SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________________________________
Trần Lê Thanh
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Mã số: 62225601
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN KIM ĐỈNH
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình độc lập của cá nhân tôi. Các
thông tin trong Luận án là trung thực. Những thông tin đƣợc trích dẫn đều có
nguồn gốc đầy đủ.
Tác giả Luận án
Trần Lê Thanh
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 4
5. Đóng góp của luận án 5
6. Kết cấu của luận án 6
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 7
1. Những công trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xoá đói,
giảm nghèo trên cả nƣớc 7
1.1. Những công trình của tác giả nƣớc ngoài 7
1.2. Những công trình của tác giả Việt Nam 8
2. Những công trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xoá đói,
giảm nghèo ở miền núi phía Bắc 12
3. Những công trình nghiên cứu về xoá đói, giảm nghèo ở các tỉnh
Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La 17
4. Kết luận 19
Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VỀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA
ĐẢNG VÀ VẬN DỤNG CỦA CÁC ĐẢNG BỘ BẮC GIANG,
HÀ GIANG, HÕA BÌNH VÀ SƠN LA (1996-2000) 22
1.1. Những nhân tố tác động đến thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở các
tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La và chủ trƣơng,
chỉ đạo của Đảng về xoá đói, giảm nghèo 22
1.1.1. Những nhân tố tác động đến thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các
tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La 22
1.1.2. Chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng về xoá đói, giảm nghèo 40
1.2. Các đảng bộ Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La vận
dụng chủ trƣơng của Đảng về xoá đói, giảm nghèo 46
1.2.1. Chủ trƣơng của các đảng bộ 46
1.2.2. Chỉ đạo thực hiện của các đảng bộ 51
Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG MỚI VỀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA
ĐẢNG VÀ VẬN DỤNG CỦA CÁC ĐẢNG BỘ BẮC GIANG,
HÀ GIANG, HÕA BÌNH VÀ SƠN LA (2001-2010) 72
2.1. Hoàn cảnh lịch sử mới và chủ trƣơng, chỉ đạo của Đảng về xoá
đói, giảm nghèo 72
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử mới 72
2.1.2. Chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng về xóa đói, giảm nghèo 73
2.2. Các đảng bộ Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La vận
dụng chủ trƣơng của Đảng về xoá đói, giảm nghèo 80
2.2.1. Chủ trƣơng của các đảng bộ 80
2.2.2. Chỉ đạo thực hiện của các đảng bộ 86
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 110
3.1. Nhận xét sự lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng 110
3.1.1. Ƣu điểm và nguyên nhân 110
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân 118
3.2. Kinh nghiệm 123
3.2.1. Đảng coi trọng hoạch định chủ trƣơng, chính sách xóa đói, giảm
nghèo trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đặc biệt về nguồn lực và quan
tâm theo dõi, kiểm tra thƣờng xuyên trong chỉ đạo thực hiện 123
3.2.2. Các đảng bộ địa phƣơng quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ
trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và chú trọng sự
sâu sát trong chỉ đạo thực hiện 129
3.2.3. Đảng và các đảng bộ địa phƣơng coi trọng chỉ đạo phối hợp thực
hiện xoá đói, giảm nghèo ở Trung ƣơng và địa phƣơng nhằm bảo
đảm nguồn lực 139
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC 165
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lƣợng mƣa các tháng trong năm của Hà Giang..........................24
Bảng 1.2. GDP của các tỉnh theo giá thực tế năm 2000 ...............................27
Bảng 1.3. Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo
nguồn thu năm 2002.....................................................................28
Bảng 1.4. Năng suất lúa của Hà Giang.........................................................28
Bảng 1.5. Tỷ lệ đói nghèo phân theo vùng ...................................................32
Bảng 1.6. Số xã có tỷ lệ đói nghèo trên 40% và xã thuộc chƣơng trình 135.....33
Bảng 1.7. Số xã chƣa có đƣờng vào trung tâm xã ........................................63
Bảng 1.8. Tỷ lệ hộ nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 1998-
2000 (%) .......................................................................................70
Bảng 1.9. Số xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% các tỉnh miền núi phía Bắc
năm 2000 ......................................................................................70
Bảng 2.1. Các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm phát huy vai trò các
tổ chức chính trị-xã hội trong công tác xoá đói, giảm nghèo.......90
Bảng 2.2. Sự chủ động tham gia xóa đói, giảm nghèo của các tổ chức
chính trị-xã hội .............................................................................90
Bảng 2.3. Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo của các tổ chức
chính trị - xã hội ở Hòa Bình........................................................96
Bảng 2.4. Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo của các tổ chức
chính trị - xã hội ở Hà Giang........................................................97
Bảng 2.5. Hiệu quả hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ vốn, tƣ vấn khoa học kĩ
thuật, công nghệ... xóa đói giảm nghèo của các tổ chức
chính trị - xã hội ở Hòa Bình.......................................................97
Bảng 2.6. Hiệu quả hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ vốn, tƣ vấn khoa học kĩ
thuật, công nghệ... xóa đói giảm nghèo của các tổ chức
chính trị - xã hội ở Hà Giang.......................................................98
Bảng 2.7. Ngƣời dân tham gia hoạt động xóa đói giảm nghèo ....................98
Bảng 2.8. Tỷ lệ lƣợt ngƣời khám chữa bệnh ngoại trú cơ sở lang y ..........104
Bảng 2.9. Tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh miền núi phía Bắc .........................107
Bảng 3.1. Nguyên nhân nghèo của hộ gia đình ..........................................111
Bảng 3.2. Tổng hợp nguyên nhân giúp hộ thoát nghèo trong 4 năm
ở Bắc Giang (2006-2009)...........................................................111
Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn thắp sáng chính là điện lƣới ................112
Bảng 3.4. Tổng hợp kinh phí chƣơng trình giảm nghèo từ năm 2006
đến năm 2009 của tỉnh Bắc Giang..............................................122
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xóa đói, giảm nghèo là chủ trƣơng, chính sách xã hội lớn, lâu dài của
Đảng nhằm bảo đảm công bằng xã hội và định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong
quá trình lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo, trƣớc yêu cầu quan trọng và
cấp bách đặt ra của xoá đói, giảm nghèo, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
(1996) đề ra Chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo nhằm tập trung nguồn lực
thực hiện xóa đói, giảm nghèo.
Sau 15 năm thực hiện Chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo, đời sống của
một bộ phận nhân dân đƣợc cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo của cả nƣớc đã giảm
xuống còn 10,7% (theo chuẩn nghèo mới là 14,2%) [117, tr 432]. Đó là một
thành tích lớn về thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam đƣợc cộng
đồng quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên nếu xét theo vùng thì mức độ đói nghèo ở
các vùng đặc biệt khó khăn còn rất nghiêm trọng, trong đó miền núi phía Bắc
có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 22,5% (theo chuẩn nghèo mới là 29,4%) và
trong vùng, một số tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với các tỉnh thành trên
cả nƣớc nhƣ Hà Giang là 50,0%, Lai Châu là 50,1%, Điện Biên là 50,8%...
[117, tr 432]. Trƣớc thực trạng đói nghèo nghiêm trọng ở các vùng đặc biệt
khó khăn trên đây, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) chủ trƣơng
“Tập trung triển khai có hiệu quả chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là
ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn” [36, tr 43].
Nền kinh tế thị trƣờng có vai trò thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, từ đó có
thể tăng cƣờng nguồn lực thực hiện xóa đói, giảm nghèo nhƣng đồng thời
cũng làm nảy sinh những vấn đề xã hội bức xúc, đặc biệt là quy luật phát triển
không đều làm cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc thêm. Những
vùng đặc biệt khó khăn, ít thuận lợi trong phát triển nhƣ miền núi phía Bắc do
2
đó có nguy cơ tiếp tục bị đẩy vào tình trạng đói nghèo nghiêm trọng hơn so
với các vùng khác nếu không có những chủ trƣơng đúng đắn, kịp thời.
Nghiên cứu nhằm đánh giá, tổng kết về vai trò lãnh đạo thực hiện xóa
đói, giảm nghèo của Đảng nhất là đối với các vùng đặc biệt khó khăn do đó
có ý nghĩa hết sức cấp thiết. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về Đảng
lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn nói
chung, miền núi phía Bắc nói riêng tuy nhiên chủ yếu là tập trung đánh giá về
vai trò lãnh đạo của đảng bộ đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở địa
phƣơng.
Trong khi đó, tổ chức Đảng là một hệ thống bao gồm các cấp từ Trung
ƣơng đến địa phƣơng và sự lãnh đạo của mỗi cấp đều có ảnh hƣởng nhất định
đối với kết quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng. Vì vậy nếu chỉ
tập trung nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của đảng bộ địa phƣơng, sự đánh giá
sẽ thiếu hệ thống, toàn diện về vai trò lãnh đạo của các chủ thể trong hệ thống
tổ chức Đảng bao gồm Đảng và đảng bộ địa phƣơng đối với kết quả thực hiện
xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng. Về địa bàn thực hiện xóa đói, giảm nghèo,
nếu chỉ giới hạn nghiên cứu ở một địa phƣơng, sự đánh giá có thể thiếu khách
quan đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo phạm vi vùng.
Từ thực trạng trên đây, yêu cầu hết sức cấp thiết cả về lý luận và thực
tiễn đặt ra là nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng (bao gồm Đảng và các đảng
bộ địa phƣơng) đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở một số địa phƣơng
theo phạm vi vùng miền núi phía Bắc trong những năm 1996-2010, đánh giá
ƣu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, từ đó rút ra kinh nghiệm, góp phần
nâng cao hiệu quả lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng. Với ý
nghĩa đó tôi chọn đề tài “Đảng lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở một
số tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 1996 đến năm 2010” làm Luận án tiến sĩ,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
Mục đích nghiên cứu
Luận án góp phần tái hiện lịch sử lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm
nghèo của Đảng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Luận án góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm
nghèo của Đảng ở miền núi phía Bắc nói riêng và các vùng đặc biệt khó khăn
nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ chủ trƣơng, chính sách về xoá đói, giảm nghèo và chỉ đạo của
Đảng đối với triển khai thực hiện ở một số tỉnh miền núi phía Bắc từ năm
1996 đến năm 2010.
Làm rõ sự vận dụng chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của
Đảng và chỉ đạo thực hiện của một số đảng bộ ở miền núi phía Bắc từ năm
1996 đến năm 2010.
Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng (Đảng và các
đảng bộ) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở một số
tỉnh miền núi phía Bắc.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung bao gồm chủ trƣơng, chính sách về hỗ trợ đối tƣợng đói
nghèo xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ giáo
dục, y tế và chỉ đạo của Đảng đối với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ƣơng
thể chế hóa, cụ thể hóa và xây dựng kế hoạch triển khai xuống địa phƣơng,
một số đảng bộ ở miền núi phía Bắc vận dụng và chỉ đạo thực hiện.
4
Sự vận dụng chủ trƣơng, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và
chỉ đạo của một số đảng bộ ở miền núi phía Bắc đối với việc thực hiện của
chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, ngƣời dân và cộng đồng.
Về không gian, một số tỉnh miền núi phía Bắc đƣợc lựa chọn để nghiên
cứu về sự lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng bao gồm Bắc
Giang, Hà Giang, Hoà Bình và Sơn La vì có điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội
của vùng đặc biệt khó khăn nhƣ có vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, tỉ lệ hộ đói nghèo cao, có nhiều xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn…
Về thời gian, thực hiện nghiên cứu từ năm 1996 (Đại hội Đảng lần thứ
VIII đề ra chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo) đến năm 2010 (hoàn thành mục
tiêu xoá đói, giảm nghèo trong chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010
do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra).
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó
đối tƣợng nghiên cứu đƣợc đặt trong các mối quan hệ và sự biến đổi.
Trong Luận án, các mối quan hệ và sự biến đổi đƣợc quan tâm bao gồm
chủ trƣơng, chính sách về xoá đói, giảm nghèo và sự chỉ đạo thực hiện của
Đảng; chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng, sự triển khai
của Nhà nƣớc và sự vận dụng, chỉ đạo thực hiện của một số đảng bộ ở miền
núi phía Bắc; điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa phƣơng và sự vận
dụng của các đảng bộ; sự vận dụng của các đảng bộ địa phƣơng và chỉ đạo
thực hiện; các giai đoạn lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng và
các đảng bộ địa phƣơng.
Phương pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm phƣơng pháp lịch sử, lô gích,
phân tích, tổng hợp, thống kê đƣợc kết hợp trong quá trình thực hiện Luận án.
5
Thực hiện khảo sát ở một số tỉnh miền núi phía Bắc thông qua bảng hỏi
và phỏng vấn sâu nhằm khai thác thông tin từ các đối tƣợng bao gồm cán bộ
của các tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ và hội viên các tổ chức chính trị-xã
hội và ngƣời dân tại các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hoà Bình và Sơn La.
Nguồn tư liệu
Nguồn tƣ liệu của Luận án bao gồm:
Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn kiện, tài liệu của Đảng,
Nhà nƣớc.
Các công trình nghiên cứu trực tiếp và liên quan Đảng lãnh đạo thực
hiện xoá đói, giảm nghèo của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Nghị quyết, chỉ thị, quyết định, báo cáo tổng kết, lịch sử Đảng bộ của
các tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội các tỉnh Bắc Giang,
Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La và một số tỉnh miền núi phía Bắc khác.
Tài liệu khảo sát thực tế ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và
Sơn La.
5. Đóng góp của luận án
Luận án hệ thống hoá chủ trƣơng, chính sách về xóa đói, giảm nghèo
và chỉ đạo của Đảng đối với triển khai thực hiện ở một số tỉnh miền núi phía
Bắc từ năm 1996 đến năm 2010, hệ thống hoá nội dung vận dụng và chỉ đạo
thực hiện của một số đảng bộ ở miền núi phía Bắc, rút ra kinh nghiệm lãnh
đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Luận án là tài liệu tham khảo về Đảng lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm
nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng và các vùng đặc biệt khó khăn nói
chung.
6
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Chủ trƣơng về xoá đói, giảm nghèo của Đảng và vận dụng
của các đảng bộ Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La (1996-2000)
Chƣơng 2. Chủ trƣơng mới về xoá đói, giảm nghèo của Đảng và vận
dụng của các đảng bộ Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La (2001-
2010)
Chƣơng 3. Nhận xét và kinh nghiệm
7
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1. Những công trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xoá đói, giảm
nghèo trên cả nƣớc
1.1. Những công trình của tác giả nước ngoài
Công ty Aduki trong tác phẩm “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” xuất bản
năm 1996 (NXB Chính trị quốc gia) [16] phân tích thực trạng các nhóm
nghèo ở Việt Nam, đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo của
Đảng và Nhà nƣớc, trên cơ sở đó nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện giảm nghèo ở Việt Nam.
Công trình “Nghèo” xuất bản năm 2003 (Công ty in và văn hoá phẩm)
[2] của các nhà tài trợ tại Hội nghị Tƣ vấn các nhà tài trợ Việt Nam đánh giá
thực trạng đói nghèo và công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo của
Đảng, Nhà nƣớc, trong đó nêu lên một số hạn chế về công tác tổ chức thực
hiện nhƣ sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ về chính sách chƣa đầy đủ, quá trình
lập kế hoạch đƣợc thực hiện từ trên xuống, sự tham gia của ngƣời dân vào
việc lập kế hoạch, ra quyết định và thực hiện còn hạn chế...
Công trình nghiên cứu “Cơ sở hạ tầng và xoá đói, giảm nghèo” năm
2005 của Pierre Jacquet (Tạp chí Lao động và xã hội) [89] đánh giá những lợi
ích của thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với xoá đói,
giảm nghèo, trong đó khẳng định rằng các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam
khi cƣ trú ở địa bàn có đƣờng nhựa thì có thêm cơ hội để thoát nghèo cũng
nhƣ tại các vùng có hệ thống thuỷ lợi thì đói nghèo cũng ít trầm trọng hơn.
Việc đầu tƣ mở rộng hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp là một
trong những khoản đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc đánh giá là có tính phân phối
lại cao nhất về mặt xã hội.
8
Martin Ravallion, Dominique van de Walle với công trình “Đất đai
trong thời kỳ chuyển đổi - Cải cách và nghèo đói ở nông thôn Việt Nam” xuất
bản năm 2008 (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên In Tiến bộ) [78]
đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với ngƣời nghèo,
trong đó cho rằng các viên chức nhà nƣớc tiếp tục thực hiện tái phân bổ đất
đai tại một số xã và từ đó tỷ lệ ngƣời nghèo không có đất sản xuất ngày càng
gia tăng.
Ngân hàng thế giới trong công trình “Tăng cường nông nghiệp cho
phát triển” năm 2008 (NXB Văn hoá thông tin) [87] nêu lên một thực tế là tỷ
lệ đói nghèo giảm đáng kể khi các hộ tiểu nông ở Việt Nam thực hiện sản
xuất theo hƣớng thị trƣờng và đa dạng hoá nguồn thu nhập ngoài nông
nghiệp.
1.2. Những công trình của tác giả Việt Nam
Nguyễn Hải Hữu với bài viết “Phát huy kết quả đạt được - vượt qua
thách thức - về sớm mục tiêu” năm 2004 (Tạp chí Lao động và xã hội) [71]
đánh giá kết quả thực hiện chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của
Đảng và Nhà nƣớc, từ đó nêu một số kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả xóa đói, giảm nghèo.
“Chương trình quốc gia xoá đói, giảm nghèo - một nhân tố mới trong
quản lý của Nhà nước ta” của Phạm Đi, năm 2005 (Tạp chí Lý luận chính trị)
[46] phân tích những điểm mới của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xoá đói,
giảm nghèo của Chính phủ, trong đó cho rằng tầm quản lý và điều chỉnh
chƣơng trình ở cấp độ vĩ mô cho phép thực hiện những đầu tƣ lớn và đa dạng
hơn về các nguồn lực. Chƣơng trình có những điểm nhấn ƣu tiên, quan điểm
tiếp cận chính xác và đƣợc chia sẻ rộng rãi hơn, đặc biệt là quan điểm về sự
tham gia của ngƣời dân và cộng đồng.
9
“Về vấn đề phân công giúp đỡ xã nghèo ở địa phương” của Ngô Trƣờng
Thi, năm 2006 (Tạp chí Lao động và xã hội) [121] phân tích sự cần thiết của
việc phân công giúp đỡ các xã nghèo ở địa phƣơng, trên cơ sở đó đề ra một số
giải pháp nhằm thực hiện sự phân công giúp đỡ các xã nghèo hiệu quả.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lộc “Cho vay đối với vùng nghèo, thuận
lợi, khó khăn và giải pháp”, năm 2006 (Tạp chí Thị trƣờng tiền tệ) phân tích
những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chính sách cho vay vốn ở
vùng nghèo, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cho
vay vốn [74].
GS.TS Hoàng Chí Bảo với công trình nghiên cứu “Dân chủ và dân chủ
ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới”, năm 2007 (NXB Chính trị quốc
gia) đánh giá vai trò, tác dụng của quy chế dân chủ ở cơ sở đối với thực hiện
chính sách xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam [11].
Trịnh Duy Luân trong bài viết “Xóa đói giảm nghèo, trao quyền và thực
hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn”, năm 2007 (Tạp chí xã hội học) đánh giá
những tác động của việc trao quyền cho cơ sở trong thực hiện giảm nghèo và
kết quả đạt đƣợc trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm [75].
GS.TS Trần Văn Chử trong “Công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở Việt
Nam - 60 năm nhìn lại”, năm 2007 (Tạp chí Lao động và xã hội) nêu quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nƣớc về xoá đói, giảm nghèo,
đánh giá kết quả thực hiện, từ đó rút ra bài học sau hơn 60 năm thực hiện xoá
đói, giảm nghèo ở Việt Nam [19].
Chu Tiến Quang với “Nhìn lại thành tựu xoá đói, giảm nghèo của Việt
Nam giai đoạn 2001-2005 và những vấn đề đang đặt ra”, năm 2007 (Tạp chí
Cộng sản) đánh giá những kết quả đạt đƣợc về thực hiện chủ trƣơng, chính
sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng trong những năm 2001-2005, chỉ ra
10
nguyên nhân và nêu lên một số thách thức đối với thực hiện chủ trƣơng, chính
sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng [90].
Nguyễn Trịnh trong “Công tác uỷ thác cho vay của Ngân hàng Chính
sách xã hội đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”, năm 2008
(Tạp chí Lịch sử Đảng) đánh giá thực trạng tham gia nhận uỷ thác vay vốn
của các tổ chức chính trị-xã hội từ đó khẳng định rằng các tổ chức chính trị-xã
hội có vai trò là cầu nối đƣa chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đến các
hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác [127].
Hoàng Thị Hƣơng trong bài viết “Các chương trình phát triển kinh tế-
xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần thực tế, cụ thể”, năm 2008 (Tạp
chí Tuyên giáo) phân tích những ƣu điểm của chính sách xoá đói, giảm nghèo
của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời chỉ ra một số bất cập nhƣ nội dung chính
sách xoá đói, giảm nghèo còn chung chung, chƣa sát với thực tế của các vùng
đồng bào dân tộc thiểu số… từ đó khiến cho các địa phƣơng khó có thể thực
hiện đƣợc các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo [69].
“Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” của GS.TS Hoàng Chí Bảo,
năm 2009 (NXB Chính trị quốc gia) khái quát thực trạng đói nghèo của
miền núi, đánh giá thành tựu, hạn chế trong thực hiện chính sách dân tộc
nói chung và xoá đói, giảm nghèo nói riêng của Đảng, Nhà nƣớc, trên cơ sở
đó đề ra giải pháp nhằm bảo đảm công bằng, bình đẳng và tăng cƣờng hợp
tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và thực hiện
xoá đói, giảm nghèo nói riêng tại các vùng đa dân tộc miền núi [12].
Nguyễn Thị Thanh Hà với công trình “Tăng cường cơ hội tiếp cận
nguồn lực cho người nghèo nông thôn”, năm 2009 (Tạp chí Lao động và xã
hội) phân tích những hạn chế trong tiếp cận các chính sách kinh tế-xã hội nói
11
chung và xoá đói, giảm nghèo nói riêng của ngƣời nghèo nông thôn, trên cơ
sở đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách [52].
Công trình “Xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam đi từ mô hình đến
chương trình mục tiêu quốc gia” của Nguyễn Thị Hằng, năm 2009 (Tạp chí
Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông) đánh giá việc tổ chức thực hiện và kết
quả thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc trong
những năm 1992-1998 và 1998-2006 [55].
Công trình của Nguyễn Thị Thanh “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
thực hiện chính sách xã hội từ năm 1991 đến năm 2001”, năm 2004 (Luận án
Tiến sĩ) nêu một số chủ trƣơng xoá đói, giảm nghèo và chỉ đạo thực hiện của
Đảng trong những năm 1991-1995 và 1996-2001, đánh giá thành tựu, hạn chế
từ đó rút ra kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội nói chung và
xóa đói, giảm nghèo nói riêng ở Việt Nam [118].
Bài viết của Nguyễn Đình Tấn “Nhận thức của Đảng ta về vấn đề
xoá đói, giảm nghèo”, năm 2005 (Tạp chí Lịch sử Đảng) làm rõ quá trình
nhận thức của Đảng về xoá đói, giảm nghèo trong những năm đổi mới,
trong đó khẳng định nhận thức của Đảng về vấn đề đói nghèo, xoá đói,
giảm nghèo ngày càng trở nên hoàn thiện, sâu sắc và tiến sát với thực tiễn
khách quan [94].
TS. Hồ Tố Lƣơng với công trình “Đảng lãnh đạo xoá đói, giảm
nghèo trong thời kỳ đổi mới”, năm 2009 (NXB Chính trị quốc gia) nêu chủ
trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng trong thời kỳ đổi mới và
chỉ ra một số hạn chế trong tổ chức thực hiện ở Trung ƣơng và địa phƣơng.
Ở Trung ƣơng, nguồn kinh phí chƣa đáp ứng đầy đủ, một số chính sách hỗ
trợ chƣa thực sự phù hợp, giải pháp hỗ trợ trực tiếp ngƣời nghèo vẫn là
chính, hệ thống theo dõi, giám sát chƣa đƣợc tổ chức một cách hệ thống và
đồng bộ... Ở địa phƣơng, nhận thức về trách nhiệm đối với công tác giảm
12
nghèo chậm và chƣa rõ, việc tổ chức thực hiện không đồng đều ở một số
địa phƣơng, một số ngƣời dân còn có tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên
và Nhà nƣớc… [76].
Công trình của PGS.TS Đinh Xuân Lý “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo thực hiện chính sách xã hội trong 25 năm đổi mới (1986-2011)”, năm
2011 (NXB Chính trị quốc gia) làm rõ cơ sở hình thành, nội dung chủ trƣơng,
chính sách xã hội nói chung và chính sách xoá đói, giảm nghèo nói riêng của
Đảng trong thời kỳ đổi mới, đánh giá kết quả thực hiện, từ đó rút ra một số
kinh nghiệm [77].
2. Những công trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xoá đói, giảm
nghèo ở miền núi phía Bắc
Bài viết của Hoàng Công “Tây Bắc hôm nay có gì mới”, năm 1999
(Tạp chí Cộng sản) nêu rõ một số kết quả đạt đƣợc trong thực hiện chính sách
xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc ở các tỉnh Sơn La và Lai Châu
đồng thời chỉ ra một số hạn chế về tổ chức thực hiện nhƣ lựa chọn giống cây
trồng, quy định suất đầu tƣ chƣa hợp lý… Trên cơ sở đó tác giả nêu lên một
số định hƣớng về tổ chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo nhƣ đầu tƣ thích
đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là cơ sở hạ tầng về nƣớc sinh hoạt và
sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý cho từng vùng, cải tiến bộ máy và
cơ chế điều hành các chƣơng trình, dự án để hạn chế việc nguồn vốn bị phân
tán, chỉ đạo thực hiện tập trung hơn, tăng cƣờng cán bộ nhiệt tình, có năng lực
trực tiếp xuống cơ sở hỗ trợ ngƣời dân xóa đói, giảm nghèo...[15].
Chu Thái Thành trong bài viết “Qua miền Tây Bắc”, năm 2001 (Tạp
chí Cộng sản) khẳng định chính sách đầu tƣ mạnh về cơ sở hạ tầng của Đảng,
Nhà nƣớc đã thật sự phát huy hiệu quả đối với các tỉnh Tây Bắc đồng thời nêu
lên một số ƣu điểm trong tổ chức thực hiện của các địa phƣơng nhƣ đƣa dân ở
vùng thấp, sản xuất gặp khó khăn lên vùng cao, đất tốt, đƣa dân vùng cao
13
xuống ở xen kẽ các khu dân cƣ để các cộng đồng dân tộc có điều kiện giúp đỡ
nhau phát triển sản xuất, phát triển phong trào xoá đói, giảm nghèo… nhờ đó
đã giúp cho số hộ khá và giàu ở địa phƣơng không ngừng tăng lên, thu nhập
của nhiều hộ gia đình đƣợc nâng cao [119].
PGS.TS Ngô Doãn Vịnh với công trình nghiên cứu “Hướng tới sự phát
triển của đất nước - một số vấn đề lý thuyết và ứng dụng”, năm 2006 (NXB
Chính trị quốc gia) phân tích một số khó khăn về kinh tế-xã hội của miền núi
phía Bắc và những hạn chế của cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch của
Nhà nƣớc đã ảnh hƣởng tới thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở miền núi phía
Bắc, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
xóa đói, giảm nghèo [161].
Lê Minh Anh trong bài viết “Vài nét về tình trạng nghèo đói của
người Nùng ở xã Liên Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn”, năm 2006
(Tạp chí Xã hội học) phân tích thực trạng đói nghèo và tham gia xoá đói,
giảm nghèo của ngƣời dân ở xã Liên Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng
Sơn [1].
Lê Ngọc Sơn trong bài viết “Những giải pháp giảm nghèo tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 2006-2010”, năm 2006 (Tạp chí Lao động và xã hội) nêu lên
một số ƣu điểm trong tổ chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở Tuyên Quang
nhƣ tạo đƣợc sự đồng thuận cao giữa cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, huy
động đƣợc nhiều nguồn lực cho thực hiện xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt là đối
với làm nhà ở cho hộ nghèo… đồng thời chỉ ra một số hạn chế nhƣ đội ngũ
cán bộ làm công tác xoá đói, giảm nghèo ở cơ sở còn hạn chế về trình độ,
năng lực, một bộ phận ngƣời nghèo có tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ
của Nhà nƣớc, chƣa chủ động vƣơn lên… [92].
Bài viết của Hoàng Thị Hạnh “Xoá đói, giảm nghèo, nhiệm vụ chiến lược
ở Yên Bái”, năm 2006 (Tạp chí Lao động và xã hội) chỉ ra hạn chế trong tổ chức
14
thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở cấp cơ sở của Yên Bái đó là tổ chức thực hiện
xoá đói, giảm nghèo thông qua đội ngũ cán bộ cấp xã và trƣởng các thôn, bản,
trong khi đó phần lớn họ chƣa đƣợc đƣợc đào tạo kĩ năng một cách hệ thống nên
ảnh hƣởng đến tiến độ, hiệu quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo [53].
“Kinh nghiệm xoá đói, giảm nghèo ở Lào Cai” của Giàng Thị Dung,
năm 2006 (Tạp chí Lao động và xã hội) nêu lên một số kinh nghiệm trong tổ
chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở Lào Cai. Đó là các cấp uỷ Đảng, chính
quyền cần cập nhật thông tin thƣờng xuyên về các hộ nghèo, phân tích
nguyên nhân và đề ra các giải pháp đối với hộ nghèo, theo dõi, giúp đỡ các xã
nghèo, thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức đoàn thể cần chủ động, tích cực tổ chức nhiều cách làm hay, sáng
tạo nhằm khai thác các nguồn lực trong nhân dân. Đối với thực hiện các chính
sách hỗ trợ, cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, coi trọng việc nâng cao
kiến thức và kinh nghiệm làm ăn cho hộ nghèo [29].
Đinh Thị Khánh, Trần Đình Tuấn với “Thực trạng và giải pháp xoá
đói, giảm nghèo cho các hộ nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên’,
năm 2007 (Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phân tích một số
nguyên nhân ảnh hƣởng đến thực trạng đói nghèo ở huyện Phú Lƣơng,
Thái Nguyên [72].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hà “Nghèo đói và các hoạt động
nhằm xoá đói, giảm nghèo của vùng Tây Bắc thời kỳ 1993-2004”, năm 2007
(Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển bền vững) phân tích thực trạng, nguyên
nhân đói nghèo của vùng Tây Bắc từ đó đề xuất giải pháp thực hiện chính
sách giảm nghèo bền vững ở Tây Bắc [51].
Trần Chí Thiện về với công trình “Nguyên nhân nghèo đói và một số
giải pháp xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta”, năm
2007 (Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chỉ ra nguyên nhân đói
15
nghèo của các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện xoá đói, giảm nghèo [122].
Công trình của Nguyễn Anh Dũng “Chương trình mục tiêu quốc gia
xoá đói, giảm nghèo với đời sống kinh tế - xã hội của người Mường tỉnh Phú
Thọ”, năm 2009 (Luận án Tiến sĩ Lịch sử) làm rõ một số ƣu điểm trong tổ
chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở vùng ngƣời Mƣờng tỉnh Phú Thọ nhƣ
đề ra đƣợc nghị quyết, thành lập Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo, Ban giám
sát xã... đồng thời chỉ ra một số hạn chế nhƣ các công trình có ngân sách từ
vài trăm triệu đồng trở lên do huyện làm chủ đầu tƣ, thƣờng có sự thông đồng
ngầm trong đấu thầu, ý chí vƣơn lên thoát nghèo của một bộ phận dân cƣ còn
hạn chế… [30].
Trịnh Hoàng Thăng trong bài viết “Xây dựng, củng cố tổ chức Đảng
gắn với xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân ở Điện Biên”, năm
2009 (Tạp chí Xây dựng Đảng) nêu những ƣu điểm trong tổ chức thực hiện
xoá đói, giảm nghèo của các cấp ủy đảng ở Điện Biên. Đó là cấp uỷ cấp trên
phân công các cấp uỷ viên phụ trách từng tổ chức cơ sở Đảng, đồng thời giao
nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức cơ sở Đảng về chỉ tiêu xoá đói, giảm nghèo,
coi đó là căn cứ để đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên. Trƣớc
khi ra nghị quyết chuyên đề, nhiều cấp uỷ cơ sở đã tổ chức cho một số cấp uỷ
viên, cán bộ chính quyền, đoàn thể tham gia khảo sát các mô hình sản xuất
trong và ngoài tỉnh, sau đó chỉ đạo làm điểm trƣớc khi nhân rộng. Sau khi có
nghị quyết, các cấp uỷ cơ sở chỉ đạo chính quyền, đoàn thể xây dựng chƣơng
trình hành động cụ thể, phát huy tính tiên phong, gƣơng mẫu của cán bộ, đảng
viên [120].
Trần Thị Thuý Hạnh trong công trình nghiên cứu “Đảng bộ tỉnh Tuyên
Quang lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo (1996-2005)”, năm
2008 (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử) phân tích nguyên nhân đói nghèo của tỉnh
16
Tuyên Quang, đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra kinh nghiệm lãnh đạo
thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang [54].
Lƣơng Thị Thuần với nghiên cứu “Quá trình thực hiện chính sách xoá
đói, giảm nghèo của Đảng ở tỉnh Yên Bái từ năm 1996 đến năm 2010”, năm
2011 (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử) đánh giá thực trạng đói nghèo của Yên Bái,
trình bày chủ trƣơng, chính sách và chỉ đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của
Đảng bộ tỉnh Yên Bái, kết quả đạt đƣợc và kinh nghiệm [123].
Lê Hƣơng Giang với nghiên cứu “Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo
thực hiện xoá đói, giảm nghèo từ năm 2004 đến năm 2011”, năm 2012
(Luận văn Thạc sĩ Lịch sử) phân tích chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Điện Biên về xóa đói, giảm nghèo, trên cơ sở đó đánh giá thành tựu,
hạn chế và rút ra kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở
Điện Biên [50].
Ma Thị Tuyền với nghiên cứu “Quá trình thực hiện chính sách xoá đói,
giảm nghèo của Đảng ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010”, năm
2013 (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử) khái quát chủ trƣơng, chính sách xoá đói,
giảm nghèo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, làm rõ quá trình chỉ đạo của
đảng bộ và kết quả đạt đƣợc, từ đó rút ra một số kinh nghiệm [126].
Công trình của Nguyễn Thị Nhung “Giải pháp xoá đói, giảm nghèo
nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam”, năm 2012
(Luận án Tiến sĩ Kinh tế) khái quát chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm
nghèo của Đảng và Nhà nƣớc, làm rõ đặc điểm đói nghèo, các nhân tố ảnh
hƣởng đến xoá đói, giảm nghèo và tình hình tổ chức thực hiện chính sách xoá
đói, giảm nghèo ở Tây Bắc [85].
17
3. Những công trình nghiên cứu về xoá đói, giảm nghèo ở các tỉnh Bắc
Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La
Nguyễn Công Đồn với “Kinh nghiệm xoá đói, giảm nghèo ở huyện
Lục Ngạn, Bắc Giang”, năm 1999 (Tạp chí Cộng sản) [49] làm rõ vai trò
của các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Lục Ngạn trong tổ chức thực hiện
chính sách xoá đói, giảm nghèo nhƣ phát động phong trào trồng cây ăn
quả, quyết định chuyển ruộng ở vùng cao cấy lúa một vụ sang trồng cây ăn
quả, phân công xã vùng thấp đỡ đầu xã vùng cao... Trên cơ sở đó, tác giả
nêu một số kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện xoá đói giảm của các cấp
uỷ đảng, chính quyền nhƣ xác định tiềm năng, thế mạnh cụ thể của địa
phƣơng để lựa chọn cây con phù hợp, xây dựng những mô hình sản xuất
hiệu quả để thuyết phục ngƣời dân làm theo, chú ý huy động vốn trong
nhân dân dƣới nhiều hình thức...
Bài viết của Nguyễn Quốc Cƣờng “Bắc Giang với các chương trình
phát triển kinh tế-xã hội”, năm 2002 (Tạp chí Cộng sản) làm rõ nội dung
Chƣơng trình phát triển kinh tế-xã hội miền núi gắn với xoá đói, giảm
nghèo của tỉnh uỷ Bắc Giang, trong đó nhấn mạnh đối tƣợng xoá đói,
giảm nghèo trọng điểm của Bắc Giang là 44 xã khu vực III đặc biệt khó
khăn của Tỉnh [28].
Nguyễn Huy Toán với “Mô hình xoá đói, giảm nghèo từ nghề trồng
lanh dệt vải ở một xã miền núi đặc biệt khó khăn”, năm 2004 (Tạp chí Nông
thôn mới) [125] giới thiệu mô hình xoá đói, giảm nghèo hiệu quả của ngƣời
dân và cộng đồng trong thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng
và Nhà nƣớc ở xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
“Tình trạng và vị thế của người nghèo ở một xã nông thôn miền núi”
của Mai Thị Lan Hƣơng, Lê Hữu Ảnh, năm 2006 (Tạp chí Khoa học kỹ thuật
18
nông nghiệp) đánh giá thực trạng đói nghèo ở xã Trƣờng Sơn, huyện Lƣơng
Sơn, tỉnh Hoà Bình, trên cơ sở đó phân tích những ảnh hƣởng đối với việc
tham gia xoá đói, giảm nghèo của ngƣời nghèo [70].
“Vấn đề rút ra qua hoạt động trên địa bàn vùng cao” của Lê Thành Ý,
Lƣu Đức Khải, năm 2008 (Tạp chí Thông tin và Phát triển) [162] đánh giá
một số thành tựu đạt đƣợc trong tổ chức thực hiện dự án giảm nghèo ở huyện
Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình nhƣ phát huy cao độ sức mạnh của cộng đồng, thu hút
đƣợc sự tham gia và đóng góp tích cực của các hộ dân, nâng cao nhận thức
của số đông hộ nghèo...
“Công tác xoá đói, giảm nghèo ở cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh
Hoà Bình” của Nguyễn Thanh Thuỷ, năm 2009 (Tạp chí Lý luận chính trị xã
hội) nêu lên những hạn chế của cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc nhƣ chƣa
thật sự phù hợp với ngƣời nghèo, xã nghèo, còn mang tính bao cấp kéo dài…
Đồng thời tác giả cũng đề cập những hạn chế trong tổ chức thực hiện xóa đói,
giảm nghèo ở địa phƣơng nhƣ một số cấp uỷ đảng, chính quyền chƣa chủ
động xây dựng chƣơng trình, giải pháp xoá đói, giảm nghèo từ xã, thôn, bản
đến hộ gia đình, còn lúng túng trong xây dựng và thực hiện kế hoạch lồng
ghép giữa các chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo với các chƣơng trình kinh tế
- xã hội khác, một số cấp uỷ đảng cơ sở chƣa quan tâm thƣờng xuyên và sâu
sát công tác tuyên truyền, đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói, giảm nghèo
vừa thiếu về số lƣợng, vừa yếu về chất lƣợng, công tác giám sát, đánh giá,
tổng kết chƣa đƣợc tổ chức một cách hệ thống, các ban, ngành và tổ chức
đoàn thể chƣa thật sự gắn trách nhiệm trong phối hợp tổ chức thực hiện…
Từ những hạn chế trên đây, tác giả chỉ ra một số vấn đề cần quan tâm
đối với xây dựng cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc cũng nhƣ tổ chức thực
hiện xoá đói, giảm nghèo ở địa phƣơng [124].
19
Thanh Phúc với “Hà Giang: lựa chọn giảm nghèo trọng điểm, không
dàn hàng ngang”, năm 2011 (Tạp chí Lao động và Xã hội) nêu rõ ƣu điểm
trong tổ chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở Hà Giang đó là lựa chọn các xã
có tỷ lệ hộ nghèo cao để tập trung đầu tƣ với định mức cao hơn so với các xã
khác mà không thực hiện đầu tƣ một cách dàn trải [88].
4. Kết luận
Những công trình đã thể hiện các khía cạnh nghiên cứu liên quan và trực
tiếp về Đảng lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi
phía Bắc sau đây:
Những công trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xoá đói, giảm
nghèo trên cả nƣớc đánh giá thực trạng đói nghèo trên phạm vi cả nƣớc và
phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng đói nghèo; đánh giá chủ
trƣơng, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc, công tác tổ
chức thực hiện ở Trung ƣơng và địa phƣơng và kết quả thực hiện; phân tích
nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm và đề xuất giải pháp đối với thực hiện xóa
đói, giảm nghèo.
Những công trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xoá đói, giảm
nghèo ở miền núi phía Bắc nói chung và các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa
Bình và Sơn La nói riêng đánh giá thực trạng đói nghèo ở miền núi phía Bắc
và của từng địa phƣơng, phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng đói
nghèo; đánh giá chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo của Đảng, vận dụng của các
đảng bộ, chính quyền địa phƣơng và kết quả thực hiện; phân tích nguyên
nhân, rút ra kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở
miền núi phía Bắc nói chung và từng địa phƣơng.
Qua các công trình nghiên cứu trên đây cho thấy còn những khoảng
trống:
20
Việc hệ thống hoá chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo và chỉ
đạo thực hiện của Đảng chƣa đƣợc tập trung nghiên cứu làm rõ.
Việc hệ thống hoá nội dung vận dụng chủ trƣơng, chính sách xoá đói,
giảm nghèo của Đảng và chỉ đạo thực hiện của các đảng bộ theo phạm vi
vùng, trong đó có miền núi phía Bắc chƣa đƣợc tập trung nghiên cứu làm rõ.
Việc đánh giá vai trò lãnh đạo của hệ thống tổ chức Đảng (bao gồm
Đảng và các đảng bộ địa phƣơng) đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các
địa phƣơng theo phạm vi vùng, trong đó có miền núi phía Bắc còn ít đƣợc
quan tâm nghiên cứu.
Từ những khoảng trống trên đây đặt ra những nội dung cần tiếp tục
nghiên cứu:
Đánh giá về vai trò lãnh đạo của Đảng (bao gồm Đảng và các đảng bộ
địa phƣơng) đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các địa phƣơng theo
phạm vi vùng miền núi phía Bắc bao gồm:
Vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua việc đề ra chủ trƣơng, chính sách
xoá đói, giảm nghèo và chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành Trung ƣơng và các
đảng bộ địa phƣơng triển khai thực hiện ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Vai trò lãnh đạo của các đảng bộ đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo
ở một số tỉnh miền núi phía Bắc thông qua việc vận dụng chủ trƣơng, chính
sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và chỉ đạo chính quyền, các tổ chức chính
trị-xã hội… thực hiện.
Nhận xét ƣu điểm, hạn chế và rút ra kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện xoá
đói, giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc của Đảng (Đảng và các đảng
bộ địa phƣơng).
21
Thực hiện nghiên cứu đề tài “Đảng lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm
nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 1996 đến năm 2010”, các công
trình nghiên cứu trên đây cung cấp khối lƣợng thông tin lớn, có giá trị.
22
Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VỀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG VÀ
VẬN DỤNG CỦA CÁC ĐẢNG BỘ BẮC GIANG, HÀ GIANG,
HÕA BÌNH VÀ SƠN LA (1996-2000)
1.1. Những nhân tố tác động đến thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở các tỉnh
Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La và chủ trƣơng, chỉ đạo của
Đảng về xoá đói, giảm nghèo
1.1.1. Những nhân tố tác động đến thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các
tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
* Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Xét theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng, miền núi
phía Bắc (Tây Bắc và Đông Bắc) là một trong các vùng của cả nƣớc bao gồm
14 tỉnh là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào
Cai, Yên Bái [26]. Phía Bắc của miền núi phía Bắc giáp Trung Quốc, phía
Tây giáp Lào, phía Nam giáp đồng bằng Bắc bộ và phía Đông là biển đông.
Xét theo các địa phƣơng trong vùng, Bắc Giang, Hà Giang, Hoà Bình và
Sơn La là các tỉnh nằm trong vùng đặc biệt khó khăn, có vị trí địa lý cách xa
thủ đô Hà Nội, nhất là hai tỉnh Hà Giang và Sơn La. Bắc Giang cách Hà Nội 50
km, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Ðông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây
giáp tỉnh Thái Nguyên và phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh. Hà Giang cách thủ đô
Hà Nội 320km, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc, phía
Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Ðông giáp tỉnh Cao Bằng và phía Tây giáp
tỉnh Yên Bái, Lào Cai. Hoà Bình cách thủ đô Hà Nội 73 km, phía Bắc giáp tỉnh
Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Hà Tây (cũ), phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh
23
Bình và phía Tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hoá. Sơn La cách thủ đô Hà Nội
320 km, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Đông giáp tỉnh Lai Châu
và phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và Lào.
Trong 4 tỉnh trên đây chỉ có Bắc Giang là có điều kiện hơn cả về giao lƣu
để phát triển kinh tế-xã hội do tiếp giáp với các địa phƣơng trong nƣớc có điều
kiện phát triển là Bắc Ninh và Quảng Ninh, các tỉnh còn lại ít có cơ hội hơn, nhất
là Hà Giang và Sơn La. Trong phạm vi địa phƣơng, với nhiều địa bàn là vùng
sâu, vùng xa, vùng cao tuy ít bị tác động của cơ chế thị trƣờng hơn nhƣng do
cách xa các trung tâm phát triển của địa phƣơng nên cũng ít cơ hội giao lƣu để
phát triển.
Địa hình
Địa hình của các tỉnh rất phức tạp [132, tr 8], đƣợc phân định thành các
vùng nhƣ vùng núi và vùng trung du của Bắc Giang, vùng cao núi đá, vùng cao
núi đất và vùng thấp của Hà Giang, vùng núi cao và vùng trung du của Bắc
Giang, vùng núi và vùng có các bãi bằng nhỏ của Sơn La. Với địa hình phức tạp,
trong đó có các dãy núi cao tạo ra bề mặt dốc, bị chia cắt sâu và mạnh đặc biệt là
ở các tỉnh Hà Giang và Sơn La.
Đặc điểm trên đây tạo nên tiềm năng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi
đa dạng, phù hợp với từng loại địa hình, tuy nhiên sự phức tạp về địa hình gây ra
nhiều khó khăn đối với công tác quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội nói chung và
thực hiện xóa đói, giảm nghèo nói riêng của các địa phƣơng. Địa hình dốc, núi
cao, chia cắt, hiểm trở gây ra nhiều trở ngại cho việc thực hiện các hỗ trợ xóa
đói, giảm nghèo nhƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và tiếp cận các
dịch vụ xã hội của ngƣời dân... nhƣ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng
thƣờng tốn kém hơn rất nhiều bởi các chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, thi
công, giám sát, đầu tƣ phát triển sản xuất phải mất nhiều chi phí, thời gian, lao
động, tiếp cận các dịch vụ xã hội của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn về đi lại,
thời gian, chi phí... Những khó khăn, trở ngại về địa hình đối với thực hiện xóa
24
đói, giảm nghèo đã đƣợc các địa phƣơng xác nhận. Ngƣời dân xã Thèn Phàng,
huyện Xín Mần, Hà Giang: Do đến các cơ sở y tế quá xa, đi lại khó khăn nên
nhiều người tự chữa trị tại nhà [Điều tra của tác giả, 2010]. Ngƣời dân huyện Đà
Bắc, Hoà Bình: Canh tác trên địa hình đồi núi dốc, đi lại khó khăn, cách xa
đường giao thông nên ít có lãi vì vậy nhiều người không muốn đầu tư sản xuất,
thậm chí bỏ hoang diện tích đất sản xuất được giao [Điều tra của tác giả, 2011].
Khí hậu
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, lƣợng mƣa lớn tạo điều
kiện thuận lợi cho các địa phƣơng phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi phù
hợp. Tuy nhiên mƣa thƣờng tập trung trong một thời gian ngắn (Bảng 1.1) dẫn
đến thiên tai thƣờng xuyên xảy ra [44, tr 97; 103, tr 11] nhƣ lũ quét, sụt lở đất,
mƣa đá... Đặc biệt là những trận lũ quét đã xảy ra ở nhiều địa phƣơng gây ra
những thiệt hại lớn về ngƣời và của nhƣ phá huỷ, cản trở tiến độ thi công các
công trình cơ sở hạ tầng, làm ngừng trệ các hoạt động sản xuất, gây ra mất mùa
trên diện rộng… Vào mùa đông, nhiều nơi có sƣơng muối, rét đậm kéo dài và
mùa hè có gió Lào ảnh hƣởng nghiêm trọng tới năng suất cây trồng, vật nuôi.
Bảng 1.1. Lƣợng mƣa các tháng trong năm của Hà Giang
Đơn vị tính: mm
Tháng 2001 2002 2003 2004 2005
1 56,2 31,9 51,9 60,5 43,8
2 93,9 54,2 30,5 33,6 17,2
3 64,2 169,2 77,7 49,9 73,2
4 78,0 680,0 52,0 185,9 145,2
5 243,6 456,1 256,6 375,5 172,6
6 431,1 401,5 414,8 412,3 653,9
7 761,2 470,7 572,0 467,7 659,5
8 225,2 497,2 762,5 438,2 300,0
9 79,1 115,6 167,1 272,5 190,2
10 178,1 151,3 140,6 5,0 129,2
11 33,3 25,9 41,6 80,5 40,7
12 9,7 101,6 61,7 11,4 31,4
Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2006 [27]
25
Tài nguyên đất, rừng và nƣớc
Diện tích đất tự nhiên của các tỉnh tƣơng đối lớn bao gồm đất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở, đất chƣa sử dụng và sông
suối…, trong đó diện tích đất trống, đồi núi trọc còn rất lớn. Theo thống kê,
năm 2005, Hà Giang có tổng diện tích là 792.321 ha, trong đó diện tích đất
trống, đồi núi trọc là 197,503,02 ha (chiếm 24,92%) [27, tr 49].
Với diện tích đất đai lớn, nhất là đất trống, đồi núi trọc tạo thuận lợi
cho các tỉnh khai thác để mở rộng diện tích sản xuất, tuy nhiên đòi hỏi phải đầu
tƣ nhiều lao động và chi phí tốn kém. Thêm vào đó chất lƣợng đất kém do bạc
màu, trong đất có nhiều đá nên canh tác kém hiệu quả. Trên vùng cao núi đá
việc canh tác còn khó khăn hơn nhiều do thiếu đất sản xuất nên ngƣời dân phải
gùi đất từ nơi khác đổ vào các hốc đá để canh tác, nhƣng chỉ sau một thời gian
do đất thoái hóa hoặc bị mƣa cuốn trôi lại phải tiếp tục bổ sung lƣợng đất mới.
Các địa phƣơng có diện tích đất tƣơng đối bằng phẳng thuận lợi cho
phát triển sản xuất nhƣ cao nguyên Mộc Châu của Sơn La… nhƣng chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ còn phần lớn là đất dốc nên canh tác ít thuận lợi (Sơn La
chỉ có 15,4 vạn ha diện tích đất bằng phẳng trong tổng diện tích tự nhiên là
1.405.500 ha, còn lại là đất dốc [140, tr 1]).
Rừng của các tỉnh bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, trong đó diện
tích rừng tự nhiên còn lớn từ đó mở ra khả năng khai thác và tận dụng các
sản phẩm tự nhiên của rừng nhƣ gỗ, tre, nứa, các loại động vật… để phục
vụ sản xuất và đời sống, tuy nhiên trên thực tế các sản phẩm này đã cạn
kiệt nhiều và chất lƣợng kém do quản lý việc khai thác chƣa tốt.
Hệ thống sông ngòi của các địa phƣơng khá phong phú. Bắc Giang có 3
sông lớn là Sông Cầu, sông Thƣơng và sông Lục Nam, Hà Giang có 2 sông
chính chảy qua là sông Lô và sông Gâm, Hoà Bình có sông Đà là con sông
lớn nhất và Sơn La có 2 sông chính chảy qua là sông Đà, sông Mã. Ngoài các
sông trên đây còn nhiều hồ, suối phân bố trên khắp địa bàn các tỉnh. Hệ thống
26
sông, suối phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phƣơng có thể khai
thác nguồn nƣớc phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt cũng nhƣ
diện tích mặt nƣớc để phát triển nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh đó ở các địa bàn vùng cao núi đá của các tỉnh nguồn nƣớc rất
khan hiếm, tình trạng thiếu nƣớc sản xuất, sinh hoạt diễn ra thƣờng xuyên
[132, tr 8] và để đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu nƣớc phục vụ sản xuất và sinh
hoạt cho các địa bàn này đòi hỏi những đầu tƣ rất lớn về cơ sở hạ tầng.
* Điều kiện kinh tế-xã hội
Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đƣờng giao thông của các tỉnh vừa thiếu, vừa kém chất lƣợng
[137, tr 14] gây ra nhiều khó khăn đối với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của ngƣời dân. Hệ thống đƣờng giao thông của các tỉnh bao gồm đƣờng nhựa,
đƣờng cấp phối, đƣờng đá dăm, nhƣng trong đó đƣờng nhựa chỉ chiếm tỷ lệ
nhỏ còn phần lớn là đƣờng cấp phối, đƣờng đá dăm và đặc biệt là đƣờng đất
tồn tại phổ biến ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Vào mùa mƣa,
nhiều nơi chỉ có đƣờng đất nên giao lƣu rất khó khăn vì lầy lội khó đi lại, thậm
chí gần nhƣ bị cô lập với bên ngoài. Nhiều xã chƣa có đƣờng ô tô đến trung
tâm xã, hoặc có thì chủ yếu là đƣờng đất.
Giao thông không thuận lợi, thêm vào đó là ngƣời dân sống không tập
trung [157, tr 1] ảnh hƣởng lớn đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ xóa đói,
giảm nghèo của các chủ thể ở địa phƣơng, trong đó có đội ngũ cán bộ các cấp
ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội, nhất là khi phải trực tiếp
xuống cơ sở, thôn, bản, hộ dân để triển khai công tác xóa đói, giảm nghèo. Khó
khăn này đã đƣợc cán bộ địa phƣơng xác nhận. Cán bộ Mặt trận Tổ quốc huyện
Mai Sơn, Sơn La: Mỗi lần đi công tác rất vất vả, mất nhiều thời gian vì đường
xuống xã, thôn, bản rất xấu, nếu gặp mưa có khi hôm sau mới về được [Điều
tra của tác giả, 2009].
27
Các công trình thuỷ lợi xuống cấp, chƣa đáp ứng tốt nhu cầu tƣới tiêu
phục vụ sản xuất đã ảnh hƣởng tới năng suất cây trồng cũng nhƣ mở rộng
diện tích canh tác của các địa phƣơng. Nhiều nhiều ngƣời dân chỉ chăm sóc
diện tích canh tác hiện có mà không quan tâm tới việc mở rộng diện tích cũng
là ví lý do trên đây. Nhiều thôn, bản chƣa có điện lƣới quốc gia ảnh hƣởng tới
việc sử dụng các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đến năm
2004, Sơn La mới có 46/201 xã có điện lƣới quốc gia [139, tr 10].
Hệ thống trƣờng, lớp, trạm y tế ở cơ sở còn thiếu, chất lƣợng kém, nhất
là ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Tình trạng mƣợn nhà dân, nhà
văn hóa thôn, bản để tổ chức lớp học, lớp học làm bằng tranh, tre còn khá phổ
biến. Trang thiết bị của các trạm y tế xuống cấp, chƣa bảo đảm chất lƣợng
khám chữa bệnh. Đến năm 2004, 105/195 số xã của Hà Giang chƣa có trƣờng
trung học cơ sở, 22/195 xã chƣa có trạm y tế xã [27, tr 164, tr 171].
Cơ cấu kinh tế và trình độ sản xuất
Trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh, giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn (Bảng 1.2) do đó khó có thể tạo ra tốc độ tăng
trƣởng nhanh để tăng cƣờng nguồn nội lực cho xoá đói, giảm nghèo và cũng
từ đó dẫn đến sự phụ thuộc lớn vào ngân sách hỗ trợ của Nhà nƣớc trong thực
hiện xóa đói, giảm nghèo (kinh phí Trung ƣơng hỗ trợ cho Sơn La hàng năm
là 70-80% [140, tr 2]).
Bảng 1.2. GDP của các tỉnh theo giá thực tế năm 2000
Tỉnh
GDP (tỷ
đồng)
Nông, lâm
nghiệp, thuỷ
sản
Công nghiệp
và xây dựng
Dịch vụ
Bắc Giang 5.536,00 49,9 14,7 35,4
Hà Giang 1.061,30 49,5 20,8 29,7
Hoà Bình 1.835,30 48,5 17,1 34,4
Sơn La 1.837,40 61 9,5 29,5
Nguồn: Bộ Lao động-Thƣơng binh và xã hội, 2004 [16]
28
Thu nhập của ngƣời dân chủ yếu vẫn là từ lĩnh vực sản xuất nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản (Bảng 1.3), trong khi đó trình độ sản xuất nông nghiệp rất
thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Phƣơng thức canh tác của ngƣời dân lạc
hậu, trồng trọt, chăn nuôi theo kiểu tự nhiên, dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu,
ít quan tâm chăm sóc, sản xuất một vụ, độc canh còn khá phổ biến nên năng
suất thƣờng không cao (Bảng 1.4). Thực trạng trên đây đƣợc cán bộ địa
phƣơng xác nhận. Cán bộ Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Thuỷ, Hoà Bình:
Một số hộ dân được hỗ trợ con giống những ít quan tâm đến việc chăm sóc
theo quy trình hướng dẫn mà chăn thả theo kiểu tự nhiên [Điều tra của tác
giả, 2011]. Quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ bé, manh mún, sản xuất theo
kiểu tự cung, tự cấp là chủ yếu [130, tr 14; 140, tr 2] nên việc tạo tích luỹ để
mở rộng đầu tƣ sản xuất của ngƣời dân là rất hạn chế.
Bảng 1.3. Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn
thu năm 2002
Tỉnh
Chung
(%)
Tiền
lƣơng tiền
công
Nông, lâm
nghiệp, thuỷ
sản
Phi Nông, lâm
nghiệp, thuỷ
sản
Khác
Bắc Giang 100,0 24,8 45,9 13,2 16,2
Hà Giang 100,0 15,4 63,4 9,2 12,0
Hoà Bình 100,0 26,0 47,6 11,2 15,3
Sơn La 100,0 16,6 68,6 4,9 9,9
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 [117]
Bảng 1.4. Năng suất lúa của Hà Giang
Năm Năng suất (Tạ/ha)
Lúa ruộng Lúa cạn
2000 40,29 13,05
2001 42,10 13,64
2002 42,60 13,40
2003 43,82 14,98
2004 44,15 15,61
2005 44,95 15,81
Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2006 [59]
29
Dân số, dân tộc và trình độ học vấn
Các tỉnh có thành phần dân tộc rất đa dạng, trong đó bao gồm nhiều
dân tộc thiểu số. Bắc Giang với 27 dân tộc bao gồm dân tộc Kinh, dân tộc
Nùng, dân tộc Tày, dân tộc Sán Chay, dân tộc Sán Dìu, dân tộc Hoa, dân tộc
Dao và các dân tộc khác. Hà Giang với 22 dân tộc bao gồm dân tộc Mông,
dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Kinh, dân tộc Nùng, dân tộc Giáy, dân tộc
La Chí, dân tộc Hoa và các dân tộc khác. Hoà Bình với 30 dân tộc bao gồm
dân tộc Mƣờng, dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Tày, dân tộc
Mông và các dân tộc khác. Sơn La với 12 dân tộc bao gồm dân tộc Thái, dân
tộc Kinh, dân tộc Mông, dân tộc Mƣờng và các dân tộc khác.
Ngoại trừ Bắc Giang, các tỉnh Hà Giang, Hòa bình, Sơn La có tỷ lệ
ngƣời dân tộc kinh rất nhỏ, chủ yếu là ngƣời dân tộc thiểu số. Năm 2001, Hà
Giang có tỷ lệ ngƣời dân tộc kinh là 12,13% [27, 24], Hòa Bình có tỷ lệ ngƣời
dân tộc Kinh là 28% [136, tr 1], Sơn La có tỷ lệ ngƣời dân tộc Kinh là
17,29% [140, tr 2] trên tổng dân số toàn tỉnh.
Với thành phần dân tộc đa dạng tạo cơ hội giao lƣu, hỗ trợ về nhiều
mặt, nhất là kiến thức, kinh nghiệm sản xuất giữa các thành viên trong các
cộng đồng. Tuy nhiên trong môi trƣờng mà ngƣời dân tộc thiểu số chiếm đa
số, mặt bằng về trình độ sản xuất nhìn chung còn thấp kém [137, tr 22] thì
ngƣời dân sẽ không có nhiều cơ hội học hỏi để nâng cao trình độ sản xuất so
với các khu vực có mặt bằng về trình độ sản xuất phát triển.
Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính
quyền, các tổ chức chính trị-xã hội và ngƣời dân hạn chế, nhất là ở cơ sở.
Theo thống kê, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang có 1.301 cán bộ, trong đó
trình độ học vấn cấp II là 750, cấp III là 184, trung cấp là 69, đại học là 7; có 33
cán bộ thƣờng trực uỷ ban nhân dân của 10 huyện, trong đó trình độ học vấn cấp
III là 31, đại học là 26; có 191 chủ tịch uỷ ban nhân dân của 191 xã, phƣờng, thị
30
trấn, trong đó trình độ học vấn cấp II là 115, cấp III là 28, trung cấp là 17, đại
học là 4 [101, tr 210]. Cán bộ lãnh đạo và quản lý các sở, ban, ngành tỉnh Hoà
Bình có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học là 72,9%; cán bộ cấp huyện,
thị có trình độ trung học và đại học là 58,3%; cán bộ cấp xã, phƣờng có trình độ
trung cấp trở lên đạt 21,2% [7, tr 721]. Ở Sơn La, nhiều cán bộ chủ chốt ở cơ sở
vùng sâu, vùng xa “chưa có trình độ học vấn hết cấp II” [142, tr 30].
Sự hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế năng lực của đội ngũ cán
bộ [44, tr 144, 150], nhất là cơ sở trong việc tiếp thu và vận dụng chủ trƣơng,
chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng, địa phƣơng cũng nhƣ trong tổ chức
thực hiện.
Theo thống kê, trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ phụ trách các tổ
chức chính trị-xã hội, đặc biệt là ở cơ sở rất hạn chế. Trình độ học vấn của
cán bộ phụ trách các tổ chức chính trị-xã hội huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang:
xã Nấm Dẩn, Chủ tịch Hội Nông dân có trình độ 9/12, Chủ tịch Hội phụ nữ là
12/12, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh là 7/10, Bí thƣ đoàn thanh niên là 12/12;
xã Xín Mần, Chủ tịch Hội Nông dân có trình độ là 12/12, Chủ tịch Hội Phụ
nữ, Bí thƣ đoàn thanh niên đang học đại học; xã Thèn Phàng, Chủ tịch Mặt
trận Tổ quốc có trình độ là 7/10, Chủ tịch Hội Nông dân là 10/12, Chủ tịch
Hội Phụ nữ là 10/12, Bí thƣ Đoàn Thanh niên là 12/12; xã Khuôn Lùng, Chủ
tịch Hội Nông dân có trình độ 7/10, Chủ tịch Hội Phụ nữ là 7/10, Chủ tịch
Hội Cựu chiến binh là 7/10 [Điều tra của tác giả, 2010]. Hạn chế về trình độ
học vấn trên đây ảnh hƣởng không nhỏ tới nhận thức của các tổ chức chính
trị-xã hội về chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và địa
phƣơng cũng nhƣ năng lực phối hợp tham gia xây dựng chƣơng trình, kế
hoạch, tập hợp, tổ chức đoàn viên, hội viên và ngƣời dân. Cán bộ Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc xã Thèn Phàng, huyện Xín Mần, Hà Giang: Người dân có nhu
cầu tiếp cận với giống cây trồng có chất lượng cao nhưng không có cán bộ tư
vấn do năng lực còn hạn chế (Điều tra của tác giả, 2010).
31
Trình độ học vấn của ngƣời dân còn rất hạn chế, nhất là ở các vùng
cao, vùng sâu, vùng xa [136, tr 6, 142, tr 29], tỷ lệ học lên cao thƣờng là
thấp và đáng chú ý là tình trạng mù chữ khá phổ biến ở ngƣời dân tộc thiểu
số. Năm 2001, Hà Giang có 25/195 xã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở
[27, tr 164]. Với trình độ học vấn thấp kém gây ra nhiều khó khăn, trở ngại
đối với việc nhận thức của ngƣời dân về chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm
nghèo của Trung ƣơng và địa phƣơng cũng nhƣ ảnh hƣởng đến năng lực tham
gia xóa đói, giảm nghèo nhƣ áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế…
Tâm lý, phong tục, tập quán
Là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc thiểu số có thể khai thác đƣợc đức tính
cần cù, chịu khó, ý thức cộng đồng cao và sự quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc
sống. Bên cạnh đó, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, ý thức cạnh tranh
thƣờng không cao, có tâm lý bình quân, bằng lòng với mức sống hiện tại, một bộ
phận ngƣời dân trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và cộng đồng, thiếu
động lực vƣơn lên. Hạn chế trên đây của ngƣời dân đƣợc cán bộ cơ sở các địa
phƣơng xác nhận. Cán bộ tổ chức chính trị-xã hội xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc,
tỉnh Hoà Bình: Một số người dân chỉ mong được hỗ trợ để tiêu dùng mà không
quan tâm đến làm thế nào để phát triển sản xuất (điều tra của tác giả, 2009). Cán
bộ đảng uỷ xã Xín Mần, huyện Xín Mần, Hà Giang: Nhiều người dân không
muốn phấn đấu vươn lên, chỉ cần đủ ăn, có tích trữ được một ít gạo, dầu, muối
trong nhà… [Điều tra của tác giả, 2010].
Một số phong tục lạc hậu trong sinh hoạt nhƣ tín ngƣỡng [130, tr 15 ;
137, tr 20], ma chay, cƣới xin… còn khá phổ biến trong các cộng đồng dân
tộc thiểu số từ đó gây ra tốn kém tiền của, lãng phí thời gian, công sức của
nhiều hộ gia đình và ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ phát triển sản xuất.
32
1.1.1.2. Thực trạng đói nghèo và thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các tỉnh
Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La
* Khái niệm đói nghèo và thực trạng đói nghèo ở các tỉnh Bắc Giang,
Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La
Cho đến nay, khái niệm đói nghèo đã đƣợc đề cập tại Hội nghị chống
đói nghèo khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan
(tháng 9-1993) [24, tr 16] và trong nhiều công trình nghiên cứu nhƣ công
trình của Nguyễn Anh Dũng [31], công trình của Nguyễn Thị Nhung [85]...
Từ các khái niệm về đói nghèo trên đây có thể hiểu đói nghèo là tình trạng
một bộ phận dân cư không được thoả mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu về
ăn, mặc, ở, giáo dục, y tế và văn hoá mà đã được xã hội thừa nhận dựa trên
trình độ phát triển kinh tế-xã hội.
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có nhiều bất lợi trong phát triển,
các vùng đặc biệt khó khăn nhƣ miền núi phía Bắc có tỷ lệ đói nghèo cao so
với nhiều vùng khác trên cả nƣớc (Bảng 1.5).
Bảng 1.5. Tỷ lệ đói nghèo phân theo vùng
Vùng
Tỷ lệ đói nghèo %
1993 1998
Miền núi phía Bắc 81,5 64,2
Đồng bằng sông Hồng 62,7 29,3
Bắc Trung bộ 74,5 48,1
Duyên hải miền Trung 47,2 34,5
Tây Nguyên 70,0 52,4
Đông Nam bộ 37,0 12,2
Đồng bằng sông Cửu Long 47,1 36,9
Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam, 2004 [2]
33
Tỷ lệ đói nghèo của các tỉnh trong vùng cao hơn nhiều so với các tỉnh ở
những vùng có điều kiện phát triển. Bắc Giang có tỷ lệ đói nghèo là 23,9% [96,
tr 6], Hà Giang là 35% [101, tr 10], Hoà Bình là 20% [5, tr 670] và Sơn La là
31,4% [6, tr 218]. Trong khi đó ở đồng bằng Bắc bộ, các tỉnh có tỷ lệ đói nghèo
cao nhất nhƣ Ninh Bình là 13,69%, Vĩnh Phúc là 17,88% [16, tr 42]).
Trong phạm vi từng tỉnh, nhiều xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 40% và
nhiều xã thuộc chƣơng trình 135 (Bảng 1.6)
Bảng 1.6. Số xã có tỷ lệ đói nghèo trên 40% và xã thuộc chƣơng trình 135
Tỉnh
Số xã có tỷ lệ đói
nghèo trên 40%
(1998)
Số xã thuộc chƣơng
trình 135 (1999)
Bắc Giang 56 14
Hà Giang 84 117
Hoà Bình 45 24
Sơn La 43 52
Nguồn: Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội, 2004 [16]
Trong phạm vi từng xã, tỷ lệ hộ giàu, khá ít, chủ yếu là hộ trung bình và
hộ nghèo nhƣ xã Khuôn Lùng, huyện Xín mần, Hà Giang có tổng số 526 hộ,
bao gồm 2 hộ giàu, 68 hộ khá, 344 hộ trung bình và 112 hộ nghèo [154, tr 5].
Sự đói nghèo diễn ra trên diện rộng và mức độ đói nghèo trầm trọng
trên đây một mặt làm hạn chế hiệu quả huy động nguồn nội lực xoá đói, giảm
nghèo từ phía ngƣời dân và cộng đồng địa phƣơng, nhất là nguồn vốn, mặt
khác đặt ra nhu cầu nguồn lực lớn để thực hiện xóa đói, giảm nghèo.
* Khái niệm Đảng lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo và thực hiện chủ
trƣơng xóa đói, giảm nghèo của Đảng ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa
Bình và Sơn La
34
Từ khái niệm đói nghèo nhƣ đã trình bày ở trên có thể hiểu Đảng lãnh
đạo xoá đói, giảm nghèo là Đảng đề ra chủ trương, chính sách xoá đói, giảm
nghèo và chỉ đạo thực hiện nhằm thoả mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu
về ăn, mặc, ở, giáo dục, y tế, văn hoá của một bộ phận dân cư. Đây là khái
niệm đƣợc sử dụng để xác định vai trò lãnh đạo xoá đói, giảm nghèo của
Đảng trong Luận án.
Quan tâm đáp ứng nhu cầu ruộng đất của đối tƣợng đói nghèo, ngay từ
năm 1930, đồng thời với chủ trƣơng về thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội
nói chung, Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đề ra nhiệm vụ chia ruộng
đất cho nông dân nghèo. Sau cách mạng tháng Tám, trƣớc thực trạng nạn đói,
nạn dốt diễn ra nghiêm trọng ở nhiều địa phƣơng, Đảng đề ra nhiệm vụ
“chống giặc đói”, “giặc dốt”. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc và những
năm đầu cả nƣớc tiến lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời với chủ trƣơng về thực
hiện các nhiệm vụ chống đế quốc, khắc phục hậu quả của chiến tranh, nhiệm
vụ giải quyết nạn đói, cải thiện đời sống nhân dân luôn đƣợc Đảng quan tâm
thực hiện.
Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vai trò
quan trọng của thực hiện chính sách xã hội nói chung và xóa đói, giảm nghèo
nói riêng trong quá trình phát triển, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng
6-1991) đề ra Chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế-xã hội (1991-2000),
trong đó chủ trƣơng xóa nạn đói, giảm số ngƣời nghèo, cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân.
Để làm rõ chủ trƣơng trên đây, Hội nghị lần thứ Ba Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng (khoá VII, tháng 6-1992) nêu quan điểm về giải quyết mối
quan hệ giữa làm giàu và xóa đói, giảm nghèo đó là khuyến khích làm giàu
hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo nhằm một mặt khai thác mọi tiềm
35
năng, tăng cƣờng nguồn lực thực hiện xoá đói, giảm nghèo đồng thời hạn chế
sự phân hoá giàu nghèo.
Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá VII
tháng 6-1993) tiếp tục làm rõ thêm quan điểm trên đây đó là tăng thêm diện
giàu và đủ ăn, thu hẹp diện nghèo và giảm mức độ nghèo, khuyến khích làm
giàu hợp pháp, đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo bằng những chƣơng
trình thiết thực, có hiệu quả. Hội nghị đề ra các chính sách hỗ trợ xoá đói,
giảm nghèo nhƣ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất (đất
sản xuất, cho vay vốn, hƣớng dẫn kiến thức sản xuất)... và quy định vai trò
của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, ngƣời dân
trong thực hiện xoá đói, giảm nghèo.
Nhƣ vậy xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân đến đây đã
chính thức trở thành chủ trƣơng của Đảng, một mục tiêu trong Chiến lƣợc ổn
định và phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc. Chủ trƣơng và chỉ đạo của
Đảng là cơ sở để Chính phủ và các bộ, ngành Trung ƣơng thể chế hóa, cụ thể
hóa và triển khai xuống địa phƣơng, các đảng bộ trên cả nƣớc nói chung và
đảng bộ các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng vận dụng và chỉ đạo thực hiện
xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng.
Các đảng bộ Bắc Giang, Hà Giang, Hoà Bình và Sơn La đã quán triệt
và vận dụng chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo của Đảng vào điều kiện thực tiễn
địa phƣơng với một số nội dung sau đây:
Về hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, các địa phƣơng chủ trƣơng đầu tƣ
nguồn lực để cải tạo, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện thuận
lợi về đất sản xuất cho ngƣời nghèo thông qua thực hiện giao đất, giao rừng
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổ chức khai thác đất đai hoang
hóa…; tăng cƣờng khai thác các nguồn vốn hỗ trợ ngƣời nghèo vay vốn phát
triển sản xuất; nâng cao kiến thức sản xuất cho ngƣời nghèo thông qua các
36
hình thức hƣớng dẫn khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, quan tâm xây
dựng mô hình sản xuất. Trong đó Sơn La coi trọng xây dựng mô hình trang
trại trồng cây công nghiệp, cây ăn quả; thực hiện các biện pháp nhằm xoá mù
chữ, nâng cao chất lƣợng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho ngƣời nghèo.
Về công tác tổ chức, các địa phƣơng chủ trƣơng thành lập Ban chỉ đạo
xoá đói, giảm nghèo các cấp và phân công các tổ chức, cá nhân giúp đỡ đối
tƣợng đói nghèo. Trong đó Bắc Giang quan tâm phân công đảng viên có vốn,
kinh nghiệm sản xuất giúp đỡ hộ đói nghèo, Hà Giang quy định mỗi cấp uỷ
viên, ngoài nhiệm vụ đƣợc phân công phải đăng ký chỉ đạo trực tiếp một xóm,
bản xoá đói, giảm nghèo; Thực hiện tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức
của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xoá đói, giảm nghèo; tổ chức ngƣời dân
xoá đói, giảm nghèo thông qua phát động các phong trào xóa đói, giảm
nghèo; quan tâm công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết về thực hiện
xoá đói, giảm nghèo.
Trên cơ sở nghị quyết của các tỉnh uỷ, các cấp uỷ Đảng, chính quyền
triển khai xây dựng nghị quyết, chƣơng trình, kế hoạch xoá đói, giảm nghèo.
Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng nghị quyết, chƣơng trình kế hoạch chƣa
đƣợc quan tâm đầy đủ ở một số cấp uỷ đảng, chính quyền, chất lƣợng nghị
quyết, chƣơng trình, kế hoạch nhất là ở cơ sở còn hạn chế nhƣ nội dung chính
sách thiếu cụ thể, phân công nhiệm vụ chung chung, vai trò của ngƣời dân
chƣa thực sự đƣợc coi trọng…
Nhận thức xoá đói, giảm nghèo là “vấn đề cấp thiết” [5, tr 623], các
cấp uỷ đảng địa phƣơng quan tâm chỉ đạo các cấp chính quyền, các tổ chức
chính trị-xã hội, ngƣời dân và cộng đồng thực hiện các nội dung về công tác
tổ chức cũng nhƣ hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo.
Về công tác tổ chức, các cấp ủy đảng chỉ đạo chính quyền, các tổ chức
chính trị - xã hội thành lập các ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo ở cấp tỉnh,
37
huyện và cơ sở đồng thời phân công các tổ chức đảng, chính quyền, các tổ
chức chính trị-xã hội, đảng viên, đoàn viên, hội viên hỗ trợ trực tiếp các đối
tƣợng đói nghèo. Các Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo, các tổ chức, cá nhân
đƣợc phân công hỗ trợ các xã nghèo, hộ nghèo đã phát huy vai trò tích cực
trong triển khai các hoạt động xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng, hỗ trợ cơ sở
xây dựng và thực hiện kế hoạch xoá đói, giảm nghèo.
Nhằm nâng cao nhận thức về xóa đói, giảm nghèo, các cấp ủy đảng chỉ
đạo chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp tổ chức tuyên truyền
với nhiều hình thức, trong đó tuyên truyền trực tiếp thông qua các cuộc họp ở
cơ sở đƣợc quan tâm [96, tr 2] từ đó đã góp phần từng bƣớc nâng cao nhận
thức về xoá đói, giảm nghèo của các tổ chức, cá nhân.
Việc phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội trong tập hợp, tổ
chức đoàn viên, hội viên, ngƣời dân tham gia các phong trào xoá đói, giảm
nghèo đƣợc quan tâm và đạt đƣợc nhiều kết quả. Các tổ chức chính trị-xã
hội đã thể hiện đƣợc vai trò quan trọng trong tham gia các hoạt động xóa
đói, giảm nghèo nhƣ đứng ra tín chấp ngân hàng cho hội viên vay vốn, xây
dựng quỹ hội…
Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách xoá đói, giảm
nghèo đƣợc quan tâm, nhất là đối với triển khai xây dựng các công trình cơ sở
hạ tầng. Việc đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện xóa đói, giảm nghèo đƣợc
các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện theo định
kỳ và tổng hợp về tỉnh uỷ.
Bên cạnh đó, năng lực của Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo các cấp
“còn nhiều hạn chế” [149, tr 5], các tổ chức, cá nhân đƣợc phân công giúp đỡ
chƣa sâu sát đối tƣợng đói nghèo, sự phối hợp giữa các cấp uỷ đảng, chính
quyền, các tổ chức chính trị-xã hội còn thiếu chặt chẽ. Công tác tuyên truyền
chƣa đƣợc quan tâm chỉ đạo cụ thể, còn mang tính hình thức. Vai trò của các
38
thôn, bản trong tập hợp ngƣời dân xoá đói, giảm nghèo chƣa thực sự đƣợc
quan tâm. Một bộ phận ngƣời dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà
nƣớc và cộng đồng. Thực hiện kiểm tra, giám sát chƣa thƣờng xuyên, kịp
thời, chất lƣợng không cao. Công tác tổng kết, đánh giá thực hiện nghị quyết,
chƣơng trình, kế hoạch chƣa kịp thời, đầy đủ.
Về hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo, các cấp uỷ đảng chỉ đạo các sở, ban,
ngành liên quan xây dựng quy hoạch cơ sở hạ tầng, trong đó các công trình
giao thông, thủy lợi đƣợc tập trung đầu tƣ duy tu, bảo dƣỡng, nâng cấp theo
phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Việc thực hiện giao quyền sử
dụng đất cho ngƣời dân, tổ chức khai hoang để mở rộng diện tích đất sản xuất
đƣợc chỉ đạo thực hiện tích cực ở các địa phƣơng. Các cấp uỷ đảng cơ sở chỉ
đạo thực hiện bình xét ở cơ sở để lập danh sách hộ nghèo, trên cơ sở đó Ngân
hàng vì ngƣời nghèo phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội triển khai cho
hộ nghèo vay vốn. Các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức sản xuất, xây dựng,
nhân rộng mô hình sản xuất đƣợc chỉ đạo triển khai ở nhiều cơ sở. Công tác
xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đƣợc các cấp ủy đảng quan tâm.
Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, việc kết hợp giữa
phƣơng pháp tây y và đông y đƣợc khuyến khích phát triển.
Bên cạnh đó trong chỉ đạo thực hiện hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo của các
cấp ủy đảng còn một số hạn chế nhƣ “chưa có trọng tâm, trọng điểm”[96, tr
6], triển khai các nội dung hỗ trợ thiếu đồng bộ, xảy ra lãng phí, thất thoát vật
tƣ, vốn trong xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết đất sản xuất cho hộ nghèo
gặp nhiều khó khăn, cho vay vốn “chưa đúng địa chỉ” [149, tr 5], các mô
hình sản xuất hiệu quả chậm đƣợc nhân rộng, một số mô hình không phù hợp
thực tế địa phƣơng [5, tr 625], thực hiện hỗ trợ con em hộ nghèo học tập,
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho ngƣời nghèo chƣa tốt.
39
Việc huy động, bố trí và sử dụng nguồn lực cho xóa đói, giảm nghèo còn
nhiều hạn chế. Các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia khác đƣợc
thực hiện tại các địa phƣơng mặc dù ít nhiều đƣợc lồng ghép với thực hiện xoá
đói, giảm nghèo nhƣng chƣa cân đối thoả đáng nguồn lực cho xoá đói, giảm
nghèo [19, tr 1] vì có mục tiêu, đối tƣợng riêng. Hiệu quả huy động và sử dụng
nguồn lực để xóa đói, giảm nghèo của các địa phƣơng không cao [96, tr 7].
Với những kết quả đạt đƣợc trong vận dụng và chỉ đạo thực hiện xóa
đói, giảm nghèo của các đảng bộ, đời sống của nhân dân các địa phƣơng từng
bƣớc đƣợc cải thiện, thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo. Bên cạnh đó do
những hạn chế trong vận dụng và chỉ đạo thực hiện nên đời sống của nhân
dân nhìn chung vẫn còn rất nhiều khó khăn. Tình trạng ngƣời dân thiếu đói,
không có tiền chữa bệnh, học sinh bỏ học còn khá phổ biến, tỷ lệ trẻ em suy
dinh dƣỡng, ngƣời mắc bệnh biếu cổ… còn khá cao. Huyện Xín Mần, Hà
Giang có 423 học sinh không đƣợc đi học, trong đó 70 học sinh bỏ học vì gia
đình quá khó khăn, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng là 47,5% [149, tr 9]. Tỷ lệ dân
số mắc bệnh biếu cổ ở Sơn La là 41,7% [6, 220]. Tỷ lệ đói nghèo còn cao
(nhƣ đã dẫn, tr 32). Nếu xét trên phạm vi cả nƣớc thì có tới 64% số ngƣời
nghèo tập trung tại các vùng đặc biệt khó khăn [22, tr 20].
Ở các vùng đặc biệt khó khăn khác nhƣ Bắc Trung bộ, Tây Nguyên
cũng có thực trạng đói nghèo nghiêm trọng tƣơng tự nhƣ miền núi phía Bắc
(nhƣ đã dẫn, tr 32).
Thực trạng đói nghèo và kết quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các
tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng và các vùng đặc biệt khó khăn nói chung là
cơ sở thực tiễn hết sức quan trọng để Đảng hoạch định chủ trƣơng, chính sách
xoá đói, giảm nghèo.
40
1.1.2. Chủ trương và chỉ đạo của Đảng về xoá đói, giảm nghèo
1.1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng về xóa đói, giảm nghèo
Nhất quán với chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo (1991) và trên cơ sở
tổng kết thực tiễn, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) tiếp
tục khẳng định quan điểm “Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích
cực xoá đói, giảm nghèo” [33, tr 114] và chủ trƣơng “thực hiện tốt chương
trình xóa đói giảm nghèo” [33, tr 115] với mục tiêu là đến năm 2000 xoá đói,
tiếp tục giảm nghèo, cải thiện điều kiện ăn, ở, học hành, chữa bệnh, đi lại và
nâng cao mức hƣởng thụ văn hoá của nhân dân.
Đối tƣợng hỗ trợ của chƣơng trình là ngƣời nghèo, hộ nghèo, xã nghèo,
trong đó ƣu tiên thực hiện đối với các vùng đặc biệt khó khăn là miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời...
Các chính sách và giải pháp của chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo bao
gồm hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ tiếp cận
các dịch vụ giáo dục, y tế... Về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tài
trợ đầu tƣ 6 loại công trình xã hội thiết yếu cho 1.300 xã nghèo nhất. Về hỗ
trợ phát triển sản xuất, thu hồi đất đai để giao cho các hộ nông dân nghèo, vận
động, giúp đỡ hộ nông dân nghèo đến các vùng kinh tế mới, hỗ trợ hộ nghèo
vay vốn sản xuất, trong đó các hộ thuộc đối tƣợng chính sách, các hộ đói
nghèo nhất đƣợc ƣu tiên, xây dựng đội ngũ cán bộ kĩ thuật, nông dân làm ăn
giỏi để giúp đỡ ngƣời nghèo phát triển sản xuất. Về hỗ trợ tiếp cận các dịch
vụ xã hội, tạo điều kiện thuận lợi về giáo dục, y tế cho ngƣời nghèo nhƣ miễn
học phí ở bậc phổ thông, đƣợc mƣợn sách giáo khoa, cấp vở viết và miễn các
khoản đóng góp ở bậc tiểu học, có thể xét trợ cấp thêm học bổng với trƣờng
hợp quá khó khăn, đƣợc ƣu tiên xét chọn vào các trƣờng dân tộc nội trú, các
trƣờng đại học, cao đẳng và xét học bổng hàng năm, tổ chức các lớp học tình
41
thƣơng, cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế, thành lập cơ sở khám chữa bệnh nhân
đạo cho ngƣời nghèo…
Thực hiện lồng ghép Chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo với các chƣơng
trình phát triển kinh tế-xã hội khác, trong đó lấy chƣơng trình quốc gia về giải
quyết việc làm và về phủ xanh đất trống đồi núi trọc làm nòng cốt nhằm tập
trung nguồn lực xóa đói, giảm nghèo.
Thực hiện các chính sách xã hội nói chung và xoá đói, giảm nghèo nói
riêng “theo tinh thần xã hội hóa” [33, tr 114], trong đó Nhà nƣớc giữ vai trò
nòng cốt, đồng thời động viên các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia.
Từ một chủ trƣơng lớn (1991) đƣợc xây dựng thành một chƣơng trình
quốc gia độc lập cho thấy Đảng đã xác định xóa đói, giảm nghèo không chỉ là
một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển mà còn có tính chất cấp
bách cần đƣợc tập trung đầu tƣ nguồn lực. Chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo
phân định đối tƣợng hỗ trợ khá toàn diện, trong đó ƣu tiên thực hiện đối với
các vùng đặc biệt khó khăn, đồng thời đề ra hệ thống chính sách bao phủ các
khía cạnh tác động tới đói nghèo và đƣợc thực hiện theo tinh thần xã hội hoá.
1.1.2.2. Chỉ đạo của Đảng và triển khai của Nhà nƣớc
* Chỉ đạo của Đảng
Để thực hiện chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo, Bộ Chính trị ra Chỉ thị
số 23-CT/TW Về lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo (tháng 11-
1997). Về chính sách hỗ trợ, Chỉ thị yêu cầu các tỉnh uỷ, thành uỷ tập trung
chỉ đạo tốt các giải pháp cụ thể về hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản
xuất, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế đối với các đối tƣợng đói
nghèo nhƣ tổ chức khai hoang để tạo thêm quỹ đất, mở rộng các hình thức tín
dụng cho hộ nghèo vay vốn, hƣớng dẫn cách làm ăn phù hợp với từng vùng,
địa phƣơng, khuyến khích các hình thức tạo vốn do dân tự lập, miễn giảm học
phí cho con em hộ nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf

More Related Content

Similar to ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf

Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái BìnhVai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đChính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông GiangLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy XuyênLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đThực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc KạnLuận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
luanvantrust
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
luanvantrust
 
Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ nă...
Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ nă...Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ nă...
Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ nă...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf (20)

Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái BìnhVai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
 
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đChính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông GiangLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy XuyênLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
 
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đThực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
 
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...
Luận văn: Thực trạng nghèo ở tỉnh Đồng Nai, Những yếu tố tác động và giải phá...
 
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc KạnLuận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ nă...
Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ nă...Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ nă...
Luận án: Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ nă...
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
HanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
HanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
HanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
HanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
HanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
HanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
HanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
HanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
HanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
HanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
HanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Nguyntrnhnganh
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Little Daisy
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Man_Ebook
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
Nguyntrnhnganh
 
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCMGiải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
LinhChu679649
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
linhlevietdav
 
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đángTiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptxvật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
LinhTrn115148
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 

Recently uploaded (20)

Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
 
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
 
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCMGiải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
 
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đángTiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
 
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptxvật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 

ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ________________________________ Trần Lê Thanh ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Mã số: 62225601 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN KIM ĐỈNH Hà Nội - 2015
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình độc lập của cá nhân tôi. Các thông tin trong Luận án là trung thực. Những thông tin đƣợc trích dẫn đều có nguồn gốc đầy đủ. Tác giả Luận án Trần Lê Thanh
  • 3. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG v MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3 4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 4 5. Đóng góp của luận án 5 6. Kết cấu của luận án 6 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 7 1. Những công trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xoá đói, giảm nghèo trên cả nƣớc 7 1.1. Những công trình của tác giả nƣớc ngoài 7 1.2. Những công trình của tác giả Việt Nam 8 2. Những công trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xoá đói, giảm nghèo ở miền núi phía Bắc 12 3. Những công trình nghiên cứu về xoá đói, giảm nghèo ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La 17 4. Kết luận 19 Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VỀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG VÀ VẬN DỤNG CỦA CÁC ĐẢNG BỘ BẮC GIANG, HÀ GIANG, HÕA BÌNH VÀ SƠN LA (1996-2000) 22
  • 4. 1.1. Những nhân tố tác động đến thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La và chủ trƣơng, chỉ đạo của Đảng về xoá đói, giảm nghèo 22 1.1.1. Những nhân tố tác động đến thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La 22 1.1.2. Chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng về xoá đói, giảm nghèo 40 1.2. Các đảng bộ Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La vận dụng chủ trƣơng của Đảng về xoá đói, giảm nghèo 46 1.2.1. Chủ trƣơng của các đảng bộ 46 1.2.2. Chỉ đạo thực hiện của các đảng bộ 51 Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG MỚI VỀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG VÀ VẬN DỤNG CỦA CÁC ĐẢNG BỘ BẮC GIANG, HÀ GIANG, HÕA BÌNH VÀ SƠN LA (2001-2010) 72 2.1. Hoàn cảnh lịch sử mới và chủ trƣơng, chỉ đạo của Đảng về xoá đói, giảm nghèo 72 2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử mới 72 2.1.2. Chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng về xóa đói, giảm nghèo 73 2.2. Các đảng bộ Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La vận dụng chủ trƣơng của Đảng về xoá đói, giảm nghèo 80 2.2.1. Chủ trƣơng của các đảng bộ 80 2.2.2. Chỉ đạo thực hiện của các đảng bộ 86 Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 110 3.1. Nhận xét sự lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng 110 3.1.1. Ƣu điểm và nguyên nhân 110 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân 118 3.2. Kinh nghiệm 123
  • 5. 3.2.1. Đảng coi trọng hoạch định chủ trƣơng, chính sách xóa đói, giảm nghèo trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đặc biệt về nguồn lực và quan tâm theo dõi, kiểm tra thƣờng xuyên trong chỉ đạo thực hiện 123 3.2.2. Các đảng bộ địa phƣơng quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và chú trọng sự sâu sát trong chỉ đạo thực hiện 129 3.2.3. Đảng và các đảng bộ địa phƣơng coi trọng chỉ đạo phối hợp thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở Trung ƣơng và địa phƣơng nhằm bảo đảm nguồn lực 139 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 165
  • 6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Lƣợng mƣa các tháng trong năm của Hà Giang..........................24 Bảng 1.2. GDP của các tỉnh theo giá thực tế năm 2000 ...............................27 Bảng 1.3. Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu năm 2002.....................................................................28 Bảng 1.4. Năng suất lúa của Hà Giang.........................................................28 Bảng 1.5. Tỷ lệ đói nghèo phân theo vùng ...................................................32 Bảng 1.6. Số xã có tỷ lệ đói nghèo trên 40% và xã thuộc chƣơng trình 135.....33 Bảng 1.7. Số xã chƣa có đƣờng vào trung tâm xã ........................................63 Bảng 1.8. Tỷ lệ hộ nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 1998- 2000 (%) .......................................................................................70 Bảng 1.9. Số xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2000 ......................................................................................70 Bảng 2.1. Các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm phát huy vai trò các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác xoá đói, giảm nghèo.......90 Bảng 2.2. Sự chủ động tham gia xóa đói, giảm nghèo của các tổ chức chính trị-xã hội .............................................................................90 Bảng 2.3. Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo của các tổ chức chính trị - xã hội ở Hòa Bình........................................................96 Bảng 2.4. Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo của các tổ chức chính trị - xã hội ở Hà Giang........................................................97 Bảng 2.5. Hiệu quả hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ vốn, tƣ vấn khoa học kĩ thuật, công nghệ... xóa đói giảm nghèo của các tổ chức chính trị - xã hội ở Hòa Bình.......................................................97 Bảng 2.6. Hiệu quả hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ vốn, tƣ vấn khoa học kĩ thuật, công nghệ... xóa đói giảm nghèo của các tổ chức chính trị - xã hội ở Hà Giang.......................................................98
  • 7. Bảng 2.7. Ngƣời dân tham gia hoạt động xóa đói giảm nghèo ....................98 Bảng 2.8. Tỷ lệ lƣợt ngƣời khám chữa bệnh ngoại trú cơ sở lang y ..........104 Bảng 2.9. Tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh miền núi phía Bắc .........................107 Bảng 3.1. Nguyên nhân nghèo của hộ gia đình ..........................................111 Bảng 3.2. Tổng hợp nguyên nhân giúp hộ thoát nghèo trong 4 năm ở Bắc Giang (2006-2009)...........................................................111 Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn thắp sáng chính là điện lƣới ................112 Bảng 3.4. Tổng hợp kinh phí chƣơng trình giảm nghèo từ năm 2006 đến năm 2009 của tỉnh Bắc Giang..............................................122
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xóa đói, giảm nghèo là chủ trƣơng, chính sách xã hội lớn, lâu dài của Đảng nhằm bảo đảm công bằng xã hội và định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo, trƣớc yêu cầu quan trọng và cấp bách đặt ra của xoá đói, giảm nghèo, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đề ra Chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo nhằm tập trung nguồn lực thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Sau 15 năm thực hiện Chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo, đời sống của một bộ phận nhân dân đƣợc cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo của cả nƣớc đã giảm xuống còn 10,7% (theo chuẩn nghèo mới là 14,2%) [117, tr 432]. Đó là một thành tích lớn về thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam đƣợc cộng đồng quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên nếu xét theo vùng thì mức độ đói nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn còn rất nghiêm trọng, trong đó miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 22,5% (theo chuẩn nghèo mới là 29,4%) và trong vùng, một số tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với các tỉnh thành trên cả nƣớc nhƣ Hà Giang là 50,0%, Lai Châu là 50,1%, Điện Biên là 50,8%... [117, tr 432]. Trƣớc thực trạng đói nghèo nghiêm trọng ở các vùng đặc biệt khó khăn trên đây, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) chủ trƣơng “Tập trung triển khai có hiệu quả chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn” [36, tr 43]. Nền kinh tế thị trƣờng có vai trò thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, từ đó có thể tăng cƣờng nguồn lực thực hiện xóa đói, giảm nghèo nhƣng đồng thời cũng làm nảy sinh những vấn đề xã hội bức xúc, đặc biệt là quy luật phát triển không đều làm cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc thêm. Những vùng đặc biệt khó khăn, ít thuận lợi trong phát triển nhƣ miền núi phía Bắc do
  • 9. 2 đó có nguy cơ tiếp tục bị đẩy vào tình trạng đói nghèo nghiêm trọng hơn so với các vùng khác nếu không có những chủ trƣơng đúng đắn, kịp thời. Nghiên cứu nhằm đánh giá, tổng kết về vai trò lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng nhất là đối với các vùng đặc biệt khó khăn do đó có ý nghĩa hết sức cấp thiết. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về Đảng lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn nói chung, miền núi phía Bắc nói riêng tuy nhiên chủ yếu là tập trung đánh giá về vai trò lãnh đạo của đảng bộ đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng. Trong khi đó, tổ chức Đảng là một hệ thống bao gồm các cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và sự lãnh đạo của mỗi cấp đều có ảnh hƣởng nhất định đối với kết quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng. Vì vậy nếu chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của đảng bộ địa phƣơng, sự đánh giá sẽ thiếu hệ thống, toàn diện về vai trò lãnh đạo của các chủ thể trong hệ thống tổ chức Đảng bao gồm Đảng và đảng bộ địa phƣơng đối với kết quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng. Về địa bàn thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nếu chỉ giới hạn nghiên cứu ở một địa phƣơng, sự đánh giá có thể thiếu khách quan đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo phạm vi vùng. Từ thực trạng trên đây, yêu cầu hết sức cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn đặt ra là nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng (bao gồm Đảng và các đảng bộ địa phƣơng) đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở một số địa phƣơng theo phạm vi vùng miền núi phía Bắc trong những năm 1996-2010, đánh giá ƣu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, từ đó rút ra kinh nghiệm, góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng. Với ý nghĩa đó tôi chọn đề tài “Đảng lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 1996 đến năm 2010” làm Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • 10. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án Mục đích nghiên cứu Luận án góp phần tái hiện lịch sử lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Luận án góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng ở miền núi phía Bắc nói riêng và các vùng đặc biệt khó khăn nói chung. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ chủ trƣơng, chính sách về xoá đói, giảm nghèo và chỉ đạo của Đảng đối với triển khai thực hiện ở một số tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 1996 đến năm 2010. Làm rõ sự vận dụng chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và chỉ đạo thực hiện của một số đảng bộ ở miền núi phía Bắc từ năm 1996 đến năm 2010. Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng (Đảng và các đảng bộ) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu Sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung bao gồm chủ trƣơng, chính sách về hỗ trợ đối tƣợng đói nghèo xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế và chỉ đạo của Đảng đối với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ƣơng thể chế hóa, cụ thể hóa và xây dựng kế hoạch triển khai xuống địa phƣơng, một số đảng bộ ở miền núi phía Bắc vận dụng và chỉ đạo thực hiện.
  • 11. 4 Sự vận dụng chủ trƣơng, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và chỉ đạo của một số đảng bộ ở miền núi phía Bắc đối với việc thực hiện của chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, ngƣời dân và cộng đồng. Về không gian, một số tỉnh miền núi phía Bắc đƣợc lựa chọn để nghiên cứu về sự lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của Đảng bao gồm Bắc Giang, Hà Giang, Hoà Bình và Sơn La vì có điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của vùng đặc biệt khó khăn nhƣ có vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉ lệ hộ đói nghèo cao, có nhiều xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn… Về thời gian, thực hiện nghiên cứu từ năm 1996 (Đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo) đến năm 2010 (hoàn thành mục tiêu xoá đói, giảm nghèo trong chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra). 4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó đối tƣợng nghiên cứu đƣợc đặt trong các mối quan hệ và sự biến đổi. Trong Luận án, các mối quan hệ và sự biến đổi đƣợc quan tâm bao gồm chủ trƣơng, chính sách về xoá đói, giảm nghèo và sự chỉ đạo thực hiện của Đảng; chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng, sự triển khai của Nhà nƣớc và sự vận dụng, chỉ đạo thực hiện của một số đảng bộ ở miền núi phía Bắc; điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa phƣơng và sự vận dụng của các đảng bộ; sự vận dụng của các đảng bộ địa phƣơng và chỉ đạo thực hiện; các giai đoạn lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng và các đảng bộ địa phƣơng. Phương pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm phƣơng pháp lịch sử, lô gích, phân tích, tổng hợp, thống kê đƣợc kết hợp trong quá trình thực hiện Luận án.
  • 12. 5 Thực hiện khảo sát ở một số tỉnh miền núi phía Bắc thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu nhằm khai thác thông tin từ các đối tƣợng bao gồm cán bộ của các tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ và hội viên các tổ chức chính trị-xã hội và ngƣời dân tại các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hoà Bình và Sơn La. Nguồn tư liệu Nguồn tƣ liệu của Luận án bao gồm: Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nƣớc. Các công trình nghiên cứu trực tiếp và liên quan Đảng lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài. Nghị quyết, chỉ thị, quyết định, báo cáo tổng kết, lịch sử Đảng bộ của các tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La và một số tỉnh miền núi phía Bắc khác. Tài liệu khảo sát thực tế ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La. 5. Đóng góp của luận án Luận án hệ thống hoá chủ trƣơng, chính sách về xóa đói, giảm nghèo và chỉ đạo của Đảng đối với triển khai thực hiện ở một số tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 1996 đến năm 2010, hệ thống hoá nội dung vận dụng và chỉ đạo thực hiện của một số đảng bộ ở miền núi phía Bắc, rút ra kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Luận án là tài liệu tham khảo về Đảng lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng và các vùng đặc biệt khó khăn nói chung.
  • 13. 6 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Chủ trƣơng về xoá đói, giảm nghèo của Đảng và vận dụng của các đảng bộ Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La (1996-2000) Chƣơng 2. Chủ trƣơng mới về xoá đói, giảm nghèo của Đảng và vận dụng của các đảng bộ Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La (2001- 2010) Chƣơng 3. Nhận xét và kinh nghiệm
  • 14. 7 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Những công trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xoá đói, giảm nghèo trên cả nƣớc 1.1. Những công trình của tác giả nước ngoài Công ty Aduki trong tác phẩm “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” xuất bản năm 1996 (NXB Chính trị quốc gia) [16] phân tích thực trạng các nhóm nghèo ở Việt Nam, đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc, trên cơ sở đó nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện giảm nghèo ở Việt Nam. Công trình “Nghèo” xuất bản năm 2003 (Công ty in và văn hoá phẩm) [2] của các nhà tài trợ tại Hội nghị Tƣ vấn các nhà tài trợ Việt Nam đánh giá thực trạng đói nghèo và công tác tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nƣớc, trong đó nêu lên một số hạn chế về công tác tổ chức thực hiện nhƣ sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ về chính sách chƣa đầy đủ, quá trình lập kế hoạch đƣợc thực hiện từ trên xuống, sự tham gia của ngƣời dân vào việc lập kế hoạch, ra quyết định và thực hiện còn hạn chế... Công trình nghiên cứu “Cơ sở hạ tầng và xoá đói, giảm nghèo” năm 2005 của Pierre Jacquet (Tạp chí Lao động và xã hội) [89] đánh giá những lợi ích của thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với xoá đói, giảm nghèo, trong đó khẳng định rằng các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam khi cƣ trú ở địa bàn có đƣờng nhựa thì có thêm cơ hội để thoát nghèo cũng nhƣ tại các vùng có hệ thống thuỷ lợi thì đói nghèo cũng ít trầm trọng hơn. Việc đầu tƣ mở rộng hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp là một trong những khoản đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc đánh giá là có tính phân phối lại cao nhất về mặt xã hội.
  • 15. 8 Martin Ravallion, Dominique van de Walle với công trình “Đất đai trong thời kỳ chuyển đổi - Cải cách và nghèo đói ở nông thôn Việt Nam” xuất bản năm 2008 (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên In Tiến bộ) [78] đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với ngƣời nghèo, trong đó cho rằng các viên chức nhà nƣớc tiếp tục thực hiện tái phân bổ đất đai tại một số xã và từ đó tỷ lệ ngƣời nghèo không có đất sản xuất ngày càng gia tăng. Ngân hàng thế giới trong công trình “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển” năm 2008 (NXB Văn hoá thông tin) [87] nêu lên một thực tế là tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể khi các hộ tiểu nông ở Việt Nam thực hiện sản xuất theo hƣớng thị trƣờng và đa dạng hoá nguồn thu nhập ngoài nông nghiệp. 1.2. Những công trình của tác giả Việt Nam Nguyễn Hải Hữu với bài viết “Phát huy kết quả đạt được - vượt qua thách thức - về sớm mục tiêu” năm 2004 (Tạp chí Lao động và xã hội) [71] đánh giá kết quả thực hiện chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc, từ đó nêu một số kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xóa đói, giảm nghèo. “Chương trình quốc gia xoá đói, giảm nghèo - một nhân tố mới trong quản lý của Nhà nước ta” của Phạm Đi, năm 2005 (Tạp chí Lý luận chính trị) [46] phân tích những điểm mới của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong đó cho rằng tầm quản lý và điều chỉnh chƣơng trình ở cấp độ vĩ mô cho phép thực hiện những đầu tƣ lớn và đa dạng hơn về các nguồn lực. Chƣơng trình có những điểm nhấn ƣu tiên, quan điểm tiếp cận chính xác và đƣợc chia sẻ rộng rãi hơn, đặc biệt là quan điểm về sự tham gia của ngƣời dân và cộng đồng.
  • 16. 9 “Về vấn đề phân công giúp đỡ xã nghèo ở địa phương” của Ngô Trƣờng Thi, năm 2006 (Tạp chí Lao động và xã hội) [121] phân tích sự cần thiết của việc phân công giúp đỡ các xã nghèo ở địa phƣơng, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm thực hiện sự phân công giúp đỡ các xã nghèo hiệu quả. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lộc “Cho vay đối với vùng nghèo, thuận lợi, khó khăn và giải pháp”, năm 2006 (Tạp chí Thị trƣờng tiền tệ) phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chính sách cho vay vốn ở vùng nghèo, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cho vay vốn [74]. GS.TS Hoàng Chí Bảo với công trình nghiên cứu “Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới”, năm 2007 (NXB Chính trị quốc gia) đánh giá vai trò, tác dụng của quy chế dân chủ ở cơ sở đối với thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam [11]. Trịnh Duy Luân trong bài viết “Xóa đói giảm nghèo, trao quyền và thực hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn”, năm 2007 (Tạp chí xã hội học) đánh giá những tác động của việc trao quyền cho cơ sở trong thực hiện giảm nghèo và kết quả đạt đƣợc trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm [75]. GS.TS Trần Văn Chử trong “Công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam - 60 năm nhìn lại”, năm 2007 (Tạp chí Lao động và xã hội) nêu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nƣớc về xoá đói, giảm nghèo, đánh giá kết quả thực hiện, từ đó rút ra bài học sau hơn 60 năm thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam [19]. Chu Tiến Quang với “Nhìn lại thành tựu xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và những vấn đề đang đặt ra”, năm 2007 (Tạp chí Cộng sản) đánh giá những kết quả đạt đƣợc về thực hiện chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng trong những năm 2001-2005, chỉ ra
  • 17. 10 nguyên nhân và nêu lên một số thách thức đối với thực hiện chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng [90]. Nguyễn Trịnh trong “Công tác uỷ thác cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”, năm 2008 (Tạp chí Lịch sử Đảng) đánh giá thực trạng tham gia nhận uỷ thác vay vốn của các tổ chức chính trị-xã hội từ đó khẳng định rằng các tổ chức chính trị-xã hội có vai trò là cầu nối đƣa chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đến các hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác [127]. Hoàng Thị Hƣơng trong bài viết “Các chương trình phát triển kinh tế- xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần thực tế, cụ thể”, năm 2008 (Tạp chí Tuyên giáo) phân tích những ƣu điểm của chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời chỉ ra một số bất cập nhƣ nội dung chính sách xoá đói, giảm nghèo còn chung chung, chƣa sát với thực tế của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số… từ đó khiến cho các địa phƣơng khó có thể thực hiện đƣợc các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo [69]. “Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” của GS.TS Hoàng Chí Bảo, năm 2009 (NXB Chính trị quốc gia) khái quát thực trạng đói nghèo của miền núi, đánh giá thành tựu, hạn chế trong thực hiện chính sách dân tộc nói chung và xoá đói, giảm nghèo nói riêng của Đảng, Nhà nƣớc, trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm bảo đảm công bằng, bình đẳng và tăng cƣờng hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và thực hiện xoá đói, giảm nghèo nói riêng tại các vùng đa dân tộc miền núi [12]. Nguyễn Thị Thanh Hà với công trình “Tăng cường cơ hội tiếp cận nguồn lực cho người nghèo nông thôn”, năm 2009 (Tạp chí Lao động và xã hội) phân tích những hạn chế trong tiếp cận các chính sách kinh tế-xã hội nói
  • 18. 11 chung và xoá đói, giảm nghèo nói riêng của ngƣời nghèo nông thôn, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách [52]. Công trình “Xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam đi từ mô hình đến chương trình mục tiêu quốc gia” của Nguyễn Thị Hằng, năm 2009 (Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông) đánh giá việc tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc trong những năm 1992-1998 và 1998-2006 [55]. Công trình của Nguyễn Thị Thanh “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 1991 đến năm 2001”, năm 2004 (Luận án Tiến sĩ) nêu một số chủ trƣơng xoá đói, giảm nghèo và chỉ đạo thực hiện của Đảng trong những năm 1991-1995 và 1996-2001, đánh giá thành tựu, hạn chế từ đó rút ra kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội nói chung và xóa đói, giảm nghèo nói riêng ở Việt Nam [118]. Bài viết của Nguyễn Đình Tấn “Nhận thức của Đảng ta về vấn đề xoá đói, giảm nghèo”, năm 2005 (Tạp chí Lịch sử Đảng) làm rõ quá trình nhận thức của Đảng về xoá đói, giảm nghèo trong những năm đổi mới, trong đó khẳng định nhận thức của Đảng về vấn đề đói nghèo, xoá đói, giảm nghèo ngày càng trở nên hoàn thiện, sâu sắc và tiến sát với thực tiễn khách quan [94]. TS. Hồ Tố Lƣơng với công trình “Đảng lãnh đạo xoá đói, giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới”, năm 2009 (NXB Chính trị quốc gia) nêu chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng trong thời kỳ đổi mới và chỉ ra một số hạn chế trong tổ chức thực hiện ở Trung ƣơng và địa phƣơng. Ở Trung ƣơng, nguồn kinh phí chƣa đáp ứng đầy đủ, một số chính sách hỗ trợ chƣa thực sự phù hợp, giải pháp hỗ trợ trực tiếp ngƣời nghèo vẫn là chính, hệ thống theo dõi, giám sát chƣa đƣợc tổ chức một cách hệ thống và đồng bộ... Ở địa phƣơng, nhận thức về trách nhiệm đối với công tác giảm
  • 19. 12 nghèo chậm và chƣa rõ, việc tổ chức thực hiện không đồng đều ở một số địa phƣơng, một số ngƣời dân còn có tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên và Nhà nƣớc… [76]. Công trình của PGS.TS Đinh Xuân Lý “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong 25 năm đổi mới (1986-2011)”, năm 2011 (NXB Chính trị quốc gia) làm rõ cơ sở hình thành, nội dung chủ trƣơng, chính sách xã hội nói chung và chính sách xoá đói, giảm nghèo nói riêng của Đảng trong thời kỳ đổi mới, đánh giá kết quả thực hiện, từ đó rút ra một số kinh nghiệm [77]. 2. Những công trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xoá đói, giảm nghèo ở miền núi phía Bắc Bài viết của Hoàng Công “Tây Bắc hôm nay có gì mới”, năm 1999 (Tạp chí Cộng sản) nêu rõ một số kết quả đạt đƣợc trong thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc ở các tỉnh Sơn La và Lai Châu đồng thời chỉ ra một số hạn chế về tổ chức thực hiện nhƣ lựa chọn giống cây trồng, quy định suất đầu tƣ chƣa hợp lý… Trên cơ sở đó tác giả nêu lên một số định hƣớng về tổ chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo nhƣ đầu tƣ thích đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là cơ sở hạ tầng về nƣớc sinh hoạt và sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý cho từng vùng, cải tiến bộ máy và cơ chế điều hành các chƣơng trình, dự án để hạn chế việc nguồn vốn bị phân tán, chỉ đạo thực hiện tập trung hơn, tăng cƣờng cán bộ nhiệt tình, có năng lực trực tiếp xuống cơ sở hỗ trợ ngƣời dân xóa đói, giảm nghèo...[15]. Chu Thái Thành trong bài viết “Qua miền Tây Bắc”, năm 2001 (Tạp chí Cộng sản) khẳng định chính sách đầu tƣ mạnh về cơ sở hạ tầng của Đảng, Nhà nƣớc đã thật sự phát huy hiệu quả đối với các tỉnh Tây Bắc đồng thời nêu lên một số ƣu điểm trong tổ chức thực hiện của các địa phƣơng nhƣ đƣa dân ở vùng thấp, sản xuất gặp khó khăn lên vùng cao, đất tốt, đƣa dân vùng cao
  • 20. 13 xuống ở xen kẽ các khu dân cƣ để các cộng đồng dân tộc có điều kiện giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, phát triển phong trào xoá đói, giảm nghèo… nhờ đó đã giúp cho số hộ khá và giàu ở địa phƣơng không ngừng tăng lên, thu nhập của nhiều hộ gia đình đƣợc nâng cao [119]. PGS.TS Ngô Doãn Vịnh với công trình nghiên cứu “Hướng tới sự phát triển của đất nước - một số vấn đề lý thuyết và ứng dụng”, năm 2006 (NXB Chính trị quốc gia) phân tích một số khó khăn về kinh tế-xã hội của miền núi phía Bắc và những hạn chế của cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nƣớc đã ảnh hƣởng tới thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở miền núi phía Bắc, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo [161]. Lê Minh Anh trong bài viết “Vài nét về tình trạng nghèo đói của người Nùng ở xã Liên Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn”, năm 2006 (Tạp chí Xã hội học) phân tích thực trạng đói nghèo và tham gia xoá đói, giảm nghèo của ngƣời dân ở xã Liên Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn [1]. Lê Ngọc Sơn trong bài viết “Những giải pháp giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2010”, năm 2006 (Tạp chí Lao động và xã hội) nêu lên một số ƣu điểm trong tổ chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở Tuyên Quang nhƣ tạo đƣợc sự đồng thuận cao giữa cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, huy động đƣợc nhiều nguồn lực cho thực hiện xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt là đối với làm nhà ở cho hộ nghèo… đồng thời chỉ ra một số hạn chế nhƣ đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói, giảm nghèo ở cơ sở còn hạn chế về trình độ, năng lực, một bộ phận ngƣời nghèo có tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, chƣa chủ động vƣơn lên… [92]. Bài viết của Hoàng Thị Hạnh “Xoá đói, giảm nghèo, nhiệm vụ chiến lược ở Yên Bái”, năm 2006 (Tạp chí Lao động và xã hội) chỉ ra hạn chế trong tổ chức
  • 21. 14 thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở cấp cơ sở của Yên Bái đó là tổ chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo thông qua đội ngũ cán bộ cấp xã và trƣởng các thôn, bản, trong khi đó phần lớn họ chƣa đƣợc đƣợc đào tạo kĩ năng một cách hệ thống nên ảnh hƣởng đến tiến độ, hiệu quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo [53]. “Kinh nghiệm xoá đói, giảm nghèo ở Lào Cai” của Giàng Thị Dung, năm 2006 (Tạp chí Lao động và xã hội) nêu lên một số kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở Lào Cai. Đó là các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần cập nhật thông tin thƣờng xuyên về các hộ nghèo, phân tích nguyên nhân và đề ra các giải pháp đối với hộ nghèo, theo dõi, giúp đỡ các xã nghèo, thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cần chủ động, tích cực tổ chức nhiều cách làm hay, sáng tạo nhằm khai thác các nguồn lực trong nhân dân. Đối với thực hiện các chính sách hỗ trợ, cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, coi trọng việc nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm ăn cho hộ nghèo [29]. Đinh Thị Khánh, Trần Đình Tuấn với “Thực trạng và giải pháp xoá đói, giảm nghèo cho các hộ nghèo ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên’, năm 2007 (Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phân tích một số nguyên nhân ảnh hƣởng đến thực trạng đói nghèo ở huyện Phú Lƣơng, Thái Nguyên [72]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hà “Nghèo đói và các hoạt động nhằm xoá đói, giảm nghèo của vùng Tây Bắc thời kỳ 1993-2004”, năm 2007 (Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển bền vững) phân tích thực trạng, nguyên nhân đói nghèo của vùng Tây Bắc từ đó đề xuất giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Tây Bắc [51]. Trần Chí Thiện về với công trình “Nguyên nhân nghèo đói và một số giải pháp xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta”, năm 2007 (Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chỉ ra nguyên nhân đói
  • 22. 15 nghèo của các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện xoá đói, giảm nghèo [122]. Công trình của Nguyễn Anh Dũng “Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo với đời sống kinh tế - xã hội của người Mường tỉnh Phú Thọ”, năm 2009 (Luận án Tiến sĩ Lịch sử) làm rõ một số ƣu điểm trong tổ chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở vùng ngƣời Mƣờng tỉnh Phú Thọ nhƣ đề ra đƣợc nghị quyết, thành lập Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo, Ban giám sát xã... đồng thời chỉ ra một số hạn chế nhƣ các công trình có ngân sách từ vài trăm triệu đồng trở lên do huyện làm chủ đầu tƣ, thƣờng có sự thông đồng ngầm trong đấu thầu, ý chí vƣơn lên thoát nghèo của một bộ phận dân cƣ còn hạn chế… [30]. Trịnh Hoàng Thăng trong bài viết “Xây dựng, củng cố tổ chức Đảng gắn với xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân ở Điện Biên”, năm 2009 (Tạp chí Xây dựng Đảng) nêu những ƣu điểm trong tổ chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo của các cấp ủy đảng ở Điện Biên. Đó là cấp uỷ cấp trên phân công các cấp uỷ viên phụ trách từng tổ chức cơ sở Đảng, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức cơ sở Đảng về chỉ tiêu xoá đói, giảm nghèo, coi đó là căn cứ để đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên. Trƣớc khi ra nghị quyết chuyên đề, nhiều cấp uỷ cơ sở đã tổ chức cho một số cấp uỷ viên, cán bộ chính quyền, đoàn thể tham gia khảo sát các mô hình sản xuất trong và ngoài tỉnh, sau đó chỉ đạo làm điểm trƣớc khi nhân rộng. Sau khi có nghị quyết, các cấp uỷ cơ sở chỉ đạo chính quyền, đoàn thể xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể, phát huy tính tiên phong, gƣơng mẫu của cán bộ, đảng viên [120]. Trần Thị Thuý Hạnh trong công trình nghiên cứu “Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo (1996-2005)”, năm 2008 (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử) phân tích nguyên nhân đói nghèo của tỉnh
  • 23. 16 Tuyên Quang, đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang [54]. Lƣơng Thị Thuần với nghiên cứu “Quá trình thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng ở tỉnh Yên Bái từ năm 1996 đến năm 2010”, năm 2011 (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử) đánh giá thực trạng đói nghèo của Yên Bái, trình bày chủ trƣơng, chính sách và chỉ đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, kết quả đạt đƣợc và kinh nghiệm [123]. Lê Hƣơng Giang với nghiên cứu “Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo từ năm 2004 đến năm 2011”, năm 2012 (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử) phân tích chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về xóa đói, giảm nghèo, trên cơ sở đó đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở Điện Biên [50]. Ma Thị Tuyền với nghiên cứu “Quá trình thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010”, năm 2013 (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử) khái quát chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, làm rõ quá trình chỉ đạo của đảng bộ và kết quả đạt đƣợc, từ đó rút ra một số kinh nghiệm [126]. Công trình của Nguyễn Thị Nhung “Giải pháp xoá đói, giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam”, năm 2012 (Luận án Tiến sĩ Kinh tế) khái quát chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc, làm rõ đặc điểm đói nghèo, các nhân tố ảnh hƣởng đến xoá đói, giảm nghèo và tình hình tổ chức thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo ở Tây Bắc [85].
  • 24. 17 3. Những công trình nghiên cứu về xoá đói, giảm nghèo ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La Nguyễn Công Đồn với “Kinh nghiệm xoá đói, giảm nghèo ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang”, năm 1999 (Tạp chí Cộng sản) [49] làm rõ vai trò của các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Lục Ngạn trong tổ chức thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo nhƣ phát động phong trào trồng cây ăn quả, quyết định chuyển ruộng ở vùng cao cấy lúa một vụ sang trồng cây ăn quả, phân công xã vùng thấp đỡ đầu xã vùng cao... Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện xoá đói giảm của các cấp uỷ đảng, chính quyền nhƣ xác định tiềm năng, thế mạnh cụ thể của địa phƣơng để lựa chọn cây con phù hợp, xây dựng những mô hình sản xuất hiệu quả để thuyết phục ngƣời dân làm theo, chú ý huy động vốn trong nhân dân dƣới nhiều hình thức... Bài viết của Nguyễn Quốc Cƣờng “Bắc Giang với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội”, năm 2002 (Tạp chí Cộng sản) làm rõ nội dung Chƣơng trình phát triển kinh tế-xã hội miền núi gắn với xoá đói, giảm nghèo của tỉnh uỷ Bắc Giang, trong đó nhấn mạnh đối tƣợng xoá đói, giảm nghèo trọng điểm của Bắc Giang là 44 xã khu vực III đặc biệt khó khăn của Tỉnh [28]. Nguyễn Huy Toán với “Mô hình xoá đói, giảm nghèo từ nghề trồng lanh dệt vải ở một xã miền núi đặc biệt khó khăn”, năm 2004 (Tạp chí Nông thôn mới) [125] giới thiệu mô hình xoá đói, giảm nghèo hiệu quả của ngƣời dân và cộng đồng trong thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc ở xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. “Tình trạng và vị thế của người nghèo ở một xã nông thôn miền núi” của Mai Thị Lan Hƣơng, Lê Hữu Ảnh, năm 2006 (Tạp chí Khoa học kỹ thuật
  • 25. 18 nông nghiệp) đánh giá thực trạng đói nghèo ở xã Trƣờng Sơn, huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hoà Bình, trên cơ sở đó phân tích những ảnh hƣởng đối với việc tham gia xoá đói, giảm nghèo của ngƣời nghèo [70]. “Vấn đề rút ra qua hoạt động trên địa bàn vùng cao” của Lê Thành Ý, Lƣu Đức Khải, năm 2008 (Tạp chí Thông tin và Phát triển) [162] đánh giá một số thành tựu đạt đƣợc trong tổ chức thực hiện dự án giảm nghèo ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình nhƣ phát huy cao độ sức mạnh của cộng đồng, thu hút đƣợc sự tham gia và đóng góp tích cực của các hộ dân, nâng cao nhận thức của số đông hộ nghèo... “Công tác xoá đói, giảm nghèo ở cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình” của Nguyễn Thanh Thuỷ, năm 2009 (Tạp chí Lý luận chính trị xã hội) nêu lên những hạn chế của cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc nhƣ chƣa thật sự phù hợp với ngƣời nghèo, xã nghèo, còn mang tính bao cấp kéo dài… Đồng thời tác giả cũng đề cập những hạn chế trong tổ chức thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng nhƣ một số cấp uỷ đảng, chính quyền chƣa chủ động xây dựng chƣơng trình, giải pháp xoá đói, giảm nghèo từ xã, thôn, bản đến hộ gia đình, còn lúng túng trong xây dựng và thực hiện kế hoạch lồng ghép giữa các chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo với các chƣơng trình kinh tế - xã hội khác, một số cấp uỷ đảng cơ sở chƣa quan tâm thƣờng xuyên và sâu sát công tác tuyên truyền, đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói, giảm nghèo vừa thiếu về số lƣợng, vừa yếu về chất lƣợng, công tác giám sát, đánh giá, tổng kết chƣa đƣợc tổ chức một cách hệ thống, các ban, ngành và tổ chức đoàn thể chƣa thật sự gắn trách nhiệm trong phối hợp tổ chức thực hiện… Từ những hạn chế trên đây, tác giả chỉ ra một số vấn đề cần quan tâm đối với xây dựng cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc cũng nhƣ tổ chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở địa phƣơng [124].
  • 26. 19 Thanh Phúc với “Hà Giang: lựa chọn giảm nghèo trọng điểm, không dàn hàng ngang”, năm 2011 (Tạp chí Lao động và Xã hội) nêu rõ ƣu điểm trong tổ chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở Hà Giang đó là lựa chọn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao để tập trung đầu tƣ với định mức cao hơn so với các xã khác mà không thực hiện đầu tƣ một cách dàn trải [88]. 4. Kết luận Những công trình đã thể hiện các khía cạnh nghiên cứu liên quan và trực tiếp về Đảng lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc sau đây: Những công trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xoá đói, giảm nghèo trên cả nƣớc đánh giá thực trạng đói nghèo trên phạm vi cả nƣớc và phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng đói nghèo; đánh giá chủ trƣơng, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc, công tác tổ chức thực hiện ở Trung ƣơng và địa phƣơng và kết quả thực hiện; phân tích nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm và đề xuất giải pháp đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Những công trình nghiên cứu liên quan và trực tiếp về xoá đói, giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nói chung và các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La nói riêng đánh giá thực trạng đói nghèo ở miền núi phía Bắc và của từng địa phƣơng, phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng đói nghèo; đánh giá chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo của Đảng, vận dụng của các đảng bộ, chính quyền địa phƣơng và kết quả thực hiện; phân tích nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nói chung và từng địa phƣơng. Qua các công trình nghiên cứu trên đây cho thấy còn những khoảng trống:
  • 27. 20 Việc hệ thống hoá chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo và chỉ đạo thực hiện của Đảng chƣa đƣợc tập trung nghiên cứu làm rõ. Việc hệ thống hoá nội dung vận dụng chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và chỉ đạo thực hiện của các đảng bộ theo phạm vi vùng, trong đó có miền núi phía Bắc chƣa đƣợc tập trung nghiên cứu làm rõ. Việc đánh giá vai trò lãnh đạo của hệ thống tổ chức Đảng (bao gồm Đảng và các đảng bộ địa phƣơng) đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các địa phƣơng theo phạm vi vùng, trong đó có miền núi phía Bắc còn ít đƣợc quan tâm nghiên cứu. Từ những khoảng trống trên đây đặt ra những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu: Đánh giá về vai trò lãnh đạo của Đảng (bao gồm Đảng và các đảng bộ địa phƣơng) đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các địa phƣơng theo phạm vi vùng miền núi phía Bắc bao gồm: Vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua việc đề ra chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo và chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành Trung ƣơng và các đảng bộ địa phƣơng triển khai thực hiện ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Vai trò lãnh đạo của các đảng bộ đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc thông qua việc vận dụng chủ trƣơng, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và chỉ đạo chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội… thực hiện. Nhận xét ƣu điểm, hạn chế và rút ra kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc của Đảng (Đảng và các đảng bộ địa phƣơng).
  • 28. 21 Thực hiện nghiên cứu đề tài “Đảng lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 1996 đến năm 2010”, các công trình nghiên cứu trên đây cung cấp khối lƣợng thông tin lớn, có giá trị.
  • 29. 22 Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VỀ XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG VÀ VẬN DỤNG CỦA CÁC ĐẢNG BỘ BẮC GIANG, HÀ GIANG, HÕA BÌNH VÀ SƠN LA (1996-2000) 1.1. Những nhân tố tác động đến thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La và chủ trƣơng, chỉ đạo của Đảng về xoá đói, giảm nghèo 1.1.1. Những nhân tố tác động đến thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội * Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Xét theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng, miền núi phía Bắc (Tây Bắc và Đông Bắc) là một trong các vùng của cả nƣớc bao gồm 14 tỉnh là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái [26]. Phía Bắc của miền núi phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp đồng bằng Bắc bộ và phía Đông là biển đông. Xét theo các địa phƣơng trong vùng, Bắc Giang, Hà Giang, Hoà Bình và Sơn La là các tỉnh nằm trong vùng đặc biệt khó khăn, có vị trí địa lý cách xa thủ đô Hà Nội, nhất là hai tỉnh Hà Giang và Sơn La. Bắc Giang cách Hà Nội 50 km, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Ðông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh. Hà Giang cách thủ đô Hà Nội 320km, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Ðông giáp tỉnh Cao Bằng và phía Tây giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai. Hoà Bình cách thủ đô Hà Nội 73 km, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Hà Tây (cũ), phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh
  • 30. 23 Bình và phía Tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hoá. Sơn La cách thủ đô Hà Nội 320 km, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Đông giáp tỉnh Lai Châu và phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và Lào. Trong 4 tỉnh trên đây chỉ có Bắc Giang là có điều kiện hơn cả về giao lƣu để phát triển kinh tế-xã hội do tiếp giáp với các địa phƣơng trong nƣớc có điều kiện phát triển là Bắc Ninh và Quảng Ninh, các tỉnh còn lại ít có cơ hội hơn, nhất là Hà Giang và Sơn La. Trong phạm vi địa phƣơng, với nhiều địa bàn là vùng sâu, vùng xa, vùng cao tuy ít bị tác động của cơ chế thị trƣờng hơn nhƣng do cách xa các trung tâm phát triển của địa phƣơng nên cũng ít cơ hội giao lƣu để phát triển. Địa hình Địa hình của các tỉnh rất phức tạp [132, tr 8], đƣợc phân định thành các vùng nhƣ vùng núi và vùng trung du của Bắc Giang, vùng cao núi đá, vùng cao núi đất và vùng thấp của Hà Giang, vùng núi cao và vùng trung du của Bắc Giang, vùng núi và vùng có các bãi bằng nhỏ của Sơn La. Với địa hình phức tạp, trong đó có các dãy núi cao tạo ra bề mặt dốc, bị chia cắt sâu và mạnh đặc biệt là ở các tỉnh Hà Giang và Sơn La. Đặc điểm trên đây tạo nên tiềm năng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi đa dạng, phù hợp với từng loại địa hình, tuy nhiên sự phức tạp về địa hình gây ra nhiều khó khăn đối với công tác quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội nói chung và thực hiện xóa đói, giảm nghèo nói riêng của các địa phƣơng. Địa hình dốc, núi cao, chia cắt, hiểm trở gây ra nhiều trở ngại cho việc thực hiện các hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo nhƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và tiếp cận các dịch vụ xã hội của ngƣời dân... nhƣ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thƣờng tốn kém hơn rất nhiều bởi các chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, thi công, giám sát, đầu tƣ phát triển sản xuất phải mất nhiều chi phí, thời gian, lao động, tiếp cận các dịch vụ xã hội của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn về đi lại, thời gian, chi phí... Những khó khăn, trở ngại về địa hình đối với thực hiện xóa
  • 31. 24 đói, giảm nghèo đã đƣợc các địa phƣơng xác nhận. Ngƣời dân xã Thèn Phàng, huyện Xín Mần, Hà Giang: Do đến các cơ sở y tế quá xa, đi lại khó khăn nên nhiều người tự chữa trị tại nhà [Điều tra của tác giả, 2010]. Ngƣời dân huyện Đà Bắc, Hoà Bình: Canh tác trên địa hình đồi núi dốc, đi lại khó khăn, cách xa đường giao thông nên ít có lãi vì vậy nhiều người không muốn đầu tư sản xuất, thậm chí bỏ hoang diện tích đất sản xuất được giao [Điều tra của tác giả, 2011]. Khí hậu Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, lƣợng mƣa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phƣơng phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi phù hợp. Tuy nhiên mƣa thƣờng tập trung trong một thời gian ngắn (Bảng 1.1) dẫn đến thiên tai thƣờng xuyên xảy ra [44, tr 97; 103, tr 11] nhƣ lũ quét, sụt lở đất, mƣa đá... Đặc biệt là những trận lũ quét đã xảy ra ở nhiều địa phƣơng gây ra những thiệt hại lớn về ngƣời và của nhƣ phá huỷ, cản trở tiến độ thi công các công trình cơ sở hạ tầng, làm ngừng trệ các hoạt động sản xuất, gây ra mất mùa trên diện rộng… Vào mùa đông, nhiều nơi có sƣơng muối, rét đậm kéo dài và mùa hè có gió Lào ảnh hƣởng nghiêm trọng tới năng suất cây trồng, vật nuôi. Bảng 1.1. Lƣợng mƣa các tháng trong năm của Hà Giang Đơn vị tính: mm Tháng 2001 2002 2003 2004 2005 1 56,2 31,9 51,9 60,5 43,8 2 93,9 54,2 30,5 33,6 17,2 3 64,2 169,2 77,7 49,9 73,2 4 78,0 680,0 52,0 185,9 145,2 5 243,6 456,1 256,6 375,5 172,6 6 431,1 401,5 414,8 412,3 653,9 7 761,2 470,7 572,0 467,7 659,5 8 225,2 497,2 762,5 438,2 300,0 9 79,1 115,6 167,1 272,5 190,2 10 178,1 151,3 140,6 5,0 129,2 11 33,3 25,9 41,6 80,5 40,7 12 9,7 101,6 61,7 11,4 31,4 Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2006 [27]
  • 32. 25 Tài nguyên đất, rừng và nƣớc Diện tích đất tự nhiên của các tỉnh tƣơng đối lớn bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở, đất chƣa sử dụng và sông suối…, trong đó diện tích đất trống, đồi núi trọc còn rất lớn. Theo thống kê, năm 2005, Hà Giang có tổng diện tích là 792.321 ha, trong đó diện tích đất trống, đồi núi trọc là 197,503,02 ha (chiếm 24,92%) [27, tr 49]. Với diện tích đất đai lớn, nhất là đất trống, đồi núi trọc tạo thuận lợi cho các tỉnh khai thác để mở rộng diện tích sản xuất, tuy nhiên đòi hỏi phải đầu tƣ nhiều lao động và chi phí tốn kém. Thêm vào đó chất lƣợng đất kém do bạc màu, trong đất có nhiều đá nên canh tác kém hiệu quả. Trên vùng cao núi đá việc canh tác còn khó khăn hơn nhiều do thiếu đất sản xuất nên ngƣời dân phải gùi đất từ nơi khác đổ vào các hốc đá để canh tác, nhƣng chỉ sau một thời gian do đất thoái hóa hoặc bị mƣa cuốn trôi lại phải tiếp tục bổ sung lƣợng đất mới. Các địa phƣơng có diện tích đất tƣơng đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển sản xuất nhƣ cao nguyên Mộc Châu của Sơn La… nhƣng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ còn phần lớn là đất dốc nên canh tác ít thuận lợi (Sơn La chỉ có 15,4 vạn ha diện tích đất bằng phẳng trong tổng diện tích tự nhiên là 1.405.500 ha, còn lại là đất dốc [140, tr 1]). Rừng của các tỉnh bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, trong đó diện tích rừng tự nhiên còn lớn từ đó mở ra khả năng khai thác và tận dụng các sản phẩm tự nhiên của rừng nhƣ gỗ, tre, nứa, các loại động vật… để phục vụ sản xuất và đời sống, tuy nhiên trên thực tế các sản phẩm này đã cạn kiệt nhiều và chất lƣợng kém do quản lý việc khai thác chƣa tốt. Hệ thống sông ngòi của các địa phƣơng khá phong phú. Bắc Giang có 3 sông lớn là Sông Cầu, sông Thƣơng và sông Lục Nam, Hà Giang có 2 sông chính chảy qua là sông Lô và sông Gâm, Hoà Bình có sông Đà là con sông lớn nhất và Sơn La có 2 sông chính chảy qua là sông Đà, sông Mã. Ngoài các sông trên đây còn nhiều hồ, suối phân bố trên khắp địa bàn các tỉnh. Hệ thống
  • 33. 26 sông, suối phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phƣơng có thể khai thác nguồn nƣớc phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt cũng nhƣ diện tích mặt nƣớc để phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó ở các địa bàn vùng cao núi đá của các tỉnh nguồn nƣớc rất khan hiếm, tình trạng thiếu nƣớc sản xuất, sinh hoạt diễn ra thƣờng xuyên [132, tr 8] và để đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu nƣớc phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các địa bàn này đòi hỏi những đầu tƣ rất lớn về cơ sở hạ tầng. * Điều kiện kinh tế-xã hội Cơ sở hạ tầng Hệ thống đƣờng giao thông của các tỉnh vừa thiếu, vừa kém chất lƣợng [137, tr 14] gây ra nhiều khó khăn đối với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Hệ thống đƣờng giao thông của các tỉnh bao gồm đƣờng nhựa, đƣờng cấp phối, đƣờng đá dăm, nhƣng trong đó đƣờng nhựa chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ còn phần lớn là đƣờng cấp phối, đƣờng đá dăm và đặc biệt là đƣờng đất tồn tại phổ biến ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Vào mùa mƣa, nhiều nơi chỉ có đƣờng đất nên giao lƣu rất khó khăn vì lầy lội khó đi lại, thậm chí gần nhƣ bị cô lập với bên ngoài. Nhiều xã chƣa có đƣờng ô tô đến trung tâm xã, hoặc có thì chủ yếu là đƣờng đất. Giao thông không thuận lợi, thêm vào đó là ngƣời dân sống không tập trung [157, tr 1] ảnh hƣởng lớn đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo của các chủ thể ở địa phƣơng, trong đó có đội ngũ cán bộ các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội, nhất là khi phải trực tiếp xuống cơ sở, thôn, bản, hộ dân để triển khai công tác xóa đói, giảm nghèo. Khó khăn này đã đƣợc cán bộ địa phƣơng xác nhận. Cán bộ Mặt trận Tổ quốc huyện Mai Sơn, Sơn La: Mỗi lần đi công tác rất vất vả, mất nhiều thời gian vì đường xuống xã, thôn, bản rất xấu, nếu gặp mưa có khi hôm sau mới về được [Điều tra của tác giả, 2009].
  • 34. 27 Các công trình thuỷ lợi xuống cấp, chƣa đáp ứng tốt nhu cầu tƣới tiêu phục vụ sản xuất đã ảnh hƣởng tới năng suất cây trồng cũng nhƣ mở rộng diện tích canh tác của các địa phƣơng. Nhiều nhiều ngƣời dân chỉ chăm sóc diện tích canh tác hiện có mà không quan tâm tới việc mở rộng diện tích cũng là ví lý do trên đây. Nhiều thôn, bản chƣa có điện lƣới quốc gia ảnh hƣởng tới việc sử dụng các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đến năm 2004, Sơn La mới có 46/201 xã có điện lƣới quốc gia [139, tr 10]. Hệ thống trƣờng, lớp, trạm y tế ở cơ sở còn thiếu, chất lƣợng kém, nhất là ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Tình trạng mƣợn nhà dân, nhà văn hóa thôn, bản để tổ chức lớp học, lớp học làm bằng tranh, tre còn khá phổ biến. Trang thiết bị của các trạm y tế xuống cấp, chƣa bảo đảm chất lƣợng khám chữa bệnh. Đến năm 2004, 105/195 số xã của Hà Giang chƣa có trƣờng trung học cơ sở, 22/195 xã chƣa có trạm y tế xã [27, tr 164, tr 171]. Cơ cấu kinh tế và trình độ sản xuất Trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh, giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn (Bảng 1.2) do đó khó có thể tạo ra tốc độ tăng trƣởng nhanh để tăng cƣờng nguồn nội lực cho xoá đói, giảm nghèo và cũng từ đó dẫn đến sự phụ thuộc lớn vào ngân sách hỗ trợ của Nhà nƣớc trong thực hiện xóa đói, giảm nghèo (kinh phí Trung ƣơng hỗ trợ cho Sơn La hàng năm là 70-80% [140, tr 2]). Bảng 1.2. GDP của các tỉnh theo giá thực tế năm 2000 Tỉnh GDP (tỷ đồng) Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Bắc Giang 5.536,00 49,9 14,7 35,4 Hà Giang 1.061,30 49,5 20,8 29,7 Hoà Bình 1.835,30 48,5 17,1 34,4 Sơn La 1.837,40 61 9,5 29,5 Nguồn: Bộ Lao động-Thƣơng binh và xã hội, 2004 [16]
  • 35. 28 Thu nhập của ngƣời dân chủ yếu vẫn là từ lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (Bảng 1.3), trong khi đó trình độ sản xuất nông nghiệp rất thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Phƣơng thức canh tác của ngƣời dân lạc hậu, trồng trọt, chăn nuôi theo kiểu tự nhiên, dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, ít quan tâm chăm sóc, sản xuất một vụ, độc canh còn khá phổ biến nên năng suất thƣờng không cao (Bảng 1.4). Thực trạng trên đây đƣợc cán bộ địa phƣơng xác nhận. Cán bộ Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Thuỷ, Hoà Bình: Một số hộ dân được hỗ trợ con giống những ít quan tâm đến việc chăm sóc theo quy trình hướng dẫn mà chăn thả theo kiểu tự nhiên [Điều tra của tác giả, 2011]. Quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ bé, manh mún, sản xuất theo kiểu tự cung, tự cấp là chủ yếu [130, tr 14; 140, tr 2] nên việc tạo tích luỹ để mở rộng đầu tƣ sản xuất của ngƣời dân là rất hạn chế. Bảng 1.3. Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu năm 2002 Tỉnh Chung (%) Tiền lƣơng tiền công Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Phi Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Khác Bắc Giang 100,0 24,8 45,9 13,2 16,2 Hà Giang 100,0 15,4 63,4 9,2 12,0 Hoà Bình 100,0 26,0 47,6 11,2 15,3 Sơn La 100,0 16,6 68,6 4,9 9,9 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 [117] Bảng 1.4. Năng suất lúa của Hà Giang Năm Năng suất (Tạ/ha) Lúa ruộng Lúa cạn 2000 40,29 13,05 2001 42,10 13,64 2002 42,60 13,40 2003 43,82 14,98 2004 44,15 15,61 2005 44,95 15,81 Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2006 [59]
  • 36. 29 Dân số, dân tộc và trình độ học vấn Các tỉnh có thành phần dân tộc rất đa dạng, trong đó bao gồm nhiều dân tộc thiểu số. Bắc Giang với 27 dân tộc bao gồm dân tộc Kinh, dân tộc Nùng, dân tộc Tày, dân tộc Sán Chay, dân tộc Sán Dìu, dân tộc Hoa, dân tộc Dao và các dân tộc khác. Hà Giang với 22 dân tộc bao gồm dân tộc Mông, dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Kinh, dân tộc Nùng, dân tộc Giáy, dân tộc La Chí, dân tộc Hoa và các dân tộc khác. Hoà Bình với 30 dân tộc bao gồm dân tộc Mƣờng, dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Tày, dân tộc Mông và các dân tộc khác. Sơn La với 12 dân tộc bao gồm dân tộc Thái, dân tộc Kinh, dân tộc Mông, dân tộc Mƣờng và các dân tộc khác. Ngoại trừ Bắc Giang, các tỉnh Hà Giang, Hòa bình, Sơn La có tỷ lệ ngƣời dân tộc kinh rất nhỏ, chủ yếu là ngƣời dân tộc thiểu số. Năm 2001, Hà Giang có tỷ lệ ngƣời dân tộc kinh là 12,13% [27, 24], Hòa Bình có tỷ lệ ngƣời dân tộc Kinh là 28% [136, tr 1], Sơn La có tỷ lệ ngƣời dân tộc Kinh là 17,29% [140, tr 2] trên tổng dân số toàn tỉnh. Với thành phần dân tộc đa dạng tạo cơ hội giao lƣu, hỗ trợ về nhiều mặt, nhất là kiến thức, kinh nghiệm sản xuất giữa các thành viên trong các cộng đồng. Tuy nhiên trong môi trƣờng mà ngƣời dân tộc thiểu số chiếm đa số, mặt bằng về trình độ sản xuất nhìn chung còn thấp kém [137, tr 22] thì ngƣời dân sẽ không có nhiều cơ hội học hỏi để nâng cao trình độ sản xuất so với các khu vực có mặt bằng về trình độ sản xuất phát triển. Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội và ngƣời dân hạn chế, nhất là ở cơ sở. Theo thống kê, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang có 1.301 cán bộ, trong đó trình độ học vấn cấp II là 750, cấp III là 184, trung cấp là 69, đại học là 7; có 33 cán bộ thƣờng trực uỷ ban nhân dân của 10 huyện, trong đó trình độ học vấn cấp III là 31, đại học là 26; có 191 chủ tịch uỷ ban nhân dân của 191 xã, phƣờng, thị
  • 37. 30 trấn, trong đó trình độ học vấn cấp II là 115, cấp III là 28, trung cấp là 17, đại học là 4 [101, tr 210]. Cán bộ lãnh đạo và quản lý các sở, ban, ngành tỉnh Hoà Bình có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học là 72,9%; cán bộ cấp huyện, thị có trình độ trung học và đại học là 58,3%; cán bộ cấp xã, phƣờng có trình độ trung cấp trở lên đạt 21,2% [7, tr 721]. Ở Sơn La, nhiều cán bộ chủ chốt ở cơ sở vùng sâu, vùng xa “chưa có trình độ học vấn hết cấp II” [142, tr 30]. Sự hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế năng lực của đội ngũ cán bộ [44, tr 144, 150], nhất là cơ sở trong việc tiếp thu và vận dụng chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng, địa phƣơng cũng nhƣ trong tổ chức thực hiện. Theo thống kê, trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ phụ trách các tổ chức chính trị-xã hội, đặc biệt là ở cơ sở rất hạn chế. Trình độ học vấn của cán bộ phụ trách các tổ chức chính trị-xã hội huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang: xã Nấm Dẩn, Chủ tịch Hội Nông dân có trình độ 9/12, Chủ tịch Hội phụ nữ là 12/12, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh là 7/10, Bí thƣ đoàn thanh niên là 12/12; xã Xín Mần, Chủ tịch Hội Nông dân có trình độ là 12/12, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Bí thƣ đoàn thanh niên đang học đại học; xã Thèn Phàng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc có trình độ là 7/10, Chủ tịch Hội Nông dân là 10/12, Chủ tịch Hội Phụ nữ là 10/12, Bí thƣ Đoàn Thanh niên là 12/12; xã Khuôn Lùng, Chủ tịch Hội Nông dân có trình độ 7/10, Chủ tịch Hội Phụ nữ là 7/10, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh là 7/10 [Điều tra của tác giả, 2010]. Hạn chế về trình độ học vấn trên đây ảnh hƣởng không nhỏ tới nhận thức của các tổ chức chính trị-xã hội về chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và địa phƣơng cũng nhƣ năng lực phối hợp tham gia xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, tập hợp, tổ chức đoàn viên, hội viên và ngƣời dân. Cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Thèn Phàng, huyện Xín Mần, Hà Giang: Người dân có nhu cầu tiếp cận với giống cây trồng có chất lượng cao nhưng không có cán bộ tư vấn do năng lực còn hạn chế (Điều tra của tác giả, 2010).
  • 38. 31 Trình độ học vấn của ngƣời dân còn rất hạn chế, nhất là ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa [136, tr 6, 142, tr 29], tỷ lệ học lên cao thƣờng là thấp và đáng chú ý là tình trạng mù chữ khá phổ biến ở ngƣời dân tộc thiểu số. Năm 2001, Hà Giang có 25/195 xã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở [27, tr 164]. Với trình độ học vấn thấp kém gây ra nhiều khó khăn, trở ngại đối với việc nhận thức của ngƣời dân về chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo của Trung ƣơng và địa phƣơng cũng nhƣ ảnh hƣởng đến năng lực tham gia xóa đói, giảm nghèo nhƣ áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế… Tâm lý, phong tục, tập quán Là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc thiểu số có thể khai thác đƣợc đức tính cần cù, chịu khó, ý thức cộng đồng cao và sự quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Bên cạnh đó, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, ý thức cạnh tranh thƣờng không cao, có tâm lý bình quân, bằng lòng với mức sống hiện tại, một bộ phận ngƣời dân trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và cộng đồng, thiếu động lực vƣơn lên. Hạn chế trên đây của ngƣời dân đƣợc cán bộ cơ sở các địa phƣơng xác nhận. Cán bộ tổ chức chính trị-xã hội xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình: Một số người dân chỉ mong được hỗ trợ để tiêu dùng mà không quan tâm đến làm thế nào để phát triển sản xuất (điều tra của tác giả, 2009). Cán bộ đảng uỷ xã Xín Mần, huyện Xín Mần, Hà Giang: Nhiều người dân không muốn phấn đấu vươn lên, chỉ cần đủ ăn, có tích trữ được một ít gạo, dầu, muối trong nhà… [Điều tra của tác giả, 2010]. Một số phong tục lạc hậu trong sinh hoạt nhƣ tín ngƣỡng [130, tr 15 ; 137, tr 20], ma chay, cƣới xin… còn khá phổ biến trong các cộng đồng dân tộc thiểu số từ đó gây ra tốn kém tiền của, lãng phí thời gian, công sức của nhiều hộ gia đình và ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ phát triển sản xuất.
  • 39. 32 1.1.1.2. Thực trạng đói nghèo và thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La * Khái niệm đói nghèo và thực trạng đói nghèo ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La Cho đến nay, khái niệm đói nghèo đã đƣợc đề cập tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (tháng 9-1993) [24, tr 16] và trong nhiều công trình nghiên cứu nhƣ công trình của Nguyễn Anh Dũng [31], công trình của Nguyễn Thị Nhung [85]... Từ các khái niệm về đói nghèo trên đây có thể hiểu đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được thoả mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu về ăn, mặc, ở, giáo dục, y tế và văn hoá mà đã được xã hội thừa nhận dựa trên trình độ phát triển kinh tế-xã hội. Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có nhiều bất lợi trong phát triển, các vùng đặc biệt khó khăn nhƣ miền núi phía Bắc có tỷ lệ đói nghèo cao so với nhiều vùng khác trên cả nƣớc (Bảng 1.5). Bảng 1.5. Tỷ lệ đói nghèo phân theo vùng Vùng Tỷ lệ đói nghèo % 1993 1998 Miền núi phía Bắc 81,5 64,2 Đồng bằng sông Hồng 62,7 29,3 Bắc Trung bộ 74,5 48,1 Duyên hải miền Trung 47,2 34,5 Tây Nguyên 70,0 52,4 Đông Nam bộ 37,0 12,2 Đồng bằng sông Cửu Long 47,1 36,9 Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam, 2004 [2]
  • 40. 33 Tỷ lệ đói nghèo của các tỉnh trong vùng cao hơn nhiều so với các tỉnh ở những vùng có điều kiện phát triển. Bắc Giang có tỷ lệ đói nghèo là 23,9% [96, tr 6], Hà Giang là 35% [101, tr 10], Hoà Bình là 20% [5, tr 670] và Sơn La là 31,4% [6, tr 218]. Trong khi đó ở đồng bằng Bắc bộ, các tỉnh có tỷ lệ đói nghèo cao nhất nhƣ Ninh Bình là 13,69%, Vĩnh Phúc là 17,88% [16, tr 42]). Trong phạm vi từng tỉnh, nhiều xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 40% và nhiều xã thuộc chƣơng trình 135 (Bảng 1.6) Bảng 1.6. Số xã có tỷ lệ đói nghèo trên 40% và xã thuộc chƣơng trình 135 Tỉnh Số xã có tỷ lệ đói nghèo trên 40% (1998) Số xã thuộc chƣơng trình 135 (1999) Bắc Giang 56 14 Hà Giang 84 117 Hoà Bình 45 24 Sơn La 43 52 Nguồn: Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội, 2004 [16] Trong phạm vi từng xã, tỷ lệ hộ giàu, khá ít, chủ yếu là hộ trung bình và hộ nghèo nhƣ xã Khuôn Lùng, huyện Xín mần, Hà Giang có tổng số 526 hộ, bao gồm 2 hộ giàu, 68 hộ khá, 344 hộ trung bình và 112 hộ nghèo [154, tr 5]. Sự đói nghèo diễn ra trên diện rộng và mức độ đói nghèo trầm trọng trên đây một mặt làm hạn chế hiệu quả huy động nguồn nội lực xoá đói, giảm nghèo từ phía ngƣời dân và cộng đồng địa phƣơng, nhất là nguồn vốn, mặt khác đặt ra nhu cầu nguồn lực lớn để thực hiện xóa đói, giảm nghèo. * Khái niệm Đảng lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo và thực hiện chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo của Đảng ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La
  • 41. 34 Từ khái niệm đói nghèo nhƣ đã trình bày ở trên có thể hiểu Đảng lãnh đạo xoá đói, giảm nghèo là Đảng đề ra chủ trương, chính sách xoá đói, giảm nghèo và chỉ đạo thực hiện nhằm thoả mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu về ăn, mặc, ở, giáo dục, y tế, văn hoá của một bộ phận dân cư. Đây là khái niệm đƣợc sử dụng để xác định vai trò lãnh đạo xoá đói, giảm nghèo của Đảng trong Luận án. Quan tâm đáp ứng nhu cầu ruộng đất của đối tƣợng đói nghèo, ngay từ năm 1930, đồng thời với chủ trƣơng về thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội nói chung, Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đề ra nhiệm vụ chia ruộng đất cho nông dân nghèo. Sau cách mạng tháng Tám, trƣớc thực trạng nạn đói, nạn dốt diễn ra nghiêm trọng ở nhiều địa phƣơng, Đảng đề ra nhiệm vụ “chống giặc đói”, “giặc dốt”. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc và những năm đầu cả nƣớc tiến lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời với chủ trƣơng về thực hiện các nhiệm vụ chống đế quốc, khắc phục hậu quả của chiến tranh, nhiệm vụ giải quyết nạn đói, cải thiện đời sống nhân dân luôn đƣợc Đảng quan tâm thực hiện. Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của thực hiện chính sách xã hội nói chung và xóa đói, giảm nghèo nói riêng trong quá trình phát triển, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991) đề ra Chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế-xã hội (1991-2000), trong đó chủ trƣơng xóa nạn đói, giảm số ngƣời nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Để làm rõ chủ trƣơng trên đây, Hội nghị lần thứ Ba Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá VII, tháng 6-1992) nêu quan điểm về giải quyết mối quan hệ giữa làm giàu và xóa đói, giảm nghèo đó là khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo nhằm một mặt khai thác mọi tiềm
  • 42. 35 năng, tăng cƣờng nguồn lực thực hiện xoá đói, giảm nghèo đồng thời hạn chế sự phân hoá giàu nghèo. Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá VII tháng 6-1993) tiếp tục làm rõ thêm quan điểm trên đây đó là tăng thêm diện giàu và đủ ăn, thu hẹp diện nghèo và giảm mức độ nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo bằng những chƣơng trình thiết thực, có hiệu quả. Hội nghị đề ra các chính sách hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo nhƣ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất (đất sản xuất, cho vay vốn, hƣớng dẫn kiến thức sản xuất)... và quy định vai trò của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, ngƣời dân trong thực hiện xoá đói, giảm nghèo. Nhƣ vậy xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân đến đây đã chính thức trở thành chủ trƣơng của Đảng, một mục tiêu trong Chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc. Chủ trƣơng và chỉ đạo của Đảng là cơ sở để Chính phủ và các bộ, ngành Trung ƣơng thể chế hóa, cụ thể hóa và triển khai xuống địa phƣơng, các đảng bộ trên cả nƣớc nói chung và đảng bộ các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng vận dụng và chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng. Các đảng bộ Bắc Giang, Hà Giang, Hoà Bình và Sơn La đã quán triệt và vận dụng chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo của Đảng vào điều kiện thực tiễn địa phƣơng với một số nội dung sau đây: Về hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, các địa phƣơng chủ trƣơng đầu tƣ nguồn lực để cải tạo, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện thuận lợi về đất sản xuất cho ngƣời nghèo thông qua thực hiện giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổ chức khai thác đất đai hoang hóa…; tăng cƣờng khai thác các nguồn vốn hỗ trợ ngƣời nghèo vay vốn phát triển sản xuất; nâng cao kiến thức sản xuất cho ngƣời nghèo thông qua các
  • 43. 36 hình thức hƣớng dẫn khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, quan tâm xây dựng mô hình sản xuất. Trong đó Sơn La coi trọng xây dựng mô hình trang trại trồng cây công nghiệp, cây ăn quả; thực hiện các biện pháp nhằm xoá mù chữ, nâng cao chất lƣợng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho ngƣời nghèo. Về công tác tổ chức, các địa phƣơng chủ trƣơng thành lập Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo các cấp và phân công các tổ chức, cá nhân giúp đỡ đối tƣợng đói nghèo. Trong đó Bắc Giang quan tâm phân công đảng viên có vốn, kinh nghiệm sản xuất giúp đỡ hộ đói nghèo, Hà Giang quy định mỗi cấp uỷ viên, ngoài nhiệm vụ đƣợc phân công phải đăng ký chỉ đạo trực tiếp một xóm, bản xoá đói, giảm nghèo; Thực hiện tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xoá đói, giảm nghèo; tổ chức ngƣời dân xoá đói, giảm nghèo thông qua phát động các phong trào xóa đói, giảm nghèo; quan tâm công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết về thực hiện xoá đói, giảm nghèo. Trên cơ sở nghị quyết của các tỉnh uỷ, các cấp uỷ Đảng, chính quyền triển khai xây dựng nghị quyết, chƣơng trình, kế hoạch xoá đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng nghị quyết, chƣơng trình kế hoạch chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ ở một số cấp uỷ đảng, chính quyền, chất lƣợng nghị quyết, chƣơng trình, kế hoạch nhất là ở cơ sở còn hạn chế nhƣ nội dung chính sách thiếu cụ thể, phân công nhiệm vụ chung chung, vai trò của ngƣời dân chƣa thực sự đƣợc coi trọng… Nhận thức xoá đói, giảm nghèo là “vấn đề cấp thiết” [5, tr 623], các cấp uỷ đảng địa phƣơng quan tâm chỉ đạo các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, ngƣời dân và cộng đồng thực hiện các nội dung về công tác tổ chức cũng nhƣ hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo. Về công tác tổ chức, các cấp ủy đảng chỉ đạo chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội thành lập các ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo ở cấp tỉnh,
  • 44. 37 huyện và cơ sở đồng thời phân công các tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, đảng viên, đoàn viên, hội viên hỗ trợ trực tiếp các đối tƣợng đói nghèo. Các Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo, các tổ chức, cá nhân đƣợc phân công hỗ trợ các xã nghèo, hộ nghèo đã phát huy vai trò tích cực trong triển khai các hoạt động xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng, hỗ trợ cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch xoá đói, giảm nghèo. Nhằm nâng cao nhận thức về xóa đói, giảm nghèo, các cấp ủy đảng chỉ đạo chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức, trong đó tuyên truyền trực tiếp thông qua các cuộc họp ở cơ sở đƣợc quan tâm [96, tr 2] từ đó đã góp phần từng bƣớc nâng cao nhận thức về xoá đói, giảm nghèo của các tổ chức, cá nhân. Việc phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội trong tập hợp, tổ chức đoàn viên, hội viên, ngƣời dân tham gia các phong trào xoá đói, giảm nghèo đƣợc quan tâm và đạt đƣợc nhiều kết quả. Các tổ chức chính trị-xã hội đã thể hiện đƣợc vai trò quan trọng trong tham gia các hoạt động xóa đói, giảm nghèo nhƣ đứng ra tín chấp ngân hàng cho hội viên vay vốn, xây dựng quỹ hội… Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách xoá đói, giảm nghèo đƣợc quan tâm, nhất là đối với triển khai xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Việc đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện xóa đói, giảm nghèo đƣợc các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện theo định kỳ và tổng hợp về tỉnh uỷ. Bên cạnh đó, năng lực của Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo các cấp “còn nhiều hạn chế” [149, tr 5], các tổ chức, cá nhân đƣợc phân công giúp đỡ chƣa sâu sát đối tƣợng đói nghèo, sự phối hợp giữa các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội còn thiếu chặt chẽ. Công tác tuyên truyền chƣa đƣợc quan tâm chỉ đạo cụ thể, còn mang tính hình thức. Vai trò của các
  • 45. 38 thôn, bản trong tập hợp ngƣời dân xoá đói, giảm nghèo chƣa thực sự đƣợc quan tâm. Một bộ phận ngƣời dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và cộng đồng. Thực hiện kiểm tra, giám sát chƣa thƣờng xuyên, kịp thời, chất lƣợng không cao. Công tác tổng kết, đánh giá thực hiện nghị quyết, chƣơng trình, kế hoạch chƣa kịp thời, đầy đủ. Về hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo, các cấp uỷ đảng chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan xây dựng quy hoạch cơ sở hạ tầng, trong đó các công trình giao thông, thủy lợi đƣợc tập trung đầu tƣ duy tu, bảo dƣỡng, nâng cấp theo phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Việc thực hiện giao quyền sử dụng đất cho ngƣời dân, tổ chức khai hoang để mở rộng diện tích đất sản xuất đƣợc chỉ đạo thực hiện tích cực ở các địa phƣơng. Các cấp uỷ đảng cơ sở chỉ đạo thực hiện bình xét ở cơ sở để lập danh sách hộ nghèo, trên cơ sở đó Ngân hàng vì ngƣời nghèo phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội triển khai cho hộ nghèo vay vốn. Các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức sản xuất, xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất đƣợc chỉ đạo triển khai ở nhiều cơ sở. Công tác xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đƣợc các cấp ủy đảng quan tâm. Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, việc kết hợp giữa phƣơng pháp tây y và đông y đƣợc khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó trong chỉ đạo thực hiện hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo của các cấp ủy đảng còn một số hạn chế nhƣ “chưa có trọng tâm, trọng điểm”[96, tr 6], triển khai các nội dung hỗ trợ thiếu đồng bộ, xảy ra lãng phí, thất thoát vật tƣ, vốn trong xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết đất sản xuất cho hộ nghèo gặp nhiều khó khăn, cho vay vốn “chưa đúng địa chỉ” [149, tr 5], các mô hình sản xuất hiệu quả chậm đƣợc nhân rộng, một số mô hình không phù hợp thực tế địa phƣơng [5, tr 625], thực hiện hỗ trợ con em hộ nghèo học tập, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho ngƣời nghèo chƣa tốt.
  • 46. 39 Việc huy động, bố trí và sử dụng nguồn lực cho xóa đói, giảm nghèo còn nhiều hạn chế. Các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia khác đƣợc thực hiện tại các địa phƣơng mặc dù ít nhiều đƣợc lồng ghép với thực hiện xoá đói, giảm nghèo nhƣng chƣa cân đối thoả đáng nguồn lực cho xoá đói, giảm nghèo [19, tr 1] vì có mục tiêu, đối tƣợng riêng. Hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực để xóa đói, giảm nghèo của các địa phƣơng không cao [96, tr 7]. Với những kết quả đạt đƣợc trong vận dụng và chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của các đảng bộ, đời sống của nhân dân các địa phƣơng từng bƣớc đƣợc cải thiện, thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo. Bên cạnh đó do những hạn chế trong vận dụng và chỉ đạo thực hiện nên đời sống của nhân dân nhìn chung vẫn còn rất nhiều khó khăn. Tình trạng ngƣời dân thiếu đói, không có tiền chữa bệnh, học sinh bỏ học còn khá phổ biến, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng, ngƣời mắc bệnh biếu cổ… còn khá cao. Huyện Xín Mần, Hà Giang có 423 học sinh không đƣợc đi học, trong đó 70 học sinh bỏ học vì gia đình quá khó khăn, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng là 47,5% [149, tr 9]. Tỷ lệ dân số mắc bệnh biếu cổ ở Sơn La là 41,7% [6, 220]. Tỷ lệ đói nghèo còn cao (nhƣ đã dẫn, tr 32). Nếu xét trên phạm vi cả nƣớc thì có tới 64% số ngƣời nghèo tập trung tại các vùng đặc biệt khó khăn [22, tr 20]. Ở các vùng đặc biệt khó khăn khác nhƣ Bắc Trung bộ, Tây Nguyên cũng có thực trạng đói nghèo nghiêm trọng tƣơng tự nhƣ miền núi phía Bắc (nhƣ đã dẫn, tr 32). Thực trạng đói nghèo và kết quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng và các vùng đặc biệt khó khăn nói chung là cơ sở thực tiễn hết sức quan trọng để Đảng hoạch định chủ trƣơng, chính sách xoá đói, giảm nghèo.
  • 47. 40 1.1.2. Chủ trương và chỉ đạo của Đảng về xoá đói, giảm nghèo 1.1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng về xóa đói, giảm nghèo Nhất quán với chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo (1991) và trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) tiếp tục khẳng định quan điểm “Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói, giảm nghèo” [33, tr 114] và chủ trƣơng “thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo” [33, tr 115] với mục tiêu là đến năm 2000 xoá đói, tiếp tục giảm nghèo, cải thiện điều kiện ăn, ở, học hành, chữa bệnh, đi lại và nâng cao mức hƣởng thụ văn hoá của nhân dân. Đối tƣợng hỗ trợ của chƣơng trình là ngƣời nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, trong đó ƣu tiên thực hiện đối với các vùng đặc biệt khó khăn là miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời... Các chính sách và giải pháp của chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo bao gồm hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế... Về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tài trợ đầu tƣ 6 loại công trình xã hội thiết yếu cho 1.300 xã nghèo nhất. Về hỗ trợ phát triển sản xuất, thu hồi đất đai để giao cho các hộ nông dân nghèo, vận động, giúp đỡ hộ nông dân nghèo đến các vùng kinh tế mới, hỗ trợ hộ nghèo vay vốn sản xuất, trong đó các hộ thuộc đối tƣợng chính sách, các hộ đói nghèo nhất đƣợc ƣu tiên, xây dựng đội ngũ cán bộ kĩ thuật, nông dân làm ăn giỏi để giúp đỡ ngƣời nghèo phát triển sản xuất. Về hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội, tạo điều kiện thuận lợi về giáo dục, y tế cho ngƣời nghèo nhƣ miễn học phí ở bậc phổ thông, đƣợc mƣợn sách giáo khoa, cấp vở viết và miễn các khoản đóng góp ở bậc tiểu học, có thể xét trợ cấp thêm học bổng với trƣờng hợp quá khó khăn, đƣợc ƣu tiên xét chọn vào các trƣờng dân tộc nội trú, các trƣờng đại học, cao đẳng và xét học bổng hàng năm, tổ chức các lớp học tình
  • 48. 41 thƣơng, cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế, thành lập cơ sở khám chữa bệnh nhân đạo cho ngƣời nghèo… Thực hiện lồng ghép Chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo với các chƣơng trình phát triển kinh tế-xã hội khác, trong đó lấy chƣơng trình quốc gia về giải quyết việc làm và về phủ xanh đất trống đồi núi trọc làm nòng cốt nhằm tập trung nguồn lực xóa đói, giảm nghèo. Thực hiện các chính sách xã hội nói chung và xoá đói, giảm nghèo nói riêng “theo tinh thần xã hội hóa” [33, tr 114], trong đó Nhà nƣớc giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia. Từ một chủ trƣơng lớn (1991) đƣợc xây dựng thành một chƣơng trình quốc gia độc lập cho thấy Đảng đã xác định xóa đói, giảm nghèo không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển mà còn có tính chất cấp bách cần đƣợc tập trung đầu tƣ nguồn lực. Chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo phân định đối tƣợng hỗ trợ khá toàn diện, trong đó ƣu tiên thực hiện đối với các vùng đặc biệt khó khăn, đồng thời đề ra hệ thống chính sách bao phủ các khía cạnh tác động tới đói nghèo và đƣợc thực hiện theo tinh thần xã hội hoá. 1.1.2.2. Chỉ đạo của Đảng và triển khai của Nhà nƣớc * Chỉ đạo của Đảng Để thực hiện chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 23-CT/TW Về lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo (tháng 11- 1997). Về chính sách hỗ trợ, Chỉ thị yêu cầu các tỉnh uỷ, thành uỷ tập trung chỉ đạo tốt các giải pháp cụ thể về hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế đối với các đối tƣợng đói nghèo nhƣ tổ chức khai hoang để tạo thêm quỹ đất, mở rộng các hình thức tín dụng cho hộ nghèo vay vốn, hƣớng dẫn cách làm ăn phù hợp với từng vùng, địa phƣơng, khuyến khích các hình thức tạo vốn do dân tự lập, miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo...