SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
NGUYỄN VIẾT CHIẾN
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành Tàichính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. HOÀNG TRẦN HẬU
TP Hồ Chí Minh, tháng 7/2014
i
LỜI CAM ĐOAN VÀ LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng
Trị” là luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ kinh tế do Trường Đại
học Tài chính – Marketing đào tạo, vừa là tâm huyết của bản thân trong quá trình
vận dụng những kiến thức tiếp thu được qua thực tế công tác tại Sở Tài chính
Quảng Trị, với mong muốn nêu lên thực trạng công tác huy động vốn để phát triển
ngành du lịch của tỉnh và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy
động vốn phát triển ngành du lịch của tỉnh trong những năm tiếp theo.
Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp và phạm vi tiếp cận của bản
thân có thể chưa phản ánh hết thực trạng vấn đề, những giải pháp bản thân
đề xuất trước mắt có thể mang lại hiệu quả chưa cao, nhưng đó chính là
tính phát triển của đề tài nghiên cứu.
Vận dụng những kiến thức và phương pháp được đào tạo, từ thực tế
công tác, với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hoàng Trần Hậu, bản
thân tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển
ngành du lịch tỉnh Quảng Trị” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Hoàng Trần Hậu - Hiệu trưởng
Trường Đại học Tài chính Marketing; TS Nguyễn Thị Mỹ Dung - Phó Hiệu
trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing; PGS.TS Hà Nam Khánh Giao -
Trưởng khoa đào tạo sau đại học - Trường Đại học Tài chính Marketing;
cùng quý Thầy, Cô giáo, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của quý Thầy Cô, đồng
nghiệp để vấn đề mà tôi nghiên cứu không chỉ dừng lại ở một luận văn tốt
nghiệp mà sẽ được công nhận, đi vào thực tế phục vụ công tác của bản thân
và đồng nghiệp trong lĩnh vực Đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương.
Người thực hiện
Nguyễn Viết Chiến
Tp. HCM, ngày 30 tháng 7 năm 2014
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Tình hình nghiên cứu trước đây..........................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................3
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ...........................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..........................................................................3
1.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................4
1.5.3. Quy trình nghiên cứu...........................................................................................4
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..........................................................4
1.7. Bố cục của bài luận văn..........................................................................................5
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH................................................................6
2.1. Khái niệm và phân loại vốn đầu tư .....................................................................6
2.1.1. Khái niệm đầu tư...................................................................................................6
2.1.2. Khái niệm vốn đầu tư ..........................................................................................7
2.1.3. Phân loại vốn đầu tư............................................................................................9
2.1.4. Các nguồn vốn đầu tư.......................................................................................10
2.2.Đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư...............................................................13
2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế................................................................. 13
2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội.................................................................. 16
2.3 Đặc trưng huy động vốn đầu tư phát triển du lịch.........................................17
2.3.1. Khái niệm về du lịch...........................................................................................17
2.3.2. Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư phát triển du lịch.......................19
iii
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch .........................21
2.4.1. Sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư.................21
2.4.2. Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của địa phương...................21
2.4.3. Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư
.............................................................................................................................................22
2.4.4. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng.....................................................................23
2.4.5. Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học – công nghệ
thống doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn .................................................. 23
2.4.6. Sự phát triển của nền Hành chính quốc gia .. ...........................................24
2.4.7. Hiệu quả của các dự án thu hút đầu tư đã triển khai trong ngành.........
......................................................................................................................................24
2.5. Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước về thu hút vốn đầu tư
phát triển ngành du lịch.................................................................................................25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................27
3.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu.....................................................................................27
3.1.1. Mô tả dữ liệu thứ cấp........................................................................................27
3.1.2. Mô tả dữ liệu sơ cấp..........................................................................................27
3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.....................................................................29
3.3Phân tích dữ liệu.......................................................................................................30
3.3.1. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp .....................................................30
3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp.......................................................31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................36
4.1. Khái quát chung về du lịch tỉnh Quảng Trị......................................................36
4.2. Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
.............................................................................................................................................37
4.2.1. Khái quát về hoạt động thu hút đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
.............................................................................................................................................37
4.2.2. Phân tích tình hình đầu tư vốn vào ngành du lịch Quảng Trị................38
4.2.3. Phân tích nguồn vốn đầu tư trong nước vào ngành du lịch
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010 – 2012. .....................................................................40
4.2.4. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.......................................................42
4.3. Đánh giá những tác động của thu hút đầu tư vào du lịch đối
với hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 đến năm 201343
iv
4.3.1. Đóng góp đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Trị......................... ..43
4.3.2. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị..............45
4.3.3. Tác động đến tăng thu ngân sách của tỉnh Quảng Trị............................46
4.4. Các nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư
phát triển ngành du lịch của tỉnh Quảng Trị............................................................47
4.4.1. Mô tả về mẫu khảo sát......................................................................................47
4.4.2. Mô tả các biến khảo sát....................................................................................47
4.4.3. Kiểm tra độ tin cậy thang đo ...........................................................................54
4.4.4. Phân tích nhân tố khám phá............................................................................55
4.4.5. Hồi quy và kiểm định giả thuyết các nhân tố tác động
tới thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị.......................................59
4.5. Thảo luận và đánh giá về khả năng thu hút vốn đầu tư
phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị....................................................................63
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH QUẢNG TRỊ....................................................................................................67
5.1. Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Quảng Trị 67
5.1.1. Những mặt đạt được.........................................................................................67
5.1.2. Những hạn chế tồn tại.......................................................................................67
5.2. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị.....................69
5.2.1 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2020..................69
5.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.......................70
5.3. Dự báo tốc độ tăng trưởng và nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch
Quảng Trị đến năm 2020..............................................................................................71
5.3.1. Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Quảng Trị đến năm 2020.
..............................................................................................................................................71
5.3.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2020
..............................................................................................................................................72
5.4. Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
..............................................................................................................................................72
5.4.1. Nhóm giải pháp tạo môi trường đầu tư........................................................73
5.4.2. Nhóm giải pháp cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư....................................77
5.4.3. Nhóm giải pháp xúc tiến kêu gọi đầu tư......................................................79
v
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ xc
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI ĐIỀU TRA CHÍNH THỨC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH
QUẢNG TRỊ DÀNH CHO NHÀ ĐẦU TƯ ......................................................... xciii
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH ....................................................... xcvii
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Số dự án đầu tư vào ngành du lịch Quảng Trị giai đoạn 2010 -2013
.............................................................................................................................................37
Bảng 4.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
từ năm 2010 đến năm 2012.........................................................................................39
Bảng 4.3 Tình hình đầu tư vốn ngân sách nhà nước vào cơ sở hạ tầng du lịch
Quảng Trị từ năm 2010 đến 2013..............................................................................40
Bảng 4.4 Chỉ số phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị năm 2010 đến năm 2013. ..44
Bảng 4.5 Cơ cấu giới tính mẫu khảo sát............................................................... .47
Bảng 4.6 Cơ cấu độ tuổi của các nhà đầu tư trong mẫu khảo sát...................48
Bảng 4.7 Trình độ chuyên môn của các nhà đầu tư trong mẫu khảo sát......48
Bảng 4.8 Thời gian đầu tư kinh doanh trong nghành du lịch của các nhà
đầu tư trong mẫu khào sát...........................................................................................49
Bảng 4.9 Thống kê mô tả biến tài nguyên thiên nhiên – Tài nguyên du lịch
tác đến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch..........................49
Bảng 4.10 Thống kê mô tả biến chính sách thu hút vốn.....................................50
Bảng 4.11 Thống kê mô tả biến cơ sở hạ tầng .....................................................51
Bảng 4.12 Mô tả thống kê biến chính trị - xã hội...................................................52
Bảng 4.13 Mô tả thống kê biến Kinh tế....................................................................53
Bảng 4.14 Mô tả thống kê biến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch
.............................................................................................................................................53
Bảng 4.15 Kết quả tính toán độ tin cậy thang đo..................................................54
Bảng 4.16 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các nhóm biến nghiên cứu
.............................................................................................................................................56
Bảng 4.17 Rotated Component Matrixa
....................................................................57
Bảng 4.18 Phân loại nhóm các nhân tố mới ..........................................................58
Bảng 4.19 Kết quả hồi quy lần 1................................................................................59
Bảng 4.20 Bảng kết luận về các giả thiết thống kê ..............................................62
Bảng 5.1 Dự báo giá trị tăng trưởng của ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
đến năm 2020..................................................................................................................71
Bảng 5.2 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 .. . 72
vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 – 2013.45
Biểu đồ 4.2 Đóng góp ngân sách của ngành du lịch vào tổng thu ngân sách
của tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 - 2013 ...................................................................46
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSHT Cơ sở hạ tầng
CSĐT Chính sách đầu tư
NSNN Ngân sách nhà nước
TNDL Tài nguyên du lịch
ĐNLĐQL Đội ngũ lao động quản lý
NVĐT Nguồn vốn đầu tư
GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế
CTXH Chính trị xã hội
ĐNLĐ Đội ngũ lao động
viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Ở nước ta hiện nay, du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội
nhập quốc tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Trong những năm
tới, du lịch phải được đầu tư đúng mức, đồng thời phải nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động du lịch cho tương xứng với tiềm năng của đất nước, phù hợp với tiến trình
hội nhập quốc tế của đất nước; phát triển du lịch để đưa hình ảnh nước ta trở thành
điểm đến của khu vực và thế giới”. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mục tiêu trên,
các địa phương đã gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là về nguồn vốn. Bởi vì,
vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của hoạt động phát triển du lịch tại các
địa phương hiện nay. Chúng ta phải khẳng định rằng không thể thực hiện được các
mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung của nhà nước cũng như các mục tiêu phát triển du
lịch của các địa phương nói riêng nếu như không có vốn.
Quảng trị là mảnh đất anh hùng với nhiều di tích lịch sử như: Cụm Di tích đôi
bờ Hiền Lương, Huyền thoại làng Địa đạo Vịnh Mốc, chiến khu Ba Lòng, Thành Cổ
Quảng Trị, Sân bay Tà Cơn, nhà đày Lao Bảo... Bên cạnh đó Quảng Trị còn có nhiều
danh lam thắng cảnh đẹp như: Trằm Trà Lộc, Rú Lịnh, suối nước nóng Klu, thác Ồ Ồ,
Khu danh thắng Đakrông....và với bờ biển dài 75 km, dọc theo biển có nhiều bãi biển
đẹp như: Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Vĩnh Thái..... là nơi mang vẻ đẹp rất riêng
của biển với bãi cát trắng tinh khôi, bằng phẳng, mịn màng, làn nước trong xanh mát
rượi, những làn gió mang hơi thở mặn nồng của biển và những vẻ đẹp còn hoang sơ
của thiên nhiên ban tặng. Nơi đây là điểm dừng chân lý tưởng sau bao ngày du khách
khám phá vẻ đẹp vốn có của Quảng Trị, là nơi du khách hòa mình vào thiên nhiên để
bỏ quên những mệt nhọc của đời sống hàng ngày. Đây là các điều kiện thuận lợi mời
gọi du khách trong nước cũng như ngoài nước đến với những điểm du lịch đặc sắc,
hấp dẫn và kỳ bí trên dải đất miền Trung huyền thoại Quảng trị. Mặc dù Quảng trị là
một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng so với các tỉnh lân cận thì ngành
du lịch của Quảng trị vẫn còn non
1
trẻ, lượng khách hàng năm đến Quảng trị vẫn còn ít, chưa khai thác có hiệu quả
và chưa phát triển ngang tầm với vị trí thuận lợi và tiềm năng của nó do công tác
khơi thông và huy động vốn đầu tư để phát triển các dự án du lịch tại Quảng trị
thời gian qua còn nhiều bất cập. Bởi vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Giải pháp
huy động vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng trị ” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Tình hình nghiên cứu trước đây
Du lịch là lĩnh vực đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, đến nay đã có một số tác
giả, luận văn và các công trình khoa học đề cập đến vấn đề thu hút vốn đầu
tư phát triển du lịch như:
Nghiên cứu của Nguyễn Thành Nam (2011), “Huy động vốn đầu tư
phát triển du lịch Quảng Ngãi”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, đại học Đà Nẵng.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển và huy động vốn đầu tư
cho phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi thông qua những lý thuyết cơ bản về
thu hút vốn đâu tư.. Đồng thời, tác giả còn đưa ra những giải pháp thiết
thực để huy động vốn phát triển du lịch cho Quảng Ngãi trong thời gian tới.
Nghiên cứu của Nguyễn Tăng Huy (2011), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị”, luận văn thạc sỹ kinh
tế, đại học Đà Nẵng. Đề tài đã khái quát đầy đủ lý luận và thực tiễn về vấn đề thu
hút FDI. Đồng thời, luận văn cũng đã đánh giá được những tiềm năng phát triển
Du lịch ở Quảng Trị và nhu cầu về vốn cho phát triển ngành du lịch. Bên cạnh đó,
luận văn còn phân tích tình hình thu hút FDI vào ngành du lịch. Từ đó chỉ ra
những thành công và hạn chế trong hoạt động thu hút FDI vào du lịch tỉnh Quảng
Trị, đồng thời, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút FDI
để đáp ứng nhu cầu vốn và phát triển cho ngành du lịch tỉnh Quảng Trị.
Như vậy, hiện nay mới chỉ có một số ít những nghiên cứu về lĩnh vực thu hút
vốn đầu tư cho phát triển du lịch nhưng chưa có nghiên cứu nào thực sự chuyên sâu
về lĩnh vực này để có được các nhìn nhận vấn đề rõ ràng, cụ thể mang tính định
lượng. Do đó, đề tài “Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng
Trị” vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu và vẫn còn ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động huy động vốn. Phân tích đánh
giá thực trạng huy động vốn phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Trị. Đánh giá các yếu
tố tác động bên ngoài cũng như những nội tại bên trong của du lịch tỉnh Quảng Trị
làm ảnh hưởng đến năng lực huy động vốn cũng như sự phát triển du lịch trong
thời gian qua. Đồng thời, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác huy
động vốn đáp ứng các mục tiêu phát triển du lịch thời gian tới cho tỉnh Quảng Trị.
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu về giải pháp thu hút vốn đầu tư phát
triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Luận văn nghiên cứu giới hạn về nội dung của các
khái niệm huy động vốn phát triển du lịch từ các nhà đầu tư dưới hai hình
thức đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn tại tỉnh Quảng Trị.
Về thời gian: Trong giới hạn đề tài nghiên cứu, luận văn tập trung chủ yếu vào
đối tượng nghiên cứu là các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chiến lược phát triển
du lịch tỉnh Quảng trị trong thời gian 3 năm ( từ 2010 – 2013) và sau đó đưa ra các
giải pháp thực hiện trong thời gian 5 năm tới cho ngành du lịch tỉnh Quảng Trị.
1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu sử dụng trong luận văn bao gồm cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
- Dữ liệu sơ cấp: Tác giả triển khai thu thập thông tin theo phương
pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng 4 bước như sau: (1) Thiết kế bảng hỏi;
(2) Phát phiếu điều tra cho các nhà đầu tư; (3) Nhận các trả lời và tổng hợp
các kết quả trả lời; (4) Phân tích và kết luận.
- Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập qua các nguồn
sau: (1) Các báo cáo hàng năm của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Quảng Trị;
(2) Các báo cáo nghiên cứu của Cơ quan, Viện, Trường đại học; (3) Các bài viết
đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm
3
có liên quan; các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước. (4) Báo
cáo kết quả hoạt động thu hút vốn đầu tư hàng năm cho phát triển du lịch
của tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 – 2013. (5) Tài liệu giáo trình hoặc các xuất
bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.5.2.Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê mô tả, dùng các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối và
số bình quân để đánh giá sự biến động cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng.
- Phương pháp thống kê so sánh, đối chiếu, được sử dụng nhằm mục
đích so sánh, đối chiếu, đánh giá và kết luận về khả năng hoạt động thu hút
vốn đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở đó tiến hành so
sánh hệ thống các chỉ tiêu qua các năm nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích nhân tố và hồi quy qua các công đoạn xử lý
dữ liệu như sau: Kiểm định độ tin cậy thang đo; phân tích tương quan biến;
phân tích nhân tố khám phá; hồi quy, kiểm định cảc giả thiết nghiên cứu.
- Phần mềm xử lý số liệu: Excel, SPSS 20
1.5.3.Quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các chính sách huy động vốn đầu
tư vào phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị
Khảo sát sức hấp dẫn của du lịch Quảng
Trị đối với các nhà đầu tư
Nhận định đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư của
ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
Các giải pháp thu hút vốn đâu tư phát triển du lịch tỉnh
Quảng trị giai đoạn 2015 – 2020.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài mang một số ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:
(1) Hệ thống hóa các lý luận về thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch.
4
(2) Nhận diện và đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ hấp dẫn của du lịch Quảng Trị đối với các nhà đầu tư.
(3) Phân tích thực trạng huy động vốn phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị.
(4) Hỗ trợ ngành du lịch tỉnh Quảng Trị tìm ra các giải pháp tối ưu
cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch.
(5) Nghiên cứu còn là tài liệu khoa học hữu ích cho các cơ quan,
ban, ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh
vực nghiên cứu thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch.
1.7. Bố cục của bài luận văn
Đề tài được bố cục bởi năm chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư cho phát
triển du lịch Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Giải pháp huy động vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị
5
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.1. Khái niệm và phân loại vốn đầu tư
Để đưa ra được khái niệm vốn đầu tư và phân loại vốn đầu tư thì
trước tiên chúng ta cần làm rõ hai khái niệm là: “Đầu tư” và “ Vốn đầu tư”
2.1.2. Khái niệm đầu tư
Sachs - Larrain (1993) định nghĩa tổng quát về đầu tư như: "Đầu tư là phần sản
lượng được tích lũy để tăng năng lực sản xuất trong thời kỳ sau của nền kinh tế".1
Theo Vũ Chí Lộc (1997) thì “Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử
dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay
cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội”2
.
Hoặc theo Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2010) thì:
“Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại. Nguồn lực này có
thể là tiền, sức lao động, trí tuệ...nhằm đạt được những kết quả có lợi cho
người đầu tư trong tương lai”3
Như vậy, hai khái niệm trên đã cho ta thấy rằng: Ở mỗi góc độ khác
nhau người ta có thể đưa ra các quan niệm khác nhau về đầu tư, nhưng
một quan niệm hoàn chỉnh về đầu tư phải bao gồm hai đặc trưng sau đây:
Một là, đầu tư luôn gắn liền với rủi ro, mạo hiểm….. Do vậy các nhà đầu
tư phải nhìn nhận trước những khó khăn này để có biện pháp phòng ngừa.
Hai là, mục tiêu của đầu tư là hiệu quả. Nhưng ở những vị trí khác nhau, người
ta cũng nhìn nhận vấn đề hiệu quả không giống nhau. Với các doanh nghiệp thường
thiên về hiệu quả kinh tế, tối đa hóa lợi nhuận. Còn đối với nhà nước lại
1 Viện kinh tế Thành phố HCM “Hiệu quả đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh - Đầu tư vào
ngành nào có hiệu quả và lợi thế cạnh tranh" Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, Thời báo kinh tế
Sài Gòn, Trung tâmkinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC), 2000
2 Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình Đầu tư nước ngoài,Nxb.Giáo Dục.
3 Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2010), Giáo Trình Kinh Tế Đầu Tư, Nxb. Đại
Học Kinh Tế Quốc Dân .
6
muốn hiệu quả kinh tế phải gắn liền với lợi ích xã hội. Trong nhiều trường
hợp lợi ích xã hội được đặt lên hàng đầu.
Từ những đặc trưng trên mà người ta đã chia đầu tư thành 3 loại chủ yếu sau:
Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc
mua chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất phụ thuộc vào
kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành.
Đầu tư thương mại: Là loại đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra mua
hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch
giá khi mua và khi bán. Hai loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền
kinh tế, mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư. Tuy nhiên,
chúng đều có tác dụng thúc đẩy đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển: Là hoạt động đầu tư mà trong đó người có tiền bỏ tiền ra
để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm
lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo
việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ
tiền ra để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, mua sắm trang thiết bị,
bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn
liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các
cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế - xã hội.
2.1.2. Khái niệm vốn đầu tư
Theo Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2010) thì: “Vốn đầu tư là
nguồn lực tích lũy được của xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, tiết kiệm
của dân, huy động từ nước ngoài được biểu hiện dưới các dạng tiền tệ các loại
hoặc hàng hóa hữu hình, hàng hóa vô hình và hàng hóa đặc biệt khác”.
Hassett, Kevin A (2008) đã đưa ra được khái niệm vốn đầu tư như sau: “Vốn
đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền
tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau như liên doanh, liên kết
hoặc tài trợ của nước ngoài... nhằm để: tái sản xuất, các tài sản cố định để duy trì
hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới và bổ sung các cơ sở
vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho các ngành hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ,
7
cũng như thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt đầu hoạt động
của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới được bổ sung hoặc mới được đổi mới”4
Như vậy, với các khái niệm về vốn đầu tư như đã trình bày ở trên ta
có thể thấy được vốn đầu tư có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, đầu tư được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản của sự phát triển
và sinh lời. Vì vậy, để bắt đầu một quá trình sản xuất hoặc tái mở rộng quá
trình này, trước hết phải có vốn đầu tư. Nhờ sự chuyển hóa vốn đầu tư
thành vốn kinh doanh tiến hành hoạt động, từ đó tăng trưởng và sinh lời.
Trong các yếu tố tạo ra sự tăng trưởng và sinh lời này vốn đầu tư được coi
là một trong những yếu tố cơ bản. Đặc điểm này không chỉ nói lên vai trò
quan trọng của đầu tư trong việc phát triển kinh tế mà còn chỉ ra động lực
quan trọng kích thích các nhà đầu tư nhằm mục đích sinh lời.
Thứ hai, đầu tư đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, khối lượng vốn đầu tư lớn
thường là tất yếu khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần
thiết đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế như: Xây dựng một hệ thống
cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, công
nghiệp hóa dầu, công nghiệp lương thực thực phẩm, ngành điện năng...
Thứ ba, quá trình đầu tư xây dựng cơ bản phải trải qua một quá trình lao
động rất dài mới có thể đưa vào sử dụng được, thời gian hoàn vốn vì sản phẩm
xây dựng cơ bản mang tính đặc biệt và tổng hợp. Sản xuất không theo một dây
chuyền hàng loạt mà mỗi công trình, dự án có kiểu cách, tính chất khác nhau lại
phụ thuộc vào nhiều yếu tố điều kiện tự nhiên, địa điểm hoạt động thay đổi liên tục
và phân tán, thời gian khai thác và sử dụng thường là 10 năm, 20 năm, 50 năm
hoặc lâu hơn tùy thuộc vào tính chất dự án. Quá trình đầu tư thường gồm ba giai
đoạn: Xây dựng dự án, thực hiện dự án và khai thác dự án.
Thứ tư, đầu tư là một lĩnh vực có rủi ro lớn. Rủi ro trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng cơ bản chủ yếu do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài. Trong thời gian này,
các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên ảnh hưỏng sẽ gây nên những tổn thất mà
4 Hassett, Kevin A,2008, Investment, The concise encyclopedia ofeconomics
8
các nhà đầu tư không lường định hết khi lập dự án. Các yếu tố được đầu tư. Sự
thay đổi chính sách như quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất, thay đổi chính sách
thuế, mức lãi suất, sự thay đổi thị trường, thay đổi nhu cầu sản phẩm cũng có thể
gây nên thiệt hại cho các nhà đầu tư, tránh được hoặc hạn chế rủi ro sẽ thu được
những món lời lớn, và đây là niềm hy vọng kích thích các nhà đầu tư.
2.1.3. Phân loại vốn đầu tư
Căn cứ vào tính chất đầu tư mà người ta chia đầu tư ra làm 2 loại, đó
là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
2.1.3.1. Đầu tư trực tiếp
Theo Luật đầu tư (2005), đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà
đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Nhà đầu tư có thể là Chính phủ thông qua các kênh khác nhau để
đầu tư cho xã hội, điều này thể hiện chi tiêu của Chính phủ thông qua đầu
tư các công trình, chính sách xã hội. Ngoài ra, người đầu tư có thể là tư
nhân, tập thể... kể cả các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt
Nam. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các chủ thể tham gia thể hiện
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong quá trình đầu tư.
2.1.3.2. Đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ
phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông
qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp
tham gia quản lý hoạt động đầu tư - Luật đầu tư (2005).
Như vậy, đầu tư gián tiếp là loại hình đầu tư mà trong đó người bỏ vốn ra và
người sử dụng vốn không cùng một chủ thể. Đầu tư gián tiếp thông thường thông qua
kênh tín dụng hay kênh đầu tư trên thị trường chứng khoán. Giữa đầu tư trực tiếp và
đầu tư gián tiếp có quan hệ chặt chẽ trong quá trình thực hiện đầu tư. Đầu tư trực tiếp
là tiền đề để phát triển đầu tư gián tiếp, điều này thể hiện thông qua nhu cầu vay vốn
của các doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng hay các doanh nghiệp phát hành cổ
phiếu trên thị trường sơ cấp để huy động vốn. Mặt khác, môi trường đầu tư gián tiếp
được mở rộng sẽ thúc đẩy việc đầu tư trực tiếp với mong đợi tiếp
9
cận với các nguồn vốn được dễ dàng. Bởi vì một khi thị trường tài chính
phát triển thì nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn các nguồn vốn có chi phí
sử dụng vốn thấp, và cũng có thể sử dụng lợi thế này làm gia tăng đòn bẩy
tài chính để thực hiện ý đồ kinh doanh của mình.
2.1.4. Các nguồn vốn đầu tư
Muốn thực hiện công cuộc đầu tư cần có các nguồn lực đầu vào như sức lao
động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Khoản tiền cần có để trang trải cho các
nguồn lực đầu vào này gọi là vốn đầu tư. Rõ ràng, vốn đầu tư phải lấy từ trong số của
cải mà cá nhân và tổ chức trong xã hội đã làm ra, sau khi trừ đi phần tiêu dùng của
họ. Để có chính sách thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế bền vững, cần phân
loại nguồn vốn đầu tư và đánh giá đúng tầm quan trọng của từng nguồn vốn. Ở góc
độ chung nhất trong phạm vi một quốc gia, nguồn vốn đầu tư được chia thành 2
nguồn: nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
2.1.4.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước
Theo các nhà nghiên cứu kinh tế thì nguồn vốn đầu tư trong nước
gồm có: nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Nguồn vốn nhà nước
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách Nhà
nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn
đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó:
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước là nguồn chi của ngân sách Nhà nước
cho đầu tư. Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho
các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án
của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho
các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức
10
cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả
năng thu hồi vốn trực tiếp.
Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước là thành phần chủ đạo
trong nền kinh tế. Bởi vì, hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ
một khối lượng vốn khá lớn và đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều
thành phần. Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu
quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích lũy
của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể
vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư,
phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh
giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm
năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ
trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích
lũy tryuền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không
phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt … nguồn vốn này xấp xỉ
bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống Ngân hàng.
Như vậy, quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình
độ phát triển của đất nước; tập quán tiêu dùng của dân cư; chính sách động
viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng
góp với xã hội và thị trường vốn. Trong đó, thị trường vốn có ý nghĩa quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị
trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ
đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp.
2.1.4.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
So với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài có ưu thế là bổ sung
nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, từ đó thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
11
kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là cầu nối
quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy các doanh
nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh
nghiệp cũng như phương thức kinh doanh; nhiều nguồn lực trong nước như lao
động, đất đai, lợi thế địa kinh tế, tài nguyên được khai thác và sử dụng có hiệu
quả hơn. Tuy vậy, trong nó lại luôn chứa ẩn những nhân tố tiềm tàng gây bất lợi
cho nền kinh tế, đó là sự lệ thuộc, nguy cơ khủng hoảng nợ, sự tháo chạy đầu tư,
sự gia tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm trong nước… Như vậy, vấn đề thu hút vốn
nước ngoài đặt ra những thử thách không nhỏ trong chính sách thu hút đầu tư của
nền kinh tế đang chuyển đổi, đó là, một mặt phải ra sức huy động vốn nước ngoài
để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, mặt khác, phải kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài
để ngăn chặn khủng hoảng tài chính. Để vượt qua những thử thách đó, đòi hỏi
Nhà nước phải tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho sự vận động của dòng vốn
này, điều chỉnh và lựa chọn các hình thức thu hút đầu tư sao cho dòng vốn này
đầu tư dài hạn trong nước một cách bền vững để có lợi cho nền kinh tế. Về bản
chất, vốn nước ngoài cũng được hình thành từ tiết kiệm của các chủ thể kinh tế
nước ngoài và được huy động thông qua các hình thức cơ bản:
Viện trợ phát triển chính thức(Official DevelopmentAssistance –ODA):
Đây là tất cả các khoản viện trợ của các đối tác viện trợ nước ngoài dành
cho Chính phủ và nhân dân nước nhận viện trợ. ODA một mặt nó là nguồn vốn bổ
sung cho nguồn vốn trong nước để phát triển kinh tế, bên cạnh đó nó giúp các
quốc gia nhận viện trợ tiếp cận nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật và
công nghệ hiện đại. Ngoài ra, nó tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các nước tiếp nhận viện trợ
thường xuyên phải đối mặt những thử thách rất lớn đó là gánh nặng nợ quốc gia
trong tương lai, chấp nhận những điều kiện và ràng buộc khắt khe về thủ tục
chuyển giao vốn, đôi khi còn gắn cả những điều kiện về chính trị.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment – FDI):
12
Đây là nguồn vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn vào một nước để
đầu tư trực tiếp bằng việc tạo lập những doanh nghiệp. FDI đã và đang trở thành
hình thức huy động vốn nước ngoài phổ biến của nhiều nước đang phát triển khi
mà các luồng dịch chuyển vốn từ các nước phát triển đi tìm cơ hội đầu tư ở nước
ngoài để gia tăng thu nhập trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia.
Các hình thức chủ yếu của FDI ở nước ta như doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh
dưới các hình thức BOT, BTO, BT.
Khác với ODA, FDI không chỉ đơn thuần đưa ngoại tệ vào nước sở tại, mà còn
kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị
trường thế giới, giải quyết việc làm, sử dụng tài nguyên trong nước… Song, điều
quan trọng đặt ra cho các nước tiếp nhận là phải khai thác triệt để các lợi thế có được
của nguồn vốn này nhằm đạt được sự phát triển tổng thể cao về kinh tế. Tuy nhiên,
FDI cũng có những mặt trái của nó. Đó là nguồn vốn FDI về thực chất cũng là một
khoản nợ, trước sau nó vẫn không thuộc quyền sở hữu và chi phối của nước sở tại.
Bên cạnh đó, các nước nhận đầu tư còn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do phải áp
dụng một số ưu đãi (như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, giá thuê đất, vị trí
doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên…) cho các nhà đầu tư hay bị các nhà đầu
tư nước ngoài tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, cũng như
vẫn có thể bị chuyển giao những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu…
2.2. Đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư
Để đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư, thông thường người ta quan
tâm đến cả về mặt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội mà các dự án mang lại.
2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế luôn là vấn đề
được các doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm. Hiệu quả kinh tế là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẳn có của
đơn vị cũng như nền kinh tế nhằm đưa tổ chức đó đạt được mục tiêu đề ra.
13
Hiệu quả đầu tư được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với
các nguồn lực bỏ ra đầu tư để đạt được kết quả đó. Thông thường, hiệu
quả kinh tế được tính theo công thức tổng quát sau:
Hiệu quả Kết quả đạt được kinh tế = Nguồn lực đầu tư
Trong đó, kết quả đạt được thường được đo lường bằng các chỉ tiêu
như doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản xuất…và các nguồn lực đã được đầu
tư bao gồm số lao động, vốn đầu tư kinh doanh, chi phí đầu tư…
Như vậy, khi đánh giá hiệu quả đầu tư, người ta không chỉ dừng lại ở việc
đánh giá kết quả đầu tư mà còn đánh giá chất lượng tạo ra kết quả đó. Do đó, để
đánh giá hiệu quả đầu tư người ta thường đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với tổng
vốn đầu tư, doanh thu, chi phí, nguồn lao động… mà doanh nghiệp đã sử dụng. Vì
vậy, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau đây để đánh giá hiệu quả đầu tư, đó là:
2.2.1.1. Hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là nguồn lực quan trọng của đất nước nói chung và của doanh
nghiệp nói riêng. Đội ngũ lao động có tài và được sử dụng hợp lý sẽ góp phần
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng
lao động, người ta thường sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động bình quân.
Năng suất lao động bình quân phản ánh năng lực sản xuất của người
lao động tạo ra một lượng giá trị sản xuất hay một mức doanh thu trong một
thời gian nhất định. Năng suất lao động bình quân càng cao phản ánh hiệu
suất sử dụng lao động của doanh nghiệp ngày càng tốt. Năng suất lao động
bình quân được tính theo công thức sau:
Năng suất lao Tổng giá trị sản xuất (doanh thu)
=
động bình quân Tổng số lượng lao động
Năng suất lao động bình quân là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện hiệu
quả sử dụng nguồn lao động của doanh nghiệp. Qua phân tích năng suất lao động
bình quân giữa các kỳ kinh doanh, nhà quản lý sẽ tìm ra những nguyên nhân ảnh
hưởng đến sự biến động năng suất lao động. Từ đó giúp cho các nhà quản lý có cách
nhìn sâu sắc hơn trong công tác quản trị nhân sự, và có giải pháp thích hợp hơn
14
trong công tác bố trí lực lượng lao động nhằm tạo ra năng suất lao động
cao nhất. Vì vậy, không ngừng nâng cao năng suất lao động là biện pháp
chủ yếu để tăng sản lượng, hạ thấp giá thành sản phẩm và điều này sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.1.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu
và lợi nhuận. Đây là 2 yếu tố liên quan rất mật thiết với nhau mà trong đó,
doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường thì lợi nhuận
lại thể hiện chất lượng, kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò
và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua một kỳ kinh doanh. Tổng mức
doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ số lợi nhuận trên doanh thu càng lớn
thì vai trò, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Chỉ
tiêu này được tính theo công thức sau:
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận thực hiện
=
trên doanh thu Tổng doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ kinh doanh, cứ trong một đồng
doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng
chứng tỏ chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh càng thấp, và do đó hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
2.2.1.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư phản ảnh hiệu quả sử dụng
vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh
cao hay thấp. Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư quan trọng nhất, bởi
vì nó phản ảnh một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong
kỳ đầu tư. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận thực hiện
=
trên tổng vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư
15
Chỉ tiêu này cho biết, bình quân một đồng vốn đầu tư cho hoạt động sản
xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận tính trong một kỳ
đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư càng cao thì trình độ quản lý sử
dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt. Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
đầu tư thấp, thể hiện trình độ năng lực quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp
chưa hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư được xem là hợp lý khi
lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay vốn bình quân trên thị trường trong kỳ.
Qua phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư giúp cho các nhà
quản lý có cơ hội đánh giá đúng đắn chất lượng công tác quản lý sử dụng
vốn trong hoạt động kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra biện pháp quản lý và
nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, để đánh
giá hiệu quả đầu tư người ta còn có sử dụng thêm một số chỉ tiêu hiệu quả
khác như thời hạn thu hồi vốn, điểm hòa vốn, vòng quay tổng vốn…
2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, người ta còn quan
tâm những tác động của dự án đầu tư đến xã hội cả về những tác động tích cực lẫn
tác động tiêu cực của các dự án. Hiệu quả đầu tư trên giác độ nền kinh tế mà người
ta nhận thấy đó là việc nâng cao năng lực sản xuất, tiềm lực kinh tế của đất nước,
phát triển kinh tế nhanh, nâng cao mức sống của nhân dân, nâng cao dân trí… và đặc
biệt là hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường. Do vậy, thông thường để đánh giá
hiệu quả xã hội của dự án người ta thường quan tâm đến các chỉ tiêu như mức đóng
góp giá trị sản phẩm thuần túy, số lao động có việc làm, đóng góp ngân sách nhà
nước, tăng kim ngạch xuất khẩu, tác động của dự án đến môi trường đầu tư (môi
trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội…).
2.2.2.1. Tăng mức đóng góp tổng giá trị sản phẩm cho nền kinh tế
Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề kinh doanh, khi tiến hành hoạt
động đầu tư đều tạo ra một lượng giá trị sản phẩm nhất định, do đó góp phần làm
tăng giá trị tổng sản phẩm quốc dân cho nền kinh tế. Tất nhiên, mỗi ngành nghề khác
nhau, với mức độ đầu tư khác nhau thì mức đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân
cũng khác nhau. Mức đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân của các ngành
16
khác nhau sẽ có tác động đến sự dịch chuyển của cơ cấu kinh tế theo
ngành nào có mức đóng góp lớn. Từ đó cho thấy hoạt động đầu tư có vai
trò quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, làm cho cơ cấu kinh
tế dịch theo hướng hợp lý hơn hay không hợp lý tùy thuộc vào cơ cấu kinh
tế mục tiêu mà nền kinh tế đó cần đạt được.
2.2.2.2. Tăng thu ngân ngân sách nhà nước
Mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, trong nước hay
nước ngoài khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nghĩa vụ đóng
góp ngân sách cho Nhà nước dưới các hình thức như thuế (thuế giá trị gia tăng,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên…), phí và lệ phí. Nhà
nước sẽ sử dụng các khoản thu này để chi cho đầu tư phát triển của nền kinh tế
quốc dân và ở các lĩnh vực phi sản xuất kinh doanh, do đó góp phần phân phối lại
thu nhập quốc dân. Do đó, mức đóng góp của các doanh nghiệp cho ngân sách
càng nhiều sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế được tái đầu tư nhiều hơn, và do đó
sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
2.2.2.3. Tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động
Bất kỳ quốc gia nào cũng đều xảy ra tình trạng thất nghiệp, không có
tình trạng thất nghiệp cao thì cũng có tình trạng thất nghiệp thấp. Vì vậy, việc
tổ chức các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh bất kỳ ngành kinh tế nào
cũng tạo ra một khối lượng công việc nhất định, và dĩ nhiên sẽ tạo ra nhu cầu
về tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề khác nhau sẽ tạo ra nhu
cầu sử dụng lao động khác nhau. Do đó, hoạt động đầu tư sẽ tạo công ăn việc
làm cho người lao động và góp phần nâng cao đời sống cho người lao động.
Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân
được thể hiện qua các chỉ tiêu như gia tăng thu nhập quốc dân bình quân
trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội…
2.3 Đặc trưng huy động vốn đầu tư phát triển
du lịch 2.3.1. Khái niệm về du lịch
Khi nói đến du lịch, thường thì người ta nghĩ đến một chuyến đi đến nơi nào đó
để tham quan, nghỉ dưỡng, thăm viếng bạn bè họ hàng và dùng thời gian rảnh để
17
tham gia các hoạt động TDTT, đi dạo, phơi nắng, thưởng thức ẩm thực,
xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật…. hay chỉ đơn giản quan sát
các môi trường xung quanh. Hoặc ở khía cạnh rộng hơn, có thể kể đến
những người tìm các cơ hội kinh doanh (business traveller) đi công tác, dự
hội nghị, hội thảo hay đi học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật…
Như vậy, khái niệm “Du lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm
thời của con người ngoài nơi cư trú của họ. Ngày nay hoạt động du lịch đã mang tính
toàn cầu, du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người. Bởi vậy, trên thế giới
hiện nay đã có rất nhiều những nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về “du lịch”. Tuy
nhiên, mỗi nhà nghiên cứu lại có cách tiếp cận và đánh giá khác nhau nên trên thế
giới hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về “du lịch”.
Theo tổ chức du lịch thế giới WTO: “Du lịch là tất cả những hoạt động
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ không quá 12 tháng
với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, công vụ và nhiều mục đích khác”5
.
Theo tiến sỹ Hunziker và tiến sỹ Kraft hai chuyên gia nghiên cứu du
lịch người Thụy Sỹ thì: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện
tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài
địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không
liên quan đến hoạt động kiếm lời”6
.
Theo luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định”7
.
5 Xuân Mai, Một số khái niệmchủ yếu trong thống kê du lịch thế giới và của một số nước, truy
xuất 09:21 PM 19 tháng 1 năm2012 tại http://vienthongke.vn/thong-tin-khoa-hoc/chuyen-san/187-
nam-2001-chuyen-san-thong-ke-thuong-mai/1162-mot-so-khai-niem-chu-yeu-trong-thong-ke-du-
lich-the-gioi-va-cua-mot-so-nuoc.
6Cao Th ị Minh Tri, 2009,luận văn thạc sỹ kinh tế ”Giả i pháp phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên
Huế đến 2015”, trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, trang 4.
7 Đi ều 4 – chương 1,Giả i thích từ ngữ, luật du lịch của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, ban hành ngày 14 tháng 6 năm2005
18
Ngoài những khái niệm du lịch thường được dùng ở trên thì khái niệm “Du lịch”
của một số các nhà nghiên trên thế giới khái quát lại trong vai trò các du khách thì: Du
lịch là việc tiêu dùng trực tiếp các dịch vụ, sản phẩm liên quan đến việc đi lại, lưu trú
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí
và thỏa mãn các nhu cầu khác. Đây cũng là một trong số ít các khái niệm về du lịch
được các nhà lãnh đạo, người chủ doanh nghiệp quan tâm.
Như vậy, các khái niệm du lịch ở trên được các nhà nghiên cứu đưa ra là
tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tế ngành du
lịch, người nghiên cứu xin đưa ra khái niệm về “Du lịch” như sau: Du lịch là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế, xã hội có nhiều đặc thù, gồm
nhiều thành phần tham gia tạo thành một tổng thể đa dạng và hết sức phức tạp.
2.3.2. Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư phát triển du lịch
Thu hút vốn đầu tư được các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu, được
Chính phủ các nước đẩy mạnh thực hiện, và quá trình này đang diễn ra sự cạnh tranh
gay gắt giữa các quốc gia, khu vực, vùng miền. Cũng như đối với các ngành kinh tế
khác, thu hút vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du
lịch. Để đưa du khách đến với các địa điểm du lịch, trước hết cần phải đầu tư xây
dựng các cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển...
Muốn giữ chân du khách phải đầu tư xây dựng, tôn tạo các khu du lịch, xây dựng
cơ sở lưu trú, hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, nước
sạch cho các khu du lịch… Muốn gia tăng nguồn thu từ khách du lịch phải đầu tư
vốn để tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn… Do đó, việc
xác định quy mô và định hướng đầu tư vốn đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho du lịch
phát triển bền vững, khai thác tốt các tiềm năng và bảo vệ cảnh quan môi trường.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới kinh doanh du lịch đang là một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch là “Con gà đẻ trứng vàng” và kinh
doanh du lịch đang trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu
trong tương lai. Vì vậy, không ngừng tăng cường thu hút vốn đầu tư vào
ngành du lịch là sự cần thiết khách quan, bởi một số lý do sau:
 Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch gópphần tăngtrưởng kinh tế
19
Mô hình Harrod – Domar đã chỉ ra rằng vốn đầu tư của nền kinh tế có
ảnh hưởng trực tiếp với tốc độ tăng trưởng: Mức tăng trưởng GDP = vốn
đầu tư / ICOR. Muốn tăng trưởng hàng năm với tốc độ cao thì phải tăng
mức đầu tư và giảm ICOR xuống hoặc hạn chế không tăng.
Như vậy thu hút đầu tư sẽ làm cho lượng vốn đầu tư tăng lên, và do
đó sản lượng đầu ra cũng tăng lên sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành
du lịch nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.
Thu hút vốnđầu tưvào phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn
đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi tương quan giữa
chúng so với một thời điểm trước đó. Đầu tư chính là phương tiện đảm bảo cho cơ
cấu kinh tế được hình thành hợp lý. Ngành du lịch là một bộ phận cấu thành nên nền
kinh tế do đó thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch sẽ làm ảnh hưởng đến sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Cùng với những vai trò trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành,
hoạt động thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch còn tác động mạnh mẽ đến chuyển
dịch cơ cấu vùng, hình thành và phát huy vai trò của vùng trọng điểm, đồng thời tăng
cường tiềm lực kinh tế cho các vùng khó khăn, thúc đẩy mối liên hệ, giao lưu kinh tế
liên vùng, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
Định hướng và biện pháp thu hút vốn đầu tư hợp lý còn tác động đến
cơ cấu thành phần kinh tế, và tác động đến mối quan hệ giữa đầu tư khu
vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Đầu tư công cộng của Nhà nước phải
có tác động lôi kéo, dẫn dắt mà không làm suy giảm, lấn át đầu tư tư nhân.
Thu hút vốnđầu tưvào phát triển du lịch góp phần tăng cường
khoahọc kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý điều hành kinh doanh
Thu hút vốn đầu tư để phát triển Ngành du lịch sẽ làm cho trình độ khoa học kỹ
thuật của Ngành du lịch được tăng lên thông qua các dự án đầu tư được triển khai,
thay thế các thiết bị, công nghệ lạc hậu. Đối với các nước đang phát triển, mặc dù tích
lũy vốn và công nghệ thấp nhưng cũng có những lợi thế của người đi sau tiếp thu,
thích nghi và làm chủ công nghệ có sẵn, do đó rút ngắn thời gian và giảm những rủi
ro trong áp dụng công nghệ mới. Đồng thời thu hút vốn đầu tư vào phát
20
triển du lịch sẽ góp phần nâng cao được trình độ quản lý, năng lực điều
hành của một số nhà doanh nghiệp.
Thu hút vốnđầu tưvào phát triển du lịch góp phần tạo côngăn
việclàm cho địa phương và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
Thu hút vốn đầu tư còn góp phần tạo ra công ăn việc làm, giảm tỷ lệ
thất nghiệp, làm cho nguồn nhân lực phát triển cả về số lượng và chất
lượng; đồng thời tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên và góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch
2.4.1. Sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư
Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro của vốn đầu tư
vượt khỏi sự kiểm soát của chủ đầu tư. Những bất ổn kinh tế - chính trị không chỉ
làm cho dòng vốn đầu tư bị chững lại, thu hẹp mà còn làm cho dòng vốn đầu tư từ
trong nước chảy ngược ra ngoài, tìm đến nơi trú ẩn mới an toàn và hấp dẫn hơn.
Hệ thống pháp luật đầu tư của nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn về vốn và
cuộc sống cá nhân cho nhà đầu tư khi hoạt động đầu tư đó của họ không làm phương
hại đến an ninh quốc gia, đảm bảo pháp lý đối với tài sản tư nhân và môi trường cạnh
tranh lành mạnh, đảm bảo việc di chuyển lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Nội dung của
hệ thống pháp luật càng đồng bộ, chặt chẽ, tiên tiến, nhưng cởi mở, phù hợp với luật
pháp và thông lệ quốc tế thì khả năng hấp dẫn vốn đầu tư càng cao.
2.4.2. Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của địa phương
Sự phát triển của Ngành du lịch gắn liền với việc khai thác sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử và nhân văn, do đó tài nguyên thiên nhiên
như núi, rừng, biển, đảo, sông ngòi, ghềnh thác, ao hồ, cảnh quan thiên nhiên, di tích
lịch sử, con người… là những nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư
vào Ngành du lịch. Những địa phương có nhiều điều kiện về tài nguyên du lịch thì sẽ
có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư vào Ngành du lịch. Tài nguyên du
lịch là tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ của khách du lịch được Ngành du
lịch vận dụng để tạo ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du
lịch. Tài nguyên du lịch được phân làm 3 loại:
21
Tài nguyên thiên nhiên du lịch là những tài nguyên mà thiên nhiên
đã ban tặng để con người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi
điều dưỡng, du ngoạn tham quan và khảo sát khoa học bao gồm sông núi
nổi tiếng, biển đảo mênh mông, suối thác kỳ vĩ, hoa thơm cỏ lạ…
Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và của cải
tinh thần do con người sáng tạo ra từ xưa cho đến nay, có thể thu hút mọi
người tiến hành du lịch như các truyền thuyết, huyền thoại, di tích lịch sử,
kiến trúc cổ điển, di tích văn hóa, văn hóa nghệ thuật…
Tài nguyên du lịch xã hội là tài nguyên mang tính văn hóa. Du khách
đi du lịch là muốn được hưởng thụ văn hóa nơi đến. Con người được hun đúc
trong bối cảnh văn hóa khác nhau sẽ có giá trị, phương thức tư duy và phương
thức sống khác nhau, vì vậy con người cũng là tài nguyên du lịch xã hội.
2.4.3.Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư
Chính sách thương mại được thông thoáng theo hướng tự do hóa sẽ bảo đảm
khả năng xuất – nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, cũng
như sản phẩm, tức là bảo đảm sự thuận lợi, kết nối liên tục các công đoạn
hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Các mức ưu đãi tài chính - tiền tệ dành cho vốn đầu tư trước hết phải bảo đảm
cho các chủ đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh doanh
chung của khu vực, của mỗi nước; đồng thời nó còn khuyến khích họ đầu tư vào
những nơi mà Chính phủ muốn khuyến khích đầu tư. Trong đó, những ưu đãi về thuế
chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong số các ưu đãi tài chính dành cho đầu tư. Mức
ưu đãi thuế cao hơn luôn được giành cho các dự án đầu tư có tỷ lệ vốn đầu tư cao,
quy mô lớn, dài hạn, sử dụng nhiều nguyên vật liệu và lao động, tái đầu tư lợi nhuận
và có mức độ “nội địa hóa” sản phẩm và công nghệ cao hơn.
Sự hỗ trợ tín dụng cùng với các dịch vụ tài chính, bảo lãnh của Chính
phủ, của các cơ quan tín dụng xuất khẩu và của các tổ chức tài chính đa
phương như WB, ADB... đã, đang và sẽ đóng vai trò to lớn làm tăng dòng vốn
đầu tư, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước và địa phương.
22
Như vậy, một khi các rủi ro giảm xuống, tỷ lệ lợi nhuận tăng lên, thì các luồng
vốn đầu tư sẽ đổ vào nhiều và ổn định, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chung của
nước đó chậm lại. Ngược lại, các nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn, thậm chí bỏ đi nếu
nơi tiếp nhận đầu tư có “độ tin cậy thấp về tín dụng” – một chỉ số tổng hợp của các
yếu tố như rủi ro chính trị cao, phát triển kinh tế chậm, xuất khẩu kém, nợ cao và bất
ổn định kinh tế vĩ mô… Khi đó, dù những ưu đãi tài chính rất cao được đưa ra cũng
khó hấp dẫn được các nhà đầu tư vốn năng động, thận trọng, luôn mong muốn và
thường có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường đầu tư như ý trên toàn thế giới.
2.4.4. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế của một quốc gia và một địa
phương tiếp nhận đầu tư luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có
thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai thực tế các dự án đầu tư
đã cam kết. Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống giao thông
vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu cảng, đường sá, kho bãi và các phương
tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống
bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe – nhìn hiện đại, có
thể nối mạng thống nhất toàn quốc và liên thông với toàn cầu; hệ thống điện,
nước đầy đủ và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
đời sống xã hội; một hệ thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác (Y tế,
giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo, kỹ
thuật…) phát triển rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao.
2.4.5. Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học – công
nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn
Đội ngũ nhân lực có tay nghề cao là điều kiện rất quan trọng để một
nước và địa phương vượt qua được những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên
và trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư. Việc thiếu các nhân lực kỹ thuật lành nghề,
các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cao cấp, các nhà doanh nghiệp tài ba và sự
lạc hậu về trình độ khoa học – công nghệ sẽ khó lòng đáp ứng được các yêu
cầu của nhà đầu tư để triển khai các dự án của họ, làm chậm và thu hẹp lại
dòng vốn đầu tư chảy vào một lãnh thổ và địa phương.
23
Một hệ thống doanh nghiệp trong lãnh thổ và địa phương phát triển, đủ
sức hấp thu công nghệ chuyển giao, và là đối tác ngày càng bình đẳng với các
nhà đầu tư là điều kiện cần thiết để lãnh thổ và địa phương tiếp nhận đầu tư có
thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn đầu tư.
2.4.6. Sự phát triển của nền hành chính quốc gia
Lực cản lớn làm nản lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà, phiền
phức gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư. Bộ máy hành chính
hiệu quả quyết định sự thành công không chỉ thu hút vốn đầu tư mà còn của toàn bộ
quá trình huy động, sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của mỗi quốc gia cũng như mỗi
địa phương. Bộ máy đó phải thống nhất, gọn nhẹ, sáng suốt và nhạy bén. Đối với
những thủ tục hành chính, những quy định pháp luật cần phải được đơn giản, công
khai và nhất quán, được thực hiện bởi những con người có trình độ chuyên môn cao,
được giáo dục tốt và có kỷ luật, tôn trọng pháp luật.
2.4.7. Hiệu quả của các dự án thu hút đầu tư đã triển khai trong ngành.
Vì mục tiêu của việc đầu tư vốn là nhằm thu lợi nhuận, do vậy, nếu các dự
án thu hút đầu tư đã được triển khai đạt kết quả tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến
khích và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư để tái sản xuất mở
rộng, đồng thời họ cũng là những cầu nối thuyết phục các nhà đầu tư khác yên
tâm bỏ vốn. Điều này sẽ giúp cho nguồn vốn đầu tư tiếp tục tăng. Ngược lại, nếu
các dự án đang triển khai kinh doanh không hiệu quả, thường xuyên thua lỗ sẽ
làm nản lòng các nhà đầu tư, vì họ cho rằng môi trường đầu tư đã có rủi ro.
Như vậy, vốn đầu tư đã, đang và sẽ tìm đến quốc gia và địa phương nào có
nền kinh tế - chính trị - xã hội ổn định; hệ thống pháp luật đầu tư đầy đủ, thông thoáng
nhưng đáng tin cậy và mang tính chuẩn mực quốc tế cao; chính sách ưu đãi đầu tư
linh hoạt và hấp dẫn; có cơ sở hạ tầng du lịch được chuẩn bị tốt; lao động trong lĩnh
vực du lịch có trình độ cao và rẻ; kinh doanh đạt hiệu quả; đặc biệt, việc quốc gia
hoặc địa phương đó tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, cũng như
tuân thủ nghiêm các qui định của các tổ chức… sẽ là những yếu tố đảm bảo lòng tin
và hấp dẫn các dòng vốn đầu tư, thậm chí còn mạnh hơn việc đưa ra
24
các ưu đãi tài chính cao… Nghĩa là dòng vốn đầu tư chỉ ưa tìm đến những nơi
đầu tư an toàn, đồng vốn được sử dụng có hiệu quả, quay vòng nhanh và ít rủi ro.
2.5. Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước về thu hút vốn đầu
tư phát triển ngành du lịch
Những nghiên cứu ở nước ngoài:
Phát triển kinh tế trên cơ sở luận điểm của Torado ( 1992), muốn tăng
trưởng kinh tế, có thể được suy ra từ nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất,
đầu tư để tăng chất lượng từ nguồn tài nguyên, chất lượng của cải, vật chất
cũng như con người đang tồn tại, làm tăng chất lượng, số lượng của các
nguồn sản xuất đó và làm tăng năng suất từ các nguồn cụ thể thông qua
việc phát minh, đổi mới và tiến bộ công nghệ kỹ thuật, đã và sẽ tiếp tục là
nhân tố hàng đầu về việc kích thích tăng trưởng kinh tế.
Theo quan điểm của P.A. Samuelson, đa số các nước đang phát triển đều
thiếu vốn, mức thu nhập thấp chỉ đủ sống ở mức tối thiểu, do đó khả năng tích lũy
vốn hạn chế và phải có đầu tư từ nước ngoài và các nước đang phát triển.
Roy Hadod – Evsey Domar (1940) muốn phát triển kinh tế (nói chung) đòi
hỏi phải đầu tư vốn cho sản xuất nhưng cũng cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn. Hạn chế của Roy Hadod – Evsey Domar là không chỉ ra hạn chế của việc
đầu tư mà chỉ tạo sự tăng trưởng trong ngắn hạn. Do vậy Robert Solow (1956) đã
phát triển kết quả của Roy Hadod – Evsey Domar và lập luận rằng: “Việc tăng khối
lượng vốn sản xuất qua đầu tư chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng cho lĩnh vực đầu tư
trong ngắn hạn nhưng không ảnh hưởng trong dài hạn”.
Theo quan điểm của Ragnar Nurkse, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài
có ý nghĩa rất lớn đối với các nước phát triển có thể vươn tới thị trường mới, cũng
như khuyến khích việc mở rộng kỹ thuật hiện đại và những phương pháp quản lý có
hiệu quả. Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ giúp được các nước đang phát triển
tránh được những đòi hỏi về lãi suất chặt chẽ, về điều kiện thanh toán nợ và những
lợi ích chung cho cả hai bên, dù chẳng bao giờ cân bằng tuyệt đối nhưng không thể là
khác được vì nó đòi hỏi tự nhiên, tất yếu của quá trình vận động thị trường.
25
Có thể nói rằng các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư trên thế giới dù
bằng hình thức gián tiếp, hay trực tiếp, từ nguồn vốn trong nước hay nước
ngoài thì việc thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế là rất quan trọng và
luôn được các nước chú trọng.
Những nghiên cứu ở trong nước:
Có nhiều nghiên cứu khác nhau trên nhiều khía cạnh từ thu hút vốn
đầu tư phát triển kinh tế và đây còn là một vấn đề rất rộng. Tuy nhiên, trong
phạm vi này, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu huy động vốn đầu tư phát
triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị. Dưới đây là một số nghiên cứu:
Điểm đột phá trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 của TS. Hà Văn Siêu (2010) đã phân tích vị thế thực tại của ngành
du lịch Việt Nam, những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm,
đồng thời đặt trong bối cảnh và xu thế chung của khu vực và thế giới để xác định
quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu và những định hướng đột phá trong giai đoạn tới.
Nghiên cứu “Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến
năm 2020”, Võ Văn Cần (2008), đã phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư
vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường thu hút các nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn cho ngành du
lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. Trong đó, tác giả đặc biệt chú trọng đến
các giải pháp hỗ trợ đồng bộ trong thu hút vốn đầu tư vào du lịch Khánh
Hòa như: Sử dụng vốn NSNN; chính sách xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch;
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; đa dạng và nâng cao chất lượng
các sản phẩm du lịch; Cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư.
Luận văn thạc sỹ “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để
phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa, Nguyễn Tăng Huy (2011), luận văn
nhằm trình bày lý luận về thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài vào
ngành du lịch, thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để
phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa, giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa.
26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 3.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu
Đề tài sử dụng 2 loại dữ liệu cho quá trình nghiên cứu là: (1) Dữ liệu thứ cấp;
(2) Dữ liệu sơ cấp; cụ thể như mô tả dưới đây.
3.1.1. Mô tả dữ liệu thứ cấp
Là các số liệu tài chính được thu thập từ niên giám thống kê của tỉnh
Quảng Trị từ năm 2010 – 2013 và sau đó được tính toán thành các chỉ tiêu
tài chính tương ứng theo lý thuyết đã đề cập tại chương 2 của đề tài.
Ngoài ra đề tài còn tìm kiếm thêm số liệu trong các báo cáo của sở
Kế hoạch và Đầu tư, sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị.
Việc triển khai thu thập số liệu thứ cấp được triển khai theo các bước như sau:
Bước 1: Tác giả xác định các loại thông tin cần có, có thể tiếp cận và liệt kê
chi tiết.
Bước 2: Tìm cách tiếp cận thông tin, yêu cầu lấy thông tin tới các đối
tác, đơn vị có thể cung cấp.
Bước 3: Nhận và tổng hợp cho quá trình phân tích.
3.1.2.Mô tả dữ liệu sơ cấp
(i) Đối tượng mẫu là các nhà đầu tư phát triển kinh doanh trong lĩnh
vực du lịch tỉnh Quảng Trị. Lý do chọn nhóm đối tượng này vì họ am hiểu về
kinh tế và vấn đề thu hút vốn phát triển ngành du lịch. Từ đó các ý kiến
đánh giá của họ sẽ mang tính chuyên môn và chất lượng cao.
(ii) Phương pháp lấy mẫu, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu tác
giả đã lựa chọn phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Lý do để lựa chọn
phương pháp chọn mẫu này vì tác giả có khả năng tiếp cận người trả lời và
họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu; mặt khác nó ít tốn kém thời
gian và chi phí để thu thập thông tin nghiên cứu.
(iii) Quy mô mẫu được xác định là 130, lý do tác giả xác định quy mô mẫu
như vậy là do theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mông Ngọc (2006, 2008, 2012)
khi phân tích nhân tố và hồi quy, quy mô mẫu nên xác định bằng 4 đến 5 lần nhân
27
với số câu hỏi khảo sát. Đối với bảng hỏi thiết kế, tác giả dự kiến là 26 câu; tương
ứng với quy mô mẫu từ 104 tới 130 và từ đó tác giả đã xác định quy mô mẫu 130.
(iv) Thang đo, đối với nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo Likert,
Rensis (1932) để triển khai đo lường các câu hỏi khảo sát với quy ước như
sau: (Bậc 5): Hoàn toàn đồng ý; (Bậc 4): Đồng ý; (Bậc 3): Không có ý kiến;
(Bậc 2): Không đồng ý; (Bậc 1): Hoàn toàn không đồng ý. Các yếu tố về đặc
điểm cá nhân được kết hợp sử dụng một số thang đo như thang đo định
danh đối với các thông tin về giới tính, trình độ văn hóa.
(v) Bảng hỏi8 là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu, là phương tiện dùng để
giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng
vấn. Đối với nghiên cứu này, tác giả đã thiết kế 1 bảng hỏi bao gồm 5 phần:
(1) Phần mở đầu: Có tác dụng gây thiện cảm để tạo nên sự hợp tác của người trả lời
lúc bắt đầu buổi phỏng vấn. (2) Câu hỏi định tính: Có tác dụng xác định rõ đối tượng
được phỏng vấn. (3) Câu hỏi hâm nóng: Có tác dụng gợi nhớ để tập trung vào chủ đề
mà bảng câu hỏi đang hướng tới. (4) Câu hỏi chính: Có tác dụng làm rõ và đo lường
các nội dung cần nghiên cứu. (5) Câu hỏi phụ: Có tác dụng thu thập thêm thông tin về
đặc điểm nhân khẩu người trả lời (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,...)
- Các bảng hỏi được thiết kế trình bày trên 4 trang A4 và được gửi
đính kèm qua thư điện tử và sau đó in trên giấy A4 để thuận tiện cho việc
hỏi, kiểm tra lại và lưu trữ, thống kê.
- Sau khi thiết kế bảng hỏi được gửi trước cho 65 đáp viên để xin ý
kiến họ một lần nữa và cũng để hiệu chỉnh bảng hỏi lần cuối cùng trước khi
triển khai đại trà. (vi) Triển khai thu thập dữ liệu thứ cấp, trên cơ sở danh
sách 130 nhà đầu tư đang kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Trị
tác giả dự kiến triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:
Bước 1: Tiến hành gửi thư điện tử cho các đáp viên nói rõ các yêu cầu điều
tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cương nghiên
cứu giới thiệu về đề tài cũng được đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho
8 Xem chi tiết bảng hỏi tại phụ lục 1 của đề tài
28
những người có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng như các khái niệm
được sử dụng trong bảng câu hỏi.
Bước 2: Gọi điện thông báo cho các đáp viên biết về việc đã gửi thư
yêu cầu điều tra và đề nghị các đáp viên hợp tác trả lời. Việc gọi điện này
nhằm hạn chế tính trì hoãn về thời gian của thư điện tử, cũng như góp phần
thúc đẩy đáp viên trả lời nhanh chóng các câu hỏi.
Bước 3: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời qua thư điện tử Bước
4: Tiến hành gặp trực tiếp một số đáp viên nếu như các câu trả lời của
họ chưa đủ ý hoặc chưa rõ nghĩa; hơn nữa trong một số trường hợp có một
số đáp viên không có thói quen check mail thường xuyên, do vậy việc gặp
trực tiếp sẽ giúp tác giả thu thập được ý kiến của họ.
3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Đề tài đã tham khảo các nghiên cứu trước đây và hình thành mô hình nghiên cứu
nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch như sau:
Tài nguyên thiên nhiên – Tài nguyên du lịch
Chính sách thu hút vốn (CSTHV - 5 biến)
Cơ sở hạ tầng (CSHT - 5 biến)
Chính trị - xã hội (CTXH - 4 biến)
Kinh tế (KT -3biến)
Khả năng thu
hút vốn đầu tư
phát triển du lịch
(HQTHVĐTPTDL
- 4 biến)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các lý thuyết và nghiên cứu trước đây.
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài
Phương trình hồi quy tổng quát là: Khả năng thu hút vốn đầu tư phát
triển ngàng du lịch tỉnh Quảng Trị (HQTHVĐTPTDL) = f(5 nhân tố nghiên
cứu: TNTT, CSTHV, CSHT, CTXH, KT)
Các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
29
Ho1. Tài nguyên thiên nhiên – tài nguyên du lịch có tác động tích cực
tới khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
Ho2. Chính sách thu hút vốn đầu tư có tác động tích cực tới khả năng
thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
Ho3. Cơ sở hạ tầng có tác động tích cực tới khả năng thu hút vốn
đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
Ho4. Chính trị - xã hội ổn định có tác động tích cực tới khả năng thu
hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
Ho5. Yến tố kinh tế có tác động tích cực tới khả năng thu hút vốn đầu
tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
3.3. Phân tích dữ liệu
3.3.1. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
Phương pháp phân tích được sử dụng đối với dữ liệu tài chính bao
gồm: (1) Phương pháp so sánh; (2) Phương pháp tỷ số; (3) Phương pháp
Du-Pont; (4) Ngoài ra trong bài còn sử dụng phương pháp liên hệ cân đối.
Cụ thể từng phương pháp được trình bày như sau:
Phương pháp so sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh
tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau.
Phương pháp so sánh có nhiều dạng:
o So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch
 để xem xét, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đặt ra đối với từng chỉ tiêu kinh tế. 

o So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm  để xem xét,
xác định tốc độ và xu hướng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế.
o So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật kinh tế
trung bình hoặc tiên tiến.
o So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với các số liệu của các
doanh nghiệp tương đương hoặc doanh nghiệp của đối thủ cạnh tranh.
Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân
tích. Đó là các chỉ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là
phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ
30
sung và hoàn thiện bởi lẽ: Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải
tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hoàn thành những tỷ lệ
tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của doanh nghiệp hay một
nhóm doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ
liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số.
Phương pháp này giúp người phân tích khai thác có hiệu quả những
số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời
gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
Phương pháp Du Pont, Với phương pháp này các nhà phân tích sẽ
nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong khả
năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch. Bản chất của phương
pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
của ngành du lịch Quảng Trị và phân tích các nhân tố ảnh hưởng của các tỷ
số đó đối với tỷ số tổng hợp. Thế mạnh của mô hình Du pont:
o Tính đơn giản. Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi
người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến khả năng thu hút vốn
đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị.
o Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách thu hút đầu tư đối với
các nhà đầu tư.
3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả triển khai quá trình phân tích
thông qua 2 giai đoạn: (1) Giai đoạn phân tích sơ bộ dữ liệu sơ cấp nhằm có
được “bức tranh” chung về mẫu nghiên cứu; (2) Phân tích chính thức dữ liệu
sơ cấp để phát hiện ra các kết quả nghiên cứu cho đề tài. Cụ thể như sau:
3.3.2.1. Phân tích sơ bộ dữ liệu sơ cấp
Tính toán các chỉ tiêu thống kê của dữ liệu để người đọc biết được
tổng quan về các mẫu đã thu thập ra sao, có các thông số gì. Nó bao gồm
các thông tin về trung bình, độ lệch, phương sai, quy luật dữ liệu .
31
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri

More Related Content

What's hot

Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongChau Duong
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...NuioKila
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình
Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình
Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình nataliej4
 
Đề tài: Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty...
Đề tài: Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty...Đề tài: Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty...
Đề tài: Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phục vụ tại nhà hàng Market 39 - k...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phục vụ tại nhà hàng Market 39 - k...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phục vụ tại nhà hàng Market 39 - k...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phục vụ tại nhà hàng Market 39 - k...hieu anh
 

What's hot (17)

Luận án: Marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Luận án: Marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Bến TreLuận án: Marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Luận án: Marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
 
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vongDu lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
Du lich mice thanh pho da nang tiem nang va trien vong
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Du lịch, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Du lịch, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Du lịch, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Du lịch, HAY
 
Nâng cao kinh doanh tại Công ty cổ phần khách sạn du lịch, HAY
Nâng cao kinh doanh tại Công ty cổ phần khách sạn du lịch, HAYNâng cao kinh doanh tại Công ty cổ phần khách sạn du lịch, HAY
Nâng cao kinh doanh tại Công ty cổ phần khách sạn du lịch, HAY
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAYLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOTĐề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Du lịch
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Du lịchĐề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Du lịch
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Du lịch
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình
Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình
Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu nghỉ mát Sun Spa & Resort Quảng Bình
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Đề tài: Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty...
Đề tài: Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty...Đề tài: Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty...
Đề tài: Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty...
 
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng TàuLuận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phục vụ tại nhà hàng Market 39 - k...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phục vụ tại nhà hàng Market 39 - k...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phục vụ tại nhà hàng Market 39 - k...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phục vụ tại nhà hàng Market 39 - k...
 

Similar to giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri

Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdfPhát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdfNuioKila
 
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà NộiĐề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuyPhương Thảo Vũ
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN  NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN  NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri (20)

Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdfPhát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững 6756273.pdf
 
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
 
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOTĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú ThọLuận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái NguyênPhát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà NộiĐề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN  NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN  NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...
 

More from Phương Thảo Vũ

3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat dai
3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat dai3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat dai
3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat daiPhương Thảo Vũ
 
1446637065 ng -n-h--ng-tr---c-nghi---m---n-thi-c--ng-ch---c-thu----2015--c---...
1446637065 ng -n-h--ng-tr---c-nghi---m---n-thi-c--ng-ch---c-thu----2015--c---...1446637065 ng -n-h--ng-tr---c-nghi---m---n-thi-c--ng-ch---c-thu----2015--c---...
1446637065 ng -n-h--ng-tr---c-nghi---m---n-thi-c--ng-ch---c-thu----2015--c---...Phương Thảo Vũ
 
1446636941 -n-thi-c--ng-ch---c-thu----2015
1446636941 -n-thi-c--ng-ch---c-thu----20151446636941 -n-thi-c--ng-ch---c-thu----2015
1446636941 -n-thi-c--ng-ch---c-thu----2015Phương Thảo Vũ
 
4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tu
4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tu4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tu
4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tuPhương Thảo Vũ
 
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncnPhương Thảo Vũ
 
5. he thong cau hoi chinh sach thue tndn
5. he thong cau hoi chinh sach thue tndn5. he thong cau hoi chinh sach thue tndn
5. he thong cau hoi chinh sach thue tndnPhương Thảo Vũ
 
5. he thong cau hoi chinh sach thue tndn
5. he thong cau hoi chinh sach thue tndn5. he thong cau hoi chinh sach thue tndn
5. he thong cau hoi chinh sach thue tndnPhương Thảo Vũ
 
4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tu
4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tu4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tu
4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tuPhương Thảo Vũ
 
2. he thong cau hoi luat quan ly thue
2. he thong cau hoi luat quan ly thue2. he thong cau hoi luat quan ly thue
2. he thong cau hoi luat quan ly thuePhương Thảo Vũ
 
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncnPhương Thảo Vũ
 
3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat dai
3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat dai3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat dai
3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat daiPhương Thảo Vũ
 
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncnPhương Thảo Vũ
 

More from Phương Thảo Vũ (20)

3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat dai
3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat dai3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat dai
3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat dai
 
1446637065 ng -n-h--ng-tr---c-nghi---m---n-thi-c--ng-ch---c-thu----2015--c---...
1446637065 ng -n-h--ng-tr---c-nghi---m---n-thi-c--ng-ch---c-thu----2015--c---...1446637065 ng -n-h--ng-tr---c-nghi---m---n-thi-c--ng-ch---c-thu----2015--c---...
1446637065 ng -n-h--ng-tr---c-nghi---m---n-thi-c--ng-ch---c-thu----2015--c---...
 
1446636941 -n-thi-c--ng-ch---c-thu----2015
1446636941 -n-thi-c--ng-ch---c-thu----20151446636941 -n-thi-c--ng-ch---c-thu----2015
1446636941 -n-thi-c--ng-ch---c-thu----2015
 
4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tu
4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tu4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tu
4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tu
 
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
 
5. he thong cau hoi chinh sach thue tndn
5. he thong cau hoi chinh sach thue tndn5. he thong cau hoi chinh sach thue tndn
5. he thong cau hoi chinh sach thue tndn
 
6. he thong cau hoi ud cntt
6. he thong cau hoi ud cntt6. he thong cau hoi ud cntt
6. he thong cau hoi ud cntt
 
6. he thong cau hoi ud cntt
6. he thong cau hoi ud cntt6. he thong cau hoi ud cntt
6. he thong cau hoi ud cntt
 
5. he thong cau hoi chinh sach thue tndn
5. he thong cau hoi chinh sach thue tndn5. he thong cau hoi chinh sach thue tndn
5. he thong cau hoi chinh sach thue tndn
 
4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tu
4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tu4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tu
4. he thong cau hoi chinh sach thue gtgt, ttdb, hoa don chung tu
 
2. he thong cau hoi luat quan ly thue
2. he thong cau hoi luat quan ly thue2. he thong cau hoi luat quan ly thue
2. he thong cau hoi luat quan ly thue
 
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
 
3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat dai
3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat dai3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat dai
3. he thong cau hoi chinh sach cac khoan thu lien quan den dat dai
 
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
1.he thong cau hoi chinh sach thue tncn
 
Tin hoc
Tin hocTin hoc
Tin hoc
 
Thue tndn
Thue tndnThue tndn
Thue tndn
 
On thi thue
On thi thueOn thi thue
On thi thue
 
Thue gtgt ttdb
Thue gtgt ttdbThue gtgt ttdb
Thue gtgt ttdb
 
Thu nhap ca nhan
Thu nhap ca nhanThu nhap ca nhan
Thu nhap ca nhan
 
Luat quan ly thue
Luat quan ly thueLuat quan ly thue
Luat quan ly thue
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING NGUYỄN VIẾT CHIẾN GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành Tàichính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. HOÀNG TRẦN HẬU TP Hồ Chí Minh, tháng 7/2014 i
  • 2. LỜI CAM ĐOAN VÀ LỜI CẢM ƠN Đề tài “Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị” là luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ kinh tế do Trường Đại học Tài chính – Marketing đào tạo, vừa là tâm huyết của bản thân trong quá trình vận dụng những kiến thức tiếp thu được qua thực tế công tác tại Sở Tài chính Quảng Trị, với mong muốn nêu lên thực trạng công tác huy động vốn để phát triển ngành du lịch của tỉnh và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn phát triển ngành du lịch của tỉnh trong những năm tiếp theo. Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp và phạm vi tiếp cận của bản thân có thể chưa phản ánh hết thực trạng vấn đề, những giải pháp bản thân đề xuất trước mắt có thể mang lại hiệu quả chưa cao, nhưng đó chính là tính phát triển của đề tài nghiên cứu. Vận dụng những kiến thức và phương pháp được đào tạo, từ thực tế công tác, với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hoàng Trần Hậu, bản thân tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Hoàng Trần Hậu - Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing; TS Nguyễn Thị Mỹ Dung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing; PGS.TS Hà Nam Khánh Giao - Trưởng khoa đào tạo sau đại học - Trường Đại học Tài chính Marketing; cùng quý Thầy, Cô giáo, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của quý Thầy Cô, đồng nghiệp để vấn đề mà tôi nghiên cứu không chỉ dừng lại ở một luận văn tốt nghiệp mà sẽ được công nhận, đi vào thực tế phục vụ công tác của bản thân và đồng nghiệp trong lĩnh vực Đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương. Người thực hiện Nguyễn Viết Chiến Tp. HCM, ngày 30 tháng 7 năm 2014 ii
  • 3. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG......................................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..................................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài............................................................................................1 1.2. Tình hình nghiên cứu trước đây..........................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................3 1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ...........................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..........................................................................3 1.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................4 1.5.3. Quy trình nghiên cứu...........................................................................................4 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..........................................................4 1.7. Bố cục của bài luận văn..........................................................................................5 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH................................................................6 2.1. Khái niệm và phân loại vốn đầu tư .....................................................................6 2.1.1. Khái niệm đầu tư...................................................................................................6 2.1.2. Khái niệm vốn đầu tư ..........................................................................................7 2.1.3. Phân loại vốn đầu tư............................................................................................9 2.1.4. Các nguồn vốn đầu tư.......................................................................................10 2.2.Đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư...............................................................13 2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế................................................................. 13 2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội.................................................................. 16 2.3 Đặc trưng huy động vốn đầu tư phát triển du lịch.........................................17 2.3.1. Khái niệm về du lịch...........................................................................................17 2.3.2. Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư phát triển du lịch.......................19 iii
  • 4. 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch .........................21 2.4.1. Sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư.................21 2.4.2. Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của địa phương...................21 2.4.3. Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư .............................................................................................................................................22 2.4.4. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng.....................................................................23 2.4.5. Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học – công nghệ thống doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn .................................................. 23 2.4.6. Sự phát triển của nền Hành chính quốc gia .. ...........................................24 2.4.7. Hiệu quả của các dự án thu hút đầu tư đã triển khai trong ngành......... ......................................................................................................................................24 2.5. Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước về thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch.................................................................................................25 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................27 3.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu.....................................................................................27 3.1.1. Mô tả dữ liệu thứ cấp........................................................................................27 3.1.2. Mô tả dữ liệu sơ cấp..........................................................................................27 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.....................................................................29 3.3Phân tích dữ liệu.......................................................................................................30 3.3.1. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp .....................................................30 3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp.......................................................31 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................36 4.1. Khái quát chung về du lịch tỉnh Quảng Trị......................................................36 4.2. Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị .............................................................................................................................................37 4.2.1. Khái quát về hoạt động thu hút đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị .............................................................................................................................................37 4.2.2. Phân tích tình hình đầu tư vốn vào ngành du lịch Quảng Trị................38 4.2.3. Phân tích nguồn vốn đầu tư trong nước vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010 – 2012. .....................................................................40 4.2.4. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.......................................................42 4.3. Đánh giá những tác động của thu hút đầu tư vào du lịch đối với hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 đến năm 201343
  • 5. iv
  • 6. 4.3.1. Đóng góp đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Trị......................... ..43 4.3.2. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị..............45 4.3.3. Tác động đến tăng thu ngân sách của tỉnh Quảng Trị............................46 4.4. Các nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch của tỉnh Quảng Trị............................................................47 4.4.1. Mô tả về mẫu khảo sát......................................................................................47 4.4.2. Mô tả các biến khảo sát....................................................................................47 4.4.3. Kiểm tra độ tin cậy thang đo ...........................................................................54 4.4.4. Phân tích nhân tố khám phá............................................................................55 4.4.5. Hồi quy và kiểm định giả thuyết các nhân tố tác động tới thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị.......................................59 4.5. Thảo luận và đánh giá về khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị....................................................................63 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG TRỊ....................................................................................................67 5.1. Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Quảng Trị 67 5.1.1. Những mặt đạt được.........................................................................................67 5.1.2. Những hạn chế tồn tại.......................................................................................67 5.2. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị.....................69 5.2.1 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2020..................69 5.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.......................70 5.3. Dự báo tốc độ tăng trưởng và nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch Quảng Trị đến năm 2020..............................................................................................71 5.3.1. Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Quảng Trị đến năm 2020. ..............................................................................................................................................71 5.3.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 ..............................................................................................................................................72 5.4. Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị ..............................................................................................................................................72 5.4.1. Nhóm giải pháp tạo môi trường đầu tư........................................................73 5.4.2. Nhóm giải pháp cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư....................................77 5.4.3. Nhóm giải pháp xúc tiến kêu gọi đầu tư......................................................79
  • 7. v
  • 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ xc PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI ĐIỀU TRA CHÍNH THỨC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ DÀNH CHO NHÀ ĐẦU TƯ ......................................................... xciii PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH ....................................................... xcvii vi
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1 Số dự án đầu tư vào ngành du lịch Quảng Trị giai đoạn 2010 -2013 .............................................................................................................................................37 Bảng 4.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 đến năm 2012.........................................................................................39 Bảng 4.3 Tình hình đầu tư vốn ngân sách nhà nước vào cơ sở hạ tầng du lịch Quảng Trị từ năm 2010 đến 2013..............................................................................40 Bảng 4.4 Chỉ số phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị năm 2010 đến năm 2013. ..44 Bảng 4.5 Cơ cấu giới tính mẫu khảo sát............................................................... .47 Bảng 4.6 Cơ cấu độ tuổi của các nhà đầu tư trong mẫu khảo sát...................48 Bảng 4.7 Trình độ chuyên môn của các nhà đầu tư trong mẫu khảo sát......48 Bảng 4.8 Thời gian đầu tư kinh doanh trong nghành du lịch của các nhà đầu tư trong mẫu khào sát...........................................................................................49 Bảng 4.9 Thống kê mô tả biến tài nguyên thiên nhiên – Tài nguyên du lịch tác đến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch..........................49 Bảng 4.10 Thống kê mô tả biến chính sách thu hút vốn.....................................50 Bảng 4.11 Thống kê mô tả biến cơ sở hạ tầng .....................................................51 Bảng 4.12 Mô tả thống kê biến chính trị - xã hội...................................................52 Bảng 4.13 Mô tả thống kê biến Kinh tế....................................................................53 Bảng 4.14 Mô tả thống kê biến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch .............................................................................................................................................53 Bảng 4.15 Kết quả tính toán độ tin cậy thang đo..................................................54 Bảng 4.16 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các nhóm biến nghiên cứu .............................................................................................................................................56 Bảng 4.17 Rotated Component Matrixa ....................................................................57 Bảng 4.18 Phân loại nhóm các nhân tố mới ..........................................................58 Bảng 4.19 Kết quả hồi quy lần 1................................................................................59 Bảng 4.20 Bảng kết luận về các giả thiết thống kê ..............................................62 Bảng 5.1 Dự báo giá trị tăng trưởng của ngành du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2020..................................................................................................................71 Bảng 5.2 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 .. . 72
  • 10. vii
  • 11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 – 2013.45 Biểu đồ 4.2 Đóng góp ngân sách của ngành du lịch vào tổng thu ngân sách của tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 - 2013 ...................................................................46 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSHT Cơ sở hạ tầng CSĐT Chính sách đầu tư NSNN Ngân sách nhà nước TNDL Tài nguyên du lịch ĐNLĐQL Đội ngũ lao động quản lý NVĐT Nguồn vốn đầu tư GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế CTXH Chính trị xã hội ĐNLĐ Đội ngũ lao động viii
  • 12. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Ở nước ta hiện nay, du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Trong những năm tới, du lịch phải được đầu tư đúng mức, đồng thời phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch cho tương xứng với tiềm năng của đất nước, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước; phát triển du lịch để đưa hình ảnh nước ta trở thành điểm đến của khu vực và thế giới”. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mục tiêu trên, các địa phương đã gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là về nguồn vốn. Bởi vì, vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của hoạt động phát triển du lịch tại các địa phương hiện nay. Chúng ta phải khẳng định rằng không thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung của nhà nước cũng như các mục tiêu phát triển du lịch của các địa phương nói riêng nếu như không có vốn. Quảng trị là mảnh đất anh hùng với nhiều di tích lịch sử như: Cụm Di tích đôi bờ Hiền Lương, Huyền thoại làng Địa đạo Vịnh Mốc, chiến khu Ba Lòng, Thành Cổ Quảng Trị, Sân bay Tà Cơn, nhà đày Lao Bảo... Bên cạnh đó Quảng Trị còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Trằm Trà Lộc, Rú Lịnh, suối nước nóng Klu, thác Ồ Ồ, Khu danh thắng Đakrông....và với bờ biển dài 75 km, dọc theo biển có nhiều bãi biển đẹp như: Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Vĩnh Thái..... là nơi mang vẻ đẹp rất riêng của biển với bãi cát trắng tinh khôi, bằng phẳng, mịn màng, làn nước trong xanh mát rượi, những làn gió mang hơi thở mặn nồng của biển và những vẻ đẹp còn hoang sơ của thiên nhiên ban tặng. Nơi đây là điểm dừng chân lý tưởng sau bao ngày du khách khám phá vẻ đẹp vốn có của Quảng Trị, là nơi du khách hòa mình vào thiên nhiên để bỏ quên những mệt nhọc của đời sống hàng ngày. Đây là các điều kiện thuận lợi mời gọi du khách trong nước cũng như ngoài nước đến với những điểm du lịch đặc sắc, hấp dẫn và kỳ bí trên dải đất miền Trung huyền thoại Quảng trị. Mặc dù Quảng trị là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng so với các tỉnh lân cận thì ngành du lịch của Quảng trị vẫn còn non 1
  • 13. trẻ, lượng khách hàng năm đến Quảng trị vẫn còn ít, chưa khai thác có hiệu quả và chưa phát triển ngang tầm với vị trí thuận lợi và tiềm năng của nó do công tác khơi thông và huy động vốn đầu tư để phát triển các dự án du lịch tại Quảng trị thời gian qua còn nhiều bất cập. Bởi vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng trị ” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Tình hình nghiên cứu trước đây Du lịch là lĩnh vực đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, đến nay đã có một số tác giả, luận văn và các công trình khoa học đề cập đến vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch như: Nghiên cứu của Nguyễn Thành Nam (2011), “Huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Quảng Ngãi”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, đại học Đà Nẵng. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển và huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi thông qua những lý thuyết cơ bản về thu hút vốn đâu tư.. Đồng thời, tác giả còn đưa ra những giải pháp thiết thực để huy động vốn phát triển du lịch cho Quảng Ngãi trong thời gian tới. Nghiên cứu của Nguyễn Tăng Huy (2011), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị”, luận văn thạc sỹ kinh tế, đại học Đà Nẵng. Đề tài đã khái quát đầy đủ lý luận và thực tiễn về vấn đề thu hút FDI. Đồng thời, luận văn cũng đã đánh giá được những tiềm năng phát triển Du lịch ở Quảng Trị và nhu cầu về vốn cho phát triển ngành du lịch. Bên cạnh đó, luận văn còn phân tích tình hình thu hút FDI vào ngành du lịch. Từ đó chỉ ra những thành công và hạn chế trong hoạt động thu hút FDI vào du lịch tỉnh Quảng Trị, đồng thời, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút FDI để đáp ứng nhu cầu vốn và phát triển cho ngành du lịch tỉnh Quảng Trị. Như vậy, hiện nay mới chỉ có một số ít những nghiên cứu về lĩnh vực thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch nhưng chưa có nghiên cứu nào thực sự chuyên sâu về lĩnh vực này để có được các nhìn nhận vấn đề rõ ràng, cụ thể mang tính định lượng. Do đó, đề tài “Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị” vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu và vẫn còn ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2
  • 14. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động huy động vốn. Phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Trị. Đánh giá các yếu tố tác động bên ngoài cũng như những nội tại bên trong của du lịch tỉnh Quảng Trị làm ảnh hưởng đến năng lực huy động vốn cũng như sự phát triển du lịch trong thời gian qua. Đồng thời, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn đáp ứng các mục tiêu phát triển du lịch thời gian tới cho tỉnh Quảng Trị. 1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị. b. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Luận văn nghiên cứu giới hạn về nội dung của các khái niệm huy động vốn phát triển du lịch từ các nhà đầu tư dưới hai hình thức đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn tại tỉnh Quảng Trị. Về thời gian: Trong giới hạn đề tài nghiên cứu, luận văn tập trung chủ yếu vào đối tượng nghiên cứu là các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng trị trong thời gian 3 năm ( từ 2010 – 2013) và sau đó đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian 5 năm tới cho ngành du lịch tỉnh Quảng Trị. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Số liệu sử dụng trong luận văn bao gồm cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp - Dữ liệu sơ cấp: Tác giả triển khai thu thập thông tin theo phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng 4 bước như sau: (1) Thiết kế bảng hỏi; (2) Phát phiếu điều tra cho các nhà đầu tư; (3) Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời; (4) Phân tích và kết luận. - Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập qua các nguồn sau: (1) Các báo cáo hàng năm của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Quảng Trị; (2) Các báo cáo nghiên cứu của Cơ quan, Viện, Trường đại học; (3) Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm 3
  • 15. có liên quan; các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước. (4) Báo cáo kết quả hoạt động thu hút vốn đầu tư hàng năm cho phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 – 2013. (5) Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 1.5.2.Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp thống kê mô tả, dùng các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân để đánh giá sự biến động cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng. - Phương pháp thống kê so sánh, đối chiếu, được sử dụng nhằm mục đích so sánh, đối chiếu, đánh giá và kết luận về khả năng hoạt động thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở đó tiến hành so sánh hệ thống các chỉ tiêu qua các năm nghiên cứu. - Phương pháp phân tích nhân tố và hồi quy qua các công đoạn xử lý dữ liệu như sau: Kiểm định độ tin cậy thang đo; phân tích tương quan biến; phân tích nhân tố khám phá; hồi quy, kiểm định cảc giả thiết nghiên cứu. - Phần mềm xử lý số liệu: Excel, SPSS 20 1.5.3.Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu Phân tích các chính sách huy động vốn đầu tư vào phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị Khảo sát sức hấp dẫn của du lịch Quảng Trị đối với các nhà đầu tư Nhận định đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư của ngành du lịch tỉnh Quảng Trị Các giải pháp thu hút vốn đâu tư phát triển du lịch tỉnh Quảng trị giai đoạn 2015 – 2020. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài mang một số ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau: (1) Hệ thống hóa các lý luận về thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch. 4
  • 16. (2) Nhận diện và đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của du lịch Quảng Trị đối với các nhà đầu tư. (3) Phân tích thực trạng huy động vốn phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị. (4) Hỗ trợ ngành du lịch tỉnh Quảng Trị tìm ra các giải pháp tối ưu cho việc thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch. (5) Nghiên cứu còn là tài liệu khoa học hữu ích cho các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch. 1.7. Bố cục của bài luận văn Đề tài được bố cục bởi năm chương: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Tổng quan cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Giải pháp huy động vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị 5
  • 17. CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2.1. Khái niệm và phân loại vốn đầu tư Để đưa ra được khái niệm vốn đầu tư và phân loại vốn đầu tư thì trước tiên chúng ta cần làm rõ hai khái niệm là: “Đầu tư” và “ Vốn đầu tư” 2.1.2. Khái niệm đầu tư Sachs - Larrain (1993) định nghĩa tổng quát về đầu tư như: "Đầu tư là phần sản lượng được tích lũy để tăng năng lực sản xuất trong thời kỳ sau của nền kinh tế".1 Theo Vũ Chí Lộc (1997) thì “Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội”2 . Hoặc theo Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2010) thì: “Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại. Nguồn lực này có thể là tiền, sức lao động, trí tuệ...nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai”3 Như vậy, hai khái niệm trên đã cho ta thấy rằng: Ở mỗi góc độ khác nhau người ta có thể đưa ra các quan niệm khác nhau về đầu tư, nhưng một quan niệm hoàn chỉnh về đầu tư phải bao gồm hai đặc trưng sau đây: Một là, đầu tư luôn gắn liền với rủi ro, mạo hiểm….. Do vậy các nhà đầu tư phải nhìn nhận trước những khó khăn này để có biện pháp phòng ngừa. Hai là, mục tiêu của đầu tư là hiệu quả. Nhưng ở những vị trí khác nhau, người ta cũng nhìn nhận vấn đề hiệu quả không giống nhau. Với các doanh nghiệp thường thiên về hiệu quả kinh tế, tối đa hóa lợi nhuận. Còn đối với nhà nước lại 1 Viện kinh tế Thành phố HCM “Hiệu quả đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh - Đầu tư vào ngành nào có hiệu quả và lợi thế cạnh tranh" Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Trung tâmkinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC), 2000 2 Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình Đầu tư nước ngoài,Nxb.Giáo Dục. 3 Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2010), Giáo Trình Kinh Tế Đầu Tư, Nxb. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân . 6
  • 18. muốn hiệu quả kinh tế phải gắn liền với lợi ích xã hội. Trong nhiều trường hợp lợi ích xã hội được đặt lên hàng đầu. Từ những đặc trưng trên mà người ta đã chia đầu tư thành 3 loại chủ yếu sau: Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành. Đầu tư thương mại: Là loại đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Hai loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư. Tuy nhiên, chúng đều có tác dụng thúc đẩy đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển: Là hoạt động đầu tư mà trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế - xã hội. 2.1.2. Khái niệm vốn đầu tư Theo Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2010) thì: “Vốn đầu tư là nguồn lực tích lũy được của xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, tiết kiệm của dân, huy động từ nước ngoài được biểu hiện dưới các dạng tiền tệ các loại hoặc hàng hóa hữu hình, hàng hóa vô hình và hàng hóa đặc biệt khác”. Hassett, Kevin A (2008) đã đưa ra được khái niệm vốn đầu tư như sau: “Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau như liên doanh, liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài... nhằm để: tái sản xuất, các tài sản cố định để duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới và bổ sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho các ngành hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ, 7
  • 19. cũng như thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt đầu hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới được bổ sung hoặc mới được đổi mới”4 Như vậy, với các khái niệm về vốn đầu tư như đã trình bày ở trên ta có thể thấy được vốn đầu tư có những đặc điểm như sau: Thứ nhất, đầu tư được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản của sự phát triển và sinh lời. Vì vậy, để bắt đầu một quá trình sản xuất hoặc tái mở rộng quá trình này, trước hết phải có vốn đầu tư. Nhờ sự chuyển hóa vốn đầu tư thành vốn kinh doanh tiến hành hoạt động, từ đó tăng trưởng và sinh lời. Trong các yếu tố tạo ra sự tăng trưởng và sinh lời này vốn đầu tư được coi là một trong những yếu tố cơ bản. Đặc điểm này không chỉ nói lên vai trò quan trọng của đầu tư trong việc phát triển kinh tế mà còn chỉ ra động lực quan trọng kích thích các nhà đầu tư nhằm mục đích sinh lời. Thứ hai, đầu tư đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, khối lượng vốn đầu tư lớn thường là tất yếu khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế như: Xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp lương thực thực phẩm, ngành điện năng... Thứ ba, quá trình đầu tư xây dựng cơ bản phải trải qua một quá trình lao động rất dài mới có thể đưa vào sử dụng được, thời gian hoàn vốn vì sản phẩm xây dựng cơ bản mang tính đặc biệt và tổng hợp. Sản xuất không theo một dây chuyền hàng loạt mà mỗi công trình, dự án có kiểu cách, tính chất khác nhau lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố điều kiện tự nhiên, địa điểm hoạt động thay đổi liên tục và phân tán, thời gian khai thác và sử dụng thường là 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào tính chất dự án. Quá trình đầu tư thường gồm ba giai đoạn: Xây dựng dự án, thực hiện dự án và khai thác dự án. Thứ tư, đầu tư là một lĩnh vực có rủi ro lớn. Rủi ro trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài. Trong thời gian này, các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên ảnh hưỏng sẽ gây nên những tổn thất mà 4 Hassett, Kevin A,2008, Investment, The concise encyclopedia ofeconomics 8
  • 20. các nhà đầu tư không lường định hết khi lập dự án. Các yếu tố được đầu tư. Sự thay đổi chính sách như quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất, thay đổi chính sách thuế, mức lãi suất, sự thay đổi thị trường, thay đổi nhu cầu sản phẩm cũng có thể gây nên thiệt hại cho các nhà đầu tư, tránh được hoặc hạn chế rủi ro sẽ thu được những món lời lớn, và đây là niềm hy vọng kích thích các nhà đầu tư. 2.1.3. Phân loại vốn đầu tư Căn cứ vào tính chất đầu tư mà người ta chia đầu tư ra làm 2 loại, đó là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. 2.1.3.1. Đầu tư trực tiếp Theo Luật đầu tư (2005), đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư có thể là Chính phủ thông qua các kênh khác nhau để đầu tư cho xã hội, điều này thể hiện chi tiêu của Chính phủ thông qua đầu tư các công trình, chính sách xã hội. Ngoài ra, người đầu tư có thể là tư nhân, tập thể... kể cả các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các chủ thể tham gia thể hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong quá trình đầu tư. 2.1.3.2. Đầu tư gián tiếp Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư - Luật đầu tư (2005). Như vậy, đầu tư gián tiếp là loại hình đầu tư mà trong đó người bỏ vốn ra và người sử dụng vốn không cùng một chủ thể. Đầu tư gián tiếp thông thường thông qua kênh tín dụng hay kênh đầu tư trên thị trường chứng khoán. Giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp có quan hệ chặt chẽ trong quá trình thực hiện đầu tư. Đầu tư trực tiếp là tiền đề để phát triển đầu tư gián tiếp, điều này thể hiện thông qua nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng hay các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp để huy động vốn. Mặt khác, môi trường đầu tư gián tiếp được mở rộng sẽ thúc đẩy việc đầu tư trực tiếp với mong đợi tiếp 9
  • 21. cận với các nguồn vốn được dễ dàng. Bởi vì một khi thị trường tài chính phát triển thì nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn các nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp, và cũng có thể sử dụng lợi thế này làm gia tăng đòn bẩy tài chính để thực hiện ý đồ kinh doanh của mình. 2.1.4. Các nguồn vốn đầu tư Muốn thực hiện công cuộc đầu tư cần có các nguồn lực đầu vào như sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Khoản tiền cần có để trang trải cho các nguồn lực đầu vào này gọi là vốn đầu tư. Rõ ràng, vốn đầu tư phải lấy từ trong số của cải mà cá nhân và tổ chức trong xã hội đã làm ra, sau khi trừ đi phần tiêu dùng của họ. Để có chính sách thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế bền vững, cần phân loại nguồn vốn đầu tư và đánh giá đúng tầm quan trọng của từng nguồn vốn. Ở góc độ chung nhất trong phạm vi một quốc gia, nguồn vốn đầu tư được chia thành 2 nguồn: nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 2.1.4.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước Theo các nhà nghiên cứu kinh tế thì nguồn vốn đầu tư trong nước gồm có: nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Nguồn vốn nhà nước Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó: Nguồn vốn ngân sách Nhà nước là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức 10
  • 22. cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế. Bởi vì, hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn và đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích lũy của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích lũy tryuền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt … nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Như vậy, quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ phát triển của đất nước; tập quán tiêu dùng của dân cư; chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp với xã hội và thị trường vốn. Trong đó, thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. 2.1.4.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài So với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài có ưu thế là bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, từ đó thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu 11
  • 23. kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh; nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, lợi thế địa kinh tế, tài nguyên được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn. Tuy vậy, trong nó lại luôn chứa ẩn những nhân tố tiềm tàng gây bất lợi cho nền kinh tế, đó là sự lệ thuộc, nguy cơ khủng hoảng nợ, sự tháo chạy đầu tư, sự gia tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm trong nước… Như vậy, vấn đề thu hút vốn nước ngoài đặt ra những thử thách không nhỏ trong chính sách thu hút đầu tư của nền kinh tế đang chuyển đổi, đó là, một mặt phải ra sức huy động vốn nước ngoài để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, mặt khác, phải kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài để ngăn chặn khủng hoảng tài chính. Để vượt qua những thử thách đó, đòi hỏi Nhà nước phải tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho sự vận động của dòng vốn này, điều chỉnh và lựa chọn các hình thức thu hút đầu tư sao cho dòng vốn này đầu tư dài hạn trong nước một cách bền vững để có lợi cho nền kinh tế. Về bản chất, vốn nước ngoài cũng được hình thành từ tiết kiệm của các chủ thể kinh tế nước ngoài và được huy động thông qua các hình thức cơ bản: Viện trợ phát triển chính thức(Official DevelopmentAssistance –ODA): Đây là tất cả các khoản viện trợ của các đối tác viện trợ nước ngoài dành cho Chính phủ và nhân dân nước nhận viện trợ. ODA một mặt nó là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn trong nước để phát triển kinh tế, bên cạnh đó nó giúp các quốc gia nhận viện trợ tiếp cận nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Ngoài ra, nó tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các nước tiếp nhận viện trợ thường xuyên phải đối mặt những thử thách rất lớn đó là gánh nặng nợ quốc gia trong tương lai, chấp nhận những điều kiện và ràng buộc khắt khe về thủ tục chuyển giao vốn, đôi khi còn gắn cả những điều kiện về chính trị. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment – FDI): 12
  • 24. Đây là nguồn vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn vào một nước để đầu tư trực tiếp bằng việc tạo lập những doanh nghiệp. FDI đã và đang trở thành hình thức huy động vốn nước ngoài phổ biến của nhiều nước đang phát triển khi mà các luồng dịch chuyển vốn từ các nước phát triển đi tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài để gia tăng thu nhập trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Các hình thức chủ yếu của FDI ở nước ta như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới các hình thức BOT, BTO, BT. Khác với ODA, FDI không chỉ đơn thuần đưa ngoại tệ vào nước sở tại, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới, giải quyết việc làm, sử dụng tài nguyên trong nước… Song, điều quan trọng đặt ra cho các nước tiếp nhận là phải khai thác triệt để các lợi thế có được của nguồn vốn này nhằm đạt được sự phát triển tổng thể cao về kinh tế. Tuy nhiên, FDI cũng có những mặt trái của nó. Đó là nguồn vốn FDI về thực chất cũng là một khoản nợ, trước sau nó vẫn không thuộc quyền sở hữu và chi phối của nước sở tại. Bên cạnh đó, các nước nhận đầu tư còn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do phải áp dụng một số ưu đãi (như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, giá thuê đất, vị trí doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên…) cho các nhà đầu tư hay bị các nhà đầu tư nước ngoài tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, cũng như vẫn có thể bị chuyển giao những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu… 2.2. Đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư Để đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư, thông thường người ta quan tâm đến cả về mặt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội mà các dự án mang lại. 2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế luôn là vấn đề được các doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẳn có của đơn vị cũng như nền kinh tế nhằm đưa tổ chức đó đạt được mục tiêu đề ra. 13
  • 25. Hiệu quả đầu tư được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với các nguồn lực bỏ ra đầu tư để đạt được kết quả đó. Thông thường, hiệu quả kinh tế được tính theo công thức tổng quát sau: Hiệu quả Kết quả đạt được kinh tế = Nguồn lực đầu tư Trong đó, kết quả đạt được thường được đo lường bằng các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản xuất…và các nguồn lực đã được đầu tư bao gồm số lao động, vốn đầu tư kinh doanh, chi phí đầu tư… Như vậy, khi đánh giá hiệu quả đầu tư, người ta không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả đầu tư mà còn đánh giá chất lượng tạo ra kết quả đó. Do đó, để đánh giá hiệu quả đầu tư người ta thường đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với tổng vốn đầu tư, doanh thu, chi phí, nguồn lao động… mà doanh nghiệp đã sử dụng. Vì vậy, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau đây để đánh giá hiệu quả đầu tư, đó là: 2.2.1.1. Hiệu quả sử dụng lao động Lao động là nguồn lực quan trọng của đất nước nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Đội ngũ lao động có tài và được sử dụng hợp lý sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động, người ta thường sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động bình quân. Năng suất lao động bình quân phản ánh năng lực sản xuất của người lao động tạo ra một lượng giá trị sản xuất hay một mức doanh thu trong một thời gian nhất định. Năng suất lao động bình quân càng cao phản ánh hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp ngày càng tốt. Năng suất lao động bình quân được tính theo công thức sau: Năng suất lao Tổng giá trị sản xuất (doanh thu) = động bình quân Tổng số lượng lao động Năng suất lao động bình quân là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện hiệu quả sử dụng nguồn lao động của doanh nghiệp. Qua phân tích năng suất lao động bình quân giữa các kỳ kinh doanh, nhà quản lý sẽ tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động năng suất lao động. Từ đó giúp cho các nhà quản lý có cách nhìn sâu sắc hơn trong công tác quản trị nhân sự, và có giải pháp thích hợp hơn 14
  • 26. trong công tác bố trí lực lượng lao động nhằm tạo ra năng suất lao động cao nhất. Vì vậy, không ngừng nâng cao năng suất lao động là biện pháp chủ yếu để tăng sản lượng, hạ thấp giá thành sản phẩm và điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.1.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là 2 yếu tố liên quan rất mật thiết với nhau mà trong đó, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường thì lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua một kỳ kinh doanh. Tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ số lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận thực hiện = trên doanh thu Tổng doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ kinh doanh, cứ trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh càng thấp, và do đó hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. 2.2.1.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh cao hay thấp. Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư quan trọng nhất, bởi vì nó phản ảnh một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ đầu tư. Chỉ tiêu này được tính theo công thức: Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận thực hiện = trên tổng vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư 15
  • 27. Chỉ tiêu này cho biết, bình quân một đồng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận tính trong một kỳ đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư càng cao thì trình độ quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt. Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư thấp, thể hiện trình độ năng lực quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư được xem là hợp lý khi lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay vốn bình quân trên thị trường trong kỳ. Qua phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư giúp cho các nhà quản lý có cơ hội đánh giá đúng đắn chất lượng công tác quản lý sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả đầu tư người ta còn có sử dụng thêm một số chỉ tiêu hiệu quả khác như thời hạn thu hồi vốn, điểm hòa vốn, vòng quay tổng vốn… 2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, người ta còn quan tâm những tác động của dự án đầu tư đến xã hội cả về những tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực của các dự án. Hiệu quả đầu tư trên giác độ nền kinh tế mà người ta nhận thấy đó là việc nâng cao năng lực sản xuất, tiềm lực kinh tế của đất nước, phát triển kinh tế nhanh, nâng cao mức sống của nhân dân, nâng cao dân trí… và đặc biệt là hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường. Do vậy, thông thường để đánh giá hiệu quả xã hội của dự án người ta thường quan tâm đến các chỉ tiêu như mức đóng góp giá trị sản phẩm thuần túy, số lao động có việc làm, đóng góp ngân sách nhà nước, tăng kim ngạch xuất khẩu, tác động của dự án đến môi trường đầu tư (môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội…). 2.2.2.1. Tăng mức đóng góp tổng giá trị sản phẩm cho nền kinh tế Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề kinh doanh, khi tiến hành hoạt động đầu tư đều tạo ra một lượng giá trị sản phẩm nhất định, do đó góp phần làm tăng giá trị tổng sản phẩm quốc dân cho nền kinh tế. Tất nhiên, mỗi ngành nghề khác nhau, với mức độ đầu tư khác nhau thì mức đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân cũng khác nhau. Mức đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân của các ngành 16
  • 28. khác nhau sẽ có tác động đến sự dịch chuyển của cơ cấu kinh tế theo ngành nào có mức đóng góp lớn. Từ đó cho thấy hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, làm cho cơ cấu kinh tế dịch theo hướng hợp lý hơn hay không hợp lý tùy thuộc vào cơ cấu kinh tế mục tiêu mà nền kinh tế đó cần đạt được. 2.2.2.2. Tăng thu ngân ngân sách nhà nước Mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, trong nước hay nước ngoài khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nghĩa vụ đóng góp ngân sách cho Nhà nước dưới các hình thức như thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên…), phí và lệ phí. Nhà nước sẽ sử dụng các khoản thu này để chi cho đầu tư phát triển của nền kinh tế quốc dân và ở các lĩnh vực phi sản xuất kinh doanh, do đó góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân. Do đó, mức đóng góp của các doanh nghiệp cho ngân sách càng nhiều sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế được tái đầu tư nhiều hơn, và do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. 2.2.2.3. Tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động Bất kỳ quốc gia nào cũng đều xảy ra tình trạng thất nghiệp, không có tình trạng thất nghiệp cao thì cũng có tình trạng thất nghiệp thấp. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh bất kỳ ngành kinh tế nào cũng tạo ra một khối lượng công việc nhất định, và dĩ nhiên sẽ tạo ra nhu cầu về tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề khác nhau sẽ tạo ra nhu cầu sử dụng lao động khác nhau. Do đó, hoạt động đầu tư sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động và góp phần nâng cao đời sống cho người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua các chỉ tiêu như gia tăng thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội… 2.3 Đặc trưng huy động vốn đầu tư phát triển du lịch 2.3.1. Khái niệm về du lịch Khi nói đến du lịch, thường thì người ta nghĩ đến một chuyến đi đến nơi nào đó để tham quan, nghỉ dưỡng, thăm viếng bạn bè họ hàng và dùng thời gian rảnh để 17
  • 29. tham gia các hoạt động TDTT, đi dạo, phơi nắng, thưởng thức ẩm thực, xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật…. hay chỉ đơn giản quan sát các môi trường xung quanh. Hoặc ở khía cạnh rộng hơn, có thể kể đến những người tìm các cơ hội kinh doanh (business traveller) đi công tác, dự hội nghị, hội thảo hay đi học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật… Như vậy, khái niệm “Du lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi cư trú của họ. Ngày nay hoạt động du lịch đã mang tính toàn cầu, du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người. Bởi vậy, trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều những nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về “du lịch”. Tuy nhiên, mỗi nhà nghiên cứu lại có cách tiếp cận và đánh giá khác nhau nên trên thế giới hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về “du lịch”. Theo tổ chức du lịch thế giới WTO: “Du lịch là tất cả những hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ không quá 12 tháng với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, công vụ và nhiều mục đích khác”5 . Theo tiến sỹ Hunziker và tiến sỹ Kraft hai chuyên gia nghiên cứu du lịch người Thụy Sỹ thì: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”6 . Theo luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”7 . 5 Xuân Mai, Một số khái niệmchủ yếu trong thống kê du lịch thế giới và của một số nước, truy xuất 09:21 PM 19 tháng 1 năm2012 tại http://vienthongke.vn/thong-tin-khoa-hoc/chuyen-san/187- nam-2001-chuyen-san-thong-ke-thuong-mai/1162-mot-so-khai-niem-chu-yeu-trong-thong-ke-du- lich-the-gioi-va-cua-mot-so-nuoc. 6Cao Th ị Minh Tri, 2009,luận văn thạc sỹ kinh tế ”Giả i pháp phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015”, trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, trang 4. 7 Đi ều 4 – chương 1,Giả i thích từ ngữ, luật du lịch của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ban hành ngày 14 tháng 6 năm2005 18
  • 30. Ngoài những khái niệm du lịch thường được dùng ở trên thì khái niệm “Du lịch” của một số các nhà nghiên trên thế giới khái quát lại trong vai trò các du khách thì: Du lịch là việc tiêu dùng trực tiếp các dịch vụ, sản phẩm liên quan đến việc đi lại, lưu trú của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí và thỏa mãn các nhu cầu khác. Đây cũng là một trong số ít các khái niệm về du lịch được các nhà lãnh đạo, người chủ doanh nghiệp quan tâm. Như vậy, các khái niệm du lịch ở trên được các nhà nghiên cứu đưa ra là tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tế ngành du lịch, người nghiên cứu xin đưa ra khái niệm về “Du lịch” như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế, xã hội có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia tạo thành một tổng thể đa dạng và hết sức phức tạp. 2.3.2. Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Thu hút vốn đầu tư được các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu, được Chính phủ các nước đẩy mạnh thực hiện, và quá trình này đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, khu vực, vùng miền. Cũng như đối với các ngành kinh tế khác, thu hút vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Để đưa du khách đến với các địa điểm du lịch, trước hết cần phải đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển... Muốn giữ chân du khách phải đầu tư xây dựng, tôn tạo các khu du lịch, xây dựng cơ sở lưu trú, hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, nước sạch cho các khu du lịch… Muốn gia tăng nguồn thu từ khách du lịch phải đầu tư vốn để tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn… Do đó, việc xác định quy mô và định hướng đầu tư vốn đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững, khai thác tốt các tiềm năng và bảo vệ cảnh quan môi trường. Ở nhiều quốc gia trên thế giới kinh doanh du lịch đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch là “Con gà đẻ trứng vàng” và kinh doanh du lịch đang trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu trong tương lai. Vì vậy, không ngừng tăng cường thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch là sự cần thiết khách quan, bởi một số lý do sau:  Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch gópphần tăngtrưởng kinh tế 19
  • 31. Mô hình Harrod – Domar đã chỉ ra rằng vốn đầu tư của nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp với tốc độ tăng trưởng: Mức tăng trưởng GDP = vốn đầu tư / ICOR. Muốn tăng trưởng hàng năm với tốc độ cao thì phải tăng mức đầu tư và giảm ICOR xuống hoặc hạn chế không tăng. Như vậy thu hút đầu tư sẽ làm cho lượng vốn đầu tư tăng lên, và do đó sản lượng đầu ra cũng tăng lên sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung. Thu hút vốnđầu tưvào phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Đầu tư chính là phương tiện đảm bảo cho cơ cấu kinh tế được hình thành hợp lý. Ngành du lịch là một bộ phận cấu thành nên nền kinh tế do đó thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch sẽ làm ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cùng với những vai trò trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, hoạt động thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch còn tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu vùng, hình thành và phát huy vai trò của vùng trọng điểm, đồng thời tăng cường tiềm lực kinh tế cho các vùng khó khăn, thúc đẩy mối liên hệ, giao lưu kinh tế liên vùng, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Định hướng và biện pháp thu hút vốn đầu tư hợp lý còn tác động đến cơ cấu thành phần kinh tế, và tác động đến mối quan hệ giữa đầu tư khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Đầu tư công cộng của Nhà nước phải có tác động lôi kéo, dẫn dắt mà không làm suy giảm, lấn át đầu tư tư nhân. Thu hút vốnđầu tưvào phát triển du lịch góp phần tăng cường khoahọc kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý điều hành kinh doanh Thu hút vốn đầu tư để phát triển Ngành du lịch sẽ làm cho trình độ khoa học kỹ thuật của Ngành du lịch được tăng lên thông qua các dự án đầu tư được triển khai, thay thế các thiết bị, công nghệ lạc hậu. Đối với các nước đang phát triển, mặc dù tích lũy vốn và công nghệ thấp nhưng cũng có những lợi thế của người đi sau tiếp thu, thích nghi và làm chủ công nghệ có sẵn, do đó rút ngắn thời gian và giảm những rủi ro trong áp dụng công nghệ mới. Đồng thời thu hút vốn đầu tư vào phát 20
  • 32. triển du lịch sẽ góp phần nâng cao được trình độ quản lý, năng lực điều hành của một số nhà doanh nghiệp. Thu hút vốnđầu tưvào phát triển du lịch góp phần tạo côngăn việclàm cho địa phương và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Thu hút vốn đầu tư còn góp phần tạo ra công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, làm cho nguồn nhân lực phát triển cả về số lượng và chất lượng; đồng thời tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước. 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư cho du lịch 2.4.1. Sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro của vốn đầu tư vượt khỏi sự kiểm soát của chủ đầu tư. Những bất ổn kinh tế - chính trị không chỉ làm cho dòng vốn đầu tư bị chững lại, thu hẹp mà còn làm cho dòng vốn đầu tư từ trong nước chảy ngược ra ngoài, tìm đến nơi trú ẩn mới an toàn và hấp dẫn hơn. Hệ thống pháp luật đầu tư của nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn về vốn và cuộc sống cá nhân cho nhà đầu tư khi hoạt động đầu tư đó của họ không làm phương hại đến an ninh quốc gia, đảm bảo pháp lý đối với tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo việc di chuyển lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Nội dung của hệ thống pháp luật càng đồng bộ, chặt chẽ, tiên tiến, nhưng cởi mở, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế thì khả năng hấp dẫn vốn đầu tư càng cao. 2.4.2. Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của địa phương Sự phát triển của Ngành du lịch gắn liền với việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử và nhân văn, do đó tài nguyên thiên nhiên như núi, rừng, biển, đảo, sông ngòi, ghềnh thác, ao hồ, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, con người… là những nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào Ngành du lịch. Những địa phương có nhiều điều kiện về tài nguyên du lịch thì sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư vào Ngành du lịch. Tài nguyên du lịch là tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ của khách du lịch được Ngành du lịch vận dụng để tạo ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch được phân làm 3 loại: 21
  • 33. Tài nguyên thiên nhiên du lịch là những tài nguyên mà thiên nhiên đã ban tặng để con người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi điều dưỡng, du ngoạn tham quan và khảo sát khoa học bao gồm sông núi nổi tiếng, biển đảo mênh mông, suối thác kỳ vĩ, hoa thơm cỏ lạ… Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và của cải tinh thần do con người sáng tạo ra từ xưa cho đến nay, có thể thu hút mọi người tiến hành du lịch như các truyền thuyết, huyền thoại, di tích lịch sử, kiến trúc cổ điển, di tích văn hóa, văn hóa nghệ thuật… Tài nguyên du lịch xã hội là tài nguyên mang tính văn hóa. Du khách đi du lịch là muốn được hưởng thụ văn hóa nơi đến. Con người được hun đúc trong bối cảnh văn hóa khác nhau sẽ có giá trị, phương thức tư duy và phương thức sống khác nhau, vì vậy con người cũng là tài nguyên du lịch xã hội. 2.4.3.Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư Chính sách thương mại được thông thoáng theo hướng tự do hóa sẽ bảo đảm khả năng xuất – nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, cũng như sản phẩm, tức là bảo đảm sự thuận lợi, kết nối liên tục các công đoạn hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các mức ưu đãi tài chính - tiền tệ dành cho vốn đầu tư trước hết phải bảo đảm cho các chủ đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh doanh chung của khu vực, của mỗi nước; đồng thời nó còn khuyến khích họ đầu tư vào những nơi mà Chính phủ muốn khuyến khích đầu tư. Trong đó, những ưu đãi về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong số các ưu đãi tài chính dành cho đầu tư. Mức ưu đãi thuế cao hơn luôn được giành cho các dự án đầu tư có tỷ lệ vốn đầu tư cao, quy mô lớn, dài hạn, sử dụng nhiều nguyên vật liệu và lao động, tái đầu tư lợi nhuận và có mức độ “nội địa hóa” sản phẩm và công nghệ cao hơn. Sự hỗ trợ tín dụng cùng với các dịch vụ tài chính, bảo lãnh của Chính phủ, của các cơ quan tín dụng xuất khẩu và của các tổ chức tài chính đa phương như WB, ADB... đã, đang và sẽ đóng vai trò to lớn làm tăng dòng vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước và địa phương. 22
  • 34. Như vậy, một khi các rủi ro giảm xuống, tỷ lệ lợi nhuận tăng lên, thì các luồng vốn đầu tư sẽ đổ vào nhiều và ổn định, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chung của nước đó chậm lại. Ngược lại, các nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn, thậm chí bỏ đi nếu nơi tiếp nhận đầu tư có “độ tin cậy thấp về tín dụng” – một chỉ số tổng hợp của các yếu tố như rủi ro chính trị cao, phát triển kinh tế chậm, xuất khẩu kém, nợ cao và bất ổn định kinh tế vĩ mô… Khi đó, dù những ưu đãi tài chính rất cao được đưa ra cũng khó hấp dẫn được các nhà đầu tư vốn năng động, thận trọng, luôn mong muốn và thường có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường đầu tư như ý trên toàn thế giới. 2.4.4. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng Sự phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế của một quốc gia và một địa phương tiếp nhận đầu tư luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai thực tế các dự án đầu tư đã cam kết. Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu cảng, đường sá, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe – nhìn hiện đại, có thể nối mạng thống nhất toàn quốc và liên thông với toàn cầu; hệ thống điện, nước đầy đủ và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống xã hội; một hệ thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác (Y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo, kỹ thuật…) phát triển rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao. 2.4.5. Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học – công nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn Đội ngũ nhân lực có tay nghề cao là điều kiện rất quan trọng để một nước và địa phương vượt qua được những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư. Việc thiếu các nhân lực kỹ thuật lành nghề, các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cao cấp, các nhà doanh nghiệp tài ba và sự lạc hậu về trình độ khoa học – công nghệ sẽ khó lòng đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư để triển khai các dự án của họ, làm chậm và thu hẹp lại dòng vốn đầu tư chảy vào một lãnh thổ và địa phương. 23
  • 35. Một hệ thống doanh nghiệp trong lãnh thổ và địa phương phát triển, đủ sức hấp thu công nghệ chuyển giao, và là đối tác ngày càng bình đẳng với các nhà đầu tư là điều kiện cần thiết để lãnh thổ và địa phương tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn đầu tư. 2.4.6. Sự phát triển của nền hành chính quốc gia Lực cản lớn làm nản lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà, phiền phức gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư. Bộ máy hành chính hiệu quả quyết định sự thành công không chỉ thu hút vốn đầu tư mà còn của toàn bộ quá trình huy động, sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương. Bộ máy đó phải thống nhất, gọn nhẹ, sáng suốt và nhạy bén. Đối với những thủ tục hành chính, những quy định pháp luật cần phải được đơn giản, công khai và nhất quán, được thực hiện bởi những con người có trình độ chuyên môn cao, được giáo dục tốt và có kỷ luật, tôn trọng pháp luật. 2.4.7. Hiệu quả của các dự án thu hút đầu tư đã triển khai trong ngành. Vì mục tiêu của việc đầu tư vốn là nhằm thu lợi nhuận, do vậy, nếu các dự án thu hút đầu tư đã được triển khai đạt kết quả tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đồng thời họ cũng là những cầu nối thuyết phục các nhà đầu tư khác yên tâm bỏ vốn. Điều này sẽ giúp cho nguồn vốn đầu tư tiếp tục tăng. Ngược lại, nếu các dự án đang triển khai kinh doanh không hiệu quả, thường xuyên thua lỗ sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư, vì họ cho rằng môi trường đầu tư đã có rủi ro. Như vậy, vốn đầu tư đã, đang và sẽ tìm đến quốc gia và địa phương nào có nền kinh tế - chính trị - xã hội ổn định; hệ thống pháp luật đầu tư đầy đủ, thông thoáng nhưng đáng tin cậy và mang tính chuẩn mực quốc tế cao; chính sách ưu đãi đầu tư linh hoạt và hấp dẫn; có cơ sở hạ tầng du lịch được chuẩn bị tốt; lao động trong lĩnh vực du lịch có trình độ cao và rẻ; kinh doanh đạt hiệu quả; đặc biệt, việc quốc gia hoặc địa phương đó tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, cũng như tuân thủ nghiêm các qui định của các tổ chức… sẽ là những yếu tố đảm bảo lòng tin và hấp dẫn các dòng vốn đầu tư, thậm chí còn mạnh hơn việc đưa ra 24
  • 36. các ưu đãi tài chính cao… Nghĩa là dòng vốn đầu tư chỉ ưa tìm đến những nơi đầu tư an toàn, đồng vốn được sử dụng có hiệu quả, quay vòng nhanh và ít rủi ro. 2.5. Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước về thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch Những nghiên cứu ở nước ngoài: Phát triển kinh tế trên cơ sở luận điểm của Torado ( 1992), muốn tăng trưởng kinh tế, có thể được suy ra từ nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất, đầu tư để tăng chất lượng từ nguồn tài nguyên, chất lượng của cải, vật chất cũng như con người đang tồn tại, làm tăng chất lượng, số lượng của các nguồn sản xuất đó và làm tăng năng suất từ các nguồn cụ thể thông qua việc phát minh, đổi mới và tiến bộ công nghệ kỹ thuật, đã và sẽ tiếp tục là nhân tố hàng đầu về việc kích thích tăng trưởng kinh tế. Theo quan điểm của P.A. Samuelson, đa số các nước đang phát triển đều thiếu vốn, mức thu nhập thấp chỉ đủ sống ở mức tối thiểu, do đó khả năng tích lũy vốn hạn chế và phải có đầu tư từ nước ngoài và các nước đang phát triển. Roy Hadod – Evsey Domar (1940) muốn phát triển kinh tế (nói chung) đòi hỏi phải đầu tư vốn cho sản xuất nhưng cũng cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hạn chế của Roy Hadod – Evsey Domar là không chỉ ra hạn chế của việc đầu tư mà chỉ tạo sự tăng trưởng trong ngắn hạn. Do vậy Robert Solow (1956) đã phát triển kết quả của Roy Hadod – Evsey Domar và lập luận rằng: “Việc tăng khối lượng vốn sản xuất qua đầu tư chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng cho lĩnh vực đầu tư trong ngắn hạn nhưng không ảnh hưởng trong dài hạn”. Theo quan điểm của Ragnar Nurkse, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài có ý nghĩa rất lớn đối với các nước phát triển có thể vươn tới thị trường mới, cũng như khuyến khích việc mở rộng kỹ thuật hiện đại và những phương pháp quản lý có hiệu quả. Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ giúp được các nước đang phát triển tránh được những đòi hỏi về lãi suất chặt chẽ, về điều kiện thanh toán nợ và những lợi ích chung cho cả hai bên, dù chẳng bao giờ cân bằng tuyệt đối nhưng không thể là khác được vì nó đòi hỏi tự nhiên, tất yếu của quá trình vận động thị trường. 25
  • 37. Có thể nói rằng các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư trên thế giới dù bằng hình thức gián tiếp, hay trực tiếp, từ nguồn vốn trong nước hay nước ngoài thì việc thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế là rất quan trọng và luôn được các nước chú trọng. Những nghiên cứu ở trong nước: Có nhiều nghiên cứu khác nhau trên nhiều khía cạnh từ thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế và đây còn là một vấn đề rất rộng. Tuy nhiên, trong phạm vi này, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu huy động vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị. Dưới đây là một số nghiên cứu: Điểm đột phá trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của TS. Hà Văn Siêu (2010) đã phân tích vị thế thực tại của ngành du lịch Việt Nam, những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, đồng thời đặt trong bối cảnh và xu thế chung của khu vực và thế giới để xác định quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu và những định hướng đột phá trong giai đoạn tới. Nghiên cứu “Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020”, Võ Văn Cần (2008), đã phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn cho ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. Trong đó, tác giả đặc biệt chú trọng đến các giải pháp hỗ trợ đồng bộ trong thu hút vốn đầu tư vào du lịch Khánh Hòa như: Sử dụng vốn NSNN; chính sách xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; Cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư. Luận văn thạc sỹ “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa, Nguyễn Tăng Huy (2011), luận văn nhằm trình bày lý luận về thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài vào ngành du lịch, thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa, giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa. 26
  • 38. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu Đề tài sử dụng 2 loại dữ liệu cho quá trình nghiên cứu là: (1) Dữ liệu thứ cấp; (2) Dữ liệu sơ cấp; cụ thể như mô tả dưới đây. 3.1.1. Mô tả dữ liệu thứ cấp Là các số liệu tài chính được thu thập từ niên giám thống kê của tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 – 2013 và sau đó được tính toán thành các chỉ tiêu tài chính tương ứng theo lý thuyết đã đề cập tại chương 2 của đề tài. Ngoài ra đề tài còn tìm kiếm thêm số liệu trong các báo cáo của sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị. Việc triển khai thu thập số liệu thứ cấp được triển khai theo các bước như sau: Bước 1: Tác giả xác định các loại thông tin cần có, có thể tiếp cận và liệt kê chi tiết. Bước 2: Tìm cách tiếp cận thông tin, yêu cầu lấy thông tin tới các đối tác, đơn vị có thể cung cấp. Bước 3: Nhận và tổng hợp cho quá trình phân tích. 3.1.2.Mô tả dữ liệu sơ cấp (i) Đối tượng mẫu là các nhà đầu tư phát triển kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Trị. Lý do chọn nhóm đối tượng này vì họ am hiểu về kinh tế và vấn đề thu hút vốn phát triển ngành du lịch. Từ đó các ý kiến đánh giá của họ sẽ mang tính chuyên môn và chất lượng cao. (ii) Phương pháp lấy mẫu, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu tác giả đã lựa chọn phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì tác giả có khả năng tiếp cận người trả lời và họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu; mặt khác nó ít tốn kém thời gian và chi phí để thu thập thông tin nghiên cứu. (iii) Quy mô mẫu được xác định là 130, lý do tác giả xác định quy mô mẫu như vậy là do theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mông Ngọc (2006, 2008, 2012) khi phân tích nhân tố và hồi quy, quy mô mẫu nên xác định bằng 4 đến 5 lần nhân 27
  • 39. với số câu hỏi khảo sát. Đối với bảng hỏi thiết kế, tác giả dự kiến là 26 câu; tương ứng với quy mô mẫu từ 104 tới 130 và từ đó tác giả đã xác định quy mô mẫu 130. (iv) Thang đo, đối với nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo Likert, Rensis (1932) để triển khai đo lường các câu hỏi khảo sát với quy ước như sau: (Bậc 5): Hoàn toàn đồng ý; (Bậc 4): Đồng ý; (Bậc 3): Không có ý kiến; (Bậc 2): Không đồng ý; (Bậc 1): Hoàn toàn không đồng ý. Các yếu tố về đặc điểm cá nhân được kết hợp sử dụng một số thang đo như thang đo định danh đối với các thông tin về giới tính, trình độ văn hóa. (v) Bảng hỏi8 là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu, là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Đối với nghiên cứu này, tác giả đã thiết kế 1 bảng hỏi bao gồm 5 phần: (1) Phần mở đầu: Có tác dụng gây thiện cảm để tạo nên sự hợp tác của người trả lời lúc bắt đầu buổi phỏng vấn. (2) Câu hỏi định tính: Có tác dụng xác định rõ đối tượng được phỏng vấn. (3) Câu hỏi hâm nóng: Có tác dụng gợi nhớ để tập trung vào chủ đề mà bảng câu hỏi đang hướng tới. (4) Câu hỏi chính: Có tác dụng làm rõ và đo lường các nội dung cần nghiên cứu. (5) Câu hỏi phụ: Có tác dụng thu thập thêm thông tin về đặc điểm nhân khẩu người trả lời (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,...) - Các bảng hỏi được thiết kế trình bày trên 4 trang A4 và được gửi đính kèm qua thư điện tử và sau đó in trên giấy A4 để thuận tiện cho việc hỏi, kiểm tra lại và lưu trữ, thống kê. - Sau khi thiết kế bảng hỏi được gửi trước cho 65 đáp viên để xin ý kiến họ một lần nữa và cũng để hiệu chỉnh bảng hỏi lần cuối cùng trước khi triển khai đại trà. (vi) Triển khai thu thập dữ liệu thứ cấp, trên cơ sở danh sách 130 nhà đầu tư đang kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Trị tác giả dự kiến triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau: Bước 1: Tiến hành gửi thư điện tử cho các đáp viên nói rõ các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cương nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng được đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho 8 Xem chi tiết bảng hỏi tại phụ lục 1 của đề tài 28
  • 40. những người có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng như các khái niệm được sử dụng trong bảng câu hỏi. Bước 2: Gọi điện thông báo cho các đáp viên biết về việc đã gửi thư yêu cầu điều tra và đề nghị các đáp viên hợp tác trả lời. Việc gọi điện này nhằm hạn chế tính trì hoãn về thời gian của thư điện tử, cũng như góp phần thúc đẩy đáp viên trả lời nhanh chóng các câu hỏi. Bước 3: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời qua thư điện tử Bước 4: Tiến hành gặp trực tiếp một số đáp viên nếu như các câu trả lời của họ chưa đủ ý hoặc chưa rõ nghĩa; hơn nữa trong một số trường hợp có một số đáp viên không có thói quen check mail thường xuyên, do vậy việc gặp trực tiếp sẽ giúp tác giả thu thập được ý kiến của họ. 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Đề tài đã tham khảo các nghiên cứu trước đây và hình thành mô hình nghiên cứu nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch như sau: Tài nguyên thiên nhiên – Tài nguyên du lịch Chính sách thu hút vốn (CSTHV - 5 biến) Cơ sở hạ tầng (CSHT - 5 biến) Chính trị - xã hội (CTXH - 4 biến) Kinh tế (KT -3biến) Khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch (HQTHVĐTPTDL - 4 biến) Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các lý thuyết và nghiên cứu trước đây. Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài Phương trình hồi quy tổng quát là: Khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngàng du lịch tỉnh Quảng Trị (HQTHVĐTPTDL) = f(5 nhân tố nghiên cứu: TNTT, CSTHV, CSHT, CTXH, KT) Các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau: 29
  • 41. Ho1. Tài nguyên thiên nhiên – tài nguyên du lịch có tác động tích cực tới khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị Ho2. Chính sách thu hút vốn đầu tư có tác động tích cực tới khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị Ho3. Cơ sở hạ tầng có tác động tích cực tới khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị Ho4. Chính trị - xã hội ổn định có tác động tích cực tới khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị Ho5. Yến tố kinh tế có tác động tích cực tới khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị 3.3. Phân tích dữ liệu 3.3.1. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp Phương pháp phân tích được sử dụng đối với dữ liệu tài chính bao gồm: (1) Phương pháp so sánh; (2) Phương pháp tỷ số; (3) Phương pháp Du-Pont; (4) Ngoài ra trong bài còn sử dụng phương pháp liên hệ cân đối. Cụ thể từng phương pháp được trình bày như sau: Phương pháp so sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau. Phương pháp so sánh có nhiều dạng: o So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch  để xem xét, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đặt ra đối với từng chỉ tiêu kinh tế.   o So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm  để xem xét, xác định tốc độ và xu hướng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế. o So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật kinh tế trung bình hoặc tiên tiến. o So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với các số liệu của các doanh nghiệp tương đương hoặc doanh nghiệp của đối thủ cạnh tranh. Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các chỉ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ 30
  • 42. sung và hoàn thiện bởi lẽ: Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hoàn thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số. Phương pháp này giúp người phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Phương pháp Du Pont, Với phương pháp này các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của ngành du lịch Quảng Trị và phân tích các nhân tố ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp. Thế mạnh của mô hình Du pont: o Tính đơn giản. Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị. o Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư. 3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả triển khai quá trình phân tích thông qua 2 giai đoạn: (1) Giai đoạn phân tích sơ bộ dữ liệu sơ cấp nhằm có được “bức tranh” chung về mẫu nghiên cứu; (2) Phân tích chính thức dữ liệu sơ cấp để phát hiện ra các kết quả nghiên cứu cho đề tài. Cụ thể như sau: 3.3.2.1. Phân tích sơ bộ dữ liệu sơ cấp Tính toán các chỉ tiêu thống kê của dữ liệu để người đọc biết được tổng quan về các mẫu đã thu thập ra sao, có các thông số gì. Nó bao gồm các thông tin về trung bình, độ lệch, phương sai, quy luật dữ liệu . 31