SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
PHẠM THỊ MỸ NGỌC
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI DOANH NGHIỆP CỦA NHTMCP Á
CHÂU TẠI CÁC CHI NHÁNH TP. HCM.
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh, Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
PHẠM THỊ MỸ NGỌC
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI DOANH NGHIỆP CỦA NHTMCP Á
CHÂU TẠI CÁC CHI NHÁNH TP. HCM.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã ngành: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN
TP Hồ Chí Minh, Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi được PGS. TS Hồ Viết
Tiến hướng dẫn cùng với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp đang công tác tại NHTMCP
Á Châu, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nguồn gốc các trích dẫn và tham khảo trong luận văn đều được chú thích và
trình bày đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình.
Học viên thực hiện luận văn
Phạm Thị Mỹ Ngọc
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
ABSTRACT
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................
MỤC LỤC ................................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT........................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ...................................................................
TÓM TẮT.................................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN................................................................1
Giới thiệu chương 1 ................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài:.......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ...................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................4
1.6. Ý nghĩa luận văn: .......................................................................................5
1.7. Kết cấu luận văn:........................................................................................5
Kết luận chương 1...................................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP.................................................8
Giới thiệu chương 2. ...............................................................................................8
2.1. Cơ sở lý thuyết: .............................................................................................8
2.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR):........................................8
2.1.2. Các cách tiếp cận CSR:.........................................................................13
2.1.2.1. Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1991, 1999): ....................13
2.1.2.2. Cách tiếp cận theo các bên liên quan:.............................................15
2.1.3. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) trong ngành ngân hàng:.......16
2.1.4. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(CSR): .............................................................................................................18
2.2. Lý thuyết về niềm tin với tổ chức và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức:
............................................................................................................................20
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về CSR:............................................21
2.3.1. Các nghiên cứu trước đây về CSR tác động đến sự gắn kết của nhân
viên với tổ chức trên thế giới: .........................................................................21
2.3.2. Các nghiên cứu trước đây về CSR tác động đến sự gắn kết của nhân
viên với tổ chức ở Việt Nam...........................................................................22
2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu: .............................................................23
Kết luận chương 2.................................................................................................25
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á
CHÂU.......................................................................................................................26
Giới thiệu chương 3. .............................................................................................26
3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu.....................................26
3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á
Châu và các NHTMCP Việt Nam ......................................................................27
3.2.1. Trách nhiệm kinh tế ..............................................................................27
3.2.2. Trách nhiệm pháp lý: ............................................................................30
3.2.3. Trách nhiệm đạo đức: ...........................................................................33
3.3.4. Trách nhiệm từ thiện:............................................................................36
Kết luận chương 3.................................................................................................38
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT
ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN NIỀM TIN VÀ SỰ
GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TẠI NHTMCP Á CHÂU. ..................................39
Giới thiệu chương 4. .............................................................................................39
4.1. Đánh giá cảm nhận của nhân viên về hoạt động thực hiện Trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp tại NHTMCP Á Châu......................................................39
4.1.1. Thống kê mẫu nghiên cứu.....................................................................40
4.1.1.1. Thống kê mô tả thông tin định danh:..............................................40
4.1.1.2. Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo:.............................44
4.1.2. Phân tích nhân tố EFA đối với các thang đo.........................................51
4.1.2.1. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo nhận thức trách nhiệm xã
hội. 51
4.1.2.2. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo niềm tin vào tổ chức:......54
4.1.2.3. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo Sự gắn kết với tổ chức của
của nhân viên...............................................................................................55
4.1.3. Đánh giá của nhân viên về việc thực hiện CSR của NHTMCP Á Châu,
niềm tin và sự gắn kết trong công việc. ..........................................................56
4.1.3.1. Đánh giá của nhân viên về thực hiện trách nhiệm kinh tế..............56
4.1.3.2. Đánh giá của nhân viên về thực hiện trách nhiệm pháp lý.............57
4.1.3.4. Đánh giá của nhân viên về thực hiện trách nhiệm từ thiện: ...........60
4.1.3.5. Đánh giá của nhân viên về niềm tin với tổ chức: ...........................61
4.1.3.6. Đánh giá của nhân viên về sự gắn kết với tổ chức. ........................62
4.1.4. Phân tích hồi quy nhận thức CSR đến niềm tin và sự gắn kết với tổ
chức của nhân viên NHTMCP Á Châu:..........................................................63
4.1.4.1. Phân tích tương quan giữa nhận thức CSR đến niềm tin tổ chức: .63
4.1.4.2. Xây dựng phương trình hồi quy nhận thức CSR đến niềm tin tổ
chức. 64
4.1.4.3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình: ..........................................65
4.1.5. Phân tích hồi qui niềm tin tổ chức đến sự gắn kết với tổ chức của nhân
viên: 67
4.1.5.1. Phân tích tương quan giữa niềm tin tổ chức đến sự gắn kết với tổ
chức của nhân viên: .....................................................................................67
4.1.5.2. Phương trình hồi qui niềm tin tổ chức đến sự gắn kết với tổ chức
của nhân viên:..............................................................................................67
4.1.6. Kiểm định giả thuyết mô hình: .............................................................68
4.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu:........................................................................69
Kết luận chương 4.................................................................................................73
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN Á CHÂU....................................................................74
Giới thiệu chương 5. .............................................................................................74
5.1. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm kinh tế.................74
5.2. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm pháp lý:...............75
5.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm đạo đức:..............76
5.4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm từ thiện: ..............78
Kết luận chương 5.................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
ACCA: Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc.
BCTC: Báo cáo tài chính.
BCTN: Báo cáo thường niên.
CSR: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
DN: Doanh nghiệp.
EFA: Phân tích nhân tố khám phá.
NH: Ngân hàng.
NHNN: Ngân hàng nhà nước.
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần.
SME: Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
TNĐĐ: Trách nhiệm đạo đức.
TNKT: Trách nhiệm kinh tế.
TNPL: Trách nhiệm pháp lý.
TNTT: Trách nhiệm từ thiện.
TNXH: Trách nhiệm xã hội.
VN: Việt Nam.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Tóm tắt quan điểm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp qua các thời kỳ.9
Bảng 3. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB tính đến quý III/2018 (Nguồn
BCTC hợp nhất của ngân hàng)................................................................................27
Bảng 4. 1: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhận thức kinh tế trong CSR
(N=290).....................................................................................................................45
Bảng 4. 2: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhận thức pháp lý trong CSR
(N=290).....................................................................................................................46
Bảng 4. 3: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhận thức đạo đức trong CSR
(N=290).....................................................................................................................47
Bảng 4. 4: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhận thức từ thiện trong CSR
(N=290).....................................................................................................................48
Bảng 4. 5: Hệ số Cronbach’s Alpha của niềm tin tổ chức CSR (N=290).................49
Bảng 4. 6: Hệ số Cronbach’s Alpha của Sự sự gắn kết với tổ chức của nhân viên
(N=290).....................................................................................................................50
Bảng 4. 7: Thống kê kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha..................................51
Bảng 4. 8: Rotated Component Matrixa ....................................................................53
Bảng 4. 9: Rotated Component Matrixa ....................................................................54
Bảng 4. 10: Rotated Component Matrixa ..................................................................55
Bảng 4. 11: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với trách nhiệm kinh tế...................56
Bảng 4. 12: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với trách nhiệm pháp lý..................57
Bảng 4. 13: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với trách nhiệm đạo đức .................59
Bảng 4. 14: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với trách nhiệm từ thiện..................60
Bảng 4. 15: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với sự gắn kết của tổ chức..............62
Bảng 4. 16: Ma trận tương quan Pearson (CSR đến niềm tin tổ chức).....................63
Bảng 4. 17: Kết quả của mô hình hồi quy (CSR đến niềm tin tổ chức)....................64
Bảng 4. 18: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu:........................................................67
Bảng 4. 19: Kết quả của mô hình hồi quy (niềm tin đến sự gắn kết với tổ chức của
nhân viên)..................................................................................................................68
Bảng 4. 20: Thống kê mô tả các thang đo.................................................................69
Bảng 4. 21: Kết luận về các giả thuyết đã nghiên cứu..............................................72
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2. 1: Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1991, 1999)...............................13
Hình 3. 1: Tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống ACB giai đoạn 2014-2018 (Nguồn
BCTN NHTMCP Á Châu 2018)...............................................................................32
Hình 3. 2: Số lượng nhân viên Ngân hàng qua các năm-giai đoạn 2014-2018 (nguồn
BCTN Ngân hàng TMCP Á Châu 2018). .................................................................35
Hình 4. 1: Mô tả mẫu theo giới tính..........................................................................40
Hình 4. 2: Mô tả mẫu theo độ tuổi ............................................................................41
Hình 4. 3: Mô tả mẫu theo trinh độ học vấn .............................................................42
Hình 4. 4: Mô tả mẫu theo vị trí công tác .................................................................43
Hình 4. 5: Mô tả mẫu theo thời gian công tác...........................................................44
Hình 4. 6: Sơ đồ tóm tắt kết quả nghiên cứu.............................................................69
TÓM TẮT
Đây là nghiên cứu về tác động của hoạt động CSR đến niềm tin và sự gắn kết
của nhân viên tại NHTMCP Á Châu để từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động CSR của ngân hàng. Bởi lẽ nhân viên là yếu tố quan trọng góp
phần mang đến sự thành công trong quá trình hoạt động của ngân hàng thế nên từ việc
xem xét tác động của CSR đến nhận thức và niềm tin của nhân viên là cần thiết và sẽ
giúp cho các nhà quản lý có những hoạt động CSR phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả
hoạt động của ngân hàng.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đi từ tổng quát đến cụ thể từ đó tìm ra các yếu
tố của CSR ảnh hưởng đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên tại NHTMCP Á Châu
và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này, để từ đó đưa ra những nhận định cũng như
đưa ra những kiến nghị thực sự phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của
NHTMCP Á Châu-nơi mà tác giả đang công tác.
Bài nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng bằng cách gửi đến các nhân viên đang công tác tại NHTMCP Á Châu thuộc
TP HCM bảng câu hổi về vấn đề CSR sau đó thu thập, xử lý kết quả và tiến hành
phân tích thông qua các bước thống kê mô tả đối tượng khảo sát, kiểm định
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi qui.
Kết quả sau khi kiểm định cho thấy có 4 yếu tố (1) nhận thức trách nhiệm kinh
tế, (2) nhận thức trách nhiệm pháp lý, (3) nhận thức trách nhiệm đạo đức, (4) nhận
thức trách nhiệm từ thiện đều có tác động tích cực đến niềm tin và sự gắn kết với tổ
chức của nhân viên. Trong đó, nhận thức trách nhiệm kinh tế có tác động lớn nhất
đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên.
Kết luận được rút ra là các yếu tố CSR có tác động thực sự và tác động tích
cực đến niềm tin và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên NHTMCP Á Châu. Thế nên
muốn các hoạt động của ngân hàng trở nên thật sự hiệu quả và bền vững Ban lãnh
đạo ngân hàng cần có sự tích hợp CSR vào trong các chiến lược kinh doanh cũng như
quản trị nhân sự của mình để có thể đứng vững cũng như bắt kịp những đổi thay của
thế giới đang diễn ra từng ngày.
Từ khóa: CSR.
ABSTRACT
This is a research on the impact of social responsibility activities on the trust and
cohesion of employees with the Bank at Asia Commercial Joint Stock Bank. Because
employees are an important factor contributing to the success of the bank's operations,
from studying the impact of CSR on employee awareness and beliefs is necessary and
will help for the bank's Board of Directors to have appropriate CSR policies to help
improve the bank's operational efficiency.
The research objectives of the thesis go from general to specific to determine the
elements of corporate social responsibility affecting the trust and cohesion of employees
at Asia Commercial Bank and the degree influence of this factors, from which to make
judgments as well as give real solutions in line with the situation of business activities of
Asia Commercial Joint Stock Bank - where the author is working.
The paper is conducted by qualitative and quantitative research methods using
questionnaires to survey employees working at Asia Commercial Joint Stock Bank in
HCM City on the following corporate social responsibility issues. And the collected
results will be handled, analyzes them through statistical steps describing the survey
objects, Cronbach's Alpha testing, EFA factor analysis, regression analysis.
The results after the verification show that 4 factors (1) perceived economic
responsibility, (2) legal responsibility awareness, (3) moral responsibility awareness, (4)
perceived responsibility from Good will have a positive impact on the belief and
engagement with the organization of the employees. In particular, awareness of
economic responsibility has the greatest impact on employees' trust and cohesion.
From the research results, it can be concluded that CSR factors have a real impact
and positively impact beliefs and cohesion with the organization of Asia Commercial
Bank employees. So if you want the bank to work really effectively and sustainably, the
bank's management needs to integrate CSR into its business strategies as well as its
human resources management to increase competitiveness as well as catch up the
changes of the world are happening day by day.
Keywords: CSR.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
Giới thiệu chương 1
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang ủng hộ sự phát triển của tự do thương
mại, toàn cầu hóa và tốc độ lan tỏa thông tin thì mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các
doanh nghiệp cũng ngày càng tăng và ngành ngân hàng – một loại hình doanh nghiệp
đặc biệt cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Bên cạnh áp dụng các biện pháp đa
dạng hóa, nâng cao chất lượng của các sản phẩm tài chính, ngân hàng còn cần phải
thực hiện tốt việc xây dựng văn hóa, nâng cao uy tín ngân hàng và đặc biệt chú trọng,
quan tâm đến môi trường làm việc của nhân viên, tạo được niềm tin để nhân viên
luôn gắn bó, đồng hành cùng tổ chức. Từ đó thực hiện tốt hoạt động CSR sẽ giúp
ngân hàng gia tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của mình. Thấu hiểu
được tầm quan trọng của đề tài nên trong Chương 1 tác giả muốn giới thiệu một cách
tổng quan nhất về lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
và cuối cùng là ý nghĩa cũng như những giá trị mà đề tài mang đến, đóng góp vào sự
phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu- nơi mà tác giả đang công tác nói riêng và
các đọc giả quan tâm cũng như có thể đóng góp vào kho tàng các công trình nghiên
cứu khoa học có ý nghĩa nói chung.
1.1. Lý do chọn đề tài:
CSR không phải là vấn đề mang tính chất mới mẻ bởi nó đã được đặt ra và
nhắc đến từ những năm 1953 bởi Bowen và sau đó được quan tâm, tìm hiểu bởi nhiều
tác giả khác trên thế giới. Tuy nhiên nó thực sự là vấn đề mang tính thời đại bởi sự
tác động không hề nhỏ của CSR đến các mặt, các khía cạnh hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Nhất là sự tác động của CSR đến niềm tin và sự gắn kết của nhân
viên với tổ chức. Mà theo (Nyhan, 2000; Yilmaz, 2008) thì một doanh nghiệp muốn
thành công và phát triển bền vững không thể không tích hợp niềm tin và sự gắn kết
của nhân viên vào chiến lược hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Hơn thế nữa khi mà sự cạnh tranh trên thị trường đang diễn ra một cách gay
gắt thì một doanh nghiệp muốn gia tăng lợi thế cạnh tranh thì cần phải quan tâm hơn
2
đến việc thực hiện CSR của mình, bởi làm tốt điều này sẽ giúp doanh nghiệp không
chỉ phát triển bền vững từ bên trong bởi xây dựng được một môi trường làm việc
vững mạnh bằng những viên gạch của niềm tin, mà còn tạo nên một hình ảnh đẹp
trong mắt khách hàng và cộng đồng bằng những đóng góp thiết thực, có ích cho môi
trường và mã hội.
Mặc dù biết được tầm quan trọng mà CSR tác động đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nhưng ở Việt Nam các nghiên cứu về CSR vẫn chưa nhiều. Có
chăng là các nghiên cứu thiên về hướng lý luận, mà tính thiết thực và việc đưa các lý
thuyết CSR vào vận dụng trong một tổ chức để thấy được sự tác động thực sự của
CSR đến các đối tượng quan trọng gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp: cổ
đông, khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên, … chưa nhiều. Đặc biệt ngành ngân
hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hình ảnh, uy tín và thương hiệu đến sự thành công,
thì nhân viên là nhân tố quan trọng làm nên một hình ảnh ngân hàng đẹp, một uy tín
lớn trong lòng khách hàng.
Tuy nhiên NHTMCP Á Châu là một trong số ít các ngân hàng tại Việt Nam
đã và đang quan tâm đến vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, bởi phần nào thấu
hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, cụ thể: Không chỉ tập trung cho mục tiêu
kinh doanh, bảo đảm lợi ích cổ đông, khách hàng và nhân viên, ACB luôn thực hiện
trách nhiệm với cộng đồng. Chính vì vậy, khi xem xét giải "Ngân hàng tốt nhất về
trách nhiệm xã hội", Asiamoney đã đánh giá ACB nổi bật trong hạng mục giải thưởng
này năm 2017. Ngân hàng đã triển khai nhiều hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
chăm sóc người có hoàn cảnh khó khăn, hiến máu nhân đạo, khám chữa bệnh … Năm
2016, với ngân sách hơn tám tỷ đồng (tương đương 350.000 USD), ACB thực hiện
những hoạt động cộng đồng đầu tư bài bản, chuyên nghiệp có mục tiêu rõ ràng, gắn
liền với chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng. Năm 2018, nhà băng tiếp tục
thực hiện minh bạch hoạt động cộng đồng dài hạn cùng ngắn hạn theo định hướng
phát triển tại mỗi thời điểm, phù hợp tình hình văn hóa xã hội từng địa phương.
3
Từ thực tế những hoạt động CSR mà NHTMCP Á Châu đang thực hiện, tác
giả nhận thấy sự cần thiết của việc triển khai một cách mạnh mẽ cả về mặt kiến thức
lẫn cụ thể hóa thành hành động trong nhân viên ngân hàng về các hoạt động CSR,
bởi chỉ có thực sự hiểu được tầm quan trọng, cũng như những tác động của CSR đến
sức mạnh bên trong của ngân hàng thông qua sự tác động đến niềm tin và sự gắn kết
của nhân viên với tổ chức bên cạnh đó là những giá trị mà CSR mang đến khi Ngân
hàng thực hiện tốt các hoạt động này thì NHTMCP Á Châu mới có những chiến lược,
hành động phù hợp để gia tăng khả năng cạnh tranh của mình, cũng như hiệu quả
hoạt động của mình. Do đó đề tài “Hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp của NHTMCP Á Châu tại các chi nhánh TP.HCM” được tác giả lựa chọn
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp, bởi tác giả thấy được tính ứng dụng
của đề tài vào tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu trong giai đoạn
hiện nay và tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Thực hiện nghiên cứu nhằm hoàn thiện hoạt động trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu tại các chi nhánh TP.HCM.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các yếu tố của CSR ảnh hưởng đến niềm tin và sự gắn kết của nhân
viên tại NHTMCP Á Châu.
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố CSR ảnh hưởng đến niềm tin và
sự gắn kết của nhân viên tại NHTMCP Á Châu.
+ Dựa trên kết quả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng hiệu quả thực hiện CSR tại NHTMCP Á Châu.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Với mục tiêu nghiên cứu đã đề cập, các câu hỏi nghiên cứu sau được đưa ra
nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra:
4
- Các yếu tố của CSR nào ảnh hưởng đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên
tại NHTMCP Á Châu?
- Các yếu tố của CSR đó có ảnh hưởng như thế nào đến niềm tin và sự gắn kết
của nhân viên tại NHTMCP Á Châu?
- Làm cách nào để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã
hội doanh nghiệp tại NHTMCP Á Châu?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố của các hoạt động CSR có
tác động đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên tại NHTMCP Á Châu.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Các thông tin và số liệu được sử dụng trong bài viết là các dự
liệu thứ cấp do người viết thu thập từ các bài báo, các báo cáo, các bài viết, các đề
án, luận văn các trang thông tin-thống kê giai đoạn 2012-2018.
- Không gian: Bài viết nghiên cứu hiệu quả thực hiện và sự tác động của hoạt
động thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại NHTMCP Á Châu chủ yếu
được khảo sát, lấy ý kiến nhân viên ngân hàng tại các đơn vị của NHTMCP Á Châu
trên địa bàn TP HCM- các đối tượng tham gia khảo sát đảm nhiệm ở nhiều vị trí khác
nhau, với thời gian công tác tại ngân hàng khác nhau và hầu như đều có mặt tại hầu
hết các hoạt động kinh tế, xã hội của ngân hàng nên mẫu được chọn có thể mang tính
đại diện cho tổng thể.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu được hoàn thành là do sự kết hợp giữa phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng.
- Phương pháp định tính: thực hiện là phỏng vấn các nhân viên về những
thông tin và hoạt động TNXH doanh nghiệp mà NHTMCP Á Châu đã và đang thực
hiện trong thời gian qua. Dựa trên sự phán đoán tính thích hợp của các phần tử với
5
mục tiêu nghiên cứu của đề tài và mời họ tham gia vào mẫu để đánh giá, lựa chọn và
thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho phù hợp.
- Phương pháp định lượng: được tiến hành bằng cách xử lý kết quả từ việc
gửi bảng câu hỏi đến các nhân viên - cỡ mẫu là 300 phần tử. Đối tượng khảo sát chủ
yếu là các nhân viên ngân hàng tại các chi nhánh/phòng giao dịch của NHTMCP Á
Châu tại địa bàn TP HCM. Sau đó tác giả sẽ đo lường độ tin cậy của thang đo, sử
dụng EFA,… để kiểm định giả thuyết nghiên cứu, xem xét sự ảnh hưởng của việc
thực hiện CSR đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên ngân hàng từ đó có những
kiến nghị để nâng cao hiệu quả và hoàn thiện việc thực hiện các hoạt động CSR của
NHTMCP Á Châu.
1.6. Ý nghĩa luận văn:
Bài nghiên cứu của tác giả chủ yếu đóng góp về mặt thực tiễn. Cụ thể:
Bài viết góp phần làm sáng tỏ, làm rõ ảnh hưởng của việc thực hiện trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến niềm tin và sự gắn kết của
nhân viên tại NHTMCP Á Châu.
Bên cạnh đó thông qua việc nghiên cứu các hoạt động thực hiện trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu để duy trì và nâng cao sự gắn kết của
nhân viên từ đó có những đề xuất, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và
chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Hơn nữa bài viết còn có thể giúp cho Ban lãnh đạo NHTMCP Á Châu có
những định hướng CSR trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình để khẳng
định được danh tiếng, uy tín của Ngân hàng trong lòng khách hàng và tạo dựng được
niềm tin sự gắn kết với ngân hàng của đội ngũ nhân viên nhằm mang đến những thuận
lợi trên bước đường hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.7. Kết cấu luận văn:
Bố cục luận văn được chia thành 5 chương như sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI NHTMCP Á CHÂU.
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT
ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN NIỀM TIN VÀ SỰ
GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TẠI NHTMCP Á CHÂU.
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI NHTMCP Á
CHÂU.
Kết luận chương 1.
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đã và đang được các doanh nghiệp trên thế
giới áp dụng bởi nó tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh, nhưng ở các doanh nghiệp Việt
Nam trong đó có các tổ chức tài chính ngân hàng thì vấn đề CSR vẫn chưa được quan
tâm đúng mức. Hàng loạt các vụ việc nghiêm trọng đã và đang diễn ra bởi nó gây ảnh
hưởng, xâm hại đến lợi ích của khách hàng, người lao động… dẫn đến sự bức xúc
trong cộng đồng và ảnh hưởng đến lòng tin vào các ngân hàng của khách hàng. Từ
đó, các tổ chức tài chính ngân hàng cần nhận thức và nhìn nhận về lợi ích thực hiện
CSR mang lại là cần thiết trong bối phát triển và hội nhập của kinh tế Việt Nam và
thế giới đang diễn ra một cách sâu rộng và nhanh chóng như hiện nay. Ngân hàng
quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực hiện tốt điều này là đang
quan tâm và tác động vào nhận thức cũng như hành động của nhân viên trong quá
trình xây dựng uy tín, hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng; một khi nhân
viên đã có niềm tin và sự gắn kết với tổ chức mình đang và sẽ công tác, thì đó sẽ là
cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng từ đó nâng
cao hiệu quả và ý nghĩa của hoạt động CSR cũng như hướng đến chiến lược phát triển
dài hạn của ngân hàng-và điều này thực sự quan trọng đối với tất cả các ngân hàng
nói chung và NHTMCP Á Châu nói riêng.
7
Với kết cấu và nội dung mà Chương 1 đề tài mang đến tác giả hy vọng đọc giả
có thể có cái nhìn bao quát nhất về những nội dung mà đề tài sẽ triển khai cũng như
những đóng góp thiết thực mà đề tài: “Hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu tại các chi nhánh TP.HCM” mang lại.
8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH
NGHIỆP.
Giới thiệu chương 2.
Trong chương 2 của luận văn tác giả muốn gửi đến người đọc tổng quan về
những lý thuyết, những quan điểm các tác giả về vấn đề CSR từ những góc nhìn khác
nhau; để từ đó thấy được sự lựa chọn của tác giả là phù hợp nhất với hướng nghiên
cứu của bài luận văn và tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu-Trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp dựa trên quan điểm của Carroll (1979) thể hiện trên bốn
phương diện: kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện.
2.1. Cơ sở lý thuyết:
2.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR):
Ngày nay, “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ngày càng trở nên cần thiết
hơn bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của doanh nghiệp. Việc định
nghĩa CSR cũng khá đa dạng và phức tạp. Mỗi tổ chức, cá nhân, chính phủ của một
quốc gia có cách nhìn nhận và quan điểm về CSR theo những cách khác nhau, nhưng
chung quy cũng nhằm mang lai lợi ích cho cộng đồng, xã hội theo hướng tốt đẹp nhất
có thể.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) đang
trở thành mối quan tâm của quốc tế, của mọi quốc gia, nói cách khác là sự quan tâm
của thời đại. Bởi lẽ, điều kiện cần cho sự phát triển lâu dài và vững chắc là một doanh
nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh phải quan tâm đến việc mang về
lợi nhuận, tạo ra bao nhiêu việc làm, trích nộp thuế bao nhiêu… Bên cạnh điều kiện
đủ cho sự phát triển bền vững là sự đánh giá việc hoàn thành các trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp thực sự quan tâm đến những tác động của
mình đối với môi trường, xã hội thì điều đó sẽ làm cho doanh nghiệp tự ý thức được
trách nhiệm của mình cần làm gì để bù đắp lại những tác động chưa tốt mà mình gây
ra; làm gì để tạo ra một môi trường làm việc tốt đẹp cho người lao động, gia tăng lợi
9
nhuận cho cổ đông, giúp đỡ cộng đồng, cải thiện môi trường tự nhiên,… để từ đó vấn
đề CSR nâng lên tầm đạo đức doanh nghiệp và trở thành văn hóa tốt đẹp của tổ chức.
Dưới đây là bảng tóm tắt các quan điểm của các tác giả khác nhau đã đề cập
đến vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua từng thời kỳ:
Bảng 2. 1: Tóm tắt quan điểm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp qua các thời
kỳ.
Các vấn đề liên
quan
Định nghĩa
Tác giả
Kinh tế
Xã hội
CSR đề cập đến nghĩa vụ của doanh
nghiệp để theo đuổi những chính sách, để
thực hiện những quyết định, hoặc thực
hiện những hoạt động để đạt được các mục
tiêu đặt ra và những giá trị xã hội của
chúng tôi.
Bowen (1953)
Kinh tế
Xã hội
Trách nhiệm xã hội nghĩa là các
doanh nghiệp cần xây dựng hoạt động kinh
tế một cách có hệ thống nhằm đáp ứng sự
mong đợi của công chúng.
Frederick (1960)
Kinh tế
Pháp luật
Đạo đức
Từ thiện
CSR bao gồm sự mong đợi về kinh
tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện của
cộng đồng đối với các tổ chức tại một thời
điểm nhất định.
Carroll
(1979)
Từ thiện và các
bên liên quan
CSR là quan điểm cho rằng các
công ty có nghĩa vụ cho các nhóm thành
phần trong xã hội không phải là cổ đông
Jones
(1980).
10
và xa hơn nữa là theo quy định của pháp
luật và hợp đồng công đoàn.
Các bên liên quan
Xã hội
Môi trường
Trách nhiệm xã hội có thể được
định nghĩa như là một nguyên tắc nói rằng
các doanh nghiệp nên quan tâm và có trách
nhiệm về kết quả của bất kỳ hành động của
họ đối với cộng đồng và môi trường.
Frederick
và cộng sự
(1992).
Từ thiện
Các bên liên quan
Xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp là có liên quan đến việc xem xét các
bên liên quan về mặt đạo đức hoặc trong
việc cư xử CSR. Các bên liên quan tồn tại
cả trong doanh nghiệp và bên ngoài. Do
đó, hành vi thực hiện CSR sẽ làm gia tăng
các nguồn nhân lực này.
Hopkins
(1998).
Từ thiện
Xã hội
Môi trường
Kinh tế
Trách nhiệm xã hội là mối quan hệ
tổng thể của công ty với tất cả các bên liên
quan. Chúng bao gồm các khách hàng,
nhân viên, cộng đồng, chủ sở hữu/nhà đầu
tư, chính phủ, các nhà cung cấp và đối thủ
cạnh tranh. Các hoạt động CSR bao gồm
đầu tư trong tiếp cận cộng đồng, quan hệ
nhân viên, tạo ra và duy trì việc làm, quản
lý môi trường và hoạt động tài chính.
Khoury
và cộng sự
(1999).
Kinh tế
Pháp luật
Đạo đức
CSR là một cơ chế, mà các doanh
nghiệp phải chịu các trách nhiệm kinh tế,
Maignan
và cộng sự
(1999).
11
Từ thiện
Môi trường
pháp luật, đạo đức và các trách nhiệm khác
với các đối tượng hữu quan.
Tự nguyện
Các bên liên quan
Xã hội
Kinh tế
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là
sự cam kết tiếp tục kinh doanh bằng cách
cư xử đạo đức và đóng góp vào phát triển
kinh tế, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống
của lực lượng lao động và gia đình họ cũng
như cộng đồng địa phương và xã hội nói
chung.
Hội đồng Doanh
nghiệp thế giới
vì sự phát triển
bền vững
(2000).
Từ thiện
Xã hội
Môi trường
Kinh tế
Trách nhiệm xã hội của công ty là
phải có trách nhiệm và có những hành
động vượt ra ngoài nghĩa vụ pháp lý của
họ và mục tiêu kinh tế/kinh doanh. Những
trách nhiệm rộng lớn hơn bao gồm hàng
loạt các lĩnh vực nhưng thường xuyên đề
cập đến các vấn đề như xã hội và môi
trường và nơi mà xã hội được hiểu theo
nghĩa rộng, chứ không phải chỉ đơn giản là
vấn đề chính sách xã hội.
Ủy ban
của cộng đồng
Châu Âu (2002).
Từ thiện
Xã hội
Môi trường
Các bên liên quan
CSR là nói về doanh nghiệp và các
tổ chức khác sẽ vượt ra ngoài các nghĩa vụ
pháp lý trong hoạt động của mình đối với
môi trường và xã hội. Đặc biệt, điều này
có thể bao gồm cách thức tổ chức tương
tác với các đối tượng hữu quan cũng như
mức độ họ cố gắng để bảo vệ môi trường.
Lea
(2002)
12
Từ thiện
Các bên liên quan
Xã hội
Kinh tế
CSR là khái niệm mà doanh nghiệp
phải chịu trách nhiệm cho tác động đến các
bên liên quan của mình. Đây là cam kết có
trách nhiệm, cải thiện và nâng cao chất
lượng cuộc sống của cộng đồng và đóng
góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội.
Ủy ban
của cộng đồng
Châu Âu
(2003).
Tự nguyện
Các bên liên quan
Xã hội
Môi trường
Kinh tế
CSR là sự cam kết của doanh
nghiệp vào sự phát triển bền vững thông
qua việc cải thiện môi trường, nâng cao
chất lượng đời sống của cộng đồng theo
cách đôi bên cùng có lợi.
Nhóm
Phát triển Kinh
tế tư nhân của
ngân hàng Thế
Giới (2003).
Tự nguyện
Các bên liên quan
Xã hội
Môi trường
Kinh tế
CSR bao gồm nhiều khái niệm khác
như đạo đức kinh doanh, tổ chức làm từ
thiện và có trách nhiệm với môi trường, xã
hội.
Matten và
Moon (2005).
Trên cơ sở phân tích định nghĩa về CSR qua các thời kỳ, bài nghiên cứu này
sử dụng định nghĩa của Carroll (1979) - tuy định nghĩa về CSR của Carroll đã được
ra đời cách đây gần 40 năm nhưng vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm chung của nội
hàm khái niệm CSR và phù hợp định hướng nghiên cứu. Theo đó Carroll (1979) cho
rằng CSR “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và nghĩa vụ tự nguyện
mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định” tức là theo
họ, doanh nghiệp khai thác các nguồn lực tự nhiên để làm giàu cho doanh nghiệp và
qua đó, họ gây ra những ảnh hưởng đối với môi trường tự nhiên và con người; do đó,
ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm xã hội đối với môi
trường, cộng đồng và người lao động. Công ty thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
13
TN từ thiện/nhân đạo
Có đóng góp tích cực các nguồn lực
cho cộng đồng, xã hội.
TN đạo đức
Luôn coi trọng yếu tố hợp lý, công bằng, đúng
đắn, trong quá trình thực hiện.
TN pháp luật/pháp lý
Tuân thủ đúng các quy định của pháp
luật.
TN kinh tế
Tạo ra lợi nhuận
trường thì sẽ giúp tránh tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, sản phẩm công ty sẽ
thân thiện với môi trường. Công ty đóng góp vì cộng đồng thì mang lại hạnh phúc
cho những người kém may mắn trong cuộc sống.
2.1.2. Các cách tiếp cận CSR:
Trách nhiệm xã hội là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề
cập. Nhưng về nội dung và phạm vi của trách nhiệm xã hội hiện nay còn nhiều quan
điểm tiếp cận khác nhau, tiêu biểu như một số cách tiếp cận sau:
2.1.2.1. Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1991, 1999):
Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1991, 1999) có tính toàn diện và được
áp dụng trong nhiều nghiên cứu.
Hình 2. 1: Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1991, 1999)
14
Trách nhiệm kinh tế (economic responsibility): là việc doanh nghiệp hoạt
động một cách hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận Các trách nhiệm còn lại dựa trên nền
tảng cơ bản này (Carroll, 1979).
Trách nhiệm pháp luật/pháp lý (legal responsibility): Doanh nghiệp hoạt
động phải tuân theo quy định của pháp luật trong nước và quốc tế; không được nằm
ngoài khuôn khổ của những quy định này. Theo đó trách nhiệm kinh tế và pháp lý là
trách nhiệm cơ bản không thể thiếu của CSR (Carroll, 1979).
Trách nhiệm đạo đức (ethical responsibility): Tuân thủ các quy định của
pháp luật là chưa đủ, doanh nghiệp còn phải làm tốt các quy định, quy ước của xã hội
không nằm trong luật mà vươn lên tầm cao hơn thành đạo đức – đây là các chuẩn
mực ứng xử của xã hội. Trách nhiệm đạo đức mang tín chất tự nguyện nhưng lại là
trách nhiệm mang tính chất trọng yếu của CSR (Carroll, 1979).
Trách nhiệm từ thiện (philanthropic responsibility): Đây là trách nhiệm nằm
ngoài những yêu cầu của xã hội và mang tính chất tự nguyện hoàn toàn. Nếu doanh
nghiệp hoàn thành tốt ba trách nhiệm xã hội là kinh tế, pháp lý, đạo đức thì vẫn được
xem là đã thực hiện được điều mà xã hội mong đợi (Carroll, 1979).
Một cách giải thích khác về CSR cũng khẳng định tính toàn diện về định nghĩa
của Carroll: Đầu tiên, CSR có thể được giải thích với hai chức năng cụ thể là: nghĩa
vụ kinh tế - xã hội và xã hội con người. Thứ hai, CSR được xác định từ lý thuyết tính
hợp pháp và lý thuyết các bên liên quan, trong đó nó trực tiếp ảnh hưởng đến quyết
định kinh doanh (Stratling, 2007). Cuối cùng, cách để xác định trách nhiệm xã hội
được dựa trên quan điểm của vấn đề quản lý xã hội và quản lý các bên liên quan (Gao,
2009; trích bởi Le Thi Thanh Xuan và Teal, 2014). Định nghĩa Carroll thuộc về quan
điểm đầu tiên, nhưng nó cũng có thể bao gồm những những quan điểm khác. Việc
xem xét các tài liệu cho thấy, định nghĩa CSR của Carroll là toàn diện hơn những
quan điểm khác vì nó có thể tích hợp tất cả các khía cạnh hiện tại và có thể được giải
thích bởi tất cả các cách tiếp cận xác định CSR.
15
2.1.2.2. Cách tiếp cận theo các bên liên quan:
Các bên liên quan/hữu quan (stakeholder) của một doanh nghiệp theo mô hình
lý thuyết của CSR là các cá nhân và tổ chức có quyền lợi, trách nhiệm, có ảnh hưởng
và chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp (Freeman, 1984). Các bên
liên quan là ban giám đốc, chủ sở hữu, cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp,
cơ quan nhà nước, đoàn thể, các nhóm chính trị, các phương tiện truyền thông, và
những người khác.
Theo phương pháp tiếp cận của các bên liên quan các tổ chức không chỉ chịu
trách nhiệm với các cổ đông của mình mà còn phải “đáp ứng được lợi ích của một
nhóm các bên liên quan có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được các
mục tiêu của tổ chức” theo Freeman (1984).
Trong đó nhân viên là một trong các nhóm của các bên liên quan quan trọng
nhất mà lợi ích của họ phải được đề cập đến vì các hoạt động của nhân viên có mặt
trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng. Do đó, hành vi của nhân viên có khả năng
bị ảnh hưởng bởi các hoạt động CSR của doanh nghiệp và họ có những phản ứng
khác nhau tại nơi làm việc (Koh và Boo, 2001; Peterson 2004). Nhân viên có liên
quan, có những đóng góp và phản ứng với việc thực hiện CSR tại doanh nghiệp (Rupp
và cộng sự, 2006). Nhân viên không chỉ mong đợi được làm việc cho một tổ chức có
trách nhiệm với cộng đồng, môi trường và xã hội mà họ còn là là tác nhân quan trọng
của các hoạt động thực hiện CSR đó. Vì vậy, cuối cùng việc thực hiện các CSR được
xuất phát từ nhân viên và hiệu quả thực hiện sẽ phụ thuộc vào sự tự nguyện của nhân
viên. Khi nhân viên nhận thức rõ về việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh
nghiệp của mình họ sẽ phản ứng lại bằng tình cảm, thái độ và hành vi; do đó CSR là
chủ đề mà nhiều học giả và nhà quản lý và của các doanh nghiệp quan tâm (Rupp và
cộng sự, 2006).
Kế đến khách hàng cũng là một bên liên quan vô cùng quan trọng, bởi lẽ
những trách nhiệm từ thiện, đạo đức, pháp lý, kinh tế của doanh nghiệp điều có tác
động mạnh mẽ đến quyết định và hành vi của khách hàng.
16
Trách nhiệm đối với cổ đông là trách nhiệm của tổ chức với cá nhân hay tập
thể với mối quan hệ hợp tác dựa theo hợp đồng cùng tìm kiếm lợi nhuận. Trách nhiệm
này thể hiện thông qua việc tổ chức hướng đến chiến lược phát triển bền vững; nổ lực
kiểm soát chi phí hợp lý để mang vền lợi nhuận cho các cổ đông của doanh nghiệp là
tối đa nhất phù hợp với từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Trách nhiệm đối với cộng đồng: bao gồm các hoạt động phúc lợi của xã hội,
các hoạt động từ thiện... Ngoài ra trách nhiệm với cộng đồng còn thể hiện ở việc tham
gia đóng góp vào các hoạt động thiết thực như: các chương trình mang nước sạch về
với những nơi còn thiếu, các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường… và còn nhiều
nhiều những hoạt động vì cộng đồng khác mà các doanh nghiệp có thể thực hiện để
hoàn thiện hơn nữa hoạt động CSR của mình.
Từ đó cho thấy việc thực hiện tốt CSR tác động đến nhiều đối tượng hữu quan
của doanh nghiệp, nhất là đội ngũ nhân viên - lực lượng nòng cốt góp phần thúc đẩy,
phát triển hình ảnh của doanh nghiệp. Do đó các nhà lãnh đạo của tổ chức vừa làm
công tác kinh doanh nhưng phải vừa có đủ tâm và tầm để thúc đẩy không chỉ các hoạt
động kinh doanh trọng yếu vươn xa mà còn phải quan tâm đến các hoạt động thực
hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để góp phần gia tăng niềm tin và sự gắn kết
của nhân viên, giúp cho tổ chức không những phát triển mạnh mà còn phát triển một
cách bền vững.
2.1.3. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) trong ngành ngân hàng:
Các khung khổ thực hiện TNXHDN theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc
tế:
Hiện nay các khung khổ cho việc thực hiện TNXHDN đã được cụ thể hóa
trong các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế như dưới đây:
- Thỏa ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UNGC)
- ISO 2600
- GRI G4
17
- Quy định về TNXHDN của EU
Ngoài ra, trong lĩnh vực ngân hàng còn tuân thủ các tiêu chuẩn theo thông lệ
quốc tế được quy định trong:
- Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD và Ủy ban Basel.
- Quy định quản trị rủi ro ngân hàng (Basel)
Cũng là một doanh nghiệp nhưng hoạt động trong một lĩnh vực khá đặc biệt-
tài chính ngân hàng. Ngành ngân hàng đặc biệt nhạy cảm với những thông tin, những
rủi ro phát sinh trong ngành tài chính. Và ngày càng nắm bắt, thấu hiểu được vai trò
cũng như ý nghĩa của việc thực hiện CSR đóng góp tích cực như thế nào vào sự phát
triển của tổ chức, NHTMCP Á Châu đang từng bước thực hiện những hoạt động thực
hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của mình. Thuật ngữ trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp xuất hiện khá lâu, và trong ngành ngân hàng dùng cụm từ trách nhiệm xã hội
của ngân hàng để diễn đạt những nội hàm tương tự.
Trong hoạt động ngân hàng, hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bao
gồm các hoạt động: duy trì tính thanh khoản cao cho khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận
các cổ đông, tuân thủ các quy định trong cho vay, có uy tín với khách hàng vay vốn,
trách nhiệm cải thiện, tạo ra môi trường làm việc chất lượng cho nhân viên, các sản
phẩm tài chính cũng cần được đổi mới phù hợp đáp ứng được nhu cầu đa dạng, hợp
lý của khách hàng ...
Trong quá trình thực hiện CSR ngân hàng có thể phát sinh nhiều chi phí trong
ngắn hạn, thế nhưng khi xem xét ở một gốc độ khác hay ở khía cạnh dài hạn thì tốc
độ gia tăng của doanh thu do hiệu ứng tích cực mà việc thực hiện trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp mang lại sẽ bù đắp được sự gia tăng của chi phí phát sinh; hơn thế nữa
những hành động CSR sẽ còn mang đến hiệu ứng lâu dài giúp cho Ngân hàng có được
sự vững mạnh và phát triển từ bên trong nội bộ do có được sự gắn bó ổn định của
nhân viên cùng với sự lớn mạnh từ bên ngoài do đạt được niềm tin của khách hàng.
18
Trong bối cảnh nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động, nhất là ngành
nghề mà niềm tin khách hàng là yếu tố quyết định sống còn thì hành động thực hiện
tốt CSR giúp ngân hàng tạo dựng được văn hóa tốt đẹp ngay từ cách ứng xử, tư cách
đạo đức của nhân viên ngân hàng với khách hàng, góp phần hạn chế rủi ro phát sinh
cũng như làm dịu bớt tâm lý khách hàng khi có vấn đề phát sinh từ đó dễ dàng hơn
trong việc đưa ra phương án giải quyết sao cho phù hợp.
2.1.4. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR):
Những doanh nghiệp thực hiện CSR đã đạt được những lợi ích đáng kể bao
gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi
việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Doanh nghiệp
nhận thức tốt hơn về CSR và đưa CSR vào các hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho
chính doanh nghiệp, cho môi trường và cho xã hội.
Giảm chi phí và tăng năng suất: Một môi trường làm việc tốt từ chế độ đãi
ngộ, lương thưởng xứng đáng, cùng môi trường làm việc tốt, công bằng và minh bạch
sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn từ đó năng suất và hiệu quả làm việc
sẽ gia tăng, bên cạnh đó là sự gắn kết lâu dài với tổ chức của nhân viên, giúp giảm tỷ
lệ thôi việc… góp phần làm cho chi phí đào tạo giảm, năng suất làm việc của nhân
viên tăng.
Tăng doanh thu: Đầu tư, phát triển cộng đồng địa phương giúp cho doanh
nghiệp, ngân hàng có được một vị trí trong lòng người dân-những khách hàng hiện
hữu và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, tạo mối quan hệ tốt với chính quyền
địa phương từ đó việc kinh doanh thuận lợi hơn, gia tăng lợi nhuận cho tổ chức.
Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp: CSR có thể giúp
doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín, góp phần nâng cao giá trị doanh
nghiệp trong lòng khách hàng, và đối tác,… Doanh nghiệp mở rộng cánh cửa năng
lực cạnh tranh khi mà đặt lên bàn cân hai doanh nghiệp những điểm mạnh và yếu
tương tự nhau, nhưng doanh nghiệp chúng ta tốt hơn về mặt thực hiện CSR- cam kết
một sự phát triển tốt đẹp và bền vững.
19
Thu hút nguồn lao động giỏi: Trình độ và chất lượng lao động ngày càng
được nâng cao, một doanh nghiệp với mức lương thưởng hấp dẫn đôi khi không còn
là yếu tố duy nhất quyết định sự thu hút hay gắn bó một nhân viên giỏi, mà song song
bên cạnh đó phải là một doanh nghiệp tạo ra được một môi trường làm việc tốt đẹp
với cơ hội cạnh tranh công bằng, khả năng thăng tiến, đồng thời càng tốt hơn nếu
doanh nghiệp đó được sự quan tâm và ủng hộ từ phía cộng đồng bởi những lợi ích
mà doanh nghiệp đó mang lại không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt môi trường,
xã hội. Để làm tốt được điều đó không còn cách nào khác là doanh nghiệp cần nghiên
cứu và thực hiện tốt CSR của mình.
Cơ hội tiếp cận thị trường mới: Ngày nay khi mà mối giao thương giữa các
doanh nghiệp không còn là phạm vi trong nước mà vươn xa hơn ra tầm thế giới thì
việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn,
thông ước quốc tế về môi trường lao động, chất lượng sản phẩm dịch vụ, các cam kết
trách nhiệm với môi trường tự nhiên,…từ đây giúp doanh nghiệp tìm kiếm cho mình
cơ hội tiếp cận thêm nhiều thị trường mới.
Khai thác các cơ hội từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội: đối với những
doanh nghiệp nào chưa nhìn nhận một cách thấu đáo về những lợi ích tiềm tàng và
lâu dài từ việc thực hiện CSR mang lại thì đây có thể là vấn đề mang tính thách thức.
Bởi thực sự làm tốt điều này sẽ giúp doanh nghiệp phần nào giảm bớt chi phí, doanh
thu gia tăng, thu hút được nguồn lao động chất lượng và đạt được lòng trung thành
của khách hàng,…
Sự trung thành của nhân viên và khách hàng: Một trong những yếu tố cơ
bản nhưng tiên quyết giúp cho doanh nghiệp đạt được sự thành công là có được sự
đóng góp và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên, bên cạnh đó là một lượng khách
hàng trung thành và ổn định- mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho doanh nghiệp.
Thì việc xem xét thực hiện CSR là yếu tố giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được sự
thành công hơn, trong bối cảnh sự xích lại ngày một gần hơn về mặt giá cả, chất lượng
của hàng hóa và dịch vụ.
20
2.2. Lý thuyết về niềm tin với tổ chức và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức:
Lý thuyết về niềm tin với tổ chức:
Khái niệm về Niềm tin (trust) được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau
(Burke và ctv, 2007), định nghĩa được chấp nhận phổ biến nhất là định nghĩa được
xây dựng bởi Rousseau và cộng sự (1998). Trong khi đó, định nghĩa được xây dựng
bởi Mayer và cộng sự (1995) thì ít được sử dụng bởi ông xem niềm tin là sự chấp
nhận ý định hoặc hành vi tích cực của ai đó (Sreih, 2012). Các nghiên cứu có khuynh
hướng xem nhẹ biến được nghiên cứu hơn trong định nghĩa này vì niềm tin theo nghĩa
rộng là kỳ vọng hay tin tưởng rằng một người có thể dựa vào hành động và lời nói
của người khác hoặc ý định tốt đối với mình (Dirks và Ferrin, 2001). Trong nghiên
cứu này tác giả sử dụng khái niệm niềm tin “là sự chấp nhận ý định tốt của một người
để có niềm tin vào lời nói và hành động của họ” (Cook và Wall, 1980; trích Sreih,
2012, trang 2). Điều này được hiểu là niềm tin như là sự nhận định (đánh giá) của
mình về cách ứng xử đúng đắn của một ai đó. Đây là một trạng thái tâm lý về sự chấp
nhận một cách tích cực ý định hoặc hành vi của ai đó.Niềm tin có liên quan đến nhận
thức của một người về một số yếu tố. Đặc biệt là cách họ được đối xử ở tổ chức, quản
lý và các đồng nghiệp với nhau, cho dù họ nhận thức được rằng là công bằng, giữ lời
hứa đối với họ và đáp ứng nhu cầu của họ, liệu rằng các đối tượng được tin cậy sẽ
thực hiện lời hứa và nghĩa vụ của họ trong thời gian tới (Guest và Conway, 2001;
Fuchs, 2003; Iris và Rob, 2010). Nếu nhận thức của nhân viên về niềm tin là tốt, thì
họ sẽ học hỏi và chia sẻ những kỹ năng có lợi nhằm cải tiến tổ chức (Iris và Rob,
2010). Bốn yếu tố quan trọng của nhận thức niềm tin ở tổ chức: kỳ vọng về phần
thưởng, ưu điểm của quản lý, ủng hộ về mặt tâm lý và niềm tin ở lãnh đạo.
Lý thuyết về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức:
Sự gắn kết thái độ tồn tại khi có “sự đồng nhất của cá nhân với tổ chức”
(Sheldon, 1971), hoặc có thể nói là “sự thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục
tiêu cá nhân” (Hall et al., 1970). Theo Porter, Steers, Mowday và Boulian (1974):
21
“Gắn kết với tổ chức là sức mạnh tương đồng về sự đồng nhất của nhân viên với tổ
chức và sự tham gia tích cực của nhân viên trong một tổ chức nhất định”.
Kế thừa những nghiên cứu trước, Mowday, Porter và Steers (1982) tiếp tục
nghiên cứu và xem xét gắn kết là sự đồng nhất và quan tâm của một cá nhân với tổ
chức, điều này có thể được thể hiện bằng một niềm tin mạnh mẽ và chấp nhận các giá
trị, mục tiêu của tổ chức…
Các nhà nghiên cứu sau này cũng đưa ra khái niệm tương tự như: “Sự gắn kết
với tổ chức là mối liên hệ về mặt tâm lý giữa một cá nhân với tổ chức của mình khiến
họ ít có khả năng tự nguyện rời bỏ tổ chức” (Mayer & Allen, 1996).
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về CSR:
2.3.1. Các nghiên cứu trước đây về CSR tác động đến sự gắn kết của nhân viên với
tổ chức trên thế giới:
Vấn đề CSR được đa số các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm đến phương
diện đối tượng khách hàng, và hiệu quả tài chính của công ty, bên cạnh đó là sự tác
động của CSR đến nhân viên của tổ chức. Mọi hoạt động của nhân viên sẽ tác động
và chịu tác động bởi văn hóa và các hoạt động của tổ chức. Do đó, nắm bắt được các
nhu cầu của nhân viên và có các tác động phù hợp đến nhận thức và hành động của
đối tượng này sẽ góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức, các nghiên cứu
chứng minh rằng thực hiện tốt các hoạt động CSR sẽ góp phần cải thiện tinh thần làm
việc của nhân viên (Solomon và Hanson, 1985), tạo mối quan hệ gắn kết, gia tăng
hiệu quả, chất lượng làm việc của nhân viên cho tổ chức (Lee et al., 2012), doanh
nghiệp sẽ thu hút được nguồn lao động giỏi khi thỏa mãn thang bậc tháp nhu cầu của
nhân viên thông qua thực hiện CSR (Bauman và Skitka, 2012), nhân viên chịu tác
động tích cực ở mức độ khác nhau của việc thực hiện CSR (Leeet al., 2012),... Đến
năm 2013, Leeet al. kết luận rằng nhận thức tích cực của nhân viên về CSR có tác
động đến hiệu quả hoạt động của các công ty tại Hàn Quốc (Leeet al., 2013).
Tiếp đến là nghiên cứu sự đóng góp của CSR đối với động lực của nhân viên
nội bộ của (Skudiene, 2012) cho thấy việc thực hiện CSR có tác động tích cực đến
động lực làm việc của nhân viên. Hay gần đây nhất là nghiên cứu về mối quan hệ
22
tích cực và sự tương quan giữa CSR và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, thể hiện
qua động cơ và sự hài lòng trong công việc; từ đó khuyến khích nhân viên làm việc
một cách chăm chỉ hơn (Georgios Tsourvakas, Ioanna Yfantidou, 2018).
Nhìn chung qua các nghiên cứu có thể thấy được việc thực hiện CSR có ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nhận thức và hành động của nhân viên, từ đó ảnh
hưởng đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên – yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của tổ chức.
2.3.2. Các nghiên cứu trước đây về CSR tác động đến sự gắn kết của nhân viên với
tổ chức ở Việt Nam:
Theo xu hướng của thế giới, tại Việt Nam các nghiên cứu cũng lần lượt xuất
hiện, về việc nghiên cứu CSR bởi những tác động của nó đến các khía cạnh khác nhau
trong hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu các tác động của CSR để tích hợp vào
các chiến lược quản trị, kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả thiết thực và tối ưu,
chẳng hạn như: Nghiên cứu Ảnh hưởng của CSR tới lòng trung thành của khách hàng:
nghiên cứu trong ngành thức ăn chăn nuôi tại miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Hồng Hà,
2016), từ kết quả nghiên cứu được tác giả đã đề xuất các giải pháp dựa trên cơ sở của
việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để có thể gia tăng lòng trung thành
của khách hàng. Với nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính
của 20 công ty lớn nhất niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán Hà Nội và TP HCM
(2010 – 2012) (Trang, Yekini, 2014) cho thấy mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp và hiệu quả tài chính của các công ty; hay nghiên cứu “Relationships
between corporate social responsibility and firm’s performance: an empirical case in
the south of Vietnam” (Ngo Quang Huan, Do Huu Tai, và Le Thanh Tiep, 2016) đã
nghiên cứu và đánh giá sự tác động của hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dựa trên dữ liệu của
50 công ty trên sàn HOSE, từ kết quả cho thấy sự tác động mạnh mẽ mà CSR khi
được quan tâm thực hiện đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp,…
Bên cạnh hàng loạt các nghiên cứu về nhiều góc độ khác nhau của vấn đề CSR
thì xuất hiện nghiên cứu gắn CSR với quản trị nhân sự (Nguyễn Ngọc Thắng, 2010)
23
nhằm có những đề xuất để lồng ghép CSR với vấn đề quản trị nhân sự nhằm mục
đích thúc đẩy và tạo ra lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội. Còn có nghiên cứu về
vấn đề CSR, niềm tin và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ngân hàng (Hoàng Thị
Phương Thảo, Huỳnh Long Hồ, 2015) cho thấy mối tương quan giữa CSR và niềm
tin gắn kết của nhân viên để từ đó có những biện pháp thực hiện CSR hiệu quả nhằm
gia tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, hay nghiên cứu CSR đến động lực làm
việc của nhân viên: trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn TP HCM (Dương Bích
Duệ, 2018) cho thấy nhân viên sẽ có động lực làm việc chăm chỉ hơn, năng suất lao
động tăng khi các ngân hàng thực hiện tốt CSR,…
Nhìn chung, sự xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây của các nghiên cứu
về CSR tại Việt Nam hầu như chỉ và tập trung vào khía cạnh đạo đức và từ thiện thay
vì cả bốn khía cạnh theo lý thuyết Carroll (1991); chú ý nghiên cứu các đối tượng bên
ngoài doanh nghiệp thay vì cả hai đối tượng theo Hopkins (2007). Các nghiên cứu về
chưa làm rõ việc thực hiện CSR theo các ngành nghề cụ thể, mặc dù tầm quan trọng
của CSR đã được xác định. Hơn nữa, các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm trong
nước chưa bám sát với tình hình thực tế Việt Nam, dựa trên cơ sở lý thuyết của các
nghiên cứu nước ngoài, vẫn chưa phân tích theo đặc điểm của từng ngành, phạm vi
nghiên cứu hạn chế và thiếu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp hợp lý.
2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu:
Giả thuyết nghiên cứu:
Dựa trên những cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên cùng với theo Collier và
Esteban (2007) có ít nhất 2 nhân tố ảnh hưởng đến sự đồng thuận của nhân viên với
các hoạt động về CSR. Yếu tố thứ nhất là theo bối cảnh mà các tổ chức có hoạt động
mạnh về CSR thì sẽ có văn hóa tổ chức và thái độ làm việc phù hợp với các hoạt động
CSR, và các quy định về CSR sẽ được hòa hợp với các quá trình kinh doanh. Do đó,
khi một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, nó tạo ra một bối cảnh tích cực mà cả
nhân viên hiện tại và tương lai sẽ đánh giá tổ chức đó một cách tích cực (Williams và
Bauer, 1994). Yếu tố thứ 2 là sự nhận thức: các quy định và hoạt động CSR sẽ giúp
24
các nhân viên cảm thấy thoải mái về chính họ bởi vì họ tạo nên thương hiệu cá nhân
trong doanh nghiệp, nâng cao hình ảnh của họ (Ashforth và Mael, 1989; Dutton và
cộng sự, 1994; trích bởi Lee, Y., 2015). Cho dù yếu tố nào quyết định thì CSR sẽ có
một ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của nhân viên về tổ chức. Ví dụ, khi yếu tố
thứ nhất (“bối cảnh”) là quyết định, tổ chức sẽ có được niềm tin từ nhân viên bởi vì
các nhân viên hiểu rằng tổ chức của họ sẽ tạo nên sự gắn bó và nghĩ cho quyền lợi
cũng như phúc lợi của họ. Các nhân viên cũng sẽ tin tưởng vào tổ chức khi yếu tố thứ
hai là yếu tố quyết định. Các nhân viên đã hiểu được rằng tổ chức của họ đang tham
gia các hoạt động CSR và điều này làm họ tự hào khi là một phần của tổ chức đó. Nói
cách khác, những nhân viên này hỗ trợ cho các hoạt động CSR mà tổ chức của họ
đang tham gia và tạo nên những lợi ích giúp nhân viên có niềm tin vào tổ chức. Do
đó, nhận thức về CSR sẽ có những ảnh hưởng tích cực lên sự gắn kết với tổ chức của
nhân viên. Từ đó 5 giả thuyết được đề xuất như sau:
Giả thuyết 1: Nhận thức trách nhiệm kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến niềm
tin vào tổ chức của nhân viên ngân hàng.
Giả thuyết 2: Nhận thức trách nhiệm pháp lý có ảnh hưởng tích cực đến niềm
tin vào tổ chức của nhân viên ngân hàng.
Giả thuyết 3: Nhận thức trách nhiệm đạo đức có ảnh hưởng tích cực đến niềm
tin vào tổ chức của nhân viên ngân hàng.
Giả thuyết 4: Nhận thức trách nhiệm từ thiện có ảnh hưởng tích cực đến niềm
tin vào tổ chức của nhân viên ngân hàng.
Giả thuyết 5: Niềm tin vào tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết với
tổ chức của nhân viên ngân hàng.
Mô hình nghiên cứu được đề xuất:
Từ những giả thuyết trên mô hình nghiên cứu được đề xuất với các biến độc lập và
phụ thuộc như sau:
25
- Biến độc lập gồm: Nhận thức trách nhiệm kinh tế, Nhận thức trách nhiệm pháp lý,
Nhận thức trách nhiệm đạo đức, Nhận thức trách nhiệm từ thiện.
- Biến phụ thuộc gồm: Niềm tin vào tổ chức và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên
ngân hàng.
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Kết luận chương 2.
Từ rất nhiều các nghiên cứu và các lý thuyết trong và ngoài nước về trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp được đưa ra, cho thấy đây đã đang và sẽ là các vấn đề mà
tất cả các doanh nghiệp cũng như ngân hàng phải quan tâm. Thế nên biết được và
nắm bắt các nghiên cứu xoay quanh chủ đề này và các nghiên cứu liên quan là điều
hữu ích giúp cho NHTMCP Á Châu nói riêng và các doanh nghiệp nói chung tạo
dựng được niềm tin, uy tín và sự gắn kết trong nhân viên– đó là tiền đề và cơ sở để
hoàn thiện hơn nữa các hoạt động CSR của ngân hàng – tạo nền móng vững chắc cho
sự phát triển lâu dài.
26
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.
Giới thiệu chương 3.
Phân tích tình hình thực hiện CSR của NHTMCP Á Châu trong tương quan so
sánh với các ngân hàng khác tại Việt Nam, và so sánh với chính nó qua các năm để
từ đó có những nhận định phù hợp; xem những mặt tích cực nào NHTMCP Á Châu
cần phát huy, những mặt chưa tốt nào cần khắc phục; các mặt CSR nào ngân hàng đã
thực hiện tốt và những mặt nào chưa. Qua đó cho thấy NHTMCP Á Châu đang từng
bước chuyển mình trên con đường hoạt động kinh tế xã hội của mình để hướng đến
mục tiêu trở thành một trong những NHTMCP tốt nhất Việt Nam và vươn mình ra
thế giới.
3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu.
NHTMCP Á Châu (ACB) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép
thành lập vào ngày 24/4/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Ngay từ ngày thành lập, nguyên tác được các thành viên trong ban lãnh đạo
ACB xác định là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả”.
NHTMCP Á Châu là ngân hàng đi tiên phong trong khá nhiều hoạt động: là
ngân hàng đầu tiên cung ứng dịch vụ Western Union (1994); là NHTMCP đầu tiên
phát hành thẻ tín dụng MasterCard (1996) và sau đó là thẻ Visa (1997) tiếp thu sự
phát triển của thế giới là thanh toán không dùng tiền mặt; là một trong những ngân
hàng thương mại đầu tiên ứng dụng những công nghệ hiện đại trong hệ thống Core
Banking,…
Đến cuối năm 2017, ACB có đội ngũ nhân viên hơn 10.300 người, tổng tài sản
đạt hơn 284 ngàn tỷ đồng với hệ thống công ty con là công ty chứng khoán, công ty
cho thuê tài chính, công ty quản lý và khai thác tài sản và công ty quản lý quỹ có
27
mạng lưới hoạt động gồm có 354 CN/PGD ở 47 tỉnh thành trên cả nước và những
con số này với tốc độ phát triển của ACB hiện nay hứa hẹn sẽ không ngừng gia tăng.
Bên cạnh các hoạt chú trọng vào phát triển kinh doanh, NHTMCP Á Châu
luôn quan tâm đến các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng
đồng): Trong quá trình phát triển của mình, ACB luôn chú trọng thực hiện các hoạt
động trách nhiệm đối với môi trường, xã hội và cộng đồng – gần đây nhất là chương
trình gần lại O, nhằm khuyến khích việc giảm sử dụng rác thải nhựa trong nhân viên
và cộng đồng; là thành viên tích cực trong cộng đồng ngân hàng Việt Nam, luôn đóng
góp cho các chương trình giáo dục như các quỹ học bổng ngân hàng; gây quỹ vì người
nghèo; đồng hành cùng các chương trình bảo vệ môi trường như quỹ bảo vệ linh
trưởng và các loại động vật quý hiếm.
3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á
Châu và các NHTMCP Việt Nam.
Hoạt động CSR đã và đang được các ngân hàng Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên, ở
một góc độ nào đó ngay cả bản thân nhân viên lẫn khách hàng cũng có những nhận
định cũng như nhận thức chưa đúng về cụm từ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của
ngân hàng, hay nói các khác là cụm từ này được hiểu là gắn liền với các hoạt động
mang tính đạo đức và từ thiện nhiều hơn. Từ thực tế khách quan đó, nên thông qua
bài viết tác giả muốn phần nào làm rõ hơn về CSR của ngân hàng, một cách tổng quát
nhất chứ không bị giới hạn trong nhận thức của nhân viên và khách hàng là làm CSR
là làm từ thiện; từ đó sẽ là động lực gia tăng sự gắn bó của họ đối với hoạt động kinh
doanh của NHTMCP Á Châu nói riêng cũng như các NHTMCP Việt Nam nói chung.
Sau đây là tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á
Châu giai đoạn vừa qua.
3.2.1. Trách nhiệm kinh tế:
Theo báo tài chính kiểm toán năm 2018, lợi nhuận sau thuế của ACB đạt hơn
5,137 tỷ đồng, tăng gấp 2.4 lần so với năm 2017, chủ yếu là do lãi thuần từ hoạt động
khác cao gấp 2 lần và chi phí dự phòng rủi ro giảm 64% so với năm trước.
28
Kết thúc năm 2018, ACB ghi nhận lãi thuần từ hoạt động khác tăng từ 892 tỷ
đồng lên gần 1,815 tỷ đồng, tăng 104% so với đầu năm. Trong đó, phần thu nhập này
đến từ việc thu hồi nợ xấu của nhóm 6 công ty sau khi đã sử dụng dự phòng xử lý rủi
ro với số tiền hơn 1,129 tỷ đồng, trong khi cuối năm 2017, Ngân hàng chỉ thu được
về hơn 289 tỷ đồng.
Từ đó, ACB cho biết, khoản phải thu từ 3 công ty trong nhóm 6 công ty đã
giảm từ 616 tỷ đồng, tương ứng dự phòng 616 tỷ đồng tại ngày 31/12/2017 xuống
còn phải thu 2 công ty số tiền 135 tỷ đồng, tương ứng dự phòng cho khoản phải thu
này là 135 tỷ đồng tại thời điểm ngày 31/12/2018.
Điều này đã giúp cho ACB giảm đến 64% tổng chi phí dự phòng so với năm
trước, từ việc phải trích lập hơn 2,565 tỷ đồng giảm xuống chỉ còn trích lập 932 tỷ
đồng dự phòng.
Như vậy, trải qua 7 năm phải "gồng mình" với khoản nợ xấu từ nhóm sáu công
ty có liên quan đại án của Bầu Kiên, đến năm 2018 ACB mới có thể gặt hái được
thành quả như hiện nay, với thu nhập lãi thuần ở mức 10,363 tỷ đồng và lãi ròng đạt
5,137 tỷ đồng, cao nhất trong 7 năm qua.
Bảng 3. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2017-2018
(Nguồn BCTC hợp nhất của ngân hàng).
29
Theo chủ trương kiểm soát tăng trưởng tín dụng chặt chẽ của Ngân hàng Nhà
nước, nên Ngân hàng tập trung tái cơ cấu danh mục cho vay theo hướng ưu tiên các
khoản vay có lãi suất tốt, thay vì đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong những tháng
cuối năm. Tăng trưởng tín dụng năm 2018 của ACB dự kiến sẽ đạt 15% như kế hoạch
đưa ra từ đầu năm.
Về dài hạn, ACB sẽ tập trung vào dự án “Ngân hàng tương lai”, giúp tăng
cường sức mạnh trong mảng bán lẻ. Các nền tảng mà ACB sẽ tập trung trong giai
đoạn này gồm xây dựng thương hiệu và nguồn nhân lực, đầu tư vào công nghệ, ra
mắt ứng dụng ACB mới, nhằm nâng cao hiệu quả hơn là tăng thu nhập.
Bên cạnh đó, Ngân hàng tập trung vào dữ liệu lớn để nắm bắt nhiều khách
hàng hơn. Cơ sở dữ liệu khách hàng chính sẽ là nhóm cá nhân giàu có, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (SME) và tiểu thương có tổng thu nhập hàng năm dưới 20 tỷ đồng.
Đây là giai đoạn đầu của chiến lược Ngân hàng tương lai, phân biệt với các
giai đoạn trước đây của Ngân hàng. Lãnh đạo ACB chia sẻ, mục tiêu đầu tiên của
chiến lược này là cải thiện hiệu suất, cụ thể là giúp giảm nguồn nhân lực, ít giấy tờ
hơn và chất lượng dịch vụ tốt hơn.
Thế mạnh cho vay tiêu dùng có thêm lực đẩy với kế hoạch tiến hành lắp đặt
máy giao dịch tiền mặt - CDM trong quý IV/2018, cho phép ACB mở rộng cho vay
tín chấp tới khách hàng phổ thông với chi phí hoạt động thấp kể từ năm 2019.
NHTMCP Á Châu cũng đã nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của tính
minh bạch trong nguồn thông tin dữ liệu nên đã quyết định hợp tác với StoxPlus trực
tiếp sử dụng nền tảng dữ liệu tổng hợp và chuyên sâu nhất tại Việt Nam – FiinPro®
Platform cho bộ phận Nghiên cứu nhằm có được cơ sở dữ liệu chuyên sâu không chỉ
về thông tin của hơn một triệu doanh nghiệp đã đăng kí tại Việt Nam mà còn bao gồm
dữ liệu ngành, dữ liệu vĩ mô, dữ liệu chuyên sâu về giao dịch chứng khoán (level 2),
được xử lý bởi đội ngũ nhân viên có chứng chỉ nghiệp vụ ACCA, CPA và CFA.
Những dữ liệu do FiinPro® Platform cung cấp đã giúp cho các báo cáo thường nhật,
báo cáo tài chính của ACB trở nên minh bạch và chuyên nghiệp hơn.
30
Bên cạnh đó, dữ liệu về thị trường, dữ liệu doanh nghiệp của hơn 3.000 công
ty đại chúng chiếm 70% GDP Việt Nam, dữ liệu ngành về thị trường tiền tệ và dữ
liệu vĩ mô cũng được cập nhật liên tục. Từ đó, các chuyên viên thuộc bộ phận Phân
tích tại ngân hàng Á Châu có thể tự tin phân tích và hỗ trợ, thực hiện nghiệp vụ của
mình và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất cho khách hàng.
Ngoài sở hữu nguồn dữ liệu thông tin minh bạch và tổng hợp từ phần mềm
FiinPro® Platform, các chuyên viên ACB còn tối ưu hóa thời gian và chi phí nhờ sự
hỗ trợ từ những công cụ thông minh như Phân tích và Sàng lọc Cổ phiếu, Chiến lược
Đầu tư, Quản lý danh mục, Phân tích kĩ thuật, Dữ liệu thời gian thực của chứng khoán,
ngành và thị trường và Dữ liệu tài chính chuyên biệt tại Việt Nam.
3.2.2. Trách nhiệm pháp lý:
NHTMCP Á Châu luôn hiểu va tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong
quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể:
Các đợt tuyển dụng, thông tin tuyển dụng đều được thống báo rõ ràng trên các
trang mạng, sách báo, thông tin đại chúng. Nghĩa vụ, quyền lợi, các chính sách phúc
lợi cho nhân viên đều được công khai minh bạch, rõ ràng và được truyền tải rõ ràng,
cụ thể cho các nhân viên trước khi bắt đầu công việc của mình tại ngân hàng. Hàng
quý, hàng năm theo kỳ kế toán, các báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP
Á Châu đều được niêm yết rõ ràng, chi tiết trên trang web chính thức của ngân hàng
qua đó giúp các nhà đầu tư, khách hàng có thể kịp thời nắm rõ tình hình HĐKD của
ngân hàng một cách chính xác trong từng thời điểm cụ thể. Hàng năm, NHTMCP Á
Châu đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên theo đúng quy định tại Luật Doanh
nghiệp. Qua đó, NHTMCP Á Châu đã thực hiện đúng, đầy đủ trình tự thủ tục trình
phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận, chi trả cổ tức năm tại Đại hội đồng cổ đông
thường niên theo đúng qui định của pháp luật hiện hành Trong thực tiễn HĐKD ngân
hàng, rủi ro tín dụng là một yếu tố luôn song hành cùng với việc cấp tín dụng.
Trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực NHTMCP Á Châu luôn chú tâm triển
khai nhanh chóng và kịp thời các chủ trương, chính sách của NH nhà nước, đồng thời
31
luôn cập nhật và triển khai các tình huống cụ thể để từ đó tập thể nhân viên có thể có
cái nhìn toàn diện, tránh được các sai phạm có thể xảy ra. Từ đó hoàn thiện hơn hệ
thống đào tạo của ngân hàng cũng như việc tuân thủ pháp luật của Nhà nước để hạn
chế những khó khăn và rủi ro nghề nghiệp có thể xảy ra.
Trong đó, ACB tiếp tục chú trọng tập trung tăng trưởng dư nợ phát triển theo
đúng định hướng của NHNN. Trong năm, ACB đã triển khai 13 chương trình lãi suất
ưu đãi với tổng hạn mức 59 nghìn tỷ đồng nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh
của cá nhân và doanh nghiệp. Đối với mảng an toàn vốn, ACB được chọn thí điểm
áp dụng Basel II vào năm 2019, vì vậy, ACB đã và đang tích cực chủ động cải thiện
tỷ lệ an toàn vốn (CAR) thông qua nhiều biện pháp như phát hành hơn 3 nghìn tỷ trái
phiếu vốn cấp 2 (Tier 2), quản lý danh mục cho vay từ nhiều mặt như kỳ hạn và ngành
nghề cho vay với mục tiêu cải thiện hệ số tài sản có rủi ro.
Năm 2017, ACB đã đạt được nhiều thành công trong việc xử lý nợ xấu nói
chung cũng như các khoản tồn đọng đặc biệt (vốn là hệ quả của sự kiện năm 2012)
nói riêng. Trong năm, ngoài việc tiếp tục bám sát kế hoạch tái cơ cấu đã được NHNN
chấp thuận, ACB đã chủ động đẩy nhanh hơn lộ trình xử lý thu hồi và trích lập dự
phòng 100% cho toàn bộ các tài sản tồn đọng đặc biệt, hoàn thành trước tiến độ được
phê duyệt một năm. ACB đã chủ động xử lý nợ xấu, tất toán toàn bộ các khoản nợ đã
bán VAMC. Kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2017 đã tạo ra một nền tảng
vững chắc cho năm 2018 và những năm tiếp theo.
Và qua biểu đồ về tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP Á Châu có xu hướng sụt
giảm liên tục qua các năm từ 2.2% năm 2014 chỉ còn 0.73% năm 2018. Về mặt tỷ lệ
có thể thấy con số này đã giảm đáng kể-giảm hơn gấp 3 lần.
32
Hình 3. 1: Tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống ACB giai đoạn 2014-
2018 (Nguồn BCTN NHTMCP Á Châu 2018).
ACB cũng nằm trong 10 ngân hàng được chọn làm thí điểm áp dụng Basel II
vào năm 2019. Để nâng tỉ lệ an toàn vốn CAR chuẩn bị cho Basel II, ngân hàng này
đã có các biện pháp cải thiện chất lượng tài sản và tăng cường quản lý rủi ro, như
phát hành hơn 30.000 tỉ đồng trái phiếu vốn cấp 2, tăng chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng (tăng 12% trong năm 2017).
Một động thái khác nhằm tăng an toàn vốn để chuẩn bị cho Basel II là ACB
hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho
cổ đông. Đầu tháng 6 năm nay, 98,5 triệu cổ phiếu niêm yết bổ sung đã chính thức
được chuyển cho các cổ đông và đưa vốn điều lệ của Ngân hàng lên 11.259 tỉ đồng.
Chiến lược trọng tâm vẫn xoay quanh ngân hàng bán lẻ, vốn là điểm mạnh của ACB,
tập trung vào khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Nhằm tăng
tính cạnh tranh trong mảng này, ACB đã tập trung đầu tư vào các dự án công nghệ,
cải thiện các chương trình quản lý khoản vay và quản lý khách hàng. Đây cũng là tiền
đề cho kế hoạch xây dụng kế hoạch 5 năm tiếp theo (2019-2023) của ACB. Tiến bộ
trong công nghệ đang làm thay đổi hành vi khách hàng. Cùng với đó là sức ép cạnh
33
tranh từ các fintech. Kế hoạch trong trung hạn của ACB là tập trung đầu tư vào công
nghệ tài chính và hợp tác với các hãng công nghệ.
3.2.3. Trách nhiệm đạo đức:
Dựa trên nhưng thành công đã đạt được trong suốt quá trình hoạt động – một
chặng đường hơn 25 năm, NHTMCP Á Châu luôn quan tâm và mong muốn mang
đến cho khách hàng những trãi nghiệm dịch vụ tài chính tốt nhất. Từ đó, NHTMCP
Á Châu mong muốn xây dựng hình ảnh: Là ngân hàng thân thiết, xem khách hàng
như người thân-luôn chú trọng và đặt quyền lợi của khách hàng lên trên trong các vấn
đề, đặt khách hàng làm trọng tâm trong định hướng hoạt động của Ngân hàng; luôn
lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng để phục vụ kịp thời, nhanh chóng.
Hình ảnh trẻ trung, hiện đại đầy hứng khởi nhưng không kém phần thân thiện
đến từ thương hiệu ACB mang đến cho khách hàng cái cảm quan đầu tiên thật gần
gũi; Tốc độ giao dịch và xử lý khiếu nại và phản hồi của khách hàng một cách nhanh
chóng là một trong những thế mạnh – làm nên sức mạnh cạnh tranh của NHTMCP Á
Châu ; Và sau tất cả những điều tốt đẹp ấy là những giá trị văn hóa mang đậm bản
sắc của một ngân hàng của mọi nhà, đã được bồi đắp, đúc kết qua hơn 25 năm hình
thành và phát triển.
Trong hơn 25 năm hoạt động và phát triển, như một con tàu bước ra biển lớn,
ACB trải qua không ít những thăng trầm bởi những đợt sóng khủng hoảng ngoài ý
muốn. Nhưng sau mỗi sóng gió, dường như ACB càng lớn mạnh hơn, đều ghi nhận
doanh thu tăng trưởng vượt bậc và trên tất cả niềm tin của khách hàng đặt vào họ
ngày càng tăng cao.
Năm 2018 khi bước vào giai đoạn phát triển mới của chiến lược 5 năm, định
hướng dẫn đầu về dịch vụ khách hàng, về công nghệ, về cách tân sản phẩm… ACB
cũng đồng thời nâng cao năng lực nhân trị của mình. NHTMCP Á Châu đã hoạch
định quy trình phát triển nghề nghiệp cho từng cá nhân, truyền đạt và thấm nhuần
những giá trị cốt lõi của tổ chức cho những thành viên mới.
34
Sự khác biệt đến từ khối đoàn kết, nhất quán của hàng chục nghìn nhân viên.
Họ tìm thấy và chia sẻ những giá trị chung: chính trực, cách tân, cẩn trọng, hài hòa
và hiệu quả, từ đó chắt lọc cho riêng mình những giá trị riêng phù hợp nhất, để nuôi
dưỡng và phấn đấu và để từ đó NHTMCP Á Châu trở thành ngôi nhà thứ hai-nơi nuôi
dưỡng những ước mơ hoài bão và cũng là nơi hiện thực hóa những ước mơ ấy. Hoặc
nếu không thì như nhiều người trong ngành vẫn hay nói với nhau rằng ACB là một
lò luyện nhân tài ngành tài chính đúng nghĩa, vì khi làm việc cho ACB thì ai cũng tự
hào bởi sức mạnh của những giá trị và khi rời đi để tìm định hướng cho riêng mình
thì họ cũng đều được săn đón.
NHTMCP Á Châu xây dựng, triển khai và điều chỉnh kịp thời các chính sách
lương, thưởng, phúc lợi nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch, cạnh tranh; và thu
hút nhân tài. Cụ thể:
Cơ sở để tính lương thưởng cho nhân viên được dựa trên việc khảo sát kỳ vọng
của nhân viên đối chiếu với mức lương trên thị trường lao động.
Thu nhập của nhân viên được xác định theo kết quả hoàn thành công việc của
Ngân hàng, đơn vị và cá nhân. Nhân viên cũng được chăm lo qua chế độ tiền ăn giữa
ca, chăm lo sức khỏe, ưu đãi lãi suất cho vay cũng như gửi tiết kiệm cho cán bộ nhân
viên; v.v. Nhân viên cũng được nhận thưởng vào các ngày: Tết Dương lịch, Tết
Nguyên đán, 08/3, 30/4, 02/9, và ngày thành lập Ngân hàng.
ACB duy trì và cập nhật các chính sách đãi ngộ phù hợp để giữ và phát triển
nhóm nhân tài và cấp quản lý có tiềm năng cao: trợ cấp các khoảng chi phi di chuyển,
công tác, chế độ khám sức khỏe định, chế độ chăm sóc sức khỏe dành cho cá nhân và
người thân, v.v.
Khi tham gia vào đội ngũ nhân viên NHTMCP Á Châu đều được hưởng các
chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định của
pháp luật.
35
Hình 3. 2: Số lượng nhân viên Ngân hàng qua các năm-giai đoạn 2014-2018
(nguồn BCTN Ngân hàng TMCP Á Châu 2018).
Nhân sự được tuyển dụng vào làm việc tại ACB không chỉ có năng lực phù
hợp, mà còn được định hướng phát triển nghề nghiệp và gắn bó lâu dài cùng ACB.
Với định hướng này, năm 2018 ACB kích hoạt đợt tuyển dụng lớn trên cả nước, tập
trung vào hai đối tượng chính là người có kinh nghiệm và sinh viên mới tốt nghiệp
có tiềm năng cao-đây là đối tượng tương lai của đất nước, những mầm non cần đào
tạo và Ngân hàng TMCP Á Châu đã luôn mở rộng cánh cửa cơ hội nghề nghiệp cho
các bạn, nhất là các bạn sinh viên mới ra trường. Kết quả là đã tuyển dụng 1.997 lượt
nhân viên phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh doanh, dự phòng, và bù đắp biến động
nhân sự trong kỳ. Bên cạnh đó, nhằm chủ động tạo nguồn nhân sự trẻ có chất lượng,
ACB còn mở rộng mối quan hệ với các trường đại học lớn trên toàn quốc, chủ động
tổ chức các ngày hội việc làm và chương trình tuyển dụng sinh viên thực tập tài năng
“The Next Banker 2018”, v.v.
Việt Nam nay đã bước qua ngưỡng thu nhập trung bình, có tốc độ phát triển
kinh tế trong khoảng 6 - 7% nhiều năm gần đây, thuộc hàng cao nhất trong khu vực
Đông Nam Á. Hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn sau khi NHNN Việt Nam tiến hành
các đợt cơ cấu lại cũng như sự tham gia của các công ty công nghệ trong việc cung
cấp những loại hình dịch vụ tài chính đang tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các NHTMCP
như ACB.
Dù phát triển theo hướng nào, yếu tố con người luôn là nhân tố được chú trọng
tại ACB. Cái gốc của sự thành công mà ACB đạt được chính là những con người
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu

More Related Content

Similar to Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu

Similar to Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu (20)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
 
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần c...
 
Nâng cao chất lượng lao động trực tiếp làm công tác du lịch, 9đ
Nâng cao chất lượng lao động trực tiếp làm công tác du lịch, 9đNâng cao chất lượng lao động trực tiếp làm công tác du lịch, 9đ
Nâng cao chất lượng lao động trực tiếp làm công tác du lịch, 9đ
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
 
Luận Văn Giải Pháp Thu Hút Và Duy Trì Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bachy Soleta...
Luận Văn Giải Pháp Thu Hút Và Duy Trì Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bachy Soleta...Luận Văn Giải Pháp Thu Hút Và Duy Trì Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bachy Soleta...
Luận Văn Giải Pháp Thu Hút Và Duy Trì Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bachy Soleta...
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừaLuận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ UBND quận hoàn Kiếm
Đề tài: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ UBND quận hoàn KiếmĐề tài: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ UBND quận hoàn Kiếm
Đề tài: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ UBND quận hoàn Kiếm
 
Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của UBND quận hoàn Kiếm - Gửi miễn phí ...
Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của UBND quận hoàn Kiếm - Gửi miễn phí ...Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của UBND quận hoàn Kiếm - Gửi miễn phí ...
Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của UBND quận hoàn Kiếm - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh DoanhLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh
 
Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các nhãn hàn...
Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các nhãn hàn...Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các nhãn hàn...
Đánh giá sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối các nhãn hàn...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM PHẠM THỊ MỸ NGỌC HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP CỦA NHTMCP Á CHÂU TẠI CÁC CHI NHÁNH TP. HCM. Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh, Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM PHẠM THỊ MỸ NGỌC HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP CỦA NHTMCP Á CHÂU TẠI CÁC CHI NHÁNH TP. HCM. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng) Mã ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN TP Hồ Chí Minh, Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi được PGS. TS Hồ Viết Tiến hướng dẫn cùng với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp đang công tác tại NHTMCP Á Châu, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nguồn gốc các trích dẫn và tham khảo trong luận văn đều được chú thích và trình bày đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình. Học viên thực hiện luận văn Phạm Thị Mỹ Ngọc
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT ABSTRACT LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... MỤC LỤC ................................................................................................................ DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT........................................................ DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ................................................................... TÓM TẮT................................................................................................................. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN................................................................1 Giới thiệu chương 1 ................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài:.......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ...................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................4 1.6. Ý nghĩa luận văn: .......................................................................................5 1.7. Kết cấu luận văn:........................................................................................5 Kết luận chương 1...................................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP.................................................8
  • 5. Giới thiệu chương 2. ...............................................................................................8 2.1. Cơ sở lý thuyết: .............................................................................................8 2.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR):........................................8 2.1.2. Các cách tiếp cận CSR:.........................................................................13 2.1.2.1. Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1991, 1999): ....................13 2.1.2.2. Cách tiếp cận theo các bên liên quan:.............................................15 2.1.3. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) trong ngành ngân hàng:.......16 2.1.4. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR): .............................................................................................................18 2.2. Lý thuyết về niềm tin với tổ chức và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức: ............................................................................................................................20 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về CSR:............................................21 2.3.1. Các nghiên cứu trước đây về CSR tác động đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trên thế giới: .........................................................................21 2.3.2. Các nghiên cứu trước đây về CSR tác động đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức ở Việt Nam...........................................................................22 2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu: .............................................................23 Kết luận chương 2.................................................................................................25 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.......................................................................................................................26 Giới thiệu chương 3. .............................................................................................26 3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu.....................................26 3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu và các NHTMCP Việt Nam ......................................................................27 3.2.1. Trách nhiệm kinh tế ..............................................................................27 3.2.2. Trách nhiệm pháp lý: ............................................................................30 3.2.3. Trách nhiệm đạo đức: ...........................................................................33
  • 6. 3.3.4. Trách nhiệm từ thiện:............................................................................36 Kết luận chương 3.................................................................................................38 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN NIỀM TIN VÀ SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TẠI NHTMCP Á CHÂU. ..................................39 Giới thiệu chương 4. .............................................................................................39 4.1. Đánh giá cảm nhận của nhân viên về hoạt động thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại NHTMCP Á Châu......................................................39 4.1.1. Thống kê mẫu nghiên cứu.....................................................................40 4.1.1.1. Thống kê mô tả thông tin định danh:..............................................40 4.1.1.2. Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo:.............................44 4.1.2. Phân tích nhân tố EFA đối với các thang đo.........................................51 4.1.2.1. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo nhận thức trách nhiệm xã hội. 51 4.1.2.2. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo niềm tin vào tổ chức:......54 4.1.2.3. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo Sự gắn kết với tổ chức của của nhân viên...............................................................................................55 4.1.3. Đánh giá của nhân viên về việc thực hiện CSR của NHTMCP Á Châu, niềm tin và sự gắn kết trong công việc. ..........................................................56 4.1.3.1. Đánh giá của nhân viên về thực hiện trách nhiệm kinh tế..............56 4.1.3.2. Đánh giá của nhân viên về thực hiện trách nhiệm pháp lý.............57 4.1.3.4. Đánh giá của nhân viên về thực hiện trách nhiệm từ thiện: ...........60 4.1.3.5. Đánh giá của nhân viên về niềm tin với tổ chức: ...........................61 4.1.3.6. Đánh giá của nhân viên về sự gắn kết với tổ chức. ........................62 4.1.4. Phân tích hồi quy nhận thức CSR đến niềm tin và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên NHTMCP Á Châu:..........................................................63 4.1.4.1. Phân tích tương quan giữa nhận thức CSR đến niềm tin tổ chức: .63 4.1.4.2. Xây dựng phương trình hồi quy nhận thức CSR đến niềm tin tổ chức. 64 4.1.4.3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình: ..........................................65
  • 7. 4.1.5. Phân tích hồi qui niềm tin tổ chức đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên: 67 4.1.5.1. Phân tích tương quan giữa niềm tin tổ chức đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên: .....................................................................................67 4.1.5.2. Phương trình hồi qui niềm tin tổ chức đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên:..............................................................................................67 4.1.6. Kiểm định giả thuyết mô hình: .............................................................68 4.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu:........................................................................69 Kết luận chương 4.................................................................................................73 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN Á CHÂU....................................................................74 Giới thiệu chương 5. .............................................................................................74 5.1. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm kinh tế.................74 5.2. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm pháp lý:...............75 5.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm đạo đức:..............76 5.4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm từ thiện: ..............78 Kết luận chương 5.................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. ACCA: Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc. BCTC: Báo cáo tài chính. BCTN: Báo cáo thường niên. CSR: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. DN: Doanh nghiệp. EFA: Phân tích nhân tố khám phá. NH: Ngân hàng. NHNN: Ngân hàng nhà nước. NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần. SME: Doanh nghiệp vừa và nhỏ. TNĐĐ: Trách nhiệm đạo đức. TNKT: Trách nhiệm kinh tế. TNPL: Trách nhiệm pháp lý. TNTT: Trách nhiệm từ thiện. TNXH: Trách nhiệm xã hội. VN: Việt Nam.
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: Tóm tắt quan điểm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp qua các thời kỳ.9 Bảng 3. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB tính đến quý III/2018 (Nguồn BCTC hợp nhất của ngân hàng)................................................................................27 Bảng 4. 1: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhận thức kinh tế trong CSR (N=290).....................................................................................................................45 Bảng 4. 2: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhận thức pháp lý trong CSR (N=290).....................................................................................................................46 Bảng 4. 3: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhận thức đạo đức trong CSR (N=290).....................................................................................................................47 Bảng 4. 4: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhận thức từ thiện trong CSR (N=290).....................................................................................................................48 Bảng 4. 5: Hệ số Cronbach’s Alpha của niềm tin tổ chức CSR (N=290).................49 Bảng 4. 6: Hệ số Cronbach’s Alpha của Sự sự gắn kết với tổ chức của nhân viên (N=290).....................................................................................................................50 Bảng 4. 7: Thống kê kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha..................................51 Bảng 4. 8: Rotated Component Matrixa ....................................................................53 Bảng 4. 9: Rotated Component Matrixa ....................................................................54 Bảng 4. 10: Rotated Component Matrixa ..................................................................55 Bảng 4. 11: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với trách nhiệm kinh tế...................56 Bảng 4. 12: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với trách nhiệm pháp lý..................57 Bảng 4. 13: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với trách nhiệm đạo đức .................59 Bảng 4. 14: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với trách nhiệm từ thiện..................60 Bảng 4. 15: Đánh giá cảm nhận của nhân viên với sự gắn kết của tổ chức..............62 Bảng 4. 16: Ma trận tương quan Pearson (CSR đến niềm tin tổ chức).....................63 Bảng 4. 17: Kết quả của mô hình hồi quy (CSR đến niềm tin tổ chức)....................64 Bảng 4. 18: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu:........................................................67
  • 10. Bảng 4. 19: Kết quả của mô hình hồi quy (niềm tin đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên)..................................................................................................................68 Bảng 4. 20: Thống kê mô tả các thang đo.................................................................69 Bảng 4. 21: Kết luận về các giả thuyết đã nghiên cứu..............................................72
  • 11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2. 1: Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1991, 1999)...............................13 Hình 3. 1: Tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống ACB giai đoạn 2014-2018 (Nguồn BCTN NHTMCP Á Châu 2018)...............................................................................32 Hình 3. 2: Số lượng nhân viên Ngân hàng qua các năm-giai đoạn 2014-2018 (nguồn BCTN Ngân hàng TMCP Á Châu 2018). .................................................................35 Hình 4. 1: Mô tả mẫu theo giới tính..........................................................................40 Hình 4. 2: Mô tả mẫu theo độ tuổi ............................................................................41 Hình 4. 3: Mô tả mẫu theo trinh độ học vấn .............................................................42 Hình 4. 4: Mô tả mẫu theo vị trí công tác .................................................................43 Hình 4. 5: Mô tả mẫu theo thời gian công tác...........................................................44 Hình 4. 6: Sơ đồ tóm tắt kết quả nghiên cứu.............................................................69
  • 12. TÓM TẮT Đây là nghiên cứu về tác động của hoạt động CSR đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên tại NHTMCP Á Châu để từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động CSR của ngân hàng. Bởi lẽ nhân viên là yếu tố quan trọng góp phần mang đến sự thành công trong quá trình hoạt động của ngân hàng thế nên từ việc xem xét tác động của CSR đến nhận thức và niềm tin của nhân viên là cần thiết và sẽ giúp cho các nhà quản lý có những hoạt động CSR phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đi từ tổng quát đến cụ thể từ đó tìm ra các yếu tố của CSR ảnh hưởng đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên tại NHTMCP Á Châu và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này, để từ đó đưa ra những nhận định cũng như đưa ra những kiến nghị thực sự phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu-nơi mà tác giả đang công tác. Bài nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng bằng cách gửi đến các nhân viên đang công tác tại NHTMCP Á Châu thuộc TP HCM bảng câu hổi về vấn đề CSR sau đó thu thập, xử lý kết quả và tiến hành phân tích thông qua các bước thống kê mô tả đối tượng khảo sát, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi qui. Kết quả sau khi kiểm định cho thấy có 4 yếu tố (1) nhận thức trách nhiệm kinh tế, (2) nhận thức trách nhiệm pháp lý, (3) nhận thức trách nhiệm đạo đức, (4) nhận thức trách nhiệm từ thiện đều có tác động tích cực đến niềm tin và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên. Trong đó, nhận thức trách nhiệm kinh tế có tác động lớn nhất đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên. Kết luận được rút ra là các yếu tố CSR có tác động thực sự và tác động tích cực đến niềm tin và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên NHTMCP Á Châu. Thế nên muốn các hoạt động của ngân hàng trở nên thật sự hiệu quả và bền vững Ban lãnh đạo ngân hàng cần có sự tích hợp CSR vào trong các chiến lược kinh doanh cũng như quản trị nhân sự của mình để có thể đứng vững cũng như bắt kịp những đổi thay của thế giới đang diễn ra từng ngày. Từ khóa: CSR.
  • 13. ABSTRACT This is a research on the impact of social responsibility activities on the trust and cohesion of employees with the Bank at Asia Commercial Joint Stock Bank. Because employees are an important factor contributing to the success of the bank's operations, from studying the impact of CSR on employee awareness and beliefs is necessary and will help for the bank's Board of Directors to have appropriate CSR policies to help improve the bank's operational efficiency. The research objectives of the thesis go from general to specific to determine the elements of corporate social responsibility affecting the trust and cohesion of employees at Asia Commercial Bank and the degree influence of this factors, from which to make judgments as well as give real solutions in line with the situation of business activities of Asia Commercial Joint Stock Bank - where the author is working. The paper is conducted by qualitative and quantitative research methods using questionnaires to survey employees working at Asia Commercial Joint Stock Bank in HCM City on the following corporate social responsibility issues. And the collected results will be handled, analyzes them through statistical steps describing the survey objects, Cronbach's Alpha testing, EFA factor analysis, regression analysis. The results after the verification show that 4 factors (1) perceived economic responsibility, (2) legal responsibility awareness, (3) moral responsibility awareness, (4) perceived responsibility from Good will have a positive impact on the belief and engagement with the organization of the employees. In particular, awareness of economic responsibility has the greatest impact on employees' trust and cohesion. From the research results, it can be concluded that CSR factors have a real impact and positively impact beliefs and cohesion with the organization of Asia Commercial Bank employees. So if you want the bank to work really effectively and sustainably, the bank's management needs to integrate CSR into its business strategies as well as its human resources management to increase competitiveness as well as catch up the changes of the world are happening day by day. Keywords: CSR.
  • 14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN Giới thiệu chương 1 Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang ủng hộ sự phát triển của tự do thương mại, toàn cầu hóa và tốc độ lan tỏa thông tin thì mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng và ngành ngân hàng – một loại hình doanh nghiệp đặc biệt cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Bên cạnh áp dụng các biện pháp đa dạng hóa, nâng cao chất lượng của các sản phẩm tài chính, ngân hàng còn cần phải thực hiện tốt việc xây dựng văn hóa, nâng cao uy tín ngân hàng và đặc biệt chú trọng, quan tâm đến môi trường làm việc của nhân viên, tạo được niềm tin để nhân viên luôn gắn bó, đồng hành cùng tổ chức. Từ đó thực hiện tốt hoạt động CSR sẽ giúp ngân hàng gia tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của mình. Thấu hiểu được tầm quan trọng của đề tài nên trong Chương 1 tác giả muốn giới thiệu một cách tổng quan nhất về lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu và cuối cùng là ý nghĩa cũng như những giá trị mà đề tài mang đến, đóng góp vào sự phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu- nơi mà tác giả đang công tác nói riêng và các đọc giả quan tâm cũng như có thể đóng góp vào kho tàng các công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa nói chung. 1.1. Lý do chọn đề tài: CSR không phải là vấn đề mang tính chất mới mẻ bởi nó đã được đặt ra và nhắc đến từ những năm 1953 bởi Bowen và sau đó được quan tâm, tìm hiểu bởi nhiều tác giả khác trên thế giới. Tuy nhiên nó thực sự là vấn đề mang tính thời đại bởi sự tác động không hề nhỏ của CSR đến các mặt, các khía cạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhất là sự tác động của CSR đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Mà theo (Nyhan, 2000; Yilmaz, 2008) thì một doanh nghiệp muốn thành công và phát triển bền vững không thể không tích hợp niềm tin và sự gắn kết của nhân viên vào chiến lược hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hơn thế nữa khi mà sự cạnh tranh trên thị trường đang diễn ra một cách gay gắt thì một doanh nghiệp muốn gia tăng lợi thế cạnh tranh thì cần phải quan tâm hơn
  • 15. 2 đến việc thực hiện CSR của mình, bởi làm tốt điều này sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ phát triển bền vững từ bên trong bởi xây dựng được một môi trường làm việc vững mạnh bằng những viên gạch của niềm tin, mà còn tạo nên một hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng và cộng đồng bằng những đóng góp thiết thực, có ích cho môi trường và mã hội. Mặc dù biết được tầm quan trọng mà CSR tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng ở Việt Nam các nghiên cứu về CSR vẫn chưa nhiều. Có chăng là các nghiên cứu thiên về hướng lý luận, mà tính thiết thực và việc đưa các lý thuyết CSR vào vận dụng trong một tổ chức để thấy được sự tác động thực sự của CSR đến các đối tượng quan trọng gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp: cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên, … chưa nhiều. Đặc biệt ngành ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hình ảnh, uy tín và thương hiệu đến sự thành công, thì nhân viên là nhân tố quan trọng làm nên một hình ảnh ngân hàng đẹp, một uy tín lớn trong lòng khách hàng. Tuy nhiên NHTMCP Á Châu là một trong số ít các ngân hàng tại Việt Nam đã và đang quan tâm đến vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, bởi phần nào thấu hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, cụ thể: Không chỉ tập trung cho mục tiêu kinh doanh, bảo đảm lợi ích cổ đông, khách hàng và nhân viên, ACB luôn thực hiện trách nhiệm với cộng đồng. Chính vì vậy, khi xem xét giải "Ngân hàng tốt nhất về trách nhiệm xã hội", Asiamoney đã đánh giá ACB nổi bật trong hạng mục giải thưởng này năm 2017. Ngân hàng đã triển khai nhiều hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc người có hoàn cảnh khó khăn, hiến máu nhân đạo, khám chữa bệnh … Năm 2016, với ngân sách hơn tám tỷ đồng (tương đương 350.000 USD), ACB thực hiện những hoạt động cộng đồng đầu tư bài bản, chuyên nghiệp có mục tiêu rõ ràng, gắn liền với chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng. Năm 2018, nhà băng tiếp tục thực hiện minh bạch hoạt động cộng đồng dài hạn cùng ngắn hạn theo định hướng phát triển tại mỗi thời điểm, phù hợp tình hình văn hóa xã hội từng địa phương.
  • 16. 3 Từ thực tế những hoạt động CSR mà NHTMCP Á Châu đang thực hiện, tác giả nhận thấy sự cần thiết của việc triển khai một cách mạnh mẽ cả về mặt kiến thức lẫn cụ thể hóa thành hành động trong nhân viên ngân hàng về các hoạt động CSR, bởi chỉ có thực sự hiểu được tầm quan trọng, cũng như những tác động của CSR đến sức mạnh bên trong của ngân hàng thông qua sự tác động đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức bên cạnh đó là những giá trị mà CSR mang đến khi Ngân hàng thực hiện tốt các hoạt động này thì NHTMCP Á Châu mới có những chiến lược, hành động phù hợp để gia tăng khả năng cạnh tranh của mình, cũng như hiệu quả hoạt động của mình. Do đó đề tài “Hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu tại các chi nhánh TP.HCM” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp, bởi tác giả thấy được tính ứng dụng của đề tài vào tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu trong giai đoạn hiện nay và tương lai. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu tổng quát: Thực hiện nghiên cứu nhằm hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu tại các chi nhánh TP.HCM. - Mục tiêu cụ thể: + Xác định các yếu tố của CSR ảnh hưởng đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên tại NHTMCP Á Châu. + Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố CSR ảnh hưởng đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên tại NHTMCP Á Châu. + Dựa trên kết quả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng hiệu quả thực hiện CSR tại NHTMCP Á Châu. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu đã đề cập, các câu hỏi nghiên cứu sau được đưa ra nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra:
  • 17. 4 - Các yếu tố của CSR nào ảnh hưởng đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên tại NHTMCP Á Châu? - Các yếu tố của CSR đó có ảnh hưởng như thế nào đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên tại NHTMCP Á Châu? - Làm cách nào để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại NHTMCP Á Châu? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố của các hoạt động CSR có tác động đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên tại NHTMCP Á Châu. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: Các thông tin và số liệu được sử dụng trong bài viết là các dự liệu thứ cấp do người viết thu thập từ các bài báo, các báo cáo, các bài viết, các đề án, luận văn các trang thông tin-thống kê giai đoạn 2012-2018. - Không gian: Bài viết nghiên cứu hiệu quả thực hiện và sự tác động của hoạt động thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại NHTMCP Á Châu chủ yếu được khảo sát, lấy ý kiến nhân viên ngân hàng tại các đơn vị của NHTMCP Á Châu trên địa bàn TP HCM- các đối tượng tham gia khảo sát đảm nhiệm ở nhiều vị trí khác nhau, với thời gian công tác tại ngân hàng khác nhau và hầu như đều có mặt tại hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội của ngân hàng nên mẫu được chọn có thể mang tính đại diện cho tổng thể. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu được hoàn thành là do sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. - Phương pháp định tính: thực hiện là phỏng vấn các nhân viên về những thông tin và hoạt động TNXH doanh nghiệp mà NHTMCP Á Châu đã và đang thực hiện trong thời gian qua. Dựa trên sự phán đoán tính thích hợp của các phần tử với
  • 18. 5 mục tiêu nghiên cứu của đề tài và mời họ tham gia vào mẫu để đánh giá, lựa chọn và thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho phù hợp. - Phương pháp định lượng: được tiến hành bằng cách xử lý kết quả từ việc gửi bảng câu hỏi đến các nhân viên - cỡ mẫu là 300 phần tử. Đối tượng khảo sát chủ yếu là các nhân viên ngân hàng tại các chi nhánh/phòng giao dịch của NHTMCP Á Châu tại địa bàn TP HCM. Sau đó tác giả sẽ đo lường độ tin cậy của thang đo, sử dụng EFA,… để kiểm định giả thuyết nghiên cứu, xem xét sự ảnh hưởng của việc thực hiện CSR đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên ngân hàng từ đó có những kiến nghị để nâng cao hiệu quả và hoàn thiện việc thực hiện các hoạt động CSR của NHTMCP Á Châu. 1.6. Ý nghĩa luận văn: Bài nghiên cứu của tác giả chủ yếu đóng góp về mặt thực tiễn. Cụ thể: Bài viết góp phần làm sáng tỏ, làm rõ ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên tại NHTMCP Á Châu. Bên cạnh đó thông qua việc nghiên cứu các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu để duy trì và nâng cao sự gắn kết của nhân viên từ đó có những đề xuất, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của ngân hàng. Hơn nữa bài viết còn có thể giúp cho Ban lãnh đạo NHTMCP Á Châu có những định hướng CSR trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình để khẳng định được danh tiếng, uy tín của Ngân hàng trong lòng khách hàng và tạo dựng được niềm tin sự gắn kết với ngân hàng của đội ngũ nhân viên nhằm mang đến những thuận lợi trên bước đường hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.7. Kết cấu luận văn: Bố cục luận văn được chia thành 5 chương như sau: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN.
  • 19. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP. CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI NHTMCP Á CHÂU. CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP ĐẾN NIỀM TIN VÀ SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TẠI NHTMCP Á CHÂU. CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI NHTMCP Á CHÂU. Kết luận chương 1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đã và đang được các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng bởi nó tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh, nhưng ở các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các tổ chức tài chính ngân hàng thì vấn đề CSR vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hàng loạt các vụ việc nghiêm trọng đã và đang diễn ra bởi nó gây ảnh hưởng, xâm hại đến lợi ích của khách hàng, người lao động… dẫn đến sự bức xúc trong cộng đồng và ảnh hưởng đến lòng tin vào các ngân hàng của khách hàng. Từ đó, các tổ chức tài chính ngân hàng cần nhận thức và nhìn nhận về lợi ích thực hiện CSR mang lại là cần thiết trong bối phát triển và hội nhập của kinh tế Việt Nam và thế giới đang diễn ra một cách sâu rộng và nhanh chóng như hiện nay. Ngân hàng quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực hiện tốt điều này là đang quan tâm và tác động vào nhận thức cũng như hành động của nhân viên trong quá trình xây dựng uy tín, hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng; một khi nhân viên đã có niềm tin và sự gắn kết với tổ chức mình đang và sẽ công tác, thì đó sẽ là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả và ý nghĩa của hoạt động CSR cũng như hướng đến chiến lược phát triển dài hạn của ngân hàng-và điều này thực sự quan trọng đối với tất cả các ngân hàng nói chung và NHTMCP Á Châu nói riêng.
  • 20. 7 Với kết cấu và nội dung mà Chương 1 đề tài mang đến tác giả hy vọng đọc giả có thể có cái nhìn bao quát nhất về những nội dung mà đề tài sẽ triển khai cũng như những đóng góp thiết thực mà đề tài: “Hoàn thiện hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu tại các chi nhánh TP.HCM” mang lại.
  • 21. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP. Giới thiệu chương 2. Trong chương 2 của luận văn tác giả muốn gửi đến người đọc tổng quan về những lý thuyết, những quan điểm các tác giả về vấn đề CSR từ những góc nhìn khác nhau; để từ đó thấy được sự lựa chọn của tác giả là phù hợp nhất với hướng nghiên cứu của bài luận văn và tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu-Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp dựa trên quan điểm của Carroll (1979) thể hiện trên bốn phương diện: kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. 2.1. Cơ sở lý thuyết: 2.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR): Ngày nay, “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ngày càng trở nên cần thiết hơn bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của doanh nghiệp. Việc định nghĩa CSR cũng khá đa dạng và phức tạp. Mỗi tổ chức, cá nhân, chính phủ của một quốc gia có cách nhìn nhận và quan điểm về CSR theo những cách khác nhau, nhưng chung quy cũng nhằm mang lai lợi ích cho cộng đồng, xã hội theo hướng tốt đẹp nhất có thể. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) đang trở thành mối quan tâm của quốc tế, của mọi quốc gia, nói cách khác là sự quan tâm của thời đại. Bởi lẽ, điều kiện cần cho sự phát triển lâu dài và vững chắc là một doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh phải quan tâm đến việc mang về lợi nhuận, tạo ra bao nhiêu việc làm, trích nộp thuế bao nhiêu… Bên cạnh điều kiện đủ cho sự phát triển bền vững là sự đánh giá việc hoàn thành các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp thực sự quan tâm đến những tác động của mình đối với môi trường, xã hội thì điều đó sẽ làm cho doanh nghiệp tự ý thức được trách nhiệm của mình cần làm gì để bù đắp lại những tác động chưa tốt mà mình gây ra; làm gì để tạo ra một môi trường làm việc tốt đẹp cho người lao động, gia tăng lợi
  • 22. 9 nhuận cho cổ đông, giúp đỡ cộng đồng, cải thiện môi trường tự nhiên,… để từ đó vấn đề CSR nâng lên tầm đạo đức doanh nghiệp và trở thành văn hóa tốt đẹp của tổ chức. Dưới đây là bảng tóm tắt các quan điểm của các tác giả khác nhau đã đề cập đến vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua từng thời kỳ: Bảng 2. 1: Tóm tắt quan điểm về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp qua các thời kỳ. Các vấn đề liên quan Định nghĩa Tác giả Kinh tế Xã hội CSR đề cập đến nghĩa vụ của doanh nghiệp để theo đuổi những chính sách, để thực hiện những quyết định, hoặc thực hiện những hoạt động để đạt được các mục tiêu đặt ra và những giá trị xã hội của chúng tôi. Bowen (1953) Kinh tế Xã hội Trách nhiệm xã hội nghĩa là các doanh nghiệp cần xây dựng hoạt động kinh tế một cách có hệ thống nhằm đáp ứng sự mong đợi của công chúng. Frederick (1960) Kinh tế Pháp luật Đạo đức Từ thiện CSR bao gồm sự mong đợi về kinh tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện của cộng đồng đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định. Carroll (1979) Từ thiện và các bên liên quan CSR là quan điểm cho rằng các công ty có nghĩa vụ cho các nhóm thành phần trong xã hội không phải là cổ đông Jones (1980).
  • 23. 10 và xa hơn nữa là theo quy định của pháp luật và hợp đồng công đoàn. Các bên liên quan Xã hội Môi trường Trách nhiệm xã hội có thể được định nghĩa như là một nguyên tắc nói rằng các doanh nghiệp nên quan tâm và có trách nhiệm về kết quả của bất kỳ hành động của họ đối với cộng đồng và môi trường. Frederick và cộng sự (1992). Từ thiện Các bên liên quan Xã hội Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là có liên quan đến việc xem xét các bên liên quan về mặt đạo đức hoặc trong việc cư xử CSR. Các bên liên quan tồn tại cả trong doanh nghiệp và bên ngoài. Do đó, hành vi thực hiện CSR sẽ làm gia tăng các nguồn nhân lực này. Hopkins (1998). Từ thiện Xã hội Môi trường Kinh tế Trách nhiệm xã hội là mối quan hệ tổng thể của công ty với tất cả các bên liên quan. Chúng bao gồm các khách hàng, nhân viên, cộng đồng, chủ sở hữu/nhà đầu tư, chính phủ, các nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh. Các hoạt động CSR bao gồm đầu tư trong tiếp cận cộng đồng, quan hệ nhân viên, tạo ra và duy trì việc làm, quản lý môi trường và hoạt động tài chính. Khoury và cộng sự (1999). Kinh tế Pháp luật Đạo đức CSR là một cơ chế, mà các doanh nghiệp phải chịu các trách nhiệm kinh tế, Maignan và cộng sự (1999).
  • 24. 11 Từ thiện Môi trường pháp luật, đạo đức và các trách nhiệm khác với các đối tượng hữu quan. Tự nguyện Các bên liên quan Xã hội Kinh tế Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết tiếp tục kinh doanh bằng cách cư xử đạo đức và đóng góp vào phát triển kinh tế, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững (2000). Từ thiện Xã hội Môi trường Kinh tế Trách nhiệm xã hội của công ty là phải có trách nhiệm và có những hành động vượt ra ngoài nghĩa vụ pháp lý của họ và mục tiêu kinh tế/kinh doanh. Những trách nhiệm rộng lớn hơn bao gồm hàng loạt các lĩnh vực nhưng thường xuyên đề cập đến các vấn đề như xã hội và môi trường và nơi mà xã hội được hiểu theo nghĩa rộng, chứ không phải chỉ đơn giản là vấn đề chính sách xã hội. Ủy ban của cộng đồng Châu Âu (2002). Từ thiện Xã hội Môi trường Các bên liên quan CSR là nói về doanh nghiệp và các tổ chức khác sẽ vượt ra ngoài các nghĩa vụ pháp lý trong hoạt động của mình đối với môi trường và xã hội. Đặc biệt, điều này có thể bao gồm cách thức tổ chức tương tác với các đối tượng hữu quan cũng như mức độ họ cố gắng để bảo vệ môi trường. Lea (2002)
  • 25. 12 Từ thiện Các bên liên quan Xã hội Kinh tế CSR là khái niệm mà doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho tác động đến các bên liên quan của mình. Đây là cam kết có trách nhiệm, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Ủy ban của cộng đồng Châu Âu (2003). Tự nguyện Các bên liên quan Xã hội Môi trường Kinh tế CSR là sự cam kết của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững thông qua việc cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng đời sống của cộng đồng theo cách đôi bên cùng có lợi. Nhóm Phát triển Kinh tế tư nhân của ngân hàng Thế Giới (2003). Tự nguyện Các bên liên quan Xã hội Môi trường Kinh tế CSR bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, tổ chức làm từ thiện và có trách nhiệm với môi trường, xã hội. Matten và Moon (2005). Trên cơ sở phân tích định nghĩa về CSR qua các thời kỳ, bài nghiên cứu này sử dụng định nghĩa của Carroll (1979) - tuy định nghĩa về CSR của Carroll đã được ra đời cách đây gần 40 năm nhưng vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm chung của nội hàm khái niệm CSR và phù hợp định hướng nghiên cứu. Theo đó Carroll (1979) cho rằng CSR “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và nghĩa vụ tự nguyện mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định” tức là theo họ, doanh nghiệp khai thác các nguồn lực tự nhiên để làm giàu cho doanh nghiệp và qua đó, họ gây ra những ảnh hưởng đối với môi trường tự nhiên và con người; do đó, ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm xã hội đối với môi trường, cộng đồng và người lao động. Công ty thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
  • 26. 13 TN từ thiện/nhân đạo Có đóng góp tích cực các nguồn lực cho cộng đồng, xã hội. TN đạo đức Luôn coi trọng yếu tố hợp lý, công bằng, đúng đắn, trong quá trình thực hiện. TN pháp luật/pháp lý Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. TN kinh tế Tạo ra lợi nhuận trường thì sẽ giúp tránh tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, sản phẩm công ty sẽ thân thiện với môi trường. Công ty đóng góp vì cộng đồng thì mang lại hạnh phúc cho những người kém may mắn trong cuộc sống. 2.1.2. Các cách tiếp cận CSR: Trách nhiệm xã hội là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề cập. Nhưng về nội dung và phạm vi của trách nhiệm xã hội hiện nay còn nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, tiêu biểu như một số cách tiếp cận sau: 2.1.2.1. Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1991, 1999): Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1991, 1999) có tính toàn diện và được áp dụng trong nhiều nghiên cứu. Hình 2. 1: Mô hình “Kim tự tháp” của A. Carroll (1991, 1999)
  • 27. 14 Trách nhiệm kinh tế (economic responsibility): là việc doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận Các trách nhiệm còn lại dựa trên nền tảng cơ bản này (Carroll, 1979). Trách nhiệm pháp luật/pháp lý (legal responsibility): Doanh nghiệp hoạt động phải tuân theo quy định của pháp luật trong nước và quốc tế; không được nằm ngoài khuôn khổ của những quy định này. Theo đó trách nhiệm kinh tế và pháp lý là trách nhiệm cơ bản không thể thiếu của CSR (Carroll, 1979). Trách nhiệm đạo đức (ethical responsibility): Tuân thủ các quy định của pháp luật là chưa đủ, doanh nghiệp còn phải làm tốt các quy định, quy ước của xã hội không nằm trong luật mà vươn lên tầm cao hơn thành đạo đức – đây là các chuẩn mực ứng xử của xã hội. Trách nhiệm đạo đức mang tín chất tự nguyện nhưng lại là trách nhiệm mang tính chất trọng yếu của CSR (Carroll, 1979). Trách nhiệm từ thiện (philanthropic responsibility): Đây là trách nhiệm nằm ngoài những yêu cầu của xã hội và mang tính chất tự nguyện hoàn toàn. Nếu doanh nghiệp hoàn thành tốt ba trách nhiệm xã hội là kinh tế, pháp lý, đạo đức thì vẫn được xem là đã thực hiện được điều mà xã hội mong đợi (Carroll, 1979). Một cách giải thích khác về CSR cũng khẳng định tính toàn diện về định nghĩa của Carroll: Đầu tiên, CSR có thể được giải thích với hai chức năng cụ thể là: nghĩa vụ kinh tế - xã hội và xã hội con người. Thứ hai, CSR được xác định từ lý thuyết tính hợp pháp và lý thuyết các bên liên quan, trong đó nó trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh (Stratling, 2007). Cuối cùng, cách để xác định trách nhiệm xã hội được dựa trên quan điểm của vấn đề quản lý xã hội và quản lý các bên liên quan (Gao, 2009; trích bởi Le Thi Thanh Xuan và Teal, 2014). Định nghĩa Carroll thuộc về quan điểm đầu tiên, nhưng nó cũng có thể bao gồm những những quan điểm khác. Việc xem xét các tài liệu cho thấy, định nghĩa CSR của Carroll là toàn diện hơn những quan điểm khác vì nó có thể tích hợp tất cả các khía cạnh hiện tại và có thể được giải thích bởi tất cả các cách tiếp cận xác định CSR.
  • 28. 15 2.1.2.2. Cách tiếp cận theo các bên liên quan: Các bên liên quan/hữu quan (stakeholder) của một doanh nghiệp theo mô hình lý thuyết của CSR là các cá nhân và tổ chức có quyền lợi, trách nhiệm, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp (Freeman, 1984). Các bên liên quan là ban giám đốc, chủ sở hữu, cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan nhà nước, đoàn thể, các nhóm chính trị, các phương tiện truyền thông, và những người khác. Theo phương pháp tiếp cận của các bên liên quan các tổ chức không chỉ chịu trách nhiệm với các cổ đông của mình mà còn phải “đáp ứng được lợi ích của một nhóm các bên liên quan có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được các mục tiêu của tổ chức” theo Freeman (1984). Trong đó nhân viên là một trong các nhóm của các bên liên quan quan trọng nhất mà lợi ích của họ phải được đề cập đến vì các hoạt động của nhân viên có mặt trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng. Do đó, hành vi của nhân viên có khả năng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động CSR của doanh nghiệp và họ có những phản ứng khác nhau tại nơi làm việc (Koh và Boo, 2001; Peterson 2004). Nhân viên có liên quan, có những đóng góp và phản ứng với việc thực hiện CSR tại doanh nghiệp (Rupp và cộng sự, 2006). Nhân viên không chỉ mong đợi được làm việc cho một tổ chức có trách nhiệm với cộng đồng, môi trường và xã hội mà họ còn là là tác nhân quan trọng của các hoạt động thực hiện CSR đó. Vì vậy, cuối cùng việc thực hiện các CSR được xuất phát từ nhân viên và hiệu quả thực hiện sẽ phụ thuộc vào sự tự nguyện của nhân viên. Khi nhân viên nhận thức rõ về việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp của mình họ sẽ phản ứng lại bằng tình cảm, thái độ và hành vi; do đó CSR là chủ đề mà nhiều học giả và nhà quản lý và của các doanh nghiệp quan tâm (Rupp và cộng sự, 2006). Kế đến khách hàng cũng là một bên liên quan vô cùng quan trọng, bởi lẽ những trách nhiệm từ thiện, đạo đức, pháp lý, kinh tế của doanh nghiệp điều có tác động mạnh mẽ đến quyết định và hành vi của khách hàng.
  • 29. 16 Trách nhiệm đối với cổ đông là trách nhiệm của tổ chức với cá nhân hay tập thể với mối quan hệ hợp tác dựa theo hợp đồng cùng tìm kiếm lợi nhuận. Trách nhiệm này thể hiện thông qua việc tổ chức hướng đến chiến lược phát triển bền vững; nổ lực kiểm soát chi phí hợp lý để mang vền lợi nhuận cho các cổ đông của doanh nghiệp là tối đa nhất phù hợp với từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Trách nhiệm đối với cộng đồng: bao gồm các hoạt động phúc lợi của xã hội, các hoạt động từ thiện... Ngoài ra trách nhiệm với cộng đồng còn thể hiện ở việc tham gia đóng góp vào các hoạt động thiết thực như: các chương trình mang nước sạch về với những nơi còn thiếu, các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường… và còn nhiều nhiều những hoạt động vì cộng đồng khác mà các doanh nghiệp có thể thực hiện để hoàn thiện hơn nữa hoạt động CSR của mình. Từ đó cho thấy việc thực hiện tốt CSR tác động đến nhiều đối tượng hữu quan của doanh nghiệp, nhất là đội ngũ nhân viên - lực lượng nòng cốt góp phần thúc đẩy, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp. Do đó các nhà lãnh đạo của tổ chức vừa làm công tác kinh doanh nhưng phải vừa có đủ tâm và tầm để thúc đẩy không chỉ các hoạt động kinh doanh trọng yếu vươn xa mà còn phải quan tâm đến các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để góp phần gia tăng niềm tin và sự gắn kết của nhân viên, giúp cho tổ chức không những phát triển mạnh mà còn phát triển một cách bền vững. 2.1.3. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) trong ngành ngân hàng: Các khung khổ thực hiện TNXHDN theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế: Hiện nay các khung khổ cho việc thực hiện TNXHDN đã được cụ thể hóa trong các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế như dưới đây: - Thỏa ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UNGC) - ISO 2600 - GRI G4
  • 30. 17 - Quy định về TNXHDN của EU Ngoài ra, trong lĩnh vực ngân hàng còn tuân thủ các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế được quy định trong: - Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD và Ủy ban Basel. - Quy định quản trị rủi ro ngân hàng (Basel) Cũng là một doanh nghiệp nhưng hoạt động trong một lĩnh vực khá đặc biệt- tài chính ngân hàng. Ngành ngân hàng đặc biệt nhạy cảm với những thông tin, những rủi ro phát sinh trong ngành tài chính. Và ngày càng nắm bắt, thấu hiểu được vai trò cũng như ý nghĩa của việc thực hiện CSR đóng góp tích cực như thế nào vào sự phát triển của tổ chức, NHTMCP Á Châu đang từng bước thực hiện những hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của mình. Thuật ngữ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp xuất hiện khá lâu, và trong ngành ngân hàng dùng cụm từ trách nhiệm xã hội của ngân hàng để diễn đạt những nội hàm tương tự. Trong hoạt động ngân hàng, hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bao gồm các hoạt động: duy trì tính thanh khoản cao cho khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận các cổ đông, tuân thủ các quy định trong cho vay, có uy tín với khách hàng vay vốn, trách nhiệm cải thiện, tạo ra môi trường làm việc chất lượng cho nhân viên, các sản phẩm tài chính cũng cần được đổi mới phù hợp đáp ứng được nhu cầu đa dạng, hợp lý của khách hàng ... Trong quá trình thực hiện CSR ngân hàng có thể phát sinh nhiều chi phí trong ngắn hạn, thế nhưng khi xem xét ở một gốc độ khác hay ở khía cạnh dài hạn thì tốc độ gia tăng của doanh thu do hiệu ứng tích cực mà việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp mang lại sẽ bù đắp được sự gia tăng của chi phí phát sinh; hơn thế nữa những hành động CSR sẽ còn mang đến hiệu ứng lâu dài giúp cho Ngân hàng có được sự vững mạnh và phát triển từ bên trong nội bộ do có được sự gắn bó ổn định của nhân viên cùng với sự lớn mạnh từ bên ngoài do đạt được niềm tin của khách hàng.
  • 31. 18 Trong bối cảnh nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động, nhất là ngành nghề mà niềm tin khách hàng là yếu tố quyết định sống còn thì hành động thực hiện tốt CSR giúp ngân hàng tạo dựng được văn hóa tốt đẹp ngay từ cách ứng xử, tư cách đạo đức của nhân viên ngân hàng với khách hàng, góp phần hạn chế rủi ro phát sinh cũng như làm dịu bớt tâm lý khách hàng khi có vấn đề phát sinh từ đó dễ dàng hơn trong việc đưa ra phương án giải quyết sao cho phù hợp. 2.1.4. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR): Những doanh nghiệp thực hiện CSR đã đạt được những lợi ích đáng kể bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Doanh nghiệp nhận thức tốt hơn về CSR và đưa CSR vào các hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, cho môi trường và cho xã hội. Giảm chi phí và tăng năng suất: Một môi trường làm việc tốt từ chế độ đãi ngộ, lương thưởng xứng đáng, cùng môi trường làm việc tốt, công bằng và minh bạch sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn từ đó năng suất và hiệu quả làm việc sẽ gia tăng, bên cạnh đó là sự gắn kết lâu dài với tổ chức của nhân viên, giúp giảm tỷ lệ thôi việc… góp phần làm cho chi phí đào tạo giảm, năng suất làm việc của nhân viên tăng. Tăng doanh thu: Đầu tư, phát triển cộng đồng địa phương giúp cho doanh nghiệp, ngân hàng có được một vị trí trong lòng người dân-những khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương từ đó việc kinh doanh thuận lợi hơn, gia tăng lợi nhuận cho tổ chức. Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp: CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín, góp phần nâng cao giá trị doanh nghiệp trong lòng khách hàng, và đối tác,… Doanh nghiệp mở rộng cánh cửa năng lực cạnh tranh khi mà đặt lên bàn cân hai doanh nghiệp những điểm mạnh và yếu tương tự nhau, nhưng doanh nghiệp chúng ta tốt hơn về mặt thực hiện CSR- cam kết một sự phát triển tốt đẹp và bền vững.
  • 32. 19 Thu hút nguồn lao động giỏi: Trình độ và chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, một doanh nghiệp với mức lương thưởng hấp dẫn đôi khi không còn là yếu tố duy nhất quyết định sự thu hút hay gắn bó một nhân viên giỏi, mà song song bên cạnh đó phải là một doanh nghiệp tạo ra được một môi trường làm việc tốt đẹp với cơ hội cạnh tranh công bằng, khả năng thăng tiến, đồng thời càng tốt hơn nếu doanh nghiệp đó được sự quan tâm và ủng hộ từ phía cộng đồng bởi những lợi ích mà doanh nghiệp đó mang lại không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt môi trường, xã hội. Để làm tốt được điều đó không còn cách nào khác là doanh nghiệp cần nghiên cứu và thực hiện tốt CSR của mình. Cơ hội tiếp cận thị trường mới: Ngày nay khi mà mối giao thương giữa các doanh nghiệp không còn là phạm vi trong nước mà vươn xa hơn ra tầm thế giới thì việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn, thông ước quốc tế về môi trường lao động, chất lượng sản phẩm dịch vụ, các cam kết trách nhiệm với môi trường tự nhiên,…từ đây giúp doanh nghiệp tìm kiếm cho mình cơ hội tiếp cận thêm nhiều thị trường mới. Khai thác các cơ hội từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội: đối với những doanh nghiệp nào chưa nhìn nhận một cách thấu đáo về những lợi ích tiềm tàng và lâu dài từ việc thực hiện CSR mang lại thì đây có thể là vấn đề mang tính thách thức. Bởi thực sự làm tốt điều này sẽ giúp doanh nghiệp phần nào giảm bớt chi phí, doanh thu gia tăng, thu hút được nguồn lao động chất lượng và đạt được lòng trung thành của khách hàng,… Sự trung thành của nhân viên và khách hàng: Một trong những yếu tố cơ bản nhưng tiên quyết giúp cho doanh nghiệp đạt được sự thành công là có được sự đóng góp và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên, bên cạnh đó là một lượng khách hàng trung thành và ổn định- mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho doanh nghiệp. Thì việc xem xét thực hiện CSR là yếu tố giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được sự thành công hơn, trong bối cảnh sự xích lại ngày một gần hơn về mặt giá cả, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ.
  • 33. 20 2.2. Lý thuyết về niềm tin với tổ chức và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức: Lý thuyết về niềm tin với tổ chức: Khái niệm về Niềm tin (trust) được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau (Burke và ctv, 2007), định nghĩa được chấp nhận phổ biến nhất là định nghĩa được xây dựng bởi Rousseau và cộng sự (1998). Trong khi đó, định nghĩa được xây dựng bởi Mayer và cộng sự (1995) thì ít được sử dụng bởi ông xem niềm tin là sự chấp nhận ý định hoặc hành vi tích cực của ai đó (Sreih, 2012). Các nghiên cứu có khuynh hướng xem nhẹ biến được nghiên cứu hơn trong định nghĩa này vì niềm tin theo nghĩa rộng là kỳ vọng hay tin tưởng rằng một người có thể dựa vào hành động và lời nói của người khác hoặc ý định tốt đối với mình (Dirks và Ferrin, 2001). Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng khái niệm niềm tin “là sự chấp nhận ý định tốt của một người để có niềm tin vào lời nói và hành động của họ” (Cook và Wall, 1980; trích Sreih, 2012, trang 2). Điều này được hiểu là niềm tin như là sự nhận định (đánh giá) của mình về cách ứng xử đúng đắn của một ai đó. Đây là một trạng thái tâm lý về sự chấp nhận một cách tích cực ý định hoặc hành vi của ai đó.Niềm tin có liên quan đến nhận thức của một người về một số yếu tố. Đặc biệt là cách họ được đối xử ở tổ chức, quản lý và các đồng nghiệp với nhau, cho dù họ nhận thức được rằng là công bằng, giữ lời hứa đối với họ và đáp ứng nhu cầu của họ, liệu rằng các đối tượng được tin cậy sẽ thực hiện lời hứa và nghĩa vụ của họ trong thời gian tới (Guest và Conway, 2001; Fuchs, 2003; Iris và Rob, 2010). Nếu nhận thức của nhân viên về niềm tin là tốt, thì họ sẽ học hỏi và chia sẻ những kỹ năng có lợi nhằm cải tiến tổ chức (Iris và Rob, 2010). Bốn yếu tố quan trọng của nhận thức niềm tin ở tổ chức: kỳ vọng về phần thưởng, ưu điểm của quản lý, ủng hộ về mặt tâm lý và niềm tin ở lãnh đạo. Lý thuyết về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức: Sự gắn kết thái độ tồn tại khi có “sự đồng nhất của cá nhân với tổ chức” (Sheldon, 1971), hoặc có thể nói là “sự thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu cá nhân” (Hall et al., 1970). Theo Porter, Steers, Mowday và Boulian (1974):
  • 34. 21 “Gắn kết với tổ chức là sức mạnh tương đồng về sự đồng nhất của nhân viên với tổ chức và sự tham gia tích cực của nhân viên trong một tổ chức nhất định”. Kế thừa những nghiên cứu trước, Mowday, Porter và Steers (1982) tiếp tục nghiên cứu và xem xét gắn kết là sự đồng nhất và quan tâm của một cá nhân với tổ chức, điều này có thể được thể hiện bằng một niềm tin mạnh mẽ và chấp nhận các giá trị, mục tiêu của tổ chức… Các nhà nghiên cứu sau này cũng đưa ra khái niệm tương tự như: “Sự gắn kết với tổ chức là mối liên hệ về mặt tâm lý giữa một cá nhân với tổ chức của mình khiến họ ít có khả năng tự nguyện rời bỏ tổ chức” (Mayer & Allen, 1996). 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về CSR: 2.3.1. Các nghiên cứu trước đây về CSR tác động đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trên thế giới: Vấn đề CSR được đa số các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm đến phương diện đối tượng khách hàng, và hiệu quả tài chính của công ty, bên cạnh đó là sự tác động của CSR đến nhân viên của tổ chức. Mọi hoạt động của nhân viên sẽ tác động và chịu tác động bởi văn hóa và các hoạt động của tổ chức. Do đó, nắm bắt được các nhu cầu của nhân viên và có các tác động phù hợp đến nhận thức và hành động của đối tượng này sẽ góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức, các nghiên cứu chứng minh rằng thực hiện tốt các hoạt động CSR sẽ góp phần cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên (Solomon và Hanson, 1985), tạo mối quan hệ gắn kết, gia tăng hiệu quả, chất lượng làm việc của nhân viên cho tổ chức (Lee et al., 2012), doanh nghiệp sẽ thu hút được nguồn lao động giỏi khi thỏa mãn thang bậc tháp nhu cầu của nhân viên thông qua thực hiện CSR (Bauman và Skitka, 2012), nhân viên chịu tác động tích cực ở mức độ khác nhau của việc thực hiện CSR (Leeet al., 2012),... Đến năm 2013, Leeet al. kết luận rằng nhận thức tích cực của nhân viên về CSR có tác động đến hiệu quả hoạt động của các công ty tại Hàn Quốc (Leeet al., 2013). Tiếp đến là nghiên cứu sự đóng góp của CSR đối với động lực của nhân viên nội bộ của (Skudiene, 2012) cho thấy việc thực hiện CSR có tác động tích cực đến động lực làm việc của nhân viên. Hay gần đây nhất là nghiên cứu về mối quan hệ
  • 35. 22 tích cực và sự tương quan giữa CSR và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, thể hiện qua động cơ và sự hài lòng trong công việc; từ đó khuyến khích nhân viên làm việc một cách chăm chỉ hơn (Georgios Tsourvakas, Ioanna Yfantidou, 2018). Nhìn chung qua các nghiên cứu có thể thấy được việc thực hiện CSR có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nhận thức và hành động của nhân viên, từ đó ảnh hưởng đến niềm tin và sự gắn kết của nhân viên – yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. 2.3.2. Các nghiên cứu trước đây về CSR tác động đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức ở Việt Nam: Theo xu hướng của thế giới, tại Việt Nam các nghiên cứu cũng lần lượt xuất hiện, về việc nghiên cứu CSR bởi những tác động của nó đến các khía cạnh khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu các tác động của CSR để tích hợp vào các chiến lược quản trị, kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả thiết thực và tối ưu, chẳng hạn như: Nghiên cứu Ảnh hưởng của CSR tới lòng trung thành của khách hàng: nghiên cứu trong ngành thức ăn chăn nuôi tại miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Hồng Hà, 2016), từ kết quả nghiên cứu được tác giả đã đề xuất các giải pháp dựa trên cơ sở của việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để có thể gia tăng lòng trung thành của khách hàng. Với nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính của 20 công ty lớn nhất niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán Hà Nội và TP HCM (2010 – 2012) (Trang, Yekini, 2014) cho thấy mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và hiệu quả tài chính của các công ty; hay nghiên cứu “Relationships between corporate social responsibility and firm’s performance: an empirical case in the south of Vietnam” (Ngo Quang Huan, Do Huu Tai, và Le Thanh Tiep, 2016) đã nghiên cứu và đánh giá sự tác động của hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dựa trên dữ liệu của 50 công ty trên sàn HOSE, từ kết quả cho thấy sự tác động mạnh mẽ mà CSR khi được quan tâm thực hiện đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp,… Bên cạnh hàng loạt các nghiên cứu về nhiều góc độ khác nhau của vấn đề CSR thì xuất hiện nghiên cứu gắn CSR với quản trị nhân sự (Nguyễn Ngọc Thắng, 2010)
  • 36. 23 nhằm có những đề xuất để lồng ghép CSR với vấn đề quản trị nhân sự nhằm mục đích thúc đẩy và tạo ra lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội. Còn có nghiên cứu về vấn đề CSR, niềm tin và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ngân hàng (Hoàng Thị Phương Thảo, Huỳnh Long Hồ, 2015) cho thấy mối tương quan giữa CSR và niềm tin gắn kết của nhân viên để từ đó có những biện pháp thực hiện CSR hiệu quả nhằm gia tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, hay nghiên cứu CSR đến động lực làm việc của nhân viên: trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn TP HCM (Dương Bích Duệ, 2018) cho thấy nhân viên sẽ có động lực làm việc chăm chỉ hơn, năng suất lao động tăng khi các ngân hàng thực hiện tốt CSR,… Nhìn chung, sự xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây của các nghiên cứu về CSR tại Việt Nam hầu như chỉ và tập trung vào khía cạnh đạo đức và từ thiện thay vì cả bốn khía cạnh theo lý thuyết Carroll (1991); chú ý nghiên cứu các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp thay vì cả hai đối tượng theo Hopkins (2007). Các nghiên cứu về chưa làm rõ việc thực hiện CSR theo các ngành nghề cụ thể, mặc dù tầm quan trọng của CSR đã được xác định. Hơn nữa, các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm trong nước chưa bám sát với tình hình thực tế Việt Nam, dựa trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu nước ngoài, vẫn chưa phân tích theo đặc điểm của từng ngành, phạm vi nghiên cứu hạn chế và thiếu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp hợp lý. 2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu: Giả thuyết nghiên cứu: Dựa trên những cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên cùng với theo Collier và Esteban (2007) có ít nhất 2 nhân tố ảnh hưởng đến sự đồng thuận của nhân viên với các hoạt động về CSR. Yếu tố thứ nhất là theo bối cảnh mà các tổ chức có hoạt động mạnh về CSR thì sẽ có văn hóa tổ chức và thái độ làm việc phù hợp với các hoạt động CSR, và các quy định về CSR sẽ được hòa hợp với các quá trình kinh doanh. Do đó, khi một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, nó tạo ra một bối cảnh tích cực mà cả nhân viên hiện tại và tương lai sẽ đánh giá tổ chức đó một cách tích cực (Williams và Bauer, 1994). Yếu tố thứ 2 là sự nhận thức: các quy định và hoạt động CSR sẽ giúp
  • 37. 24 các nhân viên cảm thấy thoải mái về chính họ bởi vì họ tạo nên thương hiệu cá nhân trong doanh nghiệp, nâng cao hình ảnh của họ (Ashforth và Mael, 1989; Dutton và cộng sự, 1994; trích bởi Lee, Y., 2015). Cho dù yếu tố nào quyết định thì CSR sẽ có một ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của nhân viên về tổ chức. Ví dụ, khi yếu tố thứ nhất (“bối cảnh”) là quyết định, tổ chức sẽ có được niềm tin từ nhân viên bởi vì các nhân viên hiểu rằng tổ chức của họ sẽ tạo nên sự gắn bó và nghĩ cho quyền lợi cũng như phúc lợi của họ. Các nhân viên cũng sẽ tin tưởng vào tổ chức khi yếu tố thứ hai là yếu tố quyết định. Các nhân viên đã hiểu được rằng tổ chức của họ đang tham gia các hoạt động CSR và điều này làm họ tự hào khi là một phần của tổ chức đó. Nói cách khác, những nhân viên này hỗ trợ cho các hoạt động CSR mà tổ chức của họ đang tham gia và tạo nên những lợi ích giúp nhân viên có niềm tin vào tổ chức. Do đó, nhận thức về CSR sẽ có những ảnh hưởng tích cực lên sự gắn kết với tổ chức của nhân viên. Từ đó 5 giả thuyết được đề xuất như sau: Giả thuyết 1: Nhận thức trách nhiệm kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin vào tổ chức của nhân viên ngân hàng. Giả thuyết 2: Nhận thức trách nhiệm pháp lý có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin vào tổ chức của nhân viên ngân hàng. Giả thuyết 3: Nhận thức trách nhiệm đạo đức có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin vào tổ chức của nhân viên ngân hàng. Giả thuyết 4: Nhận thức trách nhiệm từ thiện có ảnh hưởng tích cực đến niềm tin vào tổ chức của nhân viên ngân hàng. Giả thuyết 5: Niềm tin vào tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ngân hàng. Mô hình nghiên cứu được đề xuất: Từ những giả thuyết trên mô hình nghiên cứu được đề xuất với các biến độc lập và phụ thuộc như sau:
  • 38. 25 - Biến độc lập gồm: Nhận thức trách nhiệm kinh tế, Nhận thức trách nhiệm pháp lý, Nhận thức trách nhiệm đạo đức, Nhận thức trách nhiệm từ thiện. - Biến phụ thuộc gồm: Niềm tin vào tổ chức và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ngân hàng. Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Kết luận chương 2. Từ rất nhiều các nghiên cứu và các lý thuyết trong và ngoài nước về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được đưa ra, cho thấy đây đã đang và sẽ là các vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp cũng như ngân hàng phải quan tâm. Thế nên biết được và nắm bắt các nghiên cứu xoay quanh chủ đề này và các nghiên cứu liên quan là điều hữu ích giúp cho NHTMCP Á Châu nói riêng và các doanh nghiệp nói chung tạo dựng được niềm tin, uy tín và sự gắn kết trong nhân viên– đó là tiền đề và cơ sở để hoàn thiện hơn nữa các hoạt động CSR của ngân hàng – tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.
  • 39. 26 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU. Giới thiệu chương 3. Phân tích tình hình thực hiện CSR của NHTMCP Á Châu trong tương quan so sánh với các ngân hàng khác tại Việt Nam, và so sánh với chính nó qua các năm để từ đó có những nhận định phù hợp; xem những mặt tích cực nào NHTMCP Á Châu cần phát huy, những mặt chưa tốt nào cần khắc phục; các mặt CSR nào ngân hàng đã thực hiện tốt và những mặt nào chưa. Qua đó cho thấy NHTMCP Á Châu đang từng bước chuyển mình trên con đường hoạt động kinh tế xã hội của mình để hướng đến mục tiêu trở thành một trong những NHTMCP tốt nhất Việt Nam và vươn mình ra thế giới. 3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu. NHTMCP Á Châu (ACB) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép thành lập vào ngày 24/4/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Ngay từ ngày thành lập, nguyên tác được các thành viên trong ban lãnh đạo ACB xác định là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả”. NHTMCP Á Châu là ngân hàng đi tiên phong trong khá nhiều hoạt động: là ngân hàng đầu tiên cung ứng dịch vụ Western Union (1994); là NHTMCP đầu tiên phát hành thẻ tín dụng MasterCard (1996) và sau đó là thẻ Visa (1997) tiếp thu sự phát triển của thế giới là thanh toán không dùng tiền mặt; là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên ứng dụng những công nghệ hiện đại trong hệ thống Core Banking,… Đến cuối năm 2017, ACB có đội ngũ nhân viên hơn 10.300 người, tổng tài sản đạt hơn 284 ngàn tỷ đồng với hệ thống công ty con là công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý và khai thác tài sản và công ty quản lý quỹ có
  • 40. 27 mạng lưới hoạt động gồm có 354 CN/PGD ở 47 tỉnh thành trên cả nước và những con số này với tốc độ phát triển của ACB hiện nay hứa hẹn sẽ không ngừng gia tăng. Bên cạnh các hoạt chú trọng vào phát triển kinh doanh, NHTMCP Á Châu luôn quan tâm đến các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng đồng): Trong quá trình phát triển của mình, ACB luôn chú trọng thực hiện các hoạt động trách nhiệm đối với môi trường, xã hội và cộng đồng – gần đây nhất là chương trình gần lại O, nhằm khuyến khích việc giảm sử dụng rác thải nhựa trong nhân viên và cộng đồng; là thành viên tích cực trong cộng đồng ngân hàng Việt Nam, luôn đóng góp cho các chương trình giáo dục như các quỹ học bổng ngân hàng; gây quỹ vì người nghèo; đồng hành cùng các chương trình bảo vệ môi trường như quỹ bảo vệ linh trưởng và các loại động vật quý hiếm. 3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu và các NHTMCP Việt Nam. Hoạt động CSR đã và đang được các ngân hàng Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó ngay cả bản thân nhân viên lẫn khách hàng cũng có những nhận định cũng như nhận thức chưa đúng về cụm từ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của ngân hàng, hay nói các khác là cụm từ này được hiểu là gắn liền với các hoạt động mang tính đạo đức và từ thiện nhiều hơn. Từ thực tế khách quan đó, nên thông qua bài viết tác giả muốn phần nào làm rõ hơn về CSR của ngân hàng, một cách tổng quát nhất chứ không bị giới hạn trong nhận thức của nhân viên và khách hàng là làm CSR là làm từ thiện; từ đó sẽ là động lực gia tăng sự gắn bó của họ đối với hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu nói riêng cũng như các NHTMCP Việt Nam nói chung. Sau đây là tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu giai đoạn vừa qua. 3.2.1. Trách nhiệm kinh tế: Theo báo tài chính kiểm toán năm 2018, lợi nhuận sau thuế của ACB đạt hơn 5,137 tỷ đồng, tăng gấp 2.4 lần so với năm 2017, chủ yếu là do lãi thuần từ hoạt động khác cao gấp 2 lần và chi phí dự phòng rủi ro giảm 64% so với năm trước.
  • 41. 28 Kết thúc năm 2018, ACB ghi nhận lãi thuần từ hoạt động khác tăng từ 892 tỷ đồng lên gần 1,815 tỷ đồng, tăng 104% so với đầu năm. Trong đó, phần thu nhập này đến từ việc thu hồi nợ xấu của nhóm 6 công ty sau khi đã sử dụng dự phòng xử lý rủi ro với số tiền hơn 1,129 tỷ đồng, trong khi cuối năm 2017, Ngân hàng chỉ thu được về hơn 289 tỷ đồng. Từ đó, ACB cho biết, khoản phải thu từ 3 công ty trong nhóm 6 công ty đã giảm từ 616 tỷ đồng, tương ứng dự phòng 616 tỷ đồng tại ngày 31/12/2017 xuống còn phải thu 2 công ty số tiền 135 tỷ đồng, tương ứng dự phòng cho khoản phải thu này là 135 tỷ đồng tại thời điểm ngày 31/12/2018. Điều này đã giúp cho ACB giảm đến 64% tổng chi phí dự phòng so với năm trước, từ việc phải trích lập hơn 2,565 tỷ đồng giảm xuống chỉ còn trích lập 932 tỷ đồng dự phòng. Như vậy, trải qua 7 năm phải "gồng mình" với khoản nợ xấu từ nhóm sáu công ty có liên quan đại án của Bầu Kiên, đến năm 2018 ACB mới có thể gặt hái được thành quả như hiện nay, với thu nhập lãi thuần ở mức 10,363 tỷ đồng và lãi ròng đạt 5,137 tỷ đồng, cao nhất trong 7 năm qua. Bảng 3. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2017-2018 (Nguồn BCTC hợp nhất của ngân hàng).
  • 42. 29 Theo chủ trương kiểm soát tăng trưởng tín dụng chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, nên Ngân hàng tập trung tái cơ cấu danh mục cho vay theo hướng ưu tiên các khoản vay có lãi suất tốt, thay vì đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm. Tăng trưởng tín dụng năm 2018 của ACB dự kiến sẽ đạt 15% như kế hoạch đưa ra từ đầu năm. Về dài hạn, ACB sẽ tập trung vào dự án “Ngân hàng tương lai”, giúp tăng cường sức mạnh trong mảng bán lẻ. Các nền tảng mà ACB sẽ tập trung trong giai đoạn này gồm xây dựng thương hiệu và nguồn nhân lực, đầu tư vào công nghệ, ra mắt ứng dụng ACB mới, nhằm nâng cao hiệu quả hơn là tăng thu nhập. Bên cạnh đó, Ngân hàng tập trung vào dữ liệu lớn để nắm bắt nhiều khách hàng hơn. Cơ sở dữ liệu khách hàng chính sẽ là nhóm cá nhân giàu có, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và tiểu thương có tổng thu nhập hàng năm dưới 20 tỷ đồng. Đây là giai đoạn đầu của chiến lược Ngân hàng tương lai, phân biệt với các giai đoạn trước đây của Ngân hàng. Lãnh đạo ACB chia sẻ, mục tiêu đầu tiên của chiến lược này là cải thiện hiệu suất, cụ thể là giúp giảm nguồn nhân lực, ít giấy tờ hơn và chất lượng dịch vụ tốt hơn. Thế mạnh cho vay tiêu dùng có thêm lực đẩy với kế hoạch tiến hành lắp đặt máy giao dịch tiền mặt - CDM trong quý IV/2018, cho phép ACB mở rộng cho vay tín chấp tới khách hàng phổ thông với chi phí hoạt động thấp kể từ năm 2019. NHTMCP Á Châu cũng đã nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của tính minh bạch trong nguồn thông tin dữ liệu nên đã quyết định hợp tác với StoxPlus trực tiếp sử dụng nền tảng dữ liệu tổng hợp và chuyên sâu nhất tại Việt Nam – FiinPro® Platform cho bộ phận Nghiên cứu nhằm có được cơ sở dữ liệu chuyên sâu không chỉ về thông tin của hơn một triệu doanh nghiệp đã đăng kí tại Việt Nam mà còn bao gồm dữ liệu ngành, dữ liệu vĩ mô, dữ liệu chuyên sâu về giao dịch chứng khoán (level 2), được xử lý bởi đội ngũ nhân viên có chứng chỉ nghiệp vụ ACCA, CPA và CFA. Những dữ liệu do FiinPro® Platform cung cấp đã giúp cho các báo cáo thường nhật, báo cáo tài chính của ACB trở nên minh bạch và chuyên nghiệp hơn.
  • 43. 30 Bên cạnh đó, dữ liệu về thị trường, dữ liệu doanh nghiệp của hơn 3.000 công ty đại chúng chiếm 70% GDP Việt Nam, dữ liệu ngành về thị trường tiền tệ và dữ liệu vĩ mô cũng được cập nhật liên tục. Từ đó, các chuyên viên thuộc bộ phận Phân tích tại ngân hàng Á Châu có thể tự tin phân tích và hỗ trợ, thực hiện nghiệp vụ của mình và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất cho khách hàng. Ngoài sở hữu nguồn dữ liệu thông tin minh bạch và tổng hợp từ phần mềm FiinPro® Platform, các chuyên viên ACB còn tối ưu hóa thời gian và chi phí nhờ sự hỗ trợ từ những công cụ thông minh như Phân tích và Sàng lọc Cổ phiếu, Chiến lược Đầu tư, Quản lý danh mục, Phân tích kĩ thuật, Dữ liệu thời gian thực của chứng khoán, ngành và thị trường và Dữ liệu tài chính chuyên biệt tại Việt Nam. 3.2.2. Trách nhiệm pháp lý: NHTMCP Á Châu luôn hiểu va tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể: Các đợt tuyển dụng, thông tin tuyển dụng đều được thống báo rõ ràng trên các trang mạng, sách báo, thông tin đại chúng. Nghĩa vụ, quyền lợi, các chính sách phúc lợi cho nhân viên đều được công khai minh bạch, rõ ràng và được truyền tải rõ ràng, cụ thể cho các nhân viên trước khi bắt đầu công việc của mình tại ngân hàng. Hàng quý, hàng năm theo kỳ kế toán, các báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Á Châu đều được niêm yết rõ ràng, chi tiết trên trang web chính thức của ngân hàng qua đó giúp các nhà đầu tư, khách hàng có thể kịp thời nắm rõ tình hình HĐKD của ngân hàng một cách chính xác trong từng thời điểm cụ thể. Hàng năm, NHTMCP Á Châu đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên theo đúng quy định tại Luật Doanh nghiệp. Qua đó, NHTMCP Á Châu đã thực hiện đúng, đầy đủ trình tự thủ tục trình phê duyệt phương án phân phối lợi nhuận, chi trả cổ tức năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên theo đúng qui định của pháp luật hiện hành Trong thực tiễn HĐKD ngân hàng, rủi ro tín dụng là một yếu tố luôn song hành cùng với việc cấp tín dụng. Trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực NHTMCP Á Châu luôn chú tâm triển khai nhanh chóng và kịp thời các chủ trương, chính sách của NH nhà nước, đồng thời
  • 44. 31 luôn cập nhật và triển khai các tình huống cụ thể để từ đó tập thể nhân viên có thể có cái nhìn toàn diện, tránh được các sai phạm có thể xảy ra. Từ đó hoàn thiện hơn hệ thống đào tạo của ngân hàng cũng như việc tuân thủ pháp luật của Nhà nước để hạn chế những khó khăn và rủi ro nghề nghiệp có thể xảy ra. Trong đó, ACB tiếp tục chú trọng tập trung tăng trưởng dư nợ phát triển theo đúng định hướng của NHNN. Trong năm, ACB đã triển khai 13 chương trình lãi suất ưu đãi với tổng hạn mức 59 nghìn tỷ đồng nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp. Đối với mảng an toàn vốn, ACB được chọn thí điểm áp dụng Basel II vào năm 2019, vì vậy, ACB đã và đang tích cực chủ động cải thiện tỷ lệ an toàn vốn (CAR) thông qua nhiều biện pháp như phát hành hơn 3 nghìn tỷ trái phiếu vốn cấp 2 (Tier 2), quản lý danh mục cho vay từ nhiều mặt như kỳ hạn và ngành nghề cho vay với mục tiêu cải thiện hệ số tài sản có rủi ro. Năm 2017, ACB đã đạt được nhiều thành công trong việc xử lý nợ xấu nói chung cũng như các khoản tồn đọng đặc biệt (vốn là hệ quả của sự kiện năm 2012) nói riêng. Trong năm, ngoài việc tiếp tục bám sát kế hoạch tái cơ cấu đã được NHNN chấp thuận, ACB đã chủ động đẩy nhanh hơn lộ trình xử lý thu hồi và trích lập dự phòng 100% cho toàn bộ các tài sản tồn đọng đặc biệt, hoàn thành trước tiến độ được phê duyệt một năm. ACB đã chủ động xử lý nợ xấu, tất toán toàn bộ các khoản nợ đã bán VAMC. Kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2017 đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho năm 2018 và những năm tiếp theo. Và qua biểu đồ về tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP Á Châu có xu hướng sụt giảm liên tục qua các năm từ 2.2% năm 2014 chỉ còn 0.73% năm 2018. Về mặt tỷ lệ có thể thấy con số này đã giảm đáng kể-giảm hơn gấp 3 lần.
  • 45. 32 Hình 3. 1: Tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống ACB giai đoạn 2014- 2018 (Nguồn BCTN NHTMCP Á Châu 2018). ACB cũng nằm trong 10 ngân hàng được chọn làm thí điểm áp dụng Basel II vào năm 2019. Để nâng tỉ lệ an toàn vốn CAR chuẩn bị cho Basel II, ngân hàng này đã có các biện pháp cải thiện chất lượng tài sản và tăng cường quản lý rủi ro, như phát hành hơn 30.000 tỉ đồng trái phiếu vốn cấp 2, tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (tăng 12% trong năm 2017). Một động thái khác nhằm tăng an toàn vốn để chuẩn bị cho Basel II là ACB hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Đầu tháng 6 năm nay, 98,5 triệu cổ phiếu niêm yết bổ sung đã chính thức được chuyển cho các cổ đông và đưa vốn điều lệ của Ngân hàng lên 11.259 tỉ đồng. Chiến lược trọng tâm vẫn xoay quanh ngân hàng bán lẻ, vốn là điểm mạnh của ACB, tập trung vào khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Nhằm tăng tính cạnh tranh trong mảng này, ACB đã tập trung đầu tư vào các dự án công nghệ, cải thiện các chương trình quản lý khoản vay và quản lý khách hàng. Đây cũng là tiền đề cho kế hoạch xây dụng kế hoạch 5 năm tiếp theo (2019-2023) của ACB. Tiến bộ trong công nghệ đang làm thay đổi hành vi khách hàng. Cùng với đó là sức ép cạnh
  • 46. 33 tranh từ các fintech. Kế hoạch trong trung hạn của ACB là tập trung đầu tư vào công nghệ tài chính và hợp tác với các hãng công nghệ. 3.2.3. Trách nhiệm đạo đức: Dựa trên nhưng thành công đã đạt được trong suốt quá trình hoạt động – một chặng đường hơn 25 năm, NHTMCP Á Châu luôn quan tâm và mong muốn mang đến cho khách hàng những trãi nghiệm dịch vụ tài chính tốt nhất. Từ đó, NHTMCP Á Châu mong muốn xây dựng hình ảnh: Là ngân hàng thân thiết, xem khách hàng như người thân-luôn chú trọng và đặt quyền lợi của khách hàng lên trên trong các vấn đề, đặt khách hàng làm trọng tâm trong định hướng hoạt động của Ngân hàng; luôn lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng để phục vụ kịp thời, nhanh chóng. Hình ảnh trẻ trung, hiện đại đầy hứng khởi nhưng không kém phần thân thiện đến từ thương hiệu ACB mang đến cho khách hàng cái cảm quan đầu tiên thật gần gũi; Tốc độ giao dịch và xử lý khiếu nại và phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng là một trong những thế mạnh – làm nên sức mạnh cạnh tranh của NHTMCP Á Châu ; Và sau tất cả những điều tốt đẹp ấy là những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của một ngân hàng của mọi nhà, đã được bồi đắp, đúc kết qua hơn 25 năm hình thành và phát triển. Trong hơn 25 năm hoạt động và phát triển, như một con tàu bước ra biển lớn, ACB trải qua không ít những thăng trầm bởi những đợt sóng khủng hoảng ngoài ý muốn. Nhưng sau mỗi sóng gió, dường như ACB càng lớn mạnh hơn, đều ghi nhận doanh thu tăng trưởng vượt bậc và trên tất cả niềm tin của khách hàng đặt vào họ ngày càng tăng cao. Năm 2018 khi bước vào giai đoạn phát triển mới của chiến lược 5 năm, định hướng dẫn đầu về dịch vụ khách hàng, về công nghệ, về cách tân sản phẩm… ACB cũng đồng thời nâng cao năng lực nhân trị của mình. NHTMCP Á Châu đã hoạch định quy trình phát triển nghề nghiệp cho từng cá nhân, truyền đạt và thấm nhuần những giá trị cốt lõi của tổ chức cho những thành viên mới.
  • 47. 34 Sự khác biệt đến từ khối đoàn kết, nhất quán của hàng chục nghìn nhân viên. Họ tìm thấy và chia sẻ những giá trị chung: chính trực, cách tân, cẩn trọng, hài hòa và hiệu quả, từ đó chắt lọc cho riêng mình những giá trị riêng phù hợp nhất, để nuôi dưỡng và phấn đấu và để từ đó NHTMCP Á Châu trở thành ngôi nhà thứ hai-nơi nuôi dưỡng những ước mơ hoài bão và cũng là nơi hiện thực hóa những ước mơ ấy. Hoặc nếu không thì như nhiều người trong ngành vẫn hay nói với nhau rằng ACB là một lò luyện nhân tài ngành tài chính đúng nghĩa, vì khi làm việc cho ACB thì ai cũng tự hào bởi sức mạnh của những giá trị và khi rời đi để tìm định hướng cho riêng mình thì họ cũng đều được săn đón. NHTMCP Á Châu xây dựng, triển khai và điều chỉnh kịp thời các chính sách lương, thưởng, phúc lợi nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch, cạnh tranh; và thu hút nhân tài. Cụ thể: Cơ sở để tính lương thưởng cho nhân viên được dựa trên việc khảo sát kỳ vọng của nhân viên đối chiếu với mức lương trên thị trường lao động. Thu nhập của nhân viên được xác định theo kết quả hoàn thành công việc của Ngân hàng, đơn vị và cá nhân. Nhân viên cũng được chăm lo qua chế độ tiền ăn giữa ca, chăm lo sức khỏe, ưu đãi lãi suất cho vay cũng như gửi tiết kiệm cho cán bộ nhân viên; v.v. Nhân viên cũng được nhận thưởng vào các ngày: Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, 08/3, 30/4, 02/9, và ngày thành lập Ngân hàng. ACB duy trì và cập nhật các chính sách đãi ngộ phù hợp để giữ và phát triển nhóm nhân tài và cấp quản lý có tiềm năng cao: trợ cấp các khoảng chi phi di chuyển, công tác, chế độ khám sức khỏe định, chế độ chăm sóc sức khỏe dành cho cá nhân và người thân, v.v. Khi tham gia vào đội ngũ nhân viên NHTMCP Á Châu đều được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
  • 48. 35 Hình 3. 2: Số lượng nhân viên Ngân hàng qua các năm-giai đoạn 2014-2018 (nguồn BCTN Ngân hàng TMCP Á Châu 2018). Nhân sự được tuyển dụng vào làm việc tại ACB không chỉ có năng lực phù hợp, mà còn được định hướng phát triển nghề nghiệp và gắn bó lâu dài cùng ACB. Với định hướng này, năm 2018 ACB kích hoạt đợt tuyển dụng lớn trên cả nước, tập trung vào hai đối tượng chính là người có kinh nghiệm và sinh viên mới tốt nghiệp có tiềm năng cao-đây là đối tượng tương lai của đất nước, những mầm non cần đào tạo và Ngân hàng TMCP Á Châu đã luôn mở rộng cánh cửa cơ hội nghề nghiệp cho các bạn, nhất là các bạn sinh viên mới ra trường. Kết quả là đã tuyển dụng 1.997 lượt nhân viên phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh doanh, dự phòng, và bù đắp biến động nhân sự trong kỳ. Bên cạnh đó, nhằm chủ động tạo nguồn nhân sự trẻ có chất lượng, ACB còn mở rộng mối quan hệ với các trường đại học lớn trên toàn quốc, chủ động tổ chức các ngày hội việc làm và chương trình tuyển dụng sinh viên thực tập tài năng “The Next Banker 2018”, v.v. Việt Nam nay đã bước qua ngưỡng thu nhập trung bình, có tốc độ phát triển kinh tế trong khoảng 6 - 7% nhiều năm gần đây, thuộc hàng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn sau khi NHNN Việt Nam tiến hành các đợt cơ cấu lại cũng như sự tham gia của các công ty công nghệ trong việc cung cấp những loại hình dịch vụ tài chính đang tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các NHTMCP như ACB. Dù phát triển theo hướng nào, yếu tố con người luôn là nhân tố được chú trọng tại ACB. Cái gốc của sự thành công mà ACB đạt được chính là những con người