SlideShare a Scribd company logo
1 of 226
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
BÙI HỒNG ĐĂNG
NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
BÙI HỒNG ĐĂNG
NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Mã số: 62 34 04 04
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đinh Văn Đãn
TS. Nguyễn Phúc Thọ
HÀ NỘI - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017
Tác giả luận án
Bùi Hồng Đăng
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban
Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và
Chính sách đã tạo mọi điều kiện để tôi có môi trƣờng nghiên cứu, học tập tốt nhất trong
suốt thời gian qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hƣớng dẫn là TS. Đinh Văn Đãn,
TS. Nguyễn Phúc Thọ đã nhiệt tình, kiên trì và hết lòng vì học trò để giúp em hoàn
thành đƣợc công trình nghiên cứu này. Em xin trân trọng và cảm ơn những tình cảm, sự
tận tâm của tập thể các thầy, cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn nói chung
và các thầy, cô trong Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách nói riêng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia đã tận tình đóng góp
ý kiến, tƣ vấn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ
của các cấp lãnh đạo, các cán bộ-viên chức của các Sở, Ban, Ngành và các địa phƣơng
tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình
nghiên cứu tại địa phƣơng; xin gửi lời cám ơn và sự tri ân tới các cơ sở dạy nghề, các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định và bà con nông dân các huyện Nghĩa Hƣng,
Mỹ Lộc, Ý Yên, Trực Ninh, Xuân Trƣờng, Hải Hậu, các xã ngoại thành thành phố Nam
Định đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình đến làm việc tại cơ sở.
Tôi cũng xin cảm ơn các cấp lãnh đạo Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Nam
Định đã quan tâm, ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung cho công
tác nghiên cứu trong suốt những năm qua.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017
Nghiên cứu sinh
Bùi Hồng Đăng
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục biểu đồ xi
Danh mục sơ đồ xii
Danh mục các hình xiii
Danh mục các hộp xiv
Trích yếu luận án xv
Thesis abstract xvii
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 5
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5
1.5 Đóng góp mới của luận án 6
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 7
2.1 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 7
2.1.1 Một số khái niệm 7
2.1.2 Ý nghĩa của nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 16
2.1.3 Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 19
2.1.4 Nội dung nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 21
2.1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 24
2.2 Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 31
2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên thế giới 31
iv
2.2.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở
một số địa phƣơng tại Việt Nam 33
2.2.3 Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tỉnh Nam Định 36
PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 40
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 40
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 42
3.2 Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích 45
3.2.1 Phƣơng pháp tiếp cận 45
3.2.2 Khung phân tích 46
3.3 Chọn điểm nghiên cứu 47
3.3.1 Chọn nghề đào tạo nghiên cứu 47
3.3.2 Chọn địa điểm nghiên cứu 48
3.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 48
3.4.1 Nhóm chỉ tiêu về thị trƣờng lao động và nhu cầu đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tỉnh Nam Định 48
3.4.2 Nhóm chỉ tiêu về tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh
Nam Định 49
3.4.3 Nhóm chỉ tiêu về đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tỉnh Nam Định 49
3.4.4 Nhóm chỉ tiêu về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng đào
tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 50
3.5 Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu 50
3.5.1 Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp 50
3.5.2 Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp 51
3.6 Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin, số liệu 54
3.7 Phƣơng pháp phân tích 55
3.7.1 Phƣơng pháp thống kê kinh tế 55
3.7.2 Phƣơng pháp cho điểm 55
3.7.3 Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 56
v
PHẦN 4 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH 62
4.1 Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 62
4.1.1 Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với thị trƣờng lao động
trong tỉnh 62
4.1.2 Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với thị trƣờng lao động
ngoài tỉnh 68
4.2 Các hoạt động nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tỉnh Nam Định 71
4.2.1 Cơ chế chính sách và tổ chức quản lý 71
4.2.2 Phát triển mạng lƣới cơ sở dạy nghề 78
4.2.3 Mở rộng quy mô và cơ cấu đào tạo nghề 80
4.2.4 Tăng cƣờng các nguồn lực phục vụ đào tạo nghề 81
4.3 Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 87
4.3.1 Số lƣợng lao động nông thôn qua đào tạo nghề 87
4.3.2 Tác động của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn 87
4.4 Đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 91
4.4.1 Chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định từ đánh
giá của đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của các cơ sở dạy nghề 91
4.4.2 Chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định từ đánh
giá của đội ngũ giáo viên dạy nghề 92
4.4.3 Chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định từ đánh
giá của lao động nông thôn đang học nghề 97
4.4.4 Chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định từ đánh
giá của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề đang làm việc 101
4.4.5 Chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định từ đánh
giá của ngƣời sử dụng lao động 103
4.4.6 Chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định qua góc
độ quản lý nhà nƣớc 105
4.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tỉnh Nam Định 107
4.5.1 Các nhân tố bên ngoài 107
vi
4.5.2 Các nhân tố bên trong 108
4.6 Đánh giá chung 124
4.6.1 Những kết quả đã đạt đƣợc 124
4.6.2 Những hạn chế 126
4.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế 127
PHẦN 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH 130
5.1 Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu trong việc nâng cao chất lƣợng đào
tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 130
5.1.1 Quan điểm trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tỉnh Nam Định 130
5.1.2 Định hƣớng 131
5.1.3 Mục tiêu 131
5.2 Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tỉnh Nam Định 132
5.2.1 Giải pháp đối với công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tỉnh Nam Định 132
5.2.2 Giải pháp đối với các cơ sở dạy nghề 139
5.2.3 Giải pháp đối với ngƣời học nghề 144
PHẦN 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
6.1 Kết luận 147
6.2 Kiến nghị 148
Danh mục các công trình đã công bố 150
Tài liệu tham khảo 151
Phụ lục 158
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community)
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)
CCN Cụm công nghiệp
CĐN Cao đẳng nghề
CLĐTN Chất lƣợng đào tạo nghề
CSDN Cơ sở dạy nghề
DN Doanh nghiệp
DNTX Dạy nghề thƣờng xuyên
ĐBCL Đảm bảo chất lƣợng
ĐTN Đào tạo nghề
GRDP Tổng sản phẩm trong tỉnh (Gross regional domestic product)
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization)
ISO Tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng quốc tế
(International Organization for Standardization)
KCN Khu công nghiệp
LĐ Lao động
LĐNT Lao động nông thôn
LĐ-TB&XH Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
LĐTT Lao động thành thị
LLLĐ Lực lƣợng lao động
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTM Nông thôn mới
PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
(Rapid Rural Appraisal)
SCN Sơ cấp nghề
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCN Trung cấp nghề
TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng
(Trans-Pacific Trategic Economic Partnership Agreement)
TQM Quản lý chất lƣợng toàn diện (Total Quality management)
TTLĐ Thị trƣờng lao động
TW Trung ƣơng
UBND Ủy ban nhân dân
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo đại học theo quan điểm
của Harman 24
3.1 Dân số, lao động tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2014 43
3.2 Tổng giá trị sản phẩm danh nghĩa của tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2014 44
3.3 Các nghề đào tạo đƣợc chọn để nghiên cứu 47
3.4 Các điểm đại diện đƣợc chọn để nghiên cứu 48
3.5 Nội dung, nguồn và phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp 50
3.6 Số mẫu khảo sát và hình thức khảo sát phục vụ nghiên cứu 54
3.7 Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề theo ILO 500 57
3.8 Mức chất lƣợng đào tạo của cơ sở dạy nghề theo từng khoảng điểm đƣợc
đánh giá 57
3.9 Phân loại mức kiến thức, kỹ năng theo Bloom 58
3.10 Tiêu chí lao động nông thôn đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề 60
4.1 Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh Nam Định giai đoạn
2010 - 2014 62
4.2 Số lao động và mức thu nhập bình quân của lao động trong các loại hình
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định 64
4.3 Lao động qua đào tạo nghề tại 150 đơn vị khảo sát 65
4.4 Tổng hợp nhu cầu học nghề của lao động nông thôn tỉnh Nam Định giai
đoạn 2010 - 2015 66
4.5 Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn phục vụ thị trƣờng lao
động trong tỉnh Nam Định 67
4.6 Tình hình xuất khẩu lao động tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015 68
4.7 Nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn tỉnh Nam Định tại thị
trƣờng lao động nội địa ngoài tỉnh 70
4.8 Mức tối đa hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn 72
4.9 Quy mô đào tạo chia theo cơ cấu nghề 80
4.10 Danh mục các chƣơng trình đã áp dụng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trong 5 năm (2010 - 2014) 81
ix
4.11 Giá trị đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề phục
vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn 85
4.12 Nguồn tài chính đầu tƣ vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh
Nam Định 86
4.13 Kết quả hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn trong 5 năm (2010 - 2014) 87
4.14 Số lƣợng lao động nông thôn từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các
ngành kinh tế 88
4.15 Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề 88
4.16 Số lƣợng lao động nông thôn thuộc nhóm đối tƣợng 1 đã qua đào tạo
nghề giai đoạn 2010 - 2014 89
4.17 Số lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề trong 5 năm (2010 - 2014) 90
4.18 Đánh giá các cơ sở dạy nghề theo hệ thống tiêu chí ILO 500 92
4.19 Đánh giá của giáo viên về tỷ lệ ngƣời học đạt đƣợc các mức độ kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình đào tạo nghề 94
4.20 Đánh giá của giáo viên về thái độ nghề nghiệp của lao động nông thôn
học nghề 96
4.21 Đánh giá của ngƣời lao động về chất lƣợng đào tạo nhóm các nghề nông nghiệp 101
4.22 Đánh giá của ngƣời lao động về chất lƣợng đào tạo nhóm các nghề phi
nông nghiệp 102
4.23 Kiểm định chất lƣợng dạy nghề của các cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo
nghề cho lao động nông thôn 106
4.24 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của cơ chế tổ
chức quản lý đến chất lƣợng đào tạo 108
4.25 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của tổ chức đào
tạo đến chất lƣợng đào tạo 110
4.26 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của đội ngũ cán
bộ quản lý đến chất lƣợng đào tạo 112
4.27 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của đội ngũ giáo
viên đến chất lƣợng đào tạo 113
4.28 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của ngƣời học
nghề đến chất lƣợng đào tạo 115
x
4.29 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của chƣơng trình
đào tạo đến chất lƣợng đào tạo 117
4.30 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của giáo trình,
tài liệu học tập đến chất lƣợng đào tạo 118
4.31 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của cơ sở vật
chất, trang thiết bị đến chất lƣợng đào tạo 120
4.32 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của dịch vụ
ngƣời học đến chất lƣợng đào tạo 121
xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ Trang
4.1 Tỷ lệ cơ sở dạy nghề phân theo cấp trình độ 78
4.2 Tỷ lệ cơ sở dạy nghề phân bố theo địa hình 79
4.3 Tỷ lệ cơ sở dạy nghề phân bố theo khu vực 79
4.4 Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời học về chất lƣợng đào tạo nhóm các
nghề nông nghiệp 98
4.5 Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời học về chất lƣợng đào tạo nhóm các
nghề nông nghiệp 99
4.6 Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời học về chất lƣợng đào tạo nghề cho
lao động nông thôn 100
4.7 Đánh giá của ngƣời sử dụng lao động về mức độ đáp ứng yêu cầu công
việc ngƣời học các nghề phi nông nghiệp 103
4.8 Đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn các nghề
thông qua khả năng đáp ứng yêu cầu công việc 104
4.9 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của cơ
chế tổ chức quản lý đến chất lƣợng đào tạo 109
4.10 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của tổ
chức đào tạo đến chất lƣợng đào tạo 111
4.11 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của tổ
chức đào tạo đến chất lƣợng đào tạo 112
4.12 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của tổ
chức đào tạo đến chất lƣợng đào tạo 114
4.13 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của ngƣời
học nghề đến chất lƣợng đào tạo 116
4.14 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của
chƣơng trình đào tạo đến chất lƣợng đào tạo 117
4.15 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của giáo
trình, tài liệu học tập đến chất lƣợng đào tạo 119
4.16 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của cơ sở
vật chất, trang thiết bị đến chất lƣợng đào tạo 120
4.17 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của dịch
vụ ngƣời học đến chất lƣợng đào tạo 122
xii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Tên sơ đồ Trang
2.1 Mối quan hệ giữa nâng cao chất lƣợng đào tạo và ổn định xã hội 19
2.2 Các nhân tố tác động đến đảm bảo chất lƣợng đào tạo 25
2.3 Quá trình đào tạo và các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo 26
2.4 Sự xuất hiện của các nhân tố bên ngoài tác động đến chất lƣợng đào tạo
nghề cho lao động nông thôn 30
3.1 Khung phân tích nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 46
4.1 Quy trình mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn 77
xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
2.1 Mô hình hoá khái niệm quản lý chất lƣợng 15
3.1 Bản đồ tỉnh Nam Định 40
xiv
DANH MỤC CÁC HỘP
STT Tên hộp Trang
4.1 Ý kiến của cán bộ quản lý đào tạo tại cơ sở dạy nghề về sự thay đổi trong
cơ chế tổ chức quản lý 109
4.2 Ý kiến của cán bộ quản lý tại cơ sở dạy nghề về vấn đề giáo viên dạy
nghề cho lao động nông thôn 114
4.3 Ý kiến của đại diện doanh nghiệp về mức hỗ trợ kinh phí trong đào tạo
nghề cho lao động nông thôn 123
4.4 Ý kiến của đại diện cơ sở dạy nghề công lập về mức hỗ trợ kinh phí đào
tạo nghề cho lao động nông thôn 123
4.5 Ý kiến của đại diện cơ sở dạy nghề ngoài công lập về mức hỗ trợ kinh
phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn 124
xv
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Bùi Hồng Đăng
Tên Luận án: Nghiên cứu nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tỉnh Nam Định.
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực Mã số: 62 34 04 04
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá, làm sáng tỏ và phát triển cơ sở lý luận, thực tiễn về nâng cao chất
lƣợng đào tạo nghề (CLĐNT) cho lao động nông thôn (LĐNT).
- Đánh giá thực trạng nâng cao CLĐTN cho LĐNT, CLĐNT cho LĐNT và các
nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định trong thời
gian tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phƣơng pháp: Phƣơng pháp tiếp cận (tiếp cận theo phía
cung dịch vụ đào tạo và phía cầu dịch vụ đào tạo, tiếp cận theo quá trình, tiếp cận theo
nhóm nghề); Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra; Phƣơng pháp khảo
sát nhanh có sự tham gia (PRA) và phƣơng pháp thảo luận nhóm; Phƣơng pháp phỏng
vấn trực tiếp các đối tƣợng để thu thập thông tin, số liệu sơ cấp; Phƣơng pháp phân
tích (Phƣơng pháp phân tổ thống kê, thống kê mô tả, thống kê so sánh và phƣơng pháp
cho điểm).
Kết quả chính và kết luận
- Luận án đã góp phần hệ thống hoá, làm rõ và phát triển những vấn đề lý luận về
nâng cao CLĐTN cho LĐNT; luận án cũng đã khái quát những kinh nghiệm nâng cao
CLĐTN cho LĐNT ở một số nƣớc và một số địa phƣơng trong nƣớc.
- Luận án xác định đƣợc các cách tiếp cận phù hợp trong nghiên cứu; lựa chọn
sử dụng các phƣơng pháp đánh giá đa chiều về CLĐTN cho LĐNT, trong đó có đại
diện phía cung dịch vụ đào tạo (gồm: cán bộ quản lý đào tạo tại, giáo viên) và phía
cầu dịch vụ đào tạo (gồm: LĐNT đang học nghề, LĐNT đã học nghề đang đi làm,
ngƣời sử dụng LĐ và cơ quan quản lý nhà nƣớc về ĐTN cho LĐNT).
- Luận án đã mô tả đƣợc nhu cầu ĐTN, phân tích đƣợc thực trạng nâng cao ĐTN cho
LĐNT và những kết quả đạt đƣợc từ hoạt động ĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định thời gian
xvi
qua; đánh giá một cách có hệ thống về CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định theo 2 nhóm
nghề (nông nghiệp và phi nông nghiệp).
- Luận án đã phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam
Định; trên cơ sở đó, xác định đƣợc 6 nhóm nhân tố ảnh hƣởng (gồm: cơ chế tổ chức quản lý
đào tạo; nhân lực; chƣơng trình, giáo trình và tài liệu học tập; cơ sở vật chất, trang thiết bị;
dịch vụ ngƣời học; nguồn tài chính và quản lý tài chính). Đã xác định đƣợc 20 chỉ tiêu cụ
thể đang tồn tại những bất cập cần có biện pháp khắc phục để nâng cao CLĐTN cho LĐNT
tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
- Luận án đã đƣa ra một số quan điểm, chỉ ra định hƣớng, xác định rõ mục tiêu
trong việc nâng cao CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định thời gian tới.
- Luận án đề ra đƣợc 3 nhóm giải pháp với 17 giải pháp cụ thể, 37 biện pháp trực
tiếp giải quyết vấn đề tồn tại hoặc làm tốt hơn, hiệu quả hơn các nội dung, công việc đã
thực hiện thời gian qua nhằm giúp nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định từ nay
đến năm 2020. Ngoài ra, luận án cũng đã đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và cơ
quan quản lý trung ƣơng về ĐTN để khi áp dụng các giải pháp vào thực tế mang lại hiệu
quả cao nhất.
- Luận án là nguồn cung cấp thông tin khoa học về giải pháp nâng cao CLĐTN
cho LĐNT; là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về nội dung nâng cao CLĐTN cho
LĐNT tại các địa phƣơng khác và là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý nhà nƣớc
về ĐTN cho LĐNT đề ra các chính sách nhằm giúp cho quá trình triển khai hoạt động
này mang lại hiệu quả hơn trong thời gian tới tại Nam Định nói riêng và trên phạm vi cả
nƣớc nói chung.
xvii
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Bui Hong Dang
Thesis title: A study on improving the quality of vocational training for rural labors in
Nam Dinh province.
Major: Human Resource Management Code: 62 34 04 04
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Systemize, clarify and develop the theoretical and practical foundation for
improving the quality of vocational training for rural labors.
- Evaluate the status of the improvement of the vocational training quality and
factors affecting the quality of vocational traning for rural labors in Nam Dinh.
- Propose solutions to improve the quality of vocational training for rural labors in
Nam Dinh in the near future.
Methods of the study
The following methods are employed in this dissertation: Approach method
(training supplier based approach and training demand based approach, procedure based
approach, occupation group based approach); Sampling; Participatory rapid assessment
(PRA) and group discussion; Interview to collect information and primary data;
Analysis method (disaggregated statistics, descriptive statistics, comparative statistics
and scoring method).
Main findings and conclusions
- The dissertation systemizes, clarifies and develops the theoretical foundation for
the improvement of vocational training for rural labors; the dissertation also presents an
overview of the experience of improving the vocational training quality for rural labors
in some countries and some local areas.
- The dissertation defines suitable approaches; applies multi-direction methods to
evaluate the quality of vocational training for rural labors, with the presence of training
suppliers (including: managing staff, teachers) and training demanding side (including:
rural labors who are being trained, employed rural labors, labor users and governmental
body managing vocational training for rural labors).
- The disseration describes the demand for vocational training; analyzes the status
of improving the quality of vocational training for rural labors and the outcomes of
xviii
vocational training activities for rural labors in Nam Dinh province during the previous
time; systematically assesses the vocational training quality for rural labors in Nam
Dinh province of 2 occupational groups (agriculture and nonagriculture).
- The dissertation analyzes factors affecting the quality of vocational training for
rural labors in Nam Dinh province. There are six groups of factors (including: the
training management and organization mechanism; human resources; curriculum,
textbooks and study materials; facilities and equipment; services; finance resources and
financial management). The dissertation defines 20 specific criteria with limitations
which need overcoming to improve the quality of vocational training for rural labors in
Nam Dinh province in the near future.
- The thesis presents some viewpoints, proposes the orientation and clearly
defines the objectives of the improvement of the vocational training quality for rural
labors in Nam Dinh in the near future.
- The thesis proposses 3 groups of solutions with 17 specific solutions and 37
direct measures to solve the problems or implement the tasks better and more
effectively to improve the vocational training quality for rural labors in Nam Dinh
province until 2020. In addition, the dissertation offers some recommendations to the
related authorities when applying the solutions in reality in order to achieve the
maximum effectiveness.
- The thesis is a scientific information resource for solutions to improve the
quality of vocational training for rural labors; is a foundation for the next research on
improving the quality of vocational training for rural labors in other regions and is a
scientific foundation for the government to establish policies to implement the
vocational training for rural labors more effectively in Nam Dinh province and in
Vietnam.
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam có đặc thù là một nƣớc nông nghiệp với 69,9% dân số sống ở khu
vực nông thôn, lao động nông thôn (LĐNT) chiếm 69,3% toàn lực lƣợng lao
động (LLLĐ). Mặc dù LĐNT chiếm ƣu thế vƣợt trội về số lƣợng trong cơ cấu lao
động (LĐ) cả nƣớc, nhƣng chất lƣợng lại rất thấp; tính đến năm 2014, LĐNT từ 15
tuổi trở lên qua đào tạo chỉ chiếm 11,2% và LĐNT trong độ tuổi LĐ qua đào tạo
chỉ chiếm 12% (Tổng cục Thống Kê, 2016). Nhìn một cách tổng thể, Nguyễn Tiến
Dũng và cs. (2014) cho rằng: “Chất lƣợng nguồn nhân lực ở nông thôn thấp hơn
nhiều so với chất lƣợng chung của cả nƣớc và thấp hơn nhiều so với nhân lực nông
thôn của các nƣớc trong khu vực”
Trong khi đó, với xu thế mở cửa hội nhập ngày càng mạnh mẽ tạo ra sức
cạnh tranh trên thị trƣờng lao động (TTLĐ); việc xác định mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng
hiện đại đòi hỏi nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu LĐ nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là tình
trạng “Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình” (Kenichi Ohno và Lê Hà
Thanh, 2015) mà một trong những nguyên nhân chính của hiện tƣợng này là do
chất lƣợng nguồn nhân lực thấp dẫn đến năng suất LĐ không cao… những hiện
tƣợng trên đã đặt ra vấn đề là cần phải nhanh chóng nâng cao chất lƣợng nguồn
nhân lực, trong đó cần tập trung vào việc ĐTN cho LĐNT theo định hƣớng lựa
chọn nghề đào tạo phù hợp và nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Tuy nhiên, sau một thời gian chú trọng đầu tƣ các nguồn lực để thúc đẩy
phát triển hoạt động ĐTN cho LĐNT trên diện rộng với nhiều chủ trƣơng, chính
sách khác nhau; đặc biệt là việc xây dựng và triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020” (Thủ tƣớng Chính phủ, 2009b) thì số lƣợng
LĐNT qua đào tạo đã tăng, nhƣng chất lƣợng đào tạo nghề (CLĐTN) cho LĐNT
còn rất nhiều bất cập, hạn chế. Theo Nguyễn Văn Đại (2012), “CLĐTN tuy có
đƣợc nâng lên nhƣng so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn còn thấp”; “ngƣời LĐ phải mất nhiều thời gian mới
tiếp cận đƣợc yêu cầu của cơ sở sử dụng LĐ”; ngoài ra, CLĐTN cho LĐNT cũng
chƣa đồng đều trên phạm vi cả nƣớc (Bộ LĐ-TB&XH, 2016). Nhƣ vậy, vấn đề
2
bất cập, hạn chế trong ĐTN cho LĐNT tại Việt Nam hiện nay chính là đào tạo
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của TTLĐ; do đó, LĐNT sau khi đƣợc ĐTN vẫn gặp
khó khăn trong tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập và tự tạo việc làm.
Nam Định là một tỉnh nông nghiệp thuộc khu vực Nam đồng bằng Sông
Hồng có dân số là 1,846 triệu ngƣời, trong đó có 81,8% dân số sống ở khu vực
nông thôn; LĐNT chiếm 82,83% tổng LLLĐ của tỉnh; lực lƣợng LĐNT đang
làm việc trong các ngành kinh tế qua đào tạo khu vực nông thôn chỉ chiếm
11,05% (Cục Thống kê tỉnh Nam Định, 2015). Tỷ lệ LĐNT qua đào tạo thấp đã
phần nào ảnh hƣởng tới việc đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh đã đề ra. Do đó, ĐTN cho LĐNT là một lựa chọn vừa sức nhằm nâng cao tỷ
lệ LĐNT qua đào tạo bởi yêu cầu đầu vào cho quá trình đào tạo không quá cao;
bên cạnh đó, việc Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 đã tiếp sức cho hoạt động ĐTN cho LĐNT phát triển mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, sau hơn 5 năm triển khai hoạt động ĐTN cho LĐNT tại Nam Định
cho thấy các chính sách ƣu đãi đã khuyến khích LĐNT tích cực đăng ký học
nghề, số lƣợng LĐNT qua ĐTN đã tăng đáng kể giúp nâng cao tỷ lệ LĐNT qua
đào tạo; nhƣng CLĐTN ở một số nghề chƣa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị
trƣờng (UBND tỉnh Nam Định, 2013), phần lớn LĐNT qua ĐTN vẫn gặp rất
nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm do chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu từ phía
ngƣời sử dụng LĐ; mức thu nhập của những ngƣời có việc làm còn thấp; khả
năng tự tạo việc làm của LĐNT sau ĐTN cũng rất hạn chế, đã có nhiều LĐNT
sau khi tốt nghiệp tự tổ chức sản xuất nhƣng không mang lại hiệu quả, thậm chí
là thất bại.
Thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đƣợc công
bố; cụ thể nhƣ: i) Mạc Văn Tiến (2010) với công trình nghiên cứu “Phát triển dạy
nghề hiện đại hội nhập với khu vực và thế giới”, nghiên cứu đã khẳng định đƣợc
tầm quan trọng của hoạt động ĐTN trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh
tế quốc tế; đồng thời cũng đã đề ra đƣợc định hƣớng phát triển hoạt động ĐTN
tại Việt Nam với mục tiêu mở rộng quy mô gắn với yêu cầu về đảm bảo chất
lƣợng đào tạo. ii) Đặng Kim Sơn (2008) với công trình nghiên cứu “Phát triển
nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp”, nghiên cứu khẳng
định để mở rộng ĐTN cho LĐNT một cách có chất lƣợng cần cải tiến hệ thống
cơ sở dạy nghề (CSDN) của Nhà nƣớc đáp ứng đúng nhu cầu thị trƣờng; xây
dựng hệ thống CSDN tại địa phƣơng gắn với nhu cầu sử dụng LĐ; xã hội hoá
3
hoạt động ĐTN cho LĐNT; chuẩn hoá giáo trình, tài liệu phù hợp với đối tƣợng
học nghề và tăng cƣờng các dịch vụ hỗ trợ giới thiệu việc làm cho LĐNT qua
đào tạo. iii) Nguyễn Văn Đại (2012) với công trình nghiên cứu “ĐTN cho LĐNT
vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ CNH, HĐH”, nghiên cứu đã đề ra
đƣợc 8 nhóm giải pháp hƣớng tới nâng cao CLĐNT cho LĐNT theo hƣớng đáp
ứng yêu cầu CNH, HĐH, gồm: nâng cao nhận thức các bên liên quan đến hoạt
động ĐTN cho LĐNT; hoàn thành quy hoạch, kế hoạch ĐTN cho LĐNT; phát
triển mạng lƣới ĐTN và đa dạng hoá hoạt động đào tạo; đầu tƣ phát triển đội ngũ
cán bộ, giáo viên; đổi mới và phát triển chƣơng trình đào tạo; tăng cƣờng công
tác kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo; đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tƣ,
huy động nguồn vốn cho dạy nghề; kết hợp giữa đào tạo với ngƣời sử dụng
LĐNT qua ĐTN. iv) Võ Xuân Tiến (2014) có công trình nghiên cứu “Đào tạo
nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động tại Đà Nẵng”, trong công trình nghiên cứu
này khẳng định ĐTN phải gắn với nhu cầu thực tế tại địa phƣơng; tác giả cũng đề
ra đƣợc 3 nhóm giải pháp, gồm: đẩy mạnh việc ĐTN đặc biệt là đối với các
ngành dịch vụ; xem xét lại vấn đề quy mô và chất lƣợng đào tạo đại học để từ có
xác định vị trí của ĐTN một cách hợp lý hơn; coi trọng công tác đào tạo lại và
đào tạo nâng cao. v) Vũ Thị Phƣơng Oanh (2008) với nghiên cứu “Nâng cao
CLĐTN bằng biện pháp tăng cƣờng sự liên kết giữa trƣờng dạy nghề với doanh
nghiệp”; trong nghiên cứu này, tác giả đã đề ra đƣợc 2 nhóm giải pháp: nhóm
giải pháp cho cấp cơ sở (trƣờng, doanh nghiệp và ngƣời học nghề) và nhóm giải
pháp hoàn thiện thể chế, chính sách, khuyến khích quan hệ; nhìn chung, hƣớng
tiếp cận trong giải quyết vấn đề của tác giả khá phù hợp khi gắn kết giữa các
CSDN với doanh nghiệp (DN) tạo thành chuỗi cung ứng giữa đào tạo và sử
dụng; tác giả cũng đã cụ thể hoá nhóm giải pháp cho cấp cơ sở thông qua 4 vấn
đề gồm: liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình, đổi mới; liên kết
nhằm tăng cƣờng nguồn nhân lực - tài lực - vật lực trong ĐTN; liên kết tổ chức
quá trình đào tạo; liên kết về thông tin - dịch vụ; bản chất của sự liên kết này là
tác động đến các nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐTN có sự phối hợp giữa nhà trƣờng
và DN, hay còn gọi là các nhân tố bên trong, các nhân tố tác động trực tiếp đến
CLĐTN; nhóm nhân tố còn lại chính là các nhân tố môi trƣờng, nhân tố bên
ngoài có tác động gián tiếp đến CLĐTN. vi) Nguyễn Tiến Dũng và cs. (2014) với
nghiên cứu “Mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn”; trong nghiên cứu
này, nhóm tác giả đã xây dựng ra nhiều mô hình đào tạo khác nhau, tổ chức đào
4
tạo thí điểm tại một số địa phƣơng với một số nghề cụ thể để từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm trong ĐTN theo mô hình thí điểm; đặc biệt, trong nghiên cứu này đã
tổ chức thí điểm ĐTN “Đúc, dát đồng” tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thuỷ,
tỉnh Nam Định với “Mô hình đào tạo lao động nông thôn để xây dựng làng nghề
mới” và rút ra 5 bài học kinh nghiệm để nhân rộng ĐTN “Đúc, dát đồng” theo
mô hình đã thí điểm.
Mặc dù các nghiên cứu trên đều đã đề ra những giải pháp nhằm giúp cho
ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng hoạt động hiệu quả hơn, thậm chí
là giúp nâng cao chất lƣợng đào tạo nhƣng mức độ phù hợp khi ứng dụng vào
thực tiễn tại Nam Định còn hạn chế. Tuy có một công trình nghiên cứu đề cập cụ
thể đến hoạt động ĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định nhƣng phạm vi nghiên cứu rất
hẹp, mới chỉ rút ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức thí điểm 1 nghề đào
tạo tại 1 đơn vị hành chính nhỏ trên 1 địa phƣơng trong tỉnh; chƣa có sự đánh giá
tổng thể hoạt động ĐTN cho LĐNT trên toàn tỉnh Nam Định và chƣa phân tích
đƣợc hoạt động ĐTN cho LĐNT của tỉnh theo 2 lĩnh vực, nhóm nghề (gồm:
nông nghiệp và phi nông nghiệp); nên khi áp dụng những bài học kinh nghiệm từ
nghiên cứu này vào việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định với phạm
vi rộng hơn với nhiều nghề khác và với nhiều địa phƣơng khác trong tỉnh sẽ gặp
không ít khó khăn, khó mang lại hiệu quả cao bởi có sự khác biệt giữa các lĩnh
vực và các nghề đào tạo.
Chính vì vậy, việc có một công trình nghiên cứu sâu và có phạm vi nghiên
cứu phù hợp hơn về nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định là hết sức cần
thiết; công trình phải đảm bảo đánh giá chính xác thực trạng về CLĐTN cho
LĐNT của tỉnh, xác định đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐNT cho LĐNT
và đề đƣợc ra các giải pháp hiệu quả giúp nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam
Định thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam
Định thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao CLĐNT cho LĐNT tỉnh
Nam Định trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá, làm sáng tỏ và phát triển cơ sở lý luận, thực tiễn về nâng
cao CLĐNT cho LĐNT.
5
- Đánh giá thực trạng nâng cao CLĐTN cho LĐNT, CLĐNT cho LĐNT và
các nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định trong
thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau đây:
- Tình hình nâng cao CLĐTN cho LĐNT và chất lƣợng ĐTN cho LĐNT
tỉnh Nam Định đang nhƣ thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định?
- Làm thế nào để nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định trong thời
gian tới?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn về CLĐTN
cho LĐNT và các nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐTN cho LĐNT.
- Đối tƣợng khảo sát của đề tài là các tác nhân liên quan đến CLĐTN cho
LĐNT nhƣ: các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTN cho LĐNT, các CSDN,
LĐNT đã và đang học nghề, các đơn vị và các DN sử dụng LĐNT; quá trình
ĐTN cho LĐNT và sử dụng LĐNT qua ĐTN.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn tỉnh Nam
Định. Địa bàn khảo sát là các đơn vị hành chính mang tính đại diện cho các tiểu
vùng và lĩnh vực kinh tế của tỉnh Nam Định gồm 3 huyện và thành phố Nam
Định. i) Huyện Nghĩa Hƣng (vùng đồng bằng ven biển); ii) Huyện Mỹ Lộc (vùng
đồng bằng thấp trũng, ven đô); iii) Huyện Ý Yên (vùng đồng bằng thấp trũng,
phát triển làng nghề); iv) Thành phố Nam Định (vùng trung tâm công nghiệp -
dịch vụ).
- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung trong giai đoạn
2010-2014, các số liệu khảo sát tập trung trong năm 2014 và bổ sung cập nhật
vào đầu năm 2015; các giải pháp đƣợc đề xuất cho đến năm 2020.
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về
nâng cao CLĐTN cho LĐNT, thực trạng CLĐTN cho LĐNT, các nhân tố ảnh
6
hƣởng đến CLĐTN cho LĐNT và các giải pháp nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh
Nam Định. Những nội dung trên đƣợc giới hạn trong hoạt động ĐTN ngắn hạn
cho LĐNT, gồm: SCN (dạy nghề từ 3 đến dƣới 12 tháng) và DNTX (dạy nghề
dƣới 3 tháng); các nghề đào tạo tiến hành khảo sát đảm bảo tính đại diện, trong đó
có 3 nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp (gồm các nghề: trồng nấm; chăn nuôi lợn
nái, lợn thịt; trồng cây lƣơng thực, thực phẩm) và 3 nghề thuộc nhóm nghề phi
nông nghiệp (gồm các nghề: may công nghiệp; hàn; kỹ thuật điêu khắc gỗ).
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần hệ thống hoá, làm rõ và phát triển những
vấn đề lý luận nâng cao CLĐTN cho LĐNT; đặc biệt là việc định hình ra đƣợc khái
niệm về CLĐTN cho LĐNT và nội dung nâng cao CLĐTN cho LĐNT. Đồng thời,
luận án cũng đã khái quát đƣợc những kinh nghiệm nâng cao CLĐTN cho LĐNT ở
trong và ngoài nƣớc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao
CLĐTN cho LĐNT tại tỉnh Nam Định.
Về mặt thực tiễn: Luận án đã hệ thống đƣợc nhu cầu ĐTN cho LĐNT tỉnh
Nam Định; phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng công tác nâng cao CLĐTN cho
LĐNT và những kết quả đạt đƣợc từ hoạt động ĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định thời
gian qua. Luận án đã tiến hành đánh giá một cách có hệ thống về CLĐTN cho
LĐNT tỉnh Nam Định theo 2 nhóm nghề (nông nghiệp và phi nông nghiệp); phân
tích rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định. Trên cơ sở
đó, luận án cũng đã đƣa ra một số quan điểm, chỉ ra định hƣớng, xác định rõ mục
tiêu và đề ra các giải pháp nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định trong thời
gian tới.
7
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Chất lượng
Chất lƣợng đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào góc độ
nhìn nhận của từng chủ thể. Có thể nói chất lƣợng là một phạm trù tổng hợp về
kinh tế, kỹ thuật, văn hóa xã hội, tâm lý, thói quen và sự khen, chê.
Xét một các tổng thể, chất lƣợng đƣợc hiểu là một phạm trù triết học biểu thị
những thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tƣợng, chỉ rõ nó là cái gì, phản ánh
tính ổn định tƣơng đối của sự vật - hiện tƣợng để phân biệt nó với sự vật - hiện
tƣợng khác. Chất lƣợng đƣợc coi là thuộc tính khách quan của sự vật và hiện
tƣợng. Chất lƣợng của sự vật, hiện tƣợng luôn đƣợc biểu hiện ra bên ngoài qua các
thuộc tính vốn có của nó. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật - hiện tƣợng
lại làm một, gắn bó với sự vật nhƣ một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không
tách rời khỏi sự vật (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Tử điển bách khoa Việt
Nam, 1995). Ngoài ra, cũng có nhiều cách nhìn khác nhau về phạm trù chất lƣợng.
Theo Nguyễn Văn Nghiến (2001): “Chất lƣợng là tập hợp các đặc tính của
một thực thể (đối tƣợng) tạo cho thực thể (đối tƣợng) đó khả năng thoả mãn những
yêu cầu nêu ra hoặc tiềm ẩn”; Phó Đức Trù và Phạm Hồng (2002) cho rằng: “Chất
lƣợng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có”.
Nhìn từ quan niệm của nhà sản xuất, Nguyễn Đình Phan (2002) cho rằng:
“Chất lƣợng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu
cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã đƣợc xác định trƣớc”. Nhìn từ phía ngƣời tiêu
dùng, theo Quách Thu Nguyệt (2003): “Chất lƣợng là những gì mà khách hàng
muốn sao thì nó là nhƣ vậy”.
Trong khi đó, Nguyễn Văn Hùng (2009) lại cho rằng: “Dƣới góc độ quản
lý thì chất lƣợng đƣợc hiểu nhƣ là sự thực hiện mục tiêu và làm thỏa mãn nhu
cầu của chủ thể và đối tƣợng. Trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, chất lƣợng
của sản phẩm đƣợc đặc trƣng bởi các nhân tố về nguyên vật liệu chế tạo, quy
8
trình và công nghệ sản xuất, các đặc tính sử dụng kể cả về mẫu mã, thị hiếu,
mức độ đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng”.
Tóm lại, có thể hiểu một cách tổng quát: Chất lượng là cái làm nên phẩm
chất giá trị của một vật, sự vật, hiện tượng. Chất lượng là khả năng của tập hợp
các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng và các bên có liên quan.
2.1.1.2. Đào tạo nghề
Đào tạo nghề là thuật ngữ mô tả một hoạt động giáo dục - đào tạo đặc thù
gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau không thể tách dời nhau gồm: Dạy
nghề và học nghề. Trong nhiều trƣờng hợp dạy nghề và ĐTN đƣợc đồng nhất với
nhau trong diễn đạt của các văn bản (Nguyễn Văn Đại, 2012).
Để có cách hiểu đầy đủ về ĐTN, chúng ta phân tích nội hàm của những
thuật ngữ trong cụm từ này:
Theo Đỗ Minh Cƣơng và Mạc Văn Tiến (2004) quan niệm Nghề: “Là một
tập hợp LĐ do sự phân công LĐ xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi đƣợc.
Nghề mang tính tƣơng đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền
sản xuất và nhu cầu xã hội”.
Trong khi đó, thuật ngữ “Nghề” đƣợc xem xét nhƣ là một hoạt động, một
dạng LĐ đặc thù của con ngƣời. Nguyễn Văn Đại (2010) đã tổng hợp quan điểm
của các nhà Khoa học Nga khi mô tả khái niệm nghề là một loại hoạt động LĐ
đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thƣờng là nguồn gốc của sự sinh tồn; ở Pháp
lại cho rằng nghề là một loại LĐ có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của một ngƣời
để từ đó tìm đƣợc phƣơng tiện sống (dẫn theo Nguyễn Văn Đại, 2012).
Tại Việt Nam, hoạt động ĐTN đƣợc thể chế hoá bằng luật, theo Quốc hội
nƣớc CHXHCN Việt Nam (2006), “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm
trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học nghề
để có thể tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học”.
Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất,
dịch vụ có năng lực thực hành nghề tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức,
lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm
tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự
tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nƣớc (Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2006).
9
Từ những góc nhìn khác nhau, có thể hiểu: Đào tạo nghề là một quá trình
giáo dục-đào tạo diễn ra từ khi bắt đầu đến khi kết thúc khóa học, tại đây người
dạy truyền đạt kiến thức, rèn luyện kỹ năng và giúp cho người học định hướng
được thái độ, nhân cách theo hướng chuẩn mực; quá trình này diễn ra liên tục,
có sự biến đổi để phù hợp với đối tượng học tập và môi trường. Song song với
những hoạt động của người dạy, người học cùng tham gia vào quá trình học tập
bằng cách đọc, nghe, quan sát, thực hành, thực tập để tích luỹ kiến thức, hình
thành kỹ năng và thái độ nghề nghiệp tương xứng yêu cầu của vị trí công việc
thuộc lĩnh vực, ngành nghề được đào tạo đang tồn tại trong xã hội. ĐTN đề cao
việc trang bị kỹ năng nghề nghiệp hơn là việc trang bị kiến thức hàn lâm.
2.1.1.3. Chất lượng đào tạo nghề
Phát biểu khái niệm về chất lƣợng đào tạo, theo Trần Khánh Đức (2002) cho
rằng: “Chất lƣợng đào tạo với đặc trƣng sản phẩm là con ngƣời LĐ có thể hiểu là
kết quả “đầu ra” của quá trình đào tạo và đƣợc thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá
trị nhân cách và giá trị sức LĐ hay năng lực hành nghề của ngƣời tốt nghiệp tƣơng
ứng với mục tiêu đào tạo của từng ngành đào tạo trong hệ thống đào tạo”.
Đề cập cụ thể về khái niệm CLĐTN, Vũ Thị Phƣơng Oanh (2008) cho rằng:
“Chất lƣợng ĐTN là kết quả tác động tích cực của tất cả các nhân tố cấu thành hệ
thống ĐTN và quá trình đào tạo vận hành trong môi trƣờng nhất định”.
Theo Lettmayr and Nehls (2011), CLĐTN có thể đƣợc xem xét trên 2
phƣơng diện, chất lƣợng kỹ thuật và chất lƣợng tƣơng đối. Chất lƣợng kỹ thuật
đƣợc thể hiện qua các tiêu chuẩn, quy chế, quy tắc đã đặt ra. Chất lƣợng tƣơng
đối đề cao việc thoả mãn các nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Hiện nay, hoạt động đào tạo nói chung và ĐTN nói riêng đƣợc coi là một
hoạt động dịch vụ đặc biệt, tồn tại đồng thời 2 phía: cung dịch vụ và cầu dịch vụ.
Do đó, cần phải xem xét vấn đề CLĐTN cả từ 2 phía, cung và cầu; đồng thời đặt
mối quan hệ cung cầu này trong nền kinh tế thị trƣờng.
Theo cách tiếp cận trên, có thể hiểu: Chất lượng ĐTN là mức độ hài lòng của
các bên tham gia vào hoạt động ĐTN về sản phẩm dịch vụ đào tạo được tạo ra; sự
hài lòng này càng lớn, càng đồng thời giữa các bên càng lớn thì CLĐTN càng cao
và ngược lại. Trong đó, các bên tham gia vào hoạt động ĐTN gồm: phía cung dịch
vụ là các CSDN, đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giáo viên và phía cầu dịch vụ là
người học nghề, người sử dụng LĐ và các cơ quan quản lý nhà nước về ĐTN. Sản
10
phẩm dịch vụ xét về phương diện kỹ thuật trong ĐTN là mức độ kiến thức, kỹ
năng, thái độ nghề nghiệp và xét về phương diện hiệu quả là cơ hội việc làm, mức
thu nhập, khả năng thích ứng với công việc, sự thăng tiến trong nghề nghiệp, khả
năng hành nghề độc lập của người học nghề sau khi tốt nghiệp.
Trong phần lớn các đối tƣợng cụ thể thuộc phía cung và phía cầu đều chủ
yếu quan tâm tới sản phẩm xét về phƣơng diện kỹ thuật; ngƣời học nghề thuộc
phía cầu dịch vụ chủ yếu quan tâm đến sản phẩm dịch vụ theo phƣơng diện hiệu
quả. Riêng đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về ĐTN thì tuỳ thuộc vào mục tiêu
đặt ra đối với hoạt động ĐTN trong từng giai đoạn, có thể ƣu tiên quan tâm đến
sản phẩm dịch vụ theo phƣơng diện hiệu quả hoặc đồng thời cả 2 phƣơng diện.
2.1.1.4. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Theo Hồ Đình Bảo và cs. (2016): “Nông dân có xu hƣớng giảm tƣơng đối
so với thu nhập của những ngƣời LĐ trong khu vực khác tƣơng ứng với xu
hƣớng khoảng cách năng suất giữa các khu vực tăng dần”. Một trong những giải
pháp khắc phục hiện tƣợng trên chính là trang bị cho LĐNT kiến thức, kỹ năng,
thái độ nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của TTLĐ để giúp LĐNT tiếp cận đƣợc
với công việc mới có thu nhập cao hơn hoặc nâng cao hiệu quả SXKD trong lĩnh
vực sản xuất truyền thống họ đã, đang và tiếp tục tham gia.
Từ góc độ quản lý nhà nƣớc, ĐTN cho LĐNT đƣợc coi là một biện pháp để
đạt đƣợc những mục tiêu cụ thể trong phát triển kinh tế - xã hội; Thủ tƣớng
Chính phủ (2009b) đƣa ra quan điểm: “ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng LĐNT,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.
Theo Nguyễn Văn Đại (2012): “ĐTN cho LĐNT là quá trình kết hợp giữa
dạy nghề và học nghề, đó là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý
thuyết và thực hành để những ngƣời LĐNT có một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự
khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội nông thôn”.
Mặc dù khái niệm trên đã nêu rất rõ về cách thức vận hành và sản phẩm tạo
ra từ hoạt động ĐTN cho LĐNT xét về phƣơng diện kỹ thuật. Tuy nhiên, chƣa đề
cập đến sản phẩm xét về phƣơng diện hiệu quả của hoạt động ĐTN cho LĐNT.
Do đó, khái niệm ĐTN cho LĐNT phải đƣợc hiểu nhƣ sau: là hoạt động
dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho
11
LĐNT để người học nghề sau khi tốt nghiệp có thể hành nghề (tìm được việc làm
hoặc tự tạo việc làm) nhằm giúp cho LĐNT cải thiện thu nhập, nâng cao chất
lượng cuộc sống phù hợp với sự phát triển của xã hội.
2.1.1.5. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Nếu nhƣ sự khác biệt giữa khái niệm ĐTN và ĐTN cho LĐNT là sự cụ thể
hóa đối tƣợng đào tạo; thì sự khác biệt giữa CLĐTN và CLĐTN cho LĐNT là sự
cụ thể hóa các yêu cầu. Hiện chƣa có một khái niệm “ghép” về CLĐTN cho
LĐNT. Tuy nhiên, từ những phân tích trên có thể hiểu: CLĐTN cho LĐNT chính
là sự phù hợp giữa kết quả đạt đƣợc với mục tiêu đề ra mà các bên liên quan đến
hoạt động ĐTN cho LĐNT hƣớng tới trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng. Các
bên liên quan trong hoạt động đến hoạt động ĐTN cho LĐNT gồm: cán bộ quản
lý nhà nƣớc về ĐTN cho LĐNT, cán bộ quản lý đào tạo tại các CSDN tham gia
hoạt động ĐTN cho LĐNT, đội ngũ giáo viên dạy nghề, LĐNT học nghề và
ngƣời sử dụng LĐNT qua đã qua ĐTN.
Việc có đạt đƣợc mục tiêu hay không thể hiện khả năng tập hợp kiến thức
nghề nghiệp, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp của ngƣời LĐNT sau quá trình học
nghề. Quá trình ĐTN cho LĐNT có chất lƣợng sẽ bảo đảm cho những LĐNT
tích lũy và hình thành nên phẩm chất và năng lực mới để hoàn thành công việc
hiện tại một cách tốt hơn hoặc thích ứng và làm đƣợc những công việc mới có
hiệu quả.
Do đó, CLĐTN cho LĐNT là sự tổng hòa những phẩm chất, năng lực được
tạo ra trong quá trình ĐTN và được thể hiện thông qua mức độ kiến thức, kỹ
năng, thái độ nghề nghiệp mà LĐNT có được sau quá trình học nghề, nhằm giúp
cho LĐNT qua ĐTN được TTLĐ thừa nhận, chấp nhận và phù hợp với các chuẩn
mực mà Nhà nước, xã hội quy định.
2.1.1.6. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Có chung quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề nâng
cao CLĐTN, Vũ Thị Phƣơng Oanh (2008) cho rằng khi có các nhân tố đầu vào
chất lƣợng, nhƣ: giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi, cơ sở vật chất đầy đủ, học
sinh giỏi … thì CLĐTN đƣợc nâng cao. Theo Khổng Hữu Lực và Phạm Vũ Quốc
Bình (2016), nâng cao CLĐTN đƣợc giải quyết theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng
(ĐBCL), bởi: “ĐBCL là cơ sở cho hoạt động cải thiện chất lƣợng GD-ĐT, nhằm
đánh giá và phục vụ cho mục đích nâng cao chất lƣợng”.
12
Tại Việt Nam, việc nâng cao CLĐTN đƣợc thực hiện thông qua hình thức
kiểm định chất lƣợng CSDN (một công cụ theo hƣớng ĐBCL). Hệ thống tiêu chí,
tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng CSDN đang áp dụng đã xây dựng 9 bộ tiêu chí
đánh giá các CSDN (gồm: mục tiêu và nhiệm vụ; công tác tổ chức và quản lý;
hoạt động dạy và học tốt; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; chƣơng trình, giáo
trình; thƣ viện; CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học; quản lý tài chính; các dịch vụ
cho ngƣời học nghề); tuỳ mức độ đạt chuẩn so với tiêu chí kiểm định, CSDN sẽ
đƣợc đánh giá chƣa đạt hoặc đạt chất lƣợng và đạt chất lƣợng ở cấp độ nào; có 3
cấp độ đạt chất lƣợng theo thứ tự từ thấp đến cao, đạt đƣợc cấp độ càng cao thì
càng đảm bảo hoạt động ĐTN của CSDN đó cho chất lƣợng tốt hơn (Bộ LĐ-
TB&XH, 2008a; 2008b; 2010a).
Thực chất, nâng cao CLĐTN cho LĐNT là quá trình tác động làm tăng kiến
thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp của ngƣời đƣợc ĐTN nhằm đáp ứng tốt nhất
đòi hỏi, yêu cầu của ngƣời sử dụng LĐ trong từng thời kỳ nhất định; từ đó giúp
cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp tăng cơ hội tìm kiếm đƣợc việc làm, có
khả năng thích ứng tốt hơn với công việc, giúp LĐNT cải thiện đƣợc thu nhập
hoặc thậm chí là có thu nhập cao, LĐNT học nghề có thể đạt đƣợc sự thăng tiến
trong công việc với nghề đã học và nếu không muốn đi “làm thuê” thì LĐNT
hoàn toàn có thể tự tổ chức SXKD thành công.
Để nâng cao CLĐTN cho LĐNT, có thể thực hiện những tác động ở phạm
vi vĩ mô và phạm vi vi mô. Cụ thể nhƣ sau:
- Tác động ở phạm vi vĩ mô:
Tác động ở phạm vi vĩ mô đƣợc hiểu là việc thực hiện những thay đổi, điều
chỉnh theo chiều hƣớng tích cực đối với môi trƣờng của hoạt động ĐTN cho
LĐNT. Mức độ ảnh hƣởng của các tác động ở phạm vi vĩ mô không chỉ riêng đối
với hoạt động ĐTN tại một CSDN hoặc một địa phƣơng cụ thể mà có thể ảnh
hƣởng đến phạm vi toàn bộ hệ thống các CSDN của cả quốc gia. Hạn chế của
những tác động ở phạm vi vĩ mô thƣờng chậm so với nhu cầu thay đổi và nhiều
khi không có nhiều ảnh hƣởng đối với một đối tƣợng cụ thể do mục tiêu đề ra tác
động là giải quyết các vấn đề chung của cả hệ thống trong việc nâng cao CLĐTN
cho LĐNT. Tác động ở phạm vi vĩ mô nhằm nâng cao CLĐTN cho LĐNT
thƣờng đƣợc thực hiện thông qua những điều chỉnh trong Luật Dạy nghề; những
chủ trƣơng, chính sách, chƣơng trình, dự án mới về ĐTN cho LĐNT áp dụng trên
13
phạm vi cả nƣớc; các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; các chủ trƣơng, chính
sách tác động đến vấn đề LĐ, việc làm, thu nhập...
- Tác động ở phạm vi vi mô:
Tác động ở phạm vi vi mô đƣợc hiểu là việc thực hiện những thay đổi, điều
chỉnh theo chiều hƣớng tích cực đối với hoạt động ĐTN cho LĐNT bên trong
mỗi CSDN hoặc tại một địa phƣơng cụ thể. Khi gắn với một “địa chỉ” cụ thể, các
tác động sẽ sát với đòi hỏi thực tế hơn và hiệu quả tác động cũng nhanh hơn do
phạm vi điều chỉnh hẹp hơn. Để nâng cao CLĐTN cho LĐNT, các tác động ở
phạm vi vi mô sẽ tập trung vào phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐTN
cho LĐNT và có những điều chỉnh phù hợp. Nhƣ điều chỉnh về cơ chế tổ chức
quản lý của CSDN; chƣơng trình đào tạo; đội ngũ giáo viên; CSVC, trang thiết bị
phục vụ đào tạo; công tác tổ chức đào tạo…
Nhƣ vậy, để nâng cao CLĐTN cho LĐNT có thể tác động ở phạm vi vĩ mô
hay phạm vi vi mô hoặc đồng thời. Tuy nhiên, khi giới hạn việc nghiên cứu nâng
cao CLĐTN cho LĐNT tại một địa phƣơng cụ thể cần đặc biệt quan tâm đến
những tác động ở phạm vi vi mô; bởi ngoài hiệu quả tức thời hơn, hƣớng giải
quyết gần sát với nhu cầu thay đổi hơn còn có một ý nghĩa khác là tính chủ động
trong việc thay đổi, điều chỉnh cao hơn.
* Nguyên tắc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Khi coi hoạt động ĐTN cho LĐNT là hoạt động dịch vụ, sẽ tồn tại 2 phía:
cung dịch vụ và cầu dịch vụ. Đƣợc coi là các bên liên quan đối với hoạt động
dịch vụ đào tạo này, cả phía cung dịch vụ và phía cầu dịch vụ đều có mục tiêu
hƣớng tới. Do đó, việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT cũng sẽ phụ thuộc vào kết
quả nâng cao để đạt đƣợc mục tiêu từ phía cung hay phía cầu. Để thống nhất
chung cùng một cách tiếp cận về việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT, quá trình
nâng cao CLĐNT cho LĐNT cần phải tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định.
Nguyên tắc này phải đảm bảo tính khả thi và mang lại hiệu quả thiết thực trong
quá trình thực hiện, trong đó các CSDN đóng vai trò là chủ thể của quá trình triển
khai hoạt động nâng cao. Trên cơ sở cách thức vận hành của nhiều mô hình quản
lý chất lƣợng hiện đại (Phó Đức Trù và Phạm Hồng, 2002), nguyên tắc trong việc
nâng cao CLĐTN cho LĐNT đƣợc thể hiện thông qua một số nội dung sau:
Thứ nhất: Phải xác định CLĐTN cho LĐNT là hoạt động định hƣớng sự
phát triển kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu của ngƣời học, các tổ chức sử
dụng LĐ và các bên liên quan.
14
Thứ hai: CLĐTN cho LĐNT không có điểm bắt đầu và không có điểm kết
thúc. Nghĩa là sự nỗ lực của các bên liên quan tới hoạt động ĐTN cho LĐNT để
đạt đƣợc một mức chất lƣợng nhất định sẽ không đạt đƣợc mức độ chất lƣợng đó
trong tƣơng lai nếu không còn sự nỗ lực nhƣ trƣớc.
Thứ ba: Nâng cao CLĐTN cho LĐNT là nhiệm vụ của tất cả các bên liên
quan; nó đòi hỏi sự nỗ lực của cả phía cung và phía cầu. Trong đó, các CSDN
phải chủ động trong hoạt động nâng cao CLĐTN và phải coi việc nâng cao
CLĐTN cho LĐN là nhiệm vụ của mọi thành viên trong đơn vị.
Thứ tư: Nâng cao CLĐTN cho LĐNT đƣợc thể hiện thông qua một hệ
thống quản lý công khai và minh bạch. Nghĩa là quá trình tổ chức hoạt động nâng
cao CLĐTN cho LĐNT cần phải xây dựng đƣợc một chƣơng trình thực hiện
hoàn chỉnh, phải làm cho các thành viên hiểu đƣợc quá trình triển khai và kết quả
của quá trình thực hiện.
Thứ năm: Kết quả của chƣơng trình nâng cao CLĐTN cho LĐNT phải
đƣợc đo lƣờng và đánh giá qua từng thời kỳ. Đây là một nguyên tắc rất quan
trọng, bởi kết quả của việc đo lƣờng, đánh giá sẽ phải ánh hiệu quả của mỗi
chƣơng trình nâng cao CLĐTN cho LĐNT đã đƣợc thiết lập và đƣa vào triển
khai thực hiện.
Thứ sáu: Cải tiến liên tục là nền tảng của chƣơng trình nâng cao CLĐTN
cho LĐNT. Trong điều kiện môi trƣờng thay đổi không ngừng, việc không
ngừng cải biến cả mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện sẽ giúp cho hoạt
động nâng cao CLĐTN cho LĐNT mang lại hiệu quả cao hơn.
* Quản lý chất lƣợng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Theo Vũ Quốc Bình (2003) cho rằng: “Quản lý chất lƣợng là tổng thể các
biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động
của một tổ chức hay một doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất về chất lƣợng
với chi phí thấp nhất”.
Ngoài ra, theo Phó Đức Trù và Phạm Hồng (2002) còn cho rằng quản lý
chất lƣợng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hƣớng và kiểm soát một tổ
chức về chất lƣợng.
Khi nghiên cứu về quản lý chất lƣợng, Nguyễn Đình Phan (2002) đƣa ra
một số thuật ngữ và tối ƣu hoá mối quan hệ giữa chúng, các mối quan hệ này
đƣợc thể hiện trong mô hình sau:
15
QLCL: Quản lý chất lƣợng KSCL: Kiểm soát chất lƣợng
CSCL: Chính sách chất lƣợng ĐBCLT: Đảm bảo chất lƣợng bên trong
HTCL: Hệ thống chất lƣợng ĐBCLN: Đảm bảo chất lƣợng bên ngoài
Hình 2.1. Mô hình hoá khái niệm quản lý chất lƣợng
Nguồn: Nguyễn Đình Phan (2002)
Áp dụng mô hình quản lý chất lƣợng trên vào hoạt động ĐTN cho LĐNT,
các thuật ngữ trên sẽ đƣợc hiểu nhƣ sau:
+ Chính sách chất lƣợng: Toàn bộ ý đồ và định hƣớng về chất lƣợng do
lãnh đạo cao nhất của các CSDN chính thức công bố.
+ Hoạch định chất lƣợng: Các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và yêu
cầu đối với CLĐTN và để thực hiện các nhân tố của hệ thống chất lƣợng.
+ Kiểm soát chất lƣợng: Các kỹ thuật và các hoạt động tác nghiệp đƣợc sử
dụng để thực hiện các yêu cầu CLĐTN.
+ Đảm bảo chất lƣợng: Mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống chất lƣợng
đƣợc khẳng định để đem lại lòng tin thoả mãn các yêu cầu đối với CLĐTN.
+ Hệ thống chất lƣợng: Bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và
nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác quản lý CLĐTN.
Nhƣ vậy, quản lý CLĐTN cho LĐNT là quá trình có tổ chức nhằm đảm bảo
cho ngƣời học sau khi kết thúc khóa học có đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề
nghiệp nhƣ đã đề ra trong mục tiêu đào tạo của nghề mà LĐNT đó dự học. Đồng
thời những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp mà ngƣời học nghề tiếp thu
đƣợc trong quá trình học tập sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc khi tốt nghiệp và
đi làm. Điều này khẳng định rằng trình độ kiến thức và kỹ năng nghề của ngƣời
CSCL
QLCL
ĐBCLN
ĐBCLT
HTCL
KSCL
16
học không phải là bất biến mà là nhân tố rất linh động bởi cần phải không ngừng
nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.
Từ việc phân tích trên cho thấy việc quản lý chất lƣợng là hoạt động tác
động vào toàn bộ các nhân tố liên quan đến quá trình ĐTN nhƣ: giáo viên,
chƣơng trình đào tạo, ngƣời học, cơ sở vật chất... để không ngừng nâng cao
chất lƣợng. Việc tác động phải đƣợc diễn ra liên tục, và có sự biến đổi, điều
chỉnh để phù hợp với sự thay đổi của môi trƣờng (trình độ khoa học công nghệ
và sự phát triển của xã hội).
2.1.2. Ý nghĩa của nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thứ nhất: Đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên TTLĐ trong bối cảnh mở cửa
hội nhập
Đối với một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, việc tích cực mở cửa hội
nhập khu vực và quốc tế đã mở ra những cơ hội lớn trong phát triển kinh tế;
nhƣng cũng đặt ra những thách thức mới do những hạn chế về nguồn nhân lực.
Theo Mạc Văn Tiến (2010): “Chất lƣợng nguồn nhân lực sẽ là nhân tố quyết định
nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia”. Theo Ngô
Tuấn Anh và Đỗ Đức Trung (2014), những hiệp định thƣơng mại tự do kiểu mới
nhƣ TPP có tiêu chuẩn cao với phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm hầu hết tất cả
các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, kể cả những cam kết về LĐ; bên cạnh
đó, theo Nguyễn Vĩnh Thanh (2014) và Hà Văn Hội (2014) thì việc hình thành
AEC sẽ thúc đẩy dòng chu chuyển tự do LĐ có tay nghề trong ASEAN. Do đó,
Bùi Thị Minh Tiệp (2015) cho rằng: “LĐ các nƣớc có thể đến Việt Nam làm việc
và ngƣợc lại”. Giải pháp mà Đinh Trung Thành (2016) đƣa ra là cần phải nâng
cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
Vì vậy, việc mở rộng ĐTN cho LĐNT là hết sức cần thiết; song phải tìm ra
đƣợc những giải pháp hiệu quả để vừa mở rộng về quy mô, vừa nâng cao
CLĐTN cho LĐNT nhằm giúp cho LĐNT qua ĐTN đáp ứng đƣợc yêu cầu của
ngƣời sử dụng LĐ; tự tin cạnh tranh trên TTLĐ trong và ngoài nƣớc để tìm kiếm
cơ hội việc làm, tăng thu nhập khi đất nƣớc mở cửa hội nhập.
Thứ hai: Đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ chiến lƣợc phát triển
kinh tế - xã hội
Theo Lewis (1954), mô hình 2 khu vực đã chỉ ra rằng công nghiệp tăng
trƣởng trên cơ sở sử dụng lao động dƣ thừa từ khu vực nông nghiệp. Với mục
17
tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội là đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản
trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, có trình độ phát triển trung bình
(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2010); đòi hỏi cần phải chuyển dịch một LLLĐ lớn
đang hoạt động trong khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - dịch vụ.
Để đảm bảo hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu LĐ, Trần Khánh Hƣng (2013)
cho rằng cần phải xác định đƣợc nhu cầu về nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch
đào tạo phát triển nguồn nhân lực và tăng cƣờng công tác định hƣớng nghề
nghiệp, phân luồng LĐ. Thực tế, hƣớng thực hiện giải pháp trên cũng đã đƣợc
triển khai khi Thủ tƣớng Chính phủ (2012a) đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm
2020 dạy nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu TTLĐ cả về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu
nghề và trình độ đào tạo. Riêng với khu vực nông thôn, mỗi năm phấn đấu tổ
chức ĐTN cho 1 triệu LĐNT đến năm 2020 (Thủ tƣớng Chính phủ, 2009b).
Với những chủ trƣơng, chính sách trên; việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT
sẽ rất có ý nghĩa khi giúp tạo ra một LLLĐ qua đào tạo chất lƣợng, có khả năng
đáp ứng tốt các yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ quá trình triển khai các mục
tiêu đã đề ra trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba: Tăng khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh
doanh trong nông nghiệp
Với sự phát triển nhƣ “vũ bão” của khoa học công nghệ, những thành tựu
khoa học công nghệ mới đƣợc áp dụng vào mọi lĩnh vực sản xuất, trong đó có
sản xuất nông nghiệp. Nếu chúng ta mạnh dạn áp dụng và làm chủ đƣợc công
nghệ khi áp dụng vào SXKD nông nghiệp sẽ giúp giải phóng đáng kể sức ngƣời,
sức vật và nâng cao hiệu quả SXKD trong sản xuất nông nghiệp. Theo Vũ Đình
Thắng (2006), việc bồi dƣỡng kiến thức cho ngƣời LĐ nông nghiệp là vấn đề
quan trọng, có ảnh hƣởng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào
sản xuất.
Chính vì vậy, ĐTN cho LĐNT phải song hành với việc không ngừng nâng
cao CLĐTN để LĐNT qua ĐTN có thể làm chủ đƣợc công nghệ, mạnh dạn áp
dụng khoa học vào trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong SXKD
nông nghiệp
Thứ tư: Đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu LĐ khu vực nông thôn
Theo De Sherbinin et al. (2007), di cƣ của con ngƣời là một chiến lƣợc cho
sự tồn tại ở nhiều quốc gia đang phát triển; theo UNDP (2009), có khoảng 214
18
triệu ngƣời di cƣ quốc tế trên toàn thế giới, trong khi đó ngƣời di cƣ nội địa cao
gấp 4 lần (dẫn theo Lê Quốc Hội và Nguyễn Thị Hoài Thu, 2015). Thực tế cho
thấy, di cƣ nội địa tại các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam ngày càng nhanh
và có quy mô ngày càng lớn khi LLLĐ nông thôn “ào ạt” tiến vào khu vực thành
thị. Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hoá mạnh làm thu hẹp diện tích đất sản xuất
nông nghiệp và tốc độ tăng dân số khu vực nông thôn cao dẫn đến dƣ thừa LĐ
khu vực nông thôn; ngoài ra, sự chênh lệch về mức sống, mức thu nhập giữa
thành thị và nông thôn cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng thu hút
LĐNT di chuyển ra khu vực thành thị.
Do đó, cần phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu LĐ khu vực nông thôn
thông qua việc phát triển thêm các hình thức sản xuất phi nông nghiệp, đặc biệt
là sản xuất công nghiệp tại khu vực nông thôn để thu hút LĐ dôi dƣ, nâng cao
thu nhập cho cƣ dân nông thôn. Mở rộng quy mô ĐTN cho LĐNT gắn với việc
không ngừng nâng cao CLĐTN trở thành một nhu cầu cấp thiết; bởi sẽ giúp
LĐNT thích ứng đƣợc với những lĩnh vực LĐ sản xuất họ mới tiếp cận.
Thứ năm: Thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình
Theo Kenichi Ohno (2009) thì bẫy thu nhập trung bình đƣợc hiểu là tình
huống một quốc gia bị mắc kẹt tại mức thu nhập đƣợc quyết định bởi nguồn lực
nhất định và lợi thế ban đầu và không thể vƣợt quá mức thu nhập đó. Một trong
những giải pháp cho những nƣớc đang phát triển, LĐNT chiếm tỷ trọng lớn trong
LLLĐ nhƣ Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình là cần phải trang bị cho
nguồn nhân lực kỹ năng, kiến thức và năng lực tổ chức cao hơn (Kenichi Ohno
và Lê Hà Thanh, 2015). Do đó, việc đào tạo kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề
nghiệp cho ngƣời LĐ nói chung và LĐNT nói riêng là một trong những đòi hỏi
cấp thiết. Trong khi đó, yêu cầu của TTLĐ đối với ngƣời LĐ ngày càng cao; nên
việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT không chỉ giúp trang bị kiến thức, kỹ năng,
thái độ nghề nghiệp cho LĐNT một cách thực chất mà còn giúp LLLĐ này khi
tham gia vào TTLĐ đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Thứ sáu: Tăng cƣờng sự ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và góp phần
phát triển giáo - đào tạo, nâng cao dân trí.
Đối với những quốc gia có số lƣợng LĐNT chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
LĐ nhƣ Việt Nam, việc tổ chức ĐTN cho LĐNT có chất lƣợng mang ý nghĩa rất
quan trọng. Luôn tồn tại mối quan hệ biện chứng giữa nâng cao CLĐTN cho
19
LĐNT với ổn định xã hội, nâng cao dân trí; những tác động làm thay đổi đến
hiện trạng LĐNT sẽ tác động đến cả xã hội. Mối quan hệ tƣơng tác này đƣợc
chúng tôi xây dựng thành sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa nâng cao chất lƣợng đào tạo
và ổn định xã hội
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Theo mối quan hệ này, nếu CLĐTN cho LĐNT tốt sẽ giúp cho LĐNT có
đủ năng lực để hành nghề, cải thiện thu nhập; bên cạnh đó, LĐNT qua ĐTN cũng
đƣợc nâng cao hiểu biết, có nhận thức đầy đủ trách nhiệm với bản thân và xã
hội… từ đó tạo ra sự ổn định về mặt chính trị, an ninh, quốc phòng cho đất nƣớc.
2.1.3. Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.1.3.1. Đối tượng đào tạo nghề
Đặc điểm của đối tƣợng đào tạo sẽ có tác động nhất định đến việc nâng cao
chất lƣợng đào tạo. Qua nghiên cứu, có thể tổng hợp một số đặc điểm đối tƣợng
ĐTN cho LĐNT nhƣ sau:
* Những đặc điểm mang tính ƣu điểm
- Chịu khó, cần cù LĐ. Đây là một đặc điểm rất tích cực của LLLĐNT.
Chính sự chịu khó, cần cù LĐ đã giúp họ giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào hoạt
động trong hệ thống kinh tế nông thôn, thông thƣờng gắn liền hoặc rất gần với
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- Có nhiều kinh nghiệm thực tế trong LĐ sản xuất. Thông thƣờng, LĐNT
gắn bó, tiếp cận với nghề từ nhỏ, có sự kế thừa theo họ tộc, huyết thống nên
đƣợc thừa hƣởng những kinh nghiệm trong LĐ sản xuất từ những thế hệ trƣớc
truyền lại.
- Ham học hỏi. Do luôn tồn tại một khoảng cách nhất định giữa thành thị và
nông thôn về mọi mặt. Theo bản năng con ngƣời ta luôn có mong muốn vƣơn lên
Đào tạo nghề có
chất lƣợng cao
Lao động nông
thôn
Phát triển GD-ĐT,
nâng cao dân trí
LĐ có việc làm-Tạo
thu nhập
Ổn định CT,
AN, QP
20
và đó là động lực làm cho LĐNT mong muốn có thêm kiến thức để tiến gần đến
mức sống, trình độ của khu vực thành thị.
* Những đặc điểm mang tính hạn chế
- Trình độ, thể lực hạn chế do kinh tế kém phát triển, mức sống thấp. Điều
này ảnh hƣởng đến năng suất LĐ và trình độ phát triển kinh tế.
- Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng nhƣ trình độ tiếp cận thị trƣờng
thấp. Đặc điểm này cũng ảnh hƣởng đến khả năng tự tạo việc làm của LĐ.
- LĐNT nƣớc ta còn mang nặng tƣ tƣởng và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ,
ngại thay đổi nên thƣờng bảo thủ và thiếu năng động.
Để góp phần đạt mục tiêu nâng cao CLĐTN cho LĐNT, đòi hỏi cần phải có
những điều chỉnh nhất định để phù hợp với đối tƣợng đào tạo; phát huy và tận
dụng những đặc điểm có lợi và hạn chế, khắc phục những mặt hạn chế.
2.1.3.2. Tính đa dạng của ngành nghề đào tạo
Ngoài 164 nghề đã đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ĐTN, hiện trong
dân còn hàng trăm nghề khác chƣa đƣợc đƣa chính thức vào hệ thống chƣơng
trình ĐTN; số nghề này giúp cho ngƣời học để có nghề có thể tìm cho mình cơ
hội mƣu sinh. Tuy nhiên, đối với hoạt động ĐTN cho LĐNT có thể chia làm 2
nhóm nghề chính: nhóm nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp.
- Với nhóm nghề nông nghiệp, có nhiều thuận lợi trong việc nâng cao
CLĐTN cho LĐNT bởi đối tƣợng đƣợc đào tạo đã có nhiều kinh nghiệm thực tế
qua LĐ sản xuất.
- Với nhóm nghề phi nông nghiệp, việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT sẽ gặp
nhiều khó khăn do còn nhiều nghề mới mẻ với ngƣời đƣợc đào tạo; trong khi khả
năng tiếp cận kiến thức mới, sự bảo thủ, ngại thay đổi là một trong những đặc
điểm mang tính bản chất của đối tƣợng đào tạo.
2.1.3.3. Sự khác biệt về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Trong quá trình ĐTN cho LĐNT, ngoài đào tạo những nghề nông nghiệp
còn đào tạo cả nhóm nghề phi nông nghiệp. Chính điều kiện sẵn có tại địa
phƣơng là tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT khi triển khai
những nhóm nghề nông nghiệp nhƣ các phần dạy thực hành, trải nghiệm thực tế
để nâng cao kỹ năng nghề.
Nhƣng đối với việc triển khai đào tạo những nghề phi nông nghiệp sẽ gặp
21
rất khó khăn do thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà xƣởng, máy
móc... Trong khi các cơ sở ĐTN lớn tập trung chủ yếu tại thành thị thì các cơ sở
dạy nghề tuyến huyện, xã lại không đủ cơ sở vật chất cần thiết. Do dó, để nâng
cao CLĐTN đối với nhóm nghề phi nông nghiệp mà quá trình ĐTN đòi hỏi phải
có cơ sở vật chất đặc thù cần quan tâm đến việc lựa chọn nghề đào tạo phù hợp
với cơ sở vật chất hoặc linh hoạt trong phƣơng thức tổ chức ĐTN (kết hợp ĐTN
tại địa phƣơng và thực tập, kiến tập tại các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp có đủ cơ
sở vật chất cần thiết).
2.1.4. Nội dung nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.1.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Theo Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm (2012), xác định nhu cầu
đào tạo là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo, đào tạo kỹ năng nào,
cho loại LĐ nào và bao nhiêu ngƣời. Trong khi đó, theo Trần Kim Dung (2013)
thì một trong những yêu cầu để xác định chính xác nhu cầu đào tạo là cần nghiên
cứu điểm mạnh, điểm yếu của ngƣời LĐ.
Đối với ĐTN cho LĐNT, nhu cầu ĐTN là những đòi hỏi của TTLĐ về số
lƣợng LĐ, nghề đào tạo, trình độ đào tạo, mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ của
LĐNT qua ĐTN theo từng trình độ… và khả năng đáp ứng những đòi hỏi trên sẽ
phản ánh mức độ CLĐTN cho LĐNT. Do đó, nội dung xác định nhu cầu đào tạo
đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu nâng cao CLĐTN cho LĐNT.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trƣờng với sự vận hành của các quy luật
khách quan sẽ tạo ra sự mở rộng TTLĐ cho LĐNT, hiện tƣợng di chuyển LĐNT
giữa các địa phƣơng và thậm chí ra TTLĐ nƣớc ngoài là tất yếu. Do đó, khi
nghiên cứu CLĐTN cho LĐNT, ngoài việc phân tích nhu cầu ĐTN đáp ứng
TTLĐ tại địa phƣơng, còn cần phải phân tích nhu cầu ĐTN đáp ứng cho việc di
chuyển LĐ giữa các tỉnh và xuất khẩu LĐ.
2.1.4.2. Các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Nhƣ đã thống nhất ở trên, “Nâng cao CLĐTN cho LĐNT là quá trình tác
động làm tăng kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp của ngƣời đƣợc ĐTN
nhằm đáp ứng tốt nhất đòi hỏi, yêu cầu của ngƣời sử dụng LĐ trong từng thời kỳ
nhất định...”. Các tác động có thể ở phạm vi vĩ mô nhƣ thay đổi các chủ trƣơng,
chính sách, luật pháp... của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trung
ƣơng về ĐTN nhằm tạo môi trƣờng cho hoạt động ĐTN phát triển theo định
22
hƣớng chất lƣợng; hoặc cũng có thể tác động ở phạm vi vi mô, hay có thể coi là
tác động trực tiếp vào những yếu tố bên trong quá trình đào tạo tại từng CSDN để
cải biến chất lƣợng đào tạo.
Tiếp cận theo hƣớng thứ hai, Tổ chức Lao động quốc tế đã xác định có 9
nhóm tiêu chí với 100 tiêu chí cụ thể mà các CSDN cần phải cải thiện không
ngừng trong quá trình ĐTN để đảm bảo chất lƣợng đào tạo, 9 nhóm tiêu chí
chính gồm: tôn chỉ mục đích; tổ chức quản lý; chƣơng trình đào tạo; cán bộ quản
lý và giáo viên; thƣ viện và học liệu; tài chính; khuôn viên và cơ sở hạ tầng;
xƣởng thực hành, thiết bị đầu tƣ; dịch vụ học sinh (dẫn theo Nguyễn Đình
Trƣờng, 2009). Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTN tại Việt Nam cũng cho
rằng việc nâng cao CLĐTN nói chung và CLĐTN cho LĐNT nói riêng sẽ đạt
đƣợc khi các điều kiện nhƣ: mục tiêu và nhiệm vụ; công tác tổ chức và quản lý;
hoạt động dạy và học tốt; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; chƣơng trình, giáo
trình; thƣ viện; CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học; quản lý tài chính; các dịch vụ
cho ngƣời học nghề... đƣợc đáp ứng mức tốt nhất (Bộ LĐ-TB&XH, 2008a;
2008b; 2010a).
Thực tiễn triển khai ĐTN cho LĐNT tại Việt Nam thời gian qua cho thấy
còn nhiều tồn tại, bất cập; đặc biệt là CLĐTN còn rất hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc
TTLĐ, ngoài ra “CLĐTN cho LĐNT chƣa đồng đều trên phạm vi cả nƣớc” và
nguyên nhân của những tồn tại đƣợc cho là “danh mục ĐTN cho LĐNT tại một
số địa phƣơng vẫn còn dàn trải; việc đầu tƣ CSVC và trang thiết bị dạy nghề còn
dàn trải, thiếu đồng bộ; một số địa phƣơng chƣa phê duyệt định mức chi phí đào
tạo cho từng nghề; có nhiều chính sách liên quan nhƣng chƣa tổ chức thống nhất
nên có sự phân tán nguồn lực” (Bộ LĐ-TB&XH, 2016).
Nhƣ vậy, xét cả về mặt lý luận và thực tiễn thì hoạt động nâng cao CLĐTN
cho LĐNT tại mỗi địa phƣơng ngoài việc chờ sự thay đổi tích cực từ các chủ
trƣơng, chính sách của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cấp trung
ƣơng về ĐTN; địa phƣơng cần tích cực, chủ động triển khai các hoạt động nhằm
tác động theo hƣớng tích cực đến các điều kiện, tiền đề cơ bản để nâng cao chất
lƣợng nhƣ: i) cơ chế tổ chức quản lý đào tạo; ii) nhân lực phục vụ đào tạo; iii)
chƣơng trình đào tạo, giáo trình và tài liệu học tập; iv) cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ dạy và học; v) dịch vụ cho ngƣời học; vi) nguồn tài chính và quản lý
tài chính.
23
2.1.4.3. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Kết quả thu đƣợc từ việc tổ chức hoạt động ĐTN cho LĐNT có thể đƣợc
phản ánh trên nhiều góc độ: nhƣ số lƣợng LĐNT đƣợc đào tạo; chất lƣợng đào
tạo; những tác động của việc trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho LĐNT
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn; giải quyết vấn đề việc
làm, thu nhập cho nông dân; hoặc các mục tiêu về an sinh xã hội khác…
Tuy nhiên, đối với việc tổ chức hoạt động ĐTN cho LĐNT có kèm theo các
chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc, thì việc phản ánh kết quả ĐTN cho LĐNT phải
dựa trên cơ sở các mục tiêu đề ra khi áp dụng các chính sách hỗ trợ để tổ chức
ĐTN cho LĐNT. Theo Thủ tƣớng Chính phủ (2009b), những mục tiêu chính
hƣớng tới khi triển khai tổ chức ĐTN cho LĐNT gồm một số chỉ tiêu nhƣ: tăng
tỷ lệ LĐNT qua đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển CNH, HĐH; cải
thiện cơ hội việc làm, thu nhập cho LĐNT và đặc biệt là việc hỗ trợ LĐNT thuộc
các đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi, ngƣời gặp hoàn cảnh khó khăn khu
vực nông thôn… có khả năng tiếp cận với cơ hội học tập, trang bị kiến thức nghề
nghiệp để thay đổi cuộc sống.
2.1.4.4. Đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chất lƣợng đào tạo nghề cho LĐNT là một khái niệm khá trừu tƣợng, có
thể nhìn dƣới nhiều góc độ khác nhau. Do đó, để phản ánh một cách chính xác
thực trạng CLĐTN cho LĐNT, cần phải đánh giá một cách đa chiều. Các đối
tƣợng tham gia đánh giá bao gồm: cơ quan quản lý nhà nƣớc về ĐTN, CSDN,
đội ngũ GV, ngƣời học nghề, ngƣời LĐ và ngƣời sử dụng LĐ. Trong đó: i) Cơ
quan quản lý nhà nƣớc về ĐTN đánh giá thông qua mức độ đạt các yêu cầu trong
công tác kiểm định chất lƣợng của các CSDN, kết quả đánh giá này sẽ phản ánh
CSDN khi tham gia hoạt động ĐTN cho LĐNT có đạt chất lƣợng hay không và
đạt mức nào. ii) CSDN tự đánh giá về CLĐTN của đơn vị mình thông qua mức
độ đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động đào tạo, với mỗi mức
điều kiện đảm bảo khác nhau sẽ phản ánh mức CLĐTN mà đơn vị đó đạt đƣợc
khi tham gia vào hoạt động ĐTN cho LĐNT. iii) Đội ngũ giáo viên đánh giá
CLĐTN cho LĐNT qua mức độ về kiến thức, kỹ năng, thái độ của LĐNT có
đƣợc sau quá trình ĐTN. iv) Ngƣời học nghề (LĐNT đang học nghề và LĐNT
qua ĐTN đang đi làm) đánh giá CLĐTN cho LĐNT thông qua các tiêu chí: cơ
24
hội tìm kiếm việc làm, mức thu nhập, khả năng thích ứng với công việc, cơ hội
thăng tiến trong công việc và khả năng tự tạo việc làm. Mức độ hài lòng của
LĐNT học nghề đối với các tiêu chí trên càng cao thì CLĐTN cho LĐNT càng
cao; và ngƣợc lại. v) Ngƣời sử dụng LĐ đánh giá CLĐTN cho LĐNT thông qua
mức độ đáp ứng các yêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp của LĐNT
qua ĐTN khi tuyển dụng và sử dụng. Mức độ đáp ứng của LĐNT qua ĐTN đối
với các yêu cầu của ngƣời sử dụng LĐ sẽ phản ánh mức CLĐTN cho LĐNT.
2.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
Thời gian qua, trong các nghiên cứu về vấn đề chất lƣợng đào tạo nói chung
và CLĐTN nói riêng, đã có nhiều góc nhìn khác nhau khi phân tích về các nhân
tốt ảnh hƣởng đến chất lƣợng, cụ thể nhƣ sau:
Mặc dù, giữa đào tạo trình độ đại học và ĐTN có sự khác biệt nhất định;
nhƣng điểm chung của 2 hình thức đào tạo này đều hƣớng đến việc trang bị kiến
thức, kỹ năng, thái độ cho ngƣời học (trong ĐTN coi trọng mục tiêu kỹ năng
nghề nghiệp hơn đào tạo đại học). Do đó, có thể tham khảo cách thức tiếp cận
xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng trong đào tạo đại học hoặc các
trình độ khác để tham chiếu vào hoạt động ĐTN.
Theo Harman (1992), các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo đại học
gồm 6 nhóm nhân tố, cụ thể đƣợc trình bày tại bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo đại học theo quan
điểm của Harman
STT Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo
1 Nguồn lực của cơ sở đào tạo
2 Số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ và giảng viên thuộc cơ sở đào tạo
3 Sự chuẩn bị của sinh viên trƣớc khi tham gia các khóa học
4 Chƣơng trình và phƣơng pháp sƣ phạm
5 Đầu ra đáp ứng với nhu cầu sử dụng lao động
6 Hệ thống đảm bảo chất lƣợng
Nguồn: Harman (1992)
Với góc nhìn của Harman (1992), chất lƣợng đào tạo đại học chủ yếu bị ảnh
hƣởng bởi các nhân tố bên trong nhà trƣờng, bên trong quá trình đào tạo; các
nhân tố bên ngoài nhà trƣờng, bên ngoài quá trình đào tạo chƣa đƣợc đề cập tới.
25
Trong các nghiên cứu khác, các tác giả Đỗ Ngọc Đạt (1997) và Bùi Minh
Hiền và cs. (2006) cơ bản thống nhất quan điểm là quá trình đào tạo bao gồm 10
nhân tố, gồm: 1- Mục tiêu đào tạo; 2- Nội dung đào tạo; 3- Phƣơng pháp đào tạo;
4- Lực lƣợng đào tạo (ngƣời dạy); 5- Đối tƣợng đào tạo (ngƣời học); 6- Tổ chức
đào tạo; 7- Điều kiện đào tạo; 8- Môi trƣờng đào tạo; 9- Quy chế đào tạo; 10- Bộ
máy đào tạo. Từ mƣời nhân tố trên, ngƣời ta có thể rút ra sáu nhân tố cốt lõi bao
gồm: 1- Mục tiêu đào tạo; 2- Nội dung đào tạo; 3- Phƣơng pháp đào tạo; 4- Đối
tƣợng đào tạo; 5- Thiết bị dạy học; 6- Lực lƣợng đào tạo (dẫn theo Nguyễn Văn
Hùng, 2009). Sáu nhân tố cốt lõi giữ vai trò chính, cùng với 4 nhân tố còn lại sẽ
quyết định đến chất lƣợng đào tạo.
Khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc đảm bảo chất lƣợng đào tạo,
Nguyễn Văn Hùng (2009) đã mô hình hóa mối quan hệ tƣơng quan giữa các nhân
tố tác động đến chất lƣợng đào tạo nhƣ sau:
Sơ đồ 2.2. Các nhân tố tác động đến đảm bảo chất lƣợng đào tạo
Nguồn: Nguyễn Văn Hùng (2009)
Theo Đỗ Đình Trƣờng (2009), mặc dù các nhân tố ảnh hƣởng tới CLĐTN
không đƣợc tác giả phân biệt rõ thành 2 nhóm: bên trong và bên ngoài. Nhƣng
tác giả cũng vẫn xác định ngoài các nhân tố bên trong quá trình ĐTN thì vẫn tồn
Chất lƣợng đào tạo
Pháp luật,
chính sách
Chƣơng trình
đào tạo
Cơ chế điều hành,
quản lý đào tạo
Tổ chức đào tạo
Cơ sở vật chấtNhu cầu của nền
kinh tế
Phát triển khoa
học, công nghệ
Mội trƣờng tự
nhiên, xã hội
Cơ chế quản lý
Chất lƣợng đội
ngũ CBQL,
CBGD
Mục tiêu đào tạo
Các
yếu
tố
bên
trong
Các
yếu
tố
bên
ngoài
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNGBÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNGHọc Huỳnh Bá
 
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngNhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngHọc Huỳnh Bá
 
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Luanvantot.com 0934.573.149
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữLuận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà NẵngLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình ThuậnLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
 
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên ChiểuLuận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
 
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAY
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAYChính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAY
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng, HAY
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNGBÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngNhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
 
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk NôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
 
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOTLuận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
 

Similar to Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM

Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông h...
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông h...Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông h...
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương
Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương
Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương nataliej4
 
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdf
Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdfNâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdf
Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdfHanaTiti
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho công nhân trực tiếp c...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho công nhân trực tiếp c...Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho công nhân trực tiếp c...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho công nhân trực tiếp c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạn
Bao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạnBao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạn
Bao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạnBùi Ý
 
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdfQuản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdfHanaTiti
 
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...HanaTiti
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM (20)

Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông h...
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông h...Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông h...
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông h...
 
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương
Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương
Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà NộiLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
 
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
 
Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdf
Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdfNâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdf
Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdf
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho công nhân trực tiếp c...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho công nhân trực tiếp c...Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho công nhân trực tiếp c...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho công nhân trực tiếp c...
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp tại TPHCM
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp tại TPHCMĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp tại TPHCM
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp tại TPHCM
 
Phát Triển Sản Xuất Chè Nguyên Liệu Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ.doc
Phát Triển Sản Xuất Chè Nguyên Liệu Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ.docPhát Triển Sản Xuất Chè Nguyên Liệu Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ.doc
Phát Triển Sản Xuất Chè Nguyên Liệu Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ.doc
 
Bao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạn
Bao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạnBao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạn
Bao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạn
 
Luận văn: Giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học công an nhâ...
Luận văn: Giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học công an nhâ...Luận văn: Giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học công an nhâ...
Luận văn: Giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học công an nhâ...
 
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdfQuản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
 
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
 
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
 
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải PhòngChất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
 
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Gia ...
 
Luận Văn Đào Tạo Nghề Gắn Với Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn.
Luận Văn Đào Tạo Nghề Gắn Với Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn.Luận Văn Đào Tạo Nghề Gắn Với Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn.
Luận Văn Đào Tạo Nghề Gắn Với Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn.
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn 9 ĐIỂM

  • 1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI HỒNG ĐĂNG NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017
  • 2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI HỒNG ĐĂNG NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Quản trị nhân lực Mã số: 62 34 04 04 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đinh Văn Đãn TS. Nguyễn Phúc Thọ HÀ NỘI - 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017 Tác giả luận án Bùi Hồng Đăng
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách đã tạo mọi điều kiện để tôi có môi trƣờng nghiên cứu, học tập tốt nhất trong suốt thời gian qua. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hƣớng dẫn là TS. Đinh Văn Đãn, TS. Nguyễn Phúc Thọ đã nhiệt tình, kiên trì và hết lòng vì học trò để giúp em hoàn thành đƣợc công trình nghiên cứu này. Em xin trân trọng và cảm ơn những tình cảm, sự tận tâm của tập thể các thầy, cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn nói chung và các thầy, cô trong Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách nói riêng. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia đã tận tình đóng góp ý kiến, tƣ vấn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các cán bộ-viên chức của các Sở, Ban, Ngành và các địa phƣơng tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình nghiên cứu tại địa phƣơng; xin gửi lời cám ơn và sự tri ân tới các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định và bà con nông dân các huyện Nghĩa Hƣng, Mỹ Lộc, Ý Yên, Trực Ninh, Xuân Trƣờng, Hải Hậu, các xã ngoại thành thành phố Nam Định đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình đến làm việc tại cơ sở. Tôi cũng xin cảm ơn các cấp lãnh đạo Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Nam Định đã quan tâm, ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung cho công tác nghiên cứu trong suốt những năm qua. Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2017 Nghiên cứu sinh Bùi Hồng Đăng
  • 5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt vii Danh mục các bảng viii Danh mục biểu đồ xi Danh mục sơ đồ xii Danh mục các hình xiii Danh mục các hộp xiv Trích yếu luận án xv Thesis abstract xvii PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu của đề tài 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 5 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5 1.5 Đóng góp mới của luận án 6 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 7 2.1 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 7 2.1.1 Một số khái niệm 7 2.1.2 Ý nghĩa của nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 16 2.1.3 Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 19 2.1.4 Nội dung nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 21 2.1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 24 2.2 Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 31 2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên thế giới 31
  • 6. iv 2.2.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phƣơng tại Việt Nam 33 2.2.3 Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 36 PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40 3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 40 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 40 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 42 3.2 Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích 45 3.2.1 Phƣơng pháp tiếp cận 45 3.2.2 Khung phân tích 46 3.3 Chọn điểm nghiên cứu 47 3.3.1 Chọn nghề đào tạo nghiên cứu 47 3.3.2 Chọn địa điểm nghiên cứu 48 3.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 48 3.4.1 Nhóm chỉ tiêu về thị trƣờng lao động và nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 48 3.4.2 Nhóm chỉ tiêu về tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 49 3.4.3 Nhóm chỉ tiêu về đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 49 3.4.4 Nhóm chỉ tiêu về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 50 3.5 Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu 50 3.5.1 Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp 50 3.5.2 Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp 51 3.6 Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin, số liệu 54 3.7 Phƣơng pháp phân tích 55 3.7.1 Phƣơng pháp thống kê kinh tế 55 3.7.2 Phƣơng pháp cho điểm 55 3.7.3 Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 56
  • 7. v PHẦN 4 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH 62 4.1 Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 62 4.1.1 Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với thị trƣờng lao động trong tỉnh 62 4.1.2 Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với thị trƣờng lao động ngoài tỉnh 68 4.2 Các hoạt động nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 71 4.2.1 Cơ chế chính sách và tổ chức quản lý 71 4.2.2 Phát triển mạng lƣới cơ sở dạy nghề 78 4.2.3 Mở rộng quy mô và cơ cấu đào tạo nghề 80 4.2.4 Tăng cƣờng các nguồn lực phục vụ đào tạo nghề 81 4.3 Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 87 4.3.1 Số lƣợng lao động nông thôn qua đào tạo nghề 87 4.3.2 Tác động của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn 87 4.4 Đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 91 4.4.1 Chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định từ đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của các cơ sở dạy nghề 91 4.4.2 Chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định từ đánh giá của đội ngũ giáo viên dạy nghề 92 4.4.3 Chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định từ đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề 97 4.4.4 Chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định từ đánh giá của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề đang làm việc 101 4.4.5 Chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định từ đánh giá của ngƣời sử dụng lao động 103 4.4.6 Chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định qua góc độ quản lý nhà nƣớc 105 4.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 107 4.5.1 Các nhân tố bên ngoài 107
  • 8. vi 4.5.2 Các nhân tố bên trong 108 4.6 Đánh giá chung 124 4.6.1 Những kết quả đã đạt đƣợc 124 4.6.2 Những hạn chế 126 4.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế 127 PHẦN 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH 130 5.1 Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 130 5.1.1 Quan điểm trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 130 5.1.2 Định hƣớng 131 5.1.3 Mục tiêu 131 5.2 Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 132 5.2.1 Giải pháp đối với công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 132 5.2.2 Giải pháp đối với các cơ sở dạy nghề 139 5.2.3 Giải pháp đối với ngƣời học nghề 144 PHẦN 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 6.1 Kết luận 147 6.2 Kiến nghị 148 Danh mục các công trình đã công bố 150 Tài liệu tham khảo 151 Phụ lục 158
  • 9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community) ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) CCN Cụm công nghiệp CĐN Cao đẳng nghề CLĐTN Chất lƣợng đào tạo nghề CSDN Cơ sở dạy nghề DN Doanh nghiệp DNTX Dạy nghề thƣờng xuyên ĐBCL Đảm bảo chất lƣợng ĐTN Đào tạo nghề GRDP Tổng sản phẩm trong tỉnh (Gross regional domestic product) ILO Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) ISO Tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng quốc tế (International Organization for Standardization) KCN Khu công nghiệp LĐ Lao động LĐNT Lao động nông thôn LĐ-TB&XH Lao động - Thƣơng binh và Xã hội LĐTT Lao động thành thị LLLĐ Lực lƣợng lao động NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTM Nông thôn mới PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (Rapid Rural Appraisal) SCN Sơ cấp nghề SXKD Sản xuất kinh doanh TCN Trung cấp nghề TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (Trans-Pacific Trategic Economic Partnership Agreement) TQM Quản lý chất lƣợng toàn diện (Total Quality management) TTLĐ Thị trƣờng lao động TW Trung ƣơng UBND Ủy ban nhân dân
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo đại học theo quan điểm của Harman 24 3.1 Dân số, lao động tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2014 43 3.2 Tổng giá trị sản phẩm danh nghĩa của tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2014 44 3.3 Các nghề đào tạo đƣợc chọn để nghiên cứu 47 3.4 Các điểm đại diện đƣợc chọn để nghiên cứu 48 3.5 Nội dung, nguồn và phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp 50 3.6 Số mẫu khảo sát và hình thức khảo sát phục vụ nghiên cứu 54 3.7 Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề theo ILO 500 57 3.8 Mức chất lƣợng đào tạo của cơ sở dạy nghề theo từng khoảng điểm đƣợc đánh giá 57 3.9 Phân loại mức kiến thức, kỹ năng theo Bloom 58 3.10 Tiêu chí lao động nông thôn đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề 60 4.1 Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2014 62 4.2 Số lao động và mức thu nhập bình quân của lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định 64 4.3 Lao động qua đào tạo nghề tại 150 đơn vị khảo sát 65 4.4 Tổng hợp nhu cầu học nghề của lao động nông thôn tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2015 66 4.5 Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn phục vụ thị trƣờng lao động trong tỉnh Nam Định 67 4.6 Tình hình xuất khẩu lao động tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2015 68 4.7 Nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn tỉnh Nam Định tại thị trƣờng lao động nội địa ngoài tỉnh 70 4.8 Mức tối đa hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn 72 4.9 Quy mô đào tạo chia theo cơ cấu nghề 80 4.10 Danh mục các chƣơng trình đã áp dụng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 5 năm (2010 - 2014) 81
  • 11. ix 4.11 Giá trị đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn 85 4.12 Nguồn tài chính đầu tƣ vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định 86 4.13 Kết quả hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn trong 5 năm (2010 - 2014) 87 4.14 Số lƣợng lao động nông thôn từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế 88 4.15 Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề 88 4.16 Số lƣợng lao động nông thôn thuộc nhóm đối tƣợng 1 đã qua đào tạo nghề giai đoạn 2010 - 2014 89 4.17 Số lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề trong 5 năm (2010 - 2014) 90 4.18 Đánh giá các cơ sở dạy nghề theo hệ thống tiêu chí ILO 500 92 4.19 Đánh giá của giáo viên về tỷ lệ ngƣời học đạt đƣợc các mức độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình đào tạo nghề 94 4.20 Đánh giá của giáo viên về thái độ nghề nghiệp của lao động nông thôn học nghề 96 4.21 Đánh giá của ngƣời lao động về chất lƣợng đào tạo nhóm các nghề nông nghiệp 101 4.22 Đánh giá của ngƣời lao động về chất lƣợng đào tạo nhóm các nghề phi nông nghiệp 102 4.23 Kiểm định chất lƣợng dạy nghề của các cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn 106 4.24 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của cơ chế tổ chức quản lý đến chất lƣợng đào tạo 108 4.25 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của tổ chức đào tạo đến chất lƣợng đào tạo 110 4.26 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của đội ngũ cán bộ quản lý đến chất lƣợng đào tạo 112 4.27 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của đội ngũ giáo viên đến chất lƣợng đào tạo 113 4.28 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của ngƣời học nghề đến chất lƣợng đào tạo 115
  • 12. x 4.29 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của chƣơng trình đào tạo đến chất lƣợng đào tạo 117 4.30 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của giáo trình, tài liệu học tập đến chất lƣợng đào tạo 118 4.31 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của cơ sở vật chất, trang thiết bị đến chất lƣợng đào tạo 120 4.32 Đánh giá của giáo viên và ngƣời lao động về ảnh hƣởng của dịch vụ ngƣời học đến chất lƣợng đào tạo 121
  • 13. xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1 Tỷ lệ cơ sở dạy nghề phân theo cấp trình độ 78 4.2 Tỷ lệ cơ sở dạy nghề phân bố theo địa hình 79 4.3 Tỷ lệ cơ sở dạy nghề phân bố theo khu vực 79 4.4 Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời học về chất lƣợng đào tạo nhóm các nghề nông nghiệp 98 4.5 Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời học về chất lƣợng đào tạo nhóm các nghề nông nghiệp 99 4.6 Đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời học về chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 100 4.7 Đánh giá của ngƣời sử dụng lao động về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc ngƣời học các nghề phi nông nghiệp 103 4.8 Đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn các nghề thông qua khả năng đáp ứng yêu cầu công việc 104 4.9 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của cơ chế tổ chức quản lý đến chất lƣợng đào tạo 109 4.10 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của tổ chức đào tạo đến chất lƣợng đào tạo 111 4.11 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của tổ chức đào tạo đến chất lƣợng đào tạo 112 4.12 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của tổ chức đào tạo đến chất lƣợng đào tạo 114 4.13 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của ngƣời học nghề đến chất lƣợng đào tạo 116 4.14 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của chƣơng trình đào tạo đến chất lƣợng đào tạo 117 4.15 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của giáo trình, tài liệu học tập đến chất lƣợng đào tạo 119 4.16 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của cơ sở vật chất, trang thiết bị đến chất lƣợng đào tạo 120 4.17 Đánh giá của lao động nông thôn đang học nghề về ảnh hƣởng của dịch vụ ngƣời học đến chất lƣợng đào tạo 122
  • 14. xii DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 2.1 Mối quan hệ giữa nâng cao chất lƣợng đào tạo và ổn định xã hội 19 2.2 Các nhân tố tác động đến đảm bảo chất lƣợng đào tạo 25 2.3 Quá trình đào tạo và các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo 26 2.4 Sự xuất hiện của các nhân tố bên ngoài tác động đến chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 30 3.1 Khung phân tích nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 46 4.1 Quy trình mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn 77
  • 15. xiii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Mô hình hoá khái niệm quản lý chất lƣợng 15 3.1 Bản đồ tỉnh Nam Định 40
  • 16. xiv DANH MỤC CÁC HỘP STT Tên hộp Trang 4.1 Ý kiến của cán bộ quản lý đào tạo tại cơ sở dạy nghề về sự thay đổi trong cơ chế tổ chức quản lý 109 4.2 Ý kiến của cán bộ quản lý tại cơ sở dạy nghề về vấn đề giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn 114 4.3 Ý kiến của đại diện doanh nghiệp về mức hỗ trợ kinh phí trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn 123 4.4 Ý kiến của đại diện cơ sở dạy nghề công lập về mức hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn 123 4.5 Ý kiến của đại diện cơ sở dạy nghề ngoài công lập về mức hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn 124
  • 17. xv TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Bùi Hồng Đăng Tên Luận án: Nghiên cứu nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định. Chuyên ngành: Quản trị nhân lực Mã số: 62 34 04 04 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá, làm sáng tỏ và phát triển cơ sở lý luận, thực tiễn về nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề (CLĐNT) cho lao động nông thôn (LĐNT). - Đánh giá thực trạng nâng cao CLĐTN cho LĐNT, CLĐNT cho LĐNT và các nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định. - Đề xuất các giải pháp nâng cao CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định trong thời gian tới. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phƣơng pháp: Phƣơng pháp tiếp cận (tiếp cận theo phía cung dịch vụ đào tạo và phía cầu dịch vụ đào tạo, tiếp cận theo quá trình, tiếp cận theo nhóm nghề); Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra; Phƣơng pháp khảo sát nhanh có sự tham gia (PRA) và phƣơng pháp thảo luận nhóm; Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng để thu thập thông tin, số liệu sơ cấp; Phƣơng pháp phân tích (Phƣơng pháp phân tổ thống kê, thống kê mô tả, thống kê so sánh và phƣơng pháp cho điểm). Kết quả chính và kết luận - Luận án đã góp phần hệ thống hoá, làm rõ và phát triển những vấn đề lý luận về nâng cao CLĐTN cho LĐNT; luận án cũng đã khái quát những kinh nghiệm nâng cao CLĐTN cho LĐNT ở một số nƣớc và một số địa phƣơng trong nƣớc. - Luận án xác định đƣợc các cách tiếp cận phù hợp trong nghiên cứu; lựa chọn sử dụng các phƣơng pháp đánh giá đa chiều về CLĐTN cho LĐNT, trong đó có đại diện phía cung dịch vụ đào tạo (gồm: cán bộ quản lý đào tạo tại, giáo viên) và phía cầu dịch vụ đào tạo (gồm: LĐNT đang học nghề, LĐNT đã học nghề đang đi làm, ngƣời sử dụng LĐ và cơ quan quản lý nhà nƣớc về ĐTN cho LĐNT). - Luận án đã mô tả đƣợc nhu cầu ĐTN, phân tích đƣợc thực trạng nâng cao ĐTN cho LĐNT và những kết quả đạt đƣợc từ hoạt động ĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định thời gian
  • 18. xvi qua; đánh giá một cách có hệ thống về CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định theo 2 nhóm nghề (nông nghiệp và phi nông nghiệp). - Luận án đã phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định; trên cơ sở đó, xác định đƣợc 6 nhóm nhân tố ảnh hƣởng (gồm: cơ chế tổ chức quản lý đào tạo; nhân lực; chƣơng trình, giáo trình và tài liệu học tập; cơ sở vật chất, trang thiết bị; dịch vụ ngƣời học; nguồn tài chính và quản lý tài chính). Đã xác định đƣợc 20 chỉ tiêu cụ thể đang tồn tại những bất cập cần có biện pháp khắc phục để nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định trong thời gian tới. - Luận án đã đƣa ra một số quan điểm, chỉ ra định hƣớng, xác định rõ mục tiêu trong việc nâng cao CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định thời gian tới. - Luận án đề ra đƣợc 3 nhóm giải pháp với 17 giải pháp cụ thể, 37 biện pháp trực tiếp giải quyết vấn đề tồn tại hoặc làm tốt hơn, hiệu quả hơn các nội dung, công việc đã thực hiện thời gian qua nhằm giúp nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020. Ngoài ra, luận án cũng đã đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và cơ quan quản lý trung ƣơng về ĐTN để khi áp dụng các giải pháp vào thực tế mang lại hiệu quả cao nhất. - Luận án là nguồn cung cấp thông tin khoa học về giải pháp nâng cao CLĐTN cho LĐNT; là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về nội dung nâng cao CLĐTN cho LĐNT tại các địa phƣơng khác và là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ĐTN cho LĐNT đề ra các chính sách nhằm giúp cho quá trình triển khai hoạt động này mang lại hiệu quả hơn trong thời gian tới tại Nam Định nói riêng và trên phạm vi cả nƣớc nói chung.
  • 19. xvii THESIS ABSTRACT PhD candidate: Bui Hong Dang Thesis title: A study on improving the quality of vocational training for rural labors in Nam Dinh province. Major: Human Resource Management Code: 62 34 04 04 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives - Systemize, clarify and develop the theoretical and practical foundation for improving the quality of vocational training for rural labors. - Evaluate the status of the improvement of the vocational training quality and factors affecting the quality of vocational traning for rural labors in Nam Dinh. - Propose solutions to improve the quality of vocational training for rural labors in Nam Dinh in the near future. Methods of the study The following methods are employed in this dissertation: Approach method (training supplier based approach and training demand based approach, procedure based approach, occupation group based approach); Sampling; Participatory rapid assessment (PRA) and group discussion; Interview to collect information and primary data; Analysis method (disaggregated statistics, descriptive statistics, comparative statistics and scoring method). Main findings and conclusions - The dissertation systemizes, clarifies and develops the theoretical foundation for the improvement of vocational training for rural labors; the dissertation also presents an overview of the experience of improving the vocational training quality for rural labors in some countries and some local areas. - The dissertation defines suitable approaches; applies multi-direction methods to evaluate the quality of vocational training for rural labors, with the presence of training suppliers (including: managing staff, teachers) and training demanding side (including: rural labors who are being trained, employed rural labors, labor users and governmental body managing vocational training for rural labors). - The disseration describes the demand for vocational training; analyzes the status of improving the quality of vocational training for rural labors and the outcomes of
  • 20. xviii vocational training activities for rural labors in Nam Dinh province during the previous time; systematically assesses the vocational training quality for rural labors in Nam Dinh province of 2 occupational groups (agriculture and nonagriculture). - The dissertation analyzes factors affecting the quality of vocational training for rural labors in Nam Dinh province. There are six groups of factors (including: the training management and organization mechanism; human resources; curriculum, textbooks and study materials; facilities and equipment; services; finance resources and financial management). The dissertation defines 20 specific criteria with limitations which need overcoming to improve the quality of vocational training for rural labors in Nam Dinh province in the near future. - The thesis presents some viewpoints, proposes the orientation and clearly defines the objectives of the improvement of the vocational training quality for rural labors in Nam Dinh in the near future. - The thesis proposses 3 groups of solutions with 17 specific solutions and 37 direct measures to solve the problems or implement the tasks better and more effectively to improve the vocational training quality for rural labors in Nam Dinh province until 2020. In addition, the dissertation offers some recommendations to the related authorities when applying the solutions in reality in order to achieve the maximum effectiveness. - The thesis is a scientific information resource for solutions to improve the quality of vocational training for rural labors; is a foundation for the next research on improving the quality of vocational training for rural labors in other regions and is a scientific foundation for the government to establish policies to implement the vocational training for rural labors more effectively in Nam Dinh province and in Vietnam.
  • 21. 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam có đặc thù là một nƣớc nông nghiệp với 69,9% dân số sống ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn (LĐNT) chiếm 69,3% toàn lực lƣợng lao động (LLLĐ). Mặc dù LĐNT chiếm ƣu thế vƣợt trội về số lƣợng trong cơ cấu lao động (LĐ) cả nƣớc, nhƣng chất lƣợng lại rất thấp; tính đến năm 2014, LĐNT từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo chỉ chiếm 11,2% và LĐNT trong độ tuổi LĐ qua đào tạo chỉ chiếm 12% (Tổng cục Thống Kê, 2016). Nhìn một cách tổng thể, Nguyễn Tiến Dũng và cs. (2014) cho rằng: “Chất lƣợng nguồn nhân lực ở nông thôn thấp hơn nhiều so với chất lƣợng chung của cả nƣớc và thấp hơn nhiều so với nhân lực nông thôn của các nƣớc trong khu vực” Trong khi đó, với xu thế mở cửa hội nhập ngày càng mạnh mẽ tạo ra sức cạnh tranh trên thị trƣờng lao động (TTLĐ); việc xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại đòi hỏi nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu LĐ nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là tình trạng “Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình” (Kenichi Ohno và Lê Hà Thanh, 2015) mà một trong những nguyên nhân chính của hiện tƣợng này là do chất lƣợng nguồn nhân lực thấp dẫn đến năng suất LĐ không cao… những hiện tƣợng trên đã đặt ra vấn đề là cần phải nhanh chóng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trong đó cần tập trung vào việc ĐTN cho LĐNT theo định hƣớng lựa chọn nghề đào tạo phù hợp và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Tuy nhiên, sau một thời gian chú trọng đầu tƣ các nguồn lực để thúc đẩy phát triển hoạt động ĐTN cho LĐNT trên diện rộng với nhiều chủ trƣơng, chính sách khác nhau; đặc biệt là việc xây dựng và triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Thủ tƣớng Chính phủ, 2009b) thì số lƣợng LĐNT qua đào tạo đã tăng, nhƣng chất lƣợng đào tạo nghề (CLĐTN) cho LĐNT còn rất nhiều bất cập, hạn chế. Theo Nguyễn Văn Đại (2012), “CLĐTN tuy có đƣợc nâng lên nhƣng so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn còn thấp”; “ngƣời LĐ phải mất nhiều thời gian mới tiếp cận đƣợc yêu cầu của cơ sở sử dụng LĐ”; ngoài ra, CLĐTN cho LĐNT cũng chƣa đồng đều trên phạm vi cả nƣớc (Bộ LĐ-TB&XH, 2016). Nhƣ vậy, vấn đề
  • 22. 2 bất cập, hạn chế trong ĐTN cho LĐNT tại Việt Nam hiện nay chính là đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của TTLĐ; do đó, LĐNT sau khi đƣợc ĐTN vẫn gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập và tự tạo việc làm. Nam Định là một tỉnh nông nghiệp thuộc khu vực Nam đồng bằng Sông Hồng có dân số là 1,846 triệu ngƣời, trong đó có 81,8% dân số sống ở khu vực nông thôn; LĐNT chiếm 82,83% tổng LLLĐ của tỉnh; lực lƣợng LĐNT đang làm việc trong các ngành kinh tế qua đào tạo khu vực nông thôn chỉ chiếm 11,05% (Cục Thống kê tỉnh Nam Định, 2015). Tỷ lệ LĐNT qua đào tạo thấp đã phần nào ảnh hƣởng tới việc đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đề ra. Do đó, ĐTN cho LĐNT là một lựa chọn vừa sức nhằm nâng cao tỷ lệ LĐNT qua đào tạo bởi yêu cầu đầu vào cho quá trình đào tạo không quá cao; bên cạnh đó, việc Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 đã tiếp sức cho hoạt động ĐTN cho LĐNT phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm triển khai hoạt động ĐTN cho LĐNT tại Nam Định cho thấy các chính sách ƣu đãi đã khuyến khích LĐNT tích cực đăng ký học nghề, số lƣợng LĐNT qua ĐTN đã tăng đáng kể giúp nâng cao tỷ lệ LĐNT qua đào tạo; nhƣng CLĐTN ở một số nghề chƣa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trƣờng (UBND tỉnh Nam Định, 2013), phần lớn LĐNT qua ĐTN vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm do chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu từ phía ngƣời sử dụng LĐ; mức thu nhập của những ngƣời có việc làm còn thấp; khả năng tự tạo việc làm của LĐNT sau ĐTN cũng rất hạn chế, đã có nhiều LĐNT sau khi tốt nghiệp tự tổ chức sản xuất nhƣng không mang lại hiệu quả, thậm chí là thất bại. Thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đƣợc công bố; cụ thể nhƣ: i) Mạc Văn Tiến (2010) với công trình nghiên cứu “Phát triển dạy nghề hiện đại hội nhập với khu vực và thế giới”, nghiên cứu đã khẳng định đƣợc tầm quan trọng của hoạt động ĐTN trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời cũng đã đề ra đƣợc định hƣớng phát triển hoạt động ĐTN tại Việt Nam với mục tiêu mở rộng quy mô gắn với yêu cầu về đảm bảo chất lƣợng đào tạo. ii) Đặng Kim Sơn (2008) với công trình nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp”, nghiên cứu khẳng định để mở rộng ĐTN cho LĐNT một cách có chất lƣợng cần cải tiến hệ thống cơ sở dạy nghề (CSDN) của Nhà nƣớc đáp ứng đúng nhu cầu thị trƣờng; xây dựng hệ thống CSDN tại địa phƣơng gắn với nhu cầu sử dụng LĐ; xã hội hoá
  • 23. 3 hoạt động ĐTN cho LĐNT; chuẩn hoá giáo trình, tài liệu phù hợp với đối tƣợng học nghề và tăng cƣờng các dịch vụ hỗ trợ giới thiệu việc làm cho LĐNT qua đào tạo. iii) Nguyễn Văn Đại (2012) với công trình nghiên cứu “ĐTN cho LĐNT vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ CNH, HĐH”, nghiên cứu đã đề ra đƣợc 8 nhóm giải pháp hƣớng tới nâng cao CLĐNT cho LĐNT theo hƣớng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, gồm: nâng cao nhận thức các bên liên quan đến hoạt động ĐTN cho LĐNT; hoàn thành quy hoạch, kế hoạch ĐTN cho LĐNT; phát triển mạng lƣới ĐTN và đa dạng hoá hoạt động đào tạo; đầu tƣ phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên; đổi mới và phát triển chƣơng trình đào tạo; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo; đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tƣ, huy động nguồn vốn cho dạy nghề; kết hợp giữa đào tạo với ngƣời sử dụng LĐNT qua ĐTN. iv) Võ Xuân Tiến (2014) có công trình nghiên cứu “Đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động tại Đà Nẵng”, trong công trình nghiên cứu này khẳng định ĐTN phải gắn với nhu cầu thực tế tại địa phƣơng; tác giả cũng đề ra đƣợc 3 nhóm giải pháp, gồm: đẩy mạnh việc ĐTN đặc biệt là đối với các ngành dịch vụ; xem xét lại vấn đề quy mô và chất lƣợng đào tạo đại học để từ có xác định vị trí của ĐTN một cách hợp lý hơn; coi trọng công tác đào tạo lại và đào tạo nâng cao. v) Vũ Thị Phƣơng Oanh (2008) với nghiên cứu “Nâng cao CLĐTN bằng biện pháp tăng cƣờng sự liên kết giữa trƣờng dạy nghề với doanh nghiệp”; trong nghiên cứu này, tác giả đã đề ra đƣợc 2 nhóm giải pháp: nhóm giải pháp cho cấp cơ sở (trƣờng, doanh nghiệp và ngƣời học nghề) và nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách, khuyến khích quan hệ; nhìn chung, hƣớng tiếp cận trong giải quyết vấn đề của tác giả khá phù hợp khi gắn kết giữa các CSDN với doanh nghiệp (DN) tạo thành chuỗi cung ứng giữa đào tạo và sử dụng; tác giả cũng đã cụ thể hoá nhóm giải pháp cho cấp cơ sở thông qua 4 vấn đề gồm: liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình, đổi mới; liên kết nhằm tăng cƣờng nguồn nhân lực - tài lực - vật lực trong ĐTN; liên kết tổ chức quá trình đào tạo; liên kết về thông tin - dịch vụ; bản chất của sự liên kết này là tác động đến các nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐTN có sự phối hợp giữa nhà trƣờng và DN, hay còn gọi là các nhân tố bên trong, các nhân tố tác động trực tiếp đến CLĐTN; nhóm nhân tố còn lại chính là các nhân tố môi trƣờng, nhân tố bên ngoài có tác động gián tiếp đến CLĐTN. vi) Nguyễn Tiến Dũng và cs. (2014) với nghiên cứu “Mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn”; trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xây dựng ra nhiều mô hình đào tạo khác nhau, tổ chức đào
  • 24. 4 tạo thí điểm tại một số địa phƣơng với một số nghề cụ thể để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong ĐTN theo mô hình thí điểm; đặc biệt, trong nghiên cứu này đã tổ chức thí điểm ĐTN “Đúc, dát đồng” tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định với “Mô hình đào tạo lao động nông thôn để xây dựng làng nghề mới” và rút ra 5 bài học kinh nghiệm để nhân rộng ĐTN “Đúc, dát đồng” theo mô hình đã thí điểm. Mặc dù các nghiên cứu trên đều đã đề ra những giải pháp nhằm giúp cho ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng hoạt động hiệu quả hơn, thậm chí là giúp nâng cao chất lƣợng đào tạo nhƣng mức độ phù hợp khi ứng dụng vào thực tiễn tại Nam Định còn hạn chế. Tuy có một công trình nghiên cứu đề cập cụ thể đến hoạt động ĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định nhƣng phạm vi nghiên cứu rất hẹp, mới chỉ rút ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức thí điểm 1 nghề đào tạo tại 1 đơn vị hành chính nhỏ trên 1 địa phƣơng trong tỉnh; chƣa có sự đánh giá tổng thể hoạt động ĐTN cho LĐNT trên toàn tỉnh Nam Định và chƣa phân tích đƣợc hoạt động ĐTN cho LĐNT của tỉnh theo 2 lĩnh vực, nhóm nghề (gồm: nông nghiệp và phi nông nghiệp); nên khi áp dụng những bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu này vào việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định với phạm vi rộng hơn với nhiều nghề khác và với nhiều địa phƣơng khác trong tỉnh sẽ gặp không ít khó khăn, khó mang lại hiệu quả cao bởi có sự khác biệt giữa các lĩnh vực và các nghề đào tạo. Chính vì vậy, việc có một công trình nghiên cứu sâu và có phạm vi nghiên cứu phù hợp hơn về nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định là hết sức cần thiết; công trình phải đảm bảo đánh giá chính xác thực trạng về CLĐTN cho LĐNT của tỉnh, xác định đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐNT cho LĐNT và đề đƣợc ra các giải pháp hiệu quả giúp nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định thời gian tới. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá, làm sáng tỏ và phát triển cơ sở lý luận, thực tiễn về nâng cao CLĐNT cho LĐNT.
  • 25. 5 - Đánh giá thực trạng nâng cao CLĐTN cho LĐNT, CLĐNT cho LĐNT và các nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định. - Đề xuất các giải pháp nâng cao CLĐNT cho LĐNT tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau đây: - Tình hình nâng cao CLĐTN cho LĐNT và chất lƣợng ĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định đang nhƣ thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định? - Làm thế nào để nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định trong thời gian tới? 1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn về CLĐTN cho LĐNT và các nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐTN cho LĐNT. - Đối tƣợng khảo sát của đề tài là các tác nhân liên quan đến CLĐTN cho LĐNT nhƣ: các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTN cho LĐNT, các CSDN, LĐNT đã và đang học nghề, các đơn vị và các DN sử dụng LĐNT; quá trình ĐTN cho LĐNT và sử dụng LĐNT qua ĐTN. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định. Địa bàn khảo sát là các đơn vị hành chính mang tính đại diện cho các tiểu vùng và lĩnh vực kinh tế của tỉnh Nam Định gồm 3 huyện và thành phố Nam Định. i) Huyện Nghĩa Hƣng (vùng đồng bằng ven biển); ii) Huyện Mỹ Lộc (vùng đồng bằng thấp trũng, ven đô); iii) Huyện Ý Yên (vùng đồng bằng thấp trũng, phát triển làng nghề); iv) Thành phố Nam Định (vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ). - Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2010-2014, các số liệu khảo sát tập trung trong năm 2014 và bổ sung cập nhật vào đầu năm 2015; các giải pháp đƣợc đề xuất cho đến năm 2020. - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao CLĐTN cho LĐNT, thực trạng CLĐTN cho LĐNT, các nhân tố ảnh
  • 26. 6 hƣởng đến CLĐTN cho LĐNT và các giải pháp nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định. Những nội dung trên đƣợc giới hạn trong hoạt động ĐTN ngắn hạn cho LĐNT, gồm: SCN (dạy nghề từ 3 đến dƣới 12 tháng) và DNTX (dạy nghề dƣới 3 tháng); các nghề đào tạo tiến hành khảo sát đảm bảo tính đại diện, trong đó có 3 nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp (gồm các nghề: trồng nấm; chăn nuôi lợn nái, lợn thịt; trồng cây lƣơng thực, thực phẩm) và 3 nghề thuộc nhóm nghề phi nông nghiệp (gồm các nghề: may công nghiệp; hàn; kỹ thuật điêu khắc gỗ). 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần hệ thống hoá, làm rõ và phát triển những vấn đề lý luận nâng cao CLĐTN cho LĐNT; đặc biệt là việc định hình ra đƣợc khái niệm về CLĐTN cho LĐNT và nội dung nâng cao CLĐTN cho LĐNT. Đồng thời, luận án cũng đã khái quát đƣợc những kinh nghiệm nâng cao CLĐTN cho LĐNT ở trong và ngoài nƣớc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT tại tỉnh Nam Định. Về mặt thực tiễn: Luận án đã hệ thống đƣợc nhu cầu ĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định; phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng công tác nâng cao CLĐTN cho LĐNT và những kết quả đạt đƣợc từ hoạt động ĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định thời gian qua. Luận án đã tiến hành đánh giá một cách có hệ thống về CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định theo 2 nhóm nghề (nông nghiệp và phi nông nghiệp); phân tích rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định. Trên cơ sở đó, luận án cũng đã đƣa ra một số quan điểm, chỉ ra định hƣớng, xác định rõ mục tiêu và đề ra các giải pháp nâng cao CLĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
  • 27. 7 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Chất lượng Chất lƣợng đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận của từng chủ thể. Có thể nói chất lƣợng là một phạm trù tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa xã hội, tâm lý, thói quen và sự khen, chê. Xét một các tổng thể, chất lƣợng đƣợc hiểu là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tƣợng, chỉ rõ nó là cái gì, phản ánh tính ổn định tƣơng đối của sự vật - hiện tƣợng để phân biệt nó với sự vật - hiện tƣợng khác. Chất lƣợng đƣợc coi là thuộc tính khách quan của sự vật và hiện tƣợng. Chất lƣợng của sự vật, hiện tƣợng luôn đƣợc biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính vốn có của nó. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật - hiện tƣợng lại làm một, gắn bó với sự vật nhƣ một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách rời khỏi sự vật (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Tử điển bách khoa Việt Nam, 1995). Ngoài ra, cũng có nhiều cách nhìn khác nhau về phạm trù chất lƣợng. Theo Nguyễn Văn Nghiến (2001): “Chất lƣợng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tƣợng) tạo cho thực thể (đối tƣợng) đó khả năng thoả mãn những yêu cầu nêu ra hoặc tiềm ẩn”; Phó Đức Trù và Phạm Hồng (2002) cho rằng: “Chất lƣợng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có”. Nhìn từ quan niệm của nhà sản xuất, Nguyễn Đình Phan (2002) cho rằng: “Chất lƣợng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã đƣợc xác định trƣớc”. Nhìn từ phía ngƣời tiêu dùng, theo Quách Thu Nguyệt (2003): “Chất lƣợng là những gì mà khách hàng muốn sao thì nó là nhƣ vậy”. Trong khi đó, Nguyễn Văn Hùng (2009) lại cho rằng: “Dƣới góc độ quản lý thì chất lƣợng đƣợc hiểu nhƣ là sự thực hiện mục tiêu và làm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể và đối tƣợng. Trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, chất lƣợng của sản phẩm đƣợc đặc trƣng bởi các nhân tố về nguyên vật liệu chế tạo, quy
  • 28. 8 trình và công nghệ sản xuất, các đặc tính sử dụng kể cả về mẫu mã, thị hiếu, mức độ đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng”. Tóm lại, có thể hiểu một cách tổng quát: Chất lượng là cái làm nên phẩm chất giá trị của một vật, sự vật, hiện tượng. Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan. 2.1.1.2. Đào tạo nghề Đào tạo nghề là thuật ngữ mô tả một hoạt động giáo dục - đào tạo đặc thù gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau không thể tách dời nhau gồm: Dạy nghề và học nghề. Trong nhiều trƣờng hợp dạy nghề và ĐTN đƣợc đồng nhất với nhau trong diễn đạt của các văn bản (Nguyễn Văn Đại, 2012). Để có cách hiểu đầy đủ về ĐTN, chúng ta phân tích nội hàm của những thuật ngữ trong cụm từ này: Theo Đỗ Minh Cƣơng và Mạc Văn Tiến (2004) quan niệm Nghề: “Là một tập hợp LĐ do sự phân công LĐ xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi đƣợc. Nghề mang tính tƣơng đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và nhu cầu xã hội”. Trong khi đó, thuật ngữ “Nghề” đƣợc xem xét nhƣ là một hoạt động, một dạng LĐ đặc thù của con ngƣời. Nguyễn Văn Đại (2010) đã tổng hợp quan điểm của các nhà Khoa học Nga khi mô tả khái niệm nghề là một loại hoạt động LĐ đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thƣờng là nguồn gốc của sự sinh tồn; ở Pháp lại cho rằng nghề là một loại LĐ có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của một ngƣời để từ đó tìm đƣợc phƣơng tiện sống (dẫn theo Nguyễn Văn Đại, 2012). Tại Việt Nam, hoạt động ĐTN đƣợc thể chế hoá bằng luật, theo Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2006), “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học nghề để có thể tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học”. Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc (Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2006).
  • 29. 9 Từ những góc nhìn khác nhau, có thể hiểu: Đào tạo nghề là một quá trình giáo dục-đào tạo diễn ra từ khi bắt đầu đến khi kết thúc khóa học, tại đây người dạy truyền đạt kiến thức, rèn luyện kỹ năng và giúp cho người học định hướng được thái độ, nhân cách theo hướng chuẩn mực; quá trình này diễn ra liên tục, có sự biến đổi để phù hợp với đối tượng học tập và môi trường. Song song với những hoạt động của người dạy, người học cùng tham gia vào quá trình học tập bằng cách đọc, nghe, quan sát, thực hành, thực tập để tích luỹ kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ nghề nghiệp tương xứng yêu cầu của vị trí công việc thuộc lĩnh vực, ngành nghề được đào tạo đang tồn tại trong xã hội. ĐTN đề cao việc trang bị kỹ năng nghề nghiệp hơn là việc trang bị kiến thức hàn lâm. 2.1.1.3. Chất lượng đào tạo nghề Phát biểu khái niệm về chất lƣợng đào tạo, theo Trần Khánh Đức (2002) cho rằng: “Chất lƣợng đào tạo với đặc trƣng sản phẩm là con ngƣời LĐ có thể hiểu là kết quả “đầu ra” của quá trình đào tạo và đƣợc thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức LĐ hay năng lực hành nghề của ngƣời tốt nghiệp tƣơng ứng với mục tiêu đào tạo của từng ngành đào tạo trong hệ thống đào tạo”. Đề cập cụ thể về khái niệm CLĐTN, Vũ Thị Phƣơng Oanh (2008) cho rằng: “Chất lƣợng ĐTN là kết quả tác động tích cực của tất cả các nhân tố cấu thành hệ thống ĐTN và quá trình đào tạo vận hành trong môi trƣờng nhất định”. Theo Lettmayr and Nehls (2011), CLĐTN có thể đƣợc xem xét trên 2 phƣơng diện, chất lƣợng kỹ thuật và chất lƣợng tƣơng đối. Chất lƣợng kỹ thuật đƣợc thể hiện qua các tiêu chuẩn, quy chế, quy tắc đã đặt ra. Chất lƣợng tƣơng đối đề cao việc thoả mãn các nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Hiện nay, hoạt động đào tạo nói chung và ĐTN nói riêng đƣợc coi là một hoạt động dịch vụ đặc biệt, tồn tại đồng thời 2 phía: cung dịch vụ và cầu dịch vụ. Do đó, cần phải xem xét vấn đề CLĐTN cả từ 2 phía, cung và cầu; đồng thời đặt mối quan hệ cung cầu này trong nền kinh tế thị trƣờng. Theo cách tiếp cận trên, có thể hiểu: Chất lượng ĐTN là mức độ hài lòng của các bên tham gia vào hoạt động ĐTN về sản phẩm dịch vụ đào tạo được tạo ra; sự hài lòng này càng lớn, càng đồng thời giữa các bên càng lớn thì CLĐTN càng cao và ngược lại. Trong đó, các bên tham gia vào hoạt động ĐTN gồm: phía cung dịch vụ là các CSDN, đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giáo viên và phía cầu dịch vụ là người học nghề, người sử dụng LĐ và các cơ quan quản lý nhà nước về ĐTN. Sản
  • 30. 10 phẩm dịch vụ xét về phương diện kỹ thuật trong ĐTN là mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp và xét về phương diện hiệu quả là cơ hội việc làm, mức thu nhập, khả năng thích ứng với công việc, sự thăng tiến trong nghề nghiệp, khả năng hành nghề độc lập của người học nghề sau khi tốt nghiệp. Trong phần lớn các đối tƣợng cụ thể thuộc phía cung và phía cầu đều chủ yếu quan tâm tới sản phẩm xét về phƣơng diện kỹ thuật; ngƣời học nghề thuộc phía cầu dịch vụ chủ yếu quan tâm đến sản phẩm dịch vụ theo phƣơng diện hiệu quả. Riêng đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về ĐTN thì tuỳ thuộc vào mục tiêu đặt ra đối với hoạt động ĐTN trong từng giai đoạn, có thể ƣu tiên quan tâm đến sản phẩm dịch vụ theo phƣơng diện hiệu quả hoặc đồng thời cả 2 phƣơng diện. 2.1.1.4. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Theo Hồ Đình Bảo và cs. (2016): “Nông dân có xu hƣớng giảm tƣơng đối so với thu nhập của những ngƣời LĐ trong khu vực khác tƣơng ứng với xu hƣớng khoảng cách năng suất giữa các khu vực tăng dần”. Một trong những giải pháp khắc phục hiện tƣợng trên chính là trang bị cho LĐNT kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của TTLĐ để giúp LĐNT tiếp cận đƣợc với công việc mới có thu nhập cao hơn hoặc nâng cao hiệu quả SXKD trong lĩnh vực sản xuất truyền thống họ đã, đang và tiếp tục tham gia. Từ góc độ quản lý nhà nƣớc, ĐTN cho LĐNT đƣợc coi là một biện pháp để đạt đƣợc những mục tiêu cụ thể trong phát triển kinh tế - xã hội; Thủ tƣớng Chính phủ (2009b) đƣa ra quan điểm: “ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng LĐNT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”. Theo Nguyễn Văn Đại (2012): “ĐTN cho LĐNT là quá trình kết hợp giữa dạy nghề và học nghề, đó là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để những ngƣời LĐNT có một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”. Mặc dù khái niệm trên đã nêu rất rõ về cách thức vận hành và sản phẩm tạo ra từ hoạt động ĐTN cho LĐNT xét về phƣơng diện kỹ thuật. Tuy nhiên, chƣa đề cập đến sản phẩm xét về phƣơng diện hiệu quả của hoạt động ĐTN cho LĐNT. Do đó, khái niệm ĐTN cho LĐNT phải đƣợc hiểu nhƣ sau: là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho
  • 31. 11 LĐNT để người học nghề sau khi tốt nghiệp có thể hành nghề (tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm) nhằm giúp cho LĐNT cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống phù hợp với sự phát triển của xã hội. 2.1.1.5. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Nếu nhƣ sự khác biệt giữa khái niệm ĐTN và ĐTN cho LĐNT là sự cụ thể hóa đối tƣợng đào tạo; thì sự khác biệt giữa CLĐTN và CLĐTN cho LĐNT là sự cụ thể hóa các yêu cầu. Hiện chƣa có một khái niệm “ghép” về CLĐTN cho LĐNT. Tuy nhiên, từ những phân tích trên có thể hiểu: CLĐTN cho LĐNT chính là sự phù hợp giữa kết quả đạt đƣợc với mục tiêu đề ra mà các bên liên quan đến hoạt động ĐTN cho LĐNT hƣớng tới trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng. Các bên liên quan trong hoạt động đến hoạt động ĐTN cho LĐNT gồm: cán bộ quản lý nhà nƣớc về ĐTN cho LĐNT, cán bộ quản lý đào tạo tại các CSDN tham gia hoạt động ĐTN cho LĐNT, đội ngũ giáo viên dạy nghề, LĐNT học nghề và ngƣời sử dụng LĐNT qua đã qua ĐTN. Việc có đạt đƣợc mục tiêu hay không thể hiện khả năng tập hợp kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp của ngƣời LĐNT sau quá trình học nghề. Quá trình ĐTN cho LĐNT có chất lƣợng sẽ bảo đảm cho những LĐNT tích lũy và hình thành nên phẩm chất và năng lực mới để hoàn thành công việc hiện tại một cách tốt hơn hoặc thích ứng và làm đƣợc những công việc mới có hiệu quả. Do đó, CLĐTN cho LĐNT là sự tổng hòa những phẩm chất, năng lực được tạo ra trong quá trình ĐTN và được thể hiện thông qua mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp mà LĐNT có được sau quá trình học nghề, nhằm giúp cho LĐNT qua ĐTN được TTLĐ thừa nhận, chấp nhận và phù hợp với các chuẩn mực mà Nhà nước, xã hội quy định. 2.1.1.6. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Có chung quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề nâng cao CLĐTN, Vũ Thị Phƣơng Oanh (2008) cho rằng khi có các nhân tố đầu vào chất lƣợng, nhƣ: giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi, cơ sở vật chất đầy đủ, học sinh giỏi … thì CLĐTN đƣợc nâng cao. Theo Khổng Hữu Lực và Phạm Vũ Quốc Bình (2016), nâng cao CLĐTN đƣợc giải quyết theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng (ĐBCL), bởi: “ĐBCL là cơ sở cho hoạt động cải thiện chất lƣợng GD-ĐT, nhằm đánh giá và phục vụ cho mục đích nâng cao chất lƣợng”.
  • 32. 12 Tại Việt Nam, việc nâng cao CLĐTN đƣợc thực hiện thông qua hình thức kiểm định chất lƣợng CSDN (một công cụ theo hƣớng ĐBCL). Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng CSDN đang áp dụng đã xây dựng 9 bộ tiêu chí đánh giá các CSDN (gồm: mục tiêu và nhiệm vụ; công tác tổ chức và quản lý; hoạt động dạy và học tốt; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; chƣơng trình, giáo trình; thƣ viện; CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học; quản lý tài chính; các dịch vụ cho ngƣời học nghề); tuỳ mức độ đạt chuẩn so với tiêu chí kiểm định, CSDN sẽ đƣợc đánh giá chƣa đạt hoặc đạt chất lƣợng và đạt chất lƣợng ở cấp độ nào; có 3 cấp độ đạt chất lƣợng theo thứ tự từ thấp đến cao, đạt đƣợc cấp độ càng cao thì càng đảm bảo hoạt động ĐTN của CSDN đó cho chất lƣợng tốt hơn (Bộ LĐ- TB&XH, 2008a; 2008b; 2010a). Thực chất, nâng cao CLĐTN cho LĐNT là quá trình tác động làm tăng kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp của ngƣời đƣợc ĐTN nhằm đáp ứng tốt nhất đòi hỏi, yêu cầu của ngƣời sử dụng LĐ trong từng thời kỳ nhất định; từ đó giúp cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp tăng cơ hội tìm kiếm đƣợc việc làm, có khả năng thích ứng tốt hơn với công việc, giúp LĐNT cải thiện đƣợc thu nhập hoặc thậm chí là có thu nhập cao, LĐNT học nghề có thể đạt đƣợc sự thăng tiến trong công việc với nghề đã học và nếu không muốn đi “làm thuê” thì LĐNT hoàn toàn có thể tự tổ chức SXKD thành công. Để nâng cao CLĐTN cho LĐNT, có thể thực hiện những tác động ở phạm vi vĩ mô và phạm vi vi mô. Cụ thể nhƣ sau: - Tác động ở phạm vi vĩ mô: Tác động ở phạm vi vĩ mô đƣợc hiểu là việc thực hiện những thay đổi, điều chỉnh theo chiều hƣớng tích cực đối với môi trƣờng của hoạt động ĐTN cho LĐNT. Mức độ ảnh hƣởng của các tác động ở phạm vi vĩ mô không chỉ riêng đối với hoạt động ĐTN tại một CSDN hoặc một địa phƣơng cụ thể mà có thể ảnh hƣởng đến phạm vi toàn bộ hệ thống các CSDN của cả quốc gia. Hạn chế của những tác động ở phạm vi vĩ mô thƣờng chậm so với nhu cầu thay đổi và nhiều khi không có nhiều ảnh hƣởng đối với một đối tƣợng cụ thể do mục tiêu đề ra tác động là giải quyết các vấn đề chung của cả hệ thống trong việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT. Tác động ở phạm vi vĩ mô nhằm nâng cao CLĐTN cho LĐNT thƣờng đƣợc thực hiện thông qua những điều chỉnh trong Luật Dạy nghề; những chủ trƣơng, chính sách, chƣơng trình, dự án mới về ĐTN cho LĐNT áp dụng trên
  • 33. 13 phạm vi cả nƣớc; các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; các chủ trƣơng, chính sách tác động đến vấn đề LĐ, việc làm, thu nhập... - Tác động ở phạm vi vi mô: Tác động ở phạm vi vi mô đƣợc hiểu là việc thực hiện những thay đổi, điều chỉnh theo chiều hƣớng tích cực đối với hoạt động ĐTN cho LĐNT bên trong mỗi CSDN hoặc tại một địa phƣơng cụ thể. Khi gắn với một “địa chỉ” cụ thể, các tác động sẽ sát với đòi hỏi thực tế hơn và hiệu quả tác động cũng nhanh hơn do phạm vi điều chỉnh hẹp hơn. Để nâng cao CLĐTN cho LĐNT, các tác động ở phạm vi vi mô sẽ tập trung vào phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến CLĐTN cho LĐNT và có những điều chỉnh phù hợp. Nhƣ điều chỉnh về cơ chế tổ chức quản lý của CSDN; chƣơng trình đào tạo; đội ngũ giáo viên; CSVC, trang thiết bị phục vụ đào tạo; công tác tổ chức đào tạo… Nhƣ vậy, để nâng cao CLĐTN cho LĐNT có thể tác động ở phạm vi vĩ mô hay phạm vi vi mô hoặc đồng thời. Tuy nhiên, khi giới hạn việc nghiên cứu nâng cao CLĐTN cho LĐNT tại một địa phƣơng cụ thể cần đặc biệt quan tâm đến những tác động ở phạm vi vi mô; bởi ngoài hiệu quả tức thời hơn, hƣớng giải quyết gần sát với nhu cầu thay đổi hơn còn có một ý nghĩa khác là tính chủ động trong việc thay đổi, điều chỉnh cao hơn. * Nguyên tắc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Khi coi hoạt động ĐTN cho LĐNT là hoạt động dịch vụ, sẽ tồn tại 2 phía: cung dịch vụ và cầu dịch vụ. Đƣợc coi là các bên liên quan đối với hoạt động dịch vụ đào tạo này, cả phía cung dịch vụ và phía cầu dịch vụ đều có mục tiêu hƣớng tới. Do đó, việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT cũng sẽ phụ thuộc vào kết quả nâng cao để đạt đƣợc mục tiêu từ phía cung hay phía cầu. Để thống nhất chung cùng một cách tiếp cận về việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT, quá trình nâng cao CLĐNT cho LĐNT cần phải tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc này phải đảm bảo tính khả thi và mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình thực hiện, trong đó các CSDN đóng vai trò là chủ thể của quá trình triển khai hoạt động nâng cao. Trên cơ sở cách thức vận hành của nhiều mô hình quản lý chất lƣợng hiện đại (Phó Đức Trù và Phạm Hồng, 2002), nguyên tắc trong việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT đƣợc thể hiện thông qua một số nội dung sau: Thứ nhất: Phải xác định CLĐTN cho LĐNT là hoạt động định hƣớng sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu của ngƣời học, các tổ chức sử dụng LĐ và các bên liên quan.
  • 34. 14 Thứ hai: CLĐTN cho LĐNT không có điểm bắt đầu và không có điểm kết thúc. Nghĩa là sự nỗ lực của các bên liên quan tới hoạt động ĐTN cho LĐNT để đạt đƣợc một mức chất lƣợng nhất định sẽ không đạt đƣợc mức độ chất lƣợng đó trong tƣơng lai nếu không còn sự nỗ lực nhƣ trƣớc. Thứ ba: Nâng cao CLĐTN cho LĐNT là nhiệm vụ của tất cả các bên liên quan; nó đòi hỏi sự nỗ lực của cả phía cung và phía cầu. Trong đó, các CSDN phải chủ động trong hoạt động nâng cao CLĐTN và phải coi việc nâng cao CLĐTN cho LĐN là nhiệm vụ của mọi thành viên trong đơn vị. Thứ tư: Nâng cao CLĐTN cho LĐNT đƣợc thể hiện thông qua một hệ thống quản lý công khai và minh bạch. Nghĩa là quá trình tổ chức hoạt động nâng cao CLĐTN cho LĐNT cần phải xây dựng đƣợc một chƣơng trình thực hiện hoàn chỉnh, phải làm cho các thành viên hiểu đƣợc quá trình triển khai và kết quả của quá trình thực hiện. Thứ năm: Kết quả của chƣơng trình nâng cao CLĐTN cho LĐNT phải đƣợc đo lƣờng và đánh giá qua từng thời kỳ. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng, bởi kết quả của việc đo lƣờng, đánh giá sẽ phải ánh hiệu quả của mỗi chƣơng trình nâng cao CLĐTN cho LĐNT đã đƣợc thiết lập và đƣa vào triển khai thực hiện. Thứ sáu: Cải tiến liên tục là nền tảng của chƣơng trình nâng cao CLĐTN cho LĐNT. Trong điều kiện môi trƣờng thay đổi không ngừng, việc không ngừng cải biến cả mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện sẽ giúp cho hoạt động nâng cao CLĐTN cho LĐNT mang lại hiệu quả cao hơn. * Quản lý chất lƣợng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn Theo Vũ Quốc Bình (2003) cho rằng: “Quản lý chất lƣợng là tổng thể các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của một tổ chức hay một doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất về chất lƣợng với chi phí thấp nhất”. Ngoài ra, theo Phó Đức Trù và Phạm Hồng (2002) còn cho rằng quản lý chất lƣợng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hƣớng và kiểm soát một tổ chức về chất lƣợng. Khi nghiên cứu về quản lý chất lƣợng, Nguyễn Đình Phan (2002) đƣa ra một số thuật ngữ và tối ƣu hoá mối quan hệ giữa chúng, các mối quan hệ này đƣợc thể hiện trong mô hình sau:
  • 35. 15 QLCL: Quản lý chất lƣợng KSCL: Kiểm soát chất lƣợng CSCL: Chính sách chất lƣợng ĐBCLT: Đảm bảo chất lƣợng bên trong HTCL: Hệ thống chất lƣợng ĐBCLN: Đảm bảo chất lƣợng bên ngoài Hình 2.1. Mô hình hoá khái niệm quản lý chất lƣợng Nguồn: Nguyễn Đình Phan (2002) Áp dụng mô hình quản lý chất lƣợng trên vào hoạt động ĐTN cho LĐNT, các thuật ngữ trên sẽ đƣợc hiểu nhƣ sau: + Chính sách chất lƣợng: Toàn bộ ý đồ và định hƣớng về chất lƣợng do lãnh đạo cao nhất của các CSDN chính thức công bố. + Hoạch định chất lƣợng: Các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và yêu cầu đối với CLĐTN và để thực hiện các nhân tố của hệ thống chất lƣợng. + Kiểm soát chất lƣợng: Các kỹ thuật và các hoạt động tác nghiệp đƣợc sử dụng để thực hiện các yêu cầu CLĐTN. + Đảm bảo chất lƣợng: Mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống chất lƣợng đƣợc khẳng định để đem lại lòng tin thoả mãn các yêu cầu đối với CLĐTN. + Hệ thống chất lƣợng: Bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác quản lý CLĐTN. Nhƣ vậy, quản lý CLĐTN cho LĐNT là quá trình có tổ chức nhằm đảm bảo cho ngƣời học sau khi kết thúc khóa học có đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp nhƣ đã đề ra trong mục tiêu đào tạo của nghề mà LĐNT đó dự học. Đồng thời những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp mà ngƣời học nghề tiếp thu đƣợc trong quá trình học tập sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc khi tốt nghiệp và đi làm. Điều này khẳng định rằng trình độ kiến thức và kỹ năng nghề của ngƣời CSCL QLCL ĐBCLN ĐBCLT HTCL KSCL
  • 36. 16 học không phải là bất biến mà là nhân tố rất linh động bởi cần phải không ngừng nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội. Từ việc phân tích trên cho thấy việc quản lý chất lƣợng là hoạt động tác động vào toàn bộ các nhân tố liên quan đến quá trình ĐTN nhƣ: giáo viên, chƣơng trình đào tạo, ngƣời học, cơ sở vật chất... để không ngừng nâng cao chất lƣợng. Việc tác động phải đƣợc diễn ra liên tục, và có sự biến đổi, điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi của môi trƣờng (trình độ khoa học công nghệ và sự phát triển của xã hội). 2.1.2. Ý nghĩa của nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Thứ nhất: Đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên TTLĐ trong bối cảnh mở cửa hội nhập Đối với một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, việc tích cực mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế đã mở ra những cơ hội lớn trong phát triển kinh tế; nhƣng cũng đặt ra những thách thức mới do những hạn chế về nguồn nhân lực. Theo Mạc Văn Tiến (2010): “Chất lƣợng nguồn nhân lực sẽ là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia”. Theo Ngô Tuấn Anh và Đỗ Đức Trung (2014), những hiệp định thƣơng mại tự do kiểu mới nhƣ TPP có tiêu chuẩn cao với phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm hầu hết tất cả các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, kể cả những cam kết về LĐ; bên cạnh đó, theo Nguyễn Vĩnh Thanh (2014) và Hà Văn Hội (2014) thì việc hình thành AEC sẽ thúc đẩy dòng chu chuyển tự do LĐ có tay nghề trong ASEAN. Do đó, Bùi Thị Minh Tiệp (2015) cho rằng: “LĐ các nƣớc có thể đến Việt Nam làm việc và ngƣợc lại”. Giải pháp mà Đinh Trung Thành (2016) đƣa ra là cần phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Vì vậy, việc mở rộng ĐTN cho LĐNT là hết sức cần thiết; song phải tìm ra đƣợc những giải pháp hiệu quả để vừa mở rộng về quy mô, vừa nâng cao CLĐTN cho LĐNT nhằm giúp cho LĐNT qua ĐTN đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời sử dụng LĐ; tự tin cạnh tranh trên TTLĐ trong và ngoài nƣớc để tìm kiếm cơ hội việc làm, tăng thu nhập khi đất nƣớc mở cửa hội nhập. Thứ hai: Đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Theo Lewis (1954), mô hình 2 khu vực đã chỉ ra rằng công nghiệp tăng trƣởng trên cơ sở sử dụng lao động dƣ thừa từ khu vực nông nghiệp. Với mục
  • 37. 17 tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội là đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, có trình độ phát triển trung bình (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2010); đòi hỏi cần phải chuyển dịch một LLLĐ lớn đang hoạt động trong khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - dịch vụ. Để đảm bảo hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu LĐ, Trần Khánh Hƣng (2013) cho rằng cần phải xác định đƣợc nhu cầu về nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực và tăng cƣờng công tác định hƣớng nghề nghiệp, phân luồng LĐ. Thực tế, hƣớng thực hiện giải pháp trên cũng đã đƣợc triển khai khi Thủ tƣớng Chính phủ (2012a) đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 dạy nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu TTLĐ cả về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo. Riêng với khu vực nông thôn, mỗi năm phấn đấu tổ chức ĐTN cho 1 triệu LĐNT đến năm 2020 (Thủ tƣớng Chính phủ, 2009b). Với những chủ trƣơng, chính sách trên; việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT sẽ rất có ý nghĩa khi giúp tạo ra một LLLĐ qua đào tạo chất lƣợng, có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ quá trình triển khai các mục tiêu đã đề ra trong phát triển kinh tế - xã hội. Thứ ba: Tăng khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp Với sự phát triển nhƣ “vũ bão” của khoa học công nghệ, những thành tựu khoa học công nghệ mới đƣợc áp dụng vào mọi lĩnh vực sản xuất, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Nếu chúng ta mạnh dạn áp dụng và làm chủ đƣợc công nghệ khi áp dụng vào SXKD nông nghiệp sẽ giúp giải phóng đáng kể sức ngƣời, sức vật và nâng cao hiệu quả SXKD trong sản xuất nông nghiệp. Theo Vũ Đình Thắng (2006), việc bồi dƣỡng kiến thức cho ngƣời LĐ nông nghiệp là vấn đề quan trọng, có ảnh hƣởng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Chính vì vậy, ĐTN cho LĐNT phải song hành với việc không ngừng nâng cao CLĐTN để LĐNT qua ĐTN có thể làm chủ đƣợc công nghệ, mạnh dạn áp dụng khoa học vào trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong SXKD nông nghiệp Thứ tư: Đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu LĐ khu vực nông thôn Theo De Sherbinin et al. (2007), di cƣ của con ngƣời là một chiến lƣợc cho sự tồn tại ở nhiều quốc gia đang phát triển; theo UNDP (2009), có khoảng 214
  • 38. 18 triệu ngƣời di cƣ quốc tế trên toàn thế giới, trong khi đó ngƣời di cƣ nội địa cao gấp 4 lần (dẫn theo Lê Quốc Hội và Nguyễn Thị Hoài Thu, 2015). Thực tế cho thấy, di cƣ nội địa tại các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam ngày càng nhanh và có quy mô ngày càng lớn khi LLLĐ nông thôn “ào ạt” tiến vào khu vực thành thị. Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hoá mạnh làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp và tốc độ tăng dân số khu vực nông thôn cao dẫn đến dƣ thừa LĐ khu vực nông thôn; ngoài ra, sự chênh lệch về mức sống, mức thu nhập giữa thành thị và nông thôn cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng thu hút LĐNT di chuyển ra khu vực thành thị. Do đó, cần phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu LĐ khu vực nông thôn thông qua việc phát triển thêm các hình thức sản xuất phi nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất công nghiệp tại khu vực nông thôn để thu hút LĐ dôi dƣ, nâng cao thu nhập cho cƣ dân nông thôn. Mở rộng quy mô ĐTN cho LĐNT gắn với việc không ngừng nâng cao CLĐTN trở thành một nhu cầu cấp thiết; bởi sẽ giúp LĐNT thích ứng đƣợc với những lĩnh vực LĐ sản xuất họ mới tiếp cận. Thứ năm: Thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình Theo Kenichi Ohno (2009) thì bẫy thu nhập trung bình đƣợc hiểu là tình huống một quốc gia bị mắc kẹt tại mức thu nhập đƣợc quyết định bởi nguồn lực nhất định và lợi thế ban đầu và không thể vƣợt quá mức thu nhập đó. Một trong những giải pháp cho những nƣớc đang phát triển, LĐNT chiếm tỷ trọng lớn trong LLLĐ nhƣ Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình là cần phải trang bị cho nguồn nhân lực kỹ năng, kiến thức và năng lực tổ chức cao hơn (Kenichi Ohno và Lê Hà Thanh, 2015). Do đó, việc đào tạo kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho ngƣời LĐ nói chung và LĐNT nói riêng là một trong những đòi hỏi cấp thiết. Trong khi đó, yêu cầu của TTLĐ đối với ngƣời LĐ ngày càng cao; nên việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT không chỉ giúp trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho LĐNT một cách thực chất mà còn giúp LLLĐ này khi tham gia vào TTLĐ đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thứ sáu: Tăng cƣờng sự ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và góp phần phát triển giáo - đào tạo, nâng cao dân trí. Đối với những quốc gia có số lƣợng LĐNT chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu LĐ nhƣ Việt Nam, việc tổ chức ĐTN cho LĐNT có chất lƣợng mang ý nghĩa rất quan trọng. Luôn tồn tại mối quan hệ biện chứng giữa nâng cao CLĐTN cho
  • 39. 19 LĐNT với ổn định xã hội, nâng cao dân trí; những tác động làm thay đổi đến hiện trạng LĐNT sẽ tác động đến cả xã hội. Mối quan hệ tƣơng tác này đƣợc chúng tôi xây dựng thành sơ đồ 2.1. Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa nâng cao chất lƣợng đào tạo và ổn định xã hội Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Theo mối quan hệ này, nếu CLĐTN cho LĐNT tốt sẽ giúp cho LĐNT có đủ năng lực để hành nghề, cải thiện thu nhập; bên cạnh đó, LĐNT qua ĐTN cũng đƣợc nâng cao hiểu biết, có nhận thức đầy đủ trách nhiệm với bản thân và xã hội… từ đó tạo ra sự ổn định về mặt chính trị, an ninh, quốc phòng cho đất nƣớc. 2.1.3. Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.1.3.1. Đối tượng đào tạo nghề Đặc điểm của đối tƣợng đào tạo sẽ có tác động nhất định đến việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Qua nghiên cứu, có thể tổng hợp một số đặc điểm đối tƣợng ĐTN cho LĐNT nhƣ sau: * Những đặc điểm mang tính ƣu điểm - Chịu khó, cần cù LĐ. Đây là một đặc điểm rất tích cực của LLLĐNT. Chính sự chịu khó, cần cù LĐ đã giúp họ giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn, thông thƣờng gắn liền hoặc rất gần với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. - Có nhiều kinh nghiệm thực tế trong LĐ sản xuất. Thông thƣờng, LĐNT gắn bó, tiếp cận với nghề từ nhỏ, có sự kế thừa theo họ tộc, huyết thống nên đƣợc thừa hƣởng những kinh nghiệm trong LĐ sản xuất từ những thế hệ trƣớc truyền lại. - Ham học hỏi. Do luôn tồn tại một khoảng cách nhất định giữa thành thị và nông thôn về mọi mặt. Theo bản năng con ngƣời ta luôn có mong muốn vƣơn lên Đào tạo nghề có chất lƣợng cao Lao động nông thôn Phát triển GD-ĐT, nâng cao dân trí LĐ có việc làm-Tạo thu nhập Ổn định CT, AN, QP
  • 40. 20 và đó là động lực làm cho LĐNT mong muốn có thêm kiến thức để tiến gần đến mức sống, trình độ của khu vực thành thị. * Những đặc điểm mang tính hạn chế - Trình độ, thể lực hạn chế do kinh tế kém phát triển, mức sống thấp. Điều này ảnh hƣởng đến năng suất LĐ và trình độ phát triển kinh tế. - Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng nhƣ trình độ tiếp cận thị trƣờng thấp. Đặc điểm này cũng ảnh hƣởng đến khả năng tự tạo việc làm của LĐ. - LĐNT nƣớc ta còn mang nặng tƣ tƣởng và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thƣờng bảo thủ và thiếu năng động. Để góp phần đạt mục tiêu nâng cao CLĐTN cho LĐNT, đòi hỏi cần phải có những điều chỉnh nhất định để phù hợp với đối tƣợng đào tạo; phát huy và tận dụng những đặc điểm có lợi và hạn chế, khắc phục những mặt hạn chế. 2.1.3.2. Tính đa dạng của ngành nghề đào tạo Ngoài 164 nghề đã đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ĐTN, hiện trong dân còn hàng trăm nghề khác chƣa đƣợc đƣa chính thức vào hệ thống chƣơng trình ĐTN; số nghề này giúp cho ngƣời học để có nghề có thể tìm cho mình cơ hội mƣu sinh. Tuy nhiên, đối với hoạt động ĐTN cho LĐNT có thể chia làm 2 nhóm nghề chính: nhóm nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp. - Với nhóm nghề nông nghiệp, có nhiều thuận lợi trong việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT bởi đối tƣợng đƣợc đào tạo đã có nhiều kinh nghiệm thực tế qua LĐ sản xuất. - Với nhóm nghề phi nông nghiệp, việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT sẽ gặp nhiều khó khăn do còn nhiều nghề mới mẻ với ngƣời đƣợc đào tạo; trong khi khả năng tiếp cận kiến thức mới, sự bảo thủ, ngại thay đổi là một trong những đặc điểm mang tính bản chất của đối tƣợng đào tạo. 2.1.3.3. Sự khác biệt về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo Trong quá trình ĐTN cho LĐNT, ngoài đào tạo những nghề nông nghiệp còn đào tạo cả nhóm nghề phi nông nghiệp. Chính điều kiện sẵn có tại địa phƣơng là tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao CLĐTN cho LĐNT khi triển khai những nhóm nghề nông nghiệp nhƣ các phần dạy thực hành, trải nghiệm thực tế để nâng cao kỹ năng nghề. Nhƣng đối với việc triển khai đào tạo những nghề phi nông nghiệp sẽ gặp
  • 41. 21 rất khó khăn do thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà xƣởng, máy móc... Trong khi các cơ sở ĐTN lớn tập trung chủ yếu tại thành thị thì các cơ sở dạy nghề tuyến huyện, xã lại không đủ cơ sở vật chất cần thiết. Do dó, để nâng cao CLĐTN đối với nhóm nghề phi nông nghiệp mà quá trình ĐTN đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đặc thù cần quan tâm đến việc lựa chọn nghề đào tạo phù hợp với cơ sở vật chất hoặc linh hoạt trong phƣơng thức tổ chức ĐTN (kết hợp ĐTN tại địa phƣơng và thực tập, kiến tập tại các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp có đủ cơ sở vật chất cần thiết). 2.1.4. Nội dung nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.1.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn Theo Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm (2012), xác định nhu cầu đào tạo là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo, đào tạo kỹ năng nào, cho loại LĐ nào và bao nhiêu ngƣời. Trong khi đó, theo Trần Kim Dung (2013) thì một trong những yêu cầu để xác định chính xác nhu cầu đào tạo là cần nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu của ngƣời LĐ. Đối với ĐTN cho LĐNT, nhu cầu ĐTN là những đòi hỏi của TTLĐ về số lƣợng LĐ, nghề đào tạo, trình độ đào tạo, mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ của LĐNT qua ĐTN theo từng trình độ… và khả năng đáp ứng những đòi hỏi trên sẽ phản ánh mức độ CLĐTN cho LĐNT. Do đó, nội dung xác định nhu cầu đào tạo đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu nâng cao CLĐTN cho LĐNT. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trƣờng với sự vận hành của các quy luật khách quan sẽ tạo ra sự mở rộng TTLĐ cho LĐNT, hiện tƣợng di chuyển LĐNT giữa các địa phƣơng và thậm chí ra TTLĐ nƣớc ngoài là tất yếu. Do đó, khi nghiên cứu CLĐTN cho LĐNT, ngoài việc phân tích nhu cầu ĐTN đáp ứng TTLĐ tại địa phƣơng, còn cần phải phân tích nhu cầu ĐTN đáp ứng cho việc di chuyển LĐ giữa các tỉnh và xuất khẩu LĐ. 2.1.4.2. Các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Nhƣ đã thống nhất ở trên, “Nâng cao CLĐTN cho LĐNT là quá trình tác động làm tăng kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp của ngƣời đƣợc ĐTN nhằm đáp ứng tốt nhất đòi hỏi, yêu cầu của ngƣời sử dụng LĐ trong từng thời kỳ nhất định...”. Các tác động có thể ở phạm vi vĩ mô nhƣ thay đổi các chủ trƣơng, chính sách, luật pháp... của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trung ƣơng về ĐTN nhằm tạo môi trƣờng cho hoạt động ĐTN phát triển theo định
  • 42. 22 hƣớng chất lƣợng; hoặc cũng có thể tác động ở phạm vi vi mô, hay có thể coi là tác động trực tiếp vào những yếu tố bên trong quá trình đào tạo tại từng CSDN để cải biến chất lƣợng đào tạo. Tiếp cận theo hƣớng thứ hai, Tổ chức Lao động quốc tế đã xác định có 9 nhóm tiêu chí với 100 tiêu chí cụ thể mà các CSDN cần phải cải thiện không ngừng trong quá trình ĐTN để đảm bảo chất lƣợng đào tạo, 9 nhóm tiêu chí chính gồm: tôn chỉ mục đích; tổ chức quản lý; chƣơng trình đào tạo; cán bộ quản lý và giáo viên; thƣ viện và học liệu; tài chính; khuôn viên và cơ sở hạ tầng; xƣởng thực hành, thiết bị đầu tƣ; dịch vụ học sinh (dẫn theo Nguyễn Đình Trƣờng, 2009). Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTN tại Việt Nam cũng cho rằng việc nâng cao CLĐTN nói chung và CLĐTN cho LĐNT nói riêng sẽ đạt đƣợc khi các điều kiện nhƣ: mục tiêu và nhiệm vụ; công tác tổ chức và quản lý; hoạt động dạy và học tốt; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; chƣơng trình, giáo trình; thƣ viện; CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học; quản lý tài chính; các dịch vụ cho ngƣời học nghề... đƣợc đáp ứng mức tốt nhất (Bộ LĐ-TB&XH, 2008a; 2008b; 2010a). Thực tiễn triển khai ĐTN cho LĐNT tại Việt Nam thời gian qua cho thấy còn nhiều tồn tại, bất cập; đặc biệt là CLĐTN còn rất hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc TTLĐ, ngoài ra “CLĐTN cho LĐNT chƣa đồng đều trên phạm vi cả nƣớc” và nguyên nhân của những tồn tại đƣợc cho là “danh mục ĐTN cho LĐNT tại một số địa phƣơng vẫn còn dàn trải; việc đầu tƣ CSVC và trang thiết bị dạy nghề còn dàn trải, thiếu đồng bộ; một số địa phƣơng chƣa phê duyệt định mức chi phí đào tạo cho từng nghề; có nhiều chính sách liên quan nhƣng chƣa tổ chức thống nhất nên có sự phân tán nguồn lực” (Bộ LĐ-TB&XH, 2016). Nhƣ vậy, xét cả về mặt lý luận và thực tiễn thì hoạt động nâng cao CLĐTN cho LĐNT tại mỗi địa phƣơng ngoài việc chờ sự thay đổi tích cực từ các chủ trƣơng, chính sách của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cấp trung ƣơng về ĐTN; địa phƣơng cần tích cực, chủ động triển khai các hoạt động nhằm tác động theo hƣớng tích cực đến các điều kiện, tiền đề cơ bản để nâng cao chất lƣợng nhƣ: i) cơ chế tổ chức quản lý đào tạo; ii) nhân lực phục vụ đào tạo; iii) chƣơng trình đào tạo, giáo trình và tài liệu học tập; iv) cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học; v) dịch vụ cho ngƣời học; vi) nguồn tài chính và quản lý tài chính.
  • 43. 23 2.1.4.3. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn Kết quả thu đƣợc từ việc tổ chức hoạt động ĐTN cho LĐNT có thể đƣợc phản ánh trên nhiều góc độ: nhƣ số lƣợng LĐNT đƣợc đào tạo; chất lƣợng đào tạo; những tác động của việc trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho LĐNT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn; giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập cho nông dân; hoặc các mục tiêu về an sinh xã hội khác… Tuy nhiên, đối với việc tổ chức hoạt động ĐTN cho LĐNT có kèm theo các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc, thì việc phản ánh kết quả ĐTN cho LĐNT phải dựa trên cơ sở các mục tiêu đề ra khi áp dụng các chính sách hỗ trợ để tổ chức ĐTN cho LĐNT. Theo Thủ tƣớng Chính phủ (2009b), những mục tiêu chính hƣớng tới khi triển khai tổ chức ĐTN cho LĐNT gồm một số chỉ tiêu nhƣ: tăng tỷ lệ LĐNT qua đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển CNH, HĐH; cải thiện cơ hội việc làm, thu nhập cho LĐNT và đặc biệt là việc hỗ trợ LĐNT thuộc các đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi, ngƣời gặp hoàn cảnh khó khăn khu vực nông thôn… có khả năng tiếp cận với cơ hội học tập, trang bị kiến thức nghề nghiệp để thay đổi cuộc sống. 2.1.4.4. Đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Chất lƣợng đào tạo nghề cho LĐNT là một khái niệm khá trừu tƣợng, có thể nhìn dƣới nhiều góc độ khác nhau. Do đó, để phản ánh một cách chính xác thực trạng CLĐTN cho LĐNT, cần phải đánh giá một cách đa chiều. Các đối tƣợng tham gia đánh giá bao gồm: cơ quan quản lý nhà nƣớc về ĐTN, CSDN, đội ngũ GV, ngƣời học nghề, ngƣời LĐ và ngƣời sử dụng LĐ. Trong đó: i) Cơ quan quản lý nhà nƣớc về ĐTN đánh giá thông qua mức độ đạt các yêu cầu trong công tác kiểm định chất lƣợng của các CSDN, kết quả đánh giá này sẽ phản ánh CSDN khi tham gia hoạt động ĐTN cho LĐNT có đạt chất lƣợng hay không và đạt mức nào. ii) CSDN tự đánh giá về CLĐTN của đơn vị mình thông qua mức độ đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động đào tạo, với mỗi mức điều kiện đảm bảo khác nhau sẽ phản ánh mức CLĐTN mà đơn vị đó đạt đƣợc khi tham gia vào hoạt động ĐTN cho LĐNT. iii) Đội ngũ giáo viên đánh giá CLĐTN cho LĐNT qua mức độ về kiến thức, kỹ năng, thái độ của LĐNT có đƣợc sau quá trình ĐTN. iv) Ngƣời học nghề (LĐNT đang học nghề và LĐNT qua ĐTN đang đi làm) đánh giá CLĐTN cho LĐNT thông qua các tiêu chí: cơ
  • 44. 24 hội tìm kiếm việc làm, mức thu nhập, khả năng thích ứng với công việc, cơ hội thăng tiến trong công việc và khả năng tự tạo việc làm. Mức độ hài lòng của LĐNT học nghề đối với các tiêu chí trên càng cao thì CLĐTN cho LĐNT càng cao; và ngƣợc lại. v) Ngƣời sử dụng LĐ đánh giá CLĐTN cho LĐNT thông qua mức độ đáp ứng các yêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp của LĐNT qua ĐTN khi tuyển dụng và sử dụng. Mức độ đáp ứng của LĐNT qua ĐTN đối với các yêu cầu của ngƣời sử dụng LĐ sẽ phản ánh mức CLĐTN cho LĐNT. 2.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Thời gian qua, trong các nghiên cứu về vấn đề chất lƣợng đào tạo nói chung và CLĐTN nói riêng, đã có nhiều góc nhìn khác nhau khi phân tích về các nhân tốt ảnh hƣởng đến chất lƣợng, cụ thể nhƣ sau: Mặc dù, giữa đào tạo trình độ đại học và ĐTN có sự khác biệt nhất định; nhƣng điểm chung của 2 hình thức đào tạo này đều hƣớng đến việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cho ngƣời học (trong ĐTN coi trọng mục tiêu kỹ năng nghề nghiệp hơn đào tạo đại học). Do đó, có thể tham khảo cách thức tiếp cận xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng trong đào tạo đại học hoặc các trình độ khác để tham chiếu vào hoạt động ĐTN. Theo Harman (1992), các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo đại học gồm 6 nhóm nhân tố, cụ thể đƣợc trình bày tại bảng 2.1. Bảng 2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo đại học theo quan điểm của Harman STT Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo 1 Nguồn lực của cơ sở đào tạo 2 Số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ và giảng viên thuộc cơ sở đào tạo 3 Sự chuẩn bị của sinh viên trƣớc khi tham gia các khóa học 4 Chƣơng trình và phƣơng pháp sƣ phạm 5 Đầu ra đáp ứng với nhu cầu sử dụng lao động 6 Hệ thống đảm bảo chất lƣợng Nguồn: Harman (1992) Với góc nhìn của Harman (1992), chất lƣợng đào tạo đại học chủ yếu bị ảnh hƣởng bởi các nhân tố bên trong nhà trƣờng, bên trong quá trình đào tạo; các nhân tố bên ngoài nhà trƣờng, bên ngoài quá trình đào tạo chƣa đƣợc đề cập tới.
  • 45. 25 Trong các nghiên cứu khác, các tác giả Đỗ Ngọc Đạt (1997) và Bùi Minh Hiền và cs. (2006) cơ bản thống nhất quan điểm là quá trình đào tạo bao gồm 10 nhân tố, gồm: 1- Mục tiêu đào tạo; 2- Nội dung đào tạo; 3- Phƣơng pháp đào tạo; 4- Lực lƣợng đào tạo (ngƣời dạy); 5- Đối tƣợng đào tạo (ngƣời học); 6- Tổ chức đào tạo; 7- Điều kiện đào tạo; 8- Môi trƣờng đào tạo; 9- Quy chế đào tạo; 10- Bộ máy đào tạo. Từ mƣời nhân tố trên, ngƣời ta có thể rút ra sáu nhân tố cốt lõi bao gồm: 1- Mục tiêu đào tạo; 2- Nội dung đào tạo; 3- Phƣơng pháp đào tạo; 4- Đối tƣợng đào tạo; 5- Thiết bị dạy học; 6- Lực lƣợng đào tạo (dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2009). Sáu nhân tố cốt lõi giữ vai trò chính, cùng với 4 nhân tố còn lại sẽ quyết định đến chất lƣợng đào tạo. Khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc đảm bảo chất lƣợng đào tạo, Nguyễn Văn Hùng (2009) đã mô hình hóa mối quan hệ tƣơng quan giữa các nhân tố tác động đến chất lƣợng đào tạo nhƣ sau: Sơ đồ 2.2. Các nhân tố tác động đến đảm bảo chất lƣợng đào tạo Nguồn: Nguyễn Văn Hùng (2009) Theo Đỗ Đình Trƣờng (2009), mặc dù các nhân tố ảnh hƣởng tới CLĐTN không đƣợc tác giả phân biệt rõ thành 2 nhóm: bên trong và bên ngoài. Nhƣng tác giả cũng vẫn xác định ngoài các nhân tố bên trong quá trình ĐTN thì vẫn tồn Chất lƣợng đào tạo Pháp luật, chính sách Chƣơng trình đào tạo Cơ chế điều hành, quản lý đào tạo Tổ chức đào tạo Cơ sở vật chấtNhu cầu của nền kinh tế Phát triển khoa học, công nghệ Mội trƣờng tự nhiên, xã hội Cơ chế quản lý Chất lƣợng đội ngũ CBQL, CBGD Mục tiêu đào tạo Các yếu tố bên trong Các yếu tố bên ngoài