SlideShare a Scribd company logo
1 of 207
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỒNG THỊ VÂN HỒNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC
CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
HÀ NỘI, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỒNG THỊ VÂN HỒNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC
CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 62.31.01.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN
PGS.TS. DƯƠNG ĐỨC LÂN
HÀ NỘI, 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm
Nghiên cứu sinh
Đồng Thị Vân Hồng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ
quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính
trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể giáo viên hướng
dẫn: PGS.TS Ngô Thị Thuận - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; PGS.TS Dương
Đức Lân –Tổng cục Dạy nghề, các thầy, cô đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình
chu đáo, kịp thời trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh
tế và phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng cùng toàn thể các thầy, cô
giáo thuộc Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các đơn vị chức năng thuộc Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và tạo điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các vụ chức năng của Tổng cục Dạy nghề, của Bộ
Nông nghiệp và PTNT, Ban Giám hiệu các trường Cao đẳng nghề vùng Đồng bằng
sông Hồng đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin
phục vụ luận án.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, người thân trong
gia đình đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh
Đồng Thị Vân Hồng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ x
DANH MỤC CÁC HỘP x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ x
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
3.2.1. Về nội dung 4
3.2.2. Về không gian 4
3.2.3. Về thời gian 4
4. Những đóng góp mới của luận án 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 6
1.1. Lý luận về năng lực và nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề 6
1.1.1. Các khái niệm 6
1.1.2. Các loại năng lực 13
1.1.3. Ý nghĩa nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề 15
1.1.4. Nội dung, tiêu chí đánh giá năng lực các trường cao đẳng nghề 17
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề 23
iv
1.2. Thực tiễn nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề trên thế giới
và ở Việt Nam 29
1.2.1. Thực tiễn năng lực của các trường cao đẳng nghề ở các nước trên thế giới 29
1.2.2. Thực tiễn nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề ở Việt Nam 32
1.2.3. Những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề 34
1.3. Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến nâng cao năng lực của các
trường cao đẳng nghề 35
Tóm tắt chương 1 37
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đặc điểm cơ bản địa bàn nghiên cứu 38
2.1.1. Đặc điểm chung của vùng đồng bằng sông Hồng 38
2.1.2. Đặc điểm giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng sông Hồng 40
2.1.3. Đặc điểm các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu 49
2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 49
2.2.2. Khung phân tích năng lực các trường cao đẳng nghề 50
2.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 52
2.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu 53
2.2.5. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu 54
2.2.6. Phương pháp phân tích thông tin 55
2.2.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 58
2.2.8. Cách tính toán một số chỉ tiêu nghiên cứu 59
Tóm tắt chương 2 62
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 63
3.1. Thực trạng năng lực tổ chức quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học,
cơ sở vật chất của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 63
3.1.1. Năng lực tổ chức quản lý 63
3.1.2. Năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học 72
3.1.3. Năng lực cơ sở vật chất 80
v
3.1.4. Năng lực tổng hợp 85
3.2. Kết quả đào tạo nghề của các trường cao đẳng nghề 88
3.2.1. Kết quả tuyển sinh 88
3.2.2. Kết quả học tập hàng năm 90
3.2.3. Kết quả thi tốt nghiệp 91
3.2.4. Kết quả việc làm và thu nhập 95
3.3. Đánh giá năng lực các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 98
3.3.1. Xếp hạng cấp độ năng lực 98
3.3.2. Mối quan hệ giữa năng lực yếu tố đầu vào với kết quả đào tạo của các
trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 99
3.3.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức các trường cao đẳng nghề 101
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng
đồng bằng sông Hồng 106
3.4.1. Nhóm yếu tố bên trong 106
3.4.2. Nhóm yếu tố bên ngoài 115
3.4.3. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố 121
Tóm tắt chương 3 123
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIÁI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 124
4.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp 124
4.1.1. Thực trạng năng lực các trường cao đẳng nghề và bối cảnh kinh tế xã
hội Việt Nam 124
4.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế 126
4.1.3. Chiến lược đào tạo nghề của Việt Nam giai đoạn 2015 đến năm 2020 126
4.1.4. Dự báo nhu cầu nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011 - 2020 127
4.2. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề
vùng đồng bằng sông Hồng 128
4.2.1. Quan điểm 128
4.2.2. Định hướng 128
4.3. Các giải pháp 130
vi
4.3.1. Giải pháp chung cho các trường cao đẳng nghề 130
4.3.2. Giải pháp riêng cho từng nhóm trường 142
Tóm tắt chương 4 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
1. Kết luận 147
2. Kiến nghị 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 156
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ LĐ TB và XH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Bộ GD - ĐT Bộ Giáo dục Đào tạo
Bộ Nông nghiệp và PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CBQL Cán bộ quản lý
CĐN Cao đẳng nghề
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTXH Chính trị xã hội
CSDN Cơ sở dạy nghề
CSVC Cơ sở vật chất
CSSK Chăm sóc sức khỏe
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐTN Đào tạo nghề
HSSV Học sinh sinh viên
LĐ Lao động
NCKH Nghiên cứu khoa học
NSNN Ngân sách nhà nước
TBDH Thiết bị dạy học
TCN Trung cấp nghề
TCDN Tổng cục Dạy nghề
TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TTDN Trung tâm dạy nghề
SCN Sơ cấp nghề
Sở LĐTB và XH Sở Lao động Thương binh và Xã hội
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1. Số lượng các trường đại học, cao đẳng vùng đồng bằng sông Hồng
năm 2012 41
2.2. Quá trình hình thành và phát triển các trường cao đẳng nghề 43
2.3. Số lượng các trường cao đẳng nghề được thành lập mới hàng năm theo
đơn vị hành chính của vùng 44
2.4. Số lượng các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng được
thành lập mới hàng năm theo hình thức sở hữu và cấp quản lý 45
2.5. Các chương trình, dự án hỗ trợ các trường cao đẳng nghề vùng đồng
bằng sông Hồng 48
2.6. Tổng hợp số lượng các trường cao đẳng nghề, cán bộ quản lý, giáo
viên, sinh viên, doanh nghiệp chọn khảo sát vùng đồng bằng sông
Hồng 53
2.7. Điểm chuẩn đánh giá các tiêu chí kiểm định của trường cao đẳng nghề 60
3.1. Điểm kiểm định các tiêu chí thể hiện năng lực tổ chức quản lý của các
trường cao đẳng nghề ở các tỉnh/thành phố vùng đồng bằng sông
Hồng 64
3.2. Điểm kiểm định thực tế các tiêu chí thể hiện năng lực tổ chức quản lý
của các trường cao đẳng nghề thuộc hình thức sở hữu và cấp quản lý
vùng đồng bằng sông Hồng 66
3.3. Các khoản thu, chi hàng năm các trường cao đẳng nghề vùng đồng
bằng sông Hồng (Tính bình quân 1 trường cao đẳng nghề điều tra) 67
3.4. Nguồn lực tài chính các trường cao đẳng nghề năm 2012 69
3.5. Kết quả khảo sát của cán bộ quản lý về xác định mục tiêu nhiệm vụ
của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 71
3.6. Điểm kiểm định các tiêu chí thể hiện năng lực đào tạo và nghiên cứu
khoa học của các trường cao đẳng nghề thuộc tỉnh, thành phố vùng
đồng bằng sông Hồng 73
viii
3.7. Số lượng cán bộ công nhân viên và giáo viên bình quân 1 trường cao
đẳng nghề qua các năm 75
3.8. Điểm kiểm định thực tế các tiêu chí thể hiện năng lực đào tạo và
nghiên cứu khoa học của các trường cao đẳng nghề thuộc loại hình sở
hữu và cấp quản lý vùng đồng bằng sông Hồng 77
3.9. Kết quả khảo sát sinh viên về giáo viên, cán bộ quản lý 78
3.10. Điểm kiểm định các tiêu chí thể hiện năng lực cơ sở vật chất của các
trường cao đẳng nghề thuộc các tỉnh thành phố vùng đồng bằng sông
Hồng 81
3.11. Điểm kiểm định thực tế các tiêu chí thể hiện năng lực cơ sở vật chất của
các trường cao đẳng nghề thuộc loại hình sở hữu và cấp quản lý vùng
đồng bằng sông Hồng 82
3.12. Kết quả khảo sát giáo viên và sinh viên về cơ sở vật chất các trường
cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 84
3.13. Tổng hợp điểm kiểm định thể hiện năng lực các trường cao đẳng nghề
vùng đồng bằng sông Hồng 86
3.14. Số lượng học sinh, sinh viên tuyển sinh bình quân 1 trường cao đẳng
nghề qua các năm 89
3.15. Kết quả học tập của sinh viên năm thứ ba hệ cao đẳng nghề của các
trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 90
3.16. Số lượng học sinh, sinh viên dự thi tốt nghiệp hàng năm của các trường
cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng theo hình thức sở hữu 91
3.17. Số lượng học sinh, sinh viên dự thi tốt nghiệp hàng năm của các
trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng theo cấp quản lý 92
3.18. Kết quả thi tốt nghiệp năm 2012 hệ cao đẳng nghề của các trường cao
đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 93
3.19. Kết quả xếp loại tốt nghiệp hệ cao đẳng nghề của các trường cao đẳng
nghề vùng đồng bằng sông Hồng từ 2010 – 2012 94
3.20. Kết quả có việc làm sinh viên hệ cao đẳng của các trường cao đẳng
nghề vùng đồng bằng sông Hồng từ 2010 -2012 95
ix
3.21. Kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề 96
3.22. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp về tham gia đào tạo
nghề ở các trường cao đẳng nghề vùng ĐBSH 97
3.23. Kết quả xếp hạng cấp độ các trường cao đẳng nghề đại diện vùng
đồng bằng sông Hồng 98
3.24. Điểm kiểm định và số lượng sinh viên tuyển sinh hệ cao đẳng nghề
bình quân 1 trường qua các năm 100
3.25. Đánh giá của doanh nghiệp về trình độ làm việc của lao động qua đào
tạo tại các trường cao đẳng nghề vùng ĐBSH 101
3.26. Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của các trường cao đẳng nghề
vùng đồng bằng sông Hồng 102
3.27. Ma trận kết hợp điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách thức để đề
xuất giải pháp nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề vùng đồng
bằng sông Hồng 105
3.28. Kết quả khảo sát sinh viên về một số thông tin 110
3.29. Mức học phí thực tế chi trả bình quân 1 tháng năm 2012 theo loại
hình trường 111
3.30. Kết quả thăm dò ý kiến của học sinh học nghề về cơ sở vật chất kỹ
thuật các trường cao đẳng nghề 114
3.31. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về bộ quy chế 118
3.32. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về hệ thống tổ chức quản lý 120
3.33. Kết quả khảo sát giáo viên về một số thông tin 121
4.1. Dự báo nhu cầu nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 127
4.2. Mức học phí dự tính có khả năng chi trả theo loại hình trường cao
đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng ở các năm tiếp theo 143
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
2.1. Bản đồ vùng đồng bằng sông Hồng .......................................................................... 38
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
TT Tên đồ thị Trang
3.1. Số lượng giáo viên theo trình độ đào tạo năm 2012 ......................................107
3.2. Cơ cấu trình độ kỹ năng nghề của giáo viên năm 2012 .................................108
3.3. Cơ cấu giáo viên qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm năm 2012 .........................108
3.4. Cơ cấu giáo viên qua đào tạo ngoại ngữ năm 2012 .......................................109
3.5. Cơ cấu giáo viên qua đào tạo tin học năm 2012 ............................................109
DANH MỤC CÁC HỘP
TT Tên hộp Trang
3.1. Cần khai thác hết thiết bị đã đầu tư.................................................................84
3.2. Một số bất cập về máy móc thiết bị phục vụ đào tạo.......................................85
3.3. Tuyển dụng sinh viên làm việc tại Hàn Quốc..................................................97
3.4. Học phí cao thì chất lượng cũng phải cao......................................................109
3.5. Sự lựa chọn học liên thông............................................................................112
3.6. Khó khăn giữa đào tạo và môi trường làm việc thực tế .................................113
3.7. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ...............................................................117
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
TT Tên sơ đồ Trang
2.1. Hệ thống tổ chức quản lý các trường cao đẳng nghề ....................................... 46
2.2. Phương pháp tiếp cận theo quy trình người học ............................................. 49
2.3. Khung phân tích nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề ....................... 51
2.4. Phương pháp phân tích SWOT của các trường cao đẳng nghề vùng đồng
bằng sông Hồng.......................................................................................... 56
3.1 Sơ đồ Venn về quan hệ giữa năng lực và các yếu tố ảnh hưởng ......................122
4.1. Những vấn đề cần nghiên cứu để nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề.... 125
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của các trường đại học và cao đẳng, các trường cao
đẳng nghề (CĐN) đã góp phần cung cấp cho thị trường lao động và xã hội một
lực lượng lao động có kỹ năng nghề cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Đến nay cả nước có 165 trường cao đẳng nghề đã góp phần cung
cấp hàng ngàn lao động có tay nghề đang làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh
doanh trong và ngoài nước (Tổng cục Dạy nghề, 2014).
Việt Nam là một trong các nước đang phát triển, một vài thập kỷ gần đây tốc
độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định ở mức khá cao. Trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu về lao động
chất lượng cao của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Vì vậy, sự nghiệp đào tạo
nghề đang có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đầy thách thức. Làm thế nào để
đáp ứng đủ cho nền kinh tế lực lượng lao động có kỹ năng nghề cả về số lượng, chất
lượng và cơ cấu nghề, cơ cấu trình độ đào tạo? Làm thế nào để thay thế dần một bộ
phận lao động nước ngoài đang làm việc ở những vị trí quan trọng trong các doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam? Làm thế nào để từ 2015 khi ASEAN trở thành cộng đồng
thì lao động có tay nghề cao của Việt Nam, đủ sức cạnh tranh để không bị mất lợi
thế trong khu vực? Những thách thức kể trên là vô cùng to lớn, chính vì vậy Ban Bí
Thư Trung Ương Đảng đã ban hành chỉ thị số 37 về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng về đào tạo lao động có tay nghề cao; ngày 23/5/2014 Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt đề án phát triển các trường nghề chất lượng cao đến năm 2020. Có thể nói
rằng chưa bao giờ Đảng và Nhà nước lại dành sự quan tâm đến đào tạo nghề và đặc
biệt là đào tạo nghề chất lượng cao như giai đoạn hiện nay. Kinh nghiệm của nhiều
quốc gia phát triển trên thế giới cũng chỉ ra rằng, chất lượng nguồn nhân lực, đặc
biệt là chất lượng nhân lực có tay nghề cao là yếu tố quyết định để hình thành năng
lực cạnh tranh quốc gia, yếu tố quyết định sự thành công trong bối cảnh hội nhập
quốc tế và khu vực.
Đứng trước yêu cầu đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,
đòi hỏi các trường cao đẳng nghề, nơi đào tạo nghề ở ba cấp trình độ là cao đẳng
nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề phải có đủ năng lực để đảm bảo chất lượng
2
dạy nghề. Tuy nhiên, chương trình đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề hiện nay
còn chưa đáp ứng yêu cầu về lao động cho các thị trường lao động, một trong
những nguyên nhân làm cho 49% lao động làm việc ở nước ngoài buộc phải về
nước trước thời hạn do ngoại ngữ và tay nghề yếu (Cục Quản lý lao động ngoài
nước, 2012). Sự phân bố các trường dạy nghề theo ngành, địa phương còn nhiều
bất cập, thiếu định hướng. Mạng lưới dạy nghề chưa gắn với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như của địa phương, chưa gắn với nhu
cầu của xã hội. Các trường, trung tâm dạy nghề đều gặp phải sự bất cập về nguồn
lực đầu tư cho mạng lưới cơ sở dạy nghề còn hạn hẹp, dàn trải chưa tập trung
đồng bộ theo nghề. Đây là một trong những yếu tố làm cho quy mô đào tạo nhỏ
bé, chương trình đào tạo chậm đổi mới, trang thiết bị phương tiện giảng dạy, thực
hành thiếu và lạc hậu, do đó số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu cấp
trình độ đào tạo còn chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của lao động trực tiếp
trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dạy
nghề nhanh, bền vững (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2011b).
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng có số lượng tuyển sinh lớn nhất cả
nước và là vùng tập trung đông nhất các trường cao đẳng nghề, chiếm 37,41% trên
tổng số các trường cao đẳng nghề trong cả nước (Tổng cục Dạy nghề, 2013). Các
trường cao đẳng nghề đều mong muốn đào tạo đội ngũ lao động tay nghề cao đáp
ứng nhu cầu thị trường lao động. Nhưng, cũng trong bối cảnh trên, so với tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng thì hầu hết chất lượng các trường cao đẳng nghề còn
thấp, chương trình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và
hội nhập quốc tế. Phần lớn các trường chưa có những chương trình hỗ trợ sinh viên
những kỹ năng cần thiết cho công việc sau khi ra trường, ít có sự liên kết giữa
trường và doanh nghiệp.
Từ thực trạng hệ thống các trường cao đẳng nghề và nhu cầu học nghề
vùng ĐBSH để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng thì việc nghiên cứu
nhằm nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu học nghề của
người lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn của vùng ĐBSH là cần thiết, góp
phần giải quyết việc làm, giảm bất ổn cho nền kinh tế và xã hội.
3
Vì vậy, nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Năng lực, các tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực của các
trường CĐN là gì?
(2) Năng lực và các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực của các
trường CĐN vùng ĐBSH trong những năm qua như thế nào?
(3) Kết quả đào tạo nghề của các trường CĐN vùng ĐBSH có đáp ứng
nhu cầu các đơn vị sử dụng lao động hay không? Tại sao?
(4) Nâng cao năng lực cho các trường CĐN vùng ĐBSH trong những năm
tới cần theo định hướng nào và nên áp dụng những giải pháp cụ thể nào?
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực các
trường CĐN vùng ĐBSH mà đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho các
trường cao đẳng nghề vùng ĐBSH thực hiện được mục tiêu và chiến lược đào tạo
nghề của Việt Nam đến năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm những lý luận và thực tiễn về năng lực,
nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của
các trường cao đẳng nghề vùng ĐBSH những năm qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các trường cao đẳng
nghề vùng ĐBSH trong những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn
về nâng cao năng lực của các trường CĐN được thể hiện qua những đối tượng
cụ thể sau:
- Các trường cao đẳng nghề theo các loại hình sở hữu, cấp quản lý, địa
điểm (tỉnh/thành phố); Một số nghề đào tạo chính; Các cán bộ, giảng viên, sinh
viên; Cơ sở vật chất; Vốn và nguồn vốn huy động.
4
- Các cơ quan quản lý các trường CĐN: Tổng cục Dạy nghề; Bộ chủ quản;
Sở LĐ TB và XH; Doanh nghiệp...
- Các đơn vị sử dụng lao động được đào tạo từ các trường cao đẳng nghề:
Doanh nghiệp...
- Các cơ chế chính sách về dạy nghề.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung
Tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực và nâng
cao năng lực các trường CĐN; Đánh giá thực trạng năng lực của các trường CĐN
(Năng lực tổ chức quản lý, năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học, năng lực cơ sở
vật chất, kết quả đào tạo); Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các
trường CĐN và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các trường CĐN
vùng ĐBSH.
3.2.2. Về không gian
Đề tài được thực hiện trên phạm vi các trường CĐN vùng ĐBSH, một số
nội dung chuyên sâu được khảo sát tại các trường CĐN đại diện cho các nghề, loại
hình sở hữu, cấp quản lý và các tỉnh vùng ĐBSH.
3.2.3. Về thời gian
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này được thu thập từ năm 2005 –
2013. Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập chủ yếu trong
năm 2012, có cập nhật hàng năm. Các giải pháp đề xuất sẽ áp dụng từ 2015 đến
2020.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Làm rõ thêm những lý luận về năng lực, yếu tố cấu thành năng lực và
nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề theo các quan điểm khác nhau,
theo các tiêu chí, nội dung, phương pháp đánh giá và xếp hạng mức độ năng lực
của các trường cao đẳng nghề.
- Cung cấp cơ sở dữ liệu phong phú và tin cậy về thực trạng năng lực; Các
cấp độ năng lực các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng theo các
phương diện (Năng lực tổ chức quản lý, năng lực đào tạo & nghiên cứu khoa
học, năng lực cơ sở vật chất, kết quả đào tạo); Nhu cầu của các đơn vị sử dụng
5
lao động trong vùng; So sánh được năng lực các trường cao đẳng nghề vùng đồng
bằng sông Hồng với các tiêu chí kiểm định; Chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến năng
lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng. Các dữ liệu này có
thể sử dụng cho các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà giảng dạy tham khảo để tiếp
tục hoàn thiện chính sách, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cho
các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.1. Lý luận về năng lực và nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Năng lực và các yếu tố cấu thành năng lực
Theo Boyatzis (1981), năng lực giải quyết công việc là đặc tính cơ bản của con
người trong việc thực hiện công việc một cách có hiệu quả, năng lực cá nhân là cần
thiết nhưng chưa đủ. Cần phải xem xét thêm về mối liên hệ giữa năng lực và môi
trường hoạt động bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài. Những đặc tính cơ
bản của con người giúp con người thực hiện công việc có hiệu quả gọi là năng
lực. Năng lực giải quyết công việc bao gồm động cơ, cá tính, kỹ năng, kiến thức,
tự nhận thức về chính bản thân hoặc vai trò xã hội.
Theo quan điểm này tuy có phần đơn giản nhưng cũng chỉ ra được một số
yếu tố cấu thành năng lực.
Theo Vũ Dũng (2000), năng lực là tập hợp các tính chất tâm lý cá nhân,
đóng vai trò điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một hoạt
động nhất định. Nhiều nghiên cứu cho rằng các đặc điểm tâm lý khác nhau của
năng lực cho phép phân loại thành năng lực chung (thỏa mãn đồng thời nhiều
dạng hoạt động) và năng lực riêng (thích ứng với một dạng hoạt động nhất định).
Năng lực làm việc được định nghĩa là khả năng tiềm tàng của cá nhân nhằm hoàn
thành một hoạt động với hiệu suất được đề ra trong một thời gian nhất định.
Năng lực làm việc của con người không phải là bất biến mà thay đổi trong quá
trình hoạt động. Sự biến đổi của năng lực làm việc phụ thuộc vào loại hình công
việc, đặc điểm tâm sinh lý cá nhân, tình trạng sức khỏe và trình độ chuyên môn.
Như vậy, theo cách tiếp cận này, năng lực được diễn đạt dưới hai hình
thức: năng lực nói chung và năng lực làm việc, song chúng có phần chung. Đó là
những khả năng của cá nhân (có thể biết được và cũng có thể chưa biết) đóng vai
trò điều kiện bên trong, tạo thuận lợi để hoàn thành một hoạt động.
7
Cách tiếp cận nói trên chưa chỉ rõ được cụ thể các thành phần cấu thành
năng lực, mới chỉ đề cập tính chất chung của các thành phần cấu trúc năng lực,
chúng thay đổi tùy theo loại hình hoạt động.
Theo Keen (2000), chuyên gia quốc tế người Thụy Điển trong bài thuyết
trình về tăng cường năng lực quản lý cho cán bộ cao cấp của Thành phố Hồ Chí
Minh ngày 19/8/2000, bà đã đưa ra quan niệm về năng lực như sau:
Từ “năng lực” có nguồn gốc từ tiếng la tinh “competentia” có nghĩa là sự
nhất trí hòa hợp. Nhất trí, hòa hợp ở đây hiểu theo nghĩa nhất trí hòa hợp giữa
tình hình, kết quả thực hiện, nhiệm vụ và khả năng. Nói cụ thể hơn thì “năng lực
là khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Đối với Keen (2000), kiến thức và kỹ năng có quan hệ mật thiết với nhau. Kỹ
năng được hình thành qua quá trình áp dụng những kiến thức đã học. Tuy nhiên giữa
kiến thức và kỹ năng cũng có những sự khác nhau nhất định. Hiểu rõ được sự khác
nhau này sẽ giúp cho công tác đào tạo, phát triển năng lực có hiệu quả.
Quan niệm về năng lực của Keen (2000), khá đơn giản nhưng rất thích
hợp cho việc đánh giá năng lực trong hoàn cảnh nước ta và cũng đã đưa ra được
những yếu tố rất cụ thể trong việc phân tích cấu trúc năng lực.
Batal (2002), lại cho rằng, năng lực làm việc tương ứng với kiến thức, kỹ
năng và hành vi - thái độ cần huy động để có thể thực hiện đúng đắn các hoạt
động riêng của từng vị trí làm việc (Dịch bởi Phạm Quỳnh Hoa, 2002). Một năng
lực như vậy sẽ được cấu thành bởi các yếu tố sau:
- Kiến thức: gồm hiểu biết chung và hiểu biết chuyên ngành về một lĩnh
vực cụ thể.
- Kỹ năng: khả năng áp dụng các kỹ thuật, phương pháp và công cụ để
giải quyết công việc cụ thể
- Thái độ - hành vi: cách ứng xử của bản thân.
Cách tiếp cận này, năng lực được cụ thể hóa hơn nhưng lại chưa phân biệt
năng lực với cấu trúc của năng lực.
Theo Nguyễn Cảnh Toàn và cs. (2004), năng lực là khả năng thực
hiện, là sự kết hợp nhiều đặc điểm tâm lý của một người, tạo thành những điều
kiện chủ quan thuận lợi giúp cho người đó tiếp thu dễ dàng và hoạt động đạt
hiệu quả cao trong một lĩnh vực nào đó. Khái niệm này cũng phân biệt các
8
mức độ phát triển của năng lực. Căn cứ vào mức độ thành công của hoạt động,
các nhà khoa học phân chia năng lực thành 4 cấp: Không có năng lực; Có
năng lực; Có tài năng và Thiên tài. Các tác giả đã chỉ ra được mỗi loại hoạt
động có những đặc điểm tâm lý riêng cấu thành năng lực. Tuy nhiên lập luận
của họ còn khái quát.
Trên đây là một số quan niệm về năng lực và các yếu tố cấu thành năng lực
dựa trên những góc độ nghiên cứu khác nhau của nhiều tác giả. Từ những quan
điểm trên, chúng tôi thấy có những điểm chung sau:
- Năng lực là thuộc tính tâm lý, là khả năng tiềm ẩn của cá nhân, là phẩm
chất nhân cách cho phép thực hiện có hiệu quả những hành động nhất định. Khi
nghiên cứu năng lực cần xem xét năng lực trong mối liên hệ với môi trường hoạt
động, đồng thời cần phải xem xét cả vấn đề năng khiếu, tư chất và các mức độ
phát triển của năng lực. Tùy vào mức độ biểu hiện từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp của năng lực mà ta gọi là “Năng khiếu”, “Tài năng” hay “Thiên
tài”. Năng lực là sản phẩm của đào tạo, rèn luyện, có thể thay đổi và phát triển
thông qua hoạt động. Do vậy, người ta có thể chủ động tạo ra năng lực.
- Các bộ phận cấu thành năng lực gồm các yếu tố cụ thể như: kiến thức,
kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm, các mối quan hệ, động cơ (nguyện vọng), các
phẩm chất cá nhân.
Hiểu năng lực là một thuộc tính, một phẩm chất, một khả năng hoạt động
của cá nhân là chưa đủ. Cá nhân gắn với nhóm, với tổ chức, với cộng đồng xã
hội. Các Mác đã viết “bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hòa những quan hệ xã hội” (Các Mác và Phriđrich Ăngghen, 1984).
Vì vậy, chúng tôi đồng tình với quan niệm của Nguyễn Thị Hiên và Lê
Ngọc Hùng (2004), khái niệm năng lực cần được mở rộng ra khỏi phạm vi cá
nhân và được định nghĩa như sau:
Năng lực là khả năng của cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng và hệ thống
xã hội bộc lộ, hình thành, phát triển trong quá trình hoạt động và thực hiện các
vai trò, chức năng nhất định một cách hiệu lực, hiệu quả và bền vững.
9
1.1.1.2. Năng lực và các yếu tố cấu thành năng lực các trường cao đẳng nghề
a. Năng lực các trường cao đẳng nghề
Trường CĐN là một tổ chức đào tạo nghề ở các cấp trình độ khác nhau
trên cơ sở tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội của cộng đồng.
Đào tạo nghề (theo luật quy định là dạy nghề) là hoạt động dạy và học
nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người
học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành
khóa học (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI,
2006). Trường CĐN được thành lập khi có đề án bảo đảm các điều kiện chủ
yếu sau đây:
- Có trường sở, khả năng tài chính và thiết bị giảng dạy lý thuyết, thực
hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo.
- Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,
đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề bảo đảm thực hiện
mục tiêu, chương trình dạy nghề.
Mỗi cấp trình độ trong dạy nghề quy đinh rõ mục tiêu, thời gian, đối
tượng tuyển sinh. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các trường CĐN là xác định mục
tiêu và hình thức đào tạo sao cho đáp ứng nhu cầu người học và đáp ứng nhu cầu
các đơn vị sử dụng lao động.
Hoạt động dạy và học ở các trường CĐN phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Khả năng về tổ chức quản lý; Khả năng về đào tạo & nghiên cứu; Khả năng về
cơ sở vật chất... Như vậy, các trường CĐN phải có năng lực nhất định, chính là
các yếu tố đầu vào, là điều kiện để thực hiện các hoạt động. Năng lực đó phải gắn
liền với chương trình dạy nghề, có hiệu lực, hiệu quả bền vững nhằm nâng cao
kết quả dạy nghề.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng, Năng lực của các trường cao đẳng nghề chính
là khả năng của các trường đó về các lĩnh vực: tổ chức quản lý, đào tạo &
nghiên cứu, cơ sở vật chất được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện
các vai trò, chức năng đào tạo nghề một cách hiệu lực, hiệu quả và bền vững.
10
b. Phân biệt năng lực và chất lượng của các trường cao đẳng nghề
Năng lực và chất lượng có mối quan hệ chặt chẽ nhưng khác nhau về ý
nghĩa và bản chất. Năng lực của tổ chức là các yếu tố đầu vào đảm bảo cho tổ
chức đó thực hiện các hoạt động với kết quả, hiệu quả cao, bền vững nhằm đạt
được các mục tiêu đã đề ra.
Theo Hoàng Phê (2003), chất lượng được hiểu là “Cái tạo nên phẩm chất,
giá trị của một con người, một sự vật, hay một hoạt động”. Như vậy, có thể hiểu
chất lượng của 1 tổ chức được đo bởi sự thỏa mãn các yêu cầu của xã hội về kết
quả của các hoạt động, đó chính là yếu tố đầu ra của hoạt động. Nếu một hoạt
động vì lý do nào đó mà không đáp ứng các yêu cầu thì phải bị coi là chất lượng
kém. Một tổ chức không có năng lực thì hoạt động sẽ không có chất lượng. Chất
lượng tốt hay xấu không phải là kết quả ngẫu nhiên mà là kết quả tác động của
hàng loạt các yếu tố đầu vào có liên quan chặt chẽ với nhau, đó chính là năng lực
(Tổng cục Dạy nghề, 2008).
Các trường CĐN có khả năng về tổ chức quản lý; khả năng về đào tạo và
nghiên cứu; khả năng về cơ sở vật chất, đó chính là các yếu tố đầu vào để đảm
bảo thực hiện các hoạt động dạy nghề theo mục tiêu đề ra thì quy mô tuyển sinh
lớn, nhiều hình thức, ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo tăng lên. Năng
lực của các trường CĐN quyết định đến quy mô và chất lượng đào tạo của các
trường. Ngược lại quy mô tuyển sinh và chất lượng đào tạo hàng năm quyết định
sự tồn tại và phát triển của các trường CĐN.
Chất lượng của trường CĐN được đo bởi sự thỏa mãn của các đơn vị sử
dụng lao động trên thị trường lao động. Chất lượng đào tạo tốt sẽ tác động tới kết
quả tốt nghiệp của sinh viên; đến việc làm và thu nhập của sinh viên cũng như sự
đánh giá của xã hội, cộng đồng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới uy tín và làm
tăng sức cạnh tranh của các trường CĐN (Tổng cục Dạy nghề, 2008).
c. Các yếu tố cấu thành năng lực các trường cao đẳng nghề
Năng lực trường CĐN gồm những yếu tố đầu vào và đầu ra cấu thành như
sau: (Tổng cục Dạy nghề, 2008).
- Năng lực về tổ chức quản lý được thể hiện ở mục tiêu nhiệm vụ, chiến
lược, kế hoạch hoạt động; Cơ cấu tổ chức; Hệ thống kiểm tra giám sát; Nguồn tài
chính; Công tác kế hoạch và quyết toán tài chính.
11
- Năng lực về đào tạo và nghiên cứu khoa học được thể hiện ở chương
trình, giáo trình đào tạo; Đội ngũ cán bộ, giáo viên; Phương pháp dạy và
học; Các sáng kiến cải tiến, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới
vào sản xuất.
- Năng lực về cơ sở vật chất được thể hiện ở nhà xưởng, máy móc thiết bị,
giảng đường, thư viện, các dịch vụ cho người học nghề.
- Kết quả đào tạo thể hiện ở kết quả tuyển sinh, học tập, tốt nghiệp, có
việc làm và thu nhập của sinh viên đang học và sau tốt nghiệp, mức độ đáp ứng
yêu cầu của người sử dụng lao động.
1.1.1.3. Nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, nâng cao năng lực là một quá
trình lao động cần được thiết kế, thực hiện và điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu phát
triển xã hội một cách bền vững, công bằng, dân chủ và văn minh.
Nguyễn Thị Hiên và Lê Ngọc Hùng (2004) cho rằng, Nâng cao năng lực
là quá trình phát triển trong đó các cá nhân, các nhóm các tổ chức, các thể chế,
các cộng đồng và toàn bộ hệ thống xã hội đều nâng cao các kiến thức, kỹ năng
và phương pháp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển bền vững.
Rõ ràng, năng lực ngày càng trở thành yêu cầu và đòi hỏi khách quan với
các tổ chức và cá nhân trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, năng lực được hình
thành thông qua giáo dục, đào tạo, chăm sóc, nuôi dưỡng và đầu tư phù hợp với
nhu cầu sử dụng của cộng đồng và xã hội.
Năng lực hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả quyền năng, quyền lực, vị thế,
vai trò, chức năng của cá nhân, các tổ chức, các cộng đồng và cả hệ thống xã
hội. Vì thế, việc nâng cao năng lực bao gồm cả quá trình hình thành, rèn luyện
và phát triển năng lực chứ không chỉ nhấn mạnh vào tiềm năng hoạt động sẵn
có của cá nhân hay tổ chức. Các chỉ số cơ bản của năng lực là tính hiệu lực,
hiệu quả và tính bền vững của hoạt động. Điều này đòi hỏi việc nâng cao năng
lực phải hướng tới tạo ra các khả năng và điều kiện để các cá nhân, tổ chức thực
hiện những mục tiêu và phát triển bền vững (Nguyễn Thị Hiên và Lê Ngọc
Hùng, 2004).
12
Giữa nâng cao năng lực và phát triển bền vững có mối quan hệ qua lại, thể
hiện qua ba khía cạnh cơ bản:
- Nâng cao năng lực là mục tiêu của phát triển bền vững.
- Nâng cao năng lực là con đường, là cơ chế có hiệu quả nhất để phát triển
bền vững.
- Nâng cao năng lực là sự phát triển năng lực một cách bền vững.
Trên cơ sở các quan niệm của các nhà khoa học nêu trên, chúng tôi cho rằng,
Nâng cao năng lực của các trường CĐN là quá trình đầu tư phát triển để hoàn thiện
mục tiêu, chương trình đào tạo, nâng cao trình độ hiểu biết, tăng cường kỹ năng,
phương pháp làm việc cho cán bộ và giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị
dạy nghề đầy đủ để triển khai chương trình đào tạo một cách có hiệu quả, bền vững
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng lao động, huy động và sử
dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả và thực hiện mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ
đào tạo nghề ở các cấp trình độ.
1.1.1.4. Mối quan hệ giữa nâng cao năng lực và nâng cao chất lượng trong các
trường cao đẳng nghề
Nâng cao năng lực và nâng cao chất lượng trong các trường CĐN có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Nâng cao năng lực trong các trường CĐN là hướng
tới tạo ra các khả năng và điều kiện để nâng cao trình độ hiểu biết, tăng cường kỹ
năng phương pháp làm việc cho cán bộ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị
dạy nghề để triển khai các chương trình đào tạo một cách có hiệu quả, phát triển
chương trình, giáo trình nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính để thực
hiện chức năng đào tạo nghề ở các cấp trình độ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các
thị trường lao động. Nâng cao năng lực ở các trường CĐN bao gồm cả quá trình
hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực chứ không chỉ nhấn mạnh vào tiềm
năng hoạt động sẵn có của cán bộ, giáo viên, học viên hay của bản thân các
trường CĐN, đó là chất lượng giáo viên đạt chuẩn tăng lên, các nghề đào tạo mở
rộng, chương trình đào tạo tiên tiến được áp dụng, hệ thống giáo trình được biên
soạn kịp thời, số lượng và chất lượng nhà xưởng, thiết bị thực hành đáp ứng đủ
theo chương trình đào tạo, các dịch vụ ăn ở chăm sóc sức khỏe được cải
thiện...Nâng cao năng lực các trường CĐN phải hướng tới phát triển năng lực để
13
thực hiện những mục tiêu và phát triển bền vững (Nguyễn Thị Hiên và Lê Ngọc
Hùng, 2004).
Nâng cao chất lượng ở các trường CĐN đó chính là sự thỏa mãn các
yêu cầu sử dụng ngày càng tăng của thị trường lao động. Kết quả của các hoạt
động tăng lên: Quy mô tuyển sinh, kết quả học tập, thi tốt nghiệp của học
sinh, sinh viên (Tỷ lệ sinh viên khá, giỏi, xuất sắc) năm sau cao hơn năm
trước; Số lượng sinh viên tìm được việc làm và thu nhập của họ tăng lên
(Tổng cục Dạy nghề, 2008).
Nâng cao năng lực sẽ tạo điều kiện tốt để các trường nâng cao chất lượng
đào tạo, bảo đảm mục tiêu, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững. Nếu không
nâng cao năng lực thì rất khó nâng cao chất lượng. Ngược lại, chất lượng các
trường CĐN cũng như thương hiệu của các trường CĐN sẽ khảng định sự tốn tại
và vị thế trong phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, tạo động lực thúc đẩy
để các trường CĐN nâng cao năng lực.
1.1.2. Các loại năng lực
Có nhiều cách phân loại năng lực, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng
chủ yếu năng lực cá nhân và năng lực của tổ chức.
1.1.2.1. Năng lực cá nhân
Mỗi cá nhân đều có thể có một hay nhiều loại năng lực. Các nhà tâm lý học,
giáo dục học thường phân biệt ba loại năng lực là: (Nguyễn Thị Hiên và Lê Ngọc
Hùng, 2004)
- Năng lực trí tuệ: khả năng trí nhớ, tư duy, tưởng tượng
- Năng lực tình cảm: Khả năng thụ cảm, biểu lộ cảm xúc hoặc chế ngự, kiểm
soát tình cảm.
- Năng lực vận động: khả năng thực hiện những động tác, sự khéo léo, linh
hoạt và sức bền bỉ, dẻo dai thể lực.
Tùy thuộc phạm vi hoạt động mà mỗi cá nhân thể hiện năng lực khác nhau, cụ thể:
- Năng lực phân tích tình huống: xác định và phân tích môi trường hay toàn bộ
hệ thống.
- Năng lực đánh giá nhu cầu: phát hiện và xác định những vấn đề chính cần
giải quyết.
- Năng lực xây dựng chiến lược: đáp ứng nhu cầu hay giải quyết vấn đề.
14
- Năng lực hành động: lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch, hành
động, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực một cách bền vững.
- Năng lực giám sát, đánh giá và điều chỉnh: hành vi, hoạt động để đạt mục tiêu.
- Năng lực thích ứng: vừa tự đổi mới để phù hợp với điều kiện bên ngoài vừa
biến đổi hoàn cảnh.
- Năng lực học tập: tiếp thu kinh nghiệm, thông tin, tri thức và hình thành các
kỹ năng mới để đối phó với các thách thức của sự phát triển.
1.1.2.2. Năng lực của các tổ chức
Năng lực của các tổ chức là năng lực của một nhóm, một đơn vị, một cộng
đồng được xem xét ở 4 khía cạnh (Nguyễn Thị Hiên và Lê Ngọc Hùng, 2004):
- Năng lực tổ chức và quản lý là khả năng xây dựng chiến lược, kế hoạch, tổ chức
bộ máy, phân công lao động, phương pháp quản lý và kiểm tra, đánh giá giám sát.
- Năng lực hoạt động là khả năng thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động
chính theo mục tiêu, kế hoạch đề ra.
- Năng lực về tài chính và cơ sở vật chất là khả năng vốn, cơ sở vật chất để
đảm bảo thực hiện các hoạt động theo mục tiêu, kế hoạch đề ra.
- Kết quả và hiệu quả đạt được của tổ chức.
Căn cứ vào khái niệm về năng lực và các cách phân loại năng lực thì năng
lực của trường CĐN bao gồm cả năng lực cá nhân và năng lực của các tổ chức.
Trong đó, năng lực cá nhân gồm năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, học viên
học nghề. Năng lực của các tổ chức gồm: Năng lực tổ chức quản lý của Đảng ủy,
Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa, phòng; Năng lực của cán bộ lãnh đạo các cấp;
Năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của các bộ môn, khoa, phòng; Năng lực
cơ sở vật chất.
Như vậy, sự gắn kết các cá nhân với nhau tạo thành tổ chức là mục đích chung.
Nếu mỗi cá nhân có mục đích riêng và tự mình có thể thực hiện được mục đích đó thì
không cần tới tổ chức. Điều này nói đến động cơ tham gia vào tổ chức của mỗi cá nhân
và năng lực của cá nhân trong việc chia sẻ và thực hiện mục đích chung.
Một tổ chức chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu tạo ra được các điều kiện để
những nhóm người khác nhau, hoạt động khác nhau nhưng luôn cùng hướng tới
mục đích chung. Tổ chức nào đạt hiệu quả cao thì tổ chức đó có khả năng thích nghi
cao để tồn tại và phát triển. Điều này nói tới năng lực hoạt động có hiệu quả của tổ
15
chức. Như vậy, hoạt động nâng cao năng lực của cá nhân gắn liền với nâng cao năng
lực của tổ chức.
1.1.3. Ý nghĩa nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề
Năng lực các trường CĐN quyết định rất lớn đến chất lượng đào tạo cũng
như chất lượng nguồn nhân lực. Vì thế, nâng cao năng lực các trường CĐN có ý
nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội đặc biệt thể hiện ở các nội
dung sau:
1.1.3.1. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của quốc gia
Nâng cao năng lực ở các trường CĐN nhằm tạo điều kiện để các trường
nâng cao chất lượng đào tạo, mà thông qua đào tạo giúp mỗi người lao động thực
hiện và vận dụng hiểu biết, kỹ năng và phương pháp của mình để tăng năng suất
lao động. Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các quốc gia đòi hỏi
người lao động phải có năng lực cạnh tranh cao trên cơ sở nâng cao vốn kiến thức
và kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp làm việc trong môi trường quốc tế với
những tiêu chuẩn do thị trường lao động xác định.
Trong quá trình toàn cầu hóa và tri thức hóa nền kinh tế, chất lượng nguồn
nhân lực sẽ là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công
của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, để không bị tụt hậu, ngay cả các quốc gia phát
triển cũng phải luôn tìm mọi cách để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực. Các quốc gia đang phát triển muốn đi tắt đón đầu, tranh thủ được cơ
hội do tri thức hóa mang lại để phát triển kinh tế phải nhanh chóng, kịp thời cải
cách hệ thống ĐTN, trên cơ sở đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực của quốc gia. Kinh nghiệm nhiều nước chỉ ra rằng, chính lực lượng lao động
có kỹ năng nghề cao là yếu tố quyết định việc tăng năng suất lao động, quyết
định nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và quyết định sự thành công của sự
nghiệp công nghiệp hóa (Tổng cục Dạy nghề, 2008).
1.1.3.2. Thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng dạy nghề
Hiện nay các trường CĐN có quy mô nhỏ, năng lực còn nhiều hạn chế trên
mọi lĩnh vực từ tổ chức quản lý đến đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác liên
kết. Một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp cần nguồn nhân lực qua đào tạo
nghề, có kỹ năng thực hành và khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ
nhưng các trường CĐN mới được thành lập, nâng cấp nên đội ngũ giáo viên chưa
16
có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học
tập, thực hành còn rất hạn chế, bên cạnh đó nội dung chương trình, giáo trình
giảng dạy chưa tiếp cận theo yêu cầu của kỹ thuật, công nghệ mới được ứng dụng
trong sản xuất, kinh doanh nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao
động. Sự liên kết, hợp tác giữa trường CĐN với các doanh nghiệp còn lỏng lẻo
(cả về trách nhiệm và quyền lợi), nên trên thực tế các trường vẫn chủ yếu đào
tạo theo khả năng “cung” của mình chứ chưa thực sự đào tạo theo “cầu” của
doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế sẽ có rất nhiều các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường
CĐN không nâng cao chất lượng sẽ không đủ điều kiện đứng vững trên thị
trường đào tạo. Chính vì vậy, nâng cao năng lực sẽ giúp các trường CĐN thực
hiện theo tiêu chuẩn chất lượng dạy nghề của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội (Bộ LĐTB và XH) để tồn tại, phát triển trong hiện tại và tương lai (Tổng cục
Dạy nghề, 2008).
1.1.3.3. Tạo thương hiệu, uy tín cho đào tạo nghề Việt Nam
Thương hiệu, uy tín các trường CĐN trước hết được xây dựng bằng con
đường chất lượng: chất lượng của hệ thống quản lý, của đội ngũ giáo viên, của
từng thành viên trong trường, chất lượng nguồn lao động cung cấp cho thị
trường lao động. Thương hiệu của các trường CĐN còn được xây dựng bằng
sự đóng góp của các trường vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội,
của hoạt động đào tạo, marketing và quảng cáo trung thực. Nếu chất lượng
nguồn lao động của các trường có thương hiệu mạnh sẽ giúp người học nhanh
chóng tìm kiếm được việc làm, nhờ đó mà uy tín và quy mô đào tạo của các
trường gia tăng. Nhưng đánh giá thương hiệu các trường không chỉ ở số lượng
các thương hiệu mạnh của các trường đang có mà quan trọng phải đánh giá
được khả năng phát triển của các trường cả về số lượng và chất lượng dạy
nghề, khả năng đó cho thấy sự thành công của các trường trong tương lai.
Năng lực các trường CĐN quyết định đến quy mô và chất lượng đào tạo
của các trường, tạo điều kiện thuận lợi để các trường tiếp cận tri thức, kỹ năng
thực hành nghề tiên tiến theo công nghệ hiện đại ở các nước phát triển. Nguồn
lao động chất lượng cao được đào tạo từ các trường không những chỉ đáp ứng
nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong nước mà còn cả ở khu vực
17
và trên thế giới. Với sự đầu tư các nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế
của Nhà nước dựa vào thế mạnh của các trường về từng lĩnh vực đào tạo nghề sẽ
giúp các trường CĐN nâng cao năng lực tạo uy tín và làm tăng sức cạnh tranh
của các trường cũng như của cả hệ thống dạy nghề, góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập (Tổng cục Dạy nghề, 2008).
1.1.3.4. Tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho các tầng lớp
dân cư
Nâng cao năng lực các trường CĐN sẽ giúp đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao. Giáo dục đào tạo nói chung và ĐTN nói riêng là con đường cơ bản để
giúp con người lĩnh hội, hình thành và phát triển tri thức, các kĩ năng chuyên
môn như vậy mới có thể có được việc làm tốt, có thu nhập, đảm bảo cuộc sống,
giảm bất ổn cho xã hội và nền kinh tế. Người lao động có trình độ tay nghề càng
cao thì khả năng có việc làm và mức thu nhập càng cao.
Nâng cao năng lực các trường CĐN để phát triển ĐTN không những chỉ
tiến đến công bằng xã hội về thu nhập mà có thể đạt tới công bằng xã hội nói
chung bởi lẽ con người có được học vấn cao thì họ không những tham gia vào thị
trường lao động, tự tạo việc làm để có thu nhập cao mà họ còn có vốn kiến thức
để tham gia và hưởng thụ lợi ích từ các hoạt động khác của đời sống kinh tế xã
hội như: chính trị, văn hóa, y tế, thể dục thể thao (Tổng cục Dạy nghề, 2008).
1.1.4. Nội dung, tiêu chí đánh giá năng lực các trường cao đẳng nghề
Đánh giá năng lực là một quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin
về các đặc điểm, tính chất, khả năng làm việc của các cá nhân, các nhóm, các tổ
chức, các thể chế hay các hệ thống xã hội. Về nguyên tắc, việc đánh giá năng lực
đòi hỏi phải xác định các nhân tố của năng lực theo các tiêu chí và chỉ số cụ thể.
Hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung đánh giá năng lực:
Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA, 2006) khi thực hiện dự án
“Nâng cao năng lực và tạo môi trường thuận lợi” (CDEEP) đã đưa ra các hướng
dẫn để đánh giá năng lực của một tổ chức gồm các nội dung sau: Động lực của tổ
chức như: (Lịch sử, nhiệm vụ, khuyến khích, thưởng).Tổ chức quản lý (gồm:
Chiến lược, cấu trúc tổ chức, quản trị nhân lực, quản trị tài chính). Cơ sở hạ tầng
(gồm: công nghệ, chương trình, máy móc thiết bị...). Hiệu suất tổ chức (như:
Hiệu quả, tài chính và tính khả thi của tổ chức). Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh
18
hưởng đó là các yếu tố môi trường bên ngoài như: Chính trị, xã hội, địa lý, kinh
tế, hành chính, pháp lý.
Ở Việt Nam, để đánh giá năng lực của các trường CĐN, Bộ LĐ TB và XH
- Tổng cục Dạy nghề (2008) đã ban hành bộ tiêu chí kiểm định chất lượng dạy
nghề theo quyết định số 02/2008/QĐ – BLĐTBXH ngày 17/01/2008 của Bộ
trưởng Bộ LĐTB và XH bởi các lý do sau (Tổng cục Dạy nghề, 2008):
- Kiểm định chất lượng dạy nghề là hoạt động không thể thiếu trong hoạt
động quản lý Nhà nước về dạy nghề khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế
quốc tế trong khi chất lượng nguồn nhân lực là những khâu yếu nhất do chất
lượng đào tạo chưa cao mà nguyên nhân chính là do các yếu tố đầu vào như cơ
sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình và việc quản lý chất lượng
dạy nghề chưa có chuẩn mực, đó chính là năng lực của các trường CĐN để thực
hiện các hoạt động.
- Chất lượng đào tạo tốt hay kém không phải là một kết quả ngẫu nhiên,
nó là kết quả của sự tác động hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau.
Muốn đạt được chất lượng mong muốn, các trường CĐN cần phải nâng cao năng
lực và quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này.
- Các tiêu chí đảm bảo chất lượng dạy nghề chính là các yếu tố cấu thành
năng lực vì thế, đánh giá chất lượng cũng chính là đánh giá các yếu tố đầu vào để
đảm bảo chất lượng của các cơ sở dạy nghề.
- Mục tiêu của kiểm định chất lượng dạy nghề là xác định các cơ sở dạy
nghề có đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nhằm khẳng định với cộng
đồng giáo dục và công chúng rằng cơ sở dạy nghề đó đào tạo nghề có chất lượng
và đạt hiệu quả cao. Kiểm định là để xác định xem cơ sở dạy nghề đó có đủ năng
lực hay không. Do đó kiểm định chất lượng có vai trò như là một động lực bên
trong và khuyến khích từ bên ngoài giúp các trường CĐN đánh giá lại mình một
cách toàn diện đầy đủ thông qua việc xem xét và xây dựng báo cáo tự đánh giá
nâng cao năng lực hoạt động của mình.
Dựa vào bộ tiêu chí kiểm định và hoạt động thực tế tại các trường CĐN
thì nội dung đánh giá năng lực các trường CĐN được thể hiện ở các lĩnh vực
chính sau:
19
1.1.4.1. Năng lực tổ chức quản lý
Các nhà nghiên cứu về quản lý cho rằng “Quản lý là một loại hoạt động
nhằm thực hiện các chức năng cơ bản”. Trong số đó, quan trọng nhất là bốn
chức năng cơ bản: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát (Nguyễn Thị
Doan, 1996).
Quản lý dạy nghề là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi hoạt động dạy
nghề diễn ra, là sự tác động của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng
nhất là chủ thể con người, nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tập thể, tổ
chức, hệ thống giáo dục (Nguyễn Đức Trí, 1999).
Tổ chức quản lý là chức năng đầu tiên của 1 trường CĐN. Đó chính là
sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý (cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo)
lên đối tượng quản lý (giáo viên, nhân viên, học viên học nghề) để thực hiện
các chức năng trong hoạt động dạy và học nghề nhằm đạt được mục tiêu đề ra
(Stoner, 1986).
Năng lực tổ chức quản lý ở các trường CĐN thể hiện ở các nội dung
(Tổng cục Dạy nghề, 2008):
- Xác định mục tiêu, mục đích và chiến lược hành động; Định kỳ rà soát
điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng dạy nghề.
- Xây dựng bộ quy chế hoạt động; Phân công phối hợp và giám sát công
việc; Xác định cơ cấu tổ chức; Xây dựng quy trình bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; Xác định tiêu
chuẩn, thu thập thông tin để đo lường, đánh giá và ra quyết định điều chỉnh các
hoạt động trong nhà trường.
- Quản lý nguồn tài chính thông qua việc lập dự toán, kế hoạch tài chính;
Đảm bảo phân bổ, sử dụng nguồn tài chính hợp lý, hiệu quả và quyết toán tài
chính công khai minh bạch.
Như vậy, nội dung của năng lực tổ chức quản lý của các trường CĐN bao
gồm việc xác định mục tiêu nhiệm vụ, xây dựng bộ quy chế hoạt động với cơ cấu
tổ chức tổ chức phù hợp, đặc biệt là việc huy động tạo lập, phân phối, quản lý và
sử dụng hiệu quả nguồn tài chính phục vụ công tác đào tạo.
Kết quả quản lý được coi như một công cụ quan trọng đảm bảo chất
lượng phát triển. Không thể phủ nhận rằng cải thiện chất lượng quản lý sẽ góp
20
phần quan trọng trong việc nâng cao kết quả và chất lượng đào tạo ở các cơ sở
đào tạo nói chung và các cơ sở đào tạo nghề nói riêng (Eyre, 1999). Vì thế, nâng
cao năng lực tổ chức quản lý ở các trường CĐN sẽ góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội trên cơ sở phù hợp với điều kiện
thực tế.
Theo bộ tiêu chí kiểm định chất lượng đào tạo nghề (Tổng cục Dạy nghề,
2008), nội dung đánh giá năng lực tổ chức quản lý của các trường CĐN gồm 3
tiêu chí: Tiêu chí 1: Mục tiêu và nhiệm vụ; Tiêu chí 2: Tổ chức và quản lý; Tiêu
chí 8: Quản lý tài chính (Nội dung của 3 tiêu chí gồm 13 tiêu chuẩn được đính
kèm ở phụ lục số 1).
1.1.4.2. Năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học
Đào tạo nghề là một hoạt động có tổ chức, được thực hiện trong một thời
gian nhất định nhằm đem đến sự thay đổi nhận thức, kỹ năng và phương pháp
làm việc của con người (Cherrington, 1995).
Trong đào tạo, kết quả đào tạo phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động dạy và
học; Trình độ giáo viên và cán bộ quản lý; Chương trình đào tạo và giáo trình bài
giảng. Việc thiết kế các hình thức đào tạo, công tác tuyển sinh, liên kết, kế hoạch
đào tạo, thực hiện giám sát và đánh giá kết quả đào tạo theo các quy chế đào tạo thể
hiện năng lực đào tạo của các trường.
Nghiên cứu khoa học là hình thức tổ chức quản lý các họat động tìm kiếm,
xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm các hiện tượng kinh tế xã hội để phát hiện ra
những cái mới về bản chất và quy luật vận động phát triển của sự vật, hiện tượng
nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người. Hoạt động NCKH được
biểu hiện ở số lượng đề tài nghiên cứu, nghiệm thu, các hội thảo khoa học, số
lượng các tiến bộ kỹ thuật đã chuyển giao, số người NCKH, số bài báo đăng trên
các tạp chí, số kinh phí để NCKH, số sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng
(Trần Kim Dung, 2009).
Nghiên cứu khoa học là hoạt động không thể thiếu trong các trường đại
học nhưng ở các trường CĐN, nghiên cứu khoa học được đặt ra cho giáo viên
dạy nghề, được thể hiện ở các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và những đổi mới trong
các bước của quá trình giảng dạy như biên soạn chương trình, giáo trình, nội
dung bài giảng, phương pháp giảng dạy, chế tạo các thiết bị, đồ dùng dạy học
21
theo các phương pháp dạy học hiện đại ở các cấp độ khác nhau theo yêu cầu thực
tiễn sản xuất. Ngoài ra, năng lực NCKH của giáo viên dạy nghề còn thể hiện ở
khả năng viết bài báo, tham gia các đề tài khoa học công nghệ, tổ chức và tham
gia các hội thảo khoa học.
Các hoạt động giảng dạy và NCKH ở trường CĐN đều gắn liền với năng
lực của đội ngũ giáo viên. Để giảng dạy tốt, giáo viên dạy nghề phải có năng lực
chuyên môn nghề và năng lực sư phạm bởi vì người giáo viên dạy nghề nếu chỉ
có năng lực chuyên môn nghề thì đó chỉ là nhà kĩ thuật, chứ không phải là giáo
viên dạy nghề. Theo Phạm Minh Hạc (2004) thì: “Năng lực sư phạm là tổ hợp
những đặc điểm tâm lí của nhân cách nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động sư
phạm và quyết định sự thành công của hoạt động ấy”. Do đó, ngoài năng lực
chuyên môn, giáo viên dạy nghề phải có năng lực sư phạm là năng lực chuyên
biệt đặc trưng của nghề dạy học nói chung trong đó có giáo viên dạy nghề. Trong
dạy nghề, nội dung dạy thực hành chiếm tỷ trọng lớn trong chương trình dạy
nghề nên năng lực của giáo viên dạy nghề không thuần túy là năng lực sư phạm
hay năng lực chuyên môn mà còn được đánh giá trên một tiêu chí quan trọng nữa
là kỹ năng nghề (Cao Văn Sâm, 2006).
Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp CNH và HĐH đất nước, sự giao lưu,
liên kết và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra những yêu cầu rất cao đối với công
tác đào tạo ở các trường CĐN. Các trường phải quan tâm đổi mới toàn diện nội
dung, hình thức, phương pháp dạy học và các dịch vụ tư vấn cho người học. Điều
này, đòi hỏi người giáo viên, ngoài năng lực về chuyên môn, sư phạm và kỹ năng
nghề phải có năng lực về ngoại ngữ để phát huy hiệu quả trong lĩnh vực giảng dạy
và NCKH, có như vậy mới đáp ứng nhu cầu của người học và cộng đồng.
Xét theo khía cạnh cấu thành năng lực thì kiến thức, kỹ năng, thái độ của
giáo viên, cán bộ quản lý tác động rất lớn đến năng lực đào tạo và NCKH tại các
cơ sở đào tạo nói chung và các trường CĐN nói riêng (Nguyễn Cúc, 2006).
Theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng (Tổng cục Dạy nghề, 2008) nội dung
đánh giá năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các trường CĐN gồm 3 tiêu
chí: Tiêu chí 3: Hoạt động dạy và học; Tiêu chí 4: Giáo viên và cán bộ quản lý; Tiêu
chí 5: Chương trình giáo trình (Nội dung của 3 tiêu chí gồm 24 tiêu chuẩn được đính
kèm ở phụ lục số 1).
22
1.1.4.3. Năng lực cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến
chất lượng đào tạo nghề giúp cho học viên có điều kiện thực hành để hoàn thiện
kỹ năng. Cơ sở vật chất ở các trường CĐN bao gồm: phòng học, xưởng thực
hành cơ bản và thực tập sản xuất, thư viện, học liệu, máy móc thiết bị phục vụ
cho giảng dạy và học tập; cơ sở vật chất phục vụ dịch vụ cho người học nghề
(Tổng cục Dạy nghề, 2008).
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại,
theo sát với công nghệ sản xuất thực tế bao nhiêu thì người học viên càng có thể
thích ứng, vận dụng nhanh chóng trong công việc bấy nhiêu. Do vậy, cơ sở vật
chất trang thiết bị cho đào tạo nghề cần phải theo kịp với tốc độ đổi mới của máy
móc, công nghệ sản xuất.
Nâng cao năng lực về cơ sở vật chất nghĩa là đảm bảo ngày càng cao cơ
sở hạ tầng, trang thiết bị giảng dạy và phục vụ đời sống cho sinh viên đáp ứng
nhu cầu sử dụng lao động của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập.
Theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng (Tổng cục Dạy nghề, 2008), nội
dung đánh giá năng lực cơ sở vật chất ở các trường CĐN gồm 3 tiêu chí: Tiêu chí
6: Thư viện; Tiêu chí 7: Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học; Tiêu chí 9: Các
dịch vụ cho người học nghề (Nội dung của 3 tiêu chí gồm 13 tiêu chuẩn được đính
kèm ở phụ lục số 1).
1.1.4.4. Kết quả đào tạo nghề
Kết quả đào tạo ở các trường CĐN chính là đầu ra của hoạt động đào tạo
được đánh giá hàng năm, kết quả thi tốt nghiệp của học sinh, sinh viên cuối khóa.
Ngoài ra còn thể hiện ở việc làm và thu nhập của sinh viên sau tốt nghiệp được
đánh giá bởi doanh nghiệp và cộng động về sinh viên sau tốt nghiệp ở các trường
cao đẳng nghề.
Trong kết quả đào tạo, chất lượng đào tạo chính là sự đảm bảo trước xã
hội về chất lượng “sản phẩm” của các trường CĐN, nó là cơ sở cho việc tuyển
dụng, xem xét tư cách hành nghề của những người học nghề cũng như là cơ sở
cho việc trao đổi di chuyển lao động giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
sử dụng lao động trong và ngoài nước. Từ đó, các trường CĐN phải chủ động và
23
có ý thức trong việc không ngừng nâng cao năng lực để không ngừng nâng cao
chất lượng và hiệu quả đầu tư cho ĐTN.
Như vậy, để thực hiện các hoạt động dạy và học, các trường CĐN phải có
năng lực thể hiện ở 4 phương diện là năng lực tổ chức quản lý, năng lực đào tạo
& nghiên cứu khoa học, năng lực cơ sở vật chất và kết quả đào tạo nghề. Trong 4
phương diện này, 3 phương diện đầu là yếu tố đầu vào, là điều kiện cần cho đào
tạo nghề, còn kết quả đào tạo là yếu tố đầu ra, là điều kiện đủ trong đào tạo nghề
của các trường CĐN.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề
Theo lý thuyết hệ thống, các hoạt động nâng cao năng lực trên từng cấp độ
phụ thuộc vào các yếu tố của cả hệ thống và môi trường xung quanh (Bandura,
1977). Năng lực của các trường CĐN chịu ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố:
+ Nhóm yếu tố bên trong: Bao gồm các yếu tố như: Số lượng và chất
lượng giáo viên, cán bộ quản lý; Học sinh học nghề; Khả năng tài chính và đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất; Chuẩn mực trong đào tạo là điều kiện quyết định cho
sự thành công của các hoạt động nâng cao năng lực.
+ Nhóm yếu tố bên ngoài: Bao gồm các yếu tố cơ chế chính sách của Nhà
nước; Thể chế; Hệ thống quản lý Nhà nước và Môi trường xã hội có tác dụng
thúc đẩy việc nâng cao năng lực.
1.1.5.1. Các yếu tố bên trong
a. Số lượng và chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý
Giáo viên dạy nghề là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức lý thuyết
cũng như các kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở
trang thiết bị dạy học hiện có. Vì vậy, số lượng và chất lượng giáo viên dạy nghề
như trình độ đào tạo, kỹ năng giảng dạy, kỹ năng nghề và lòng yêu nghề ảnh
hưởng rất lớn đến năng lực các trường CĐN.
Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền
giáo dục quốc dân đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng và học viên học nghề
cũng có trình độ văn hóa rất khác nhau. Bên cạnh đó, cấp trình độ đào tạo ở
các cơ sở ĐTN cũng rất khác nhau (chưa có nghề, TCN, CĐN, bồi dưỡng,
nâng bậc thợ). Sự khác biệt này dẫn đến đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất
đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau. Vì vậy, giáo viên dạy nghề phải có
24
đủ cả về số lượng và chất lượng, có đủ về số lượng thì mới có thể tận tình
hướng dẫn, theo sát học viên và đội ngũ giáo viên có chất lượng thì mới có thể
giảng dạy và truyền đạt cho các học viên học nghề một cách hiệu quả (Tổng
cục Dạy nghề, 2008).
Một loại nhân lực khác cũng có ảnh hưởng đến năng lực các trường CĐN
đó là đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề. Chất lượng cán bộ quản lý cũng có ảnh
hưởng rất lớn đến năng lực các trường CĐN thể hiện qua kỹ năng xây dựng kế
hoạch, điều hành hoạt động đào tạo, kiểm tra giám sát, điều chỉnh và kỹ năng ra
quyết định.
b. Học sinh học nghề
Chất lượng học sinh học nghề cũng là nhân tố quan trọng có tính chất
quyết định đối với công tác ĐTN, nó ảnh hưởng toàn diện tới kết quả đào tạo
nghề. Theo quy định của Bộ LĐ TB và XH, đầu vào nguồn tuyển sinh của các
trường CĐN có trình độ học vấn thấp hơn các trường đại học và cao đẳng, học
sinh chỉ cần tốt nghiệp THCS và THPT mà không cần qua kỳ thi tuyển sinh, học
sinh chỉ cần xét hồ sơ để được theo học tại trường. Mặt khác, ở Việt Nam do
quan niệm xã hội, với tư tưởng coi trọng bằng cấp, học đại học hơn học nghề nên
phần lớn học sinh và phụ huynh mong muốn con mình theo học các trường đại
học, cao đẳng chuyên nghiệp với chương trình học hàn lâm để có học vị, học
hàm có việc làm tốt và thu nhập cao. Học sinh rất ít người muốn theo học trường
nghề, đối với họ trường nghề là sự lựa chọn cuối cùng, hoặc trường nghề chỉ
dành cho lao động nông thôn. Như vậy, họ chưa nhận thức được tầm quan trọng
của việc học nghề dẫn đến tâm lý học nghề không quá khó, chủ quan với việc
học nên ý thức học tập không tốt. Vì vậy, các trường CĐN gặp phải khó khăn
trong việc xếp loại chất lượng học sinh đầu vào. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn
không chỉ tới các hoạt động dạy và học của giáo viên mà còn ảnh hưởng tới kết
quả và chất lượng đào tạo của các trường CĐN (Bộ LĐ TB và XH, 2011b).
Ngoài ra, sự hiểu biết, yếu tố cá tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian…
của bản thân học sinh đều có ảnh hưởng sâu sắc tới các hoạt động nâng cao năng
lực của các trường CĐN như công tác tuyển sinh và nâng cao chất lượng học tập..
Trình độ văn hóa cũng như khả năng tư duy, nhận thức của người học càng cao thì
25
khả năng tiếp thu các kiến thức, kỹ năng trong quá trình học nghề càng tốt, khi ấy
chất lượng ĐTN càng cao và ngược lại.
c. Nguồn vốn huy động
Nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo nghề là một trong những yếu
tố cơ bản đảm bảo chất lượng đào tạo, nó tác động gián tiếp tới chất lượng ĐTN
thông qua các phương tiện, thiết bị giảng dạy, thực hành, bồi dưỡng cán bộ quản
lý, giáo viên, xây dựng phát triển chương trình, biên soạn giáo trình. Vốn đầu tư
là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực của các trường CĐN. Vốn đầu
tư cho ĐTN càng dồi dào thì càng có điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề.
Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả và nâng cao chất
lượng đào tạo như hạn chế việc đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, hạn chế việc
đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên, hạn chế triển khai
nghiên cứu khoa học, hạn chế hiện đại hóa hệ thống tổ chức quản lý (Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, 2011b).
Các trường thuộc loại hình sở hữu khác nhau nguồn vốn đầu tư sẽ khác
nhau. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu của các trường CĐN bao gồm: Nguồn vốn từ
Ngân sách nhà nước, nguồn thu từ học phí, các nguồn hỗ trợ khác. Trong thực tế
không có trường CĐN nào có thể tự có đủ nguồn vốn để triển khai tất cả các hoạt
động dạy và học của mình. Các trường CĐN nói chung đều gặp khó khăn về
nguồn vốn đầu tư do nguồn vốn từ NSNN chi cho ĐTN còn hạn hẹp, nguồn thu
học phí thấp và hầu như không có nguồn thu từ liên kết, liên doanh. Do đó, các
trường CĐN khó có cơ hội để đầu tư cơ sở vật chất từ nguồn vốn khấu hao
TSCĐ và nguồn tích lũy từ các quỹ. Vì vậy, điều quan trọng là các trường phải
có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn
cung vốn như huy động sự đóng góp của bên hợp tác (Các tổ chức quốc tế, doanh
nghiệp) để nâng cao năng lực đầu tư cơ sở vật chất.
d. Chuẩn mực trong đào tạo
Xây dựng chuẩn mực trong đào tạo thực chất là một giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội, trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ
đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo một cách hiệu quả. Sinh viên trong
chương trình đào tạo theo cách tiếp cận chuẩn đầu ra được phát triển và cần đạt
được 4 năng lực chính (hay còn gọi là chuẩn đầu ra) khi tốt nghiệp. Chúng bao
26
gồm: Khối kiến thức (lý thuyết); Các kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề
nghiệp; Các kỹ năng và phẩm chất xã hội; Năng lực áp dụng kiến thức vào thực
tiễn đặt trong bối cảnh xã hội và doanh nghiệp. Bốn năng lực chính này được xây
dựng đến cấp độ rất chi tiết nên rất cụ thể và riêng biệt cho từng nghề hay từng
chương trình đào tạo. Một chương trình đào tạo hướng tới việc đạt được 4 năng
lực chính này sẽ giúp sinh viên có được các kỹ năng cứng và mềm cần thiết khi
ra trường và đáp ứng được yêu cầu của xã hội cũng như bắt nhịp được với những
thay đổi của môi trường, thậm chí là có thể dẫn dắt sự thay đổi đó theo hướng
tích cực (Ho, 2008).
Trong đào tạo nghề, các trường CĐN cần xây dựng được chuẩn đầu ra
theo yêu cầu tuyển dụng lao động. Sinh viên học nghề khi ra trường đạt 4 tiêu
chuẩn: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất, khả năng áp dụng kiến thức
vào thực tiễn sản xuất, các đơn vị tuyển dụng lao động sẽ không phải đào tạo lại
hoặc bổ sung kiến thức, kỹ năng sau tuyển dụng. Nếu xây dựng được các chuẩn
mực trong đào tạo trên cơ sở khảo sát kỹ yêu cầu thực tế xã hội mà nhà tuyển
dụng lao động đòi hỏi sẽ góp phần giảm chi phí và nguồn lực liên quan đến đào
tạo. Về phía sinh viên, họ sẽ được đào tạo bài bản, được phát triển về tri thức, kỹ
năng và thái độ; giảng viên phải tuân theo các phương pháp giảng dạy tiên tiến,
đáp ứng tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học, do vậy sẽ góp phần tạo ra được một
đội ngũ giảng viên chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế. Điều đó góp phần nâng cao
năng lực của các cá nhân và năng lực các trường CĐN (Ho, 2009).
1.1.5.2. Các yếu tố bên ngoài
a. Chính sách của Nhà nước
Cơ chế, chính sách trong quá trình phát triển ĐTN là một trong những
nhân tố quan trọng tác động đến nâng cao năng lực cho các trường CĐN.
Đây là yếu tố tạo hành lang pháp lý đồng thời cũng là định hướng phát triển
giáo dục ĐTN. Trong đào tạo nghề, các chính sách như chính sách về đầu tư,
tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng, học phí đều tác động tới đội ngũ giáo viên,
cán bộ quản lý và học viên học nghề, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc
nâng cao năng lực các trường CĐN. Chính sách đầu tư của Nhà nước hợp lý
sẽ giúp các trường có nguồn vốn dồi dào để xây dựng nhà xưởng, mua sắm
máy móc thiết phục vụ công tác đào tạo. Chính sách về tiền lương đối với
27
cán bộ giảng dạy tốt sẽ thu hút đội ngũ giáo viên có kỹ năng nghề cao. Chính
sách học phí đối với người học nghề, chính sách phân luồng học sinh sau tốt
nghiệp THCS; chính sách xã hội hóa dạy nghề sẽ thu hút nhiều đối tượng
tham gia học nghề hoặc ngược lại (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội,
2011b).
Như vậy, cơ chế, chính sách của Nhà nước chặt chẽ, đồng bộ, hợp lý sẽ
tạo động lực cho các trường CĐN nâng cao năng lực. Ngược lại, cơ chế chính
sách mang tính hình thức sẽ không thúc đẩy các trường CĐN nâng cao năng lực.
Do vậy, trong những điều kiện lịch sử, cụ thể cơ chế, chính sách của Nhà nước
phải thường xuyên rà soát, thay đổi cho phù hợp.
b. Thể chế thực hiện
Thể chế là các quy tắc, các quy định cụ thể và các chuẩn mực chính thức
và không chính thức nhằm điều khiển và phối hợp hành vi, hoạt động của con
người. Thể chế không đơn thuần là một chỉnh thể trong đó có tổ chức. Mối tương
tác giữa thể chế và tổ chức phức tạp hơn và sinh động hơn (Rondinelli and
Litvack, 1999).
North (2000) cho rằng: Nếu coi xã hội là một sân chơi khổng lồ thì các
thể chế là những quy tắc của trò chơi còn các tổ chức và các cá nhân là những
người chơi. Điều đó có nghĩa là các thể chế tạo thành môi trường cho sự hình
thành, tồn tại và phát triển của tổ chức. Các đặc điểm của môi trường thể chế có
thể có lợi và kích thích phát triển những tổ chức này và có thể cản trở sự phát
triển của những tổ chức khác.
Năng lực của tổ chức phát triển tới trình độ nào cũng phụ thuộc vào hệ
thống thể chế. Nhiều tổ chức không có năng lực hoạt động trong lĩnh vực này hay
lĩnh vực kia chỉ đơn giản là những thể chế nhất định không cho phép. Ngược lại
không ít trường hợp, một số tổ chức dễ dàng phát triển năng lực nhất định nào đó
là nhờ được thể chế khuyến khích và tạo điều kiện.
Hệ thống thể chế tác động tới các trường CĐN gồm: Thể chế chính thức
như các văn bản dưới luật đó là các nghị định, thông tư hướng dẫn, các quy định,
các thủ tục về đào tạo nghề; Các quy chế nội bộ cơ quan quy định về hoạt động
dạy và học, về quản lý tài chính...Thể chế phi chính thức gồm các quy tắc và
chuẩn mực không được ghi thành văn bản như niềm tin, phong tục, tập quán,
28
truyền thống, dư luận, thói quen. Việc tạo dựng một môi trường thể chế thuận lợi
có ý nghĩa sống còn đối với các trường CĐN. Đồng thời, mỗi một sự thay đổi
trong môi trường thể chế đều có thể kéo theo sự biến đổi trong các trường CĐN
và ảnh hưởng tới năng lực của các trường.
c. Hệ thống quản lý Nhà nước
Trường CĐN trước tiên chịu ảnh hưởng về quản lý nhà nước của các cơ
quan quản lý Nhà nước về dạy nghề. Quản lý Nhà nước có vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy việc nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo nói chung và
các cơ sở đào tạo nghề nói riêng. Đó là việc ban hành các quy chế quản lý, các
chương trình đào tạo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chuẩn hóa đầu vào đầu ra
của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu không có quản lý Nhà nước, các cơ sở
dạy nghề sẽ hoạt động không mang tính thống nhất và chuẩn mực theo kiểu trăm
hoa đua nở. Do vậy, quản lý Nhà nước chặt chẽ, đồng bộ giúp các trường CĐN
hoạt động theo quy hoạch, kế hoạch, năng động, tự chủ, đảm bảo chất lượng theo
tiêu chuẩn kiểm định, từ đó thúc đẩy các trường CĐN nâng cao năng lực và
ngược lại (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2011b).
Sự quan tâm của các cấp quản lý như các Bộ quản lý chuyên ngành, doanh
nghiệp, chính quyền địa phương nơi các trường CĐN đặt trụ sở cũng là một trong
những điều kiện tốt để các trường CĐN nâng cao năng lực.
Phương pháp quản lý, kỹ năng, cách thức, công cụ (hành chính, tài chính,
kỹ thuật) của cán bộ quản lý ở các trường CĐN với các chuẩn mực của quản lý
hiện đại rất thuận lợi cho nâng cao năng lực của các cấp từ cá nhân đến tổ chức
và thể chế là tính minh bạch, tính dự báo, tính tin cậy và các chuẩn mực khác.
d. Môi trường xã hội
Các yếu tố khác như môi trường xã hội, đó là điều kiện làm việc, nguyện
vọng của các cá nhân, mạng lưới các tổ chức chính phủ, công tác tuyên truyền,
giáo dục về dạy nghề đều ảnh hưởng rất lớn tâm lý của người dạy, người học nghề
và cộng đồng xã hội. Vị trí địa lý của các trường CĐN cũng là một trong những
nguyên nhân thúc đẩy hoặc hạn chế việc nâng cao năng lực của các cá nhân ở các
trường CĐN. Các trường CĐN ở các thành phố lớn và ở gần các khu công
nghiệp, khu chế xuất lớn sẽ có cơ hội để giáo viên, học viên tiếp cận thực tế tốt
hơn các trường ở các tỉnh, thành phố khác. Tâm lý của người dạy và người học
29
cũng sẽ thích lựa chọn những trường có vị trí địa lý thuận lợi đi lại dễ dàng để
học tập và công tác.
1.2. Thực tiễn nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề trên thế giới
và ở Việt Nam
1.2.1. Thực tiễn năng lực của các trường cao đẳng nghề ở các nước trên thế giới
1.2.1.1. Cộng hòa Liên Bang Đức
Nước Đức là một trong số những quốc gia châu Âu mà trong hệ thống
giáo dục, học đi đôi với hành đã trở thành truyền thống. Là một nước có thế
mạnh trong lĩnh vực đào tạo nghề, truyền đạt năng lực hành nghề tổng quát là
mục tiêu của bất kỳ chương trình đào tạo nghề nào tại nước này.
Để nâng cao năng lực cho các cơ sở ĐTN, hình thức cơ bản nhất của công
tác đào tạo nghề ở Đức là dạy nghề trong hệ thống kép, nghĩa là đào tạo kết hợp
tại trường nghề và tại doanh nghiệp. Khi đăng ký học nghề, tất cả học viên ở bất
kỳ độ tuổi hay trình độ học vấn nào cũng đều có thể tham gia học nghề. Trường
dạy nghề và doanh nghiệp đào tạo sẽ cùng tham gia giảng dạy, đào tạo nghề cho
học viên đăng ký theo học. Trong đó, trường dạy nghề và doanh nghiệp đào tạo
nghề là hai địa điểm đào tạo độc lập và là những đối tác bình đẳng với nhau. Tại
trường dạy nghề, học viên có thể tốt nghiệp ở các bậc trung học cơ sở nghề, trung
học phổ thông nghề hoặc trung học chuyên nghiệp…
Tại Đức, các trường dạy nghề và các doanh nghiệp thường có mối quan hệ
mật thiết để hỗ trợ cho học viên có nhiều cơ hội tiếp xúc và cọ xát với nghề một
cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, khi được tiếp nhận, học viên sẽ được ký kết một
hợp đồng đào tạo cũng như nhận được một khoản tiền trong quá trình học nghề.
Sau 3 năm, các học viên có thể làm việc trực tiếp cho các doanh nghiệp công
cũng như doanh nghiệp tư. Có thể nói, đây chính là thế mạnh trong việc đào tạo
nghề của Đức bởi sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo
nghề trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực (Như Lực, 2012).
1.2.1.2. Na Uy
Mô hình chung của đào tạo nghề ở Na Uy là “2+2”, nghĩa là 2 năm
học đại cương và 2 năm học nghề tại nhà máy hoặc doanh nghiệp. Ngoài ra,
dựa trên mô hình chung này, các tổ chức đào tạo nghề Na Uy đã thiết lập và
xây dựng thêm nhiều mô hình biến thể linh hoạt và uyển chuyển như “mô
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng
Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng

More Related Content

What's hot

Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)
Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)
Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)Thanh Pham Xuan
 
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà NộiPhát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nộinataliej4
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (18)

Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trúLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
 
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAYLuận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
 
Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)
Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)
Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)
 
Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên Trường Cảnh sát
Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên Trường Cảnh sátQuản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên Trường Cảnh sát
Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên Trường Cảnh sát
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sởLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa LưĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
 
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú YênLuận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp tại TPHCM
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp tại TPHCMĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp tại TPHCM
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp tại TPHCM
 
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà NộiPhát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Phát triển kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
Đào tạo nguồn nhân lực tại Cảng vụ hàng không miền Trung, 9đ
Đào tạo nguồn nhân lực tại Cảng vụ hàng không miền Trung, 9đĐào tạo nguồn nhân lực tại Cảng vụ hàng không miền Trung, 9đ
Đào tạo nguồn nhân lực tại Cảng vụ hàng không miền Trung, 9đ
 
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPTLuận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống tư vấn tuyển sinh cho đại học Trà Vinh
Đề tài: Xây dựng hệ thống tư vấn tuyển sinh cho đại học Trà VinhĐề tài: Xây dựng hệ thống tư vấn tuyển sinh cho đại học Trà Vinh
Đề tài: Xây dựng hệ thống tư vấn tuyển sinh cho đại học Trà Vinh
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học, tỉnh Phú YênLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học, tỉnh Phú Yên
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH Cửu Long
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH Cửu LongLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH Cửu Long
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH Cửu Long
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
 

Viewers also liked

Derechos del niño
Derechos del niñoDerechos del niño
Derechos del niñoTony Hotter
 
Comercio electronico
Comercio electronicoComercio electronico
Comercio electronicomariangelarod
 
Apresentação Renova - Institucional
Apresentação Renova - InstitucionalApresentação Renova - Institucional
Apresentação Renova - Institucionalmgboni
 
музей охраны природы
музей охраны природымузей охраны природы
музей охраны природыschool68vrn
 
Get rid of controllers in angular 1.5.x start using component directives
Get rid of controllers in angular 1.5.x start using component directivesGet rid of controllers in angular 1.5.x start using component directives
Get rid of controllers in angular 1.5.x start using component directivesMarios Fakiolas
 
Angular 2 Component Communication - Talk by Rob McDiarmid
Angular 2 Component Communication - Talk by Rob McDiarmidAngular 2 Component Communication - Talk by Rob McDiarmid
Angular 2 Component Communication - Talk by Rob McDiarmidAmrita Chopra
 
Dislexia, disgrafía y dificultades habituales 6
Dislexia, disgrafía y dificultades habituales   6Dislexia, disgrafía y dificultades habituales   6
Dislexia, disgrafía y dificultades habituales 6gesfomediaeducacion
 
Plc nang cao
Plc nang caoPlc nang cao
Plc nang caoChau Huy
 

Viewers also liked (11)

Derechos del niño
Derechos del niñoDerechos del niño
Derechos del niño
 
Buenas tortas
Buenas tortasBuenas tortas
Buenas tortas
 
Ritusmoi_Kaushik_Resume
Ritusmoi_Kaushik_ResumeRitusmoi_Kaushik_Resume
Ritusmoi_Kaushik_Resume
 
Comercio electronico
Comercio electronicoComercio electronico
Comercio electronico
 
Apresentação Renova - Institucional
Apresentação Renova - InstitucionalApresentação Renova - Institucional
Apresentação Renova - Institucional
 
музей охраны природы
музей охраны природымузей охраны природы
музей охраны природы
 
Get rid of controllers in angular 1.5.x start using component directives
Get rid of controllers in angular 1.5.x start using component directivesGet rid of controllers in angular 1.5.x start using component directives
Get rid of controllers in angular 1.5.x start using component directives
 
Angular 2 Component Communication - Talk by Rob McDiarmid
Angular 2 Component Communication - Talk by Rob McDiarmidAngular 2 Component Communication - Talk by Rob McDiarmid
Angular 2 Component Communication - Talk by Rob McDiarmid
 
Dislexia, disgrafía y dificultades habituales 6
Dislexia, disgrafía y dificultades habituales   6Dislexia, disgrafía y dificultades habituales   6
Dislexia, disgrafía y dificultades habituales 6
 
Misses
MissesMisses
Misses
 
Plc nang cao
Plc nang caoPlc nang cao
Plc nang cao
 

Similar to Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng

Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdf
Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdfNâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdf
Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdfHanaTiti
 
Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...
Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...
Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...TieuNgocLy
 
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN TRƢỜNG...
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN TRƢỜNG...QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN TRƢỜNG...
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN TRƢỜNG...HanaTiti
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạn
Bao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạnBao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạn
Bao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạnBùi Ý
 
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...cLuB9
 
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm.pdf
Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm.pdfNghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm.pdf
Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm.pdfNuioKila
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...NuioKila
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdfQuản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdfjackjohn45
 
Luận văn: Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đạ...
Luận văn: Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đạ...Luận văn: Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đạ...
Luận văn: Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đạ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng (20)

Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdf
Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdfNâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdf
Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á.pdf
 
Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...
Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...
Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...
 
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN TRƢỜNG...
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN TRƢỜNG...QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN TRƢỜNG...
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN TRƢỜNG...
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
 
Bao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạn
Bao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạnBao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạn
Bao cao LV Giai phap nang cao chat lượng CTDT nghề quản trị khác sạn
 
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải PhòngChất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
 
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
quan_ly_danh_gia_qua_trinh_trong_dao_tao_sinh_vien_dai_hoc_nganh_su_pham_tien...
 
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc của giảng viên ĐH Mỹ thuật
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc của giảng viên ĐH Mỹ thuậtLuận văn: Đánh giá thực hiện công việc của giảng viên ĐH Mỹ thuật
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc của giảng viên ĐH Mỹ thuật
 
Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối ...
Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng  Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối ...Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng  Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối ...
Khoá Luận Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Sinh Viên Đại Học Huế Trong Bối ...
 
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...
Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đại học ngoạ...
 
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
 
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm.pdf
Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm.pdfNghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm.pdf
Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm.pdf
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...
 
BÀI MẪU Luận văn Đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, HAY
BÀI MẪU Luận văn Đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, HAYBÀI MẪU Luận văn Đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, HAY
BÀI MẪU Luận văn Đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, HAY
 
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học thông qua dạy học phần Điện hóa học ở trường ...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdfQuản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
 
Luận văn: Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đạ...
Luận văn: Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đạ...Luận văn: Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đạ...
Luận văn: Quản lý công tác thực tập Sư phạm cuối khóa của sinh viên trường Đạ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cá...
Luận văn: Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cá...Luận văn: Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cá...
Luận văn: Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cá...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông hồng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐỒNG THỊ VÂN HỒNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI, 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐỒNG THỊ VÂN HỒNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 62.31.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN PGS.TS. DƯƠNG ĐỨC LÂN HÀ NỘI, 2015
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm Nghiên cứu sinh Đồng Thị Vân Hồng
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Ngô Thị Thuận - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; PGS.TS Dương Đức Lân –Tổng cục Dạy nghề, các thầy, cô đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình chu đáo, kịp thời trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng cùng toàn thể các thầy, cô giáo thuộc Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các đơn vị chức năng thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các vụ chức năng của Tổng cục Dạy nghề, của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Giám hiệu các trường Cao đẳng nghề vùng Đồng bằng sông Hồng đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin phục vụ luận án. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, người thân trong gia đình đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Đồng Thị Vân Hồng
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH x DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ x DANH MỤC CÁC HỘP x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ x MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 2.1. Mục tiêu chung 3 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 3.2.1. Về nội dung 4 3.2.2. Về không gian 4 3.2.3. Về thời gian 4 4. Những đóng góp mới của luận án 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 6 1.1. Lý luận về năng lực và nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề 6 1.1.1. Các khái niệm 6 1.1.2. Các loại năng lực 13 1.1.3. Ý nghĩa nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề 15 1.1.4. Nội dung, tiêu chí đánh giá năng lực các trường cao đẳng nghề 17 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề 23
  • 6. iv 1.2. Thực tiễn nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề trên thế giới và ở Việt Nam 29 1.2.1. Thực tiễn năng lực của các trường cao đẳng nghề ở các nước trên thế giới 29 1.2.2. Thực tiễn nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề ở Việt Nam 32 1.2.3. Những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề 34 1.3. Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề 35 Tóm tắt chương 1 37 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.1. Đặc điểm cơ bản địa bàn nghiên cứu 38 2.1.1. Đặc điểm chung của vùng đồng bằng sông Hồng 38 2.1.2. Đặc điểm giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng sông Hồng 40 2.1.3. Đặc điểm các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 42 2.2. Phương pháp nghiên cứu 49 2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 49 2.2.2. Khung phân tích năng lực các trường cao đẳng nghề 50 2.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 52 2.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu 53 2.2.5. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu 54 2.2.6. Phương pháp phân tích thông tin 55 2.2.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 58 2.2.8. Cách tính toán một số chỉ tiêu nghiên cứu 59 Tóm tắt chương 2 62 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 63 3.1. Thực trạng năng lực tổ chức quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 63 3.1.1. Năng lực tổ chức quản lý 63 3.1.2. Năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học 72 3.1.3. Năng lực cơ sở vật chất 80
  • 7. v 3.1.4. Năng lực tổng hợp 85 3.2. Kết quả đào tạo nghề của các trường cao đẳng nghề 88 3.2.1. Kết quả tuyển sinh 88 3.2.2. Kết quả học tập hàng năm 90 3.2.3. Kết quả thi tốt nghiệp 91 3.2.4. Kết quả việc làm và thu nhập 95 3.3. Đánh giá năng lực các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 98 3.3.1. Xếp hạng cấp độ năng lực 98 3.3.2. Mối quan hệ giữa năng lực yếu tố đầu vào với kết quả đào tạo của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 99 3.3.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức các trường cao đẳng nghề 101 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 106 3.4.1. Nhóm yếu tố bên trong 106 3.4.2. Nhóm yếu tố bên ngoài 115 3.4.3. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố 121 Tóm tắt chương 3 123 CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIÁI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 124 4.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp 124 4.1.1. Thực trạng năng lực các trường cao đẳng nghề và bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam 124 4.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế 126 4.1.3. Chiến lược đào tạo nghề của Việt Nam giai đoạn 2015 đến năm 2020 126 4.1.4. Dự báo nhu cầu nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011 - 2020 127 4.2. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 128 4.2.1. Quan điểm 128 4.2.2. Định hướng 128 4.3. Các giải pháp 130
  • 8. vi 4.3.1. Giải pháp chung cho các trường cao đẳng nghề 130 4.3.2. Giải pháp riêng cho từng nhóm trường 142 Tóm tắt chương 4 146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 1. Kết luận 147 2. Kiến nghị 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 156
  • 9. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ LĐ TB và XH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Bộ GD - ĐT Bộ Giáo dục Đào tạo Bộ Nông nghiệp và PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CBCNV Cán bộ công nhân viên CBQL Cán bộ quản lý CĐN Cao đẳng nghề CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTXH Chính trị xã hội CSDN Cơ sở dạy nghề CSVC Cơ sở vật chất CSSK Chăm sóc sức khỏe DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐTN Đào tạo nghề HSSV Học sinh sinh viên LĐ Lao động NCKH Nghiên cứu khoa học NSNN Ngân sách nhà nước TBDH Thiết bị dạy học TCN Trung cấp nghề TCDN Tổng cục Dạy nghề TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTDN Trung tâm dạy nghề SCN Sơ cấp nghề Sở LĐTB và XH Sở Lao động Thương binh và Xã hội
  • 10. vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Số lượng các trường đại học, cao đẳng vùng đồng bằng sông Hồng năm 2012 41 2.2. Quá trình hình thành và phát triển các trường cao đẳng nghề 43 2.3. Số lượng các trường cao đẳng nghề được thành lập mới hàng năm theo đơn vị hành chính của vùng 44 2.4. Số lượng các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng được thành lập mới hàng năm theo hình thức sở hữu và cấp quản lý 45 2.5. Các chương trình, dự án hỗ trợ các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 48 2.6. Tổng hợp số lượng các trường cao đẳng nghề, cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên, doanh nghiệp chọn khảo sát vùng đồng bằng sông Hồng 53 2.7. Điểm chuẩn đánh giá các tiêu chí kiểm định của trường cao đẳng nghề 60 3.1. Điểm kiểm định các tiêu chí thể hiện năng lực tổ chức quản lý của các trường cao đẳng nghề ở các tỉnh/thành phố vùng đồng bằng sông Hồng 64 3.2. Điểm kiểm định thực tế các tiêu chí thể hiện năng lực tổ chức quản lý của các trường cao đẳng nghề thuộc hình thức sở hữu và cấp quản lý vùng đồng bằng sông Hồng 66 3.3. Các khoản thu, chi hàng năm các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng (Tính bình quân 1 trường cao đẳng nghề điều tra) 67 3.4. Nguồn lực tài chính các trường cao đẳng nghề năm 2012 69 3.5. Kết quả khảo sát của cán bộ quản lý về xác định mục tiêu nhiệm vụ của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 71 3.6. Điểm kiểm định các tiêu chí thể hiện năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường cao đẳng nghề thuộc tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng 73
  • 11. viii 3.7. Số lượng cán bộ công nhân viên và giáo viên bình quân 1 trường cao đẳng nghề qua các năm 75 3.8. Điểm kiểm định thực tế các tiêu chí thể hiện năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường cao đẳng nghề thuộc loại hình sở hữu và cấp quản lý vùng đồng bằng sông Hồng 77 3.9. Kết quả khảo sát sinh viên về giáo viên, cán bộ quản lý 78 3.10. Điểm kiểm định các tiêu chí thể hiện năng lực cơ sở vật chất của các trường cao đẳng nghề thuộc các tỉnh thành phố vùng đồng bằng sông Hồng 81 3.11. Điểm kiểm định thực tế các tiêu chí thể hiện năng lực cơ sở vật chất của các trường cao đẳng nghề thuộc loại hình sở hữu và cấp quản lý vùng đồng bằng sông Hồng 82 3.12. Kết quả khảo sát giáo viên và sinh viên về cơ sở vật chất các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 84 3.13. Tổng hợp điểm kiểm định thể hiện năng lực các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 86 3.14. Số lượng học sinh, sinh viên tuyển sinh bình quân 1 trường cao đẳng nghề qua các năm 89 3.15. Kết quả học tập của sinh viên năm thứ ba hệ cao đẳng nghề của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 90 3.16. Số lượng học sinh, sinh viên dự thi tốt nghiệp hàng năm của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng theo hình thức sở hữu 91 3.17. Số lượng học sinh, sinh viên dự thi tốt nghiệp hàng năm của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng theo cấp quản lý 92 3.18. Kết quả thi tốt nghiệp năm 2012 hệ cao đẳng nghề của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 93 3.19. Kết quả xếp loại tốt nghiệp hệ cao đẳng nghề của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng từ 2010 – 2012 94 3.20. Kết quả có việc làm sinh viên hệ cao đẳng của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng từ 2010 -2012 95
  • 12. ix 3.21. Kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề 96 3.22. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp về tham gia đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề vùng ĐBSH 97 3.23. Kết quả xếp hạng cấp độ các trường cao đẳng nghề đại diện vùng đồng bằng sông Hồng 98 3.24. Điểm kiểm định và số lượng sinh viên tuyển sinh hệ cao đẳng nghề bình quân 1 trường qua các năm 100 3.25. Đánh giá của doanh nghiệp về trình độ làm việc của lao động qua đào tạo tại các trường cao đẳng nghề vùng ĐBSH 101 3.26. Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 102 3.27. Ma trận kết hợp điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách thức để đề xuất giải pháp nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 105 3.28. Kết quả khảo sát sinh viên về một số thông tin 110 3.29. Mức học phí thực tế chi trả bình quân 1 tháng năm 2012 theo loại hình trường 111 3.30. Kết quả thăm dò ý kiến của học sinh học nghề về cơ sở vật chất kỹ thuật các trường cao đẳng nghề 114 3.31. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về bộ quy chế 118 3.32. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về hệ thống tổ chức quản lý 120 3.33. Kết quả khảo sát giáo viên về một số thông tin 121 4.1. Dự báo nhu cầu nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 127 4.2. Mức học phí dự tính có khả năng chi trả theo loại hình trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng ở các năm tiếp theo 143
  • 13. x DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Bản đồ vùng đồng bằng sông Hồng .......................................................................... 38 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ TT Tên đồ thị Trang 3.1. Số lượng giáo viên theo trình độ đào tạo năm 2012 ......................................107 3.2. Cơ cấu trình độ kỹ năng nghề của giáo viên năm 2012 .................................108 3.3. Cơ cấu giáo viên qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm năm 2012 .........................108 3.4. Cơ cấu giáo viên qua đào tạo ngoại ngữ năm 2012 .......................................109 3.5. Cơ cấu giáo viên qua đào tạo tin học năm 2012 ............................................109 DANH MỤC CÁC HỘP TT Tên hộp Trang 3.1. Cần khai thác hết thiết bị đã đầu tư.................................................................84 3.2. Một số bất cập về máy móc thiết bị phục vụ đào tạo.......................................85 3.3. Tuyển dụng sinh viên làm việc tại Hàn Quốc..................................................97 3.4. Học phí cao thì chất lượng cũng phải cao......................................................109 3.5. Sự lựa chọn học liên thông............................................................................112 3.6. Khó khăn giữa đào tạo và môi trường làm việc thực tế .................................113 3.7. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ...............................................................117 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang 2.1. Hệ thống tổ chức quản lý các trường cao đẳng nghề ....................................... 46 2.2. Phương pháp tiếp cận theo quy trình người học ............................................. 49 2.3. Khung phân tích nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề ....................... 51 2.4. Phương pháp phân tích SWOT của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng.......................................................................................... 56 3.1 Sơ đồ Venn về quan hệ giữa năng lực và các yếu tố ảnh hưởng ......................122 4.1. Những vấn đề cần nghiên cứu để nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề.... 125
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của các trường đại học và cao đẳng, các trường cao đẳng nghề (CĐN) đã góp phần cung cấp cho thị trường lao động và xã hội một lực lượng lao động có kỹ năng nghề cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đến nay cả nước có 165 trường cao đẳng nghề đã góp phần cung cấp hàng ngàn lao động có tay nghề đang làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước (Tổng cục Dạy nghề, 2014). Việt Nam là một trong các nước đang phát triển, một vài thập kỷ gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định ở mức khá cao. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu về lao động chất lượng cao của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Vì vậy, sự nghiệp đào tạo nghề đang có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đầy thách thức. Làm thế nào để đáp ứng đủ cho nền kinh tế lực lượng lao động có kỹ năng nghề cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nghề, cơ cấu trình độ đào tạo? Làm thế nào để thay thế dần một bộ phận lao động nước ngoài đang làm việc ở những vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam? Làm thế nào để từ 2015 khi ASEAN trở thành cộng đồng thì lao động có tay nghề cao của Việt Nam, đủ sức cạnh tranh để không bị mất lợi thế trong khu vực? Những thách thức kể trên là vô cùng to lớn, chính vì vậy Ban Bí Thư Trung Ương Đảng đã ban hành chỉ thị số 37 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đào tạo lao động có tay nghề cao; ngày 23/5/2014 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển các trường nghề chất lượng cao đến năm 2020. Có thể nói rằng chưa bao giờ Đảng và Nhà nước lại dành sự quan tâm đến đào tạo nghề và đặc biệt là đào tạo nghề chất lượng cao như giai đoạn hiện nay. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới cũng chỉ ra rằng, chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng nhân lực có tay nghề cao là yếu tố quyết định để hình thành năng lực cạnh tranh quốc gia, yếu tố quyết định sự thành công trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực. Đứng trước yêu cầu đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi các trường cao đẳng nghề, nơi đào tạo nghề ở ba cấp trình độ là cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề phải có đủ năng lực để đảm bảo chất lượng
  • 15. 2 dạy nghề. Tuy nhiên, chương trình đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề hiện nay còn chưa đáp ứng yêu cầu về lao động cho các thị trường lao động, một trong những nguyên nhân làm cho 49% lao động làm việc ở nước ngoài buộc phải về nước trước thời hạn do ngoại ngữ và tay nghề yếu (Cục Quản lý lao động ngoài nước, 2012). Sự phân bố các trường dạy nghề theo ngành, địa phương còn nhiều bất cập, thiếu định hướng. Mạng lưới dạy nghề chưa gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như của địa phương, chưa gắn với nhu cầu của xã hội. Các trường, trung tâm dạy nghề đều gặp phải sự bất cập về nguồn lực đầu tư cho mạng lưới cơ sở dạy nghề còn hạn hẹp, dàn trải chưa tập trung đồng bộ theo nghề. Đây là một trong những yếu tố làm cho quy mô đào tạo nhỏ bé, chương trình đào tạo chậm đổi mới, trang thiết bị phương tiện giảng dạy, thực hành thiếu và lạc hậu, do đó số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu cấp trình độ đào tạo còn chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của lao động trực tiếp trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dạy nghề nhanh, bền vững (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2011b). Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng có số lượng tuyển sinh lớn nhất cả nước và là vùng tập trung đông nhất các trường cao đẳng nghề, chiếm 37,41% trên tổng số các trường cao đẳng nghề trong cả nước (Tổng cục Dạy nghề, 2013). Các trường cao đẳng nghề đều mong muốn đào tạo đội ngũ lao động tay nghề cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Nhưng, cũng trong bối cảnh trên, so với tiêu chuẩn kiểm định chất lượng thì hầu hết chất lượng các trường cao đẳng nghề còn thấp, chương trình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Phần lớn các trường chưa có những chương trình hỗ trợ sinh viên những kỹ năng cần thiết cho công việc sau khi ra trường, ít có sự liên kết giữa trường và doanh nghiệp. Từ thực trạng hệ thống các trường cao đẳng nghề và nhu cầu học nghề vùng ĐBSH để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng thì việc nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn của vùng ĐBSH là cần thiết, góp phần giải quyết việc làm, giảm bất ổn cho nền kinh tế và xã hội.
  • 16. 3 Vì vậy, nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Năng lực, các tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực của các trường CĐN là gì? (2) Năng lực và các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực của các trường CĐN vùng ĐBSH trong những năm qua như thế nào? (3) Kết quả đào tạo nghề của các trường CĐN vùng ĐBSH có đáp ứng nhu cầu các đơn vị sử dụng lao động hay không? Tại sao? (4) Nâng cao năng lực cho các trường CĐN vùng ĐBSH trong những năm tới cần theo định hướng nào và nên áp dụng những giải pháp cụ thể nào? 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực các trường CĐN vùng ĐBSH mà đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho các trường cao đẳng nghề vùng ĐBSH thực hiện được mục tiêu và chiến lược đào tạo nghề của Việt Nam đến năm 2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ thêm những lý luận và thực tiễn về năng lực, nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề. - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng ĐBSH những năm qua. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các trường cao đẳng nghề vùng ĐBSH trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn về nâng cao năng lực của các trường CĐN được thể hiện qua những đối tượng cụ thể sau: - Các trường cao đẳng nghề theo các loại hình sở hữu, cấp quản lý, địa điểm (tỉnh/thành phố); Một số nghề đào tạo chính; Các cán bộ, giảng viên, sinh viên; Cơ sở vật chất; Vốn và nguồn vốn huy động.
  • 17. 4 - Các cơ quan quản lý các trường CĐN: Tổng cục Dạy nghề; Bộ chủ quản; Sở LĐ TB và XH; Doanh nghiệp... - Các đơn vị sử dụng lao động được đào tạo từ các trường cao đẳng nghề: Doanh nghiệp... - Các cơ chế chính sách về dạy nghề. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về nội dung Tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực và nâng cao năng lực các trường CĐN; Đánh giá thực trạng năng lực của các trường CĐN (Năng lực tổ chức quản lý, năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học, năng lực cơ sở vật chất, kết quả đào tạo); Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các trường CĐN và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các trường CĐN vùng ĐBSH. 3.2.2. Về không gian Đề tài được thực hiện trên phạm vi các trường CĐN vùng ĐBSH, một số nội dung chuyên sâu được khảo sát tại các trường CĐN đại diện cho các nghề, loại hình sở hữu, cấp quản lý và các tỉnh vùng ĐBSH. 3.2.3. Về thời gian Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này được thu thập từ năm 2005 – 2013. Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập chủ yếu trong năm 2012, có cập nhật hàng năm. Các giải pháp đề xuất sẽ áp dụng từ 2015 đến 2020. 4. Những đóng góp mới của luận án - Làm rõ thêm những lý luận về năng lực, yếu tố cấu thành năng lực và nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề theo các quan điểm khác nhau, theo các tiêu chí, nội dung, phương pháp đánh giá và xếp hạng mức độ năng lực của các trường cao đẳng nghề. - Cung cấp cơ sở dữ liệu phong phú và tin cậy về thực trạng năng lực; Các cấp độ năng lực các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng theo các phương diện (Năng lực tổ chức quản lý, năng lực đào tạo & nghiên cứu khoa học, năng lực cơ sở vật chất, kết quả đào tạo); Nhu cầu của các đơn vị sử dụng
  • 18. 5 lao động trong vùng; So sánh được năng lực các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng với các tiêu chí kiểm định; Chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng. Các dữ liệu này có thể sử dụng cho các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà giảng dạy tham khảo để tiếp tục hoàn thiện chính sách, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. - Đề xuất hệ thống các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cho các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.
  • 19. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.1. Lý luận về năng lực và nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Năng lực và các yếu tố cấu thành năng lực Theo Boyatzis (1981), năng lực giải quyết công việc là đặc tính cơ bản của con người trong việc thực hiện công việc một cách có hiệu quả, năng lực cá nhân là cần thiết nhưng chưa đủ. Cần phải xem xét thêm về mối liên hệ giữa năng lực và môi trường hoạt động bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài. Những đặc tính cơ bản của con người giúp con người thực hiện công việc có hiệu quả gọi là năng lực. Năng lực giải quyết công việc bao gồm động cơ, cá tính, kỹ năng, kiến thức, tự nhận thức về chính bản thân hoặc vai trò xã hội. Theo quan điểm này tuy có phần đơn giản nhưng cũng chỉ ra được một số yếu tố cấu thành năng lực. Theo Vũ Dũng (2000), năng lực là tập hợp các tính chất tâm lý cá nhân, đóng vai trò điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một hoạt động nhất định. Nhiều nghiên cứu cho rằng các đặc điểm tâm lý khác nhau của năng lực cho phép phân loại thành năng lực chung (thỏa mãn đồng thời nhiều dạng hoạt động) và năng lực riêng (thích ứng với một dạng hoạt động nhất định). Năng lực làm việc được định nghĩa là khả năng tiềm tàng của cá nhân nhằm hoàn thành một hoạt động với hiệu suất được đề ra trong một thời gian nhất định. Năng lực làm việc của con người không phải là bất biến mà thay đổi trong quá trình hoạt động. Sự biến đổi của năng lực làm việc phụ thuộc vào loại hình công việc, đặc điểm tâm sinh lý cá nhân, tình trạng sức khỏe và trình độ chuyên môn. Như vậy, theo cách tiếp cận này, năng lực được diễn đạt dưới hai hình thức: năng lực nói chung và năng lực làm việc, song chúng có phần chung. Đó là những khả năng của cá nhân (có thể biết được và cũng có thể chưa biết) đóng vai trò điều kiện bên trong, tạo thuận lợi để hoàn thành một hoạt động.
  • 20. 7 Cách tiếp cận nói trên chưa chỉ rõ được cụ thể các thành phần cấu thành năng lực, mới chỉ đề cập tính chất chung của các thành phần cấu trúc năng lực, chúng thay đổi tùy theo loại hình hoạt động. Theo Keen (2000), chuyên gia quốc tế người Thụy Điển trong bài thuyết trình về tăng cường năng lực quản lý cho cán bộ cao cấp của Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/8/2000, bà đã đưa ra quan niệm về năng lực như sau: Từ “năng lực” có nguồn gốc từ tiếng la tinh “competentia” có nghĩa là sự nhất trí hòa hợp. Nhất trí, hòa hợp ở đây hiểu theo nghĩa nhất trí hòa hợp giữa tình hình, kết quả thực hiện, nhiệm vụ và khả năng. Nói cụ thể hơn thì “năng lực là khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao”. Đối với Keen (2000), kiến thức và kỹ năng có quan hệ mật thiết với nhau. Kỹ năng được hình thành qua quá trình áp dụng những kiến thức đã học. Tuy nhiên giữa kiến thức và kỹ năng cũng có những sự khác nhau nhất định. Hiểu rõ được sự khác nhau này sẽ giúp cho công tác đào tạo, phát triển năng lực có hiệu quả. Quan niệm về năng lực của Keen (2000), khá đơn giản nhưng rất thích hợp cho việc đánh giá năng lực trong hoàn cảnh nước ta và cũng đã đưa ra được những yếu tố rất cụ thể trong việc phân tích cấu trúc năng lực. Batal (2002), lại cho rằng, năng lực làm việc tương ứng với kiến thức, kỹ năng và hành vi - thái độ cần huy động để có thể thực hiện đúng đắn các hoạt động riêng của từng vị trí làm việc (Dịch bởi Phạm Quỳnh Hoa, 2002). Một năng lực như vậy sẽ được cấu thành bởi các yếu tố sau: - Kiến thức: gồm hiểu biết chung và hiểu biết chuyên ngành về một lĩnh vực cụ thể. - Kỹ năng: khả năng áp dụng các kỹ thuật, phương pháp và công cụ để giải quyết công việc cụ thể - Thái độ - hành vi: cách ứng xử của bản thân. Cách tiếp cận này, năng lực được cụ thể hóa hơn nhưng lại chưa phân biệt năng lực với cấu trúc của năng lực. Theo Nguyễn Cảnh Toàn và cs. (2004), năng lực là khả năng thực hiện, là sự kết hợp nhiều đặc điểm tâm lý của một người, tạo thành những điều kiện chủ quan thuận lợi giúp cho người đó tiếp thu dễ dàng và hoạt động đạt hiệu quả cao trong một lĩnh vực nào đó. Khái niệm này cũng phân biệt các
  • 21. 8 mức độ phát triển của năng lực. Căn cứ vào mức độ thành công của hoạt động, các nhà khoa học phân chia năng lực thành 4 cấp: Không có năng lực; Có năng lực; Có tài năng và Thiên tài. Các tác giả đã chỉ ra được mỗi loại hoạt động có những đặc điểm tâm lý riêng cấu thành năng lực. Tuy nhiên lập luận của họ còn khái quát. Trên đây là một số quan niệm về năng lực và các yếu tố cấu thành năng lực dựa trên những góc độ nghiên cứu khác nhau của nhiều tác giả. Từ những quan điểm trên, chúng tôi thấy có những điểm chung sau: - Năng lực là thuộc tính tâm lý, là khả năng tiềm ẩn của cá nhân, là phẩm chất nhân cách cho phép thực hiện có hiệu quả những hành động nhất định. Khi nghiên cứu năng lực cần xem xét năng lực trong mối liên hệ với môi trường hoạt động, đồng thời cần phải xem xét cả vấn đề năng khiếu, tư chất và các mức độ phát triển của năng lực. Tùy vào mức độ biểu hiện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của năng lực mà ta gọi là “Năng khiếu”, “Tài năng” hay “Thiên tài”. Năng lực là sản phẩm của đào tạo, rèn luyện, có thể thay đổi và phát triển thông qua hoạt động. Do vậy, người ta có thể chủ động tạo ra năng lực. - Các bộ phận cấu thành năng lực gồm các yếu tố cụ thể như: kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm, các mối quan hệ, động cơ (nguyện vọng), các phẩm chất cá nhân. Hiểu năng lực là một thuộc tính, một phẩm chất, một khả năng hoạt động của cá nhân là chưa đủ. Cá nhân gắn với nhóm, với tổ chức, với cộng đồng xã hội. Các Mác đã viết “bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” (Các Mác và Phriđrich Ăngghen, 1984). Vì vậy, chúng tôi đồng tình với quan niệm của Nguyễn Thị Hiên và Lê Ngọc Hùng (2004), khái niệm năng lực cần được mở rộng ra khỏi phạm vi cá nhân và được định nghĩa như sau: Năng lực là khả năng của cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng và hệ thống xã hội bộc lộ, hình thành, phát triển trong quá trình hoạt động và thực hiện các vai trò, chức năng nhất định một cách hiệu lực, hiệu quả và bền vững.
  • 22. 9 1.1.1.2. Năng lực và các yếu tố cấu thành năng lực các trường cao đẳng nghề a. Năng lực các trường cao đẳng nghề Trường CĐN là một tổ chức đào tạo nghề ở các cấp trình độ khác nhau trên cơ sở tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng. Đào tạo nghề (theo luật quy định là dạy nghề) là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, 2006). Trường CĐN được thành lập khi có đề án bảo đảm các điều kiện chủ yếu sau đây: - Có trường sở, khả năng tài chính và thiết bị giảng dạy lý thuyết, thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo. - Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề. Mỗi cấp trình độ trong dạy nghề quy đinh rõ mục tiêu, thời gian, đối tượng tuyển sinh. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các trường CĐN là xác định mục tiêu và hình thức đào tạo sao cho đáp ứng nhu cầu người học và đáp ứng nhu cầu các đơn vị sử dụng lao động. Hoạt động dạy và học ở các trường CĐN phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Khả năng về tổ chức quản lý; Khả năng về đào tạo & nghiên cứu; Khả năng về cơ sở vật chất... Như vậy, các trường CĐN phải có năng lực nhất định, chính là các yếu tố đầu vào, là điều kiện để thực hiện các hoạt động. Năng lực đó phải gắn liền với chương trình dạy nghề, có hiệu lực, hiệu quả bền vững nhằm nâng cao kết quả dạy nghề. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, Năng lực của các trường cao đẳng nghề chính là khả năng của các trường đó về các lĩnh vực: tổ chức quản lý, đào tạo & nghiên cứu, cơ sở vật chất được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các vai trò, chức năng đào tạo nghề một cách hiệu lực, hiệu quả và bền vững.
  • 23. 10 b. Phân biệt năng lực và chất lượng của các trường cao đẳng nghề Năng lực và chất lượng có mối quan hệ chặt chẽ nhưng khác nhau về ý nghĩa và bản chất. Năng lực của tổ chức là các yếu tố đầu vào đảm bảo cho tổ chức đó thực hiện các hoạt động với kết quả, hiệu quả cao, bền vững nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Theo Hoàng Phê (2003), chất lượng được hiểu là “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, hay một hoạt động”. Như vậy, có thể hiểu chất lượng của 1 tổ chức được đo bởi sự thỏa mãn các yêu cầu của xã hội về kết quả của các hoạt động, đó chính là yếu tố đầu ra của hoạt động. Nếu một hoạt động vì lý do nào đó mà không đáp ứng các yêu cầu thì phải bị coi là chất lượng kém. Một tổ chức không có năng lực thì hoạt động sẽ không có chất lượng. Chất lượng tốt hay xấu không phải là kết quả ngẫu nhiên mà là kết quả tác động của hàng loạt các yếu tố đầu vào có liên quan chặt chẽ với nhau, đó chính là năng lực (Tổng cục Dạy nghề, 2008). Các trường CĐN có khả năng về tổ chức quản lý; khả năng về đào tạo và nghiên cứu; khả năng về cơ sở vật chất, đó chính là các yếu tố đầu vào để đảm bảo thực hiện các hoạt động dạy nghề theo mục tiêu đề ra thì quy mô tuyển sinh lớn, nhiều hình thức, ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo tăng lên. Năng lực của các trường CĐN quyết định đến quy mô và chất lượng đào tạo của các trường. Ngược lại quy mô tuyển sinh và chất lượng đào tạo hàng năm quyết định sự tồn tại và phát triển của các trường CĐN. Chất lượng của trường CĐN được đo bởi sự thỏa mãn của các đơn vị sử dụng lao động trên thị trường lao động. Chất lượng đào tạo tốt sẽ tác động tới kết quả tốt nghiệp của sinh viên; đến việc làm và thu nhập của sinh viên cũng như sự đánh giá của xã hội, cộng đồng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới uy tín và làm tăng sức cạnh tranh của các trường CĐN (Tổng cục Dạy nghề, 2008). c. Các yếu tố cấu thành năng lực các trường cao đẳng nghề Năng lực trường CĐN gồm những yếu tố đầu vào và đầu ra cấu thành như sau: (Tổng cục Dạy nghề, 2008). - Năng lực về tổ chức quản lý được thể hiện ở mục tiêu nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch hoạt động; Cơ cấu tổ chức; Hệ thống kiểm tra giám sát; Nguồn tài chính; Công tác kế hoạch và quyết toán tài chính.
  • 24. 11 - Năng lực về đào tạo và nghiên cứu khoa học được thể hiện ở chương trình, giáo trình đào tạo; Đội ngũ cán bộ, giáo viên; Phương pháp dạy và học; Các sáng kiến cải tiến, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. - Năng lực về cơ sở vật chất được thể hiện ở nhà xưởng, máy móc thiết bị, giảng đường, thư viện, các dịch vụ cho người học nghề. - Kết quả đào tạo thể hiện ở kết quả tuyển sinh, học tập, tốt nghiệp, có việc làm và thu nhập của sinh viên đang học và sau tốt nghiệp, mức độ đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động. 1.1.1.3. Nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, nâng cao năng lực là một quá trình lao động cần được thiết kế, thực hiện và điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội một cách bền vững, công bằng, dân chủ và văn minh. Nguyễn Thị Hiên và Lê Ngọc Hùng (2004) cho rằng, Nâng cao năng lực là quá trình phát triển trong đó các cá nhân, các nhóm các tổ chức, các thể chế, các cộng đồng và toàn bộ hệ thống xã hội đều nâng cao các kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Rõ ràng, năng lực ngày càng trở thành yêu cầu và đòi hỏi khách quan với các tổ chức và cá nhân trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, năng lực được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo, chăm sóc, nuôi dưỡng và đầu tư phù hợp với nhu cầu sử dụng của cộng đồng và xã hội. Năng lực hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả quyền năng, quyền lực, vị thế, vai trò, chức năng của cá nhân, các tổ chức, các cộng đồng và cả hệ thống xã hội. Vì thế, việc nâng cao năng lực bao gồm cả quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực chứ không chỉ nhấn mạnh vào tiềm năng hoạt động sẵn có của cá nhân hay tổ chức. Các chỉ số cơ bản của năng lực là tính hiệu lực, hiệu quả và tính bền vững của hoạt động. Điều này đòi hỏi việc nâng cao năng lực phải hướng tới tạo ra các khả năng và điều kiện để các cá nhân, tổ chức thực hiện những mục tiêu và phát triển bền vững (Nguyễn Thị Hiên và Lê Ngọc Hùng, 2004).
  • 25. 12 Giữa nâng cao năng lực và phát triển bền vững có mối quan hệ qua lại, thể hiện qua ba khía cạnh cơ bản: - Nâng cao năng lực là mục tiêu của phát triển bền vững. - Nâng cao năng lực là con đường, là cơ chế có hiệu quả nhất để phát triển bền vững. - Nâng cao năng lực là sự phát triển năng lực một cách bền vững. Trên cơ sở các quan niệm của các nhà khoa học nêu trên, chúng tôi cho rằng, Nâng cao năng lực của các trường CĐN là quá trình đầu tư phát triển để hoàn thiện mục tiêu, chương trình đào tạo, nâng cao trình độ hiểu biết, tăng cường kỹ năng, phương pháp làm việc cho cán bộ và giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề đầy đủ để triển khai chương trình đào tạo một cách có hiệu quả, bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng lao động, huy động và sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả và thực hiện mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ đào tạo nghề ở các cấp trình độ. 1.1.1.4. Mối quan hệ giữa nâng cao năng lực và nâng cao chất lượng trong các trường cao đẳng nghề Nâng cao năng lực và nâng cao chất lượng trong các trường CĐN có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nâng cao năng lực trong các trường CĐN là hướng tới tạo ra các khả năng và điều kiện để nâng cao trình độ hiểu biết, tăng cường kỹ năng phương pháp làm việc cho cán bộ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề để triển khai các chương trình đào tạo một cách có hiệu quả, phát triển chương trình, giáo trình nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính để thực hiện chức năng đào tạo nghề ở các cấp trình độ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các thị trường lao động. Nâng cao năng lực ở các trường CĐN bao gồm cả quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực chứ không chỉ nhấn mạnh vào tiềm năng hoạt động sẵn có của cán bộ, giáo viên, học viên hay của bản thân các trường CĐN, đó là chất lượng giáo viên đạt chuẩn tăng lên, các nghề đào tạo mở rộng, chương trình đào tạo tiên tiến được áp dụng, hệ thống giáo trình được biên soạn kịp thời, số lượng và chất lượng nhà xưởng, thiết bị thực hành đáp ứng đủ theo chương trình đào tạo, các dịch vụ ăn ở chăm sóc sức khỏe được cải thiện...Nâng cao năng lực các trường CĐN phải hướng tới phát triển năng lực để
  • 26. 13 thực hiện những mục tiêu và phát triển bền vững (Nguyễn Thị Hiên và Lê Ngọc Hùng, 2004). Nâng cao chất lượng ở các trường CĐN đó chính là sự thỏa mãn các yêu cầu sử dụng ngày càng tăng của thị trường lao động. Kết quả của các hoạt động tăng lên: Quy mô tuyển sinh, kết quả học tập, thi tốt nghiệp của học sinh, sinh viên (Tỷ lệ sinh viên khá, giỏi, xuất sắc) năm sau cao hơn năm trước; Số lượng sinh viên tìm được việc làm và thu nhập của họ tăng lên (Tổng cục Dạy nghề, 2008). Nâng cao năng lực sẽ tạo điều kiện tốt để các trường nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm mục tiêu, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững. Nếu không nâng cao năng lực thì rất khó nâng cao chất lượng. Ngược lại, chất lượng các trường CĐN cũng như thương hiệu của các trường CĐN sẽ khảng định sự tốn tại và vị thế trong phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, tạo động lực thúc đẩy để các trường CĐN nâng cao năng lực. 1.1.2. Các loại năng lực Có nhiều cách phân loại năng lực, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng chủ yếu năng lực cá nhân và năng lực của tổ chức. 1.1.2.1. Năng lực cá nhân Mỗi cá nhân đều có thể có một hay nhiều loại năng lực. Các nhà tâm lý học, giáo dục học thường phân biệt ba loại năng lực là: (Nguyễn Thị Hiên và Lê Ngọc Hùng, 2004) - Năng lực trí tuệ: khả năng trí nhớ, tư duy, tưởng tượng - Năng lực tình cảm: Khả năng thụ cảm, biểu lộ cảm xúc hoặc chế ngự, kiểm soát tình cảm. - Năng lực vận động: khả năng thực hiện những động tác, sự khéo léo, linh hoạt và sức bền bỉ, dẻo dai thể lực. Tùy thuộc phạm vi hoạt động mà mỗi cá nhân thể hiện năng lực khác nhau, cụ thể: - Năng lực phân tích tình huống: xác định và phân tích môi trường hay toàn bộ hệ thống. - Năng lực đánh giá nhu cầu: phát hiện và xác định những vấn đề chính cần giải quyết. - Năng lực xây dựng chiến lược: đáp ứng nhu cầu hay giải quyết vấn đề.
  • 27. 14 - Năng lực hành động: lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch, hành động, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực một cách bền vững. - Năng lực giám sát, đánh giá và điều chỉnh: hành vi, hoạt động để đạt mục tiêu. - Năng lực thích ứng: vừa tự đổi mới để phù hợp với điều kiện bên ngoài vừa biến đổi hoàn cảnh. - Năng lực học tập: tiếp thu kinh nghiệm, thông tin, tri thức và hình thành các kỹ năng mới để đối phó với các thách thức của sự phát triển. 1.1.2.2. Năng lực của các tổ chức Năng lực của các tổ chức là năng lực của một nhóm, một đơn vị, một cộng đồng được xem xét ở 4 khía cạnh (Nguyễn Thị Hiên và Lê Ngọc Hùng, 2004): - Năng lực tổ chức và quản lý là khả năng xây dựng chiến lược, kế hoạch, tổ chức bộ máy, phân công lao động, phương pháp quản lý và kiểm tra, đánh giá giám sát. - Năng lực hoạt động là khả năng thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động chính theo mục tiêu, kế hoạch đề ra. - Năng lực về tài chính và cơ sở vật chất là khả năng vốn, cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện các hoạt động theo mục tiêu, kế hoạch đề ra. - Kết quả và hiệu quả đạt được của tổ chức. Căn cứ vào khái niệm về năng lực và các cách phân loại năng lực thì năng lực của trường CĐN bao gồm cả năng lực cá nhân và năng lực của các tổ chức. Trong đó, năng lực cá nhân gồm năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, học viên học nghề. Năng lực của các tổ chức gồm: Năng lực tổ chức quản lý của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa, phòng; Năng lực của cán bộ lãnh đạo các cấp; Năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học của các bộ môn, khoa, phòng; Năng lực cơ sở vật chất. Như vậy, sự gắn kết các cá nhân với nhau tạo thành tổ chức là mục đích chung. Nếu mỗi cá nhân có mục đích riêng và tự mình có thể thực hiện được mục đích đó thì không cần tới tổ chức. Điều này nói đến động cơ tham gia vào tổ chức của mỗi cá nhân và năng lực của cá nhân trong việc chia sẻ và thực hiện mục đích chung. Một tổ chức chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu tạo ra được các điều kiện để những nhóm người khác nhau, hoạt động khác nhau nhưng luôn cùng hướng tới mục đích chung. Tổ chức nào đạt hiệu quả cao thì tổ chức đó có khả năng thích nghi cao để tồn tại và phát triển. Điều này nói tới năng lực hoạt động có hiệu quả của tổ
  • 28. 15 chức. Như vậy, hoạt động nâng cao năng lực của cá nhân gắn liền với nâng cao năng lực của tổ chức. 1.1.3. Ý nghĩa nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề Năng lực các trường CĐN quyết định rất lớn đến chất lượng đào tạo cũng như chất lượng nguồn nhân lực. Vì thế, nâng cao năng lực các trường CĐN có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội đặc biệt thể hiện ở các nội dung sau: 1.1.3.1. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của quốc gia Nâng cao năng lực ở các trường CĐN nhằm tạo điều kiện để các trường nâng cao chất lượng đào tạo, mà thông qua đào tạo giúp mỗi người lao động thực hiện và vận dụng hiểu biết, kỹ năng và phương pháp của mình để tăng năng suất lao động. Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các quốc gia đòi hỏi người lao động phải có năng lực cạnh tranh cao trên cơ sở nâng cao vốn kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn do thị trường lao động xác định. Trong quá trình toàn cầu hóa và tri thức hóa nền kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, để không bị tụt hậu, ngay cả các quốc gia phát triển cũng phải luôn tìm mọi cách để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các quốc gia đang phát triển muốn đi tắt đón đầu, tranh thủ được cơ hội do tri thức hóa mang lại để phát triển kinh tế phải nhanh chóng, kịp thời cải cách hệ thống ĐTN, trên cơ sở đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia. Kinh nghiệm nhiều nước chỉ ra rằng, chính lực lượng lao động có kỹ năng nghề cao là yếu tố quyết định việc tăng năng suất lao động, quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa (Tổng cục Dạy nghề, 2008). 1.1.3.2. Thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng dạy nghề Hiện nay các trường CĐN có quy mô nhỏ, năng lực còn nhiều hạn chế trên mọi lĩnh vực từ tổ chức quản lý đến đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác liên kết. Một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp cần nguồn nhân lực qua đào tạo nghề, có kỹ năng thực hành và khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ nhưng các trường CĐN mới được thành lập, nâng cấp nên đội ngũ giáo viên chưa
  • 29. 16 có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập, thực hành còn rất hạn chế, bên cạnh đó nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy chưa tiếp cận theo yêu cầu của kỹ thuật, công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Sự liên kết, hợp tác giữa trường CĐN với các doanh nghiệp còn lỏng lẻo (cả về trách nhiệm và quyền lợi), nên trên thực tế các trường vẫn chủ yếu đào tạo theo khả năng “cung” của mình chứ chưa thực sự đào tạo theo “cầu” của doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có rất nhiều các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường CĐN không nâng cao chất lượng sẽ không đủ điều kiện đứng vững trên thị trường đào tạo. Chính vì vậy, nâng cao năng lực sẽ giúp các trường CĐN thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng dạy nghề của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB và XH) để tồn tại, phát triển trong hiện tại và tương lai (Tổng cục Dạy nghề, 2008). 1.1.3.3. Tạo thương hiệu, uy tín cho đào tạo nghề Việt Nam Thương hiệu, uy tín các trường CĐN trước hết được xây dựng bằng con đường chất lượng: chất lượng của hệ thống quản lý, của đội ngũ giáo viên, của từng thành viên trong trường, chất lượng nguồn lao động cung cấp cho thị trường lao động. Thương hiệu của các trường CĐN còn được xây dựng bằng sự đóng góp của các trường vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, của hoạt động đào tạo, marketing và quảng cáo trung thực. Nếu chất lượng nguồn lao động của các trường có thương hiệu mạnh sẽ giúp người học nhanh chóng tìm kiếm được việc làm, nhờ đó mà uy tín và quy mô đào tạo của các trường gia tăng. Nhưng đánh giá thương hiệu các trường không chỉ ở số lượng các thương hiệu mạnh của các trường đang có mà quan trọng phải đánh giá được khả năng phát triển của các trường cả về số lượng và chất lượng dạy nghề, khả năng đó cho thấy sự thành công của các trường trong tương lai. Năng lực các trường CĐN quyết định đến quy mô và chất lượng đào tạo của các trường, tạo điều kiện thuận lợi để các trường tiếp cận tri thức, kỹ năng thực hành nghề tiên tiến theo công nghệ hiện đại ở các nước phát triển. Nguồn lao động chất lượng cao được đào tạo từ các trường không những chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong nước mà còn cả ở khu vực
  • 30. 17 và trên thế giới. Với sự đầu tư các nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế của Nhà nước dựa vào thế mạnh của các trường về từng lĩnh vực đào tạo nghề sẽ giúp các trường CĐN nâng cao năng lực tạo uy tín và làm tăng sức cạnh tranh của các trường cũng như của cả hệ thống dạy nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập (Tổng cục Dạy nghề, 2008). 1.1.3.4. Tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho các tầng lớp dân cư Nâng cao năng lực các trường CĐN sẽ giúp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Giáo dục đào tạo nói chung và ĐTN nói riêng là con đường cơ bản để giúp con người lĩnh hội, hình thành và phát triển tri thức, các kĩ năng chuyên môn như vậy mới có thể có được việc làm tốt, có thu nhập, đảm bảo cuộc sống, giảm bất ổn cho xã hội và nền kinh tế. Người lao động có trình độ tay nghề càng cao thì khả năng có việc làm và mức thu nhập càng cao. Nâng cao năng lực các trường CĐN để phát triển ĐTN không những chỉ tiến đến công bằng xã hội về thu nhập mà có thể đạt tới công bằng xã hội nói chung bởi lẽ con người có được học vấn cao thì họ không những tham gia vào thị trường lao động, tự tạo việc làm để có thu nhập cao mà họ còn có vốn kiến thức để tham gia và hưởng thụ lợi ích từ các hoạt động khác của đời sống kinh tế xã hội như: chính trị, văn hóa, y tế, thể dục thể thao (Tổng cục Dạy nghề, 2008). 1.1.4. Nội dung, tiêu chí đánh giá năng lực các trường cao đẳng nghề Đánh giá năng lực là một quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin về các đặc điểm, tính chất, khả năng làm việc của các cá nhân, các nhóm, các tổ chức, các thể chế hay các hệ thống xã hội. Về nguyên tắc, việc đánh giá năng lực đòi hỏi phải xác định các nhân tố của năng lực theo các tiêu chí và chỉ số cụ thể. Hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung đánh giá năng lực: Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA, 2006) khi thực hiện dự án “Nâng cao năng lực và tạo môi trường thuận lợi” (CDEEP) đã đưa ra các hướng dẫn để đánh giá năng lực của một tổ chức gồm các nội dung sau: Động lực của tổ chức như: (Lịch sử, nhiệm vụ, khuyến khích, thưởng).Tổ chức quản lý (gồm: Chiến lược, cấu trúc tổ chức, quản trị nhân lực, quản trị tài chính). Cơ sở hạ tầng (gồm: công nghệ, chương trình, máy móc thiết bị...). Hiệu suất tổ chức (như: Hiệu quả, tài chính và tính khả thi của tổ chức). Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh
  • 31. 18 hưởng đó là các yếu tố môi trường bên ngoài như: Chính trị, xã hội, địa lý, kinh tế, hành chính, pháp lý. Ở Việt Nam, để đánh giá năng lực của các trường CĐN, Bộ LĐ TB và XH - Tổng cục Dạy nghề (2008) đã ban hành bộ tiêu chí kiểm định chất lượng dạy nghề theo quyết định số 02/2008/QĐ – BLĐTBXH ngày 17/01/2008 của Bộ trưởng Bộ LĐTB và XH bởi các lý do sau (Tổng cục Dạy nghề, 2008): - Kiểm định chất lượng dạy nghề là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động quản lý Nhà nước về dạy nghề khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong khi chất lượng nguồn nhân lực là những khâu yếu nhất do chất lượng đào tạo chưa cao mà nguyên nhân chính là do các yếu tố đầu vào như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình và việc quản lý chất lượng dạy nghề chưa có chuẩn mực, đó chính là năng lực của các trường CĐN để thực hiện các hoạt động. - Chất lượng đào tạo tốt hay kém không phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự tác động hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn, các trường CĐN cần phải nâng cao năng lực và quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. - Các tiêu chí đảm bảo chất lượng dạy nghề chính là các yếu tố cấu thành năng lực vì thế, đánh giá chất lượng cũng chính là đánh giá các yếu tố đầu vào để đảm bảo chất lượng của các cơ sở dạy nghề. - Mục tiêu của kiểm định chất lượng dạy nghề là xác định các cơ sở dạy nghề có đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nhằm khẳng định với cộng đồng giáo dục và công chúng rằng cơ sở dạy nghề đó đào tạo nghề có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Kiểm định là để xác định xem cơ sở dạy nghề đó có đủ năng lực hay không. Do đó kiểm định chất lượng có vai trò như là một động lực bên trong và khuyến khích từ bên ngoài giúp các trường CĐN đánh giá lại mình một cách toàn diện đầy đủ thông qua việc xem xét và xây dựng báo cáo tự đánh giá nâng cao năng lực hoạt động của mình. Dựa vào bộ tiêu chí kiểm định và hoạt động thực tế tại các trường CĐN thì nội dung đánh giá năng lực các trường CĐN được thể hiện ở các lĩnh vực chính sau:
  • 32. 19 1.1.4.1. Năng lực tổ chức quản lý Các nhà nghiên cứu về quản lý cho rằng “Quản lý là một loại hoạt động nhằm thực hiện các chức năng cơ bản”. Trong số đó, quan trọng nhất là bốn chức năng cơ bản: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát (Nguyễn Thị Doan, 1996). Quản lý dạy nghề là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi hoạt động dạy nghề diễn ra, là sự tác động của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là chủ thể con người, nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tập thể, tổ chức, hệ thống giáo dục (Nguyễn Đức Trí, 1999). Tổ chức quản lý là chức năng đầu tiên của 1 trường CĐN. Đó chính là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý (cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo) lên đối tượng quản lý (giáo viên, nhân viên, học viên học nghề) để thực hiện các chức năng trong hoạt động dạy và học nghề nhằm đạt được mục tiêu đề ra (Stoner, 1986). Năng lực tổ chức quản lý ở các trường CĐN thể hiện ở các nội dung (Tổng cục Dạy nghề, 2008): - Xác định mục tiêu, mục đích và chiến lược hành động; Định kỳ rà soát điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng dạy nghề. - Xây dựng bộ quy chế hoạt động; Phân công phối hợp và giám sát công việc; Xác định cơ cấu tổ chức; Xây dựng quy trình bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; Xác định tiêu chuẩn, thu thập thông tin để đo lường, đánh giá và ra quyết định điều chỉnh các hoạt động trong nhà trường. - Quản lý nguồn tài chính thông qua việc lập dự toán, kế hoạch tài chính; Đảm bảo phân bổ, sử dụng nguồn tài chính hợp lý, hiệu quả và quyết toán tài chính công khai minh bạch. Như vậy, nội dung của năng lực tổ chức quản lý của các trường CĐN bao gồm việc xác định mục tiêu nhiệm vụ, xây dựng bộ quy chế hoạt động với cơ cấu tổ chức tổ chức phù hợp, đặc biệt là việc huy động tạo lập, phân phối, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính phục vụ công tác đào tạo. Kết quả quản lý được coi như một công cụ quan trọng đảm bảo chất lượng phát triển. Không thể phủ nhận rằng cải thiện chất lượng quản lý sẽ góp
  • 33. 20 phần quan trọng trong việc nâng cao kết quả và chất lượng đào tạo ở các cơ sở đào tạo nói chung và các cơ sở đào tạo nghề nói riêng (Eyre, 1999). Vì thế, nâng cao năng lực tổ chức quản lý ở các trường CĐN sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế. Theo bộ tiêu chí kiểm định chất lượng đào tạo nghề (Tổng cục Dạy nghề, 2008), nội dung đánh giá năng lực tổ chức quản lý của các trường CĐN gồm 3 tiêu chí: Tiêu chí 1: Mục tiêu và nhiệm vụ; Tiêu chí 2: Tổ chức và quản lý; Tiêu chí 8: Quản lý tài chính (Nội dung của 3 tiêu chí gồm 13 tiêu chuẩn được đính kèm ở phụ lục số 1). 1.1.4.2. Năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học Đào tạo nghề là một hoạt động có tổ chức, được thực hiện trong một thời gian nhất định nhằm đem đến sự thay đổi nhận thức, kỹ năng và phương pháp làm việc của con người (Cherrington, 1995). Trong đào tạo, kết quả đào tạo phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động dạy và học; Trình độ giáo viên và cán bộ quản lý; Chương trình đào tạo và giáo trình bài giảng. Việc thiết kế các hình thức đào tạo, công tác tuyển sinh, liên kết, kế hoạch đào tạo, thực hiện giám sát và đánh giá kết quả đào tạo theo các quy chế đào tạo thể hiện năng lực đào tạo của các trường. Nghiên cứu khoa học là hình thức tổ chức quản lý các họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm các hiện tượng kinh tế xã hội để phát hiện ra những cái mới về bản chất và quy luật vận động phát triển của sự vật, hiện tượng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người. Hoạt động NCKH được biểu hiện ở số lượng đề tài nghiên cứu, nghiệm thu, các hội thảo khoa học, số lượng các tiến bộ kỹ thuật đã chuyển giao, số người NCKH, số bài báo đăng trên các tạp chí, số kinh phí để NCKH, số sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng (Trần Kim Dung, 2009). Nghiên cứu khoa học là hoạt động không thể thiếu trong các trường đại học nhưng ở các trường CĐN, nghiên cứu khoa học được đặt ra cho giáo viên dạy nghề, được thể hiện ở các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và những đổi mới trong các bước của quá trình giảng dạy như biên soạn chương trình, giáo trình, nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy, chế tạo các thiết bị, đồ dùng dạy học
  • 34. 21 theo các phương pháp dạy học hiện đại ở các cấp độ khác nhau theo yêu cầu thực tiễn sản xuất. Ngoài ra, năng lực NCKH của giáo viên dạy nghề còn thể hiện ở khả năng viết bài báo, tham gia các đề tài khoa học công nghệ, tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học. Các hoạt động giảng dạy và NCKH ở trường CĐN đều gắn liền với năng lực của đội ngũ giáo viên. Để giảng dạy tốt, giáo viên dạy nghề phải có năng lực chuyên môn nghề và năng lực sư phạm bởi vì người giáo viên dạy nghề nếu chỉ có năng lực chuyên môn nghề thì đó chỉ là nhà kĩ thuật, chứ không phải là giáo viên dạy nghề. Theo Phạm Minh Hạc (2004) thì: “Năng lực sư phạm là tổ hợp những đặc điểm tâm lí của nhân cách nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công của hoạt động ấy”. Do đó, ngoài năng lực chuyên môn, giáo viên dạy nghề phải có năng lực sư phạm là năng lực chuyên biệt đặc trưng của nghề dạy học nói chung trong đó có giáo viên dạy nghề. Trong dạy nghề, nội dung dạy thực hành chiếm tỷ trọng lớn trong chương trình dạy nghề nên năng lực của giáo viên dạy nghề không thuần túy là năng lực sư phạm hay năng lực chuyên môn mà còn được đánh giá trên một tiêu chí quan trọng nữa là kỹ năng nghề (Cao Văn Sâm, 2006). Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp CNH và HĐH đất nước, sự giao lưu, liên kết và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra những yêu cầu rất cao đối với công tác đào tạo ở các trường CĐN. Các trường phải quan tâm đổi mới toàn diện nội dung, hình thức, phương pháp dạy học và các dịch vụ tư vấn cho người học. Điều này, đòi hỏi người giáo viên, ngoài năng lực về chuyên môn, sư phạm và kỹ năng nghề phải có năng lực về ngoại ngữ để phát huy hiệu quả trong lĩnh vực giảng dạy và NCKH, có như vậy mới đáp ứng nhu cầu của người học và cộng đồng. Xét theo khía cạnh cấu thành năng lực thì kiến thức, kỹ năng, thái độ của giáo viên, cán bộ quản lý tác động rất lớn đến năng lực đào tạo và NCKH tại các cơ sở đào tạo nói chung và các trường CĐN nói riêng (Nguyễn Cúc, 2006). Theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng (Tổng cục Dạy nghề, 2008) nội dung đánh giá năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các trường CĐN gồm 3 tiêu chí: Tiêu chí 3: Hoạt động dạy và học; Tiêu chí 4: Giáo viên và cán bộ quản lý; Tiêu chí 5: Chương trình giáo trình (Nội dung của 3 tiêu chí gồm 24 tiêu chuẩn được đính kèm ở phụ lục số 1).
  • 35. 22 1.1.4.3. Năng lực cơ sở vật chất Cơ sở vật chất là yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề giúp cho học viên có điều kiện thực hành để hoàn thiện kỹ năng. Cơ sở vật chất ở các trường CĐN bao gồm: phòng học, xưởng thực hành cơ bản và thực tập sản xuất, thư viện, học liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập; cơ sở vật chất phục vụ dịch vụ cho người học nghề (Tổng cục Dạy nghề, 2008). Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại, theo sát với công nghệ sản xuất thực tế bao nhiêu thì người học viên càng có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng trong công việc bấy nhiêu. Do vậy, cơ sở vật chất trang thiết bị cho đào tạo nghề cần phải theo kịp với tốc độ đổi mới của máy móc, công nghệ sản xuất. Nâng cao năng lực về cơ sở vật chất nghĩa là đảm bảo ngày càng cao cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giảng dạy và phục vụ đời sống cho sinh viên đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập. Theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng (Tổng cục Dạy nghề, 2008), nội dung đánh giá năng lực cơ sở vật chất ở các trường CĐN gồm 3 tiêu chí: Tiêu chí 6: Thư viện; Tiêu chí 7: Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học; Tiêu chí 9: Các dịch vụ cho người học nghề (Nội dung của 3 tiêu chí gồm 13 tiêu chuẩn được đính kèm ở phụ lục số 1). 1.1.4.4. Kết quả đào tạo nghề Kết quả đào tạo ở các trường CĐN chính là đầu ra của hoạt động đào tạo được đánh giá hàng năm, kết quả thi tốt nghiệp của học sinh, sinh viên cuối khóa. Ngoài ra còn thể hiện ở việc làm và thu nhập của sinh viên sau tốt nghiệp được đánh giá bởi doanh nghiệp và cộng động về sinh viên sau tốt nghiệp ở các trường cao đẳng nghề. Trong kết quả đào tạo, chất lượng đào tạo chính là sự đảm bảo trước xã hội về chất lượng “sản phẩm” của các trường CĐN, nó là cơ sở cho việc tuyển dụng, xem xét tư cách hành nghề của những người học nghề cũng như là cơ sở cho việc trao đổi di chuyển lao động giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ sử dụng lao động trong và ngoài nước. Từ đó, các trường CĐN phải chủ động và
  • 36. 23 có ý thức trong việc không ngừng nâng cao năng lực để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư cho ĐTN. Như vậy, để thực hiện các hoạt động dạy và học, các trường CĐN phải có năng lực thể hiện ở 4 phương diện là năng lực tổ chức quản lý, năng lực đào tạo & nghiên cứu khoa học, năng lực cơ sở vật chất và kết quả đào tạo nghề. Trong 4 phương diện này, 3 phương diện đầu là yếu tố đầu vào, là điều kiện cần cho đào tạo nghề, còn kết quả đào tạo là yếu tố đầu ra, là điều kiện đủ trong đào tạo nghề của các trường CĐN. 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề Theo lý thuyết hệ thống, các hoạt động nâng cao năng lực trên từng cấp độ phụ thuộc vào các yếu tố của cả hệ thống và môi trường xung quanh (Bandura, 1977). Năng lực của các trường CĐN chịu ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố: + Nhóm yếu tố bên trong: Bao gồm các yếu tố như: Số lượng và chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý; Học sinh học nghề; Khả năng tài chính và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; Chuẩn mực trong đào tạo là điều kiện quyết định cho sự thành công của các hoạt động nâng cao năng lực. + Nhóm yếu tố bên ngoài: Bao gồm các yếu tố cơ chế chính sách của Nhà nước; Thể chế; Hệ thống quản lý Nhà nước và Môi trường xã hội có tác dụng thúc đẩy việc nâng cao năng lực. 1.1.5.1. Các yếu tố bên trong a. Số lượng và chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý Giáo viên dạy nghề là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức lý thuyết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở trang thiết bị dạy học hiện có. Vì vậy, số lượng và chất lượng giáo viên dạy nghề như trình độ đào tạo, kỹ năng giảng dạy, kỹ năng nghề và lòng yêu nghề ảnh hưởng rất lớn đến năng lực các trường CĐN. Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục quốc dân đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng và học viên học nghề cũng có trình độ văn hóa rất khác nhau. Bên cạnh đó, cấp trình độ đào tạo ở các cơ sở ĐTN cũng rất khác nhau (chưa có nghề, TCN, CĐN, bồi dưỡng, nâng bậc thợ). Sự khác biệt này dẫn đến đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau. Vì vậy, giáo viên dạy nghề phải có
  • 37. 24 đủ cả về số lượng và chất lượng, có đủ về số lượng thì mới có thể tận tình hướng dẫn, theo sát học viên và đội ngũ giáo viên có chất lượng thì mới có thể giảng dạy và truyền đạt cho các học viên học nghề một cách hiệu quả (Tổng cục Dạy nghề, 2008). Một loại nhân lực khác cũng có ảnh hưởng đến năng lực các trường CĐN đó là đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề. Chất lượng cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực các trường CĐN thể hiện qua kỹ năng xây dựng kế hoạch, điều hành hoạt động đào tạo, kiểm tra giám sát, điều chỉnh và kỹ năng ra quyết định. b. Học sinh học nghề Chất lượng học sinh học nghề cũng là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đối với công tác ĐTN, nó ảnh hưởng toàn diện tới kết quả đào tạo nghề. Theo quy định của Bộ LĐ TB và XH, đầu vào nguồn tuyển sinh của các trường CĐN có trình độ học vấn thấp hơn các trường đại học và cao đẳng, học sinh chỉ cần tốt nghiệp THCS và THPT mà không cần qua kỳ thi tuyển sinh, học sinh chỉ cần xét hồ sơ để được theo học tại trường. Mặt khác, ở Việt Nam do quan niệm xã hội, với tư tưởng coi trọng bằng cấp, học đại học hơn học nghề nên phần lớn học sinh và phụ huynh mong muốn con mình theo học các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp với chương trình học hàn lâm để có học vị, học hàm có việc làm tốt và thu nhập cao. Học sinh rất ít người muốn theo học trường nghề, đối với họ trường nghề là sự lựa chọn cuối cùng, hoặc trường nghề chỉ dành cho lao động nông thôn. Như vậy, họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề dẫn đến tâm lý học nghề không quá khó, chủ quan với việc học nên ý thức học tập không tốt. Vì vậy, các trường CĐN gặp phải khó khăn trong việc xếp loại chất lượng học sinh đầu vào. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn không chỉ tới các hoạt động dạy và học của giáo viên mà còn ảnh hưởng tới kết quả và chất lượng đào tạo của các trường CĐN (Bộ LĐ TB và XH, 2011b). Ngoài ra, sự hiểu biết, yếu tố cá tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian… của bản thân học sinh đều có ảnh hưởng sâu sắc tới các hoạt động nâng cao năng lực của các trường CĐN như công tác tuyển sinh và nâng cao chất lượng học tập.. Trình độ văn hóa cũng như khả năng tư duy, nhận thức của người học càng cao thì
  • 38. 25 khả năng tiếp thu các kiến thức, kỹ năng trong quá trình học nghề càng tốt, khi ấy chất lượng ĐTN càng cao và ngược lại. c. Nguồn vốn huy động Nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo nghề là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng đào tạo, nó tác động gián tiếp tới chất lượng ĐTN thông qua các phương tiện, thiết bị giảng dạy, thực hành, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, xây dựng phát triển chương trình, biên soạn giáo trình. Vốn đầu tư là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực của các trường CĐN. Vốn đầu tư cho ĐTN càng dồi dào thì càng có điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề. Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả và nâng cao chất lượng đào tạo như hạn chế việc đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, hạn chế việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên, hạn chế triển khai nghiên cứu khoa học, hạn chế hiện đại hóa hệ thống tổ chức quản lý (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2011b). Các trường thuộc loại hình sở hữu khác nhau nguồn vốn đầu tư sẽ khác nhau. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu của các trường CĐN bao gồm: Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước, nguồn thu từ học phí, các nguồn hỗ trợ khác. Trong thực tế không có trường CĐN nào có thể tự có đủ nguồn vốn để triển khai tất cả các hoạt động dạy và học của mình. Các trường CĐN nói chung đều gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư do nguồn vốn từ NSNN chi cho ĐTN còn hạn hẹp, nguồn thu học phí thấp và hầu như không có nguồn thu từ liên kết, liên doanh. Do đó, các trường CĐN khó có cơ hội để đầu tư cơ sở vật chất từ nguồn vốn khấu hao TSCĐ và nguồn tích lũy từ các quỹ. Vì vậy, điều quan trọng là các trường phải có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn như huy động sự đóng góp của bên hợp tác (Các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp) để nâng cao năng lực đầu tư cơ sở vật chất. d. Chuẩn mực trong đào tạo Xây dựng chuẩn mực trong đào tạo thực chất là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội, trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo một cách hiệu quả. Sinh viên trong chương trình đào tạo theo cách tiếp cận chuẩn đầu ra được phát triển và cần đạt được 4 năng lực chính (hay còn gọi là chuẩn đầu ra) khi tốt nghiệp. Chúng bao
  • 39. 26 gồm: Khối kiến thức (lý thuyết); Các kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp; Các kỹ năng và phẩm chất xã hội; Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn đặt trong bối cảnh xã hội và doanh nghiệp. Bốn năng lực chính này được xây dựng đến cấp độ rất chi tiết nên rất cụ thể và riêng biệt cho từng nghề hay từng chương trình đào tạo. Một chương trình đào tạo hướng tới việc đạt được 4 năng lực chính này sẽ giúp sinh viên có được các kỹ năng cứng và mềm cần thiết khi ra trường và đáp ứng được yêu cầu của xã hội cũng như bắt nhịp được với những thay đổi của môi trường, thậm chí là có thể dẫn dắt sự thay đổi đó theo hướng tích cực (Ho, 2008). Trong đào tạo nghề, các trường CĐN cần xây dựng được chuẩn đầu ra theo yêu cầu tuyển dụng lao động. Sinh viên học nghề khi ra trường đạt 4 tiêu chuẩn: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất, các đơn vị tuyển dụng lao động sẽ không phải đào tạo lại hoặc bổ sung kiến thức, kỹ năng sau tuyển dụng. Nếu xây dựng được các chuẩn mực trong đào tạo trên cơ sở khảo sát kỹ yêu cầu thực tế xã hội mà nhà tuyển dụng lao động đòi hỏi sẽ góp phần giảm chi phí và nguồn lực liên quan đến đào tạo. Về phía sinh viên, họ sẽ được đào tạo bài bản, được phát triển về tri thức, kỹ năng và thái độ; giảng viên phải tuân theo các phương pháp giảng dạy tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học, do vậy sẽ góp phần tạo ra được một đội ngũ giảng viên chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế. Điều đó góp phần nâng cao năng lực của các cá nhân và năng lực các trường CĐN (Ho, 2009). 1.1.5.2. Các yếu tố bên ngoài a. Chính sách của Nhà nước Cơ chế, chính sách trong quá trình phát triển ĐTN là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến nâng cao năng lực cho các trường CĐN. Đây là yếu tố tạo hành lang pháp lý đồng thời cũng là định hướng phát triển giáo dục ĐTN. Trong đào tạo nghề, các chính sách như chính sách về đầu tư, tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng, học phí đều tác động tới đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và học viên học nghề, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao năng lực các trường CĐN. Chính sách đầu tư của Nhà nước hợp lý sẽ giúp các trường có nguồn vốn dồi dào để xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết phục vụ công tác đào tạo. Chính sách về tiền lương đối với
  • 40. 27 cán bộ giảng dạy tốt sẽ thu hút đội ngũ giáo viên có kỹ năng nghề cao. Chính sách học phí đối với người học nghề, chính sách phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS; chính sách xã hội hóa dạy nghề sẽ thu hút nhiều đối tượng tham gia học nghề hoặc ngược lại (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2011b). Như vậy, cơ chế, chính sách của Nhà nước chặt chẽ, đồng bộ, hợp lý sẽ tạo động lực cho các trường CĐN nâng cao năng lực. Ngược lại, cơ chế chính sách mang tính hình thức sẽ không thúc đẩy các trường CĐN nâng cao năng lực. Do vậy, trong những điều kiện lịch sử, cụ thể cơ chế, chính sách của Nhà nước phải thường xuyên rà soát, thay đổi cho phù hợp. b. Thể chế thực hiện Thể chế là các quy tắc, các quy định cụ thể và các chuẩn mực chính thức và không chính thức nhằm điều khiển và phối hợp hành vi, hoạt động của con người. Thể chế không đơn thuần là một chỉnh thể trong đó có tổ chức. Mối tương tác giữa thể chế và tổ chức phức tạp hơn và sinh động hơn (Rondinelli and Litvack, 1999). North (2000) cho rằng: Nếu coi xã hội là một sân chơi khổng lồ thì các thể chế là những quy tắc của trò chơi còn các tổ chức và các cá nhân là những người chơi. Điều đó có nghĩa là các thể chế tạo thành môi trường cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của tổ chức. Các đặc điểm của môi trường thể chế có thể có lợi và kích thích phát triển những tổ chức này và có thể cản trở sự phát triển của những tổ chức khác. Năng lực của tổ chức phát triển tới trình độ nào cũng phụ thuộc vào hệ thống thể chế. Nhiều tổ chức không có năng lực hoạt động trong lĩnh vực này hay lĩnh vực kia chỉ đơn giản là những thể chế nhất định không cho phép. Ngược lại không ít trường hợp, một số tổ chức dễ dàng phát triển năng lực nhất định nào đó là nhờ được thể chế khuyến khích và tạo điều kiện. Hệ thống thể chế tác động tới các trường CĐN gồm: Thể chế chính thức như các văn bản dưới luật đó là các nghị định, thông tư hướng dẫn, các quy định, các thủ tục về đào tạo nghề; Các quy chế nội bộ cơ quan quy định về hoạt động dạy và học, về quản lý tài chính...Thể chế phi chính thức gồm các quy tắc và chuẩn mực không được ghi thành văn bản như niềm tin, phong tục, tập quán,
  • 41. 28 truyền thống, dư luận, thói quen. Việc tạo dựng một môi trường thể chế thuận lợi có ý nghĩa sống còn đối với các trường CĐN. Đồng thời, mỗi một sự thay đổi trong môi trường thể chế đều có thể kéo theo sự biến đổi trong các trường CĐN và ảnh hưởng tới năng lực của các trường. c. Hệ thống quản lý Nhà nước Trường CĐN trước tiên chịu ảnh hưởng về quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề. Quản lý Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo nói chung và các cơ sở đào tạo nghề nói riêng. Đó là việc ban hành các quy chế quản lý, các chương trình đào tạo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chuẩn hóa đầu vào đầu ra của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu không có quản lý Nhà nước, các cơ sở dạy nghề sẽ hoạt động không mang tính thống nhất và chuẩn mực theo kiểu trăm hoa đua nở. Do vậy, quản lý Nhà nước chặt chẽ, đồng bộ giúp các trường CĐN hoạt động theo quy hoạch, kế hoạch, năng động, tự chủ, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định, từ đó thúc đẩy các trường CĐN nâng cao năng lực và ngược lại (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2011b). Sự quan tâm của các cấp quản lý như các Bộ quản lý chuyên ngành, doanh nghiệp, chính quyền địa phương nơi các trường CĐN đặt trụ sở cũng là một trong những điều kiện tốt để các trường CĐN nâng cao năng lực. Phương pháp quản lý, kỹ năng, cách thức, công cụ (hành chính, tài chính, kỹ thuật) của cán bộ quản lý ở các trường CĐN với các chuẩn mực của quản lý hiện đại rất thuận lợi cho nâng cao năng lực của các cấp từ cá nhân đến tổ chức và thể chế là tính minh bạch, tính dự báo, tính tin cậy và các chuẩn mực khác. d. Môi trường xã hội Các yếu tố khác như môi trường xã hội, đó là điều kiện làm việc, nguyện vọng của các cá nhân, mạng lưới các tổ chức chính phủ, công tác tuyên truyền, giáo dục về dạy nghề đều ảnh hưởng rất lớn tâm lý của người dạy, người học nghề và cộng đồng xã hội. Vị trí địa lý của các trường CĐN cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy hoặc hạn chế việc nâng cao năng lực của các cá nhân ở các trường CĐN. Các trường CĐN ở các thành phố lớn và ở gần các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn sẽ có cơ hội để giáo viên, học viên tiếp cận thực tế tốt hơn các trường ở các tỉnh, thành phố khác. Tâm lý của người dạy và người học
  • 42. 29 cũng sẽ thích lựa chọn những trường có vị trí địa lý thuận lợi đi lại dễ dàng để học tập và công tác. 1.2. Thực tiễn nâng cao năng lực của các trường cao đẳng nghề trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Thực tiễn năng lực của các trường cao đẳng nghề ở các nước trên thế giới 1.2.1.1. Cộng hòa Liên Bang Đức Nước Đức là một trong số những quốc gia châu Âu mà trong hệ thống giáo dục, học đi đôi với hành đã trở thành truyền thống. Là một nước có thế mạnh trong lĩnh vực đào tạo nghề, truyền đạt năng lực hành nghề tổng quát là mục tiêu của bất kỳ chương trình đào tạo nghề nào tại nước này. Để nâng cao năng lực cho các cơ sở ĐTN, hình thức cơ bản nhất của công tác đào tạo nghề ở Đức là dạy nghề trong hệ thống kép, nghĩa là đào tạo kết hợp tại trường nghề và tại doanh nghiệp. Khi đăng ký học nghề, tất cả học viên ở bất kỳ độ tuổi hay trình độ học vấn nào cũng đều có thể tham gia học nghề. Trường dạy nghề và doanh nghiệp đào tạo sẽ cùng tham gia giảng dạy, đào tạo nghề cho học viên đăng ký theo học. Trong đó, trường dạy nghề và doanh nghiệp đào tạo nghề là hai địa điểm đào tạo độc lập và là những đối tác bình đẳng với nhau. Tại trường dạy nghề, học viên có thể tốt nghiệp ở các bậc trung học cơ sở nghề, trung học phổ thông nghề hoặc trung học chuyên nghiệp… Tại Đức, các trường dạy nghề và các doanh nghiệp thường có mối quan hệ mật thiết để hỗ trợ cho học viên có nhiều cơ hội tiếp xúc và cọ xát với nghề một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, khi được tiếp nhận, học viên sẽ được ký kết một hợp đồng đào tạo cũng như nhận được một khoản tiền trong quá trình học nghề. Sau 3 năm, các học viên có thể làm việc trực tiếp cho các doanh nghiệp công cũng như doanh nghiệp tư. Có thể nói, đây chính là thế mạnh trong việc đào tạo nghề của Đức bởi sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực (Như Lực, 2012). 1.2.1.2. Na Uy Mô hình chung của đào tạo nghề ở Na Uy là “2+2”, nghĩa là 2 năm học đại cương và 2 năm học nghề tại nhà máy hoặc doanh nghiệp. Ngoài ra, dựa trên mô hình chung này, các tổ chức đào tạo nghề Na Uy đã thiết lập và xây dựng thêm nhiều mô hình biến thể linh hoạt và uyển chuyển như “mô