SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ ÁI QUỲNH
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU ĐẾN
XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 831 01 05
Đà Nẵng - Năm 2021
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Toàn
Phản biện 1: .............................................................................
Phản biện 2: .............................................................................
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày …...… tháng …...… năm 2021
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng

 Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam và EU trải qua hơn 30 năm hợp tác, quan hệ song
phương ngày càng phát triển tích cực, EU luôn là đối tác thương mại
quan trọng của Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -
Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực hứa hẹn sự phát
triển trong tương lai của hai nền kinh tế. Trong cơ cấu mặt hàng xuất
khẩu chủ chốt của Việt Nam sang EU phải kể đến điện thoại các loại
và linh kiện, giày dép các loại, hàng dệt may (4,26 tỷ USD, chiếm
10,25% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cả nước) (Tổng cục Hải quan,
2020). EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới với quy
mô nhập khẩu hàng năm hơn 250 tỷ USD. Tuy nhiên, trong tổng
nhập khẩu may mặc của EU, hàng dệt may Việt Nam chỉ chiếm
2,7%, do đó cơ hội để tăng trưởng thị phần trong thị trường tiềm
năng này là rất lớn (Đức Anh, 2020).
Khi EVFTA có hiệu lực, cơ hội của ngành dệt may của Việt
Nam thâm nhập vào thị trường EU sẽ ngày càng lớn. Với ưu thế
nguồn lao động dồi dào, chi phí sản xuất thấp so với các quốc gia lân
cận và đặc biệt sản phẩm đã phần nào khẳng định được thương hiệu
tại thị trường EU, ngành dệt may Việt Nam được dự báo và kỳ vọng
nằm trong nhóm hàng sẽ hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, cũng như
các FTA khác, EVFTA se ̃mang đến cho ViêṭNam cảnhững thách
thức không nhỏ. Vì vậy, Lơị ich́ từ FTA giữa ViêṭNam - EU cần
đươc ̣nhìn nhâṇ dưới nhiều khía canḥ khác nhau.
Vì những lý do trên, cần thiết phải quan tâm đến tác động của
EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói
riêng. Có nhiều nghiên cứu về tác động của EVFTA đến nền kinh tế
Việt Nam, cũng như đến ngành dệt may đã ứng dụng mô hình cân
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
2
bằng tổng thể (CGE). Tuy nhiên, về mặt nội dung các nghiên cứu chỉ
đánh giá tác động đến toàn bộ nền kinh tế, mặc dù trong đó có đề cập
đến ngành dệt may nhưng chưa phân tích thật sâu, đặc biệt không
phân tách so sánh tác động của hàng rào thuế quan, phi thuế quan và
chưa chỉ ra được những đối tác chủ chốt trong EU tác động như thế
nào đến xuất khẩu ngành dệt may. Về mặt phương pháp sử dụng, các
nghiên cứu ứng dụng mô hình CGE với dữ liệu ma trận hạch toán xã
hội năm 2012 đã cũ, sự phù hợp với thực tế không cao. Vì vậy, việc
sử dụng mô hình CGE với dữ liệu ma trận hạch toán xã hội mới nhất
năm 2016 để nghiên cứu đề tài “Phân tích tác động của Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam – EU đến xuất khẩu ngành dệt may
Việt Nam” là phù hợp, có tính cấp thiết, có ý nghĩa về mặt khoa học
và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tác động của EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may
Việt Nam và đề xuất hàm ý chính sách góp phần hỗ trợ Chính phủ,
Hiệp hội dệt may và doanh nghiệp phát triển xuất khẩu ngành dệt
may Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động
của FTA đến xuất khẩu của các quốc gia nói chung và ngành dệt
may nói riêng;
- Đánh giá tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan trong
EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam;
- Đánh giá tác động của việc gỡ bỏ hàng rào phi thuế quan trong
EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam;
- Đánh giá tác động của việc gỡ bỏ đồng thời hàng rào thuế
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
3
quan và phi thuế quan đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam;
- Đề xuất các hàm ý chính sách cho chính phủ, Hiệp hội dệt may và
doanh nghiệp nhằm phát triển xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan
trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu những tác động của việc gỡ bỏ hàng
rào thuế quan và phi thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành
dệt may Việt Nam.
- Về không gian: Nền kinh tế Việt Nam chi tiết 41 ngành trong
đó chú trọng đến ngành dệt may Việt Nam và quan hệ xuất nhập
khẩu ngành dệt may của 10 quốc gia là đối tác chủ chốt của Việt
Nam trong EU.
- Về thời gian: xem xét tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế
quan và phi thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may
Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn, giai đoạn 2020 - 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chính được sử dụng trong luận văn là phương
pháp mô hình hóa và mô phỏng các “cú sốc thuế quan và phi thuế
quan” thông qua mô hình CGE.
- Dữ liệu cho mô hình CGE là Ma trận hạch toán xã hội SAM.
Trong luận văn này tác giả sử dụng VSAM2016, là bảng được cập
nhật mới nhất. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các số liệu kim ngạch
xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU thu thập từ cổng thông tin
Tổng cục hải quan. Để chạy mô phỏng và xử lý dữ liệu của mô hình,
tác giả sử dụng phần mềm GAMS.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
4
- Sau khi thực hiện các kịch bản mô phỏng luận văn sử dụng
phương pháp thống kê mô tả bằng công cụ bảng và đồ thị để tổng
hợp, phân tích, đánh giá kết quả mô phỏng. Ngoài ra, luận văn còn
sử dụng các phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luâṇ văn đươc ̣kết cấu thành 04
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về tác động của Hiệp định thương mại tự
do đến xuất khẩu ngành dệt may; Chương 2: Phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu tác động của EVFTA đến xuất khẩu
ngành dệt may Việt Nam; Chương 4: Kết luận và Hàm ý chính sách
6. Tổng quan nghiên cứu
6.1. Các nghiên cứu về tác động của EVFTA đến nền kinh tế
Việt Nam
6.2. Các nghiên cứu về tác động của EVFTA đến ngành dệt
may Việt Nam
6.3. Các nghiên cứu về sử dụng mô hình cân bằng tổng thể
dạng tĩnh để phân tích chính sách kinh tế
6.4. Một số kết luận rút ra từ tổng quan các nghiên cứu thực
nghiệm và hướng nghiên cứu của luận văn
Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đã chỉ rõ: Hội nhập kinh
tế quốc tế là một xu thế vận động tất yếu trên thế giới gắn với quá
trình toàn cầu hóa và khu vực. Đồng thời vai trò của tự do hoá
thương mại đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia là không thể phủ nhận.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về tác động của EVFTA đến nền
kinh tế Việt Nam, cũng như đến ngành dệt may đã ứng dụng mô hình
cân bằng tổng thể. Tuy nhiên, về mặt nội dung các nghiên cứu chỉ
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
5
đánh giá tác động đến toàn bộ nền kinh tế, mặc dù trong đó có đề cập
đến ngành dệt may nhưng chưa phân tích thật sâu, đặc biệt không
phân tách so sánh tác động của hàng rào thuế quan, phi thuế quan
hay tác động đồng thời của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế
quan và chưa chỉ ra được từng đối tác thương mại chủ chốt trong EU
của Việt Nam tác động như thế nào đến xuất khẩu ngành dệt may.
Về mặt phương pháp sử dụng, các nghiên cứu ứng dụng mô hình
CGE với dữ liệu ma trận hạch toán xã hội cũ năm 2000, 2005, 2012
sự phù hợp với thực tế không cao. Do đó luận văn một mặt kế thừa
các kết quả nghiên cứu của các công trình trên, mặt khác sử dụng mô
hình CGE dạng tĩnh với dữ liệu cập nhật mới nhất để nghiên cứu
phân tích làm rõ tác động việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế
quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam.
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
1.1.1. Khái niệm Hiệp định thương mại tự do
1.1.2. Phân loại Hiệp định thương mại tự do
Hiệp định thương mại tự do thường được chia thành ba loại căn
cứ theo quy mô, số lượng các thành viên tham gia: FTA song
phương, FTA đa phương (bao gồm FTA khu vực) và FTA hỗn hợp.
1.1.3. Một số nội dung chính của các FTA
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ
DO ĐẾN XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY
1.2.1. Cơ chế tác động
Việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo lộ trình
cam kết trong các hiệp định thương mại tự do tác động đến xuất khẩu
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
6
ngành dệt may theo một cơ chế đan xen, phức tạp và đa chiều. Khi
hiệp định có hiệu lực, Việt Nam thực hiện cắt giảm hàng rào thuế
quan và phi thuế quan, trước hết sẽ tác động trực tiếp đến giá cả của
hàng nhập khẩu, từ đó sẽ tác động lan tỏa đến các chỉ số khác trong
nền kinh tế. Các chi phí về thuế quan và phi thuế quan đều giảm làm
cho giá của hàng nhập khẩu giảm dần. Như vậy giá nguyên vật liệu
hàng dệt may nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với trước đó, chi phí đầu
vào sản xuất giảm làm cho doanh nghiệp dệt may có xu hướng mở
rộng sản xuất. Bên cạnh đó, khi các nước đối tác thực hiện cắt giảm
hàng rào thuế quan và phi thuế quan cho Việt Nam sẽ tác động trực
tiếp đến giá cả của hàng xuất khẩu do các doanh nghiệp xuất khẩu
dệt may nhận được, mang về nước. Các chi phí về phi thuế quan
giảm cùng với giá doanh nghiệp nhận được khi xuất khẩu có khuynh
hướng tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may được lợi, do đó sẽ
tăng cường sản xuất để xuất khẩu, mở rộng quy mô sản xuất.
1.2.2. Tác động tích cực
Hiệu ứng tạo lập thương mại: Hiệu ứng tạo lập thương mại xuất
hiện khi một thành viên của hiệp định FTA gia tăng nhập khẩu từ
một thành viên khác trong hiệp định FTA có mức giá cung ứng thấp
hơn so với mức giá nội địa của mình hoặc của nhà cung ứng ngoài
hiệp định FTA đó.
Hiệu ứng thúc đẩy cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh trong nền
kinh tế gia tăng cùng với việc xóa bỏ các rào cản thương mại, các
doanh nghiệp dệt may có được điều kiện gia nhập thị trường cởi mở
hơn, có cơ hội tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhờ đó mà
tăng kim ngạch xuất khẩu.
Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Khi tham gia
hiệp định, một trong những rào cản lớn nhất của ngành dệt may là
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
7
yêu cầu về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”. Doanh nghiệp đáp ứng
được yêu cầu như trên thì hàng hóa xuất khẩu mới được hưởng ưu
đãi về thuế quan. Với việc tham gia hiệp định thương mại tự do, đây
là động lực để doanh nghiệp dệt may đầu tư vào các khâu còn yếu
kém để đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ.
1.2.3. Tác động tiêu cực
Hiệu ứng chệch hướng thương mại: Hiệu ứng này xuất hiện khi
nhà cung ứng không phải là thành viên của FTA có mức giá thấp hơn
lại bị nước thành viên FTA thay thế bằng một nhà cung ứng trong
FTA mặc dù có chi phí cao hơn.
Tăng sự phụ thuộc: Việt Nam định hướng hoàn toàn về xuất
khẩu, khi đã xác định các thị trường xuất khẩu chính thì sẽ phụ thuộc
vào điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia đối tác, điều
này khó có thể đoán trước được.
Nút thắt cổ chai của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may, cụ thể
là khâu kéo sợi, dệt vải. Do phần lớn các doanh nghiệp dệt may tập
trung vào khâu cắt và may quần áo, doanh nghiệp kéo sợi và dệt vải
chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số doanh nghiệp dệt may, nguồn cung chỉ
đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của các doanh nghiệp may.
Trong khi đó, vải và sợi để sản xuất là nhập khẩu từ các quốc gia
khác. Trong trường hợp các quốc gia này không tham gia hiệp định
thì doanh nghiệp dệt may sẽ không được hưởng lợi từ hiệp định theo
quy tắc xuất xứ.
Các yêu cầu đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt: Tham gia FTA
nghĩa là doanh nghiệp dệt may có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ, chứng từ
nghiêm ngặt, cũng như khai báo, chứng minh xuất xứ. Các khách
hàng có thể kiểm tra bất cứ lúc nào và doanh nghiệp dệt may cần
đảm bảo cung cấp đầy đủ hồ sơ cần thiết để được hưởng lợi.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
8
Cạnh tranh cao hơn: làn sóng FDI vào quốc gia xuất khẩu hàng
dệt may để hưởng lợi ích là rất lớn. Bên cạnh lợi ích được học hỏi
công nghệ, quy trình quản lý hiện đại từ các doanh nghiệp FDI,
doanh nghiệp trong nước sẽ chịu sức ép rất lớn từ sự cạnh tranh về
quy mô sản xuất, giá thành, tuyển dụng lao động.
1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP
ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT KHẨU
Có rất nhiều tiêu chí đánh giá tác động của FTA đến xuất
khẩu của một quốc gia, có thể xem xét một số tiêu chí sau:
Thứ nhất, tiêu chí đánh giá tác động tới kim ngạch xuất khẩu:
Khi tham gia vào FTA, các nước sẽ hướng tới việc gỡ bỏ thuế nhập
khẩu của mình, từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước
thành viên. Bên cạnh đó, khi tham gia vào các FTA thì cơ hội để một
nước tham gia vào một chuỗi cung ứng được hình thành trong khu
vực thương mại tự do sẽ rất cao, giúp phát triển sản xuất của quốc
gia, tạo nhiều cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Thứ hai, tiêu chí đánh giá tác động tới tốc độ tăng trưởng của
kim ngạch xuất khẩu: Hoạt động xuất khẩu của một nước là hiệu quả
khi kim ngạch xuất khẩu của nước đó liên tục tăng qua các năm, hoặc
duy trì được một sự gia tăng ổn định qua các năm và các thời kỳ.
Thứ ba, tiêu chí đánh giá tác động tới cán cân thương mại: việc
ký kết FTA có tác động tới cán cân thương mại của quốc gia. Nếu
xuất siêu, thì quốc gia đó thu được nhiều ngoại tệ cũng như đạt được
hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu. Khi đạt được sự cân bằng trong
thương mại quốc tế thì hiệu quả của hoạt động xuất khẩu sẽ cao.
Thứ tư, tiêu chí đánh giá tác động tới cơ cấu mặt hàng xuất
khẩu: Để nâng cao khả năng cạnh tranh thì phải đổi mới cơ cấu
xuất khẩu theo hướng giảm dần xuất khẩu sản phẩm thô và sản
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
9
phẩm sơ chế, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng tinh chế, tăng
nhanh tỷ trọng của nhóm hàng nguyên liệu, các sản phẩm công
nghiệp chế biến, may mặc.
Thứ năm, tiêu chí đánh giá tác động tới thị trường xuất khẩu:
các FTA sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường, giúp các nhà sản xuất
nội địa thâm nhập thị trường các nước thành viên, đẩy mạnh xuất
khẩu cho hàng hóa của một quốc gia, từ đó thúc đẩy tăng trưởng
nhanh hơn và tạo việc làm mới. Mở rộng thị trường cũng đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều hơn với cơ hội
mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận.
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG THỂ DẠNG TĨNH
Cấu trúc lý thuyết của mô hình được xây dựng trên cơ sở các
nghiên cứu của Dervis, de Melo, và Robinson (1982), Hosoe (2001),
Chen (2004) và Nguyễn Mạnh Toàn (2010). Mô hình cho phép mô
phỏng hoạt động và mối quan hệ của năm thực thể chủ yếu trong một
nền kinh tế: doanh nghiệp, chính phủ, hộ gia đình, hoạt động đầu tư
và phần còn lại của thế giới (ROW).
Trong ứng dụng mô hình CGE, nền kinh tế ban đầu được giả
định đang ở vị trí cân bằng. Dưới tác động của một “cú sốc kinh tế”
– trong trường hợp này là cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi
thuế quan khi EVFTA, toàn bộ nền kinh tế sẽ có những điều chỉnh
thích ứng và dịch chuyển từ điểm cân bằng ban đầu sang một điểm
cân bằng mới. Mô hình CGE cho phép xác định điểm cân bằng mới
của nền kinh tế, từ đó có thể thấy được sự thay đổi của các ngành,
cho phép tính toán được những ảnh hưởng lên từng ngành nói riêng
và lên toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
10
Doanh nghiệp: Mỗi ngành sản xuất mua các yếu tố đầu từ thị
trường hàng hóa và sử dụng lao động, vốn từ thị trường nhân tố để
tạo ra sản phẩm. Trong mô hình này, cung của mỗi loại lao động là
cố định và cho phép di chuyển tự do giữa các ngành. Lượng vốn đã
được đầu tư tích lũy theo ngành được giả định là không thay đổi
trong ngắn hạn. Để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, ngoài
lượng sản xuất trong nước, sản phẩm của mỗi ngành còn có thể được
nhập khẩu từ nước ngoài. Trong mỗi kỳ, doanh nghiệp căn cứ vào
năng lực sản xuất hiện có, giá của các yếu tố đầu vào và giá sản
phẩm đầu ra để xây dựng kế hoạch sản xuất nhằm mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận. Hành vi của doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp của
giá cả đầu ra (trong nước và xuất khẩu) và đầu vào trong mỗi kỳ. Khi
EVFTA có hiệu lực các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ dần
dần được gỡ bỏ theo lộ trình đã cam kết. Giá hàng nhập khẩu từ các
quốc gia EU sẽ có khuynh hướng giảm, dần dần trở nên rẻ hơn so
với trước đây và rẻ hơn một cách tương đối so với hàng nhập cùng
chủng loại từ các nước khác.
Sản phẩm đầu ra của mỗi ngành được giả định bán trên thị
trường trong nước và xuất khẩu. Theo đó, khi EU dỡ bỏ hàng rào
thuế quan và phi thuế quan của hàng nhập khẩu từ Việt Nam thì giá
doanh nghiệp nhận được khi xuất khẩu hàng hóa có khuynh hướng
tăng và các chi phí về phi thuế quan giảm, với giá bán không đổi so
với trước thì phần doanh nghiệp xuất khẩu thu về sau khi trừ thuế
nhập khẩu phải nộp cho nước đối tác sẽ có sự thay đổi.
Chính phủ: Chính phủ thu thuế và nhận các dòng chuyển
nhượng từ nước ngoài hình thành thu nhập của Chính phủ; sử dụng
thu nhập để chi tiêu cho tiêu dùng qua việc mua hàng hóa từ thị
trường hàng hóa, trợ cấp cho các hộ gia đình và phần còn lại chính là
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
11
tiết kiệm của chính phủ nhằm bổ sung vốn đầu tư của nền kinh tế.
Hộ gia đình: nhận thu nhập từ vốn và từ các loại lao động đồng
thời nhận thu nhập từ chuyển nhượng (trợ cấp) của nhà nước. Bên
cạnh đó, hộ gia đình sử dụng thu nhập cho tiêu dùng cuối cùng cho
việc mua hàng hóa từ thị trường hàng hóa; phần thu nhập còn lại
dùng để tiết kiệm hay đầu tư tích lũy tài sản. Hộ gia đình được giả
định sở hữu các loại lao động. Trong trường hợp sử dụng mô hình
CGE dạng tĩnh, việc phân phối thu nhập từ các nhân tố lao động và
vốn đến các nhóm hộ gia đình có thể được thực hiện theo một tỷ lệ
cố định.
Đầu tư: bao gồm tiết kiệm của hộ gia đình và của chính phủ,
được giả định đầu tư toàn bộ cho nền kinh tế, xác định bằng cách áp
dụng tỷ lệ tiết kiệm cố định trên thu nhập của mỗi nhóm hộ gia đình
và chính phủ. Trong trường hợp dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài
được giả định là cố định vì thế tổng đầu tư chỉ phụ thuộc vào thu
nhập của hộ gia đình và chính phủ.
Nhập khẩu: Trong mô hình CGE, giả định nền kinh tế mở, qui
mô nhỏ và chấp nhận giá, giá thế giới của hàng hóa nhập khẩu là
không đổi, nhưng giá của hàng hóa nội địa được quyết định nội sinh
dựa vào quan hệ cung - cầu đối với từng loại hàng hóa. Mô hình có
thị trường ngoại hối, nơi cung cầu ngoại tệ quyết định tỷ giá và do đó
quyết định giá hàng nhập khẩu bằng bản tệ.
Điểm khác biệt lớn nhất của mô hình này so với các mô hình
trước đây là không chỉ cho phép thay thế lẫn nhau giữa hàng hóa
được sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu, mà còn cho phép thay thể
lẫn nhau giữa hàng hóa được nhập khẩu từ nhiều nguồn (nước) khác
nhau (Hình 2.6). Khi tham gia vào EVFTA các hàng rào thuế quan
và phi thuế quan sẽ dần dần được gỡ bỏ theo lộ trình đã cam kết. Giá
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
12
hàng nhập khẩu từ các quốc gia EU sẽ dần trở nên rẻ hơn so với
trước đây và rẻ hơn một cách tương đối so với hàng nhập cùng chủng
loại từ các nước khác.
Xuất khẩu: Trong mô hình này, giả định sản phẩm đầu ra của
các ngành được bán trên cả thị trường trong nước và nước ngoài.
Người sản xuất căn cứ vào giá bán trên các thị trường nước ngoài và
các chính sách ưu đãi khác để cân nhắc phân phối lượng hàng hóa
xuất khẩu cho từng nước khác nhau. Như vậy, tương tự như đối với
nhập khẩu mô hình không chỉ cho phép chuyển đổi giữa cung ứng
hàng hóa cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài, mà còn
cho phép chuyển đổi giữa lượng hàng xuất khẩu sang các quốc gia
khác nhau (Hình 2.7). Cụ thể, trong phạm vi nghiên cứu, luận văn sẽ
tập trung nghiên cứu chuyển đổi lẫn nhau giữa các thị trường xuất
khẩu hàng hóa là mười đối tác chủ chốt trong EU của Việt Nam
(Gồm Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Đan Mạch,
Thụy Điển và Ba Lan). Theo đó, hàng rào thuế quan và phi thuế
quan của EU được dỡ bỏ đối với hàng hóa Việt Nam như hiệp định
đã ký kết, với giá bán không đổi so với trước thì phần doanh nghiệp
xuất khẩu thu về sau khi trừ thuế nhập khẩu phải nộp cho nước đối
tác sẽ tăng lên. Mô hình dựa trên giả định rằng hàng hóa xuất khẩu đi
các nước cũng có thể chuyển đổi lẫn nhau.
2.2. DỮ LIỆU CHO MÔ HÌNH CGE
Mô hình được xây dựng dựa trên ma trận hạch toán xã hội
(SAM) Việt Nam năm 2016 (Bảng 2.1) (Nguyễn Mạnh Toàn, 2020).
SAM là bộ số liệu mô tả các luồng chu chuyển của sản phẩm và tiền
tệ, phản ánh quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại theo ngành,
tổ chức kinh tế của toàn bộ nền kinh tế trong một năm nhất định. Do
đó, SAM sẽ cung cấp bức tranh tổng thể về nền kinh tế, từ đó cho
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
13
thấy những đặc điểm của nền kinh tế trong một thời điểm nhất định.
Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc tính toán và phân tích, SAM đã
được gộp từ 164 ngành sản xuất lại thành 41 ngành sản xuất.
2.3. XÂY DỰNG KỊCH BẢN NGHIÊN CỨU
2.3.1. Sơ lược Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
2.3.2. Nội dung chính của EVFTA
2.3.3. Các nội dung EVFTA liên quan đến ngành Dệt may
Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 100% các mặt
hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau
tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, có 42,5% số
dòng thuế ngay lập tức được giảm về 0%, còn lại 57,5% số dòng
thuế, EU sẽ xóa bỏ thuế quan 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7
năm theo lộ trình quy định.
EVFTA yêu cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” đối với hàng dệt
may, tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA thì hàng
dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam.
Ngoài ra, đối với các sản phẩm dệt may thuộc Chương 61 và 62 của
biểu thuế, EU cũng cho phép Việt Nam được sử dụng vải nhập khẩu
từ Hàn Quốc để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang EU
và vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi của EVFTA.
2.3.4. Các kịch bản nghiên cứu
Để đánh giá tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi
thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may, luận văn xây
dựng 03 kịch bản mô phỏng, cụ thể như sau:
Kịch bản 1: Việt Nam và tất cả các nước thành viên của EU gỡ
bỏ hàng rào thuế quan đối với tất cả 41 nhóm ngành hàng.
Kịch bản 2: Việt Nam và tất cả các nước thành viên của EU gỡ
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
14
bỏ hàng rào phi thuế quan đối với tất cả 41 nhóm ngành hàng.
Kịch bản 3: Việt Nam và tất cả các nước thành viên của EU gỡ
bỏ đồng thời hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với tất cả 41
nhóm ngành hàng.
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN
XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
3.1. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – EU VỀ NGÀNH
DỆT MAY GIAI ĐOẠN 2009-2019
3.2. TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU NGÀNH
DỆT MAY VIỆT NAM
3.2.1. Phân tích tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan
trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam
Kết quả mô phỏng từ Kịch bản 1 cho thấy việc cắt giảm
hàng rào thuế quan có tác động tích cực đến xuất khẩu ngành dệt
may, cụ thể:
Về kim ngạch xuất khẩu, khi cắt giảm hàng rào thuế quan làm
cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 673.327 tỷ đồng, tăng
37.390 tỷ đồng so với kịch bản cơ sở.
Về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, kịch bản 1 cho thấy
tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 5,88% so với kịch bản cơ sở.
Về cán cân thương mại ngành dệt may, ngành dệt may đạt thặng
dư thương mại với giá trị 196.334 tỷ đồng.
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, kết quả mô phỏng từ kịch bản 1
chỉ ra được mười ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng như tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đây là những
ngành tận dụng được lợi thế khi cắt giảm hàng rào thuế quan để mở
rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Trong đó, chiếm tỷ trọng
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
15
cao nhất là ngành C19 – Điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ
trọng 18,89%, tiếp đó là ngành dệt may chiếm tỷ trọng 15,61%.
Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, ở thị trường chung thế giới,
cùng với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU là 5 thị trường
Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng dệt may nhất. Trong đó, EU vẫn giữ
vững vị trí là thị trường nhập khẩu dệt may đứng thứ 2, tỷ trọng kim
ngạch xuất khẩu dệt may sang EU trong tổng xuất khẩu của Việt
Nam cao đạt 14,9%. Riêng trong khối khối EU, Đức, Anh, Hà Lan,
Pháp, Tây Ban Nha vừa là những đối tác thương mại quan trọng, vừa
là thị trường có tỷ trọng nhập khẩu ngành dệt may lớn nhất.
3.2.2. Phân tích tác động của việc gỡ bỏ hàng rào phi thuế
quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam
Nhằm so sánh tác động riêng lẻ của việc cắt giảm hàng rào thuế
quan và hàng rào phi thuế quan, tác giả thực hiện kịch bản 2, Kết quả
mô phỏng theo kịch bản 2 cho thấy, việc cắt giảm hàng rào phi thuế
quan có tác động đến xuất khẩu hàng dệt may mạnh hơn so với việc
cắt giảm hàng rào thuế quan. Cụ thể:
Về kim ngạch xuất khẩu, khi cắt giảm hàng rào thuế quan làm
cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng 37.389,89 tỷ đồng, trong
khi đó khi cắt giảm hàng rào phi thuế quan kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may đạt 684.866,52, tăng 48.929,52 tỷ đồng so với kịch bản
cơ sở.
Về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, kịch bản 2 cho thấy
tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 7,69% cao hơn so với kịch bản
1 (5,88%).
Về cán cân thương mại ngành dệt may, kết quả mô phỏng từ 2
kịch bản đều cho thấy ngành dệt may đạt thặng dư thương mại, đây
là một dấu hiệu tích cực về tác động của EVFTA đến xuất khẩu
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
16
ngành dệt may. Trong trường hợp này, thăng dự thương mại ngành
dệt may đạt 249.132 tỷ đồng.
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tương tự như kết quả mô phỏng
tại kịch bản 1, các ngành có lợi thế phát triển, mở rộng quy mô sản
xuất và có tỷ trọng trong xuất khẩu tăng, nổi bật là ngành C11-Giày
dép các loại. Đối với ngành dệt may, cả hai kịch bản đều cho kết quả
tích cực, tỷ trọng xuất khẩu ngành dệt may trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước đều tăng, kết quả tại kịch bản 2 cao hơn so với
kịch bản 1, đạt 15,80%.
Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc vẫn là 5 thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng dệt
may nhất. So với Kịch bản 2, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu EU trong
tổng xuất khẩu của Việt Nam đạt cao hơn với 15,61%.
Kết quả từ mô hình cho thấy, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt
may Việt Nam sang mười thị trường lớn nhất EU ở trường hợp cắt
giảm phi thuế quan đều lớn trường hợp chỉ cắt giảm thuế quan ở mỗi
đối tác. Khi cắt giảm hàng rào phi thuế quan, Việt Nam đã tận dụng
tốt các cơ hội để đẩy mạnh tỷ trọng xuất khẩu vào các quốc gia Anh,
Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển và Ba Lan.
3.2.3. Phân tích tác động của việc gỡ bỏ đồng thời hàng rào
thuế quan và phi thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành
dệt may Việt Nam
Kết quả mô phỏng từ Kịch bản 3 (Việt Nam và tất cả các nước
thành viên của EU gỡ bỏ đồng thời hàng rào thuế quan và phi thuế
quan đối với tất cả 41 nhóm ngành hàng):
Về kim ngạch xuất khẩu, kết quả mô phỏng từ kịch bản 3 cho
thấy, EVFTA có tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam, kim
ngạch xuất khẩu tăng từ 4.216.293 tỷ đồng lên 4.349.486 tỷ đồng.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
17
Đối với ngành dệt may cũng cho kết quả khả quan, kim ngạch xuất
khẩu ngành dệt may tăng từ 635.937 tỷ đồng lên 713.937 tỷ đồng. Rõ
ràng rằng, khi tham gia vào EVFTA, các hàng rào được gỡ bỏ đặc
biệt là thuế nhập khẩu, từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu của các
nước thành viên. Bên cạnh đó, khi tham gia vào EVFTA, ngành dệt
may Việt Nam có cơ hội tham gia vào một chuỗi cung ứng được hình
thành trong khu vực thương mại tự do, làm tăng khả năng phục hồi
và phát triển sản xuất của quốc gia và từ đó làm gia tăng kim ngạch
xuất khẩu.
Về tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, việc mở cửa
nền kinh tế đã tác động đến tăng trưởng xuất khẩu và đóng vai trò
quyết định đến hoạt động thương mại của Việt Nam. Kết quả mô
phỏng từ Kịch bản 3 cho thấy, khi hai bên đồng thời gỡ bỏ thuế quan
và phi thuế quan, chỉ có 6 ngành trong 41 ngành có kim ngạch xuất
khẩu tăng trưởng dương, gồm: C11-Giày dép các loại, C8-Thực
phẩm chế biến, C10-Hàng dệt may, C18-Máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện, C19-Điện thoại các loại và linh kiện, C4-Hàng thủy
sản. Trong đó, ngành dệt may có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 3 với
12,27%.
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng, thì cơ cấu mặt hàng xuất trên thị trường
quốc tế cũng có chiều hướng thay đổi. Để nâng cao khả năng cạnh
tranh, cũng như hạn chế sự giao động về giá cả thì không còn con
đường nào khác là phải đổi mới cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng
cường xuất khẩu các mặt hàng tinh chế, giảm dần sản phẩm thô và
sản phẩm sơ chế, hay giảm kể tỷ trọng các nhóm hàng lương thực,
thực phẩm; tăng nhanh tỷ trọng của nhóm hàng nguyên liệu, dầu mỏ,
khí đốt; các sản phẩm công nghiệp chế biến, may mặc. Thật vậy, so
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
18
với kịch bản cơ sở, đã có sự thay đổi nhưng tỷ trọng xuất khẩu của
các ngành. Các ngành có lợi thế phát triển, tiếp tục mở rộng sản xuất
và tăng tỷ trọng xuất khẩu của ngành trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước như ngành C11-Giày dép các loại từ vị trí thứ 5 vươn
lên vị trí thứ 3 (tương đương từ chiếm tỷ trọng 6,79% lên 9,25%).
Đối với C10-ngành dệt may, đây vẫn là ngành xuất khẩu chủ chốt
của nước ta, chỉ sau ngành C19-Điện thoại các loại và linh kiện, có
tỷ trọng đứng thứ 2 trong cơ cấu các ngành xuất khẩu của Việt Nam
(tỷ trọng tăng từ 15,08% lên 16,41%).
Về cán cân thương mại, so với kịch bản cơ sở, ngành dệt may
vẫn duy trì thặng dư cán cân thương mại với giá trị 207.381 tỷ đồng.
Về cơ cấu thị trường, EU góp mặt trong top 5 thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam. Cùng với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, đây là 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Đứng sau Mỹ, EU là thị trường tiềm năng chiếm xấp xỉ 16% trong tỷ
trọng xuất khẩu của Việt Nam. Khối EU có kim ngạch nhập khẩu từ
Việt Nam đạt 110.829 tỷ đồng.
Kết quả mô phỏng kịch bản 3 cho thấy, Đức, Anh, Hà Lan,
Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Đan Mạch, Thụy Điển, Ba Lan là mười
thị trường nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam nhiều nhất trong
khối EU. Top mười thị trường này chiếm tới 85,25% tổng kim ngạch
xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU. Đức luôn là đối tác
thương mại lớn nhất của Việt Nam nói chung và về xuất khẩu ngành
dệt may nói riêng, tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may chiếm 20,37%
tổng giá trị hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU tương đương
22.571,489 tỷ đồng. Tiếp theo là các nước Anh, Hà Lan, Pháp, Tây
Ban Nha…
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
19
CHƯƠNG 4:
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định
tính, luận văn đã phân tích và chỉ ra được các điểm nổi bật:
- Việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan riêng lẻ hoặc
đồng thời đều mang lại kết quả khả quan, tác động tích cực đến xuất
khẩu ngành dệt may Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn phù hợp với các nghiên cứu
trước rằng: hàng rào phi thuế quan tác động đến xuất khẩu ngành dệt
may mạnh hơn so với hàng rào thuế quan.
- Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, cùng với ngành dệt may, giày
dép các loại là những ngành có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao,
đây là những ngành thâm dụng lao động. Do đó, cần có những giải
pháp giúp tận dụng lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
- Điểm mới của luận văn phải kể đến là việc tác giả chỉ ra được
các đối tác chủ chốt trong quan hệ thương mại Việt Nam – EU về dệt
may.
4.1. ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ
Thứ nhất, Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế chính sách:
Ban hành các chính sách ưu tiên nhập khẩu thiết bị công nghệ cao
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải
cách, hiện đại hóa thủ tục hải quan, minh bạch, áp dụng công nghệ
thông tin, các thủ tục liên quan tới chứng nhận xuất xứ, tạo môi
trường thuận lợi, thông thoáng mà vẫn đảm bảo phù hợp với các cam
kết tự do thương mại.
Thứ hai, Chính phủ cần thiết lập Ủy ban chuyên trách, là cầu
nối giữa doanh nghiệp trong nước với các cơ quan hữu quan của các
bên đối tác để phụ trách và giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
20
rào thương mại TBT trong vấn đề điều tra, áp dụng các điều khoản
áp dụng các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, phòng vệ thương mại
trong triển khai EVFTA.
Thứ ba, Chính phủ Việt Nam cần quan tâm, hỗ trợ và phổ biến
cho doanh nghiệp nắm rõ các yếu tố quyết định để nâng cao năng lực
đáp ứng, vượt qua rào cản phi thuế quan; từ đó mới có thể tận dụng
được các ưu đãi xuất khẩu trong Hiệp định thương mại tự do.
Thứ năm, có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng và có trình độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu, đặc biệt tập trung đào tạo các kỹ sư chuyên môn ở các khâu có
giá trị gia tăng cao trong ngành.
Thứ tư, nghiên cứu quy hoạch các khu công nghiệp dệt may có
diện tích lớn đáp ứng chuỗi sản xuất hoàn thiện đồng thời hỗ trợ lãi
vay cũng như kêu gọi và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
nhằm giúp các DN trang bị máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu sản
xuất, xây dựng và thân thiện với môi trường.
Cuối cùng, đẩy mạnh mối quan hệ thương mại song phương với
các đối tác chủ chốt trong Liên minh châu Âu như Đức, Anh, Hà
Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Ý. Khi quan hệ với những đối tác này đạt
kết quả tốt sẽ hứa hẹn những thành tựu tốt đẹp giữa Việt Nam và liên
minh châu Âu.
4.2. ĐỐI VỚI HIỆP HỘI DỆT MAY
Đẩy mạnh vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan
quản lý, tăng cường phổ biến thông tin hội nhập về pháp luật của các
nước, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, quản lý chất lượng, các quy
tắc xuất xứ… cho các doanh nghiệp hội viên, hỗ trợ doanh nghiệp
xây dựng thương hiệu.
Tiếp tục triển khai các hoạt động cung cấp và tư vấn cho doanh
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
21
nghiệp về pháp luật kinh doanh, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc
tế, cũng như kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện quốc tế, những rào
cản thương mại của các thị trường xuất khẩu; Tổ chức nhiều chương
trình xúc tiến thương mại – đầu tư theo thị trường, ngành hàng và
lĩnh vực kinh doanh cụ thể để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường
trong và ngoài nước.
4.3. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY
Thứ nhất, các doanh nghiệp tích cực nâng cao trình độ hiểu biết,
nắm bắt, nghiên cứu kỹ các lộ trình, quy định trong cam kết thuế
quan và đặc biệt về phi thuế quan đối với sản phẩm dệt may; chủ
động tìm hiểu về kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin thị
trường, pháp luật quốc tế...
Thứ hai, cải thiện năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản
phẩm. Doanh nghiệp cần tiến hành các giải pháp toàn diện trên các
mặt nhân sự; cơ sở vật chất; nguồn nguyên vật liệu, quản lý và tổ
chức sản xuất; hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm…
Thứ ba, xây dựng và phát triển Hệ thống quản lý môi trường và
đầu tư đổi mới công nghệ xử lý ô nhiễm nhằm giảm dần những ảnh
hưởng tiêu cực đối với môi trường và đồng thời làm tăng hiệu quả
hoạt động.
Thứ tư, đẩy mạnh quá trình xúc tiến thương mại với các hoạt
động marketing đa dạng và linh hoạt lựa chọn phương thức thích hợp
để thâm nhập vào các kênh phân phối, tiếp cận thị trường EU. Xây
dựng thương hiệu và tạo dựng được giá trị riêng.
Thứ năm, Giữa nội bộ các ngành cần có sự liên kết với nhau
trong quá trình kinh doanh, sản xuất cũng như xuất khẩu nhằm tạo
nên sức mạnh về nguồn lực và vốn, giảm áp lực cạnh tranh được tạo
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
22
ra từ những tác động tiêu cực khi thực thi các FTA thế hệ mới.
Cuối cùng, phối hợp hiệu quả với Chính phủ, doanh nghiệp cần
chủ động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để đưa ra các định hướng
phát triển đúng đắn, hợp lý phù hợp với lộ trình thực thi FTA dưới sự
điều phối chính sách vĩ mô của Nhà nước.
KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế thế giới nói chung, tham gia EVFTA nói riêng
đã, đang và chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc phát
triển các mối quan hệ với các với các nước trong khu vực và thế giới.
Từ đó nắm bắt những xu hướng, những kinh nghiệm trong phát triển
kinh tế của các nước bạn, giúp Việt Nam tạo dựng được vị trí vững
chắc trên trường quốc tế.
EVFTA là một trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới mà Việt Nam tham gia đây được coi là một bước tiến quan trọng
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Luận văn đã
hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của FTA
đến xuất khẩu của các quốc gia, tác động của EVFTA đến xuất khẩu
ngành dệt may Việt Nam. Cụ thể, luận văn đã tổng hợp các khái
niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá tác động của Hiệp định tự do
thương mại đến xuất khẩu và tác động của Hiệp định thương mại tự
do đến xuất khẩu ngành dệt may. Luận văn sử dụng kết hợp phương
pháp định tính và phương pháp định lượng, bằng mô hình CGE tĩnh
thực hiện các cú sốc thuế suất, kết quả các kịch bản mô phỏng về
việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, luận văn chỉ ra
được, EVFTA có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam nói
chung và xuất khẩu ngành dệt may nói riêng. Bên cạnh ngành giày
dép các loại thì ngành dệt may là ngành được hưởng lợi nhiều khi
EVFTA được thực thi. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
23
trước, góp phần cũng cố thêm niềm tin, nhận định về lợi thế khi tham
gia EVFTA. Thông qua bối cảnh Việt Nam – EU giai đoạn 2009-
2019 và các kết quả từ kịch bản mô phỏng, tác giả đã đưa ra được
các hàm ý chính sách để phát triển xuất khẩu ngành dệt may: (1) Đối
với Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế chính
sách giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế khi hàng rào phi thuế
quan được gỡ bỏ; có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng và có trình độ tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu; đặc biệt cần quan tâm, hỗ trợ và phổ biến cho doanh nghiệp
trong nước nắm rõ các yếu tố quyết định để nâng cao năng lực đáp
ứng, vượt qua rào cản phi thuế quan; tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ
thương mại song phương với các đối tác chủ chốt trong Liên minh
châu Âu như Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Ý. (2) Đối với
các Hiệp hội dệt may, tiếp tục đẩy mạnh vai trò cầu nối giữa doanh
nghiệp và các cơ quan quản lý; triển khai các hoạt động cung cấp và
tư vấn cho doanh nghiệp về pháp luật kinh doanh,… (3) Đối với
doanh nghiệp dệt may, cần tích cực nghiên cứu kỹ các lộ trình, quy
định trong cam kết thuế quan và phi thuế quan đối với sản phẩm dệt
may; chủ động tìm hiểu kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, thông
tin thị trường, pháp luật quốc tế; Cải thiện năng lực sản xuất và nâng
cao chất lượng sản phẩm; Xây dựng và phát triển hệ thống quản lý
môi trường và đầu tư đổi mới công nghệ xử lý ô nhiễm; Đẩy mạnh
quá trình xúc tiến thương mại; Cần có sự liên kết với nhau trong quá
trình kinh doanh giữa các bộ ngành và giữa doanh nghiệp với Chính
phủ.
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu trong
quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam tham gia ký
kết EVFTA là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
24
phát triển kinh tế của đất nước và xu thế của thời đại.
HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN
Về mô hình: mô hình CGE tĩnh chỉ mô phỏng, tính toán và dự
đoán tác động của các cú sốc kinh tế lên các biến số kinh tế vĩ mô và
vi mô trên cơ sở so sánh sự thay đổi giữa điểm cân bằng mới và cân
bằng ban đầu mà chưa mô phỏng các hoạt động đầu tư và tích lũy
vốn theo từng ngành, phân tích xu hướng biến động và lộ trình
chuyển dịch theo thời gian của các ngành và cả nền kinh tế trong dài
hạn.
Nhược điểm của mô hình CGE là gắn với các giả định. Trong
đó, có giả định về trạng thái cân bằng của nền kinh tế cho dù điều
này khó có thể xảy ra trong thực tế. Trong luận văn, giả định năm
gốc của VSAM2016 là một lời giải trạng thái cân bằng để tính các hệ
số trong mô hình CGE và các hệ số này được giả định không thay
đổi cho đến thời điểm phân tích tác động. Kết quả mô phỏng phản
ảnh sự thay đổi của nền kinh tế chỉ mang tính chất tương đối.
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN VĂN
Có thể sử dụng mô hình CGE động thực hiện mô phỏng tác
động của việc của hiệp định thương mại Việt Nam – EU đến nền
kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng trong dài
hạn.

More Related Content

Similar to Phân tích tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam.doc

Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamBáo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamYến Nguyễn
 
Chủ đề EVFTA.pptx
Chủ đề EVFTA.pptxChủ đề EVFTA.pptx
Chủ đề EVFTA.pptxHngNgcTrn8
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Thành phố Đà nẵngĐẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt ...
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Thành phố Đà nẵngĐẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt ...Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Thành phố Đà nẵngĐẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt ...
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Thành phố Đà nẵngĐẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiếnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆ...
QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆ...QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆ...
QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Btl kinh tế ngoại thương
Btl kinh tế ngoại thươngBtl kinh tế ngoại thương
Btl kinh tế ngoại thươngvananhvimaru
 
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docsividocz
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Th...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Th...mokoboo56
 
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...nataliej4
 

Similar to Phân tích tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam.doc (20)

Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamBáo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
 
Chủ đề EVFTA.pptx
Chủ đề EVFTA.pptxChủ đề EVFTA.pptx
Chủ đề EVFTA.pptx
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...
 
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
 
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Thành phố Đà nẵngĐẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt ...
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Thành phố Đà nẵngĐẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt ...Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Thành phố Đà nẵngĐẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt ...
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Thành phố Đà nẵngĐẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt ...
 
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tếTác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
 
Nghiên Cứu Tăng Trƣởng Nhóm Ngành Công Nghiệp Tỉnh Quảng Nam.doc
Nghiên Cứu Tăng Trƣởng Nhóm Ngành Công Nghiệp Tỉnh Quảng Nam.docNghiên Cứu Tăng Trƣởng Nhóm Ngành Công Nghiệp Tỉnh Quảng Nam.doc
Nghiên Cứu Tăng Trƣởng Nhóm Ngành Công Nghiệp Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, 9đ
Quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, 9đQuản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, 9đ
Quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng ...
Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng ...Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng ...
Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng ...
 
Các yếu tố ảnh hướng đến việc ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hướng đến việc ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệ...Các yếu tố ảnh hướng đến việc ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hướng đến việc ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệ...
 
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Ở VT Gas
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Ở VT GasPhân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Ở VT Gas
Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Ở VT Gas
 
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
 
QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆ...
QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆ...QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆ...
QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆ...
 
Luân Văn Quản lý thu thuế đối với doanh nghiêp kinh doanh xăng dầu trên địa b...
Luân Văn Quản lý thu thuế đối với doanh nghiêp kinh doanh xăng dầu trên địa b...Luân Văn Quản lý thu thuế đối với doanh nghiêp kinh doanh xăng dầu trên địa b...
Luân Văn Quản lý thu thuế đối với doanh nghiêp kinh doanh xăng dầu trên địa b...
 
Tóm Tắt Luận Văn Phát triển vận tải biển ở Miền Trung Việt Nam..doc
Tóm Tắt  Luận Văn Phát triển vận tải biển ở Miền Trung Việt Nam..docTóm Tắt  Luận Văn Phát triển vận tải biển ở Miền Trung Việt Nam..doc
Tóm Tắt Luận Văn Phát triển vận tải biển ở Miền Trung Việt Nam..doc
 
Btl kinh tế ngoại thương
Btl kinh tế ngoại thươngBtl kinh tế ngoại thương
Btl kinh tế ngoại thương
 
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
 
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Th...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Th...
 
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
 

More from dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149

Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..docLuận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.docQuản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.docPhát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.docTạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

More from dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149 (20)

Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
 
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..docLuận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
 
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
 
Hoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.doc
Hoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.docHoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.doc
Hoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.doc
 
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
 
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
 
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.docQuản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.docLuận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.doc
 
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
 
Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...
Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...
Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.docPhát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
 
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
 
LUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.doc
LUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.docLUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.doc
LUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.doc
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
 
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.docTạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
 
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docPhát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docPhát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.doc
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.docHoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.doc
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.doc
 
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 

Phân tích tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam.doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ ÁI QUỲNH PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU ĐẾN XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 831 01 05 Đà Nẵng - Năm 2021
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Toàn Phản biện 1: ............................................................................. Phản biện 2: ............................................................................. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày …...… tháng …...… năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng   Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam và EU trải qua hơn 30 năm hợp tác, quan hệ song phương ngày càng phát triển tích cực, EU luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực hứa hẹn sự phát triển trong tương lai của hai nền kinh tế. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam sang EU phải kể đến điện thoại các loại và linh kiện, giày dép các loại, hàng dệt may (4,26 tỷ USD, chiếm 10,25% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cả nước) (Tổng cục Hải quan, 2020). EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới với quy mô nhập khẩu hàng năm hơn 250 tỷ USD. Tuy nhiên, trong tổng nhập khẩu may mặc của EU, hàng dệt may Việt Nam chỉ chiếm 2,7%, do đó cơ hội để tăng trưởng thị phần trong thị trường tiềm năng này là rất lớn (Đức Anh, 2020). Khi EVFTA có hiệu lực, cơ hội của ngành dệt may của Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU sẽ ngày càng lớn. Với ưu thế nguồn lao động dồi dào, chi phí sản xuất thấp so với các quốc gia lân cận và đặc biệt sản phẩm đã phần nào khẳng định được thương hiệu tại thị trường EU, ngành dệt may Việt Nam được dự báo và kỳ vọng nằm trong nhóm hàng sẽ hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, cũng như các FTA khác, EVFTA se ̃mang đến cho ViêṭNam cảnhững thách thức không nhỏ. Vì vậy, Lơị ich́ từ FTA giữa ViêṭNam - EU cần đươc ̣nhìn nhâṇ dưới nhiều khía canḥ khác nhau. Vì những lý do trên, cần thiết phải quan tâm đến tác động của EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. Có nhiều nghiên cứu về tác động của EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam, cũng như đến ngành dệt may đã ứng dụng mô hình cân
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 2 bằng tổng thể (CGE). Tuy nhiên, về mặt nội dung các nghiên cứu chỉ đánh giá tác động đến toàn bộ nền kinh tế, mặc dù trong đó có đề cập đến ngành dệt may nhưng chưa phân tích thật sâu, đặc biệt không phân tách so sánh tác động của hàng rào thuế quan, phi thuế quan và chưa chỉ ra được những đối tác chủ chốt trong EU tác động như thế nào đến xuất khẩu ngành dệt may. Về mặt phương pháp sử dụng, các nghiên cứu ứng dụng mô hình CGE với dữ liệu ma trận hạch toán xã hội năm 2012 đã cũ, sự phù hợp với thực tế không cao. Vì vậy, việc sử dụng mô hình CGE với dữ liệu ma trận hạch toán xã hội mới nhất năm 2016 để nghiên cứu đề tài “Phân tích tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam” là phù hợp, có tính cấp thiết, có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích tác động của EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam và đề xuất hàm ý chính sách góp phần hỗ trợ Chính phủ, Hiệp hội dệt may và doanh nghiệp phát triển xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của FTA đến xuất khẩu của các quốc gia nói chung và ngành dệt may nói riêng; - Đánh giá tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam; - Đánh giá tác động của việc gỡ bỏ hàng rào phi thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam; - Đánh giá tác động của việc gỡ bỏ đồng thời hàng rào thuế
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 3 quan và phi thuế quan đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam; - Đề xuất các hàm ý chính sách cho chính phủ, Hiệp hội dệt may và doanh nghiệp nhằm phát triển xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu những tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam. - Về không gian: Nền kinh tế Việt Nam chi tiết 41 ngành trong đó chú trọng đến ngành dệt may Việt Nam và quan hệ xuất nhập khẩu ngành dệt may của 10 quốc gia là đối tác chủ chốt của Việt Nam trong EU. - Về thời gian: xem xét tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn, giai đoạn 2020 - 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chính được sử dụng trong luận văn là phương pháp mô hình hóa và mô phỏng các “cú sốc thuế quan và phi thuế quan” thông qua mô hình CGE. - Dữ liệu cho mô hình CGE là Ma trận hạch toán xã hội SAM. Trong luận văn này tác giả sử dụng VSAM2016, là bảng được cập nhật mới nhất. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU thu thập từ cổng thông tin Tổng cục hải quan. Để chạy mô phỏng và xử lý dữ liệu của mô hình, tác giả sử dụng phần mềm GAMS.
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 4 - Sau khi thực hiện các kịch bản mô phỏng luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả bằng công cụ bảng và đồ thị để tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả mô phỏng. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luâṇ văn đươc ̣kết cấu thành 04 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về tác động của Hiệp định thương mại tự do đến xuất khẩu ngành dệt may; Chương 2: Phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Kết quả nghiên cứu tác động của EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam; Chương 4: Kết luận và Hàm ý chính sách 6. Tổng quan nghiên cứu 6.1. Các nghiên cứu về tác động của EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam 6.2. Các nghiên cứu về tác động của EVFTA đến ngành dệt may Việt Nam 6.3. Các nghiên cứu về sử dụng mô hình cân bằng tổng thể dạng tĩnh để phân tích chính sách kinh tế 6.4. Một số kết luận rút ra từ tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm và hướng nghiên cứu của luận văn Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đã chỉ rõ: Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế vận động tất yếu trên thế giới gắn với quá trình toàn cầu hóa và khu vực. Đồng thời vai trò của tự do hoá thương mại đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là không thể phủ nhận. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về tác động của EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam, cũng như đến ngành dệt may đã ứng dụng mô hình cân bằng tổng thể. Tuy nhiên, về mặt nội dung các nghiên cứu chỉ
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 5 đánh giá tác động đến toàn bộ nền kinh tế, mặc dù trong đó có đề cập đến ngành dệt may nhưng chưa phân tích thật sâu, đặc biệt không phân tách so sánh tác động của hàng rào thuế quan, phi thuế quan hay tác động đồng thời của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan và chưa chỉ ra được từng đối tác thương mại chủ chốt trong EU của Việt Nam tác động như thế nào đến xuất khẩu ngành dệt may. Về mặt phương pháp sử dụng, các nghiên cứu ứng dụng mô hình CGE với dữ liệu ma trận hạch toán xã hội cũ năm 2000, 2005, 2012 sự phù hợp với thực tế không cao. Do đó luận văn một mặt kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình trên, mặt khác sử dụng mô hình CGE dạng tĩnh với dữ liệu cập nhật mới nhất để nghiên cứu phân tích làm rõ tác động việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY 1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO 1.1.1. Khái niệm Hiệp định thương mại tự do 1.1.2. Phân loại Hiệp định thương mại tự do Hiệp định thương mại tự do thường được chia thành ba loại căn cứ theo quy mô, số lượng các thành viên tham gia: FTA song phương, FTA đa phương (bao gồm FTA khu vực) và FTA hỗn hợp. 1.1.3. Một số nội dung chính của các FTA 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY 1.2.1. Cơ chế tác động Việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo lộ trình cam kết trong các hiệp định thương mại tự do tác động đến xuất khẩu
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 6 ngành dệt may theo một cơ chế đan xen, phức tạp và đa chiều. Khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, trước hết sẽ tác động trực tiếp đến giá cả của hàng nhập khẩu, từ đó sẽ tác động lan tỏa đến các chỉ số khác trong nền kinh tế. Các chi phí về thuế quan và phi thuế quan đều giảm làm cho giá của hàng nhập khẩu giảm dần. Như vậy giá nguyên vật liệu hàng dệt may nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với trước đó, chi phí đầu vào sản xuất giảm làm cho doanh nghiệp dệt may có xu hướng mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, khi các nước đối tác thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan cho Việt Nam sẽ tác động trực tiếp đến giá cả của hàng xuất khẩu do các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nhận được, mang về nước. Các chi phí về phi thuế quan giảm cùng với giá doanh nghiệp nhận được khi xuất khẩu có khuynh hướng tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may được lợi, do đó sẽ tăng cường sản xuất để xuất khẩu, mở rộng quy mô sản xuất. 1.2.2. Tác động tích cực Hiệu ứng tạo lập thương mại: Hiệu ứng tạo lập thương mại xuất hiện khi một thành viên của hiệp định FTA gia tăng nhập khẩu từ một thành viên khác trong hiệp định FTA có mức giá cung ứng thấp hơn so với mức giá nội địa của mình hoặc của nhà cung ứng ngoài hiệp định FTA đó. Hiệu ứng thúc đẩy cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế gia tăng cùng với việc xóa bỏ các rào cản thương mại, các doanh nghiệp dệt may có được điều kiện gia nhập thị trường cởi mở hơn, có cơ hội tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhờ đó mà tăng kim ngạch xuất khẩu. Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Khi tham gia hiệp định, một trong những rào cản lớn nhất của ngành dệt may là
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 7 yêu cầu về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”. Doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu như trên thì hàng hóa xuất khẩu mới được hưởng ưu đãi về thuế quan. Với việc tham gia hiệp định thương mại tự do, đây là động lực để doanh nghiệp dệt may đầu tư vào các khâu còn yếu kém để đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ. 1.2.3. Tác động tiêu cực Hiệu ứng chệch hướng thương mại: Hiệu ứng này xuất hiện khi nhà cung ứng không phải là thành viên của FTA có mức giá thấp hơn lại bị nước thành viên FTA thay thế bằng một nhà cung ứng trong FTA mặc dù có chi phí cao hơn. Tăng sự phụ thuộc: Việt Nam định hướng hoàn toàn về xuất khẩu, khi đã xác định các thị trường xuất khẩu chính thì sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia đối tác, điều này khó có thể đoán trước được. Nút thắt cổ chai của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may, cụ thể là khâu kéo sợi, dệt vải. Do phần lớn các doanh nghiệp dệt may tập trung vào khâu cắt và may quần áo, doanh nghiệp kéo sợi và dệt vải chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số doanh nghiệp dệt may, nguồn cung chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của các doanh nghiệp may. Trong khi đó, vải và sợi để sản xuất là nhập khẩu từ các quốc gia khác. Trong trường hợp các quốc gia này không tham gia hiệp định thì doanh nghiệp dệt may sẽ không được hưởng lợi từ hiệp định theo quy tắc xuất xứ. Các yêu cầu đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt: Tham gia FTA nghĩa là doanh nghiệp dệt may có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ, chứng từ nghiêm ngặt, cũng như khai báo, chứng minh xuất xứ. Các khách hàng có thể kiểm tra bất cứ lúc nào và doanh nghiệp dệt may cần đảm bảo cung cấp đầy đủ hồ sơ cần thiết để được hưởng lợi.
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 8 Cạnh tranh cao hơn: làn sóng FDI vào quốc gia xuất khẩu hàng dệt may để hưởng lợi ích là rất lớn. Bên cạnh lợi ích được học hỏi công nghệ, quy trình quản lý hiện đại từ các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước sẽ chịu sức ép rất lớn từ sự cạnh tranh về quy mô sản xuất, giá thành, tuyển dụng lao động. 1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT KHẨU Có rất nhiều tiêu chí đánh giá tác động của FTA đến xuất khẩu của một quốc gia, có thể xem xét một số tiêu chí sau: Thứ nhất, tiêu chí đánh giá tác động tới kim ngạch xuất khẩu: Khi tham gia vào FTA, các nước sẽ hướng tới việc gỡ bỏ thuế nhập khẩu của mình, từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước thành viên. Bên cạnh đó, khi tham gia vào các FTA thì cơ hội để một nước tham gia vào một chuỗi cung ứng được hình thành trong khu vực thương mại tự do sẽ rất cao, giúp phát triển sản xuất của quốc gia, tạo nhiều cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Thứ hai, tiêu chí đánh giá tác động tới tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu: Hoạt động xuất khẩu của một nước là hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu của nước đó liên tục tăng qua các năm, hoặc duy trì được một sự gia tăng ổn định qua các năm và các thời kỳ. Thứ ba, tiêu chí đánh giá tác động tới cán cân thương mại: việc ký kết FTA có tác động tới cán cân thương mại của quốc gia. Nếu xuất siêu, thì quốc gia đó thu được nhiều ngoại tệ cũng như đạt được hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu. Khi đạt được sự cân bằng trong thương mại quốc tế thì hiệu quả của hoạt động xuất khẩu sẽ cao. Thứ tư, tiêu chí đánh giá tác động tới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Để nâng cao khả năng cạnh tranh thì phải đổi mới cơ cấu xuất khẩu theo hướng giảm dần xuất khẩu sản phẩm thô và sản
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 9 phẩm sơ chế, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng tinh chế, tăng nhanh tỷ trọng của nhóm hàng nguyên liệu, các sản phẩm công nghiệp chế biến, may mặc. Thứ năm, tiêu chí đánh giá tác động tới thị trường xuất khẩu: các FTA sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường, giúp các nhà sản xuất nội địa thâm nhập thị trường các nước thành viên, đẩy mạnh xuất khẩu cho hàng hóa của một quốc gia, từ đó thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn và tạo việc làm mới. Mở rộng thị trường cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều hơn với cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG THỂ DẠNG TĨNH Cấu trúc lý thuyết của mô hình được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu của Dervis, de Melo, và Robinson (1982), Hosoe (2001), Chen (2004) và Nguyễn Mạnh Toàn (2010). Mô hình cho phép mô phỏng hoạt động và mối quan hệ của năm thực thể chủ yếu trong một nền kinh tế: doanh nghiệp, chính phủ, hộ gia đình, hoạt động đầu tư và phần còn lại của thế giới (ROW). Trong ứng dụng mô hình CGE, nền kinh tế ban đầu được giả định đang ở vị trí cân bằng. Dưới tác động của một “cú sốc kinh tế” – trong trường hợp này là cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan khi EVFTA, toàn bộ nền kinh tế sẽ có những điều chỉnh thích ứng và dịch chuyển từ điểm cân bằng ban đầu sang một điểm cân bằng mới. Mô hình CGE cho phép xác định điểm cân bằng mới của nền kinh tế, từ đó có thể thấy được sự thay đổi của các ngành, cho phép tính toán được những ảnh hưởng lên từng ngành nói riêng và lên toàn bộ nền kinh tế nói chung.
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 10 Doanh nghiệp: Mỗi ngành sản xuất mua các yếu tố đầu từ thị trường hàng hóa và sử dụng lao động, vốn từ thị trường nhân tố để tạo ra sản phẩm. Trong mô hình này, cung của mỗi loại lao động là cố định và cho phép di chuyển tự do giữa các ngành. Lượng vốn đã được đầu tư tích lũy theo ngành được giả định là không thay đổi trong ngắn hạn. Để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, ngoài lượng sản xuất trong nước, sản phẩm của mỗi ngành còn có thể được nhập khẩu từ nước ngoài. Trong mỗi kỳ, doanh nghiệp căn cứ vào năng lực sản xuất hiện có, giá của các yếu tố đầu vào và giá sản phẩm đầu ra để xây dựng kế hoạch sản xuất nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Hành vi của doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp của giá cả đầu ra (trong nước và xuất khẩu) và đầu vào trong mỗi kỳ. Khi EVFTA có hiệu lực các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ dần dần được gỡ bỏ theo lộ trình đã cam kết. Giá hàng nhập khẩu từ các quốc gia EU sẽ có khuynh hướng giảm, dần dần trở nên rẻ hơn so với trước đây và rẻ hơn một cách tương đối so với hàng nhập cùng chủng loại từ các nước khác. Sản phẩm đầu ra của mỗi ngành được giả định bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Theo đó, khi EU dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan của hàng nhập khẩu từ Việt Nam thì giá doanh nghiệp nhận được khi xuất khẩu hàng hóa có khuynh hướng tăng và các chi phí về phi thuế quan giảm, với giá bán không đổi so với trước thì phần doanh nghiệp xuất khẩu thu về sau khi trừ thuế nhập khẩu phải nộp cho nước đối tác sẽ có sự thay đổi. Chính phủ: Chính phủ thu thuế và nhận các dòng chuyển nhượng từ nước ngoài hình thành thu nhập của Chính phủ; sử dụng thu nhập để chi tiêu cho tiêu dùng qua việc mua hàng hóa từ thị trường hàng hóa, trợ cấp cho các hộ gia đình và phần còn lại chính là
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 11 tiết kiệm của chính phủ nhằm bổ sung vốn đầu tư của nền kinh tế. Hộ gia đình: nhận thu nhập từ vốn và từ các loại lao động đồng thời nhận thu nhập từ chuyển nhượng (trợ cấp) của nhà nước. Bên cạnh đó, hộ gia đình sử dụng thu nhập cho tiêu dùng cuối cùng cho việc mua hàng hóa từ thị trường hàng hóa; phần thu nhập còn lại dùng để tiết kiệm hay đầu tư tích lũy tài sản. Hộ gia đình được giả định sở hữu các loại lao động. Trong trường hợp sử dụng mô hình CGE dạng tĩnh, việc phân phối thu nhập từ các nhân tố lao động và vốn đến các nhóm hộ gia đình có thể được thực hiện theo một tỷ lệ cố định. Đầu tư: bao gồm tiết kiệm của hộ gia đình và của chính phủ, được giả định đầu tư toàn bộ cho nền kinh tế, xác định bằng cách áp dụng tỷ lệ tiết kiệm cố định trên thu nhập của mỗi nhóm hộ gia đình và chính phủ. Trong trường hợp dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài được giả định là cố định vì thế tổng đầu tư chỉ phụ thuộc vào thu nhập của hộ gia đình và chính phủ. Nhập khẩu: Trong mô hình CGE, giả định nền kinh tế mở, qui mô nhỏ và chấp nhận giá, giá thế giới của hàng hóa nhập khẩu là không đổi, nhưng giá của hàng hóa nội địa được quyết định nội sinh dựa vào quan hệ cung - cầu đối với từng loại hàng hóa. Mô hình có thị trường ngoại hối, nơi cung cầu ngoại tệ quyết định tỷ giá và do đó quyết định giá hàng nhập khẩu bằng bản tệ. Điểm khác biệt lớn nhất của mô hình này so với các mô hình trước đây là không chỉ cho phép thay thế lẫn nhau giữa hàng hóa được sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu, mà còn cho phép thay thể lẫn nhau giữa hàng hóa được nhập khẩu từ nhiều nguồn (nước) khác nhau (Hình 2.6). Khi tham gia vào EVFTA các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ dần dần được gỡ bỏ theo lộ trình đã cam kết. Giá
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 12 hàng nhập khẩu từ các quốc gia EU sẽ dần trở nên rẻ hơn so với trước đây và rẻ hơn một cách tương đối so với hàng nhập cùng chủng loại từ các nước khác. Xuất khẩu: Trong mô hình này, giả định sản phẩm đầu ra của các ngành được bán trên cả thị trường trong nước và nước ngoài. Người sản xuất căn cứ vào giá bán trên các thị trường nước ngoài và các chính sách ưu đãi khác để cân nhắc phân phối lượng hàng hóa xuất khẩu cho từng nước khác nhau. Như vậy, tương tự như đối với nhập khẩu mô hình không chỉ cho phép chuyển đổi giữa cung ứng hàng hóa cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài, mà còn cho phép chuyển đổi giữa lượng hàng xuất khẩu sang các quốc gia khác nhau (Hình 2.7). Cụ thể, trong phạm vi nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu chuyển đổi lẫn nhau giữa các thị trường xuất khẩu hàng hóa là mười đối tác chủ chốt trong EU của Việt Nam (Gồm Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Đan Mạch, Thụy Điển và Ba Lan). Theo đó, hàng rào thuế quan và phi thuế quan của EU được dỡ bỏ đối với hàng hóa Việt Nam như hiệp định đã ký kết, với giá bán không đổi so với trước thì phần doanh nghiệp xuất khẩu thu về sau khi trừ thuế nhập khẩu phải nộp cho nước đối tác sẽ tăng lên. Mô hình dựa trên giả định rằng hàng hóa xuất khẩu đi các nước cũng có thể chuyển đổi lẫn nhau. 2.2. DỮ LIỆU CHO MÔ HÌNH CGE Mô hình được xây dựng dựa trên ma trận hạch toán xã hội (SAM) Việt Nam năm 2016 (Bảng 2.1) (Nguyễn Mạnh Toàn, 2020). SAM là bộ số liệu mô tả các luồng chu chuyển của sản phẩm và tiền tệ, phản ánh quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại theo ngành, tổ chức kinh tế của toàn bộ nền kinh tế trong một năm nhất định. Do đó, SAM sẽ cung cấp bức tranh tổng thể về nền kinh tế, từ đó cho
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 13 thấy những đặc điểm của nền kinh tế trong một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc tính toán và phân tích, SAM đã được gộp từ 164 ngành sản xuất lại thành 41 ngành sản xuất. 2.3. XÂY DỰNG KỊCH BẢN NGHIÊN CỨU 2.3.1. Sơ lược Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU 2.3.2. Nội dung chính của EVFTA 2.3.3. Các nội dung EVFTA liên quan đến ngành Dệt may Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, có 42,5% số dòng thuế ngay lập tức được giảm về 0%, còn lại 57,5% số dòng thuế, EU sẽ xóa bỏ thuế quan 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm theo lộ trình quy định. EVFTA yêu cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” đối với hàng dệt may, tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam. Ngoài ra, đối với các sản phẩm dệt may thuộc Chương 61 và 62 của biểu thuế, EU cũng cho phép Việt Nam được sử dụng vải nhập khẩu từ Hàn Quốc để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang EU và vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi của EVFTA. 2.3.4. Các kịch bản nghiên cứu Để đánh giá tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may, luận văn xây dựng 03 kịch bản mô phỏng, cụ thể như sau: Kịch bản 1: Việt Nam và tất cả các nước thành viên của EU gỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với tất cả 41 nhóm ngành hàng. Kịch bản 2: Việt Nam và tất cả các nước thành viên của EU gỡ
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 14 bỏ hàng rào phi thuế quan đối với tất cả 41 nhóm ngành hàng. Kịch bản 3: Việt Nam và tất cả các nước thành viên của EU gỡ bỏ đồng thời hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với tất cả 41 nhóm ngành hàng. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 3.1. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – EU VỀ NGÀNH DỆT MAY GIAI ĐOẠN 2009-2019 3.2. TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 3.2.1. Phân tích tác động của việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam Kết quả mô phỏng từ Kịch bản 1 cho thấy việc cắt giảm hàng rào thuế quan có tác động tích cực đến xuất khẩu ngành dệt may, cụ thể: Về kim ngạch xuất khẩu, khi cắt giảm hàng rào thuế quan làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 673.327 tỷ đồng, tăng 37.390 tỷ đồng so với kịch bản cơ sở. Về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, kịch bản 1 cho thấy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 5,88% so với kịch bản cơ sở. Về cán cân thương mại ngành dệt may, ngành dệt may đạt thặng dư thương mại với giá trị 196.334 tỷ đồng. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, kết quả mô phỏng từ kịch bản 1 chỉ ra được mười ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng như tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đây là những ngành tận dụng được lợi thế khi cắt giảm hàng rào thuế quan để mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Trong đó, chiếm tỷ trọng
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 15 cao nhất là ngành C19 – Điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng 18,89%, tiếp đó là ngành dệt may chiếm tỷ trọng 15,61%. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, ở thị trường chung thế giới, cùng với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU là 5 thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng dệt may nhất. Trong đó, EU vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu dệt may đứng thứ 2, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU trong tổng xuất khẩu của Việt Nam cao đạt 14,9%. Riêng trong khối khối EU, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha vừa là những đối tác thương mại quan trọng, vừa là thị trường có tỷ trọng nhập khẩu ngành dệt may lớn nhất. 3.2.2. Phân tích tác động của việc gỡ bỏ hàng rào phi thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam Nhằm so sánh tác động riêng lẻ của việc cắt giảm hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan, tác giả thực hiện kịch bản 2, Kết quả mô phỏng theo kịch bản 2 cho thấy, việc cắt giảm hàng rào phi thuế quan có tác động đến xuất khẩu hàng dệt may mạnh hơn so với việc cắt giảm hàng rào thuế quan. Cụ thể: Về kim ngạch xuất khẩu, khi cắt giảm hàng rào thuế quan làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng 37.389,89 tỷ đồng, trong khi đó khi cắt giảm hàng rào phi thuế quan kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 684.866,52, tăng 48.929,52 tỷ đồng so với kịch bản cơ sở. Về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, kịch bản 2 cho thấy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 7,69% cao hơn so với kịch bản 1 (5,88%). Về cán cân thương mại ngành dệt may, kết quả mô phỏng từ 2 kịch bản đều cho thấy ngành dệt may đạt thặng dư thương mại, đây là một dấu hiệu tích cực về tác động của EVFTA đến xuất khẩu
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 16 ngành dệt may. Trong trường hợp này, thăng dự thương mại ngành dệt may đạt 249.132 tỷ đồng. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tương tự như kết quả mô phỏng tại kịch bản 1, các ngành có lợi thế phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và có tỷ trọng trong xuất khẩu tăng, nổi bật là ngành C11-Giày dép các loại. Đối với ngành dệt may, cả hai kịch bản đều cho kết quả tích cực, tỷ trọng xuất khẩu ngành dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đều tăng, kết quả tại kịch bản 2 cao hơn so với kịch bản 1, đạt 15,80%. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc vẫn là 5 thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng dệt may nhất. So với Kịch bản 2, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu EU trong tổng xuất khẩu của Việt Nam đạt cao hơn với 15,61%. Kết quả từ mô hình cho thấy, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam sang mười thị trường lớn nhất EU ở trường hợp cắt giảm phi thuế quan đều lớn trường hợp chỉ cắt giảm thuế quan ở mỗi đối tác. Khi cắt giảm hàng rào phi thuế quan, Việt Nam đã tận dụng tốt các cơ hội để đẩy mạnh tỷ trọng xuất khẩu vào các quốc gia Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển và Ba Lan. 3.2.3. Phân tích tác động của việc gỡ bỏ đồng thời hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam Kết quả mô phỏng từ Kịch bản 3 (Việt Nam và tất cả các nước thành viên của EU gỡ bỏ đồng thời hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với tất cả 41 nhóm ngành hàng): Về kim ngạch xuất khẩu, kết quả mô phỏng từ kịch bản 3 cho thấy, EVFTA có tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 4.216.293 tỷ đồng lên 4.349.486 tỷ đồng.
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 17 Đối với ngành dệt may cũng cho kết quả khả quan, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may tăng từ 635.937 tỷ đồng lên 713.937 tỷ đồng. Rõ ràng rằng, khi tham gia vào EVFTA, các hàng rào được gỡ bỏ đặc biệt là thuế nhập khẩu, từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước thành viên. Bên cạnh đó, khi tham gia vào EVFTA, ngành dệt may Việt Nam có cơ hội tham gia vào một chuỗi cung ứng được hình thành trong khu vực thương mại tự do, làm tăng khả năng phục hồi và phát triển sản xuất của quốc gia và từ đó làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Về tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, việc mở cửa nền kinh tế đã tác động đến tăng trưởng xuất khẩu và đóng vai trò quyết định đến hoạt động thương mại của Việt Nam. Kết quả mô phỏng từ Kịch bản 3 cho thấy, khi hai bên đồng thời gỡ bỏ thuế quan và phi thuế quan, chỉ có 6 ngành trong 41 ngành có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương, gồm: C11-Giày dép các loại, C8-Thực phẩm chế biến, C10-Hàng dệt may, C18-Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, C19-Điện thoại các loại và linh kiện, C4-Hàng thủy sản. Trong đó, ngành dệt may có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 3 với 12,27%. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thì cơ cấu mặt hàng xuất trên thị trường quốc tế cũng có chiều hướng thay đổi. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, cũng như hạn chế sự giao động về giá cả thì không còn con đường nào khác là phải đổi mới cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng cường xuất khẩu các mặt hàng tinh chế, giảm dần sản phẩm thô và sản phẩm sơ chế, hay giảm kể tỷ trọng các nhóm hàng lương thực, thực phẩm; tăng nhanh tỷ trọng của nhóm hàng nguyên liệu, dầu mỏ, khí đốt; các sản phẩm công nghiệp chế biến, may mặc. Thật vậy, so
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 18 với kịch bản cơ sở, đã có sự thay đổi nhưng tỷ trọng xuất khẩu của các ngành. Các ngành có lợi thế phát triển, tiếp tục mở rộng sản xuất và tăng tỷ trọng xuất khẩu của ngành trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước như ngành C11-Giày dép các loại từ vị trí thứ 5 vươn lên vị trí thứ 3 (tương đương từ chiếm tỷ trọng 6,79% lên 9,25%). Đối với C10-ngành dệt may, đây vẫn là ngành xuất khẩu chủ chốt của nước ta, chỉ sau ngành C19-Điện thoại các loại và linh kiện, có tỷ trọng đứng thứ 2 trong cơ cấu các ngành xuất khẩu của Việt Nam (tỷ trọng tăng từ 15,08% lên 16,41%). Về cán cân thương mại, so với kịch bản cơ sở, ngành dệt may vẫn duy trì thặng dư cán cân thương mại với giá trị 207.381 tỷ đồng. Về cơ cấu thị trường, EU góp mặt trong top 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Cùng với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đây là 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đứng sau Mỹ, EU là thị trường tiềm năng chiếm xấp xỉ 16% trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam. Khối EU có kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 110.829 tỷ đồng. Kết quả mô phỏng kịch bản 3 cho thấy, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Đan Mạch, Thụy Điển, Ba Lan là mười thị trường nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam nhiều nhất trong khối EU. Top mười thị trường này chiếm tới 85,25% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU. Đức luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nói chung và về xuất khẩu ngành dệt may nói riêng, tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may chiếm 20,37% tổng giá trị hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU tương đương 22.571,489 tỷ đồng. Tiếp theo là các nước Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha…
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 19 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính, luận văn đã phân tích và chỉ ra được các điểm nổi bật: - Việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan riêng lẻ hoặc đồng thời đều mang lại kết quả khả quan, tác động tích cực đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của luận văn phù hợp với các nghiên cứu trước rằng: hàng rào phi thuế quan tác động đến xuất khẩu ngành dệt may mạnh hơn so với hàng rào thuế quan. - Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, cùng với ngành dệt may, giày dép các loại là những ngành có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao, đây là những ngành thâm dụng lao động. Do đó, cần có những giải pháp giúp tận dụng lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. - Điểm mới của luận văn phải kể đến là việc tác giả chỉ ra được các đối tác chủ chốt trong quan hệ thương mại Việt Nam – EU về dệt may. 4.1. ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ Thứ nhất, Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế chính sách: Ban hành các chính sách ưu tiên nhập khẩu thiết bị công nghệ cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa thủ tục hải quan, minh bạch, áp dụng công nghệ thông tin, các thủ tục liên quan tới chứng nhận xuất xứ, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng mà vẫn đảm bảo phù hợp với các cam kết tự do thương mại. Thứ hai, Chính phủ cần thiết lập Ủy ban chuyên trách, là cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước với các cơ quan hữu quan của các bên đối tác để phụ trách và giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 20 rào thương mại TBT trong vấn đề điều tra, áp dụng các điều khoản áp dụng các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, phòng vệ thương mại trong triển khai EVFTA. Thứ ba, Chính phủ Việt Nam cần quan tâm, hỗ trợ và phổ biến cho doanh nghiệp nắm rõ các yếu tố quyết định để nâng cao năng lực đáp ứng, vượt qua rào cản phi thuế quan; từ đó mới có thể tận dụng được các ưu đãi xuất khẩu trong Hiệp định thương mại tự do. Thứ năm, có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và có trình độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt tập trung đào tạo các kỹ sư chuyên môn ở các khâu có giá trị gia tăng cao trong ngành. Thứ tư, nghiên cứu quy hoạch các khu công nghiệp dệt may có diện tích lớn đáp ứng chuỗi sản xuất hoàn thiện đồng thời hỗ trợ lãi vay cũng như kêu gọi và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm giúp các DN trang bị máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất, xây dựng và thân thiện với môi trường. Cuối cùng, đẩy mạnh mối quan hệ thương mại song phương với các đối tác chủ chốt trong Liên minh châu Âu như Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Ý. Khi quan hệ với những đối tác này đạt kết quả tốt sẽ hứa hẹn những thành tựu tốt đẹp giữa Việt Nam và liên minh châu Âu. 4.2. ĐỐI VỚI HIỆP HỘI DỆT MAY Đẩy mạnh vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, tăng cường phổ biến thông tin hội nhập về pháp luật của các nước, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, quản lý chất lượng, các quy tắc xuất xứ… cho các doanh nghiệp hội viên, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu. Tiếp tục triển khai các hoạt động cung cấp và tư vấn cho doanh
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 21 nghiệp về pháp luật kinh doanh, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện quốc tế, những rào cản thương mại của các thị trường xuất khẩu; Tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại – đầu tư theo thị trường, ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh cụ thể để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. 4.3. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY Thứ nhất, các doanh nghiệp tích cực nâng cao trình độ hiểu biết, nắm bắt, nghiên cứu kỹ các lộ trình, quy định trong cam kết thuế quan và đặc biệt về phi thuế quan đối với sản phẩm dệt may; chủ động tìm hiểu về kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin thị trường, pháp luật quốc tế... Thứ hai, cải thiện năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp cần tiến hành các giải pháp toàn diện trên các mặt nhân sự; cơ sở vật chất; nguồn nguyên vật liệu, quản lý và tổ chức sản xuất; hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm… Thứ ba, xây dựng và phát triển Hệ thống quản lý môi trường và đầu tư đổi mới công nghệ xử lý ô nhiễm nhằm giảm dần những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường và đồng thời làm tăng hiệu quả hoạt động. Thứ tư, đẩy mạnh quá trình xúc tiến thương mại với các hoạt động marketing đa dạng và linh hoạt lựa chọn phương thức thích hợp để thâm nhập vào các kênh phân phối, tiếp cận thị trường EU. Xây dựng thương hiệu và tạo dựng được giá trị riêng. Thứ năm, Giữa nội bộ các ngành cần có sự liên kết với nhau trong quá trình kinh doanh, sản xuất cũng như xuất khẩu nhằm tạo nên sức mạnh về nguồn lực và vốn, giảm áp lực cạnh tranh được tạo
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 22 ra từ những tác động tiêu cực khi thực thi các FTA thế hệ mới. Cuối cùng, phối hợp hiệu quả với Chính phủ, doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để đưa ra các định hướng phát triển đúng đắn, hợp lý phù hợp với lộ trình thực thi FTA dưới sự điều phối chính sách vĩ mô của Nhà nước. KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế thế giới nói chung, tham gia EVFTA nói riêng đã, đang và chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc phát triển các mối quan hệ với các với các nước trong khu vực và thế giới. Từ đó nắm bắt những xu hướng, những kinh nghiệm trong phát triển kinh tế của các nước bạn, giúp Việt Nam tạo dựng được vị trí vững chắc trên trường quốc tế. EVFTA là một trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đây được coi là một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của FTA đến xuất khẩu của các quốc gia, tác động của EVFTA đến xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam. Cụ thể, luận văn đã tổng hợp các khái niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá tác động của Hiệp định tự do thương mại đến xuất khẩu và tác động của Hiệp định thương mại tự do đến xuất khẩu ngành dệt may. Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng, bằng mô hình CGE tĩnh thực hiện các cú sốc thuế suất, kết quả các kịch bản mô phỏng về việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, luận văn chỉ ra được, EVFTA có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và xuất khẩu ngành dệt may nói riêng. Bên cạnh ngành giày dép các loại thì ngành dệt may là ngành được hưởng lợi nhiều khi EVFTA được thực thi. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 23 trước, góp phần cũng cố thêm niềm tin, nhận định về lợi thế khi tham gia EVFTA. Thông qua bối cảnh Việt Nam – EU giai đoạn 2009- 2019 và các kết quả từ kịch bản mô phỏng, tác giả đã đưa ra được các hàm ý chính sách để phát triển xuất khẩu ngành dệt may: (1) Đối với Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế chính sách giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế khi hàng rào phi thuế quan được gỡ bỏ; có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và có trình độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; đặc biệt cần quan tâm, hỗ trợ và phổ biến cho doanh nghiệp trong nước nắm rõ các yếu tố quyết định để nâng cao năng lực đáp ứng, vượt qua rào cản phi thuế quan; tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ thương mại song phương với các đối tác chủ chốt trong Liên minh châu Âu như Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Ý. (2) Đối với các Hiệp hội dệt may, tiếp tục đẩy mạnh vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý; triển khai các hoạt động cung cấp và tư vấn cho doanh nghiệp về pháp luật kinh doanh,… (3) Đối với doanh nghiệp dệt may, cần tích cực nghiên cứu kỹ các lộ trình, quy định trong cam kết thuế quan và phi thuế quan đối với sản phẩm dệt may; chủ động tìm hiểu kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin thị trường, pháp luật quốc tế; Cải thiện năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm; Xây dựng và phát triển hệ thống quản lý môi trường và đầu tư đổi mới công nghệ xử lý ô nhiễm; Đẩy mạnh quá trình xúc tiến thương mại; Cần có sự liên kết với nhau trong quá trình kinh doanh giữa các bộ ngành và giữa doanh nghiệp với Chính phủ. Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam tham gia ký kết EVFTA là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 24 phát triển kinh tế của đất nước và xu thế của thời đại. HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN Về mô hình: mô hình CGE tĩnh chỉ mô phỏng, tính toán và dự đoán tác động của các cú sốc kinh tế lên các biến số kinh tế vĩ mô và vi mô trên cơ sở so sánh sự thay đổi giữa điểm cân bằng mới và cân bằng ban đầu mà chưa mô phỏng các hoạt động đầu tư và tích lũy vốn theo từng ngành, phân tích xu hướng biến động và lộ trình chuyển dịch theo thời gian của các ngành và cả nền kinh tế trong dài hạn. Nhược điểm của mô hình CGE là gắn với các giả định. Trong đó, có giả định về trạng thái cân bằng của nền kinh tế cho dù điều này khó có thể xảy ra trong thực tế. Trong luận văn, giả định năm gốc của VSAM2016 là một lời giải trạng thái cân bằng để tính các hệ số trong mô hình CGE và các hệ số này được giả định không thay đổi cho đến thời điểm phân tích tác động. Kết quả mô phỏng phản ảnh sự thay đổi của nền kinh tế chỉ mang tính chất tương đối. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN VĂN Có thể sử dụng mô hình CGE động thực hiện mô phỏng tác động của việc của hiệp định thương mại Việt Nam – EU đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng trong dài hạn.