SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
Download to read offline
Bài 1
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ XÁC ĐỊNH KIẾN THỨC CƠ BẢN
CỦA MỘT BÀI KHÓA SINH HỌC
MỤC TIÊU
- Rèn luyện quy trình phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản
của một bài khóa sinh học.
- Phát triển kỹ năng xác định vị trí của bài, đọc phân đoạn, xác định các loại kiến
thức trong bài và mối quan hệ logic giữa các loại kiến thức.
NỘI DUNG
1.1. Đọc phân đoạn
- Đọc bài khóa.
- Xác định vị trí của bài: Nội dung kiến thức của bài có liên quan đến những kiến
thức nào đã được dạy ở những bài trước và sẽ được dạy ở những bài sau.
- Phân chia nội dung bài khóa thành những tổ hợp tri thức, làm cơ sở để lập đề
cương bài khóa. Việc phân chia các tổ hợp tri thức phải căn cứ vào nội dung kiến thức
trong bài, từ đó có thể sáng tạo một logic mới phù hợp.
1.2. Xác định kiến thức cơ bản
1.2.1. Phân loại kiến thức
Một bài khóa bao gồm hai loại kiến thức: Kiến thức cơ bản và kiến thức thông
tin.
Kiến thức cơ bản là những kiến thức quan trọng nhất, cần thiết trong việc thực
hiện mục tiêu đào tạo, là những kiến thức phản ánh bản chất và quy luật của những sự
vật hiện tượng, là những kiến thức mấu chốt, làm cơ sở để hiểu và suy ra những kiến
thức cùng loại hoặc có liên quan.
Kiến thức thông tin là những kiến thức phương tiện giúp HS nắm vững được kiến
thức cơ bản (kiến thức cơ sở, kiến thức cũ, các ví dụ, số liệu,…)
Trên cơ sở phân loại kiến thức, phải xác định được mối quan hệ giữa hai loại kiến
thức trong từng tổ hợp kiến thức theo logic quy nạp hay diễn dịch.
1.2.2. Kỹ thuật xác định kiến thức cơ bản
Xác định kiến thức cơ bản phải trả lời được các câu hỏi sau:
1
- Bài có nhiệm vụ hình thành và phát triển những khái niệm và quy luật nào? Ở
mức độ nào?
- Nếu là kiến thức mới thì phải hình thành đến mức nào? Có liên quan tới những
kiến thức nào sẽ học ở những bài sau?
- Nếu là kiến thức đã biết và bài có nhiệm vụ phát triển hay hệ thống hóa kiến
thức thì phải đi sâu vào những khía cạnh nào? Có kế thừa những kiến thức nào đã học?
1.3. Vận dụng
1.3.1. Phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa
Sinh học cơ thể
Ví dụ: Bài 3. Thoát hơi nước- SGK 11, cơ bản
- Ví trí: Được bố trí sau bài “Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ”, “Vận
chuyển các chất trong cây”, trước bài “Vai trò của các nguyên tố khoáng”.
Sau khi được học sự hấp thụ và vận chuyển nước trong cây, HS biết được rằng
nước từ môi trường đất được hấp thụ vào cây là nhờ lông hút của rễ, được vận chuyển
qua thân lên lá. Quá trình hấp thụ và vận chuyển nước trong cây có liên quan tới thoát
hơi nước của lá, đó là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. Quá trình thoát hơi nước ở
lá diễn ra như thế nào, HS sẽ được tìm hiểu trong bài thoát hơi nước. Sự hấp thụ và
vận chuyển các chất hòa tan luôn diễn ra đồng thời với sự hấp thụ và vận chuyển nước
nên sau khi đã được tìm hiểu các quá trình hấp thụ, vận chuyển và thoát hơi nước, HS
tiếp tục được tìm hiểu vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cơ thể thực vật, các
quá trình dinh dưỡng nitơ ở thực vật.
- Cấu trúc nội dung: Nội dung kiến thức của bài có thể phân chia thành các tổ hợp
tri thức sau:
1- Vai trò của quá trình thoát hơi nước
2- Thoát hơi nước qua lá
3- Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
4- Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
Khi tìm hiểu về thoát hơi nước, HS thấy được ngoài vai trò là động lực đầu trên
của dòng mạch gỗ, thoát hơi nước còn có vai trò giúp khí CO2 khuếch tán vào lá, cung
cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp, có vai trò giúp lá cây hạ nhiệt độ, đảm bảo
cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường. Sự thoát hơi nước có liên quan đến cấu
2
tạo của lá cây và đặc điểm cấu tạo của lá cây cho thấy thoát hơi nước có thể diễn ra
qua hai con đường- qua khí khổng và qua cutin. Từ những hiểu biết đó, HS sẽ thấy
rằng, thoát hơi nước chịu ảnh hưởng của các yếu tố nước, nhiệt độ, ánh sáng, … Trên
cơ sở đó, HS sẽ có ý thức vận dụng kiến thức vào việc cần phải tưới tiêu hợp lí cho
cây trồng để đảm bảo cân bằng nước và cây trồng sinh trưởng bình thường.
- Kiến thức cơ bản: Cấu tạo của lá thích nghi với sự thoát hơi nước và cơ chế điều
tiết độ mở của khí khổng dẫn đến cơ chế thoát hơi nước.
Mối quan hệ giữa hai loại kiến thức: Logic quy nạp.
1.3.2. Phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa Di
truyền học
Ví dụ: Bài 14 “Di truyền liên kết”- SGK 12, nâng cao
- Vị trí: Được bố trí sau bài “Sự tác động của nhiều gen. Tính đa hiệu của gen”,
trước bài “Di truyền liên kết với giới tính”.
Khi tìm hiểu về tính quy luật của hiện tượng di truyền, đầu tiên HS được tìm hiểu
về các định luật cơ bản của Menđen. Tuy nhiên các định luật của Menđen chỉ nghiệm
đúng trong những điều kiện nhất định. Khi nhiều gen cùng tác động lên một tính trạng
thì sẽ gây nên hiện tượng tương tác gen. Hoặc khi mỗi gen quy định một tính trạng
nhưng các gen quy định các tính trạng cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thì sẽ dẫn đến
hiện tượng liên kết hoặc hoán vị gen. Tuy nhiên các hiện tượng trên chỉ xảy ra đối với
gen trên nhiễm sắc thể thường, còn với gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể
giới tính thì dẫn đến hiẹn tượng di truyền liên kết với giới tính.
- Cấu trúc nội dung: Nội dung kiến thức của bài có thể phân chia thành các tổ hợp
tri thức sau:
1- Di truyền liên kết hoàn toàn
2- Di truyền liên kết không hoàn toàn
3- Ý nghĩa của di truyền liên kết
Sau khi đã được tìm hiểu các bài học về các hiện tượng di truyền do sự tác động
riêng rẽ hoặc tác động qua lại của các gen lên tính trạng, mỗi gen nằm trên một NST,
HS có cơ sở để tìm hiểu hiện tượng di truyền mà các gen quy định các tính trạng nằm
trên cùng một NST. Dựa trên thí nghiệm lai của Moocgan trên ruồi giấm, HS sẽ so
sánh kết quả với phân li độc lập để rút ra các hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen.
3
Khi các gen nằm gần nhau trên NST thì sức liên kết càng lớn và khi các gen nằm càng
xa nhau thì sức liên kết càng yếu dẫn tới sự trao đổi giữa các gen. Sau khi đã nêu được
hiện tượng, giải thích hiện tượng và phát biểu được định luật liên kết gen và hoán vị
gen bằng mệnh đề khoa học, HS sẽ nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết trong lí
luận và thực tiễn.
- Kiến thức cơ bản: Nội dung và bản chất của di truyền liên kết.
Mối quan hệ giữa hai loại kiến thức: Logic quy nạp.
1.3.3. Phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa
Tiến hóa, Sinh thái học
BÀI TẬP: SV phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của các bài
khóa trong chương trình.
Bài 2
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI LÊN LỚP
MỤC TIÊU
Hoàn thành được quy trình xác định mục tiêu bài lên lớp và phân tích được cách
thực hiện mục tiêu đó.
NỘI DUNG
2.1. Ý nghĩa
+ Theo quan điểm “công nghệ” thì mục tiêu là “đầu ra”, là “sản phẩm” của một
quá trình, một công đoạn.
4
+ Theo quan điểm “ dạy học lấy HS làm trung tâm”, phát huy vai trò chủ thể của
người học thì mục tiêu đề ra cho HS và do HS thực hiện.
2.2. Các dạng mục tiêu
+ Mục đích: Được hiểu là mục tiêu khái quát, dài hạn (mục đích rộng), là đơn đặt
hàng của xã hội đối với từng lớp học, từng cấp học. Từ đó người biên soạn chương
trình lựa chọn nội dung và nhóm phương pháp thích hợp.
+ Mục tiêu (mục đích hẹp): Là mục đích ngắn hạn, cụ thể, là tiêu chuẩn tri thức
đặt ra cho HS sau khi học xong một bài, một chương.
2.3. Những quy tắc viết mục tiêu
Vì mục tiêu đề ra là cho HS và do HS thực hiện nên GV phải hình dung được là
sau 1 bài, 1 cụm bài hay 1 chương, 1 phần của chương trình, HS phải nắm được những
kiến thức, kĩ năng, thái độ gì. Trong cách phát biểu mục tiêu phải làm rõ hoạt động của
HS ở mỗi giai đoạn. Ví dụ: Sau khi học xong bài này, HS phải....
+ Mục tiêu phải nói rõ mức độ hoàn thành công việc của HS. Ví dụ: HS phải
phân biệt được, nêu được, giải thích được.....
Nhiều GV có quan niệm rằng khi phát biểu mục tiêu là nói tới công việc của thầy.
Chẳng hạn: GV phải cho HS biết được hoặc phải truyền đạt cho HS.... Quan niệm như
vậy là sai lầm.
+ Mục tiêu phải nói rõ “đầu ra” của bài học chứ không phải tiến trình của bài học.
+ Mục tiêu không phải đơn thuần là chủ đề của bài học mà là cái đích bài học cần
đạt tới. Ví dụ: Học xong bài này, HS phải....
Không phải: Bài này cho HS thấy.... hoặc bài này đề cập tới....
+ Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một đầu ra để thuận tiện cho việc đánh giá kết
quả bài học. Nếu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từng mục tiêu với
mức độ phải đạt về mỗi mục tiêu đó.
+ Mỗi “ đầu ra” trong mục tiêu nên diễn đạt bằng một động từ xác định rõ mức
độ HS phải đạt bằng hành động.
Những động từ: Nắm được, hiểu được, biết được... thường thích hợp cho mục
tiêu chung.
Những động từ: Phân tích, chứng minh, phân biệt, nêu, áp dụng, giải thích, phát
biểu... thích hợp cho mục tiêu cụ thể.
5
Có thể lựa chọn các động từ gợi ý sau để diễn đạt mục tiêu cụ thể:
+ Về mục tiêu kiến thức: Định nghĩa, mô tả, gọi tên, nhận biết, lựa chọn, thuật
lại, liệt kê, giải thích, nêu, trình bày, cho ví dụ, phân biệt, chứng minh,…
+ Về mục tiêu kĩ năng: So sánh, đối chiếu, phân loại, lập giả thuyết, chứng minh,
đo đạc, tính toán, vẽ sơ đồ, lập bảng biểu, phân tích kết quả thí nghiệm,…
+ Về mục tiêu thái độ: Tán thành, hưởng ứng, chấp nhận, tiếp nhận, tham gia, bảo
vệ, phản đối, tranh luận,…
Để viết mục tiêu bài học, cần nghiên cứu kĩ chương trình, SGK, sách giáo viên,
không chỉ riêng một bài mà cả những bài có liên quan. Phải hình dung những điều kiện
cần có và có thể có để đảm bảo mục tiêu nêu ra thực hiện được. Phải nghĩ tới tiêu chí
đánh giá mức độ đạt được mục tiêu.
2.4. Quy trình xác định mục tiêu bài lên lớp
+ Xác định vị trí của bài
+ Phân tích cấu trúc nội dung của bài
+ Xác định kiến thức cơ bản
+ Viết mục tiêu.
2.5. Vận dụng
Ví dụ: Xác định mục tiêu bài “Thoát hơi nước”- SGK 11, cơ bản
* Trên cơ sơ phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản của bài, mục
tiêu bài học được xác định như sau:
Sau khi học xong bài, HS phải:
- Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật.
- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước.
- Trình bày được 2 con đường thoát hơi nước và cơ chế điều tiết độ mở của khí
khổng, các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích cơ sở khoa học của việc tưới tiêu
hợp lí cho cây trồng.
* Cách thực hiện mục tiêu: Thực chất là định hướng PPDH để đạt được mục tiêu
đề ra.
- GV sử dụng ví dụ trang 15 để ĐVĐ tìm hiểu vai trò của thoát hơi nước. HS đọc
SGK và phân tích hình 3.1 để làm rõ được vai trò của thoát hơi nước.
6
- Về đặc điểm cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước, dạy học
theo cách viết trong SGK. Khi dạy về 2 con đường thoát hơi nước, GV có thể vẽ hình
minh họa lên bảng về sự đóng mở của khí khổng, HS quan sát và mô tả cơ chế đóng
mở khí khổng.
- Từ những kiến thức vừa học, GV gợi ý để HS phát hiện được các tác nhân có
ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước: Sự thoát hơi nước chịu ảnh hưởng của những yếu tố
nào? Nêu ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó.
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Thế nào là tưới tiêu hợp lí? Tại sao phải tưới
nước cho cây trồng hợp lí?
BÀI TẬP: SV xác định mục tiêu dạy học cho các bài học trong chương trình Sinh học
cơ thể, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học.
Bài 3
XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC SINH HỌC
MỤC TIÊU
- Xây dựng và tổ chức được các tình huống dạy học sinh học.
- Lựa chọn được PPDH, biện pháp DH, phương tiện DH thích hợp cho từng tình
huống.
- Tập thể hiện chuyển tải thông tin dạy học cho mỗi tình huống.
NỘI DUNG
3.1. Ý nghĩa: Trong quá trình thiết kế bài giảng, xác định các tình huống dạy học và
lập phương án tổ chức các tình huống dạy học sẽ tạo nên cấu trúc của bài
lên lớp.
3.2. Các dạng tình huống dạy học
Tình huống dạy học (THDH) là tiềm năng liên quan đến nguồn tri thức của bài
học, gồm ba dạng:
- Dạng THDH mà nguồn tri thức từ GV hay từ các phương tiện DH thì việc giảng
dạy được thực hiện thông qua phương pháp giảng giải, trần thuật, thuyết trình hay biểu
diễn các phương tiện trực quan.
7
- Dạng THDH mà bản thân HS làm việc trực tiếp từ SGK thì HS tự lực kiểm tra
tài liệu theo hướng dẫn của GV.
- Dạng THDH có sự phối hợp các tình huống, cả GV và HS đều tham gia thì
PPDH được áp dụng là các PPDH tích cực: Hỏi đáp- tìm tòi, DH giải quyết vấn đề,
phương pháp trực quan, thực hành.
3.3. Xây dựng tình huống dạy học
Việc xây dựng các THDH có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1. Xác định nội dung và kiến thức cơ bản của bài học.
- Bước 2. Phân chia nội dung kiến thức bài học thành những tổ hợp tri thức và
xác định mối quan hệ logic giữa chúng trong bài lên lớp.
- Bước 3. Xác định các THDH
- Bước 4. Lựa chọn phương pháp, biện pháp, phương tiện DH phù hợp cho từng
THDH.
3.4. Tổ chức các tình huống dạy học
Tổ chức và thể hiện các THDH được tiến hành theo quy trình:
- Bước 1. Lập phương án chuyển tải thông tin DH trong các THDH.
- Bước 2. Tập thể hiện tổ chức riêng rẽ từng THDH.
- Bước 3. Tập thể hiện tổ chức toàn bộ các THDH trong cấu trúc bài lên lớp.
- Bước 4. Thể hiện tổ chức và thực hiện các THDH trước HS.
3.5. Vận dụng: Xây dựng và tổ chức THDH trong bài “Quy luật phân li độc lập”-
SGK Sinh học 12, nâng cao
* Xây dựng THDH:
+ Bước 1. Kiến thức cơ bản của bài: Nội dung và cơ sở tế bào học của định luật phân
li độc lập.
+ Bước 2. Bài học có thể phân chia thành những tổ hợp tri thức:
1. Nội dung của quy luật phân li độc lập - Thí nghiệm lai của Menđen
- Nội dung định luật
2. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập
3. Công thức tổng quát
+ Bước 3. Các THDH được xác định:
1. Nội dung quy luật: Có những THDH sau:
8
- Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen (nêu vấn đề, giảng giải hoặc hỏi
đáp- tái hiện)
- Trội, lặn (hỏi đáp)
- Biến dị tổ hợp (hỏi đáp)
- Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng (hỏi đáp)
- Sự di truyền của các cặp tính trạng (giảng giải)
- Nội dung của định luật (hỏi đáp)
2. Cơ sở tế bào học của quy luật: Gồm các THDH sau:
- Sơ đồ lai với các cặp gen trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau (trực quan tranh
vẽ)
- Sơ đồ giải thích F1 giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau (trực quan
tranh vẽ)
- Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2 (hỏi đáp)
- Nguyên nhân của hiện tượng phân li độc lập các tính trạng và sự xuất hiện các
biến dị tổ hợp (hỏi đáp)
+ Bước 4. Lựa chọn phương pháp, biện pháp, phương tiện dạy học cho mỗi THDH
(ghi trong ngoặc đơn sau mỗi THDH ở bước 3).
* Tổ chức các THDH:
+ Bước 1. Lập phương án chuyển tải TTDH:
1. Nội dung của quy luật phân li độc lập:
Để đưa ra thí nghiệm lai của Menđen, có thể thực hiện theo một trong các cách
sau:
- HS nhớ lại kiến thức đã học ở sinh học 9, nhắc lại sơ đồ lai kiểu hình về phép
lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- GV giới thiệu sơ đồ lai.
- Khi kiểm tra bài cũ, GV đã đưa ra 2 bài tập về lai 1 cặp tính trạng. Từ đó đặt
vấn đề: Khi phối hợp lai giữa hai cặp tính trạng đó thì xảy ra hiện tượng gì? GV gọi
HS viết sơ đồ lai dạng kiểu hình.
Sau đó, GV sử dụng phương pháp hỏi đáp:
Từ P thuần chủng, F1 đồng tính hãy xác định tính trạng trội, lặn.
So sánh số kiểu hình ở F2 với P, từ đó xác định được biến dị tổ hợp.
9
HS xác định tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng và xác định sự di truyền của từng cặp
tính trạng tuân theo định luật 2 của Menđen.
Lập tích các tỉ lệ của từng cặp tính trạng bằng tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 nên xác
định được sự di truyền của hai cặp tính trạng là độc lập với nhau.
Với suy lý quy nạp, HS phát biểu được nội dung quy luật (có thể thực hiện lệnh
hoạt động trong SGK).
2. Cơ sở tế bào học:
- GV đặt vấn đề: Menđen giải thích sự phân li độc lập các tính trạng là do sự
phân li độc lập, tổ hợp tự do của cặp nhân tố di truyền. Về sau, người ta phát hiện các
cặp nhân tố di truyền này chính là các cặp gen. Vậy các cặp gen này được phân bố như
thế nào trên các cặp nhiễm sắc thể và sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp
gen là do yếu tố nào quy định?
- GV giới thiệu sơ đồ lai với các cặp gen trên các cặp NST khác nhau. HS giải
thích sự phân bố các gen trên NST. Từ đây, GV yêu cầu HS xác định giao tử của P,
kiểu gen và kiểu hình của F1.
- Tiếp theo GV hỏi HS về các loại giao tử của F1 và giải thích vì sao F1 giảm phân
cho 4 loại giao tử? (Sử dụng sơ đồ sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của 2 cặp NST để
giải thích)
- GV hướng dẫn HS lập khung Penet (hoặc dùng tích xác suất) và xác định kiểu
gen, kiểu hình của F2.
- Qua việc phân tích sơ đồ lai và giải thích F1 giảm phân cho 4 loại giao tử, GV
nêu câu hỏi: Nguyên nhân của hiện tượng phân li độc lập các tính trạng và sự xuất
hiện các biến dị tổ hợp là gì?
+ Bước 2. Tập thể hiện riêng rẽ từng THDH
+ Bước 3. Tập thể hiện toàn bộ các THDH
+ Bước 4. Thể hiện tổ chức và thực hiện các THDH trước HS.
BÀI TẬP: Xây dựng và tổ chức THDH trong bài “Di truyền liên kết”- SGK Sinh học
12, nâng cao
10
Bài 4
HƯỚNG DẪN SOẠN GIÁO ÁN (LẬP KẾ HOẠCH BÀI HỌC)
MỤC TIÊU
- Nêu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch bài học
- Hoàn thành được quy trình lập kế hoạch bài học và nêu được cấu trúc của kế hoạch
bài học
- Soạn được các giáo án trong chương trình sinh học phổ thông.
NỘI DUNG
4.1. Vai trò của việc lập kế hoạch bài học
Lập kế hoạch bài học là một trong những yếu tố cần thiết đảm bảo cho giờ học
thành công, là công việc rất quan trọng vì:
- Đây là sự kiến tạo các hoạt động của thầy và các hoạt động của trò nhằm thực
hiện mục tiêu dạy học.
- Người GV sẽ tự tin hơn, giải quyết được các tình huống sư phạm nảy sinh trong
quá trình dạy học do trong quá trình soạn giáo án người GV đã suy nghĩ về đặc trưng
bộ môn, mục tiêu dạy học, đặc điểm đối tượng, lựa chọn pương pháp và cách thức tổ
chức,...
- Khi lập kế hoạch dạy học, người GV có thể vận dụng đổi mới phương pháp dạy
học bộ môn, phát huy khả năng lĩnh hội kiến thức một cách tích cực của HS.
Tuy nhiên, giáo án chỉ là tài liệu mang tính hướng dẫn cho hoạt động dạy học.
Trong quá trình lên lớp, đôi khi GV có những thay đổi so với dự kiến để đáp ứng nhu
cầu của học sinh, để thực hiện tiết dạy linh hoạt, phù hợp với những tình huống nảy
sinh trong giờ học.
4.2. Quy trình soạn giáo án
11
4.2.1. Những điều kiện làm căn cứ soạn giáo án
- Đặc điểm cơ bản về học sinh lớp mình đang dạy.
- Điều kiện liên quan đến việc dạy bài đó: Số tiết, phương tiện, đồ dùng dạy học
có thể sử dụng, tài liệu, lớp học,...
4.2.2 Quy trình soạn giáo án
Soạn giáo án sinh học có thể áp dụng theo quy trình sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu bài học
Đây là khâu then chốt khi soạn giáo án vì mục tiêu bài học quyết định nội dung
dạy học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, các hoạt động dạy học, nội dung và
phương pháp đánh giá kết quả học tập,...
Bước 2. Xác định và chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Khi soạn bài, GV suy nghĩ xem để đạt được mục tiêu của bài học cần phải sử
dụng những đồ dùng dạy học, phương tiện, thí nghiệm, thiết bị, phiếu học tập,... nào.
- Cần kiểm tra danh mục thiết bị, đồ dùng dạy học của nhà trường hoặc của cá
nhân để tận dụng hoặc bổ sung.
- Xác định những phương tiện HS có thể chuẩn bị.
12
Mục tiêu bài học
Nội dung dạy học Phương pháp dạy học
Hình thức tổ chức dạy học
Phương tiện dạy học
Các hoạt động dạy học
Đánh giá
Chuẩn bị kế hoạch tiếp theo
Bước 3. Xác định các hoạt động dạy học
GV cần chú ý các hoạt động sau:
- Mở bài: Đặt vấn đề để định hướng HS vào nội dung bài học mới.
- Các hoạt động: GV có thể chia cột trình bày các hoạt động của GV và HS hoặc
không chia cột nhưng phải thể hiện rõ được các hoạt động. Mỗi tiết học nên có từ 2
đến 4 hoạt động, thời gian mỗi hoạt động phụ thuộc vào mức độ kiến thức hoặc kỹ
năng mà mục tiêu đề ra.
Bước 4. Xác định việc tổng kết, đánh giá bài học
- Tổng kết bài có thể dưới hình thức tóm tắt bài, nhấn mạnh các điểm chính hoặc
dùng phiếu đánh giá cuối bài hoặc giới thiệu tài liệu, các hình thức tham khảo cần thiết
khác.
- Đánh giá cuối bài không phải để xem xét kết quả học tập của từng HS cụ thể mà
để xác định được HS học được bao nhiêu và làm được gì sau bài học, bài học đã đạt
được các mục tiêu đề ra chưa, thu thập sớm thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình
dạy học. Do đó GV nên sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: kiểm tra bằng các câu
hỏi cuối bài hoặc biên soạn phiếu trắc nghiệm hoặc nêu những tình huống thực tế cần
giải thích bằng kiến thức bài học,…
Bước 5. Chuẩn bị kế hoạch tiếp theo
GV cần nghiên cứu nội dung các bài học tiếp theo để thiết kế các hoạt động
hướng dẫn HS chuẩn bị trước ở nhà.
4.3. Cấu trúc bài soạn
Giáo án được viết thành văn bản là kết quả của tất cả những chuẩn bị của GV.
Giáo án có thể được viết theo mẫu:
+ Mẫu 1:
Tên bài Lớp học Thời gian (ngày, tháng, năm)
Mục tiêu:
Dàn ý lên lớp, có thể gồm 3 cột:
Thời điểm Mục đích DH và nội dung Hoạt động của thầy và trò
Ghi rõ
thời gian
của các
Mục đích DH nổi bật, ghi vắn tắt:
Kiểm tra, dạy bài mới, tổng kết,…
Nội dung: Ghi vắn tắt những nội
Là cột chính, ghi rõ các hoạt động
của GV và hoạt động tương ứng của
HS; những câu hỏi, chỉ dẫn gợi ý của
13
bước, nội
dung DH
dung chính, những kết luận khái
quát, các định luật, công thức,
hình vẽ, sơ đồ,…
GV- những dự kiến trả lời của HS;
những động tác biểu diễn thí nghiệm,
phương tiện trực quan, công tác tự
lực của HS, vẽ sơ đồ, làm bài tập,…
+ Mẫu 2:
Phần mở đầu: Tên bài- lớp học- thời gian
1. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức:
- Kĩ năng:
- Thái độ:
2. Các điều kiện hỗ trợ hay chuẩn bị của GV và HS
- Chuẩn bị của GV:
- Chuẩn bị của HS:
3. Phương pháp: Lựa chọn những PP và những hình thức tổ chức DH linh hoạt.
4. Tiến trình tổ chức dạy học
4.1. Phân bố nội dung bài học: Bài học được chia thành mấy phần, là những
phần nào?
Kiến thức trọng tâm là gì?
4.2. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động của GV và HS: Những hoạt động này kế tiếp nhau, thường mỗi
hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể của bài học. Cần lưu ý sắp xếp các hoạt
động một cách hợp lí về nội dung và thời lượng:
Nội dung 1:
Hoạt động 1: (Tên hoạt động, thời gian dự kiến)
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành:
- Bước 1:
- Bước 2
c. Kết luận
Nội dung 2:
Hoạt động 2:
14
Hoạt động 3:
(Dàn ý như hoạt động 1)
…………………………
5. Kết luận bài học
6. Tổng kết, đánh giá
7. Hướng dẫn hoạt động về nhà
Trong quá trình thực hiện, GV có thể sáng tạo logic bài soạn cho phù hợp
nhưng cần chú ý tới tính tích cực hoạt động của HS.
4.4. Ví dụ: Soạn bài 12- Quy luật phân li độc lập- Sinh học 12, nâng cao
I. MỤC TIÊU:
+ Kiến thức:
- Trình bày được thí nghiệm, nội dung và ý nghĩacủa quy luật phân li độc lập.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
+ Kĩ năng:
- Viết được sơ đồ lai minh hoạ thí nghiệm lai của Menđen.
- Xác lập được công thức tổng quát trong trường hợp lai nhiều cặp tính trạng, các
cặp tính trạng phân li độc lập, tổ hợp tự do.
- Giải được các bài tập có liên quan.
+ Thái độ: Giải thích được hiện tượng xuất hiện biến dị tổ hợp trong trường hợp
phân li độc lập.
II. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị nội dung: Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Đồ dùng dạy học: Hình 12. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình Di truyền học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Hỏi đáp
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
4.1. Phân bố nội dung bài học: Bài học được chia thành 3 phần:
+ Nội dung của quy luật phân li độc lập
+ Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập
+ Công thức tổng quát
Kiến thức trọng tâm: Nội dung và cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
15
4.2. Các hoạt động dạy học
Mở bài (10 phút): GV yêu cầu HS thực hiện giải các bài tập sau:
1. Khi lai giữa hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng về 1 cặp tính trạng tương phản
hạt trơn với hạt nhăn thì F1 thu được toàn hạt trơn. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì F2
thu được tỉ lệ 3 hạt trơn: 1 hạt nhăn. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai.
2. Khi lai giữa hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng về 1 cặp tính trạng tương phản
hạt vàng với hạt xanh thì F1 thu được toàn hạt vàng. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì F2
thu được tỉ lệ 3 hạt vàng: 1 hạt xanh. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai.
Sau khi HS giải xong 2 bài tập trên, GV đặt vấn đề: Nếu phối hợp lai giữa hai cặp
tính trạng trên (hạt vàng, trơn với hạt xanh, nhăn) thì kết quả phép lai chịu sự chi phối
của quy luật di truyền nào? Hãy nêu kết quả của phép lai.
HS thực hiện viết sơ đồ lai dạng kiểu hình để xác định kết quả phép lai.
Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung của quy luật phân li độc lập (12 phút)
Mục tiêu: Mô tả được thí nghiệm lai của Menđen. Nêu được những nhận xét kết
quả thí nghiệm lai và nội dung quy luật phân li độc lập.
Cách tiến hành:
Nội dung Hoạt động của GV và HS
1. Nội dung của quy luật phân li
độc lập
+ Thí nghiệm lai:
P. Hạt vàng, trơn x xanh, nhăn
F1. Vàng, trơn
Cây F1 tự thụ phấn
F2. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn :
3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
+ Nhận xét:
- Vì P t/c, F1 đồng tính nên vàng
trội so với xanh, trơn trội so với
nhăn.
- F2 xuất hiện BDTH- là sự sắp
Sau khi HS nêu kết quả phép lai, GV giới thiệu
thí nghiệm lai của Menđen:
GV hướng dẫn HS phân tích kết quả thí nghiệm
lai bằng hệ thống câu hỏi:
- Hãy xác định tính trạng trội, lặn.
- So sánh số kiểu hình ở F2 với P.
F2 có 2 KH giống P và 2 KH khác P. 2 KH khác
P chính là biến dị tổ hợp (BDTH). BDTH là gì?
16
xếp, tổ hợp lại các tính trạng đã có
ở bố mẹ, làm xuất hiện KH mới ở
con lai.
- Tỉ lệ từng cặp tính trạng:
Vàng : xanh = 3 : 1; Trơn : nhăn =
3 : 1 → mỗi cặp tính trạng phân li
theo định luật 2 Menđen.
- Tích tỉ lệ (3 : 1)(3 : 1) = 9 : 3 : 3 :
1 → 2 cặp tính trạng trên di truyền
độc lập với nhau.
+ Nội dung quy luật phân li độc
lập: Khi lai 2 cơ thể thuần chủng
khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính
trạng tương phản, di truyền độc lập
với nhau, thì xác suất xuất hiện
mỗi KH ở F2 bằng tích xác suất
của các cặp tính trạng hợp thành
nó.
F2 phân li theo tỉ lệ: (3 : 1)n
.
- Hãy xác định tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng và
nhận xét về sự di truyền của mỗi cặp tính trạng
đó.
- Hãy lập tích tỉ lệ 2 cặp tính trạng và nêu nhận
xét về sự di truyền của 2 cặp tính trạng đó.
GV: Khi phân tích tỉ lệ mỗi KH, Menđen nhận
thấy tỉ lệ mỗi KH đó bằng tích xác suất các cặp
tính trạng hợp thành. Dựa trên kết quả nhiều thí
nghiệm lai tương tự, ông đã xác định được quy
luật phân li độc lập của các cặp tính trạng. Vậy từ
những nhận xét ở trên hãy nêu nội dung định
luật.
HS nêu nội dung định luật, GV nhận xét, chính
xác hoá.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập (12 phút)
Mục tiêu: Biểu diễn được các cặp gen trên các cặp NST khi chúng PLĐL. Viết
được sơ đồ lai. Giải thích được F1 giảm phân cho 4 loại giao tử. Phát biểu được cơ sở
tế bào học của quy luật PLĐL.
Tiến hành:
Nội dung Hoạt động của GV và HS
2. Cơ sở tế bào học - GV giải thích hình 12 từ P đến F1, kết hợp viết
17
- Sơ đồ lai:
P. AABB x aabb
(vàng, trơn) (xanh, nhăn)
GP. AB ab
F1. AaBb (vàng, trơn)
F1 tự thụ phấn
GF1. AB, Ab, aB, ab
F2. Kiểu gen (9 loại):
1AABB:2AABb: 2AaBB:4AaBb
1AAbb: 2Aabb
1aaBB: 2aaBb
1aabb
Kiểu hình (4 loại):
9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn :
3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
- Cơ sở tế bào học: Sự PLĐL và tổ
hợp tự do của các cặp NST dẫn
đến sự PLĐL và tổ hợp tự do của
các cặp gen tương ứng dẫn đến sự
PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp
cặp tính trạng.
- ĐKNĐ: Mỗi gen quy định 1 tính
trạng nằm trên 1 NST.
lên bảng để làm rõ sự phân bố các gen trên các
NST. HS viết sơ đồ lai kiểu gen, xác định giao tử
của P, theo hướng dẫn của GV.
- GV nêu câu hỏi: Khi F1 giảm phân cho mấy loại
giao tử, là những giao tử nào?
HS nêu câu trả lời.
GV sử dụng sơ đồ phân li độc lập, tổ hợp tự do
của F1 để giải thích sự hình thành giao tử F1.
- GV hướng dẫn HS lập khung penet, xác định
kiểu gen và kiểu hình ở F2.
- GV: Dựa trên việc phân tích ở trên, hãy nêu
nguyên nhân của hiện tượng PLĐL các tính trạng
và sự xuất hiện BDTH.
HS nêu. GV chính xác hoá.
GV nêu câu hỏi về điều kiện nghiệm đúng của
quy luật PLĐL, HS trả lời.
Hoạt động 3. Tìm hiểu công thức tổng quát (5 phút)
Mục tiêu: Thiết lập được công thức tổng quát
18
Tiến hành: GV hướng dẫn HS lập công thức tổng quát theo gợi ý trong SGK.
HS hoàn thành được bảng:
Số cặp gen
dị hợp F1
Số các loại
giao tử F1
Tỉ lệ phân li
kgen F2
Số các loại
kgen F2
Tỉ lệ phân li
khình F2
Số các loại
khình F2
1 21
(1:2:1)1
31
(3:1)1
21
2 22
(1:2:1)2
32
(3:1)2
22
..........
n 2n
(1:2:1)n
3n
(3:1)n
2n
V. KẾT LUẬN BÀI HỌC: HS đọc khung nội dung trang 49.
VI. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ: GV nhận xét giờ học.
GV ra bài tập vận dụng quy luật PLĐL, HS giải bài tập.
VII. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG VỀ NHÀ:
GV hướng dãn HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
BÀI TẬP: Sinh viên soạn giáo án các bài học trong chương trình.
Bài 5
TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM SINH HỌC CƠ THỂ
MỤC TIÊU
- Hệ thống hoá được các thí nghiệm thực hành trong chương trình sinh học cơ
thể.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm thông qua việc tiến hành các thí
nghiệm trong chương trình.
- Hình thành được kỹ năng tổ chức và sử dụng các thí nghiệm thực hành.
NỘI DUNG
5.1. Đặc điểm thực hành thí nghiệm trong chương trình Sinh học cơ thể
- Chương trình cơ bản và nâng cao đều phân bố 8 bài thực hành, mỗi bài có thời
lượng là 1 tiết.
Bảng: Phân phối thí nghiệm thực hành trong chương trình Sinh học cơ thể
Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao
Bài 7. Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi Bài 6. Thực hành: Thoát hơi nước và bố trí
19
nước và thí nghiệm về vai trò của phân
bón.
Bài 13. Thực hành: Phát hiện diệp lục và
carôtenôit.
Bài 14. Thực hành: Phát hiện hô hấp ở
thực vật.
Bài 21. Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh
lí ở người.
Bài 25. Thực hành: Ứng động.
Bài 33. Thực hành: Xem phim về tập tính
của động vật.
Bài 40. Thực hành: Xem phim về sinh
trưởng và phát triển ở động vật.
Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở
thực vật bằng giâm, chiết, ghép.
thí nghiệm về phân bón.
Bài 13. Thực hành: Tách chiết sắc tố từ lá
và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp
hoá học.
Bài 14. Thực hành: Chứng minh quá trình
hô hấp toả nhiệt.
Bài 21. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của
tim ếch.
Bài 25. Thực hành: Hướng động.
Bài 33. Thực hành: Xem phim về một số
tập tính ở động vật.
Bài 40. Thực hành: Quan sát sinh trưởng và
phát triển của một số động vật.
Bài 43. Thực hành: Nhân giống giâm, chiết,
ghép ở thực vật.
- Các bài thực hành thường được bố trí ở cuối chương nhằm minh hoạ, củng cố
hoặc phát triển nhận thức của học sinh về nội dung của chương. Đồng thời tiếp tục rèn
luyện kĩ năng quan sát, thí nghiệm, làm quen với một số phương tiện thực nghiệm về
sinh lí thực vật, sinh lí người và động vật, để HS phát triển tư duy thực nghiệm, nghiên
cứu so sánh các chỉ tiêu sinh lí ở những cá thể khác nhau.
- Hầu hết các thí nghiệm trong chương trình đều cần thời gian nên trong dạy học
cần thực hiện nguyên tắc dạy học “lấy không gian bù thời gian”. Qua quá trình tiến
hành các thí nghiệm, HS sẽ củng cố được thế giới quan khoa học, có hứng thú tìm hiểu
sự đa dạng trong hoạt động sống của thế giới sinh vật, có thái độ yêu quý, bảo vệ thiên
nhiên, có ý thức lao động sản xuất, có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ.
5.2. Tổ chức thí nghiệm thực hành trong dạy học sinh học
Để tổ chức tốt 1 tiết thực hành thí nghiệm, cần chú ý các bước sau:
+ Bước 1. Chuẩn bị
Đây là bước quyết định sự thành công của bài giảng. Trong khâu chuẩn bị cần
phối hợp sự chuẩn bị của cả GV và HS. HS được tham gia vào công việc chuẩn bị có ý
nghĩa giáo dục ý thức trách nhiệm và giảm nhẹ công việc của GV.
Những công việc chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị vật mẫu.
20
- Chuẩn bị phương tiện thực hành.
- Một số nội dung có thể thực hiện trước ở nhà với vật mẫu như quan sát hình
thái, nghiên cứu một số hoạt động sinh lí.
Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án xác định rõ mục tiêu, các nội dung cần tiến hành trong giờ thực hành,
cách hướng dẫn các thao tác thực hành khi thiết kế giáo án.
- Vật mẫu
- Dụng cụ thực hành đủ cho học sinh làm việc.
- Dự kiến chia nhóm học sinh.
+ Bước 2: Tiến hành giờ thực hành theo quy trình sau:
- Ổn định tổ chức lớp: Bố trí chỗ ngồi, phân phát dụng cụ và vật mẫu, kiểm tra
sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên giới thiệu mục tiêu của bài thực hành, hướng dẫn các thao tác thực
hành.
- Học sinh tiến hành thực hành. Đây là hoạt động chủ yếu của giờ thực hành, có
thể có 2 nội dung: Báo cáo kết quả thí nghiệm đã được chuẩn bị ở nhà hoặc tiến hành
thực hành, làm báo cáo tường trình. Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên
thường xuyên theo dõi sự làm việc của các nhóm.
- Tổng kết, đánh giá thực hành, gồm các công việc:
~ Phân tích kết quả thí nghiệm, rút kinh nghiệm.
~ Nhận xét công việc chuẩn bị và tiến hành thực hành của học sinh.
~ Thu báo cáo tường trình.
~ Thu dọn dụng cụ, mẫu vật và vệ sinh phòng học.
5.3. Vận dụng tổ chức và sử dụng thí nghiệm thực hành Hướng động- SGK nâng
cao
Chuẩn bị: GV và HS cần chuẩn bị:
Dụng cụ, mẫu vật: 4 cốc có hạt đậu nảy mầm, các hạt đậu đã nảy mầm; ống trụ
bằng giấy dài 2cm, hộp giấy đục lỗ; khay nhỏ bằng lưới thép; hộp nhựa trong suốt;
phân đạm
Bố trí các thí nghiệm trước 5- 7 ngày:
- Treo ngược một cốc có hạt đậu đã mọc thân, lá (1)
21
- Treo nằm ngang một cốc có hạt đậu đã nảy mầm nằm trong 1 ống trụ bằng
giấy dài 2cm (2)
- Đặt một cốc cây đậu vào đáy hộp giấy (3)
- Đặt một cốc cây đậu vào sát tường cửa sổ (4)
- Đặt hạt đậu nảy mầm vào khay nhỏ bằng lưới thép đựng mạt cưa ẩm cho kín
hạt, treo nghiêng khay 450
(5)
- Đặt cây đậu ở giữa 1 hộp trong suốt, bón phân đạm (hoặc các loại phân bón
khác) ở một phía thành hộp (6)
GV chuẩn bị phiếu thực hành:
Lớp............................................... Nhóm.............................................
Họ tên học sinh: ..................................................................................
PHIẾU THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM HƯỚNG ĐỘNG
1. Chuẩn bị:
2. Kết quả:
Số thí nghiệm Cách tiến hành Kết quả Giải thích
1
2
3
4
5
6
Tiến hành giờ thực hành:
- Ổn định tổ chức lớp: Các nhóm đã được phân công chuẩn bị tiến hành các thí
nghiệm từ trước; GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- Mục tiêu bài thực hành: GV nêu mục tiêu hoặc gọi HS nêu mục tiêu bài thực
hành: Sau buổi thực hành, HS phải:
+ Thực hiện thành công các thí nghiệm tính hướng của thực vật.
+ Phân biệt và giải thích được các hướng động chính: hướng đất, hướng sáng,
hướng nước, hướng hoá.
- Tiến hành thực hành: Do GV đã giới thiệu các thao tác thí nghiệm từ trước để
HS thực hiện ở nhà nên GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành các thí nghiệm. Hoàn
thành phiếu thực hành.
- Tổng kết, đánh giá thực hành:
22
+ GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày phiếu thực hành, các nhóm khác nhận xét, bổ
sung. GV chính xác hoá.
+ GV nhận xét công việc chuẩn bị và cách tiến hành của các nhóm. Rút kinh
nghiệm.
+ Thu phiếu thực hành.
+ HS thu dọn, vệ sinh phòng học.
BÀI TẬP: SV viết giáo án bài thực hành Hướng động và các bài thực hành khác trong
chương trình.
Bài 6
TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM DI TRUYỀN HỌC
MỤC TIÊU
- Hệ thống hoá được các thí nghiệm thực hành trong chương trình di truyền học.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm thông qua việc tiến hành các thí
nghiệm trong chương trình.
- Hình thành được kỹ năng tổ chức và sử dụng các thí nghiệm thực hành.
NỘI DUNG
6.1. Đặc điểm thí nghiệm trong chương trình di truyền học
- Chương trình di truyền học tiếp tục phát triển các kĩ năng quan sát, thí nghiệm
để tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng, quy luật diễn ra trong cơ thể sống.
- Trong quá trình dạy học di truyền học, các thí nghiệm được sử dụng như là biện
pháp, là con đường giúp HS phát hiện kiến thức mới, kĩ năng mới cho bản thân hoặc
tập dượt, làm theo con đường của các nhà khoa học đã khám phá. Do vậy, có thể sử
dụng theo kiểu “thí nghiệm giả”, nghĩa là thực hiện thí nghiệm trong tư duy.
- Trong chương trình di truyền học, các thí nghiệm có thể được sử dụng để hình
thành kết luận khoa học, để rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm
+ Sử dụng thí nghiệm để hình thành kết luận khoa học: Được hiểu là trong quá
trình dạy học, GV sử dụng thí nghiệm như một phương tiện để tổ chức HS hoạt động
học tập, từ việc hướng dẫn của GV, HS được tập dượt, làm quen với việc xây dựng
những kết quả khoa học. Kết quả thu được trong mỗi thí nghiệm chỉ coi là tư liệu,
chưa hẳn là nội dung học tập.
23
Ví dụ: Khi dạy bài “Quy luật phân li”, GV có thể sử dụng “thí nghiệm giả” để HS
nêu được nội dung định luật phân li. Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng trên đậu
Hà Lan của Menđen:
P F1 F2
Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ 705 đỏ và 224 trắng
Thân cao x thân thấp Thân cao 487 cao và 177 thấp
Quả lục x quả vàng Quả lục 428 lục và 152 vàng
Kết quả F1 và F2 chưa phải là kiến thức cơ bản cần học mà đây là dẫn liệu để rút
ra được kết luận cần thiết. Để HS hình thành kết luận khoa học, GV hướng dẫn HS:
 Tìm ra đặc điểm chung của từng loại số liệu: F1 có kiểu hình giống bố hay
giống mẹ?
 Dùng phép tương đương để biến đổi số liệu làm bộc lộ rõ đặc điểm chung: ở
F2, tỉ lệ các cặp tính trạng là 3 : 1.
 Từ đặc điểm chung rút ra đặc điểm bản chất và tập dượt diễn đạt đặc điểm
chung, bản chất bằng ngôn ngữ của mình.
 GV chỉ ra điểm chưa chính xác để HS tự điều chỉnh diễn đạt lại cho phù hợp
với mục đích của thí nghiệm
+ Sử dụng thí nghiệm để rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm: thường là các
thí nghiệm trong các bài thực hành.
Các bước tiến hành thực hành thí nghiệm trong dạy học di truyền học vẫn áp
dụng theo các bước dạy học thực hành thí nghiệm sinh học khác.
6.2. Vận dụng tổ chức và sử dụng thực hành thí nghiệm “Quan sát tiêu bản tạm
thời hay cố định về đột biến số lượng nhiễm sắc thể”
6.2.1. Chuẩn bị: GV chuẩn bị vật liệu, thiết bị và dụng cụ thí nghiệm:
- Mẫu vật: Rễ cây ráy, dâu, hành, tỏi
- Hoá chất: Nước cất, cồn, thuốc nhuộm axêtôcacmin, axit axetic 45%.
- Thiết bị và dụng cụ: Bộ đồ làm tiêu bản hiển vi (lam kính, lamen, kim nhọn,
kẹp, đĩa đồng hồ, đèn cồn, dao, kéo, …), kính hiển vi. Tiêu bản cố định về các dạng
đột biến số lượng NST.
6.2.2. Tổ chức thực hành:
24
- Ổn định tổ chức: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nhận một bộ đồ làm tiêu
bản hiển vi.
- Mục tiêu bài thực hành:
+ Làm được tiêu bản tạm thời để quan sát NST ở các loài thực vật khác nhau.
+ Quan sát hình thái và đếm số lượng NST của dạng bình thường và dạng đột
biến.
+ Vẽ hình thái NST đã quan sát vào vở.
- Tiến hành thực hành: Sau khi GV hướng dẫn các thao tác làm tiêu bản hiển vi,
HS tiến hành làm tiêu bản hiển vi theo các bước sau:
+ Lấy rễ ra và rửa sạch đất, cắt phần chóp rễ những đoạn khoảng 5 mm, đưa vào
đĩa đồng hồ.
+ Đổ thuốc nhuộm ngập rễ, nhuộm trong khoảng 5 – 10 phút.
+ Dùng kẹp kẹp đĩa đồng hồ hơ trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 1 phút cho mềm
mẫu (chú ý không làm sôi)
+ Lấy 1 rễ, đặt lên lam kính, cắt lấy phần chóp rễ, rửa bớt thuốc nhuộm bằng
nước cất.
+ Đậy mẫu bằng lamen, dùng giấy thấm thấm phần nước thừa, dàn mỏng mẫu.
Tiếp theo, GV hướng dẫn HS đưa tiêu bản lên kính hiển vi quan sát (các thao tác
sử dụng kính, quan sát từ bội giác nhỏ đến lớn). HS quan sát tiêu bản và vẽ hình quan
sát được vào vở.
- Tổng kết, đánh giá thực hành:
+ GV gọi đại diện 2 - 3 nhóm vẽ hình quan sát được lên bảng, các HS khác theo
dõi và nhận xét kết quả quan sát được.
+ GV nhận xét cách tiến hành của các nhóm. Rút kinh nghiệm (với kính hiển vi ở
trường phổ thông, việc đếm số lượng NST là rất khó khăn nên kết quả của bài học chỉ
có thể quan sát được hình thái NST qua các kì phân bào).
+ Yêu cầu HS tiếp tục quan sát, vẽ hình, GV thu lại hình vẽ của HS.
+ HS thu dọn, vệ sinh phòng học.
BÀI TẬP: Sinh viên soạn bài thực hành và tập thể hiện tổ chức bài thực hành trong
dạy học di truyền học.
Bài 7
25
KIỂM TRA HỌC TRÌNH
MỤC TIÊU
- Kiểm tra đánh giá được kĩ thuật dạy học Sinh học cơ thể, Di truyền học, Tiến
hoá học, Sinh thái học.
- Hoàn thiện được những quy tắc, quy trình dạy học sinh học ở trường phổ thông.
NỘI DUNG
Bài kiểm tra có nội dung tập trung vào phân tích cấu trúc nội dung, xác định mục
tiêu, lựa chọn phương pháp dạy học của một bài học trong chương trình Sinh học cơ
thể hoặc Di truyền học, Tiến hoá học, Sinh thái học.
Bài 8
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI TẬP SINH HỌC
MỤC TIÊU
- Nêu được khái niệm và vai trò của bài tập trong dạy học sinh học.
- Xác định được kỹ thuật thiết kế và giải bài tập sinh học.
26
NỘI DUNG
8.1. Khái niệm về bài tập
Theo từ điển Tiếng Việt, bài tập là bài ra cho học sinh làm để vận dụng những
điều đã học được.
Các nhà lí luận dạy học Liên Xô cũ, cho rằng: Bài tập là một dạng bài làm gồm
những bài toán, những câu hỏi hoặc đồng thời cả bài toán và câu hỏi mà trong khi
hoàn thành chúng, HS nắm được một tri thức hay một kĩ năng nhất định hoặc hoàn
thiện chúng. Khái niệm bài toán ở đây được coi là một dạng bài tập- dạng bài tập định
lượng.
Trong dạy học sinh học ở nước ta thường dùng khái niệm bài tập, trong đó có bài
tập định lượng và bài tập định tính.
Về thành phần cấu tạo, bài tập có điểm giống câu hỏi là chứa đựng điều đã biết
và điều cần tìm, điều cần tìm dựa vào điều đã biết, điều cần tìm và điều đã biết quan hệ
chặt chẽ với nhau, từ những điều đã biết ta có thể dùng phép biến đổi tương đương để
dẫn tới những điều cần tìm. Nhưng mối quan hệ giữa điều đã biết với điều cần tìm
trong bài tập chặt chẽ hơn trong câu hỏi, thể hiện ở chỗ những điều đã biết trong bài
tập phải vừa đủ để người thực hiện bài tập chỉ biến đổi những điều đã biết bằng những
đại lượng tương đương sẽ dẫn đến kết luận.
Từ sự phân tích mối quan hệ giữa điều đã biết và điều cần tìm như trên, có thể
hiểu bản chất của việc giải bài tập là sự thực hiện phép biến đổi tương đương, để
chứng minh rằng điều đã cho và điều cần tìm là hoàn toàn phù hợp.
Bản chất của bài tập: Bản chất lí luanạ dạy hcọ của bài tập là một hệ thông tin xác
định, bao gồm những điều kiện và những yêu cầu mà giữa chúng luôn luôn tồn tại sự
mâu thuẫn (mâu thuẫn khách quan). Khi mâu thuẫn đó va chạm với chủ thể (người
giải) sẽ trở thành mâu thuẫn chủ quan, dẫn tới nhu cầu cần phải khắc phục. Sự khắc
phục chính là quá trình phân tích, biến đổi những mói quan hệ giữa cái đã cho với cái
cần tìm để tìm ra lời giải.
8.2. Vai trò của bài tập trong dạy học sinh học
Bài tập là phương tiện quan trọng được sử dụng trong dạy học nói chung, sử
dụng trong hoạt động sinh học nói riêng:
27
Trong phạm trù lí luận dạy học, phạm trù bài toán vừa là mục đích, vừa là nội
dung, vừa là phương tiện, vừa là phương pháp dạy học có hiệu quả cao.
- Đối với HS: là nguồn để hình thành kiến thức, kĩ năng cho HS đồng thời là
phương thức để HS thu nhận bản thân kiến thức đó.
- Đối với GV: là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức của HS. Phương
tiện đó có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào bản thân cấu trúc bài toán, phụ thuộc
vào nghệ thuật sư phạm hay phương pháp sử dụng chúng.
8.3. Kỹ thuật thiết kế bài tập
8.3.1. Yêu cầu sư phạm của bài tập
- Bài tập phải là công cụ, phương tiện để đạt được mục tiêu dạy học, được áp
dụng phổ biến không chỉ trong khâu củng cố, ôn tập, hoàn thiện kiến thức mà còn
được sử dụng có hiệu quả trong khâu nghiên cứu tài liệu mới.
- Phải mã hoá được lượng thông tin quan trọng đã trình bày dưới dạng thông báo,
phổ biến kiến thức dưới dạng nêu ra vấn đề học tập. Với nọi dung từng môn học, bài
tập phải được phân loại thành các dạng điển hình, mỗi dạng ứng với một algôrit giải
đặc trưng.
- Bài tập cần được diễn đạt ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, chứa đựng được hướng
câu trả lời.
- Câu hỏi phải diễn đạt được điều cần hỏi và có tác dụng kích thích tư duy.
- Bài tập được xây dựng phải đảm bảo tính kế thừa và vừa sức với HS.
- Bài tập sinh học phải tải được nhiều tri thức sinh học nhất. Cần tránh hiện tượng
phức tạp hoá bài tập bằng các thuật toán mà làm giảm tỉ trọng kiến thức sinh học.
8.3.2. Quy trình thiết kế bài tập sinh học
Để thiết kế bài tập đảm bảo các yêu cầu sư phạm và được sử dụng trong quá trình
dạy học cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1. Xác định mục tiêu của việc xây dựng bài tập: GV phải nắm vững mục
tiêu, nội dung bài học, năng lực của HS để xây dựng bài tập đảm bảo HS phải đạt được
mức độ nào về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Bước 2. Liệt kê những điều cần hỏi và những điều đã biết theo một trình tự phù
hợp với trình độ các hoạt động học tập.
28
Tải bản FULL (60 trang): https://bit.ly/3lBiQxs
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
- Bước 3. Diễn đạt điều đã cho và điều cần tìm thành bài tập
- Bước 4. Xác định các nội dung cần trả lời cho từng điều cần tìm để xem bài tập
có tìm được đáp số hay không, đáp số có phù hợp với trình độ HS không.
- Bước 5. Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt bài tập để đưa vào sử
dụng.
8.4. Sử dụng bài tập trong dạy học sinh học ở trường phổ thông
Trong dạy học, bài tập được sử dụng trong các khâu khác nhau nhằm đạt được
những mục tiêu khác nhau: để tạo tình huống học tập, để định hướng vấn đề học tập,
để hướng dẫn quan sát, để phát triển kĩ năng tư duy, để củng cố, ôn tập, hoàn thiện
kiến thức, để tự kiểm tra và kiểm tra kết quả học tập,....
Bên cạnh việc xây dựng, lựa chọn bài tập, cần nắm vững những vấn đề cơ bản
của việc giải bài tập.
Giải bài tập là phải xem xét đầu bài cho cái gì và yêu cầu cái gì, người giải phân
tích, nhớ lại các khái niệm, định luật, tính chất,..., các kĩ năng có liên quan để tìm ra
mối liên quan giữa điều đã biết và điều cần tìm, xác định cách thức thực hiện thao tác,
thể hiện chính xác các thao tác. Quá trình giải bài tập là quá trình nghiên cứu đầu bài,
xác định hướng giải và trình bày lời giải theo hướng đã vạch ra để tìm lời giải phù hợp
giữa điều đã cho và yêu cầu.
* Hoạt động của HS trong quá trình giải bài tập:
- Để hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Có thể phân tích, so sánh, đối chiếu để
tìm ra cái chung, cái bản chất để hình thành khái niệm. Suy nghĩ qua câu hỏi gợi ý,
dùng những kiến thức, kĩ năng đã có để tìm ra quy trình giải bài tập.
- Để vận dụng, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng: GV hướng dẫn HS thực hiện
quá trình giải bài toán theo các bước sau:
+ Bước 1. Lĩnh hội nội dung bài tập (tìm hiểu đầu bài): HS tiến hành phân tích
các điều kiện, các yêu cầu, thiết lập mối quan hệ giữa điều kiện và yêu cầu, phát hiện
ra các mâu thuẫn giữa chúng và phát biểu các mâu thuẫn đó, xử lí kí hiệu, đơn vị.
+ Bước 2. Lập chương trình giải (xác định hướng giải): HS biến đổi các điều
kiện, tìm ra các dữ kiện bổ sung, phát biểu lại bài tập để đưa ra giả định cho chương
trình giải.
29
Tải bản FULL (60 trang): https://bit.ly/3lBiQxs
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
+ Bước 3. Thực hiện chương trình giải (trình bày lời giải): Thực hiện các bước
giải dự kiến.
+ Bước 4. Kiểm tra lời giải: HS xác định xem đã trả lời đúng đầu bài hay chưa,
đã dùng hết các điều kiện cho chưa, tính toán có chỗ nào sai không.
Các bước như trên có thể đầy đủ nếu bài tập hoàn toàn xa lạ với người giải. Tuy
nhiên có thể không đaỳa đủ nếu bài toán đang giải giống hệt với các bài toán đã từng
giải.
8.5. Phân loại các bài toán
Việc phân loại các bài toán có ý nghĩa lí luận dạy học quan trọng vì nó giúp GV
phương pháp sử dụng chúng có hiệu quả nhất về giáo dục và giáo dưỡng. Trong
nghiên cứu LLDH nói chung, LLDH sinh học nói riêng, có nhiều hệ thống phân loại
khác nhau:
+ Từ phía khách quan (từ các yếu tố chính của bài toán) có các dạng: bài toán lí
thuyết, bài toán thực hành, bài toán chấp hành, bài toán tái lập, bài toán xây dựng
+ Từ phía chủ quan người giải: bài toán tìm tòi, bài toán tái hiện.
+ Dựa trên quan điểm mục đích LLDH: bài toán nghiên cứu tài liệu mới; bài toán
hoàn thiện, củng cố kiến thức; bài toán kiểm tra, đánh giá kiến thức.
Bài 9
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP
CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN- BIẾN DỊ
MỤC TIÊU
- Phân biệt được các dạng bài tập về cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền- biến
dị. Thiết lập và giải thích được các công thức khái quát của các dạng bài tập.
- Thiết kế được các bài tập về cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền- biến dị.
- Nêu được phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập.
NỘI DUNG
9.1. Các dạng bài tập cơ bản
- Bài tập về cấu trúc ADN (gen), mARN
30
4103918

More Related Content

What's hot

Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngChuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngThắng Nguyễn
 
Sự lai hóa orbital
Sự lai hóa orbitalSự lai hóa orbital
Sự lai hóa orbitaldaodinh8
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Bùi Quang Xuân
 
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucMot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucLe Hang
 
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitaminBao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitaminĐức Anh
 
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học)) Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))linh nguyen
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngDanh Lợi Huỳnh
 
Thực hành hóa đại cương
Thực hành hóa đại cương Thực hành hóa đại cương
Thực hành hóa đại cương Mew Pisces
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
đề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp ánđề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp ánHọc Huỳnh Bá
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninCandy Nhok
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếTien Vuong
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcLuanvantot.com 0934.573.149
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)
Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)
Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)nataliej4
 
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUAREBẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUAREhiendoanht
 
Hệ thống bài tập phần hóa phân tích
Hệ thống bài tập phần hóa phân tíchHệ thống bài tập phần hóa phân tích
Hệ thống bài tập phần hóa phân tíchCang Nguyentrong
 
Bài tập và bài giải nguyên lý kế toán
Bài tập và bài giải nguyên lý kế toánBài tập và bài giải nguyên lý kế toán
Bài tập và bài giải nguyên lý kế toánDuy Nguyễn
 

What's hot (20)

Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụngChuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
Chuong2: ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ, môn thống kê ứng dụng
 
Sự lai hóa orbital
Sự lai hóa orbitalSự lai hóa orbital
Sự lai hóa orbital
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucMot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
 
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitaminBao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
 
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học)) Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định Lượng
 
Thực hành hóa đại cương
Thực hành hóa đại cương Thực hành hóa đại cương
Thực hành hóa đại cương
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
đề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp ánđề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp án
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
 
Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)
Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)
Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)
 
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUAREBẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
 
Hệ thống bài tập phần hóa phân tích
Hệ thống bài tập phần hóa phân tíchHệ thống bài tập phần hóa phân tích
Hệ thống bài tập phần hóa phân tích
 
Tai lieu thuc vat
Tai lieu thuc vatTai lieu thuc vat
Tai lieu thuc vat
 
Bài tập và bài giải nguyên lý kế toán
Bài tập và bài giải nguyên lý kế toánBài tập và bài giải nguyên lý kế toán
Bài tập và bài giải nguyên lý kế toán
 

Similar to Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sinh học

Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1Giang Văn
 
Giao an sinh hoc 9 ca nam
Giao an sinh hoc 9 ca namGiao an sinh hoc 9 ca nam
Giao an sinh hoc 9 ca namlemy1966
 
tự nghiên cứu
tự nghiên cứutự nghiên cứu
tự nghiên cứuBe Love
 
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Võ Linh
 
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcNội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcVõ Linh
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Học Tập Long An
 
3. n i dung d tài
3. n i dung d  tài3. n i dung d  tài
3. n i dung d tàiVinh Hà
 
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viênTổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viênjackjohn45
 
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại hieu anh
 
Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6
Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6
Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6Tran Dao
 
so sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hcso sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hcLHng207
 
CHUYÊN ĐỀ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ ĐỘNG HÓA HỌC BỒI DƯỠNG HSG QUỐC GIA VÀ RÈN LU...
CHUYÊN ĐỀ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ ĐỘNG HÓA HỌC BỒI DƯỠNG HSG QUỐC GIA VÀ RÈN LU...CHUYÊN ĐỀ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ ĐỘNG HÓA HỌC BỒI DƯỠNG HSG QUỐC GIA VÀ RÈN LU...
CHUYÊN ĐỀ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ ĐỘNG HÓA HỌC BỒI DƯỠNG HSG QUỐC GIA VÀ RÈN LU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả nămGiáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả nămMikayla Reilly
 
New microsoft office word document
New microsoft office word documentNew microsoft office word document
New microsoft office word documentdenhui1992
 

Similar to Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sinh học (20)

Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
 
Giao an sinh hoc 9 ca nam
Giao an sinh hoc 9 ca namGiao an sinh hoc 9 ca nam
Giao an sinh hoc 9 ca nam
 
Nhom09
Nhom09Nhom09
Nhom09
 
tự nghiên cứu
tự nghiên cứutự nghiên cứu
tự nghiên cứu
 
Giáo dục Khoa học
Giáo dục Khoa học Giáo dục Khoa học
Giáo dục Khoa học
 
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
 
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcNội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
 
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN  - TẢI FREE ZALO: 0...
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN   - TẢI FREE ZALO: 0...HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN   - TẢI FREE ZALO: 0...
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN  - TẢI FREE ZALO: 0...
 
3. n i dung d tài
3. n i dung d  tài3. n i dung d  tài
3. n i dung d tài
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Pp2
Pp2Pp2
Pp2
 
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viênTổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
Tổng hợp các kỹ năng chuẩn bị bài giảng dành cho giáo viên
 
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
 
Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6
Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6
Chuyên đề 1 nhóm 1-đhsp anh a-k6
 
so sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hcso sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hc
 
Pp2 co hien
Pp2 co hienPp2 co hien
Pp2 co hien
 
CHUYÊN ĐỀ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ ĐỘNG HÓA HỌC BỒI DƯỠNG HSG QUỐC GIA VÀ RÈN LU...
CHUYÊN ĐỀ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ ĐỘNG HÓA HỌC BỒI DƯỠNG HSG QUỐC GIA VÀ RÈN LU...CHUYÊN ĐỀ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ ĐỘNG HÓA HỌC BỒI DƯỠNG HSG QUỐC GIA VÀ RÈN LU...
CHUYÊN ĐỀ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ ĐỘNG HÓA HỌC BỒI DƯỠNG HSG QUỐC GIA VÀ RÈN LU...
 
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả nămGiáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
 
New microsoft office word document
New microsoft office word documentNew microsoft office word document
New microsoft office word document
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sinh học

  • 1. Bài 1 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ XÁC ĐỊNH KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA MỘT BÀI KHÓA SINH HỌC MỤC TIÊU - Rèn luyện quy trình phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sinh học. - Phát triển kỹ năng xác định vị trí của bài, đọc phân đoạn, xác định các loại kiến thức trong bài và mối quan hệ logic giữa các loại kiến thức. NỘI DUNG 1.1. Đọc phân đoạn - Đọc bài khóa. - Xác định vị trí của bài: Nội dung kiến thức của bài có liên quan đến những kiến thức nào đã được dạy ở những bài trước và sẽ được dạy ở những bài sau. - Phân chia nội dung bài khóa thành những tổ hợp tri thức, làm cơ sở để lập đề cương bài khóa. Việc phân chia các tổ hợp tri thức phải căn cứ vào nội dung kiến thức trong bài, từ đó có thể sáng tạo một logic mới phù hợp. 1.2. Xác định kiến thức cơ bản 1.2.1. Phân loại kiến thức Một bài khóa bao gồm hai loại kiến thức: Kiến thức cơ bản và kiến thức thông tin. Kiến thức cơ bản là những kiến thức quan trọng nhất, cần thiết trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, là những kiến thức phản ánh bản chất và quy luật của những sự vật hiện tượng, là những kiến thức mấu chốt, làm cơ sở để hiểu và suy ra những kiến thức cùng loại hoặc có liên quan. Kiến thức thông tin là những kiến thức phương tiện giúp HS nắm vững được kiến thức cơ bản (kiến thức cơ sở, kiến thức cũ, các ví dụ, số liệu,…) Trên cơ sở phân loại kiến thức, phải xác định được mối quan hệ giữa hai loại kiến thức trong từng tổ hợp kiến thức theo logic quy nạp hay diễn dịch. 1.2.2. Kỹ thuật xác định kiến thức cơ bản Xác định kiến thức cơ bản phải trả lời được các câu hỏi sau: 1
  • 2. - Bài có nhiệm vụ hình thành và phát triển những khái niệm và quy luật nào? Ở mức độ nào? - Nếu là kiến thức mới thì phải hình thành đến mức nào? Có liên quan tới những kiến thức nào sẽ học ở những bài sau? - Nếu là kiến thức đã biết và bài có nhiệm vụ phát triển hay hệ thống hóa kiến thức thì phải đi sâu vào những khía cạnh nào? Có kế thừa những kiến thức nào đã học? 1.3. Vận dụng 1.3.1. Phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa Sinh học cơ thể Ví dụ: Bài 3. Thoát hơi nước- SGK 11, cơ bản - Ví trí: Được bố trí sau bài “Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ”, “Vận chuyển các chất trong cây”, trước bài “Vai trò của các nguyên tố khoáng”. Sau khi được học sự hấp thụ và vận chuyển nước trong cây, HS biết được rằng nước từ môi trường đất được hấp thụ vào cây là nhờ lông hút của rễ, được vận chuyển qua thân lên lá. Quá trình hấp thụ và vận chuyển nước trong cây có liên quan tới thoát hơi nước của lá, đó là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra như thế nào, HS sẽ được tìm hiểu trong bài thoát hơi nước. Sự hấp thụ và vận chuyển các chất hòa tan luôn diễn ra đồng thời với sự hấp thụ và vận chuyển nước nên sau khi đã được tìm hiểu các quá trình hấp thụ, vận chuyển và thoát hơi nước, HS tiếp tục được tìm hiểu vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cơ thể thực vật, các quá trình dinh dưỡng nitơ ở thực vật. - Cấu trúc nội dung: Nội dung kiến thức của bài có thể phân chia thành các tổ hợp tri thức sau: 1- Vai trò của quá trình thoát hơi nước 2- Thoát hơi nước qua lá 3- Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước 4- Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng Khi tìm hiểu về thoát hơi nước, HS thấy được ngoài vai trò là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, thoát hơi nước còn có vai trò giúp khí CO2 khuếch tán vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp, có vai trò giúp lá cây hạ nhiệt độ, đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường. Sự thoát hơi nước có liên quan đến cấu 2
  • 3. tạo của lá cây và đặc điểm cấu tạo của lá cây cho thấy thoát hơi nước có thể diễn ra qua hai con đường- qua khí khổng và qua cutin. Từ những hiểu biết đó, HS sẽ thấy rằng, thoát hơi nước chịu ảnh hưởng của các yếu tố nước, nhiệt độ, ánh sáng, … Trên cơ sở đó, HS sẽ có ý thức vận dụng kiến thức vào việc cần phải tưới tiêu hợp lí cho cây trồng để đảm bảo cân bằng nước và cây trồng sinh trưởng bình thường. - Kiến thức cơ bản: Cấu tạo của lá thích nghi với sự thoát hơi nước và cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng dẫn đến cơ chế thoát hơi nước. Mối quan hệ giữa hai loại kiến thức: Logic quy nạp. 1.3.2. Phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa Di truyền học Ví dụ: Bài 14 “Di truyền liên kết”- SGK 12, nâng cao - Vị trí: Được bố trí sau bài “Sự tác động của nhiều gen. Tính đa hiệu của gen”, trước bài “Di truyền liên kết với giới tính”. Khi tìm hiểu về tính quy luật của hiện tượng di truyền, đầu tiên HS được tìm hiểu về các định luật cơ bản của Menđen. Tuy nhiên các định luật của Menđen chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định. Khi nhiều gen cùng tác động lên một tính trạng thì sẽ gây nên hiện tượng tương tác gen. Hoặc khi mỗi gen quy định một tính trạng nhưng các gen quy định các tính trạng cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thì sẽ dẫn đến hiện tượng liên kết hoặc hoán vị gen. Tuy nhiên các hiện tượng trên chỉ xảy ra đối với gen trên nhiễm sắc thể thường, còn với gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính thì dẫn đến hiẹn tượng di truyền liên kết với giới tính. - Cấu trúc nội dung: Nội dung kiến thức của bài có thể phân chia thành các tổ hợp tri thức sau: 1- Di truyền liên kết hoàn toàn 2- Di truyền liên kết không hoàn toàn 3- Ý nghĩa của di truyền liên kết Sau khi đã được tìm hiểu các bài học về các hiện tượng di truyền do sự tác động riêng rẽ hoặc tác động qua lại của các gen lên tính trạng, mỗi gen nằm trên một NST, HS có cơ sở để tìm hiểu hiện tượng di truyền mà các gen quy định các tính trạng nằm trên cùng một NST. Dựa trên thí nghiệm lai của Moocgan trên ruồi giấm, HS sẽ so sánh kết quả với phân li độc lập để rút ra các hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen. 3
  • 4. Khi các gen nằm gần nhau trên NST thì sức liên kết càng lớn và khi các gen nằm càng xa nhau thì sức liên kết càng yếu dẫn tới sự trao đổi giữa các gen. Sau khi đã nêu được hiện tượng, giải thích hiện tượng và phát biểu được định luật liên kết gen và hoán vị gen bằng mệnh đề khoa học, HS sẽ nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết trong lí luận và thực tiễn. - Kiến thức cơ bản: Nội dung và bản chất của di truyền liên kết. Mối quan hệ giữa hai loại kiến thức: Logic quy nạp. 1.3.3. Phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa Tiến hóa, Sinh thái học BÀI TẬP: SV phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của các bài khóa trong chương trình. Bài 2 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI LÊN LỚP MỤC TIÊU Hoàn thành được quy trình xác định mục tiêu bài lên lớp và phân tích được cách thực hiện mục tiêu đó. NỘI DUNG 2.1. Ý nghĩa + Theo quan điểm “công nghệ” thì mục tiêu là “đầu ra”, là “sản phẩm” của một quá trình, một công đoạn. 4
  • 5. + Theo quan điểm “ dạy học lấy HS làm trung tâm”, phát huy vai trò chủ thể của người học thì mục tiêu đề ra cho HS và do HS thực hiện. 2.2. Các dạng mục tiêu + Mục đích: Được hiểu là mục tiêu khái quát, dài hạn (mục đích rộng), là đơn đặt hàng của xã hội đối với từng lớp học, từng cấp học. Từ đó người biên soạn chương trình lựa chọn nội dung và nhóm phương pháp thích hợp. + Mục tiêu (mục đích hẹp): Là mục đích ngắn hạn, cụ thể, là tiêu chuẩn tri thức đặt ra cho HS sau khi học xong một bài, một chương. 2.3. Những quy tắc viết mục tiêu Vì mục tiêu đề ra là cho HS và do HS thực hiện nên GV phải hình dung được là sau 1 bài, 1 cụm bài hay 1 chương, 1 phần của chương trình, HS phải nắm được những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì. Trong cách phát biểu mục tiêu phải làm rõ hoạt động của HS ở mỗi giai đoạn. Ví dụ: Sau khi học xong bài này, HS phải.... + Mục tiêu phải nói rõ mức độ hoàn thành công việc của HS. Ví dụ: HS phải phân biệt được, nêu được, giải thích được..... Nhiều GV có quan niệm rằng khi phát biểu mục tiêu là nói tới công việc của thầy. Chẳng hạn: GV phải cho HS biết được hoặc phải truyền đạt cho HS.... Quan niệm như vậy là sai lầm. + Mục tiêu phải nói rõ “đầu ra” của bài học chứ không phải tiến trình của bài học. + Mục tiêu không phải đơn thuần là chủ đề của bài học mà là cái đích bài học cần đạt tới. Ví dụ: Học xong bài này, HS phải.... Không phải: Bài này cho HS thấy.... hoặc bài này đề cập tới.... + Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một đầu ra để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả bài học. Nếu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từng mục tiêu với mức độ phải đạt về mỗi mục tiêu đó. + Mỗi “ đầu ra” trong mục tiêu nên diễn đạt bằng một động từ xác định rõ mức độ HS phải đạt bằng hành động. Những động từ: Nắm được, hiểu được, biết được... thường thích hợp cho mục tiêu chung. Những động từ: Phân tích, chứng minh, phân biệt, nêu, áp dụng, giải thích, phát biểu... thích hợp cho mục tiêu cụ thể. 5
  • 6. Có thể lựa chọn các động từ gợi ý sau để diễn đạt mục tiêu cụ thể: + Về mục tiêu kiến thức: Định nghĩa, mô tả, gọi tên, nhận biết, lựa chọn, thuật lại, liệt kê, giải thích, nêu, trình bày, cho ví dụ, phân biệt, chứng minh,… + Về mục tiêu kĩ năng: So sánh, đối chiếu, phân loại, lập giả thuyết, chứng minh, đo đạc, tính toán, vẽ sơ đồ, lập bảng biểu, phân tích kết quả thí nghiệm,… + Về mục tiêu thái độ: Tán thành, hưởng ứng, chấp nhận, tiếp nhận, tham gia, bảo vệ, phản đối, tranh luận,… Để viết mục tiêu bài học, cần nghiên cứu kĩ chương trình, SGK, sách giáo viên, không chỉ riêng một bài mà cả những bài có liên quan. Phải hình dung những điều kiện cần có và có thể có để đảm bảo mục tiêu nêu ra thực hiện được. Phải nghĩ tới tiêu chí đánh giá mức độ đạt được mục tiêu. 2.4. Quy trình xác định mục tiêu bài lên lớp + Xác định vị trí của bài + Phân tích cấu trúc nội dung của bài + Xác định kiến thức cơ bản + Viết mục tiêu. 2.5. Vận dụng Ví dụ: Xác định mục tiêu bài “Thoát hơi nước”- SGK 11, cơ bản * Trên cơ sơ phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản của bài, mục tiêu bài học được xác định như sau: Sau khi học xong bài, HS phải: - Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật. - Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. - Trình bày được 2 con đường thoát hơi nước và cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng, các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. - Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lí cho cây trồng. * Cách thực hiện mục tiêu: Thực chất là định hướng PPDH để đạt được mục tiêu đề ra. - GV sử dụng ví dụ trang 15 để ĐVĐ tìm hiểu vai trò của thoát hơi nước. HS đọc SGK và phân tích hình 3.1 để làm rõ được vai trò của thoát hơi nước. 6
  • 7. - Về đặc điểm cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước, dạy học theo cách viết trong SGK. Khi dạy về 2 con đường thoát hơi nước, GV có thể vẽ hình minh họa lên bảng về sự đóng mở của khí khổng, HS quan sát và mô tả cơ chế đóng mở khí khổng. - Từ những kiến thức vừa học, GV gợi ý để HS phát hiện được các tác nhân có ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước: Sự thoát hơi nước chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Nêu ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó. - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Thế nào là tưới tiêu hợp lí? Tại sao phải tưới nước cho cây trồng hợp lí? BÀI TẬP: SV xác định mục tiêu dạy học cho các bài học trong chương trình Sinh học cơ thể, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học. Bài 3 XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC SINH HỌC MỤC TIÊU - Xây dựng và tổ chức được các tình huống dạy học sinh học. - Lựa chọn được PPDH, biện pháp DH, phương tiện DH thích hợp cho từng tình huống. - Tập thể hiện chuyển tải thông tin dạy học cho mỗi tình huống. NỘI DUNG 3.1. Ý nghĩa: Trong quá trình thiết kế bài giảng, xác định các tình huống dạy học và lập phương án tổ chức các tình huống dạy học sẽ tạo nên cấu trúc của bài lên lớp. 3.2. Các dạng tình huống dạy học Tình huống dạy học (THDH) là tiềm năng liên quan đến nguồn tri thức của bài học, gồm ba dạng: - Dạng THDH mà nguồn tri thức từ GV hay từ các phương tiện DH thì việc giảng dạy được thực hiện thông qua phương pháp giảng giải, trần thuật, thuyết trình hay biểu diễn các phương tiện trực quan. 7
  • 8. - Dạng THDH mà bản thân HS làm việc trực tiếp từ SGK thì HS tự lực kiểm tra tài liệu theo hướng dẫn của GV. - Dạng THDH có sự phối hợp các tình huống, cả GV và HS đều tham gia thì PPDH được áp dụng là các PPDH tích cực: Hỏi đáp- tìm tòi, DH giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, thực hành. 3.3. Xây dựng tình huống dạy học Việc xây dựng các THDH có thể thực hiện theo các bước sau: - Bước 1. Xác định nội dung và kiến thức cơ bản của bài học. - Bước 2. Phân chia nội dung kiến thức bài học thành những tổ hợp tri thức và xác định mối quan hệ logic giữa chúng trong bài lên lớp. - Bước 3. Xác định các THDH - Bước 4. Lựa chọn phương pháp, biện pháp, phương tiện DH phù hợp cho từng THDH. 3.4. Tổ chức các tình huống dạy học Tổ chức và thể hiện các THDH được tiến hành theo quy trình: - Bước 1. Lập phương án chuyển tải thông tin DH trong các THDH. - Bước 2. Tập thể hiện tổ chức riêng rẽ từng THDH. - Bước 3. Tập thể hiện tổ chức toàn bộ các THDH trong cấu trúc bài lên lớp. - Bước 4. Thể hiện tổ chức và thực hiện các THDH trước HS. 3.5. Vận dụng: Xây dựng và tổ chức THDH trong bài “Quy luật phân li độc lập”- SGK Sinh học 12, nâng cao * Xây dựng THDH: + Bước 1. Kiến thức cơ bản của bài: Nội dung và cơ sở tế bào học của định luật phân li độc lập. + Bước 2. Bài học có thể phân chia thành những tổ hợp tri thức: 1. Nội dung của quy luật phân li độc lập - Thí nghiệm lai của Menđen - Nội dung định luật 2. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập 3. Công thức tổng quát + Bước 3. Các THDH được xác định: 1. Nội dung quy luật: Có những THDH sau: 8
  • 9. - Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen (nêu vấn đề, giảng giải hoặc hỏi đáp- tái hiện) - Trội, lặn (hỏi đáp) - Biến dị tổ hợp (hỏi đáp) - Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng (hỏi đáp) - Sự di truyền của các cặp tính trạng (giảng giải) - Nội dung của định luật (hỏi đáp) 2. Cơ sở tế bào học của quy luật: Gồm các THDH sau: - Sơ đồ lai với các cặp gen trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau (trực quan tranh vẽ) - Sơ đồ giải thích F1 giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau (trực quan tranh vẽ) - Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2 (hỏi đáp) - Nguyên nhân của hiện tượng phân li độc lập các tính trạng và sự xuất hiện các biến dị tổ hợp (hỏi đáp) + Bước 4. Lựa chọn phương pháp, biện pháp, phương tiện dạy học cho mỗi THDH (ghi trong ngoặc đơn sau mỗi THDH ở bước 3). * Tổ chức các THDH: + Bước 1. Lập phương án chuyển tải TTDH: 1. Nội dung của quy luật phân li độc lập: Để đưa ra thí nghiệm lai của Menđen, có thể thực hiện theo một trong các cách sau: - HS nhớ lại kiến thức đã học ở sinh học 9, nhắc lại sơ đồ lai kiểu hình về phép lai hai cặp tính trạng của Menđen. - GV giới thiệu sơ đồ lai. - Khi kiểm tra bài cũ, GV đã đưa ra 2 bài tập về lai 1 cặp tính trạng. Từ đó đặt vấn đề: Khi phối hợp lai giữa hai cặp tính trạng đó thì xảy ra hiện tượng gì? GV gọi HS viết sơ đồ lai dạng kiểu hình. Sau đó, GV sử dụng phương pháp hỏi đáp: Từ P thuần chủng, F1 đồng tính hãy xác định tính trạng trội, lặn. So sánh số kiểu hình ở F2 với P, từ đó xác định được biến dị tổ hợp. 9
  • 10. HS xác định tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng và xác định sự di truyền của từng cặp tính trạng tuân theo định luật 2 của Menđen. Lập tích các tỉ lệ của từng cặp tính trạng bằng tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 nên xác định được sự di truyền của hai cặp tính trạng là độc lập với nhau. Với suy lý quy nạp, HS phát biểu được nội dung quy luật (có thể thực hiện lệnh hoạt động trong SGK). 2. Cơ sở tế bào học: - GV đặt vấn đề: Menđen giải thích sự phân li độc lập các tính trạng là do sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của cặp nhân tố di truyền. Về sau, người ta phát hiện các cặp nhân tố di truyền này chính là các cặp gen. Vậy các cặp gen này được phân bố như thế nào trên các cặp nhiễm sắc thể và sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen là do yếu tố nào quy định? - GV giới thiệu sơ đồ lai với các cặp gen trên các cặp NST khác nhau. HS giải thích sự phân bố các gen trên NST. Từ đây, GV yêu cầu HS xác định giao tử của P, kiểu gen và kiểu hình của F1. - Tiếp theo GV hỏi HS về các loại giao tử của F1 và giải thích vì sao F1 giảm phân cho 4 loại giao tử? (Sử dụng sơ đồ sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của 2 cặp NST để giải thích) - GV hướng dẫn HS lập khung Penet (hoặc dùng tích xác suất) và xác định kiểu gen, kiểu hình của F2. - Qua việc phân tích sơ đồ lai và giải thích F1 giảm phân cho 4 loại giao tử, GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân của hiện tượng phân li độc lập các tính trạng và sự xuất hiện các biến dị tổ hợp là gì? + Bước 2. Tập thể hiện riêng rẽ từng THDH + Bước 3. Tập thể hiện toàn bộ các THDH + Bước 4. Thể hiện tổ chức và thực hiện các THDH trước HS. BÀI TẬP: Xây dựng và tổ chức THDH trong bài “Di truyền liên kết”- SGK Sinh học 12, nâng cao 10
  • 11. Bài 4 HƯỚNG DẪN SOẠN GIÁO ÁN (LẬP KẾ HOẠCH BÀI HỌC) MỤC TIÊU - Nêu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch bài học - Hoàn thành được quy trình lập kế hoạch bài học và nêu được cấu trúc của kế hoạch bài học - Soạn được các giáo án trong chương trình sinh học phổ thông. NỘI DUNG 4.1. Vai trò của việc lập kế hoạch bài học Lập kế hoạch bài học là một trong những yếu tố cần thiết đảm bảo cho giờ học thành công, là công việc rất quan trọng vì: - Đây là sự kiến tạo các hoạt động của thầy và các hoạt động của trò nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. - Người GV sẽ tự tin hơn, giải quyết được các tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình dạy học do trong quá trình soạn giáo án người GV đã suy nghĩ về đặc trưng bộ môn, mục tiêu dạy học, đặc điểm đối tượng, lựa chọn pương pháp và cách thức tổ chức,... - Khi lập kế hoạch dạy học, người GV có thể vận dụng đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, phát huy khả năng lĩnh hội kiến thức một cách tích cực của HS. Tuy nhiên, giáo án chỉ là tài liệu mang tính hướng dẫn cho hoạt động dạy học. Trong quá trình lên lớp, đôi khi GV có những thay đổi so với dự kiến để đáp ứng nhu cầu của học sinh, để thực hiện tiết dạy linh hoạt, phù hợp với những tình huống nảy sinh trong giờ học. 4.2. Quy trình soạn giáo án 11
  • 12. 4.2.1. Những điều kiện làm căn cứ soạn giáo án - Đặc điểm cơ bản về học sinh lớp mình đang dạy. - Điều kiện liên quan đến việc dạy bài đó: Số tiết, phương tiện, đồ dùng dạy học có thể sử dụng, tài liệu, lớp học,... 4.2.2 Quy trình soạn giáo án Soạn giáo án sinh học có thể áp dụng theo quy trình sau: Bước 1. Xác định mục tiêu bài học Đây là khâu then chốt khi soạn giáo án vì mục tiêu bài học quyết định nội dung dạy học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, các hoạt động dạy học, nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập,... Bước 2. Xác định và chuẩn bị đồ dùng dạy học - Khi soạn bài, GV suy nghĩ xem để đạt được mục tiêu của bài học cần phải sử dụng những đồ dùng dạy học, phương tiện, thí nghiệm, thiết bị, phiếu học tập,... nào. - Cần kiểm tra danh mục thiết bị, đồ dùng dạy học của nhà trường hoặc của cá nhân để tận dụng hoặc bổ sung. - Xác định những phương tiện HS có thể chuẩn bị. 12 Mục tiêu bài học Nội dung dạy học Phương pháp dạy học Hình thức tổ chức dạy học Phương tiện dạy học Các hoạt động dạy học Đánh giá Chuẩn bị kế hoạch tiếp theo
  • 13. Bước 3. Xác định các hoạt động dạy học GV cần chú ý các hoạt động sau: - Mở bài: Đặt vấn đề để định hướng HS vào nội dung bài học mới. - Các hoạt động: GV có thể chia cột trình bày các hoạt động của GV và HS hoặc không chia cột nhưng phải thể hiện rõ được các hoạt động. Mỗi tiết học nên có từ 2 đến 4 hoạt động, thời gian mỗi hoạt động phụ thuộc vào mức độ kiến thức hoặc kỹ năng mà mục tiêu đề ra. Bước 4. Xác định việc tổng kết, đánh giá bài học - Tổng kết bài có thể dưới hình thức tóm tắt bài, nhấn mạnh các điểm chính hoặc dùng phiếu đánh giá cuối bài hoặc giới thiệu tài liệu, các hình thức tham khảo cần thiết khác. - Đánh giá cuối bài không phải để xem xét kết quả học tập của từng HS cụ thể mà để xác định được HS học được bao nhiêu và làm được gì sau bài học, bài học đã đạt được các mục tiêu đề ra chưa, thu thập sớm thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học. Do đó GV nên sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: kiểm tra bằng các câu hỏi cuối bài hoặc biên soạn phiếu trắc nghiệm hoặc nêu những tình huống thực tế cần giải thích bằng kiến thức bài học,… Bước 5. Chuẩn bị kế hoạch tiếp theo GV cần nghiên cứu nội dung các bài học tiếp theo để thiết kế các hoạt động hướng dẫn HS chuẩn bị trước ở nhà. 4.3. Cấu trúc bài soạn Giáo án được viết thành văn bản là kết quả của tất cả những chuẩn bị của GV. Giáo án có thể được viết theo mẫu: + Mẫu 1: Tên bài Lớp học Thời gian (ngày, tháng, năm) Mục tiêu: Dàn ý lên lớp, có thể gồm 3 cột: Thời điểm Mục đích DH và nội dung Hoạt động của thầy và trò Ghi rõ thời gian của các Mục đích DH nổi bật, ghi vắn tắt: Kiểm tra, dạy bài mới, tổng kết,… Nội dung: Ghi vắn tắt những nội Là cột chính, ghi rõ các hoạt động của GV và hoạt động tương ứng của HS; những câu hỏi, chỉ dẫn gợi ý của 13
  • 14. bước, nội dung DH dung chính, những kết luận khái quát, các định luật, công thức, hình vẽ, sơ đồ,… GV- những dự kiến trả lời của HS; những động tác biểu diễn thí nghiệm, phương tiện trực quan, công tác tự lực của HS, vẽ sơ đồ, làm bài tập,… + Mẫu 2: Phần mở đầu: Tên bài- lớp học- thời gian 1. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: - Kĩ năng: - Thái độ: 2. Các điều kiện hỗ trợ hay chuẩn bị của GV và HS - Chuẩn bị của GV: - Chuẩn bị của HS: 3. Phương pháp: Lựa chọn những PP và những hình thức tổ chức DH linh hoạt. 4. Tiến trình tổ chức dạy học 4.1. Phân bố nội dung bài học: Bài học được chia thành mấy phần, là những phần nào? Kiến thức trọng tâm là gì? 4.2. Các hoạt động dạy học: Các hoạt động của GV và HS: Những hoạt động này kế tiếp nhau, thường mỗi hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể của bài học. Cần lưu ý sắp xếp các hoạt động một cách hợp lí về nội dung và thời lượng: Nội dung 1: Hoạt động 1: (Tên hoạt động, thời gian dự kiến) a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - Bước 1: - Bước 2 c. Kết luận Nội dung 2: Hoạt động 2: 14
  • 15. Hoạt động 3: (Dàn ý như hoạt động 1) ………………………… 5. Kết luận bài học 6. Tổng kết, đánh giá 7. Hướng dẫn hoạt động về nhà Trong quá trình thực hiện, GV có thể sáng tạo logic bài soạn cho phù hợp nhưng cần chú ý tới tính tích cực hoạt động của HS. 4.4. Ví dụ: Soạn bài 12- Quy luật phân li độc lập- Sinh học 12, nâng cao I. MỤC TIÊU: + Kiến thức: - Trình bày được thí nghiệm, nội dung và ý nghĩacủa quy luật phân li độc lập. - Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. + Kĩ năng: - Viết được sơ đồ lai minh hoạ thí nghiệm lai của Menđen. - Xác lập được công thức tổng quát trong trường hợp lai nhiều cặp tính trạng, các cặp tính trạng phân li độc lập, tổ hợp tự do. - Giải được các bài tập có liên quan. + Thái độ: Giải thích được hiện tượng xuất hiện biến dị tổ hợp trong trường hợp phân li độc lập. II. CHUẨN BỊ: - Chuẩn bị nội dung: Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo. - Đồ dùng dạy học: Hình 12. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. - Tài liệu tham khảo: Giáo trình Di truyền học. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Hỏi đáp IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 4.1. Phân bố nội dung bài học: Bài học được chia thành 3 phần: + Nội dung của quy luật phân li độc lập + Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập + Công thức tổng quát Kiến thức trọng tâm: Nội dung và cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. 15
  • 16. 4.2. Các hoạt động dạy học Mở bài (10 phút): GV yêu cầu HS thực hiện giải các bài tập sau: 1. Khi lai giữa hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng về 1 cặp tính trạng tương phản hạt trơn với hạt nhăn thì F1 thu được toàn hạt trơn. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì F2 thu được tỉ lệ 3 hạt trơn: 1 hạt nhăn. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai. 2. Khi lai giữa hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng về 1 cặp tính trạng tương phản hạt vàng với hạt xanh thì F1 thu được toàn hạt vàng. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì F2 thu được tỉ lệ 3 hạt vàng: 1 hạt xanh. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai. Sau khi HS giải xong 2 bài tập trên, GV đặt vấn đề: Nếu phối hợp lai giữa hai cặp tính trạng trên (hạt vàng, trơn với hạt xanh, nhăn) thì kết quả phép lai chịu sự chi phối của quy luật di truyền nào? Hãy nêu kết quả của phép lai. HS thực hiện viết sơ đồ lai dạng kiểu hình để xác định kết quả phép lai. Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung của quy luật phân li độc lập (12 phút) Mục tiêu: Mô tả được thí nghiệm lai của Menđen. Nêu được những nhận xét kết quả thí nghiệm lai và nội dung quy luật phân li độc lập. Cách tiến hành: Nội dung Hoạt động của GV và HS 1. Nội dung của quy luật phân li độc lập + Thí nghiệm lai: P. Hạt vàng, trơn x xanh, nhăn F1. Vàng, trơn Cây F1 tự thụ phấn F2. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn + Nhận xét: - Vì P t/c, F1 đồng tính nên vàng trội so với xanh, trơn trội so với nhăn. - F2 xuất hiện BDTH- là sự sắp Sau khi HS nêu kết quả phép lai, GV giới thiệu thí nghiệm lai của Menđen: GV hướng dẫn HS phân tích kết quả thí nghiệm lai bằng hệ thống câu hỏi: - Hãy xác định tính trạng trội, lặn. - So sánh số kiểu hình ở F2 với P. F2 có 2 KH giống P và 2 KH khác P. 2 KH khác P chính là biến dị tổ hợp (BDTH). BDTH là gì? 16
  • 17. xếp, tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ, làm xuất hiện KH mới ở con lai. - Tỉ lệ từng cặp tính trạng: Vàng : xanh = 3 : 1; Trơn : nhăn = 3 : 1 → mỗi cặp tính trạng phân li theo định luật 2 Menđen. - Tích tỉ lệ (3 : 1)(3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1 → 2 cặp tính trạng trên di truyền độc lập với nhau. + Nội dung quy luật phân li độc lập: Khi lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản, di truyền độc lập với nhau, thì xác suất xuất hiện mỗi KH ở F2 bằng tích xác suất của các cặp tính trạng hợp thành nó. F2 phân li theo tỉ lệ: (3 : 1)n . - Hãy xác định tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng và nhận xét về sự di truyền của mỗi cặp tính trạng đó. - Hãy lập tích tỉ lệ 2 cặp tính trạng và nêu nhận xét về sự di truyền của 2 cặp tính trạng đó. GV: Khi phân tích tỉ lệ mỗi KH, Menđen nhận thấy tỉ lệ mỗi KH đó bằng tích xác suất các cặp tính trạng hợp thành. Dựa trên kết quả nhiều thí nghiệm lai tương tự, ông đã xác định được quy luật phân li độc lập của các cặp tính trạng. Vậy từ những nhận xét ở trên hãy nêu nội dung định luật. HS nêu nội dung định luật, GV nhận xét, chính xác hoá. Hoạt động 2. Tìm hiểu cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập (12 phút) Mục tiêu: Biểu diễn được các cặp gen trên các cặp NST khi chúng PLĐL. Viết được sơ đồ lai. Giải thích được F1 giảm phân cho 4 loại giao tử. Phát biểu được cơ sở tế bào học của quy luật PLĐL. Tiến hành: Nội dung Hoạt động của GV và HS 2. Cơ sở tế bào học - GV giải thích hình 12 từ P đến F1, kết hợp viết 17
  • 18. - Sơ đồ lai: P. AABB x aabb (vàng, trơn) (xanh, nhăn) GP. AB ab F1. AaBb (vàng, trơn) F1 tự thụ phấn GF1. AB, Ab, aB, ab F2. Kiểu gen (9 loại): 1AABB:2AABb: 2AaBB:4AaBb 1AAbb: 2Aabb 1aaBB: 2aaBb 1aabb Kiểu hình (4 loại): 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn - Cơ sở tế bào học: Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp NST dẫn đến sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng dẫn đến sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp cặp tính trạng. - ĐKNĐ: Mỗi gen quy định 1 tính trạng nằm trên 1 NST. lên bảng để làm rõ sự phân bố các gen trên các NST. HS viết sơ đồ lai kiểu gen, xác định giao tử của P, theo hướng dẫn của GV. - GV nêu câu hỏi: Khi F1 giảm phân cho mấy loại giao tử, là những giao tử nào? HS nêu câu trả lời. GV sử dụng sơ đồ phân li độc lập, tổ hợp tự do của F1 để giải thích sự hình thành giao tử F1. - GV hướng dẫn HS lập khung penet, xác định kiểu gen và kiểu hình ở F2. - GV: Dựa trên việc phân tích ở trên, hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng PLĐL các tính trạng và sự xuất hiện BDTH. HS nêu. GV chính xác hoá. GV nêu câu hỏi về điều kiện nghiệm đúng của quy luật PLĐL, HS trả lời. Hoạt động 3. Tìm hiểu công thức tổng quát (5 phút) Mục tiêu: Thiết lập được công thức tổng quát 18
  • 19. Tiến hành: GV hướng dẫn HS lập công thức tổng quát theo gợi ý trong SGK. HS hoàn thành được bảng: Số cặp gen dị hợp F1 Số các loại giao tử F1 Tỉ lệ phân li kgen F2 Số các loại kgen F2 Tỉ lệ phân li khình F2 Số các loại khình F2 1 21 (1:2:1)1 31 (3:1)1 21 2 22 (1:2:1)2 32 (3:1)2 22 .......... n 2n (1:2:1)n 3n (3:1)n 2n V. KẾT LUẬN BÀI HỌC: HS đọc khung nội dung trang 49. VI. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ: GV nhận xét giờ học. GV ra bài tập vận dụng quy luật PLĐL, HS giải bài tập. VII. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG VỀ NHÀ: GV hướng dãn HS trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài. BÀI TẬP: Sinh viên soạn giáo án các bài học trong chương trình. Bài 5 TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM SINH HỌC CƠ THỂ MỤC TIÊU - Hệ thống hoá được các thí nghiệm thực hành trong chương trình sinh học cơ thể. - Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm thông qua việc tiến hành các thí nghiệm trong chương trình. - Hình thành được kỹ năng tổ chức và sử dụng các thí nghiệm thực hành. NỘI DUNG 5.1. Đặc điểm thực hành thí nghiệm trong chương trình Sinh học cơ thể - Chương trình cơ bản và nâng cao đều phân bố 8 bài thực hành, mỗi bài có thời lượng là 1 tiết. Bảng: Phân phối thí nghiệm thực hành trong chương trình Sinh học cơ thể Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao Bài 7. Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi Bài 6. Thực hành: Thoát hơi nước và bố trí 19
  • 20. nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón. Bài 13. Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit. Bài 14. Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật. Bài 21. Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người. Bài 25. Thực hành: Ứng động. Bài 33. Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật. Bài 40. Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật. Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép. thí nghiệm về phân bón. Bài 13. Thực hành: Tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hoá học. Bài 14. Thực hành: Chứng minh quá trình hô hấp toả nhiệt. Bài 21. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của tim ếch. Bài 25. Thực hành: Hướng động. Bài 33. Thực hành: Xem phim về một số tập tính ở động vật. Bài 40. Thực hành: Quan sát sinh trưởng và phát triển của một số động vật. Bài 43. Thực hành: Nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật. - Các bài thực hành thường được bố trí ở cuối chương nhằm minh hoạ, củng cố hoặc phát triển nhận thức của học sinh về nội dung của chương. Đồng thời tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát, thí nghiệm, làm quen với một số phương tiện thực nghiệm về sinh lí thực vật, sinh lí người và động vật, để HS phát triển tư duy thực nghiệm, nghiên cứu so sánh các chỉ tiêu sinh lí ở những cá thể khác nhau. - Hầu hết các thí nghiệm trong chương trình đều cần thời gian nên trong dạy học cần thực hiện nguyên tắc dạy học “lấy không gian bù thời gian”. Qua quá trình tiến hành các thí nghiệm, HS sẽ củng cố được thế giới quan khoa học, có hứng thú tìm hiểu sự đa dạng trong hoạt động sống của thế giới sinh vật, có thái độ yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, có ý thức lao động sản xuất, có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ. 5.2. Tổ chức thí nghiệm thực hành trong dạy học sinh học Để tổ chức tốt 1 tiết thực hành thí nghiệm, cần chú ý các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị Đây là bước quyết định sự thành công của bài giảng. Trong khâu chuẩn bị cần phối hợp sự chuẩn bị của cả GV và HS. HS được tham gia vào công việc chuẩn bị có ý nghĩa giáo dục ý thức trách nhiệm và giảm nhẹ công việc của GV. Những công việc chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị vật mẫu. 20
  • 21. - Chuẩn bị phương tiện thực hành. - Một số nội dung có thể thực hiện trước ở nhà với vật mẫu như quan sát hình thái, nghiên cứu một số hoạt động sinh lí. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án xác định rõ mục tiêu, các nội dung cần tiến hành trong giờ thực hành, cách hướng dẫn các thao tác thực hành khi thiết kế giáo án. - Vật mẫu - Dụng cụ thực hành đủ cho học sinh làm việc. - Dự kiến chia nhóm học sinh. + Bước 2: Tiến hành giờ thực hành theo quy trình sau: - Ổn định tổ chức lớp: Bố trí chỗ ngồi, phân phát dụng cụ và vật mẫu, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Giáo viên giới thiệu mục tiêu của bài thực hành, hướng dẫn các thao tác thực hành. - Học sinh tiến hành thực hành. Đây là hoạt động chủ yếu của giờ thực hành, có thể có 2 nội dung: Báo cáo kết quả thí nghiệm đã được chuẩn bị ở nhà hoặc tiến hành thực hành, làm báo cáo tường trình. Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên thường xuyên theo dõi sự làm việc của các nhóm. - Tổng kết, đánh giá thực hành, gồm các công việc: ~ Phân tích kết quả thí nghiệm, rút kinh nghiệm. ~ Nhận xét công việc chuẩn bị và tiến hành thực hành của học sinh. ~ Thu báo cáo tường trình. ~ Thu dọn dụng cụ, mẫu vật và vệ sinh phòng học. 5.3. Vận dụng tổ chức và sử dụng thí nghiệm thực hành Hướng động- SGK nâng cao Chuẩn bị: GV và HS cần chuẩn bị: Dụng cụ, mẫu vật: 4 cốc có hạt đậu nảy mầm, các hạt đậu đã nảy mầm; ống trụ bằng giấy dài 2cm, hộp giấy đục lỗ; khay nhỏ bằng lưới thép; hộp nhựa trong suốt; phân đạm Bố trí các thí nghiệm trước 5- 7 ngày: - Treo ngược một cốc có hạt đậu đã mọc thân, lá (1) 21
  • 22. - Treo nằm ngang một cốc có hạt đậu đã nảy mầm nằm trong 1 ống trụ bằng giấy dài 2cm (2) - Đặt một cốc cây đậu vào đáy hộp giấy (3) - Đặt một cốc cây đậu vào sát tường cửa sổ (4) - Đặt hạt đậu nảy mầm vào khay nhỏ bằng lưới thép đựng mạt cưa ẩm cho kín hạt, treo nghiêng khay 450 (5) - Đặt cây đậu ở giữa 1 hộp trong suốt, bón phân đạm (hoặc các loại phân bón khác) ở một phía thành hộp (6) GV chuẩn bị phiếu thực hành: Lớp............................................... Nhóm............................................. Họ tên học sinh: .................................................................................. PHIẾU THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM HƯỚNG ĐỘNG 1. Chuẩn bị: 2. Kết quả: Số thí nghiệm Cách tiến hành Kết quả Giải thích 1 2 3 4 5 6 Tiến hành giờ thực hành: - Ổn định tổ chức lớp: Các nhóm đã được phân công chuẩn bị tiến hành các thí nghiệm từ trước; GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. - Mục tiêu bài thực hành: GV nêu mục tiêu hoặc gọi HS nêu mục tiêu bài thực hành: Sau buổi thực hành, HS phải: + Thực hiện thành công các thí nghiệm tính hướng của thực vật. + Phân biệt và giải thích được các hướng động chính: hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hoá. - Tiến hành thực hành: Do GV đã giới thiệu các thao tác thí nghiệm từ trước để HS thực hiện ở nhà nên GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành các thí nghiệm. Hoàn thành phiếu thực hành. - Tổng kết, đánh giá thực hành: 22
  • 23. + GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày phiếu thực hành, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chính xác hoá. + GV nhận xét công việc chuẩn bị và cách tiến hành của các nhóm. Rút kinh nghiệm. + Thu phiếu thực hành. + HS thu dọn, vệ sinh phòng học. BÀI TẬP: SV viết giáo án bài thực hành Hướng động và các bài thực hành khác trong chương trình. Bài 6 TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM DI TRUYỀN HỌC MỤC TIÊU - Hệ thống hoá được các thí nghiệm thực hành trong chương trình di truyền học. - Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm thông qua việc tiến hành các thí nghiệm trong chương trình. - Hình thành được kỹ năng tổ chức và sử dụng các thí nghiệm thực hành. NỘI DUNG 6.1. Đặc điểm thí nghiệm trong chương trình di truyền học - Chương trình di truyền học tiếp tục phát triển các kĩ năng quan sát, thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng, quy luật diễn ra trong cơ thể sống. - Trong quá trình dạy học di truyền học, các thí nghiệm được sử dụng như là biện pháp, là con đường giúp HS phát hiện kiến thức mới, kĩ năng mới cho bản thân hoặc tập dượt, làm theo con đường của các nhà khoa học đã khám phá. Do vậy, có thể sử dụng theo kiểu “thí nghiệm giả”, nghĩa là thực hiện thí nghiệm trong tư duy. - Trong chương trình di truyền học, các thí nghiệm có thể được sử dụng để hình thành kết luận khoa học, để rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm + Sử dụng thí nghiệm để hình thành kết luận khoa học: Được hiểu là trong quá trình dạy học, GV sử dụng thí nghiệm như một phương tiện để tổ chức HS hoạt động học tập, từ việc hướng dẫn của GV, HS được tập dượt, làm quen với việc xây dựng những kết quả khoa học. Kết quả thu được trong mỗi thí nghiệm chỉ coi là tư liệu, chưa hẳn là nội dung học tập. 23
  • 24. Ví dụ: Khi dạy bài “Quy luật phân li”, GV có thể sử dụng “thí nghiệm giả” để HS nêu được nội dung định luật phân li. Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng trên đậu Hà Lan của Menđen: P F1 F2 Hoa đỏ x Hoa trắng Hoa đỏ 705 đỏ và 224 trắng Thân cao x thân thấp Thân cao 487 cao và 177 thấp Quả lục x quả vàng Quả lục 428 lục và 152 vàng Kết quả F1 và F2 chưa phải là kiến thức cơ bản cần học mà đây là dẫn liệu để rút ra được kết luận cần thiết. Để HS hình thành kết luận khoa học, GV hướng dẫn HS:  Tìm ra đặc điểm chung của từng loại số liệu: F1 có kiểu hình giống bố hay giống mẹ?  Dùng phép tương đương để biến đổi số liệu làm bộc lộ rõ đặc điểm chung: ở F2, tỉ lệ các cặp tính trạng là 3 : 1.  Từ đặc điểm chung rút ra đặc điểm bản chất và tập dượt diễn đạt đặc điểm chung, bản chất bằng ngôn ngữ của mình.  GV chỉ ra điểm chưa chính xác để HS tự điều chỉnh diễn đạt lại cho phù hợp với mục đích của thí nghiệm + Sử dụng thí nghiệm để rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm: thường là các thí nghiệm trong các bài thực hành. Các bước tiến hành thực hành thí nghiệm trong dạy học di truyền học vẫn áp dụng theo các bước dạy học thực hành thí nghiệm sinh học khác. 6.2. Vận dụng tổ chức và sử dụng thực hành thí nghiệm “Quan sát tiêu bản tạm thời hay cố định về đột biến số lượng nhiễm sắc thể” 6.2.1. Chuẩn bị: GV chuẩn bị vật liệu, thiết bị và dụng cụ thí nghiệm: - Mẫu vật: Rễ cây ráy, dâu, hành, tỏi - Hoá chất: Nước cất, cồn, thuốc nhuộm axêtôcacmin, axit axetic 45%. - Thiết bị và dụng cụ: Bộ đồ làm tiêu bản hiển vi (lam kính, lamen, kim nhọn, kẹp, đĩa đồng hồ, đèn cồn, dao, kéo, …), kính hiển vi. Tiêu bản cố định về các dạng đột biến số lượng NST. 6.2.2. Tổ chức thực hành: 24
  • 25. - Ổn định tổ chức: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nhận một bộ đồ làm tiêu bản hiển vi. - Mục tiêu bài thực hành: + Làm được tiêu bản tạm thời để quan sát NST ở các loài thực vật khác nhau. + Quan sát hình thái và đếm số lượng NST của dạng bình thường và dạng đột biến. + Vẽ hình thái NST đã quan sát vào vở. - Tiến hành thực hành: Sau khi GV hướng dẫn các thao tác làm tiêu bản hiển vi, HS tiến hành làm tiêu bản hiển vi theo các bước sau: + Lấy rễ ra và rửa sạch đất, cắt phần chóp rễ những đoạn khoảng 5 mm, đưa vào đĩa đồng hồ. + Đổ thuốc nhuộm ngập rễ, nhuộm trong khoảng 5 – 10 phút. + Dùng kẹp kẹp đĩa đồng hồ hơ trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 1 phút cho mềm mẫu (chú ý không làm sôi) + Lấy 1 rễ, đặt lên lam kính, cắt lấy phần chóp rễ, rửa bớt thuốc nhuộm bằng nước cất. + Đậy mẫu bằng lamen, dùng giấy thấm thấm phần nước thừa, dàn mỏng mẫu. Tiếp theo, GV hướng dẫn HS đưa tiêu bản lên kính hiển vi quan sát (các thao tác sử dụng kính, quan sát từ bội giác nhỏ đến lớn). HS quan sát tiêu bản và vẽ hình quan sát được vào vở. - Tổng kết, đánh giá thực hành: + GV gọi đại diện 2 - 3 nhóm vẽ hình quan sát được lên bảng, các HS khác theo dõi và nhận xét kết quả quan sát được. + GV nhận xét cách tiến hành của các nhóm. Rút kinh nghiệm (với kính hiển vi ở trường phổ thông, việc đếm số lượng NST là rất khó khăn nên kết quả của bài học chỉ có thể quan sát được hình thái NST qua các kì phân bào). + Yêu cầu HS tiếp tục quan sát, vẽ hình, GV thu lại hình vẽ của HS. + HS thu dọn, vệ sinh phòng học. BÀI TẬP: Sinh viên soạn bài thực hành và tập thể hiện tổ chức bài thực hành trong dạy học di truyền học. Bài 7 25
  • 26. KIỂM TRA HỌC TRÌNH MỤC TIÊU - Kiểm tra đánh giá được kĩ thuật dạy học Sinh học cơ thể, Di truyền học, Tiến hoá học, Sinh thái học. - Hoàn thiện được những quy tắc, quy trình dạy học sinh học ở trường phổ thông. NỘI DUNG Bài kiểm tra có nội dung tập trung vào phân tích cấu trúc nội dung, xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp dạy học của một bài học trong chương trình Sinh học cơ thể hoặc Di truyền học, Tiến hoá học, Sinh thái học. Bài 8 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI TẬP SINH HỌC MỤC TIÊU - Nêu được khái niệm và vai trò của bài tập trong dạy học sinh học. - Xác định được kỹ thuật thiết kế và giải bài tập sinh học. 26
  • 27. NỘI DUNG 8.1. Khái niệm về bài tập Theo từ điển Tiếng Việt, bài tập là bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học được. Các nhà lí luận dạy học Liên Xô cũ, cho rằng: Bài tập là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hoặc đồng thời cả bài toán và câu hỏi mà trong khi hoàn thành chúng, HS nắm được một tri thức hay một kĩ năng nhất định hoặc hoàn thiện chúng. Khái niệm bài toán ở đây được coi là một dạng bài tập- dạng bài tập định lượng. Trong dạy học sinh học ở nước ta thường dùng khái niệm bài tập, trong đó có bài tập định lượng và bài tập định tính. Về thành phần cấu tạo, bài tập có điểm giống câu hỏi là chứa đựng điều đã biết và điều cần tìm, điều cần tìm dựa vào điều đã biết, điều cần tìm và điều đã biết quan hệ chặt chẽ với nhau, từ những điều đã biết ta có thể dùng phép biến đổi tương đương để dẫn tới những điều cần tìm. Nhưng mối quan hệ giữa điều đã biết với điều cần tìm trong bài tập chặt chẽ hơn trong câu hỏi, thể hiện ở chỗ những điều đã biết trong bài tập phải vừa đủ để người thực hiện bài tập chỉ biến đổi những điều đã biết bằng những đại lượng tương đương sẽ dẫn đến kết luận. Từ sự phân tích mối quan hệ giữa điều đã biết và điều cần tìm như trên, có thể hiểu bản chất của việc giải bài tập là sự thực hiện phép biến đổi tương đương, để chứng minh rằng điều đã cho và điều cần tìm là hoàn toàn phù hợp. Bản chất của bài tập: Bản chất lí luanạ dạy hcọ của bài tập là một hệ thông tin xác định, bao gồm những điều kiện và những yêu cầu mà giữa chúng luôn luôn tồn tại sự mâu thuẫn (mâu thuẫn khách quan). Khi mâu thuẫn đó va chạm với chủ thể (người giải) sẽ trở thành mâu thuẫn chủ quan, dẫn tới nhu cầu cần phải khắc phục. Sự khắc phục chính là quá trình phân tích, biến đổi những mói quan hệ giữa cái đã cho với cái cần tìm để tìm ra lời giải. 8.2. Vai trò của bài tập trong dạy học sinh học Bài tập là phương tiện quan trọng được sử dụng trong dạy học nói chung, sử dụng trong hoạt động sinh học nói riêng: 27
  • 28. Trong phạm trù lí luận dạy học, phạm trù bài toán vừa là mục đích, vừa là nội dung, vừa là phương tiện, vừa là phương pháp dạy học có hiệu quả cao. - Đối với HS: là nguồn để hình thành kiến thức, kĩ năng cho HS đồng thời là phương thức để HS thu nhận bản thân kiến thức đó. - Đối với GV: là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức của HS. Phương tiện đó có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào bản thân cấu trúc bài toán, phụ thuộc vào nghệ thuật sư phạm hay phương pháp sử dụng chúng. 8.3. Kỹ thuật thiết kế bài tập 8.3.1. Yêu cầu sư phạm của bài tập - Bài tập phải là công cụ, phương tiện để đạt được mục tiêu dạy học, được áp dụng phổ biến không chỉ trong khâu củng cố, ôn tập, hoàn thiện kiến thức mà còn được sử dụng có hiệu quả trong khâu nghiên cứu tài liệu mới. - Phải mã hoá được lượng thông tin quan trọng đã trình bày dưới dạng thông báo, phổ biến kiến thức dưới dạng nêu ra vấn đề học tập. Với nọi dung từng môn học, bài tập phải được phân loại thành các dạng điển hình, mỗi dạng ứng với một algôrit giải đặc trưng. - Bài tập cần được diễn đạt ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, chứa đựng được hướng câu trả lời. - Câu hỏi phải diễn đạt được điều cần hỏi và có tác dụng kích thích tư duy. - Bài tập được xây dựng phải đảm bảo tính kế thừa và vừa sức với HS. - Bài tập sinh học phải tải được nhiều tri thức sinh học nhất. Cần tránh hiện tượng phức tạp hoá bài tập bằng các thuật toán mà làm giảm tỉ trọng kiến thức sinh học. 8.3.2. Quy trình thiết kế bài tập sinh học Để thiết kế bài tập đảm bảo các yêu cầu sư phạm và được sử dụng trong quá trình dạy học cần thực hiện theo các bước sau: - Bước 1. Xác định mục tiêu của việc xây dựng bài tập: GV phải nắm vững mục tiêu, nội dung bài học, năng lực của HS để xây dựng bài tập đảm bảo HS phải đạt được mức độ nào về kiến thức, kĩ năng, thái độ. - Bước 2. Liệt kê những điều cần hỏi và những điều đã biết theo một trình tự phù hợp với trình độ các hoạt động học tập. 28 Tải bản FULL (60 trang): https://bit.ly/3lBiQxs Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 29. - Bước 3. Diễn đạt điều đã cho và điều cần tìm thành bài tập - Bước 4. Xác định các nội dung cần trả lời cho từng điều cần tìm để xem bài tập có tìm được đáp số hay không, đáp số có phù hợp với trình độ HS không. - Bước 5. Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt bài tập để đưa vào sử dụng. 8.4. Sử dụng bài tập trong dạy học sinh học ở trường phổ thông Trong dạy học, bài tập được sử dụng trong các khâu khác nhau nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau: để tạo tình huống học tập, để định hướng vấn đề học tập, để hướng dẫn quan sát, để phát triển kĩ năng tư duy, để củng cố, ôn tập, hoàn thiện kiến thức, để tự kiểm tra và kiểm tra kết quả học tập,.... Bên cạnh việc xây dựng, lựa chọn bài tập, cần nắm vững những vấn đề cơ bản của việc giải bài tập. Giải bài tập là phải xem xét đầu bài cho cái gì và yêu cầu cái gì, người giải phân tích, nhớ lại các khái niệm, định luật, tính chất,..., các kĩ năng có liên quan để tìm ra mối liên quan giữa điều đã biết và điều cần tìm, xác định cách thức thực hiện thao tác, thể hiện chính xác các thao tác. Quá trình giải bài tập là quá trình nghiên cứu đầu bài, xác định hướng giải và trình bày lời giải theo hướng đã vạch ra để tìm lời giải phù hợp giữa điều đã cho và yêu cầu. * Hoạt động của HS trong quá trình giải bài tập: - Để hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Có thể phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra cái chung, cái bản chất để hình thành khái niệm. Suy nghĩ qua câu hỏi gợi ý, dùng những kiến thức, kĩ năng đã có để tìm ra quy trình giải bài tập. - Để vận dụng, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng: GV hướng dẫn HS thực hiện quá trình giải bài toán theo các bước sau: + Bước 1. Lĩnh hội nội dung bài tập (tìm hiểu đầu bài): HS tiến hành phân tích các điều kiện, các yêu cầu, thiết lập mối quan hệ giữa điều kiện và yêu cầu, phát hiện ra các mâu thuẫn giữa chúng và phát biểu các mâu thuẫn đó, xử lí kí hiệu, đơn vị. + Bước 2. Lập chương trình giải (xác định hướng giải): HS biến đổi các điều kiện, tìm ra các dữ kiện bổ sung, phát biểu lại bài tập để đưa ra giả định cho chương trình giải. 29 Tải bản FULL (60 trang): https://bit.ly/3lBiQxs Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 30. + Bước 3. Thực hiện chương trình giải (trình bày lời giải): Thực hiện các bước giải dự kiến. + Bước 4. Kiểm tra lời giải: HS xác định xem đã trả lời đúng đầu bài hay chưa, đã dùng hết các điều kiện cho chưa, tính toán có chỗ nào sai không. Các bước như trên có thể đầy đủ nếu bài tập hoàn toàn xa lạ với người giải. Tuy nhiên có thể không đaỳa đủ nếu bài toán đang giải giống hệt với các bài toán đã từng giải. 8.5. Phân loại các bài toán Việc phân loại các bài toán có ý nghĩa lí luận dạy học quan trọng vì nó giúp GV phương pháp sử dụng chúng có hiệu quả nhất về giáo dục và giáo dưỡng. Trong nghiên cứu LLDH nói chung, LLDH sinh học nói riêng, có nhiều hệ thống phân loại khác nhau: + Từ phía khách quan (từ các yếu tố chính của bài toán) có các dạng: bài toán lí thuyết, bài toán thực hành, bài toán chấp hành, bài toán tái lập, bài toán xây dựng + Từ phía chủ quan người giải: bài toán tìm tòi, bài toán tái hiện. + Dựa trên quan điểm mục đích LLDH: bài toán nghiên cứu tài liệu mới; bài toán hoàn thiện, củng cố kiến thức; bài toán kiểm tra, đánh giá kiến thức. Bài 9 PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN- BIẾN DỊ MỤC TIÊU - Phân biệt được các dạng bài tập về cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền- biến dị. Thiết lập và giải thích được các công thức khái quát của các dạng bài tập. - Thiết kế được các bài tập về cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền- biến dị. - Nêu được phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập. NỘI DUNG 9.1. Các dạng bài tập cơ bản - Bài tập về cấu trúc ADN (gen), mARN 30 4103918