SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu, thì các nước trên
thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội mà thực sự
là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Việt Nam trong
quá trình xây dựng và phát triển đất nước luôn coi trọng yếu tố con người; coi
“Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát
triển”( Trích VKĐHĐBTQ lần XI, NXB CTQG – ST, Hà Nội 2011, tr 76); coi
phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cao, tập trung vào việc đổi
mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực
với sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ được xem là một trong ba
khâu đột phá chiến lược trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
2011- 2020.
Vấn đề trên đặt ra cho giáo dục phải không ngừng đổi mới trong đó đổi
mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của
học sinh là việc làm cần thiết và được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm xuyên
suốt trong toàn bộ quá trình. Trong những năm gần đây, nhất là năm .......... tích
hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo
dục Việt Nam, là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học hiện đại.
Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong
đó có môn Giáo dục công dân (GDCD). Qua thực tế tích hợp kiến thức liên môn
trong môn GDCD giúp cho bài giảng (nhất là các bài phần triết học) trở nên sinh
động, hấp dẫn, tạo nên sự say mê yêu nghề đối với giáo viên. Nguyên tắc này
giúp giáo viên có sự hiểu biết sâu sắc kiến thức trong sự liên kết các ngành khoa
học: Tự nhiên, xã hội, lịch sử, chính trị, kinh tế, đạo đức, xã hội học cùng nhiều
chuyên ngành khoa học khác… Tạo tầm kiến thức sâu, rộng của giáo viên trong
giảng dạy, làm đậm thêm nét đẹp trí tuệ của người thầy trong thời đại mới.
Đối với học sinh, tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn
GDCD làm cho nhận thức học tập của học sinh được nâng cao, khắc phục tâm
lý ngại khó, phát huy tính tích cực trong học tập, giúp các em hình thành khả
năng tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các tình huống trong học
tập, trong cuộc sống; năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của
bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội... Đấy chính là điều rất quan
trọng quyết định đạo đức và nhân cách của mỗi con người Việt Nam.
Tích hợp kiến thức liên môn không chỉ đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới
các phương pháp dạy học, phù hợp với yêu cầu của thời đại mà thực sự đã mang
lại những hiệu quả cao trong dạy học. Để bồi đắp thêm những kinh nghiệm
trong Dạy và Học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng
môn học nói riêng, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm tích hợp
kiến thức liên môn trong giảng dạy phần Công dân với việc hình thành thế giới
quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10”
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD nói
chung phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa
học – GDCD 10 nói riêng nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả trong
dạy - học môn GDCD, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá, tổng kết về vai trò, ý nghĩa cách thức thực hiện tích
hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD ở trường phổ thông hiện nay
đạt hiệu quả.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết về Tích hợp liên môn
trong dạy học.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin về việc Tích
hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD nói riêng trong dạy học nói
chung.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa
học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự
nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét
bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng
giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai
tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau là tính liên kết và
tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân
chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại
các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh
nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được tiếp thu, tác
động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội
nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống.
Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ,
có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn
học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất,
dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các
môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó.
Khoa học sư phạm nhấn mạnh dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và
cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho học sinh
biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống
cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú
ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học để
bảo đảm cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng
lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp.
Trong Triết học duy vật biện chứng Mác – Lênin khẳng định tính thống
nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng.
Như vậy, các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó
với nhau, tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau theo những
quan hệ xác định. Sự thay đổi sự vật, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự thay
đổi sự vật hiện tượng khác, và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến một sự vật, hiện
tượng khác nữa. Do đó, khi nhận thức về một vấn đề, chúng ta phải có quan
điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối
liên hệ rồi vội vàng kết luận bản chất và quy luật của chúng. Vì vậy, để nhận
thức đúng đắn một vấn đề phải đặt chúng trong mối liện hệ giữa các bộ phận,
giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng đó, trong sự tác động
qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ
gián tiếp, trên cơ sở đó ta mới nhận thức đúng và đầy đủ một vấn đề.
4
2.2 Thực trạng vấn đề
Trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã
được tích hợp vào các môn học, nhất là với môn GDCD. Nếu như giai đoạn
trước là yêu cầu tích hợp, lồng ghép các vấn đề giáo dục pháp luật; giáo dục an
toàn giao thông; giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên; giáo dục bảo
vệ môi trường; giáo dục giá trị, kĩ năng sống… Gần đây là việc tích hợp nội
dung phòng chống tham nhũng ; phòng chống tác hại của game online có nội
dung bạo lực không lành mạnh cũng được Bộ Giáo dục – Đào tạo triển khai vào
chương trình của môn học. Như thế, có thể nói, giáo viên GDCD đã được làm
quen và vận dụng nguyên tắc dạy học tích hợp này từ khá sớm. Thế nhưng,
trong thực tế giảng dạy, phần lớn giáo viên đã vận dụng nguyên tắc này một
cách sơ sài, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ thông thường, thậm chí
có giáo viên còn bỏ qua hoặc cũng có giáo viên đã thể hiện được tinh thần tích
cực của việc tích hợp nhưng lại lúng túng trong nội dung và phương pháp thực
hiện, xem tích hợp như là tổ hợp, gộp chung các kiến thức lại… nên chưa phát
huy được tính tích cực trong học tập của học sinh, chưa đạt được hiệu quả trong
giảng dạy của giáo viên.
Đối với nội dung kiến thức phần Công dân với việc hình thành thế giới
quan, phương pháp luận khoa học - GDCD 10, là phần kiến thức rất khó, có tính
trừu tượng khái quát cao, nhưng lại có vai trò rất quan trọng là góp phần hình
thành thế giới quan khoa học, phương pháp luận đúng đắn cho người học. Thế
nhưng, tâm lý chung trong học sinh là chờ đợi, thụ động trong tiếp nhận kiến
thức, trên lớp các em có thói quen tiếp nhận kiến thức theo kiểu một chiều, nghe
và ghi chép những kiến thức mà thầy cô truyền thụ, vì thế kiến thức của môn
học vốn đã khó, khô khan, trừu tượng lại càng tăng thêm sự ngại học của các em,
đôi khi còn xem nhẹ, coi đó là môn phụ nên các em càng lười học hơn, khi gặp
nội dung khó dễ có tâm lý bỏ qua không chịu suy nghĩ, tìm cách chiếm lĩnh kiến
thức.
Trên tinh thần của nghị quyết Hội nghi Trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển
năng lực” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn” do Bộ
Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Trường THCS- THPT Thống Nhất trong những
năm học gần đây đã được Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn và từng
giáo viên đưa vào kế hoạch trọng tâm trong kế hoạch năm học, triển khai cụ thể
trong kế hoạch tháng, tuần cả chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy,
giáo dục của mỗi giáo viên. Hầu hết ở các bộ môn, nhất là trong môn GDCD, dù
ở mức độ khác nhau, đều đã thể hiện được tinh thần tích cực trong vận dụng
kiến thức liên môn vào thực tiễn dạy học của nhà trường, trở thành phong trào
thi đua trong họat động Dạy và Học của cả thầy và trò. Song trên thực tế vẫn còn
5
ở một số giáo viên tâm lý ngại vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học bởi
phải đầu tư nhiều về kiến thức chuyên môn cũng như thời gian soạn giảng nên
có vận dụng nguyên tắc này nhưng thực hiện một cách sơ sài. Có giáo viên tuy
rất tâm huyết nhưng vẫn còn lúng túng trong lựa chọn nội dung tích hợp,
phương pháp, kĩ thuật dạy học, cách thức tổ chức giờ học… Vì thế chưa thu hút,
chưa tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học theo chủ để tích hợp, dẫn
đến hiệu quả thực hiện còn hạn chế. Chính vì vậy, tích hợp kiến thức liên môn
vào trong dạy học nói chung và môn GDCD nói riêng, nhất là phần công dân với
việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10 một cách
hiệu quả là rất cần thiết. Bằng thực tế dạy học của mình, với đề tài này, tôi xin
giới thiệu một số kinh nghiệm dạy học tích hợp của bản thân khi dạy học phần
thứ nhất trong chương trình GDCD 10 để cùng tham khảo.
2.3 Các biện pháp và tổ chức thực hiện :
2.3.1 Các biện pháp.
2.3.1.1 Đối với giáo viên
Để vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn GDCD và nhất là dạy
những nội dung kiến thức của phần một trong chương trình GDCD 10 đạt hiệu
quả đòi hỏi người giáo viên phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc dạy học
tích hợp này, không nên xem đó như là gánh nặng công việc, cần phải có kế
hoạch, tích cực và chủ động trong việc đưa kiến thức liên môn vào trong từng
tiết dạy của mình một cách linh hoạt sáng tạo, đạt hiệu quả. Muốn vậy giáo viên
cần làm tốt các bước sau :
- Xác định rõ nội dung kiến thức cần đạt ( mục tiêu bài học) theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của việc dạy học, nhất là dạy
học tích hợp. Nếu giáo viên không xác định được mục tiêu bài học, thì trong quá
trình dạy học tích hợp, chúng ta sẽ không đảm bảo được yêu cầu về kiến thức
mà học sinh cần phải đạt được trong bài học theo đúng chương trình giáo dục
mà Bộ đã đề ra và khi tích hợp liên môn dễ rơi vào tình trạng sa đà, lạm dụng
kiến thức của các môn học khác, làm cho việc dạy học trở nên dàn trải, kiến
thức bài học mờ nhạt, không hiệu quả.
- Xác định kiến thức liên môn cần tích hợp trong bài học.
Lâu nay bước soạn bài truyền thống là trong từng bài học chúng ta cần
xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Thì dạy học tích hợp,
ngoài các bước xác định về mục tiêu như trên tôi còn thực hiện thêm bước xác
định các kiến thức liên môn có trong bài học. Đây là bước vô cùng quan trọng
bởi vì không phải bài học nào cũng có kiến thức ở các môn học khác như nhau.
Mỗi bài học sẽ liên quan đến một hoặc nhiều kiến thức ở các môn học khác nhau.
Chính vì thế khi lựa chọn kiến thức để tích hợp, giáo viên cần đảm bảo được
những yêu cầu sư phạm sau :
6
 Đó là mối liên hệ kiến thức giữa kiến thức bài học với kiến thức ở những
môn học khác trong chương trình giáo dục, từ đó xác định môn học nào
tích hợp đạt hiệu quả nhất.
Ví dụ : Khi dạy bài 3 : Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất – GDCD
10. Sau khi xác định mối liên hệ giữa kiến thức của bài với các môn học khác thì
tôi đã chọn các môn sau để tích hợp :
Môn Hoá Kiến thức cơ bản về bài 12: “Sự biến đổi Chất” - Hoá học 8.
Môn Vật lý: Kiến thức cơ bản Bài 1: “Chuyển động cơ học” - Vật lý 8
Bài 20: “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên” - Vật lý 8
Môn Sử: Kiến thức tổng hợp của chương II, chương III Phần II: Lịch sử Việt
Nam từ 1930 -1945, Lịch sử 9 Kiến thức tổng hợp, khái quát về sự biến đổi,
thay thế của các chế độ xã hội trong lich sử.
Môn văn: Bài 11: Truyện ngụ ngôn: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng – Ngữ văn 6
Môn Sinh: Bài 1: “Đặc điểm của cơ thể sống” - Sinh học 6
Bài 44: “Sự phát triển của giới thực vật”- Sinh học 6
Bài 31: “Trao đổi chất” - Sinh học 8
 Nội dung kiến thức liên môn được tích hợp trong bài học phải có chọn lọc
phù hợp với nội dung bài học, thời lượng tiết học, đảm bảo làm rõ trọng
tâm kiến thức, mục tiêu bài học và tránh được lỗi lạm dụng kiến thức, ôm
nồm kiến thức gây quá tải cho học sinh.
Ví dụ : Khi dạy khái niệm vận động, tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng kiến
thức của bài 20: “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên” - Vật lý 8 để
làm rõ ví dụ chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ -rao. Năm 1827
Nhà bác học Bơ-rao khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi
đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. Năm 1905 Nhà
bác học An-be Anh- xtanh đã giải thích đầy đủ nguyên nhân gây ra chuyển động
của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ- rao là do các phân tử ( cụ thể ở
đây là phân tử nước ) không đứng yên mà chuyển động không ngừng, làm cho
các hạt phấn hoa chuyển động.
7
=> Từ đó khẳng định: Vân động là mọi sự biến đổi (biến hoá) nói chung của
các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
 Nội dung kiến thức tích hợp phải phù hợp với đối tượng học sinh về trình
độ kiến thức, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Nếu khi tích hợp giáo
viên không chú ý điều này thì việc tích hợp không những không tạo được
hứng thú, không phát huy được tính tích cực trong quá trình học của các
em mà còn làm cho bài học trở nên nặng nề, áp lực, việc tiếp thu kiến
thức mới vốn khó lại càng thêm khó.
Ví dụ : Đối tượng mà tôi dạy học ở đây là học sinh lớp 10. Vì thế tôi chỉ có thể
tích hợp kiến thức ở các môn khác ngang bằng với kiến thức của bài học theo
phân phối chương trình hiện hành và kiến thức của các lớp dưới, kiến thức đã
trở thành vốn kiến thức của các em, không phải là kiến thức xa lạ cao hơn của
các lớp trên. Cụ thể trong bài 3- lớp 10 tôi đã tích hợp với kiến thức của Lịch sử
9, Hoá học 8, Vật lý 8, Ngữ văn 6, Sinh học 8, Sinh học 6.
 Nội dung tích hợp phải gắn liền với thực tiễn, với phong tục, tập quán,
văn hóa của địa phương, địa bàn nơi cư trú của học sinh mình dạy. Để quá
trình ‘‘Học’’ gắn với ‘‘Hành’’ đạt hiệu quả.
Ví dụ: Khi dạy điểm b, mục 2, bài 9 đoạn khi nói về : Đảng và Nhà nước ta luôn
coi trọng con người, coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội. Vì vậy, mọi
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều vì sự phát triển toàn diện
của con người, nhằm xây dựng đất nước theo mục tiêu : Dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tôi đã yêu cầu học sinh : Sử dụng hiểu
biết xã hội của mình và kiến thức thực tế để làm một cuộc điều tra ở địa phương
các em đã thực hiện một số chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước ta vì
mục tiêu phát triển toàn diện con người ( ví dụ : Việc thực hiện chính sách xóa
đói giảm nghèo ; chính sách ưu tiên đối với giáo dục ở vùng sâu, đồng bào dân
tộc; chương trình 135; tết người nghèo…) như thế nào? Có viết báo cáo thu
hoạch về cuộc điều tra đó.
- Cần xác định các năng lực cần hướng tới hình thành và phát triển ở
học sinh. Cần xác định phương pháp dạy học phù hợp, sử dụng linh hoạt
các phương pháp khi tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học; lựa chọn
cách tổ chức hoạt động dạy và học hiệu quả.
Sỡ dĩ người giáo viên khi tích hợp kiến thức liên môn phải thực hiện bước
này là vì : Trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, đòi hỏi giáo viên phải xác định được các
năng lực cần hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh trong bài học của
mình là gì từ đó mới xác định phương pháp dạy học phù hợp và tổ chức các hoạt
động học tập cho học sinh một cách đa dạng, phong phú để các em có cơ hội tìm
tòi, khám phá bộc lộ hết khả năng của mình trong lĩnh hội kiến thức và hình
thành các kĩ năng, năng lực cần thiết cho bản thân.
Ví dụ : Ở Bài 3- GDCD 10: Khi xác định trong bài có các năng lực cần hướng
tới hình thành và phát triển ở học sinh là: Năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp;
8
năng lực giải quyết vấn đề thì tôi đã chọn phương pháp Thảo luận nhóm và sử
dụng kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ để tổ chức chia nhóm, giao
nhiệm vụ cho học sinh ; sử dụng kỹ thuật “Trình bày một phút’’ để các em được
làm việc theo nhóm của mình và có cơ hội bộc lộ các năng lực khi tham gia giải
quyết yêu cầu của bài học.
- Chuẩn bị chu đáo, khai thác sử dụng có hiệu quả các phương tiện,
thiết bị, đồ dùng trong quá trình dạy học.
Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Trong dạy học chúng ta
chuẩn bị và sử dụng hiệu quả các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học; thì nó
sẽ làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học
sinh động, hiệu quả hơn. Thường tôi hay sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học
tập… Nếu như soạn giảng giáo án điện tử thì cần chuẩn bị kỹ máy tính và các
thiết bị trình chiếu khác.
Ví dụ : Khi dạy bài 5 - GDCD 10 tôi đã chuẩn bị những đồ dùng dạy học sau
Sách giáo khoa GDCD 10, Sách giáo viên GDCD10, giáo án, thiết kế bài giảng
điện tử; máy tính, Thiết bị trình chiếu. Phiếu học tâp, phiếu thảo luận, bảng phụ,
nam châm gắn bảng từ.
- Cần có hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, tìm hiểu kiến thức của
môn học và các kiến thức liên môn trước mỗi bài học kĩ lưỡng.
Thông thường học sinh trước khi học bài mới, các em có thói quen học
bài cũ, làm các bài tập và tìm hiểu kiến thức của bài mà các em sẽ học. Đó là
việc cần làm nhưng chưa đủ. Trong dạy học tích hợp liên môn các em còn phải
tìm hiểu thêm về kiến thức liên môn liên quan đến bài học của mình và giáo viên
phải có hướng dẫn những nội dung các em cần tìm hiểu thật kĩ càng ở giờ học
trước đó, tránh tình trạng tìm hiểu lan man viễn vông. Như vậy, bước chuẩn bị
bài của học sinh là rất quan trọng đối với việc dạy học tích hợp. Nếu không làm
tốt, học sinh sẽ không có khả năng tham gia vào các hoạt động học tập.
Ví dụ: Trước khi dạy bài 5- GDCD 10 tôi đã yêu cầu học sinh trong bước chuẩn
bị bài của mình là cần tham khảo kiến thức cơ bản của các môn học:
Môn Hoá: kiến thức cơ bản về bài 2:“Chất”, bài 12: “Sự biến đổi Chất” - Hoá
học 8
Môn Sử: Kiến thức tổng hợp của chương II, chương III Phần II: Lịch sử Việt
Nam từ 1930 – 1945 - Lịch sử 9
Môn Địa : Kiến thức cơ bản về dân số Việt Nam - Địa 9
Môn Sinh:
Quá trình phát triển của cây.
Bài 34: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá” - Sinh học 7
Bài 51: “Đa dạng của lớp thú” - Sinh học 7
2.3.1.2 Đối với Học sinh.
Để học tập đạt hiệu quả thì yêu cầu học sinh cần :
9
- Có sự chuẩn bị bài chu đáo như đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi chép, bút,
giấy …
- Có tìm hiểu trước kiến thức của bài học và kiến thức liên môn chu đáo.
- Tích cực, tự giác, chủ động trong học tập. Tích cực tích hợp kiến thức liên
môn để nâng cao hiệu quả học tập.
2.3.2 Tổ chức thực hiện.
BÀI 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ
HIỆN TƯỢNG ( GDCD 10)
Ở đây tôi không trình bày như một giáo án mẫu, mà chỉ đưa ra những đơn
vị kiến thức tôi đã tích hợp kiến thức liên môn vào thực tiễn dạy học của bản
thân có mang lại hiệu quả nhất định để mọi người tham khảo.
Sau khi xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ theo
chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng; tôi xác định kiến thức liên môn cần tích hợp
của bài này như sau:
- Môn Hoá: kiến thức cơ bản về bài 2: “Chất”, bài 12: “Sự biến đổi Chất” - Hoá
học 8
- Môn Sử: Kiến thức tổng hợp của chương II, chương III Phần II: Lịch sử Việt
Nam từ 1930 – 1945 - Lịch sử 9
- Môn Địa : Kiến thức cơ bản về dân số Việt Nam - Địa 9
- Môn Sinh:
Quá trình phát triển của cây.
Bài 34: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá” - Sinh học 7
Bài 51: “Đa dạng của lớp thú” - Sinh học 7
Cách thức tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức của bài:
Để tiện theo dõi, tôi xin được trình bày theo các đề mục trong sách giáo khoa.
1. Chất.
- Tích hợp kiến thức liên môn của môn Hoá, Sinh. Cụ thể: kiến thức cơ
bản về bài 2: “Chất”- Hoá học 8, Bài 34: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp
cá”- Sinh học 7, Bài 51: “Đa dạng của lớp thú” - Sinh học 7
- Cách thức tổ chức dạy học:
Giáo viên (Gv): Cho học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu chất là gì.
Gv Chia lớp học làm 4 nhóm, phân công nhóm trưởng – điều hành hoạt động
thảo luận của nhóm, thư ký –ghi lại kết quả thảo luận của nhóm vào giấy A0,
quy đinh thời gian thảo luận (5 phút) và giao nhiệm vụ cụ thể:
Nội dung thảo luận được biên soạn dựa trên cơ sở tích hợp kiến thức liên môn:
Tích hợp kiến thức cơ bản về bài 2: “Chất”- Hoá học 8
 Nhóm 1: Em hãy nêu các đặc điểm (tính chất vật lý) nhận biết về Muối?
Trong các đặc điểm đó, đặc điểm nào là cơ bản dễ nhận biết nhất?
10
 Nhóm 2: Em hãy nêu các đặc điểm (tính chất vật lý) nhận biết của
Đường? Trong các đặc điểm đó, đặc điểm nào là cơ bản dễ nhận biết
nhất?
Tích hợp kiến thức Bài 34: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá” - Sinh học
 Nhóm 3: Em hãy nêu các đặc điểm chung của lớp cá? Trong các đặc điểm
đó, đặc điểm nào là cơ bản dễ nhận biết nhất?
Tích hợp kiến thức Bài 51: “Đa dạng của lớp thú” - Sinh học 7
 Nhóm 4: Em hãy nêu các đặc điểm chung của lớp thú? Trong các đặc
điểm đó, đặc điểm nào là cơ bản dễ nhận biết nhất?
- Học sinh ( Hs):
+ Nhận nhiệm vụ
Nhóm 1, 2 vận dụng kiến thức đã học từ môn Hoá (kiến thức cơ bản về bài 2:
“Chất”- Hoá học 8),
Nhóm 3,4 vận dụng kiến thức cơ bản Bài 34: “Đa dạng và đặc điểm chung
của lớp cá” - Sinh học 7
Bài 51: “Đa dạng của lớp thú” - Sinh học 7 để thảo luận các nội dung kiến thức.
+ Thư ký ghi lại kết quả thảo luận của nhóm vào giấy Ao.
+ Đại diện nhóm gắn kết quả hoạt động của nhóm, trưng bày quanh lớp như một
phòng trưng bày tranh.
+ Học sinh cả lớp (có thể đi một vòng) xem kết quả thảo luận của các nhóm,
nhận xét, góp ý, bổ sung và thống nhất đáp án.
Gv: Nhận xét, bổ sung, cung cấp hình ảnh, giải thích những vấn đề chưa rõ...
Thuộc tính của Đường: thể rắn, ngọt, màu trắng, hoà tan trong nước...
11
Lớp cá: Là động vật có xương sống, sống trong nước, bơi bằng vây, hô hấp
bằng mang, tim hai ngăn, thụ tinh ngoài, là động vật biến nhiệt...
Lớp thú: Là động vật có xương sống, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng
sữa mẹ, tim bốn ngăn, có lông mao bao phủ cơ thể, là động vật hằng nhiệt...
12
Gv nêu câu hỏi khắc sâu kiến thức:
? Việc tìm và nêu các thuộc tính của các sự vật và hiện tượng đó nhằm mục đích
gì?
? Các tính chất như: Mặn, ngọt... có phải do chúng ta áp đặt cho sự vật và hiện
tượng trên không?
- Hs cả lớp trao đổi và trả lời:
Gv kết luận: Mỗi sự vật và hiện tượng đều có một số tính chất vốn có được bộc
lộ thông qua các mối quan hệ cụ thể. Việc tìm và nêu các thuộc tính của các sự
vật và hiện tượng đó nhằm để phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
Triết học Mác – Lênin gọi đó là Chất của sự vật và hiện tượng.
Gv: Em hãy cho biết Chất là gì?
HS nêu khái niệm
Khái niệm: Chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật
và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật
và hiện tượng khác.
Gv nhấn mạnh: Chất của sự vật và hiện tượng được biểu hiện thông qua những
thuộc tính của nó, nhưng không phải thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự
vật và hiện tượng. Chỉ những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại mới tạo thành
chất của sự vật và hiện tượng.( Đường - ngọt, muối - mặn)
Gv: Cho hs lấy thêm ví dụ để hiểu rõ hơn
2. Lượng.
- Tích hợp kiến thức liên môn của môn Địa. Cụ thể kiến thức cơ bản về
dân số Việt Nam
- Cách thức tổ chức dạy học:
13
+ Giáo viên cung cấp chủ đề ( nêu vấn đề).
Chủ đề được hình thành trên cơ sở tích hợp kiến thức của môn Địa: “Tại
hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số do Bộ Y tế tổ chức ngày
24 – 9 -2013 cho thấy: Nếu như năm 2002, quy mô dân số Việt Nam là 79,54
triệu người, năm 2010 là 86,93 triệu người thì đến tháng 11 tới đây, dân số nước
ta sẽ cán mốc 90 triệu người, bình quân mỗi năm tăng thêm gần 1 triệu người”.
+ Định hướng nội dung cần khai thác trong chủ đề.
Theo em, những con số trên nói lên điều gì về dân số Việt Nam?
Gv: nhận xét câu trả lời của Hs và nêu câu hỏi: Chúng ta gọi Quy mô, số lượng,
tốc độ phát triển... của sự vật là gì?
+ Hướng dẫn Hs rút ra nội dung kiến thức của bài
Gv: Lượng là cái vốn có của sự vật và hiện tượng, quy định sự vật ấy là nó.
Lượng của sự vật và hiện tượng không tồn tại phụ thuộc vào ý chí của con người,
Lượng tồn tại cùng Chất của sự vật và hiện tượng, do đó nó cũng có tính khách
quan như Chất.
Gv? Em hãy cho biết Lượng là gì?
Khái niệm: Lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và
hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận
động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)... của sự vật và hiện tượng.
Gv: Yêu cầu Hs lấy thêm ví dụ về lượng, cung cấp một số hình ảnh minh hoạ.
Ví dụ về lượng:
14
Gv: Từ kiến thức của môn Địa kết hợp với các chỉ số quy định mặt “Lượng”,
yêu cầu HS xác định các thuộc tính nói lên “Chất” của dân số Việt Nam.
Gv kết luận:
Như vậy mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng
thống nhất với nhau. Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện
tượng, không thể có chất và lượng “thuần tuý” tồn tại bên ngoài sự vật và hiện
tượng, cũng không có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại.
3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
- Tích hợp kiến thức liên môn của môn Hoá. Cụ thể Bài 12: “Sự biến đổi
Chất” Hoá học 8
- Cách thức tổ chức dạy học. Thảo luận nhóm
Gv: Chia lớp học làm 4 nhóm, phân công nhóm trưởng – điều hành hoạt động
thảo luận của nhóm, thư ký –ghi lại kết quả thảo luận của nhóm vào giấy A0,
quy đinh thời gian thảo luận (5 phút) và giao nhiệm vụ
+ Gv giao nhiệm vụ: Treo bảng phụ “sự biến đổi trạng thái của nước” (dạng
sơ lược), yêu cầu HS Tự nghiên cứu SGK Phần 3.a và yêu cầu HS dựa vào kiến
thức đã học từ môn Hoá (Bài 12: sự biến đổi các chất) hoàn thành quá trình biến
đổi trạng thái của nước thông qua trả lời phần thảo luận chung:
+ Nội dung thảo luận (nhiệm vụ chung) được biên soạn dựa trên cơ sở tích
hợp kiến thức của môn Hoá: Bài 12: “Sự biến đổi Chất” - Hoá học 8 hoàn thành
quá trình biến đổi trạng thái của nước thông qua trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Em hãy xác định các trạng thái tồn tại ( trạng thái chất) của nước?
Câu 2: Theo em, nước có thể thành đá hoặc có thể bay hơi là do đâu?
- Quá trình đó diễn ra như thế nào?
Câu 3: Em hãy xác định giới hạn nước là thể rắn - lỏng - hơi. Giới hạn đó được
gọi là gì?
Câu 4: Em hãy xác định thời điểm nước từ thể rắn sang lỏng, từ thể lỏng sang
hơi? Thời điểm đó được gọi là gì?
+ Điều hành thảo luận
+ Đánh giá nhận xét, tổng hợp các nội dung kiến thức cần đạt được, làm
giám khảo bình xét kết quả của các nhóm và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh
15
< 100oC
Rắn Lỏng Hơi
< 0oC
10oC
>0oC 20oC 99oC
50oC 100oC
Điểm nút
Độ
+ Hướng dẫn hs rút ra nội dung kiến thức của bài
a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
Gv? Có thể ngay lập tức chuyển nước ở trạng thái lỏng sang hơi hoặc đá được
không ? Quà trình đó phải diễn ra như thế nào?
Gv? Vậy ta rút ra kết luận gì?
Gv: Quá trình biến đổi ấy đều ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện
tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay. Giới hạn đó là
Độ. Yêu cầu HS Nêu khái niệm Độ
Gv: Muốn làm cho chất cơ bản của sự vật và hiện tượng thay đổi, đòi hỏi lượng
của sự vật và hiện tượng phải biến đổi, tích luỹ đến một giới hạn nhất định.
Gv? Khi sự biến đổi đạt đến một giới hạn nhất định thì điều gì xảy ra?
Kết luận:
Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất
giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật và hiện tượng mới
ra đời thay thế cho sự vật và hiện tượng cũ.
Gv: Căn cứ kết quả trả lời câu 4, hướng dần HS nêu khái niệm điểm nút
b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.
GV hướng dẫn HS nhận xét ví dụ SGK và lấy thêm ví dụ thực tế
GV: nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kiến thức bài học.
Kết luận: Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và có lượng đặc
trưng, phù hợp với nó. Khi chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới phù hợp,
tạo nên sự thống nhất giữa chất và lượng.
16
Ngoài ra, ở phần củng cố bài tôi cũng tích hợp kiến thức liên môn, làm
cho bài học trở nên sinh động, đa dạng, tăng thêm hứng thú cho giờ học. Cụ thể :
Củng cố luyện tâp:
Bài tập 1: Đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của
phong trào cách mạng nước ta: Thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945 đã
dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. “Đây là kết quả
tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày
thành lập Đảng, từ cao trào Xô - viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936
– 1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, mặc dù cách mạng có
những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị
xoá bỏ, một kỷ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội”
Yêu cầu của bài tập được biên soạn dựa trên cơ sở tích hợp kiến thức của
Môn Sử. Cụ thể kiến thức tổng hợp của chương II, chương III, Phần II: Lịch sử
Việt Nam từ 1930 – 1945 - Lịch sử 9.
Gv: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của bài kết hợp với kiến thức đã
học của môn Sử (Kiến thức tổng hợp của chương II, chương III Phần II: Lịch sử
Việt Nam từ 1930 – 1945, trong Lịch sử 9) để giải quyết
1. Lượng: 15 năm ( Từ cao trào Xô - viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ
1936 – 1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945)
- Độ ( giới hạn ): từ 1930 đến trước tháng 8 năm 1945 .
- Điểm nút: Cách mạng tháng Tám 1945.
2. Chất: Bản chất của cuộc cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân.
3. Sự vật mới ra đời: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bài tập 2:
Cho Hs xem một đoạn vi deo Hoa nở (Video được xây dựng trên cơ sở
tích hợp kiến thức của Môn Sinh: Quá trình phát triển của cây).
- Gv? Thông điệp mà đoạn video này gửi đến chúng ta là gì?
- Hs vận dụng kiến thức được học trong môn sinh để giải quyết yêu cầu của bài
tập
- Gv cung cấp làm rõ đáp án:
+ Chất cũ: Nụ
+ Lượng: Quá trình sinh trưởng của Nụ
+ Độ: Quá trình sinh trưởng của Nụ từ nhỏ đến lớn
+ Điểm nút: Thời khắc Nụ nở
+ Chất mới: Hoa
=> Thông điêp được gửi tới:
Đó là bài học về sự kiên trì, nhẫn nại trong học tập, trong cuộc sống. Dù khó
khăn đến đâu, nếu chúng ta biết học tập chuyên cần, tích luỹ nhiều kiến thức...
Thì sẽ gặt hái được sự thành công nhất định ( sẽ nở Hoa )
“ Nên thợ nên thầy nhờ có học
No ăn, ấm mặc bởi hay làm ”
17
2.4 Kết quả thu được.
Với việc vận dụng kiến thức liên môn vào trong thực tiễn dạy học, kết
hợp với việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, cách thức tổ
chúc giờ học linh động, sáng tạo, không gò ép... tôi nhận thấy: Quá trình đó đã
khơi dậy lòng ham hiểu biết, tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc
khám phá, lĩnh hội các tri thức mới. Nội dung bài học được các em tiếp nhận rõ
ràng, không áp đặt, không xa rời thực tiễn; các tiết học trở nên lôi cuốn, học sinh
yêu thích môn học giáo dục công dân hơn. Qua việc vận dụng kiến thức liên
môn cũng giúp hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sống, các năng
lực như: Năng lực tự học; hợp tác làm việc nhóm; giao tiếp; giải quyết vấn đề;
tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với cuộc sống, học tập; tự chịu trách
nhiệm và thực hiện trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã
hội...
Đặc biệt khi Bộ - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ chức cuộc thi
“Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn”. Cá nhân tôi đã tham gia
soạn và thực giảng tại lớp 10a1. Kết quả là: Năm học .......... Giáo án, giờ dạy của
tôi đạt giải Nhì cấp Tỉnh, Giải khuyến khích cấp Bộ. Năm học .......... tôi vẫn
tham gia cuộc thi này và giáo án, giờ dạy của tôi đạt giải Ba cấp Tỉnh. Đối với
học sinh, những lớp mà tôi tham gia giảng dạy, các em cũng rất tích cực vận
dụng kiến thức liên môn vào trong quá trình học tập của mình. Nổi bật có hai em
là em Nguyễn Minh Hương và Bách Hồng Nhung lớp 10a1 đạt giải Khuyến
khích cấp Tỉnh cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình
huống trong thực tiễn”. Ngoài ra khi khảo sát về chất lượng học tập của học sinh
tôi thu được kết quả như sau:
Bảng kết quả học tập của học sinh trước khi nghiên cứu đề tài
Lớp Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
10a1 47 1 2.1 20 42.6 26 55.3 0 0 0 0
10a2 43 0 0 20 46.5 21 48.8 2 4.7 0 0
Bảng kết quả học tập của học sinh sau khi nghiên cứu đề tài
Lớp Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
10a1 47 5 10.6 25 53.2 17 36.2 0 00 0 0
10a2 43 1 2.3 24 55.8 18 41.9 0 0 0 0
18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo không chỉ cho hôm nay mà cho
cả mai sau. Vì thế trường THCS & THPT Thống Nhất luôn nỗ lực hết mình
trong Dạy và Học. Tập thể sư phạm nhà trường nói chung và bản thân tôi luôn
nhận thức rõ muốn làm tốt nhiệm vụ trồng người, ươm mầm cho các thế hệ
tương lai mai sau thì ngoài việc người giáo viên luôn không ngừng tự nâng cao
trình độ chuyên môn của bản thân mà cần phải tìm kiếm, áp dụng các phương
pháp dạy học hiện đại khác phù hợp với thực tiễn dạy học của mình để chất
lượng dạy học luôn đạt thành tích cao nhất. Bằng những việc đã làm, với những
kết quả đã đạt được, tôi thiết nghĩ tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học là
cần thiết và nên phổ biến rộng rãi kinh nghiệm cho đồng nghiệp, góp phần thực
hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; tạo đà
cho sự phát triển bền vững đất nước, dân tộc Việt Nam mai sau.
3.2.Kiến nghị
Kính mong Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các đợt tập
huấn, sinh hoạt chuyên đề về tích hợp kiến thức liên môn để giáo viên có điều
kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau.
Nên phổ biến rộng rãi (nếu được có thể in thành tuyển tập) các “sản
phẩm” giáo dục đã được hội đồng khoa học các cấp thẩm định đánh giá về chất
lượng như: Giáo án đã đạt giải trong các kỳ thi tích hợp kiến thức liên môn của
Bộ, Sở trong các năm học vừa qua, các sáng kiến kinh nghiệm... để giáo viên
tham khảo, học hỏi, tăng thêm tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản
thân.

More Related Content

Similar to Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao

Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
xuandongpro
 
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Võ Linh
 

Similar to Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao (20)

Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔ...
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
 
Kh suphamtichhop-201407-in
Kh suphamtichhop-201407-inKh suphamtichhop-201407-in
Kh suphamtichhop-201407-in
 
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...Tailieu.vncty.com   van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
Tailieu.vncty.com van dung-tu_tuong_su_pham_tich_hop_trong_day_hoc_mot_so_k...
 
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
 
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
 
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN GIÁO ÁN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN “TRẢI NGHIỆM NUÔI TINH THỂ” - HÓA HỌC LỚP 10 ...
 
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
 
nhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docxnhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docx
 
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
 
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcNội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
 
Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn lịch s...
Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn lịch s...Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn lịch s...
Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn lịch s...
 

More from TopSKKN

More from TopSKKN (16)

9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
 
Toán. Bài 47 - Chục và đơn vị- Hiển.ppt.pdf
Toán. Bài 47 - Chục và đơn vị- Hiển.ppt.pdfToán. Bài 47 - Chục và đơn vị- Hiển.ppt.pdf
Toán. Bài 47 - Chục và đơn vị- Hiển.ppt.pdf
 
Tron Bo Giao An Lop 1 Ket Noi Tri Thuc Theo Chuong Trinh Moi
Tron Bo Giao An Lop 1 Ket Noi Tri Thuc Theo Chuong Trinh MoiTron Bo Giao An Lop 1 Ket Noi Tri Thuc Theo Chuong Trinh Moi
Tron Bo Giao An Lop 1 Ket Noi Tri Thuc Theo Chuong Trinh Moi
 
Top 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhat
Top 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhatTop 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhat
Top 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhat
 
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5
Tai mien phi sang kien kinh nghiem cong tac chu nhiem lop 5
 
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.doc
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docGIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.doc
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.doc
 
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
GIÁO ÁN GDCD 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN GDCD 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN GDCD 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN GDCD 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
GIÁO ÁN TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC HK2.docx
GIÁO ÁN TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC HK2.docxGIÁO ÁN TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC HK2.docx
GIÁO ÁN TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC HK2.docx
 
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfGIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
 
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
100 De Tai Khoa Hoc Ky Thuat Ve Moi Truong Cho Hoc Sinh
100 De Tai Khoa Hoc Ky Thuat Ve Moi Truong Cho Hoc Sinh100 De Tai Khoa Hoc Ky Thuat Ve Moi Truong Cho Hoc Sinh
100 De Tai Khoa Hoc Ky Thuat Ve Moi Truong Cho Hoc Sinh
 
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
 
GIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM.docx
GIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM.docxGIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM.docx
GIÁO ÁN TOÁN LỚP 1 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM.docx
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao

  • 1. 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước luôn coi trọng yếu tố con người; coi “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”( Trích VKĐHĐBTQ lần XI, NXB CTQG – ST, Hà Nội 2011, tr 76); coi phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ được xem là một trong ba khâu đột phá chiến lược trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020. Vấn đề trên đặt ra cho giáo dục phải không ngừng đổi mới trong đó đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh là việc làm cần thiết và được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong toàn bộ quá trình. Trong những năm gần đây, nhất là năm .......... tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam, là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học hiện đại. Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Giáo dục công dân (GDCD). Qua thực tế tích hợp kiến thức liên môn trong môn GDCD giúp cho bài giảng (nhất là các bài phần triết học) trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo nên sự say mê yêu nghề đối với giáo viên. Nguyên tắc này giúp giáo viên có sự hiểu biết sâu sắc kiến thức trong sự liên kết các ngành khoa học: Tự nhiên, xã hội, lịch sử, chính trị, kinh tế, đạo đức, xã hội học cùng nhiều chuyên ngành khoa học khác… Tạo tầm kiến thức sâu, rộng của giáo viên trong giảng dạy, làm đậm thêm nét đẹp trí tuệ của người thầy trong thời đại mới. Đối với học sinh, tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn GDCD làm cho nhận thức học tập của học sinh được nâng cao, khắc phục tâm lý ngại khó, phát huy tính tích cực trong học tập, giúp các em hình thành khả năng tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các tình huống trong học tập, trong cuộc sống; năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội... Đấy chính là điều rất quan trọng quyết định đạo đức và nhân cách của mỗi con người Việt Nam. Tích hợp kiến thức liên môn không chỉ đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới các phương pháp dạy học, phù hợp với yêu cầu của thời đại mà thực sự đã mang lại những hiệu quả cao trong dạy học. Để bồi đắp thêm những kinh nghiệm trong Dạy và Học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng môn học nói riêng, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10”
  • 2. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD nói chung phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10 nói riêng nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả trong dạy - học môn GDCD, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu, đánh giá, tổng kết về vai trò, ý nghĩa cách thức thực hiện tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD ở trường phổ thông hiện nay đạt hiệu quả. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết về Tích hợp liên môn trong dạy học. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin về việc Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD nói riêng trong dạy học nói chung. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
  • 3. 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được tiếp thu, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Khoa học sư phạm nhấn mạnh dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học để bảo đảm cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp. Trong Triết học duy vật biện chứng Mác – Lênin khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng. Như vậy, các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Sự thay đổi sự vật, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự thay đổi sự vật hiện tượng khác, và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến một sự vật, hiện tượng khác nữa. Do đó, khi nhận thức về một vấn đề, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ rồi vội vàng kết luận bản chất và quy luật của chúng. Vì vậy, để nhận thức đúng đắn một vấn đề phải đặt chúng trong mối liện hệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng đó, trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, trên cơ sở đó ta mới nhận thức đúng và đầy đủ một vấn đề.
  • 4. 4 2.2 Thực trạng vấn đề Trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào các môn học, nhất là với môn GDCD. Nếu như giai đoạn trước là yêu cầu tích hợp, lồng ghép các vấn đề giáo dục pháp luật; giáo dục an toàn giao thông; giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục giá trị, kĩ năng sống… Gần đây là việc tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng ; phòng chống tác hại của game online có nội dung bạo lực không lành mạnh cũng được Bộ Giáo dục – Đào tạo triển khai vào chương trình của môn học. Như thế, có thể nói, giáo viên GDCD đã được làm quen và vận dụng nguyên tắc dạy học tích hợp này từ khá sớm. Thế nhưng, trong thực tế giảng dạy, phần lớn giáo viên đã vận dụng nguyên tắc này một cách sơ sài, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ thông thường, thậm chí có giáo viên còn bỏ qua hoặc cũng có giáo viên đã thể hiện được tinh thần tích cực của việc tích hợp nhưng lại lúng túng trong nội dung và phương pháp thực hiện, xem tích hợp như là tổ hợp, gộp chung các kiến thức lại… nên chưa phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh, chưa đạt được hiệu quả trong giảng dạy của giáo viên. Đối với nội dung kiến thức phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học - GDCD 10, là phần kiến thức rất khó, có tính trừu tượng khái quát cao, nhưng lại có vai trò rất quan trọng là góp phần hình thành thế giới quan khoa học, phương pháp luận đúng đắn cho người học. Thế nhưng, tâm lý chung trong học sinh là chờ đợi, thụ động trong tiếp nhận kiến thức, trên lớp các em có thói quen tiếp nhận kiến thức theo kiểu một chiều, nghe và ghi chép những kiến thức mà thầy cô truyền thụ, vì thế kiến thức của môn học vốn đã khó, khô khan, trừu tượng lại càng tăng thêm sự ngại học của các em, đôi khi còn xem nhẹ, coi đó là môn phụ nên các em càng lười học hơn, khi gặp nội dung khó dễ có tâm lý bỏ qua không chịu suy nghĩ, tìm cách chiếm lĩnh kiến thức. Trên tinh thần của nghị quyết Hội nghi Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Trường THCS- THPT Thống Nhất trong những năm học gần đây đã được Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn và từng giáo viên đưa vào kế hoạch trọng tâm trong kế hoạch năm học, triển khai cụ thể trong kế hoạch tháng, tuần cả chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy, giáo dục của mỗi giáo viên. Hầu hết ở các bộ môn, nhất là trong môn GDCD, dù ở mức độ khác nhau, đều đã thể hiện được tinh thần tích cực trong vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn dạy học của nhà trường, trở thành phong trào thi đua trong họat động Dạy và Học của cả thầy và trò. Song trên thực tế vẫn còn
  • 5. 5 ở một số giáo viên tâm lý ngại vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học bởi phải đầu tư nhiều về kiến thức chuyên môn cũng như thời gian soạn giảng nên có vận dụng nguyên tắc này nhưng thực hiện một cách sơ sài. Có giáo viên tuy rất tâm huyết nhưng vẫn còn lúng túng trong lựa chọn nội dung tích hợp, phương pháp, kĩ thuật dạy học, cách thức tổ chức giờ học… Vì thế chưa thu hút, chưa tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học theo chủ để tích hợp, dẫn đến hiệu quả thực hiện còn hạn chế. Chính vì vậy, tích hợp kiến thức liên môn vào trong dạy học nói chung và môn GDCD nói riêng, nhất là phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10 một cách hiệu quả là rất cần thiết. Bằng thực tế dạy học của mình, với đề tài này, tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm dạy học tích hợp của bản thân khi dạy học phần thứ nhất trong chương trình GDCD 10 để cùng tham khảo. 2.3 Các biện pháp và tổ chức thực hiện : 2.3.1 Các biện pháp. 2.3.1.1 Đối với giáo viên Để vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn GDCD và nhất là dạy những nội dung kiến thức của phần một trong chương trình GDCD 10 đạt hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc dạy học tích hợp này, không nên xem đó như là gánh nặng công việc, cần phải có kế hoạch, tích cực và chủ động trong việc đưa kiến thức liên môn vào trong từng tiết dạy của mình một cách linh hoạt sáng tạo, đạt hiệu quả. Muốn vậy giáo viên cần làm tốt các bước sau : - Xác định rõ nội dung kiến thức cần đạt ( mục tiêu bài học) theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của việc dạy học, nhất là dạy học tích hợp. Nếu giáo viên không xác định được mục tiêu bài học, thì trong quá trình dạy học tích hợp, chúng ta sẽ không đảm bảo được yêu cầu về kiến thức mà học sinh cần phải đạt được trong bài học theo đúng chương trình giáo dục mà Bộ đã đề ra và khi tích hợp liên môn dễ rơi vào tình trạng sa đà, lạm dụng kiến thức của các môn học khác, làm cho việc dạy học trở nên dàn trải, kiến thức bài học mờ nhạt, không hiệu quả. - Xác định kiến thức liên môn cần tích hợp trong bài học. Lâu nay bước soạn bài truyền thống là trong từng bài học chúng ta cần xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Thì dạy học tích hợp, ngoài các bước xác định về mục tiêu như trên tôi còn thực hiện thêm bước xác định các kiến thức liên môn có trong bài học. Đây là bước vô cùng quan trọng bởi vì không phải bài học nào cũng có kiến thức ở các môn học khác như nhau. Mỗi bài học sẽ liên quan đến một hoặc nhiều kiến thức ở các môn học khác nhau. Chính vì thế khi lựa chọn kiến thức để tích hợp, giáo viên cần đảm bảo được những yêu cầu sư phạm sau :
  • 6. 6  Đó là mối liên hệ kiến thức giữa kiến thức bài học với kiến thức ở những môn học khác trong chương trình giáo dục, từ đó xác định môn học nào tích hợp đạt hiệu quả nhất. Ví dụ : Khi dạy bài 3 : Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất – GDCD 10. Sau khi xác định mối liên hệ giữa kiến thức của bài với các môn học khác thì tôi đã chọn các môn sau để tích hợp : Môn Hoá Kiến thức cơ bản về bài 12: “Sự biến đổi Chất” - Hoá học 8. Môn Vật lý: Kiến thức cơ bản Bài 1: “Chuyển động cơ học” - Vật lý 8 Bài 20: “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên” - Vật lý 8 Môn Sử: Kiến thức tổng hợp của chương II, chương III Phần II: Lịch sử Việt Nam từ 1930 -1945, Lịch sử 9 Kiến thức tổng hợp, khái quát về sự biến đổi, thay thế của các chế độ xã hội trong lich sử. Môn văn: Bài 11: Truyện ngụ ngôn: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng – Ngữ văn 6 Môn Sinh: Bài 1: “Đặc điểm của cơ thể sống” - Sinh học 6 Bài 44: “Sự phát triển của giới thực vật”- Sinh học 6 Bài 31: “Trao đổi chất” - Sinh học 8  Nội dung kiến thức liên môn được tích hợp trong bài học phải có chọn lọc phù hợp với nội dung bài học, thời lượng tiết học, đảm bảo làm rõ trọng tâm kiến thức, mục tiêu bài học và tránh được lỗi lạm dụng kiến thức, ôm nồm kiến thức gây quá tải cho học sinh. Ví dụ : Khi dạy khái niệm vận động, tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức của bài 20: “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên” - Vật lý 8 để làm rõ ví dụ chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ -rao. Năm 1827 Nhà bác học Bơ-rao khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. Năm 1905 Nhà bác học An-be Anh- xtanh đã giải thích đầy đủ nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ- rao là do các phân tử ( cụ thể ở đây là phân tử nước ) không đứng yên mà chuyển động không ngừng, làm cho các hạt phấn hoa chuyển động.
  • 7. 7 => Từ đó khẳng định: Vân động là mọi sự biến đổi (biến hoá) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.  Nội dung kiến thức tích hợp phải phù hợp với đối tượng học sinh về trình độ kiến thức, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Nếu khi tích hợp giáo viên không chú ý điều này thì việc tích hợp không những không tạo được hứng thú, không phát huy được tính tích cực trong quá trình học của các em mà còn làm cho bài học trở nên nặng nề, áp lực, việc tiếp thu kiến thức mới vốn khó lại càng thêm khó. Ví dụ : Đối tượng mà tôi dạy học ở đây là học sinh lớp 10. Vì thế tôi chỉ có thể tích hợp kiến thức ở các môn khác ngang bằng với kiến thức của bài học theo phân phối chương trình hiện hành và kiến thức của các lớp dưới, kiến thức đã trở thành vốn kiến thức của các em, không phải là kiến thức xa lạ cao hơn của các lớp trên. Cụ thể trong bài 3- lớp 10 tôi đã tích hợp với kiến thức của Lịch sử 9, Hoá học 8, Vật lý 8, Ngữ văn 6, Sinh học 8, Sinh học 6.  Nội dung tích hợp phải gắn liền với thực tiễn, với phong tục, tập quán, văn hóa của địa phương, địa bàn nơi cư trú của học sinh mình dạy. Để quá trình ‘‘Học’’ gắn với ‘‘Hành’’ đạt hiệu quả. Ví dụ: Khi dạy điểm b, mục 2, bài 9 đoạn khi nói về : Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng con người, coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều vì sự phát triển toàn diện của con người, nhằm xây dựng đất nước theo mục tiêu : Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tôi đã yêu cầu học sinh : Sử dụng hiểu biết xã hội của mình và kiến thức thực tế để làm một cuộc điều tra ở địa phương các em đã thực hiện một số chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước ta vì mục tiêu phát triển toàn diện con người ( ví dụ : Việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ; chính sách ưu tiên đối với giáo dục ở vùng sâu, đồng bào dân tộc; chương trình 135; tết người nghèo…) như thế nào? Có viết báo cáo thu hoạch về cuộc điều tra đó. - Cần xác định các năng lực cần hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh. Cần xác định phương pháp dạy học phù hợp, sử dụng linh hoạt các phương pháp khi tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học; lựa chọn cách tổ chức hoạt động dạy và học hiệu quả. Sỡ dĩ người giáo viên khi tích hợp kiến thức liên môn phải thực hiện bước này là vì : Trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, đòi hỏi giáo viên phải xác định được các năng lực cần hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh trong bài học của mình là gì từ đó mới xác định phương pháp dạy học phù hợp và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh một cách đa dạng, phong phú để các em có cơ hội tìm tòi, khám phá bộc lộ hết khả năng của mình trong lĩnh hội kiến thức và hình thành các kĩ năng, năng lực cần thiết cho bản thân. Ví dụ : Ở Bài 3- GDCD 10: Khi xác định trong bài có các năng lực cần hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh là: Năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp;
  • 8. 8 năng lực giải quyết vấn đề thì tôi đã chọn phương pháp Thảo luận nhóm và sử dụng kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ để tổ chức chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh ; sử dụng kỹ thuật “Trình bày một phút’’ để các em được làm việc theo nhóm của mình và có cơ hội bộc lộ các năng lực khi tham gia giải quyết yêu cầu của bài học. - Chuẩn bị chu đáo, khai thác sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị, đồ dùng trong quá trình dạy học. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Trong dạy học chúng ta chuẩn bị và sử dụng hiệu quả các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học; thì nó sẽ làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học sinh động, hiệu quả hơn. Thường tôi hay sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học tập… Nếu như soạn giảng giáo án điện tử thì cần chuẩn bị kỹ máy tính và các thiết bị trình chiếu khác. Ví dụ : Khi dạy bài 5 - GDCD 10 tôi đã chuẩn bị những đồ dùng dạy học sau Sách giáo khoa GDCD 10, Sách giáo viên GDCD10, giáo án, thiết kế bài giảng điện tử; máy tính, Thiết bị trình chiếu. Phiếu học tâp, phiếu thảo luận, bảng phụ, nam châm gắn bảng từ. - Cần có hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, tìm hiểu kiến thức của môn học và các kiến thức liên môn trước mỗi bài học kĩ lưỡng. Thông thường học sinh trước khi học bài mới, các em có thói quen học bài cũ, làm các bài tập và tìm hiểu kiến thức của bài mà các em sẽ học. Đó là việc cần làm nhưng chưa đủ. Trong dạy học tích hợp liên môn các em còn phải tìm hiểu thêm về kiến thức liên môn liên quan đến bài học của mình và giáo viên phải có hướng dẫn những nội dung các em cần tìm hiểu thật kĩ càng ở giờ học trước đó, tránh tình trạng tìm hiểu lan man viễn vông. Như vậy, bước chuẩn bị bài của học sinh là rất quan trọng đối với việc dạy học tích hợp. Nếu không làm tốt, học sinh sẽ không có khả năng tham gia vào các hoạt động học tập. Ví dụ: Trước khi dạy bài 5- GDCD 10 tôi đã yêu cầu học sinh trong bước chuẩn bị bài của mình là cần tham khảo kiến thức cơ bản của các môn học: Môn Hoá: kiến thức cơ bản về bài 2:“Chất”, bài 12: “Sự biến đổi Chất” - Hoá học 8 Môn Sử: Kiến thức tổng hợp của chương II, chương III Phần II: Lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945 - Lịch sử 9 Môn Địa : Kiến thức cơ bản về dân số Việt Nam - Địa 9 Môn Sinh: Quá trình phát triển của cây. Bài 34: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá” - Sinh học 7 Bài 51: “Đa dạng của lớp thú” - Sinh học 7 2.3.1.2 Đối với Học sinh. Để học tập đạt hiệu quả thì yêu cầu học sinh cần :
  • 9. 9 - Có sự chuẩn bị bài chu đáo như đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi chép, bút, giấy … - Có tìm hiểu trước kiến thức của bài học và kiến thức liên môn chu đáo. - Tích cực, tự giác, chủ động trong học tập. Tích cực tích hợp kiến thức liên môn để nâng cao hiệu quả học tập. 2.3.2 Tổ chức thực hiện. BÀI 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG ( GDCD 10) Ở đây tôi không trình bày như một giáo án mẫu, mà chỉ đưa ra những đơn vị kiến thức tôi đã tích hợp kiến thức liên môn vào thực tiễn dạy học của bản thân có mang lại hiệu quả nhất định để mọi người tham khảo. Sau khi xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng; tôi xác định kiến thức liên môn cần tích hợp của bài này như sau: - Môn Hoá: kiến thức cơ bản về bài 2: “Chất”, bài 12: “Sự biến đổi Chất” - Hoá học 8 - Môn Sử: Kiến thức tổng hợp của chương II, chương III Phần II: Lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945 - Lịch sử 9 - Môn Địa : Kiến thức cơ bản về dân số Việt Nam - Địa 9 - Môn Sinh: Quá trình phát triển của cây. Bài 34: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá” - Sinh học 7 Bài 51: “Đa dạng của lớp thú” - Sinh học 7 Cách thức tổ chức dạy học các đơn vị kiến thức của bài: Để tiện theo dõi, tôi xin được trình bày theo các đề mục trong sách giáo khoa. 1. Chất. - Tích hợp kiến thức liên môn của môn Hoá, Sinh. Cụ thể: kiến thức cơ bản về bài 2: “Chất”- Hoá học 8, Bài 34: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá”- Sinh học 7, Bài 51: “Đa dạng của lớp thú” - Sinh học 7 - Cách thức tổ chức dạy học: Giáo viên (Gv): Cho học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu chất là gì. Gv Chia lớp học làm 4 nhóm, phân công nhóm trưởng – điều hành hoạt động thảo luận của nhóm, thư ký –ghi lại kết quả thảo luận của nhóm vào giấy A0, quy đinh thời gian thảo luận (5 phút) và giao nhiệm vụ cụ thể: Nội dung thảo luận được biên soạn dựa trên cơ sở tích hợp kiến thức liên môn: Tích hợp kiến thức cơ bản về bài 2: “Chất”- Hoá học 8  Nhóm 1: Em hãy nêu các đặc điểm (tính chất vật lý) nhận biết về Muối? Trong các đặc điểm đó, đặc điểm nào là cơ bản dễ nhận biết nhất?
  • 10. 10  Nhóm 2: Em hãy nêu các đặc điểm (tính chất vật lý) nhận biết của Đường? Trong các đặc điểm đó, đặc điểm nào là cơ bản dễ nhận biết nhất? Tích hợp kiến thức Bài 34: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá” - Sinh học  Nhóm 3: Em hãy nêu các đặc điểm chung của lớp cá? Trong các đặc điểm đó, đặc điểm nào là cơ bản dễ nhận biết nhất? Tích hợp kiến thức Bài 51: “Đa dạng của lớp thú” - Sinh học 7  Nhóm 4: Em hãy nêu các đặc điểm chung của lớp thú? Trong các đặc điểm đó, đặc điểm nào là cơ bản dễ nhận biết nhất? - Học sinh ( Hs): + Nhận nhiệm vụ Nhóm 1, 2 vận dụng kiến thức đã học từ môn Hoá (kiến thức cơ bản về bài 2: “Chất”- Hoá học 8), Nhóm 3,4 vận dụng kiến thức cơ bản Bài 34: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá” - Sinh học 7 Bài 51: “Đa dạng của lớp thú” - Sinh học 7 để thảo luận các nội dung kiến thức. + Thư ký ghi lại kết quả thảo luận của nhóm vào giấy Ao. + Đại diện nhóm gắn kết quả hoạt động của nhóm, trưng bày quanh lớp như một phòng trưng bày tranh. + Học sinh cả lớp (có thể đi một vòng) xem kết quả thảo luận của các nhóm, nhận xét, góp ý, bổ sung và thống nhất đáp án. Gv: Nhận xét, bổ sung, cung cấp hình ảnh, giải thích những vấn đề chưa rõ... Thuộc tính của Đường: thể rắn, ngọt, màu trắng, hoà tan trong nước...
  • 11. 11 Lớp cá: Là động vật có xương sống, sống trong nước, bơi bằng vây, hô hấp bằng mang, tim hai ngăn, thụ tinh ngoài, là động vật biến nhiệt... Lớp thú: Là động vật có xương sống, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, tim bốn ngăn, có lông mao bao phủ cơ thể, là động vật hằng nhiệt...
  • 12. 12 Gv nêu câu hỏi khắc sâu kiến thức: ? Việc tìm và nêu các thuộc tính của các sự vật và hiện tượng đó nhằm mục đích gì? ? Các tính chất như: Mặn, ngọt... có phải do chúng ta áp đặt cho sự vật và hiện tượng trên không? - Hs cả lớp trao đổi và trả lời: Gv kết luận: Mỗi sự vật và hiện tượng đều có một số tính chất vốn có được bộc lộ thông qua các mối quan hệ cụ thể. Việc tìm và nêu các thuộc tính của các sự vật và hiện tượng đó nhằm để phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác. Triết học Mác – Lênin gọi đó là Chất của sự vật và hiện tượng. Gv: Em hãy cho biết Chất là gì? HS nêu khái niệm Khái niệm: Chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác. Gv nhấn mạnh: Chất của sự vật và hiện tượng được biểu hiện thông qua những thuộc tính của nó, nhưng không phải thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật và hiện tượng. Chỉ những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại mới tạo thành chất của sự vật và hiện tượng.( Đường - ngọt, muối - mặn) Gv: Cho hs lấy thêm ví dụ để hiểu rõ hơn 2. Lượng. - Tích hợp kiến thức liên môn của môn Địa. Cụ thể kiến thức cơ bản về dân số Việt Nam - Cách thức tổ chức dạy học:
  • 13. 13 + Giáo viên cung cấp chủ đề ( nêu vấn đề). Chủ đề được hình thành trên cơ sở tích hợp kiến thức của môn Địa: “Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số do Bộ Y tế tổ chức ngày 24 – 9 -2013 cho thấy: Nếu như năm 2002, quy mô dân số Việt Nam là 79,54 triệu người, năm 2010 là 86,93 triệu người thì đến tháng 11 tới đây, dân số nước ta sẽ cán mốc 90 triệu người, bình quân mỗi năm tăng thêm gần 1 triệu người”. + Định hướng nội dung cần khai thác trong chủ đề. Theo em, những con số trên nói lên điều gì về dân số Việt Nam? Gv: nhận xét câu trả lời của Hs và nêu câu hỏi: Chúng ta gọi Quy mô, số lượng, tốc độ phát triển... của sự vật là gì? + Hướng dẫn Hs rút ra nội dung kiến thức của bài Gv: Lượng là cái vốn có của sự vật và hiện tượng, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật và hiện tượng không tồn tại phụ thuộc vào ý chí của con người, Lượng tồn tại cùng Chất của sự vật và hiện tượng, do đó nó cũng có tính khách quan như Chất. Gv? Em hãy cho biết Lượng là gì? Khái niệm: Lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)... của sự vật và hiện tượng. Gv: Yêu cầu Hs lấy thêm ví dụ về lượng, cung cấp một số hình ảnh minh hoạ. Ví dụ về lượng:
  • 14. 14 Gv: Từ kiến thức của môn Địa kết hợp với các chỉ số quy định mặt “Lượng”, yêu cầu HS xác định các thuộc tính nói lên “Chất” của dân số Việt Nam. Gv kết luận: Như vậy mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau. Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, không thể có chất và lượng “thuần tuý” tồn tại bên ngoài sự vật và hiện tượng, cũng không có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại. 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. - Tích hợp kiến thức liên môn của môn Hoá. Cụ thể Bài 12: “Sự biến đổi Chất” Hoá học 8 - Cách thức tổ chức dạy học. Thảo luận nhóm Gv: Chia lớp học làm 4 nhóm, phân công nhóm trưởng – điều hành hoạt động thảo luận của nhóm, thư ký –ghi lại kết quả thảo luận của nhóm vào giấy A0, quy đinh thời gian thảo luận (5 phút) và giao nhiệm vụ + Gv giao nhiệm vụ: Treo bảng phụ “sự biến đổi trạng thái của nước” (dạng sơ lược), yêu cầu HS Tự nghiên cứu SGK Phần 3.a và yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học từ môn Hoá (Bài 12: sự biến đổi các chất) hoàn thành quá trình biến đổi trạng thái của nước thông qua trả lời phần thảo luận chung: + Nội dung thảo luận (nhiệm vụ chung) được biên soạn dựa trên cơ sở tích hợp kiến thức của môn Hoá: Bài 12: “Sự biến đổi Chất” - Hoá học 8 hoàn thành quá trình biến đổi trạng thái của nước thông qua trả lời các câu hỏi: Câu 1: Em hãy xác định các trạng thái tồn tại ( trạng thái chất) của nước? Câu 2: Theo em, nước có thể thành đá hoặc có thể bay hơi là do đâu? - Quá trình đó diễn ra như thế nào? Câu 3: Em hãy xác định giới hạn nước là thể rắn - lỏng - hơi. Giới hạn đó được gọi là gì? Câu 4: Em hãy xác định thời điểm nước từ thể rắn sang lỏng, từ thể lỏng sang hơi? Thời điểm đó được gọi là gì? + Điều hành thảo luận + Đánh giá nhận xét, tổng hợp các nội dung kiến thức cần đạt được, làm giám khảo bình xét kết quả của các nhóm và cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh
  • 15. 15 < 100oC Rắn Lỏng Hơi < 0oC 10oC >0oC 20oC 99oC 50oC 100oC Điểm nút Độ + Hướng dẫn hs rút ra nội dung kiến thức của bài a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. Gv? Có thể ngay lập tức chuyển nước ở trạng thái lỏng sang hơi hoặc đá được không ? Quà trình đó phải diễn ra như thế nào? Gv? Vậy ta rút ra kết luận gì? Gv: Quá trình biến đổi ấy đều ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay. Giới hạn đó là Độ. Yêu cầu HS Nêu khái niệm Độ Gv: Muốn làm cho chất cơ bản của sự vật và hiện tượng thay đổi, đòi hỏi lượng của sự vật và hiện tượng phải biến đổi, tích luỹ đến một giới hạn nhất định. Gv? Khi sự biến đổi đạt đến một giới hạn nhất định thì điều gì xảy ra? Kết luận: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật và hiện tượng mới ra đời thay thế cho sự vật và hiện tượng cũ. Gv: Căn cứ kết quả trả lời câu 4, hướng dần HS nêu khái niệm điểm nút b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng. GV hướng dẫn HS nhận xét ví dụ SGK và lấy thêm ví dụ thực tế GV: nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kiến thức bài học. Kết luận: Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và có lượng đặc trưng, phù hợp với nó. Khi chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới phù hợp, tạo nên sự thống nhất giữa chất và lượng.
  • 16. 16 Ngoài ra, ở phần củng cố bài tôi cũng tích hợp kiến thức liên môn, làm cho bài học trở nên sinh động, đa dạng, tăng thêm hứng thú cho giờ học. Cụ thể : Củng cố luyện tâp: Bài tập 1: Đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta: Thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. “Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô - viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xoá bỏ, một kỷ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” Yêu cầu của bài tập được biên soạn dựa trên cơ sở tích hợp kiến thức của Môn Sử. Cụ thể kiến thức tổng hợp của chương II, chương III, Phần II: Lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945 - Lịch sử 9. Gv: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của bài kết hợp với kiến thức đã học của môn Sử (Kiến thức tổng hợp của chương II, chương III Phần II: Lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945, trong Lịch sử 9) để giải quyết 1. Lượng: 15 năm ( Từ cao trào Xô - viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945) - Độ ( giới hạn ): từ 1930 đến trước tháng 8 năm 1945 . - Điểm nút: Cách mạng tháng Tám 1945. 2. Chất: Bản chất của cuộc cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 3. Sự vật mới ra đời: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bài tập 2: Cho Hs xem một đoạn vi deo Hoa nở (Video được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của Môn Sinh: Quá trình phát triển của cây). - Gv? Thông điệp mà đoạn video này gửi đến chúng ta là gì? - Hs vận dụng kiến thức được học trong môn sinh để giải quyết yêu cầu của bài tập - Gv cung cấp làm rõ đáp án: + Chất cũ: Nụ + Lượng: Quá trình sinh trưởng của Nụ + Độ: Quá trình sinh trưởng của Nụ từ nhỏ đến lớn + Điểm nút: Thời khắc Nụ nở + Chất mới: Hoa => Thông điêp được gửi tới: Đó là bài học về sự kiên trì, nhẫn nại trong học tập, trong cuộc sống. Dù khó khăn đến đâu, nếu chúng ta biết học tập chuyên cần, tích luỹ nhiều kiến thức... Thì sẽ gặt hái được sự thành công nhất định ( sẽ nở Hoa ) “ Nên thợ nên thầy nhờ có học No ăn, ấm mặc bởi hay làm ”
  • 17. 17 2.4 Kết quả thu được. Với việc vận dụng kiến thức liên môn vào trong thực tiễn dạy học, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, cách thức tổ chúc giờ học linh động, sáng tạo, không gò ép... tôi nhận thấy: Quá trình đó đã khơi dậy lòng ham hiểu biết, tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc khám phá, lĩnh hội các tri thức mới. Nội dung bài học được các em tiếp nhận rõ ràng, không áp đặt, không xa rời thực tiễn; các tiết học trở nên lôi cuốn, học sinh yêu thích môn học giáo dục công dân hơn. Qua việc vận dụng kiến thức liên môn cũng giúp hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sống, các năng lực như: Năng lực tự học; hợp tác làm việc nhóm; giao tiếp; giải quyết vấn đề; tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với cuộc sống, học tập; tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội... Đặc biệt khi Bộ - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ chức cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn”. Cá nhân tôi đã tham gia soạn và thực giảng tại lớp 10a1. Kết quả là: Năm học .......... Giáo án, giờ dạy của tôi đạt giải Nhì cấp Tỉnh, Giải khuyến khích cấp Bộ. Năm học .......... tôi vẫn tham gia cuộc thi này và giáo án, giờ dạy của tôi đạt giải Ba cấp Tỉnh. Đối với học sinh, những lớp mà tôi tham gia giảng dạy, các em cũng rất tích cực vận dụng kiến thức liên môn vào trong quá trình học tập của mình. Nổi bật có hai em là em Nguyễn Minh Hương và Bách Hồng Nhung lớp 10a1 đạt giải Khuyến khích cấp Tỉnh cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn”. Ngoài ra khi khảo sát về chất lượng học tập của học sinh tôi thu được kết quả như sau: Bảng kết quả học tập của học sinh trước khi nghiên cứu đề tài Lớp Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 10a1 47 1 2.1 20 42.6 26 55.3 0 0 0 0 10a2 43 0 0 20 46.5 21 48.8 2 4.7 0 0 Bảng kết quả học tập của học sinh sau khi nghiên cứu đề tài Lớp Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 10a1 47 5 10.6 25 53.2 17 36.2 0 00 0 0 10a2 43 1 2.3 24 55.8 18 41.9 0 0 0 0
  • 18. 18 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 3.1. Kết luận. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo không chỉ cho hôm nay mà cho cả mai sau. Vì thế trường THCS & THPT Thống Nhất luôn nỗ lực hết mình trong Dạy và Học. Tập thể sư phạm nhà trường nói chung và bản thân tôi luôn nhận thức rõ muốn làm tốt nhiệm vụ trồng người, ươm mầm cho các thế hệ tương lai mai sau thì ngoài việc người giáo viên luôn không ngừng tự nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân mà cần phải tìm kiếm, áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại khác phù hợp với thực tiễn dạy học của mình để chất lượng dạy học luôn đạt thành tích cao nhất. Bằng những việc đã làm, với những kết quả đã đạt được, tôi thiết nghĩ tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học là cần thiết và nên phổ biến rộng rãi kinh nghiệm cho đồng nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; tạo đà cho sự phát triển bền vững đất nước, dân tộc Việt Nam mai sau. 3.2.Kiến nghị Kính mong Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên đề về tích hợp kiến thức liên môn để giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau. Nên phổ biến rộng rãi (nếu được có thể in thành tuyển tập) các “sản phẩm” giáo dục đã được hội đồng khoa học các cấp thẩm định đánh giá về chất lượng như: Giáo án đã đạt giải trong các kỳ thi tích hợp kiến thức liên môn của Bộ, Sở trong các năm học vừa qua, các sáng kiến kinh nghiệm... để giáo viên tham khảo, học hỏi, tăng thêm tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.