SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THẮM
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THẮM
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 9.22.03.13
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Am
2. PGS.TS. Đinh Quang Hải
HÀ NỘI, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đâylà công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận án đều được khai thác từ các tài
liệu có nguồn gốcrõ ràng;những phát hiện, kết luận đưa ra trong
luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án.
Tác giả luận án
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án..........................7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở nước ngoài........... 7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở Việt Nam ........... 12
1.1.3. Các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến lĩnh vực an
sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên..................Error! Bookmark not defined.
1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứuError! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã được công bố
............................................................Error! Bookmark not defined.
1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu làm rõError! Bookmark
not defined.
Chương 2: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC AN SINH
XÃ HỘI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014 ........Error!
Bookmark not defined.
2.1. Một số vấn đề lý luận và khái quát tình hình an sinh xã hội tỉnh
Điện Biên trước năm 2004...........................Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Khái niệm về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội.....Error!
Bookmark not defined.
2.1.2. Một số vấn đề lý luận về ASXH ..Error! Bookmark not defined.
2.2. Những yếu tố tác động đến an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ năm
2004 đến năm 2014......................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hộiError! Bookmark not
defined.
2.2.2. Tình hình ASXH ở tỉnh Điện Biên trước khi tách tỉnh .........Error!
Bookmark not defined.
2.3. Quá trình đổi mới chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Điện Biên
trong công tác thực hiện chính sách an sinh xã hộiError! Bookmark not
defined.
2.3.1. Chủ trương của Đảng về thực hiện chính sách an sinh xã hội
............................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Đảng bộ tỉnh Điện Biên vận dụng chủ trương của Đảng thực hiện
chính sách an sinh xã hội ở địa phương .Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2............................................Error! Bookmark not defined.
Chương 3: TỈNH ĐIỆN BIÊN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH AN SINH XÃ HỘI TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014 ...............Error!
Bookmark not defined.
3.1. Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèoError! Bookmark not
defined.
3.1.1. Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo .............Error!
Bookmark not defined.
3.1.2. Kết quả thực hiện chính sách về XĐGN ở tỉnh Điện Biên ....Error!
Bookmark not defined.
3.2. Giải quyết việc làm cho người lao động.Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Quá trình giải quyết việc làm cho người lao động................Error!
Bookmark not defined.
3.2.2. Kết quả giải quyết việc làm cho người lao độngError! Bookmark
not defined.
3.3. Thực hiện chính sách đối với người có côngError! Bookmark not
defined.
3.3.1. Thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công............Error!
Bookmark not defined.
3.3.2. Phong trào đền ơn đáp nghĩa........Error! Bookmark not defined.
3.4. Thực hiện chính sách BHXH và bảo trợ xã hộiError! Bookmark not
defined.
3.4.1 Chính sách BHXH cho người dân.Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Thực hiện chính sách bảo trợ xã hộiError! Bookmark not
defined.
3.5. Bảo đảm mức tối thiểu các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân
....................................................................Error! Bookmark not defined.
3.5.1. Chính sách bảo đảm giáo dục ......Error! Bookmark not defined.
3.5.2 Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèoError! Bookmark not
defined.
3.5.3. Chính sách đảm bảo mức tối thiểu về nhà ở, nước sạch và thông
tin cho người dân .................................Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3............................................Error! Bookmark not defined.
Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.....Error!
Bookmark not defined.
4.1. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.....Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Thành tựu...................................Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Những hạn chế chủ yếu...............Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chếError! Bookmark not
defined.
4.2. Đặc điểmquá trình thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên
và những vấn đề đặt ra................................Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Đặc điểm nổi bật trong chính sách an sinh xã hội ................Error!
Bookmark not defined.
4.2.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách an sinh
xã hội ở tỉnh Điện Biên.........................Error! Bookmark not defined.
4.3. Mộtsố kinh nghiệm...............................Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 4............................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN.....................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
An sinh xã hội: ASXH
Bảo hiểm thất nghiệp: BHTN
Bảo hiểm y tế: BHYT
Bảo hiểm xã hội: BHXH
Chủ nghĩa xã hội CNXH
Cơ cấu kinh tế: CCKT
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH,HĐH
Giáo dục và đào tạo GD&ĐT
Hội đồng nhân dân: HĐND
Khoa học và công nghệ KH&CN
Kinh tế - Xã hội: KT-XH
Lao động, thương binh và xã hội LĐ-TB&XH
Tổng thu nhập của tỉnh: GDRP
Ủy ban nhân dân: UBND
Xã hội chủ nghĩa XHCN
Xóa đói giảm nghèo: XĐGN
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Lịch sử dânsố Điện Biên...............Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2. Hộ đói nghèo tỉnh Điện Biên năm 2004Error! Bookmark not
defined.
Bảng 2.3. Kết quả thu BHXH giai đoạn 1995 – 2004Error! Bookmark not
defined.
Biểu đồ 2.1. Quá trình phát triển dân số Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014)
..........................................................................................Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.1: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo nguồn thu..Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 4.1. Nhận thức của người dân về tác động của chính sách ASXH
...................................................................Error! Bookmark not defined.
Sơ đồ 3.1: Hệ thống an sinh xã hội ở tỉnh Điện BiênError! Bookmark not
defined.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
An sinh xã hội được coi là sản phẩm của xã hội tiến bộ, có vai trò đặc biệt
quan trọng nhằm xây dựng và phát triển con người, đem lại cuộc sống hạnh
phúc cho con người, góp phần lành mạnh hóa xã hội và phát triển bền vững đất
nước. ASXH đã trở thành vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển bền vững
của mỗi nước và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước do
Đảng khởi xướng và lãnh đạo, hệ thống ASXH ngày càng thể hiện vai trò to lớn
trong việc góp phần ổn định đời sống của người lao động; Đảm bảo an toàn, ổn
định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội; Làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa
người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước thông qua các hoạt động
bảo hiểm đối với người lao động; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội; Làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, vùng giàu
và vùng nghèo, hướng tới đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
khẳng định: “Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là
động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển…
không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có
công và đảm bảo ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà
nước và cả hệ thống chính trị và toàn xã hội” [68, tr.57].
Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc,
được chia tách từ tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh: Lai Châu và Điện Biên theo phê
chuẩn của Quốc hội khóa X ngày 26/11/2003. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh
Điện Biên có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động,
luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào công cuộc đổi mới. Song
điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Điện Biên gặp nhiều khó khăn do địa hình
đồi núi dốc, hiểm trở, chia cắt mạnh, thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ ống, lũ
quét, sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng về người và vật chất; kinh tế chậm phát
triển, trong khi tỷ lệ người DTTS chiếm đa số (85%), trình độ dân trí và đời sống
người dân trong tỉnh vẫn luôn ở mức thấp so với cả nước, nhất là ở khu vực vùng
cao, biên giới.
Vì vậy, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, thực hiện chính sách
ASXH trở thành nhiệm vụ chiến lược của tỉnh Điện Biên. Được sự quan tâm của
Đảng bộ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, quá trình thực hiện
chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014 đã đạt được
những thành tựu quan trọng, không chỉ góp phần ổn định và cải thiện đời sống
dân cư, mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dân chủ, công bằng trong
cộng đồng, an toàn trong xã hội và an ninh quốc phòng trong tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, côngtác ASXH của tỉnh
Điện Biên trên thực tế vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập, khó khăn và bộc lộ
nhiều mặt còn hạn chế cả từ chủ trương đến tổ chức chỉ đạo, thực hiện. Nhiều chỉ
số về ASXH của tỉnh còn thấp hơn so với khu vực và thấp hơn nhiều so với mức
trung bình chung của cả nước.
Nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về ASXH của tỉnh Điện Biên để thấy
được những ưu điểm,thành tựu và cả những tồn tại, hạn chế của quá trình thực
hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ đó rút ra một số kinh nghiệm nhằm
giúp cho Đảng bộ tỉnh Điện Biên có thêm tài liệu tham khảo về chínhsách ASXH
và quá trình thực hiện chính sách đó, góp phần cung cấp thêm về lý luận và thực
tiễn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là ASXH trong tỉnh, trong
khu vực Tây Bắc và cả nước.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đềtài: “Quá trình thực
hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004đến năm 2014” làm luận án
Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng rõ quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên sau
10 năm thành lập tỉnh (2004 - 2014), nhằm đúc kết những kinh nghiệm, góp phần
cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh
Điện Biên ngày càng hoàn thiện tốt hơn chính sách và thực hiện chính sách
ASXH trong tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, Hệ thống hóa và tổng quan tình hình nghiên cứu về ASXH và thực
hiện chínhsáchASXHcủacác công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước và
trên thế giới, rút ra các kết luận về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác
ASXH.
Hai là, phân tích bối cảnh lịch sử và chỉ rõ những yếu tố tác động đến
ASXH và thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên.
Ba là, Trình bày thực trạng quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh
Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014 trên 6 trụ cột: Xóa đói giảm nghèo; Giải
quyết việc làm; Chính sách đối với người có công; Bảo hiểm xã hội; Bảo trợ xã
hội và dịch vụ xã hội cơ bản.
Bốn là, đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực
hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên; rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm
strong quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến
năm 2014.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình thực hiện chính sách ASXH
ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu về quá trình tỉnh Điện Biên thực
hiện các nội dung chủ yếu của chính sách ASXH từ năm 2004 đến năm 2014 bao
gồm 6 trụ cột: 1) Xóa đói giảm nghèo; 2) Giải quyết việc làm; 3) Chính sách đối
với người có công; 4) Bảo hiểm xã hội; 5) Bảo trợ xã hội, 6) Đảm bảo dịch vụ
xã hội cơ bản cho người dân.
Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện
chínhsách ASXH trên địa bàn tỉnh Điện Biên, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8
huyện thuộc tỉnh Điện Biên. Ngoài ra, luận án mở rộng thêm nghiên cứu một số
điểm chủ yếu về ASXH ở một số tỉnh Tây Bắc để đối chiếu, so sánh với kết quả
thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên.
- Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu từ năm 2004 là năm tỉnh Điện Biên
được thành lập, đến năm 2014 là thời gian tỉnh Điện Biên tiến hành tổng kết 10
năm thành lập tỉnh(2004 - 2014). Tuy nhiên, để có cơ sở phân tích và nghiên cứu
một cách toàn diện, có hệ thống, luận án cũng đề cập khái quát thực trạng ASXH
ở Điện Biên trước năm 2004 và sau năm 2014.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm,
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế -
xã hội nói chung, về chính sách xã hội và ASXH nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử
và phương pháp logic, kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như: tổng hợp,
phân tích, thống kê, phỏng vấn, so sánh đối chiếu… để giải quyết các nhiệm vụ
của luận án.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm phân kỳ thời gian, làm rõ bối
cảnh lịch sử, quá trình hoạchđịnh chủ trương, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính
sách ASXH theo diễn tiến thời gian.
- Phương pháp logic để kết hợp với phương pháp lịch sử làm rõ bước phát
triển tư duy trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh
Điện Biên thực hiện chínhsáchASXH trên cơ sở sâu chuỗi các sự kiện lịch sử và
liên kết nội dung các văn bản về thực hiện chính sách ASXH; đánh giá những ưu
điểm, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình thực hiện
chính sách ASXH ở Điện Biên.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê nhằm sửdụng làm rõ quá trình
tổ chức thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm
2014.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận án nhằm so sánh kết quả
thực hiện chính sách ASXH tỉnh Điện Biên giữa các năm và trong mỗi giai đoạn
5 năm và so với một số tỉnh trong khu vực có nét tương đồng.
- Luận án cũng sử dụng phương pháp điền dã, điều tra khảo sát thực tế
bằng phiếu điều tra và phỏng vấn sâu để bổ sung, thẩm định, đối chiếu tư liệu
thực tế, làm rõ hơn các kết quả thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên.
4.3. Nguồn tài liệu
Luận án tham khảo, sử dụng kết hợp nhiều nguồn tài liệu khác nhau:
Nguồn tư liệu lưu trữ: Ở các cơ quan lưu trữ trung ương (Trung tâm lưu trữ
Quốc gia III), cơ quan lưu trữ địa phương như: phòng lưu trữ tỉnh Điện Biên, lưu
trữ Tỉnhủy, UBND tỉnh Điện Biên, lưu trữ sở LĐ-TB&XH, sở Tài Chính, BHXH
tỉnh Điện Biên, Mặt trận tổ quốc, Ban Dân tộc, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên.
Nguồn tài liệu tham khảo gồm: sách, bài nghiên cứu khoa học đăng trên
các tạp chí khoa học chuyên ngành, bài kỷ yếu hội thảo khoa học, các luận văn,
luận án có liên quan đến đề tài luận án. Nguồn tài liệu giúp nghiên cứu sinh nắm
được lý luận, thực tiễn ASXH trong và ngoài nước, giúp nghiên cứu sinh những
quan điểm, những kiến thức thực tiễn về ASXH để đối chiếu, so sánh với những
kết quả nghiên cứu của luận án.
Tài liệu lịch sử địa phương do khảo sát thực tế, điền dã tại các địa phương
ở Điện Biên và một số tỉnh vùng Tây Bắc để bổ sung cho thiếu xót của tài liệu
thành văn.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về
quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến 2014.
- Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách ASXH
của tỉnh Điện Biên, góp phần khẳng định vai trò của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ
chính quyền, các đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân tỉnh Điện Biên trong việc
thực hiện ASXH ở địa phương.
- Luận án phân tích làm rõ những thành tựu, hạn chế của quá trình thực
hiện chính sáchASXH ở tỉnh Điện Biên, trên cơ sở kết quả nghiên cứu luận án rút
ra một số đặc điểm và kinh nghiệm trong việc hoạch định chủ trương, chính sách
và triển khai thực hiện chính sách ASXH.
- Luận án cònlà tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, biên soạn,
giảng dạy, học tập về lịch sử ASXH ở tỉnh Điện Biên.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, nội dung luận án cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Những yếu tố tác động đến ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm
2004 đến năm 2014.
Chương 3: Tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện chính sách ASXH từ năm
2004 đến năm 2014.
Chương 4: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở nước ngoài
Điểm mốc đánh dấu sự hình thành ASXH là cuộc cách mạng công nghiệp
ở thế kỷ thứ XIX. Cuộc cách mạng này đã khiến cuộc sống của người lao động
gắn chặt với thu nhập do bán sức lao động đem lại. Cùng với nó là những rủi ro,
bất hạnh trong cuộc sống, như ốm đau, tai nạn, thất nghiệp, thiên tai hoặc do
tuổi già sức yếu, v.v... Trước tình hình lo ngại đó, một số nước đã khuyến khích
các hoạt động tương thân tương ái lẫn nhau, kêu gọi người lao động tự tiết kiệm
phòng khi có biến cố hoặc thực hiện trợ cấp đối với những người làm công ăn
lương... và từ đó, thuật ngữ “an sinh xã hội” được ra đời. Các tổ chức Quốc tế,
như: Tổ chức nhân đạo quốc tế (HIS); Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH);
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Ủy ban Chữ
thập đỏ quốc tế (ICRC); Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển châu
Á (ADB); ... đã nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản mang tính quốc tế như
các đạo luật, hiến chương, tuyên ngôn, các cam kết quốc tế,... liên quan đến việc
hình thành chính sách và hỗ trợ chính sách ASXH.
Công trình nghiên cứu đầu tiên được đánh dấu bằng Đạo luật ASXH
(Social Security) ban hành năm 1935 tại Mỹ. Đây là Đạo luật ASXH trên thế
giới được đúc kết từ nhiều nghiên cứu khoa học rất công phu của nhiều nước
trên các châu lục. Đạo luật này quy định thực hiện chế độ bảo vệ người già, chế
độ tử tuất, khuyết tật và trợ cấp thất nghiệp. Từ đó, thuật ngữ ASXH cũng chính
thức được sử dụng rộng rãi.
Tiếp đến, là các nghiên cứu được thể hiện trong Hiến chương Đại Tây
Dương (1941) và Tuyên ngôn Nhân quyền do Đại Hội đồng Liên hợp quốc
thông qua ngày 10/12/1948 cũng như trong các công ước, cam kết quốc tế khác.
ASXH nhanh chóng được các nước trên thế giới thừa nhận là một trong những
quyền con người: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có
quyền hưởng ASXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế,
xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người…”
(Tuyên ngôn nhân quyền 1948). Theo đó, ASXH tiếp tục thu hút sự nghiên cứu
ngày càng sâu sắc hơn. Điển hình như:
Tác giả Richardson, J. Henry (1960), trong cuốn: “Các khía cạnh kinh tế
và tài chính của An sinh xã hội - Điều tra Quốc tế [246] đã nêu những lý thuyết
cơ bản một số nét về ASXH trong lịch sử và việc cần thiết có một chương trình
đảm bảo ASXH ở xã hội công nghiệp. Tác giả đề cập đến nội dung chủ yếu của
khái niệm ASXH cùng các cơ sở chính trị, các nguyên lý và biện pháp của nó và
nội dung quan hệ của ASXH với BHXH, với tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho
công tác trợ cấp hưu trí, sức khoẻ (ốm đau, bệnh tật, tai nạn rủi ro. Đây là những
nội dung rất có giá trị đối với công tác ASXH trong thời điểm cuốn sách ra đời
và giá trị của nó vẫn được khẳng định cho đến hiện nay.
Các tác giả: Ehtisham Ahmad, Jean Drèze, John Hills và Amartya Sen
(1991) với cuốn sách: An sinh xã hội ở các nước đang phát triển [238] đã có
những lập luận giải thích thuật ngữ “ASXH” có ý nghĩa rất khác nhau ở các
quốc gia kém phát triển và được hiểu chung là XĐGN, đồng thời nêu ra các định
nghĩa các thuật ngữ liên quan đến các mục tiêu, quy định về ASXH cho các
nước cụ thể như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ latin và Nam Phi. Nội dung cuốn sách
cũng đã tập trung giải thích lý do tại sao nhà nước cần tham gia BHXH, đề ra
các tiêu chuẩn khung phúc lợi kinh tế, các thành phần tham gia thực hiện
ASXH, đối tượng thụ hưởng ASXH, và các cách thức thực hiện ASXH như thế
nào cho phù hợp với các nước đang phát triển. Đây là cuốn sách tham khảo quý
giá cho các quốc gia nói chung và các quốc gia đang phát triển nói riêng khi
thực hiện các mục tiêu kinh tế đồng thời với công tác ASXH nhằm bảo đảm mục
tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
Tác giả Ogus, A.I., Barendt, E.M. và Wikeley, N. eds. (2002), với cuốn
sánh: Luật An sinh xã hội [245] cung cấp các kiến thức cơ bản về ASXH và
chính sách xã hội, ASXH quốc tế như: đối xử bình đẳng và quyền con người;
pháp luật ASXH của Liên minh Châu Âu - EU; đóng góp, quản trị các lợi ích;
vấn đề việc làm và kháng cáo quyết định, các quy định chung; hỗ trợ thu nhập
dựa trên lợi tức phụ cấp của ứng viên; tín dụng thuế của các gia đình và tín dụng
thuế cho người khuyết tật; trợ cấp nhà ở và lợi ích về thuế hội đồng; quy định
chung cho lợi ích phương tiện thử nghiệm và các khoản tín dụng thuế; các quỹ
xã hội; đóng góp dựa trên trợ cấp của ứng viên; quy định theo luật về việc trả
lương cho người ốm và người không đủ năng lực làm việc; tiền tử tuất; tiền
lương hưu; phúc lợi cho trẻ em; lợi ích cho người tàn tật nặng; lương hưu cho
các cựu binh chiến tranh. Đây là cuốn sách tham khảo phục vụ cho các nước khi
ban hành về luật ASXH.
Tác giả Martin Feldstein (2005), với công trình nghiên cứu “Cải cách cơ
cấu của an sinh xã hội” đăng trên Tạp chí Economic Perspectives [244], đã mô
tả các hệ thống ASXH hiện tại ở Hoa Kỳ, đồng thời cung cấp một cách tiếp cận
khác được thiết kế để giải quyết những thiếu sót của các chương trình ASXH
hiện có, tư nhân hóa một phần hệ thống ASXH và giải thích cách chuyển đổi để
có thể được thực hiện. Tác giả cũng chỉ ra những lợi ích kinh tế từ các kế hoạch
ASXH dựa trên đầu tư. Đây là những quan điểm mới mẻ nhưng cũng rất có giá
trị cho quá trình nâng cao chất lượng công tác ASXH. Feldstein là một người
ủng hộ tích cực cho cải cách ASXH và là động lực chính đằng sau sáng kiến của
Chủ tịch George W. Bush về việc tư nhân hóa một phần hệ thống ASXH ở Mỹ.
Tác giả Журавлева Ирина Витальевна (2007), trong cuốn sách nhan đề
Trật tự chi trả mới cho người bệnh [242] đã phân tích chế độ chi trả mới cho
những người mất khả năng lao động được áp dụng trong luật. Đảm bảo trợ cấp
tạm thời mất sức lao động, những người thai sản, sinh đẻ, người hưởng BHXH.
Công trình nghiên cứu đã gợi mở nhiều khía cạnh về ASXH trong việc hỗ trợ,
giảm bớt khó khăn cho người lao động.
Tác giả Trần Quang Trung (2008) với công trình: Tác dụng cân bằng về
an sinh xã hội [250] đã hướng vào đánh giá tác động cải cách hệ thống ASXH ở
các nước đang phát triển cho các đối tượng là người làm việc tại các khu vực
công. Nghiên cứu tác động vĩ mô của việc cải cách hệ thống lương hưu cho cán
bộ công chức đến hành vi lao động và hiệu quả kinh tế, tác động của những
khoản chuyển nhượng tới hành vi lao động của người cao tuổi tại các nước đang
phát triển. Đây là tài liệu rất có giá trị cho một nước đang phát triển như Việt
Nam trong việc thực hiện ASXH, đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người dân.
Các tác giả: Dương Phú Hiệp, Hansjorg Herr, Milka Kazandziska (2012),
với cuốn sách Lao động, tiền lương, An sinh xã hội: Một số kinh nghiệm của thế
giới [239] do Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Văn Toan biên dịch. Cuốn sách
trình bày cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, xu thế phát triển và những thách
thức đang đặt ra cho một số nước trên thế giới trong vấn đề lao động, tiền lương
và ASXH. Từ các mô hình ASXH của các nhóm nước trên thế giới, các tác giả
nên lên những kinh nghiệm để xây dựng hệ thống ASXH ở Việt Nam.
Tác giả Đinh Công Tuấn, Đinh Công Hoàng (2013), trong cuốn sách: An
sinh xã hội BắcÂu trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho Việt
Nam [170] đã trình bày tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu đến hệ thống ASXH ở các nước Bắc Âu. Điều chỉnhchínhsáchASXHở
một số nước Bắc Âu trong khủng hoảnggiai đoạn2008 - 2011. Côngtrình cũng dự
báo triển vọng ASXH Bắc Âu trong tươnglai, tác độngvà bàihọc kinh nghiệm cho
Việt Nam hiện nay.
Tác giả Trần Thị Nhung (2008), trong cuốn sách: Bảo đảm xã hội trong
nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay [107] đã đề cập đến những khái niệm
cơ bản liên quan đến vấn đề đảm bảo xã hội và phân tích những thay đổi cơ bản
trong môi trường đảm bảo xã hội, trong đó phân tích ảnh hưởng của nền kinh tế
thị trường đến đảm bảo xã hội và việc giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội trong
mô hình nhà nước phúc lợi của nền kinh tế thị trường Nhật Bản. Đồng thời phân
tích chính sách hưu trí và bảo hiểm việc làm của Nhật Bản theo quá trình lịch
sử. Từ đó thấy được tính phức tạp, hướng điều chỉnh và vai trò to lớn của chính
sách này. Tác giả cũng đã phân tíchcác chế độ BHYT và bảo hiểm chăm sóc lâu
dài; phân tích sự khác nhau giữa các chế độ BHYT trong mối liên hệ với tình
hình phát triển kinh tế, xã hội và so sánh với một số nước; Vấn đề trợ giúp công
cộng và các kiểu dịch vụ phúc lợi xã hội đa dạng. Nội dung chủ yếu của vấn đề
này bao gồm những nguyên tắc, cơ chế của trợ giúp công cộng; chương trình trợ
giúp công cộng dành cho người nghèo; các dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho bà
mẹ trẻ em, người tàn tật và người già. Thông qua 226 trang sách, tác giả đã trình
bày khái quát về xã hội Nhật Bản và hệ thống đảm bảo xã hội của họ, những
thay đổi trong chính sách đảm bảo xã hội để phù hợp với tình hình KT-XH của
Nhật Bản.
Tác giả Trần Tín Dũng (1997), trong cuốn: Hệ thống hỗ trợ sự phát triển
xã hội Trung Quốc [237] đã trình bày về chế độ chính trị, pháp luật, kinh tế, văn
hoá, BHXH, ASXH của Trung Quốc và nghiên cứu chế độ pháp luật, chính trị ở
nước này. Đồng thời nghiên cứu cơ cấu và chức năng văn hoá, giáo dục, tôn
giáo, lý luận đạo đức và các hệ thống ASXH ở Trung Quốc. Cuốn sách này cung
cấp những thông tin cơ bản về chính sách để hỗ trợ sự phát triển của một số nội
dung trong lĩnh vực ASXH ở Trung Quốc.
Tác giả Đặng Đại Tùng (2007), với công trình: Báo cáo cải cách và phát
triển ASXH Trung Quốc năm 2005 - 2006 [249], đã tập hợp các báo cáo phát
triển và cải cách ASXH như: Chế độ BHXH nông thôn mới thời kì xã hội chủ
nghĩa; xây dựng chế độ BHXH nông thôn mang đặc sắc Trung Quốc. Hoàn thiện
chế độ bảo hiểm cho người nông dân có mức thu nhập thấp; chế độ bảo hiểm
cho người già ở nông thôn cũng như vấn đề phúc lợi xã hội ở nông thôn Trung
Quốc trong thời kỳ hiện nay... Đây là tài liệu tham khảo cho Việt Nam thực hiện
chính sách ASXH cho nông dân cũng như vùng nông thôn.
Tác giả Đặng Công Thành (2008), trong cuốn sách nhan đề: 30 năm an
sinh xã hội Trung Quốc [248] đã nhìn lại và tái hiện lại chế độ ASXH của Trung
Quốc trong 30 năm cải cách mở cửa từ nhiều góc độ: cải cách và phát triển chế
độ bảo hiểm dưỡng lão, cải cách và phát triển chế độ bảo hiểm khám chữa bệnh,
cải cách và phát triển chế độ cứu trợ xã hội... cho hơn 1 tỷ dân Trung Quốc. Đây
là công trình nghiên cứu có giá trị rất cao, đã hệ thống được những vấn đề cốt lõi
nhất về ASXH mà Trung Quốc đã làm được trong suốt thời gian vừa qua, đồng
thời đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho quá trình thực hiện
ASXH nói chung.
Tác giả Hướng Vận Hoa (2010), trong cuốn: Nghiên cứu hệ thống an
sinh xã hội khu vực Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao [240], đã khái quát quá
trình hình thành và phát triển hệ thống ASXH ở Hồng Kông, Ma Cao và Đài
Loan. Tác giả cũng đã chỉ ra được sự phát triển của vấn đề ASXH có vai trò rất
quan trọng, tác động đến rất nhiều lĩnh vực của đất nước như: lịch sử, chính trị,
xã hội và kinh tế ở cả Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.
Các công trình nghiên cứu về ASXH ở các nước phát triển trên thế giới
như Mỹ, Nhật Bản, Bắc Âu, Nga cho thấy chính sách ASXH được hình thành
khá sớm, cộng với nền kinh tế phát triển, mức thu nhập cao cho nên hệ thống
ASXH rất tốt. Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc về hệ thống ASXH,
chế độ bảo hiểm ở nông thôn mang đặc sắc Trung Quốc, chế độ bảo hiểm,
dưỡng lão, cứu trợ cho 1 tỷ dân cũng đã cung cấp những kinh nghiệm quý báu
để xây dựng và phát triển hệ thống ASXH cho Việt Nam.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở Việt Nam
Công trình nghiên cứu về ASXH ở trong nước những năm gần đây rất
phong phú và đa dạng. Một mặt, làm rõ những vấn đề lý luận trong công tác
ASXH; mặt khác, phản ánh tính bức thiết nhu cầu thực tiễn về ASXH, đảm bảo
phát triển bền vững đất nước. Tiêu biểu là các công trình, như:
Nhóm tác giả: Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Hiền, Nguyễn
Viết Thông - Đồng chủ biên (2016) với cuốn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về chủ nghĩa xã hộivà con đường đilên chủ nghĩa xã hộiở Việt Nam qua 30 năm
đổi mới [111], trong đó, các tác giả đã dành một phần quan trọng nghiên cứu một
số vấn đề lý luận – thực tiễn về văn hóa, xã hội, con người, bànsâu về những định
hướng hoàn thiện chínhsách ASXH và phúc lợi xã hội ở nước ta trong giai đoại
mới. Các tác giả đã hệ thống và phân tích rõ các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về chính sách xã
hội và công tác ASXH. Tựu chung là nhằm: Cải thiện, nâng cao đời sống tinh
thần và vật chất của người có công, những người không có khả năng lao động,
hoặc gặp rủi ro trong cuộc sống. Hệ thống ASXH và phúc lợi phải đa dạng, toàn
diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân. Chính sách xã hội phải
đặt ngang tầm với chính sách kinh tế. Xây dựng hệ thống ASXH nhiều tầng nấc,
chủ yếu là ưu đãi xã hội, BHXH, trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội. Phòng ngừa và
giảm thiểu rủi ro cho các đối tượng chính sách. Gắn ASXH với mục tiêu, động
lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị xã hội. [111, tr. 471-472].
Từ các quan điểm nêu trên, cuốn sách đã phân tích rõ thực trạng hệ thống
ASXH và phúc lợi xã hội ở nước ta; những nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống
ASXH và phục lợi xã hội trong điều kiện mới; rút ra một số giải pháp, định hướng
hoàn thiện chínhsáchASXH ở nước ta trong điều kiện mới. Trong đó, nhấn mạnh
phải đổi mới tư duy về hoạch định chính sách ASXH; đẩy mạnh công tác tuyên
truyền giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những tri thức hiện đại về
quyền con người và nhân tố con người đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
Xây dựng chương trình an toàn con người thông qua hệ thống chính sách ASXH.
Phát huy sức mạnh của các tổ chức xã hội trong công tác ASXH, để tăng cường
giải quyết ASXH trong nội bộ nhân dân;… [111, tr. 471-472].
Nhóm tác giả: Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn
Hiền, Nguyễn Viết Thông - Đồng chủ biên (2015) với cuốn sách: Ba mươi năm
đổi mới và pháttriển ở Việt Nam [91], nghiên cứu một số vấn đề đang được thực
tiễn đặt ra liên quan đến công tác “Quản lý quá trình phát triển xã hội ở Việt
Nam”, trong đó, nhấn mạnh việc đề cao chính sách ASXH “đặt ngang tầm với
chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế”. Các tác giả nhấn
mạnh tầm quan trọng của chính sách ASXH và đặt ra yêu cầu: “Xây dựng và
hoàn thiện hệ thống ASXH toàn diện và đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu
quả. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham
gia các loại hình bảo hiểm; mở rộng các hình thức cứu trợ xã hội, nhất là đối với
các đối tượng khó khăn; Phát triển hệ thống ASXH phù hợp với trình độ phát
triển KT-XH, khả năng huy động và cân đối nguồn lực của đất nước, trong từng
thời kỳ; ưu tiên những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và
đồng bào DTTS” [91, tr.180]
Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương (1995)
với báo cáo nghiên cứu: Việt Nam - Đánh giá nghèo đói và chiến lược hỗ trợ
quốc gia [102], đã phân tích, so sánh, đánh giá tình trạng đói nghèo ở Việt Nam
trong những thập niên cuối thế kỷ XX. Đồng thời, phân tích cơ sở dữ liệu về
kinh tế vĩ mô và tài chính nhà nước; các chính sách của chính phủ và sự phát
triển đất nước, nhất là ở vùng nông thôn để thực hiện các dịch vụ xã hội và
mạng lưới bảo trợ xã hội ở Việt Nam. Báo cáo đã đề xuất một số giải pháp để
Chính phủ Việt Nam tham khảo, xây dựng hệ thống chính sách ASXH phù hợp
với điều kiện của nền KT-XH mà Việt Nam đang trải qua với nhiều thuận lợi và
đan xen nhiều khó khăn, thách thức.
Lê Bạch Dương, Đặng Nguyễn Anh, Khuất Thu Hồng (2005), với công
trình nghiên cứu (song ngữ Anh - Việt): Bảo trợ xã hội cho những nhóm người
thiệt thòi ở Việt Nam [54], giới thiệu kết quả khảo sát thực nghiệm của viện
Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS)Việt Nam. Trongđó, tập trung nghiên cứu về
nhu cầu an sinh và bảo trợ xã hội của ba nhóm có yếu tố thiệt thòi là nông dân
nghèo, lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, người khuyết tật kể cả những
người có HIV/AIDS. Cuốnsách được chia làm 5 chương, chương I bàn luận tổng
thể về nghèo đóivà bảo trợ xã hội. Chương II phân tíchcác chính sách và chương
trình bảo trợ xã hội hiện nay ở Việt Nam. Chương III dành cho những vấn đề
nghèo đói ở nông thôn và nhu cầu bảo trợ xã hội của các hộ nông dân nghèo.
Chương IV đề cập đến nhu cầu bảo trợ xã hội của lao động di cư từ nông thôn
ra thành thị. Chương V tập trung xem xét những vấn đề mà người khuyết tật,
kể cả những người có HIV/AIDS đang phải đối mặt. Bằng nhiều giải pháp
thuyết phục, công trình nghiên cứu đã đưa ra những định hướng bảo trợ xã hội
cho các nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương ở Việt Nam.
Các tác giả Nguyễn Văn Thường, Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh
Phương (2006), với công trình: Một số vấn đề kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi
mới ở Việt Nam [159], là kết quả nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Việt
Nam. Công trình đã phân tích, lý giải những thành tựu quan trọng của các lĩnh
vực đời sống xã hội qua 20 năm tiến hành đổi mới đất nước bao gồm: điều chỉnh
chức năng quản lý của nhà nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đổi mới chính
sách công nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân, hệ thống ASXH, các giải pháp thúc
đẩy hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam... Đây là nền tảng quan
trọng phát triển toàn diện KT-XH đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2007, với báo
cáo nghiên cứu về bảo trợ xã hội: Báo cáo pháttriển Việt Nam 2008 [106], trình
bày các kết quả nghiên cứu về các nguồn rủi ro gây tổn thương như tình hình
nghèo đói, dân tộc ít người; các chính sách và chương trình đối với thị trường
lao động, thuế, phí, phân bổ ngân sách và các chương trình y tế, BHYT và chế
độ hưu trí và phương pháp tổng hợp phát triển BHXH cho người dân từ nông
thôn, thành thị và tăng cường cơ chế khuyến khích BHYT xã hội bắt buộc.
Tác giả Mai Ngọc Cường (2009), trong cuốn: Xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chính sách an sinh xã hội Việt Nam [47], nêu hệ thống ASXH Việt Nam
có ba hợp phần: Một là, phòng ngừa rủi ro, đây là những chính sách giúp cho
mọi tầng lớp cư dân có được việc làm, thu nhập và năng lực vật chất để đối phó
với rủi ro như chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ tìm việc làm cho người dân. Hai
là, giảm thiểu rủi ro, bao gồm các hình thức bảo hiểm như BHXH, BHYT,
BHTN… Ba là, khắc phục rủi ro, bao gồm các chính sách về cứu trợ và trợ giúp
xã hội nhằm bảo đảm an toàn cho người dân khi gặp rủi ro như: thất nghiệp,
nghèo đói, bệnh tật, tai nạn, trẻ mồ côi, người già…
Tác giả Mai Ngọc Anh (2009), với luận án tiến sĩ Kinh tế: An sinh xã hội
đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam [1], tập trung
nghiên cứu ba nội dung cơ bản: (i) Cơ sở lý luận về hệ thống ASXH với nông
dân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
(ii) Đánh giá thực trạng hệ thống ASXH đối với nông dân Việt Nam (iii)
Phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông
dân Việt Nam những năm tới. Luận án đã góp phần làm sáng rõ: cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện
kinh tế thị trường; tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH
đối với nông dân ở một số nước trên thế giới, rút ra kinh nghiệm có thể vận
dụng vào xây dựng hệ thống ASXH Việt Nam; khái quát thực trạng hệ thống
ASXH ở Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của
hệ thống ASXH đối với nông dân; sử dụng ma trận SWOT làm rõ những thuận
lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trên cơ sở đó đề xuất việc lựa chọn các
phương án xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở Việt
Nam những năm tới; cuối cùng là một số khuyến nghị các giải pháp nhằm xây
dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị
trường. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án còn có một số vấn đề nếu
được nghiên cứu cụ thể sẽ đạt kết quả tốt hơn như việc thực hiện chính sách
ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam có gì
khác so với các nước có nền kinh tế tương đồng; Các giải pháp cần cụ thể với
những mô hình thực tiễn.
Tác giả Nguyễn Hiền Phương (2009), với luận án tiến sĩ Luật: Cơ sở lý
luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội ở
Việt Nam [112], tập trung phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật
về ASXH ở Việt Nam với các nội dung cấu thành cơ bản và việc áp dụng trên
thực tiễn, chỉ ra những kết quả cũng như những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót,
chưa phù hợp cần được hoàn thiện trong hệ thống pháp luật về ASXH của nước
ta hiện nay.
Tác giả Nguyễn Văn Nhường (2010), với luận án tiến sĩ Kinh tế: Bàn về
chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển
các khu công nghiệp:nghiên cứu tại Bắc Ninh [104]. Dưới góc độ chuyên ngành
Quản lý kinh tế), luận án đã nghiên cứu sâu về chính sách ASXH đối với người
nông dân trong diện thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp. Tình hình và
kết quả thực hiện chính sách cùng những khuyến nghị hoàn thiện chính sách
ASXH đối với người nông dân trong diện thu hồi đất để phát triển các khu công
nghiệp từ thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh.
Tác giả Nguyễn Tấn Dũng (2010), với nghiên cứu công bố trên Tạp Chí
Cộng sản: “Đảm bảo ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một
nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020” [52], đã làm rõ
thêm khái niệm về ASXH, phúc lợi xã hội; khẳng định vai trò, tầm quan trọng của
ASXH và phúc lợi xã hội trong chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-
2020. Tác giả nhấn mạnh việc phát triển hoàn thiện chính sách ASXH là nội dung
chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Bài báo của tác giả mang tính
chất vĩ mô về quá trình thực hiện chính sách ASXH nằm trong Chiến lược phát
triển KT-XH 2011 - 2020. Đây được coi là công trình mang tính định hướng cho
các tiếp cận mới của các nhà nghiên cứu.
Nhóm tác giả: Phạm Văn Hùng, Phạm Quốc Việt, Nguyễn Thị Thanh Mai
với Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2011), Pháttriển kinh tế xã hội Việt Nam
và Lào giai đoạn 2011 - 2020 [88], gồm những bài nghiên cứu về thu hút vốn
FDI và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo ASXH ở
Lào và Việt Nam trong những năm vừa qua đồng thời cũng đề ra phương hướng
chiến lược trong thời gian tới.
Bộ LĐ-TB&XH (2011), với cuốn: Một số chính sách an sinh xã hội ở
Việt Nam [31], giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách ASXH
như quy định về người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp xã hội, cơ sở bảo trợ
xã hội, chính sách trợ giúp giáo dục, quy định về phòng chống nhiễm vi rút gây
ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người và giảm nghèo bền vững.
Tác giả Trần Hoàng Hải (2011), trong cuốn sách: Pháp luật an sinh xã
hội: Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam [72] đã giới thiệu tổng
quan về ASXH nói chung và về pháp luật ASXH của một số nước như: Hoa
Kỳ, Đức, Nga. Đồng thời tác giả cũng đã trình bày những vấn đề pháp luật về
ASXH của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. Đây là tài liệu tham khảo giúp
người đọc có cái nhìn toàn diện về hệ thống pháp luật ASXH ở một số nước
trên thế giới.
Tác giả Nguyễn Văn Chiều (2013), với luận án tiến sĩ Triết học, nghiên
cứu về: Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện
chính sách ASXH ở Việt Nam [33], đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận chung
về chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách
ASXH, từ đó đúc rút ra quan niệm của tác giả về vai trò của nhà nước đối với
việc thực hiện chính sách ASXH cho người dân. Luận án đã thành công trong
việc đánh giá, phân tích thực trạng vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện
chính sách ASXH ở Việt Nam trong thời gian qua. Với những thông tin vừa
mang tính định lượng, vừa mang tính định tính, luận án đã đúc rút ra những
thành công, hạn chế và nguyên nhân trong việc phát huy vai trò của nhà nước
trong việc thực hiện chính sách ASXH. Ngoài ra luận án còn làm rõ bối cảnh,
phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của nhà nước
trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay. Có thể khẳng định,
luận án được đánh giá là có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn về
chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách
ASXH nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Tác giả Dương Văn Thắng (2013), với luận án chuyên ngành Báo chí học:
Nghiên cứu hiệu quả Báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội ở
Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế [157], tập trung luận giải một số vấn đề: Hệ
thống hóa, xác lập, làm rõ hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu;
vai trò của ASXH đối với hoạt động báo chí, vai trò của báo chí trong hoạt động
truyền thông về ASXH; khảo sát đánh giá hiệu quả báo chí trong hoạt động
truyền thông về ASXH ở Việt Nam thông qua thông điệp, kênh truyền với đại
diện hệ thống báo in, thể hiện ở nội dung phản ánh và hình thức chuyển tải về
ASXH; đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả báo chí trong
hoạt động truyền thông ASXH ở Việt Nam thời gian tới. Đồng thời, từ kết quả
nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các
cơ quan hữu quan góp phần thực hiện tốt hơn các giải pháp, góp phần thực hiện
tốt công tác truyền thông về ASXH ở Việt Nam thời kỳ hội nhập, phát triển.
Nhóm tác giả: Mai Ngọc Cường (cb), Mai Ngọc Anh, Phan Thị Kim
Oanh (2013), với cuốn sách: Về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2012 –
2020” [49], trình bày những vấn đề cơ bản về ASXH và thực trạng ASXH ở
Việt Nam hiện nay. Đồng thời đề xuất một số phương hướng và giải pháp phát
triển ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020. Đây là công trình nghiên cứu rất
tâm huyết của nhóm tác giả được đúc rút trong quá trình nghiên cứu về ASXH
của Việt Nam.
Nhóm tác giả: Lê Quốc Lý (cb), Lê Sỹ Thiệp, Hồ Văn Vĩnh... (2013), với
cuốn sách: Chính sách an sinh xã hội thực trạng và giải pháp [95], đã tập trung
nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam, khẳng định đã đạt
được nhiều thành tựu, nhưng bên cạnh đó cũng chỉ ra còn nhiều những vấn đề
tồn tại. Đặc biệt, các tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về những trở
ngại trong thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam và mục tiêu, quan điểm cùng
giải pháp thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2020.
Để thực hiện ASXH thành công đòi hỏi phải có sự hội tụ của nhiều yếu
tố, trong đó quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng, nhóm tác giả: Đào Văn
Dũng, Nguyễn Đức Trọng (cb), Trần Quang Lâm... (2013), trong cuốn sách:
Chính sách an sinh xã hội tác động tới phát triển KT-XH [49], đã nêu khái
quát một số vấn đề thực tiễn cơ bản về quản lý nhà nước và những chính sách
ASXH tác động tới phát triển KT-XH, phát triển con người; đồng thời cuốn
sách cũng đã chia sẻ những giải pháp trong việc giải quyết một số vấn đề xã hội
quan trọng.
Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương, Phạm Thị Bảo Hà, Đặng Nguyên
Anh... (2013), với cuốnsách:Những thách thức và giải pháp đối với chính sách
an sinh xã hội bền vững cho tất cả mọi người tại Việt Nam và Đức [90 ], giới
thiệu các bài phát biểu của các chuyên gia Đức và Việt Nam về các mô hình
ASXH ở Việt Nam và Đức, những thách thức đối với ASXH của từng nước, kinh
nghiệm thành công và các biện pháp giải quyết khó khăn trong việc phát triển
ASXH ở mỗi nước.
Tác giả Phan Thị Kim Oanh (2014), với luận án tiến sĩ Kinh tế: “Vai trò
của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam” [110], đã lựa
chọn tiếp cận một số nội dung liên quan trực tiếp đến vai trò của Nhà nước
trong xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách; tổ chức phối hợp thực
hiện chính sách ASXH với các chính sách kinh tế- xã hội khác; tổ chức quản
lý, kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập và tạo các điều kiện thực thi của hệ thống
ASXH đối với nông dân, bao gồm ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng và
ASXH không dựa trên nguyên tắc đóng góp. Luận án chỉ rõ 4 nhóm nhân tố
ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước về ASXH đối với nông dân là: i) Quan
điểm của nhà nước về ASXH đối với nông dân; ii) Khả năng tài chính của nhà
nước và thu nhập của nông dân; iii) Năng lực hệ thống quản lý ASXH đối với
nông dân và iv) Nhận thức xã hội về ASXH đối với nông dân. Luận án khẳng
định mức độ bao phủ và mức độ tác động của an sinh là kết quả việc thực hiện
vai trò của nhà nước về ASXH đối với nông dân. Từ hệ thống các công trình
nghiên cứu đã công bố, các báo cáo của ngành, địa phương cũng như các số
liệu thống kê có nguồn gốc tin cậy và tài liệu điều tra khảo sát thu thập từ 258
hộ nông dân, 197 cán bộ quản lý nhà nước các cấp tại ba tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An và Hà Tĩnh, luận án đã phân tích rõ thực trạng, chỉ ra những kết quả
đạt được, những hạn chế chủ yếu, nguyên nhân của hạn chế và khuyến nghị
phương hướng, giải pháp tăng cường vai trò của Nhà nước về ASXH đối với
nông dân Việt Nam những năm tới. Bốn vấn đề quan trọng mà luận án kiến
nghị là: i) Để phát triển BHXH tự nguyện, một mặt, nhà nước cần thay đổi quy
định về căn cứ đóng BHXH tự nguyện, không nên theo tiền lương tối thiểu mà
nên theo mức thu nhập bình quân vùng; mặt khác cần tăng chế độ hưởng để
đảm bảo sự bình đẳng với BHXH bắt buộc; ii) Để tiến tới BHYT toàn dân, Nhà
nước cần hỗ trợ từ 60 - 80% phí đóng góp cho các đối tượng nông dân có thu
nhập trung bình và cận nghèo tham gia BHYT tự nguyện; iii) Tăng phạm vi
bao phủ trợ giúp xã hội thường xuyên từ 1,65% dân số năm 2010 lên 3,0% vào
năm 2015 và 5% vào năm 2020; nâng kinh phí trợ giúp xã hội thường xuyên từ
ngân sách nhà nước từ 0,54% năm 2010 lên 1,12% năm 2015 và 2,45% năm
2020. Trong trợ giúp xã hội đột xuất, cần chú trọng cho trợ cấp đối với hộ gia
đình nông dân thuộc nhóm dễ bị tổn thương; iv) Về tổ chức hệ thống, Nhà
nước cần nghiên cứu tách bộ phận theo dõi BHXH tự nguyện đối với nông dân
và lao động khu vực phi chính thức nói chung thành một hệ thống thống nhất
từ trung ương tới cơ sở (xã, phường, thị trấn).
Tác giả Nguyễn Mai Phương (2014), với luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội từ năm 2001 đến năm
2011 [113], đã tập trung làm rõ những yếu tố tác động, đồng thời làm rõ chủ
trương và sự chỉ đạo, những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế, những
đúc rút kinh nghiệm chủ yếu từ sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện ASXH
từ năm 2001 đến năm 2011. Trong quá trình đổi mới, cùng với những thành tựu
trong đổi mới KT-XH, đường lối lãnh đạo của Đảng về xây dựng hệ thống chính
sách ASXH cũng có nhiều đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương thức thực
hiện theo hướng ngày càng toàn diện và hiệu quả hơn. Điều này đã được thể
hiện rõ trong các văn kiện của Đảng qua các kỳ đại hội. Do vậy, việc tổng kết lại
những quan điểm của Đảng về thực hiện ASXH trong những năm đổi mới vừa
qua không chỉ có ý nghĩa khái quát một vấn đề lý luận xuyên suốt của Đảng mà
quan trọng hơn, nó còn là cơ sở cho việc xây dựng chính sách ASXH hiệu quả,
phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Nguyễn Duy Dũng (2015), trong cuốn sách: Giải quyết an sinh xã
hội của Thái Lan, Malaysia, Philippin và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
[51], trình bày các nhân tố tác động đến ASXH của Thái Lan, Malayxia,
Philippin. Thực trạng ASXH của Thái Lan, Malayxia, Philippin từ những năm
1990 đến nay. Và kinh nghiệm giải quyết ASXH của Thái Lan, Malayxia,
Philippin và bài học tham khảo cho Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu
công phu, rất bổ ích cho những người làm công tác ASXH ở Việt Nam hiện nay,
giúp người đọc học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm hay của các nước trong
khu vực để áp dụng vào trong thực tiễn quá trình thực hiện ASXH.
Nhóm tác giả: Doãn Mậu Diệp (Chủ biên), Đặng Kim Chung, Bùi Sỹ
Lợi,... (2015), với cuốn sách: Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã
hội ở Việt Nam trong thời gian tới [50], đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc xây dựng sàn ASXH ở Việt Nam cũng như những đánh giá thực trạng
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 54764
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc KạnLuận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên GiangLuận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thị xã Điện Bàn, HAY
 
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây BắcLuận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng NinhĐề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk LăkĐề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...
 
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAYLuận văn: Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
 
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAYLuận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
 
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn quận 6, tha...
 
Luận văn: Ưu đãi người có công với cách mạng theo pháp luật
Luận văn: Ưu đãi người có công với cách mạng theo pháp luậtLuận văn: Ưu đãi người có công với cách mạng theo pháp luật
Luận văn: Ưu đãi người có công với cách mạng theo pháp luật
 

Similar to Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014

Similar to Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014 (20)

Chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốChính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú YênChính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
 
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
 
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
 
Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...
Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...
Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Xóa Đói, Giảm Nghèo Tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh An ...
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái BìnhVai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân xã...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân xã...Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân xã...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân xã...
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
 
Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh...
Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh...Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh...
Luận văn: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh...
 
Luận văn: Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo, 9 ĐIỂM
Luận văn: Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo, 9 ĐIỂMLuận văn: Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo, 9 ĐIỂM
Luận văn: Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo, 9 ĐIỂM
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC T...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC T...ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC T...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC T...
 
Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...
Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...
Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...
 
Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...
Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...
Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù CátLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
 
Quản lý ngân sách cấp xã phường trên địa bàn quận Hoàng Mai – TP Hà Nội
Quản lý ngân sách cấp xã phường trên địa bàn quận Hoàng Mai – TP Hà NộiQuản lý ngân sách cấp xã phường trên địa bàn quận Hoàng Mai – TP Hà Nội
Quản lý ngân sách cấp xã phường trên địa bàn quận Hoàng Mai – TP Hà Nội
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
nguyendoan3122102508
 

Recently uploaded (20)

15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docxUnit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 

Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THẮM QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI, NĂM 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THẮM QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014 Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 9.22.03.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Am 2. PGS.TS. Đinh Quang Hải HÀ NỘI, NĂM 2020
  • 3.
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đâylà công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận án đều được khai thác từ các tài liệu có nguồn gốcrõ ràng;những phát hiện, kết luận đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án. Tác giả luận án
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU...................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án..........................7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở nước ngoài........... 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở Việt Nam ........... 12 1.1.3. Các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên..................Error! Bookmark not defined. 1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứuError! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã được công bố ............................................................Error! Bookmark not defined. 1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu làm rõError! Bookmark not defined. Chương 2: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014 ........Error! Bookmark not defined. 2.1. Một số vấn đề lý luận và khái quát tình hình an sinh xã hội tỉnh Điện Biên trước năm 2004...........................Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Khái niệm về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội.....Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Một số vấn đề lý luận về ASXH ..Error! Bookmark not defined. 2.2. Những yếu tố tác động đến an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014......................................Error! Bookmark not defined.
  • 6. 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hộiError! Bookmark not defined. 2.2.2. Tình hình ASXH ở tỉnh Điện Biên trước khi tách tỉnh .........Error! Bookmark not defined. 2.3. Quá trình đổi mới chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Điện Biên trong công tác thực hiện chính sách an sinh xã hộiError! Bookmark not defined. 2.3.1. Chủ trương của Đảng về thực hiện chính sách an sinh xã hội ............................................................Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Đảng bộ tỉnh Điện Biên vận dụng chủ trương của Đảng thực hiện chính sách an sinh xã hội ở địa phương .Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 2............................................Error! Bookmark not defined. Chương 3: TỈNH ĐIỆN BIÊN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014 ...............Error! Bookmark not defined. 3.1. Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèoError! Bookmark not defined. 3.1.1. Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo .............Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Kết quả thực hiện chính sách về XĐGN ở tỉnh Điện Biên ....Error! Bookmark not defined. 3.2. Giải quyết việc làm cho người lao động.Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Quá trình giải quyết việc làm cho người lao động................Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Kết quả giải quyết việc làm cho người lao độngError! Bookmark not defined. 3.3. Thực hiện chính sách đối với người có côngError! Bookmark not defined.
  • 7. 3.3.1. Thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công............Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Phong trào đền ơn đáp nghĩa........Error! Bookmark not defined. 3.4. Thực hiện chính sách BHXH và bảo trợ xã hộiError! Bookmark not defined. 3.4.1 Chính sách BHXH cho người dân.Error! Bookmark not defined. 3.4.2. Thực hiện chính sách bảo trợ xã hộiError! Bookmark not defined. 3.5. Bảo đảm mức tối thiểu các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân ....................................................................Error! Bookmark not defined. 3.5.1. Chính sách bảo đảm giáo dục ......Error! Bookmark not defined. 3.5.2 Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèoError! Bookmark not defined. 3.5.3. Chính sách đảm bảo mức tối thiểu về nhà ở, nước sạch và thông tin cho người dân .................................Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 3............................................Error! Bookmark not defined. Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.....Error! Bookmark not defined. 4.1. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.....Error! Bookmark not defined. 4.1.1. Thành tựu...................................Error! Bookmark not defined. 4.1.2. Những hạn chế chủ yếu...............Error! Bookmark not defined. 4.1.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chếError! Bookmark not defined. 4.2. Đặc điểmquá trình thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên và những vấn đề đặt ra................................Error! Bookmark not defined. 4.2.1. Đặc điểm nổi bật trong chính sách an sinh xã hội ................Error! Bookmark not defined.
  • 8. 4.2.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên.........................Error! Bookmark not defined. 4.3. Mộtsố kinh nghiệm...............................Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 4............................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN.....................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 9. BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT An sinh xã hội: ASXH Bảo hiểm thất nghiệp: BHTN Bảo hiểm y tế: BHYT Bảo hiểm xã hội: BHXH Chủ nghĩa xã hội CNXH Cơ cấu kinh tế: CCKT Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH,HĐH Giáo dục và đào tạo GD&ĐT Hội đồng nhân dân: HĐND Khoa học và công nghệ KH&CN Kinh tế - Xã hội: KT-XH Lao động, thương binh và xã hội LĐ-TB&XH Tổng thu nhập của tỉnh: GDRP Ủy ban nhân dân: UBND Xã hội chủ nghĩa XHCN Xóa đói giảm nghèo: XĐGN
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Lịch sử dânsố Điện Biên...............Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2. Hộ đói nghèo tỉnh Điện Biên năm 2004Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3. Kết quả thu BHXH giai đoạn 1995 – 2004Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 2.1. Quá trình phát triển dân số Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014) ..........................................................................................Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 3.1: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo nguồn thu..Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 4.1. Nhận thức của người dân về tác động của chính sách ASXH ...................................................................Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 3.1: Hệ thống an sinh xã hội ở tỉnh Điện BiênError! Bookmark not defined.
  • 11.
  • 12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài An sinh xã hội được coi là sản phẩm của xã hội tiến bộ, có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm xây dựng và phát triển con người, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người, góp phần lành mạnh hóa xã hội và phát triển bền vững đất nước. ASXH đã trở thành vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi nước và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, hệ thống ASXH ngày càng thể hiện vai trò to lớn trong việc góp phần ổn định đời sống của người lao động; Đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội; Làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước thông qua các hoạt động bảo hiểm đối với người lao động; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; Làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, vùng giàu và vùng nghèo, hướng tới đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khẳng định: “Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển… không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và đảm bảo ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị và toàn xã hội” [68, tr.57]. Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, được chia tách từ tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh: Lai Châu và Điện Biên theo phê chuẩn của Quốc hội khóa X ngày 26/11/2003. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Điện Biên có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào công cuộc đổi mới. Song điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Điện Biên gặp nhiều khó khăn do địa hình đồi núi dốc, hiểm trở, chia cắt mạnh, thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng về người và vật chất; kinh tế chậm phát
  • 13. triển, trong khi tỷ lệ người DTTS chiếm đa số (85%), trình độ dân trí và đời sống người dân trong tỉnh vẫn luôn ở mức thấp so với cả nước, nhất là ở khu vực vùng cao, biên giới. Vì vậy, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, thực hiện chính sách ASXH trở thành nhiệm vụ chiến lược của tỉnh Điện Biên. Được sự quan tâm của Đảng bộ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014 đã đạt được những thành tựu quan trọng, không chỉ góp phần ổn định và cải thiện đời sống dân cư, mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dân chủ, công bằng trong cộng đồng, an toàn trong xã hội và an ninh quốc phòng trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, côngtác ASXH của tỉnh Điện Biên trên thực tế vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập, khó khăn và bộc lộ nhiều mặt còn hạn chế cả từ chủ trương đến tổ chức chỉ đạo, thực hiện. Nhiều chỉ số về ASXH của tỉnh còn thấp hơn so với khu vực và thấp hơn nhiều so với mức trung bình chung của cả nước. Nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về ASXH của tỉnh Điện Biên để thấy được những ưu điểm,thành tựu và cả những tồn tại, hạn chế của quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ đó rút ra một số kinh nghiệm nhằm giúp cho Đảng bộ tỉnh Điện Biên có thêm tài liệu tham khảo về chínhsách ASXH và quá trình thực hiện chính sách đó, góp phần cung cấp thêm về lý luận và thực tiễn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là ASXH trong tỉnh, trong khu vực Tây Bắc và cả nước. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đềtài: “Quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004đến năm 2014” làm luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng rõ quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên sau 10 năm thành lập tỉnh (2004 - 2014), nhằm đúc kết những kinh nghiệm, góp phần
  • 14. cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên ngày càng hoàn thiện tốt hơn chính sách và thực hiện chính sách ASXH trong tỉnh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, Hệ thống hóa và tổng quan tình hình nghiên cứu về ASXH và thực hiện chínhsáchASXHcủacác công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước và trên thế giới, rút ra các kết luận về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác ASXH. Hai là, phân tích bối cảnh lịch sử và chỉ rõ những yếu tố tác động đến ASXH và thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên. Ba là, Trình bày thực trạng quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014 trên 6 trụ cột: Xóa đói giảm nghèo; Giải quyết việc làm; Chính sách đối với người có công; Bảo hiểm xã hội; Bảo trợ xã hội và dịch vụ xã hội cơ bản. Bốn là, đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên; rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm strong quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu về quá trình tỉnh Điện Biên thực hiện các nội dung chủ yếu của chính sách ASXH từ năm 2004 đến năm 2014 bao gồm 6 trụ cột: 1) Xóa đói giảm nghèo; 2) Giải quyết việc làm; 3) Chính sách đối với người có công; 4) Bảo hiểm xã hội; 5) Bảo trợ xã hội, 6) Đảm bảo dịch vụ
  • 15. xã hội cơ bản cho người dân. Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện chínhsách ASXH trên địa bàn tỉnh Điện Biên, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện thuộc tỉnh Điện Biên. Ngoài ra, luận án mở rộng thêm nghiên cứu một số điểm chủ yếu về ASXH ở một số tỉnh Tây Bắc để đối chiếu, so sánh với kết quả thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên. - Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu từ năm 2004 là năm tỉnh Điện Biên được thành lập, đến năm 2014 là thời gian tỉnh Điện Biên tiến hành tổng kết 10 năm thành lập tỉnh(2004 - 2014). Tuy nhiên, để có cơ sở phân tích và nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, luận án cũng đề cập khái quát thực trạng ASXH ở Điện Biên trước năm 2004 và sau năm 2014. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, về chính sách xã hội và ASXH nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích, thống kê, phỏng vấn, so sánh đối chiếu… để giải quyết các nhiệm vụ của luận án. - Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm phân kỳ thời gian, làm rõ bối cảnh lịch sử, quá trình hoạchđịnh chủ trương, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách ASXH theo diễn tiến thời gian. - Phương pháp logic để kết hợp với phương pháp lịch sử làm rõ bước phát triển tư duy trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Điện Biên thực hiện chínhsáchASXH trên cơ sở sâu chuỗi các sự kiện lịch sử và
  • 16. liên kết nội dung các văn bản về thực hiện chính sách ASXH; đánh giá những ưu điểm, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình thực hiện chính sách ASXH ở Điện Biên. - Phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê nhằm sửdụng làm rõ quá trình tổ chức thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014. - Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận án nhằm so sánh kết quả thực hiện chính sách ASXH tỉnh Điện Biên giữa các năm và trong mỗi giai đoạn 5 năm và so với một số tỉnh trong khu vực có nét tương đồng. - Luận án cũng sử dụng phương pháp điền dã, điều tra khảo sát thực tế bằng phiếu điều tra và phỏng vấn sâu để bổ sung, thẩm định, đối chiếu tư liệu thực tế, làm rõ hơn các kết quả thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên. 4.3. Nguồn tài liệu Luận án tham khảo, sử dụng kết hợp nhiều nguồn tài liệu khác nhau: Nguồn tư liệu lưu trữ: Ở các cơ quan lưu trữ trung ương (Trung tâm lưu trữ Quốc gia III), cơ quan lưu trữ địa phương như: phòng lưu trữ tỉnh Điện Biên, lưu trữ Tỉnhủy, UBND tỉnh Điện Biên, lưu trữ sở LĐ-TB&XH, sở Tài Chính, BHXH tỉnh Điện Biên, Mặt trận tổ quốc, Ban Dân tộc, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên. Nguồn tài liệu tham khảo gồm: sách, bài nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, bài kỷ yếu hội thảo khoa học, các luận văn, luận án có liên quan đến đề tài luận án. Nguồn tài liệu giúp nghiên cứu sinh nắm được lý luận, thực tiễn ASXH trong và ngoài nước, giúp nghiên cứu sinh những quan điểm, những kiến thức thực tiễn về ASXH để đối chiếu, so sánh với những kết quả nghiên cứu của luận án. Tài liệu lịch sử địa phương do khảo sát thực tế, điền dã tại các địa phương ở Điện Biên và một số tỉnh vùng Tây Bắc để bổ sung cho thiếu xót của tài liệu thành văn. 5. Đóng góp mới của luận án
  • 17. - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến 2014. - Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên, góp phần khẳng định vai trò của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ chính quyền, các đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân tỉnh Điện Biên trong việc thực hiện ASXH ở địa phương. - Luận án phân tích làm rõ những thành tựu, hạn chế của quá trình thực hiện chính sáchASXH ở tỉnh Điện Biên, trên cơ sở kết quả nghiên cứu luận án rút ra một số đặc điểm và kinh nghiệm trong việc hoạch định chủ trương, chính sách và triển khai thực hiện chính sách ASXH. - Luận án cònlà tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy, học tập về lịch sử ASXH ở tỉnh Điện Biên. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung luận án cấu trúc thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Những yếu tố tác động đến ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014. Chương 3: Tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện chính sách ASXH từ năm 2004 đến năm 2014. Chương 4: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm.
  • 18. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở nước ngoài Điểm mốc đánh dấu sự hình thành ASXH là cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ thứ XIX. Cuộc cách mạng này đã khiến cuộc sống của người lao động gắn chặt với thu nhập do bán sức lao động đem lại. Cùng với nó là những rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống, như ốm đau, tai nạn, thất nghiệp, thiên tai hoặc do tuổi già sức yếu, v.v... Trước tình hình lo ngại đó, một số nước đã khuyến khích các hoạt động tương thân tương ái lẫn nhau, kêu gọi người lao động tự tiết kiệm phòng khi có biến cố hoặc thực hiện trợ cấp đối với những người làm công ăn lương... và từ đó, thuật ngữ “an sinh xã hội” được ra đời. Các tổ chức Quốc tế, như: Tổ chức nhân đạo quốc tế (HIS); Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH); Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC); Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); ... đã nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản mang tính quốc tế như các đạo luật, hiến chương, tuyên ngôn, các cam kết quốc tế,... liên quan đến việc hình thành chính sách và hỗ trợ chính sách ASXH. Công trình nghiên cứu đầu tiên được đánh dấu bằng Đạo luật ASXH (Social Security) ban hành năm 1935 tại Mỹ. Đây là Đạo luật ASXH trên thế giới được đúc kết từ nhiều nghiên cứu khoa học rất công phu của nhiều nước trên các châu lục. Đạo luật này quy định thực hiện chế độ bảo vệ người già, chế độ tử tuất, khuyết tật và trợ cấp thất nghiệp. Từ đó, thuật ngữ ASXH cũng chính thức được sử dụng rộng rãi. Tiếp đến, là các nghiên cứu được thể hiện trong Hiến chương Đại Tây Dương (1941) và Tuyên ngôn Nhân quyền do Đại Hội đồng Liên hợp quốc
  • 19. thông qua ngày 10/12/1948 cũng như trong các công ước, cam kết quốc tế khác. ASXH nhanh chóng được các nước trên thế giới thừa nhận là một trong những quyền con người: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người…” (Tuyên ngôn nhân quyền 1948). Theo đó, ASXH tiếp tục thu hút sự nghiên cứu ngày càng sâu sắc hơn. Điển hình như: Tác giả Richardson, J. Henry (1960), trong cuốn: “Các khía cạnh kinh tế và tài chính của An sinh xã hội - Điều tra Quốc tế [246] đã nêu những lý thuyết cơ bản một số nét về ASXH trong lịch sử và việc cần thiết có một chương trình đảm bảo ASXH ở xã hội công nghiệp. Tác giả đề cập đến nội dung chủ yếu của khái niệm ASXH cùng các cơ sở chính trị, các nguyên lý và biện pháp của nó và nội dung quan hệ của ASXH với BHXH, với tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho công tác trợ cấp hưu trí, sức khoẻ (ốm đau, bệnh tật, tai nạn rủi ro. Đây là những nội dung rất có giá trị đối với công tác ASXH trong thời điểm cuốn sách ra đời và giá trị của nó vẫn được khẳng định cho đến hiện nay. Các tác giả: Ehtisham Ahmad, Jean Drèze, John Hills và Amartya Sen (1991) với cuốn sách: An sinh xã hội ở các nước đang phát triển [238] đã có những lập luận giải thích thuật ngữ “ASXH” có ý nghĩa rất khác nhau ở các quốc gia kém phát triển và được hiểu chung là XĐGN, đồng thời nêu ra các định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến các mục tiêu, quy định về ASXH cho các nước cụ thể như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ latin và Nam Phi. Nội dung cuốn sách cũng đã tập trung giải thích lý do tại sao nhà nước cần tham gia BHXH, đề ra các tiêu chuẩn khung phúc lợi kinh tế, các thành phần tham gia thực hiện ASXH, đối tượng thụ hưởng ASXH, và các cách thức thực hiện ASXH như thế nào cho phù hợp với các nước đang phát triển. Đây là cuốn sách tham khảo quý giá cho các quốc gia nói chung và các quốc gia đang phát triển nói riêng khi
  • 20. thực hiện các mục tiêu kinh tế đồng thời với công tác ASXH nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Tác giả Ogus, A.I., Barendt, E.M. và Wikeley, N. eds. (2002), với cuốn sánh: Luật An sinh xã hội [245] cung cấp các kiến thức cơ bản về ASXH và chính sách xã hội, ASXH quốc tế như: đối xử bình đẳng và quyền con người; pháp luật ASXH của Liên minh Châu Âu - EU; đóng góp, quản trị các lợi ích; vấn đề việc làm và kháng cáo quyết định, các quy định chung; hỗ trợ thu nhập dựa trên lợi tức phụ cấp của ứng viên; tín dụng thuế của các gia đình và tín dụng thuế cho người khuyết tật; trợ cấp nhà ở và lợi ích về thuế hội đồng; quy định chung cho lợi ích phương tiện thử nghiệm và các khoản tín dụng thuế; các quỹ xã hội; đóng góp dựa trên trợ cấp của ứng viên; quy định theo luật về việc trả lương cho người ốm và người không đủ năng lực làm việc; tiền tử tuất; tiền lương hưu; phúc lợi cho trẻ em; lợi ích cho người tàn tật nặng; lương hưu cho các cựu binh chiến tranh. Đây là cuốn sách tham khảo phục vụ cho các nước khi ban hành về luật ASXH. Tác giả Martin Feldstein (2005), với công trình nghiên cứu “Cải cách cơ cấu của an sinh xã hội” đăng trên Tạp chí Economic Perspectives [244], đã mô tả các hệ thống ASXH hiện tại ở Hoa Kỳ, đồng thời cung cấp một cách tiếp cận khác được thiết kế để giải quyết những thiếu sót của các chương trình ASXH hiện có, tư nhân hóa một phần hệ thống ASXH và giải thích cách chuyển đổi để có thể được thực hiện. Tác giả cũng chỉ ra những lợi ích kinh tế từ các kế hoạch ASXH dựa trên đầu tư. Đây là những quan điểm mới mẻ nhưng cũng rất có giá trị cho quá trình nâng cao chất lượng công tác ASXH. Feldstein là một người ủng hộ tích cực cho cải cách ASXH và là động lực chính đằng sau sáng kiến của Chủ tịch George W. Bush về việc tư nhân hóa một phần hệ thống ASXH ở Mỹ. Tác giả Журавлева Ирина Витальевна (2007), trong cuốn sách nhan đề Trật tự chi trả mới cho người bệnh [242] đã phân tích chế độ chi trả mới cho những người mất khả năng lao động được áp dụng trong luật. Đảm bảo trợ cấp
  • 21. tạm thời mất sức lao động, những người thai sản, sinh đẻ, người hưởng BHXH. Công trình nghiên cứu đã gợi mở nhiều khía cạnh về ASXH trong việc hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho người lao động. Tác giả Trần Quang Trung (2008) với công trình: Tác dụng cân bằng về an sinh xã hội [250] đã hướng vào đánh giá tác động cải cách hệ thống ASXH ở các nước đang phát triển cho các đối tượng là người làm việc tại các khu vực công. Nghiên cứu tác động vĩ mô của việc cải cách hệ thống lương hưu cho cán bộ công chức đến hành vi lao động và hiệu quả kinh tế, tác động của những khoản chuyển nhượng tới hành vi lao động của người cao tuổi tại các nước đang phát triển. Đây là tài liệu rất có giá trị cho một nước đang phát triển như Việt Nam trong việc thực hiện ASXH, đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người dân. Các tác giả: Dương Phú Hiệp, Hansjorg Herr, Milka Kazandziska (2012), với cuốn sách Lao động, tiền lương, An sinh xã hội: Một số kinh nghiệm của thế giới [239] do Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Văn Toan biên dịch. Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, xu thế phát triển và những thách thức đang đặt ra cho một số nước trên thế giới trong vấn đề lao động, tiền lương và ASXH. Từ các mô hình ASXH của các nhóm nước trên thế giới, các tác giả nên lên những kinh nghiệm để xây dựng hệ thống ASXH ở Việt Nam. Tác giả Đinh Công Tuấn, Đinh Công Hoàng (2013), trong cuốn sách: An sinh xã hội BắcÂu trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho Việt Nam [170] đã trình bày tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến hệ thống ASXH ở các nước Bắc Âu. Điều chỉnhchínhsáchASXHở một số nước Bắc Âu trong khủng hoảnggiai đoạn2008 - 2011. Côngtrình cũng dự báo triển vọng ASXH Bắc Âu trong tươnglai, tác độngvà bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay. Tác giả Trần Thị Nhung (2008), trong cuốn sách: Bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay [107] đã đề cập đến những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề đảm bảo xã hội và phân tích những thay đổi cơ bản
  • 22. trong môi trường đảm bảo xã hội, trong đó phân tích ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đảm bảo xã hội và việc giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội trong mô hình nhà nước phúc lợi của nền kinh tế thị trường Nhật Bản. Đồng thời phân tích chính sách hưu trí và bảo hiểm việc làm của Nhật Bản theo quá trình lịch sử. Từ đó thấy được tính phức tạp, hướng điều chỉnh và vai trò to lớn của chính sách này. Tác giả cũng đã phân tíchcác chế độ BHYT và bảo hiểm chăm sóc lâu dài; phân tích sự khác nhau giữa các chế độ BHYT trong mối liên hệ với tình hình phát triển kinh tế, xã hội và so sánh với một số nước; Vấn đề trợ giúp công cộng và các kiểu dịch vụ phúc lợi xã hội đa dạng. Nội dung chủ yếu của vấn đề này bao gồm những nguyên tắc, cơ chế của trợ giúp công cộng; chương trình trợ giúp công cộng dành cho người nghèo; các dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho bà mẹ trẻ em, người tàn tật và người già. Thông qua 226 trang sách, tác giả đã trình bày khái quát về xã hội Nhật Bản và hệ thống đảm bảo xã hội của họ, những thay đổi trong chính sách đảm bảo xã hội để phù hợp với tình hình KT-XH của Nhật Bản. Tác giả Trần Tín Dũng (1997), trong cuốn: Hệ thống hỗ trợ sự phát triển xã hội Trung Quốc [237] đã trình bày về chế độ chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hoá, BHXH, ASXH của Trung Quốc và nghiên cứu chế độ pháp luật, chính trị ở nước này. Đồng thời nghiên cứu cơ cấu và chức năng văn hoá, giáo dục, tôn giáo, lý luận đạo đức và các hệ thống ASXH ở Trung Quốc. Cuốn sách này cung cấp những thông tin cơ bản về chính sách để hỗ trợ sự phát triển của một số nội dung trong lĩnh vực ASXH ở Trung Quốc. Tác giả Đặng Đại Tùng (2007), với công trình: Báo cáo cải cách và phát triển ASXH Trung Quốc năm 2005 - 2006 [249], đã tập hợp các báo cáo phát triển và cải cách ASXH như: Chế độ BHXH nông thôn mới thời kì xã hội chủ nghĩa; xây dựng chế độ BHXH nông thôn mang đặc sắc Trung Quốc. Hoàn thiện chế độ bảo hiểm cho người nông dân có mức thu nhập thấp; chế độ bảo hiểm cho người già ở nông thôn cũng như vấn đề phúc lợi xã hội ở nông thôn Trung
  • 23. Quốc trong thời kỳ hiện nay... Đây là tài liệu tham khảo cho Việt Nam thực hiện chính sách ASXH cho nông dân cũng như vùng nông thôn. Tác giả Đặng Công Thành (2008), trong cuốn sách nhan đề: 30 năm an sinh xã hội Trung Quốc [248] đã nhìn lại và tái hiện lại chế độ ASXH của Trung Quốc trong 30 năm cải cách mở cửa từ nhiều góc độ: cải cách và phát triển chế độ bảo hiểm dưỡng lão, cải cách và phát triển chế độ bảo hiểm khám chữa bệnh, cải cách và phát triển chế độ cứu trợ xã hội... cho hơn 1 tỷ dân Trung Quốc. Đây là công trình nghiên cứu có giá trị rất cao, đã hệ thống được những vấn đề cốt lõi nhất về ASXH mà Trung Quốc đã làm được trong suốt thời gian vừa qua, đồng thời đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho quá trình thực hiện ASXH nói chung. Tác giả Hướng Vận Hoa (2010), trong cuốn: Nghiên cứu hệ thống an sinh xã hội khu vực Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao [240], đã khái quát quá trình hình thành và phát triển hệ thống ASXH ở Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Tác giả cũng đã chỉ ra được sự phát triển của vấn đề ASXH có vai trò rất quan trọng, tác động đến rất nhiều lĩnh vực của đất nước như: lịch sử, chính trị, xã hội và kinh tế ở cả Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Các công trình nghiên cứu về ASXH ở các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Bắc Âu, Nga cho thấy chính sách ASXH được hình thành khá sớm, cộng với nền kinh tế phát triển, mức thu nhập cao cho nên hệ thống ASXH rất tốt. Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc về hệ thống ASXH, chế độ bảo hiểm ở nông thôn mang đặc sắc Trung Quốc, chế độ bảo hiểm, dưỡng lão, cứu trợ cho 1 tỷ dân cũng đã cung cấp những kinh nghiệm quý báu để xây dựng và phát triển hệ thống ASXH cho Việt Nam. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở Việt Nam Công trình nghiên cứu về ASXH ở trong nước những năm gần đây rất phong phú và đa dạng. Một mặt, làm rõ những vấn đề lý luận trong công tác
  • 24. ASXH; mặt khác, phản ánh tính bức thiết nhu cầu thực tiễn về ASXH, đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Tiêu biểu là các công trình, như: Nhóm tác giả: Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông - Đồng chủ biên (2016) với cuốn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hộivà con đường đilên chủ nghĩa xã hộiở Việt Nam qua 30 năm đổi mới [111], trong đó, các tác giả đã dành một phần quan trọng nghiên cứu một số vấn đề lý luận – thực tiễn về văn hóa, xã hội, con người, bànsâu về những định hướng hoàn thiện chínhsách ASXH và phúc lợi xã hội ở nước ta trong giai đoại mới. Các tác giả đã hệ thống và phân tích rõ các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về chính sách xã hội và công tác ASXH. Tựu chung là nhằm: Cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người có công, những người không có khả năng lao động, hoặc gặp rủi ro trong cuộc sống. Hệ thống ASXH và phúc lợi phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân. Chính sách xã hội phải đặt ngang tầm với chính sách kinh tế. Xây dựng hệ thống ASXH nhiều tầng nấc, chủ yếu là ưu đãi xã hội, BHXH, trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội. Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho các đối tượng chính sách. Gắn ASXH với mục tiêu, động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị xã hội. [111, tr. 471-472]. Từ các quan điểm nêu trên, cuốn sách đã phân tích rõ thực trạng hệ thống ASXH và phúc lợi xã hội ở nước ta; những nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống ASXH và phục lợi xã hội trong điều kiện mới; rút ra một số giải pháp, định hướng hoàn thiện chínhsáchASXH ở nước ta trong điều kiện mới. Trong đó, nhấn mạnh phải đổi mới tư duy về hoạch định chính sách ASXH; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những tri thức hiện đại về quyền con người và nhân tố con người đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Xây dựng chương trình an toàn con người thông qua hệ thống chính sách ASXH. Phát huy sức mạnh của các tổ chức xã hội trong công tác ASXH, để tăng cường giải quyết ASXH trong nội bộ nhân dân;… [111, tr. 471-472].
  • 25. Nhóm tác giả: Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông - Đồng chủ biên (2015) với cuốn sách: Ba mươi năm đổi mới và pháttriển ở Việt Nam [91], nghiên cứu một số vấn đề đang được thực tiễn đặt ra liên quan đến công tác “Quản lý quá trình phát triển xã hội ở Việt Nam”, trong đó, nhấn mạnh việc đề cao chính sách ASXH “đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế”. Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách ASXH và đặt ra yêu cầu: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH toàn diện và đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm; mở rộng các hình thức cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khó khăn; Phát triển hệ thống ASXH phù hợp với trình độ phát triển KT-XH, khả năng huy động và cân đối nguồn lực của đất nước, trong từng thời kỳ; ưu tiên những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào DTTS” [91, tr.180] Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương (1995) với báo cáo nghiên cứu: Việt Nam - Đánh giá nghèo đói và chiến lược hỗ trợ quốc gia [102], đã phân tích, so sánh, đánh giá tình trạng đói nghèo ở Việt Nam trong những thập niên cuối thế kỷ XX. Đồng thời, phân tích cơ sở dữ liệu về kinh tế vĩ mô và tài chính nhà nước; các chính sách của chính phủ và sự phát triển đất nước, nhất là ở vùng nông thôn để thực hiện các dịch vụ xã hội và mạng lưới bảo trợ xã hội ở Việt Nam. Báo cáo đã đề xuất một số giải pháp để Chính phủ Việt Nam tham khảo, xây dựng hệ thống chính sách ASXH phù hợp với điều kiện của nền KT-XH mà Việt Nam đang trải qua với nhiều thuận lợi và đan xen nhiều khó khăn, thách thức. Lê Bạch Dương, Đặng Nguyễn Anh, Khuất Thu Hồng (2005), với công trình nghiên cứu (song ngữ Anh - Việt): Bảo trợ xã hội cho những nhóm người thiệt thòi ở Việt Nam [54], giới thiệu kết quả khảo sát thực nghiệm của viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS)Việt Nam. Trongđó, tập trung nghiên cứu về
  • 26. nhu cầu an sinh và bảo trợ xã hội của ba nhóm có yếu tố thiệt thòi là nông dân nghèo, lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, người khuyết tật kể cả những người có HIV/AIDS. Cuốnsách được chia làm 5 chương, chương I bàn luận tổng thể về nghèo đóivà bảo trợ xã hội. Chương II phân tíchcác chính sách và chương trình bảo trợ xã hội hiện nay ở Việt Nam. Chương III dành cho những vấn đề nghèo đói ở nông thôn và nhu cầu bảo trợ xã hội của các hộ nông dân nghèo. Chương IV đề cập đến nhu cầu bảo trợ xã hội của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị. Chương V tập trung xem xét những vấn đề mà người khuyết tật, kể cả những người có HIV/AIDS đang phải đối mặt. Bằng nhiều giải pháp thuyết phục, công trình nghiên cứu đã đưa ra những định hướng bảo trợ xã hội cho các nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương ở Việt Nam. Các tác giả Nguyễn Văn Thường, Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2006), với công trình: Một số vấn đề kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi mới ở Việt Nam [159], là kết quả nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Việt Nam. Công trình đã phân tích, lý giải những thành tựu quan trọng của các lĩnh vực đời sống xã hội qua 20 năm tiến hành đổi mới đất nước bao gồm: điều chỉnh chức năng quản lý của nhà nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đổi mới chính sách công nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân, hệ thống ASXH, các giải pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam... Đây là nền tảng quan trọng phát triển toàn diện KT-XH đất nước trong giai đoạn hiện nay. Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2007, với báo cáo nghiên cứu về bảo trợ xã hội: Báo cáo pháttriển Việt Nam 2008 [106], trình bày các kết quả nghiên cứu về các nguồn rủi ro gây tổn thương như tình hình nghèo đói, dân tộc ít người; các chính sách và chương trình đối với thị trường lao động, thuế, phí, phân bổ ngân sách và các chương trình y tế, BHYT và chế
  • 27. độ hưu trí và phương pháp tổng hợp phát triển BHXH cho người dân từ nông thôn, thành thị và tăng cường cơ chế khuyến khích BHYT xã hội bắt buộc. Tác giả Mai Ngọc Cường (2009), trong cuốn: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội Việt Nam [47], nêu hệ thống ASXH Việt Nam có ba hợp phần: Một là, phòng ngừa rủi ro, đây là những chính sách giúp cho mọi tầng lớp cư dân có được việc làm, thu nhập và năng lực vật chất để đối phó với rủi ro như chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ tìm việc làm cho người dân. Hai là, giảm thiểu rủi ro, bao gồm các hình thức bảo hiểm như BHXH, BHYT, BHTN… Ba là, khắc phục rủi ro, bao gồm các chính sách về cứu trợ và trợ giúp xã hội nhằm bảo đảm an toàn cho người dân khi gặp rủi ro như: thất nghiệp, nghèo đói, bệnh tật, tai nạn, trẻ mồ côi, người già… Tác giả Mai Ngọc Anh (2009), với luận án tiến sĩ Kinh tế: An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam [1], tập trung nghiên cứu ba nội dung cơ bản: (i) Cơ sở lý luận về hệ thống ASXH với nông dân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (ii) Đánh giá thực trạng hệ thống ASXH đối với nông dân Việt Nam (iii) Phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân Việt Nam những năm tới. Luận án đã góp phần làm sáng rõ: cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường; tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở một số nước trên thế giới, rút ra kinh nghiệm có thể vận dụng vào xây dựng hệ thống ASXH Việt Nam; khái quát thực trạng hệ thống ASXH ở Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của hệ thống ASXH đối với nông dân; sử dụng ma trận SWOT làm rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trên cơ sở đó đề xuất việc lựa chọn các phương án xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở Việt Nam những năm tới; cuối cùng là một số khuyến nghị các giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị
  • 28. trường. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án còn có một số vấn đề nếu được nghiên cứu cụ thể sẽ đạt kết quả tốt hơn như việc thực hiện chính sách ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam có gì khác so với các nước có nền kinh tế tương đồng; Các giải pháp cần cụ thể với những mô hình thực tiễn. Tác giả Nguyễn Hiền Phương (2009), với luận án tiến sĩ Luật: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam [112], tập trung phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về ASXH ở Việt Nam với các nội dung cấu thành cơ bản và việc áp dụng trên thực tiễn, chỉ ra những kết quả cũng như những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót, chưa phù hợp cần được hoàn thiện trong hệ thống pháp luật về ASXH của nước ta hiện nay. Tác giả Nguyễn Văn Nhường (2010), với luận án tiến sĩ Kinh tế: Bàn về chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp:nghiên cứu tại Bắc Ninh [104]. Dưới góc độ chuyên ngành Quản lý kinh tế), luận án đã nghiên cứu sâu về chính sách ASXH đối với người nông dân trong diện thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp. Tình hình và kết quả thực hiện chính sách cùng những khuyến nghị hoàn thiện chính sách ASXH đối với người nông dân trong diện thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp từ thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh. Tác giả Nguyễn Tấn Dũng (2010), với nghiên cứu công bố trên Tạp Chí Cộng sản: “Đảm bảo ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020” [52], đã làm rõ thêm khái niệm về ASXH, phúc lợi xã hội; khẳng định vai trò, tầm quan trọng của ASXH và phúc lợi xã hội trong chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011- 2020. Tác giả nhấn mạnh việc phát triển hoàn thiện chính sách ASXH là nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Bài báo của tác giả mang tính chất vĩ mô về quá trình thực hiện chính sách ASXH nằm trong Chiến lược phát
  • 29. triển KT-XH 2011 - 2020. Đây được coi là công trình mang tính định hướng cho các tiếp cận mới của các nhà nghiên cứu. Nhóm tác giả: Phạm Văn Hùng, Phạm Quốc Việt, Nguyễn Thị Thanh Mai với Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2011), Pháttriển kinh tế xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011 - 2020 [88], gồm những bài nghiên cứu về thu hút vốn FDI và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo ASXH ở Lào và Việt Nam trong những năm vừa qua đồng thời cũng đề ra phương hướng chiến lược trong thời gian tới. Bộ LĐ-TB&XH (2011), với cuốn: Một số chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam [31], giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách ASXH như quy định về người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội, chính sách trợ giúp giáo dục, quy định về phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người và giảm nghèo bền vững. Tác giả Trần Hoàng Hải (2011), trong cuốn sách: Pháp luật an sinh xã hội: Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam [72] đã giới thiệu tổng quan về ASXH nói chung và về pháp luật ASXH của một số nước như: Hoa Kỳ, Đức, Nga. Đồng thời tác giả cũng đã trình bày những vấn đề pháp luật về ASXH của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. Đây là tài liệu tham khảo giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về hệ thống pháp luật ASXH ở một số nước trên thế giới. Tác giả Nguyễn Văn Chiều (2013), với luận án tiến sĩ Triết học, nghiên cứu về: Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam [33], đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH, từ đó đúc rút ra quan niệm của tác giả về vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện chính sách ASXH cho người dân. Luận án đã thành công trong việc đánh giá, phân tích thực trạng vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam trong thời gian qua. Với những thông tin vừa
  • 30. mang tính định lượng, vừa mang tính định tính, luận án đã đúc rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong việc phát huy vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH. Ngoài ra luận án còn làm rõ bối cảnh, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay. Có thể khẳng định, luận án được đánh giá là có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn về chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tác giả Dương Văn Thắng (2013), với luận án chuyên ngành Báo chí học: Nghiên cứu hiệu quả Báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế [157], tập trung luận giải một số vấn đề: Hệ thống hóa, xác lập, làm rõ hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu; vai trò của ASXH đối với hoạt động báo chí, vai trò của báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH; khảo sát đánh giá hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH ở Việt Nam thông qua thông điệp, kênh truyền với đại diện hệ thống báo in, thể hiện ở nội dung phản ánh và hình thức chuyển tải về ASXH; đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông ASXH ở Việt Nam thời gian tới. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan hữu quan góp phần thực hiện tốt hơn các giải pháp, góp phần thực hiện tốt công tác truyền thông về ASXH ở Việt Nam thời kỳ hội nhập, phát triển. Nhóm tác giả: Mai Ngọc Cường (cb), Mai Ngọc Anh, Phan Thị Kim Oanh (2013), với cuốn sách: Về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020” [49], trình bày những vấn đề cơ bản về ASXH và thực trạng ASXH ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời đề xuất một số phương hướng và giải pháp phát triển ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020. Đây là công trình nghiên cứu rất tâm huyết của nhóm tác giả được đúc rút trong quá trình nghiên cứu về ASXH của Việt Nam.
  • 31. Nhóm tác giả: Lê Quốc Lý (cb), Lê Sỹ Thiệp, Hồ Văn Vĩnh... (2013), với cuốn sách: Chính sách an sinh xã hội thực trạng và giải pháp [95], đã tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam, khẳng định đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng bên cạnh đó cũng chỉ ra còn nhiều những vấn đề tồn tại. Đặc biệt, các tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam và mục tiêu, quan điểm cùng giải pháp thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2020. Để thực hiện ASXH thành công đòi hỏi phải có sự hội tụ của nhiều yếu tố, trong đó quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng, nhóm tác giả: Đào Văn Dũng, Nguyễn Đức Trọng (cb), Trần Quang Lâm... (2013), trong cuốn sách: Chính sách an sinh xã hội tác động tới phát triển KT-XH [49], đã nêu khái quát một số vấn đề thực tiễn cơ bản về quản lý nhà nước và những chính sách ASXH tác động tới phát triển KT-XH, phát triển con người; đồng thời cuốn sách cũng đã chia sẻ những giải pháp trong việc giải quyết một số vấn đề xã hội quan trọng. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương, Phạm Thị Bảo Hà, Đặng Nguyên Anh... (2013), với cuốnsách:Những thách thức và giải pháp đối với chính sách an sinh xã hội bền vững cho tất cả mọi người tại Việt Nam và Đức [90 ], giới thiệu các bài phát biểu của các chuyên gia Đức và Việt Nam về các mô hình ASXH ở Việt Nam và Đức, những thách thức đối với ASXH của từng nước, kinh nghiệm thành công và các biện pháp giải quyết khó khăn trong việc phát triển ASXH ở mỗi nước. Tác giả Phan Thị Kim Oanh (2014), với luận án tiến sĩ Kinh tế: “Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam” [110], đã lựa chọn tiếp cận một số nội dung liên quan trực tiếp đến vai trò của Nhà nước trong xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách; tổ chức phối hợp thực hiện chính sách ASXH với các chính sách kinh tế- xã hội khác; tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập và tạo các điều kiện thực thi của hệ thống
  • 32. ASXH đối với nông dân, bao gồm ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng và ASXH không dựa trên nguyên tắc đóng góp. Luận án chỉ rõ 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước về ASXH đối với nông dân là: i) Quan điểm của nhà nước về ASXH đối với nông dân; ii) Khả năng tài chính của nhà nước và thu nhập của nông dân; iii) Năng lực hệ thống quản lý ASXH đối với nông dân và iv) Nhận thức xã hội về ASXH đối với nông dân. Luận án khẳng định mức độ bao phủ và mức độ tác động của an sinh là kết quả việc thực hiện vai trò của nhà nước về ASXH đối với nông dân. Từ hệ thống các công trình nghiên cứu đã công bố, các báo cáo của ngành, địa phương cũng như các số liệu thống kê có nguồn gốc tin cậy và tài liệu điều tra khảo sát thu thập từ 258 hộ nông dân, 197 cán bộ quản lý nhà nước các cấp tại ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, luận án đã phân tích rõ thực trạng, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế chủ yếu, nguyên nhân của hạn chế và khuyến nghị phương hướng, giải pháp tăng cường vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân Việt Nam những năm tới. Bốn vấn đề quan trọng mà luận án kiến nghị là: i) Để phát triển BHXH tự nguyện, một mặt, nhà nước cần thay đổi quy định về căn cứ đóng BHXH tự nguyện, không nên theo tiền lương tối thiểu mà nên theo mức thu nhập bình quân vùng; mặt khác cần tăng chế độ hưởng để đảm bảo sự bình đẳng với BHXH bắt buộc; ii) Để tiến tới BHYT toàn dân, Nhà nước cần hỗ trợ từ 60 - 80% phí đóng góp cho các đối tượng nông dân có thu nhập trung bình và cận nghèo tham gia BHYT tự nguyện; iii) Tăng phạm vi bao phủ trợ giúp xã hội thường xuyên từ 1,65% dân số năm 2010 lên 3,0% vào năm 2015 và 5% vào năm 2020; nâng kinh phí trợ giúp xã hội thường xuyên từ ngân sách nhà nước từ 0,54% năm 2010 lên 1,12% năm 2015 và 2,45% năm 2020. Trong trợ giúp xã hội đột xuất, cần chú trọng cho trợ cấp đối với hộ gia đình nông dân thuộc nhóm dễ bị tổn thương; iv) Về tổ chức hệ thống, Nhà nước cần nghiên cứu tách bộ phận theo dõi BHXH tự nguyện đối với nông dân và lao động khu vực phi chính thức nói chung thành một hệ thống thống nhất từ trung ương tới cơ sở (xã, phường, thị trấn).
  • 33. Tác giả Nguyễn Mai Phương (2014), với luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội từ năm 2001 đến năm 2011 [113], đã tập trung làm rõ những yếu tố tác động, đồng thời làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo, những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế, những đúc rút kinh nghiệm chủ yếu từ sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện ASXH từ năm 2001 đến năm 2011. Trong quá trình đổi mới, cùng với những thành tựu trong đổi mới KT-XH, đường lối lãnh đạo của Đảng về xây dựng hệ thống chính sách ASXH cũng có nhiều đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương thức thực hiện theo hướng ngày càng toàn diện và hiệu quả hơn. Điều này đã được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng qua các kỳ đại hội. Do vậy, việc tổng kết lại những quan điểm của Đảng về thực hiện ASXH trong những năm đổi mới vừa qua không chỉ có ý nghĩa khái quát một vấn đề lý luận xuyên suốt của Đảng mà quan trọng hơn, nó còn là cơ sở cho việc xây dựng chính sách ASXH hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Tác giả Nguyễn Duy Dũng (2015), trong cuốn sách: Giải quyết an sinh xã hội của Thái Lan, Malaysia, Philippin và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [51], trình bày các nhân tố tác động đến ASXH của Thái Lan, Malayxia, Philippin. Thực trạng ASXH của Thái Lan, Malayxia, Philippin từ những năm 1990 đến nay. Và kinh nghiệm giải quyết ASXH của Thái Lan, Malayxia, Philippin và bài học tham khảo cho Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu công phu, rất bổ ích cho những người làm công tác ASXH ở Việt Nam hiện nay, giúp người đọc học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm hay của các nước trong khu vực để áp dụng vào trong thực tiễn quá trình thực hiện ASXH. Nhóm tác giả: Doãn Mậu Diệp (Chủ biên), Đặng Kim Chung, Bùi Sỹ Lợi,... (2015), với cuốn sách: Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới [50], đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng sàn ASXH ở Việt Nam cũng như những đánh giá thực trạng
  • 34. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 54764 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562