SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN AN
PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH, TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI TỈNH NINH THUẬN
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ninh Thuận – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN AN
PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH, TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107
GVHD: TS. TRẦN VÂN LONG
Ninh Thuận – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các thông tin, số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích, rút ra
một cách trung thực, khách quan và có liên hệ với tình hình thực tiễn của Ninh Thuận.
Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ các luận văn, luận án nào khác.
Ninh Thuận, ngày tháng năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Văn An
MỤC LỤC
TRANG PHỤ LỤC BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT - ABSTRACT
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ SỰ CẦN THIẾT
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH..............................................................................................................................7
1.1 Lý luận chung về biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính ..........7
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu vi phạm hành chính ..........................................7
1.1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính..................................................................7
1.1.1.2 Đặc điểm hành vi vi phạm hành chính ......................................................9
1.1.1.3 Các dấu hiệu vi phạm hành chính............................................................10
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, căn cứ, đối tượng của xử phạt vi phạm hành
chính 11
1.1.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính...................................................11
1.1.2.2 Các đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính:.............................................13
1.1.2.3 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính .................................................14
1.1.2.4 Căn cứ xử phạt vi phạm hành chính........................................................16
1.1.2.5 Đối tượng xử phạt vi phạm hành chính ...................................................17
1.2 Khái niệm và các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính ........18
1.2.1 Khái niệm biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính...................18
1.2.2 Các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính. ............................19
1.2.2.1 Biện pháp đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ
tục hành chính......................................................................................................19
1.2.2.2 Biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính................22
1.2.2.3. Biện pháp tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề ..............................24
1.3 Vi phạm hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế và sự cần thiết
phải áp dụng biện pháp bảo đảm.................................................................................26
1.3.1 Khái niệm, vi phạm hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế.....26
1.3.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế...................................................26
1.3.1.2 Vi phạm hành chính phổ biến trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh
tế ..........................................................................................................................28
1.3.2. Khái niệm và sự cần thiết áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm
hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế............................................................30
1.3.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước
về kinh tế .............................................................................................................30
1.3.2.2 Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành
chính lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế.........................................................31
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO
ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN NINH
THUẬN...........................................................................................................................33
2.1 Nhận diện những vi phạm hành chính ..................................................................33
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội có liên quan đến vi phạm hành chính ....................33
2.1.2 Những vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế phổ biến 34
2.2 Thực tiễn xử phạt và áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành
chính tại Ninh Thuận ....................................................................................................36
2.2.1 Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính.............................................................36
2.2.1.1 Từ quy định của địa phương và thực tế xử phạt vi phạm hành chính 36
2.2.1.2 Thực tiễn xử phạt trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế................39
2.2.2 Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính
và những vướng mắc phát sinh........................................................................................49
2.2.2.1 Quy định pháp luật về trình tự thủ tục áp dụng biện pháp bảo đảm........49
2.2.2.2 Thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành
chính ....................................................................................................................54
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH............................................................................................................................62
3.1 Dự báo tình hình vi phạm hành chính trong thời gian tới...................................62
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm, nâng cao hiệu
quả hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước.............................................................64
3.2.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm, nâng cao hiệu quả
hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước.........................................................................64
3.2.2 Kiến nghị bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo
đảm trong xử phạt vi phạm hành chính. ..........................................................................66
3.2.2.1 Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề ..........................................................................66
3.2.2.2 Hoàn thiện các quy định về thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề..................................................................................67
3.2.2.3 Hoàn thiện các quy định về tạm giữ tài sản, giấy tờ dùng làm biện pháp
báo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính ........................................................68
3.2.2.4 Hoàn thiện các quy định về nơi tạm giữ tang vật, phương tiện...............68
3.2.2.5 Hoàn thiện quy định về thu phí đối với tang vật, phương tiện bị tạm
giữ 70
3.2.2.6 Hoàn thiện các quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề dùng làm biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành
chính 71
3.3 Các giải pháp về tuyên truyền pháp luật, nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp,
hiệu quả hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả biện
pháp bảo đảm.................................................................................................................72
3.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật.........................72
3.3.2 Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...............................................73
3.3.3 Nâng cao năng lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trách nhiệm cán bộ,
công chức thi hành công vụ.............................................................................................74
3.3.4 Tăng cường công tác cải cách hành chính, phối hợp của các lực lượng chức năng
trong quản lý công tác xử phạt vi phạm hành chính, các loại giấy phép, chứng chỉ hành
nghề 75
3.3.5 Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra công tác xử phạt vi phạm hành
chính 76
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................77
KẾT LUẬN CHUNG.....................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BPBĐ : Biện pháp bảo đảm
Luật XLVPHC : Luật Xử lý vi phạm hành chính
QĐXPVPHC : Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
QLNN : Quản lý nhà nước
VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
VPHC : Vi phạm hành chính
XPVPHC : Xử phạt vi phạm hành chính
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Quy định về chủ thể của VPHC.
Bảng 1.2 Đối tượng xử phạt vi phạm hành chính.
Bảng 2.1 Chế độ thu phí trông giữ phương tiện tham gia giao thông bị tạm giữ do
vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Bảng 2.2 Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
Bảng 2.3 Các hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp
khắc phục hậu quả theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Nghị định 33/2017/NĐ-CP.
TÓM TẮT
Biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính góp phần nâng cao hiệu quả
việc thực hiện các quyết định xử phạt, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm sự nghiêm
minh của pháp luật. Tuy nhiên pháp luật hiện hành còn có những bất cập nhất định nên
hiệu lực, hiệu quả của biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính chưa cao, do
đó số trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt còn nhiều. Nghiên cứu, phân tích,
so sánh biện pháp bảo đảm của các ngành luật để đưa ra khái niệm biện pháp bảo đảm
trong xử phạt vi phạm hành chính, làm rõ đặc điểm, trình tự, thủ tục, sự cần thiết áp dụng
biện pháp bảo đảm, những bất cập từ quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng, đưa ra các
giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
Từ khoá: Biện pháp bảo đảm, Bảo đảm trong xử phạt
ABSTRACT
Security measures in sanctioning administrative violations contribute to improving
the efficiency for the implementation of guaranteed sanctioning decisions. It contributes
to improving the efficiency managementing of state and ensuring the strictness of the law.
However, the law on this issue still has certain shortcomings, so the measures to ensure
the sanctioning of administrative violations have not yet been effective, the effectiveness
is not high, so the number of cases of non-compliance with sanctioning decisions remains
much. By researching, analyzing and comparing security measures of other law branches,
the author has introduced the concept of security measures in sanctioning administrative
violations. The author also clarifies the characteristics, order, procedures and the need to
apply security measures. Finally, the author points out the inadequacies from applicable
laws and practices, offers solutions to improve the law and improve the efficiency of law
application.
Keywords: Security measures; Guarantee in sanctioning
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
VPHC diễn ra khá phổ biến trong đời sống xã hội, theo quy luật, điều kiện kinh
tế - xã hội càng phát triển thì VPHC càng đa dạng, phức tạp, thực tế đã xảy ra nhiều vụ
việc VPHC gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng như vụ Công ty Vedan xả thải gây thiệt
hại 567 tỷ đồng hoặc vụ Công ty Formosa tại Hà Tĩnh xả thải không đúng quy định gây
thiệt hại khoảng 0,3% GDP Việt Nam1
. XPVPHC là công việc thường xuyên của các cơ
quan QLNN, là cách thức thực hiện quyền lực, nâng cao hiệu quả các biện pháp QLNN,
bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và pháp chế XHCN, có tác dụng to lớn trong
phòng ngừa, đấu tranh với vi phạm pháp luật, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an
toàn xã hội. Tuy nhiên để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, đảm
bảo quyền lực của cơ quan Nhà Nước, Quốc Hội, Chính phủ đã quan tâm hoàn thiện hệ
thống pháp luật nói chung và BPBĐ trong XPVPHC nói riêng, đây là một chế định pháp
luật đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ thể vi
phạm trong thi hành QĐXPVPHC, việc cơ quan có thẩm quyền xử phạt áp dụng BPBĐ
đối với chủ thể VPHC là nhằm bảo đảm các quyết định xử phạt được thực hiện trên thực
tế, quy định về các BPBĐ trong pháp luật hành chính là cần thiết và phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, của Ninh Thuận nói riêng, vì hiện nay ý
thức chấp hành pháp luật của một bộ phận lớn quần chúng Nhân dân còn nhiều hạn chế,
nền kinh tế còn sử dụng tiền mặt trong thanh toán là chủ yếu, công tác quản lý cư trú
còn nhiều thiếu sót…Quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục áp dụng
BPBĐ cơ bản chặt chẽ bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và tính
công khai, minh bạch trong hoạt động xử phạt của các cơ quan QLNN, tuy nhiên quá
trình thực hiện còn có những bất cập, khó khăn nhất định làm hiệu lực, hiệu quả của
BPBĐ trong XPVPHC chưa cao, do đó số trường hợp không chấp hành QĐXPVPHC
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chiếm tỷ lệ khá cao, theo Báo của Bộ Tư pháp
số trong thời gian từ năm 2015 đến tháng 6/2017 là đã ban hành 28.895.834 quyết định
1
https://baomoi.com/su-co-moi-truong-formosa-gay-thiet-hai-0-3-gdp-cua-viet-nam/c/21194119.epi (truy cập ngày
30/7/2019)
2
xử phạt hành chính, số quyết định đã thi hành là 25.608.822 chiếm 88,62 %, số quyết
định chưa thi hành xong và phải áp dụng biện pháp cưỡng chế là 1.517.534 chiếm
5,25%2
.
Để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, Ninh Thuận đã có nhiều biện pháp
tăng cường QLNN, trong đó có công tác XPVPHC, việc thực hiện XPVPHC chấp hành
nghiêm các quy định của của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thực tế quá
trình áp dụng pháp luật cũng gặp những khó khăn nhất định xuất phát từ các quy định
của pháp luật và từ tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, theo Báo cáo của Công an
tỉnh3
thì tổng số quyết định xử phạt do lực lượng Công an Ninh Thuận đã ban hành là
128.236, trong đó đã thi hành quyết định là 127.374, số trường hợp chưa chấp hành
quyết định xử phạt là 4.616 chiếm 3,59%, trong số các trường hợp chưa chấp hành quyết
đinh XPVPHC có rất nhiều trường hợp đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
áp dụng BPBĐ (trong phạm vi thời gian nghiên cứu có 1.375 trường hợp), nhưng các
cơ quan QLNN có thẩm quyền không biện pháp hữu hiệu để xử lý dứt điểm các trường
hợp này, từ đó làm giảm uy tín của cơ quan QLNN, sự nghiêm minh của pháp luật, sự
công bằng xã hội.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: các
quy định pháp luật hiện hành về áp dụng các BPBĐ còn có những bất cập, chưa đầy đủ,
toàn diện về thẩm quyền, thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện; quy định về điều kiện,
tiêu chí của nơi tạm giữ tang vật, phương tiện chưa sát với thực tế; thiếu các BPBĐ dựa
trên những ứng dụng kỹ thuật phù hợp với thời đại công nghệ thông tin; chưa quy định
cụ thể việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong trường
hợp chủ thể vi phạm cố tình kéo dài hoặc không thực thi QĐXPVPHC…nên chưa giải
quyết tất cả các tình huống xảy ra trong thực tế; hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật của
một bộ phận quần chúng nhân dân, tổ chức chưa cao; cơ quan có thẩm quyền XPVPHC
còn thiếu cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực tế, thiếu trang
2
Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo tổng kết thi hành luật xử lý VPHC.
3
Công an Ninh Thuận (2017), Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Luật XLVPHC trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
3
thiết bị phục vụ công tác; việc phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong xử lý vi phạm, quản
lý các giấyphép, chứng chỉ hành nghề chưa chặt chẽ; …
Xuất phát từ những lý do trên nên tác giả chọn đề tài “Pháp luật về các biện
pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính, từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh
Ninh Thuận” làm luận văn tốt nghiệp, qua đây hy vọng sẽ góp phần khắc phục khiếm
khuyết của quy định pháp luật về việc áp dụng các BPBĐ trong XPVPHC, nâng cao
hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, góp phần thực hiện có hiệu
quả các quy định pháp luật, hiệu quả các BPBĐ trong XPVPHC.
2. Tình hình nghiên cứu.
Liên quan đến đề tài có nhiều công trình nghiên cứu như:
Luận văn “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự” của tác giả Phan Huy Hiếu,
năm 2012, đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về BPBĐ thi hành án dân sự như khái
niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở lý luận, pháp luật của BPBĐ thi hành án dân sự. Phân
tích, đánh giá những quy định của Luật Thi hành án dân sự về BPBĐ thi hành án dân
sự. Khảo sát tình hình thực hiện các BPBĐ thi hành án dân sự trong thực tiễn hiện nay.
Tìm ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật về BPBĐ thi hành
án dân sự.4
Luận văn “Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật
Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Kim Nguyên, năm 2014, đã phân tích về thực trạng
của pháp luật các biện pháp cưỡng chế tại Việt Nam. Luận văn gồm có 3 chương, có so
sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có
thể đưa vào áp dụng tại Việt Nam, luận văn đi sâu phân tích chi tiết thực trạng việc áp
dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế tại một số tỉnh, thành trên cả nước để rút ra những
nguyên nhân gây nên tình trạng nợ đọng thuế hiện nay. Luận văn đã bước đầu xây dựng
cơ sở lý luận về quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế và đưa ra một số đánh giá về thực
trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ
4
Phan Huy Hiếu (2012), “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4
nộp thuế ở nước ta, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng và giải pháp hoàn thiện bộ
phận pháp luật này ở nước ta5
.
Luận án “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo
pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Đinh Phan Quỳnh, năm 2018, Luận án gồm 4
chương: Chương 1 tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề
tài; trên cơ sở đó, chỉ ra những nội dung mà luận án có thể tiếp thu cũng như những vấn
đề và luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ; Chương 2 tiếp cận các nghiên cứu lý luận
về xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, xây dựng khái niệm và chỉ ra các
đặc điểm của xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay.
Luận án đã tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề liên quan đến xử lý VPHC trong
lĩnh vực giao thông đường bộ một cách có hệ thống như: Nguyên tắc, đối tượng, thẩm
quyền, trình tự, thủ tục xử lý..., Chương 3 thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, phân tích và chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cũng như chỉ ra nguyên
nhân, để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị; Chương 4 Phương hướng
hoàn thiện những quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực này; luận án
đưa ra các giải pháp, nhóm giải pháp (từ những giải pháp mang tính khái quát đến những
giải pháp cụ thể) nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực
giao thông đường bộ, với mong muốn xây dựng một xã hội giao thông an toàn, văn
minh, thân thiện; góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước6
.
Tuy nhiên các đề tài trên chưa đi sâu vào nghiên cứu các BPBĐ trong XPVPHC,
nhất là trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do đó tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về các biện
pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính, từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh
Thuận” để nghiên cứu, làm rõ thêm quy định của pháp luật và quá trình áp dụng tại địa
bàn tỉnh Ninh Thuận.
5
Hoàng Thị Kim Nguyên (2014), “Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam”,
Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6
Đinh Phan Quỳnh (2018), “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
hiện nay”, Luận án tiến sỹ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
5
3. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Lý luận về VPHC, XPVPHC, BPBĐ trong XPVPHC như thế nào;
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào đối với việc áp dụng, thực hiện các BPBĐ
trong XPVPHC (BPBĐ trong XPVPHC là gì; nội dung, trình tự thủ tục, thẩm quyền áp
dụng; vai trò của BPBĐ trong XPVPHC, vai trò BPBĐ đối với hiệu lực hiệu quả
QLNN).
Câu hỏi 2: Thực tiễn áp dụng các BPBĐ trong XPVPHC tại tỉnh Ninh Thuận như
thế nào (Những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện các BPBĐ về thủ tục, thẩm
quyền, hiệu lực BPBĐ trong việc thi hành quyết định xử phạt...).
Câu hỏi 3: Giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật về các BPBĐ trong XPVPHC;
mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan QLNN để nâng cao hiệu quả BPBĐ trong
XPVPHC.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ các quy định của pháp luật về các BPBĐ trong XPVPHC trên cơ sở
phân tích cơ sở lý luận, so sánh với các ngành luật khác và thực tiễn nhằm xem xét sự
phù hợp quy định pháp luật hiện hành với lý luận và điều kiện của Việt Nam.
- Đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật về các BPBĐ trong XPVPHC
tại Ninh Thuận, qua việc phân tích các vụ việc đã được các cơ quan có thẩm quyền áp
dụng BPBĐ trong XPVPHC.
- Đề ra được các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về các BPBĐ;
nâng cao hiệu quả hoạt động, quan hệ phối hợp các cơ quan có thẩm quyền nhằm nâng
cao hiệu quả các BPBĐ trong XPVPHC.
6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Quy định của pháp luật về VPHC, XPVPHC, các BPBĐ trong XPVPHC; Thực
trạng áp dụng BPBĐ trong XPVPHC, kết quả công tác XPVPHC có áp dụng BPBĐ,
những khó khăn, bất cập trong áp dụng BPBĐ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luật XLVPHC năm 2012 và các nghị định về XPVPHC trên các lĩnh vực; Các
trường hợp XPVPHC trong lĩnh vực QLNN về kinh tế trên địa bàn Ninh Thuận từ năm
2015 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, so sánh và bình luận để phân tích, đánh giá những điểm
hợp lý, chưa hợp lý của các quy định pháp luật hiện hành để đưa ra biện pháp hoàn thiện
các BPBĐ.
- Phương pháp liệt kê, quy nạp để phân tích số liệu thực trạng áp dụng các BPBĐ
trong XPVPHC, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật.
6. Bố cục của luận văn.
Luận văn có 03 chương cụ thể
Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định pháp luật và sự cần thiết áp dụng biện pháp
bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong xử phạt
vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả các biện
pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ SỰ CẦN THIẾT
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1.1 Lý luận chung về biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu vi phạm hành chính
1.1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính
VPHC là loại vi phạm phổ biến diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã
hội (năm 2018 trên địa bàn Ninh Thuận đã xảy ra 18.560 vụ vi phạm hành chính7
) và
liên tục thay đổi theo sự phát triển theo điều kiện kinh tế - xã hội, do đó cần làm rõ khái
niệm VPHC, để làm cơ sở tiến hành, áp dụng các biện pháp xử lý và phục vụ nghiên
cứu luật pháp. Theo quy định khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012 thì “Vi phạm
hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp
luật về QLNN mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt
vi phạm hành chính”.
Quy định của Luật XLVPHC xác định VPHC là hành vi “vi phạm quy định của
pháp luật về QLNN” là chưa nói lên được chính xác khách thể của VPHC vì “QLNN”
là một khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, mục đích của
Nhà nước là quản lý xã hội do đó nếu hiểu VPHC là hành vi vi phạm pháp luật về QLNN
dễ gây hiểu lầm tất cả các hành vi vi phạm đều là vi phạm hành chính.
VPHC là hành vi “mà không phải là tội phạm” việc dùng phương pháp loại trừ
không phải là tội phạm là VPHC; việc dùng khái niệm của ngành luật hình sự để giải
thích cho ngành luật hành chính là chưa đầy đủ và chưa thể hiện được tính độc lập,
tương đối của ngành luật hành chính vì trong thực tế giữa tội phạm và VPHC chỉ là ranh
giới rất mong manh, nhiều trường hợp cùng hành vi nhưng lúc này là VPHC, lúc khác
là vi phạm hình sự, tuy nhiên để phân biệt giữa tội phạm và VPHC, pháp luật có những
7
Công an tỉnh Ninh Thuận (2018), Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2018.
8
quy định cụ thể dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, hậu quả tác
hại do hành vi đó gây ra, có thể gây ra, công cụ phương tiện, thủ đoạn khi thực hiện
hành vi vi phạm, ví dụ như “hành vi đánh bạc trái phép” quy định tại Điều 26 Nghị định
167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy;
phòng, chống bạo lực gia đình, có giá trị dưới 5.000.000đ nếu trước đó chưa bị xử phạt
hành chính thì là VPHC, nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian một năm
mà tiếp tục vi phạm thì sẽ là tội phạm, nhưng cũng có những hành vi dù có vi phạm với
tính chất, mức độ như thế nào thì cũng không bao giờ bị coi là tội phạm như “hành vi
hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh” quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất,
buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, được sửa đổi, bổ
sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ; hơn nữa việc
xem VPHC “không phải là tội phạm” sẽ tạo suy nghĩ không quan trọng, không cần thiết
do đó quá trình thu thập tài liệu, cũng cố hồ sơ vi phạm, tuân thủ trình tự, thủ tục của
các cơ quan QLNN có thẩm quyền thường chủ quan, xem nhẹ.
Liên quan khái niệm VPHC có nhiều tác giả đưa ra những khái niệm khác nhau,
chẳng hạn như trong Luận án “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Đinh Phan Quỳnh trên cơ sở phân tích,
luận giải những khái niệm VPHC được thể hiện trong một số công trình khoa học, tác
giả đồng tình với khái niệm VPHC được trình bày trong Giáo trình Luật Hành chính
Việt Nam do Nguyễn Cửu Việt chủ biên:“Vi phạm hành chính là hành vi (hành động
hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực
trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự QLNN và xã
hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự
9
do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật
phải chịu trách nhiệm hành chính”8
.
Theo Giáo trình Luật hành chính, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh,
qua phân tích các định nghĩa về VPHC trong các VBQPPL của quá trình hình thành,
phát triển ngành luật hành chính từ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày
30/11/1989 đến Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002, tập thể tác giả đã
thống nhất nhận định “tuy có sự khác nhau về các diễn đạt, các văn bản pháp luật nêu
trên đều thống nhất với nhau về những dấu hiệu bản chất của loại vi phạm pháp luật
này”9
và thống nhất với định nghĩa vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều
2 Luật XLVPHC năm 2012.
Từ những cơ sở, phân tích trên có thể hiểu khái niệm VPHC như sau “Vi phạm
hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức có năng lực hành vi hành chính, thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quan hệ xã hội được luật hành chính bảo vệ và
theo quy định phải chịu trách nhiệm hành chính”
1.1.1.2 Đặc điểm hành vi vi phạm hành chính
Từ khái niệm nêu tại mục 1.1.1.1 thì “vi phạm hành chính” có 04 đặc điểm cơ
bản sau đây:
Thứ nhất, hành vi đó phải là hành động hoặc không hành động không đúng hoặc
vi phạm các quy định của pháp luật, gồm có luật và các văn bản dưới luật như nghị định,
thông tư…về QLNN, đây là dấu hiệu đặc trưng cơ bản để xác định VPHC, do đó không
thể xác định người nào đó vi phạm hành chính khi đó mới chỉ là ý nghĩ của họ.
Thứ hai, hành vi VPHC là hành vi có lỗi dưới hình thức lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý,
tức là chủ thể thực hiện hành vi đó trong trạng thái có nhận thức đầy đủ và điều khiển
hành vi của mình, do sơ suất hoặc thiếu thận trọng (vô ý), hoặc có mong muốn hậu quả
xảy ra (cố ý).
8
Đinh Phan Quỳnh (2018), “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
hiện nay”, luận án tiến sỹ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (trang 33).
9
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật xử lý vi phạm hành chính, NXB CAND, Hà Nội (trang 337).
10
Thứ ba, hành vi đó phải do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) có năng lực
trách nhiệm hành chính thực hiện, về cá nhân phải là người có khả năng điều khiển hành
vi và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật; đối với tổ chức thì phải có tư cách pháp
nhân. Các cá nhân, tổ chức nước ngoài được coi là chủ thể vi phạm hành chính, trừ
trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết có quy định khác.
Thứ tư, hành vi vi phạm các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính quy định,
bảo vệ. Các quan hệ xã hội của pháp luật hành chính có phạm vi rất rộng thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: trật tự, an toàn xã hội; quản lý kinh tế; bảo
vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm…những quy định này được ghi nhận trong
các VBQPPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
1.1.1.3 Các dấu hiệu vi phạm hành chính
- Dấu hiệu khách quan của VPHC là hành vi, đây là dấu hiệu thể hiện ra bên
ngoài và là dấu hiệu bắt buộc trong VPHC, hành vi đó phải vi phạm các quy định do
pháp luật hành chính bảo vệ mà theo quy định phải bị xử lý, có thể bằng một trong các
hình thức xử phạt hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý khác, do đó để xác định một chủ
thể có VPHC hay không chúng ta phải chứng minh được hành vi của chủ thể đó là gì,
vi phạm vào quy định nào, thuộc văn bản pháp luật nào và hành vi đó có bị xử lý hay
không. Hiểu được chính xác, chi tiết hành vi VPHC sẽ tránh việc vận dụng pháp luật
theo kiểu “suy đoán” hoặc “nhận định”. Trong một số trường hợp hành vi VPHC phải
được đặt trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định, như: không gian, thời gian, địa
điểm thì mới được xem là hành vi VPHC, ví dụ: hành vi “Không niêm yết chủ đề, thời
gian tiến hành hội chợ, triển lãm thương mại tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương
mại đó trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại”, quy định tại điểm a khoản
2 Điều 50 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013, thì địa điểm phải là “nơi tổ
chức hội chợ, triển lãm thương mại” thời gian phải là “trước ngày khai mạc hội chợ,
triển lãm thương mại”.
Một yếu tố trong mặt khách quan của VPHC là hậu quả do hành vi đó gây ra và
dĩ nhiên giữa hành vi VPHC và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau, trong VPHC
11
thì nhiều trường hợp chưa gây ra hậu quả và cũng không nhất thiết phải gây ra hậu quả,
tuy nhiên trong nhiều trường hợp hành vi bị xem là VPHC chỉ khi gây ra những hậu quả
nhất định và khi đó phải xem xét cụ thể mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
xảy ra, nếu giữa chúng có mối quan hệ nhân quả thì đó là hành vi VPHC và ngược lại.
- Dấu hiệu lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của hành vi VPHC, tức là
hành vi VPHC phải được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý, cả hai hình thức
lỗi này đều có chung một yếu tố đó là chủ thể thực hiện hành vi phải trong trạng thái
nhận thức được hành vi mình thực hiện là vi phạm pháp luật, việc nhận thức của chủ thể
không phụ thuộc vào việc chủ thể đó có biết quy định pháp luật hay không vì “Công dân
có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật”10
, nên không ai có quyền nói là mình
không biết pháp luật.
- Chủ thể của VPHC là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính,
có thể xác định chủ thể của VPHC dựa trên những đặc điểm được nêu trong bảng 1.1.
- Dấu hiệu khách thể của VPHC và các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính
bảo vệ, như vậy VPHC là vi phạm vào các quy định được ghi nhận trong các VBQPPL
hành chính, xâm hại hoặc đe doạ xâm hại đến tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm của công dân; sự hoạt động bình thường của các cơ quan; tổ chức, trạng thái
bình yên của xã hội.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, căn cứ, đối tượng của xử phạt vi
phạm hành chính
1.1.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012 “Xử phạt vi phạm
hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp
khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
XPVPHC là người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, căn cứ vào quy
định của pháp luật ban hành một quyết định cá biệt đối với tổ chức, cá nhân đã có hành
10
Điều 46 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
12
vi vi phạm buộc tổ chức, các nhân đó phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của
pháp luật, việc XPVPHC không chỉ áp dụng các hình thức xử phạt theo Điều 21 Luật
XLVPHC năm 2012, như: Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;…trong nhiều trường hợp
chủ thể vi phạm còn phải chịu trách nhiệm “khắc phục hậu quả” quy định tại Điều 28
Luật XLVPHC năm 2012, như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc tháo dỡ
công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng
với giấy phép;…các biện pháp khắc phục hậu quả mang tính cưỡng chế của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền đối với chủ thể VPHC vì tính bắt buộc và không tính thời hiệu.
Liên quan đến khái niệm XPVPHC có nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể như:
Theo Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của trường Đại học luật Hà Nội11
, thì
XPVPHC được hiểu là “Hoạt động của chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định
của pháp luật hiện hành, áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp
cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật)
đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính”
Theo Đinh Phan Quỳnh trong Luận án đã tiếp cận rộng hơn, trên cơ sở tiếp thu
các luận giải của các nhà khoa học về khái niệm xử lý, XPVPHC, cũng như những phân
tích của cá nhân đã đưa ra khái niệm xử lý VPHC như sau: “Xử lý VPHC là hoạt động
của các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức XPVPHC, các
biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử lý
VPHC đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC nhằm đảm bảo trật tự
và kỷ luật trong QLNN”12
Các khái niệm này tuy khác nhau về câu từ nhưng tất cả đều có nội dung chính
là XPVPHC bao gồm các yếu tố: là “hoạt động của chủ thể có thẩm quyền” (người có
thẩm quyền) buộc các tổ chức, cá nhân VPHC phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý theo
quy định của pháp luật hiện hành; XPVPHC không chỉ đơn thuần là việc các nhân, tổ
11
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội, 2018 (trang 349).
12
Đinh Phan Quỳnh (2018), “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
hiện nay”, Luận án tiến sỹ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (trang 38).
13
chức vi phạm phải chịu xử phạt mà còn phải chịu các biện pháp cưỡng chế khác (có thể
một hoặc nhiều biện pháp). Theo quy định của pháp luật hành chính hiện nay, một số
trường hợp VPHC trong các lĩnh vực như môi trường, giao thông hay xây dựng thì việc
các cá nhân, tổ chức vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả gây thiệt
hại rất lớn cho cá nhân, tổ chức vi phạm và hơn nữa các biện pháp khắc phục hậu quả
không tính thời hiệu do đó hiệu quả răn đe, giáo dục rất cao, ví dụ như: sau sự cố môi
trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) gây ra, Bộ
Tài nguyên và Môi trường XPVPHC với số tiền là 4.485 tỷ đồng và buộc khắc phục hậu
quả ô nhiễm môi trường, theo đó Formosa đã đầu tư trên 1 tỷ USD vào các hạng mục
cải thiện, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và
Môi trường và bồi thường 500 triệu USD cho người dân vùng bị ảnh hưởng thiệt hại về
kinh tế; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân; xử lý ô nhiễm và phục hồi môi
trường biển tại 4 tỉnh miền Trung13
.
Qua phân tích các khái niệm, quan điểm về xử phạt vi phạm hành chính, tác giả
nhận thấy và thống nhất với “khái niệm xử phạt vi phạm hành chính” đã được quy định
tại khoản 2 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012.
1.1.2.2 Các đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính
- XPVPHC được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức đã có hành vi VPHC, là việc
cơ quan QLNN có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử phạt và các biện pháp khắc phục
hậu quả, các BPBĐ thi hành quyết định xử phạt.
- XPVPHC chủ yếu do các cơ quan QLNN có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật thông qua việc ban hành quyết định cá biệt đối với chủ thể đã có hành vi
VPHC, QĐXPVPHC là mệnh lệnh hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật đối với chủ thể VPHC và được đảm bảo thi hành bằng biện pháp
cưỡng chế hành chính bởi các cơ quan chuyên môn; về trình tự, thủ tục trong XPVPHC
được thực hiện đơn giản hơn, nhanh hơn so với thủ tục truy tố hành vi vi phạm pháp
13
http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-b%C3% (truy cập ngày
14/8/2019).
14
luật hình sự. Tuy nhiên trong một số trường hợp cơ quan tư pháp - Toà án cũng có quyền
XPVPHC đối với những hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa.
- XPVPHC có đối tượng điều chỉnh rộng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như:
đất đai, giao thông trật tự, tài chính, ngân hàng…theo thống kê có 56 lĩnh vực QLNN14
có xử phạt hành chính.
- Trong XPVPHC giữa cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện
XPVPHC và chủ thể VPHC không có quan hệ phụ thuộc với nhau, mối quan hệ này là
giữa cơ quan QLNN và chủ thể VPHC, khác với xử lý kỷ luật trong các cơ quan, tổ chức
là giữa người có thẩm quyền với người vi phạm kỷ luật hành chính là quan hệ phụ thuộc.
1.1.2.3 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc một
giai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo. Luật XLVPHC năm
2012 đề ra một số nguyên tắc đòi hỏi chủ thể áp dụng pháp luật phải tuyệt đối tuân theo,
do đó nếu vi phạm một trong các nguyên tắc được ghi nhận trong Luật xử lý VPHC thì
việc XPVPHC là không đúng.
Nguyên tắc XPVPHC được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC năm
2012 gồm 6 nguyên tắc, các nguyên tắc này dựa trên nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa và đáp ứng yêu cầu trong XPVPHC là loại vi phạm nhỏ, phổ biến và mục đích
chính của XPVPHC là ngăn chặn, hạn chế các vi phạm nghiêm trọng hơn, gây hậu quả,
thiệt hại lớn hơn cho xã hội, tuy nhiên việc XPVPHC đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền
phải tuân thủ nghiêm minh, thống nhất theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
Nguyên tắc “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời
và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được
khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”, nội dung nguyên tắc này thể hiện sự
nghiêm minh, công bằng của pháp luật, đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật, pháp luật là “không có vùng cấm”.
14
Nhật Tân (2019), Một số khó khăn vướng mắc hạn chế trong thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Sở Tư pháp
Quảng Bình online, https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/mot-so-kho-khan-vuong-mac-han-che-trong-thi-hanh-luat-xu-
ly-vi-pham-hanh-chinh.htm (truy cập ngày 26/7/2019).
15
Trong XPVPHC chỉ có thể được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền và phải
đảm bảo thời hạn, thời hiệu, đúng trình tự, thủ tục luật định, đồng thời phải công khai,
minh bạch quá trình xử phạt hành chính nhằm tạo điều kiện cho việc giám sát, theo dõi
của các tổ chức, công dân và nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân “Việc
XPVPHC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo
đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.”
Nguyên tắc thứ ba “Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất,
mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng”
yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện XPVPHC phải thật cụ thể
trong việc xem xét tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả do hành vi vi phạm đó gây ra
hoặc có thể gây ra, nhân thân người vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của
người vi phạm theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật XLVPHC năm 2012, để quyết
định áp dụng hình thức, biện pháp XPVPHC cho thích hợp. Trong thực tế với sự không
đồng bộ, thống nhất, chưa áp dụng khoa học công nghệ trong việc theo dõi công tác
XPVPHC; công tác quản lý dân cư còn nhiều bất cập, không nắm chắc được di biến
động của dân cư; nền kinh tế còn sử dụng tiền mặt để thanh toán là chủ yếu…thì để thực
hiện đầy đủ nguyên tắc này là rất khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền xử phạt, tuy
nhiên Chính phủ đang từng bước hoàn thiện các điều kiện để thực hiện nghiêm nguyên
tắc này như: xây dựng dữ liệu quản lý dân cư; phần mền theo dõi xử lý VPHC...
Trong XPVPHC thì “Chỉ XPVPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một
hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm
hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm
hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm” như vậy chỉ xử phạt khi
cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm được ghi nhận trong các VBQPPL và không thể xử
phạt cá nhân, tổ chức có hành vi đã được pháp luật miễn trừ như trong các trường hợp:
phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết…quy định tại Điều 11 Luật XLVPHC năm 2012.
Mục đích của nguyên tắc này là phòng ngừa sự tùy tiện trong XPVPHC; đồng thời, đòi
16
hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm thường xuyên bổ sung,
sửa đổi những điểm chưa hợp lý, chưa phù hợp với thực tế để hoàn thiện pháp luật.
Tuy XPVPHC được thực hiện theo trình tự, thủ tục đơn giản, nhanh gọn hơn so
với xử lý tội phạm nhưng để xử phạt được hành vi VPHC, Luật XLVPHC năm 2012
yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện XPVPHC phải chứng minh
được VPHC, tức phải chứng minh được các yếu tố cấu thành VPHC, nguyên tắc này sẽ
tăng tính trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền, hạn chế sự lạm quyền và lộng
quyền của các chủ thể khi thực thi công vụ, đồng thời pháp luật hành chính cũng cho
phép “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp
pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính” nhằm đảm bảo sự khách quan trong
XPVPHC và quyền của cá nhân, tổ chức vi phạm. Tuy nhiên trong thực tế nhiều trường
hợp người thi hành công vụ do chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho
việc thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh vi phạm, nên nhiều trường hợp có hành
vi VPHC nhưng cơ quan có thẩm quyền không thể xử lý chủ thể vi phạm.
“Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức
bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự nghiêm
minh của pháp luật, nâng cao hiệu quả phòng ngừa vi phạm vì đối với một tổ chức khi
đã thực hiện hành vi vi phạm là “nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo
sự chỉ đạo” điều đó chứng minh vi phạm là có hệ thống, tổ chức và tính chất, hậu quả,
tác hại đối với xã hội sẽ cao hơn do đó phải chịu mức phạt tiền cao gấp hai lần mức phạt
đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm.
1.1.2.4 Căn cứ xử phạt vi phạm hành chính
- Căn cứ vào cơ sở pháp lý, là cần phải xác định hành vi VPHC đã vi phạm vào
quan hệ xã hội nào, được VBQPPL nào quy định, bảo vệ, hành vi đó thuộc thẩm quyền
xử lý của cơ quan nào.
- Căn cứ vào thực tế vi phạm của chủ thể như:
Tính chất, mức độ của hành vi vi phạm là cần làm rõ khi thực hiện hành vi VPHC
chủ thể đó có nhận thức như thế nào, mục đích thực hiện hành vi, tính chuyên nghiệp,
17
trong nhiều trường hợp cần phải xác định mức độ hành vi vi phạm để quyết định mức
phạt như: “Hành vi vi phạm khác trong quan hệ với khách hàng, người tiêu dùng” quy
định tại Điều 80 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP thì mức phạt được tăng lên theo giá trị
hàng hóa, dịch vụ giao dịch, nếu hàng hoá, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 5.000.000
đồng, thì mức phạt sẽ là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000
đồng (khoản 1); nhưng đối với hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 5.000.000 đồng
đến dưới 20.000.000 đồng thì mức phạt sẽ từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 (khoản 2)…
Hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, khi xác định hậu quả cần dựa trên thực tế là
hậu quả đã xảy ra hoặc có thể sẽ xảy ra, chứ không thể dựa vào “suy đoán”, “diễn giải”
tuỳ tiện của người áp dụng pháp luật, trong thực tế nhiều trường hợp hậu quả VPHC
phải được thể hiện bằng những số liệu cụ thể, qua những phương pháp cụ thể thì mới
đưa vào làm căn cứ XPVPHC, như các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Đối tượng vi phạm, làm rõ nhân thân lai lịch, quá trình vi phạm của đối tượng,
mối quan hệ của các đối tượng với nhau trong vụ việc (đối với trường hợp nhiều người
cùng thực hiện hành vi vi phạm), ví dụ như: “cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành
chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày
chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc
kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành
chính đã bị xử lý”15
thì bị xem là tái phạm là tình tiết tăng nặng trong XPVPHC.
Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng là căn cứ quyết định hình thức, mức xử
phạt cụ thể trong khung xử phạt, do đó cần xem xét một cách cẩn trọng và chỉ những
tình tiết nào được quy định trong VBQPPL mới được xem là tình tiết tăng nặng hoặc
giảm nhẹ, tránh việc áp dụng một cách tràn lan không có căn cứ.
1.1.2.5 Đối tượng xử phạt vi phạm hành chính
Đối tượng bị XPVPHC là chủ thể VPHC là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách
nhiệm hành chính theo quy định pháp luật hành chính cụ thể (xem bảng 1.2).
15
khoản 5 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012.
18
1.2 Khái niệm và các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính
1.2.1 Khái niệm biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính
Pháp luật không đưa ra khái niệm BPBĐ, cũng như BPBĐ trong XPVPHC. Theo
Từ điển tiếng Việt thì: Biện pháp là “cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”16
;
Bảo đảm là “làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì
cần thiết”17
. Như vậy có thể hiểu “biện pháp bảo đảm là cách giải quyết một vấn đề và
bằng cách đó thì chắc chắn sẽ thực hiện được”.
Liên quan đến khái niệm BPBĐ có nhiều đề tài khoa học, giáo trình ghi nhận với
nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, chẳng hạn như trong Giáo trình pháp luật về hợp đồng
và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh18
không đưa ra định nghĩa thế nào là BPBĐ, tuy nhiên Giáo trình cũng chỉ ra các
đặc điểm của BPBĐ thực hiện nghĩa vụ đó là: Nó sinh ra để phục vụ cho thực hiện nghĩa
vụ; BPBĐ là cần thiết khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình;
BPBĐ nhằm bổ sung cho nghĩa vụ chính, nhằm hướng tới thực hiện nghĩa vụ chính, nên
khi nghĩa vụ chính chấm dứt thì BPBĐ trở nên không cần thiết, do đó khi nghĩa vụ được
bảo đảm chấm dứt, BPBĐ cũng chấm dứt.19
Hoặc trong luận văn “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự” của tác giả Phan
Huy Hiếu trên cơ sở phân tích các VBQPPL và đề tài khoa học, tác giả đã đưa ra khái
niệm “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý được Chấp hành
viên áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc
thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm
thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều
kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại,
thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án, làm cơ sở cho việc áp dụng
16
Bộ Công an (2005), Từ điển bách khoa Công an Nhân dân Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội 2005 (trang 100).
17
Ngọc Lương (2011), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản thanh niên. (trang 41).
18
Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, NXB Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (tái bản lần thứ 1 có bổ sung).
19
Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, NXB Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (trang 267, 268).
19
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không
tự nguyện thi hành án”20
.
Từ những quan điểm về BPBĐ nêu trên, có thể thấy BPBĐ có những điểm cơ
bản như sau: Đối tượng bị áp dụng BPBĐ là tài sản; mục đích của việc áp dụng BPBĐ
là nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của đương sự; những tài sản dùng làm
bảo đảm có thể được dùng vào việc thực hiện nghĩa vụ của đương sự.
Như vậy có thể hiểu “BPBĐ trong XPVPHC là biện pháp pháp lý được người có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng theo một trình tự, thủ tục quy định
nhằm hạn chế quyền của chủ thể VPHC đối với tang vật, phương tiện VPHC, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề và nhằm bảo đảm các QĐXPVPHC của cơ quan QLNN đối với
chủ thể VPHC được thực hiện trên thực tế.”
1.2.2 Các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính
1.2.2.1 Biện pháp đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ
tục hành chính
Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là
việc chủ thể VPHC trong trường hợp bị tạm giữ phương tiện giao thông để bảo đảm thi
hành QĐXPVPHC đặt một số tiền nhất định để được giữ phương tiện giao thông dưới
sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Đây là biện pháp thay thế cho BPBĐ thi hành QĐXPVPHC được cơ quan có
thẩm quyền áp dụng đối với phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
để bảo đảm thi hành QĐXPVPHC với những điều kiện cụ thể được quy định tại khoản
10 Điều 125 Luật XLVPHC năm 2012 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 15 Nghị định
115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện
QĐ XPVPHC của chủ thể vi phạm hành chính.
20
Phan Huy Hiếu (2012), “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội (trang
4).
20
Về điều kiện: Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 115/2013/NĐ-CP:
Điều kiện về nhân thân chủ thể VPHC: Nếu là cá nhân vi phạm phải chứng minh
được là có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng hoặc có nơi công tác; nếu là tổ chức phải có địa chỉ
hoạt động cụ thể và có xác nhận của UBND cấp xã nơi tổ chức đó có địa chỉ hoạt động.
Điều kiện về cơ sở vật chất: chủ thể VPHC phải chứng minh được có nơi giữ,
bảo quản phương tiện đáp ứng các điều kiện về môi trường, đảm bảo an toàn về phòng
cháy, chữa cháy như: nơi giữ phương tiện phải cách xa nguồn nhiệt, có phương tiện,
trang thiết bị phòng cháy, có mái che đảm bảo chống nắng, chống mưa cho phương tiện;
có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh. Tuy nhiên trong thực tế việc xác định điều kiện
về môi trường, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy của nơi giữ, bảo quản chỉ là nhận
xét đánh giá chủ quan của cơ quan QLNN có thẩm quyền vì pháp luật chưa quy định cơ
quan tổ chức nào xác nhận việc này nên dễ bị lạm dụng trong việc quyết định cho hay
không cho đặt tiền để bảo lãnh phương tiện vi phạm.
Điều kiện về phương tiện: chỉ được đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị
tạm giữ theo thủ tục hành chính khi phương tiện bị tạm giữ không phải là:“a) Phương
tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự; b) Phương tiện giao
thông đang được đăng ký giao dịch bảo đảm; c) Phương tiện giao thông được sử dụng
để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây
tai nạn giao thông; d) Giấy đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;đ) Biển kiểm soát
giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.”
Tuy nhiên khi được giữ phương tiện thì chủ thể vi phạm vẫn bị hạn chế một số
quyền đối với phương tiện như: không được phép lưu hành, không được phép thay đổi
vị trí tạm giữ nếu chưa được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chịu sự
giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan cho phép việc đặt tiền để bảo
lãnh và UBND cấp xã nơi đang có phương tiện do tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo
quản) và chịu trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát liên quan đến phương tiện trong
thời gian được giữ phương tiện giao thông.
21
Về thẩm quyền: Pháp luật quy định “Người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện
giao thông vi phạm hành chính có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân đặt tiền
bảo lãnh phương tiện giao thông đó”, vì đây là biện pháp thay thế BPBĐ có điều kiện
nên phải thận trọng xem xét các điều kiện cụ thể trước khi quyết định, do đó pháp luật
quy định chỉ những người có chức vụ nhất định trong các cơ quan QLNN như chủ tịch
UBND cấp xã; Trưởng Công an cấp xã; Đội trưởng trong Công an nhân dân (quy định
Chương II, phần thứ 2, Luật XLVPHC năm 2012) mới có quyền quyết định cho tổ chức,
cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông.
Về thủ tục: Việc đặt tiền để bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ
tục hành chính phải bằng biên bản và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và
người có thẩm quyền tạm giữ, trong biên bản giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi
phạm giữ, bảo quản phải ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn
hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có); Việc đặt tiền bảo
lãnh và trả lại số tiền đó cũng phải được lập biên bản. Các biên bản như: Biên bản giao
phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản và biên bản đặt tiền bảo lãnh,
trả tiền bảo lãnh đều được lập thành hai bản, tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh và người
có thẩm quyền tạm giữ phương tiện mỗi bên giữ một bản. Đây là cơ sở quan trọng làm
căn cứ để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát việc bảo quản phương tiện
VPHC của chủ thể VPHC và cũng là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép chủ thể vi phạm có được tiếp tục tạm giữ phương tiện hay huỷ bỏ biện pháp này
và chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ theo quy định.
Về mức tiền đặt bảo lãnh: Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt
tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm, nếu vi phạm nhiều hành vi thì
mức tiền đặt bảo lãnh bẳng tổng mức phạt cao nhất của các hành vi vi phạm. Pháp luật
chỉ quy định mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất chứ không quy định cao nhất do đó căn cứ
vào tình hình thực tế, tính chất vụ việc mà người có thẩm quyền quyết định mức tiền cụ
thể, tuy nhiên trong thực tế mức tiền đặt bảo lãnh bằng với mức tiền phạt tối đa của
khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của chủ thể
vi phạm và cơ quan QLNN.
22
Xử lý tiền đặt bảo lãnh: Đặt tiền để bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ
theo thủ tục hành chính mục đích để bảo đảm thi hành QĐXPVPHC do đó khi tổ chức,
cá nhân vi phạm đã chấp hành xong QĐXPVPHC thì tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho
tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh; trong trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác thi hành
quyết định xử phạt đúng thời hạn quy định thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết
thời hạn thi hành quyết định xử phạt thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành số tiền
xử phạt; trường hợp tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì phần còn lại của số tiền
đặt bảo lãnh sau khi trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh.
1.2.2.2 Biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tang vật được hiểu là vật cụ thể (đồ vật, tiền bạc, hàng hoá …) chứng tỏ có quan
hệ hoạt động phạm pháp21
. Theo khoản 10, khoản 11 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-
CP giải thích “Tang vật” gồm vật, tiền, giấy tờ, hàng hóa thành phẩm hoặc chưa thành
phẩm có liên quan trực tiếp đến VPHC; “Phương tiện vi phạm” gồm phương tiện vận
tải, công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để thực hiện VPHC. Như vậy có thể
hiểu “tang vật, phương tiện VPHC là vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực
tiếp đến VPHC”.
Qua phân tích tang vật, phương tiện VPHC và khái niệm BPBD theo tác giả “Biện
pháp tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC để bảo đảm thi hành QĐXPVPHC là việc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC theo một
trình tự, thủ tục pháp luật quy định nhằm hạn chế quyền của chủ thể VPHC đối với tài
sản, hàng hoá, phương tiện có liên quan và nhằm bảo đảm các quyết định xử phạt của
cơ quan QLNN được thực hiện trên thực tế”.
Đối tượng của biện pháp này là các tang vật, phương tiện có liên quan đến VPHC,
có thể là đối tượng tác động của chủ thể VPHC; phương tiện để chủ thể dùng để thực
hiện hành vi VPHC, do đó không thể tạm giữ các tài sản, hàng hoá, phương tiện của chủ
thể VPHC nếu không chứng minh được tài sản, phương tiện đó có liên quan đến VPHC.
21
Bộ Công an (2005), Từ điển bách khoa Công an Nhân dân, NXB CAND, Hà Nội 2005 (trang 1056).
23
Về thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC: Như đã phân tích ở phần
1.1.1 của luận văn VPHC là loại vi phạm phổ biến, do đó pháp luật hành chính giao
thẩm quyền XPVPHC rộng, tuy nhiên thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC
thì pháp luật hạn chế hơn, theo quy định “Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử
phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ
hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi
phạm hành chính”22
như vậy chỉ những người có chức vụ nhất định trong các cơ quan
QLNN như: Chủ tịch UBND cấp xã; Trưởng Công an cấp xã, Đội trưởng trong Công
an nhân dân… (quy định tại Chương II, phần thứ hai Luật XLVPHC năm 2012) mới
được tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC. Tuy nhiên “Trong trường hợp chỉ áp dụng
hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức VPHC thì người có thẩm quyền xử phạt có
quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép
lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện
cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ
chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ
tang vật, phương tiện VPHC”23
, như vậy về thẩm quyền có sự không thống nhất và trong
thực tế các cơ quan QLNN thường áp dụng thẩm quyền tạm giữ phương tiện theo quy
định tại Chương II, Phần thứ hai để ngăn ngừa việc lạm quyền của cán bộ thi hành công vụ.
Về thủ tục: Việc tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC phải tuân theo trình tự,
thủ tục là người có thẩm quyền phải ban hành quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện
VPHC; việc tạm giữ phải thể hiện bằng biên bản cụ thể và phải có chữ ký của tổ chức,
cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ, trong biên bản tạm giữ tang vật,
phương tiện phải ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất
xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có), nếu “tang vật, phương tiện
vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu
người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại
22
Khoản 3 Điều 125 Luật XLVPHC năm 2012.
23
Khoản 6 Điều 125 Luật XLVPHC năm 2012.
24
diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến”. Quyết định và biên bản
được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC để bảo đảm thi hành QĐXPVPHC:
việc tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC để bảo đảm thi hành QĐXPVPHC không xác
định thời gian kết thúc mà chỉ xác định thời gian bắt đầu áp dụng biện pháp tạm giữ.
Về việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ: Vì đây là
BPBĐ thi hành quyết định XPVPHC nên ngay sau khi chủ thể VPHC chấp hành quyết
định XPVPHC thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả ngay tang vật, phương tiện
cho chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng hợp pháp hoặc trong trường hợp được nộp tiền
phạt nhiều lần ( Điều 79 Luật XLVPHC năm 2012), thì ngay khi đóng tiền phạt lần đầu
“thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ” ( khoản 2 Điều 125).
Riêng đối với tang vật là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết
định tạm giữ phải tổ chức bán ngay theo giá thị trường, số tiền bán đấu giá được gửi vào
kho bạc Nhà nước sau khi chủ thể vi phạm chấp hành QĐXPVPHC thì cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phải trả lại số tiền đã bán hàng hoá, vật phẩm tạm giữ đó cho chủ
thể vi phạm, người quản lý, sở hữu hợp pháp.
1.2.2.3. Biện pháp tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012 thì “Giấy phép,
chứng chỉ hành nghề là giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá
nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động,
hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không
bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân người được
cấp không có mục đích cho phép hành nghề”.
Giấy phép là loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân,
tổ chức là điều kiện để cho phép họ tiến hành một công việc hay nghề nghiệp nhất định.
Chứng chỉ hành nghề là loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá
nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp để hoạt động trong một
ngành nghề. Như vậy giấy phép, chứng chỉ hành nghề là một trong những điều kiện bắt
25
buộc đối với cá nhân, tổ chức phải có, phải đáp ứng khi tiến hành công việc hay nghề
nghiệp (kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện), như:
giấy phép lái xe, bằng lái xe; chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế,…theo
thống kê, hiện nay có đến 30 ngành nghề kinh doanh, dịch vụ phải có chứng chỉ hành
nghề24
; 243 ngành nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện25
…
Qua phân tích như trên có thể hiểu “Biện pháp tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành
nghề để bảo đảm thi hành QĐXPVPHC là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề của chủ thể vi phạm hành chính theo một
trình tự, thủ tục pháp luật quy định nhằm bảo đảm các quyết định xử phạt của cơ quan
QLNN được thực hiện trên thực tế”.
Về thẩm quyền, thủ tục tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề: Như thẩm
quyền tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC đã được phân tích tại mục 1.2.2.2.
Về xử lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề: Vì đây là BPBĐ thi hành
QĐXPVPHC nên ngay sau khi chủ thể VPHC chấp hành QĐXPVPHC thì cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phải trả ngay giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc trong trường
hợp được nộp tiền phạt nhiều lần (theo Điều 79 Luật XLVPHC năm 2012) thì ngay khi
đóng tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Điểm khác biệt giữa tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tạm giữ tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính là việc tạm giữ giấy phép chứng chỉ hành nghề không
làm mất quyền sử dụng của chủ thể đối với các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề
được cơ quan nhà nước cấp cho chủ thể đó, ví dụ tạm giữ giấy phép lái xe nhưng người
lái xe đó vẫn được quyền điều khiển phương tiện trong thời gian bị cơ quan nhà nước
tạm giữ giấy phép lái xe, đây là một hạn chế của pháp luật mà người vi phạm lợi dụng
để kéo dài thời gian chấp hành quyết định xử phạt, ảnh hưởng sự nghiêm minh của pháp
luật, hơn nữa hiện nay việc theo dõi cấp, quản lý một số loại giấy phép như: Giấy phép
lái xe, giấy đăng ký phương tiện… chưa chặt chẽ, còn đơn giản, từ thực tế trên dẫn đến
24
Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM (2019), Danh sách ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề khi đăng ký kinh doanh,
https://giayphepkinhdoanh.vn/danh-sach-nganh-nghe-yeu-cau-chung-chi/ (truy cập ngày 11/9/2019).
25
Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện của Luật đầu tư.
26
nhiều trường hợp chủ thể VPHC không chấp hành QĐXPVPHC (chấp nhận bỏ các loại
giấy phép bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định) nhưng cơ quan QLNN chưa có
biện pháp xử lý các loại giấy tờ này, nên tồn đọng nhiều.
1.3 Vi phạm hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế và sự cần
thiết phải áp dụng biện pháp bảo đảm
1.3.1 Khái niệm, vi phạm hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế
1.3.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu XPVPHC lĩnh vực QLNN về
kinh tế do đó tác giả làm rõ khái niệm, đối tượng của QLNN về kinh tế. Theo Giáo trình
QLNN về kinh tế của trường Đại học kinh tế Quốc dân năm 1999 “QLNN về kinh tế là
sự QLNN (gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp) đối với toàn bộ nền kinh tế quốc
dân bằng quyền lực nhà nước thông qua cơ chế quản lý kinh tế nhằm đảm bảo tốc độ
tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân”26
, theo Giáo trình thì QLNN về
kinh tế có 3 đặc điểm đó là: QLNN về kinh tế là quản lý vĩ mô nền kinh tế; QLNN về
kinh tế mang tính quyền lực của Nhà nước; QLNN về kinh tế nhằm mục tiêu phát triển
lấy hiệu quả kinh tế - xã hội là chính.
Theo tài liệu QLNN về kinh tế do Phan Huy Đường (chủ biên) nêu khái niệm
“QLNN về kinh tế là sự tác động có tổ chức, có mục đích của Nhà nước lên các hoạt
động kinh tế (đối tượng và khách thể của hoạt động kinh tế) để sử dụng có hiệu quả các
tiềm năng, nguồn lực, các cơ hội nhằm đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài của nền
kinh tế - xã hội”27
. Thực chất của QLNN về kinh tế là kết hợp được mọi tổ chức, con
người và sử dụng tốt mọi nguồn lực để đạt được những mục tiêu kinh tế đã đề ra.
Cũng tiếp cận khái niệm QLNN về kinh tế nhưng theo góc độ chính trị học, trong
Giáo trình Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước của Học viện chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh thì “QLNN về kinh tế là sự tác động của cơ quan QLNN có thẩm
26
Mai Văn Bưu và Phan Kim Chiến (1999), Giáo trình quản lý kinh tế Trường đại học kinh tế quốc dân, NXB khoa
học kỹ thuật 1999 (trang 38-40).
27
Phan Huy Đường (2017), Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội (trang 67).
27
quyền vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”28
, theo
Giáo trình thì QLNN về kinh tế có 3 đặc điểm đó là: Chủ thể của hoạt động QLNN về
kinh tế là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp); khách
thể của QLNN về kinh tế là các hoạt động kinh tế; hoạt động QLNN về kinh tế bao giờ
cũng hướng đến những mục tiêu nhất định.
Qua phân tích hai khái niệm QLNN về kinh tế, có thể đưa ra khái niệm “QLNN
về kinh tế là sự tác động của cơ quan QLNN có thẩm quyền (gồm cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp) vào hoạt động của nền kinh tế quốc dân, nhằm phát huy có hiệu quả
các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước và đảm bảo tốc độ tăng trưởng, phát triển bền
vững của nền kinh tế quốc dân”. QLNN về kinh tế có những đặc điểm:
Chủ thể QLNN về kinh tế là các cơ quan QLNN bao gồm các cơ quan lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Cơ quan lập pháp có nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật tạo
cơ sở pháp lý công bằng, minh bạch và tổ chức giám sát việc thực hiện các văn bản pháp
luật đã ban hành; cơ quan hành pháp có trách nhiệm áp dụng pháp luật thông qua hệ
thống các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức giúp cho các đơn vị, tổ chức
kinh tế thực hiện pháp luật được đúng đắn; cơ quan tư pháp có trách nhiệm bảo vệ các
quy định của pháp luật được thực thi nghiêm túc, đồng thời xử lý nghiêm minh các hành
vi vi phạm theo quy định.
Đối tượng của QLNN về kinh tế là toàn bộ hoạt động nền kinh tế quốc dân, với
chủ trương đa dạng hình thức sở hữu, phát huy tối đa các nguồn lực xã hội trong phát
triển kinh tế của Đảng, Nhà nước ta, do đó đối tượng của QLNN về kinh tế cũng rất đa
dạng, gồm các doanh nghiệp; hợp tác xã; hộ kinh doanh; trang trại trong nông nghiệp,
trong đó doanh nghiệp là chủ thể quan trọng nhất, bao gồm các loại hình như doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…
Mục đích QLNN về kinh tế: Nhà nước thông quan hệ thống các nguyên tắc, hình
thức và phương pháp phù hợp với từng giai đoạn cụ thể để quản lý kinh tế nhằm phát
28
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, Nhà xuất
bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2018 (trang 190).
28
huy có hiệu quả tiềm lực trong nước và nước ngoài vào phát triển kinh tế, để đạt được
các mục tiêu, chỉ tiêu nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.
1.3.1.2 Vi phạm hành chính phổ biến trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế
- Khái niệm vi phạm hành chính về QLNN trong lĩnh vực kinh tế
Trong các VBQPPL, cũng như Giáo trình luật hành chính, kinh tế chưa đề ra khái
niệm vi phạm pháp luật trong lĩnh vực QLNN về kinh tế, tuy nhiên từ những phân tích
khái niệm VPHC tại mục 1.1.1 và khái niệm QLNN về kinh tế tại mục 1.3.1.1 có thể
hiểu “Vi phạm hành chính về QLNN trong lĩnh vực kinh tế là hành vi do cá nhân, tổ
chức có năng lực pháp luật hành chính, thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các
quy định của pháp luật hành chính về trật tự quản lý kinh tế làm ảnh hưởng hoặc có khả
năng gây ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân
và theo quy định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”
Đặc điểm của vi phạm hành chính về QLNN trong lĩnh vực kinh tế ngoài đặc
điểm VPHC như đã phân tích tại mục 1.1.1.2 thì vi phạm hành chính trong QLNN về
kinh tế còn có những đặc điểm: (a) chủ thể vi phạm đa số là người có kiến thức về pháp
luật, kinh doanh, có điều kiện về kinh tế do đó thường lợi dụng những sơ hở của pháp
luật để vi phạm, (b) về địa bàn thực hiện hành vi vi phạm, trong thời đại ngày nay việc
ứng dụng công nghệ thông tin để giao dịch, hơn nữa với sự thuận lợi của các hình thức
giao thông nên địa bàn hoạt động thường có phạm vi liên quan nhiều tỉnh, thành phố
gây khó khăn cho việc kiểm tra, thu thập tài liệu chứng minh hành vi vi phạm trong quá
trình xử lý chủ thể vi phạm, (c) mục đích của của vi phạm là vì lợi nhuận, vì “bản chất
của doanh nghiệp sinh ra là để kinh doanh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ quyết
định sự tồn tại của một doanh nghiệp trong nền kinh tế”29
do đó trong quá trình thực
hiện hành vi vi phạm các chủ thể cũng tính đến lợi ích, trong nhiều trường hợp chủ thể
sẵn sàng vi phạm pháp luật vì lợi nhuận. Các hành vi vi phạm phổ biến trong QLNN về
kinh tế có thể chia ra các lĩnh vực như sau:
29
Trần Huỳnh Thanh Nghị (2019), Giáo trình Luật doanh nghiệp trường Đại học kinh tế TPHCM, NXB Lao động
(trang 1).
29
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: đánh giá tình hình vi
phạm pháp luật lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo Thứ trưởng Bộ Công an thì “Trong
những năm gần đây, tình hình tội phạm, vi phạm về môi trường có những diễn biến phức
tạp. Trên thế giới đã biểu hiện rõ hiện tượng dịch chuyển ô nhiễm xuyên biên giới từ
các nước phát triển sang các nước đang và kém phát triển, thông qua các hoạt động
đầu tư, chuyển giao công nghệ, xuất nhập khẩu... Thậm chí, một số nước còn sử dụng
tội phạm môi trường như một công cụ để tấn công phá hoại nền kinh tế nước khác”30
,
hoặc thiếu tướng Nhữ Thị Minh Nguyệt, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường - Bộ
Công an cho biết: “Tình hình phạm tội, vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên và
an toàn thực phẩm ngày càng phức tạp. Thủ đoạn, hành vi của loại tội phạm này ngày
càng tinh vi nhằm qua mặt lực lượng chức năng. Lĩnh vực vi phạm lại đa dạng và rộng
khắp trong cả nước”31
. Những hành vi vi phạm phổ biến là: Trong sản xuất công nghiệp
thì nhiều nhà đầu tư không chú trọng việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu
chuẩn hoặc có hệ thống xử lý chất thải, nhưng không vận hành hoặc vận hành không
đúng thiết kế xử lý không hết chất thải; Trong kinh doanh, nhập khẩu là nhập khẩu trái
phép chất thải vào nước ta dưới hình thức nguyên liệu sản xuất, thiết bị công nghệ lạc
hậu, với thủ đoạn như “tạm nhập, tái xuất”; Trong khai thác tài nguyên, khoáng sản thì
nạn chặt phá rừng ở nhiều nơi diễn ra rất bức xúc, đặc biệt là chặt phá các khu rừng
nguyên sinh, rừng phòng hộ…Tại các khu vực khai thác khoáng sản, do sử dụng hoá
chất như thuỷ ngân, kim loại nặng, nên nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu bị ô nhiễm, tình
trạng săn bắn, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã, quý hiếm diễn ra công khai ở
nhiều nơi; Trong làng nghề, hầu hết do quy mô sản xuất nhỏ lẻ ở hộ gia đình, trình độ
sản xuất thủ công theo kinh nghiệm, công nghệ thô sơ dẫn đến môi trường ô nhiễm.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng hoá: vi phạm
phổ biến là buôn lậu, trốn thuế, xâm phạm sở hữu trí tuệ, sản xuất và buôn bán hàng giả,
30
Phạm Quý Ngọ - Thứ Trưởng Bộ Công an, Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường, Tài liệu hội nghị tổng kết công tác năm 2010.
31
Hoàng Thường Hiếu (4/4/2019), Tập trung phòng chống tội phạm về môi trường, Báo Nhân dân online,
https://www.nhandan.com.vn/bandoc/item/39734002-tap-trung-phong-chong-toi-pham-ve-moi-truong.html (truy cập
25/8/2019)
30
hàng cấm có sự phối hợp giữa các đối tượng trong và ngoài nước; lợi dụng khoa học
công nghệ nhiều chủ thể vi phạm thông qua thành lập các trang thông tin điện tử để hoạt
động mua bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không đạt chất lượng quy định.Trong lĩnh
vực thuế, nổi lên là hành vi trốn thuế thông qua việc mua bán không xuất hoá đơn; mua
bán hóa đơn giá trị gia tăng.
Vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xã hội: Đây là hành vi vi phạm “trạng thái
xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp
luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định”32
, là lĩnh vực rất rộng nên
hành vi vi phạm rất đa dạng như: vận chuyển hàng hoá vượt tải trọng, số lượng người
được phép chở; sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn; đón, trả khách không đúng
nơi quy định; không chấp hành các quy định về quản lý nhân khẩu lưu trú, quy định về
phòng cháy chữa cháy; sử dụng lao động nhưng không ký kết hợp đồng lao động.
1.3.2. Khái niệm và sự cần thiết áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi
phạm hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế
1.3.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước
về kinh tế
- Như các phân tích ở mục 1.1.2.1 có thể hiểu “XPVPHC trong lĩnh vực QLNN
về kinh tế là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào quy định của pháp luật
áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với chủ thể có hành vi
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực QLNN về kinh tế”. Đặc điểm XPVPHC trong lĩnh vực
QLNN về kinh tế, ngoài có các đặc điểm như đã phân tích tại mục 1.2.1.2 của luận văn
thì XPVPHC trong lĩnh vực QLNN về kinh tế còn có những đặc điểm riêng cụ thể:
Thứ nhất, XPVPHC đối với các chủ thể vi phạm trong lĩnh vực QLNN về kinh
tế ít nhiều tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của chủ thể vi phạm, ảnh hưởng
đến thương hiệu, uy tín của chủ thể được tạo ra trong thời gian dài, thậm chí ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa bàn, khu vực nhất định do đó quá trình xử
phạt đòi hỏi phải khẩn trương làm rõ các hành vi vi phạm, hậu quả tác hại để áp dụng
32
Bộ Công an (2005), Từ điển bách khoa Công an Nhân dân, NXB CAND, Hà Nội 2005 (trang 1182).
31
các biện pháp xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả, các BPBĐ thi hành quyết
định xử phạt chính xác, nhanh chóng.
Thứ hai, khi ban hành QĐXPVPHC đối với các chủ thể vi phạm trong lĩnh vực
QLNN về kinh tế đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bảo đảm quyết định
được thi hành một cách nhanh chóng và “tự giác” hạn chế thấp nhất các biện pháp cưỡng
chế hành chính vì XPVPHC đối với lĩnh vực QLNN về kinh tế thường có mức phạt và
khắc phục hậu quả gây thiệt hại lớn nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế sẽ gây ảnh
hưởng rất lớn đến trật tự xã hội và người lao động.
Thứ ba, vi phạm trong lĩnh vực QLNN về kinh tế giữa chủ thể vi phạm và cơ
quan nhà nước thường có mối quan hệ nhất định nào đó, vì trước khi hoạt động chủ thể
vi phạm phải thực hiện một số thủ tục hành chính với một số cơ quan QLNN như đăng
ký kinh doanh, thuế, báo cáo đánh giá tác động môi trường…do đó trong quá trình
XPVPHC ít nhiều cũng có tác động đến chủ thể ban hành QĐXPVPHC.
1.3.2.2 Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành
chính lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế
Như đã phân tích mục 1.2.1 của luận văn BPBĐ trong XPVPHC là biện pháp
pháp lý được người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng theo một trình
tự, thủ tục quy định nhằm hạn chế quyền của chủ thể VPHC đối với tang vật, phương
tiện VPHC, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, và nhằm bảo đảm các quyết định xử phạt
của cơ quan QLNN được thực hiện trên thực tế. Trong XPVPHC lĩnh vực QLNN về
quản lý kinh tế phải áp dụng BPBĐ là thật sự cần thiết nhằm bảo đảm các QĐXPVPHC
được thực hiện trên thực tế vì các lẽ sau:
Hành vi vi phạm trong lĩnh vực QLNN về kinh tế thường thông qua việc sản xuất,
kinh doanh; có mối liên hệ với nhiều cơ quan QLNN; hành vi vi phạm thường diễn ra
trên phạm vi, địa bàn rộng nên khi phát hiện vi phạm phải áp dụng ngay biện pháp ngăn
chặn để kịp thời không cho tiếp tục vi phạm, không cho lưu thông tang vật, phương tiện
nhằm hạn chế hậu quả, thiệt hại cho người tiêu dùng, xã hội và là cơ sở để xác minh làm
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx

More Related Content

Similar to Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx

Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1liemphungthanh
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Thực Tiễn Xử Lý Doanh Nghiệp Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hộ
Luận Văn Thực Tiễn Xử Lý Doanh Nghiệp Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã HộLuận Văn Thực Tiễn Xử Lý Doanh Nghiệp Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hộ
Luận Văn Thực Tiễn Xử Lý Doanh Nghiệp Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã HộNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực khối nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi tại B...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực khối nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi tại B...Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực khối nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi tại B...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực khối nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi tại B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo địn...
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo địn...Luận văn: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo địn...
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo địn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài luận văn 2024 Chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực ngành Bảo hiể...
Đề tài luận văn 2024 Chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực ngành Bảo hiể...Đề tài luận văn 2024 Chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực ngành Bảo hiể...
Đề tài luận văn 2024 Chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực ngành Bảo hiể...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx (20)

Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháyLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
 
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1Giao trinh luat hanh chinh 1
Giao trinh luat hanh chinh 1
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...
 
Luận văn: Các biện pháp khuyến khích theo Luật Đầu tư, HAY
Luận văn: Các biện pháp khuyến khích theo Luật Đầu tư, HAYLuận văn: Các biện pháp khuyến khích theo Luật Đầu tư, HAY
Luận văn: Các biện pháp khuyến khích theo Luật Đầu tư, HAY
 
Luận Văn Thực Tiễn Xử Lý Doanh Nghiệp Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hộ
Luận Văn Thực Tiễn Xử Lý Doanh Nghiệp Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã HộLuận Văn Thực Tiễn Xử Lý Doanh Nghiệp Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hộ
Luận Văn Thực Tiễn Xử Lý Doanh Nghiệp Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hộ
 
Luận án: Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất...
Luận án: Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất...Luận án: Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất...
Luận án: Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOTĐề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực khối nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi tại B...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực khối nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi tại B...Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực khối nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi tại B...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực khối nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi tại B...
 
Luận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo địn...
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo địn...Luận văn: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo địn...
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng theo địn...
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Đề tài luận văn 2024 Chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực ngành Bảo hiể...
Đề tài luận văn 2024 Chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực ngành Bảo hiể...Đề tài luận văn 2024 Chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực ngành Bảo hiể...
Đề tài luận văn 2024 Chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực ngành Bảo hiể...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 

Luận Văn Pháp Luật Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính.docx

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN AN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH, TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NINH THUẬN Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ninh Thuận – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN AN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH, TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 GVHD: TS. TRẦN VÂN LONG Ninh Thuận – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các thông tin, số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích, rút ra một cách trung thực, khách quan và có liên hệ với tình hình thực tiễn của Ninh Thuận. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ các luận văn, luận án nào khác. Ninh Thuận, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn An
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ LỤC BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT - ABSTRACT LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH..............................................................................................................................7 1.1 Lý luận chung về biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính ..........7 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu vi phạm hành chính ..........................................7 1.1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính..................................................................7 1.1.1.2 Đặc điểm hành vi vi phạm hành chính ......................................................9 1.1.1.3 Các dấu hiệu vi phạm hành chính............................................................10 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, căn cứ, đối tượng của xử phạt vi phạm hành chính 11 1.1.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính...................................................11 1.1.2.2 Các đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính:.............................................13 1.1.2.3 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính .................................................14 1.1.2.4 Căn cứ xử phạt vi phạm hành chính........................................................16 1.1.2.5 Đối tượng xử phạt vi phạm hành chính ...................................................17 1.2 Khái niệm và các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính ........18 1.2.1 Khái niệm biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính...................18 1.2.2 Các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính. ............................19 1.2.2.1 Biện pháp đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính......................................................................................................19 1.2.2.2 Biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính................22 1.2.2.3. Biện pháp tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề ..............................24 1.3 Vi phạm hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế và sự cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo đảm.................................................................................26
  • 5. 1.3.1 Khái niệm, vi phạm hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế.....26 1.3.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế...................................................26 1.3.1.2 Vi phạm hành chính phổ biến trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế ..........................................................................................................................28 1.3.2. Khái niệm và sự cần thiết áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế............................................................30 1.3.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế .............................................................................................................30 1.3.2.2 Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế.........................................................31 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................32 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN NINH THUẬN...........................................................................................................................33 2.1 Nhận diện những vi phạm hành chính ..................................................................33 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội có liên quan đến vi phạm hành chính ....................33 2.1.2 Những vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế phổ biến 34 2.2 Thực tiễn xử phạt và áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính tại Ninh Thuận ....................................................................................................36 2.2.1 Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính.............................................................36 2.2.1.1 Từ quy định của địa phương và thực tế xử phạt vi phạm hành chính 36 2.2.1.2 Thực tiễn xử phạt trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế................39 2.2.2 Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính và những vướng mắc phát sinh........................................................................................49 2.2.2.1 Quy định pháp luật về trình tự thủ tục áp dụng biện pháp bảo đảm........49 2.2.2.2 Thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính ....................................................................................................................54 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................61 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH............................................................................................................................62 3.1 Dự báo tình hình vi phạm hành chính trong thời gian tới...................................62 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm, nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước.............................................................64 3.2.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm, nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước.........................................................................64
  • 6. 3.2.2 Kiến nghị bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính. ..........................................................................66 3.2.2.1 Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề ..........................................................................66 3.2.2.2 Hoàn thiện các quy định về thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề..................................................................................67 3.2.2.3 Hoàn thiện các quy định về tạm giữ tài sản, giấy tờ dùng làm biện pháp báo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính ........................................................68 3.2.2.4 Hoàn thiện các quy định về nơi tạm giữ tang vật, phương tiện...............68 3.2.2.5 Hoàn thiện quy định về thu phí đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ 70 3.2.2.6 Hoàn thiện các quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề dùng làm biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính 71 3.3 Các giải pháp về tuyên truyền pháp luật, nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả biện pháp bảo đảm.................................................................................................................72 3.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật.........................72 3.3.2 Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...............................................73 3.3.3 Nâng cao năng lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trách nhiệm cán bộ, công chức thi hành công vụ.............................................................................................74 3.3.4 Tăng cường công tác cải cách hành chính, phối hợp của các lực lượng chức năng trong quản lý công tác xử phạt vi phạm hành chính, các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề 75 3.3.5 Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra công tác xử phạt vi phạm hành chính 76 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................77 KẾT LUẬN CHUNG.....................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BPBĐ : Biện pháp bảo đảm Luật XLVPHC : Luật Xử lý vi phạm hành chính QĐXPVPHC : Quyết định xử phạt vi phạm hành chính QLNN : Quản lý nhà nước VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật VPHC : Vi phạm hành chính XPVPHC : Xử phạt vi phạm hành chính UBND : Ủy ban nhân dân
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Quy định về chủ thể của VPHC. Bảng 1.2 Đối tượng xử phạt vi phạm hành chính. Bảng 2.1 Chế độ thu phí trông giữ phương tiện tham gia giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bảng 2.2 Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. Bảng 2.3 Các hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Nghị định 33/2017/NĐ-CP.
  • 9. TÓM TẮT Biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyết định xử phạt, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên pháp luật hiện hành còn có những bất cập nhất định nên hiệu lực, hiệu quả của biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính chưa cao, do đó số trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt còn nhiều. Nghiên cứu, phân tích, so sánh biện pháp bảo đảm của các ngành luật để đưa ra khái niệm biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính, làm rõ đặc điểm, trình tự, thủ tục, sự cần thiết áp dụng biện pháp bảo đảm, những bất cập từ quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng, đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Từ khoá: Biện pháp bảo đảm, Bảo đảm trong xử phạt
  • 10. ABSTRACT Security measures in sanctioning administrative violations contribute to improving the efficiency for the implementation of guaranteed sanctioning decisions. It contributes to improving the efficiency managementing of state and ensuring the strictness of the law. However, the law on this issue still has certain shortcomings, so the measures to ensure the sanctioning of administrative violations have not yet been effective, the effectiveness is not high, so the number of cases of non-compliance with sanctioning decisions remains much. By researching, analyzing and comparing security measures of other law branches, the author has introduced the concept of security measures in sanctioning administrative violations. The author also clarifies the characteristics, order, procedures and the need to apply security measures. Finally, the author points out the inadequacies from applicable laws and practices, offers solutions to improve the law and improve the efficiency of law application. Keywords: Security measures; Guarantee in sanctioning
  • 11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài VPHC diễn ra khá phổ biến trong đời sống xã hội, theo quy luật, điều kiện kinh tế - xã hội càng phát triển thì VPHC càng đa dạng, phức tạp, thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc VPHC gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng như vụ Công ty Vedan xả thải gây thiệt hại 567 tỷ đồng hoặc vụ Công ty Formosa tại Hà Tĩnh xả thải không đúng quy định gây thiệt hại khoảng 0,3% GDP Việt Nam1 . XPVPHC là công việc thường xuyên của các cơ quan QLNN, là cách thức thực hiện quyền lực, nâng cao hiệu quả các biện pháp QLNN, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và pháp chế XHCN, có tác dụng to lớn trong phòng ngừa, đấu tranh với vi phạm pháp luật, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, đảm bảo quyền lực của cơ quan Nhà Nước, Quốc Hội, Chính phủ đã quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và BPBĐ trong XPVPHC nói riêng, đây là một chế định pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ thể vi phạm trong thi hành QĐXPVPHC, việc cơ quan có thẩm quyền xử phạt áp dụng BPBĐ đối với chủ thể VPHC là nhằm bảo đảm các quyết định xử phạt được thực hiện trên thực tế, quy định về các BPBĐ trong pháp luật hành chính là cần thiết và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, của Ninh Thuận nói riêng, vì hiện nay ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận lớn quần chúng Nhân dân còn nhiều hạn chế, nền kinh tế còn sử dụng tiền mặt trong thanh toán là chủ yếu, công tác quản lý cư trú còn nhiều thiếu sót…Quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục áp dụng BPBĐ cơ bản chặt chẽ bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và tính công khai, minh bạch trong hoạt động xử phạt của các cơ quan QLNN, tuy nhiên quá trình thực hiện còn có những bất cập, khó khăn nhất định làm hiệu lực, hiệu quả của BPBĐ trong XPVPHC chưa cao, do đó số trường hợp không chấp hành QĐXPVPHC của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chiếm tỷ lệ khá cao, theo Báo của Bộ Tư pháp số trong thời gian từ năm 2015 đến tháng 6/2017 là đã ban hành 28.895.834 quyết định 1 https://baomoi.com/su-co-moi-truong-formosa-gay-thiet-hai-0-3-gdp-cua-viet-nam/c/21194119.epi (truy cập ngày 30/7/2019)
  • 12. 2 xử phạt hành chính, số quyết định đã thi hành là 25.608.822 chiếm 88,62 %, số quyết định chưa thi hành xong và phải áp dụng biện pháp cưỡng chế là 1.517.534 chiếm 5,25%2 . Để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, Ninh Thuận đã có nhiều biện pháp tăng cường QLNN, trong đó có công tác XPVPHC, việc thực hiện XPVPHC chấp hành nghiêm các quy định của của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thực tế quá trình áp dụng pháp luật cũng gặp những khó khăn nhất định xuất phát từ các quy định của pháp luật và từ tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, theo Báo cáo của Công an tỉnh3 thì tổng số quyết định xử phạt do lực lượng Công an Ninh Thuận đã ban hành là 128.236, trong đó đã thi hành quyết định là 127.374, số trường hợp chưa chấp hành quyết định xử phạt là 4.616 chiếm 3,59%, trong số các trường hợp chưa chấp hành quyết đinh XPVPHC có rất nhiều trường hợp đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng BPBĐ (trong phạm vi thời gian nghiên cứu có 1.375 trường hợp), nhưng các cơ quan QLNN có thẩm quyền không biện pháp hữu hiệu để xử lý dứt điểm các trường hợp này, từ đó làm giảm uy tín của cơ quan QLNN, sự nghiêm minh của pháp luật, sự công bằng xã hội. Những tồn tại, hạn chế nêu trên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: các quy định pháp luật hiện hành về áp dụng các BPBĐ còn có những bất cập, chưa đầy đủ, toàn diện về thẩm quyền, thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện; quy định về điều kiện, tiêu chí của nơi tạm giữ tang vật, phương tiện chưa sát với thực tế; thiếu các BPBĐ dựa trên những ứng dụng kỹ thuật phù hợp với thời đại công nghệ thông tin; chưa quy định cụ thể việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chủ thể vi phạm cố tình kéo dài hoặc không thực thi QĐXPVPHC…nên chưa giải quyết tất cả các tình huống xảy ra trong thực tế; hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận quần chúng nhân dân, tổ chức chưa cao; cơ quan có thẩm quyền XPVPHC còn thiếu cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực tế, thiếu trang 2 Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo tổng kết thi hành luật xử lý VPHC. 3 Công an Ninh Thuận (2017), Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Luật XLVPHC trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
  • 13. 3 thiết bị phục vụ công tác; việc phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong xử lý vi phạm, quản lý các giấyphép, chứng chỉ hành nghề chưa chặt chẽ; … Xuất phát từ những lý do trên nên tác giả chọn đề tài “Pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính, từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” làm luận văn tốt nghiệp, qua đây hy vọng sẽ góp phần khắc phục khiếm khuyết của quy định pháp luật về việc áp dụng các BPBĐ trong XPVPHC, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, góp phần thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật, hiệu quả các BPBĐ trong XPVPHC. 2. Tình hình nghiên cứu. Liên quan đến đề tài có nhiều công trình nghiên cứu như: Luận văn “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự” của tác giả Phan Huy Hiếu, năm 2012, đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về BPBĐ thi hành án dân sự như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở lý luận, pháp luật của BPBĐ thi hành án dân sự. Phân tích, đánh giá những quy định của Luật Thi hành án dân sự về BPBĐ thi hành án dân sự. Khảo sát tình hình thực hiện các BPBĐ thi hành án dân sự trong thực tiễn hiện nay. Tìm ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật về BPBĐ thi hành án dân sự.4 Luận văn “Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Kim Nguyên, năm 2014, đã phân tích về thực trạng của pháp luật các biện pháp cưỡng chế tại Việt Nam. Luận văn gồm có 3 chương, có so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể đưa vào áp dụng tại Việt Nam, luận văn đi sâu phân tích chi tiết thực trạng việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế tại một số tỉnh, thành trên cả nước để rút ra những nguyên nhân gây nên tình trạng nợ đọng thuế hiện nay. Luận văn đã bước đầu xây dựng cơ sở lý luận về quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế và đưa ra một số đánh giá về thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ 4 Phan Huy Hiếu (2012), “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • 14. 4 nộp thuế ở nước ta, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng và giải pháp hoàn thiện bộ phận pháp luật này ở nước ta5 . Luận án “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Đinh Phan Quỳnh, năm 2018, Luận án gồm 4 chương: Chương 1 tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài; trên cơ sở đó, chỉ ra những nội dung mà luận án có thể tiếp thu cũng như những vấn đề và luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ; Chương 2 tiếp cận các nghiên cứu lý luận về xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, xây dựng khái niệm và chỉ ra các đặc điểm của xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay. Luận án đã tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách có hệ thống như: Nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý..., Chương 3 thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phân tích và chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cũng như chỉ ra nguyên nhân, để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị; Chương 4 Phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực này; luận án đưa ra các giải pháp, nhóm giải pháp (từ những giải pháp mang tính khái quát đến những giải pháp cụ thể) nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, với mong muốn xây dựng một xã hội giao thông an toàn, văn minh, thân thiện; góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước6 . Tuy nhiên các đề tài trên chưa đi sâu vào nghiên cứu các BPBĐ trong XPVPHC, nhất là trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do đó tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính, từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” để nghiên cứu, làm rõ thêm quy định của pháp luật và quá trình áp dụng tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 5 Hoàng Thị Kim Nguyên (2014), “Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6 Đinh Phan Quỳnh (2018), “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
  • 15. 5 3. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Lý luận về VPHC, XPVPHC, BPBĐ trong XPVPHC như thế nào; Pháp luật hiện hành quy định như thế nào đối với việc áp dụng, thực hiện các BPBĐ trong XPVPHC (BPBĐ trong XPVPHC là gì; nội dung, trình tự thủ tục, thẩm quyền áp dụng; vai trò của BPBĐ trong XPVPHC, vai trò BPBĐ đối với hiệu lực hiệu quả QLNN). Câu hỏi 2: Thực tiễn áp dụng các BPBĐ trong XPVPHC tại tỉnh Ninh Thuận như thế nào (Những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện các BPBĐ về thủ tục, thẩm quyền, hiệu lực BPBĐ trong việc thi hành quyết định xử phạt...). Câu hỏi 3: Giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật về các BPBĐ trong XPVPHC; mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan QLNN để nâng cao hiệu quả BPBĐ trong XPVPHC. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ các quy định của pháp luật về các BPBĐ trong XPVPHC trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận, so sánh với các ngành luật khác và thực tiễn nhằm xem xét sự phù hợp quy định pháp luật hiện hành với lý luận và điều kiện của Việt Nam. - Đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật về các BPBĐ trong XPVPHC tại Ninh Thuận, qua việc phân tích các vụ việc đã được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng BPBĐ trong XPVPHC. - Đề ra được các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về các BPBĐ; nâng cao hiệu quả hoạt động, quan hệ phối hợp các cơ quan có thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả các BPBĐ trong XPVPHC.
  • 16. 6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quy định của pháp luật về VPHC, XPVPHC, các BPBĐ trong XPVPHC; Thực trạng áp dụng BPBĐ trong XPVPHC, kết quả công tác XPVPHC có áp dụng BPBĐ, những khó khăn, bất cập trong áp dụng BPBĐ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luật XLVPHC năm 2012 và các nghị định về XPVPHC trên các lĩnh vực; Các trường hợp XPVPHC trong lĩnh vực QLNN về kinh tế trên địa bàn Ninh Thuận từ năm 2015 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, so sánh và bình luận để phân tích, đánh giá những điểm hợp lý, chưa hợp lý của các quy định pháp luật hiện hành để đưa ra biện pháp hoàn thiện các BPBĐ. - Phương pháp liệt kê, quy nạp để phân tích số liệu thực trạng áp dụng các BPBĐ trong XPVPHC, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật. 6. Bố cục của luận văn. Luận văn có 03 chương cụ thể Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định pháp luật và sự cần thiết áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính.
  • 17. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 1.1 Lý luận chung về biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu vi phạm hành chính 1.1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính VPHC là loại vi phạm phổ biến diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội (năm 2018 trên địa bàn Ninh Thuận đã xảy ra 18.560 vụ vi phạm hành chính7 ) và liên tục thay đổi theo sự phát triển theo điều kiện kinh tế - xã hội, do đó cần làm rõ khái niệm VPHC, để làm cơ sở tiến hành, áp dụng các biện pháp xử lý và phục vụ nghiên cứu luật pháp. Theo quy định khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012 thì “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về QLNN mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Quy định của Luật XLVPHC xác định VPHC là hành vi “vi phạm quy định của pháp luật về QLNN” là chưa nói lên được chính xác khách thể của VPHC vì “QLNN” là một khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, mục đích của Nhà nước là quản lý xã hội do đó nếu hiểu VPHC là hành vi vi phạm pháp luật về QLNN dễ gây hiểu lầm tất cả các hành vi vi phạm đều là vi phạm hành chính. VPHC là hành vi “mà không phải là tội phạm” việc dùng phương pháp loại trừ không phải là tội phạm là VPHC; việc dùng khái niệm của ngành luật hình sự để giải thích cho ngành luật hành chính là chưa đầy đủ và chưa thể hiện được tính độc lập, tương đối của ngành luật hành chính vì trong thực tế giữa tội phạm và VPHC chỉ là ranh giới rất mong manh, nhiều trường hợp cùng hành vi nhưng lúc này là VPHC, lúc khác là vi phạm hình sự, tuy nhiên để phân biệt giữa tội phạm và VPHC, pháp luật có những 7 Công an tỉnh Ninh Thuận (2018), Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2018.
  • 18. 8 quy định cụ thể dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, hậu quả tác hại do hành vi đó gây ra, có thể gây ra, công cụ phương tiện, thủ đoạn khi thực hiện hành vi vi phạm, ví dụ như “hành vi đánh bạc trái phép” quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, có giá trị dưới 5.000.000đ nếu trước đó chưa bị xử phạt hành chính thì là VPHC, nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian một năm mà tiếp tục vi phạm thì sẽ là tội phạm, nhưng cũng có những hành vi dù có vi phạm với tính chất, mức độ như thế nào thì cũng không bao giờ bị coi là tội phạm như “hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ; hơn nữa việc xem VPHC “không phải là tội phạm” sẽ tạo suy nghĩ không quan trọng, không cần thiết do đó quá trình thu thập tài liệu, cũng cố hồ sơ vi phạm, tuân thủ trình tự, thủ tục của các cơ quan QLNN có thẩm quyền thường chủ quan, xem nhẹ. Liên quan khái niệm VPHC có nhiều tác giả đưa ra những khái niệm khác nhau, chẳng hạn như trong Luận án “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Đinh Phan Quỳnh trên cơ sở phân tích, luận giải những khái niệm VPHC được thể hiện trong một số công trình khoa học, tác giả đồng tình với khái niệm VPHC được trình bày trong Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do Nguyễn Cửu Việt chủ biên:“Vi phạm hành chính là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự QLNN và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự
  • 19. 9 do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính”8 . Theo Giáo trình Luật hành chính, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, qua phân tích các định nghĩa về VPHC trong các VBQPPL của quá trình hình thành, phát triển ngành luật hành chính từ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 đến Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002, tập thể tác giả đã thống nhất nhận định “tuy có sự khác nhau về các diễn đạt, các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất với nhau về những dấu hiệu bản chất của loại vi phạm pháp luật này”9 và thống nhất với định nghĩa vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012. Từ những cơ sở, phân tích trên có thể hiểu khái niệm VPHC như sau “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức có năng lực hành vi hành chính, thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quan hệ xã hội được luật hành chính bảo vệ và theo quy định phải chịu trách nhiệm hành chính” 1.1.1.2 Đặc điểm hành vi vi phạm hành chính Từ khái niệm nêu tại mục 1.1.1.1 thì “vi phạm hành chính” có 04 đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, hành vi đó phải là hành động hoặc không hành động không đúng hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, gồm có luật và các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…về QLNN, đây là dấu hiệu đặc trưng cơ bản để xác định VPHC, do đó không thể xác định người nào đó vi phạm hành chính khi đó mới chỉ là ý nghĩ của họ. Thứ hai, hành vi VPHC là hành vi có lỗi dưới hình thức lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý, tức là chủ thể thực hiện hành vi đó trong trạng thái có nhận thức đầy đủ và điều khiển hành vi của mình, do sơ suất hoặc thiếu thận trọng (vô ý), hoặc có mong muốn hậu quả xảy ra (cố ý). 8 Đinh Phan Quỳnh (2018), “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sỹ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (trang 33). 9 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật xử lý vi phạm hành chính, NXB CAND, Hà Nội (trang 337).
  • 20. 10 Thứ ba, hành vi đó phải do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện, về cá nhân phải là người có khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật; đối với tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân. Các cá nhân, tổ chức nước ngoài được coi là chủ thể vi phạm hành chính, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết có quy định khác. Thứ tư, hành vi vi phạm các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính quy định, bảo vệ. Các quan hệ xã hội của pháp luật hành chính có phạm vi rất rộng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: trật tự, an toàn xã hội; quản lý kinh tế; bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm…những quy định này được ghi nhận trong các VBQPPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 1.1.1.3 Các dấu hiệu vi phạm hành chính - Dấu hiệu khách quan của VPHC là hành vi, đây là dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài và là dấu hiệu bắt buộc trong VPHC, hành vi đó phải vi phạm các quy định do pháp luật hành chính bảo vệ mà theo quy định phải bị xử lý, có thể bằng một trong các hình thức xử phạt hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý khác, do đó để xác định một chủ thể có VPHC hay không chúng ta phải chứng minh được hành vi của chủ thể đó là gì, vi phạm vào quy định nào, thuộc văn bản pháp luật nào và hành vi đó có bị xử lý hay không. Hiểu được chính xác, chi tiết hành vi VPHC sẽ tránh việc vận dụng pháp luật theo kiểu “suy đoán” hoặc “nhận định”. Trong một số trường hợp hành vi VPHC phải được đặt trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định, như: không gian, thời gian, địa điểm thì mới được xem là hành vi VPHC, ví dụ: hành vi “Không niêm yết chủ đề, thời gian tiến hành hội chợ, triển lãm thương mại tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại”, quy định tại điểm a khoản 2 Điều 50 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013, thì địa điểm phải là “nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại” thời gian phải là “trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại”. Một yếu tố trong mặt khách quan của VPHC là hậu quả do hành vi đó gây ra và dĩ nhiên giữa hành vi VPHC và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau, trong VPHC
  • 21. 11 thì nhiều trường hợp chưa gây ra hậu quả và cũng không nhất thiết phải gây ra hậu quả, tuy nhiên trong nhiều trường hợp hành vi bị xem là VPHC chỉ khi gây ra những hậu quả nhất định và khi đó phải xem xét cụ thể mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra, nếu giữa chúng có mối quan hệ nhân quả thì đó là hành vi VPHC và ngược lại. - Dấu hiệu lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của hành vi VPHC, tức là hành vi VPHC phải được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý, cả hai hình thức lỗi này đều có chung một yếu tố đó là chủ thể thực hiện hành vi phải trong trạng thái nhận thức được hành vi mình thực hiện là vi phạm pháp luật, việc nhận thức của chủ thể không phụ thuộc vào việc chủ thể đó có biết quy định pháp luật hay không vì “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật”10 , nên không ai có quyền nói là mình không biết pháp luật. - Chủ thể của VPHC là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính, có thể xác định chủ thể của VPHC dựa trên những đặc điểm được nêu trong bảng 1.1. - Dấu hiệu khách thể của VPHC và các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ, như vậy VPHC là vi phạm vào các quy định được ghi nhận trong các VBQPPL hành chính, xâm hại hoặc đe doạ xâm hại đến tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân; sự hoạt động bình thường của các cơ quan; tổ chức, trạng thái bình yên của xã hội. 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, căn cứ, đối tượng của xử phạt vi phạm hành chính 1.1.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012 “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.” XPVPHC là người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, căn cứ vào quy định của pháp luật ban hành một quyết định cá biệt đối với tổ chức, cá nhân đã có hành 10 Điều 46 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
  • 22. 12 vi vi phạm buộc tổ chức, các nhân đó phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, việc XPVPHC không chỉ áp dụng các hình thức xử phạt theo Điều 21 Luật XLVPHC năm 2012, như: Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;…trong nhiều trường hợp chủ thể vi phạm còn phải chịu trách nhiệm “khắc phục hậu quả” quy định tại Điều 28 Luật XLVPHC năm 2012, như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;…các biện pháp khắc phục hậu quả mang tính cưỡng chế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với chủ thể VPHC vì tính bắt buộc và không tính thời hiệu. Liên quan đến khái niệm XPVPHC có nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể như: Theo Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của trường Đại học luật Hà Nội11 , thì XPVPHC được hiểu là “Hoạt động của chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính” Theo Đinh Phan Quỳnh trong Luận án đã tiếp cận rộng hơn, trên cơ sở tiếp thu các luận giải của các nhà khoa học về khái niệm xử lý, XPVPHC, cũng như những phân tích của cá nhân đã đưa ra khái niệm xử lý VPHC như sau: “Xử lý VPHC là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức XPVPHC, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử lý VPHC đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong QLNN”12 Các khái niệm này tuy khác nhau về câu từ nhưng tất cả đều có nội dung chính là XPVPHC bao gồm các yếu tố: là “hoạt động của chủ thể có thẩm quyền” (người có thẩm quyền) buộc các tổ chức, cá nhân VPHC phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành; XPVPHC không chỉ đơn thuần là việc các nhân, tổ 11 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội, 2018 (trang 349). 12 Đinh Phan Quỳnh (2018), “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (trang 38).
  • 23. 13 chức vi phạm phải chịu xử phạt mà còn phải chịu các biện pháp cưỡng chế khác (có thể một hoặc nhiều biện pháp). Theo quy định của pháp luật hành chính hiện nay, một số trường hợp VPHC trong các lĩnh vực như môi trường, giao thông hay xây dựng thì việc các cá nhân, tổ chức vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả gây thiệt hại rất lớn cho cá nhân, tổ chức vi phạm và hơn nữa các biện pháp khắc phục hậu quả không tính thời hiệu do đó hiệu quả răn đe, giáo dục rất cao, ví dụ như: sau sự cố môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) gây ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường XPVPHC với số tiền là 4.485 tỷ đồng và buộc khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, theo đó Formosa đã đầu tư trên 1 tỷ USD vào các hạng mục cải thiện, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và bồi thường 500 triệu USD cho người dân vùng bị ảnh hưởng thiệt hại về kinh tế; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân; xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung13 . Qua phân tích các khái niệm, quan điểm về xử phạt vi phạm hành chính, tác giả nhận thấy và thống nhất với “khái niệm xử phạt vi phạm hành chính” đã được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012. 1.1.2.2 Các đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính - XPVPHC được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức đã có hành vi VPHC, là việc cơ quan QLNN có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả, các BPBĐ thi hành quyết định xử phạt. - XPVPHC chủ yếu do các cơ quan QLNN có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thông qua việc ban hành quyết định cá biệt đối với chủ thể đã có hành vi VPHC, QĐXPVPHC là mệnh lệnh hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với chủ thể VPHC và được đảm bảo thi hành bằng biện pháp cưỡng chế hành chính bởi các cơ quan chuyên môn; về trình tự, thủ tục trong XPVPHC được thực hiện đơn giản hơn, nhanh hơn so với thủ tục truy tố hành vi vi phạm pháp 13 http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-b%C3% (truy cập ngày 14/8/2019).
  • 24. 14 luật hình sự. Tuy nhiên trong một số trường hợp cơ quan tư pháp - Toà án cũng có quyền XPVPHC đối với những hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa. - XPVPHC có đối tượng điều chỉnh rộng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: đất đai, giao thông trật tự, tài chính, ngân hàng…theo thống kê có 56 lĩnh vực QLNN14 có xử phạt hành chính. - Trong XPVPHC giữa cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện XPVPHC và chủ thể VPHC không có quan hệ phụ thuộc với nhau, mối quan hệ này là giữa cơ quan QLNN và chủ thể VPHC, khác với xử lý kỷ luật trong các cơ quan, tổ chức là giữa người có thẩm quyền với người vi phạm kỷ luật hành chính là quan hệ phụ thuộc. 1.1.2.3 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo. Luật XLVPHC năm 2012 đề ra một số nguyên tắc đòi hỏi chủ thể áp dụng pháp luật phải tuyệt đối tuân theo, do đó nếu vi phạm một trong các nguyên tắc được ghi nhận trong Luật xử lý VPHC thì việc XPVPHC là không đúng. Nguyên tắc XPVPHC được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC năm 2012 gồm 6 nguyên tắc, các nguyên tắc này dựa trên nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và đáp ứng yêu cầu trong XPVPHC là loại vi phạm nhỏ, phổ biến và mục đích chính của XPVPHC là ngăn chặn, hạn chế các vi phạm nghiêm trọng hơn, gây hậu quả, thiệt hại lớn hơn cho xã hội, tuy nhiên việc XPVPHC đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm minh, thống nhất theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Nguyên tắc “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”, nội dung nguyên tắc này thể hiện sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật, đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, pháp luật là “không có vùng cấm”. 14 Nhật Tân (2019), Một số khó khăn vướng mắc hạn chế trong thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Sở Tư pháp Quảng Bình online, https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/mot-so-kho-khan-vuong-mac-han-che-trong-thi-hanh-luat-xu- ly-vi-pham-hanh-chinh.htm (truy cập ngày 26/7/2019).
  • 25. 15 Trong XPVPHC chỉ có thể được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền và phải đảm bảo thời hạn, thời hiệu, đúng trình tự, thủ tục luật định, đồng thời phải công khai, minh bạch quá trình xử phạt hành chính nhằm tạo điều kiện cho việc giám sát, theo dõi của các tổ chức, công dân và nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân “Việc XPVPHC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.” Nguyên tắc thứ ba “Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng” yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện XPVPHC phải thật cụ thể trong việc xem xét tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả do hành vi vi phạm đó gây ra hoặc có thể gây ra, nhân thân người vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người vi phạm theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật XLVPHC năm 2012, để quyết định áp dụng hình thức, biện pháp XPVPHC cho thích hợp. Trong thực tế với sự không đồng bộ, thống nhất, chưa áp dụng khoa học công nghệ trong việc theo dõi công tác XPVPHC; công tác quản lý dân cư còn nhiều bất cập, không nắm chắc được di biến động của dân cư; nền kinh tế còn sử dụng tiền mặt để thanh toán là chủ yếu…thì để thực hiện đầy đủ nguyên tắc này là rất khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền xử phạt, tuy nhiên Chính phủ đang từng bước hoàn thiện các điều kiện để thực hiện nghiêm nguyên tắc này như: xây dựng dữ liệu quản lý dân cư; phần mền theo dõi xử lý VPHC... Trong XPVPHC thì “Chỉ XPVPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm” như vậy chỉ xử phạt khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm được ghi nhận trong các VBQPPL và không thể xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi đã được pháp luật miễn trừ như trong các trường hợp: phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết…quy định tại Điều 11 Luật XLVPHC năm 2012. Mục đích của nguyên tắc này là phòng ngừa sự tùy tiện trong XPVPHC; đồng thời, đòi
  • 26. 16 hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm thường xuyên bổ sung, sửa đổi những điểm chưa hợp lý, chưa phù hợp với thực tế để hoàn thiện pháp luật. Tuy XPVPHC được thực hiện theo trình tự, thủ tục đơn giản, nhanh gọn hơn so với xử lý tội phạm nhưng để xử phạt được hành vi VPHC, Luật XLVPHC năm 2012 yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện XPVPHC phải chứng minh được VPHC, tức phải chứng minh được các yếu tố cấu thành VPHC, nguyên tắc này sẽ tăng tính trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền, hạn chế sự lạm quyền và lộng quyền của các chủ thể khi thực thi công vụ, đồng thời pháp luật hành chính cũng cho phép “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính” nhằm đảm bảo sự khách quan trong XPVPHC và quyền của cá nhân, tổ chức vi phạm. Tuy nhiên trong thực tế nhiều trường hợp người thi hành công vụ do chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh vi phạm, nên nhiều trường hợp có hành vi VPHC nhưng cơ quan có thẩm quyền không thể xử lý chủ thể vi phạm. “Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, nâng cao hiệu quả phòng ngừa vi phạm vì đối với một tổ chức khi đã thực hiện hành vi vi phạm là “nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo” điều đó chứng minh vi phạm là có hệ thống, tổ chức và tính chất, hậu quả, tác hại đối với xã hội sẽ cao hơn do đó phải chịu mức phạt tiền cao gấp hai lần mức phạt đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm. 1.1.2.4 Căn cứ xử phạt vi phạm hành chính - Căn cứ vào cơ sở pháp lý, là cần phải xác định hành vi VPHC đã vi phạm vào quan hệ xã hội nào, được VBQPPL nào quy định, bảo vệ, hành vi đó thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan nào. - Căn cứ vào thực tế vi phạm của chủ thể như: Tính chất, mức độ của hành vi vi phạm là cần làm rõ khi thực hiện hành vi VPHC chủ thể đó có nhận thức như thế nào, mục đích thực hiện hành vi, tính chuyên nghiệp,
  • 27. 17 trong nhiều trường hợp cần phải xác định mức độ hành vi vi phạm để quyết định mức phạt như: “Hành vi vi phạm khác trong quan hệ với khách hàng, người tiêu dùng” quy định tại Điều 80 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP thì mức phạt được tăng lên theo giá trị hàng hóa, dịch vụ giao dịch, nếu hàng hoá, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 5.000.000 đồng, thì mức phạt sẽ là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (khoản 1); nhưng đối với hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng thì mức phạt sẽ từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 (khoản 2)… Hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, khi xác định hậu quả cần dựa trên thực tế là hậu quả đã xảy ra hoặc có thể sẽ xảy ra, chứ không thể dựa vào “suy đoán”, “diễn giải” tuỳ tiện của người áp dụng pháp luật, trong thực tế nhiều trường hợp hậu quả VPHC phải được thể hiện bằng những số liệu cụ thể, qua những phương pháp cụ thể thì mới đưa vào làm căn cứ XPVPHC, như các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Đối tượng vi phạm, làm rõ nhân thân lai lịch, quá trình vi phạm của đối tượng, mối quan hệ của các đối tượng với nhau trong vụ việc (đối với trường hợp nhiều người cùng thực hiện hành vi vi phạm), ví dụ như: “cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý”15 thì bị xem là tái phạm là tình tiết tăng nặng trong XPVPHC. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng là căn cứ quyết định hình thức, mức xử phạt cụ thể trong khung xử phạt, do đó cần xem xét một cách cẩn trọng và chỉ những tình tiết nào được quy định trong VBQPPL mới được xem là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, tránh việc áp dụng một cách tràn lan không có căn cứ. 1.1.2.5 Đối tượng xử phạt vi phạm hành chính Đối tượng bị XPVPHC là chủ thể VPHC là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính theo quy định pháp luật hành chính cụ thể (xem bảng 1.2). 15 khoản 5 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012.
  • 28. 18 1.2 Khái niệm và các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính 1.2.1 Khái niệm biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính Pháp luật không đưa ra khái niệm BPBĐ, cũng như BPBĐ trong XPVPHC. Theo Từ điển tiếng Việt thì: Biện pháp là “cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”16 ; Bảo đảm là “làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết”17 . Như vậy có thể hiểu “biện pháp bảo đảm là cách giải quyết một vấn đề và bằng cách đó thì chắc chắn sẽ thực hiện được”. Liên quan đến khái niệm BPBĐ có nhiều đề tài khoa học, giáo trình ghi nhận với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, chẳng hạn như trong Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh18 không đưa ra định nghĩa thế nào là BPBĐ, tuy nhiên Giáo trình cũng chỉ ra các đặc điểm của BPBĐ thực hiện nghĩa vụ đó là: Nó sinh ra để phục vụ cho thực hiện nghĩa vụ; BPBĐ là cần thiết khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình; BPBĐ nhằm bổ sung cho nghĩa vụ chính, nhằm hướng tới thực hiện nghĩa vụ chính, nên khi nghĩa vụ chính chấm dứt thì BPBĐ trở nên không cần thiết, do đó khi nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt, BPBĐ cũng chấm dứt.19 Hoặc trong luận văn “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự” của tác giả Phan Huy Hiếu trên cơ sở phân tích các VBQPPL và đề tài khoa học, tác giả đã đưa ra khái niệm “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý được Chấp hành viên áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án, làm cơ sở cho việc áp dụng 16 Bộ Công an (2005), Từ điển bách khoa Công an Nhân dân Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội 2005 (trang 100). 17 Ngọc Lương (2011), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản thanh niên. (trang 41). 18 Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (tái bản lần thứ 1 có bổ sung). 19 Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (trang 267, 268).
  • 29. 19 biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án”20 . Từ những quan điểm về BPBĐ nêu trên, có thể thấy BPBĐ có những điểm cơ bản như sau: Đối tượng bị áp dụng BPBĐ là tài sản; mục đích của việc áp dụng BPBĐ là nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của đương sự; những tài sản dùng làm bảo đảm có thể được dùng vào việc thực hiện nghĩa vụ của đương sự. Như vậy có thể hiểu “BPBĐ trong XPVPHC là biện pháp pháp lý được người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng theo một trình tự, thủ tục quy định nhằm hạn chế quyền của chủ thể VPHC đối với tang vật, phương tiện VPHC, giấy phép, chứng chỉ hành nghề và nhằm bảo đảm các QĐXPVPHC của cơ quan QLNN đối với chủ thể VPHC được thực hiện trên thực tế.” 1.2.2 Các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính 1.2.2.1 Biện pháp đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là việc chủ thể VPHC trong trường hợp bị tạm giữ phương tiện giao thông để bảo đảm thi hành QĐXPVPHC đặt một số tiền nhất định để được giữ phương tiện giao thông dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Đây là biện pháp thay thế cho BPBĐ thi hành QĐXPVPHC được cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính để bảo đảm thi hành QĐXPVPHC với những điều kiện cụ thể được quy định tại khoản 10 Điều 125 Luật XLVPHC năm 2012 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 15 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện QĐ XPVPHC của chủ thể vi phạm hành chính. 20 Phan Huy Hiếu (2012), “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội (trang 4).
  • 30. 20 Về điều kiện: Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 115/2013/NĐ-CP: Điều kiện về nhân thân chủ thể VPHC: Nếu là cá nhân vi phạm phải chứng minh được là có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng hoặc có nơi công tác; nếu là tổ chức phải có địa chỉ hoạt động cụ thể và có xác nhận của UBND cấp xã nơi tổ chức đó có địa chỉ hoạt động. Điều kiện về cơ sở vật chất: chủ thể VPHC phải chứng minh được có nơi giữ, bảo quản phương tiện đáp ứng các điều kiện về môi trường, đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy như: nơi giữ phương tiện phải cách xa nguồn nhiệt, có phương tiện, trang thiết bị phòng cháy, có mái che đảm bảo chống nắng, chống mưa cho phương tiện; có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh. Tuy nhiên trong thực tế việc xác định điều kiện về môi trường, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy của nơi giữ, bảo quản chỉ là nhận xét đánh giá chủ quan của cơ quan QLNN có thẩm quyền vì pháp luật chưa quy định cơ quan tổ chức nào xác nhận việc này nên dễ bị lạm dụng trong việc quyết định cho hay không cho đặt tiền để bảo lãnh phương tiện vi phạm. Điều kiện về phương tiện: chỉ được đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính khi phương tiện bị tạm giữ không phải là:“a) Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự; b) Phương tiện giao thông đang được đăng ký giao dịch bảo đảm; c) Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông; d) Giấy đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;đ) Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.” Tuy nhiên khi được giữ phương tiện thì chủ thể vi phạm vẫn bị hạn chế một số quyền đối với phương tiện như: không được phép lưu hành, không được phép thay đổi vị trí tạm giữ nếu chưa được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chịu sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan cho phép việc đặt tiền để bảo lãnh và UBND cấp xã nơi đang có phương tiện do tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản) và chịu trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát liên quan đến phương tiện trong thời gian được giữ phương tiện giao thông.
  • 31. 21 Về thẩm quyền: Pháp luật quy định “Người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông đó”, vì đây là biện pháp thay thế BPBĐ có điều kiện nên phải thận trọng xem xét các điều kiện cụ thể trước khi quyết định, do đó pháp luật quy định chỉ những người có chức vụ nhất định trong các cơ quan QLNN như chủ tịch UBND cấp xã; Trưởng Công an cấp xã; Đội trưởng trong Công an nhân dân (quy định Chương II, phần thứ 2, Luật XLVPHC năm 2012) mới có quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông. Về thủ tục: Việc đặt tiền để bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính phải bằng biên bản và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ, trong biên bản giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có); Việc đặt tiền bảo lãnh và trả lại số tiền đó cũng phải được lập biên bản. Các biên bản như: Biên bản giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản và biên bản đặt tiền bảo lãnh, trả tiền bảo lãnh đều được lập thành hai bản, tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh và người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện mỗi bên giữ một bản. Đây là cơ sở quan trọng làm căn cứ để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát việc bảo quản phương tiện VPHC của chủ thể VPHC và cũng là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chủ thể vi phạm có được tiếp tục tạm giữ phương tiện hay huỷ bỏ biện pháp này và chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ theo quy định. Về mức tiền đặt bảo lãnh: Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm, nếu vi phạm nhiều hành vi thì mức tiền đặt bảo lãnh bẳng tổng mức phạt cao nhất của các hành vi vi phạm. Pháp luật chỉ quy định mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất chứ không quy định cao nhất do đó căn cứ vào tình hình thực tế, tính chất vụ việc mà người có thẩm quyền quyết định mức tiền cụ thể, tuy nhiên trong thực tế mức tiền đặt bảo lãnh bằng với mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của chủ thể vi phạm và cơ quan QLNN.
  • 32. 22 Xử lý tiền đặt bảo lãnh: Đặt tiền để bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính mục đích để bảo đảm thi hành QĐXPVPHC do đó khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong QĐXPVPHC thì tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh; trong trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác thi hành quyết định xử phạt đúng thời hạn quy định thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành số tiền xử phạt; trường hợp tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì phần còn lại của số tiền đặt bảo lãnh sau khi trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh. 1.2.2.2 Biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Tang vật được hiểu là vật cụ thể (đồ vật, tiền bạc, hàng hoá …) chứng tỏ có quan hệ hoạt động phạm pháp21 . Theo khoản 10, khoản 11 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ- CP giải thích “Tang vật” gồm vật, tiền, giấy tờ, hàng hóa thành phẩm hoặc chưa thành phẩm có liên quan trực tiếp đến VPHC; “Phương tiện vi phạm” gồm phương tiện vận tải, công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để thực hiện VPHC. Như vậy có thể hiểu “tang vật, phương tiện VPHC là vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến VPHC”. Qua phân tích tang vật, phương tiện VPHC và khái niệm BPBD theo tác giả “Biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC để bảo đảm thi hành QĐXPVPHC là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC theo một trình tự, thủ tục pháp luật quy định nhằm hạn chế quyền của chủ thể VPHC đối với tài sản, hàng hoá, phương tiện có liên quan và nhằm bảo đảm các quyết định xử phạt của cơ quan QLNN được thực hiện trên thực tế”. Đối tượng của biện pháp này là các tang vật, phương tiện có liên quan đến VPHC, có thể là đối tượng tác động của chủ thể VPHC; phương tiện để chủ thể dùng để thực hiện hành vi VPHC, do đó không thể tạm giữ các tài sản, hàng hoá, phương tiện của chủ thể VPHC nếu không chứng minh được tài sản, phương tiện đó có liên quan đến VPHC. 21 Bộ Công an (2005), Từ điển bách khoa Công an Nhân dân, NXB CAND, Hà Nội 2005 (trang 1056).
  • 33. 23 Về thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC: Như đã phân tích ở phần 1.1.1 của luận văn VPHC là loại vi phạm phổ biến, do đó pháp luật hành chính giao thẩm quyền XPVPHC rộng, tuy nhiên thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC thì pháp luật hạn chế hơn, theo quy định “Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính”22 như vậy chỉ những người có chức vụ nhất định trong các cơ quan QLNN như: Chủ tịch UBND cấp xã; Trưởng Công an cấp xã, Đội trưởng trong Công an nhân dân… (quy định tại Chương II, phần thứ hai Luật XLVPHC năm 2012) mới được tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC. Tuy nhiên “Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức VPHC thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC”23 , như vậy về thẩm quyền có sự không thống nhất và trong thực tế các cơ quan QLNN thường áp dụng thẩm quyền tạm giữ phương tiện theo quy định tại Chương II, Phần thứ hai để ngăn ngừa việc lạm quyền của cán bộ thi hành công vụ. Về thủ tục: Việc tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC phải tuân theo trình tự, thủ tục là người có thẩm quyền phải ban hành quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC; việc tạm giữ phải thể hiện bằng biên bản cụ thể và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ, trong biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện phải ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có), nếu “tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại 22 Khoản 3 Điều 125 Luật XLVPHC năm 2012. 23 Khoản 6 Điều 125 Luật XLVPHC năm 2012.
  • 34. 24 diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến”. Quyết định và biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC để bảo đảm thi hành QĐXPVPHC: việc tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC để bảo đảm thi hành QĐXPVPHC không xác định thời gian kết thúc mà chỉ xác định thời gian bắt đầu áp dụng biện pháp tạm giữ. Về việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ: Vì đây là BPBĐ thi hành quyết định XPVPHC nên ngay sau khi chủ thể VPHC chấp hành quyết định XPVPHC thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả ngay tang vật, phương tiện cho chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng hợp pháp hoặc trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần ( Điều 79 Luật XLVPHC năm 2012), thì ngay khi đóng tiền phạt lần đầu “thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ” ( khoản 2 Điều 125). Riêng đối với tang vật là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải tổ chức bán ngay theo giá thị trường, số tiền bán đấu giá được gửi vào kho bạc Nhà nước sau khi chủ thể vi phạm chấp hành QĐXPVPHC thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lại số tiền đã bán hàng hoá, vật phẩm tạm giữ đó cho chủ thể vi phạm, người quản lý, sở hữu hợp pháp. 1.2.2.3. Biện pháp tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012 thì “Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề”. Giấy phép là loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức là điều kiện để cho phép họ tiến hành một công việc hay nghề nghiệp nhất định. Chứng chỉ hành nghề là loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp để hoạt động trong một ngành nghề. Như vậy giấy phép, chứng chỉ hành nghề là một trong những điều kiện bắt
  • 35. 25 buộc đối với cá nhân, tổ chức phải có, phải đáp ứng khi tiến hành công việc hay nghề nghiệp (kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện), như: giấy phép lái xe, bằng lái xe; chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế,…theo thống kê, hiện nay có đến 30 ngành nghề kinh doanh, dịch vụ phải có chứng chỉ hành nghề24 ; 243 ngành nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện25 … Qua phân tích như trên có thể hiểu “Biện pháp tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành QĐXPVPHC là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề của chủ thể vi phạm hành chính theo một trình tự, thủ tục pháp luật quy định nhằm bảo đảm các quyết định xử phạt của cơ quan QLNN được thực hiện trên thực tế”. Về thẩm quyền, thủ tục tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề: Như thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC đã được phân tích tại mục 1.2.2.2. Về xử lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề: Vì đây là BPBĐ thi hành QĐXPVPHC nên ngay sau khi chủ thể VPHC chấp hành QĐXPVPHC thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả ngay giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần (theo Điều 79 Luật XLVPHC năm 2012) thì ngay khi đóng tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Điểm khác biệt giữa tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc tạm giữ giấy phép chứng chỉ hành nghề không làm mất quyền sử dụng của chủ thể đối với các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cơ quan nhà nước cấp cho chủ thể đó, ví dụ tạm giữ giấy phép lái xe nhưng người lái xe đó vẫn được quyền điều khiển phương tiện trong thời gian bị cơ quan nhà nước tạm giữ giấy phép lái xe, đây là một hạn chế của pháp luật mà người vi phạm lợi dụng để kéo dài thời gian chấp hành quyết định xử phạt, ảnh hưởng sự nghiêm minh của pháp luật, hơn nữa hiện nay việc theo dõi cấp, quản lý một số loại giấy phép như: Giấy phép lái xe, giấy đăng ký phương tiện… chưa chặt chẽ, còn đơn giản, từ thực tế trên dẫn đến 24 Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM (2019), Danh sách ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề khi đăng ký kinh doanh, https://giayphepkinhdoanh.vn/danh-sach-nganh-nghe-yeu-cau-chung-chi/ (truy cập ngày 11/9/2019). 25 Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư.
  • 36. 26 nhiều trường hợp chủ thể VPHC không chấp hành QĐXPVPHC (chấp nhận bỏ các loại giấy phép bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định) nhưng cơ quan QLNN chưa có biện pháp xử lý các loại giấy tờ này, nên tồn đọng nhiều. 1.3 Vi phạm hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế và sự cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo đảm 1.3.1 Khái niệm, vi phạm hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế 1.3.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu XPVPHC lĩnh vực QLNN về kinh tế do đó tác giả làm rõ khái niệm, đối tượng của QLNN về kinh tế. Theo Giáo trình QLNN về kinh tế của trường Đại học kinh tế Quốc dân năm 1999 “QLNN về kinh tế là sự QLNN (gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp) đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực nhà nước thông qua cơ chế quản lý kinh tế nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân”26 , theo Giáo trình thì QLNN về kinh tế có 3 đặc điểm đó là: QLNN về kinh tế là quản lý vĩ mô nền kinh tế; QLNN về kinh tế mang tính quyền lực của Nhà nước; QLNN về kinh tế nhằm mục tiêu phát triển lấy hiệu quả kinh tế - xã hội là chính. Theo tài liệu QLNN về kinh tế do Phan Huy Đường (chủ biên) nêu khái niệm “QLNN về kinh tế là sự tác động có tổ chức, có mục đích của Nhà nước lên các hoạt động kinh tế (đối tượng và khách thể của hoạt động kinh tế) để sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, nguồn lực, các cơ hội nhằm đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài của nền kinh tế - xã hội”27 . Thực chất của QLNN về kinh tế là kết hợp được mọi tổ chức, con người và sử dụng tốt mọi nguồn lực để đạt được những mục tiêu kinh tế đã đề ra. Cũng tiếp cận khái niệm QLNN về kinh tế nhưng theo góc độ chính trị học, trong Giáo trình Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì “QLNN về kinh tế là sự tác động của cơ quan QLNN có thẩm 26 Mai Văn Bưu và Phan Kim Chiến (1999), Giáo trình quản lý kinh tế Trường đại học kinh tế quốc dân, NXB khoa học kỹ thuật 1999 (trang 38-40). 27 Phan Huy Đường (2017), Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội (trang 67).
  • 37. 27 quyền vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”28 , theo Giáo trình thì QLNN về kinh tế có 3 đặc điểm đó là: Chủ thể của hoạt động QLNN về kinh tế là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp); khách thể của QLNN về kinh tế là các hoạt động kinh tế; hoạt động QLNN về kinh tế bao giờ cũng hướng đến những mục tiêu nhất định. Qua phân tích hai khái niệm QLNN về kinh tế, có thể đưa ra khái niệm “QLNN về kinh tế là sự tác động của cơ quan QLNN có thẩm quyền (gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp) vào hoạt động của nền kinh tế quốc dân, nhằm phát huy có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước và đảm bảo tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân”. QLNN về kinh tế có những đặc điểm: Chủ thể QLNN về kinh tế là các cơ quan QLNN bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cơ quan lập pháp có nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý công bằng, minh bạch và tổ chức giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành; cơ quan hành pháp có trách nhiệm áp dụng pháp luật thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức giúp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế thực hiện pháp luật được đúng đắn; cơ quan tư pháp có trách nhiệm bảo vệ các quy định của pháp luật được thực thi nghiêm túc, đồng thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định. Đối tượng của QLNN về kinh tế là toàn bộ hoạt động nền kinh tế quốc dân, với chủ trương đa dạng hình thức sở hữu, phát huy tối đa các nguồn lực xã hội trong phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước ta, do đó đối tượng của QLNN về kinh tế cũng rất đa dạng, gồm các doanh nghiệp; hợp tác xã; hộ kinh doanh; trang trại trong nông nghiệp, trong đó doanh nghiệp là chủ thể quan trọng nhất, bao gồm các loại hình như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… Mục đích QLNN về kinh tế: Nhà nước thông quan hệ thống các nguyên tắc, hình thức và phương pháp phù hợp với từng giai đoạn cụ thể để quản lý kinh tế nhằm phát 28 Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2018 (trang 190).
  • 38. 28 huy có hiệu quả tiềm lực trong nước và nước ngoài vào phát triển kinh tế, để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững. 1.3.1.2 Vi phạm hành chính phổ biến trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế - Khái niệm vi phạm hành chính về QLNN trong lĩnh vực kinh tế Trong các VBQPPL, cũng như Giáo trình luật hành chính, kinh tế chưa đề ra khái niệm vi phạm pháp luật trong lĩnh vực QLNN về kinh tế, tuy nhiên từ những phân tích khái niệm VPHC tại mục 1.1.1 và khái niệm QLNN về kinh tế tại mục 1.3.1.1 có thể hiểu “Vi phạm hành chính về QLNN trong lĩnh vực kinh tế là hành vi do cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật hành chính, thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật hành chính về trật tự quản lý kinh tế làm ảnh hưởng hoặc có khả năng gây ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân và theo quy định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” Đặc điểm của vi phạm hành chính về QLNN trong lĩnh vực kinh tế ngoài đặc điểm VPHC như đã phân tích tại mục 1.1.1.2 thì vi phạm hành chính trong QLNN về kinh tế còn có những đặc điểm: (a) chủ thể vi phạm đa số là người có kiến thức về pháp luật, kinh doanh, có điều kiện về kinh tế do đó thường lợi dụng những sơ hở của pháp luật để vi phạm, (b) về địa bàn thực hiện hành vi vi phạm, trong thời đại ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin để giao dịch, hơn nữa với sự thuận lợi của các hình thức giao thông nên địa bàn hoạt động thường có phạm vi liên quan nhiều tỉnh, thành phố gây khó khăn cho việc kiểm tra, thu thập tài liệu chứng minh hành vi vi phạm trong quá trình xử lý chủ thể vi phạm, (c) mục đích của của vi phạm là vì lợi nhuận, vì “bản chất của doanh nghiệp sinh ra là để kinh doanh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp trong nền kinh tế”29 do đó trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm các chủ thể cũng tính đến lợi ích, trong nhiều trường hợp chủ thể sẵn sàng vi phạm pháp luật vì lợi nhuận. Các hành vi vi phạm phổ biến trong QLNN về kinh tế có thể chia ra các lĩnh vực như sau: 29 Trần Huỳnh Thanh Nghị (2019), Giáo trình Luật doanh nghiệp trường Đại học kinh tế TPHCM, NXB Lao động (trang 1).
  • 39. 29 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: đánh giá tình hình vi phạm pháp luật lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo Thứ trưởng Bộ Công an thì “Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm, vi phạm về môi trường có những diễn biến phức tạp. Trên thế giới đã biểu hiện rõ hiện tượng dịch chuyển ô nhiễm xuyên biên giới từ các nước phát triển sang các nước đang và kém phát triển, thông qua các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ, xuất nhập khẩu... Thậm chí, một số nước còn sử dụng tội phạm môi trường như một công cụ để tấn công phá hoại nền kinh tế nước khác”30 , hoặc thiếu tướng Nhữ Thị Minh Nguyệt, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an cho biết: “Tình hình phạm tội, vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm ngày càng phức tạp. Thủ đoạn, hành vi của loại tội phạm này ngày càng tinh vi nhằm qua mặt lực lượng chức năng. Lĩnh vực vi phạm lại đa dạng và rộng khắp trong cả nước”31 . Những hành vi vi phạm phổ biến là: Trong sản xuất công nghiệp thì nhiều nhà đầu tư không chú trọng việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn hoặc có hệ thống xử lý chất thải, nhưng không vận hành hoặc vận hành không đúng thiết kế xử lý không hết chất thải; Trong kinh doanh, nhập khẩu là nhập khẩu trái phép chất thải vào nước ta dưới hình thức nguyên liệu sản xuất, thiết bị công nghệ lạc hậu, với thủ đoạn như “tạm nhập, tái xuất”; Trong khai thác tài nguyên, khoáng sản thì nạn chặt phá rừng ở nhiều nơi diễn ra rất bức xúc, đặc biệt là chặt phá các khu rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ…Tại các khu vực khai thác khoáng sản, do sử dụng hoá chất như thuỷ ngân, kim loại nặng, nên nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu bị ô nhiễm, tình trạng săn bắn, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã, quý hiếm diễn ra công khai ở nhiều nơi; Trong làng nghề, hầu hết do quy mô sản xuất nhỏ lẻ ở hộ gia đình, trình độ sản xuất thủ công theo kinh nghiệm, công nghệ thô sơ dẫn đến môi trường ô nhiễm. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng hoá: vi phạm phổ biến là buôn lậu, trốn thuế, xâm phạm sở hữu trí tuệ, sản xuất và buôn bán hàng giả, 30 Phạm Quý Ngọ - Thứ Trưởng Bộ Công an, Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Tài liệu hội nghị tổng kết công tác năm 2010. 31 Hoàng Thường Hiếu (4/4/2019), Tập trung phòng chống tội phạm về môi trường, Báo Nhân dân online, https://www.nhandan.com.vn/bandoc/item/39734002-tap-trung-phong-chong-toi-pham-ve-moi-truong.html (truy cập 25/8/2019)
  • 40. 30 hàng cấm có sự phối hợp giữa các đối tượng trong và ngoài nước; lợi dụng khoa học công nghệ nhiều chủ thể vi phạm thông qua thành lập các trang thông tin điện tử để hoạt động mua bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không đạt chất lượng quy định.Trong lĩnh vực thuế, nổi lên là hành vi trốn thuế thông qua việc mua bán không xuất hoá đơn; mua bán hóa đơn giá trị gia tăng. Vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự xã hội: Đây là hành vi vi phạm “trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định”32 , là lĩnh vực rất rộng nên hành vi vi phạm rất đa dạng như: vận chuyển hàng hoá vượt tải trọng, số lượng người được phép chở; sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn; đón, trả khách không đúng nơi quy định; không chấp hành các quy định về quản lý nhân khẩu lưu trú, quy định về phòng cháy chữa cháy; sử dụng lao động nhưng không ký kết hợp đồng lao động. 1.3.2. Khái niệm và sự cần thiết áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế 1.3.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế - Như các phân tích ở mục 1.1.2.1 có thể hiểu “XPVPHC trong lĩnh vực QLNN về kinh tế là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào quy định của pháp luật áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực QLNN về kinh tế”. Đặc điểm XPVPHC trong lĩnh vực QLNN về kinh tế, ngoài có các đặc điểm như đã phân tích tại mục 1.2.1.2 của luận văn thì XPVPHC trong lĩnh vực QLNN về kinh tế còn có những đặc điểm riêng cụ thể: Thứ nhất, XPVPHC đối với các chủ thể vi phạm trong lĩnh vực QLNN về kinh tế ít nhiều tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của chủ thể vi phạm, ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín của chủ thể được tạo ra trong thời gian dài, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa bàn, khu vực nhất định do đó quá trình xử phạt đòi hỏi phải khẩn trương làm rõ các hành vi vi phạm, hậu quả tác hại để áp dụng 32 Bộ Công an (2005), Từ điển bách khoa Công an Nhân dân, NXB CAND, Hà Nội 2005 (trang 1182).
  • 41. 31 các biện pháp xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả, các BPBĐ thi hành quyết định xử phạt chính xác, nhanh chóng. Thứ hai, khi ban hành QĐXPVPHC đối với các chủ thể vi phạm trong lĩnh vực QLNN về kinh tế đòi hỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bảo đảm quyết định được thi hành một cách nhanh chóng và “tự giác” hạn chế thấp nhất các biện pháp cưỡng chế hành chính vì XPVPHC đối với lĩnh vực QLNN về kinh tế thường có mức phạt và khắc phục hậu quả gây thiệt hại lớn nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến trật tự xã hội và người lao động. Thứ ba, vi phạm trong lĩnh vực QLNN về kinh tế giữa chủ thể vi phạm và cơ quan nhà nước thường có mối quan hệ nhất định nào đó, vì trước khi hoạt động chủ thể vi phạm phải thực hiện một số thủ tục hành chính với một số cơ quan QLNN như đăng ký kinh doanh, thuế, báo cáo đánh giá tác động môi trường…do đó trong quá trình XPVPHC ít nhiều cũng có tác động đến chủ thể ban hành QĐXPVPHC. 1.3.2.2 Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế Như đã phân tích mục 1.2.1 của luận văn BPBĐ trong XPVPHC là biện pháp pháp lý được người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng theo một trình tự, thủ tục quy định nhằm hạn chế quyền của chủ thể VPHC đối với tang vật, phương tiện VPHC, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, và nhằm bảo đảm các quyết định xử phạt của cơ quan QLNN được thực hiện trên thực tế. Trong XPVPHC lĩnh vực QLNN về quản lý kinh tế phải áp dụng BPBĐ là thật sự cần thiết nhằm bảo đảm các QĐXPVPHC được thực hiện trên thực tế vì các lẽ sau: Hành vi vi phạm trong lĩnh vực QLNN về kinh tế thường thông qua việc sản xuất, kinh doanh; có mối liên hệ với nhiều cơ quan QLNN; hành vi vi phạm thường diễn ra trên phạm vi, địa bàn rộng nên khi phát hiện vi phạm phải áp dụng ngay biện pháp ngăn chặn để kịp thời không cho tiếp tục vi phạm, không cho lưu thông tang vật, phương tiện nhằm hạn chế hậu quả, thiệt hại cho người tiêu dùng, xã hội và là cơ sở để xác minh làm