SlideShare a Scribd company logo
1 of 150
Download to read offline
BAN BIÊN SOẠN
TS. TRƯƠNG THỊ KIM CHUYÊN 	 Mở đầu, Kết luận
TS. LÊ XUÂN THUYÊN 			
ThS. NGUYỄN MỸ PHI LONG		 Chương I
ThS. NGUYỄN BÍCH THU
ThS. ĐẶNG HÒA VĨNH
PGS. LÊ XUÂN DIỆM 			
PGS.TS. ĐẶNG VĂN THẮNG
PGS.TS. TRẦN THỊ MAI			 Chương II
PGS.TS. ĐOÀN MINH HUẤN
TS. PHÍ NGỌC TUYẾN
ThS. LÊ THỊ VIỆT PHƯƠNG
TS. TRƯƠNG THỊ KIM CHUYÊN 	
TS. LÊ MINH VĨNH 			 Chương III
ThS. HỒ KIM THI
NCV. CHÂU NGỌC THÁI
5
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Vùng đất Nam Bộ với tư cách là một không gian địa lý và địa bàn hành
chính thân thuộc, thiêng liêng của người dân đất Việt đã trải qua một quá
trình hình thành, phát triển lâu dài, được bồi tụ chủ yếu bởi hai con sông lớn:
sông Đồng Nai và sông Mékong. Nơi đây cũng đã từng tồn tại, phát tích của
nền văn hóa Óc Eo và các vương quốc Phù Nam, Chân Lạp phát triển huy
hoàng rồi suy tàn theo năm tháng.
Từ thế kỷ XVII, người Việt từ miền Bắc và miền Trung đã vào đây khai
phá, dựng làng, lập ấp cùng với người dân bản địa chinh phục vùng đất hoang
vu nhưng rất trù phú này. Đến thế kỷ XVIII, từ tầm nhìn chiến lược và công
lao to lớn của các chúa Nguyễn, sau này là vương triều Nguyễn, xác lập, sắp đặt
các đơn vị hành chính, vùng đất phương Nam giàu có chính thức thuộc chủ
quyền của dân tộc Việt Nam, đến nay đã được hơn 300 năm.
Vùng đất Nam Bộ với cương vực như hiện nay bao gồm cả Đông Nam Bộ
và Tây Nam Bộ - đồng bằng sông Cửu Long, có 17 tỉnh và hai thành phố trực
thuộc Trung ương, diện tích tự nhiên hơn 64.000 km2
, dân số hơn 33 triệu
người với nhiều tộc người tụ cư sinh sống, gồm các dân tộc ít người bản địa,
các dân tộc thiểu số từ Trường Sơn - Tây Nguyên xuống, từ các tỉnh miền núi
phía Bắc vào, một số ít người từ các nước khác đến, nhưng chủ yếu là địa bàn
của người Kinh, người Hoa, người Khmer, người Chăm.
Về mặt địa lý, nhìn từ Bắc vào Nam, Đông Nam Bộ giáp cực Nam
Trung Bộ từ tỉnh Ninh Thuận, giáp Trường Sơn - Tây Nguyên từ các tỉnh
Lâm Đồng, Đắk Nông; có đường biên giới trên đất liền với Campuchia
từ Bình Phước tới Hà Tiên; có đường bờ biển trải dài từ Ninh Thuận
tới đất mũi Cà Mau (Biển Đông) và từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên
(biển Tây - vịnh Thái Lan). Nằm ở ngã ba đường giao thông quốc tế, Nam Bộ
có vị trí địa - kinh tế, địa - chính trị cực kỳ quan trọng.
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
6 I
Với tư cách một vùng đất giàu trầm tích văn hóa, đa dạng tộc người, đa
tôn giáo, giàu tiềm năng và có vị trí chiến lược trọng yếu, từ lâu Nam Bộ đã
là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và ở nước ngoài,
nhiều hội thảo khoa học về vùng đất này đã được tổ chức, nhiều công trình
khoa học trên các lĩnh vực đã được công bố, nhưng cho đến nay vẫn thiếu một
công trình có tầm vóc, quy mô lớn nghiên cứu toàn diện, liên ngành để có cái
nhìn toàn cảnh, sâu sắc, nhiều chiều cạnh về vùng đất phương Nam này.
Để đáp ứng yêu cầu đó, chương trình nghiên cứu tổng thể về vùng đất
Nam Bộ dưới dạng một đề án khoa học cấp nhà nước do GS. Phan Huy Lê làm
chủ nhiệm, gồm 11 đề tài khoa học đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cho
phép triển khai từ năm 2008. Từ những đề tài khoa học nghiên cứu cơ bản này,
Ban Chủ nhiệm đề án đã tổ hợp lại thành báo cáo tổng quan Quá trình hình
thành và phát triển vùng đất Nam Bộ. Sau 4 năm nghiên cứu, toàn bộ đề án đã
được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu và đánh giá đây là chương trình
khoa học - công nghệ xuất sắc năm 2011.
Mặc dù công trình được đánh giá cao, nhưng khi xuất bản thành sách, các
tác giả phải tiếp tục bổ sung, sửa chữa, chỉnh lý trong vòng hơn 3 năm - đến
giữa năm 2015 mới chuyển giao bản thảo cho Nhà xuất bản. Sau khi tiếp nhận
bản thảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã huy động một đội ngũ
đông đảo biên tập viên, họa sĩ, nhân viên kỹ thuật, tổ chức biên tập, đọc duyệt,
thiết kế makét, trình bày trong hơn một năm để công trình khoa học lớn này
lần đầu tiên đến tay bạn đọc vào cuối năm 2016 đầu năm 2017.
Đây là một công trình khoa học nghiên cứu công phu, nghiêm túc, được
tiến hành bởi đội ngũ các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong
đó Ban Chủ nhiệm đề án và chủ biên của từng đề tài là các chuyên gia hàng
đầu trong từng giai đoạn lịch sử cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu. Tuy
vậy, ở một vài chương trong bộ tổng quan hoặc từng đề tài, chất lượng nghiên
cứu và hàm lượng khoa học không giống nhau, có chương, có tập chưa được
như kỳ vọng hoặc yêu cầu nghiên cứu đặt ra.
Tất nhiên mỗi đề tài khoa học là công trình độc lập, nhưng khi đặt trong
một chỉnh thể thì có đề tài không tránh được sơ lược, dàn trải; có đề tài có một
số nội dung đã được trình bày ở các đề tài khác. Vì vậy, Nhà xuất bản đã thống
nhất với chủ biên đề nghị các tác giả bổ sung, nâng cấp hoặc cắt bỏ những
trùng lặp để bộ sách tuân thủ nghiêm ngặt sự thống nhất trong chỉnh thể.
Bộ sách về vùng đất Nam Bộ gồm bộ tổng quan, rút gọn: Vùng đất Nam
Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, 2 tập và một bộ chuyên khảo sâu gồm
10 tập, nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương
Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết
chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế.
Khi triển khai nghiên cứu, tên đề án và tên từng đề tài khoa học rất cụ thể
và thường khá dài, nhưng khi xuất bản, Nhà xuất bản đã trao đổi với chủ biên
thống nhất bộ sách có tên chung là Vùng đất Nam Bộ.
Riêng bộ tổng quan Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển,
ngoài Chương mở đầu và Chương kết có 10 chương nội dung, được kết cấu
hoàn chỉnh. Nhưng với dung lượng 1.500 trang sách rất khó dung nạp trong một
cuốn sách, cho nên chúng tôi chia thành hai tập: tập I gồm Chương mở đầu và
sáu chương nội dung, tập II gồm bốn chương nội dung và Chương kết.
Riêng Chương kết, các tác giả dành mục cuối cùng để trình bày đề xuất,
kiến nghị của Ban Chủ nhiệm đề án với Đảng, Nhà nước và các cơ quan lãnh
đạo, quản lý, chúng tôi tách ra làm thành phần Phụ lục đặt ở cuối sách.
Như vậy kết quả nghiên cứu của đề án được công bố thành các cuốn sách
sau đây:
- Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, gồm 2 tập,
GS. Phan Huy Lê chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập I: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái,
TS. Trương Thị Kim Chuyên chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập II: Từ cội nguồn đến thế kỷ VII, GS. TSKH. Vũ
Minh Giang - Nguyễn Việt đồng tác giả.
- Vùng đất Nam Bộ, tập III: Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, GS. TS. Nguyễn
Văn Kim chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập IV: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX,
GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập V: Từ năm 1859 đến năm 1945, PGS. TS. Đoàn
Minh Huấn - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà đồng chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập VI: Từ năm 1945 đến năm 2010, PGS. TS. Trần
Đức Cường chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập VII: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt
văn hóa, GS. TS. Ngô Văn Lệ chủ biên.
LỜI NHÀ XUẤT BẢN 7
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
8 I
- Vùng đất Nam Bộ, tập VIII: Thiết chế quản lý xã hội, PGS. TS. Vũ Văn
Quân chủ biên.
-VùngđấtNamBộ,tậpIX:Tộcngườivàquanhệtộcngười,TS.VõCôngNguyện
chủ biên.
- Vùng đất Nam Bộ, tập X: Tiến trình hội nhập khu vực và thế giới,
PGS. TS. Võ Văn Sen chủ biên.
Về mặt xuất bản, bộ sách được biên tập, thiết kế, trình bày thống nhất
trong từng tập và trong cả bộ sách, được in ấn đẹp, trang trọng.
Xuất bản bộ sách này chúng tôi hy vọng cung cấp cho bạn đọc, các nhà
nghiên cứu, học viên, sinh viên các học viện, nhà trường và các nhà lãnh đạo,
quản lý, các địa phương, đơn vị một khối lượng tri thức lớn, khá đầy đủ, toàn
diện và chân xác về vùng đất Nam Bộ, phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu
và hoạch định chính sách ở khu vực trọng yếu, năng động này của đất nước.
Bộ sách cũng cung cấp cơ sở lịch sử - pháp lý vững chắc phục vụ cuộc
đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng biên giới hòa bình,
hữu nghị.
Các tác giả và Nhà xuất bản đã nỗ lực rất cao trong nghiên cứu, biên soạn
và biên tập - xuất bản, nhưng với khối lượng công việc đồ sộ, bộ sách khó
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được bạn đọc góp ý, phê bình.
Xin trân trọng giới thiệu bộ sách quý cùng bạn đọc.
Tháng 4 năm 2017
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
LỜI GIỚI THIỆU
Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ là một đề án
khoa học xã hội cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì,
được thực hiện trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2010 và nghiệm
thu vào cuối năm 2011. Đề án gồm 11 đề tài:
1- Điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái tác động đến tiến
trình lịch sử và đặc trưng văn hóa vùng đất Nam Bộ do TS. Trương Thị
Kim Chuyên, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm.
2- Nam Bộ từ cội nguồn đến thế kỷ VII do GS.TSKH. Vũ Minh
Giang, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà
Nội làm Chủ nhiệm.
3- Nam Bộ từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI do PGS.TS. Nguyễn Văn
Kim, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội làm Chủ nhiệm.
4- Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX: Quá trình khai phá và xác
lập chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ do GS.TS. Nguyễn
Quang Ngọc, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc
gia Hà Nội làm Chủ nhiệm.
5- Nam Bộ từ khi Pháp xâm lược Việt Nam đến năm 1945 do
PGS.TS. Đoàn Minh Huấn, Học viện Chính trị hành chính khu vực I
làm Chủ nhiệm.
6- Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 2010 do PGS.TS. Trần Đức Cường,
Viện Sử học Việt Nam làm Chủ nhiệm.
7- Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của cư dân
Nam Bộ do GS.TS. Ngô Văn Lệ, Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm.
9
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
10 I
8- Đặc trưng thiết chế quản lý xã hội ở Nam Bộ do PGS.TS. Vũ Văn
Quân, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội làm Chủ nhiệm.
9- Tộc người và quan hệ tộc người ở Nam Bộ - lịch sử và hiện trạng
do TS. Võ Công Nguyện, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ làm
Chủ nhiệm.
10- Nam Bộ trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt
Nam do PGS.TS. Võ Văn Sen, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm.
11- Nghiên cứu giải pháp nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân
về lịch sử vùng đất Nam Bộ do PGS.TS. Phan Xuân Biên, Viện Nghiên
cứu xã hội, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
làm Chủ nhiệm.
Toàn bộ kết quả nghiên cứu của các đề tài được tổng hợp trong một
công trình mang tên Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam
Bộ do GS. Phan Huy Lê, Chủ nhiệm đề án, làm Chủ biên.
Công trình có một số đề tài nghiên cứu về quá trình lịch sử, nhưng
không đơn thuần là lịch sử Nam Bộ. Cùng với các lớp cắt lịch đại theo
tiến trình lịch sử, còn có những nghiên cứu trên một số lĩnh vực cơ
bản về điều kiện tự nhiên, quan hệ tộc người, thiết chế quản lý xã hội,
đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, về quá trình xác lập chủ quyền
của quốc gia Đại Việt... Trong một số đề tài lịch sử cũng có những yêu
cầu làm sáng tỏ một số nội dung quan trọng như đề tài số 2 với yêu cầu
nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, đề tài số 4 có yêu
cầu nghiên cứu sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam
Bộ. Đặc biệt từ kết quả nghiên cứu, đề án xác lập một nhận thức mới
coi lịch sử vùng đất Nam Bộ không phải bắt đầu khi người Việt vào khai
phá từ thế kỷ XVII mà phải ngược lên quá khứ xa xưa từ khi con người
xuất hiện trên vùng đất phương Nam này.
Vùng đất Nam Bộ đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ lâu dưới
góc độ của nhiều chuyên ngành từ địa chất, địa lý đến khảo cổ học, dân
tộc học, nhân học, xã hội học, kinh tế học, văn hóa học và sử học. Đề
án một mặt tổng hợp các kết quả nghiên cứu đó, mặt khác nghiên cứu
thêm một số nội dung cần thiết nhằm tạo ra một nhận thức tổng hợp về
11
toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của vùng đất phương Nam
này. Đó là cơ sở khoa học để hiểu biết và lý giải những nét độc đáo của
không gian lịch sử văn hóa vùng đất Nam Bộ với những trầm tích của
nhiều thời kỳ lịch sử, những biến đổi trong cấu trúc tộc người, vai trò và
cống hiến của các lớp cư dân - tộc người đã từng sinh sống trên vùng đất
này, những đặc trưng về văn hóa, phong cách, lối sống của con người
Nam Bộ, quá trình hội nhập của vùng đất Nam Bộ vào lãnh thổ của
nước Đại Việt từ thế kỷ XVII-XVIII cho đến cuộc đấu tranh bảo vệ chủ
quyền và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đến ngày nay.
Tham gia đề án có hơn một trăm nhà khoa học thuộc một số viện
của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam) và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, một số
khoa và viện của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Các nhà khoa học
tham gia dưới nhiều phương thức như trực tiếp biên soạn, nghiên cứu
chuyên đề, điều tra khảo sát điền dã, tham luận trong các hội thảo khoa
học. Trong quá trình chuẩn bị xây dựng đề án, Bộ Khoa học và Công
nghệ đã phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức ba hội
thảo khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ: Văn
hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam (năm 2004), Vùng đất Nam Bộ cho
đến cuối thế kỷ XIX (năm 2006), Nam Bộ thời cận đại (năm 2008). Trong
quá trình triển khai đề án, Ban chủ nhiệm đề án cùng chủ nhiệm các đề
tài còn tổ chức một số hội thảo trao đổi về lịch sử nghiên cứu, phương
pháp tiếp cận và một số nội dung cơ bản của đề án như tiến trình lịch sử
xã hội, bản sắc văn hóa xã hội. Các bài tham luận trong những hội thảo
này đã được Nhà xuất bản Thế giới biên tập và in thành sáu tập kỷ yếu1
.
Kết quả nghiên cứu của Đề án được Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia Sự thật biên tập rất công phu và công bố thành một bộ sách mang
tên chung Vùng đất Nam Bộ gồm 11 tập sách. Riêng tập Tổng quan là
1. Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, 2008; Lịch sử nghiên cứu và phương
pháp tiếp cận, 2008; Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX,
2009; Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, 2009; Mấy vấn đề tiến
trình lịch sử xã hội, 2011; Mấy vấn đề bản sắc văn hóa xã hội, 2011.
LỜI GIỚI THIỆU 11
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
12 I
Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển dày đến 1.500
trang chia làm hai tập. So với nội dung của các đề tài có yêu cầu thống
nhất lại tên từng tập và sắp xếp lại một số nội dung để tránh trùng lặp.
Cách phân tập và bố cục này đã được nói rõ trong Lời Nhà xuất bản.
Tập thể các tác giả đã rất cố gắng hoàn thành công trình nghiên cứu
nhưng trước một đối tượng nghiên cứu rộng lớn, bao quát nhiều nội
dung phong phú, trong đó có những vấn đề mới đang nghiên cứu và
thảo luận nên khó tránh khỏi sơ suất. Rất mong nhận được sự quan tâm
và đóng góp ý kiến của bạn đọc. Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành đến Bộ Khoa học và Công nghệ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho việc triển khai đề án, cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự
thật đã dày công biên tập và xuất bản toàn bộ công trình khoa học này.
Hà Nội, mùa Hè năm 2016
GS. Phan Huy Lê
13
MỞ ĐẦU
Nam Bộ bao gồm 19 tỉnh, thành phố, trong đó có cực tăng trưởng kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh, hai vùng kinh tế trọng điểm quan trọng của
cả nước là Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng kinh tế trọng điểm
Đồng bằng sông Cửu Long. Nam Bộ tiếp giáp với Nam Trung Bộ và địa bàn
chiếnlượcTâyNguyên,cóbiêngiớitiếpgiápCampuchia,biểnĐôngvàvịnh
Thái Lan. Vị trí địa lý này là những điều kiện tiền đề quan trọng cho mối liên
hệ mở, tiếp cận và kết nối cả trên đất liền và trên biển với các nước trong
khu vực. Hệ thống sông Cửu Long và các sông vùng Đông Nam Bộ gắn kết
NamBộvớikhuvựctiểuvùngsôngMékong,liênquanmậtthiếtđến5nước:
Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc.
Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và con người
Nam Bộ luôn là chủ đề quan tâm trong các nghiên cứu liên ngành và
hướng đến phát triển bền vững. Mối quan hệ này lại càng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử của vùng và trong bối cảnh
biến đổi khí hậu hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu đó, việc tìm hiểu, phân tích tác động của
các yếu tố tự nhiên đến các chủ thể trong tiến trình lịch sử Nam Bộ
có ý nghĩa rất lớn, cung cấp một cách nhìn khách quan nhằm:
Thứ nhất là, giải thích được vai trò, cách thức và mức độ của điều
kiện địa lý tự nhiên và môi trường sinh thái1
trong những bối cảnh cụ
thể, tác động đến các hoạt động, các hành động có liên quan đến văn
hóa (hiểu theo nghĩa rộng) của các chủ thể (bao gồm nhà cầm quyền,
cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp...) trong tiến trình lịch sử.
Thứ hai là, nhận diện được các đặc trưng, thuộc tính, bối cảnh gắn liền
với vị thế, chức năng, quyền lực, năng lực, đặc điểm của các chủ thể này.
1. Hiểu theo nghĩa rộng gồm cả vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên và môi trường sinh thái.
13
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
14
Thứ ba là, từ những phân tích hành động cụ thể và tác động của các
chủ thể trên, thấy được vai trò của tự nhiên, vai trò và sự chuyển đổi
của các chủ thể qua các giai đoạn lịch sử, mối quan hệ tương tác của các
chủ thể, đặc biệt là các chủ thể chính trong việc khai thác, sử dụng tài
nguyên và hình thành các đặc trưng văn hóa.
Thứ tư là, không chỉ là nhìn lại lịch sử phát triển của các yếu tố tự
nhiên qua các giai đoạn, vai trò của nó trong tiến trình lịch sử và đặc
trưng văn hóa mà còn gợi ý, đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về vai trò,
hành động, sự tương tác, mối quan hệ của các chủ thể, từng bước tiến
đến nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó của một số chủ thể trong
việc sử dụng các yếu tố tự nhiên trong tương lai, đặc biệt trước những
nguy cơ của biến đổi khí hậu và hướng đến phát triển bền vững.
Cụ thể, trong từng giai đoạn lịch sử, sẽ nhận diện điều kiện tự nhiên
đã tác động đến các chủ thể như thế nào. Trong mối quan hệ đó, điều
kiện tự nhiên có khi đóng vai trò rất quyết định, như một yếu tố, lực
lượng duy nhất định hình các hoạt động của con người, của các chủ thể.
Trong một số bối cảnh khác, các yếu tố tự nhiên có thể chỉ là nền tảng
ban đầu, gợi mở một số hướng sử dụng và khai thác, hoặc chỉ là một
trong những căn cứ đầu vào cho các hành động của các chủ thể, chẳng
hạn như xây dựng chính sách của nhà cầm quyền.
Trên nền tảng những điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái cụ
thể, việc nghiên cứu hành động của nhiều chủ thể qua các giai đoạn lịch sử
khác nhau, gắn liền với bối cảnh khách quan và các thuộc tính chủ quan
của họ, sẽ giúp ta lý giải và có cách tiếp cận khách quan trong nhận diện
những thay đổi của cảnh quan môi trường, thay vì chỉ phân tích những tác
động chung của tự nhiên đến con người một cách chung chung, hoặc dưới
góc nhìn duy lý của chỉ riêng một chủ thể, một tổ chức hay của Nhà nước.
Việc phân tích các chủ thể, sự tương tác và mối quan hệ, động thái
quyền lực giữa các chủ thể, có liên quan đến quản trị và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, từ đó có các cách tiếp cận hướng đến việc kiến tạo
hành động môi trường của một số chủ thể, góp phần bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững hiện nay và trong tương lai.
Công trình nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận xem tài nguyên như điều
kiện ban đầu, nền tảng, chất liệu; xem các chủ thể như là những tác nhân
15
thực hiện các hành động và xem các cảnh quan kinh tế, văn hóa (hay cảnh
quan từ việc sử dụng tự nhiên) là các kết quả đầu ra của các hành động đó.
Cách tiếp cận này cũng nhìn nhận và lý giải hoạt động sử dụng tự
nhiên và đầu ra không gian của nó như là tiến trình của sự tương tác,
không chỉ của các chủ thể mà còn là của các không gian ở cấp độ, phạm
vi khác nhau. Ví dụ, tầm quan trọng và ảnh hưởng của các chính sách,
các quy định của nhà cầm quyền, các hoạt động của doanh nghiệp có
thể có tác dụng trong phạm vi một tỉnh, một vùng hay cả một khu vực.
Sự cần thiết phải lưu tâm với việc phân tích liên cấp độ cho phép thấy
được sự phức tạp của tiến trình tương tác giữa các chủ thể ở các phạm
vi cấp độ khác nhau và qua các giai đoạn khác nhau.
Cách tiếp cận này cũng giúp gợi mở thêm những nhân tố, ngoài yếu tố
tự nhiên, có liên quan đến sự phát triển của vùng đất. Cụ thể, vị trí địa lý
hayvịthếcủavùng,vềbảnchấtđượcxemnhưlànềntảng,phôngmàn,chất
liệu ban đầu trong quá trình phát triển của vùng. Trên cơ sở “tài nguyên vị
thế”này,cácchủsởhữu,cácchủthểquyềnlựcnhấttrongvàngoàivùng,tùy
theo những nhận định của họ về tài nguyên này, đã, đang và sẽ có các quyết
định hành động khác nhau trong các giai đoạn khác nhau.
Cách tiếp cận này cũng không đi theo học thuyết cho rằng con người
có thể thay đổi tất cả. Chúng tôi đồng ý với Jared Diamond, người đã
vận dụng quyết định luận môi trường và nhiều cách tiếp cận hiện đại1
.
Theo đó có năm nguyên nhân chính tác động đến tình trạng phân hóa
hoặc diệt vong của các xã hội khác nhau, bao gồm: tổn hại môi trường;
thay đổi khí hậu, thời tiết; quan hệ giữa quốc gia đó và các quốc gia thù
địch; quan hệ với những quốc gia láng giềng thân cận; cách đối phó của
tập thể về mặt chính trị, kinh tế, xã hội trước những khó khăn xảy ra.
Sử dụng cách tiếp cận liên ngành, kết hợp với các dữ liệu về địa chất,
khảo cổ học, địa lý học, sử học và các ngành khoa học khác, nghiên
cứu này nhằm đảm bảo mô tả, phân tích được bức tranh toàn cảnh về
vai trò của các yếu tố tự nhiên trong tiến trình lịch sử và đặc trưng văn
hóa. Tuy nhiên, trong điều kiện dữ liệu về vùng Nam Bộ còn rất nhiều
khoảng trống cả về thời gian và không gian, sự thiếu vắng của những dữ
liệu cụ thể gây khó khăn cho việc phục dựng lại một cách hoàn chỉnh
1. Diamond, J., (Hà Trần dịch): Sụp đổ - Các xã hội đã thất bại hay thành công
như thế nào?, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2007.
MỞ ĐẦU
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
16
và chi tiết bức tranh về vai trò của môi trường tự nhiên trong tiến trình
lịch sử và đặc trưng văn hóa. Ngoài ra, do việc tồn tại các mối quan hệ
đan xen, chồng chéo lên nhau giữa các chủ thể với các yếu tố tự nhiên và
giữa các chủ thể với nhau trong sự tương tác với tự nhiên, nên không dễ
dàng tìm kiếm được sự xuyên suốt, thống nhất và đồng thuận cao giữa
các dữ liệu hay giữa các giải thích, lập luận ở một vài giai đoạn lịch sử.
Trong chừng mực nào đó, các lý giải có thể còn bị chi phối bởi các giả
định, các ý kiến chủ quan. Tuy nhiên, nghiên cứu đã cố gắng trình bày
và hệ thống hóa các dữ liệu và quan điểm, các cách lý giải khác nhau,
góp phần tiếp cận được vấn đề từ nhiều góc độ.
Do phụ thuộc vào sự sẵn có của dữ liệu thứ cấp, phạm vi phân tích
của nghiên cứu này có thể thay đổi từ cấp độ cả vùng Nam Bộ, Tây Nam
Bộ, Đông Nam Bộ hay chỉ một tỉnh, đảo, một vùng dự án cụ thể. Việc
phân tích nhằm để minh họa rõ nét hơn vai trò của tự nhiên, vai trò của
các chủ thể trong bối cảnh không gian và thời gian cụ thể. Do đó, tùy
theo từng thời kỳ và lĩnh vực cụ thể, có thể thiếu những phân tích mang
tính bao quát, khái quát cho cả vùng rộng lớn.
Cuốn sách này tập trung vào ba nội dung chính sau đây:
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển các yếu tố tự nhiên
của vùng Nam Bộ.
Chương II: Tác động của điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh
thái đến tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ.
Chương III: Nam Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Nền tảng ban đầu của cuốn sách này là kết quả của đề tài nhánh “Điều
kiện tự nhiên, môi trường sinh thái tác động đến tiến trình lịch sử và đặc
trưng văn hóa vùng Nam Bộ” trong đề án khoa học xã hội cấp nhà nước
“Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ”. Do đó, chúng tôi
đánh giá cao và chân thành cảm ơn sự đóng góp trí tuệ của các cộng tác
viên cùng tham gia thực hiện các chuyên đề của đề tài. Ngoài ra, nhóm
tư vấn, bao gồm: TSKH. Phan Liêu, TS. Nguyễn Thị Hậu, TS. Ngô Thanh
Loan, TS. Phạm Gia Trân, ThS. Bàng Anh Tuấn, đã đóng góp rất nhiều ý
kiến trong quá trình xây dựng đề cương và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến GS. Phan Huy
Lê, Chủ nhiệm đề án, và PGS. TS. Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, đã chỉ đạo, tư vấn về mặt khoa học và tạo mọi điều kiện để thực
hiện đề tài và xuất bản cuốn sách này.
17
Chương I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN
CỦA VÙNG NAM BỘ
I- VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN TOÀN CẦU
Nam Bộ là vùng lãnh thổ phía Nam của nước ta và theo ranh giới
hành chính mới nhất thì đây là địa bàn gồm 19 tỉnh, thành phố: Bình
Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành
phố Hồ Chí Minh thuộc miền Đông Nam Bộ; Long An, Tiền Giang,
Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần
Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau thuộc miền Tây Nam Bộ
hay còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long, với tổng diện tích là 64.162,8
ngàn hécta1
. Trên thực tế, Nam Bộ là tên gọi mang hàm ý không gian
hành chính (ngay từ thuở ban đầu) hơn là xuất phát từ một khái niệm
địa lý tự nhiên. Vì lẽ đó, ranh giới Nam Bộ khá biến động theo thời gian,
theo sự phân chia của các hệ thống kinh tế - chính trị khác nhau. Về
mặt lịch sử, thì những người dân Việt di cư nhiều vào thời gian từ trước
thế kỷ XVII đã đặt nền móng để hòa nhập vùng đất này vào Đất Việt.
Tiếp đến, trong thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn là những người có công
khẳng định cương vực nước ta tới vùng đất Nam Bộ ngày nay. Năm
1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào
1. Xem Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê năm 2013, Nxb. Thống kê, Hà
Nội, 2014, tr.63.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
18 I
kinh lược vùng đất này và chính thức thiết lập một hệ thống hành chính
thống nhất trong bộ máy cai trị chung cả nước.
Vào lúc đó, ranh giới địa lý toàn vẹn cho Nam Bộ có lẽ cũng khó xác
định bởi còn có những cuộc sáp nhập đất đai muộn hơn. Về địa danh,
năm 1744, Chúa Nguyễn Phúc Khoát tổ chức lại bộ máy hành chính ở
Nam Bộ lúc ấy gồm ba dinh là Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ và trấn
Hà Tiên. Dưới thời Vua Minh Mạng năm 1832, vùng này được chia
thành sáu tỉnh (nên có tên gọi là Nam Kỳ lục tỉnh hay Lục tỉnh).
Những hình ảnh đầu tiên cho ta nhận biết rõ nhất về không gian
vùng Nam Bộ, tuy vẫn còn sơ lược, là từ những bản đồ do người Pháp,
người Anh thực hiện. Qua đó, phạm vi Nam Kỳ vào năm 1872 là nhỏ
hẹp hơn ở phần phía đông so với phạm vi hành chính Nam Bộ hiện
nay. Vào thời điểm đó thì phần Trung Kỳ (An Nam) lấn sâu tới phạm vi
Xuyên Mộc, Định Quán, Bình Phước hiện nay. Còn ở phía tây thì Nam
Kỳ lấn sâu về phía bắc kênh Vĩnh Tế.
Một số nghiên cứu trước đây về lĩnh vực tự nhiên, như Phân chia
địa tầng N-Q và nghiên cứu cấu trúc địa chất đồng bằng Nam Bộ1
thì lấy
vùng đồng bằng Nam Bộ giới hạn giữa các tọa độ 80
25’30”- 120
09’34” vĩ
độ Bắc; 1030
22’55” - 1070
00’00” kinh độ Đông, có tính chất phân chia
theo mảnh bản đồ. Trong khi đó, những tư liệu về môi trường cổ địa lý,
nhân sinh cho thấy thế giới tự nhiên ở vùng Nam bán đảo Đông Dương
và vùng Đông Nam Á rất biến động theo thời gian cũng như theo không
gian. Như vậy sẽ là không thỏa đáng nếu chúng ta xác định một lằn ranh
cố định, như phạm vi thuộc 19 tỉnh, thành đã nêu, cho tất cả lĩnh vực
nghiên cứu (tự nhiên và xã hội) vốn có những quy luật phát triển riêng.
Trong cuốn sách này, không gian phân bố các đặc trưng môi trường tự
nhiên được đề cập tới sẽ được trình bày trong một không gian ước định,
rộng hơn, gồm vùng châu thổ sông Mékong và vùng thềm cổ - đồi núi
thấp trên dưới 200 mét kéo dài qua địa bàn các tỉnh Long An, Tây Ninh,
1. Nguyễn Huy Dũng (chủ biên): Phân chia địa tầng N-Q và nghiên cứu cấu trúc
địa chất đồng bằng Nam Bộ, 2004. Lưu trữ tại Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 19
Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các đặc trưng
này sẽ còn được đề cập trong không gian địa lý rộng hơn của vùng bán
đảo Đông Dương và Đông Nam Á nhằm làm rõ các mối liên kết đặc thù.
Về thời gian lịch sử phát triển, các đặc trưng tự nhiên sẽ được đề cập chủ
yếu từ đỉnh điểm băng hà cuối cùng cho tới nay.
Sự sống trên trái đất đã có quá trình tiến hóa lâu dài, trải qua nhiều
thời kỳ, nhiều biến cố để trở nên thế giới đa dạng như ngày hôm nay.
Trong tiến trình đó, mỗi cấu thành tự nhiên, gồm vô cơ và hữu cơ, cùng
phát triển không ngừng với những tốc độ, quy mô nhanh chậm khác
nhau tuân theo các quy luật riêng. Sự vận động này được khái quát trên
biểu đồ dưới đây (hình 1):
Hình 1: Sự vận động các cấu thành tự nhiên theo quy mô
khác nhau về thời gian và không gian
Nguồn:DelcourtH.R.,DelcourtP.A.:QuaternaryEcology:Apaleoecological
perspective, Chapman & Hall, 1991.
Theo dòng thời gian, môi trường tự nhiên trên trái đất đã trải qua
rất nhiều thay đổi, đáng lưu ý trong giai đoạn Đệ tứ, khoảng hai triệu
năm trở lại đây, là giai đoạn quan trọng trong lịch sử sự sống trên trái
đất với sự xuất hiện của con người, vốn tiến hóa từ một loài vượn người.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
20 I
Hình 2: Bằng chứng biến đổi khí hậu, các giai đoạn băng hà,
không gian băng hà và những thay đổi tương ứng về nhiệt độ,
bức xạ
Nguồn: Delcourt H.R., Delcourt P.A.: Quaternary Ecology: A paleoecological
perspective, Chapman & Hall, 1991.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 21
Cảnh quan chung trong giai đoạn này được đánh giá là khá ổn định,
về cơ bản là gần giống với hiện tại. Nhưng những nghiên cứu gần đây
cho chúng ta nhiều thông tin rất mới mẻ về sự phát triển tự nhiên khá
sôi động trong thời gian tuy rất ngắn này so với lịch sử trái đất. Đó là
xen kẽ những giai đoạn băng hà khô lạnh dài hàng chục ngàn năm và
những giai đoạn khí hậu nóng ẩm được cho là có liên quan tới những
vận động thiên văn do Milankovich phát hiện đầu tiên, theo chu kỳ dài
19, 23, 41, 100 và 413 ngàn năm, đã ảnh hưởng lớn tới môi trường tự
nhiên trên bề mặt trái đất1
. Vào giai đoạn băng hà phát triển, do lượng
nước bị đông thành băng vĩnh cửu làm giảm lượng nước tuần hoàn về
đại dương mà thể tích nước đại dương giảm đi nên mực nước biển bị hạ
thấp, có thể vài trăm mét so với mực nước hiện tại (hình 3). Vì lẽ đó, cả
phần thềm lục địa hiện tại trên cả địa cầu đã phơi ra ngoài không khí,
nhiều vùng biển nông bị thu hẹp lại, hoặc khô cạn, như vịnh Thái Lan
đã là bình nguyên khi mà mực nước biển vào 20 ngàn năm trước thấp
hơn hiện nay tới khoảng 120 mét.
Khi phông nhiệt độ toàn cầu tăng làm tăng tan chảy thể tích khối
băng vĩnh cửu, lượng nước đổ về đại dương tăng lên làm mực nước đại
dương dâng lên. Mực nước thay đổi, dâng lên hoặc hạ xuống, và đường
bờ biển cũng dịch chuyển tương ứng theo, hay là các giai đoạn biển tiến,
biển thoái có tính toàn cầu. Nhưng khi mực nước đại dương ít thay đổi,
tùy theo cấu tạo địa chất địa phương mà còn gây ra diễn biến mực nước
dâng - hạ cục bộ. Có thời gian, biển đã lấn trên châu thổ Mékong tới gần
thành phố Phnom Penh hiện nay. Thay đổi khí hậu (hình 2) tác động rất
lớn tới sinh quyển, sự phân bố và tiến hóa các sinh vật trên cạn và dưới
nước, sinh vật chịu khô hay ưa nước... Vì lý do đó đã diễn ra những đợt
di cư rất lớn của các tập đoàn sinh vật theo phạm vi co dãn các đới khí
hậu và mực nước, đường bờ biển.
1. Xem Smith D.G.: Milankovich cyclicity and the stratigraphic record - a
review, Terra nova, 1989, vol. 1, No 5, p. 402-404.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
22 I
Sự tan băng nhanh làm thay đổi trường trọng lực trên vỏ trái đất
còn gây hiệu ứng xiphôn kéo theo các dịch chuyển nâng - hạ trên các
mảng địa chất giữa các vùng vĩ độ thấp (như vùng Đông Nam Á) và vĩ
độ cao1
và thay đổi địa hình - địa mạo có quy mô lớn đều có liên quan
tới tốc độ tan chảy băng hà2
.
Hình 3: Gia tăng mực nước biển ở một số khu vực trên thế giới
từ sau băng hà cuối Pleistocen
Nguồn: www.thefreedictionary.com
1. Grossman E.E., Fletcher III C.H., Richmond. B.M.: The Holocene sea-level
highstand in the equatorial Pacific: Analysis of the insular paleosea-level database,
Coral Reefs, 1998, vol.17, p.309-327.
2. Quidelleur X., Hildenbrand A., Samper A.: Causal link between Quaternary
paleoclimatic changes and volcanic islands evolution, Geophys, Res. Lett, 2008,
vol.35, L02303. doi: 10.1029/2007GL031849.
Ngàn năm về trước
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 23
Khu vực Nam Bộ trải dài trên vùng hạ du và châu thổ của hai hệ
thống sông Sài Gòn - Đồng Nai và Mékong, vì vậy, đặc trưng môi trường
tự nhiên ở đây và sự phát triển của nó đều gắn liền ít nhiều với lịch sử
các con sông này và cả trong mối liên kết thống nhất trong không gian
địa lý rộng hơn của vùng bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á. Về thời
gian, các đặc trưng tự nhiên sẽ được đề cập chủ yếu từ đỉnh điểm băng
hà cuối cùng cho tới nay.
II- ĐỊA CHẤT
1. Địa chất khu vực
Vùng nghiên cứu là một bộ phận của vỏ lục địa Đông Nam Á, có
bề dày thay đổi trên 30 km và mỏng dần còn 25-30 km ở dưới thềm lục
địa1
. Những hoạt động tạo sơn ở bán đảo Đông Dương, sự hình thành
biển Đông và vùng đất liền lân cận là hậu quả vận động của mảng kiến
tạo Ấn Độ với mảng Á - Âu cùng vi mảng Phillípin. Sự vận động nghịch
nhau giữa các mảng kiến tạo đã gây dập vỡ và hình thành các khối và
bị tách rời bởi các phay kiến tạo lớn. Trong đó, do ảnh hưởng chi phối
trường ứng suất tạo bởi sự vận động của mảng kiến tạo Ấn Độ vào
mảng Á - Âu2
mà các phay kiến tạo, địa hào, địa lũy lớn đều có hướng
phát triển là tây bắc - đông nam (hình 4).
Địa hình hiện tại cơ bản đã được ổn định từ cuối đại Trung Sinh
(Mezozoi) sau khi biển Đông được hình thành do sự tách dãn, kéo trượt
các khối, dưới tác động ảnh hưởng di chuyển của vi mảng Ấn Độ ép vào
mảng lục địa Á - Âu. Các vận động này đã tạo nên các đới tách trượt
và dãn, hay là các địa hình võng thấp cục bộ, mà theo đó đã phát triển
các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Mékong, sông Chao Praya,
1. Xem Phan Văn Quýnh, Vũ Ngọc Hải, Nguyễn Nghiêm Minh, Võ Năng Lạc,
Văn Đức Chương: Tiến hóa vỏ lục địa Việt Nam và sinh khoáng, tạp chí Các khoa
học về trái đất, số 3, 1986, tr.97-103.
2. Xem Huchon P., Le Pichon X., Rangin C.: Indochina Peninsula and the
collision of India and Eurasia, Geology, 1994, vol. 22, p. 27-30.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
24 I
sông Irrawady. Các sông này đều bắt nguồn từ sườn phía đông nam của
cao nguyên Tây Tạng, có nóc nhà thế giới - đỉnh Himalaya.
Khởi đầu giới Kainozoi, các cấu tạo địa chất nền khu vực Đông
Nam Á và hoạt động kiến tạo chính được Rangin và cộng sự đề cập1
.
Hoạt hóa macma - kiến tạo Kainozoi muộn đã tạo nên đai núi lửa
rìa lục địa bao quanh biển Đông. Những hoạt động kiến tạo này vẫn còn
tiếp diễn, và vì vậy, vùng Đông Nam Á là nơi có nhiều điểm nóng về cấu
trúc địa chất với những cơn địa chấn lớn và phun trào núi lửa xảy ra
thường xuyên. Trong giai đoạn Đệ tứ đã có nhiều loạt phun trào bazan
1. Xem Rangin C., Huchon P., Le Pichon X., Bellon H., Hoe N.D., Lepvrier
C., Roques D., Quynh P.V.: Cenozoic deformation of Central and South Vietnam:
Evidences for superposed tectonic regimes, Tectonophysics, 1993, vol. 251, Issues
1-4, p. 179-196.
Hình 4: Sơ đồ vận động kiến tạo ở châu Á
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 25
lớn ở khu vực nam bán đảo Đông Dương bao gồm ở vùng Hạ Lào, Tây
Nguyên, và phân bố theo trục kéo dài từ Bà Rịa - Xuân Lộc qua Bình
Phước tới Kompong Cham (Campuchia)1
. Các dòng chảy bazan phát
triển theo hướng bao lấy sườn phía bắc của châu thổ Mékong và phân
cắt lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai. Hoạt động này tắt dần và dư âm
còn kéo dài tới ngày nay với bằng chứng là những đợt phun trào quy mô
nhỏ tại Hòn Tro trên vùng biển Phan Thiết.
Ở vùng lân cận lãnh thổ Việt Nam vẫn còn nhiều hoạt động phun
trào, như trên dải Cadamon (Tây Campuchia)2
, với quy mô nhỏ. Nhưng
ở nhiều nơi xa hơn thì đã có những hoạt động phun trào rất mạnh. Kỷ
lục là vụ núi lửa Toba (Sumatra) phun cách nay 73.500 năm tạo ra đám
bụi khí có khối lượng tới 109
tấn, cao 27-37km bao trùm lên khí quyển
đã tạo nên “mùa đông núi lửa” trên phạm vi toàn cầu bởi đám tro bụi
này đã làm giảm bức xạ mặt trời, làm nhiệt độ khí quyển hạ thấp 3-50
C
trong nhiều năm, đã góp phần thúc đẩy khí hậu trái đất đi sớm hơn vào
giai đoạn băng hà3
.
Trong bối cảnh kiến tạo địa chất chung nêu trên thì ở khu vực Nam Bộ
và kề cận đã hình thành những cấu trúc cơ bản, gồm: hai đới tách giãn - lún
chìm chạy theo hướng tây bắc - đông nam, theo trục châu thổ Mékong và
trụcdọcvịnhTháiLantạonênhaibồntrũnglàbồntrũngCửuLongvàbồn
trũng vịnh Thái Lan. Trũng Cửu Long phát triển từ vùng thềm lục địa theo
hướng tây bắc vào sâu trong lãnh thổ Campuchia. Trên thềm lục địa biển
Đông, trũng Cửu Long phát triển lệch về hướng đông4
.
1.Xem:-CarbonnelJ.P: LeQuaternaireCambodgien:Structureetstratigraphie,
ORSTOM, 1972, 252p.
- Phạm Văn Phúc: Mối liên quan giữa các động đất trong những năm vừa qua
tại vùng biển Nam Trung Bộ nước ta với các hoạt động núi lửa tại đây, Tạp chí Khoa
học và Công nghệ biển, số 2, 2008, tr. 52-66.
2. Xem Carbonnel J.P: Le Quaternaire Cambodgien: Structure et stratigraphie,
ORSTOM, 1972, 252p.
3. Xem Rampino M. R., Self S.: Volcanic winter and accelerated glaciation
following the Toba super-eruption, 1992, Nature 359.
4. Le Van Khy: The structure of the Mekong trough, International Geology
Review, 1986, vol. 28, No 1, p. 87-95.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
26 I
Quá trình lắng đọng vật liệu lâu dài trong các bồn trũng này đã tạo
nên các lớp trầm tích bở rời, có nơi dày tới hàng ngàn mét. Tổng bề dày
trầm tích Kainozoi ở phần sâu nhất các bồn trũng Cửu Long và bồn
trũng vịnh Thái Lan cũng tới hơn 7 ngàn mét1
trên nền các cấu trúc
tách giãn - lún chìm đã nêu. Ngoài hai bồn trầm tích Đệ tứ nói trên, các
hoạt động tân kiến tạo và ngoại sinh cũng góp phần hình thành các bồn
trầm tích quy mô nhỏ hơn trong các miền đồi núi uốn nếp, như bồn
trầm tích Tánh Linh trong lưu vực sông La Ngà. Chúng được thể hiện là
những phân bố trầm tích Neogen và Đệ tứ tương đối cô lập giữa các đá
cổ Paleozoi hay Mezozoi trong sơ đồ địa chất (hình 5).
Cấu trúc võng dưới đồng bằng Nam Bộ thể hiện rõ qua tài liệu
khoan địa chất của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, cụ thể là đá
gốc trước Kainozoi được gặp ở độ sâu 167 mét trong lỗ khoan LK816
(Thủ Đức), ở 330 mét trong lỗ khoan LK812 (Nhà Bè) thuộc vùng rìa
châu thổ. Trong khi đó, nhiều lỗ khoan sâu xấp xỉ 500 mét ở vùng trục
châu thổ, như lỗ khoan LK17 (Cần Thơ), LK214a (Vĩnh Long), LK31
(Mỹ Tho) thì đều chưa gặp các đá gốc này.
Đối nghịch với hai cấu trúc tách giãn - lún chìm là cấu trúc nâng,
gồm: uốn nếp - địa lũy nâng dần ở cánh phía bắc của đới Đà Lạt vốn có
vai trò như là khâu nối với địa khối Kon Tum có biên độ nâng tổng quát
tân kiến tạo đạt trên 3 ngàn mét với vòm cao nhất là đỉnh Ngọc Linh2
.
Ở cánh phía nam là phần gờ nâng Khorat - Natuna hình thành do sự
nén ép bởi hai đới tách giãn - lún chìm kể trên. Dấu tích của gờ nâng
Khorat - Natuna là dải núi Cardamon ở phía tây Campuchia và nối tiếp
về phía nam bởi các cụm Bảy Núi, Hòn Chông, Hòn Đất, các đảo ven
biển. Trong đó có các đảo lớn là Phú Quốc, Hòn Sơn, Hòn Khoai.
Vận động tạo sơn tồn dư vào kỷ Đệ tam cùng hoạt động macma đã
tạo nên gờ ngăn cách giữa bồn trầm tích sông Mékong và bồn trầm tích
1. Xem Lê Việt Triều: Các nhân tố chính liên quan đến kiến trúc và chế độ động
lực Kainozoi khu vực biển Đông, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006,
t.XXII, No 2A, tr.107-124.
2. Xem Lê Xuân Hồng, Lê Thị Kim Thoa: Địa mạo bờ biển Việt Nam,
Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2007.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 27
Hình 5: Cấu trúc địa chất Paleogen bán đảo Đông Dương
1- Trầm tích Mz thuộc cao nguyên Corat; 2- Bồn Oligocen-Miocene Thái
Lan; 3- Bồn trung tâm tuổi Mz và Eocene; 4- Thành tạo Paleozoi trung tâm Việt
Nam; 5- Địa khối Kon Tum; 6- Thành tạo Indosini (Mz) thuộc bloc Shan Thai;
7- Trầm tích Neogen và trầm tích không phân chia ở tây Thái Lan và bắc Malaysia;
8- Các đứt gãy chính; 9a- Đứt gãy chưa được phân chia; 9b- Đứt gãy thuận;
10a- Chuyển dịch dạng Strike-slip do chế độ động lực nén cực đại theo hướng
đông tây; 10b- Chế độ giãn theo hướng đông tây; 11a- Đới trượt đầu Đệ tứ;
11b- Đới trượt trước Trias.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
28 I
sông Đồng Nai1
, và làm phân dị móng đá dạng bậc như bàn phím piano
bên dưới châu thổ sông Mékong2
.
Hoạt động tân kiến tạo là những hoạt động nội sinh diễn ra trong
kỷ Đệ tứ tới nay và đã gây sụt lún, thay đổi mực xâm thực dọc theo các
thung lũng sông và để lại các thềm sông có biên độ khác nhau. Theo
Saurin3
, ở khu vực Nam Việt Nam và miền Đông Campuchia có bốn bậc
địa hình chính và sau này được Carbonnel4
đề xuất sắp xếp theo trật tự
tuổi sớm - muộn là:
- Thềm + 100m, tuổi > 650 ngàn năm;
- Thềm + 40m, tuổi muộn sau 650 ngàn năm;
- Thềm + 20m, tuổi (?);
- Thềm +10 đến +2m, tuổi (?).
Các hoạt động nâng - hạ tân kiến tạo còn để lại các dấu vết trên bề
mặt đất, như là loạt đá xâm nhập, phun trào dọc địa hào ở Sré Ambel,
Pailin (Campuchia)5
.
Quá trình kiến sinh vỏ lục địa mới đã tạo nên nền lục địa trong khu
vực Nam biển Đông - vịnh Thái Lan được đặt tên là Sundaland. Theo
Tjia6
, cấu trúc địa chất của Sundaland khá ổn định và có tốc độ nâng
kiến tạo vỏ <0,1mm/năm.
Hoạt động nâng tân kiến tạo tiếp diễn ở cánh Bắc (Đông Nam Bộ
và đông bắc Campuchia) với các loạt phun trào bazan theo khe nứt và
phun trào trung tâm (phun nổ), tạo nên trùm phủ bazan N-Q trên dải
1. Xem Saurin E.: Le substratum de Saigon et la formation du delta du Mêkông,
C.R. Som. Séances Soc Géol, France, 1964, p. 306-308.
2. Xem Carbonnel J.P: Le Quaternaire Cambodgien: Structure et stratigraphie,
ORSTOM, 1972, 252p.
3. Saurin E.: Etudes géologiques sur L’ Indochine du Sud-Est (sud Annam,
Cochinchine, Cambodge oriental), Bull.serv.geol, Indochine, 1935, vol. XXII, 420 p.
4, 5. Carbonnel J.P: Le Quaternaire Cambodgien: Structure et stratigraphie,
ORSTOM, 1972, 252p.
6. Tjia, H.D.: Sea-level changes in the tectonically stable Malay - Thai Peninsula,
Quaternary International, 1996, vol. 31, p. 95-101.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 29
rộng. Các lớp phủ bazan dày vài chục mét tới hơn 100 mét. Các hoạt
động tách giãn - lún chìm liên tục theo địa hào nằm theo trục châu thổ
Mékong đã kéo theo những phun trào bazan này ở vùng miền Đông
Nam Bộ1
. Trong Neogen - Đệ tứ ít nhất đã có sáu loạt phun trào bazan
lớn ở vùng Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ2
. Gần đây nhất đã có bốn
đợt phun trào ngầm dưới đáy biển khu vực Hòn Tro (hình 6) được ghi
nhận vào các năm: 1880-1882, 1923, 1928 và 1978.
Hình 6: Vị trí Hòn Tro ngoài khơi Phan Thiết
1. Fan Pow-Foong: Tectonic patterns and Cenozoic basalts in the western magin
of the South China sea, AAPG, 1994, vol. 78/7, p. 1141-1142.
2. Đỗ Công Dự: Về những kết quả nghiên cứu đá bazan ở miền Nam Việt Nam
qua công tác đo vẽ bản đồ địa chất 1:50.000 và các nghiên cứu khác, Báo cáo tại Hội
nghị Địa chất - Tài nguyên - Môi trường Việt Nam, Liên đoàn Bản đồ Địa chất
miền Nam, 2000.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
30 I
Chỉ trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2006, trên khu vực ven
bờ Nam Bộ đã ghi nhận có tới 27 địa chấn cấp 2,4 - 4,8 độ richter. Với
những hoạt động tân kiến tạo tích cực và phun trào trẻ khá phổ biến
trong khu vực, nên vùng miền Đông Nam Bộ được coi là một trong
những điểm nóng về kiến tạo (hình 7).
Hình 7: Điểm nóng kiến tạo Đông Nam Bộ trên sơ đồ kiến tạo
Phun trào bazan á kiềm giai đoạn muộn (N-Q) đã góp phần làm
bằng phẳng hơn địa hình vốn bị phân dị do hoạt động tạo sơn trước đó
với sự hình thành các dải đồi núi thấp, các bậc thang địa hình lớn có bề
mặt khá thoải và rộng. Các lớp phủ bazan rộng lớn phổ biến ở Di Linh -
Đức Trọng, Xuân Lộc, Lộc Ninh, Kompong Cham. Hoạt động macma ở
cánh phía nam trục châu thổ sông Mékong thì có quy mô nhỏ hơn, với
những dấu hiệu ghi nhận trong địa tầng Mezozoi ở tờ bản đồ địa chất tỷ
Nguồn: Debelmas J., Mascle G.: Les grandes structures géologique, Masson,
1994, 299p.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 31
lệ 1/200.0001
hay là các dải bazan hẹp trong địa hào ở Sré Ambel, Pailin và
đá xâm nhập granit trong dải núi Cardamon, theo tài liệu của Carbonnel2
.
Cấu trúc địa chất của nền Sundaland kéo dài từ phần Nam châu thổ
sông Mékong tới đảo Borneo thì khá ổn định với khuynh hướng nâng
kiến tạo vỏ đã góp phần tạo nền nước nông cho châu thổ Mékong hiện
đại phát triển nhanh sau này.
Song song với quá trình địa chất nội sinh thì các quá trình ngoại
sinh, bao gồm xói mòn, xâm thực, tích tụ, phong hóa hóa học, cũng là
động lực quan trọng làm biến đổi nhanh diện mạo bề mặt đất. Cường
độ các hoạt động này có liên quan tới chế độ khí hậu, chu kỳ băng hà
hay chu kỳ Milankovich, đặc biệt là liên quan tới gió mùa và sự thay đổi
mực nước biển vốn diễn ra trên phạm vi toàn cầu như đã trình bày ở
trên, trong các hình 2 và 3. Tuy nhiên, trong xu thế diễn biến chung ở
phạm vi toàn cầu thì các quá trình ngoại sinh cũng có thể mạnh hơn
hay yếu hơn trên phạm vi khu vực bởi còn do ảnh hưởng chi phối của
các yếu tố địa phương.
Chính sự đan xen các quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh đã
làm cho lịch sử địa chất nói chung và lịch sử địa chất khu vực nói riêng
càng phức tạp.
Nhìn chung trong thời gian hàng chục ngàn năm trước, thì xói
mòn, xâm thực, phong hóa hóa học diễn ra khá tập trung ở vùng địa
hình cao ở miền Đông Nam Bộ, từ Đức Hòa (Long An) và xa hơn lên
tới vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, đã để lại dấu vết là những tầng
phong hóa dày hay rãnh xâm thực sâu. Trong điều kiện phong hóa yếu,
ta chỉ gặp dấu vết loang lổ màu nâu đỏ trên nền trầm tích, còn khi mức
độ phong hóa cao hơn thì ta gặp kết von, các khung mạng đá ong hay
1. Bản đồ Địa chất và Khoáng sản: tờ Phú Quốc - Hà Tiên, Cục Địa chất Việt
Nam, 1996.
2. Carbonnel J.P: Le Quaternaire Cambodgien: Structure et stratigraphie,
ORSTOM, 1972, 252p.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
32 I
Hình 8a: Vùng Đông Nam Á vào thời gian cách nay
khoảng 21 ngàn năm
Nguồn: Sathiamurthy E., Voris H.K.: Maps of Holocen Sea Level Transgression
and Submerged Lakes on the Sunda Shelf, The Natural History Journal of
Chulalongkorn University, Supplement 2, 2006, p.1-44.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 33
các mảng đan kết cứng tạo bởi hydroxyt sắt2
. Trên lãnh thổ Campuchia,
Carbonnel3
đã xác định một số thời kỳ gián đoạn trầm tích gắn liền với
quá trình xâm thực rất mạnh diễn ra từ thời kỳ Pleistocen sớm tới thời
kỳ Holocen. Nghiên cứu các địa tầng trầm tích ở miền Đông Nam Bộ,
Trần Nghi và Phạm Văn Cự4
phát hiện các bề mặt phong hóa tương ứng
với tuổi trầm tích Pleistocen sớm, trung, muộn. Trong địa tầng đồng
bằng Nam Bộ, các bề mặt bất chỉnh hợp với những biểu hiện trầm tích
Hình 8b: Cấu trúc trầm tích nền đáy biển trên biểu đồ địa chấn1
1- Kết quả khảo sát của tàu Sonne, tuyến SO187 (chưa công bố), Chương
trình hợp tác nghiên cứu khoa học về tương tác biển - lục địa do Quỹ DFG - Bộ
Khoa học và Công nghệ thực hiện, 2006-2009.
- Bề mặt bình nguyên cổ tương ứng với bề mặt trầm tích Pleistocen trên
biểu đồ.
2. Tardy Y.: Petrologie des latérites et des sols tropicaux, Masson, 1993, 459 p.
3. Carbonnel J.P: Le Quaternaire Cambodgien: Structure et stratigraphie,
ORSTOM, 1972, 252p.
4. Trần Nghi, Phạm Văn Cự: “Đặc điểm trầm tích và lịch sử phát triển địa chất
kỷ thứ tư vùng rìa phía bắc đồng bằng sông Cửu Long”, tạp chí Các khoa học về trái
đất, 1990, t.13, tr.40-45.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
34 I
bị phong hóa ở mức độ khác nhau được dùng làm cơ sở phân chia địa
tầng trên đồng bằng Nam Bộ1
. Các loạt phun trào bazan nhỏ trong thời
gian này cũng góp phần làm đa dạng hơn bề mặt địa hình, tạo thêm
các thung lũng nhỏ giữa trùm phủ và chóp núi lửa cổ hơn. Thuộc loạt
phun trào này, trong thung lũng sông Lá Buông (Đồng Nai), lớp đá
bazan olivine kiềm có bề dày 5-25 mét phủ lên tầng cuội sỏi lẫn thân
cây hóa than có tuổi C14
là 35.900 ± 2.800 năm, và mùn thực vật trong
lớp trầm tích phủ vỏ bazan này thì có tuổi C14
là 4.500 ± 800 năm. Một
số nghiên cứu trong thung lũng Tánh Linh cho thấy sự thay đổi tính
chất dòng chảy sông La Ngà trong giai đoạn 12,5 - 9,7 ngàn năm có
liên quan tới hoạt động tân kiến tạo.
Trong khi đó ở vùng Tây Nam Bộ, quá trình lắng đọng trầm tích từ
dòng sông Mékong cổ và sông Đồng Nai cổ chiếm ưu thế trên nền cấu
trúc võng và hình thành nên các tầng trầm tích dạng châu thổ - cửa sông,
sông hồ chồng xếp lên nhau.
Nhìn xa về quá khứ, từ khoảng 20 ngàn năm trước, vào đỉnh điểm
giai đoạn băng hà cuối cùng thì mực nước biển lúc đó đã thấp hơn hiện
tại khoảng 120 mét và diện tích bề mặt biển Đông bị thu hẹp gần 1/3
so với hiện nay. Đường bờ biển xa hàng trăm kilômét so với hiện tại; cả
vùng Nam Bộ và thềm lục địa hiện nay cũng như vịnh Thái Lan đã là
một bình nguyên rộng lớn cao hơn mực nước biển lúc đó tới hơn 100
mét, nối liền với thềm lục địa Sunda và cả bán đảo Mã Lai cùng các đảo
Borneo và Sumatra (hình 8a). Biểu đồ địa chấn, hình 102
, cho phép xác
định dấu tích dòng chảy sông Mékong cổ và cửa sông đã ở xa hơn về
1. Nguyễn Ngọc Hoa và cộng sự: Báo cáo thuyết minh đo vẽ địa chất và tìm
kiếm khoáng sản nhóm tờ đồng bằng Nam Bộ, tỷ lệ 1/200.000, 1990. Lưu trữ tại Liên
đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam.
2. Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Huy Phúc, Phạm Thị Tươi: Hệ thống sông cổ Mê
Công - Đồng Nai cuối Pleistocen muộn trên thềm lục địa Vũng Tàu - Bình Thuận,
trong tuyển tập Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển, Nxb. Khoa
học và công nghệ, Hà Nội, 2007.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 35
phía biển Đông, cách đường bờ biển hiện nay tới 4-5 trăm kilômét, và
có thung lũng sông lớn với bề rộng vài ngàn mét và đáy sâu 30 - 60 mét1
.
Liên kết địa tầng trong các lõi khoan và băng địa chấn (hình 8b) cho
thấy bề mặt bình nguyên - đồng bằng ven biển này khá bằng phẳng là
kết quả một quá trình san bằng một vùng đồi thấp với cấu trúc uốn nếp
nhẹ. Trong vịnh Thái Lan, cũng phát hiện thấy nhiều lòng sông cổ, sâu
20-30 mét, trên bề mặt aluvi cổ2
.
Trong bối cảnh tự nhiên đó thì sự xuất hiện của con người là một sự
kiện nổi bật, khi tổ tiên loài người vượt ra khỏi châu Phi khoảng 62 - 95
ngàn năm trước3
và đã có mặt ở bán đảo Đông Dương khoảng 46 ngàn
năm trước4
, và ở Nam Bộ thì di chỉ người tiền sử khá phổ biến ở Đồng
Nai. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên qua các diễn biến địa chất,
địa mạo tới cổ khí hậu từ giai đoạn băng hà cuối là rất đáng quan tâm,
bởi theo Gignoux và cộng sự5
thì dân cư vùng Đông Nam Á đã tăng lên rất
1. Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Huy Phúc, Phạm Thị Tươi: Hệ thống sông cổ Mê
Công - Đồng Nai cuối Pleistocen muộn trên thềm lục địa Vũng Tàu - Bình Thuận,
trong tuyển tập Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển, Sđd.
2. Charan Achalabhuti: Natural gas deposits of gulf of Thailand, In Energy
recources of the pacific region, Halbouty M. (ed), AAPG, 1981, No. 12.
3. Qiaomei Fu, Alissa Mittnik, Philip L.F. Johnson, Kirsten Bos, Martina Lari,
Ruth Bollongino, Chengkai Sun, Liane Giemsch, Ralf Schmitz, Joachim Burger,
Anna Maria Ronchitelli, Fabio Martini, Renata G. Cremonesi, Jiří Svoboda, Peter
Bauer, David Caramelli, Sergi Castellano, David Reich, Svante Pääbo, Johannes
Krause: A Revised Timescale for Human Evolution Based on Ancient Mitochondrial
Genomes, Current Biology, 2013, vol. 23, p. 553-559.
4. Fabrice Demeter, Laura L. Shackelford, Anne-Marie Bacon, Philippe
Duringer, Kira Westaway, Thongsa Sayavongkhamdy, José Braga, Phonephanh
Sichanthongtip, Phimmasaeng Khamdalavong, Jean-Luc Ponche, Hong Wang,
Craig Lundstrom, Elise Patole-Edoumba, and Anne-Marie Karpoff: Anatomically
modern human in Southeast Asia (Laos) by 46 ka, Proceedings of the National
Academy of Sciences, August 20, 2012 DOI: 10.1073/pnas.1208104109.
5. Gignoux C.R, Hennb B.M., Mountain J. L.: Rapid, global demographic
expansions after the origins of agriculture, PNAS, 2011, vol. 108, No 15, p. 6044-6049.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
36 I
nhanhtrong thờikỳHolocen,đặcbiệtlàtừkhoảng4ngànnăm trước,cùng
với sự xuất hiện hoạt động trồng trọt, mà chủ yếu là trồng lúa nước trên các
châu thổ1
. Theo đó, chúng ta sẽ xem xét tập trung các quá trình hình thành
châu thổ vốn chiếm hơn một nửa diện tích khu vực nghiên cứu và là cái
nôi quan trọng của nền văn minh lúa nước ở Đông Nam Á.
2. Cổ khí hậu và diễn biến mực nước biển
Cổ khí hậu và diễn biến mực nước biển là các vận động tự nhiên
quan trọng, chi phối tới quá trình hình thành các cấu tạo địa chất lớn,
như châu thổ, đồng bằng ven biển, bờ biển, v.v..
Tổng hợp kết quả của nhiều tác giả2
, ta có thể thấy có các thời kỳ khí
hậu khá tương phản từ sau thời kỳ băng hà cuối cùng là:
- Thời kỳ từ 22 - 13 ngàn năm trước, chuyển từ khô lạnh sang ấm
và ẩm dần.
1. Xiaoqiang Li, John Dodson, Jie Zhou, Xinying Zhou: Increases of population
and expansion of rice agriculture in Asia, and anthropogenic methane emissions
since 5000 BP, Quaternary International, 2009, vol. 202, p. 41-50.
2. - Horton B.P., Gibbard P.L., Milne G.M., Morley R.J., Purintavaragul C.,
Stargardt J.M.: Holocene sea levels and palaeoenvironments, Malay-Thai Peninsula,
Southeast Asia, The Holocen, 2005, vol. 15, issus 8, p. 1199-1213.
- Maxwell A. L.: Holocen monsoon changes inferred from lake sediment pollen
and carbonate records, northeastern Cambodia, Quaternary Research, 2001, vol.
56, p. 390-400.
- Mingram J., Schettler G., Nowaczyk N., Xiangjun Luo, Houyuan Lu, Jiaqi
Liu, Negendank J.F.W.: The Huguang maar lake - a high-resolution record of
palaeoenvironmental and palaeoclimatic changes over the last 78,000 years from
South China, Quaternary International, 2004, vol. 122, p. 85-107.
- Page S.E., Wust R.A.J., Weiss D., Reiley J.O., Shotyk W., Limin S.H.: A record
of late Pleistocene and Holocen carbon accumulation and climate change from an
equatorial peat bog (Kalimantan, Indonesia): implication for past, present and
future carbon dynamics, Journal of Quaternary science, 2004, vol. 19, p. 625-635.
- White J.C., Penny D., Kealhofer L., Maloney B.: Vegetation changes from the
late Pleistocene through the Holocen from three areas of archaeological significance
in Thai Land, Quaternary International, 2004, vol. 113, p. 111-132.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 37
- Thời kỳ từ 13 - 9 ngàn năm trước, gia tăng hoạt động gió mùa tây
nam, cùng hơi ẩm.
- Thời kỳ từ 9 - 5,3 ngàn năm trước, hoạt động gió mùa tiếp tục gia
tăng cùng với sự tương phản mùa càng lớn, khí hậu ẩm ướt với sự góp
phần bổ sung của nguồn hơi ẩm từ vịnh Thái Lan.
- Thời kỳ từ 5,3 - 2,5 ngàn năm trước, khí hậu trở lại khô hạn, với
đỉnh điểm khoảng 4 ngàn năm trước, rồi chuyển sang ẩm và tương phản
mùa trở lại rõ nét hơn vào cuối giai đoạn này.
- Thời kỳ từ 2,5 ngàn năm trước đến nay, khí hậu gió mùa gia tăng trở
lại, khí hậu trở nên ẩm ướt rõ nét từ khoảng vài thế kỷ sau công nguyên.
Trong các thời kỳ trên vẫn còn có các biến động với thời gian ngắn
hơn, kéo dài vài trăm năm, như Young Dry, Little Ice Age. Theo kết quả
nghiên cứu đồng vị oxy δ18
O trong các thạch nhũ, chế độ gió mùa bị suy
yếu đi vào khoảng 8,22-8,08 ngàn năm trước do đột biến khí hậu toàn
cầu1
. Đã có ba thời kỳ khí hậu tương đối ẩm và lạnh vào thời gian 200-
600 năm, 800-1.150 năm và 1.400-1.650 năm sau công nguyên ở vùng
Tibet, thượng nguồn sông Mékong2
và đều liên quan tới biến động của
gió mùa tây nam. Qua nghiên cứu vòng tăng trưởng của cây ở vùng núi
Bidup, Tiến sĩ Buckley và cộng sự cho rằng Đông Nam Á đã trải qua bốn
đợt khô hạn dài và trong đó có giai đoạn từ năm 1415 đến năm 1439 có
thể liên quan tới sự sụp đổ của văn minh Angkor3
.
Từ cuối thời kỳ Pleistocen, khí hậu nói chung dần trở nên nóng ẩm
(hình 2) cộng thêm với lượng hơi ẩm bổ sung do biển Đông và vịnh
Thái Lan mở rộng ra (hình 9 và hình 11), và hoạt động gió mùa mạnh
lên đã góp phần làm tăng đáng kể lượng mưa trên các lưu vực sông.
1. Cheng H., Fleitmann D., Edwards R.LWang ., X.F., Dykoski C.A., Auler
A.S., Mangini A., Wang Y.J., Kong X.G., Burns S.J., Matter A.: Timing of the 8.2ka
cooling event inferred from δ18 O records of three stalagmites from Brazil, China
and Oman, Geophysical Research Abstracts, 2006, vol.8, 03128.
2. Bao Yang, Achim Bräuning, Zhibao Dong, Ziying Zhang, Jiao Keqing: Late
Holocen monsoonal temperate glacier fluctuations on the Tibetan Plateau, Global
and Planetary Change, 2008, vol. 60, p. 126-140.
3. http://english.cri.cn.htm.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
38 I
Điều này thúc đẩy quá trình xói mòn, hậu quả là lượng bùn cát tải theo
các sông đổ ra biển và lắng đọng ở ven bờ cũng gia tăng.
Dao động mực nước biển sau thời kỳ băng hà cuối cùng đã làm
không gian đất liền ở Nam Bộ và vùng kề cận đã thay đổi đầy ấn tượng.
Đặc biệt nổi bật là đất liền bị thu hẹp lại do biển tiến nhanh, do mực
nước biển dâng và tiếp theo là đất liền lại tái mở rộng với sự hình thành
châu thổ sông. Theo Stanley và Warne1
, trong giai đoạn Holocen khi mà
mực nước biển dâng chậm dần trên toàn cầu từ khoảng 7 ngàn năm về
trước, và lượng vật liệu bùn cát tăng lên là những điều kiện thuận lợi
cho sự tích tụ và tạo nên các châu thổ tại các cửa sông lớn trên thế giới.
Hình 9: Trường gió mùa tây nam2
1. Stanley D.J., Warne A.G.: Worldwide initiation of Holocene marine deltas
by deceleration of sea-level rise, Science, 1994, vol. 265, p.228-231.
2. Theo Maxwell: Holocene monsoon changes inferred from lake sediment
pollen and carbonate records, northeastern Cambodia, Quaternary Research, 2001,
vol.56, p.390-400.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 39
Sau đỉnh điểm băng hà, khí hậu ấm dần, quá trình tan băng vùng
cực làm cho mực nước biển dâng lên nhanh, khoảng 15 mét/1.000
năm, tương ứng với nhịp băng tan lớn quy mô toàn cầu được xác định
vào khoảng 11,3 ngàn năm trước. Quá trình nước biển dâng toàn cầu
đã diễn ra khá phức tạp và chưa được xác định rõ hoàn toàn. Như riêng
một vụ tan vỡ khối băng Laurentide ở Bắc Mỹ vào khoảng 8,2 ngàn
năm trước đã làm mực nước các đại dương tăng đột biến và kéo dài
mấy thế kỷ1
.
Khí hậu nóng ẩm gây mưa nhiều làm cho hoạt động xói mòn trên
các lưu vực tăng lên so với giai đoạn trước đó. Ở vùng địa hình cao và
có độ dốc lớn của miền Đông Nam Bộ, quá trình xâm thực, rửa trôi
thường kéo theo những dòng lũ bùn, trượt lở bồi lấp các bồn trũng.
Như trong thung lũng Tánh Linh, ta thường gặp các lớp vật liệu thô
gồm tảng lăn, cuội mài tròn lẫn cát bột sét ở phần chân các vách lộ dọc
bờ sông suối, là dấu vết rất đặc trưng cho các đợt lũ lớn. Có nơi, bề dày
trầm tích tăng lên rất nhanh (hơn 13 mét chỉ trong khoảng 800 năm).
Đồng thời, cũng xuất hiện các vùng đất ngập nước (đầm, hồ) trong
những địa hình trũng.
Quá trình xâm thực theo chiều thẳng đứng kế thừa từ giai đoạn
trước đó vẫn còn khá mạnh do mực xâm thực cơ sở vẫn còn rất thấp,
và tiếp tục tạo nên những thung lũng sâu và rộng, tương phản là các
địa hình đồi thấp. Các thung lũng xâm thực này là những máng dẫn
nước biển xâm nhập sâu vào nội địa ở thời gian muộn hơn. Những
dấu tích địa hình này còn rất phổ biến ở vùng miền Đông Nam Bộ từ
Củ Chi - Tây Ninh tới Bà Rịa. Các địa hình thấp, như thung lũng sông
suối sẽ được bồi lấp dần ở giai đoạn tiếp theo bởi phù sa trẻ.
Còn ở miền Tây Nam Bộ, quá trình lún chìm cộng với hoạt động
xâm thực của sông Cửu Long cổ tạo nên thung lũng sông khá rộng, bị
vùi lấp sâu dưới lớp phù sa mới. Theo tài liệu địa chấn và khoan, ta thấy
1. Kendall R.A., Mitrovica J.X., Milne G. A., Tömqvist T. E., Yongxiang Li: The
sea-level fingerprint of th 8.2 ka climate event, Geology, 2008, vol. 36, p. 423-426.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
40 I
dòng chảy sông Mékong đã tạo một thung lũng xâm thực có bề ngang
khoảng 30 km ở vị trí ngang thành phố Phnom Penh, và nó rộng hơn
40 km ở giữa Tân Châu - Châu Đốc, hơn 60 km ở ngang tuyến Long
Xuyên - Tam Nông. Thung lũng này kéo dài về hướng đông qua khu vực
Vĩnh Long, Bến Tre. Tại Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long1
đã phát hiện
một máng xâm thực cổ cắt sâu hơn 50 m vào đồng bằng aluvi cổ và được
lấp đầy bởi trầm tích phễu cửa sông ngay từ cuối Pleistocen.
Hình 10: Mạng lưới sông cổ trên thềm lục địa ở Nam Bộ
từ kết quả địa chấn
1. - Nguyen Van Lap, Ta Thi Kim Oanh: Depositional facies and radiocarbon
ages from DT1 core in the Mekong river delta: evidence of incised-valley filling in
Holocene transgression, tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, t.8, số 1, 2008, tr. 24-34.
- Ta T. K. O., Nguyen V. L., Tateishi M., Kobayashi I., Tanabe S., Saito Y.:
Holocene delta evolution and sediment discharge of the Mekong River, southern
Vietnam, Quaternary Science Reviews, 2002, vol. 21, Issues 16 - 17, p. 1807-1819.
- Ta T.K.O., Nguyen V.L., Tateishi M., Kobayashi I., Saito Y.: - Sedimentary
facies, diatom and foraminifer assemblages in a late Pleistocene - Holocene incised-
valley sequence from the Mekong River Delta, Bentre Province, Southern Vietnam:
the BT2 core, Journal of Asian Earth Sciences, 2001, vol. 20, Issue 1, p. 83-94.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 41
Từ phần ngoài của thềm đồng bằng aluvi cổ trên thềm lục địa hiện
nay, mực nước biển dâng tăng tốc lên rất nhanh từ khoảng -120 m
lên -20 m (từ khoảng 21 - 9 ngàn năm về trước, hình 3) đã làm chìm
ngập nhanh vùng bình nguyên này. Quá trình bờ biển lùi và mực nước
dâng không liên tục đã để lại những dấu ấn là các cồn cát ven biển và
trầm tích châu thổ. Một trong những gián đoạn này có tuổi 13.750 ± 280
năm ở mực nước sâu 50 - 70 m trên thềm lục địa ngoài khơi phía đông
Bà Rịa - Vũng Tàu1
. Quanh Côn Đảo tới phía đông Hòn Khoai ta gặp
những dải cồn cát cao trên dưới 5 m ở mức nước sâu 25 - 30 m là dấu
vết tích tụ xói mòn do sóng và gió ở vùng ven bờ trước đây vào giai đoạn
đầu Holocen, tương ứng mực nước biển khoảng 9 ngàn năm trước.
Dòng chảy sông lúc này vẫn còn tương đối yếu trong tương tác
sông/biển và hình thái cửa sông lúc đó chủ yếu là dạng phễu, dòng bùn
cát cũng không đủ lớn để hình thành các châu thổ. Biển lấn rất nhanh
trong thời kỳ này, bởi tốc độ gia tăng mực nước biển toàn cầu vào lúc
đó là lớn nhất và lấn nhanh hơn theo các cửa sông vốn là nơi địa hình
còn bị lún hạ. Ở phía tây, bề mặt địa hình cổ bắt đầu chìm ngập từ
khoảng thời gian cách ngày nay 12 ngàn năm và hình thành nên vịnh
Thái Lan ngăn cách Nam bán đảo Đông Dương với bán đảo Mã Lai và
quần đảo Indo.
Mực nước biển đã có thể đạt tới mức đỉnh cao hơn mực nước hiện
tại tới hơn 2 mét vào thời gian khoảng 6 - 4 ngàn năm2
. Theo Nguyễn
1. Astrakhov A.S., Markov Yu.D., Trinh The Hieu: The Mekong river influence
on Later Quaternary sidementation in the South China Sea, Lithology and Mineral
Resources, 1989, No 3, p. 112-128.
2. - Horton B.P., Gibbard P.L., Milne G.M., Morley R.J., Purintavaragul C.,
Stargardt J.M.: Holocene sea levels and palaeoenvironments, Malay-Thai Peninsula,
Southeast Asia, The Holocene, 2005, vol. 15, issus 8, p. 1199-1213.
- Tamura T., Saito Y., Sieng S., Ben B., Kong M., Choup S., Tsukawaki S.:
Depositional facies and radiocarbon ages of a drill core from the Mekong River
lowland near Phnom Penh, Cambodia: Evidence for tidal sedimentation at the time
of Holocene maximum flooding, Journal of Asian Earth Sciences, 2007, vol. 29,
issues 5-6, p. 585-592.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
42 I
Văn Lập và cộng sự1
thì thời điểm này có lẽ sớm hơn và vào khoảng 8
ngàn năm trước. Khi đó bình nguyên - đồng bằng aluvi cổ trở thành
thềm lục địa khá nông, dưới khoảng 20-30 mét nước. Khi mực nước
biển gần đạt mức đỉnh thì tốc độ dâng nước chậm lại, nhưng biển lại
tiến rất nhanh trên bề mặt khá bằng phẳng của đồng bằng aluvi cổ, theo
thế hình cung từ Vũng Tàu qua rìa nội thành Thành phố Hồ Chí Minh,
ngược lên theo trũng Vàm Cỏ Đông, qua vùng Mộc Hóa - Vĩnh Hưng -
Tân Hồng rồi đổ ngược lên phía Phnom Penh. Ở phía tây, đường bờ
men theo rìa thềm bao quanh dải Cardamon vòng qua vùng Bảy Núi,
Thoại Sơn và ngược về phía bắc Hà Tiên. Biển đã lấn sâu theo các thung
lũng xâm thực nên hình thái đường bờ biển lúc đó rất khúc khuỷu với
nhiều vịnh nông cắt sâu vào nội địa, và biển đã lan tới khu vực phía nam
thành phố Phnom Penh vào khoảng 9 ngàn năm trước2
(!), các đầm lầy
mặn chứa các vỉa than bùn (dấu hiệu mực nước biển dâng gần đến đỉnh
điểm) thì đã tồn tại ở đây từ 8 - 7,2 ngàn năm trước. Tương tự, nước
biển cũng đã tràn ngập vùng địa hình trũng tạo nên vịnh Thái Lan ngày
nay và đường bờ biển cùng với thảm rừng ngập mặn cũng lấn sâu hơn
về phía thượng nguồn sông Chao Phraya, vào giai đoạn 8-7 ngàn năm
trước, cách thành phố Bangkok hiện nay tới khoảng 60 km3
. Mực nước
biển dâng cao dần và cửa sông lùi sâu về nội địa đã để lại lớp trầm tích
hỗn hợp vùng ven biển như đầm phá, cửa sông... lấp đầy dần những
thung lũng xâm thực.
1. Van Lap Nguyen, Thi Kim Oanh Ta, Yoshiki Saito: Early Holocene initiation
of the Mêkông River delta, Vietnam, and the response to Holocene sea-level changes
detected from DT1 core analyses, Sedimentary Geology, 2010, vol. 230, p. 146-155.
2. Tamura T., Saito Y., Sieng S., Ben B., Kong M., Choup S., Tsukawaki S.:
Depositional facies and radiocarbon ages of a drill core from the Mêkông River
lowland near Phnom Penh, Cambodia: Evidence for tidal sedimentation at the time
of Holocene maximum flooding, Journal of Asian Earth Sciences, 2007, vol. 29,
issues 5-6, p. 585-592.
3. Tanabe S., Saito Y., Sato Y., Suzuki Y., Sinsakul S., Tiyapairach S.,
Chaimanee N.: Stratigraphy and Holocene evolution of mud-dominated Chao
Phraya delta, Thailand, Quaternary Science Reviews, 2003, vol. 22, p. 789-807.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 43
Khi mực nước biển dâng cực đại (cao hơn hiện tại khoảng 2-3 m),
thì chỉ còn những gò đất cao của thềm aluvi cổ, như nội thành Thành
phố Hồ Chí Minh, Nhơn Trạch, Thủ Đức, Củ Chi, Đức Hòa, Vĩnh
Hưng, Tân Hồng, và các khối núi sót như Bảy Núi, núi Tróc, các núi
nhỏ ở vùng Hòn Đất - Hà Tiên là không bị ngập. Tốc độ nước biển dâng
chậm dần tạo điều kiện hình thành một số bãi biển và để lại dấu vết là
các dải cát trên thềm phù sa cổ sót lại trong vùng Đồng Tháp Mười hay
Tứ giác Long Xuyên1
. Nước dâng chậm cũng thuận lợi cho rừng ngập
mặn chiếm lĩnh các vùng bờ hay những đầm vịnh nước nông. Khoảng
7 - 8 ngàn năm trước, rừng ngập mặn phát triển tạo ra các vùng đất
ngập nước rộng lớn trên nền địa hình khá bằng ở ven biển, từ Vũng
Tàu tới Phú Quốc. Rừng ngập mặn đã để lại dấu vết là nhiều lớp than
bùn, hoặc sét giàu hữu cơ dày mỏng khác nhau phủ lên bề mặt aluvi cổ.
Tàn tích rừng ngập mặn gần Mộc Hóa có tuổi là 7.820 năm2
và một lớp
than bùn khác có tuổi là 6.570±210 năm3
. Ở phần phía tây, một lớp than
bùn của rừng ngập mặn cổ cũng phủ lên bề mặt trầm tích Pleistocen
ở khu vực Nền Chùa (bắc Rạch Giá) có tuổi trong khoảng 7.030±40
1. - Hồ Chín (Chủ biên): Phần địa chất trầm tích Đệ tứ trong Dự án “Điều tra,
đánh giá diễn biến sản xuất nông nghiệp - tài nguyên - môi trường sau 10 năm khai
thác (1987-1998) để định hướng phát triển hiệu quả và bền vững kinh tế - xã hội
vùng Tứ giác Long Xuyên”, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia,
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9-1999.
- Hồ Chín (Chủ biên): Phần Địa chất trầm tích Đệ tứ trong Dự án “Điều tra,
đánh giá diễn biến tự nhiên - kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười sau 10 năm
khai thác (1985-1995)”, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia,
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9-1997.
2. Le Duc An: Stratigraphy and types of sedimentation of Holocene deposits
in the Mêkông delta, Proceeding of Joint research Meeting on Delta in Vietnam,
Hanoi 12-14 January 2004.
3.HoangNgocKy: ThequaternarygeologyoftheMekonglowerplainandislands
in southern Vietnam, Proceeding of the workshop on correlation of quaternary
succession in south, east and southeast Asia, (ed) Narong Thiramongkol, 1988.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
44 I
tới 6.850± 40 năm1
. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chiếm2
ở khu vực
Tịnh Biên cũng cho thấy sự có mặt trầm tích than bùn của thực vật ngập
mặn phủ trực tiếp lên bề mặt trầm tích Pleistocen. Nhưng ở vùng giữa
sông Tiền và sông Hậu, trầm tích than bùn thì khá hạn chế3
, tuy phấn
hoa của rừng ngập mặn cũng phổ biến trong trầm tích ở khu vực này4
.
Có lẽ chế độ thủy động lực tương đối mạnh trong cửa sông hình phễu ít
thích hợp cho sự tích lũy tàn tích của rừng ngập mặn ở những nơi này.
Từ Vũng Tàu trở ra, rừng ngập mặn cũng chỉ giới hạn trong các cửa
sông nhỏ hay các vịnh tương đối kín. Những bằng chứng trên cho thấy
quá trình biển dâng diễn ra tương đối chậm dần là điều kiện cho thảm
rừng ngập mặn phát triển phổ biến ở nền đất ngập nông.
Sự phát triển của rừng ngập mặn trong khu vực có thể còn sớm
hơn và mở rộng từ những phần thấp hơn trên thềm Sunda. Đáng
chú ý là rừng ngập mặn là những chỉ báo tin cậy về giai đoạn mực
nước biển biến động chậm5
. Theo dữ liệu của Van de Kaars6
thì rừng
ngập mặn đã xuất hiện khoảng 10.500 năm trước ở ven đảo Halmahera
(Indonesia), và khoảng 8.420-8.190 năm trước trong hồ nước lợ
Thal Noi (Thái Lan) bên bờ vịnh Thái Lan7
. Các lớp than bùn của rừng
1. Le Xuan Thuyen, Bui Thi Luan: Holocene development of the Mêkông
river delta in the western margin, Proceeding international conference on Delta:
Geological modeling and Management Ho Chi Minh city, 2005.
2, 4. Nguyen Huu Chiem: Geo-pedological study of the Mêkông delta. Southeast
Asian Studies, 1993, vol. 31, No 2, p.158-186.
3. Nguyen Van Lap, Ta Thi Kim Oanh: Depositional facies and radiocarbon
ages from DT1 core in the Mêkông river delta: evidence of incised-valley filling in
Holocene transgression, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, T8, số 1, 2008, tr. 24-34.
5. Engelhart S.E., Horton B.P., Roberts D. H., Bryant C. L., Corbett D. R.:
Mangrove pollen of Indonesia and its suitability as a sea-level indicator, Marine
Geology, 2007, vol. 242, p. 65-81.
6.XemMaloneyB.K.:EvidencefortheyoungerdryasclimaticeventinSoutheast
Asia, Quaternary Science Reviews, 1995, vol. 14, p. 949-958.
7. Horton B.P., Gibbard P.L., Milne G.M., Morley R.J., Purintavaragul C.,
Stargardt J.M.: Holocene sea levels and palaeoenvironments, Malay-Thai Peninsula,
Southeast Asia, The Holocene, 2005, vol. 15, issus 8, p. 1199-1213.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 45
ngập mặn nói chung được hình thành trong những thời kỳ mực nước
biển ít biến động1
, không vượt quá 10 mm/năm2
. Các trầm tích than
bùn có nhiều tuổi khác nhau (5.800±180, 6.300±240, 5.200±350,
7.100±300 năm) trong vùng bờ lân cận3
cho thấy trong xu hướng mực
nước biển dâng chung thì vẫn có lúc nó dừng tương đối ở địa điểm
hay cao trình nào đó, tương ứng với các mốc thời gian này, ở ven bờ
vịnh Thái Lan và biển Đông. Trên đây là bằng chứng cho thấy tốc
độ nước biển dâng đã chậm dần và có những giai đoạn nhanh chậm
khác nhau.
Ảnh hưởng gió - dòng chảy ven bờ đưa vật liệu thô, chủ yếu là cát,
từ vùng núi đá ở dọc bờ phía Bắc, từ Vũng Tàu trở ra, và tạo nên nhiều
dải cồn cát cổ. Tương ứng với mực nước biển dâng, các dải cồn cát này
bị san bằng và các dải cồn cát trẻ hơn được hình thành ở vị trí cao hơn
và xa hơn vào nội địa. Kết quả khảo sát gần đây cho thấy ở vùng thềm
trong và rìa châu thổ sông Mékong, nền đáy biển nhiều nơi bị bóc mòn
khá mạnh, không có dấu vết trầm tích từ khi biển tiến.
Trên thềm lục địa đang bị tràn ngập thì các rạn san hô cũng dần
xuất hiện ở vùng nước trong xa bờ, quanh các đảo Côn Đảo, Phú Quốc,
và chúng nâng cao dần theo mức nước.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu nêu trên, biển Đông đã là một biển
nhiệt đới nông, kín được mở rộng dần trong quá trình mực nước biển
dâng và vì vậy mà chế độ hải văn phát triển theo mùa cũng trở nên rõ
nét hơn.
1. Blasco, F., P. Saenger, et al.: Mangroves as indicators of coastal change,
Catena, 1996, vol. 27, p. 167-178.
2. Kiyoshi Fujimoto, Toyohiko Miyagi, Takao Kikuchi and Toshio Kawana:
Mangrove habitat formation and response to Holocene sea-level changes on Korsrae
Island, Micronesia, Mangroves and salt Marshes, 1996, vol.1, No 1, p. 47-57.
3. Niran Chaimanee, Sermsak Tiyapun, Phisit Dheeradilok: Correlation of
Holocene sediments along the coastal plain of Thailand and peninsular Malaysia,
Proceeding of meeting of IGCP -296.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
46 I
Hình 11a: Hình thái đất liền ở khu vực Đông Nam Á tương ứng
theo mực nước biển vào thời điểm 21 ngàn năm trước
Hình 11b: Hình thái đất liền ở khu vực Đông Nam Á tương ứng
theo mực nước biển khoảng 4,2 ngàn năm trước
Nguồn: Verstappen, H. Th.: The effect of climatic change on southeast Asian
geomorphology, Journal of Quaternary Science, 1997, vol. 12, issue 5, p.413-418.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 47
Liên quan tới vật liệu trầm tích, nghiên cứu thành phần khoáng
vật sét để xác định nguồn gốc vật liệu của Zhifei Liu và cộng sự1
cho
thấy trầm tích trên thềm lục địa Nam biển Đông đều có nguồn gốc từ
cao nguyên Tây Tạng và lưu vực sông Mékong đưa về. Tuy nhiên, trong
những thời đoạn ngắn, khi mà trầm tích từ xa về có hạn chế, thì nguồn
vật liệu gần (do tái trầm tích từ các lưu vực nhỏ kề cận) sẽ chiếm ưu thế
trong lớp trầm tích2
. Hoạt động nhân sinh trên lưu vực sông Mékong đã
tạo nên “cảnh quan xói mòn - eroded landscape”3
cũng ảnh hưởng đến
tốc độ phát triển của châu thổ ở vùng cửa sông.
Sông Mékong có sức tải bùn cát khá cao, vì cường độ xói mòn trên
lưu vực sông Mékong thuộc hàng khá lớn trong số các sông lớn trên thế
giới, tới hơn 200 tấn/km2
(hình 12) và phần lớn vật liệu xói mòn này
được lấy từ vùng trung và hạ lưu vực thuộc trung hạ Lào trở xuống.
Trong tổng lượng bùn cát trong một năm đổ vào biển Đông hiện nay
vào khoảng 460 triệu tấn, thì có tới gần 1/2 là do phù sa sông Mékong
đóng góp4
; còn theo tính toán của Orton và Reading5
thì khối lượng này
khoảng 160 triệu tấn/năm. So sánh các đặc điểm hình thái - động lực
sông, Orton và Reading đã minh giải vật liệu bùn cát của sông Mékong
thuộc nhóm vật liệu hạt mịn luôn chiếm ưu thế. Kết quả khoan sâu
1. Zhifei Liu, Colin C., Trentesaux A., Blamart D., Bassinot F., Siani G.,
Sicre M.A.: Erosional history of the eastern Tibetan Plateau since 190 kyr ago: clay
mineralogical and geochemical investigations from the southwestern South China
Sea, Marine Geology, 2004, vol. 209, p. 1-18.
2. Steinke T., Hanebuth T. J.J., Vogt C., Stattegger K.: Sea level induced
variations in clay mineral composition in the southwestern South China Sea over the
past 17,000 yr, Marine Geology, 2008, vol. 250, p. 199-210.
3. Dearing J. A.: Landscape change and resilience theory: a palaeoenvironmental
assessment from Yunnan, SW China, The Holocene, 2008, vol. 18, p. 117-127.
4. Schönfed J., Dudrass H-R.: Hemipelagic sediment accumulation rates in the
south China sea related to late quaternary sea-level changes, Quaternary research,
1993, vol. 40, p. 368-379.
5. Orton G.J., Reading H.G.: Variability of deltaic processes in term of sediment
supply, whith particular emphasis on grain size, Sedimentology, 1993, vol. 40,
p. 475-512.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
48 I
trên đồng bằng cũng cho thấy các lớp trầm tích chủ yếu là hạt mịn: sét,
sét - bột - cát trung. Điều này cho thấy sức tải lượng bùn cát của sông
Mékong nói chung ít biến đổi theo thời gian, các khoáng vật sét chiếm
ưu thế là hydromica, kaolinit và smectit.
Hình 12: Phân bố nguồn vật liệu xói mòn theo cao độ
và diện tích tương ứng trên lưu vực sông Mékong
và các sông lớn cùng bắt nguồn từ Tây Tạng
Vào khoảng 7 ngàn năm trước, mực nước biển đã ổn định ở gần so
với mực nước hiện nay, và đường bờ biển đã lùi tới giới hạn thì tại vị
trí châu thổ sông Mékong hiện nay là vùng nước khá nông, sâu trung
bình chỉ khoảng 20 - 30 m (tuy có những thung lũng xâm thực sâu hơn
70 m1
, nên châu thổ sông Mékong có điều kiện bồi lấn, mở rộng diện
1. Thi Kim Oanh Ta, Van Lap Nguyen, M. Tateishi, I. Kobayashi, Y. Saito:
Sedimentary facies, diatom and foraminifer assemblages in a late Pleistocene -
Holocene incised-valley sequence from the Mêkông river delta, Bentre Province,
Southern Vietnam: the BT2 core, Journal of Asian Earth Sciences, 2001, vol. 20,
Issue 1, p. 83-94.
Nguồn: Lisitzin A. P.: Trầm tích hình thành trong các đại dương
(ΟСАДКООБРАЗОВАНИЕ В ОКЕАНАХ), Nxb. Khoa học - Hayka, Hà Nội, 1974.
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 49
tích nhanh hơn so với những châu thổ khác có nguồn tải bùn cát
tương đương1
.
Trên đây đã nêu khái quát điều kiện cơ bản để hình thành nên các
châu thổ nói chung và ở Nam Bộ nói riêng. Đó là: thứ nhất, mực nước
biển dâng chậm, hoặc tương đối ổn định như từ khoảng 8 ngàn năm
trở lại đây; thứ hai, có nguồn bùn cát dồi dào do sông lớn đưa về (sông
Mékong); thứ ba, có không gian trầm tích thuận lợi (thềm lục địa nông);
thứ tư, có chế độ hải văn ven bờ tương đối ôn hòa.
Tuy nhiên, trên thực tế thì sông Mékong có lưu vực và lưu lượng
lớn gấp hơn chục lần so với sông Đồng Nai nên lượng bùn cát cũng
lớn gần tương ứng, vì vậy mà sự phát triển của châu thổ sông Mékong
lấn át tích tụ trầm tích ở cửa sông Đồng Nai. Mỗi hệ thống sông sẽ tạo
nên các châu thổ riêng biệt, nhưng trên thực tế, chúng ta chưa đủ dữ
liệu để phân chia ranh giới rõ ràng ở phần ảnh hưởng triều của châu
thổ sông Mékong và châu thổ của riêng sông Sài Gòn - Đồng Nai.
Trong văn liệu địa chất gần nhất2
thì gộp toàn vùng này là đồng bằng
Nam Bộ.
Từ Vũng Tàu trở ra, địa hình thềm lại khá dốc, các sông đều ngắn
với lượng phù sa tương đối nhỏ nên không có điều kiện hình thành
các châu thổ ở cửa sông. Đường bờ biển ở đây thì tương đối ổn định
từ thời gian mực nước biển dâng cực đại cho đến nay, với các cồn cát
cao tới vài chục mét tựa lên nền đá móng xuất lộ ở nhiều nơi như các
mũi đất nhô ra biển. Dọc bờ biển khúc khuỷu đã hình thành nhiều
dải cát như các mũi cát bao các mũi đá nhô ra biển và tạo nên các
vịnh - đầm phá.
1. Orton G.J., Reading H.G.: Variability of deltaic processes in term of sediment
supply, whith particular emphasis on grain size, Sedimentology, 1993, vol. 40,
p. 475-512.
2. Xem Nguyễn Ngọc Hoa và cộng sự: Báo cáo thuyết minh đo vẽ địa chất và
tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ đồng bằng Nam Bộ, tỷ lệ 1/200.000. Lưu trữ tại Liên
đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, 1990.
I
VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
50 I
3. Châu thổ sông Mékong và sông Đồng Nai
Châu thổ sông Mékong là một trong mười châu thổ lớn trên thế
giới và có diện tích hơn 49,1 ngàn km2 1
. Thượng nguồn châu thổ sông
Mékong, hay điểm khởi nguồn châu thổ, ở khoảng lân cận khu vực
Phnom Penh2
, cách bờ biển hiện tại (theo nhánh Bassac- sông Hậu)
hơn 300 km.
Hình 13: Các dạng châu thổ theo tác động chi phối
bởi các yếu tố: sông, sóng và thủy triều
1. Ericson J.P., Vörösmarty C.J., Dingman S.L., Ward L.G., Meybeck
M.: Effective sea-level rise and deltas: Causes of change and human dimension
implications, Global and Planetary Change, 2006, vol. 50, p. 63-82.
2. Gagliano S. M., McIntire W. G.: Reports on the Mêkông river delta, Technical
Report No 57, Luisiana State University, 1968.
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên
Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên

More Related Content

What's hot

Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcTuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
phamtruongtimeline
 
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đớiĐình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
luongthuykhe
 
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNGYẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
luongthuykhe
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thu Thu
 
Lịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giớiLịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giới
Dương Hận
 

What's hot (20)

Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptxMỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
 
Văn hóa Hàn Quốc
Văn hóa Hàn QuốcVăn hóa Hàn Quốc
Văn hóa Hàn Quốc
 
Bài thuyết trình Halloween
Bài thuyết trình HalloweenBài thuyết trình Halloween
Bài thuyết trình Halloween
 
Lịch sử hình thành đảo phú quốc
Lịch sử hình thành đảo phú quốcLịch sử hình thành đảo phú quốc
Lịch sử hình thành đảo phú quốc
 
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcTuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
 
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng sdt/ ZALO ...
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng  sdt/ ZALO ...Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng  sdt/ ZALO ...
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng sdt/ ZALO ...
 
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đớiĐình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
 
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNGYẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
 
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợpTài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
 
HÀ NỘI.pptx
HÀ NỘI.pptxHÀ NỘI.pptx
HÀ NỘI.pptx
 
Lịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giớiLịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giới
 
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptx
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptxBài thuyết trình về cảnh đẹp.pptx
Bài thuyết trình về cảnh đẹp.pptx
 
Chùa thiên mụ - tài liệu thuyết minh
Chùa thiên mụ - tài liệu thuyết minhChùa thiên mụ - tài liệu thuyết minh
Chùa thiên mụ - tài liệu thuyết minh
 
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục HưngĐô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
 
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
 
VĂN MINH LƯỠNG HÀ
VĂN MINH LƯỠNG HÀVĂN MINH LƯỠNG HÀ
VĂN MINH LƯỠNG HÀ
 
đồ áN-công-cộng-4 -----------cuối giai đoạn 1
đồ áN-công-cộng-4   -----------cuối giai đoạn 1đồ áN-công-cộng-4   -----------cuối giai đoạn 1
đồ áN-công-cộng-4 -----------cuối giai đoạn 1
 

Similar to Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên

Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdfLịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
PhngL812903
 
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdfSư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
style tshirt
 

Similar to Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên (20)

Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdfLịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
Lịch sử Việt Nam tập 8, từ năm 1919 đến năm 1930.pdf
 
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
 
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdfTỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
 
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdfSư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
 
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
 
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XXLuận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
 
Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333
Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333
Tìm hiểu công tác biên mục mô tả tại thư viện quốc gia việt nam 4165333
 
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn QuốcSổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
 
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
 
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...
Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người ...
 
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng VũTiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
 
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
 
Đề tài sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc, 2018
Đề tài  sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc,  2018Đề tài  sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc,  2018
Đề tài sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc, 2018
 
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn QuốcSổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 

Vùng đất Nam Bộ - Trương Thị Kim Chuyên

  • 1.
  • 2.
  • 3.
  • 4.
  • 5.
  • 6. BAN BIÊN SOẠN TS. TRƯƠNG THỊ KIM CHUYÊN Mở đầu, Kết luận TS. LÊ XUÂN THUYÊN ThS. NGUYỄN MỸ PHI LONG Chương I ThS. NGUYỄN BÍCH THU ThS. ĐẶNG HÒA VĨNH PGS. LÊ XUÂN DIỆM PGS.TS. ĐẶNG VĂN THẮNG PGS.TS. TRẦN THỊ MAI Chương II PGS.TS. ĐOÀN MINH HUẤN TS. PHÍ NGỌC TUYẾN ThS. LÊ THỊ VIỆT PHƯƠNG TS. TRƯƠNG THỊ KIM CHUYÊN TS. LÊ MINH VĨNH Chương III ThS. HỒ KIM THI NCV. CHÂU NGỌC THÁI
  • 7. 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Vùng đất Nam Bộ với tư cách là một không gian địa lý và địa bàn hành chính thân thuộc, thiêng liêng của người dân đất Việt đã trải qua một quá trình hình thành, phát triển lâu dài, được bồi tụ chủ yếu bởi hai con sông lớn: sông Đồng Nai và sông Mékong. Nơi đây cũng đã từng tồn tại, phát tích của nền văn hóa Óc Eo và các vương quốc Phù Nam, Chân Lạp phát triển huy hoàng rồi suy tàn theo năm tháng. Từ thế kỷ XVII, người Việt từ miền Bắc và miền Trung đã vào đây khai phá, dựng làng, lập ấp cùng với người dân bản địa chinh phục vùng đất hoang vu nhưng rất trù phú này. Đến thế kỷ XVIII, từ tầm nhìn chiến lược và công lao to lớn của các chúa Nguyễn, sau này là vương triều Nguyễn, xác lập, sắp đặt các đơn vị hành chính, vùng đất phương Nam giàu có chính thức thuộc chủ quyền của dân tộc Việt Nam, đến nay đã được hơn 300 năm. Vùng đất Nam Bộ với cương vực như hiện nay bao gồm cả Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ - đồng bằng sông Cửu Long, có 17 tỉnh và hai thành phố trực thuộc Trung ương, diện tích tự nhiên hơn 64.000 km2 , dân số hơn 33 triệu người với nhiều tộc người tụ cư sinh sống, gồm các dân tộc ít người bản địa, các dân tộc thiểu số từ Trường Sơn - Tây Nguyên xuống, từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào, một số ít người từ các nước khác đến, nhưng chủ yếu là địa bàn của người Kinh, người Hoa, người Khmer, người Chăm. Về mặt địa lý, nhìn từ Bắc vào Nam, Đông Nam Bộ giáp cực Nam Trung Bộ từ tỉnh Ninh Thuận, giáp Trường Sơn - Tây Nguyên từ các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông; có đường biên giới trên đất liền với Campuchia từ Bình Phước tới Hà Tiên; có đường bờ biển trải dài từ Ninh Thuận tới đất mũi Cà Mau (Biển Đông) và từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên (biển Tây - vịnh Thái Lan). Nằm ở ngã ba đường giao thông quốc tế, Nam Bộ có vị trí địa - kinh tế, địa - chính trị cực kỳ quan trọng.
  • 8. VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 6 I Với tư cách một vùng đất giàu trầm tích văn hóa, đa dạng tộc người, đa tôn giáo, giàu tiềm năng và có vị trí chiến lược trọng yếu, từ lâu Nam Bộ đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và ở nước ngoài, nhiều hội thảo khoa học về vùng đất này đã được tổ chức, nhiều công trình khoa học trên các lĩnh vực đã được công bố, nhưng cho đến nay vẫn thiếu một công trình có tầm vóc, quy mô lớn nghiên cứu toàn diện, liên ngành để có cái nhìn toàn cảnh, sâu sắc, nhiều chiều cạnh về vùng đất phương Nam này. Để đáp ứng yêu cầu đó, chương trình nghiên cứu tổng thể về vùng đất Nam Bộ dưới dạng một đề án khoa học cấp nhà nước do GS. Phan Huy Lê làm chủ nhiệm, gồm 11 đề tài khoa học đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép triển khai từ năm 2008. Từ những đề tài khoa học nghiên cứu cơ bản này, Ban Chủ nhiệm đề án đã tổ hợp lại thành báo cáo tổng quan Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ. Sau 4 năm nghiên cứu, toàn bộ đề án đã được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu và đánh giá đây là chương trình khoa học - công nghệ xuất sắc năm 2011. Mặc dù công trình được đánh giá cao, nhưng khi xuất bản thành sách, các tác giả phải tiếp tục bổ sung, sửa chữa, chỉnh lý trong vòng hơn 3 năm - đến giữa năm 2015 mới chuyển giao bản thảo cho Nhà xuất bản. Sau khi tiếp nhận bản thảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã huy động một đội ngũ đông đảo biên tập viên, họa sĩ, nhân viên kỹ thuật, tổ chức biên tập, đọc duyệt, thiết kế makét, trình bày trong hơn một năm để công trình khoa học lớn này lần đầu tiên đến tay bạn đọc vào cuối năm 2016 đầu năm 2017. Đây là một công trình khoa học nghiên cứu công phu, nghiêm túc, được tiến hành bởi đội ngũ các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó Ban Chủ nhiệm đề án và chủ biên của từng đề tài là các chuyên gia hàng đầu trong từng giai đoạn lịch sử cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu. Tuy vậy, ở một vài chương trong bộ tổng quan hoặc từng đề tài, chất lượng nghiên cứu và hàm lượng khoa học không giống nhau, có chương, có tập chưa được như kỳ vọng hoặc yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Tất nhiên mỗi đề tài khoa học là công trình độc lập, nhưng khi đặt trong một chỉnh thể thì có đề tài không tránh được sơ lược, dàn trải; có đề tài có một số nội dung đã được trình bày ở các đề tài khác. Vì vậy, Nhà xuất bản đã thống nhất với chủ biên đề nghị các tác giả bổ sung, nâng cấp hoặc cắt bỏ những trùng lặp để bộ sách tuân thủ nghiêm ngặt sự thống nhất trong chỉnh thể.
  • 9. Bộ sách về vùng đất Nam Bộ gồm bộ tổng quan, rút gọn: Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, 2 tập và một bộ chuyên khảo sâu gồm 10 tập, nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế. Khi triển khai nghiên cứu, tên đề án và tên từng đề tài khoa học rất cụ thể và thường khá dài, nhưng khi xuất bản, Nhà xuất bản đã trao đổi với chủ biên thống nhất bộ sách có tên chung là Vùng đất Nam Bộ. Riêng bộ tổng quan Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, ngoài Chương mở đầu và Chương kết có 10 chương nội dung, được kết cấu hoàn chỉnh. Nhưng với dung lượng 1.500 trang sách rất khó dung nạp trong một cuốn sách, cho nên chúng tôi chia thành hai tập: tập I gồm Chương mở đầu và sáu chương nội dung, tập II gồm bốn chương nội dung và Chương kết. Riêng Chương kết, các tác giả dành mục cuối cùng để trình bày đề xuất, kiến nghị của Ban Chủ nhiệm đề án với Đảng, Nhà nước và các cơ quan lãnh đạo, quản lý, chúng tôi tách ra làm thành phần Phụ lục đặt ở cuối sách. Như vậy kết quả nghiên cứu của đề án được công bố thành các cuốn sách sau đây: - Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển, gồm 2 tập, GS. Phan Huy Lê chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập I: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, TS. Trương Thị Kim Chuyên chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập II: Từ cội nguồn đến thế kỷ VII, GS. TSKH. Vũ Minh Giang - Nguyễn Việt đồng tác giả. - Vùng đất Nam Bộ, tập III: Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, GS. TS. Nguyễn Văn Kim chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập IV: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập V: Từ năm 1859 đến năm 1945, PGS. TS. Đoàn Minh Huấn - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà đồng chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập VI: Từ năm 1945 đến năm 2010, PGS. TS. Trần Đức Cường chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập VII: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa, GS. TS. Ngô Văn Lệ chủ biên. LỜI NHÀ XUẤT BẢN 7
  • 10. VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 8 I - Vùng đất Nam Bộ, tập VIII: Thiết chế quản lý xã hội, PGS. TS. Vũ Văn Quân chủ biên. -VùngđấtNamBộ,tậpIX:Tộcngườivàquanhệtộcngười,TS.VõCôngNguyện chủ biên. - Vùng đất Nam Bộ, tập X: Tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, PGS. TS. Võ Văn Sen chủ biên. Về mặt xuất bản, bộ sách được biên tập, thiết kế, trình bày thống nhất trong từng tập và trong cả bộ sách, được in ấn đẹp, trang trọng. Xuất bản bộ sách này chúng tôi hy vọng cung cấp cho bạn đọc, các nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên các học viện, nhà trường và các nhà lãnh đạo, quản lý, các địa phương, đơn vị một khối lượng tri thức lớn, khá đầy đủ, toàn diện và chân xác về vùng đất Nam Bộ, phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu và hoạch định chính sách ở khu vực trọng yếu, năng động này của đất nước. Bộ sách cũng cung cấp cơ sở lịch sử - pháp lý vững chắc phục vụ cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị. Các tác giả và Nhà xuất bản đã nỗ lực rất cao trong nghiên cứu, biên soạn và biên tập - xuất bản, nhưng với khối lượng công việc đồ sộ, bộ sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được bạn đọc góp ý, phê bình. Xin trân trọng giới thiệu bộ sách quý cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2017 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
  • 11. LỜI GIỚI THIỆU Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ là một đề án khoa học xã hội cấp nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, được thực hiện trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2010 và nghiệm thu vào cuối năm 2011. Đề án gồm 11 đề tài: 1- Điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái tác động đến tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa vùng đất Nam Bộ do TS. Trương Thị Kim Chuyên, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. 2- Nam Bộ từ cội nguồn đến thế kỷ VII do GS.TSKH. Vũ Minh Giang, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 3- Nam Bộ từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI do PGS.TS. Nguyễn Văn Kim, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 4- Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX: Quá trình khai phá và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ do GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 5- Nam Bộ từ khi Pháp xâm lược Việt Nam đến năm 1945 do PGS.TS. Đoàn Minh Huấn, Học viện Chính trị hành chính khu vực I làm Chủ nhiệm. 6- Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 2010 do PGS.TS. Trần Đức Cường, Viện Sử học Việt Nam làm Chủ nhiệm. 7- Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của cư dân Nam Bộ do GS.TS. Ngô Văn Lệ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. 9
  • 12. VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 10 I 8- Đặc trưng thiết chế quản lý xã hội ở Nam Bộ do PGS.TS. Vũ Văn Quân, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm. 9- Tộc người và quan hệ tộc người ở Nam Bộ - lịch sử và hiện trạng do TS. Võ Công Nguyện, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ làm Chủ nhiệm. 10- Nam Bộ trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam do PGS.TS. Võ Văn Sen, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. 11- Nghiên cứu giải pháp nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về lịch sử vùng đất Nam Bộ do PGS.TS. Phan Xuân Biên, Viện Nghiên cứu xã hội, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của các đề tài được tổng hợp trong một công trình mang tên Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ do GS. Phan Huy Lê, Chủ nhiệm đề án, làm Chủ biên. Công trình có một số đề tài nghiên cứu về quá trình lịch sử, nhưng không đơn thuần là lịch sử Nam Bộ. Cùng với các lớp cắt lịch đại theo tiến trình lịch sử, còn có những nghiên cứu trên một số lĩnh vực cơ bản về điều kiện tự nhiên, quan hệ tộc người, thiết chế quản lý xã hội, đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, về quá trình xác lập chủ quyền của quốc gia Đại Việt... Trong một số đề tài lịch sử cũng có những yêu cầu làm sáng tỏ một số nội dung quan trọng như đề tài số 2 với yêu cầu nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, đề tài số 4 có yêu cầu nghiên cứu sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ. Đặc biệt từ kết quả nghiên cứu, đề án xác lập một nhận thức mới coi lịch sử vùng đất Nam Bộ không phải bắt đầu khi người Việt vào khai phá từ thế kỷ XVII mà phải ngược lên quá khứ xa xưa từ khi con người xuất hiện trên vùng đất phương Nam này. Vùng đất Nam Bộ đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ lâu dưới góc độ của nhiều chuyên ngành từ địa chất, địa lý đến khảo cổ học, dân tộc học, nhân học, xã hội học, kinh tế học, văn hóa học và sử học. Đề án một mặt tổng hợp các kết quả nghiên cứu đó, mặt khác nghiên cứu thêm một số nội dung cần thiết nhằm tạo ra một nhận thức tổng hợp về
  • 13. 11 toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của vùng đất phương Nam này. Đó là cơ sở khoa học để hiểu biết và lý giải những nét độc đáo của không gian lịch sử văn hóa vùng đất Nam Bộ với những trầm tích của nhiều thời kỳ lịch sử, những biến đổi trong cấu trúc tộc người, vai trò và cống hiến của các lớp cư dân - tộc người đã từng sinh sống trên vùng đất này, những đặc trưng về văn hóa, phong cách, lối sống của con người Nam Bộ, quá trình hội nhập của vùng đất Nam Bộ vào lãnh thổ của nước Đại Việt từ thế kỷ XVII-XVIII cho đến cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đến ngày nay. Tham gia đề án có hơn một trăm nhà khoa học thuộc một số viện của Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, một số khoa và viện của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Các nhà khoa học tham gia dưới nhiều phương thức như trực tiếp biên soạn, nghiên cứu chuyên đề, điều tra khảo sát điền dã, tham luận trong các hội thảo khoa học. Trong quá trình chuẩn bị xây dựng đề án, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức ba hội thảo khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ: Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam (năm 2004), Vùng đất Nam Bộ cho đến cuối thế kỷ XIX (năm 2006), Nam Bộ thời cận đại (năm 2008). Trong quá trình triển khai đề án, Ban chủ nhiệm đề án cùng chủ nhiệm các đề tài còn tổ chức một số hội thảo trao đổi về lịch sử nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và một số nội dung cơ bản của đề án như tiến trình lịch sử xã hội, bản sắc văn hóa xã hội. Các bài tham luận trong những hội thảo này đã được Nhà xuất bản Thế giới biên tập và in thành sáu tập kỷ yếu1 . Kết quả nghiên cứu của Đề án được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên tập rất công phu và công bố thành một bộ sách mang tên chung Vùng đất Nam Bộ gồm 11 tập sách. Riêng tập Tổng quan là 1. Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, 2008; Lịch sử nghiên cứu và phương pháp tiếp cận, 2008; Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, 2009; Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, 2009; Mấy vấn đề tiến trình lịch sử xã hội, 2011; Mấy vấn đề bản sắc văn hóa xã hội, 2011. LỜI GIỚI THIỆU 11
  • 14. VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 12 I Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển dày đến 1.500 trang chia làm hai tập. So với nội dung của các đề tài có yêu cầu thống nhất lại tên từng tập và sắp xếp lại một số nội dung để tránh trùng lặp. Cách phân tập và bố cục này đã được nói rõ trong Lời Nhà xuất bản. Tập thể các tác giả đã rất cố gắng hoàn thành công trình nghiên cứu nhưng trước một đối tượng nghiên cứu rộng lớn, bao quát nhiều nội dung phong phú, trong đó có những vấn đề mới đang nghiên cứu và thảo luận nên khó tránh khỏi sơ suất. Rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của bạn đọc. Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Bộ Khoa học và Công nghệ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đề án, cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã dày công biên tập và xuất bản toàn bộ công trình khoa học này. Hà Nội, mùa Hè năm 2016 GS. Phan Huy Lê
  • 15. 13 MỞ ĐẦU Nam Bộ bao gồm 19 tỉnh, thành phố, trong đó có cực tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, hai vùng kinh tế trọng điểm quan trọng của cả nước là Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Nam Bộ tiếp giáp với Nam Trung Bộ và địa bàn chiếnlượcTâyNguyên,cóbiêngiớitiếpgiápCampuchia,biểnĐôngvàvịnh Thái Lan. Vị trí địa lý này là những điều kiện tiền đề quan trọng cho mối liên hệ mở, tiếp cận và kết nối cả trên đất liền và trên biển với các nước trong khu vực. Hệ thống sông Cửu Long và các sông vùng Đông Nam Bộ gắn kết NamBộvớikhuvựctiểuvùngsôngMékong,liênquanmậtthiếtđến5nước: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và con người Nam Bộ luôn là chủ đề quan tâm trong các nghiên cứu liên ngành và hướng đến phát triển bền vững. Mối quan hệ này lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử của vùng và trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu đó, việc tìm hiểu, phân tích tác động của các yếu tố tự nhiên đến các chủ thể trong tiến trình lịch sử Nam Bộ có ý nghĩa rất lớn, cung cấp một cách nhìn khách quan nhằm: Thứ nhất là, giải thích được vai trò, cách thức và mức độ của điều kiện địa lý tự nhiên và môi trường sinh thái1 trong những bối cảnh cụ thể, tác động đến các hoạt động, các hành động có liên quan đến văn hóa (hiểu theo nghĩa rộng) của các chủ thể (bao gồm nhà cầm quyền, cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp...) trong tiến trình lịch sử. Thứ hai là, nhận diện được các đặc trưng, thuộc tính, bối cảnh gắn liền với vị thế, chức năng, quyền lực, năng lực, đặc điểm của các chủ thể này. 1. Hiểu theo nghĩa rộng gồm cả vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. 13
  • 16. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 14 Thứ ba là, từ những phân tích hành động cụ thể và tác động của các chủ thể trên, thấy được vai trò của tự nhiên, vai trò và sự chuyển đổi của các chủ thể qua các giai đoạn lịch sử, mối quan hệ tương tác của các chủ thể, đặc biệt là các chủ thể chính trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên và hình thành các đặc trưng văn hóa. Thứ tư là, không chỉ là nhìn lại lịch sử phát triển của các yếu tố tự nhiên qua các giai đoạn, vai trò của nó trong tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa mà còn gợi ý, đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về vai trò, hành động, sự tương tác, mối quan hệ của các chủ thể, từng bước tiến đến nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó của một số chủ thể trong việc sử dụng các yếu tố tự nhiên trong tương lai, đặc biệt trước những nguy cơ của biến đổi khí hậu và hướng đến phát triển bền vững. Cụ thể, trong từng giai đoạn lịch sử, sẽ nhận diện điều kiện tự nhiên đã tác động đến các chủ thể như thế nào. Trong mối quan hệ đó, điều kiện tự nhiên có khi đóng vai trò rất quyết định, như một yếu tố, lực lượng duy nhất định hình các hoạt động của con người, của các chủ thể. Trong một số bối cảnh khác, các yếu tố tự nhiên có thể chỉ là nền tảng ban đầu, gợi mở một số hướng sử dụng và khai thác, hoặc chỉ là một trong những căn cứ đầu vào cho các hành động của các chủ thể, chẳng hạn như xây dựng chính sách của nhà cầm quyền. Trên nền tảng những điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái cụ thể, việc nghiên cứu hành động của nhiều chủ thể qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, gắn liền với bối cảnh khách quan và các thuộc tính chủ quan của họ, sẽ giúp ta lý giải và có cách tiếp cận khách quan trong nhận diện những thay đổi của cảnh quan môi trường, thay vì chỉ phân tích những tác động chung của tự nhiên đến con người một cách chung chung, hoặc dưới góc nhìn duy lý của chỉ riêng một chủ thể, một tổ chức hay của Nhà nước. Việc phân tích các chủ thể, sự tương tác và mối quan hệ, động thái quyền lực giữa các chủ thể, có liên quan đến quản trị và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, từ đó có các cách tiếp cận hướng đến việc kiến tạo hành động môi trường của một số chủ thể, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững hiện nay và trong tương lai. Công trình nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận xem tài nguyên như điều kiện ban đầu, nền tảng, chất liệu; xem các chủ thể như là những tác nhân
  • 17. 15 thực hiện các hành động và xem các cảnh quan kinh tế, văn hóa (hay cảnh quan từ việc sử dụng tự nhiên) là các kết quả đầu ra của các hành động đó. Cách tiếp cận này cũng nhìn nhận và lý giải hoạt động sử dụng tự nhiên và đầu ra không gian của nó như là tiến trình của sự tương tác, không chỉ của các chủ thể mà còn là của các không gian ở cấp độ, phạm vi khác nhau. Ví dụ, tầm quan trọng và ảnh hưởng của các chính sách, các quy định của nhà cầm quyền, các hoạt động của doanh nghiệp có thể có tác dụng trong phạm vi một tỉnh, một vùng hay cả một khu vực. Sự cần thiết phải lưu tâm với việc phân tích liên cấp độ cho phép thấy được sự phức tạp của tiến trình tương tác giữa các chủ thể ở các phạm vi cấp độ khác nhau và qua các giai đoạn khác nhau. Cách tiếp cận này cũng giúp gợi mở thêm những nhân tố, ngoài yếu tố tự nhiên, có liên quan đến sự phát triển của vùng đất. Cụ thể, vị trí địa lý hayvịthếcủavùng,vềbảnchấtđượcxemnhưlànềntảng,phôngmàn,chất liệu ban đầu trong quá trình phát triển của vùng. Trên cơ sở “tài nguyên vị thế”này,cácchủsởhữu,cácchủthểquyềnlựcnhấttrongvàngoàivùng,tùy theo những nhận định của họ về tài nguyên này, đã, đang và sẽ có các quyết định hành động khác nhau trong các giai đoạn khác nhau. Cách tiếp cận này cũng không đi theo học thuyết cho rằng con người có thể thay đổi tất cả. Chúng tôi đồng ý với Jared Diamond, người đã vận dụng quyết định luận môi trường và nhiều cách tiếp cận hiện đại1 . Theo đó có năm nguyên nhân chính tác động đến tình trạng phân hóa hoặc diệt vong của các xã hội khác nhau, bao gồm: tổn hại môi trường; thay đổi khí hậu, thời tiết; quan hệ giữa quốc gia đó và các quốc gia thù địch; quan hệ với những quốc gia láng giềng thân cận; cách đối phó của tập thể về mặt chính trị, kinh tế, xã hội trước những khó khăn xảy ra. Sử dụng cách tiếp cận liên ngành, kết hợp với các dữ liệu về địa chất, khảo cổ học, địa lý học, sử học và các ngành khoa học khác, nghiên cứu này nhằm đảm bảo mô tả, phân tích được bức tranh toàn cảnh về vai trò của các yếu tố tự nhiên trong tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa. Tuy nhiên, trong điều kiện dữ liệu về vùng Nam Bộ còn rất nhiều khoảng trống cả về thời gian và không gian, sự thiếu vắng của những dữ liệu cụ thể gây khó khăn cho việc phục dựng lại một cách hoàn chỉnh 1. Diamond, J., (Hà Trần dịch): Sụp đổ - Các xã hội đã thất bại hay thành công như thế nào?, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2007. MỞ ĐẦU
  • 18. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 16 và chi tiết bức tranh về vai trò của môi trường tự nhiên trong tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa. Ngoài ra, do việc tồn tại các mối quan hệ đan xen, chồng chéo lên nhau giữa các chủ thể với các yếu tố tự nhiên và giữa các chủ thể với nhau trong sự tương tác với tự nhiên, nên không dễ dàng tìm kiếm được sự xuyên suốt, thống nhất và đồng thuận cao giữa các dữ liệu hay giữa các giải thích, lập luận ở một vài giai đoạn lịch sử. Trong chừng mực nào đó, các lý giải có thể còn bị chi phối bởi các giả định, các ý kiến chủ quan. Tuy nhiên, nghiên cứu đã cố gắng trình bày và hệ thống hóa các dữ liệu và quan điểm, các cách lý giải khác nhau, góp phần tiếp cận được vấn đề từ nhiều góc độ. Do phụ thuộc vào sự sẵn có của dữ liệu thứ cấp, phạm vi phân tích của nghiên cứu này có thể thay đổi từ cấp độ cả vùng Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ hay chỉ một tỉnh, đảo, một vùng dự án cụ thể. Việc phân tích nhằm để minh họa rõ nét hơn vai trò của tự nhiên, vai trò của các chủ thể trong bối cảnh không gian và thời gian cụ thể. Do đó, tùy theo từng thời kỳ và lĩnh vực cụ thể, có thể thiếu những phân tích mang tính bao quát, khái quát cho cả vùng rộng lớn. Cuốn sách này tập trung vào ba nội dung chính sau đây: Chương I: Quá trình hình thành và phát triển các yếu tố tự nhiên của vùng Nam Bộ. Chương II: Tác động của điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái đến tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ. Chương III: Nam Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Nền tảng ban đầu của cuốn sách này là kết quả của đề tài nhánh “Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái tác động đến tiến trình lịch sử và đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ” trong đề án khoa học xã hội cấp nhà nước “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ”. Do đó, chúng tôi đánh giá cao và chân thành cảm ơn sự đóng góp trí tuệ của các cộng tác viên cùng tham gia thực hiện các chuyên đề của đề tài. Ngoài ra, nhóm tư vấn, bao gồm: TSKH. Phan Liêu, TS. Nguyễn Thị Hậu, TS. Ngô Thanh Loan, TS. Phạm Gia Trân, ThS. Bàng Anh Tuấn, đã đóng góp rất nhiều ý kiến trong quá trình xây dựng đề cương và thực hiện đề tài. Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến GS. Phan Huy Lê, Chủ nhiệm đề án, và PGS. TS. Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đã chỉ đạo, tư vấn về mặt khoa học và tạo mọi điều kiện để thực hiện đề tài và xuất bản cuốn sách này.
  • 19. 17 Chương I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN CỦA VÙNG NAM BỘ I- VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN TOÀN CẦU Nam Bộ là vùng lãnh thổ phía Nam của nước ta và theo ranh giới hành chính mới nhất thì đây là địa bàn gồm 19 tỉnh, thành phố: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh thuộc miền Đông Nam Bộ; Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau thuộc miền Tây Nam Bộ hay còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long, với tổng diện tích là 64.162,8 ngàn hécta1 . Trên thực tế, Nam Bộ là tên gọi mang hàm ý không gian hành chính (ngay từ thuở ban đầu) hơn là xuất phát từ một khái niệm địa lý tự nhiên. Vì lẽ đó, ranh giới Nam Bộ khá biến động theo thời gian, theo sự phân chia của các hệ thống kinh tế - chính trị khác nhau. Về mặt lịch sử, thì những người dân Việt di cư nhiều vào thời gian từ trước thế kỷ XVII đã đặt nền móng để hòa nhập vùng đất này vào Đất Việt. Tiếp đến, trong thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn là những người có công khẳng định cương vực nước ta tới vùng đất Nam Bộ ngày nay. Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào 1. Xem Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê năm 2013, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2014, tr.63.
  • 20. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 18 I kinh lược vùng đất này và chính thức thiết lập một hệ thống hành chính thống nhất trong bộ máy cai trị chung cả nước. Vào lúc đó, ranh giới địa lý toàn vẹn cho Nam Bộ có lẽ cũng khó xác định bởi còn có những cuộc sáp nhập đất đai muộn hơn. Về địa danh, năm 1744, Chúa Nguyễn Phúc Khoát tổ chức lại bộ máy hành chính ở Nam Bộ lúc ấy gồm ba dinh là Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ và trấn Hà Tiên. Dưới thời Vua Minh Mạng năm 1832, vùng này được chia thành sáu tỉnh (nên có tên gọi là Nam Kỳ lục tỉnh hay Lục tỉnh). Những hình ảnh đầu tiên cho ta nhận biết rõ nhất về không gian vùng Nam Bộ, tuy vẫn còn sơ lược, là từ những bản đồ do người Pháp, người Anh thực hiện. Qua đó, phạm vi Nam Kỳ vào năm 1872 là nhỏ hẹp hơn ở phần phía đông so với phạm vi hành chính Nam Bộ hiện nay. Vào thời điểm đó thì phần Trung Kỳ (An Nam) lấn sâu tới phạm vi Xuyên Mộc, Định Quán, Bình Phước hiện nay. Còn ở phía tây thì Nam Kỳ lấn sâu về phía bắc kênh Vĩnh Tế. Một số nghiên cứu trước đây về lĩnh vực tự nhiên, như Phân chia địa tầng N-Q và nghiên cứu cấu trúc địa chất đồng bằng Nam Bộ1 thì lấy vùng đồng bằng Nam Bộ giới hạn giữa các tọa độ 80 25’30”- 120 09’34” vĩ độ Bắc; 1030 22’55” - 1070 00’00” kinh độ Đông, có tính chất phân chia theo mảnh bản đồ. Trong khi đó, những tư liệu về môi trường cổ địa lý, nhân sinh cho thấy thế giới tự nhiên ở vùng Nam bán đảo Đông Dương và vùng Đông Nam Á rất biến động theo thời gian cũng như theo không gian. Như vậy sẽ là không thỏa đáng nếu chúng ta xác định một lằn ranh cố định, như phạm vi thuộc 19 tỉnh, thành đã nêu, cho tất cả lĩnh vực nghiên cứu (tự nhiên và xã hội) vốn có những quy luật phát triển riêng. Trong cuốn sách này, không gian phân bố các đặc trưng môi trường tự nhiên được đề cập tới sẽ được trình bày trong một không gian ước định, rộng hơn, gồm vùng châu thổ sông Mékong và vùng thềm cổ - đồi núi thấp trên dưới 200 mét kéo dài qua địa bàn các tỉnh Long An, Tây Ninh, 1. Nguyễn Huy Dũng (chủ biên): Phân chia địa tầng N-Q và nghiên cứu cấu trúc địa chất đồng bằng Nam Bộ, 2004. Lưu trữ tại Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam.
  • 21. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 19 Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các đặc trưng này sẽ còn được đề cập trong không gian địa lý rộng hơn của vùng bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á nhằm làm rõ các mối liên kết đặc thù. Về thời gian lịch sử phát triển, các đặc trưng tự nhiên sẽ được đề cập chủ yếu từ đỉnh điểm băng hà cuối cùng cho tới nay. Sự sống trên trái đất đã có quá trình tiến hóa lâu dài, trải qua nhiều thời kỳ, nhiều biến cố để trở nên thế giới đa dạng như ngày hôm nay. Trong tiến trình đó, mỗi cấu thành tự nhiên, gồm vô cơ và hữu cơ, cùng phát triển không ngừng với những tốc độ, quy mô nhanh chậm khác nhau tuân theo các quy luật riêng. Sự vận động này được khái quát trên biểu đồ dưới đây (hình 1): Hình 1: Sự vận động các cấu thành tự nhiên theo quy mô khác nhau về thời gian và không gian Nguồn:DelcourtH.R.,DelcourtP.A.:QuaternaryEcology:Apaleoecological perspective, Chapman & Hall, 1991. Theo dòng thời gian, môi trường tự nhiên trên trái đất đã trải qua rất nhiều thay đổi, đáng lưu ý trong giai đoạn Đệ tứ, khoảng hai triệu năm trở lại đây, là giai đoạn quan trọng trong lịch sử sự sống trên trái đất với sự xuất hiện của con người, vốn tiến hóa từ một loài vượn người.
  • 22. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 20 I Hình 2: Bằng chứng biến đổi khí hậu, các giai đoạn băng hà, không gian băng hà và những thay đổi tương ứng về nhiệt độ, bức xạ Nguồn: Delcourt H.R., Delcourt P.A.: Quaternary Ecology: A paleoecological perspective, Chapman & Hall, 1991.
  • 23. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 21 Cảnh quan chung trong giai đoạn này được đánh giá là khá ổn định, về cơ bản là gần giống với hiện tại. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho chúng ta nhiều thông tin rất mới mẻ về sự phát triển tự nhiên khá sôi động trong thời gian tuy rất ngắn này so với lịch sử trái đất. Đó là xen kẽ những giai đoạn băng hà khô lạnh dài hàng chục ngàn năm và những giai đoạn khí hậu nóng ẩm được cho là có liên quan tới những vận động thiên văn do Milankovich phát hiện đầu tiên, theo chu kỳ dài 19, 23, 41, 100 và 413 ngàn năm, đã ảnh hưởng lớn tới môi trường tự nhiên trên bề mặt trái đất1 . Vào giai đoạn băng hà phát triển, do lượng nước bị đông thành băng vĩnh cửu làm giảm lượng nước tuần hoàn về đại dương mà thể tích nước đại dương giảm đi nên mực nước biển bị hạ thấp, có thể vài trăm mét so với mực nước hiện tại (hình 3). Vì lẽ đó, cả phần thềm lục địa hiện tại trên cả địa cầu đã phơi ra ngoài không khí, nhiều vùng biển nông bị thu hẹp lại, hoặc khô cạn, như vịnh Thái Lan đã là bình nguyên khi mà mực nước biển vào 20 ngàn năm trước thấp hơn hiện nay tới khoảng 120 mét. Khi phông nhiệt độ toàn cầu tăng làm tăng tan chảy thể tích khối băng vĩnh cửu, lượng nước đổ về đại dương tăng lên làm mực nước đại dương dâng lên. Mực nước thay đổi, dâng lên hoặc hạ xuống, và đường bờ biển cũng dịch chuyển tương ứng theo, hay là các giai đoạn biển tiến, biển thoái có tính toàn cầu. Nhưng khi mực nước đại dương ít thay đổi, tùy theo cấu tạo địa chất địa phương mà còn gây ra diễn biến mực nước dâng - hạ cục bộ. Có thời gian, biển đã lấn trên châu thổ Mékong tới gần thành phố Phnom Penh hiện nay. Thay đổi khí hậu (hình 2) tác động rất lớn tới sinh quyển, sự phân bố và tiến hóa các sinh vật trên cạn và dưới nước, sinh vật chịu khô hay ưa nước... Vì lý do đó đã diễn ra những đợt di cư rất lớn của các tập đoàn sinh vật theo phạm vi co dãn các đới khí hậu và mực nước, đường bờ biển. 1. Xem Smith D.G.: Milankovich cyclicity and the stratigraphic record - a review, Terra nova, 1989, vol. 1, No 5, p. 402-404.
  • 24. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 22 I Sự tan băng nhanh làm thay đổi trường trọng lực trên vỏ trái đất còn gây hiệu ứng xiphôn kéo theo các dịch chuyển nâng - hạ trên các mảng địa chất giữa các vùng vĩ độ thấp (như vùng Đông Nam Á) và vĩ độ cao1 và thay đổi địa hình - địa mạo có quy mô lớn đều có liên quan tới tốc độ tan chảy băng hà2 . Hình 3: Gia tăng mực nước biển ở một số khu vực trên thế giới từ sau băng hà cuối Pleistocen Nguồn: www.thefreedictionary.com 1. Grossman E.E., Fletcher III C.H., Richmond. B.M.: The Holocene sea-level highstand in the equatorial Pacific: Analysis of the insular paleosea-level database, Coral Reefs, 1998, vol.17, p.309-327. 2. Quidelleur X., Hildenbrand A., Samper A.: Causal link between Quaternary paleoclimatic changes and volcanic islands evolution, Geophys, Res. Lett, 2008, vol.35, L02303. doi: 10.1029/2007GL031849. Ngàn năm về trước
  • 25. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 23 Khu vực Nam Bộ trải dài trên vùng hạ du và châu thổ của hai hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai và Mékong, vì vậy, đặc trưng môi trường tự nhiên ở đây và sự phát triển của nó đều gắn liền ít nhiều với lịch sử các con sông này và cả trong mối liên kết thống nhất trong không gian địa lý rộng hơn của vùng bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á. Về thời gian, các đặc trưng tự nhiên sẽ được đề cập chủ yếu từ đỉnh điểm băng hà cuối cùng cho tới nay. II- ĐỊA CHẤT 1. Địa chất khu vực Vùng nghiên cứu là một bộ phận của vỏ lục địa Đông Nam Á, có bề dày thay đổi trên 30 km và mỏng dần còn 25-30 km ở dưới thềm lục địa1 . Những hoạt động tạo sơn ở bán đảo Đông Dương, sự hình thành biển Đông và vùng đất liền lân cận là hậu quả vận động của mảng kiến tạo Ấn Độ với mảng Á - Âu cùng vi mảng Phillípin. Sự vận động nghịch nhau giữa các mảng kiến tạo đã gây dập vỡ và hình thành các khối và bị tách rời bởi các phay kiến tạo lớn. Trong đó, do ảnh hưởng chi phối trường ứng suất tạo bởi sự vận động của mảng kiến tạo Ấn Độ vào mảng Á - Âu2 mà các phay kiến tạo, địa hào, địa lũy lớn đều có hướng phát triển là tây bắc - đông nam (hình 4). Địa hình hiện tại cơ bản đã được ổn định từ cuối đại Trung Sinh (Mezozoi) sau khi biển Đông được hình thành do sự tách dãn, kéo trượt các khối, dưới tác động ảnh hưởng di chuyển của vi mảng Ấn Độ ép vào mảng lục địa Á - Âu. Các vận động này đã tạo nên các đới tách trượt và dãn, hay là các địa hình võng thấp cục bộ, mà theo đó đã phát triển các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Mékong, sông Chao Praya, 1. Xem Phan Văn Quýnh, Vũ Ngọc Hải, Nguyễn Nghiêm Minh, Võ Năng Lạc, Văn Đức Chương: Tiến hóa vỏ lục địa Việt Nam và sinh khoáng, tạp chí Các khoa học về trái đất, số 3, 1986, tr.97-103. 2. Xem Huchon P., Le Pichon X., Rangin C.: Indochina Peninsula and the collision of India and Eurasia, Geology, 1994, vol. 22, p. 27-30.
  • 26. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 24 I sông Irrawady. Các sông này đều bắt nguồn từ sườn phía đông nam của cao nguyên Tây Tạng, có nóc nhà thế giới - đỉnh Himalaya. Khởi đầu giới Kainozoi, các cấu tạo địa chất nền khu vực Đông Nam Á và hoạt động kiến tạo chính được Rangin và cộng sự đề cập1 . Hoạt hóa macma - kiến tạo Kainozoi muộn đã tạo nên đai núi lửa rìa lục địa bao quanh biển Đông. Những hoạt động kiến tạo này vẫn còn tiếp diễn, và vì vậy, vùng Đông Nam Á là nơi có nhiều điểm nóng về cấu trúc địa chất với những cơn địa chấn lớn và phun trào núi lửa xảy ra thường xuyên. Trong giai đoạn Đệ tứ đã có nhiều loạt phun trào bazan 1. Xem Rangin C., Huchon P., Le Pichon X., Bellon H., Hoe N.D., Lepvrier C., Roques D., Quynh P.V.: Cenozoic deformation of Central and South Vietnam: Evidences for superposed tectonic regimes, Tectonophysics, 1993, vol. 251, Issues 1-4, p. 179-196. Hình 4: Sơ đồ vận động kiến tạo ở châu Á
  • 27. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 25 lớn ở khu vực nam bán đảo Đông Dương bao gồm ở vùng Hạ Lào, Tây Nguyên, và phân bố theo trục kéo dài từ Bà Rịa - Xuân Lộc qua Bình Phước tới Kompong Cham (Campuchia)1 . Các dòng chảy bazan phát triển theo hướng bao lấy sườn phía bắc của châu thổ Mékong và phân cắt lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai. Hoạt động này tắt dần và dư âm còn kéo dài tới ngày nay với bằng chứng là những đợt phun trào quy mô nhỏ tại Hòn Tro trên vùng biển Phan Thiết. Ở vùng lân cận lãnh thổ Việt Nam vẫn còn nhiều hoạt động phun trào, như trên dải Cadamon (Tây Campuchia)2 , với quy mô nhỏ. Nhưng ở nhiều nơi xa hơn thì đã có những hoạt động phun trào rất mạnh. Kỷ lục là vụ núi lửa Toba (Sumatra) phun cách nay 73.500 năm tạo ra đám bụi khí có khối lượng tới 109 tấn, cao 27-37km bao trùm lên khí quyển đã tạo nên “mùa đông núi lửa” trên phạm vi toàn cầu bởi đám tro bụi này đã làm giảm bức xạ mặt trời, làm nhiệt độ khí quyển hạ thấp 3-50 C trong nhiều năm, đã góp phần thúc đẩy khí hậu trái đất đi sớm hơn vào giai đoạn băng hà3 . Trong bối cảnh kiến tạo địa chất chung nêu trên thì ở khu vực Nam Bộ và kề cận đã hình thành những cấu trúc cơ bản, gồm: hai đới tách giãn - lún chìm chạy theo hướng tây bắc - đông nam, theo trục châu thổ Mékong và trụcdọcvịnhTháiLantạonênhaibồntrũnglàbồntrũngCửuLongvàbồn trũng vịnh Thái Lan. Trũng Cửu Long phát triển từ vùng thềm lục địa theo hướng tây bắc vào sâu trong lãnh thổ Campuchia. Trên thềm lục địa biển Đông, trũng Cửu Long phát triển lệch về hướng đông4 . 1.Xem:-CarbonnelJ.P: LeQuaternaireCambodgien:Structureetstratigraphie, ORSTOM, 1972, 252p. - Phạm Văn Phúc: Mối liên quan giữa các động đất trong những năm vừa qua tại vùng biển Nam Trung Bộ nước ta với các hoạt động núi lửa tại đây, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, số 2, 2008, tr. 52-66. 2. Xem Carbonnel J.P: Le Quaternaire Cambodgien: Structure et stratigraphie, ORSTOM, 1972, 252p. 3. Xem Rampino M. R., Self S.: Volcanic winter and accelerated glaciation following the Toba super-eruption, 1992, Nature 359. 4. Le Van Khy: The structure of the Mekong trough, International Geology Review, 1986, vol. 28, No 1, p. 87-95.
  • 28. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 26 I Quá trình lắng đọng vật liệu lâu dài trong các bồn trũng này đã tạo nên các lớp trầm tích bở rời, có nơi dày tới hàng ngàn mét. Tổng bề dày trầm tích Kainozoi ở phần sâu nhất các bồn trũng Cửu Long và bồn trũng vịnh Thái Lan cũng tới hơn 7 ngàn mét1 trên nền các cấu trúc tách giãn - lún chìm đã nêu. Ngoài hai bồn trầm tích Đệ tứ nói trên, các hoạt động tân kiến tạo và ngoại sinh cũng góp phần hình thành các bồn trầm tích quy mô nhỏ hơn trong các miền đồi núi uốn nếp, như bồn trầm tích Tánh Linh trong lưu vực sông La Ngà. Chúng được thể hiện là những phân bố trầm tích Neogen và Đệ tứ tương đối cô lập giữa các đá cổ Paleozoi hay Mezozoi trong sơ đồ địa chất (hình 5). Cấu trúc võng dưới đồng bằng Nam Bộ thể hiện rõ qua tài liệu khoan địa chất của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, cụ thể là đá gốc trước Kainozoi được gặp ở độ sâu 167 mét trong lỗ khoan LK816 (Thủ Đức), ở 330 mét trong lỗ khoan LK812 (Nhà Bè) thuộc vùng rìa châu thổ. Trong khi đó, nhiều lỗ khoan sâu xấp xỉ 500 mét ở vùng trục châu thổ, như lỗ khoan LK17 (Cần Thơ), LK214a (Vĩnh Long), LK31 (Mỹ Tho) thì đều chưa gặp các đá gốc này. Đối nghịch với hai cấu trúc tách giãn - lún chìm là cấu trúc nâng, gồm: uốn nếp - địa lũy nâng dần ở cánh phía bắc của đới Đà Lạt vốn có vai trò như là khâu nối với địa khối Kon Tum có biên độ nâng tổng quát tân kiến tạo đạt trên 3 ngàn mét với vòm cao nhất là đỉnh Ngọc Linh2 . Ở cánh phía nam là phần gờ nâng Khorat - Natuna hình thành do sự nén ép bởi hai đới tách giãn - lún chìm kể trên. Dấu tích của gờ nâng Khorat - Natuna là dải núi Cardamon ở phía tây Campuchia và nối tiếp về phía nam bởi các cụm Bảy Núi, Hòn Chông, Hòn Đất, các đảo ven biển. Trong đó có các đảo lớn là Phú Quốc, Hòn Sơn, Hòn Khoai. Vận động tạo sơn tồn dư vào kỷ Đệ tam cùng hoạt động macma đã tạo nên gờ ngăn cách giữa bồn trầm tích sông Mékong và bồn trầm tích 1. Xem Lê Việt Triều: Các nhân tố chính liên quan đến kiến trúc và chế độ động lực Kainozoi khu vực biển Đông, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, t.XXII, No 2A, tr.107-124. 2. Xem Lê Xuân Hồng, Lê Thị Kim Thoa: Địa mạo bờ biển Việt Nam, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2007.
  • 29. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 27 Hình 5: Cấu trúc địa chất Paleogen bán đảo Đông Dương 1- Trầm tích Mz thuộc cao nguyên Corat; 2- Bồn Oligocen-Miocene Thái Lan; 3- Bồn trung tâm tuổi Mz và Eocene; 4- Thành tạo Paleozoi trung tâm Việt Nam; 5- Địa khối Kon Tum; 6- Thành tạo Indosini (Mz) thuộc bloc Shan Thai; 7- Trầm tích Neogen và trầm tích không phân chia ở tây Thái Lan và bắc Malaysia; 8- Các đứt gãy chính; 9a- Đứt gãy chưa được phân chia; 9b- Đứt gãy thuận; 10a- Chuyển dịch dạng Strike-slip do chế độ động lực nén cực đại theo hướng đông tây; 10b- Chế độ giãn theo hướng đông tây; 11a- Đới trượt đầu Đệ tứ; 11b- Đới trượt trước Trias.
  • 30. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 28 I sông Đồng Nai1 , và làm phân dị móng đá dạng bậc như bàn phím piano bên dưới châu thổ sông Mékong2 . Hoạt động tân kiến tạo là những hoạt động nội sinh diễn ra trong kỷ Đệ tứ tới nay và đã gây sụt lún, thay đổi mực xâm thực dọc theo các thung lũng sông và để lại các thềm sông có biên độ khác nhau. Theo Saurin3 , ở khu vực Nam Việt Nam và miền Đông Campuchia có bốn bậc địa hình chính và sau này được Carbonnel4 đề xuất sắp xếp theo trật tự tuổi sớm - muộn là: - Thềm + 100m, tuổi > 650 ngàn năm; - Thềm + 40m, tuổi muộn sau 650 ngàn năm; - Thềm + 20m, tuổi (?); - Thềm +10 đến +2m, tuổi (?). Các hoạt động nâng - hạ tân kiến tạo còn để lại các dấu vết trên bề mặt đất, như là loạt đá xâm nhập, phun trào dọc địa hào ở Sré Ambel, Pailin (Campuchia)5 . Quá trình kiến sinh vỏ lục địa mới đã tạo nên nền lục địa trong khu vực Nam biển Đông - vịnh Thái Lan được đặt tên là Sundaland. Theo Tjia6 , cấu trúc địa chất của Sundaland khá ổn định và có tốc độ nâng kiến tạo vỏ <0,1mm/năm. Hoạt động nâng tân kiến tạo tiếp diễn ở cánh Bắc (Đông Nam Bộ và đông bắc Campuchia) với các loạt phun trào bazan theo khe nứt và phun trào trung tâm (phun nổ), tạo nên trùm phủ bazan N-Q trên dải 1. Xem Saurin E.: Le substratum de Saigon et la formation du delta du Mêkông, C.R. Som. Séances Soc Géol, France, 1964, p. 306-308. 2. Xem Carbonnel J.P: Le Quaternaire Cambodgien: Structure et stratigraphie, ORSTOM, 1972, 252p. 3. Saurin E.: Etudes géologiques sur L’ Indochine du Sud-Est (sud Annam, Cochinchine, Cambodge oriental), Bull.serv.geol, Indochine, 1935, vol. XXII, 420 p. 4, 5. Carbonnel J.P: Le Quaternaire Cambodgien: Structure et stratigraphie, ORSTOM, 1972, 252p. 6. Tjia, H.D.: Sea-level changes in the tectonically stable Malay - Thai Peninsula, Quaternary International, 1996, vol. 31, p. 95-101.
  • 31. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 29 rộng. Các lớp phủ bazan dày vài chục mét tới hơn 100 mét. Các hoạt động tách giãn - lún chìm liên tục theo địa hào nằm theo trục châu thổ Mékong đã kéo theo những phun trào bazan này ở vùng miền Đông Nam Bộ1 . Trong Neogen - Đệ tứ ít nhất đã có sáu loạt phun trào bazan lớn ở vùng Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ2 . Gần đây nhất đã có bốn đợt phun trào ngầm dưới đáy biển khu vực Hòn Tro (hình 6) được ghi nhận vào các năm: 1880-1882, 1923, 1928 và 1978. Hình 6: Vị trí Hòn Tro ngoài khơi Phan Thiết 1. Fan Pow-Foong: Tectonic patterns and Cenozoic basalts in the western magin of the South China sea, AAPG, 1994, vol. 78/7, p. 1141-1142. 2. Đỗ Công Dự: Về những kết quả nghiên cứu đá bazan ở miền Nam Việt Nam qua công tác đo vẽ bản đồ địa chất 1:50.000 và các nghiên cứu khác, Báo cáo tại Hội nghị Địa chất - Tài nguyên - Môi trường Việt Nam, Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, 2000.
  • 32. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 30 I Chỉ trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2006, trên khu vực ven bờ Nam Bộ đã ghi nhận có tới 27 địa chấn cấp 2,4 - 4,8 độ richter. Với những hoạt động tân kiến tạo tích cực và phun trào trẻ khá phổ biến trong khu vực, nên vùng miền Đông Nam Bộ được coi là một trong những điểm nóng về kiến tạo (hình 7). Hình 7: Điểm nóng kiến tạo Đông Nam Bộ trên sơ đồ kiến tạo Phun trào bazan á kiềm giai đoạn muộn (N-Q) đã góp phần làm bằng phẳng hơn địa hình vốn bị phân dị do hoạt động tạo sơn trước đó với sự hình thành các dải đồi núi thấp, các bậc thang địa hình lớn có bề mặt khá thoải và rộng. Các lớp phủ bazan rộng lớn phổ biến ở Di Linh - Đức Trọng, Xuân Lộc, Lộc Ninh, Kompong Cham. Hoạt động macma ở cánh phía nam trục châu thổ sông Mékong thì có quy mô nhỏ hơn, với những dấu hiệu ghi nhận trong địa tầng Mezozoi ở tờ bản đồ địa chất tỷ Nguồn: Debelmas J., Mascle G.: Les grandes structures géologique, Masson, 1994, 299p.
  • 33. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 31 lệ 1/200.0001 hay là các dải bazan hẹp trong địa hào ở Sré Ambel, Pailin và đá xâm nhập granit trong dải núi Cardamon, theo tài liệu của Carbonnel2 . Cấu trúc địa chất của nền Sundaland kéo dài từ phần Nam châu thổ sông Mékong tới đảo Borneo thì khá ổn định với khuynh hướng nâng kiến tạo vỏ đã góp phần tạo nền nước nông cho châu thổ Mékong hiện đại phát triển nhanh sau này. Song song với quá trình địa chất nội sinh thì các quá trình ngoại sinh, bao gồm xói mòn, xâm thực, tích tụ, phong hóa hóa học, cũng là động lực quan trọng làm biến đổi nhanh diện mạo bề mặt đất. Cường độ các hoạt động này có liên quan tới chế độ khí hậu, chu kỳ băng hà hay chu kỳ Milankovich, đặc biệt là liên quan tới gió mùa và sự thay đổi mực nước biển vốn diễn ra trên phạm vi toàn cầu như đã trình bày ở trên, trong các hình 2 và 3. Tuy nhiên, trong xu thế diễn biến chung ở phạm vi toàn cầu thì các quá trình ngoại sinh cũng có thể mạnh hơn hay yếu hơn trên phạm vi khu vực bởi còn do ảnh hưởng chi phối của các yếu tố địa phương. Chính sự đan xen các quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh đã làm cho lịch sử địa chất nói chung và lịch sử địa chất khu vực nói riêng càng phức tạp. Nhìn chung trong thời gian hàng chục ngàn năm trước, thì xói mòn, xâm thực, phong hóa hóa học diễn ra khá tập trung ở vùng địa hình cao ở miền Đông Nam Bộ, từ Đức Hòa (Long An) và xa hơn lên tới vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, đã để lại dấu vết là những tầng phong hóa dày hay rãnh xâm thực sâu. Trong điều kiện phong hóa yếu, ta chỉ gặp dấu vết loang lổ màu nâu đỏ trên nền trầm tích, còn khi mức độ phong hóa cao hơn thì ta gặp kết von, các khung mạng đá ong hay 1. Bản đồ Địa chất và Khoáng sản: tờ Phú Quốc - Hà Tiên, Cục Địa chất Việt Nam, 1996. 2. Carbonnel J.P: Le Quaternaire Cambodgien: Structure et stratigraphie, ORSTOM, 1972, 252p.
  • 34. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 32 I Hình 8a: Vùng Đông Nam Á vào thời gian cách nay khoảng 21 ngàn năm Nguồn: Sathiamurthy E., Voris H.K.: Maps of Holocen Sea Level Transgression and Submerged Lakes on the Sunda Shelf, The Natural History Journal of Chulalongkorn University, Supplement 2, 2006, p.1-44.
  • 35. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 33 các mảng đan kết cứng tạo bởi hydroxyt sắt2 . Trên lãnh thổ Campuchia, Carbonnel3 đã xác định một số thời kỳ gián đoạn trầm tích gắn liền với quá trình xâm thực rất mạnh diễn ra từ thời kỳ Pleistocen sớm tới thời kỳ Holocen. Nghiên cứu các địa tầng trầm tích ở miền Đông Nam Bộ, Trần Nghi và Phạm Văn Cự4 phát hiện các bề mặt phong hóa tương ứng với tuổi trầm tích Pleistocen sớm, trung, muộn. Trong địa tầng đồng bằng Nam Bộ, các bề mặt bất chỉnh hợp với những biểu hiện trầm tích Hình 8b: Cấu trúc trầm tích nền đáy biển trên biểu đồ địa chấn1 1- Kết quả khảo sát của tàu Sonne, tuyến SO187 (chưa công bố), Chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học về tương tác biển - lục địa do Quỹ DFG - Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện, 2006-2009. - Bề mặt bình nguyên cổ tương ứng với bề mặt trầm tích Pleistocen trên biểu đồ. 2. Tardy Y.: Petrologie des latérites et des sols tropicaux, Masson, 1993, 459 p. 3. Carbonnel J.P: Le Quaternaire Cambodgien: Structure et stratigraphie, ORSTOM, 1972, 252p. 4. Trần Nghi, Phạm Văn Cự: “Đặc điểm trầm tích và lịch sử phát triển địa chất kỷ thứ tư vùng rìa phía bắc đồng bằng sông Cửu Long”, tạp chí Các khoa học về trái đất, 1990, t.13, tr.40-45.
  • 36. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 34 I bị phong hóa ở mức độ khác nhau được dùng làm cơ sở phân chia địa tầng trên đồng bằng Nam Bộ1 . Các loạt phun trào bazan nhỏ trong thời gian này cũng góp phần làm đa dạng hơn bề mặt địa hình, tạo thêm các thung lũng nhỏ giữa trùm phủ và chóp núi lửa cổ hơn. Thuộc loạt phun trào này, trong thung lũng sông Lá Buông (Đồng Nai), lớp đá bazan olivine kiềm có bề dày 5-25 mét phủ lên tầng cuội sỏi lẫn thân cây hóa than có tuổi C14 là 35.900 ± 2.800 năm, và mùn thực vật trong lớp trầm tích phủ vỏ bazan này thì có tuổi C14 là 4.500 ± 800 năm. Một số nghiên cứu trong thung lũng Tánh Linh cho thấy sự thay đổi tính chất dòng chảy sông La Ngà trong giai đoạn 12,5 - 9,7 ngàn năm có liên quan tới hoạt động tân kiến tạo. Trong khi đó ở vùng Tây Nam Bộ, quá trình lắng đọng trầm tích từ dòng sông Mékong cổ và sông Đồng Nai cổ chiếm ưu thế trên nền cấu trúc võng và hình thành nên các tầng trầm tích dạng châu thổ - cửa sông, sông hồ chồng xếp lên nhau. Nhìn xa về quá khứ, từ khoảng 20 ngàn năm trước, vào đỉnh điểm giai đoạn băng hà cuối cùng thì mực nước biển lúc đó đã thấp hơn hiện tại khoảng 120 mét và diện tích bề mặt biển Đông bị thu hẹp gần 1/3 so với hiện nay. Đường bờ biển xa hàng trăm kilômét so với hiện tại; cả vùng Nam Bộ và thềm lục địa hiện nay cũng như vịnh Thái Lan đã là một bình nguyên rộng lớn cao hơn mực nước biển lúc đó tới hơn 100 mét, nối liền với thềm lục địa Sunda và cả bán đảo Mã Lai cùng các đảo Borneo và Sumatra (hình 8a). Biểu đồ địa chấn, hình 102 , cho phép xác định dấu tích dòng chảy sông Mékong cổ và cửa sông đã ở xa hơn về 1. Nguyễn Ngọc Hoa và cộng sự: Báo cáo thuyết minh đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ đồng bằng Nam Bộ, tỷ lệ 1/200.000, 1990. Lưu trữ tại Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam. 2. Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Huy Phúc, Phạm Thị Tươi: Hệ thống sông cổ Mê Công - Đồng Nai cuối Pleistocen muộn trên thềm lục địa Vũng Tàu - Bình Thuận, trong tuyển tập Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển, Nxb. Khoa học và công nghệ, Hà Nội, 2007.
  • 37. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 35 phía biển Đông, cách đường bờ biển hiện nay tới 4-5 trăm kilômét, và có thung lũng sông lớn với bề rộng vài ngàn mét và đáy sâu 30 - 60 mét1 . Liên kết địa tầng trong các lõi khoan và băng địa chấn (hình 8b) cho thấy bề mặt bình nguyên - đồng bằng ven biển này khá bằng phẳng là kết quả một quá trình san bằng một vùng đồi thấp với cấu trúc uốn nếp nhẹ. Trong vịnh Thái Lan, cũng phát hiện thấy nhiều lòng sông cổ, sâu 20-30 mét, trên bề mặt aluvi cổ2 . Trong bối cảnh tự nhiên đó thì sự xuất hiện của con người là một sự kiện nổi bật, khi tổ tiên loài người vượt ra khỏi châu Phi khoảng 62 - 95 ngàn năm trước3 và đã có mặt ở bán đảo Đông Dương khoảng 46 ngàn năm trước4 , và ở Nam Bộ thì di chỉ người tiền sử khá phổ biến ở Đồng Nai. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên qua các diễn biến địa chất, địa mạo tới cổ khí hậu từ giai đoạn băng hà cuối là rất đáng quan tâm, bởi theo Gignoux và cộng sự5 thì dân cư vùng Đông Nam Á đã tăng lên rất 1. Nguyễn Tiến Hải, Nguyễn Huy Phúc, Phạm Thị Tươi: Hệ thống sông cổ Mê Công - Đồng Nai cuối Pleistocen muộn trên thềm lục địa Vũng Tàu - Bình Thuận, trong tuyển tập Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển, Sđd. 2. Charan Achalabhuti: Natural gas deposits of gulf of Thailand, In Energy recources of the pacific region, Halbouty M. (ed), AAPG, 1981, No. 12. 3. Qiaomei Fu, Alissa Mittnik, Philip L.F. Johnson, Kirsten Bos, Martina Lari, Ruth Bollongino, Chengkai Sun, Liane Giemsch, Ralf Schmitz, Joachim Burger, Anna Maria Ronchitelli, Fabio Martini, Renata G. Cremonesi, Jiří Svoboda, Peter Bauer, David Caramelli, Sergi Castellano, David Reich, Svante Pääbo, Johannes Krause: A Revised Timescale for Human Evolution Based on Ancient Mitochondrial Genomes, Current Biology, 2013, vol. 23, p. 553-559. 4. Fabrice Demeter, Laura L. Shackelford, Anne-Marie Bacon, Philippe Duringer, Kira Westaway, Thongsa Sayavongkhamdy, José Braga, Phonephanh Sichanthongtip, Phimmasaeng Khamdalavong, Jean-Luc Ponche, Hong Wang, Craig Lundstrom, Elise Patole-Edoumba, and Anne-Marie Karpoff: Anatomically modern human in Southeast Asia (Laos) by 46 ka, Proceedings of the National Academy of Sciences, August 20, 2012 DOI: 10.1073/pnas.1208104109. 5. Gignoux C.R, Hennb B.M., Mountain J. L.: Rapid, global demographic expansions after the origins of agriculture, PNAS, 2011, vol. 108, No 15, p. 6044-6049.
  • 38. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 36 I nhanhtrong thờikỳHolocen,đặcbiệtlàtừkhoảng4ngànnăm trước,cùng với sự xuất hiện hoạt động trồng trọt, mà chủ yếu là trồng lúa nước trên các châu thổ1 . Theo đó, chúng ta sẽ xem xét tập trung các quá trình hình thành châu thổ vốn chiếm hơn một nửa diện tích khu vực nghiên cứu và là cái nôi quan trọng của nền văn minh lúa nước ở Đông Nam Á. 2. Cổ khí hậu và diễn biến mực nước biển Cổ khí hậu và diễn biến mực nước biển là các vận động tự nhiên quan trọng, chi phối tới quá trình hình thành các cấu tạo địa chất lớn, như châu thổ, đồng bằng ven biển, bờ biển, v.v.. Tổng hợp kết quả của nhiều tác giả2 , ta có thể thấy có các thời kỳ khí hậu khá tương phản từ sau thời kỳ băng hà cuối cùng là: - Thời kỳ từ 22 - 13 ngàn năm trước, chuyển từ khô lạnh sang ấm và ẩm dần. 1. Xiaoqiang Li, John Dodson, Jie Zhou, Xinying Zhou: Increases of population and expansion of rice agriculture in Asia, and anthropogenic methane emissions since 5000 BP, Quaternary International, 2009, vol. 202, p. 41-50. 2. - Horton B.P., Gibbard P.L., Milne G.M., Morley R.J., Purintavaragul C., Stargardt J.M.: Holocene sea levels and palaeoenvironments, Malay-Thai Peninsula, Southeast Asia, The Holocen, 2005, vol. 15, issus 8, p. 1199-1213. - Maxwell A. L.: Holocen monsoon changes inferred from lake sediment pollen and carbonate records, northeastern Cambodia, Quaternary Research, 2001, vol. 56, p. 390-400. - Mingram J., Schettler G., Nowaczyk N., Xiangjun Luo, Houyuan Lu, Jiaqi Liu, Negendank J.F.W.: The Huguang maar lake - a high-resolution record of palaeoenvironmental and palaeoclimatic changes over the last 78,000 years from South China, Quaternary International, 2004, vol. 122, p. 85-107. - Page S.E., Wust R.A.J., Weiss D., Reiley J.O., Shotyk W., Limin S.H.: A record of late Pleistocene and Holocen carbon accumulation and climate change from an equatorial peat bog (Kalimantan, Indonesia): implication for past, present and future carbon dynamics, Journal of Quaternary science, 2004, vol. 19, p. 625-635. - White J.C., Penny D., Kealhofer L., Maloney B.: Vegetation changes from the late Pleistocene through the Holocen from three areas of archaeological significance in Thai Land, Quaternary International, 2004, vol. 113, p. 111-132.
  • 39. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 37 - Thời kỳ từ 13 - 9 ngàn năm trước, gia tăng hoạt động gió mùa tây nam, cùng hơi ẩm. - Thời kỳ từ 9 - 5,3 ngàn năm trước, hoạt động gió mùa tiếp tục gia tăng cùng với sự tương phản mùa càng lớn, khí hậu ẩm ướt với sự góp phần bổ sung của nguồn hơi ẩm từ vịnh Thái Lan. - Thời kỳ từ 5,3 - 2,5 ngàn năm trước, khí hậu trở lại khô hạn, với đỉnh điểm khoảng 4 ngàn năm trước, rồi chuyển sang ẩm và tương phản mùa trở lại rõ nét hơn vào cuối giai đoạn này. - Thời kỳ từ 2,5 ngàn năm trước đến nay, khí hậu gió mùa gia tăng trở lại, khí hậu trở nên ẩm ướt rõ nét từ khoảng vài thế kỷ sau công nguyên. Trong các thời kỳ trên vẫn còn có các biến động với thời gian ngắn hơn, kéo dài vài trăm năm, như Young Dry, Little Ice Age. Theo kết quả nghiên cứu đồng vị oxy δ18 O trong các thạch nhũ, chế độ gió mùa bị suy yếu đi vào khoảng 8,22-8,08 ngàn năm trước do đột biến khí hậu toàn cầu1 . Đã có ba thời kỳ khí hậu tương đối ẩm và lạnh vào thời gian 200- 600 năm, 800-1.150 năm và 1.400-1.650 năm sau công nguyên ở vùng Tibet, thượng nguồn sông Mékong2 và đều liên quan tới biến động của gió mùa tây nam. Qua nghiên cứu vòng tăng trưởng của cây ở vùng núi Bidup, Tiến sĩ Buckley và cộng sự cho rằng Đông Nam Á đã trải qua bốn đợt khô hạn dài và trong đó có giai đoạn từ năm 1415 đến năm 1439 có thể liên quan tới sự sụp đổ của văn minh Angkor3 . Từ cuối thời kỳ Pleistocen, khí hậu nói chung dần trở nên nóng ẩm (hình 2) cộng thêm với lượng hơi ẩm bổ sung do biển Đông và vịnh Thái Lan mở rộng ra (hình 9 và hình 11), và hoạt động gió mùa mạnh lên đã góp phần làm tăng đáng kể lượng mưa trên các lưu vực sông. 1. Cheng H., Fleitmann D., Edwards R.LWang ., X.F., Dykoski C.A., Auler A.S., Mangini A., Wang Y.J., Kong X.G., Burns S.J., Matter A.: Timing of the 8.2ka cooling event inferred from δ18 O records of three stalagmites from Brazil, China and Oman, Geophysical Research Abstracts, 2006, vol.8, 03128. 2. Bao Yang, Achim Bräuning, Zhibao Dong, Ziying Zhang, Jiao Keqing: Late Holocen monsoonal temperate glacier fluctuations on the Tibetan Plateau, Global and Planetary Change, 2008, vol. 60, p. 126-140. 3. http://english.cri.cn.htm.
  • 40. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 38 I Điều này thúc đẩy quá trình xói mòn, hậu quả là lượng bùn cát tải theo các sông đổ ra biển và lắng đọng ở ven bờ cũng gia tăng. Dao động mực nước biển sau thời kỳ băng hà cuối cùng đã làm không gian đất liền ở Nam Bộ và vùng kề cận đã thay đổi đầy ấn tượng. Đặc biệt nổi bật là đất liền bị thu hẹp lại do biển tiến nhanh, do mực nước biển dâng và tiếp theo là đất liền lại tái mở rộng với sự hình thành châu thổ sông. Theo Stanley và Warne1 , trong giai đoạn Holocen khi mà mực nước biển dâng chậm dần trên toàn cầu từ khoảng 7 ngàn năm về trước, và lượng vật liệu bùn cát tăng lên là những điều kiện thuận lợi cho sự tích tụ và tạo nên các châu thổ tại các cửa sông lớn trên thế giới. Hình 9: Trường gió mùa tây nam2 1. Stanley D.J., Warne A.G.: Worldwide initiation of Holocene marine deltas by deceleration of sea-level rise, Science, 1994, vol. 265, p.228-231. 2. Theo Maxwell: Holocene monsoon changes inferred from lake sediment pollen and carbonate records, northeastern Cambodia, Quaternary Research, 2001, vol.56, p.390-400.
  • 41. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 39 Sau đỉnh điểm băng hà, khí hậu ấm dần, quá trình tan băng vùng cực làm cho mực nước biển dâng lên nhanh, khoảng 15 mét/1.000 năm, tương ứng với nhịp băng tan lớn quy mô toàn cầu được xác định vào khoảng 11,3 ngàn năm trước. Quá trình nước biển dâng toàn cầu đã diễn ra khá phức tạp và chưa được xác định rõ hoàn toàn. Như riêng một vụ tan vỡ khối băng Laurentide ở Bắc Mỹ vào khoảng 8,2 ngàn năm trước đã làm mực nước các đại dương tăng đột biến và kéo dài mấy thế kỷ1 . Khí hậu nóng ẩm gây mưa nhiều làm cho hoạt động xói mòn trên các lưu vực tăng lên so với giai đoạn trước đó. Ở vùng địa hình cao và có độ dốc lớn của miền Đông Nam Bộ, quá trình xâm thực, rửa trôi thường kéo theo những dòng lũ bùn, trượt lở bồi lấp các bồn trũng. Như trong thung lũng Tánh Linh, ta thường gặp các lớp vật liệu thô gồm tảng lăn, cuội mài tròn lẫn cát bột sét ở phần chân các vách lộ dọc bờ sông suối, là dấu vết rất đặc trưng cho các đợt lũ lớn. Có nơi, bề dày trầm tích tăng lên rất nhanh (hơn 13 mét chỉ trong khoảng 800 năm). Đồng thời, cũng xuất hiện các vùng đất ngập nước (đầm, hồ) trong những địa hình trũng. Quá trình xâm thực theo chiều thẳng đứng kế thừa từ giai đoạn trước đó vẫn còn khá mạnh do mực xâm thực cơ sở vẫn còn rất thấp, và tiếp tục tạo nên những thung lũng sâu và rộng, tương phản là các địa hình đồi thấp. Các thung lũng xâm thực này là những máng dẫn nước biển xâm nhập sâu vào nội địa ở thời gian muộn hơn. Những dấu tích địa hình này còn rất phổ biến ở vùng miền Đông Nam Bộ từ Củ Chi - Tây Ninh tới Bà Rịa. Các địa hình thấp, như thung lũng sông suối sẽ được bồi lấp dần ở giai đoạn tiếp theo bởi phù sa trẻ. Còn ở miền Tây Nam Bộ, quá trình lún chìm cộng với hoạt động xâm thực của sông Cửu Long cổ tạo nên thung lũng sông khá rộng, bị vùi lấp sâu dưới lớp phù sa mới. Theo tài liệu địa chấn và khoan, ta thấy 1. Kendall R.A., Mitrovica J.X., Milne G. A., Tömqvist T. E., Yongxiang Li: The sea-level fingerprint of th 8.2 ka climate event, Geology, 2008, vol. 36, p. 423-426.
  • 42. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 40 I dòng chảy sông Mékong đã tạo một thung lũng xâm thực có bề ngang khoảng 30 km ở vị trí ngang thành phố Phnom Penh, và nó rộng hơn 40 km ở giữa Tân Châu - Châu Đốc, hơn 60 km ở ngang tuyến Long Xuyên - Tam Nông. Thung lũng này kéo dài về hướng đông qua khu vực Vĩnh Long, Bến Tre. Tại Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long1 đã phát hiện một máng xâm thực cổ cắt sâu hơn 50 m vào đồng bằng aluvi cổ và được lấp đầy bởi trầm tích phễu cửa sông ngay từ cuối Pleistocen. Hình 10: Mạng lưới sông cổ trên thềm lục địa ở Nam Bộ từ kết quả địa chấn 1. - Nguyen Van Lap, Ta Thi Kim Oanh: Depositional facies and radiocarbon ages from DT1 core in the Mekong river delta: evidence of incised-valley filling in Holocene transgression, tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, t.8, số 1, 2008, tr. 24-34. - Ta T. K. O., Nguyen V. L., Tateishi M., Kobayashi I., Tanabe S., Saito Y.: Holocene delta evolution and sediment discharge of the Mekong River, southern Vietnam, Quaternary Science Reviews, 2002, vol. 21, Issues 16 - 17, p. 1807-1819. - Ta T.K.O., Nguyen V.L., Tateishi M., Kobayashi I., Saito Y.: - Sedimentary facies, diatom and foraminifer assemblages in a late Pleistocene - Holocene incised- valley sequence from the Mekong River Delta, Bentre Province, Southern Vietnam: the BT2 core, Journal of Asian Earth Sciences, 2001, vol. 20, Issue 1, p. 83-94.
  • 43. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 41 Từ phần ngoài của thềm đồng bằng aluvi cổ trên thềm lục địa hiện nay, mực nước biển dâng tăng tốc lên rất nhanh từ khoảng -120 m lên -20 m (từ khoảng 21 - 9 ngàn năm về trước, hình 3) đã làm chìm ngập nhanh vùng bình nguyên này. Quá trình bờ biển lùi và mực nước dâng không liên tục đã để lại những dấu ấn là các cồn cát ven biển và trầm tích châu thổ. Một trong những gián đoạn này có tuổi 13.750 ± 280 năm ở mực nước sâu 50 - 70 m trên thềm lục địa ngoài khơi phía đông Bà Rịa - Vũng Tàu1 . Quanh Côn Đảo tới phía đông Hòn Khoai ta gặp những dải cồn cát cao trên dưới 5 m ở mức nước sâu 25 - 30 m là dấu vết tích tụ xói mòn do sóng và gió ở vùng ven bờ trước đây vào giai đoạn đầu Holocen, tương ứng mực nước biển khoảng 9 ngàn năm trước. Dòng chảy sông lúc này vẫn còn tương đối yếu trong tương tác sông/biển và hình thái cửa sông lúc đó chủ yếu là dạng phễu, dòng bùn cát cũng không đủ lớn để hình thành các châu thổ. Biển lấn rất nhanh trong thời kỳ này, bởi tốc độ gia tăng mực nước biển toàn cầu vào lúc đó là lớn nhất và lấn nhanh hơn theo các cửa sông vốn là nơi địa hình còn bị lún hạ. Ở phía tây, bề mặt địa hình cổ bắt đầu chìm ngập từ khoảng thời gian cách ngày nay 12 ngàn năm và hình thành nên vịnh Thái Lan ngăn cách Nam bán đảo Đông Dương với bán đảo Mã Lai và quần đảo Indo. Mực nước biển đã có thể đạt tới mức đỉnh cao hơn mực nước hiện tại tới hơn 2 mét vào thời gian khoảng 6 - 4 ngàn năm2 . Theo Nguyễn 1. Astrakhov A.S., Markov Yu.D., Trinh The Hieu: The Mekong river influence on Later Quaternary sidementation in the South China Sea, Lithology and Mineral Resources, 1989, No 3, p. 112-128. 2. - Horton B.P., Gibbard P.L., Milne G.M., Morley R.J., Purintavaragul C., Stargardt J.M.: Holocene sea levels and palaeoenvironments, Malay-Thai Peninsula, Southeast Asia, The Holocene, 2005, vol. 15, issus 8, p. 1199-1213. - Tamura T., Saito Y., Sieng S., Ben B., Kong M., Choup S., Tsukawaki S.: Depositional facies and radiocarbon ages of a drill core from the Mekong River lowland near Phnom Penh, Cambodia: Evidence for tidal sedimentation at the time of Holocene maximum flooding, Journal of Asian Earth Sciences, 2007, vol. 29, issues 5-6, p. 585-592.
  • 44. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 42 I Văn Lập và cộng sự1 thì thời điểm này có lẽ sớm hơn và vào khoảng 8 ngàn năm trước. Khi đó bình nguyên - đồng bằng aluvi cổ trở thành thềm lục địa khá nông, dưới khoảng 20-30 mét nước. Khi mực nước biển gần đạt mức đỉnh thì tốc độ dâng nước chậm lại, nhưng biển lại tiến rất nhanh trên bề mặt khá bằng phẳng của đồng bằng aluvi cổ, theo thế hình cung từ Vũng Tàu qua rìa nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, ngược lên theo trũng Vàm Cỏ Đông, qua vùng Mộc Hóa - Vĩnh Hưng - Tân Hồng rồi đổ ngược lên phía Phnom Penh. Ở phía tây, đường bờ men theo rìa thềm bao quanh dải Cardamon vòng qua vùng Bảy Núi, Thoại Sơn và ngược về phía bắc Hà Tiên. Biển đã lấn sâu theo các thung lũng xâm thực nên hình thái đường bờ biển lúc đó rất khúc khuỷu với nhiều vịnh nông cắt sâu vào nội địa, và biển đã lan tới khu vực phía nam thành phố Phnom Penh vào khoảng 9 ngàn năm trước2 (!), các đầm lầy mặn chứa các vỉa than bùn (dấu hiệu mực nước biển dâng gần đến đỉnh điểm) thì đã tồn tại ở đây từ 8 - 7,2 ngàn năm trước. Tương tự, nước biển cũng đã tràn ngập vùng địa hình trũng tạo nên vịnh Thái Lan ngày nay và đường bờ biển cùng với thảm rừng ngập mặn cũng lấn sâu hơn về phía thượng nguồn sông Chao Phraya, vào giai đoạn 8-7 ngàn năm trước, cách thành phố Bangkok hiện nay tới khoảng 60 km3 . Mực nước biển dâng cao dần và cửa sông lùi sâu về nội địa đã để lại lớp trầm tích hỗn hợp vùng ven biển như đầm phá, cửa sông... lấp đầy dần những thung lũng xâm thực. 1. Van Lap Nguyen, Thi Kim Oanh Ta, Yoshiki Saito: Early Holocene initiation of the Mêkông River delta, Vietnam, and the response to Holocene sea-level changes detected from DT1 core analyses, Sedimentary Geology, 2010, vol. 230, p. 146-155. 2. Tamura T., Saito Y., Sieng S., Ben B., Kong M., Choup S., Tsukawaki S.: Depositional facies and radiocarbon ages of a drill core from the Mêkông River lowland near Phnom Penh, Cambodia: Evidence for tidal sedimentation at the time of Holocene maximum flooding, Journal of Asian Earth Sciences, 2007, vol. 29, issues 5-6, p. 585-592. 3. Tanabe S., Saito Y., Sato Y., Suzuki Y., Sinsakul S., Tiyapairach S., Chaimanee N.: Stratigraphy and Holocene evolution of mud-dominated Chao Phraya delta, Thailand, Quaternary Science Reviews, 2003, vol. 22, p. 789-807.
  • 45. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 43 Khi mực nước biển dâng cực đại (cao hơn hiện tại khoảng 2-3 m), thì chỉ còn những gò đất cao của thềm aluvi cổ, như nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, Nhơn Trạch, Thủ Đức, Củ Chi, Đức Hòa, Vĩnh Hưng, Tân Hồng, và các khối núi sót như Bảy Núi, núi Tróc, các núi nhỏ ở vùng Hòn Đất - Hà Tiên là không bị ngập. Tốc độ nước biển dâng chậm dần tạo điều kiện hình thành một số bãi biển và để lại dấu vết là các dải cát trên thềm phù sa cổ sót lại trong vùng Đồng Tháp Mười hay Tứ giác Long Xuyên1 . Nước dâng chậm cũng thuận lợi cho rừng ngập mặn chiếm lĩnh các vùng bờ hay những đầm vịnh nước nông. Khoảng 7 - 8 ngàn năm trước, rừng ngập mặn phát triển tạo ra các vùng đất ngập nước rộng lớn trên nền địa hình khá bằng ở ven biển, từ Vũng Tàu tới Phú Quốc. Rừng ngập mặn đã để lại dấu vết là nhiều lớp than bùn, hoặc sét giàu hữu cơ dày mỏng khác nhau phủ lên bề mặt aluvi cổ. Tàn tích rừng ngập mặn gần Mộc Hóa có tuổi là 7.820 năm2 và một lớp than bùn khác có tuổi là 6.570±210 năm3 . Ở phần phía tây, một lớp than bùn của rừng ngập mặn cổ cũng phủ lên bề mặt trầm tích Pleistocen ở khu vực Nền Chùa (bắc Rạch Giá) có tuổi trong khoảng 7.030±40 1. - Hồ Chín (Chủ biên): Phần địa chất trầm tích Đệ tứ trong Dự án “Điều tra, đánh giá diễn biến sản xuất nông nghiệp - tài nguyên - môi trường sau 10 năm khai thác (1987-1998) để định hướng phát triển hiệu quả và bền vững kinh tế - xã hội vùng Tứ giác Long Xuyên”, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9-1999. - Hồ Chín (Chủ biên): Phần Địa chất trầm tích Đệ tứ trong Dự án “Điều tra, đánh giá diễn biến tự nhiên - kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười sau 10 năm khai thác (1985-1995)”, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9-1997. 2. Le Duc An: Stratigraphy and types of sedimentation of Holocene deposits in the Mêkông delta, Proceeding of Joint research Meeting on Delta in Vietnam, Hanoi 12-14 January 2004. 3.HoangNgocKy: ThequaternarygeologyoftheMekonglowerplainandislands in southern Vietnam, Proceeding of the workshop on correlation of quaternary succession in south, east and southeast Asia, (ed) Narong Thiramongkol, 1988.
  • 46. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 44 I tới 6.850± 40 năm1 . Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chiếm2 ở khu vực Tịnh Biên cũng cho thấy sự có mặt trầm tích than bùn của thực vật ngập mặn phủ trực tiếp lên bề mặt trầm tích Pleistocen. Nhưng ở vùng giữa sông Tiền và sông Hậu, trầm tích than bùn thì khá hạn chế3 , tuy phấn hoa của rừng ngập mặn cũng phổ biến trong trầm tích ở khu vực này4 . Có lẽ chế độ thủy động lực tương đối mạnh trong cửa sông hình phễu ít thích hợp cho sự tích lũy tàn tích của rừng ngập mặn ở những nơi này. Từ Vũng Tàu trở ra, rừng ngập mặn cũng chỉ giới hạn trong các cửa sông nhỏ hay các vịnh tương đối kín. Những bằng chứng trên cho thấy quá trình biển dâng diễn ra tương đối chậm dần là điều kiện cho thảm rừng ngập mặn phát triển phổ biến ở nền đất ngập nông. Sự phát triển của rừng ngập mặn trong khu vực có thể còn sớm hơn và mở rộng từ những phần thấp hơn trên thềm Sunda. Đáng chú ý là rừng ngập mặn là những chỉ báo tin cậy về giai đoạn mực nước biển biến động chậm5 . Theo dữ liệu của Van de Kaars6 thì rừng ngập mặn đã xuất hiện khoảng 10.500 năm trước ở ven đảo Halmahera (Indonesia), và khoảng 8.420-8.190 năm trước trong hồ nước lợ Thal Noi (Thái Lan) bên bờ vịnh Thái Lan7 . Các lớp than bùn của rừng 1. Le Xuan Thuyen, Bui Thi Luan: Holocene development of the Mêkông river delta in the western margin, Proceeding international conference on Delta: Geological modeling and Management Ho Chi Minh city, 2005. 2, 4. Nguyen Huu Chiem: Geo-pedological study of the Mêkông delta. Southeast Asian Studies, 1993, vol. 31, No 2, p.158-186. 3. Nguyen Van Lap, Ta Thi Kim Oanh: Depositional facies and radiocarbon ages from DT1 core in the Mêkông river delta: evidence of incised-valley filling in Holocene transgression, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, T8, số 1, 2008, tr. 24-34. 5. Engelhart S.E., Horton B.P., Roberts D. H., Bryant C. L., Corbett D. R.: Mangrove pollen of Indonesia and its suitability as a sea-level indicator, Marine Geology, 2007, vol. 242, p. 65-81. 6.XemMaloneyB.K.:EvidencefortheyoungerdryasclimaticeventinSoutheast Asia, Quaternary Science Reviews, 1995, vol. 14, p. 949-958. 7. Horton B.P., Gibbard P.L., Milne G.M., Morley R.J., Purintavaragul C., Stargardt J.M.: Holocene sea levels and palaeoenvironments, Malay-Thai Peninsula, Southeast Asia, The Holocene, 2005, vol. 15, issus 8, p. 1199-1213.
  • 47. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 45 ngập mặn nói chung được hình thành trong những thời kỳ mực nước biển ít biến động1 , không vượt quá 10 mm/năm2 . Các trầm tích than bùn có nhiều tuổi khác nhau (5.800±180, 6.300±240, 5.200±350, 7.100±300 năm) trong vùng bờ lân cận3 cho thấy trong xu hướng mực nước biển dâng chung thì vẫn có lúc nó dừng tương đối ở địa điểm hay cao trình nào đó, tương ứng với các mốc thời gian này, ở ven bờ vịnh Thái Lan và biển Đông. Trên đây là bằng chứng cho thấy tốc độ nước biển dâng đã chậm dần và có những giai đoạn nhanh chậm khác nhau. Ảnh hưởng gió - dòng chảy ven bờ đưa vật liệu thô, chủ yếu là cát, từ vùng núi đá ở dọc bờ phía Bắc, từ Vũng Tàu trở ra, và tạo nên nhiều dải cồn cát cổ. Tương ứng với mực nước biển dâng, các dải cồn cát này bị san bằng và các dải cồn cát trẻ hơn được hình thành ở vị trí cao hơn và xa hơn vào nội địa. Kết quả khảo sát gần đây cho thấy ở vùng thềm trong và rìa châu thổ sông Mékong, nền đáy biển nhiều nơi bị bóc mòn khá mạnh, không có dấu vết trầm tích từ khi biển tiến. Trên thềm lục địa đang bị tràn ngập thì các rạn san hô cũng dần xuất hiện ở vùng nước trong xa bờ, quanh các đảo Côn Đảo, Phú Quốc, và chúng nâng cao dần theo mức nước. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu nêu trên, biển Đông đã là một biển nhiệt đới nông, kín được mở rộng dần trong quá trình mực nước biển dâng và vì vậy mà chế độ hải văn phát triển theo mùa cũng trở nên rõ nét hơn. 1. Blasco, F., P. Saenger, et al.: Mangroves as indicators of coastal change, Catena, 1996, vol. 27, p. 167-178. 2. Kiyoshi Fujimoto, Toyohiko Miyagi, Takao Kikuchi and Toshio Kawana: Mangrove habitat formation and response to Holocene sea-level changes on Korsrae Island, Micronesia, Mangroves and salt Marshes, 1996, vol.1, No 1, p. 47-57. 3. Niran Chaimanee, Sermsak Tiyapun, Phisit Dheeradilok: Correlation of Holocene sediments along the coastal plain of Thailand and peninsular Malaysia, Proceeding of meeting of IGCP -296.
  • 48. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 46 I Hình 11a: Hình thái đất liền ở khu vực Đông Nam Á tương ứng theo mực nước biển vào thời điểm 21 ngàn năm trước Hình 11b: Hình thái đất liền ở khu vực Đông Nam Á tương ứng theo mực nước biển khoảng 4,2 ngàn năm trước Nguồn: Verstappen, H. Th.: The effect of climatic change on southeast Asian geomorphology, Journal of Quaternary Science, 1997, vol. 12, issue 5, p.413-418.
  • 49. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 47 Liên quan tới vật liệu trầm tích, nghiên cứu thành phần khoáng vật sét để xác định nguồn gốc vật liệu của Zhifei Liu và cộng sự1 cho thấy trầm tích trên thềm lục địa Nam biển Đông đều có nguồn gốc từ cao nguyên Tây Tạng và lưu vực sông Mékong đưa về. Tuy nhiên, trong những thời đoạn ngắn, khi mà trầm tích từ xa về có hạn chế, thì nguồn vật liệu gần (do tái trầm tích từ các lưu vực nhỏ kề cận) sẽ chiếm ưu thế trong lớp trầm tích2 . Hoạt động nhân sinh trên lưu vực sông Mékong đã tạo nên “cảnh quan xói mòn - eroded landscape”3 cũng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của châu thổ ở vùng cửa sông. Sông Mékong có sức tải bùn cát khá cao, vì cường độ xói mòn trên lưu vực sông Mékong thuộc hàng khá lớn trong số các sông lớn trên thế giới, tới hơn 200 tấn/km2 (hình 12) và phần lớn vật liệu xói mòn này được lấy từ vùng trung và hạ lưu vực thuộc trung hạ Lào trở xuống. Trong tổng lượng bùn cát trong một năm đổ vào biển Đông hiện nay vào khoảng 460 triệu tấn, thì có tới gần 1/2 là do phù sa sông Mékong đóng góp4 ; còn theo tính toán của Orton và Reading5 thì khối lượng này khoảng 160 triệu tấn/năm. So sánh các đặc điểm hình thái - động lực sông, Orton và Reading đã minh giải vật liệu bùn cát của sông Mékong thuộc nhóm vật liệu hạt mịn luôn chiếm ưu thế. Kết quả khoan sâu 1. Zhifei Liu, Colin C., Trentesaux A., Blamart D., Bassinot F., Siani G., Sicre M.A.: Erosional history of the eastern Tibetan Plateau since 190 kyr ago: clay mineralogical and geochemical investigations from the southwestern South China Sea, Marine Geology, 2004, vol. 209, p. 1-18. 2. Steinke T., Hanebuth T. J.J., Vogt C., Stattegger K.: Sea level induced variations in clay mineral composition in the southwestern South China Sea over the past 17,000 yr, Marine Geology, 2008, vol. 250, p. 199-210. 3. Dearing J. A.: Landscape change and resilience theory: a palaeoenvironmental assessment from Yunnan, SW China, The Holocene, 2008, vol. 18, p. 117-127. 4. Schönfed J., Dudrass H-R.: Hemipelagic sediment accumulation rates in the south China sea related to late quaternary sea-level changes, Quaternary research, 1993, vol. 40, p. 368-379. 5. Orton G.J., Reading H.G.: Variability of deltaic processes in term of sediment supply, whith particular emphasis on grain size, Sedimentology, 1993, vol. 40, p. 475-512.
  • 50. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 48 I trên đồng bằng cũng cho thấy các lớp trầm tích chủ yếu là hạt mịn: sét, sét - bột - cát trung. Điều này cho thấy sức tải lượng bùn cát của sông Mékong nói chung ít biến đổi theo thời gian, các khoáng vật sét chiếm ưu thế là hydromica, kaolinit và smectit. Hình 12: Phân bố nguồn vật liệu xói mòn theo cao độ và diện tích tương ứng trên lưu vực sông Mékong và các sông lớn cùng bắt nguồn từ Tây Tạng Vào khoảng 7 ngàn năm trước, mực nước biển đã ổn định ở gần so với mực nước hiện nay, và đường bờ biển đã lùi tới giới hạn thì tại vị trí châu thổ sông Mékong hiện nay là vùng nước khá nông, sâu trung bình chỉ khoảng 20 - 30 m (tuy có những thung lũng xâm thực sâu hơn 70 m1 , nên châu thổ sông Mékong có điều kiện bồi lấn, mở rộng diện 1. Thi Kim Oanh Ta, Van Lap Nguyen, M. Tateishi, I. Kobayashi, Y. Saito: Sedimentary facies, diatom and foraminifer assemblages in a late Pleistocene - Holocene incised-valley sequence from the Mêkông river delta, Bentre Province, Southern Vietnam: the BT2 core, Journal of Asian Earth Sciences, 2001, vol. 20, Issue 1, p. 83-94. Nguồn: Lisitzin A. P.: Trầm tích hình thành trong các đại dương (ΟСАДКООБРАЗОВАНИЕ В ОКЕАНАХ), Nxb. Khoa học - Hayka, Hà Nội, 1974.
  • 51. CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN... 49 tích nhanh hơn so với những châu thổ khác có nguồn tải bùn cát tương đương1 . Trên đây đã nêu khái quát điều kiện cơ bản để hình thành nên các châu thổ nói chung và ở Nam Bộ nói riêng. Đó là: thứ nhất, mực nước biển dâng chậm, hoặc tương đối ổn định như từ khoảng 8 ngàn năm trở lại đây; thứ hai, có nguồn bùn cát dồi dào do sông lớn đưa về (sông Mékong); thứ ba, có không gian trầm tích thuận lợi (thềm lục địa nông); thứ tư, có chế độ hải văn ven bờ tương đối ôn hòa. Tuy nhiên, trên thực tế thì sông Mékong có lưu vực và lưu lượng lớn gấp hơn chục lần so với sông Đồng Nai nên lượng bùn cát cũng lớn gần tương ứng, vì vậy mà sự phát triển của châu thổ sông Mékong lấn át tích tụ trầm tích ở cửa sông Đồng Nai. Mỗi hệ thống sông sẽ tạo nên các châu thổ riêng biệt, nhưng trên thực tế, chúng ta chưa đủ dữ liệu để phân chia ranh giới rõ ràng ở phần ảnh hưởng triều của châu thổ sông Mékong và châu thổ của riêng sông Sài Gòn - Đồng Nai. Trong văn liệu địa chất gần nhất2 thì gộp toàn vùng này là đồng bằng Nam Bộ. Từ Vũng Tàu trở ra, địa hình thềm lại khá dốc, các sông đều ngắn với lượng phù sa tương đối nhỏ nên không có điều kiện hình thành các châu thổ ở cửa sông. Đường bờ biển ở đây thì tương đối ổn định từ thời gian mực nước biển dâng cực đại cho đến nay, với các cồn cát cao tới vài chục mét tựa lên nền đá móng xuất lộ ở nhiều nơi như các mũi đất nhô ra biển. Dọc bờ biển khúc khuỷu đã hình thành nhiều dải cát như các mũi cát bao các mũi đá nhô ra biển và tạo nên các vịnh - đầm phá. 1. Orton G.J., Reading H.G.: Variability of deltaic processes in term of sediment supply, whith particular emphasis on grain size, Sedimentology, 1993, vol. 40, p. 475-512. 2. Xem Nguyễn Ngọc Hoa và cộng sự: Báo cáo thuyết minh đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ đồng bằng Nam Bộ, tỷ lệ 1/200.000. Lưu trữ tại Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, 1990.
  • 52. I VÙNG ĐẤT NAM BỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 50 I 3. Châu thổ sông Mékong và sông Đồng Nai Châu thổ sông Mékong là một trong mười châu thổ lớn trên thế giới và có diện tích hơn 49,1 ngàn km2 1 . Thượng nguồn châu thổ sông Mékong, hay điểm khởi nguồn châu thổ, ở khoảng lân cận khu vực Phnom Penh2 , cách bờ biển hiện tại (theo nhánh Bassac- sông Hậu) hơn 300 km. Hình 13: Các dạng châu thổ theo tác động chi phối bởi các yếu tố: sông, sóng và thủy triều 1. Ericson J.P., Vörösmarty C.J., Dingman S.L., Ward L.G., Meybeck M.: Effective sea-level rise and deltas: Causes of change and human dimension implications, Global and Planetary Change, 2006, vol. 50, p. 63-82. 2. Gagliano S. M., McIntire W. G.: Reports on the Mêkông river delta, Technical Report No 57, Luisiana State University, 1968.