SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐINH CÔNG VĂN
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM
HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP – TỪ THỰC TIỄN CỦA CƠ
QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LUANVANTRITHUC.COM
ZALO: 0936.885.877
TẢI TÀI LIỆU NHANH QUA ZALO
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐINH CÔNG VĂN
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM
HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP – TỪ THỰC TIỄN CỦA CƠ
QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 8 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI ĐẮC BIÊN
HÀ NỘI – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đinh Công Văn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
BLTTHS
CQĐT
ĐTV
KSV
HĐTP
TTHS
VKS
VKSND
: Bộ luật hình sự
: Bộ luật tố tụng hình sự
: Cơ quan điều tra
: Điều tra viên
: Kiểm sát viên
: Hoạt động tư pháp
: Tố tụng hình sự
: Viện kiểm sát
: Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài...........................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................5
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................5
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................5
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .............................................................6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu....................................................6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.....................................................7
7. Kết cấu của luận văn .....................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG ...........................................................................................9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ ĐẢM BẢO QUYỀN TỐ GIÁC VỀ
TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP......................................9
1.1. Quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp .........................9
1.1.1.Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp...................................................9
1.1.2.Quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp .....................13
1.2. Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.........15
1.2.2. Các yếu tố cấu thành bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp....................................................................................................18
1.2.3. Nội dung bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp .................................................................................................................21
1.2.4. Vài trò, trách nhiệm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao trong việc bảo
đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp .......................25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................41
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM
XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP Ở CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO...............................................................42
2.1. Khái quát về Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao...............42
2.1.1. Đặc điểm chung của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao 43
2.1.2. Đặc thù trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ so với các đơn vị hành
chính khác........................................................................................................44
2.1.3. Đặc thù trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ so với các Cơ quan điều tra
khác .................................................................................................................46
2.1.4. Tình hình hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối
cao ...................................................................................................................49
2.2. Phân tích thực trạng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp ở Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ..................53
2.2.1 Bảo đảm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người tố giác ..........................53
2.2.2. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp bảo
vệ .....................................................................................................................56
2.2.3. Thực hiện các biện pháp bảo vệ............................................................58
2.2.4. Thực hiện trình tự thủ tục bảo vệ..........................................................61
2.2.5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ...................................................63
2.2.6. Về hồ sơ bảo vệ.....................................................................................65
2.3. Đánh giá chung thực trạng bảo vệ quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp ở Cơ quan điều tra VKSND tối cao ..........................................66
2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................66
2.3.2. Những hạn chế, bất cập.........................................................................70
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.............................................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................74
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ
GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP – TỪ THỰC
TIỄN CƠ QUAN ĐIỀU TRA VKSND TỐI CAO.........................................75
3.1. Yêu cầu của việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động
tư pháp.............................................................................................................75
3.2. Phương hướng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp .................................................................................................................76
3.3. Giải pháp bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp .................................................................................................................78
3.3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền tố giác về tội phạm xâm
phạm hoạt động tư pháp..................................................................................78
3.3.2. Hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy, hoạt động của Cơ quan điều tra
Viện kiểm sát nhân dân tối cao .......................................................................81
3.3.3. Hoàn thiện về hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
tối cao ..............................................................................................................86
3.3.4. Nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng Điều tra viên, Cán
bộ điều tra và công chức của Cơ quan điều tra VKSND tối cao ....................89
3.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ đãi ngộ đối với Điều
tra viên, Cán bộ điều tra và công chức............................................................92
3.3.6. Tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc bảo đảm quyền tố giác
về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp......................................................94
3.3.7. Giải pháp nâng cao chất lượng thu thập, tiếp nhận, quản lý và xử lý tố giác
về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao .....Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................104
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................107
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Tổng số thông tin vi phạm, tội phạm và tố giác, tin báo do Cơ quan
điều tra VKSND tối cao tiếp nhận, giải quyết từ năm 2015 đến năm 2019.......53
Bảng 2.2: Số lượng vụ án, bị can xâm phạm hoạt động tư pháp do Cơ quan điều
tra VKSND tối cao khởi tố, điều tra từ năm 2015 đến năm 2019 ..................................55
Bảng 2.3. Tỷ lệ bị can bị Cơ quan điều tra VKSND tối cao khởi tố, điều tra
trong các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2015 đến năm
2019......................................................................................................................................................................................................56
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những chức năng quan trọng và là tiêu chí đánh giá mức độ dân
chủ của một Nhà nước, đó là việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền công dân.
Hiến pháp năm 2013 của nước ta tại Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng Hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân
sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật” và Điều 30 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại,
tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp
luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Điều đó thể hiện Nhà nước ta rất coi trọng
quyền tố cáo và việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân, thông qua hiện quyền
tố cáo sẽ giúp cho Nhà nước phát hiện, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tập thể và Nhà nước.
Đồng thời “quyền tố cáo” là một trong những quyền làm chủ trực tiếp của nhân
dân trong giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức.
Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hình sự là bảo đảm quyền công
dân trong hoạt động tư pháp, là việc Nhà nước thiết lập các điều kiện cần thiết
nhằm tôn trọng và thực hiện các quyền công dân của các cá nhân trong việc tố
giác về tội phạm.
Từ thực tiễn trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm cho thấy để
nhanh chóng phát hiện được tội phạm và kịp thời ngăn chặn, xử lý thì ngoài công
tác chủ động nắm bắt tình hình và xử lý của các cơ quan Nhà nước trong việc
phòng ngừa, phát hiện vi phạm, tội phạm thì hầu hết việc phát hiện được sớm các
vi phạm, tội phạm lại phụ thuộc vào chính việc công dân chủ động tố giác tội
phạm đến các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, hiện nay việc bảo đảm cho
công dân thực hiện quyền tố giác về tội phạm còn gặp nhiều khó khăn, như: Điều
kiện kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất, phương tiện đi lại còn nhiều khó khăn; lực
lượng vũ trang, công chức làm công tác tiếp nhận tố giác về tội phạm tại một số
2
Cơ quan điều tra và Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra còn thiếu, trình độ còn hạn chế; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật chưa sâu rộng; nhận thức pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế,
nhiều trường hợp tâm lý tránh va chạm nên không tố giác tội phạm và không
hợp tác, làm việc với các cơ quan có thẩm quyền…
Trong những năm vừa qua, song song với tình hình kinh tế - xã hội nước
ta tiếp tục tiến triển tích cực, kinh tế vĩ mô đang trên đà tăng trưởng; lạm phát
được kiểm soát, chính sách xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện hiệu quả;
quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác cải cách tư
pháp, đấu tranh phòng, chống tội phạm tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm
và đạt kết quả tích cực, quyền con người, quyền công dân ngày càng được nâng
cao. Tuy nhiên, tình hình vi phạm, tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, có
chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất, mức độ nghiêm trọng không
chỉ đối với các loại tội phạm thông thường do các Cơ quan điều tra trong Công
an nhân dân và Quân đội nhân dân xử lý mà cả các tội phạm mang tính chất đặc
thù như tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ
xảy ra trong hoạt động tư pháp do Cơ quan điều tra VKSND tối cao điều tra xử
lý; đòi hỏi các cơ quan điều tra phải tích cực, nhanh chóng phát hiện để kịp thời
xử lý, giáo dục, răn đe, phòng ngừa nhưng do trình độ khoa học kỹ thuật ngày
càng phát triển, tội phạm hoạt động ngày càng tinh vi, khó phát hiện gây khó
khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý; Đặc biệt là các loại tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng chức vụ xảy ra trong hoạt động tư
pháp; bởi loại tội phạm này với đặc thù người phạm tội là những người có thẩm
quyền trong các cơ quan tư pháp dẫn đến người dân có tâm lý e ngại sợ bị gây
khó khăn hoặc trả thù nên không tố giác các hành vi vi phạm, tội phạm. Do đó,
việc phát hiện, khởi tố, điều tra các loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp của Cơ quan
điều tra VKSND tối cao ngày càng khó khăn.
3
Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, đảm bảo việc phát hiện, khởi tố,
điều tra các loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, nhất là các loại tội
phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp; từ ngày
01/01/2018, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã được tăng thêm thẩm quyền
điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức
vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV Bộ luật hình sự, xảy ra trong
hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan
điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người
có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp, khi các tội phạm đó thuộc thẩm
quyền xét xử của Tòa án nhân dân.
Trước tình hình vi phạm, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội
phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp vẫn diễn biến phức
tạp và có chiều hướng gia tăng, đã gây bức xúc trong xã hội, làm giảm lòng tin
của Nhân dân vào hệ thống cơ quan tư pháp. Do vậy, việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả trong việc phát hiện, khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm
sát nhân dân tối cao là một vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc
cải cách tư pháp và đổi mới tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; trong
đó việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội
phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp là vấn đề then chốt
nhằm hạn chế thấp nhất việc xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới tăng thêm theo quy định của Luật
tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, nhằm nâng cao nhận thức pháp
luật cho lực lượng Cán bộ điều tra, Điều ra viên Cơ quan điều tra của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao trong việc bảo đảm quyền tố giác, báo tin về tội
phạm, cũng như việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức đấu tranh,
phát hiện, tố giác, báo tin kịp thời về tội phạm nói chung và tội phạm xâm
phạm hoạt động tư pháp nói riêng của cá nhân, cơ quan và tổ chức.
4
Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Bảo đảm quyền tố giác về tội
phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện
kiểm sát nhân dân tối cao” làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Luật
Hiến pháp – Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong nhiều năm vừa qua, tình hình nghiên cứu về hoạt động của các Cơ
quan điều tra nói chung và của Cơ quan điều tra VKSND tối cao nói riêng đã
thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cán bộ thực tiễn, đến nay đã
có nhiều công trình nghiên cứu, cụ thể như sau:
- “Đổi mới tổ chức, hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân tối cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” của tác giả TS.
Nguyễn Hải Phong – Phó Viện trưởng Thường trực VKSNDTC, Tạp chí
Kiểm sát, số 08/2017;
- “Những yêu cầu đặt ra khi Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối
cao thực hiện các luật mới về tư pháp hình sự”, của tác giả Ts. Nguyễn Tiến
Sơn – Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Tạp chí Kiểm sát số
23/2017.
- “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết công tác thực tiễn
hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp” – Nguyễn Tiến Sơ- “Đổi mới tổ chức và hoạt động của
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”
– Lại Viết Quang – Tạp chí Kiểm sát số 11 – tháng 6/2013;
- Bài viết “Phân tích một số tội phạm hoạt động tư pháp trong chương
XXIV Bộ luật hình sự năm 2015” - Tiến sỹ: Nguyễn Tiến Sơn, đăng trên Tạp
chí Kiểm sát số 23/2017.
- “Áp dụng pháp luật trong điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam hiện nay”, Luận
văn Thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội của tác giả Phạm Thị Thanh Thúy (2015).
5
- “Áp dụng pháp luật trong điều tra các tội phạm tham nhũng trong hoạt
động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao việt Nam
hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ luật học Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội của tác giả Nguyễn Đức Thực (2016).
- “Vai trò của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”, luận văn Thạc sĩ, Học viện
Hành chính Quốc gia, của tác giả Trần Long Hân (2017).
Các công trình nghiên cứu trên mặc dù đã nghiên cứu cơ bản, toàn diện về
hoạt động tổ chức, điều tra nói chung của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Tuy
nhiên, qua nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi
tiết và có hệ thống đối với nội dung “Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm
phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao”. Việc nghiên cứu đề tài trên của Luận văn là
công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở cấp độ luận văn thạc sỹ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Làm rõ vai trò, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm
sát nhân dân tối cao theo quy định mới của luật;
- Tình hình vi phạm, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham
nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ
quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; những yêu cầu của cải cách tư
pháp và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp;
- Thực trạng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động
tư pháp và tăng cường các cơ chế giám sát để bảo đảm quyền tố giác về tội
phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của công dân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật và tại Cơ
quan điều tra VKSND tối cao về bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm
6
hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư
pháp trong khoảng thời gian từ năm 2015-2019.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn có mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp; khảo
sát, đánh giá thực trạng vai trò của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
tối cao trong bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
trong điều kiện hiện nay, kiến nghị, đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả.
Trên cơ sở mục đích, Luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Nghiên cứu về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền của Cơ
quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong điều tra các loại tội phạm
xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ, xảy ra trong
hoạt động tư pháp.
- Nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực trạng bảo đảm
quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp từ thực tiễn của Cơ
quan điều tra VKSND tối cao.
- Dự báo được tình hình vi phạm, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao; Đề xuất, kiến nghị các
giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền tố giác, báo tin về tội phạm
xâm phạm hoạt động tư pháp của công dân trong điều kiện hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng cách tiếp
cận định lượng, tiếp cận tổng thể và tiếp cận bộ phận.
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cải
cách tư pháp, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng,
7
chống tội phạm nói chung và tội tham nhũng trong hoạt động tư pháp nói riêng
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng
như: Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp lịch sử cụ
thể. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như logic, thống
kê, tổng hợp, phân tích, so sánh…để giải quyết những vấn đề mà đề tài đề cập
đến, cụ thể:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh được áp dụng nghiên cứu
ở Chương 1 của luận văn.
- Phương pháp thống kê, khảo sát thực tế, phân tích, so sánh được sử
dụng cho những nội dung nêu trong Chương 2 của luận văn.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp được áp dụng nghiên cứu ở Chương
3 của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trên cơ sở phân tích lý luận, thực trạng và giải pháp trong việc bảo đảm
quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp – Từ thực tiễn của Cơ
quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, luận văn đã chỉ ra những bất cập,
khó khăn trong công tác áp dụng, thực thi pháp luật về bảo đảm quyền tố giác về
tội phạm, nhất là các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham
nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra
một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng bảo đảm quyền tố giác tội
phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, để có thể đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
Bên cạnh đó, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc
giảng dạy và nghiên cứu một số chuyên đề khác, nhất là trong việc giảng dạy
có liên quan đến hoạt động điều tra vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp và các
vụ án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều
tra VKSND tối cao.
8
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về bảo đảm quyền tố giác về tội phạm
xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện
kiểm sát nhân dân tối cao.
Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
tối cao.
Chương 3: Giải pháp bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp.
9
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ ĐẢM BẢO QUYỀN TỐ GIÁC
VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
1.1. Quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
Trong những năm qua, tình hình vi phạm, tội phạm nói chung và tội
phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra
trong hoạt động tư pháp ngày càng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia
tăng. Mặt khác, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Luật Tổ chức Cơ
quan điều tra hình sự có hiệu lực năm 2018 và các văn bản hướng dẫn luật
mới ban hành đã thay đổi, bổ sung nhiều quy định để nâng cao hơn các cơ chế
bảo đảm quyền tố giác về tội phạm cho công dân. Đảm bảo tạo điều kiện tốt
nhất cho người dân được thực hiện quyền tố giác về tội phạm, nhất là tội
phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là loại tội phạm đặc thù với chủ thể là
những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tư pháp (Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan Thi hành án dân sự,
Cơ quan Thi hành án hình sự, các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra), đều là những người có trình độ, khả năng, điều kiện
che giấu tội phạm tinh vi và khó phát hiện hơn tội phạm thông thường, trong
khi người dân lại có tâm lý lo sợ, e ngại khi tố cáo các hành vi của những chủ
thể trong các cơ quan tư pháp vì tâm lý ngại va chạm hoặc sợ bị trả thù. Do
đó, việc nâng cao trách nhiệm bảo đảm quyền cho công dân trong việc tố giác
các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ
xảy ra trong hoạt động tư pháp là hết sức cần thiết.
1.1.1. Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
Theo quy định tại Điều 367 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định “Các tội
xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt
động tố tụng và thi hành án”. Khái niệm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 đã
10
rút gọn so với khái niệm của Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung
năm 2009) quy định tại Điều 292: “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là
những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm
sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức, công
dân.”, tuy nhiên khai niệm này lại bao quát và đầy đủ hơn, góp phần xử lý
những hành vi phạm tội tương tự xảy ra trong các cơ quan khác ngoài cơ quan
điều tra chuyên trách, có sự mở rộng thêm phạm vi các quan hệ xã hội trong
lĩnh vực hoạt động tư pháp được pháp luật hình sự bảo vệ, bảo đảm đường lối
xử lý loại tội phạm này được chính xác và toàn diện.
Theo đó, về khách thể của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là các
quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tố tụng và thi hành án, nhằm bảo
đảm cho các cơ quan này thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của minh theo
quy định của pháp luật. Các tội phạm này không chỉ xâm phạm đến hoạt động
đúng đắn, uy tín, chất lượng, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan tư pháp mà còn xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, các tổ chức, các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Về mặt khách quan của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp được thể hiện
ở các hành vi xâm phạm trực tiếp đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến
hành tố tụng và thi hành án. Phần lớn các tội phạm này được thực hiện dưới dạng
hành động (dùng nhục hình; bức cung; mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác cung
cấp tài liệu sai sự thật; khai báo gian dối; trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang
bị dẫn giải, đang bị xét xử; ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật; làm sai
lệch hồ sơ vụ án, vụ việc…). Một số tội phạm được thực hiện dưới dạng không hành
động (không chấp hành án; không thi hành án; thiếu trách nhiệm để người bị giam,
giữ trốn; không tố giác tội phạm; không ra quyết định hoặc không chấp hành quyết
định trả tự do cho người được trả tự do…).
Phần lớn các tội phạm có cấu thành hình thức (18/24 tội quy định tại các
Điều 368, 369, 370, 373, 374, 375, 378, 380, 382, 383, 384, 385, 386, 387, 388,
11
339, 390, 391). Đối với các trường hợp này, tội phạm được coi là hoàn thành
từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình. Đối với
một số tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp có cấu thành vật chất (4/24 tội
quy định tại các Điều 371,372, 376, 379, 381), tội phạm được coi là hoàn
thành từ thời điểm xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Riêng Điều 377 BLHS năm
2015 được xây dựng theo cấu thành tội phạm hỗn hợp, nghĩa là các dấu hiệu
thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm vừa có yếu tố của cấu thành tội
phạm hình thức, vừa có yếu tố của cấu thành tội phạm vật chất. Lúc này, tùy
từng trường hợp mà tội phạm được xác định là hoàn thành từ thời điểm người
phạm tội thực hiện hành vi phạm tội (điểm a, b, c khoản 1 Điều 377 BLHS)
hoặc từ thời điểm xảy ra hậu quả (điểm đ khoản 1 Điều 377 BLHS).
Chủ thể của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp có chủ thể đặc biệt, là
những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tiến hành tố tụng, như:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, Điều tra viên,
Cán bộ điều tra;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND các cấp, Kiểm sát viên, Kiểm
tra viên;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án các cấp, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư
ký Tòa án, Thẩm tra viên;
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành các cấp, Chấp hành viên;
- Những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
ở các cơ quan của Bộ đội Biên phòng, Hải quan; Kiểm lâm; lực lượng Cảnh
sát biển, Kiểm ngư; các cơ quan của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Những người tham gia tố tụng (như bị can, bị cáo, người bị tạm giữ,
người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người bào chữa, người
bảo vệ quyền lợi của đương sự, bào chữa viên nhân dân…).
12
Trong một số trường hợp (như tội che giấu tội phạm – Điều 133; tội
không tố giác tội phạm – Điều 314…), chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ
người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Về mặt chủ quan của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, hầu hết
được thực hiện bởi lỗi cố ý, trừ tội thiếu trách nhiệm để người bị tạm giữ, tạm
giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn (Điều 376). Người phạm tội nhận
thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn thực hiện và
mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ, mục đích phạm tội rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt
buộc của cấu thành tội phạm. [17, tr.850-858]
Với chủ trương xây dựng nền công tố mạnh, tăng cường trách nhiệm
của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế gắn công tố với
hoạt động điều tra; Viện kiểm sát nhân dân ngày càng có vai trò quan trọng,
quyết định trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
bằng nhiều biện pháp như: Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ
án hình sự và trực tiếp điều tra một số loại tội phạm, trong đó, Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là một trong những bảo đảm để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát, chống oan sai, chống bỏ lọt tội
phạm, góp phần bảo vệ trật tự pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Có thể nói, hoạt động điều tra là một quyền năng quan trọng và được ví
như “quyền công tố nối dài” của Viện kiểm sát; không thể bảo đảm thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nếu không có hoạt động điều tra
trực tiếp. Trước yêu cầu của cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế và đấu tranh
phòng, chống các tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp nói riêng thì Cơ quan điều tra VKSND tối cao ngày càng phải được củng
cố, tăng cường để bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành
Kiểm sát và đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
13
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một trong ba hệ thống của
Cơ quan điều tra nói chung nhưng có đối tượng điều tra (thẩm quyền và phạm vi
thẩm quyền) riêng biệt so với các Cơ quan điều tra khác và trực thuộc Viện kiểm
sát nhân dân tối cao. Dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành có thể khái
quát mang tính quy nạp về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một trong hệ thống Cơ
quan điều tra của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trực thuộc Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, được tiến hành các hoạt động điều tra theo qui định
của pháp luật nhằm thu thập, kiểm tra và đánh giá các chứng cứ chứng minh
sự kiện phạm tội đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm
về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là
cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi
hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
1.1.2. Quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
- Tố giác về tội phạm: Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, tố
giác về tội phạm là một trong những căn cứ để xác định có hay không có dấu
hiệu tội phạm để Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định khởi tố vụ án
hoặc quyết định không khởi tố vụ án.
Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về tố giác, tin báo
tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
“1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có
dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do
cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông
tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị
bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
14
4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”
Tố giác tội phạm là việc công dân tố cáo với các cơ quan có thẩm
quyền về những hành vi mà theo họ là có dấu hiệu vi phạm, tội phạm xâm
phạm tới quyền của người tố giác hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà họ
phát hiện được. Công dân có quyền và nghĩa vụ tố cáo về hành vi vi phạm
pháp luật hình sự mà họ biết với các cơ quan, tổ chức. Luật cho phép công
dân có thể tố giác về tội phạm với bất cứ cơ quan, tổ chức nào mà họ thấy
thuận tiện không nhất thiết phải là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.
Trong tất cả các trường hợp đó, sự tố cáo của công dân về tội phạm đều được
coi là tố giác. Tố giác tội phạm có thể bằng miệng có thể trực tiếp hoặc qua
thư, điện thoại hoặc bằng văn bản…Trường hợp người bị hại trình báo về sự
kiện phạm tội liên quan đến họ cũng được coi là tố giác tội phạm. Có thể hiểu
việc tố giác của công dân qua điện thoại như là hình thức tố giác bằng miệng
và trường hợp này cán bộ tiếp nhận tố giác phải kịp thời vào sổ tiếp nhận đầy
đủ thông tin người tố giác và nội dung họ tố giác. Đồng thời, các Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải kiểm tra và có trách nhiệm liên hệ
trực tiếp với người tố giác tội phạm để làm rõ căn cứ khởi tố vụ án.
Trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm là của tất cả các cơ quan, tổ chức
không bắt buộc phải là các cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án…).
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự, công dân có
thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án hoặc với các cơ
quan khác, tổ chức khác. Không chỉ các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Cơ quan điều
tra, mà Điều luật còn quy định, các cơ quan khác, các tổ chức, bất kể là cơ quan,
tổ chức nào khi công dân tố giác tội phạm đều có trách nhiệm tiếp nhận.
15
Việc quy định như vậy nhằm tạo điều kiện bảo đảm tối đa quyền được tố giác
về tội phạm cho công dân; đồng thời tạo cơ chế thông tin về tội phạm được
nhanh chóng, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia rộng rãi và thuận tiện vào
cuộc đấu tranh với tội phạm, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan,
tổ chức trong việc đấu tranh với tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân. Cũng theo quy định tại Điều 144, nếu công dân tố
giác tội phạm bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản tiếp
nhận. Biên bản tiếp nhận tố giác tội phạm của công dân được lập theo yêu cầu
chung được quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự. Người tố giác
tội phạm được giải thích về trách nhiệm của mình đối với những thông tin đã
tố giác; Biên bản phải ghi rõ nội dung tố giác và phản ánh rõ nguồn gốc thông
tin về tội phạm mà người tố giác biết được. Biên bản phải được người tố giác
ký xác nhận. Cơ quan, tổ chức nhận được tố giác tội phạm của công dân có
trách nhiệm phải thông báo cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát bằng văn
bản để xem xét việc khởi tô hay không khởi tố vụ án hình sự. Đối với những
vụ án mà luật quy định chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, các cơ quan
tiếp nhận thông tin ban đầu đó cũng phải làm các thủ tục như đối với các
trường hợp khác khi công dân tố giác tội phạm. Cơ quan, tổ chức khi thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà phát hiện thấy có dấu hiệu tội phạm
cũng phải báo tin ngay cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
1.2. Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
1.2.1. Khái niệm bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp
Trong tố tụng hình sự, bảo đảm quyền tố cáo, khiếu nại là nguyên tắc
cơ bản. Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công dân có quyền tố
cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ
quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ cá
nhân nào thuộc các cơ quan đó.
16
Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời,
đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải
quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục.
Nguyên tắc này là một trong những biểu hiện bản chất dân chủ của tố
tụng hình sự nước ta, là phương tiện bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức và cũng là một trong những hình thức phát hiện và
khắc phục những sai lầm trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự.
Tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng Hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân
sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật” và Điều 30 quy định: “Mọi người có quyền khiếu
nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm
trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Điều đó thể hiện Nhà nước ta
rất coi trọng quyền tố cáo và việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân, thông
qua hiện quyền tố cáo sẽ giúp cho Nhà nước phát hiện, phòng ngừa và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tập thể và Nhà nước. Đồng thời “quyền tố cáo” là một trong những
quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân trong giám sát hoạt động của cơ quan
nhà nước, cán bộ, công chức.
Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hình sự là bảo đảm quyền công
dân trong hoạt động tư pháp, là việc Nhà nước thiết lập các điều kiện cần thiết
nhằm tôn trọng và thực hiện các quyền công dân của các cá nhân trong việc tố
giác về tội phạm.
Trong tố tụng hình sự, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo là nguyên tắc
cơ bản. Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công dân có quyền tố
cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ
quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ cá
nhân nào thuộc các cơ quan đó.
17
Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời,
đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải
quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục.
Nguyên tắc này là một trong những biểu hiện bản chất dân chủ của tố
tụng hình sự nước ta, là phương tiện bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức và cũng là một trong những hình thức phát hiện và
khắc phục những sai lầm trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì người tố giác
về tội phạm khi đã thực hiện quyền tố giác về tội phạm của mình tới các Cơ
quan có thẩm quyền thì sẽ được bảo đảm các quyền lợi cụ thể: Được yêu cầu
cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, được bảo vệ tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và được đảm bảo các quyền và lợi
ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa. Việc bảo vệ
người tố giác và người thân thích của họ đã được Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 quy định thành một Chương XXIV. Bảo vệ người tố giác tội phạm,
người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác. Trong quá trình giải
quyết tố giác về tội phạm thì người tố giác được các Cơ quan có thẩm quyền
thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và
được quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố.
Căn cứ pháp lý của việc bảo đảm quyền tố cáo được quy định tại điều 32
trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt
động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc
của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.Cơ quan, người có thẩm quyền
phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật;
gửi văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo, cơ quan, tổ chức
18
khiếu nại và có biện pháp khắc phục.Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết
khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu
nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác.”
Do vây, bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp, cũng chính là bảo đảm quyền lợi lớn nhất cho công dân trong hoạt động
tư pháp và cũng là góp phần bảo vệ quyền con người một cách thiết thực nhất.
Bởi loại tội phạm này với đặc thù người phạm tội là những người có thẩm
quyền trong các cơ quan tư pháp dẫn đến người dân có tâm lý e ngại, sợ bị
gây khó khăn hoặc trả thù nên không dám tố giác các hành vi vi phạm, tội
phạm. Do đó, việc phát hiện, khởi tố, điều tra các loại tội phạm này ngày càng
khó khăn; đã gây bức xúc trong xã hội, làm giảm lòng tin của Nhân dân vào
hệ thống các cơ quan tư pháp.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm
phạm hoạt động tư pháp
- Thứ nhất: Từ chính bản thân người tố giác, khi họ bị xâm phạm tới
quyền lợi của chính mình thì họ phải tự tìm hiểu xem họ bị xâm phạm như thế
nào, thiệt hại ra sao, có chứng cứ gì để chứng minh và tới cơ quan nào để tố
giác. Nhưng hầu hết họ đều yếu về những điểm này nên rất cần những người
hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho họ như đội ngũ Luật sư, trợ giúp pháp lý.
- Thứ hai: Những người làm công tác trợ giúp pháp lý hoặc cán bộ
thuộc các cơ quan tư pháp từ cấp xã, huyện, tỉnh khi tiếp nhận đơn ban đầu
của người dân phải có trách nhiệm nghiên cứu kỹ để hướng dẫn, giúp đỡ
người dân tố giác đúng thẩm quyền, tránh việc khiếu kiện vượt cấp hoặc đùn
đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan.
- Thứ ba: Trọng tâm là đội ngũ Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ
quan điều tra VKSND tối cao phải tận tâm, trách nhiệm và am hiểu pháp luật
để tiếp nhận, phân loại đơn đúng thẩm quyền để kịp thời đi kiểm tra, xác minh
ngăn chặn hành vi phạm tội nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tố giác.
19
- Ngoài ra, còn một số các yếu tố khác như cơ sở vật chất, trang thiết bị
hay vướng mắc bất cập của hệ thống pháp luật cũng cần được xem xét, sửa
đổi, bổ sung, cụ thể trong loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc
thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, cụ thể:
+ Về thực hiện thẩm quyền tiếp nhận tố giác về tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp:
Do hệ thống pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động Cơ quan điều
tra của VKSND tối cao còn có nhiều điểm bất cập, quy định về các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp, phạm vi, thẩm quyền, đối tượng điều tra còn chưa cụ
thể nhất là về khái niệm: người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Trong khi đó, việc giải thích, hướng dẫn pháp luật chưa kịp thời và chưa được
quan tâm đúng mức, khiến cho việc nhận thức, áp dụng giữa các cơ quan tư
pháp không thống nhất và cũng chưa phù hợp với thực tiễn... ảnh hưởng đến
hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác về tội phạm và điều tra vụ án hình sự
thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra của VKSND tối cao thời gian qua.
Bên cạnh đó, hiện nay, liên ngành tư pháp Trung ương chưa có văn bản
hướng dẫn cụ thể về hoạt động phối hợp trong việc phát hiện, xử lý các tội phạm
tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp nên chưa tạo cơ chế thuận
lợi bảo đảm cho Cơ quan điều tra của VKSND tối cao thực hiện có hiệu quả
công tác này. Vì vậy, trên thực tế việc xử lý những vụ phạm tội do các nhân viên
tư pháp thực hiện rất khó khăn, phức tạp, nhiều vụ bị kéo dài, thậm chí có những
vụ khó chứng minh lỗi cố ý, nên không xử lý được. Số vụ khởi tố, điều tra chưa
phản ánh đúng thực trạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp.
+ Về tổ chức bộ máy, biên chế
Tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra VKSND tối cao hiện chỉ có ở Trung
ương, 02 Đại diện Thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và 03
Phòng nghiệp vụ đặt tại ba khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ,
không có đầu mối ở các địa phương và cũng không có mạng lưới cơ sở như của
20
các cơ quan điều tra chuyên trách trong Công an nhân dân nên việc nắm, xử lý
thông tin về tội phạm chưa đầy đủ và kịp thời.
Theo Nghị quyết 522e/NQ-UBTVQH13 của Quốc hội giao biên chế cho
Cơ quan điều tra VKSND tối cao năm 2012 là 185 người. Trong khi Cơ quan
điều tra VKSND tối cao phải thực hiện hoạt động điều tra, xác minh tội phạm
thuộc thẩm quyền và quản lý địa bàn của tất cả cơ quan, đơn vị trên toàn quốc
(địa bàn đến Công an cấp xã), cùng với nhiệm vụ trực ban hình sự 24/24, nên với
cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế như hiện nay, Cơ quan điều tra VKSND tối
cao chưa đủ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới tăng thêm.
+ Về kinh phí hoạt động, chế độ chính sách, điều kiện làm việc:
Về chức năng, nhiệm vụ của các Cơ quan điều tra là giống nhau, nhưng
kinh phí cấp cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng lại được Bộ Tài chính xếp vào dạng kinh phí đặc thù và có quy định riêng
về tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với lực lượng cán bộ, điều tra viên, nhưng kinh
phí cấp cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao lại phân bổ
theo kinh phí hành chính, chưa có kinh phí riêng phục vụ chế độ mua tin, chế độ
trực ban hình sự, chế độ tiếp công dân, kinh phí rất hạn hẹp. Trong khi đó, chế
độ tiền lương và chính sách đãi ngộ đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra chưa
phù hợp, chưa tương xứng với tính chất khó khăn, phức tạp của công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc
chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tăng thêm.
+ Về công tác phối hợp với các cơ quan tư pháp:
Do chưa được tập huấn chuyên sâu nên kỹ năng phát hiện, phân loại xử lý
đối với các tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của các cán bộ
thuộc Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh còn hạn chế.
Chưa có Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể về quan hệ phối hợp giữa
các cơ quan tư pháp trong việc tiếp nhận, giải quyết, chuyển các tố giác về tội
21
phạm, các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của
Cơ quan điều tra VKSND tối cao nên trong việc xác định thẩm quyền và thủ
tục chuyển các vụ, việc thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra
VKSND tối cao giữa các cơ quan điều tra của Công an nhân dân và trong
Quân đội nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
1.2.3. Nội dung bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp
Khi Người tố giác về tội phạm thực hiện việc tố giác về tội phạm tới các
Cơ quan có thẩm quyền thì sẽ phát sinh các quyền sau:
Thứ nhất: Quyền Được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc
tố giác, được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản
và được đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích
của họ khi bị đe dọa;
Thứ 2: Được thông báo kết quả giải quyết tố giác về tội phạm;
Thứ 3: Được Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác về tội phạm.
Bảo vệ người tố giác tội phạm được quy định trong Bộ luật Tố tụng
Hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, nội dung như sau:
- Người được bảo vệ và quyền, nghĩa vụ của họ: Những người được bảo
vệ gồm người tố giác tội phạm; người làm chứng; bị hại; người thân thích của
người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại.
Người được bảo vệ có quyền đề nghị được bảo vệ; được thông báo, giải
thích về quyền và nghĩa vụ; được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị
thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ; được bồi thường thiệt hại, khôi phục
danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ.
Người được bảo vệ có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của
cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ; giữ bí mật thông tin bảo vệ; thông
22
báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn
trong thời gian được bảo vệ.
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ:
Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Cơ quan điều
tra của Công an nhân dân; Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân (2).
Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm: (1)
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm
quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong
các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo
đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; (2) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều
tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo
vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình
thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án
quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương; (3) Viện kiểm
sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo
vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án
hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề
nghị phải được thể hiện bằng văn bản; (4) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nếu xét thấy cần
áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự
do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản
đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ
quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp
dụng biện pháp bảo vệ.
- Các biện pháp bảo vệ: Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài
sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm
23
hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện
pháp sau đây để bảo vệ họ: (1) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp
vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;
(2) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho
họ; (3) Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến
người được bảo vệ; (4) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay
đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ
đồng ý; (5) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo
vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;
(6) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ quy định trên không được
làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.
- Về trình tự, thủ tục bảo vệ: Đề nghị, yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo
vệ: Người được bảo vệ có quyền làm văn bản đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Văn bản đề nghị, yêu cầu có các nội dung
chính: ngày, tháng, năm; tên, địa chỉ của người đề nghị; lý do và nội dung đề
nghị áp dụng biện pháp bảo vệ; chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị.
Trường hợp đề nghị của cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của
cơ quan, tổ chức đó ký tên và đóng dấu.
Trường hợp khẩn cấp, người được bảo vệ trực tiếp đề nghị cơ quan,
người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thông qua phương tiện
thông tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề nghị. Cơ quan,
người có thẩm quyền nhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản và đưa
vào hồ sơ bảo vệ.
Khi tiến hành tố tụng đối với vụ án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhận được đề nghị, yêu
cầu áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, đề nghị Cơ quan điều
24
tra cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp Viện
kiểm sát nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề nghị, yêu
cầu bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định áp
dụng biện pháp bảo vệ.
Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu
cầu bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì
phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.
- Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ: Quyết định áp dụng biện pháp
bảo vệ gồm các nội dung chính: số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
chức vụ của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, ngày, tháng,
năm sinh, nơi cư trú của người được bảo vệ; điện pháp bảo vệ và thời gian bắt
đầu thực hiện biện pháp bảo vệ.
Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người yêu cầu bảo
vệ, người được bảo vệ, Viện kiểm sát, Tòa án đã đề nghị áp dụng biện pháp
bảo vệ và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ.
Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, Cơ quan điều tra có thẩm
quyền áp dụng phải tổ chức thực hiện ngay biện pháp bảo vệ. Trường hợp cần
thiết có thể phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân, Quân
đội nhân dân để thực hiện việc bảo vệ.
Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có thể thay đổi, bổ sung biện
pháp bảo vệ trong quá trình bảo vệ nếu xét thấy cần thiết.
Thời gian bảo vệ được tính từ khi áp dụng biện pháp bảo vệ cho đến
khi có quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.
- Về chấm dứt việc bảo vệ: Khi xét thấy căn cứ xâm hại hoặc đe dọa xâm
hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ
không còn, Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ
phải ra quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ. Quyết định chấm dứt áp
dụng các biện pháp bảo vệ phải được gửi cho người được bảo vệ, cơ quan
25
đã đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến
việc bảo vệ.
- Về Hồ sơ bảo vệ: Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng biện pháp
bảo vệ phải lập hồ sơ bảo vệ. Hồ sơ bảo vệ gồm: Văn bản đề nghị, yêu cầu áp
dụng biện pháp bảo vệ; biên bản về việc đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp
bảo vệ; Kết quả xác minh về hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng,
sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ; Tài liệu về hậu
quả thiệt hại đã xảy ra (nếu có) và việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền; Văn
bản yêu cầu, đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ; Quyết định
áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ; Tài liệu phản ánh diễn
biến quá trình áp dụng biện pháp bảo vệ; Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan,
tổ chức, cá nhân phối hợp bảo vệ; Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo
vệ; Quyết định chấm dứt biện pháp bảo vệ; Các văn bản, tài liệu khác có liên
quan đến việc bảo vệ.
1.2.4. Vài trò, trách nhiệm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao
trong việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2003, khoản 2 Điều
3 Luật tổ chức VKSND năm 2002, Điều 18 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự
năm 2004, Cơ quan điều tra VKSND tối cao, chỉ có thẩm quyền tiến hành điều
tra đối với chủ thể phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp (Cơ quan Công
an, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án).
Theo các quy định mới thì thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra
VKSND tối cao được mở rộng và tăng thêm như sau:
- Tại Điều 20 Luật tổ chức VKSND năm 2014, quy định:
“Điều 20. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện
kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp,
26
tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy
định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều
tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm
quyền tiến hành hoạt động tư pháp.”
- Tại khoản 3 Điều 163 BLTTHS năm 2015 quy định về thẩm quyền
điều tra vụ án hình sự như sau:
“Điều 163. Thẩm quyền điều tra
1...
3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra
Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và
Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người
phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát,
cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.”
- Tại Khoản 2 Điều 30 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm
2015 quy định như sau:
“Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao
1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến
cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm
về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ
luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ,
công chức thuộc Cơ quan Điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,
cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi
các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.
27
3. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc
phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm
vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.”
Như vậy, so với quy định của pháp luật trước đây, thì chủ thể phạm tội
thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được tăng
thêm rất nhiều. Ngoài chủ thể phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan
điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Thi hành án, thì Cơ quan điều tra
Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn có thẩm quyền tiến hành điều tra đối với
chủ thể là người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014,
Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật thi hành án hình sự, Luật thi
hành án dân sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam thì thẩm quyền điều tra của
Cơ quan điều tra VKSND tối cao đối với chủ thể phạm tội được xác định đối
với những những nhóm chủ thể sau đây:
Phạm vi và địa bàn điều tra được mở rộng hơn
Trước đây phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ
quan điều tra VKSND tối cao thường chỉ diễn ra ở cấp trung ương, cấp tỉnh,
huyện. Nay theo quy định mới của pháp luật, phạm vi và địa bàn điều tra thuộc
thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được mở rộng xuống
địa bàn Công an các xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an (với trên
12.000 cơ quan, tổ chức, gồm: Hơn 11.000 đơn vị công an cấp xã, phường và các
cơ quan, cá nhân, tổ chức khác có thẩm quyền) khi họ thực hiện việc tiếp nhận,
giải quyết ban đầu tin báo, tố giác về tội phạm (theo quy định tại Điều 44 Luật tổ
chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, khoản 3 Điều 145
28
BLTTHS năm 2015) mà vi phạm pháp luật. Vì vậy, sẽ có rất nhiều khó khăn
về mặt địa lý cũng như yêu cầu đòi hỏi về mặt thời gian đảm bảo cho công tác
khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập dấu vết ban đầu đối
với những vụ việc do Công an xã thực hiện có vi phạm hoạt động tư pháp ở
những địa bàn xa trụ sở, vì hiện tại Cơ quan điều tra VKSND tối cao không có
hệ thống tổ chức bộ máy các phòng nghiệp vụ ở tất cả 63 tỉnh thành, phố trên
cả nước mà chỉ có ở trung ương và 5 phòng nghiệp vụ đặt ở 5 khu vực (thành
phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Yên Bái, thành phố Buôn
Ma Thuột và thành phố Cần Thơ).
Theo quy định tại Điều 20 Luật tổ chức VKSND năm 2014, Điều 163
BLTTHS năm 2015 và Điều 30 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm
2015 đã nêu trên thì Cơ quan điều tra VKSND tối cao có thẩm quyền điều tra
như sau: Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham
nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật
hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công
chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án,
người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Theo quy định trên thì nguồn tin về tội phạm phải có đủ ba yếu tố sau
đây mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao:
- Một là. Tội phạm thuộc Chương XXIII (Chương các tội phạm về chức
vụ) và Chương XXIV (Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp).
- Hai là. Người thực hiện hành vi phạm tội là cán bộ, công chức thuộc
Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, người có thẩm
quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
- Ba là. Khách thể của tội phạm là xâm phạm (xảy ra) trong lĩnh vực tư pháp.
Ví dụ: Điều tra viên được phân công giải quyết tố giác về tội phạm
nhưng đã có hành vi thỏa thuận, nhận tiền của người phạm tội để làm sai lệch
hồ sơ vụ án nhằm mục đích không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
29
phạm tội. Hoặc Thủ kho của Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền quản
lý vật chứng của vụ án nhưng đã tự ý lấy vật chứng trong kho để mang đi bán
lấy tiền tiêu xài cá nhân.
Tuy nhiên, có những trường hợp mặc dù thỏa mãn về tội danh, về chủ
thể nhưng hành vi không xảy ra thuộc lĩnh vực hoạt động tư pháp (không xâm
phạm vào khách thể trong lĩnh vực tư pháp) thì không thuộc thẩm quyền điều
tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.
Ví dụ: Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện hoặc Chánh án
TAND cấp huyện trong quá trình mua sắm trang thiết bị cho cơ quan đã cùng
với kế toán đơn vị lập khống chứng từ để tham ô tài sản. Tuy những người
này có chức danh tư pháp và có hành vi phạm tội Tham ô tài sản quy định tại
Điều 353 Chương XXIII BLHS, nhưng không thuộc thẩm quyền điều tra của
Cơ quan điều tra VKSND tối cao, vì hành vi phạm tội của họ không xảy ra
trong hoạt động tư pháp.
Để thể chế hóa các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật hình sự,
Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân năm 2014 thì ngày 29/12/2017, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban
hành Quyết định số 565/QĐ-VKSTC về việc ban hành Quy chế tiếp nhận, thu
thập, quản lý, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của
Cơ quan điều tra VKSND tối cao (sau đây viết tắt là Quy chế 565).
Theo quy định Khoản 1 Điều 4 Quy chế 565 thì thẩm quyền giải quyết
của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đối với các chủ thể sau:
a) Cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan thi hành án dân sự
gồm: cán bộ, công chức có chức danh tư pháp hoặc không có chức danh tư
pháp như:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, thủ kho
vật chứng và cán bộ, công chức, chiến sỹ khác thuộc Cơ quan điều tra các cấp
30
khi được giao nhiệm vụ tham gia giải quyết nguồn tin về tội phạm, điều tra vụ
án hình sự.
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và cán
bộ, công chức khác thuộc VKSND các cấp khi được phân công thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Chánh án, Phó Chánh án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Thư ký Tòa
án, Thẩm tra viên và cán bộ, công chức khác thuộc Tòa án nhân dân các cấp
khi được phân công tham gia giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hôn
nhân gia đình, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại và những việc
khác theo quy định của pháp luật.
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký
thi hành án, Thủ quỹ, Thủ kho, Kế toán thi hành án và cán bộ, công chức khác
thuộc Cơ quan thi hành án dân sự các cấp khi được phân công nhiệm vụ.
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, cán bộ, chiến sỹ thuộc Cơ quan thi hành
án hình sự Công an các cấp; Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó
trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ và công nhân, viên chức của các trại giam trong
Công an nhân dân thực hiện công tác thi hành án hình sự.
b) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:
- Trong Công an nhân dân:
Cục trưởng, Phó Cục trưởng của các cơ quan: Cục Quản lý xuất nhập
cảnh; các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an. Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng của các cơ quan: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; các phòng nghiệp vụ
an ninh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đội trưởng, Phó
Đội trưởng Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; Cán bộ điều tra khi được giao tiến hành một
số hoạt động điều tra (Điều 35 BLTTHS, Điều 37 Luật tổ chức Cơ quan điều
tra hình sự).
31
Cục trưởng, Phó Cục trưởng của các cơ quan: Cục Cảnh sát giao thông;
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát phòng,
chống tội phạm về môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của các cơ quan sau: Phòng
Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Phòng Cảnh sát phòng,
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Giám đốc, Phó Giám đốc Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám thị, Phó
giám thị Trại giam; Cán bộ điều tra khi được giao tiến hành một số hoạt động
điều tra (Điều 35 BLTTHS; Điều 38 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự).
- Trong cơ quan Hải quan gồm: Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra
chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục
trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu;
Cán bộ điều tra thuộc Hải quan khi được giao tiến hành một số hoạt động điều
tra ( Điều 35 BLTTHS; Điều 33 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự).
- Trong cơ quan Kiểm lâm gồm: Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm
lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục
trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm cấp tỉnh; Hạt trưởng, Phó Hạt
trưởng Hạt Kiểm lâm; Cán bộ điều tra thuộc Kiểm lâm khi được giao tiến
hành một số hoạt động điều tra (Điều 35 BLTTHS; Điều 34 Luật tổ chức Cơ
quan điều tra hình sự).
- Trong cơ quan Kiểm ngư gồm: Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm
ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng và cán bộ
điều tra thuộc Kiểm ngư khi được giao tiến hành một số hoạt động điều tra
(Điều 35 BLTTHS; Điều 36 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự).
Riêng đối với người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và cơ quan khác trong Quân đội
32
nhân dân nếu có hành vi phạm tội thì thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan
điều tra VKSQS trung ương.
c) Người được giao nhiệm vụ quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; tiếp
nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm
vụ khác theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự gồm:
Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sỹ quan, hạ sỹ quan,
chiến sỹ và công nhân, viên chức của nhà tạm giữ trong Công an nhân dân;
Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng,
Phó đội trưởng, Trưởng cơ sở y tế, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân
và viên chức của Trại tạm giam trong Công an nhân dân thực hiện công tác thi
hành việc tạm giữ, tạm giam; tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo
phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về thi
hành án hình sự (Điều 13, Điều 14 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam).
d) Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản vật chứng, tài sản bị niêm
phong, bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa trong hoạt động tố tụng, thi hành án
gồm: Những người trên thuộc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và
thi hành án được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản vật chứng, tài sản trong các
vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, lao động, kinh
doanh thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật.
đ) Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an (sau đây
gọi chung là Công an cấp xã) khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy
định tại Điều 146 BLTTHS, Điều 44 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự.
Tại Điều 146 BLTTHS và Điều 44 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình
sự quy định:
“1. Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm,
lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu....
2. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận,
tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ....
33
3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện,
bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì thu giữ,
tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu đồ vật có liên quan, lập biên bản
bắt người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường...”.
Như vậy, theo quy định trên khi Công an cấp xã thực hiện các nhiệm vụ
trên mà thực hiện hành vi phạm tội thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan
điều tra VKSND tối cao. Ví dụ: Công an xã khi lấy lời khai ban đầu của người
thực hiện hành vi phạm tội Trộm cắp tài sản, đã dùng nhục hình đối với người
phạm tội thì thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.
Tuy nhiên, cần lưu ý trường hợp cán bộ Công an cấp xã khi thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn khác thì không thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra
VKSND tối cao. Ví dụ: Công an cấp xã có hành vi đánh người vi phạm các quy
định về giao thông trật tự (không đội mũ bảo hiểm, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè
...) thì không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.
Theo Khoản 2 Điều 4 Quy chế 565 thì các chủ thể của một số tội phạm cụ thể
sau đây thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao:
a) Người thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ
sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hành vi phạm tội
dùng nhục hình quy định tại Điều 373 Bộ luật hình sự: Tội Dùng nhục hình
quy định tại Điều 373 BLHS đã mở rộng chủ thể của tội phạm không chỉ ở
các giai đoạn tố tụng, thi hành án mà còn ở các biện pháp cưỡng chế hành
chính như: đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
b) Những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp,
người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có
hành vi phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc quy định tại Điều 375 Bộ luật
hình sự: Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,
đương sự và những người khác có hành vi phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ
34
án, vụ việc quy định tại Điều 375 BLHS thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ
quan điều tra VKSND tối cao.
c) Người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người
dịch thuật, người bào chữa có hành vi phạm tội cung cấp tài liệu sai sự thật
quy định tại Điều 382 Bộ luật hình sự.
d) Người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật có hành vi
phạm tội từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp
tài liệu quy định tại Điều 383 Bộ luật hình sự.
Ngoài ra, còn có “Những trường hợp khác” theo quy định tại khoản
3 Điều 4 Quy chế 565, cũng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều
tra VKSND tối cao:
Khoản 3 Điều 4 Quy chế 565 quy định: “3. Tội phạm quy định tại
Chương XXIII (Chương các tội phạm về chức vụ), Chương XXIV (Chương
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của Bộ luật hình sự, xảy ra trong hoạt
động tư pháp do người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp thực hiện
mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và 2”.
Về trách nhiệm, trình tự, thủ tục tiếp nhận tố giác về tội phạm thuộc
thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao
Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và
Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT – BCA – BQP – BTC - BNN&PTNT-
VKSNDTC ngày 29/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có
thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố (sau đây viết tắt là Thông tư 01/2017), quy định:
“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp
nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận
không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
35
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong
hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản
nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ
quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”
Để có cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự và Thông tư 01/2017 thì Quy chế 565 đã quy định chi tiết
việc tiếp nhận, thu thập, quản lý, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm
của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, cụ thể:
- Trong việc tiếp nhận tố giác về tội phạm: Tại Điều 8 Quy chế 565 đã
bổ sung một số hình thức thu thập, tiếp nhận nguồn tin tội phạm như sau: tổ
chức chế độ trực ban hình sự tại trụ sở chính và tại các phòng ở các khu vực;
lập hộp thư điện tử tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm trên trong thông tin
điện tử của Cơ quan điều tra VKSND tối cao; lập đường dây nóng có số điện
thoại trực 24/24 để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm...
36
Để tăng tính chủ động trong việc phát hiện tội phạm Quy chế đã quy định
Cơ quan điều tra VKSND tối cao được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác
theo quy định của pháp luật để tiếp nhận, thu thập nguồn tin về tội phạm.
- Trong việc quản lý tố giác về tội phạm: Tại Điều 9 Quy chế 565 quy
định mọi nguồn tin về tội phạm do Cơ quan điều tra VKSND tối cao tiếp
nhận, thu thập đều phải chuyển đến Phòng Tiếp nhận, thu thập và xử lý thông
tin về tội phạm (Phòng 1) để quản lý theo quy định. Đồng thời, sau khi có kết
quả giải quyết phải thông báo cho Phòng 1 để thống nhất quản lý. Phòng 1 có
trách nhiệm giúp Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao đôn đốc thời
hạn kiểm tra thông tin về tội phạm; Phòng 2 có trách nhiệm giúp Thủ trưởng
Cơ quan điều tra VKSND tối cao đôn đốc thời hạn giải quyết nguồn tin về tội
phạm và thời hạn điều tra vụ án.
- Trong việc xử lý tố giác về tội phạm: Tại Điều 10 Quy chế 565 quy định
các phòng nghiệp vụ thực hiện các quy trình nghiệp vụ về xử lý nguồn tin về
tội phạm như sau:
+ Đối với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Quy chế 565: Ngay sau
khi nhận được báo cáo đề xuất của Phòng 1 về việc phân công phòng nghiệp vụ
tổ chức kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền và tài liệu
liên quan, các nghiệp vụ trình ngay Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra Quyết định
phân công Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra kiểm tra, xác minh và
thông báo cho Phòng 2 vào Sổ theo dõi, phân loại, giải quyết nguồn tin về tội
phạm. Điều tra viên thụ lý chính trình Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ký thông
báo việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (mẫu số 10
Thông tư 61) gửi Vụ 6 và cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin.
+ Trong trường hợp các phòng nghiệp vụ trực tiếp kiểm tra thông tin về
tội phạm thì sau khi kết thúc kiểm tra nếu xác định là nguồn tin về tội phạm
thuộc thẩm quyền thì đề xuất Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra Quyết định phân
công Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra kiểm tra, xác minh và
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân HồBáo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân HồDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại Công ty cổ phần Vaadoo Việ...
Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại Công ty cổ phần Vaadoo Việ...Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại Công ty cổ phần Vaadoo Việ...
Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại Công ty cổ phần Vaadoo Việ...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của Công ty cổ phần Nghiê...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của Công ty cổ phần Nghiê...Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của Công ty cổ phần Nghiê...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của Công ty cổ phần Nghiê...luanvantrust
 
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú ThọLuận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú ThọViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Môi trường
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Môi trườngLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Môi trường
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Môi trường
 
Chiến lược marketing cho sản phẩm gạch bê tông khí chưng áp của công ty bê tô...
Chiến lược marketing cho sản phẩm gạch bê tông khí chưng áp của công ty bê tô...Chiến lược marketing cho sản phẩm gạch bê tông khí chưng áp của công ty bê tô...
Chiến lược marketing cho sản phẩm gạch bê tông khí chưng áp của công ty bê tô...
 
Tải FREE Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty.docx
Tải FREE Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty.docxTải FREE Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty.docx
Tải FREE Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty.docx
 
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân HồBáo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao  Động Tập Đoàn Viễn Thông Quân ĐộiLuận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao  Động Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội
 
Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh nghiệp th...
Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh nghiệp th...Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh nghiệp th...
Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh nghiệp th...
 
Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại Công ty cổ phần Vaadoo Việ...
Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại Công ty cổ phần Vaadoo Việ...Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại Công ty cổ phần Vaadoo Việ...
Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại Công ty cổ phần Vaadoo Việ...
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của Công ty cổ phần Nghiê...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của Công ty cổ phần Nghiê...Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của Công ty cổ phần Nghiê...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của Công ty cổ phần Nghiê...
 
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú ThọLuận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Mô hình Công tác xã hội từ thực tiễn Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng lao động tại khu công nghiệp Nomura
Đề tài: Nâng cao chất lượng lao động tại khu công nghiệp NomuraĐề tài: Nâng cao chất lượng lao động tại khu công nghiệp Nomura
Đề tài: Nâng cao chất lượng lao động tại khu công nghiệp Nomura
 
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
 
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOTLuận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
 
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOTĐề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
Đề tài: Quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docx
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docxBáo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docx
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docx
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
 
Hoàn Thiện Công Tác Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty.
Hoàn Thiện Công Tác Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty.Hoàn Thiện Công Tác Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty.
Hoàn Thiện Công Tác Tạo Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty.
 
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao độngĐề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
 
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
Các Hoạt Động Quảng Cáo Thương Mại Bị Cấm Theo Luật Thương Mại 2005
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên SinhLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm, HOT
 

Similar to Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT NguynMinh294
 
Phan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tinPhan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tinHuy Lee
 
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh UỷLuận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh UỷNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà NướcLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà NướcViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh...
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh...Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh...
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Việt NamTổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Việt Namluanvantrust
 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM.pdf
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM.pdfHOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM.pdf
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM.pdfTieuNgocLy
 
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi Ro
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi RoHoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi Ro
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi RoViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hả...
Hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hả...Hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hả...
Hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hả...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Lập Quy Trình Kiểm Tra Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Cơ Cấu Phân Phối Khí Xe Kia Morn...
Lập Quy Trình Kiểm Tra Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Cơ Cấu Phân Phối Khí Xe Kia Morn...Lập Quy Trình Kiểm Tra Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Cơ Cấu Phân Phối Khí Xe Kia Morn...
Lập Quy Trình Kiểm Tra Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Cơ Cấu Phân Phối Khí Xe Kia Morn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Quy Trình Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Qua Kho Bạc Nhà Nước
Luận Văn Quy Trình Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Qua Kho Bạc Nhà NướcLuận Văn Quy Trình Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Qua Kho Bạc Nhà Nước
Luận Văn Quy Trình Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Qua Kho Bạc Nhà NướcViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...KhoTi1
 
TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72
TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72
TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72nataliej4
 
TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72
TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72
TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72nataliej4
 

Similar to Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp (20)

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
 
Phan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tinPhan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tin
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch ThấtTổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
 
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh UỷLuận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
Luận Văn Quản Lý Kinh Phí Ngân Sách Nhà Nước Cấp Cho Hoạt Động Văn Phõng Tỉnh Uỷ
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà NướcLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Tự Kiểm Tra Nghiệp Vụ Kế Toán Nhà Nước
 
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh...
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh...Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh...
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
 
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Việt NamTổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam
 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM.pdf
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM.pdfHOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM.pdf
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM.pdf
 
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi Ro
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi RoHoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi Ro
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi Ro
 
Hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hả...
Hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hả...Hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hả...
Hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hả...
 
Lập Quy Trình Kiểm Tra Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Cơ Cấu Phân Phối Khí Xe Kia Morn...
Lập Quy Trình Kiểm Tra Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Cơ Cấu Phân Phối Khí Xe Kia Morn...Lập Quy Trình Kiểm Tra Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Cơ Cấu Phân Phối Khí Xe Kia Morn...
Lập Quy Trình Kiểm Tra Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Cơ Cấu Phân Phối Khí Xe Kia Morn...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công TyLuận Văn Thạc Sĩ Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty
 
Luận Văn Quy Trình Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Qua Kho Bạc Nhà Nước
Luận Văn Quy Trình Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Qua Kho Bạc Nhà NướcLuận Văn Quy Trình Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Qua Kho Bạc Nhà Nước
Luận Văn Quy Trình Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Qua Kho Bạc Nhà Nước
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừaLuận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72
TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72
TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72
 
TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72
TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72
TỐI ƯU HÓA KHUNG XE BUS B45 NHẰM GIẢM RUNG ĐỘNG GHẾ HÀNH KHÁCH fc17da72
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng trung - dài hạn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Hoạt động tín dụng trung - dài hạn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Hoạt động tín dụng trung - dài hạn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Hoạt động tín dụng trung - dài hạn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tếLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
 

Recently uploaded

Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxNguynHn870045
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (17)

Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 

Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH CÔNG VĂN BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP – TỪ THỰC TIỄN CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LUANVANTRITHUC.COM ZALO: 0936.885.877 TẢI TÀI LIỆU NHANH QUA ZALO LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
  • 3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH CÔNG VĂN BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP – TỪ THỰC TIỄN CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI ĐẮC BIÊN HÀ NỘI – 2021
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đinh Công Văn
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS BLTTHS CQĐT ĐTV KSV HĐTP TTHS VKS VKSND : Bộ luật hình sự : Bộ luật tố tụng hình sự : Cơ quan điều tra : Điều tra viên : Kiểm sát viên : Hoạt động tư pháp : Tố tụng hình sự : Viện kiểm sát : Viện kiểm sát nhân dân
  • 6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài...........................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................5 3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................5 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................5 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .............................................................6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu....................................................6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.....................................................7 7. Kết cấu của luận văn .....................................................................................8 PHẦN NỘI DUNG ...........................................................................................9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ ĐẢM BẢO QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP......................................9 1.1. Quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp .........................9 1.1.1.Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp...................................................9 1.1.2.Quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp .....................13 1.2. Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.........15 1.2.2. Các yếu tố cấu thành bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp....................................................................................................18 1.2.3. Nội dung bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp .................................................................................................................21 1.2.4. Vài trò, trách nhiệm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao trong việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp .......................25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................41
  • 7. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP Ở CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO...............................................................42 2.1. Khái quát về Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao...............42 2.1.1. Đặc điểm chung của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao 43 2.1.2. Đặc thù trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ so với các đơn vị hành chính khác........................................................................................................44 2.1.3. Đặc thù trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ so với các Cơ quan điều tra khác .................................................................................................................46 2.1.4. Tình hình hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ...................................................................................................................49 2.2. Phân tích thực trạng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp ở Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ..................53 2.2.1 Bảo đảm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người tố giác ..........................53 2.2.2. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ .....................................................................................................................56 2.2.3. Thực hiện các biện pháp bảo vệ............................................................58 2.2.4. Thực hiện trình tự thủ tục bảo vệ..........................................................61 2.2.5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ...................................................63 2.2.6. Về hồ sơ bảo vệ.....................................................................................65 2.3. Đánh giá chung thực trạng bảo vệ quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp ở Cơ quan điều tra VKSND tối cao ..........................................66 2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................66 2.3.2. Những hạn chế, bất cập.........................................................................70 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.............................................72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................74
  • 8. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP – TỪ THỰC TIỄN CƠ QUAN ĐIỀU TRA VKSND TỐI CAO.........................................75 3.1. Yêu cầu của việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.............................................................................................................75 3.2. Phương hướng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp .................................................................................................................76 3.3. Giải pháp bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp .................................................................................................................78 3.3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp..................................................................................78 3.3.2. Hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy, hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao .......................................................................81 3.3.3. Hoàn thiện về hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ..............................................................................................................86 3.3.4. Nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng Điều tra viên, Cán bộ điều tra và công chức của Cơ quan điều tra VKSND tối cao ....................89 3.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ đãi ngộ đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra và công chức............................................................92 3.3.6. Tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp......................................................94 3.3.7. Giải pháp nâng cao chất lượng thu thập, tiếp nhận, quản lý và xử lý tố giác về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao .....Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................104 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................107
  • 9. DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Tổng số thông tin vi phạm, tội phạm và tố giác, tin báo do Cơ quan điều tra VKSND tối cao tiếp nhận, giải quyết từ năm 2015 đến năm 2019.......53 Bảng 2.2: Số lượng vụ án, bị can xâm phạm hoạt động tư pháp do Cơ quan điều tra VKSND tối cao khởi tố, điều tra từ năm 2015 đến năm 2019 ..................................55 Bảng 2.3. Tỷ lệ bị can bị Cơ quan điều tra VKSND tối cao khởi tố, điều tra trong các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2015 đến năm 2019......................................................................................................................................................................................................56
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một trong những chức năng quan trọng và là tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ của một Nhà nước, đó là việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 của nước ta tại Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” và Điều 30 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Điều đó thể hiện Nhà nước ta rất coi trọng quyền tố cáo và việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân, thông qua hiện quyền tố cáo sẽ giúp cho Nhà nước phát hiện, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tập thể và Nhà nước. Đồng thời “quyền tố cáo” là một trong những quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân trong giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức. Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hình sự là bảo đảm quyền công dân trong hoạt động tư pháp, là việc Nhà nước thiết lập các điều kiện cần thiết nhằm tôn trọng và thực hiện các quyền công dân của các cá nhân trong việc tố giác về tội phạm. Từ thực tiễn trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm cho thấy để nhanh chóng phát hiện được tội phạm và kịp thời ngăn chặn, xử lý thì ngoài công tác chủ động nắm bắt tình hình và xử lý của các cơ quan Nhà nước trong việc phòng ngừa, phát hiện vi phạm, tội phạm thì hầu hết việc phát hiện được sớm các vi phạm, tội phạm lại phụ thuộc vào chính việc công dân chủ động tố giác tội phạm đến các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, hiện nay việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền tố giác về tội phạm còn gặp nhiều khó khăn, như: Điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất, phương tiện đi lại còn nhiều khó khăn; lực lượng vũ trang, công chức làm công tác tiếp nhận tố giác về tội phạm tại một số
  • 11. 2 Cơ quan điều tra và Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra còn thiếu, trình độ còn hạn chế; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa sâu rộng; nhận thức pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế, nhiều trường hợp tâm lý tránh va chạm nên không tố giác tội phạm và không hợp tác, làm việc với các cơ quan có thẩm quyền… Trong những năm vừa qua, song song với tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục tiến triển tích cực, kinh tế vĩ mô đang trên đà tăng trưởng; lạm phát được kiểm soát, chính sách xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện hiệu quả; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác cải cách tư pháp, đấu tranh phòng, chống tội phạm tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm và đạt kết quả tích cực, quyền con người, quyền công dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, tình hình vi phạm, tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất, mức độ nghiêm trọng không chỉ đối với các loại tội phạm thông thường do các Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân và Quân đội nhân dân xử lý mà cả các tội phạm mang tính chất đặc thù như tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp do Cơ quan điều tra VKSND tối cao điều tra xử lý; đòi hỏi các cơ quan điều tra phải tích cực, nhanh chóng phát hiện để kịp thời xử lý, giáo dục, răn đe, phòng ngừa nhưng do trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, tội phạm hoạt động ngày càng tinh vi, khó phát hiện gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý; Đặc biệt là các loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp; bởi loại tội phạm này với đặc thù người phạm tội là những người có thẩm quyền trong các cơ quan tư pháp dẫn đến người dân có tâm lý e ngại sợ bị gây khó khăn hoặc trả thù nên không tố giác các hành vi vi phạm, tội phạm. Do đó, việc phát hiện, khởi tố, điều tra các loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra VKSND tối cao ngày càng khó khăn.
  • 12. 3 Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, đảm bảo việc phát hiện, khởi tố, điều tra các loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, nhất là các loại tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp; từ ngày 01/01/2018, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã được tăng thêm thẩm quyền điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV Bộ luật hình sự, xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp, khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân. Trước tình hình vi phạm, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, đã gây bức xúc trong xã hội, làm giảm lòng tin của Nhân dân vào hệ thống cơ quan tư pháp. Do vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc phát hiện, khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là một vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và đổi mới tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; trong đó việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp là vấn đề then chốt nhằm hạn chế thấp nhất việc xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới tăng thêm theo quy định của Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho lực lượng Cán bộ điều tra, Điều ra viên Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc bảo đảm quyền tố giác, báo tin về tội phạm, cũng như việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức đấu tranh, phát hiện, tố giác, báo tin kịp thời về tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng của cá nhân, cơ quan và tổ chức.
  • 13. 4 Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao” làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Luật Hiến pháp – Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong nhiều năm vừa qua, tình hình nghiên cứu về hoạt động của các Cơ quan điều tra nói chung và của Cơ quan điều tra VKSND tối cao nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cán bộ thực tiễn, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, cụ thể như sau: - “Đổi mới tổ chức, hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” của tác giả TS. Nguyễn Hải Phong – Phó Viện trưởng Thường trực VKSNDTC, Tạp chí Kiểm sát, số 08/2017; - “Những yêu cầu đặt ra khi Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện các luật mới về tư pháp hình sự”, của tác giả Ts. Nguyễn Tiến Sơn – Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Tạp chí Kiểm sát số 23/2017. - “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết công tác thực tiễn hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” – Nguyễn Tiến Sơ- “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” – Lại Viết Quang – Tạp chí Kiểm sát số 11 – tháng 6/2013; - Bài viết “Phân tích một số tội phạm hoạt động tư pháp trong chương XXIV Bộ luật hình sự năm 2015” - Tiến sỹ: Nguyễn Tiến Sơn, đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 23/2017. - “Áp dụng pháp luật trong điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội của tác giả Phạm Thị Thanh Thúy (2015).
  • 14. 5 - “Áp dụng pháp luật trong điều tra các tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ luật học Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội của tác giả Nguyễn Đức Thực (2016). - “Vai trò của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”, luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, của tác giả Trần Long Hân (2017). Các công trình nghiên cứu trên mặc dù đã nghiên cứu cơ bản, toàn diện về hoạt động tổ chức, điều tra nói chung của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết và có hệ thống đối với nội dung “Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. Việc nghiên cứu đề tài trên của Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở cấp độ luận văn thạc sỹ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Làm rõ vai trò, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định mới của luật; - Tình hình vi phạm, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; những yêu cầu của cải cách tư pháp và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp; - Thực trạng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tăng cường các cơ chế giám sát để bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của công dân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật và tại Cơ quan điều tra VKSND tối cao về bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm
  • 15. 6 hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp trong khoảng thời gian từ năm 2015-2019. 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Luận văn có mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp; khảo sát, đánh giá thực trạng vai trò của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong điều kiện hiện nay, kiến nghị, đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả. Trên cơ sở mục đích, Luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Nghiên cứu về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong điều tra các loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ, xảy ra trong hoạt động tư pháp. - Nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực trạng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp từ thực tiễn của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. - Dự báo được tình hình vi phạm, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao; Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền tố giác, báo tin về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của công dân trong điều kiện hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng cách tiếp cận định lượng, tiếp cận tổng thể và tiếp cận bộ phận. Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng,
  • 16. 7 chống tội phạm nói chung và tội tham nhũng trong hoạt động tư pháp nói riêng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN). Luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng như: Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp lịch sử cụ thể. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như logic, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh…để giải quyết những vấn đề mà đề tài đề cập đến, cụ thể: - Phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh được áp dụng nghiên cứu ở Chương 1 của luận văn. - Phương pháp thống kê, khảo sát thực tế, phân tích, so sánh được sử dụng cho những nội dung nêu trong Chương 2 của luận văn. - Phương pháp phân tích - tổng hợp được áp dụng nghiên cứu ở Chương 3 của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Trên cơ sở phân tích lý luận, thực trạng và giải pháp trong việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp – Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, luận văn đã chỉ ra những bất cập, khó khăn trong công tác áp dụng, thực thi pháp luật về bảo đảm quyền tố giác về tội phạm, nhất là các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng bảo đảm quyền tố giác tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, để có thể đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu một số chuyên đề khác, nhất là trong việc giảng dạy có liên quan đến hoạt động điều tra vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp và các vụ án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.
  • 17. 8 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chương 3: Giải pháp bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.
  • 18. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ ĐẢM BẢO QUYỀN TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP 1.1. Quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Trong những năm qua, tình hình vi phạm, tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp ngày càng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Mặt khác, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự có hiệu lực năm 2018 và các văn bản hướng dẫn luật mới ban hành đã thay đổi, bổ sung nhiều quy định để nâng cao hơn các cơ chế bảo đảm quyền tố giác về tội phạm cho công dân. Đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho người dân được thực hiện quyền tố giác về tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là loại tội phạm đặc thù với chủ thể là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan Thi hành án dân sự, Cơ quan Thi hành án hình sự, các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra), đều là những người có trình độ, khả năng, điều kiện che giấu tội phạm tinh vi và khó phát hiện hơn tội phạm thông thường, trong khi người dân lại có tâm lý lo sợ, e ngại khi tố cáo các hành vi của những chủ thể trong các cơ quan tư pháp vì tâm lý ngại va chạm hoặc sợ bị trả thù. Do đó, việc nâng cao trách nhiệm bảo đảm quyền cho công dân trong việc tố giác các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp là hết sức cần thiết. 1.1.1. Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Theo quy định tại Điều 367 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án”. Khái niệm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 đã
  • 19. 10 rút gọn so với khái niệm của Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định tại Điều 292: “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức, công dân.”, tuy nhiên khai niệm này lại bao quát và đầy đủ hơn, góp phần xử lý những hành vi phạm tội tương tự xảy ra trong các cơ quan khác ngoài cơ quan điều tra chuyên trách, có sự mở rộng thêm phạm vi các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động tư pháp được pháp luật hình sự bảo vệ, bảo đảm đường lối xử lý loại tội phạm này được chính xác và toàn diện. Theo đó, về khách thể của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tố tụng và thi hành án, nhằm bảo đảm cho các cơ quan này thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của minh theo quy định của pháp luật. Các tội phạm này không chỉ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, uy tín, chất lượng, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp mà còn xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, các tổ chức, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Về mặt khách quan của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp được thể hiện ở các hành vi xâm phạm trực tiếp đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án. Phần lớn các tội phạm này được thực hiện dưới dạng hành động (dùng nhục hình; bức cung; mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác cung cấp tài liệu sai sự thật; khai báo gian dối; trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử; ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật; làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc…). Một số tội phạm được thực hiện dưới dạng không hành động (không chấp hành án; không thi hành án; thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn; không tố giác tội phạm; không ra quyết định hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do…). Phần lớn các tội phạm có cấu thành hình thức (18/24 tội quy định tại các Điều 368, 369, 370, 373, 374, 375, 378, 380, 382, 383, 384, 385, 386, 387, 388,
  • 20. 11 339, 390, 391). Đối với các trường hợp này, tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình. Đối với một số tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp có cấu thành vật chất (4/24 tội quy định tại các Điều 371,372, 376, 379, 381), tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Riêng Điều 377 BLHS năm 2015 được xây dựng theo cấu thành tội phạm hỗn hợp, nghĩa là các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm vừa có yếu tố của cấu thành tội phạm hình thức, vừa có yếu tố của cấu thành tội phạm vật chất. Lúc này, tùy từng trường hợp mà tội phạm được xác định là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội (điểm a, b, c khoản 1 Điều 377 BLHS) hoặc từ thời điểm xảy ra hậu quả (điểm đ khoản 1 Điều 377 BLHS). Chủ thể của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp có chủ thể đặc biệt, là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tiến hành tố tụng, như: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND các cấp, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án các cấp, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên; - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành các cấp, Chấp hành viên; - Những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ở các cơ quan của Bộ đội Biên phòng, Hải quan; Kiểm lâm; lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư; các cơ quan của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; - Những người tham gia tố tụng (như bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, bào chữa viên nhân dân…).
  • 21. 12 Trong một số trường hợp (như tội che giấu tội phạm – Điều 133; tội không tố giác tội phạm – Điều 314…), chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Về mặt chủ quan của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, hầu hết được thực hiện bởi lỗi cố ý, trừ tội thiếu trách nhiệm để người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn (Điều 376). Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn thực hiện và mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Động cơ, mục đích phạm tội rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. [17, tr.850-858] Với chủ trương xây dựng nền công tố mạnh, tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế gắn công tố với hoạt động điều tra; Viện kiểm sát nhân dân ngày càng có vai trò quan trọng, quyết định trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội bằng nhiều biện pháp như: Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự và trực tiếp điều tra một số loại tội phạm, trong đó, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là một trong những bảo đảm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát, chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm, góp phần bảo vệ trật tự pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Có thể nói, hoạt động điều tra là một quyền năng quan trọng và được ví như “quyền công tố nối dài” của Viện kiểm sát; không thể bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nếu không có hoạt động điều tra trực tiếp. Trước yêu cầu của cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế và đấu tranh phòng, chống các tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng thì Cơ quan điều tra VKSND tối cao ngày càng phải được củng cố, tăng cường để bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát và đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
  • 22. 13 Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một trong ba hệ thống của Cơ quan điều tra nói chung nhưng có đối tượng điều tra (thẩm quyền và phạm vi thẩm quyền) riêng biệt so với các Cơ quan điều tra khác và trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành có thể khái quát mang tính quy nạp về Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân như sau: Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là một trong hệ thống Cơ quan điều tra của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, được tiến hành các hoạt động điều tra theo qui định của pháp luật nhằm thu thập, kiểm tra và đánh giá các chứng cứ chứng minh sự kiện phạm tội đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. 1.1.2. Quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Tố giác về tội phạm: Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, tố giác về tội phạm là một trong những căn cứ để xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: “1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. 2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. 3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
  • 23. 14 4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản. 5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.” Tố giác tội phạm là việc công dân tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền về những hành vi mà theo họ là có dấu hiệu vi phạm, tội phạm xâm phạm tới quyền của người tố giác hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà họ phát hiện được. Công dân có quyền và nghĩa vụ tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà họ biết với các cơ quan, tổ chức. Luật cho phép công dân có thể tố giác về tội phạm với bất cứ cơ quan, tổ chức nào mà họ thấy thuận tiện không nhất thiết phải là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án. Trong tất cả các trường hợp đó, sự tố cáo của công dân về tội phạm đều được coi là tố giác. Tố giác tội phạm có thể bằng miệng có thể trực tiếp hoặc qua thư, điện thoại hoặc bằng văn bản…Trường hợp người bị hại trình báo về sự kiện phạm tội liên quan đến họ cũng được coi là tố giác tội phạm. Có thể hiểu việc tố giác của công dân qua điện thoại như là hình thức tố giác bằng miệng và trường hợp này cán bộ tiếp nhận tố giác phải kịp thời vào sổ tiếp nhận đầy đủ thông tin người tố giác và nội dung họ tố giác. Đồng thời, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải kiểm tra và có trách nhiệm liên hệ trực tiếp với người tố giác tội phạm để làm rõ căn cứ khởi tố vụ án. Trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm là của tất cả các cơ quan, tổ chức không bắt buộc phải là các cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án…). Theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự, công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức khác. Không chỉ các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Cơ quan điều tra, mà Điều luật còn quy định, các cơ quan khác, các tổ chức, bất kể là cơ quan, tổ chức nào khi công dân tố giác tội phạm đều có trách nhiệm tiếp nhận.
  • 24. 15 Việc quy định như vậy nhằm tạo điều kiện bảo đảm tối đa quyền được tố giác về tội phạm cho công dân; đồng thời tạo cơ chế thông tin về tội phạm được nhanh chóng, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia rộng rãi và thuận tiện vào cuộc đấu tranh với tội phạm, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc đấu tranh với tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cũng theo quy định tại Điều 144, nếu công dân tố giác tội phạm bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận. Biên bản tiếp nhận tố giác tội phạm của công dân được lập theo yêu cầu chung được quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự. Người tố giác tội phạm được giải thích về trách nhiệm của mình đối với những thông tin đã tố giác; Biên bản phải ghi rõ nội dung tố giác và phản ánh rõ nguồn gốc thông tin về tội phạm mà người tố giác biết được. Biên bản phải được người tố giác ký xác nhận. Cơ quan, tổ chức nhận được tố giác tội phạm của công dân có trách nhiệm phải thông báo cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát bằng văn bản để xem xét việc khởi tô hay không khởi tố vụ án hình sự. Đối với những vụ án mà luật quy định chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, các cơ quan tiếp nhận thông tin ban đầu đó cũng phải làm các thủ tục như đối với các trường hợp khác khi công dân tố giác tội phạm. Cơ quan, tổ chức khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà phát hiện thấy có dấu hiệu tội phạm cũng phải báo tin ngay cho Cơ quan điều tra bằng văn bản. 1.2. Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp 1.2.1. Khái niệm bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Trong tố tụng hình sự, bảo đảm quyền tố cáo, khiếu nại là nguyên tắc cơ bản. Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công dân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.
  • 25. 16 Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục. Nguyên tắc này là một trong những biểu hiện bản chất dân chủ của tố tụng hình sự nước ta, là phương tiện bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và cũng là một trong những hình thức phát hiện và khắc phục những sai lầm trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự. Tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” và Điều 30 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Điều đó thể hiện Nhà nước ta rất coi trọng quyền tố cáo và việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân, thông qua hiện quyền tố cáo sẽ giúp cho Nhà nước phát hiện, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tập thể và Nhà nước. Đồng thời “quyền tố cáo” là một trong những quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân trong giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức. Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hình sự là bảo đảm quyền công dân trong hoạt động tư pháp, là việc Nhà nước thiết lập các điều kiện cần thiết nhằm tôn trọng và thực hiện các quyền công dân của các cá nhân trong việc tố giác về tội phạm. Trong tố tụng hình sự, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo là nguyên tắc cơ bản. Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công dân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.
  • 26. 17 Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục. Nguyên tắc này là một trong những biểu hiện bản chất dân chủ của tố tụng hình sự nước ta, là phương tiện bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và cũng là một trong những hình thức phát hiện và khắc phục những sai lầm trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì người tố giác về tội phạm khi đã thực hiện quyền tố giác về tội phạm của mình tới các Cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được bảo đảm các quyền lợi cụ thể: Được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và được đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa. Việc bảo vệ người tố giác và người thân thích của họ đã được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định thành một Chương XXIV. Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác. Trong quá trình giải quyết tố giác về tội phạm thì người tố giác được các Cơ quan có thẩm quyền thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và được quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Căn cứ pháp lý của việc bảo đảm quyền tố cáo được quy định tại điều 32 trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.Cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo, cơ quan, tổ chức
  • 27. 18 khiếu nại và có biện pháp khắc phục.Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác.” Do vây, bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, cũng chính là bảo đảm quyền lợi lớn nhất cho công dân trong hoạt động tư pháp và cũng là góp phần bảo vệ quyền con người một cách thiết thực nhất. Bởi loại tội phạm này với đặc thù người phạm tội là những người có thẩm quyền trong các cơ quan tư pháp dẫn đến người dân có tâm lý e ngại, sợ bị gây khó khăn hoặc trả thù nên không dám tố giác các hành vi vi phạm, tội phạm. Do đó, việc phát hiện, khởi tố, điều tra các loại tội phạm này ngày càng khó khăn; đã gây bức xúc trong xã hội, làm giảm lòng tin của Nhân dân vào hệ thống các cơ quan tư pháp. 1.2.2. Các yếu tố cấu thành bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Thứ nhất: Từ chính bản thân người tố giác, khi họ bị xâm phạm tới quyền lợi của chính mình thì họ phải tự tìm hiểu xem họ bị xâm phạm như thế nào, thiệt hại ra sao, có chứng cứ gì để chứng minh và tới cơ quan nào để tố giác. Nhưng hầu hết họ đều yếu về những điểm này nên rất cần những người hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho họ như đội ngũ Luật sư, trợ giúp pháp lý. - Thứ hai: Những người làm công tác trợ giúp pháp lý hoặc cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp từ cấp xã, huyện, tỉnh khi tiếp nhận đơn ban đầu của người dân phải có trách nhiệm nghiên cứu kỹ để hướng dẫn, giúp đỡ người dân tố giác đúng thẩm quyền, tránh việc khiếu kiện vượt cấp hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan. - Thứ ba: Trọng tâm là đội ngũ Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao phải tận tâm, trách nhiệm và am hiểu pháp luật để tiếp nhận, phân loại đơn đúng thẩm quyền để kịp thời đi kiểm tra, xác minh ngăn chặn hành vi phạm tội nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tố giác.
  • 28. 19 - Ngoài ra, còn một số các yếu tố khác như cơ sở vật chất, trang thiết bị hay vướng mắc bất cập của hệ thống pháp luật cũng cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung, cụ thể trong loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, cụ thể: + Về thực hiện thẩm quyền tiếp nhận tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp: Do hệ thống pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động Cơ quan điều tra của VKSND tối cao còn có nhiều điểm bất cập, quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, phạm vi, thẩm quyền, đối tượng điều tra còn chưa cụ thể nhất là về khái niệm: người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Trong khi đó, việc giải thích, hướng dẫn pháp luật chưa kịp thời và chưa được quan tâm đúng mức, khiến cho việc nhận thức, áp dụng giữa các cơ quan tư pháp không thống nhất và cũng chưa phù hợp với thực tiễn... ảnh hưởng đến hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác về tội phạm và điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra của VKSND tối cao thời gian qua. Bên cạnh đó, hiện nay, liên ngành tư pháp Trung ương chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động phối hợp trong việc phát hiện, xử lý các tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp nên chưa tạo cơ chế thuận lợi bảo đảm cho Cơ quan điều tra của VKSND tối cao thực hiện có hiệu quả công tác này. Vì vậy, trên thực tế việc xử lý những vụ phạm tội do các nhân viên tư pháp thực hiện rất khó khăn, phức tạp, nhiều vụ bị kéo dài, thậm chí có những vụ khó chứng minh lỗi cố ý, nên không xử lý được. Số vụ khởi tố, điều tra chưa phản ánh đúng thực trạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp. + Về tổ chức bộ máy, biên chế Tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra VKSND tối cao hiện chỉ có ở Trung ương, 02 Đại diện Thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và 03 Phòng nghiệp vụ đặt tại ba khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, không có đầu mối ở các địa phương và cũng không có mạng lưới cơ sở như của
  • 29. 20 các cơ quan điều tra chuyên trách trong Công an nhân dân nên việc nắm, xử lý thông tin về tội phạm chưa đầy đủ và kịp thời. Theo Nghị quyết 522e/NQ-UBTVQH13 của Quốc hội giao biên chế cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao năm 2012 là 185 người. Trong khi Cơ quan điều tra VKSND tối cao phải thực hiện hoạt động điều tra, xác minh tội phạm thuộc thẩm quyền và quản lý địa bàn của tất cả cơ quan, đơn vị trên toàn quốc (địa bàn đến Công an cấp xã), cùng với nhiệm vụ trực ban hình sự 24/24, nên với cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế như hiện nay, Cơ quan điều tra VKSND tối cao chưa đủ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới tăng thêm. + Về kinh phí hoạt động, chế độ chính sách, điều kiện làm việc: Về chức năng, nhiệm vụ của các Cơ quan điều tra là giống nhau, nhưng kinh phí cấp cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng lại được Bộ Tài chính xếp vào dạng kinh phí đặc thù và có quy định riêng về tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với lực lượng cán bộ, điều tra viên, nhưng kinh phí cấp cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao lại phân bổ theo kinh phí hành chính, chưa có kinh phí riêng phục vụ chế độ mua tin, chế độ trực ban hình sự, chế độ tiếp công dân, kinh phí rất hạn hẹp. Trong khi đó, chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra chưa phù hợp, chưa tương xứng với tính chất khó khăn, phức tạp của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tăng thêm. + Về công tác phối hợp với các cơ quan tư pháp: Do chưa được tập huấn chuyên sâu nên kỹ năng phát hiện, phân loại xử lý đối với các tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của các cán bộ thuộc Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh còn hạn chế. Chưa có Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể về quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong việc tiếp nhận, giải quyết, chuyển các tố giác về tội
  • 30. 21 phạm, các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao nên trong việc xác định thẩm quyền và thủ tục chuyển các vụ, việc thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao giữa các cơ quan điều tra của Công an nhân dân và trong Quân đội nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. 1.2.3. Nội dung bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Khi Người tố giác về tội phạm thực hiện việc tố giác về tội phạm tới các Cơ quan có thẩm quyền thì sẽ phát sinh các quyền sau: Thứ nhất: Quyền Được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và được đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa; Thứ 2: Được thông báo kết quả giải quyết tố giác về tội phạm; Thứ 3: Được Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác về tội phạm. Bảo vệ người tố giác tội phạm được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, nội dung như sau: - Người được bảo vệ và quyền, nghĩa vụ của họ: Những người được bảo vệ gồm người tố giác tội phạm; người làm chứng; bị hại; người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại. Người được bảo vệ có quyền đề nghị được bảo vệ; được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ; được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ; được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ. Người được bảo vệ có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ; giữ bí mật thông tin bảo vệ; thông
  • 31. 22 báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ. - Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ: Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ gồm: (1) Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân (2). Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm: (1) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; (2) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương; (3) Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản; (4) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. - Các biện pháp bảo vệ: Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm
  • 32. 23 hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ: (1) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ; (2) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ; (3) Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ; (4) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý; (5) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật; (6) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ quy định trên không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ. - Về trình tự, thủ tục bảo vệ: Đề nghị, yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ: Người được bảo vệ có quyền làm văn bản đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Văn bản đề nghị, yêu cầu có các nội dung chính: ngày, tháng, năm; tên, địa chỉ của người đề nghị; lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ; chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị. Trường hợp đề nghị của cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên và đóng dấu. Trường hợp khẩn cấp, người được bảo vệ trực tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền nhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ bảo vệ. Khi tiến hành tố tụng đối với vụ án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, đề nghị Cơ quan điều
  • 33. 24 tra cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết. - Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ: Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm các nội dung chính: số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định; chức vụ của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được bảo vệ; điện pháp bảo vệ và thời gian bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người yêu cầu bảo vệ, người được bảo vệ, Viện kiểm sát, Tòa án đã đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ. Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, Cơ quan điều tra có thẩm quyền áp dụng phải tổ chức thực hiện ngay biện pháp bảo vệ. Trường hợp cần thiết có thể phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân để thực hiện việc bảo vệ. Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có thể thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ trong quá trình bảo vệ nếu xét thấy cần thiết. Thời gian bảo vệ được tính từ khi áp dụng biện pháp bảo vệ cho đến khi có quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ. - Về chấm dứt việc bảo vệ: Khi xét thấy căn cứ xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ không còn, Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải ra quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ. Quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp bảo vệ phải được gửi cho người được bảo vệ, cơ quan
  • 34. 25 đã đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ. - Về Hồ sơ bảo vệ: Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải lập hồ sơ bảo vệ. Hồ sơ bảo vệ gồm: Văn bản đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ; biên bản về việc đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ; Kết quả xác minh về hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ; Tài liệu về hậu quả thiệt hại đã xảy ra (nếu có) và việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền; Văn bản yêu cầu, đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ; Quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ; Tài liệu phản ánh diễn biến quá trình áp dụng biện pháp bảo vệ; Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp bảo vệ; Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ; Quyết định chấm dứt biện pháp bảo vệ; Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến việc bảo vệ. 1.2.4. Vài trò, trách nhiệm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao trong việc bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Theo quy định tại Khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2003, khoản 2 Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2002, Điều 18 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, Cơ quan điều tra VKSND tối cao, chỉ có thẩm quyền tiến hành điều tra đối với chủ thể phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp (Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án). Theo các quy định mới thì thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được mở rộng và tăng thêm như sau: - Tại Điều 20 Luật tổ chức VKSND năm 2014, quy định: “Điều 20. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp,
  • 35. 26 tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.” - Tại khoản 3 Điều 163 BLTTHS năm 2015 quy định về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự như sau: “Điều 163. Thẩm quyền điều tra 1... 3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.” - Tại Khoản 2 Điều 30 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định như sau: “Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao 1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. 2. Tiến hành Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.
  • 36. 27 3. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm. 4. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.” Như vậy, so với quy định của pháp luật trước đây, thì chủ thể phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được tăng thêm rất nhiều. Ngoài chủ thể phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Thi hành án, thì Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn có thẩm quyền tiến hành điều tra đối với chủ thể là người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam thì thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đối với chủ thể phạm tội được xác định đối với những những nhóm chủ thể sau đây: Phạm vi và địa bàn điều tra được mở rộng hơn Trước đây phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thường chỉ diễn ra ở cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện. Nay theo quy định mới của pháp luật, phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được mở rộng xuống địa bàn Công an các xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an (với trên 12.000 cơ quan, tổ chức, gồm: Hơn 11.000 đơn vị công an cấp xã, phường và các cơ quan, cá nhân, tổ chức khác có thẩm quyền) khi họ thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết ban đầu tin báo, tố giác về tội phạm (theo quy định tại Điều 44 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, khoản 3 Điều 145
  • 37. 28 BLTTHS năm 2015) mà vi phạm pháp luật. Vì vậy, sẽ có rất nhiều khó khăn về mặt địa lý cũng như yêu cầu đòi hỏi về mặt thời gian đảm bảo cho công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập dấu vết ban đầu đối với những vụ việc do Công an xã thực hiện có vi phạm hoạt động tư pháp ở những địa bàn xa trụ sở, vì hiện tại Cơ quan điều tra VKSND tối cao không có hệ thống tổ chức bộ máy các phòng nghiệp vụ ở tất cả 63 tỉnh thành, phố trên cả nước mà chỉ có ở trung ương và 5 phòng nghiệp vụ đặt ở 5 khu vực (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Yên Bái, thành phố Buôn Ma Thuột và thành phố Cần Thơ). Theo quy định tại Điều 20 Luật tổ chức VKSND năm 2014, Điều 163 BLTTHS năm 2015 và Điều 30 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đã nêu trên thì Cơ quan điều tra VKSND tối cao có thẩm quyền điều tra như sau: Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Theo quy định trên thì nguồn tin về tội phạm phải có đủ ba yếu tố sau đây mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao: - Một là. Tội phạm thuộc Chương XXIII (Chương các tội phạm về chức vụ) và Chương XXIV (Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp). - Hai là. Người thực hiện hành vi phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. - Ba là. Khách thể của tội phạm là xâm phạm (xảy ra) trong lĩnh vực tư pháp. Ví dụ: Điều tra viên được phân công giải quyết tố giác về tội phạm nhưng đã có hành vi thỏa thuận, nhận tiền của người phạm tội để làm sai lệch hồ sơ vụ án nhằm mục đích không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
  • 38. 29 phạm tội. Hoặc Thủ kho của Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền quản lý vật chứng của vụ án nhưng đã tự ý lấy vật chứng trong kho để mang đi bán lấy tiền tiêu xài cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mặc dù thỏa mãn về tội danh, về chủ thể nhưng hành vi không xảy ra thuộc lĩnh vực hoạt động tư pháp (không xâm phạm vào khách thể trong lĩnh vực tư pháp) thì không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Ví dụ: Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện hoặc Chánh án TAND cấp huyện trong quá trình mua sắm trang thiết bị cho cơ quan đã cùng với kế toán đơn vị lập khống chứng từ để tham ô tài sản. Tuy những người này có chức danh tư pháp và có hành vi phạm tội Tham ô tài sản quy định tại Điều 353 Chương XXIII BLHS, nhưng không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, vì hành vi phạm tội của họ không xảy ra trong hoạt động tư pháp. Để thể chế hóa các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật hình sự, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì ngày 29/12/2017, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Quyết định số 565/QĐ-VKSTC về việc ban hành Quy chế tiếp nhận, thu thập, quản lý, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao (sau đây viết tắt là Quy chế 565). Theo quy định Khoản 1 Điều 4 Quy chế 565 thì thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đối với các chủ thể sau: a) Cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan thi hành án dân sự gồm: cán bộ, công chức có chức danh tư pháp hoặc không có chức danh tư pháp như: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, thủ kho vật chứng và cán bộ, công chức, chiến sỹ khác thuộc Cơ quan điều tra các cấp
  • 39. 30 khi được giao nhiệm vụ tham gia giải quyết nguồn tin về tội phạm, điều tra vụ án hình sự. - Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và cán bộ, công chức khác thuộc VKSND các cấp khi được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. - Chánh án, Phó Chánh án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên và cán bộ, công chức khác thuộc Tòa án nhân dân các cấp khi được phân công tham gia giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật. - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, Thủ quỹ, Thủ kho, Kế toán thi hành án và cán bộ, công chức khác thuộc Cơ quan thi hành án dân sự các cấp khi được phân công nhiệm vụ. - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, cán bộ, chiến sỹ thuộc Cơ quan thi hành án hình sự Công an các cấp; Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ và công nhân, viên chức của các trại giam trong Công an nhân dân thực hiện công tác thi hành án hình sự. b) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm: - Trong Công an nhân dân: Cục trưởng, Phó Cục trưởng của các cơ quan: Cục Quản lý xuất nhập cảnh; các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của các cơ quan: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; các phòng nghiệp vụ an ninh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cán bộ điều tra khi được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 35 BLTTHS, Điều 37 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự).
  • 40. 31 Cục trưởng, Phó Cục trưởng của các cơ quan: Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của các cơ quan sau: Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Giám đốc, Phó Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám thị, Phó giám thị Trại giam; Cán bộ điều tra khi được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 35 BLTTHS; Điều 38 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự). - Trong cơ quan Hải quan gồm: Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu; Cán bộ điều tra thuộc Hải quan khi được giao tiến hành một số hoạt động điều tra ( Điều 35 BLTTHS; Điều 33 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự). - Trong cơ quan Kiểm lâm gồm: Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm cấp tỉnh; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Cán bộ điều tra thuộc Kiểm lâm khi được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 35 BLTTHS; Điều 34 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự). - Trong cơ quan Kiểm ngư gồm: Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng và cán bộ điều tra thuộc Kiểm ngư khi được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 35 BLTTHS; Điều 36 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự). Riêng đối với người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và cơ quan khác trong Quân đội
  • 41. 32 nhân dân nếu có hành vi phạm tội thì thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSQS trung ương. c) Người được giao nhiệm vụ quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự gồm: Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ và công nhân, viên chức của nhà tạm giữ trong Công an nhân dân; Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng, Trưởng cơ sở y tế, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân và viên chức của Trại tạm giam trong Công an nhân dân thực hiện công tác thi hành việc tạm giữ, tạm giam; tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự (Điều 13, Điều 14 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam). d) Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản vật chứng, tài sản bị niêm phong, bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa trong hoạt động tố tụng, thi hành án gồm: Những người trên thuộc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và thi hành án được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản vật chứng, tài sản trong các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật. đ) Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 146 BLTTHS, Điều 44 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự. Tại Điều 146 BLTTHS và Điều 44 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự quy định: “1. Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu.... 2. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ....
  • 42. 33 3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường...”. Như vậy, theo quy định trên khi Công an cấp xã thực hiện các nhiệm vụ trên mà thực hiện hành vi phạm tội thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Ví dụ: Công an xã khi lấy lời khai ban đầu của người thực hiện hành vi phạm tội Trộm cắp tài sản, đã dùng nhục hình đối với người phạm tội thì thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Tuy nhiên, cần lưu ý trường hợp cán bộ Công an cấp xã khi thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thì không thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Ví dụ: Công an cấp xã có hành vi đánh người vi phạm các quy định về giao thông trật tự (không đội mũ bảo hiểm, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè ...) thì không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Theo Khoản 2 Điều 4 Quy chế 565 thì các chủ thể của một số tội phạm cụ thể sau đây thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao: a) Người thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hành vi phạm tội dùng nhục hình quy định tại Điều 373 Bộ luật hình sự: Tội Dùng nhục hình quy định tại Điều 373 BLHS đã mở rộng chủ thể của tội phạm không chỉ ở các giai đoạn tố tụng, thi hành án mà còn ở các biện pháp cưỡng chế hành chính như: đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. b) Những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có hành vi phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc quy định tại Điều 375 Bộ luật hình sự: Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự và những người khác có hành vi phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ
  • 43. 34 án, vụ việc quy định tại Điều 375 BLHS thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. c) Người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa có hành vi phạm tội cung cấp tài liệu sai sự thật quy định tại Điều 382 Bộ luật hình sự. d) Người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật có hành vi phạm tội từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu quy định tại Điều 383 Bộ luật hình sự. Ngoài ra, còn có “Những trường hợp khác” theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế 565, cũng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao: Khoản 3 Điều 4 Quy chế 565 quy định: “3. Tội phạm quy định tại Chương XXIII (Chương các tội phạm về chức vụ), Chương XXIV (Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của Bộ luật hình sự, xảy ra trong hoạt động tư pháp do người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp thực hiện mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và 2”. Về trách nhiệm, trình tự, thủ tục tiếp nhận tố giác về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT – BCA – BQP – BTC - BNN&PTNT- VKSNDTC ngày 29/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (sau đây viết tắt là Thông tư 01/2017), quy định: “Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố 1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
  • 44. 35 2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. 3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình; b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình; c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục. 4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.” Để có cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư 01/2017 thì Quy chế 565 đã quy định chi tiết việc tiếp nhận, thu thập, quản lý, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, cụ thể: - Trong việc tiếp nhận tố giác về tội phạm: Tại Điều 8 Quy chế 565 đã bổ sung một số hình thức thu thập, tiếp nhận nguồn tin tội phạm như sau: tổ chức chế độ trực ban hình sự tại trụ sở chính và tại các phòng ở các khu vực; lập hộp thư điện tử tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm trên trong thông tin điện tử của Cơ quan điều tra VKSND tối cao; lập đường dây nóng có số điện thoại trực 24/24 để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm...
  • 45. 36 Để tăng tính chủ động trong việc phát hiện tội phạm Quy chế đã quy định Cơ quan điều tra VKSND tối cao được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật để tiếp nhận, thu thập nguồn tin về tội phạm. - Trong việc quản lý tố giác về tội phạm: Tại Điều 9 Quy chế 565 quy định mọi nguồn tin về tội phạm do Cơ quan điều tra VKSND tối cao tiếp nhận, thu thập đều phải chuyển đến Phòng Tiếp nhận, thu thập và xử lý thông tin về tội phạm (Phòng 1) để quản lý theo quy định. Đồng thời, sau khi có kết quả giải quyết phải thông báo cho Phòng 1 để thống nhất quản lý. Phòng 1 có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao đôn đốc thời hạn kiểm tra thông tin về tội phạm; Phòng 2 có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao đôn đốc thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm và thời hạn điều tra vụ án. - Trong việc xử lý tố giác về tội phạm: Tại Điều 10 Quy chế 565 quy định các phòng nghiệp vụ thực hiện các quy trình nghiệp vụ về xử lý nguồn tin về tội phạm như sau: + Đối với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Quy chế 565: Ngay sau khi nhận được báo cáo đề xuất của Phòng 1 về việc phân công phòng nghiệp vụ tổ chức kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền và tài liệu liên quan, các nghiệp vụ trình ngay Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra Quyết định phân công Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra kiểm tra, xác minh và thông báo cho Phòng 2 vào Sổ theo dõi, phân loại, giải quyết nguồn tin về tội phạm. Điều tra viên thụ lý chính trình Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ký thông báo việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (mẫu số 10 Thông tư 61) gửi Vụ 6 và cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin. + Trong trường hợp các phòng nghiệp vụ trực tiếp kiểm tra thông tin về tội phạm thì sau khi kết thúc kiểm tra nếu xác định là nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền thì đề xuất Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra Quyết định phân công Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra kiểm tra, xác minh và