SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
NGUYỄN THỊ THANH THÖY
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY
TẠI ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
Mã số ngành: 60340103
TP. HỒ CHÍ MINH – 2017
BỘ GÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
NGUYỄN THỊ THANH THÖY
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY
TẠI ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
Mã ngành: 60340103
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ NGỌC PHƢƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH – 2017
CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. HỒ NGỌC PHƢƠNG
Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 14 tháng 10 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
X
á
c
n
h
ận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn
TRƢỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch
2 TS. Nguyễn Văn Lƣu Phản biện 1
3 TS. Trần Văn Thông Phản biện 2
4 PGS.TS. Phạm Trung Lƣơng Ủy viên
5 TS. Đoàn Liêng Diễm Ủy viên, Thƣ ký
VIÊN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TP.HCM, ngày ….. tháng ….. năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Thúy Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 22/12/1979 Nơi sinh: Hải Dƣơng
Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành MSHV: 1541890041
I- Tên đề tài: Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thực hiện đề tài Thạc sĩ “Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt”, nghiên
cứu bằng hai phƣơng pháp định tính và định lƣợng.
Xác định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn điểm đến là du lịch Đà Lạt –
Lâm Đồng của du khách nội địa và quốc tế. Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu
tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn du lịch homestay tại Đà Lạt.
Đề xuất giải pháp, góp phần đúc đẩy và phát triển du lịch homestay tại Đà
Lạt - Lâm Đồng trong tƣơng lai.
III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 15/2/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Ngày 30/8/2017
V- Cán bộ hƣớng dẫn: TS. HỒ NGỌC PHƢƠNG
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Lâm Đồng, ngày 25 tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Thúy
ii
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã đƣợc Quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là Quý Thầy, Cô Khoa Quản trị Du lịch –
Nhà hàng – Khách sạn giảng dạy tận tình, giúp tôi có đƣợc những kiến thức
quý báu để ứng dụng vào trong công việc chuyên môn của mình cũng nhƣ
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy, Cô Khoa Quản trị
Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian học tập tại Trƣờng.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy TS Hồ Ngọc Phƣơng, ngƣời
thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể
hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ, Thƣơng mại và Du lịch Lâm
Đồng, Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ
homestay tại thành phố Đà Lạt đã dành thời gian quý báu để trả lời phỏng vấn
và cung cấp thông tin hữu ích để tôi có thể thực hiện đƣợc nghiên cứu này.
Lâm Đồng, ngày 25 tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Thúy
iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện với 2 mục tiêu trọng tâm là: (1) Đánh
giá thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, (2) Đề ra một số giải
pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, nhằm nâng cao mức sống của
cộng đồng địa phƣơng, góp phần phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu đƣợc
tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng.
Nghiên cứu định tính đƣợc tiến hành bằng cách thảo luận nhóm chuyên
gia đang công tác tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Trung tâm
Xúc tiến Đầu tƣ, Thƣơng mại và Du lịch Lâm Đồng và tại các Công ty Lữ
hành Quốc tế, những Hộ kinh doanh homestay qua đó xác định đƣợc 9 yếu tố
ảnh hƣởng đến việc lựa chọn loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt của du
khách (1) Sự quan tâm của du khách đối với loại hình du lịch homestay, (2)
Loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt có gì khác so với các tỉnh Tây Nguyên,
(3) Điểm mạnh, điểm yếu của du lịch homestay tại Đà Lạt, (4) Những chính
sách hỗ trợ của Nhà nước cho người kinh doanh dịch vụ du lịch homestay, (5)
Điều kiện an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn trong vận chuyển, an
toàn trong hoạt động lưu trú, an toàn về tài sản, (6) Tính hấp dẫn của cảnh
quan môi trường, (7) Trình độ chuyên nghiệp của hướng dẫn viên, nhân viên
phục vụ, (8) Các hoạt động vui chơi, giải trí (9) Chi phí cho loại hình du lịch
homestay.
Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát,
sử dụng phân tích hồi quy Logit thông qua phần mềm SPSS phiên bản 2017
với cỡ mẫu là 223 quan sát.
Từ kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhân tố Tài nguyên du lịch,
Dịch vụ du lịch, Vấn đề an toàn, anh ninh, môi trường, Giá cả tác động đến sự
lựa chọn của du khách cho loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt.
Điều này đƣợc giải thích bởi các yếu tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến sự
lựa chọn của du khách đối với loại hình du lịch homestay mà cụ thể là tại các
cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ này; Tính hấp dẫn của cảnh quan môi
iv
trƣờng, trình độ, thái độ của chủ cơ sở, nhân viên, sự thân thiện của ngƣời dân
địa phƣơng của sẽ quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả của loại hình du lịch
homestay tại Đà Lạt.
Bằng việc xây dựng mô hình đề xuất dựa trên những lần quan sát tham
dự và quan sát không tham dự; kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên
quan, tác giả đã cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu cần
khảo sát. Do đó, các dữ liệu này sẽ góp phần bổ sung vào kho lý thuyết về các
yếu tố ảnh hƣởng cũng nhƣ yếu tố hấp dẫn, tác động đến sự lựa chọn loại hình
du lịch này của du khách, giúp các cơ quan quản lý, các Công ty kinh doanh lữ
hành, chủ các cơ sở lƣu trú hiểu rõ hơn về nhu cầu của du khách, nhằm đƣa ra
những chiến lƣợc, phƣơng án tối ƣu cho loại hình du lịch này trong thời gian
tới.
Nghiên cứu cũng còn một số hạn chế nhƣ kích thƣớc mẫu chƣa thực sự
lớn, tính đại diện chƣa cao nên những đánh giá chủ quan của một nhóm đối
tƣợng có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Các hạn chế này cũng là tiền đề
cho những hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
v
ABSTRACT
The research has been done by two target focuses: (1) “Evaluating the real
state of developing homestay business in Dalat city”; (2) “Proposing some solutions
about developing homestay business in Dalat city” in order to raise the living
standards of the local community and contribute a little to tourism sustainable
development. The research has been carried out through 2 periods: the qualitative
research and the quantitative research.
The qualitative research has been done by discussing between the experts
who are working at the Department of Culture, Sports and Tourism; the
International Travel Companies and the homestay household business in Lam Dong
province.
Since we determined the nine factors effecting on the selection of the tourists about
homestay- one of the types of tourism in Dalat city: (1) The care of the tourists
about homestay service; (2) The differences between The homestay service in Dalat
city and other cities in Highland in Vietnam; (3) The strong points and the weak
points of the homestay business in Dalat; (4) The supporting policies of the
Government for the homestay household business; (5) The security conditions, food
hygiene and safety, safety in transportation, safety in residence and asset security;
(6) The attractions of the environmental landscapes; (7) The professionalism of the
tourist guides and the service staff; (8) Leisure activities; (9) The cost of the
homestay service.
The quantitative research has been done through the survey questionnaire,
using the regression analysis Logit of the SPSS software, version 2017, with the
sample sizes: 223 observations.
The results of the research show that the factors including: travel resources;
travel service; the safety, security, environment and the prices will impact on the
selection of the tourists about homestay- one of the types of tourism in Dalat city.
vi
It means that these factors have been directly affecting on selection of the
tourists about homestay: specifically at the business establishment of this service
type; the attractions of the environmental landscapes; the level, the attitude of the
homestay owners and the service staff; the friendliness of the local people. All these
factors will decide to the quality and the effects of homestay business in Dalat city.
By building the proposed model based on the observation with attendance
and the observation without attendance; the related research results domestically
and internationally, the author of the research provided a fuller look about the
research problem- which needs to be surveyed. Therefore, the data in the research
will complement to the theory depot about affecting factors and the attractive
factors
impact on the selection of the tourists about homestay- one of the types of tourism
in Dalat city, as well as it will help the regulatory authorities, the travel companies,
homestay households understand more about the needs of the tourists so that they
will have their business strategies and optimum solutions for their homestay
business in the future.
This research still has the limits such as: the model size is not really big; the
representation is not high so the subjective assessment of the target group may
distort the research result. But I hope it will the premise for next research.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... ii
TÓM TẮT............................................................................................................... iii
ABSTRACT............................................................................................................ v
MỤC LỤC............................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... xi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. xii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................. 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 6
6. Đóng góp của Luận văn .................................................................................... 7
7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................ 7
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HOMESTAY
1.1. Khái niệm, đặc trƣng và vai trò du lịch homestay....................................... 9
1.1.1. Khái niệm du lịch homestay........................................................................... 9
1.1.2. Đặc trƣng cơ bản của du lịch homestay ........................................................ 10
1.1.3. Vai trò của du lịch homestay ......................................................................... 10
1.1.3.1. Vai trò của du lịch homestay với việc phát triển kinh tế ............................ 10
1.1.3.2. Vai trò của du lịch homestay đối với đời sống văn hóa – xã hội................ 11
viii
1.1.3.3. Vai trò của du lịch homestay đối với tài nguyên du lịch, môi trường......... 12
1.2. Điều kiện phát triển du lịch homestay ......................................................... 12
1.2.1. Điều kiện về cầu du lich................................................................................. 12
1.2.2. Điều kiện an ninh chính trị, an toàn xã hội ................................................... 13
1.2.3. Điều kiện kinh tế ........................................................................................... 14
1.2.4. Chính sách phát triển du lịch ......................................................................... 14
1.2.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch ..................................................................... 14
1.2.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ....................................................................... 15
1.2.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ........................................................ 16
1.2.8. Nguồn nhân lực ............................................................................................. 16
1.2.9. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ...................................................... 17
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch homestay.............................. 18
1.3.1. Yếu tố về tự nhiên.......................................................................................... 18
1.3.2. Yếu tố về an ninh chính trị, kinh tế - xã hội................................................... 19
1.3.3. Yếu tố văn hóa, lịch sử................................................................................... 20
1.3.4. Yếu tố về môi trƣờng ..................................................................................... 21
1.3.5. Năng lực của ngƣời làm du lịch homestay..................................................... 21
1.4. Tổng quan kinh nghiệm du lịch homestay.................................................... 22
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia trên thế giới .. 22
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển về du lịch homestay ở Việt Nam ............................ 24
1.4.3. Những bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch homestay ở Đà Lạt. 26
1.5. Tổng quan các nghiên cứu về du lịch homestay........................................... 28
1.5.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu........................................................................ 28
1.5.2. Điểm mới của đề tài ...................................................................................... 30
1.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 30
1.6.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu ....................................................... 30
1.6.1.1. Mô hình lý thuyết ........................................................................................ 30
1.6.1.2. Mô hình nghiên cứu tham khảo .................................................................. 34
1.6.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .............................. 35
ix
1.6.1.4. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách .............. 37
1.6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 39
1.6.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 39
1.6.2.2. Phương pháp phân tích .............................................................................. 40
1.6.3. Phân tích các mẫu điều tra ............................................................................. 43
1.6.3.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 43
1.6.3.2. Phân tích ................................................................................................... 45
Kết luận chương 1................................................................................................... 51
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY
TẠI ĐÀ LẠT
2.1. Khái quát du lịch tỉnh Lâm Đồng và việc phát triển du lịch homestay tại Đà
Lạt............................................................................................................................ 52
2.1.1. Tổng quan về du lịch Lâm Đồng ................................................................. 52
2.1.2. Lƣợc sử về phát triển du lịch hometay tại Đà Lạt ......................................... 52
2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt ............ 53
2.2.1. Tài nguyên du lịch.......................................................................................... 53
2.2.2. Cơ sở hạ tầng.................................................................................................. 55
2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật................................................................................... 56
2.2.4. Nguồn nhân lực.............................................................................................. 62
2.2.5. Các hoạt động xúc tiến quảng bá .................................................................. 64
2.3. Thực trạng du lịch homestay Đà Lạt của du khách..................................... 65
Kết luận chương 2................................................................................................... 70
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐÀ LẠT
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch homestay ...................................................... 71
3.1.1. Chiến lƣợc phát triển du lịch của Việt Nam ................................................. 71
3.1.2. Chiến lƣợc phát triển du lịch Lâm Đồng và phát triển du lịch homestay...... 72
3.2. Kết quả nghiên cứu theo điều tra sơ cấp ...................................................... 74
x
3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................ 74
3.3.1. Nhân tố du lịch homestay .............................................................................. 74
3.3.2. Nhân tố tài nguyên du lịch ............................................................................ 75
3.4.3. Nhân tố chi phi cảm nhận .............................................................................. 75
3.4. Các giải pháp ................................................................................................... 76
3.4.1. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch homestay ............................................... 76
3.4.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ............................................... 79
3.4.3. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ........................................... 81
3.4.4. Tăng cƣờng các hoạt động duy trì và đảm bảo môi trƣờng du lịch .............. 83
3.4.5. Giải pháp phát triển thị trƣờng, xúc tiến quảng bá ....................................... 84
Kết luận chương 3 .................................................................................................. 86
Kết luận và kiến nghị ............................................................................................ 87
Kết luận .................................................................................................................. 87
Kiến nghị ................................................................................................................ 88
Kiến nghị đối với UBND tỉnh Lâm Đồng................................................................ 88
Kiến nghị đối với UBND thành phố Đà Lạt ........................................................... 89
Kiến nghị đối với các công ty du lịch ..................................................................... 89
Kiến nghị đối vối các cơ sở kinh doanh .................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 91
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSLT Cơ sở lƣu trú
DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân
EU Liên minh Châu Âu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTNT Giao thông nông thôn
KH Kế hoạch
NQ Nghị Quyết
TB Thông báo
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TTXTDL Thông tin Xúc tiến Du lịch
TU Tỉnh Ủy
UBND Ủy ban nhân dân
UNESSCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
xii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách................................... 37
Bảng 1.2. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình với thang đo khoảng .............................. 43
Bảng 1.3. Mô tả thông tin chung của đáp viên............................................................... 44
Bảng 1.4. Kết quả Cronbach’s Alpha ............................................................................ 45
Bảng 1.5. Kết quả phân tích EFA thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ hài
lòng đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt lần thứ 5 ........................................... 47
Bảng 1.6. Kết quả phân tích EFA thang đo mức độ hài lòng của du khách .................. 48
Bảng 1.7. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ................................................ 49
Bảng 1.8. Tình hình phát triển CSLT tại Lâm Đồng giai đoạn 2010 – 2016................. 56
Bảng 1.9. Tổng thu dịch vụ lƣu trú và ăn uống theo giá hiện hành phân theo loại
hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 – 2016 .................................... 57
Bảng 1.10. Số lƣợt khách qua các cơ sở lƣu trú giai đoạn 2010 – 2016 ........................ 59
Bảng 1.11. Thời gian lƣu trú, số ngày lƣu trú bình quân giai đoạn 2010 – 2016........... 60
Bảng 1.12. Thống kê số hộ gia đình đăng ký kinh doanh homestay và số lƣợng buồng
phòng lƣu trú từ năm 2010 - 2017_Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng................................... 60
Bảng 1.13. Thống kê số hộ gia đình đăng ký kinh doanh homestay và số lƣợng buồng
phòng lƣu trú theo từng năm_Trên địa bàn thành phố Đà Lạt........................................ 61
Bảng 1.14. Thống kê số ngƣời kinh doanh thƣơng mại, du lịch, dịch vụ và khách sạn,
nhà hàng (Cá thể) ............................................................................................................ 62
Bảng 1.15. Thống kê số hộ đăng ký kinh doanh homestay theo từng năm_Trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng ......................................................................................................... 63
xiii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình khoảng cách chất lƣợng dịch vụ Parasuraman và cộng sự .............. 31
Hình 2.2. Số lần đến Đà Lạt của du khách.................................................................... 66
Hình 2.3. Phƣơng tiện đến Đà Lạt của du khách ........................................................... 66
Hình 2.4. Mục đích đi du lịch đến Đà Lạt của du khác................................................. 67
Hình 2.5. Thời gian đi du lịch của du khách .................................................................. 68
Hình 2.6. Kênh thông tin biết đến du lịch homestay Đà Lạt ......................................... 68
Hình 2.7. Hình thức đi du lịch của du khách.................................................................. 69
Hình 2.8. Lý do chọn đi du lịch homestay tại Đà Lạt .................................................... 70
xiv
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bên cạnh các loại hình du lịch mang thế mạnh của mình nhƣ Du lịch tham
quan, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch văn hóa, du lịch Mice… thì du lịch homestay là
một loại hình du lịch mới và đang phát triển mạnh, hấp dẫn và thu hút đông đảo
khách du lịch đến Lâm Đồng.
Loại hình du lịch này giúp con ngƣời quay trở về với tự nhiên thoát khỏi
cuộc sống bận rộn và những căn phòng đầy ắp tiện nghi để đi, đến và khám phá
những vùng đất mới lạ với những nền văn hóa đậm đà bản sắc. Không chỉ dừng lại
ở sự gặp gỡ hay tiếp xúc mà khách du lịch còn trải nghiệm bằng cách hòa nhập vào
nền văn hóa đó, gắn bó với những con ngƣời bản xứ để đƣợc làm ngƣời bản xứ
trong khoảng thời gian của chuyến đi (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015).
Cũng nhƣ nhiều quốc gia và địa phƣơng khác, khi ngành kinh tế du lịch trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì vấn đề phát triển du lịch bền vững luôn đƣợc
các cấp ủy, chính quyền tỉnh quan tâm nhằm tìm ra các giải pháp phát triển. Và du
lịch cộng đồng nói chung, du lịch homestay nói riêng đã và đang là hƣớng đi mới
trong vấn đề phát triển bền vững ngành kinh tế du lịch Lâm Đồng.
Với mong muốn Đà Lạt (Lâm Đồng) trở thành thiên đƣờng homestay, trong
những năm gần đây loại hình du lịch homestay phát triển rất mạnh và thu hút rất
nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến để tìm hiểu và khám phá cuộc sống
của cƣ dân địa phƣơng. Đến nay loại hình du lịch này cũng đã phát triển rộng không
chỉ thành phố Đà Lạt mà ra một số địa phƣơng khác của tỉnh và bƣớc đầu đã thu
đƣợc những kết quả tốt. Tuy nhiên trong quá trình phát triển loại hình du lịch này ở
một số địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang gặp phải rất nhiều khó khăn.
Sản phẩm và dịch vụ vẫn còn sơ sài, nghèo nàn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm
năng. Điều kiện cho phát triển loại hình này dù đa dạng nhƣng vẫn chƣa đƣợc khai
thác đúng mức, thậm chí còn đƣợc thực hiện một cách manh mún tự phát không
những nảy sinh những hạn chế về hiệu quả kinh doanh mà còn tác động tiêu cực tới
2
tài nguyên du lịch của địa phƣơng. Đặc biệt là thông tin về du lịch homestay ở Lâm
Đồng đến với khách du lịch còn nghèo nàn và hoạt động quảng bá, xúc tiến cho du
lịch homestay còn rời rạc chƣa đem lại hiệu quả tƣơng xứng với tiềm năng phát
triển của loại hình du lịch này.
Thực tế hiện nay chƣa có công trình nghiên cứu trực tiếp về phát triển du lịch
homestay tại Đà Lạt, vì vậy đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu một cách
tổng thể và khoa học về điều kiện phát triển, thực trạng và giải pháp phát triển du
lịch homestay ở thành phố Đà Lạt nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung nhằm
đánh giá đúng mức để khai thác một cách tối ƣu hƣớng tới sự phát triển bền vững,
đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, văn hóa cho các chủ thể tham gia, đặc biệt là cộng
đồng địa phƣơng.
Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên đây, tác giả đã chọn đề tài “Phát
triển du lịch homestay tại Đà Lạt” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng đã đƣợc quan
tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam:
Trên thế giới
Công trình nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi
của Koeman A. (Community Basaed Mountain Tourism, 1998). Công trình nghiên
cứu này, tác giả đề cập đến kinh nghiệm phát triển các loại hình du lịch cộng đồng ở
khu vực miền núi tại một số nƣớc đang phát triển trên thế giới. Trong đó đặc biệt
nhấn mạnh đến loại hình và sản phẩm du lịch homestay (cùng ở, cùng trải nghiệm
và mua sắm hàng hóa tại các điểm đến của dân cƣ khu vực miền núi).
Tác giả Lashley, C & Morrison, A, (2000) trong “In Search of Hospitality:
Theoretical Perspectives and Debates” Và tác giả Wang. Y trong “Customized
authenticity begins at home” đã đƣa ra một số khái niệm và đặc trƣng cơ bản của
loại hình du lịch homestay.
Kang Santran và Aree Tirasatayapitak (2008), “Sự tham gia của cộng đồng
trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Siem Reap, Campuchia”. Đề tài
gồm những mục tiêu chính nhƣ sau: (i) Phân tích tình hình tham gia của cộng đồng
3
trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor; (ii) Phân tích những chính sách
phát triển du lịch bền vững của chính phủ Campuchia trong thời gian vừa qua; (iii)
Phân tích ảnh hƣởng của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở
Angkor, Campuchia; (iv) Đề xuất giải pháp cho du lịch có sự tham gia của cộng
đồng ở Angkor, Campuchia. Nghiên cứu đã sử dụng cả phƣơng pháp nghiên cứu
định tính và định lƣợng để giải quyết những mục tiêu trên.
Kanoknon Seubsamarn và Seonghee Cho (2009), “Du lịch tại nhà dân bản xứ
ở Thái Lan và sự hài lòng của du khách”, Đại học Missouri. Nghiên cứu này tìm
hiểu các động cơ và đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch và điều tra các thuộc
tính đáp ứng khách du lịch đến thăm các điểm đến văn hóa. Mục đích của nghiên
cứu này là (1) để khám phá hồ sơ nhân khẩu học của khách du lịch đến thăm nhà trọ
ở Thái Lan, (2) để khám phá các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn của khách du
lịch của nhà trọ, (3) để điều tra mà thuộc tính đáp ứng các khách du lịch (những
ngƣời đã chọn homestay), (4) để điều tra các yếu tố động lực ảnh hƣởng đến sự hài
lòng của khách du lịch. Tại nhà dân ở Thái Lan, du khách đƣợc phục vụ nhƣ là một
địa điểm du lịch văn hóa và di sản. Các số liệu của nghiên cứu này đã đƣợc thu thập
từ các nhà trọ ở trung tâm của Thái Lan.
Ở Việt Nam
Năm 1970, du lịch homestay dựa vào cộng đồng xuất phát từ du lịch làng
bản xuất hiện và khách du lịch tham quan làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán,
cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể một vài khách du lịch muốn tham quan hệ
sinh thái, núi non mà thƣờng gọi là du lịch sinh thái. Thông thƣờng các chuyến du
lịch này khách du lịch cần có sự giúp đỡ nhƣ cần có ngƣời dẫn đƣờng để khỏi bị
lạc, cần nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn… Lúc đó, khách du lịch có sự hỗ trợ của ngƣời
dân bản xứ - đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch cộng đồng homestay.
Đến năm 1995 du lịch homestay tại Việt Nam đã bắt đầu đƣợc khá nhiều
ngƣời chú ý kể từ khi có chƣơng trình tàu Thanh niên Đông Nam Á, cập cảng lần
đầu tiên ở TP. HCM.
4
Năm 1997 du lịch homestay dần phát triển ở nƣớc ta, trải qua hơn một thập
kỷ phát triển du lịch homestay đã dần khẳng định đƣợc vị thế của mình trong ngành
du lịch nƣớc nhà cũng nhƣ du lịch quốc tế.
Năm 2002, Việt Nam đón các đoàn khách từ Nhật, Thái Lan và Mỹ du khách
từ con tàu Thanh niên Đông Nam Á, và các ngôi nhà cổ gần 100 năm tuổi trên
đƣờng Trần Hƣng Đạo, quận 5, TP.HCM là nơi đƣợc chọn là nơi đón khách du lịch.
Và du khách lúc đấy đã có những cảm nhận rất khác biệt về đất nƣớc, con ngƣời
Việt Nam.
Năm 2006 du lịch homestay tại Việt Nam bắt đầu trở thành một loại hình
đƣợc đông đảo lƣợng khách du lịch tham gia và mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho
ngành du lịch nƣớc nhà.
Để định hƣớng phát triển du lịch có hiệu quả trên cơ sở sử dụng hợp lý các
tài nguyên du lịch, phát triển du lịch theo định hƣớng bền vững, tăng cƣờng thu hút
du khách quốc tế, Đảng và Nhà nƣớc, các Bộ và Ngành đã ban hành nhiều văn bản
và chính sách mang tính định hƣớng. Trong số đó, quan trọng là:
Quyết định số 1528/QĐ-TTg (ngày 03/9/2015) của Thủ tƣớng Chính phủ về
ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành Phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng. Đây là văn bản tạo ra các khung quy định pháp lý để qui hoặc phát triển
thành phố Đà Lạt trong tƣơng lai, nhằm khai thác hợp lý các tiềm năng về phát triển
du lịch và phát triển du lịch theo hƣớng bền vững.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước
ngoài trong việc quản lý phát triển loại hình lưu trú cho khách du lịch ở nhà dân”
của Tổng cục Du lịch Việt Nam (2006) với nội dung chủ yếu là thu thập, tổng hợp
một số kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch homestay của một số quốc gia và
khu vực trên thế giới trên cơ sở đó lựa chọn những điểm phù hợp của mỗi nƣớc để
đề xuất, vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.
“Tài liệu hướng dẫn vận hành Du lịch lưu trú tại nhà dân” của Tổng cục Du
lịch (2013). Đƣợc Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, Chƣơng trình Phát triển du lịch
có trách nhiệm với môi trƣờng và xã hội (Dự án EU) đã biên soạn tài liệu này nhằm
nâng cao năng lực cho những ngƣời điều hành homestay ở các khu vực nông thôn
5
xa xôi hẻo lánh ở Việt Nam nhằm tăng cƣờng chuẩn điều hành homestay, tạo việc
làm và thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng. Một số tài liệu của tác giả Nguyễn
Thạnh Vƣợng (2014), sự lựa chọn của du khách đối với du lịch homestay ở Tiền
Giang. Đỗ Minh Nguyễn (2017), nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng
của du khách đối với dịch vụ homestay tại thành phố Hội An…
Đề tài luận văn thạc sỹ của học viên cao học trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn nhƣ: Đề tài “Phát triển du lịch homestay tại xã Việt Hải- Cát Bà”
của tác giả Nguyễn Thị Huệ (2012), và “Phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh
Bình” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2015). Trong các đề tài trên các tác giả đã tập
trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay. Đƣa ra các điều
kiện để phát triển du lịch homestay và đánh giá thực trạng phát triển homestay ở
một số địa phƣơng của nƣớc ta. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể để phát
triển du lịch homestay ở từng địa phƣơng.
Ở Lâm Đồng
Trong những năm qua, ở Lâm Đồng đã có nhiều công trình nghiên cứu về
phát triển du lịch nói chung và trong số đó có những công trình nghiên cứu mà nội
dung có đề cập đến một số vấn đề liên quan đến du lịch homestay, và những vấn đề
liên quan đến du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng. Song, chƣa có công trình nào tập trung
nghiên cứu sâu và toàn diện về tiềm năng, điều kiện và thực trạng về phát triển du
lịch homestay ở tại Đà Lạt – Lâm Đồng. Thực tế này đòi hỏi cần phải nghiên cứu về
loại hình du lịch homestay cho sự phát triển của loại hình du lịch này ở Đà Lạt –
Lâm Đồng nhằm đáp ứng nhu cầu của khoa học và thực tiễn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt. Đề ra một số giải
pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, nhằm nâng cao mức sống của cộng
đồng địa phƣơng, góp phần phát triển du lịch bền vững.
Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện những mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài bao
gồm:
6
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phát triển du lịch
homestay;
2. Đánh thực trạng phát triển du lịch homestay tại thành phố Đà Lạt;
3. Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với
du lịch homestay Lâm đồng;
4. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch homestay tại thành phố Đà Lạt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu
Xác định điều kiện để phát triển du lịch homestay, thực trạng phát triển du
lịch homestay tại Đà Lạt. Đà Lạt – Lâm Đồng có các điều kiện để phát triển nhiều
loại hình du lịch nhƣng luận văn chỉ chú trọng vào việc nghiên cứu các hộ gia đình
có kinh doanh dịch vụ homestay và khách du lịch homestay.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu tại phƣờng 1, phƣờng 4, phƣờng 8, phƣờng
10 và xã Tà Nung.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu tài liệu và thực địa từ tháng 2/2017 đến
tháng 5/2017. Các số liệu hoạt động du lịch trong đề tài đƣợc lấy chủ yếu từ năm
2010 – 2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu:
- Số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp đề tài sử dụng trong phân tích đƣợc thu thập trong khoảng
(2010 - 2016) từ Cục Thống kê Lâm Đồng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm
Đồng; Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ và Thƣơng mại Lâm Đồng; Tổng cục Du lịch; Tổ
chức Du lịch thế giới; Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới và một số nghiên cứu
trƣớc đó.
- Số liệu sơ cấp
Điều tra khảo sát, thu thập từ du khách và các chuyên gia để thực hiện
nghiên cứu định lƣợng.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
7
Sử dụng 02 phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu
định lƣợng.
5.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Căn cứ trên các tài liệu đã nghiên cứu cũng nhƣ kế thừa các nghiên cứu khảo
sát trƣớc về mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch
homestay. Từ đó xây dựng Bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu.
Thực hiện thảo luận nhóm, bao gồm đại điện Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch Lâm Đồng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ, Thƣơng mại và Du lịch Lâm Đồng, Đại
điện Long’s Homestay Dalat, Co Lien Dalat Homestay và các chuyên gia đầu ngành
trong lĩnh vực du lịch. Xây dựng Mô hình “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến
sự phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt” làm mô hình cho Đề tài nghiên cứu.
5.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng
cách phỏng vấn các du khách nội địa và quốc tế tại các địa điểm du lịch trên địa bàn
phƣờng 1, phƣờng 4, phƣờng 8, phƣờng 10 và xã Tà Nung thành phố Đà Lạt. Từ đó sàng
lọc các biến quan sát, xác định các thành phần cũng nhƣ giá trị, độ tin cậy Cronbach’s
Alpha và sau đó sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết hợp
với mô hình hồi qui tuyến tính đa biến đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng
của du khách đối với sự phát triển của loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt – Lâm
Đồng.
Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế dựa trên thanh đo Likert 5 mức độ đánh giá nhằm
đánh giá mức độ quan trọng của cá yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn điểm đến du
lịch Đà Lạt – Lâm Đồng của du khách trong và ngoài nƣớc.
6. Đóng góp của Luận văn
- Đúc kết đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay.
- Nêu ra đƣợc các điều kiện phát triển, thực trạng phát triển du lịch homestay
tại Đà Lạt.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả loại hình du
lịch homestay tại Đà Lạt.
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
8
Chƣơng 1: Tổng quan về du lịch homestay _ Trình bày lý luận chung về
du lịch homestay và kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia,
vùng lãnh thổ và các các điạ phƣơng của Việt Nam để từ đó rút ra các bài học kinh
nghiê cho việc phát triển du lich homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng; Trình bày cơ
sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu, các phƣơng pháp sử dụng trong quá nghiên
cứu và dựa vào kết quả điều tra, đánh giá để phân tích thực trạng loại hình du lịch
homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt _ Trình
bày tổng quan về du lịch Lâm Đồng, sơ lƣợc về quá trình phát triển loại hình du lịch
homestay tại Đà Lạt. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch homestay
tại Đà Lạt.
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt _ Trình bày
chiến lƣợc, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
của Việt Nam và tỉnh Lâm Đồng. Dựa vào thực trạng và kết quả nghiên cứu điều tra
sơ cấp đề xuất giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.
9
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HOMESTAY
1.1. Khái niệm, đặc trƣng và vai trò du lịch homestay
1.1.1. Khái niệm du lịch homestay
Thuật ngữ “Homestay” xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục khi việc
hợp tác quốc tế về giáo dục trở nên cấp thiết và vấn đề du học trở nên phổ biến.
Năm 1980, đã xuất hiện những slogan ấn tƣợng nhƣ: “Open your home to the world
and the world become your home” - (Hãy mở cánh cửa nhà bạn ra với thế giới và
thế giới sẽ trở thành ngôi nhà của bạn). Hoặc “Become part of my family” - (Hãy là
thành viên của gia đình chúng tôi nhé).
Khái niệm du lịch homestay là một khái niệm mới. Không chỉ tại Việt Nam
mà trên thế giới, khái niệm này vẫn đang trong quá trình tranh luận để đi đến thống
nhất vì nó đã và đang đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau và nghiên cứu với
nhiều tên gọi khác nhau nhƣ “du lịch nghỉ tại gia” hay “du lịch ở nhà dân”.
Trong lĩnh vực du lịch, một số ý kiến cho rằng du lịch homestay chỉ đơn giản
là một phƣơng thức lƣu trú, nhƣng cũng có nghiên cứu cho rằng đó là tên gọi của
loại hình du lịch. Loại hình du lịch homestay, nghĩa là mục đích chính trong chuyến
đi của khách du lịch là đƣợc ở nhà dân bản địa để thông qua đó tìm hiểu, khám phá
những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của địa phƣơng. Nhà dân không chỉ là cơ sở lƣu
trú mà trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn và độc đáo.
Theo tác giả Thompson cho rằng, Du lịch homestay là việc du khách tham
gia vào đời sống gia đình của ngƣời dân bản xứ thông qua việc học tập, du lịch,
tham quan, tìm hiểu văn hóa…. Đặc biệt, theo hình thức này, du khách sẽ đƣợc
“cùng ăn, cùng ở và cùng làm‟ với chủ nhà cũng nhƣ luôn đƣợc xem nhƣ là ngƣời
nhà (Thompson,1998).
Theo ông Haji Sahariman Hamdan - Chủ tịch Hiệp hội Homestay Malaysia:
“Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với
10
người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống của
người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa của
người dân nơi đó”.
Theo khái niệm của Tổng cục du lịch Việt Nam: Homestay là nơi sinh sống
của ngƣời sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lƣu trú, có
trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê lƣu trú, có thể có dịch vụ khách theo
khả năng đáp ứng của chủ nhà.
Trong phạm vi luận văn, tác giả đã chọn lọc và đƣa ra khái niệm du lịch
homestay dƣới góc độ và tên gọi cho một loại hình du lịch. Khái niệm homestay có
thể đƣợc hiểu nhƣ sau: Du lịch homestay là một loại hình du lịch dựa vào cộng
đồng. Thông qua loại hình du lịch này du khách đƣợc trải nghiệm cuộc sống thƣờng
nhật của ngƣời dân bản địa cùng sinh hoạt và lao động sản xuất với ngƣời dân bản
địa nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và khám phá các giá trị văn hóa bản
địa.
1.1.2. Đặc trƣng cơ bản của du lịch homestay
- Du lịch homestay là loại hình du lịch phát triển dựa trên những giá trị hấp
dẫn của thiên nhiên và đặc biệt là văn hóa bản địa, thông qua đó du lịch homestay
góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phƣơng.
- Du lịch homestay thƣờng đƣợc hình thành ở những vùng không đủ điều
kiện để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, hay quán ăn phục vụ nhu cầu
khách du lịch. Và các khu vực có tài nguyên hoang dã đang bị hủy hoại cần phải
bảo tồn, hay các khu vực dân cƣ có tài nguyên văn hóa đa dạng, có những nét đặc
trƣng cơ bản về văn hóa tộc ngƣời.
- Du lịch homestay là loại hình du lịch mà khách du lịch đƣợc bố trí đến ở tại
nhà ngƣời dân và du khách đƣợc cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh hoạt và lao động sản
xuất với ngƣời dân bản địa. Du khách sẽ đƣợc tự khám phá nét đẹp của thiên nhiên
và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa bản địa. Cách tiếp cận gần gũi
nhất với văn hóa địa phƣơng này giúp các thành viên có ý thức hơn trong việc bảo
tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống.
- Du lịch homestay với phƣơng thức hoạt động kinh doanh mà cộng đồng
dân cƣ là ngƣời cung cấp chính các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Khi đi du
11
lịch homestay khách du lịch sẽ đƣợc hòa mình vào cuộc sống của cƣ dân bản địa
với các dịch vụ du lịch đƣợc cung cấp bởi chính những ngƣời dân nơi đây (Nguyễn
Thị Quỳnh, 2015).
1.1.3. Vai trò của du lịch homestay
1.1.3.1. Vai trò của du lịch homestay với việc phát triển kinh tế
Du lịch là một trong những ngành kinh tế, Du lịch tạo ra rất nhiều việc làm
cho ngƣời dân địa phƣơng, hạn chế việc di dân từ nông thôn đến thành phố lớn; giải
quyết việc làm cho những đối tƣợng có nhiều thời gian rảnh rỗi sau khi hoàn thành
mùa, vụ ở nông thôn.
Du lịch homestay với đặc điểm thƣờng đƣợc tổ chức và phát triển ở những
nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ, nơi mà các giá trị văn hóa truyền thống
còn đƣợc bảo tồn, gìn giữ trong cộng đồng địa phƣơng, nơi mà chƣa có điều kiện
xây dựng các khu lƣu trú nhà hàng, khách sạn. Khách du lịch đƣợc bố trí vào nghỉ
trong nhà dân đƣợc xây dựng chủ yếu bằng những vật liệu địa phƣơng; tiêu dùng
những sản phẩm dịch vụ do chủ nhà cung ứng.
Du lịch homestay không chỉ tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho chủ nhà
mà còn đem lại thu nhập cho những ngƣời dân khác với những dịch vụ bổ sung
phục vụ khách du lịch. Việc chia sẻ lợi nhuận này đem lại sự công bằng cho dân cƣ
địa phƣơng. Những thu nhập mà du lịch mang lại đã góp phần tích cực vào việc
nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho cƣ dân địa phƣơng (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015).
1.1.3.2. Vai trò của du lịch homestay đối với đời sống văn hóa – xã hội
Môi trƣờng văn hóa – xã hội chứa đựng những tinh hoa ngàn đời để lại của
các thế hệ đi trƣớc, những nét độc đáo về phong tục tập quán, những nét kiến trúc
đặc trƣng… tất cả đều có sức hút mạnh mẽ với những ngƣời không phải là dân cƣ
bản địa, những ngƣời đến từ các nền văn hóa khác nhau, khiến họ phải say mê tìm
hiểu, chiêm nghiệm thông qua các chuyến đi du lịch.
Khác với khách của các loại hình du lịch khác, khách du lich homestay đƣợc
“cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt” với chủ nhà. Do vậy khoảng cách giữa khách và
chủ nhà trở nên gần gũi, gắn bó. Khách du lịch có cơ hội đƣợc khám phá và trải
12
nghiệm văn hóa bản địa, đồng thời trong quá trình đón khách chủ nhà cũng đƣợc
tiếp cận và học hỏi đƣợc những nét văn hóa của khách du lịch.
Khách du lịch đến từ nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới nên sẽ
mang nhiều nét văn hóa khác nhau. Do đó, cộng đồng địa phƣơng trong quá trình
tiếp xúc với khách du lịch không chỉ đƣợc giao lƣu về văn hóa mà còn đƣợc tiếp
cận cuộc sống văn minh, học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm từ khách du lịch. Nhƣng
bên cạnh đó, cũng có một số những tiêu cực nhƣ tệ nạn xã hội, mai một giá trị văn
hóa truyền thống… thông qua hoạt động này (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015).
1.1.3.3. Vai trò của du lịch homestay đối với tài nguyên du lịch, môi trường
Theo Pirojnik, du lịch là một ngành có định hƣớng tài nguyên rõ rệt, điều
này có nghĩa là tài nguyên và môi trƣờng là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du
lịch. Vì hoạt động du lịch chủ yếu là các hoạt động ngoài nơi cƣ trú của du khách
nhƣ tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm, giải trí, nghỉ dƣỡng…
Tỉnh Lâm Đồng khẳng định “tập trung các nguồn lực để xây dựng du lịch trở
thành ngành kinh tế động lực của tỉnh”. Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt của ngành kinh
tế du lịch có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên, làm cho thiên nhiên
không kịp phục hồi và đi đến chỗ bị hủy hoại.
Ngoài ra quá trình toàn cầu hóa là một xu hƣớng tất yếu và ngày càng đƣợc
mở rộng, cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho truyền thống văn hóa xã
hội bản sắc văn hóa bị mai một dần, những phong tục tập quán tốt đẹp đƣợc giữ gìn
bao đời có nguy cơ biến mất (Nguyễn Quốc Nghi và Phạm Lê Hồng Nhung, 2011).
Với những lý do nêu trên thì việc xây dựng và phát triển những loại hình du
lịch mang tính bền vững một yêu cầu cấp thiết. Và sự ra đời của các loại hình du
lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, du lịch homestay chính là
hƣớng đi mới của ngành du lịch trong việc vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảm
bảo tính bền vững cho tài nguyên du lịch.
1.2. Điều kiện phát triển du lịch homestay
1.2.1. Điều kiện về cầu du lich
Một trong những yếu tố quan trọng để biến nhu cầu hàng hóa, dịch vụ nói
chung trở thành thực tế là khả năng thanh toán của ngƣời tiêu dùng. Riêng trong
13
lĩnh vực du lịch yếu tố khả năng thanh toán của du khách, thời gian rỗi và trình độ
dân trí là những yếu tố quyết định, là tiền đề cho sự phát triển du lịch.
Khách du lịch đi du lịch với nhiều động cơ khác nhau: Động cơ nghỉ ngơi đi
du lịch với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận gần gũi với
thiên nhiên, thay đổi môi trƣờng sống; Đi du lịch với mục đích thể thao; văn hóa
giáo dục. Động cơ nghề nghiệp đi du lịch với mục đích tìm hiểu cơ hội kinh doanh
kết hợp giải trí; thăm viếng ngoại giao; công tác…
Xu hƣớng khách du lịch hƣớng tới những hoạt động với những giá trị trải
nghiệm mới đƣợc hình thành trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo,
nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính hoang sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo công nghệ
cao (tính hiện đại, tiện nghi) thay vì coi trọng điểm đến nhƣ trƣớc đây.
Xu hƣớng thay đổi tính chất nhu cầu du lịch là cơ hội lớn cho sự phát triển
của loại hình du lịch homestay. Du lịch homestay đã đáp ứng đƣợc nhu cầu thích
đƣợc trải nghiệm cuộc sống cùng với các hộ gia đình tại nhà của họ nhằm tìm hiểu
về cộng đồng và phong cách sống của ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ nâng cao
hiểu biết về điều kiện tự nhiên và những nét văn hóa đặc sắc thông qua các hộ gia
đình đó. Thông qua đó góp phần nâng cao ý thức bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi
trƣờng sống (Lê Thị Thanh Hiền, 2008).
1.2.2. Điều kiện an ninh chính trị, an toàn xã hội
An toàn là một trong những nhu cầu hàng đầu và quan trọng của con ngƣời
trong cuộc sống. Trong hoạt động du lịch đòi hỏi an toàn về tính mạng tài sản, sức
khỏe và tinh thần lại càng trở nên cấp thiết hơn vì khách du lịch đến những vùng xa
lạ với nơi ở quen thuộc của mình. Khi đi du lịch, khách du lịch luôn có xu hƣớng
chọn điểm đến an toàn và ổn định. Vì vậy, điều kiện về an ninh chính trị và an toàn
xã hội đƣợc coi là một trong những điều kiện bắt buộc phải có và vô cùng quan
trọng để các quốc gia, các vùng, địa phƣơng có thể phát triển du lịch.
Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển đƣợc trong
bầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Du khách
thích đến những đất nƣớc và vùng du lịch có không khí chính trị hòa bình, họ cảm
thấy đƣợc yên ổn, tính mạng đƣợc coi trọng (Trần Đức Thanh, 2005).
14
Loại hình du lịch homestay, du khách không chỉ đến để tham quan, khám
phá giá trị tài nguyên thiên nhiên mà còn tham gia vào trực tiếp vào việc hoạt động
sản xuất và sinh hoạt hằng ngày với ngƣời dân địa phƣơng vì vậy mà môi trƣờng
chính trị ổn định, xã hội an toàn là yếu tố tiên quyết đảm bảo rằng du khách đƣợc an
toàn trong khi tham gia lƣu trú tại nhà dân.
1.2.3. Điều kiện kinh tế
Là một bộ phận của nền kinh tế nên sự phát triển của du lịch bị ảnh hƣởng
bởi sự phát triển của nền kinh tế. Du lịch phát triển đóng góp vào sự phát triển kinh
tế nói chung, ngƣợc lại nền kinh tế phát triển lại là điều kiện quan trọng đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Cụ thể, sự phát triển của ngành nông
nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với du lịch. Cung cấp
lƣơng thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu của hoạt động
du lịch. Một số ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến gỗ cung ứng vật tƣ
cho du lịch. Sự phát triển của ngành giao thông vận tải phát triển ảnh hƣởng lớn đến
hoạt động du lịch cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đảm bảo vận chuyển đƣợc nhiều
hành khách đến các khu du lịch, điểm du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới và
đảm bảo cho du khách đƣợc an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.
Du lịch homestay là loại hình du lịch không đòi hỏi sự phát triển mạnh của
các ngành kinh tế nhƣ một số loại hình du lịch khác. Nhƣng để phát triển đƣợc du
lịch homestay cũng cần phải đảm bảo một số điều kiện kinh tế nhƣ: việc vận chuyển
hành khách, cung cấp một số thực phẩm và hàng hóa mà ngƣời dân bản địa không
thể sản xuất đƣợc (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015).
1.2.4. Chính sách phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch quốc gia có vai trò “kim chỉ nam” dẫn đƣờng
cho hoạt động phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng trong từng giai
đoạn nhất định. Mỗi một quốc gia, do tầm quan trọng và trình độ phát triển của
ngành du lịch trong nền kinh tế khác nhau sẽ có các biện pháp và chiến lƣợc phát
triển khác nhau. Chính sách phát triển du lịch chung ở phạm vi khu vực và thế giới
cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch của một quốc gia.
15
Để phát triển du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng luôn đòi hỏi
các cơ quan quản lý phải đƣa ra đƣợc chính sách phù hợp để định hƣớng du lịch
homestay phát triển theo hƣớng thúc đẩy những mặt tích cực, hạn chế những mặt
tiêu cực, khai thác tối ƣu các giá trị tài nguyên du lịch và đem lại lợi nhuận tối uu
cho tất cả các chủ thể tham gia (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015).
1.2.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển du lịch, đƣợc
coi là điều kiện cơ bản để phát triển các loại hình du lịch, cấu thành nên sản phẩm
du lịch, thu hút khách du lịch chính là tài nguyên du lịch. Theo Luật Du lịch(2005):
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn
hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể
đƣợc sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các khu
du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Nhƣ vậy có thể thấy tài nguyên
du lịch đƣợc chia thành 2 nhóm cơ bản là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên
du lịch nhân văn.
Loại hình du lịch homestay, khách du lịch muốn đƣợc tự do khám phá thiên
nhiên và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa bản địa. Vì vậy, để phát
triển du lịch homestay phải biết khai thác các giá trị đặc sắc của tài nguyên du lịch
tự nhiên và những yếu tố khác biệt của giá trị văn hóa bản địa để tạo nên nhiều sản
phẩm du lịch với độ hấp dẫn và chất lƣợng cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh và
lôi kéo du khách tham gia loại hình du lịch này.
1.2.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm toàn bộ hệ thống giao thông vận tải (đƣờng bộ,
đƣờng hàng không, đƣờng sắt, đƣờng thủy…), hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống
cung cấp năng lƣợng, cấp thoát nƣớc, các công trình công cộng… Đây là hệ thống
vật chất kỹ thuật do Nhà nƣớc quy hoạch, xây dựng nhằm phát triển các hoạt động
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nƣớc và phục vụ đời sống cộng đồng nói
chung.
Trong du lịch, để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch cho khách du lịch,
ngành du lịch địa phƣơng và các doanh nghiệp tất yếu cần có sự hỗ trợ của hệ thống
16
cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội không chỉ có vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia mà còn là điều kiện cần thiết để
phát triển du lịch của một quốc gia.
Du lịch homestay với đặc điểm thƣờng đƣợc tổ chức khai thác và phát triển ở
những vùng sâu, vùng xa, vùng thiên nhiên còn hoang sơ vì vậy mà hệ thống giao
thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì là cầu nối đƣa du khách đến để tham
gia trải nghiệm hoạt động du lịch homestay ở những nơi này.
1.2.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm toàn bộ hệ thống trang thiết
bị, phƣơng tiện kỹ thuật và điều kiện lao động do các đơn vị kinh doanh du lịch đầu
tƣ mua sắm và xây dựng, đƣợc sử dụng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu
cầu của khách du lịch. Sự tiện nghi, hiện đại của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ảnh
hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch. Việc
đầu tƣ đầy đủ, có chất lƣợng cũng nhƣ bố trí, quy hoạch hợp lý hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch trong các cơ sở lƣu trú sẽ tạo điều kiện cho khách du lịch tiêu
dùng dịch vụ hiệu quả nhất, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh du lịch.
Trong du lịch homestay thì cơ sở lƣu trú của khách du lịch chính là nhà ở và
toàn bộ các trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt của ngƣời dân bản địa. Nhà ở và các
trang thiết bị không đòi hỏi phải sang trọng, tiện nghi nhƣng phải đảm bảo vệ sinh
và đặc biệt là phải mang đặc trƣng tộc ngƣời thể hiện sự khác biệt với những nét
phong tục tập quán, tông giáo tín ngƣỡng riêng, thƣờng đƣợc xây dựng, trang trí
bằng các sản vật mang tính đia phƣơng…. Mỗi một kiểu nhà của một tộc ngƣời,
một vùng miền lại thể hiện quan niệm sống, tính cách, phong tục của tộc ngƣời đó.
Vì vậy, đó vừa là cơ sở lƣu trú lại vừa là tài nguyên du lịch quý giá cho hoạt động
du lịch homestay.
1.2.8. Nguồn nhân lực
Ngành du lịch mặc dù có liên quan đến nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau,
mang tính chất khác nhau. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch đƣợc hiểu là lực
lƣợng nhân lực tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bao gồm nguồn nhân lực
trực tiếp và nhân lự gián tiếp. Nhân lực du lịch trực tiếp là những ngƣời làm việc
17
trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các
doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch. Nhân lực gián tiếp là các nhân lực làm việc
trong các ngành, các quá trình liên quan đến hoạt động du lịch nhƣ văn hóa, hài qua,
giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ công
cộng, môi trƣờng, bƣu chính viễn thông, cộng đồng dân cƣ…
Do đó, nếu xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du
lịch và của mỗi doanh nghiệp, lao động nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh du lịch
có thể phân thành 3 nhóm sau:
- Nhóm 1: Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nƣớc về du lịch
- Nhóm 2: Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch
- Nhóm 3: Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch.
Mỗi nhóm lao động đều có vai trò, đặc trƣng riêng biệt để phục vụ cho tính
chất công việc của mình. Du lịch là ngành dịch vụ, chất lƣợng sản phẩm du lịch phụ
thuộc vào thái độ phục vụ của ngƣời lao động vì vậy du lịch luôn sử dụng yếu tố
chiều sâu của lao động. Do đó, nhân lực của ngành du lịch phải đƣợc lựa chọn và
đào tạo bài bản về chuyên môn tại các trƣờng lớp, tại các cơ sở kinh doanh du lịch.
Vai trò quản lý của bộ phận quản lý Nhà nƣớc về du lịch có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển ngành du lịch và quản lý ngành du
lịch. Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch của một quốc gia đƣợc chú trọng
cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.
Đối với du lịch homestay nguồn nhân lực lao động chính là chủ nhà và các
thành viên trong gia đình. Họ là những ngƣời phục vụ không chuyên nghiệp. Kỹ
năng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh và phục vụ du lịch
homestay còn nhiều hạn chế. Song họ lại là những ngƣời mến khách, cần cù yêu lao
động. Và với đặc trƣng văn hóa dân tộc họ là điển hình cho một di sản văn hóa bản
địa mà không cần lời thuyết minh thì giá trị di sản vẫn đƣợc thể hiện dƣới con mắt
khám phá của khách du lịch. Để nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch homestay thì
chính sách hỗ trợ cho việc đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ là vấn đề cần đƣợc
quan tâm (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015).
1.2.9. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
18
Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch đƣợc coi là một nhân tố quan trọng góp
phần vào sự phát triển của ngành du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng.
Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch bao gồm: Hoạt động ấn hành ấn
phẩm, tài liệu thông tin du lịch. Hoạt động quảng cáo du lịch. Hoạt động quan hệ
công chúng. Hoạt động xúc tiến bán. Hoạt động hội chợ - triển lãm du lịch. Hoạt
động marketing trên mạng internet và website. Những hoạt động xúc tiến quảng bá
du lịch thƣờng là những tác nhân hình thành nhu cầu du lịch. Hiệu ứng xúc tiến
quảng bá, quảng cáo du lịch định hƣớng cho việc hình thành cầu du lịch, thôi thúc
con ngƣời đi du lịch lần đầu và tái hình thành nhu cầu du lịch đối với sản phẩm du
lịch cụ thể.
Dựa trên những đặc điểm cơ bản của du lịch homestay thì những hoạt động
xúc tiến quảng bá du lịch không thể thiếu trong việc phát triển loại hình du lịch này.
Du lịch homestay thƣờng đƣợc tổ chức tại những khu vực khó khăn về phát triển
kinh tế, vùng sâu vùng xa… vì vậy thông tin đến du khách còn khá nghèo nàn.
Khách du lịch chƣa biết đến sự phát triển của loại hình du lịch này ở những nơi xa
xôi đó. Vì vậy việc tuyên truyền quảng bá có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông
qua các ấn phẩm, các thông tin trên mạng internet giúp du khách tìm thấy đƣợc
những thông tin về loại hình du lịch này, từ đó làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch homestay
1.3.1. Yếu tố về tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát
triển tiềm năng du lịch của một khu vực, một quốc gia hay một địa phƣơng. Điều
6 điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, thủy văn
và tài nguyên nƣớc, hệ động, thực vật…
-Vị trí địa lý của một vùng, quốc gia hay đại phƣơng có tác động rất lớn
đến sự phát triển du lịch. Một quốc gia, vùng lãnh thổ, điểm du lịch nằm ở khu
vực kinh tế phát triển, có điều kiện giao thông thuận lợi, nhiều cảnh quan thiên
nhiên đẹp là điều kiện lý tƣởng thu hút khách du lịch. Ngƣợc lại, với một vị trí
không thuận lợi sẽ hạn chế lƣợng khách du lịch.
- Địa hình: là hình dạng cấu tạo của bề mặt trái đất, với các dạng hình thái
19
khác nhau, đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong
cảnh và sự đa dạng về phong cảnh có ý nghĩa quang trọng trong việc thu hút
khách du lịch. Trong hoạt động du lịch, các khu vực có địa hình đa dạng, độc
đáo, khác lạ có sức thu hút mạnh mẽ khách du lịch. Sự hấp dẫn về địa hình trong
du lịch đến từ một số dạng hình thái cơ bản: địa hình đồi, núi có phong cảnh đẹp,
đại hình karst và hang động, địa hình bờ biển.
Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan
trọng với việc thu hút khách. Địa hình đồi núi và là nơi tập trung tài nguyên du
lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá
và là nơi hội tụ các nền văn hóa của các dân tộc anh em. Một vùng đồi núi với hệ
thống hồ, sông, suối, thác ghềnh chằng chịt, những thung lũng rộng lớn … đầy ắp
những sản vật chính là nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ để chế biến những món
ăn độc đáo góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch.
- Khí hậu: là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc hình
thành nhu cầu du lịch cũng nhƣ tác động đến việc quyết định lựa chọn điểm đến
du lịch của du khách. Khí hậu tác động tới du lịch ở hai phƣơng diện: Ảnh hƣởng
đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch; Một
trong những yếu tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch .
1.3.2. Yếu tố về an ninh chính trị, kinh tế - xã hội
- Sự ổn định chính trị quốc gia:
Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
đất nƣớc, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du
lịch cũng nhƣ các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm
vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trƣờng ổn định cho đất nƣớc và khách
tới thamquan.
Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh
thần độc đáo, khác lạ với quê hƣơng mình” Điều này đòi hỏi sự giao lƣu, đi lại
của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Nền chính trị hòa bình, hữu
nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế.
Từ những biểu hiện trên cho chúng ta thấy đƣợc tầm quan trọng của an ninh
20
chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự
thành bại của ngành du lịch. Với nền chính trị ổn định, hòa bình không chiến
tranh xung đột sẽ đảm bảo cho việc thu hút khách du lịch. Thực tế cho thấy, ở
những quốc gia có nền chính trị ổn định, hòa bình thƣờng thu hút đông đảo khách
du lịch vì những nơi này họ cảm thấy yên tâm hơn, an toàn hơn cho tính mạng và
tài sản của họ. Ngƣợc lại, ở những nơi có chính trị không ổn định thì du lịch
không phát triển đƣợc.
Du lịch homestay “du khách sẽ ăn, ngủ, vui chơi và học hỏi tại nhà ngƣời
dân, nơi mà du khách đến trú trong thời gian tạm gác tất cả cho chuyến du lịch”,
vậy sự ổn định về chính trị, môi trƣờng thân thiện là yếu tố mà du khách quyết
định lựa chọn loại hình du lịch này.
- Sự phát triển kinh tế của quốc gia:
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát sinh và phát
triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề
cho sự ra đời và phát triển ngành kinh tế du lịch. Theo các chuyên gia của Hội
đồng kinh tế và xã hội của Liên Hiệp Quốc, một đất nƣớc có thể phát triển du lịch
một cách vững chắc nếu nƣớc đó tự sản xuất đƣợc phần lớn số của cải vật chất
cần thiết cho du lịch.
Khả năng phát triển du lịch phụ thuộc rất lớn vào thực trạng cũng nhƣ tình
hình phát triển kinh tế của quốc gia đó. Một nền kinh tế phát triển sẽ là tiền đề để
cho sự hình thành và ra đời của ngành du lịch địa phƣơng.
Tóm lại, phát triển loại hình du lịch cộng đồng nói chung và du lịch
homestay nói riêng nhằm mục đích để phát triển du lịch bền vững gắn chặt với
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ
môi trƣờng; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đặc biệt giảm tỉ
lệ thất nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng.
1.3.3. Yếu tố văn hóa, lịch sử
Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tƣợng và hiện tƣợng văn hóa lịch sử do
con ngƣời sáng tạo ra trong đời sống. So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng
du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu. Đại bộ
21
phận tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lƣợng khách, số ngày khách
đến).
Các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc là một trong những nơi
thu hút khách du lịch. Gắn với nó là loại hình du lịch khám phá, tìm hiểu về đời
sống nơi cƣ trú của cƣ dân bản địa, các di tích lịch sử, du lịch hành hƣơng, tham gia
lễ hội,…
Đối với loại hình du lịch homestay, sự hấp dẫn muốn tìm hiểu về đời sống
văn hóa tinh thần, phong tục tập quán , nơi cƣ trú của cƣ dân địa phƣơng, các di tích
lịch sử chính là yếu tố quyết định thu hút khách và cũng ảnh hƣởng đến việc hình
thành mùa vụ trong hoạt hoạt động kinh doanh du lịch.
1.3.4. Yếu tố về môi trƣờng
Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, đƣợc cảm nhận một cách trực tiếp
sự hùng vĩ, trong lành, tƣơi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to
lớn đối với khách. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết thêm sâu sắc về tự nhiên, thấy
đƣợc giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con ngƣời. Điều này có nghĩa là bằng
thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi
trƣờng, một vấn đề toàn thế giới đang hết sức quan tâm. Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi
tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ
môi trƣờng.
Khách của loại hình du lịch homestay, thƣờng có nhu cầu tham quan làng
bản, tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, Thông thƣờng các
chuyến du lịch này đƣợc tổ chức tại các vùng rừng núi còn mang tính tự nhiên,
hoang dã, hệ sinh thái đa dạng, địa điểm hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu nhƣng lại
thƣa thớt dân cƣ, các điều kiện sinh hoạt, đi lại và hỗ trợ rất khó khăn, nhất là đối
với khách tham quan, những lúc nhƣ vậy khách du lịch cần có sự giúp đỡ nhƣ cần
có ngƣời dẫn đƣờng để khỏi bị lạc, cần nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn… đã đƣợc
ngƣời bản xứ tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ. Lúc đó, khách du lịch có
sự hỗ trợ của ngƣời dân bản xứ - đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch
22
cộng đồng homestay. Việc thi hành các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ nguồn
nƣớc, không khí nhằm tạo nên môi trƣờng sống phù hợp với nhu cầu của khách.
1.3.5. Năng lực của ngƣời làm du lịch homestay
Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành
du lịch, bởi nó tác động quyết định trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp và sự phát triển ngành du lịch. Các doanh nghiệp du lịch có phát triển kinh
doanh đƣợc hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên của mình. Thực tế
trong thời gian gần đây, ngành du lịch của có tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực
chất lƣợng cao (33,3%), nguyên nhân do: Nhiều cán bộ quản lý, lao động có tay
nghề chuyên môn cao đến tuổi nghỉ hƣu, trong khi lực lƣợng kế thừa chƣa đủ lƣợng
và chất để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện nay. Chƣa có sự ổn định cao về
đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch, tỷ lệ lao động thuyên chuyển công tác từ
doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc ra khỏi ngành khá
cao.
Vì vậy, để tránh tình trạng thiếu lao động cho ngành du lịch nói chung và du
lịch phục vụ loại hình du lịch homestay, các cấp, ngành đƣợc giao nhiệm vụ cũng
nhƣ các doanh nghiệp du lịch cần có chiến lƣợc bền vững về đào tạo, bồi dƣỡng
nguồn nhân lực theo hƣớng ngày càng nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao
động nhằm đón đầu các dự án đầu tƣ du lịch và hạn chế sự dịch chuyển lao động
trong ngành.
1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia trên thế
giới
1.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Malaysia
Malaysia là đất nƣớc nằm ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia là nƣớc đã triển
khai một chƣơng trình du lich ở nhà dân “homestay in Malaysia”, đạt đƣợc kết quả
khả quan và là một điểm đến của du lịch homestay trong khu vực. Những chính
sách và phƣơng thức tổ chức du lịch homestay của Malaysia sẽ là kinh nghiệm cho
Việt Nam trong quá trình phát triển:
23
Chính sách quản lý: Để quản lý du lịch homestay, Malaysia đã tiến hành các
bƣớc thống nhất. Tất cả quá trình triển khai đều đƣợc xây dựng trên cơ sở chiến
lƣợc. Để quản lý một cách hiệu quả, Malaysia đã thành lập các cơ quan chuyên
trách, mỗi cơ quan phụ trách các mảng công việc khác nhau (Lê Thị Hiền, 2008).
Chính sách phát triển: Bộ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch và Ủy ban kế
hoạch kinh tế quốc gia Malaysia đã thành lập Hiệp hội du lịch homestay nhằm tăng
cƣờng sự hợp tác giữa các hộ kinh doanh và cấp giấy chứng nhận cho những hộ gia
đình có dịch vụ homestay, triển khai các chƣơng trình quảng bá… Hơn nữa,
Malaysia còn áp dụng những chính sách khuyến khích và lấy chƣơng trình du lịch
homestay ở Desa Muni làm mô hình điểm thành công và từ đó nhân rộng ra các địa
phƣơng khác trong cả nƣớc. Ngoài những chính sách ƣu đãi để phát triển loại hình
du lịch này, chính phủ khuyến khích những ngƣời dân tham gia chƣơng trình trực
tiếp quảng bá tại nƣớc ngoài, ban hành nhiều chính sách ƣu đãi để thu hút đầu tƣ
vào phát triển du lịch ở nhà dân (Lê Thị Hiền, 2008).
Chính sách đào tạo nguồn nhân lực: Malaysia đặc biệt coi trọng công tác đào
tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho những ngƣời tham gia trực tiếp và
gián tiếp vào hoạt động du lịch homestay. Vì vậy, công tác này đƣợc triển khai ở
nhiều mức độ khác nhau và tập trung vào những đối tƣợng: Đào tạo ngƣời đào tạo
(giảng viên, cán bộ quản lý), Đào tạo cho những ngƣời cung cấp sản phẩm du lịch
homestay… (Tổng Cục du lịch, 2006).
1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Vùng Wallonie -Bỉ
Chính sách quản lý chất lƣợng: Bỉ cũng là một nƣớc ở Châu Âu phát triển về
hoạt động du lịch ở nhà dân. Tổng cục Du lịch vùng Wallonie - Bỉ đã ban hành các
chính sách nhƣ điều kiện cấp biển hiệu nhà nghỉ của vùng, điều kiện gia nhập Hiệp
hội nhà nghỉ trong dân của vùng và các chính sách hỗ trợ các chủ nhà nghỉ. Những
chính sách này đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển hệ thống nhà
nghỉ trong dân tại vùng Wallonie. Trƣớc tiên, để có thể đƣợc cấp biển hiệu nhà nghỉ
Wallonie, các nhà nghỉ phải thực hiện đầy đủ 03 điều kiện do Tổng cục Du lịch
vùng Wallonie quy định nhƣ: 1.Giấy chứng nhận là thành viên; 2. Hình thức đón
tiếp tại nhà nghỉ vùng Wallonie; 3. Chất lƣợng nhà nghỉ vùng Wallonie. Nhà nghỉ
24
phải nằm trong khuôn viên đẹp, không khí trong lành, không có tiếng ồn, có kiến
trúc đặc thù phù hợp với kiến trúc của vùng. Nhà nghỉ cần có trang trí nội thất dễ
chịu, hài hòa, tinh tế.
Để trở thành thành viên của Hiệp hội, các chủ nhà nghỉ phải thực hiện 06
quy định do Hiệp hội đề ra. “Ngoài ra, các chủ nhà nghỉ có quyền xin đề nghị hỗ
trợ kinh phí 01 lần trong thời gian 10 năm ngay cả khi thay đổi chủ nhà nghỉ và số
tiền hỗ trợ không vượt quá 30% tổng số tiền thực hiện. Tổng cục Du lịch vùng
Wallonie quy định khi các chủ nhà nghỉ có khách cho thuê, chủ nhà đóng thuế 30%
số tiền cho thuê phòng. Số tiền đóng góp này được địa phương sử dụng cho công
tác quản lý, xúc tiến, quảng bá, bảo vệ môi trường, an ninh, hỗ trợ xây dựng…”
(Tổng Cục du lịch, 2006).
Chính sách quy hoạch phát triển: Vùng Wallonie - Bỉ cũng quy hoạch phát
triển du lịch ở nhà dân theo các chủ đề về câu cá, hoạt động khám phá thiên nhiên
và đua ngựa, khám phá hệ động vật, thực vật, khám phá cuộc sống nông thôn. Du
khách cũng có thể đƣợc sống hoà mình với thiên nhiên, tham gia các hoạt động lao
động sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch lƣơng thực nhƣ lúa mỳ, khoai tây, cà
chua và tìm hiểu cách thức sản xuất, công nghệ bảo quản, chế biến… Đặc biệt, đối
với những ngƣời ham mê hoạt động dã ngoại, đi ngựa là hoạt động khá hấp dẫn đối
với những ngƣời này khi lựa chọn nhà nghỉ tại nhà dân (Tổng Cục du lịch, 2006).
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển về du lịch homestay ở Việt Nam
Việt Nam có rất nhiều các điểm tham quan nổi tiếng mang tầm quốc gia và
quốc tế, vì thế du khách đến với Việt Nam sẽ đƣợc ngắm nhìn các điể du lịch tự
nhiên và tìm hiểu các nét đẹp văn hóa tại các điểm du lịch nhân văn vô cùng độc
đáo mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng đƣợc thiên nhiên ban tặng các
điểm tài nguyên tự nhiên và nhân văn của Viêt Nam có thể kể đến nƣ: SaPa, Vịnh
Hạ Long, du lịch sông nƣớc miền Tây, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An,
Cồng chiêng Tây Nguyên…
1.4.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Lào Cai
Hoạt động du lịch homestay ở Lào Cai chủ yếu phát triển ở Sa Pa với hình
thức sơ khai đƣợc bắt đầu hình thành vào năm 1997 và hai bản đầu tiên áp dụng mô
25
hình này là bản Tả Van Giáy xã Tả Van và bản Dền xã Bản Hồ Bản Dền và bản Tả
Van Giáy là hai bản đầu tiên áp dụng mô hình này và hiện nay cũng là hai bản kinh
doanh thành công nhất về số lƣợng cơ sở lƣu trú và số lƣợng khách du lịch tham
gia. Nguyên nhân là bản Tả Van Giáy và bản Dền đều nằm trên tuyến du lịch tham
quan làng bản hấp dẫn và phổ biến, thu hút một lƣợng đông đảo khách du lịch nƣớc
ngoài. Hai bản lại nằm cách xa thị trấn Sa Pa, nơi tập trung hầu hết cơ sở lƣu trú của
vùng nên khách du lịch muốn kết nối tour thuận lợi thì phƣơng án hiệu quả nhất là
nghỉ qua đêm tại bản. Nguyên nhân thứ hai là do phong tục tập quán của ngƣời
Giáy (bản Tả Van Giáy) và ngƣời Tày (bản Dền) có nhiều yếu tố cởi mở trong việc
đón khách hơn ngƣời Mông và ngƣời Dao. Vì vậy, hai bản này ngày nay vẫn là
những bản thành công nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch homestay. Khu vực
kinh doanh homestay tại các xã phát triển theo hình dạng cụm.
Trên địa bàn toàn huyện Sa Pa đến nay chỉ có năm xã có hoạt động kinh
doanh du lịch homestay. Trong mỗi xã thì các hộ dân đăng ký kinh doanh du lịch
homestay lại tập trung chủ yếu ở một thôn nhất định. Đó chính là hiệu ứng lan tỏa
từ trung tâm, từ một hộ dân kinh doanh du lịch homestay, khi lƣợng khách quá tải,
hộ dân đi trƣớc đã thuyết phục những hộ dân khác cùng kinh doanh để chia sẻ
lƣợng khách nhằm đảm bảo những điều kiện tối ƣu và tôn trọng sức chứa cho không
gian nhà. Hơn nữa, trong quản lý du lịch homestay, chính quyền địa phƣơng quy
định khoanh vùng hoạt động du lịch homestay tại một khu vực trong một xã. Chính
quyền đã quy định những điểm khách du lịch đƣợc phép lƣu trú trên tuyến hành
trình tham quan làng bản
Các thành viên trong gia đình ngoài việc đảm bảo và duy trì sản xuất truyền
thống cũng tự đảm nhiệm việc kinh doanh và phục vụ khách. Gia đình phục vụ
khách chủ yếu là dịch vụ ngủ nghỉ, bên cạnh đó, còn một số dịch vụ khác nhƣ ăn
uống, bán hàng lƣu niệm, hƣớng dẫn tham quan làng bản, tắm thuốc…
Chính quyền địa phƣơng quản lý về mặt hành chính, tiếp nhận đơn đăng ký
kinh doanh của các hộ dân, sau đó thẩm định, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ cấp phép kinh
doanh cho chủ nhà. Chính quyền địa phƣơng cũng tiến hành kiểm tra và giám sát
thƣờng xuyên những điều kiện nhƣ vệ sinh, an toàn thực phẩm và tình hình hoạt
26
động kinh doanh nhằm đảm bảo một môi trƣờng kinh doanh hợp pháp, lành mạnh
(Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013).
1.4.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Hòa Bình
Du lịch homestay ở Hòa Bình bắt đầu nhen nhóm từ năm 1962 – 1963 tại
bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu. Nhƣng đến khoảng năm 1994 mới
chính thức hình thành, xác định rõ giá trị kinh tế của du lịch. Từ chỗ phát triển tự
phát đến nay du lịch homestay ở Mai Châu đã phát triển khá mạnh. Mỗi hộ có thể
tiếp đón từ 15 – 30 khách du lịch cùng lúc. Hộ gia đinh kinh doanh du lịch
homestay đều có các trang thiết bị tiện nghi phục vụ lƣu trú mang bản sắc văn hóa
dân tộc. Các dịch vụ ăn ngủ, xem các tiết mục văn nghệ dân tộc, vui chơi giải trí do
ngƣời dân tại điểm du lịch phục vụ.
Về lao động, phòng nghiệp vụ du lịch (thuộc sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã phối hợp với phòng văn hóa thông tin Mai Châu mở các lớp tập huấn về du
lịch cho các chủ hộ kinh doanh du lịch homestay. Kết quả đào tạo bƣớc đầu có
những tín hiệu vui: 15,19% lao động trực tiếp có bằng Trung Cấp, Cao Đẳng du
lịch; 22,78% lao động trực tiếp có chứng nhận nâng cao nhận thức về du lịch. Về
đầu tƣ, huyện Mai Châu đã xây dựng các đề án quản lí và phát triển du lịch, tập
trung vào các địa bàn trọng điểm, đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà
đầu tƣ đến đầu tƣ vào du lịch Mai Châu. Giai đoạn 2001 – 2010, huyện Mai Châu
đã đầu tƣ từ ngân sách và tiếp nhận vốn đầu tƣ tƣ nhân phát triển du lịch với tổng số
tiền là 62,8 tỷ đồng.
Do những tác động nói trên năm 2010, doanh thu từ du lịch homestay ở Mai
Châu tăng gấp 4,85 lần năm 2005. Đa phần khách du lịch nội địa đến Mai Châu đều
cho rằng yếu tố hấp dẫn nhất để du lịch tại bản Lác là cộng đồng dân cƣ giàu bản
sắc, sau đó mới kể đến các yếu tố nhƣ đêm giao lƣu văn nghệ nồng ấm, đời sống
thƣờng nhật của ngƣời dân, phong cảnh đẹp, thức ăn ngon, khí hậu dễ chịu. Đối với
du khách nƣớc ngoài thì đánh giá cao yếu tố cộng đồng dân cƣ giàu bản sắc, đời
sống thƣờng nhật của ngƣời dân, thức ăn ngon, rồi mới đến các yếu tố khác.
27
Nhƣ vậy có thể thấy du lịch homestay đã góp phần giảm nghèo và xây dựng
nông thôn mới, tạo thêm cơ hội việc làm thông qua đa dạng hóa các hoạt động du
lịch để tăng thu nhập (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013).
1.4.3. Những bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch homestay ở Đà
Lạt
1.4.3.1. Bài học về cơ chế, chính sách quy hoạch và tổ chức quản lý
Khi phát triển loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng cần có các
nghiên cứu cơ bản về từng địa phƣơng trong kế hoạch phát triển của tỉnh. Đánh giá
toàn diện tài nguyên du lịch có liên quan đến việc phát triển loại hình du lịch
homestay: mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch; các yếu tố về an toàn, an ninh
trật tự và vệ sinh môi trƣờng; điều kiện hạ tầng; khả năng tiếp cận điểm đến; khả
năng phát triển; hiệu quả kinh tế xã hội. Trên cơ sở đánh giá đó có thể lƣợng hóa tài
nguyên theo thang bậc tạo cơ sở để tổ chức khai thác và quản lý, phát triển du lịch
homestay.
Hoàn thiện quy hoạch du lịch homestay cho từng địa phƣơng và tăng cƣờng
quản lý để thực hiện các quy hoạch đã đƣợc phê chuẩn, tránh tình trạng làm cho du
lịch homestay kém tính bền vững.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ du lịch homestay, mở các lớp
cho cán bộ chính quyền các địa phƣơng nâng cao nhận thức về phát triển du lịch
homestay
1.4.3.2. Bài học về chính sách đầu tư và hỗ trợ phát triển
Tăng cƣờng đầu tƣ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật để phục vụ du
lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng. Để các vùng có điều kiện phát triển du
lịch homestay đƣợc tiếp cận dễ dàng và có đầy đủ điều kiện sẵn sàng phục vụ du
khách. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ về vốn để ngƣời dân có cơ hội cải tạo
nhà cửa và đầu tƣ thêm các trang thiết bị phục vụ nhu cầu khách tham gia hoạt động
homestay tại gia đình.
1.4.3.3. Bài học về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019

More Related Content

What's hot

Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...duanesrt
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...jackjohn45
 
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệmBài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệmduanesrt
 
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
GIỚI THIỆU, ĐỊNH VỊ, 4P CỦA SAIGONTOURIST
GIỚI THIỆU, ĐỊNH VỊ, 4P CỦA SAIGONTOURISTGIỚI THIỆU, ĐỊNH VỊ, 4P CỦA SAIGONTOURIST
GIỚI THIỆU, ĐỊNH VỊ, 4P CỦA SAIGONTOURISTSnownflake
 
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY! Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
 
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
Bài 10: Kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Quản lý năng lượng, nước v...
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
 
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệmBài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
 
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH D...
 
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docxKhóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, khách sạn, 9 ĐIỂM!
 
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
 
GIỚI THIỆU, ĐỊNH VỊ, 4P CỦA SAIGONTOURIST
GIỚI THIỆU, ĐỊNH VỊ, 4P CỦA SAIGONTOURISTGIỚI THIỆU, ĐỊNH VỊ, 4P CỦA SAIGONTOURIST
GIỚI THIỆU, ĐỊNH VỊ, 4P CỦA SAIGONTOURIST
 
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOTĐề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
 
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
 
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Báo cáo thực tập bộ phận Housekeeping tại khách sạn, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 

Similar to Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdfĐánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdfMan_Ebook
 
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng sdt/ ZALO ...
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng  sdt/ ZALO ...Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng  sdt/ ZALO ...
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng sdt/ ZALO ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.docsividocz
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...nataliej4
 
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.docsividocz
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.doc
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.docQuản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.doc
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 
Luận Văn Quản lý Nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý Nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý Nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý Nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 
Luân Văn Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quả...
Luân Văn Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quả...Luân Văn Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quả...
Luân Văn Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quả...sividocz
 
Ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khá...
Ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khá...Ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khá...
Ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khá...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...nataliej4
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.docsividocz
 

Similar to Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019 (20)

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdfĐánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch làng Hoa Sa Đéc.pdf
 
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng sdt/ ZALO ...
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng  sdt/ ZALO ...Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng  sdt/ ZALO ...
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng sdt/ ZALO ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Du Khách Nội Địa Tại Đà ...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Du Khách Nội Địa Tại Đà ...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Du Khách Nội Địa Tại Đà ...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Du Khách Nội Địa Tại Đà ...
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành quản trị du lịch lữ hành, 9 ĐIỂM
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
 
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
 
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Phát Triển Du Lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Phát Triển Du Lịch Tỉnh Quảng Ngãi.docPhát Triển Du Lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Phát Triển Du Lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.doc
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.docQuản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.doc
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận Văn Quản lý Nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý Nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý Nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý Nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luân Văn Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quả...
Luân Văn Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quả...Luân Văn Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quả...
Luân Văn Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quả...
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
 
Ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khá...
Ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khá...Ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khá...
Ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đáng nhớ đến ý định quay trở lại của du khá...
 
luan van thac si tim hieu nhu cau du lich cong vu cua khach dai loan
luan van thac si tim hieu nhu cau du lich cong vu cua khach dai loanluan van thac si tim hieu nhu cau du lich cong vu cua khach dai loan
luan van thac si tim hieu nhu cau du lich cong vu cua khach dai loan
 
Chính sách phát triển du lịch bền vững tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Chính sách phát triển du lịch bền vững tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đChính sách phát triển du lịch bền vững tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Chính sách phát triển du lịch bền vững tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
 

More from PinkHandmade

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019PinkHandmade
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...PinkHandmade
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...PinkHandmade
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...PinkHandmade
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...PinkHandmade
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019PinkHandmade
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...PinkHandmade
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...PinkHandmade
 

More from PinkHandmade (20)

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM NGUYỄN THỊ THANH THÖY PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐÀ LẠT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành Mã số ngành: 60340103 TP. HỒ CHÍ MINH – 2017
  • 2. BỘ GÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM NGUYỄN THỊ THANH THÖY PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐÀ LẠT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành Mã ngành: 60340103 HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ NGỌC PHƢƠNG TP. HỒ CHÍ MINH – 2017
  • 3. CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. HỒ NGỌC PHƢƠNG Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 14 tháng 10 năm 2017. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: X á c n h ận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc sửa chữa. Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch 2 TS. Nguyễn Văn Lƣu Phản biện 1 3 TS. Trần Văn Thông Phản biện 2 4 PGS.TS. Phạm Trung Lƣơng Ủy viên 5 TS. Đoàn Liêng Diễm Ủy viên, Thƣ ký
  • 4. VIÊN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TP.HCM, ngày ….. tháng ….. năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Thúy Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 22/12/1979 Nơi sinh: Hải Dƣơng Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành MSHV: 1541890041 I- Tên đề tài: Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt II- Nhiệm vụ và nội dung: Thực hiện đề tài Thạc sĩ “Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt”, nghiên cứu bằng hai phƣơng pháp định tính và định lƣợng. Xác định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn điểm đến là du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng của du khách nội địa và quốc tế. Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn du lịch homestay tại Đà Lạt. Đề xuất giải pháp, góp phần đúc đẩy và phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt - Lâm Đồng trong tƣơng lai. III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 15/2/2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Ngày 30/8/2017 V- Cán bộ hƣớng dẫn: TS. HỒ NGỌC PHƢƠNG CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
  • 5.
  • 6.
  • 7.
  • 8. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Lâm Đồng, ngày 25 tháng 10 năm 2017 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Thúy
  • 9. ii LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã đƣợc Quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là Quý Thầy, Cô Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn giảng dạy tận tình, giúp tôi có đƣợc những kiến thức quý báu để ứng dụng vào trong công việc chuyên môn của mình cũng nhƣ hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy, Cô Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Trƣờng. Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy TS Hồ Ngọc Phƣơng, ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ, Thƣơng mại và Du lịch Lâm Đồng, Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ homestay tại thành phố Đà Lạt đã dành thời gian quý báu để trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin hữu ích để tôi có thể thực hiện đƣợc nghiên cứu này. Lâm Đồng, ngày 25 tháng 10 năm 2017 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Thúy
  • 10. iii TÓM TẮT Nghiên cứu này đƣợc thực hiện với 2 mục tiêu trọng tâm là: (1) Đánh giá thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, (2) Đề ra một số giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, nhằm nâng cao mức sống của cộng đồng địa phƣơng, góp phần phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu đƣợc tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu định tính đƣợc tiến hành bằng cách thảo luận nhóm chuyên gia đang công tác tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ, Thƣơng mại và Du lịch Lâm Đồng và tại các Công ty Lữ hành Quốc tế, những Hộ kinh doanh homestay qua đó xác định đƣợc 9 yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt của du khách (1) Sự quan tâm của du khách đối với loại hình du lịch homestay, (2) Loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt có gì khác so với các tỉnh Tây Nguyên, (3) Điểm mạnh, điểm yếu của du lịch homestay tại Đà Lạt, (4) Những chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người kinh doanh dịch vụ du lịch homestay, (5) Điều kiện an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn trong vận chuyển, an toàn trong hoạt động lưu trú, an toàn về tài sản, (6) Tính hấp dẫn của cảnh quan môi trường, (7) Trình độ chuyên nghiệp của hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ, (8) Các hoạt động vui chơi, giải trí (9) Chi phí cho loại hình du lịch homestay. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng phân tích hồi quy Logit thông qua phần mềm SPSS phiên bản 2017 với cỡ mẫu là 223 quan sát. Từ kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhân tố Tài nguyên du lịch, Dịch vụ du lịch, Vấn đề an toàn, anh ninh, môi trường, Giá cả tác động đến sự lựa chọn của du khách cho loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt. Điều này đƣợc giải thích bởi các yếu tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến sự lựa chọn của du khách đối với loại hình du lịch homestay mà cụ thể là tại các cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ này; Tính hấp dẫn của cảnh quan môi
  • 11. iv trƣờng, trình độ, thái độ của chủ cơ sở, nhân viên, sự thân thiện của ngƣời dân địa phƣơng của sẽ quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả của loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt. Bằng việc xây dựng mô hình đề xuất dựa trên những lần quan sát tham dự và quan sát không tham dự; kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan, tác giả đã cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu cần khảo sát. Do đó, các dữ liệu này sẽ góp phần bổ sung vào kho lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng cũng nhƣ yếu tố hấp dẫn, tác động đến sự lựa chọn loại hình du lịch này của du khách, giúp các cơ quan quản lý, các Công ty kinh doanh lữ hành, chủ các cơ sở lƣu trú hiểu rõ hơn về nhu cầu của du khách, nhằm đƣa ra những chiến lƣợc, phƣơng án tối ƣu cho loại hình du lịch này trong thời gian tới. Nghiên cứu cũng còn một số hạn chế nhƣ kích thƣớc mẫu chƣa thực sự lớn, tính đại diện chƣa cao nên những đánh giá chủ quan của một nhóm đối tƣợng có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Các hạn chế này cũng là tiền đề cho những hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
  • 12. v ABSTRACT The research has been done by two target focuses: (1) “Evaluating the real state of developing homestay business in Dalat city”; (2) “Proposing some solutions about developing homestay business in Dalat city” in order to raise the living standards of the local community and contribute a little to tourism sustainable development. The research has been carried out through 2 periods: the qualitative research and the quantitative research. The qualitative research has been done by discussing between the experts who are working at the Department of Culture, Sports and Tourism; the International Travel Companies and the homestay household business in Lam Dong province. Since we determined the nine factors effecting on the selection of the tourists about homestay- one of the types of tourism in Dalat city: (1) The care of the tourists about homestay service; (2) The differences between The homestay service in Dalat city and other cities in Highland in Vietnam; (3) The strong points and the weak points of the homestay business in Dalat; (4) The supporting policies of the Government for the homestay household business; (5) The security conditions, food hygiene and safety, safety in transportation, safety in residence and asset security; (6) The attractions of the environmental landscapes; (7) The professionalism of the tourist guides and the service staff; (8) Leisure activities; (9) The cost of the homestay service. The quantitative research has been done through the survey questionnaire, using the regression analysis Logit of the SPSS software, version 2017, with the sample sizes: 223 observations. The results of the research show that the factors including: travel resources; travel service; the safety, security, environment and the prices will impact on the selection of the tourists about homestay- one of the types of tourism in Dalat city.
  • 13. vi It means that these factors have been directly affecting on selection of the tourists about homestay: specifically at the business establishment of this service type; the attractions of the environmental landscapes; the level, the attitude of the homestay owners and the service staff; the friendliness of the local people. All these factors will decide to the quality and the effects of homestay business in Dalat city. By building the proposed model based on the observation with attendance and the observation without attendance; the related research results domestically and internationally, the author of the research provided a fuller look about the research problem- which needs to be surveyed. Therefore, the data in the research will complement to the theory depot about affecting factors and the attractive factors impact on the selection of the tourists about homestay- one of the types of tourism in Dalat city, as well as it will help the regulatory authorities, the travel companies, homestay households understand more about the needs of the tourists so that they will have their business strategies and optimum solutions for their homestay business in the future. This research still has the limits such as: the model size is not really big; the representation is not high so the subjective assessment of the target group may distort the research result. But I hope it will the premise for next research.
  • 14. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... ii TÓM TẮT............................................................................................................... iii ABSTRACT............................................................................................................ v MỤC LỤC............................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... xi DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. xii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... xiii MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................... 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 6 6. Đóng góp của Luận văn .................................................................................... 7 7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................ 7 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HOMESTAY 1.1. Khái niệm, đặc trƣng và vai trò du lịch homestay....................................... 9 1.1.1. Khái niệm du lịch homestay........................................................................... 9 1.1.2. Đặc trƣng cơ bản của du lịch homestay ........................................................ 10 1.1.3. Vai trò của du lịch homestay ......................................................................... 10 1.1.3.1. Vai trò của du lịch homestay với việc phát triển kinh tế ............................ 10 1.1.3.2. Vai trò của du lịch homestay đối với đời sống văn hóa – xã hội................ 11
  • 15. viii 1.1.3.3. Vai trò của du lịch homestay đối với tài nguyên du lịch, môi trường......... 12 1.2. Điều kiện phát triển du lịch homestay ......................................................... 12 1.2.1. Điều kiện về cầu du lich................................................................................. 12 1.2.2. Điều kiện an ninh chính trị, an toàn xã hội ................................................... 13 1.2.3. Điều kiện kinh tế ........................................................................................... 14 1.2.4. Chính sách phát triển du lịch ......................................................................... 14 1.2.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch ..................................................................... 14 1.2.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ....................................................................... 15 1.2.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ........................................................ 16 1.2.8. Nguồn nhân lực ............................................................................................. 16 1.2.9. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ...................................................... 17 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch homestay.............................. 18 1.3.1. Yếu tố về tự nhiên.......................................................................................... 18 1.3.2. Yếu tố về an ninh chính trị, kinh tế - xã hội................................................... 19 1.3.3. Yếu tố văn hóa, lịch sử................................................................................... 20 1.3.4. Yếu tố về môi trƣờng ..................................................................................... 21 1.3.5. Năng lực của ngƣời làm du lịch homestay..................................................... 21 1.4. Tổng quan kinh nghiệm du lịch homestay.................................................... 22 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia trên thế giới .. 22 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển về du lịch homestay ở Việt Nam ............................ 24 1.4.3. Những bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch homestay ở Đà Lạt. 26 1.5. Tổng quan các nghiên cứu về du lịch homestay........................................... 28 1.5.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu........................................................................ 28 1.5.2. Điểm mới của đề tài ...................................................................................... 30 1.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 30 1.6.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu ....................................................... 30 1.6.1.1. Mô hình lý thuyết ........................................................................................ 30 1.6.1.2. Mô hình nghiên cứu tham khảo .................................................................. 34 1.6.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .............................. 35
  • 16. ix 1.6.1.4. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách .............. 37 1.6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 39 1.6.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 39 1.6.2.2. Phương pháp phân tích .............................................................................. 40 1.6.3. Phân tích các mẫu điều tra ............................................................................. 43 1.6.3.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 43 1.6.3.2. Phân tích ................................................................................................... 45 Kết luận chương 1................................................................................................... 51 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐÀ LẠT 2.1. Khái quát du lịch tỉnh Lâm Đồng và việc phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt............................................................................................................................ 52 2.1.1. Tổng quan về du lịch Lâm Đồng ................................................................. 52 2.1.2. Lƣợc sử về phát triển du lịch hometay tại Đà Lạt ......................................... 52 2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt ............ 53 2.2.1. Tài nguyên du lịch.......................................................................................... 53 2.2.2. Cơ sở hạ tầng.................................................................................................. 55 2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật................................................................................... 56 2.2.4. Nguồn nhân lực.............................................................................................. 62 2.2.5. Các hoạt động xúc tiến quảng bá .................................................................. 64 2.3. Thực trạng du lịch homestay Đà Lạt của du khách..................................... 65 Kết luận chương 2................................................................................................... 70 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐÀ LẠT 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch homestay ...................................................... 71 3.1.1. Chiến lƣợc phát triển du lịch của Việt Nam ................................................. 71 3.1.2. Chiến lƣợc phát triển du lịch Lâm Đồng và phát triển du lịch homestay...... 72 3.2. Kết quả nghiên cứu theo điều tra sơ cấp ...................................................... 74
  • 17. x 3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................ 74 3.3.1. Nhân tố du lịch homestay .............................................................................. 74 3.3.2. Nhân tố tài nguyên du lịch ............................................................................ 75 3.4.3. Nhân tố chi phi cảm nhận .............................................................................. 75 3.4. Các giải pháp ................................................................................................... 76 3.4.1. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch homestay ............................................... 76 3.4.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ............................................... 79 3.4.3. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ........................................... 81 3.4.4. Tăng cƣờng các hoạt động duy trì và đảm bảo môi trƣờng du lịch .............. 83 3.4.5. Giải pháp phát triển thị trƣờng, xúc tiến quảng bá ....................................... 84 Kết luận chương 3 .................................................................................................. 86 Kết luận và kiến nghị ............................................................................................ 87 Kết luận .................................................................................................................. 87 Kiến nghị ................................................................................................................ 88 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Lâm Đồng................................................................ 88 Kiến nghị đối với UBND thành phố Đà Lạt ........................................................... 89 Kiến nghị đối với các công ty du lịch ..................................................................... 89 Kiến nghị đối vối các cơ sở kinh doanh .................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 91
  • 18. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSLT Cơ sở lƣu trú DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân EU Liên minh Châu Âu GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTNT Giao thông nông thôn KH Kế hoạch NQ Nghị Quyết TB Thông báo TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TTXTDL Thông tin Xúc tiến Du lịch TU Tỉnh Ủy UBND Ủy ban nhân dân UNESSCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • 19. xii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách................................... 37 Bảng 1.2. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình với thang đo khoảng .............................. 43 Bảng 1.3. Mô tả thông tin chung của đáp viên............................................................... 44 Bảng 1.4. Kết quả Cronbach’s Alpha ............................................................................ 45 Bảng 1.5. Kết quả phân tích EFA thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt lần thứ 5 ........................................... 47 Bảng 1.6. Kết quả phân tích EFA thang đo mức độ hài lòng của du khách .................. 48 Bảng 1.7. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ................................................ 49 Bảng 1.8. Tình hình phát triển CSLT tại Lâm Đồng giai đoạn 2010 – 2016................. 56 Bảng 1.9. Tổng thu dịch vụ lƣu trú và ăn uống theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 – 2016 .................................... 57 Bảng 1.10. Số lƣợt khách qua các cơ sở lƣu trú giai đoạn 2010 – 2016 ........................ 59 Bảng 1.11. Thời gian lƣu trú, số ngày lƣu trú bình quân giai đoạn 2010 – 2016........... 60 Bảng 1.12. Thống kê số hộ gia đình đăng ký kinh doanh homestay và số lƣợng buồng phòng lƣu trú từ năm 2010 - 2017_Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng................................... 60 Bảng 1.13. Thống kê số hộ gia đình đăng ký kinh doanh homestay và số lƣợng buồng phòng lƣu trú theo từng năm_Trên địa bàn thành phố Đà Lạt........................................ 61 Bảng 1.14. Thống kê số ngƣời kinh doanh thƣơng mại, du lịch, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng (Cá thể) ............................................................................................................ 62 Bảng 1.15. Thống kê số hộ đăng ký kinh doanh homestay theo từng năm_Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ......................................................................................................... 63
  • 20. xiii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình khoảng cách chất lƣợng dịch vụ Parasuraman và cộng sự .............. 31 Hình 2.2. Số lần đến Đà Lạt của du khách.................................................................... 66 Hình 2.3. Phƣơng tiện đến Đà Lạt của du khách ........................................................... 66 Hình 2.4. Mục đích đi du lịch đến Đà Lạt của du khác................................................. 67 Hình 2.5. Thời gian đi du lịch của du khách .................................................................. 68 Hình 2.6. Kênh thông tin biết đến du lịch homestay Đà Lạt ......................................... 68 Hình 2.7. Hình thức đi du lịch của du khách.................................................................. 69 Hình 2.8. Lý do chọn đi du lịch homestay tại Đà Lạt .................................................... 70
  • 21. xiv
  • 22.
  • 23. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bên cạnh các loại hình du lịch mang thế mạnh của mình nhƣ Du lịch tham quan, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch văn hóa, du lịch Mice… thì du lịch homestay là một loại hình du lịch mới và đang phát triển mạnh, hấp dẫn và thu hút đông đảo khách du lịch đến Lâm Đồng. Loại hình du lịch này giúp con ngƣời quay trở về với tự nhiên thoát khỏi cuộc sống bận rộn và những căn phòng đầy ắp tiện nghi để đi, đến và khám phá những vùng đất mới lạ với những nền văn hóa đậm đà bản sắc. Không chỉ dừng lại ở sự gặp gỡ hay tiếp xúc mà khách du lịch còn trải nghiệm bằng cách hòa nhập vào nền văn hóa đó, gắn bó với những con ngƣời bản xứ để đƣợc làm ngƣời bản xứ trong khoảng thời gian của chuyến đi (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015). Cũng nhƣ nhiều quốc gia và địa phƣơng khác, khi ngành kinh tế du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì vấn đề phát triển du lịch bền vững luôn đƣợc các cấp ủy, chính quyền tỉnh quan tâm nhằm tìm ra các giải pháp phát triển. Và du lịch cộng đồng nói chung, du lịch homestay nói riêng đã và đang là hƣớng đi mới trong vấn đề phát triển bền vững ngành kinh tế du lịch Lâm Đồng. Với mong muốn Đà Lạt (Lâm Đồng) trở thành thiên đƣờng homestay, trong những năm gần đây loại hình du lịch homestay phát triển rất mạnh và thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến để tìm hiểu và khám phá cuộc sống của cƣ dân địa phƣơng. Đến nay loại hình du lịch này cũng đã phát triển rộng không chỉ thành phố Đà Lạt mà ra một số địa phƣơng khác của tỉnh và bƣớc đầu đã thu đƣợc những kết quả tốt. Tuy nhiên trong quá trình phát triển loại hình du lịch này ở một số địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Sản phẩm và dịch vụ vẫn còn sơ sài, nghèo nàn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng. Điều kiện cho phát triển loại hình này dù đa dạng nhƣng vẫn chƣa đƣợc khai thác đúng mức, thậm chí còn đƣợc thực hiện một cách manh mún tự phát không những nảy sinh những hạn chế về hiệu quả kinh doanh mà còn tác động tiêu cực tới
  • 24. 2 tài nguyên du lịch của địa phƣơng. Đặc biệt là thông tin về du lịch homestay ở Lâm Đồng đến với khách du lịch còn nghèo nàn và hoạt động quảng bá, xúc tiến cho du lịch homestay còn rời rạc chƣa đem lại hiệu quả tƣơng xứng với tiềm năng phát triển của loại hình du lịch này. Thực tế hiện nay chƣa có công trình nghiên cứu trực tiếp về phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, vì vậy đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu một cách tổng thể và khoa học về điều kiện phát triển, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay ở thành phố Đà Lạt nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung nhằm đánh giá đúng mức để khai thác một cách tối ƣu hƣớng tới sự phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, văn hóa cho các chủ thể tham gia, đặc biệt là cộng đồng địa phƣơng. Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên đây, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng đã đƣợc quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam: Trên thế giới Công trình nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi của Koeman A. (Community Basaed Mountain Tourism, 1998). Công trình nghiên cứu này, tác giả đề cập đến kinh nghiệm phát triển các loại hình du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi tại một số nƣớc đang phát triển trên thế giới. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến loại hình và sản phẩm du lịch homestay (cùng ở, cùng trải nghiệm và mua sắm hàng hóa tại các điểm đến của dân cƣ khu vực miền núi). Tác giả Lashley, C & Morrison, A, (2000) trong “In Search of Hospitality: Theoretical Perspectives and Debates” Và tác giả Wang. Y trong “Customized authenticity begins at home” đã đƣa ra một số khái niệm và đặc trƣng cơ bản của loại hình du lịch homestay. Kang Santran và Aree Tirasatayapitak (2008), “Sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Siem Reap, Campuchia”. Đề tài gồm những mục tiêu chính nhƣ sau: (i) Phân tích tình hình tham gia của cộng đồng
  • 25. 3 trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor; (ii) Phân tích những chính sách phát triển du lịch bền vững của chính phủ Campuchia trong thời gian vừa qua; (iii) Phân tích ảnh hƣởng của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Campuchia; (iv) Đề xuất giải pháp cho du lịch có sự tham gia của cộng đồng ở Angkor, Campuchia. Nghiên cứu đã sử dụng cả phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng để giải quyết những mục tiêu trên. Kanoknon Seubsamarn và Seonghee Cho (2009), “Du lịch tại nhà dân bản xứ ở Thái Lan và sự hài lòng của du khách”, Đại học Missouri. Nghiên cứu này tìm hiểu các động cơ và đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch và điều tra các thuộc tính đáp ứng khách du lịch đến thăm các điểm đến văn hóa. Mục đích của nghiên cứu này là (1) để khám phá hồ sơ nhân khẩu học của khách du lịch đến thăm nhà trọ ở Thái Lan, (2) để khám phá các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn của khách du lịch của nhà trọ, (3) để điều tra mà thuộc tính đáp ứng các khách du lịch (những ngƣời đã chọn homestay), (4) để điều tra các yếu tố động lực ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách du lịch. Tại nhà dân ở Thái Lan, du khách đƣợc phục vụ nhƣ là một địa điểm du lịch văn hóa và di sản. Các số liệu của nghiên cứu này đã đƣợc thu thập từ các nhà trọ ở trung tâm của Thái Lan. Ở Việt Nam Năm 1970, du lịch homestay dựa vào cộng đồng xuất phát từ du lịch làng bản xuất hiện và khách du lịch tham quan làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể một vài khách du lịch muốn tham quan hệ sinh thái, núi non mà thƣờng gọi là du lịch sinh thái. Thông thƣờng các chuyến du lịch này khách du lịch cần có sự giúp đỡ nhƣ cần có ngƣời dẫn đƣờng để khỏi bị lạc, cần nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn… Lúc đó, khách du lịch có sự hỗ trợ của ngƣời dân bản xứ - đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch cộng đồng homestay. Đến năm 1995 du lịch homestay tại Việt Nam đã bắt đầu đƣợc khá nhiều ngƣời chú ý kể từ khi có chƣơng trình tàu Thanh niên Đông Nam Á, cập cảng lần đầu tiên ở TP. HCM.
  • 26. 4 Năm 1997 du lịch homestay dần phát triển ở nƣớc ta, trải qua hơn một thập kỷ phát triển du lịch homestay đã dần khẳng định đƣợc vị thế của mình trong ngành du lịch nƣớc nhà cũng nhƣ du lịch quốc tế. Năm 2002, Việt Nam đón các đoàn khách từ Nhật, Thái Lan và Mỹ du khách từ con tàu Thanh niên Đông Nam Á, và các ngôi nhà cổ gần 100 năm tuổi trên đƣờng Trần Hƣng Đạo, quận 5, TP.HCM là nơi đƣợc chọn là nơi đón khách du lịch. Và du khách lúc đấy đã có những cảm nhận rất khác biệt về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam. Năm 2006 du lịch homestay tại Việt Nam bắt đầu trở thành một loại hình đƣợc đông đảo lƣợng khách du lịch tham gia và mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho ngành du lịch nƣớc nhà. Để định hƣớng phát triển du lịch có hiệu quả trên cơ sở sử dụng hợp lý các tài nguyên du lịch, phát triển du lịch theo định hƣớng bền vững, tăng cƣờng thu hút du khách quốc tế, Đảng và Nhà nƣớc, các Bộ và Ngành đã ban hành nhiều văn bản và chính sách mang tính định hƣớng. Trong số đó, quan trọng là: Quyết định số 1528/QĐ-TTg (ngày 03/9/2015) của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành Phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đây là văn bản tạo ra các khung quy định pháp lý để qui hoặc phát triển thành phố Đà Lạt trong tƣơng lai, nhằm khai thác hợp lý các tiềm năng về phát triển du lịch và phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển loại hình lưu trú cho khách du lịch ở nhà dân” của Tổng cục Du lịch Việt Nam (2006) với nội dung chủ yếu là thu thập, tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch homestay của một số quốc gia và khu vực trên thế giới trên cơ sở đó lựa chọn những điểm phù hợp của mỗi nƣớc để đề xuất, vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. “Tài liệu hướng dẫn vận hành Du lịch lưu trú tại nhà dân” của Tổng cục Du lịch (2013). Đƣợc Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, Chƣơng trình Phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng và xã hội (Dự án EU) đã biên soạn tài liệu này nhằm nâng cao năng lực cho những ngƣời điều hành homestay ở các khu vực nông thôn
  • 27. 5 xa xôi hẻo lánh ở Việt Nam nhằm tăng cƣờng chuẩn điều hành homestay, tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng. Một số tài liệu của tác giả Nguyễn Thạnh Vƣợng (2014), sự lựa chọn của du khách đối với du lịch homestay ở Tiền Giang. Đỗ Minh Nguyễn (2017), nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay tại thành phố Hội An… Đề tài luận văn thạc sỹ của học viên cao học trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhƣ: Đề tài “Phát triển du lịch homestay tại xã Việt Hải- Cát Bà” của tác giả Nguyễn Thị Huệ (2012), và “Phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2015). Trong các đề tài trên các tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay. Đƣa ra các điều kiện để phát triển du lịch homestay và đánh giá thực trạng phát triển homestay ở một số địa phƣơng của nƣớc ta. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch homestay ở từng địa phƣơng. Ở Lâm Đồng Trong những năm qua, ở Lâm Đồng đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển du lịch nói chung và trong số đó có những công trình nghiên cứu mà nội dung có đề cập đến một số vấn đề liên quan đến du lịch homestay, và những vấn đề liên quan đến du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng. Song, chƣa có công trình nào tập trung nghiên cứu sâu và toàn diện về tiềm năng, điều kiện và thực trạng về phát triển du lịch homestay ở tại Đà Lạt – Lâm Đồng. Thực tế này đòi hỏi cần phải nghiên cứu về loại hình du lịch homestay cho sự phát triển của loại hình du lịch này ở Đà Lạt – Lâm Đồng nhằm đáp ứng nhu cầu của khoa học và thực tiễn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt. Đề ra một số giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, nhằm nâng cao mức sống của cộng đồng địa phƣơng, góp phần phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện những mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài bao gồm:
  • 28. 6 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phát triển du lịch homestay; 2. Đánh thực trạng phát triển du lịch homestay tại thành phố Đà Lạt; 3. Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch homestay Lâm đồng; 4. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch homestay tại thành phố Đà Lạt. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tƣợng nghiên cứu Xác định điều kiện để phát triển du lịch homestay, thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt. Đà Lạt – Lâm Đồng có các điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nhƣng luận văn chỉ chú trọng vào việc nghiên cứu các hộ gia đình có kinh doanh dịch vụ homestay và khách du lịch homestay. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu tại phƣờng 1, phƣờng 4, phƣờng 8, phƣờng 10 và xã Tà Nung. - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu tài liệu và thực địa từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2017. Các số liệu hoạt động du lịch trong đề tài đƣợc lấy chủ yếu từ năm 2010 – 2016. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu: - Số liệu thứ cấp Thông tin thứ cấp đề tài sử dụng trong phân tích đƣợc thu thập trong khoảng (2010 - 2016) từ Cục Thống kê Lâm Đồng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng; Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ và Thƣơng mại Lâm Đồng; Tổng cục Du lịch; Tổ chức Du lịch thế giới; Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới và một số nghiên cứu trƣớc đó. - Số liệu sơ cấp Điều tra khảo sát, thu thập từ du khách và các chuyên gia để thực hiện nghiên cứu định lƣợng. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
  • 29. 7 Sử dụng 02 phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. 5.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính Căn cứ trên các tài liệu đã nghiên cứu cũng nhƣ kế thừa các nghiên cứu khảo sát trƣớc về mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch homestay. Từ đó xây dựng Bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu. Thực hiện thảo luận nhóm, bao gồm đại điện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ, Thƣơng mại và Du lịch Lâm Đồng, Đại điện Long’s Homestay Dalat, Co Lien Dalat Homestay và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực du lịch. Xây dựng Mô hình “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt” làm mô hình cho Đề tài nghiên cứu. 5.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn các du khách nội địa và quốc tế tại các địa điểm du lịch trên địa bàn phƣờng 1, phƣờng 4, phƣờng 8, phƣờng 10 và xã Tà Nung thành phố Đà Lạt. Từ đó sàng lọc các biến quan sát, xác định các thành phần cũng nhƣ giá trị, độ tin cậy Cronbach’s Alpha và sau đó sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết hợp với mô hình hồi qui tuyến tính đa biến đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với sự phát triển của loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng. Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế dựa trên thanh đo Likert 5 mức độ đánh giá nhằm đánh giá mức độ quan trọng của cá yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng của du khách trong và ngoài nƣớc. 6. Đóng góp của Luận văn - Đúc kết đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay. - Nêu ra đƣợc các điều kiện phát triển, thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt. - Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt. 7. Cấu trúc của đề tài Đề tài gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
  • 30. 8 Chƣơng 1: Tổng quan về du lịch homestay _ Trình bày lý luận chung về du lịch homestay và kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ và các các điạ phƣơng của Việt Nam để từ đó rút ra các bài học kinh nghiê cho việc phát triển du lich homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng; Trình bày cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu, các phƣơng pháp sử dụng trong quá nghiên cứu và dựa vào kết quả điều tra, đánh giá để phân tích thực trạng loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng. Chƣơng 2: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt _ Trình bày tổng quan về du lịch Lâm Đồng, sơ lƣợc về quá trình phát triển loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt. Chƣơng 3: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt _ Trình bày chiến lƣợc, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Việt Nam và tỉnh Lâm Đồng. Dựa vào thực trạng và kết quả nghiên cứu điều tra sơ cấp đề xuất giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.
  • 31. 9 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HOMESTAY 1.1. Khái niệm, đặc trƣng và vai trò du lịch homestay 1.1.1. Khái niệm du lịch homestay Thuật ngữ “Homestay” xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục khi việc hợp tác quốc tế về giáo dục trở nên cấp thiết và vấn đề du học trở nên phổ biến. Năm 1980, đã xuất hiện những slogan ấn tƣợng nhƣ: “Open your home to the world and the world become your home” - (Hãy mở cánh cửa nhà bạn ra với thế giới và thế giới sẽ trở thành ngôi nhà của bạn). Hoặc “Become part of my family” - (Hãy là thành viên của gia đình chúng tôi nhé). Khái niệm du lịch homestay là một khái niệm mới. Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, khái niệm này vẫn đang trong quá trình tranh luận để đi đến thống nhất vì nó đã và đang đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau và nghiên cứu với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ “du lịch nghỉ tại gia” hay “du lịch ở nhà dân”. Trong lĩnh vực du lịch, một số ý kiến cho rằng du lịch homestay chỉ đơn giản là một phƣơng thức lƣu trú, nhƣng cũng có nghiên cứu cho rằng đó là tên gọi của loại hình du lịch. Loại hình du lịch homestay, nghĩa là mục đích chính trong chuyến đi của khách du lịch là đƣợc ở nhà dân bản địa để thông qua đó tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của địa phƣơng. Nhà dân không chỉ là cơ sở lƣu trú mà trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn và độc đáo. Theo tác giả Thompson cho rằng, Du lịch homestay là việc du khách tham gia vào đời sống gia đình của ngƣời dân bản xứ thông qua việc học tập, du lịch, tham quan, tìm hiểu văn hóa…. Đặc biệt, theo hình thức này, du khách sẽ đƣợc “cùng ăn, cùng ở và cùng làm‟ với chủ nhà cũng nhƣ luôn đƣợc xem nhƣ là ngƣời nhà (Thompson,1998). Theo ông Haji Sahariman Hamdan - Chủ tịch Hiệp hội Homestay Malaysia: “Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với
  • 32. 10 người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa của người dân nơi đó”. Theo khái niệm của Tổng cục du lịch Việt Nam: Homestay là nơi sinh sống của ngƣời sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lƣu trú, có trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê lƣu trú, có thể có dịch vụ khách theo khả năng đáp ứng của chủ nhà. Trong phạm vi luận văn, tác giả đã chọn lọc và đƣa ra khái niệm du lịch homestay dƣới góc độ và tên gọi cho một loại hình du lịch. Khái niệm homestay có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: Du lịch homestay là một loại hình du lịch dựa vào cộng đồng. Thông qua loại hình du lịch này du khách đƣợc trải nghiệm cuộc sống thƣờng nhật của ngƣời dân bản địa cùng sinh hoạt và lao động sản xuất với ngƣời dân bản địa nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và khám phá các giá trị văn hóa bản địa. 1.1.2. Đặc trƣng cơ bản của du lịch homestay - Du lịch homestay là loại hình du lịch phát triển dựa trên những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và đặc biệt là văn hóa bản địa, thông qua đó du lịch homestay góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phƣơng. - Du lịch homestay thƣờng đƣợc hình thành ở những vùng không đủ điều kiện để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, hay quán ăn phục vụ nhu cầu khách du lịch. Và các khu vực có tài nguyên hoang dã đang bị hủy hoại cần phải bảo tồn, hay các khu vực dân cƣ có tài nguyên văn hóa đa dạng, có những nét đặc trƣng cơ bản về văn hóa tộc ngƣời. - Du lịch homestay là loại hình du lịch mà khách du lịch đƣợc bố trí đến ở tại nhà ngƣời dân và du khách đƣợc cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh hoạt và lao động sản xuất với ngƣời dân bản địa. Du khách sẽ đƣợc tự khám phá nét đẹp của thiên nhiên và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa bản địa. Cách tiếp cận gần gũi nhất với văn hóa địa phƣơng này giúp các thành viên có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống. - Du lịch homestay với phƣơng thức hoạt động kinh doanh mà cộng đồng dân cƣ là ngƣời cung cấp chính các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Khi đi du
  • 33. 11 lịch homestay khách du lịch sẽ đƣợc hòa mình vào cuộc sống của cƣ dân bản địa với các dịch vụ du lịch đƣợc cung cấp bởi chính những ngƣời dân nơi đây (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015). 1.1.3. Vai trò của du lịch homestay 1.1.3.1. Vai trò của du lịch homestay với việc phát triển kinh tế Du lịch là một trong những ngành kinh tế, Du lịch tạo ra rất nhiều việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng, hạn chế việc di dân từ nông thôn đến thành phố lớn; giải quyết việc làm cho những đối tƣợng có nhiều thời gian rảnh rỗi sau khi hoàn thành mùa, vụ ở nông thôn. Du lịch homestay với đặc điểm thƣờng đƣợc tổ chức và phát triển ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ, nơi mà các giá trị văn hóa truyền thống còn đƣợc bảo tồn, gìn giữ trong cộng đồng địa phƣơng, nơi mà chƣa có điều kiện xây dựng các khu lƣu trú nhà hàng, khách sạn. Khách du lịch đƣợc bố trí vào nghỉ trong nhà dân đƣợc xây dựng chủ yếu bằng những vật liệu địa phƣơng; tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ do chủ nhà cung ứng. Du lịch homestay không chỉ tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho chủ nhà mà còn đem lại thu nhập cho những ngƣời dân khác với những dịch vụ bổ sung phục vụ khách du lịch. Việc chia sẻ lợi nhuận này đem lại sự công bằng cho dân cƣ địa phƣơng. Những thu nhập mà du lịch mang lại đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho cƣ dân địa phƣơng (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015). 1.1.3.2. Vai trò của du lịch homestay đối với đời sống văn hóa – xã hội Môi trƣờng văn hóa – xã hội chứa đựng những tinh hoa ngàn đời để lại của các thế hệ đi trƣớc, những nét độc đáo về phong tục tập quán, những nét kiến trúc đặc trƣng… tất cả đều có sức hút mạnh mẽ với những ngƣời không phải là dân cƣ bản địa, những ngƣời đến từ các nền văn hóa khác nhau, khiến họ phải say mê tìm hiểu, chiêm nghiệm thông qua các chuyến đi du lịch. Khác với khách của các loại hình du lịch khác, khách du lich homestay đƣợc “cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt” với chủ nhà. Do vậy khoảng cách giữa khách và chủ nhà trở nên gần gũi, gắn bó. Khách du lịch có cơ hội đƣợc khám phá và trải
  • 34. 12 nghiệm văn hóa bản địa, đồng thời trong quá trình đón khách chủ nhà cũng đƣợc tiếp cận và học hỏi đƣợc những nét văn hóa của khách du lịch. Khách du lịch đến từ nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới nên sẽ mang nhiều nét văn hóa khác nhau. Do đó, cộng đồng địa phƣơng trong quá trình tiếp xúc với khách du lịch không chỉ đƣợc giao lƣu về văn hóa mà còn đƣợc tiếp cận cuộc sống văn minh, học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm từ khách du lịch. Nhƣng bên cạnh đó, cũng có một số những tiêu cực nhƣ tệ nạn xã hội, mai một giá trị văn hóa truyền thống… thông qua hoạt động này (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015). 1.1.3.3. Vai trò của du lịch homestay đối với tài nguyên du lịch, môi trường Theo Pirojnik, du lịch là một ngành có định hƣớng tài nguyên rõ rệt, điều này có nghĩa là tài nguyên và môi trƣờng là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Vì hoạt động du lịch chủ yếu là các hoạt động ngoài nơi cƣ trú của du khách nhƣ tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm, giải trí, nghỉ dƣỡng… Tỉnh Lâm Đồng khẳng định “tập trung các nguồn lực để xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh”. Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt của ngành kinh tế du lịch có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên, làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi và đi đến chỗ bị hủy hoại. Ngoài ra quá trình toàn cầu hóa là một xu hƣớng tất yếu và ngày càng đƣợc mở rộng, cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho truyền thống văn hóa xã hội bản sắc văn hóa bị mai một dần, những phong tục tập quán tốt đẹp đƣợc giữ gìn bao đời có nguy cơ biến mất (Nguyễn Quốc Nghi và Phạm Lê Hồng Nhung, 2011). Với những lý do nêu trên thì việc xây dựng và phát triển những loại hình du lịch mang tính bền vững một yêu cầu cấp thiết. Và sự ra đời của các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, du lịch homestay chính là hƣớng đi mới của ngành du lịch trong việc vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảm bảo tính bền vững cho tài nguyên du lịch. 1.2. Điều kiện phát triển du lịch homestay 1.2.1. Điều kiện về cầu du lich Một trong những yếu tố quan trọng để biến nhu cầu hàng hóa, dịch vụ nói chung trở thành thực tế là khả năng thanh toán của ngƣời tiêu dùng. Riêng trong
  • 35. 13 lĩnh vực du lịch yếu tố khả năng thanh toán của du khách, thời gian rỗi và trình độ dân trí là những yếu tố quyết định, là tiền đề cho sự phát triển du lịch. Khách du lịch đi du lịch với nhiều động cơ khác nhau: Động cơ nghỉ ngơi đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận gần gũi với thiên nhiên, thay đổi môi trƣờng sống; Đi du lịch với mục đích thể thao; văn hóa giáo dục. Động cơ nghề nghiệp đi du lịch với mục đích tìm hiểu cơ hội kinh doanh kết hợp giải trí; thăm viếng ngoại giao; công tác… Xu hƣớng khách du lịch hƣớng tới những hoạt động với những giá trị trải nghiệm mới đƣợc hình thành trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính hoang sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi) thay vì coi trọng điểm đến nhƣ trƣớc đây. Xu hƣớng thay đổi tính chất nhu cầu du lịch là cơ hội lớn cho sự phát triển của loại hình du lịch homestay. Du lịch homestay đã đáp ứng đƣợc nhu cầu thích đƣợc trải nghiệm cuộc sống cùng với các hộ gia đình tại nhà của họ nhằm tìm hiểu về cộng đồng và phong cách sống của ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ nâng cao hiểu biết về điều kiện tự nhiên và những nét văn hóa đặc sắc thông qua các hộ gia đình đó. Thông qua đó góp phần nâng cao ý thức bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sống (Lê Thị Thanh Hiền, 2008). 1.2.2. Điều kiện an ninh chính trị, an toàn xã hội An toàn là một trong những nhu cầu hàng đầu và quan trọng của con ngƣời trong cuộc sống. Trong hoạt động du lịch đòi hỏi an toàn về tính mạng tài sản, sức khỏe và tinh thần lại càng trở nên cấp thiết hơn vì khách du lịch đến những vùng xa lạ với nơi ở quen thuộc của mình. Khi đi du lịch, khách du lịch luôn có xu hƣớng chọn điểm đến an toàn và ổn định. Vì vậy, điều kiện về an ninh chính trị và an toàn xã hội đƣợc coi là một trong những điều kiện bắt buộc phải có và vô cùng quan trọng để các quốc gia, các vùng, địa phƣơng có thể phát triển du lịch. Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển đƣợc trong bầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. Du khách thích đến những đất nƣớc và vùng du lịch có không khí chính trị hòa bình, họ cảm thấy đƣợc yên ổn, tính mạng đƣợc coi trọng (Trần Đức Thanh, 2005).
  • 36. 14 Loại hình du lịch homestay, du khách không chỉ đến để tham quan, khám phá giá trị tài nguyên thiên nhiên mà còn tham gia vào trực tiếp vào việc hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày với ngƣời dân địa phƣơng vì vậy mà môi trƣờng chính trị ổn định, xã hội an toàn là yếu tố tiên quyết đảm bảo rằng du khách đƣợc an toàn trong khi tham gia lƣu trú tại nhà dân. 1.2.3. Điều kiện kinh tế Là một bộ phận của nền kinh tế nên sự phát triển của du lịch bị ảnh hƣởng bởi sự phát triển của nền kinh tế. Du lịch phát triển đóng góp vào sự phát triển kinh tế nói chung, ngƣợc lại nền kinh tế phát triển lại là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Cụ thể, sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với du lịch. Cung cấp lƣơng thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu của hoạt động du lịch. Một số ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến gỗ cung ứng vật tƣ cho du lịch. Sự phát triển của ngành giao thông vận tải phát triển ảnh hƣởng lớn đến hoạt động du lịch cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đảm bảo vận chuyển đƣợc nhiều hành khách đến các khu du lịch, điểm du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới và đảm bảo cho du khách đƣợc an toàn trong suốt quá trình vận chuyển. Du lịch homestay là loại hình du lịch không đòi hỏi sự phát triển mạnh của các ngành kinh tế nhƣ một số loại hình du lịch khác. Nhƣng để phát triển đƣợc du lịch homestay cũng cần phải đảm bảo một số điều kiện kinh tế nhƣ: việc vận chuyển hành khách, cung cấp một số thực phẩm và hàng hóa mà ngƣời dân bản địa không thể sản xuất đƣợc (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015). 1.2.4. Chính sách phát triển du lịch Chính sách phát triển du lịch quốc gia có vai trò “kim chỉ nam” dẫn đƣờng cho hoạt động phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng trong từng giai đoạn nhất định. Mỗi một quốc gia, do tầm quan trọng và trình độ phát triển của ngành du lịch trong nền kinh tế khác nhau sẽ có các biện pháp và chiến lƣợc phát triển khác nhau. Chính sách phát triển du lịch chung ở phạm vi khu vực và thế giới cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch của một quốc gia.
  • 37. 15 Để phát triển du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng luôn đòi hỏi các cơ quan quản lý phải đƣa ra đƣợc chính sách phù hợp để định hƣớng du lịch homestay phát triển theo hƣớng thúc đẩy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, khai thác tối ƣu các giá trị tài nguyên du lịch và đem lại lợi nhuận tối uu cho tất cả các chủ thể tham gia (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015). 1.2.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch Một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển du lịch, đƣợc coi là điều kiện cơ bản để phát triển các loại hình du lịch, cấu thành nên sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch chính là tài nguyên du lịch. Theo Luật Du lịch(2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Nhƣ vậy có thể thấy tài nguyên du lịch đƣợc chia thành 2 nhóm cơ bản là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Loại hình du lịch homestay, khách du lịch muốn đƣợc tự do khám phá thiên nhiên và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa bản địa. Vì vậy, để phát triển du lịch homestay phải biết khai thác các giá trị đặc sắc của tài nguyên du lịch tự nhiên và những yếu tố khác biệt của giá trị văn hóa bản địa để tạo nên nhiều sản phẩm du lịch với độ hấp dẫn và chất lƣợng cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh và lôi kéo du khách tham gia loại hình du lịch này. 1.2.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm toàn bộ hệ thống giao thông vận tải (đƣờng bộ, đƣờng hàng không, đƣờng sắt, đƣờng thủy…), hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lƣợng, cấp thoát nƣớc, các công trình công cộng… Đây là hệ thống vật chất kỹ thuật do Nhà nƣớc quy hoạch, xây dựng nhằm phát triển các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nƣớc và phục vụ đời sống cộng đồng nói chung. Trong du lịch, để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch cho khách du lịch, ngành du lịch địa phƣơng và các doanh nghiệp tất yếu cần có sự hỗ trợ của hệ thống
  • 38. 16 cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội không chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia mà còn là điều kiện cần thiết để phát triển du lịch của một quốc gia. Du lịch homestay với đặc điểm thƣờng đƣợc tổ chức khai thác và phát triển ở những vùng sâu, vùng xa, vùng thiên nhiên còn hoang sơ vì vậy mà hệ thống giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì là cầu nối đƣa du khách đến để tham gia trải nghiệm hoạt động du lịch homestay ở những nơi này. 1.2.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm toàn bộ hệ thống trang thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật và điều kiện lao động do các đơn vị kinh doanh du lịch đầu tƣ mua sắm và xây dựng, đƣợc sử dụng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Sự tiện nghi, hiện đại của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch. Việc đầu tƣ đầy đủ, có chất lƣợng cũng nhƣ bố trí, quy hoạch hợp lý hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong các cơ sở lƣu trú sẽ tạo điều kiện cho khách du lịch tiêu dùng dịch vụ hiệu quả nhất, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh du lịch. Trong du lịch homestay thì cơ sở lƣu trú của khách du lịch chính là nhà ở và toàn bộ các trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt của ngƣời dân bản địa. Nhà ở và các trang thiết bị không đòi hỏi phải sang trọng, tiện nghi nhƣng phải đảm bảo vệ sinh và đặc biệt là phải mang đặc trƣng tộc ngƣời thể hiện sự khác biệt với những nét phong tục tập quán, tông giáo tín ngƣỡng riêng, thƣờng đƣợc xây dựng, trang trí bằng các sản vật mang tính đia phƣơng…. Mỗi một kiểu nhà của một tộc ngƣời, một vùng miền lại thể hiện quan niệm sống, tính cách, phong tục của tộc ngƣời đó. Vì vậy, đó vừa là cơ sở lƣu trú lại vừa là tài nguyên du lịch quý giá cho hoạt động du lịch homestay. 1.2.8. Nguồn nhân lực Ngành du lịch mặc dù có liên quan đến nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau, mang tính chất khác nhau. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch đƣợc hiểu là lực lƣợng nhân lực tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bao gồm nguồn nhân lực trực tiếp và nhân lự gián tiếp. Nhân lực du lịch trực tiếp là những ngƣời làm việc
  • 39. 17 trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch. Nhân lực gián tiếp là các nhân lực làm việc trong các ngành, các quá trình liên quan đến hoạt động du lịch nhƣ văn hóa, hài qua, giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ công cộng, môi trƣờng, bƣu chính viễn thông, cộng đồng dân cƣ… Do đó, nếu xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch và của mỗi doanh nghiệp, lao động nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có thể phân thành 3 nhóm sau: - Nhóm 1: Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nƣớc về du lịch - Nhóm 2: Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch - Nhóm 3: Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch. Mỗi nhóm lao động đều có vai trò, đặc trƣng riêng biệt để phục vụ cho tính chất công việc của mình. Du lịch là ngành dịch vụ, chất lƣợng sản phẩm du lịch phụ thuộc vào thái độ phục vụ của ngƣời lao động vì vậy du lịch luôn sử dụng yếu tố chiều sâu của lao động. Do đó, nhân lực của ngành du lịch phải đƣợc lựa chọn và đào tạo bài bản về chuyên môn tại các trƣờng lớp, tại các cơ sở kinh doanh du lịch. Vai trò quản lý của bộ phận quản lý Nhà nƣớc về du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển ngành du lịch và quản lý ngành du lịch. Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch của một quốc gia đƣợc chú trọng cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Đối với du lịch homestay nguồn nhân lực lao động chính là chủ nhà và các thành viên trong gia đình. Họ là những ngƣời phục vụ không chuyên nghiệp. Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh và phục vụ du lịch homestay còn nhiều hạn chế. Song họ lại là những ngƣời mến khách, cần cù yêu lao động. Và với đặc trƣng văn hóa dân tộc họ là điển hình cho một di sản văn hóa bản địa mà không cần lời thuyết minh thì giá trị di sản vẫn đƣợc thể hiện dƣới con mắt khám phá của khách du lịch. Để nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch homestay thì chính sách hỗ trợ cho việc đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ là vấn đề cần đƣợc quan tâm (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015). 1.2.9. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
  • 40. 18 Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch đƣợc coi là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch bao gồm: Hoạt động ấn hành ấn phẩm, tài liệu thông tin du lịch. Hoạt động quảng cáo du lịch. Hoạt động quan hệ công chúng. Hoạt động xúc tiến bán. Hoạt động hội chợ - triển lãm du lịch. Hoạt động marketing trên mạng internet và website. Những hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch thƣờng là những tác nhân hình thành nhu cầu du lịch. Hiệu ứng xúc tiến quảng bá, quảng cáo du lịch định hƣớng cho việc hình thành cầu du lịch, thôi thúc con ngƣời đi du lịch lần đầu và tái hình thành nhu cầu du lịch đối với sản phẩm du lịch cụ thể. Dựa trên những đặc điểm cơ bản của du lịch homestay thì những hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch không thể thiếu trong việc phát triển loại hình du lịch này. Du lịch homestay thƣờng đƣợc tổ chức tại những khu vực khó khăn về phát triển kinh tế, vùng sâu vùng xa… vì vậy thông tin đến du khách còn khá nghèo nàn. Khách du lịch chƣa biết đến sự phát triển của loại hình du lịch này ở những nơi xa xôi đó. Vì vậy việc tuyên truyền quảng bá có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua các ấn phẩm, các thông tin trên mạng internet giúp du khách tìm thấy đƣợc những thông tin về loại hình du lịch này, từ đó làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch homestay 1.3.1. Yếu tố về tự nhiên Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển tiềm năng du lịch của một khu vực, một quốc gia hay một địa phƣơng. Điều 6 điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, thủy văn và tài nguyên nƣớc, hệ động, thực vật… -Vị trí địa lý của một vùng, quốc gia hay đại phƣơng có tác động rất lớn đến sự phát triển du lịch. Một quốc gia, vùng lãnh thổ, điểm du lịch nằm ở khu vực kinh tế phát triển, có điều kiện giao thông thuận lợi, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp là điều kiện lý tƣởng thu hút khách du lịch. Ngƣợc lại, với một vị trí không thuận lợi sẽ hạn chế lƣợng khách du lịch. - Địa hình: là hình dạng cấu tạo của bề mặt trái đất, với các dạng hình thái
  • 41. 19 khác nhau, đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng về phong cảnh có ý nghĩa quang trọng trong việc thu hút khách du lịch. Trong hoạt động du lịch, các khu vực có địa hình đa dạng, độc đáo, khác lạ có sức thu hút mạnh mẽ khách du lịch. Sự hấp dẫn về địa hình trong du lịch đến từ một số dạng hình thái cơ bản: địa hình đồi, núi có phong cảnh đẹp, đại hình karst và hang động, địa hình bờ biển. Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc thu hút khách. Địa hình đồi núi và là nơi tập trung tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá và là nơi hội tụ các nền văn hóa của các dân tộc anh em. Một vùng đồi núi với hệ thống hồ, sông, suối, thác ghềnh chằng chịt, những thung lũng rộng lớn … đầy ắp những sản vật chính là nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ để chế biến những món ăn độc đáo góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch. - Khí hậu: là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc hình thành nhu cầu du lịch cũng nhƣ tác động đến việc quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách. Khí hậu tác động tới du lịch ở hai phƣơng diện: Ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch; Một trong những yếu tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch . 1.3.2. Yếu tố về an ninh chính trị, kinh tế - xã hội - Sự ổn định chính trị quốc gia: Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng nhƣ các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trƣờng ổn định cho đất nƣớc và khách tới thamquan. Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hƣơng mình” Điều này đòi hỏi sự giao lƣu, đi lại của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Nền chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Từ những biểu hiện trên cho chúng ta thấy đƣợc tầm quan trọng của an ninh
  • 42. 20 chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành du lịch. Với nền chính trị ổn định, hòa bình không chiến tranh xung đột sẽ đảm bảo cho việc thu hút khách du lịch. Thực tế cho thấy, ở những quốc gia có nền chính trị ổn định, hòa bình thƣờng thu hút đông đảo khách du lịch vì những nơi này họ cảm thấy yên tâm hơn, an toàn hơn cho tính mạng và tài sản của họ. Ngƣợc lại, ở những nơi có chính trị không ổn định thì du lịch không phát triển đƣợc. Du lịch homestay “du khách sẽ ăn, ngủ, vui chơi và học hỏi tại nhà ngƣời dân, nơi mà du khách đến trú trong thời gian tạm gác tất cả cho chuyến du lịch”, vậy sự ổn định về chính trị, môi trƣờng thân thiện là yếu tố mà du khách quyết định lựa chọn loại hình du lịch này. - Sự phát triển kinh tế của quốc gia: Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển ngành kinh tế du lịch. Theo các chuyên gia của Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên Hiệp Quốc, một đất nƣớc có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nƣớc đó tự sản xuất đƣợc phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Khả năng phát triển du lịch phụ thuộc rất lớn vào thực trạng cũng nhƣ tình hình phát triển kinh tế của quốc gia đó. Một nền kinh tế phát triển sẽ là tiền đề để cho sự hình thành và ra đời của ngành du lịch địa phƣơng. Tóm lại, phát triển loại hình du lịch cộng đồng nói chung và du lịch homestay nói riêng nhằm mục đích để phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đặc biệt giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng. 1.3.3. Yếu tố văn hóa, lịch sử Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tƣợng và hiện tƣợng văn hóa lịch sử do con ngƣời sáng tạo ra trong đời sống. So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu. Đại bộ
  • 43. 21 phận tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lƣợng khách, số ngày khách đến). Các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc là một trong những nơi thu hút khách du lịch. Gắn với nó là loại hình du lịch khám phá, tìm hiểu về đời sống nơi cƣ trú của cƣ dân bản địa, các di tích lịch sử, du lịch hành hƣơng, tham gia lễ hội,… Đối với loại hình du lịch homestay, sự hấp dẫn muốn tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán , nơi cƣ trú của cƣ dân địa phƣơng, các di tích lịch sử chính là yếu tố quyết định thu hút khách và cũng ảnh hƣởng đến việc hình thành mùa vụ trong hoạt hoạt động kinh doanh du lịch. 1.3.4. Yếu tố về môi trƣờng Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, đƣợc cảm nhận một cách trực tiếp sự hùng vĩ, trong lành, tƣơi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn đối với khách. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết thêm sâu sắc về tự nhiên, thấy đƣợc giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con ngƣời. Điều này có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trƣờng, một vấn đề toàn thế giới đang hết sức quan tâm. Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trƣờng. Khách của loại hình du lịch homestay, thƣờng có nhu cầu tham quan làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, Thông thƣờng các chuyến du lịch này đƣợc tổ chức tại các vùng rừng núi còn mang tính tự nhiên, hoang dã, hệ sinh thái đa dạng, địa điểm hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu nhƣng lại thƣa thớt dân cƣ, các điều kiện sinh hoạt, đi lại và hỗ trợ rất khó khăn, nhất là đối với khách tham quan, những lúc nhƣ vậy khách du lịch cần có sự giúp đỡ nhƣ cần có ngƣời dẫn đƣờng để khỏi bị lạc, cần nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn… đã đƣợc ngƣời bản xứ tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ. Lúc đó, khách du lịch có sự hỗ trợ của ngƣời dân bản xứ - đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch
  • 44. 22 cộng đồng homestay. Việc thi hành các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ nguồn nƣớc, không khí nhằm tạo nên môi trƣờng sống phù hợp với nhu cầu của khách. 1.3.5. Năng lực của ngƣời làm du lịch homestay Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch, bởi nó tác động quyết định trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển ngành du lịch. Các doanh nghiệp du lịch có phát triển kinh doanh đƣợc hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên của mình. Thực tế trong thời gian gần đây, ngành du lịch của có tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lƣợng cao (33,3%), nguyên nhân do: Nhiều cán bộ quản lý, lao động có tay nghề chuyên môn cao đến tuổi nghỉ hƣu, trong khi lực lƣợng kế thừa chƣa đủ lƣợng và chất để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện nay. Chƣa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch, tỷ lệ lao động thuyên chuyển công tác từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc ra khỏi ngành khá cao. Vì vậy, để tránh tình trạng thiếu lao động cho ngành du lịch nói chung và du lịch phục vụ loại hình du lịch homestay, các cấp, ngành đƣợc giao nhiệm vụ cũng nhƣ các doanh nghiệp du lịch cần có chiến lƣợc bền vững về đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực theo hƣớng ngày càng nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động nhằm đón đầu các dự án đầu tƣ du lịch và hạn chế sự dịch chuyển lao động trong ngành. 1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia trên thế giới 1.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Malaysia Malaysia là đất nƣớc nằm ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia là nƣớc đã triển khai một chƣơng trình du lich ở nhà dân “homestay in Malaysia”, đạt đƣợc kết quả khả quan và là một điểm đến của du lịch homestay trong khu vực. Những chính sách và phƣơng thức tổ chức du lịch homestay của Malaysia sẽ là kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển:
  • 45. 23 Chính sách quản lý: Để quản lý du lịch homestay, Malaysia đã tiến hành các bƣớc thống nhất. Tất cả quá trình triển khai đều đƣợc xây dựng trên cơ sở chiến lƣợc. Để quản lý một cách hiệu quả, Malaysia đã thành lập các cơ quan chuyên trách, mỗi cơ quan phụ trách các mảng công việc khác nhau (Lê Thị Hiền, 2008). Chính sách phát triển: Bộ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch và Ủy ban kế hoạch kinh tế quốc gia Malaysia đã thành lập Hiệp hội du lịch homestay nhằm tăng cƣờng sự hợp tác giữa các hộ kinh doanh và cấp giấy chứng nhận cho những hộ gia đình có dịch vụ homestay, triển khai các chƣơng trình quảng bá… Hơn nữa, Malaysia còn áp dụng những chính sách khuyến khích và lấy chƣơng trình du lịch homestay ở Desa Muni làm mô hình điểm thành công và từ đó nhân rộng ra các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Ngoài những chính sách ƣu đãi để phát triển loại hình du lịch này, chính phủ khuyến khích những ngƣời dân tham gia chƣơng trình trực tiếp quảng bá tại nƣớc ngoài, ban hành nhiều chính sách ƣu đãi để thu hút đầu tƣ vào phát triển du lịch ở nhà dân (Lê Thị Hiền, 2008). Chính sách đào tạo nguồn nhân lực: Malaysia đặc biệt coi trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho những ngƣời tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động du lịch homestay. Vì vậy, công tác này đƣợc triển khai ở nhiều mức độ khác nhau và tập trung vào những đối tƣợng: Đào tạo ngƣời đào tạo (giảng viên, cán bộ quản lý), Đào tạo cho những ngƣời cung cấp sản phẩm du lịch homestay… (Tổng Cục du lịch, 2006). 1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Vùng Wallonie -Bỉ Chính sách quản lý chất lƣợng: Bỉ cũng là một nƣớc ở Châu Âu phát triển về hoạt động du lịch ở nhà dân. Tổng cục Du lịch vùng Wallonie - Bỉ đã ban hành các chính sách nhƣ điều kiện cấp biển hiệu nhà nghỉ của vùng, điều kiện gia nhập Hiệp hội nhà nghỉ trong dân của vùng và các chính sách hỗ trợ các chủ nhà nghỉ. Những chính sách này đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển hệ thống nhà nghỉ trong dân tại vùng Wallonie. Trƣớc tiên, để có thể đƣợc cấp biển hiệu nhà nghỉ Wallonie, các nhà nghỉ phải thực hiện đầy đủ 03 điều kiện do Tổng cục Du lịch vùng Wallonie quy định nhƣ: 1.Giấy chứng nhận là thành viên; 2. Hình thức đón tiếp tại nhà nghỉ vùng Wallonie; 3. Chất lƣợng nhà nghỉ vùng Wallonie. Nhà nghỉ
  • 46. 24 phải nằm trong khuôn viên đẹp, không khí trong lành, không có tiếng ồn, có kiến trúc đặc thù phù hợp với kiến trúc của vùng. Nhà nghỉ cần có trang trí nội thất dễ chịu, hài hòa, tinh tế. Để trở thành thành viên của Hiệp hội, các chủ nhà nghỉ phải thực hiện 06 quy định do Hiệp hội đề ra. “Ngoài ra, các chủ nhà nghỉ có quyền xin đề nghị hỗ trợ kinh phí 01 lần trong thời gian 10 năm ngay cả khi thay đổi chủ nhà nghỉ và số tiền hỗ trợ không vượt quá 30% tổng số tiền thực hiện. Tổng cục Du lịch vùng Wallonie quy định khi các chủ nhà nghỉ có khách cho thuê, chủ nhà đóng thuế 30% số tiền cho thuê phòng. Số tiền đóng góp này được địa phương sử dụng cho công tác quản lý, xúc tiến, quảng bá, bảo vệ môi trường, an ninh, hỗ trợ xây dựng…” (Tổng Cục du lịch, 2006). Chính sách quy hoạch phát triển: Vùng Wallonie - Bỉ cũng quy hoạch phát triển du lịch ở nhà dân theo các chủ đề về câu cá, hoạt động khám phá thiên nhiên và đua ngựa, khám phá hệ động vật, thực vật, khám phá cuộc sống nông thôn. Du khách cũng có thể đƣợc sống hoà mình với thiên nhiên, tham gia các hoạt động lao động sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch lƣơng thực nhƣ lúa mỳ, khoai tây, cà chua và tìm hiểu cách thức sản xuất, công nghệ bảo quản, chế biến… Đặc biệt, đối với những ngƣời ham mê hoạt động dã ngoại, đi ngựa là hoạt động khá hấp dẫn đối với những ngƣời này khi lựa chọn nhà nghỉ tại nhà dân (Tổng Cục du lịch, 2006). 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển về du lịch homestay ở Việt Nam Việt Nam có rất nhiều các điểm tham quan nổi tiếng mang tầm quốc gia và quốc tế, vì thế du khách đến với Việt Nam sẽ đƣợc ngắm nhìn các điể du lịch tự nhiên và tìm hiểu các nét đẹp văn hóa tại các điểm du lịch nhân văn vô cùng độc đáo mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng đƣợc thiên nhiên ban tặng các điểm tài nguyên tự nhiên và nhân văn của Viêt Nam có thể kể đến nƣ: SaPa, Vịnh Hạ Long, du lịch sông nƣớc miền Tây, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Cồng chiêng Tây Nguyên… 1.4.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Lào Cai Hoạt động du lịch homestay ở Lào Cai chủ yếu phát triển ở Sa Pa với hình thức sơ khai đƣợc bắt đầu hình thành vào năm 1997 và hai bản đầu tiên áp dụng mô
  • 47. 25 hình này là bản Tả Van Giáy xã Tả Van và bản Dền xã Bản Hồ Bản Dền và bản Tả Van Giáy là hai bản đầu tiên áp dụng mô hình này và hiện nay cũng là hai bản kinh doanh thành công nhất về số lƣợng cơ sở lƣu trú và số lƣợng khách du lịch tham gia. Nguyên nhân là bản Tả Van Giáy và bản Dền đều nằm trên tuyến du lịch tham quan làng bản hấp dẫn và phổ biến, thu hút một lƣợng đông đảo khách du lịch nƣớc ngoài. Hai bản lại nằm cách xa thị trấn Sa Pa, nơi tập trung hầu hết cơ sở lƣu trú của vùng nên khách du lịch muốn kết nối tour thuận lợi thì phƣơng án hiệu quả nhất là nghỉ qua đêm tại bản. Nguyên nhân thứ hai là do phong tục tập quán của ngƣời Giáy (bản Tả Van Giáy) và ngƣời Tày (bản Dền) có nhiều yếu tố cởi mở trong việc đón khách hơn ngƣời Mông và ngƣời Dao. Vì vậy, hai bản này ngày nay vẫn là những bản thành công nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch homestay. Khu vực kinh doanh homestay tại các xã phát triển theo hình dạng cụm. Trên địa bàn toàn huyện Sa Pa đến nay chỉ có năm xã có hoạt động kinh doanh du lịch homestay. Trong mỗi xã thì các hộ dân đăng ký kinh doanh du lịch homestay lại tập trung chủ yếu ở một thôn nhất định. Đó chính là hiệu ứng lan tỏa từ trung tâm, từ một hộ dân kinh doanh du lịch homestay, khi lƣợng khách quá tải, hộ dân đi trƣớc đã thuyết phục những hộ dân khác cùng kinh doanh để chia sẻ lƣợng khách nhằm đảm bảo những điều kiện tối ƣu và tôn trọng sức chứa cho không gian nhà. Hơn nữa, trong quản lý du lịch homestay, chính quyền địa phƣơng quy định khoanh vùng hoạt động du lịch homestay tại một khu vực trong một xã. Chính quyền đã quy định những điểm khách du lịch đƣợc phép lƣu trú trên tuyến hành trình tham quan làng bản Các thành viên trong gia đình ngoài việc đảm bảo và duy trì sản xuất truyền thống cũng tự đảm nhiệm việc kinh doanh và phục vụ khách. Gia đình phục vụ khách chủ yếu là dịch vụ ngủ nghỉ, bên cạnh đó, còn một số dịch vụ khác nhƣ ăn uống, bán hàng lƣu niệm, hƣớng dẫn tham quan làng bản, tắm thuốc… Chính quyền địa phƣơng quản lý về mặt hành chính, tiếp nhận đơn đăng ký kinh doanh của các hộ dân, sau đó thẩm định, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ cấp phép kinh doanh cho chủ nhà. Chính quyền địa phƣơng cũng tiến hành kiểm tra và giám sát thƣờng xuyên những điều kiện nhƣ vệ sinh, an toàn thực phẩm và tình hình hoạt
  • 48. 26 động kinh doanh nhằm đảm bảo một môi trƣờng kinh doanh hợp pháp, lành mạnh (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013). 1.4.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Hòa Bình Du lịch homestay ở Hòa Bình bắt đầu nhen nhóm từ năm 1962 – 1963 tại bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu. Nhƣng đến khoảng năm 1994 mới chính thức hình thành, xác định rõ giá trị kinh tế của du lịch. Từ chỗ phát triển tự phát đến nay du lịch homestay ở Mai Châu đã phát triển khá mạnh. Mỗi hộ có thể tiếp đón từ 15 – 30 khách du lịch cùng lúc. Hộ gia đinh kinh doanh du lịch homestay đều có các trang thiết bị tiện nghi phục vụ lƣu trú mang bản sắc văn hóa dân tộc. Các dịch vụ ăn ngủ, xem các tiết mục văn nghệ dân tộc, vui chơi giải trí do ngƣời dân tại điểm du lịch phục vụ. Về lao động, phòng nghiệp vụ du lịch (thuộc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với phòng văn hóa thông tin Mai Châu mở các lớp tập huấn về du lịch cho các chủ hộ kinh doanh du lịch homestay. Kết quả đào tạo bƣớc đầu có những tín hiệu vui: 15,19% lao động trực tiếp có bằng Trung Cấp, Cao Đẳng du lịch; 22,78% lao động trực tiếp có chứng nhận nâng cao nhận thức về du lịch. Về đầu tƣ, huyện Mai Châu đã xây dựng các đề án quản lí và phát triển du lịch, tập trung vào các địa bàn trọng điểm, đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tƣ đến đầu tƣ vào du lịch Mai Châu. Giai đoạn 2001 – 2010, huyện Mai Châu đã đầu tƣ từ ngân sách và tiếp nhận vốn đầu tƣ tƣ nhân phát triển du lịch với tổng số tiền là 62,8 tỷ đồng. Do những tác động nói trên năm 2010, doanh thu từ du lịch homestay ở Mai Châu tăng gấp 4,85 lần năm 2005. Đa phần khách du lịch nội địa đến Mai Châu đều cho rằng yếu tố hấp dẫn nhất để du lịch tại bản Lác là cộng đồng dân cƣ giàu bản sắc, sau đó mới kể đến các yếu tố nhƣ đêm giao lƣu văn nghệ nồng ấm, đời sống thƣờng nhật của ngƣời dân, phong cảnh đẹp, thức ăn ngon, khí hậu dễ chịu. Đối với du khách nƣớc ngoài thì đánh giá cao yếu tố cộng đồng dân cƣ giàu bản sắc, đời sống thƣờng nhật của ngƣời dân, thức ăn ngon, rồi mới đến các yếu tố khác.
  • 49. 27 Nhƣ vậy có thể thấy du lịch homestay đã góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, tạo thêm cơ hội việc làm thông qua đa dạng hóa các hoạt động du lịch để tăng thu nhập (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013). 1.4.3. Những bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch homestay ở Đà Lạt 1.4.3.1. Bài học về cơ chế, chính sách quy hoạch và tổ chức quản lý Khi phát triển loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng cần có các nghiên cứu cơ bản về từng địa phƣơng trong kế hoạch phát triển của tỉnh. Đánh giá toàn diện tài nguyên du lịch có liên quan đến việc phát triển loại hình du lịch homestay: mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch; các yếu tố về an toàn, an ninh trật tự và vệ sinh môi trƣờng; điều kiện hạ tầng; khả năng tiếp cận điểm đến; khả năng phát triển; hiệu quả kinh tế xã hội. Trên cơ sở đánh giá đó có thể lƣợng hóa tài nguyên theo thang bậc tạo cơ sở để tổ chức khai thác và quản lý, phát triển du lịch homestay. Hoàn thiện quy hoạch du lịch homestay cho từng địa phƣơng và tăng cƣờng quản lý để thực hiện các quy hoạch đã đƣợc phê chuẩn, tránh tình trạng làm cho du lịch homestay kém tính bền vững. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ du lịch homestay, mở các lớp cho cán bộ chính quyền các địa phƣơng nâng cao nhận thức về phát triển du lịch homestay 1.4.3.2. Bài học về chính sách đầu tư và hỗ trợ phát triển Tăng cƣờng đầu tƣ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật để phục vụ du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng. Để các vùng có điều kiện phát triển du lịch homestay đƣợc tiếp cận dễ dàng và có đầy đủ điều kiện sẵn sàng phục vụ du khách. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ về vốn để ngƣời dân có cơ hội cải tạo nhà cửa và đầu tƣ thêm các trang thiết bị phục vụ nhu cầu khách tham gia hoạt động homestay tại gia đình. 1.4.3.3. Bài học về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực du lịch