SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN ĐỨC QUYỀN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN ĐỨC QUYỀN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TSKH Nguyễn Văn Thâm
2. TS. Hà Quang Thanh
HÀ NỘI, 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận án này là do tôi viết, số liệu được thu thập và xử lý một
cách trung thực, đảm bảo tính khoa học.
Học viên
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................6
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..............................................6
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu .....................................................8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................9
7. Cấu trúc của Luận án........................................................................................10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ...............................12
1.1. Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước
................................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến ban hành văn bản quy phạp pháp luật của chính
quyền địa phương cấp tỉnh.......................................................................................12
1.3. Nhóm những nghiên cứu liên quan đến đánh giá tác động văn bản quy phạm
pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh .......................................................20
1.4. Đánh giá các công trình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ..27
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................30
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
CẤP TỈNH.............................................................................................................31
2.1. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.........................31
2.1.1. Khái niệm chính quyền địa phương ............................................................31
2.1.2. Địa vị pháp lý của chính quyền địa phương................................................33
2.1.3. Về chính quyền địa phương cấp tỉnh của nước ta........................................33
2.1.4. Khái niệm, đặc điểm và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương.................................................................................................35
2.2. Tác động và đánh giá tác động trước của văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh .........................................................................40
2.2.1. Khái niệm về đánh giá tác động và đánh giá tác động của văn bản quy phạm
pháp luật ..............................................................................................................40
2.2.2. Nội dung đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ...........................45
2.2.3. Quy trình đánh giá văn bản quy phạm pháp luật.........................................48
ii
2.2.4. Chủ thể đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật..............................52
2.2.5. Phương pháp đánh giá tác động chính sách.................................................52
2.3. Kiểm soát hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật........53
2.3.1. Khái niệm và mục tiêu của kiểm soát đánh giá tác động văn bản quy phạm
pháp luật ..............................................................................................................56
2.3.2. Nội dung kiểm soát đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ...........58
2.4. Khung tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá tác động văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ..............................................60
2.5. Đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ở một số quốc gia và giá trị
tham khảo cho Việt Nam.......................................................................................61
2.5.1. Kinh nghiệm của nước New Zealand..........................................................61
2.5.2. Kinh nghiệm của bang Western Australia (ở Úc)........................................63
2.5.3. Kinh nghiệm thực hiện RIA của Ba Lan.....................................................65
2.5.4. Giá trị tham khảo cho Việt Nam trong công tác đánh giá tác động của văn
bản quy phạm pháp luật .......................................................................................66
Chương 3. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH .....................69
3.1. Thực tiễn hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay ......................................69
3.1.1. Về nội dung đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
địa phương cấp tỉnh..............................................................................................69
3.1.2. Về phương pháp đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương cấp tỉnh ...................................................................................73
3.1.3. Về quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
địa phương cấp tỉnh..............................................................................................75
3.1.4. Về chủ thể đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
địa phương cấp tỉnh..............................................................................................78
3.1.5. Về kiểm soát hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh..........................................................................81
3.2 Đánh giá chung về hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh ở nước ta hiện nay ...........................86
3.2.1. Những ưu điểm và nguyên nhân................................................................86
3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân..................................................................87
Kết luận Chương 3. ...............................................................................................94
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................95
iii
4.1. Quan điểm đảm bảo hoạt động đánh giá tác động văn bản QPPL của chính
quyền địa phương cấp tỉnh ...................................................................................95
4.2. Giải pháp đảm bảo hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh...........................................................97
4.2.1. Nhóm giải pháp về năng lực nhân sự của chính quyền địa phương cấp
tỉnh .........................................................................................................................97
4.2.1.1. Hoàn thiện kỹ năng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho
chính quyền cấp tỉnh ...............................................................................................98
4.2.1.2. Nâng cao nhận thức về vai trò của đánh giá tác động của văn bản quy phạm
pháp luật..................................................................................................................99
4.2.1.3. Nâng cao năng lực của chủ thể thực hiện đánh giá tác động văn bản quy
phạm pháp luật của của chính quyền đia phương cấp tỉnh .....................................101
4.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật của hoạt động đánh giá tác động văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương....................................................108
4.2.2.1. Hoàn thiện quy định về nội dung và phương pháp đánh giá tác động văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.....................................108
4.2.2.2. Đổi mới quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương cấp tỉnh.....................................................................................112
4.2.2.2. Hoàn thiện công tác kiểm soát hoạt động đánh giá tác động văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh............................................114
4.2.3. Giải pháp về hành lang pháp lý ................................................................116
Kết luận Chương 4. .............................................................................................124
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.............................................................................126
1. Kiến nghị .......................................................................................................126
1.1. Kiến nghị đối với Trung ương......................................................................126
1.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh...................................127
2. Kết luận .........................................................................................................128
Tài liệu tham khảo...............................................................................................132
Tài liệu bằng tiếng Việt .......................................................................................132
Tài liệu tiếng Anh................................................................................................137
PHỤ LỤC.............................................................................................................140
PHỤ LỤC 1..........................................................................................................140
PHỤ LỤC 2..........................................................................................................145
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích
PIA Primary Impact Assessment
RGU Regulatory Gatekeeping Unit
RIS Regulatory Impact Statement
TTHC Thủ tục hành chính
UBND Uỷ ban nhân dân
VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2. 1: Hệ thống hoá văn bản QPPL hiện hành.........................................37
Bảng 2. 2: Nội dung đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật ....47
Bảng 2. 3. Quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật .............50
Bảng 3.1: Nội dung đánh giá trước văn bản quy phạm pháp luật.....................69
Bảng 3 2. Phương pháp thu thập thông tin......................................................73
Bảng 3 3. Chủ thể đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật.................79
Bảng 3 4. Vai trò của Sở Tư pháp ..................................................................79
Bảng 3 5. Sự tham gia của Tổ chức phi chính phủ vào đánh giá tác động ......80
Bảng 3. 6: Công khai kết quả đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật 82
Bảng 3 7: Nơi công bố kết quả đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật
...............................................................................................................82
Bảng 3 8. Tài liệu hướng dẫn cho các bên tham gia .......................................83
Bảng 3 9. Sẵn sàng trả lời chất vấn.................................................................84
Bảng 3 10. Tổ chức buổi trả lời chất vấn........................................................85
Sơ đồ 3 1. Quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương trước khi ban hành .............................................................78
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính quyền địa phương có vị trí hết sức quan trọng trong tổ chức bộ máy
nhà nước. Vị trí quan trọng này được ghi nhận qua các Hiến pháp của Việt
Nam. Để thể hiện vai trò quản lý nhà nước của mình, chính quyền địa phương
ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền. Chất lượng của văn
bản quy phạm pháp luật, vì vậy, có liên quan trực tiếp đến chất lượng hoạt
động quản lý nhà nước. Nói cách khác, khi chất lượng văn bản quy phạm pháp
luật do chính quyền địa phương ban hành càng tăng, chất lượng quản lý nhà
nước của chính quyền địa phương càng đảm bảo. Cho nên một trong những
cách thức cải thiện chất lượng hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền địa
phương là phải làm sao để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật
của cấp chính quyền này.
Theo đó, một trong những việc cần làm là cải thiện chất lượng của hoạt
động đánh giá tác động trước của cơ quan ban hành (RIA). Việc nghiên cứu
hoạt động đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
cấp tỉnh luôn là vấn đề cấp thiết, xuất phát từ ba lý do: (1) vai trò của chúng
trong hoạt động quản lý nhà nước; (2) thực trạng đánh giá tác động trước văn
bản quy phạm pháp luật chưa đảm bảo; (3) các nghiên cứu về đánh giá tác
động trước văn bản quy phạm pháp luật còn chưa nhiều.
Lý do đầu tiên xuất phát từ vai trò quan trọng của văn bản quy phạm pháp
luật trong hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Văn bản quy phạm pháp luật là một công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý
của chính quyền địa phương, trong đó có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh. Cùng với công cuộc cải cách hành chính là quá trình nâng cao
năng lực quản lý của cơ quan nhà nước ở các cấp. Quá trình này gắn với việc
nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương
cấp tỉnh.
2
Nói cách khác văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương
cấp tỉnh phải chú ý đến đối tượng mà nó điều chỉnh, hoặc tác động của nó đến
các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Theo đó, cần thiết phải đặt
ra vấn đề đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai xuất phát từ thực tiễn hoạt động đánh giá tác động văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Ngày 22 tháng 6 năm
2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII đã thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi
là Luật năm 2015). Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016.
Luật bổ sung quy trình xây dựng, đánh giá tác động chính sách đối với luật,
pháp lệnh và một số loại nghị định của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh.
Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015 chú trọng hơn đến
quy trình phân tích, hoạch định chính sách bằng việc bổ sung những quy định
cụ thể, rành mạch về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất chính
sách đối với hoạt động đánh giá chính sách. Sự thay đổi này của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật cho thấy tầm quan trọng của đánh giá tác động văn
bản quy phạm pháp luật nói chung và của chính quyền địa phương cấp tỉnh nói
riêng.
Tuy đã khẳng định tầm quan trọng của đánh giá văn bản quy phạm pháp
luật nhưng thực tế cho thấy đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh chưa được tổ chức tốt, còn nhiều hạn chế về
kỹ năng, hiểu biết và kiểm soát quá trình đánh giá tác động của văn bản quy
phạm pháp luật. Chính vì vậy, tác động của văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương thực sự chưa được xem xét đầy đủ.
Một số văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh
đang tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế-xã hội của địa phương. Một trong
những nguyên nhân là khi ban hành, chưa có sự đánh giá tác động hoặc đánh
3
giá qua loa đại khái. Đây này là lý do tạo ra không ít văn bản kém chất lượng.
Trong quá trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật, sự tham
gia của các chủ thể ngoài Sở Tư pháp và cán bộ công chức chuyên môn còn ít.
Các chủ thể tham gia vào hoạt động đánh giá chưa được hướng dẫn một cách
bài bản; kết quả báo cáo đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật chưa
được công khai đầy đủ để cho các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp và giám
sát; trách nhiệm giải trình của cơ quan đánh giá văn bản quy phạm pháp luật
còn hạn chế là những nguyên tạo nên các hạn chế trong hoạt động đánh giá tác
động VBQPPL.
Những hạn chế này cần được nhìn nhận và luận giải rõ hơn để đưa ra giải
pháp phù hợp giúp cải thiện chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh. Nói cách khác, cần thiết phải tiến hành
nghiên cứu hoạt động đánh giá tác động của chính quyền địa phương cấp tỉnh
để tìm ra các giải pháp để hoàn thiện, nhằm góp phần cải thiện chất lượng, hiệu
quả ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp
tỉnh.
Không những vậy, vấn đề quan trọng là tác động của văn bản chưa được
xem xét một cách thấu đáo, chưa tạo ra những chuẩn mực mang giá trị tham
khảo cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong thời gian dài,
việc đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật còn bị xem nhẹ, chưa
được các cơ quan ban hành quan tâm thoả đáng. Chính điều này đã làm ảnh
hưởng đến chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa
phương ban hành.
Hoạt động đánh giá tác động văn bản của chính quyền địa phương cấp tỉnh
chưa được chú trọng đúng mức nên chất lượng chưa cao. Trong thực tế rất
nhiều văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương bị dư luận phản
đối mạnh mẽ ngay khi vừa ban hành, gây thiệt hại không nhỏ cho nhà nước và
nhân dân. Việc tìm hiểu tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính
4
quyền địa phương cấp tỉnh là vô cùng cần thiết và cấp bách giúp góp phần nâng
cao chất lượng của VBQPPL.
Thứ ba xuất phát từ thực trạng nghiên cứu về đánh giá tác động văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Về mặt nghiên cứu
khoa học, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá tác động của văn
bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành. Những nghiên
cứu này, nếu có cũng chỉ đề cập một cách hời hợt, thiếu tổng quát và chưa
mang tính hệ thống.
Đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật là xem xét tác động dự
kiến và thực tế của văn bản đó. Có hai loại đánh giá là đánh giá tác động trước
và đánh giá tác động sau. Đánh giá tác động trước là dự kiến những tác động có
thể có của văn bản quy phạm pháp luật để quyết định lựa chọn phương án tối
ưu. Đánh giá tác động sau là kiểm chứng tác động trên thực tế của văn bản quy
phạm pháp luật. Bản thân hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp
luật vừa quan trọng lại vừa phức tạp. Thế nhưng hiện nay tại Việt Nam ít có
công trình nghiên cứu vấn đề đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Đặc biệt là hệ thống lý
thuyết về đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tại Việt Nam không những tản mác mà còn
manh mún, chưa đầy đủ và hệ thống.
Từ những luận giải trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu tác động của
văn bản quy phạm pháp luật là hết sức cần thiết vừa mang giá trị lý luận và
thực tiễn cao. Đây là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của
văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh” để nghiên
cứu và làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
5
Mục đích nghiên cứu của Luận án là đưa ra những giải pháp giúp hoạt
động tổ chức đánh giá RIA đảm bảo hơn, gián tiếp góp phần nâng cao chất
lượng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Với mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về
đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp
tỉnh.
Thứ hai, hình thành khung lý thuyết về đánh giá hoạt động tồ chức đánh
giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh,
bao gồm:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về văn bản quy phạm pháp luật do
chính quyền địa phương ban hành.
- Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết liên quan đến đánh giá hoạt động tổ
chức đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
phương.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động đánh giá tác động của văn bản
quy phạm luật của chính quyền địa phương.
- Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số nước liên quan đến hoạt
động đánh giá tác động trước của văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ ba, phân tích thực trạng hoạt động đánh giá tác động văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh từ đó đưa ra các giải
pháp nâng cao chất lượng của hoạt động này. Theo đó:
- Tiến hành khảo sát hoạt động đánh giá tác động băn bản quy phạm
pháp luật do chính quyền địa phương ban hành.
6
- Nhận định thực trạng hoạt động đánh giá tác động của văn bản quy
phạm pháp luật địa phương cấp tỉnh.
- Phân tích tìm ra nguyên nhân đã dẫn đến những hạn chế trong việc thực
hiện hoạt động đánh giá tác văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
phương cấp tỉnh.
Thứ tư, tìm kiếm những giải pháp để cải thiện hoạt động đánh giá tác
động của chính quyền cấp tỉnh để góp phần nâng cao chất lượng của văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền cấp tỉnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hoạt động đánh giá tác động trước
văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Phạm vi về nội dung: tập trung phân tích làm rõ hoạt động đánh giá tác
động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Phạm vi về thời gian: Luận án tiến hành khảo sát thu thập số liệu sơ cấp
từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 9 năm 2016. Số liệu thứ cấp được thu thập từ
năm 2015 đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận là các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, quan điểm, đường lối của Đảng. Tác giả sử dụng phương pháp
luận này để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu được biện chứng và toàn diện hơn.
Vấn đề nghiên cứu được xem xét trong bối cảnh của nó, trong sự vận động với
môi trường mà nó tồn tại, từ đó có cái nhìn vừa khái quát, vừa cụ thể.
7
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành Luận án, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau:
Thứ nhất là phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp. Ở phương pháp này,
tác giả Luận án tiến hành thu thập các tài liệu thứ cấp là các báo cáo, nghiên
cứu có liên quan, văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ cho việc xây dựng
khung lý thuyết liên quan đến thực hiện đánh giá tác động trước của văn bản
quy phạm pháp luật.
Thứ hai, phương pháp điều tra xã hội học cũng được sử dụng trong Luận
án này. Tác giả Luận án tiến hành khảo sát cán bộ công chức tại một số địa
phương để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu. Số liệu thu thập được xử lý
bằng phần mềm SPSS.
Luận án tiến hành khảo sát cán bộ công chức ở một số địa phương gồm
tỉnh Bình Phước, Tp. Cần Thơ, Tp. HCM, Tp. Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hưng
Yên, Bạc Liêu, Phú Yên, Vĩnh Phúc. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên
tác giả lựa chọn một số tỉnh trên. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương,
chính quyền địa phương cấp tỉnh bao gồm Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm Văn phòng, các Sở
và phòng Ban. Đối tượng khảo sát của đề tài là công chức đang công tác tại
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Uỷ Ban nhân dân cấp tỉnh,
Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, Ban dân tộc và một số Sở như Sở Giáo dục và Đào
tạo và Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong đó Văn phòng UBND và HĐND chiếm
tỷ lệ cao nhất do đây là hai bộ phận quan trọng tham gia vào việc ban hành và
đánh giá tác động của văn bản trước khi ban hành. Chẳng hạn như vào năm
2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
Thành phố đã ban hành tổng cộng 74 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó:
Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành 12 Nghị quyết, Ủy ban nhân dân
Thành phố ban hành 62 Quyết định [45]. Sở Tư pháp và Thanh tra tỉnh cũng có
8
liên quan nên cũng là đối tượng khảo sát. Trong các sở chuyên môn, tác giả
nhận thấy Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc có
liên quan đến những văn bản, chính sách quan trọng nên cũng là đối tượng
khảo sát của đề tài.
Số lượng khảo sát là 350 người, số phiếu phát ra là 350, số phiếu thu về là
300, số phiếu hợp lệ là 258 phiếu.
Thứ ba, phương pháp phân tích, tổng hợp. Các tài liệu, thông tin và dữ
liệu thu thập được tác giả phân tích, đánh giá, xem xét trên các khía cạnh khoa
học pháp lý và khoa học chính sách công. Tác giả đồng thời tổng hợp những
kết luận về thực tiễn công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
5.1. Giả thuyết khoa học
Hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay chưa được đảm bảo, gián tiếp làm cho
chất lượng văn bản quy phạm pháp luật chưa tốt. Theo đó, cần có các giải pháp
cải thiện chất lượng hoạt động đánh giá này.
Từ giả thuyết chung ở trên, Luận án đưa ra các giả thuyết cụ thể như sau:
- Hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh chủ yếu tập trung vào khía cạnh phù hợp với
hệ thống pháp luật, hệ thống thủ tục hành chính mà xem nhẹ hoặc bỏ qua
những khía cạnh khác như khía cạnh kinh tế, xã hội và giới.
- Chính quyền địa phương cấp tỉnh chủ yếu sử dụng phương pháp định
tính trong đánh giá tác động văn bản.
- Hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền cấp tỉnh chưa được thực hiện theo một quy trình khoa học và
thống nhất.
9
- Vấn đề kiểm soát đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật chưa
thật sự được xem xét trong hoạt động đánh giá tác động của chính quyền cấp
tỉnh.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu bao quát nhất là: Hoạt động đánh giá tác động trước
văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh hiện nay
như thế nào?
Theo đó, có những câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:
Nội dung của đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh hiện nay có được đảm bảo?
Việc đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương cấp tỉnh có diễn ra theo quy trình như thế nào?
Chủ thể đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương cấp tỉnh có đảm bảo?
Phương pháp đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh được sử dụng ra sao?
Vấn đề kiểm soát hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm
pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh hiện nay như thế nào?
Nguyên nhân nào gây nên những hạn chế của hoạt động đáng giá tác
động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh?
Cần có giải pháp nào để làm cho hoạt động này đảm bảo hơn?
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học: Luận án có những đóng góp tích cực vào việc hệ
thống hoá lý thuyết về đánh giá tác động trước của văn bản quy phạm pháp
luật vốn đang còn tản mác trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam; đề xuất tiêu
chí (nội dung) đánh giá hoạt động đánh giá tác động trước của văn bản quy
10
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Về ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp một cái nhìn khách quan về thực
trạng hoạt động đánh giá trước văn bản quy phạm pháp luật ở cấp chính quyền
này trong thời gian gần đây. Từ đó đưa ra những khuyến nghị với các cơ quan
nhà nước liên quan ở Trung ương và địa phương về các giải pháp để cải thiện
chất lượng của hoạt động đánh giá trước văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền địa phương cấp tỉnh. Không những vậy, Luận án còn là tài liệu
tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy về luật và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật trong các cơ sở đào tạo trong nước.
7. Những điểm mới của Luận án
Qua quá trình nghiên cứu, Luận án có một số điểm mới dưới đây:
Thứ nhất, Luận án không tập trung vào đánh giá tác động văn bản như các
nghiên cứu về RIA mà tập trung vào phân tích, đánh giá quá trình thực hiện
đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật. Đây là nội dung nghiên
cứu mới ít được nghiên cứu ở Việt Nam.
Thứ hai, Luận án xây dựng được khung lý thuyết đánh giá quá trình thực
hiện đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật. Khung lý thuyết này
vừa giúp Luận án phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động này, vừa mang
lại những giá trị mới cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá quá trình thực hiện
RIA của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Thứ ba, Luận án còn đề cập đến một vấn đề rất mới của quá trình thực
hiện đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
phương cấp tỉnh, đó là vấn đề kiểm soát hoạt động đánh giá. Đây là nội dung
mới, ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Luận án đã trình bày lý thuyết và thực
trạng về kiểm soát hoạt động đánh giá. Đây là giá trị và điểm mới mà Luận án
đạt được.
8. Cấu trúc của Luận án
11
Ngoài phần mở đầu mang tính chất giới thiệu, nội dung chính của Luận
án được kết cấu với bốn chương:
Chương 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận về đánh giá tác động trước của văn bản quy
phạm pháp luật do chính quyền địa phương cấp tỉnh
Chương 3. Thực trạng hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh
Chương 4. Hoàn thiện hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Cuối cùng là phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
12
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh nói riêng thường
được đề cập trong những công trình khoa học liên quan đến quyền lập quy,
công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành
chính nhà nước, hoặc trong một số nghiên cứu về chính quyền địa phương.
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến ban hành văn bản quy phạp pháp
luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh
Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu liên quan đến ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh, và thường tập trung vào
các nội dung quan trọng.
Những nghiên cứu về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh
Từ kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, trong quá trình
tìm hiểu đề tài này ở Việt Nam, tác giả đã có điều kiện tiếp xúc, nghiên cứu
một số tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố.
Trong cuốn “Kỹ thuật lập quy” của Lưu Kiếm Thanh [50], Nhà xuất bản
Lao động năm 1998, tác giả nhấn mạnh đến những quy định và cách thức ban
hành những văn bản pháp luật. Những nội dung được trình bày trong nghiên
cứu này có ích cho cơ quan hành chính nhà nước trong việc ban hành văn bản
phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước.
Cuốn “Một số vấn đề lập pháp, lập quy” của Viện Nghiên cứu Khoa học
pháp lý - Bộ Tư pháp, Nhà xuất bản Lao động năm 1995 [55], trên cở sở phân
tích những bất cập về lập pháp và lập quy ở Việt Nam hiện nay, các tác giả đã
đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn hoàn thiện vấn đề lập pháp và lập quy.
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 52210
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nướcBài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nướcHọc Huỳnh Bá
 

What's hot (17)

Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nướcBài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
Bài tập tổng hợp môn văn bản quản lý nhà nước
 
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAYĐề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
 
Luận văn: Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, HAY
 
Tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hoá
Tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hoáTính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hoá
Tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hoá
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
 
Luận văn:Trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng văn bản quy phạm
Luận văn:Trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng văn bản quy phạmLuận văn:Trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng văn bản quy phạm
Luận văn:Trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng văn bản quy phạm
 
Luận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Luận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạmLuận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Luận văn: Chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
 
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAYLuận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
 
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính, HAY
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính, HAYLuận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính, HAY
Luận văn: Quy trình ban hành văn bản hành chính, HAY
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù CátLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận án: Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, HOTLuận án: Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận án: Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, HOT
 
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOTLuận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụLuận văn: Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ
 
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 

Similar to Luận án: Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh

Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính....
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính....Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính....
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính....Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1liemphungthanh
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư phápBảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư phápDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...TieuNgocLy
 

Similar to Luận án: Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh (20)

Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docxLuận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Luận Văn Thạc Sỹ Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty in, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty in, HAYĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty in, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty in, HAY
 
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính....
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính....Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính....
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính....
 
Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
 
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư phápBảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOTĐề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Ninh...
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
 
Đề tài: Năng lực công chức quản lý cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Năng lực công chức quản lý cơ quan chuyên môn, HAYĐề tài: Năng lực công chức quản lý cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Năng lực công chức quản lý cơ quan chuyên môn, HAY
 
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAYĐề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
 
Luận văn: Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Luận văn: Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quanLuận văn: Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Luận văn: Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
 
Luận văn: Hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
Luận văn: Hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giảLuận văn: Hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
Luận văn: Hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
 
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng BìnhĐầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
 
Đề tài: Hình thức cho vay vốn có tài sản đảm bảo là bất động sản
Đề tài: Hình thức cho vay vốn có tài sản đảm bảo là bất động sảnĐề tài: Hình thức cho vay vốn có tài sản đảm bảo là bất động sản
Đề tài: Hình thức cho vay vốn có tài sản đảm bảo là bất động sản
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐỨC QUYỀN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐỨC QUYỀN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TSKH Nguyễn Văn Thâm 2. TS. Hà Quang Thanh HÀ NỘI, 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận án này là do tôi viết, số liệu được thu thập và xử lý một cách trung thực, đảm bảo tính khoa học. Học viên
  • 4. i MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................6 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..............................................6 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu .....................................................8 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................9 7. Cấu trúc của Luận án........................................................................................10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ...............................12 1.1. Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước ................................................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2. Các nghiên cứu liên quan đến ban hành văn bản quy phạp pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.......................................................................................12 1.3. Nhóm những nghiên cứu liên quan đến đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh .......................................................20 1.4. Đánh giá các công trình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ..27 Kết luận Chương 1 ..................................................................................................30 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH.............................................................................................................31 2.1. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.........................31 2.1.1. Khái niệm chính quyền địa phương ............................................................31 2.1.2. Địa vị pháp lý của chính quyền địa phương................................................33 2.1.3. Về chính quyền địa phương cấp tỉnh của nước ta........................................33 2.1.4. Khái niệm, đặc điểm và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.................................................................................................35 2.2. Tác động và đánh giá tác động trước của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh .........................................................................40 2.2.1. Khái niệm về đánh giá tác động và đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật ..............................................................................................................40 2.2.2. Nội dung đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ...........................45 2.2.3. Quy trình đánh giá văn bản quy phạm pháp luật.........................................48
  • 5. ii 2.2.4. Chủ thể đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật..............................52 2.2.5. Phương pháp đánh giá tác động chính sách.................................................52 2.3. Kiểm soát hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật........53 2.3.1. Khái niệm và mục tiêu của kiểm soát đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ..............................................................................................................56 2.3.2. Nội dung kiểm soát đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ...........58 2.4. Khung tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ..............................................60 2.5. Đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam.......................................................................................61 2.5.1. Kinh nghiệm của nước New Zealand..........................................................61 2.5.2. Kinh nghiệm của bang Western Australia (ở Úc)........................................63 2.5.3. Kinh nghiệm thực hiện RIA của Ba Lan.....................................................65 2.5.4. Giá trị tham khảo cho Việt Nam trong công tác đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật .......................................................................................66 Chương 3. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH .....................69 3.1. Thực tiễn hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay ......................................69 3.1.1. Về nội dung đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh..............................................................................................69 3.1.2. Về phương pháp đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh ...................................................................................73 3.1.3. Về quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh..............................................................................................75 3.1.4. Về chủ thể đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh..............................................................................................78 3.1.5. Về kiểm soát hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh..........................................................................81 3.2 Đánh giá chung về hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh ở nước ta hiện nay ...........................86 3.2.1. Những ưu điểm và nguyên nhân................................................................86 3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân..................................................................87 Kết luận Chương 3. ...............................................................................................94 Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................95
  • 6. iii 4.1. Quan điểm đảm bảo hoạt động đánh giá tác động văn bản QPPL của chính quyền địa phương cấp tỉnh ...................................................................................95 4.2. Giải pháp đảm bảo hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh...........................................................97 4.2.1. Nhóm giải pháp về năng lực nhân sự của chính quyền địa phương cấp tỉnh .........................................................................................................................97 4.2.1.1. Hoàn thiện kỹ năng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho chính quyền cấp tỉnh ...............................................................................................98 4.2.1.2. Nâng cao nhận thức về vai trò của đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật..................................................................................................................99 4.2.1.3. Nâng cao năng lực của chủ thể thực hiện đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của của chính quyền đia phương cấp tỉnh .....................................101 4.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật của hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương....................................................108 4.2.2.1. Hoàn thiện quy định về nội dung và phương pháp đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.....................................108 4.2.2.2. Đổi mới quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.....................................................................................112 4.2.2.2. Hoàn thiện công tác kiểm soát hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh............................................114 4.2.3. Giải pháp về hành lang pháp lý ................................................................116 Kết luận Chương 4. .............................................................................................124 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.............................................................................126 1. Kiến nghị .......................................................................................................126 1.1. Kiến nghị đối với Trung ương......................................................................126 1.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh...................................127 2. Kết luận .........................................................................................................128 Tài liệu tham khảo...............................................................................................132 Tài liệu bằng tiếng Việt .......................................................................................132 Tài liệu tiếng Anh................................................................................................137 PHỤ LỤC.............................................................................................................140 PHỤ LỤC 1..........................................................................................................140 PHỤ LỤC 2..........................................................................................................145
  • 7. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích PIA Primary Impact Assessment RGU Regulatory Gatekeeping Unit RIS Regulatory Impact Statement TTHC Thủ tục hành chính UBND Uỷ ban nhân dân VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
  • 8. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2. 1: Hệ thống hoá văn bản QPPL hiện hành.........................................37 Bảng 2. 2: Nội dung đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật ....47 Bảng 2. 3. Quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật .............50 Bảng 3.1: Nội dung đánh giá trước văn bản quy phạm pháp luật.....................69 Bảng 3 2. Phương pháp thu thập thông tin......................................................73 Bảng 3 3. Chủ thể đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật.................79 Bảng 3 4. Vai trò của Sở Tư pháp ..................................................................79 Bảng 3 5. Sự tham gia của Tổ chức phi chính phủ vào đánh giá tác động ......80 Bảng 3. 6: Công khai kết quả đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật 82 Bảng 3 7: Nơi công bố kết quả đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật ...............................................................................................................82 Bảng 3 8. Tài liệu hướng dẫn cho các bên tham gia .......................................83 Bảng 3 9. Sẵn sàng trả lời chất vấn.................................................................84 Bảng 3 10. Tổ chức buổi trả lời chất vấn........................................................85 Sơ đồ 3 1. Quy trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương trước khi ban hành .............................................................78
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chính quyền địa phương có vị trí hết sức quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Vị trí quan trọng này được ghi nhận qua các Hiến pháp của Việt Nam. Để thể hiện vai trò quản lý nhà nước của mình, chính quyền địa phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền. Chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy, có liên quan trực tiếp đến chất lượng hoạt động quản lý nhà nước. Nói cách khác, khi chất lượng văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành càng tăng, chất lượng quản lý nhà nước của chính quyền địa phương càng đảm bảo. Cho nên một trong những cách thức cải thiện chất lượng hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền địa phương là phải làm sao để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của cấp chính quyền này. Theo đó, một trong những việc cần làm là cải thiện chất lượng của hoạt động đánh giá tác động trước của cơ quan ban hành (RIA). Việc nghiên cứu hoạt động đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp tỉnh luôn là vấn đề cấp thiết, xuất phát từ ba lý do: (1) vai trò của chúng trong hoạt động quản lý nhà nước; (2) thực trạng đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật chưa đảm bảo; (3) các nghiên cứu về đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật còn chưa nhiều. Lý do đầu tiên xuất phát từ vai trò quan trọng của văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Văn bản quy phạm pháp luật là một công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý của chính quyền địa phương, trong đó có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Cùng với công cuộc cải cách hành chính là quá trình nâng cao năng lực quản lý của cơ quan nhà nước ở các cấp. Quá trình này gắn với việc nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
  • 10. 2 Nói cách khác văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh phải chú ý đến đối tượng mà nó điều chỉnh, hoặc tác động của nó đến các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Theo đó, cần thiết phải đặt ra vấn đề đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật. Thứ hai xuất phát từ thực tiễn hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Ngày 22 tháng 6 năm 2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Luật năm 2015). Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016. Luật bổ sung quy trình xây dựng, đánh giá tác động chính sách đối với luật, pháp lệnh và một số loại nghị định của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015 chú trọng hơn đến quy trình phân tích, hoạch định chính sách bằng việc bổ sung những quy định cụ thể, rành mạch về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất chính sách đối với hoạt động đánh giá chính sách. Sự thay đổi này của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho thấy tầm quan trọng của đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật nói chung và của chính quyền địa phương cấp tỉnh nói riêng. Tuy đã khẳng định tầm quan trọng của đánh giá văn bản quy phạm pháp luật nhưng thực tế cho thấy đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh chưa được tổ chức tốt, còn nhiều hạn chế về kỹ năng, hiểu biết và kiểm soát quá trình đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật. Chính vì vậy, tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương thực sự chưa được xem xét đầy đủ. Một số văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh đang tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế-xã hội của địa phương. Một trong những nguyên nhân là khi ban hành, chưa có sự đánh giá tác động hoặc đánh
  • 11. 3 giá qua loa đại khái. Đây này là lý do tạo ra không ít văn bản kém chất lượng. Trong quá trình đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật, sự tham gia của các chủ thể ngoài Sở Tư pháp và cán bộ công chức chuyên môn còn ít. Các chủ thể tham gia vào hoạt động đánh giá chưa được hướng dẫn một cách bài bản; kết quả báo cáo đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật chưa được công khai đầy đủ để cho các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp và giám sát; trách nhiệm giải trình của cơ quan đánh giá văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế là những nguyên tạo nên các hạn chế trong hoạt động đánh giá tác động VBQPPL. Những hạn chế này cần được nhìn nhận và luận giải rõ hơn để đưa ra giải pháp phù hợp giúp cải thiện chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Nói cách khác, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu hoạt động đánh giá tác động của chính quyền địa phương cấp tỉnh để tìm ra các giải pháp để hoàn thiện, nhằm góp phần cải thiện chất lượng, hiệu quả ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Không những vậy, vấn đề quan trọng là tác động của văn bản chưa được xem xét một cách thấu đáo, chưa tạo ra những chuẩn mực mang giá trị tham khảo cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong thời gian dài, việc đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật còn bị xem nhẹ, chưa được các cơ quan ban hành quan tâm thoả đáng. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành. Hoạt động đánh giá tác động văn bản của chính quyền địa phương cấp tỉnh chưa được chú trọng đúng mức nên chất lượng chưa cao. Trong thực tế rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương bị dư luận phản đối mạnh mẽ ngay khi vừa ban hành, gây thiệt hại không nhỏ cho nhà nước và nhân dân. Việc tìm hiểu tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính
  • 12. 4 quyền địa phương cấp tỉnh là vô cùng cần thiết và cấp bách giúp góp phần nâng cao chất lượng của VBQPPL. Thứ ba xuất phát từ thực trạng nghiên cứu về đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Về mặt nghiên cứu khoa học, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành. Những nghiên cứu này, nếu có cũng chỉ đề cập một cách hời hợt, thiếu tổng quát và chưa mang tính hệ thống. Đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật là xem xét tác động dự kiến và thực tế của văn bản đó. Có hai loại đánh giá là đánh giá tác động trước và đánh giá tác động sau. Đánh giá tác động trước là dự kiến những tác động có thể có của văn bản quy phạm pháp luật để quyết định lựa chọn phương án tối ưu. Đánh giá tác động sau là kiểm chứng tác động trên thực tế của văn bản quy phạm pháp luật. Bản thân hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật vừa quan trọng lại vừa phức tạp. Thế nhưng hiện nay tại Việt Nam ít có công trình nghiên cứu vấn đề đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Đặc biệt là hệ thống lý thuyết về đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tại Việt Nam không những tản mác mà còn manh mún, chưa đầy đủ và hệ thống. Từ những luận giải trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu tác động của văn bản quy phạm pháp luật là hết sức cần thiết vừa mang giá trị lý luận và thực tiễn cao. Đây là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh” để nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu
  • 13. 5 Mục đích nghiên cứu của Luận án là đưa ra những giải pháp giúp hoạt động tổ chức đánh giá RIA đảm bảo hơn, gián tiếp góp phần nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Với mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Thứ hai, hình thành khung lý thuyết về đánh giá hoạt động tồ chức đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh, bao gồm: - Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành. - Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết liên quan đến đánh giá hoạt động tổ chức đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương. - Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động đánh giá tác động của văn bản quy phạm luật của chính quyền địa phương. - Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số nước liên quan đến hoạt động đánh giá tác động trước của văn bản quy phạm pháp luật. Thứ ba, phân tích thực trạng hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động này. Theo đó: - Tiến hành khảo sát hoạt động đánh giá tác động băn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành.
  • 14. 6 - Nhận định thực trạng hoạt động đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật địa phương cấp tỉnh. - Phân tích tìm ra nguyên nhân đã dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện hoạt động đánh giá tác văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Thứ tư, tìm kiếm những giải pháp để cải thiện hoạt động đánh giá tác động của chính quyền cấp tỉnh để góp phần nâng cao chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp tỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Chính quyền địa phương cấp tỉnh. Phạm vi về nội dung: tập trung phân tích làm rõ hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Phạm vi về thời gian: Luận án tiến hành khảo sát thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 9 năm 2016. Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận là các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm, đường lối của Đảng. Tác giả sử dụng phương pháp luận này để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu được biện chứng và toàn diện hơn. Vấn đề nghiên cứu được xem xét trong bối cảnh của nó, trong sự vận động với môi trường mà nó tồn tại, từ đó có cái nhìn vừa khái quát, vừa cụ thể.
  • 15. 7 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành Luận án, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Thứ nhất là phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp. Ở phương pháp này, tác giả Luận án tiến hành thu thập các tài liệu thứ cấp là các báo cáo, nghiên cứu có liên quan, văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ cho việc xây dựng khung lý thuyết liên quan đến thực hiện đánh giá tác động trước của văn bản quy phạm pháp luật. Thứ hai, phương pháp điều tra xã hội học cũng được sử dụng trong Luận án này. Tác giả Luận án tiến hành khảo sát cán bộ công chức tại một số địa phương để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. Luận án tiến hành khảo sát cán bộ công chức ở một số địa phương gồm tỉnh Bình Phước, Tp. Cần Thơ, Tp. HCM, Tp. Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hưng Yên, Bạc Liêu, Phú Yên, Vĩnh Phúc. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên tác giả lựa chọn một số tỉnh trên. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, chính quyền địa phương cấp tỉnh bao gồm Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm Văn phòng, các Sở và phòng Ban. Đối tượng khảo sát của đề tài là công chức đang công tác tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Uỷ Ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, Ban dân tộc và một số Sở như Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong đó Văn phòng UBND và HĐND chiếm tỷ lệ cao nhất do đây là hai bộ phận quan trọng tham gia vào việc ban hành và đánh giá tác động của văn bản trước khi ban hành. Chẳng hạn như vào năm 2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành tổng cộng 74 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó: Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành 12 Nghị quyết, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành 62 Quyết định [45]. Sở Tư pháp và Thanh tra tỉnh cũng có
  • 16. 8 liên quan nên cũng là đối tượng khảo sát. Trong các sở chuyên môn, tác giả nhận thấy Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc có liên quan đến những văn bản, chính sách quan trọng nên cũng là đối tượng khảo sát của đề tài. Số lượng khảo sát là 350 người, số phiếu phát ra là 350, số phiếu thu về là 300, số phiếu hợp lệ là 258 phiếu. Thứ ba, phương pháp phân tích, tổng hợp. Các tài liệu, thông tin và dữ liệu thu thập được tác giả phân tích, đánh giá, xem xét trên các khía cạnh khoa học pháp lý và khoa học chính sách công. Tác giả đồng thời tổng hợp những kết luận về thực tiễn công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 5.1. Giả thuyết khoa học Hoạt động đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay chưa được đảm bảo, gián tiếp làm cho chất lượng văn bản quy phạm pháp luật chưa tốt. Theo đó, cần có các giải pháp cải thiện chất lượng hoạt động đánh giá này. Từ giả thuyết chung ở trên, Luận án đưa ra các giả thuyết cụ thể như sau: - Hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh chủ yếu tập trung vào khía cạnh phù hợp với hệ thống pháp luật, hệ thống thủ tục hành chính mà xem nhẹ hoặc bỏ qua những khía cạnh khác như khía cạnh kinh tế, xã hội và giới. - Chính quyền địa phương cấp tỉnh chủ yếu sử dụng phương pháp định tính trong đánh giá tác động văn bản. - Hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp tỉnh chưa được thực hiện theo một quy trình khoa học và thống nhất.
  • 17. 9 - Vấn đề kiểm soát đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật chưa thật sự được xem xét trong hoạt động đánh giá tác động của chính quyền cấp tỉnh. 5.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu bao quát nhất là: Hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh hiện nay như thế nào? Theo đó, có những câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: Nội dung của đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh hiện nay có được đảm bảo? Việc đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh có diễn ra theo quy trình như thế nào? Chủ thể đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh có đảm bảo? Phương pháp đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh được sử dụng ra sao? Vấn đề kiểm soát hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh hiện nay như thế nào? Nguyên nhân nào gây nên những hạn chế của hoạt động đáng giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh? Cần có giải pháp nào để làm cho hoạt động này đảm bảo hơn? 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về ý nghĩa khoa học: Luận án có những đóng góp tích cực vào việc hệ thống hoá lý thuyết về đánh giá tác động trước của văn bản quy phạm pháp luật vốn đang còn tản mác trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam; đề xuất tiêu chí (nội dung) đánh giá hoạt động đánh giá tác động trước của văn bản quy
  • 18. 10 phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Về ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp một cái nhìn khách quan về thực trạng hoạt động đánh giá trước văn bản quy phạm pháp luật ở cấp chính quyền này trong thời gian gần đây. Từ đó đưa ra những khuyến nghị với các cơ quan nhà nước liên quan ở Trung ương và địa phương về các giải pháp để cải thiện chất lượng của hoạt động đánh giá trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Không những vậy, Luận án còn là tài liệu tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy về luật và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong các cơ sở đào tạo trong nước. 7. Những điểm mới của Luận án Qua quá trình nghiên cứu, Luận án có một số điểm mới dưới đây: Thứ nhất, Luận án không tập trung vào đánh giá tác động văn bản như các nghiên cứu về RIA mà tập trung vào phân tích, đánh giá quá trình thực hiện đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật. Đây là nội dung nghiên cứu mới ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Thứ hai, Luận án xây dựng được khung lý thuyết đánh giá quá trình thực hiện đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật. Khung lý thuyết này vừa giúp Luận án phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động này, vừa mang lại những giá trị mới cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá quá trình thực hiện RIA của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Thứ ba, Luận án còn đề cập đến một vấn đề rất mới của quá trình thực hiện đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh, đó là vấn đề kiểm soát hoạt động đánh giá. Đây là nội dung mới, ít được nghiên cứu ở Việt Nam. Luận án đã trình bày lý thuyết và thực trạng về kiểm soát hoạt động đánh giá. Đây là giá trị và điểm mới mà Luận án đạt được. 8. Cấu trúc của Luận án
  • 19. 11 Ngoài phần mở đầu mang tính chất giới thiệu, nội dung chính của Luận án được kết cấu với bốn chương: Chương 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận về đánh giá tác động trước của văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương cấp tỉnh Chương 3. Thực trạng hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh Chương 4. Hoàn thiện hoạt động đánh giá tác động trước văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Cuối cùng là phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
  • 20. 12 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh nói riêng thường được đề cập trong những công trình khoa học liên quan đến quyền lập quy, công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước, hoặc trong một số nghiên cứu về chính quyền địa phương. 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến ban hành văn bản quy phạp pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu liên quan đến ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh, và thường tập trung vào các nội dung quan trọng. Những nghiên cứu về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh Từ kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, trong quá trình tìm hiểu đề tài này ở Việt Nam, tác giả đã có điều kiện tiếp xúc, nghiên cứu một số tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố. Trong cuốn “Kỹ thuật lập quy” của Lưu Kiếm Thanh [50], Nhà xuất bản Lao động năm 1998, tác giả nhấn mạnh đến những quy định và cách thức ban hành những văn bản pháp luật. Những nội dung được trình bày trong nghiên cứu này có ích cho cơ quan hành chính nhà nước trong việc ban hành văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước. Cuốn “Một số vấn đề lập pháp, lập quy” của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Nhà xuất bản Lao động năm 1995 [55], trên cở sở phân tích những bất cập về lập pháp và lập quy ở Việt Nam hiện nay, các tác giả đã đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn hoàn thiện vấn đề lập pháp và lập quy.
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 52210 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562