xuất. Trình độ công nghệ, trang thiết bị, kết cấu hạ tầng vẫn còn lạc hậu yếu kém so với yêu cầu, qui mô chủ yếu là nhỏ và vừa. Mặt bằng dân trí, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp. Xuất phát từ nền kinh tế thấp. Thu ngân sách chưa đủ chi, GDP bình quân đầu người của tỉnh hiện vẫn còn thấp hơn so với mức bình quân của cả nước và khu vực ĐBSCL. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng công tác hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề Trong thời kỳ 2008-2012: đã vận động được 182 tỷ đồng để hỗ trợ mua giống sản xuất như cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất cho 6.303 hộ nghèo, hỗ trợ mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cho 2.124 hộ nghèo. Công tác hỗ trợ đầu tư phát triển; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất,.... cho hộ nghèo với kinh phí 10.757 triệu đồng, trong đó kinh phí Trung ương 6.089 triệu đồng, nhân dân đóng góp 4.668 triệu đồng. Đã thực hiện 254 công trình cơ sở hạ tầng các loại như đường xá, cầu cống, trạm thủy lợi. Đã đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng cho 6 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; kết quả đã xây dựng được 31 công trình đưa vào sử dụng 28 công trình với tổng kinh phí đầu tư 20.437 triệu đồng, trong đó Trung ương cấp 15.848 triệu đồng, địa phương 1.305 triệu đồng và người dân đóng góp 3.284 triệu đồng. Hiệu quả của các công trình là đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho 18.927 người hưởng lợi, trong đó có 4.667 người nghèo.
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 11 2.2.2. Thực trạng công tác tín dụng đối với người nghèo Qua thời gian hoạt động, Ngân hàng CSXH đã ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình là tổ chức tín dụng của Chính phủ có nhiệm vụ chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và mục tiêu giảm nghèo nói chung. 2.2.3. Thực trạng công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến Nông - Lâm – Ngư a. Công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn Năm 2012 đã tổ chức dạy nghề cho 2.452 người thuộc hộ nghèo, trong đó có 1.379 nữ, người dân tộc 496 người, Người thuộc hộ nghèo 102 người, người thuộc hộ cận nghèo1.695 người và lao động nông thôn khác 176 người. Đã tổ chức dạy nghề 15 lớp có 421 người thuộc hộ nghèo tham dự, với kinh phí thực hiện 770 triệu đồng, thông qua lồng ghép với 2 dự án: Dự án dạy nghề lao động nông thôn; Dự án JFPR. Những dự án trên đã giúp người nghèo có tay nghề, để họ tìm việc làm tại các doanh nghiệp, đi xuất khẩu lao động hoặc tạo việc làm ổn định, nâng cao mức sống, góp phần tạo thêm thu nhập cho các hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo. b. Công tác khuyến Nông – Lâm – Ngư Những chính sách đào tạo nghề, tập huấn không chỉ giúp cho người nghèo biết cách làm ăn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ sản xuất hiệu quả hơn. Nhờ đó hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành Nông Lâm Thủy sản đã có sự phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh Trà Vinh. 2.2.4. Thực trạng công tác nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ xoá đói giảm nghèo và cán bộ ở các xã nghèo
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 12 Tổng cộng trong cả giai đoạn 2008-2012 đã tổ chức 160 lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cho 4.800 lượt cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở và cộng đồng 245 lớp với số lượng học viên tham gia là 21.321 người. Nội dung chủ yếu của các lớp bồi dưỡng là nâng cao nhận thức, xây dựng và lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách và dự án giảm nghèo ở cơ sở, 2.2.5. Thực trạng công tác hỗ trợ Y tế, giáo dục và cơ sở vật chất khác cho hộ nghèo, xã nghèo a. Thực trạng công tác hỗ trợ về y tế Trong thời kỳ 2008-2012 với tổng kinh phí 344.389 triệu đồng tỉnh Trà Vinh đã cấp 2.126.320 thẻ bảo hiểm y tế. Trong đó đã cấp cho 1.194.228 người thuộc hộ nghèo, 897.247 người xã 135/CP, học sinh ở xã hoàn thành chương trình 135/CP là 34.845 thẻ. Tỉnh đã mua và cấp 121.391 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo với kinh phí 16.409 triệu đồng. Khám chữa bệnh cho 2.899.262 lượt người nghèo với số tiền 207.170 triệu đồng. Điều này đã góp phần và tạo điều cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sống xã đặc biệt khó khăn Chương trình 135 được khám chữa bệnh cơ bản đảm bảo chất lượng. Ngoài ra việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị Y tế, đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ Y, Bác sĩ về làm việc ở trạm Y tế cơ sở cũng được tỉnh Trà Vinh quan tâm thực hiện . b. Thực trạng công tác hổ trợ miễn giảm học phí và các khoản đóng góp đối với học sinh nghèo Trong thời kỳ 2008-2012 đã miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho 199.835 học sinh các cấp trên phạm vi toàn tỉnh, với số tiền là 9.861 triệu đồng. Nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước bằng việc miễn giảm học phí và các khoản đóng góp mà con em hộ
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 13 nghèo có điều kiện tham gia học tập như các trẻ em khác, góp phần nâng cao trình độ văn hoá cho con em hộ nghèo và giảm nghèo. c. Thực trạng công tác hỗ trợ nhà ở, điện, nước sinh hoạt hộ nghèo Trong thời kỳ 2008-2012 đã xây dựng trên 40.000 căn nhà tình thương cho các đối tượng hộ nghèo. Đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 80 trạm cấp nước, lắp đặt 6.331 đồng hồ mới, 5.661 lu chứa nước, và lồng ghép 2.436 đồng hồ từ các trạm có sẵn, người dân đóng góp 486 triệu đồng (chủ yếu là đóng góp công lao động) và hiến khoảng 4.000m2 đất để xây dựng trạm cấp nước, tổng số hộ được hưởng lợi từ khi thực hiện dự án là 13.015 hộ. Ngoài ra tỉnh Trà Vinh đã hỗ trợ giá điện cho 58.158 hộ nghèo theo chủ trương của Chính phủ, định mức hỗ trợ là 30.000 đồng/hộ/tháng. d. Thực trạng công tác trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo Trong thời kỳ 2008-2012 đã in 30.000 tờ gấp, 29.850 quyển tài liệu pháp luật phát miễn phí cho hộ nghèo tại 96 xã, phường, thị trấn trong tỉnh và tổ chức 225 cuộc trợ giúp pháp lý cho 7.425 lượt người nghèo. Tổng kinh phí thực hiện là 3.812 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương 480 triệu, ngân sách địa phương 3.333 triệu đồng. Thông qua công tác trợ giúp pháp lý nhiều vụ việc đã được cộng tác viên tư vấn trợ giúp thành công, đem lại quyền lợi của đối tượng, đặc biệt là các vụ việc có liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người nghèo và đối tượng chính sách xã hội. 2.2.6. Thực trạng công tác hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn Tỉnh Trà Vinh đã thực hiện tốt các chủ trương chính sách đối với đồng bào dân tộc và Nghị quyết số 06 của Tỉnh ủy về phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer, gắn với việc thực hiện tốt các Chương trình 135 của Chính phủ và Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ trong thời kỳ 2008-2012. Tỉnh tổ chức triển khai thực
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 14 hiện với kinh phí 12.321 triệu đồng cho 2.706 hộ vay vốn để phát triển sản xuất, với mức vay tối đa 5 triệu đồng/hộ. - Về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc nghèo, đời sống khó khăn, Trung ương hỗ trợ 113.000 triệu đồng. Trong đó: đất ở 448 hộ, với số tiền là 4.462 triệu đồng; đất sản xuất 1.047 hộ, với số tiền là 10.470 triệu đồng; giải quyết việc làm và chuyển đổi nghề 16.956 hộ, với số tiền là 50.868 triệu đồng; đào tạo nghề 117 lao động, với số tiền là 351 triệu đồng. - Chính sách trợ giá, trợ cước Trung ương hỗ trợ trên 12.542 triệu đồng, đã triển khai thực hiện các mặt hàng như: giống cây trồng, giống thủy sản, muối Iốt và hỗ trợ trang thiết bị truyền thanh cho 38 xã đặc biệt khó khăn. Đã tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ 3 mặt hàng, gồm: Lúa giống, muối Iốt và tiền mặt, với kinh phí thực hiện là 15.577 triệu đồng. Về chính sách cấp báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, đã tổ chức triển khai thực hiện cho 376 đơn vị và cá nhân được thụ hưởng, số lượng cấp phát 2.390.286 tờ và cuốn. Ngoài ra còn thực hiện chính sách hỗ trợ cho người nghèo cải thiện vệ sinh môi trường cho 17.503 hộ, kinh phí 17.503 triệu đồng để làm nhà vệ sinh và di dời chuồng trại. - Về xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn 25 xã thuộc CT 135 đã đầu tư xây dựng mới 43 hạng mục công trình, với tổng vốn đầu tư 25 tỷ đồng. Đã hỗ trợ đất ở cho 436 hộ, đất sản xuất cho 1.020 hộ, giải quyết việc làm cho 6.299 hộ và 8.466 hộ được chuyển đổi ngành nghề với tổng kinh phí gần 58 tỷ đồng. 2.2.7. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo công tác giảm nghèo và kết quả giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh a. Về mặt tổ chức, chỉ đạo công tác giảm nghèo Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 1509/QĐ-UBND ngày 10/10/2007 về việc thành lập Ban chỉ đạo xóa
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 15 đói giảm nghèo và Tổ chuyên viên giúp việc cho ban chỉ đạo giai đoạn 2007-2010. Đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định số 1501/QĐ-UBND ngày 10/10/2007 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo, Tỉnh Trà Vinh đã huy động cả hệ thống chính trị của tỉnh tham gia công tác giảm nghèo. b. Kết quả giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh TK 2008-2012 Nhờ những giải pháp giảm nghèo phù hợp với từng nhóm đối tượng nói trên trong 5 năm qua (2008 – 2012), toàn tỉnh đã giảm tỷ lệ hộ nghèo đầu năm 2008 từ 27,02% (67243 hộ) đến cuối năm 2012 xuống còn 16,64% (43326 hộ). Riêng đối với hộ nghèo đồng bào Khmer, trong 5 năm qua (2008 – 2012) tỉnh Trà Vinh đã có nhiều sự quan tâm đặc biệt nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo đối với đồng bào Khmer. Năm 2008 tổng số hộ nghèo đồng bào Khmer là 30689 hộ với tỷ lệ hộ Khmer nghèo so với tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh Trà Vinh là 46,64 %. Đến năm 2012 tổng số hộ nghèo đồng bào Khmer là giảm xuống chỉ còn 23.502 hộ. Tỷ lệ hộ Khmer nghèo so với tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh Trà Vinh là 54,24%. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN QUA 2.3.1. Những mặt thành công - Công tác giảm nghèo luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, UBND tỉnh, sự ủng hộ, phối hợp của các sở ngành liên quan, sự quan tâm của UBND các huyện-thành phố, xã, phường, thị trấn, tổ chức đoàn thể. Mục tiêu giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ ưu tiên trong quá trình chỉ đạo, điều hành của các Cấp ủy đảng, chính quyền. Thực hiện chủ trương mỗi bước tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu đi đôi với giảm nghèo.
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 16 - Công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, đã được nhân dân trong tỉnh hết lòng ủng hộ và tích cực tham gia. Người nghèo đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm của chính bản thân mình và chủ động trong việc nhận các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp sự đóng góp của cộng đồng, phát huy tinh thần tự lực vươn lên, tự tìm kiếm việc làm cho mình, cho gia đình và vươn lên thoát nghèo bền vững từ đó số lượng hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Trà Vinh có xu hướng ngày càng giảm. 2.3.2. Những mặt hạn chế - Trong quá trình thực hiện từng lúc, từng nơi sự phối hợp giữa ngành LĐTB&XH với UBND huyện, thành phố, các ngành và các tổ chức đoàn thể các cấp chưa chặt chẽ. Hệ thống bộ máy làm công tác LĐTB&XH cấp huyện và xã, phường, thị trấn còn thiếu về lực lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn. Nhu cầu về vốn cho công tác giảm nghèo cần nhiều song khả năng của trung ương và của tỉnh còn có mức độ. Ban chỉ đạo giảm nghèo của nhiều xã buông lỏng chức năng quản lý Nhà nước về chính sách đối với hộ nghèo, không tham gia xét duyệt danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn ưu đãi từ vốn cho vay người nghèo của Ngân hàng CSXH, dẫn đến vốn cho vay hộ nghèo giải ngân nhiều nhưng người nghèo được vay vốn lại ít. - Quy trình rà sóat hộ nghèo do UBND xã – phường – thị trấn thực hiện, đội ngũ cán bộ thay đổi liên tục và không chuyên trách nên tinh thần trách nhiệm không cao, còn không ít cơ sở ấp khóm rà soát không đúng quy trình. Vẫn còn một phận người nghèo trông chờ ỷ lại, an bài với số phận, tiêu dùng không có kế hoạch, không tiết kiệm, không phấn đấu tự lực vươn lên thoát nghèo. Ý thức của người dân trong việc tìm kiếm việc làm, học nghề, chưa cao. Số lượng hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Trà Vinh còn cao. 2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 17 - Nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, Chính quyền một số ít địa phương đối với công tác giảm nghèo chưa đúng mức. Nhiều nơi còn chạy theo thành tích nên chất lượng giảm nghèo còn hạn chế. - Công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người dân chưa được thực hiện tốt, tâm lý hộ nghèo không muốn thoát nghèo mà chỉ mong vào hộ nghèo để được bao cấp khá phổ biến. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển KTXH chưa sát thực tế, chưa dành đủ nguồn lực cho công tác giảm nghèo. - Năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ cơ sở còn hạn chế. Trong chỉ đạo, điều hành chưa bao quát trên một số lĩnh vực; đôi khi thiếu tập trung, chưa kiên quyết. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Trình độ, năng lực cán bộ còn hụt hẫng chưa đáp ứng yêu cầu. - Một số văn bản quy định, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương từng lúc ban hành chưa kịp thời, thiếu đồng bộ. Cơ chế điều phối, phối hợp, phân cấp chưa cụ thể, thiếu cơ chế kiểm tra giám sát, chế tài xử phạt, năng lực cán bộ triển khai chính sách còn yếu. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN ĐẾN 3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh - Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện mới. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 18 - Mục tiêu từ nay đến năm 2015 tổng giá trị GDP tăng bình quân hàng năm 14%; trong đó: nông - lâm - thủy sản tăng 4,24%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,88%; dịch vụ tăng 17,49%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản và tăng các lĩnh vực khác. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng bình quân hàng năm khoảng 16%. Đến năm 2015 nông - lâm - thủy sản chiếm 38%; công nghiệp - xây dựng chiếm 28% và dịch vụ chiếm 33,8%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 300 triệu USD. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển khoảng 76.621 tỷ đồng. 3.1.2. Mục tiêu giảm nghèo ở tỉnh Trà Vinh trong những năm tới a. Mục tiêu tổng quát Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì người nghèo, tăng cường, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo. Tạo cơ hội để người nghèo có nghề nghiệp, việc làm ổn định, tăng thu nhập, đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và duy trì thành quả của công cuộc giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; giảm thiểu tình trạng gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, các nhóm dân cư; tăng cường khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo; người cao tuổi, bảo vệ phụ nữ và trẻ em nghèo. b. Mục tiêu cụ thể. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới từ 16,64% (43.326 hộ) năm 2012; xuống còn 8,63% (21.243 hộ) vào năm 2015. Riêng hộ nghèo đồng bào khmer bình quân mỗi năm giảm 4%. Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở 6 xã Mỹ Long Nam, Trường Long Hòa, Hòa Minh, Long hòa, Kim Sơn, Hòa Tân. Đến năm 2015 cơ bản có đủ công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định. Cho 240.000 lượt hộ được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để sản
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 19 xuất kinh doanh phát triển kinh tế hộ gia đình. 43.750 lượt người được tập huấn về khuyến nông-lâm-ngư. 125.000 lượt học sinh nghèo miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường. Đảm bảo các điều kiện về nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận các dịch vụ đời sống văn hóa, tinh thần, các dịch vụ trợ giúp pháp lý. 100 % hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ 50 % mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện cho hộ cận nghèo. 20.000 lượt người nghèo được dạy nghề tạo việc làm tại chỗ, trong các doanh nghiệp và làm việc ở nước ngoài. Tập huấn 5.000 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, phường, thị trấn, khóm - ấp. 3.1.3. Các quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp Thứ nhất: Giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị trong tỉnh và sự nỗ lực của toàn xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp về kinh tế với chính sách xã hội. Thứ hai: Lấy người nghèo làm trung tâm trong công tác xây dựng giải pháp giảm nghèo. Thứ ba: Giảm nghèo căn cứ vào các điều kiện của cả nước, của tỉnh. Luôn đặt ra vấn đề hiệu quả mang lại của công tác giảm nghèo. Thứ tư: Chính sách là trụ cột quan trọng của công tác giảm nghèo. Huy động và khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong tỉnh, mở rộng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Thứ năm: Coi trọng việc phát huy tính tự lực, tự chủ, tự vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN ĐẾN 3.2.1. Đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề Để đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề trong công tác giảm nghèo cần huy động mọi nguồn lực như vốn, lao động, công nghệ kỹ thuật, tài nguyên đất đai.v.v… nhằm bảo đảm đủ
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 20 nguồn lực để phát triển sản xuất và phát triển ngành nghề. Cùng với phát triển nhanh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để tạo thêm nhiều việc làm mới trên địa bàn, tích cực huy động các nguồn lực thực hiện chương trình giải quyết việc làm từ khâu hướng nghiệp, đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm đến hỗ trợ khởi nghiệp. Tập trung ưu tiên dạy nghề với nhiều cấp độ khác nhau để phát triển nguồn nhân lực. Củng cố và phát triển mạng lưới đào tạo nghề từ tỉnh xuống huyện, khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ dạy nghề, tư vấn việc làm ngoài công lập. 3.2.2. Đẩy mạnh tín dụng đối với người nghèo Áp dụng chung mức lãi suất ưu đãi và có tính ưu đãi hơn đối với hộ nghèo là đồng bào dân tộc khmer, chủ hộ là người khuyết tật. Cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên con gia đình hộ cận nghèo. Đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ để người nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Áp dụng linh hoạt phương thức cho vay, chủ yếu là ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội. Gắn vay vốn tạo việc làm tại chỗ với dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Tăng mức vay bình quân từ 10 đến 35 triệu đồng trên 1 hộ, thời hạn vay từ 30 đến 36 tháng. 3.2.3. Đẩy mạnh công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến Nông – Lâm – Ngư a. Hỗ trợ dạy nghề miễn phí cho người nghèo gắn với việc làm Đẩy mạnh thực hiện đề án dạy nghề cho nông dân theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; lồng ghép về đối tượng, địa bàn, nguồn lực ..Ưu tiên nguồn lực, đầu tư cơ sở, trường, lớp, thiết bị dạy nghề cho xã đặc biệt khó khăn; gắn dạy nghề với tạo việc làm cho lao động.
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 21 b. Cung cấp dịch vụ khuyến nông- lâm- ngư miễn phí cho người nghèo làm nông nghiệp Thực hiện chương trình quốc gia khuyến nông – lâm - ngư, tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật miễn phí người nghèo; đảm bảo cung cấp dịch vụ, các mô hình trình diễn, các hỗ trợ khác trong quá trình thực hiện; gắn khuyến nông – lâm - ngư với cung cấp tín dụng và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho người nghèo. Tập trung nhân diện giống mới đã chọn lọc, giống đặc sản trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, phấn đấu tỷ lệ sản phẩm chủ yếu từ cây trồng, vật nuôi được chọn nhân giống và áp dụng kỹ thuật thâm canh đạt 90 - 100% GTSX vào giai đoạn 2015 - 2020. 3.2.4. Tăng cường công tác nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ giảm nghèo và cán bộ ở các xã nghèo Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo. Ưu tiên đào tạo tại chỗ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số để vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách về công tác giảm nghèo. Rà soát, bổ sung chính sách cho phù hợp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ văn hoá ở những xã, mở các lớp bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn về văn hoá, thông tin cho các cán bộ làm văn hoá xã, trang bị và mở rộng việc sử dụng phương tiện hoạt động văn hoá - thông tin nhằm phổ biến kiến thức mới, nâng cao trình độ dân trí cho người nghèo. 3.2.5. Tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ y tế, giáo dục và cơ sở vật chất khác cho hộ nghèo, xã nghèo a. Hỗ trợ về giáo dục – đào tạo Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí học sinh, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ; ưu tiên hơn đối với con em hộ nghèo là đồng bào dân
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 22 tộc Khmer, học sinh nghèo khuyết tật. Tranh thủ nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ để đầu tư, kiên cố hoá trường lớp và nhà ở giáo viên cho các xã đặc biệt khó khăn, b. Hỗ trợ về y tế Đảm bảo 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, tổ chức khám, chữa bệnh người nghèo. Ưu tiên hỗ trợ nguồn lực để nâng cấp cơ sở y tế nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, thiết yếu cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn. Tạo điều kiện để người nghèo được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng với giá cả phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và mức thu nhập của dân cư. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư nâng cấp các bệnh viện đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực, tăng cường cán bộ y tế và tủ thuốc y tế thông thường cho các thôn bản, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở các trạm y tế xã, tăng cường bác sỹ cho các xã nghèo và đội ngũ y tế thôn. Cân đối đủ nguồn kinh phí để mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, đồng bào dân tộc sinh sống khu vực 3 theo quyết định 139/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. c. Hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo Tiếp tục thực hiện đề án hỗ trợ nhà ở theo quyết định 167/2008/QĐ-TTg, Quyết định 67/2010/QĐ-TTg. Rà soát hộ nghèo khó khăn về nhà ở theo chuẩn mới, huy động các nguồn lực của cộng đồng xã hội kết hợp với nguồn vốn vay ưu đãi hỗ trợ người nghèo cải thiện nhà ở. Đồng thời tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ giá điện 30.000 đồng/hộ/tháng cho hộ nghèo theo Quyết định 268/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 23 trường; bằng nhiều giải pháp phù hợp giải quyết đủ nước sạch sinh hoạt cho người dân các vùng sâu, vùng xa, xã khó khăn. d. Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo. Ưu tiên hơn cho đồng bào dân tại các xã đặc biệt khó khăn; tăng cường năng lực cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ hòa giải, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý cấp xã. e. Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin: Đa dạng hóa và không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, phù hợp với bản sắc và truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã nghèo, hộ nghèo một số sách báo, văn hoá phẩm, phương tiện nghe nhìn, tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, nâng cao dân trí cho người nghèo. 3.2.6. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn Tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng CSHT đặc biệt là trên địa bàn các huyện có xã đặc biệt khó khăn và xã bãi ngang ven biển. Hỗ trợ làm nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hộ nghèo về nhà ở và thực hiện tốt chính hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất cho các hộ nghèo người dân tộc thiểu số. Hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo, đồng bào dân tộc trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua việc triển khai các mô hình nông nghiệp, hỗ trợ trực tiếp các loại cây giống, con giống. Thực hiện tốt chính sách về hỗ trợ đời sống, nâng cao dân trí, xoá bỏ tập tục lạc hậu của dân tộc. Thực hiện tốt chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai đối với đối tượng nghèo đồng bào dân tộc, hạn chế rủi ro, tái nghèo đói, cứu trợ đột xuất. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 24 KẾT LUẬN Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giảm nghèo là phải gắn với tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, có vậy mới đảm bảo chắc chắn thực hiện thắng lợi công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Qua hơn 21 năm (từ ngày tách tỉnh) đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế, chính sách có hiệu quả và huy động được sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp, các tầng lớp dân cư trong xã hội, công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, những thành tựu giảm nghèo mới chỉ là bước đầu. Tiến trình giảm nghèo trong những năm tiếp theo bên cạnh những thuận lợi sẽ còn nhiều khó khăn bởi tình hình kinh tế thế giới luôn diễn biến phức tạp tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta, trong đó có tỉnh Trà Vinh.