SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
1
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam, một quốc gia đang phát triển nhanh chóng ở khu vực kinh tế năng
động nhất thế giới – khu vực Châu Á Thái Bình Dương, có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, liên tục trong nhiều năm, mức sống của người dân ngày càng được
cải thiện. Vì vậy nhu cầu vận tải và đi lại tăng nhanh, nên thị trường ô tô của
Việt Nam được đánh giá là một thị trường dầy tiềm năng. Minh chứng rõ nhất
cho điều này là việc xuất hiện trên thị trường hàng loạt những thương hiệu xe
nổi tiếng thế giới như Porsche, Ferrari, Audi, Bentley, Rolls-Royce…Tuy nhiên,
sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các dòng xe nhập khẩu đã khiến cho xe
sản xuất và lắp ráp trong nước trở nên yếu thế. Để điều tiết thị trường nhằm thực
hiện những mục tiêu dài hạn cũng như để bảo hộ ngành sản xuất ô tô còn non
trẻ, Nhà nước ( cụ thể là Bộ tài Chính ) đã sử dụng đến công cụ thuế nhập khẩu.
Thái Lan, một quốc gia láng giềng của Việt Nam đã có những bước phát
triển thần kì trong ngành công nghệp ô tô và đến nay đã trở thành một trong
những nước sản xuất xe hơi nhiều nhất trên thế giới và là nước có ngành công
nghiệp ô tô phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. Việc nhập khẩu ô tô từ Thái
Lan về Việt Nam thuận lợi hơn rất nhiều so với nhập khẩu từ các thị trường
khác.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa trở thành xu thế, Việt Nam tham gia ngày càng
nhiều các hiệp định thương mại tự do, trong số đó có Hiệp định Thương mại
hàng hóa ASEAN (ATIGA). Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VN
để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2016 -
2018, thuế nhiều dòng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước trong khu vực
ASEAN sẽ chính thức giảm từ 40% xuống 30%,sẽ xuống 0% vào năm 2018 thì
tình hình nhập khẩu ô tô từ Thái Lan về Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi.Muốn
nghiên cứu để hiểu rõ hơn về vấn đề này dựa trên những kiến thức đã học nên
em đã chọn đề tài “ Tìm hiểu một số ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu ô tô
nguyên chiếc từ Thái Lan khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết theo
hiệp định ATIGA” để làm bài tập lớn kết thúc môn Kinh tế ngoại thương.
Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện, em xin chân thành cảm ơn cô giáo
Đoàn Thu Hằng đã hướng dẫn em hoàn thành bài tập lớn này. Do kiến thức
ngành còn hạn chế, hiểu biết còn hạn hẹp nên bài làm của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài tập lớn của em
được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Vai trò của nhập khẩu
Hai loại nhập khẩu:
- Nhập khẩu bổ sung: nhập khẩu những hàng hoá mà trong nước không sản
xuất được hoặc sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu
- Nhập khẩu thay thế: nhập khẩu những hàng hoá mà sản xuất trong nước
không có lợi.
Vai trò của nhập khẩu:
+ Đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhập khẩu hiện
nay chủ yếu là nhóm tư liệu sản xuất, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là nguyên vật
liệu.
+ Bổ sung kịp thời những mặt bất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo cho nền
kinh tế phát triển ổn định
+ Góp phần cải thiện và nâng cao mức sống nhân dân.
+ Thúc đẩy xuất khẩu phát triển (Tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu,
tạo môi trường cho xuất khẩu).
Chính sách nhập khẩu của Việt Nam
Nhập khẩu vật tư là chủ yếu (xăng dầu, sắt thép, dụng cụ phụ tùng, bông sợi)
Nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không sản xuất được
hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu, hạn chế tối đa nhập khẩu hàng xa xỉ
phẩm.
Nhập khẩu thiết bị toàn bộ, dây chuyền sản xuất tiên tiến có tính chất đổi
mới công nghệ, đặc biệt ưu tiên nhập khẩu kỹ thuật, công nghệ để sản xuất hàng
xuất khẩu.
Khuyến khích nhập khẩu hàng phi mậu dịch.
3
Các nguyên tắc chính của chính sách nhập khẩu:
Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm, hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao.Đây
là chỉ tiêu của mọi quốc gia, đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam do nguồn vốn
ngoại tệ của Việt Nam quá ít, nhu cầu quá lớn.
Nhập khẩu thiết bị, máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại và phù hợp với điều
kiện của Việt Nam.
Nhập khẩu phải bảo vệ và thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng xuất khẩu.
1.2. Thuế quan nhập khẩu
Khái niệm: Thuế nhập khẩu là một khoản tiền thu đối với hàng hóa hoặc
dịch vụ khi đi qua biên giới hải quan của một quốc gia.
Vai trò của thuế quan nhập khẩu
- Thuế nhập khẩu góp phần vào việc bảo hộ và phát triển sản xuất thông qua
việc làm tăng giá nội địa của hàng nhập khẩu.
- Thuế nhập khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Ngày nay, với tiến
trình toàn cầu hoá, vai trò của thuế quan đối với nguồn thu ngân sách Nhà nước
ngày càng giảm, nhưng đối với nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển,
thuế nhập khẩu vẫn là nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia. Vì vậy, vấn
đề đặt ra cho các quốc gia trong tiến trình hội nhập là vừa thực hiện giảm hàng
rào thuế quan theo các Hiệp định đa phương đã cam kết, vừa đảm bảo nguồn thu
ngân sách.
- Thuế nhập khẩu góp phần điều tiết hoạt động nhập khẩu và hướng dẫn tiêu
dùng trong nước. . Đối với hàng Nhà nước không khuyến khích nhập khẩu, thuế
nhập khẩu cao nên giá cao, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng những mặt
hàng tương tự, những mặt hàng trong nước sản xuất hoặc sẽ có ý thức tiết kiệm
khi sử dụng những mặt hàng này.
- Thuế nhập khẩu là công cụ phân biệt đối xử trong thương mại, gây áp lực
đòi các bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán.
- Giảm thuế quan góp phần thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, là
biện pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và thế giới về
kinh tế.
4
- Tiết kiệm ngoại tệ do hạn chế nhập khẩu, cải thiện được cán cân thanh toán
quốc tế.
- Phân bố lại lợi ích kinh tế- xã hội.
Phân loại thuế nhập khẩu
Theo mục đích đánh thuế người ta chia thuế làm hai loại:
Thuế nhằm thu ngân sách, còn có tên gọi là thuế quan tài chính.
Vai trò của loại thuế này là làm tăng thu ngân sách của nhà nước, mức thuế
thường đánh thấp. Thuế quan nhập khẩu đánh vào những hàng hóa tiêu dùng mà
trong nước không sản xuất được xếp vào loại thuế quan tài chính.
Thuế quan bảo hộ là loại thuế nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong
nước trông qua việc đánh thuế làm tăng giá hàng nhập khẩu.
Vì vậy, mức thuế phải được quy định sao cho giá hàng nhập khẩu tăng lên
bằng hoặc cao hơn giá hàng hóa tương ứng được sản xuất trong nước.
Tính chất bảo hộ của thuế quan:
- Bảo hộ danh nghĩa: Là việc chỉ đơn thuần đánh thuế vào hàng nhập khẩu,
làm cho giá hàng ngoại nhập giảm sức cạnh tranh so với hàng hoá trong nước, từ
đó bảo hộ sản xuất nội địa (đặc biệt là đối với những ngành sản xuất hay thế
xuất khẩu).
- Bảo hộ thực sự: Là việc không chỉ đơn thuần đánh thuế nhập khẩu mà còn
đánh thuế vào nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng.
Những hạn chế khi áp dụng mức thuế suất quá cao:
- Gây ra tình trạng độc quyền đối với sản xuất trong nước, làm cho hàng hoá
sản xuất trong nước mất khả năng cạnh tranh
- Gây ra tình trạng trốn lậu thuế và gian lận thương mại, làm ảnh hưởng tới
người tiêu dùng (người kinh doanh sẽ tăng giá để đảm bảo thu nhập, nhà sản
xuất trong nước không chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm).
- Gây ra tâm lý sính hàng ngoại.
5
Do vậy, vấn đề quan trọng là phải xây dựng được một mức thuế hợp lý, đảm
bảo được quyền lợi của cả Nhà nước, người sản xuất, người kinh doanh và
người tiêu dùng.
Hiện nay ở Việt Nam sử dụng 3 loại thuế suất sau:
- Thuế suất ưu đãi MFN: áp dụng đối với các hàng hoá nhập khẩu theo các
hiệp định thương mại đã ký kết giữa hai chính phủ, trong đó có điều khoản ưu
đãi về xuất nhập khẩu.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt (áp dụng đối với các nước ASEAN).
- Thuế suất thông thường (bằng 150% thuế suất ưu đãi): đánh chung cho
các loại hàng hoá
Để được hưởng ưu đãi, nhà nhập khẩu phải có hợp đồng hợp pháp hợp lệ và
có giấy chứng nhận xuất xứ C/O.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG
Ô TÔ NGUYÊN CHIẾC CỦA VIỆT NAM TỪ THỊ TRƯỜNG THÁI LAN
2.1. Thị trường ô tô ở Việt Nam
2.1.1. Đặc thù của sản phẩm ô tô và ngành công nghiệp sản xuất ô tô
Ô tô là mặt hàng có tính đặc thù riêng.
Đặc điểm nổi bật của ô tô là sản phẩm mang giá trị rất cao. Chiếc ô tô từ rất
lâu đã không còn được coi là phương tiện đi lại đơn thuần mà các nhà chế tạo
không ngằng trang bị cho nó vô số tiện ích khác, khiến cho ô tô giờ đây như một
mái nhà di động, một biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng, phù hợp với người
tiêu dùng có mức sống và thu nhập cao cùng với điều kiện đường xá của các
thành phố lớn. thêm một sự khác biệt nữa so với các sản phẩm chế tạo khác, một
chiếc ô tô được hình thành từ rất nhiều chi tiết – gần 30 000 chi tiết – đòi hỏi kỹ
thuật cao, sự tinh vi trong chế tạo. Các chi tiết, bộ phận lại được sản xuất với
những công nghệ có đặc điểm khác nhau: chi tiết , phụ tùng của loại xe này
không thể sử dụng cho loại xe khác.
Ngành công nghiệp ô tô được xem là một ngành sản xuất vật chất , cung
cấp phương tiện đi lại và vận chuyển tối ưu nhằm đảm bảo mạch máu lưu thông,
6
thúc đẩy kinh tế phát triển. Là một ngành có quy mô lớn và mang lại thu nhập
cao, công nghiệp ô tô đã và đang là động lực phát triển cho nhiều quốc gia.
Bên cạnh đó , công nghiệp ô tô là khách hàng lớn nhất của nhiều ngành công
nghiệp phụ cận như: kim loại, hóa chất, cơ khí, điện tử,… và tạo công ăn việc
làm cho vô số lao động trong các ngành công nghiệp này. Điều đó cho thấy sự
phát triểm của ngành công nghiệp ô tô sẽ thúc đẩy và lôi kéo theo sự phát triển
của nhiều ngành công nghiệp khác.
Ngành công nghiệp ô tô giúp đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa thông qua
việc quốc tế hóa của các tập đoàn ô tô khổng lồ trên thế giới và xúc tiến quá
trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát
triển như Việt Nam.
Tuy nhiên, so với vốn đầu tư vào các mặt hàng khác thì vốn đầu tư vào ô tô
lớn hơn rất nhiều. Ngành sản xuất ô tô gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, một ngành phát triển như vũ bão, kỹ thuật cải tiến không ngừng. Chính vì
thế đồng vốn bỏ ra đầu tư vào ô tô dù có khả năng sinh lời cao nhưng đi kèm với
nó là rất nhiều rủi ro không chỉ là thu hồi chậm mà còn có thể không thu hồi
được vốn nếu không bắt kịp với thời đại.
Từ những phân tích trên có thể thấy được tai sao ngành sản xuất ô tô là một
ngành được bảo hộ mạnh thông qua thuế quan.
2.1.2. Tính cần thiết phải có thuế nhập khẩu với mặt hàng ô tô ở Việt
Nam
Đối với một quốc gia đang phát triển và có ngành công nghiệp ô tô còn quá
non trẻ như Việt nam, thuế nhập khẩu đóng một vai trò tích cực nhất định.
Cũng giống như các loại thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng khác, thuế
nhập khẩu ô tô là một công cụ quản lý nhà nước để điều hành, quản lý lượng ô
tô nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Vậy, tại sao phải quản lý lượng xe nhập
khẩu?
Có rất nhiều lý do mà cơ bản nhất là cơ sở hạ tầng giao thông của chúng ta
chưa đủ để ô tô trở thành phương tiện giao thông phổ biến hay chủ yếu nhất. nếu
đen so sánh, có thể quá khập khiễng với những quốc gia công nghiệp phát triển
mà tiêu biểu là Nhật Bản – cường quốc xe hơi số một thế giới thì có thể thấy
được sự khác biệt một cách rõ rệt. Việt Nam không có được cơ sở hạ tầng để
phục vụ cho nhu cầu của hàng triệu ô tô như Nhật bản, cho nên thuế nhập khẩu ô
7
tô là công cụ cần thiết để hạn chế lượng ô tô nhằm giải quyết vấn đề giao thông.
Thêm vào nữa, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người
Việt Nam chưa thực sự tốt. Do đó, nếu lượng ô tô đi lại trên đường quá đông,
vượt ngưỡng kiểm soát được thì ùn tắc chắc chắn sẽ trở thành bài toán học búa,
đau đầu.
Ngoài ra, đối với các nước đang phát triển hay chậm phát triển thì nguồn thu
từ thuế nhập khẩu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thu ngân sách nhà nước. Là
một mặt hàng có giá thành sản xuất và giá bán trên thị trường cao so với mức
thu nhập, do vậy phần thuế thu được từ hoạt động quản lý nhập khẩu ô tô sẽ
đóng một vai trò quan trọng, phục vụ cho các mục tiêu khác của chính phủ như:
chăm lo cho y tế, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng…
Một lý do quan trọng khác, việc sử dụng thuế nhập khẩu giúp bảo hộ nhàng
công nghiệp xe hơi còn non trẻ của nước ta. Việc đánh thuế vào ô tô nhập khẩu
sẽ giúp cho các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô trong nước có ưu thế về
giá hơn so với các đối thủ cạnh tranh ngoại nhập trên thị trường. Hơn nữa, các
doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện và thời gian để học hỏi, tiếp thu công
nghệ cũng như trình độ quản lý tiên tiến để ngày càng lớn mạnh hơn và có thể tự
đứng vũng trong quá trình hội nhập.
2.1.3. Thị trường ô tô ở Việt Nam tồn tại nhiều bất cập
Giá ôtô ở Việt Nam quá cao và nếu cộng thêm các loại thuế, lệ phí thì Việt
Nam là một trong những nước có giá xe bán ra đắt đỏ nhất thế giới, đồng thời
cũng là một trong những nước kém nhất về sức mua tính theo đầu người.
Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả
đắt gấp 3 lần so với người Mỹ, gấp 1,5 lần Thái Lan, Indonesia cho một chiếc xe
tương đương là vì cho đến lúc này, toàn bộ thị trường vẫn bị chi phối bởi các
nhà sản xuất ôtô nước ngoài hoặc các liên doanh với nước ngoài mà không có
đối trọng từ bất cứ nhà sản xuất nội địa nào.
Thêm vào đó là chính sách thuế rất cao của Chính phủ áp cho mặt hàng này.
Người dân Việt Nam muốn sở hữu một chiếc ôtô, họ phải trả cho chiếc xe ấy rất
nhiều loại thuế và phí. Chính bởi gánh nặng thuế và phí hiện nay mà người tiêu
dùng Việt Nam, với mức thu nhập rất khiêm tốn, song nếu muốn có một chiếc
xe hơi "hạng trung”, họ phải trả giá cho chiếc xe đó với mức tiền cao gấp 3 lần
mức giá thế giới đối với chiếc xe cùng loại.
8
Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố hiệu quả của sản xuất. Một chuyên gia lâu
năm trong ngành công nghiệp ôtô cho biết, số xe mà các liên doanh đăng ký sản
xuất hằng năm chỉ là để báo cáo, trên thực tế họ chưa khai thác được hết công
suất của dây chuyền.Thông thường, công suất khai thác càng thấp thì càng lỗ vì
không thể đủ doanh thu để khấu hao của cả dây chuyền. Thế nhưng các liên
doanh vẫn có lãi cao. Điều này chứng tỏ giá bán ôtô đã bị đẩy lên rất nhiều so
với giá trị thực của xe.Theo quy luật thị trường thì ai hoạt động không hiệu quả
sẽ phải rút lui, nhường lại thị trường cho ai đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng do
được bảo hộ nên chẳng thấy ai rút lui mà chỉ thấy người mới kéo đến. Còn
người tiêu dùng thì vẫn phải chịu giá cao.
2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu ô tô của Việt Nam
2.2.1. Tình hình nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong những năm gầnđây
Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tháng 7/2014 theo
nước/vùng lãnh thổ
Tháng 7/2014 7 tháng đầu năm 2014
Stt Nước
Lượng
(chiếc)
Giá trị (USD)
Lượng
(chiếc)
Giá trị (USD)
1 Ấn Độ 814 3.441.640 4.931 21.486.802
2 Anh 86 3.809.381 339 12.421.512
3 Canada 14 417.800 42 1.466.520
4 Đức 185 7.062.224 1.098 37.670.850
5 Hàn Quốc 1.564 32.271.843 9.303 144.057.035
6 Mỹ 147 4.459.243 601 25.555.783
7 Indonesia 230 2.388.546 937 9.252.932
8 Nga 22 1.477.000 53 3.084.400
9 Nhật Bản 347 10.293.416 1.785 56.679.665
10 Pháp 4 554.540 67 2.509.129
11 Thái Lan 1.121 19.585.993 6.085 101.041.577
12 Trung Quốc 1.334 48.624.355 5.933 231.874.984
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2015, VN nhập khẩu ô tô gần 6
tỉ USD, tăng 59% so năm 2014. Trong đó, ô tô nguyên chiếc nhập khẩu lên tới
9
125.000 chiếc, giá trị 3 tỉ USD, tăng 77% về lượng và 88% về giá trị so năm
trước. Nếu phân chia theo loại xe, thì ô tô vận tải chiếm phần lớn kim ngạch với
gần 1,2 tỉ USD; xe 9 chỗ ngồi trở xuống với khoảng 507 triệu USD và ô tô trên
9 chỗ chừng 34 triệu USD. Trong số khoảng 10 thị trường nhập khẩu ô tô lớn
nhất của VN gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh, Pháp, Ấn Độ...
trong năm 2015, hai thị trường ASEAN là Thái Lan và Indonesia có kim ngạch
xuất khẩu ô tô vào VN tăng trưởng vào hàng mạnh nhất, đặc biệt ở vài tháng
cuối năm.
Tính chung từ đầu năm 2015 đến hết tháng 11, Trung Quốc vẫn là quốc gia
có kim ngạch xuất khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU: Completely Built-Up) vào Việt
Nam lớn nhất với 22.496 chiếc về lượng và hơn 869 triệu USD về giá trị; đứng
thứ 2 là Hàn Quốc với 23.232 chiếc và hơn 511 triệu USD; tiếp theo là Thái Lan
đứng thứ 3 với số lượng 23.516 chiếc và giá trị hơn 406 triệu USD.
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc theo nước/vùng lãnh thổ
Tháng 11/2015 11 tháng đầu năm 2015
Stt Nước
Lượng
(chiếc)
Giá trị (USD)
Lượng
(chiếc)
Giá trị (USD)
1 Ấn Độ 4.296 21.641.805 21.840 112.672.814
2 Anh 94 3.971.042 1.172 46.563.056
3 Canada 2 38.000 90 2.648.784
4 Đức 354 11.610.032 2.221 79.827.427
5 Hàn Quốc 2.438 40.778.114 23.232 511.851.448
6 Mỹ 252 10.823.363 2.994 117.016.127
7 Indonesia 282 2.894.447 3.277 32.689.519
8 Nga 74 3.548.965 472 21.057.057
9 Nhật Bản 691 28.283.234 5.693 238.469.789
10 Pháp 247 3.305.521 523 9.084.841
11 Thái Lan 3.193 60.563.562 23.516 406.195.175
12 Trung Quốc 1.446 58.039.680 22.496 869.584.189
Nguồn: Tổng cục Hải quan
10
Năm 2016, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong năm 2016 sơ bộ đạt
113,6 nghìn chiếc với trị giá là 2,34 tỷ USD, giảm 9,5% về lượng và giảm
21,7% về trị giá so với năm 2015.
Trong năm 2016, tuy lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm nhưng ô tô 9
chỗ ngồi trở xuống vẫn tăng nhẹ với lượng nhập khẩu đạt 51,6 nghìn chiếc, tăng
nhẹ 0,4% (năm 2015 tăng 63%); tiếp theo là ô tô tải với 47,5 nghìn chiếc, giảm
2,9% (năm 2015 tăng 79,5%); ô tô loại khác là 14,4 nghìn chiếc, giảm 42,6%
(năm 2015 tăng 107,4%).
Trong năm 2016, dẫn đầu thị trường (xuất xứ) cung cấp ô tô vàoViệt Nam là
ASEAN với 38,2 nghìn chiếc, tăng 33,8% và chiếm 1/3 tổng lượng ô tô nhập
khẩu trong năm 2016 của cả nước; tiếp theo là các thị trường Ấn Độ với 22
nghìn chiếc, giảm 12,5%; Hàn Quốc: 20,2 nghìn chiếc, giảm 23,9%; Trung
Quốc: 11 nghìn chiếc, giảm 58,8%... so với năm 2015.
Biểu đồ 1: Số lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong giai đoạn
2010-2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan
11
Biểu đồ 2: Số lượng nhập khẩu xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi xuất từ từ khu vực
ASEAN từ năm 2015 đến 01/2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong tháng đầu tiên của
năm 2017 lượng ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu từ khu vực ASEAN tăng mạnh
233,8% so với tháng đầu tiên của năm 2016.
Cụ thể, trong tháng 1/2017 lượng xe dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu từ khu vực
ASEAN đạt 3.408 chiếc, chiếm 62,8% lượng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu
của cả nước, chỉ trong 1 tháng đầu năm lượng xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ này
đã bằng 45% lượng nhập của cả năm 2016. Nguyên nhân một phần do từ ngày
01/01/2017 thuế suất thuế nhập khẩu xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có xuất xứ từ khu
vực ASEAN được điều chỉnh giảm từ 40% xuống 30%.
Xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu từ khu vực ASEAN chỉ có xuất xứ Thái
Lan và Inđônêxia. Trong đó, tháng 1/2017 lượng xe có xuất xứ Thái Lan đạt
1.585 chiếc, trị giá 31 triệu USD, tăng 55% về lượng và tăng 209 % trị giá so
với cùng kỳ năm trước. Lượng xe có xuất xứ Inđônêxia tăng đột biến đạt 1.823
chiếc, trị giá 35 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước chỉ 1 chiếc trị giá 10 nghìn
USD.
12
Biểu đồ 3: Lượng nhập khẩu xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi xuất xứ Inđônêxia và
Thái Lan theo tháng từ tháng 01/2016 đến tháng 01/2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Cũng theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong tháng 1/2017 cả
nước nhập khẩu gần 7,4 nghìn ô tô nguyên chiếc các loại (ô tô dưới 9 chỗ ngồi
trở xuống, ô tô trên chỗ ngồi, ô tô vận tải và ô tô loại khác) với tổng trị giá 153
triệu USD, tăng 25,5% về lượng và chỉ tăng 4% về trị giá so với tháng đầu tiên
năm của năm 2016. Trong đó, lượng nhập xe ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 5.425
chiếc, trị giá 97 triệu USD, tăng 120,8% về về lượng và 92% về trị giá; xe ô tô
trên 9 chỗ ngồi là 50 chiếc, trị giá 2 triệu USD, tăng 6,4% về lượng và 16% về
trị giá; xe tô tô vận tải đạt 1.645 chiếc, trị giá 41 triệu USD, giảm 34,5% về
lượng và 19,2% về trị giá.
Trong tháng đầu tiên của năm 2017, ASEAN vẫn là thị trường cung cấp ô tô
nguyên chiếc các loại lớn nhất cho Việt Nam. Trong đó, Thái Lan là thị trường
cung cấp ô tô nguyên chiếc các loại lớn nhất của Việt Nam với 2.605 chiếc, tiếp
theo Inđônêxia với 1.823 chiếc; thị trường Ấn độ với 1006 chiếc; ...
Như vậy có thể thấy, lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh trong
những năm gần đây và chủ yếu đến từ thị trường ASEAN.
13
2.2.2. Thực trạng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan trong những
năm gần đây
Năm 2013- 2014
Báo cáo của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, tổng kim ngạch
nhập khẩu ôtô từ quốc gia láng giềng Thái Lan trong 7 tháng năm 2014 đạt
6.085 chiếc và hơn 101 triệu USD, tăng mạnh cả về lượng lẫn giá trị so với cùng
kỳ 2013 - lượng ôtô nhập khẩu từ Thái Lan mới là 4.005 chiếc, đạt giá trị kim
ngạch 72,7 triệu USD. Nếu tính riêng trong tháng 7/2014, kim ngạch nhập khẩu
ôtô nguyên chiếc từ Thái Lan năm 2014 cũng tăng rất mạnh. Cụ thể là tăng từ
708 chiếc và 12,8 triệu USD của tháng 7/2013 lên 1.121 chiếc và 19,5 triệu USD
của tháng 7/2014.Theo thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), có đến
3.193 ôtô nguyên chiếc (CBU) được nhập khẩu từ Thái Lan trong tháng
11/2015, đạt giá trị kim ngạch hơn 60,5 triệu USD.Thậm chí ở tháng liền trước,
kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU từ quốc gia láng giềng này còn lớn hơn khi đạt
đến 3.434 chiếc, tương ứng mức giá trị kim ngạch gần 68,4 triệu USD.Ttrong 11
tháng năm 2015, VN nhập khẩu 23.516 ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan, kim
ngạch đạt 406,1 triệu USD. Con số này tăng vượt bậc so với năm 2014, khi cả
năm dừng ở mức 243 triệu USD với 14.416 ô tô nguyên chiếc.
Năm 2015
Có đến 3.193 ôtô nguyên chiếc (CBU) được nhập khẩu từ Thái Lan trong
tháng 11/2015, đạt giá trị kim ngạch hơn 60,5 triệu USD.Thậm chí ở tháng liền
trước, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU từ quốc gia láng giềng này còn lớn hơn
khi đạt đến 3.434 chiếc, tương ứng mức giá trị kim ngạch gần 68,4 triệu USD.
Tổng lượng ôtô CBU nhập khẩu tháng 11/2015 đạt 12.577 chiếc, tăng đến 95%
so với tháng liền trước, đồng thời tiến sát mức sản lượng bán hàng của các loại
xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 11, Trung
Quốc vẫn là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu ôtô CBU vào Việt Nam lớn nhất
với 22.496 chiếc về lượng và hơn 869 triệu USD về giá trị; đứng thứ 2 là Hàn
Quốc với 23.232 chiếc và hơn 511 triệu USD; tiếp theo là Thái Lan với 23.516
chiếc và hơn 406 triệu USD.
Năm 2016
Trong quý I/2016, Thái Lan trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ôtô cho
Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng tới 64,5% so với cùng kỳ năm trước.10
tháng đầu năm 2016 đã có gần 26.800 chiếc ô tô nguyên chiếc có xuất xứ từ
14
Thái Lan cập cảng về Việt Nam với mức giá ngày càng rẻ hơn. Và quốc gia này
có lẽ sẽ trở thành nước cung cấp nhiều ô tô nguyên chiếc nhất cho thị trường
Việt Nam trong năm nay.
Trong tháng 10/2016, có 9.342 chiếc ô tô được nhập khẩu nguyên chiếc về
thị trường Việt Nam đạt trị giá 161,66 triệu USD.Lượng nhập khẩu ô tô nguyên
chiếc vào thị trường Việt đã tăng 7,6% so với tháng trước về lượng nhưng lại
giảm khoảng 1% về trị giá so với tháng trước. Điều đó có nghĩa, trị giá các dòng
xe nhập khẩu về thị trường Việt Nam ngày càng rẻ hơn.
Cộng dồn trong 10 tháng đầu năm 2016, cả nước ta đã nhập về 86.858 chiếc
ô tô các loại, đạt trị giá 1,908 tỷ USD, giảm 11% về lượng và 18,3% về giá so
với cùng kỳ năm 2015.Đáng lưu ý, trong khi số lượng xe nhập khẩu từ các thị
trường như Trung Quốc, Ấn độ giảm sút thì lượng ô tô nhập từ thị trường Thái
Lan về trong nước vẫn tăng.
Cụ thể, phân tíchtừ bảng số liệu của cơ quan Hải quan cho thấy trong số hơn
9.000 chiếc xe được nhập về Việt Nam trong tháng 10 có tới 2.891 chiếc ô tô
được nhập từ thị trường Thái Lan, đạt trị giá 59,7 triệu USD; Ấn Độ lùi về sau
với 2.300 chiếc, đạt trị giá 9,4 triệu USD và Trung Quốc giảm khá mạnh khi chỉ
có chưa đầy 1000 chiếc xe hập trong tháng 10, đạt trị giá 2,3 triệu USD.
Như vậy, cộng dồn số liệu 10 tháng đầu năm 2016, Thái Lan đã trở thành
quốc gia cung cấp nhiều xe nhập khẩu nhất cho thị trường Việt Nam với tổng số
26.790 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, đạt trị giá 499 triệu USD.Trong khi đó,
lượng xe nhập khẩu tại Ấn Độ nhập tổng số 13.437 chiếc xe đạt trị giá 86,7 triệu
USD. Còn Trung Quốc, quốc gia quen thuộc của thị trường xe nhập khẩu trong
năm 2014 và 2015 sau khi giảm nhập xe tải và chuyên dụng chỉ nhập 9.484
chiếc.Một quốc gia khác trong khu vực ASEAN là Indonesia cũng cung cấp cho
thị trường Việt 3.387 chiếc xe trong 10 tháng đầu năm, đạt trị giá 39,8 triệu
USD.
Thực tế, ngay từ đầu năm 2016, lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu từ thị
trường Thái Lan đã bắt đầu tăng trưởng tăng ngày càng mạnh hơn. Và Thái Lan
đã vượt qua Trung Quốc và Ấn Độ, trở thành quốc gia cung cấp nhiều ô tô nhất
cho thị trường Việt Nam.
Đầu năm 2017
Trong tháng đầu tiên của năm 2017, ASEAN vẫn là thị trường cung cấp ôtô
nguyên chiếc các loại lớn nhất cho Việt Nam. Trong đó, Thái Lan dẫn đầu với
15
2.605 chiếc, tiếp theo Indonesia với 1.823 chiếc; Ấn độ với 1.006 xe...Trong đó,
lượng nhập ô tô dưới 9 chỗ ngồi từ Thái Lan đạt 1.585 chiếc trong tháng 1, trị
giá 31 triệu USD, tăng 55% về lượng và 209 % về trị giá so với cùng kỳ năm
trước.
Từ những phân tích trên có thể thấy, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ
Thái Lan về Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh và Thái Lan đã trở
thành quốc gia cung cấp nhiều xe nhập khẩu nhất cho thị trường Việt Nam.
CHƯƠNG III
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH ATIGA VỀ NHẬP KHẨU
Ô TÔ VÀ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
Ô TÔ Ở VIỆT NAM
3.1. Quy định của hiệp định ATIGA về hoạt động nhập khẩu ô tô
3.1.1. Cam kết cắt giảm thuế quan
Nguyên tắc cam kết:
Tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN
(AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết thuế quan của từng nước trong
ATIGA, bao gồm cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả những sản phẩm
không phải cắt giảm thuế
Lộ trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia,
Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore) thường ngắn hơn các nước còn lại –
nhóm CLMV bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam.
Ví dụ: Đối với các tất cả các sản phẩm thuộc lộ trình cắt giảm A (Sch-A)
trong Biểu cam kết thuế quan thì:
+ Các nước ASEAN-6: đến năm 2010 phải xóa bỏ thuế quan toàn bộ
+ Các nước CLMV: đến năm 2015 mới phải xóa bỏ thuế quan và còn được
linh hoạt 7% số dòng thuế (các nước được quyền tự lựa chọn các sản phẩm đưa
vào danh mục 7% này) đến năm 2018 mới phải xóa bỏ thuế quan.
Đa số các sản phẩm trong biểu thuế quan sẽ được các nước xóa bỏ hoặc
giảm thuế xuống còn dưới 5%, trừ một số sản phẩm nhạy cảm như: các sản
phẩm nông nghiệp chưa chế biến, các sản phẩm nhạy cảm như súng đạn, thuốc
nổ, rác thải….
16
Thực thi của Việt Nam
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, thực hiện cam kết ATIGA, tính đến ngày
1/1/2014, Việt Nam đã cắt giảm về 0% đối với 6.897 dòng thuế (chiếm 72%
tổng Biểu thuế nhập khẩu).
Đến ngày 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm về 0% thêm 1.706 dòng thuế nữa. Số
còn lại gồm 669 dòng thuế (chiếm 7% Biểu thuế), chủ yếu là những sản phẩm
nhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, sẽ xuống 0% vào năm
2018, bao gồm: ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, dầu thực vật, hoa
quả nhiệt đới, đồ điện dân dụng như tủ lạnh, máy điều hòa, sữa và các sản phẩm
sữa…
Các sản phẩm không phải xóa bỏ thuế nhập khẩu (duy trì thuế suất MFN)
gồm Thuốc lá điếu, lá thuốc lá, các mặt hàng an ninh quốc phòng như thuốc nổ,
súng đạn, pháo hoa, rác thải y tế, lốp cũ...
Thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan theo ATIGA giai đoạn 2015-
2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 165/2014/TT-BTC ngày
14/11/2014 về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam
thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018.
3.1.2. Cam kết về Quy tắc xuất xứ và Thủ tục chứng nhận xuất xứ
Quy tắc xuất xứ:
Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo ATIGA nếu có xuất xứ từ
khu vực ASEAN. Một hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu:
1) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực
ASEAN, hoặc
2) Hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ trong Hiệp
định (Phụ lục 3-Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng). Có 03 loại quy tắc xuất xứ cụ
thể mặt hàng:
+ Hàng hóa phải có hàm lượng nguyên liệu nội khối (RVC) ít nhất là 40%,
hoặc
+ Hàng hóa phải trải qua chuyển đổi HS 4 số, hoặc Hàng hóa phải trải qua
một quy trình sản xuất nhất định. Các quy tắc này được áp dụng riêng hoặc kết
hợp. Đa số các sản phẩm có quy tắc xuất xứ kết hợp, cho phép áp dụng đồng
thời cả RVC và Chuyển đổi HS/Quy trình sản xuất.
17
Thủ tục chứng nhận xuất xứ:
Để được hưởng ưu đãi thuế quan, theo ATIGA, nhà xuất khẩu phải xin
Chứng nhận xuất xứ form D tại một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu
- ở Việt Nam là 18 Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu thuộc Cục Xuất Nhập khẩu –
Bộ Công Thương và 37 Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất do Bộ
Công Thương ủy quyền.
Tuy nhiên, hiện tại các nước ASEAN đang hướng tới việc áp dụng cơ chế
Tự chứng nhận xuất xứ, cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ mà
không cần phải thông qua một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Hiện
đã có hai dự án thí điểm về Tự chứng nhận xuất xứ đang được các nước ASEAN
thực hiện, theo đó các nhà xuất khẩu đủ điều kiện sẽ được tự chứng nhận xuất
xứ trên hóa đơn thương mại cho hàng xuất khẩu.
+ Dự án thí điểm 1: Ký ngày 30/8/2010 bởi 3 nước Brunei, Malaysia và
Singapore, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/11/2010. Thái Lan tham gia vào tháng
10/2011.
+ Dự án thí điểm 2: Ký ngày 29/8/2012 bởi 3 nước Lào, Indonesia và
Philippines, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/1/2014. Việt Nam tham gia vào tháng
9/2014
Thực thi của Việt Nam:
Để hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam về việc áp dụng các quy tắc xuất xứ
và thủ tục chứng nhận xuất xứ trong ATIGA, Bộ Công Thương đã ban hành các
Thông tư hướng dẫn thực hiện cho doanh nghiệp. Hai thông tư mới nhất về quy
tắc xuất xứ trong ATIGA là:
+ Thông tư số 42/2014/TT-BCT ngày 18/11/2014 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2010 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương
mại hàng hoá ASEAN
+ Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 về việc quy định việc thực
hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng
hóa ASEAN
Nguồn:Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI
18
3.2. Tác động của hiệp định ATIGA đối với hoạt động nhập khẩu ô tô
nguyên chiếc từ thị trường Thái Lan vào Việt Nam
3.2.1. Thuận lợi
- Người tiêu dùng đó cơ hội mua xe hơi với mức giá rẻ hơn và có nhiều
lựa chọn.
Theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2016-
2018, những dòng xe có tỷ lệ sản xuất nội khối trên 40% sẽ được cắt giảm thuế
nhập khẩu. Năm 2017, thuế suất đồng loạt giảm về 30%, đến năm 2018 sẽ về
0%. Riêng đối với xe bán tải, thuế suất sẽ giảm xuống 15% vào năm 2017 và 0%
vào năm 2018.
Theo các tính toán của các chuyên gia trong ngành ô tô, năm 2018, khi thuế
nhập khẩu xe từ khu vực ASEAN về Việt Nam giảm, giá xe có dung tích xi lanh
từ 2.0L trở xuống có thể giảm 20-25% so với hiện nay.
Theo các chuyên gia kinh tế, giá ô tô tại Việt Nam từ trước đến nay cao hơn
nhiều so với các nước trong khu vực do thuế suất thuế các loại cao.
Thuế là yếu tố quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành, nên việc giảm
thuế suất chắc chắn sẽ làm giá xe giảm. Hiện một chiếc ô tô nhập từ Thái Lan,
Indonesia, có giá 250 triệu đồng, về Việt Nam bán tới 600 triệu đồng. Tuy
nhiên, sang năm 2018, giá bán chỉ ở mức 450-500 triệu đồng.
Dự báo, tới 2018, các mẫu xe đang có giá bán dưới 1 tỷ đồng sẽ giảm giá
khá mạnh. Đặc biệt, không ít mẫu xe bình dân nhập khẩu sẽ xuất hiện với mức
giá từ 450-500 triệu đồng, vì vậy thị trường dự báo vô cùng sôi động và người
tiêu dùng có nhiều lựa chọn.
Trên nguyên tắc, với mức giá giảm như vậy, nếu mua 1 chiếc xe 600 triệu
đồng trong năm 2017, sang năm 2018 có thể bị thiệt từ 100-150 triệu đồng. Vì
vậy, nếu không vì nhu cầu quá bức thiết, tạm ngừng mua xe trong năm nay, lùi
sang 2018 rõ ràng là quyết định sáng suốt.
Với những người có thu nhập trung bình, điều này thật có lợi. Vừa có thêm 1
năm để tích cóp thêm tiền, vừa có thể mua được chiếc xe nhập với giá rẻ. Chính
vì vậy, nhiều người quan tâm đến ô tô cho biết, năm nay họ không có ý định
mua xe.
19
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với xe nhập khẩu từ các nước ASEAN, còn xe
nhập từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... không thay đổi nhiều.
- Thị trường ô tô trở nên sôi động do sức mua tăng hấp dẫn các hãng kinh
doanh xe nhập khẩu
Chính sách thuế cao sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho nhà sản xuất và
ngược lại, thuế thấp sẽ có lợi cho người đi buôn. Các liên doanh ô tô hiện nay đã
giảm dần sản lượng sản xuất, lắp ráp bởi họ được quyền nhập khẩu hàng chính
hãng về bán để tiết kiệm chi phí vận chuyển, nhân công.Vì họ cũng chính là
người được độc quyền trong nhập khẩu xe vào Việt Nam nên khi không còn
hàng rào thuế, khả năng họ sẽ càng đua nhau nhập hàng của công ty mẹ về bán
thu lợi nhuận cao hơn
Đón đầu xu hướng chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu, nhiều thương hiệu xe
trong nước không tiếp tục đầu tư dây chuyền lắp ráp mà chuyển hẳn sang nhập
khẩu. Chẳng hạn, Toyota quyết định nhập khẩu nguyên chiếc mẫu xe ăn khách
Fortuner. Ford nhập khẩu Everest hay Honda nhập khẩu Civic.
Theo một vị tổng giám đốc công ty xe hơi lớn tại Việt Nam, đứng trên
phương diện người kinh doanh, điều quan trọng nhất là lợi nhuận. Vì vậy không
khó hiểu khi những hãng xe được xem là tiên phong của “ngành công nghiệp xe
hơi Việt Nam” như Toyota cũng có xu hướng chuyển hẳn từ lắp ráp sang nhập
khẩu, khi ngày giảm thuế về 0% đã gần kề.
3.2.2. Khó khăn
Sức ép từ hội nhập khu vực đã gõ cửa ngành ô tô trong nước. Chính phủ đã
duy trì mức bảo hộ cao trong nhiều năm qua với chiến lược xây dựng một ngành
công nghiệp ô tô trong nước có đủ sức cạnh tranh với khu vực. Thuế nhập khẩu
ô tô nguyên chiếc đã được duy trì ở mức rất cao từ 100 - 150% trong vòng 2
thập kỷ qua để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước. Thực hiện cam kết
ATIGA thuế nhập khẩu ôtô đã bắt đầu cắt giảm từ năm 2012, cắt giảm xuống
70% vào năm 2012, 50% vào năm 2014 và sẽ cắt giảm hoàn toàn xuống 0% vào
năm 2018. Điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn rất ít thời
gian để nâng cao năng lực cạnh tranh trước sức ép hiện hữu của các dòng xe
nhập khẩu từ ASEAN khi thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc xuống 0%. Đây
là một mối lo thực sự đối với dòng xe lắp ráp trong nước. Ngành công nghiệp
Việt Nam đã hình thành được hơn 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thu được
thành tựu gì đáng kể, chính vì vậy nếu ngành ô tô không chuẩn bị kỹ các biện
20
pháp cho giai đoạn 2014-2018 thì việc xóa bỏ thuế suất theo cam kết ATIGA sẽ
khiến ngành công nghiệp ô tô trong nước khó cạnh tranh về giá cả và chất lượng
sản phẩm với các quốc gia trong khu vực khác.
Hàng loạt “đại gia” như Toyota, Honda, BMW, Mercedes, Ford… đã có mặt
tại Việt Nam nhưng đến nay chủ yếu vẫn là nhập khẩu linh kiện để lắp ráp
xe.Sau 20 năm tập trung ưu tiên phát triển với những tham vọng rất lớn nhưng
kết quả ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới chỉ ở mức lắp ráp. Trong khi đó,
năm 2018, thời điểm thuế suất nhập khẩu ô tô bằng 0% theo cam kết của tiến
trình tự do hóa thương mại ASEAN/ATIGA đã cận kề. Giấc mơ về ô tô “made
in Vietnam” đang ngày càng xa vời. Ông Dư Quốc Thịnh, Tổng Thư ký Hiệp
hội Kỹ sư ô tô Việt Nam, cho rằng khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc xuống
0% thì xe sản xuất, lắp ráp trong nước rất khó cạnh tranh bởi giá thành xe sẽ cao
hơn nhiều xe nhập khẩu do phải mua linh kiện của nước ngoài với giá bằng xe
nguyên chiếc ở thị trường đó, cộng chi phí vận chuyển, chi phí nhân công…
Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành đều cho rằng kể từ khi ngành
công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước hình thành năm 1991 tới nay, chúng ta
không xây dựng được ngành công nghiệp ô tô đúng nghĩa, mặc dù có rất nhiều
chính sách ưu đãi thì hiện tại sẽ càng không có cơ hội do quỹ thời gian còn rất ít
và không thể tiếp tục bảo hộ mà phải thực hiện các cam kết hội nhập.
Nhiều chuyên gia cho rằng chính sách thuế cao sẽ đem lại lợi nhuận nhiều
hơn cho nhà sản xuất và ngược lại, thuế thấp sẽ có lợi cho người đi buôn. Thị
trường sẽ diễn ra 3 xu hướng: Doanh nghiệp sản xuất nhỏ sẽ đặc biệt khó khăn,
có thể phá sản hàng loạt. Doanh nghiệp trường vốn đã đầu tư lớn, xây dựng
được các nhà máy vệ tinh cũng sẽ phải vật lộn nhiều hơn để vượt qua được khó
khăn, tiếp tục sản xuất. Các doanh nghiệp “làng nhàng” giữa hai loại này sẽ mất
phương hướng giữa hai lựa chọn: đóng cửa đi buôn hay tiếp tục theo đuổi công
nghiệp ô tô để phải đối mặt với cơn bão thị trường.
21
3.3. Dự báo trong tương lai
Từ năm 2018, khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN giảm về 0% thì
lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Thái Lan sẽ tiếp tục tăng mạnh. Với vị thế
là nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, Thái
Lan sẽ giữ vững vị trí là quốc gia cung cấp nhiều ô tô nhất cho trị trường Việt
Nam
Theo dự báo của Bộ Công Thương, giai đoạn motorization (thời kỳ dòng xe
9 chỗ trở xuống trở nên phổ cập) sẽ bắt đầu trong khoảng từ năm 2020-2025 với
tỉ lệ 50 xe/1.000 dân. Mỗi năm Việt Nam phải chi khoảng 12 tỉ USD để nhập
khẩu ô tô, gây trầm trọng hóa cán cân thương mại.
Những tồn tại, bất cập đốivới ngành sản xuất ô tô trong nước có thể kể đến
như giá thành còn cao, khả năng cạnh tranh cònhạn chế, công nghiệp hỗ trợ
kém phát triển, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Theo cam kết ATIGA, từ ngày 1.1.2018,
thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ một số thị trường truyền thống sẽ đưa về
mức 0%. Điều này là tốt nếu xét ở góc độ thị trường, nhưng đồng thời tạo sức ép
rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe trong nước khi giá thành
sản xuất trong nước cao hơn nhập xe nguyên chiếc do phải mua linh kiện của
nước ngoài với giá bằng xe nguyên chiếc ở thị trường đó, cộng chi phí vận
chuyển, chi phí nhân công….. Các nhà sản xuất sẽ buộc phải đặt mình trước
quyết định mới, hoặc là sắp xếp lại hệ thống sản xuất khu vực hoặc là tiếp tục
duy trì hoạt động sản xuất trong nước hay chấp nhận rút lui hoạt động sản xuất
khỏi thị trường Việt Nam và chuyển sang thương mại đơn thuần.
22
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
Thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN giảm và xuống mức 0% là thách thức đồng
thời cũng là cơ hội đốivới ngành công nghiệp ô tô Việt Nam – một ngành được
nhà nước ưu tiên phát triển. Thuế giảm, giá ô tô nhập khẩu giảm làm doanh
nghiệp sản xuất trong nước đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn. Tuy nhiên, trước
yêu cầu hội nhập và thực tế điều hành trong nước đã cho thấy chính sách bảo hộ
bằng thuế nhập khẩu không mang lại hiệu quả như mong đợi, Nhà nước cần
giảm dần bảo hộ cho ngành công nghiệp ô tô để thúc đẩy ngành này phải có
những chuyển biến để nâng cao năng lực cạnh tranh. Xe nhập khẩu tràn vào thị
trường trong nước cũng buộc các nhà sản xuất trong nước phải nâng cao chất
lượng sản phẩm. Khi mà người tiêu dùng có nhiều quyền lựa chọn hơn trước xe
nhập khẩu và giá thành cạnh tranh, ngoài yếu tố giá, thì chất lượng chính là nhân
tố quyết định sự thành công trên thị trường Việt Nam vốn trước đó đã quen mua
xe với mức giá tương đối cao. Giảm dần bảo hộ,cạnh tranh theo đúng quy luật
cung cầu tạo ra môi tường để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có những bước
phát triển vững chắc hơn.
Để tiếp tục sản xuất, các doanh nghiệp cần quy hoạch lại chiến lược sản xuất
theo hướng thu hẹp dòng xe, chỉ tập trung sản xuất trong nước những dòng xe có
lợi thế về sản lượng. Mỗi doanh nghiệp chỉ nên tập trung 1-2 mẫu, những dòng
mà các nước trong khu vực không lắp ráp. Nói cách khác, là làm sao người tiêu
dùng trong nước muốn mua xe đó thì chỉ mua được từ Việt Nam. Có như vậy
mới mong tăng dung lượng thị phần và có cơ hội xuất khẩu sang nước khác.
Cơ quan quản lý Nhà nước cần kiên trì phát triển sản xuất trong nước, phát
triển công nghiệp hỗ trợ. Nhà nước cố gắng tạo dựng được thị trường với dung
lượng đủ để doanh nghiệp cạnh tranh được, cũng như có giải pháp hỗ trợ các
nhà sản xuất để giảm giá thành. Chính sách thuế điều chỉnh theo hướng giảm giá
với linh kiện nhập khẩu. Nghiên cứu khả năng áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc
biệt đốivới xe nhập khẩu nguyên chiếc. Cùng với đó là các nhóm giải pháp
nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước, như biện pháp
bảo hộ hợp lý thị trường trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật; chống gian
lận thương mại như giá khai báo thuế, gian lận tỷ lệ nội địa nhằm hưởng các ưu
đãi thuế quan; hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nội địa nguyên vật
liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn…

More Related Content

What's hot

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG ...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG ...hieu anh
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếTien Vuong
 
Hệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anhHệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anhLớp kế toán trưởng
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpKim Trương
 
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdfBÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdfDoan Tran Ngocvu
 
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010Minh Hiếu Lê
 
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...nataliej4
 
WTO và Việt Nam
WTO và Việt NamWTO và Việt Nam
WTO và Việt NamMinh Mại
 
Giới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phầnGiới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phầnTrần Hiền
 
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) Tuấn Anh
 
Câu hỏi thuế GTGT có đáp án
Câu hỏi thuế GTGT có đáp ánCâu hỏi thuế GTGT có đáp án
Câu hỏi thuế GTGT có đáp ánbjqu
 
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiềnChương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiềnDzung Phan Tran Trung
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrienNgân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrienLuận Teddi
 
Giáo trình kinh tế việt nam (2)
Giáo trình kinh tế việt nam (2)Giáo trình kinh tế việt nam (2)
Giáo trình kinh tế việt nam (2)bookboomingslide
 
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013Han Nguyen
 

What's hot (20)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG ...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG ...
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
 
Hệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anhHệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anh
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 
Bài tập kế toán có lời giải
Bài tập kế toán có lời giảiBài tập kế toán có lời giải
Bài tập kế toán có lời giải
 
Hệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anhHệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anh
 
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdfBÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán doanh thu tại công ty đóng tàu, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán doanh thu tại công ty đóng tàu, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán doanh thu tại công ty đóng tàu, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán doanh thu tại công ty đóng tàu, HAY
 
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
 
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
 
WTO và Việt Nam
WTO và Việt NamWTO và Việt Nam
WTO và Việt Nam
 
Giới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phầnGiới thiệu Công ty cổ phần
Giới thiệu Công ty cổ phần
 
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
 
Câu hỏi thuế GTGT có đáp án
Câu hỏi thuế GTGT có đáp ánCâu hỏi thuế GTGT có đáp án
Câu hỏi thuế GTGT có đáp án
 
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiềnChương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Chương 5: Ứng dụng giá trị thời gian của tiền
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
 
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrienNgân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
 
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 
Giáo trình kinh tế việt nam (2)
Giáo trình kinh tế việt nam (2)Giáo trình kinh tế việt nam (2)
Giáo trình kinh tế việt nam (2)
 
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
PP Phân tích Báo cáo tài chính Vinamilk 2013
 

Similar to Btl kinh tế ngoại thương

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docNguyễn Công Huy
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Dương Hà
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docNguyễn Công Huy
 
Trương Trung Nghĩa - Đánh giá tình trạng nhập siêu của nền KT VN
Trương Trung Nghĩa - Đánh giá tình trạng nhập siêu của nền KT VNTrương Trung Nghĩa - Đánh giá tình trạng nhập siêu của nền KT VN
Trương Trung Nghĩa - Đánh giá tình trạng nhập siêu của nền KT VNNghĩa Trương Trung
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-namLuu Quan
 
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Kiên Trần
 

Similar to Btl kinh tế ngoại thương (20)

De an CNTT final
De an CNTT finalDe an CNTT final
De an CNTT final
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp.docx
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (13)
 
Cơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.docxCơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.docx
 
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
 
BÀI MẪU Tiểu luận về xuất nhập khẩu khoáng sản, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về xuất nhập khẩu khoáng sản, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về xuất nhập khẩu khoáng sản, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về xuất nhập khẩu khoáng sản, HAY
 
Giai phap
Giai phapGiai phap
Giai phap
 
Khoá Luận Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Thủy Sản Của Công Ty.
Khoá Luận Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Thủy Sản Của Công Ty.Khoá Luận Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Thủy Sản Của Công Ty.
Khoá Luận Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Thủy Sản Của Công Ty.
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
 
Trương Trung Nghĩa - Đánh giá tình trạng nhập siêu của nền KT VN
Trương Trung Nghĩa - Đánh giá tình trạng nhập siêu của nền KT VNTrương Trung Nghĩa - Đánh giá tình trạng nhập siêu của nền KT VN
Trương Trung Nghĩa - Đánh giá tình trạng nhập siêu của nền KT VN
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 

Recently uploaded

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀN...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA  DOANH NGHIỆP NGÀN...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA  DOANH NGHIỆP NGÀN...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘITÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘIlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINOBáo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINOlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast ImpesBài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impeslamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích triết lý ki...
Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích triết lý ki...Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích triết lý ki...
Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích triết lý ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH
TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNHTIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH
TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNHlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tảiNâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tảilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Cô...
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀN...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA  DOANH NGHIỆP NGÀN...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA  DOANH NGHIỆP NGÀN...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀN...
 
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
 
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘITÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINOBáo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
 
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
 
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở TRƯỜNG THCS...
 
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast ImpesBài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
Bài báo cáo Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm xe máy điện Vinfast Impes
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
 
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
 
Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINHCase study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
 
Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích triết lý ki...
Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích triết lý ki...Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích triết lý ki...
Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích triết lý ki...
 
TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH
TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNHTIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH
TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH
 
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tảiNâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
Nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra tại Thanh tra Bộ Giao thông vận tải
 

Btl kinh tế ngoại thương

  • 1. 1 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam, một quốc gia đang phát triển nhanh chóng ở khu vực kinh tế năng động nhất thế giới – khu vực Châu Á Thái Bình Dương, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong nhiều năm, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện. Vì vậy nhu cầu vận tải và đi lại tăng nhanh, nên thị trường ô tô của Việt Nam được đánh giá là một thị trường dầy tiềm năng. Minh chứng rõ nhất cho điều này là việc xuất hiện trên thị trường hàng loạt những thương hiệu xe nổi tiếng thế giới như Porsche, Ferrari, Audi, Bentley, Rolls-Royce…Tuy nhiên, sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các dòng xe nhập khẩu đã khiến cho xe sản xuất và lắp ráp trong nước trở nên yếu thế. Để điều tiết thị trường nhằm thực hiện những mục tiêu dài hạn cũng như để bảo hộ ngành sản xuất ô tô còn non trẻ, Nhà nước ( cụ thể là Bộ tài Chính ) đã sử dụng đến công cụ thuế nhập khẩu. Thái Lan, một quốc gia láng giềng của Việt Nam đã có những bước phát triển thần kì trong ngành công nghệp ô tô và đến nay đã trở thành một trong những nước sản xuất xe hơi nhiều nhất trên thế giới và là nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. Việc nhập khẩu ô tô từ Thái Lan về Việt Nam thuận lợi hơn rất nhiều so với nhập khẩu từ các thị trường khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa trở thành xu thế, Việt Nam tham gia ngày càng nhiều các hiệp định thương mại tự do, trong số đó có Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VN để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2016 - 2018, thuế nhiều dòng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước trong khu vực ASEAN sẽ chính thức giảm từ 40% xuống 30%,sẽ xuống 0% vào năm 2018 thì tình hình nhập khẩu ô tô từ Thái Lan về Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi.Muốn nghiên cứu để hiểu rõ hơn về vấn đề này dựa trên những kiến thức đã học nên em đã chọn đề tài “ Tìm hiểu một số ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết theo hiệp định ATIGA” để làm bài tập lớn kết thúc môn Kinh tế ngoại thương. Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đoàn Thu Hằng đã hướng dẫn em hoàn thành bài tập lớn này. Do kiến thức ngành còn hạn chế, hiểu biết còn hạn hẹp nên bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài tập lớn của em được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn.
  • 2. 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Vai trò của nhập khẩu Hai loại nhập khẩu: - Nhập khẩu bổ sung: nhập khẩu những hàng hoá mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu - Nhập khẩu thay thế: nhập khẩu những hàng hoá mà sản xuất trong nước không có lợi. Vai trò của nhập khẩu: + Đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhập khẩu hiện nay chủ yếu là nhóm tư liệu sản xuất, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là nguyên vật liệu. + Bổ sung kịp thời những mặt bất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định + Góp phần cải thiện và nâng cao mức sống nhân dân. + Thúc đẩy xuất khẩu phát triển (Tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường cho xuất khẩu). Chính sách nhập khẩu của Việt Nam Nhập khẩu vật tư là chủ yếu (xăng dầu, sắt thép, dụng cụ phụ tùng, bông sợi) Nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu, hạn chế tối đa nhập khẩu hàng xa xỉ phẩm. Nhập khẩu thiết bị toàn bộ, dây chuyền sản xuất tiên tiến có tính chất đổi mới công nghệ, đặc biệt ưu tiên nhập khẩu kỹ thuật, công nghệ để sản xuất hàng xuất khẩu. Khuyến khích nhập khẩu hàng phi mậu dịch.
  • 3. 3 Các nguyên tắc chính của chính sách nhập khẩu: Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm, hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao.Đây là chỉ tiêu của mọi quốc gia, đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam do nguồn vốn ngoại tệ của Việt Nam quá ít, nhu cầu quá lớn. Nhập khẩu thiết bị, máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Nhập khẩu phải bảo vệ và thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng xuất khẩu. 1.2. Thuế quan nhập khẩu Khái niệm: Thuế nhập khẩu là một khoản tiền thu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ khi đi qua biên giới hải quan của một quốc gia. Vai trò của thuế quan nhập khẩu - Thuế nhập khẩu góp phần vào việc bảo hộ và phát triển sản xuất thông qua việc làm tăng giá nội địa của hàng nhập khẩu. - Thuế nhập khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Ngày nay, với tiến trình toàn cầu hoá, vai trò của thuế quan đối với nguồn thu ngân sách Nhà nước ngày càng giảm, nhưng đối với nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, thuế nhập khẩu vẫn là nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các quốc gia trong tiến trình hội nhập là vừa thực hiện giảm hàng rào thuế quan theo các Hiệp định đa phương đã cam kết, vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách. - Thuế nhập khẩu góp phần điều tiết hoạt động nhập khẩu và hướng dẫn tiêu dùng trong nước. . Đối với hàng Nhà nước không khuyến khích nhập khẩu, thuế nhập khẩu cao nên giá cao, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng những mặt hàng tương tự, những mặt hàng trong nước sản xuất hoặc sẽ có ý thức tiết kiệm khi sử dụng những mặt hàng này. - Thuế nhập khẩu là công cụ phân biệt đối xử trong thương mại, gây áp lực đòi các bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán. - Giảm thuế quan góp phần thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, là biện pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và thế giới về kinh tế.
  • 4. 4 - Tiết kiệm ngoại tệ do hạn chế nhập khẩu, cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế. - Phân bố lại lợi ích kinh tế- xã hội. Phân loại thuế nhập khẩu Theo mục đích đánh thuế người ta chia thuế làm hai loại: Thuế nhằm thu ngân sách, còn có tên gọi là thuế quan tài chính. Vai trò của loại thuế này là làm tăng thu ngân sách của nhà nước, mức thuế thường đánh thấp. Thuế quan nhập khẩu đánh vào những hàng hóa tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được xếp vào loại thuế quan tài chính. Thuế quan bảo hộ là loại thuế nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước trông qua việc đánh thuế làm tăng giá hàng nhập khẩu. Vì vậy, mức thuế phải được quy định sao cho giá hàng nhập khẩu tăng lên bằng hoặc cao hơn giá hàng hóa tương ứng được sản xuất trong nước. Tính chất bảo hộ của thuế quan: - Bảo hộ danh nghĩa: Là việc chỉ đơn thuần đánh thuế vào hàng nhập khẩu, làm cho giá hàng ngoại nhập giảm sức cạnh tranh so với hàng hoá trong nước, từ đó bảo hộ sản xuất nội địa (đặc biệt là đối với những ngành sản xuất hay thế xuất khẩu). - Bảo hộ thực sự: Là việc không chỉ đơn thuần đánh thuế nhập khẩu mà còn đánh thuế vào nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng. Những hạn chế khi áp dụng mức thuế suất quá cao: - Gây ra tình trạng độc quyền đối với sản xuất trong nước, làm cho hàng hoá sản xuất trong nước mất khả năng cạnh tranh - Gây ra tình trạng trốn lậu thuế và gian lận thương mại, làm ảnh hưởng tới người tiêu dùng (người kinh doanh sẽ tăng giá để đảm bảo thu nhập, nhà sản xuất trong nước không chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm). - Gây ra tâm lý sính hàng ngoại.
  • 5. 5 Do vậy, vấn đề quan trọng là phải xây dựng được một mức thuế hợp lý, đảm bảo được quyền lợi của cả Nhà nước, người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng. Hiện nay ở Việt Nam sử dụng 3 loại thuế suất sau: - Thuế suất ưu đãi MFN: áp dụng đối với các hàng hoá nhập khẩu theo các hiệp định thương mại đã ký kết giữa hai chính phủ, trong đó có điều khoản ưu đãi về xuất nhập khẩu. - Thuế suất ưu đãi đặc biệt (áp dụng đối với các nước ASEAN). - Thuế suất thông thường (bằng 150% thuế suất ưu đãi): đánh chung cho các loại hàng hoá Để được hưởng ưu đãi, nhà nhập khẩu phải có hợp đồng hợp pháp hợp lệ và có giấy chứng nhận xuất xứ C/O. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG Ô TÔ NGUYÊN CHIẾC CỦA VIỆT NAM TỪ THỊ TRƯỜNG THÁI LAN 2.1. Thị trường ô tô ở Việt Nam 2.1.1. Đặc thù của sản phẩm ô tô và ngành công nghiệp sản xuất ô tô Ô tô là mặt hàng có tính đặc thù riêng. Đặc điểm nổi bật của ô tô là sản phẩm mang giá trị rất cao. Chiếc ô tô từ rất lâu đã không còn được coi là phương tiện đi lại đơn thuần mà các nhà chế tạo không ngằng trang bị cho nó vô số tiện ích khác, khiến cho ô tô giờ đây như một mái nhà di động, một biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng, phù hợp với người tiêu dùng có mức sống và thu nhập cao cùng với điều kiện đường xá của các thành phố lớn. thêm một sự khác biệt nữa so với các sản phẩm chế tạo khác, một chiếc ô tô được hình thành từ rất nhiều chi tiết – gần 30 000 chi tiết – đòi hỏi kỹ thuật cao, sự tinh vi trong chế tạo. Các chi tiết, bộ phận lại được sản xuất với những công nghệ có đặc điểm khác nhau: chi tiết , phụ tùng của loại xe này không thể sử dụng cho loại xe khác. Ngành công nghiệp ô tô được xem là một ngành sản xuất vật chất , cung cấp phương tiện đi lại và vận chuyển tối ưu nhằm đảm bảo mạch máu lưu thông,
  • 6. 6 thúc đẩy kinh tế phát triển. Là một ngành có quy mô lớn và mang lại thu nhập cao, công nghiệp ô tô đã và đang là động lực phát triển cho nhiều quốc gia. Bên cạnh đó , công nghiệp ô tô là khách hàng lớn nhất của nhiều ngành công nghiệp phụ cận như: kim loại, hóa chất, cơ khí, điện tử,… và tạo công ăn việc làm cho vô số lao động trong các ngành công nghiệp này. Điều đó cho thấy sự phát triểm của ngành công nghiệp ô tô sẽ thúc đẩy và lôi kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp ô tô giúp đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa thông qua việc quốc tế hóa của các tập đoàn ô tô khổng lồ trên thế giới và xúc tiến quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, so với vốn đầu tư vào các mặt hàng khác thì vốn đầu tư vào ô tô lớn hơn rất nhiều. Ngành sản xuất ô tô gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, một ngành phát triển như vũ bão, kỹ thuật cải tiến không ngừng. Chính vì thế đồng vốn bỏ ra đầu tư vào ô tô dù có khả năng sinh lời cao nhưng đi kèm với nó là rất nhiều rủi ro không chỉ là thu hồi chậm mà còn có thể không thu hồi được vốn nếu không bắt kịp với thời đại. Từ những phân tích trên có thể thấy được tai sao ngành sản xuất ô tô là một ngành được bảo hộ mạnh thông qua thuế quan. 2.1.2. Tính cần thiết phải có thuế nhập khẩu với mặt hàng ô tô ở Việt Nam Đối với một quốc gia đang phát triển và có ngành công nghiệp ô tô còn quá non trẻ như Việt nam, thuế nhập khẩu đóng một vai trò tích cực nhất định. Cũng giống như các loại thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng khác, thuế nhập khẩu ô tô là một công cụ quản lý nhà nước để điều hành, quản lý lượng ô tô nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Vậy, tại sao phải quản lý lượng xe nhập khẩu? Có rất nhiều lý do mà cơ bản nhất là cơ sở hạ tầng giao thông của chúng ta chưa đủ để ô tô trở thành phương tiện giao thông phổ biến hay chủ yếu nhất. nếu đen so sánh, có thể quá khập khiễng với những quốc gia công nghiệp phát triển mà tiêu biểu là Nhật Bản – cường quốc xe hơi số một thế giới thì có thể thấy được sự khác biệt một cách rõ rệt. Việt Nam không có được cơ sở hạ tầng để phục vụ cho nhu cầu của hàng triệu ô tô như Nhật bản, cho nên thuế nhập khẩu ô
  • 7. 7 tô là công cụ cần thiết để hạn chế lượng ô tô nhằm giải quyết vấn đề giao thông. Thêm vào nữa, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người Việt Nam chưa thực sự tốt. Do đó, nếu lượng ô tô đi lại trên đường quá đông, vượt ngưỡng kiểm soát được thì ùn tắc chắc chắn sẽ trở thành bài toán học búa, đau đầu. Ngoài ra, đối với các nước đang phát triển hay chậm phát triển thì nguồn thu từ thuế nhập khẩu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thu ngân sách nhà nước. Là một mặt hàng có giá thành sản xuất và giá bán trên thị trường cao so với mức thu nhập, do vậy phần thuế thu được từ hoạt động quản lý nhập khẩu ô tô sẽ đóng một vai trò quan trọng, phục vụ cho các mục tiêu khác của chính phủ như: chăm lo cho y tế, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng… Một lý do quan trọng khác, việc sử dụng thuế nhập khẩu giúp bảo hộ nhàng công nghiệp xe hơi còn non trẻ của nước ta. Việc đánh thuế vào ô tô nhập khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô trong nước có ưu thế về giá hơn so với các đối thủ cạnh tranh ngoại nhập trên thị trường. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện và thời gian để học hỏi, tiếp thu công nghệ cũng như trình độ quản lý tiên tiến để ngày càng lớn mạnh hơn và có thể tự đứng vũng trong quá trình hội nhập. 2.1.3. Thị trường ô tô ở Việt Nam tồn tại nhiều bất cập Giá ôtô ở Việt Nam quá cao và nếu cộng thêm các loại thuế, lệ phí thì Việt Nam là một trong những nước có giá xe bán ra đắt đỏ nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong những nước kém nhất về sức mua tính theo đầu người. Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả đắt gấp 3 lần so với người Mỹ, gấp 1,5 lần Thái Lan, Indonesia cho một chiếc xe tương đương là vì cho đến lúc này, toàn bộ thị trường vẫn bị chi phối bởi các nhà sản xuất ôtô nước ngoài hoặc các liên doanh với nước ngoài mà không có đối trọng từ bất cứ nhà sản xuất nội địa nào. Thêm vào đó là chính sách thuế rất cao của Chính phủ áp cho mặt hàng này. Người dân Việt Nam muốn sở hữu một chiếc ôtô, họ phải trả cho chiếc xe ấy rất nhiều loại thuế và phí. Chính bởi gánh nặng thuế và phí hiện nay mà người tiêu dùng Việt Nam, với mức thu nhập rất khiêm tốn, song nếu muốn có một chiếc xe hơi "hạng trung”, họ phải trả giá cho chiếc xe đó với mức tiền cao gấp 3 lần mức giá thế giới đối với chiếc xe cùng loại.
  • 8. 8 Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố hiệu quả của sản xuất. Một chuyên gia lâu năm trong ngành công nghiệp ôtô cho biết, số xe mà các liên doanh đăng ký sản xuất hằng năm chỉ là để báo cáo, trên thực tế họ chưa khai thác được hết công suất của dây chuyền.Thông thường, công suất khai thác càng thấp thì càng lỗ vì không thể đủ doanh thu để khấu hao của cả dây chuyền. Thế nhưng các liên doanh vẫn có lãi cao. Điều này chứng tỏ giá bán ôtô đã bị đẩy lên rất nhiều so với giá trị thực của xe.Theo quy luật thị trường thì ai hoạt động không hiệu quả sẽ phải rút lui, nhường lại thị trường cho ai đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng do được bảo hộ nên chẳng thấy ai rút lui mà chỉ thấy người mới kéo đến. Còn người tiêu dùng thì vẫn phải chịu giá cao. 2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu ô tô của Việt Nam 2.2.1. Tình hình nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong những năm gầnđây Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tháng 7/2014 theo nước/vùng lãnh thổ Tháng 7/2014 7 tháng đầu năm 2014 Stt Nước Lượng (chiếc) Giá trị (USD) Lượng (chiếc) Giá trị (USD) 1 Ấn Độ 814 3.441.640 4.931 21.486.802 2 Anh 86 3.809.381 339 12.421.512 3 Canada 14 417.800 42 1.466.520 4 Đức 185 7.062.224 1.098 37.670.850 5 Hàn Quốc 1.564 32.271.843 9.303 144.057.035 6 Mỹ 147 4.459.243 601 25.555.783 7 Indonesia 230 2.388.546 937 9.252.932 8 Nga 22 1.477.000 53 3.084.400 9 Nhật Bản 347 10.293.416 1.785 56.679.665 10 Pháp 4 554.540 67 2.509.129 11 Thái Lan 1.121 19.585.993 6.085 101.041.577 12 Trung Quốc 1.334 48.624.355 5.933 231.874.984 Nguồn: Tổng cục Hải quan Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2015, VN nhập khẩu ô tô gần 6 tỉ USD, tăng 59% so năm 2014. Trong đó, ô tô nguyên chiếc nhập khẩu lên tới
  • 9. 9 125.000 chiếc, giá trị 3 tỉ USD, tăng 77% về lượng và 88% về giá trị so năm trước. Nếu phân chia theo loại xe, thì ô tô vận tải chiếm phần lớn kim ngạch với gần 1,2 tỉ USD; xe 9 chỗ ngồi trở xuống với khoảng 507 triệu USD và ô tô trên 9 chỗ chừng 34 triệu USD. Trong số khoảng 10 thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất của VN gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh, Pháp, Ấn Độ... trong năm 2015, hai thị trường ASEAN là Thái Lan và Indonesia có kim ngạch xuất khẩu ô tô vào VN tăng trưởng vào hàng mạnh nhất, đặc biệt ở vài tháng cuối năm. Tính chung từ đầu năm 2015 đến hết tháng 11, Trung Quốc vẫn là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU: Completely Built-Up) vào Việt Nam lớn nhất với 22.496 chiếc về lượng và hơn 869 triệu USD về giá trị; đứng thứ 2 là Hàn Quốc với 23.232 chiếc và hơn 511 triệu USD; tiếp theo là Thái Lan đứng thứ 3 với số lượng 23.516 chiếc và giá trị hơn 406 triệu USD. Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc theo nước/vùng lãnh thổ Tháng 11/2015 11 tháng đầu năm 2015 Stt Nước Lượng (chiếc) Giá trị (USD) Lượng (chiếc) Giá trị (USD) 1 Ấn Độ 4.296 21.641.805 21.840 112.672.814 2 Anh 94 3.971.042 1.172 46.563.056 3 Canada 2 38.000 90 2.648.784 4 Đức 354 11.610.032 2.221 79.827.427 5 Hàn Quốc 2.438 40.778.114 23.232 511.851.448 6 Mỹ 252 10.823.363 2.994 117.016.127 7 Indonesia 282 2.894.447 3.277 32.689.519 8 Nga 74 3.548.965 472 21.057.057 9 Nhật Bản 691 28.283.234 5.693 238.469.789 10 Pháp 247 3.305.521 523 9.084.841 11 Thái Lan 3.193 60.563.562 23.516 406.195.175 12 Trung Quốc 1.446 58.039.680 22.496 869.584.189 Nguồn: Tổng cục Hải quan
  • 10. 10 Năm 2016, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong năm 2016 sơ bộ đạt 113,6 nghìn chiếc với trị giá là 2,34 tỷ USD, giảm 9,5% về lượng và giảm 21,7% về trị giá so với năm 2015. Trong năm 2016, tuy lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm nhưng ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống vẫn tăng nhẹ với lượng nhập khẩu đạt 51,6 nghìn chiếc, tăng nhẹ 0,4% (năm 2015 tăng 63%); tiếp theo là ô tô tải với 47,5 nghìn chiếc, giảm 2,9% (năm 2015 tăng 79,5%); ô tô loại khác là 14,4 nghìn chiếc, giảm 42,6% (năm 2015 tăng 107,4%). Trong năm 2016, dẫn đầu thị trường (xuất xứ) cung cấp ô tô vàoViệt Nam là ASEAN với 38,2 nghìn chiếc, tăng 33,8% và chiếm 1/3 tổng lượng ô tô nhập khẩu trong năm 2016 của cả nước; tiếp theo là các thị trường Ấn Độ với 22 nghìn chiếc, giảm 12,5%; Hàn Quốc: 20,2 nghìn chiếc, giảm 23,9%; Trung Quốc: 11 nghìn chiếc, giảm 58,8%... so với năm 2015. Biểu đồ 1: Số lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong giai đoạn 2010-2016 Nguồn: Tổng cục Hải quan
  • 11. 11 Biểu đồ 2: Số lượng nhập khẩu xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi xuất từ từ khu vực ASEAN từ năm 2015 đến 01/2017 Nguồn: Tổng cục Hải quan Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong tháng đầu tiên của năm 2017 lượng ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu từ khu vực ASEAN tăng mạnh 233,8% so với tháng đầu tiên của năm 2016. Cụ thể, trong tháng 1/2017 lượng xe dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu từ khu vực ASEAN đạt 3.408 chiếc, chiếm 62,8% lượng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu của cả nước, chỉ trong 1 tháng đầu năm lượng xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ này đã bằng 45% lượng nhập của cả năm 2016. Nguyên nhân một phần do từ ngày 01/01/2017 thuế suất thuế nhập khẩu xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có xuất xứ từ khu vực ASEAN được điều chỉnh giảm từ 40% xuống 30%. Xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu từ khu vực ASEAN chỉ có xuất xứ Thái Lan và Inđônêxia. Trong đó, tháng 1/2017 lượng xe có xuất xứ Thái Lan đạt 1.585 chiếc, trị giá 31 triệu USD, tăng 55% về lượng và tăng 209 % trị giá so với cùng kỳ năm trước. Lượng xe có xuất xứ Inđônêxia tăng đột biến đạt 1.823 chiếc, trị giá 35 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước chỉ 1 chiếc trị giá 10 nghìn USD.
  • 12. 12 Biểu đồ 3: Lượng nhập khẩu xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi xuất xứ Inđônêxia và Thái Lan theo tháng từ tháng 01/2016 đến tháng 01/2017 Nguồn: Tổng cục Hải quan Cũng theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong tháng 1/2017 cả nước nhập khẩu gần 7,4 nghìn ô tô nguyên chiếc các loại (ô tô dưới 9 chỗ ngồi trở xuống, ô tô trên chỗ ngồi, ô tô vận tải và ô tô loại khác) với tổng trị giá 153 triệu USD, tăng 25,5% về lượng và chỉ tăng 4% về trị giá so với tháng đầu tiên năm của năm 2016. Trong đó, lượng nhập xe ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 5.425 chiếc, trị giá 97 triệu USD, tăng 120,8% về về lượng và 92% về trị giá; xe ô tô trên 9 chỗ ngồi là 50 chiếc, trị giá 2 triệu USD, tăng 6,4% về lượng và 16% về trị giá; xe tô tô vận tải đạt 1.645 chiếc, trị giá 41 triệu USD, giảm 34,5% về lượng và 19,2% về trị giá. Trong tháng đầu tiên của năm 2017, ASEAN vẫn là thị trường cung cấp ô tô nguyên chiếc các loại lớn nhất cho Việt Nam. Trong đó, Thái Lan là thị trường cung cấp ô tô nguyên chiếc các loại lớn nhất của Việt Nam với 2.605 chiếc, tiếp theo Inđônêxia với 1.823 chiếc; thị trường Ấn độ với 1006 chiếc; ... Như vậy có thể thấy, lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây và chủ yếu đến từ thị trường ASEAN.
  • 13. 13 2.2.2. Thực trạng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan trong những năm gần đây Năm 2013- 2014 Báo cáo của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô từ quốc gia láng giềng Thái Lan trong 7 tháng năm 2014 đạt 6.085 chiếc và hơn 101 triệu USD, tăng mạnh cả về lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ 2013 - lượng ôtô nhập khẩu từ Thái Lan mới là 4.005 chiếc, đạt giá trị kim ngạch 72,7 triệu USD. Nếu tính riêng trong tháng 7/2014, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ Thái Lan năm 2014 cũng tăng rất mạnh. Cụ thể là tăng từ 708 chiếc và 12,8 triệu USD của tháng 7/2013 lên 1.121 chiếc và 19,5 triệu USD của tháng 7/2014.Theo thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), có đến 3.193 ôtô nguyên chiếc (CBU) được nhập khẩu từ Thái Lan trong tháng 11/2015, đạt giá trị kim ngạch hơn 60,5 triệu USD.Thậm chí ở tháng liền trước, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU từ quốc gia láng giềng này còn lớn hơn khi đạt đến 3.434 chiếc, tương ứng mức giá trị kim ngạch gần 68,4 triệu USD.Ttrong 11 tháng năm 2015, VN nhập khẩu 23.516 ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan, kim ngạch đạt 406,1 triệu USD. Con số này tăng vượt bậc so với năm 2014, khi cả năm dừng ở mức 243 triệu USD với 14.416 ô tô nguyên chiếc. Năm 2015 Có đến 3.193 ôtô nguyên chiếc (CBU) được nhập khẩu từ Thái Lan trong tháng 11/2015, đạt giá trị kim ngạch hơn 60,5 triệu USD.Thậm chí ở tháng liền trước, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU từ quốc gia láng giềng này còn lớn hơn khi đạt đến 3.434 chiếc, tương ứng mức giá trị kim ngạch gần 68,4 triệu USD. Tổng lượng ôtô CBU nhập khẩu tháng 11/2015 đạt 12.577 chiếc, tăng đến 95% so với tháng liền trước, đồng thời tiến sát mức sản lượng bán hàng của các loại xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 11, Trung Quốc vẫn là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu ôtô CBU vào Việt Nam lớn nhất với 22.496 chiếc về lượng và hơn 869 triệu USD về giá trị; đứng thứ 2 là Hàn Quốc với 23.232 chiếc và hơn 511 triệu USD; tiếp theo là Thái Lan với 23.516 chiếc và hơn 406 triệu USD. Năm 2016 Trong quý I/2016, Thái Lan trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ôtô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng tới 64,5% so với cùng kỳ năm trước.10 tháng đầu năm 2016 đã có gần 26.800 chiếc ô tô nguyên chiếc có xuất xứ từ
  • 14. 14 Thái Lan cập cảng về Việt Nam với mức giá ngày càng rẻ hơn. Và quốc gia này có lẽ sẽ trở thành nước cung cấp nhiều ô tô nguyên chiếc nhất cho thị trường Việt Nam trong năm nay. Trong tháng 10/2016, có 9.342 chiếc ô tô được nhập khẩu nguyên chiếc về thị trường Việt Nam đạt trị giá 161,66 triệu USD.Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào thị trường Việt đã tăng 7,6% so với tháng trước về lượng nhưng lại giảm khoảng 1% về trị giá so với tháng trước. Điều đó có nghĩa, trị giá các dòng xe nhập khẩu về thị trường Việt Nam ngày càng rẻ hơn. Cộng dồn trong 10 tháng đầu năm 2016, cả nước ta đã nhập về 86.858 chiếc ô tô các loại, đạt trị giá 1,908 tỷ USD, giảm 11% về lượng và 18,3% về giá so với cùng kỳ năm 2015.Đáng lưu ý, trong khi số lượng xe nhập khẩu từ các thị trường như Trung Quốc, Ấn độ giảm sút thì lượng ô tô nhập từ thị trường Thái Lan về trong nước vẫn tăng. Cụ thể, phân tíchtừ bảng số liệu của cơ quan Hải quan cho thấy trong số hơn 9.000 chiếc xe được nhập về Việt Nam trong tháng 10 có tới 2.891 chiếc ô tô được nhập từ thị trường Thái Lan, đạt trị giá 59,7 triệu USD; Ấn Độ lùi về sau với 2.300 chiếc, đạt trị giá 9,4 triệu USD và Trung Quốc giảm khá mạnh khi chỉ có chưa đầy 1000 chiếc xe hập trong tháng 10, đạt trị giá 2,3 triệu USD. Như vậy, cộng dồn số liệu 10 tháng đầu năm 2016, Thái Lan đã trở thành quốc gia cung cấp nhiều xe nhập khẩu nhất cho thị trường Việt Nam với tổng số 26.790 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, đạt trị giá 499 triệu USD.Trong khi đó, lượng xe nhập khẩu tại Ấn Độ nhập tổng số 13.437 chiếc xe đạt trị giá 86,7 triệu USD. Còn Trung Quốc, quốc gia quen thuộc của thị trường xe nhập khẩu trong năm 2014 và 2015 sau khi giảm nhập xe tải và chuyên dụng chỉ nhập 9.484 chiếc.Một quốc gia khác trong khu vực ASEAN là Indonesia cũng cung cấp cho thị trường Việt 3.387 chiếc xe trong 10 tháng đầu năm, đạt trị giá 39,8 triệu USD. Thực tế, ngay từ đầu năm 2016, lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu từ thị trường Thái Lan đã bắt đầu tăng trưởng tăng ngày càng mạnh hơn. Và Thái Lan đã vượt qua Trung Quốc và Ấn Độ, trở thành quốc gia cung cấp nhiều ô tô nhất cho thị trường Việt Nam. Đầu năm 2017 Trong tháng đầu tiên của năm 2017, ASEAN vẫn là thị trường cung cấp ôtô nguyên chiếc các loại lớn nhất cho Việt Nam. Trong đó, Thái Lan dẫn đầu với
  • 15. 15 2.605 chiếc, tiếp theo Indonesia với 1.823 chiếc; Ấn độ với 1.006 xe...Trong đó, lượng nhập ô tô dưới 9 chỗ ngồi từ Thái Lan đạt 1.585 chiếc trong tháng 1, trị giá 31 triệu USD, tăng 55% về lượng và 209 % về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Từ những phân tích trên có thể thấy, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh và Thái Lan đã trở thành quốc gia cung cấp nhiều xe nhập khẩu nhất cho thị trường Việt Nam. CHƯƠNG III NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH ATIGA VỀ NHẬP KHẨU Ô TÔ VÀ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ô TÔ Ở VIỆT NAM 3.1. Quy định của hiệp định ATIGA về hoạt động nhập khẩu ô tô 3.1.1. Cam kết cắt giảm thuế quan Nguyên tắc cam kết: Tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN (AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết thuế quan của từng nước trong ATIGA, bao gồm cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả những sản phẩm không phải cắt giảm thuế Lộ trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore) thường ngắn hơn các nước còn lại – nhóm CLMV bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam. Ví dụ: Đối với các tất cả các sản phẩm thuộc lộ trình cắt giảm A (Sch-A) trong Biểu cam kết thuế quan thì: + Các nước ASEAN-6: đến năm 2010 phải xóa bỏ thuế quan toàn bộ + Các nước CLMV: đến năm 2015 mới phải xóa bỏ thuế quan và còn được linh hoạt 7% số dòng thuế (các nước được quyền tự lựa chọn các sản phẩm đưa vào danh mục 7% này) đến năm 2018 mới phải xóa bỏ thuế quan. Đa số các sản phẩm trong biểu thuế quan sẽ được các nước xóa bỏ hoặc giảm thuế xuống còn dưới 5%, trừ một số sản phẩm nhạy cảm như: các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến, các sản phẩm nhạy cảm như súng đạn, thuốc nổ, rác thải….
  • 16. 16 Thực thi của Việt Nam Theo thông tin từ Bộ Tài chính, thực hiện cam kết ATIGA, tính đến ngày 1/1/2014, Việt Nam đã cắt giảm về 0% đối với 6.897 dòng thuế (chiếm 72% tổng Biểu thuế nhập khẩu). Đến ngày 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm về 0% thêm 1.706 dòng thuế nữa. Số còn lại gồm 669 dòng thuế (chiếm 7% Biểu thuế), chủ yếu là những sản phẩm nhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, sẽ xuống 0% vào năm 2018, bao gồm: ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, đồ điện dân dụng như tủ lạnh, máy điều hòa, sữa và các sản phẩm sữa… Các sản phẩm không phải xóa bỏ thuế nhập khẩu (duy trì thuế suất MFN) gồm Thuốc lá điếu, lá thuốc lá, các mặt hàng an ninh quốc phòng như thuốc nổ, súng đạn, pháo hoa, rác thải y tế, lốp cũ... Thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan theo ATIGA giai đoạn 2015- 2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 165/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018. 3.1.2. Cam kết về Quy tắc xuất xứ và Thủ tục chứng nhận xuất xứ Quy tắc xuất xứ: Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo ATIGA nếu có xuất xứ từ khu vực ASEAN. Một hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu: 1) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ASEAN, hoặc 2) Hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định (Phụ lục 3-Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng). Có 03 loại quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng: + Hàng hóa phải có hàm lượng nguyên liệu nội khối (RVC) ít nhất là 40%, hoặc + Hàng hóa phải trải qua chuyển đổi HS 4 số, hoặc Hàng hóa phải trải qua một quy trình sản xuất nhất định. Các quy tắc này được áp dụng riêng hoặc kết hợp. Đa số các sản phẩm có quy tắc xuất xứ kết hợp, cho phép áp dụng đồng thời cả RVC và Chuyển đổi HS/Quy trình sản xuất.
  • 17. 17 Thủ tục chứng nhận xuất xứ: Để được hưởng ưu đãi thuế quan, theo ATIGA, nhà xuất khẩu phải xin Chứng nhận xuất xứ form D tại một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu - ở Việt Nam là 18 Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu thuộc Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương và 37 Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất do Bộ Công Thương ủy quyền. Tuy nhiên, hiện tại các nước ASEAN đang hướng tới việc áp dụng cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ, cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ mà không cần phải thông qua một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Hiện đã có hai dự án thí điểm về Tự chứng nhận xuất xứ đang được các nước ASEAN thực hiện, theo đó các nhà xuất khẩu đủ điều kiện sẽ được tự chứng nhận xuất xứ trên hóa đơn thương mại cho hàng xuất khẩu. + Dự án thí điểm 1: Ký ngày 30/8/2010 bởi 3 nước Brunei, Malaysia và Singapore, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/11/2010. Thái Lan tham gia vào tháng 10/2011. + Dự án thí điểm 2: Ký ngày 29/8/2012 bởi 3 nước Lào, Indonesia và Philippines, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/1/2014. Việt Nam tham gia vào tháng 9/2014 Thực thi của Việt Nam: Để hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam về việc áp dụng các quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ trong ATIGA, Bộ Công Thương đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện cho doanh nghiệp. Hai thông tư mới nhất về quy tắc xuất xứ trong ATIGA là: + Thông tư số 42/2014/TT-BCT ngày 18/11/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN + Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 về việc quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN Nguồn:Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI
  • 18. 18 3.2. Tác động của hiệp định ATIGA đối với hoạt động nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ thị trường Thái Lan vào Việt Nam 3.2.1. Thuận lợi - Người tiêu dùng đó cơ hội mua xe hơi với mức giá rẻ hơn và có nhiều lựa chọn. Theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2016- 2018, những dòng xe có tỷ lệ sản xuất nội khối trên 40% sẽ được cắt giảm thuế nhập khẩu. Năm 2017, thuế suất đồng loạt giảm về 30%, đến năm 2018 sẽ về 0%. Riêng đối với xe bán tải, thuế suất sẽ giảm xuống 15% vào năm 2017 và 0% vào năm 2018. Theo các tính toán của các chuyên gia trong ngành ô tô, năm 2018, khi thuế nhập khẩu xe từ khu vực ASEAN về Việt Nam giảm, giá xe có dung tích xi lanh từ 2.0L trở xuống có thể giảm 20-25% so với hiện nay. Theo các chuyên gia kinh tế, giá ô tô tại Việt Nam từ trước đến nay cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực do thuế suất thuế các loại cao. Thuế là yếu tố quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành, nên việc giảm thuế suất chắc chắn sẽ làm giá xe giảm. Hiện một chiếc ô tô nhập từ Thái Lan, Indonesia, có giá 250 triệu đồng, về Việt Nam bán tới 600 triệu đồng. Tuy nhiên, sang năm 2018, giá bán chỉ ở mức 450-500 triệu đồng. Dự báo, tới 2018, các mẫu xe đang có giá bán dưới 1 tỷ đồng sẽ giảm giá khá mạnh. Đặc biệt, không ít mẫu xe bình dân nhập khẩu sẽ xuất hiện với mức giá từ 450-500 triệu đồng, vì vậy thị trường dự báo vô cùng sôi động và người tiêu dùng có nhiều lựa chọn. Trên nguyên tắc, với mức giá giảm như vậy, nếu mua 1 chiếc xe 600 triệu đồng trong năm 2017, sang năm 2018 có thể bị thiệt từ 100-150 triệu đồng. Vì vậy, nếu không vì nhu cầu quá bức thiết, tạm ngừng mua xe trong năm nay, lùi sang 2018 rõ ràng là quyết định sáng suốt. Với những người có thu nhập trung bình, điều này thật có lợi. Vừa có thêm 1 năm để tích cóp thêm tiền, vừa có thể mua được chiếc xe nhập với giá rẻ. Chính vì vậy, nhiều người quan tâm đến ô tô cho biết, năm nay họ không có ý định mua xe.
  • 19. 19 Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với xe nhập khẩu từ các nước ASEAN, còn xe nhập từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... không thay đổi nhiều. - Thị trường ô tô trở nên sôi động do sức mua tăng hấp dẫn các hãng kinh doanh xe nhập khẩu Chính sách thuế cao sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho nhà sản xuất và ngược lại, thuế thấp sẽ có lợi cho người đi buôn. Các liên doanh ô tô hiện nay đã giảm dần sản lượng sản xuất, lắp ráp bởi họ được quyền nhập khẩu hàng chính hãng về bán để tiết kiệm chi phí vận chuyển, nhân công.Vì họ cũng chính là người được độc quyền trong nhập khẩu xe vào Việt Nam nên khi không còn hàng rào thuế, khả năng họ sẽ càng đua nhau nhập hàng của công ty mẹ về bán thu lợi nhuận cao hơn Đón đầu xu hướng chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu, nhiều thương hiệu xe trong nước không tiếp tục đầu tư dây chuyền lắp ráp mà chuyển hẳn sang nhập khẩu. Chẳng hạn, Toyota quyết định nhập khẩu nguyên chiếc mẫu xe ăn khách Fortuner. Ford nhập khẩu Everest hay Honda nhập khẩu Civic. Theo một vị tổng giám đốc công ty xe hơi lớn tại Việt Nam, đứng trên phương diện người kinh doanh, điều quan trọng nhất là lợi nhuận. Vì vậy không khó hiểu khi những hãng xe được xem là tiên phong của “ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam” như Toyota cũng có xu hướng chuyển hẳn từ lắp ráp sang nhập khẩu, khi ngày giảm thuế về 0% đã gần kề. 3.2.2. Khó khăn Sức ép từ hội nhập khu vực đã gõ cửa ngành ô tô trong nước. Chính phủ đã duy trì mức bảo hộ cao trong nhiều năm qua với chiến lược xây dựng một ngành công nghiệp ô tô trong nước có đủ sức cạnh tranh với khu vực. Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã được duy trì ở mức rất cao từ 100 - 150% trong vòng 2 thập kỷ qua để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước. Thực hiện cam kết ATIGA thuế nhập khẩu ôtô đã bắt đầu cắt giảm từ năm 2012, cắt giảm xuống 70% vào năm 2012, 50% vào năm 2014 và sẽ cắt giảm hoàn toàn xuống 0% vào năm 2018. Điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn rất ít thời gian để nâng cao năng lực cạnh tranh trước sức ép hiện hữu của các dòng xe nhập khẩu từ ASEAN khi thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc xuống 0%. Đây là một mối lo thực sự đối với dòng xe lắp ráp trong nước. Ngành công nghiệp Việt Nam đã hình thành được hơn 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thu được thành tựu gì đáng kể, chính vì vậy nếu ngành ô tô không chuẩn bị kỹ các biện
  • 20. 20 pháp cho giai đoạn 2014-2018 thì việc xóa bỏ thuế suất theo cam kết ATIGA sẽ khiến ngành công nghiệp ô tô trong nước khó cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm với các quốc gia trong khu vực khác. Hàng loạt “đại gia” như Toyota, Honda, BMW, Mercedes, Ford… đã có mặt tại Việt Nam nhưng đến nay chủ yếu vẫn là nhập khẩu linh kiện để lắp ráp xe.Sau 20 năm tập trung ưu tiên phát triển với những tham vọng rất lớn nhưng kết quả ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới chỉ ở mức lắp ráp. Trong khi đó, năm 2018, thời điểm thuế suất nhập khẩu ô tô bằng 0% theo cam kết của tiến trình tự do hóa thương mại ASEAN/ATIGA đã cận kề. Giấc mơ về ô tô “made in Vietnam” đang ngày càng xa vời. Ông Dư Quốc Thịnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Kỹ sư ô tô Việt Nam, cho rằng khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc xuống 0% thì xe sản xuất, lắp ráp trong nước rất khó cạnh tranh bởi giá thành xe sẽ cao hơn nhiều xe nhập khẩu do phải mua linh kiện của nước ngoài với giá bằng xe nguyên chiếc ở thị trường đó, cộng chi phí vận chuyển, chi phí nhân công… Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành đều cho rằng kể từ khi ngành công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước hình thành năm 1991 tới nay, chúng ta không xây dựng được ngành công nghiệp ô tô đúng nghĩa, mặc dù có rất nhiều chính sách ưu đãi thì hiện tại sẽ càng không có cơ hội do quỹ thời gian còn rất ít và không thể tiếp tục bảo hộ mà phải thực hiện các cam kết hội nhập. Nhiều chuyên gia cho rằng chính sách thuế cao sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho nhà sản xuất và ngược lại, thuế thấp sẽ có lợi cho người đi buôn. Thị trường sẽ diễn ra 3 xu hướng: Doanh nghiệp sản xuất nhỏ sẽ đặc biệt khó khăn, có thể phá sản hàng loạt. Doanh nghiệp trường vốn đã đầu tư lớn, xây dựng được các nhà máy vệ tinh cũng sẽ phải vật lộn nhiều hơn để vượt qua được khó khăn, tiếp tục sản xuất. Các doanh nghiệp “làng nhàng” giữa hai loại này sẽ mất phương hướng giữa hai lựa chọn: đóng cửa đi buôn hay tiếp tục theo đuổi công nghiệp ô tô để phải đối mặt với cơn bão thị trường.
  • 21. 21 3.3. Dự báo trong tương lai Từ năm 2018, khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN giảm về 0% thì lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Thái Lan sẽ tiếp tục tăng mạnh. Với vị thế là nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, Thái Lan sẽ giữ vững vị trí là quốc gia cung cấp nhiều ô tô nhất cho trị trường Việt Nam Theo dự báo của Bộ Công Thương, giai đoạn motorization (thời kỳ dòng xe 9 chỗ trở xuống trở nên phổ cập) sẽ bắt đầu trong khoảng từ năm 2020-2025 với tỉ lệ 50 xe/1.000 dân. Mỗi năm Việt Nam phải chi khoảng 12 tỉ USD để nhập khẩu ô tô, gây trầm trọng hóa cán cân thương mại. Những tồn tại, bất cập đốivới ngành sản xuất ô tô trong nước có thể kể đến như giá thành còn cao, khả năng cạnh tranh cònhạn chế, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Theo cam kết ATIGA, từ ngày 1.1.2018, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ một số thị trường truyền thống sẽ đưa về mức 0%. Điều này là tốt nếu xét ở góc độ thị trường, nhưng đồng thời tạo sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe trong nước khi giá thành sản xuất trong nước cao hơn nhập xe nguyên chiếc do phải mua linh kiện của nước ngoài với giá bằng xe nguyên chiếc ở thị trường đó, cộng chi phí vận chuyển, chi phí nhân công….. Các nhà sản xuất sẽ buộc phải đặt mình trước quyết định mới, hoặc là sắp xếp lại hệ thống sản xuất khu vực hoặc là tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất trong nước hay chấp nhận rút lui hoạt động sản xuất khỏi thị trường Việt Nam và chuyển sang thương mại đơn thuần.
  • 22. 22 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ: Thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN giảm và xuống mức 0% là thách thức đồng thời cũng là cơ hội đốivới ngành công nghiệp ô tô Việt Nam – một ngành được nhà nước ưu tiên phát triển. Thuế giảm, giá ô tô nhập khẩu giảm làm doanh nghiệp sản xuất trong nước đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn. Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập và thực tế điều hành trong nước đã cho thấy chính sách bảo hộ bằng thuế nhập khẩu không mang lại hiệu quả như mong đợi, Nhà nước cần giảm dần bảo hộ cho ngành công nghiệp ô tô để thúc đẩy ngành này phải có những chuyển biến để nâng cao năng lực cạnh tranh. Xe nhập khẩu tràn vào thị trường trong nước cũng buộc các nhà sản xuất trong nước phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi mà người tiêu dùng có nhiều quyền lựa chọn hơn trước xe nhập khẩu và giá thành cạnh tranh, ngoài yếu tố giá, thì chất lượng chính là nhân tố quyết định sự thành công trên thị trường Việt Nam vốn trước đó đã quen mua xe với mức giá tương đối cao. Giảm dần bảo hộ,cạnh tranh theo đúng quy luật cung cầu tạo ra môi tường để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có những bước phát triển vững chắc hơn. Để tiếp tục sản xuất, các doanh nghiệp cần quy hoạch lại chiến lược sản xuất theo hướng thu hẹp dòng xe, chỉ tập trung sản xuất trong nước những dòng xe có lợi thế về sản lượng. Mỗi doanh nghiệp chỉ nên tập trung 1-2 mẫu, những dòng mà các nước trong khu vực không lắp ráp. Nói cách khác, là làm sao người tiêu dùng trong nước muốn mua xe đó thì chỉ mua được từ Việt Nam. Có như vậy mới mong tăng dung lượng thị phần và có cơ hội xuất khẩu sang nước khác. Cơ quan quản lý Nhà nước cần kiên trì phát triển sản xuất trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nhà nước cố gắng tạo dựng được thị trường với dung lượng đủ để doanh nghiệp cạnh tranh được, cũng như có giải pháp hỗ trợ các nhà sản xuất để giảm giá thành. Chính sách thuế điều chỉnh theo hướng giảm giá với linh kiện nhập khẩu. Nghiên cứu khả năng áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đốivới xe nhập khẩu nguyên chiếc. Cùng với đó là các nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước, như biện pháp bảo hộ hợp lý thị trường trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật; chống gian lận thương mại như giá khai báo thuế, gian lận tỷ lệ nội địa nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan; hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nội địa nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn…