SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
Download to read offline
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
Tác giả: TS. Trần Thị Kim Xuyến
DẪN NHẬP
Để nghiên cứu các hiện tượng xã hội, cần sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau. Việc sử dụng phương pháp
nghiên cứu hay công cụ thu thập thông tin nào, hoặc phối hợp
chúng như thế nào, hoàn toàn tuỳ thuộc vào mục tiêu của cuộc
nghiên cứu.
Trước khi xem xét các phương pháp cụ thể trong phương pháp
hệ nghiên cứu xã hội học, sinh viên cần nắm vững một số vấn đề cơ
bản như vai trò của chương trình nghiên cứu xã hội học, mục đích
và nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu xã hội học; những vấn đề
phương pháp luận của nghiên cứu xã hội học; cách lý giải và thao
tác hóa các khái niệm; cách thức xây dựng kế hoạch - tổ chức kỹ
thuật nghiên cứu xã hội học...
Phần trình bày dưới đây là những phương pháp thu thập thông
tin thường được sử dụng trong những nghiên cứu về xã hội: những
phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và nghiên
cứu có sự tham gia của người dân.
Ngoài những tông tin trong tập tài liệu này, sinh viên cần tham
khảo thêm các tài liệu khác cũng viết về phương pháp nghiên cứu
như.
G.V.O-xi-pốp. Những cơ sở nghiên cứu xã hội học, nhà xuất
bản khoa học xã hôi và nhà xuất bản tiến bộ, 1988.
L. Therese Beker. Thực hành nghiên cứu xã hội, nhà xuất bản
chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
Gunter Endruveit. Các lý thuyết xã hội học hiện đại, nhà xuất
bản thế giới, Hà Nội, 1999.
Nhiều tác giả. Nghiên cứu xã hội thực nghiệm, nhà xuất bản
thế giới, Hà Nội, 1999.
Viện tái thiết nông thôn quốc tế Philipin. Các phương pháp
tham gia trong quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng,
trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, đại học quốc gia Hà
Nôi dịch và giới thiệu, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 2000.
Phần 1. ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Bài 1. XÃ HỘI HỌC LÀ GÌ? VÀI NÉT VỀ XÃ HỘI HỌC VÀ
BẢN CHẤT CỦA NÓ NHƯ LÀ CƠ SỞ CỦA MÔN PPNC
XHH
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Xã hội học.
Sự ra đời của bộ môn này không đồng nhất trên thế giới.
Không đồng nhất trong định nghĩa về nó.
Các nhà Xã hội học thống nhất với nhau ở một điểm: Xã hội
học là một môn khoa học nghiên cứu một cách hệ thống các nhóm
người. Nó tập trung nghiên cứu các mối quan hệ hỗ tương và hành
vi chung của các nhóm người.
Giải thích về các hiện tượng xã hội như thế nào?
Quan điểm của các nhà xã hội học về các hiện tượng xã hội:
không quan tâm tới đặc điểm của cá nhân mà chỉ quan tâm tới các
nhóm người.
- Vì sao?
Khi tham gia vào một một nhóm nào đó, chúng ta luôn có xu
hướng tuân theo khuôn mẫu của nhóm.
Những người thuộc về các nhóm giống nhau thường có những
khuynh hướng tư duy, cảm xúc, ứng xử gần như nhau.
Những hành vi của con người được thực hiện theo khuôn mẫu
mang tính đều đặn, lặp đi lặp lại và có sự phối hợp. Ví dụ khi đi xe
trên đường, chúng ta luôn đi về phía bên phải của đường.
Đời sống xã hội gồm những sự điều chỉnh theo khuôn mẫu.
- Họ kết luận:
Các cá nhân trong thiết chế xã hội giống nhau cũng sẽ có
những hành vi như nhau.
Những hành vi này là sản phẩm của sự tương tác xã hội cụ
thể.
Những kinh nghiệm và các quan hệ xã hội tạo nên đời sống xã
hội con người.
Ý nghĩa của sự ra đời Xã hội học
Sự ra đời của Xã hội học có ý nghĩa quan trọng trong các lĩnh
vực khác nhau.
Nhờ có Xã hội học mà chúng ta có khả năng nhận thức về Xã
hội theo một cách hoàn toàn khác mà trước đó chúng ta chưa hề
biết.
- Xã hội học giúp ta nhìn nhận Xã hội và các hiện tượng Xã hội
một cách khách quan và không thành kiến trong cách đánh giá của
mình.
Nhờ có phương pháp nghiên cứu khoa học Xã hội học đã giúp
chúng ta trong việc tổ chức các quá trình hoạt động Xã hội và xây
dựng các khuôn mẫu Xã hội có hiệu quả, vạch các kế hoạch, các
chính sách trong tương lai.
Do thấu hiểu được bản chất thực sự của sự vật. Những kết
luận, ý tưởng của các nhà Xã hội học mang lại giá trị to lớn cho các
nhà hoạt động thực tiễn (các nhà chính trị, giáo dục, y học, quản lý
kinh doanh, thương mại).
Vì vậy phương pháp nghiên cứu xã hội học có mối quan hệ
chặt chẽ với những cách tiếp cận trong hệ thống lý thuyết xã hội
học:
Bài 2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Các khái niệm khoa học.
Phương pháp khoa học.
- Khoa học?
Đó là một phương pháp phát triển khối lượng kiến thức thông
qua việc sử dụng những kĩ thuật lô-gích và khách quan.
Mục tiêu của phương pháp này là tri thức khoa học.
Nói đến lô gích có nghĩa là nói rằng, mỗi ý kiến hoặc mỗi bước
tiến hành đều gắn liền chặt chẽ với ý kiến hoặc bước đi trước đó.
Một nhận định khoa học không thể chứa đựng những mâu
thuẫn chưa giải quyết
- Tính khách quan?
Phản ánh hiện tượng sự vật như nó vốn có trong hiện thực.
Có nghĩa là nhà khoa học phải dựa vào các thủ thuật có khả
năng giảm thiểu ảnh hưởng của những phỏng đoán, trực giác và
thiên kiến trong lúc quan sát và lý giải.
- Lý thuyết?
Lý thuyết được định nghĩa là một tập hợp những phát biểu
được sắp xếp một cách lô-gích, tập hợp này cố gắng mô tả, dự
đoán, hoặc giải thích một sự kiện. Những trình bày có hệ thống (lô-
gích) này giúp chúng ta hình thành các ý kiến của chúng ta về sự
kiện đang nghiên cứu.
Mục đích của lý thuyết nhằm gợi lên cho thấy những biến
lượng có ý nghĩa và những phương cách mà những nhân tố này liên
quan với hiện tượng đang được khảo sát.
- Các lý thuyết được hình thành Từ Đâu?.
Các lý thuyết được hình thành từ:
Những giả thuyết.
Những mệnh đề
Những khái niệm.
Giả thuyết?
Các giả thiết là những nhận định đưa tên sự tin tưởng chưa
được trắc nghiệm. Các nhà xã hội học đưa ra những giả thuyết định
về bản chất ứng xử con người, bản chất của xã hội, và cách thức mà
cả hai tác động lẫn nhau.
- Khái niệm?
Khái niệm là những thuật ngữ do nhà lý thuyết sử dụng để đặt
tên cho một tập hợp các ý kiến.
Cần có những định nghĩa rõ ràng cho thấy cách những thuật
ngữ ấy đang được sử dụng như thế nào trong một lý thuyết hay
trong một ngành khoa học. Các khái niệm được sử dụng nhằm tập
trung sự chú ý của công chúng vào một khía cạnh đặc thù của vấn
đề hay hiện tượng nhà NC muốn đề cập tới.
Mệnh đề ?
- Gắn liền chặt chẽ một cách lô-gích với các giả định
Mô tả sự vận động của các nhân tố và cách thức liên hệ giữa
chúng với nhau.
Khái quát về phương pháp nghiên cứu xã hội học
- Điều tra thực tế.
Điều tra thực tế là quá trình thu thập dữ kiện hoặc thông tin.
Việc thu thập dữ kiện có thể được coi là thành phần khách quan của
khoa học (ở đây có phần nào đơn giản hóa quá đáng, bởi lẽ vẫn cần
có khía cạnh lô-gích). Các kĩ thuật thu thập dữ kiện cho phép chúng
ta tìm ra cái gì xảy ra chung quanh ta. Chúng có thể được sử dụng
để kiểm tra một lý thuyết xung hoặc để tiến hành một cuộc khảo
cứu thăm dò.
- Mọi cuộc điều tra điều tra đều có bốn phần chính.
Vân đề nghiên cứu
Phương pháp
Kết quả
Kết luận
a. Vấn đề nghiên cứu
Đây là một nhận định về cái mà nhà điều tra muốn tìm ra.
Nếu đó là việc kiểm tra một lý thuyết, thì có thể đây là một
nhận định tiên đoán với các kết quả.
Một lời tiên đoán như thế được gọi là một giả thuyết.
Mặt khác, những cuộc khảo cứa thăm dò lại có thể chứa đựng
một nhận định về vấn đề.
Cả hai đều có thể nhận biết các nhân tố cần được xem xét.
b. Các phương pháp.
Bản thân các phương pháp phải làm thế nào để cung cấp
thông tin mà vấn đề đòi hỏi. Việc nghiên cứu trả lời các câu hỏi về:
Mẫu điều tra hay là nguồn thông tin - đây là sự mô tả các cá thể
hoặc đối tượng và cách mà chúng được chọn; Các biến lượng hay
các nhân tố cần được đo lường; Các công cụ được sử dụng để đo
lường; và phương cách mà dữ kiện sẽ được phân tích, (chẳng hạn
sử dụng các trắc nghiệm thống kê)...
c. Các kết quả.
Kết quả là sản phẩm của các phương pháp. Chỉ có các dữ kiện
(các sự kiện được quan sát) và các kết quả của mọi trác nghiệm
thống kê mới được đưa vào phần kết quả. Thông tin có thể được
trình bày dưới hình thức nhận định mô tả mà không lý giải, (biểu
bảng và biểu đồ). Phần kết quả chỉ bao gồm những tư liệu thuộc về
sự kiện mà thôi.
d. Các kết luận
Phần kết luận giải thích các kết quả. Chính là điểm này mà
cuộc nghiên cứu đưa ra: Những đánh giá về các phát hiện liên quan
tới vấn đề nghiên cứu. Những vấn đề có thể có do phương pháp cụ
thể gợi lên. Việc lý giải và khái quát hóa, nếu có thể được đưa ra. Về
căn bản, các kết luận trả lời cho câu hỏi "như vậy thì sao?” Đó là
một câu hỏi hết sức quan trọng.
Bài 3. CÁC GIAI ĐOẠN VÀ CÁC BƯỚC TRONG TIẾN TRÌNH
NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC.
Các giai đoạn trong quá trình nghiên cứu. Trong khi tiến hành
nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm, chúng ta phải thực hiện rất
nhiều thao tác (các nước) khác nhau. Từ những thao tác đó, có thể
tạm chia tiến trình khảo sát thực tế thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: chuẩn bị.
Giai đoạn 2: tiến hành điều tra.
Giai đoạn 3: xử lý và giải thích thông tin.
Các bước nghiên cứu và các giai đoạn phải được tiến hành sao
cho đảm bảo được tính chỉ đạo và tính xuyên suốt của mục đích và
yêu cầu của cuộc điều tra.
1. Giai đoạn chuẩn bị:
Trong giai đoạn chuẩn bị để tiến hành nghiên cứu một cuộc
nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu cần đảm bảo thực hiện
những công việc sau.
1. Xây dựng đề cương nghiên cứu (hình dung về các bước
nghiên cứu dự kiến về mặt khoa học các công việc phải làm trong
suốt tiến trình của cuộc nghiên cứu)
2. Thiết kế kế hoạch - tiến độ của cuộc nghiên cứu(hình dung
những bước của quá trình thực hiện theo thời gian)
3. Lập bảng dự trù kinh phí (sự hỗ trợ vật chất để công việc
tiến hành tốt đẹp)
Đề cương nghiên cứu thường được trình bày theo các bước của
quá trình nghiên cứu. Dưới đây là các bước trong quá trình thực hiện
nghiên cứu thực nghiệm.
Xác định vấn đề nghiên cứu. Ví dụ: vấn đề cần nghiên cứu (lối
sống, định hướng giá trị, nhu cầu tiêu dùng).
Thu thập và phân tích thông tin sẵn có, tìm hiểu thêm về vấn
đề nghiên cứu làm rõ chủ đề nghiên cứu.
Xác định khách thể nghiên cứu (ai là người được hỏi - những
tiêu chí).
Xác định giả thuyết công tác.
- Giả thuyết là giả định chủ quan của người điều tra.
Giả thuyết là cơ sở để cho biết chúng ta cần phải thu được
những thông tin gì trong cuộc điều tra.
Vì vậy khâu xây dựng giả thuyết cực kì quan trọng. Giả thuyết
đúng hay sai sẽ do chính số liệu của nghiên cứu chứng minh.
Sau cuộc điều tra giả thuyết sẽ được thừa nhận hay bắc bỏ:
Xây dựng mô hình lý luận:
Xây dựng mô hình giúp chúng ta khái quát hóa vấn đề đưa ra
các lý giải có tính khoa học (lí luận Xã hội học chuyên ngành là mô
hình lí luận giúp chúng ta hiểu được bản chất của sự vật).
Mô hình lí luận chính là khuôn mẫu, cái khung để chúng ta có
thể sắp xếp các số liệu rời rạc thành hệ thống thống nhất.
- Thao tác hoá các khái niệm:
Trong khi xây dựng giả thuyết và xây dựng mô hình lí luận,
các nhà Xã hội học phải trình bày một loạt các khái niệm "thao tác
hóa các khái niệm" tức là “làm đơn giản hóa các khái niệm" làm cho
chúng trở thành tiêu chi, những chỉ báo có thể đo lường được.
Xây dựng phương án thu thập thông tin. Ở đây nếu lựa chọn
phương pháp nào sẽ có phương án thu thập thông tin tương ứng
(danh mục các vấn đề phỏng vấn hay bảng hỏi in sẵn).
- Điều tra thử.
Mục đích điều tra thử thử là để chuẩn hóa bảng câu hỏi, điều
chỉnh cho phù hợp với những người dân trong cộng đồng, những
người cung cấp thông tin.
- Tập huấn điều tra viên
Thống nhất các phương án thực hiện và cách thức hỏi từng câu
hỏi, cách ghi nhận thông tin để tránh tình trạng các điều tra viên hỏi
theo những cách thức khác nhau
2. Giai đoạn tiến hành điều tra:
Chọn điểm nghiên cứu
Thủ tục xin phép
Tiếp xúc với những người cung cấp tin,
Thu thập thông tin
3. Xử lý và phân tích thông tin:
Xử tý thông tin
Việc xử lý những số liệu đã thu thập được ngày nay được giao
cho máy tính, nhưng các phương án xử lý phải được chuẩn bị từ
trước (các phân tổ, tương quan giữa các biến...).
- Phân tích tổng kết
So sánh
Nhận xét về những kết quả.
- Báo cáo tổng kết
Kết luận
Kiến nghị.
Bài 4. GIỚI THIỆU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
XÃ HỘI HỌC THỰC NGHIỆM
1. Phương pháp nghiên cứu tình huống.
Là việc phân tích tỉ mỉ một số trường hợp cụ thề nào đó. Từ đó
giúp nhà nghiên cứu thu được nhiều thông tin từ một số lượng nhỏ
của đối tượng nghiên cứu (ví dụ việc nghiên cứu những hoạt động
nhất định của trẻ em lang thang, các nhóm chích ma túy, đồng tính
phái).
Nghiên cứu tình huống luôn luôn phải gắn với các sự kiện. Điều
tra viên phải thực hiện một loạt các kĩ thuật như quan sát hoàn cảnh
xảy ra tình huống, phỏng vấn, ghi chép, sao chụp lại toàn bộ những
gì có liên quan tới đối tượng.
- Ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp NCTH
+ Ưu điểm:
Tài liệu phong phú do cứ liệu thu được nhờ kĩ thuật phỏng vấn,
quan sát bảng hỏi có độ tin cậy tương đối cao.
+ Nhược điểm:
Thông thường những kết luận mà nhà Xã hội học rút ra từ
những nghiên cứu này mang tính cụ thể (nó chỉ đúng cho trường
hợp đó) không thể khái quát nó trên phạm vi rộng lớn hơn được (vì
không ai có thể khẳng định được rằng những kết luận rút ra trong
trường hợp này lại có thể đúng trong các trường hợp khác).
- Mẫu khảo sát thường nhỏ nên tài liệu thu được cũng bị giới
hạn:
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Được tiến hành trong phòng thí nghiệm
Đưa những yếu tố mới (các biến số độc lập) vào trong quá
trình hoạt động của các nhóm quan sát.
Ghi chép lại những gì xảy ra (biến phụ thuộc) khi thao tác
những biến số độc lấp đó.
Tìm sự khác biệt giữa các hoạt động trước và sau khi thao tác
các biến số độc lập.
Vì sự thay đổi những biến số độc lập sẽ kéo theo sự thay đổi
những biến số phụ thuộc, muốn quan sát được quá trình này, các
nhà Xã hội học thường chia làm hai nhóm đối tượng để dễ so sánh:
Nhóm thực nghiệm
Nhóm kiểm tra (nhóm đối chứng)
So sánh hai nhóm để nhận xét về sự khác biệt giữa chúng Ví
dụ: PP tuyên truyền phòng chống HIV cho công nhân xây dựng.
Nhóm tuyên truyền viên là những chuyên gia hoặc sinh viên.
Nhóm tuyên truyền viên là giáo dục viên đồng đẳng (công nhân)
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp NCTN
+Ưu: Các nhà nghiên cứu có thề nắm rõ biến số độc lập,
nghiên cứu số liệu có độ tin cậy cao vì kiểm soát được cả quá trình.
+ Nhược: Nó chỉ có ý nghĩa nội bộ trong một đối tượng. Còn
trong thực tế, khó có thể làm kiểm tra như trong phòng thí nghiệm.
Kết quả nghiên cứu bị giới hạn, và xét về tổng thể, tính giá trị
không lớn lắm.
2. Phương pháp nghiên cứu quan sát:
Có thể trong phòng thí nghiệm
Có thể trong tình huống tự nhiên.
Trong nghiên cứu này, nhà Xã hội học phải ghi nhận khách
quan tất cả những gì đang xảy ra đối vôi đối tượng trong một hoàn
cảnh thực.
Phân loại quan sát:
Quan sát có tham dự: là phương pháp theo đó, người nghiên
cứu thâm nhập vào nhóm hay công đồng thuộc về đối tượng nghiên
cứu và được tiếp nhận như một thành viên của nhóm hay cộng
đồng.
Ví dụ nghiên cứu tập quán, lối sống của một dân tộc nào đó
thu được nhiều thông tin quý báu mà những phương pháp khác khó
cố được.
Quan sát không tham dự: là phương pháp mà trong đó người
quan sát không tham gia vào các hoạt động của các đối tượng. Họ
với tư cách là người quan sát chứ không phải với tư cách là thành
viên của nhóm (có thể quá sát kín hay quan sát công khai).
- Ưu nhược điểm của phương pháp quan sát:
+ Ưu: Có khả năng thu được các thông tin chi tiết về hoạt
động của đối tượng mà không làm gián đoạn quá trình diễn tiến.
+ Nhược: Khả năng khái quát hóa thấp.
Kết quả thu được bị hạn chế bởi kĩ thuật và kinh nghiệm người
quan sát (đòi hỏi phải có chuyên gia).
Phương pháp điều tra (phát bảng hỏi, phỏng vấn bằng bảng
hỏi, anket) Điều tra là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng
lời, dựa trên sự tác động qua lại về mặt tâm lý, mang tính trực tiếp
(phỏng vấn có bảng hỏi) hoặc gián tiếp (bảng ankét, qua điện thoại)
giữa nhà nghiên cứu và người được hỏi. Trong đó, bảng hỏi là một
trong những yếu tố quan trọng của phương pháp điều tra.
Phát bảng hỏi.
Điều tra bằng thư tín.
Phỏng vấn trực tiếp.
Điều tra qua điện thoại.
Bố cục của bảng hỏi.
- Phần phân tích..
Nếu bảng hỏi dưới dạng thư tín thì cần có một bức thư phù hợp
để khuyến khích người trả lời tham gia. Nếu phỏng vấn trực diện
cần trình bày nội dung đó bằng lời.
Khoảng trống xác định.
Để người trá lời tự có thể điền câu trả lời.
Các mã số.
Để thuận lợi cho việc nhập dữ liệu vào vi tính.
Các hướng dẫn..
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi và cách gửi trả bảng hỏi (nếu
phỏng vấn đón tiếp).
Lời cảm ơn.
- Ưu và nhược điểm của phương pháp điều tra
+ Ưu: có khả năng khái quát hoá nhanh
Có thể so sánh chéo các biến số.
+ Nhược điểm: nghiên cứu DT có khuynh hướng chi phí cao và
thường mẫu nghiên cứu lớn.
Do những câu hỏi được xác định trước, người phỏng vấn không
thể đưa vào được những thông tin quan trọng không đoán trước, tỷ
lệ trả lời đặc biệt những bảng hỏi bằng thư thường là thấp.
Bài 5. THAO TÁC HÓA CÁC KHÁI NIỆM VÀ XÂY DỰNG CÁC
CHỈ BÁO TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
Thao tác hóa các khái niệm là gì?
Những khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu thường rất
trừu tượng, không thể sử dụng những khái niệm đó trong việc thu
thập thông tin.
Thao tác hóa các khái niệm là làm đơn giản hóa các khái niệm
theo các cấp độ khác nhau cho đến khi có thể phân thành như hệ
thống các biến số để có thể đo lường (thu thập thông tin) được.
- Thao tác hóa các khái niệm là gì?
Khi gặp một đề tài nghiên cứu, sau khi xác định hệ thống khái
niệm, người ta tách các khái niệm cơ bản đối với đề tài đó.
Những khái niệm này sẽ được phân tích theo những phương
thức cụ thể đo lường được những thông tin phù hợp: Nếu như không
thể vạch ra được những phương thức đó thì phải làm đơn giản hóa
các khái niệm cơ bản.
Thao tác hóa các khái niệm có thể phân thành nhiều giai đoạn
và trong mỗi một giai đoạn các khái niệm lại được đơn giản hơn một
bậc.
Trong khi thực hiện các bước đó thì các khái niệm sẽ bắt đủ
tượng hơn, khả năng thao tác hoá về thực nghiệm sẽ tăng lên (các
khái niệm sẽ gần với thực tế hơn).
Kết thúc quá trình này là sự hình thành một hệ thống các biến
số.
Hệ thống biến số này vừa được xác định về mặt lý thuyết vừa
có thể được thao tác hoá một cách trực tiếp (tức là có thể vạch ra
cho chúng phương thức cụ thể để thu thập thông tin thực nghiệm).
Vậy là kết quả của việc thao tác các khái niệm cơ bản là áp
dụng một hệ thống được tạo thành từ các chỉ báo khái niệm và các
chỉ báo thực nghiệm.
Tương ứng với mỗi chỉ số khái niệm là một nhóm các chỉ số
khái niệm cấp thấp hơn và mỗi một chỉ số khái niệm cấp thấp đó là
một nhóm các chỉ báo thực nghiệm (phương pháp xây dựng test)
Cùng một biến số có thể được sử dụng để thao tác hóa các chỉ
số khác nhau, đồng thời các khái niệm khác nhau có thể được thao
tác hóa với sự giúp độ của các hệ thống biến số và các chỉ báo giống
nhau.
Việc hệ thống hóa các biến số cần phải được tiến hành tổng
hợp toàn bộ.
Ở đây đòi hỏi không phải chỉ là sự tương ứng pha các biến số
với khái niệm mà phải là giữa hệ thống các biến số với hệ thống các
khái niệm.
Hệ thống các biến số phản ánh tính đa dạng của các mối liên
quan giữa những biến số riêng lẻ và gắn chặt với những phạm trù,
với những khái niệm của một nghiên cứu nhất định.
- Điều này tạo ra khả năng hạn chế nhất những thao tác thừa
trong quá trình chuyển hóa lý thuyết. (VD: "gia đình là như một
thiết chế xã hội hoặc một nhóm xã hội". Trong đó người ta phân ra
các khái niệm cơ bản và giản lược chúng cho đến cấp độ biến số có
thể kiểm tra được bằng thực nghiệm.
Phương pháp diễn dịch
Phương pháp quy nạp
Ví dụ: ví dụ về thao tác hóa khái niệm
Cơ sở lý luận của cuộc nghiên cứu
Sơ đồ 1: bất bình đẳng giới
Thao tác hóa khái niệm trong đề tài:"nghiên cứu thực trạng
hoạt động văn hoá của cư dân TP HCM"
Thành tố của các tổ chức văn hóa xã hội. Muốn có được bức
tranh toàn cảnh về hiện trạng văn hóa của thành phố thì phải tính
đến ba hệ thống vừa kể trên.
Nghiên cứa xem những ứng xử của con người trong ba hệ
thống đó như thế nào? sự tham gia vào văn hóa bao gồm tất cả các
hình thức truyền thông đa dạng hiện có trong xã hội.
Nghĩa là ngoài việc khảo sát thực nghiệm sự tham gia của
quần chúng vào việc tiếp nhận các loại hình thông tin đại chúng.
Cần phải nghiên cứa thêm mảng ứng xử văn hóa trong đời sống
hàng ngày có liên quan đến truyền thống, phong tục tập quán.
- Sự tham gia vào văn hóa của cư dân thành phố Hồ Chí Minh
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng:
Phần này nghiên cứu những yếu tố tác động đến các phương
cách sử dụng truyền thông đại chúng và tính hiệu quả của truyền
thông đại chúng trong dân cư thành phố Hồ Chí Minh.
- Sự tham gia của quần chúng vào các loại hình văn hóa văn
nghệ có tổ chức và các phương tiện thông tin khác.
Nghiên cứu thái độ của quần chúng đối với các loại hình văn
hóa- nghệ thuật khác nhau có trong thành phố.
Thái độ của nhân dân thành phố đối với các cơ sở văn hóa
công cộng.
Thái độ của các nhom xã hội đối với các phương tiện thông tin
khác (sách, băng, vi deo, cátset, CD.....)
- Sự tham gia vào văn hóa của quần chúng thông qua ứng xử
mang tính phong tục và tập quán ứng xử của dân cư đối với các
ngày lễ (truyền thống và hiện đại)
Những dịp kỷ niệm những ngày quan trọng (cúng giỗ, cưới xin,
ma chay, sinh nhật, ngày cưới v.v...)
Sau khi tổng hợp và phân tích toàn bộ hệ thống các chỉ báo đó
thử phát hiện những nhân tố truyền thống và hiện đại nào có tác
động thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
VD: nghiên cứu các dạng tham gia văn hóa trong quần chúng
trong mối tương quan với việc sử dụng thời gian tự do
Cơ cấu thời gian tự do.
Nội dung hoạt động trong thời gian tự do.
Ô gây nhiều tranh luận
Khái niệm thời gian tự do.
Thời gian tự do không nên hiểu một cách đơn thuần là thời
gian khôi phục về mặt sinh học hoặc sinh lý học của nhưng năng
lượng đã được tiêu phí trong thời gian lao động.
Nếu vậy, thời gian tự do chỉ mang chức năng bổ sung thêm về
mặt "công nghệ” cho lao động.
Thực ra thời gian lao động và thời gian tự đo là hai mặt sinh
hoạt của: con người, có mối quan hệ qua lại. Đều nằm trong cơ cấu
các dạng hoạt động của con người.
Lao động tạo ra những điều kiện để phát triển con người và cả
trong thời gian làm việc lẫn thời gian tự do, đồng thời cũng là nguồn
gốc phát sinh và những tiền đề vật chất để tăng thêm về lượng và
chất cho thời gian tự do vì vậy mà việc hoàn thiện những điều kiện
sử dụng thời gian tự do cần được thực hiện đồng thời với việc thay
đổi điều kiện lao động.
Quan điểm khác nhau về TGTD
Thời gian tự do hoặc thời gian rảnh rỗi là khoảng thời gian mà
con người sau khi đã hoàn thành những công việc theo nghĩa vụ, lao
động theo ngành nghề, hoàn thành nghĩa vụ gia đình và xã hội.
Nhiều người còn loại trừ cả thời gian thỏa mãn những nhu cầu
sinh lý và học tập (3 đơn thuần là tự do lựa chọn)
Thời gian tự do là điều kiện cần thiết cho sự hoạt động của sản
xuất và của hệ thống xã hội hoạ thêm, nâng cao chuyên môn: và
như vậy, xét về khía cạnh đó thì nó lại cũng là "thời gian, làm việc".
Hiểu theo kiểu nào để thao tác?
Những hoạt động ngoài thời gian làm việc và phục hồi thể lực
được coi là các dạng hoạt động trong thời gian tự do.
Như vậy có nghĩa là thời gian đành cho các dạng hoạt động
tham gia vào văn hóa cũng nằm trong thời gian tự do:
Tuy nhiên, không phải tất cả các dạng hoạt động ngoài giờ làm
việc đều nằm trong cơ cấu các hoạt động tham gia vào văn hóa.
Vì mục đích cuộc nghiên cứu thực nghiệm không phải là khảo
sát thời gian tự do trong mối tương qua với quỹ thời gian chung của
con người mà chỉ hướng sự quan tâm vào nghiên cứu sự tham gia
của quần chúng vào văn hóa trong thời gian tự do. Chủ yếu đi sâu
về mặt chất lượng và các nội dung của hoạt động trong thời gian tự
do chứ không chú trọng đến mặt thời lượng của nó.
Vì vậy cần xem xét vị trí của các dạng thức tham gia vào văn
hóa (theo cả 3 hệ thống) trong cơ cấu thời gian tự đo của người dân
thành phố.
Trên đây là những phần trình bày tóm tắt những ý chính của
bài giảng. Chương trình này được soạn chung cho các lớp khác
nhau. Tuỳ theo thời lượng của mỗi lớp, giáo viên sẽ trình bày với
những những nội dung khác nhau sao cho phù hợp với yêu của
chương trình mỗi lớp.
Dưới dây là phần trình bày chi tiết hơn và mở rộng hơn so với
phần đề cương đã được trình bày ở trên.
Phần 2. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Phần này sẽ trình bày một cách chi tiết những vấn đề cơ bản
trong phương pháp nghiên cứa xã hội học. Trình tự của những vấn
đề không luôn tương đồng với phần đề cương sơ bộ ở trên. Tư liệu
đề hình thành phần viết ở dưới là những tư liệu phục vụ bản thảo
của tác giả khi tham gia cùng với các tác giả khác viết cuốn sách
"giới và nghiên cứu giảm nghèo" và cuốn đồng tham gia trong
nghiên cứu nghèo thô thị...
I. CHỌN MẪU
1. Thuật ngữ mẫu
Mẫu là một tập hợp các yếu tố (các đơn vị) đã được chọn từ
một tổng thể các yếu tố. Tổng thể này có thể được liệt kê một cách
đầy đủ nhưng cũng có thể chỉ là giả thiết. Chẳng hạn khi muốn
nghiên cứu định hướng giá trị của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh,
người ta có thể chọn một số lượng sinh viên nào đó trong một số
trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng không nhất thiết
phải liệt kê toàn bộ danh sách sinh viên đó trong thành phố.
Lấy mẫu (chọn mẫu) là quá trình lựa chọn phần đại diện của
khối dân cư Nó trái ngược với quá trình liệt kê đầy đủ (tức là mọi
thành viên trong khối dân cư cần nghiên cứu đều được đưa vào).
Vì sao cần phải chọn mẫu để khảo sát? Bởi vì:
- Thứ nhất: khảo sát theo mẫu nhanh hơn và rẻ hơn. Vì mẫu
bao giờ cũng nhỏ hơn so với toàn khối dân cư, cho nên việc thu thập
số liệu sẽ nhanh hơn chính xác hơn và kinh tế hơn.
- Thứ hai: cũng vì do mẫu nhỏ nên thông tin mà nó đem lại sẽ
cận kẽ hơn, cụ thể hơn trong khi đó chi phí ít hơn nhiều so với
nghiên cứu tổng thể.
- Thứ ba: với mẫu nhỏ hơn thì sự sai sót cũng sẻ ít hơn vì có
khả năng tập trung một nhóm chuyên gia có trình độ. Trong khi đó,
nghiên cứu tổng thể đòi hỏi một lượng cán bộ rất lớn, do vậy ít có
khả năng lựa chọn được nhiều chuyên gia giỏi tập trung cho cuộc
nghiên cứu.
- Thứ tư vì nó kinh tế hơn về mặt tiền bạc và thời gian, khảo
sát mẫu giúp ta có thể nghiên cứu các khối dân cư lớn hơn và biến
động hơn so với cuộc nghiên cứa tổng thể.
- Khối dân cư: khối dân cư là toàn bộ một nhóm các thể loại
hoặc cá nhân liên quan cần nghiên cứu. Trong cuộc nghiên cứu
mẫu, cần phân biệt hai khối dân cư: Đó là khối dân cư mục tiêu và
khối dân cư lấy mẫu.
Khối dân cư mục tiêu là khối dân cư mà nhà nghiên cứu cần có
thông tin đại diện.
Khối dân cư lấy mẫu là khối dân cư mà từ đó một mẫu cụ thể
được chọn ra dựa trên khung mẫu.
Khung mẫu là danh sách các đơn vị lấy mẫu (các cá nhân) đại
diện cho khối dân cư.
Chẳng hạn ta muốn nghiên cứu một cồng đồng dân cư (quận 7
của thành phố Hồ Chí Minh). Trong đó, khối dân cư mục tiêu là tất
cả các hộ dân thuộc quận 7 (kể cả những hộ tạm trú và thường trú).
Danh sách này đã được xác định ở Uỷ ban nhân dân quận từ đầu
năm. Tuy nhiên, một số hộ dân cư ở quận 7 lại chuyển sang nơi
khác ở hoặc những hộ tạm trú lại trở về nơi cư trú củ ở tỉnh. Như
vậy, những hộ còn lại sẽ là khối dân cư lấy mẫu. Danh sách ghi lại
các hộ này được gọi là khung mẫu và những hộ có tên trong khung
mẫu này là đơn vị lấy mẫu.
Như vậy có nghĩa là: Khung mẫu (danh sách) là cái được sử
dụng để đại diện cho tổng thể về mặt thực nghiệm (tức là các thành
viên đã nằm trong khung mẫu sẽ được quan sát, được nghiên cứu là
những người thuộc về tổng thể Khi chúng ta đã chuẩn bị xong
khung mẫu thì có thể chọn ra một mẫu (một tập hợp) từ khung mẫu
đó.
Nên mẫu được lựa choán trực tiếp trong khung.mẫu mà không
cần xem xét các thành phần, các yếu tố trong tổng thể thì mỗi một
lần chọn các thành viên của mẫu sẽ là một đơn vị.
Nếu các đơn vị cần phái được nhóm lại trước khi chọn (theo
một số tiêu chí nào đó) thì các nhóm sẽ trở thành những đơn vị mẫu
cơ bản và các cá nhân sẽ là đơn vị mẫu thứ hai.
Như vậy mối quan hệ giữa tổng thể - khung mẫu - mẫu, đơn vị
được thể hiện trong sơ đồ sau:
đại diện
đại diện
Tổng thể thực tế
Khung mẫu (lên danh sách)
Mẫu
Đơn vị mẫu (các lần chọn)
Đơn vị mẫu cơ bản (chọn sau khi nhóm)
Đơn vị mẫu thứ hai (thứ cấp)
TỔNG THỂ, KHUNG MẪU, MẪU.
Nếu khung mẫu không đại diện thực sự cho tổng thể mà nó
liệt kê, thì mẫu không thể là đại diện của tổng thể. Mẫu chỉ đại diện
cho khung mẫu, cho nên trong quá trình thiết kế mẫu, chúng ta cần
phải xem xét đến khả năng không phù hợp (không tương xứng) có
thể có giữa khung mẫu và tổng thể. Trong thực tế, đôi khi chúng ta
nhận được một danh sách các hộ dân cư được lập trước đó hai ba
năm, trong thời gian đó có rất nhiều người đã không còn nữa, nhiều
người đã chuyển đi và nhiều người chuyển đến.
2. Các phương pháp chọn mẫu:
Các loại mẫu xác xuất.
- Mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là cách chọn mẫu trong đó các
yếu tố trong khung mẫu được đánh số, sau đó viết những con số lên
mẩu giấy hay những hòn bi cho vào một chiếc hộp sóc lên rồi lần
lượt bốc từ trong hộp ra những mẩu giấy (hay hòn bi) bất kì. Những
con số trong mẩu giấy hay hòn bi nào được chọn cùng với con số
của ai trong danh sách thì người đó được chọn. Cách làm này nếu
thực hiện bằng tay thì cũng giống như Lôtô. Hiện nay phần mềm
SPSS của máy tính có thể giúp chúng ta lấy ra một tập hợp những
số ngẫu nhiên.
Đối với bất kỳ phương pháp chọn mẫu nghiên cứu nào, mỗi số
đều có cơ hội chọn như nhau. Mỗi lần chúng ta chọn một số ngẫu
nhiên thì một người trong danh sách có thể có số thứ tự tương ứng
với số sẽ được đưa vào mẫu. Tuy nhiên, cách chọn này có thể phụ
thuộc vào loại khung mẫu mà ta có thể có. Ví dụ khi chúng ta chọn
mẫu nghiên ngẫu nhiên đơn giản bằng cách dựa vào danh sách của
công an một phường nào đó của thành phố Hồ Chí Minh thì những
người nhập cư khó lòng có thể rơi vào mẫu nghiên cứu của chúng ta
vì đơn giản họ không có trong danh sách của công an phường. Vì
vậy, chọn mẫu này ít được dùng hơn so với các phương pháp khác.
- Mẫu hệ thống:
Cách chọn này qui định rằng chúng ta chọn mẫu những người
thứ n khi đã chọn một số đầu tiên ngẫu nhiên. Chẳng hạn khi chúng
ta có danh sách các chủ hộ do các tổ trưởng cung cấp, tổng số là
5000 người, chúng ta muốn chọn mẫu có dung lượng là 100 người.
Như vậy cứ 50 người trong tổng thể, chúng ta có thể chọn 1 và nếu
muốn người thứ 1/50 xuất hiện trong mẫu thì chúng ta sẽ cần lấy
người đầu tiên bất kỳ trong số 50 người đầu tiên của tổng thể và
sau đó cứ 50 người, chúng ta sẽ lại chọn một người đưa vào danh
sách mẫu, cứ làm như vậy cho đến cuối danh sách, nếu hết đanh
sách ta vẫn chưa chọn xong thì cũng có thể quay trở lại từ đầu bằng
cách đó, mỗi người trong danh sách sẽ đều có cơ hội được chọn như
nhau. Cần lưu ý là chúng ta không nhất thiết phải chọn số đầu tiên
trong danh sách mà có thể chọn bất kì một số ngẫu nhiên nào đó rồi
lấy số thứ 50 tiếp theo. Chẳng hạn, nếu ta chọn số đầu tiên là số 5,
người đầu tiên trong danh sách mẫu là người có số thứ tự 5, người
thứ hai sẽ là người có số thứ tự là 55, người thứ ba là 105.v.v... cho
tới khi ta chọn được 100 người.
Cần lưu ý rằng, khung mẫu phải không được xắp xếp theo một
trật tự nào đó để tạo nên những khoảng cách mang tính hệ thống ví
dụ danh sách các tiểu đội trong quân đội.
- Mẫu phân tầng.
Khi chọn mẫu phân tầng, người chọn mẫu cần phải nắm được
một số đặc điểm của khung mẫu, rồi chia khung mẫu đã có theo
những đặc điểm mà họ quan tâm thành những "tầng” khác nhau. Ví
dụ như đặc điểm về giới tính, trình độ học vấn hay lứa tuổi.v.v...
sau đó chọn mẫu trên cơ sở các tầng. Các nhà xã hội học cho rằng
những yếu tố kể trên có khả năng ảnh hưởng đến câu trả lời vì vậy
nếu chọn được các mẫu xác xuất dựa trên cơ sở các tầng, khi xử lý
kết quả theo các phân tổ như giáo trình, nghề nghiệp, học vấn thì
khả năng đại diện cho mỗi tầng sẽ lớn hơn.
Mẫu phân tầng có thể kết hợp với mẫu ngẫu nhiên đơn giản
hoặc mẫu hệ thống. Ví dụ, trong dự án nâng cao năng lực giảm
nghèo tại cộng đồng đô thị ở Phường 3, Quận 8 ở thành phố Hồ Chí
Minh, các nhà nghiên cứu xác định mẫu gồm những người sống một
cách hợp thức ở phường 3 quận 8 (có hộ khẩu thường trú) hoặc
những người không hợp thức (không có hộ khẩu thường trú) Như
vậy nhóm nghiên cứu có hai danh sách trên cơ sở khung mẫu:
(danh sách hộ có khẩu thường trú và danh sách hộ không có hộ
khẩu thường trú, từ mỗi danh sách vừa kể trên lại chia thành hai
danh sách nữa nhỏ hơn: những hộ có chủ hộ nữ và những hộ có chủ
hộ là nam: Do vậy các đơn vị mẫu được chọn ra sẽ dựa trên cơ sở 4
khung mẫu con vừa được tách ra khỏi khung mẫu mẹ. Kết quả
chúng ta đã chọn ra được một mẫu đại diện cho các "tầng" theo tiêu
chí đặt ra từ đầu.
Từ tổng số 4.842 hộ gia đình của phường 3 quận 8 cần chọn ra
một mẫu với dung lượng là 480 hộ để nghiên cứu (theo tỷ lệ
10/100). Nếu chọn mẫu dựa vào danh sách các hộ đăng kí ở công
an phường 3, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, những người nhập cư
sẽ không có khả năng rơi vào mẫu, mặc dù họ chiếm gần phân nửa
dân cư trong quận. (họ không được đăng kí hộ khẩu thường trú -
nhất là những người thuộc diện KT4). Vì vậy, chúng tôi quyết định
lấy danh sách các hộ dân cư tại phường bằng cách thông qua các tổ
trưởng dân phố. Các tổ trưởng không những nắm được danh sách
những người nhập cư mà còn biết được ai đang còn ở địa phương, ai
đã ra đi và ai vừa mới đến. Sau khi thống kê chúng tôi có hai danh
sách phụ: phường chỉ có 2713 hộ có hộ khẩu - là những hộ đã sống
ở đó từ lâu (hoặc những hộ được chuyển về một cách hợp thức)
2129 hộ còn lại đang thuộc diện tạm trú. Đồng thời, chúng tôi cũng
nhận thấy những hộ nhập cư không phân bố đều ở các tổ. Nếu chọn
mẫu hệ thống thì khả năng rơi vào mẫu của hai đối tượng này
không như nhau. Như vậy ở tầng thứ nhất của khung mẫu, đặc
điểm về hộ khẩu chúng tôi có:
+ Danh sách hộ có hộ khẩu thường trú: 2713 hộ.
+ Danh sách hộ có hộ khẩu tạm trú: 2129 hộ.
(xem khung 1)
Đồng thời chúng tôi cũng thống kê được số hộ là nữ trong
phường, vì vậy tầng thứ hai được tạo nên bởi hai nhóm hộ có giới
tính chủ hộ khác nhau. Số hộ có chủ hộ là nữ: trong nhóm thường
trú là 900 hộ, trong nhóm tạm trú là 720 hộ.
Số hộ có chủ hộ là nam: trong nhóm thường trú là 1813 hộ,
trong nhóm tạm trú là 1409 hộ.
- Như vậy, chúng tôi có bốn khung mẫu con từ một khung mẫu
mẹ:
Danh sách những hộ thường trú có chủ hộ là nam: 1813.
Danh sách những hộ thường trú có chủ hộ là nữ: 900.
Danh sách những hộ tạm trú có chủ hộ là nam: 1409.
Danh sách những hộ tạm trú có chủ hộ là nữ 720.
Trong mẫu chúng tôi lúc này có danh sách của 181 hộ thường
trú có chủ hộ là nam, 90 hộ thường trú có chủ hộ là nữ, 140 hộ tạm
trú có chủ hộ là nam và 72 hộ tạm trú có chủ hộ là nữ. Vì khi chia tỷ
lệ, chúng tôi làm tròn số nên trong mẫu dư ra 3 đơn vị (3hộ) và ba
hộ đó sẽ là đơn vị mẫu dự trữ cho những trường hợp chủ nhà không
có ở nhà hoặc họ từ chối trả lời. Như vậy muốn chọn được mẫu với
tỷ lệ giống như trong tổng thể, chúng ta cần tạo ra các nhóm thuần
nhất (có chung đặc điểm), nhóm tiêu chí cùng loại với nhau (tầng 1)
và nhóm tiêu chí bên trong loại với nhau (tầng 2).
Sau đó chúng ta có thể chọn mẫu hệ thống hoặc mẫu ngẫu
nhiên đơn giản từ khung mẫu con trở lên.
- Mẫu cụm nhiều giai đoạn:
Mẫu cụm nhiều giai đoạn là loại mẫu xác xuất mang tính tổng
hợp. Nó kết hợp các kiểu chọn mẫu đã kể ở trên. Tuy nhiên, mẫu
cụm có đặc điểm đối lập với mẫu phân tầng ở chỗ các "tầng" trong
mẫu phân tầng là những nhóm đồng nhất được chọn ra theo mục
tiêu của sự chọn mẫu còn các "cụm" lại liên kết các nhóm không
đồng nhất lại với nhau để tạo thành các nhóm. Chẳng hạn như các
trường ĐH, các khu phố, ở đây những người nằm trong khung mẫu
không được phân chia theo những đặc điểm giống nhau. Trong khi
các "tầng" lại liên kết với nhau theo những đặc từng cá nhân như
giới tính dân tộc, học vấn.v.v... Như vậy tiêu chuẩn để chọn các
tầng thường là những đặc trưng cá nhân, còn tiêu chuẩn để chọn
các cụm là các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất, các cụm dân cư...
Do vậy trong mẫu cụm nhiều giai đoạn trước hết chúng ta cần thiết
lập nên các cụm không đồng nhất sau đó chọn thành viên ở các cụm
ở giai đoạn hai. Tuy nhiên trong mẫu cụm, chúng ta không nhất
thiết phải có ngay các cá nhân với những đặc điểm riêng của họ mà
chỉ cần có danh sách liệt kê tất cả các cụm để chọn mẫu các cụm
trước đã. Sau đó mới chọn các đơn vị trong các cụm đã được xác
định.
Sơ đồ Mẫu phân tầng trong dự án "nâng cao năng lực
trong công tác giảm nghèo cấp phường" tại phường 3, Quận
8, thành phố Hồ Chí Minh.
Khung mẫu
Tổng số hộp 3,Q8
4842 hộ
Số hộ thường trú
Số hộ tạm trú
Số hộ cố chủ hộ là nữ 900
Số hộ cố chú hộ là nam 1813
Số hộ có chủ hộ là nữ 720
Số hộ có chủ hộ là nam 1409
Số hộ thường trú có chủ hộ là nữ rơi vào mẫu
Số hộ thường trú có chủ hộ là nam rơi vào mẫu
Số hộ tạm trú có chủ hộ là ' nữ rơi vào mẫu
Số hộ tạm trú có chủ hộ là nam rơi vao mau
Trong nghiên cứu thực nghiệm, người ta thường chọn mẫu
cụm kết hợp với mẫu phân tầng.
Ví dụ khi nghiên cứu thực trạng nghèo đói ở Phường 3, Quận
8, nhóm nghiên cứu có thể chọn mẫu phân tầng ngay từ cấp
phường nhưng cũng như có thể chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn.
Muốn vậy, trước hết các nạn xã hội học chọn theo kiểu ngẫu nhiên
đơn giản 2 khu phố từ tổng số 7 khu phố của phường, sau đó lại
chọn 6 tổ dân phố từ hai khư phố cũng theo cách như vậy. Khi
chúng tôi có được khung mẫu dựa trên danh sách những người đang
sống tại phường (khác với danh sách do công an cấp) chúng tôi mới
bắt đầu lọc ra những chủ hộ có những đặc điểm giống nhau (hộ
khẩu, giới tính, học vấn.v.v...) phân "tầng” sau đó trong các "tầng"
chúng tôi chọn các chủ hộ theo cách chọn ngẫu nhiên hệ thống…
Như vậy, chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn sẽ bao gồm các bước sau:
1. Lập danh sách tất cả các Quận huyện.
2. Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc
phương pháp hệ thống, chọn các quận, huyện.
3. Lập tất cả danh sách các Phường (xã) trong Quận (Huyện)
đã chọn..
4. Chọn các khu phố (ấp).
5. Lập danh sách các chủ hộ của các khu phố (ấp) đã được
chọn..
6. Chọn các chủ hộ trong mỗi khu phố (ấp).
7. Lập danh sách các thành viên của mỗi hộ
8. Chọn thành viên của chủ hộ để phỏng vấn (Theo các chọn
dự kiến trước)
Chọn mẫu xác xuất đòi hỏi một số tiêu chuẩn nhất định. Các
mẫu xác suất thường đòi hỏi phải có một khung mẫu. Nếu như
không có sẵn danh sách hay không có đủ kinh phí để thực hiện việc
lập danh sách thì không thể chọn mẫu theo kiểu xác suất được. Mặt
khác, những cuộc nghiên cứu đòi hỏi mức độ đại điện cao thường
phải có dung lượng mẫu lớn sẽ rất tốn kém, khôn phải cuộc nghiên
cứu nào cũng đáp ứng được.
- Các mẫu phi xác suất
Thực tế cho thấy, không phải cuộc nghiên cứu nào cũng có thể
và cũng cần thiết phải chọn mẫu xác suất. Những nghiên cứu định
tính, nghiên cứu trường hợp trong một khu vực hẹp không đòi hỏi
phải chọn mẫu xác suất.
Mẫu phi xác suất cũng như cũng thường được sử dụng để kiểm
tra lại các cuộc khảo sát lớn, hoặc sử dụng trong những nghiên còn
mang tính khai phá hay để kiểm định giả thiết.
Có nhiều cách chọn mẫu phi xác suất dưới đây là bốn loại
thông dụng trong các nghiên cứu trường hợp.
- Mẫu thuận tiện
Bản thân từ "thuận tiện” cũng nói lên đặc điểm của loại mẫu
này. Mẫu thuận tiện là những người sẵn lòng trả lời cho người muốn
lấy thông tin mà không cần phải thuộc về một danh sách nào và
việc chọn họ làm đơn vị mẫu cũng không cần tuân theo nguyên tắc
nào. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng phải hiểu ai mới có thể cung
cấp thông tin phù hợp với mục tiêu thu thập thông tin. Khi một giáo
sư muốn áp dụng phương pháp giảng dạy mới và muốn tham khảo ý
kiến sinh viên, ông ta chọn một hai lớp để hỏi, có nghĩa là ông ta
đang thực hiện khảo sát với một mẫu thuận tiện. Cần phải lưu ý
rằng không phải ai cũng sẵn sàng trả lời cho những câu hỏi về
những vấn đề quá tế nhị (quan hệ tình dục tiền hôn nhân, quan
điểm về tình hình mại dâm.v.v...).Vì vậy phải cân nhắc xem ai là
người có thể sẵn lòng bày tỏ quan điểm của họ trước nhưng yêu cầu
của mình.
- Mẫu phán đoán:
Kiểu chọn mẫu này cũng là hình thức chọn mẫu phi xác suất,
trong đó các đối tượng được chọn có vẻ đáp ứng được những yêu
cầu của cuộc nghiên cứu tức là người nghiên cứu dự đoán về những
nhóm người có thể phù hợp với yêu cầu cung cấp tin của anh ta.
Chẳng hạn khi nghiên cứu về những người nghiện rượu không ai
nghĩ đến việc vào trường ĐH nhưng vào các quán Bar, các nhà hàng
lại là một phương án khả thi. Khi muốn tiếp xúc với những người
nhập cư nghèo để tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến họ, các
nhà nhgiên cứu thường nghĩ đến huyện Bình Chánh, đến quận 4,
quận 7 và quận 8.
- Mẫu chỉ tiêu:
Mẫu chỉ tiêu thoạt nhìn hơi giống mẫu phân tầng vì vậy có một
số người hay bị lẫn lộn giữa hai loại. Tuy nhiên, đây là cách chọn
mẫu phi xác suất, tuy nó được chọn trên cơ sở những nhóm đã được
xác định rõ ràng nhưng nếu như mẫu phân tầng cổ được một khung
mẫu thì mẫu này không có.
Ví dụ khi nghiên cứu thực hiện một cuộc phỏng vấn sâu ở xã
Tân Tạo, huyện Bình Chánh. Mặc dù không có danh sách dân cư
trong tay nhưng sau khi hỏi các tổ trưởng về số người nhập cư và số
ở tại chỗ, số phụ nữ làm chủ hộ, số lượng phụ nữ sống độc thân.v.v.
Những số liệu phản ánh như sau:
Tổng số hộ trong một trong ba tổ trong một cụm dân cư mà
chúng tôi khảo sát là 120 hộ, trong đó số người nhập cư bằng 1/3
tổng số hộ vì vậy chúng tôi dự kiến chọn 12 hộ để phỏng vấn nhưng
dự kiến chỉ phỏng vấn 8 người tại chỗ còn sẽ phỏng vấn 4 người
nhập cư nhưng vì biết rằng số phụ nữ làm chủ hộ chiếm 1/3 nên
chúng tôi lại quyết định trong số 12 đơn vị mẫu nói trên sẽ chọn ra
một nữ chủ hộ nhập cư, ba nam chủ hộ nhập cư, 2 nữ chủ hộ là
người tại chỗ. Lúc này chúng tôi chỉ cần kiếm cho đủ chỉ tiêu những
người phù hợp với các tiêu chí vừa vạch ra chứ không cần phải dựa
vào một danh sách cụ thể nào cả. Đương nhiên, vì đây là cách chọn
mẫu phi xác suất nên chúng tôi: không đám khẳng định rằng kết
quả của chúng tôi sẽ khái quát cho tổng thể.
- Mẫu tăng nhanh (mẫu viên tuyệt):
Trong cách chọn mẫu này, trước hết chúng ta cần chọn một số
nguồn ở những tiêu chuẩn mà ta mong muốn, phỏng vấn họ rồi hỏi
xem họ có thể giới thiệu cho chúng ta vài người tương tự. Theo cách
này, số lượng đơn vị sẽ tăng lên nhanh chóng. Như vậy người trả lời
đồng thời là người cung cấp mẫu cho nhà nghiên cứu. Cách chọn
mẫu này rất phù hợp với những cuộc nghiên cứu về những vấn đề tế
nhị hay thật đặc biệt của xã hội như tìm hiểu về những khách làng
chơi, về những người đồng tính luyến ái, những đối tượng sử dụng
ma tuý...
Trong những nghiên cứu về các nhóm xã hội tương đối đặc thù
không đòi hỏi về tính đại diện có thể áp dụng biện pháp này. Ví dụ
đề tài nghiên cứu sự thích nghi với đời sống đô thị của nữ nhập cư
làm nghề "giúp việc" hay nghề "bồi bàn".
Cần lưu ý rằng không có cách chọn mẫu nào được coi là tối ưu
cho mọi cuộc nghiên cứu. Mẫu tốt là mẫu được chọn phù hợp với
mục tiêu, nhiệm vụ, qui mô và tài chính của cuộc nghiên cứu. Điều
quan trọng là trong các báo cáo phúc trình kết quả nghiên cứu,
người nghiên cứu phải trình bày rõ ràng cách thức chọn mẫu của
mình cũng như hạn chế của việc chọn mẫu đó để bản thân họ và
những người khác có thể rút kinh nghiệm. Điều qui định này được
coi như một trong những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
II. BIẾN SỐ VÀ THANG ĐO BIẾN SỐ ?
Đặc trưng của các sự kiện, hiện tượng, quá trình XH là luôn
luôn biến đổi. Các thay đổi này sẽ phản ánh thành các thông tin mà
một nhà nghiên cứu phải thu thập nếu muốn quan sát các SK, HT
nói trên. Muốn đo lường được (tức là quan sát một cách cụ thể)
người ta nhất thiết phải xác định thế nào là các biến.
Biến số là từ được đùng để mô tả "một cái gì đó", "một điều gì
đó" có sự biến đổi khác nhau mà nó ám chỉ cho bất kỳ, những gì
một nhà nghiên cứu XH muốn nghiên cứu, quan sát.
- Biến số phạm trù (biến định tính)
- Biến số số (biến định lượng)
1. Biến số phạm trù (biến định tính)
+ Một biến số phạm trù (biến định tính) được hình thành bởi
một tập hợp những đặc tính của một loại phạm trù không theo số đo
hoặc thang đo.
+ Biến số phạm trù có thể là những biến như: nghề nghiệp,
tôn giáo, giới tính những biến này được hình thành bởi một tập hợp
các đặc tính (phạm trù) theo hai đặc điểm:
Loại trừ lẫn nhau ví dụ: các phạm trù của biến tôn giáo bao
gồm rất nhiều tôn giáo khác nhau nhưng mỗi cá nhân nếu có tôn
giáo chỉ có thể chọn một tôn giáo như: Thiên Chúa Giáo, Tin Lành,
Phật Giáo, Do Thái giáo.
Các phạm trù của một biến phải có tính toàn diện (nghĩa là nó
phải có khả năng bao hàm tất cả các thay đổi có thể của một biến)
Ví dụ: Ngoài các tôn giáo trên, người ta còn có rất nhiều tôn
giáo khác hoặc không theo tôn giáo nào. Do vậy cần phải bổ sung
vào danh sách các tôn giáo khác hoặc phạm trù "tôn giáo khác" và
"không theo tôn giáo nào".
2. Biến số số (biến định lượng)
Các biến số số được thể hiện bằng những đơn vị trong đó các
con số được gán cho mỗi đơn vị của biến mang ý nghĩa toán học:
Ví dụ: biến số
- số con trong một gia đình
- trình độ học vấn…
Việc đo lường các biến số thông qua hai loại biến cơ bản trên
được tiến hành bằng các công cụ gọi là thang đo (có hai loại thang
đo để đo biến phạm trù và hai loại thang đo để đo biến số số
- Thang đo danh nghĩa (định danh).
Một biến được xác định bởi thang đo danh nghĩa bao gồm: hệ
thống các loại khác nhau không theo một trật tự xác định nào
Một biến được xác định bởi thang đo danh nghĩa phải bao gồm
từ hai phạm trù trở lên
- Thang đo thứ tự
Một biến được xác định bởi thang đo thứ tự là biến số có từ hai
loại khác nhau trở lên và theo một thứ tự nhất định.
Ví dụ: Sự phân tầng: thượng lưu, trung lưu
Trình độ học vấn: cấp I; II; III.
Thang đo thứ tự có thể kết hợp với thang đo danh nghĩa để
hiểu rõ được một khái niệm hơn.
Ví dụ để hiểu rõ thái độ với một tôn giáo nào đó, một biến cần
tìm hiểu là: đi lễ như thế nào.
+ Hàng ngày
+ Một lần một tuần
+ Một tháng một lần
+ Vào những đại lễ
…
- Thang đo khoảng cách:
Thang đo khoảng cách có cả những hạng riêng biệt giống như
thang danh nghĩa, và cả những hạng được sắp xếp thao thứ tự như
thang đo thứ tự. Nhưng khoảng cách giữa các khoảng được xác định
một các chính xác theo toán học. Chú ý thang đo khoảng cách
không có điểm 0 trên thực tế
- Thang đo tỷ lệ
Thang đo tỷ lệ có cả đặc tính của bốn loại thang đo trên
Phần 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN XÃ
HỘI HỌC
I. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có.
Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có bao gồm phương pháp
phân tích thứ cấp, phân tích tư liệu thống kê hiện có, phương pháp
lịch sử và phân tích nội dung. Trong những nghiên cứu về các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội, người ta cũng thường hay sử
dụng một trong những phương pháp phân tích tư liệu sẵn có, đặc
biệt là phương pháp phân tích thứ cấp và phương pháp phân tích số
liệu thống kê sẵn có.
Những phân tích thứ cấp được tiến hành trên cơ sở các dữ liệu.
Vì vậy, nếu tuân thủ các nguyên tắc một cách chặt chẽ thì sẽ đảm
bảo được chuẩn mực khoa học. Đấy không phải là một phương pháp
đặc biệt. Nó là một phương tiện (tử hình thành một phân tích mới về
những dữ liệu đã được thu thập với một mục đích khác. Tuỳ thuộc
vào mục đích cuộc nghiên cứu, chúng ta sẽ tiến hành tìm các số liệu
để phân tích. Khi tìm kiếm dữ liệu, chúng ta phải vạch sẵn các yêu
cầu cốt yếu trong cuộc nghiên cứu để tránh tình thu thập nhiều
thông tin thừa. Khi đã có đủ dữ liệu, chúng ta phải làm cho nó đáp
ứng được mục đích nghiên cứu của mình bằng cách xác định những
biến số cần thiết, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc nghiên cứu.
Tính hiệu lực và độ tin cậy của tư liệu là tiêu chuẩn đầu tiên khi lựa
chọn một nhóm dữ liệu cho phân tích thứ cấp. Khi nghiên cứu đề
tài: “sự thích ứng của cư dân ven đô đối với quá trình đô thị hoá ở
Tp Hồ Chí Minh" do quỹ Ford tài trợ, nhóm nghiên cứu của khoa xã
hội học và bộ môn dân tộc học, Trường khoa học xã hội & nhân văn
cũng sử dụng phương pháp này trong một số phần phân tích của
mình. Những kết quả mà họ sử dụng, được rút ra từ các cuộc nghiên
cứa về mức sống và nghèo đói của viện kinh tế Tp HCM và Viện
khoa học xã hội tại Tp HCM. Các số liệu đã được xử lý lại và so sánh
với những số liệu mà nhóm nghiên cứu đã thu thập được.
Phương pháp phân tích số liệu thống kê hiện có được áp dụng
rất nhiều trong các công trình nghiên cứu về xã hội.
Phân tích những số liệu thống kê hiện có là việc phân tích lại
các số liệu thống kê đã được chuẩn bị và báo cáo từ trước. Người ta
cũng có thể sử dụng những số liệu thống kê để tạo ra những dữ liệu
mới.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, trong nghiên cứa về các cộng
đồng, người ta không thực hiện phương pháp này một cách độc lập
mà chỉ sử dụng chúng một cách đồng thời với một số phương pháp
thu thập thông tin khác. Những số liệu thống kê thường được rút ra
từ các cuộc tổng điều tra dân số nên có thể dễ dàng đảm bảo về độ
tin cậy. Tuy nhiên vì những số liệu thống kê luôn được phân tích từ
trước vì vậy, những người phân tích thứ cấp cũng gặp khó khăn
trong việc xử lý lại cho thích hợp với những cuộc nghiên cứu mới…
Ngoài ra, trong thu thập thông tin cấp cộng đồng, các nhà nghiên
cứu cũng không bỏ qua những số liệu thông tin cấp cơ sở. Họ cũng
thu thập các số tiêu đo phường, xã thống kê, tuy rằng những thống
kế này không đảm bảo được độ tin cậy do kỹ thuật thống kê và do
những số liệu đó nhằm phục vụ những mục tiêu khác... những số
liệu này sẽ không phải là những thông tin duy nhất được sử dụng để
phân tích mà chỉ giúp cho người nghiên cứu có được những hình
dung ban đầu về phường mà mình quan tâm, hoặc sẽ được bổ sung
cho những so sánh.
Cần lưu ý rằng trong việc lựa chọn một nhóm dữ liệu cho
những phân tích thứ cấp, chúng ta phải xem xét chất lượng của việc
tổ chức thu thập cứ liệu và mục đích của những người nghiên cứu
ban đầu, xem liệu có dựng những chỉ báo mà chúng ta cần có trong
những dữ liệu này hay không?
Phương pháp điều tra.
Điều tra là phương pháp thu thập thông tin sơ cáp bằng lời dựa
trên sự tác động qua lại về mặt tâm lý mang tính trực tiếp (phỏng
vấn) hoặc gián tiếp (bảng ankét) giữa nhà nghiên cứu và người được
hỏi. So với một số phương pháp khác, ví dụ như quan sát, phương
pháp điều tra tỏ ra ưa việt hơn vì phương pháp này khống chỉ dừng
lại ở chỗ mô tả được sự ken mà còn có thể trả lời được các câu hỏi
tại sao và như thế nào. Trong đó, bảng hỏi là một trong những yếu
tố quan trọng của phương pháp điều tra.
Trong các cuộc nghiên cứu, không thể nghiên cứu toàn bộ số
dân cứu của công đồng được kháo sát, vì vậy cần phải chọn ra một
mẫu để nghiên cứu
- Chọn người trả lời:
Những người rơi vào mẫu nghiên cứu là những ai, số lượng bao
nhiêu, cách thức chọn họ nhu thế nào... hoàn toàn phụ thuộc vào
mục tiêu, nội dung kế hoạch cũng như kinh phí của cuộc nghiên
cứu. (xem phần phương pháp chọn mẫu) khi đã chọn ra được một
mẫu nghiên cứu, cần phải nắm được đặc điểm xây dựng được một
bộ câu hỏi phù hợp với đối tượng thu thập thông tin.
- Xây dựng bảng hỏi:
Bảng hỏi là công cụ đo lường những nhân tố có liên quan đến
cá nhân của người trả lời, tính đặc thù của bảng hỏi là ở chỗ nhờ nó,
người ta có thể đo được các biến số nhất định có quan hệ với đối
tượng nghiên cứu.
Trong phương pháp điều tra, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan
tâm đến chất lượng của thông tin. Vì vậy, khi lập kế hoạch nghiên
cứu họ cố gắng tính đến những điều kiện có thể ảnh hưởng đến chất
lượng của thông tin, sao cho có thể đảm bảo được độ tin cậy của
thông tin và tính xác thực của thông tin.
- Bố cục của bảng hỏi
Một bảng hỏi là một trong những yếu tố quan trọng phương
pháp thu thập thông tin này, bao gồm một phần thư giải thích trình
bày vắn tắt mục tiêu của bản hỏi và mong muốn sự tham gia của
người trả lời. Tiếp theo là những câu hỏi thu thập thông tin và
những câu hỏi thu thập thông tin nhân khẩu xã hội của người trả lời
(giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình). trong
bảng hỏi cũng cần đặt những câu hỏi kiểm tra để kiểm độ chính xác
của các câu trả lời trước đó. Cuối cùng là lời cảm ơn.
- Các dạng câu hỏi:
Các câu hỏi trong bảng hỏi thường rất đa dạng, chúng có thể
là những câu hỏi đóng là những câu hỏi với những tập hợp có thể có
những phương án trả lời được quyết định trước, một số câu hỏi có
thể chỉ cho phếp trả lời có hoặc không, hoặc không khẳng định (một
câu hỏi loại trừ). Ví dụ tôn giáo: Thiên chúa giáo, Tin lành, Do Thái,
Phật, loại khác, không theo tôn giáo.v.v
Những câu hỏi thăm dò các quan niệm, thái độ có thể đưa ra
những lựa chọn như hoàn toàn đồng ý, đồng ý, tương đối đồng ý,
không đồng ý lắm, hoàn toàn không đồng ý.
Ví dụ, "ông (bà) hay cho biết ý kiến của mình về những
nguyên nhân làm cho một số lời nông dân ở xã ta nghèo?”
Nguyên nhân Mức độ đồng ý
Hoàn
toàn
không
đồng ý…
Không
đồng
ý lắm
Tương
đối
đồng ý
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
Nghèo vì không có
đất
…………………………
…………………………
Không biết cách
làm ăn
Không có vốn
Không muốn lao
động
Những câu hỏi kèm theo các thang đo về mức độ như vậy,
giúp chúng ta không những biết được người dân đồng ý hay không
đồng ý với quan điểm này hay khác mà còn hiệu được mức độ của
những ý kiến của những nhóm người khác nhau rất tiện cho những
đánh giá mang tính so sánh (chẳng hạn thái độ của những người
nghèo và những người khá giả, các các nhóm nam giới hay nữ giới,
của các nhóm dân tộc khác nhau...)
Những câu hỏi đóng làm cho các câu trả lời dễ đo lường, dễ so
sánh đồng thời cũng dễ khái quát hoá cho tổng thể dân cư, tuy
nhiên vì những người tham gia phải chọn từ những câu trả lời một
cách chặt chẽ, nhường câu hỏi mở đôi khi không làm rõ tâm thế và
những ý kiến thực sự của họ.
Những câu hỏi mở là câu hỏi để cho người trả lời tự viết hay
trả lời theo ý và bằng ngôn ngữ riêng của mình. Chẳng hạn, muốn
thu nhận thông tin về sự tiếp cận với kỹ thuật giữa nam và nữ giới,
nếu như dưới dạng câu hỏi đóng có thể hỏi: Các chị có cho rằng chỉ
có nam giới mới nên đi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt
không? Tại sao có? Tại sao không? Trong khi đó, đối với loại câu hỏi
mở lại có thể hỏi: Nếu như được tự do quyết định, chị có đi tập huấn
về kỹ thuật chăn nuôi hay trồng trọt không? Nếu chị thích đi mà anh
ấy không đồng ý thì chị sẽ làm thế nào?. Những câu hỏi mở cho
phép những người phỏng vấn kiểm tra sâu sắc hơn tâm thế, cảm
xúc, lòng tin và ý kiến của người trả lời. Điều này rất có ý nghĩa vì
nó tạo khả năng cho các nhóm yếu thế có cơ hội trình bày những ý
kiến theo hoàn cảnh riêng của mình. Tuy vậy, những câu trả lời đối
với các câu hỏi mở không dễ dàng đo lường và người nghiên cứu
gặp khó khăn hơn trong khi so sánh các câu trả lời.
Ngoài ra các câu hỏi mở rộng được kết hợp từ những câu hỏi
đóng và những câu hỏi mở cũng thường được sử dụng để có thể dễ
dàng khai thác sâu hơn những thông tin cần thiết. Ví dụ: ông (bà)
có hài lòng với công việc hiện nay của mình hay không? Nếu có, vì
sao. Nếu không, vì sao?
- Những điểm cần lưu ý khi xây dựng bảng hỏi:.
Trong phương pháp điều tra, việc thiết kế bảng hỏi đóng vai
trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu của bảng hỏi là thu thập được đầy
đủ và chính xác các thông tin từ người trả lời, nên mở đầu bằng sự
làm quen, tạo không khí thoải mái cho người trả lời. Bảng hỏi không
nên quá dài, nhưng vẫn phải bao hàm mọi khía cạnh của chủ đề.
Những người cung cấp thông tin trong các nhóm xã hội khác nhau
thường có trình độ học vấn khác nhau, nhiều người còn chưa biết
đọc biết viết, vì vậy không nên dùng những thuật ngữ khoa học mà
chỉ dùng những từ thông dụng mang tính địa phương.
Chỉ nên bắt đầu bảng hỏi bằng những câu hỏi đơn giản sau đó
mới đưa ra những câu phức tạp hơn để tạo "đà" cho cuộc phỏng
vấn. Đối với loại bảng hỏi để người trả lời tự điền, cần phải có những
hướng dẫn cụ thể sao cho người trả lời tự có thể trả lời được. Đối với
bảng hỏi cho cuộc phỏng vấn cấu trúc, cần có những giải thích cho
phỏng vấn viên.
Tạo một khoảng trống để người trả lời có thể trình bày thêm ý
kiến riêng của họ. Ví dụ, sau khi liệt kê các loại công việc mà người
phụ nữ thường làm, chúng ta hỏi thêm xem ngoài những công việc
đã trình bày, người trả lời còn thực hiện loại công việc nào nữa
không? Nếu có, họ tự ghi thêm (hoặc kể ra) loại đó vào bảng hỏi.
Khi đặt câu hỏi, cần kiểm tra xem câu hỏi có khả năng được
hiểu theo nhiều cách khác nhau hay không, các từ ngữ có đảm bảo
được sự tế nhị để người trả lời không có khả năng đưa ra những
thông tin sai lệch do tự thể hiện mình hay không?
Trước khi in bảng hỏi cho cuộc nghiên cứu đại trà, nên thực
hiện việc điều tra thử để kiểm định lần cuối cùng các chi tiết, đặc
biệt là bảng hỏi. Chúng ta cần chắc chắn rằng các câu hỏi của chúng
ta đã được trình bày theo những ngôn từ và các nghĩ của người địa
phương.
- Một số điểm lưu ý trong cách diễn đạt:
Những câu hỏi nên được sắp đặt sao cho độ phức tạp tăng
dần, tạo "đà” cho cuộc phỏng vấn
Câu hỏi có khả năng được hiểu theo nhiều cách khác nhau hay
không?
Các từ ngữ có đảm bảo được sự tế nhị để người trả lời không
có khả năng đưa ra những thông tin sai lệch, với mục đích tự thể
hiện mình hay không
Tránh các câu hỏi kép (câu hỏi cùng một lúc muốn đạt hai mục
tiêu.) Tránh định kiến trong khi đặt câu hỏi.
Đắn đo xem nên chọn câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp.
- Độ tin cậy và tính xác thực của thông tin.
Độ tin cậy của thông tin
Tính ổn định của thông tin trước những sự tác động của những
yếu tố ngẫu nhiên, được gọi là “độ tin cậy” của thông tin. Độ tin cậy
phụ thuộc vào khả năng chủ thể trả lời câu hỏi như nhau đối với
những câu hỏi như nhau. Như vậy để đảm bảo độ tin cậy của thông
tin chúng ta phải cố gắng ổn định những điều kiện để thu thập
thông tin.
Tính xác thực của thông tin
Tính xác thực của thông tin là thuộc tính của phương pháp
đem lại loại thông tin sao cho những khác biệt của họ về những đặc
điểm phù hợp với những khác biệt thực: Tức là nếu như chúng ta có
tổ chức nghiên cứu lặp lại bao nhiêu lần đi chăng nữa cũng vẫn thu
được những kết quả tương tự.
Muốn nhận được những thông tin xác thực, chúng ta phải tổ
chức nghiên cứu thật tốt, sao cho người được hỏi có thể tiếp nhận
được những thông tin cần thiết, hiểu được về nó một cách dùng
nhất, lựa chọn dược những câu trả lời thích hợp cho các câu hỏi và
biểu đạt được chúng. Cần làm sao cho người được hỏi không những
có thể, mà còn hứng thú trả lời và trả lời một cách trung thực.
Điều tra thử. Trước khi in bảng hỏi cho cuộc nghiên cứu đại
trà, cần thực hiện cuộc điều tra thử để kiểm định lần cuối cùng các
chi tiết.
Chúng ta cần chắc chắn rằng các câu hỏi của chúng ta đã được
trình bày theo những ngôn từ và cách nghĩ của người địa phương.
Phương pháp phỏng vấn.
Phỏng vấn là một phương pháp thu thập số liệu trong đó người
được phỏng vấn sẽ trả lời một số câu hỏi do người phỏng vấn đặt ra.
phỏng vấn sâu giúp nhà nghiên cứu cố gắng đi sâu vào một số khía
cạnh của những cảm nhận, động cơ, thái độ hoặc lịch sử cuộc đời
của người cung cấp thông tin (người được hỏi). Các phỏng vấn viên
biết rõ những gì mà họ muốn người được phỏng vấn đề cập tới, song
họ cần phải rất linh hoạt, mềm dẻo và tạo cơ hội cho người được hỏi
có thể thoải mái nói về những điều mà ông ta/ bà ta cho là quan
trọng.
Phỏng vấn có thể chuyển tiếp thông tin về số liệu thực tế như
cấu trúc hộ gia đình, phân công lao động và cách làm ăn sinh sống.
Phỏng vấn cũng có thể sử dụng để tìm hiểu về quan niệm, giá trị và
cách ứng xử của con người.
- Hình thức phỏng vấn.
Các phỏng vấn sâu có thể mang tính chất không cơ cấu, bán
cơ cấu hoặc cơ cấu hóa chặt chẽ.
Phỏng vấn không cơ cấu, đôi khi còn được gọi là phỏng vấn
"không giới hạn". Phỏng vấn viên không có các câu hỏi thiết kế
trước. Người được hỏi sẽ được khích lệ để nói về những lĩnh vực mà
phỏng vấn viên mong muốn. Đó là những vùng vấn đề rất tổng quát
hoặc thậm chí còn khá mơ hồ vào lúc khởi đầu cuộc chuyện trò.
Phỏng vấn viên nên để cho những người được phỏng vấn có thể
thoải mái nói về những gì mà họ thấy là quan trọng. Thường
thường, các phỏng vấn sâu không cơ cấu được sử dụng trong quá
trình quan sát tham dự.
Trong cuộc phỏng vấn sâu bán cơ cấu thì phỏng yến viên có
một bản liệt kê các vùng chủ đề hoặc các câu hỏi. Ý đồ của cuộc
phỗng vấn kiểu này vẫn là tạo điều kiện cho người được phỏng vấn
có thể nói lên bằng chính lời ăn tiếng nói của họ, do đó mà các câu
hỏi không nên quá chặt chẽ, nhằm cho phép mở ra nhiều khả năng
trả lời khác nhau hơn, tuy rằng đây vẫn là một cách phỏng vấn có
chủ đề tập trung hơn so với kiểu phóng vấn không cơ cấu, vốn tính
chất tổng quát hơn, rộng mở hơn. Nếu như trong quá trình phỏng
vấn bán cơ cấu, người được phỏng vấn tự động chuyển từ chủ đề
này sang chủ đề khác (dù phỏng vấn viên chưa đặt ra câu hỏi cho
chủ đề mới này), thì phỏng vấn viên cần đánh dấu để ghi nhận là
chủ đề đó đã giải quyết xong, không cần đặt câu hỏi đã dự kiến
trong bản liệt kê nữa. Các câu hỏi không đặt ra theo một thứ tự
định trước nào, mà phải được đưa ra một cách linh hoạt nhằm nuôi
dưỡng, phát triển cuộc trò chuyện thật tự nhiên, miễn là mọi chủ đề
dự kiến cuối cùng đều được đề cập đầy đủ.
Các phỏng vấn sâu cơ cấu hóa có phần giống với phỏng vấn
bằng bản câu hỏi in sẵn. Phỏng vấn viên có sẵn một danh mục các
câu hỏi đặc thù được soạn sẵn. Tuy vậy kiểu phỏng vấn sâu cơ cấu
hóa khác với phỏng vấn bằng bản câu hỏi ba điểm sau đây:
+ Thứ nhất, phỏng vấn sâu cơ cấu hoá không có sẵn các câu
trả lời được mã hóa, tất cả đều là câu hỏi "mở".
+ Thứ hai, không nhất thiết mọi câu hỏi đều được đem ra
phỏng vấn mọi người giống hệt nhau, cuộc phỏng vấn cơ cấu hóa
cho phép phỏng vấn viên sử dụng linh hoạt các câu hỏi đó với từng
đối tượng cụ thể.
+ Thứ 3, khác với các cuộc điều tra bằng bản câu hỏi in sẵn,
phỏng vấn dân tộc học thường không bắt buộc thu thập đầy đủ các
câu trả lời để có thể đem so sánh chéo giữa tất cả các đối tượng
được chọn.
- Mục đích:
Phỏng vấn tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu thu thập
thông tin chi tiết về cách mà những người được phỏng vấn tạo dựng
cách làm ăn sinh sống, lối sống, các khó khăn và các vấn đề ưu tiên.
Các mẫu hình và khuynh hướng của toàn bộ cộng đồng có thể được
suy ra từ các thông tin này. Nắm được các yếu tố về giới, độ tuổi,
tầng lớp hoặc các biến số xã hội khác sẽ cho ta một hình ảnh đại
diện đích thực hơn về cộng đồng cũng như một phương tiện để so
sánh các nhóm. Phỏng vấn đưa một cơ hội cho các nhà nghiên cứu
hoặc những người tổ chức cộng đồng để tiếp xúc nói chuyện với
những cư dân mà bình thường có thể không được mời đến tham dự
các cuộc họp.
- Chuẩn bị chương trình phỏng vấn
Khi xây dựng một đề cương phỏng vấn. Cần chú ý những
nguyên tắc. Phải có sự hướng dẫn một cách cẩn thận rõ ràng cho
người đi phỏng vấn.
Câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng trành sự hiểu lầm cho người trả
lời.
Các danh mục trả lời phải được soạn thảo sao cho bao hàm
được nhiều khả năng trả lời, nhưng không được mơ hồ để người trả
lời có thể gặp khó khăn trong khi chọn câu trả lời. Nội dung câu hỏi
cần được nhóm theo từng chủ đề, được sắp xếp một cách có trật tự,
giúp cho người phỏng vấn thuận lợi hơn trong cuộc phỏng vấn. (xin
xem thêm phần phỏng vấn)
- Quy trình:
Các nhà nghiên cứu ở các cộng đồng cần nói rõ mục đích của
mình với toàn bộ cộng đồng hoặc vùng láng giềng. Cư dân cộng
đồng nên được tạo cơ hội để đặt câu hỏi và quyết định xem họ có
muốn tham gia vào dự án này không
Từ trước đến nay sự đại diện của nam giới trong phỏng vấn
thường cao hơn. Vì vậy cần phải có sự quan tâm để đảm bảo rằng
phụ nữ và các nhóm ngoài lề khác cũng có sự hiện diện thích hợp và
tiếng nói của họ được lắng nghe. Để đảm bảo rằng quan điểm của
tất cả các nhóm kinh tế xã hội đều được đại diện, đầu tiên bạn có
thể sử dụng "Phân hạng giàu nghèo", sau đó chọn ngẫu nhiên một
số người trong mỗi nhóm kinh tế xã hội.
Nên sắp xếp thời gian phỏng vấn với các cá nhân cho phù hợp
với thời gian của họ.
Hình thức và nội dung phỏng vấn sẽ phù hợp vào nhu cầu về
số liệu của mỗi dự án.
Nói chuyện thân mật bình thường với người được phỏng vấn
trước và sau khi phỏng vấn có thể làm tăng cảm giác về sự trao đổi
tích cực.
- Những yêu cầu đối với phỏng vấn viên khi phỏng vấn.
Vào đầu buổi nói rõ mục đích của phỏng vấn và kết quả sẽ
được sử dụng như thế nào.
Đảm bảo với người được phỏng vấn về sự giữ kín thông tin
tuyệt đối
Không ghi tên hoặc bao gồm những thông tin cá nhân mà có
thé trực tiếp nhận ra nhận ra người được phỏng vấn.
Giữ một thái độ ghi nhận, tiếp thu: tỏ ra quan tâm đến các câu
trả lời và luôn động viên khuyến khích trong suất thời gian phỏng
vấn để tạo mối quan hệ tết.
Nói rõ ràng và với một tốc độ đều: chuẩn bị lặp lại hoặc làm rõ
câu hỏi nếu như được yêu cầu.
Không hỏi những câu có tính cách đe dọa hoặc thách thức: nếu
người được phỏng vấn không muốn trả lời một câu hỏi nào đó thì
nên chuyển sang câu tiếp theo, nhưng nhớ ghi lại tình huống và
phản ứng của người được phỏng vấn
Để ý các tính hiệu qua lời nói và cách biểu hiện khi người được
phỏng vấn không cảm thấy thoải mái: không nên ép người được
phỏng vần trả lời
Trong khi phỏng vấn, người phỏng yến vì tập trung vào việc
tạo thiện cảm và truyền đạt thông tin, nên bị hạn chế tung việc ghi
nhận thông tin Máy ghi âm là công cụ ghi tốt nhất, tuy nhiên máy
thu thanh có thể làm cho người được phỏng vấn cảm thấy không
thoải mái và làm cản trở các câu trả lời mang tính dễ tranh cãi hoặc
người được phỏng vấn sợ sẽ ngược lại với cách nghĩ cá nhân của
người phỏng vấn. Chỉ nên thu thanh nếu người được phỏng vấn
hoàn toàn đồng ý và nếu không ghi chép cái câu trả lời được: Trong
các cộng đồng nhỏ, vì thấy lạ người ta tò mò muốn kéo đến xem thì
nghiên cứu hoặc đội cán bộ dự án là không phải là không ít xảy ta.
Nơi gặp cần phải kín đáo để các câu trả lời không bị ảnh hưởng bởi
các lời nhận xét của đám đông.
Các lỗi chung thường gặp đối với những người chưa có
kinh nghiệm
+ Không nghe được kỹ lưỡng.
+ Lặp lại các câu hỏi.
+ Mớm các câu trả lời.
+ Hỏi các câu quá rộng.
+ Hỏi các câu hỏi thiếu tế nhị.
+ Không đánh giá được các câu trả lời (tin vào mọi điều người
ta nói)..
+ Không gợi ý khi cần thiết:
+ Dựa quá nhiều vào những gì mà người giàu, người có học
vấn, người già hay nói.
+ Bỏ qua những điều không phù hợp với ý tưởng của người
phỏng vấn:
+ Quá chú ý đến các câu hỏi trả lời có chứa dữ liệu định tượng
(có bao nhiêu con gà)
+ Không ghi chép được hoàn chỉnh.
- Vật dụng cần thiết:
Trước khi xuống phường, các nhà nghiên cứu cần chuẩn bị các
vật dụng cần thiết như:
+ Giấy bút
+ Các bảng nội dung phỏng vấn
+ Máy thu thanh cát-xet (tùy)
Kết quả tổng hợp của các cuộc phỏng vấn có thể dùng cho việc
phân tích cộng đồng và sử dụng như một phương tiện để nâng cao
vai trò của cộng đồng trong việc phân tích các số liệu về chính
mình.
Phương pháp quan sát
- Quan sát và vai trở của nó trong nghiên cứu thực nghiệm.
Quan sát là một trong những phương pháp thu thập thông tin
xã hội của nhân chủng học văn hóa được sử dụng rộng rãi trong
những nghiên cứu xã hội nói chung, đặc biệt là nghiên cứu xã hội
học. Đây là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối
tượng nghiên cứa bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép tỉ mỉ mọi
nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với
mục tiêu của cuộc nghiên cứu.
Những đặc trưng cớ bản của việc quan sát là: tính có hệ thống,
tính kế hoạch và tính mục đích.
Phương pháp quan sát có thể thực hiện một cách độc lập
nhưng cũng có thể thực hiện một cách kết hợp với những phương
pháp khác.
Trong nghiên cứa thực nghiệm xã hội, quan sát ít khi được sử
dụng một cách độc lập. Thông thường nó được sử dụng một cách
đồng thời với các phương pháp thu thập thông tin định lượng và một
số phương pháp thu thập thông tin định tính khác như phỏng vấn
sâu, phỏng yến sâu Cá nhân và phỏng vấn nhóm: Trong trường hợp
này, vì chỉ là một bộ phận của quá trình nghiên cứa nên việc thực
hiện quan sát phải phục tùng các mục tiêu của toàn hộ tiến trình
nghiên cứu, đồng thời áng phải đạt được mục tiêu riêng của quá
trình quan sát.
Như vậy, việc quan sát trong nghiên cứu xã hội có thể dùng
nhằm đạt các mục đích khác nhau. Có thể được sử dụng như một
nguồn thông tin để xây dựng giả thiết, dùng để kiểm tra các tư liệu
thu được bằng các phương pháp khác từ đó có thể bổ sung thêm
thông tin về đối tượng nghiên cứu, trong các dự án phát triển, nó
cũng được sử dụng như một công cụ đánh giá.
- Xây dưng kế hoạch quan sát.
Để có thể đảm bảo rằng, mọi thông tin sẽ được thu thập.đủ và
các bước thực hiện sẽ diễn ra một cách logic, cần phải lập kế hoạch
quan sát.
Khi xây dựng kế hoạch, cần xác định rõ những thời gian tiến
hành quan sát quy định những phương tiện thu thập thông tin cũng
như một loạt các yếu tố khác như tài chính, nhân lực và trình độ
chuyên môn của họ. Đồng thời cần phải xác định các bước của quá
trình quan sát, chằng hạn như:
Bước 1: xác định mục tiêu, khách thể và đối tượng quan sát,.
Bước 2: xác định thời gian, liên hệ và xin phép cơ sở, đơn vị sẽ
thực hiện quan sát
Bước 3: lựa chọn loại hình quan sát.
Bước 4: chuẩn bị các tài liệu và công cụ, thiết bị kỹ thuật v.v..
Bước 5: tiến hành các cuộc quan sát, thu thập tư liệu và thông
tin.
Bước 6: ghi chép kết quả; thực hiện các phiếu dùng để ghi
chép; biên bản quan sát; nhật ký quan sát; sử dụng các phương
tiện nghe nhìn để ghi nhận thông tin.
Bước 7: kiểm tra việc thực hiện các quan sát.
Bước 8: báo cáo. Trong bản báo cáo về cuộc quan sát, cần
phải bao gồm: những thông tin về thời gian, địa điểm và hoàn cảnh
tiến hành quan sát; thông tin về những vai trò của quan sát viên
trong nhóm, cộng đồng và về phương pháp quan sát; đặc điểm của
những người bị quan sát; mô tả tỉ mỉ các sự kiện bị quan sát; nhận
xét và giải thích của quan sát viên.
- Xác định chương trình quan sát.
Khi lập chương trình quan sát, người nghiên cứu phải hiểu rằng
anh ta đang nghiên cứu một quá trình đang diễn ra, tức là quan sát
những con người trong tình huống hoạt động, tức là khi xây dựng
chương trình quan sát phải xác định:
Nhóm cá nhân nào được quan sát
Sự kiện cần quan sát
Tính xác thực của thông tin.
Khi xây dựng chương trình quan sát, nhà nghiên cứu phải thiết
lập được hệ thống phân loại những sự kiện, những hiện tượng diễn
ra trong tình huống quan sát và đáp ứng được nhung mục tiêu
nghiên cứu. Tức là những nghiên cứu sẽ phải xác định rõ tiêu chí
cần phải quan sát là gì. Nếu không xác định rõ tiêu chí này thì người
quan sát không nắm rõ được anh ta cần ghi nhận điều gì, và những
sự kiện anh ta ghi nhận có thể sẽ trở nên rời rạc, cô lập và không có
ý nghĩa. Mặt khác không có xác định được tiêu chí thì người quan
sát có thể thấy rất nhiều những gì cần ghi nhận thì lại rất ít. Tuy
nhiên cũng cần lưu ý rằng cho dù nhà nghiên cứu có kinh nghiệm
đến đâu chăng nữa, vẫn có những tình huống mới diễn ra trên hiện
trường quan sát mà anh ta không tính hết được, vì vậy khi sử dụng
công cụ quan sát trong nhiên cứu hành động có sự tham gia, không
nên quá cứng nhắc trong việc giới hạn các tiêu chí cần quan sát.
Những tiêu chí để thu thập thông tin trong quá trình công tác được
xác định theo mục tiêu và nội dung quan sát, cho nên hệ thống tiêu
chí đó cần phải có nhưng chỉ mang tính định hướng mà thôi. Về
nguyên tắc chúng có thể thay đổi trong suốt quá trình quan sát.
Như vậy, trong khi tiến hành quan sát các nhà nghiên cứu cần thu
thập nhanh thông tin và xử lý, phân tích số liệu để đánh giá xem có
sự bất ổn giữa hệ thống tiêu chí nội dung và thực tế không, sau đó
căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu để điều chỉnh hệ thống tiêu chí này
cho phù hợp với hoàn cảnh.
Vì vậy có thể nói chương trình quan sát cần phải đủ rộng và
linh hoạt.
Đây chính là lợi thế của phương pháp này. Ngay cả khi nhiệm
vụ nghiên cứu và các giả thiết được xác định từ trước, nhưng do
phương pháp quan sát có thể cung cấp thông tin và xử lý chúng tức
thì, cho nên có thể kiểm chứng giả thiết, và nếu chúng không được
xác minh, có thể điều chỉnh hay thay đổi giả thiết. Trong trường hợp
đó, các nhà quan sát cần ghi nhận lại những biến đổi và báo cáo lại
cho chủ dự án để đưa vào và điều chỉnh chương trình nghiên cứu Do
tính linh hoạt của nó, người ta thường sử dụng phương pháp này
một cách đồng thời với phương pháp khác trong dự án giảm nghèo.
Một trong những vấn đề đầu tiên mà các nhà xã hội học quan
tâm trong chương trình quan sát là phạm vi khoa học của một số
quan hệ. Tức là phải xác định xem đơn vị quan sát là gì: nghiên cứa
một nhóm, một cộng đồng, như là một chỉnh thể hay như một tổ
hợp gồm nhiều cấp độ đơn vị khác nhau.
Vấn đề thứ hai là việc xác định khách thể của quan sát. Ngay
từ đầu trong mục tiêu hay nhiệm vụ của cuộc nghiên cứu, cũng đã
quy định được một số đặc điểm của các nhóm được nghiên cứu.
Ví dụ mục tiêu cuộc quan sát đặt ra là tìm hiểu hiệu quả của
việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu đồng tham gia thì 2
nhóm sẽ được quan sát là những nhà khoa học và những người dân
trong cộng đồng. Như vậy khi cụ thể hóa khách thể nghiên cứu thì
phải xác định xem chúng ta sẽ quan sát ai. Đồng thời, phải xác định
cộng đồng đang được nghiên cứu sẽ được quan sát như một chỉnh
thể hay quan sát hành động của các cá nhân riêng biệt.
Ví dụ về mục tiêu quan sát của cuộc nghiên cứu giảm nghèo
đô thị ở phường 3, quận 8
Quan sát một cuộc thảo luận nhóm phụ nữa nghèo tại phường
3, quận 8, nhóm nghiên cứu giảm nghèo đưa ra hai mục đích quan
sát:
Một là miêu tả khái quát sự tham gia và không khí tâm lý của
nhóm phụ nữa nghèo.
Hai là tìm hiểu cơ chế hoạt động cảu nhóm phụ nữ nghèo.
Để thực hiện mục đích thứ nhất, người qua sát phải qua nsats
phụ nữ nghèo này như một chỉnh thể - một nhóm phụ nữ nghèo.
Tức là trong khi quan sát tiến trình của cuộc toạ đàm, họ sẽ phải
theo dõi toàn bộ quá trình một cách chung nhất, số lượng cuộc phát
biểu, bầu không khí tâm lý (buồn tẻ hay sôi động) mức độ to chức
(trật tự hay không?)... tất cả những yếu tố nói lên đặc tính của
nhóm phụ nữ nghèo như một chỉnh thể.
Nhưng đối vôi việc thực hiện mục đích thứ 2 thì lại khác, các
nhà nghiên cứu sẽ phải hướng sự chú ý vào từng cá nhân riêng lẻ.
Chẳng hạn họ sẽ phải quan sát kỹ và ghi nhận về những ứng xử
riêng biệt của những cá nhân. Để xem ai là người tích cực hơn, họ
trả lời ngay sau một câu hỏi hay phải chờ đợi gợi ý hoặc mời mọc
một lần nữa mới phát biểu. Họ trả lời hay chất vấn lại người hướng
dẫn chương trình hoặc trao đổi với các thành viên còn lại, những ý
kiến nhận xét mang tính xây dựng hay phê phán...
Như vậy, với việc xác định 2 mục tiêu cùng một lúc, kết quả xử
lý thông tin qua biên bản và báo cáo phúc trình sẽ hoàn chỉnh, vừa
phản ảnh được về sự hoạt động của nhóm như một chỉnh thể vừa
nắm được những yếu tố cấu thành của nhóm.
Thứ ba, cần xác định nội dung của cuộc quan sát. Tức là phải
xác định được một số tiêu chí như:
1. Quan sát hành động, hay hoạt động nào của con người, ví
dụ quan sát người nghèo khi họ hoạt động lao động hay khi họ thực
hiện công việc gia đình nói chung, hay chỉ khi họ tham gia hoạt
động giải trí, hoặc nữa là cả đang hoạt động vừa liệt kê?
2. Môi trường và trạng thái cảm xúc trong đó diễn ra hoạt
động của đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn, quan sát để phát hiện
ra bầu không khí tâm lý trong cộng đồng hay trong nhóm. Họ lao
động có vui vẻ, hồ hởi không? Tâm trạng có thoải mái không?
3. Tính chất của tình huống. Tức là xem xét xem nhóm đang
quan sát có rơi vào "tình huống có vấn đề" hay không?
4. Cần chú ý đến mục đích và nhiệm vụ mà cộng đồng cần giải
quyết trên hai cấp độ. Một là những sự phân bố mang tính chức
năng để cùng nhau phối hợp hành động của nhóm. Một mối quan hệ
tập thể trong nhóm.
5. Các nhà nghiên cứu cũng cần phải xác định định hướng
quan sát tùy thuộc vào mục tiêu của cuộc nghiên cứu.
Ví dụ khi thực hiện quan sát sự tham gia của nhóm phụ nữ
nghèo vào công cụ "cây vấn đề" về sự nghèo đói. Các nhà xã hội
học nghiên cứa yêu cầu phải chú ý vào cơ cấu của sự giao tiếp trong
nhóm (trao đổi thông tin giữa các thành viên trong nhóm) Và xác
định được những người thủ inh của nhóm.
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf

More Related Content

What's hot

Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnkuki29292
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...PinkHandmade
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhantuanpro102
 
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Man_Ebook
 
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...giomaudich
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcJordan Nguyen
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdfGiáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdfNuioKila
 
Tiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chíTiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chímoneylove2
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh ĐôHạt Mít
 
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công ViệcCâu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công ViệcQuang Hoang
 
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfBộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfTThKimKhnh
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...canhpham123
 
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênHy Vọng
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp nataliej4
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhbesstuan
 

What's hot (20)

Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
 
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây NinhLuận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
 
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
 
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại họcLuận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
 
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdfGiáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
 
Tiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chíTiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chí
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
 
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công ViệcCâu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
 
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdfBộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
Bộ câu hỏi Chủ nghĩa xã hội Khoa học có đáp án.pdf
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
 

Similar to Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf

[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptxNghiaLeTrong4
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học nataliej4
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhHoa Bang
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhHoa Bang
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...LE Van Huy
 
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdf
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdfPhương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdf
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdfPhmHa44
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 
Slide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdf
Slide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdfSlide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdf
Slide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdfNgaNga71
 
đạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tínhđạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tínhPhap Tran
 
Môn học Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Môn học Phương pháp nghiên cứu kinh doanhMôn học Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Môn học Phương pháp nghiên cứu kinh doanhlequocan2k41308
 
Sơ lược về nghiên cứu khoa học
Sơ lược về nghiên cứu khoa họcSơ lược về nghiên cứu khoa học
Sơ lược về nghiên cứu khoa họcHoàng Hưởng
 
SlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdf
SlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdfSlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdf
SlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdfNgaNga71
 
Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban thutran_93
 
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhPhương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhQuách Đại Dương
 
B1- pp NCKH.pptx
B1- pp NCKH.pptxB1- pp NCKH.pptx
B1- pp NCKH.pptxle canh
 

Similar to Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf (20)

CHƯƠNG 1.ppt
CHƯƠNG 1.pptCHƯƠNG 1.ppt
CHƯƠNG 1.ppt
 
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckh
 
Thao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckhThao luan phuong phap nckh
Thao luan phuong phap nckh
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
 
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdf
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdfPhương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdf
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học.pdf
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Slide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdf
Slide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdfSlide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdf
Slide bài giảng - PP NC Định tính trong Kế Toán.pdf
 
đạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tínhđạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tính
 
Môn học Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Môn học Phương pháp nghiên cứu kinh doanhMôn học Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Môn học Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
 
Ppnckh 08
Ppnckh 08Ppnckh 08
Ppnckh 08
 
Giao trinh phuong phap nckh
Giao trinh phuong phap nckhGiao trinh phuong phap nckh
Giao trinh phuong phap nckh
 
Sơ lược về nghiên cứu khoa học
Sơ lược về nghiên cứu khoa họcSơ lược về nghiên cứu khoa học
Sơ lược về nghiên cứu khoa học
 
SlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdf
SlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdfSlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdf
SlidesPPNCKH-KTo 20210718.pdf
 
Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban
 
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhPhương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
 
B1- pp NCKH.pptx
B1- pp NCKH.pptxB1- pp NCKH.pptx
B1- pp NCKH.pptx
 
Chu de 01
Chu de 01Chu de 01
Chu de 01
 
Ppnckh
PpnckhPpnckh
Ppnckh
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf

  • 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC Tác giả: TS. Trần Thị Kim Xuyến DẪN NHẬP Để nghiên cứu các hiện tượng xã hội, cần sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu hay công cụ thu thập thông tin nào, hoặc phối hợp chúng như thế nào, hoàn toàn tuỳ thuộc vào mục tiêu của cuộc nghiên cứu. Trước khi xem xét các phương pháp cụ thể trong phương pháp hệ nghiên cứu xã hội học, sinh viên cần nắm vững một số vấn đề cơ bản như vai trò của chương trình nghiên cứu xã hội học, mục đích và nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu xã hội học; những vấn đề phương pháp luận của nghiên cứu xã hội học; cách lý giải và thao tác hóa các khái niệm; cách thức xây dựng kế hoạch - tổ chức kỹ thuật nghiên cứu xã hội học... Phần trình bày dưới đây là những phương pháp thu thập thông tin thường được sử dụng trong những nghiên cứu về xã hội: những phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và nghiên cứu có sự tham gia của người dân. Ngoài những tông tin trong tập tài liệu này, sinh viên cần tham khảo thêm các tài liệu khác cũng viết về phương pháp nghiên cứu như.
  • 2. G.V.O-xi-pốp. Những cơ sở nghiên cứu xã hội học, nhà xuất bản khoa học xã hôi và nhà xuất bản tiến bộ, 1988. L. Therese Beker. Thực hành nghiên cứu xã hội, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Gunter Endruveit. Các lý thuyết xã hội học hiện đại, nhà xuất bản thế giới, Hà Nội, 1999. Nhiều tác giả. Nghiên cứu xã hội thực nghiệm, nhà xuất bản thế giới, Hà Nội, 1999. Viện tái thiết nông thôn quốc tế Philipin. Các phương pháp tham gia trong quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng, trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, đại học quốc gia Hà Nôi dịch và giới thiệu, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 2000. Phần 1. ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Bài 1. XÃ HỘI HỌC LÀ GÌ? VÀI NÉT VỀ XÃ HỘI HỌC VÀ BẢN CHẤT CỦA NÓ NHƯ LÀ CƠ SỞ CỦA MÔN PPNC XHH Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Xã hội học. Sự ra đời của bộ môn này không đồng nhất trên thế giới. Không đồng nhất trong định nghĩa về nó. Các nhà Xã hội học thống nhất với nhau ở một điểm: Xã hội học là một môn khoa học nghiên cứu một cách hệ thống các nhóm người. Nó tập trung nghiên cứu các mối quan hệ hỗ tương và hành vi chung của các nhóm người. Giải thích về các hiện tượng xã hội như thế nào?
  • 3. Quan điểm của các nhà xã hội học về các hiện tượng xã hội: không quan tâm tới đặc điểm của cá nhân mà chỉ quan tâm tới các nhóm người. - Vì sao? Khi tham gia vào một một nhóm nào đó, chúng ta luôn có xu hướng tuân theo khuôn mẫu của nhóm. Những người thuộc về các nhóm giống nhau thường có những khuynh hướng tư duy, cảm xúc, ứng xử gần như nhau. Những hành vi của con người được thực hiện theo khuôn mẫu mang tính đều đặn, lặp đi lặp lại và có sự phối hợp. Ví dụ khi đi xe trên đường, chúng ta luôn đi về phía bên phải của đường. Đời sống xã hội gồm những sự điều chỉnh theo khuôn mẫu. - Họ kết luận: Các cá nhân trong thiết chế xã hội giống nhau cũng sẽ có những hành vi như nhau. Những hành vi này là sản phẩm của sự tương tác xã hội cụ thể. Những kinh nghiệm và các quan hệ xã hội tạo nên đời sống xã hội con người. Ý nghĩa của sự ra đời Xã hội học Sự ra đời của Xã hội học có ý nghĩa quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau. Nhờ có Xã hội học mà chúng ta có khả năng nhận thức về Xã hội theo một cách hoàn toàn khác mà trước đó chúng ta chưa hề biết.
  • 4. - Xã hội học giúp ta nhìn nhận Xã hội và các hiện tượng Xã hội một cách khách quan và không thành kiến trong cách đánh giá của mình. Nhờ có phương pháp nghiên cứu khoa học Xã hội học đã giúp chúng ta trong việc tổ chức các quá trình hoạt động Xã hội và xây dựng các khuôn mẫu Xã hội có hiệu quả, vạch các kế hoạch, các chính sách trong tương lai. Do thấu hiểu được bản chất thực sự của sự vật. Những kết luận, ý tưởng của các nhà Xã hội học mang lại giá trị to lớn cho các nhà hoạt động thực tiễn (các nhà chính trị, giáo dục, y học, quản lý kinh doanh, thương mại). Vì vậy phương pháp nghiên cứu xã hội học có mối quan hệ chặt chẽ với những cách tiếp cận trong hệ thống lý thuyết xã hội học: Bài 2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Các khái niệm khoa học. Phương pháp khoa học. - Khoa học? Đó là một phương pháp phát triển khối lượng kiến thức thông qua việc sử dụng những kĩ thuật lô-gích và khách quan. Mục tiêu của phương pháp này là tri thức khoa học. Nói đến lô gích có nghĩa là nói rằng, mỗi ý kiến hoặc mỗi bước tiến hành đều gắn liền chặt chẽ với ý kiến hoặc bước đi trước đó. Một nhận định khoa học không thể chứa đựng những mâu thuẫn chưa giải quyết
  • 5. - Tính khách quan? Phản ánh hiện tượng sự vật như nó vốn có trong hiện thực. Có nghĩa là nhà khoa học phải dựa vào các thủ thuật có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng của những phỏng đoán, trực giác và thiên kiến trong lúc quan sát và lý giải. - Lý thuyết? Lý thuyết được định nghĩa là một tập hợp những phát biểu được sắp xếp một cách lô-gích, tập hợp này cố gắng mô tả, dự đoán, hoặc giải thích một sự kiện. Những trình bày có hệ thống (lô- gích) này giúp chúng ta hình thành các ý kiến của chúng ta về sự kiện đang nghiên cứu. Mục đích của lý thuyết nhằm gợi lên cho thấy những biến lượng có ý nghĩa và những phương cách mà những nhân tố này liên quan với hiện tượng đang được khảo sát. - Các lý thuyết được hình thành Từ Đâu?. Các lý thuyết được hình thành từ: Những giả thuyết. Những mệnh đề Những khái niệm. Giả thuyết? Các giả thiết là những nhận định đưa tên sự tin tưởng chưa được trắc nghiệm. Các nhà xã hội học đưa ra những giả thuyết định về bản chất ứng xử con người, bản chất của xã hội, và cách thức mà cả hai tác động lẫn nhau. - Khái niệm?
  • 6. Khái niệm là những thuật ngữ do nhà lý thuyết sử dụng để đặt tên cho một tập hợp các ý kiến. Cần có những định nghĩa rõ ràng cho thấy cách những thuật ngữ ấy đang được sử dụng như thế nào trong một lý thuyết hay trong một ngành khoa học. Các khái niệm được sử dụng nhằm tập trung sự chú ý của công chúng vào một khía cạnh đặc thù của vấn đề hay hiện tượng nhà NC muốn đề cập tới. Mệnh đề ? - Gắn liền chặt chẽ một cách lô-gích với các giả định Mô tả sự vận động của các nhân tố và cách thức liên hệ giữa chúng với nhau. Khái quát về phương pháp nghiên cứu xã hội học - Điều tra thực tế. Điều tra thực tế là quá trình thu thập dữ kiện hoặc thông tin. Việc thu thập dữ kiện có thể được coi là thành phần khách quan của khoa học (ở đây có phần nào đơn giản hóa quá đáng, bởi lẽ vẫn cần có khía cạnh lô-gích). Các kĩ thuật thu thập dữ kiện cho phép chúng ta tìm ra cái gì xảy ra chung quanh ta. Chúng có thể được sử dụng để kiểm tra một lý thuyết xung hoặc để tiến hành một cuộc khảo cứu thăm dò. - Mọi cuộc điều tra điều tra đều có bốn phần chính. Vân đề nghiên cứu Phương pháp Kết quả Kết luận a. Vấn đề nghiên cứu
  • 7. Đây là một nhận định về cái mà nhà điều tra muốn tìm ra. Nếu đó là việc kiểm tra một lý thuyết, thì có thể đây là một nhận định tiên đoán với các kết quả. Một lời tiên đoán như thế được gọi là một giả thuyết. Mặt khác, những cuộc khảo cứa thăm dò lại có thể chứa đựng một nhận định về vấn đề. Cả hai đều có thể nhận biết các nhân tố cần được xem xét. b. Các phương pháp. Bản thân các phương pháp phải làm thế nào để cung cấp thông tin mà vấn đề đòi hỏi. Việc nghiên cứu trả lời các câu hỏi về: Mẫu điều tra hay là nguồn thông tin - đây là sự mô tả các cá thể hoặc đối tượng và cách mà chúng được chọn; Các biến lượng hay các nhân tố cần được đo lường; Các công cụ được sử dụng để đo lường; và phương cách mà dữ kiện sẽ được phân tích, (chẳng hạn sử dụng các trắc nghiệm thống kê)... c. Các kết quả. Kết quả là sản phẩm của các phương pháp. Chỉ có các dữ kiện (các sự kiện được quan sát) và các kết quả của mọi trác nghiệm thống kê mới được đưa vào phần kết quả. Thông tin có thể được trình bày dưới hình thức nhận định mô tả mà không lý giải, (biểu bảng và biểu đồ). Phần kết quả chỉ bao gồm những tư liệu thuộc về sự kiện mà thôi. d. Các kết luận Phần kết luận giải thích các kết quả. Chính là điểm này mà cuộc nghiên cứu đưa ra: Những đánh giá về các phát hiện liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Những vấn đề có thể có do phương pháp cụ thể gợi lên. Việc lý giải và khái quát hóa, nếu có thể được đưa ra. Về
  • 8. căn bản, các kết luận trả lời cho câu hỏi "như vậy thì sao?” Đó là một câu hỏi hết sức quan trọng. Bài 3. CÁC GIAI ĐOẠN VÀ CÁC BƯỚC TRONG TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC. Các giai đoạn trong quá trình nghiên cứu. Trong khi tiến hành nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm, chúng ta phải thực hiện rất nhiều thao tác (các nước) khác nhau. Từ những thao tác đó, có thể tạm chia tiến trình khảo sát thực tế thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: chuẩn bị. Giai đoạn 2: tiến hành điều tra. Giai đoạn 3: xử lý và giải thích thông tin. Các bước nghiên cứu và các giai đoạn phải được tiến hành sao cho đảm bảo được tính chỉ đạo và tính xuyên suốt của mục đích và yêu cầu của cuộc điều tra. 1. Giai đoạn chuẩn bị: Trong giai đoạn chuẩn bị để tiến hành nghiên cứu một cuộc nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu cần đảm bảo thực hiện những công việc sau. 1. Xây dựng đề cương nghiên cứu (hình dung về các bước nghiên cứu dự kiến về mặt khoa học các công việc phải làm trong suốt tiến trình của cuộc nghiên cứu) 2. Thiết kế kế hoạch - tiến độ của cuộc nghiên cứu(hình dung những bước của quá trình thực hiện theo thời gian) 3. Lập bảng dự trù kinh phí (sự hỗ trợ vật chất để công việc tiến hành tốt đẹp)
  • 9. Đề cương nghiên cứu thường được trình bày theo các bước của quá trình nghiên cứu. Dưới đây là các bước trong quá trình thực hiện nghiên cứu thực nghiệm. Xác định vấn đề nghiên cứu. Ví dụ: vấn đề cần nghiên cứu (lối sống, định hướng giá trị, nhu cầu tiêu dùng). Thu thập và phân tích thông tin sẵn có, tìm hiểu thêm về vấn đề nghiên cứu làm rõ chủ đề nghiên cứu. Xác định khách thể nghiên cứu (ai là người được hỏi - những tiêu chí). Xác định giả thuyết công tác. - Giả thuyết là giả định chủ quan của người điều tra. Giả thuyết là cơ sở để cho biết chúng ta cần phải thu được những thông tin gì trong cuộc điều tra. Vì vậy khâu xây dựng giả thuyết cực kì quan trọng. Giả thuyết đúng hay sai sẽ do chính số liệu của nghiên cứu chứng minh. Sau cuộc điều tra giả thuyết sẽ được thừa nhận hay bắc bỏ: Xây dựng mô hình lý luận: Xây dựng mô hình giúp chúng ta khái quát hóa vấn đề đưa ra các lý giải có tính khoa học (lí luận Xã hội học chuyên ngành là mô hình lí luận giúp chúng ta hiểu được bản chất của sự vật). Mô hình lí luận chính là khuôn mẫu, cái khung để chúng ta có thể sắp xếp các số liệu rời rạc thành hệ thống thống nhất. - Thao tác hoá các khái niệm: Trong khi xây dựng giả thuyết và xây dựng mô hình lí luận, các nhà Xã hội học phải trình bày một loạt các khái niệm "thao tác
  • 10. hóa các khái niệm" tức là “làm đơn giản hóa các khái niệm" làm cho chúng trở thành tiêu chi, những chỉ báo có thể đo lường được. Xây dựng phương án thu thập thông tin. Ở đây nếu lựa chọn phương pháp nào sẽ có phương án thu thập thông tin tương ứng (danh mục các vấn đề phỏng vấn hay bảng hỏi in sẵn). - Điều tra thử. Mục đích điều tra thử thử là để chuẩn hóa bảng câu hỏi, điều chỉnh cho phù hợp với những người dân trong cộng đồng, những người cung cấp thông tin. - Tập huấn điều tra viên Thống nhất các phương án thực hiện và cách thức hỏi từng câu hỏi, cách ghi nhận thông tin để tránh tình trạng các điều tra viên hỏi theo những cách thức khác nhau 2. Giai đoạn tiến hành điều tra: Chọn điểm nghiên cứu Thủ tục xin phép Tiếp xúc với những người cung cấp tin, Thu thập thông tin 3. Xử lý và phân tích thông tin: Xử tý thông tin Việc xử lý những số liệu đã thu thập được ngày nay được giao cho máy tính, nhưng các phương án xử lý phải được chuẩn bị từ trước (các phân tổ, tương quan giữa các biến...). - Phân tích tổng kết So sánh
  • 11. Nhận xét về những kết quả. - Báo cáo tổng kết Kết luận Kiến nghị. Bài 4. GIỚI THIỆU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC THỰC NGHIỆM 1. Phương pháp nghiên cứu tình huống. Là việc phân tích tỉ mỉ một số trường hợp cụ thề nào đó. Từ đó giúp nhà nghiên cứu thu được nhiều thông tin từ một số lượng nhỏ của đối tượng nghiên cứu (ví dụ việc nghiên cứu những hoạt động nhất định của trẻ em lang thang, các nhóm chích ma túy, đồng tính phái). Nghiên cứu tình huống luôn luôn phải gắn với các sự kiện. Điều tra viên phải thực hiện một loạt các kĩ thuật như quan sát hoàn cảnh xảy ra tình huống, phỏng vấn, ghi chép, sao chụp lại toàn bộ những gì có liên quan tới đối tượng. - Ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp NCTH + Ưu điểm: Tài liệu phong phú do cứ liệu thu được nhờ kĩ thuật phỏng vấn, quan sát bảng hỏi có độ tin cậy tương đối cao. + Nhược điểm: Thông thường những kết luận mà nhà Xã hội học rút ra từ những nghiên cứu này mang tính cụ thể (nó chỉ đúng cho trường hợp đó) không thể khái quát nó trên phạm vi rộng lớn hơn được (vì
  • 12. không ai có thể khẳng định được rằng những kết luận rút ra trong trường hợp này lại có thể đúng trong các trường hợp khác). - Mẫu khảo sát thường nhỏ nên tài liệu thu được cũng bị giới hạn: Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Được tiến hành trong phòng thí nghiệm Đưa những yếu tố mới (các biến số độc lập) vào trong quá trình hoạt động của các nhóm quan sát. Ghi chép lại những gì xảy ra (biến phụ thuộc) khi thao tác những biến số độc lấp đó. Tìm sự khác biệt giữa các hoạt động trước và sau khi thao tác các biến số độc lập. Vì sự thay đổi những biến số độc lập sẽ kéo theo sự thay đổi những biến số phụ thuộc, muốn quan sát được quá trình này, các nhà Xã hội học thường chia làm hai nhóm đối tượng để dễ so sánh: Nhóm thực nghiệm Nhóm kiểm tra (nhóm đối chứng) So sánh hai nhóm để nhận xét về sự khác biệt giữa chúng Ví dụ: PP tuyên truyền phòng chống HIV cho công nhân xây dựng. Nhóm tuyên truyền viên là những chuyên gia hoặc sinh viên. Nhóm tuyên truyền viên là giáo dục viên đồng đẳng (công nhân) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp NCTN +Ưu: Các nhà nghiên cứu có thề nắm rõ biến số độc lập, nghiên cứu số liệu có độ tin cậy cao vì kiểm soát được cả quá trình. + Nhược: Nó chỉ có ý nghĩa nội bộ trong một đối tượng. Còn trong thực tế, khó có thể làm kiểm tra như trong phòng thí nghiệm.
  • 13. Kết quả nghiên cứu bị giới hạn, và xét về tổng thể, tính giá trị không lớn lắm. 2. Phương pháp nghiên cứu quan sát: Có thể trong phòng thí nghiệm Có thể trong tình huống tự nhiên. Trong nghiên cứu này, nhà Xã hội học phải ghi nhận khách quan tất cả những gì đang xảy ra đối vôi đối tượng trong một hoàn cảnh thực. Phân loại quan sát: Quan sát có tham dự: là phương pháp theo đó, người nghiên cứu thâm nhập vào nhóm hay công đồng thuộc về đối tượng nghiên cứu và được tiếp nhận như một thành viên của nhóm hay cộng đồng. Ví dụ nghiên cứu tập quán, lối sống của một dân tộc nào đó thu được nhiều thông tin quý báu mà những phương pháp khác khó cố được. Quan sát không tham dự: là phương pháp mà trong đó người quan sát không tham gia vào các hoạt động của các đối tượng. Họ với tư cách là người quan sát chứ không phải với tư cách là thành viên của nhóm (có thể quá sát kín hay quan sát công khai). - Ưu nhược điểm của phương pháp quan sát: + Ưu: Có khả năng thu được các thông tin chi tiết về hoạt động của đối tượng mà không làm gián đoạn quá trình diễn tiến. + Nhược: Khả năng khái quát hóa thấp. Kết quả thu được bị hạn chế bởi kĩ thuật và kinh nghiệm người quan sát (đòi hỏi phải có chuyên gia).
  • 14. Phương pháp điều tra (phát bảng hỏi, phỏng vấn bằng bảng hỏi, anket) Điều tra là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng lời, dựa trên sự tác động qua lại về mặt tâm lý, mang tính trực tiếp (phỏng vấn có bảng hỏi) hoặc gián tiếp (bảng ankét, qua điện thoại) giữa nhà nghiên cứu và người được hỏi. Trong đó, bảng hỏi là một trong những yếu tố quan trọng của phương pháp điều tra. Phát bảng hỏi. Điều tra bằng thư tín. Phỏng vấn trực tiếp. Điều tra qua điện thoại. Bố cục của bảng hỏi. - Phần phân tích.. Nếu bảng hỏi dưới dạng thư tín thì cần có một bức thư phù hợp để khuyến khích người trả lời tham gia. Nếu phỏng vấn trực diện cần trình bày nội dung đó bằng lời. Khoảng trống xác định. Để người trá lời tự có thể điền câu trả lời. Các mã số. Để thuận lợi cho việc nhập dữ liệu vào vi tính. Các hướng dẫn.. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi và cách gửi trả bảng hỏi (nếu phỏng vấn đón tiếp). Lời cảm ơn. - Ưu và nhược điểm của phương pháp điều tra + Ưu: có khả năng khái quát hoá nhanh
  • 15. Có thể so sánh chéo các biến số. + Nhược điểm: nghiên cứu DT có khuynh hướng chi phí cao và thường mẫu nghiên cứu lớn. Do những câu hỏi được xác định trước, người phỏng vấn không thể đưa vào được những thông tin quan trọng không đoán trước, tỷ lệ trả lời đặc biệt những bảng hỏi bằng thư thường là thấp. Bài 5. THAO TÁC HÓA CÁC KHÁI NIỆM VÀ XÂY DỰNG CÁC CHỈ BÁO TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC Thao tác hóa các khái niệm là gì? Những khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu thường rất trừu tượng, không thể sử dụng những khái niệm đó trong việc thu thập thông tin. Thao tác hóa các khái niệm là làm đơn giản hóa các khái niệm theo các cấp độ khác nhau cho đến khi có thể phân thành như hệ thống các biến số để có thể đo lường (thu thập thông tin) được. - Thao tác hóa các khái niệm là gì? Khi gặp một đề tài nghiên cứu, sau khi xác định hệ thống khái niệm, người ta tách các khái niệm cơ bản đối với đề tài đó. Những khái niệm này sẽ được phân tích theo những phương thức cụ thể đo lường được những thông tin phù hợp: Nếu như không thể vạch ra được những phương thức đó thì phải làm đơn giản hóa các khái niệm cơ bản. Thao tác hóa các khái niệm có thể phân thành nhiều giai đoạn và trong mỗi một giai đoạn các khái niệm lại được đơn giản hơn một bậc.
  • 16. Trong khi thực hiện các bước đó thì các khái niệm sẽ bắt đủ tượng hơn, khả năng thao tác hoá về thực nghiệm sẽ tăng lên (các khái niệm sẽ gần với thực tế hơn). Kết thúc quá trình này là sự hình thành một hệ thống các biến số. Hệ thống biến số này vừa được xác định về mặt lý thuyết vừa có thể được thao tác hoá một cách trực tiếp (tức là có thể vạch ra cho chúng phương thức cụ thể để thu thập thông tin thực nghiệm). Vậy là kết quả của việc thao tác các khái niệm cơ bản là áp dụng một hệ thống được tạo thành từ các chỉ báo khái niệm và các chỉ báo thực nghiệm. Tương ứng với mỗi chỉ số khái niệm là một nhóm các chỉ số khái niệm cấp thấp hơn và mỗi một chỉ số khái niệm cấp thấp đó là một nhóm các chỉ báo thực nghiệm (phương pháp xây dựng test) Cùng một biến số có thể được sử dụng để thao tác hóa các chỉ số khác nhau, đồng thời các khái niệm khác nhau có thể được thao tác hóa với sự giúp độ của các hệ thống biến số và các chỉ báo giống nhau. Việc hệ thống hóa các biến số cần phải được tiến hành tổng hợp toàn bộ. Ở đây đòi hỏi không phải chỉ là sự tương ứng pha các biến số với khái niệm mà phải là giữa hệ thống các biến số với hệ thống các khái niệm. Hệ thống các biến số phản ánh tính đa dạng của các mối liên quan giữa những biến số riêng lẻ và gắn chặt với những phạm trù, với những khái niệm của một nghiên cứu nhất định.
  • 17. - Điều này tạo ra khả năng hạn chế nhất những thao tác thừa trong quá trình chuyển hóa lý thuyết. (VD: "gia đình là như một thiết chế xã hội hoặc một nhóm xã hội". Trong đó người ta phân ra các khái niệm cơ bản và giản lược chúng cho đến cấp độ biến số có thể kiểm tra được bằng thực nghiệm. Phương pháp diễn dịch Phương pháp quy nạp Ví dụ: ví dụ về thao tác hóa khái niệm Cơ sở lý luận của cuộc nghiên cứu Sơ đồ 1: bất bình đẳng giới Thao tác hóa khái niệm trong đề tài:"nghiên cứu thực trạng hoạt động văn hoá của cư dân TP HCM" Thành tố của các tổ chức văn hóa xã hội. Muốn có được bức tranh toàn cảnh về hiện trạng văn hóa của thành phố thì phải tính đến ba hệ thống vừa kể trên. Nghiên cứa xem những ứng xử của con người trong ba hệ thống đó như thế nào? sự tham gia vào văn hóa bao gồm tất cả các hình thức truyền thông đa dạng hiện có trong xã hội. Nghĩa là ngoài việc khảo sát thực nghiệm sự tham gia của quần chúng vào việc tiếp nhận các loại hình thông tin đại chúng. Cần phải nghiên cứa thêm mảng ứng xử văn hóa trong đời sống hàng ngày có liên quan đến truyền thống, phong tục tập quán. - Sự tham gia vào văn hóa của cư dân thành phố Hồ Chí Minh thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng:
  • 18. Phần này nghiên cứu những yếu tố tác động đến các phương cách sử dụng truyền thông đại chúng và tính hiệu quả của truyền thông đại chúng trong dân cư thành phố Hồ Chí Minh. - Sự tham gia của quần chúng vào các loại hình văn hóa văn nghệ có tổ chức và các phương tiện thông tin khác. Nghiên cứu thái độ của quần chúng đối với các loại hình văn hóa- nghệ thuật khác nhau có trong thành phố. Thái độ của nhân dân thành phố đối với các cơ sở văn hóa công cộng. Thái độ của các nhom xã hội đối với các phương tiện thông tin khác (sách, băng, vi deo, cátset, CD.....) - Sự tham gia vào văn hóa của quần chúng thông qua ứng xử mang tính phong tục và tập quán ứng xử của dân cư đối với các ngày lễ (truyền thống và hiện đại) Những dịp kỷ niệm những ngày quan trọng (cúng giỗ, cưới xin, ma chay, sinh nhật, ngày cưới v.v...) Sau khi tổng hợp và phân tích toàn bộ hệ thống các chỉ báo đó thử phát hiện những nhân tố truyền thống và hiện đại nào có tác động thúc đẩy sự phát triển của xã hội. VD: nghiên cứu các dạng tham gia văn hóa trong quần chúng trong mối tương quan với việc sử dụng thời gian tự do Cơ cấu thời gian tự do. Nội dung hoạt động trong thời gian tự do. Ô gây nhiều tranh luận Khái niệm thời gian tự do.
  • 19. Thời gian tự do không nên hiểu một cách đơn thuần là thời gian khôi phục về mặt sinh học hoặc sinh lý học của nhưng năng lượng đã được tiêu phí trong thời gian lao động. Nếu vậy, thời gian tự do chỉ mang chức năng bổ sung thêm về mặt "công nghệ” cho lao động. Thực ra thời gian lao động và thời gian tự đo là hai mặt sinh hoạt của: con người, có mối quan hệ qua lại. Đều nằm trong cơ cấu các dạng hoạt động của con người. Lao động tạo ra những điều kiện để phát triển con người và cả trong thời gian làm việc lẫn thời gian tự do, đồng thời cũng là nguồn gốc phát sinh và những tiền đề vật chất để tăng thêm về lượng và chất cho thời gian tự do vì vậy mà việc hoàn thiện những điều kiện sử dụng thời gian tự do cần được thực hiện đồng thời với việc thay đổi điều kiện lao động. Quan điểm khác nhau về TGTD Thời gian tự do hoặc thời gian rảnh rỗi là khoảng thời gian mà con người sau khi đã hoàn thành những công việc theo nghĩa vụ, lao động theo ngành nghề, hoàn thành nghĩa vụ gia đình và xã hội. Nhiều người còn loại trừ cả thời gian thỏa mãn những nhu cầu sinh lý và học tập (3 đơn thuần là tự do lựa chọn) Thời gian tự do là điều kiện cần thiết cho sự hoạt động của sản xuất và của hệ thống xã hội hoạ thêm, nâng cao chuyên môn: và như vậy, xét về khía cạnh đó thì nó lại cũng là "thời gian, làm việc". Hiểu theo kiểu nào để thao tác? Những hoạt động ngoài thời gian làm việc và phục hồi thể lực được coi là các dạng hoạt động trong thời gian tự do.
  • 20. Như vậy có nghĩa là thời gian đành cho các dạng hoạt động tham gia vào văn hóa cũng nằm trong thời gian tự do: Tuy nhiên, không phải tất cả các dạng hoạt động ngoài giờ làm việc đều nằm trong cơ cấu các hoạt động tham gia vào văn hóa. Vì mục đích cuộc nghiên cứu thực nghiệm không phải là khảo sát thời gian tự do trong mối tương qua với quỹ thời gian chung của con người mà chỉ hướng sự quan tâm vào nghiên cứu sự tham gia của quần chúng vào văn hóa trong thời gian tự do. Chủ yếu đi sâu về mặt chất lượng và các nội dung của hoạt động trong thời gian tự do chứ không chú trọng đến mặt thời lượng của nó. Vì vậy cần xem xét vị trí của các dạng thức tham gia vào văn hóa (theo cả 3 hệ thống) trong cơ cấu thời gian tự đo của người dân thành phố. Trên đây là những phần trình bày tóm tắt những ý chính của bài giảng. Chương trình này được soạn chung cho các lớp khác nhau. Tuỳ theo thời lượng của mỗi lớp, giáo viên sẽ trình bày với những những nội dung khác nhau sao cho phù hợp với yêu của chương trình mỗi lớp. Dưới dây là phần trình bày chi tiết hơn và mở rộng hơn so với phần đề cương đã được trình bày ở trên. Phần 2. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Phần này sẽ trình bày một cách chi tiết những vấn đề cơ bản trong phương pháp nghiên cứa xã hội học. Trình tự của những vấn đề không luôn tương đồng với phần đề cương sơ bộ ở trên. Tư liệu đề hình thành phần viết ở dưới là những tư liệu phục vụ bản thảo của tác giả khi tham gia cùng với các tác giả khác viết cuốn sách
  • 21. "giới và nghiên cứu giảm nghèo" và cuốn đồng tham gia trong nghiên cứu nghèo thô thị... I. CHỌN MẪU 1. Thuật ngữ mẫu Mẫu là một tập hợp các yếu tố (các đơn vị) đã được chọn từ một tổng thể các yếu tố. Tổng thể này có thể được liệt kê một cách đầy đủ nhưng cũng có thể chỉ là giả thiết. Chẳng hạn khi muốn nghiên cứu định hướng giá trị của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh, người ta có thể chọn một số lượng sinh viên nào đó trong một số trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng không nhất thiết phải liệt kê toàn bộ danh sách sinh viên đó trong thành phố. Lấy mẫu (chọn mẫu) là quá trình lựa chọn phần đại diện của khối dân cư Nó trái ngược với quá trình liệt kê đầy đủ (tức là mọi thành viên trong khối dân cư cần nghiên cứu đều được đưa vào). Vì sao cần phải chọn mẫu để khảo sát? Bởi vì: - Thứ nhất: khảo sát theo mẫu nhanh hơn và rẻ hơn. Vì mẫu bao giờ cũng nhỏ hơn so với toàn khối dân cư, cho nên việc thu thập số liệu sẽ nhanh hơn chính xác hơn và kinh tế hơn. - Thứ hai: cũng vì do mẫu nhỏ nên thông tin mà nó đem lại sẽ cận kẽ hơn, cụ thể hơn trong khi đó chi phí ít hơn nhiều so với nghiên cứu tổng thể. - Thứ ba: với mẫu nhỏ hơn thì sự sai sót cũng sẻ ít hơn vì có khả năng tập trung một nhóm chuyên gia có trình độ. Trong khi đó, nghiên cứu tổng thể đòi hỏi một lượng cán bộ rất lớn, do vậy ít có khả năng lựa chọn được nhiều chuyên gia giỏi tập trung cho cuộc nghiên cứu.
  • 22. - Thứ tư vì nó kinh tế hơn về mặt tiền bạc và thời gian, khảo sát mẫu giúp ta có thể nghiên cứu các khối dân cư lớn hơn và biến động hơn so với cuộc nghiên cứa tổng thể. - Khối dân cư: khối dân cư là toàn bộ một nhóm các thể loại hoặc cá nhân liên quan cần nghiên cứu. Trong cuộc nghiên cứu mẫu, cần phân biệt hai khối dân cư: Đó là khối dân cư mục tiêu và khối dân cư lấy mẫu. Khối dân cư mục tiêu là khối dân cư mà nhà nghiên cứu cần có thông tin đại diện. Khối dân cư lấy mẫu là khối dân cư mà từ đó một mẫu cụ thể được chọn ra dựa trên khung mẫu. Khung mẫu là danh sách các đơn vị lấy mẫu (các cá nhân) đại diện cho khối dân cư. Chẳng hạn ta muốn nghiên cứu một cồng đồng dân cư (quận 7 của thành phố Hồ Chí Minh). Trong đó, khối dân cư mục tiêu là tất cả các hộ dân thuộc quận 7 (kể cả những hộ tạm trú và thường trú). Danh sách này đã được xác định ở Uỷ ban nhân dân quận từ đầu năm. Tuy nhiên, một số hộ dân cư ở quận 7 lại chuyển sang nơi khác ở hoặc những hộ tạm trú lại trở về nơi cư trú củ ở tỉnh. Như vậy, những hộ còn lại sẽ là khối dân cư lấy mẫu. Danh sách ghi lại các hộ này được gọi là khung mẫu và những hộ có tên trong khung mẫu này là đơn vị lấy mẫu. Như vậy có nghĩa là: Khung mẫu (danh sách) là cái được sử dụng để đại diện cho tổng thể về mặt thực nghiệm (tức là các thành viên đã nằm trong khung mẫu sẽ được quan sát, được nghiên cứu là những người thuộc về tổng thể Khi chúng ta đã chuẩn bị xong khung mẫu thì có thể chọn ra một mẫu (một tập hợp) từ khung mẫu đó.
  • 23. Nên mẫu được lựa choán trực tiếp trong khung.mẫu mà không cần xem xét các thành phần, các yếu tố trong tổng thể thì mỗi một lần chọn các thành viên của mẫu sẽ là một đơn vị. Nếu các đơn vị cần phái được nhóm lại trước khi chọn (theo một số tiêu chí nào đó) thì các nhóm sẽ trở thành những đơn vị mẫu cơ bản và các cá nhân sẽ là đơn vị mẫu thứ hai. Như vậy mối quan hệ giữa tổng thể - khung mẫu - mẫu, đơn vị được thể hiện trong sơ đồ sau: đại diện đại diện Tổng thể thực tế Khung mẫu (lên danh sách) Mẫu Đơn vị mẫu (các lần chọn) Đơn vị mẫu cơ bản (chọn sau khi nhóm) Đơn vị mẫu thứ hai (thứ cấp) TỔNG THỂ, KHUNG MẪU, MẪU. Nếu khung mẫu không đại diện thực sự cho tổng thể mà nó liệt kê, thì mẫu không thể là đại diện của tổng thể. Mẫu chỉ đại diện cho khung mẫu, cho nên trong quá trình thiết kế mẫu, chúng ta cần phải xem xét đến khả năng không phù hợp (không tương xứng) có thể có giữa khung mẫu và tổng thể. Trong thực tế, đôi khi chúng ta nhận được một danh sách các hộ dân cư được lập trước đó hai ba năm, trong thời gian đó có rất nhiều người đã không còn nữa, nhiều người đã chuyển đi và nhiều người chuyển đến. 2. Các phương pháp chọn mẫu:
  • 24. Các loại mẫu xác xuất. - Mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là cách chọn mẫu trong đó các yếu tố trong khung mẫu được đánh số, sau đó viết những con số lên mẩu giấy hay những hòn bi cho vào một chiếc hộp sóc lên rồi lần lượt bốc từ trong hộp ra những mẩu giấy (hay hòn bi) bất kì. Những con số trong mẩu giấy hay hòn bi nào được chọn cùng với con số của ai trong danh sách thì người đó được chọn. Cách làm này nếu thực hiện bằng tay thì cũng giống như Lôtô. Hiện nay phần mềm SPSS của máy tính có thể giúp chúng ta lấy ra một tập hợp những số ngẫu nhiên. Đối với bất kỳ phương pháp chọn mẫu nghiên cứu nào, mỗi số đều có cơ hội chọn như nhau. Mỗi lần chúng ta chọn một số ngẫu nhiên thì một người trong danh sách có thể có số thứ tự tương ứng với số sẽ được đưa vào mẫu. Tuy nhiên, cách chọn này có thể phụ thuộc vào loại khung mẫu mà ta có thể có. Ví dụ khi chúng ta chọn mẫu nghiên ngẫu nhiên đơn giản bằng cách dựa vào danh sách của công an một phường nào đó của thành phố Hồ Chí Minh thì những người nhập cư khó lòng có thể rơi vào mẫu nghiên cứu của chúng ta vì đơn giản họ không có trong danh sách của công an phường. Vì vậy, chọn mẫu này ít được dùng hơn so với các phương pháp khác. - Mẫu hệ thống: Cách chọn này qui định rằng chúng ta chọn mẫu những người thứ n khi đã chọn một số đầu tiên ngẫu nhiên. Chẳng hạn khi chúng ta có danh sách các chủ hộ do các tổ trưởng cung cấp, tổng số là 5000 người, chúng ta muốn chọn mẫu có dung lượng là 100 người. Như vậy cứ 50 người trong tổng thể, chúng ta có thể chọn 1 và nếu muốn người thứ 1/50 xuất hiện trong mẫu thì chúng ta sẽ cần lấy
  • 25. người đầu tiên bất kỳ trong số 50 người đầu tiên của tổng thể và sau đó cứ 50 người, chúng ta sẽ lại chọn một người đưa vào danh sách mẫu, cứ làm như vậy cho đến cuối danh sách, nếu hết đanh sách ta vẫn chưa chọn xong thì cũng có thể quay trở lại từ đầu bằng cách đó, mỗi người trong danh sách sẽ đều có cơ hội được chọn như nhau. Cần lưu ý là chúng ta không nhất thiết phải chọn số đầu tiên trong danh sách mà có thể chọn bất kì một số ngẫu nhiên nào đó rồi lấy số thứ 50 tiếp theo. Chẳng hạn, nếu ta chọn số đầu tiên là số 5, người đầu tiên trong danh sách mẫu là người có số thứ tự 5, người thứ hai sẽ là người có số thứ tự là 55, người thứ ba là 105.v.v... cho tới khi ta chọn được 100 người. Cần lưu ý rằng, khung mẫu phải không được xắp xếp theo một trật tự nào đó để tạo nên những khoảng cách mang tính hệ thống ví dụ danh sách các tiểu đội trong quân đội. - Mẫu phân tầng. Khi chọn mẫu phân tầng, người chọn mẫu cần phải nắm được một số đặc điểm của khung mẫu, rồi chia khung mẫu đã có theo những đặc điểm mà họ quan tâm thành những "tầng” khác nhau. Ví dụ như đặc điểm về giới tính, trình độ học vấn hay lứa tuổi.v.v... sau đó chọn mẫu trên cơ sở các tầng. Các nhà xã hội học cho rằng những yếu tố kể trên có khả năng ảnh hưởng đến câu trả lời vì vậy nếu chọn được các mẫu xác xuất dựa trên cơ sở các tầng, khi xử lý kết quả theo các phân tổ như giáo trình, nghề nghiệp, học vấn thì khả năng đại diện cho mỗi tầng sẽ lớn hơn. Mẫu phân tầng có thể kết hợp với mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc mẫu hệ thống. Ví dụ, trong dự án nâng cao năng lực giảm nghèo tại cộng đồng đô thị ở Phường 3, Quận 8 ở thành phố Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu xác định mẫu gồm những người sống một
  • 26. cách hợp thức ở phường 3 quận 8 (có hộ khẩu thường trú) hoặc những người không hợp thức (không có hộ khẩu thường trú) Như vậy nhóm nghiên cứu có hai danh sách trên cơ sở khung mẫu: (danh sách hộ có khẩu thường trú và danh sách hộ không có hộ khẩu thường trú, từ mỗi danh sách vừa kể trên lại chia thành hai danh sách nữa nhỏ hơn: những hộ có chủ hộ nữ và những hộ có chủ hộ là nam: Do vậy các đơn vị mẫu được chọn ra sẽ dựa trên cơ sở 4 khung mẫu con vừa được tách ra khỏi khung mẫu mẹ. Kết quả chúng ta đã chọn ra được một mẫu đại diện cho các "tầng" theo tiêu chí đặt ra từ đầu. Từ tổng số 4.842 hộ gia đình của phường 3 quận 8 cần chọn ra một mẫu với dung lượng là 480 hộ để nghiên cứu (theo tỷ lệ 10/100). Nếu chọn mẫu dựa vào danh sách các hộ đăng kí ở công an phường 3, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, những người nhập cư sẽ không có khả năng rơi vào mẫu, mặc dù họ chiếm gần phân nửa dân cư trong quận. (họ không được đăng kí hộ khẩu thường trú - nhất là những người thuộc diện KT4). Vì vậy, chúng tôi quyết định lấy danh sách các hộ dân cư tại phường bằng cách thông qua các tổ trưởng dân phố. Các tổ trưởng không những nắm được danh sách những người nhập cư mà còn biết được ai đang còn ở địa phương, ai đã ra đi và ai vừa mới đến. Sau khi thống kê chúng tôi có hai danh sách phụ: phường chỉ có 2713 hộ có hộ khẩu - là những hộ đã sống ở đó từ lâu (hoặc những hộ được chuyển về một cách hợp thức) 2129 hộ còn lại đang thuộc diện tạm trú. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy những hộ nhập cư không phân bố đều ở các tổ. Nếu chọn mẫu hệ thống thì khả năng rơi vào mẫu của hai đối tượng này không như nhau. Như vậy ở tầng thứ nhất của khung mẫu, đặc điểm về hộ khẩu chúng tôi có: + Danh sách hộ có hộ khẩu thường trú: 2713 hộ.
  • 27. + Danh sách hộ có hộ khẩu tạm trú: 2129 hộ. (xem khung 1) Đồng thời chúng tôi cũng thống kê được số hộ là nữ trong phường, vì vậy tầng thứ hai được tạo nên bởi hai nhóm hộ có giới tính chủ hộ khác nhau. Số hộ có chủ hộ là nữ: trong nhóm thường trú là 900 hộ, trong nhóm tạm trú là 720 hộ. Số hộ có chủ hộ là nam: trong nhóm thường trú là 1813 hộ, trong nhóm tạm trú là 1409 hộ. - Như vậy, chúng tôi có bốn khung mẫu con từ một khung mẫu mẹ: Danh sách những hộ thường trú có chủ hộ là nam: 1813. Danh sách những hộ thường trú có chủ hộ là nữ: 900. Danh sách những hộ tạm trú có chủ hộ là nam: 1409. Danh sách những hộ tạm trú có chủ hộ là nữ 720. Trong mẫu chúng tôi lúc này có danh sách của 181 hộ thường trú có chủ hộ là nam, 90 hộ thường trú có chủ hộ là nữ, 140 hộ tạm trú có chủ hộ là nam và 72 hộ tạm trú có chủ hộ là nữ. Vì khi chia tỷ lệ, chúng tôi làm tròn số nên trong mẫu dư ra 3 đơn vị (3hộ) và ba hộ đó sẽ là đơn vị mẫu dự trữ cho những trường hợp chủ nhà không có ở nhà hoặc họ từ chối trả lời. Như vậy muốn chọn được mẫu với tỷ lệ giống như trong tổng thể, chúng ta cần tạo ra các nhóm thuần nhất (có chung đặc điểm), nhóm tiêu chí cùng loại với nhau (tầng 1) và nhóm tiêu chí bên trong loại với nhau (tầng 2). Sau đó chúng ta có thể chọn mẫu hệ thống hoặc mẫu ngẫu nhiên đơn giản từ khung mẫu con trở lên. - Mẫu cụm nhiều giai đoạn:
  • 28. Mẫu cụm nhiều giai đoạn là loại mẫu xác xuất mang tính tổng hợp. Nó kết hợp các kiểu chọn mẫu đã kể ở trên. Tuy nhiên, mẫu cụm có đặc điểm đối lập với mẫu phân tầng ở chỗ các "tầng" trong mẫu phân tầng là những nhóm đồng nhất được chọn ra theo mục tiêu của sự chọn mẫu còn các "cụm" lại liên kết các nhóm không đồng nhất lại với nhau để tạo thành các nhóm. Chẳng hạn như các trường ĐH, các khu phố, ở đây những người nằm trong khung mẫu không được phân chia theo những đặc điểm giống nhau. Trong khi các "tầng" lại liên kết với nhau theo những đặc từng cá nhân như giới tính dân tộc, học vấn.v.v... Như vậy tiêu chuẩn để chọn các tầng thường là những đặc trưng cá nhân, còn tiêu chuẩn để chọn các cụm là các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất, các cụm dân cư... Do vậy trong mẫu cụm nhiều giai đoạn trước hết chúng ta cần thiết lập nên các cụm không đồng nhất sau đó chọn thành viên ở các cụm ở giai đoạn hai. Tuy nhiên trong mẫu cụm, chúng ta không nhất thiết phải có ngay các cá nhân với những đặc điểm riêng của họ mà chỉ cần có danh sách liệt kê tất cả các cụm để chọn mẫu các cụm trước đã. Sau đó mới chọn các đơn vị trong các cụm đã được xác định. Sơ đồ Mẫu phân tầng trong dự án "nâng cao năng lực trong công tác giảm nghèo cấp phường" tại phường 3, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Khung mẫu Tổng số hộp 3,Q8 4842 hộ Số hộ thường trú Số hộ tạm trú Số hộ cố chủ hộ là nữ 900
  • 29. Số hộ cố chú hộ là nam 1813 Số hộ có chủ hộ là nữ 720 Số hộ có chủ hộ là nam 1409 Số hộ thường trú có chủ hộ là nữ rơi vào mẫu Số hộ thường trú có chủ hộ là nam rơi vào mẫu Số hộ tạm trú có chủ hộ là ' nữ rơi vào mẫu Số hộ tạm trú có chủ hộ là nam rơi vao mau Trong nghiên cứu thực nghiệm, người ta thường chọn mẫu cụm kết hợp với mẫu phân tầng. Ví dụ khi nghiên cứu thực trạng nghèo đói ở Phường 3, Quận 8, nhóm nghiên cứu có thể chọn mẫu phân tầng ngay từ cấp phường nhưng cũng như có thể chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn. Muốn vậy, trước hết các nạn xã hội học chọn theo kiểu ngẫu nhiên đơn giản 2 khu phố từ tổng số 7 khu phố của phường, sau đó lại chọn 6 tổ dân phố từ hai khư phố cũng theo cách như vậy. Khi chúng tôi có được khung mẫu dựa trên danh sách những người đang sống tại phường (khác với danh sách do công an cấp) chúng tôi mới bắt đầu lọc ra những chủ hộ có những đặc điểm giống nhau (hộ khẩu, giới tính, học vấn.v.v...) phân "tầng” sau đó trong các "tầng" chúng tôi chọn các chủ hộ theo cách chọn ngẫu nhiên hệ thống… Như vậy, chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn sẽ bao gồm các bước sau: 1. Lập danh sách tất cả các Quận huyện. 2. Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc phương pháp hệ thống, chọn các quận, huyện. 3. Lập tất cả danh sách các Phường (xã) trong Quận (Huyện) đã chọn..
  • 30. 4. Chọn các khu phố (ấp). 5. Lập danh sách các chủ hộ của các khu phố (ấp) đã được chọn.. 6. Chọn các chủ hộ trong mỗi khu phố (ấp). 7. Lập danh sách các thành viên của mỗi hộ 8. Chọn thành viên của chủ hộ để phỏng vấn (Theo các chọn dự kiến trước) Chọn mẫu xác xuất đòi hỏi một số tiêu chuẩn nhất định. Các mẫu xác suất thường đòi hỏi phải có một khung mẫu. Nếu như không có sẵn danh sách hay không có đủ kinh phí để thực hiện việc lập danh sách thì không thể chọn mẫu theo kiểu xác suất được. Mặt khác, những cuộc nghiên cứu đòi hỏi mức độ đại điện cao thường phải có dung lượng mẫu lớn sẽ rất tốn kém, khôn phải cuộc nghiên cứu nào cũng đáp ứng được. - Các mẫu phi xác suất Thực tế cho thấy, không phải cuộc nghiên cứu nào cũng có thể và cũng cần thiết phải chọn mẫu xác suất. Những nghiên cứu định tính, nghiên cứu trường hợp trong một khu vực hẹp không đòi hỏi phải chọn mẫu xác suất. Mẫu phi xác suất cũng như cũng thường được sử dụng để kiểm tra lại các cuộc khảo sát lớn, hoặc sử dụng trong những nghiên còn mang tính khai phá hay để kiểm định giả thiết. Có nhiều cách chọn mẫu phi xác suất dưới đây là bốn loại thông dụng trong các nghiên cứu trường hợp. - Mẫu thuận tiện
  • 31. Bản thân từ "thuận tiện” cũng nói lên đặc điểm của loại mẫu này. Mẫu thuận tiện là những người sẵn lòng trả lời cho người muốn lấy thông tin mà không cần phải thuộc về một danh sách nào và việc chọn họ làm đơn vị mẫu cũng không cần tuân theo nguyên tắc nào. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng phải hiểu ai mới có thể cung cấp thông tin phù hợp với mục tiêu thu thập thông tin. Khi một giáo sư muốn áp dụng phương pháp giảng dạy mới và muốn tham khảo ý kiến sinh viên, ông ta chọn một hai lớp để hỏi, có nghĩa là ông ta đang thực hiện khảo sát với một mẫu thuận tiện. Cần phải lưu ý rằng không phải ai cũng sẵn sàng trả lời cho những câu hỏi về những vấn đề quá tế nhị (quan hệ tình dục tiền hôn nhân, quan điểm về tình hình mại dâm.v.v...).Vì vậy phải cân nhắc xem ai là người có thể sẵn lòng bày tỏ quan điểm của họ trước nhưng yêu cầu của mình. - Mẫu phán đoán: Kiểu chọn mẫu này cũng là hình thức chọn mẫu phi xác suất, trong đó các đối tượng được chọn có vẻ đáp ứng được những yêu cầu của cuộc nghiên cứu tức là người nghiên cứu dự đoán về những nhóm người có thể phù hợp với yêu cầu cung cấp tin của anh ta. Chẳng hạn khi nghiên cứu về những người nghiện rượu không ai nghĩ đến việc vào trường ĐH nhưng vào các quán Bar, các nhà hàng lại là một phương án khả thi. Khi muốn tiếp xúc với những người nhập cư nghèo để tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến họ, các nhà nhgiên cứu thường nghĩ đến huyện Bình Chánh, đến quận 4, quận 7 và quận 8. - Mẫu chỉ tiêu: Mẫu chỉ tiêu thoạt nhìn hơi giống mẫu phân tầng vì vậy có một số người hay bị lẫn lộn giữa hai loại. Tuy nhiên, đây là cách chọn
  • 32. mẫu phi xác suất, tuy nó được chọn trên cơ sở những nhóm đã được xác định rõ ràng nhưng nếu như mẫu phân tầng cổ được một khung mẫu thì mẫu này không có. Ví dụ khi nghiên cứu thực hiện một cuộc phỏng vấn sâu ở xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh. Mặc dù không có danh sách dân cư trong tay nhưng sau khi hỏi các tổ trưởng về số người nhập cư và số ở tại chỗ, số phụ nữ làm chủ hộ, số lượng phụ nữ sống độc thân.v.v. Những số liệu phản ánh như sau: Tổng số hộ trong một trong ba tổ trong một cụm dân cư mà chúng tôi khảo sát là 120 hộ, trong đó số người nhập cư bằng 1/3 tổng số hộ vì vậy chúng tôi dự kiến chọn 12 hộ để phỏng vấn nhưng dự kiến chỉ phỏng vấn 8 người tại chỗ còn sẽ phỏng vấn 4 người nhập cư nhưng vì biết rằng số phụ nữ làm chủ hộ chiếm 1/3 nên chúng tôi lại quyết định trong số 12 đơn vị mẫu nói trên sẽ chọn ra một nữ chủ hộ nhập cư, ba nam chủ hộ nhập cư, 2 nữ chủ hộ là người tại chỗ. Lúc này chúng tôi chỉ cần kiếm cho đủ chỉ tiêu những người phù hợp với các tiêu chí vừa vạch ra chứ không cần phải dựa vào một danh sách cụ thể nào cả. Đương nhiên, vì đây là cách chọn mẫu phi xác suất nên chúng tôi: không đám khẳng định rằng kết quả của chúng tôi sẽ khái quát cho tổng thể. - Mẫu tăng nhanh (mẫu viên tuyệt): Trong cách chọn mẫu này, trước hết chúng ta cần chọn một số nguồn ở những tiêu chuẩn mà ta mong muốn, phỏng vấn họ rồi hỏi xem họ có thể giới thiệu cho chúng ta vài người tương tự. Theo cách này, số lượng đơn vị sẽ tăng lên nhanh chóng. Như vậy người trả lời đồng thời là người cung cấp mẫu cho nhà nghiên cứu. Cách chọn mẫu này rất phù hợp với những cuộc nghiên cứu về những vấn đề tế nhị hay thật đặc biệt của xã hội như tìm hiểu về những khách làng
  • 33. chơi, về những người đồng tính luyến ái, những đối tượng sử dụng ma tuý... Trong những nghiên cứu về các nhóm xã hội tương đối đặc thù không đòi hỏi về tính đại diện có thể áp dụng biện pháp này. Ví dụ đề tài nghiên cứu sự thích nghi với đời sống đô thị của nữ nhập cư làm nghề "giúp việc" hay nghề "bồi bàn". Cần lưu ý rằng không có cách chọn mẫu nào được coi là tối ưu cho mọi cuộc nghiên cứu. Mẫu tốt là mẫu được chọn phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, qui mô và tài chính của cuộc nghiên cứu. Điều quan trọng là trong các báo cáo phúc trình kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu phải trình bày rõ ràng cách thức chọn mẫu của mình cũng như hạn chế của việc chọn mẫu đó để bản thân họ và những người khác có thể rút kinh nghiệm. Điều qui định này được coi như một trong những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. II. BIẾN SỐ VÀ THANG ĐO BIẾN SỐ ? Đặc trưng của các sự kiện, hiện tượng, quá trình XH là luôn luôn biến đổi. Các thay đổi này sẽ phản ánh thành các thông tin mà một nhà nghiên cứu phải thu thập nếu muốn quan sát các SK, HT nói trên. Muốn đo lường được (tức là quan sát một cách cụ thể) người ta nhất thiết phải xác định thế nào là các biến. Biến số là từ được đùng để mô tả "một cái gì đó", "một điều gì đó" có sự biến đổi khác nhau mà nó ám chỉ cho bất kỳ, những gì một nhà nghiên cứu XH muốn nghiên cứu, quan sát. - Biến số phạm trù (biến định tính) - Biến số số (biến định lượng) 1. Biến số phạm trù (biến định tính)
  • 34. + Một biến số phạm trù (biến định tính) được hình thành bởi một tập hợp những đặc tính của một loại phạm trù không theo số đo hoặc thang đo. + Biến số phạm trù có thể là những biến như: nghề nghiệp, tôn giáo, giới tính những biến này được hình thành bởi một tập hợp các đặc tính (phạm trù) theo hai đặc điểm: Loại trừ lẫn nhau ví dụ: các phạm trù của biến tôn giáo bao gồm rất nhiều tôn giáo khác nhau nhưng mỗi cá nhân nếu có tôn giáo chỉ có thể chọn một tôn giáo như: Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Do Thái giáo. Các phạm trù của một biến phải có tính toàn diện (nghĩa là nó phải có khả năng bao hàm tất cả các thay đổi có thể của một biến) Ví dụ: Ngoài các tôn giáo trên, người ta còn có rất nhiều tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo nào. Do vậy cần phải bổ sung vào danh sách các tôn giáo khác hoặc phạm trù "tôn giáo khác" và "không theo tôn giáo nào". 2. Biến số số (biến định lượng) Các biến số số được thể hiện bằng những đơn vị trong đó các con số được gán cho mỗi đơn vị của biến mang ý nghĩa toán học: Ví dụ: biến số - số con trong một gia đình - trình độ học vấn… Việc đo lường các biến số thông qua hai loại biến cơ bản trên được tiến hành bằng các công cụ gọi là thang đo (có hai loại thang đo để đo biến phạm trù và hai loại thang đo để đo biến số số - Thang đo danh nghĩa (định danh).
  • 35. Một biến được xác định bởi thang đo danh nghĩa bao gồm: hệ thống các loại khác nhau không theo một trật tự xác định nào Một biến được xác định bởi thang đo danh nghĩa phải bao gồm từ hai phạm trù trở lên - Thang đo thứ tự Một biến được xác định bởi thang đo thứ tự là biến số có từ hai loại khác nhau trở lên và theo một thứ tự nhất định. Ví dụ: Sự phân tầng: thượng lưu, trung lưu Trình độ học vấn: cấp I; II; III. Thang đo thứ tự có thể kết hợp với thang đo danh nghĩa để hiểu rõ được một khái niệm hơn. Ví dụ để hiểu rõ thái độ với một tôn giáo nào đó, một biến cần tìm hiểu là: đi lễ như thế nào. + Hàng ngày + Một lần một tuần + Một tháng một lần + Vào những đại lễ … - Thang đo khoảng cách: Thang đo khoảng cách có cả những hạng riêng biệt giống như thang danh nghĩa, và cả những hạng được sắp xếp thao thứ tự như thang đo thứ tự. Nhưng khoảng cách giữa các khoảng được xác định một các chính xác theo toán học. Chú ý thang đo khoảng cách không có điểm 0 trên thực tế - Thang đo tỷ lệ
  • 36. Thang đo tỷ lệ có cả đặc tính của bốn loại thang đo trên Phần 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN XÃ HỘI HỌC I. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có. Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có bao gồm phương pháp phân tích thứ cấp, phân tích tư liệu thống kê hiện có, phương pháp lịch sử và phân tích nội dung. Trong những nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, người ta cũng thường hay sử dụng một trong những phương pháp phân tích tư liệu sẵn có, đặc biệt là phương pháp phân tích thứ cấp và phương pháp phân tích số liệu thống kê sẵn có. Những phân tích thứ cấp được tiến hành trên cơ sở các dữ liệu. Vì vậy, nếu tuân thủ các nguyên tắc một cách chặt chẽ thì sẽ đảm bảo được chuẩn mực khoa học. Đấy không phải là một phương pháp đặc biệt. Nó là một phương tiện (tử hình thành một phân tích mới về những dữ liệu đã được thu thập với một mục đích khác. Tuỳ thuộc vào mục đích cuộc nghiên cứu, chúng ta sẽ tiến hành tìm các số liệu để phân tích. Khi tìm kiếm dữ liệu, chúng ta phải vạch sẵn các yêu cầu cốt yếu trong cuộc nghiên cứu để tránh tình thu thập nhiều thông tin thừa. Khi đã có đủ dữ liệu, chúng ta phải làm cho nó đáp ứng được mục đích nghiên cứu của mình bằng cách xác định những biến số cần thiết, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc nghiên cứu. Tính hiệu lực và độ tin cậy của tư liệu là tiêu chuẩn đầu tiên khi lựa chọn một nhóm dữ liệu cho phân tích thứ cấp. Khi nghiên cứu đề tài: “sự thích ứng của cư dân ven đô đối với quá trình đô thị hoá ở Tp Hồ Chí Minh" do quỹ Ford tài trợ, nhóm nghiên cứu của khoa xã
  • 37. hội học và bộ môn dân tộc học, Trường khoa học xã hội & nhân văn cũng sử dụng phương pháp này trong một số phần phân tích của mình. Những kết quả mà họ sử dụng, được rút ra từ các cuộc nghiên cứa về mức sống và nghèo đói của viện kinh tế Tp HCM và Viện khoa học xã hội tại Tp HCM. Các số liệu đã được xử lý lại và so sánh với những số liệu mà nhóm nghiên cứu đã thu thập được. Phương pháp phân tích số liệu thống kê hiện có được áp dụng rất nhiều trong các công trình nghiên cứu về xã hội. Phân tích những số liệu thống kê hiện có là việc phân tích lại các số liệu thống kê đã được chuẩn bị và báo cáo từ trước. Người ta cũng có thể sử dụng những số liệu thống kê để tạo ra những dữ liệu mới. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, trong nghiên cứa về các cộng đồng, người ta không thực hiện phương pháp này một cách độc lập mà chỉ sử dụng chúng một cách đồng thời với một số phương pháp thu thập thông tin khác. Những số liệu thống kê thường được rút ra từ các cuộc tổng điều tra dân số nên có thể dễ dàng đảm bảo về độ tin cậy. Tuy nhiên vì những số liệu thống kê luôn được phân tích từ trước vì vậy, những người phân tích thứ cấp cũng gặp khó khăn trong việc xử lý lại cho thích hợp với những cuộc nghiên cứu mới… Ngoài ra, trong thu thập thông tin cấp cộng đồng, các nhà nghiên cứu cũng không bỏ qua những số liệu thông tin cấp cơ sở. Họ cũng thu thập các số tiêu đo phường, xã thống kê, tuy rằng những thống kế này không đảm bảo được độ tin cậy do kỹ thuật thống kê và do những số liệu đó nhằm phục vụ những mục tiêu khác... những số liệu này sẽ không phải là những thông tin duy nhất được sử dụng để phân tích mà chỉ giúp cho người nghiên cứu có được những hình dung ban đầu về phường mà mình quan tâm, hoặc sẽ được bổ sung cho những so sánh.
  • 38. Cần lưu ý rằng trong việc lựa chọn một nhóm dữ liệu cho những phân tích thứ cấp, chúng ta phải xem xét chất lượng của việc tổ chức thu thập cứ liệu và mục đích của những người nghiên cứu ban đầu, xem liệu có dựng những chỉ báo mà chúng ta cần có trong những dữ liệu này hay không? Phương pháp điều tra. Điều tra là phương pháp thu thập thông tin sơ cáp bằng lời dựa trên sự tác động qua lại về mặt tâm lý mang tính trực tiếp (phỏng vấn) hoặc gián tiếp (bảng ankét) giữa nhà nghiên cứu và người được hỏi. So với một số phương pháp khác, ví dụ như quan sát, phương pháp điều tra tỏ ra ưa việt hơn vì phương pháp này khống chỉ dừng lại ở chỗ mô tả được sự ken mà còn có thể trả lời được các câu hỏi tại sao và như thế nào. Trong đó, bảng hỏi là một trong những yếu tố quan trọng của phương pháp điều tra. Trong các cuộc nghiên cứu, không thể nghiên cứu toàn bộ số dân cứu của công đồng được kháo sát, vì vậy cần phải chọn ra một mẫu để nghiên cứu - Chọn người trả lời: Những người rơi vào mẫu nghiên cứu là những ai, số lượng bao nhiêu, cách thức chọn họ nhu thế nào... hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung kế hoạch cũng như kinh phí của cuộc nghiên cứu. (xem phần phương pháp chọn mẫu) khi đã chọn ra được một mẫu nghiên cứu, cần phải nắm được đặc điểm xây dựng được một bộ câu hỏi phù hợp với đối tượng thu thập thông tin. - Xây dựng bảng hỏi: Bảng hỏi là công cụ đo lường những nhân tố có liên quan đến cá nhân của người trả lời, tính đặc thù của bảng hỏi là ở chỗ nhờ nó,
  • 39. người ta có thể đo được các biến số nhất định có quan hệ với đối tượng nghiên cứu. Trong phương pháp điều tra, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến chất lượng của thông tin. Vì vậy, khi lập kế hoạch nghiên cứu họ cố gắng tính đến những điều kiện có thể ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin, sao cho có thể đảm bảo được độ tin cậy của thông tin và tính xác thực của thông tin. - Bố cục của bảng hỏi Một bảng hỏi là một trong những yếu tố quan trọng phương pháp thu thập thông tin này, bao gồm một phần thư giải thích trình bày vắn tắt mục tiêu của bản hỏi và mong muốn sự tham gia của người trả lời. Tiếp theo là những câu hỏi thu thập thông tin và những câu hỏi thu thập thông tin nhân khẩu xã hội của người trả lời (giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình). trong bảng hỏi cũng cần đặt những câu hỏi kiểm tra để kiểm độ chính xác của các câu trả lời trước đó. Cuối cùng là lời cảm ơn. - Các dạng câu hỏi: Các câu hỏi trong bảng hỏi thường rất đa dạng, chúng có thể là những câu hỏi đóng là những câu hỏi với những tập hợp có thể có những phương án trả lời được quyết định trước, một số câu hỏi có thể chỉ cho phếp trả lời có hoặc không, hoặc không khẳng định (một câu hỏi loại trừ). Ví dụ tôn giáo: Thiên chúa giáo, Tin lành, Do Thái, Phật, loại khác, không theo tôn giáo.v.v Những câu hỏi thăm dò các quan niệm, thái độ có thể đưa ra những lựa chọn như hoàn toàn đồng ý, đồng ý, tương đối đồng ý, không đồng ý lắm, hoàn toàn không đồng ý. Ví dụ, "ông (bà) hay cho biết ý kiến của mình về những nguyên nhân làm cho một số lời nông dân ở xã ta nghèo?”
  • 40. Nguyên nhân Mức độ đồng ý Hoàn toàn không đồng ý… Không đồng ý lắm Tương đối đồng ý Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Nghèo vì không có đất ………………………… ………………………… Không biết cách làm ăn Không có vốn Không muốn lao động Những câu hỏi kèm theo các thang đo về mức độ như vậy, giúp chúng ta không những biết được người dân đồng ý hay không đồng ý với quan điểm này hay khác mà còn hiệu được mức độ của những ý kiến của những nhóm người khác nhau rất tiện cho những đánh giá mang tính so sánh (chẳng hạn thái độ của những người nghèo và những người khá giả, các các nhóm nam giới hay nữ giới, của các nhóm dân tộc khác nhau...) Những câu hỏi đóng làm cho các câu trả lời dễ đo lường, dễ so sánh đồng thời cũng dễ khái quát hoá cho tổng thể dân cư, tuy nhiên vì những người tham gia phải chọn từ những câu trả lời một cách chặt chẽ, nhường câu hỏi mở đôi khi không làm rõ tâm thế và những ý kiến thực sự của họ.
  • 41. Những câu hỏi mở là câu hỏi để cho người trả lời tự viết hay trả lời theo ý và bằng ngôn ngữ riêng của mình. Chẳng hạn, muốn thu nhận thông tin về sự tiếp cận với kỹ thuật giữa nam và nữ giới, nếu như dưới dạng câu hỏi đóng có thể hỏi: Các chị có cho rằng chỉ có nam giới mới nên đi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt không? Tại sao có? Tại sao không? Trong khi đó, đối với loại câu hỏi mở lại có thể hỏi: Nếu như được tự do quyết định, chị có đi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi hay trồng trọt không? Nếu chị thích đi mà anh ấy không đồng ý thì chị sẽ làm thế nào?. Những câu hỏi mở cho phép những người phỏng vấn kiểm tra sâu sắc hơn tâm thế, cảm xúc, lòng tin và ý kiến của người trả lời. Điều này rất có ý nghĩa vì nó tạo khả năng cho các nhóm yếu thế có cơ hội trình bày những ý kiến theo hoàn cảnh riêng của mình. Tuy vậy, những câu trả lời đối với các câu hỏi mở không dễ dàng đo lường và người nghiên cứu gặp khó khăn hơn trong khi so sánh các câu trả lời. Ngoài ra các câu hỏi mở rộng được kết hợp từ những câu hỏi đóng và những câu hỏi mở cũng thường được sử dụng để có thể dễ dàng khai thác sâu hơn những thông tin cần thiết. Ví dụ: ông (bà) có hài lòng với công việc hiện nay của mình hay không? Nếu có, vì sao. Nếu không, vì sao? - Những điểm cần lưu ý khi xây dựng bảng hỏi:. Trong phương pháp điều tra, việc thiết kế bảng hỏi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu của bảng hỏi là thu thập được đầy đủ và chính xác các thông tin từ người trả lời, nên mở đầu bằng sự làm quen, tạo không khí thoải mái cho người trả lời. Bảng hỏi không nên quá dài, nhưng vẫn phải bao hàm mọi khía cạnh của chủ đề. Những người cung cấp thông tin trong các nhóm xã hội khác nhau thường có trình độ học vấn khác nhau, nhiều người còn chưa biết
  • 42. đọc biết viết, vì vậy không nên dùng những thuật ngữ khoa học mà chỉ dùng những từ thông dụng mang tính địa phương. Chỉ nên bắt đầu bảng hỏi bằng những câu hỏi đơn giản sau đó mới đưa ra những câu phức tạp hơn để tạo "đà" cho cuộc phỏng vấn. Đối với loại bảng hỏi để người trả lời tự điền, cần phải có những hướng dẫn cụ thể sao cho người trả lời tự có thể trả lời được. Đối với bảng hỏi cho cuộc phỏng vấn cấu trúc, cần có những giải thích cho phỏng vấn viên. Tạo một khoảng trống để người trả lời có thể trình bày thêm ý kiến riêng của họ. Ví dụ, sau khi liệt kê các loại công việc mà người phụ nữ thường làm, chúng ta hỏi thêm xem ngoài những công việc đã trình bày, người trả lời còn thực hiện loại công việc nào nữa không? Nếu có, họ tự ghi thêm (hoặc kể ra) loại đó vào bảng hỏi. Khi đặt câu hỏi, cần kiểm tra xem câu hỏi có khả năng được hiểu theo nhiều cách khác nhau hay không, các từ ngữ có đảm bảo được sự tế nhị để người trả lời không có khả năng đưa ra những thông tin sai lệch do tự thể hiện mình hay không? Trước khi in bảng hỏi cho cuộc nghiên cứu đại trà, nên thực hiện việc điều tra thử để kiểm định lần cuối cùng các chi tiết, đặc biệt là bảng hỏi. Chúng ta cần chắc chắn rằng các câu hỏi của chúng ta đã được trình bày theo những ngôn từ và các nghĩ của người địa phương. - Một số điểm lưu ý trong cách diễn đạt: Những câu hỏi nên được sắp đặt sao cho độ phức tạp tăng dần, tạo "đà” cho cuộc phỏng vấn Câu hỏi có khả năng được hiểu theo nhiều cách khác nhau hay không?
  • 43. Các từ ngữ có đảm bảo được sự tế nhị để người trả lời không có khả năng đưa ra những thông tin sai lệch, với mục đích tự thể hiện mình hay không Tránh các câu hỏi kép (câu hỏi cùng một lúc muốn đạt hai mục tiêu.) Tránh định kiến trong khi đặt câu hỏi. Đắn đo xem nên chọn câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp. - Độ tin cậy và tính xác thực của thông tin. Độ tin cậy của thông tin Tính ổn định của thông tin trước những sự tác động của những yếu tố ngẫu nhiên, được gọi là “độ tin cậy” của thông tin. Độ tin cậy phụ thuộc vào khả năng chủ thể trả lời câu hỏi như nhau đối với những câu hỏi như nhau. Như vậy để đảm bảo độ tin cậy của thông tin chúng ta phải cố gắng ổn định những điều kiện để thu thập thông tin. Tính xác thực của thông tin Tính xác thực của thông tin là thuộc tính của phương pháp đem lại loại thông tin sao cho những khác biệt của họ về những đặc điểm phù hợp với những khác biệt thực: Tức là nếu như chúng ta có tổ chức nghiên cứu lặp lại bao nhiêu lần đi chăng nữa cũng vẫn thu được những kết quả tương tự. Muốn nhận được những thông tin xác thực, chúng ta phải tổ chức nghiên cứu thật tốt, sao cho người được hỏi có thể tiếp nhận được những thông tin cần thiết, hiểu được về nó một cách dùng nhất, lựa chọn dược những câu trả lời thích hợp cho các câu hỏi và biểu đạt được chúng. Cần làm sao cho người được hỏi không những có thể, mà còn hứng thú trả lời và trả lời một cách trung thực.
  • 44. Điều tra thử. Trước khi in bảng hỏi cho cuộc nghiên cứu đại trà, cần thực hiện cuộc điều tra thử để kiểm định lần cuối cùng các chi tiết. Chúng ta cần chắc chắn rằng các câu hỏi của chúng ta đã được trình bày theo những ngôn từ và cách nghĩ của người địa phương. Phương pháp phỏng vấn. Phỏng vấn là một phương pháp thu thập số liệu trong đó người được phỏng vấn sẽ trả lời một số câu hỏi do người phỏng vấn đặt ra. phỏng vấn sâu giúp nhà nghiên cứu cố gắng đi sâu vào một số khía cạnh của những cảm nhận, động cơ, thái độ hoặc lịch sử cuộc đời của người cung cấp thông tin (người được hỏi). Các phỏng vấn viên biết rõ những gì mà họ muốn người được phỏng vấn đề cập tới, song họ cần phải rất linh hoạt, mềm dẻo và tạo cơ hội cho người được hỏi có thể thoải mái nói về những điều mà ông ta/ bà ta cho là quan trọng. Phỏng vấn có thể chuyển tiếp thông tin về số liệu thực tế như cấu trúc hộ gia đình, phân công lao động và cách làm ăn sinh sống. Phỏng vấn cũng có thể sử dụng để tìm hiểu về quan niệm, giá trị và cách ứng xử của con người. - Hình thức phỏng vấn. Các phỏng vấn sâu có thể mang tính chất không cơ cấu, bán cơ cấu hoặc cơ cấu hóa chặt chẽ. Phỏng vấn không cơ cấu, đôi khi còn được gọi là phỏng vấn "không giới hạn". Phỏng vấn viên không có các câu hỏi thiết kế trước. Người được hỏi sẽ được khích lệ để nói về những lĩnh vực mà phỏng vấn viên mong muốn. Đó là những vùng vấn đề rất tổng quát hoặc thậm chí còn khá mơ hồ vào lúc khởi đầu cuộc chuyện trò. Phỏng vấn viên nên để cho những người được phỏng vấn có thể
  • 45. thoải mái nói về những gì mà họ thấy là quan trọng. Thường thường, các phỏng vấn sâu không cơ cấu được sử dụng trong quá trình quan sát tham dự. Trong cuộc phỏng vấn sâu bán cơ cấu thì phỏng yến viên có một bản liệt kê các vùng chủ đề hoặc các câu hỏi. Ý đồ của cuộc phỗng vấn kiểu này vẫn là tạo điều kiện cho người được phỏng vấn có thể nói lên bằng chính lời ăn tiếng nói của họ, do đó mà các câu hỏi không nên quá chặt chẽ, nhằm cho phép mở ra nhiều khả năng trả lời khác nhau hơn, tuy rằng đây vẫn là một cách phỏng vấn có chủ đề tập trung hơn so với kiểu phóng vấn không cơ cấu, vốn tính chất tổng quát hơn, rộng mở hơn. Nếu như trong quá trình phỏng vấn bán cơ cấu, người được phỏng vấn tự động chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác (dù phỏng vấn viên chưa đặt ra câu hỏi cho chủ đề mới này), thì phỏng vấn viên cần đánh dấu để ghi nhận là chủ đề đó đã giải quyết xong, không cần đặt câu hỏi đã dự kiến trong bản liệt kê nữa. Các câu hỏi không đặt ra theo một thứ tự định trước nào, mà phải được đưa ra một cách linh hoạt nhằm nuôi dưỡng, phát triển cuộc trò chuyện thật tự nhiên, miễn là mọi chủ đề dự kiến cuối cùng đều được đề cập đầy đủ. Các phỏng vấn sâu cơ cấu hóa có phần giống với phỏng vấn bằng bản câu hỏi in sẵn. Phỏng vấn viên có sẵn một danh mục các câu hỏi đặc thù được soạn sẵn. Tuy vậy kiểu phỏng vấn sâu cơ cấu hóa khác với phỏng vấn bằng bản câu hỏi ba điểm sau đây: + Thứ nhất, phỏng vấn sâu cơ cấu hoá không có sẵn các câu trả lời được mã hóa, tất cả đều là câu hỏi "mở". + Thứ hai, không nhất thiết mọi câu hỏi đều được đem ra phỏng vấn mọi người giống hệt nhau, cuộc phỏng vấn cơ cấu hóa
  • 46. cho phép phỏng vấn viên sử dụng linh hoạt các câu hỏi đó với từng đối tượng cụ thể. + Thứ 3, khác với các cuộc điều tra bằng bản câu hỏi in sẵn, phỏng vấn dân tộc học thường không bắt buộc thu thập đầy đủ các câu trả lời để có thể đem so sánh chéo giữa tất cả các đối tượng được chọn. - Mục đích: Phỏng vấn tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu thu thập thông tin chi tiết về cách mà những người được phỏng vấn tạo dựng cách làm ăn sinh sống, lối sống, các khó khăn và các vấn đề ưu tiên. Các mẫu hình và khuynh hướng của toàn bộ cộng đồng có thể được suy ra từ các thông tin này. Nắm được các yếu tố về giới, độ tuổi, tầng lớp hoặc các biến số xã hội khác sẽ cho ta một hình ảnh đại diện đích thực hơn về cộng đồng cũng như một phương tiện để so sánh các nhóm. Phỏng vấn đưa một cơ hội cho các nhà nghiên cứu hoặc những người tổ chức cộng đồng để tiếp xúc nói chuyện với những cư dân mà bình thường có thể không được mời đến tham dự các cuộc họp. - Chuẩn bị chương trình phỏng vấn Khi xây dựng một đề cương phỏng vấn. Cần chú ý những nguyên tắc. Phải có sự hướng dẫn một cách cẩn thận rõ ràng cho người đi phỏng vấn. Câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng trành sự hiểu lầm cho người trả lời. Các danh mục trả lời phải được soạn thảo sao cho bao hàm được nhiều khả năng trả lời, nhưng không được mơ hồ để người trả lời có thể gặp khó khăn trong khi chọn câu trả lời. Nội dung câu hỏi cần được nhóm theo từng chủ đề, được sắp xếp một cách có trật tự,
  • 47. giúp cho người phỏng vấn thuận lợi hơn trong cuộc phỏng vấn. (xin xem thêm phần phỏng vấn) - Quy trình: Các nhà nghiên cứu ở các cộng đồng cần nói rõ mục đích của mình với toàn bộ cộng đồng hoặc vùng láng giềng. Cư dân cộng đồng nên được tạo cơ hội để đặt câu hỏi và quyết định xem họ có muốn tham gia vào dự án này không Từ trước đến nay sự đại diện của nam giới trong phỏng vấn thường cao hơn. Vì vậy cần phải có sự quan tâm để đảm bảo rằng phụ nữ và các nhóm ngoài lề khác cũng có sự hiện diện thích hợp và tiếng nói của họ được lắng nghe. Để đảm bảo rằng quan điểm của tất cả các nhóm kinh tế xã hội đều được đại diện, đầu tiên bạn có thể sử dụng "Phân hạng giàu nghèo", sau đó chọn ngẫu nhiên một số người trong mỗi nhóm kinh tế xã hội. Nên sắp xếp thời gian phỏng vấn với các cá nhân cho phù hợp với thời gian của họ. Hình thức và nội dung phỏng vấn sẽ phù hợp vào nhu cầu về số liệu của mỗi dự án. Nói chuyện thân mật bình thường với người được phỏng vấn trước và sau khi phỏng vấn có thể làm tăng cảm giác về sự trao đổi tích cực. - Những yêu cầu đối với phỏng vấn viên khi phỏng vấn. Vào đầu buổi nói rõ mục đích của phỏng vấn và kết quả sẽ được sử dụng như thế nào. Đảm bảo với người được phỏng vấn về sự giữ kín thông tin tuyệt đối
  • 48. Không ghi tên hoặc bao gồm những thông tin cá nhân mà có thé trực tiếp nhận ra nhận ra người được phỏng vấn. Giữ một thái độ ghi nhận, tiếp thu: tỏ ra quan tâm đến các câu trả lời và luôn động viên khuyến khích trong suất thời gian phỏng vấn để tạo mối quan hệ tết. Nói rõ ràng và với một tốc độ đều: chuẩn bị lặp lại hoặc làm rõ câu hỏi nếu như được yêu cầu. Không hỏi những câu có tính cách đe dọa hoặc thách thức: nếu người được phỏng vấn không muốn trả lời một câu hỏi nào đó thì nên chuyển sang câu tiếp theo, nhưng nhớ ghi lại tình huống và phản ứng của người được phỏng vấn Để ý các tính hiệu qua lời nói và cách biểu hiện khi người được phỏng vấn không cảm thấy thoải mái: không nên ép người được phỏng vần trả lời Trong khi phỏng vấn, người phỏng yến vì tập trung vào việc tạo thiện cảm và truyền đạt thông tin, nên bị hạn chế tung việc ghi nhận thông tin Máy ghi âm là công cụ ghi tốt nhất, tuy nhiên máy thu thanh có thể làm cho người được phỏng vấn cảm thấy không thoải mái và làm cản trở các câu trả lời mang tính dễ tranh cãi hoặc người được phỏng vấn sợ sẽ ngược lại với cách nghĩ cá nhân của người phỏng vấn. Chỉ nên thu thanh nếu người được phỏng vấn hoàn toàn đồng ý và nếu không ghi chép cái câu trả lời được: Trong các cộng đồng nhỏ, vì thấy lạ người ta tò mò muốn kéo đến xem thì nghiên cứu hoặc đội cán bộ dự án là không phải là không ít xảy ta. Nơi gặp cần phải kín đáo để các câu trả lời không bị ảnh hưởng bởi các lời nhận xét của đám đông. Các lỗi chung thường gặp đối với những người chưa có kinh nghiệm
  • 49. + Không nghe được kỹ lưỡng. + Lặp lại các câu hỏi. + Mớm các câu trả lời. + Hỏi các câu quá rộng. + Hỏi các câu hỏi thiếu tế nhị. + Không đánh giá được các câu trả lời (tin vào mọi điều người ta nói).. + Không gợi ý khi cần thiết: + Dựa quá nhiều vào những gì mà người giàu, người có học vấn, người già hay nói. + Bỏ qua những điều không phù hợp với ý tưởng của người phỏng vấn: + Quá chú ý đến các câu hỏi trả lời có chứa dữ liệu định tượng (có bao nhiêu con gà) + Không ghi chép được hoàn chỉnh. - Vật dụng cần thiết: Trước khi xuống phường, các nhà nghiên cứu cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết như: + Giấy bút + Các bảng nội dung phỏng vấn + Máy thu thanh cát-xet (tùy) Kết quả tổng hợp của các cuộc phỏng vấn có thể dùng cho việc phân tích cộng đồng và sử dụng như một phương tiện để nâng cao
  • 50. vai trò của cộng đồng trong việc phân tích các số liệu về chính mình. Phương pháp quan sát - Quan sát và vai trở của nó trong nghiên cứu thực nghiệm. Quan sát là một trong những phương pháp thu thập thông tin xã hội của nhân chủng học văn hóa được sử dụng rộng rãi trong những nghiên cứu xã hội nói chung, đặc biệt là nghiên cứu xã hội học. Đây là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứa bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép tỉ mỉ mọi nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục tiêu của cuộc nghiên cứu. Những đặc trưng cớ bản của việc quan sát là: tính có hệ thống, tính kế hoạch và tính mục đích. Phương pháp quan sát có thể thực hiện một cách độc lập nhưng cũng có thể thực hiện một cách kết hợp với những phương pháp khác. Trong nghiên cứa thực nghiệm xã hội, quan sát ít khi được sử dụng một cách độc lập. Thông thường nó được sử dụng một cách đồng thời với các phương pháp thu thập thông tin định lượng và một số phương pháp thu thập thông tin định tính khác như phỏng vấn sâu, phỏng yến sâu Cá nhân và phỏng vấn nhóm: Trong trường hợp này, vì chỉ là một bộ phận của quá trình nghiên cứa nên việc thực hiện quan sát phải phục tùng các mục tiêu của toàn hộ tiến trình nghiên cứu, đồng thời áng phải đạt được mục tiêu riêng của quá trình quan sát. Như vậy, việc quan sát trong nghiên cứu xã hội có thể dùng nhằm đạt các mục đích khác nhau. Có thể được sử dụng như một nguồn thông tin để xây dựng giả thiết, dùng để kiểm tra các tư liệu
  • 51. thu được bằng các phương pháp khác từ đó có thể bổ sung thêm thông tin về đối tượng nghiên cứu, trong các dự án phát triển, nó cũng được sử dụng như một công cụ đánh giá. - Xây dưng kế hoạch quan sát. Để có thể đảm bảo rằng, mọi thông tin sẽ được thu thập.đủ và các bước thực hiện sẽ diễn ra một cách logic, cần phải lập kế hoạch quan sát. Khi xây dựng kế hoạch, cần xác định rõ những thời gian tiến hành quan sát quy định những phương tiện thu thập thông tin cũng như một loạt các yếu tố khác như tài chính, nhân lực và trình độ chuyên môn của họ. Đồng thời cần phải xác định các bước của quá trình quan sát, chằng hạn như: Bước 1: xác định mục tiêu, khách thể và đối tượng quan sát,. Bước 2: xác định thời gian, liên hệ và xin phép cơ sở, đơn vị sẽ thực hiện quan sát Bước 3: lựa chọn loại hình quan sát. Bước 4: chuẩn bị các tài liệu và công cụ, thiết bị kỹ thuật v.v.. Bước 5: tiến hành các cuộc quan sát, thu thập tư liệu và thông tin. Bước 6: ghi chép kết quả; thực hiện các phiếu dùng để ghi chép; biên bản quan sát; nhật ký quan sát; sử dụng các phương tiện nghe nhìn để ghi nhận thông tin. Bước 7: kiểm tra việc thực hiện các quan sát. Bước 8: báo cáo. Trong bản báo cáo về cuộc quan sát, cần phải bao gồm: những thông tin về thời gian, địa điểm và hoàn cảnh tiến hành quan sát; thông tin về những vai trò của quan sát viên
  • 52. trong nhóm, cộng đồng và về phương pháp quan sát; đặc điểm của những người bị quan sát; mô tả tỉ mỉ các sự kiện bị quan sát; nhận xét và giải thích của quan sát viên. - Xác định chương trình quan sát. Khi lập chương trình quan sát, người nghiên cứu phải hiểu rằng anh ta đang nghiên cứu một quá trình đang diễn ra, tức là quan sát những con người trong tình huống hoạt động, tức là khi xây dựng chương trình quan sát phải xác định: Nhóm cá nhân nào được quan sát Sự kiện cần quan sát Tính xác thực của thông tin. Khi xây dựng chương trình quan sát, nhà nghiên cứu phải thiết lập được hệ thống phân loại những sự kiện, những hiện tượng diễn ra trong tình huống quan sát và đáp ứng được nhung mục tiêu nghiên cứu. Tức là những nghiên cứu sẽ phải xác định rõ tiêu chí cần phải quan sát là gì. Nếu không xác định rõ tiêu chí này thì người quan sát không nắm rõ được anh ta cần ghi nhận điều gì, và những sự kiện anh ta ghi nhận có thể sẽ trở nên rời rạc, cô lập và không có ý nghĩa. Mặt khác không có xác định được tiêu chí thì người quan sát có thể thấy rất nhiều những gì cần ghi nhận thì lại rất ít. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng cho dù nhà nghiên cứu có kinh nghiệm đến đâu chăng nữa, vẫn có những tình huống mới diễn ra trên hiện trường quan sát mà anh ta không tính hết được, vì vậy khi sử dụng công cụ quan sát trong nhiên cứu hành động có sự tham gia, không nên quá cứng nhắc trong việc giới hạn các tiêu chí cần quan sát. Những tiêu chí để thu thập thông tin trong quá trình công tác được xác định theo mục tiêu và nội dung quan sát, cho nên hệ thống tiêu chí đó cần phải có nhưng chỉ mang tính định hướng mà thôi. Về
  • 53. nguyên tắc chúng có thể thay đổi trong suốt quá trình quan sát. Như vậy, trong khi tiến hành quan sát các nhà nghiên cứu cần thu thập nhanh thông tin và xử lý, phân tích số liệu để đánh giá xem có sự bất ổn giữa hệ thống tiêu chí nội dung và thực tế không, sau đó căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu để điều chỉnh hệ thống tiêu chí này cho phù hợp với hoàn cảnh. Vì vậy có thể nói chương trình quan sát cần phải đủ rộng và linh hoạt. Đây chính là lợi thế của phương pháp này. Ngay cả khi nhiệm vụ nghiên cứu và các giả thiết được xác định từ trước, nhưng do phương pháp quan sát có thể cung cấp thông tin và xử lý chúng tức thì, cho nên có thể kiểm chứng giả thiết, và nếu chúng không được xác minh, có thể điều chỉnh hay thay đổi giả thiết. Trong trường hợp đó, các nhà quan sát cần ghi nhận lại những biến đổi và báo cáo lại cho chủ dự án để đưa vào và điều chỉnh chương trình nghiên cứu Do tính linh hoạt của nó, người ta thường sử dụng phương pháp này một cách đồng thời với phương pháp khác trong dự án giảm nghèo. Một trong những vấn đề đầu tiên mà các nhà xã hội học quan tâm trong chương trình quan sát là phạm vi khoa học của một số quan hệ. Tức là phải xác định xem đơn vị quan sát là gì: nghiên cứa một nhóm, một cộng đồng, như là một chỉnh thể hay như một tổ hợp gồm nhiều cấp độ đơn vị khác nhau. Vấn đề thứ hai là việc xác định khách thể của quan sát. Ngay từ đầu trong mục tiêu hay nhiệm vụ của cuộc nghiên cứu, cũng đã quy định được một số đặc điểm của các nhóm được nghiên cứu. Ví dụ mục tiêu cuộc quan sát đặt ra là tìm hiểu hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu đồng tham gia thì 2 nhóm sẽ được quan sát là những nhà khoa học và những người dân
  • 54. trong cộng đồng. Như vậy khi cụ thể hóa khách thể nghiên cứu thì phải xác định xem chúng ta sẽ quan sát ai. Đồng thời, phải xác định cộng đồng đang được nghiên cứu sẽ được quan sát như một chỉnh thể hay quan sát hành động của các cá nhân riêng biệt. Ví dụ về mục tiêu quan sát của cuộc nghiên cứu giảm nghèo đô thị ở phường 3, quận 8 Quan sát một cuộc thảo luận nhóm phụ nữa nghèo tại phường 3, quận 8, nhóm nghiên cứu giảm nghèo đưa ra hai mục đích quan sát: Một là miêu tả khái quát sự tham gia và không khí tâm lý của nhóm phụ nữa nghèo. Hai là tìm hiểu cơ chế hoạt động cảu nhóm phụ nữ nghèo. Để thực hiện mục đích thứ nhất, người qua sát phải qua nsats phụ nữ nghèo này như một chỉnh thể - một nhóm phụ nữ nghèo. Tức là trong khi quan sát tiến trình của cuộc toạ đàm, họ sẽ phải theo dõi toàn bộ quá trình một cách chung nhất, số lượng cuộc phát biểu, bầu không khí tâm lý (buồn tẻ hay sôi động) mức độ to chức (trật tự hay không?)... tất cả những yếu tố nói lên đặc tính của nhóm phụ nữ nghèo như một chỉnh thể. Nhưng đối vôi việc thực hiện mục đích thứ 2 thì lại khác, các nhà nghiên cứu sẽ phải hướng sự chú ý vào từng cá nhân riêng lẻ. Chẳng hạn họ sẽ phải quan sát kỹ và ghi nhận về những ứng xử riêng biệt của những cá nhân. Để xem ai là người tích cực hơn, họ trả lời ngay sau một câu hỏi hay phải chờ đợi gợi ý hoặc mời mọc một lần nữa mới phát biểu. Họ trả lời hay chất vấn lại người hướng dẫn chương trình hoặc trao đổi với các thành viên còn lại, những ý kiến nhận xét mang tính xây dựng hay phê phán...
  • 55. Như vậy, với việc xác định 2 mục tiêu cùng một lúc, kết quả xử lý thông tin qua biên bản và báo cáo phúc trình sẽ hoàn chỉnh, vừa phản ảnh được về sự hoạt động của nhóm như một chỉnh thể vừa nắm được những yếu tố cấu thành của nhóm. Thứ ba, cần xác định nội dung của cuộc quan sát. Tức là phải xác định được một số tiêu chí như: 1. Quan sát hành động, hay hoạt động nào của con người, ví dụ quan sát người nghèo khi họ hoạt động lao động hay khi họ thực hiện công việc gia đình nói chung, hay chỉ khi họ tham gia hoạt động giải trí, hoặc nữa là cả đang hoạt động vừa liệt kê? 2. Môi trường và trạng thái cảm xúc trong đó diễn ra hoạt động của đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn, quan sát để phát hiện ra bầu không khí tâm lý trong cộng đồng hay trong nhóm. Họ lao động có vui vẻ, hồ hởi không? Tâm trạng có thoải mái không? 3. Tính chất của tình huống. Tức là xem xét xem nhóm đang quan sát có rơi vào "tình huống có vấn đề" hay không? 4. Cần chú ý đến mục đích và nhiệm vụ mà cộng đồng cần giải quyết trên hai cấp độ. Một là những sự phân bố mang tính chức năng để cùng nhau phối hợp hành động của nhóm. Một mối quan hệ tập thể trong nhóm. 5. Các nhà nghiên cứu cũng cần phải xác định định hướng quan sát tùy thuộc vào mục tiêu của cuộc nghiên cứu. Ví dụ khi thực hiện quan sát sự tham gia của nhóm phụ nữ nghèo vào công cụ "cây vấn đề" về sự nghèo đói. Các nhà xã hội học nghiên cứa yêu cầu phải chú ý vào cơ cấu của sự giao tiếp trong nhóm (trao đổi thông tin giữa các thành viên trong nhóm) Và xác định được những người thủ inh của nhóm.