SlideShare a Scribd company logo
1 of 224
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
----------------
PHAN V¡N HïNG
PH¸T TRIÓN C¤NG NGHIÖP Hç TRî NGµNH
X¢Y DùNG D¢N DôNG ë VIÖT NAM
Chuyªn ngµnh: QU¶N TRÞ KINH DOANH
M· sè: 62 34 01 02
Người hướng dẫn khoa học:
1. pgs.ts. phan ®¨ng tuÊt
2. ts. ®inh tiÕn dòng
Hµ néi, 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập
của riêng tôi,
Các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
Tác giả luận án
PHAN VĂN HÙNG
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, thực hiện luận án này, tôi nhận được
sự giúp đỡ tận tình của Công ty CP Sông Đà 909 (cơ quan cũ) và Báo Nhân Dân
(cơ quan mới), xin chân thành cảm ơn quý vị. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã cho phép tôi thực hiện luận án này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan Đăng Tuất, TS
Đinh Tiến Dũng đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận án này.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, thực hiện luận án này, tôi nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh, của các
cán bộ và nhân viên của Viện đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc đến quý vị.
Tôi cũng đồng thời nhận được sự giúp đỡ và những góp ý chân thành, sâu
sắc của các nhà khoa học của Khoa Kinh tế, Trường Đại học Xây dựng, Vụ Khoa
học Công nghệ, Vụ VLXD, Trung Tâm Thông tin, Vụ Quản lý hoạt động xây
dựng, Bộ Xây dựng. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn và tri ân sâu sắc sự giúp đỡ của
các nhà khoa học của Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công
thương, Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, Báo Nhân Dân, các
doanh nghiệp, doanh nhân trong ngành XD đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị, Em đồng nghiệp, đồng môn, đồng
hương, đồng chí những người bạn chân thành, bằng cách này hay cách khác đã hết
lòng ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án này.
Cuối cùng, xin tri ân và khắc ghi sự giúp đỡ âm thầm, hiệu quả mà bền bỉ
của gia đình tôi. Bằng sự giúp đỡ đó mà tôi có được thành quả hôm nay.
Tác giả luận án
PHAN VĂN HÙNG
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .............................................................................ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................8
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ...........................................................8
1.1.1.Các công trình nghiên cứu trong nước ..........................................................8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài....................................................10
1.1.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả ..........12
1.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................13
1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.....................................................................13
1.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu...................................................14
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG .........18
2.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ.............................................................18
2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ................................................................18
2.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ ....................................................22
2.1.3. Phân loại công nghiệp hỗ trợ ......................................................................24
2.1.4. Vai trò của công nghiệp hỗ trợ ...................................................................25
2.2. Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD..........28
2.2.1. Nội dung phát triển CNHT ngành xây dựng dân dụng...............................28
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD...............................31
2.3. Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNHT ngành XDDD trên thế
giới và bài học cho Việt Nam...............................................................................52
iv
2.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản [8,9,10,11]......................................................52
2.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ....................................................................58
2.3.3. Một số bài họccho Việt Nam......................................................................72
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM .............................................78
3.1. Bối cảnh phát triển CNHT ngành XDDD ở VN giai đoạn 2009 -2013 .....78
3.2.Thực trạng ngành XDDDvà một số DN CNHT ngành XDDD ở VN ........80
3.2.1. Thực trạng ngành XDDD ở Việt Nam........................................................80
3.2.2. Thực trạng một số DN CNHT ngành XDDD giai đoạn 2009 -2013..........83
3.3. Thực trạng phát triển CNHT ngành XDDDVN.........................................99
3.3.1. Cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD .....................................................99
3.3.2. Tốc độ phát triển CNHT ngành XDDD....................................................102
3.3.3. Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) .......................................................105
3.3.4. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ
cao trong giá trị sản xuất công nghiệpVLXD.....................................................108
3.3.5. Phát triển hệ thống tài chính lành mạnh trong các DN CNHT ngành XDDD 110
3.4. Phân tích kết quả điều tra về nhân tố ảnh hưởng phát triển bền vững
CNHT ngành XDDD ..........................................................................................114
3.4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo tính nhất quán bên trong- Hệ số
Cronbach’s Alpha ...............................................................................................114
3.4.2.Phân tích nhân tố........................................................................................115
3.4.3. Phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển bền vững CNHT
ngành XDDD ......................................................................................................116
3.4.4. Phân tích tương quan giữa các nhân tố.....................................................126
3.4.5. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phát triển bền vững CNHT
ngành XDDD ......................................................................................................127
3.5. Đánh giá chung về phát triển CNHT ngành XDDD.................................129
3.5.1. Những kết quả đạt được............................................................................129
3.5.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân.........................................................131
v
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH
XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM...........................................................134
4.1. Quan điểm và định hướng phát triển CNHT ngành XDDD ...................134
4.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển ngành CN VLXD...........................134
4.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển ngành Tư vấn- Thiết kế -Giám sát XD.136
4.2. Giải pháp phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam...........................137
4.2.1. Giải pháp đối với Chính Phủ ....................................................................137
4.2.2 Giải pháp chung đối với các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD ............143
4.3. Giải pháp cụ thể đối với một số DN CNHT ngành XDDD hiện nay.......149
4.3.1. Ngành xi măng..........................................................................................149
4.3.2. Ngành kính xây dựng................................................................................150
4.3.3. Ngành vật liệu xây....................................................................................151
4.3.4. Ngành vật liệu lợp.....................................................................................152
4.3.5. Ngành ốp lát..............................................................................................153
4.3.6. Ngành tư vấn – thiết kế - giám sát XDDD ...............................................154
4.4. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, Hội, Hiệp hội có liên quan ..................155
4.4.1. Bộ xây dựng..............................................................................................155
4.4.2. Bộ Tài nguyên và môi trường...................................................................155
4.4.3. Bộ Công thương........................................................................................156
4.4.4. Bộ Giao thông vận tải...............................................................................156
4.4.5. Bộ Giáo dục và Đào tạo............................................................................156
4.4.6. Bộ khoa học và Công nghệ.......................................................................157
4.4.7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.............................................................................157
4.4.8. Các Hội, Hiệp hội ngành nghề liên quan đến VLXD...............................157
KẾT LUẬN............................................................................................................158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNHT: Công nghiệp hỗ trợ
CN: Công nghiệp
CP: Chính phủ
CSPT: Chính sách phát triển
CSHT: Cơ sở hạ tầng
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DN: Doanh nghiệp
ĐKTN: Điều kiện tự nhiên
KHCN: Khoa học công nghệ
NNL: Nguồn nhân lực
NK: Nhập khẩu
MT: Môi trường
PTBV: Phát triển bền vững
QHLK: Quan hệ liên kết
TNKS: Tài nguyên khoáng sản
TCSTK: Tổng công suất thiết kế
TT: Thị trường
TĐ ĐQG: Tập đoàn Đa Quốc Gia
VLXD: Vật liệu xây dựng
VN: Việt Nam
VNXK: Việt Nam xuất khẩu
XM: Xi măng
XK: Xuất khẩu
XDDD: Xây dựng dân dụng
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Vị trí khảo sát và số phiếu khảo sát..........................................................14
Bảng 1.2: Doanh nghiệp được khảo sát ....................................................................14
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu xi măng đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội .....85
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu Kính XD đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội ...87
Bảng 3.3: Tổng hợp vật liệu xây qua các năm..........................................................89
Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu vật liệu xây đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội ....89
Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu tấm lợp xi măng phân theo vùng..................................92
Bảng 3.6: Kim ngạch xuất khẩu đá ốp lát toàn cầu...................................................94
Bảng 3.7: Kim ngạch xuất khẩu vật liệu ốp lát.........................................................95
Bảng 3.8: Dự báo nhu cầu VL ốp lát đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội....95
Bảng 3.9: Chỉ số giá VLXD chủ yếu năm 2010 .....................................................104
Bảng 3.10: Cơ cấu GDP và Cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng................................105
Bảng 3.11: Tăng trưởng GDP và Tăng trưởng vốn đầu tư xây dựng .....................106
Bảng 3.12: Qui mô vốn chủ sở hữu của các DN CNHT ngành XDDD .................110
Bảng 3.13: Doanh thu của các DN CNHT ngành XDDD ......................................111
Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu tài chính của DN CNHT ngành XDDD ......................112
Bảng 3.15: Minh họa kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến..............114
Bảng 3.16: Kết quả kiểm định KMO ( Biến quan sát)............................................115
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định KMO (Biến phụ thuộc)..........................................116
Bảng 3.18: Đánh giá về thị trường sản phẩm VLXD .............................................116
Bảng 3.19: Đánh giá về nguồn nhân lực.................................................................117
Bảng 3.20: Đánh giá về cơ sở hạ tầng.....................................................................118
Bảng 3.21: Đánh giá về nguồn vốn.........................................................................119
Bảng 3.22:Đánh giá về khoa học công nghệ...........................................................120
Bảng 3.23: Đánh giá về chính sách.........................................................................121
Bảng 3.24: Đánh giá về quan hệ liên kết ................................................................122
Bảng 3.25: Đánh giá về Điều kiện tự nhiên............................................................123
Bảng 3.26: Đánh giá về Chính trị - Văn hóa...........................................................124
viii
Bảng 3.27: Phân tích tương quan............................................................................126
Bảng 3.28: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy.....................................................127
Bảng 3.29: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của một số nước năm 2010...............129
Bảng 3.30: Cơ cấu lao động việc làm cả nước theo nhóm ngành kinh tế...............130
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ, biểu đồ:
Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................5
Biểu đồ 3.1: Sản xuất và tiêu thụ xi măng ................................................................84
Biểu đồ 3.2: Sản lượng kính thủy tinh được sản xuất qua các năm..........................86
Biểu đồ 3.3: Sản lượng và mức tăng trưởng vật liệu lợp..........................................91
Biểu đồ 3.4: Các cấp độ phát triển của các DN CNHT ngành XDDD.....................99
Biểu đồ 3.5: Mức độ đầu tư cho ngành XD giai đoạn 2009 -2013.........................102
Biều đồ 3.6: Tốc độ phát triển bình quân ngành XD..............................................103
Biểu đồ 3.7: Tốc độ phát triển của DN CNHT ngành XDDD...............................103
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ tăng GDP/ Tỷ lệ tăng lao động ngành XD................................105
Biểu đồ 3.9: Tốc độ tăng GDP Việt Nam ...............................................................107
Biểu đồ 3.10: Tỷ trọng giá trị SP VLXD công nghệ cao/Tổng giá trị SP VLXD ..109
Biểu đồ 3.11: Thu nhập của lao động trong ngành xây dựng .................................112
Biểu đồ 3.12: Phân phối phần dư............................................................................128
Hình vẽ:
Hình 2.1: Cấu trúc cấp độ hỗ trợ cùng với công nghệ tương ứng sản xuất VLXD ..29
Hình 2.2: Các cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD .............................................32
Hình 2.3: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn........................................40
Hình 2.4: Ba trụ cột của phát triển bền vững............................................................40
Hình 2.5. Tổng đầu tư chi cho ngành XD kiến thiết và các nguồn thucủa CP .........53
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay các nhà sản xuất lớn trên thế giới, các tập đoàn đa quốc gia chỉ
nắm giữ các hoạt động như nghiên cứu và triển khai, xúc tiến thương mại, phát triển
sản phẩm, còn các công đoạn sản xuất, những phần công việc trước đây vẫn nằm
trong dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, hầu hết được giao cho các doanh nghiệp bên
ngoài. Như vậy, các sản phẩm công nghiệp không còn được sản xuất tại một không
gian, địa điểm, mà được phân chia thành nhiều công đoạn, ở các địa điểm, các quốc
gia khác nhau. Thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ là cách tiếp cận sản xuất công nghiệp
trong bối cảnh mới này.
Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển. Sau 20 năm đổi mới kể từ Đại
hội Đảng VI năm 1986, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng
nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Tuy vậy, tỷ lệ gia tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp lại đang có dấu
hiệu đi xuống. Theo Bộ Công Thương (2013), năm 1995 VA/GO toàn ngành công
nghiệp là 42,5%; đến năm 2000 tỷ lệ này chỉ còn 38,45%; năm 2005 còn 29,63%;
năm 2007 đạt 26,3%; năm 2010 đạt 23,4%; năm 2013 đạt 21,7%. Một trong những
lý do quan trọng của tình trạng này, là sự yếu kém của các ngành CNHT.
Đến năm 2011 ở Việt Nam đã xuất hiện thuật ngữ “Công nghiệp hỗ trợ” do
Chính phủ đưa ra, đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Đã có nhiều chuyển biến
đáng kể trong nhận thức cũng như trong hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất
Việt Nam. Cấp độ khoa học công nghệ và tốc độ phát triển của các ngành đã tăng
nhanh. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, sự trợ giúp của
Chính phủ, các cơ quan chức năng có liên quan, nhưng trình độ phát triển công
nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn thấp xa so với kỳ vọng và so với yêu cầu. Việc tìm
ra nguyên nhân đích thực của tình trạng này, từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp
2
phát triển hợp lý công nghiệp hỗ trợ vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơ
bản để công nghiệp Việt Nam phát triển.
Trong điều kiện toàn cầu hóa và khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ,
xuất hiện hàng loạt các yếu tố đòi hỏi phải tính đến, để bảo đảm tính hợp lý, phát
triển bền vững công nghiệp hỗ trợ. Trong đó có yếu tố liên kết khu vực và toàn cầu
là hết sức cần thiết. Về lý thuyết, cho đến nay những vấn đề này vẫn chưa được giải
quyết rõ ràng, về thực tế hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về phát triển
công nghiệp hỗ trợở những nước đang trong quá trình công nghiệp hóa như Việt
Nam. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cần phải phù hợp với xu hướng toàn
cầu hóa và hội nhập có hiệu quả vào đời sống kinh tế quốc tế.
Trước những bối cảnh đó, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là những ngành
đòi hỏi phải sử dụng khoa học và công nghệ cao đang là thách thức lớn đặt ra cho
Việt Nam. Nhằm cụ thể và thực tiễn hóa các nội dung nghiên cứu, đề tài được giới
hạn vào công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng, như là một trường hợp
nghiên cứu điển hình. Xây dựng dân dụng là ngành có tính đại diện cao cho một
quốc gia đang phát triển có dân số đông, nhu cầu nhà ở là hết sức cần thiết. Cùng
với việc nâng cao trình độ khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển bền
vững...nền công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ là yếu tố mạnh nhất để thúc đẩy và thu
hút các nhà đầu tư nước ngoài một cách bền vững.
Trước thực tế đó, đề tài “ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân
dụng ở Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận án là trên cơ sở khoa học và hệ thống các chỉ tiêu
nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD Việt Nam, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm phát triển CNHT ngành XDDD Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Lý luận những vấn đề cơ bản về CNHT, trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ được
các khía cạnh về phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam.
3
(2) Nghiên cứu các kinh nghiệm nước ngoài về phát triển CNHT XDDD để áp dụng
thực tiễn ở Việt Nam.
(3) Nghiên cứu mô hình và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển
CNHT ngành XDDD ở Việt Nam.
(4) Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam giai đoạn
2009 -2013.
(5) Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn và các nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD Việt Nam.
(6) Đề xuất những giải pháp để phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam đến
năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề về phát triển
CNHT ngành XDDD Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu là các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD trên địa
bàn cả nước: DN sản xuất xi măng, DN sản xuất vật liệu xây, DN sản xuất vật liệu
lợp, DN sản xuất vật liệu ốp lát, DN kính xây dựng, Tư vấn – thiết kế và Giám sát.
- Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2000-2013
Số liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu khảo sát của 300 DN CNHT ngành XDDD
và phỏng vấn sâu 20 cán bộ lãnh đạo ngành XDDDtrên cả nước trong giai đoạn
2010 -2012.
Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung
Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD
Một số giải pháp cơ bản giúp phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam.
4
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả xác định những mục tiêu
nghiên cứu và được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu như sau:
(1) Dựa trên những tổng quan nghiên cứu nào để tìm (khoảng trống) hướng nghiên
cứu của tác giả?
(2) Dựa trên cơ sở lý thuyết nào để xây dựng cơ sở lý luận về phát triển CNHT
ngành XDDD?
(3) Lựa chọn mô hình/ khung phân tích nào để đánh giá sự phát triển bền vững
CNHT ngành XDDD?
(4) Áp dụng những nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNHT
XDDD vào điều kiện thực tế ở Việt Nam?
(5) Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD VN qua khung phát triển
và hệ thống các chỉ tiêu như thế nào?
(6) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD ?
(7) Qua thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD ở VN đã có những thuận lợi,
gặp những khó khăn gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng?
(8) Cần có những giải pháp gì để phát triển CNHT ngành XDDD ở VN đến năm 2020?
5
Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu
Tốc độ
Phát triển
Các chỉ tiêu theo chiều
rộng
Đánh giá thực trạng phát triển CNHT
ngành XDDD ở Việt Nam
Các chỉ tiêu đánh giá phát triển
CNHT ngành XDDD
Cấp độ
phát triển
Lành mạnh hóa hệ
thống tài chính DN
Tỷ trọng giá trị
SP công nghệ cao
Tăng
TFP
Các chỉ tiêu theo chiều sâu
Phát triển BV CNHT ngành
XDDD dựa trên 3 trụ cột chính
Kinh tế
Giải pháp phát triển CNHT
ngành XDDD ở VN
Môi trường
Xã hội
Cơ sở lý luận về CNHT Phát triển CNHT ngành XDDD
Các nhân tố tác động đến
PT CNHT ngành XDDD
Các nhân tố
trực tiếp
Các nhân tố
gián tiếp
6
5. Đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
Thứ nhất: Trên cơ sở lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ (CNHT), tác giả đưa ra
quan điểm về CNHT ngành XDDD là bao gồm tất cả các ngành sản xuất vật liệu
xây dựng và tư vấn, thiết kế, giám sát xây dựng; quan điểm về phát triển CNHT
ngành XDDD (phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều sâu và phát triển CNHT
ngành XDDD theo chiều rộng).
Thứ hai: Tác giả đưa ra hai nhóm chỉ tiêu để đánh giá phát triển CNHT
ngành XDDD đó là: Phát triển theo chiều rộng (Cấp độ phát triển của các doanh
nghiệp CNHT ngành XDDD; Tốc độ phát triển doanh nghiệp CNHT ngành XDDD
trong một thời gian nhất định) và chỉ tiêu phát triển theo chiều sâu (Tăng năng suất
các yếu tố tổng hợp(TFP); Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm
ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng; Mức
độ phát triển bền vững CNHT ngành XDDD; Mức độ phát triển hệ thống tài chính
lành mạnh trong các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD).
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát
của luận án:
Thứ nhất: Qua phân tích, đánh giá cho thấy TFP ngành XD: giai đoạn đoạn
2001-2005 là 4,33%, giai đoạn 2006 -2008 chiếm 3,73%; giai đoạn 2008 -2010
chiếm 3,74%; giai đoạn 2010-2013 chiếm 4,47%. Kết quả này cho thấy mức độ tác
động của các yếu tố lao động, vốn đầu tư trong xây dựng có xu hướng giảm dần.
Thứ hai: Kết quả điều tra, khảo sát về cấp độ phát triển khoa học và công
nghệ của các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD: Doanh nghiệp đánh giá các cấp
độ tăng lên, chủ yếu ở cấp độ 3,4,5 ( bao gồm công đoạn gia công + lắp ráp+ chế
tạo + thiết kế) và cán bộ lãnh đạo ngành XDDD đánh giá các cấp độ chủ yếu ở cấp
độ 1,2,3 (bao gồm gia công thô + gia công chính + lắp ráp một phần).
Thứ ba: Hàm hồi quy biểu diễn các tác động của các nhân tố phát triển bền
vững CNHT ngành XDDD:
7
PTBV CNHT ngành XDDD = 0.372*Vốn + 0.371*KHCN + 0.352* Thị
trường + 0.318* Chính sách phát triển + 0.308* Nguồn nhân lực + 0.304* Cơ sở
hạ tầng+ 0.241* Chính trị văn hóa+ 0.208* Điều kiện tự nhiên+ 0.201* Quan hệ
liên kết.
Kết quả này cho thấy phát triển bền vững CNHT ngành XDDD chịu tác
động lớn của mức vốn đầu tư, khoa học và công nghệ. Các yếu tố điều kiện tự
nhiên, quan hệ liên kết có tác động nhỏ nhất.
6. Kết cấu của luận án
Tên luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam.
Bố cục luận án: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ
viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục phụ lục thì luận án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và phương pháp
nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ và phát triển công nghiệp hỗ trợ
ngành xây dựng dân dụng.
Chương 3: Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở
Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở
Việt Nam.
CHƯƠNG 1
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1.Các công trình nghiên cứu trong nước
- Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về “Hỗ trợ phát triển một số ngành công
nghiệp hỗ trợ”[ 47]. Các dự án sản xuất sản phẩm CNHT được khuyến khích phát
triển thị trường, khuyến khích về hạ tầng cơ sở, khuyến khích về khoa học công
nghệ và đào tạo nguồn nhân lực...,khả năng cung ứng tại VN về nguyên liệu và linh
kiện phục vụ cho các lĩnh vực CNHT chỉ đạt mức 28,7%, trong khi của Thái Lan là
53%, Trung Quốc là 59,7%. Để phát triển CNHT ở trong nước cần có sự nỗ lực
hơn nữa từ: Chính sách phát triển một số ngành CNHT. Bộ Công thương phối hợp
với các bộ, ngành, hiệp hội liên quan rà soát lại các quy định nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các DN hơn nữa trong việc vay vốn, thuê mặt bằng sản xuất, nhập
khẩu vật tư, nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được. DN VN hiện có hai hạn
chế đó là: Vẫn còn quen với môi trường bao cấp, coi đây là việc của Nhà Nước,
phải có hỗ trợ ở hầu hết các mặt từ vốn, sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả, sức cạnh
tranh thấp, trong khi các DN có yêu cầu lại ngại đầu tư, ham nhập ngoại, vì giá rẻ,
không phải đầu tư...Nghị quyết này đã được triển khai vào tháng 10 năm 2012 do
Bộ Công Thương chủ trì hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc thực hiện một số dự án
về phát triển CNHT, cụm CNHT tại Hải Phòng, Vũng Tàu, vườn ươm công nghệ
CNHT tại Cần Thơ.
- Hoàng Văn Châu, “Chính sáchphát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam”
[15]. CNHT được xem là giải pháp thiết thực để thực hiện theo hướng chủ động của
hoạt động kinh tế tránh nhập siêu, CNHT phát triển sẽ giúp DN lựa chọn được chiến
lược phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia
và quốc tế. Bên cạnh đó phát triển CNHT còn tạo cơ hội cho DN nhỏ và vừa phát
9
triển mạnh mẽ tạo nên mạng sản xuất kinh doanh đa dạng và rộng khắp. Đây chính
là nền tảng để phát triển một nền CN tự chủ, hiện đại. Song tác giả chỉ nêu ra những
chính sách phát triển CNHT cho VN một cách khái quát, chưa đi vào phân tích cụ
thể các chính sách phát triển CNHT ngành XDDD ở VN.
- Nguyễn Kế Tuấn,“Phát triển công nghiệp phụ trợ trong chiến lược phát
triển công nghiệp Việt Nam”[23] đã đề cập tổng quát: Khái niệm, vai trò, các nhân
tố tác động đến phát triển CNHT, đề xuất một số chính sách chủ yếu về phát triển
CNHT, đặc biệt là quan điểm để lựa chọn xây dựng chính sách phát triển CNHT
cho VN.
- Trần Văn Thọ, trong“Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hoá
Việt Nam”[40] đã phân tích con đường phát triển CN ở VN theo hướng toàn cầu hoá,
thông qua phát triển CNHT như là lĩnh vực của hệ thống DN nhỏ và vừa (DNNVV).
- Phan Đăng Tuất với bài viết“Trở thành nhà cung cấp cho các doanh
nghiệp Nhật Bản – Con đường nào cho Việt Nam”, trong “Kế hoạch hành động về
phát triển CNHT Việt Nam” tại diễn đàn liên kết hội nhập cùng phát triển năm
2008 và trong “CNHT, vấn đề trọng đại”[33] đăng trên Báo Công Thương số Tết
2009, đã khẳng định các vai trò quan trọng của CNHT đối với nền kinh tế, yêu cầu
về DNNVV và sự hợp tác với Nhật Bản trong phát triển CNHT ở Việt Nam.
- Chính Phủ đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển CNHT Việt Nam đến năm
2010, tầm nhìn đến 2020”, do Bộ Công nghiệp (cũ) soạn thảo[49]. Trong quy hoạch
này, lần đầu tiên khái niệm CNHT được chính thức hoá ở VN. Theo quy hoạch này,
kế hoạch và các giải pháp phát triển CNHT: Tạo dựng môi trường đầu tư, phát triển
khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, liên kết
doanh nghiệp đã được đề xuất cho 5 ngành CN ưu tiên: Điện tử tin học, dệt may, da
giày, sản xuất lắp ráp ô tô, Cơ khí chế tạo.
- Ohno, “Xây dựng các ngành CNHT ở Việt Nam”[31], đã trình bày các kết
quả khảo sát về thực trạng các ngành CNHT trong chương 1 “CNHT Việt Nam dưới
góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản”.
10
- Trương Thị Chí Bình “Phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng ở Việt
Nam”[35]. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngành CNHT nói chung và
ngành CNHT ngành điện tử gia dụng nói riêng. Thực trạng và triển vọng phát triển
ngành CNHT điện tử gia dụng ở VN cũng như đã đưa ra giải pháp phát triển CNHT
ngành điện tử gia dụng ở VN. Phạm vi nghiên cứu luận án chỉ dừng lại ở ngành
CNHT điện tử gia dụng và các ngành như cơ khí, nhựa, xe máy, ô tô.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
- Mirian Picinini Méxas , Osvaldo Luiz Gonçalves Quelhas, Helder Gomes
Costa, “Prioritization of enterprise resource planning systems criteria: Focusing on
construction industry” [65]. Nhóm tác giả sử dụng hệ thống ERP (Enterprise
Resource Planning). Đầu tiên, dựa trên việc xem xét các tài liệu liên quan đến việc
thực hiện và áp dụng các mô hình đa tiêu chuẩn đánh giá của các hệ thống ERP, tập
hợp các tiêu chí lựa chọn được đề xuất cho các ứng dụng ERP cho các công ty trong
ngành XDDD ở Brazil, nơi có sự thiếu hụt của loại hệ thống này. Sau khi xác nhận
của các tiêu chí này bởi một nhóm các thành viên công nghệ thông tin, các chuyên
gia trong ngành XDDD, 79 người trả lời chủ yếu từ ngành CNXD và công nghệ
thông tin tham gia vào một nghiên cứu thực địa để kiểm tra nhận thức của họ về tầm
quan trọng của các tiêu chí này. Nghiên cứu cho thấy rằng, các tiêu chí kinh doanh
và phần mềm tài chính là quan trọng nhất đối với người trả lời. Ngoài ra, tầm quan
trọng của từng nhóm tiêu chí cũng được đánh giá và để hỗ trợ các nhà sản xuất
quyết định khi lựa chọn hệ thống ERP.
- I.M. Horta, A.S. Camanho, “Company failure prediction in the construction
industry”[61]. Bài viết này đề xuất mô hình mới để dự đoán sự thất bại của công ty
trong ngành công nghiệp xây dựng. Mô hình bao gồm ba khía cạnh sáng tạo lớn. Việc
sử dụng các biến chiến lược phản ánh đặc trưng quan trọng của các công ty XD, đó là
lý do quan trọng để giải thích sự thất bại của công ty. Đề xuất mô hình đã được thực
nghiệm sử dụng tất cả các nhà thầu ở Bồ Đào Nha hoạt động trong năm 2009.
- Zahir Irani, Muhammad Mustafa Kamal “Intelligent Systems Research in
the Construction Industry”[74]. Với sự phức tạp ngày càng tăng của các vấn đề
11
trong ngành công nghiệp xây dựng. Do đó, mục đích nghiên cứu của bài viết này là
để phân tích hệ thống thông minh trong CNXD nhằm tìm kiếm giải pháp thích hợp.
Vì vậy, để theo dõi các ứng dụng của hệ thống thông minh để nghiên cứu trong
ngành CNXD, một cách tiếp cận hồ sơ được sử dụng để phân tích 514 ấn phẩm
được chiết xuất từ các cơ sở dữ liệu Scopus. Giá trị chính và độc đáo của bài viết
này nhằm phân tích và biên soạn tài liệu xuất bản hiện có bằng cách kiểm tra các
biến (ấn phẩm hàng năm, vị trí địa lý của mỗi ấn phẩm…). Những đóng góp của bài
viết này cung cấp một sự so sánh giữa hai thập kỷ và cung cấp cái nhìn sâu vào các
xu hướng sử dụng các loại hệ thống thông minh khác nhau trong ngành CNXD. Các
phân tích trong bài viết đã xác định được nghiên cứu hệ thống thông minh đã đóng
góp vào sự phát triển và tích lũy của cải tiến trí tuệ đối với các khu vực hệ thống
thông minh trong ngành CNXD.
- C.M Tam , Vivian W.Y Tam , W.S Tsui, “Green construction assessment
forenvironmental management in the construction industry of Hong Kong”[58].
Đánh giá môi trường (EA), một công cụ để xem xét, theo dõi, kiểm tra và đánh giá
hiệu quả môi trường cho ngành CNXD đã được ủng hộ. Mặc dù có rất nhiều các
công cụ đánh giá môi trường, hầu hết trong số họ không được thiết kế XD. Bài viết
này đề xuất một hệ thống gọi là “Đánh giá công trình xanh”(GCA) cho XD. Hai
loại chỉ số môi trường được chấp nhận: Chỉ số hoạt động quản lý (MPIs) và các chỉ
số hiệu suất hoạt động (OPIS). Sử dụng một hệ thống quyết định đa tiêu chuẩn, hệ
thống phi kết cấu mờ hỗ trợ quyết định (NSFDSS), các trọng số cho mỗi tiêu chí và
ít yếu tố này được phát triển, sản xuất là một thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt
động môi trường đối với hoạt động XD.
-Nannan Wang, “The role of the construction industry in China's sustainable
urban development”[67]. Ngành XD là một ngành tiêu hao năng lượng lớn và
lượng carbon phát thải lớn. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã có chính sách phát
triển bền vững cho ngành XD. Nhưng trong những năm gần đây, ngành
CNXDTrung Quốc đã dường như đáp ứng chậm hơn so với các ngành khác. Kết
quả là ngành CNXD Trung Quốc bị cạnh tranh thấp trên thị trường, thiếu kỹ năng
12
toàn cầu và thiếu sáng kiến hướng tới đổi mới công nghệ. Nghiên cứu này xem xét
vai trò của ngành CNXD phát triển đô thị bền vững của Trung Quốc. Các tác động
xã hội, kinh tế và môi trường của ngành XD ở Trung Quốc, kết quả cho thấy rằng
việc XD ở Trung Quốc đóng cả hai vai trò tích cực và tiêu cực trong phát triển đô
thị bền vững của Trung Quốc. Gợi ý bao gồm thiết lập các biện pháp tiêu chuẩn,
đổi mới kỹ thuật và khuyến khích sự hợp tác giữa các ngành CNXD và giáo
dục…sẽ góp phần vào sự phát triển tương lai của ngành CNXD ở Trung Quốc.
- Năm 1990, “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ” đã được M. Porter nhắc đến
trong lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”(The competitive advantage of nations,
Harvard business review 1990)[73].Trong đó, cụm từ này đã được phân tích như là
một trong năm yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Nhưng
các nghiên cứu về CNHT nhiều nhất vẫn là ở các quốc gia Đông Á, đặc biệt là Nhật
Bản, nơi ra đời khái niệm CNHT. Tình hình thuê ngoài và các nhà cung ứng cho các
doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản đã được phân tích trong “Chi nhánh các nhà
lắp ráp Nhật Bản ở châu Á” (Japanese-Affiliated Manufactures in Asia), JETRO
thực hiện năm 2003 và “Báo cáo khảo sát các bộ phận ở nước ngoài của các công
ty lắp ráp Nhật Bản” (Survey report on overseas business operations by Japanese
manufacturing companies) do ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) xuất bản
năm 2004. Báo cáo chỉ ra rằng, chi nhánh các tập đoàn Nhật Bản ở Châu Á, đặc biệt
là Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã sử dụng hệ thống thầu phụ được hình thành với
vai trò mạnh mẽ của các DN sản xuất linh kiện có vốn đầu tư từ Nhật Bản.
1.1.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả
- Một số nghiên cứu đề cập đến phát triển CNHTcụ thể cho mỗi ngành như:
Điện tử; Dệt may; Da giày…nhưng chưa có nghiên cứu nào cho phát triển CNHT
ngành XDDD.
- Một số nghiên cứu chỉ xem xét phát triển CNHT trên góc độ năng lực
cạnh tranh khoa học và công nghệ, nhưng chưa đề cập đến các cấp độ khoa học và
công nghệ hiện tại trong các DN CNHT.
13
- Một số nghiên cứu có xem xét đến tác động của TFP trong phát triển
ngành, nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác động của TFP trong phát triển
CNHT ngành XDDD.
- Một số nghiên cứu về phát triển bền vững như: Phát triển thương mại bền
vững; công nghiệp bền vững…Nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về phát triển
bền vững CNHT ngành XDDD.
- Một số nghiên cứu về phát triển CNHT dựa trên các chỉ tiêu đánh giá
khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào dựa trên các chỉ tiêu đánh giá theo chiều
rộng và chiều sâu.
Tất cả các “khoảng trống” trên đây sẽ là hướng nghiên cứu chính của luận án này.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
1.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về sự phát triển CNHT ngành
XDDD ở VN dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách, bài báo, trang web, số liệu
tổng cục thống kê, Bộ XD,Vụ Vật liệu XD, các công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài, các báo cáo tài chính của các DN CNHT như Kính XD, Xi măng, Vật liệu
xây, Vật liệu lợp, Vật liệu ốp lát, Tư vấn – Thiết kế - Giám sát XD…
1.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Để đánh giá khả năng phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh VLXD
trong thời gian tới, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển này, tác
giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ lãnh đạo tại 350 DN
sản xuất, kinh doanh VLXD, tư vấn –thiết kế-giám sát XD trên thị trường hiện nay,
nhằm thu thập ý kiến của đội ngũ này cho các vấn đề trên. Công việc khảo sát được
thực hiện tại ba khu vực: Miền Bắc từ Ninh Bình trở ra, số lượng DN khảo sát là
140; miền Nam từ Bình Thuận trở vào, số lượng DN khảo sát là 120; miền Trung là
khu vực còn lại, số lượng DN khảo sát là 90. Kết quả thu về, số phiếu khảo sát là
350, tuy nhiên số phiếu hợp lệ là 300 phiếu. Dữ liệu thu được từ 300 phiếu gồm có
14
116 phiếu của khu vực phía Bắc, 105 phiếu của khu vực phía Nam và 79 phiếu của
khu vực miền Trung. Và phỏng vấn sâu 20 cán bộ lãnh đạo ngành XDDD. Dữ liệu
này được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Excel trước khi đưa vào thành dữ liệu của
phần mềm SPSS16 để tiến hành phân tích.
Bảng 1.1: Vị trí khảo sát và số phiếu khảo sát
Số phiếu/ Khu vực Số phiếu phát ra Số phiếu thu về hợp lệ
Miền Bẵc 140 116
Miền Trung 90 79
Miền Nam 120 105
Tổng cộng 350 300
Bảng 1.2: Doanh nghiệp được khảo sát
Ngành
Khu vực
Xi
măng
VL
xây
VL
Lợp
VL
ốp lát
Kính
XD
Tư vấn &thiết
kế, giám sát
Miền Bắc 20 22 24 28 15 7
Miền Trung 11 12 16 23 8 9
Miền Nam 15 17 18 22 17 16
Tổng cộng 46 51 58 73 40 32
1.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu
1.2.2.1. Phương pháp phân tích số dữ liệu thứ cấp
Trong quá trình nghiên cứu, các thông tin báo cáo về tình hình hoạt động
phát triển CNHT ngành XDDD được tác giả thu thập dưới dạng các báo cáo tổng
hợp được Bộ XD, Tổng cục thống kê, Vụ Vật liệu xây dựng,Bộ kế hoạch và đầu tư,
báo cáo tài chính của các DN CNHT. Trong đó có các nội dung về vốn đầu tư,
GDP, lao động, doanh thu, chi phí, lợi nhuận…của các DN CNHT ngành XDDD.
Các số liệu trên được tác giả chọn lọc, xử lý và đưa vào nghiên cứu này dưới dạng
các bảng biểu, biểu đồ. Nội dung phân tích các số liệu này bao gồm phân tích so
sánh giá trị giữa các giai đoạn, ở đây là theo từng năm, từng giai đoạn.
15
1.2.2.2.Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được
dưới hình thức cơ cấu và tổng kết (Huysamen, 1990). Các thống kê mô tả sử dụng
trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị
trung bình và độ lệch chuẩn. Trong nghiên cứu này, sau khi tiến hành khảo sát đối
tượng làm việc tại các vị trí lãnh đạo như Ban Giám đốc hay Trưởng/ Phó phòng tại
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh VLXD, Các công ty Tư vấn-Thiết kế-Giám
sát XD, tác giả tiến hành công việc tổng hợp dữ liệu và sử dụng phần mềm phân
tích thống kê SPSS16 để thực hiện công việc phân tích.
Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Do vậy để thuận tiện cho
việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) đánh giá mức độ hài lòng đối
với từng yếu tố ảnh hưởng phát triển bền vững CNHT ngành XDDD và đánh giá về
sự phát triển bền vững CNHT ngành XDDD, tác giả quy ước:
- Mean < 3.00: Mức thấp
- Mean = 3.00 – 3.24: Mức trung bình
- Mean = 3.25 – 3.49: Mức trung bình khá
- Mean = 3.50 – 3.74: Mức khá cao
- Mean = 3.75 – 3.99: Mức cao
- Mean > 4.00: Mức rất cao
Thống kê suy luận: cho phép các nhà nghiên cứu suy luận dữ liệu từ mẫu
nghiên cứu khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến, sự khác biệt trong một biến
giữa các nhóm mẫu khác nhau và giải thích mối liên hệ giữa biến độc lập và biến
phụ thuộc (Sekaran, 2000).Nghiên cứu này cũng sử dụng thống kê suy luận để kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu.
Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Độ tin cậy là mức độ mà thang đo được xem xét là nhất quán và ổn định
(Parasuraman, 1991). Hay nói cách khác, độ tin cậy của một phép đo là mức độ mà
phép đo tránh được sai số ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này, để đánh giá độ tin cậy
16
(reliability) của từng thang đo, đánh giá độ phù hợp của từng mục hỏi (items) hệ số
tương quan alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient Alpha) được sử dụng.
- Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ
mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán
phương sai của từng item và tính tương quan điểm của từng item với điểm của tổng
các items còn lại của phép đo.
- Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên
đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có
nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong
trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong
bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng
Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số
alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được.
- Khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item nào có hệ số tương quan
biến tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những item có
độ tin cậy bảo đảm (Nguyễn Công Khanh, 2005), các item có hệ số tương quan biến
tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Được sử dụng để kiểm tra tính đơn hướng của các thang đo (Hoàng Trọng &
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) và độ giá trị cấu trúc của phép đo (Nguyễn Công
Khanh, 2005).
- Tính đơn hướng của thang đo được định nghĩa là sự tồn tại của chỉ một khái
niệm (construct) trong một tập biến quan sát (Garver & Mentzer, 1999) đó là mức độ
mà một tập biến quan sát biểu thị cho một và chỉ một khái niệm tiềm ẩn duy nhất.
- Độ giá trị cấu trúc (construct validity) gồm hai thành phần là độ giá trị hội tụ
(convergent validity) và độ giá trị phân biệt (discriminant validity). Độ giá trị hội tụ
liên quan đến câu hỏi “ Các biến đo lường dùng để đo một khái nhiệm tiềm ẩn có
17
hội tụ về mặt thống kê hay không?” (Garver & Mentzer, 1999), Độ giá trị phân biệt
biểu thị phạm vi đo lường những khái niệm khác nhau thì khác nhau.
- Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng phương pháp principal
components với phép varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue ≥ 1
được sử dụng. Trong quá trình phân tích EFA các items, thang đo không đạt yêu
cầu sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn là các item phải có hệ số tải nhân tố (factor loading)
>0.4, tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1998 dẫn theo Trần Thị
Kim Loan, 2009), hệ số của phép thử KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling
Adeqacy) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2000) và phép thử Bartlett
(bartlett Test of Sphericity) phải ở mức có ý nghĩa.
Phân tích hồi quy
Sau khi thang đo của các yếu tố được kiểm định, bước tiếp theo sẽ tiến hành
chạy hồi quy tuyến tính và kiểm định với mức ý nghĩa 5% theo mô hình :
Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3+ … + βi*Xi
Trong đó :
Y: Đánh giá về khả năng phát triển bền vững CNHT ngành XDDD trong
tương lai
Xi: Các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững CNHT ngành XDDD
β0: hằng số
βi: các hệ số hồi quy (i > 0)
Kết quả từ mô hình sẽ giúp ta xác định được yếu tố ảnh hưởng quan trọng
đến sự phát triển bền vững CNHT cho ngành XDDD hiện tại, từ đó lựa chọn các
giải pháp hợp lý để có thể đẩy mạnh sự phát triển trong tương lai.
18
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
VÀ PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH
XÂY DỰNG DÂN DỤNG
2.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ
2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ
Cụm từ “Supporting Industry” (công nghiệp hỗ trợ) xuất hiện lần đầu tiên
trong “Sách trắng về Hợp tác kinh tế năm 1985” của Bộ công thương Nhật Bản
(MITI, nay là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại, METI)[2]. Trong tài liệu
này, CNHT được dùng để chỉ các DN có đóng góp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng
CN ở các nước Châu Á, hay các công ty sản xuất linh phụ kiện. Năm 1987, MITI
tiếp tục giới thiệu về thuật ngữ này với định nghĩa chính thức là các ngành cung cấp
những gì cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hoá, cho các
ngành CN lắp ráp. Khái niệm CNHT ra đời và được Chính phủ Nhật Bản chính
thức sử dụng vào khoảng thời gian này, bởi sự phát triển mang tính lịch sử của nền
kinh tế những năm đó. Sự tăng giá của đồng tiền Nhật Bản đã làm cho các DN Nhật
Bản giảm xuất khẩu các sản phẩm cuối cùng và do vậy phải chuyển các cơ sở sản
xuất sang các nước có chi phí nhân công rẻ hơn. Tuy nhiên các nhà lắp ráp Nhật
Bản ở nước ngoài vẫn phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các DNNVV Nhật Bản, Italy
do các DN nội địa tại nước sở tại không thể đáp ứng. Thuật ngữ CNHT lúc đó được
dùng để chỉ sự thiếu hụt các ngành CN như vậy ở các nước này. Sau đó, thuật ngữ
này đã được phổ biến đến các nước Châu Á khác cùng với các chương trình hỗ trợ
của Nhật Bản như New Aid Plan năm 1987, chương trình phát triển CNHT Châu Á
năm 1993.
Trần Văn Thọ [40] cho rằng, CNHT chỉ toàn bộ những sản phẩm công
nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những
linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm…Và
19
cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Nếu
kể các sản phẩm tương tự thì phạm vi sẽ rất rộng nhưng nếu thêm một đặc tính nữa
sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn: Sản phẩm CNHT thường được sản xuất với quy mô
nhỏ, thực hiện bởi các DNNVV ngành này.
Như vậy, có thể thấy rằng CNHT là một khái niệm rộng, có tính chất tương
đối. Dù có rất nhiều cách định nghĩa, các khái niệm CNHT đều có các điểm chung
như sau:
Thứ nhất, đó là việc cung ứng các linh phụ kiện cho mục đích sản xuất sản
phẩm cuối cùng.
Thứ hai, các ngành CNHT bao gồm các công đoạn chủ yếu để sản xuất các
linh kiện kim loại, nhựa và cao su, điện và điện tử, nhằm phục vụ một số ngành CN
chế tạo như xe máy, ô tô, điện tử, chế tạo máy móc.
Thứ ba, việc cung ứng này chủ yếu được đáp ứng bởi hệ thống DNNVV có
trình độ công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm có độ chính xác lớn, thực hiện các
cam kết hợp đồng với khách hàng một cách chuẩn mực.
Thứ tư, khách hàng cuối cùng của các ngành CNHT là nhà lắp ráp, do vậy,
thị trường của CNHT không rộng như sản xuất sản phẩm cho người tiêu dùng cuối
cùng. Thị trường hàng hoá của họ thu hẹp hơn, có những nhóm sản phẩm nằm ở
phần thị trường rất hẹp và chỉ dành cho một số khách hàng nhất định. Đây chính là
khó khăn lớn nhất của phát triển CNHT. Mặc dù vậy, sản xuất CNHT lại trở nên
hấp dẫn và tương đối ổn định nếu DN phụ trợ đó tìm được khách hàng dài hạn, hoặc
tìm được thị trường “ngách” cho mình.
Ở VN, cụm từ “công nghiệp phụ trợ” bắt đầu được nhắc tới một cách tương
đối rộng rãi từ năm 2003. Tuy nhiên, thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” đã được chính
thức hoá để chỉ vấn đề này, lần đầu ở VN từ năm 2007, trong “Quy hoạch tổng thể
phát triển các ngành CNHTVN đến 2010, tầm nhìn đến 2020” do Bộ CN (cũ), nay
là Bộ Công thương soạn thảo và Thủ Tướng phê duyệt. Trong đó, CNHT được định
nghĩa “hệ thống CNHT là hệ thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và công nghệ sản
20
xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện,
phụ tùng…cho khâu lắp ráp cuối cùng”[1]. Trong bản quy hoạch này, CNHT được
phân chia thành hai thành phần chính, phần cứng liên quan đến sản xuất và phần
mềm là hệ thống dịch vụ CN và marketing. Năm nhóm ngành đã được Chính phủ
chỉ định ưu tiên phát triển CNHT và được hoạch định kế hoạch phát triển cụ thể, đó
là: Điện tử, cơ khí chế tạo, ô tô, dệt may, da giày…
Như vậy, có thể thấy khái niệm về “công nghiệp hỗ trợ” ở VN có nét khác
biệt so với các khái niệm ở các quốc gia khác:
Thứ nhất: CNHT được xác định rộng hơn, từ khâu sản xuất nguyên vật liệu
đến cả các dịch vụ CN. Có thể thấy khái niệm này làm cho các ngành CNHT mở
rộng ra rất nhiều, không chỉ bao gồm một số lĩnh vực CN, không chỉ tập trung các
DN nhỏ và vừa mà cả các DN lớn và điều này đồng nghĩa với việc rất khó có thể
tạo ra được trọng tâm trong CNHT.
Thứ hai: Các ngành CNHT ở đây được xác định trên cơ sở các ngành CN hạ
nguồn (ngành lắp ráp như ô tô, cơ khí, dệt may, da giày, điện tử) chứ không xác
định trên đặc thù sản phẩm của ngành sản xuất phụ trợ (cơ khí chế tạo, nhựa, điện
tử…). Khái niệm này cũng được định nghĩa chưa thật rõ ràng, cụ thể đối với DN
hoặc những đối tượng ngoài lĩnh vực nghiên cứu.
Ngoài ra, cùng với thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ”, có một vài khái niệm
khác cũng được sử dụng để chỉ ngành CN chuyên cung cấp đầu vào như:
Công nghiệp liên quan và hỗ trợ: Thuật ngữ này được M.Porter sử dụng như
là yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh quốc gia. Trong đó, CNHT được định
nghĩa như khu vực tạo ra yếu tố đầu vào được sử dụng rộng rãi, còn CN liên quan là
những ngành trong đó DN có thể phối hợp và chia sẽ các hoạt động trong cùng
chuỗi giá trị khi họ cạnh tranh với nhau, hoặc là những ngành sản xuất ra các sản
phẩm có tính chất bổ sung cho nhau.
Thầu phụ: Thuật ngữ này được sử dụng khá lâu trong CN nhưng không được
định nghĩa cụ thể. Theo cơ quan Phát triển CN Liên hợp quốc (UNIDO) thì thầu
21
phụ là “thỏa thuận giữa hai bên là nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Nhà thầu chính
giao cho một hoặc một vài DN sản xuất linh phụ kiện hoặc cụm linh kiện và/ hoặc
cung cấp dịch vụ CN cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm cuối cùng của mình. Nhà
thầu phụ thực hiện công việc tuân theo sự chỉ định của nhà thầu chính”. Hình thức
thầu phụ khá phổ biến tại Nhật Bản và các quốc gia NEC trong những năm 1950 –
1970. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do áp lực kinh doanh và tồn tại. Các
DN thầu phụ đang có khuynh hướng chuyển sang ngành CNHT[56].
Công nghiệp phụ thuộc: Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ từ
những năm 1950, trong Luật CN năm 1951, CN phụ thuộc được hiểu là hoạt động
trong lĩnh vực CN có liên quan đến hoặc có dự định liên quan đến việc chế tạo hoặc
sản xuất linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, công cụ hoặc hàng hóa trung gian, hoặc
cung cấp dịch vụ. Có thể thấy rằng CN phụ thuộc là một phần của CNHT dưới hình
thức các hoạt động CN quy mô nhỏ. Với đặc tính như vậy, rất khó có thể tìm ra một
chính sách độc lập để thúc đẩy sự phát triển của ngành CN này[56].
Công nghiệp linh phụ kiện: Thuật ngữ này được hiểu là ngành CN sản xuất
phụ tùng, linh kiện, được sử dụng rộng rãi trong ngành CN lắp ráp như xe máy, ô
tô, điện và điện tử. Đây là thuật ngữ có phạm vi hẹp, nó không bao gồm các yếu tố
đầu vào khác trong CNHT như dịch vụ, công cụ, máy móc và nguyên liệu.
Nhà cung cấp: Cũng giống như “CN linh phụ kiện”, thuật ngữ này không
được định nghĩa cụ thể, nó được sử dụng rộng rãi ở Malaysia và các nước Nam Á.
Không giống với CNHT, nhà cung cấp dùng để chỉ các DN đơn lẻ, là một bộ phận
của CNHT, nhân tố quan trọng cho sự phát triển của ngành CN này[56].
Đến năm 2011, VN mới có khái niệm chính thức về CNHT, khái niệm này
được đưa ra trong quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 24/02/2011 của
Thủ tướng Chính Phủ, cụ thể như sau: CNHT là các ngành công nghiệp sản xuất
vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành
CN sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh từ tư liệu sản xuất hoặc sản
phẩm tiêu dung [47].
22
Như vậy, CNHT là một thực thể kinh tế được hình thành từ thực tế phát triển
CN của các quốc gia. Dưới sự tác động của sự thay đổi cấu trúc CN, các nhà hoạch
định chính sách nhận thấy tầm quan trọng của một khu vực kinh tế và cần phải có
chính sách để thúc đẩy sự phát triển của khu vực này. Khái niệm CNHT được nhìn
nhận từ nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu qui hoạch
cũng như thiết lập chính sách CN đặc thù của các quốc gia. Có thể rút ra một số kết
luận quan trọng liên quan đến các vấn đề lý luận của CNHT:
Thứ nhất: CNHT là một khái niệm của CN hiện đại, được kế thừa từ những
khái niệm có liên quan và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các ngành CN cung
cấp các yếu tố trung gian đầu vào cũng như các yếu tố hỗ trợ cho các ngành CN
then chốt, có giá trị kinh tế cao và quá trình sản xuất phức tạp.
Thứ hai: Khái niệm chung về CNHT tương đối đồng nhất, tuy nhiên tùy vào
mục đích sử dụng mà mỗi quốc gia có sự giới hạn phạm vi của ngành này ở một số
ngành cụ thể.
Thứ ba: Ngành CNHT không được xem xét trên hệ thống phân loại ngành
kinh tế theo quan điểm truyền thống (theo lĩnh vực sản xuất) mà chỉ được xem xét
như một ngành CN với sự tái định nghĩa các ngành CN theo cấu trúc dọc (theo hoạt
động sản xuất) dưới áp lực của chuyên môn hóa quy trình và tái cấu trúc DN CN.
Thứ tư: Đối với các quốc gia đang phát triển, CNHT đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra sản phẩm xã hội, thúc đẩy tăng trưởng của các ngành CN mũi nhọn,
thu hút ĐTNN và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, của vùng địa phương.
Thứ năm: Việc xác lập phạm vi của ngành CNHT phải căn cứ trên điều kiện
đặc thù cũng như hoạch định chính sách CN của mỗi quốc gia, không nên sử dụng
chung định nghĩa của các quốc gia khác nhau, vì như vậy có thể tạo ra sự phát triển
không ổn định cũng như đánh mất tính chủ động và độc lập của nền kinh tế đất nước.
2.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ
Có nhiểm của ngành công nghiệp hỗ trợhải căn cứ trên điều kiện đặc thù
cũng như hoạch định chính sách CN của mỗi quốc gia, không nên sử dụng chung
định nghĩa của ừ cấu trúc tới đặc điểm phát triển của ngành.
23
Thứ nhất: Sự phát triển của CNHT là tất yếu của quá trình phân công lao
động xã hội.
Tại các nước phát triển, khi quy mô sản xuất cũng như sự phức tạp hóa của
sản phẩm xã hội đạt đến một mức độ nhất định, quá trình phân loại các hoạt động
lắp ráp và sản xuất linh kiện thành những công đoạn độc lập sẽ hình thành, chuyên
môn hóa sẽ xuất hiện. Quá trình này là tất yếu và gắn liền với sự thay đổi trong
phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa này là sự ra đời của các ngành
CNHT. Còn tại các nước đang phát triển, với sự đầu tư của các nước phát triển
trong ngành CN lắp ráp như ô tô, xe máy, điện, điện tử…sẽ kéo theo sự phát triển
ngành CNHT.
Thứ hai: CNHT là ngành phức tạp và rộng lớn.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các sản phẩm sản xuất ra ngày càng
tinh vi hơn, mỗi sản phẩm lại có vô số các chi tiết hợp thành. Một DN dù lớn đến
mức nào cũng không thể và không nên tự mình sản xuất khép kín một sản phẩm.
Lợi thế cạnh tranh và quá trình chuyên môn hóa sản xuất không cho phép làm điều
đó. Do vậy, để sản xuất một loại sản phẩm hoàn chỉnh cần sự tham gia của nhiều
DN, nhiều ngành khác nhau. Điều đó dẫn đến CNHT có phạm vi rất rộng, cả về mặt
liên kết ngành hay địa lý.
Thứ ba: CNHT góp phần tạo nên“ chuỗi giá trị” khi một ngành CN sản xuất
hay lắp ráp một sản phẩm nhất định phát triển, cần có một hệ thống các ngành
CNHT để cung cấp các chi tiết sản phẩm đó. Đến lượt nó, các DN được coi là hỗ trợ
cho sản phẩm đó lại cần các DN khác hỗ trợ cho mình. Cứ như vậy, để có hệ thống
các ngành CNHT, ngoài việc phải phát triển các ngành CN cơ bản, cần có sự phát
triển của các ngành CNHT khác nữa. Như vậy, chỉ với một sản phẩm, chuỗi giá trị
đã kéo dài và mở rộng ra hầu hết các ngành CN cơ bản và tạo ra giá trị cho nhiều
ngành CN khác.
Thứ tư: CNHT không phải là ngành “công nghiệp phụ”.
Nói đến CNHT người ta thường nghĩ đến các ngành sản xuất phụ tùng, linh
kiện, nguyên phụ liệu cho các ngành lắp ráp như ô tô, xe máy, điện, điện
24
tử…(ngành được xem là CN chính). Chính vì vậy, trên thực tế CNHT thường bị coi
là ngành CN phụ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không hợp lý. Về mặt lý luận
CNHT có thể được hiểu là ngành đối xứng với ngành CN lắp ráp, có vai trò như
những ngành CN khác. Ngành CN chính, chỉ có thể phát triển khi ngành CNHT
phát triển và ngược lại, khi ngành CN chính đã phát triển sẽ tạo động lực thúc đẩy
phát triển CNHT.
Thứ năm: Thu hút số lượng lớn DN, nhất là các DNNVV
Một đặc điểm của CNHT là nó thu hút một số lượng DN lớn, với nhiều qui
mô khác nhau trong đó có một số lượng lớn các DNNVV. Do tính chất đa cấp và
phát triển theo hình cây của hệ thống CNHT, số lượng các DN ở các cấp thấp rất
lớn, đa phần là các DNNVV.
2.1.3. Phân loại công nghiệp hỗ trợ
Phân loại CNHT có thể được phân thành các tiêu thức sau:
Thứ nhất: Phân loại theo ngành nghề sản xuất ra sản phẩm cuối cùng
Theo cách tiếp cận về CNHT là một hệ thống bao trùm chuỗi giá trị sản xuất
ra một sản phẩm, một chủng loại sản phẩm cụ thể, CNHT có thể phân thành các
ngành phù hợp với các sản phẩm cuối cùng như: Cơ khí, tin học, dệt may…
Cách phân loại CNHT trong này được sử dụng khá phổ biến cả trong thực tế
và trong nghiên cứu, nhất là nghiên cứu từng ngành sản xuất riêng lẻ. Ưu điểm của
nó là xác định rõ ràng các đối tượng tham gia một hệ thống ngành CN, đóng góp
vào chuỗi giá trị để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Khi đã xác định rõ ràng các đối
tượng tham gia vào ngành CNHT của từng ngành, các chính sách trở nên trực tiếp
và xu hướng có hiệu quả nhanh chóng.
Tuy vậy, cách phân loại này gặp phải khó khăn khi DN CNHT tham gia vào
nhiều ngành sản xuất khác nhau thì khó có thể xác định nhà sản xuất này tham gia
vào một ngành đơn nhất nào đó. Chính sự giao thoa này làm hạn chế khả năng tiếp
cận DN CNHT, kể cả về mặt nghiên cứu và chính sách.
Thứ hai: Phân loại theo ngành/ công nghệ sản xuất linh phụ kiện
25
Đây là cách phân loại căn cứ vào chủng loại sản phẩm DN sản xuất hoặc
công nghệ mà DN đó sử dụng.
Với cách tiếp cận phân loại này, có thể phân loại CNHT theo các ngành sản
xuất liên quan tới các vật liệu điển hình: Linh kiện nhựa, gia công kim khí, linh kiện…
Cách phân loại này khắc phục phần nào nhược điểm của cách phân loại thứ
nhất khi một DN cung cấp tham gia vào nhiều ngành sản xuất sản phẩm cuối cùng
khác nhau. Nhược điểm của cách phân loại này là nó không bao trùm hết toàn bộ
ngành CNHT, các nhà cung cấp trực tiếp cho các nhà sản xuất lắp ráp sản phẩm
cuối cùng thường là những nhà sản xuất những cụm linh kiện với nhiều chi tiết khác
nhau như nhựa, kim loại…Cách phân loại này theo qui trình công nghệ hay gia
công nguyên liệu hạn chế khả năng tiếp cận những nhà cung cấp trên.
Tuy nhiên, với lịch sử phát triển của thuật ngữ CNHT, có thể nói ngành này
là một trong những đối tượng ưu tiên tronng chính sách hợp tác phát triển của các
nước đang phát triển với các nước phát triển, nhất là Nhật Bản. Bản thân khái niệm
CNHT cũng từ yêu cầu XD chính sách phát triển liên kết CN mà ra. Đứng từ góc
nhìn từ các nhà đầu tư nước ngoài, đối tượng các nhà cung cấp mà họ thường nhắm
tới là những nhà sản xuất với các công nghệ và sản phẩm cụ thể như rèn, dập,
đúc…Việc phân loại CNHT theo công nghệ sản xuất cho phép các DN mà người
lập chính sách tại các nước đang phát triển xác định đúng đối tượng ưu tiên trong
chính sách của mình.
2.1.4. Vai trò của công nghiệp hỗ trợ
2.1.4.1. CNHT là nền tảng cho nền kinh tế
Trong phát triển CN, các ngành CNHT thường được ví như chân núi, tạo
phần cứng để hình thành nên thân núi và đỉnh núi chính là ngành CN sản xuất và
lắp ráp sản phẩm CN. Như vậy, CNHT có một số vai trò nổi bật đối với các ngành
CN cũng như đối với nền kinh tế.
Bảo đảm tính chủ động cho nền kinh tế. Việc cung ứng nguyên vật liệu, linh
kiện, các bán thành phẩm ngay trong nội địa làm cho nền CN chủ động, không bị lệ
26
thuộc nhiều vào nước ngoài và các biến động của nền kinh tế toàn cầu. CNHT
không phát triển làm cho các ngành CN chính thiếu sức cạnh tranh và phạm vi phát
triển cũng giới hạn trong một số ít các ngành.
Hạn chế nhập siêu. Do luôn luôn phải nhập khẩu nguyên liệu và các linh phụ
kiện cho sản xuất lắp ráp trong nước, hầu hết các nước đang phát triển lâm vào tình
trạng nhập siêu. Phát triển CNHT, vì vậy góp phần hiệu quả trong việc khai thác các
nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, hạn chế xuất khẩu tài
nguyên và các sản phẩm chế biến thô. Phát triển CNHT sẽ là một trong các biện
pháp quan trọng góp phần giải quyết tình trạng nhập siêu của nền kinh tế các quốc
gia đang phát triển, bảo đảm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu.
Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính. Cùng với việc chủ
động trong nguồn cung ứng, chi phí của sản phẩm CN cũng giảm đáng kể do cắt
giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, tận dụng nhân công rẻ và nguồn nguyên liệu
ngay tại nội địa. Việc phát triển các ngành CNHT một cách hợp lý cân đối trong bối
cảnh “thế giới phẳng” ngày nay sẽ tạo ra các sản phẩm có đặc thù riêng của quốc
gia, có sức cạnh tranh hơn hẳn các sản phẩm chỉ được lắp ráp bởi các linh kiện và
nguồn cung ứng toàn cầu.
Phát triển hệ thống DNNVV. CNHT hầu hết do hệ thống DNNVV đảm
nhiệm, đây là khu vực doanh nghiệp tạo nhiều việc làm, là nền tảng sáng tạo của
quốc gia. Đặc biệt, phát triển hệ thống DNNVV là một trong các biện pháp hữu
hiệu đối phó với khủng hoảng kinh tế, là đối tượng để cân bằng với các tập đoàn
kinh tế khổng lồ hay bị tác động nhanh và mạnh nhất của các khủng hoảng kinh tế
toàn cầu.
2.1.4.2. Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp
Mỗi sản phẩm có thể chia thành ba giai đoạn chính: Thượng nguồn gồm
các công đoạn nghiên cứu - triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện
chính; trung nguồn là công đoạn lắp ráp, gia công; hạ nguồn là thương hiệu, tiếp
thị, xây dựng mạng lưới lưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường. Các giai
27
đoạn thượng nguồn và các hạ nguồn là khu vực tạo ra giá trị gia tăng cao. Đây
chính là công đoạn của các ngành CNHT. Trong khi trung nguồn với các hoạt
động lắp ráp, gia công là khu vực ít tạo ra giá trị gia tăng nhất. Như vậy, một
quốc gia có thể tạo ra giá trị gia tăng của các sản phẩm CN khi khu vực thượng
nguồn với nguyên phụ liệu, cụm linh kiện được cung ứng ngay trong nội địa.
Phát triển CNHT góp phần hiệu quả trong việc khai thác các nguồn lực trong
nước, giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên và các sản
phẩm chế biến thô.
2.1.4.3. Mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
CNHT không phát triển sẽ làm cho các công ty sản xuất thành phẩm phải
phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp
với giá rẻ ở nước ngoài, nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo
hiểm, phí lưu kho bãi, ứ đọng vốn cho việc nhập khẩu và lưu kho...sẽ làm tăng
chi phí đầu vào. Đó là chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng
nhập khẩu. Các công ty đa quốc gia sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý chuỗi
cung ứng nếu phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận và các sản phẩm
CNHT khác. Khả năng cung ứng phụ trợ cho các ngành CN là một trong các vấn
đề được các TĐĐQG cân nhắc rất nhiều trước khi quyết định đầu tư vào một
quốc gia. Nền kinh tế với các ngành CNHT mạnh và có thể đáp ứng nhu cầu cho
các nhà lắp ráp là một trong các nhân tố tác động mạnh đến thu hút đầu tư nước
ngoài vào phát triển CN.
Nhìn chung, đối với các quốc gia CN trẻ, CNHT thường được hình thành
đồng thời với việc tổ chức lắp ráp, sản xuất các sản phẩm CN cuối cùng. Còn đối
với các nước đang phát triển, do thiếu vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ, thông
thường CN lắp ráp phát triển trước, CNHT hình thành theo sau với tiến trình nội địa
hoá các sản phẩm. Quá trình này được các tập đoàn, công ty có vốn đầu tư nước
ngoài thực hiện trên lãnh thổ của nước sở tại. Ngược lại, việc không cung cấp được
các loại linh phụ kiện này làm cho các nước đang phát triển khó khăn trong việc thu
hút đầu tư nước ngoài.
28
2.2. Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD
2.2.1. Nội dung phát triển CNHT ngành xây dựng dân dụng
2.2.1.1. Nhận dạng CNHT ngành XDDD
Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, ngày 24/2/2011 về chính sách phát triển ngành
công nghiệp hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành, các từ ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
Công nghiệp hỗ trợ: là các ngành CN sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện,
phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành CN sản xuất, lắp ráp các sản
phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: là sản phẩm của các ngành quy định tại khoản
1. Điều 1. Gồm: vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm sản xuất tại
VN để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: là dự án đầu tư tại VN (kể cả
đầu tư mới và đầu tư bổ sung) để sản xuất sản phẩm CNHT.
Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác về phát triển CNHT và dựa vào
khái niệm trong Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, các ngành CNHT được xem xét là hệ
thống các DN chế tạo, cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện cho các DN lắp
ráp các sản phẩm như ô tô, xe máy, điện tử, thiết bị chính xác, máy CN, máy nông
nghiệp (thường được gọi là các ngành CN chế tạo hạ nguồn).
CN sản xuất VLXD: Cần có CNHT để nâng cao mức độ tự động hóa trong
quy trình sản xuất, giảm nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu mà trong
nước đã tự sản xuất được.
CNHT ngành sản xuất VLXD cócác nội dung chính như sau: (1) CN khai
thác, chọn lọc, sàng nghiền và làm sạch khoáng sản phi kim loại (đá, cát, sỏi, sét,
cao lanh ...) làm nguyên liệu sản xuất VLXD; (2) CN cơ khí sản xuất máy móc thiết
bị, phụ tùng, khuôn, đồ gá, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ sản xuất
VLXD; (3) Một bộ phận công nghiệp hóa chất, luyện kim sản xuất sản phẩm: Sơn,
men, phụ gia, thép XD, tái chế sản phẩm nhựa ... dùng trong sản xuất VLXD.
29
Tuỳ theo từng loại VLXD đơn giản - thấp cấp hay cao cấp và phức tạp, quy
trình sản xuất các sản phẩm này bao gồm các bước công nghệ sau: (1) Công nghệ
nguyên, vật liệu, khuôn mẫu, đồ gá; (2) Công nghệ gia công tạo hình VLXD (đùn, ép,
cắt ...); (3) Công nghệ gia cường độ bền chịu lực, chịu va đập, chịu hóa chất nhờ phủ
men, nung, ép sản phẩm (đơn giản và tổ hợp); (4) Công nghệ hoàn thiện sản phẩm.
(5) Hoàn thiện bao gói, gắn thương hiệu, vận chuyển Thành phẩm
(4) Lắp ghép tổng thành, ví dụ bồn, bệ xí Bán thành phẩm
(3) Phân cấp, loại phế phẩm. Sản phẩm, hoặc chi tiết linh kiện
(2) Gia cường tạo độ bền, độ bóng
(nung, ép, phủ men ...)
Sản phẩm, hoặc chi tiết linh kiện
(1) Đùn, ép tạo hình (tuỳ loại) Phôi VLXD, phụ kiện thô khác
Hình 2.1: Cấu trúc cấp độ hỗ trợ cùng với công nghệ tương ứng sản xuất VLXD
Nguồn: Tổng hợp của Tác giả
Tuy nhiên, nhìn chung CNHT sản xuất VLXD ở VN phân bố chưa đồng đều
trên cả nước, phụ thuộc chủ yếu vào vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên...,
Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất theo hình thức tích hợp trong nội bộ
DN (từ khâu đầu đến khâu cuối) sử dụng các thiết bị chính nhập khẩu.
=> Theo quan điểm của tác giả: CNHT ngành XDDD bao gồm các ngành Tư vấn-
Thiết kế-Giám sát và sản xuất VLXD cơ bản để cấu thành nên sản phẩm nhà ở
như:Sắt; thép; xi măng; cát; đá xây dựng; gạch xây dựng và các vật liệu hoàn
thiện, trang trí: Kính xây dựng; thạch cao; vật liệu ốp tường; ốp sàn; ốp trần;
mái lợp; các loại cửa; sơn chống thấm; gốm sứ; điện các loại; hệ thống dẫn và
thoát nước; hệ thống điều khiển và thông tin liên lạc…
2.2.1.2. Quan điểm phát triển CNHT ngành XDDD
Trong phạm vi của luận án, tác giả đưa ra quan điểm phát triển CNHT
ngành XDDD trên hai khía cạnh đó là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo
chiều sâu.
30
a) Phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều rộng
Theo quan điểm của C.Mác trong lý thuyết phát triển[40]: Phát triển theo chiều
rộng là nhằm mở rộng quy mô sản xuất nhưng không làm tăng năng suất lao động.
Phát triển theo chiều rộng cũng chính là phát triển thêm những loại sản phẩm mới.
Theo quan điểm này thì phát triển theo chiều rộng là việc đầu tư trên cơ sở cải
tạo và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, XD mới các cơ sở vật chất với những
kỹ thuật công nghệ cơ bản như củ.
Đặc điểm phát triển theo chiều rộng:
Lấy tăng trưởng về số lượng làm mục tiêu đầu tư, mà không làm thay đổi chất
lượng sản phẩm, năng suất lao động hay giá thành sản phẩm.
Tốc độ tăng lao động lớn hơn tốc độ tăng vốn
Chi phí lao động, chi phí nguyên liệu đầu vào có thể tăng nhưng không làm tăng
năng suất lao động.
Thời gian chuẩn bị đầu tư ngắn, vốn đầu tư không quá lớn.
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng hai chỉ tiêu: Cấp độ phát triển và tốc
độ phát triển của các DN CNHT ngành XDDD để đánh giá phát triển theo chiểu rộng
của các DN CNHT ngành XDDD.
b) Phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều sâu
Theo quan điểm của C.Mác trong lý thuyết phát triển[40]: Phát triển theo
chiều sâu là phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các
nguồn lực.
Theo quan điểm này, phát triển theo chiều sâu là hoạt động đầu tư được thực
hiện trên cơ sở cải tạo, nâng cao, đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật
hiện có, hoặc xây dựng lại, hoặc đầu tư mới một dây chuyền công nghệ, XD một
nhà máy mới nhưng kỹ thuật công nghệ phải hiện đại hơn kỹ thuật công nghệ hiện
có hoặc kỹ thuật trung bình của ngành, vùng nhằm duy trì năng lực đã có.
Đặc điểm của phát triển theo chiều sâu:
- Lấy hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng suất lao động làm động lực trực
tiếp, làm mục tiêu của các hoạt động đầu tư.
31
- Phát triển theo chiều sâu thường dẫn đến giảm chi phí sản xuất, tăng năng
suất lao động và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.
- Tốc độ tăng lao động nhỏ hơn tốc độ tăng vốn
- Thời gian chuẩn bị đầu tư dài
- Phát triển theo chiều sâu và đổi mới công nghệ có quan hệ mật thiết, hữu cơ,
và luôn luôn đi liền với nhau. Phát triển theo chiều sâu là nhân tố quyết định đổi mới
công nghệ, tạo điều kiện và khả năng cho đổi mới công nghệ. Đổi mới công nghệ là nội
dung, là phương thức tiến hành hoạt động phát triển theo chiều sâu có hiệu quả.
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD
theo chiều sâu dựa vào các chỉ tiêu cụ thể như: Năng suất các yếu tố tổng hợp; Tỷ
trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm CN XDDD; Phát
triển bền vững CNHT ngành XDDD; Phát triển hệ thống tài chính lành mạnh của
các DN CNHT ngành XDDD.
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD
2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều rộng
a) Cấp độ phát triển của các DN CNHT ngành XDDD
Cấp độ phát triển hiện nay có nhiều trường phái khác nhau như: Cấp độ phát
triển theo trường phái cơ cấu; Cấp độ phát triển theo trường phái phát triển; Cấp độ
phát triển theo lý thuyết chuỗi giá trị gia tăng.
Trong luận án, tác giả sử dụng chỉ tiêu cấp độ phát triển các DN CNHT
ngành XDDD theo lý thuyết chuỗi giá trị gia tăng.
Chuỗi giá trị, hay được biết đến là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ
quản lý kinh doanh đã được Micheal Porter mô tả và phổ cập lần đầu tiên vào năm
1985 trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh của ông “Chuỗi giá trị là
chuỗi của các hoạt động của một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể”. Sản
phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản
xuất thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động mang lại sản phẩm nhiều
giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của các hoạt động cộng lại[69].
32
Tiếp đó, nhà nghiên cứu Kaplins Rapheal đã đưa ra khái niệm về chuỗi giá
trị trong phân tích toàn cầu hóa: “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động cần thiết
để biến một sản phẩm hoặc mộ dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai
đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất và đầu vào
các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối
cùng và vứt bổ sau khi đã sử dụng”. Và một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những
người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tốt đa giá trị cho chuỗi.
Như vậy, ta có thể giải thích định nghĩa về chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp hoặc
nghĩa rộng. Trong nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động thực
hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động
từ thiết kế, quá trình maang vật tư đầu vào, sản xuất, phân phối, marketing bán
hàng, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một chuỗi kết nối người sản xuất
với người tiêu dùng. Hơn nữa, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm
cuối cùng.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương
nhân, người cung cấp dịch vụ) để biến một nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các
mối liên kết với các DN khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,…Các tiếp cận
theo nghĩa rộng không xem xét đến các hoạt động do một DN duy nhất tiến hành,
mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản
xuất và kết với người tiêu dùng cuối cùng.
Trong phát triển các DN CNHT ngành XDDD, bao gồm các cấp độ như sau:
Cấp độ 5 Thiết kế + Sản xuất + Lắp ráp, chế tạo
Cấp độ 4 Thiết kế + Sản xuất (1 phần) + Lắp ráp, chế tạo
Cấp độ 3 Gia công + Lắp ráp (chế tạo một phần)
Cấp độ 2 Gia công chính
Cấp độ 1 Gia công thô
Hình 2.2: Các cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
33
Cấp độ 1: Đây là cấp độ cơ bản của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng, là tiền đề cho việc sản xuất và hoàn thiện các sản phẩm ở các công đoạn sản
xuất tiếp theo.
Cấp độ 2: Đây là cấp độ có tính hiện thực (sản phẩm hiện thực) là cấp độ thể
hiện những thuộc tính đặc điểm của sản phẩm, phản ánh sự có mặt thực tế của sản
phẩm. Các yếu tố này thường liên quan đến các thông số như: bao bì, chất lượng,
kiểu dáng, giá cả…
Cấp độ 3: Tiếp nối cấp độ 2, ở cấp độ này có thêm lắp ráp (chế tạo một phần)
các sản phẩm. Đây là cấp độ mà ở đó sản phẩm được bổ sung thêm những thuộc
tính nhằm thỏa mãn hơn sự mong đợi của khách hàng khi doanh nghiệp đưa sản
phẩm ra thị trường.
Cấp độ 4: Từ cấp độ 3, các doanh nghiệp lúc này đã thiết kế các sản phẩm
mang đặc trưng riêng cho từng ngành. Sản phẩm được thiết kế phù hợp với các tiêu
chuẩn yêu cầu kỹ thuật và thị hiếu của người sử dụng.
Cấp độ 5: Đây là cấp độ cao nhất cũng là cấp độ cuối cùng hình thành nên
một sản phẩm hoàn chỉnh do chính doanh nghiệp tạo ra. Là cấp độ tổng hợp thể
hiện tổng hợp các cấp độ trên sản phẩm. Nhưng hiện nay, có ít doanh nghiệp đạt
được tất cả các sản phẩm mình tạo ra nằm ở cấp độ này.
Vì vậy, để đánh giá sự phát triển CNHT ngành XDDD chính là sự đánh giá
DN CNHT đang ở cấp độ nào?
b) Tốc độ phát triển DN CNHT ngành XDDD trong một thời gian nhất định
Tốc độ tăng trưởng là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá mặt lượng của
sự phát triển, nó phản ánh sự gia tăng về quy mô của tổng sản phẩm trong nước
(GDP) hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh (đối với một địa phương) năm sau so với năm
trước và giữa các thời kỳ với nhau.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh (đối với
một địa phương) là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền
kinh tế của một quốc gia (hoặc của một địa phương) trong một khoảng thời gian
34
nhất định. Tổng sản phẩm trong nước (trong tỉnh) được tính theo giá thực tế và giá
so sánh. Tổng sản phẩm trong nước (trong tỉnh) theo giá thực tế thường được dùng
để nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối
quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách. Tổng sản phẩm
trong nước (trong tỉnh) theo giá so sánh đã loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua
các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, của các ngành kinh tế,
nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất.
Đối với DN CNHT ngành XDDD, tốc độ tăng trưởng DN CNHT ngành
XDDD được xác định bằng tỷ lệ phần trăm tăng thêm (hoặc giảm đi) giữa giá trị
tổng sản phẩm của các DN CNHT ngành XDDD tạo ra trong năm (theo giá so sánh)
so với giá trị tổng sản phẩm của các DN CNHT ngành XDDD của năm trước đó
(theo giá so sánh)
Tốc độ phát triển
CNHT XDDD
=
Giá trị tổng sản phẩm của DN CNHT năm n
x 100 (1.1)
Giá trị tổng sản phẩm của DN CNHT năm n-1
Quy mô phát triển phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ phát triển
được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay
chậm giữa các thời kỳ. Muốn có CNHT ngành XDDD phát triển nhanh, trước hết
DN CNHT ngành XDDD cần phải có tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong
dài hạn.
2.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều sâu
a) Tăng năng suất các yếu tố tổng hợp(TFP)
Hiệu quả hoạt động kinh tế được đánh giá qua xem xét việc sử dụng các yếu
tố đầu vào là vốn và lao động. Nhờ tác động tổng hợp của các yếu tố được phối hợp
trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất mà tạo ra giá trị gia tăng mới cao hơn. Như
vậy, trong phần giá trị gia tăng tạo ra, ngoài phần đóng góp của nhân tố đầu vào là
vốn và lao động (những nhân tố có thể lượng hoá), người ta còn thấy một phần giá
trị mới do bộ phận vô hình tạo ra. Bộ phận này được thể hiện qua năng suất các
nhân tố tổng hợp (TFP - Total Factor Productivity).
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam

More Related Content

What's hot

Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩuTìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTPHCM
 
KHAI BÁO DEFINE MASS SOURCE TRONG ETABS NHƯ THẾ NÀO?
KHAI BÁO DEFINE MASS SOURCE TRONG ETABS NHƯ THẾ NÀO?KHAI BÁO DEFINE MASS SOURCE TRONG ETABS NHƯ THẾ NÀO?
KHAI BÁO DEFINE MASS SOURCE TRONG ETABS NHƯ THẾ NÀO?VOBAOTOAN
 
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chômNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chômTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tài liệu tự học Tekla Structure
Tài liệu tự học Tekla StructureTài liệu tự học Tekla Structure
Tài liệu tự học Tekla StructureNguyen Manh Tuan
 
TKCT Bến cầu tàu đài mềm
TKCT Bến cầu tàu đài mềmTKCT Bến cầu tàu đài mềm
TKCT Bến cầu tàu đài mềmHieu Le
 
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHồ Việt Hùng
 
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.revDac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.revNguyễn Đức Hoàng
 
Phan tich va lua chon cac he so nen
Phan tich va lua chon cac he so nenPhan tich va lua chon cac he so nen
Phan tich va lua chon cac he so nenKhuất Thanh
 
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000Kiến Trúc KISATO
 
1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...
1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...
1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...Đồ án Xây Dựng
 
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung HiếuBài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung HiếuTung Nguyen Xuan
 
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdfTcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdfLe Hung
 
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM OSTERBERG (O-CELL)
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM OSTERBERG (O-CELL) PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM OSTERBERG (O-CELL)
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM OSTERBERG (O-CELL) nataliej4
 
4. bai giang nen mong chuong 4. tinh toan mong mem
4. bai giang nen mong   chuong 4. tinh toan mong mem4. bai giang nen mong   chuong 4. tinh toan mong mem
4. bai giang nen mong chuong 4. tinh toan mong memngoctung5687
 
Giao trinh sap2000 v14
Giao trinh sap2000 v14Giao trinh sap2000 v14
Giao trinh sap2000 v14Ttx Love
 
TCVN 9386:2012 - Thiết kế công trình chịu Động đất
TCVN 9386:2012 - Thiết kế công trình chịu Động đấtTCVN 9386:2012 - Thiết kế công trình chịu Động đất
TCVN 9386:2012 - Thiết kế công trình chịu Động đấtshare-connect Blog
 

What's hot (20)

Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩuTìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
Tìm hiểu và xây dựng chương trình haccp cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu
 
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
 
KHAI BÁO DEFINE MASS SOURCE TRONG ETABS NHƯ THẾ NÀO?
KHAI BÁO DEFINE MASS SOURCE TRONG ETABS NHƯ THẾ NÀO?KHAI BÁO DEFINE MASS SOURCE TRONG ETABS NHƯ THẾ NÀO?
KHAI BÁO DEFINE MASS SOURCE TRONG ETABS NHƯ THẾ NÀO?
 
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chômNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
 
Tài liệu tự học Tekla Structure
Tài liệu tự học Tekla StructureTài liệu tự học Tekla Structure
Tài liệu tự học Tekla Structure
 
TKCT Bến cầu tàu đài mềm
TKCT Bến cầu tàu đài mềmTKCT Bến cầu tàu đài mềm
TKCT Bến cầu tàu đài mềm
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoa
Đề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoaĐề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoa
Đề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoa
 
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
 
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.revDac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
 
Phan tich va lua chon cac he so nen
Phan tich va lua chon cac he so nenPhan tich va lua chon cac he so nen
Phan tich va lua chon cac he so nen
 
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000
 
1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...
1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...
1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 10 tầng lầu, 1 tầng mái. Đại học mở HCM -Thầy Lê Văn...
 
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung HiếuBài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
 
Công nghệ bao bì - phụ gia 9
Công nghệ bao bì - phụ gia 9Công nghệ bao bì - phụ gia 9
Công nghệ bao bì - phụ gia 9
 
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdfTcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
 
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM OSTERBERG (O-CELL)
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM OSTERBERG (O-CELL) PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM OSTERBERG (O-CELL)
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM OSTERBERG (O-CELL)
 
4. bai giang nen mong chuong 4. tinh toan mong mem
4. bai giang nen mong   chuong 4. tinh toan mong mem4. bai giang nen mong   chuong 4. tinh toan mong mem
4. bai giang nen mong chuong 4. tinh toan mong mem
 
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở HuếLuận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
 
Giao trinh sap2000 v14
Giao trinh sap2000 v14Giao trinh sap2000 v14
Giao trinh sap2000 v14
 
TCVN 9386:2012 - Thiết kế công trình chịu Động đất
TCVN 9386:2012 - Thiết kế công trình chịu Động đấtTCVN 9386:2012 - Thiết kế công trình chịu Động đất
TCVN 9386:2012 - Thiết kế công trình chịu Động đất
 

Similar to Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam

Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Man_Ebook
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông ...
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông  ...Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông  ...
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpBuu Dang
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...luanvantrust
 

Similar to Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam (20)

Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
 
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
 
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông ...
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông  ...Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông  ...
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
 
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại xí nghiệp vận tải biển
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại xí nghiệp vận tải biểnNâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại xí nghiệp vận tải biển
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại xí nghiệp vận tải biển
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú ThọLuận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa họcĐề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
 
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
 
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...
 
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
 
Luận văn: Kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu chi tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu chi tại bệnh viện, HAYLuận văn: Kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu chi tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu chi tại bệnh viện, HAY
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam

  • 1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- PHAN V¡N HïNG PH¸T TRIÓN C¤NG NGHIÖP Hç TRî NGµNH X¢Y DùNG D¢N DôNG ë VIÖT NAM Chuyªn ngµnh: QU¶N TRÞ KINH DOANH M· sè: 62 34 01 02 Người hướng dẫn khoa học: 1. pgs.ts. phan ®¨ng tuÊt 2. ts. ®inh tiÕn dòng Hµ néi, 2015
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, Các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án PHAN VĂN HÙNG
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu, thực hiện luận án này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của Công ty CP Sông Đà 909 (cơ quan cũ) và Báo Nhân Dân (cơ quan mới), xin chân thành cảm ơn quý vị. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã cho phép tôi thực hiện luận án này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan Đăng Tuất, TS Đinh Tiến Dũng đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, thực hiện luận án này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh, của các cán bộ và nhân viên của Viện đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc đến quý vị. Tôi cũng đồng thời nhận được sự giúp đỡ và những góp ý chân thành, sâu sắc của các nhà khoa học của Khoa Kinh tế, Trường Đại học Xây dựng, Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ VLXD, Trung Tâm Thông tin, Vụ Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn và tri ân sâu sắc sự giúp đỡ của các nhà khoa học của Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công thương, Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, Báo Nhân Dân, các doanh nghiệp, doanh nhân trong ngành XD đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị, Em đồng nghiệp, đồng môn, đồng hương, đồng chí những người bạn chân thành, bằng cách này hay cách khác đã hết lòng ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án này. Cuối cùng, xin tri ân và khắc ghi sự giúp đỡ âm thầm, hiệu quả mà bền bỉ của gia đình tôi. Bằng sự giúp đỡ đó mà tôi có được thành quả hôm nay. Tác giả luận án PHAN VĂN HÙNG
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .............................................................................ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ...........................................................8 1.1.1.Các công trình nghiên cứu trong nước ..........................................................8 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài....................................................10 1.1.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả ..........12 1.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................13 1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.....................................................................13 1.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu...................................................14 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG .........18 2.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ.............................................................18 2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ................................................................18 2.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ ....................................................22 2.1.3. Phân loại công nghiệp hỗ trợ ......................................................................24 2.1.4. Vai trò của công nghiệp hỗ trợ ...................................................................25 2.2. Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD..........28 2.2.1. Nội dung phát triển CNHT ngành xây dựng dân dụng...............................28 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD...............................31 2.3. Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNHT ngành XDDD trên thế giới và bài học cho Việt Nam...............................................................................52
  • 5. iv 2.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản [8,9,10,11]......................................................52 2.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ....................................................................58 2.3.3. Một số bài họccho Việt Nam......................................................................72 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM .............................................78 3.1. Bối cảnh phát triển CNHT ngành XDDD ở VN giai đoạn 2009 -2013 .....78 3.2.Thực trạng ngành XDDDvà một số DN CNHT ngành XDDD ở VN ........80 3.2.1. Thực trạng ngành XDDD ở Việt Nam........................................................80 3.2.2. Thực trạng một số DN CNHT ngành XDDD giai đoạn 2009 -2013..........83 3.3. Thực trạng phát triển CNHT ngành XDDDVN.........................................99 3.3.1. Cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD .....................................................99 3.3.2. Tốc độ phát triển CNHT ngành XDDD....................................................102 3.3.3. Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) .......................................................105 3.3.4. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệpVLXD.....................................................108 3.3.5. Phát triển hệ thống tài chính lành mạnh trong các DN CNHT ngành XDDD 110 3.4. Phân tích kết quả điều tra về nhân tố ảnh hưởng phát triển bền vững CNHT ngành XDDD ..........................................................................................114 3.4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo tính nhất quán bên trong- Hệ số Cronbach’s Alpha ...............................................................................................114 3.4.2.Phân tích nhân tố........................................................................................115 3.4.3. Phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD ......................................................................................................116 3.4.4. Phân tích tương quan giữa các nhân tố.....................................................126 3.4.5. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phát triển bền vững CNHT ngành XDDD ......................................................................................................127 3.5. Đánh giá chung về phát triển CNHT ngành XDDD.................................129 3.5.1. Những kết quả đạt được............................................................................129 3.5.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân.........................................................131
  • 6. v CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM...........................................................134 4.1. Quan điểm và định hướng phát triển CNHT ngành XDDD ...................134 4.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển ngành CN VLXD...........................134 4.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển ngành Tư vấn- Thiết kế -Giám sát XD.136 4.2. Giải pháp phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam...........................137 4.2.1. Giải pháp đối với Chính Phủ ....................................................................137 4.2.2 Giải pháp chung đối với các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD ............143 4.3. Giải pháp cụ thể đối với một số DN CNHT ngành XDDD hiện nay.......149 4.3.1. Ngành xi măng..........................................................................................149 4.3.2. Ngành kính xây dựng................................................................................150 4.3.3. Ngành vật liệu xây....................................................................................151 4.3.4. Ngành vật liệu lợp.....................................................................................152 4.3.5. Ngành ốp lát..............................................................................................153 4.3.6. Ngành tư vấn – thiết kế - giám sát XDDD ...............................................154 4.4. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành, Hội, Hiệp hội có liên quan ..................155 4.4.1. Bộ xây dựng..............................................................................................155 4.4.2. Bộ Tài nguyên và môi trường...................................................................155 4.4.3. Bộ Công thương........................................................................................156 4.4.4. Bộ Giao thông vận tải...............................................................................156 4.4.5. Bộ Giáo dục và Đào tạo............................................................................156 4.4.6. Bộ khoa học và Công nghệ.......................................................................157 4.4.7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.............................................................................157 4.4.8. Các Hội, Hiệp hội ngành nghề liên quan đến VLXD...............................157 KẾT LUẬN............................................................................................................158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNHT: Công nghiệp hỗ trợ CN: Công nghiệp CP: Chính phủ CSPT: Chính sách phát triển CSHT: Cơ sở hạ tầng DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa DN: Doanh nghiệp ĐKTN: Điều kiện tự nhiên KHCN: Khoa học công nghệ NNL: Nguồn nhân lực NK: Nhập khẩu MT: Môi trường PTBV: Phát triển bền vững QHLK: Quan hệ liên kết TNKS: Tài nguyên khoáng sản TCSTK: Tổng công suất thiết kế TT: Thị trường TĐ ĐQG: Tập đoàn Đa Quốc Gia VLXD: Vật liệu xây dựng VN: Việt Nam VNXK: Việt Nam xuất khẩu XM: Xi măng XK: Xuất khẩu XDDD: Xây dựng dân dụng
  • 8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Vị trí khảo sát và số phiếu khảo sát..........................................................14 Bảng 1.2: Doanh nghiệp được khảo sát ....................................................................14 Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu xi măng đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội .....85 Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu Kính XD đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội ...87 Bảng 3.3: Tổng hợp vật liệu xây qua các năm..........................................................89 Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu vật liệu xây đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội ....89 Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu tấm lợp xi măng phân theo vùng..................................92 Bảng 3.6: Kim ngạch xuất khẩu đá ốp lát toàn cầu...................................................94 Bảng 3.7: Kim ngạch xuất khẩu vật liệu ốp lát.........................................................95 Bảng 3.8: Dự báo nhu cầu VL ốp lát đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội....95 Bảng 3.9: Chỉ số giá VLXD chủ yếu năm 2010 .....................................................104 Bảng 3.10: Cơ cấu GDP và Cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng................................105 Bảng 3.11: Tăng trưởng GDP và Tăng trưởng vốn đầu tư xây dựng .....................106 Bảng 3.12: Qui mô vốn chủ sở hữu của các DN CNHT ngành XDDD .................110 Bảng 3.13: Doanh thu của các DN CNHT ngành XDDD ......................................111 Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu tài chính của DN CNHT ngành XDDD ......................112 Bảng 3.15: Minh họa kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến..............114 Bảng 3.16: Kết quả kiểm định KMO ( Biến quan sát)............................................115 Bảng 3.17: Kết quả kiểm định KMO (Biến phụ thuộc)..........................................116 Bảng 3.18: Đánh giá về thị trường sản phẩm VLXD .............................................116 Bảng 3.19: Đánh giá về nguồn nhân lực.................................................................117 Bảng 3.20: Đánh giá về cơ sở hạ tầng.....................................................................118 Bảng 3.21: Đánh giá về nguồn vốn.........................................................................119 Bảng 3.22:Đánh giá về khoa học công nghệ...........................................................120 Bảng 3.23: Đánh giá về chính sách.........................................................................121 Bảng 3.24: Đánh giá về quan hệ liên kết ................................................................122 Bảng 3.25: Đánh giá về Điều kiện tự nhiên............................................................123 Bảng 3.26: Đánh giá về Chính trị - Văn hóa...........................................................124
  • 9. viii Bảng 3.27: Phân tích tương quan............................................................................126 Bảng 3.28: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy.....................................................127 Bảng 3.29: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của một số nước năm 2010...............129 Bảng 3.30: Cơ cấu lao động việc làm cả nước theo nhóm ngành kinh tế...............130
  • 10. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ, biểu đồ: Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................5 Biểu đồ 3.1: Sản xuất và tiêu thụ xi măng ................................................................84 Biểu đồ 3.2: Sản lượng kính thủy tinh được sản xuất qua các năm..........................86 Biểu đồ 3.3: Sản lượng và mức tăng trưởng vật liệu lợp..........................................91 Biểu đồ 3.4: Các cấp độ phát triển của các DN CNHT ngành XDDD.....................99 Biểu đồ 3.5: Mức độ đầu tư cho ngành XD giai đoạn 2009 -2013.........................102 Biều đồ 3.6: Tốc độ phát triển bình quân ngành XD..............................................103 Biểu đồ 3.7: Tốc độ phát triển của DN CNHT ngành XDDD...............................103 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ tăng GDP/ Tỷ lệ tăng lao động ngành XD................................105 Biểu đồ 3.9: Tốc độ tăng GDP Việt Nam ...............................................................107 Biểu đồ 3.10: Tỷ trọng giá trị SP VLXD công nghệ cao/Tổng giá trị SP VLXD ..109 Biểu đồ 3.11: Thu nhập của lao động trong ngành xây dựng .................................112 Biểu đồ 3.12: Phân phối phần dư............................................................................128 Hình vẽ: Hình 2.1: Cấu trúc cấp độ hỗ trợ cùng với công nghệ tương ứng sản xuất VLXD ..29 Hình 2.2: Các cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD .............................................32 Hình 2.3: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn........................................40 Hình 2.4: Ba trụ cột của phát triển bền vững............................................................40 Hình 2.5. Tổng đầu tư chi cho ngành XD kiến thiết và các nguồn thucủa CP .........53
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay các nhà sản xuất lớn trên thế giới, các tập đoàn đa quốc gia chỉ nắm giữ các hoạt động như nghiên cứu và triển khai, xúc tiến thương mại, phát triển sản phẩm, còn các công đoạn sản xuất, những phần công việc trước đây vẫn nằm trong dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, hầu hết được giao cho các doanh nghiệp bên ngoài. Như vậy, các sản phẩm công nghiệp không còn được sản xuất tại một không gian, địa điểm, mà được phân chia thành nhiều công đoạn, ở các địa điểm, các quốc gia khác nhau. Thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ là cách tiếp cận sản xuất công nghiệp trong bối cảnh mới này. Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển. Sau 20 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy vậy, tỷ lệ gia tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp lại đang có dấu hiệu đi xuống. Theo Bộ Công Thương (2013), năm 1995 VA/GO toàn ngành công nghiệp là 42,5%; đến năm 2000 tỷ lệ này chỉ còn 38,45%; năm 2005 còn 29,63%; năm 2007 đạt 26,3%; năm 2010 đạt 23,4%; năm 2013 đạt 21,7%. Một trong những lý do quan trọng của tình trạng này, là sự yếu kém của các ngành CNHT. Đến năm 2011 ở Việt Nam đã xuất hiện thuật ngữ “Công nghiệp hỗ trợ” do Chính phủ đưa ra, đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Đã có nhiều chuyển biến đáng kể trong nhận thức cũng như trong hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Cấp độ khoa học công nghệ và tốc độ phát triển của các ngành đã tăng nhanh. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, sự trợ giúp của Chính phủ, các cơ quan chức năng có liên quan, nhưng trình độ phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn thấp xa so với kỳ vọng và so với yêu cầu. Việc tìm ra nguyên nhân đích thực của tình trạng này, từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp
  • 12. 2 phát triển hợp lý công nghiệp hỗ trợ vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơ bản để công nghiệp Việt Nam phát triển. Trong điều kiện toàn cầu hóa và khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, xuất hiện hàng loạt các yếu tố đòi hỏi phải tính đến, để bảo đảm tính hợp lý, phát triển bền vững công nghiệp hỗ trợ. Trong đó có yếu tố liên kết khu vực và toàn cầu là hết sức cần thiết. Về lý thuyết, cho đến nay những vấn đề này vẫn chưa được giải quyết rõ ràng, về thực tế hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về phát triển công nghiệp hỗ trợở những nước đang trong quá trình công nghiệp hóa như Việt Nam. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cần phải phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập có hiệu quả vào đời sống kinh tế quốc tế. Trước những bối cảnh đó, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là những ngành đòi hỏi phải sử dụng khoa học và công nghệ cao đang là thách thức lớn đặt ra cho Việt Nam. Nhằm cụ thể và thực tiễn hóa các nội dung nghiên cứu, đề tài được giới hạn vào công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng, như là một trường hợp nghiên cứu điển hình. Xây dựng dân dụng là ngành có tính đại diện cao cho một quốc gia đang phát triển có dân số đông, nhu cầu nhà ở là hết sức cần thiết. Cùng với việc nâng cao trình độ khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển bền vững...nền công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ là yếu tố mạnh nhất để thúc đẩy và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài một cách bền vững. Trước thực tế đó, đề tài “ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận án là trên cơ sở khoa học và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển CNHT ngành XDDD Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Lý luận những vấn đề cơ bản về CNHT, trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ được các khía cạnh về phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam.
  • 13. 3 (2) Nghiên cứu các kinh nghiệm nước ngoài về phát triển CNHT XDDD để áp dụng thực tiễn ở Việt Nam. (3) Nghiên cứu mô hình và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam. (4) Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam giai đoạn 2009 -2013. (5) Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD Việt Nam. (6) Đề xuất những giải pháp để phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề về phát triển CNHT ngành XDDD Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu là các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD trên địa bàn cả nước: DN sản xuất xi măng, DN sản xuất vật liệu xây, DN sản xuất vật liệu lợp, DN sản xuất vật liệu ốp lát, DN kính xây dựng, Tư vấn – thiết kế và Giám sát. - Phạm vi thời gian Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2000-2013 Số liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu khảo sát của 300 DN CNHT ngành XDDD và phỏng vấn sâu 20 cán bộ lãnh đạo ngành XDDDtrên cả nước trong giai đoạn 2010 -2012. Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất đến năm 2020. - Phạm vi nội dung Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD Một số giải pháp cơ bản giúp phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam.
  • 14. 4 4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả xác định những mục tiêu nghiên cứu và được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Dựa trên những tổng quan nghiên cứu nào để tìm (khoảng trống) hướng nghiên cứu của tác giả? (2) Dựa trên cơ sở lý thuyết nào để xây dựng cơ sở lý luận về phát triển CNHT ngành XDDD? (3) Lựa chọn mô hình/ khung phân tích nào để đánh giá sự phát triển bền vững CNHT ngành XDDD? (4) Áp dụng những nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNHT XDDD vào điều kiện thực tế ở Việt Nam? (5) Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD VN qua khung phát triển và hệ thống các chỉ tiêu như thế nào? (6) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD ? (7) Qua thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD ở VN đã có những thuận lợi, gặp những khó khăn gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng? (8) Cần có những giải pháp gì để phát triển CNHT ngành XDDD ở VN đến năm 2020?
  • 15. 5 Sơ đồ 1: Phương pháp nghiên cứu Tốc độ Phát triển Các chỉ tiêu theo chiều rộng Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD Cấp độ phát triển Lành mạnh hóa hệ thống tài chính DN Tỷ trọng giá trị SP công nghệ cao Tăng TFP Các chỉ tiêu theo chiều sâu Phát triển BV CNHT ngành XDDD dựa trên 3 trụ cột chính Kinh tế Giải pháp phát triển CNHT ngành XDDD ở VN Môi trường Xã hội Cơ sở lý luận về CNHT Phát triển CNHT ngành XDDD Các nhân tố tác động đến PT CNHT ngành XDDD Các nhân tố trực tiếp Các nhân tố gián tiếp
  • 16. 6 5. Đóng góp mới của luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: Thứ nhất: Trên cơ sở lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ (CNHT), tác giả đưa ra quan điểm về CNHT ngành XDDD là bao gồm tất cả các ngành sản xuất vật liệu xây dựng và tư vấn, thiết kế, giám sát xây dựng; quan điểm về phát triển CNHT ngành XDDD (phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều sâu và phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều rộng). Thứ hai: Tác giả đưa ra hai nhóm chỉ tiêu để đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD đó là: Phát triển theo chiều rộng (Cấp độ phát triển của các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD; Tốc độ phát triển doanh nghiệp CNHT ngành XDDD trong một thời gian nhất định) và chỉ tiêu phát triển theo chiều sâu (Tăng năng suất các yếu tố tổng hợp(TFP); Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng; Mức độ phát triển bền vững CNHT ngành XDDD; Mức độ phát triển hệ thống tài chính lành mạnh trong các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD). Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án: Thứ nhất: Qua phân tích, đánh giá cho thấy TFP ngành XD: giai đoạn đoạn 2001-2005 là 4,33%, giai đoạn 2006 -2008 chiếm 3,73%; giai đoạn 2008 -2010 chiếm 3,74%; giai đoạn 2010-2013 chiếm 4,47%. Kết quả này cho thấy mức độ tác động của các yếu tố lao động, vốn đầu tư trong xây dựng có xu hướng giảm dần. Thứ hai: Kết quả điều tra, khảo sát về cấp độ phát triển khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD: Doanh nghiệp đánh giá các cấp độ tăng lên, chủ yếu ở cấp độ 3,4,5 ( bao gồm công đoạn gia công + lắp ráp+ chế tạo + thiết kế) và cán bộ lãnh đạo ngành XDDD đánh giá các cấp độ chủ yếu ở cấp độ 1,2,3 (bao gồm gia công thô + gia công chính + lắp ráp một phần). Thứ ba: Hàm hồi quy biểu diễn các tác động của các nhân tố phát triển bền vững CNHT ngành XDDD:
  • 17. 7 PTBV CNHT ngành XDDD = 0.372*Vốn + 0.371*KHCN + 0.352* Thị trường + 0.318* Chính sách phát triển + 0.308* Nguồn nhân lực + 0.304* Cơ sở hạ tầng+ 0.241* Chính trị văn hóa+ 0.208* Điều kiện tự nhiên+ 0.201* Quan hệ liên kết. Kết quả này cho thấy phát triển bền vững CNHT ngành XDDD chịu tác động lớn của mức vốn đầu tư, khoa học và công nghệ. Các yếu tố điều kiện tự nhiên, quan hệ liên kết có tác động nhỏ nhất. 6. Kết cấu của luận án Tên luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam. Bố cục luận án: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục phụ lục thì luận án gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ và phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng. Chương 3: Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam. Chương 4: Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam. CHƯƠNG 1
  • 18. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1.Các công trình nghiên cứu trong nước - Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về “Hỗ trợ phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ”[ 47]. Các dự án sản xuất sản phẩm CNHT được khuyến khích phát triển thị trường, khuyến khích về hạ tầng cơ sở, khuyến khích về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực...,khả năng cung ứng tại VN về nguyên liệu và linh kiện phục vụ cho các lĩnh vực CNHT chỉ đạt mức 28,7%, trong khi của Thái Lan là 53%, Trung Quốc là 59,7%. Để phát triển CNHT ở trong nước cần có sự nỗ lực hơn nữa từ: Chính sách phát triển một số ngành CNHT. Bộ Công thương phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội liên quan rà soát lại các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hơn nữa trong việc vay vốn, thuê mặt bằng sản xuất, nhập khẩu vật tư, nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được. DN VN hiện có hai hạn chế đó là: Vẫn còn quen với môi trường bao cấp, coi đây là việc của Nhà Nước, phải có hỗ trợ ở hầu hết các mặt từ vốn, sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, trong khi các DN có yêu cầu lại ngại đầu tư, ham nhập ngoại, vì giá rẻ, không phải đầu tư...Nghị quyết này đã được triển khai vào tháng 10 năm 2012 do Bộ Công Thương chủ trì hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc thực hiện một số dự án về phát triển CNHT, cụm CNHT tại Hải Phòng, Vũng Tàu, vườn ươm công nghệ CNHT tại Cần Thơ. - Hoàng Văn Châu, “Chính sáchphát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam” [15]. CNHT được xem là giải pháp thiết thực để thực hiện theo hướng chủ động của hoạt động kinh tế tránh nhập siêu, CNHT phát triển sẽ giúp DN lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Bên cạnh đó phát triển CNHT còn tạo cơ hội cho DN nhỏ và vừa phát
  • 19. 9 triển mạnh mẽ tạo nên mạng sản xuất kinh doanh đa dạng và rộng khắp. Đây chính là nền tảng để phát triển một nền CN tự chủ, hiện đại. Song tác giả chỉ nêu ra những chính sách phát triển CNHT cho VN một cách khái quát, chưa đi vào phân tích cụ thể các chính sách phát triển CNHT ngành XDDD ở VN. - Nguyễn Kế Tuấn,“Phát triển công nghiệp phụ trợ trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam”[23] đã đề cập tổng quát: Khái niệm, vai trò, các nhân tố tác động đến phát triển CNHT, đề xuất một số chính sách chủ yếu về phát triển CNHT, đặc biệt là quan điểm để lựa chọn xây dựng chính sách phát triển CNHT cho VN. - Trần Văn Thọ, trong“Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hoá Việt Nam”[40] đã phân tích con đường phát triển CN ở VN theo hướng toàn cầu hoá, thông qua phát triển CNHT như là lĩnh vực của hệ thống DN nhỏ và vừa (DNNVV). - Phan Đăng Tuất với bài viết“Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản – Con đường nào cho Việt Nam”, trong “Kế hoạch hành động về phát triển CNHT Việt Nam” tại diễn đàn liên kết hội nhập cùng phát triển năm 2008 và trong “CNHT, vấn đề trọng đại”[33] đăng trên Báo Công Thương số Tết 2009, đã khẳng định các vai trò quan trọng của CNHT đối với nền kinh tế, yêu cầu về DNNVV và sự hợp tác với Nhật Bản trong phát triển CNHT ở Việt Nam. - Chính Phủ đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”, do Bộ Công nghiệp (cũ) soạn thảo[49]. Trong quy hoạch này, lần đầu tiên khái niệm CNHT được chính thức hoá ở VN. Theo quy hoạch này, kế hoạch và các giải pháp phát triển CNHT: Tạo dựng môi trường đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, liên kết doanh nghiệp đã được đề xuất cho 5 ngành CN ưu tiên: Điện tử tin học, dệt may, da giày, sản xuất lắp ráp ô tô, Cơ khí chế tạo. - Ohno, “Xây dựng các ngành CNHT ở Việt Nam”[31], đã trình bày các kết quả khảo sát về thực trạng các ngành CNHT trong chương 1 “CNHT Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản”.
  • 20. 10 - Trương Thị Chí Bình “Phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam”[35]. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngành CNHT nói chung và ngành CNHT ngành điện tử gia dụng nói riêng. Thực trạng và triển vọng phát triển ngành CNHT điện tử gia dụng ở VN cũng như đã đưa ra giải pháp phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng ở VN. Phạm vi nghiên cứu luận án chỉ dừng lại ở ngành CNHT điện tử gia dụng và các ngành như cơ khí, nhựa, xe máy, ô tô. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài - Mirian Picinini Méxas , Osvaldo Luiz Gonçalves Quelhas, Helder Gomes Costa, “Prioritization of enterprise resource planning systems criteria: Focusing on construction industry” [65]. Nhóm tác giả sử dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning). Đầu tiên, dựa trên việc xem xét các tài liệu liên quan đến việc thực hiện và áp dụng các mô hình đa tiêu chuẩn đánh giá của các hệ thống ERP, tập hợp các tiêu chí lựa chọn được đề xuất cho các ứng dụng ERP cho các công ty trong ngành XDDD ở Brazil, nơi có sự thiếu hụt của loại hệ thống này. Sau khi xác nhận của các tiêu chí này bởi một nhóm các thành viên công nghệ thông tin, các chuyên gia trong ngành XDDD, 79 người trả lời chủ yếu từ ngành CNXD và công nghệ thông tin tham gia vào một nghiên cứu thực địa để kiểm tra nhận thức của họ về tầm quan trọng của các tiêu chí này. Nghiên cứu cho thấy rằng, các tiêu chí kinh doanh và phần mềm tài chính là quan trọng nhất đối với người trả lời. Ngoài ra, tầm quan trọng của từng nhóm tiêu chí cũng được đánh giá và để hỗ trợ các nhà sản xuất quyết định khi lựa chọn hệ thống ERP. - I.M. Horta, A.S. Camanho, “Company failure prediction in the construction industry”[61]. Bài viết này đề xuất mô hình mới để dự đoán sự thất bại của công ty trong ngành công nghiệp xây dựng. Mô hình bao gồm ba khía cạnh sáng tạo lớn. Việc sử dụng các biến chiến lược phản ánh đặc trưng quan trọng của các công ty XD, đó là lý do quan trọng để giải thích sự thất bại của công ty. Đề xuất mô hình đã được thực nghiệm sử dụng tất cả các nhà thầu ở Bồ Đào Nha hoạt động trong năm 2009. - Zahir Irani, Muhammad Mustafa Kamal “Intelligent Systems Research in the Construction Industry”[74]. Với sự phức tạp ngày càng tăng của các vấn đề
  • 21. 11 trong ngành công nghiệp xây dựng. Do đó, mục đích nghiên cứu của bài viết này là để phân tích hệ thống thông minh trong CNXD nhằm tìm kiếm giải pháp thích hợp. Vì vậy, để theo dõi các ứng dụng của hệ thống thông minh để nghiên cứu trong ngành CNXD, một cách tiếp cận hồ sơ được sử dụng để phân tích 514 ấn phẩm được chiết xuất từ các cơ sở dữ liệu Scopus. Giá trị chính và độc đáo của bài viết này nhằm phân tích và biên soạn tài liệu xuất bản hiện có bằng cách kiểm tra các biến (ấn phẩm hàng năm, vị trí địa lý của mỗi ấn phẩm…). Những đóng góp của bài viết này cung cấp một sự so sánh giữa hai thập kỷ và cung cấp cái nhìn sâu vào các xu hướng sử dụng các loại hệ thống thông minh khác nhau trong ngành CNXD. Các phân tích trong bài viết đã xác định được nghiên cứu hệ thống thông minh đã đóng góp vào sự phát triển và tích lũy của cải tiến trí tuệ đối với các khu vực hệ thống thông minh trong ngành CNXD. - C.M Tam , Vivian W.Y Tam , W.S Tsui, “Green construction assessment forenvironmental management in the construction industry of Hong Kong”[58]. Đánh giá môi trường (EA), một công cụ để xem xét, theo dõi, kiểm tra và đánh giá hiệu quả môi trường cho ngành CNXD đã được ủng hộ. Mặc dù có rất nhiều các công cụ đánh giá môi trường, hầu hết trong số họ không được thiết kế XD. Bài viết này đề xuất một hệ thống gọi là “Đánh giá công trình xanh”(GCA) cho XD. Hai loại chỉ số môi trường được chấp nhận: Chỉ số hoạt động quản lý (MPIs) và các chỉ số hiệu suất hoạt động (OPIS). Sử dụng một hệ thống quyết định đa tiêu chuẩn, hệ thống phi kết cấu mờ hỗ trợ quyết định (NSFDSS), các trọng số cho mỗi tiêu chí và ít yếu tố này được phát triển, sản xuất là một thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động môi trường đối với hoạt động XD. -Nannan Wang, “The role of the construction industry in China's sustainable urban development”[67]. Ngành XD là một ngành tiêu hao năng lượng lớn và lượng carbon phát thải lớn. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã có chính sách phát triển bền vững cho ngành XD. Nhưng trong những năm gần đây, ngành CNXDTrung Quốc đã dường như đáp ứng chậm hơn so với các ngành khác. Kết quả là ngành CNXD Trung Quốc bị cạnh tranh thấp trên thị trường, thiếu kỹ năng
  • 22. 12 toàn cầu và thiếu sáng kiến hướng tới đổi mới công nghệ. Nghiên cứu này xem xét vai trò của ngành CNXD phát triển đô thị bền vững của Trung Quốc. Các tác động xã hội, kinh tế và môi trường của ngành XD ở Trung Quốc, kết quả cho thấy rằng việc XD ở Trung Quốc đóng cả hai vai trò tích cực và tiêu cực trong phát triển đô thị bền vững của Trung Quốc. Gợi ý bao gồm thiết lập các biện pháp tiêu chuẩn, đổi mới kỹ thuật và khuyến khích sự hợp tác giữa các ngành CNXD và giáo dục…sẽ góp phần vào sự phát triển tương lai của ngành CNXD ở Trung Quốc. - Năm 1990, “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ” đã được M. Porter nhắc đến trong lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”(The competitive advantage of nations, Harvard business review 1990)[73].Trong đó, cụm từ này đã được phân tích như là một trong năm yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Nhưng các nghiên cứu về CNHT nhiều nhất vẫn là ở các quốc gia Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản, nơi ra đời khái niệm CNHT. Tình hình thuê ngoài và các nhà cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản đã được phân tích trong “Chi nhánh các nhà lắp ráp Nhật Bản ở châu Á” (Japanese-Affiliated Manufactures in Asia), JETRO thực hiện năm 2003 và “Báo cáo khảo sát các bộ phận ở nước ngoài của các công ty lắp ráp Nhật Bản” (Survey report on overseas business operations by Japanese manufacturing companies) do ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) xuất bản năm 2004. Báo cáo chỉ ra rằng, chi nhánh các tập đoàn Nhật Bản ở Châu Á, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã sử dụng hệ thống thầu phụ được hình thành với vai trò mạnh mẽ của các DN sản xuất linh kiện có vốn đầu tư từ Nhật Bản. 1.1.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả - Một số nghiên cứu đề cập đến phát triển CNHTcụ thể cho mỗi ngành như: Điện tử; Dệt may; Da giày…nhưng chưa có nghiên cứu nào cho phát triển CNHT ngành XDDD. - Một số nghiên cứu chỉ xem xét phát triển CNHT trên góc độ năng lực cạnh tranh khoa học và công nghệ, nhưng chưa đề cập đến các cấp độ khoa học và công nghệ hiện tại trong các DN CNHT.
  • 23. 13 - Một số nghiên cứu có xem xét đến tác động của TFP trong phát triển ngành, nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác động của TFP trong phát triển CNHT ngành XDDD. - Một số nghiên cứu về phát triển bền vững như: Phát triển thương mại bền vững; công nghiệp bền vững…Nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về phát triển bền vững CNHT ngành XDDD. - Một số nghiên cứu về phát triển CNHT dựa trên các chỉ tiêu đánh giá khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào dựa trên các chỉ tiêu đánh giá theo chiều rộng và chiều sâu. Tất cả các “khoảng trống” trên đây sẽ là hướng nghiên cứu chính của luận án này. 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 1.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về sự phát triển CNHT ngành XDDD ở VN dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách, bài báo, trang web, số liệu tổng cục thống kê, Bộ XD,Vụ Vật liệu XD, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các báo cáo tài chính của các DN CNHT như Kính XD, Xi măng, Vật liệu xây, Vật liệu lợp, Vật liệu ốp lát, Tư vấn – Thiết kế - Giám sát XD… 1.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp Để đánh giá khả năng phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh VLXD trong thời gian tới, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển này, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ lãnh đạo tại 350 DN sản xuất, kinh doanh VLXD, tư vấn –thiết kế-giám sát XD trên thị trường hiện nay, nhằm thu thập ý kiến của đội ngũ này cho các vấn đề trên. Công việc khảo sát được thực hiện tại ba khu vực: Miền Bắc từ Ninh Bình trở ra, số lượng DN khảo sát là 140; miền Nam từ Bình Thuận trở vào, số lượng DN khảo sát là 120; miền Trung là khu vực còn lại, số lượng DN khảo sát là 90. Kết quả thu về, số phiếu khảo sát là 350, tuy nhiên số phiếu hợp lệ là 300 phiếu. Dữ liệu thu được từ 300 phiếu gồm có
  • 24. 14 116 phiếu của khu vực phía Bắc, 105 phiếu của khu vực phía Nam và 79 phiếu của khu vực miền Trung. Và phỏng vấn sâu 20 cán bộ lãnh đạo ngành XDDD. Dữ liệu này được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Excel trước khi đưa vào thành dữ liệu của phần mềm SPSS16 để tiến hành phân tích. Bảng 1.1: Vị trí khảo sát và số phiếu khảo sát Số phiếu/ Khu vực Số phiếu phát ra Số phiếu thu về hợp lệ Miền Bẵc 140 116 Miền Trung 90 79 Miền Nam 120 105 Tổng cộng 350 300 Bảng 1.2: Doanh nghiệp được khảo sát Ngành Khu vực Xi măng VL xây VL Lợp VL ốp lát Kính XD Tư vấn &thiết kế, giám sát Miền Bắc 20 22 24 28 15 7 Miền Trung 11 12 16 23 8 9 Miền Nam 15 17 18 22 17 16 Tổng cộng 46 51 58 73 40 32 1.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu 1.2.2.1. Phương pháp phân tích số dữ liệu thứ cấp Trong quá trình nghiên cứu, các thông tin báo cáo về tình hình hoạt động phát triển CNHT ngành XDDD được tác giả thu thập dưới dạng các báo cáo tổng hợp được Bộ XD, Tổng cục thống kê, Vụ Vật liệu xây dựng,Bộ kế hoạch và đầu tư, báo cáo tài chính của các DN CNHT. Trong đó có các nội dung về vốn đầu tư, GDP, lao động, doanh thu, chi phí, lợi nhuận…của các DN CNHT ngành XDDD. Các số liệu trên được tác giả chọn lọc, xử lý và đưa vào nghiên cứu này dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ. Nội dung phân tích các số liệu này bao gồm phân tích so sánh giá trị giữa các giai đoạn, ở đây là theo từng năm, từng giai đoạn.
  • 25. 15 1.2.2.2.Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết (Huysamen, 1990). Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Trong nghiên cứu này, sau khi tiến hành khảo sát đối tượng làm việc tại các vị trí lãnh đạo như Ban Giám đốc hay Trưởng/ Phó phòng tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh VLXD, Các công ty Tư vấn-Thiết kế-Giám sát XD, tác giả tiến hành công việc tổng hợp dữ liệu và sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS16 để thực hiện công việc phân tích. Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Do vậy để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) đánh giá mức độ hài lòng đối với từng yếu tố ảnh hưởng phát triển bền vững CNHT ngành XDDD và đánh giá về sự phát triển bền vững CNHT ngành XDDD, tác giả quy ước: - Mean < 3.00: Mức thấp - Mean = 3.00 – 3.24: Mức trung bình - Mean = 3.25 – 3.49: Mức trung bình khá - Mean = 3.50 – 3.74: Mức khá cao - Mean = 3.75 – 3.99: Mức cao - Mean > 4.00: Mức rất cao Thống kê suy luận: cho phép các nhà nghiên cứu suy luận dữ liệu từ mẫu nghiên cứu khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến, sự khác biệt trong một biến giữa các nhóm mẫu khác nhau và giải thích mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (Sekaran, 2000).Nghiên cứu này cũng sử dụng thống kê suy luận để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha Độ tin cậy là mức độ mà thang đo được xem xét là nhất quán và ổn định (Parasuraman, 1991). Hay nói cách khác, độ tin cậy của một phép đo là mức độ mà phép đo tránh được sai số ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này, để đánh giá độ tin cậy
  • 26. 16 (reliability) của từng thang đo, đánh giá độ phù hợp của từng mục hỏi (items) hệ số tương quan alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient Alpha) được sử dụng. - Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item và tính tương quan điểm của từng item với điểm của tổng các items còn lại của phép đo. - Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được. - Khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item nào có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những item có độ tin cậy bảo đảm (Nguyễn Công Khanh, 2005), các item có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Được sử dụng để kiểm tra tính đơn hướng của các thang đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) và độ giá trị cấu trúc của phép đo (Nguyễn Công Khanh, 2005). - Tính đơn hướng của thang đo được định nghĩa là sự tồn tại của chỉ một khái niệm (construct) trong một tập biến quan sát (Garver & Mentzer, 1999) đó là mức độ mà một tập biến quan sát biểu thị cho một và chỉ một khái niệm tiềm ẩn duy nhất. - Độ giá trị cấu trúc (construct validity) gồm hai thành phần là độ giá trị hội tụ (convergent validity) và độ giá trị phân biệt (discriminant validity). Độ giá trị hội tụ liên quan đến câu hỏi “ Các biến đo lường dùng để đo một khái nhiệm tiềm ẩn có
  • 27. 17 hội tụ về mặt thống kê hay không?” (Garver & Mentzer, 1999), Độ giá trị phân biệt biểu thị phạm vi đo lường những khái niệm khác nhau thì khác nhau. - Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng phương pháp principal components với phép varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue ≥ 1 được sử dụng. Trong quá trình phân tích EFA các items, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn là các item phải có hệ số tải nhân tố (factor loading) >0.4, tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1998 dẫn theo Trần Thị Kim Loan, 2009), hệ số của phép thử KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adeqacy) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2000) và phép thử Bartlett (bartlett Test of Sphericity) phải ở mức có ý nghĩa. Phân tích hồi quy Sau khi thang đo của các yếu tố được kiểm định, bước tiếp theo sẽ tiến hành chạy hồi quy tuyến tính và kiểm định với mức ý nghĩa 5% theo mô hình : Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3+ … + βi*Xi Trong đó : Y: Đánh giá về khả năng phát triển bền vững CNHT ngành XDDD trong tương lai Xi: Các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững CNHT ngành XDDD β0: hằng số βi: các hệ số hồi quy (i > 0) Kết quả từ mô hình sẽ giúp ta xác định được yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển bền vững CNHT cho ngành XDDD hiện tại, từ đó lựa chọn các giải pháp hợp lý để có thể đẩy mạnh sự phát triển trong tương lai.
  • 28. 18 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG 2.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ 2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ Cụm từ “Supporting Industry” (công nghiệp hỗ trợ) xuất hiện lần đầu tiên trong “Sách trắng về Hợp tác kinh tế năm 1985” của Bộ công thương Nhật Bản (MITI, nay là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại, METI)[2]. Trong tài liệu này, CNHT được dùng để chỉ các DN có đóng góp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng CN ở các nước Châu Á, hay các công ty sản xuất linh phụ kiện. Năm 1987, MITI tiếp tục giới thiệu về thuật ngữ này với định nghĩa chính thức là các ngành cung cấp những gì cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hoá, cho các ngành CN lắp ráp. Khái niệm CNHT ra đời và được Chính phủ Nhật Bản chính thức sử dụng vào khoảng thời gian này, bởi sự phát triển mang tính lịch sử của nền kinh tế những năm đó. Sự tăng giá của đồng tiền Nhật Bản đã làm cho các DN Nhật Bản giảm xuất khẩu các sản phẩm cuối cùng và do vậy phải chuyển các cơ sở sản xuất sang các nước có chi phí nhân công rẻ hơn. Tuy nhiên các nhà lắp ráp Nhật Bản ở nước ngoài vẫn phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các DNNVV Nhật Bản, Italy do các DN nội địa tại nước sở tại không thể đáp ứng. Thuật ngữ CNHT lúc đó được dùng để chỉ sự thiếu hụt các ngành CN như vậy ở các nước này. Sau đó, thuật ngữ này đã được phổ biến đến các nước Châu Á khác cùng với các chương trình hỗ trợ của Nhật Bản như New Aid Plan năm 1987, chương trình phát triển CNHT Châu Á năm 1993. Trần Văn Thọ [40] cho rằng, CNHT chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm…Và
  • 29. 19 cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Nếu kể các sản phẩm tương tự thì phạm vi sẽ rất rộng nhưng nếu thêm một đặc tính nữa sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn: Sản phẩm CNHT thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các DNNVV ngành này. Như vậy, có thể thấy rằng CNHT là một khái niệm rộng, có tính chất tương đối. Dù có rất nhiều cách định nghĩa, các khái niệm CNHT đều có các điểm chung như sau: Thứ nhất, đó là việc cung ứng các linh phụ kiện cho mục đích sản xuất sản phẩm cuối cùng. Thứ hai, các ngành CNHT bao gồm các công đoạn chủ yếu để sản xuất các linh kiện kim loại, nhựa và cao su, điện và điện tử, nhằm phục vụ một số ngành CN chế tạo như xe máy, ô tô, điện tử, chế tạo máy móc. Thứ ba, việc cung ứng này chủ yếu được đáp ứng bởi hệ thống DNNVV có trình độ công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm có độ chính xác lớn, thực hiện các cam kết hợp đồng với khách hàng một cách chuẩn mực. Thứ tư, khách hàng cuối cùng của các ngành CNHT là nhà lắp ráp, do vậy, thị trường của CNHT không rộng như sản xuất sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Thị trường hàng hoá của họ thu hẹp hơn, có những nhóm sản phẩm nằm ở phần thị trường rất hẹp và chỉ dành cho một số khách hàng nhất định. Đây chính là khó khăn lớn nhất của phát triển CNHT. Mặc dù vậy, sản xuất CNHT lại trở nên hấp dẫn và tương đối ổn định nếu DN phụ trợ đó tìm được khách hàng dài hạn, hoặc tìm được thị trường “ngách” cho mình. Ở VN, cụm từ “công nghiệp phụ trợ” bắt đầu được nhắc tới một cách tương đối rộng rãi từ năm 2003. Tuy nhiên, thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” đã được chính thức hoá để chỉ vấn đề này, lần đầu ở VN từ năm 2007, trong “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành CNHTVN đến 2010, tầm nhìn đến 2020” do Bộ CN (cũ), nay là Bộ Công thương soạn thảo và Thủ Tướng phê duyệt. Trong đó, CNHT được định nghĩa “hệ thống CNHT là hệ thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và công nghệ sản
  • 30. 20 xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng…cho khâu lắp ráp cuối cùng”[1]. Trong bản quy hoạch này, CNHT được phân chia thành hai thành phần chính, phần cứng liên quan đến sản xuất và phần mềm là hệ thống dịch vụ CN và marketing. Năm nhóm ngành đã được Chính phủ chỉ định ưu tiên phát triển CNHT và được hoạch định kế hoạch phát triển cụ thể, đó là: Điện tử, cơ khí chế tạo, ô tô, dệt may, da giày… Như vậy, có thể thấy khái niệm về “công nghiệp hỗ trợ” ở VN có nét khác biệt so với các khái niệm ở các quốc gia khác: Thứ nhất: CNHT được xác định rộng hơn, từ khâu sản xuất nguyên vật liệu đến cả các dịch vụ CN. Có thể thấy khái niệm này làm cho các ngành CNHT mở rộng ra rất nhiều, không chỉ bao gồm một số lĩnh vực CN, không chỉ tập trung các DN nhỏ và vừa mà cả các DN lớn và điều này đồng nghĩa với việc rất khó có thể tạo ra được trọng tâm trong CNHT. Thứ hai: Các ngành CNHT ở đây được xác định trên cơ sở các ngành CN hạ nguồn (ngành lắp ráp như ô tô, cơ khí, dệt may, da giày, điện tử) chứ không xác định trên đặc thù sản phẩm của ngành sản xuất phụ trợ (cơ khí chế tạo, nhựa, điện tử…). Khái niệm này cũng được định nghĩa chưa thật rõ ràng, cụ thể đối với DN hoặc những đối tượng ngoài lĩnh vực nghiên cứu. Ngoài ra, cùng với thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ”, có một vài khái niệm khác cũng được sử dụng để chỉ ngành CN chuyên cung cấp đầu vào như: Công nghiệp liên quan và hỗ trợ: Thuật ngữ này được M.Porter sử dụng như là yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh quốc gia. Trong đó, CNHT được định nghĩa như khu vực tạo ra yếu tố đầu vào được sử dụng rộng rãi, còn CN liên quan là những ngành trong đó DN có thể phối hợp và chia sẽ các hoạt động trong cùng chuỗi giá trị khi họ cạnh tranh với nhau, hoặc là những ngành sản xuất ra các sản phẩm có tính chất bổ sung cho nhau. Thầu phụ: Thuật ngữ này được sử dụng khá lâu trong CN nhưng không được định nghĩa cụ thể. Theo cơ quan Phát triển CN Liên hợp quốc (UNIDO) thì thầu
  • 31. 21 phụ là “thỏa thuận giữa hai bên là nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Nhà thầu chính giao cho một hoặc một vài DN sản xuất linh phụ kiện hoặc cụm linh kiện và/ hoặc cung cấp dịch vụ CN cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm cuối cùng của mình. Nhà thầu phụ thực hiện công việc tuân theo sự chỉ định của nhà thầu chính”. Hình thức thầu phụ khá phổ biến tại Nhật Bản và các quốc gia NEC trong những năm 1950 – 1970. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do áp lực kinh doanh và tồn tại. Các DN thầu phụ đang có khuynh hướng chuyển sang ngành CNHT[56]. Công nghiệp phụ thuộc: Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ từ những năm 1950, trong Luật CN năm 1951, CN phụ thuộc được hiểu là hoạt động trong lĩnh vực CN có liên quan đến hoặc có dự định liên quan đến việc chế tạo hoặc sản xuất linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, công cụ hoặc hàng hóa trung gian, hoặc cung cấp dịch vụ. Có thể thấy rằng CN phụ thuộc là một phần của CNHT dưới hình thức các hoạt động CN quy mô nhỏ. Với đặc tính như vậy, rất khó có thể tìm ra một chính sách độc lập để thúc đẩy sự phát triển của ngành CN này[56]. Công nghiệp linh phụ kiện: Thuật ngữ này được hiểu là ngành CN sản xuất phụ tùng, linh kiện, được sử dụng rộng rãi trong ngành CN lắp ráp như xe máy, ô tô, điện và điện tử. Đây là thuật ngữ có phạm vi hẹp, nó không bao gồm các yếu tố đầu vào khác trong CNHT như dịch vụ, công cụ, máy móc và nguyên liệu. Nhà cung cấp: Cũng giống như “CN linh phụ kiện”, thuật ngữ này không được định nghĩa cụ thể, nó được sử dụng rộng rãi ở Malaysia và các nước Nam Á. Không giống với CNHT, nhà cung cấp dùng để chỉ các DN đơn lẻ, là một bộ phận của CNHT, nhân tố quan trọng cho sự phát triển của ngành CN này[56]. Đến năm 2011, VN mới có khái niệm chính thức về CNHT, khái niệm này được đưa ra trong quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính Phủ, cụ thể như sau: CNHT là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành CN sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh từ tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dung [47].
  • 32. 22 Như vậy, CNHT là một thực thể kinh tế được hình thành từ thực tế phát triển CN của các quốc gia. Dưới sự tác động của sự thay đổi cấu trúc CN, các nhà hoạch định chính sách nhận thấy tầm quan trọng của một khu vực kinh tế và cần phải có chính sách để thúc đẩy sự phát triển của khu vực này. Khái niệm CNHT được nhìn nhận từ nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu qui hoạch cũng như thiết lập chính sách CN đặc thù của các quốc gia. Có thể rút ra một số kết luận quan trọng liên quan đến các vấn đề lý luận của CNHT: Thứ nhất: CNHT là một khái niệm của CN hiện đại, được kế thừa từ những khái niệm có liên quan và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các ngành CN cung cấp các yếu tố trung gian đầu vào cũng như các yếu tố hỗ trợ cho các ngành CN then chốt, có giá trị kinh tế cao và quá trình sản xuất phức tạp. Thứ hai: Khái niệm chung về CNHT tương đối đồng nhất, tuy nhiên tùy vào mục đích sử dụng mà mỗi quốc gia có sự giới hạn phạm vi của ngành này ở một số ngành cụ thể. Thứ ba: Ngành CNHT không được xem xét trên hệ thống phân loại ngành kinh tế theo quan điểm truyền thống (theo lĩnh vực sản xuất) mà chỉ được xem xét như một ngành CN với sự tái định nghĩa các ngành CN theo cấu trúc dọc (theo hoạt động sản xuất) dưới áp lực của chuyên môn hóa quy trình và tái cấu trúc DN CN. Thứ tư: Đối với các quốc gia đang phát triển, CNHT đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm xã hội, thúc đẩy tăng trưởng của các ngành CN mũi nhọn, thu hút ĐTNN và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, của vùng địa phương. Thứ năm: Việc xác lập phạm vi của ngành CNHT phải căn cứ trên điều kiện đặc thù cũng như hoạch định chính sách CN của mỗi quốc gia, không nên sử dụng chung định nghĩa của các quốc gia khác nhau, vì như vậy có thể tạo ra sự phát triển không ổn định cũng như đánh mất tính chủ động và độc lập của nền kinh tế đất nước. 2.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ Có nhiểm của ngành công nghiệp hỗ trợhải căn cứ trên điều kiện đặc thù cũng như hoạch định chính sách CN của mỗi quốc gia, không nên sử dụng chung định nghĩa của ừ cấu trúc tới đặc điểm phát triển của ngành.
  • 33. 23 Thứ nhất: Sự phát triển của CNHT là tất yếu của quá trình phân công lao động xã hội. Tại các nước phát triển, khi quy mô sản xuất cũng như sự phức tạp hóa của sản phẩm xã hội đạt đến một mức độ nhất định, quá trình phân loại các hoạt động lắp ráp và sản xuất linh kiện thành những công đoạn độc lập sẽ hình thành, chuyên môn hóa sẽ xuất hiện. Quá trình này là tất yếu và gắn liền với sự thay đổi trong phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa này là sự ra đời của các ngành CNHT. Còn tại các nước đang phát triển, với sự đầu tư của các nước phát triển trong ngành CN lắp ráp như ô tô, xe máy, điện, điện tử…sẽ kéo theo sự phát triển ngành CNHT. Thứ hai: CNHT là ngành phức tạp và rộng lớn. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các sản phẩm sản xuất ra ngày càng tinh vi hơn, mỗi sản phẩm lại có vô số các chi tiết hợp thành. Một DN dù lớn đến mức nào cũng không thể và không nên tự mình sản xuất khép kín một sản phẩm. Lợi thế cạnh tranh và quá trình chuyên môn hóa sản xuất không cho phép làm điều đó. Do vậy, để sản xuất một loại sản phẩm hoàn chỉnh cần sự tham gia của nhiều DN, nhiều ngành khác nhau. Điều đó dẫn đến CNHT có phạm vi rất rộng, cả về mặt liên kết ngành hay địa lý. Thứ ba: CNHT góp phần tạo nên“ chuỗi giá trị” khi một ngành CN sản xuất hay lắp ráp một sản phẩm nhất định phát triển, cần có một hệ thống các ngành CNHT để cung cấp các chi tiết sản phẩm đó. Đến lượt nó, các DN được coi là hỗ trợ cho sản phẩm đó lại cần các DN khác hỗ trợ cho mình. Cứ như vậy, để có hệ thống các ngành CNHT, ngoài việc phải phát triển các ngành CN cơ bản, cần có sự phát triển của các ngành CNHT khác nữa. Như vậy, chỉ với một sản phẩm, chuỗi giá trị đã kéo dài và mở rộng ra hầu hết các ngành CN cơ bản và tạo ra giá trị cho nhiều ngành CN khác. Thứ tư: CNHT không phải là ngành “công nghiệp phụ”. Nói đến CNHT người ta thường nghĩ đến các ngành sản xuất phụ tùng, linh kiện, nguyên phụ liệu cho các ngành lắp ráp như ô tô, xe máy, điện, điện
  • 34. 24 tử…(ngành được xem là CN chính). Chính vì vậy, trên thực tế CNHT thường bị coi là ngành CN phụ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không hợp lý. Về mặt lý luận CNHT có thể được hiểu là ngành đối xứng với ngành CN lắp ráp, có vai trò như những ngành CN khác. Ngành CN chính, chỉ có thể phát triển khi ngành CNHT phát triển và ngược lại, khi ngành CN chính đã phát triển sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển CNHT. Thứ năm: Thu hút số lượng lớn DN, nhất là các DNNVV Một đặc điểm của CNHT là nó thu hút một số lượng DN lớn, với nhiều qui mô khác nhau trong đó có một số lượng lớn các DNNVV. Do tính chất đa cấp và phát triển theo hình cây của hệ thống CNHT, số lượng các DN ở các cấp thấp rất lớn, đa phần là các DNNVV. 2.1.3. Phân loại công nghiệp hỗ trợ Phân loại CNHT có thể được phân thành các tiêu thức sau: Thứ nhất: Phân loại theo ngành nghề sản xuất ra sản phẩm cuối cùng Theo cách tiếp cận về CNHT là một hệ thống bao trùm chuỗi giá trị sản xuất ra một sản phẩm, một chủng loại sản phẩm cụ thể, CNHT có thể phân thành các ngành phù hợp với các sản phẩm cuối cùng như: Cơ khí, tin học, dệt may… Cách phân loại CNHT trong này được sử dụng khá phổ biến cả trong thực tế và trong nghiên cứu, nhất là nghiên cứu từng ngành sản xuất riêng lẻ. Ưu điểm của nó là xác định rõ ràng các đối tượng tham gia một hệ thống ngành CN, đóng góp vào chuỗi giá trị để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Khi đã xác định rõ ràng các đối tượng tham gia vào ngành CNHT của từng ngành, các chính sách trở nên trực tiếp và xu hướng có hiệu quả nhanh chóng. Tuy vậy, cách phân loại này gặp phải khó khăn khi DN CNHT tham gia vào nhiều ngành sản xuất khác nhau thì khó có thể xác định nhà sản xuất này tham gia vào một ngành đơn nhất nào đó. Chính sự giao thoa này làm hạn chế khả năng tiếp cận DN CNHT, kể cả về mặt nghiên cứu và chính sách. Thứ hai: Phân loại theo ngành/ công nghệ sản xuất linh phụ kiện
  • 35. 25 Đây là cách phân loại căn cứ vào chủng loại sản phẩm DN sản xuất hoặc công nghệ mà DN đó sử dụng. Với cách tiếp cận phân loại này, có thể phân loại CNHT theo các ngành sản xuất liên quan tới các vật liệu điển hình: Linh kiện nhựa, gia công kim khí, linh kiện… Cách phân loại này khắc phục phần nào nhược điểm của cách phân loại thứ nhất khi một DN cung cấp tham gia vào nhiều ngành sản xuất sản phẩm cuối cùng khác nhau. Nhược điểm của cách phân loại này là nó không bao trùm hết toàn bộ ngành CNHT, các nhà cung cấp trực tiếp cho các nhà sản xuất lắp ráp sản phẩm cuối cùng thường là những nhà sản xuất những cụm linh kiện với nhiều chi tiết khác nhau như nhựa, kim loại…Cách phân loại này theo qui trình công nghệ hay gia công nguyên liệu hạn chế khả năng tiếp cận những nhà cung cấp trên. Tuy nhiên, với lịch sử phát triển của thuật ngữ CNHT, có thể nói ngành này là một trong những đối tượng ưu tiên tronng chính sách hợp tác phát triển của các nước đang phát triển với các nước phát triển, nhất là Nhật Bản. Bản thân khái niệm CNHT cũng từ yêu cầu XD chính sách phát triển liên kết CN mà ra. Đứng từ góc nhìn từ các nhà đầu tư nước ngoài, đối tượng các nhà cung cấp mà họ thường nhắm tới là những nhà sản xuất với các công nghệ và sản phẩm cụ thể như rèn, dập, đúc…Việc phân loại CNHT theo công nghệ sản xuất cho phép các DN mà người lập chính sách tại các nước đang phát triển xác định đúng đối tượng ưu tiên trong chính sách của mình. 2.1.4. Vai trò của công nghiệp hỗ trợ 2.1.4.1. CNHT là nền tảng cho nền kinh tế Trong phát triển CN, các ngành CNHT thường được ví như chân núi, tạo phần cứng để hình thành nên thân núi và đỉnh núi chính là ngành CN sản xuất và lắp ráp sản phẩm CN. Như vậy, CNHT có một số vai trò nổi bật đối với các ngành CN cũng như đối với nền kinh tế. Bảo đảm tính chủ động cho nền kinh tế. Việc cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, các bán thành phẩm ngay trong nội địa làm cho nền CN chủ động, không bị lệ
  • 36. 26 thuộc nhiều vào nước ngoài và các biến động của nền kinh tế toàn cầu. CNHT không phát triển làm cho các ngành CN chính thiếu sức cạnh tranh và phạm vi phát triển cũng giới hạn trong một số ít các ngành. Hạn chế nhập siêu. Do luôn luôn phải nhập khẩu nguyên liệu và các linh phụ kiện cho sản xuất lắp ráp trong nước, hầu hết các nước đang phát triển lâm vào tình trạng nhập siêu. Phát triển CNHT, vì vậy góp phần hiệu quả trong việc khai thác các nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên và các sản phẩm chế biến thô. Phát triển CNHT sẽ là một trong các biện pháp quan trọng góp phần giải quyết tình trạng nhập siêu của nền kinh tế các quốc gia đang phát triển, bảo đảm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính. Cùng với việc chủ động trong nguồn cung ứng, chi phí của sản phẩm CN cũng giảm đáng kể do cắt giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, tận dụng nhân công rẻ và nguồn nguyên liệu ngay tại nội địa. Việc phát triển các ngành CNHT một cách hợp lý cân đối trong bối cảnh “thế giới phẳng” ngày nay sẽ tạo ra các sản phẩm có đặc thù riêng của quốc gia, có sức cạnh tranh hơn hẳn các sản phẩm chỉ được lắp ráp bởi các linh kiện và nguồn cung ứng toàn cầu. Phát triển hệ thống DNNVV. CNHT hầu hết do hệ thống DNNVV đảm nhiệm, đây là khu vực doanh nghiệp tạo nhiều việc làm, là nền tảng sáng tạo của quốc gia. Đặc biệt, phát triển hệ thống DNNVV là một trong các biện pháp hữu hiệu đối phó với khủng hoảng kinh tế, là đối tượng để cân bằng với các tập đoàn kinh tế khổng lồ hay bị tác động nhanh và mạnh nhất của các khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 2.1.4.2. Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp Mỗi sản phẩm có thể chia thành ba giai đoạn chính: Thượng nguồn gồm các công đoạn nghiên cứu - triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính; trung nguồn là công đoạn lắp ráp, gia công; hạ nguồn là thương hiệu, tiếp thị, xây dựng mạng lưới lưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường. Các giai
  • 37. 27 đoạn thượng nguồn và các hạ nguồn là khu vực tạo ra giá trị gia tăng cao. Đây chính là công đoạn của các ngành CNHT. Trong khi trung nguồn với các hoạt động lắp ráp, gia công là khu vực ít tạo ra giá trị gia tăng nhất. Như vậy, một quốc gia có thể tạo ra giá trị gia tăng của các sản phẩm CN khi khu vực thượng nguồn với nguyên phụ liệu, cụm linh kiện được cung ứng ngay trong nội địa. Phát triển CNHT góp phần hiệu quả trong việc khai thác các nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên và các sản phẩm chế biến thô. 2.1.4.3. Mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài CNHT không phát triển sẽ làm cho các công ty sản xuất thành phẩm phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài, nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm, phí lưu kho bãi, ứ đọng vốn cho việc nhập khẩu và lưu kho...sẽ làm tăng chi phí đầu vào. Đó là chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Các công ty đa quốc gia sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý chuỗi cung ứng nếu phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận và các sản phẩm CNHT khác. Khả năng cung ứng phụ trợ cho các ngành CN là một trong các vấn đề được các TĐĐQG cân nhắc rất nhiều trước khi quyết định đầu tư vào một quốc gia. Nền kinh tế với các ngành CNHT mạnh và có thể đáp ứng nhu cầu cho các nhà lắp ráp là một trong các nhân tố tác động mạnh đến thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển CN. Nhìn chung, đối với các quốc gia CN trẻ, CNHT thường được hình thành đồng thời với việc tổ chức lắp ráp, sản xuất các sản phẩm CN cuối cùng. Còn đối với các nước đang phát triển, do thiếu vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ, thông thường CN lắp ráp phát triển trước, CNHT hình thành theo sau với tiến trình nội địa hoá các sản phẩm. Quá trình này được các tập đoàn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ của nước sở tại. Ngược lại, việc không cung cấp được các loại linh phụ kiện này làm cho các nước đang phát triển khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
  • 38. 28 2.2. Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD 2.2.1. Nội dung phát triển CNHT ngành xây dựng dân dụng 2.2.1.1. Nhận dạng CNHT ngành XDDD Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, ngày 24/2/2011 về chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Công nghiệp hỗ trợ: là các ngành CN sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành CN sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: là sản phẩm của các ngành quy định tại khoản 1. Điều 1. Gồm: vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm sản xuất tại VN để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: là dự án đầu tư tại VN (kể cả đầu tư mới và đầu tư bổ sung) để sản xuất sản phẩm CNHT. Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác về phát triển CNHT và dựa vào khái niệm trong Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, các ngành CNHT được xem xét là hệ thống các DN chế tạo, cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện cho các DN lắp ráp các sản phẩm như ô tô, xe máy, điện tử, thiết bị chính xác, máy CN, máy nông nghiệp (thường được gọi là các ngành CN chế tạo hạ nguồn). CN sản xuất VLXD: Cần có CNHT để nâng cao mức độ tự động hóa trong quy trình sản xuất, giảm nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu mà trong nước đã tự sản xuất được. CNHT ngành sản xuất VLXD cócác nội dung chính như sau: (1) CN khai thác, chọn lọc, sàng nghiền và làm sạch khoáng sản phi kim loại (đá, cát, sỏi, sét, cao lanh ...) làm nguyên liệu sản xuất VLXD; (2) CN cơ khí sản xuất máy móc thiết bị, phụ tùng, khuôn, đồ gá, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ sản xuất VLXD; (3) Một bộ phận công nghiệp hóa chất, luyện kim sản xuất sản phẩm: Sơn, men, phụ gia, thép XD, tái chế sản phẩm nhựa ... dùng trong sản xuất VLXD.
  • 39. 29 Tuỳ theo từng loại VLXD đơn giản - thấp cấp hay cao cấp và phức tạp, quy trình sản xuất các sản phẩm này bao gồm các bước công nghệ sau: (1) Công nghệ nguyên, vật liệu, khuôn mẫu, đồ gá; (2) Công nghệ gia công tạo hình VLXD (đùn, ép, cắt ...); (3) Công nghệ gia cường độ bền chịu lực, chịu va đập, chịu hóa chất nhờ phủ men, nung, ép sản phẩm (đơn giản và tổ hợp); (4) Công nghệ hoàn thiện sản phẩm. (5) Hoàn thiện bao gói, gắn thương hiệu, vận chuyển Thành phẩm (4) Lắp ghép tổng thành, ví dụ bồn, bệ xí Bán thành phẩm (3) Phân cấp, loại phế phẩm. Sản phẩm, hoặc chi tiết linh kiện (2) Gia cường tạo độ bền, độ bóng (nung, ép, phủ men ...) Sản phẩm, hoặc chi tiết linh kiện (1) Đùn, ép tạo hình (tuỳ loại) Phôi VLXD, phụ kiện thô khác Hình 2.1: Cấu trúc cấp độ hỗ trợ cùng với công nghệ tương ứng sản xuất VLXD Nguồn: Tổng hợp của Tác giả Tuy nhiên, nhìn chung CNHT sản xuất VLXD ở VN phân bố chưa đồng đều trên cả nước, phụ thuộc chủ yếu vào vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên..., Hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất theo hình thức tích hợp trong nội bộ DN (từ khâu đầu đến khâu cuối) sử dụng các thiết bị chính nhập khẩu. => Theo quan điểm của tác giả: CNHT ngành XDDD bao gồm các ngành Tư vấn- Thiết kế-Giám sát và sản xuất VLXD cơ bản để cấu thành nên sản phẩm nhà ở như:Sắt; thép; xi măng; cát; đá xây dựng; gạch xây dựng và các vật liệu hoàn thiện, trang trí: Kính xây dựng; thạch cao; vật liệu ốp tường; ốp sàn; ốp trần; mái lợp; các loại cửa; sơn chống thấm; gốm sứ; điện các loại; hệ thống dẫn và thoát nước; hệ thống điều khiển và thông tin liên lạc… 2.2.1.2. Quan điểm phát triển CNHT ngành XDDD Trong phạm vi của luận án, tác giả đưa ra quan điểm phát triển CNHT ngành XDDD trên hai khía cạnh đó là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
  • 40. 30 a) Phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều rộng Theo quan điểm của C.Mác trong lý thuyết phát triển[40]: Phát triển theo chiều rộng là nhằm mở rộng quy mô sản xuất nhưng không làm tăng năng suất lao động. Phát triển theo chiều rộng cũng chính là phát triển thêm những loại sản phẩm mới. Theo quan điểm này thì phát triển theo chiều rộng là việc đầu tư trên cơ sở cải tạo và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, XD mới các cơ sở vật chất với những kỹ thuật công nghệ cơ bản như củ. Đặc điểm phát triển theo chiều rộng: Lấy tăng trưởng về số lượng làm mục tiêu đầu tư, mà không làm thay đổi chất lượng sản phẩm, năng suất lao động hay giá thành sản phẩm. Tốc độ tăng lao động lớn hơn tốc độ tăng vốn Chi phí lao động, chi phí nguyên liệu đầu vào có thể tăng nhưng không làm tăng năng suất lao động. Thời gian chuẩn bị đầu tư ngắn, vốn đầu tư không quá lớn. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng hai chỉ tiêu: Cấp độ phát triển và tốc độ phát triển của các DN CNHT ngành XDDD để đánh giá phát triển theo chiểu rộng của các DN CNHT ngành XDDD. b) Phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều sâu Theo quan điểm của C.Mác trong lý thuyết phát triển[40]: Phát triển theo chiều sâu là phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Theo quan điểm này, phát triển theo chiều sâu là hoạt động đầu tư được thực hiện trên cơ sở cải tạo, nâng cao, đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, hoặc xây dựng lại, hoặc đầu tư mới một dây chuyền công nghệ, XD một nhà máy mới nhưng kỹ thuật công nghệ phải hiện đại hơn kỹ thuật công nghệ hiện có hoặc kỹ thuật trung bình của ngành, vùng nhằm duy trì năng lực đã có. Đặc điểm của phát triển theo chiều sâu: - Lấy hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng suất lao động làm động lực trực tiếp, làm mục tiêu của các hoạt động đầu tư.
  • 41. 31 - Phát triển theo chiều sâu thường dẫn đến giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. - Tốc độ tăng lao động nhỏ hơn tốc độ tăng vốn - Thời gian chuẩn bị đầu tư dài - Phát triển theo chiều sâu và đổi mới công nghệ có quan hệ mật thiết, hữu cơ, và luôn luôn đi liền với nhau. Phát triển theo chiều sâu là nhân tố quyết định đổi mới công nghệ, tạo điều kiện và khả năng cho đổi mới công nghệ. Đổi mới công nghệ là nội dung, là phương thức tiến hành hoạt động phát triển theo chiều sâu có hiệu quả. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều sâu dựa vào các chỉ tiêu cụ thể như: Năng suất các yếu tố tổng hợp; Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm CN XDDD; Phát triển bền vững CNHT ngành XDDD; Phát triển hệ thống tài chính lành mạnh của các DN CNHT ngành XDDD. 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD 2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều rộng a) Cấp độ phát triển của các DN CNHT ngành XDDD Cấp độ phát triển hiện nay có nhiều trường phái khác nhau như: Cấp độ phát triển theo trường phái cơ cấu; Cấp độ phát triển theo trường phái phát triển; Cấp độ phát triển theo lý thuyết chuỗi giá trị gia tăng. Trong luận án, tác giả sử dụng chỉ tiêu cấp độ phát triển các DN CNHT ngành XDDD theo lý thuyết chuỗi giá trị gia tăng. Chuỗi giá trị, hay được biết đến là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đã được Micheal Porter mô tả và phổ cập lần đầu tiên vào năm 1985 trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh của ông “Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động của một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể”. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động mang lại sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của các hoạt động cộng lại[69].
  • 42. 32 Tiếp đó, nhà nghiên cứu Kaplins Rapheal đã đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị trong phân tích toàn cầu hóa: “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc mộ dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bổ sau khi đã sử dụng”. Và một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tốt đa giá trị cho chuỗi. Như vậy, ta có thể giải thích định nghĩa về chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. Trong nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động từ thiết kế, quá trình maang vật tư đầu vào, sản xuất, phân phối, marketing bán hàng, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Hơn nữa, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ) để biến một nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các DN khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,…Các tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét đến các hoạt động do một DN duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất và kết với người tiêu dùng cuối cùng. Trong phát triển các DN CNHT ngành XDDD, bao gồm các cấp độ như sau: Cấp độ 5 Thiết kế + Sản xuất + Lắp ráp, chế tạo Cấp độ 4 Thiết kế + Sản xuất (1 phần) + Lắp ráp, chế tạo Cấp độ 3 Gia công + Lắp ráp (chế tạo một phần) Cấp độ 2 Gia công chính Cấp độ 1 Gia công thô Hình 2.2: Các cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD Nguồn: Tổng hợp của tác giả
  • 43. 33 Cấp độ 1: Đây là cấp độ cơ bản của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, là tiền đề cho việc sản xuất và hoàn thiện các sản phẩm ở các công đoạn sản xuất tiếp theo. Cấp độ 2: Đây là cấp độ có tính hiện thực (sản phẩm hiện thực) là cấp độ thể hiện những thuộc tính đặc điểm của sản phẩm, phản ánh sự có mặt thực tế của sản phẩm. Các yếu tố này thường liên quan đến các thông số như: bao bì, chất lượng, kiểu dáng, giá cả… Cấp độ 3: Tiếp nối cấp độ 2, ở cấp độ này có thêm lắp ráp (chế tạo một phần) các sản phẩm. Đây là cấp độ mà ở đó sản phẩm được bổ sung thêm những thuộc tính nhằm thỏa mãn hơn sự mong đợi của khách hàng khi doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường. Cấp độ 4: Từ cấp độ 3, các doanh nghiệp lúc này đã thiết kế các sản phẩm mang đặc trưng riêng cho từng ngành. Sản phẩm được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật và thị hiếu của người sử dụng. Cấp độ 5: Đây là cấp độ cao nhất cũng là cấp độ cuối cùng hình thành nên một sản phẩm hoàn chỉnh do chính doanh nghiệp tạo ra. Là cấp độ tổng hợp thể hiện tổng hợp các cấp độ trên sản phẩm. Nhưng hiện nay, có ít doanh nghiệp đạt được tất cả các sản phẩm mình tạo ra nằm ở cấp độ này. Vì vậy, để đánh giá sự phát triển CNHT ngành XDDD chính là sự đánh giá DN CNHT đang ở cấp độ nào? b) Tốc độ phát triển DN CNHT ngành XDDD trong một thời gian nhất định Tốc độ tăng trưởng là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá mặt lượng của sự phát triển, nó phản ánh sự gia tăng về quy mô của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh (đối với một địa phương) năm sau so với năm trước và giữa các thời kỳ với nhau. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh (đối với một địa phương) là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia (hoặc của một địa phương) trong một khoảng thời gian
  • 44. 34 nhất định. Tổng sản phẩm trong nước (trong tỉnh) được tính theo giá thực tế và giá so sánh. Tổng sản phẩm trong nước (trong tỉnh) theo giá thực tế thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách. Tổng sản phẩm trong nước (trong tỉnh) theo giá so sánh đã loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, của các ngành kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất. Đối với DN CNHT ngành XDDD, tốc độ tăng trưởng DN CNHT ngành XDDD được xác định bằng tỷ lệ phần trăm tăng thêm (hoặc giảm đi) giữa giá trị tổng sản phẩm của các DN CNHT ngành XDDD tạo ra trong năm (theo giá so sánh) so với giá trị tổng sản phẩm của các DN CNHT ngành XDDD của năm trước đó (theo giá so sánh) Tốc độ phát triển CNHT XDDD = Giá trị tổng sản phẩm của DN CNHT năm n x 100 (1.1) Giá trị tổng sản phẩm của DN CNHT năm n-1 Quy mô phát triển phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ phát triển được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Muốn có CNHT ngành XDDD phát triển nhanh, trước hết DN CNHT ngành XDDD cần phải có tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong dài hạn. 2.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều sâu a) Tăng năng suất các yếu tố tổng hợp(TFP) Hiệu quả hoạt động kinh tế được đánh giá qua xem xét việc sử dụng các yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Nhờ tác động tổng hợp của các yếu tố được phối hợp trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất mà tạo ra giá trị gia tăng mới cao hơn. Như vậy, trong phần giá trị gia tăng tạo ra, ngoài phần đóng góp của nhân tố đầu vào là vốn và lao động (những nhân tố có thể lượng hoá), người ta còn thấy một phần giá trị mới do bộ phận vô hình tạo ra. Bộ phận này được thể hiện qua năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP - Total Factor Productivity).